KỲ HỌP THỨ 6, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA IX: Kỳ họp...

8
VĂN HÓA - XÃ HỘI Cần có chính sách khai thác tài nguyên để bảo tồn nghệ thuật làm gốm truyền thống TRANG 5 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5201 - THỨ SÁU NGÀY 14/12/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi… Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích. (HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP - NXB CTQG - H - 1995) Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Bắt đầu giải tỏa cây trồng trái phép trên đất trồng rừng nguyên liệu giấy TRANG 6 Nữ bác sĩ của buôn làng TRANG 5 KINH TẾ Đưa nông sản Lâm Đồng vào thị trường Hàn Quốc Hướng đi mới cho cây rau Đà Lạt TRANG 3 TRANG 7 Từ phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, năm 2018 đã huy động nguồn lực xã hội trên 12 tỷ đồng để tiếp tục chăm lo, hỗ trợ, động viên người nghèo vươn lên trong cuộc sống. BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TRANG 2 Các đại biểu HĐND tỉnh khóa IX biểu quyết thống nhất thông qua nghị quyết tại kỳ họp thứ 6. Thu nhập từ vũ điệu cồng chiêng TRANG 6 Đó là những lớp học tại Trường Khiếm thính tỉnh, nơi mà thầy cô không giảng bài bằng lời nói, và không có tiếng ê a đọc bài của học sinh. Thay vào đó, bài học được các thầy, các cô truyền đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu. Và kiến thức nằm trên chuyển động của những ngón tay. TRANG 4 Những thầy cô không giảng bài bằng lời nói Kỳ họp chất lượng, đổi mới Nét mới trong vận động vì người nghèo KỲ HỌP THỨ 6, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA IX: Chiều 13/12, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gặp mặt Đoàn đại biểu các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các cựu chiến binh toàn quốc. Trong chương trình đền ơn đáp nghĩa, thăm lại chiến trường xưa nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2018), đoàn đã đến thăm, tri ân, dành tặng hàng trăm phần quà, sổ tiết kiệm cho các cựu chiến binh còn khó khăn, học bổng cho học sinh nghèo... Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm, chăm lo đời sống của người có công với cách mạng, trong đó có các mẹ Việt Nam Anh hùng, các cựu chiến binh, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong... Phó Thủ tướng bày tỏ, để chăm sóc tốt hơn cho những người có công với cách mạng, cũng như hỗ trợ tốt hơn những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế thì đất nước cần phải phát triển nhanh hơn, giàu mạnh hơn… Muốn vậy, trong nhiều việc cần làm, thì những cựu chiến binh có vai trò rất quan trọng để khơi dậy tinh thần, truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mỗi người, đặc biệt là ngọn lửa khát khao cống hiến của thế hệ trẻ. Phó Thủ tướng tin tưởng các mẹ Việt Nam Anh hùng, cựu chiến binh cả nước tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, luôn là tấm gương sáng, chỗ dựa niềm tin cho các thế hệ con cháu noi theo. TS tổng hợp (theo chinhphu.vn) Kỳ họp thứ 6 - kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh quyết sách nhiều vấn đề quan trọng diễn ra từ ngày 11 đến 13/12, nhằm đánh giá nghiêm túc những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và nhân dân trong tỉnh.

Transcript of KỲ HỌP THỨ 6, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA IX: Kỳ họp...

VĂN HÓA - XÃ HỘICần có chính sách khai thác tài nguyên để bảo tồn nghệ thuật làm gốm truyền thống

TRANG 5

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5201 - THỨ SÁU NGÀY 14/12/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠYChính sách đúng là nguồn gốc của thắng

lợi… Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích.

(HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP - NXB CTQG - H - 1995)

Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTBắt đầu giải tỏa cây trồng

trái phép trên đất trồng rừng nguyên liệu giấy

TRANG 6

Nữ bác sĩ của buôn làng

TRANG 5

KINH TẾĐưa nông sản Lâm Đồng vào thị trường Hàn Quốc

Hướng đi mới cho cây rau Đà Lạt

TRANG 3

TRANG 7

Từ phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, năm 2018 đã huy động nguồn lực xã hội trên 12 tỷ đồng để tiếp tục chăm lo, hỗ trợ, động viên người nghèo vươn lên trong cuộc sống.

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TRANG 2Các đại biểu HĐND tỉnh khóa IX biểu quyết thống nhất thông qua nghị quyết tại kỳ họp thứ 6.

Thu nhập từ vũ điệu cồng chiêngTRANG 6

Đó là những lớp học tại Trường Khiếm thính tỉnh,

nơi mà thầy cô không giảng bài bằng lời nói, và không có tiếng ê a đọc bài của học sinh. Thay vào đó, bài học được các thầy, các cô truyền đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu. Và kiến thức nằm trên chuyển động của những ngón tay.

TRANG 4

Những thầy cô không giảng bài bằng lời nói

Kỳ họp chất lượng, đổi mớiNét mới trong vận động vì người nghèo

KỲ HỌP THỨ 6, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA IX:

Chiều 13/12, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gặp mặt Đoàn đại biểu các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các cựu chiến binh toàn quốc. Trong chương trình đền ơn đáp nghĩa, thăm lại chiến trường xưa nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2018), đoàn đã đến thăm, tri ân, dành tặng hàng trăm phần quà, sổ tiết kiệm cho các cựu chiến binh còn khó khăn, học bổng cho học sinh nghèo...

Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

khẳng định trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm, chăm lo đời sống của người có công với cách mạng, trong đó có các mẹ Việt Nam Anh hùng, các cựu chiến binh, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong...

Phó Thủ tướng bày tỏ, để chăm sóc tốt hơn cho những người có công với cách mạng, cũng như hỗ trợ tốt hơn những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế thì đất nước cần phải phát triển nhanh hơn, giàu mạnh hơn… Muốn

vậy, trong nhiều việc cần làm, thì những cựu chiến binh có vai trò rất quan trọng để khơi dậy tinh thần, truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mỗi người, đặc biệt là ngọn lửa khát khao cống hiến của thế hệ trẻ.

Phó Thủ tướng tin tưởng các mẹ Việt Nam Anh hùng, cựu chiến binh cả nước tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, luôn là tấm gương sáng, chỗ dựa niềm tin cho các thế hệ con cháu noi theo.

TS tổng hợp (theo chinhphu.vn)

Kỳ họp thứ 6 - kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh quyết sách nhiều vấn đề quan trọng diễn ra từ ngày 11 đến 13/12, nhằm đánh giá nghiêm túc những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội năm 2019. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và nhân dân trong tỉnh.

2 THỨ SÁU 14 - 12 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

KỲ HỌP THỨ 6, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA IX:

Kỳ họp chất lượng, đổi mớiKỳ họp thứ 6 - kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh quyết sách nhiều vấn đề quan trọng diễn ra từ ngày 11 đến 13/12, nhằm đánh giá nghiêm túc những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và nhân dân trong tỉnh.

Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm; kỳ họp lần thứ

6 Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh khóa IX đã hoàn thành tốt các nội dung, chương trình đề ra.

Năm 2018 là năm bản lề thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020 với sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị: Kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao 8,59% (KH 8,5 - 8,7%), cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn dự kiến đến ngày 31/12/2018 đạt trên 7.100 tỷ đồng, bằng 111% so với dự toán Trung ương, bằng 105% dự toán địa phương, tăng 10,1% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu 661 triệu USD, đạt 104,9% KH, tăng 19,8% so với cùng kỳ. Khách du lịch đến Lâm Đồng đạt 6.505 ngàn lượt khách, đạt 100,1% KH, tăng 10,3%...

HĐND tỉnh, cử tri và nhân dân toàn tỉnh đánh giá cao sự điều hành quyết liệt, sâu sát, hiệu quả của chính quyền các cấp; sự phối hợp tích cực, hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã

hội; sự nỗ lực, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân và cử tri trong tỉnh; sự năng động, nhạy bén của cộng đồng doanh nghiệp đã góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2018.

Tại kỳ họp lần này đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu. Đây là nội dung giám sát đặc biệt quan trọng, thể hiện mức độ tín nhiệm và sự ghi nhận, đánh giá công tâm, khách quan về những nỗ lực, kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Cũng tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã thực hiện miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Nguyễn Văn Triệu do nhận nhiệm vụ mới và miễn nhiệm chức

danh Ủy viên Ủy ban Nhân dân tỉnh đối với ông Nguyễn Đức Hưng, nguyên chánh Thanh tra tỉnh do nghỉ hưu theo chế độ.

Kỳ họp lần này, đã dành thời gian thỏa đáng để các đại biểu thảo luận, chất vấn. Rất nhiều vấn đề nóng liên quan đến phá rừng, tài nguyên môi trường, tín dụng đen, giao thông,... Các câu hỏi chất vấn của đại biểu đã đi thẳng vào vấn đề có trọng tâm và được lãnh đạo các sở, ngành trả lời trên tinh thần trách nhiệm cao.

Những vấn đề tồn tại, hạn chế chung của tỉnh; những bức xúc, nguyện vọng của bà con cử tri và nhân dân cũng được HĐND tỉnh thẳng thắn trao đổi, thảo luận, đánh giá rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng ngành, từng địa phương, đơn vị và cá nhân.

HĐND tỉnh nhất trí thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 với niềm tin và quyết tâm chính trị rất cao. Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua 20 nghị quyết.

Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh (khóa IX) đã khép lại với nhiều đổi mới, đại biểu HĐND tỉnh với tinh thần dân chủ, trách nhiệm trước cử tri, tập trung trí tuệ, năng lực nghiên cứu các dự thảo, nghị quyết, tờ trình và biểu quyết thống nhất thông qua các dự thảo Nghị quyết. Qua đó cho thấy sự quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và giai đoạn 2016 - 2021.

NHÓM PV

Đ/C ĐOÀN VĂN VIỆTPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Năm 2019, UBND tỉnh sẽ tập trung vào các nhiệm vụ là tiếp tục

thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tổ chức thực hiện

tốt kế hoạch đầu tư công năm 2019. Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên.

Tăng cường quản lý và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh

thực hiện đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp vật liệu xây dựng,

công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ

sản phẩm trong và ngoài nước, nhất là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, những mặt hàng mà tỉnh Lâm

Đồng có lợi thế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm và đẩy mạnh giảm nghèo bền vững theo chuẩn nghèo

đa chiều, giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số và

địa bàn đặc biệt khó khăn.

