Liên kết phát triển du lịch - ngheandost.gov.vn NCTD_01.pdf · Duyên hải Nam Trung Bộ...

3
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 2/2016 [13] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc - nam TRUng Bộ N gày 20/2/2016 vừa qua, Hội thảo “Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc - Nam Trung Bộ” được tổ chức tại tỉnh Nghệ An đã thu hút sự quan tâm của các đồng chí Lãnh đạo Trung ương, và địa phương và của nhân dân 14 tỉnh vùng Bắc - Nam Trung Bộ. Hội thảo đã phân tích, thẳng thắn chỉ ra các vấn đề của du lịch miền Trung, đồng thời đem đến một tư duy mới về phát triển duy lịch, tạo ra sự phối hợp, liên kết giữa chính quyền các tỉnh miền Trung, giữa chính quyền với các doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong số này, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghệ An đã tổng hợp nội dung và trích lược giới thiệu một số tham luận tại Hội thảo.

Transcript of Liên kết phát triển du lịch - ngheandost.gov.vn NCTD_01.pdf · Duyên hải Nam Trung Bộ...

Page 1: Liên kết phát triển du lịch - ngheandost.gov.vn NCTD_01.pdf · Duyên hải Nam Trung Bộ là 2 trong 7 vùng du lịch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 2/2016 [13]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Liên kết phát triển du lịchvùng Bắc - nam Trung Bộ

Ngày 20/2/2016 vừa qua, Hội thảo “Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc - Nam Trung Bộ”được tổ chức tại tỉnh Nghệ An đã thu hút sự quan tâm của các đồng chí Lãnh đạo Trung ương,và địa phương và của nhân dân 14 tỉnh vùng Bắc - Nam Trung Bộ. Hội thảo đã phân tích,

thẳng thắn chỉ ra các vấn đề của du lịch miền Trung, đồng thời đem đến một tư duy mới về phát triểnduy lịch, tạo ra sự phối hợp, liên kết giữa chính quyền các tỉnh miền Trung, giữa chính quyền với cácdoanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong số này, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghệ Anđã tổng hợp nội dung và trích lược giới thiệu một số tham luận tại Hội thảo.

Page 2: Liên kết phát triển du lịch - ngheandost.gov.vn NCTD_01.pdf · Duyên hải Nam Trung Bộ là 2 trong 7 vùng du lịch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 2/2016 [14]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Liên kết là xu thế và cũng là yêu cầu bắtbuộc trong phát triển du lịch. Bắc Trung Bộ vàDuyên hải Nam Trung Bộ là 2 trong 7 vùng dulịch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchđịnh hướng phát triển trong Chiến lược pháttriển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn2030. Đây là những vùng có nhiều tiềm năngdu lịch quan trọng, tuy nhiên thời gian qua,việc liên kết khai thác các sản phẩm du lịchchưa được các tỉnh triển khai mạnh mẽ vàthống nhất. Hội thảo khoa học “Liên kết pháttriển du lịch vùng Bắc - Nam Trung Bộ” đượctổ chức nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạngphát triển du lịch của các tỉnh Bắc - NamTrung Bộ nói chung và tỉnh Nghệ An nóiriêng, từ đó đưa ra các giải pháp liên kết pháttriển các sản phẩm, loại hình du lịch của cáctỉnh, thành phố vùng Bắc - Nam Trung Bộ, phùhợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,đồng thời tìm cơ hội hợp tác giữa các bên liênquan trong quản lý, đầu tư về lĩnh vực du lịchvà liên kết phát triển du lịch. Tổng quan về Hộithảo có thể điểm lại một số vấn đề như sau:

1. Hội thảo đã khẳng định khu vực miềnTrung bao gồm Bắc Trung Bộ và

duyên hải Nam Trung Bộ với 14 tỉnh, thànhphố sở hữu những tài nguyên du lịch rất nổibật, tiêu biểu và khác biệt, đặc biệt là các disản văn hóa, tài nguyên du lịch biển và du lịchtâm linh. Với vị trí đặc biệt quan trọng trongchiến lược phát triển du lịch Việt Nam, thờigian qua, khu vực miền Trung đã có nhữngbước phát triển quan trọng, hình thành một sốsản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách,bước đầu đã thu hút các nhà đầu tư đầu tư cơsở hạ tầng, cơ sở lưu trú và dịch vụ, thu hútmột lượng lớn khách du lịch quốc tế và kháchdu lịch nội địa. Tuy nhiên, sự phát triển đóchưa tương xứng, chưa thể hiện vai trò độnglực. Trong khi khu vực duyên hải Nam TrungBộ đã bước đầu hình thành một số điểm đếndu lịch hấp dẫn với nhiều sản phẩm du lịch thìkhu vực Bắc Trung Bộ chưa phát triển tươngxứng. Các sản phẩm du lịch chưa đồng bộ vàchưa tạo được thương hiệu cho vùng cũng nhưtrong từng điểm đến. Liên kết phát triển dulịch lỏng lẻo, thiếu chiều sâu, chất lượng, nhânlực chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguyên nhâncủa những tồn tại, hạn chế trên chủ yếu là dotầm nhìn và việc kiểm soát thực hiện quy

