LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

96
1 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM T ỈNH ĐỒNG NAI 1930 1954

Transcript of LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

Page 1: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

1

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TỈNH ĐỒNG NAI1930 – 1954

Page 2: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

2

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMTỈNH ĐỒNG NAI

LỊCH SỬĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TỈNH ĐỒNG NAI1930 - 1954

TẬP 1

NHÀ XUẤT BẢN ĐỒNG NAI

1997

Page 3: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

3

CHỈ ĐẠO THỰC HIỆNVÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG:

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY ĐỒNG NAI

CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN : PHAN VĂN TRANG

CHỦ BIÊN: LÂM HIẾU TRUNG

BAN BIÊN SOẠN: TRẦN QUANG TOẠITRẦN TOẢNNGUYỄN QUANG HỮUNGUYỄN THỊ HỒNG

Page 4: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

4

LỜI GIỚI THIỆU

ơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,Đảng bộ và nhân dân các dân tộc ở Đồng Nai đã một lòng đi theoĐảng, chiến đấu kiên cường, giành được nhiều thắng lợi vẻ vang góp

phần xứng đáng cùng toàn dân viết lên những trang sử vàng chói lọi: Cách mạngTháng Tám thành công, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắnglợi, đã và đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựn g quê hương ngàycàng giàu mạnh.

Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam bộ có vị trí chiến lược trọng yếu về quânsự và kinh tế. Trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâmlược, mảnh đất này là nơi đụng đầu quyết liệt, nơi diễn ra cuộc đấu tra nh liên tụcvà toàn diện giữa ta và địch. Những địa danh lịch sử như: Chiến khu Đ, chiến khurừng Sác (1[1]), các chiến thắng La Ngà, sân bay Biên Hòa, Xuân Lộc… gắn liền vớinhững chiến công vang dội, là niềm tự hào của quân dân Đồng Nai và cả nước

Cũng trên mảnh đất này đã sản sinh ra hàng nghìn, hàng vạn cán bộ, chiếnsĩ, đồng bào đồng chí kiên trung bất khuất, một lòng một dạ chiến đấu hy sinh vìđộc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân mà tên tuổi của họ đã đivào lịch sử hào hùng của dân tộc như một điểm son ngời sáng.

Cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng, Đảng bộ Đồng Nai ngàycàng lớn mạnh và trưởng thành. Trải qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, tổ chứcĐảng vẫn còn tồn tại giữa lòng dân, lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng,giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Những thành quả đó là kết tinh của bao xương máu, mồ hôi, nước mắt củanhiều thế hệ đồng bào, đồng chí trong tỉnh và đã trở thành truyền thống hào hùng,là tài sản vô giá của địa phương.

Ghi lại những chặng đường lịch sử chiến đấu của Đảng bộ và nhân dân talà một việc làm thiết thực và cấp bách nhằm phát huy truyền thống cách mạng vẻvang của Đảng bộ và nhân dân trong toàn tỉnh; củng cố lòng tin và tự hào chínhđáng của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân; tăng cường sự đoàn kết nhất trítrong Đảng, sự gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân; nâng cao trình độ lãnhđạo và năng lực công tác của các cấp ủy Đảng, của cán bộ đảng viên để hoànthành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng; góp phần giáodục lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ mai sau.

Chúng ta vô cùng trân trọng và tự hào về sự cống hiến, hy sinh to lớn củađồng bào, đồng chí trong suốt hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng kiên cường, đãđể lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

(1[1]) Có tài liệu ghi là Rừng Sát

H

Page 5: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

5

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đồng Nai lần thứ V, thứ VI, sự chỉđạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự đóng góp tư liệu, ý kiến của nhiều cán bộ cáchmạng lão thành, cán bộ, chiến sĩ, đảng viên và nhân dân trong toàn tỉnh, bộ phậnnghiên cứu lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai đã tiến hành sưutập và biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Naigồm 3 tập: Tập I, trình bày lịch sử Đảng bộ từ khi hình thành (1930 – 1954). TậpII, Đảng bộ lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.Tập III, Đảng bộ Đồng Nai lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa. Đến nay, tập I đã hoàn thành, tập II đã xong phần kháng chiến chốngPháp. Lần xuất bản này, quyển sách s ẽ bao gồm tập I và một phần tập II (khángchiến chống Pháp).

Việc nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng bộ là một công trình khoa học córất nhiều khó khăn phức tạp. Bộ phận biên tập đã có nhiều cố gắng trong việc sưutầm, biên soạn và được sự đóng góp, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan nghiêncứu, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Song do trình độ chuyênmôn và điều kiện nghiên cứu, sưu tầm tư liệu của cán bộ còn hạn chế, cuốn sáchkhông tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót. Chúng tôi mong nhận đượcnhiều ý kiến đóng góp của các đồng chí và đồng bào để tiếp tục sửa chữa, bổ sunghoàn chỉnh hơn và thêm nhiều kinh nghiệm khi tiếp tục biên soạn tập II (phầnchống Mỹ) và tập III.

Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả cáccơ quan và đồng bào, đồng chí đã đóng góp nhiều công sức để hoàn thành cuốnsách này.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sảnViệt Nam tỉnh Đồng Nai và xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Biên Hòa, ngày 20 tháng 10 năm 1996TRẦN THỊ MINH HOÀNG

Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Page 6: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

6

PHẦN I

ĐẢNG BỘ BIÊN HÒA TỪ KHITHÀNH LẬP ĐẾN CÁCH MẠNG

THÁNG TÁM 1945

Page 7: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

7

ĐỒNG NAI :

VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI TRUYỀN THỒNG

ồng Nai là một tỉnh ở miền Đông Nam bộ, vùng đất nối liền giữaNam bộ, cực Nam Trung bộ và Nam Tây Nguyên.

Tỉnh Đồng Nai phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp biển vàtỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía tây giáp tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, thànhphố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận. Diện tích tự nhiên của tỉnh5.864,77 km2 (2[2]).

Đất Đồng Nai theo nhà sử học Lê Quý Đôn viết trong “ Phủ Biên Tạp Lục”là tên gọi của cả vùng đất Nam bộ rộng lớn: “…Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai từcửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàngngàn dặm…”

Năm 1698, Nguyễn Hữu Kính (Nguyễn Hữu Cảnh) được chúa Nguyễn PhúcChu cử vào kinh lược xứ Đàng trong, ông đã xây dựng hệ thống hành chánh vàthiết chế xã hội của người Việt ở Nam bộ: “Lấy đất Nông Nại là phủ Gia Định, lậpxứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làmhuyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đặt một chức lưu thủ, cai bộ vàký lục để cai trị” (3[3]).

Từ năm 1698 đến nay, địa lý hành chính của Đồng Nai nhiều lần thay đổitheo sự biến thiên của lịch sử với các tên gọi: Trấn Biên (1698), trấn Biên Hòa(1808), tỉnh Biên Hòa (1832), đến năm 1957, chính quyền Sài Gòn cắt huyện XuânLộc lập tỉnh Long Khánh.

Với cách mạng, trong 30 năm kháng chiến (1945-1975), do yêu cầu của chiếntrường, địa bàn Đồng Nai nhiều lần tách nhập, hình thành các tỉnh với tên gọi: tỉnhBiên Hòa, Thủ Biên, Bà Rịa - Long Khánh, Bà Biên, Phước Thành, U1,

(2) Số liệu Chi Cục Thống kê Đồng Nai

(3[3]) Trịnh Hoài Đức - Gia Định thành Thông Chí - tập trung, trang 12

Đ

Page 8: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

8

Phân khu 4, thành phố Biên Hòa, Phân khu Bà Rịa, Tân Phú (4[4]).

Tháng 1- 1976, tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở sáp nhập các tỉnhBiên Hòa (nông thôn, thị xã), Bà Rịa – Long Khánh, Tân Phú. Tháng 8 – 1991,theo quyết định của kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khóa VIII lập thêm tỉnh Bà Rịa – VũngTàu. Ba huyện Long Đất, Châu Thành, Xuyên Mộc thuộc tỉnh mới.

Tỉnh Đồng Nai có 9 huyện, thị, thành phố: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc,Long Khánh, Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu và thành phố BiênHòa, gồm 163 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh 2.047.899 (5[5]) người gồmnhiều dân tộc như Kinh, Hoa, Châu ro, Stiêng, Mạ, K’ho, Chăm, Khơmer, Tày,Nùng…, trong đó người Kinh chiếm 92,8 %.

Đồng Nai có 5 tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài,Hòa Hảo. Riêng Phật giáo và Th iên Chúa giáo là 2 tôn giáo có tín đồ đông nhất ởtỉnh. Đạo Phật vào Đồng Nai từ lâu đời và có quan hệ tốt với cách mạng (6[6]). ĐạoThiên Chúa giáo vào Đồng Nai từ cuối thế kỷ XVII. Ngoài 5 tôn giáo trên, nhândân Đồng Nai còn có tín ngưỡng thờ cúng ông b à tổ tiên, tôn thờ những vị thần cócông khai phá lập làng xã, có công với đất nước (như đình thần ).

Về địa hình, Đồng Nai hình thành 2 vùng, vùng trung du thuộc địa bàn tiếpgiáp với cao nguyên Lâm Đồng có huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, LongKhánh, Thống Nhất. Vùng đồi thoai thoải và đồng bằng có huyện Vĩnh Cửu, phíatây huyện Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch.

Đồng Nai có vài núi. Núi cao nhất là núi Chứa Chan ở Xuân Lộc (817m).

(4[4]) 05- 1951: Thủ BiênNăm 1955: Biên Hòa09- 1960 : Thủ Biên07- 1961 : Biên Hòa - Bà Rịa12- 1961 : Nhập thêm tỉnh Long Khánh03- 1963 : Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh04- 1963 : Bà Biên (Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh)09- 1965 : U1, Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh12- 1966 : U1, Bà Biên (Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh)10- 1967 : U1, Phân khu 4, Bà Rịa - Long Khánh05- 1971 : Phân khu Thủ Biên (Phân khu 5 - U1), Phân khu Bà Rịa10- 7972 : Biên Hòa, Bà Rịa - Long KhánhSau hiệp định Paris năm 1973, tỉnh Biên Hòa, thành phố Biên Hòa và tỉnh Bà Rịa - Long Khánh.Đầu năm 1974: Trung ương Cục thành lập thêm tỉnh căn cứ Tân Phú.

5 [5] (Số liệu thống kê đến tháng 4 năm 1996)(6[]) Những ngôi chùa cổ như Đại Giác Tự ở Hiệp Hòa, Bửu Phong ở Tân Bửu, Long Thiền ở Bửu Hòa(6[6]) Sau năm 1954, 147.000 đồng bào Thiên Chúa giáo từ miền Bắc đã vào định cư ở Đồng Nai

Page 9: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

9

Diện tích rừng Đồng Nai chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên. Rừng ĐồngNai thuộc loại rừng nhiệt đới có nhiều loại gỗ quý như cẩm, gõ, trắc, căm xe, giánghương, bằng lăng, sao… nhiều loại cây thuốc như tô mộc, sa nhân,… Các loại thúlớn như voi, tê giác, hổ, nai… và hàng trăm các loại chim thú, loà i bò sát khác.Trong 2 cuộc kháng chiến, rừng Đồng Nai gắn liền với những căn cứ địa, chiếnkhu nổi tiếng như Chiến khu Đ, Rừng Sác… Trong kháng chiến chống Mỹ, rừngĐồng Nai bị thiệt hại do bom đạn, chất độc hoá học, khai hoang của đế quốc Mỹgây ra. Từ sau ngày thống nhất đất nước, do sự hạn chế về nhận thức, do quản lýyếu kém, khai thác thiếu quy hoạch nên rừng Đồng Nai ngày càng bị cạn kiệt.

Hiện nay, Đồng Nai còn rừng Nam Cát Tiên là rừng nguyên sinh nhiệt đới, độẩm cao có nhiều loại cây, thú hiếm đã được Nhà nước công nhận là “Rừng Quốcgia”.

Những ngọn núi lửa ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm đã để lạinhững lớp nham thạch tạo nên một vùng đất đỏ bazan màu mỡ rộng lớn ở Tân Phú,Xuân Lộc, Thống Nhất, rất thích hợp với việc xây dựng vùng chuyên canh câycông nghiệp dài ngày, ngắn ngày (cao su, thuốc lá, tiêu, điều, mía…).

Đồng bằng Đồng Nai nằm trải nghiêng về biển Đông, là vùng đất phù sa mới,trọng điểm lúa của tỉnh là Long Thành. Nằm dọc hai bên triền sông Đồng Nai từTân Triều (Vĩnh Cửu) đến Phú Hội (Long Thành). Là vùng cây trái xum xuê bốnmùa xanh tốt với các loại cây ăn trái nổi tiếng như bưởi Tân Triều, sầu riêng, chômchôm…

Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai mùa. Mùamưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa bìnhquân 1.700mm. Đồng Nai rất ít khi xảy ra thiên tai lũ lụt, lượng nước và giờ nắngphù hợp càng tạo thêm điều kiện để phát triển nông nghiệp toàn diện.

Lòng đất Đồng Nai chứa nhiều khoáng sản quý, nổi tiếng như đá xây dựn g,đất sét, cao lanh dùng cho vật liệu xây dựng, hàng gốm mỹ nghệ, hình thành nhữnglàng gốm, lu, gạch, ngói nổi tiếng như Tân Vạn, Bửu Hòa, Hóa An; than bùn làmchất đốt; các loại đá ốp lát, đá quý làm hàng xuất khẩu…

Đồng Nai có nhiều sông suối. Sông Đồng Nai là sông lớn nhất ở miền ĐôngNam bộ bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, đoạn chảy qua tỉnh dài 290 km, cónhiều phụ lưu như sông Bé, sông La Ngà. Ngoài nguồn nước phục vụ cho nôngnghiệp, sinh hoạt, sông Đồng Nai còn là nguồn “vàng trắng” với công trình thủyđiện Trị An công suất 420.000 kw, cung cấp điện cho cả Nam bộ (7[7]).

Đồng Nai nằm trong khu vực tam giác trọng điểm kinh tế thành phố Hồ ChíMinh - Biên Hòa - Vũng Tàu có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ phía đôngnam Sài Gòn; là đầu cầu nối thông ra biển Đông. Đồng Nai có khu công nghiệpBiên Hòa lớn nhất ở miền Nam (8[8]). Rừng Đồng Nai nối liền rừng Tây Nguyên,

(7[7]) Đồng Nai còn các sông suối lớn khác như: La Ngà, Đồng Môn, Lá Buông, R ạch Đông, Suối Cả, Thị Vải, ÔngKèo…(8[8]) Hiện nay đã quy hoạch tất cả 11 khu công nghiệp trên toàn tỉnh.

Page 10: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

10

cực nam Trung bộ tạo nên một hành lang, một căn cứ liên hoàn của cách mạng ởNam bộ.

Đồng Nai có hệ thống đường giao thông thuận lợi. Quốc lộ 1 nối liền thànhphố Hố Chí Minh - miền Bắc qua Đồng Nai; quốc lộ 51 Biên Hòa đi Vũng Tàu;quốc lộ 20 đi Tây Nguyên, xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn (30km). Ngoài ra còn có hệthống đường liên tỉnh số 2, 3, 16, 24, 25 thuận lợi cho giao thông vận chuyển hàngkinh tế, quân sự. Đồng Nai có đường sắt xuyên ngang dài 90km; đường sông ĐồngNai, sông Lòng Tàu thông ra biển Đông. Đường không Đồng Nai có sân bay BiênHòa - trước đây được đế quốc Mỹ sử dụng cho mục tiêu chiến tranh xâm lượcViệt Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), ta tiếp quản sửdụng bảo vệ Tổ quốc.

Trong 30 năm chiến tranh, Đồng Nai luôn là một chiến lược quan trọng đượcthực dân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng thành một hậu cứ trực tiếp cho Sài Gòn.Đặc biệt trong chiến tranh xâm lược, địch xây dựng Đồng Nai thành một trung tâmchỉ huy đánh phá cách mạng ở miền Đông Nam bộ. Chúng mở rộng, hiện đại hóasân bay chiến lược Biên Hòa và 18 sân bay dã chiến khác, xây dựng nhiều căn cứquân sự lớn (Quân đoàn 3 ngụy, Nha Cảnh sát, Bộ Tư lệnh dã chiến II Mỹ, căn cứhuấn luyện Nước Trong…), kho tàng (lớn nhất là kho liên hợp Long Bình), trungtâm huấn luyện Nước Trong. Biên Hòa cũng là nơi địch lập “phòng tuyến thép”cuối cùng để bảo vệ chế độ Sài Gòn.

Với cách mạng, Đồng Nai là nơi sớm hình thành giai cấp công nhân, đông đảolà công nhân cao su cùng với nông dân lao động là lực lượng nòng cốt của cáchmạng. Ngay từ khi ra đời, Đảng chỉ đạo xây dựng cơ sở cốt cán trong quần chúngđể lãnh đạo quần chúng hành động cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược , Đồng Nai là một trong những trung tâmcách mạng với hệ thống căn cứ địa liên hoàn, nơi đứng chân chỉ đạo của Khu ủymiền Đông, Xứ ủy Nam bộ, Trung ương Cục; là địa bàn quan trọng đứng chân củaquân chủ lực ta tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh Mỹ ngụy, là một hànhlang, đầu cầu tiếp nhận hàng chi viện từ hậu phương miền Bắc cho miền Đông.Đây cũng là nơi diễn ra trận quyết chiến đập tan tuyến phòng thủ phía đông SàiGòn của địch, tạo điều kiện cho chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Cách đây từ 2500 đến 4000 năm, Đồng Nai là một trong những địa bàn cư trúcủa dân cư bản địa, họ đã tạo cho mình một nền văn minh khá đặc sắc. Hàng chụcdi chỉ khảo cổ đã được khai quật tại Đồng Nai (9[9]) với hàng ngàn hiện vật gồmcông cụ sản xuất bằng đá, đồ sắt được chế tác tinh vi đã khẳng định đất Đồng Naixưa là một trung tâm dân cư đông đúc có nền kinh tế khá phát triển ở miền ĐôngNam bộ. Như vậy, về mặt thiết chế xã hội, Đồng Nai là một tỉnh còn trẻ so vớichiều dày lịch sử của dân tộc (10[10]). Thế nhưng, từ trước đó rất lâu, người Việt đã

(9[9]) Hàng Gòn, Suối Chồn, Bình Giã, Cái Vạn, Long Giao, Suối Linh.(10[10]) Tính từ năm 1698 đến 1998 Biên Hòa – Đồng Nai tròn 300 năm.

Page 11: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

11

có mặt trên đất này cùng với dân cư bản địa như người Châu ro, Stiêng, Chăm…“Chung lưng đấu cật” chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống phồn vinh.Theo Phan Khoang trong cuốn “Việt sử xứ đàng trong” (11[11]) từ năm 1630 vùngđất Kroykro (tức Sài Gòn, Biên Hòa, Bà Rịa) đã có nhiều người Việt đến khai pháđất đai.

Giữa thế kỷ XVII, những người dân đói khổ vì chiến tranh Trịnh - Nguyễn, vìnạn bóc lột của vua quan, những tội nhân, những người lính chống chiến tranh đàongũ đã đi về phía Nam tìm đất sống. Họ đi bằng ghe thuyền, đi lẻ tẻ, có khi đi cảgia đình. Mức độ chiến tranh giữa 2 tập đoàn phòng kiến Trịnh - Nguyễn càng gaygắt thì số người tìm đường vào Nam cũng tăng lên. Những người Việt đã hợp sứcvới nhau cùng cư dân tại chỗ khai hoang lập làng sinh sống ở vùng đất Môxuy (MôSoài) nay là các khu vực thuộc xã Long Hương, Phước Lễ lên Đất Đỏ, huyện LongĐất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Một bộ phận người Việt khác theo dòng sông Đồng Nai ngược lên phía Bắclập làng Mỹ Uyên (Tân Uyên), định cư ở các vùng ven sông lập làng xóm mới:Bến Gỗ, Bến Đá, Cù Lao Rùa, Cù Lao Phố… Cuối những năm 70 của thế kỷ XVII,ngoài người Việt và cư dân bản địa còn có các nhóm người Hoa từ Quảng Đông,Quảng Tây chủ yếu là quan quân nhà Minh chống đối sự xâm lăng của nhà MãnThanh đã trốn chạy qua Việt Nam, được chúa Nguyễn cho ẩn náu và sinh sống ởNam bộ. Đến Biên Hòa có nhóm Trần Thượng Xuyên (1695) được phép định cư ởvùng Bàn Lân, Cù Lao Phố.

Như vậy, những lớp cư dân người Việt vào đất Biên Hòa Đồng Nai là nhữngtầng lớp phản kháng mọi áp bức, hà khắc của chế độ phong kiến. Họ là nhữngngười yêu lao động, muốn được phóng khoáng tự do, những lớp người này đã cùngchống chọi với thiên nhiên tạo dựng nên một cuộc sống vật chất và tinh thần phongphú. Một giáo sĩ người Pháp Chritipho Boris có dịp đến đất Đồng Nai đã nhận xét:“ Dân ở đây sống thuận hòa, cư xử với nhau thẳng thắn, thật thà như anh em ruộtthịt”.

Có tinh thần đoàn kết, có đức tính cần cù lao động, những người dân Việtcùng cư dân tại chỗ đã “biến những đám rừng hoang vu và cỏ rậm, mỗi đám rừngcó thể rộng hơn nghìn dặm”(12[12]) thành xóm làng trù phú, những cánh đồng xanhtươi và cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Bên cạnh nền nông nghiệp lúa nước, nghề tiểu thủ công cũng đa dạng nhưmộc, gốm, đúc đồng, khai thác và trạm trổ đá… những sản phẩm này dùng để muabán và trao đổi với các vùng khác trong nước.

Từ giữa thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, Cù lao Đại Phố (nay là xã Hiệp Hòa -Biên Hòa) đã trở thành một hải cảng lớn, một trung tâm thương mại sầm uất ởNam bộ, đầu mối giao lưu với kinh tế nước ngoài. Trịnh Hoài Đức đã mô tả CùLao Đại Phố như sau: “Lầu quá đôi tầng rực rỡ trên bờ sông, liên lạc năm dặm và

(11[11]) Phan Khoang - Việt sử xứ đàng trong , Nhà xuất bản Khai Trí – Sài Gòn năm 1970 - trang 401- 404.(12[12]) Lê Quý Đôn - Phủ Biên Tạp Lục , Quyển IV - từ 2019.

Page 12: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

12

phân hoạch ra làm 3 nhai lộ. Nhai lớn ở giữa phố lát đá trắng, nhai ngang lát đáong, nhai nhỏ lát đá xanh, đường sông bằng phẳng, người buôn tụ tập đông đảo,tàu biển ghe sông đến đậu chen lấn nhau, còn những nhà buôn to ở đây thì nhiềuhơn hết13[13].

Trong quá trình xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã tìm thấy ở Đồng Nai mộtmiền đất nước được thiên nhiên ưu đãi , giàu tài nguyên đáp ứng được yêu cầu bóclột làm giàu cho chúng. Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân đã đượctoàn quyền Paul Doumer vạch ra từ năm 1897: Xây dựng cơ sở hạ tầng ĐôngDương với một quy mô to lớn, một hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông,bến cảng để phục vụ cho việc khai thác Đông Dương… đẩy mạnh sản xuất vàthương mại của thuộc địa bằng việc phát triển công cuộc thực dân của người Phápvà lao động người bản xứ.

Tư bản Pháp đã đổ xô đầu tư vốn khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biên Hòa,mạnh nhất là vào những năm đầu thế kỷ XX. Chúng xây dựng hệ thống xí nghiệpcông nghiệp khai thác lâm sản, những công ty đồn điền khai thác cao su.

Cùng với công cuộc khai thác thuộc địa của tư bản thực dân Pháp, giai cấpcông nhân ở Đồng Nai hình thành. Mức độ khai thác càng cao thì số lượng côngnhân càng tăng lên. Người công nhân phải bán sức lao động để kiếm sống, biếtmình bị bóc lột, kiếp sống ngựa trâu nhưng không có cách nào khác. Trước năm1914, số lượng công nhân làm ở các công trường, xí nghiệp, các đồn điền cao su ởBiên Hòa là 2.500 người. Đến năm 1930, riêng công nhân cao su ở Biên Hòa tănghơn 4 lần.

Đội ngũ công nhân các xí nghiệp, công ty đồn điền hầu hết được tư bản thựcdân Pháp tuyển mộ từ những người nông dân nghèo khổ chịu sự chà đạp, bóc lộtcủa địa chủ phong kiến ở miền Trung, miền Bắc. Hình thức tuyển dụng của tư bảnthực dân là “mộ phu” hay ký công tra (giao kèo). Sự thực của hình thứ c tuyển dụngnày được tờ báo Volonté Indochinoise (Ý chỉ Đông Dương) ra ngày 10 tháng 8năm 1927 vạch trần: “Đó là sự tái bản trong giữa thế kỷ XX này của cái chợ buônnô lệ”.

Thực dân Pháp cùng bọn mộ phu đã cố thêu dệt nên một “thiên đường” đất đỏNam kỳ. Nhưng khí hậu khắc nghiệt của núi rừng, sự bóc lột của bọn chủ Tây bằngchế độ lao động nặng nhọc, ăn uống thiếu dinh dưỡng, thường xuyên bệnh đauthiếu thuốc uống, lại bị bọn địa chủ, cai, xu, xếp đánh đập, cúp phạt đã biến nhữngđồn điền cao su của tư bản Pháp ở Biên Hòa thành những “địa ngục trần gian” đốivới người phu cao su. Người công nhân cao su chết dần chết mòn, ít ai hết hạn giaokèo lại được trở về quê nhà.

Sự bóc lột của người công nhân cao su càng tồi tệ thì lợi nhuận của bọn tư bảnthực dân càng không ngừng tăng lên. Do vậy, mâu thuẫn giữa đội ngũ công nhânBiên Hòa và bọn chủ tư bản ngày càng gay gắt.

(13[13]) Trịnh Hoài Đức – Gia Định Thành Thông Chí

Page 13: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

13

Ngoài giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tại Biên Hòa cũng là nạn nhâncủa chế độ thực dân phong kiến.

Ở nông thôn Biên Hòa, quá trình khai phá đất đai dần dần dẫn đến sự phânhóa giai cấp, đó là giai cấp địa chủ và người tá điền làm thuê. Nhất là dưới chế độthực dân phong kiến, bọn tư bản thực dân cấu kết với giai cấp địa chủ, tìm mọicách cướp ruộng rẫy của nông dân các vùng đất đỏ bazan để mở rộng đồn điềntrồng cao su, cà phê… và biến những người nông dân không còn tư liệu sản xuấtđó thành những người phu nô lệ làm thuê làm mướn cho bọn chủ. Thêm vào đó lànạn thuế khóa nặng nề, lao dịch quanh năm. Cuộc sống nông dân ngày càng túngbấn, nợ nần, đói rét. Ngược lại, bọn địa chủ ngày càng giàu có. Sự phân hóa xã hộiđã dẫn đến mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân nghèo với giai cấp địa chủ, sự mâuthuẫn này càng gay gắt và tất yếu sẽ xảy ra đấu tranh giai cấp giữa nông dân vớiđịa chủ.

Biên Hòa có tầng lớp thợ tiểu thủ công nghiệp làm thuê ở các lò lu, lò gạchngói, lò gốm tập trung ở vùng Tân Vạn, Bửu Hòa, Hóa An, Tân Hạnh… Hầu hếthọ đều xuất thân từ giai cấp nông dân bị phá sản, hoặc vừa làm nông nghiệp vừalàm thợ tiểu thủ công nghiệp. Cuộc sống lao động của họ vô cùng vất vả cực nhọcđể làm giàu cho bọn chủ.

Tầng lớp tiểu tư sản ở Biên Hòa, cuộc sống dựa vào đồng lương của chínhquyền thực dân nửa phong kiến. Một số là “công chức cao cấp” như đốc phủ sứ, trihuyện, tri phủ khá giả, còn đại đa số là công chức nhỏ, tư chức, giáo viên, họcsinh… phải chạy ăn hàng ngày cuộc sống tối tăm, bế tắc về chính trị, về kinh tế bịảnh hưởng bởi chính sách thuế khóa, biến động về giá cả.

Về văn hóa, chính quyền thực dân áp dụng chính sách ngu dân, 95% nhân dânBiên Hòa mù chữ. Trong hơn 7000 công nhân cao su chỉ có 120 người đi học.Toàn huyện Long Thành (từ năm 1929 đến năm 1932) chỉ có một trường học dạyđến lớp 1 (ở Phước Thiền), một trường dạy đến lớp 2 (Phước Lộc). Toàn tỉnh BiênHòa chỉ có 3 trường tiểu học.

Riêng quận Xuân Lộc có một trường tiểu học nhưng để dành cho con em côngchức Pháp, quan lại, địa chủ. Ở thị xã Biên Hòa tuy có nhiều trường học hơn,nhưng cũng chỉ dạy đến cấp I (trường tiểu học Nguyễn Du), Trường Bá nghệ(École D’art). Các thị trấn, thị xã nhan nhản những tiệm rượu (viết tắt RA) và tiệmhút thuốc phiện (viết tắt RO) do bọn thực dân Pháp quản lý và khuyến khích ngườidân sử dụng. Nạn cờ bạc, hút xách từ thị trấn đến nông thôn, đồn điền cao su đượcmở ra để làm bần cùng hóa người d ân.

Chế độ khai thác thuộc địa dã man của thực dân tư bản Pháp, sự cấu kết chặtchẽ giữa thực dân với địa chủ phong kiến đã làm phân hóa xã hội Biên Hòa mộtcách sâu sắc, nảy sinh nhiều mâu thuẫn, trong đó có 2 mâu thuẫn cơ bản: mâuthuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chế độ thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa các tầnglớp nhân dân lao động mà chủ yếu là giai cấp công nhân, nông dân với bọn tư bản(bản xứ và thực dân) cấu kết với bọn địa chủ phong kiến.

Page 14: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

14

Ngay từ khi mở đất, thiên nhiên khắc nghiệt ở Biên Hòa đã buộc người dânViệt, dân bản địa đoàn kết một lòng chống lại thú dữ, thiên tai, lam sơn chướngkhí. Sự bóc lột của thực dân và địa chủ đã làm cho tình thương yêu, đoàn kết tươngái giai cấp trong nông dân, công nhân và các tầng lớp lao động khác ngày càng gắnbó hơn. Giai cấp công nhân Biên Hòa, đại đa số xuất thân từ nông dân đã liên kếtvới giai cấp này thành “đồng minh” tự nhiên với nhau. Cùng với truyền thống vănhóa, tinh thần lao động cần cù đã tạo nên lòng yêu thương quê hương tha thiết, tinhthần đoàn kết giai cấp, đoàn kết trong nhân dân, là truyền thống quý báu của nhândân Biên Hòa.

Ngày 12 tháng 2 năm 1859, liên quân Pháp -Y Pha Nho nổ súng đánh chiếmthành Gia Định, mở đầu công cuộc xâm lược ở Nam bộ.

Tháng 2 năm 1861, đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguy ễn Tri Phương dẫn hơn600 quân lui về thành Biên Hòa để tiếp tục chiến đấu.

Triều đình nhà Nguyễn hèn nhát đầu hàng thực dân Pháp. Nhưng nhân dânBiên Hòa dưới sự lãnh đạo của những sĩ phu yêu nước đã đứng lên chống giặcPháp quyết liệt.

Sau khi chiếm Biên Hòa, tên đại tá Diégo dẫn một cánh quân đánh xuốngLong Thành. Tổng lãnh binh Nguyễn Đức Ứng đã lãnh đạo nghĩa quân chặn đánhđịch quyết liệt. Dù vũ khí thô sơ, nghĩa quân Long Thành cầm cự với quân Pháp từsáng sớm đến 14 giờ. Quân Pháp phải tăng cường v iện binh từ Biên Hòa xuốngđánh chiếm theo lộ 17 và 19 bao vây nghĩa quân. Ngày 20 tháng 12 năm 1861,Nguyễn Đức Ứng hy sinh, nghĩa quân phải rút vô rừng.

Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược, đồng bào Châu ro, Stiêng ở BiênHòa đã sát cánh cùng nghĩa quân chiến đấu hết sức dũng cảm, làm cho quân Phápbị nhiều thất bại. Tổng hành dinh của đại tá Loubére ở Biên Hòa nhiều lần bị nghĩaquân bao vây tiến công. Tên Peyon thiếu tá hải quân Pháp thú nhận: “Quân khởinghĩa đã thành công trong việc lôi kéo các bộ l ạc người Thượng ở Biên Hòa, BàRịa. Trước đó, những nguời này vẫn đứng ngoài cuộc chiến đấu. Việc tham gia củanhững bộ lạc này chứng tỏ quân khởi nghĩa ở Biên Hòa, Bà Rịa đã có những trợlực quan trọng”.

Ngày 20 tháng 8 năm 1864, Trương Định hy sinh, con là Trương Quyền tiếptục lãnh đạo cuộc kháng chiến, lập căn cứ ở Giao Loan (Rừng Lá). Từ căn cứ này,nghĩa quân nhiều lần tổ chức tiến công giặc Pháp ở Biên Hòa.

Nhân dân ở Xuân Lộc, Bàu Cá đã tích cực giúp đỡ nghĩa quân chống thực dânPháp.

Tháng 4 năm 1865, với một lực lượng quân sự lớn, thực dân Pháp phải bịnhiều tổn thất mới chiếm được căn cứ Giao Loan, phát triển đánh chiếm đồn GiaPhú, Gia Lào, Bàu Cá. Cuối tháng 4 năm 1865, lực lượng nghĩa quân ở Biên Hòabị tan rã, phong trào kháng chiến bị lắng xu ống một thời gian.

Page 15: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

15

Những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước và kháng chiến của nhân dânchống thực dân, phong kiến lại nổ ra ở Biên Hòa. Các “hội kín” được thành lậpnhự hội kín của ông Đoàn Văn Cự ở Bình Đa (Tam Hiệp - Biên Hòa) năm 1906.Nhóm Lâm Trung ở quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa tổ chức tiến công trụ sở tềgiải thoát thanh niên bị bắt lính đưa sang Pháp vào đêm 14 tháng 2 năm 1916. Mộtbộ phận vũ trang ở Bình Trước do các ông Mười Sót, Mười Tiết chỉ huy (cũngthuộc nhóm Lâm Trung) tổ chức đánh phá khám đường tại thị xã Biên Hòa, bắnsúng thị uy vào nhà tên chủ tỉnh Biên Hòa ngày 16 tháng 2 năm 1916.

Ảnh

Các đồng chí lãnh đạo về tham dự cuộc tọa đàm về Cách mạng tháng Tám ởBiên Hòa năm 1976.

(Ảnh tư liệu Phòng NCLS Đảng)

Ảnh

Page 16: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

16

Đi ngựa, phương tiện giao thông trong căn cứ Chiến khu Đ.(Ảnh tư liệu Bảo tàng Đồng Nai)

Ảnh

Đài kỷ niệm Biên Hòa –Di tích đã được xếp hạng .

(Ảnh tư liệu phòng NCLS

Đảng. Chụp trước 1975)

Page 17: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

17

Ảnh

Đồng chí Phạm Văn Thuận (tức Phạm Hồng Ánh) đảng viên năm 1935. Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa 1948 -

1951, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thủ Biên 1951 - 1954.

(Ành tư liệu Phòng NCLS Đảng)

Ảnh

Page 18: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

18

Đồng chí Trương Văn Bang, nguyên Bí thư Xứ ủy NamKỳ 1933, Bí thư Tỉnh ủy lâm thờI tỉnh Biên Hòa năm 1937.

(Ảnh tư liệu Phòng NCLS Đảng)Ảnh

Đồng chí Hồ Văn Đại, đảng viên 1935, nguyên Trưởng Công an tỉnh Thủ Biên1951- 1954.

Page 19: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

19

(Ảnh tư liệu Phòng NCLS Đảng)Ảnh

Đồng chí Nguyễn Văn Lung, Chi đội phó chi đội 10 Biên Hòa, người chỉ huytrận đánh giao thông La Ngà (1/3/1948) về tham chiến trường xưa (người có dấuX trong ảnh)

Page 20: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

20

(Ảnh tư liệu Phòng NCLS Đảng. Chụp năm 1980)

Ảnh

Cố thiếu tướng Nguyễn Hồng Lâm (tức Hai Bửa), nguyên Tiểu đoàn trưởngTiểu đoàn Vận tải chiến lược 320 Phân liên khu miền Đông trong chống Pháp.

