L y CHA TRỜI (17A) · Bản văn nói lên tâm hồn Việt qua cách đọc có cung trầm...

10
Ly CHA TRI (17A) đọc Kinh LY CHA bn ctiếng Vit 1632 (phn 1) Mng LChúa trvNước Tri vi CHA (2012), xin cùng đọc chung Kinh LY CHA bn ctiếng Vit 1632 cu xin Cuc (Quc / Nước Tri) Ca Cha TrÐến. . [email protected] Các công cbà nhà Việt mình xưa đã hàng ngày đọc như thế tkhoảng năm 1533 khi Tin Mng bắt đầu được rao truyền trên đất Vit. Xin sao li bn chép tay Kinh LY CHA bn ctiếng Vit khoảng năm 1632, bản năm 1750 và bản năm 1905 Lm Tiến Sĩ Roland Jacques, OMI nay tìm được. Tht là mt tin vui. Xin mang ơn cha Roland Jacques, một người không có giòng máu Vit song yêu quý văn hóa Việt như cha Ðắc L(1591-1660) thuxưa; xin cũng mang ơn cha Cao Tường (1946-2010) với ý hướng qung bá văn hóa Việt đã cho in tác phẩm này trong mạng lưới Dũng Lạc. Xin xem: Các Nhà Truyn Giáo BĐào Nha và Thời KĐầu ca Giáo Hi Công giáo Vit Nam (Quyn 1 p. 376, 377) http://www.dunglac.org/upload/book/5773-CH4%20Phu%20truong%207.pdf Xin va cùng đọc Kinh LY CHA 1632 (dùng tnăm 1533 – đến 1632 - đến 1749) và bn Kinh LY CHA 1750 (là bn kinh dùng tnăm 1750 đến 1905) va cùng TƠn CHA TRỜI vì nhơn CHA nhiều đợt thánh tđạo đã đọc kinh Ly Cha bng máu và được rước lên Nước Cha. Xin cũng mang ơn ÐC NMARIA LA VANG vì khi con cái người Vit đang khổ svi cơn bách đạo thì Ðc NTinh Trong đã đến để đọc kinh kinh Ly Cha chung vi hvà an i h. Ngoài con s117 các vthánh được tuyên phong nhcó tài liu, MThánh Giáo Hi ước lượng con scác công dân nước Tri nói tiếng Vit chmt mình CHA TRI biết có thtạm ước lượng khong t130,000 song có thđã lên đến 300,000 người đã đồng ý chu chết chvì hmun trung thành vi CHA TRI. Vài người chng tin vic hin ra ti thánh địa La Vang vì thiếu nhân chng song nhân chng đang khổ strn chui rúc trong rng LaVang làm sao ngi viết ra lời được. Riêng theo tôi nếu Ðc NKHÔNG hiện ra để đọc kinh chung vi hthì y mi là chuyn l; còn hiện tượng hào quang mt tri ta trên bu tri La Vang, 13/06/2008, chlà du hiu Ðc Mđến dâng Thánh Lchung vi cho con cái mình và chng nên ly làm l.

Transcript of L y CHA TRỜI (17A) · Bản văn nói lên tâm hồn Việt qua cách đọc có cung trầm...

Lạy CHA TRỜI (17A) đọc Kinh LẠY CHA bản cổ tiếng Việt 1632 (phần 1)

Mừng Lễ Chúa trở về Nước Trời với CHA (2012), xin

cùng đọc chung Kinh LẠY CHA bản cổ tiếng Việt 1632

cầu xin “Cuốc (Quốc / Nước Trời) Của Cha Trị Ðến” . .

[email protected]

Các cụ ông cụ bà nhà

Việt mình xưa đã hàng ngày

đọc như thế từ khoảng năm 1533 khi Tin Mừng bắt đầu

được rao truyền trên đất Việt. Xin sao lại bản chép tay Kinh

LẠY CHA bản cổ tiếng Việt khoảng năm 1632, bản năm

1750 và bản năm 1905 mà

Lm Tiến Sĩ Roland Jacques, OMI nay tìm được.

Thật là một tin vui. Xin mang ơn cha Roland Jacques, một người không có giòng máu Việt song yêu quý văn hóa

Việt như cha Ðắc Lộ (1591-1660) thuở xưa; xin cũng mang ơn cha Cao Tường (1946-2010) với ý hướng quảng bá văn hóa Việt đã cho in tác phẩm này trong mạng lưới Dũng Lạc. Xin xem: Các Nhà Truyền Giáo Bồ Đào Nha và Thời Kỳ Đầu của Giáo Hội Công giáo Việt Nam (Quyển 1 p. 376, 377) http://www.dunglac.org/upload/book/5773-CH4%20Phu%20truong%207.pdf

