Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI...

538

Transcript of Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI...

Page 1: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến
Page 2: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

Kinh tế phi chính thứctại các nước đang phát triển

Page 3: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

Kinh tế phi chính thức

tại các nướcđang phát triển

NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC

NHÓM BIÊN SOẠN: JEAN-PIERRE CLING; ĐỖ HOÀI NAM; STÉPHANE LAGRÉE; MIREILLE RAZAFINDRAKOTO; FRANÇOIS ROUBAUD

Page 4: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 7

TÓM TẮT TỔNG QUAN 11

ĐỀ DẪN - Hội thảo cầu truyền hình 27Phỏng vấn ông François Bourguignon - Hiệu trưởng Trường Kinh tế Paris

CHƯƠNG I. PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC

1.1 Lao động phi chính thức và nghèo đói ở châu Mỹ Latin. 39Trường hợp của Argentina, Brazil, Chile và Peru_____Roxana Maurizio

1.2 Làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức: tự nguyện hay bắt buộc? 73Phân tích sự hài lòng về công việc tại Việt Nam_____ Mireille Razafindrakoto, François Roubaud, Jean-Michel Wachsberger

1.3 Việc làm cho lao động di cư từ nông thôn đến thành thị: 105các phân tích về lựa chọn công việc và thu nhập của lao động di cư so vớilao động tại chỗ ở thành thị vùng Đồng bằng sông Hồng_____ Nguyễn Hữu Chí

1.4 Hội nhập giữa khu vực kinh tế chính thức và khu vực kinh tế 137phi chính thức trong làng nghề_____ Sylvie Fanchette, Nguyễn Xuân Hoản

CHƯƠNG II. NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

2.1 Hiệu quả của các cơ sở sản xuất thuộc khu vực kinh tế phi chính thức: 163phương pháp hồi quy theo phân vị. Nghiên cứu về khu vực kinh tế phi chính thức tại Antananarivo - Madagascar_____ Faly Hery Rakotomanana

2.2 Phân tích hiệu quả đầu tư giáo dục trong khu vực kinh tế phi chính thức 195tại Cameroon_____ Nguetse Tegoum Pierre

2.3 Vấn đề tham nhũng liệu có tác động tới khu vực kinh tế phi chính thức ở 235khu vực Tây Phi?_____ Emmanuelle Lavallée, François Roubaud

Page 5: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

2.4 Có phải sự đoàn kết không tự nguyện cản trở hoạt động của 267chủ doanh nghiệp nhỏ? Phân tích dữ liệu của khu vực Tây Phi_____ Michael Grimm, Flore Gubert, Ousman Koriko, Jann Lay và

Christophe Jalil Nordman

2.5 Doanh nhân kế nghiệp theo kiểu cha truyền con nối trong 293khu vực kinh tế phi chính thức tại Tây Phi: ràng buộc hay hy vọng cho một thu nhập tốt hơn?_____ Laure Pasquier-Doumer

CHƯƠNG III. ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

3.1 Có giới hạn nào cho sự gia tăng tình trạng phi chính thức ở Nam Mỹ? 323Điều tra sơ bộ_____ Francisco Verdera V.

3.2 Lao động phi chính thức và thu nhập không ổn định ở Argentina 357_____ Fernando Groisman

3.3 Sự dịch chuyển lao động giữa khu vực kinh tế chính thức 381và kinh tế phi chính thức tại Thái Lan_____ Xavier Oudin

3.4 Động thái của các cơ sở phi chính thức nhỏ và tình trạng nghèo đói ở Peru: 405một cách tiếp cận dữ liệu đa chiều_____ Javier Herrera, Nancy Hidalgo

CHƯƠNG IV. CHÍNH SÁCH

4.1 Toàn cầu hóa và việc làm phi chính thức tại các nước đang phát triển 441_____ Marc Bacchetta, Ekkehard Ernst và Juana P. Bustamante

4.2 Khu vực kinh tế phi chính thức, cuộc khủng hoảng và 463chính sách công tại Việt Nam _____ Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud

4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến lược 491việc làm của Việt Nam_____ Andrea Salvini

4.4 Bảo hiểm xã hội và khu vực kinh tế phi chính thức tại Việt Nam: 513Liệu có thể tiến tới bảo hiểm phổ quát toàn dân? _____ Paulette Castel

DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ 537

Page 6: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

7LỜI NÓI ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU

Ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế phi chính thức có vai trò rất quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều nhất việc làm mới, tăng thu nhập cho người dân nghèo sống ở nông thôn và thành thị, góp phần ổn định chính trị - xã hội và hỗ trợ tích cực cho khu vực kinh tế chính thức. Để tăng trưởng bền vững nền kinh tế, cần có chính sách phát triển bền vững khu vực kinh tế phi chính thức.

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với 75% dân số sống ở nông thôn và 63% lao động xã hội làm việc trong nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hiện đại đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho khu vực kinh tế phi chính thức phát triển rất mạnh mẽ. Nhưng hiện nay, khu vực kinh tế này cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và bộc lộ nhiều bất cập cần được tập trung giải quyết về mặt chính sách.

Mặc dù kinh tế phi chính thức là một khu vực chủ chốt trong nền kinh tế của các nước đang phát triển nhưng cho đến nay ở nhiều quốc gia, khu vực này vẫn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng về chính sách. Thậm chí ở một số nơi, đôi lúc còn có cách nhìn tiêu cực, định kiến và “nặng chính thức, nhẹ phi chính thức”. Xét ở góc độ nghiên cứu khoa học, hiện còn rất ít những công trình nghiên cứu cơ bản về khu vực kinh tế này.

Vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau và không rõ ràng, thậm chí trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau về kinh tế phi chính thức. Vì thế đã dẫn đến tình trạng thống kê không đầy đủ và không chính xác năng lực cũng như những đóng góp của khu vực này vào nền kinh tế của một quốc gia. Đây là một thách thức không nhỏ cần phải vượt qua.

Trong bối cảnh đó, dựa trên kết quả hợp tác nằm trong Chương trình nghiên cứu của nhóm DIAL-IRD với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) đã đồng chủ trì tổ chức Hội thảo quốc

Page 7: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

8 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

tế về “Khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức” tại Hà nội, tháng Năm năm 2010 với sự tham gia và hỗ trợ của nhiều cơ quan nghiên cứu và nhà tài trợ. Về phía Việt Nam, có Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, các ban ngành ở Trung ương và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương, các viện nghiên cứu và trường đại học. Về phía quốc tế có Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Phát triển Anh (DFID), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), nhóm nghiên cứu DIAL-IRD và một số học giả nước ngoài khác. (Chi tiết xin mời xem thêm tại www.tamdaoconf.com). Mục đích của Hội thảo này là trên cơ sở những kết quả nghiên cứu mới nhất được trình bày trong các báo cáo khoa học, các nhà nghiên cứu, quản lí và hoạch định chính sách của nhiều quốc gia sẽ tọa đàm, thảo luận khoa học để tạo sự đồng thuận khoa học về quan niệm, khái niệm; phương pháp thống kê và những công cụ đo lường sự phát triển và đánh giá tác động của khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia đang phát triển; về quan điểm và thái độ chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực này trong bối cảnh thế giới nói chung và nhiều quốc gia nói riêng đang chịu nhiều tác động xấu của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công ở châu Âu, bất ổn chính trị ở châu Phi và Trung Đông.

Trong tay bạn đọc là cuốn kỉ yếu tập hợp một số báo cáo khoa học của Hội thảo, đề cập một sự đa dạng về chủ đề và phong phú về nội dung những vấn đề cơ bản của khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức ở nhiều quốc gia đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin. Lần đầu tiên những quan sát và nghiên cứu trực tiếp về khu vực kinh tế phi chính thức có sử dụng định nghĩa về khái niệm “kinh tế phi chính thức” của các tổ chức quốc tế được tập hợp và giới thiệu. Các kết quả nghiên cứu điều tra 1-2-3 phục vụ cho việc thống kê quy mô và đánh giá vai trò, tác động của khu vực kinh tế phi chính thức do nhóm DIAL-IRD thực hiện và công bố đã được sử dụng làm cơ sở cho các nghiên cứu về kinh tế phi chính thức ở Tây Phi, Cameroun và Việt Nam cũng được đề cập đến.

Xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã tham dự và có tham luận tại Hội thảo; các Bộ, cơ quan Việt Nam và nước ngoài đã tham gia hỗ trợ kỹ

Page 8: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

9LỜI NÓI ĐẦU

thuật và tài chính; các cá nhân và nhóm công tác đã tham gia nhiệt tình và hiệu quả, góp phần vào thành công của Hội thảo và cho ra đời ấn phẩm này. Lời cảm ơn đặc biệt xin gửi tới các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, đó là Martin Rama, Antoine Simonpiétri và Françoise Genouille. Cuối cùng, lời cảm ơn chân thành nhất xin gửi tới Bùi Thu Trang, cán bộ Văn phòng điều phối Hợp tác Pháp ngữ - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, vì những đóng góp của chị trong suốt quá trình làm việc.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này với bạn đọc gần xa cùng một lời nhắn nhủ rằng, chúng ta hãy cùng chung tay đóng góp bằng những việc làm thiết thực để phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức để nó ngày càng trở thành một công cụ được phát huy tác động tích cực tối đa cho xóa đói, giảm nghèo bền vững ở nông thôn và đô thị Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn.Thay mặt nhóm biên soạn và tác giả!

GS.TS. Đỗ Hoài Nam

Page 9: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

10 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Page 10: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

11TÓM TẮT TỔNG QUAN

TÓM TẮT TỔNG QUAN

Thách thức lớn về phát triển: nâng cao hiểu biết về kinh tế phi chính thức nhằm

đưa ra các chính sách phù hợp

Jean-Pierre Cling, Stéphane Lagrée, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud

Tại các nước đang phát triển, phần lớn công ăn việc làm được tạo ra đều tập trung ở khu vực phi chính thức, khu vực đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế quốc gia. Thậm chí có thể nghĩ rằng, khủng hoảng kinh tế thế giới còn làm gia tăng vai trò của khu vực phi chính thức khi rất nhiều công ăn việc làm bị cắt giảm tại các khu vực kinh tế chính thức. Để hiểu rõ hơn cơ chế vận hành của nền kinh tế ở các nước đang phát triển, cần thiết phải tìm hiểu thực tiễn của kinh tế phi chính thức. Đây cũng là việc làm cần thiết để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, một trong những quan tâm hàng đầu trong các chính sách phát triển. Đây là một thách thức lớn về chính trị, kinh tế và xã hội. Làn sóng “Mùa xuân Ả Rập” khởi phát tại Tunisie vào năm 2011 là do vụ tự thiêu của một người bán rong rau quả để phản kháng việc bị cảnh sát cấm bán hàng trên đường phố. Hơn nữa, khu vực phi chính thức hiện đang vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu cũng như chưa được tính đến nhiều trong các chính sách. Thậm chí khu vực này đôi khi còn bị nhìn nhận một cách tiêu cực như những gì chúng ta đã thấy qua làn sóng cách mạng xảy ra ở Tunisie như đã nêu trên.

Bất chấp những nỗ lực từ nhiều năm nay của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khu vực phi chính thức vẫn ít được biết đến. Đây là một trở ngại lớn trong việc đưa các vấn đề thuộc khu vực này vào các chính sách kinh tế của

Page 11: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

12 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

các quốc gia. Dựa theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, trong ấn phẩm này, khu vực kinh tế phi chính thức được hiểu là toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân phi nông nghiệp, không có đăng ký kinh doanh nhưng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phục vụ thị trường1. Còn việc làm phi chính thức được định nghĩa là việc làm không có chế độ bảo hiểm và phúc lợi. Để định nghĩa chính xác thế nào là việc làm phi chính thức cần phải xét đến nhiều đặc điểm: chế độ bảo hiểm và phúc lợi xã hội, hợp đồng thành văn, bảng lương, bồi thường thất nghiệp v.v... Xét theo các định nghĩa này, có thể thấy việc làm phi chính thức bao gồm hai loại chính riêng rẽ, đó là việc làm trong khu vực phi chính thức và việc làm không có bảo hiểm trong khu vực chính thức. Theo định nghĩa của ILO (2003), khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức tạo nên cái mà chúng ta gọi là kinh tế phi chính thức.

Tình trạng thiếu số liệu thống kê chính xác về kinh tế phi chính thức cũng là một thách thức khác cần phải giải quyết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: các định nghĩa đưa ra không rõ ràng, nằm ngoài tầm kiểm soát của những người làm thống kê; thiếu sự quan tâm của các cơ quan quản lí do đây là khu vực hoạt động nằm ngoài lề nền kinh tế và không đóng thuế; khó khăn trong việc đo lường bởi đây là khu vực nằm ngoài lề nền kinh tế; và cuối cùng là định kiến cho rằng khu vực phi chính thức là biểu hiện của tình trạng kém phát triển và cần phải dần dần biến mất khỏi nền kinh tế khi đất nước phát triển. Dù vậy, việc thiếu các số liệu thực tế cũng làm hạn chế tính xác đáng của các phân tích được đưa ra trong các báo cáo quốc tế về chủ đề này (nhất là các báo cáo năm 2009 của ILO, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD; Bacchetta và những người khác, 2009; Jutting và de Laiglesia, 2009). Ngoài ra, do thiếu các số liệu xác đáng, nhìn chung các nghiên cứu về chủ đề này đều phải sử dụng các định nghĩa gần liên quan (ví dụ “doanh nghiệp nhỏ và vừa”) và chỉ mang tính tương đối (Guha-Khasnobis và Kanbur, 2006).

Ngoài việc thiếu các số liệu xác đáng, việc nhầm lẫn về khu vực phi chính thức còn do khu vực này vốn có nhiều hình thức cũng như động lực làm việc khác nhau. Trong các nghiên cứu kinh tế đã được thực hiện, có thể thấy có ba

1 Có nhiều định nghĩa khác nhau về khu vực kinh tế phi chính thức được đưa ra tùy theo hoàn cảnh mỗi nước: thiếu hệ thống sổ sách kế toán, quy mô doanh nghiệp (số lượng người làm) nhỏ hơn một ngưỡng nhất định.

Page 12: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

13TÓM TẮT TỔNG QUAN

phương pháp tiếp cận chủ đạo đã được sử dụng để tìm hiểu về nguồn gốc và nguyên nhân của tính phi chính thức (Roubaud, 1994; Bacchetta và những người khác, 2009):

• Phương pháp tiếp cận “hai mặt/kép” được sử dụng trong các nghiên cứu của Lewis (1954) và Harris-Todaro (1970). Phương pháp này dựa trên mô hình thị trường lao động kép, trong đó khu vực phi chính thức được coi như một thành phần còn sót lại của thị trường lao động và không có liên hệ với khu vực kinh tế chính thức; khu vực kinh tế mưu sinh này tồn tại chỉ bởi vì khu vực kinh tế chính thức không có khả năng tạo đủ việc làm cho người lao động;

• Phương pháp tiếp cận “cơ cấu”, khác với phương pháp thứ nhất, phương pháp tiếp cận này nhấn mạnh quan hệ phụ thuộc qua lại giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức (Moser, 1978; Portes và những người khác,1989), dựa trên tinh thần của chủ nghĩa Marx, theo đó, khu vực phi chính thức tham gia vào hệ thống tư bản chủ nghĩa theo quan hệ phụ thuộc. Khu vực này cung cấp lao động và sản phẩm giá rẻ cho các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức, đồng thời làm tăng tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế;

• Phương pháp tiếp cận mang tính “pháp lí”, theo đó, khu vực phi chính thức được tạo nên từ các doanh nghiệp siêu nhỏ, hoạt động phi chính thức nhằm thoát khỏi các biện pháp điều chỉnh về kinh tế (de Soto, 1994). Cách tiếp cận theo trường phái tự do này trái ngược với hai cách tiếp cận ở trên, vì cho rằng việc lựa chọn vị thế phi chính thức là tự nguyện và có nguyên nhân là do chi phí để chính thức hóa và đăng ký kinh doanh quá tốn kém.

Ấn phẩm này tập hợp một số báo cáo được trình bày tại một Hội thảo quốc tế tổ chức tại Hà Nội2. Độc giả sẽ thấy được sự đa dạng về chủ đề cũng như phạm vi địa lí của các báo cáo trình bày tại hội thảo, trải từ châu Á qua

2 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) đồng tổ chức Hội thảo quốc tế Khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức tại Hà Nội vào tháng Năm năm 2010, với sự hỗ trợ của nhiều cơ quan, Bộ, ngành của Việt Nam cũng như các cơ quan viện trợ lớn có hoạt động tại Việt Nam. Về phía Việt Nam, có Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê; các tổ chức quốc tế gồm: Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (Xem thêm tại www.tamdaoconf.com). Sáng kiến tổ chức hội thảo được đưa ra trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu của nhóm DIAL - IRD phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Tổng cục Thống kê từ năm 2006 đến năm 2011.

Page 13: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

14 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

châu Phi và châu Mỹ Latin. Các nhà nghiên cứu cũng đến từ nhiều nước khác nhau với gần một nửa đến từ các nước đang phát triển và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau với tư cách là giảng viên - nghiên cứu viên của các trường đại học hoặc viện nghiên cứu, một số là chuyên gia của các tổ chức quốc tế (ILO, WTO, AFRISTAT) hoặc cán bộ thuộc các cơ quan quản lí đến từ các nước phía Nam. Hội thảo là dịp để điểm lại tình hình của các nghiên cứu về chủ đề này. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu mới nhất, hội thảo góp phần tiến tới xây dựng các chính sách dành cho khu vực phi chính thức cũng như tìm ra các phương pháp tiếp cận chung trong việc đưa ra định nghĩa cũng như các công cụ đo lường cho khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức tại các nước đang phát triển3. Liên quan đến điểm cuối này, đây sẽ là ấn phẩm đầu tiên tập hợp các quan sát và nghiên cứu trực tiếp về kinh tế phi chính thức có sử dụng định nghĩa của các tổ chức quốc tế. Các nghiên cứu điều tra 1-2-3 phục vụ cho việc đo lường kinh tế phi chính thức do nhóm DIAL thực hiện và công bố là cơ sở cho các nghiên cứu về Tây Phi, Cameroun, Peru và Việt Nam cũng được giới thiệu.

Ấn phẩm bao gồm bốn phần với phỏng vấn dẫn đề của F.Bourguignon, giới thiệu chung về các vấn đề chính liên quan đến khu vực phi chính thức. Phần một giới thiệu các yếu tố phân bổ việc làm theo khu vực và các nguyên nhân dẫn đến việc người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức cũng như mức độ hài lòng của họ về công việc. Phần hai phân tích các ràng buộc, khó khăn về kinh tế, thể chế và xã hội đối với khu vực phi chính thức ở các nước đang phát triển: tham nhũng, các yếu tố về hiệu quả sản xuất và tham gia vào nền kinh tế. Nội dung của phần ba là sự vận động ở các cấp độ vi mô và vĩ mô của khu vực phi chính thức, từ đó dẫn tới nghiên cứu sự chuyển dịch giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức, cũng như quan hệ giữa việc làm phi chính thức, thu nhập và nghèo đói. Phần bốn đề cập các vấn đề về chính sách kinh tế đối với khu vực kinh tế phi chính thức và mở rộng hơn tới quan hệ giữa toàn cầu hóa và tính phi chính thức của khu vực này.

Qua các nghiên cứu được giới thiệu trong ấn phẩm, có thể rút ra một thông điệp chính. Đó là, những đặc điểm chính của khu vực phi chính thức

3 Vì khuôn khổ không cho phép nên các nghiên cứu về đề tài này không được in trong ấn phẩm mà sẽ được in riêng trong số đặc biệt của tạp chí STATECO (Xem trên trang: http://www.dial.ird.fr/publications/stateco).

Page 14: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

15TÓM TẮT TỔNG QUAN

cho thấy có sự tương đồng sâu sắc giữa các nước đang phát triển, điều này đã được Cling và những người khác (2010) nhấn mạnh: lao động trình độ tay nghề thấp, việc làm bấp bênh; điều kiện làm việc không đảm bảo, thu nhập thấp; phân tán và thu nhỏ các cơ sở sản xuất, thiếu kết nối với khu vực kinh tế chính thức; v.v... Do người lao động không được đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm nên khu vực phi chính thức trở thành cứu cánh cho những người đang phải tìm việc hoặc rời bỏ nông nghiệp. Điều này phù hợp với tinh thần của phương pháp tiếp cận hai mặt/kép của thị trường lao động đã được giới thiệu ở trên. Đây là vai trò chủ đạo cho dù các nước đang phát triển có trình độ phát triển không giống nhau. Ở điểm này, chúng tôi tán thành các kết luận của Banerjee và Duflo (2012), theo đó, người nghèo buộc phải tự mình thành lập doanh nghiệp cho mình hơn là được lựa chọn để làm điều đó. Kết luận chung này không mâu thuẫn với thực tế là khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức ở các nước có mức độ đa dạng rất lớn, điều này được khẳng định trong nhiều phần của ấn phẩm. Cuối cùng, việc xây dựng các chính sách hỗ trợ là một việc cần làm, cho dù đây là một nhiệm vụ nhiều khó khăn.

Phân khúc việc làm giữa khu vực kinh tế chính thức và khu vực kinh tế phi chính thức

Nội dung của phần này là các yếu tố quyết định tới việc phân bổ việc làm theo lĩnh vực hoạt động trong kinh tế phi chính thức (khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức). Câu hỏi chính được đặt ra là: tại sao người lao động lại làm việc trong khu vực phi chính thức, liệu có phải do họ chủ động lựa chọn hay họ buộc phải làm việc trong khu vực này? Tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này có thể sẽ giúp kiểm chứng được tính xác đáng của các phương pháp tiếp cận “hai mặt/kép”, “cơ cấu” và “pháp lí” đã giới thiệu ở trên.

Nghiên cứu so sánh đặc điểm của người lao động trong hai khu vực chính thức và phi chính thức cũng như điều kiện làm việc và thu nhập của họ cho thấy kinh tế phi chính thức thường tiếp nhận lao động có trình độ tay nghề ở mức thấp nhất và lao động nhập cư, và việc làm trong khu vực này cũng có mức thu nhập thấp nhất (ngoài nông nghiệp). Đặc điểm cuối cùng là việc làm trong khu vực phi chính thức nhìn chung thường được coi là việc làm tạm thời trong khi chờ tìm được việc làm khác tốt hơn trong khu vực chính thức. Như vậy có thể thấy, làm việc trong khu vực này thường là do bắt buộc chứ không phải là

Page 15: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

16 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

lựa chọn tự nguyện nguyên do từ tình trạng thừa lao động ở các nước đang phát triển. Kết quả này cho thấy cần phải nhìn nhận một cách tương đối những kết luận của nhiều nhà nghiên cứu ưu tiên sử dụng phương pháp tiếp cận “pháp lí” trong trường hợp của châu Mỹ Latin (de Soto, 1994; Maloney, 2004).

R. Maurizio (Phần 1.1) nghiêng về nghiên cứu mối quan hệ giữa vị thế phi chính thức, việc làm bấp bênh và phân phối thu nhập, cũng như mối quan hệ giữa tính phi chính thức trong lao động và nghèo đói. Nghiên cứu được tác giả thực hiện tại bốn nước Mỹ Latin (Argentina, Brasil, Chile và Peru). Từ nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra kết luận là có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa phi chính thức và nghèo đói. Người lao động phi chính thức (kể cả những người làm việc trong lĩnh vực phi chính thức và những người làm công ăn lương nhưng không có đăng ký) có trình độ học vấn trung bình thấp hơn người lao động trong khu vực chính thức. Đặc điểm chính của lao động trong khu vực này là số lượng lao động trẻ và lao động nữ nhiều hơn, chủ yếu làm việc nhiều hơn trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán, xây dựng và giúp việc. “Việc phân bổ thành phần” như vậy có tác động tiêu cực tới thu nhập của việc làm phi chính thức. Chênh lệch về mức lương giữa hai khu vực còn có nguyên nhân là sự chênh lệch trong năng suất giữa người lao động thuộc hai khu vực tính theo mỗi đặc điểm được sử dụng cho phân tích so sánh, điều này đặc biệt đúng ở hai nước Argentina và Peru. Khoảng cách chệnh lệch như vậy cho thấy dường như có hiện tượng phân tán trên thị trường lao động, với biểu hiện là người lao động phi chính thức không tiếp cận được việc làm chính thức vốn có mức thu nhập cao hơn.

M. Razafindrakoto, F. Roubaud và J.-M. Wachsberger (Phần 1.2) phân tích các yếu tố quyết định tới việc làm trong lĩnh vực phi chính thức (tự lựa chọn/bắt buộc) ở Việt Nam trên cơ sở mức độ hài lòng trong công việc và các dự định chuyển sang làm việc khác. Cách tiếp cận độc đáo này giúp mở rộng tiêu chí tiếp cận, không chỉ dừng lại ở tiêu chí duy nhất là mức thu nhập, thậm chí là một số điều kiện làm việc, mà còn tính đến tất cả các phương diện liên quan đến việc làm, trong đó có cả mối liên hệ với các hoạt động khác ngoài việc làm. Theo đó, việc làm trong khu vực phi chính thức vừa có mức thu nhập thấp nhất (ngoài nông nghiệp), vừa có mức độ hài lòng thấp nhất (tương đương với việc làm nông). Thông thường, đó là những việc làm đặt ở “mức thấp nhất trong các nấc thang công việc” mà người lao động bắt

Page 16: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

17TÓM TẮT TỔNG QUAN

buộc phải làm chứ không phải chủ động lựa chọn (khi họ thoát khỏi việc làm nông). Chính vì vậy, rất nhiều người lao động trong khu vực này, dù là tự làm chủ hay làm thuê – và nhất là trong trường hợp người lao động làm thuê - đều mong muốn thay đổi công việc, và tốt nhất là tìm được các công việc an toàn hơn trong khu vực chính thức.

Nguyễn Hữu Chí (Phần 1.3) nghiên cứu so sánh thực tế trong việc lựa chọn lĩnh vực hoạt động và thu nhập của người lao động ngoại tỉnh với người lao động nội thị ở các đô thị thuộc Đồng bằng sông Hồng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nhìn chung người lao động trong khu vực phi chính thức đều chịu thiệt thòi, cho dù họ có phải là người lao động ngoại tỉnh hay không và người lao động từ các vùng nông thôn thường chịu thiệt thòi nhiều nhất. Ngoài ra, theo mô hình di cư xác suất của Harris và Todaro (1970), việc làm phi chính thức thường là một lựa chọn tạm thời của người lao động nhập cư trong khi chờ đợi tìm được một việc làm có thu nhập tốt hơn. Chiến lược lựa chọn này được khẳng định qua câu trả lời của họ đối với các câu hỏi tìm hiểu về vấn đề này. Cuối cùng và theo phân tích ở phần trước về người lao động trong khu vực phi chính thức nói chung, thu nhập mỗi tháng càng cao, người lao động ngoại tỉnh càng ít muốn thay đổi công việc.