Tiếp thu, giải trình kiến nghị của cử tri tại kỳ họp, đồng thời khẳng định:

Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh (khóa IX) lần này tiếp tục có nhiều đổi

mới, các nội dung của kỳ họp được chuẩn bị kỹ lưỡng và được đại

biểu HĐND tỉnh thảo luận sôi nổi, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm

trước cử tri. Các dự thảo Nghị quyết đã được các đại biểu thống nhất thông qua, thể hiện sự đồng

thuận, nhất trí cao của HĐND tỉnh, khẳng định sự quyết tâm trong

thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định của Luật Tổ chức chính

quyền địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và giai

đoạn 2016 - 2021.Với chủ đề năm 2019 là “Vượt qua thách thức, tạo động lực, đột phá, phấn đấu hoàn

thành vượt mức chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần

thứ X” đòi hỏi cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các địa

phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà cần phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng với quyết tâm cao nhất để hoàn

thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Đ/C TRẦN ĐỨC QUẬNPhó Bí thư Thường trực

Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

Phát biểu bế mạc kỳ họp: KẾT QUẢ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM 28 CHỨC DANH DO HĐND TỈNH BẦU

Họ và tên Chức danh

Phiếu tín nhiệmTín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

Ông Trần Đức Quận Chủ tịch HĐND tỉnh 67 3 1

Ông K’Mák Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh 58 12 1

Ông Dương Công Hiệp Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh 62 9 0

Ông Trần Văn Hiệp Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh 63 7 1

Ông Trần Duy Hùng Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh 64 6 1

Bà Nguyễn Thị Lệ Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh 64 7 0

Ông Võ Văn Hoàng Chánh VP HĐND tỉnh 59 10 2

Ông Đoàn Văn Việt Chủ tịch UBND tỉnh 64 7 0

Ông Nguyễn Văn Yên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh 57 14 0

Ông Phạm S Phó Chủ tịch UBND tỉnh 50 21 0

Ông Phan Văn Đa Phó Chủ tịch UBND tỉnh 55 15 1

Ông Đặng Trí Dũng Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở KH-ĐT 55 12 4

Ông Phùng Khắc Đồng Ủy viên UBND tỉnh, CVP UBND tỉnh 52 18 1

Ông Huỳnh Ngọc Hải Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở TN-MT 40 26 4

Bà Võ Thị Hảo Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở KH-CN 43 27 0

Ông Đặng Đức Hiệp Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở Tài chính 42 20 9

Ông Trương Hữu Hiệp Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở Giao thông 42 24 5

Ông Trương Văn Hòa Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở Nội vụ 51 15 5

Bà Đàm Thị Kinh Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở GD-ĐT 46 18 7

Bà Nguyễn Thị Nguyên Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở VH-TT&DL 50 20 1

Ông Bùi Văn Sơn Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Công an tỉnh 49 18 4

Ông Đoàn Xuân Sơn Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở Tư pháp 48 18 5

Ông Nguyễn Bình Sơn Ủy viên UBND tỉnh, CHT BCHQS tỉnh 54 14 2

Ông Nguyễn Văn Sơn Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở NN-PTNT 41 25 5

Ông Đào Thành Trung Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở Ngoại vụ 40 24 7

Ông Lê Quang Trung Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở Xây dựng 38 24 9

Ông Nguyễn Viết Vân Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở TT-TT 45 22 4

Bà Phạm Thị Bạch Yến Ủy viên UBND tỉnh, GĐ Sở Y tế 31 25 15

Họ và tên Chức danh

Phiếu tín nhiệm

Tín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

Đại biểu HĐND tỉnh bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND tỉnh bầu.

3 THỨ SÁU 14 - 12 - 2018KINH TẾ

Thị trường Hàn Quốc còn khá lạ lẫm với cây rau Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung. Làm sao để nông sản Lâm Đồng tiếp cận được với thị trường Hàn Quốc đang là một trong những trăn trở của ngành nông nghiệp cũng như người nông dân Lâm Đồng.

ĐƯA NÔNG SẢN LÂM ĐỒNG VÀO THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC

Hướng đi mới cho cây rau Đà Lạt

Xà lách Đà Lạt được người tiêu dùng Hàn Quốc ưa chuộng. Ảnh: D.Q

Thương hiệu Đà Lạt được thị trường Hàn Quốc ưa chuộng Bắt đầu từ mối liên kết giữa Tập đoàn CJ,

một tập đoàn lớn của Hàn Quốc với HTX Anh Đào Đà Lạt, những cây xà lách Đà Lạt đã theo đường biển cung cấp cho người tiêu dùng xứ sở kim chi. Và từ thời điểm Hàn Quốc nhập rau Đà Lạt, những nông sản xứ núi đã tham gia vào chuỗi thực phẩm toàn cầu của một trong những tập đoàn nông sản lớn của Hàn Quốc.

Ông Won Seok Hee - Phó Tổng Giám đốc Toàn cầu phụ trách phát triển thị trường thực phẩm châu Á, Tập đoàn CJ Hàn Quốc cho biết, hiện mỗi năm Lâm Đồng cung cấp cho Tập đoàn trên 2 ngàn tấn cải thảo, ớt, củ cải... để sản xuất món kim chi lừng danh. Với chất lượng tốt tương đương nông sản sản xuất tại Hàn, nhà máy kim chi của Tập đoàn CJ tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ cung cấp cho thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu khắp thế giới. Với nhu cầu ngày càng tăng, Tập đoàn CJ đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất kim chi với diện tích 16.500 m2, vốn đầu tư 35 triệu USD, số nhân viên 250 người để sản xuất 10 tấn kim chi/năm ngay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo đánh giá của ông Won Seok Hee, Lâm Đồng hiện là vùng sản xuất cải thảo, củ cải và các loại nông sản phục vụ sản xuất kim chi lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hướng tới mục tiêu sản xuất kim

Dân xã Próh trồng trên 17 ngàn chậu bông cúc đại đóa Để chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu

cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, đến nay, nhiều nông dân xã Próh, huyện Đơn Dương đã trồng trên 17 ngàn chậu cúc đại đóa màu vàng để cung ứng cho thị trường. Nhờ nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc giống bông cúc đại đóa, do đó hàng chục ngàn chậu bông cúc đại đóa của nông dân xã Próh đến nay phát triển tốt, hứa hẹn vụ thu hoạch được mùa, được giá.

Được biết, dịp Tết Mậu Tuất năm 2018, nhờ chuyển đổi diện tích đất trồng rau thương phẩm và trồng màu sang trồng hoa cúc, nhiều hộ nông dân ở xã Próh có thu nhập từ 200 đến 400 triệu đồng.

NGỌC THANH Nông dân xã Próh chăm sóc bông cúc.

Duy trì nước tưới cho hơn 330 ha đất lúa

Theo quy trình vận hành công trình thủy lợi vừa ban hành, 2 hồ chứa

nước Phước Trung (xã Phước Cát 2, Cát Tiên) và Ma Đanh (xã Tu Tra, Đơn Dương) phải duy trì cung cấp nước tưới cho hơn 330 ha đất canh tác lúa trên địa bàn. Đồng thời, tổ

chức nuôi trồng thủy sản và khai thác đa mục tiêu khác, nhằm phát huy

hiệu quả và đảm bảo an toàn từng công trình, hạn chế ảnh hưởng tới

vùng hạ du. Cụ thể, diện tích duy trì nước tưới

bình thường cho đất lúa 280 ha ở xã Phước Cát 2 và gần 53 ha ở xã Tu Tra

nói trên. Trong mùa lũ, Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi Lâm Đồng phải tổ chức trực 24/24h

trên 2 hồ chứa nước này, kịp thời phổ biến xả lũ vùng hạ du, đảm bảo an

toàn cho người và tài sản. Trước khi mùa lũ đến, Trung tâm

tăng cường kiểm tra, khắc phục những hư hỏng, điều tiết mực nước

hồ để giảm thiểu ngập lụt. Trong mùa hạn hán, Trung tâm phải thực hiện

các biện pháp tưới tiết kiệm, lập kế hoạch sử dụng dung tích nước chết,

đề phòng thiếu nước vào cuối mùa…VŨ VĂN

Hơn 2% tổn thất giá trị cà phê sau thu hoạch

Theo khảo sát của ngành Nông nghiệp Việt Nam, hàng năm do hệ

thống đại lý thu mua cà phê trực tiếp đến từng hộ sản xuất trên địa bàn Lâm

Đồng chưa áp dụng những biện pháp sơ chế, bảo quản phù hợp, dẫn đến tỷ lệ tổn thất lên đến hơn 2,1% giá trị và

gần 1,4% khối lượng. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê tổn thất giá trị và khối lượng của cả 5 tỉnh

vùng Tây Nguyên lần lượt gần 1,2% và gần 0,8%.

Bên cạnh đó, các tỷ lệ tổn thất qua nhiều phương pháp chế biến cà phê

nhân ở vùng nông nghiệp Lâm Đồng vẫn còn khá cao với gần 4,3% cà phê

bóc vỏ, lên men, đánh ướt; hơn 1% cà phê chế biến khô; gần 1% xay xát quả

cà phê khô…Riêng việc bảo quản cà phê sau thu hoạch của doanh nghiệp, đại lý thu

mua, hộ nông dân sản xuất cũng đang gặp những tỷ lệ tổn thất lần lượt lên

đến hơn 1,1%, gần 3,6% và hơn 0,7%. VĂN VIỆT

Hỗ trợ 5 kho lạnh bảo quản sản phẩm rau, hoa

Từ nguồn vốn thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao năm 2018 trên địa bàn Lâm Đồng, ngành nông

nghiệp đã hỗ trợ 5 kho lạnh bảo quản rau, hoa cho nông dân. Theo đó, Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí để xây, lắp kho lạnh với kích thước 60 m2, nhiệt

độ ổn định là 2-6 độ C, ưu tiên các nông hộ có liên kết sản xuất, tiêu thụ

sản phẩm. Cụ thể, Nhà nước đã hỗ trợ trên 230 triệu đồng, nông dân đối ứng trên 600 triệu đồng để lắp đặt 5

kho lạnh tại vùng rau, hoa Đà Lạt, Đức Trọng với sản lượng dự kiến 60

tấn rau và 6 triệu cành hoa/năm.D.Q

chi chất lượng cao xuất khẩu, Tập đoàn CJ mong muốn xây dựng một nhà máy sản xuất kim chi ngay vùng nguyên liệu Lâm Đồng. Để phục vụ cho nhà máy hoạt động, Tập đoàn CJ sẽ xây trung tâm nghiên cứu nông sản, hợp tác với nông dân để trồng và thu mua hàng năm 10 ngàn tấn cải thảo, 1.700 tấn củ cải, 2.000 tấn ớt, 300 tấn hành, tỏi, đồng thời chuyển giao kỹ thuật trồng trọt cho nông dân. Được biết, Tập đoàn CJ đang tích cực thúc đẩy sự ra đời của nhà máy sản xuất kim chi trên địa bàn huyện Đơn Dương với sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền Lâm Đồng. Hoạt động “xuất khẩu tại chỗ” của nông sản Đà Lạt đã mang lại thu nhập tốt cho người nông dân.