(Ảnh tư liệu Phòng NCLS Đảng)

Ảnh

Page 21: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

21

Bộ đội Thủ Biên trên đường tập kết ra Bắ c tháng 8/1954.

(Ảnh tư liệu phòng NCLS Đảng)

Ảnh

Đồng tiền Bác Hồ, lưu hành trong vùng căn cứ và giải phóng của Biên Hòathời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Page 22: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

22

(Ảnh tư liệu Phòng NCLS Đảng)

Page 23: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

23

Các hoạt động vũ trang của các tổ chức này đã bị thực dân Pháp đàn áp dữ dộivà dần dần bị tan rã.

Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của cụ PhanChu Trinh đã có tiếng vang và tác động nhất định đến tinh thần yêu nước của nhândân Biên Hòa, nhất là trong giới thanh niên học sinh vào những năm 20 của thế kỷXX.

Đặc biệt đội ngũ công nhân Biên Hòa tuy mới ra đời nhưng không ngừng đấutranh cho quyền lợi giai cấp bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao.

Công nhân nhà máy cưa BIF, công nhân đường sắt trong những năm 20 đãliên tục tổ chức những cuộc đấu tranh nhỏ lẻ chống lại sự áp bức, bóc lột của bọnchủ tư bản đòi quyền dân sinh, dân chủ. Nổi bật là tinh thần đấu tranh của đội ngũcông nhân cao su.

Tháng 12 năm 1926, 500 công nhân ở đồn điền cao su Cam Tiêm (Ông Quế)đồng loạt bãi công phản đối sự lừa gạt của bọn mộ phu; phản đối chủ sở khôngthực hiện những điều cam kết trong bản giao kèo. Bọn tư bản thực dân phải huyđộng lính đến đàn áp dã man để dập tắt cuộc bãi công.

Trong tháng 8 và 9 năm 1927, công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (14[14])

cũng nhiều lần nổi dậy đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế. Công nhân nổi dậy giết tênxếp Tây Mông-téc-lô (Monterlo) và lùng bắt, cảnh cáo một tên cai, xu, xếp gian ácở phân sở .

Những phong trào yêu nước, đấu tranh của nhân dân Biên Hòa còn man g tínhtự phát, và hầu hết đều bị khủng bố dập tắt. Nhưng qua những cuộc đấu tranh này,ý thức giai cấp, tình đoàn kết đã nảy sinh và ngày càng được nâng cao. Đó là tiềnđề cho phong trào yêu nước chống xâm lược của nhân dân Biên Hòa ngày càngmang tính tự giác khi có Đảng Cộng sản - Chính Đảng của giai cấp công nhân lãnhđạo.

(14[14]) Phú Riềng lúc bấy giờ thuộc tỉnh Biên Hòa

Page 24: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

24

CHƯƠNG I

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG BỘ BIÊN HÒA - NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦAĐẢNG BỘ TRONG THỜI KỲ 1930 - 1945

SỰ RA ĐỜI CỦA CHI BỘ ĐẢNG PHÚ RIỀNG – BÌNH PHƯỚC - TÂNTRIỀU - BIÊN HÒA

Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhân dân ta khắp nơi từ Nam chí Bắcdưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước đã liên tiếp vùng lên đấu tranh chốngthực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc. Nhưng các cuộc khởi nghĩa đều lầnlượt thất bại. Nguyên nhân chính là tất cả các cuộc đấu tranh đó chưa có mộtđường lối đúng đắn để tập hợp được đông đảo nhân dân chống giặc, phù hợp vớixu thế của thời đại.

Năm 1911, Bác Hồ (khi ấy với tên gọi là Nguyễn Tất Thành) đã vào Sài Gòn.Bác lấy tên là Ba và xin làm việc phụ bếp trên tàu Đờ -la-tút-sơ Tờ-rê-vin (De laTousse Trévin). Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Bác ra đi tìmđường cứu nước.

Bằng thực tiễn lao động và trí tuệ của mình, Người đã khắc phục được sự hạnchế của các sĩ phu đương thời, hòa nhập với phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân các nước thuộc địa ở châu Phi, châu Mỹ La tinh, phong trào công nhân cácnước châu Âu. Và từ đó, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, chân lý của thờiđại.

Ngày 16 tháng 7 năm 1920, lần đầu tiên trên đất Pháp, người thanh niên yêunước Nguyễn Ái Quốc (15[15]) đã được đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộcvà thuộc địa, Người vô cùng cảm động và phấn khởi: … Tôi vui mừng đến phátkhóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to như đang nói trước quần chúngđông đảo:“Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta,đây là con đường giải phóng chúng ta”.(16[16])

Ngày 29 tháng 12 năm 1920, tại thành phố Tua (nước Pháp), đồng chí NguyễnÁi Quốc, người cộng sản Việt Nam đầu tiên bỏ phiếu tán thành cương lĩnh của Đệtam quốc tế Cộng sản và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Năm 1921, Người cùng một số bạn chiến đấu ở nước khác lập ra Hội Liênhiệp thuộc địa. Hội cho xuất bản tờ báo Người cùng khổ (le Paria) để truyền báchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng giai cấp vô sản, tư tưởng giải phóngdân tộc đến các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh. Từ đây báo

(15[15]) Tên của Bác lúc bấy giờ(16[16]) Hồ Chí Minh tuyển tập - NXB Sự Thật - Hà Nội năm 1970, trang 704.

Page 25: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

25

Người cùng khổ và nhiều sách báo Mác-xít đã vượt qua mạng lưới kiểm soát gắtgao của thực dân Pháp, truyền một luồng gió cách mạng mới đến với đồng bàonước ta. Trong đó có tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. Người đã vạch trầnsự giả dối, lừa bịp của thực dân Pháp về sự kiện “Những ngày hội ở Biên Hòa” khichúng tổ chức khánh thành đài kỷ niệm “Người Việt t rận vong” mà nhân dân BiênHòa quen gọi là Đài Kỷ Niệm.

Cũng trong khoảng thời gian này, năm 1919 đồng chí Tôn Đức Thắng - mộtthợ máy người Việt Nam, đã kéo lá cờ đỏ trên chiến hạm hải quân Pháp ở Hắc Hảiđể phản đối sự can thiệp của các nước đế quốc đồng thời ủng hộ Liên Xô, nhànước công nông đầu tiên trên thế giới. Sau sự kiện này, đồng chí bị thực dân Phápbắt buộc phải trở về Việt Nam. Và năm 1920, đồng chí đã bí mật vận động lập tổchức Công hội tại thành phố Sài Gòn.

Tháng 11 năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốcmở lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Giữa năm 1925, tổchức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” được thành lập. Nhiều hộiviên sau khi học tập đã trở về nước hoạt động cách mạng.

Tháng 10 năm 1926, các đồng chí Phan Trọng Bình và Nguyễn Văn Lợi đượccử về Sài Gòn xây dựng cơ sở. Sau khi bắt liên lạc và thu nhận tổ chức công hội bímật của đồng chí Tôn Đức Thắng, mạng lưới kỳ bộ “Việt Nam thanh niên cáchmạng đồng chí hội” phát triển nhanh chóng ở Sài Gòn và ở các tỉnh Nam bộ vớikhoảng hơn 500 hội viên (17[17]).

Tại Biên Hòa, một số tiểu tổ “Thanh niên cách mạng đồng chí hội” được tổchức ở đồn điền cao su Cam Tiêm(18[18]) đề-pô xe lửa Dĩ An. Tháng 4 năm 1928,chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở đồn điền cao su Phú Riềngđược thành lập (19[19]) có 5 hội viên do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư(20[20]).

Từ những hạt giống này, đội ngũ cán bộ, cơ sở cách mạng ở Biên Hòa ngàymột tăng thêm. Họ là những nhân cốt tổ chức, vận động đô ng đảo quần chúng laođộng bước vào thời kỳ đấu tranh mới có sự lãnh đạo của các tổ chức “Việt Namthanh niên cách mạng đồng chí hội”. Phong trào đấu tranh của nhân dân trong tỉnhdấy lên ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào đấu tranh của công nhân ở cácđồn điền cao su.

Ngày 20 tháng 3 năm 1928, hơn 400 cao su ở Cam Tiêm đồng loạt bãi công,kéo nhau ra sân điểm, đưa yêu sách đòi thực hiện những điều khoản trong bản“công tra” mà họ đã ký với chủ đồn điền. Cuộc bãi công kéo dài từ sáng sớm đếnchiều. Công nhân dùng gậy gộc bao vây văn phòng sở. Bọn chủ, xếp hoảng sợ bỏtrốn sang đồn điền Dầu Giây, đồng thời cho người đến bót hiến binh Xuân Lộcđiện cấp báo về tòa bố Biên Hòa yêu cầu tăng viện lực lượng. Tên tỉnh trưởng BiênHòa cấp tốc đưa 20 lính và hiến binh lên Xuân Lộc, kéo vào đồn điền Cam Tiêm

(17[17]) Tính đến đầu năm 1928.(18[18]) Nông trường cao su Ông Quế bấy giờ.(19[19]) Phú Riềng thời kỳ bấy gờ thuộc tỉnh Biên Hòa.(20[20]) Gồm các đồng chi: Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình, Tạ, Hồng, Hòa

Page 26: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

26

để đàn áp. Một cuộc xô xát đẫm máu giữa công nhân cao su và hiến binh Pháp diễnra làm hàng chục người chết và bị thương. Nhiều công nhân bỏ trốn tản mát rarừng.

Cuộc đấu tranh của công nhân quyết liệt, chủ tư bản phải sử dụng đến binhlính Pháp đàn áp bằng bạo lực đã làm xôn xao và gây xúc động dư luận quầnchúng trong nước và cả nước Pháp. Tổng Liên đoàn Lao động Pháp đã lên tiếngphản đối sự đàn áp của bọn thực dân tư bản đối với công nhân đồn điền và bày tỏsự đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung vàcông nhân Cam Tiêm nói riêng.

Đồng chí Becnađôni (B. Bernardoni) ủy viên Ban Chấp hành lao động Phápđã vạch trần tội ác của bọn thực dân: “Hỡi người thợ thuyền ở cơ sở cao su! Anhcó biết giá cao su bây giờ hạ lắm, thế mà bọn nghiệp chủ ngày càng giàu không?Anh bị bóc lột rồi anh ạ! Những sự nghiệp lớn lao làm cho người ta phải kinh hãiđó, tức là mồ hôi, nước mắt của hàng nghìn người lao động như anh vậy”. Và đồngchí còn kêu gọi: “Hỡi các anh cu li trong sở cao su, nếu anh em muốn bọn nghiệpchủ phải thừa nhận những yêu cầu chính đáng của anh em, thì anh em nên đoàn kếtlại thành một công đoàn có thế lực… các anh hãy đoàn kết nhau lại, chưa muộnđâu”(21[21])

Trước phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và quần chúng lao độngđang dấy lên mạnh mẽ khắp toàn quốc, các tổ chức “Việt Nam thanh niên cáchmạng đồng chí hội” và “Tân Việt cách mạng Đảng” không còn đủ khả năng lãnhđạo cách mạng được nữa. Đã đến lúc phải có một c hính Đảng thực sự của giai cấpcông nhân lãnh đạo để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.

Đầu tháng 8 năm 1929, đồng chí Châu Văn Liêm và một số đồng chí trong kỳbộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã đứng ra thành lập An NamCộng sản Đảng tại Sài Gòn và tháng 11 năm 1929, ban lâm thời chỉ đạo (tức làTrung ương lâm thời) của Đảng được chỉ định gồm 5 đồng chí do đồng chí ChâuVăn Liêm làm Bí thư.

Khoảng tháng 7 năm 1929, những người đảng viên tiên tiến của Tân Việtcũng đã tổ chức ra các chi bộ hoặc các nhóm đảng viên của Đông Dương Cộng sảnliên đoàn ở Sài Gòn và một số tỉnh khác. Cũng trong thời gian này trung ương lâmthời của Đông Dương cộng sản Đảng đã đề cử đồng chí Ngô Gia Tự cùng một sốđồng chí khác vào Sài Gòn hoạt động xây dựng cơ sở cho Đảng.

Như vậy, những tháng cuối năm 1929, các chi bộ, các nhóm cộng sản của 3 tổchức trên lần lượt được xây dựng ở Nam bộ. Đồng chí Nguyễn Đức Văn (tựNguyễn Tam) được đồng chí Ngô Gia Tự cử về Biên Hòa xây dựng cơ sở Đảng.Đồng thời đã liên lạc được với nh óm thanh niên cách mạng đồng chí hội ở PhúRiềng. Ngày 28 tháng 10 năm 1929, chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng ở cao su

(21[21]) Báo Tiếng Dân số ra ngày 13 tháng 11 năm 1928 .

Page 27: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

27

Phú Riềng được thành lập có 6 đảng viên (22[22]). Đồng chí Nguyễn Xuân Cừ đượccử làm Bí thư chi bộ.

Từ 6 đảng viên ban đầu, chi bộ đã giáo dục kết nạp thêm một số đảng viênmới rồi tung những “hạt giống đỏ” này đi vào các đồn điền cao su, các nhà máy, xínghiệp để vận động cách mạng, tổ chức mạng lưới cơ sở ở một số địa phươngkhác.

Chỉ trong vòng mấy tháng cuố i năm 1929, đầu năm 1930 cơ sở Đảng đã pháttriển một số nơi trong tỉnh Biên Hòa như đề pô -xe lửa Dĩ An, nhà máy cưa BIF(23[23]), đồn điền cao su Cam Tiêm, đồn điền Cuộc-tơ-nay.

Quan tâm đến phong trào cách mạng và trước tình hình trong nước Việt Namcó đến 3 tổ chức Cộng sản. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốcvới tư cách đại diện cho Quốc tế Cộng sản tới Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tậphội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản trong nước để thống nhất thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam.

Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắtcủa Đảng. Tại hội nghị lịch sử này, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tếCộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam ra lời kêu gọi tới toàn thể nhân dân ViệtNam.

“…Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập… Đó là Đảng của giai cấp vôsản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đấu tranh nhằmgiải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta. Từ nay anh chị emchúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng…” (24[24]).

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của lịchsử cách mạng Việt Nam do giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là ĐảngMác-Lênin lãnh đạo.

Việc thống nhất các tổ chức Đảng ở Nam bộ cũng được tiến hành sau đó mộtthời gian ngắn. Ban lâm thời cấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nam Kỳđược thành lập do đồng chí Ngô Gia Tự làm Bí thư.

Ngay trong ngày thành lập Đảng (3 tháng 2 năm 1930), dưới sự lãnh đạo củachi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng, 5000 công nhân cao su Phú Riềng đã nổi dậyđấu tranh với các yêu sách: đòi thực hiện đúng hợp đồng giữa chủ và công nhân,cấm đánh đập cúp phạt, miễn sưu thuế, trả lương cho nữ công nhân nghỉ đẻ, ngàylàm việc 8 giờ kể cả thời gian đi và về, bồi thường cho công nhân bị tai nạn laođộng, ốm đau phải được trị bệnh và hưởng đủ lương… Trước khí thế đấu tranhmạnh mẽ của công nhân, tên chủ sở đã xoa dịu và hứa chấp nhận những yêu sáchcủa công nhân. Cuộc đấu tranh Phú Riềng đã có tác động mạnh mẽ đến phong tràocách mạng ở miền Đông.

(22[22]) Chi bộ Đảng gồm có các đồng chí: Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình, Tạ, Hồng, Hòa và Doanh.(23[23]) Nay là Nhà máy tổng hợp chế biến gỗ Tân Mai(24[24]) Hồ Chí Minh- Vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội , NXB Sự Thật, Hà Nội năm 1970, trang 210.

Page 28: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

28

Do chưa có kinh nghiệm hoạt động bí mật, giữ gìn lực lượng nên hầu hết cácđồng chí đảng viên trong chi bộ cơ sở cốt cán đều bị địch phát hiện. Và chúng đãlần lượt lùng bắn hết người này đến người khác đưa về tại khám đường thị xã BiênHòa giam giữ.

Sau một thời gian khủng bố tra tấn dã man, thực dân Pháp đã mở phiên tòa xửán những người tham gia đấu tranh. Các đồng chí đảng viên Đảng Cộng sản đãdũng cảm vạch trần tội ác của chúng với những lý lẽ đanh thép, hùng hồn. Tư thếvững vàng, bất khuất của họ đã tạo được tiếng vang lớn, tác động mạnh mẽ đếnphong trào đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động ở thị xãBiên Hòa và các nơi khác trong tỉnh.

Ngày 28 tháng 4 năm 1930, nhiều truyền đơn với nội dung: Ủng hộ ĐảngCộng sản Việt Nam, chào mừng ngày Quốc tế lao động, kêu gọi công nông binhliên hiệp đấu tranh… xuất hiện ở đề-pô xe lửa Dĩ An, nhà máy cưa BIF, ga xe lửavà một số nơi khác ở nội ô thị xã Biên Hòa.

Ngày 1 tháng 5 năm 1930, công nhân nhà máy cưa BIF đã đình công với cácyêu sách: ngày làm 8 giờ, không được đánh đập, không được cúp phạt, không đượcbắt công nhân làm ngày chủ nhật.

Sau đó, từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1930, cơ sở Đảng ở nhà máy cưa BIF tiếptục tổ chức đình công, rải truyền đơn nhiều lần, kêu gọi công nhân đoàn kết đấutranh, kêu gọi nhân dân ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Những cuộc đấu tranh này hòa nhập với khí thế đấu tranh chung đang dânglên mạnh mẽ khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đó là những phát pháo hiệu mở đầucho cao trào cách mạng mới ở nước ta.

Hoảng sợ trước làn sóng cách mạng đang dâng lên mạnh mẽ khắp nơi, thựcdân Pháp và bọn tay sai đã tập trung mọi lực lượng điên cuồng khủng bố đàn ápnhững người cộng sản và cơ sở Đảng. Chúng thẳng tay tàn sát dã man những chiếnsĩ cách mạng. Nhiều cơ sở Đảng bị vỡ, nhiều đảng viên ưu tú bị chúng sát hại. ỞBiên Hòa, chúng cho bọn mật thám vào các nhà máy xí nghiệp, đồn điền để truytìm cán bộ cách mạng. Do chưa có kinh nghiệm nên hoạt động bị địch phát hiện,đến cuối tháng 10 năm 1930, các đồng chí đảng viên đều bị địch bắt. Cơ sở Đảng ởnhà máy cưa BIF bị phá vỡ.

Phong trào cách mạng ở tỉnh cũng như trong toàn quốc lâm vào tình trạng khókhăn nghiêm trọng.

Đến tháng 5 năm 1931, hầu hết các đồng chí trong Ban thường vụ Trung ươngĐảng, đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú đều bị địch bắt. Xứ ủy Nam kỳ cũng tan rã.

Từ cuối năm 1931 đến giữa năm 1933, Xứ ủy Nam kỳ lập đi lập lại nhiều lầnđều bị tan vỡ. Tháng 5 năm 1933, đồng chí Trương Văn Bang (Ba Bang) tiếp tụclập Xứ uỷ và cử cán bộ về các tỉnh móc nối với các đồng chí đảng viên còn lại đểkhôi phục phong trào.

Page 29: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

29

Tại Biên Hòa, phong trào cách mạng phát triển trong những năm 1929 - 1930đã tác động, ảnh hưởng lớn trong các tầng lớp nhân dân, nhất là số thanh niên tiếnbộ trong tỉnh. Nhiều người đã giác ngộ cách mạng, được kết nạp vào Đảng 25[25].Trong số đó, có anh thanh niên yêu nước Lưu Văn Viết (Tư Chà) người xã BìnhPhước quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa.

Sau một thời gian tạm lánh đi nơi khác để tránh địch khủng bố, năm 1931đồng chí Tư Chà đã trở về Biên Hòa tiếp tục hoạt động cách mạng. Dưới lớp áongười đi bán bánh mì, đồng chí đã đi nhiều nơi trong tỉnh để tuyên truyền chủnghĩa cộng sản, xây dựng cơ sở, đồng chí đã giác ngộ người em trai của mình làLưu Văn Văn (Chín Văn), làm việc trong nhà thương điên Biên Hòa kết nạp vàoĐảng Cộng sản. Tại Bến Cá, đồng chí đã kết nạp đồng chí Huỳnh Văn Phan (TưPhan) vào Đảng.

Cơ sở do đồng chí xây dựng tuy chưa nhiều và rộng nhưng đây là hạt nhânđầu tiên cho việc hình thành tổ chức Đảng ở t ỉnh sau này.

Đầu năm 1935, đồng chí Hoàng Minh Châu được Liên tỉnh ủy miền Đông cửvề hoạt động ở Biên Hòa. Đồng chí đã bắt liên lạc với nhóm đồng chí Lưu VănViết. Trên cơ sở này, đồng chí đã vận động thành lập “Chi bộ Đảng xã Bình Phước- Tân Triều”. Chi bộ gồm có các đồng chí Lưu Văn Viết, Lưu Văn Văn, Quách Tỷ,Quách Sanh, Trần Minh Triết, do đồng chí Hoàng Minh Châu - Bí thư và HuỳnhVăn Phan - Phó Bí thư chi bộ.

Để mở rộng tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và xây dựng cơ sở cách mạng,chi bộ đã tổ chức “Liên đoàn học sinh” ở trường tiểu học Bình Hòa (quận ChâuThành). Thông qua hoạt động của tổ chức này, các đồng chí đã giác ngộ và kết nạpđược một số thanh niên ưu tú vào Đảng trong đó có các đồng chí Phạm VănThuận, Huỳnh Dân Sanh vào năm 1935.

Sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản Bình Phước - Tân Triều đánh dấu mộtbước phát triển mới, một bước ngoặt trên con đường đấu tranh cách mạng của nhândân tỉnh Biên Hòa.

Đây là chi bộ Đảng Cộng sản được thành lập sau chi bộ Phú Riềng 26[26] là hạtnhân lãnh đạo phong trào cách mạng ở Biên Hòa và là nòng cốt để tổ chức Tỉnh ủylâm thời sau này.

(25[25]) Như các đồng chí: Quách Tỷ, Quách Sanh, đồng chí Bá…

26[26] Phú Riềng trước thuộc tỉnh Biên Hòa nay thuộc tỉnh Bình Phước. Đây là chi bộ thành lập sớ m nhất trên địa bàntỉnh Đồng Nai ngày nay. Trước đó chỉ có những nhóm Đảng lẻ, chưa lập được chi bộ.

Page 30: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

30

CHƯƠNG II

PHONG TRÀO MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG 1936 – 1939.TỈNH ỦY LÂM THỜI TỈNH BIÊN HÒA ĐƯỢC THÀNH LẬP

Sau các đợt khủng bố trắng của thực dân Pháp, tổ chức các cấp bộ Đảng ởtrong nước bị tổn thất nghiêm trọng. Để tiếp tục lãnh đ ạo nhân dân đấu tranh, đưasự nghiệp cách mạng Việt Nam tiến lên, năm 1934, Ban lãnh đạo hải ngoại củaĐảng được thành lập. Từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảnglần thứ nhất họp ở Ma Cao (Trung Quốc). Đồng chí Võ Văn Ngân, đại biểu củaLiên tỉnh ủy miền Đông - Nam kỳ, tham dự Đại Hội và được bầu vào Ban Chấphành Trung ương Đảng ủy Nam kỳ (tháng 5 năm 1935). Hệ thống cơ sở Đảng ởcác tỉnh dần dần được tập hợp, khôi phục và củng cố trở lại. Các chi bộ Đảng ởBiên Hòa đã liên lạc và nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy. Từ đây mở ramột thời kỳ mới cho phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong tỉnh dướisự lãnh đạo của Đảng.

Do những hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm1929 - 1933, thực dân Pháp ra sức bóc lột, vơ vét tài nguyên các nước thuộc địa,làm cho đời sống đồng bào ta vô cùng cơ khổ. Cùng chung cảnh ngộ đó, nhân dânBiên Hòa vốn đã cùng cực nay càng thêm điêu đứng. Hầu hết nông dân, thợ thủcông, các tầng lớp lao động khác ở các quận Châu Thành, Long Thành, Xuân Lộcđều lâm vào cảnh thiếu đói. Công nhân cao su, công nhân các nhà máy xí nghiệp,nhất là công nhân trong các đồn điền cao su bị tư bản thực dân bóc lột nặng nề.Một số địa chủ nhỏ, tư sản dân tộc cũng bị sa sút, phá sản. Trong tình hình đó,Đảng kịp thời đề ra khẩu hiệu “Dân sinh, dân chủ, tự do, cơm áo” đã đáp ứng đúngnguyện vọng cấp thiết của nhân dân.

Mặt khác, trong thời gian này (1934- 1935), những hoạt động công khai hợppháp ở Sài Gòn của một số đảng viên cộng sản như các đồng ch í: Nguyễn VănTạo, Nguyễn Văn Nguyễn, Dương Bạch Mai… kết hợp với những tri thức yêunước như Nguyễn An Ninh đòi tự do dân chủ, cải tiến thể chế chính trị ở thuộcđịa… đã ảnh hưởng đến các tầng lớp nhân dân Biên Hòa tiến bộ. Xu hướng dânchủ trong nhân dân ngày càng tăng lên.

Tháng 4 năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp do Đảng Cộng sản làm nòng cốtđã giành được thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử. Chính phủ Mặt trận Bình dânPháp lên cầm quyền đã đề ra một số chủ trương tiến bộ đối với các nước thuộc địa.Tình hình chính trị ở Pháp đã trực tiếp ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ởnước ta.

Ngày 26 tháng 7 năm 1936, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất họp ởThượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị quyết định tạm thời không nêu khẩu hiệu:“Đánh đổ đế quốc Pháp” và “Tị ch thu ruộng đất của địa chủ cho dân cày” và chủtrương thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ

Page 31: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

31

tiến bộ đấu tranh chống kẻ thù chủ yếu trước mắt là bọn phát xít Pháp và bọn phảnđộng thuộc địa, đấu tranh đòi tự do dân chủ, cải thiện dân sinh.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào quần chúng lên mạnh, mở đầu bằngcuộc vận động tổ chức Đông Dương Đại hội.

Ngày 13 tháng 8 năm 1936, Ủy ban trù bị Đông Dương Đại hội được thànhlập tại Sài Gòn. Ủy ban hành động của các tỉnh cũng được tổ chức. Chỉ trong mộtthời gian ngắn, 600 Ủy ban hành động được thành lập khắp các tỉnh ở Nam kỳ.

Đầu tháng 9 năm 1936, các đồng chí Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nghĩađược Ủy ban trù bị Đông Dương Đại hội cử về Biên Hòa để chỉ đạo phong trào,vận động cách mạng.

Về tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa cùng các đồng chí Huỳnh Văn Lũy,Phạm Văn Khoai, Phạm Văn Thuận, Hồ Văn Đại… và một số đồng chí khác trongchi bộ Bình Phước - Tân Triều họp bàn tổ chức thực hiện quyết định của Trungương.

Ủy ban hành động tỉnh Biên Hòa được thành lập do đồng chí Nguyễn VănNghĩa làm Chủ tịch.

Tiếp đó, các Ủy ban hành động quận Châu Thành, Xuân Lộc, Long Thànhcũng được hình thành, tập hợp hàng nghìn quần chúng đủ các giới, các ngành thamgia.

Thấy phong trào quần chúng lên mạnh và ảnh hưởng của Đảng ta lan rộng,bọn phản động Pháp ra mặt chống phá.

Ngày 15 tháng 9 năm 1936, chúng ra lệnh giải tán các ủy ban hành động, cấmtất cả các cuộc họp của nhân dân. Đông Dương Đại hội bị cấm, nhưng phong tràođấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, phong trào cách mạng không vì thế mà giảm sút,trái lại vẫn phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố kiện toàn công tác tổ chức ởcác tỉnh, cuối năm 1936, Liên tỉnh ủy miền Đông cử đồng chí Trương V ăn Ba (BaBang), nguyên Bí thư Xứ ủy Nam kỳ (1933 - 1935) về Biên Hòa để vận độngthành lập Ban cán sự Đảng, xây dựng thêm một số chi bộ mới ở các quận, các đồnđiền cao su trong tỉnh.

Đầu năm 1937, Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Biên Hòa được tổ chức. đồng chíTrương Văn Bang làm Bí thư và các đồng chí: Huỳnh Liễng, Trần Minh Triết,Huỳnh Văn Phan, Lê Văn Tôn, Nguyễn Hồng Kỳ là Ủy viên Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh..

Công tác xây dựng Đảng từ đây có những bước phát triển mới. Các đồng chíđã tổ chức thêm được một số chi bộ ở các xã như Tân Tr iều, Bình Ý, thuộc quậnChâu Thành và Mỹ Lộc thuộc Tân Uyên, mỗi chi bộ có ba đảng viên. Chi bộ thợmáy do đồng chí Trần Hồng Đạo làm Bí thư và chi bộ lao động giản đơn do đồngchí Tư Ngàn làm Bí thư.

Page 32: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

32

Tháng 2 năm 1937, chi bộ Đảng ở quận Xuân Lộc được thành lập do đồng chíNguyễn Văn Lắm (Ba Nghệ) làm Bí thư và đồng chí Lê Văn Vận (Năm Vận) làmPhó Bí thư.

Đồng chí Trương Văn Bang cũng tổ chức được một chi bộ ở đồn điền cao suCuộc-tơ-nay (Cẩm Mỹ).

Ngoài ra, Tỉnh ủy còn chỉ đạo, vận động thành lập các tổ chức hợp pháp, bánhợp pháp để tập hợp lực lượng, tuyên truyền giác ngộ cách mạng, phát động quầnchúng đấu tranh. Tổ chức Công hội đã được xây dựng ở nhà máy cưa BIF, ga xelửa Biên Hòa, các đồn điền cao su ở Xuân Lộc, Long Thành.

Ở các xã Bình Phước, Bình Ý, Bình Thạnh… thuộc quận Châu Thành, nay làhuyện Vĩnh Cửu, một số tiểu tổ Nông hội đỏ cũng được thành lập.

Phổ biến nhất là các Hội ái hữu như Hội tương tế, Hội Chùa, Hội miếu, Hộiđá bóng, Hội lân, Hội cày, Hội cấy… được tổ chức ở nhiều nơi thu hút hàng vạnngười tham gia. Đặc biệt là Hội “nhà vàng” ở xã Bình Ý, Tân Phong… quận ChâuThành có nhiều hoạt động mạnh mẽ, thể hiện ý thức đấu tranh giai cấp, tinh thầnđoàn kết, tương trợ trong các tầng lớp nhân dân lao động.

Từ cuối năm 1936, phong trào cách mạng dấy lên sôi nổi, đều khắp. Tại BiênHòa sau khi thành lập, Ủy ban hành động đã kịp thời tuyên truyền sâu rộng trongquần chúng nhân dân. Các đồng chí đảng viên trực tiếp về các địa phương để tuyêntruyền vận động cách mạng. Đồng chí Dương Bạch Mai - cán bộ Xứ ủy cũng nhiềulần về Long Thành, Châu Thành để chỉ đạo phong trào, xây dựng cơ sở.

Từ tháng 9 năm 1936, phong trào nhân dân hưởng ứng “Đông Dương Đạihội” đã lan ra nhanh hầu hết các xã trong tỉnh. Ở trung tâm thị xã Biên Hòa, các Ủyban hành động của nhà máy cưa BIF, giới xe lô, giới giáo chức… có nhiều hoạtđộng sôi nổi. Cơ sở Đảng ở nhà máy cưa BIF đã cho in và phân phát hàng trămtruyền đơn với nội dung tố cáo tội ác và hành động của chủ hãng, đòi lập nghiệpđoàn, đòi tăng lương, giảm giờ làm, kêu gọi công nhân đoàn kết đấu tranh.

Trụ sở Ủy ban hành động tỉnh Biên Hòa đóng tại khách sạn Thanh Phong. Tạiđây, các đồng chí đã tiếp nhận nhiều bản dân nguyện và thu nhập hàng nghìn chữký gởi cho phái viên của Chính phủ Pháp là Giuyt-Xtanh Gô Đa. Cơ sở “Bình dânthư viện” của ủy ban được xây dựng ở xã Bình Ý (quận Châu Thành). Đây là trungtâm phát hành sách báo, các tài liệu của Đảng, đồng thời, cũng là nơi liên lạc tiếpnhận chỉ thị của các địa phương trong tỉnh.

Mở đầu cho phong trào vận động, đầu th áng 9 năm 1936, Ủy ban hành độngtỉnh Biên Hòa tổ chức cuộc mít tinh tại Gò Dê, xã Bình Ý (quận Châu Thành). Hơn200 đồng bào thuộc quận Châu Thành và Tân Uyên đã đến dự. Đồng chí NguyễnVăn Nghĩa, đại diện Ủy ban đã diễn thuyết, kêu gọi nhân dân ủng hộ Đông DươngĐại hội, đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ.

Tên cai tổng Đạm hay tin, liền dẫn lính đến đàn áp. Cuộc mít tinh biến thànhcuộc biểu tình đả đảo bọn cường hào ác bá…

Page 33: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

33

Ở Long Thành, nhân dân các xã Phước Lộc, Long An, An Lợi, Phước Thiền,Tam An, Tam Phước, Phước An, Long Thọ… dưới sự lãnh đạo của các đồng chíđảng viên Đảng Cộng sản như Trương Văn Bang, Hồ Văn Giàu, Hồ Văn Đại,Huỳnh Văn Lũy… cũng đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh, đưa dân nguyện đòi giảmsưu thuế, đòi các quyền tự do, dân chủ…

Mặt khác, các loại báo chí tiến bộ bằng tiếng Pháp và tiếng Việt như các tờ:La-văng-gác (L’avant garde), Lơ-pớp (Le Peuple), Lao động, Bạn Dân, Nhành lúa,Tin tức, Thời thế… được phát hành rộng rãi ở nhiều nơi. Đặc biệt là từ khi báoDân Chúng ra đời đã gây được tiếng vang lớn, thu hút hàng ngàn độc giả ở nhiềunơi trong tỉnh Biên Hòa.

Phong trào truyền bá quốc ngữ do Đảng phát động cũng được tiến hành rộngrãi khắp nơi. Nhiều nhà giáo tiến bộ đã tích cực tham gia. Thông qua việc giảngdạy và học tập, họ đã khơi dậy lòng yêu nước, lồng vào đó để tuyên truyền cáchmạng, các đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản, chủ trương sách lược củaMặt trận dân chủ. Với những hoạt động cụ thể này, uy tín của Đảng ngày càngđược nâng cao.

Duới sự lãnh đạo, tổ chức của c ác đảng viên Cộng sản, phong trào đấu tranhđòi dân sinh dân chủ của các tầng lớp nhân dân lao động ở Biên Hòa nổ ra liên tục,mạnh mẽ, nhất là phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

Ngày 15 tháng 11 năm 1936, hơn 400 công nhân thuộc công ty kỹ nghệ vàlâm nghiệp Biên Hòa bao gồm các cơ sở ở Biên Hòa, Trảng Bom, Xuân Lộc đồngloạt bãi công phản đối chủ công ty bắt công nhân làm việc quá sức để bù vàonhững giờ bị cắt giảm theo nghị định ngày 11 tháng 10 năm 1936; đồng thời, yêucầu tăng lương 30 xu/ngày. Cuộc đấu tranh giành được thắng lợi một phần, bọnchủ giải quyết tăng lương 10 xu / ngày.

Ngày 28 tháng 5 năm 1937, toàn thể nam nữ công nhân nhà máy cưa BIF bãicông phản đối bọn chủ, cai, xu đánh đập đàn áp công nhân.

Ngày 18 tháng 11 năm 1938, hơn 300 công nhân của nhà máy cưa BIF đìnhcông phản đối bọn chủ hãng giảm giá khoán cưa gỗ từ 1 đồng xuống 0.5 đồng/m3.Cuộc đấu tranh thắng lợi, tạo tiếng vang lớn khắp thị xã Biên Hòa.

Ở các cơ sở cao su, công nhân liên tục đấu tranh bằng các hình thức đìnhcông, bãi công, đưa yêu sách đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ.

Ngày 01 tháng 01 năm 1939, hàng ngàn công nhân ở các cơ sở cao su trongtỉnh Biên hòa đã đồng loạt bãi công đòi tăng lương, đòi cải thiện đời sống. Cuộcđấu tranh rộng lớn này buộc bọn chủ các công ty SIPH, công ty Đất Đỏ phải ralệnh cho các tên chủ đồn điền giải quyết một số đòi hỏi cụ thể của công nhân nhưgiảm bớt mức khoán, làm lại nhà cửa, cấp phát giường nằm, cấp gạo tốt, thuốc mencho công nhân đau yếu.