Xin vừa cùng đọc Kinh LẠY CHA 1632 (dùng từ năm 1533 –

đến 1632 - đến 1749) và bản Kinh LẠY CHA 1750 (là bản kinh dùng từ năm

1750 đến 1905) vừa cùng Tạ Ơn CHA TRỜI vì nhờ ơn CHA nhiều đợt

thánh tử đạo đã đọc kinh Lạy Cha bằng máu và được rước lên Nước Cha. Xin cũng mang ơn ÐỨC NỮ MARIA LA VANG vì khi con

cái người Việt đang khổ sở với cơn bách đạo thì Ðức Nữ Tinh Trong

đã đến để đọc kinh kinh Lạy Cha chung với họ và an ủi họ. Ngoài con số 117 các vị thánh được tuyên phong nhờ có tài

liệu, Mẹ Thánh Giáo Hội ước lượng con số các công dân nước Trời nói tiếng Việt chỉ một mình CHA TRỜI

biết có thể tạm ước lượng khoảng từ 130,000 song có thể đã lên đến

300,000 người đã đồng ý chịu chết …

chỉ vì họ muốn trung thành với CHA TRỜI. Vài người chẳng tin việc hiện ra

tại thánh địa La Vang vì thiếu nhân chứng song nhân chứng đang khổ sở

trốn chui rúc trong rừng LaVang làm sao ngồi viết ra lời được. Riêng

theo tôi nếu Ðức Nữ KHÔNG hiện ra để đọc kinh chung với họ thì ấy mới là chuyện lạ; còn hiện tượng hào quang mặt trời tỏa trên

bầu trời La Vang, 13/06/2008, chỉ là dấu hiệu Ðức Mẹ đến dâng Thánh Lễ chung với cho con cái mình và chẳng nên lấy làm lạ.

Mấy bản Kinh Lạy Cha tiếng Việt từ 1632- 2002 theo lịch sử Bản văn kinh Lạy Cha KLC 1632 . Bản văn kinh Lạy Cha KLC 1700 Bản văn kinh Lạy Cha KLC 1905 Bản văn kinh Lạy Cha KLC 1940 đặt tại Nhà Thờ Kinh Lạy Cha tại Giêrusalem. [Các ngày tháng đều chỉ là ước lượng]

Bản văn kinh Lạy Cha KLC 2002

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng,

Nước Cha trị đến,

Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày,

và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con;

xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,

nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.

Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời. Amen

Hàng ngày chúng ta đọc kinh thì cần nhớ cảm tạ các cố, các thánh tử đạo và các cụ nhà

mình đã dịch Kinh LẠY CHA sang tiếng Việt với hồn Việt cho ta. Xin cùng đọc chung vài chữ Việt ròng

rất là cổ xưa trong Kinh LẠY CHA bản cổ tiếng Việt 1632 là bản đầu tiên [La ï]Cia ciúm toi œ tlen blœi

cium toi nguyẽn daim Cia cã sám. Coác Cia trĩ den.

Bum í Cia lam cium đét bàm cium blœi bẽi.

Ciúm toi tlom Cia rài cio ciúm toi hàm ngài dum đũ. Mà tha nœ ciúm toi bàm ciúm toi ít tha kẽ ciũ nœ [ciúm] toi bẽi.

Lãi cœ đẽ ciúm toi sa cium cám dõ Bèn cẽa ciúm toi cium tai dũ [Kỹ thuật của computer không cho phép trình bầy nhiều chữ cổ cho thật chính xác]

Ðây là tài liệu đáng quý cần đọc theo nhiều khía cạnh. Ước mong các vị cao minh bổ túc thêm

Về văn phạm đã có bản chữ Nôm mà các cụ dùng và các cụ đã thuộc lòng cho nên bản 1632 này

gần như chỉ là bản ký âm tiếng Việt cho người Âu Tây dễ đọc: vd chữ C có thể thay cho C, CH, K hay Q, QU; chữ œ thay cho Ơ; dấu ngã trong Ũ thay cho hai chữ tận cùng NG...

Về hình thức hiển nhiên bản này không nặng về nghiên cứu mà chỉ là bản kinh do một cố đạo Âu Tây tự viết lại để đọc chung với giáo dân nên xin đồng ý với cha TS Roland Jacques là khi cố đạo viết lại

kinh theo trí nhớ thì sơ sót đôi ba chữ - nay viết trong ngoặc- vd chữ [Lai ] Cia (xin bàn sau). Cha Jacques là khoa học gia nghiên cứu ngôn ngữ bởi thế đã dùng cách viết chữ Việt theo tự điển của cha

Ðắc Lộ - tiền thân của quốc ngữ- viết lại bản văn trên- cho tương ứng ngôn ngữ thời ấy. Xin chú ý rằng

đây không là bản kinh cha Ðắc Lộ đích thân viết ra song ngài cũng đã dùng để đọc kinh với các cụ. Tôi xin phép cũng tra TÐÐL [tự điển Ðắc Lộ Dictionarium annamiticum seu tunquinense lusitanum et latinum..]