hoạch còn hạn chế và chưa có các chính sách vĩ môcũng như các chính sách cụ thể đối với từng vùng, từngđịa phương trong việc thu hút các nhà đầu tư, đặc biệtlà các nhà đầu tư chiến lược. Và tổ chức thực hiện thìchưa triệt để, chưa kiên quyết, thiếu chuyên nghiệp,chưa có chiều sâu và liên kết. Và có thể nói, trong thờiđiểm hiện nay và trong thời gian tới, du lịch khu vựcmiền Trung bao gồm Bắc Trung Bộ và Nam Trung bộ,trong đó đặc biệt là Bắc Trung bộ có những thách thứccũng như điều kiện thuận lợi hết sức to lớn để tạo ra mộtbước phát triển bứt phá. Sự thách thức trước tiên lànhững hạn chế yếu kém, đặc biệt là những nhận thứcchưa đúng về du lịch. Sự cạnh tranh giữa các nước trongkhu vực ngày càng khốc liệt, biến đổi khí hậu, thời tiết,tính thời vụ ở trong khu vực, kết cấu hạ tầng mặc dù đãđược cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Tácđộng của những yếu tố quốc tế như dịch bệnh, chiếntranh, biến đổi khí hậu cũng tác động đến thị trường dulịch của vùng. Bên cạnh đó là những cơ hội. Tài nguyêndu lịch nổi bật và khác biệt của vùng là lợi thế so sánhrất có sức cạnh tranh trong khu vực. Sự quan tâm củalãnh đạo Đảng, Nhà nước là động lực cho sự chuyểnbiến về chính sách để tạo ra sự phát triển đột phá. Cơsở hạ tầng không ngừng được nâng cấp cũng đem lại cơhội mới cho sự phát triển. Sự hội nhập và xu hướng pháttriển của thị trường cả quốc tế và nội địa cũng đem lạicho du lịch vùng Bắc - Nam Trung Bộ thời cơ mới.

2. Hội thảo nêu ra định hướng và giải pháp chủyếu để phát triển du lịch vùng Bắc - Nam

Trung Bộ, tập trung vào 5 nhóm vấn đề:Thứ nhất, cần phải có sự chuyển biến trong nhận

thức về du lịch, có tầm nhìn đúng về du lịch của khuvực miền Trung và phát triển miền Trung phải trở thànhmột không gian thống nhất, đẳng cấp, có chất lượng cao,đáp ứng được yêu cầu về hội nhập và khả năng cạnhtranh cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường caocấp nhất, phát huy các tài nguyên du lịch đặc sắc vàkhác biệt của khu vực, đóng góp xứng đáng cho du lịchViệt Nam.

Thứ hai, về đầu tư, việc ban hành những chính sáchđể thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư của các nhà đầu tưchiến lược sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc nâng caochất lượng và tính hấp dẫn của sản phẩm cũng như củađiểm đến. Bên cạnh đó, việc đầu tư phải có trọng tâmtrọng điểm, không dàn trải.

Thứ ba, trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ,cần phải tạo ra các chuỗi sản phẩm nổi bật, hấp dẫngắn với tài nguyên tiêu biểu và khác biệt của từngvùng, từng tỉnh. Chú trọng các yếu tố khác biệt vàtránh trùng lặp trong sản phẩm. Sản phẩm phải đồng

Page 3: Liên kết phát triển du lịch - ngheandost.gov.vn NCTD_01.pdf · Duyên hải Nam Trung Bộ là 2 trong 7 vùng du lịch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 2/2016 [15]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

bộ và chất lượng, phải có vai trò của doanhnghiệp trong đầu tư và phát triển sản phẩmcó ý nghĩa quyết định.