Hòa nhịp với những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, phong trào đấutranh của các tầng lớp lao động khác trong tỉnh cũng diễn ra sôi động.

Page 34: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

34

Nông dân các xã thuộc quận Châu Thành, Long Thành, Xuân Lộc (Biên Hòa)đấu tranh đòi bỏ thuế thân, giảm thuế điền, đòi bãi bỏ thuế điền khắc ng hiệt, chốngáp bức bóc lột của bọn địa chủ, bọn cường hào ác bá các địa phương.

Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Biên Hòa trong những năm1936 - 1939 diễn ra sôi động và rộng khắp. Qua thắng lợi của các cuộc đấu tranh,vai trò vị trí của các cơ sở Đảng càng cao.

Bước đầu các tổ chức Đảng đã thành công trong việc thức tỉnh và tập hợpnhững lực lượng tiềm tàng trong nhân dân lao động.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng bộ Biên Hòa ngày càng lớn lên.Tỉnh ủy lâm thời ra đời trong lúc này là một sự kiện có ý nghĩa to lớn.

- Qua thực tiễn hành động, trình độ chính trị và năng lực công tác của cán bộđảng viên được nâng lên. Đảng có một đội ngũ cán bộ trung kiên, có năng lực vàphẩm chất cách mạng, tiêu biểu là các đồng chí: Nguyễn Văn Nghĩa, Trươ ng VănBang… Bằng tất cả sức lực, trái tim và khối óc của mình, các đồng chí đã len lỏi đikhắp nơi trong tỉnh tuyên truyền vận động cách mạng, đuợc quấn chúng hết lòngtin yêu, mến phục.

- Một thành tựu lớn của Đảng bộ Biên Hòa là đã mở rộng tuyên truyền chủnghĩa cộng sản trong các tầng lớp nhân dân, biết kêu gọi và đáp ứng các đòi hỏicấp bách của giai cấp công nông và các tầng lớp xã hội khác lúc bấy giờ. Do đó,Đảng đã xây dựng được một đội quân chính trị đông đảo ở cả thành thị và nôngthôn, đồng thời tạo được thế đứng trong quần chúng nhân dân lao động, đặc biệt làcông nhân ở các xí nghiệp, các đồn điền cao su trong tỉnh.

Thời kỳ 1936- 1939 là giai đoạn Đảng bộ Biên Hòa phát triển tương đối tốtlực lượng của mình; hình thành được nhiều tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng đượcnhiều tổ chức quần chúng cách mạng vừa công khai, bán công khai dưới mọi hìnhthức đấu tranh từ thấp lên cao với khẩu hiệu dân sinh, dân chủ thiết thực, phù hợpvới yêu cầu nguyện vọng bức thiết của quần chúng lao động.

Qua các phong trào mà quần chúng lao động hiểu Đảng Cộng sản đúng đắnhơn. Họ hiểu Đảng là tổ chức cách mạng chân chính, vì lợi ích của người lao độngmà đấu tranh, xóa dần sự xuyên tạc của địch cho Cộng sản là “xúc lúa, bắt heo”, là“công vợ, công chồng” v.v… và v.v…

Tuy nhiên, do phong trào phát triển nhanh và rộng nhưng chiều sâu chưa vữngchắc, địch lại tăng cường khủng bố ác liệt, Đảng bộ chưa có nhiều kinh nghiệmhoạt động bí mật, công khai, nhất là hoạt động công khai nên dễ bị lộ. Và cũng vìvậy mà sự chuyển hướng hoạt động không kịp thời nên phong trào bị chựng lại vàgặp không ít khó khăn khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới.

Page 35: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

35

CHƯƠNG III

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC KHỞI NGHĨA GIÀNH

CHÍNH QUYỀN THÁNG TÁM 1945

I. ĐẤU TRANH KHÔI PHỤC PHONG TRÀO, PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNGGIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Ngày 01 tháng 09 năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, thựcdân Pháp lộ nguyên hình phát xít tàn bạo. Chúng cấu kết với bọn phát xít Đức,Nhật thẳng tay đàn áp các nước thuộc địa. Chúng ban bố lệnh tổng động viên, tăngcường vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chiến tranh đế quốc.

Ngày 28 tháng 09 năm 1939, Phủ toàn quyền Đông Dương ra Nghị định giảitán và tịch thu tài sản các tổ chức ái hữu, các nghiệp đoàn, mở đầu cuộc khủng bốác liệt.

Ngày 04 tháng 01 năm 1940, tên toàn quyền Catơru (Catroux) công khaituyên bố: “Chúng ta đánh toàn diện và mau lẹ vào các tổ chức cộng sản. Trongcuộc đấu tranh này phải tiêu diệt cộng sản thì xứ Đông Dương mới được yên ổn vàmới trung thành với nước Pháp. Chún g ta có quyền không thắng, tình thế chiếntranh buộc chúng ta hành động không một chút thương tiếc.”27[27]

Trước tình hình đó, Trung ương Đảng đã kịp thời chỉ thị cho các cơ quan, cánbộ hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp phải mau lẹ rút vào bí mật, chuyển trọngtâm công tác, xây dựng cơ sở ở nông thôn và thay đổi các hình thức, phương phápcông tác ở vùng đô thị cho thích hợp với tình hình mới.

Đầu tháng 11 năm 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lầnthứ VI tại Bà Điểm - Gia Định. Trên cơ sở ph ân tích tình hình thế giới và ĐôngDương, Hội nghị khẳng định: “Đảng ta phải thay đổi chính sách…”. Hình thức“mặt trận dân chủ thích hợp với hoàn cảnh trước mắt, ngày nay không còn thíchhợp nữa. Ngày nay phải thành lập mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông

Dương để tính đến chống đế quốc chiến tranh, đánh đổ đế quốc Pháp và bọnphong kiến thối nát, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dươnghoàn toàn độc lập”28[28]

Hội nghị nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạngĐông Dương và chủ trương tạm gác khẩu hiệu cải cách ruộng đất, chỉ đề ra khẩuhiệu chống địa tô cao, chống cho vay nặng lãi, tịch thu ruộng đất của đế quốc và

27[27] Cách mạng tháng Tám – Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương- xuất bản 1978, trang 828[28] Văn kiện Đảng, tập 3, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1977, trang 56.

Page 36: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

36

địa chủ phản động cho nông dân, nhằm tập trung lực lượng chống đế quốc và bè lũtay sai.

Ở Biên Hòa, tên chánh tham biện tỉnh cũng ra hàng loạt nghị định cấm mọihoạt động có tính chất chính trị mà chúng cho là có liên hệ với cộng sản. Và cảnhững tổ chức dân chủ của quần chúng như đại lý báo Dân Chúng, tổ đọc báo, Hộiái hữu, tương tế v.v… cũng bị giải tán.

Đến cuối năm 1939, thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng, bắt nhiều cán bộcủa Đảng giam ở các nhà tù trong và ngoài tỉnh. Chúng đàn áp, bắt bớ cả nhữngquần chúng tiến bộ, những người phụ trách quản trị các hội, đoàn ái hữu, tịch thutiền bạc, tài sản của hội và gia đình họ, đe dọa quần chúng để tống tiền, gây hoangmang chia rẽ trong dân như bắt giam người này, thả người kia và buộc quần chúngphải nhận là bị cộng sản ép buộc.

Mặt khác, chúng tổ chức người chui vào các tôn giáo như Cao Đài, ThiênChúa Giáo… để lừa mị dân chúng, xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng.

Ở khu vực miền núi, các đồn điền cao su, chúng mua chuộc, sử dụng lựclượng binh lính người dân tộc thiểu số và bọn mật thám đưa vào tận các buôn sóc,các phân sở rình rập, bắt bớ cán bộ cách mạng hoạt động tại đây.

Ngoài khám đường Biên Hòa đã có từ trước, địch còn lập ra các trại tập trungBà Rá, Tà Lài mà chúng gọi là “căng của những người lao động đặc biệt”, để giamgiữ những cán bộ, đảng viên cộng sản và những người yêu nước chống phát xít ởNam bộ.

Ở Biên Hòa , thực dân Pháp và bọn tay sai tập trung lực lượng đánh phá ácliệt các xã Bình Ý, Tân Triều, Bình Phước… Những địa phương này chúng gọi lànhững “làng đỏ”. Hơn 200 dân xã Bình Ý, trong đó có những người lãnh đạo cácỦy ban hành động bị bắt về giam giữ tại khám lớn thị xã Biên Hòa.

Để phục vụ cho việc phòng thủ, vơ vét sức người, sức của cung ứng cho cuộcchiến tranh đế quốc, thực dân Pháp thực hiện lệnh tổng động viên tuyển mộ lính,kéo dài thời hạn tại ngũ những người đã mãn hạn, đồng thời, tăng cường bắt nhândân lao động, xây dựng thêm đường sá, cầu cống, mở rộng sân bay Tân Phong,trường bắn Bình Ý, lập xưởng sửa chữa máy bay..

Địch tăng cường vơ vét bóc lột bằng các hình thức dã man nhất, tất cả các sắcthuế đều tăng, đặt ra nhiều loại thuế mới như “đảm phụ quốc phòng”, “quốctrái”…, ra lệnh sung công, truy thu, trưng dụng các phương tiện vận tải hàng hóacủa tư nhân nhằm thực hiện chính sách kinh tế thời chiến mà chúng gọi là “kinh tếchỉ huy”.

Đời sống nhân dân Biên Hòa ngày càng bị bần cùng hóa.

Page 37: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

37

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Xứ ủy Nam kỳ về chuyểnhướng công tác tổ chức và đấu tranh cho phù hợp với tình hình mới, từ cuối năm1939, Tỉnh ủy Biên Hòa đã có kế hoạch đưa các tổ chức, cán bộ hoạt độ ng côngkhai vào bí mật, hoạt động dưới hình thức bán hợp pháp và bí mật. Các đồng chíNguyễn Văn Nghĩa, Phạm Văn Khoai, Phạm Văn Thuận, Hồ Văn Đại… tạm lánhvề các địa phương khác để tránh địch khủng bố, bắt bớ, tiếp tục hoạt động cáchmạng. Nhưng đồng ch í Nguyễn Văn Nghĩa bị địch bắt và đày lên căng Bà Rá.

Các đồng chí trong Tỉnh ủy lâm thời như: Lê Văn Tôn, Huỳnh Văn Phan,Huỳnh Liễng, Nguyễn Hồng Kỳ, Trần Minh Triết… rút vào hoạt động bí mật ởrừng Tân Uyên. Tại đây các đồng chí đã xây dựng được một đội võ trang 35 ngườido đồng chí Huỳnh Liễng chỉ huy. Lực lượng này chính là tiền thân của lực lượngvũ trang tỉnh Biên Hòa do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo.

Tháng 7 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ triệu tập hội nghị mở rộng tại xã TânLương, tỉnh Mỹ Tho. Sau nhiều ngày thảo luận, Hội nghị đi đến nhất trí thông quachủ trương, kế hoạch khởi nghĩa và thành lập ban quân sự các cấp. Hội nghị cũngđã bầu ra Xứ ủy mới do đồng chí Tạ Uyên làm Bí thư và cử đồng chí Phan ĐăngLưu ra Bắc dự hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11/1940 ) và xin chỉ thị của Trungương về chủ trương khởi nghĩa.

Tháng 9 năm 1940, Xứ ủy tiếp tục mở hội nghị tại xã Tân Xuân, Hóc Môn,Gia Định để quyết định một số vấn đề về công tác trọng yếu, trao cho Thường vụXứ ủy quyền ra lệnh khởi nghĩa, quyết định mẫu cờ là nền đỏ, ở giữa ngôi saovàng năm cánh.

Ngày 20 tháng 11 năm 1940, lệnh khởi nghĩa được gởi đi các nơi, quyết địnhtoàn Xứ khởi nghĩa vào đêm 22 tháng 11 năm 1940. Trong lúc đó đồng chí PhanĐăng Lưu sau khi dự hội nghị lần thứ 7, mang chỉ thị của Trung ương hoãn cuộckhởi nghĩa vừa về đến Sài Gòn, thì lệnh khởi nghĩa của Thường vụ Xứ ủy đãxuống tận cơ sở không thể hoãn được nữa.

Ở Biên Hòa, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành khẩn trương, sôi nổinhất là ở một số nơi thuộc Tân Uyên và Châu Thà nh, các đồng chí trong Tỉnh ủyvà một số đảng viên khác len lỏi về các quận, các xã chỉ đạo các chi bộ, các cơ sởcốt cán ở địa phương chuẩn bị lực lượng phát động quần chúng khởi nghĩa.

Do kế hoạch khởi nghĩa bị lộ ngay từ đầu nên sáng ngày 24 tháng 11 năm1940, địch bao vây các địa điểm chuẩn bị khởi nghĩa, các đồng chí trong Tỉnh ủynhư Lê Văn Tôn, Nguyễn Hồng Kỳ bị địch bắt đày đi Côn Đảo. Đồng chí HuỳnhLiễng hy sinh ở Lạc An. Nhiều đồng chí cán bộ đảng viên khác cũng bị địch bắtđem giam giữ các căng Bà Rá, Tá Lái. Đồng chí Nguyễn Văn Quỳ (Chín Quỳ) đưađội vũ trang rút vào rừng hoạt động và tồn tại cho đến Cách mạng Tháng Tám năm1945.

Mặc dù đã bị lộ nhưng cuộc khởi nghĩa ngày 23 tháng 11 năm 1940 côngnhân nhà máy cưa BIF (Biên Hòa) treo một lá cờ búa liềm trên dây điện củaPalăng trục gỗ. Tuy phát hiện được từ sáng sớm nhưng mãi hơn 9 giờ sáng bọn chủ

Page 38: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

38

mới dám cho thợ điện trèo lên gỡ lá cờ xuống. Một lá cờ búa liềm khác cũng đượctreo trên cây cao ở ngay ngã ba máy cưa đã tạo nên niềm phấn khởi cho công nhânnhà máy và dân chúng quanh vùng.

Cũng trong khoảng thời gian này, hàng trăm truyền đơn kêu gọi ủng hộ Liênbang Xô Viết, ủng hộ cách mạng Pháp, phản đối cuộc chiến tranh Pháp – Xiêm,phản đối sự tàn bạo dã man của bọn thực dân phát xít được rải n hiều nơi ở thị xãBiên Hòa.

Ngày 29 tháng 12 năm 1940, hơn 2000 công nhân cao su ở các xã Cam Tiêm,Cuộc–tơ–nay tiến hành bãi công, đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ, được nghỉ ngàychủ nhật, hủy bỏ chế độ lao động chiều thứ bảy hàng tuần. Thực dân Pháp điềumột trung đội lính do tên thanh tra công ty Đất Đỏ, mà công nhân gọi miệt thị làtên “Tây đầu đỏ” chỉ huy, xuống đàn áp. Chúng dã man xả súng bắn bừa bãi vàocông nhân, làm chết, bị thương hàng chục người và bắt đi hơn 100 người khác.

Cuộc khởi nghĩa không thành công, địch thẳng tay chém giết, đốt nhà, bắthàng loạt người không kể là đảng viên hay quần chúng, đánh đập rất tàn nhẫn kể cảông già, phụ nữ. Chúng tung mật thám chỉ điểm rình rập mọi nơi, chỗ nào chúngtình nghi có cộng sản thì lập tức đưa lính tới đàn áp, bắt bớ, chém giết, gây nêntình hình căng thẳng trong tỉnh suốt ngày đêm và kéo dài trong nhiều tháng.

Kẻ thù ra sức khủng bố ác liệt nhưng chúng không thể nào dập tắt được phongtrào cách mạng đã được nhen nhóm gây dựng trong lòng quần chúng yêu nước.Nhân dân Biên Hòa vững vàng tiếp bước đấu tranh.

II. NHÂN DÂN BIÊN HÒA ĐẤU TRANH CHỐNG KẺ THÙ: THỰCDÂN PHÁP VÀ PHÁT XÍT NHẬT

Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ở Pháp, chính phủ phản động thânphát xít lên cầm quyền. Giữa năm 1940, Pháp đầu hàng phát xít Đức. Ngày 22tháng 9 năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương.

Ngày 27 tháng 9 năm 1941 thực dân Pháp chấp nhận cho Nhật đem quânchiếm đóng Nam Kỳ.

Thực dân Pháp phát xít hóa bộ máy cai trị ở Đông Dương, ra sức đàn ápphong trào cách mạng.

Từ khi Nhật vào Đông Dương nhân dân Việt Nam, nhân dân Biên Hòa tiếptục bị ách thống trị “một cổ hai thòng”, cuộc sống lại vô cùng cơ cực.

Phát xít Nhật vừa đặt chân đến Biên Hòa, chúng tiến hành ngay việc xây dựngcác sân bay quân sự, các hệ thống hầm hào đồn bót kiên cố. Chúng lập các tuyếngiao thông hào từ Ô Cấp lên Biên Hòa (lộ 15) và quốc lộ số 1 từ Sài Gòn ra Bắc.Bọn phát xít Nhật đi đến đâu, đóng nơi nào thì ở đó luôn luôn diễn ra cảnh bắt bớ,giết chóc, hãm hiếp, cướp giựt một cách trắng trợn. Tại một số xã thuộc quận ChâuThành, Xuân Lộc, Long Thành, chúng cưỡng bức nhân dân nhổ lúa trồng đay, vơ

Page 39: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

39

vét thu mua lương thực, thực phẩm với giá rẻ mạt, dùng lúa thay cho nhiên liệu đểchạy máy phát điện, chạy xe lửa…

Mặt khác, chúng còn bắt đồng bào ta hàng ng ày phải đi đắp đường, đào hàogiao thông, xây dựng kho tàng29[29], sân bay quân sự30[30]. Hàng nghìn quần chúnglao động phải dầm mưa dãi nắng, ăn đói mặc rách phục dịch cho chúng dưới lànroi, báng súng, lưỡi lê thật vô cùng tàn nhẫn.

Sự bóc lột vơ vét của phát xít Nhật làm cho đời sống của nhân dân Biên Hòakhổ cực, nay càng thêm nhiều khốn đốn. Vải vóc không có, nhiều người dân phảilấy bao bố may quần áo, dầu lửa, diêm quẹt không có, dùng đá đánh lửa. Mọi hànghóa đều khan hiếm, không khí xã hội ngày càng đen tối hơn.

Để lừa mị nhân dân, bọn Nhật ra sức tuyên truyền thuyết “Đại Đông Á”,thuyết “Đồng văn đồng chủng”, lôi kéo một số công chức, một số lãnh tụ tôn giáoở địa phương nhất là nhiều chức sắc đạo Cao Đài (giáo phái Tây Ninh) làm tay saicho chúng. Bọn này trâng tráo tâng bốc: “Nhật là cứu tinh, là ân nhân đến giảithoát dân da vàng thoát nạn da trắng”.

Để tranh giành ảnh hưởng lớn với Nhật, bọn cầm quyền thực dân Pháp cũngtuyên truyền rùm beng thuyết “Cần lao - Gia đình - Tổ quốc”, “Pháp - Việt phụchưng”, “khỏe để phụng sự”…, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thểdục thể thao để hướng thanh niên vào con đường vui chơi, lãng quên nỗi nhục mấtnước, làm suy giảm ý chí đấu tranh, tinh thần cách mạng của nhân dân ta.

Hai tên kẻ cướp này tuy có nhiều mâu thuẫn với nhau, nhưng đều thống nhấtmột âm mưu thâm hiểm là tập trung lực lượng đánh phá phong trào cách mạngViệt Nam, giam hãm dân tộc ta trong vòng nô lệ.

Âm mưu, thủ đoạn của 2 kẻ thù là thực dân Pháp và phát xít Nhật rất tàn bạovà thâm hiểm, nhưng nhiều đảng viên cộng sản và quần chúng cách mạng khônglùi bước và tiếp tục đấu tranh, gầy dựng phong trào chờ thời cơ.

Rút kinh nghiệm sau thất bại của khởi nghĩa Nam Kỳ, ở Biên Hòa các đồngchí cán bộ đảng viên đã đánh giá đúng bản chất của gia i cấp công nhân, nhất làcông nhân cao su, khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn đều dựa vào công nhân caosu để hoạt động. Được sự bảo vệ, che ch ở của công nhân, nhiều cán bộ, đảng viênbị địch truy lùng các nơi đã lánh về các đồn điền cao su tiếp tục hoạt động, xâydựng cơ sở cách mạng.

Từ cuối năm 1940, đồng chí Hồ Văn Đại (Sáu Đại) về cơ sở Cốc Rang (AnLộc), đồng chí Nguyễn Văn Long về cơ sở Dầu Giây, Bình Lộc, đồng chí TrầnVăn Trà về cơ sở Cuộc-tơ-nay… Các đồng chí trong chi bộ Xuân Lộc cũng rút vàohoạt động bí mật ở các cơ sở cao su An Lộc, Hàng Gòn, Túc Trưng…

29[29] Kho đạn dược ở ngã ba Tân Phong (Xuân Lộc)30[30] Sân bay Tân Phong (quận Châu Thành).

Page 40: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

40

Dưới sự lãnh đạo của các đảng viên cộng sản, phong trào đấu tranh của côngnhân cao su ở các đồn điền trong tỉnh vẫn tiếp tục phát triển.

Giữa năm 1941 ở sở Cuộc-tơ-nay, nhân vụ tên xu Lu đánh chết anh công nhâncạo mủ số 70 ở Láng Lớn, các đồng chí cách mạng bí mật sáng tác bài vè tố cáo tộiác của bọn chủ, bọn xu xếp ác ôn, kêu gọi công nhân đoàn kết đấu tranh 31[31].

Bài hát nhanh chóng lan truyền khắp các phân sở Nha Trào, Suối Cả, LángLớn, Xà Bang.

Tên chủ sở Bu Du ra lệnh cấm không cho hát bài này. Nếu ai hát sẽ bị tù. Tànnhẫn hơn, chúng còn cho tay chân san bằng nấm mộ anh 70 và cấm công nhânkhông được hương khói.

Quá căm uất, vào một buổi tối rằm tháng bảy (ngày 9 tháng 9 năm 1941), anhcông nhân số 3388 đã vận động công nhân ở phân sở Láng Lớn tập trung ra nơi mộanh 70 để tuyên truyền, vạch trần tội ác của bọn thực dân và kêu gọi công nhânđứng lên đấu tranh.

Sáng hôm sau ngày 10 tháng 9 năm 1941, hơn 500 công nhân ở cơ sở Cuộc-tơ-nay đình công kéo xuống tỉnh Bà Rịa yêu cầu tên tỉnh trưởng người Pháp phảican thiệp, buộc chủ sở chấm dứt đánh đập, hành hạ công nhân như súc vật trongkhi chúng bắt trồng lại mấy lô cao su ở Nha Trào, Láng Lớn.

Khi đoàn người đến xà Bang thì bọn lính ở Bà Rị a lên chặn lại theo yêu cầucủa tên chủ sở Ba Du. Năm công nhân đi đầu bị lính đánh kiệt sức ngã gục. Đoànngười vẫn quyết tiến, tiếp tục khiêng 5 người bị thương đến tận dinh tỉnh trưởngBà Rịa đấu tranh. Bọn lính dùng gậy gộc, báng súng đánh công nhân th ật tàn nhẫn,họ vẫn không lùi bước. Từng nhóm nhỏ công nhân lao tới đám lính, hai tay đưathẳng lên trời và thét lớn: “Đây các bạn cứ giết chúng tôi đi, các bạn hãy giếtnhững người chỉ đòi hỏi sự công bằng và yêu cầu chấm dứt đánh đập tàn nhẫn”,“Đây các bạn lính người Việt Nam, các bạn cứ bắn chúng tôi đi, bắn những ngườilao động khổ sở nhất đời, những kẻ ruột thịt của các bạn…”.

Từng nhóm người tiến tới để rồi lập thành đoàn, đám lính cũng dịu dần, nhiềutên đã dạt qua một bên đuờng cho công nhân tiến tới. Dọc đường đến thị xã BàRịa, họ được công nhân ở các cơ sở Xà Bang, Bình Ba, nông dân vùng Long Kiên,Long Xuyên mang cơm nước ủng hộ.

Cuộc đấu tranh giành được thắng lợi. Tên tỉnh trưởng Bà Rịa hứa sẽ can thiệpvới chủ sở bồi thường thiệt hại cho công nhân, chấm dứt tình trạng đánh đập cúpphạt, cấp đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men cho số công nhân đang trồng các lôcao su mới.

31[31] Nội dung bài hát: “Ớ này anh em ơi; Này anh em ta ơi. Cớ sao ta phải buồn lo. Anh 70 chết không phải do xuLu đánh, mà chẳng phải do ông trời.Xu Lu cũng chỉ nghe theo lời cái lu, các lũ chủ Tây.Anh em ơi hãy lẳng lặng mà nghe đây.Vậy anh em chúng ta muốn hết lầm than.Hãy đứng lên đoàn kết đập tan gông xiềng một phen.Một phen xem nào.

Page 41: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

41

Tiếp đó, giữa tháng 11 năm 1941, hơn 600 công nhân tại hai phân sở A và Bcủa đồn điền Bình Lộc dưới sự lãnh đạo của các đ ồng chí đảng viên đã bãi côngđấu tranh với chủ sở đòi: không được bắt công nhân đi điểm quá sớm, không đượcđánh đập cúp phạt công nhân, đòi được phát gạo trắng, đòi tống cổ bọn cai, xu ácôn, đòi trả công nhân mãn hạn về xứ…

Trước khí thế đấu tranh của công nhân, chủ sở phải hứa hẹn chấp nhận cácyêu sách. Nhưng sau đó, chúng cho mật thám điều tra nắm danh sách những ngườicầm đầu. Một tháng sau, tên tỉnh trưởng Biên Hòa đích thân dẫn 20 lính Tây vàkhố đỏ vào cơ sở Bình Lộc bắt 30 công nhân đi tù.

Báo cáo của tên tỉnh trưởng Biên Hòa Ri -vi-e (Rivierre) ngày 4 tháng 2 năm1942 về hai cuộc đấu tranh lớn của cơ sở Cam Tiêm và Bình Lộc đã ghi “… Tôi đãđến nơi xem xét và đã cho lính đàn áp”, hắn xác nhận: “Những sự kiện này mangtính chất chính trị” và “đã bắ t giam hàng trăm người…”

Phong trào đấu tranh của công nhân cao su nổ ra liên tục. Các cuộc đấu tranhkhông chỉ ở phạm vi trong một đồn điền mà có sự liên kết diễn ra cùng một lúcnhiều đồn điền với quy mô ngày càng lớn.

Thông qua phong trào đấu tranh, các đảng viên phát triển thêm nhiều cơ sở,xây dựng được nhiều “lõm cơ sở chính trị” trong các đồn điền, rồi từ đấy bung rahoạt động trên các địa bàn khác, nhất là thị xã, thị trấn khi có thời cơ.

Rõ ràng nơi nào có đảng viên, có cán bộ cách mạng hiểu nguyện vọng quầnchúng và biết tập hợp quần chúng, nơi đó có phong trào đấu tranh cách mạng.

Từ năm 1941 đến năm 1943 là thời kỳ khó khăn của Đảng bộ Nam bộ, Xứ ủyvà các liên tỉnh ủy bị phá vỡ và lập đi lập lại nhiều lần. Phần lớn cán bộ đảng viênbị địch bắt cầm tù. Số còn lại phải chuyển vùng, lánh về nông thôn, các đồn điềncao su… để ẩn náu, tạo dựng cơ sở, tạo bàn đạp đứng chân để khôi phục phongtrào cách mạng.

Cuối năm 1942, cuộc chiến tranh thế giới có nhiều biến chuyển thuận lợi choquân Đồng minh. Quân đội Xô Viết giành nhiều thắng lợi và đang tiến hành phảncông trên khắp các mặt trận. Ở Đông Dương phát xít Nhật ngày càng lấn Pháp,nắm quyền kiểm soát hầu hết các đầu mối quân sự kinh tế quan trọng.

Bọn thực dân Pháp ở thuộc địa phân hóa thành hai phái: Phái Pê-tanh (Pétain)đấu hàng phát xít Đức và phái Đờ -gôn (De Gaul) kháng chiến chống phát xít.

Những chuyển biến ấy đã có tác động đến tình hình cách mạng Việt Nam nóichung, Biên Hòa nói riêng.

Tuy chưa bắt được liên lạc và sự chỉ đạo của cấp trên, như ng một số đồng chícán bộ, đảng viên mấy năm trước lẩn tránh các nơi lần lượt trở về địa phương tiếptục hoạt động như Nguyễn Thị Lựu, Phạm Văn Thuận, Phạm Văn Khoai, Hồ VănĐại, Nguyễn Văn Nghĩa… Một số đồng chí ở các tỉnh khác mãn hạn tù cũng bịthực dân Pháp đưa về đây quản thúc. Mặc dù bị theo dõi, kiềm chế, khủng bố gắtgao, nhưng các đồng chí vẫn tìm mọi cách liên lạc với nhau, hình thành các đầu

Page 42: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

42

mối để gầy dựng cơ sở, vận động cách mạng. Các đồng chí tập trung tuyên truyềnthắng lợi của đồng minh nhất là của Liên Xô, vạch trần bộ mặt xâm lược tàn bạocủa phát xít Nhật, vận động quần chúng chống lại việc bắt xâu, nộp thuế, vơ vét tàisản của giặc, từ đó khơi dậy ý thức độc lập dân tộc, tinh thần cách mạng của cáctầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Tháng 9 năm 1943, một số đồng chí còn lại trong Xứ ủy Nam Kỳ đã chấp nốiliên lạc được với phái viên của Trung ương từ Bắc cử vào32[32] và nhận được các tàiliệu, nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương. Các đồngchí ra sức hoạt động để tổ chức Việt Minh và các Hội cứu quốc. Việc thành lập Xứủy kỳ bộ Việt Minh và các Hội cứu quốc đang tiến hành thì nhiều đồng chí lần lượtbị địch bắt. Tuy vậy các cơ sở Đảng bên dưới vẫn tồn tại và hoạt động.

Tại Nhà máy cưa BIF Biên Hòa, đồng chí Đặng Nguyên đã xây dựng và tổchức lại Chi bộ Đảng, đến cuối năm 1943 Chi bộ có 5 đảng viên33[33]. Tại ga xe lửaBiên Hòa cũng hình thành được một Chi bộ Đảng do đồng chí Ngô Văn Tư làm Bíthư.

Ở sở củi Trảng Bom, đồng chí Lê Nguyên Đạt đang làm đốc công của sở, đãvận động xây dựng được một số cơ sở và tổ chức được một Chi bộ Đảng.

Đầu năm 1943, Ban cán sự Miền Đông cử đồng chí Trịnh Văn Dục (Ba Dục)về quận Long Thành (Biên Hòa) hoạt động. Đến cuối năm 1944 đồng chí đã tổchức quân bộ Việt Minh đầu tiên của tỉnh ở quận Long Thành, xây dựng đượcmạng lưới cơ sở Việt Minh trong các đồn điền cao su, lập được Chi bộ Đảng ở cơsở Bình Sơn do đồng chí Vũ Hồng Phô (tức Vũ Khánh) làm Bí thư.

Từ giữa năm 1943, các đồng chí Phạm Văn Búng, Nguyễn Văn Nghĩa, PhạmVăn Khoai, Lê Thái, Hồ Văn Giàu, Nguyễn Văn Ký, Hồ Hòa, Huỳnh Văn Lũy, HồVăn Đại, Phạm Văn Thuận… móc nối liên lạc với nhau, bước đầu hình thành cácnhóm, các tổ chức Việt Minh ở một số địa phương thuộc Tân Uyên, Châu Thành,Long Thành và ngay cả trung tâm tỉnh lị Biên Hòa ( xã Bình Trước).

Cũng trong thời gian này, đồng chí Hoàng Minh Châu về lại Biên Hoà làmviệc ở sở Trường Tiền 34[34]. Đồng chí đã xây dựng được một Chi bộ Đảng tại đâyvà tổ chức một số cơ sở ở nơi khác như ga Biên Hòa, Tân Phong, Hóa An, TânHạnh, Tân Bình…

Trong quá trình hoạt động và xây dựng cơ sở, tổ chức Đảng hình thành vàphát triển là do một số đảng viên bằng nhiều con đường liên lạc khác nhau mà hìnhthành nhiều bộ phận ở các địa phương trong tỉnh Biên Hòa. Sự chỉ đạo từ bên trêncũng không thống nhất. Tuy vậy, tất cả các nhóm đều thống nhất một mục tiêu làtuyên truyền giáo dục, tổ chức quần chúng, xây dựng cơ sở Đảng, xây dựng lực

32[32] Đồng chí Nguyễn Hữu Ngoạn được cử vào năm 1943 đến tháng 10 năm 1944 bị Pháp bắt và hy sinhtrong tù.33[33] Gồm các đồng chí: Hoàng Đình Cận, Hoàng Bá Bích, Đạo Ngàn do đồng chí Đặng Nguyên làm Bíthư.34[34] Sau năm 1975 là Nhà máy đại tu ô tô

Page 43: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

43

lượng chính trị để tiến lên giành chính quyền. Khí thế cách mạng của quần chúngnhân dân được khơi dây ở các địa phương trong tỉnh.

III. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG

A. GIAI ĐOẠN TIỀN KHỞI NGHĨA.Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương.

Ở Biên Hòa ngay sáng 10 tháng 3 năm 1945, bộ máy thống trị của Pháp cơ bản lọtvào tay phát xít Nhật từ tỉnh đến quận. Bọn cầm quyền Nhật đưa Nguyễn Văn Quýlên làm tỉnh trưởng bù nhìn của Biên Hòa. Các tổ chức, đảng phái thân Nhật nhưThanh niên Ái quốc đoàn, Thanh niên Bảo quốc đoàn… đẩy mạnh các hoạt độnglừa bịp nhân dân, tuyên truyền nền độc lập giả hiệu của chính phủ Trần TrọngKim. Bọn tay sai thân Nhật là những tên Cao Đài phản động nay được dịp cũng rasức “gióng trống khua chiêng” ủng hộ thuyết “Đại Đông Á”, thuyết “Đồng vănđồng chủng”, tuyên truyền “Nhật sẽ ủng hộ Việt Nam độc lập”.

Bọn Nhật tiếp tục vơ vét sức người, sức của với những hành động trắng trợntàn bạo gấp hàng chục lần trước đó. Chúng mổ bụng, moi gan giết hàng trăm ngườiyêu nước. Đời sống nhân dân Biên Hòa càng khốn đốn. Các tầng lớp nhân dântrong tỉnh trừ một số ít làm tay sai cho phát xít Nhật còn đại bộ phận nhân dânkhông bị mắc lừa với những lời lẽ đường mật của chúng. Họ nhận ra rằng kẻ thùkhông phải là màu da trắng hay vàng mà là sự tàn bạo, dã tâm cướp nước bắt nhândân ta làm nô lệ. Được Đảng cộng sản tuyên truyền giáo dục và tổ chức nên cáctầng lớp nhân dân nhất là quần chúng lao động sục sôi tinh thần cách mạng, quyếttâm vùng lên đánh đổ bọn phát xít và tay sai để giành lại đất nước của mình.

Trước khí thế sục sôi cách mạng của quần chúng, Ban Thường vụ TrungƯơng Đảng ra Chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và triệutập Hội nghị mở rộng vào đêm 9 tháng 3 năm 1945 tại Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh.Hội nghị nhận định cuộc đảo chính của Nhật sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng chínhtrị sâu sắc, tạo nên một tình thế cách mạng, khiến điều kiện tổng khởi nghĩa mauchín muồi. Hội nghị vạch rõ kẻ thù chủ yếu trước mắt là phát xít Nhật và bè lũ taysai của chúng. Do đó nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân lúc này là phátđộng phong trào chống Nhật cứu nước, tổng khởi nghĩa giành chính quyền trongtoàn quốc.

