LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

72
1 BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LÀM MVÀ GIEO CY MÃ S: MĐ02 NGH: NHÂN GING LÚA Trình độ: Sơ cp ngh

Transcript of LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

Page 1: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY

MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ: NHÂN GIỐNG LÚA

Trình độ: Sơ cấp nghề

Page 2: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 02

Page 3: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

3

LỜI GIỚI THIỆU

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có trình độ sơ cấp đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Xuất phát từ yêu cầu trên Tổng cục Dạy nghề, Ban chủ nhiệm chương trình nghề nhân giống lúa giao nhiệm vụ xây dùng chương trình và biên soạn tài liệu dùng cho hệ đào tạo nói trên. Giáo trình mô đun Làm mạ và gieo cấy là một trong 6 giáo trình được biên soạn sử dụng cho khóa học.

Quán triệt triết lý DACUM và quan điểm đào tạo năng lực thực hiện, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất về làm mạ và gieo cấy lúa, chúng tôi đã lựa chọn các kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Phần kiến thức lý thuyết được đưa vào giáo trình với phạm vi và mức độ nhất định do vậy người học có thể lý giải được các biện pháp kỹ thuật.

Mô đun làm mạ và gieo cấy được bố cục gồm 6 bài trong mỗi bài lại được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: xử lý, ngâm ủ hạt giống, gieo mạ, chăm sọc mạ sau gieo, kỹ thuật cấy lúa và gieo thẳng.

Với mong muốn thông qua giáo trình của chúng tôi sẽ mang đến cho người học những kiến thức hết sức cô đọng, dễ hiểu và dễ tiếp thu. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót do thời gian có hạn khi chúng tôi biên soạn giáo trình này. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp những ý kiến quí bấu của độc giả, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu từ các độc giả để tiếp thu và kịp thời sửa chữa cho giáo trình ngày càng hoàn thiện.

Chủ biên: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Yến TS. Nguyễn Bình Nhự

Page 4: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

4

MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................. 2

LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 3

MỤC LỤC ........................................................................................................... 4

MÔ ĐUN: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY ................................................................ 8

Giới thiệu về mô đun ........................................................................................... 8

BÀI 1: XỬ LÝ VÀ NGÂM Ủ HẠT GIỐNG ...................................................... 9

Mục tiêu ............................................................................................................... 9

A. Nội dung ......................................................................................................... 9

1. Tìm hiểu về nơi tồn tại của nguồn bệnh .......................................................... 9

1.1. Nguồn bệnh trong đất trồng ......................................................................... 9

1.2. Nguồn bệnh trong hạt giống ....................................................................... 10

1.3. Nguồn bệnh trong không khí ...................................................................... 10

1.4. Nguồn bệnh trong môi trường bảo quản. ................................................... 10

2. Tìm hiểu về những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm .............................. 10

2.1. Nhiệt độ ...................................................................................................... 10

2.2. Ẩm độ ......................................................................................................... 11

2.3. Oxy ............................................................................................................. 11

3. Mục đích của việc xử lý và ngâm ủ hạt giông ............................................... 11

3.1. Xử lý hạt giống ........................................................................................... 11

3.2. Ngâm ủ hạt giống ....................................................................................... 12

4. Xử lý hạt giống .............................................................................................. 12

4.1. Xử lý loại bỏ lép lửng ................................................................................. 12

4.2. Xử lý tiêu độc ............................................................................................. 12

4.2.1. Xử lý bằng nước nóng ............................................................................. 13

4.2.2. Xử lý bằng nước vôi ................................................................................ 13

4.2.3. Xử lý bằng thuốc trừ nấm ........................................................................ 14

4.3. Xử lý phá ngủ nghỉ hạt giống ..................................................................... 14

5. Ngâm ủ hạt giống .......................................................................................... 15

5.1. Ngâm ủ hạt giống làm mạ dược ................................................................. 15

5.2. Ngâm ủ hạt giống làm mạ khay .................................................................. 16

5.3. Ngâm ủ hạt giống gieo thẳng ...................................................................... 16

BÀI 2: XỬ LÝ THUỐC TRỪ CỎ .................................................................... 18

Mục tiêu ............................................................................................................. 18

Page 5: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

5

A. Nội dung ....................................................................................................... 18

1. Tìm hiểu về tác hại của cỏ dại ....................................................................... 18

2. Tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ cỏ tới môi trường và sinh vật ......... 19

2.1. Ảnh hưởng tới môi trường .......................................................................... 19

2.2. Ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây lúa ...................................... 19

2.3. Ảnh hưởng tới con người và gia súc .......................................................... 20

3. Phân loại thuốc trừ cỏ .................................................................................... 21

3.1. Phân loại theo con đường xâm nhập .......................................................... 21

3.1.1. Thuốc trừ cỏ nội hấp ................................................................................ 21

3.1.2. Thuốc trừ cỏ tiếp xúc ............................................................................... 22

3.2. Phân loại theo thời điểm sử dụng thuốc ..................................................... 22

3.2.1. Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm ...................................................................... 22

3.2.2. Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm ...................................................................... 22

4. Tìm hiểu đặc điểm, tính chất và phương pháp sử dụng một số loại thuốc trừ cỏ ....... 23

5. Tìm hiểu về các phương pháp xử lý thuốc trừ cỏ .......................................... 26

5.1. Phương pháp phun ...................................................................................... 26

5.2. Phương pháp rắc ......................................................................................... 27

6. Xử lý thuốc trừ cho ruộng lúa nhân giống .................................................... 27

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 29

C. Ghi nhớ .......................................................................................................... 30

BÀI 3: GIEO MẠ .............................................................................................. 31

Mục tiêu ............................................................................................................. 31

A. Nội dung ....................................................................................................... 31

1. Nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển của cây lúa ở thời kỳ nảy mầm.......... 31

2. Tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh của cây mạ. ................................................ 32

2.1. Yêu cầu về nhiệt độ .................................................................................... 32

2.2. Yêu cầu về ánh sáng ................................................................................... 32

2.3. Yêu cầu về nước ......................................................................................... 33

2.4. Yêu cầu về dinh dưỡng ............................................................................... 33

3. Làm mạ .......................................................................................................... 33

3.1. Làm mạ dược .............................................................................................. 33

3.2. Làm mạ khay .............................................................................................. 34

3.3. Làm mạ trên nền đất cứng .......................................................................... 38

3.4. Làm mạ cấy máy ......................................................................................... 39

Page 6: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

6

BÀI 4: CHĂM SÓC MẠ SAU GIEO ............................................................... 41

Mục tiêu ............................................................................................................. 41

A. Nội dung ....................................................................................................... 41

1. Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa ở giai đoạn mạ .............. 41

2. Tìm hiểu về điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triên của cây lúa ở giai đoạn mạ ....................................................................................... 41

2.1. Nhiệt độ ...................................................................................................... 42

2.2. Nước ........................................................................................................... 42

2.3. Ánh sáng ..................................................................................................... 42

3. Tìm hiểu về nhu cầu của dinh dưỡng đối với cây mạ ................................... 42

4. Bón phân cho mạ ........................................................................................... 43

5. Điều tiết nước cho mạ .................................................................................... 43

6. Chống rét cho mạ ........................................................................................... 44

7. Chống nóng .................................................................................................... 45

BÀI 5: CẤY LÚA .............................................................................................. 46

Mục tiêu ............................................................................................................. 46

A. Nội dung ....................................................................................................... 46

1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa sau cấy. ... 46

1.1. Các yếu tố ngoại cảnh ................................................................................. 46

1.1.1. Nhiệt độ ................................................................................................... 46

1.1.2. Ánh sáng .................................................................................................. 47

1.1.3. Nước ........................................................................................................ 47

1.2. Các yếu tố kỹ thuật ..................................................................................... 48

1.2.1. Mật độ, khoảng cách cấy ......................................................................... 48

1.2.2. Kỹ thuật cấy ............................................................................................. 49

2. Các phương pháp và kỹ thuật cấy.................................................................. 49

2.1. Cấy bằng tay và quy trình kỹ thuật cấy bằng tay ....................................... 49

2.3. Mạ khay và quy trình kỹ thuật làm mạ khay .............................................. 52

BÀI 6: GIEO THẲNG ....................................................................................... 55

Mục tiêu ............................................................................................................. 55

A. Nội dung ....................................................................................................... 55

1. Khái niệm về gieo thẳng ................................................................................ 55

2. Tìm hiểu về các yếu tố chi phối đến sinh trưởng của lúa gieo thẳng ............ 55

2.1. Nhiệt độ ...................................................................................................... 55

Page 7: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

7

2.2. Nước ........................................................................................................... 56

2.3. Ánh sáng ..................................................................................................... 56

2.4. Chất dinh dưỡng ......................................................................................... 57

2.4.1. Đạm .......................................................................................................... 57

2.4.2. Lân ........................................................................................................... 58

2.4.3. Kali .......................................................................................................... 58

3. Yêu cầu về đất và kỹ thuật làm đất ................................................................ 59

3.1. Chọn đất ...................................................................................................... 59

3.2. Kỹ thuật làm đất ......................................................................................... 59

4. Kỹ thuật gieo.................................................................................................. 59

4.1. Tiêu chuẩn mộng mạ gieo thẳng ................................................................ 60

4.2. Lựa chọn công cụ gieo ................................................................................ 60

4.3. Quy trình thực hiện ..................................................................................... 60

5. Chăm sóc sau gieo ......................................................................................... 61

5.1. Điều chỉnh mực nước ................................................................................. 61

5.2. Trừ cỏ dại .................................................................................................... 62

5.3. Bón phân ..................................................................................................... 62

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 64

I. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................................ 64

II. Mục tiêu ........................................................................................................ 64

III. Nội dung chính của mô đun ......................................................................... 65

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................................... 65

4.1. Nguồn lực cần thiết ..................................................................................... 65

4.2. Cách thức thực hiện .................................................................................... 66

4.3. Thời gian thực hiện ..................................................................................... 66

4.4. Tiêu chuẩn sản phẩm .................................................................................. 66

V. Yêu cầu đánh giá về kết quả học tập ............................................................ 66

VI. Tài liệu cần tham khảo ................................................................................ 70

Page 8: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

8

MÔ ĐUN: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY Mã mô đun: MĐ02

Giới thiệu về mô đun

Mô đun làm mạ và gieo cấy là mô đun bắt buộc thuộc chuyên ngành nhân giống lúa thông qua mô đun này giúp cho người học nắm được quy trình kỹ thuât trọn vẹn từ khâu xử lý ngâm ủ hạt giống đến khâu cấy lúa theo tiêu chuẩn Viet GAP.

Page 9: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

9

BÀI 1: XỬ LÝ VÀ NGÂM Ủ HẠT GIỐNG Mã bài: MĐ02.1

Xử lý hạt giống là khâu đẩu tiên trong kỹ thuật gieo mạ nhằm loại bỏ các hạt lép lửng, diệt một số nấm bệnh ký sinh trên vỏ hạt. Ngâm ủ là khâu kỹ thuật tiếp theo giúp cho hạt giống nảy mầm tốt, chất lượng mạ đạt tiêu chuẩn. Mục tiêu

Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày được quy trình xử lý và ngâm ủ hạt giống lúa - Thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản của quy trình kỹ thuật xử

lý và ngâm ủ hạt giống theo hướng an toàn, vệ sinh và tiết kiệm. A. Nội dung 1. Tìm hiểu về nơi tồn tại của nguồn bệnh 1.1. Nguồn bệnh trong đất trồng

Nguồn bệnh lưu giữ lại sau thu hoạch, qua các mùa vụ thường là các nguồn bệnh ở trạng thái tĩnh ngừng hoạt động dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản. Hiện tượng này liên quan đến điều kiện môi trường đặc biệt là đất đai, tập quán canh tác, mùa vụ trồng trọt và đặc điểm riêng biệt của từng loài, chủng vi sinh vật gây bệnh.

Trong thực tế, trên đồng ruộng các dạng được coi là dạng tồn tại đã trải qua một thời gian dài thử thách trong môi trường để sống sót và trở thành dạng tồn tại. Tuy có một số ít trường hợp dạng tồn tại có thể độc lập sống trong môi trường, còn đa số trường hợp các dạng này đều phải được che chở bởi một mô thực vật sống hay đã chết để chờ thời cơ lây bệnh trở lại vào cây.

Một số nhóm vi sinh vật gây bệnh khác có khả năng rơi thẳng vào đất như các loại nấm hoại sinh và bán hoại sinh và sống khá lâu dài ở đất và có thể gây bệnh cho cây khi có điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.

Sản xuất nông nghiệp độc canh sẽ tạo điều kiện tích luỹ nguồn bệnh ngày càng nhiều, trái lại luân canh sẽ có tác dụng làm giảm nguồn bệnh rất lớn nhất là với các vi khuẩn và nấm, tuyến trùng có phạm vi kí chủ hẹp sẽ dễ dàng bị tiệu diệt và vi sinh vật đối kháng trong đất có thể phát triển thuận lợi tiêu diệt vi khuẩn bệnh cây trường hợp này người ta gọi là đất có hiện tượng “tự khử trùng”.

Cây ký chủ và cây dại (thường là các cây và cỏ dại cùng họ) thường mang theo nguồn bệnh rất lớn của vi sinh vật gây bệnh và tuyến trùng... Sau đó, nguồn bệnh được giữ lại khi các tàn dư còn sót lại sau vụ trồng trọt như thân cành, rễ, quả, hạt, củ...của những cây bệnh rơi xuống đất. Tới khi các tàn dư bị

Page 10: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

10

thối mục, thường phần lớn vi sinh vật bị chết theo, một số nhóm vi sinh vật có khả năng rơi vào đất có thể sống nhờ một thời gian ở đất 1.2. Nguồn bệnh trong hạt giống

Nấm là nhóm vi sinh vật gây bệnh có nhiều dạng tồn tại vào loại phong phú nhất trong các nguyên nhân gây bệnh cây. Dạng phổ biến của nấm là dạng sợi nấm tồn tại trong mô cây, cành, lá, quả, hạt... Các dạng biến thái của sợi như hạch nấm có sức chống chịu cao trong các môi trường là nguồn bệnh rất quan trọng để duy trì nòi giống, nên khá nhiều trường hợp hạch là giai đoạn bắt buộc trong chu kỳ sống của một loài nấm như một số nấm hạch có thể tồn tại tới vài năm. Ví dụ: naams gaay bệnh khô vằn

Một số bệnh chỉ tồn tại nguồn bệnh ngoài vỏ hạt như nấm gây bệnh đạo ôn vv… trong trường hợp này nếu hạt bị bệnh được xử lý bên ngoài nguồn bệnh có thể không còn.

Riêng bệnh do virus, phytoplasma gây ra rất ít truyền qua hạt giống bởi vì khi hạt giống bắt đầu già hoá thì môi trường không thuận lợi cho các vi sinh vật này phát triển. Hàm lượng chất gây độc cho kí sinh hay ức chế ký sinh tăng cao khiến cho hạt trở nan ít bị bệnh. 1.3. Nguồn bệnh trong không khí

Về số lượng các vi sinh vật gây bệnh là vô cùng phong phú và đa dạng. Nguồn bệnh trong tự nhiên tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau tuỳ theo đặc điểm của các nhóm ký sinh.

Trong không khí thường tồn tại chủ yếu là vi khuẩn, bào tử nấm mốc và các một số các nhóm khác. Chúng tồn tại dưới dạng các tế bào khô, nha bào tự do hoặc dính vào cát bụi và chúng được di chuyển trong không khí nhờ gió. Tuy nhiên sự nhiễm các vi sinh vật chủ yếu là từ đất, gió thổi bụi bẩn trong đất có mang theo các loại vi khuẩn, nấm mốc…. Tung vào không khí, ngoài ra còn từ nước do bốc hơi nước hay hơi thở của con người và súc vật mang nguồn vi sinh vật gây bệnh vào không khí. Việc làm sạch không tránh ô nhiễm vi khuẩn gây bệnh phụ thuộc rất nhiều vào con người 1.4. Nguồn bệnh trong môi trường bảo quản. Vi sinh vật (kể cả vi sinh vật có lợi và vi sinh vật gây bênh) không ngừng tích tụ vào nông sản phẩm khi thu hoạch mà ngay cả trong quá trình bảo quản nếu môi trường bảo quản không sạch sẽ, chế độ thanh trùng không đảm bảo sẽ làm cho vi sinh vật xâm nhập vào sản phẩm. Có những môi trường làm cho vi sinh vật phát triển nhanh, nhưng cũng có môi trường hạn chế sự phát triển của chúng, cho nên vi sinh vật phát triển mạnh hay bị tiêu diệt là do nhiều yếu tố trong quá trình bảo quản. 2. Tìm hiểu về những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm 2.1. Nhiệt độ

Page 11: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

11

Hạt giống hút nước đạt độ ẩm cần thiết phải có nhiệt độ phù hợp mới có thể nảy mầm. Hạt nảy mầm tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ 30 - 35oC, nhiệt độ cao > 40oC không có lợi cho quá trình nảy mầm, giới hạn nhiệt độ thấp 10 - 12oC, nhiệt độ <10oC hạt không nảy mầm. Do đó, vụ đông xuân cần ngâm nước ấm, vụ mùa cần ngâm nước mát. 2.2. Ẩm độ

Nếu không hút nước đạt độ ẩm thích hợp hạt lúa không nảy mầm được. Hạt giống bảo quản trong kho thường có độ ẩm dưới 13%. Khi ngâm nước, trong khoảng 18 giờ đầu hạt lúa hút nước tương đối nhanh, lúc hạt hút nước đạt độ ẩm 22 - 25% so với khối lượng hạt thì có thể nảy mầm được.