Sự tham gia của khu vực phi chính thức trong kinh tế chính thức được hai tác giả S. Fanchette và Nguyễn Xuân Hoản nghiên cứu thông qua trường hợp các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng (thuộc khu vực Hà Nội) (Phần 1.4). Sử dụng phương pháp tiếp cận địa lí, chủ yếu mang tính định tính, hai tác giả nhấn mạnh đặc điểm ranh giới không rõ ràng giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức do có sự liên kết chặt chẽ các doanh nghiệp siêu nhỏ ở các làng nghề. Mối liên kết này giúp cho các doanh nghiệp nhỏ, thông qua hoạt động gia công thuê, tham gia vào hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủ công nghiệp (dệt may, đồ gỗ, gốm sứ, v.v.). Đây là trường hợp điển hình cho việc áp dụng phương pháp tiếp cận mang tính “cơ cấu”. Tuy nhiên, việc liên kết hai khu vực chính thức và phi chính thức như vậy nói chung chưa phổ biến ở Việt Nam, ngoài trường hợp điển hình của các làng nghề (Cling và những người khác, 2010), trong khi trước đây người ta vẫn nghĩ rằng ở các nước châu Á có mức tăng trưởng cao, khu vực phi chính thức tham gia hoàn toàn vào tiến trình đi lên của nền kinh tế thông qua các liên kết hoạt động gia công thuê cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Page 17: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

18 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Các ràng buộc về kinh tế, thể chế và xã hộiCác nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự đa dạng của khu vực phi chính thức,

với số lượng lớn các cơ sở tư nhân có quy mô, hiệu suất kinh tế, điều kiện hoạt động, v.v... hoàn toàn khác nhau (Guha-Khasnobis và Kanbur, 2006). Như vậy có thể thấy trong khu vực phi chính thức có sự phân hóa đa dạng với việc song song tồn tại của nhóm các cơ sở tư nhân có quy mô và hiệu suất kinh tế lớn và nhóm doanh nghiệp thấp hơn (chiếm đa số), thường là các cơ sở nhỏ hoạt động trong các điều kiện bấp bênh. Các cơ sở thuộc nhóm thấp hơn này thường phải hoạt động trong những điều kiện cực đoan và khó tham gia vào nhóm doanh nghiệp lớn, nguyên nhân chính là do thị trường đào tạo nghề và thị trường vốn chưa hoàn thiện (khó khăn trong huy động vốn, tiếp cận tín dụng). Ngoài những ràng buộc về kinh tế còn phải kể đến các ràng buộc về mặt thể chế xét theo phương pháp tiếp cận mang tính “pháp lí” (ví dụ tham nhũng), các vấn đề về thể chế khiến cơ sở phi chính thức không muốn thực hiện đăng ký để không phải chịu các quy định pháp lí quá cứng nhắc hoặc thoát khỏi tình trạng tham nhũng. Phần này cũng phân tích mối liên hệ giữa khu vực phi chính thức và vốn điều lệ. Cho đến nay, vấn đề này mới chỉ được đề cập chủ yếu bởi các nhà nhân học trong khi các chuyên gia kinh tế vẫn còn ít nghiên cứu đến. Các mối liên hệ về mặt xã hội cũng có thể có tác động tích cực (nếu các mạng lưới quan hệ giúp bổ sung cho những gì còn chưa hoàn thiện của thị trường lao động và thị trường vốn) hoặc tiêu cực – nếu xét trong trường hợp có sự đoàn kết bắt buộc và áp đặt chứ không phải tự nguyện giữa các thành viên trong gia đình. Chương hai này phân tích tính đa dạng của khu vực phi chính thức trong mối liên hệ với các ràng buộc về kinh tế, thể chế và xã hội. Địa bàn thực hiện các nghiên cứu giới thiệu trong phần này là khu vực châu Phi cận Sahara.

Nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật trong khu vực phi chính thức tại Madagascar do F. H. Rakotomanana thực hiện (Phần 2.1) dựa trên phương trình hồi quy phân vị cho thấy các cơ sở sản xuất phi chính thức thường có hiệu quả thấp: cùng một nguồn lực như nhau, có thể tăng gấp ba sản lượng với điều kiện gỡ bỏ các ràng buộc liên quan đến cung (khả năng tiếp cận vốn, có cơ sở nhà xưởng sản xuất phù hợp, v.v...) và đào tạo nghề. Các cơ sở kinh doanh và cơ sở do phụ nữ làm chủ thường có hiệu suất kinh tế thấp nhất. Kết quả kinh doanh có vẻ rất ổn định trong hai năm nghiên cứu (2001 và 2004).

Page 18: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

19TÓM TẮT TỔNG QUAN

P. Nguetse Tegoum (Phần 2.2) tập trung nghiên cứu vào điểm cuối này, thông qua việc đánh giá hiệu quả đóng góp của giáo dục trong khu vực phi chính thức ở Cameroun với phương pháp đối sánh và mô hình lựa chọn có tính đến các đặc điểm không thể quan sát được. Các đánh giá của nghiên cứu này cho thấy tác động quan trọng của giáo dục tới thu nhập của người lao động trong khu vực phi chính thức. Hoàn thành tốt chương trình giáo dục cơ sở (trước khi tham gia thị trường lao động hoặc sau khi quay lại trường học) giúp tăng thu nhập cho người lao động từ 20% - 33%. Hơn nữa, xác suất phải làm việc trong khu vực phi chính thức giảm đi khi trình độ học vấn tăng lên.

E. Lavallée và F. Roubaud (Phần 2.3) đã chỉ ra rằng, xét về tổng thể, có ít cơ sở phi chính thức có liên quan tới tham nhũng ở khu vực Tây Phi. Tuy nhiên, tỉ lệ cơ sở có dính líu đến tham nhũng tăng lên 37% nếu chỉ xét các cơ sở có liên hệ với các cơ quan nhà nước trong năm qua. Các cơ sở phi chính thức có quy mô lớn hơn, hoạt động trong lĩnh vực giao thông thường phải gặp các hiện tượng tham nhũng nhiều nhất. Mặt khác, đóng thuế4để đổi lấy các dịch vụ công giúp cải thiện được hiệu suất kinh tế của mình. Cuối cùng, việc cơ sở không thực hiện đăng ký thường có liên quan tới việc không nắm rõ quy định nhiều hơn là tới việc cố tình không đăng ký để không phải dính líu tới tham nhũng, điều này trái với nhận định đưa ra từ phương pháp tiếp cận mang tính “pháp lí”.

Hai phần tiếp theo nghiên cứu ảnh hưởng của các mối quan hệ gia đình tới khu vực phi chính thức tại khu vực Tây Phi, ảnh hưởng này được phân tích theo chiều kích không gian (mạng lưới quan hệ xã hội) và thời gian (quan hệ liên thế hệ). M. Grimm, F. Gubert, O. Koriko, J. Lay và C. J. Nordman (Phần 2.4) phân tích kỹ hơn tác động của “tình đoàn kết bắt buộc” mà những người trong gia đình còn ở lại làng áp đặt đối với những người ra thành phố làm ăn. Khoảng cách địa lí giữa nơi ở và nơi sinh được sử dụng để đánh giá lượng tiền gửi về cho gia đình. Theo nghiên cứu này, quan hệ gia đình càng ít chặt chẽ thì việc sử dụng vốn con người càng nhiều. Ngược lại, quan hệ gia đình họ hàng tồn tại trong phạm vi một đô thị sẽ làm tăng lượng vốn và lao động được sử dụng và như vậy sẽ các quan hệ đó sẽ có vai trò tương hỗ.

4 Vì không đăng ký nên các cơ sở phi chính thức không đóng thuế lợi nhuận hoặc thuế doanh thu. Ngược lại, họ lại đóng các loại thuế địa phương (trong trường hợp hoạt động ổn định ở một địa phương).

Page 19: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

20 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

L. Pasquier-Doumer (Phần 2.5.) bổ sung việc phân tích các yếu tố có tác động quyết định tới quyết định lựa chọn công việc trong khu vực phi chính thức bằng yếu tố quan hệ liên thế hệ. Tác giả xuất phát từ thực tế là có tồn tại mối tương quan chặt chẽ về vị thế phi chính thức giữa các thành viên liên thế hệ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, trái với kết quả quan sát được ở các nước phát triển, yếu tố lí giải cho sự tồn tại của mối tương quan này không phải là do cha mẹ truyền lại cho con cái các năng lực về quản lí, về vốn con người hoặc vốn kinh doanh. Do vậy, có bố làm kinh doanh cũng không mang lại lợi thế so sánh cho con cái, xét về hiệu suất kinh tế. Ngược lại, nếu các chủ cơ sở phi chính thức kế nghiệp gia đình thì lại có lợi thế so sánh. Có thể suy ra rằng, việc tham gia vào khu vực phi chính thức là lựa chọn tự nguyện của các chủ doanh nghiệp, những người được thừa hưởng từ các thế hệ trước hoặc có thể dựa vào truyền thống của gia đình.

Sự năng động vi mô – vĩ mô và nghèo đóiVề dài hạn, điều này cũng được F. Bourguignon nhận định trong phần

dẫn nhập. Có thể dự báo là mức độ phát triển của đất nước sẽ dẫn đến giảm dần tỉ trọng của kinh tế phi chính thức trong nền kinh tế quốc dân. Trường hợp của các nước phát triển với việc kinh tế phi chính thức chiếm vị trí không đáng kể, là một minh họa cho nhận định này. Câu hỏi đầu tiên mang tính chất kinh tế vĩ mô liên quan đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự vận động của khu vực phi chính thức. Việc phân tích thị trường lao động hoàn toàn có thể mở rộng sang phân tích tính năng động của việc làm, từ đó thiết lập mối liên hệ giữa sự vận động của khu vực chính thức/phi chính thức và môi trường kinh tế vĩ mô (Bacchetta và những người khác, 2009). Sự phân hóa dẫn tới việc một số lao động trong khu vực phi chính thức không nhận được một mức thu nhập đủ để thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc nhu cầu của gia đình. Như vậy, vị thế phi chính thức chính là một yếu tố đặc thù trong hoàn cảnh nghèo đói của các hộ gia đình và mối liên hệ giữa vị thế phi chính thức và nghèo đói ở đây được nghiên cứu theo cả hai phương pháp tiếp cận kinh tế vĩ mô và vi mô.

F. Verdera (Phần 3.1) phân tích sự vận động của việc làm trong khu vực phi chính thức ở các đô thị khu vực Nam Mỹ (10 nước) giai đoạn 1970-2008. Theo chúng tôi biết, đây là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu dữ liệu thời gian

Page 20: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

21TÓM TẮT TỔNG QUAN

cho toàn châu lục. Nghiên cứu này cho thấy trong những năm 1990, giai đoạn hậu cải cách cơ cấu và kinh tế tăng trưởng kém, việc làm trong khu vực phi chính thức có mức tăng mạnh. Ngược lại, nửa sau thập kỷ những năm 2000 cho tới khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỉ trọng việc làm của khu vực phi chính thức giảm, do GDP tăng mạnh. Đánh giá kinh tế lượng cho thấy việc làm trong khu vực phi chính thức có mối tương quan tỉ lệ nghịch với tăng trưởng GDP và tương quan tỉ lệ thuận với mức tăng của dân số trong độ tuổi lao động, tỉ lệ việc làm và năng suất lao động. Như F. Bourguignon trong ấn phẩm này đã nhận xét, lí do trước hết của tình trạng gia tăng việc làm trong khu vực phi chính thức chính là tình trạng thiếu tăng trưởng ở khu vực Nam Mỹ từ những năm 1970.

F. Groisman (Phần 3.2) nghiên cứu sự vận động của việc làm và thu nhập ở Argentina giai đoạn đầu những năm 2000, đây là giai đoạn tăng trưởng kinh tế đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng nghiêm trọng xảy ra vào đầu thập kỷ. Tỉ trọng việc làm trong khu vực chính thức (chiếm gần 40 % tổng số việc làm) vẫn giữ nguyên mức từ đầu những năm 1990. Ngược lại, tỉ trọng việc làm của khu vực phi chính thức (khoảng 55 % tổng số việc làm) lại tăng lên dưới tác động kết hợp của các chương trình cải cách cơ cấu và sau đó là khủng hoảng kinh tế. Sau đó tỉ trọng này lại giảm nhờ kinh tế phục hồi, đồng thời tỉ lệ nghèo tuyệt đối vốn trước đây tăng lên mức hơn 50% trong giai đoạn ngay sau khủng hoảng cũng đã giảm. Tuy nhiên, các hộ gia đình thuộc nhóm nghèo nhất ít được hưởng lợi từ tăng trưởng, trong khi tình trạng bất bình đẳng không thay đổi: ít tiếp cận với việc làm, nếu có thì thường là việc làm chất lượng thấp ở trong khu vực kinh tế phi chính thức; việc làm và thu nhập thường bấp bênh với mức độ cao hơn mức độ bấp bênh trung bình, do vậy họ thường là những đối tượng dễ bị tổn thương ở mức cao.

X. Oudin (Phần 3.3) phân tích sự vận động của thị trường lao động Thái Lan trong giai đoạn dài 35 năm từ năm 1970 đến năm 2005. Trong suốt giai đoạn tăng trưởng và công nghiệp hóa mạnh – giai đoạn bị ngắt quãng do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997–, việc làm trong khu vực phi chính thức có xu hướng giảm. Kể từ khi xảy ra khủng hoảng, tỉ trọng tương đối của khu vực phi chính thức trong tổng số việc làm có xu hướng ổn định, mà nguyên nhân có liên quan tới tình trạng suy giảm tăng trưởng. Mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm trong khu vực phi chính thức phù

Page 21: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

22 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

hợp với kết quả nghiên cứu thực hiện tại khu vực châu Mỹ Latin cũng được giới thiệu trong phần này. Tuy nhiên, các điều tra tiểu sử do tác giả thực hiện cũng cho thấy có hiện tượng di cư lao động rất mạnh (đặc biệt là lao động trong khu vực phi chính thức), cũng như có sự chuyển dịch mạnh giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức. Theo các điều tra tiểu sử đã được thực hiện, người lao động Thái Lan vẫn tiếp tục thể hiện thái độ không thích làm việc trong lĩnh vực làm công ăn lương đi kèm với mong muốn độc lập rất mạnh mẽ, mong muốn này có thể được thỏa mãn nếu họ tự mở một hoạt động kinh doanh hoặc làm ăn trong lĩnh vực phi chính thức.

Nghiên cứu của J. Herrera và N. Hidalgo (Phần 3.4) thực hiện tại Peru tiếp tục đi sâu hơn những nội dung trong phần trước, với chủ đề về chuyển đổi trên thị trường lao động. Nghiên cứu này được thực hiện với phương pháp tiếp cận kinh tế vi mô trên cơ sở các dữ liệu thu thập dài hạn từ các điều tra hộ gia đình. Được thực hiện trong giai đoạn 2002-2010, nghiên cứu này đã chỉ ra sự đa dạng rất lớn của các cơ sở trong khu vực phi chính thức, với một số lượng nhất định các cơ sở có thu nhập khá cao nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều các cơ sở nghèo. Như đã thấy ở phần trước, nhìn chung ở khu vực châu Mỹ Latin, tỉ trọng của khu vực phi chính thức trong tổng việc làm giảm trong giai đoạn những năm 2000 (tuy nhiên năm 2010, tỉ trọng của việc làm phi chính thức vẫn cao hơn mức của năm 2002). Ở cấp độ vi mô, tỉ lệ phá sản và tỉ lệ thành lập mới của các cơ sở sản xuất phi chính thức (viết tắt tiếng Pháp là UPI) rất cao (khoảng 35 % năm 2010), lưu ý là việc chủ một cơ sở sản xuất phi chính thức bị rơi vào cảnh nghèo hoàn toàn có liên quan đến việc cơ sở đó bị phá sản, theo mô hình đa thức logit. Kết quả này nêu lên mối liên hệ chặt chẽ giữa nghèo đói và khu vực phi chính thức và đặt ra vấn đề là các chính sách phát triển cần phải quan tâm nhiều hơn tới việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, đồng thời tăng năng suất cho khu vực phi chính thức. Hiện nay, triển vọng này còn ít được quan tâm trong các chính sách công, đây là chủ đề được phân tích sâu hơn trong chương cuối của ấn phẩm.

Chính sách nào cần được đưa ra? Chính do cách nhìn đơn giản hóa được nhắc đến ở trên còn rất phổ biến,

theo đó sự phát triển kinh tế sẽ xóa bỏ dần kinh tế phi chính thức, mà các

Page 22: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

23TÓM TẮT TỔNG QUAN

chính sách kinh tế ở đa số các nước đang phát triển còn chưa chú ý đến khu vực phi chính thức.

Chính cách nhìn như vậy đã dẫn đến tình trạng chú trọng nhiều đến tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế hơn là đến việc tìm cách giúp đỡ, hỗ trợ cho một khu vực đang có nguy cơ biến mất khỏi nền kinh tế. Ngoài ra, các chính sách dành cho khu vực phi chính thức hiện đang phải đối mặt với một mâu thuẫn khó giải quyết, ít nhất là xét theo biểu hiện bề ngoài: liệu có nên hỗ trợ cho khu vực phi chính thức khi mà sự hỗ trợ đó có nguy cơ khiến cho khu vực này càng phình ra hay không? Hoặc có nên thúc đẩy việc chuyển dịch khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức để cải thiện năng suất và thu nhập (và đánh thuế các thu nhập đó). Lưu ý là quá trình chuyển đổi như vậy là một quá trình dài hơi (vì những lí do mang tầm kinh tế vĩ mô và vi mô được tranh luận trong suốt phần dẫn nhập này). Cuối cùng, xác định chính sách nào sẽ được áp dụng cũng phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán đâu là các yếu tố quyết định tới việc làm trong khu vực phi chính thức. Theo phương pháp tiếp cận kép, cần phải khuyến khích việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp chính thức. Theo phương pháp tiếp cận mang tính cơ cấu, chính sách cần áp dụng lại là cải thiện việc tuân thủ hệ thống các quy định pháp luật. Còn phương pháp tiếp cận mang tính pháp lí lại đề xuất giảm bớt các quy định và giảm phí đăng ký. Nội dung của phần này quan tâm đến các chính sách dành cho khu vực phi chính thức, lưu ý là toàn bộ chương cuối sẽ được dành cho vấn đề về việc làm phi chính thức.

M. Bacchetta, E. Ernst và J. Bustamante (Phần 4.1) giới thiệu bức tranh tổng thể về mối liên hệ giữa toàn cầu hóa và việc làm phi chính thức ở các nước đang phát triển. Trong phần một, các tác giả chỉ ra rằng không có quan hệ đơn thuần giữa việc quốc tế hóa một nền kinh tế và sự thay đổi của việc làm trong khu vực phi chính thức. Trong phần hai, các tác giả đã nêu ra bốn kênh ảnh hưởng của thị trường lao động phi chính thức tới các kết quả kinh tế vĩ mô. Ba kênh đầu tiên có ảnh hưởng nhìn chung là tiêu cực, theo đó, vị thế phi chính thức có xu hướng thu hẹp sự đa dạng trong xuất khẩu, hạn chế quy mô và năng suất của cơ sở và làm tăng tính dễ bị tổn thương và tình trạng nghèo đói. Theo nghiên cứu này, kênh duy nhất có thể có tác động tích cực có liên quan đến việc cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ với giá rẻ hơn, đặc biệt trong phạm vi các sản phẩm gia công thuê cho khu vực chính thức.

Page 23: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

24 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Các đề xuất chính sách kinh tế mà các tác giả đưa ra rất khái quát nhưng cũng mang tính đổi mới. Một mặt, cần khuyến khích việc chuyển dịch khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức thông qua việc cải thiện hoạt động truyền thông, cải cách và đơn giản hóa các thủ tục thuế, đồng thời cần phải đảm bảo các dịch vụ bảo hiểm xã hội cơ bản cho những người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Ngoài ra nâng cao ý thức tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về lao động trong khu vực kinh tế chính thức cũng sẽ có tác động tích cực tới kinh tế phi chính thức. Cuối cùng, tăng cường phối hợp cải cách thương mại và chính sách lao động việc làm cũng là một biện pháp cần thiết.

J.-P. Cling, M. Razafindrakoto và F. Roubaud (Phần 4.2) chỉ ra rằng, mặc dù kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, nhưng khu vực phi chính thức vẫn tiếp tục tồn tại trong nền kinh tế. Đây là nguồn việc làm phi nông nghiệp quan trọng. Tỉ trọng của khu vực này còn có xu hướng tăng lên cùng với quá trình chuyển đổi nông nghiệp. Các tác giả cũng nêu lên thực tế là kinh tế phi chính thức rất dễ bị tác động từ các cú sốc kinh tế vĩ mô do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Khu vực phi chính thức đóng vai trò giải tỏa căng thẳng trên thị trường lao động, đặc biệt nhờ số lượng việc làm tạo ra trong khu vực này tăng lên, ngoài ra tỉ lệ người lao động kết hợp làm nhiều công việc cũng tăng lên.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng khu vực này đã không được chú trọng trong các chính sách hỗ trợ kinh tế được đưa ra sau khủng hoảng. Các tác giả khuyến cáo cần phải chính thức công nhận sự tồn tại và vai trò của khu vực phi chính thức (điều này đòi hỏi phải đưa ra được một định nghĩa đồng nhất về khu vực này), tăng cường sự minh bạch và đơn giản hỏa thủ tục đăng ký và áp dụng các chính sách phù hợp dành riêng cho khu vực này, và các chính sách hiệu quả nhất phải được xây dựng trên cơ sở các thông tin dữ liệu chính xác, cụ thể.

Hai phần cuối của ấn phẩm quan tâm đến việc thực hiện cụ thể các chiến lược đó tại Việt Nam. A. Salvini (Phần 4.3) nhất mạnh một điểm là lần đầu tiên chiến lược quốc gia về việc làm giai đoạn 2011-2020 được Chính phủ Việt Nam thông qua đã tính đến những thách thức trong lĩnh vực việc làm phi chính thức, trên cơ sở các nghiên cứu phân tích của ILO và các tác giả của các nghiên cứu giới thiệu trong ấn phẩm. Qua các nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu đều nỗ lực để làm sao hướng tới được mục tiêu này. Cụ thể, Chiến lược quốc gia về việc làm của Việt Nam đặt mục tiêu giảm tỉ trọng việc làm phi chính thức và cải thiện các dịch vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Page 24: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

25TÓM TẮT TỔNG QUAN

Chiến lược này hướng đến mục tiêu hài hòa với các chính sách kinh tế chung về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, Chiến lược này cũng tuân thủ các nguyên tắc đưa ra trong Công ước 122 của ILO mà Việt Nam vừa ký, trong đó có nguyên tắc phải thiết lập đối thoại giữa người lao động, người sử dụng lao động và công đoàn cũng như các bên có liên quan (kể cả đối với trường hợp người sử dụng lao động là chủ cơ sở phi chính thức) về các chính sách lao động và việc làm. Hiện các chương trình và biện pháp cụ thể đang được chuẩn bị vào thời điểm các đường hướng lớn này được xây dựng.

Cuối cùng, P. Castel (Phần 4.4.) quan tâm đến vấn đề bảo hiểm xã hội (y tế và hưu trí) tại Việt Nam. Tuy nhiên, các kết luận tác giả đưa ra nằm ở tầm rộng hơn. Tại Việt Nam, một đất nước mới trở thành nước có thu nhập trung bình năm 2010, vấn đề bảo hiểm xã hội trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng. Việc thu nhập được cải thiện, đồng nghĩa với việc mức đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng lên. Nếu xét định nghĩa của việc làm phi chính thức đưa ra ở trên (việc làm không có bảo hiểm xã hội), có thể thấy mở rộng đối tượng được bảo hiểm xã hội sẽ giảm được việc làm phi chính thức. Nghiên cứu này quan tâm đến cả các doanh nghiệp chính thức và cơ sở phi chính thức, tức là hai thành phần tạo ra việc làm phi chính thức. Rất nhiều doanh nghiệp chính thức có xu hướng khai báo mức lương thấp hơn để giảm, thậm chí trốn đóng bảo hiểm xã hội. Phân tích thực tế cho thấy, người lao động thường xuyên chấp nhận điều này vì tương quan chi phí/lợi ích thu được từ việc đóng phí bảo hiểm xã hội không khuyến khích họ tham gia. Một trong các giải pháp đề xuất là hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Tài liệu tham khảo5

Bacchetta, M., E. Ernst et J.P. Bustamante (2009), Globalization and Informal Jobs in Developping Countries, ILO et OMC, Genève.

Banerjee, A. et E. Duflo (2012), Repenser la pauvreté, Le Seuil, Paris.Cling, J.P., T.T.H. Nguyen, H.C. Nguyen, T.N.T. Phan, M. Razafindrakoto et

F. Roubaud (2010), The Informal Sector in Vietnam ; A focus on Hanoi and Ho Chi Minh City, The Gioi Publisher, Hanoï.

5 Những độc giả quan tâm đến các phương pháp luận trong nghiên cứu về kinh tế phi chính thức có thể tìm đọc các tham luận trình bày tại phiên toàn thể và lớp học chuyên đề về chủ đề này trong khuôn khổ của Khoá học mùa hè Tam Đảo được tổ chức thường niên từ năm 2007 (Xem website: www.tamdaoconf.com).

Page 25: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

26 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Guha-Khasnobis, B. Kanbur Et R. Kanbur (Dir.) (2006), Informal Labor Markets and Development, Palgrave McMillan, Londres.

Harris, J.R. et M.P. Todaro (1970), “Migration, Unemployment and Development: a Two-Sector Analysis”, American Economic Review 60(1) pp. 126-142.

Jutting, P. et J.R. De Laiglesia (Dir.) (2009), L’emploi informel dans les pays en développement ; une normalité indépassable ? OCDE, Centre de développement, Paris.

Lewis, W. A. (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour”, Manchester School 28(2), pp. 139-191.

Maloney, W. (2004), “Informality Revisited”, World Development 32 (7), pp. 1159-1178.

Moser, C. O. (1978), “Informal Sector or Petty Commodity Production: Dualism or Dependence in Urban Development”, World Development 6(9/10), pp. 1041-1064.

ILO (2003), “Guidelines Concerning a Statistical Definition of Informal Employment”, Seventeenth International Conference of Labour Statisticians, ILO, Genève, 24 novembre – 3 décembre.

Portes, A., M. Castells et L.A. Benton (1989), The Informal Economy: Studies in Advanced and Less Developed Countries, The John Hopkins University Press, Baltimore.

Roubaud, F. (1994), L'économie informelle au Mexique: de la sphère domestique à la dynamique macro-économique, Karthala/Orstom, Paris.

Soto (DE), H. (1994), L’autre sentier, La Découverte, Paris (édition originale parue en espagnol en 1986).