đọc lại một vài chữ theo văn hiến và văn hóa VN.

Kinh Lạy CHA –Latin của Mẹ Giáo Hội

Pater Noster Qui est in coeli Sanctificetur Nomen Tuum

Adveniat Regnum Tuum.

Fiat Voluntas Tua, sicut in caelo et in terra.

Panem nostrum quotidianum

da nobis hodie,

et dimitte nobis debita nostra

sicut et nos dimittimus debitoribus nostris.

Et ne nos inducas in tentationem, sed libera nos a malo. Amen.

Bản viết lại theo tự điển Ðắc Lộ. Lạy CHA chúng tôi - ở tlên blời (trời), chúng tôi nguiẹn Danh CHA cả fáng(sáng ). Cuốc (Quốc / nước ) CHA trị đến. ⓑưng ý CHA làm – ‘chưng’ đết (đất) -

bàng ‘chưng’ blời (trời) ⓑậy.

Chúng tôi tloũ (trông) CHA rày cho chúng tôi hàng ngày dũ (dùng) đủ. Mà tha nợ chúng tôi -bàng chúng tôi ‘ít tha kẻ chịu nợ’ chúng tôi ⓑậy.

Lại chớ để chúng tôi sa ‘chưng’ cám deỗ (deỗ); bèn chữa chúng tôi ‘chưng’ tai dữ. Amen

Bản văn nói lên tâm hồn Việt qua cách đọc có cung trầm bổng sắc huyền nghe như bài hát mà lại còn đúng theo văn hóa Việt 100% vì là tiếng Việt ròng chẳng cần phải phiên âm chữ Latinh nào cả; lại

cũng chẳng dùng đến chữ Hán hay Hán Việt bởi thế giáo dân hay người mới nghe Ðạo Chúa dù quê mùa

song khi nghe lời kinh êm tai truyền cảm chỉ 1 lần thì có thể nhớ và đọc lại với trọn tâm hồn và tăng

thêm Ðức Tin. Cha Ðắc Lộ kể lại rằng: Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng vì nghĩ rằng có lẽ không bao giờ mình

học nói được một ngôn ngữ như thế.

Hiển nhiên có vài chữ các cụ và các thánh mình đọc vào thế kỷ 16, 17 nay nghe ra cổ kính khá khó hiểu song khảo sát theo ý thì ta phải khâm phục các cố và các cụ hiểu được cầu nguyện là điều cần

thiết nên đã cùng cầu CHA ban ơn soi khi cùng nắm tay nhau cố gắng vượt qua rào cản ngôn ngữ nhất là hạn hẹp của đầu óc để hiểu được CHA là ai, chúng ta là ai và liên hệ Cha Con ra sao. Bản văn nói lên

nhờ ơn soi của Chúa Thánh Thần các cụ đã được cho hiểu Ý , Quyền Năng và Lòng Thương của CHA…

tức là đã đọc kinh rất đúng với lòng thành và tiếng nói ngàn xưa của người Việt, mà cũng lại rất đúng Ý Chúa GiêSu dạy ít ra như ta đã đọc theo bản cổ Hy Lạp thế kỷ 2 (xin coi bài Kinh Lạy Cha1 đến 16 trong MLDL).

Quy tắc Lex orandi – lex credendi Vì tin CHA mà đọc kinh và cầu nguyện CHA để mà tuyên xưng là phương pháp đã được chính Chúa GiêSu và Mẹ Giáo Hội dạy. Tự chính Chúa GiêSu giảng và ban Ðức Tin

cho họ khi họ líu lo đọc chung hay đọc riêng Kinh LẠY CHA.

Ðây là một điểm son bởi cho đến thời ấy lời nguyên thủy chữ Phạn trong các bản kinh kệ đạo Phật được

tôn trọng đến mức không ai dám dịch sang chữ Nôm sợ lạc ý mà chỉ phiên âm và quá lắm chỉ có vài bản dịch chữ Hán để tụng mà tôi trộm nghĩ chưa hẳn đạo hữu đã hiểu được thấu đáo để mà nhớ. Song xin hỏi là tại sao tiếng Việt (Nôm) lại có khả năng diễn đạt thần học về Ông Trời tuy nôm na mà rất sâu xa? .

Thưa: các cụ đã kính thờ Ông Blời theo lời dạy và mẫu mực cả mấy ngàn năm mà tổ tiên mình

để lại; nay được nghe Con Chúa Blời/ Trời cho phép mình gọi Ông Blời là Cia blœi CHA TRỜI thì nào còn là phước hạnh cao hơn để mà đọc rằng:

Pater Noster

Laï Cia ciúm toi œ tlen blœi Lạy CHA chúng tôi -ở tlên blời,

Khi các cố truyền giáo dịch Kinh Lạy Cha thì các cụ VN ta đòi phải có thêm chữ Lạy CHA cho đúng với cách xưng hô đầy

cung kính của con cái với bậc cha mẹ, và khiêm nhường xưng là

chúng tôi thay cho chúng con theo văn hiến Việt; các cố truyền giáo đã tìm hiểu rõ và rất đồng ý dù rằng Pater Noster

dịch sát chữ là CHA CỦA CHÚNG CON (ƠI)!

