Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm

5
Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm? 10.000 nn nhân và khong 100 200 ca tvong, đó là con sca các vngđc thc phm ca nước ta hàng năm. Trong snhng ca tvong đó, có nhng trường hp không đáng có khi người thân lung cung hoc chquan không biết cách xlý khi người thân ca hbngđc thc phm. Nguyên nhân Thc phm không an toàn là nguyên nhân hàng đu. Hàng ngày các phương tin thông tin đi chúng, báo chí phn ánh vtình trng trng các loi rau không đm bo an toàn, dư lượng thuc trsâu quá ln, quá trình chế biến thc phm mt vsinh… khi nhng loi thc phm đó đưa vào cơ thkhiến cơ thkhông ththích nghi gây ngđc. Vi nhng người nhthì bđau bng, người nng thì mt mi, hoa mt, chóng mt, bun nôn, còn nng hơn thì phi cp cu gây tvong. Có nhiu trường hp còn uy hiếp đến tính mng khi ăn tiết canh, ăn c sên nướng, ăn gi, ăn đsng khiến vi sinh vt chui lên não làm tvong hoc khuyết tt vĩnh vin.

description

 

Transcript of Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm

Page 1: Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

10.000 nạn nhân và khoảng 100 – 200 ca tử vong, đó là con số của các vụ ngộ độc thực phẩm của nước ta hàng năm.

Trong số những ca tử vong đó, có những trường hợp không đáng có khi người thân luống cuống hoặc chủ quan không biết cách xử lý khi người thân của họ bị ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân

Thực phẩm không an toàn là nguyên nhân hàng đầu. Hàng ngày các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí phản ánh về tình trạng trồng các loại rau không đảm bảo an toàn, dư lượng thuốc trừ sâu quá lớn, quá trình chế biến thực phẩm mất vệ sinh… khi những loại thực phẩm đó đưa vào cơ thể khiến cơ thể không thể thích nghi gây ngộ độc.

Với những người nhẹ thì bị đau bụng, người nặng thì mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, còn nặng hơn thì phải cấp cứu gây tử vong. Có nhiều trường hợp còn uy hiếp đến tính mạng khi ăn tiết canh, ăn ốc sên nướng, ăn gỏi, ăn đồ sống khiến vi sinh vật chui lên não làm tử vong hoặc khuyết tật vĩnh viễn.

Page 2: Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm

Tuy nhiên, đáng báo động là những món ăn này lại là món khoái khẩu của cánh đàn ông và khó có thể thay đổi thói quen có hại này.

Biểu hiện

Hiển nhiên ngộ độc thực phẩm là do thực phẩm không toàn, có chứa vi nấm, vi khuẩn hay virus, nhiễm chất hóa học… Theo những chuyên gia nghiên cứu cho rằng: ngộ độc thực phẩm có thể chia ra làm hai loại bao gồm:

- Ngộ độc cấp tính: Có những dấu hiệu như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đây là dạng ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật hoặc hàm lượng thuốc trừ sâu, chất hóa học lượng lớn.

Page 3: Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là do thực phẩm không toàn, có chứa vi nấm,

vi khuẩn hay virus, nhiễm chất hóa học. (Ảnh minh họa)

- Ngộ độc mạn tính: Đây là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng, không phát các biểu hiện sau khi ăn xong mà các chất độc tố sẽ tích lũy ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đối với dạng ngộ độc này thường là do ăn phải thực phẩm chứa chất độc lâu ngày và có thể gây ung thư.

Cả hai dạng ngộ độc đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn, vì vậy hãy tự bảo vệ mình để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra

Nhiều ca tử vong ngộ độc rất đáng tiếc vì người thân chưa có kinh nghiệm ứng cứu kịp thời. Vậy khi bị ngộ độc do thực phẩm bạn nên làm theo những cách dưới đây:

Page 4: Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm

- Điều đầu tiên là thực hiện ăn chín uống sôi, chỉ dùng những thực phẩm có nguồn gốc an toàn, dư lượng thuốc trừ sâu trong mức cho phép, không có lý sinh trùng, vi nấm, vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

- Khi có các biểu hiện của ngộ độc như: đau bụng, nôn nhiều, tiêu chảy… điều đầu tiên là nên có những biện pháp làm chất độc ra ngoài như nôn, dùng tay kích thích họng đẩy thức ăn và chất độc ra ngoài cơ thể càng sớm càng tốt.

- Bổ sung nước kịp thời: thông thường, người bị ngộ độc thường mất khá nhiều nước, vì vậy hãy bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống dung dịch oresol, nước hoa quả...

- Đến bệnh viện nếu sau khi sơ cứu không thấy đỡ và đặc biệt không tự ý mua thuốc mà không có đơn chỉ dẫn của bác sĩ.

- Nếu ngộ độc nặng thì nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được các bác sĩ cấp cứu kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra khi chậm trễ.

- Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn còn sống như: nem chua, nem chạo, tiết

Page 5: Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm

canh, mắm tôm, hải sản sống, gỏi cá… Tránh ăn các loại rau sống, nước uống có nhiều màu sắc, không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh…

- Những thực phẩm cơ thể không thích nghi sẽ gây ra ngộ độc rất nguy hiểm.