Page 26: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

27ĐỀ DẪN

Đề dẫn

HỘI THẢO CẦU TRUYỀN HÌNH PHỎNG VẤN ÔNG FRANÇOIS BOURGUIGNON1

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG KINH TẾ PARIS

Hà Nội-Paris, 14 tháng Tư 2010

Martin Rama: Tôi rất vui mừng giới thiệu Giáo sư François Bourguignon là chuyên gia toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế học phát triển. Ông là Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới2 từ năm 2003 đến 2007. Trong những năm này, ông đã đưa ra thảo luận một số vấn đề hàng đầu của thế giới về sự phát triển, bao gồm nghiên cứu về bất bình đẳng và đặc biệt đánh giá ảnh hưởng của các chính sách phát triển. Cả hai vấn đề trên đều là mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế học phát triển. Giáo sư Bouguignon cũng được nhiều người biết đến trong giới học thuật. Ông là người sáng lập nhóm DELTA danh tiếng tại Paris và hiện tại ông là người đứng đầu Trường Kinh tế Paris. Ông cũng là Tổng Biên tập của Thời báo Kinh tế châu Âu và đã xuất bản nhiều bài báo về vấn đề kinh tế và phát triển. Vì vậy thật là vinh dự cho chúng ta khi được Giáo sư Bourguignon chia sẻ quan điểm về những vấn đề liên quan đến khu vực kinh tế phi chính thức cho cuộc hội thảo quốc tế về khu

1 Cuộc phỏng vấn do Martin Rama (Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội, Jean-Pierre Cling, Mireille Razafi ndrakoto và François Roubaud (Viện Nguyên cứu Phát triển, DIAL, Hà Nội) thực hiện qua hội thảo cầu truyền hình. Những người phỏng vấn cảm ơn đội ngũ nhân viên Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội và tại Paris về việc tổ chức hội nghị truyền hình này và đặc biệt cảm ơn Nicolas Meyer (Viện Ngân hàng Thế giới tại Paris).2 Tên gọi đầy đủ của chức vụ này là “Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học”, là cấp bậc quản lí cao nhất về chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới.

Page 27: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

28 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức được tổ chức tại Hà Nội ngày 6 và 7 tháng Năm năm 2010.

Thưa Giáo sư Bourguignon, chúng tôi có một vài câu hỏi. Đây là câu hỏi thứ nhất.

Mireille Razafindrakoto: Thưa Giáo sư Bourguignon, để mô tả khu vực kinh tế phi chính thức, chúng ta có thể nói rằng trước đây khu vực kinh tế phi chính thức là một khái niệm thực tiễn và được coi là khu vực gây phiền toái, tụt hậu và thiếu kết nối; nó sẽ biến mất cùng với công nghiệp hoá thành công và đất nước phát triển. Nhưng ngày nay nhiều quan điểm khác đã chiếm ưu thế. Ở mức độ vi mô, một số chuyên gia cho rằng làm việc ở khu vực kinh tế phi chính thức có thể là sự lựa chọn thực sự và thận trọng, không nhất thiết là một sự lựa chọn ép buộc do thiếu cơ hội việc làm trong khu vực chính quy hiện đại. Vậy ông giải thích những quan điểm khác biệt này như thế nào?

François Bourguignon: Cảm ơn rất nhiều về câu hỏi của chị. Trước hết, xin nói rằng tôi rất vui được tham dự cuộc hội thảo này mặc dù qua cầu truyền hình. Đáng lẽ tôi có mặt ở Hà Nội thì tốt hơn. Tôi đã không đến Việt Nam được và tôi rất xin lỗi vì lịch làm việc không cho phép tôi đến Hà Nội lần này. Nào, hãy đi vào chủ đề rất quan trọng này, chủ đề phi chính thức mà lại hiện diện trong kinh tế học phát triển mãi mãi. Chúng ta phải nhớ rằng, về cơ bản, khu vực phi chính thức là đội quân dự bị mà chúng ta tìm thấy ở học thuyết Marx và cũng là nguồn cung lao động vô hạn mà ta tìm thấy trong mô hình rất nổi tiếng của Arthur Lewis. Điều quan trọng trong khái niệm phi chính thức này đi liền với đói nghèo và chống lại phi chính thức cũng là chống lại đói nghèo. Giảm khu vực phi chính thức là giảm đói nghèo. Bây giờ, khi các bạn nói rằng đây là một khái niệm theo kinh nghiệm, tôi thực sự không tin điều này cho lắm. Dường như đội quân dự bị mà tôi đề cập trước đây, tất cả định nghĩa của Lewis về tính hai mặt hay thuyết nhị nguyên còn hơn cả nền tảng trí tuệ, điều mà có rất nhiều ý nghĩa và rõ ràng tương xứng với thực tại. Nhưng các thuyết gia này chưa bao giờ tự hỏi mình cái gì sẽ là nội dung theo kinh nghiệm của vấn đề này. Bây giờ chúng ta có dữ liệu và cố gắng mô tả khu vực phi chính thức - và sau đó tôi nghĩ rằng trong cuộc thảo luận chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề là làm thế nào để định nghĩa về khu vực phi chính thức - nhưng bây giờ chúng ta có một số dữ liệu và đang thấy rằng mọi việc không đơn giản như mong muốn.

Page 28: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

29ĐỀ DẪN

Chúng ta thấy rõ rằng, khu vực kinh tế phi chính thức dường như không giảm một cách có hệ thống cùng với sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Đây thực sự là vấn đề nan giải vì chúng ta nghĩ rằng sự tăng trưởng là giải pháp đầu tiên hoặc giải pháp quan trọng nhất thoát khỏi đói nghèo. Chúng ta lại muốn thấy sự tăng trưởng có hệ thống sẽ dẫn tới giảm khu vực phi chính thức. Sau đó mới nhận thấy rằng, điều này không phải hoàn toàn đúng. Một lần nữa, cần phải quay lại vấn đề này với định nghĩa về khu vực phi chính thức. Nhưng những gì chúng ta quan sát hôm nay là một sự thay đổi phù hợp với những suy nghĩ của những nhà kinh tế phát triển, đó là sự dịch chuyển của hoạt động kinh tế từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị. Có thể cho rằng, khu vực nông thôn là khu vực phi chính thức tại nhiều nước đang phát triển. Quan điểm này đã làm yếu đi tầm quan trọng của khu vực kinh tế phi chính thức. Nhưng đồng thời - và đây chính là những gì rắc rối trong quan sát của chúng ta - cũng có tăng khu vực phi chính thức ở thành thị hoặc ít nhất đã có tăng trưởng trong khu vực thành thị nơi mà chúng ta thấy cả khu vực chính thức và phi chính thức cùng tăng trưởng. Vấn đề đặt ra là, khu vực phi chính thức ở thành thị nhiều hơn khu vực phi chính thức ở nông thôn và sau đó từ kết quả phân tích, bạn nói rằng trong khu vực phi chính thức có hai kiểu hành vi: có những người trong khu vực kinh tế phi chính thức sẽ làm bất cứ những việc gì có thể hay phải làm ở khu vực chính thức và những người không thể có việc gì làm ở khu vực chính thức và họ phải nhận bất cứ việc làm gì trong khu vực kinh tế phi chính thức. Và như chúng ta biết, rất khó có thể phân biệt giữa các trường hợp này. Nhưng đó lại là hiện hữu và là câu hỏi quan trọng nhất. Tôi muốn nói rằng, trong phân tích về khu vực phi chính thức thì cố gắng trả lời cho được câu hỏi đó.

Jean-Pierre Cling: Tôi nghĩ rằng ông đã trả lời được câu hỏi về sự biến động của khu vực kinh tế phi chính thức, nhưng không biết ông còn muốn đi sâu hơn vấn đề này không vì nhiều người nghĩ rằng khu vực kinh tế phi chính thức sẽ dần biến mất khi đất nước phát triển. Nhưng đây không phải những gì thực sự diễn ra tại các nước đang phát triển. Việt Nam là một điển hình. Chúng tôi đã đặt kế hoạch với các đồng nghiệp và những kế hoạch này gợi ý rằng, tỉ trọng của khu vực kinh tế phi chính thức trong toàn bộ việc làm sẽ tăng trong một vài năm tới và khu vực kinh tế phi chính thức đã là

Page 29: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

30 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

khu vực tạo công ăn việc làm chủ yếu tại Việt Nam và ở đây cũng chưa tính đến sản xuất nông nghiệp. Vậy ông phân tích tình huống này như thế nào?

François Bourguignon: Vậy câu hỏi là: Sự biến động của khu vực phi chính thức là gì? Chúng ta mong đợi gì? Chuyện gì sẽ diễn ra và làm thế nào có thể giải thích những gì đã quan sát? Sự mong đợi một cách lí tưởng tất nhiên là tăng trưởng kinh tế sẽ loại bỏ nhanh chóng khu vực kinh tế phi chính thức. Đây là ít nhiều những gì chúng ta đã quan sát ngày hôm nay tại các nước phát triển. Trong lịch sử, chúng ta có thể thấy khu vực kinh tế phi chính thức ở châu Âu, khu vực kinh tế phi chính thức tại Mỹ và khi có sự tăng trưởng kinh tế thì các khu vực này dần dần biến mất. Nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng nó vẫn còn đó. Các nhà xã hội học cho biết vẫn còn có khu vực kinh tế phi chính thức tại các nước này nhưng với quy mô rất nhỏ. Tại sao nó không hoạt động? Tại sao ở các nước phát triển lại như vậy? Có nhiều cách giải thích cho điều đó. Một giải thích cho rằng, có sự thay đổi về kĩ thuật và công nghệ mới trong các khu vực phi nông nghiệp của nền kinh tế nhưng với nhu cầu việc làm ngày càng ít đi. Điều đó có nghĩa là, khu vực kinh tế chính thức có năng suất tăng nhưng tạo ít việc làm. Chúng ta đã quan sát điều này tại nhiều nước. Ví dụ, nếu nhìn vào Trung Quốc, sau cải cách và mở cửa vào những năm 1980, sự phát triển của khu vực sản xuất của Trung Quốc đã làm tăng thêm việc làm trong khu vực chính thức. Ở chừng mực nào đó, việc làm tạo ra bởi khu vực sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu ở Trung Quốc đã giảm đáng kể và ngày hôm nay hệ số co giãn giữa việc làm và năng suất trong sản xuất công nghiệp là rất thấp tại Trung Quốc. Những gì ở đằng sau đó là sự thay thế của máy móc, kĩ thuật và công nghệ mới như đã đề cập ở trên.

Nhưng cũng còn cách giải thích khác. Tại nhiều nước, cụ thể là các nước thuộc châu Mỹ Latin, tăng trưởng đơn giản là không đủ nhanh để loại bỏ khu vực phi chính thức. Một lần nữa, nếu xem xét trường hợp châu Âu sau Thế chiến thứ II thì nhất định vẫn tồn tại khu vực kinh tế phi chính thức nhưng nó gần như biến mất sau khi nền kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng cực kỳ cao liên tục trong 26-30 năm.

Điều này giải thích cho sự biến mất của khu vực kinh tế phi chính thức ở châu Âu. Tại nhiều nước thuộc châu Mỹ Latin, tăng trưởng rất chậm chạp, vì thế khu vực phi chính thức vẫn còn quan trọng.

Page 30: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

31ĐỀ DẪN

Tiếp theo là một cách giải thích khác. Có những người trong xã hội bị thu hút bởi khu vực kinh tế phi chính thức vì họ muốn trốn thuế, các khoản chi trả đóng góp cho bảo hiểm xã hội, v.v. Phi chính thức có sức hút vì nó là một loại hình khác của tổ chức sản xuất kinh doanh và không phải loại hình dành cho tất cả các loại tổ thức sản xuất kinh doanh. Tất nhiên, nếu bạn có một công ty lớn, thật khó có thể tưởng tượng rằng bạn sẽ thuộc khu vực kinh tế phi chính thức. Nhưng với một cơ sở sản xuất nhỏ, nhất là quy mô cá thể, gia đình thì khu vực kinh tế phi chính thức nhất định là một sự lựa chọn. Một lần nữa, tại một số nước, chúng ta thấy rằng khu vực kinh tế phi chính thức là một lựa chọn. Xin kết thúc bằng cách nói rằng, tôi đã đọc một quyển sách có đề cập khu vực phi chính thức tại Việt Nam và tôi thấy quyển sách đó rất hay. Nó đã tóm lược rất tốt về những thắc mắc cơ bản về khu vực chính thức và khu vực phi chính thức3. Tôi đã nghĩ rằng câu chuyện của Việt Nam về khu vực kinh tế phi chính thức cũng khá thú vị. Nhưng, một vấn đề lớn trong quyển sách kia và trong một số tài liệu khác của châu Á là định nghĩa thế nào là khu vực kinh tế phi chính thức vẫn còn bỏ ngỏ.

Martin Rama: Ông đề cập đến định nghĩa làm nảy sinh ở chúng tôi một câu hỏi về tính không đồng nhất của khu vực kinh tế phi chính thức. Trên thực tế, có những người tình nguyện lựa chọn khu vực này và có cả những người bị ép buộc. Thật khó biết được điều gì khiến những người khác nhau tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức. Nó cũng có những hàm ý của định nghĩa. Đáng chú ý là, trong khi có một số người nhất trí về định nghĩa cho biết, cho dù chúng ta có thể thảo luận ý nghĩa của tỉ lệ thất nghiệp là gì ở các nước khác nhau thì phải có số liệu nhất quán của các nước khác nhau về thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp. Chúng ta không có có cơ sở để lí giải vấn đề trong mối liên hệ với khu vực kinh tế phi chính thức. Vì vậy, vấn đề được đặt ra là sự mờ nhạt và không đồng nhất của khu vực kinh tế phi chính thức. Làm thế nào chúng ta có thể đồng thuận về định nghĩa và có những gợi ý nào cho chính sách và nghiên cứu?

François Bourguignon: Đây hoàn toàn là trọng tâm của toàn bộ cuộc tranh luận. Hôm trước tôi đang cố gắng có được một vài quan điểm về khu vực

3 Cling J.-P., Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Hữu Chí, Phan Thị Ngọc Trâm, Razafi ndrakoto M. và Roubaud F., 2010. Khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam: Kết quả điều tra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

Page 31: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

32 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

kinh tế phi chính thức ở một vài nước trên thế giới và công việc này đã hoàn thành. Sau đó tôi tìm thấy một tờ báo viết về Trung Quốc có đề cập là, hầu hết việc làm được tạo ra ở Trung Quốc đều từ khu vực kinh tế phi chính thức. Con số đưa ra khiến tôi không thể tin được vì nó rất lớn. Sau đó tôi phải xem xét định nghĩa đã sử dụng. Trong định nghĩa, về cơ bản, các công ty và tập đoàn không thuộc sở hữu nhà nước thì không có quan hệ mua bán công khai. Điều này đưa đến định nghĩa của khu vực kinh tế chính thức là vô cùng hạn chế. Ở Trung Quốc, tình huống trước đây là chỉ có các công ty thuộc sở hữu nhà nước được coi là khu vực kinh tế chính thức, còn lại đều hoàn toàn là phi chính thức. Tiếp đến, ngày càng nhiều các công ty tư nhân kết hợp chặt chẽ với nhau, nhưng không nhất thiết giao dịch công khai. Điều đó có nghĩa rằng, định nghĩa về phi chính thức ở đây khác với các quốc gia khác. Ví dụ ở châu Mỹ Latin, định nghĩa dựa vào quy mô của cơ sở sản xuất nơi nhân công được thuê vào làm việc. Hầu hết cơ sở sản xuất và kinh doanh tự làm chủ là phi chính thức. Sản xuất ở hộ gia đình cũng được xếp vào khu vực kinh tế phi chính thức.

Vấn đề đặt ra là ngưỡng về mặt quy mô. Quy mô đó là hai hay năm nhân viên? Chúng ta làm gì với các cửa hàng bán lẻ nhỏ nhưng có đăng kí chính thức và có ít nhân viên? Lĩnh vực này vô cùng khó. Từ quan điểm đó tôi muốn nói rằng, có thể sẽ không có cách nào tốt để làm những so sánh mang tính chất quốc tế. Vấn đề thực sự là nằm ở việc phân tích sự phát triển phi chính thức trong một quốc gia làm nên khái niệm kinh tế phi chính thức riêng hoặc giữ nguyên khái niệm kinh tế phi chính thức như nhiều người quan niệm... Vì vậy mới có các cuộc điều tra về lực lượng lao động, giống như trường hợp của Việt Nam. Nếu những cuộc điều tra này được tiến hành đều đặn trong một thời gian dài thì sẽ đánh giá được sự phát triển của khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức. Nhưng điều thiết yếu là chúng ta phải có cách thu thập số liệu theo cách nhất quán. Tôi nhớ rằng, tôi bắt đầu làm việc từ rất lâu (25 năm trước hoặc hơn) về khu vực kinh tế phi chính thức ở Columbia và tôi đã sử dụng kết quả các cuộc điều tra về lực lượng lao động. Sau đó Cơ quan Thống kê quyết định không đặt thêm câu hỏi nào về quy mô của các công ty. Vì vậy, tôi đã không thể tiếp tục hoàn thành việc phân tích chuỗi phát triển của khu vực kinh tế phi chính thức tại Columbia. Điều này khá quan trọng.

Bây giờ, có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này. Tôi biết rằng có một số vấn đề đã được đề cập đến trong cuốn sách về Việt Nam mà tôi đã có nhắc đến.

Page 32: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

33ĐỀ DẪN

Một vài người cho rằng, cho dù các doanh nghiệp nhỏ và cơ sở sản xuất quy mô gia đình có hợp đồng lao động hay không thì vẫn thuộc khái niệm kinh tế phi chính thức. Dù có đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn là một phần trong đó. Tất cả đều đáng bàn cãi. Tôi đơn giản muốn kết luận điều này bằng việc đề cập đến một khái niệm mà tôi làm việc với anh Martin và đồng nghiệp Stefano Scarpetta khi tôi đang làm việc tại Ngân hàng Thế giới, và bây giờ là OECD tại Paris. Chúng tôi viết một bài báo về “Những việc làm tốt, Những việc làm tồi”. Tôi muốn nhắc đến một câu chuyện cũ về ILO, nơi mà chúng tôi nghĩ rằng có quan niệm đúng đắn và thú vị để xem xét về mặt thu nhập gắn liền với công việc. Việc làm tốt là việc mà thu nhập cho phép bạn thoát khỏi đói nghèo nếu bạn sống trong một hộ gia đình điển hình; và một việc làm tồi cũng là một việc làm mà thu nhập từ nó không cho phép bạn thoát nghèo. Chúng tôi đã nghĩ rằng đó là cách thú vị để xem xét khu vực chính thức hay phi chính thức của nền kinh tế, bởi vì bạn có việc làm tồi trong khu vực kinh tế chính thức và việc làm tốt trong khu vực kinh tế phi chính thức và sự tương quan khá mạnh giữa chính thức - phi chính thức và việc làm tốt - việc làm tồi. Đây là quan niệm bạn có thể sử dụng dễ dàng hơn và nếu bạn muốn so sánh mang tính chất quốc tế thì điều đó cũng có thể.

François Roubaud: Xin cảm ơn. Tôi muốn có một ý nhỏ: Ông có nói rằng, 25 trước đây ông làm việc tại Columbia và khu vực kinh tế phi chính thức trên thực tế đã có từ hơn 30 năm trước. Đó là một thời gian dài và ông đã nhìn thấy sự phát triển của khu vực này, từ cả phía nghiên cứu lẫn chính sách. Chúng ta đã bàn tới các yếu tố kinh tế, hành vi vi mô và vĩ mô và cũng đã nói đến các khái niệm. Bây giờ nói đến chính sách, cho dù không biết chính xác khu vực kinh tế phi chính thức là gì. Có vài tranh luận về khái niệm. Tôi nghĩ có ít nhất một điểm rõ ràng là việc làm trong khu vực này là những việc làm bấp bênh. Hãy nói đến vấn đề bảo trợ và bảo hiểm xã hội cho người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức. Việt Nam nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới đã bắt tay vào chương trình bảo hiểm xã hội. Câu hỏi ở đây là làm thế nào để bảo vệ những nhân công khi họ là người lao động hưởng lương và làm thế nào với những người tự làm chủ trong khu vực kinh tế phi chính thức? Câu hỏi của tôi liên quan đến vấn đề này. Việt Nam sẽ bảo hiểm bắt buộc cho những người lao động hưởng lương và là bảo hiểm tự nguyện đối với những người tự làm chủ. Nhưng điều

Page 33: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

34 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

này vận hành chưa tốt trong thời gian đầu. Vì vậy ông có lời khuyên nào, ý tưởng nào về vấn đề này và có thể cho một vài ví dụ của một số nước thành công trong lĩnh vực này?

François Bourguignon: Vâng, cảm ơn rất nhiều về câu hỏi liên quan đến chính sách, đây thực sự là câu hỏi quan trọng. Liệu có thể làm một số việc hỗ trợ cho khu vực phi chính thức và có thể nghĩ ra các chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng việc làm bấp bênh ở khu vực này? Tôi nghĩ đây là một loại câu hỏi có mâu thuẫn vì nếu bạn nghĩ về chính sách giải quyết vấn đề việc làm ở khu vực phi chính thức thì đồng thời bạn có thể làm gia tăng khu vực chính thức; bởi vì đối với nhiều người lao động ở khu vực phi chính thức sẽ có phản ứng tự nhiên khi bị áp đặt một số quy định trong thị trường lao động, trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, thậm chí có trường hợp người sử dụng lao động và người lao động đều là một. Vì thế bất cứ thay đổi nào trong môi trường chính sách cũng sẽ có ảnh hưởng đến cả chính thức và phi chính thức. Tôi không biết rõ về cách mà trong đó vấn đề này được đưa ra đối với trường hợp của Việt Nam và các nước châu Á. Tôi biết rõ hơn một chút về trường hợp của các nước thuộc châu Mỹ Latin, cụ thể là trường hợp của Mexico, nơi mà vấn đề này đã vài lần thực sự trở thành trọng tâm của các cuộc tranh luận công khai. Cuộc tranh luận về nội dung để giải thích nguyên nhân. Ý tôi là điều gì khiến một ai đó thích phi chính thức hơn là chính thức. Có câu trả lời là, bởi vì người lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức không muốn phải trả một số chi phí như trong khu vực kinh tế chính thức. Vì lẽ đó người ta thích khu vực kinh tế phi chính thức hơn. Những chi phí đó là gì? Đó là đóng góp cho bảo hiểm xã hội nói chung, hay bảo hiểm y tế nói riêng. Bạn không thể nói rằng đây là chi phí đơn thuần. Khi một người lao động hoặc người sử dụng lao động chi trả dù nhiều hay ít thì cũng giống nhau khi không có qui định về lương tối thiểu. Khi một người lao động trong khu vực kinh tế chính thức chi trả khoản đóng góp cho bảo hiểm y tế thì họ có quyền lợi tương đương với sự đóng góp đó. Vì vậy, bạn có thể cho rằng hệ thống bảo hiểm y tế hoàn toàn trung lập với quan điểm của chuyên viên thống kê bảo hiểm - nếu mọi người chi trả chính xác những gì mọi người mong đợi từ hệ thống dịch vụ y tế - thì không có vấn đề gì. Đây hoàn toàn là sự vận hành trung lập. Ai đó đóng bảo hiểm sẽ nhận được dịch vụ y tế khi bị ốm. Liên quan đến điều này có hai vấn đề.

Page 34: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

35ĐỀ DẪN

Vấn đề thứ nhất có thể là trường hợp số tiền trả quá cao và trong trường hợp này chi phí rất cao so với quyền lợi được hưởng và vì vậy tốt nhất bạn nên ở trong khu vực kinh tế phi chính thức. Hoặc có trường hợp chi phí thấp hơn nhiều so với quyền lợi được hưởng, trong trường hợp này nhiều người sẽ thu hút bởi việc làm chính thức nhưng vì chi phí bỏ ra cho lao động của người sử dụng lao động cao nên nhiều người sẽ không được nhận vào khu vực kinh tế chính thức này. Vì vậy, cho dù tình huống gì, bất kể thể loại không cân xứng nào giữa chi phí và quyền lợi của bảo hiểm - trường hợp bảo hiểm y tế đơn giản hơn - đang sản sinh ra phi chính thức cho dù phi chính thức tự nguyện hay phi chính thức bắt buộc.

Vì vậy nếu bạn nghĩ, để diễn tả những thuật ngữ này, giải pháp sẽ là gì? Giải pháp có thể là đưa ra bảo hiểm cho tất cả mọi người, bảo hiểm y tế cho toàn dân. Để nói rằng từ đây tất cả mọi người có thể tiếp cận với dịch vụ y tế. Đây là hoạt động được tài trợ bởi khu vực công như nhiều quốc gia trên thế giới. Hãy xem trường hợp của nước Anh qua nhiều thập kỉ. Quỹ này được xây dựng từ tiền thuế của nhà nước.

Vấn đề này trở nên phố biến bởi vì một nguồn lực của phi chính thức hoặc nguồn lực phân biệt của thị trường lao động đổ vào khu vực chính thức và phi chính thức đang biến mất. Bây giờ nếu trong khu vực chính thức, người sử dụng lao động ưu đãi người lao động hơn nữa. Họ luôn có thể mua bảo hiểm phụ thêm để chi trả hoặc trang trải rủi ro cho các khoản không được chi trả bởi hệ thống bảo hiểm xã hội. Vì vậy, nói cách khác, nếu như ở một số quốc gia, tất cả các phúc lợi phi tiền tệ đi liền với việc làm chính thức thì đây là nguyên nhân của sự phân biệt chính thức và phi chính thức. Nếu chúng ta tin rằng đây là nguyên nhân chính thì giải pháp là cố gắng phổ cập toàn dân càng nhanh càng tốt một số dịch vụ cơ bản. Nếu các bạn làm được thì khái niệm về phi chính thức ở chừng mực nào đó có thể dễ dàng biến mất. Sau đó các bạn quay trở lại với khu vực chính thức; đó là kiểu hợp đồng lao động, những quy định khi người lao động bị thôi việc, chế độ đền bù như thế nào, v.v. Phi chính thức có thể ở một mức độ nào đó sẽ là thước đo mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Theo như tôi thấy thì ít nhất ở một số nước, nguyên nhân quan trọng này sẽ được loại bỏ. Nhưng tôi hoàn toàn tin rằng, đây là trường hợp của một quốc gia cụ thể và không nghĩ là có một công thức chung cho tất cả. Điều đó có nghĩa rằng, ít nhất vấn đề này

Page 35: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

36 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

cần phải được xem xét để có chính sách giải quyết những vấn đề của khu vực phi chính thức.

Martin Rama: Giáo sư Bourguignon, xin cảm ơn ông vì sự chia sẻ kinh nghiệm với chúng tôi ngày hôm nay.

François Bourguignon: Cảm ơn tất cả các bạn và tôi thực sự rất vui khi nói chuyện với các bạn. Một lần nữa tôi rất xin lỗi vì không có mặt tại Hà Nội. Chúc các bạn thành công và hội nghị sẽ thành công. Xin chào tất cả các bạn.

Page 36: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

37PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

CHƯƠNG I

PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC

Page 37: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

38 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Page 38: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

39PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

1.1

LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC VÀ NGHÈO ĐÓI Ở CHÂU MỸ LATIN.

TRƯỜNG HỢP CỦA ARGENTINA, BRAZIL, CHILE VÀ PERU

Roxana Maurizio

Giới thiệu1

Châu Mỹ Latin vẫn là châu lục của sự bất bình đẳng và nghèo đói. Khía cạnh nổi bật của tình trạng này là thị trường lao động không ổn định cùng với một hệ thống an sinh xã hội rất hạn chế. Mức độ bảo hiểm thất nghiệp ít ỏi buộc những người mất việc trong khu vực chính thức phải nhanh chóng tìm những việc làm bấp bênh hoặc lao động tự do vì họ không có đủ thời gian để tìm kiếm công việc phù hợp.