Người Hy Lạp, Latinh, Mỹ, Pháp khi đọc kinh gọi Chúa GiêSu là ‘JESUS ‘ nghe cộc lốc song VN ta khá dài dòng gọi ra Lạy Ðức Chúa GiêSu dù rằng nguyên văn bản kinh chẳng có 3 chữ ấy và

theo văn hóa tây phương thì 3 chữ ấy thừa. CHA TRỜI lại là CHA của Chúa GiêSu cho nên thiếu chữ Lạy thì thật là vô phép;

Chữ LẠY thường dùng để xưng hô với bậc trên mà đối với CHA TRỜI thì lại có chữ THỜ hiểu ngầm trong ấy chẳng cần đánh

vần rõ ra - bởi thế ta phải theo các thánh tử đạo và các cụ VN

ta đọc ra Lạy CHA CỦA chúng tôi mới phải đạo Việt. [trang 394 tự điển Ðắc Lộ Dictionarium annamiticum seu tunquinense lusitanum

et latinum..] Xin đọc thêm chi tiết trong Các thánh tử đạo Việt thờ Cha Trời trọn lòng. http://www.dunglac.org/upload/article/f__1207322734.pdf

Laï Cia ciúm toi œ tlen blœi

cium toi nguyẽn daim Cia cã sám. Lạy CHA chúng tôi -ở tlên blời (trời), chúng tôi nguiẹn Danh CHA cả fáng.

Về hai chữ THỜ LẠY có nhiều khía cạnh cần bàn vậy xin tóm lược vài hàng và sẽ tiếp trong một bài viết

riêng

Chữ LẠY Ngày xưa các cụ mình ghép chữ thủ (chắp hai tay) và

chữ Lai làm âm viết ra chữ Lạy song cụ Nguyễn Du viết (ghép chữ

bái/ vái/Lạy) + Lễ) là cử chỉ thân xác hợp nhất với lòng tôn kính . Ðọc thêm chữ LẠY bởi thế không phản bội bản văn kinh LẠY CHA mà tăng cường ý

nghĩa.

Chữ Thờ: ‘Thờ’ là yêu mến và tôn kính hết lòng và hết đời.

Văn hiến Việt cả ngàn năm qua đã dạy ta phải thờ và lạy ông Blời (Lời , Giời, Trời) là cấp bậc cao nhất, sau đến ông bà cha mẹ. Ta thờ cha me khởi từ Cha Rồng Mẹ Tiên vì từ các

ngài mà có ta và ta biết ơn và thờ Trời tuy gọi Ngài rất gần gũi là Ông Blời vì ‘Ông’ là Ðấng sanh ra Cha Rồng Mẹ Tiên và cha mẹ mình. ‘Thờ’ tức là yêu mến và tôn kính hết lòng và

hết đời. Vợ chồng tuy ngang nhau song cũng phải thờ nhau= yêu nhau và tôn kính nhau hết lòng và hết đời ‘. Các cụ hiểu rõ lời kinh đòi ta phải THỜ CHA; và tin tưởng tuyệt đối vào CHA Hằng Có là Vua

Nước Trời và mong được vào Nước Trời Hằng Sống mà CHA hứa.

Thờ Lạy [Chữ kép]

Chữ Lạy đứng một mình không hẳn đã mang nghĩa Thờ (VD lạy ông tôi ở bụi này) song là động tác

kính trọng hay là cầu xin trong Lạy van. Chữ Thờ đứng một mình không hẳn đã mang nghĩa Lạy song khi ghép hai chữ với nhau ra Thờ và

Lạy/ nói ngắn lại ra Thờ Lạy - thì thường mang nghĩa xa hơn nhất là chú trọng về nghi thức việc thờ lạy thờ cúng. Trang sử Giáo Hội Việt

Nam viết bằng máu đỏ sau đó viết bằng chữ đen cũng chỉ vì việc giải thích hai chữ Thờ Lạy này và chữ Ðạo theo những khía cạnh chủ quan.

Não trạng ấy tiếp diễn đến nay vì nhiều người còn cực đoan (Công Giáo hơn

cả Ðức Gioan Phaolo) không thể chấp nhận chữ Thờ cho bất cứ ai ngoại trừ Thờ Lạy Ðức Chúa Trời, kể cả nghi thức bày tỏ chữ Hiếu, dù Mẹ

Giáo Hội đã chấp nhận.