Tốc độ hút nước của hạt phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước. Do đó vụ đông xuân ở các tỉnh miền Bắc cần ngâm 36 – 48giờ (có thể đến 72 giờ ), vụ mùa cần ngâm 24 giờ. Nếu thời gian ngâm quá dài, hạt hút nhiều nước, tinh bột trong hạt phân giải thành đường rồi hoà tan trong nước làm tiêu hao chất dự trữ trong hạt, đồng thời dễ làm cho hạt bị chua, mầm bệnh phát triển, hạt sẽ bị thối hoặc mầm yếu.

Nhu cầu về nước để hạt nảy mầm cũng còn tuỳ thuộc vào giống. Các giống lúa cạn, lúa chịu hạn có khả năng hút nước và nảy mầm tốt trong điều kiện đất tương đối khô. Ngược lại, các giống lúa chịu nước sâu có thể nảy mầm tốt trong điều kiện đất thừa nước.

Khi xử lí ngâm ủ mạ, tuỳ theo đặc điểm của giống để có thời gian ngâm và ủ giống giúp cho hạt nảy mầm nhanh và đều. 2.3. Oxy

Cây lúa vốn sống trong điều kiện ngập nước nên hạt có thể nảy mầm trong điều kiện yếm khí hoặc thiếu ôxy. Tuy nhiên, trong điều kiện đó hạt chỉ có mầm dài và yếu ớt. Ôxy cần thiết cho quá trình hô hấp của hạt, giúp cho quá trình phân giải vật chất trong hạt và phân chia tế bào mới. Nếu thiếu ôxy, tế bào kéo dài, các lá ban đầu dài ra, yếu ớt, có đủ ôxy rễ mới phát triển được.

Khi hạt nảy mầm nếu khống chế tỷ lệ ôxy khác nhau thì sự phát triển của mầm và rễ cũng khác nhau. Nếu lượng ôxy là 0,2% sau 10 ngày chiều dài của mầm tăng 72 lần, chiều dài của rễ tăng 36 lần, nếu lượng ôxy là 20,8% thì chiều dài mầm tăng 19 lần còn chiều dài rễ tăng 226 lần. Điều đó cho thấy khi hạt nảy mầm, ôxy có ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển của. 3. Mục đích của việc xử lý và ngâm ủ hạt giông 3.1. Xử lý hạt giống Xử lý hạt giống nhằm tạo ra hạt chắc mẩy, loại bỏ hạt lép lửng, diệt được một số mầm bệnh ký sinh trên vỏ hạt giống nhằm tránh lây lan sang mạ và cây lúa ở thế hệ sau.

Page 12: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

12

3.2. Ngâm ủ hạt giống Ngâm ủ hạt giống nhằm cung cấp nhiệt độ, nhiệt độ giúp cho hạt giống nảy mầm đồng đều và thuận lợi. Đồng thời trong điều kiện kín thiếu oxy làm cho rễ mầm ít có điều kiện vươn dài. Ngâm ủ phải đảm bảo điều chỉnh tỷ lệ giữa chiều dài mầm mạ và chiều dài rễ sao cho hợp lý thông thường chiều dài rễ không vượt quá 2 lần chiều dài mầm mạ. 4. Xử lý hạt giống 4.1. Xử lý loại bỏ lép lửng

Hiện nay trong sản xuất lúa nói chung và nhân giống lúa nói riêng phương pháp xử lý loại bỏ lép lửng phổ biến và dễ thao tác nhất đó là xử lý bằng nước muối. Cách làm như sau:

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ và vật tư

- Xô chậu, ống đong có chia vạch, đồng hồ… - Thóc giống, muối ăn, trứng gà, nước sạch....

Số lượng dụng cụ và vật tư cần thiết dựa trên số lượng học viên và số lượng nhóm tham gia thực hành

2 Pha dung dịch nước muối 15%

Cân 150 gam muối ăn hòa trong 1 lít nước, khuấy cho tan đều

3 Thử nồng độ dung dịch nước muối

Thả quả trứng gà vào dung dịch nước muối đã phaquar trứng nổi lập là nồng độ nước muối đạt yêu cầu. Nếu quả trứng chìm thì cho thêm muối cho đạt nồng độ 15%. Nếu quả trứng nổi thì cho thêm nước để đạt được nồng độ trên.

4 Xử lý hạt giống Cho hạt giống vào dung dịch nước muối đã pha. Sau 5 -10 phút vớt bỏ các hạt nổi đó là các hạt lép lửng, các hạt bị bệnh. Các hạt chìm đem rửa sạch bằng nước lã rồi đem ngâm ủ.

4.2. Xử lý tiêu độc Xử lý tiêu độc là phương pháp ngăn chặt nguồn nấm bệnh lây lan sang vụ sau nhằm tạo ra chất lượng hạt giống cao đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Xử lý tiêu độc bao gồm các phương pháp sau:

Page 13: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

13

4.2.1. Xử lý bằng nước nóng

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ và vật tư - Nước sôi 1000C, nước sạch. Ống đong có chia vạch, nhiệt kế, đồng hồ… - Thóc giống, xô, chậu….

Các dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ trước khi bước vào xử lý. Số lượng dụng cụ và vật tư cần thiết dựa trên số lượng học viên và số lượng nhóm tham gia thực hành.

2 Pha nước nóng 540C Pha 2 phần nước lạnh với 3 phần nước sôi (3 sôi, 2 lạnh), để có nhiệt độ 540C.

3 Kiểm tra nhiệt độ của nước Dùng nhiệt kế kiểm tra để luôn đảm bảo nhiệt độ 540C. Nếu chưa đủ 540C cho thêm nước sôi vào để được 540C.

4 Xử lý hạt giống Đổ hạt giống vào nước 540C, lượng nước gấp 3-5 lần lượng thóc giống cần xử lý. Ví dụ: Xử lý 10 kg thóc giống cần 30 -50 lít nước 540C. Thời gian xử lý 3-5 phút luôn duy trì nhiệt độ 540C.

4.2.2. Xử lý bằng nước vôi

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư:

- Xô, chậu, ống đong có chia vạch, đồng hồ - Vôi cục hoặc vôi đã tôi, nước sạch, thóc giống

Các dụng cụ, vật tư được chuẩn bị đầy đủ trước khi bước vào xử lý. Số lượng dụng cụ và vật tư cần thiết dựa trên số lượng học viên và số lượng nhóm tham gia thực hành

2 Pha dung dịch nước vôi 2 -3%

Dùng 200-300g vôi cục hoặc 400 – 500g vôi mới tôi hòa tan trong 10 lít nước sạch.

3 Xác định lượng nước vôi để xử lý.

Để lắng 15-20 phút rồi lọc lấy 6-7 lít nước vôi trong để ngâm cho 6-7 kg lúa giống trong thời gian từ 10-12 giờ.

4 Cách xử lý Đổ 6 -7 kg hạt giống vào 6 -7 lít nước vôi trong ngâm trong thời gian 10 12 giờ. Sau đó đổ ra rửa sạch hạt giống bằng nước lã rồi tiếp tục ngâm ủ.

Page 14: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

14

4.2.3. Xử lý bằng thuốc trừ nấm

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư; - Xô, chậu, ống đong có chia vạch, đồng hồ… - Nước sạch, thóc giống, các loại thuốc: Bavistin, Daconil, Captan

Chuẩn bị đầy đủ, đùng số lượng và chủng loại trước khi thực tập. Số lượng dụng cụ và vật tư cần thiết dựa trên số lượng học viên và số lượng nhóm tham gia thực hành

2 Lựa chọn loại thuốc Trong sản xuất thường dùng các loại thuốc trừ nấm như: Bavistin, Daconil, Captan... ngâm trong 12 giờ. Một trong những loại thuốc hiện đang được bà con nông dân sử dụng rộng rãi là xử lý thuốc Cruser Plus 312,5 FS

3 Pha liều lượng cần xử lý Đối với Cruser Plus 312,5 FS đong 20ml thuốc pha với 4 -5 lít nước sạch, khuấy đều (dung dich có màu đỏ)

4 Cách xử lý Cứ 4 -5 lít dung dịch trên xử lý cho 100 kg thóc giống tưới và trộn đều với thóc đã hút no nước rồi đem ủ cho mọc mầm trước khi gieo

4.3. Xử lý phá ngủ nghỉ hạt giống Một số giống lúa có đặc điểm ngủ nghỉ trước khi xử lý, ngâm ủ hạt giống cần phải phá ngủ nghỉ cho hạt giống

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư:

- Xô, chậu, ống đong có chia vạch, đồng hồ… - Nước sạch, thóc giống, thuốc xử lý: lufain

Chuẩn bị đầy đủ, đùng số lượng và chủng loại trước khi thực tập. Số lượng dụng cụ và vật tư cần thiết dựa trên số lượng học viên và số lượng nhóm tham gia thực hành

2 Pha liều lượng thuốc Dùng 1 gam Lufain hòa trong 10 lít nước sạch khuấy đều cho tan hết dung dịch có màu tím nhạt

3 Cách xử lý Đổ 10 kg hạt giống vào ngâm trong thời gian 10 – 12 giờ. Sau đó vớt ra đãi sạch bằng nước lã, rồi tiếp tục cho vào ngâm ủ bình thường như các giống lúa khác.

Page 15: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

15

5. Ngâm ủ hạt giống 5.1. Ngâm ủ hạt giống làm mạ dược

Sau khi hạt giống đã xử lý ở trên loại bỏ các hạt lép lửng, sạch nguồn nấm bệnh thì đưa vào ngâm ủ. Việc ngâm ủ tiến hành như sau:

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư:

- Hạt giống đã qua xử lý. Xô, chậu… - Môi trường ngâm ủ

- Các dụng cụ, vật tư đầy đủ theo yêu cầu phần thực hành

2 Xác định thời gian ngâm thích hợp

- Đối với vụ chiêm xuân: Ngâm hạt giống trong nước ấm trong thời gian 48giờ có thể kéo dài tới 60– 72 giờ để hạt hút no nước. - Đối với vụ mùa không cần ngâm hạt giống trong nước ấm. Thời gian ngâm 36- 48giờ để hạt hút no nước tuỳ theo từng giống lúa.

3 Ngâm hạt giống - Đưa hạt giông vào trong các dụng cụ như: xô, chậu…. - Đổ nước sạch hoặc nước ẩm vào dụng cụ đựng hạt giống để ngâm với thể tích đã được xác định. - Thời gian ngâm tuỳ theo mùa vụ. - Khi hạt hút no nước thì vớt ra đãi sạch (quan sát hình 1.1) hạt đã hút no nước đạt tiêu chuẩn

4 Ủ hạt giống - Cho thóc giống vào bao, thúng hoăc đổ thành đống ở nơi ấm tủ kỹ bằng rơm, rạ từ 1 - 3 ngày tuỳ theo mùa vụ. Trong quá trình ủ phải thường xuyên đảo và tưới nước ấm nếu gặp nhiệt độ thấp. ( quan sát hình 1.3) hạt giống đã ủ đạt yêu cầu.

Hình 1.1: Hạt giống đã hút no nước Hình 1.2: Kiểm tra mộng mạ

Page 16: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

16

Tiêu chuẩn mầm mạ tốt: Mầm mập, rễ trắng và ngắn, mầm dài từ 1/3 - 1/2 chiều dài hạt

Hình 1.3: Chất lượng mộng mạ đạt tiêu chuẩn

5.2. Ngâm ủ hạt giống làm mạ khay Kỹ thuật xử lý và ngâm ủ hạt giống (tham khảo phần 5.1 bài 1). Nhưng đối với mạ khay khi ngâm ủ cần chú ý: - Mộng mạ để gieo mạ khay không để dài như mạ dược mà chỉ cần mới nhú (nứt nanh). Nếu để mộng dài khi gieo mộng mạ sẽ không lọt xuống lỗ khay. Đối với kỹ thuật làm mạ khay yêu cầu tiêu chuẩn mộng mạ phải ngắn. 5.3. Ngâm ủ hạt giống gieo thẳng Kỹ thuật xử lý và ngâm ủ hạt giống (tham khảo phần 5.1 bài 1). Nhưng ngâm ủ hạt giống gieo thẳng cần chú ý: Mộng mạ để gieo thẳng chú ý không để dài như mạ dược mà chỉ cần mới nhú (nứt nanh). Nếu để mộng dài khi gieo mộng mạ sẽ không lọt qua lỗ trống của máy sạ hàng nên khi gieo sẽ bị thưa không đảm bảo mật độ khi cây mọc việc dặm tỉa sẽ tốn nhiều công lao động. Ngược lại nếu mộng mạ ngắn quá đưa vào trống của máy sạ hàng khi kéo hạt sẽ ra nhiều, khi cây mạ mọc sẽ dày không đảm bảo mật độ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi Câu 1:

Trình bày đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lúa ở thời kỳ nảy mầm? Câu 2:

Các yếu tố; nhiệt độ, ánh sáng, nước ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của cây lúa ở giai đoạn mạ?

Page 17: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

17

2. Bài tập thực hành • Kỹ thuật làm mạ dược

• Kỹ thuật làm mạ khay.

• Kỹ thuật làm mạ trên nền đất cứng.

• Kỹ thuật làm mạ cấy máy. C. Ghi nhớ

- Cần hiểu rõ đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lúa ở thời kỳ nảy mầm để vận dụng trong kỹ thuật làm mạ đối với các thời vụ khác nhau.

- Tìm hiểu những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến đời sống cây lúa ở thời kỳ nảy mầm. - Thành thạo kỹ năng của các phương pháp làm mạ: mạ dược, mạ khay, mạ trên nền đất cứng và mạ cấy máy theo đúng qui cách, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động.

Page 18: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

18

BÀI 2: XỬ LÝ THUỐC TRỪ CỎ Mã bài: MĐ02.2

Trong canh tác lúa nói chung và nhân giống lúa nói riêng, cỏ dại là nhóm

đối tượng dịch hại nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, gây những tổn thất lớn về sản lượng chất lượng hạt giống.

Nhằm hạn chế tác hại của cỏ dại ngay từ khi bắt đầu các khâu công việc đầu tiên của quá trình nhân giống lúa cần có biện pháp nhằm hạn chế tối đa cỏ dai phát sinh phát triển sau này.

Xử lý thuốc trừ cỏ là một trong các công việc cần thiết nhằm mục đích đó. Bài Xử lý thuốc trừ cỏ trong Môđun làm mạ và gieo cấy đề cập tác hại của cỏ dại, đặc điểm tính chất và cách sử dụng một số loại thuốc trừ cỏ và phương pháp sử dụng chúng nhằm giúp cho người học thực hiện được khâu công việc này trong quá trình nhân giống lúa Mục tiêu

Sau khi học xong bài học học viên có khả năng: - Trình bày được quy trình xử lý thuốc trừ cỏ. - Lựa chọn phương pháp xử lý không gây ô nhiễm môi trường, an toàn

cho người sản xuất và cộng đồng. - Thực hiện được các thao tác kỹ thuật theo của quy trình kỹ thuật xử lý

thuốc trừ cỏ theo hướng an toàn, vệ sinh và tiết kiệm. A. Nội dung 1. Tìm hiểu về tác hại của cỏ dại

Cỏ dại là khái niệm dùng để chỉ tất cả các loại thực vật cùng tồn tại trên ruộng lúa, cạnh tranh với cây lúa về điều kiện sống do đó gây hại cho cây lúa

Thành phần cỏ dại rất đa dạng, tác hại rất lớn và sẽ được đề cập chi tiết trong môđun phòng trừ dịch hại của chương trình đào tạo này. Trong khuôn khổ bài Xử lý thuốc trừ cỏ, tá hại của có có thể được nêu sơ lược như sau:

- Tranh chấp về ánh sáng với cây lúa Ruộng lúa nhiều cỏ dại, cây lúa bị che khuất, thiếu ánh sáng nên cây

thường sinh trưởng kém, mềm yếu, khả năng đẻ nhánh kém, kéo dài thời gian sinh trưởng.

Điều kiện ánh sánh yếu còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển.

- Tranh chấp nước và dinh dưỡng đối với cây lúa Cỏ dại có nhuu cầu lớn về dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng mà cỏ dại

sử dụng được huy động từ trong đất nơi cây lúa sinh sống, do đó làm cạn kiệt

Page 19: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

19

nguồn dinh dưỡng đáng lẽ được cung cấp cho cây lúa. Nói cách khác, lúa bị cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng.

Ruộng nhiều cỏ dại cây lúa bị cỏ dại lấn át, không sinh trưởng được, năng suất rất thấp. Mặt khác hiệu quả của việc bón phân cũng rất thấp, do phần lớn lượng phân bón bị cỏ dại khai thác và sử dụng.

- Cỏ dại tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển Ruộng nhiều cỏ dại các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đề

sất thuận lợi cho sâu bệnh hại. Mặt khác tạo cỏ dại còn là nguồn thức ăn cho sâu hại hoặc là ký chủ của vi sinh vật gây bệnh. Trên cỏ dại có nhiều loại sâu bệnh hại, những loại sâu bệnh này cũng đồng thì là sâu bệnh hại lúa. Chúng tồn tại tạm thời trên cỏ dại. Khi gieo cấy lúa, sâu bệnh tiếp tục phát triển gây hại. Vì thế việc tiêu diệt cỏ dại có tác dụng phòng tích cực đối với sâu bệnh nói chung và các loại dịch hại nói riêng.