Đại diện của Tập đoàn Lotte Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc khá ưa chuộng các mặt hàng rau củ của Việt Nam như ớt, cà rốt, gừng, tỏi, nấm, bông cải xanh, xà lách, cải thảo, hành tây..., thứ nhất do giá cả vừa phải, thứ hai chất lượng và hương vị được thị trường Hàn Quốc chấp nhận. Ở Hàn Quốc, thương hiệu Đà Lạt được đánh giá cao, nhất là nông sản. Đặc biệt, mùa đông Hàn Quốc do tuyết rơi nên ít nông sản, lại là mùa sản xuất kim chi nên nhu cầu của người tiêu dùng với nông sản Đà Lạt tăng cao. Có thể nói, điều kiện thực tế cho thấy thị trường Hàn Quốc chấp nhận và có nhu cầu với nông sản Đà Lạt và những mặt hàng nông sản đặc trưng Đà Lạt đã xuất hiện trong bữa ăn của người dân xứ kim chi.

Nâng cao chất lượng để tham gia xuất khẩuÔng Heo Songmoo, Tham tán phụ trách

an toàn thực phẩm và dược phẩm của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, nông sản muốn nhập khẩu vào Hàn Quốc phải đảm bảo chất lượng, đây là yêu cầu tiên quyết với tất cả các loại nông sản muốn nhập khẩu vào Hàn Quốc. Hàn Quốc chấp nhận tiêu chuẩn sản xuất VietGAP và yêu cầu nông sản cần đảm bảo tính đồng nhất về kích thước, hương vị, màu sắc, chọn lọc sản phẩm thật kỹ, tránh dị vật hay sản phẩm hư hỏng. Đồng thời, cũng yêu cầu hàng nông sản phải tuân thủ Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm định thực vật (SPS) nên muốn đưa hàng vào Hàn Quốc, nông dân Lâm Đồng phải thay đổi nhiều về tư duy canh tác.

Thêm một vấn đề còn khá yếu của nông dân Lâm Đồng, đó là sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Trong khi các đối tác Hàn Quốc khi thương thảo hợp tác đều yêu cầu phía Việt Nam phải cam kết khả năng cung cấp là bao nhiêu, thời gian giao hàng, chất lượng, giá bán... rất cụ thể và đòi hỏi thực hiện đúng hợp đồng. Nếu không liên kết thành chuỗi, tập hợp thành tập thể để có hàng hóa cung cấp số lượng lớn, nông dân đơn lẻ sẽ không đủ khả năng cung cấp những đơn hàng ổn định cho đối tác.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt chia sẻ, quan hệ hợp tác giữa Lâm Đồng với Hàn quốc và các doanh nghiệp Hàn Quốc hết sức tốt đẹp từ nhiều năm qua. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến từ Hàn Quốc, Lâm Đồng sẽ tiếp tục cải thiện điều kiện canh tác, nâng cao chất lượng nông sản để cây rau Lâm Đồng đến với người tiêu dùng xứ Hàn, mang lại lợi ích cho cả hai bên. D.QUỲNH

4 THỨ SÁU 14 - 12 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Ở Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng có 3 giáo viên đặc biệt, bởi họ cũng là những người khiếm

thính như các em học sinh. Sự giống nhau giúp các thầy cô đồng cảm hơn, thấu hiểu hơn và gần gũi hơn với trò. Họ đều có những lý do riêng để lựa chọn nghề dạy học, và lựa chọn gắn bó với học sinh khiếm thính Lâm Đồng.

Chúng tôi gặp cô Nguyễn Trần Thủy Tiên lần đầu tiên không phải tại trường khiếm thính, mà là trong một dự án dành cho người khiếm thính. Cô gái 34 tuổi tự tin và bản lĩnh, dù chỉ nói chuyện được bằng bàn tay. Tiên bảo rằng, may mắn của cô là được tiếp cận với ngôn ngữ ký hiệu từ khi còn rất nhỏ. Bởi “Hồi nhỏ, ở trường cũng chỉ dạy chúng tôi nói chứ không dạy ngôn ngữ ký hiệu, điều này khiến nhiều học sinh gặp khó khăn. May mắn của tôi là được bố mẹ mua từ điển ngôn ngữ ký hiệu rồi tự dạy cho con. Chính vì vậy tôi hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ ký hiệu và cảm giác bây giờ của các em học sinh” - cô Tiên chia sẻ.

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm tiểu học, cô Thủy Tiên tiếp tục giành học bổng học thạc sĩ ở Mỹ. Khi về nước, Thủy Tiên tham gia vào các dự án phi chính phủ giúp đỡ, hỗ trợ cho cộng đồng người điếc. Trong những lần đến với học sinh Trường Khiếm thính Lâm Đồng, Tiên nhận thấy rằng trẻ khiếm thính Lâm Đồng thiệt thòi hơn rất nhiều so với các em ở TP Hồ Chí Minh - nơi cô sinh sống, một trong số đó là trong trường chỉ mới có 1 giáo viên là người khiếm thính. Đó chính là lý do thôi thúc cô gái trẻ quyết định ở lại Đà Lạt, và đây đã là năm thứ 2 cô gắn bó với trẻ em khiếm thính nơi đây.

Còn với thầy Võ Duy Quang (30 tuổi), 5 năm gắn bó với học sinh Trường Khiếm thính Lâm Đồng không phải là thời gian dài, nhưng đủ để mang cho thầy bao nhiêu kỷ niệm đáng nhớ. Thầy Quang có một mối liên hệ đặc biệt với trường, không chỉ vì thầy là học sinh cũ của trường, mà còn vì câu chuyện về hành trình dài của nghị lực và khát vọng vươn lên của thầy đã truyền

cảm hứng và động lực cho rất nhiều học sinh. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Đồng Nai (chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiểu học, Khoa Giáo dục đặc biệt), bằng cả nhiệt huyết và sự thông hiểu của mình, thầy đã tiếp thêm nghị lực để các học trò khiếm thính Lâm Đồng thêm tự tin, dám ước mơ và thực hiện mơ ước.

Hầu như giáo viên nào ở Trường Khiếm thính Lâm Đồng cũng công nhận rằng, từ khi thầy Quang về trường, học sinh có nhiều thay đổi, tiến bộ hơn. Là giáo viên khiếm thính đầu tiên trong trường, thầy Quang có một mối liên hệ đặc biệt với các em học sinh, bởi đồng cảm nên nhiều yêu thương. Và bởi hiểu được tấm lòng của người thầy nên học sinh cũng rất hay tâm sự những chuyện mà trước đó, các em không thể nói được với ai. Ngoài công việc chuyên môn là giảng dạy, thầy Quang còn phụ trách thêm nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh trong trường. Theo thầy Quang: “Giáo viên khiếm thính rất đồng cảm với học sinh của mình nên dễ truyền đạt cảm xúc, suy nghĩ và kiến

Những thầy cô không giảng bài bằng lời nóiĐó là những lớp học tại Trường Khiếm thính tỉnh, nơi mà thầy cô không giảng bài bằng lời nói, và không có tiếng ê a đọc bài của học sinh. Thay vào đó, bài học được các thầy, các cô truyền đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu. Và kiến thức nằm trên chuyển động của những ngón tay.

thức, đồng thời cũng dễ nắm được tâm tư, tình cảm của các em. Nghĩa là 2 bên hiểu nhau dễ dàng hơn”.

Khuôn mặt thật hiền, và tà áo dài thướt tha, dịu dàng là hình ảnh đầu tiên khi chúng tôi gặp cô Nguyễn Thị Thùy Hương (29 tuổi). Năm thứ 2 sống tại Đà Lạt và giảng dạy tại trường khiếm thính, cô Hương đã dần quen với khí hậu, với con người và tình cảm của các em học sinh nơi đây. Cô bảo rằng, mình có cảm tình nhất định với ngôi trường này, có lẽ bởi chồng cô - một kiến trúc sư đã cho cô đủ động lực rời quê hương Đồng Nai lên Đà Lạt sinh sống - từng là một học sinh cũ của trường. Với cô Hương, ngoài việc giảng dạy ngày thường, vào tối thứ tư hàng tuần, cô còn dạy thêm buổi học phụ đạo và các em học sinh vẫn theo học nhiệt tình, đầy đủ. Điều đó khiến cô vui và cảm động.

Học sinh kể và tâm sự với cô Thùy Hương về nhiều thứ. Và cô cũng kể cho các em nghe câu chuyện của chính mình, rằng hồi nhỏ, nhà cô cách rất xa trường học. Cô theo học trong nhà dòng, gia đình không ai biết ngôn ngữ ký hiệu của người

khiếm thính nên cô không có ai giúp đỡ, một mình cô cố gắng tự học để vươn lên và trở thành giáo viên của các em như bây giờ. Những đôi mắt học sinh chăm chú theo dõi câu chuyện được kể bằng tay, và sáng ngời với niềm tin rằng mình cũng sẽ có thể biến giấc mơ thành hiện thực.