Tóm lại tôi chẳng dám nói lời dạy của Cha Rồng Mẹ Tiên ngang với Cựu Ước song tâm thức người Việt như đã được soi sáng và chuẩn bị để đón

nhận Lời Dạy của Chúa GiêSu nhất là để đọc kinh Lạy Cha với cả tấm

lòng tuy đơn sơ mà sâu xa vì văn hiến Việt cả ngàn năm qua đã dạy ta đã phải thờ Blời (Trời), khi gọi đến Trời thì phải lạy Trời trước. Văn

hiến thì bền vững và làm nền tảng cho những nền văn hóa có thể biến chuyển theo thời. VD Thờ CHA và Lời Chúa tạm coi là văn hiến bất biến

và từ đó phát sinh các nền văn hóa CG - nay ta đang sống theo văn hóa

hậu Vatican 2. Xin xem Lạy CHA chúng con (10) http://www.dunglac.org/upload/article/f__1328109441.pdf

Người Việt thích nói ngắn cho nên chữ CỦA lắm khi chẳng cần nói ra mà chẳng ai hiểu sai .

Pater Noster - Lạy CHA [CỦA] chúng tôi Trước Công Ðồng Vatican 2 ta đều xưng hô tôi /chúng tôi hay mớ tôi với CHA; nay đọc con/chúng con trong kinh nguyện. Hai cách

đều hay cả.

CON đối với CHA thật tuyệt ý. Song văn hiến Việt đòi ta xưng tôi /chúng tôi - viết đủ là mớ tôi tớ thấp hèn - bởi tuy CHA cho gọi là CHA song vì ta tội lỗi bất xứng nên vẫn phải khiêm cung như người con hoang đàng nhìn mình là bậc tôi

tớ. Chính GiêSu đã tự nhận mình là tôi tớ (servant) của CHA Trời và

khi đích thân quỳ xuống rửa chân đồ đệ đã dạy ta làm tôi tớ cho nhau mà phục vụ nhau.

Maria Tinh Trong khi được truyền tin làm Mẹ Chúa Trời đã khiêm cung xin vâng song nói tiếng Việt như sau:

Này tôi là tôi tớ Ðức Chúa Trời, Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền.

Việt Nam cả mấy ngàn năm tôn trọng quyền con người nên chẳng hề có chế độ nô lệ (slavery) bởi thế

các cụ mình chỉ có thể dùng chữ tôi tớ (servant) để dịch lời xin vâng của Maria. Thực ra Maria Tinh Trong xưng hô với Chúa trong Luca1:38 bằng chữ thấp hèn hơn cả chữ tôi tớ:

idou hê doulê Kuriou- Này là nô lệ của Chúa genoito moi xin điều Chúa đã truyền xẩy ra cho kẻ hèn kata to rhêma sou theo lời của Ngài. Ðức Nữ chẳng còn cái tôi mà xưng mà chỉ nhìn mình là thân phận nô lệ doulê (female slave) thấp hèn và xin hoàn toàn sống hay chết tùy thuộc Ý Chúa quyết định nơi mình.

Cũng xin chú ý là cách dùng chữ TÔI/ CHÚNG TÔI ngày nay có biến nghĩa vì lạm phát và có thể làm người nghe khó chịu vì cho là xấc xược. Xin đoán là

vì lý do ấy mà Việt Nam ta nay đọc ra CHÚNG CON

vừa sát nghĩa đen lại vừa lịch sự (?) hơn. Xin đọc thêm chi tiết trong Lạy CHA chúng con (10)

http://www.dunglac.org/upload/article/f__1328109441.pdf

Sanctificetur Nomen Tuum chúng tôi nguiện Danh CHA cả fáng cium toi nguiẽn daim Cia cã sám

Người Trung Hoa, Do Thái và Âu Châu … thích dùng danh tự nhất là kèm với tính tự để biểu hiện tư

tưởng hay ý niệm và tính chất trừu tượng. Lời nguyện xin Sanctificetur Nomen Tuum dịch ra

tiếng Anh Pháp Que Ton Nom soit sanctifié/ Hallowed be Thy Name rất sát với nghĩa đen tức là Mong CHA ban cho Danh CHA được thánh hoá . Song người Việt

thích dùng động tự để chuyển ý niệm trừu tượng ra hình ảnh cụ thể gần gũi với đầu óc hay ngũ quan

hơn. Vd Bone Jesu Domine! Oh Jesus Good Lord! Các cụ mình chẳng đọc là GieSu Chúa tốt (ơi !) mà dùng