Thực tế cho thấy ruộng lúa càng nhiều cỏ dại thì mật độ sâu hại, tỷ lệ bệnh càng cao, mức độ bị hại do sâu bệnh gây ra càng lớn. 2. Tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ cỏ tới môi trường và sinh vật Để thực hiện được mục đích loại trừ cỏ dại khỏi động ruộng, nhiều biện pháp có thể tiến hành. Trong thực tế sử dụng thuốc trừ cỏ là biện pháp đang được áp dụng phổ biến nhất. Biện pháp này đưa lại hiệu quả cao và chắc chắn. Tuy nhiên, mặt trái là gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, môi sinh và sinh trưởng phát triển của cây lúa. Nắm được nhưỡng điểm hạn chế này là rất cần thiết nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ. 2.1. Ảnh hưởng tới môi trường - Bản thân các loại thuốc trừ cỏ là những chất độc thậm chí rất độc với môi trường. Nhiều loại thuốc chậm bị phân huỷ, khi sử dụng nếu sử dụng liên tục chất độc tích luỹ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí). - Nhiều loại thuốc diệt cỏ có thể làm giảm hoạt động của vi sinh vật đất, dẫn đến kết quả hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất bị giảm sút hạn chế mức độ cung cấp dinh dưỡg cho lúa. 2.2. Ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây lúa Tất cả những thuốc trừ cỏ đang được sử dụng ở nước ta đều là những hợp chất hữu cơ tổng hợp. Lúa cũng là thực vật, tuy các loại thuốc trừ cỏ đã được nghiên cứu và sản xuất đảm bảo an toàn cho cây nhưng nhìn chung thuốc trừ cỏ dại dễ gây hại cho cây trồng hơn so với các nhóm thuốc trừ dịch hại khác. Nếu chọn thuốc sử dụng không thích hợp, sử dụng không đúng lúc, không đúng liều lượng, không đúng cách vv… có thể gây tổn hại cho cây lúa:

Page 20: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

20

- Một số loại thuốc có tác dụng kìm hãm sinh trưởng làm cho cây sinh trưởng chậm lại. Nhiều trường hợp cây bị chết. - Gây tổn hại đến các bộ phận của cây. Các biểu hiện có thể thấy như: thối rễ, cháy lá, thui ngọn, rụng hoa, quả non. Một số loại thuốc gây những biến đổi về cấu tạo cơ thể, về sinh lý sinh hoá làm giảm chất lượng giống. - Chất độc tích luỹ trong hạt giống, có thể làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của mầm. - Việc lạm dụng thuốc trừ cỏ hoặc sử dụng không đúng kỹ thuật sẽ làm cỏ dại xuất hiện tính chống và quen thuốc gây khó khăn cho việc phòng trừ. Tuy nhiên một số thuốc trừ cỏ có tác dụng tích cực: trong thành phần có chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho cây nhất là các nguyên tố cho cây vì thế có tác động thúc đẩy sinh trưởng mạnh hơn. 2.3. Ảnh hưởng tới con người và gia súc Đa số thuốc trừ cỏ thông dụng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay ít độc hơn với người và gia súc so với thuốc trừ sâu, bệnh. Tuy nhiên thuốc trừ cỏ cũng là một loại chất độc. Khi sử dụng có thể gây một số tác động xấu cho con người và gia súc: - Một số loại thuốc có khả năng bay hơi mạnh gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến sức khoả của người trực tiếúảư dụng thuốc. - Một số thuốc (khi con người không cẩn trọng) nếu bị lẫn vào thức ăn, đồ dùng có thể gây tác động tức thời hoặc tác hại lâu dài cho sức khoẻ. - Một số chất có trong một số loại thuốc trừ cỏ cóa thể gây các bệnh hiểm nghèo như ung thư, máu trắng, thậm chí các hội chứng nguy hiểm. Tùy theo mỗi loại hoạt chất mà chúng có mức độ gây độc khác nhau. Căn cứ vào mức độ tác hại đối với con người người ta chia các nhóm thuốc theo bảng sau:

Nhóm Mức độ độc Ví dụ

I Cực độc Anco 720 ND, CO-2,4D 720 ND, AK 720 DD, Gramaxon 20 SL.

III Độc nguy hiểm Dual 720 ND, Gesapax 500 DD.

IV Khá độc cần cẩn thận

Butanil 55 EC, Meco 60 EC, Vibuta 62 ND, Butoxim 60 EC, Butan 60 EC, Michelle 62 ND, Saviour 10 WP, Sindax 10 WP, Sofit 300 ND, Glyphosan 480 DD, Shoot 41 AS, Spark 16 WSC, Dream 480 SC.

Page 21: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

21

Nhìn chung, hầu hết các loại thuốc trừ cỏ hiện nay đều rơi vào nhóm độc III và IV nên tương đối an toàn đối với người và gia súc. Tuy nhiên nếu sử dụng quá liều, điều kiện áp dụng không đúng cách hoặc không đúng đối tượng thì các loại thuốc trừ cỏ cũng rất nguy hiểm có thể gây độc đối với người và gia súc. 3. Phân loại thuốc trừ cỏ Tuỳ loại thuốc trừ cỏ dại khác nhau mà chúng có đặc điểm và cách tác động khác nhau đến cỏ dại. Đây là những tiêu chí cơ bản để phân loại thuốc trừ cỏ dại. Trong thực tế để tiện cho việc sử dụng trong sản xuất, người ta phân loại cỏ dại theo các đặc điểm và tiêu chí sau: 3.1. Phân loại theo con đường xâm nhập Về vị trí xâm nhập: chất độc trong thuốc trừ cỏ có thể xâm nhập vào mọi bộ phận của cây các bộ phận non mềm như chồi, đầu rế, lá non vv là những vị trí mà chất độc dễ xâm nhập nhất.

- Xâm nhập qua lá Bề mặt lá được cấu tạo bởi lớp sáp, cutin, một số loại thuóc dễ dàng xâm nhập qua lá. Mặt dưới lá có nhiều khí khổng và tế bào kèm nên các chất dễ xâm nhập hơn. Chất độc từ lá có thể qua mạch libe cùng dòng nhựa luyện đi xuống các bộ phận của cây.

- Xâm nhập qua rễ: Chất độc được hoà tan trong nước và được đất hấp phụ, chất độc được xâm nhập vào rễ thông qua quá trình hút nước và chất khoáng của cây. Tốc độ xâm nhập của chất độc vào rễ lúc đầu tăng và có xu hướng giảm dần. Chất độc vào cây qua rễ theo mạch gỗ cùng dòng nhựa nguyên đi lên trên. Ngoài ra vỏ thân cỏ chất độc cũng có thể thấm qua, nhưng khó khăn hơn lá và rễ vì vỏ thân là những lớp bần, do vậy thuốc khó thấm qua. Sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ, độ chiếu sáng, độ pH của đất và dịch cây, nồng độ thuốc và cường độ thoát hơi nước của cây. Sau khi xâm nhập, thuốc trừ cỏ dại vào bên trong các bộ phận của cỏ dại, hoặc được cây hấp thu trở thành một thành phần và di chuyển trong cỏ dại theo dòng vận chuyển nước, dinh dưỡng. 3.1.1. Thuốc trừ cỏ nội hấp Thuốc trừ cỏ nội hấp (còn gọi thuốc lưu dẫn) là những loại thuốc trừ cỏ sau khi xử lý thuốc được hấp thu vào cơ thể qua rễ, thân, lá và trở thành một thành phần trong nhự cây cũng như trong các bộ phận của cây. Từ đó thuốc phát huy tác dụng.

Page 22: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

22

Ví dụ: thuốc PREFIT 300EC; Nasip 50WP vv… Thuốc trừ cỏ nội hấp thường chậm phát huy tác dụng hơn, nhưng hiệu quả trừ diệt cao và triệt để hơn. Thuốc trừ cỏ nội hấp thuốc được sử dụng trừ cỏ một năm và cỏ nhiều năm, thường là cỏ có thân ngầm. Thuốc trừ cỏ nội hấp có thể dùng bón, tưới vào đất hoặc phun lên lá. 3.1.2. Thuốc trừ cỏ tiếp xúc Thuốc trừ cỏ tiếp xúc là những loại thuốc xâm nhập trực tiếp qua bề mặt cơ thể cỏ dại. Ví dụ các thuốc: Propanil; Gramoxone; Onecide; Propanil vv… Để xâm nhập được thuốc phải được tiếp xúc với cỏ và cũng chỉ có các bộ phận của cây tiếp xúc với thuốc mới bị thuốc gây hại. Còn đối với bộ rễ, do rễ nằm trong đất nên nhìn chung thuốc khó xâm nhập vào rễ cỏ. Thuốc trừ cỏ tiếp xúc thường được sử dụng bằng cách phun, rắc, trộn hạt vv…Thuốc chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, không có thân ngầm trong đất. Thuốc thường được dùng phun vào lúc cỏ đã mọc, còn non. Hiệu quả của thốc thể hiện nhanh, nhưng ít hoặc không có tác dụng diệt cỏ trong đất, vì thế quần thể cỏ dại sau khi bị xử lý thuốc phát triển trử lại nhan hơn so với thuốc nội hấp. Tuy nhiên một số loại thuốc tiếp xúc chỉ có thể xâm nhập vào trong cỏ dại qua mầm hoặc bộ rễ. Ví dụ: thuốc Sirius. Những thuốc này có loại được dùng phun trên đất mới cày bừa xong hoặc vừa gieo xong, khi cỏ còn chưa xuất hiện trên mặt ruộng.

Một số loại thuốc khác vừa có khả năng xâm nhập vào lá, vừa xâm nhập vào rễ cỏ. Ví dụ: thuốc Afalon, Ronstar v.v…

Những thuốc này có thể dùng phun lên ruộng khi cỏ sắp mọc hoặc cỏ mới mọc (1-3 lá). 3.2. Phân loại theo thời điểm sử dụng thuốc 3.2.1. Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm là loại thuốc trừ cỏ được dùng sớm, ngay sau khi gieo, khi cỏ chưa hoặc đang nẩy mầm, hoặc đến khi có dưới một lá rưỡi. Đối với lúa thông thường trước khi gieo sạ không quá 3 ngày. Ví dụ thuốc trừ cỏ Simazine, Sofit; Meco 60 ND; Sofit 300 ND... 3.2.2. Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm là loại thuốc được dùng muộn hơn, khi cỏ đã mọc, ở giai đoạn non (thường khi cỏ có trên 3 lá). Tùy theo loại thuốc trừ cỏ mà có thể áp dụng vào từng thời điểm khác nhau, nhưng không được vượt quá 20 ngày sau khi gieo, vì khi cỏ quá lớn,

Page 23: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

23

thuốc trừ cỏ sẽ kém hiệu quả. Các loại thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm thường gặp như: Savior 10 WP, Whip'S 7.5 EC, Butanil 55 EC, Sindax 10 WP, Anco 720 ND, Onecide 15 ND; Afalon; Nasip 50WP; PREFIT 300EC. 4. Tìm hiểu đặc điểm, tính chất và phương pháp sử dụng một số loại thuốc trừ cỏ

+ PREFIT 300EC Prefit 300EC là thuốc trừ cỏ chọn lọc, tiền nảy mầm, có tác động nội

hấp, được hấp thụ qua rễ cây đang nẩy mầm. Thuốc rất an toàn với lúa gieo thẳng (lúa sạ). Tác dụng: trừ được hầu hết các loại cỏ như: Cỏ lồng vực (cỏ gạo, cỏ kê),

cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cỏ lác, lúa cỏ và một số cỏ lá rộng khác. Prefit 300EC có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, màu mỡ giúp

cây lúa sinh trưởng phát triển tốt hơn. + NASIP 50WP

Là thuốc trừ cỏ chọn lọc, hậu nẩy mầm sớm. Thuốc có tác dụng nội hấp lưu dẫn, được cỏ hấp thụ qua lá và rễ, và vận chuyển đến mô phân sinh theo 2 chiều hướng ngọn và hướng gốc.

Diệt trừ hầu hết các loại cỏ trên đồng ruộng thuộc nhóm cỏ hòa bản, năn lác, lá rộng như cỏ lồng vực, cỏ chác, cỏ lác, cỏ bợ, vẩy ốc. Đặc biệt Nasip 50WP có hiệu quả cao với chân ruộng có cỏ lồng vực đã kháng thuốc.

Thuốc an toàn với lúa, ít ảnh hưởng đến môi trường. Sử dụng: Lượng nước thuốc phun: 300 – 400 lít/ha. Cách pha: pha 10gr cho bình 12 lít. Phun 30 bình/ha. Liều lượng: 300 - 450 gam thuốc/ha. Thời gian xử lý: Đối với lúa gieo sạ: 7 đến 12 ngày sau khi sạ, khi cỏ có dưới 2, 3 lá. Ruộng cần làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng trước khi sạ. Trước khi phun

thuốc, phải rút cạn nước trong ruộng lúa, chỉ để đủ ẩm. Sau đó tiến hành phun bao trùm ướt đẫm ruộng lúa. Phun được 1-2 ngày thì cho nước vào ruộng lúa và giữ lại.

Trong vòng 24 giờ sau phun không được để người, gia súc, gia cầm vào ruộng lúa làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Nếu sử dụng cho lúa cấy bằng mạ khay, mạ chỉ có 2,5 đến 3 lá (10 ngày) là đem cấy.

Khi xử lý thực hiện theo các bước:

• Bước 1: làm đất nhuyễn, bằng phẳng, cho nước vào ruộng với mực nước khi cấy 2-5 cm.

Page 24: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

24

• Bước 2: ném mạ (cấy) ngay.

• Bước 3: Sau cấy 3-4 ngày chỉ cần mực nước 2 cm (hoặc đủ ẩm) để lúa nhanh chóng bén rễ hồi xanh, bám chặt vào đất.

• Bước 4: xử lý cỏ dại trên ruộng lúa cấy mạ khay: 5 đến 15 ngày sau khi cấy (khi cỏ dại chỉ có 2-3 lá). Khi xử lý thuốc, mực nước trên ruộng chỉ cần đủ ẩm. Sau phun thuốc cỏ 1-2 ngày thì cho nước vào ruộng và tiến hành chăm sóc cây lúa bình thường. Chú ý khi sử dụng.

• Lưu ý trong vòng 24 giờ sau phun không để người, gia súc, gia cầm vào ruộng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

• Không phun thuốc ở nhiệt độ dưới 16ºC.

• Không để ruộng quá khô và quá đầy nước trước và sau khi phun thuốc.

• Khi phun, ruộng lúa phải xăm xắp nước hoặc đủ ẩm. Phun xong 1- 2 ngày sau cho nước vào ruộng từ 3 - 5 cm, giữ nước trong 5-7 ngày.

• Dùng cho lúa cấy, trước khi phun thuốc phải rút hết nước trong ruộng lúa. Sau đó 1-2 ngày sau cho nước vào ruộng. Vụ xuân không phun khi nhiệt độ dưới 16ºC.

• Trời mưa hay nắng nóng không được phun thuốc.

• Không sử dụng ở những ruộng không chủ động nước.

• Có thể hỗn hợp với các loại thuốc trừ cỏ khác. + VITHAFIT 300EC

- Công dụng: Dùng để trừ các loại cỏ đuôi phụng, lồng vực (cỏ gạo), cỏ chát, cỏ lác,

lúa cỏ cho lúa gieo thẳng (sạ) và lúa cấy. - Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng dùng theo bảng dưới đây

Loại lúa Loại cỏ hại Liều lượng

Cách dùng

Lúa gieo thẳng (sạ)

Các loại cỏ hại lúa

1 lit/ha Pha với 300 - 400 lit nước/ha. Thời gian phun 0 - 4 ngày sau gieo (sạ).

Lúa cấy Các loại cỏ hại lúa

1,4 lit/ha

Pha với 300 - 400 lit nước/ha. Thời điểm phun 0 - 5 ngày sau cấy.

Page 25: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

25

Lượng nước thuốc đã pha cần phun từ: 300 - 400 lit/ha. + STAR 10WP - Đặc điểm: Là loại thuốc chuyên dùng trừ cỏ cho lúa. An toàn với lúa. - Công dụng: Là thuốc trừ cỏ nội hấp, chọn lọc có hiệu lực diệt trừ với các loại cỏ như

cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ cháo, cỏ chác, cỏ năn, rau mác, rau bợ…. - Hướng dẫn sử dụng: Pha với nước: 5gam/bình 8 lit. Phun 40 bình/ha. Trộn với cát để rải: 200 gam trộn với 1kg cát rải đều cho 1ha. Thời gian sử dụng: 3 - 7 ngày sau khi sạ hoặc cấy. + SUNRICE 15WDG - Công dụng: Là thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm, lưu dẫn; diệt trừ hiệu quả cỏ lá rộng, cỏ

lác, chác và rau bợ trên ruộng lúa. - Hướng dẫn sử dụng: Pha 2 gam/ bình 8 lit, phun 40 bình/ha. Phun thuốc khi lúa đã gieo sạ

hoặc cấy 7-12 ngày. Khi phun thuốc, chân ruộng phải có nước xâm xấp hoặc đủ ẩm và cỏ

phải lộ ra khỏi mặt nước. Sau khi phun thuốc, cỏ ngừng sinh trưởng và sẽ chết sau 5 - 10 ngày.