3 giáo viên khiếm thính cũng chính là những người dạy ngôn ngữ ký hiệu cho học sinh, phụ huynh và giáo viên trong trường khiếm thính. Và học sinh tự quy định ký hiệu riêng cho tên thầy cô, dựa vào những đặc trưng dễ nhận biết của mỗi người. Gần gũi và thân thiết. Cô Nguyễn Thị Ngọc Minh - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ rằng: “3 thầy cô thật sự là 3 tấm gương sáng cho học sinh trong trường noi theo. Từ khi có các thầy cô và chuyển đổi sang dạy bằng ngôn ngữ ký hiệu, học sinh rất hồ hởi vì được thể hiện những suy nghĩ của mình. Giáo viên trong trường khi đã học được ngôn ngữ ký hiệu thì sẽ áp dụng vào bài giảng và hiệu quả hơn so với cách dạy thông thường. Việc giảng dạy của giáo viên cũng trở nên dễ dàng hơn”.

VIỆT QUỲNH

Cô Nguyễn Thị Thùy Hương giảng bài bằng ngôn ngữ ký hiệu. Ảnh: V.Quỳnh

Chiều 12/12, UBND huyện Đạ Huoai, Hội Khuyến học và Phòng GD - ĐT huyện đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm triển khai các mô hình học tập theo Quyết định 281/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng đến năm 2020”.

Theo báo cáo của UBND huyện Đạ Huoai, để triển khai có hiệu quả các mô hình học tập, địa phương đã chỉ đạo Hội Khuyến học và Phòng GD - ĐT phối hợp với UBMTTQ huyện, các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn chủ động xây dựng các mô hình “Gia đình học tập”, “Đơn vị học tập”, “Dòng họ học tập” và “Cộng đồng học tập”.

Theo đó, hàng năm, UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra để thẩm định kết quả, tự đánh giá, công nhận và xếp loại các mô hình học tập.

Kết quả cho thấy, hiệu quả các mô hình học tập trên địa bàn không ngừng được nâng lên cả về số lượng, lẫn chất lượng qua từng năm. Nếu như năm 2016, mô hình “Cộng đồng học tập” mới có 2/10 xã tham gia, thì đến năm 2018 đã có 10/10 xã, thị trấn tham gia; trong đó, có 6 xã, thị trấn đạt loại tốt, 3 xã đạt loại khá và 1 xã đạt loại trung bình.

Tương tự, toàn huyện Đạ Huoai có 7.027/9.370 hộ đăng ký mô hình “Gia đình học tập”, đạt 75% và hiện có 4.767 gia đình được công nhận “Gia đình học tập”, đạt 50,8%; có 120/150 dòng họ đăng ký mô hình

“Dòng họ học tập”, đạt 80%, với 80 dòng họ được công nhận; 60/61 thôn, tổ dân phố đăng ký mô hình “Cộng đồng học tập”, đạt 98,3% và 56/70 đơn vị đăng ký tham gia mô hình “Đơn vị học tập”.

Theo đánh giá, thông qua các mô hình học tập, trình độ dân trí của người dân không ngừng được nâng lên để xây dựng một xã hội học tập suốt đời. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số hạn chế cần khắc phục như việc phát động còn mang tính tự phát; công tác tuyên truyền, vận động chưa được quan tâm đúng mức; công tác kiểm tra, đánh giá triển khai còn chậm; hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng hiệu quả chưa cao...

KHÁNH PHÚC

ĐẠ HUOAI: 100% xã, thị trấn xây dựng mô hình Cộng đồng học tập

84 xã, phường, thị trấntrong tỉnh đã thực hiệnhệ thống một cửađiện tử

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh hiện nay bên cạnh 12/12 UBND huyện, thành phố, đã có 84 UBND xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã được lắp đặt và triển khai hệ thống một cửa điện tử phục vụ cho công tác giải quyết thủ tục hành chính hằng ngày.

Trong 84 xã, phường, thị trấn trên; có 35 xã vừa được lắp đặt xong trang thiết bị một cửa điện tử trong tháng 9 năm nay và các địa phương này đến nay đã đưa vào vận hành hệ thống này.

Theo kế hoạch, trong năm 2019 đến, toàn bộ 63 xã còn lại sẽ lần lượt được tỉnh trang bị hệ thống một cửa điện tử, dự kiến đến cuối năm, toàn bộ 147 xã, phường trong tỉnh đều được trang bị hệ thống một cửa điện tử. VIẾT TRỌNG

Toàn cảnh Hội nghị.

ĐAM RÔNG:Hơn 100 tỷ đồngvốn đầu tư côngtrong năm 2019

100 tỷ 686 triệu đồng là tổng số vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Đam Rông trong năm 2019. Trong đó, nguồn vốn xây dựng cơ bản theo phân cấp là gần 8 tỷ đồng, hơn 21 tỷ đồng vốn ngân sách huyện, gần 52 tỷ đồng vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; 7,2 tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; hơn 5 tỷ đồng nguồn vốn xổ số kiến thiết hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.

Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư công năm 2019 nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần hoàn thiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh, bền vững và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. VĂN TÂM

5 THỨ SÁU 14 - 12 - 2018VĂN HÓA - XÃ HỘI

Năm 2018, bác sĩ Liêng Jrang Marisell - Trưởng trạm Y tế (TYT) xã Đạ Sar - huyện Lạc Dương là một trong 66 cán bộ y tế tuyến cơ sở trong toàn quốc tham dự hội nghị của Bộ Y tế biểu dương cô đỡ thôn bản tiêu biểu, đại diện cho gần 3.000 cô đỡ thôn bản từ các vùng miền khác nhau của cả nước, đóng góp tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Từ cô đỡ thôn bảnKể từ khi những cô đỡ thôn bản

đầu tiên được đào tạo cách đây 25 năm, đến nay mô hình này đã được nhân rộng trên nhiều tỉnh. Liên minh Châu Âu (EU) là nhà tài trợ ODA lớn nhất và là đối tác chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực y tế. Trong 20 năm qua, EU hỗ trợ Bộ Y tế trong nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh, trong đó, hoạt động cô đỡ thôn bản là một trong những hợp tác quan trọng này. Cô đỡ thôn bản là những người DTTS được lựa chọn từ chính cộng đồng dân tộc tại địa phương. Họ được đào tạo về y tế trong 6 tháng để có thể cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn cho phụ nữ mang thai tại các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Do cùng sống trong cộng đồng bản địa, hiểu phong tục tập quán, có cùng ngôn ngữ, cô đỡ thôn bản đã dễ dàng tiếp cận để tuyên truyền và cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn ngay tại thôn bản, buôn làng.

Liêng Jrang Marisell sinh năm 1971, tại xã Đạ Sar - Lạc Dương, năm nay là tròn 20 năm Marisell theo nghề y. Từ tháng 3/1998 đến tháng 5/2000, chị công tác tại TYT xã Đạ Sar; rồi được chuyển sang công tác tại TYT xã Đạ Nhim 6 năm. Tháng 9/2006, chị học Đại học Y khoa tại Trường Đại học Tây Nguyên. Tốt nghiệp BS đa khoa, Marisell trở về công tác tại TYT xã Đạ Chais từ tháng 8/2010 đến tháng 3/2011. Từ 8/3/2011 đến nay, Marisell công tác tại TYT xã Đạ Sar.

Đến bác sĩtrưởng trạm y tếHiện Marisell là Trưởng TYT xã

Đạ Sar phụ trách quản lý, điều hành TYT hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu

quốc gia về y tế, khám chữa bệnh, khám lập hồ sơ quản lý sức khỏe hộ gia đình. Chị chia sẻ: “Tôi luôn ý thức rằng sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Với tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, yêu nghề, tôi không quản ngại khó khăn để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ngày càng tốt hơn”.

Với kinh nghiệm công tác ở tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là trải nghiệm thực tế liên tục thường xuyên ở 3 xã Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais của huyện Lạc Dương, Marisell có nhiều đóng góp tích cực trong việc xây dựng mạng lưới y tế cơ sở ổn định, phát triển. Từ 2012 đến nay, BS Marisell đã nhận được nhiều giấy khen của xã Đạ Sar, UBND huyện Lạc Dương và Sở Y tế về thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 03 về Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xuất sắc trong phong trào thi đua nâng cao y đức, đảng viên hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ...Việc đi học để nâng cao trình độ

chuyên môn từ nữ hộ sinh sơ học lên bác sĩ đa khoa đối với chị Marisell không dễ dàng gì. Mặc dù hoàn cảnh gia đình còn muôn vàn khó khăn: Mẹ bị ung thư tuyến lệ, chồng đi học tại TP HCM, con còn nhỏ nhưng với lương tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề của bản thân cũng như được sự quan tâm của lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Lạc Dương, Sở Y tế Lâm Đồng nên Marisell đã quyết tâm vượt khó học y sĩ đa khoa và sau đó là học bác sĩ đa khoa tại Trường Đại học Tây Nguyên và tốt nghiệp bác sĩ vào tháng 10/2010.

Sau khi tốt nghiệp, chị trở về nhận công tác tại TYT xã Đạ Chais, đến tháng 3/2013 do yêu cầu công tác cũng như để tạo điều kiện chăm sóc cho gia đình, chị được chuyển về công tác tại TYT xã Đạ Sar cho đến nay với cương vị là trưởng TYT.

Điểm đặc biệt của TYT xã Đạ

Sar là triển khai nhiệm vụ lập hồ sơ khám quản lý sức khỏe cho toàn dân trong xã theo đề án thí điểm của tỉnh mà Đạ Sar đã được chọn là 1 trong 3 xã trên toàn tỉnh Lâm Đồng thực hiện đề án này. Với đặc điểm của xã gồm có 6 thôn với tổng số hộ là 1.220 hộ/ 5.053 nhân khẩu, người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ là 90,4 %, chủ yếu sống bằng nghề nông, trình độ dân trí không đồng đều, địa bàn rộng, không tập trung, nên việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao để đạt kế hoạch đề ra là một nhiệm vụ rất khó khăn. Với nhân lực hiện có của trạm là 5 người, trong đó: 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 nữ hộ sinh trung học, 1 điều dưỡng trung học, 1 dược sĩ trung học; ngoài ra, có 1 chuyên trách dân số và 6 y tế thôn bản, 11 cộng tác viên dân số. Để đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm chị đã xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; bám sát nội dung cần triển khai cũng như xuống địa bàn từng thôn để nắm tình hình và triển khai nhiệm vụ chuyên môn.