Trong bối cảnh thiếu vắng một hệ thống an sinh xã hội mở rộng, cần xác định mối liên hệ giữa tình trạng lao động và mức độ đói nghèo của các hộ gia đình. Trên thực tế, tình trạng hội nhập lao động kém - tính theo số lượng giờ làm việc và chất lượng công việc - đã tạo nên hiện tượng “người lao động nghèo” khá phổ biến ở các nước Mỹ Latin và cho thấy rằng có việc làm không có phải là bảo đảm không rơi vào nghèo khổ.

1 Phiên bản trước của báo cáo này đã được trình bày tại Hội nghị về khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức, ngày 06- 7 tháng Năm 2010, Hà Nội. Tôi muốn cảm ơn Luis Beccaria, Aureo de Paula và các đại biểu tham dự hội nghị này đã cho ý kiến đóng góp và cũng cảm ơn Ana Laura Fernández và Paula Monsalvo đã hợp tác nhiệt tình.

Page 39: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

40 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Trong một khu vực với tỉ lệ lao động bấp bênh, mức độ phi chính thức và tỉ lệ nghèo đói cao, cần phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng này. Bài viết này nhằm mục đích phân tích so sánh hai khía cạnh liên quan tới phi chính thức. Khía cạnh đầu tiên là mối liên hệ giữa phi chính thức và tình trạng thu nhập phân khúc. Khía cạnh thứ hai là mối quan hệ giữa phi chính thức và nghèo đói, và đặc biệt là các cơ chế trực tiếp và gián tiếp mà thông qua đó quan hệ này được xác minh.

Bốn nước Mỹ Latin có lao động phi chính thức khác nhau đáng kể về quy mô và đặc điểm đã được lựa chọn. Argentina và Chile có IS tương đối nhỏ trong bối cảnh châu Mỹ Latin; trong khi đó Brazil và Peru có IS khá lớn. Dữ liệu được sử dụng trong bài viết này dựa trên các cuộc điều tra hộ gia đình được cập nhật mới nhất. Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên phân tích so sánh mối liên hệ giữa phi chính thức, sự phân khúc, và nghèo đói ở Mỹ Latin.

Phần tiếp theo trình bày tổng quan các khuôn khổ lí thuyết khác nhau về khái niệm phi chính thức và phân khúc thu nhập. Phần 2 đề cập chi tiết các tiêu chí khác nhau dùng để đo lường mức độ phi chính thức cũng như các phương pháp ước tính được sử dụng. Phần 3 mô tả các nguồn thông tin. Phần 4 giới thiệu một vài nét chính về mức độ và đặc điểm phi chính thức tại các quốc gia được lựa chọn. Hai phần tiếp theo trình bày các kết quả kinh tế lượng: trong phần 5 các kết quả liên quan đến chênh lệch thu nhập lao động gắn với tình trạng phi chính thức, phần 6 các kết quả liên quan đến tác động độc lập của tình trạng phi chính thức đối với tỉ lệ đói nghèo. Cuối cùng, phần 7 trình bày các kết luận.

1. Phi chính thức, phân khúc thu nhập và nghèo đói: một số vấn đề lí thuyết

1.1 Việc làm trong khu vực chính thức và việc làm phi chính thức (IE) Lao động phi chính thức là một trong các đề tài được phân tích và được

coi là đặc điểm nổi bật của tình trạng lao động ở châu Mỹ Latin. Có ít nhất hai cách tiếp cận khác nhau về khái niệm khác nhau liên quan đến lao động

Page 40: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

41PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

phi chính thức, như trình bày bên dưới:

Phương pháp Khái niệm liên quan

Sản xuất Khu vực phi chính thức (IS) / Khu vực chính thức (FS). Việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS) / Việc làm trong Khu vực chính thức

Lao động Việc làm phi chính thức (IE) (Người lao động phi chính thức) / Việc làm chính thức (FE) (Người lao động chính thức)

Khái niệm IS (IS) xuất hiện vào đầu những năm 1970, trong các tài liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, 1972) về các nước châu Phi. Sau đó Chương trình việc làm khu vực Mỹ Latin và vùng Caribe (“PREALC” chữ viết tắt tiếng Tây Ban Nha) phát triển khái niệm này cho châu Mỹ Latin nhằm lí giải sự gia tăng của một bộ phận lớn dân cư, những người không thể tham gia vào quá trình hiện đại hóa sản xuất thông qua thị trường lao động chính thức. Theo cách tiếp cận “sản xuất”, tình trạng phi chính thức phản ánh sự bất lực của các nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm trong khu vực chính thức nhằm theo kịp sự phát triển của lực lượng lao động. IS thường gắn với các cơ sở sản xuất nhỏ có năng suất thấp và thường phải vật lộn để sống còn và ít khả năng tích lũy tài sản. Công việc được tạo ra trong lĩnh vực này được gọi là việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS).

Cùng với khái niệm dựa trên “cách tiếp cận sản xuất”, việc làm phi chính thức (IE) là một khái niệm được phát triển trong những năm gần đây. Dựa trên “cách tiếp cận lao động”, IE đề cập đến một khía cạnh khác của phi chính thức và tập trung vào điều kiện làm việc. Đặc biệt, cách tiếp cận này gắn khái niệm phi chính thức với việc trốn tránh các quy định lao động, định nghĩa IE là tình trạng người lao động không chịu sự điều tiết của pháp luật về lao động.

Trong bài viết này, cả hai cách tiếp cận “sản xuất “ và “lao động “ sẽ được xem xét để xác định tính chất đặc thù của mỗi khía cạnh và mối liên hệ giữa các khía cạnh này.

1.2 Tình trạng phi chính thức và phân khúc thu nhập Khái niệm về phân khúc thu nhập được sử dụng ở đây để chỉ sự khác biệt

về thu nhập lao động không do các thuộc tính cá nhân của người lao động tạo ra. Điều đó có nghĩa là chênh lệch về thu nhập liên quan tới một số đặc

Page 41: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

42 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

điểm của việc làm. Đặc biệt, bài viết này so sánh hai người lao động có các thuộc tính cá nhân tương tự để xác định xem thù lao của họ có khác nhau hay không phụ thuộc vào thực tế họ làm việc trong khu vực chính thức (FS) hay trong IS. Cách lí luận tương tự được áp dụng cho mức chênh lệch thu nhập lao động giữa việc làm phi chính thức và chính thức.

Tính phi chính thức được định nghĩa theo một trong hai phương pháp tiếp cận sản xuất và lao động là thích đáng với cả hai trường hợp có và không có phân khúc thu nhập. Trong trường hợp không có phân khúc thu nhập, theo “cách tiếp cận sản xuất “ có thể lập luận rằng nếu không bị hạn chế, các lao động dư thừa khi không có thể gia nhập khu vực chính thức sẽ chuyển đến các IS có năng suất thấp hơn và sẽ gây ra mức giảm chung về tiền lương, cả trong các lĩnh vực chính thức và phi chính thức. Theo “tiếp cận lao động”, tình trạng phi chính thức không có phân khúc có thể diễn ra nếu lao động chính thức và phi chính thức nhận cùng một mức thù lao sau khi đã trừ chi phí, ngay cả khi trong trường hợp lao động phi chính thức người sử dụng lao động phải chịu thêm chi phí liên quan tới các quy định về lao động.

Ngược lại, có lập luận khác đề cập tới sự tồn tại của việc chia phân khúc thu nhập liên quan đến phi chính thức ngay cả khi không có hạn chế về di chuyển lao động, hay các hạn chế khác của quy định về lao động. Một trong những lập luận này cho rằng, các công ty nhỏ - tiêu biểu cho IS - thường có năng suất thấp hơn, và do đó trả thù lao trung bình thấp hơn. Tương tự như vậy, việc không thực hiện các nghĩa vụ thuế có thể giảm hiệu quả và năng suất của các công ty, cũng sẽ dẫn đến các mức lương thấp hơn cho người lao động phi chính thức so với những người lao động chính thức (Beccaria và Groisman, 2008). Tuy nhiên, chỉ sự tồn tại của chênh lệch năng suất thôi là không đủ để tạo sự phân khúc tiền lương. Vì vậy, cần giải thích lí do tại sao các lực lượng cân bằng của thị trường không hoạt động và vì sao một số công ty - có năng suất cao hơn - lại trả lương cao hơn so với các công ty khác.

Một giả thuyết dựa trên lí thuyết tiền lương hiệu quả, cho rằng người sử dụng lao động có thể quyết định trả lương cao hơn mức lương của thị trường nhằm giảm hiện tượng lao động bỏ việc, hoặc để khuyến khích nhân viên nỗ lực làm việc nhiều hơn2. Hiện tượng phân khúc thu nhập có thể diễn ra nếu

2 Stiglitz (1981); Shapiro và Stiglitz (1984).

Page 42: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

43PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

các công ty trong khu vực chính thức sử dụng cơ chế này thường xuyên hơn so với các công ty trong IS. Đồng thời, sự tồn tại của thị trường lao động nội bộ trong các công ty thuộc khu vực chính thức có thể tách người lao động khỏi ảnh hưởng từ các đối thủ cạnh tranh bên ngoài, đặc biệt là người lao động có trình độ cao, qua đó tạo ra chênh lệch tiền lương với người lao động phi chính thức.

Ngoài ra, theo “phương pháp tiếp cận lao động”, có thể nói rằng việc thực hiện các chuẩn mực lao động không chỉ ảnh hưởng đến tổng chi phí lao động mà còn đến mức lương ròng trả cho người lao động. Tác động của tiền lương tối thiểu, thương lượng tập thể và công đoàn về cơ cấu tiền lương là những ví dụ về tác động của chuẩn mực lao động đến mức lương ròng trả cho người lao động. Do đó, một nguồn khác tạo ra sự phân khúc tiền lương có thể là do một số người lao động được pháp luật lao động hoặc công đoàn bảo vệ, trong khi những người lao động có các thuộc tính tương tự lại không được hưởng sự bảo vệ này.

Cuối cùng, nếu có sự chồng lấn trong hai cách tiếp cận và mức độ không thực hiện pháp luật lao động trong các công ty phi chính thức cao hơn, các yếu tố được nêu sẽ bổ sung cho nhau để giải thích sự tồn tại của tình trạng phân khúc. Ví dụ, một người lao động có các thuộc tính cá nhân nào đó làm việc cho một công ty nhỏ có thể có một mức lương thấp hơn so với một nhân viên khác với các đặc điểm tương tự nhưng làm việc cho một công ty lớn hơn, do cả hai nguyên nhân là năng suất thấp hơn và các công ty nhỏ nói chung chịu áp lực công đoàn ít hơn hoặc không tuân thủ các quy định lao động, chẳng hạn như mức lương tối thiểu.

Về phía người lao động, một điều kiện quan trọng dẫn tới các kết quả này là FE được tạo ra hoặc tạo ra trong khu vực chính thức không đáp ứng đủ nhu cầu, khiến họ phải chấp nhận thù lao thấp hơn hoặc điều kiện làm việc bấp bênh hơn. Hành vi này lại được tăng cường bởi tình trạng thiếu hoặc yếu kém của cơ chế an sinh xã hội. Ở mức độ nào đó, đây là hiện trạng tại các nước Mỹ Latin.

1.3 Phi chính thức và nghèo đói Có thể xác định mối quan hệ giữa phi chính thức và nghèo đói có thể

có hoặc có thể không thông qua trung gian là tình trạng phân khúc. Trong trường hợp không thể, chừng nào phân khúc còn được xác định là tình trạng người lao động không nhận đủ thù lao để đáp ứng nhu cầu của gia đình, tình

Page 43: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

44 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

trạng phi chính thức sẽ cấu thành một yếu tố độc lập liên quan đến tình trạng nghèo đói của hộ gia đình.

Có thể xảy ra trường hợp không có phân khúc gắn với tình trạng phi chính thức khi người lao động rơi vào tình trạng đói nghèo do thu nhập gắn với một số đặc điểm cá nhân dù họ làm trong khu vực chính thức hay phi chính thức. Tuy nhiên, nếu những đặc điểm này là phổ biến hơn ở người lao động phi chính thức so với người lao động chính thức (hoặc phổ biến trong IS hơn FS), thì cấu tạo lao động khác nhau này sẽ có nghĩa là người lao động phi chính thức (EIS) tính trung bình sẽ có thu nhập thấp hơn so với người lao động chính thức (EFS) và do đó sẽ có xác suất rơi vào tình trạng nghèo đói cao hơn. Điều này có thể được xác định là một “hiệu ứng cấu tạo”. Như Beccaria và Groisman (2008) đã đề cập, điều này có thể là trường hợp của những người lao động có tay nghề thấp, có mức lương thấp dù làm việc chính thức hoặc phi chính thức, nếu họ chiếm tỷ trọng quá cao trong IS và/hoặc trong các ngành nghề phi chính thức.

Bằng cách tổng hợp các lập luận khác nhau trình bày ở trên, bài viết này có mục đích đánh giá sự sự tồn tại của mối quan hệ có thể có giữa tình trạng phi chính thức, sự phân khúc, và đói nghèo tại bốn quốc gia Mỹ Latin.

2. Cách tiếp cận và phương pháp luận

2.1 Đo lường tình trạng phi chính thức Hội nghị quốc tế về Thống kê Lao động của ILO (ICLS) lần thứ 15 và 17 đã

thiết lập các tiêu chí phân loại người lao động chính thức và phi chính thức. Theo “cách tiếp cận sản xuất”, EIS được xác định là nhóm người lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất nhỏ không đăng ký kinh doanh, sử dụng ít vốn và công nghệ.

Tuy nhiên, do các cuộc điều tra hộ gia đình không tìm hiểu sâu về đặc điểm của các công ty, ILO đề xuất áp dụng tiêu chuẩn đo lường dựa trên sự kết hợp các loại nghề nghiệp, các nhóm nghề nghiệp được xác định theo trình độ tay nghề, và quy mô của công ty. Bằng cách này, có thể xác định hai thành phần chính của IS: (1) Các đơn vị gia đình bao gồm người lao động tự làm chủ

Page 44: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

45PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

và người lao động gia đình, và (2) Doanh nghiệp siêu nhỏ gồm người sử dụng lao động và nhân viên tại các cơ sở có ít hơn năm nhân viên. Trong trường hợp người lao động độc lập, chỉ những người không có kỹ năng chuyên môn mới được coi là thuộc IS, đây là một biện pháp chỉ giữ lại người lao động độc lập với năng suất thấp trong lĩnh vực này. Cuối cùng, khu vực công được loại trừ ra khỏi IS.

Mặt khác, như đã đề cập, IE được xác định là nhóm nghề nghiệp không tuân thủ quy định lao động: người hưởng lương không đăng ký, lao động độc lập và người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ thuế của họ.

Cũng theo đề xuất của ILO, do thông tin từ các cuộc điều tra hộ gia đình không đầy đủ, trong trường hợp người lao động độc lập, tính chất chính thức/phi chính thức của họ được trực tiếp xác định bởi các đặc điểm của doanh nghiệp của họ: người lao động độc lập và người sử dụng lao động phi chính thức là những người làm việc trong các doanh nghiệp thuộc IS. Vì vậy, việc phân loại người lao động theo tình trạng họ đồng thời thuộc về IS hay FS, thuộc về EIS hoặc EFS là thú vị hơn đối với những người hưởng lương vì với những người không hưởng lương cả hai phân loại trùng nhau. Cuối cùng, người lao động làm việc cho gia đình và không hưởng lương được coi là đồng thời thuộc về IE và EIS.

Biểu đồ bên dưới nêu chi tiết phân loại các nhân viên theo cả hai phương pháp tiếp cận:

Việc làm chính thức Việc làm phi chính thức

Việc làm trong khu vực chính thức

- Người hưởng lương chính thức (hưởng lương có đăng ký) trong FS

- Người không hưởng lương chính thức

Người hưởng lương phi chính thức (hưởng lương không đăng ký) trong FS

Việc làm trong khu vực phi chính thức

- Người hưởng lương chính thức (hưởng lương có đăng ký) trong IS

- Người hưởng lương phi chính thức (hưởng lương không đăng ký) trong IS

- Người không hưởng lương phi chính thức - Lao động gia đình không hưởng lương

2.2. Cách tiếp cận ngưỡng nghèo tuyệt đối đối để xác định tình trạng nghèo

Cách tiếp cận nghèo tuyệt đối đối để xác định tình trạng nghèo được sử dụng trong bài viết này dựa trên phương pháp chính thức của mỗi nước trừ Peru. Cụ thể là hộ gia đình được phân loại nghèo nếu tổng thu nhập tiền tệ

Page 45: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

46 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

của hộ - được đo trong khảo sát hộ gia đình, thấp hơn chuẩn nghèo tuyệt đối được xác định dựa trên quy mô và thành phần của hộ gia đình3. Tại Peru, mức nghèo đói chính thức được tính dựa trên việc so sánh ngưỡng nghèo với tổng chi tiêu của hộ gia đình. Trong trường hợp này, để áp dụng phương pháp được giải thích dưới đây, tiêu chí mới về hộ nghèo dựa trên so sánh tổng thu nhập với ngưỡng nghèo được xây dựng.

2.3 Phương pháp luậnCác phân tích được thực hiện trong bài viết này gồm hai phần chính.

Phần đầu có mục đích ước tính mức chênh lệch về thu nhập liên quan đến phi chính thức. Theo giả thuyết về phân khúc liên quan đến phi chính thức, người lao động trong khu vực IS và/hoặc người lao động phi chính thức nhận mức lương thấp hơn người lao động có các đặc tính cá nhân tương tự nhưng làm việc trong FS hoặc là người lao động chính thức. Phần hai có mục đích đánh giá xem ở mức độ nào thì sự phân khúc thu nhập liên quan đến phi chính thức là một yếu tố độc lập liên quan đến nghèo đói.

Để làm điều này, một số phương pháp parametric và non-parametric được thực hiện để kiểm định mức độ vững chắc của các kết quả. Từng phương pháp này được mô tả chi tiết dưới đây.

Chênh lệch về thu nhập, phi chính thức và sự phân khúc1. Trước tiên, chênh lệch mức lương trung bình giữa các IE (EIS) và FE

(EFS) được ước tính bằng cách sử dụng các phương trình Mincer dựa trên hồi quy OLS. Đây là phương pháp phổ biến nhất khi phân tích các ảnh hưởng của biến độc lập đối với thu nhập lao động, trong khi loại trừ tác động của các đồng biến (covariates). Liên quan tới các vấn đề chính trong nghiên cứu này, hệ số của biến xác định tính phi chính thức lượng hóa tác động độc lập đối với việc xác định tiền lương. Các ước tính này này được điều chỉnh trên cơ sở tính đến sai lệch lựa chọn mẫu thông qua sử dụng ước tính hai bước Heckman.

3 Giá trị của một giỏ lương thực danh nghĩa đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng tính đến mức tiêu thụ của “quần thể tham chiếu”. Chuẩn nghèo chung được tính bằng cách nhân giá trị của giỏ lương thực danh nghĩa với nghịch đảo của hệ số Engel của quần thể tham chiếu. Các ngưỡng nghèo này đã được xây dựng theo cách tiếp cận Orshansky (1965) cho nước Mỹ và sau đó được ECLAC (1991) áp dụng rộng rãi ở châu Mỹ Latin. Giá trị của chuẩn nghèo được cập nhật thường xuyên theo sự biến đổi giá của giỏ thực phẩm và những thay đổi trong tỉ lệ giá tiêu dùng thực phẩm/phi thực phẩm.

Page 46: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

47PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

2. OLS chỉ ước tính ảnh hưởng của các đồng biến ở phần trung tâm của phân bố có điều kiện. Tuy nhiên, cần xác định tác động của các đồng biến trên toàn bộ phân phối có điều kiện của thu nhập. Để làm điều đó, mô hình hồi quy điểm phân vị (QR)4 được áp dụng nhờ đó có thể đánh giá xem chênh lệch tiền lương không đổi, tăng hoặc giảm trên đường phân phối có điều kiện. Các ước tính này cũng được điều chỉnh trên cơ sở tính đến sai lệch lựa chọn mẫu5.

3. Từ kết quả ước tính phương trình lương, phương pháp phân tách Oaxaca Blinder cho phép phân tách mức chênh lệch thu nhập trung bình giữa người lao động chính thức và phi chính thức (hoặc của FS và IS) thành ba hiệu ứng: các “Hiệu ứng nguồn lực”, thuộc về sự khác biệt bắt nguồn từ sự khác biệt trong vector của các đặc điểm của mỗi nhóm, các “Hiệu ứng hệ số”, tương ứng với sự khác biệt trong mức độ hiệu quả trong việc sử dụng các đặc tính đó, và “Hiệu ứng tương tác”. Giả thuyết phân khúc được xác nhận nếu hiệu ứng thứ hai có ý nghĩa thống kê và dương, qua đó chỉ ra rằng, với thuộc tính như nhau, một nhân viên chính thức (hoặc nhân viên của FS) nhận mức lương cao hơn so với một nhân viên phi chính thức (hoặc nhân viên của IS). Các ước tính này cũng được điều chỉnh trên cơ sở tính đến sai lệch lựa chọn mẫu.

4. Một cách khác để đo lường sự phân khúc gắn với phi chính thức là thông qua mức chênh lệch cá nhân về lương giữa người lao động chính thức và phi chính thức. Trong trường hợp này, sự phân khúc thu nhập được đo bằng cách xem xét sự khác biệt giữa thu nhập của một nhân viên phi chính thức và thu nhập của chính người này khi làm việc chính thức (tức là thu nhập phản thực (counterfactual) của người lao động phi chính thức). Để tính mức thu nhập trong trường hợp làm việc chính thức, bước đầu tiên là ước tính các phương trình tiền lương cho người lao động chính thức và sau đó áp dụng các thông số kết quả cho từng người lao động phi chính thức dựa trên đặc điểm của người này. Các thông số này được ước tính bởi OLS. Một khi tính được chênh lệch tiền lương của từng người lao động phi chính thức, có thể biểu diễn phân bố của biến này và ước tính không chỉ giá trị trung bình mà

4 Koenker và Bassett (1978).5 Tannuri-Pianto và Pianto (2002) áp dụng thủ tục tương tự cho Brazil.

Page 47: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

48 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

còn các chỉ số khác với những đặc tính thích hợp cho việc phân tích sự khác biệt và phân khúc6. Chênh lệch cá nhân thu được như sau:

ij

ijijij e

weGap

−= [1]

trong đó ije là ước tính phản thực của thu nhập cá nhân thứ j như thể người này làm chính thức, trong khi ijw là mức lương ước tính cho người lao động phi chính thức dựa trên các thông số ước tính cho người lao động phi chính thức.

5. Cuối cùng, phương pháp Hàm ước tính Phù hợp (Matching Estimator Method) là một phương pháp phi tham số (non-parametric) để ước tính tác động của phi chính thức đối với thu nhập lao động. Các tham số cần quan tâm là các hiệu ứng khảo sát trung bình trên yếu tố được khảo sát (Average Treatment Effect on the Treated) (ATT), được định nghĩa là:

]1|)0([]1|)1([)1|( =−==== DYEDYEDEATT τθ [2]

trong đó ]1|)1([ =DYE là giá trị kỳ vọng của nhóm khảo sát trong trường hợp nhóm được khảo sát, và ]1|)0([ =DYE là giá trị kỳ vọng cho nhóm khảo sát trường hợp nhóm không được khảo sát.

Do tình trạng phản thực này không quan sát được, cần sử dụng một phương pháp thay thế để ước tính ATT. Cách chính xác nhất để xác định chuyện gì sẽ xảy ra với nhóm khảo sát trong trường hợp không được khảo sát là xem xét tình hình của các cá nhân không được khảo sát với các đặc điểm ngang bằng (hoặc tương tự) (nhóm đối chứng). Một trong những phương pháp được sử dụng để xây dựng các nhóm đối chứng là phương pháp Ước tính xu hướng điểm phù hợp7 (Propensity Score Matching Estimator), trong đó số điểm xu hướng tham gia của toàn bộ mẫu được ước tính và các cá nhân thuộc nhóm khảo sát và nhóm đối chứng có số điểm tương tự được xác định và xếp chung. Trong trường hợp chúng tôi

6 Del Río và những người khác. (2006) áp dụng biện pháp chênh lệch cá nhân để ước tính mức phân biệt đối xử về lương giữa nam và nữ tại Tây Ban Nha7 Do Rosenbaum và Rubin (1983) phát triển.

Page 48: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

49PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

đang phân tích, IE (và EIS) được xem như là nhóm khảo sát, trong khi FE (và EFS) là nhóm điều khiển.

Có nhiều cách khác nhau để xác định cá nhân nào trong nhóm đối chứng sẽ tương ứng với các cá nhân nào trong nhóm khảo sát. Một biện pháp được sử dụng ở đây là Ước tính Kernel, trong đó kết quả của cá nhân đã được khảo sát được gắn với một kết quả phù hợp được xác định bởi một trung bình gia quyền kernel của kết quả của tất cả các cá nhân không được khảo sát. ATT được ước tính như sau:

∑ ∑∈ ∈

⎟⎟⎠

⎞⎜⎜⎝

⎛−=

ni fjjiji

n

wwN

ATT κ1 [3]

trong đó iw và jw lần lượt là mức lương của từng nhân viên chính thức và phi chính thức, ijκ là Kernel và nN là số lượng người lao động phi chính thức.

Phi chính thức và nghèo đói Như đã đề cập, một trong những mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá

xem ở mức độ nào thì sự phân khúc thu nhập liên quan đến phi chính thức là yếu tố thích đáng để giải thích tình trạng nghèo đói của hộ gia đình.

Do đó, sau khi ước tính chênh lệch tiền lương gắn với phi chính thức, tác động độc lập của tình trạng phi chính thức đối với đói nghèo được tính toán. Để làm như vậy, chúng tôi đã thực hiện các mô phỏng nhỏ mô phỏng tỉ lệ nghèo trong trường hợp IE nhận được thù lao tương tự như những lao động chính thức (hoặc nếu EIS được trả lương như các EFS). Tổng cộng thu nhập phản thực của gia đình được tính bằng cách nhân thù lao thực tế hàng tháng của người lao động phi chính thức với giá trị của tỷ số (ratio) giữa thu nhập ước tính của một nhân viên chính thức với một nhân viên phi chính thức có các thuộc tính ngang bằng nhau8. Giả định ở đây là phần thu nhập còn lại của gia đình là không đổi. Cuối cùng, tổng số thu nhập phản thực của gia đình được so sánh với ngưỡng nghèo để ước tính mức độ đói nghèo sẽ như thế nào nếu không có tình trạng phân khúc do phi chính thức.

8 Thu nhập lao động được ước tính là các kết quả đã tính được qua hàm OLS.

Page 49: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

50 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

3. Nguồn thông tin

Dữ liệu được sử dụng trong bài báo này dựa trên các cuộc điều tra hộ gia đình thường xuyên của mỗi quốc gia được nghiên cứu. Đối với mỗi trường hợp, dữ liệu vĩ mô cơ bản cập nhật nhất được sử dụng.

- Argentina. Encuesta Permanente de Hogares (Ep). Nửa sau năm 2006.- Brazil. Pesquisa Nacional por Amostra de Domicilios (PNAD). Năm 2006.- Chile. Encuesta de Caracterización Socioeconómica Nacional (CASEN).