+ RONSTAR 25EC - Công dụng: Chuyên trừ cỏ trên lúa sạ khô, lúa cấy, diệt cả 3 nhóm cỏ: cỏ hòa bản, cỏ

chác lác, cỏ lá rộng. - Hướng dẫn sử dụng:

Loại lúa Liều lượng Cách phun

Lúa sạ khô

Pha 60 - 80ml/bình 16lit. Phun sau khi mưa, khi lúa chưa mọc khỏi đất.

Phun 320-400lit nước/ha.

Lúa cấy

Pha 25 - 30 ml/bình 12lit. Phun 1-3 ngày trước cấy đến 3-7 ngày sau cấy. Giữ mực nước. 2 – 3cm trước và sau khi phun. Phun 28 bình/ha.

Page 26: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

26

+ ANCO 600DD - Công dụng: Có tác dụng nội hấp, chọn lọc dùng để trừ các loại cỏ 2 lá mầm trong

ruộng lúa. - Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng thuốc ở giai đoạn lúa 20 ngày sau sạ, hoặc 10 ngày sau khi cấy.

pha 30-35ml/bình 8 lit. Phun 40 bình/ha. Duy trì mực nước trong ruộng 3 - 4cm trong 3-4 ngày.

5. Tìm hiểu về các phương pháp xử lý thuốc trừ cỏ Để xử lý thuốc trừ cỏ có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng chủ yếu là phương pháp phun và phương pháp rắc. 5.1. Phương pháp phun

Phun là phương pháp trong đó thuốc trừ cỏ được sử dụng để phun trực tiếp (dạng thương phẩm) hoặc hoà với nước tạo thành dung dịch để phun. Có hai hình thức phun là phun lỏng và phun bột. * Phun lỏng

Thuốc được phun ra dưới dạng lỏng. Tuỳ theo đường kính nước thuốc tạo ra khác nhau mà chia thành các loại phun mưa, phun mù, phun sương vv....

+ Phun mưa Cỡ hạt nước thuốc phun có đường kính 150- 450 Micron. Sử dụng các dạng thuốc EC, WP, SC, SL, FL…hoà vào nước thành dung dịch nước thuốc để phun bằng bình bơm tay.

Đối với lúa lượng thuốc đã pha cần phun 600-800lit/ha. + Phun sương Cỡ hạt nước thuốc phun có đường kính 150-200 micron. Sử dụng các

dạng thuốc EC, WP, SC, SL, FL…để phun bằng bình bơm đeo vai động cơ. Đối với lúa lượng thuốc đã pha cần phun 100 - 200 lit/ha.

+ Phun mù Cỡ hạt nước thuốc phun có đường kính 50 - 60 Micron. Sử dụng các dạng thuốc EC, WP, SC, SL, FL…hoà vào nước thành nước thuốc để phun bằng bình bơm áp lực cao. Đối với lúa lượng thuốc đã pha cần phun chỉ 3-15 lit/ha. *Phun bột Ưu điểm: Không phải pha chế, năng suất lao động cao hơn phun nước.

Page 27: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

27

Nhược điểm: thuốc dễ bị rửa trôi do mưa boặc bị gió cuốn đi vừa làm giảm hiệu lực của thuốc vừa gây ô nhiễm môi trường.

Để thực hiện phương pháp này ta cần sử dụng máy phun bột: cho thuốc vào máy phun lên cây hoặc vào đất, lượng chế phẩm dùng là 20 - 40kg/ha. Các loại thuốc thường được sử dụng cho phương pháp này là thuốc bột không thấm nước, thuốc dạng bột hạt. 5.2. Phương pháp rắc + Ưu điểm:

Không phải pha chế, ít gây ô nhiễm môi trường hơn phun bột. Dễ tập trung thuốc vào những nơi cần thiết. Hiệu lực của thuốc kéo dài hơn vì thuốc hạt hoà tan từ từ.

+ Nhược điểm: Năng suất lao động thấp. Thuốc được sử dụng rải trên mặt hoặc trộn với đất bột. Trường hợp khối

lượng thuốc ít để rắc đều có thể trộn thuốc với đất bột khô hoặc cát để rắc. 6. Xử lý thuốc trừ cho ruộng lúa nhân giống * Đối với thuốc trừ cỏ tiếp xúc:

Nội dung Cách tiến hành Chú ý

Xác định giai đoạn sử dụng

Sử dụng cho giai đoạn mạ và lúa trước khi trỗ

Không phun khi mới gieo sạ, hocặc khi lúa trỗ bông.

Xác định thời điểm sử dụng

Khi cỏ bắt đầu sinh trưởng, giai đoạn cỏ còn non. Khi mật độ cỏ chưa cao. Khi làm đất.

Tránh xử lý khi trời sắp mưa.

Xác định nồng độ và liều lượng.

Theo hướng dẫn đối với tường loại thuốc cụ thể.

Tuân thủ nghiêm ngặt về nồng độ, liều lượng.

Tiến hành xử lý thuốc.

Phun hoặc rắc đều trên bề mặt diện tích cần xử lý.

Phun đều để thuốc phân bố đều trên bề mặt cơ thể cỏ. Tập trung vào vị trí nhiều: mầm cỏ, lá non Càng tránh được sự tiếp xúc của thuốc đối với cây lúa càng tốt.

Page 28: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

28

* Đối với thuốc trừ cỏ nội hấp

Nội dung Cách tiến hành Chú ý

Xác định giai đoạn sử dụng.

Sử dụng cho các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

Chú ý các giai đoạn mẫn cảm như khi: mới gieo sạ, khi lúa trỗ bông.

Xác định thời điểm sử dụng.

Khi bộ rễ phát triển mạnh. Tránh xử lý khi trời sắp mưa.

Xác định nồng độ và liều lượng.

Theo hướng dẫn đối với tường loại thuốc cụ thể.

Tuân thủ nghiêm hướng dẫn về liều lượng sử dụng.

Tiến hành xử lý thuốc.

Phun đều trên bề mặt diện tích cần xử lý. Rắc thuốc vào nơi có nhiều rễ cỏ phân bố.

Trước khi xử lý nên tháo bớt nước để mực nước xâm xấp trong ruộng.

* Đối với thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm

Nội dung Cách tiến hành Chú ý

Xác định giai đoạn sử dụng

Sử dụng khi làm đất hoặc trước khi cấy.

Chú ý các giai đoạn mẫn cảm như khi: mới gieo sạ, khi lúa trỗ bông.

Xác định thời điểm sử dụng

Trước khi hạt cỏ, đốt thân nảy mầm.

Tránh sử dụng khi cỏ đã phát triển, nhất là gia đoạn cỏ trưởng thành.

Xác định nồng độ và liều lượng

Theo hướng dẫn đối với tường loại thuốc cụ thể.

Tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng sử dụng đối với từng loại thuốc.

Tiến hành xử lý thuốc

Kết hợp phun, rắc, xới đất cho thuốc trộng đều vào tâưng đất có hạt, đốt thân cỏ phân bố.

Trước khi xử lý nên tháo bớt, hoặc duy trì lớp nước mỏng 1 - 2 cm trêm mặt ruộng.

Page 29: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

29

* Đối với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm

Nội dung Cách tiến hành Chú ý

Xác định giai đoạn sử dụng

Sử dụng cho giai đoạn lúa trước khi trỗ.

Chú ý các giai đoạn mẫn cảm như khi lúa trỗ bông.

Xác định thời điểm sử dụng

Khi cỏ bắt đầu sinh trưởng, giai đoạn cỏ còn non.

Tránh xử lý quá muộn khi cỏ đã già, ra hoa kết quả. Khi trời sắp mưa.

Xác định nồng độ và liều lượng

Theo hướng dẫn đối với tường loại thuốc cụ thể

Tuân thủ nghiêm ngặt về nồng độ, liều lượng.

Tiến hành xử lý thuốc

Phun hoặc rắc đều trên bề mặt diện tích cần xử lý.

Phun đều để thuốc phân bố đều trên bề mặt cơ thể cỏ.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi Câu 1: Thuốc trừ cỏ có tác động như thế nào đến cỏ dại, cây lúa và môi trường trong ruộng lúa nhân giống Câu 2: Thuốc trừ cỏ xâm nhập vào cỏ dại theo những con đường nào? Câu 3: Thế nào là thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm, hậu nảy mầm? Câu 4: Để xử lý thuốc trừ cỏ cho ruộng nhân giống lúa có thể áp dụng những phương pháp nào? Cho biết ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng các phương pháp đó. * Bài tập thực hành

Thực hiện quy trình xử lý thuốc trừ cỏ (theo hướng dẫn trong bài học) đổi với các nhóm thuốc sau:

• Thuốc trừ cỏ

• Thuốc trừ cỏ nội hấp

• Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm

• Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm

Page 30: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

30

C. Ghi nhớ Trong ruộng nhân giống lúa, cỏ dại là nhân tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phát triển của cây và hiệu quả của việc nhân giống Xử lý thuốc trừ cỏ là biện pháp hữu hiệu trong việc hạn chế tác hại của loại dịch hại này. Tuy nhiên cần căn cứ vào điều kiện cụ thể (vùng sinh thái, mùa vụ, phương thức gieo cấy mà lựa chọn các phương pháp phù hợp).

Page 31: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

31

BÀI 3: GIEO MẠ Mã bài: MĐ02.3

Tổng kết kinh nghiệm sản xuất nhiều thế hệ, nông dân ta đã đúc kết lại: Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”. Kinh nghiệm này ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây lúa thì giai đoạn mạ có vị trí đặc biệt quan trọng. Làm tốt giai đoạn mạ là cơ sở phát huy hiệu quả tất cả các biên pháp thâm canh ở giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu

Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày được kỹ thuật chuẩn bị nền, làm đất gieo mạ. - Lựa chọn được phương pháp gieo mạ phù hợp với điều kiện vùng cần

nhân giống lúa - Thực hiện được kỹ thuật gieo mạ nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh, tiết

kiệm giống và phân bón. A. Nội dung 1. Nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển của cây lúa ở thời kỳ nảy mầm

Hạt lúa trong điều kiện bảo quản không thể nảy mầm vì hàm lượng nước trong hạt thấp dưới 13% so với khối lượng hạt. Nhưng khi có đủ các điều kiện cần thiết như nước, oxy, nhiệt độ thì các men trong hạt hoạt động mạnh chuyển hoá các chất hữu cơ phức tạp ở dạng dự trữ thành các hợp chất hữu cơ đơn giản.

Các tế bào phôi sử dụng các hợp chất hữu cơ đơn giản đó để sinh trưởng nhằm tăng số lượng và kích thước tế bào. Kết quả kích thước phôi tăng nhanh, hình thành nên mầm và rễ mầm. Mầm và rễ xuyên qua lớp vỏ trấu ra ngoài. Khi hạt nảy mầm, đầu tiên xuất hiện lá bao, không có diệp lục, tiếp theo là lá không hoàn toàn, không có diệp lục. Cuối cùng mới xuất hiện các lá thật. Số lá trên cây được tính từ lá thật thứ nhất trở đi. Đồng thời với quá trình nảy mầm, từ phôi cũng xuất hiện một rễ mầm (gọi là rễ mộng hay rễ cọc). Rễ mầm dài, sau đó các lông hút phát triển giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu.

Lúa là cây lương thực giàu tinh bột, lượng Protein tuy không cao nhưng có thành phần axitamin phong phú. Các tế bào phôi sử dụng các hợp chất hữu cơ đơn giản đó để sinh trưởng nhằm tăng số lượng và kích thước tế bào. Kết quả kích thước phôi tăng nhanh, hình thành nên mầm và rễ mầm. Mầm và rễ xuyên qua lớp vỏ trấu ra ngoài.

Khi hạt nảy mầm, đầu tiên xuất hiện lá bao, không có diệp lục, tiếp theo là lá không hoàn toàn, không có diệp lục. Cuối cùng mới xuất hiện các lá thật. Số lá trên cây được tính từ lá thật thứ nhất trở đi.

Page 32: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

32

Đồng thời với quá trình nảy mầm, từ phôi cũng xuất hiện một rễ mầm (gọi là rễ mộng hay rễ cọc). Rễ mầm dài, sau đó các lông hút phát triển giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu. Trong quá trình nảy mầm một đặc điểm cần chú ý đó là sự sinh nhiệt rất mạnh. Vì vậy khi ủ hạt giống trong trường hợp gặp nhiệt độ thấp cần dùng rơm, rạ để tủ ấm thường áp dụng đối với vụ đông xuân còn đối với vụ lúa hè thu và vụ mùa bà con nông dân chỉ cần đậy kín là đủ không cần rơm, rạ vì dùng rơm, rạ sẽ làm cho nhiệt độ khối hạt tăng nhanh mộng mạ sẽ dài nhanh trước khi đem gieo là điều cần không có lợi.

Hình 2.1: Quá trình nảy mầm của hạt lúa từ phải sang trái 2. Tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh của cây mạ. 2.1. Yêu cầu về nhiệt độ

Hạt giống hút nước đạt độ ẩm cần thiết phải có nhiệt độ phù hợp mới có thể nảy mầm. Hạt nảy mầm tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ 30 – 350C, nhiệt độ cao cao hơn 40ºC không có lợi cho quá trình nảy mầm, giới hạn nhiệt độ thấp 10 - 12ºC, nhiệt độ dưới 10ºC hạt không nảy mầm. Do đó, vụ đông xuân cần ngâm nước ấm, vụ mùa cần ngâm nước mát. 2.2. Yêu cầu về ánh sáng

Cây mạ cần ánh sáng mạnh. Trời nhiều mây, âm u, ánh sáng kém không đủ điều kiện cho cây mạ quang hợp và cây mạ yếu vì không thể tạo đủ chất dinh dưỡng nuôi cây.

Ánh sáng yếu còn có thể làm cho bẹ lá và bản lá của cây mạ dài ra, cây mạ gầy hơn và yếu hơn. Vì vậy dược mạ cần tránh xa bóng cây lớn và nhà cao tầng, đồng thời cũng không nên gieo mạ quá dầy, cây mạ cũng không có đủ ánh sáng để quang hợp.

Cường độ ánh sáng thấp cũng làm cho cây mạ có hàm lượng chất khô thấp, sức đề kháng của cây mạ thấp, cây mạ dễ bị nhiều loại sâu, bệnh hại.

Page 33: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

33

2.3. Yêu cầu về nước Nước là một trong những nguồn vật liệu thô để tổng hợp chất hữu cơ, vận chuyển thức ăn lên xuống trong cây, đến những bộ phận khác nhau của cây lúa. Bên cạnh đó lượng nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tố điều tiết nhiệt độ cho cây lúa cũng như quần thể, không gian ruộng lúa. Nước cũng góp phần làm cứng thân và lá lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và rủ xuống, còn nếu cây lúa đẩy đủ nước thì thân lá lúa sẽ đứng, bản lá mở rộng.

Thời kỳ nảy mầm hạt lúa khi bảo quản thường phải giữ độ ẩm 13%, khi ngâm ủ hạt thóc hút nước đạt 22% thì các men có thể hoạt động và nảy mầm tốt khi độ ẩm đạt 25 - 28%. Những giống lúa cạn lại được gieo khô khi đất đủ ẩm hoặc trời mưa có nước mới nảy mầm và mọc được.

Từ sau gieo đến mạ mũi chông thì chỉ cần giữ ruộng đủ ẩm. Trong điều kiện như vậy rễ lúa được cung cấp nhiều oxy để phát triển và nội nhũ cũng phân giải thuận lợi hơn. Khi cây mạ được 3 - 4 lá có thể giữ ẩm hoặc để một lớp nước nông cho đến khi nhổ cấy 2.4. Yêu cầu về dinh dưỡng

Sau gieo 7 - 10 ngày giai đoạn này cây mạ phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng lấy từ phôi nhũ.

Sau khi có 3 lá thật, cây mạ phát triển nhờ chất dinh dưỡng lấy qua bộ rễ và được chế biến ở lá. Khi cây mạ lớn hơn nữa thì nó lại càng phụ thuộc vào môi trường cung cấp chất dinh dưỡng. Người ta gọi đây là giai đoạn mạ khoẻ. Giai đoạn này kéo dài hơn giai đoạn mạ non, nó kéo dài đến khi cây mạ có 5-6 lá đối với những giống có thời gian sinh trưởng trung bình và 6-7 lá đối với những giống có thời gian sinh trưởng dài hơn.

Cây mạ cần nguồn dinh dưỡng bổ sung để sinh trưởng phát triển trong thời kỳ mạ, hơn thế nữa còn tích luỹ một phần dinh dưỡng để có nguồn dự trữ trong thời gian chuyển tiếp: nhổ cấy, cây mạ bén rễ, hồi xanh.

Phân bón rất cần thiết đối với cây mạ nhất là trên chân đất vàn cao, ở vùng đất kém màu mỡ, những vùng và vụ có khí hậu lạnh. Nếu đất nghèo chất dinh dưỡng, cây mạ sinh trưởng còi cọc. Ngược lại, nếu đất giàu chất dinh dưỡng và ở dạng dễ sử dụng cây mạ sinh trưởng tốt, lá ra nhanh, cây cứng cáp khi đem cấy không bị chột. Trong trường hợp nhiều phân bón nhất là đạm thì cây mạ cao, vống và yếu, dễ nhiễm bệnh. 3. Làm mạ 3.1. Làm mạ dược

Page 34: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

34

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Xô, chậu, thúng đựng thóc giống, cào, trang, cuốc…. - Thóc giống, đất gieo mạ, phân bón…..