Từ cuối tháng 3 năm 1945, cách mạng Việt Nam đã chuyển lên cao trào vànhững cuộc khởi nghĩa từng phần nổ ra ở nhiều địa phương miền Bắc, các căn cứđịa cách mạng được thành lập. Tại Nam Kỳ, nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên bịgiặc bắt giam giữ đã thoát khỏi nhà tù trở về các địa phương hoạt động, chắp nốilại với các đồng chí còn lại ở địa phương, nhanh chóng khôi phục lại tổ chức Đảng,hồi phục phong trào.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, nhiều đồng chí đảng viên cộng sản các nơi đãđược cử về Biên Hòa hoạt động. Một số đảng viên phá trại giam Bà Rá về đâycũng nhanh chóng móc nối nhập với phong trào. Số lượng đảng viên tăng nhanh,

Page 44: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

44

nhiều phần là các đồng chí có năng lực lãnh đạo và tổ chức. Các nhóm cộng sản ởBiên Hòa nhất là trong nội ô thị xã bắt đầu có sự liên lạc, kết hợp với nhau trênmột số mặt công tác. Và tất cả các nhóm đều ra sức phát triển tổ chức, mở rộng cơsở, ráo riết chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.

Tháng 5 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ (Tiền Phong) dođồng chí Trần Văn Giàu làm Bí thư, tổ chức thanh niên Tiền Phong được thành lậptại Sài Gòn do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đảng viên Đảng Cộng sản làm thủ lĩnh.

Trong vòng 2 tháng vận động và tổ chức, với sự tích cực hoạt động của cánbộ, đảng viên, đoàn viên công đoàn, đội ngũ Thanh niên Tiền phong đã phát triểnnhanh chóng hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, thu hút hàng triệu người yêu nước thamgia.

Ở tỉnh Biên Hòa, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập do HuỳnhThiện Nghệ làm thủ lĩnh.

Tổ chức Thanh niên Tiền phong ra đời, tập hợp đông đảo lực lượng quầnchúng không chỉ có thanh niên mà các lứa tuổi như thiếu niên, người già, phụ nữtham gia đông đảo, tạo nên một khí thế sôi nổi sục sôi cách mạng trong các tầnglớp nhân dân ở thành thị, nông thôn.

Chỉ sau một thời gian ngắn mà Đảng đã lãnh đạo tổ chức này phát triển thànhphong trào quần chúng rộng rãi vì mục tiêu của nó đã đáp ứng đúng nguyện vọngcủa quần chúng là đánh đổ bọn phát xít và tay sai để giành lạ i cuộc sống độc lập,tự do.

Đảng kịp thời lãnh đạo, tổ chức xây dựng các hình thức hoạt động hợp phápcông khai và nó thực sự trở thành lực lượng chính trị đông đảo trong khởi nghĩagiành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám ở Biên Hòa.

Để kịp thời lãnh đạo, tổ chức quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chínhquyền, Liên tỉnh ủy miền Đông triệu tập Hội nghị vào tháng 5 năm 1945 tại ấpVĩnh Cửu - Tam Hiệp - Biên Hòa, với các đại biểu của Đảng bộ Tây Ninh, BiênHòa, Thủ Dầu Một, Gia Định để phổ biến tình hình và nhiệm vụ của giai đoạn cáchmạng. Các đồng chí Hoàng Minh Châu và Huỳnh Văn Hớn đại biểu Đảng bộ BiênHòa tham gia hội nghị.

Tiếp đó, tháng 7 năm 1945, tại chùa Tân Mai, đồng chí Hà Huy Giáp, đại diệnXứ ủy Nam Kỳ đã họp với các đồng chí Hoàng Minh Châu, Huỳnh Văn Hớn,Phạm Văn Búng, Đặng Nguyên, phổ biến chủ trương của Xứ ủy là gấp rút xâydựng, phát triển lực lượng cách mạng cả lực lượng chính trị và vũ trang để chuẩnbị khởi nghĩa giành chính quyền. Đây là cuộc họp quan trọng, là cơ sở để đoàn kếtcác đảng viên cộng sản trong các nhóm khác nhau, tạo ra sự thống nhất hành độngtrước thời cơ mới.

Hội nghị nhấn mạnh việc khẩn trương phát triển các tổ chức đoàn thể ViệtMinh, nắm chắc lực lượng Thanh niên Tiền phong trong tỉnh, tập trung vận độngnhân dân chống phát xít Nhật và bọn phản động, vạch trần bộ mặt giả hiệu của

Page 45: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

45

chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật dựng lên và bọn Troskis ở Biên Hòa do tênNguyễn Văn Thử cầm đầu.

B. KHỞI NGHĨA THẮNG LỢI.Ngày 9 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật. Chỉ trong

vòng một tuần lễ, quân đội Xô Viết đã tiêu diệt hoàn toàn đội quân Quan Đôngtinh nhuệ của chúng. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàngquân Đồng Minh vô điều kiện.

Nhận được tin này, bọn sĩ quan và binh lính Nhật ở Biên Hòa đều rã rời,hoang mang cực độ. Chính quyền bù nhìn tỉnh Biên Hòa coi như tê liệt. Nhiều têntay sai có nợ máu với nhân dân tìm đường bỏ trốn. Một số viên chức ngả theo cáchmạng tham gia lực lượng Thanh niên Tiền Phong.

Tin Nhật đầu hàng được lan truyền nhanh chóng, đã thổi bùng ngọn lửa cá chmạng. Một không khí khởi nghĩa sôi động khắp thành thị và nông thôn.

Hàng ngày trên khắp các nẻo đường, tiếng hát “Này thanh niên ơi, đứng lênđáp lời sông núi…”, lời ca “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng” vang lênrộn rã. Khí thế cách mạng bừng bừng. Khí thế khởi nghĩa ngày càng bốc cao khi cóquân lệnh số một của Ủy ban khởi nghĩa, hiệu triệu của Tổng bộ Việt Minh và nhấtlà lời kêu gọi gởi đồng bào toàn quốc của đồng chí Nguyễn Ái Quốc: “… Hiện nayquân đội Nhật đã tan rã, phong trào cứu quốc lan tràn khắp nơi… Giờ quyết địnhcho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta màtự giải phóng cho ta…”.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi rực rỡ ởthủ đô Hà Nội đã động viên cả nước đứng lên c ướp chính quyền.

Ngày 20 tháng 8 năm 1945, Xứ ủy Nam Kỳ họp Hội nghị tại chợ Đệm phổbiến kế hoạch tổng khởi nghĩa ở Nam Bộ.

Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại căn nhà số 2 dãy phố Sáu Sử (quốc lộ mộtBiên Hòa), đồng chí Hoàng Minh Châu chủ trì cuộc họp bàn kế hoạch khởi nghĩagiành chính quyền tại tỉnh lị Biên Hòa. Tham dự cuộc họp này có các đồng chí:Hoàng Minh Châu, Huỳnh Văn Hớn, Ngô Hà Thành, Hồ Văn Giàu, Lê NguyênĐạt, Đặng Nguyên, Hồ Văn Đại… Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban khởinghĩa. Cử đồng chí Hoàng Minh Châu làm Chủ tịch và dự kiến Ủy ban nhân dâncách mạng lâm thời và quyết định tiến hành cuộc khởi nghĩa trước ở trung tâm tỉnhlị. Hội nghị cũng đề ra một số công tác quan trọng và cấp bách như: phân công cácđồng chí đảng viên huy động lực lượng ở các quận về thị xã Biên Hòa tham giagiành chính quyền; cử người liên lạc với Bộ chỉ huy quân Nhật: vận động chúng“án binh tại chỗ” khi lực lượng cách mạng nổi dậy khởi nghĩa; tiếp xúc trước vớitỉnh trưởng bù nhìn Nguyễn Văn Quý, ra điều kiện buộc bàn giao chính quyền chocách mạng; cử đồng chí Hồ Văn Đại và một số đồng chí khác vận động lính mã tà,lính thủ hộ… nộp súng cho cách mạng, tránh xung đột vũ trang gây đổ máu; phâncông đồng chí Lê Ngọc Liệu và Nguyễn Đình Ưu tổ chức đưa khoảng 500 ngườivề Sài Gòn bằng xe lửa để tham gia khởi nghĩa ngày 25 tháng 8 năm 1945. Vận

Page 46: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

46

động hướng dẫn nhân dân may cờ, kẻ khẩu hiệu, tự sắm lấy vũ khí, huy động lựclượng xung kích trong công nhân, trong Thanh niên Tiền phong, học sinh sẵn sànghành động khi có lệnh khởi nghĩa.

Từ sáng sớm ngày 24 tháng 8 năm 1945, cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm củaViệt Minh và cờ sao vàng đỏ của Thanh niên Tiền Phong đã được treo ở hãng củaBIF, Nhà ga, Bưu điện…

Trụ sở Ủy ban khởi nghĩa đặt gần ga xe lửa Biên Hòa đã phất phới tung baycờ búa liềm và cờ đỏ sao vàng. Nhiều truyền đơn kêu gọi quần chúng hưởng ứngcuộc khởi nghĩa được phân phát cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Ở quận Long Thành, Ủy ban khởi nghĩa do các đồng chí Trịnh Văn Dục, VũHồng Phô, Mai Hiền Thái lãnh đạo đã h uy động công nhân cao su, nhân dân các xãquanh thị trấn Long Thành kéo về quận lị giành chính quyền trong ngày 24 tháng 8năm 1945. Thắng lợi này càng cổ vũ cán bộ, đảng viên và nhân dân Biên Hòa náonức hành động.

Ngày 25 tháng 8 năm 1945, lực lượng cách mạng đã kiểm soát các cơ quancông sở trong thị xã Biên Hòa như Toà án, Kho bạc, Trại giam Biên Hòa, căn cứlính bảo an tỉnh v.v…

Ngay trong ngày hôm đó, tin nhân dân Sài Gòn tổng khởi nghĩa đã giànhthắng lợi đã làm nức lòng đồng bào toàn tỉnh.

Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, hàng trăm đồng bào ở nội ô thị xã Biên Hòadưới sự hướng dẫn của đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa đã kéo đến bao vây Tòa bốBiên Hòa35[35]. Cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên ngay trung tâm đầu não củachính quyền tay sai của phát xít Nhật - Lá cờ nhuộm thắm máu đào của các chiếnsĩ và đồng bào từ thời Nam Kỳ khởi nghĩa trong tiếng hò reo vang dậy của đồngbào.

Sự kiện này diễn ra ngoài kế hoạch, nên Ủy ban khởi nghĩa yêu cầu dừng lạiđể xin ý kiến của đồng chí thanh tra chính trị miền Đông. Sau khi có chỉ đạo củađồng chí Dương Bạch Mai, Ủy ban khởi nghĩa do đồng chí Hoàng Minh Châuđứng đầu đến Tòa bố buộc Tỉnh trưởng bù nhìn Nguyễn Văn Quý “bàn giao” chínhquyền cho nhân dân vào lúc 11 giờ cùng ngày.

Tuy nói là bàn giao nhưng thực chất là chính quyền bù nhìn và cả quan thầycủa chúng là phát xít Nhật đã tê liệt từ sau khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng quânđồng minh. Bộ máy chính quyền này đã tan rã, không còn hiệu lực gì với nhân dân.

Sau khi tiếp quản, việc đầu tiên của Ủy ban khởi nghĩa là ra lệnh bắt giữ têncò Phước chỉ huy lực lượng cảnh sát Biên Hòa, tịch thu gần 300 súng các loại vàtiếp tục quản lý các công sở, kho tàng còn lại.

Sau khi tiến hành xong việc tiếp quản và sắp xếp lại bộ máy tạm thời để điềuhành công việc trước mắt như : cấp điện, nước, giữ gìn an ninh trật tự v.v…

35[35] Nay là trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Page 47: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

47

Sáng sớm ngày 27 tháng 8 năm 1945, hàng vạn quần chúng nội ô thị xã, cácquận Châu Thành, Long Thành, Xuân Lộc, đổ về quảng trường Sông Phố 36[36] thamdự lễ với đủ mọi tầng lớp già, trẻ, các tôn giáo, các đoàn thể cứu quốc, và cả binhlính của chế độ cũ tham gia.

Tại cuộc mít tinh, đồng chí Dương Bạch Mai, Thanh tra chính trị miền Đôngđã diễn thuyết trước đông đảo q uần chúng. Đồng chí nói đại ý: kể từ hôm nay cùngvới đồng bào cả nước, đồng bào tỉnh Biên Hòa đã thoát khỏi ách ngựa trâu, xóa bỏđược gông xiềng của 80 năm nô lệ. Nước Việt Nam từ nay đã có mặt trên bản đồthế giới, không còn bị bọn Tây, Nhật miệt thị gọi là An-na-mít, không còn bị đèđầu cưỡi cổ, sưu cao thuế nặng. Đồng bào hãy một lòng, một dạ đi theo cách mạng,theo mặt trận Việt Minh, theo chính phủ Việt Minh do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnhđạo để đưa nước nhà tiến lên độc lập và tự do.

Tiếp theo đồng chí Hoàng Minh Châu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa tuyên bố:từ nay chính quyền cách mạng của Việt Minh là của nhân dân. Kêu gọi đồng bàotrong tỉnh cùng chung sức với chính quyền xây dựng chế độ mới. Đồng chí thôngbáo chính quyền nhân dân do Việt Minh lãnh đạo sẽ được ra mắt đồng bào trongvài ngày tới. Đồng chí yêu cầu đồng bào các quận, xã sau cuộc mít tinh này trở vềđịa phương tham gia cùng mặt trận Việt Minh thành lập chính quyền mới ở địaphương mình.

Đồng bào phấn khởi hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm”, “ViệtMinh muôn năm” và chia thành nhiều đoàn đi diễu hành với đủ các lực lượng côn gnhân, nông dân, thanh, thiếu niên, học sinh, công chức, tín đồ, chức sắc các tôngiáo v.v… tay cầm cờ đỏ búa liềm, cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ tỏa ra các đườngphố hô vang các khẩu hiệu chào mừng cách mạng thành công.

Đoàn người nối đuôi nhau diễu hành trên đường phố bất chấp mệt nhọc suốtcả buổi trưa.

Thật rất cảm động, nhiều cửa hàng nghỉ buôn bán để làm nhiệm vụ tiếp tếbánh mì, nước uống cho các đoàn đi diễu hành không lấy tiền.

Niềm vui sướng, phấn khởi của đồng bào với khí thế hào hùng của ngày hộilịch sử nghìn năm có một. Đó thực sự là cuộc đổi đời, là ngày vinh quang của cảdân tộc, của đất nước được hồi sinh. Chấm dứt 80 năm dài sống trong nô lệ, xíchxiềng của chế độ thực dân phong kiến.

Đúng như Lênin và Bác Hồ đã nói: “Cách mạng là sự nghiệp c ủa quầnchúng”.

IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM TỈNH BIÊNHÒA.

36[36] Nay là trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Page 48: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

48

1. Cách mạng Tháng Tám ở Biên Hòa là một quá trình đấu tranhcách mạng lâu dài, gian khổ của giai cấp công nhân và nông dân dưới sự lãnhđạo của Đảng.

“… Thời gian lịch sử Cách mạng Tháng Tám là ba bốn tuần nhật trong thờigian lịch sử cách mạng Việt Nam dài hơn nhiều. Nói rõ hơn thời gian lịch sử Cáchmạng Tháng Tám chủ yếu tổng khởi nghĩa, thời gian này ngắn, rất ngắn nhưngnhịp độ sống của toàn thể dân tộc Việt Nam khi ấy thì cực kỳ cao hơn…”.37[37]

Để tiến hành khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám, nhân dân, Đảng bộBiên Hòa đã phải trải qua đoạn đường dài khúc khuỷu quanh co, đã trải qua quátrình đấu tranh liên tục và bền bỉ, vượt qua nhiều thử thách cam go.

Mở đầu là cuộc đấu t ranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng ngày 3tháng 2 năm 1930, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào cáchmạng địa phương ác liệt.

Tỉnh Biên Hòa lúc bấy giờ chỉ có số ít đảng viên cộng sản, mặc dù bị địchkhủng bố đàn áp nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạonhân dân tiếp tục đấu tranh và hình thành được tổ chức cơ sở. Đó là Chi bộ Đảngcộng sản làng Bình Phước - Tân Triều (quận Châu Thành).

Sự ra đời của Chi bộ này trong lúc bọn cầm quyền thực dân Pháp tại tỉnh BiênHòa không ngừng khủng bố, truy tầm những người cộng sản và người có cảmtình với Đảng Cộng sản. Thâm độc hơn là chúng ra sức xuyên tạc, cho nhữngngười cộng sản vô thần không thờ phụng tổ tiên, cộng sản là cộng chung tài sản,cộng vợ cộng chồng… để làm cho quần chúng hiểu sai về chủ nghĩa Cộng sản,không dám gần người cộng sản mặc dù đó là những người thân, ruột thịt của mình.

Nhưng kẻ thù không thể ngăn chặn được, nhân dân vẫ n ủng hộ những ngườicộng sản, sự tiếp tục ra đời của Chi bộ Đảng Bình Phước - Tân Triều có ý nghĩa rấtquan trọng trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Biên Hòa. Nó là hạt nhân lãnhđạo phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương ở Biên Hòa và là cơ sở cho việchình thành Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa vào năm 1937.

Phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương tại Biên Hòa được Đảng lãnh đạovà tổ chức ra Ủy ban hành động đó là tổ chức hợp pháp. Đảng sử dụng tổ chứccộng sản này công khai và tổ chức ra các Hội ái hữu, Tương tế v.v… hoạt động vớicác hình thức đấu tranh phong phú như mít tinh, đọc sách, báo... để nâng cao giácngộ quần chúng. Từ đó mà phát triển tổ chức Đảng. Phong trào Mặt trận Dân chủĐông Dương giúp Đảng bộ rút ra nhiều bài học kinh nghiệm lãnh đạo, nhất là bàihọc Đảng gắn dân, không có dân thì không có Đảng và chính là bước tập dượttrong việc huy động lực lượng quần chúng trong khởi nghĩa của Cách mạng ThángTám 1945.

37[37] Kỷ yếu Hội thảo khoa học cách mạng tháng Tám năm 1945 ngày 33 tháng 8 năm 1945 - tại trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hố Chí Minh , trang 1 và 2.

Page 49: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

49

Biên Hòa là tỉnh có nhiều cơ sở kinh tế công nghiệp, có nhiều đồn điền cao su,có đội ngũ công nhân có tinh thần đấu tranh cao. Đó cũng chính là miếng đ ất tốt đểnhững người cộng sản gieo mầm và kết quả là đã thành lập được nhiều Chi bộtrong công nhân như Chi bộ Trường Tiền, Chi bộ Nhà máy cưa BIF, Chi bộ Nhàga Biên Hòa, Chi bộ sở củi Trảng Bom, Chi bộ sở Bình Sơn v.v… Đội ngũ côngnhân là “vỏ bọc”, là sự che chắn cho các tổ chức Đảng và đảng viên khi phong tràophát triển cũng như thoái trào. Nhiều đồng chí đảng viên bám chắc địa bàn nàyhoạt động có hiệu quả suốt nhiều thời kỳ.

Khi phát xít nhảy vào Đông Dương và hất cẳng bọn thực dân Pháp, các Chi bộĐảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống kẻ thù mới bằng nhiều hình thức để tậphợp quần chúng như biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao, sử dụng lực lượngThanh niên Tiền phong…để tuyên truyền giác ngộ quần chúng chống lại các luậnđiệu lừa mị của phát xít Nhật và bọn tay sai như chiêu bài “Đồng văn đồng chủng”,Nhật là da vàng vào Đông Dương để giúp người da vàng giành độc lập v.v vàv.v… và cùng với những hành động tàn bạo phát xít của chúng, nhân dân dần dầnnhận ra chân tướng của hai kẻ thù đều một giuộc như nhau. Vì vậy mà phong tràođấu tranh ngày càng dâng cao và đã trở thành cao trào trong những ngày thángTám lịch sử.

Cách mạng Tháng Tám ở Biên Hòa là thành quả của cuộc đấu tranh liên tục,gian khổ của nhân dân các địa phương trong tỉnh do Đảng bộ lãn h đạo. Cách mạngnổ ra và thành công vào thời điểm số lượng đảng viên ở Biên Hòa chỉ suýt soát 40đồng chí (cả nước có 5.000 Đảng viên). Nhưng đó là những Đảng viên trung kiênnhất với lý tưởng cộng sản vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, lănlộn trong phong trào quần chúng và được nhân dân che chở, đùm bọc. Đây là yếutố hàng đầu có tính quyết định cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm1945, vì Đảng với dân chỉ là một. 2. Cách mạng Tháng Tám ở Biên Hòa là sự kết hợp hai điền kiện

khách quan và chủ quan.Cách mạng Tháng Tám ở Biên Hòa diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi.

Đó là thắng lợi của quân đồng minh, chủ yếu là hồng quân Liên Xô đập tan quânđội Quan Đông của Nhật, buộc Nhật Hoàng phải đầu hàng.

Tại Biên Hòa, tuy bộ máy ta y sai vẫn còn nhưng sĩ quan binh lính Nhật lâmvào tình trạng chờ đợi bị giải giáp để trở về nước, tư tưởng hoang mang dao động.Một số tìm cách quan hệ với cách mạng để yên thân và bán vũ khí cho ta. Bộ máytay sai của Nhật trước thất bại của quan thầy cũng hết sức hoang mang lo sợ. Đó làđiều kiện khách quan có tác động đến khởi nghĩa. Tuy nhiên, nếu không tổ chức,xây dựng được lực lượng cách mạng của quần chúng tại chỗ, thì Đảng bộ khôngthể nắm thời cơ để phát động toàn dân nổi dậy.

Lực lượng cách mạng quần chúng tại Biên Hòa chủ yếu là công nhân, nôngdân, thanh niên trí thức vốn gắn bó với Đảng từ những năm 1930, nhất là thời kỳMặt trận Dân chủ Đông Dương, có tinh thần yêu nước và giác ngộ dân tộc. Nắmthời cơ Nhật đảo chính Pháp, các Chi bộ Đảng đã phát động phong trào chống phát

Page 50: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

50

xít Nhật, đồng thời nắm tổ chức Thanh niên Tiền phong tạo nên phong trào quầnchúng sôi nổi, mở rộng cơ sở cách mạng quần chúng. Thông qua nhiều mối quanhệ, ta còn vận động được nhiều công chức, viên chức trong bộ máy tay s ai ngả theocách mạng, vận động một số binh lính ngụy giao vũ khí, xây dựng các đội tự vệ đểbảo vệ cách mạng, bảo vệ quần chúng, sẵn sàng hỗ trợ nhân dân nổi dậy khi thờicơ đến.

Chính nhờ xây dựng, tổ chức được lực lượng quần chúng có vũ trang, giácngộ đông đảo nhân dân về ý thức dân tộc, mà các Chi bộ Đảng, Ủy ban khởi nghĩaBiên Hòa kịp thời và nhanh chóng huy động đông đảo quần chúng đứng lên khởinghĩa giành chính quyền.

Điều kiện khách quan là yếu tố tác động quan trọng, nhưng điều kiện chủquan xây dựng và tổ chức lực lượng cách mạng của quần chúng mới là yếu tốquyết định cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám tại Biên Hòa.

3. Cách mạng Tháng Tám ở Biên Hòa diễn ra nhanh chóng , kịp thời.Trên phạm vi cả nước, Cách mạng Tháng Tám đã giành thắng lợi trọn vẹn chỉ

trong 15 ngày.

Tại Biên Hòa, vào thời điểm khởi nghĩa, tổng số đảng viên cộng sản chỉ 40đồng chí. Một số Chi bộ Đảng được khôi phục và phát triển thêm nhưng Tỉnh ủychưa được tổ chức lại. Nhưng được Xứ ủy trực tiếp chỉ đạo, các Chi bộ Đảng đ ãthống nhất thành lập ra Ủy ban khởi nghĩa tỉnh. Sự hình thành Ủy ban khởi nghĩatỉnh cũng chính là tạo được sự thống nhất trong các đảng viên về quan điểm, vềphương hướng chuẩn bị lực lượng, tập hợp quần chúng và phát động cuộc nổi dậy.Đây là yếu tố quyết định cho cuộc khởi nghĩa ở Biên Hòa diễn ra nhanh chóng, kịpthời.

Khởi nghĩa là một quá trình, trong đó việc chuẩn bị lực lượng khi thời cơ đếnkịp thời hành động là một nghệ thuật. Thật vậy, thời cơ đến trong Cách mạngTháng Tám là khi phát xít Nhật bại trận, sĩ quan và binh lính Nhật, tuy quân số,trang bị còn đầy đủ, nhưng tinh thần thì rã rời. Bộ máy chính quyền tay sai hoangmang dao động đến cực độ.

Chớp thời cơ, Ủy ban khởi nghĩa Biên Hòa thông qua nhiều cơ sở, nhiều mốiquan hệ đã vận động bọn phát xít Nhật ở yên tại chỗ, không được can thiệp vàoquyền tự quyết của nhân dân ta. Với bọn cầm quyền bù nhìn địa phương, ta giáodục cho họ hiểu rõ tình thế cách mạng là không thể đảo ngược; và Nhật đầu hànglà cơ hội tốt để họ trở về với nhân dân38[38], đúng xu thế phát triển của cách mạng.Mặt khác, ta phải có lực lượng mà nòng cốt là các đội tự vệ, lực lượng Thanh niênTiền Phong và đông đảo quần chúng giác ngộ tham gia. Vì vậy mà trước ngày khởinghĩa ta làm chủ nhiều công sở, huy động được đông đảo q uần chúng tham gia

38[38] Trước ngày khởi nghĩa ta đã thyết phục ông kinh lý Nguyễn Văn Tàng là người thân của Tỉnh trưởng bù nhìnNguyễn Văn Quý không được có phản ứng gì bất lợi cho cách mạng khi nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chínhquyền. Nguyễn Văn Quý đã làm đúng như kế hoạch của Ủy ban khởi nghĩa, cũng như nhiều sĩ quan, binh sĩ ngụycũng ngả theo cách mạng.

Page 51: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

51

cướp chính quyền ở Sài Gòn. Tại Biên Hòa, Chi bộ Đảng huy động hàng vạnngười trong một thời gian ngắn đủ các thành phần: công nhân, nông dân, thanhniên, học sinh, tiểu thương, tiểu chủ, chức sắc, tín đồ các tôn giáo cùng đứng lêngiành chính quyền về tay nhân dân.

Trong quá trình vận động cách mạng, bên cạnh những thành quả to lớn màĐảng bộ và nhân dân Biên Hòa đã giành được trong Cách mạng Tháng Tám thìcũng không tránh khỏi những khuyết điểm, vấp váp như sự kiện đã diễn ra trongngày 26 tháng 8 năm 1945.

Nguyên nhân sâu xa là do kẻ thù đánh phá ác liệt, phong trào gặp rất nhiềukhó khăn. Đội ngũ đảng viên, cán bộ từ nhiều nguồn, nhiều địa phương tụ hội về,nhưng còn do nguyên nhân chủ quan và do sự chỉ đạo từ bên trên không thống nhấtnên không tránh khỏi diễn biến phức tạp như đã xảy ra.

Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích chung, vì sự nghiệp cách mạng chân chính màcác đồng chí cán bộ, đảng viên đã kịp thời bàn bạc, nhận ra thiếu sót, nên khắcphục nhanh chóng, quyết giành lấy thắng lợi.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã giúp cho Đảng bộ và nhân dân BiênHòa càng khẳng định được niềm tin sâu sắc. Tin ở sức mạnh chân lý của chủ nghĩaMác-Lênin, tin ở sức mạnh của bản thân mình. Niềm tin đó gắn chặt nhân dân vớiĐảng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâmlược và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Page 52: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

52

PHẦN II

ĐẢNG BỘ BIÊN HÒA

LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNGCHIẾN CHỐNG THỰC DÂN

PHÁP XÂM LƯỢC1945 - 1954

Page 53: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

53

CHƯƠNG IV

CỦNG CỐ TỔ CHỨC ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCHMẠNG, MẶT TRẬN VIỆT MINH, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG BƯỚC VÀO

CUỘC KHÁNG CHIẾN(Tháng 8 - 1945 đến tháng 12 - 1946)

I. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, CHUẨN BỊ MỌIMẶT CHO KHÁNG CHIẾN (Tháng 8 - 1945 đến tháng 12 - 1946)

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “Một cuộc đổi đời chưa từng có vớingười Việt Nam”. Từ một Đảng hoạt động bí mật, Đảng Cộng sản Đông Dương trởthành một Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước.

Vừa mới ra đời, chính quyền cách mạng đã phải đương đầu với nhiều khókhăn, phức tạp: thiên tai, lũ lụt, nạn đói ở miền Bắc 39[39] và thù trong giặc ngoài.Đặc biệt thực dân Pháp - kẻ đã thống trị Đông Dương hơn 80 năm, không dễ chịugì chịu mất đi một thuộc địa béo bở từng làm giàu cho chính quốc. Chúng gấp rúthuy động quân đội ở Viễn Đông, Bắc Phi, chuẩn bị trở lại xâm lược Đông Dương.

Trong tháng 8 và 9 năm 1945, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch với danh nghĩaquân đồng minh đã vào miền Bắc nước ta. Ở miền Nam, quân Anh đổ vào Sài Gònlấy cớ là giải giáp quân Nhật, nhưng thực chất là giúp cho thực dân Pháp đánhchiếm nước ta lần thứ hai.

0 giờ ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp ngang nhiên khởi hấn, n ổsúng đánh chiếm Sài Gòn, Gia Định. Dưới sự lãnh đạo của Xứ Ủy Nam bộ, nhândân Sài Gòn, Gia Định đã nhất tề đứng lên chống giặc, mở đầu cuộc kháng chiếnthực dân Pháp xâm lược.

Biên Hòa còn độc lập, quân đội Pháp chưa chiếm được, Đảng, chính quyền rasức củng cố tổ chức và chuẩn bị mọi mặt để đánh địch khi chúng kéo đến đất BiênHòa.

Tối ngày 23 tháng 9 năm 1945, đồng chí Hà Huy Giáp thay mặt Xứ ủy Nambộ triệu tập cuộc Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Biên Hòa tại nhà Hội xã Bình

Trước quận Châu Thành40[40]. Hội nghị gồm 40 cán bộ là những đảng viêntừng hoạt động ở Biên Hòa trước năm 1945, một số đồng chí từ nhà tù Côn Đảo,Sài Gòn được Xứ ủy Nam bộ giới thiệu về. Hội nghị đã bầu Ban C hấp hành lâmthời Đảng bộ tỉnh41[41] gồm 11 đồng chí: Trần Công Khanh - Bí thư, Hoàng MinhChâu - Phó Bí thư Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phan Đình Công - Ủy viên

39[39] Làm chết hơn 2 triệu người40[40] Nay là nhà Bảo tàng thành phố Biên Hòa.41[41] Hội nghị bầu Ban chấp hành bằng hình thức đưa tay.

Page 54: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

54

thường vụ phụ trách quân sự; các Tỉnh ủy viên: Lê Nguyên Đạt, Huỳnh Văn Hớn,Hồ Văn Giàu, Đặng Nguyên, Ngô Hà Thành, Lê Thái…

Hội nghị đã đề ra các nhiệm vụ trước mắt:

Củng cố UBND tỉnh do đồng chí Hoàng Minh Châu làm Chủ tịch; các PhóChủ tịch gồm các đồng chí Đặng Nguyên, Huỳnh Văn Hớn (phụ trách tuyêntruyên), Ủy viên quân sự Phan Đình Công, Ủy viên quốc gia tự vệ cuộc Ngô HàThành, Thư ký Nguyễn Văn Tàng (kinh lý Tàng).

Cử các đoàn cán bộ tỉnh về thành lập các quận ủy 42[42].

Xây dựng Mặt trận Việt Minh tỉnh do đồng chí Hồ Hòa làm Chủ nhiệm,đồng chí Huỳnh Văn Lũy, Phó Chủ nhiệm, phụ trách cả tổ chức Nông dân cứuquốc, xây dựng Ủy ban Mặt trận Việt Minh các cấp để tập hợp mọi tầng lớp nhândân, huy động sức người sứ c của cho kháng chiến; tổ chức Công đoàn tỉnh do đồngchí Trịnh Trọng Tráng phụ trách; củng cố các ủy ban tự quản ở các đồn điền caosu.

Tổ chức trường huấn luyện quân sự để xây dựng lực lượng vũ trang khángchiến.

Sau Hội nghị, Tỉnh ủy triển khai thành lập các quận ủy Châu Thành, TânUyên, Long Thành, cử đồng chí Lê Ngọc Liệu (Ba Liệu) làm trưởng đoàn về XuânLộc chuẩn bị thành lập quận ủy và tiến hành các công tác chuẩn bị cho khángchiến.

Theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, ngày 25 tháng 9 năm 1945, hai tổ chức Thanhniên Tiền Phong và Thanh niên cứu quốc hợp nhất, lấy tên là Thanh niên cứu quốcdo đồng chí Hoàng Bá Bích làm đoàn trưởng.

Để xây dựng lực lượng kháng chiến, Tỉnh ủy quyết định thành lập trại du kíchVĩnh Cửu43[43] do đồng chí Phan Đình Công phụ trách. Ủy ban nhân dân cử đồngchí Huỳnh Văn Hớn, Phó Chủ tịch Ủy ban và đồng chí Hoàng Bá Bích trực tiếp locơ sở vật chất và hậu cần cho trại. Thầy giáo Hồ Văn Thể đã để lại căn nhà của giađình cho trại làm văn phòng và mảnh đất trước nhà làm bãi tập cho học viên. Nhândân hai ấp Vĩnh Cửu, Bình Đa (thuộc xã Tam Hiệp - Biên Hòa) đã ủng hộ gạo,lương thực, nấu ăn… tạo điều kiện cho trại hoạt động. Giáo viên giảng dạy ban đầucó các đồng chí giáo sư Phạm Thiều, đồng chí Nguyễn Xuân Diệu, Nguyễn ĐìnhƯu. Vũ khí ban đầu gồm súng tịch thu của bọn lính Mã Tà sau Cách mạng ThángTám và vũ khí do đồng chí Nguyễn Đình Ưu mua lại của bọn lính Nhật ở BiênHòa44[44]. Sau tháng 10 năm 1945, trại được tăng cường một số giáo viên tốt nghiệptrường quân chính Việt Bắc (theo đoàn quân Nam Tiến của đồng chí Nam Longvào chi viện cho chiến trường Nam bộ).

42[42] Quận châu Thành: bí thư: đồng chí Hồ Văn Leo, phó bí thư: đồng chí Mai Bửu Mạnh.Quận Tân Uyên: bí thư: đồng chí Lê Thái (Năm Thái), phó bí thư: đồng chí Nguyễn Văn Thăng (Bảy Thăng).Quận Long Thành: bí thư: đồng chí Trịnh Văn Dục (Ba Dục), phó bí thư: đồng chí Vũ Hồng Phô (Sáu Khánh)43[43] Trường mở tại ấp Vĩnh Cửu xã Tam Hiệp - nay thuộc phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa.44[44] Hồi ký đồng chí Nguyễn Xuân Diệu , lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

Page 55: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

55

Trại du kích Vĩnh Cửu khai giảng ngày 26 tháng 9 năm 1945. Đến cuối tháng10 năm 1945, trại du kích Vĩnh Cửu đã mở được hai khóa, đào tạo được 100 cánbộ, bổ sung về các huyện làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang địaphương45[45].

Song song với việc xây dựng lực lượng vũ trang, UBND tỉnh Biên Hòa đã banhành một số chủ trương nhằm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân: Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ và nhiều thứ thuế bất hợp lý khác do thực dân

Pháp đặt ra. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến, đồn điền của tư bản, đất không

chủ để phân cho nông dân. Giảm thuế, giảm tô 25%, để khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất.Những chủ trương cấp bách này đã đáp ứng được nguyện vọng bao đời của

nhân dân, nông dân được làm chủ mảnh ruộng càng thêm tin tưởng vào chínhquyền cách mạng, cổ vũ nhân dân tham gia ủng hộ kháng chiến.

Độc lập, Tự do - ước mơ bao đời của một dân tộc bị nô lệ đã thành sự thật sauCách mạng Tháng Tám. Không khí độc lập, niềm vui và lòng tự hào dân tộc đãxóa đi những hủ tục, mê tín, tệ nạn rượu chè, cờ bạc trong xã hội; đã cổ vũ nhândân Biên Hòa tham gia vào phong trào “tuần lễ vàng”, “ tuần lễ bạc” ủng hộ khángchiến. Vàng, bạc, đồ nữ trang kỷ niệm quý giá, thậm chí cả đồ thờ cúng bằng đồngđược nhân dân mang đến trụ sở Ủy ban xã, quận đóng góp cho kháng chiến.