Năm 2006.- Peru. Encuesta Nacional de Hogares sobre Condiciones de Vida y Pobreza

(ENAHO). Năm 2007. Như đã đề cập ở phần trên, nhân viên không đăng ký là những người

hưởng lương không được pháp luật lao động điều chỉnh. Việc xác định thực nghiệm về điều kiện đăng ký lao động hưởng lương tại các quốc gia này được dựa trên các thông tin được lấy từ các cơ sở dữ liệu này. Tại Argentina, một người lao động hưởng lương được coi như đã đăng ký trong hệ thống an sinh xã hội nếu được người sử dụng lao động trả tiền đóng góp an sinh xã hội. Tại Chile và Brazil, một người lao động hưởng lương được coi như đã đăng ký nếu anh/cô ấy ký hợp đồng lao động. Tại Peru, người lao động đăng ký là những người có quyền hưởng lương hưu.

Do mức độ không đồng nhất cao giữa thị trường lao động thành phố và nông thôn và do thực tế là các cuộc điều tra hộ gia đình tại Argentina chỉ bao gồm các khu vực đô thị, bài viết này sẽ chỉ tập trung vào khu vực này.

4. Tổng quan về phi chính thức tại bốn quốc gia châu Mỹ Latin

Mục đích của phần này là trình bày khái quát về tầm quan trọng và đặc điểm của IE và EIS tại bốn quốc gia được nghiên cứu. Bảng 1 cho thấy EIS và IE chiếm hơn 1/3 tổng số người lao động ở các nước này. Peru nằm ở thái cực nơi mà EIS (bao gồm cả người làm việc trong gia đình) chiếm 56% lực lượng lao động làm việc trong khi đó IE (bao gồm cả lao động phi chính thức trong

Page 50: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

51PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

gia đình) chiếm 67% tổng số người lao động. Ở thái cực khác là Chile, nơi những con số này giảm xuống lần lượt là 35% và 38%.

Bảng 1. Tỉ lệ phi chính thức trong thị trường lao động thành phố 2006/2007 (%)

Loại công việc ARGENTINA PERU BRAZIL CHILE

Người không hưởng lương chính thức 4,4 5,6 2,8 3,7

Người không hưởng lương phi chính thức 21,6 31,1 22,6 20,6

Người không hưởng lương chính thức trong FS 38,4 24,8 36,2 51,8

Người không hưởng lương phi chính thức trong FS 10,4 13,5 10,3 9,1

Người không hưởng lương chính thức trong IS 3,8 2,2 5,6 4,0

Người không hưởng lương phi chính thức trong IS 10,6 10,7 8,7 3,8

Dịch vụ gia đình chính thức 0,8 0,6 2,5 2,3

Dịch vụ gia đình phi chính thức 8,7 5,0 6,4 3,9

Lao động gia đình không hưởng lương 1,3 6,4 4,9 0,9

Tổng việc làm 100 100 100 100

Việc làm trong khu vực phi chính thức (kể các dịch vụ gia đình) 46,8 56,1 50,6 35,4

Việc làm trong khu vực phi chính thức (không kể các dịch vụ gia đình)

37,3 50,5 41,0 29,3

Việc làm phi chính thức (kể các dịch vụ gia đình phi chính thức) 52,6 66,8 52,9 38,3

% lao động hưởng lương phi chính thức trong tổng lao động hưởng lương

40,8 51,5 36,5 22,4

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

Trong tất cả các trường hợp, IE cao hơn EIS. Nếu không tính dịch vụ gia đình, mức giảm tầm quan trọng tương đối của EIS là lớn hơn ở Argentina, các hoạt động này chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số việc làm so với các nước khác. Do đó, sự khác biệt giữa Argentina-Chile và giữa Brazil-Peru trở nên rõ ràng hơn.

Các loại công việc khác nhau phát sinh từ việc phân loại trùng về phi chính thức cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nước. Ví dụ, số lượng người không hưởng lương phi chính thức khá lớn ở Peru, nơi mà họ chiếm khoảng 1/3 tổng số việc làm. Tại Chile, 50% tổng số người lao động là người hưởng lương chính thức của khu vực chính thức, trong khi con số này giảm

Page 51: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

52 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

xuống khoảng 40% ở Argentina và Brazil (mặc dù họ vẫn chiếm đa số) và 25% ở Peru. Trong tất cả các nước, các nhóm quan trọng nhất là những người không hưởng lương phi chính thức (do số lượng lớn những người lao động độc lập) và những người hưởng lương chính thức của khu vực chính thức. Số lượng những người hưởng lương chính thức trong IS và những người không hưởng lương chính thức là không đáng kể trong tất cả các trường hợp.

Tuy nhiên, ngoài những khác biệt này, phần giới thiệu khái quát này cho thấy tỷ trọng của IS, lao động phi chính thức và những người hưởng lương không đăng ký trong hệ thống an sinh xã hội trong cơ cấu nghề nghiệp tại tất cả các nước được phân tích.

Đối với cấu tạo của tình trạng phi chính thức về phương diện các thuộc tính khác nhau, một số đặc điểm chung được rút ra (Bảng A.1). Trong mọi trường hợp, người lao động phi chính thức chưa tốt nghiệp phổ thông có tỉ lệ rất cao (ví dụ, chiếm đến 69% tại Brazil). Tỉ lệ lao động có tay nghề thấp trong IS thậm chí còn cao hơn. Người lao động chính thức và người lao động của khu vực chính thức có tình hình ngược lại. Một kịch bản tương tự như vậy cũng diễn ra nếu chỉ giới hạn phân tích các nhóm người hưởng lương. Ví dụ, ở Brazil, người lao động không có trình độ trung học chiếm gần 70% tổng số lao động hưởng lương không đăng ký (40% số đăng ký) trong khi con số này giảm xuống 4% đối với người lao động có trình độ đại học (16% đối với những người hưởng lương đăng ký).

Phụ nữ chiếm tỉ lệ phi chính thức cao hơn trong tổng số nghề nghiệp. Điều này đặc biệt rõ ràng đối với trường hợp của Peru, trong khi họ chiếm gần 50% IE và EIS, tỉ lệ này giảm xuống lần lượt là 37% và 39% đối với FE và EFS. Tại Argentina và Brazil, nơi mặc dù vẫn có nhiều phụ nữ gắn với phi chính thức, sự khác biệt trong phân phối của IE và EIS giữa nam và nữ không rõ rệt như ở hai nước kia. Nếu chỉ phân tích các lao động hưởng lương, sự khác biệt trong hội nhập nghề nghiệp giữa nam và nữ tăng lên. Tuy nhiên, do số lượng lớn nam giới tham gia thị trường lao động tại những nước này, đa số nam giới làm việc phi chính thức trong hầu hết các trường hợp, mặc dù “tỉ lệ phi chính thức cụ thể”của họ thấp hơn so với phụ nữ (Bảng A1 - phần phụ lục).

Nghiên cứu cũng thấy rằng tỉ lệ lao động thanh niên và người có tuổi trong IE và EIS (trừ trường hợp người cao tuổi ở Peru) là cao hơn so với tổng việc làm. Trong trường hợp lao động thanh niên, tỉ lệ này tăng cao trong

Page 52: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

53PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

số những người hưởng lương, vì tỉ lệ thanh niên trong các công việc không đăng ký tăng hơn gấp đôi tỉ lệ tương ứng trong các công việc đăng ký trong hệ thống an sinh xã hội. Ngược lại, sự khác nhau này giảm nếu quan sát cấu tạo của khu vực chính thức và phi chính thức. Tình trạng ngược lại xảy ra với người có tuổi, khi sự khác biệt theo đó IS ít lao động có tuổi hơn, rõ ràng là cao hơn so với sự khác biệt quan sát được giữa FE và IE. Đây là một phần lí do tỉ lệ người lao động độc lập cao hơn ở những người lao động có tuổi.

Ngoài ra, tầm quan trọng của IE và EIS thay đổi tùy theo ngành. Nói chung, tình trạng phi chính thức có tỉ lệ tương đối cao hơn trong hoạt động thương mại, xây dựng và dịch vụ tại gia đình, trong khi khá thấp trong sản xuất, khu vực công, dịch vụ tài chính và ở mức độ nhỏ hơn trong các dịch vụ cá nhân. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với những người hưởng lương khi các hoạt động thương mại, xây dựng và dịch vụ tại gia đình chiếm hơn 60% các hoạt động phi chính thức ở Argentina và Brazil, khoảng 50% ở Peru và Chile.

Cũng cần chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa người hưởng lương không đăng ký và người lao động trong IS (Bảng 2). Khoảng 45% tổng số người hưởng lương không đăng ký làm việc trong IS ở Chile và Peru trong khi con số này tăng lên 65% và 68% tại Argentina và Brazil. Mặt khác, hơn một nửa số lao động hưởng lương trong IS ở Chile không đăng ký trong hệ thống an sinh xã hội, con số này đạt gần 90% ở Peru. Điều này cho thấy tính bấp bênh của EIS nơi năng suất thấp cộng với tình trạng không thực hiện các quy định lao động có thể dẫn đến mức tiền lương thấp.

Bảng 2. Việc làm trong khu vực phi chính thức (EIS) và lao động hưởng lương không đăng ký (%)

ARGENTINA PERU

Đăng ký Không đăng ký Tổng Đăng ký Không

đăng ký Tổng

Khu vực chính thức 78,7 21,3 100 53,8 41,7 100

89,3 35,2 67,2

92,0 53,6 70,8

Khu vực phi chính thức 19,4 80.6 100 12,3 87,7 100

10,7 64,8 32,8 8,0 46,4 29,2

Tổng 100 100 100 100 100 100

Page 53: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

54 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

BRAZIL CHILE

Đăng ký Không đăng ký Tổng Đăng ký Không

đăng ký Tổng

Khu vực Chính thức 85,1 14,9 100 84,4 15,6 100

82,8 31,9 66,8

88,4 54,4 80,5

Khu vực Phi chính thức 36,0 64,0 100 45,9 54,1 100

17,4 68,1 33,2 11,7 45,6 19,5

Tổng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

Cuối cùng, phi chính thức và nghèo đói có tương quan thuận chiều. Tỉ lệ đói nghèo trong những người lao động làm việc phi chính thức hoặc trong IS cao hơn từ 2 đến 5 lần so với tỉ lệ đói nghèo nhận thấy trong những người lao động chính thức. Điều này dẫn đến một thực tế là khoảng 1/3 những người lao động phi chính thức là người nghèo ở Argentina và Brazil, trong khi chỉ có 5% và 10% của người lao động chính thức là người nghèo tại hai nước trên (Bảng 1).

Vì vậy, kết quả được trình bày trong phần này cho phép chúng ta kết luận rằng người lao động phi chính thức (và cả người lao động trong IS và hưởng lương không đăng ký) tính trung bình có mức độ giáo dục thấp hơn so với những người lao động chính thức, có nhiều lao động trẻ và lao động nữ làm việc phi chính thức, và chiếm tỉ lệ cao hơn so với người lao động chính thức trong các hoạt động thương mại, xây dựng và dịch vụ tại gia đình. Cấu trúc khác biệt này gợi ý tưởng rằng các công việc phi chính thức9 sẽ có thu nhập trung bình thấp hơn công việc chính thức bởi vì những người lao động phi chính thức có vector của các đặc tính cá nhân thường được trả công thấp hơn, hay nói cách khác, có một “hiệu ứng cấu tạo “ không có lợi đối với công việc phi chính thức. Phần tiếp theo phân tích ở chừng mực nào thì chênh lệch tiền lương cũng được giải thích bởi sự khác biệt trong mức độ phát huy hiệu quả của công việc chính thức và công việc phi chính thức đối với từng đặc điểm được xem xét.

9 Phi chính thức đề cập đến cả IE and EIS. Tương tự, chính thức đề cập đến FE và EFS.

Page 54: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

55PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

5. Chứng cứ chứng thực nghiệm về phi chính thức và phân khúc thu nhập

Các kết quả thu được từ các phương pháp tham số và phi tham số (đã được trình bày chi tiết trong phần 2) sẽ được trình bày trong phần này. Đặc biệt, Bảng 3 cho thấy chênh lệch thu nhập thu được từ phương pháp OLS cho toàn bộ người lao động. Các con số này tương ứng với các biến giả (dummy) xác định tính phi chính thức - IE và EIS - trong các phương trình thu nhập. Biến phụ thuộc là log của thu nhập hàng tháng hoặc theo giờ. Toàn bộ hàm hồi quy được thể hiện trong Bảng A.2 - phần Phụ lục.

Bảng 3. Chênh lệch thu nhập lao động. Phương trình Mincer theo OLS

Argentina Peru Brazil ChileIE/FEMonthly wages -0.655*** -0.324*** -0.245*** -0.103***

[0.00733] [0.0181] [0.00374] [0.00465]Hourly wages -0.517*** -0.258*** -0.200*** -0.0140***

[0.00676] [0.0177] [0.00382] [0.00468]EIS/EFSMonthly wages -0.486*** -0.390*** -0.179*** -0.0109**

[0.00798] [0.0175] [0.00405] [0.00479]Hourly wages -0.387*** -0.298*** -0.135*** 0.0724***

[0.00725] [0.0171] [0.00413] [0.00480]Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

IE/FELương tháng

Lương giờ

EIS/EFSLương tháng

Lương giờ

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

Một yếu tố “hình phạt” gắn với phi chính thức có ý nghĩa thống kê được xác nhận ở bốn quốc gia, xảy ra với IE và lao động làm việc trong IS (EIS). Mức chênh lệch lớn hơn trong thu nhập hàng tháng so với thu nhập theo giờ. Điều này cho thấy lao động phi chính thức có thu nhập thấp hơn không chỉ do họ được trả lương theo giờ thấp hơn mà còn do họ làm việc ít giờ hơn. Ngoài kết luận tổng quát này, mức độ chênh lệch khác nhau tùy theo quốc gia. Cụ thể là mức độ chênh lệch thu nhập tháng giữa IE và FE là 66% tại Argentina, 32% tại Peru, 25% tại Brazil và 10% tại Chile.

Chênh lệch thu nhập cũng có ý nghĩa thống kê nếu so sánh người lao động của IS và khu vực chính thức. Tuy nhiên, ngoại trừ Peru, nghiên cứu

Page 55: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

56 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

cho thấy mức chênh lệch ít hơn và qua đó cho thấy mức độ phi chính thức đo lường qua quan hệ lao động (IE) có vẻ cao hơn mức độ phi chính thức đo lường qua “cách tiếp cận sản xuất” (EIS). Trong trường hợp này, “Hình phạt” về thu nhập tháng là 48% ở Argentina, 39% ở Peru, 18% ở Brazil và 1% ở Chile. Trong trường hợp của Chile, chênh lệch giữa EIS và EFS chỉ tồn tại do sự chênh lệch số giờ làm việc, vì đối với thu nhập theo giờ, giá trị chênh lệch đổi dấu.

Như đã nêu, OLS chỉ ước tính hiệu ứng của các đồng biến (covariates) tại trung tâm của phân phối có điều kiện. Vì lí do này cần tìm hiểu hiệu ứng của các đồng biến tại các điểm khác trên toàn bộ phân phối có điều kiện. Để làm điều này, QR được áp dụng cho cả thu nhập tháng và thu nhập giờ. Các kết quả trình bày trong Bảng A.3 và Đồ thị A.1 - phần phụ lục10 cho thấy mức chênh lệch gắn với phi chính thức là không đều trên phân bố và tăng lên ở đầu phân phối có các giá trị nhỏ. Ngoài ra, tại Chile và và Brazil, sự chênh lệch lại đảo chiều tại đỉnh của phân phối có điều kiện. Kết quả này được xác minh cho cả thu nhập tháng và thu nhập giờ.

Một số phát hiện rất thú vị được đưa ra dựa trên sự phân tách mức độ chênh lệch thu nhập tháng thu được bằng thủ tục Oaxaca-Blinder cho cả hai cách tiếp cận về phi chính thức (Bảng 4).

Bảng 4. Phân tách Oaxaca-Blinder. Thu nhập hàng tháng

IE/FE EIS/EFS IE/FE EIS/EFS IE/FE EIS/EFS IE/FE EIS/EFSDifference -1.019*** -0.848*** -0.900*** -0.855*** -0.476*** -0.678*** -0.350*** -0.262***

[0.00765] [0.00829] [0.0151] [0.0151] [0.00440] [0.00451] [0.00562] [0.00542]Endowments -0.335*** -0.322*** -0.417*** -0.480*** -0.207*** -0.367*** -0.229*** -0.214***

[0.00683] [0.0335] [0.0186] [0.0377] [0.00344] [0.00405] [0.00324] [0.00352]Coefficients -0.544*** -0.296*** -0.279*** -0.313 -0.162*** -0.160*** -0.100*** -0.0643***

[0.0125] [0.0516] [0.0222] [0.306] [0.00411] [0.0351] [0.00611] [0.00575]Interaction -0.140*** -0.230*** -0.204*** -0.0627 -0.106*** -0.151*** -0.0207*** 0.0163***

[0.0123] [0.0610] [0.0253] [0.308] [0.00375] [0.0351] [0.00467] [0.00435]Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

ChileBrazilPeruArgentina

Chênh lệch

Nguồn lực

Hệ số

Tương tác

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

10 Chỉ trình bày hệ số phi chính thức.

Page 56: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

57PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Trước tiên, trong mọi trường hợp, tổng mức chênh lệch giá trị trung bình của thu nhập lớn hơn đáng kể so với tổng mức chênh lệch thu được khi sử dụng OLS và QR. Thứ hai, khi mức chênh lệch này được phân tách thành ba cấu phần nêu trên, trong tất cả các trường hợp “Hiệu ứng Hệ số” có ý nghĩa thống kê và có dấu âm. Vì vậy, giả thuyết phân khúc một lần nữa được kiểm định, qua đó chỉ ra rằng, với thuộc tính như nhau, một nhân viên phi chính thức (hoặc một người lao động trong IS) được trả một mức lương thấp hơn so với một nhân viên chính thức tương tự (hoặc một nhân viên trong khu vực chính thức). Tuy nhiên, trong mọi trường hợp (trừ ngoại lệ Chile khi so sánh FS và IS) chênh lệch tiền lương có vẻ nhỏ hơn so với mức chênh lệch thu được thông qua giá trị của biến giả về phi chính thức trong các hàm hồi quy OLS.

Thứ ba, “Hiệu ứng nguồn lực” cũng được chứng minh là có ý nghĩa thống kê và có dấu âm. Trong hầu hết các trường hợp, hiệu ứng này là yếu tố giải thích tỉ lệ cao nhất về chênh lệch thu nhập. Điều này phản ánh thực tế là người lao động chính thức (người lao động trong khu vực chính thức) có vector của các đặc tính thuận lợi hơn so với vector của người lao động phi chính thức (người lao động trong IS), như mô tả trong phần trước. Cụ thể, việc làm chính thức có vốn con người cao hơn và có tỉ lệ phụ nữ thấp hơn - thường bị phân biệt đối xử trong thị trường lao động và do đó nhận được tiền lương thấp hơn nam giới có các thuộc tính tương tự. Như vậy, tổng số chênh lệch thu nhập lao động giữa việc làm chính thức (FE) và phi chính thức (IE) được giải thích không chỉ bởi vì chính thức có vector nguồn lực thuận lợi hơn, mà còn vì hiệu quả sử dụng thuộc tính của họ cao hơn so với IE.

Ước tính chênh lệch thu nhập trung bình cũng khẳng định rằng tình trạng phi chính thức có tác động tiêu cực độc lập đối với thu nhập lao động hàng tháng. Như thể hiện trong Bảng 5, chênh lệch giữa người lao động phi chính thức và chính thức là 70% ở Argentina, 64% ở Peru, 29% tại Brazil và 11% ở Chile.

Bảng 5. Giá trị trung bình chênh lệch thu nhập cá nhân. Thu nhập hàng tháng

Argentina Peru Brazil ChileIE/FE -0.7044*** -0.6355*** -0.2884*** -0.1092***EIS/EFS -0.3551*** -1.0035*** -0.2911*** -0.0395****** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

Page 57: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

58 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Cuối cùng, các ước lượng phi tham số dựa trên phương pháp Hàm ước tính phù hợp (Bảng 6) là phù hợp với kết quả trước đó và một lần nữa xác nhận sự tồn tại của một “hình phạt” gắn với tình trạng phi chính thức. Cụ thể, giá trị của ATT có ý nghĩa thống kê và có dấu âm trong mọi trường hợp, ngay cả khi mức độ chênh lệch có xu hướng cao hơn so với chênh lệch thu được bằng các phương pháp trước đó.

Bảng 6. Phương pháp Hàm ước tính Phù hợp. Thu nhập hàng tháng

Argentina Peru Brazil ChileInformal Employment -0.759*** -0.666*** -0.416*** -0.147***

[0.00819] [0.00968] [0.000713] [0.00326]Informal Sector -0.287*** -0.560*** -0.301*** -0.0296***

[0.0414] [0.00809] [0.00225] [0.000947]Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Việc làm Phi chính thức

Khu vực Phi chính thức

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

Ngoài ra, phù hợp với kết quả trước đó, mức chênh lệch thu nhập tại Argentina và Peru dường như cao hơn so với Brazil và Chile. Đây là một kết quả quan trọng bởi vì nó không có vẻ hoàn toàn liên quan đến quy mô của tình trạng phi chính thức. Đặc biệt, ngay cả khi có thể nghĩ rằng mức chênh lệch tiền lương cao hơn tại Peru và chênh lệch tiền lương thấp hơn tại Chile là do mối quan hệ trực tiếp giữa tỷ trọng tương đối của tình trạng phi chính thức và mức độ chênh lệch tiền lương, điều này có vẻ không đúng đối với Argentina và Brazil, nơi tỉ lệ của IS rất giống nhau ở cả hai nước, nhưng hình phạt ở Argentina cao hơn ở Brazil đáng kể.

Tính đến thời điểm này chênh lệch được ước tính cho tình trạng phi chính thức được xác định bởi hai phương pháp tiếp cận (“tiếp cận sản xuất” và “tiếp cận lao động”). Tuy nhiên, có thể xảy ra trường hợp cả hai cách này cùng được sử dụng để xác định thu nhập lao động, khiến cho việc xác định các hiệu ứng độc lập của mỗi cách gặp khó khăn. Ví dụ, “hình phạt” đối với người lao động phi chính thức có thể là do một tỉ lệ lớn lao động như họ làm việc trong IS, như đã nêu. Trong trường hợp đó, năng suất thấp - chứ không phải là quan hệ lao động - có thể là yếu tố quyết định mức lương thấp hơn. Cũng có thể là người lao động trong khu vực chính thức kiếm được mức lương

Page 58: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

59PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

cao hơn do tỉ lệ cao hơn của người lao động chính thức trong khu vực này. Điều này có thể là kết quả của một số quy định lao động như mức lương tối thiểu được pháp luật quy định hoặc việc thương lượng tập thể, những điều ít thấy ở người lao động phi chính thức.

Để đo ảnh hưởng độc lập của mỗi cách tiếp cận, chúng tôi chạy các hàm hồi quy OLS đối với thu nhập hàng tháng, nhưng lần này bao gồm tất cả các loại nghề tạo nên từ sự kết hợp của cả hai phương pháp tiếp cận. Các nhóm cơ sở gồm người lao động chính thức trong khu vực chính thức. Như thể hiện trong Bảng 7, tại Argentina, tất cả các loại nghề nghiệp liên quan tới những người lao động phải chịu “hình phạt”. Cũng có thể quan sát thấy so với lĩnh vực lao động, các mối quan hệ lao động thích đáng hơn đối với chênh lệch thu nhập lao động.

Bảng 7. Chênh lệch giữa các loại hình về thu nhập lao động. Phương trình Mincer bởi OLS. Thu nhập hàng tháng

Categories ARGENTINA PERU BRAZIL CHILEFormal Non-wage earners -0.2161*** -0.6887*** 0.3246*** 0.6556***Informal Non-wage earners -0.7271*** -0.6095*** -0.1422*** 0.2271***Informal wage earners in FS -0.5730*** -0.2969*** -0.2016*** -0.2754***Formal wage earners in IS -0.2233*** -0.5177*** -0.1021*** -0.146***Informal wage earners in IS -0.8012*** -0.6703*** -0.4172*** -0.5081****** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Không hưởng lương Chính thứcKhông hưởng lương Phi chính thứcHưởng lương Phi chính thức trong FSHưởng lương Chính thức trong ISHưởng lương Phi chính thức trong IS

Loại hình

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình.

Chile và Brazil có kết quả tương tự. Trong các quốc gia này, mức chênh lệch giữa người lao động chính thức và phi chính thức lớn hơn mức chênh lệch giữa người lao động trong khu vực chính thức và trong IS. Nhưng dù sao, và nhất quán với kết quả trước đó, mức chênh lệch không lớn như ở Argentina. Hơn nữa, người không hưởng lương phi chính thức ở Chile có thu nhập cao hơn so với nhóm cơ sở. Tương tự như vậy, cả ở Chile và Brazil người không hưởng lương chính thức có thù lao cao nhất.

Giống như tại Argentina, người lao động chính thức trong khu vực chính thức ở Peru có mức lương cao nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp người hưởng lương, khu vực (chính thức/phi chính thức) có vẻ quan trọng hơn quan hệ lao động. Cuối cùng, trong mọi trường hợp sự kết hợp cả hai cách tiếp cận tạo ra

Page 59: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

60 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

mức chênh lệch thu nhập lớn hơn so với mức chênh lệch của mỗi cách tiếp cận riêng biệt, biết rằng nhóm người lao động phi chính thức trong IS có thu nhập thấp nhất (khi loại trừ tác động của tất cả các đặc điểm còn lại).

Vì vậy, các ước lượng khác nhau (tham số và phi tham số) cho thấy tồn tại mức chênh lệch thu nhập đáng kể mà phần hơn thuộc về tình trạng chính thức và mức chênh lệch này không do sự khác biệt trong các thuộc tính nhận thấy của người lao động. Vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng có tồn tại phân khúc thu nhập gắn với tình trạng phi chính thức tại bốn nước được phân tích.

Tới đây câu hỏi đặt ra là: Yếu tố nào giải thích sự khác biệt về mức độ chênh lệch thu nhập giữa các nước và đặc biệt là, chênh lệch tiền lương giữa những người hưởng lương (đăng ký và không đăng ký) trong FS? Một giả thuyết có thể cho rằng các kết quả thu được là do các quy định về lao động như mức lương tối thiểu, thương lượng tập thể, công đoàn. Cụ thể là mức chênh lệch giữa những người hưởng lương có đăng ký và không đăng ký có thể phụ thuộc vào mức độ “ràng buộc” của các quy định lao động này. Chừng nào mà mức lương tối thiểu còn tương đối cao so với mức lương trung bình hoặc công đoàn còn nhiều sức mạnh thương lượng, điều này có thể tạo ra một mức chênh lệch tiền lương lớn hơn đối với những người lao động có hoặc không chịu sự điều tiết của các quy định về lao động.

Ngoài ra, các kết quả này có thể chịu tác động của các biến không quan sát được, và do đó, không được đưa vào trong ước tính. Ví dụ như có thể có một số lợi ích phi tiền tệ có thể bù đắp cho mức lương phi chính thức thấp hơn khiến công việc trở nên hấp dẫn hơn đối với một số cá nhân. Tuy nhiên, do tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa phi chính thức và nghèo đói (như đã được trình bày trong phần trước và sẽ được xác minh trong phần sau), lập luận cho rằng tình trạng phi chính thức là sự lựa chọn tự nguyện của người lao động có thể không áp dụng được cho tất cả người lao động trong khu vực. Ngược lại, mức độ thất nghiệp và trình lao động bấp bênh tại các quốc gia này cho thấy việc tham gia IS có thể là sự lựa chọn duy nhất của một bộ phận lớn người dân.