Dựa vào diện tích gieo mạ, lượng giống cần gieo để chuẩn bị dụng cụ, vật tư cho đầy đủ, phù hợp

2 Xử lý hạt giống Tham khảo phần 3.1 bài 1

3 Ngâm ủ hạt giống Tham khảo phần 3.2 bài 1

4 Làm đất gieo mạ - Chọn nơi đất thấp, khuất gió, chủ động tưới tiêu nên quy hoạch nơi chuyên gieo mạ là tốt nhất - Làm đất gieo mạ yêu cầu kỹ, nhuyễn và san phẳng

5 Bón phân lót, lên luống - Bón phân lót: lượng phân cho 1 sào Bắc bộ: 10 - 15 kg supelân, bón vào trước lần bừa cuối cùng hoặc trước khi lên luống. - Lên luống: mặt luống rộng từ 1,3 -1,5 m, rãnh rộng 0,3 m, mặt luống san phẳng hoặc hình mui luyện và luống cao 15 -30 cm tùy theo mùa vụ.

5 Gieo mạ Lượng gieo từ 35 - 40 kg/sào Bắc Bộ. Sau khi đã lên luống xong, chia lượng hạt giống thành 2- 3 lần để gieo cho đều và chìm trong bùn.

3.2. Làm mạ khay

Biện pháp kỹ thuật làm mạ khay là công nghệ của Trung Quốc được áp dụng vào các tỉnh miền Bắc nước ta trong những năm gần đây. Phương pháp gieo mạ trong khay ném ra ruộng thay ném. Hiện nay phương pháp gieo mạ này đã và đang phát triển rất rộng khắp ở các tỉnh Miền Bắc và đang được xâm nhập vào các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Làm mạ khay có những ưu điểm sau:

- Tiết kiệm giống và công lao động. - Lúa đẻ nhánh sớm và tập trung, lúa chín sớm và đều. - Năng suất tăng từ 12 -15% so với phương pháp cấy truyền thống.

Page 35: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

35

Với chi phí ban đầu mua khay để gieo mạ không cao chỉ khoảng 1.500 - 1.700 đồng/chiếc. Qua mỗi vụ sau khi ném xong rửa sạch đất, bùn, phơi khô, xếp lại thành từng chồng để nơi dâm mát không bị mưa nắng thì có thể dùng được từ 5 -6 vụ. Làm mạ khay thường rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa từ 7 -10 ngày do cây lúa khi ném ra ruộng bén rễ hồi xanh ngay. Vì vậy đối với vụ chiêm khi gieo mạ cấy gặp nhiệt độ thấp làm cho cây mạ hoặc khi đem cấy ra ruộng bị chết. Nên dùng khay để gieo mạ bổ sung và chủ động trên trà xuân muộn sẽ không ảnh hưởng gì đến thời vụ mà vẫn cho năng suất. Với phương pháp làm mạ khay có thể chủ động gieo cấy thời vụ rất tốt.

Hình 2.2: Ném mạ khay Các bước tiến hành:

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Xô, chậu, thúng đựng thóc giống, cào, trang, cuốc…. - Thóc giống,, phân bón

Dựa vào diện tích gieo mạ, lượng giống cần gieo để chuẩn bị dụng cụ, vật tư cho đầy đủ, phù hợp

2 Xử lý hạt giống Tham khảo phần 3.1 bài 1

3 Ngâm ủ hạt giống Tham khảo phần 3.2 bài 1

4 Chuẩn bị khay Khay dùng để gieo mạ nhập từ Trung Quốc, có kích thước = (0,6 X 0,35)cm, có 561 lỗ. Mỗi sào Bắc Bộ ( 360m2) dùng từ 27- 30 khay (Quan sát hình 2.3)

Page 36: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

36

5 Chuẩn bị giống Lượng giống cần gieo để đủ mạ ném cho 1 sào Bắc Bộ như sau: - Đối với lúa lai: 0,7 – 0,8 kg - Đối với lúa thuần: 1,0 – 1,2 kg.

6 Chọn địa điểm, làm đất gieo mạ

Chọn khu đất màu, chân ruộng cao, hoặc nền đất cứng, sân gạch, bờ ruộng không bị ngập úng, gần nơi cấy để thuận lợi cho việc vận chuyển. Sau khi cày bừa làm đất nhiễm tiến hành lên luống tương tự như luống gieo mạ dược, chiều rộng luống khoảng 1,4m để đủ xếp 2 hàng theo chiều dài của khay.

7 Đặt khay - Đối với đất bùn Sau khi lên luống xong, gạt nhẹ 1 lượng mùn trên bề mặt luống xuống rãnh rồi san phẳng mặt luống trước khi đặt khay. Không đặt khay chìm sâu trên mặt luống khi nhắc khay sẽ khó và dễ bị rách khay. - Đối với nền đất cứng san phẳng làm rãnh để đặt được 2 hàng khay theo chiều rộng của luống. (Quan sát hình 2.4)

8 Cho bùn (đất bột) vào khay

- Sau khi đặt khay xong, lấy bùn nhuyễn tránh lấy bùn ở nơi yếm khí, xô bùn 10 lít cho 0,1 kg super lân cho vào trong khay, dùng bàn tay xoa đều cho thành lỗ nhô lên. Không để bùn trào lên mặt lỗ để tránh bầu mạ dính vào nhau, khó tách khi ném. - Đối với khay mạ gieo trên nền đất cứng dùng đất bột cho vào khay nhưng chỉ cho vào khoảng 2/3 chiều cao lỗ khay. (quan sát hình 2.5)

9 Gieo mạ và xoa mặt khay

- Chia hạt giống làm 2- 3 phần để gieo cho đều. (quan sát hình 2.6) - Sau khi gieo mạ xong dùng tay xoa nhẹ mặt khay để hạt lọt hết xuống các lỗ khay tránh để cho hạt ở trên mặt khay. (quan sát hình 2.7)

Page 37: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

37

Hình 2.3: Khay nhựa dùng để gieo mạ

Hình 2.4: Xếp khay trên luống Hình 2.5: Cho bùn vào khay

Hình 2.6: Rắc mạ vào khay Hình 2.7: Xoa cho hạt lọt xuống lỗ khay

Hình 2.8: Chuyển mạ khay ra ruộng ném

Page 38: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

38

3.3. Làm mạ trên nền đất cứng Các bước tiến hành như sau:

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Xô, chậu, thúng đựng thóc giống, cào, trang, cuốc…. - Thóc giống, đất gieo mạ, phân bón…..

Dựa vào diện tích gieo mạ, lượng giống cần gieo để chuẩn bị dụng cụ, vật tư cho đầy đủ, phù hợp

2 Xử lý hạt giống Tham khảo phần 3.1 bài 1

3 Ngâm ủ hạt giống Tham khảo phần 3.2 bài 1

4 Kỹ thuật làm đất - Chọn nền đất là sân gạch, bờ ruộng, đường đi,….gần nguồn nước, không bị gia súc phá hại và thuận lợi cho việc vận chuyển mạ ra ruộng cấy sau này. - Lấy bùn ao, hồ sạch rắc rải lên nền đất cứng 1 lớp dày 2 - 2,5 cm, thành luống rộng 1 - 1,2 m. Giữa các luống được ngăn bằng gạch hoặc đất sét…

5 Gieo hạt Lượng gieo từ 0,7-0,8 kg/m2. Kỹ thuật gieo tương tự như làm mạ dược.

Hình 2.9: Dùng ô doa tưới nước cho mạ trên nền đất cứng

Page 39: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

39

3.4. Làm mạ cấy máy Các bước tiến hành như sau

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Xô, chậu, thúng đựng thóc giống, cào, trang, cuốc…. - Thóc giống, đất gieo mạ, phân bón…..

Dựa vào diện tích gieo mạ, lượng giống cần gieo để chuẩn bị dụng cụ, vật tư cho đầy đủ, phù hợp

2 Xử lý hạt giống Tham khảo phần 3.1 bài 1

3 Ngâm ủ hạt giống Tham khảo phần 3.2 bài 1

4 Chọn địa điểm và làm đất - Chọn nơi đất thấp, khuất gió, chủ động tưới tiêu. Hoặc trên nền đất cứng san phẳng làm thành luống để xếp khay. - Đối với đất ruộng làm đất nhuyễn, kỹ, san phẳng, lên luống rộng: 1,4 -1,5 m …

5 Xếp khay, bón lót và cho bùn vào khay

- Xếp khay theo 2 hàng theo chiều rộng của luống. - Tuỳ theo từng mùa vụ có thể bón phân lót cho mạ. - Lượng phân sufelân: 40 -50gam/m2 mạ trộn đều vào bùn và đổ vào khay, san phẳng. (quan sát hình 2.10)

6 Gieo hạt Chia lượng hạt giống để gieo cho đều vào các khay.

Hình 2.10: Cho bùn vào khay cấy máy Hình 2.11: Khay mạ cấy máy

Page 40: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

40

B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi Câu 1:

Trình bày đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lúa ở thời kỳ nảy mầm? Câu 2:

Các yếu tố; nhiệt độ, ánh sáng, nước ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của cây lúa ở giai đoạn mạ? 2. Bài tập thực hành

Bài 1: Kỹ thuật làm mạ dược Bài 2: Kỹ thuật làm mạ khay. Bài 3: Kỹ thuật làm mạ trên nền đất cứng. Bài 4: Kỹ thuật làm mạ cấy máy.

C. Ghi nhớ - Cần hiểu rõ đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lúa ở thời kỳ nảy

mầm để vận dụng trong kỹ thuật làm mạ đối với các thời vụ khác nhau. - Tìm hiểu những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến đời sống cây lúa ở

thời kỳ nảy mầm. - Thành thạo kỹ năng của các phương pháp làm mạ: mạ dược, mạ khay, mạ

trên nền đất cứng và mạ cấy máy theo đúng qui cách, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động.

Page 41: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

41

BÀI 4: CHĂM SÓC MẠ SAU GIEO MÃ BÀI: MĐ02.4

Chăm sóc mạ sau gieo là một khâu kỹ thuật quan trọng nhằm tạo điều kiện cho cây mạ sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu. Giai đoạn mạ có tính quyết định đến 60% năng suất lúa sau này. Mô đun chăm sóc mạ sau gieo đề cập đến các khâu kỹ thuật như: Bón phân, điều tiết nước, chống rét và chống nóng cho mạ. Mục tiêu

Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày được kỹ thuật chống rét, bón phân và điều tiết nước cho mạ

phù hợp với từng thời vụ, từng vùng và từng giống lúa khác nhau. - Chăm sóc mạ theo hướng đảm bảo an toàn, vệ sinh, tiết kiệm.

A. Nội dung 1. Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa ở giai đoạn mạ

Đối với lúa gieo thẳng (gieo sạ), sau thời kỳ nảy mầm là thời kỳ cây con rồi bước vào thời kỳ đẻ nhánh khi cây có 4-5 lá thật. Còn ở lúa cấy thì phải qua thời kỳ mạ. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cây mạ có thể chia thời kỳ mạ ra 2 giai đoạn: giai đoạn mạ non và giai đoạn mạ khoẻ.

Giai đoạn mạ non được tính từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật. Trong giai đoạn này vì phôi nhũ tiếp tục phân giải để cung cấp cho mầm và rễ nên tốc độ hình thành các lá đầu tương đối nhanh, vì kích thước lá còn nhỏ nên nhu cầu dinh dưỡng không đáng kể. Mặt khác ở dưới mặt đất rễ phôi cũng bắt đầu phát triển và bước đầu hình thành vài lứa rễ đầu tiên, số lượng rễ không nhiều. Giai đoạn này khả năng chống chịu của cây mạ kém.

Giai đoạn mạ khoẻ tính từ khi cây mạ có 4 lá thật cho đến khi nhổ cấy. Kết thúc thời kỳ 3 lá, cây mạ chuyển sang thời kỳ sống tự lập, chất dự trữ trong phôi nhũ đã sử dụng hết, cây mạ phải trực tiếp đồng hoá dinh dưỡng từ môi trường để sống và phát triển. Giai đoạn này chiều cao cây mạ tăng rõ, có thể ra 4-5 lứa rễ, do vậy khả năng chống chịu cũng tăng lên.

Tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ, phương pháp, kỹ thuật làm mạ… mà thời kỳ mạ dài hay ngắn. Tuy thời kỳ mạ kéo dài không nhiều nhưng có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây lúa, bởi nếu tạo được mạ tốt, mạ khoẻ là làm cơ sở cho quá trình đẻ nhánh và các quá trình sinh trưởng tiếp theo diễn ra một cách thuận lợi 2. Tìm hiểu về điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triên của cây lúa ở giai đoạn mạ

Page 42: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

42

2.1. Nhiệt độ Cùng với các nhân tố khác, yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng lớn đến sự

phát triển của cây mạ và hơn thế nữa đối với sức sống của cây mạ. Ở nhiệt độ ấm áp, cây mạ phát triển cao khoẻ hơn và phát triển nhanh

hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp lạnh. Nhiệt độ thấp lạnh có thể làm cho cây mạ bị vàng lá và nhiệt độ thấp lạnh kéo dài sẽ làm cho cây mạ bị vàng lá và dẫn tới chết mạ.

Trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài, cây mạ sẽ phát triển nhanh, thời gian của thời kỳ mạ sẽ rút ngắn, mạ bị già và khi cấy ra ruộng thì cây mạ phát triển chậm và kém.

Việc làm mạ trong vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc nói chung có điều kiện thuận lợi. Trong vụ xuân thì ngược lại, không được thuận lợi. Hiện nay người ta có nhiều biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh nhiệt độ ruộng mạ cũng như điều chỉnh thời gian, thời điểm gieo mạ sao cho cây mạ xuân phát triển trong điều kiện nhiệt độ thuận lợi nhất mà vẫn thích ứng với lịch thời vụ. 2.2. Nước

Chọn chân đất để làm dược mạ rất quan trọng trong việc làm mạ, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây mạ và bộ rễ mạ, nó liên quan gián tiếp đến lượng nước, sự điều tiết lượng nước của ruộng mạ.

Ở chân đất thấp, lượng nước phân bố đều thì cây mạ phát triển đồng đều, bộ rễ mạ phát triển kém. Ngược lại, dược mạ ở chân vàn cao, lượng nước phân bổ không đều nên cây mạ phát triển cũng không đều, nhưng ngược lại bộ rễ lại thường phát triển mạnh. 2.3. Ánh sáng Xem phần 2.2. 3. Tìm hiểu về nhu cầu của dinh dưỡng đối với cây mạ

Cây mạ cần nguồn dinh dưỡng bổ sung để sinh trưởng phát triển trong thời kỳ mạ, hơn thế nữa còn tích luỹ một phần dinh dưỡng để có nguồn dự trữ trong thời gian chuyển tiếp: nhổ cấy, cây mạ bén rễ, hồi xanh.

Phân bón rất cần nếu cây mạ phải ở lại dược mạ lâu hoặc trên chân dược vàn cao, ở vùng đất kém màu mỡ và ở những vùng, vụ có khí hậu lạnh. Nếu nghèo chất dinh dưỡng, cây mạ còi cọc; nếu giàu chất dinh dưỡng dễ sử dụng, cây mạ phát triển mạnh. Ngược lại nếu quá nhiều phân bón trong dược mạ thì cây mạ cao và yếu, cây mạ dễ nhiễm bệnh.

Page 43: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

43

4. Bón phân cho mạ

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư:

- Xô, chậu, thúng đựng phân, xe chuyên chở vv... - Phân bón các loại

- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư theo yêu cầu của phần thực hành.

2 Lựa chọn loại phân bón

- Tìm hiểu đặc điểm, thành phần dinh dưỡng trong từng loại phân - Lựa chọn loại phân dễ tan, phân bón qua lá.

3 Liều lượng bón Lượng bón từ 0,5- 1,0 kg Urê/ sào Bắc bộ tùy theo giống, mùa vụ và độ phì đất. Đối với mạ dược vụ chiêm xuân bón thúc: 4kg ure + 3kg phân kali bón cho 1 sào BB, hoặc sử dụng phân bón lá như: Senca, Delta –k.... Đối với mạ khay bón thúc: 2kg ure + 1kg phân kali bón cho 1 sào BB, ném bón khi cây có 1,5 -2 lá trước khi vài ngày hoặc sử dụng phân bón lá như: Senca, Delta –k....

4 Cách bón - Đối với mạ dược bón khi cây có 2- 3 lá trước khi đem cấy vài ngày có thể bón vào đất khi đất có nước sau đó phải dùng nước tưới lại cho mạ để tránh mạ bị chết. - Đối với mạ khay, mạ trên nên đất cứng bón khi cây có 1,5 -2 lá trước khi vài ngày hoà loãng tưới hoặc phun qua lá

5. Điều tiết nước cho mạ Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư- Hệ thống mương máng, nguồn nước tưới, gầu tát.. - Ruộng mạ

- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư theo yêu cầu của phần thực hành

2 Xác định thời điểm điều tiết

- Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 1.5 -2 lá), mặt luống cần được giữ ẩm để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và sinh trưởng của mạ để quyết định chế độ tưới nước. - Đối với mạ dược trước khi nhổ có thể tưới trước 5 -7 ngày cho đất mềm, dễ nhổ, tránh đứt rễ..

Page 44: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

44

- Đối với mạ khay thì trước khi ném cần tháo cạn nước, ngừng tưới nước để khay mạ dáo nước hoặc nhấc khay lên trên cạn khi ném dễ tách và đều hơn

3 Cách tiến hành - Dùng hệ thống mương máng hoặc dùng gầu tát nước vào rãnh cho ngập mặt luống tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng của cây mạ, tránh để mạ ngập úng thường xuyên và khô hạn.