Nhiều năm liền, tại địa bàn xã không để dịch xảy ra, triển khai hiệu quả các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Cán bộ TYT có khả năng chuyên môn để thực hiện thường xuyên được khoảng 342/485 các dịch vụ kỹ thuật trong khám chữa bệnh, thực hiện sơ cứu, cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế được phép thực hiện tại tuyến xã đạt 70,5%. Hàng năm, trạm đã khám khoảng 10.000 lượt bệnh nhân. Tổ chức thực hiện Đề án thí điểm khám và lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân được triển khai tại xã Đạ Sar. Kết quả lập phiếu điều tra toàn dân là 5.051/5.053 người, đạt 99,96%. Tổng số khám và thực hiện cận lâm sàng 4.982/5.051 trường hợp, đạt 98,63%. Nhập phần mềm của Tập đoàn Viettel cung cấp, cập nhật phần mềm quản lý sức khỏe. Kinh phí huyện đầu tư hơn 55 triệu đồng và tỉnh chi phí xét nghiệm hơn 347 triệu đồng để thí điểm lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân trong xã.

Xã Đạ Sar đã được công nhận xã nông thôn mới, TYT đủ điều kiện duy trì Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã; duy trì xã tiên tiến về y học cổ truyền. Với những kết quả trên, BS Marisell đã được Sở Y tế chọn là cá nhân và TYT xã là tập thể tiêu biểu được Bộ Y tế tặng bằng khen.

AN NHIÊN

Nữ bác sĩ của buôn làng

BS Marisell cho biết: “Tôi rất vinh dự được công tác trong ngành y tế, một nghề rất cao quý, tự hào nhưng cũng là một nghề rất vất vả, đầy chông gai và thử thách, đòi hỏi thời gian học rất dài, phải nghiêm khắc, phải chính xác. Bản thân tôi công tác trong ngành y tế từ tháng 3/1998 với chuyên môn là một nữ hộ sinh sơ học, nên khi thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, tôi xác định phải đi học để nâng cao trình độ, có như vậy mới phục vụ nhân dân tốt hơn”.

Bác sĩ Marisell tại TYT xã Đạ Sar. Ảnh: A.Nhiên

Đó là đề xuất của các nhà khoa học trong Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm”, do UBND tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức, nhằm tôn vinh và lưu giữ một trong những nét văn hóa truyền thống phong phú của cộng đồng người Chăm; đồng thời, xây dựng hồ sơ quốc gia “Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm” đề nghị UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Gốm Chăm, tiêu biểu là làng nghề gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận được chế tác hoàn toàn thủ công, không bàn xoay, được nung lộ thiên, không lẫn với các sản phẩm gốm khác. Hiện nay, gốm Chăm chỉ còn 3 làng nghề là Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận), Bình Đức (tỉnh Bình Thuận) và Krăng Gọ (tỉnh Lâm Đồng); dù trước đó đã phát triển rực rỡ, nổi tiếng trong lịch sử từ cách đây 3000 năm, là dòng gốm Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), hay gốm Gò Sành (Bình Định)…

Mặc dù gốm Chăm còn 3 làng nghề, nhưng theo thống kê chỉ có chưa đến 10 nghệ nhân còn làm gốm truyền thống. Riêng làng nghề gốm Krăng Gọ ở Lâm Đồng chỉ còn 2 nghệ nhân và đã lớn tuổi. Do chính sách về đất đai và quản lý tài nguyên, các nghệ nhân làm gốm nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng đang rất khó khăn trong việc khai thác nguyên liệu (đất làm gốm và củi để nung), đặc biệt khó khăn nữa là thị trường tiêu thụ.

NHẬT QUÂN

Cần có chính sách khai thác tài nguyên để bảo tồn nghệ thuật làm gốm truyền thống

Nghệ thuậtlàm gốm Chămcủa người Chu Ru (Lâm Đồng)chỉ còn2 nghệ nhânở thôn Krăng Gọ (xã Próh, huyện Đơn Dương).

Lâm Đồng chuẩn bị tham dự Lễ hộiVăn hóa Thổ cẩmViệt Nam lần thứ I

Lễ hội sắp được tổ chức tại Đăk Nông vào thời gian

tới, nhằm bảo tồn và phát huy hoa văn, trang phục

truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số cả nước

nói chung và trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng; đồng thời, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát

triển du lịch và giá trị văn hóa di sản của các dân tộc

Việt Nam.Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần thứ I, gồm

có nhiều không gian hoạt động, như: Triển lãm, thực

nghiệm văn hóa thổ cẩm Việt Nam; văn hóa ẩm thực các dân tộc; trình diễn trang

phục thổ cẩm; phục dựng nghi lễ truyền thống của các địa phương... Đây là dịp để

đồng bào các dân tộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong

việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tỉnh Lâm Đồng sẽ có 2 nghệ nhân tham gia hoạt

động trình diễn dệt thổ cẩm tại lễ hội.

TIỂU VÂN

ĐƠN DƯƠNG:Đầu tư trên 25tỷ đồng xây dựngkhu liên hợp thể thao

Năm 2018, huyện Đơn Dương được đầu tư trên 25

tỷ đồng để xây khu liên hợp thể dục thể thao với diện

tích rộng 2 ha. Qua đó, triển khai các hạng mục gồm: Sân

bóng đá, sân vận động có sức chứa 1.000 người, nhà

thi đấu đa năng, hồ bơi, sân tennis. Hiện nay, công trình sân vận động, sân bóng đá

đã cơ bản hoàn thành, huyện đang tiếp tục thi công nhà

thi đấu đa năng và chuẩn bị tthảm cỏ nhân tạo cho sân

bóng đá để đưa vào sử dụng quý I năm 2019.NGỌC THANH

6 THỨ SÁU 14 - 12 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Nhiều năm nay, không ít người ở thị trấn Lạc Dương có thêm thu nhập từ nghề múa hát cồng chiêng phục vụ cho khách du lịch hằng đêm.

Nghề làm thêmQuần Jean, áo thun, chân đi

giày thể thao, trông Păng Ting Hậu không khác gì với các sinh viên Đại học Đà Lạt vẫn ngày ngày đến trường. Nhưng chỉ khi về với buôn làng trong chiều tối tại thị trấn Lạc Dương dưới chân núi Lang Biang này, cô sinh viên đại học năm 4 mới trở lại là một cô gái người Lạch, dịu dàng với bộ váy áo truyền thống của dân tộc mình để đi múa.

Păng Ting Hậu bắt đầu đi múa như là một việc làm thêm của mình từ lúc còn học phổ thông, nhưng ngày đó thỉnh thoảng mới đi, chỉ khi vào đại học cô mới chính thức thành một thành viên của Câu lạc bộ Cồng chiêng K’Sin tại đây.

“Cũng tùy theo mùa, mùa này thì hơi vắng khách du lịch nên cả tháng được vài đoàn, nhưng dịp tết và mùa hè thì rất đông, nhất là mỗi khi Đà Lạt có lễ hội làm không kịp thở luôn” - Păng Ting Hậu cười vui.

Về thu nhập, theo Păng Ting Hậu, cũng “tạm ổn” vì tùy theo số đoàn phục vụ mà các thành viên được nhiều hay ít tiền. Những tháng cuối năm này vắng khách thì chừng vài trăm nghìn đồng, còn mùa hè thì có tháng đến vài triệu đồng là chuyện thường. Số tiền này giúp Păng Ting Hậu đủ trang trải áo quần, tiền tiêu vặt, tiền dụng cụ học tập, chi phí cho xăng xe đi lại từ nhà cô ở thị trấn Lạc Dương đến trường đại học ngoài Đà Lạt.

Với lại theo Păng Ting Hậu, đây là một công việc mà cô yêu thích, vì mỗi tối cô lại được làm quen với rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ đồng lứa từ khắp các tỉnh, thành trong nước. Bài múa cô biểu diễn cũng là những vũ điệu truyền thống của cộng đồng đồng bào dân tộc cô mà hầu như ai ai trong làng cũng biết từ nhỏ; cô vui vì thấy khách du lịch thích thú với nền văn hóa bản địa của cộng đồng dân tộc mình. Cũng chính vì vậy, Păng Ting Hậu

Thu nhập từ vũ điệu cồng chiêng

đã không ngần ngại chọn khoa du lịch để học tại đại học với mong muốn sau này mình sẽ tiếp nối mọi người nơi đây phát huy vốn văn hóa bản địa để làm du lịch cộng đồng ngay trên đất nhà của mình.

Trong mỗi đội múa có 12 người, đến một nửa là nam. Anh Păng Ting Jonh là một trong 6 người trong đội múa nam như thế.

Năm nay 28 tuổi, Păng Ting Jonh vốn là một nông dân ngày ngày gắn bó với cả mẫu đất trồng rau của gia đình mình và nhiều năm nay còn là vũ công trong đoàn múa cồng chiêng mỗi khi đêm về.

“Với công việc làm thêm này trung bình mỗi tháng anh cũng kiếm thêm trên dưới 3 triệu đồng. “Được cái là công việc làm thêm này rất ổn định” - Jonh nói.

Việc làm cho nhiều người Là nét sinh hoạt văn hóa truyền

thống lâu đời của những cộng đồng đồng bào thiểu số Tây Nguyên, cồng chiêng lúc đầu chỉ phục vụ cho những ngày diễn ra lễ hội. Nhưng điểm độc đáo là cộng đồng đồng bào Lạch dưới chân núi Lang Biang đã biết sử dụng nét sinh hoạt văn hóa cồng chiêng để làm du lịch, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, biến văn hóa ấy trở thành hàng hóa phục vụ cho mình, đồng thời cũng là một cách lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa đó.

Theo nhiều người ở thị trấn Lạc Dương, sinh hoạt cồng chiêng đã

được sử dụng để làm du lịch cộng đồng tại những thôn làng dưới chân núi Lang Biang từ cuối những năm 80, nhưng lúc đó vẫn còn tự phát, nhỏ lẻ, nhưng đến nay có tổng cộng 11 câu lạc bộ đang hoạt động tại thị trấn.

Theo UBND thị trấn Lạc Dương, để thành lập một câu lạc bộ hay nhóm sinh hoạt cồng chiêng như thế phải hội đủ nhiều điều kiện, từ không gian sinh hoạt đến trang phục, công cụ, con người. Để có du khách, các câu lạc bộ, nhóm cồng chiêng này thường giữ mối liên hệ với các hướng dẫn viên du lịch hoặc các nhà tổ chức du lịch tại Đà Lạt để thống nhất chương trình trước.