Chăm lo đời sống nhân dân, đi đôi chuẩn bị kháng chiến. Tỉnh ủy, Uỷ bannhân dân Biên Hòa luôn cảnh giác với âm mưu phá hoại cách mạng. Đượ c nhândân phát hiện, giúp đỡ, Quốc gia tự vệ cuộc quận Châu Thành và tỉnh đã tóm gọntổ chức chốt kít do Lê Văn Thử cầm đầu nhằm chống phá cách mạng. Toàn bộ bọnchúng bị ta bắt giam ở Xuân Lộc chờ ngày xét xử. Tại xã Thiện Tân (nay thuộchuyện Vĩnh Cửu), tự vệ chiến đấu và Thanh niên cứu quốc cũng kịp thời bao vây,bắt gọn hai tên gián điệp do bọn thực dân Pháp thả bằng dù xuống để thực hiện âmmưu tổ chức tập họp lực lượng chống phá cách mạng.

Lực lượng Nam Tiến gồm 2 chi đội do Nam Long và Vũ Đức chỉ huy vàomiền Đông cùng nhân dân Nam bộ chiến đấu, cùng các lực lượng quân giải phóngtừ Sài Gòn kéo ra Long Thành - rừng Sác46[46] đã được Tỉnh ủy, quận ủy, ủy bancác cấp vận động nhân dân ủng hộ lương thực nuôi quân, thắt chặt quan hệ quândân cả nước.

Cuối tháng 10 năm 1945, quân đội Pháp được tăng thê m viện binh, đã phávòng vây Sài Gòn, mở rộng lấn chiếm ra các tỉnh xung quanh. Tỉnh ủy, Ủy bannhân dân tỉnh Biên Hòa ra lệnh “tiêu thổ kháng chiến”. Các cơ quan lãnh đạo củatỉnh chuyển về xây dựng căn cứ kháng chiến ở Tân Uyên.

45[45] Khi Pháp mở rộng lấn chiếm, trại dời về ấp Bình Đa sau đó dời về Đất Cuốc lập trại huấn luyện Tân Uyên dođồng chí Hoàng Bá Bích phụ trách.46[46] Như lực lượng Bình Xuyên.

Page 56: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

56

Theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả chứ nhất địnhkhông chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Các tầng lớp nhân dânquận Châu Thành vừa sơ tán vừa thi hành lệnh “vườn không nhà trống” để bất hợptác với giặc.

Công nhân Nhà máy cưa BIF (Tân Mai) đã đốt toàn bộ số gỗ còn lại trongkho. Đồng chí Trần Trọng Tráng hướng dẫn công nhân tháo gỡ máy móc, thiết bịcủa nhà máy chuyển về Bình Đa. Trên các đường giao thông, quốc lộ 1, 15, liêntỉnh 16,24… công nhân và nông dân đào, phá, đắp ụ, lập chướng ngại vật ngăn cảnđịch. Dọc các trục giao thông cây đổ ngổn ngang trên đường.

Khi thực dân Pháp chiếm thị xã Biên Hòa và các vùng phụ cận thuộc quậnChâu Thành, đồng chí Huỳnh Văn Nghệ - một thành viên của Ủy ban kháng chiếnmiền Đông đã cùng một bộ phận vượt sông Đồng Nai về quận Tân Uyên xây dựnglực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài. Tại vùng rừng Tân Uyên,Huỳnh Văn Nghệ đã nhanh chóng tập hợp nhóm vũ trang do ông Nguyễn Văn Quỳphụ trách có từ trước năm 1945. Lực lượng trại huấn lu yện Vĩnh Cửu thành lựclượng giải phóng Biên Hòa (thường gọi là bộ đội Tám Nghệ). Đến đầu năm 1956,quân giải phóng Biên Hòa đã phát triển lên 5 phân đội (tương đương 5 trungđội)47[47].

Trong lúc đó, quận ủy Châu Thành (Biên Hòa) rút về Bình Đa (Tam Hiệp) ,Phước An, Hố Cạn (Tân Phong) xây dựng căn cứ kháng chiến sát thị xã Biên Hòa.Lực lượng vũ trang của quận gồm 4 tiểu đội do Doãn Tiến Nghiệp và Lê Văn Ngọc(Sáu Ngọc) chỉ huy, đóng tại Thiện Tân (lộ 24) thường gọi là bộ đội Sáu Ngọc.Ngoài ra tại Châu Thành có một trung đội du kích do Hồ Hòa chỉ huy đóng quântại Tân Phong.

Ngày 24 tháng 10 năm 1945, quân Pháp có quân Anh yểm trợ, dùng chiến xamở đường vượt cầu Gành đánh chiếm thị xã Biên Hòa. Cả thị xã vắng lặng, khôngchợ búa, không điện, nước, nhà nhà đều đóng cửa. Từ tháng 10 đến tháng 12 năm1945, thực dân Pháp tập trung xây dựng bộ máy chính quyền tay sai trong thị xã,đồng thời mở nhiều cuộc hành quân nhỏ thăm dò để chuẩn bị mở rộng lấn chiếmtrến các hướng tỉnh lộ 24 (Vĩnh Cửu ), quốc lộ 1 (Xuân Lộc), quốc lộ 15 (LongThành).

Trên đường 24, bộ đội quận Châu Thành (bộ đội Sáu Ngọc), phân đội 4Nguyễn Chức Sắc (bộ đội Tám Nghệ) đã chặn đánh địch nhiều trận ở Tân Phong,Bình Ý, Cây Đào, Rạch Gốc… gây cho chúng nhiều thất bại phải rút lui.

Trên hướng Đông Nam thị xã (quốc lộ 15), phân đội 5 Lê Thoa (bộ đội TámNghệ) và trung đội du kích Hồ Hòa cũng chặn đánh địch rất quyết liệt. Tại dốc 47(Tam Phước, quốc lộ 15), bộ đội giải phóng quận Long Thành (do Huỳnh VănĐạo, Nguyễn Văn Lung chỉ huy) đã bẻ gẫy các các cuộc hành quân lấn chiếm củathực dân Pháp.

47[47] Trong đó có 5 phân đội do Lê Thoa chỉ huy, nhiều chiến sĩ là lính Nhật tham gia kháng chiến.

Page 57: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

57

Tháng 11 năm 1945, quận ủy Châu Thành đã thành lập đội xung phong cảmtử để diệt tề, trừ gian và bọn binh lính Pháp trong thị xã. Đội do Hồ Văn Đại (SáuĐại) và Nguyễn Văn Ký (Hai Ký) chỉ huy. Đội có 120 ch iến sĩ trẻ tuổi từ 12 đến16, trang bị súng ngắn, lựu đạn, đứng chận tại Bến Cá (Bình Phước). Với tinh thấnchiến đấu dũng cảm, phương thức hoạt động táo bạo, bí mật, bất ngờ, đội đã nhiề ulần hóa trang đột nhập thị xã bắt và diệt nhiều tên ác ôn như Bảy T hông, MườiPhụng… Hoạt động của đội xung phong cảm tử đã làm cho bọn địch trong thị xãBiên Hòa rất lo sợ. Bọn sĩ quan binh lính Pháp đi lẻ không dám vượt đoạn đườngqua trường học con gái ở Cây Chàm (nay là trường phổ thông cơ sở Quang Vinh)vì trận địa phúc kích của đội xung phong cảm tử.

Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Trung ương Đảng ra tuyên bố “Đảng Cộng sảnĐông Dương tự giải tán” với mục đích rút tạm thời vào bí mật để lãnh đạo cáchmạng Việt Nam. Đây là một sách lược của Đảng ta.

Tháng 12 năm 1945, Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa tiếp nhận được chỉ thị này.Do hạn chế về nhận thức, không nắm hết được nội dung của chỉ thị, Tỉnh ủy BiênHòa đã giải tán thực sự. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã rời chiến trường Biên Hòa,một số đồng chí khác trong Tỉnh ủy ra Phan Thiết, về các tỉnh miền Tây Nam bộ.Các đồng chí là người Biên Hòa ở lại hoạt động như các đồng chí Phạm VănThuận, Huỳnh Văn Lũy, Hồ Văn Đại, Phạm Văn Khoai, Nguyễn Văn Nghĩa,Hoàng Minh Châu… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạngthiếu sự lãnh đạo thống nhất của Đảng với phong trào kháng chiến ở Biên Hòa.Đảng không nắm được lực lượng vũ trang. Các Quận ủy lãnh đạo kháng chiến ởđịa phương theo điều kiện thực tiễn ở địa phương mình.

Trong tình hình phức tạp đó, nổi lên vai trò chủ động của các đảng viên địaphương. Các đồng chí vẫn kiên trì bám cơ sở, xây dựng củng cố Mặt trận ViệtMinh, vận động nhân dân tham gia kháng chiến, tạo điều kiện để phát triển lựcluợng sau này. Đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa được cử làm chủ nhiệm Mặt trận ViệtMinh tỉnh Biên Hòa, đồng chí Huỳnh Văn Lũy - phó chủ nhiệm48[48].

Thực hiện chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng (ngày 25tháng 11 năm 1945), Hội nghị Xứ ủy Nam bộ mở rộng được tổ chức ngày 10 tháng12 năm 1945 tại một xã ven bờ sông Vàm Cỏ Đông. Hội n ghị đã bàn biện phápcủng cố và thống nhất lực lượng vũ trang các tỉnh, thành phố, các chi đội Vệ quốcđoàn; quyết định xây dựng các Chiến khu Lạc An (Tân Uyên), Đồng Tháp, UMinh… Toàn Nam bộ được chia ra làm ba khu 7, 8, 9. Chiến khu 7 gồm các tỉnhBiên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn. Đồngchí Nguyễn Thanh Bình được cử làm Khu trưởng Khu 7. Đồng chí Trần Xuân Độđược chỉ định làm Ủy viên chính trị Khu 7 (trong thực tế, đồng chí vẫn ở Bà Rịa đểlãnh đạo phong trào kháng chiế n ở địa phương).

Ngày 17 tháng 12 năm 1945, cơ quan Khu bộ Khu 7 về đóng tại xã An Lạcquận Tân Uyên - nơi đứng chân của Vệ quốc đoàn Biên Hòa, được chính thức xây

48[48] Đồng chí Hồ Hòa, nguyên chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh lú c này chuyển công tác về Bà Rịa. Đầu năm 1946,đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa bị giặc Pháp bắt và thủ tiêu.

Page 58: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

58

dựng thành căn cứ kháng chiến của khu 7, từ tháng 02 năm 1946, được gọi tên là“Chiến khu Đ”.

Đi đôi với công tác xây dựng căn cứ kháng chiến, lực lượng vũ trang theo chỉđạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy, Mặt trận Việt Minh tỉnh Biên Hòa đã tích cựctiến hành công tác quan trọng: chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc Hội đầu tiên trongcả nước. Từ thá ng 12 năm 1945, tất cả cán bộ của Mặt trận Việt Minh đều về cơ sởnắm danh sách cử tri, xúc tiến việc lựa chọn, đề cử các ứng cử viên tiêu biểu củadân tham gia Quốc hội.

Đêm 1 rạng sáng 2 tháng 1 năm 1946, dưới sự chỉ huy của đồng chí NguyễnBình, Khu trưởng Khu 7, các lực lượng Vệ quốc đoàn Biên Hòa (Huỳnh VănNghệ), Thủ Dầu Một (Chi đội 1), Bình Xuyên (Dương Văn Dương), Gia Định(Đào Sơn Tây) đã phối hợp tấn công bất ngờ vào các mục tiêu: trạm gác, nhà lao,công sở, đầu cầu của Pháp trong thị xã Biên Hòa49[49].

Đòn tấn công bất ngờ các mục tiêu địch trong thị xã Biên Hòa đã gây tiếngvang lớn, đập tan lời huênh hoang của thực dân Pháp “đã tiêu diệt hết Việt Minh”;đồng thời, cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân Nam bộ. Sau trận đánh “Tiếngsúng Biên Hòa” đã thôi thúc hàng loạt thanh niên từ các vùng tạm chiếm thoát ly rakhu kháng chiến.

Trong không khí phấn khởi đó, ngày 6 tháng 1 năm 1946, cử tri tỉnh Biên Hòa(trừ xã Bình Trước do thực dân kiểm soát) đã nô nức tham gia cuộc bầu cử Quốchội khóa đầu tiên. Các địa điểm bỏ phiếu đều được t rang trí trang trọng, có cổngchào với cờ đỏ sao vàng với các khẩu hiệu biểu lộ nguyện vọng và quyết tâm củanhân dân: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa muôn năm; Bầu người xứng đáng vàoQuốc Hội; Quyết giữ độc lập; Không làm nô lệ cho thực dân Pháp… Các địa điểmbỏ phiếu ở xã, ấp đều có lực lượng du kích, dân quân bảo vệ. Các đồng chí PhạmVăn Búng, Hoàng Minh Châu, Điểu Xiển đã đắc cử Đại biệu Quốc hội đầu tiêncủa tỉnh Biên Hòa50[50].

Ngày 26 tháng 1 năm 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Long Thành, chiếmđóng các cơ sở cao su dọc quốc lộ 15. Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận rút về rừngSác, Phước An, xây dựng căn cứ kháng chiến. Địch chiếm thị trấn Long Thànhtrong cảnh hoang tàn, vườn không nhà trống, các sở cao su tiêu điều do nhân dân,công nhân đã thực hiện “tiêu thổ kháng chiến” trước đó.

Cùng ngày 26 tháng 1 năm 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Xuân Lộc, theoquốc lộ 20 và liên tỉnh lộ 2 chiếm lại các đồn điền cao su An Lộc, Bình Lộc, HàngGòn, Cam Tiêm…Công nhân các sở cao su đã thực hiện triệt để lệnh bất hợp tácvới giặc. Họ đốt nhà mủ, tháo gỡ máy móc, nguyên vật liệu đưa ra khu khángchiến ở Bình Lộc, Rừng Lá… Công nhân trẻ, khỏe đều thoát ly đi kháng chiến.

49[49] 50 Tháng 1 năm 1946, các đại biểu của tỉnh Biên Hòa ra Bắc dự họp Quốc hội lần I (khóa I). Ông Nguyễn VănTàng được cử làm quyền chủ tịch UBND tỉnh Biên Hòa. Đồng chí Điểu Xiển trên đường ra Bắc rơi vào ổ phục kíchcủa giặc và hy sinh.

Page 59: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

59

Như vậy, chỉ hưởng độc lập được 2 tháng, nhân dân Biên Hòa đ ã phải bướcvào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với tinh thần: “thà hy sinhtất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, với khíthế sục sôi căm thù giặc, nhân dân Biên Hòa từ già đến trẻ đếu tham gia khángchiến. Phong trào tiêu thổ kháng chiến, bất hợp tác với giặc đã tõ rõ lòng yêu nước,quyết tâm bảo vệ nền độc lập vừa giành lại của nhân dân Biên Hòa.

II. CỦNG CỐ TỔ CHỨC ĐẢNG, MẶT TRẬN ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN,THỐNG NHẤT LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

(Tháng 2 - 1946 đến tháng 12 - 1946)

Ngày 6 tháng 3 năm 1946, hiệp ước sơ bộ giữa Pháp và Việt Nam được kýkết. Hiệp ước thể hiện chủ trương “Hòa để tiến”, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vàTrung ương Đảng, hòa với Pháp để đuổi Tưởng, gạt bớt kẻ thù, tạo điều kiện chocả nước chuẩn b ị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

Mặc dù hiệp ước được ký kết, nhưng bọn chủ chiến trong chính giới Pháp tìmmọi cách phủ nhận. Chúng trắng trợn tuyên bố “Bản hiệp định sơ bộ 6 tháng 3không hề ràng buộc Nam bộ”. Chúng dựng lên Chính phủ bù nhìn ở Nam b ộ doNguyễn Văn Tâm làm Thủ tướng.

Tại Biên Hòa, thực dân Pháp ra sức xây dựng bộ máy tay sai từ tỉnh xuốngquận, xã. Song song, địch tổ chức nh iều cuộc càn quét, khủng bố các vùng ven thịxã, thị trấn, các đồn điền, xây dựng đồn bót trên các lộ giao thông, các sở cao su.Trong các cuộc hành quân, thực dân Pháp bắn giết nhân dân bừa bãi, đốt phá cướpbóc tài sản nhân dân, hãm hiếp phụ nữ. Nhân dân bấy giờ thường dùng từ “chạyTây” để chỉ cảnh quân lê dương Pháp ruồng bố bắn giết đồng bào, hãm hiếp phụnữ, nhân dân bỏ cả gia sản để chạy trốn cảnh giặc khủng bố.

Ở các sở cao su, lính lê dương Pháp lùng sục vào các khu rừng bắn giết nhữngcông nhân cao su nào không ra làm cho đồn điền tư bản, tích cực hỗ trợ cho bọn tưbản khôi phục lại các đồn điền cao su.

Ngày 15 tháng 3 năm 1946 và 18 tháng 4 năm 1946, thực dân Pháp tổ chứchai cuộc hành quân lớn có cả thủy, lục, không quân đánh vào chiến khu Lạc An(Tân Uyên). Các lực lượng vũ trang vừa phải chống càn quét vừa giúp nhân dân sơtán rút sâu vào rừng. Giặc Pháp đã thực hiện “giết sạch, đốt sạch, phá sạch” gâynhiều thiệt hại cho nhân dân vùng căn cứ. Để bảo toàn lực lượng, cơ quan Khu bộKhu 7 đã rời An Lạc, tạm rút về chiến khu Đông Thành (Đức Huệ - Long An). LạcAn, quận Tân Uyên trở thành căn cứ kháng chiến c ủa tỉnh Biên Hòa.

Đến giữa năm 1946, trên địa bàn tỉnh Biên Hòa đã hình thành hai vùng căn cứkháng chiến lớn là Chiến khu Đ (Tân Uyên) và Chiến khu rừng Sác (Phước An).Ngoài ra, Biên Hòa còn xây dựng được các căn cứ du kích áp sát thị xã Biên Hòanhư Bình Đa (Châu Thành), Phước Can (Long Thành), Hố Cạn (Tân Phong)…, tạođịa bàn đứng chân cho các lực lượng kháng chiến của tỉnh và quận Châu Thành.

Page 60: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

60

Hơn nửa năm kháng chiến, các lực lượng vũ trang ở Biên Hòa đã có nhiềuđóng góp cho phong trào kháng chiến toàn dân, nhưng vẫn chưa được tổ chứcthống nhất. Do thiếu sự lãnh đạo thống nhất, tập trung của Đảng, nên việc hợp tácgiữa Vệ quốc đoàn với công an, chính quyền… thiếu chặt chẽ, thậm chí có lúc mấtđoàn kết…

Trước tình hình phức tạp đó, cuối tháng 4 năm 1946 , đồng chí Nguyễn ĐứcThuận, Bí thư Khu ủy Khu 7 đã về Biên Hòa, triệu tập Hội nghị cán bộ toàn tỉnhtại Cù Lao Vịt (xã Bình Hoà, quận Châu Thành, nay thuộc huyện Vĩnh Cửu).Trong Hội nghị, đồng chí đã chỉ rõ sai lầm, khuyết điểm của T ỉnh ủy Biên Hòatrong nhận thức và thực hiện Chỉ thị “Đảng C ộng sản Đông Dương tự giải tán”,dẫn đến tình trạng Đảng không lãnh đạo toàn diện kháng chiến, nhất là với lựclượng vũ trang. Tham dự Hội nghị có hơn 10 đồng chí ở quận Châu Thành như:Phạm Văn Thuận, Nguyễn Văn Ký, Trần Minh Trí, Hồ Văn Đại, Hoàng ĐìnhThương, Phạm Văn Khoai, Trịnh Trọng Tráng, Huỳnh Văn Lũy…

Thay mặt Khu ủy Khu 7, đồng chí Nguyễn Đức Thuận chỉ định đồng chí TrầnMinh Trí làm Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa, Huỳnh Văn Lũy - Phó Bí thư kiêm Chủnhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh (thay đồng chí Hồ Hòa đã về Bà Rịa). Để củng cốbộ máy lãnh đạo kháng chiến, Hội nghị cử ông kinh lý Nguyễn Văn Tàng làm Chủtịch Ủy ban Hành chính tỉnh; đồng chí Huỳnh Văn Nghệ - Chỉ huy trưởng Vệ quốcđoàn Biên Hòa làm Phó Chủ tịch kiêm Ủy viên Quân sự tỉnh; đồng chí TrịnhTrọng Tráng Phó chủ tịch Mặt trận Việt Minh phụ trách Công đoàn; đồng chíPhạm Văn Khoai - Hội trưởng N ông dân cứu quốc tỉnh. Phụ trách Công an tỉnh cócác đồng chí Phạm Văn Thuận, Nguyễn Văn Ký, Hồ Văn Đại, Hoàng ĐìnhThương… Nghị quyết Hội nghị tập trung vào các công tác quan trọng: xây dựng hếthống lãnh đạo Đảng các cấp, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của Đảng nhấtlà với lực lượng vũ trang; củng cố Mật trận Việt Minh và các đoàn thể, xây dựngkhối đoàn kết toàn dân để tập hợp lực lượng kháng chiến.

Hội nghị tại Cù Lao Vịt (Bình Hòa) có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng bộ vàphong trào kháng chiến tỉnh Biên Hòa, xác lập được lãnh đạo tập trung của Tỉnhủy đối với lực lượng vũ trang, xây dựng được mối quan hệ hợp t ác chặt chẽ giữaDân - Quân - Chính - Đảng.

Tháng 5 năm 1946, Tỉnh ủy mở Hội nghị quân sự tỉnh tại Xóm Đèn (xã TânHòa, quận Tân Uyên). Hội nghị đã ra Nghị quyết về hai vấn đề lớn: Thống nhất các lực lượng vũ trang gồm: Du kích Sở Tiêu, Vệ quốc đoàn

quận Châu Thành, Vệ quốc đoàn Biên Hòa, sau có thêm Vệ quốc đoàn quận LongThành, lấy tên là Vệ quốc đoàn Biên Hòa.

Xây dựng Chiến khu Đ thành căn cứ địa kháng chiến của tỉnh.Hội nghị quân sự tỉnh Biên Hòa tháng 5 năm 1945, góp phần tạo nền tảng cho

việc thống nhất lực lượng vũ trang trong tỉnh.Đến tháng 6 năm 1946, Khu bộ Khu 7 ra quyết định thành lập Chi đội 10 Biên

Hòa do đồng chí Huỳnh Văn Nghệ làm Chi đội trưởng, Phan Đình Công, chính trị

Page 61: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

61

viên. Chi đội 10 Biên Hòa có 1.100 chiến sĩ, trang bị 380 súng trường, 13 súngmáy, 25 súng tiểu liên, một súng cối 81 ly, chia ra làm 3 đại đội A, B, C đứng chânhoạt động ở các quận Tân Uyên, Châu Thành, Long Thành, Xuân Lộc.

Về công tác Đảng, hai quận Tân Uyên và Long Thành tổ chức tương đốivững, Tỉnh ủy chỉ thị thành lập quận ủy Châu Thành do đồng chí Phạm Văn Diêu(tức Ba Diêu, Lê Lên) làm Bí thư. Tỉnh ủy cử các đồng chí Lê Thái, Nguyễn VănLai, Lê Văn Vận về Xuân Lộc xây dựng cơ sở Đảng để tiến tới thành lập quận ủy.

Từ ngày 6 tháng 9 đến ngày 10 tháng 9 năm 1946, cuộc đàm phán chính thứcViệt - Pháp diễn ra tại Phông-ten-nơ-plô nhưng không thành công, do chính sáchhiếu chiến xâm lược của thực dân Pháp. Để nhân dân thế giới hiểu rõ thiện chí hòabình, chính nghĩa đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đồng thời có thêm thời gianchuẩn bị lực lượng kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bản tạm ước ngày 14tháng 9 năm 1946 với Pháp, trong đó có điều khoản hai bên đình chỉ xung đột,Pháp cam kết thi hành các quyền tự do, dân chủ ở Nam bộ.

Nắm thời cơ có tạm ước, được Xứ ủy và Khu ủy chỉ đạo, tỉnh Biên Hòa đãphát động phong trào toàn tỉnh đợt diệt tề trừ gian, phá hoại giao thông và kinh tếđịch, lấy chi đội 10, các ban công tác liên thôn, du kích nhiều xã làm nòng cốt.Công tác diệt tề trừ gian, phá hoại giao thông diễn ra sôi nổi ở Châu Thành, LongThành, Xuân Lộc. Tại Long Thành chỉ trong một đêm 30 tháng 9, ta đã phá rãhoàn toàn 28 ban tề xã ở quận. Ở Châu Thành và Xuân Lộc, cai tổng và nhiềuhương quản bị trừng trị. Ở các sở cao su Bình An, An Viễn, Bình Lộc, An Lộc ,Cuộc-tơ-nay… công nhân tăng cường phá hoại, tháo gỡ máy móc, làm cho các nhàmáy ngưng hoạt động, gây thiệt hại cho tư bản Pháp. Hệ thống liên lạc từ tỉnhxuống các quận được nối thông. Thực dân Pháp phải rút bỏ hàng loạt các đồn bót ởLong Thành như Phước Thọ, Bà Kỳ, Ông Kèo, Thái Thiện, Phước Lý, Phú Hữu,các xã dọc lộ 16 quận Tân Uyên. Phạm vi kiểm soát của địch ở Biên Hòa bị thuhẹp.

Có thể nói sau một năm kháng chiến tuy còn hết sức khó khăn, nhưng Đảngbộ và quân dân Biên Hòa đã thể hiện rõ tinh thầ n, ý chí chiến đấu vì độc lập tự do.Đặc biệt từ sau Hội nghị ở Cù Lao Vịt (Bình Hòa) tháng 4 năm 1946, phong tràokháng chiến ở Biên Hòa đã có những chuyển biến tích cực. Sự nỗ lực và quyết tâmtrụ lại kháng chiến của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, nhiều cán bộ tại chỗ đã gópphần đưa phong trào dần vào nề nếp: Tỉnh ủy, các cơ sở Đảng đã nắm được đườnglối kháng chiến của Trung ương, từng bước vận dụng vào thực tế địa phương. Đặcbiệt việc củng cố được chính quyền, mở rộng Mặt trận Việt Minh, xây dựng cơ sởquần chúng và các căn cứ kháng chiến đã làm nền tảng cho cuộc kháng chiến lâudài ở địa phương.

Page 62: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

62

CHƯƠNG V

ĐẢNG BỘ BIÊN HÒA LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN KIẾNQUỐC TOÀN DÂN TOÀN DIỆN (1947 - 5/1951)

I. KIỆN TOÀN CÔNG TÁC ĐẢNG, XÂY DỰNG TOÀN DIỆN CĂN CỨKHÁNG CHIẾN, PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO CHIẾN TRANH DU KÍCH

(Đầu năm 1947 - giữa năm 1949)

Những ngày cuối năm 1946, thực dân Pháp liên tục gây hấn ở Hà Nội, HảiPhòng, Huế, Nam Định. Trước tình hình đó, ngày 18 tháng 12 năm 1946, BanThường vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trìcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trung ương nhận định: thời kỳ hòa hoãn đã qua, khảnăng hòa bình không còn nữa. Hội nghị quyết định phát động cuộc kháng chiếntrong cả nước và vạch ra những vấn đề cơ bản về đườ ng lối kháng chiến.

Chiều ngày 19 tháng 12, theo chỉ thị của Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòngđã ra mệnh lệnh chiến đấu cho bộ đội Vệ quốc quân và dân quân tự vệ cả nước.

20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946, quân dân thủ đô Hà Nội nhất tề đứng lêntiến công giặc. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

Trước đó, ngày 16 tháng 12 năm 1946, trong bức điện gởi cho Xứ ủy lâm thờiNam bộ, Trung ương chỉ rõ: “Nhiệm vụ của Nam bộ là không để cho Pháp đem tàisản chiếm được ở Nam bộ ra đánh Trung Bắc” 51[51], phải phá hoại kho tàng,phương tiện vận tải của địch, đẩy mạnh công tác binh vận, đoàn kết toàn dân, đoànkết tôn giáo… Nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng, Trung ương chỉ thị: Đảng tacần phải mạnh và thống nhất, không có một Đảng thống nhất và mạnh không thểđương đầu với tình thế hiện tại.

Thực hiện sự chỉ đạo của Xứ ủy, Tỉnh ủy Biên Hòa chỉ chỉ đạo xây dựng căncứ địa vững chắc, xây dựng lực lượng đẩy mạnh du kích chiến tranh. Kết hợp vớiphong trào phá hoại cơ sở giao thông, kinh tế địch, Chi đội 10 Biên Hòa đã mởmột loạt trận đánh phá giao thông đường bộ, đường sắt, làm hạn chế sự tiến quâncủa địch. Tiêu biểu như các trận tiến công ở Gia Huynh, Trảng Táo, Bảo Chánh,Bàu Cá… gây cho địch nhiều thiệt hại.

Tháng 7 năm 1947, Tỉnh ủy Biên Hòa đã triệu tập hội nghị cá n bộ Đảng toàntỉnh lần thứ II tại Mỹ Lộc (Tân Uyên). Hội nghị đã kiểm điểm phong trào địaphương từ khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến. Phong trào kháng chiến ở địaphương có bước phát triển, nhưng sự lãnh đạo của Đảng chưa toàn diện. Hội nghịđã cử đồng chí Nguyễn Văn Ký làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Huỳnh Văn Lũy, PhóBí thư - Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh; đồng chí Huỳnh Văn Nghệ - Quyền

51[51] Văn kiện quân sự của Đảng - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1976, trang 72.

Page 63: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

63

Chủ tịch Ủy ban Hành chính kiêm Ủy viên Quân sự tỉnh; củng cố các đoàn thể cứuquốc52[52].

Để tăng cường vai trò quản lý của chính quyền cách mạng, lãnh đạo sự nghiệpkiến quốc song song với kháng chiến. Hội nghị quyết định hình thành một số Tynhư: Ty Kinh tế Tài chính do đồng chí Trịnh Văn Kính làm Trưởng ty; Ty Thôngtin Tuyên truyền do đồng chí Hoàng Tam Kỳ Trưởng ty; Ty Giáo dục đồng chíHoàng Minh Viễn Trưởng ty; Ty Y tế do bác sĩ Võ Cương Trưởng ty kiêm T rưởngban Quân y Chi đội 10.

Sau Hội nghị, Tỉnh ủy cử nhiều đồng chí trong cấp ủy dự các lớp huấn luyệnvề công tác Đảng ở Khu và Xứ, đồng thời Tỉnh ủy đã mở nhiều lớp bồi dưỡng, tậphuấn nhằm nâng cao trình độ nhận thức lý luận và lãnh đạo cho đảng viên.

Tiếp đó, ngày 28 tháng 7 năm 1947, Thường vụ Xứ ủy Nam bộ đã ra Chỉ thị:“Phát triển Đảng”. Bản chỉ thị đã vạch rõ thiếu sót của công tác phát triển Đảngthời gian qua là đảng viên không phát triển mạnh mẽ, nhịp nhàng với trình độ giácngộ quần chúng. Nguyên nhân là “Nhiều đồng chí còn giữ quan niệm cũ về Đảng,có thái độ hoài nghi, dè dặt đối với phần tử tốt, cư ơng quyết phấn đấu đã được thửthách trong 2 năm kháng chiến, hiện đang hoạt động trong các đoàn thể cứu quốc,trong bộ đội, cơ quan Chính phủ”53[53].

Bản chỉ thị cũng nêu lên những tiêu chuẩn, thủ tục kết nạp và giáo dục đảngviên mới, đồng thời chỉ đạo phải hết sức cảnh giác với những phần tử cơ hội, xuthời, len lỏi vào hàng ngũ của Đảng để “lợi dụng thanh danh của Đảng mà thỏathích lòng riêng của họ”.

Bản chỉ thị “Phát triển Đảng” của Xứ ủy Nam bộ đã đáp ứng được yêu cầulãnh đạo thực tế cho cuộc kháng chiến ở Nam bộ, đồng thời định hướng cho sựphát triển Đảng, phát triển phong trào ở địa phương.

Thực hiện chỉ thị này, Tỉnh ủy Biên Hòa đã chọn lực lượng quân đội làmtrọng điểm để phát triển Đảng. Đây là lực lượng trực tiếp chiến đấu, nhiều cán bộ,nhiều chiến sĩ chiến đấu đã thể hiện phẩm chất, tư cách người chiến sĩ cộng sản.Chi đội ủy Chi đội 10 được thành lập do đồng chí Võ Cương làm Bí thư để lãnhđạo công tác Đảng, công tác chính trị tư tưởng trong chi đội. Theo chỉ đạo củaTỉnh ủy, chi đội ủy đã phát triển Đảng theo lối “kết nạp tập thể”, kết nạp một lần từ5 đến 10 đồng chí. Đến tháng 10 năm 1947, các đại đội, trung đội trong chi đội đềutổ chức được chi bộ Đảng. Chi đội ủy Chi đội 10 đã cho xuất bản tờ báo Sứ Mạng,Tiếng Rừng… phát hành tới các phân đội để bồi dưỡng nâng cao lý luận về côngtác Đảng cho đảng viên cơ sở, cổ vũ tinh thần kháng chiến của bộ đội 54[54].

52[52] Phụ trách Đoàn Thanh niên cứu quốc: đồng chí Nguyễn Văn Trị.Phụ nữ cứu quốc: nữ đồng chí Nguyễn Thanh Tâm.Nông dân cứu quốc: đồng chí Phạm Văn Khoai.53[53] Chỉ thị Phát triển Đảng của Thường vụ Xứ ủy Nam bộ - tài liệu lưu trữ K4 Bộ quốc phòng; lưu Phòng nghiêncứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

54[54] Báo lúc này in bằng các phương tiện thô sơ như in bột, in xu xoa, in ronéo…

Page 64: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

64

Ở các vùng nông thôn, vùng căn cứ, sau khi có chỉ thị “Phát triển Đảng”, Tỉnhủy Biên Hòa đã chỉ đạo trực tiếp cho các quận ủy, Ủy ban kháng chiến hành chánh,Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc, nhanh chóng đưa cán bộ về xã để củngcố bộ máy Đảng, Nhà nước; qua phong trào thực tế địa phương bồi dưỡng kết nạpđảng viên mới, xây dựng chi bộ cơ sở. Đến cuối năm 1947, hầu hết các xã vùngcăn cứ Chiến khu Đ, rừng Sác Phước An (Long Thành), vùng du kích Tam Hiệp,Tân Phong, Thiện Tân, Tân Định, Đại An… đều tổ chức được chi bộ Đảng, củngcố các Ủy ban kháng chiến hành chánh, đoàn thể cứu quốc, các đội du kích và dânquân tự vệ xã. Riêng các xã Tân Hiệp, Bình Trị, Hóa An, Bửu Hòa, Tân Vạn đềucó chi bộ và các ngành, đoàn thể nhưng lại ly hương đóng ở Thuận An Hòa.

Đây là một thắng lợi có ý nghĩa rất quan trọng đảm bảo sự lãnh đạo toàn diệncủa Đảng bộ đối với phong trào địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ BiênHòa, cuộc kháng chiến của nhân dân có bước phát triển đi lên. Nổi bật là xây dựngphong trào làng xã chiến đấu bảo vệ căn cứ, phong trào phá hoại kinh tế của giặc.

Tại Chiến khi Đ, binh công xưởng Chi đội 10 đã sản xuất các loại lựu đạn gài,đạp lôi để bố trí xây dựng các làng xã trong căn cứ chống địch càn quét. Ở các xãTân Hoà, Tân Tịch, quân dân đóng xà lan chất đầy đất đá và nhận chìm làm vậtcản trên sông Đồng Nai ngăn tàu giặc. Dân quân du kích xã Phước An (LongThành) được xưởng quân giới Liên chi 2 - 3 Bình Xuyên hỗ trợ đã xây dựng cácbãi đạp lôi, lựu đạn gài, các bãi chông chống giặc càn quét, nhảy dù xuống trên cảhai hướng rừng Sác và Rừng Giồng (quốc lộ 15).