6. Chống rét cho mạ

Chống rét cho mạ thường tiến hành trong vụ chiêm xuân, khi gieo mạ gặp điều kiện nhiệt độ thấp và trong quá trình cây mạ cũng có những thời điểm gặp rét. Vì thế khi gặp rét người ta thường chống rét cho mạ ngay sau khi gieo. Một trong những biện pháp phổ biến hiện nay trong sản xuất là dùng nilon để che phủ. Với biện pháp này người ta có thể chủ động điều chỉnh được nhiệt độ. Cụ thể khi gặp rét người ta che kín toàn bộ luống mạ nhưng khi nhiệt độ tăng lên người ta sẽ mở 2 đầu luống mạ tùy theo điều kiện cụ thể thậm chí nhiệt độ trên 250C thì có thể mở toàn bộ luống mạ ra để huấn luyện dần cho cây mạ đanh dảnh nhất là trước khi cấy 3 -5 ngày.

Hình 4.2: Che phủ nilon chống rét cho mạ Ngoài biện pháp chống rét cho mạ bằng che phủ nilon trong thực tế sản

xuất người ta có thể dùng các giống chịu rét như giống: P6, KD đột biến... hoặc gieo đúng thời vụ, gieo vào lúc trời ấm, gieo mật độ dày, tăng phân chuồng và lân, không bón đạm vào lúc trời rét, điều tiết nước...

Trong trường hợp nếu nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí thấp người ta còn áp dụng biện pháp ngày tháo cạn, đêm tưới nước. Nếu nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao nên giữ ẩm ruộng mạ không tháo cạn nước.

Page 45: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

45

Hình 4.3: Khu ruộng làm mạ được che phủ nilon 7. Chống nóng Việc chống nóng cho mạ khi gặp điều kiện nhiệt độ cao đối với vụ mùa, cây mạ sinh trưởng mạnh nếu không chủ động đất cấy thì mạ dễ bị già. Đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Nam Bộ việc chống nóng cho mạ rất cần thiết để tránh mạ già, mạ ống khi đem cấy sẽ đẻ nhánh kém. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết sự sinh trưởng phát triển của cây lúa ở giai đoạn mạ? Câu 2: Các yếu tố; nhiệt độ, ánh sáng, nước ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của cây lúa ở giai đoạn mạ? Câu 3: Nhu cầu về dinh dưỡng của cây lúa ở giai đoạn mạ ? 2. Bài tập thực hành

• Kỹ thuật bón phân cho mạ

• Kỹ thuật điều tiết nước cho mạ.

• Kỹ thuật chống rét hoặc chống nóng cho mạ. C. Ghi nhớ

- Cần hiểu rõ đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lúa ở giai đoạn mạ để từ đó có các biện pháp kỹ thuật chăm sóc sao cho cây mạ sinh trưởng phát triển tốt đáp ứng được tiêu chuẩn, chất lượng mạ tốt.

- Tìm hiểu những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến đời sống cây lúa ở giai đoạn mạ để có những biện pháp như: bố trí thời vụ gieo mạ, bón phân, điều tiết nước và chống rét, nóng cho mạ nhằm đạt hiệu quả cao.

- Có nhiều loại phân bón như: phân đơn, phân hỗn hợp, phân qua lá.... lựa chọn loại phân bón cho mạ sao cho phù hợp.

Page 46: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

46

BÀI 5: CẤY LÚA MÃ BÀI: MĐ02.5

Cấy lúa là khâu kỹ thuật đưa cây mạ ra ruộng cấy sau khi đạt tiêu chuẩn. Các yếu tố ngoại cảnh, các khâu kỹ thuật đều ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cây lúa cũng như năng suất sau này. Mục tiêu

Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của

cây lúa sau cấy. - Thực hiện được thao tác cấy lúa theo đúng quy trình kỹ thuật.

A. Nội dung 1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa sau cấy. 1.1. Các yếu tố ngoại cảnh 1.1.1. Nhiệt độ

Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới điều kiện khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho cây lúa phát triển. Lúa là loại cây ưa nóng, để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa cần một lượng nhiệt nhất định. Trong quá trình sinh trưởng, nếu nhiệt độ cao cây lúa nhanh đạt được tổng nhiệt độ cần thiết thì sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nếu nhiệt độ thấp thì ngược lại.

Ðối với vụ chiêm xuân ở nước ta, các giống lúa ngắn ngày là những giống mẫn cảm với nhiệt độ (giống cảm ôn) nên thời gian sinh trưởng dễ biến động theo nhiệt độ hàng năm và theo mùa vụ cấy sớm hay muộn, vì vậy việc dự báo khí tượng trong vụ chiêm xuân cần phải được coi trọng và chú ý theo dõi để bố trí cơ cấu mùa vụ cho thích hợp, tránh để trường hợp khi lúa trỗ gặp rét. Với vụ mùa thì điều kiện nhiệt độ tương đối ổn định nên thời gian sinh trưởng của các giống lúa cấy trong vụ mùa ít thay đổi.

Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25- 320C. Nhiệt độ thấp dưới 160C hay cao hơn 380C đều không thuận lợi cho việc đẻ nhánh, làm đòng của cây lúa. Diễn biến phức tạp của nhiệt độ trong vụ chiêm xuân ở miền Bắc cũng có nhiều bất thuận cho thời kỳ này.

Thời kỳ trỗ bông, làm hạt: đây là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với điều kiện ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ. Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ tốt nhất từ 28-300C. Với ngưỡng nhiệt độ này, vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc nếu không bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp thì thời gian trỗ dễ gặp lạnh. Trong ðiều kiện cây lúa nở hoa, phơi màu, thụ tinh nếu gặp nhiệt độ thấp (dưới 170C) hoặc quá cao (trên 400C) đều không có lợi. Khi gặp rét hoặc nhiệt độ quá cao hạt phấn mất sức nảy mầm, không thụ phấn thụ tinh được làm tỉ lệ lép cao. Thời kỳ làm

Page 47: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

47

hạt nếu gặp rét, quá trình vận chuyển vật chất về hạt kém, trọng lượng hạt giảm cũng ảnh hưởng đến nãng suất lúa 1.1.2. Ánh sáng

Cũng giống như yếu tố nhiệt độ, cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nó là cây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày). Giống như đại đa số các cây trồng khác, cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất lúa. Ðặc biệt với một số giống lúa địa phương trung và dài ngày, chu kỳ chiếu sáng có tác động đến quá trình làm đòng, ra hoa (gọi là những giống có phản ứng quang chu kỳ hay là giống cảm quang).

Về cường độ ánh sáng do bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất thì ánh sáng mà ta nhìn thấy được là loại ánh sáng có tác dụng cho quá trình quang hợp của cây lúa. Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ địa lý, theo thời gian trong năm và thời gian trong ngày. Trong ngày, cường độ ánh sáng đạt cực đại vào khoảng 11 - 13 giờ trưa, còn ở thời điểm 8 - 9 giờ sáng và 15 - 16 giờ chiều thì cường độ ánh sáng chỉ bẳng ½ thời điểm cực đại trong ngày. Trong năm, với các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ thì cường độ ánh sáng phân bổ đồng đều không có biến đổi nhiều, riêng đối với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ thì cường độ ánh sáng khá đầy đủ trong vụ mùa, riêng vụ đông xuân thì giai đoạn mạ, cấy và đẻ nhánh thời tiết thường âm u, rét kéo dài, cường độ ánh sáng không đầy đủ, đến tháng 4 - 5 trở đi có nắng ấm và ánh sáng tương đối đầy đủ nên lúa xuân bắt đầu sinh trưởng thuận lợi.

Về thời gian chiếu sáng (độ dài ngày): thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một ngày đêm (gọi là quang chu kỳ) có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông. Nếu không có điều kiện chiếu sáng phù hợp thì cây lúa không thể ra hoa kết quả được. Nếu các cây trồng hàng nãm phân chia làm 3 loại theo đặc tính phản ứng quang chu kỳ (loại phản ứng ánh sáng dài ngày, loại phản ứng ánh sáng ngắn ngày và loại phản ứng trung tính với ánh sáng) thì cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày. Với thời gian chiếu sáng từ 9-10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng, trỗ bông của cây lúa.

Tuy nhiên mức độ phản ứng với quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống và vùng trồng. Ở nước ta, một số giống lúa mùa địa phương có phản ứng rất rõ với quang chu kỳ, đem các giống này cấy vào cụ chiêm xuân lúa sẽ không ra hoa. Thường các giống lúa ngắn ngày có phản ứng yếu hoặc không phản ứng với quang chu kỳ thì có thể gieo cấy vào mọi thời vụ trong năm. 1.1.3. Nước

Nước là thành phần chủ yếu của cây lúa, nếu lấy 100g lá lúa tươi đem sấy thì lượng lá khô chỉ còn lại 12g (còn 88g là lượng nước bốc hơi), đem phần lá khô đốt cháy hoàn toàn thì lượng tro còn lại là 1,5g. Với 88% trọng lượng cây lúa, nước là thành phần chủ yếu và cực kỳ quan trọng đối với đời sống cây lúa. Nước là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây lúa, đồng

Page 48: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

48

thời cũng là môi trường sống của cây lúa, là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa.

Nước là một trong những nguồn vật liệu thô để chế tạo thức ăn, vận chuyển thức ăn lên xuống trong cây, đến những bộ phận khác nhau của cây lúa. Bên cạnh đó lượng nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tố điều hòa nhiệt độ cho cây lúa cũng như quần thể, không gian ruộng lúa. Nước cũng góp phần làm cứng thân và lá lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và rủ xuống, còn nếu cây lúa đẩy đủ nước thì thân lá lúa sẽ đứng, bản lá mở rộng.

Thời kỳ ruộng cấy: từ sau cấy đến khi lúa chín là thời kỳ cây lúa rất cần nước. Nếu ruộng khô hạn thì các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt. Ngược lại nếu mức nước trong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi: cây lúa đẻ nhánh khó, cây vươn dài, yếu ớt, dễ bị đổ và sâu bệnh. Người ta còn dùng nước để điều tiết sự ðẻ nhánh hữu hiệu của ruộng lúa. 1.2. Các yếu tố kỹ thuật 1.2.1. Mật độ, khoảng cách cấy

Cấy nhiều dảnh mạ trên một khóm lúa cũng là một tập quán lâu đời của nông dân vùng sản xuất lúa nước tại các tỉnh phía Bắc (trừ khâu sản xuất giống thường phải cấy một dảnh mạ). Mỗi khóm lúa, người ta có thể cấy từ 2-4 dảnh mạ, có thể cấy đến 5-6 dảnh mạ/khóm. Có thể lý giải, cấy nhiều dảnh cũng là để phòng khi gặp điều kiện bất thuận, ruộng lúa bị úng hoặc bị phá hại, mất khoảng, những dảnh lúa sẽ được tách ra cấy bù vào những khoảng trống đó. Hiện nay, số dảnh cấy trên một khóm lúa thường dao động từ 2-3 dảnh.

Khi ta tăng khoảng cách cấy giữa các cây (tức là mật độ cấy càng thưa) thì số nhánh lúa trên 1 cây càng tăng nhưng có giới hạn nhất định. Nếu cấy với mật độ quá thưa đến bất hợp lý thì số nhánh lúa trên một đơn vị diện tích sẽ bị giảm đi. Vì vậy với một giống lúa nhất định, ngay từ khi nghiên cứu chọn, tạo giống thì tác giả đã phải nghiên cứu để đưa ra một mật độ cấy cùng với điều kiện chăm sóc thích hợp trong quy trình kỹ thuật của giống lúa đó

Hình 5.1: Cấy 1 dảnh Hình 5.2: cấy 2-3 dảnh

Page 49: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

49

Trong thực tế không có sự khác nhau rõ rệt về năng suất giữa cấy một dảnh và 2-3 dảnh nếu như cây mạ không chết. Như vậy tại sao người ta lại phải cấy nhiều dảnh trên một khóm lúa? Một giải thích rất logic là nếu cấy nhiều dảnh (2-3 dảnh/khóm) thì nếu một dảnh mạ bị chết thì dảnh còn lại sẽ đẻ đủ số nhánh cần thiết và cũng không phải cấy lại nếu cây mạ bị chết.

Mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành số bông. Xác định mật độ cấy hợp lý cần dựa vào thời vụ cấy. Nếu thời vụ có nhiệt độ thấp thì sẽ cấy dày hơn so với thời vụ có nhiệt độ cao. Cụ thể

- Vụ xuân cấy mật độ: 45-55 khóm/m2, 1- 2 dảnh /khóm - Vụ mùa cấy mật độ: 40- 45 khóm/m2, 1- 2 dảnh / khóm

1.2.2. Kỹ thuật cấy Trong thực tế hiện nay phương pháp cấy vẫn là phương pháp cấy truyền thống lâu đời nhất với 2 cách cấy là cấy ngửa tay và cấy úp tay. Thực tế đã chứng minh với 2 cách cấy này thì cách cấy ngửa tay có một số ưu điểm sau: - Cây mạ không bị vùi sâu trông đất bùn nên bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm hơn, số nhánh hữu hiệu cao hơn, năng suất cao hơn cách cấy úp tay. Chính vì thế mà cách cấy ngửa tay là cách cấy được bà con nông dân lựa chọn.

Hình 5.3 Cách cấy thẳng hàng

2. Các phương pháp và kỹ thuật cấy 2.1. Cấy bằng tay và quy trình kỹ thuật cấy bằng tay

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư:

- Quang đòn gánh, xảo chuyên chở mạ. - Ruộng mạ đã đạt tiêu chuẩn - Đất đã cầy bừa kỹ. - Phân bón dùng bón lót cho lúa.

Căn cứ vào diện tích cấy để xác định lượng dụng cụ, vật tư cho phù hợp.

Page 50: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

50

2 Vận chuyển mạ ra ruông để cấy

Dùng xe chuyên chở hoặc dùng quang, đòn gánh, xảo

3 Bón lót san phẳng ruộng Trước khi bừa lần cuối bón lót phân theo liều lượng quy định, san phẳng mặt ruộng và các góc ruộng, nhặt sạch cỏ trên mặt ruộng.

4 Xác định phương pháp cấy

- Có 2 kiểu cấy úp tay và ngửa tay thìcấy ngửa tay cây lúa không bị vùi sâu trong đất nên sau khi cấy cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh vì thế thời gian đẻ nhánh sớm hơn, tập trung hơn ở các vị trí thuận lợi hơn nên những nhánh này sẽ trở thành những nhánh hữu hiệu và sẽ là những nhánh sẽ thành bông lúa sau này. - Thực tế sản xuất hiện nay phương pháp cấy ngửa tay đang dược phát huy tác dụng và nhân rộng trong các vùng trồng lúa của cả nước (quan sát hình 5.4)

5 Tiến hành cấy - Chọn hướng để cấy hướng tốt nhất là hướng Đông – Tây và nên cấy thẳng hàng để tiện cho chăm sóc, bón phân, hạn chế sâu bệnh. (quan sát hình 5.6) - Dùng một tay cầm mạ, chia dảnh mạ, tay kia cầm dảnh mạ cấy xuống ruộng (quan sát hình 5.5).

Hình 5.4. Kỹ thuật cầy, cấy truyền thống của nông dân

Page 51: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

51

Hình 5.5. Cấy úp tay

Hình 5.6. Phương pháp cấy thẳng hàng, theo hướng 2.2. Cấy bằng máy và quy trình kỹ thuật cấy máy

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Quang đòn gánh, xảo chuyên dùng chở mạ - Khay mạ đã đạt tiêu chuẩn - Đất đã cầy bừa kỹ. - Phân bón dùng bón lót cho lúa. - Máy cấy có gắn giàn cấy

Căn cứ vào diện tích cấy để xác định lượng dụng cụ, vật tư và máy cấy cho phù hợp.

Page 52: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

52

2 Bón lót san phẳng ruộng Trước khi bừa lần cuối bón lót phân theo liều lượng quy định, san phẳng mặt ruộng và các góc ruộng, nhặt sạch cỏ trên mặt ruộng. Đối với cấy máy mực nước trên ruộng cấy chỉ để 2 -3 cm.

3 Tiến hành cấy - Đưa mạ vào giàn cấy, lựa chọn mật độ, khoảng cách cấy thích hợp trên thước cấy. - Khởi động máy sao cho thẳng hàng, cây mạ phân bố đều đảm bảo mật độ, khoảng cách (quan sát hình 5.7)

Hình 5.7: Cấy bằng máy 2.3. Mạ khay và quy trình kỹ thuật làm mạ khay

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Quang đòn gánh, xảo chuyên chở mạ - Khay mạ đã đạt tiêu chuẩn - Đất đã cầy bừa kỹ. - Phân bón.

Căn cứ vào diện tích cấy để xác định lượng dụng cụ, vật tư và nhân lực cho phù hợp.

Page 53: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

53

2 Bón lót san phẳng ruộng Trước khi bừa lần cuối bón lót phân theo liều lượng quy định, san phẳng mặt ruộng và các góc ruộng, nhặt sạch cỏ trên mặt ruộng. Đối với cấy máy nước chỉ để 2 -3 cm, tránh để ruộng nhiều nước.