Page 60: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

61PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

6. Phi chính thức và nghèo đói

Với mục tiêu đánh giá tác động độc lập của tình trạng phi chính thức đối với tỉ lệ đói nghèo, chúng tôi đã thực hiện các mô phỏng nhỏ. Các mô phỏng nhỏ này cho phép chúng tôi ước tính thu nhập phản thực của hộ gia đình tức là thu nhập đạt được khi giả sử các thành viên gia đình - những người làm việc phi chính thức- sẽ làm việc chính thức (Xem xét hai phương pháp tiếp cận với phi chính thức).

Như thể hiện trong Bảng 8, trong mọi trường hợp, “việc chính thức hóa” người lao động phi chính thức sẽ làm giảm tỉ lệ nghèo đói. Tuy nhiên, mức độ giảm này khác nhau giữa các nước. Ít nhất một phần các kết quả khác nhau là do mức chênh lệch thu nhập khác nhau giữa chính thức và phi chính thức. Ví dụ tại Argentina và Peru, nơi mà mức chênh lệch thu nhập lớn hơn mức giảm nghèo do việc chính thức hóa người lao động cũng lớn hơn. Tại Argentina mức giảm này là khoảng 34%. Tại Peru, mức giảm đói nghèo cũng đáng kể, khoảng 30% của tỉ lệ nghèo ban đầu. Nhưng do ở những nước này tỉ lệ nghèo ban đầu là rất cao nên ngay cả khi tất cả người lao động đã được chính thức hóa, tỉ lệ người nghèo sẽ vẫn ở mức cao. Tác động thấp của “chính thức hóa” tại Chile đã được dự kiến một phần là do mức chênh lệch phi chính thức thấp hơn. Cuối cùng tại Brazil, mức giảm nghèo cũng khá lớn nhưng rõ ràng là thấp hơn so với ở Peru và Argentina.

Bảng 8. Mô phỏng nhỏ về giảm nghèo liên quan đến việc chính thức hóa người lao động

Argentina Peru Brazil ChileInicial poverty rate 26.85 34.68 29.96 13.7Initial poverty gap 0.4171 0.3792 0.4249 0.3179

ContrafactualFE/IE 17.81 24.44 26.35 13.12EFS/EIS 22.59 20.69 26.32 13.61ReductionFE/IE -34% -30% -12% -4%EFS/EIS -16% -40% -12% -1%

Tỷ lệ nghèo ban đầuChênh lệch nghèo ban đầu

Hợp đồngFE/IEEFS/EISGiảmFE/IEEFS/EIS

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên các dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình

Page 61: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

62 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Trong Bảng 8, mức chênh lệch nghèo cũng được đưa vào vì nó có thể là một yếu tố quan trọng, bởi khả năng thoát nghèo không chỉ phụ thuộc vào mức tăng tuyệt đối tổng thu nhập gia đình sau khi “chính thức hóa” mà còn phụ thuộc vào khoảng cách ban ban đầu so với ngưỡng nghèo. Brazil là quốc gia có mức chênh lệch nghèo cao hơn. Điều này góp thêm phần làm giảm tác động của “chính thức hóa”.

Thực tế là ở một số nước, vẫn tồn tại tỉ lệ đói nghèo cao ngay cả khi loại trừ phi chính thức. Điều này cho thấy rằng các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với đói nghèo. Thất nghiệp cao và thiếu việc làm, trình độ học vấn thấp khiến thu nhập thấp ngay cả đối với người lao động chính thức (hoặc người lao động trong khu vực chính thức) và tỉ lệ phụ thuộc cao là những yếu tố cũng có thể liên quan đến đói nghèo. Ngoài ra, thu nhập lao động trung bình thấp đi đôi với với sự bất bình đẳng cao về thu nhập cũng góp phần làm tăng đói nghèo.

Cuối cùng, cần lưu ý rằng các mô phỏng nhỏ cần được coi là các công việc phân tích và các kết quả cần được coi như các chỉ số về tính thích đáng của tình trạng phi chính thức trong phân tích tỉ lệ đói nghèo bởi vì các kết quả này không biểu hiện những gì thực sự sẽ xảy ra khi không còn tình trạng phi chính thức. Giả định “các yếu tố khác không đổi” là cơ sở của phân tích cân bằng cục bộ (partial equilibrium) không tính đến thực tế rằng một mức giảm đáng kể tình trạng phi chính thức chắc chắn sẽ kéo theo các thay đổi khác trong thị trường lao động, ví dụ như tỉ lệ thất nghiệp hoặc trong các mức lương trung bình. Thực tế này cũng có thể có tác động quan trọng đối với mức độ đói nghèo.

7. Kết luận

Mục đích của bài viết này là phân tích các mối liên hệ giữa tình trạng phân khúc thu nhập, phi chính thức và nghèo đói trên cơ sở so sánh bốn quốc gia Mỹ Latin: Argentina, Brazil, Chile và Peru.

Kết quả cho thấy rằng tình trạng phi chính thức (EI và EIS) là một hiện tượng quan trọng tại bốn quốc gia, ngay cả khi tính đúng đắn của khái niệm này không giống nhau trong mọi trường hợp. Ở một thái cực là Peru, nơi mà các EIS đô thị chiếm khoảng 56% tổng số việc làm và nơi mà IE liên quan đến 67% người lao

Page 62: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

63PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

động. Ở thái cực khác là Chile, nơi các con số này giảm xuống lần lượt là 35% và 38%. Trong khi đó, tỉ lệ người hưởng lương không đăng ký khá cao trong mọi trường hợp, thậm chí ở Chile, nơi tỉ lệ này chiếm khoảng 22% tổng số người hưởng lương. Tại các nước khác, con số này là 40% - 50%. Điều này cho thấy mức độ lao động bấp bênh rất cao vì việc thiếu đăng ký an sinh xã hội không chỉ có nghĩa là mức lương thấp hơn so với những người hưởng lương khác mà còn thiếu các lợi ích xã hội khác, như bảo hiểm y tế hay lương hưu trong tương lai.

Trong mọi trường hợp tình trạng phi chính thức được chứng minh là một yếu tố độc lập quyết định thu nhập thấp hơn, ngay cả khi các tác động khác được loại trừ bởi một vector mở rộng gồm các đặc điểm cá nhân và việc làm, cho thấy sự tồn tại của tình trạng phân khúc thu nhập. Ngoài ra, các phân tích mô tả và mô phỏng nhỏ cho thấy tình trạng phi chính thức và nghèo đói có tỉ lệ thuận. Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ ra rằng việc loại bỏ tình trạng phi chính thức không thể xóa hết nghèo, bởi sự tồn tại của các yếu tố khác ảnh hưởng đến nghèo đói. Tỉ lệ thất nghiệp cao và trình độ học vấn thấp dẫn tới thu nhập thấp ngay cả đối với người lao động chính thức (hoặc người lao động trong khu vực chính thức), đi kèm với phân phối thu nhập bất bình đẳng cũng là yếu tố gắn liền với nghèo đói.

Vì vậy, các kết quả này cho thấy cần thực hiện các chính sách công khác nhau để giảm bất bình đẳng và nghèo đói, thông qua các chính sách về thị trường lao động và các chính sách khác phổ quát hơn. Một vấn đề trọng tâm là giảm tỉ lệ phi chính thức và tình trạng việc làm bấp bênh. Điều đó ngụ ý cần tác động cả ở hai phía cung và cầu: có nghĩa là kích thích tạo công ăn việc làm chính thức phù hợp với người lao động và hỗ trợ họ trong việc tăng cơ hội tìm được các công việc đó (ví dụ thông qua đào tạo, và/hoặc tốt hơn, thông qua các dịch vụ việc làm). Mức lương cũng được coi là một mục tiêu trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo bởi có việc làm không phải bao giờ cũng đảm bảo không bị đói nghèo, đặc biệt là do tỉ lệ ngành nghề phi chính thức cao.

Mặt khác, mức độ và phạm vi của bảo hiểm thất nghiệp ở Mỹ Latin vốn rất hạn chế. Ngay cả tại số ít quốc gia có loại chương trình này, tỉ lệ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là rất thấp. Vì vậy, cần mở rộng một số dạng hỗ trợ thất nghiệp cho những người thôi làm các công việc không thường xuyên. Tuy nhiên, ngay cả khi mở rộng lợi ích cho người thất nghiệp, các hộ gia đình có thu nhập lao động thấp và không ổn định vẫn sẽ phải đối mặt với khó

Page 63: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

64 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

khăn. Do đó, song song với các chính sách khác, các nước này cần tăng cường các chương trình hỗ trợ tiền mặt nhắm tới các hộ gia đình có thu nhập thấp, ít nhất cho đến khi thị trường lao động có thể tạo ra nhiều việc làm với thu nhập cho phép các hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo.

Nếu có nhiều việc làm, đặc biệt là việc làm tốt và ổn định có thể tạo ra thu nhập đủ sống và nếu có bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ quá trình tìm kiếm việc làm, sức ép phải nhanh chóng chấp nhận công việc bấp bênh và thu nhập thấp đối với các thành viên hộ gia đình nghèo sẽ giảm, qua đó giảm dòng chảy lao động vào IS. Về vấn đề này, như đã bàn trong nghiên cứu của Beccaria và Groisman (2008), sẽ là thích hợp hơn nếu coi phi chính thức không phải là một nguyên nhân gây ra nghèo đói, mà là sự biểu hiện của tình trạng thiếu cơ hội lao động trong khu vực chính thức của nền kinh tế, cũng như các tình trạng khan hiếm việc làm chính thức ở các nước nơi mà các chính sách nhằm đáp ứng tình trạng thiếu thốn xã hội bị hạn chế hoặc không tồn tại.

Page 64: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

PHỤ LỤC

Bảng A.1. Đặc điểm của tình trạng phi chính thứcVariables

Formal Informal Total Formal Informal Total Formal Informal Total Formal Informal TotalGenderMen 57,8 56,4 57,1 62,8 50,3 54,5 56,7 56,0 56,4 61,2 55,4 59,0Women 42,2 43,6 42,9 37,2 49,7 45,5 42,6 42,8 42,7 38,9 42,5 40,3Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

AgeYounger than 25 9,4 19,4 14,7 7,7 26,2 20,0 18,2 24,0 20,8 12,3 13,8 12,925-45 56,7 43,9 50,0 57,9 44,6 49,0 57,3 44,3 51,4 55,4 41,4 50,0Older than 45 33,9 36,7 35,4 34,4 29,2 30,9 24,5 31,8 27,8 32,3 44,7 37,1Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Educational levelLess than complete secondary 29,27 61,4 46,1 10,6 43,9 33,2 38,5 69,2 52,6 28,2 53,8 38,0Complete secondary / Incomp. Univers. 38,01 33,1 35,4 35,9 46,6 43,2 42,3 27,4 35,5 44,6 40,6 43,1Complete university 32,72 5,6 18,5 53,5 9,4 23,6 19,1 3,3 11,9 27,2 5,6 18,9Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

IndustryAgriculture - - - - - - - - - 7,9 7,2 7,6Manufacture 15,0 12,2 13,5 15,8 14,1 14,7 21,5 12,8 17,7 14,0 13,7 13,9Construction 3,9 13,5 8,9 4,6 6,4 5,8 3,9 12,3 7,6 8,7 9,6 9,0Trade 16,4 32,0 24,6 17,1 37,0 30,0 21,0 30,1 25,0 17,0 27,9 21,2Transport 6,2 6,5 6,4 6,8 11,6 9,9 5,9 5,6 5,8 7,3 8,2 7,6Financiak services 12,4 7,4 9,8 12,5 4,1 7,1 11,8 5,5 9,1 9,8 4,1 7,6Personal services 9,7 3,7 6,5 6,4 3,1 4,3 6,6 3,0 5,0 13,4 15,4 14,2Domestic services 1,7 16,6 9,5 1,8 8,2 6,0 4,8 13,9 8,7 3,7 10,1 6,1Public sector 27,6 2,0 14,1 26,3 3,2 11,4 19,0 2,9 12,1 16,6 3,0 11,4Other 7,2 6,3 6,7 8,8 12,2 11,0 5,4 13,8 9,1 1,8 0,9 1,5Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Povert statusNon poor 95,04 73,3 84,1 93,2 76,8 82,3 89,7 73,7 82,4 94,6 89,9 92,8Poor 4,96 26,7 15,9 6,8 23,2 17,8 10,3 26,3 17,6 5,4 10,1 7,2Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

FS IS Total FS IS Total FS IS Total FS IS TotalGenderMen 59,7 54,1 57,1 60,9 49,4 54,5 59,4 52,8 56,4 63,6 50,6 59,0Women 40,3 45,9 42,9 39,1 50,6 45,5 40,5 47,2 42,7 36,4 49,4 40,3Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

AgeYounger than 25 12,8 16,7 14,7 16,5 22,8 20,0 21,2 20,4 20,8 14,7 9,6 12,925-45 55,7 43,5 50,0 56,6 43,1 49,0 55,5 46,6 51,4 54,4 42,0 50,0Older than 45 31,5 39,8 35,4 27,0 34,0 30,9 23,3 33,0 27,8 30,8 48,4 37,1Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Educational levelLess than complete secondary 31,2 63,2 46,1 14,1 47,6 33,2 36,8 70,9 52,6 27,5 57,0 38,0Complete second/incom. Univers. 37,6 32,9 35,4 40,2 45,5 43,2 43,3 26,5 35,5 45,2 39,3 43,1Complete university 31,2 3,9 18,5 45,7 6,9 23,6 19,9 2,7 11,9 27,3 3,7 18,9Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

IndustryAgriculture 8,96 5,16 7,61Manufacture 16,0 10,6 13,5 18,2 11,6 14,7 23,5 10,4 17,7 14,4 13,0 13,9Construction 5,4 13,0 8,9 4,4 6,9 5,8 4,7 11,3 7,6 9,6 8,0 9,0Trade 16,1 34,2 24,6 17,6 40,9 30,0 21,2 29,8 25,0 17,0 28,8 21,2Transport 7,1 5,5 6,4 6,1 13,2 9,9 6,3 5,1 5,8 7,7 7,5 7,6Financiak services 11,9 7,4 9,8 11,3 3,4 7,1 11,9 5,5 9,1 9,5 4,0 7,6Personal services 10,0 2,6 6,5 7,3 1,6 4,3 7,0 2,6 5,0 13,5 15,5 14,2Domestic services 20,4 9,5 11,2 6,0 19,8 8,7 17,3 6,1Public sector 26,5 14,1 24,3 11,4 21,6 12,1 17,6 11,4Other 7,0 6,4 6,7 10,8 11,0 11,0 4,0 15,5 9,1 1,8 1,5Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Povert statusNon poor 92,7 73,3 84,1 90,2 76,0 82,3 89,3 74,5 82,4 93,8 91,1 92,8Poor 7,3 26,7 15,9 9,8 24,0 17,8 10,7 25,6 17,6 6,2 8,9 7,2Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Registered Non-regist. Total Registered Non-regist. Total Registered Non-regist. Total Registered Non-regist. TotalGenderMen 58,2 48,3 54,2 64,6 52,0 58,1 56,4 49,8 54,5 61,0 48,3 58,2Women 41,8 51,7 45,8 35,4 48,0 41,9 42,8 46,3 43,9 39,0 51,7 41,8Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

AgeYounger than 25 10,1 26,0 16,6 8,5 38,2 23,7 18,9 36,5 24,0 13,0 22,2 15,125-45 58,0 47,6 53,7 58,6 47,6 53,0 57,7 44,4 53,9 55,8 45,6 53,5Older than 45 31,9 26,4 29,6 32,9 14,2 23,3 23,4 19,2 22,2 31,2 32,3 31,5Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Educational levelLess than complete secondary 32,0 62,3 44,4 12,1 35,4 24,4 40,1 69,9 48,5 29,6 49,8 34,1Complete second/incom. Univers. 41,3 30,3 36,8 42,4 49,5 46,1 43,7 26,5 38,8 46,7 40,6 45,3Complete university 26,8 7,3 18,9 45,6 15,1 29,5 16,3 3,7 12,7 23,8 9,6 20,6Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

IndustryAgriculture 8,07 8,93 8,27Manufacture 15,7 11,5 14,0 17,0 16,9 17,0 21,9 11,0 18,8 14,1 11,8 13,6Construction 3,8 11,3 6,9 4,6 7,8 6,2 4,0 8,5 5,3 8,7 8,4 8,7Trade 16,2 21,5 18,4 12,8 23,2 18,1 20,7 21,3 20,8 17,0 16,8 16,9Transport 6,5 7,2 6,8 5,9 7,7 6,8 6,0 3,4 5,3 7,2 7,1 7,2Financiak services 10,3 6,2 8,6 11,3 5,6 8,4 10,9 6,1 9,5 8,8 5,1 8,0Personal services 8,1 4,0 6,4 6,2 4,8 5,5 6,2 3,6 5,4 12,8 11,4 12,5Domestic services 1,9 29,2 13,0 2,1 16,2 9,3 5,0 27,9 11,6 3,9 23,0 8,2Public sector 30,4 3,5 19,4 31,6 6,7 18,9 20,0 5,9 15,9 17,6 6,9 15,2Other 7,3 5,7 6,6 8,6 11,1 9,9 5,4 12,5 7,4 1,7 0,6 1,5Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Povert statusNon poor 94,9 73,5 86,5 93,4 78,7 85,9 89,3 69,9 83,7 94,4 85,3 92,4Poor 5,1 26,5 13,6 6,6 21,3 14,1 10,7 30,1 16,3 5,6 14,7 7,6Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

PERU BRAZIL CHILEARGENTINABiến

Chính thức Chính thức Chính thức Chính thứcPhi chính thức Phi chính thức Phi chính thức Phi chính thứcTổng Tổng Tổng Tổng

Chính thức Chính thức Chính thức Chính thứcPhi chính thức Phi chính thức Phi chính thức Phi chính thứcTổng Tổng Tổng Tổng

Giới tínhNamNữ Tổng

Tuổi<2525-45>25Tổng

Học vấnChưa hết Tr học hoặc thấp hơnHết trung học/Chưa hết đại họcHết đại họcTổng

NgànhNông nghiệpSản xuấtXây dựngThương mạiVận tảiDịch vụ tài chínhDịch vụ cá nhânDịch vụ gia đìnhKhu vực nhà nướcLoại khácTổng

Tình trạng nghèoKhông nghèoNghèoTổng

Giới tínhNamNữ Tổng

Tuổi<2525-45>25Tổng

Học vấnChưa hết Tr học hoặc thấp hơnHết trung học/Chưa hết đại họcHết đại họcTổng

NgànhNông nghiệpSản xuấtXây dựngThương mạiVận tảiDịch vụ tài chínhDịch vụ cá nhânDịch vụ gia đìnhKhu vực nhà nướcLoại khácTổng

Giới tínhNamNữ Tổng

Tuổi<2525-45>25TổngHọc vấnChưa hết Tr học hoặc thấp hơnHết trung học/Chưa hết đại họcHết đại họcTổngNgànhNông nghiệpSản xuấtXây dựngThương mạiVận tảiDịch vụ tài chínhDịch vụ cá nhânDịch vụ gia đìnhKhu vực nhà nướcLoại khácTổng

Tình trạng nghèoKhông nghèoNghèoTổng

Tình trạng nghèoKhông nghèoNghèoTổng

Đăng kí Đăng kí Đăng kí Đăng kíKhông đăng kí Không đăng kí Không đăng kí Không đăng kíTổng Tổng Tổng Tổng

Page 65: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

66 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng A.2. Phương trình Mincer. OLS

Covariates Monthly Hourly Monthly Hourly Monthly Hourly Monthly HourlyINFORMALITY -0.655*** -0.517*** -0.486*** -0.387*** -0.324*** -0.258*** -0.390*** -0.298***

[-0.00733] [-0.00676] [-0.00798] [-0.00725] [-0.0181] [-0.0177] [-0.0175] [-0.0171]Men 0.185*** 0.126*** 0.177*** 0.117*** 0.403*** 0.356*** 0.399*** 0.354***

[0.00937] [0.00871] [0.00981] [0.00902] [0.0208] [0.0205] [0.0207] [0.0205]Head of Household 0.0425*** 0.0295*** 0.0457*** 0.0315*** 0.147*** 0.0995*** 0.137*** 0.0911***

[0.0103] [0.00955] [0.0108] [0.00989] [0.0297] [0.0293] [0.0296] [0.0293]Age 0.0434*** 0.0367*** 0.0548*** 0.0453*** 0.0629*** 0.0605*** 0.0688*** 0.0652***

[0.00144] [0.00132] [0.00150] [0.00136] [0.00270] [0.00262] [0.00267] [0.00260]Age*Age -0.000408*** -0.000320*** -0.000521*** -0.000405*** -0.000733*** -0.000700*** -0.000774*** -0.000732***

[-1.69e-05] [-1.56e-05] [-1.76e-05] [-1.60e-05] [-3.18e-05] [-3.09e-05] [-3.15e-05] [-3.07e-05]Worked hours 0.00741*** -0.0135*** 0.00781*** -0.0126*** -0.404*** -0.393*** -0.390*** -0.384***

[0.000130] [0.000171] [0.000136] [0.000176] [-0.0252] [-0.0247] [-0.0251] [-0.0247]Incom. primary or less -0.206*** -0.181*** -0.236*** -0.203*** -0.147*** -0.150*** -0.160*** -0.160***

[-0.0133] [-0.0123] [-0.0139] [-0.0127] [-0.0299] [-0.0290] [-0.0297] [-0.0289]Incomplete secondary 0.0906*** 0.0909*** 0.0941*** 0.0929*** 0.0989*** 0.111*** 0.101*** 0.113***

[0.0101] [0.00930] [0.0106] [0.00962] [0.0284] [0.0276] [0.0282] [0.0275]Complete secondary 0.272*** 0.249*** 0.318*** 0.284*** 0.208*** 0.205*** 0.203*** 0.203***

[0.00975] [0.00895] [0.0102] [0.00923] [0.0271] [0.0263] [0.0270] [0.0263]Incomplete univ. 0.317*** 0.342*** 0.338*** 0.360*** 0.349*** 0.362*** 0.343*** 0.359***

[0.0119] [0.0109] [0.0125] [0.0113] [0.0315] [0.0307] [0.0314] [0.0306]Complete university 0.538*** 0.568*** 0.595*** 0.614*** 0.560*** 0.526*** 0.541*** 0.516***

[0.0119] [0.0110] [0.0124] [0.0113] [0.0328] [0.0318] [0.0325] [0.0316]Construction 0.0159 -0.0193 -0.0365*** -0.0572*** 0.184*** 0.147*** 0.219*** 0.174***

[0.0135] [0.0123] [0.0141] [0.0127] [0.0333] [0.0324] [0.0332] [0.0324]Trade -0.0662*** -0.0733*** -0.0640*** -0.0714*** -0.121*** -0.0771*** -0.0697*** -0.0386*

[-0.0111] [-0.0102] [-0.0117] [-0.0106] [-0.0226] [-0.0219] [-0.0227] [-0.0221]Financial services 0.0487*** 0.0685*** 0.0647*** 0.0825*** -0.00635 0.0628** 0.0616** 0.113***

[0.0142] [0.0131] [0.0149] [0.0135] [-0.0283] [0.0275] [0.0285] [0.0278]Transport 0.103*** 0.108*** 0.0756*** 0.0838*** 0.166*** 0.199*** 0.179*** 0.210***

[0.0154] [0.0142] [0.0161] [0.0146] [0.0332] [0.0324] [0.0330] [0.0323]Personal services -0.116*** 0.00332 -0.111*** 0.00969 0.0507 0.127*** 0.00536 0.0935**

[-0.0165] [0.0153] [0.0173] [0.0159] [0.0427] [0.0417] [0.0426] [0.0417]Domestic services -0.405*** -0.199*** -0.368*** -0.160*** -0.287*** -0.223*** -0.154*** -0.122***

[-0.0151] [-0.0139] [-0.0162] [-0.0147] [-0.0361] [-0.0349] [-0.0366] [-0.0355]Public sector 0.0221* 0.0738*** 0.0663*** 0.111*** 0.321*** 0.210*** 0.272*** 0.173***

[0.0122] [0.0113] [0.0128] [0.0117] [0.0286] [0.0282] [0.0287] [0.0284]Other 0.0419*** 0.0905*** 0.0391*** 0.0905*** -0.129*** -0.0671** -0.133*** -0.0709***

[0.0143] [0.0132] [0.0150] [0.0136] [0.0267] [0.0261] [0.0266] [0.0260]Region Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes YesLambda -0.273*** -0.249*** -0.305*** -0.272*** -0.127* -0.213*** -0.164** -0.243***

[-0.0184] [-0.0170] [-0.0192] [-0.0176] [-0.0666] [-0.0652] [-0.0664] [-0.0651]Constant 5.564*** 2.895*** 5.174*** 2.572*** 4.137*** 1.849*** 3.995*** 1.729***

[0.0409] [0.0379] [0.0424] [0.0388] [0.0936] [0.0913] [0.0915] [0.0894]

Observations 92492 91172 92492 91172 31753 31311 31753 31311Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Informal Employment Informal SectorPERUARGENTINA

Informal SectorInformal EmploymentViệc làm phi chính thứcĐồng biến Tháng Tháng Tháng ThángGiờ Giờ Giờ Giờ

Việc làm phi chính thứcViệc làm chính thức Việc làm chính thức

PHI CHÍNH THỨC

Nam giới

Chủ hộ

Tuổi

Tuổi*Tuổi

Số giờ làm

Chưa hết tiểu học hoặc thấp hơn

Chưa hết trung học

Đã hết trung học

Chưa hết đại học

Đã hết đại học

Xây dựng

Thương mại

Dịch vụ tài chính

Vận tải

Dịch vụ cá nhân

Dịch vụ gia đình

Khu vực nhà nước

Loại khác

Khu vực

Lamdbda

Hằng số

Quan sát

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Page 66: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

67PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Bảng A.2. Phương trình Mincer. OLS (tiếp)

Covariates Monthly Hourly Monthly Hourly Monthly Hourly Monthly HourlyINFORMALITY -0.245*** -0.200*** -0.179*** -0.135*** -0.103*** -0.0140*** -0.0109** 0.0724***

[0.00374] [0.00382] [0.00405] [0.00413] [0.00465] [0.00468] [0.00479] [0.00480]Men 0.278*** 0.278*** 0.274*** 0.275*** 0.254*** 0.240*** 0.252*** 0.241***

[0.00612] [0.00624] [0.00617] [0.00628] [0.00958] [0.00964] [0.00961] [0.00963]Head of Household 0.111*** 0.121*** 0.116*** 0.126*** 0.144*** 0.164*** 0.142*** 0.159***

[0.00663] [0.00677] [0.00668] [0.00680] [0.00996] [0.0100] [0.00999] [0.0100]Age 0.0545*** 0.0548*** 0.0581*** 0.0576*** 0.0324*** 0.0312*** 0.0333*** 0.0312***

[0.000720] [0.000735] [0.000724] [0.000737] [0.000909] [0.000915] [0.000911] [0.000913]Age*Age -0.000539*** -0.000538*** -0.000578*** -0.000570*** -0.000271*** -0.000254*** -0.000286*** -0.000259***