Thông thường đêm diễn sinh hoạt cồng chiêng sẽ được tổ chức vào buổi chiều tối, các đoàn du khách từ Đà Lạt vào sẽ được mời vào nhóm, xem đội múa biểu diễn và sau đó mời du khách cùng tham gia với đội múa quanh bếp lửa hồng, nghe tiếng hát của các nghệ nhân trong đội, vừa múa vừa thưởng thức rượu cần cùng thịt nướng.

Theo chị Păng Ting Hot Drik - trưởng một nhóm múa, các thành viên trong câu lạc bộ phải cần chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ cho những đêm diễn như thế, từ âm thanh, ánh sáng, củi lửa, rượu cần… Cứ mỗi đoàn khách như thế mỗi nhóm sẽ có thu nhập từ 1 triệu đến 2 triệu, nếu vào mùa cao điểm, lượng khách du lịch đông thì một đêm họ có thể có tới 3 đoàn tham

gia. Sau khi kết thúc một đêm thì tiền thu nhập được trừ vào các chi phí và chia cho từng người tùy theo nhiệm vụ của mỗi người trong nhóm.

Theo những người quản lý Câu lạc bộ cồng chiêng nơi đây, chỉ trong thị trấn Lạc Dương và quanh vùng đã có trên 11 câu lạc bộ hoạt động nên sự cạnh tranh khách là không tránh khỏi. Một quản lý ở một nhóm cồng chiêng cho biết, chính sự cạnh tranh đó cũng có mặt tốt của nó khi làm cho các nhóm phải tích cực đầu tư cho câu lạc bộ của mình từ trang phục, đạo cụ, thực phẩm cho đến bài hát được chọn, vũ điệu dân tộc truyền thống và các nhóm các câu lạc bộ đã ngày càng làm tốt hơn trong phục vụ khách.

Vẫn còn có không ít vấn đề đặt ra trong công tác quản lý hiện nay để sinh hoạt cồng chiêng được quy củ hơn. Như ông Nguyễn Thư Bính, Cán bộ văn hóa UBND thị trấn Lạc Dương cho biết, thị trấn lâu nay có dự định đưa các nhóm sinh hoạt cồng chiêng ra khỏi khu dân cư bởi vì họ gây ra tiếng ồn lớn trong làng, tuy nhiên đây là loại hình du lịch cộng đồng, điều này quả rất khó thực hiện.

Nhưng với những người như Păng Ting Hậu, anh Păng Ting Jonh, cồng chiêng đã đem lại làm cho mình và cả những người khác, có thêm công việc, góp phần cải thiện cuộc sống.

VIẾT TRỌNG - LÊ ĐÔNG

Păng Ting Hậu (bên phải) cùng một du khách.

Hơn 99,6% thủ tục hành chính giải quyết đúng hạn

Thống kê trong năm 2018, toàn tỉnh Lâm Đồng giải quyết đúng hạn gần 518.000 thủ tục hành chính (TTHC), đạt tỷ lệ hơn 99,6% tổng số hồ sơ tiếp nhận.

Đến nay, 100% TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được thực hiện ở 12/12 huyện, thành; 20/20 sở, ngành và 147/147 phường, xã, thị trấn trên địa bàn Lâm Đồng.

Vào đầu năm 2018, UBND tỉnh Lâm Đồng công bố hơn 1.900 TTHC đã được chuẩn hóa 3 cấp tỉnh, huyện, xã, trong đó có gần 30 TTHC đặc thù. Các TTHC này đều niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Trung tâm Hành chính tỉnh, Văn phòng UBND cấp huyện và xã, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân theo dõi, giám sát việc giải quyết TTHC theo đúng quy trình, nhanh chóng và chính xác đối với hồ sơ của mình.

Được biết, năm 2018 chỉ có 2 trường hợp kiến nghị về sự chậm trễ thực hiện TTHC đăng ký thành lập và đăng ký hoạt động doanh nghiệp và đã được Sở Kế hoạch - Đầu tư kịp thời khắc phục.

VŨ VĂN

ĐÀ LẠT: Hỗ trợ nông dân quản lý dinh dưỡng trên đất

Thông tin từ Trung tâm Nông nghiệp thành phố Đà Lạt cho biết, thành phố đã lấy 70 mẫu đất trên địa bàn Phường 5, Phường 12 và xã Xuân Thọ để phân tích. Các mẫu đất được thu thập từ vườn của nông dân, được phân tích về chỉ tiêu lý, hóa, những yếu tố ảnh hưởng tới dinh dưỡng của đất. Sau khi có kết quả phân tích, Trung tâm sẽ lập báo cáo phân tích hiện trạng dinh dưỡng, so sánh với nhu cầu dinh dưỡng của các cây trồng chính trong vùng để khuyến cáo người sản xuất điều chỉnh chế độ phân bón, nâng cao độ phì của đất, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón gắn với bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

D.Q

Ngày 13/12, lãnh đạo Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Lâm Đồng (thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai) cho biết, đã bắt đầu phối hợp cùng cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm tiến hành giải tỏa cây trồng, công trình xây dựng trái phép trên diện tích đất trồng rừng nguyên liệu giấy của xí nghiệp trên địa bàn huyện. Việc giải tỏa này đã được UBND huyện Bảo Lâm giao cho các đơn vị: Công an huyện, Hạt Kiểm lâm, UBND các xã Lộc Quảng, Lộc Phú cử lực lượng phối hợp, hỗ trợ Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Lâm Đồng tổ chức giải tỏa cây trồng, vật kiến trúc trên diện tích đất lâm nghiệp

bị lấn chiếm trái phép. Theo đó, vị trí giải tỏa thuộc

khoảnh 7, khoảnh 9 Tiểu khu 450B (xã Lộc Quảng) và Tiểu khu 442, 443 (xã Lộc Phú, Bảo Lâm). Đối tượng bị giải tỏa gồm công trình nhà cấp 4, cây chè, cà phê, cây bắp, dâu… được xây dựng, trồng trên diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép. Trước đó, Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Lâm Đồng đã xây dựng phương án giải tỏa cây trồng trái phép trên diện tích đất bị tái lấn chiếm với tổng diện tích 82,98 ha tại các xã B’Lá (2,38 ha), Lộc Quảng (22,6 ha), Lộc Phú (39,54 ha) và thị trấn Lộc Thắng (18,46 ha). Sau khi giải tỏa, thu hồi, diện tích đất trên

sẽ được trồng lại rừng nguyên liệu giấy theo đúng quy định.

Liên quan đến vấn đề này, từ ngày 6 - 8/11, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm đã chủ trì kiểm tra kế hoạch giải tỏa cây trồng, công trình trái phép trên đất lâm nghiệp của Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Lâm Đồng. Sau khi kiểm tra, Hạt Kiểm lâm đã yêu cầu xí nghiệp bổ sung thêm 1,15 ha đất trồng cây nông nghiệp và 7 công trình xây dựng (nhà tiền chế), 2 giếng khoan phát sinh so với thống kê của đơn vị này vào kế hoạch giải tỏa.

Như Báo Lâm Đồng đã đăng bài “Trồng rừng nguyên liệu giấy lên… dâu tằm” phản ánh về việc

trên địa bàn huyện Bảo Lâm có 672,72 ha rừng thông ba lá (trồng từ năm 2000, 2002, 2003) và một số diện tích rừng trồng keo được Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam Bri hợp tác đầu tư với Ban Quản lý rừng Nguyên liệu giấy Bảo Lâm (thuộc Xí nghiệp Nguyên liệu giấy Lâm Đồng). Sau đó, đến năm 2007 thì toàn bộ diện tích này đã được bàn giao cho Ban quản lý rừng Nguyên liệu giấy Bảo Lâm quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, sau nhiều năm đã có hàng trăm ha rừng nguyên liệu giấy được “phủ xanh” cây nông nghiệp hoặc “hao hụt” so với thời điểm nhận bàn giao.

ĐÔNG ANH

Bắt đầu giải tỏa cây trồng trái phép trên đất trồng rừng nguyên liệu giấy

Lâm Hà tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Trong năm 2018, nông dân trên địa bàn huyện Lâm Hà tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đối với cây cà phê, bằng nhiều nguồn giống, bà con đã trồng mới và ghép cải tạo cây cà phê được 1.175,5 ha / 1.000 ha theo kế hoạch (KH), đạt 117,6%. Trong đó, ghép cải tạo cà phê đạt 675 ha, trồng tái canh cà phê đạt 482,5 ha.

Lũy kế diện tích trồng mới một số cây tăng cao, như: cây dâu 610 ha/170 ha (KH), đạt 358,8% KH; cây ăn quả đạt 182 ha/ 50 ha (KH), đạt 364%; cây mắc ca 439,7 ha/ 370 ha (KH), đạt 118,8% KH.

PHẠM LÊ

7 THỨ SÁU 14 - 12 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Thu nhập từ vũ điệu cồng chiêng

Tiếp tục phát huy kết quả trong những năm qua, với tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của các tầng

lớp nhân dân, cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm cùng chăm lo, giúp đỡ người nghèo nâng cao cuộc sống trên mảnh đất giàu truyền thống nhân ái Lâm Đồng.

Qua đó, Quỹ “Vì người nghèo” được UBMTTQ tỉnh và các huyện, thành phố tập trung huy động hoàn thành chỉ tiêu vận động trên 12 tỷ đồng trong năm 2018. Với số tiền huy động này góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo và Đề án “Xóa nhà tạm cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020”.

Đặc biệt, UBMTTQ tỉnh đã tổ chức các hoạt động trong Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (từ 17/10/2018 đến 18/11/2018) gắn với Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) để vận động mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận thức, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong việc chăm lo, giúp đỡ hộ nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào DTTS còn nghèo ở vùng sâu, vùng xa... Đồng thời, thông qua các hoạt động nhằm tạo ra phong trào thi đua làm giàu chính đáng, có biện pháp thiết thực giúp người nghèo thoát nghèo bền vững, thực hiện mục tiêu xóa nghèo ở mỗi địa phương.

Các hoạt động sôi nổi, trải khắp các địa phương trong tháng cao điểm vì người nghèo đã diễn ra thành công và đạt yêu cầu đề ra. Phần lớn do có sự phối hợp thống nhất giữa Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh với các tổ chức thành viên để tránh chồng chéo trong công tác vận động và triển khai hỗ trợ cho người nghèo.