Thứ tư là vấn đề liên kết, đây là một giảipháp có ý nghĩa then chốt được Hội thảo tậptrung phân tích, trong đó tập trung vào cáckhía cạnh:

Về liên kết theo vùng: tăng cường liên kếttheo trục Bắc - Nam - Trung Bộ và liên kếttheo từng cụm, từng vùng. Ở đây nhấn mạnhliên kết theo cụm, vùng. Hiện nay, vùng NamTrung Bộ đã bước đầu hình thành liên kết của3 tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế;liên kết Thừa Thiên Huế với Quảng Trị, QuảngBình. Bắc Trung Bộ thì có liên kết giữa ThanhHóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và nối với QuảngBình. Ở quy mô vùng, hình thành liên kết giữaNam Trung Bộ với TP Hồ Chí Minh và cáctỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; Bắc Trung Bộvới Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.Trọng tâm liên kết tập trung vào các vấn đề:1/ Liên kết trong ý tưởng xây dựng quy hoạchvà kết nối hạ tầng. 2/ Liên kết trong phát triểnsản phẩm. 3/ Liên kết trong hoạt động quảngbá xúc tiến, gắn với thị trường du lịch đặc thùcủa các cụm, vùng. Ví dụ như khu vực duyênhải Nam Trung Bộ thì tập trung thu hút kháchTrung Quốc, khách Nga và Châu Âu. Nhữngtỉnh Trung Trung Bộ thì tập trung thu hútkhách Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Cònkhu vực Bắc Trung Bộ từ Hà Tĩnh đến ThanhHóa chủ yếu thu hút khách nội địa (Hiện nay,đối với từng tỉnh, từng địa phương, từng điểmđến thì khách nội địa và khách quốc tế khôngcó sự khác biệt trong đóng góp và khả năng

chi tiêu của khách nội địa ngày càng cao). 4/ Xây dựngvà định hình thương hiệu. 5/ Liên kết trong việc trao đổikhách giữa các điểm đến, giữa các vùng, các tỉnh. 6/ Liênkết trong trao đổi nguồn nhân lực.

Về liên kết ngành: ngành du lịch là ngành liên quan đếnrất nhiều lĩnh vực. Các yếu tố để cấu thành nên sản phẩmcủa ngành du lịch là do rất nhiều ngành cung ứng mà tựthân ngành du lịch không thể giải quyết được. Cho nên cầncó sự liên kết giữa ngành du lịch với các ngành khác.

Vấn đề thứ năm là vấn đề quản lý điểm đến, đảm bảoan ninh, xây dựng thương hiệu và tạo niềm tin cho kháchdu lịch. Ở đây, việc nâng cao nhận thức rất là quan trọng.Song song với việc đầu tư cần có sự quản lý tốt đối vớisản phẩm du lịch thì mới tạo ra niềm tin và sự hấp dẫncho điểm đến.

3. Hội thảo cũng đặt ra những hành động cần làmngay cho du lịch vùng Bắc - Nam Trung Bộ:

Cần phải xây dựng quy hoạch và thể hiện tầm nhìnđối với vị trí và vai trò của du lịch miền Trung trongchiến lược phát triển du lịch cả nước. Cần nâng cao ýthức về du lịch và có sự chung tay hành động.

Đề xuất các chính sách thu hút đầu tư theo trọng điểmvà tạo ra các động lực, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tưchiến lược.

Về vấn đề liên kết, cần nghiên cứu để xây dựng môhình tổ chức và cơ chế liên kết. Trong đó, việc thành lậpban điều phối và cơ quan thường trực của ban điều phốiđể trực tiếp triển khai các chỉ đạo trong hợp tác liên kếtvà tập trung triển khai năm nội dung liên kết đã nêu làrất cần thiết.

Từng tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan đối tác cóliên quan, bao gồm các cơ quan nhà nước, các doanhnghiệp, người dân cùng chung tay hành động theo tráchnhiệm, theo định hướng cụ thể./.

Lê Hiền (Tổng hợp)

“Vùng Bắc - Nam Trung Bộ có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc với nhiều di sản.Tuy nhiên, nhìn chung các tỉnh chúng ta vẫn chưa khai thác và phát huy được tiềm năng và lợi thếquan trọng đó để phát triển; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ còn thấp, tínhcạnh tranh chưa cao so với các trung tâm du lịch lớn trong cả nước. Thương hiệu điểm đến của cácđịa phương trên bản đồ du lịch vùng, khu vực và thế giới chưa rõ ràng, thậm chí chưa được chútrọng. Vì vậy, để tìm một hướng đi cho du lịch các tỉnh vùng Bắc - Nam Trung Bộ, nhằm khai tháccó hiệu quả thế mạnh tài nguyên du lịch của mỗi địa phương; đồng thời, từng bước liên kết tạođiểm đến chung trên cơ sở hình thành chuỗi các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn để thu hút dukhách là việc làm rất cần thiết và cấp bách” (Phát biểu của đồng chí Nguyễn Xuân Đường - Chủtịch UBND tỉnh Nghệ An tại Hội thảo).