động tự dịch ra Lạy Ðức Chúa GiêSu là Ðấng có lòng lành hay thương vô cùng. Chữ sanctus khó dịch vô cùng vì mang nhiều nghĩa: holy, make holy, set apart for

holy use, sacred …. mà mỗi nghĩa tùy thuộc vào đối tượng

nói đến. Người Tầu dịch ra thánh sheng song vẫn khá trừu tượng mông lung. Văn hóa Việt gọi thánh là người đạo đức đáng kính như đức thánh Trần Hưng Ðạo, bậc thánh hiền. Ðạo CHA thì dạy CHA là nguồn mọi sự thánh thiện cho nên CHA cho các thánh được nên thánh (thánh hóa) nhờ Bánh Rượu thánh và các bí tích thánh ; lại cũng có đất thánh, nước thánh,... song ông Khổng thì dạy Ðạo khả Ðạo phi thường Ðạo [tạm diễn ý Ðạo mà định nghĩa được thì còn gì là phi thường] Danh khả Danh phi thường Danh [Danh mà có thể được hiểu rõ ràng thì còn gì là Danh phi thường] [Holy Be Thy Name meghitchcock.com] Song Danh thánh của CHA Uy Quyền Hằng Sống mang kết quả mắt thịt và mắt hồn có thể

nhìn được là Sáng Láng Vinh Quang đầy khắp trời đất theo tiếng Việt. Bởi thế sau khi các cố giải

thích nghĩa của lời kinh Latinh thì các cụ mình góp

ý. Cha con cùng học hỏi lẫn nhau và cùng đồng ý chuyển thánh sang động tự sháng mà đọc kinh Sháng Danh và đọc chúng tôi nguiện Danh CHA cả sháng. Tuy ý niệm về thần học tính không còn rõ như trong câu tiếng Latinh/Anh/Pháp song

miệng ta đọc mà đầu cho phép con mắt linh hồn ta sững sờ mừng vui trước Ánh Sáng Cao Cả của Danh CHA . Tôi đoán như vậy và nghĩ có Ơn Chúa Thánh Thần bởi hàng rào ngôn ngữ giữa các cố và các cụ quả có

giới hạn. (Danh Cha cả fáng thì đọc cong lưỡi lên. fáng (sháng ) vừa là danh tự lại là động tự hay tính tự tùy cách dung. Trạng tự hay tính tự Cả là magnus lớn lao cao cả vd biển cả TÐÐL. p. 77] Sẽ bàn sau việc cha Ðắc Lộ phân biệt các âm x (xa) f ( sh trong cao sang, sáng láng) và s (sàng gạo, sẵn sàng) theo các cụ ta phát âm thời ấy, nay thi chì cỏn x và s song giọng Nam Bắc vẫn khác nhau.

Xin nghe kinh Lạy Nữ Vương có tới 3 danh tự: Salve Regina, Mater misericordiae, vita dulcedo et spes nostra, salve Chào Nữ Vương là Mẹ của lòng nhân từ, là đời sống dịu ngọt của chúng tôi, là niềm hy vọng của chúng tôi. Các cụ Việt hóa trọn câu sang một chuỗi động tự

thành Lạy Nữ Vương (là) Mẹ Nhân Lành làm cho chúng tôi được sống, được vui, được cậy Quả là lời Lạy chào cung kính chớ không sỗ

sàng mà lại cậy mong Ðức Mẹ sống gần gũi thân thương với và mang

niềm vui cho đám con cái loài người . Bức tranh Mẹ Bồng Con của ViVi không vẽ Một Ðức Nữ huy hoàng tráng lệ song mộc mạc kiểu

Việt và chắc nhiều người đều thích. Có lẽ chẳng còn ai đọc Kinh Cầu Ðức Bà theo chữ Hán (gọi là kinh cầu chữ) . Tuy giáo dân chẳng hiểu song từng lời tạo ra âm nghe uy

nghi. Xin trưng vài câu để hiểu rằng người Việt thích dùng động tự để tạo hình ảnh cụ thể thay cho danh

tự mang ý niệm trừu tượng kiểu Trung Hoa, Do Thái và Âu Châu Causa nostrae laetitiae Cause of our joy Thần lạc chi duyên Đức Bà làm cho chúng tôi vui mừng ora pro nobis Pray for us vị thần đẳng cầu cầu cho chúng tôi. Domus aurea, House of gold Hoàng kim chi điện Đức Bà như Đền Vàng vậy Faederis arca, Ark of the covenant Kết ước chi quỹ Đức Bà như Hòm Bia Thiên Chúa vậy Janua caeli, Gate of heaven Thượng thiên chi môn Đức Bà là Cửa Thiên Đàng Stella matutina, Morning star Hiển minh chi tinh Đức Bà như Sao Mai sáng vậy

Salus infirmorum, Health of the sick, Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn. Refugium peccatorum, Refuge of sinners, Đức Bà bầu chữa kẻ có tội.

Consolatrix afflictorum, Comforter of the afflicted, Đức Bà yên ủi kẻ âu lo. Auxilium Christianorum Help of Christians, Đức Bà phù hộ các giáo hữu.