Cụ thể, tại từng cấp tổ chức phát động, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo; cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân… tham gia đóng góp ủng hỗ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2018.

Bên cạnh đó, phát huy vai trò của ban công tác mặt trận và các chi hội, đoàn thể ở thôn, tổ dân phố tuyên truyền, vận động hộ gia đình, cộng đồng dân cư sẻ chia, đóng góp, giúp đỡ các hộ nghèo. Đồng thời, phổ biến những kinh nghiệm, hiệu quả đạt được từ các phong trào, mô hình giúp đỡ người

Nét mới trong vận động vì người nghèoTừ phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, năm 2018 đã huy động nguồn lực xã hội trên 12 tỷ đồng để tiếp tục chăm lo, hỗ trợ, động viên người nghèo vươn lên trong cuộc sống.

nghèo tại các địa phương.Trao đổi về vấn đề này, ông

Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ t ịch UBMTTQ tỉnh cho biết: Năm 2018, với cách làm khéo léo, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng, không chồng chéo, đã huy động nguồn đóng góp quý báu từ tấm lòng hảo tâm của đông đảo lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, công nhân viên và lực lượng vũ trang… đóng góp 1 ngày lương. Các hộ gia đình vận động theo hướng đóng góp mỗi hộ 30.000 đồng, còn hộ kinh doanh vận động theo hướng đóng góp mỗi hộ 100.000 - 200.000 đồng. Riêng các đối tượng khác tuyên truyền, vận động theo hình thức tự nguyện, không bắt buộc.

Với sự quyết tâm cao của Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, sự quyết liệt của Ban vận động “Quỹ vì người nghèo” tỉnh đã sớm có kế hoạch đề xuất Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương trích Quỹ “Vì người nghèo” các cấp tặng quà tết cho tất cả các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Tham mưu đề xuất Thường trực Tỉnh ủy chủ trương điều chuyển 1 tỷ đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh ký gửi vào Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để hỗ trợ cho hộ nghèo vay làm nhà ở theo Đề án 654. Đây là động lực to lớn giúp hàng ngàn hộ nghèo, cận nghèo được làm nhà với tổng số khoảng

1.592 căn, trong đó xây mới 1.292 căn, sửa chữa 300 căn.

Để chương trình này thực sự hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo thì công tác tuyên truyền, phổ biến và giám sát chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững, vận động các tầng lớp nhân dân hỗ trợ tiền, vật tư, ngày công lao động, giúp các hộ nghèo xây dựng nhà ở, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo cũng được quan tâm.

Vừa qua, UBMTTQ tỉnh cũng đã phối hợp với Ban Chỉ đạo 502 của Tỉnh ủy tham gia công tác hỗ trợ xây dựng 2 nhà ở cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn của xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh. Qua đó, đã hoàn thành hồ sơ hỗ trợ cho 24 hộ nghèo từ nguồn tài trợ của Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, triển khai lập hồ sơ, thủ tục hỗ trợ 4 nhà cho hộ nghèo từ nguồn MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tại huyện Đam Rông.

Tính đến nay, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đang quản lý trong tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và các huyện, thành phố gần 11,8 tỷ đồng; trong đó, cấp tỉnh hơn 2,4 tỷ đồng và ở 2 cấp huyện, xã của 12 huyện, thành phố vận động được tổng số tiền trên 10,3 tỷ đồng. Qua đó, đã phân bổ hỗ trợ 955 triệu đồng để thực hiện xây dựng 2 căn nhà đại đoàn kết trị giá 50 triệu đồng, hỗ trợ tặng quà 905 triệu đồng. Bên cạnh đó, Quỹ

“Vì người nghèo” cấp huyện và cấp xã đã phân bổ hỗ trợ cho các hộ nghèo gần 6,5 tỷ đồng, gồm hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết 73 căn, sửa chữa nhà ở 20 căn, với số tiền gần 2 tỷ đồng; xây dựng nhà theo đề án 654 của tỉnh 61 căn, sửa chữa 4 căn với số tiền gần 1,5 tỷ; hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp học sinh nghèo học tập, giúp người nghèo ốm đau, bệnh tật được điều trị, hỗ trợ tết và các hoạt động khác với số tiền gần 3 tỷ đồng.

Riêng hoạt động chăm lo tết cho người nghèo năm 2017 trích từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”, các cấp trong tỉnh đã thăm và tặng 14.307 suất quà, với tổng số tiền trên 4,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Ban Thường trực UBMTTQ các cấp trong tỉnh đã phối hợp với chính quyền và các ban, ngành liên quan huy động trực tiếp các nguồn hỗ trợ trong nhân dân, nhà hảo tâm, các tổ chức tôn giáo, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh… để chăm lo tết cho người nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trên 15,4 tỷ đồng, tương ứng với 38.775 suất quà.

Những hành động đẹp, việc làm có ý nghĩa của toàn xã hội cùng “Chung tay giúp đỡ người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” sẽ là một tình cảm đặc biệt thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người Việt Nam trước đây, hôm nay và mai sau.

NGUYỆT THU

Hội Nông dân Di Linh vận động hội viên đóng góp gần 4,5 tỷ đồng

Năm 2018, Hội Nông dân huyện Di Linh đã vận động hội viên

đóng góp gần 4,5 tỷ đồng, trong đó tiền mặt trên 2,7 tỷ đồng; hiến

đất, cây trồng và công lao động trị giá trên 1,6 tỷ đồng... Qua đó, góp

phần thiết thực hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng lên 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 190/207 số thôn, tổ dân phố trong toàn huyện được công nhận thôn, tổ dân phố

văn hóa. Cũng trong năm qua, các cấp hội cơ sở đã xây dựng và duy

trì hoạt động 24 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn (đạt 109%

kế hoạch tỉnh giao); ủng hộ xi măng và 50 công lao động hỗ trợ cho 50 hộ đồng bào dân tộc thiểu

số xây dựng sân, cổng, hàng rào...LAM PHƯƠNG

Chấp thuận hơn 66 ngàn m2 để xây dựng 36 cầu dân sinh

Căn cứ tờ trình của Sở TN&MT Lâm Đồng, UBND tỉnh vừa chấp thuận ranh giới, diện tích đất để xây dựng 36 cầu dân sinh tại các huyện Đạ Huoai, Di Linh, Lâm Hà, Đơn Dương, Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Đam Rông, Đức Trọng, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt với tổng diện tích hơn 66 ngàn m2. Theo đó, giao các địa phương liên quan tổ chức các nội dung như thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng theo quy định (bao gồm đất đang do các UBND xã quản lý và các hộ gia đình cá nhân sử dụng).

Cụ thể, 36 công trình cầu dân sinh bao gồm: công trình đã có trong kế hoạch sử dụng đất hơn 22,8 ngàn m2: huyện Đạ Huoai 2 cầu; Di Linh 7 cầu; Lâm Hà 2 cầu; Đơn Dương 3 cầu và thành phố Đà Lạt 1 cầu. Công trình chưa có trong kế hoạch sử dụng đất hơn 43,8 ngàn m2, gồm: Đạ Tẻh 3 cầu; Đạ Huoai 1 cầu; Bảo Lâm 7 cầu; Đam Rông 1 cầu; Đức Trọng 7 cầu và Lạc Dương 2 cầu. M.ĐẠO

Lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Di Linh, Đạ Tẻh

Theo kế hoạch vừa được phê duyệt, 2 huyện Di Linh và Đạ Tẻh được tổ chức mời thầu lập quy hoạch xây dựng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, mỗi huyện tổ chức 2 gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, lập đồ án quy hoạch; lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu. Tổng kinh phí 2 gói thầu này khoảng 4 tỷ đồng. Các nhà thầu được ký hợp đồng trọn gói sau khi trúng thầu, thời gian thực hiện từ 2 tháng đến 12 tháng kể từ đầu năm 2019.

Trước đó, huyện Di Linh và huyện Đạ Tẻh đều triển khai các phần việc không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu như: quản lý, thẩm định và công bố quy hoạch; lấy ý kiến cộng đồng dân cư; lập và thẩm định nhiệm vụ quy hoạch với tổng kinh phí từ 330 triệu đồng đến hơn 530 triệu đồng…

MẠC KHẢI

87% người dân được sử dụng nước sạch

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh

có 252 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung; số dân

nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh với tỷ lệ 87%. Trong đó, nước sạch đạt QCVN 02 của

Bộ Y tế đạt 22%. Trong năm 2018, từ nguồn vốn vay WB21, Lâm Đồng đã tiến

hành đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây mới 55 công trình với

tổng vốn đầu tư là 210 tỷ đồng. Với nguồn vốn này nhằm thực

hiện mục tiêu tăng thêm 37.500 người dân ở nông thôn được sử

dụng nước hợp vệ sinh. THÂN THU HIỀN

Đồng bào DTTS buôn Chuối, xã Mê Linh, Lâm Hà trong Ngày hội Đại đoàn kết. Ảnh: Khải Nhiên ĐÀ LẠT: Giao, cho thuê gần 18.420 ha rừng và đất lâm nghiệp

Trên 15.080 ha đang được các đơn vị chủ rừng trên địa bàn thành phố Đà Lạt giao khoán cho 419 hộ cùng 2 tập thể và 10 doanh nghiệp

quản lý, bảo vệ từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng năm

2018. Cùng với đó, hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Lạt cũng đã

có gần 3.345 ha rừng và đất lâm nghiệp được cho các doanh nghiệp thuê để thực hiện các dự án. Trong đó, có 61 dự án du lịch sinh thái, 2

dự án nuôi cá nước lạnh, 5 dự án nông lâm kết hợp, 4 dự án trồng

rừng và du lịch sinh thái và 22 dự án với các mục đích khác.

Để công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng và thuê đất lâm

nghiệp, thuê rừng thực sự đạt hiệu quả, qua kiểm tra trong năm 2018,

ngành chức năng của thành phố đã lập biên bản 10 vụ vi phạm về

hành vi phá rừng, đã xử lý hành chính 9 vụ với số tiền phạt gần 35 triệu đồng, tịch thu gần 16 m3 gỗ các loại và đang điều tra xử lý vụ

còn lại; đồng thời đề xuất thu hồi 2 dự án không đảm bảo các yêu cầu

theo quy định.ĐAM TRỌNG

8 THỨ SÁU 14 - 12 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

QUỐC TẾ

Châu Á - Thái Bình Dương mất hàng triệu việc làm vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Những thay đổi về sản xuất, các nguồn lực được phân bổ lại giữa các lĩnh vực và các quốc gia tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương do căng thẳng thương mại sẽ khiến hàng chục triệu người bị mất việc làm và buộc phải tìm kiếm công việc mới.