[8.78e-06] [8.96e-06] [8.81e-06] [8.98e-06] [1.03e-05] [1.03e-05] [1.03e-05] [1.03e-05]Worked hours 0.0149*** -0.0166*** 0.0156*** -0.0160*** 0.0711*** 0.0640*** 0.0816*** 0.0695***

[0.000133] [0.000135] [0.000133] [0.000135] [0.0141] [0.0142] [0.0141] [0.0142]Incom. primary or less -0.191*** -0.190*** -0.203*** -0.199*** -0.182*** -0.186*** -0.187*** -0.187***

[0.00575] [0.00587] [0.00579] [0.00590] [0.00706] [0.00710] [0.00708] [0.00709]Incomplete secondary 0.0769*** 0.0795*** 0.0743*** 0.0774*** 0.117*** 0.122*** 0.118*** 0.126***

[0.00732] [0.00747] [0.00737] [0.00751] [0.00762] [0.00766] [0.00764] [0.00766]Complete secondary 0.286*** 0.285*** 0.303*** 0.300*** 0.314*** 0.319*** 0.324*** 0.327***

[0.00692] [0.00706] [0.00696] [0.00709] [0.00826] [0.00831] [0.00828] [0.00830]Incomplete univ. 0.618*** 0.608*** 0.621*** 0.612*** 0.560*** 0.581*** 0.568*** 0.593***

[0.00896] [0.00915] [0.00903] [0.00920] [0.0123] [0.0124] [0.0123] [0.0124]Complete university 1.135*** 1.139*** 1.158*** 1.160*** 1.086*** 1.087*** 1.111*** 1.116***

[0.0100] [0.0102] [0.0101] [0.0103] [0.0123] [0.0124] [0.0124] [0.0124]Construction 0.0176** -0.00590 0.00380 -0.0211*** 0.142*** 0.137*** 0.140*** 0.136***

[0.00762] [0.00778] [0.00771] [0.00786] [0.00810] [0.00815] [0.00812] [0.00814]Trade -0.0121** 0.0188*** -0.0132** 0.0151*** 0.0782*** 0.128*** 0.0673*** 0.112***

[0.00545] [0.00557] [0.00554] [0.00564] [0.00682] [0.00686] [0.00687] [0.00689]Financial services 0.0825*** 0.0746*** 0.0920*** 0.0820*** 0.170*** 0.218*** 0.162*** 0.211***

[0.00721] [0.00736] [0.00727] [0.00740] [0.00946] [0.00951] [0.00948] [0.00950]Transport 0.123*** 0.162*** 0.118*** 0.156*** 0.198*** 0.213*** 0.208*** 0.215***

[0.00833] [0.00850] [0.00840] [0.00855] [0.0114] [0.0115] [0.0114] [0.0115]Personal services -0.0311*** -0.0178* -0.0328*** -0.0188** 0.0127** 0.0374*** 0.0195*** 0.0335***

[0.00909] [0.00928] [0.00916] [0.00933] [0.00614] [0.00618] [0.00616] [0.00617]Domestic services -0.228*** -0.197*** -0.182*** -0.166*** 0.247*** 0.300*** 0.264*** 0.316***

[0.00762] [0.00778] [0.00800] [0.00816] [0.0177] [0.0178] [0.0178] [0.0178]Public sector 0.115*** 0.0853*** 0.0930*** 0.0706*** 0.152*** 0.170*** 0.171*** 0.186***

[0.00674] [0.00688] [0.00687] [0.00700] [0.0181] [0.0182] [0.0181] [0.0181]Other -0.219*** -0.203*** -0.267*** -0.245*** 0.0558*** 0.0414** 0.0675*** 0.0534***

[0.00626] [0.00639] [0.00623] [0.00635] [0.0164] [0.0165] [0.0164] [0.0164]Region Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes YesLambda -0.0687*** -0.0487*** -0.0644*** -0.0458*** -0.0132 0.00790 -0.0262 -0.00527

[0.0159] [0.0162] [0.0160] [0.0163] [0.0186] [0.0187] [0.0187] [0.0187]Constant 4.288*** 1.873*** 4.134*** 1.743*** 10.14*** 7.619*** 10.06*** 7.581***

[0.0217] [0.0222] [0.0217] [0.0221] [0.0323] [0.0325] [0.0323] [0.0323]

Observations 274130 274130 274130 274130 193395 193395 193395 193395Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Informal Employment Informal Sector Informal EmploymentCHILEBRAZIL

Informal SectorViệc làm phi chính thứcĐồng biến Tháng Tháng Tháng ThángGiờ Giờ Giờ Giờ

Việc làm phi chính thứcViệc làm chính thức Việc làm chính thức

PHI CHÍNH THỨC

Nam giới

Chủ hộ

Tuổi

Tuổi*Tuổi

Số giờ làm

Chưa hết tiểu học hoặc thấp hơn

Chưa hết trung học

Đã hết trung học

Chưa hết đại học

Đã hết đại học

Xây dựng

Thương mại

Dịch vụ tài chính

Vận tải

Dịch vụ cá nhân

Dịch vụ gia đình

Khu vực nhà nước

Loại khác

Khu vực

Lamdbda

Hằng số

Quan sát

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Page 67: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

68 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng A.3. Phương trình Mincer. Hồi quy điểm phân vị (Quantile Regression)

Argentina

q10 q25 q50 q75 q90IE Monthly -0.977*** -0.757*** -0.602*** -0.475*** -0.364***

[0.00795] [0.000253] [0.0141] [0.00864] [0.0170]IE Hourly -0.795*** -0.635*** -0.495*** -0.393*** -0.292***

[0.000147] [0.0116] [0.00370] [0.00539] [0.0107]IS Monthly -0.651*** -0.563*** -0.468*** -0.386*** -0.293***

[0.0426] [0.00303] [0.0103] [0.00287] [0.000241]IS Hourly -0.560*** -0.476*** -0.388*** -0.316*** -0.239***

[0.00677] [0.0111] [0.00375] [0.0200] [0.000349]

Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Taus

IE Tháng

IE Giờ

IS Tháng

IS Giờ

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Peru

q10 q25 q50 q75 q90IE Monthly -0.494*** -0.433*** -0.403*** -0.403*** -0.440***

[0.00863] [0.000660] [0.0135] [0.000915] [0.0176]IE Hourly -0.445*** -0.390*** -0.343*** -0.334*** -0.352***

[0.0389] [0.0149] [0.0228] [0.0143] [0.00583]IS Monthly -0.724*** -0.568*** -0.424*** -0.326*** -0.272***

[0.0147] [0.0195] [0.00751] [0.0210] [0.0259]IS Hourly -0.644*** -0.452*** -0.337*** -0.231*** -0.162***

[0.0550] [0.0424] [0.00853] [0.00374] [0.00811]

Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Taus

IE Tháng

IE Giờ

IS Tháng

IS Giờ

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Brazil

q10 q25 q50 q75 q90IE Monthly -0.555*** -0.354*** -0.211*** -0.107*** -0.0241***

[0.00314] [0.00417] [0.00957] [0.00766] [0.00211]IE Hourly -0.489*** -0.300*** -0.168*** -0.0632*** 0.0215***

[0.00457] [0.00410] [0.00224] [0.000970] [0.00663]IS Monthly -0.453*** -0.276*** -0.145*** -0.0411*** 0.0569***

[0.00300] [0.00140] [0.00381] [0.0123] [0.0145]IS Hourly -0.395*** -0.228*** -0.108*** 0.0100 0.117***

[0.00374] [0.00698] [0.00745] [0.0158] [0.0139]

Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Taus

IE Tháng

IE Giờ

IS Tháng

IS Giờ

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Page 68: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

69PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Chile

q10 q25 q50 q75 q90IE Monthly -0.584*** -0.318*** -0.0880*** 0.121*** 0.263***

[0.00899] [0.000870] [0.000634] [0.00359] [0.00572]IE Hourly -0.477*** -0.230*** -0.0132 0.207*** 0.368***

[0.00934] [0.0113] [0.0114] [0.00798] [0.0128]IS Monthly -0.363*** -0.195*** -0.0244*** 0.181*** 0.318***

[0.00314] [0.00939] [0.00426] [0.0128] [0.0173]IS Hourly -0.273*** -0.125*** 0.0430*** 0.268*** 0.418***

[0.0102] [0.00115] [0.00390] [0.0101] [0.0192]

Standard errors in brackets*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Taus

IE Tháng

IE Giờ

IS Tháng

IS Giờ

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn

Page 69: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

70 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đồ thị A. 1. Chênh lệch thu nhập gắn với phi chính thức. Các hệ số Hồi quy điểm phân vị (Quantile regression coefficients)

Argentina

Lương tháng

Lương tháng

Lương giờ

Lương giờ

Peru

Lương tháng

Lương tháng

Lương giờ

Lương giờ

Page 70: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

71PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Brazil

Lương tháng

Lương tháng

Lương giờ

Lương giờ

Chile

Lương tháng

Lương tháng

Lương giờ

Lương giờ

Page 71: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

72 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Tài liệu tham khảo

Beccaria, L. et F. Groisman (2008), Argentina Desigual, Universidad Nacional de General Sarmiento.

Cepal (1991), “Magnitud de la Pobreza en América Latina en los Años Ochenta”, Santiago du Chili.

Del Rio, C, C. Gradin et O. Cantó (2006), “The Measurement of Gender Wage Discrimination: the Distributional Approach Revisited”, Working Paper 2006-25, Society for the Study of Economic Inequality, Université de Vigo.

Koenker, R. et G. Bassett (1978), “Regression Quantiles”, Econometrica, 46, 33-50, Wiley-Blackwell. ILO (1972), “Employment, Income and Equality: a Strategy for Increasing Productive Employment in Kenya”, Genève.

ILO (1993), "Resolution concerning Statistics of Employment in the Informal Sector, Fifteenth International Conference of Labour Statisticians, ILO, Genève, 19-28 janvier.

ILO (2003), “Guidelines Concerning a Statistical Definition of Informal Employment”, Seventeenth International Conference of Labour Statisticians, ILO, Genève, 24 novembre – 3 décembre.

Orshansky, M. (1965), “Counting the Poor: Another Look at the Poverty Profile”, Social Security Bulletin, Vol. 28, 1, pp. 3-29.

Rosenbaum, P. et D. Rubin (1983), “The Role of Propensity Score in Observational Studies for Causal Effects”, Biometrika, 70.

Shapiro, C. et J. Stiglitz (1984), “Equilibrium Unemployment as a Worker Discipline Device”, American Economic Review, Juin.

Stiglitz, J. (1981), “Alternative Theories of Wage Determination and Unemployment: the Efficiency Wage Model”, Discussion Papers 95, Princeton University.

Tannuri-Pianto, M. et D.M. Pianto (2002) “Formal-Informal Differentials in Brazil. A Semi-Parametric Approach”, EPGE FGV, Rio de Janeiro.

Page 72: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

73PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

1.2

LÀM VIỆC TRONG KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC: TỰ NGUYỆN HAY BẮT BUỘC?

PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG VỀ CÔNG VIỆC TẠI VIỆT NAM

Mireille Razafindrakoto (IRD, DIAL, Hà Nội), François Roubaud (IRD, DIAL, Hà Nội),

Jean-Michel Wachsberger (DIAL, Đại học Lille 3, Pháp)

Giới thiệu

Có hai quan điểm trái ngược nhau về khu vực kinh tế phi chính thức ở các nước đang phát triển. Theo quan điểm đầu tiên từ góc độ kinh tế, sự tồn tại của khu vực này là biểu hiện của hiện tượng phân khúc của thị trường lao động gây ra bởi sự dư thừa lao động có tính cấu trúc và khả năng còn hạn chế của khu vực hiện đại trong việc tạo việc làm cho các khu vực kinh tế thứ cấp. Vì vậy, khu vực này chỉ làm chức năng đơn giản là nơi dự trữ lao động cho khu vực chính thức và có các đặc điểm công việc như lương thấp, điều kiện làm việc bấp bênh và tỉ lệ thiếu việc làm cao. Trái lại, quan điểm thứ hai được các nhà xã hội học và nhân học bảo vệ có xu hướng coi khu vực phi chính thức như một khu vực kinh tế được định hướng bởi các giá trị đạo đức truyền thống, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, hoặc như một vườn ươm các doanh nhân nghèo nhưng sáng tạo và tự hào về công việc độc lập của họ. Gần đây, các nhà kinh tế đã chỉ ra tính không đồng nhất nội tại của khu vực kinh tế phi chính thức. Đây là đặc điểm cho phép dung hòa hai cách tiếp

Page 73: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

74 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

cận trên. Vì vậy, cần phân biệt hai thành phần của khu vực kinh tế phi chính thức: thành phần đầu tiên (phân khúc thấp) gồm các hoạt động kiếm sống đơn giản, có hiệu quả kinh tế thấp và không có cơ hội tích lũy; thành phần thứ hai (phân khúc cao) gồm các doanh nhân năng động, có khả năng tạo ra lợi nhuận đáng kể. Các doanh nhân này hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức vì họ muốn tránh thủ tục phiền hà cản trở khả năng sản xuất của họ. Như vậy, trong trường hợp này làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức là một quyết định dựa trên các tính toán chi phí/lợi ích, và do đó đây thực sự là một sự lựa chọn của doanh nhân.

Nghiên cứu này đóng góp một quan điểm khác vào cuộc tranh luận này. Chúng tôi quan tâm đến sự hài lòng của những người làm việc trong khu vực phi chính thức. Dựa trên một nghiên cứu gần đây do Mireille Razafindrakoto và François Roubaud (2012) thực hiện trên thị trường lao động tại tám thủ đô châu Phi, chúng tôi đặt giả thuyết rằng sự hài lòng về công việc là một chỉ số tốt để đánh giá chất lượng của công việc. So sánh các mức độ hài lòng về việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức với mức độ hài lòng về các khu vực khác có thể giúp tìm hiểu bản chất và chức năng của khu vực phi chính thức.

Các dữ liệu được dùng trong bài này chủ yếu chủ yếu dựa trên dữ liệu từ cuộc Điều tra Lao động Việc làm (LFS) do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2009 từ một mẫu đại diện cho dân số toàn quốc. Trong cuộc khảo sát này, hai loại biến, thường không có trong LFS, được đưa vào bảng câu hỏi theo yêu cầu của các tác giả: sự hài lòng về công việc và đo lường việc làm trong khu vực phi chính thức. Ngoài ra, chúng tôi đã tiến hành các đợt khảo sát về khu vực phi chính thức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2007 và 2010, và khoảng sáu mươi cuộc phỏng vấn sâu có gợi ý đối với lao động phi chính thức nhằm bổ sung phân tích định lượng của LFS. Bằng cách tách ảnh hưởng của các yếu tố như đặc điểm xã hội-nhân khẩu học của các cá nhân, thu nhập từ việc làm và các điều kiện làm việc, nghiên cứu mong muốn phản ánh cảm nhận của người lao động về giá trị của việc làm trong khu vực phi chính thức, đặc biệt khi so sánh với các loại việc làm khác (khu vực nhà nước…). Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này ở châu Á và là một trong số rất ít nghiên cứu tại các nước đang phát triển.

Page 74: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

75PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Nghiên cứu gồm bốn phần. Trong phần đầu tiên, chúng tôi trình bày tổng quan về các nghiên cứu từ trước đến nay, phản ánh hai quan điểm vốn độc lập với nhau: quan điểm về khu vực phi chính thức (tại các nước đang phát triển) và quan điểm tập trung vào sự hài lòng về công việc (chủ yếu là ở các nước phát triển). Phần hai trình bày dữ liệu và kết quả chính của thống kê mô tả. Phần ba phân tích về các ước tính kinh tế lượng. Phần bốn đưa ra một số yếu tố giải thích về cơ chế vận hành và bản chất của các cơ chế này.

1. Tổng quan

Hiện nay khu vực kinh tế phi chính thức và rộng hơn là việc làm phi chính thức là hình thức hội nhập phổ biến nhất vào thị trường lao động ở các nước đang phát triển (Bacchetta và cộng sự, 2009). Trái với các dự đoán, khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức đã không biến mất khi kinh tế tăng trưởng và phát triển. Khu vực kinh tế phi chính thức không chỉ tiếp tục tồn tại trong những thập kỉ vừa qua mà còn gia tăng ở nhiều nước dưới tác động của toàn cầu hóa, và ngày càng gia tăng từ cuối thập kỉ qua khi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế diễn ra. Trong một tài liệu tổng hợp gần đây về vấn đề này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đặt câu hỏi liệu sự tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức có phải là lựa chọn việc làm “bình thường” đối với phần lớn lao động tại các nước đang phát triển (Jütting và de Laiglesia, 2009).

Vì sao lại có tình hình như vậy? Quan điểm nhị nguyên Harris và Todaro (1970), giả định rằng người lao

động nghèo bị buộc phải làm việc trong khu vực phi chính thức do khu vực chính thức không tạo đủ việc làm để đáp ứng nhu cầu cầu của thị trường lao động. Gần đây, những người ủng hộ trường phái cấu trúc cũng đưa ra kết luận tương tự (Portes và những người khác, 1989) nhưng với các lí do hoàn toàn khác: các chiến lược giảm thiểu chi phí và sự cạnh tranh toàn cầu khiến các doanh nghiệp chính thức (kể cả các công ty đa quốc gia) ngày càng thuê nhiều lao động bên ngoài trong khu vực phi chính thức, nơi những người lao động không được hưởng các lợi ích của hệ thống bảo hộ lao động.

Page 75: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

76 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Từ cuối những năm 1980, một quan điểm mới được gọi là “pháp lí” cho rằng nhiều lao động phi chính thức “lựa chọn” khu vực này để tránh các thủ tục nhà nước bó buộc và không hiệu quả (De Soto 1994). Các tác giả khác cũng nhấn mạnh rằng việc gia nhập khu vực phi chính thức có thể là sự lựa chọn dựa trên sở thích cá nhân và các đặc điểm của từng loại công việc (Perry và những người khác, 2007). Trong khoảng ba thập kỉ, các cuộc tranh luận về tính tự nguyện hay bắt buộc của tình trạng phi chính thức là đề tài chính của các cuộc tranh luận về tình trạng phi chính thức.

Để làm sáng tỏ vấn đề, các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích thu nhập từ lương, sử dụng phương pháp biểu lộ mong muốn. Nhìn chung mọi người công nhận rằng thu nhập trong khu vực phi chính thức thấp hơn, điều này củng cố kết luận về chất lượng thấp hơn của công việc. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây dựa trên dữ liệu mảng đưa ra các bằng chứng phần nào trái ngược với kết luận trên (Kwenda và Bargain, 2011; Nguyễn và những người khác, 2011; Nordman và những người khác, 2012). Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế đã nghiên cứu sự dịch chuyển người lao động giữa khu vực chính thức và phi chính thức ở Mỹ Latin (Gong và những người khác, 2004; Bosch và Maloney, 2010; Demenet và những người khác, 2010; Nguyễn và những người khác, 2010). Hai kết luận dường như tương đối rõ ràng: số lượng các dòng dịch chuyển trong cả hai hướng đều lớn; xác suất làm việc trong một khu vực luôn cao hơn khi người lao động đã từng làm việc tại đó trong giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, cả hai phương pháp tiếp cận (phân tích tiền lương hoặc dịch chuyển) đều không trả lời dứt khoát về tính chất tự nguyện hay miễn cưỡng của sự lựa chọn khu vực phi chính thức. Trong cách tiếp cận đầu tiên, lợi ích bằng tiền không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá chất lượng công việc (ngoại trừ các vấn đề đo lường). Trong cách tiếp cận thứ hai, việc tiếp tục làm việc trong một khu vực nhất định (chính thức hoặc phi chính thức) cũng có thể là do chủ động lựa chọn hoặc miễn cưỡng do hoàn cảnh áp đặt.

Để khắc phục các hạn chế này, cách thứ ba được lựa chọn ở đây là trả lời trực tiếp câu hỏi về tính hữu ích và sự hấp dẫn của công việc. Thay vì chỉ dựa vào tiền lương, sự hài lòng về công việc có thể tổng hợp tất cả các khía cạnh liên quan đến chất lượng công việc và gói gọn các thông tin vào trong một chỉ số một chiều mà không cần cân đối một cách tùy

Page 76: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

77PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

tiện các khía cạnh phụ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này dựa trên giả định về sự tồn tại của thước đo chủ quan về phúc lợi trong công việc. Giả định này gây tranh cãi trong thời gian dài nhưng bây giờ đã được chấp nhận rộng rãi chủ yếu là ở các nước phát triển (Razafindrakoto và những người khác, 2012).

Trong các tài liệu, chúng tôi không tìm thấy nhiều nghiên cứu về các nước đang phát triển và các khu vực kinh tế chuyển đổi sử phương pháp tiếp cận này. Phần lớn nghiên cứu tập trung vào khu vực Mỹ Latin, nơi có đầy đủ dữ liệu về việc làm phi chính thức và có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện. Pagé và Madrigal (2008) tìm hiểu liệu tình trạng phi chính thức có phải là thước đo tốt về chất lượng việc làm tại ba nước Trung Mỹ (chủ yếu là ở Honduras và còn ở Guatemala và El Salvador thì ít hơn) thì dựa trên thước đo thành phần về sự hài lòng. Kết luận chính của họ là sự hài lòng về việc làm trong khu vực phi chính thức nói chung là thấp hơn. Nhưng điều này phụ thuộc nhiều vào loại công việc: lao động hưởng lương thì rõ ràng ít hài lòng hơn lao động độc lập. Perry và những người khác (2007) đã xác nhận các kết quả này tại Argentina và Cộng hòa Dominica, lao động độc lập tự cảm nhận họ (giả định tất cả các yếu tố như nhau) cũng nghèo như lao động chính thức. Trong khi đó, các lao động chính thức tại Argentina tự đánh giá họ nghèo hơn. Còn tại Cộng hòa Dominica thì kết quả đánh giá không như vậy. Trường hợp của Colombia, Raquel Bernal (2009) chỉ ra rằng hai thể loại lao động phi chính thức (tự làm chủ và nhân viên hưởng lương) cảm thấy ít hài lòng hơn so với nhân viên chính thức (Xem thêm Raquel Bernal, 2009).

Một số nghiên cứu về chủ đề như vậy cũng được thực hiện tại châu Phi (Razafindrakoto và Roubaud, 2009). Các tác giả này cho thấy đối với trường hợp của tám nước châu Phi (trong đó có Madagascar) đánh giá về khu vực phi chính thức cũng không thua kém khu vực tư nhân chính thức, tất nhiên khu vực công luôn là khu vực việc làm hấp dẫn nhất. Biến mà họ quan tâm không phải là thang điểm hài lòng về công việc, mà là mong muốn thay đổi công việc. Tuy nhiên, sử dụng cùng một dữ liệu nhưng dùng một thang điểm hài lòng thông thường, nghiên cứu của Rakotomanana (2011) xác nhận những phát hiện trước đó tại Madagascar. Falco và những người khác (2011) có thể đã thực hiện nghiên cứu toàn

Page 77: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

78 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

diện nhất thiết lập mối liên hệ giữa sự hài lòng về công việc và tình trạng phi chính thức (xác định bởi tiêu chí quy mô) trong trường hợp của lực lượng lao động Ghana, đặc biệt là do họ có dữ liệu mảng cho phép kiểm soát tác động của các yếu tố không quan sát được không thay đổi theo thời gian và thiết lập được nhiều biến điều khiển. Kết quả của họ phần nào trùng với hai nghiên cứu về châu Phi nói trên: nhân công phi chính thức không có vẻ ít hài lòng hơn so với lao động chính thức, trong khi đó những người tự làm chủ có mức độ hài lòng cao.

Tại châu Á, các công trình nghiên cứu còn hiếm hoi và không phân biệt khu vực. Tuy vậy, cũng mang lại những yếu tố liên quan đến hài lòng trong công việc. Azalea và những người khác (2009) nghiên cứu sự hài lòng về công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ở Indonesia và Malaysia, từ một góc độ so sánh. Mặc dù không đề cập tới khu vực phi chính thức và chỉ tập trung phân tích các yếu tố tâm lí, họ kết luận rằng mặc dù thuộc cùng một khu vực văn hóa như nhau, hai nhóm cựu sinh viên có sự khác biệt, do các yếu tố quyết định sự hài lòng về công việc là khác nhau. Tolentino (2007) phân tích sự hài lòng về công việc của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (MSEs) ở Philippines. Sự hài lòng chủ yếu liên quan đến chất lượng của các mối quan hệ xã hội (tương tác giữa nhân viên và giữa nhân viên với khách hàng), trong khi các yếu tố kinh tế (tiền lương, giờ và khối lượng công việc) có ảnh hưởng đối với sự hài lòng trong công việc.

Hai kết luận chính có thể được rút ra từ việc tóm tắt các nghiên cứu chủ yếu từ góc độ kinh tế. Một mặt, việc phân tích sự hài lòng về công việc là một cách tiếp cận mới mẻ, phong phú và vẫn còn ít được nghiên cứu để cung cấp thông tin về chất lượng công việc. Cách tiếp cận thay thế này có thể vượt ra khỏi khuôn khổ các lí thuyết truyền thống coi tiền lương là chỉ số duy nhất để đo lường tiện ích thu được từ công việc. Mặt khác, dường như vị trí tương đối (về mặt hài lòng) của khu vực phi chính thức khác nhau đáng kể giữa các nước, tùy thuộc vào bối cảnh và đặc điểm của thị trường lao động từng nước, điều này khiến tất cả các hình thức khái quát hóa trở nên không có giá trị. Do đó, đây là một câu hỏi còn bỏ ngỏ mà chỉ có phân tích thực nghiệm mới có có thể trả lời. Đây chính là điều chúng tôi đề xuất nghiên cứu trong các phần sau về Việt Nam, nơi chưa có nghiên cứu nào từng được thực hiện về chủ đề này.

Page 78: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

79PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

2. Mô tả dữ liệu và phân tích mô tả sơ bộ

2.1. Dữ liệuNghiên cứu này chủ yếu dựa vào dữ liệu từ cuộc khảo sát việc làm chính

thức (LFS2009), do Tổng cục Thống kê của Việt Nam thực hiện trong quý IV năm 2009. LFS2009 là một cuộc khảo sát hộ gia đình được xây dựng gồm hai phân tầng (Tổng cục Thống kê, 2010). Khảo sát này có tính đại diện ở cấp quốc gia và ở từng khu vực trong số 16 khu vực phân tầng theo địa bàn (nông thôn và thành thị) và vùng (sáu vùng hành chính và Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). 66.185 cá nhân thuộc 17.884 hộ gia đình đã được khảo sát. Trong số này, 35.528 người có độ tuổi từ 15 trở lên và đang có việc làm.

Ngoài các chỉ số thông thường về thị trường lao động (làm việc, thất nghiệp, thiếu việc làm, tình trạng việc làm, ngành, kiêm nhiệm nhiều việc…), có hai bộ câu hỏi rất cần thiết cho nghiên cứu này đã được đưa vào trong bảng hỏi, theo yêu cầu của các tác giả, trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu chung giữa Tổng cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD).