[ Giáo phận San Jose mới có một giáo xứ mới mang danh hiệu Our Lady of Refuge. Có lẽ tiếng Latinh la Refugium Nostrum nên các cha dịch sang tiếng Việt là nhà thờ Ðức Bà Là Chốn Tựa Nương nghe rất

Việt và rất êm tai song lại có một vị nào đó dịch là Phụ Nữ Quy Y của chúng tôi. Dịch từng chữ thì rất

đúng vì Phụ Nữ của chúng tôi = Our Lady; quy là chậy về , refuge (vd quy phục quy ẩn) ; y không là y phục song là chữa lành (trong y học y sĩ ) song khi nghe quy y thì phải chăng có thể gây hiểu lầm với chữ

quy y đồng âm rằng Ðức Mẹ quy y Phật pháp hay sao? Nhiều chữ Hy Lạp trong Kinh Thánh cũng bị dịch cách vô tội vạ gây hiểu lầm như thế. Tôi có nghe một vài giáo lý viên trình bày cho các em nhỏ bài giảng

mà một nửa là chữ Hán chữ Tầu và cứ luôn tự ái rằng tại sao không tự hào tiếng Việt đủ sức để dạy giáo lý; dĩ nhiên có thể, nếu ta nhiều cố gắng hơn khi nói tiếng Việt. Xin chỉ đánh trống bỏ dùi. ]

Cuốc (Quốc /nác/nước ) CHA trị đến. Coác Cia trĩ den.

Nước CHA trị đến. Khi nói Ðất Nước/ Nước Nhà các cụ hiểu là

một nước / nác/ quốc gia sống động thì có công ơn của bậc tổ tiên mở nước, có con dân,

có Vua chăm lo trị nước và sửa nước cho con dân nhà nhà về đời sống, sức khỏe và tinh

thần của họ; và có ruộng lúa núi non sông

ngòi (lãnh thổ). Gọi Ðất Nước vì có đất cho con dân cày cấy sinh sống sống theo từng

làng mạc và có Nước để người người nhà nhà cả nước được nuôi. Ðất lành chim đậu. Nước

Nhà vì thế cũng lại là tổ ấm / tổ quốc cho

con dân. Mong hình ảnh trống đồng Quảng Xương đã cả hơn 2000 năm giúp ta đọc chữ

Làng Nước Lạc Việt. Các cụ chẳng hề

dịch là triều đại/

đời vua vì Ðất Nước thì hằng cửu tuy biến hóa theo từng thời

đại. Câu Que Ton Règne arrive/ Thy Kingdom come. Mong vương quyền CHA đến xem ra khó hiểu cho ta nếu dùng danh tự song người Việt chuyển

qua động tự Nước CHA trị đến thì dễ hiểu

hơn và mang ý nghĩa thực và rất sâu đậm. Các cụ chẳng hề dịch là triều đại/ đời vua vì Ðất

Nước thì hằng cửu tuy biến hóa theo từng thời đại, từng đời vua.

Cuốc ( nước ) CHA trị đến. Tiếng Việt đã có

chữ NƯỚC NHÀ chữ Hán Việt là quốc gia sao các cụ lại phải dùng chữ Quốc/ Cuốc trong

kinh? Thưa là cách nói kỵ húy . Tiếng Việt có cách nói lái hoặc nói kỵ húy rất hay để nói ra

một chữ vẫn mang nghĩa ấy song cung kính hơn, lịch sự hơn, êm tai hơn, hay cho nhẹ nhàng

tránh chói tai sống sượng hoặc tránh bị bắt lỗi (song cũng có thể là cách nói để xiên xỏ nhau)

Xin nghe ví dụ hay nhất là chúng ta đều cầu với Ðức Nữ Maria Tinh Trong rằng: Cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen . Lâm (đi vào) tử (cõi chết) nghe đỡ sợ hơn là rơi vào cõi chết. Nghe Chúa GiêSu sinh thì trên Thánh Giá êm tai hơn là Chúa rơi vào cõi chết.

Vào thời ấy hoàn cảnh chính trị nước ta khá đặc biệt vì lãnh thổ một Nước Việt bị cắt đôi theo quyền 2 chúa; vua Lê chỉ là bù nhìn; phần Nam -là Miền Trong - thuộc Chúa

Nguyễn còn từ sông Gianh trở lên - gọi là Ðàng Ngoài - thuộc Chúa Trịnh. Hai bên nội chiến tương tàn… Trộm nghĩ vì thế các cụ tạm đọc kỵ húy chữ Nước ra chữ

Cuốc để con dân Nam Bắc cùng có thể đọc chung một kinh khỏi phân vân với chữ nghĩa trước nạn Trịnh Nguyễn phân tranh vô nghĩa, tránh đau lòng mà hiểu lầm rằng

Nước CHA có thể cũng bị xé ra thành mảnh.