Việc giảm căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ và Trung Quốc - có thể phần nào cứu vãn tình hình này.

Đây là nội dung chính trong báo cáo công bố ngày 12/12 của Ủy ban Kinh tế và xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP).

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, báo cáo về tình hình thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2018 của UNESCAP nêu rõ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang và niềm tin của người tiêu dùng giảm sút có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn cầu giảm tới 400 tỷ USD và GDP của khu vực châu Á-Thái Bình Dương

giảm 117 tỷ USD. Báo cáo cũng lưu ý rằng căng

thẳng thương mại Mỹ-Trung đã có tác động lớn, dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hiện nay và khiến giới đầu tư lo lắng.

Tăng trưởng thương mại của khu vực châu Á-Thái Bình Dương chậm lại sau nửa đầu năm 2018 và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này dự báo tiếp tục xu hướng giảm trong năm tới sau khi đã giảm 4% trong năm nay.

Báo cáo của UNESCAP kêu gọi các nước trong khu vực tận dụng tối đa các sáng kiến hiện có để tăng cường hợp tác, bao gồm cả hiệp ước mới của Liên hợp quốc về số hóa các thủ tục thương mại và giao dịch thương mại phi giấy tờ xuyên biên giới.

UNESCAP đồng thời nhấn mạnh cả Trung Quốc và Mỹ đều không thể giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh thương mại và sẽ tiếp tục tổn thất lớn về kinh

tế nếu tiếp tục cuộc chiến này.Vẫn theo báo cáo trên, việc thực

hiện các thỏa thuận thương mại lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc có thể bù đắp phần lớn thiệt hại kinh tế do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gây ra.

Việc thực hiện các thỏa thuận như vậy có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở khu vực này, tăng trưởng từ mức 1,3 đến 2,9% và tạo thêm từ 3,5-12,5 triệu việc làm.

UNESCAP là ủy ban lớn nhất trong số các ủy ban khu vực của Liên hợp quốc với 53 quốc gia thành viên và 9 thành viên liên kết.

Ngoài các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thành viên của UNESCAP còn bao gồm Mỹ, Anh, Pháp và Hà Lan. TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 12/12, tại trụ sở Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thủ đô Jakarta, Indonesia đã diễn ra Lễ ra mắt chiến dịch di cư lao động an toàn ASEAN nhằm kêu gọi các quốc gia khu vực, cũng như quốc tế quan tâm đến quyền lợi của lao động di cư, vốn đang phát triển nhanh chóng những năm gần đây.

Các quốc gia Đông Nam Á hiện nay có hơn 9 triệu người lao động nhập cư, trong đó có 7 triệu người thuộc các quốc gia ASEAN và con số này đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng, từ đó đòi hỏi các quốc gia cần phải phối hợp, cùng nhau có biện pháp đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho số lao động này.

Đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản của lao động di cư cũng là một trong những trọng tâm công

tác của ASEAN đến năm 2025.Phát biểu khai mạc hội nghị, ông

Kung Phoak, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội cho biết dân số ASEAN là 625 triệu người, trong đó có hơn 300 triệu người trong độ tuổi lao động.

Hàng năm, khoảng 6% trong số độ tuổi lao động này nằm trong nhóm lao động di cư, từ đó đặt ra những thách thức cho ASEAN trong việc đưa ra các biện pháp để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho số lao động này.

Thách thức về lao động di cư không phải vấn đề chỉ riêng ASEAN gặp phải mà cũng đã từng xảy ra ở các quốc gia thuộc EU trong nhiều năm trước. Đại sứ của Liên minh châu Âu (EU) tại ASEAN Francisco Fontan khẳng định vấn đề lao động di cư ở Đông Nam Á, châu Âu, cũng

ASEAN tích cực quan tâm đến quyền lợi của lao động di cư

như trên toàn thế giới đang rất được quan tâm.

Các lao động di cư có mong muốn ra nước ngoài làm việc để cải thiện thu nhập và có cuộc sống khá hơn, song nhiều người trong số họ cũng phải đối mặt với những khó khăn, trong đó có cả vấn đề bị lạm dụng, bóc lột sức lao động…

Theo ông Fontan, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia láng giềng như Singapore, Thái Lan và đúc rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc đưa lao động ra nước ngoài, cũng như có các biện pháp quản lý, đảm bảo các quyền cơ bản cho lao động nước ngoài tại nước mình.

Vấn đề lao động di cư hiện đang được các nhà lãnh đạo ASEAN rất quan tâm. Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 tại Manila, Philippines, ngày 14/11/2017, lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã ký kết văn kiện “Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư,” đây là kết quả sau 10 năm khởi thảo và đàm phán để đi đến thống nhất, cùng cam kết bảo đảm cho người lao động di cư được hưởng những quyền và lợi ích cơ bản, bảo trợ xã hội, công lý và đối xử nhân đạo.

Việc quan tâm, đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản đối với lao động di cư của ASEAN nhằm hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế hiện đang được áp dụng trong ASEAN, đồng thời phản ánh nỗ lực của ASEAN xây dựng một cộng đồng thực sự hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm. TTXVN

Phó Tổng Thư ký ASEAN Kung Phoak phụ trách về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội phát biểu khai mạc.

Ấn Độ lần đầu triển khai thiết bị cứu hộ tàu ngầm tại biển sâu

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 12/12, Hải quân Ấn Độ đã hạ thủy hệ thống cứu hộ tàu ngầm tại vùng biển sâu (DSVR) tại xưởng đóng tàu hải quân Dockyard, thành phố Mumbai, bang Maharashtra.

Trang mạng The Hindu đưa tin, thiết bị cứu hộ nêu trên được sử dụng để giải cứu các thủy thủ đoàn bị mắc kẹt trong các tàu ngầm gặp nạn và có khả năng hoạt động ở độ sâu 650 m với sức chứa 15 người.

Phát biểu tại lễ hạ thủy, Tư lệnh

hải quân Ấn Độ, Đô đốc Sunil Lanba cho biết QSVR đánh dấu thành tựu nhiều năm nỗ lực của hải quân Ấn Độ.

Việc đưa vào hoạt động hệ thống cứu hộ nêu trên đã đưa Ấn Độ vào nhóm số ít nước trên thế giới có khả năng này.

Năm 2016, hải quân Ấn Độ đã đặt hàng 2 hệ thống DSRV. Hệ thống thứ 2 sẽ được triển khai tại Bộ tư lệnh hải quân miền Đông tại Visakhapatnam, bang Andhra Pradesh. TTXVN

Hàn Quốc diễn tập bảo vệ quần đảotranh chấp với Nhật Bản

Hãng tin Yonhap dẫn lời các quan chức quân sự Hàn Quốc ngày 13/12 cho biết hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển, không quân và cảnh sát Hàn Quốc sẽ tổ chức một cuộc diễn tập thường kỳ để trau dồi khả năng phối hợp nhằm bảo vệ Dokdo - quần đảo nhỏ ở cực Đông của nước này và có tranh chấp với Nhật Bản.

Theo các quan chức trên, trong cuộc diễn tập trên biển kéo dài hai ngày bắt đầu vào tối 13/12, một tàu khu trục có trọng tải 3.200 tấn và bảy tàu chiến khác sẽ được huy động, cùng với một số máy bay như máy bay chiến đấu F-15K, máy bay

trinh sát trên biển P-3C và máy bay trực thăng UH-60.

Hàn Quốc đã phát động các cuộc diễn tập bảo vệ quần đảo Dokdo từ năm 1986. Kể từ năm 2003, Hàn Quốc thường tiến hành diễn tập mỗi năm hai lần để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho quân đội.

Hàn Quốc đang kiểm soát quần đảo này bằng một đơn vị cảnh sát nhỏ kể từ khi nước này giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Nhật Bản vào năm 1945. Nhật Bản đã kiên quyết tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

TTXVN

LHQ: 250.000 người tị nạn Syria có thể hồi hương trong năm 2019

Ngày 12/12, truyền thông Trung Đông dẫn thông báo của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, 250.000 người tị nạn Syria có thể trở về nhà trong năm tới mặc dù nhiều người vẫn còn gặp vấn đề về thủ tục giấy tờ và tài sản.

Giám đốc khu vực Trung Đông và Bắc Phi của UNHCR, ông Amin Awad cho hay, khoảng 5,6 triệu người Syria buộc phải đi lánh nạn tại các nước láng giềng, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Jordan, Ai Cập và Iraq, trong 7 năm qua.

Trong số này cũng bao gồm 1 triệu trẻ em Syria được sinh ra ở nước ngoài. Chính phủ Syria hiện cũng đã công nhận tính hợp pháp của các giấy khai sinh của những đối tượng trẻ em này.

Phát biểu với báo giới, quan chức của Liên hợp quốc nêu rõ: “Hiện nay

nhìn chung cuộc chiến đã chấm dứt. Tuy nhiên, vẫn còn một vài nhóm phiến quân, trong đó có ở Idlib… Khi tình hình ở Syria được cải thiện một số những người tị nạn này đang trên hành trình trở về nhà. Chúng tôi dự đoán rằng có tới 250.000 người tị nạn Syria sẽ hồi hương trong năm 2019”.

Theo ông Awad, con số này có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào tiến độ mà các bên liên quan phối hợp giải quyết và loại bỏ những trở ngại để cho những đối tượng này để trở về.

Bên cạnh đó, Liên hợp quốc cũng đã kêu gọi các nhà tài trợ giúp đỡ nâng số tiền tài trợ lên tới khoảng 5,5 tỷ USD để hỗ trợ các nước láng giềng Syria cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế, cung cấp nước sạch, vệ sinh, lương thực, giáo dục cho những người tị nạn Syria đang tá túc ở những nước này. TTXVN

Người tị nạn Syria hồi hương từ Liban tại cửa khẩu Zamrani, Syria.