Trên các đường giao thông vào căn cứ như tỉnh lộ 16 (Tân Uyên), tỉnh lộ 24Châu Thành, lộ 17, 19 (Long Thành) và các đường huyết mạch khác như quốc lộ 1,15, 20, liên tỉnh lộ 2… đều bị dân quân đào phá, đắp ụ làm chướng ngại ngăn cảncác cuộc càn bố của giặc. Đặc biệt vùng đồn điền cao su, phong trào phá h oại pháttriển mạnh. Công nhân nhận thêm phần cây cạo để bổ sung lao động đi phá hoạikinh tế, đường sá… Nhiều bài hát, câu ca dao trong vùng cao su còn truyền lại thểhiện quyết tâm kháng chiến của đội ngũ công nhân: “Phá hoại là phá cao su. Pháhoại là để diệt thù hỡi anh”…

Công nhân cao su ở Bình Lộc đã tạo điều kiện để đồng chí Đinh Quang Ânhóa trang làm linh mục vào điều nghiên đồn giặc, đưa trung đội 4 (đại đội B Chiđội 10) đánh diệt đồn Pạt-ti-dăng, phát động công nhân tham gia phong trào pháhoại cao su của Pháp. Tại An Lộc, Cuộc-tơ-nay (Cẩm Mỹ), Trảng Bom, Bình Sơn,Hàng Gòn… đều bị phá hoại phải đình trệ sản xuất.

Tháng 12 năm 1947, theo chỉ đạo của Phòng quân dân Nam bộ 55[55], Tỉnh ủyBiên Hòa thành lập Tỉnh đội bộ dân quân56[56] theo hệ thống: dọc quận có quận độibộ, xã có xã bộ. Các quận đội bộ có đội du kích tập trung, xã đội bộ có dân quându kích, dân quân tự vệ.

55[55] Phòng dân quân Nam bộ do đồng chí Lê Duẩn Trưởng phòng.56[56] Tỉnh đội bộ dân quân Biên Hòa do đồng chi Cao Văn Bổ - Tỉnh đội trưởng; nữ đồng chí Cao Thị Nguyệt làmTỉnh đội phó.

Page 65: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

65

Đến cuối năm 1947, tỉnh Biên Hòa đã hình thành 3 loại tổ chức lực lượng vũtrang: bộ đội tập trung (chi đội), du kích tập trung, dân quân du kích, dân quân tựvệ, là tiền đề để hình thành 3 thứ quân ở địa phương.

Phối hợp với chiến trường chung nhằm phá kế hoạch thu đông năm 1947 -1948 của Pháp ở Việt Bắc, Tỉnh ủy Biên Hòa chỉ đạo lực lượng vũ trang chuẩn bịtiến công ra ngoài căn cứ, chủ yếu đánh giao thông địch nhắm vào các đoàn xecông voa.

Chi đội 10 Biên Hòa đã mở một loạt trận phục kích đánh giao thông diệt nhiềusinh lực địch, nổi bật là trận đánh giao thông Đồng Xoài quốc lộ 14 ngày 19 tháng7 năm 1947 kỷ niệm một năm ngày toàn quốc kháng chiến (1). Ngày 1 tháng 3năm 1948, dựa vào tin tức của Chi Quân báo do Bùi Trọng Nghĩa chỉ huy, Chi đội10 đánh trận giao thông La Ngà (quốc lộ 20 Sài Gòn - Đà Lạt) giành thắng lợi lớn,gây ra tiếng vang trong và ngoài nước. Đây là trận đánh giao thông lớn nhất bấygiờ ở Nam bộ, thể hiện rõ ý chí chiến đấu và chính nghĩa của cách mạng57[57].

Thực dân Pháp thất bại nặng nề trên chiến trường Việt - Bắc thu đông năm1947, buộc phải chuyển hướng chiến lược từ đánh nhanh thắng nhanh sang bìnhđịnh lấn chiếm vùng tự do, căn cứ kháng chiến ở Nam bộ, củng cố bộ máy tay saiở vùng tạm chiếm.

Mục đích bình định của thực dân Pháp là nhằm mở rộng vùng chúng tạm kiểmsoát, đẩy lực lượng kháng chiến ra xa, xây dựng vành đai trắng; tăng cường cướpđoạt tài nguyên thiên nhiên, biến dự trữ của ta thành dự trữ của chúng, phong tỏakinh tế kháng chiến, cắt đứt đường giao thông tiếp tế của ta, thực hiện phương trâm“lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”.

Thực hiện âm mưu chiến lược này, thực dân Pháp bắt đầu triển khai kế hoạchDe Latour (1). Địch xây dựng hàng loạt các tháp canh, đồn bót trên các trục lộ giaothông đường 1, 15, 16, 24…, sử dụng chiến thuật “điểm và đường” để bảo vệ giaothông của chúng, cắt đứt giao thông của ta. Kiểm soát giao thông, lấn chiếm đếnđâu, địch xây dựng tháp canh đến đó để lấn sâu và đẩy lực lượng ta ra xa. Địch liêntục mở các cuộc hành quân càn quét đánh phá vào Chiến khu Đ, căn cứ Rừng Lá,Bình Lộc (Xuân Lộc), rừng Sác Phước An ( Long Thành), Chiến khu Bình Đa, HốCạn (Tân Phong)… mục tiêu là tìm diệt cơ qu an chỉ huy kháng chiến, đánh phá cácbinh công xưởng và dự trữ kinh tế kháng chiến. Thủ đoạn của giặc là “giết một giasúc bằng 3 du kích”, do đó chúng không từ một hành động dã man nào khi ruồngbố vào xã. Chúng cướp bóc, đốt nhà, triệt phá vườn tược, giế t hại cả trâu, bò giasúc…

Đặc biệt nguy hiểm hơn là thủ đoạn sử dụng tình báo, gián điệp để đánh vàonội bộ kháng chiến. Lợi dụng chủ trương của Ủy ban Kháng chiến hành chánhNam bộ (chỉ thị 4/NV.1947), kêu gọi công chức, trí thức rời vùng tạm chiến ra kh ukháng chiến, thực dân Pháp gài một số tình báo xâm nhập căn cứ, tìm cách chuivào các cơ quan kháng chiến để phá hoại.

57[57] De Latour là tướng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Nam bộ từ tháng 10 năm 1947 đến tháng 4 năm 1949.

Page 66: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

66

Về kinh tế, địch tổ chức bọn con buôn, lợi dụng chủ trương phát triển kinh tếkháng chiến, tung hàng xa xỉ như rượu, thuốc lá thơm (kể cả gái điếm) vào vùngcăn cứ hòng lung lạc, làm tha hóa cán bộ, chiến sĩ, nhân dân vùng căn cứ.

Hoạt động đánh phá của giặc Pháp gây nhiều khó khăn cho công cuộc khángchiến ở Biên Hòa. Các cửa khẩu ra vào căn cứ thường xuyên bị phục kích, vùng dukích bị lấn dần. Đặc biệt khó khăn là vùng Xuân Lộc và tỉnh lộ số 2. Tại hai khuvực này, tên Hoa Rô, chỉ huy quân Pháp ở Xuân Lộc tập trung lực lượng lớn, cànquét vào từng khu vực, đốt nhà, giết gia súc, phá hoại mùa màng, triệt phá lươngthực gây thiệt hại lớn cho nhân dân.

Đầu năm 1948, Tỉnh ủy Biên Hòa tổ chức Hội nghị Đại biểu toàn Đảng bộ tạiCây Cầy (Chiến khu Đ). Đồng chí Hoàng Dư Khương, Bí thư Khu ủy miền Đôngđã về dự chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị đã tạo được sự đoàn kết thống nhất trong toànĐảng, đã giới thiệu công khai các đồng chí đứng đầu các ban ngành, lực lượng vũtrang, đoàn thể… vào Ban Chấp hành. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Biên Hòađược bầu cử bằng phiếu kín. Thường vụ Tỉnh ủy gồm các đồng chí: Bí thư PhạmVăn Thuận - đảng viên năm 1935 từng lăn lộn trong phong trào Mặt trận Dân chủĐông Dương 1936 - 1939 ở địa phương. Đồng chí Phạm Văn Thuận kiêm Trưởngty Công an tỉnh. Đồng chí Huỳnh Văn Lũy - Phó Bí thư Tỉnh ủy Chủ nhiệm Mặttrận Việt Minh tỉnh, Chi đội trưởng Chi đội 10 kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chínhtỉnh. Các Tỉnh ủy viên gồm: đồng chí Nguyễn Văn Lai, Phạm Văn Khoai, TrịnhTrọng Tráng, Võ Cương, Lê Thái…

Dựa trên kết quả thu được trong năm 1947, trước âm mưu bình định các mặtcủa thực dân Pháp, Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản của Đảng bộ là: pháttriển du kích chiến tranh, kết hợp cả 3 lực lượng vũ trang để phát huy sức mạnhcủa lực lượng vũ trang bảo vệ căn cứ; tăng cường hoạt động vùng du kích, đánhphá giao thông, phá hoại cơ sở kinh tế địch, xây dựng kinh tế kháng chiến. Vềcông tác Đảng, tiếp tục phát triển và củng cố cơ sở Đảng, xây dựng chi bộ Đảng cókhả năng lãnh đạo quần chúng; bảo vệ nội bộ Đảng chống âm mưu gài gián điệpcủa địch để phá khối đoàn kết trong Đảng.

Tỉnh ủy Biên Hòa chỉ đạo cho ngành công an kết hợp cùng Mặt trậ n ViệtMinh, các đoàn thể cứu quốc tăng cường công tác tuyên truyền, học tập cho cánbộ, chiến sĩ, nhân dân trong vùng căn cứ tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ căncứ, triệt để thực hiện phương châm “không nghe, không thấy, không biết”. Tổ chứcTỉnh ủy tiến hành rà soát lại các hồ sơ cán bộ, đảng viên, đồng thời thực hiện mộtsố biện pháp bảo vệ trong căn cứ như: hạn chế đi lại theo từng khu vực, lập cáctrạm kiểm soát từ ngoài vào căn cứ, củng cố nhân sự các ban, ngành…

Trung đoàn 310, theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, chỉ để lại một đại đội của tiểu đoànLê Lợi làm nhiệm vụ cơ động phối hợp dân quân du kích bảo vệ căn cứ, đưa haitiểu đoàn Quang Trung, Quốc Tuấn áp sát các thị xã, thị trấn đánh giao thông, gỡđồn bót lẻ hỗ trợ cho du kích hoạt động ở vùng tạm chiếm. Đến giữa năm 1948,tỉnh đội dân quân tỉnh Biên Hòa đã xây dựng được lực lượng dân quân du kích

Page 67: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

67

12.000 đội viên làm nòng cốt phát triển chiến tranh toàn dân khắp các xã trong tỉnhnhất là các xã ven sông Đồng Nai, các xã trong Chiến khu Đ.

Về xây dựng, phát triển kinh tế vùng căn cứ, Tỉnh ủy chủ trương vừa đánhđịch, vừa phải tổ chức sản xuất tự túc tự cấp và đề ra khẩu hiệu: “Giữ người, giữcủa, xây dựng người, xây dựng của, lấy của địch bồi dưỡng ta, không để một tấcđất hoang”. Ủy ban kháng chiến hành chính tổ chức thực hiện sản xuất tự túc trongtất cả các cơ quan ở căn cứ. Chính quyền đã đề ra một số biện pháp kinh tế thờichiến để tạo điều kiện cho cán bộ cơ quan, nhân dân trong căn cứ sản xuất: Cán bộ,chiến sĩ được phát rừng làm rẫy ở những khu vực được chỉ định; lập hội đồng canhnông điều khiển sản xuất ở xã, lập quỹ nghĩa thương dự trữ giống lúa, nông cụ,giúp đỡ gia đình neo đơn, khó khăn có điều kiện canh tác; nâng cao giá thu muathóc của dân từ 12 đồng lên 20 đồng một giạ. Chính quyền còn thành lập các nôngtrường cho bộ đội, cơ quan tăng gia sản xuất tự túc ở Hàng Dài, Vàm Sông Bé…Binh công xưởng Trung đoàn 310 lập một bộ phận chuyên sản xuất các loại nôngcụ để trao đổi hàng nông sản với nông dân. Nhờ biện pháp kinh tế này, phong tràosản xuất tự túc ở vùng căn cứ phát triển mạnh. Lực lượng du kích, nhân dân , đoànviên, hội viên cứu quốc phải cấy trồng, hái gặt dưới cả bom đạn, pháo của giặc từchi khu Tân Uyên bắn vào. Mùa thu hoạch, cán bộ nhân dân phải gặt cả ban đêm,lực lượng bộ đội, du kích phải triển khai đội hình sẵn sàng chống địch càn quét pháhoại mùa màng.

Vụ mùa năm 1948 - 1949 ở vùng căn cứ kháng chiến đã thu được lớn, sảnlượng thu hoạch gấp 2 lần năm 1947.

Ty Giáo dục tỉnh đã mở trường tiểu học ở chiến khu vừa dạy văn hóa cho conem trong căn cứ vừa làm nòng cốt phát triển phong trào xóa mù chữ trong căn cứ.Phong trào “Bình dân học vụ” xóa mù chữ phát triển rất sôi nổi không chỉ trongcán bộ, chiến sĩ mà cả trong nhân dân. Những cán bộ có văn hóa, đoàn viên, hộiviên cứu quốc có học đều trở thành những “chiến sĩ văn hóa” đến từng xóm ấphướng dẫn nhân dân, bà con học chữ. Những buổi triển lãm, biểu diễn văn nghệ,trên nhiều đường đi lại đều có những biểu ngữ, bảng chữ, ai muốn đi qua, tham dựđều phải đọc được các chữ.

Với lực lượng vũ trang, Trung đoàn 310 đã tổ chức trường thiếu sinh quânvừa dạy văn hóa, vừa dạy quân sự nhằm đào tạo những cán bộ, chiến sĩ tương laicho kháng chiến. Ty Thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức hoạt động phongphú như triển lãm, thi đấu thể thao, liên hoan văn nghệ… vừa đáp ứng được yêucầu sinh hoạt văn hóa vừa xây dựng được nếp sống văn hóa lành mạnh cho nhândân vùng căn cứ.

Ty Y tế kết hợp với các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyềnphòng chống các bệnh. Việc ăn chín, uống chín, ngủ mùng, làm vệ sinh khu vựcdoanh trại, cơ quan, nơi ở nhân dân trở thành việc thường xuyên hàng ngày.

Page 68: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

68

Phong trào kết nghĩa giữa các đơn vị bộ đội với Hội mẹ chiến sĩ, Hội chị chiếnsĩ phát triển mạnh ở vùng căn cứ, vùng du kích. Cuộc sống vật chất còn muôn vànkhó khăn, nhưng tinh thần đoàn kết tương thân, tương trợ trong quần chúng, các cơquan trở thành một lối sống thường xuyên, một sinh hoạt văn hóa trong căn cứ.

Các vùng căn cứ, kháng chiến ở Biên Hòa thực sự là một xã hội có cuộc sốnglành mạnh; một biểu tượng sinh động cho cuộc sống mới có sức hiệu triệu cổ độngnhân dân vùng căn cứ và vùng tạm chiếm hăng hái tham gia đóng góp, ủng hộ chokháng chiến.

Tháng 7 năm 1948, Xứ ủy triệu tập Đại hội Đại biểu toàn Nam bộ tại kinhNăm Ngàn (chiến khu Đồng Tháp). Đồng chí Lê Duẩn thay mặt Ban Thường vụTrung ương Đảng chủ trì Đại hội.

Đại hội đã đánh giá và xác định vị trí quan trọng của Nam bộ - nơi địch ra sứctập trung bình định, từ đó xác định nhiệm vụ kháng chiến ở Nam bộ: Phải đánh vàodự trữ chiến lược của địch, giành và bảo vệ dự trữ kháng chiến. Đại hội đã bầuđồng chí Lê Duẩn làm Bí thư Xứ ủy, đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn ĐứcThuận làm Phó Bí thư.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu Xứ ủy, Khu ủy miền Đông, Bộ chỉ huyKhu 7 đã chỉ đạo các tỉnh :

1. Đánh mạnh vào hậu phương địch, gây cơ sở địch hậu bóp hẹp vùng kiểmsoát của chúng.

2. Phá hoại trọng tâm kinh tế địch (cao su), cắt đường giao thông địch.3. Mở rộng khu giải phóng kiến thiết căn cứ địa, bảo vệ dự trữ, bảo vệ mùa

màng của ta.

4. Tích cực phòng địch, tiến hành địch ngụy vận, mở rộng công tác quốc dânthiểu số58[58].

Tỉnh ủy Biên Hòa đã lãnh đạo quân dân trong tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụKhu ủy giao, đặc biệt thực hiện phương châm “Tiến công địch bảo vệ ta” có kếtquả.

Tiểu đoàn Trần Quốc Tuấn, Quang Trung của Trung đoàn 310 được Ban chỉhuy bố trí từng phân đội kết hợp hỗ trợ du kích các xã ngăn chận, đánh phá giaothông địch trên các quốc lộ 1, 15, 20 (Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Long Thành), áp sátcác vùng ven thị xã, thị trấn buộc địch phải bị động ứng phó, không tập trung đượclực lượng lớn để càn quét vào căn cứ.

Liên đoàn cao su Biên Hòa tổ chức các đại đội chuyên phá hoại cao su. Độilàm nhiệm vụ cổ động phá hoại kinh tế bằng các hình thức: chặt cây, vạc vỏ, đậpkiềng, phá chén mủ. Phong trào phá hoại cao su phát triển khá mạnh ở khu vực lộ

58[58] Trích Báo cáo chính trị khu tháng 7 năm 1948 đến năm 1949. Phòng lưu trữ K4 Bộ quốc phòng, lưu phòngnghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

Page 69: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

69

2, lộ 1, lộ 15, 16. Dân quân du kích các xã Lâm San, đồng bào dân tộc Chơ ro,công nhân các sở được bộ đội hỗ trợ thường xuyên vượt sông Ray đánh phá các sởcao su lớn của tư bàn như: Cuộc-tơ-nay, Cam Tiêm, Hàng Gòn… Trong năm 1948,toàn tỉnh Biên Hòa đã phá 26.000 ha vườn cây cao su, đốt đổ 252.797 ký mủ, đập35.000 chén, máng hứng mủ, đốt phá 150 nhà và nhiều máy móc, các sở An Lộc,An Viễn hoàn toàn ngưng hoạt động 59[59].

Lực lượng du kích huyện Vĩnh Cửu cùng công an xung phong thọc sâu vàocác vùng địch tạm chiếm diệt tề trừ gian, tạo địa bàn cho cán bộ phong trào hoạtđộng. Đặc biệt bộ đội Lam Sơn được dân quân du kích và cơ sở Vĩnh Cửu giúp đỡđã kiên trì phục kích bắn hạ tên Phước (Tâ y lai) ác ôn ở vùng sâu Bình Thạnh (gầnbót Cây Đào) huyện Vĩnh Cửu đã gây tác động lớn, mở thế kềm cho dân ở vùngsâu. Nhân dân rất vui mừng khen ngợi bộ đội Lam Sơn và du kích địa phương. BanChấp hành Hội phụ nữ huyện Vĩnh Cửu và nhân dân đã gởi thưởng cho bộ đội 3con bò, hai con heo vì đã có công diệt được tên Phước.

Năm 1948, thực dân Pháp xây dựng quân đội Cao Đài. Ở Biên Hòa, quân CaoĐài tập trung ở các vùng Bến Gỗ, Tân Vạn, Bửu Hòa, Tân Hạnh, Tân Hiệp, BìnhTrị. Thực dân Pháp dùng quân Cao Đài đi càn quét, khủng bố, đánh đập quầnchúng buộc nhân dân phải vào đạo Cao Đài. Vì “Ai không vào đạo là Việt Minh”.Chúng tổ chức đồng loạt gọi là “Cao Đài hứa”. Theo chỉ đạo của Khu ủy, Tỉnh ủyBiên Hòa tiến hành kế hoạch “tảo thanh Cao Đài”. Đây là một kế ho ạch ấu trĩ tảkhuynh, không phân biệt được bọn chức sắc phản động với giáo dân là quần chúnglao động. Tỉnh ủy Biên Hòa đã sớm nhận rõ và sửa chữa, chỉ đạo khéo léo, vớiquần chúng giáo dân lấy giáo dục thuyết phục là chính, với bọn chức sắc phảnđộng thì cảnh cáo, trừng trị. Nhờ đó mà phân hóa được kẻ thù, tránh được thiệt hạigiữ mối đoàn kết tôn giáo, tập hợp được lực lượng chĩa mũi nhọn chống thực dânxâm lược.

Gắn liền với công tác xây dựng căn cứ địa, công tác vận động đồng bào ítngười được chú trọng. Tỉnh ủy Biên Hòa đã thành lập Phòng quốc dân thiểu số dođồng chí Hoàng Đình Thương phụ trách. Đồng chí Ngô Văn Long được cử vềvùng Bù Cháp - Lý Lịch - nơi tập trung nhiều đồng bào Chơ ro để vận động, tậphợp xây dựng cơ sở. Vừa học tiếng Chơ ro vừa tìm hiểu phong tục, tập quán, vănhóa của đồng bào, đồng chí Long đã thực sự hội nhập vào cộng đồng dân tộc, đượcđồng bào thiểu số tin yêu, kính phục. Đồng chí đã vận động đông đảo bà con ngườiChơ ro tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến. Toàn tỉnh Biên Hòa có trên35.000 đồng bào dân tộc (Chơ ro, Stiêng, Mạ, Chăm…), Phòng quốc dân thiểu sốđã tập họp được 3.200 đồng bào tham gia các đoàn thể cứu quốc, vào các đội dukích.

Tập họp được đồng bào dân tộc thiểu số là một thắng lợi có ý nghĩa lớn vớ iphong trào kháng chiến ở Biên Hòa, thể hiện sự đúng đắn của Tỉnh ủy trong nhận

59[59] Trong năm 1949, toàn tỉnh Biên Hòa vạt vỏ 557 mẫu vườn cây cao su, chặt phá 503 mẫu gây thiệt hại tổngcộng cho tư bản Pháp 5.091.000 đồng.

Page 70: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

70

thức về vai trò, vị trí của đồng bào ít người với kháng chiến. Cùng với việc tập họpđồng bào dân tộc, việc phát triển xây dựng cơ sở quần chúng, vận động nhân dântham gia các đoàn thể cứu quốc, ủng hộ Mặt trận Việt Minh ở Biên Hòa thể hiệnchính sách đại đoàn kết phục vụ cho kháng chiến của Đảng ta.

Trong công tác xây dựng Đảng, Tỉnh ủy Biên Hòa chỉ đạo các Huyện ủy, chibộ Đảng thực hiện phong trào “thi đua phát triển Đảng”. Vào những tháng cuốinăm 1948, nhiều xã vùng tạm chiếm, những xã vùng căn cứ, du kích, các đơn vị bộđội (đến cấp trung đội, phân đội), cơ quan tỉnh, huyện đều có Chi bộ Đảng lãnhđạo. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy tình hình kháng chiến ở tỉnh ph áttriển tốt.

Việc kết nghĩa giữa các đơn vị lực lượng vũ trang với Hội mẹ, Hội chị chiếnsĩ (do Hội phụ nữ cứu quốc tổ chức) thể hiện mối quan hệ bền vững giữa quân vàdân, đã góp phần động viên sức chiến đấu của bộ đội trong tỉnh.

Trong thư của Ban Thường vụ Trung ương Đảng gởi cho Xứ ủy Nam bộ vàđồng chí Lê Duẩn ngày 23 tháng 10 năm 1948 đã đánh giá: “Cuộc kháng chiến ởNam bộ mạnh chính là sự không ỷ lại, tự lực cánh sinh, nên chiến tranh du kích ởNam bộ mạnh chính là ở chỗ lấy dân làm gốc” 60[60]. Tình hình tỉnh Biên Hòa cuốinăm 1948 là một bằng chứng cụ thể cho đánh giá của Trung ương.

Đầu năm 1949, thực dân Pháp càng đẩy mạnh chiến thuật “điểm và đường”,đóng thêm nhiều đồn bót tháp canh. Tại tỉnh Biên Hòa, địch đã xây thêm 79 thápcanh và tăng thêm 2.394 tên lính. Địch tăng cường tuần tiễu, hành quân nhất là ởvùng du kích ven quốc lộ 1, 15, 20, liên tỉnh 2, 24 để bảo vệ các nguồn lợi khaithác từ các đồn điền cao su. Địch tập trung lực lượng đánh sâu vào Chiến khu Đ,Chiến khu rừng Sác (Phước An) nhằm diệt cơ quan chỉ huy kháng chiến, phá hoạikinh tế, các kho nhà xưởng và dự trữ kháng chiến. Vùng căn cứ du kích, địch đẩymạnh hoạt động biệt kích, gián điệp để phá hoại và chia rẽ kháng chiến. Ở vùngtạm chiếm, địch ra sức củng cố thị xã, thị trấn, lục soát, kiểm tra gắt gao quầnchúng vào thị xã trên các đầu mối giao thông để ngăn chặn sự tiếp tế của quầnchúng từ nội thành ra căn cứ kháng chiến. Các vùng tập trung đánh phá của địch ởtỉnh Biên Hòa là các huyện Long Thành, Xuân Lộc, Vĩnh Cửu.

Trong năm 1949, mục tiêu của địch là lấn chiếm vùng căn cứ du kích, bìnhđịnh vùng tạm chiếm nhằm thiết lập một vành đai trắng giữa căn cứ kháng chiến vàvùng tạm chiếm, cô lập bao vây vùng căn cứ địa cách mạng. Theo chỉ đạo của Xứủy, ngày 28 tháng 9 năm 1949, Bộ Tư lệnh Nam bộ mở Hội nghị quân sự mở rộngbàn chủ trương chuẩn bị mọi điều kiện để chuyển sang tổng phản công với phươngchâm “Du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ, đẩy mạnh vận động chiếntiến tới”.

Trong Hội nghị này, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy đã đọc một báo cáoquan trọng nêu lên những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, chấn chỉnh lại bộ máy chỉ

60[60] Trích Thư của Thường vụ Trung ương gởi Xứ ủy và đồng chí Lê Duẩn ngày 23 tháng 10 năm 1948. Phònglưu trữ K4 Bộ quốc phòng. Hồ sơ lưu Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

Page 71: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

71

huy, xây dựng 3 thứ quân, rèn luyện lại bộ đội, tổ chức lại bộ máy quân giới, quânnhu, gia tăng công tác chính trị, vận động, tuyên truyền đẩy mạnh ph ong trào thiđua giết giặc lập công.

Hội nghị đã đề ra chủ trương giai đoạn này là: Du kích chiến tiến lên vận độngchiến; đẩy mạnh vận động chiến tiến tới tổ chức “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tậptrung”, ra sức xây dựng căn cứ địa. Hội nghị đã chỉ ra nhiệm vụ của các khu, trongđó Khu 7 phải: Tăng cường phá hoại các trục đường giao thông quan trọng; cáckhu vực kinh tế cao su, xây dựng các căn cứ địa, nhất là Chiến khu Đ; đẩy mạnhcông tác vũ trang tuyên truyền vào vùng đồng bào dân tộc.

Quán triệt tinh thần Hội nghị Xứ ủy và chủ trương của Khu, Tỉnh ủy Biên Hòađã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp quân sự, kinh tế, văn hóa phù hợp với tínhchất từng vùng căn cứ, du kích tạm chiếm. Đối với vùng căn cứ địa, Tỉnh ủy Biên Hòa chỉ đạo xây dựng toàn diện.

Muốn vậy phải kiên quyết khắc phục hiện tượng ‘làm thương mại”, hướng các hoạtđộng căn cứ vào đẩy mạnh sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi làm chính: đánh thuế vàtận thu sản xuất trong căn cứ, đánh thuế hàng lâm sản bán ra vùng tạm chiếm . Ủyban kháng chiến hành chính tỉnh quy định trong căn cứ phải sử dụng tiền cụ Hồ;phát hành công trái kháng chiến cả vùng căn cứ, du kích, tạm chiếm để huy độngsức dân cho kháng chiến. Đối với vùng du kích, Tỉnh ủy Biên Hòa chỉ đạo Trung đoàn 310 đưa từng

đại đội về các huyện đẩy mạnh đánh giao thông địch, hỗ trợ phá hoại kinh tế địch,huấn luyện nâng cao trình độ cho du kích tập trung huyện, du kích xã, làm nòngcốt xây dựng phong trào du kích chiến tranh. Tăng cường hoạt động vũ trang tuyên truyền vùng tạm chiếm và vùng dân

tộc ít người, tích cực xây dựng cơ sở, vận động đồng bào đóng góp ủng hộ khángchiến, ra vùng kháng chiến xây dựng căn cứ.

Về công tác chính trị, tư tưởng, tác phẩm “Trường kỳ kháng chiến nhất địnhthắng lợi” của đồng chí Trường Chinh được triển khai học tập xuống tới chi bộđảng và đảng viên cơ sở, nhằm tạo nên sự thống nhất về đường lối, mục tiêu và lýtưởng kháng chiến trong Đảng bộ, khắc phục những quan điểm lệch lạc. Songsong, Tỉnh ủy Biên Hòa còn nhấn mạnh vấn đề kiện toàn về tổ chức, củng cố cáccấp ủy huyện, xây dựng chi bộ tự động công tác, hết sức cảnh giác trước âm mưuhoạt động gián điệp của thực dân Pháp cài tay chân vào phá hoại các tổ chức khángchiến.

Sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy Biên Hòa đã tạo được những chuyển biếntrong phong trào, nhất là hoạt động vũ trang ở vùng căn cứ, du kích. Lực lượng bảovệ căn cứ ở Chiến khu Đ, Rừng Sác, Bình Đa… đã bẻ gẫy nhiều cuộc hành quânđánh phá của địch. Trong 6 tháng đầu năm 1949, đội chuyên môn đánh phá đườngsắt của Biên Hòa đã đánh hỏng 13 đầu máy xe lửa Pa-xi-phích (Pacific) trên tuyến

Page 72: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

72

đường sắt Biên Hòa - Thuận Hải61[61]. Các tuyến đường giao thông quốc lộ 1, 15,đường 16, 24 thường xuyên bị dân quân du kích đào phá, đắp vật cản…

Phong trào phá hoại cao su của Biên Hòa trước đây phát triển mạnh nhưngchưa đúng hướng, nay Xứ ủy Nam bộ uốn nắn lại. Thay vì chặt phá cây cao su, cácđội và công nhân chuyển hướng chủ yếu là phá thành phẩm cao su, tịch thu chénđựng mủ, tháo gỡ máy móc, đồng thời kết hợp với công đoàn ngành cao su BiênHòa lãnh đạo công nhân đấu tranh bảo vệ các quyền lợi cho công nhân.

Trong công tác chống gián điệp bảo vệ nội bộ, trong năm 1949 được nhân dânphát hiện, Tỉnh ủy Biên Hòa đã phá vỡ âm mưu dùng gián điệp đánh vào lực luợngkháng chiến ở Long Thành và tỉnh. Tổ chức gián điệp này do tên Nguyễn QuangMinh cầm đầu (Minh là gián điệp phòng nhì Pháp gài vào tổ chức kháng chiến,chui sâu lên cương vị lãnh đạo ở huyện Long Thành, làm phó Bí thư Huyện ủy).Minh và những tên gián điệp khác đã phát triển lực luợng trong nhiền ban, n gành,đoàn thể của huyện, giữ lại, không triển khai các văn bản của tỉnh chỉ đạo xuốngcơ sở. Bọn gián điệp còn ngụy tạo hồ sơ, lập một danh sách giả, trong đó ghi tênnhiều đồng chí lãnh đạo ở tỉnh và huyện để gây chia rẽ, đánh vào nội bộ Đảng. Lựcluợng công an tỉnh đã phá vỡ tổ chức gián điệp này, trừng trị các tay cầm đầu. Phávỡ hệ thống gián điệp của địch ở Long Thành giúp cho Tỉnh ủy Biên Hòa rút đượcnhiều bài học trong công tác phát triển Đảng, công tác cán bộ và bảo vệ nội bộ.

Tỉnh cũng đã bắt tên Tòng – nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh đội Biên Hòa,làm gián điệp của Pháp.

Thời kỳ 1947 - 1949 là thời kỳ phong trào kháng chiến Biên Hòa phát triểntoàn diện. Trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến, Đảng bộ Biên Hòa đã nhậnđược sự chỉ đạo chi viện đắc lực của Xứ ủy, Khu ủy và thông qua thực tiễn chiếnđấu gian khổ, Đảng bộ Biên Hòa đã không ngừng trưởng thành.

Từ chỗ xác định được tính chất lâu dài, gian khổ, toàn dân, toàn diện của cuộckháng chiến, Đảng bộ Biên Hòa đã từng bước nâng cao lực lượng, trì nh độ, nắmchắc lực lượng vũ trang, xây dựng được 3 thứ quân, mở rộng chiến tranh du kích,xây dựng mở rộng khối đoàn kết toàn dân tham gia kháng chiến.

Trong lãnh đạo, Đảng bộ Biên Hòa đã chỉ đạo gắn chặt với nhiệm vụ vừakháng chiến vừa kiến quốc. Đảng bộ chính quyền cách mạng đã thực hiện chỉ đạocác chính sách kinh tế, tài chính, nâng cao hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh sản xuấttrong vùng căn cứ tạo thêm cơ sở vật chất đáp ứng một phần yêu cầu kháng chiến.Các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội trong căn cứ đều phát triển, mang lạicuộc sống mới trong căn cứ. Hoạt động vũ trang của các lực lượng góp phần đánhbại các cuộc càn quét bảo vệ được vùng căn cứ và vùng du kích. Công tác pháttriển Đảng được đẩy mạnh, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đả ng - là một trongnhững nguyên nhân thắng lợi của phong trào.

61[61] Đội chuyên đánh đường sắt của tỉnh do đồng chí Hoàng Phùng Đức chỉ huy.

Page 73: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

73

II. ĐẢNG TRANH GIẰNG CO QUYẾT LIỆT CHỐNG ĐỊCH BAO VÂYTOÀN DIỆN (Đầu năm 1950 - tháng 5 năm 1951)

Chính sách xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung, ViệtNam nói riêng ngày càng bị các lực luợng tiến bộ trên thế giới và nhân dân Pháplên án. Mặc dù được Mỹ viện trợ nhưng chiến phí quá lớn làm cho nền kinh tếPháp ngày một khó khăn. Trước tình hình đó, thực dân Pháp phải tăng cường bóclột thuộc địa, đẩy mạnh chiến lược “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Đầu năm 1950, thực dân Pháp càng đẩy mạnh tốc độ bình định ở Nam bộ đểcuớp người, cướp của phục vụ cho chiến tranh xâm lược. Ở Biên Hòa, địch tăngcường lực lượng đánh vào các vùng căn cứ du kích nhằm bảo vệ các cơ sở kinh tếcủa chúng (các đồn điền cao su), đồng thời tạo vành đai trắng giữa các vùng tạm bịchiếm và các vùng du kích nhằm bao vây cô lập vùng căn cứ; tách dân gom ravùng tạm bị chiếm. Vùng căn cứ Chiến khu Đ, rừng Sác, địch vừa càn quét, vừadùng máy bay ném bom bắn phá, tăng cường hoạt động phá hoại bằng biệt kích.Vùng thị xã, thị trấn, địch củng cố bộ máy tay sai, gián điệp theo dõi, kiểm soátviệc đi lại, mua bán của nhân dân, tăng cường bắt lính, sử dụng lính Bình Xuyên(của Bảy Viễn đã ra hàng Pháp làm tay sai) và Cao Đài tăng cường đánh phá cáchmạng.

Trên chiến trường Biên Hòa, địch tập trung lấn chiếm vùng du kích quanhchiến khu Bình Đa và Xuân Lộc, nơi tập trung nhiều cơ sở kinh tế của thực dân.Lực lượng càn quét có khi đến mức tiểu đoàn, tiểu đoàn tăng cườn g trong một khuvực nhất định như Bảo Chánh, Thọ Vực, Định Quán, Bình Lộc…Đội biệt kích doHoa Rô rất ác ôn chỉ huy thường xuyên thọc sâu vào căn cứ, phục kích đường rừnggây cho ta nhiều thiệt hại. Ở những đồn điền cao su, địch tăng cường thêm đồn bót,ngoài lính lê dương, pạt ti dăng, giặc Pháp còn dùng ngụy binh Cao Đài đi càn bố,kìm kẹp công nhân để ngăn không cho công nhân liên lạc, tiếp tế ra khu khángchiến. Đi đôi với các cuộc hành quân, giặc Pháp thực hiện khủng bố “đốt sạch, giếtsạch, phá sạch” nhà cửa, gia súc, nông cụ của nhân dân để gom dân, bắt lính.