3 Tiến hành ném mạ ra ruộng - Dùng một tay cầm khay mạ tay kia nhấc các dảnh mạ trong lỗ khay ném ra ruộng. nên ném cao, theo phương thẳng đứng để cây mạ ngay ngắn không bị siêu vẹo ném đến đâu điều chỉnh mật độ ngay đến đó. - Dùng tay rũ mạ trong khay ra thúng, xảo… dụng cụ đựng mạ rồi ném tung ra ruộng với cách này sau khi ném xong lại phải điều chỉnh mật độ (quan sát hình 5.7)

Chú ý: - Mạ khay (mạ ném) yêu cầu không được để mạ cao quá vì khi ném sẽ bị nổi lên mặt nước nên khi cây mạ được 2 – 2,5 lá thật ném là tốt nhất tương đương với 8 -12 ngày tuổi đối với mạ mùa và 16 -20 ngày tuổi đối với mạ chiêm xuân. - Khi ném chia đều lượng mạ cho diện tích cần ném tránh trường hợp quá dày và quá thưa. Dùng tay nhắc mạ ra khỏi lỗ khay ném theo phương thẳng đứng xuống ruộng chú ý ném càng cao khi rơi xuống cây mạ càng chìm sâu xuống bùn sẽ không bị đổ. Trng khi ném nên chọn thời điểm trời không mưa nếu gặp mưa cây mạ sẽ bị nổi. - Trước khi ném ngừng tưới nước, tháo cạn hoặc nhắc mạ lên bờ để nơi cao, thoáng khi ném dễ tách bầu. Để đảm bảo mật độ thông thường khi ném nên để lại 3 -5 khay/sào Bắc Bộ ném sau để điều chỉnh mật độ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1:

Các yếu tố mật độ khoảng cách và phương pháp cấy ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng phát triển của cây lúa sau cấy ? Câu 2:

Từ những hiểu biết về nhu cầu nước của cây lúa anh (chị) hãy vận dụng trong việc điều tiết nước cho cây lúa sao cho đạt hiệu quả cao? Câu 3:

Yêu cầu về nhiệt độ của cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển.

Page 54: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

54

2. Bài tập thực hành • Cấy mạ dược

• Cấy mạ khay.

• Cấy mạ máy C. Ghi nhớ

- Cần hiểu rõ các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa để đưa ra mật độ khoảng cách và cách cấy phù hợp với từng địa phương..

- Trong sản xuất có nhiều các cách cấy khác nhau như: cấy ngửa tay, úp tay, cấy máy..... lựa chọn phương pháp cấy phù hợp.

Page 55: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

55

BÀI 6: GIEO THẲNG MÃ BÀI: MĐ02.6

Kỹ thuật gieo sạ (gieo thẳng) bằng máy kéo tay đã được áp dụng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua với những ưu thế nổi trội như: tiết kiệm giống, tiết kiệm phân bón, hạn chế sâu bệnh phá hoại. Ở các tỉnh miền Bắc kỹ thuật này đã được áp dụng trong một vài năm gần đây, kỹ thuật gieo sạ được đánh giá là bước đi thích hợp cho quá trình cơ giới hóa nông nghiệp ở nông thôn. Trong kỹ thuật nhân giống lúa trước kia thường áp dụng phương pháp cấy tay. Nhưng ngày nay áp dụng tiến bộ kỹ thuật gieo sạ bằng máy kéo tay người ta đã cho phép đối với diện tích nhân giống lúa nhưng phải đảm bảo điều kiện diện tích gieo cấy đó chỉ gieo cấy một loại giống trong nhiều năm liên tục. Mục tiêu

Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của

cây lúa sau cấy. - Thực hiện được thao tác cấy lúa theo đúng quy trình kỹ thuật.

A. Nội dung 1. Khái niệm về gieo thẳng Gieo thẳng (gieo sạ) là phương pháp gieo cấy lúa không qua giai đoạn gieo mạ. Hạt giống sau khi ngâm ủ đạt tiêu chuẩn gieo sạ thì tiến hành đem gieo trên diện tích đất đã được cầy bừa kỹ đúng tiêu chuẩn bằng máy gieo sạ hay gieo vãi bằng tay. Phương pháp này thay thế cho phương pháp cấy cổ truyền. 2. Tìm hiểu về các yếu tố chi phối đến sinh trưởng của lúa gieo thẳng 2.1. Nhiệt độ Nhiệt độ có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ sinh trưởng, phát triển và năng suất của cấy lúa. Ở giai đoạn từ khi gieo hạt đến giai đoạn đẻ nhánh, nhiệt độ thích hợp từ 20 -350C giúp cho cây lúa sinh trưởng khoẻ, đẻ nhánh nhiều, nhanh, số lượng bông và hạt nhiều, độ chắc mẩy của hạt cao cuối cùng năng suất tăng.

Nhiệt độ thấp cây sinh trưởng chậm, nhất là tốc độ tăng tưởng chiều cao cây, đẻ nhánh kém và chậm ra lá. Nếu nhiệt độ thấp kéo dài lá sẽ ngả sang màu trắng đặc biệt là giai đoạn cây lúa còn nhỏ. Từ giai đoạn phân hoá đòng đến giai đoạn trỗ bông phơi màu và chín khi gặp nhiệt độ thấp dưới 200C làm tăng tỷ lệ hạt lép do số lượng hoa ở đầu bông bị thoái hoá tăng cao, độ thoát đầu bông kém, trỗ chậm. Điều này bà con nông dân dễ thấy ở vụ lúa chiêm xuân ở các tỉnh miền Bắc khi lúa phân hoá đòng đến trỗ gặp đợt gió mùa đông bắc.

Page 56: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

56

Điều kiện nhiệt độ cao trên 380C cũng làm giảm khả năng đẻ nhánh, cây sinh trưởng nhanh lá vàng nhiều tuổi thọ của lá thấp, giảm số hoa trên bông, tỷ lệ hạt lép lửng nhiều. Trong quá trình sinh trưởng nếu gặp nhiệt độ cao cây lúa chóng đạt được tổng nhiệt độ cần thiết nên ra hoa và chín sớm hơn. Ngược lại nếu gặp nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng. Ở miền bắc nước ta các giống lúa ngắn ngày gieo cấy vụ chiêm xuân là những giống mẫn cảm với nhiệt độ gọi là giống cảm ôn nên thời gian sinh trưởng của chúng dễ thay đổi theo nhiệt độ trong thời vụ gieo cấy. 2.2. Nước

Cây lúa là cây ưa nước và rất cần nước vì thế nước là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa. Khi trên đồng ruộng có điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp thì nước là yếu tố quyết định đến năng suất. Khi thiếu nước hạt giống nẩy mầm chậm, đẻ nhánh kém, quá trình phân hoá đòng, trỗ bông phơi màu sẽ chậm thậm chí đòng không trỗ được gọi là hiện tượng nghẹn đòng, tỷ lệ hạt lép lửng nhiều năng suất giảm.

Giai đoạn bắt đầu phân hoá đòng đến chín sáp nếu gặp hạn năng suất giảm nghiêm trọng. Ngược lại nếu mức nước trong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi: cây lúa đẻ nhánh khó, cây vươn dài, yếu ớt, dễ bị đổ và sâu bệnh. Người ta còn dùng nước để điều tiết sự đẻ nhánh hữu hiệu của ruộng lúa.

Tuy nhiên nhu cầu nước của cây lúa thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển, đặc điểm của các giống và điều kiện thâm canh. Ví dụ: Từ khi gieo đến giai đoạn mọc (mũi chông) cần giữ đủ ẩm để cây mọc nhanh. Khi cây có 3 -4 lá thật nên duy trì mực nước trên ruộng từ 2 -3 cm để lúa đẻ nhánh thuận lợi. 2.3. Ánh sáng

Cây lúa là cây ưa sáng cường độ ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất. Khi đầy đủ ánh sáng cây quang hợp mạnh, tích luỹ nhiều chất hữu cơ, cây đẻ nhánh khoẻ, số lượng hạt trên bông nhiều, hạt chắc mẩy, năng suất cao và ít bị sâu bệnh hại. Ngược lại khi thiếu ánh sáng cây quang hợp kém, thân lá vươn dài mềm yếu dễ đổ, lúa đẻ nhánh kém, số hạt trên bông ít, hạt lép lửng nhiều, sâu bệnh bị hại nhiều nhất là bênh đạo ôn, khô vằn.

Ðối với một số giống lúa địa phương trung và dài ngày, chu kỳ chiếu sáng có tác động đến quá trình làm đòng, ra hoa (gọi là những giống có phản ứng quang chu kỳ hay là giống cảm quang).

Trong năm, với các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ thì cường độ ánh sáng phân bổ đồng đều không có biến đổi nhiều, riêng đối với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ thì cường độ ánh sáng khá đầy đủ trong vụ mùa, riêng vụ đông xuân thì giai đoạn mạ, cấy và đẻ nhánh thời tiết thường âm u, rét kéo dài, cường độ ánh sáng không đầy đủ, đến tháng 4 - 5 trở đi có nắng ấm và ánh sáng tương đối đầy đủ nên lúa xuân bắt đầu sinh trưởng thuận lợi.

Page 57: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

57

Thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một ngày đêm (gọi là quang chu kỳ) có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông. Nếu không có điều kiện chiếu sáng phù hợp thì cây lúa không thể ra hoa kết quả được. Với thời gian chiếu sáng từ 9-10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng, trỗ bông của cây lúa.

Tuy nhiên mức độ phản ứng với quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống và vùng trồng. Ở nước ta, một số giống lúa mùa địa phương có phản ứng rất rõ với quang chu kỳ, đem các giống này cấy vào vụ chiêm xuân lúa sẽ không trỗ bông, kết hạt được. Ví dụ: Giống lúa bao thai, mộc tuyền...

Thông thường các giống lúa ngắn ngày có phản ứng yếu hoặc không phản ứng với quang chu kỳ vì thế có thể gieo cấy vào các thời vụ trong năm. 2.4. Chất dinh dưỡng Đối với lúa gieo thẳng thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo hạt đến khi chín không có giai đoạn mạ. Do vậy nhu cầu nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa gieo thẳng cũng như cây lúa nói chung nhưng yêu cầu cao hơn. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng, magiê, mangan, mô-líp-đen, bo, silic, lưu huỳnh và các-bon, ô-xy, hyđrô. Tất cả các chất trên đây (trừ các-bon, ô-xy, hyđrô) phân bón đều có thể cung cấp được. Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần, nhưng 3 yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa cần với lượng lớn là: đạm, lân và kali là những chất cần thiết cho những quá trình sống diễn ra trong cây lúa. Các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng rất ít và hầu như đã có sẵn ở trong đất, nếu thiếu thì tuỳ theo điều kiện thâm canh của mỗi địa phương mà có thể bón bổ sung.

Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo, prôtêin… Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự sống của toàn bộ cây lúa, không có nguồn dinh d trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Vì vậy việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho từng giống lúa, cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu và từng mùa vụ. 2.4.1. Đạm Một trong những yếu tố quan trọng để tăng hiệu quả bón đạm cho cây lúa là cách bón phân hay nói cách khác là bón đạm như thế nào.

Page 58: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

58

Thời điểm thích hợp nhất để bón đạm cho cây lúa vào lúc cấy và lúc cây lúa bắt đầu làm đòng, cũng không nên bón đạm cho lúa khi vừa cấy xong. Cách bón phân đạm tốt nhất là trước khi cấy phân đạm được trộn với đất để cho phân đạm gần rễ hơn.

Khi bón phân cũng phải quan sát không nên bón khi ruộng khô nẻ rồi cho nước vào ruộng thì một phần phân đạm sẽ biến thành khí bốc hơi bay đi. Ngược lại nếu bón đạm cho đất ngập nước thường xuyên làm thay đổi dạng đạm (dạng đạm này dễ chuyển thành thể khí bay lên). Khi quan sát thấy trời sắp mưa không nên bón đạm vì như vậy lượng đạm vừa bón sẽ dễ bị rửa trôi; khi trời nắng nóng gay gắt vào buổi trưa, đầu giờ chiều cũng không nên bón đạm vì đạm dễ bị bay hơi. Trời quang đãng, vào buổi sáng hoặc chiều tối là thời điểm bón đạm tốt nhất.

Cần phải luôn luôn giữ cho đồng ruộng sạch cỏ dại. Trước khi bón phân đạm cho lúa cần phải làm sạch cỏ dại bởi vì cỏ sẽ cạnh tranh phân đạm với cây lúa. Cỏ càng mọc nhanh sẽ cạnh tranh với lúa không những chỉ phân bón mà cả nước, ánh sáng, không khí và điều kiện để sâu bệnh phát sinh phát triển. Cần phải làm cỏ trong vòng 30 ngày sau khi cấy, nếu không làm cỏ ngay trong giai đoạn này thì năng suất lúa sẽ bị giảm rõ rệt.

Một điểm chú ý khác khi bón thúc phân đạm là không nên bón khi lá lúa còn ướt bởi phân đạm sẽ dính lại trên lá ướt và với lượng nhiều có thể gây cháy lá, phân đạm đã hòa tan vào những giọt nước trên lá lúa sẽ bị mất vào không khí khi các giọt nước đó bốc hơi, khô đi. Cũng không nên bón thúc phân đạm nếu như thấy có mưa to vì đạm vừa bón sẽ bị trôi đi mất. 2.4.2. Lân

Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét, úng... Cây lúa đủ lân đẻ khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc mẩy và sáng. Cây lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh thẫm, số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm.

Trong sản xuất, khi bón phân lân cho lúa, lượng lân supe bao giờ cũng gấp 1,5-2 lần so với đạm urê và thường bón lót toàn bộ phân lân cùng với phân chuồng hay phân xanh để cung cấp kịp thời lân cho sự phát triển của bộ rễ lúa. 2.4.3. Kali

Kali đóng một vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Thiếu kali sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, giảm quá trình trao đổi các hợp chất carbon và protein, đồng thời tăng chi phí đường cho quá trình hô hấp. Về hình thái, các lá trưởng thành sẽ vàng sớm bắt đầu từ mép lá, sau đó mép lá khô, đầu lá có đốm vàng hoặc bạc, có triệu chứng rách mép lá dẫn đến giảm hiệu suất quang hợp. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất và chất

Page 59: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

59

lượng hạt lúa bị sụt giảm. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng suất và chất lượng hạt. Nhưng hiện nay, phần lớn kali chỉ được sử dụng ở các tỉnh đồng bằng và các vùng thâm canh cao còn một số nơi do tập quán canh tác, trình độ thâm canh chưa cao vẫn chưa đánh giá hết vai trò của kali. Vì thế khi bón phân cho cây lúa vẫn không chú trọng kali mà chỉ bón nhiều đạm cho cây. 3. Yêu cầu về đất và kỹ thuật làm đất 3.1. Chọn đất Diện tích chọn để gieo thẳng (gieo sạ) nên chọn những nơi chủ động nước, dễ thoát nước khi cần thiết thậm chí khi cần tưới phải đáp ứng được ngay. Độ bằng phẳng của mặt ruộng là điều kiện quan trọng của biện pháp gieo sạ vì có phẳng thì khi điều tiết nước mới đảm bảo đồng đều. 3.2. Kỹ thuật làm đất

Đất được cày bừa kỹ, bón lót phân bón theo qui trình kỹ thuật của từng loại giống, mùa vụ và từng loại đất khác nhau. Ruộng gieo thẳng (gieo sạ) phải được san phẳng hình mui rùa tạo nên các rãnh thoát nước xung quanh ruộng, hoặc có thể san theo luống, chiều rộng của luống là 2,6 m bằng với chiều dài của giàn gieo sạ để tạo điều kiện cho thoát nước trong ruộng giữa các luống dễ dàng hơn. 4. Kỹ thuật gieo

Sau khi ngâm hạt nảy mầm đảm bảo tiêu chuẩn ta dùng ca nhựa đi kèm với công cụ chia đều lượng hạt giống gieo trên đơn vị diện tích cho 6 hộp (trống) đựng mầm, đậy chặt nắp. Nếu gieo hạt lúa lai (1,0kg/sào) ta dùng dây cao su bịt hàng lỗ dày trên ống gieo. Nếu gieo hạt lúa thuần (1,2kg-1,5kg/sào) ta dùng dây cao su bịt hàng lỗ thưa trên ống gieo. Sau đó đặt ống gieo xuống sát bờ ruộng, người kéo cầm càng kéo công cụ đi đều, mắt hướng thẳng về bờ phía trước để tạo cho hàng và luống được thẳng. Khi đến đầu bờ người kéo bước lên trên bờ ruộng, dùng 2 tay nhấc giàn gieo đặt sát đầu bờ sao cho 1 bánh giàn gieo trùng với bánh giàn gieo ở luống vừa gieo tiếp tục bước đều tránh đi hoặc kéo giật cục.

Hình 6.1. Gieo vãi bằng tay Hình 6.2. Gieo bằng công cụ xạ hàng

Page 60: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

60

4.1. Tiêu chuẩn mộng mạ gieo thẳng Hạt giống được xử lý, ngâm đã hút no nước từ 32 – 48 giờ tùy theo mùa vụ cứ 8 -10 giờ thay nước sạch một lần sau đó đem ủ thường xuyên kiểm tra khi thấy mầm, rễ nhú dài bằng 2/3 hạt thóc đem gieo là đạt tiêu chuẩn. Nếu mầm ngắn quá số hạt rơi xuống nhiều mật độ bị dày, ngược lại mầm dài quá số hạt rơi xuống ít mật độ sẽ bị thưa. Trong quá trình ủ khi rễ dài nhưng mầm ngắn thì ta phải điều chỉnh bằng cách ngâm nước để hạn chế rễ dài, khi mầm dài rễ ngắn ta phải ủ để khích thích phát triển rễ và hạn chế mầm phát triển. 4.2. Lựa chọn công cụ gieo Hiện nay trong thực tế sản xuất có nhiều cơ sở sản xuất máy sạ hàng theo các tiêu chuẩn khác nhau: loại 4 trống, 6 trống........ nhưng các loại máy kéo tay thì máy kéo loại 6 trống có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi hơn cả.