Kể từ khi vua Gia Long thống nhất sơn hà , chữ NƯỚC CHA đã được chúng ta đọc

theo đúng ý nghĩa. Dù sao vào thời các vua nhà Nguyễn cấm đạo nghiệt ngã thì các cố và các cụ dùng quyền dạy dỗ mà bổ túc nghĩa của lời kinh mở đầu : vừa là kinh Lạy Cha lại là kinh Tin Kính để gia tăng Ðức Tin cho nhau cũng như là công thức nằm lòng để tuyên xưng trước các tòa án bắt

đạo. Các cụ đọc rằng

Chúng tôi lạy thiên địa chân Chúa [Chúa thật của trời và đất] ở trên blời là Cha chúng tôi.

Chúng ta đã mừng Lễ Phục Sinh với niềm tin vào sự kiện lịch sử là GiêSu đã hồn xác sống lại thật. Bốn

Mươi ngày sau là Lễ Chúa Lên Trời để chuẩn bị căn nhà trên Nước Cha Trời cho từng người chúng ta khi

sẽ được CHA cho hồn xác sống lại như CHA đã hứa. Tôi xin đưa một câu hỏi vui có thể bị coi là trẻ con để anh chị em trả lời:

Vậy có khác biệt gì giữa ngày Chúa GiêSu vâng lệnh CHA từ Nước Trời xuống thế để được Chúa Thánh Thần cho được chịu thai trong lòng Ðức Nữ Tinh Trong và làm Con Người - với ngày mà Chúa GiêSu, Con của Bà Maria được CHA đưa trở lại về Nước Trời?

Thưa nhiều khác biệt lắm: Thưa khác biệt mà ai ai cũng thấy được là Chúa GiêSu về trời xem ra nặng ký hơn ngày xuống thế, ít ra

khoảng 150 kilogram hay hơn, vì có xương có thịt, lại có râu xồm xoàm và nói được tiếng loài người. Có lẽ các thiên thần đã từng hầu hạ Người từ trước không khỏi nhìn nhau mà… cười.

Nghĩa là Nước Trời có thật theo không gian địa lý và là chỗ CHA HẰNG SỐNG HẰNG YÊU THƯƠNG đã cho

GieSu dọn sẵn cho chúng ta - nghĩa là loài người - nghĩa là có hồn có xác và có tên - tên của ông bà anh

chị và mong theo lượng từ bi của CHA mà có tên của ông bà, cha mẹ, anh chị, vợ con các cháu chắt , bạn bè và chính tôi - Vicente Nguyễn C Bình - trước ngày có mặt trời mặt trăng. Riêng cho gia đình tôi

có lẽ phải cả 100 mét vuông; nhiều gia đình khác cần rộng hơn nữa. Ngày xuống thế Chúa toàn THẦN và cùng bản thể và bản tính với CHA song ngày lên lại Nước Trời Chúa đã nhờ ơn của Ðức Nữ Tinh Trong

mang thêm bản thể và bản tính của loài người và đã thành một Adam mới để tạo ra một Dân Riêng cho

CHA. Ngày Chúa chịu nạn thì cây cầu nối Ðất và Nước Trời và Mọi Sự Ðược Cha cho hoàn tất cho được xong trọn vẹn. Các cụ mình đọc Nước CHA trị đến bởi vì đó là Nước Có Thật. Mấy anh chị lớp dự bị

hôn nhân chắc còn nhớ tôi cố nói thật mà nghe như đùa rằng CHA chỉ cho người đẻ ra người và Chúa CHA cần đến anh chị bởi Nước Cha Trời còn rộng chỗ lắm bỏ trống rất uổng. Và tôi hiểu tại sao Ðức Nữ

đang sống ở Nước Trời đã phải trở lại Fatima xin chúng ta cầu cho nhau nhất là những người cần Chúa thương đặc biệt được rước về Nước Trời. Nước CHA trị đến theo các cụ hiểu, theo ta hiểu và cả ngàn

ngàn thế hệ kế tiếp sẽ hiểu vẫn chỉ là Một bởi có thật và đẹp lắm. NƯỚC Trời của CHA sống động có

con dân, có CHA mà là Vua chăm lo cho con dân nhà nhà.

Có khác biệt gì giữa công việc Chúa đã làm theo Ý CHA ngày sống trên đất và nay tại Nước Trời hay không?

Có lẽ không vì công việc Chúa chịu nạn chịu chết trên đất và sống lại trọn vẹn đã xong tuy thế công

trình cứu độ vẫn còn đang được tiến hành khi Chúa đang chuẩn bị cho chúng ta được CHA cho sống lại

trọn vẹn như Chúa để về hưởng Nước Trời. Xin nghe Tin Mừng theo Gioan đoạn 14 :1-7 Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi". Ông Tôma nói với Ðức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?" Ðức Giêsu đáp: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha của Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người".

Mừng Lễ Chúa trở về Nước Trời với CHA (2012), [email protected]