Đại đội La Nha Xuân Lộc cùng du kích huyện, xã liên tục di chuyển, liên tụcchống càn rất quyết liệt, lực lượng bị thương vong nhiều, quân số thiếu bổ sung,thiếu vũ khí đạn dược. Nội bộ Huyện ủy Xuân Lộc (đồng chí Ngô Tiến Bí thư) xảyra vấn đề mất đoàn kết, sự lãnh đạo chỉ đạo có nhiều thiếu sót, vấn đề xây dựng cơsở 3 vùng (căn cứ, du kích, tạm chiếm) chưa được quan tâm. Hoạt động ở vùng caosu, Huyện ủy hầu như phó thác cho công đoàn ngành. Tình hình huyện Xuân Lộcngày càng khó khăn gay gắt, lực lượng vũ trang sa sút ý chí chiến đấu, nạn thiếuđói xảy ra nghiêm trọng, các chi bộ Đảng tự tan rã, nhân dân hoang mang lo sợ. Vàđến tháng 2 năm 1950, huyện Xuân Lộc hoàn toàn trở thành vùng địch tạ m chiếm.

Trước thực tế đó, Tỉnh ủy Biên Hòa quyết định giải thể Huyện ủy Xuân Lộc,cho phép huyện đưa dân về các vùng căn cứ Chiến khu Đ, Xuyên Phước Cơ (BàRịa) để giải quyết nạn thiếu lương thực và tăng cường nhân lực xây dựng căn cứđịa. Hơn 2.000 nhân dân Xuân Lộc được đưa về Chiến khu Đ xây dựng các xã Dân

Page 74: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

74

Chủ, Sông Lô, Cộng Hòa. Hàng trăm đồng bào khác về định cư ở Bầu Lâm, CơTrạch. Các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân vùng căn cứ địa đãtận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để nhân dân Xu ân Lộc ổn định cuộc sống.

Tháng 3 năm 1950, được sự đồng ý của Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến Hànhchính Nam bộ, Tỉnh ủy, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Biên Hòa đã tổ chứclại chiến trường Xuân Lộc. Một phần đất của huyện Xuân Lộc từ ngã ba TânPhong đến Gia Ray được cắt chuyển về tỉnh Bà Rịa để tránh tình trạng chia cắtchiến trường. Đồng thời Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban cán sự huyện và Đội vũtrang tuyên truyền Xuân Lộc do đồng chí Lê Sắc Nghi (Bảy Nghi) làm Bí thư kiêmchính trị viên, đồng chí Ba Viên làm đội trưởng đội vũ trang tuyên truyền. Nhiệmvụ của đội là tổ chức, xây dựng lại cơ sở bên trong vùng thị trấn và các đồn điềncao su, từng bước khôi phục lại phong trào của huyện.

Vượt qua mọi khó khăn, đến tháng 6 năm 1950, đội vũ trang tuyên truyềnhuyện Xuân Lộc đã liên lạc được với cơ sở cũ trong thị trấn, tổ chức được cơ sở bímật trong 8 sở (trên tổng số 11 sở), xây dựng 3 tổ dân quân ngầm trong thị trấnXuân Lộc. Nhờ đó cán bộ phong trào đã tổ chức được bàn đạp, hành lang vào côngtác vùng thị trấn và nông thôn của huyện.

Ngày 12 tháng 2 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh “Tổng độngviên nhân lực” nhằm thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến để chiến thắnggiặc Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ”.

Thực hiện sắc lệnh này, một mặt Tỉnh ủy Biên Hòa động viên lực lượng thanhniên trẻ trong các cơ quan, ban ngành tham gia bộ đội, mặt khác đưa nòng cốt củacác đơn vị bộ đội tỉnh về khu để thành lập chủ lực tập trung, rút du kích xã lên xâydựng bộ đội, đưa dân quân tự vệ lên làm du kích. Do nhận thức chưa đầy đủ, nênviệc huy động lực lượng tỉnh thiếu khâu chuẩn bị từ cơ sở, dân quân tự vệ, du kíchchưa được huấn luyện, tổ chức tốt, chất lượng chưa cao, đã ảnh hưởng đến chấtlượng hoạt động của bộ đội huyện, tỉnh.

Chiến trường Biên Hòa lúc này địch xây dựng hệ thống tháp canh trên dọc cácquốc lộ 1, 15, 20, tỉnh lộ 16, 24… Địch từng bước kiểm soát được giao thôngđường bộ, lấn dần vào vùng căn cứ, gây cho ta nhiều khó khăn về vận chuyển, giaoliên…

Thực hiện Nghị quyết quân sự Xứ ủy Nam bộ, tháng 9 năm 1949, Khu ủy, BộTư lệnh khu 7 đã đề ra nhiệm vụ cấp bách của toàn khu là phải phá thế bao vây củađịch, phải đánh bại hệ thống tháp canh của giặc Pháp.

Tháng 11 năm 1949, Bộ Tư lệnh Khu 7 mở Hội nghị chuyên đề đánh thápcanh tại dốc Bà Nghiêm xã Tân Hòa huyện Tân Uyên. Kinh nghiệm đánh thápcanh cầu Bà Kiên của du kích Tân Uyên ngày 19 tháng 3 năm 1948 62[62] được Hội

62[62] Sau nhiều ngày nắm quy luật địch, đêm 18 rạng ngày 19 tháng 3 năm 1948, tổ du kích Tân Uyên 4 do đồng chíTrần Công An (tức Hai Cà) chỉ hu y đã bí mật vượt hàng rào, tiếp cận tường tháp canh cầu Bà Kiên (Tân Uyên).Các đồng chí dùng thang leo lên tường tháp, dùng lựu đạn đánh vào cả 3 tầng tháp canh. Ta diệt 14 lính gác, thu 12súng và 8 lựu đạn.

Page 75: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

75

nghị phát triển và nâng lên thành lý luận về cách đánh tháp canh. Đó là cách đánhbí mật tiếp cận mục tiêu, dùng vũ khí diệt tháp canh . Tỉnh đội Biên Hòa được Khu7 giao nhiệm vụ huấn luyện 300 chiến sĩ làm nhiệm vụ đánh tháp canh. Binh côngxưởng Trung đoàn 310 và Vụ Quân giới Khu 7 có nhiệm vụ nghiên cứu sản xuấtloại mìn có sức công phá để đánh tháp canh. Gần 3 tháng, công tác huấn luyệnchiến sĩ hoàn thành. Binh công xưởng Trung đoàn 310 sau nhiều lần nghiên cứu,thử nghiệm đã sáng chế ra loại mìn lõm có đủ sức công phá sập tường dày, đặt tênlà FT.

Đêm 21 rạng sáng 22 tháng 3 năm 1950, 50 tổ chiến sĩ (mỗi tổ 6 người) đãđồng loạt tập kích vào 50 tháp canh của địch ở Biên Hòa nằm dọc theo các đườnggiao thông số 1, 15, 16, 24… Tất cả tháp canh đều bị đánh thủng một lỗ từ 0,8 đến1,5 m. Trận đánh đã tác động rất lớn, làm bọn lính giữ tháp canh rất hoang mang,đồng thời mở ra một hướng cải tiến về vũ khí và cách đánh để đánh bại hệ thốngtháp canh Đờ-la-tua. Binh công xưởng đã chế tạo thêm một loại mìn bê ta (khôngcần mảnh sát thương) để đánh bồi vào lỗ thủng tường tháp do FT tạo ra. Đêm 18tháng 4 năm 1950, du kích Tân Uyên do đồng chí Trần Công An chỉ huy dùng FTvà bê ta đánh sập hoàn toàn tháp canh cầu Bà Kiên lần thứ hai. Đêm 24 tháng 5năm 1950, du kích Tân Uyên đánh sập tháp canh Vàm Giá (lộ 14), kỹ thuật đánhtháp canh đã được hoàn thiện.

Từ Biên Hòa kỹ thuật đánh tháp canh ra đời , mở đầu cho một cách đánh mớiđánh hạ tháp canh, đồn bót giặc. Cách đánh đó, từ giữa năm 1950 đã được Bộ Tưlệnh Nam bộ tổng kết gọi là “cách đánh đặc biệt” gọi tắt là “Đặc công”. Nhữngchiến sĩ đánh tháp canh được gọi là chiến sĩ đặc công. Cách đánh đặc công từ BiênHòa sau đó từ năm 1951 đã được phổ biến về miền Tây Nam bộ, Khu 6, Khu 5 vàchiến trường miền Bắc. Ngày 19 tháng 3, ngày này được binh chủng đặc côngcông nhận là ngày truyền thống của binh chủng.

Trên hướng rừng Sác, Trung đoàn 300 phân khu Duyên hải được Đảng bộ,quân dân hai huyện Cần Giờ, Long Thành giúp đỡ, đã bám trụ địa bàn liên tụcđánh phá giao thông trên sông Lòng Tàu - con đường thủy huyết mạch từ VũngTàu về Sài Gòn. Đặc biệt ngày 26 tháng 5 năm 1950, lần đầu tiên, Trung đoàn 300dùng thủy lôi đánh chìm tàu Xanh Lu-bẹt-biê (Saint Louberier) trọng tải 7.000 tấn.

Tuy hoạt động của bộ đội tập trung đạt được những thắng lợi to lớn, nhưngtình hình phong trào ở Biên Hòa tiếp tục gặp những khó khăn lớn, nhất là ở haihuyện Vĩnh Cửu và Long Thành. Các xã quanh vùng căn cứ du kích (Bình Đa, ĐạiAn, Tân Định, Thiện Tân (Vĩnh Cửu), Tân Phong, Long Hưng, An Hòa (LongThành)… đều bị giặc lấn chiếm, tạo ra vành đai trắng quanh thị xã Biên Hòa, cácbàn đạp của ta từ ngoài vào thị xã đều bị phá vỡ. Các đội biệt kích của địch(Commandos) do Suacot chỉ huy liên tiếp đánh phá vùng căn cứ du kích của huyệnLong Thành ở Phước Nguyên, Tam An, Tam Phước. Tháng 5 năm 1950, giặc Pháptổ chức trận càn lớn vào Phước Tân giết hại hơn 100 quần chúng, bắn giết hơ n 300trâu bò của dân. Trên vùng lộ 19 (Long Thành) thực dân Pháp phối hợp cùng quân

Page 76: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

76

Bình Xuyên (của Bảy Viễn) đánh phá ác liệt, uy hiếp nặng Chiến khu Phước An,đánh phá vùng Phú Hữu, Phước Khánh.

Cuối năm 1950, tình hình trên chiến trường Biên Hòa càng g ay go, phức tạp,lương thực, vũ khí ngày càng thiếu. Sự ác liệt trên chiến trường là một thử tháchvới các tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên ở cơ sở. Các chi bộ Đảng ở vùng căncứ, du kích rất đông đảng viên, đến lúc này đều bị xáo trộn. Một số đảng viên n ằmim không hoạt động, có đảng viên theo quần chúng ra ở vùng tạm bị chiếm, bỏsinh hoạt, công tác. Bài học kinh nghiệm ở đây chính là: công tác phát triển Đảngtrước hết phải chú trọng đến chất lượng, không chạy theo số lượng hay chỉ tiêu thiđua.

Trước thực tế đó, cuối năm 1950 chấp hành chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủyBiên Hòa chỉ đạo tạm ngưng phát triển Đảng63[63] để tập trung vào việc củng cố,nâng chất nhiều tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên.

Đầu năm 1951, tình hình chiến trường bị chia cắt ở Biên Hòa ngày càng căngthẳng. Hầu hết các xã vùng du kích đều bị địch chiếm đóng, dân bị gom vào cáckhu tập trung gần lộ giao thông, gần đồn bót giặc.

Tỉnh ủy Biên Hòa đã có kế hoạch đưa cán bộ cốt cán các ban ngành vào bámlại các xã, cố gắng khắc phục tình trạng “ly hương”, củng cố lại cơ sở Đảng, cơ sởcách mạng bên trong như các chi bộ thuộc huyện Vĩnh Cửu (các xã Bình Trị, TânHạnh, Hóa An, Tân Hiệp, Bửu Hòa, Tân Vạn…)

Công tác xâm nhập, bám trụ vào xã vào dân, chống ly hương diễn ra hết sứckhó khăn, gian khổ. Trên các tuyến giao thông lộ 1, 15, 18, 24, các xã dọc sôngĐồng Nai, nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh vì lọt vòng phục kích của giặc. Đặc biệtác liệt là việc vượt sông Đồng Nai, vượt lộ 16, anh em cán bộ thường gọi đường 16là “con đường mắm, muối”, đồng thời cũng là “con đường máu”. Một số cán bộtuy bám được vào các xã vùng tạm bị chiếm, vùng du kích yếu, nhưng do khôngcó cơ sở nên khó hoạt động hoặc bị cô lập. Trong 3 tháng đầu năm 1951, hàngchục cán bộ, đảng viên bám vào các cơ sở đã bị bắt và h y sinh. Tỉnh ủy Biên Hòaphải chỉ đạo tạm ngưng thi hành chủ trương bám cơ sở, chống “ ly hương”.

Trong lúc đó, thực dân Pháp càng ra sức tăng cường bình định ở vùng sôngCửu Long nhằm cướp người, cướp của, cắt đường vận chuyển tiếp tế từ miền TâyNam bộ lên miền Đông Nam bộ.

Từ sự giằng co trên chiến trường, Tỉnh ủy Biên Hòa đã chỉ đạo phương châmhoạt động, tổ chức bộ máy lãnh đạo, lề lối làm việc… cho phù hợp với chiến

63[63] Ngày 14 tháng 9 năm 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị tạm ngưng phát triển Đảng. Chỉ thịnêu rõ: Công tác phát triển Đảng phải nắm vững phương châm “củng cố nặng hơn phát triển, chất lượng nặng hơnsố lượng” để tập trung năng lực, phương tiện vào việc củng cố hàng ngũ, giáo dục đản g viên, làm cho Đảng thànhmột Đảng mạnh mẽ theo đúng chủ nghĩa Mác - Lênin”. Phát triển xây dựng Đảng phải gắn liền với hai cuộc vậnđộng “đào tạo cán bộ, học tập lý luận” và “tự phê bình - phê bình”. Chỉ thị còn nhắc nhở: “Đề phòng xu hướng sailầm cho tạm ngưng phát triển đảng viên mới thì không chú ý tuyên truyền phát triển ảnh hưởng của Đảng trongquần chúng”.

Page 77: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

77

trường đang bị chia cắt, phong tỏa, bằng mọi cách phải bố trí cán bộ bám dân lãnhđạo nhân dân đấu tranh chống giặc.

Page 78: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

78

CHƯƠNG VI

ĐẢNG BỘ BIÊN HÒA LÃNH ĐẠO CHỐNG LẤN CHIẾM,GIỮ VỮNG VÀ MỞ RỘNG ĐỊA BÀN GÓP PHẦN

KẾT THÚC CUỘC KHÁNG CHIẾN(Tháng 5 - 1951 đến tháng 7 - 1954)

I. BỐ TRÍ LẠI CHIẾN TRƯỜNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC KHÁNGCHIẾN KHẮC PHỤC THIÊN TAI, ĐÁNH ĐỊCH LẤN CHIẾM, PHÁTTRIỂN CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, GIỮ VỮNG ĐỊA BÀN (5 – 1951 đến 9 – 1953)

Tháng 5 năm 1951, Trung ương Cục quyết định tổ chức, bố trí lại chiếntrường. Toàn Nam bộ được tổ chức thành hai phân liên khu: Phân liên khu miềnĐông và phân liên khu miền Tây. Hai tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một sáp nhậpthành tỉnh Thủ Biên gồm có 8 huyện và hai thị xã 64[64]. Tỉnh thủ Biên có quận ThủĐức từ Gia Định chuyển về và cắt huyện Long Thành về tỉnh Bà Rịa - ChợLớn65[65]. Khi sáp nhập Tỉnh ủy cũng điều chỉnh địa bàn một số huyện, xã để phùhợp với thực tế chiến trường.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thủ Biên gồm 5 đồng chí, Ban Chấp hành Đảng bộtỉnh Thủ Biên gồm 21 đồng chí:

- Nguyễn Quang Việt, Phân liên khu ủy viên, Bí t hư Tỉnh ủy kiêm chính trịviên Liên trung đoàn 301 - 310, chính trị viên tỉnh đội.

- Đồng chí Vũ Duy Hanh, Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một làm Phó Bí thư Tỉnhủy Thủ Biên.

- Đồng chí Phạm Văn Thuận, Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa làm phó Bí thư Tỉnhủy Thủ Biên.

- Đồng chí Huỳnh Văn Nghệ, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh đội trưởngThủ Biên.

- Đồng chí Lê Thái, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban Khángchiến Hành chánh kiêm Bí thư Đảng đoàn chính quyền.

64[64] Tám huyện gồm: Vĩnh Cửu, Tân Uyên, Xuân Lộc, Châu Thành, Bến Cát, Hớn Quản, Lái Thiêu, Thủ Đức, haithị xã Biên Hòa và Thủ Dầu Một.65[65] Phân liên khu giải thích việc cắt huyện Long Thành về Bà Chợ và đưa huyện Thủ Đức về Thủ Biên như sau:Cắt Long Thành về tỉnh Bà Chợ để kịp thời đối phó với âm mưu cắt đường giao thông tiếp vận của địch, nhất là tạovùng đất chết (zône mort) (các xã dọc sông Đồng Nai, từ sông Buông đến sông Đồng Nai và chiếm đóng từ LongTân đến Phước An). Cắt Long Thành đồng thời tạo bàn đạp tiếp nhận lương thực từ liên huyện về Bà Rịa. Đưa ThủĐức về tỉnh Thủ Biên để tránh tình trạng cách trở về chỉ đạo của tỉnh Gia Địn h - Tây Ninh, tạo thế phối hợp chiếntrường với hai huyện Lái Thiêu và Vĩnh Cửu.

Page 79: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

79

Trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thủ Biên có các đồng chí Phan Ân(Chánh Văn phòng Tỉnh ủy), Lê Thái, Võ Văn Đợi, Nguyễn Văn Tư, Lưu HồngThoại, Trịnh Trọng Tráng, Phạm Hồng Hải, Hồ Văn Đại, Trịnh Minh Kính, HuỳnhVăn Lũy, Đinh Quang Ân, Nguyễn Ngọc Ngoạn, Võ Văn Thuấn, Lê Văn Chì, LêĐình Nhơn…

Ủy ban Kháng chiến Hành chánh tỉnh Thủ Biên gồm: Nguyễn Minh ChươngChủ tịch, Lê Minh Thành (Tô Văn Của) Phó Chủ tịch và một số ủy viên khác.

Ban chỉ huy Tỉnh đội Thủ Biên: Huỳnh Văn Nghệ Tỉnh đội trưởng, NguyễnQuang Việt chính trị viên, Nguyễn Văn Tư, Đinh Quang Ân, Thanh Tâm Tỉnh độiphó, Bùi Cát Vũ Tham mưu trưởng, Lê Hồng Lĩnh Chính trị viên phó.

Ủy ban Mặt trận Liên Việt: đồng chí Võ Văn Đợi làm Chủ tịch, Phạm VănThuận Phó Chủ tịch.

Các tổ chức, đoàn thể cứu quốc: đồng chí Lê Văn Nhiễu Thư ký Công đoàntỉnh; đồng chí Phạm Văn Khoai thư ký Hội Nông dân cứu quốc; đồng chí NguyễnVăn Trai (Ba Tạo) Tỉnh đoàn trưởng Tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc; nữ đồng chíLư Hồng Thoại hội trưởng Hội L iên hiệp Phụ nữ cứu quốc.

Chủ trương của Tỉnh ủy Thủ Biên là: Phải phá cho được thế phong tỏa baovây kinh tế của địch; đánh mạnh giao thông, đồn bót buộc chúng phải quay vềvùng tạm chiếm; ra sức tăng cường sản xuất lương thực đi đôi với bảo vệ căn cứ,vũ trang tuyên truyền xây dựng cơ sở vùng tạm chiếm; thực hiện giảm chính, giảmbiên chế các cơ quan, tăng cường cho lực lượn g vũ trang, tăng cường cán bộ chocơ sở; các xã du kích bị địch tạm chiếm, đơn vị, cán bộ, đoàn thể du kích phải hóatrang bí mật luồn vào trong dân để có hướng hoạt động lâu dài.

Thực hiện chủ trương này, tỉnh thành lập Tiểu đoàn 303 là tiểu đoàn tập trun gcơ động của tỉnh (gồm 746 cán bộ, chiến sĩ), Tiểu đoàn trưởng là đồng chí Lê VănNgọc (Sáu Ngọc). Đến cuối năm 1951, các cơ quan tỉnh giảm chính được 500 cánbộ, nhân viên, phần lớn được tăng cường cho Tiểu đoàn 303 và các đại đội bộ độiđịa phuơng. Tiểu đoàn 303 gồm 4 đại đội 55, 60, 65 và 75 (là đại đội trợ chiến).Các đại đội độc lập sáp nhập với các đội du kích tập trung thành bộ đội địa phươngcác huyện.

Ở huyện trọng điểm Vĩnh Cửu (gồm 13 xã) chia làm 3 vùng phù hợp với việcphân định chiến trường : vùng căn cứ du kích, vùng du kích và vùng tạm chiếm;mỗi xã đều tổ chức được cơ sở Đảng, bộ máy chính quyền, đoàn thể cứu quốc; dukích thoát ly mỗi xã có từ 6 đến 12 người.

Với huyện Xuân Lộc, Tỉnh ủy chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của độivũ trang bằng cách sáp nhập thêm đội công an xung phong và tiểu đội quân báocủa tỉnh. Quân số của đội tăng lên 126 cán bộ, chiến sĩ. Nhiệm vụ của đội là diệt tềtrừ gian, đánh tiêu hao địch ở thị trấn, đồn điền cao su nhằm đẩy mạnh việc giànhngười và của với địch. Đến tháng 12 năm 1951, đội vũ trang tuyên truyền đã củngcố được các cơ sở bên trong thị trấn, cấy được cơ sở vào các ban hội tề ngụy ở TânHiệp, nối được liên lạc vào thị trấn và sở cao su Túc Trưng.

Page 80: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

80

Tháng 6 năm 1951, Tỉnh ủy tăng cường thêm cán bộ Dân chính Đảng để củngcố đội vũ trang tuyên truyền của thị xã Biên Hòa66[66]. Đội có 132 cán bộ, chiến sĩtổ chức thành 4 đoàn vũ trang tuyên truyền để xâm nhập vào thị xã và vùng nôngthôn yếu, vừa diệt tề trừ gian, vừa xây dựng cơ sở bên trong, đánh địch tuần tiễu vàxây dựng kinh tế cho Thị ủy. Với nỗ lực cao, đến tháng 12 năm 1951, đội vũ trangtuyên truyền thị xã đã tổ chức được 4 tiểu tổ hoạt động bí mật, 15 đầu mối thunhận tin tức, 43 cơ sở dân vận, xây dựng được 7 bàn đạp vào thị xã: Bình Đa, TânPhong, Hóa An, Tân Vạn, Tân Hạnh, Bình Trị. Chính nhờ vào các bàn đạp này, độibiệt động thị xã Biên Hòa đã thọc sâu đánh địch trong thị xã gây thối động mạnh,củng cố thêm lòng tin của nhân dân trong vùng địch tạm chiếm 67[67].

Tháng 6 năm 1951, Tiểu đoàn 30 3 phối hợp với đội biệt động, bộ đội huyệnVĩnh Cửu đánh diệt bót Long Điềm (Long Bình) giữa trưa. Trận đánh thắng lợinhanh gọn làm cho bọn địch xung quanh đều hoang mang, phá được sức ép củađịch với Chiến khu Bình Đa. Tháng 7 năm 1951, Tiểu đoàn 303 kết hợp đội biệtđộng, đại đội Nguyễn Văn Nghĩa, bộ đội địa phương Vĩnh Cửu, đội vũ trang tuyêntruyền Xuân Lộc đánh diệt yếu khu Trảng Bom (quốc lộ 1), diệt nhiều sinh lực vàthu nhiều vũ khí phương tiện chiến tranh của địch68[68]. Trận đánh diệt bót LongĐiềm và yếu khu quân sự Trảng Bom có ý nghĩa lớn, cổ vũ mạnh phong trào dukích chiến tranh ở hai huyện Xuân Lộc, Vĩnh Cửu và thị xã Biên Hòa.

Về xây dựng căn cứ địa cách mạng, theo chỉ đạo của Trung ương Cục, Tỉnhủy Thủ Biên chủ trương xây dựng quy hoạch căn cứ địa vững mạnh không chỉ vềquân sự mà cả chính trị và kinh tế. Tỉnh ủy cử đồng chí Võ Duy Hanh, phó Bí thưlàm Trưởng ban Căn cứ địa của tỉnh. Tháng 7 năm 1951, Tỉnh ủy thành lập huyệnủy Đồng Nai. Đồng chí Lê Thái Thường vụ Tỉnh ủy được cử làm Bí thư Huyện ủykiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính huyện Đồng Nai; đồng chí NguyễnVăn Tỏ Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính huyện Vĩnh Cửu cử làm PhóChủ tịch UBKC huyện, Hà Quang Minh ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư (TưRâu), Tỉnh ủy viên, Tỉnh đội phó về làm Huyện đội trưởng. Huyện Đồng Nai rấtrộng với diện tích 3.700 km2, dân số khoảng 10.000 người. Huyện Đồng Nai làhuyện căn cứ Chiến khu Đ đã được mở rộng. Trong căn cứ Ủy ban Kháng chiếnHành chính tỉnh đã tạm cấp hơn 500 ha đất cho nông dân , cán bộ cơ quan để canhtác sản xuất. Công tác phòng trị bệnh cho nhân dân căn cứ kết hợp được cả đôngvà tây y. Quân dân y tỉnh với tinh thần tự lực, bào chế thuốc tại chỗ đã điều trịđược các bệnh sốt rét, lỵ, ho, bao tử. Phương pháp cấy Phi -la-tốp được áp dụngphổ biến trong căn cứ. Nhiều bà con từ vùng bị tạm chiếm cũng bí mật vào căn cứđể được cấy Phi -la -tốp.

66[66] Bí thư Thị ủy Biên Hòa, đồng chí Võ Văn Mén. Căn cứ thị ủy tại Khánh vân.67[67] Như các trận tập kích kho xăng dầu Biên Hòa, đánh vào nhà hàng có đông sĩ quan Pháp.68[68] Trận đánh vào buổi chiều 17 giờ ngày 20 tháng 7 năm 1951, diệt 50 lính Âu Phi, bắt sống 50 tên khác, toàn bộtề ngụy ra đầu hàng, thu 200 súng các loạI, trong đó có 10 khẩu đại liên, 50 trung liên, một cối 81 ly, phá hủy mộtxe thiết giáp, thu nhiều máy móc , đạn dược và 5 triệu đồng tiền Đông Dương.

Page 81: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

81

Từ cuối năm 1951, thực dân Pháp tiếp tục đẩy mạnh càn quét, đánh phá trêncả 3 vùng căn cứ, du kích và tạm chiếm. Mục tiêu chính của chúng là lấn chiếmvùng căn cứ du kích. Ở những vùng này 69[69] địch dùng lực lượng lớn càn quét từngkhu vực để đẩy bật lực lượng ta ra xa; kết hợp biệt kích 70[70] thọc sâu vùng căn cứbắt cóc, giết hại cán bộ, đánh phá kho tàng dự trữ kháng chiến, phá hoại tài sảnnhân dân nhằm gom dân mang ra vùng tạm chiếm. Địch tiến hành sửa chữa nhiềuđường giao thông chia cắt các xã căn cứ du kích như đường Bình Đa, đường 16,đường 11 An Hòa, Bến Gỗ…Trọng điểm đánh phá lấn chiếm, bình định của giặcPháp ở miền Đông là tỉnh Thủ Biên. Toàn bộ địch ở miền Đông gồm 24.300 quân(trên 120.000 quân toàn Nam bộ) thì số quân chúng ở Thủ Biên chiếm tỷ lệ nhưsau: lính lê dương Âu Phi chiếm 5/8, biệt kích (Commandos) chiếm 1/3, xe cơ giớichiếm 1/4, pháo binh chiếm 1/3.

Ở các vùng tạm chiếm, vùng đồn điền cao su, vùng đồng bào dân tộc, địch rasức củng cố bộ máy kìm kẹp bằng cách tổ chức mật thám, thẳng tay khủng bố giađình có người đi kháng chiến và đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, chiêuhàng.

Ngày 1 tháng 5 năm 1952, theo chỉ đạo của Trung ương Cục, Bộ Tư lệnhPhân Liên khu miền Đông quyết định thành lập tiểu đoàn vận tải chiến lược lấyphiên hiệu là Tiểu đoàn 320. Đồng chí Nguyễn Văn Lung (Ba Lung) Tham mưutrưởng Phân Liên khu được cử làm Tiểu đoàn trưởng (vài tháng sau đồng chíNguyễn Văn Bứa, Tỉnh đội phó Bà Rịa - Chợ Lớn về thay). Đồng chí Võ HuyPhúc Chính trị viên. Nhiệm vụ của Tiểu đoàn 320 là vận tải hàng chiến lược củaTrung ương do liên khu 5 chuyển giao từ Hàm Tân về Chiến khu Đ, đưa đón cácđoàn cán bộ cấp cao trong và ngoài nước từ Trung ương vào Nam bộ và ngượclại71[71]. Đường vận tải của Tiểu đoàn 320 cực kỳ gian khổ vì phải cắt đường rừngđể đảm bảo bí mật, vừa phải sẵn sàng đánh địch mở đường. Tỉnh ủy Thủ Biên đãtạo mọi điều kiện (như giúp đỡ lương thực, tăng c ường quân số) để Tiểu đoàn 320vừa tự túc được lương thực, vừa chiến đấu hoàn thà nh nhiệm vụ. Đội trinh sát củaTiểu đoàn 320 hầu hết là người dân tộc Chơ ro, Stiêng, dũng cảm và trung thànhvới cách mạng.

Thực hiện phương châm công tác 3 vùng, Tỉnh ủy Thủ Biên chỉ đạo Tiểuđoàn 303 chỉ để lại một đại đội ở Chiến khu Đ kết hợp với du kích liên xã làmnhiệm vụ bảo vệ căn cứ. Ba đại đội còn lại đều được tăng cường xuống huyệntrọng điểm (Vĩnh Cửu) cùng với bộ đội huyện, du kích tổ chức chống lấn chiếm,càn quét, kết hợp với các đội vũ trang tuyên truyền áp sát vùng địch hậu diệt tề trừgian, gây dựng cơ sở bên trong.

69[69] Trận đánh: Như xã Bình Mỹ, Thái Hòa, Tân Hòa (Tân Uyên), Tân Phước (Lái Thiêu), Bình An, An Bình, PhúHữu (Thủ Đức), Bình Đa (Vĩnh Cửu), Long Tân, Thái Thiện, Phước Thái (Long Thành).

70[70] Hoạt động dã man là đội biệt kích Long Thành do Suacot chỉ huy. Chúng thường hoạt động ở các xã ven quốclộ 15, 17, 19 (Long Thành), các đồn điền cao su Bình Sơn, An Viễn… Chúng giết hại, cắn cổ cán bộ, nhân dân tớichết, cắn vú, hãm hiếp phụ nữ…71[71] Hàng chiến lược như tiền, vàng, fu - mi - nát, thủy ngân để sản xuất vũ khí.

Page 82: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

82

Về kinh tế, Tỉnh ủy, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh ra lệnh bãi bỏ chủtrương bao vây kinh tế địch (mà thực tế chỉ tự đóng khung kinh tế kháng chiếntrong căn cứ). Ủy ban cho phép nhân dân trong vùng căn cứ được mang nông s ản,hàng hóa trao đổi với vùng tạm bị chiếm, lấy những hàng hóa thiết yếu khác. Ủyban tỉnh bãi bỏ chính sách thu đảm phụ chuyển sang thực hiện việc thu thuế nôngnghiệp, căn cứ trên loại đất canh tác và sản lượng thu hoạch đã tạo được không khíphấn khởi sản xuất ở vùng căn cứ và cả vùng du kích. Phong trào sản xuất tự túctiếp tục được Tỉnh ủy, Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh chỉ đạo phát triểntrong toàn tỉnh. Các đơn vị bộ đội ở căn cứ (cả tỉnh, huyện), một năm phải đảm bảotự túc lương thực được ít nhất là 4 tháng. Các cơ quan ban ngành phải lu ân phiêncắt cử từ 1/3 đến 2/3 lượng cán bộ, nhân viên để tham gia sản xuất tự túc.

Để chờ thu hoạch vụ mùa năm 1952 (có khả năng thu hoạch thắng lợi), lươngthực cung cấp cho tỉnh phải đi tải từ Vĩnh Lợi (Sông Bé) lên. Công tác thu mua, tảilương thực về căn cứ cũng là một cuộc chiến đấu quyết liệt gay go, gian khổ. Cánbộ ban ngành đoàn thể tải lương thực phải vượt qua nhiều đoạn lộ nguy hiểm dođịch đóng đồn bót, tuần tiễu, phục kích như các đường quốc lộ 1, 15, tỉnh lộ 16,24… Những con đường thường được anh em gọi là “con đường máu và mồ hôi”.

Tình hình càng khó khăn hơn, vào ngày 20 tháng 10 năm 1952, một cơn bãolớn đã ập vào miền Đông. Nước sông Đồng Nai, sông Bé, La Ngà… dâng cao bấtngờ tràn ngập cả hai bờ, nước lũ từ thượng nguồn đổ nhanh về làm ngập cả căn cứ.Trời mưa như trút nước, cây rừng ngã đổ ngổn ngang. Các khu vực cơ quan trongChiến khu Đ, các khu vực sản xuất ở Hàng Dài, Vàm Sông Bé, Giáp Lạc, Lạc Ancác xã ven sông Đồng Nai cả hai bờ tả ngạn và hữu ngạn đều bị chìm trong bểnước. Toàn bộ hoa màu, gia súc đều bị tàn phá và bị chết. Cơn bão gây tác hại cảmiền Đông Nam bộ, trong đó tỉnh Thủ Biên bị thiệt hại nặng nhất (đến 88%), Tỉnhủy, Ủy ban Kháng chiến Hành chính đã chỉ đạo huy động ghe, xuồng cấp cứu nhândân di dời về các vùng cao để tránh lụt.

Ở Chiến Khu Đ trước nước lụt năm 1951 địch bao vây phong tỏa kinh tế đờisống cán bộ chiến sĩ và nhân dân rất cơ cự c, bữa ăn mỗi ngày chỉ được một ít gạotrộn khoai mì. Sang năm 1952, bão lụt năm Thìn nước ngập hoa màu thúi rữa hết,cán bộ chiến sĩ ở Chiến khu Đ đói ghê gớm, chỉ ăn rau, khoai. Cả tháng mới có ănđược bữa cơm xáo khoai mì, khoai lang, do đó muốn có ăn đ ể đánh giặc là phải sảnxuất tự túc, tự lực, tự cường. Nạn đói đe dọa nghiêm trọng các vùng căn cứ khángchiến. Rất đông đồng bào bao năm gắn bó cùng chiến khu, nay vì nạn đói đe dọaphải gạt nước mắt trở vào vùng địch tạm chiếm để tìm cái ăn.

Thực dân Pháp nhân cơ hội này đã cho máy bay phát loa, rải truyền đơn kêugọi chiêu hồi, tác động hòng lung lay tư tưởng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta. Đểđối phó, một mặt Tỉnh ủy chỉ đạo các Huyện ủy, chi bộ cơ sở, ban ngành ra sứcđộng viên các lực lượng giữ vững lập trường; cử đồng chí Võ Văn Đợi về Trungương Cục báo cáo và xin chi viện, kêu gọi đồng bào vùng tạm chiế m tích cực ủnghộ kháng chiến. Nhân dân Long Thành theo lời kêu gọi của Huyện ủy, Ủy ban,Mặt trận Việt Minh huyện đã quyên góp lương thực, hàng hóa cần thiết để chuyển

Page 83: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

83

về giúp đồng bào vùng căn cứ. Riêng xã Phú Hữu (Long Thành) đã huy động được25 ngàn giạ lúa (500 tấn), mưu trí sáng tạo đào một con kênh dài hơn 2000 métchuyển lương thực về giúp tỉnh. Tỉnh cũng đã tổ chức nhiều đội thanh niên xungphong tình nguyện về Kinh Ba (Đồng Tháp) để tải lương thực. Tuy nhiên, tronglúc chờ có lương thực, cán bộ, chiến sĩ phải tìm hái mọi lá cây rừng, trái cây rừngcòn sót lại để ăn, moi từng gốc mì đã bị nước ngập, rửa lại để nấu. Không chỉ thiếulương thực, miền Đông còn thiếu cả muối ăn. Phân Liên khu phải cử Tiểu đoàn300 cùng đồng bào dân tộc cắt rừng về Bà Rịa để tải muối. Nước rút đến đâ u, Tỉnhủy, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh chỉ đạo các đoàn cán bộ về Vĩnh Lợi, TrảngBom tìm hom mì về trồng đến đó.