Hình 6.3: Công cụ xạ hàng kéo tay loại 6 trống 4.3. Quy trình thực hiện

Bước Nôi dung thực hiện Cách tiến hành 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư:

- Máy gieo sạ 6 trống, xô, chậu, thúng, xe vận chuyển phân, hạt giống - Thóc giống đã ngâm ủ đạt tiêu chuẩn, đất đã cày bừa kỹ, phân bón lót các loại.

Căn cứ vào diện tích gieo cấy mà chuẩn bị các dụng cụ, vật tư đầy đủ, hợp lý.

2 Cho hạt giống vào hộp (trống) của giàn kéo

- Đưa hạt giống đã ngâm ủ vào hộp (trống) của giàn gieo sạ rồi đậy lắp hộp lại cho kín chỉ cho hạt giống vào khoảng tối đa 1/2 chiều cao của trống không nên cho đầy trống để khi kéo hạt giống văng ra ngoài sẽ không đảm bảo mật độ.

3 Tiến hành gieo thẳng - Khi kéo mắt nhìn thẳng để tạo thành đường gieo càng thẳng càng tốt.

Page 61: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

61

5. Chăm sóc sau gieo 5.1. Điều chỉnh mực nước

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: - Cuốc, gầu tát nước... - Ruộng lúa đã gieo thẳng - Hệ thống mương máng, nguồn nước.

- Căn cứ vào diện tích gieo thẳng để xác định lượng dụng cụ, vật tư cho phù hợp.

2 Xác định thời điểm cần điều chỉnh.

- Nghiên cứu về nhu cầu nước ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa. - Căn cứ vào độ ẩm của đất, điều kiện khí hậu và địa hình

3 Điều tiết nước cho lúa gieo thẳng ở các giai đoạn

3.1 Giai đoạn trước khi gieo Trước khi gieo thẳng (sạ) tháo cạn nước chỉ để đủ ẩm.

3.2 Sau mọc 1-2 lá thật Giữ mực nước trên ruộng từ 1 - 2cm

3.3 Khi lúa đẻ nhánh Khi cây lúa đẻ nhánh cần giữ mực nước trong ruộng từ 2 -3 cm

3.4. Kết thúc đẻ nhánh Rút nước phơi ruộng (để ruộng nứt chân chim) trong thời gian từ 5 - 10 ngày tuỳ theo từng loại giống, mùa vụ và điều kiện địa hình từng vùng

3.5 Từ trỗ đến chín Giữ mực nước trên ruộng từ 5 -7 cm cần duy trì mực nước này cho đến khi lúa chín sáp,

3.6 Từ chín đến thu hoạch Tháo nước để khô ruộng giúp cho lúa chín nhanh và thu hoạch thuận lợi.

Page 62: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

62

5.2. Trừ cỏ dại Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: - Bình phun thuốc, xô pha thuốc, kéo... - Ruộng lúa đã gieo thẳng - Thuốc trừ cỏ chuyên dùng cho lúa gieo thẳng.

Căn cứ vào diện tích cấy để xác định lượng dụng cụ, vật tư cho phù hợp.

2 Xác định số lần phun - Nghiên cứu đặc tính hoá học của thuốc. - Lần 1 khi đất đã làm xong chuẩn bị gieo sạ. - Lần 2 gieo sạ được 7 – 10 ngày khi cây lúa xuất hiện lá thật thứ nhất.

3 Xác định loại thuốc và lựa chọn nồng độ thích hợp.

- Nghiên cứu đặc tính hoá học của từng loại thuốc. - Nắm được diện tính gieo thẳng. - Biết cách tính và pha nồng độ thuốc. - Lựa chọn loại thuốc thích hợp

4 Tiến hành phun thuốc trừ cỏ

- Pha thuốc theo nồng độ quy định - Dùng bình phun ướt đều trên bề mặt diện tích cần phun

5.3. Bón phân Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: xô, chậu, xe vận chuyển phân... - Ruộng lúa đã gieo thẳng - Các loại phân bón cho lúa

Căn cứ vào diện tích gieo thẳng để xác định lượng dụng cụ, vật tư cho phù hợp.

2 Lựa chọn loại phân bón - Nghiên cứu đặc điểm của từng loại phân, giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa và đặc điểm đất đai, thời tiết khí hậu

3 Xác định lượng bón và số lần bón

- Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa, tính chất đất đai, đặc điểm của từng giống lúa và mùa vụ. - Bón lót và bón thúc chia làm 2 lần

4 Cách bón - Dùng cân để cân lượng phân cần bón. - Dùng dụng cụ đựng phân - Bón đều cho diện tích cần bón. Bón vào buổi chiều mát, không mưa.

Page 63: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

63

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1:

Phân tích các yếu tố chi phối đến sinh trưởng của lúa gieo thẳng? Câu 2:

Kỹ thuật chọn đất và làm đất đối với lúa gieo thẳng cần chú ý như thế nào? Câu 3:

Anh (chị) hãy cho biết tiêu chuẩn của mộng mạ gieo thẳng? 2. Bài tập thực hành

• Kỹ thuật gieo thẳng

• Chăm sóc lúa sau gieo. C. Ghi nhớ

- Gieo thẳng là phương pháp áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên việc lựa chọn đất, kỹ thuật làm đất, thời vụ và dụng cụ để gieo sao cho phù hợp với từng địa phương.

- Kỹ thuật chăm sóc lúa gieo thẳng có những điểm khác với lúa cấy bằng mạ nên cần chú ý tuân thủ theo quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật để cây lúa sinh trưởng tốt đạt năng suất cao.

Page 64: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

64

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun

Mô đun làm mạ và gieo cấy được bố trí học trước các mô chăm sóc và thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, kiểm tra chất lượng hạt giống. Đây là mô đun bắt buộc thuộc chuyên ngành nhân giống lúa thông qua mô đun này giúp cho người học nắm được quy trình kỹ thuât trọn vẹn từ khâu xử lý ngâm ủ hạt giống đến khâu cấy lúa theo tiêu chuẩn Viet GAP. II. Mục tiêu + Về kiến thức

- Trình bày được nội dung các bước thực hiện các công việc: xử lý, ngâm ủ hạt giống, chuẩn bị nền đất gieo, gieo mạ, chăm sóc mạ, xử lý thuốc trừ cỏ và cấy lúa hoặc gieo thẳng. + Về kỹ năng

- Thực hiện được kỹ thuật xử lý và ngâm ủ hạt giống - Chuẩn bị nền đất gieo, gieo mạ và chăm sóc được mạ đóng yêu cầu kỹ

thuật. - Thực hiện được phương pháp xử lý thuốc trừ cỏ, cấy lúa và gieo thẳng.

+ Về thái độ - Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ môi trường, an toàn cho

người và sản phẩm - Phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững nhằm duy trì và nâng cao

năng suất và chất lượng giống lúa.

Page 65: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

65

III. Nội dung chính của mô đun

TT Tên các bài trong mô đun Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1 Xử lý và ngâm ủ hạt giống 14 3 10 1

2 Xử lý thuốc trừ cỏ 12 2 10

3 Gieo mạ 12 2 9 1

4 Chăm sóc mạ sau gieo 16 3 13

5 Cấy lúa 14 3 11

6 Gieo thẳng 12 2 9 1

Kiểm tra hêt môđun 4 4

Tổng số 84 15 62 7

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính bằng giờ thực hành. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Nguồn lực cần thiết + Yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị, dụng cụ (cho lớp 30 học viên)

Trang thiết bị Số lượng

- Hạt giống lúa 30 kg

- Muối ăn 3,5 kg

- Trứng gà 2 quả

- Các hoá chất cần thiết khác 5 – 10 gam

- Xô nhựa, ống đong 15 chiếc

- Cân 2 chiếc

- Công cụ gieo thẳng 1 -2 chiếc

Page 66: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

66

- Bình, máy bơm thuốc 2 -3 chiếc

+ Vật liệu

Vật liệu Số lượng

- Hạt lúa giống đủ tiêu chuẩn 30 kg

- Phân chuồng 25 tấn

- Phân đạm 250 - 280kg

- Phân lân 600 – 800 kg

- Phân cloruakali 250 – 300 kg

- Thuốc trừ cỏ 10 15 gói; chai

4.2. Cách thức thực hiện

Sau khi học xong phần lý thuyết của từng bài kết hợp phần thực hành. Các bài thực tập tiến hành tại khu ruộng nhân giống lúa.

Lớp học chia thành từng nhóm cứ 2-3 học viên/nhóm. 4.3. Thời gian thực hiện Mỗi bài thực hành bằng 3 tiết lý thuyết. 4.4. Tiêu chuẩn sản phẩm Các bài thực hành đánh giá theo thang điểm 10, học viên được 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu. V. Yêu cầu đánh giá về kết quả học tập 5.1. Bài 1: Xử lý và ngâm ủ hạt giống

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm nêu đầy đủ các điều kiện (nhiệt độ, ẩm độ và oxy) đạt 6 điểm.

1. Phần kiến thức lý thuyết: đánh giá theo hình thức tự luận. Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm.

- Nêu được đày đủ các mục đích của việc ngam ủ hạt giống đạt 4 điểm.

Câu hỏi 2: Mục đích của việc xử lý, ngâm ủ hạt giống

Page 67: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

67

2. Phần kỹ năng thực hành: đánh giá thông qua các bài thực hành

- Pha đúng nồng độ muối 15%: đạt 4 điểm- Loại bỏ hết lép lửng: 6 điểm

Bài 1: Xử lý loại bỏ lép lửng

- Biết cách pha nồng độ các hoá chất: đạt 5 điểm - Tính đúng thời gian xử lý va tiến hành xử lý đúng kỹ thuật: đạt 5 điểm

Bài 2: Xử lý tiêu độc.

- Ngâm cho hạt hút no nước theo tiêu chuẩn: đạt 5 điểm - ủ mộng mạ đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của từng phương pháp làm mạ (dược, khay....): đạt 5 điểm

- Bài 3: Kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống

5.2. Bài 2: Xử lý thuốc trừ cỏ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Hiểu biết về tác động của thuốc trừ cỏ đến môi trường

Đánh giá qua kết quả bài kiểm tra vấn đáp, tự luận hoặc trắc nghiệm

Kiến thức về con đường xâm nhập và tác động của thuốc đến cỏ dại

Đánh giá qua kết quả bài kiểm tra vấn đáp

Đặc điểm và tác dụng của thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm, hậu nảy mầm

Đánh giá qua kết quả bài kiểm tra vấn đáp

Phương pháp sử dụng thuốc trừ cỏ Đánh giá qua kết quả bài kiểm tra vấn đáp

Kỹ năng nhận biết thuốc trừ cỏ Đánh giá qua kết quả nhận biết thuốc trừ cỏ

Kỹ năng tính toán lượng thuốc và pha thuốc trừ cỏ

Đánh giá qua việc giám sát học viên thực hiện các bước công việc trong quá trình tính toán lượng thuốc và pha thuốc

Kỹ năng thực hiện các bước trong quá trình xử lý thuốc trừ cỏ

Đánh giá qua việc giám sát học viên thực hiện các bước công việc trong quá trình xử lý thuốc trừ cỏ với các

Page 68: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

68

phương pháp khác nhau

5.3. Bài 3: Gieo mạ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Nêu được đầy đủ đặc điểm sự sinh trưởng phát triển của cây lúa ở thời kỳ nảy mầm đạt 6 điểm.

1. Phần kiến thức lý thuyết: đánh giá theo hình thức tự luận. Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy cho biết sự sinh trưởng phát triển của cây lúa ở thời kỳ nảy mầm.

- Nêu được đầy đủ các điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng, nước và dinh dưỡng) đạt 4 điểm

Câu hỏi 2: Trình bày yêu cầu về nhiệt độ, nước, ánh sáng và dinh dưỡng của cây lúa.

2. Phần kỹ năng thực hành: đánh giá thông qua các bài thực hành

- Đánh giá theo các bước thao tác (tham khảo phần 3.1 bài 3) đạt 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu

Bài 1: Làm mạ dược

- Đánh giá theo các bước thao tác (tham khảo phần 2.3 bài 3) đạt 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu

Bài 2: Làm mạ trên nền đất cứng

- Đánh giá theo các bước thao tác (tham khảo phần 2.2 bài 3) đạt 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu

Bài 3: Làm mạ khay

- Đánh giá theo các bước thao tác (tham khảo phần 2.4 bài 3) đạt 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu

Bài 4: Làm mạ cấy máy

5.4. Bài 4: Chăm sóc mạ sau gieo

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Nêu được đầy đủ đặc điểm sự sinh trưởng phát triển của cây lúa ở giai đoạn mạ đạt 6 điểm.

1. Phần kiến thức lý thuyết: đánh giá theo hình thức tự luận. Câu hỏi 1: Sự sinh trưởng phát triển

Page 69: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

69

của cây lúa ở giai đoạn mạ

- Nêu được đầy đủ các điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng, nước và dinh dưỡng) đạt 4 điểm

Câu hỏi 2: Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, nước, ánh sáng và dinh dưỡng) của cây mạ.

2. Phần kỹ năng thực hành: đánh giá thông qua các bài thực hành

Đánh giá theo các bước thao tác (tham khảo phần 4 bài 4) đạt 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu

Bài 1: Bón phân cho mạ

Đánh giá theo các bước thao tác (tham khảo phần 5 bài 4) đạt 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu

Bài 2: Điều tiết nước cho mạ

5.5. Bài 5: Cấy lúa

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Nêu được đầy đủ các yếu tố (nhiệt độ, ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng) ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lúa sau cấy đạt 7 điểm.

1. Phần kiến thức lý thuyết: đánh giá theo hình thức tự luận. Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa sau cấy

- Nêu được đầy đủ các yếu tố kỹ thuật ( mật độ, khoảng cách và cách cấy) đạt 3 điểm

Câu hỏi 2: Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển của cây lúa sau cấy.

2. Phần kỹ năng thực hành: đánh giá thông qua các bài thực hành

Đánh giá theo các bước thao tác (tham khảo phần 2.1 bài 5) đạt 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu

Bài 1: Cấy ngửa tay

Đánh giá theo các bước thao tác (tham khảo phần 2.2 bài 5) đạt 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu

Bài 2: Cấy bằng máy

Đánh giá theo các bước thao tác (tham khảo phần 2.3 bài 5) đạt 5

Bài 3: Ném mạ khay

Page 70: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

70

điểm trở lên là đạt yêu cầu

5.6. Bài 6: Gieo thẳng

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Nêu được đầy đủ các yếu tố (nhiệt độ, ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng) ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lúa gieo thẳng đạt 8 điểm.

1. Phần kiến thức lý thuyết: đánh giá theo hình thức tự luận. Câu hỏi 1: Các yếu tố chi phối đến sinh trưởng phát triển của lúa gieo thẳng.

- Nêu được yêu cầu về chọn đất và kỹ thuật làm đất cho lúa gieo thẳng

Câu hỏi 2: Yêu cầu về đất và kỹ thuật làm đất cho lúa gieo thẳng

2. Phần kỹ năng thực hành: đánh giá thông qua các bài thực hành

- Đánh giá theo các bước thao tác (tham khảo phần 4.3 bài 6) đạt 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu

Bài 1: Tiến hành gieo thẳng

- Đánh giá theo các bước thao tác (tham khảo phần 5 bài 6) đạt 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu

Bài 2: Chăm sóc sau gieo

VI. Tài liệu cần tham khảo

Đỗ Ánh (2001), Sổ tay trồng lúa, NXBNN Hà Nội Nguyễn Mạnh Chính, Mai Thành Trung (2004), Cỏ dại trong ruộng lúa

và biện pháp phòng trừ, NXBNN Hà Nội. Trương Đích (2004), Kỹ thuật trồng các giống lúa mới, NXBNN Hà Nội. Nguyễn Văn Hoan (2006), Kỹ thuật thâm canh mạ, NXBNN Hà Nội. Phạm Thị Phấn (2010), giáo trình thực tập cây lúa, NXBNN Hà Nội. Trần Ngọc Trang (2002), Sản xuất hạt giống nguyên chủng và F1,

NXBNN Hà Nội 1. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2005), Giáo trình chọn giống cây

trồng, NXBNN Hà Nội.

Page 71: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

71

2. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2007), Giáo trình vi sinh vật học, NXBNN Hà Nội.

Page 72: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY - media.ex-cdn.com

72

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 2949/QĐ-BNN-TCCB ngày 03/11/2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Ông: Nghiêm Xuân Hội Chủ nhiệm 2. Bà: Đào Thị Hương Lan Phó chủ nhiệm 3. Ông: Nguyễn Bình Nhự Thư ký 4. Ông: Trần Thế Hanh Ủy viên 5. Ông: Lê Duy Thành Ủy viên 6. Bà: Nguyễn Thị Mỹ Yến Ủy viên 7. Ông: Vũ Trí Đồng Ủy viên

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Ông Ông Trần Chí Thành Chủ tịch 2. Ông Ông Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký 3. Ông Nguyễn Tiến Huyền Ủy viên 4. Ông Trần Văn Cầm Ủy viên 5. Ông Hoàng Văn Hồng Ủy viên