Giặc Pháp đã tổ chức nhiều cuộc càn quét vào căn cứ, đặc biệt tháng 1 năm1953, địch mở cuộc càn quét quy mô lớn vào Chiến khu Đ liên tục 52 ngày. Chúngcho máy bay ném bom xăng (Napal) đốt cháy rụi những loại cây hoa màu ta vừatrồng ngay sau bão lụt, bắt g iết các gia súc còn lại và nhân dân lao động trên đồngruộng.

Các lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, du kích liên xã, du kích cơ quan bụngkhông đủ no vẫn ngày đêm bám căn cứ chống trả địch quyết liệt để bảo vệ chiếnkhu. Một mặt chống càn, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong căn cứ phải chuyểnsang sản xuất vào ban đêm ngay dưới tầm đạn pháo của giặc.

Nhạc sĩ Hoàng Việt trước sự tàn phá của bão lụt, sự bắn phá gây thiệt hại chonhân dân vùng căn cứ đã cảm tác bài nhạc “Lên Ngàn”:

… Nước ngập đồng xanh lúa chếtGió mưa sụp đổ mái nhà

Bao nhiêu gia đình tan hoang

Đau thương lệ rơi chứa chan…

52 ngày đêm tháng 1 và tháng 2 năm 1953 là bản hùng ca của nhân dânChiến khu Đ và Thủ Biên. Vừa chiến đấu chống thiên tai vừa chống giặc càn quét,Đảng bộ và nhân dân Thủ Biên đã thể hiện ý chí không khuất phục trước khó khănthiên tai địch họa. Kẻ thù muốn “xóa sổ” Chiến khu Đ, tiêu diệt phong trào khángchiến ở địa phương, nhưng Chiến khu Đ vẫn hiên ngang tồn tại. Phong trào khángchiến ở Thủ Biên vẫn trụ lại vững vàng .

Tuy nhiên, những khó khăn của năm 1951, 1952, cộng với bão lụt vẫn là mộtthử thách cực kỳ lớn lao đối với Đảng bộ, quân và dân địa phương. Qua thử tháchđó, phần lớn cán bộ, đảng viên, chiến sĩ càng được trui rèn, càng vững vàng.Nhưng một số đảng viên, cán bộ, chiến sĩ đã hoang mang dao động, không chịu

Page 84: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

84

đựng được khó khăn đã rời bỏ vị trí chiến đấu 72[72]. Thực dân Pháp đã sử dụng mộtsố tên đấu hàng tổ chức 20 toán biệt kích đánh phá lại cách mạng.

Bằng những nỗ lực cao nhất, lại được sự giúp đỡ chí tình của quân dân Nambộ, đến tháng 4 năm 1953, Đảng bộ và quân dân Thủ Biên vừa sản xuất vừa chiếnđấu đã ổn định được từng bước tình hình sinh hoạt và phong trào kháng chiến.Đồng bào số ra vùng tạm chiếm nay lần lượt trở về như các xã: Thường Lang, TânTịch, Mỹ Lộc, Lạc An… góp phần xây dựng căn cứ Chiến khu Đ.

Huyện Long Thành lúc này là một trong những huyện trọng điểm của tỉnh BàRịa - Chợ Lớn. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã về trực tiếp cùng Huyện ủy để chỉ đạophong trào xây dựng cơ sở Đảng, cơ sở quần chún g. Để thực hiện phương châmcông tác 3 vùng, Huyện ủy chỉ đạo công tác hàng đầu là diệt tề trừ gian mở thế kìmkẹp cho quần chúng, tạo điều kiện xây dựng cơ sở.

Nhờ chỉ đạo chặt chẽ, đến tháng 8 năm 1953, việc thực hiện phương châmcông tác 3 vùng ở Long Thành đã đạt được kết quả khả quan. Toàn huyện có 302đảng viên thoát ly và 167 đảng viên mật, ta đã móc nối được liên lạc với 72 đảngviên, nhưng chưa xây dựng lại được các chi bộ Đảng mật. Tuy nhiên một số ấp đãxây dựng được các lõm du kích như ấp Bến Cộ xã Đại Phước, ấp Giồng ÔngĐông, xã Phú Đông…

Tháng 4 năm 1953, Tỉnh ủy Thủ Biên triệu tập hội nghị cán bộ tại Chiến khuĐ rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện công tác 3 vùng, đặc biệt là hai vùng dukích và tạm chiếm. Trên cơ sở thực tế ngày càng nhi ều xã “ly hương”, Tỉnh ủy đãtiến hành việc xác định và phân chia lại các vùng. Chỉ đạo của Tỉnh ủy là kiênquyết giữ vùng du kích, đưa hoạt động vũ trang vào vùng yếu và vùng tạm chiếm;tăng cường công tác địch ngụy vận; phòng gian bảo mật chống biệt kích bảo vệ căncứ.

Tỉnh ủy đã chỉ đạo và tổ chức 3 đoàn cán bộ quân dân chính Đảng xuống cácxã căn cứ huyện Đồng Nai (Thường Tân, Thanh Lâm, Chánh Bình) và 4 xã huyệnSông Bé (Lý Lịch, Bù Cháp, Tứ Hiệp, Vĩnh An) để củng cố cơ sở và du kích. Mộtđoàn khác được Tỉnh ủy tăng cường vể huyện Vĩnh Cửu để chỉ đạo phát triển làngxã chiến đấu, củng cố vùng căn cứ du kích làm bàn đạp vào thị xã Biên Hòa.

Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1953, đội bảo vệ căn cứ huyện Đồng Nai phốihợp công an huyện phá vỡ nhiều tổ chức cướp bóc, cờ bạc, chiêu hàng của địch, ổnđịnh tư tưởng và sinh hoạt của dân.

Đội biệt động tỉnh kết hợp Ty Công an Thủ Biên tiến hành công tác địch vậncó kết quả. Ngày 16 tháng 5 năm 1953, đồng chí Trần Văn Danh (Ba Trần - Thammưu phó tỉnh đội) Trưởng ban Quân báo tỉnh đã tổ chức lực lượng, vận động đưamột đại đội lính Hòa Hảo đóng đồn Gò Lũy (Bình Chánh) về Chiến khu Đ và đưavề miền Tây Nam bộ, phá được âm mưu của giặc Pháp định dùng tôn giáo đánhphá cách mạng.

72[72] Theo báo cáo, trong năm 1952, tỉnh Thủ Biên có 52 cán bộ và 383 du kích bỏ ngũ.

Page 85: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

85

Ngày 19 tháng 3 năm 1953, cơ sở mật ở Bình Đa, Tam Hiệp và Hiệp Hòa(quận Châu Thành) tổ chức dẫn đường cho một tổ biệt động thị xã Biên Hòa hóatrang tập kích kho xăng Biên Hòa, đốt cháy 2 triệu lít xăng của địch.

Tiểu đoàn 303 đưa lực lượng về các huyện Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát,Vĩnh Cửu, Tân Uyên, cùng với bộ đội địa phương phát triển du kích chiến tranhđánh kềm chân địch buộc chúng phải co lại để giữ vùng tạm chiếm, hạn chế âmmưu càn quét, lấn chiếm của địch.

Ở vùng căn cứ để chống địch càn quét, phong trào xây dựng làng chiến đấuvới hàng rào, hầm chông, hố đinh, lựu đạn gài, đạp lôi phát triển mạnh để đánhđịch nhất là các xã dọc lộ 16.

Như vậy là sau bão lụt 1952, Tỉnh ủy Thủ Biên vừa chỉ đạo khắc phục khókhăn, tập trung cho sản xuất, bảo vệ căn cứ, vừa chuyển hướng hoạt động đánhđịch ở vùng xung yếu phá thế bao vây của chúng, rút người và của bổ sung cho ta,kiên quyết chỉ đạo khôi phục cơ sở vùng du kích, tạm chiếm, tạo điều kiện để pháttriển lực lượng và phong trào kháng chiến.

II. QUÂN DÂN THỦ BIÊN CÙNG CẢ NƯỚC TIẾN CÔNG ĐỊCH KẾ TTHÚC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (Tháng 9 -

1953 đến tháng 7 - 1954)

Tháng 9 năm 1953, Tỉnh ủy Thủ Biên mở hội nghị rút kinh nghiệm và uốnnắn những lệch lạc trong công tác Cao Đài, Hòa Hảo vận, trong công tác phân địnhvùng khi thực hiện phương châm 3 vùng. Tỉnh ủy chủ trương tiếp tục thực hiệnphương châm này, chỉ đạo lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, xã đẩy mạnh chống cànbảo vệ căn cứ không để mất dân; hoạt động mạnh vùng du kích và tạm bị chiếmtạo điều kiện cho cán bộ bám vào dân.

Tỉnh ủy tổ chức học tập rộng rãi trong cán bộ, đảng viên, chiến sĩ tài liệu củađồng chí Lê Duẩn - Bí thư Trung ương Cục “Mấy sai lầm căn bản cần sửa chữagấp trong sự chỉ huy, lãnh đạo thực hiện chiến tranh nhân dân ở Nam bộ”. Đồngchí Lê Duẩn đã chỉ rõ: “Nguyên nhân sai sót của ta chính là các cấp chỉ huy, lãnhđạo thiếu quyết tâm, do đó không chuẩn bị chiến trường, súng đạn, tập dượt bộđội, bố trí trinh sát, bố phòng bảo vệ nhân dân, động viên nhân dân chiến

đấu”73[73]. Đồng chí chỉ rõ nhiệm vụ “Phải tích cực giành chủ động trên cácchiến trường, cơ động, thực hiện phòng ngự tích cực bảo vệ căn cứ” , “lựa chọnchiến trường cơ động để tập trung bộ đội tập trung khả năng, ý chí để tiêu diệt,tiêu hao giặc, phát triển du kích chiến tranh”, từ đó mới “làm cho giặc bị động đốiphó, không rảnh tay mà đánh phá liên tiếp vào căn cứ ta” 74[74].

73[73] Văn kiện quân sự của Đảng - Tập III, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Hà Nội, trang 298, 299.74[74] Văn kiện quân sự của Đảng - Tập III, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Hà Nội, trang 298, 299.

Page 86: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

86

Cùng với việc chỉ đạo học tập, theo chỉ đạo của Phân liên Khu ủy, Tỉnh ủyThủ Biên phát động phong trào thi đua sản xuất, giết giặc lập công, rèn cán chỉnhquân, học tập tác phong Hồ Chủ tịch.

Tỉnh ủy Thủ Biên đã thành lập thêm 2 đội vũ trang tuyên truyền của tỉnhnhằm tăng cường hoạt động ở vùng du kích và tạm chiếm; diệt tề trừ gian, móc nốicơ sở cũ và xây dựng cơ sở mới. Nhiều xã vùng du kích huyện Vĩnh Cửu, TânUyên, Xuân Lộc lần lượt khôi phục lại các đội du kích. Các xã vùng căn cứ BùCháp, Lý Lịch, Tứ Hiệp, Vĩnh An phát triển lại thế du kích chiến tranh, mỗi xã xâydựng hai tiểu đội du kích làm nòng cốt trong việc rào làng, chiến đấu chống càn.Nhiều đồng bào ra vùng tạm chiếm sau tháng 10 năm 1952, nay lần lượt trở vềvùng căn cứ và du kích.

Phong trào sản xuất phát triển mạnh. Toàn bộ cán bộ, đảng viên chiến sĩ Dân -Chính - Đảng đều được Tỉnh ủy huy động vào công tác này với khí thế sôi nổinhất. Tỉnh ủy chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ mùa màng để huy động tất cảlực lượng vừa chiến đấu vừa sản xuất, tổ chức thu hoạch vụ mùa nhanh gọn khôngđể giặc cướp phá. Lực lượng vũ trang đều triển khai lực lượng chống càn quét, biệtkích phá hoại mùa màng. Tập trung là các vùng Gi áp Lạc, Lạc An, Hàng Dài, VàmSông Bé, các xã tả ngạn sông Đồng Nai như Thường Lang, Tân Tịch, Tân Hóa,Mỹ Lộc…, các xã hữu ngạn sông Đồng Nai như Đại An, Tân Định, Thiện Tân.

Vụ mùa năm 1953 đã thu hoạch nhanh gọn, đạt kết quả cao. Chỉ riêng ở cánhđồng Lạc An ta đã thu hoạch 25.000 giạ lúa (500 tấn). Nạn đói trong căn cứ bị đẩylùi. Bộ đội được cấp mỗi tháng 25 lít gạo và 9 đồng tiền ăn. Việc thu thuế nôngnghiệp được nhân dân đóng nhanh và đủ.

Cuối năm 1953, Tỉnh ủy Thủ Biên tổ chức Đại hội mừng công và tổng kếtphong trào thuế nông nghiệp ở Đất Cuốc (Chiến khu Đ). Đại hội biểu dương thànhtích chiến đấu và sản xuất của tỉnh nhà trong năm. Đại hội diễn ra trong không khítưng bừng với hoạt động văn nghệ, triển lãm các thành tựu được đồng bào căn cứđến tham dự. Tình đoàn kết Quân - Dân - Chính - Đảng gắn bó một lòng một dạ đãchiến thắng được giặc đói và giặc ngoại xâm.

Từ cuối năm 1953, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ngày càng đivào bế tắc. Chủ trương của thực dân Pháp tranh thủ viện trợ của Mỹ, tập trung nỗlực đẩy mạnh chiến tranh hòng tìm một “thắng lợi vinh dự” đã thất bại. Kế hoạchNa-va (Henry Navare)75[75] nhằm đánh chiếm các vùng căn cứ ở Nam bộ hoàn toànbị phá sản.

Tháng 9 năm 1953, Trung ương Đảng chỉ đạo đã mở một loạt tiến công địch ởTây Nguyên, Thượng Trung Lào… gây cho địch nhiều thiệt hại. Ngày 6

75[75] Kế hoạnh Na - va chia làm 2 bước- Thu đông năm 1953 đến Xuân 1954, tránh quyết chiến ở Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược ở Nam

bộ nhằm chiếm đóng các vùng tự do còn lại.- Đông xuân năm 1954 - 1955, tập trung toàn lực lượng quyết chiến tiêu diệt chủ lực của ta.

Page 87: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

87

tháng 12 năm 1953, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1953- 1954 (sau này mang tên chiến dịch Điện Biên Phủ). Nhiệm vụ của Nam bộ là“chuẩn bị đón lấy thời cơ mới”, khuếch trương những chiến thắng về quân sự,chính trị, kết hợp địch ngụy vận để phối hợp với chiến trường miền Bắc.

Trên chiến trường Thủ Biên, đầu tháng 12 năm 1953, thực dân Pháp rút đi 3tiểu đoàn để tăng cường cho chiến trường Bắc bộ. Xung quanh Chiến khu Đ, vùngchiếm đóng của địch co lại, đồn bót, tháp canh địch chỉ còn ở thị trấn Tân Uyên,Phước Hòa. Các đồn bót dọc lộ 16, ven sông Đồng Nai đều bị rút bỏ.

Nắm thời cơ, Tỉnh ủy chỉ đạo lực lượng vũ trang áp sát thị xã, thị trấn tiếncông đồn bót giặc, vũ trang tuyên truyền vào các vùng tạm chiếm, tuyên truyềnđịch ngụy vận, phát huy thắng lợi để phối hợp chiến trường chung.

Ở các vùng ven thị xã Biên Hòa, tuy đồn bót của địch còn, nhưng chúngkhông dám mở các cuộc càn quét, ruồng bố như trước. Trê n các trục lộ giao thôngđường 16, 24 quần chúng bung ra, nhiều người vào vùng căn cứ thăm hỏi ủng hộkháng chiến, địch không dám xét hỏi.

Tiểu đoàn 303 đã chủ động mở các cuộc tiến công địc h trên các trục giaothông số 1, 13, 16, tập kích các đồn bót giặc. Phong trào du kích chiến tranh pháttriển mạnh mẽ, nhất là các xã ở Tân Uyên, Vĩnh Cửu, Long Thành nâng thế tranhchấp với địch từ vùng tạm chiếm lên du kích yếu, từ vùng du kích yếu lên du kíchmạnh.

Các đội vũ trang tuyên truyền Xuân Lộc, thị xã Biên H òa, Trảng Bom (huyệnVĩnh Cửu) tiến vào vùng nông thôn, tạm chiếm tuyên truyền địch ngụy vận, kêugọi chúng bỏ hàng ngũ, thực hiện 4 không: không cướp phá, không bắn giết, khôngbắt bớ, không hãm hiếp phu mỏ. Hàng trăm lính ngụy đã đào bỏ ngũ về nhà làmăn. Các tuyến hành lang từ Chiến khu Đ sang Long Nguyên (Bến Cát), DươngMinh Châu (Tây Ninh), về Bà Rịa thông suốt; đường liên lạc từ Chiến khu Đ về thịxã Biên Hòa, các huyện, các xã đều thuận lợi hơn.

Trên hướng quốc lộ 15, ta cũng giành được thắng lợi t o lớn: Ngày 7 tháng 4năm 1952, trong một trận chống càn ở Phú Mỹ, đại đội 2 (Tiểu đoàn 300) đã diệttên Suacot (Su -a - cô) chỉ huy biệt kích Long Thành. Nhân dân ven lộ 15 và LongThành vô cùng hả dạ trước việc tên hung thần Suacot bị ta giết chết. Các t oán biệtkích còn lại đều chùn tay giảm hẳn các hoạt động đánh phá. Thế chiến tranh dukích của huyện Long Thành có điều kiện phát triển. Khắp trong huyện, nhân dân tổchức mừng thắng lợi diệt tên hung thần Suacot, quyên góp ủng hộ kháng chiến.

Trên chiến trường miền Bắc, sau 55 ngày đêm chiến đấu gian khổ, quyết liệt,quân giải phóng đã tiêu diệt hoàn toàn căn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ(ngày 7 tháng 5 năm 1954). Tin thắng lợi khiến nhân dân phấn khởi reo mừng, bọnPháp và bè lũ Việt gian rũ chí chán nản.

Ngày 21 tháng 7 năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết kết thúc chiếntranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. Theo hiệp định, thực dân Pháp phải côngnhận độc lập chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam. Vĩ tuyến 17 được

Page 88: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

88

lấy làm ranh giới quân sự tạm thời. Hai miền Nam - Bắc sẽ tổng tuyển cử thốngnhất đất nước sau 2 năm (tức năm 1956).

Phân liên Khu ủy miền Đông đã chỉ đạo Tỉnh ủy Thủ Biên cấp tốc truyền đạtnội dung hiệp định xuống các đơn vị vũ trang, cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đìnhchỉ mọi hoạt động tiến công địch đã chuẩn bị từ trước, các lực lượng rút về căn cứchuẩn bị cho việc chuyển quân tập kết theo tinh thần hiệp định Giơ-ne-vơ.

Ngày 15 tháng 8 năm 1954, Tỉnh ủy Thủ Biên tổ chức mít tinh lớn tại NhàNai (Chiến Khu Đ) mừng cuộc kháng chiến thắng lợi. Đông đảo đồng bào từ cácvùng căn cứ, du kích, các vùng tạm chiếm đã về căn cứ dự lễ trong không khí tưngbừng, phấn khởi. Cán bộ, chiến sĩ lưu luyến chia tay cùng người thân, đồng bào đểchuẩn bị lên đường hành quân vể điểm tập kết ở X uyên Mộc để ra Bắc.

Ngày chia tay, kẻ ở người đi lòng bùi ngùi xúc động. Người tập kết ra miềnBắc để thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm chỗ dựa vững chắc chocuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Cán bộ, đảng viên được Đảng phân công ởlại chiến trường miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cả hainhiệm vụ đều như nhau “ra đi là thắng lợi, ở lại là vinh quang”.

Page 89: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

89

KẾT LUẬN

ừ khi chi bộ Đảng Cộng sản Phú Riềng, chi bộ Bình Phước - Tân Triềura đời đến tháng 7 năm 1954, Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa đã kiêntrì đấu tranh, vượt qua bao gian khổ, ác liệt và hy sinh để đi đến thắnglợi, giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám, cùng nhân dân cả

nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.Suốt gần 25 năm dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản quang vinh, Đảng bộ và

quân dân Biên Hòa đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử vẻ vang: Từ tổ chứccộng sản đầu tiên ra đời năm 1930 đến phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương(1936 - 1939) đã giành thắng lợi, đạt hiệu quả cao nhất về chính trị, nhân dân hiểuvà tin Đảng, được tập dượt hình thức đấu tranh mới công khai, dân chủ, Đảng bộrút ra nhiều bài học kinh nghiệm và tuyên truyền tập họp, tổ chức quần chúng. Saucuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp (1939 - 1941), Đảng bộ Biên Hòa đã nhanhchóng khôi phục cơ sở Đảng làm nòng cốt lãnh đạo quần chúng. Khi thời cơ đến,Đảng bộ Biên Hòa chỉ với 40 đảng viên đã nhạy bén, kịp thời nắm tình hình, kếthợp tổ chức công khai, bí mật, tập hợp tất cả giai cấp, tầng lớp trong xã hội vùnglên cùng cả nước giành chính quyền về tay nhân dân.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), phongtrào kháng chiến của Đảng bộ và quân dân Biên Hòa đã không ngừng phát triểntheo quy luật phát triển của cả nước: từ không đến có, từ quy mô nhỏ đến quy môlớn, không ngừng phát triển lực lượng, phong trào du kích chiến tranh. Trước kẻthù lớn mạnh cả vể kinh tế, quốc phòng, về thủ đoạn xâm lược, Đảng bộ và quândân Biên Hòa đã phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự lực tự cường, sángtạo trong đấu tranh, giữ vững địa bàn, huy động được sức người sức của phát triểnphong trào du kích chiến tranh toàn dân, toàn diện đánh thực dân Pháp xâm lược.

Cuộc đấu tranh giành độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảngbộ và quân dân Biên Hòa đã để lại các bài học kinh nghiệm quý báu:

1. Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết toàn dân, huy động đượcsức người, sức của cho kháng chiến, một nhân tố quan trọng cho thắng lợi củacuộc kháng chiến.

Nhân dân Biên Hòa đa số là nông dân bị địa chủ phong kiến bóc lột nặng nề;một bộ phận không nhỏ là công nhân các đồn điền cao su, cuộc sống khổ cực, bịvét kiệt lực trong các đồn điền - nơi được xem như “địa ngục trần gian”. Các tầnglớp tiểu tư sản trí thức trong tỉnh có cuộc sống bấp bê nh, nhưng tinh thần đấu tranhkhá cao, từng tham gia nhiều phong trào nhằm xóa bỏ ách áp bức, nô lệ của tư bảnthực dân cướp nước.

Cách mạng Tháng Tám thành công, kiếp nô lệ, gông xiềng bị xóa bỏ, khôngkhí độc lập tự do đã cổ vũ mọi người cùng đứng lên qu yết bảo vệ nền độc lập vừagiành được.

T

Page 90: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

90

Nắm vững đặc điểm xã hội, khi bước vào kháng chiến, bằng nhiều hình thứctuyên truyền, giáo dục, Đảng bộ Biên Hòa đã khơi gợi lòng yêu nước và truyềnthống bất khuất của nhân dân. Phong trào “tiêu thổ kháng chiến”, “tuần lễ vàng,tuần lễ bạc” của nhân dân Biên Hòa, khi nổ ra cuộc kháng chiến đã thể hiện rõquyết tâm “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định khôngchịu làm nô lệ”. Lớp lớp thanh niên, học sinh đã xếp bút nghiên lên đường chiếnđấu. Lớp lớp nông dân tay cày, tay súng chiến đấu giữ làng. Lớp lớp công nhântham gia phong trào phá hoại, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Nhân dânĐồng Nai không phân biệt già trẻ, gái trai, tín ngưỡng, dân tộc đều tham gia khángchiến, ủng hộ kháng chiến theo sức mình cho công cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp, thông qua Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc. Đặc biệt nhân dânở vùng địch tạm chiếm bị kìm kẹp nặng nề vẫn luôn hướng về kháng chiến. Yêunước, yêu độc lập, nhân dân bằng mọi hìn h thức sáng tạo đã vượt qua được sựkiểm soát gắt gao của địch để mang lương thực, hàng hóa thiết yếu ra căn cứ tiếp tếcho cách mạng.

Rõ ràng truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân là một động lựcvô cùng to lớn, khi được khơi gợi, sẽ tạo thàn h sức mạnh thúc đẩy mọi tầng lớpnhân dân sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì lý tưởng cách mạng cao cả.

2. Đảng lãnh đạo và lãnh đạo toàn diện là nhân tố quyết định cho thắnglợi của cuộc kháng chiến.

Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể là Đảng bộ Biên Hòa, là tổ chức chính trịduy nhất đã lãnh đạo nhân dân Biên Hòa đứng lên giành chính quyền trong Cáchmạng Tháng Tám.

Chín năm kháng chiến là quá trình không ngừng phát triển và nâng cao trìnhđộ lãnh đạo của Đảng bộ Biên Hòa. Từ 40 Đảng viên khi Cách mạng Tháng Tá mthành công, qua kháng chiến, Đảng bộ Biên Hòa đã phát triển hàng ngàn đảngviên. Những thử thách ác liệt trong chiến tranh là quá trình thử thách, củng cốĐảng, để tổ chức Đảng ở Biên Hòa không ngừng vững mạnh.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ Biên Hòa lãnhđạo bằng nghị quyết, chủ trương và thông qua các tổ chức Đảng, Mặt trận ViệtMinh, các đoàn thể cứu quốc và Ủy ban Kháng chiến Hành chính các cấp, thôngqua những đảng viên, cán bộ được rèn luyện, thử thách qua chiến đấu, kiên đị nhvững vàng vì độc lập dân tộc. Trong lãnh đạo, Đảng bộ Biên Hòa không tránh khỏinhững va vấp, sai sót. Nhưng được sự lãnh đạo của Xứ ủy, Khu ủy, Đảng bộ đãbiết tự nhận thức lại, sửa chữa, khắc phục những khuyết nhược điểm để giữ vữngvai trò lãnh đạo toàn diện cuộc kháng chiến. Thực tế cho thấy khi nào Đảng bộkhông lãnh đạo hoặc buông lơi sự lãnh đạo thì lúc đó phong trào xuất hiện những

Page 91: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

91

khó khăn76[76]. Khi Đảng bộ lãnh đạo toàn diện thì phong trào kháng chiến pháttriển vững vàng và giành được thắng lợ i77[77].

Để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, Đảng bộ Biên Hòa luôn chú trọng công tácxây dựng phát triển Đảng và đào tạo cán bộ. Công tác này được tiến hành dưới haihình thức: Một là thông qua thực tiễn chiến đấu để tự rèn luyện, nâng cao bản lĩnhchính trị. Hai là qua các lớp đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng để nâng cao trình độchính trị, lý luận, nhận thức tư tưởng, quan điểm lập trường, nắm chắc đường lốikháng chiến, phương châm công tác, phương pháp vận động cách mạng.

Trong công tác phát triển Đảng, đào tạo cán bộ phải tránh khuynh hướng hẹphòi, quan điểm giai cấp một cách máy móc, nhưng đồng thời phải biết chọn lọc,cảnh giác với bọn cơ hội tìm cách chui vào tổ chức để phá hoại (như thời kỳ khi cóchỉ thị 4/NV - 1947 của Ủy ban Kháng chiến Nam bộ). Công tác phát triển Đảngphải chú trọng cả hai mặt số lượng và chất lượng, trong đó chất lượng là yếu tốhàng đầu.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là dân tin Đảng chính là thông qua những đảngviên, cán bộ cách mạng đã được trui rèn, thử thách có năng lực, bản lĩ nh để lãnhđạo quần chúng, luôn gắn bó với quần chúng, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, giữvững phẩm chất cách mạng trong bất kỳ tình huống nào.

3. Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, phát triển phong trào chiếntranh toàn dân toàn diện.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng bộ Biên Hòa đã có ý thứcxây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài (cuối tháng 9năm 1945, trại huấn luyện du kích Bình Đa đã hoạt động). Từ những đội tự vệ, Vệquốc đoàn riêng lẻ sau Cách mạng Tháng Tám, được Đảng lãnh đạo huấn luyện,lực lượng vũ trang địa phương đã được tổ chức thống nhất. Rất sớm (1946), lựclượng vũ trang Biên Hòa đã bước đầu hình thành 3 loại lực lượng tiền thân của 3thứ quân sau này (chi đội 10, du kích tập trung của quận quân sự, du kích các Bancông tác liên thôn). Từ năm 1947, cùng với sự phát triển của phong trào khángchiến, lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh, phát triển 3 thứ quân một cáchvững chắc.

Xây dựng được 3 thứ quân, Đảng bộ Biên Hòa đã tạo được thế bố trí l ựclượng chiến đấu trên cả 3 vùng căn cứ, du kích và bị tạm chiếm, có thể bổ sung,tăng cường lực lượng từ trên xuống dưới hoặc ngược lại. Tùy đặc điểm từng vùngchiến trường, Đảng còn xây dựng các lực lượng vũ trang thích hợp như du kích bímật ở vùng tạm chiếm, đặc công, biệt động đứng chân vùng ven, thọc sâu đánhđịch trong nội thành đạt hiệu quả cao. Xây dựng 3 thứ quân trong lực lượng vũ

76[76] Như thời kỳ cuối năm 1945 đến giữa năm 1946; thời kỳ từ cuối 1949 đến cuối năm 1950 với tình trạng Đảngphải “ly hương”.

77[77] Như thời kỳ phát triển toàn diện của cuộc kháng chiến năm 1947 năm 1949; thời kỳ sau bão lụt năm 1952 đếntháng 7 năm 1954.

Page 92: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

92

trang, Đảng bộ Biên Hòa đã phát triển và giữ vững phong trào du kích chiến tranhcả 3 vùng, làm cho địch đông nhưng không mạnh, luôn phải bị động đối phó.

Lực lượng vũ trang Biên Hòa xuất thân từ nhân dân lao động, nên luôn luôngắn bó cùng nhân dân, chiến đấu bảo vệ nhân dân. Việc xây dựng cơ sở quầnchúng rộng rãi đã tạo nguồn bổ sung cho lực lượng vũ trang tại chỗ. Đ i đôi vớiphát triển lực lượng vũ trang về số lượng, Đảng bộ luôn đặt vấn đề chất lượng làquan trọng. Cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương không chỉ giỏi về kỹthuật, chiến thuật mà còn phải là người có lập trường kiên định, chiến đấu vì độclập dân tộc. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang còn phải biết làm công tác dân vận.Trong 9 năm kháng chiến, lực lượng vũ trang được dân tin tưởng yêu mến, đã làmđược vai trò cầu nối giữa Đảng với dân. Công tác xây dựng phát triển Đảng tronglực lượng vũ trang đã được Tỉnh ủy Biên Hòa đặt ra từ sau năm 1945, nhưng phảiđến đầu năm 1947, công tác xây dựng, phát triển Đảng trong lực lượng vũ trangmới thật sự có nề nếp.

Song song với phát triển lực lượng vũ trang, vấn đề sản xuất vũ khí cho bộ độiđược Đảng bộ Biên Hòa đặt ra khá sớm. Cán bộ chiến sĩ binh công xưởng ở BiênHòa vốn là những công nhân thành phố, công nhân cao su… đã phát huy tinh thầnsáng tạo, tự lực tự cường, kịp thời làm ra nhiểu vũ khí trang bị cho lực lượng vũtrang, góp công to lớn xây dựng làng chiến đấu, phát triển phong trào chiến tranhdu kích.

4. Xây dựng căn cứ địa - hậu phương tại chỗ là yếu tố quan trọng để xâydựng phát triển phong trào kháng chiến.

Ngay từ đầu kháng chiến, cùng với vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang. Mặttrận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc, chính quyền cách mạng, Đảng bộ Biên Hòađã nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề xây dựng căn cứ kháng chiến, làm chỗ dựacho cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện. Ngay khi thực dân Pháp trởlại chiếm thị xã Biên Hòa, Đảng bộ đã nhanh chóng xây dựng nhiều căn cứ, chiếnkhu áp sát thị xã như Bình Đa, Hố Cạn, Tân Phong… hợp cùng Chiến khu Đ,Chiến khu rừng Sác tạo nên thế liên hoàn căn cứ - hậu phương tại chỗ cho khángchiến. Các căn cứ địa, chiến khu là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo, chỉhuy, của các lực lượng kháng chiến, nơi đào tạo cán bộ chiến sĩ, đồng thời là bànđạp để tấn công địch.

Cuộc kháng chiến càng phát triển, Đảng bộ Biên Hòa càng đặt nặng vấn đềxây dựng phát triển căn cứ địa một cách toàn diện hơn. Tỉnh ủy đã thành lập Bancăn cứ địa. Các công tác xây dựng bảo vệ căn cứ, công tác sản xuất tự túc, các hoạtđộng văn hóa, y tế, xã hội đều được Đảng bộ đề ra và giải quyết tương đối đồngbộ. Trong 9 năm kháng chiến, các căn cứ địa ở Biên Hòa còn là hình ảnh của mộtxã hội mới có sức cổ vũ và hiệu triệu nhân dân tham gia kháng chiến.

Nhưng quan trọng hơn, là thông qua Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứuquốc, Đảng bộ đã xây dựng được những cơ sở bí mật làm tai, mắt cho kháng chiến,tạo ra nguồn tiếp tế, vận động sức người, sức của cho cách mạng. Đó chính lànhững “Căn cứ lòng dân” vô cùng vững chắc mà kẻ thủ dù có bộ máy tay sai đông,

Page 93: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

93

có thủ đoạn nham hiểm, dã man cũng không sao tiêu diệt được lực lượng cáchmạng.

Page 94: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

94

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU………………………………………………………………….5

ĐỒNG NAI: VÙNG ĐẤT - CON NGUỜI - TRUYỀNTHỐNG…………………8

CHƯƠNGI……………………………………………………………………….26SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG BỘ BIÊN HÒA - NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA

ĐẢNG BỘ TRONG THỜI KỲ 1930 - 1945.

CHƯƠNGII……………………………………………………………………...33PHONG TRÀO MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG 1936 - 1936 -

TỈNH ỦY LÂM THỜI TỈNH BIÊN HÒA ĐƯỢC THÀNH LẬP .CHƯƠNG

III……………………………………………………………………..39ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

THÁNG TÁM 1945.

CHƯƠNGIV……………………………………………………………………..60

CỦNG CỐ TỔ CHỨC ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCHMẠNG, MẶT TRẬN VIỆT MINH, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG BƯỚC VÀO

CUỘC KHÁNG CHIẾN.CHƯƠNG

V……………………………………………………………………...71ĐẢNG BỘ BIÊN HÒA LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC

TOÀN DÂN TOÀN DIỆN (1947 - 5/1951).

CHƯƠNGVI……………………………………………………………………..89

ĐẢNG BỘ BIÊN HÒA LÃNH ĐẠO CHỐNG LẤN CHIẾM, GIỮ VỮNGVÀ MỞ RỘNG ĐỊA BÀN GÓP PHẦN KẾT THÚC CUỘC KHÁNG CHIẾN.

KẾTLUẬN……………………………………………………………………...101

MỤC LỤC……………………………………………………………………106

Page 95: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

95

LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI 1930 – 1995

TỈNH UỶ ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm xuất bản

Giám đốc HUỲNH VĂN TỚI

Tổng biên tập ĐẶNG TẤN HƯỚNG

Page 96: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ

96

Biên tập:

ĐẶNG TẤN HƯỚNG - NGUYỄN CÔNG HOAN

Bìa và trình bày:

PHÚ TRANG

Sửa bản in:

ANH VŨ

In 1.500 bản , khổ 14.5 X 20,5 tại Xí Nghiệp In Đồng Nai.Sổ đăng ký KHXB: 02CT - 886CXB Cục Xuất bản cấp ngày 20 tháng 12 năm

1996.

Quyết định xuất bản số : 421/QĐXB ngày 1 tháng 11 năm 1997In xong và nộp lưu chiểu tháng 12 năm 1997.

NHÀ XUẤT BẢN ĐỒNG NAI, số 4, Nguyễn Trãi, Biên Hòa - Đồng Nai.Điện thoại: (061) 822613: Ban biên tập : (061) 825292

Phần chỉnh sửa, bổ sung:Thiếu sự kiện trận La Ngà

Chi bộ xã Phước Bình-Tân Triều. Sửa lại là Bình Phước.