Trước hết, khảo sát được thiết kế dành riêng để đo lường việc làm trong khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức nói chung. Một loạt các câu hỏi được đặt ra cho từng người trong độ tuổi lao động để xác định ai là người làm việc trong khu vực phi chính thức. Do khu vực này không được xác định một cách rõ ràng nên cần nêu ra định nghĩa chính xác được sử dụng tại Việt Nam (chi tiết xem Razafindrakoto và cộng sự năm 2008, Cling và cộng sự, 2010a). Khu vực phi chính thức được định nghĩa gồm tất cả các hộ cá thể phi nông nghiệp sản xuất một phần hàng hóa để bán ra thị trường và không có đăng kí, và không phân biệt nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh (trong cơ sở kinh doanh, trên đường phố, hoặc ở nhà). Việc không đăng kí một số hoạt động kinh doanh không nhất thiết có nghĩa là bất hợp pháp vì dưới một mức độ hoạt động nhất định, các hộ này không cần phải đăng kí hoặc nộp thuế. Theo thuật ngữ được sử dụng tại Việt Nam, chúng ta gọi là các cơ sở sản xuất này là “các hộ kinh doanh cá thể phi chính thức” (EII), để phân biệt với các hộ có đăng kí được gọi là “các hộ kinh doanh cá thể chính thức” (EIF). Các hoạt động nông nghiệp không được đưa vào do quá khác biệt với các hoạt động phi nông nghiệp (về tổ chức, tính thời vụ sản xuất, mức lương…).

Page 79: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

80 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Định nghĩa này về khu vực phi chính thức có ưu điểm là phù hợp với bối cảnh chung của các khu vực có tính thể chế, và sẽ là đề tài phân tích đầu tiên của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi phân biệt sáu khu vực thể chế dựa trên đặc điểm về vốn, tạo thành tập hợp các công ty cung cấp toàn bộ việc làm: khu vực công (chính quyền và doanh nghiệp công), doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp trong nước (hai loại doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân độc lập với các nhà quản lí), các EIF, khu vực phi chính thức (tất cả các EII) và nông nghiệp (đa phần là các trang trại gia đình). Phần mở đầu về các khu vực thể chế cho phép làm rõ tình hình của khu vực chính thức, vượt ra ngoài sự phân biệt mang tính nhị nguyên và thô sơ chính thức/phi chính thức.

Thứ hai, một câu hỏi cụ thể về sự hài lòng đối với công việc được đưa vào bảng câu hỏi. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này, câu hỏi được đặt như sau: “Nhìn chung mức độ hài lòng với công việc của bạn như thế nào?” Có năm câu trả lời để lựa chọn: Rất không hài lòng, phần nào không hài lòng, không có cảm tưởng gì, phần nào hài lòng, rất hài lòng. Câu hỏi được đặt ra cho tất cả lao động tuổi từ 15 trở lên và đề cập đến công việc chính. Vì cách đặt câu hỏi này là cách rộng nhất có thể nên không xác định được chính xác các lí do dẫn đến sự ưa thích một loại công việc cụ thể. Tuy nhiên, cách này có ba ưu điểm chính: sự đơn giản giúp bảng câu hỏi không bị quá dài; và có thể tạo nên chỉ số tổng hợp các ưu điểm và nhược điểm khác nhau của từng loại hình công việc; và cuối cùng khả năng phân tích so sánh do các câu hỏi giống nhau được dùng để hỏi các đối tượng khác nhau. Số lượng lớn các nghiên cứu gần đây (đã được đề cập đến trong phần trước) cho thấy sự phong phú và tính vững chắc của phương pháp này. Đối với chúng tôi, tỉ lệ không hồi âm thấp (0,4%) cho thấy các câu hỏi đã không gây khó khăn cho người trả lời.

2.2 Phân tích mô tả và các sự kiện thực nghiệm chính Chúng tôi mở đầu phân tích bằng việc giới thiệu các đặc điểm chính của

khu vực phi chính thức, và sau đó nghiên cứu sự hài lòng về công việc đối với các vị trí công việc khác nhau trong thị trường lao động.

Với hơn 11 triệu việc làm, tức là gần 1/4 (24%) lực lượng lao động, khu vực phi chính thức là khu vực cung cấp việc làm lớn thứ hai đứng sau nông

Page 80: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

81PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

nghiệp tại Việt Nam, và là khu vực lớn nhất nếu tính cả việc làm phi nông nghiệp (Bảng 1). Đứng sau khu vực phi chính thức là khu vực công (10%), tiếp đến là các công ty trong nước và các cơ sở kinh doanh cá thể chính thức (mỗi loại công ty này chiếm 8%), và công ty nước ngoài đứng cuối cùng với 3% số việc làm. Quy mô rộng lớn của khu vực phi chính thức không phải là do khủng hoảng tài chính toàn cầu (diễn ra vào cuối năm 2008), bởi vì từ năm 2007 tỉ trọng của khu vực này cũng chỉ thấp hơn một chút (23%), chiếm khoảng một nửa số việc làm phi nông nghiệp. Ngoài ra, đây là một hiện tượng lâu dài: trong tất cả các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong vài năm tới, dự báo cho thấy việc làm trong khu vực phi chính thức dự kiến sẽ tăng dưới tác động kết hợp của đô thị hóa và công nghiệp hóa đất nước (Cling và những người khác, 2010b).

Khu vực phi chính thức không phải là một hiện tượng chỉ có ở đô thị: số nhân công khu vực phi chính thức ở nông thôn và ven đô đông hơn (63%). Đặc điểm này một phần có tính tương đối do cách định nghĩa hành chính về khu vực nông thôn ở Việt Nam, và nhiều khu vực ở Việt Nam có thể được xếp là đô thị ở các nước khác (Pincus và Sender, 2007). Tuy nhiên, điều này phần lớn liên quan đến chiến lược đa dạng hóa thu nhập của nông dân (Nguyễn Hữu Chí, 2012). Người lao động khu vực phi chính thức có độ tuổi trung bình bằng các lao động khác. Tỉ trọng phụ nữ chỉ thấp hơn mức trung bình quốc gia một chút. Nhìn chung, khu vực phi chính thức không phải là một phân khúc quá khác biệt nơi tập trung các lao động thứ cấp, như nhiều người vẫn nghĩ. Khu vực này có tỉ lệ chủ hộ cao nhất trong số tất cả các khu vực (kể cả khu vực công), ngược lại, khu vực này có ít người nhập cư và người dân tộc thiểu số. Trên thực tế, đặc điểm chính của người lao động khu vực phi chính thức là họ có học vấn thấp, bởi chỉ có nông nghiệp là còn sử dụng lao động phổ thông (chưa đầy 1% có bằng cấp so với tỉ lệ trung bình là 7% và gần 50% trong khu vực công.

Page 81: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

82 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 1. Các đặc điểm của lực lượng lao động theo khu vực tại Việt Nam năm 2009

Khu vực Số việc làm

(1.000)

Tỷ trọng

(%)

Nông thôn

(%)

Phụ nữ

(%)

Thiểu số

(%)

Tuổi

(số năm)

Đại học

(%)

Khu vực nhà nước 4.615 9,7 42,8 47,1 8,9 37,6 48,0

Doanh nghiệp nước ngoài 1.376 2,9 63,4 64,7 5,1 26,8 8,0

Doanh nghiệp trong nước 3.669 7,7 48,1 39,1 5,8 31,6 15,3

Hộ cá thể chính thức 3.688 7,8 46,4 46,0 7,2 36,4 3,6

Khu vực phi chính thức 11.313 23,8 63,2 48,0 5,7 38,4 1,0

Nông nghiệp 22.838 48,0 91,7 51,1 27,2 39,8 0,6

Tổng 47.548 100 72,6 49,1 16,5 38,0 6,8

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Mặc dù các đặc điểm kinh tế xã hội của lực lượng lao động làm việc trong khu vực phi chính thức khá gần với mức trung bình quốc gia, các thuộc tính của công việc lại rất khác và nói chung có chất lượng thấp hơn các khu vực khác (không bao gồm nông nghiệp). Tỉ lệ nhân viên hưởng lương định kỳ không cao (27%) và các hình thức hợp đồng khá bấp bênh (Bảng 2): 99% có một hợp đồng miệng (25% không có hợp đồng), so với chỉ có 3% trong khu vực công, 10% được trả tiền hàng tháng (lĩnh tiền hàng tháng phổ biến trong các khu vực khác), đa số được trả theo ngày, giờ, theo sản phẩm hoặc hoa hồng. Đối với tất cả nhân công trong khu vực này, tỉ lệ bảo hiểm là không đáng kể, so với mức 87% trong khu vực công và các công ty nước ngoài và gần 1/2 tại các công ty trong nước. Việc làm trong khu vực phi chính thức có nhiều bất lợi tuy nhiên họ không được trả thêm tiền theo thông lệ về lương bù thêm trợ cấp độc hại (đối với điều kiện lao động kém). Như vậy, mặc dù số giờ làm việc dài hơn (46 giờ so với con số trung bình 43 giờ mỗi tuần) và thâm niên làm việc lâu năm (gần tám năm), họ vẫn bị trả lương thấp hơn. Mức lương trung bình hàng tháng là 1,7 triệu đồng (khoảng 75 euro), trong khi đó khu vực chính thức (công hoặc tư nhân) có thu nhập cao hơn 50%. Như vậy, khu vực phi chính thức chiếm một vị trí trung gian giữa khu vực chính thức phi nông nghiệp và nông nghiệp.

Page 82: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

83PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Bảng 2. Đặc điểm công việc theo khu vực tại Việt Nam năm 2009

Khu vực Thâm niên

(năm)

Người ăn lương(%)

Bảo trợ xã hội(%)

Số giờ/tuần Mức lương thực*(1.000 VND/

tháng)

Khu vực nhà nước 10,5 99,7 87,4 44,0 1 964

Doanh nghiệp nước ngoài 3,5 99,9 86,9 53,0 1.735

Doanh nghiệp trong nước 4,4 93,6 48,5 51,8 2.093

Hộ cá thể chính thức 7,1 36,4 1,3 51,8 1.805

Khu vực phi chính thức 7,7 26,7 0,1 45,9 1.273

Nông nghiệp 15,8 9,6 1,5 37,0 703

Tổng 11,4 33,6 15,6 42,6 1.185

*: kể cả phụ việc gia đình không có lương (thu nhập = 0).Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Khi quan sát mức độ hài lòng trong công việc thông qua cấu trúc câu trả lời cho câu hỏi chuyên biệt và thông qua tính toán hiệu số của sự hài lòng1, Hình 1 cho thấy một hệ thống phân cấp rất rõ ràng theo khu vực. Khu vực công đứng ở trên cùng: gần 3/4 các nhân viên khu vực công (công chức hoặc nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước và bán quốc doanh) cho biết họ hài lòng hoặc rất hài lòng về công việc. Sau đó đến các nhân công khu vực tư nhân chính thức, trong đó hơn một nửa (52%) cảm thấy hài lòng, không có khác biệt đáng kể giữa những người làm việc trong các công ty nước ngoài, trong nước và tư nhân. Cuối cùng, nhân công trong khu vực phi chính thức và nông nghiệp tỏ ra bi quan nhất, tỉ lệ hài lòng chỉ khoảng 1/3, (phi chính thức là 38% và nông nghiệp là 29%).

Thứ tự mức độ hài lòng về công việc trong các khu vực phần nào phù hợp với điều kiện việc làm và thu nhập trung bình trong từng khu vực. Được nhận tiền lương cao hơn, lịch làm việc nhẹ nhàng và quyền lợi được bảo vệ tốt hơn (an sinh xã hội, hợp đồng dài hạn, các ngày nghỉ phép được hưởng lương…), nhân viên khu vực công được nhiều thuận lợi nhất.

1 Hiệu số của sự hài lòng (% hài lòng - % không hài lòng) là một kỹ thuật thông dụng dùng trong phân tích thăm dò ý kiến.

Page 83: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

84 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Hình 1. Mức độ hài lòng về công việc theo khu vực tại Việt Nam năm 2009

100%

80%

60%

40%

20%

0%Khu vực công

Đầu tư nước ngoài

DN trong nước

Hộ cá thể chính thức

Khu vực phi chính thức

Nông nghiệp

Tổng

31

19

30

474549

70

Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Hiệu số hài lòng

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Đối với những lao động trong khu vực phi chính thức, có lẽ tính dễ bị tổn thương và sự bất ổn của cuộc sống hàng ngày đã gây áp lực khiến mức độ hài lòng giảm. Các phân tích về sự hài lòng về công việc dường như xác nhận giả thuyết “xếp hàng” đợi gia nhập khu vực chính thức.

Tuy nhiên, do tính không đồng nhất vốn có của khu vực chính thức, cần đi xa hơn việc phân tích các giá trị trung bình, bằng cách bóc tách từng khu vực theo các nhóm nhân công. Tình trạng việc làm là một tiêu chí quan trọng. Kể từ khi công trình nghiên cứu của Maloney (1999) tại Mexico, hai dạng việc làm thường được phân biệt trong các tài liệu nghiên cứu: nhân viên làm công ăn lương và lao động tự làm chủ. Nhân viên làm công ăn lương trong khu vực phi chính thức thu nhập ít hơn đối tượng này trong khu vực chính thức. Ngược lại, đối tượng thứ hai này lại thu nhập ít hơn những lao động độc lập / tự làm chủ trong khu vực phi chính thức, ít nhất là ở nhóm trên trong phân phối thu nhập, như nghiên cứu của Nguyễn và những người khác (2011) đã xác nhận tại Việt Nam.

Page 84: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

85PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Hình 2. Mức độ hài lòng về công việc trong khu vực kinh tế phi chính thức theo các nhóm, 2009

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Nông thôn

Nam Nữ Chủ Lao động độc lập

Làm việc trong gia đình không lương

Hưởng lương

Thành thị

Rất hài lòng Bình thường Hài lòngKhông hài lòng Hiệu số hài lòng

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Thoạt nhìn, việc phân tích mức độ hài lòng theo tình trạng việc làm cho kết quả thú vị (hình 2). Trung bình, lao động hưởng lương hài lòng hơn so với lao động tự làm chủ: một nửa số lao động hưởng lương hài lòng về công việc của họ so với 1/3 số lao động tự làm chủ. Nhưng điều này chỉ có thể là một hiệu ứng thành phần. Thực vậy ngay sau khi bóc tách các kết quả theo lĩnh vực, thứ tự các cấp độ hài lòng của lao động độc lập luôn cao hơn. Đối với khu vực phi chính thức, người sử dụng lao động có hiệu số hài lòng là 54, tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ trung bình quan sát thấy trong khu vực tư nhân chính thức. Tiếp theo là các lao động độc lập và phụ việc gia đình (lần lượt là 30 và 31), đứng cuối là các lao động hưởng lương (22).

Ngoài các giá trị trung bình này, cần xem xét mức độ hài lòng từ góc độ tiền lương. Thật vậy, kết luận vững chắc nhất trong các nghiên cứu là về tác động tích cực của thu nhập đối với sự hài lòng. Sự việc thực nghiệm này được phản ánh cả trong các nghiên cứu vĩ mô (cấp quốc gia) và vi mô (cấp độ cá nhân), dù là sự hài lòng về công việc, hay nói rộng hơn về tác động

Page 85: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

86 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

của thu nhập đối với hạnh phúc nói chung. Không tồn tại bằng chứng cho thấy điều ngược lại, và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Dù là đối với khu vực phi chính thức hay đối với tất cả lao động, mức độ hài lòng tăng khi mức thù lao tăng, ngay cả khi hiệu ứng thu nhập trong khu vực phi chính thức không rõ như trong các khu vực khác, như trong hình 3a.

Hình 3a. Mức độ hài lòng của lao động về công việc hưởng lương hay không hưởng lương của Việt Nam năm 2009

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Tuy nhiên, mức độ hài lòng của những lao động phụ trong gia đình, theo định nghĩa là người không được trả lương, là một thông tin thú vị: họ có mức hài lòng tương đương với lao động hưởng lương có thu nhập gần giá trị trung vị, qua đó cho thấy rằng tiền lương không phải là yếu tố tạo nên sự hài lòng thu được từ lao động. Ở đây, lợi ích của việc làm trong sản nghiệp gia đình và viễn cảnh ngày nào đó sẽ thừa kế doanh nghiệp (với những quyền lợi tương lai) là quan trọng hơn thu nhập hiện tại.

Phân tích hiệu ứng thu nhập cũng được thực hiện cho từng khu vực. Do cỡ mẫu nên chúng tôi sẽ tiến hành theo nhóm ngũ vị phân (1/5) thu nhập. Sự cải thiện mức độ hài lòng với thu nhập được quan sát đối với từng khu

Lao động trong gia đìnhkhông được trả lương

Page 86: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

87PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

vực (hình 3b). Tuy nhiên, ở mỗi mức độ trong phân phối thu nhập, một số khu vực có các mức độ hài lòng khác nhau. Nói chung thứ tự mức độ hài lòng giống như thứ tự chung.

Hình 3b. Mức độ hài lòng của lao động về công việc hưởng lương theo khu vực tại Việt Nam năm 2009

Khu vực côngDN trong nướcKhu vực phi chính thức

DN nước ngoàiHộ cá thể chính thứcNông nghiệp

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

3. Mô hình hóa và thảo luận về kết quả kinh tế lượng

Để đi sâu hơn trong những phân tích trước, không chỉ là sử dụng các mối tương liên đơn giản mà còn phải tiến hành những phân tích đa biến. Các phương thức trả lời câu hỏi về sự hài lòng đối với công việc dựa trên thang điểm các mức độ, các mô hình probit hoặc logit, là phương thức thích hợp nhất để tính toán xác suất có điều kiện đạt được mức độ hài lòng nhất định. Chúng tôi cũng ước tính các mô hình tuyến tính (kết quả không trình bầy), dạng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), các mô hình này đã khẳng định sự vững chắc của các kết quả mặc dù ít phù hợp với dữ liệu của chúng tôi. Chúng tôi tiến hành từng bước, bắt đầu từ mô hình đơn giản nhất (theo khu vực) và dần dần bổ sung các biến, tương ứng với đặc điểm của công việc, doanh nghiệp và người lao động. Cuối cùng, và để cố gắng kiểm soát một số

Page 87: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

88 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

đặc điểm không quan sát được và xác nhận kết quả, chúng tôi đề xuất một hiệu ứng cố định. Sự ổn định của các hệ số ước tính, không phụ thuộc vào đặc điểm kĩ thuật được sử dụng, cho thấy kết luận của chúng tôi có độ vững chắc đáng kể.

Đầu tiên, mô hình đơn giản (Hình 1) xác nhận thứ tự mức độ hài lòng của các khu vực đã nêu trong phần trước (Bảng 3a). Việc bổ sung các biến khác không làm cho tình hình chung thay đổi: khu vực phi chính thức vẫn không được ưa thích, điều này đặc biệt đúng khi tách riêng tác động của thu nhập (Hình 3). Như vậy, ở cùng mức thu nhập, khu vực này không mang lại mức độ hài lòng nhiều hơn công việc nông nghiệp, điều này cho thấy rằng việc làm trong khu vực phi chính thức có liên quan đến các đặc điểm tiêu cực mà các mô hình của chúng tôi đã không xác định được. Chúng tôi sẽ cố gắng để khai thác đề tài này trong phần cuối cùng.

Tuy nhiên, vị trí tương đối của hai khu vực còn lại cũng đáng được lưu tâm. Một mặt, các “mức độ hài lòng cao” dành cho việc làm trong hộ chính thức trong nước giảm đáng kể khi đề cập đến tiền lương và tính chất công việc (Mô hình 3 và 4) và biến mất khi bổ sung đặc điểm của hộ kinh doanh và người lao động (Mô hình 5 và 6). Vì vậy, làm việc trong khu vực này không có lợi thế (so với khu vực phi chính thức), ngoài các biến được đưa vào mô hình của chúng tôi. Mặc dù vậy, “mức độ hài lòng cao” đối với hộ cá thể chính thức vẫn ở mức cao, bất kể xem xét mô hình nào (kể cả ước tính hiệu ứng cố định). Đối với một người chủ hộ kinh doanh, việc không được đăng kí ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng, hoặc trực tiếp (ví dụ, bị nhân viên nhà nước sách nhiễu hoặc bị xã hội khinh rẻ) hoặc gián tiếp, là biểu hiện của các đặc điểm tiêu cực liên quan đến việc làm (không đưa vào mô hình của chúng tôi) như bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ công hoặc các nhồi nhét trong các khu vực thiếu vệ sinh.

Thứ hai, các biến kiểm chứng khác nhau được đưa vào trong các mô hình cũng cung cấp thông tin có ý nghĩa. Dạng công việc hưởng lương định kỳ vẫn còn bị đánh giá thấp so với dạng công việc không hưởng lương định kỳ. Giấc mơ làm việc độc lập (tự làm chủ, không phải tuân theo ông chủ nào) là mong muốn của phần lớn lao động ở Việt Nam (Xem phần bốn). Mức thù lao ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng về công việc.

Về đặc điểm công việc, thời gian làm việc cũng có tác động (Mô hình 4 và dưới đây). Kết quả cho thấy rằng làm việc bán thời gian (ít hơn 35 giờ mỗi tuần)

Page 88: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

89PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

làm giảm sự hài lòng, và làm việc bán thời gian không phải do tự nguyện. Hơn nữa, xét một cách logic, mong muốn làm việc nhiều hơn là biểu hiện của sự không hài lòng trong công việc hiện tại. Ở một đất nước như Việt Nam, thiếu việc làm là một thước đo đáng tin cậy các căng thẳng trên thị trường lao động, không giống như thất nghiệp (Razafindrakoto và những người khác, 2011). Được hưởng bảo hộ lao động cũng như an sinh xã hội hoặc được kí hợp đồng lao động chính thức cũng là các yếu tố được người lao động đánh giá cao. Kết quả này khiến người ta phải suy nghĩ lại về các phê phán hệ thống pháp luật lao động hiện hành tại Việt Nam (Castel và To, 2010) Cuối cùng, thâm niên tỉ lệ thuận với sự hài lòng. Thực tế là sự ổn định việc làm dường như là một giá trị được đánh giá cao, không tương thích với mô hình tính di động cao thường được coi là một dấu hiệu của sự linh hoạt của nhân công cũng như của toàn bộ thị trường lao động.

Từ quan điểm về đặc điểm của hộ kinh doanh, ngoài khu vực đã được phân tích, quy mô (số lao động) không có vẻ là một nhân tố chính tạo ra sự hài lòng, ngoại trừ, các tổ chức lớn hơi kém hấp dẫn một chút (Mô hình 5, 6 và 7). Tuy nhiên, bản chất công việc là quan trọng. Thật vậy, người Việt Nam thích làm thương mại hơn sản xuất, dịch vụ, có lẽ vì lí do văn hóa. Cuối cùng, các điều kiện làm việc cũng góp phần tạo ra sự hài lòng: có nơi làm việc cố định tạo ra sự hài lòng trong khi làm việc lưu động, trên đường phố hoặc ngoài ruộng, đội mưa nắng, làm nhiều người ngần ngại.

Cuối cùng, vai trò của các biến kiểm chứng xã hội-nhân khẩu học xác nhận một số cảm nhận trực giác của chúng tôi đã được xác thực bởi phân tích mô tả. Với cùng loại công việc nhất định, lao động nông thôn, phụ nữ và người cao tuổi hài lòng hơn về công việc của họ hơn so với người lao động đô thị, nam giới và trẻ tuổi. Kết quả này càng vững chắc hơn, vì nó vẫn đứng vững trước ước tính phương trình có hiệu ứng cố định. Ở đây có câu chuyện về mong muốn và nguyện vọng. Những người lao động thường bị chịu thiệt thòi thì cảm thấy hài lòng mặc dù về chất lượng có thấp hơn, có lẽ bởi vì ham muốn của họ ít hơn. Nếu có sự phân biệt đối xử trong thị trường lao động (Baulch và những người khác, 2010; Roubaud, 2011) thì người lao động thiểu số không cảm nhận được sự phân biệt đối xử này một cách sâu sắc.

Cũng thú vị khi nhận thấy trình độ học vấn cao cũng làm tăng sự hài lòng. Ngoài những lợi ích đáng kể mà nó mang lại, văn bằng có thể được coi

Page 89: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

90 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

là chìa khóa mở ra cánh cửa triển vọng thăng tiến sự nghiệp và cũng có thể có giá trị nội tại mang lại sự hài lòng cho người có bằng cấp. Đối với các biến khu vực, được đưa vào phép hồi quy (Mô hình 6) để kiểm soát tốt hơn tác động của các điều kiện cụ thể của thị trường lao động địa phương (giá cả, cạnh tranh, chuyên môn…), nói chung các biến này có ý nghĩa. Đặc biệt, tại các thành phố lớn, Thành phố Hồ Chí Minh và nhất là Hà Nội, người lao động có mức độ hài lòng thấp hơn, điều này có thể là liên quan đến sự phiền toái của các đô thị đang phát triển (tắc nghẽn, ô nhiễm…).

Bảng 3a. Các yếu tố quyết định sự hài lòng trong công việc (ra lệnh logit)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) Mô hình logit(hài lòng

hoặc không)

(1)+ tình trạng việc

làm

(2)+Thu nhập

(3)+đặc điểm

công việc

(4)+đặc điểm doanh nghiệp

(5)+đặc điểm cá

nhân

Hiệu ứng cố định

Khu vực thể chế (Tương tự ở khu vực phi chính thức)

Khu vực công 1,4*** 1,7*** 1,4*** 0,7*** 0,6*** 0,5*** 0,8***

(15,59) (14,37) (12,25) (5,286) (3,807) (4,127) (3,341)

Doanh nghiệp nước ngoài 0,8*** 1,1*** 0,9*** 0,4** 0,5*** 0,4** 0,5*

(6,289) (6,776) (5,946) (2,539) (2,609) (2,075) (1,773)

Doanh nghiệp trong nước 0,6*** 0,8*** 0,5*** 0,2** 0,1 0,1 0,3

(8,852) (9,025) (6,946) (2,163) (1,124) (0,937) (1,443)

Hộ kinh doanh chính thức 0,6*** 0,6*** 0,5*** 0,4*** 0,3*** 0,3*** 0,6***

(10,97) (10,22) (7,161) (7,166) (4,808) (5,582) (4,218)

Nông nghiệp -0,3*** -0,3*** -0,1 -0,2*** -0,0 -0,1* -0,2

(-3,811) (-4,191) (-1,444) (-2,713) (-0,514) (-1,815) (-0,937)

Tình trạng việc làm

Hưởng lương định kỳ -0,3*** -0,3*** -0,3*** -0,3*** -0,2*** -0,4***

(-4,888) (-4,648) (-3,998) (-3,189) (-2,793) (-3,087)

Thù lao

log (thu nhập) -0,6*** -0,5*** -0,5*** -0,6*** -0,9***

(-9,946) (-8,730) (-8,820) (-10,69) (-12,40)

log (thu nhập)² 0,1*** 0,1*** 0,1*** 0,1*** 0,1***

(12,00) (10,39) (10,52) (12,97) (14,36)

Page 90: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

91PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

log (thu nhập của các thành viên khác trong gia đình)

0,0 0,0 0,0 0,0** -0,0

(1,049) (0,722) (0,676) (2,001) (-0,374)

Số quan sát 35 528 35 528 35 224 35 018 35 018 35 018 10 267

pseudo R2 0,04 0,04 0,07 0,09 0,09 0,10 0,24

Đặc điểm công việc

Bán thời gian -0,1* -0,1** -0,2*** -0,1

(-1,900) (-1,963) (-2,983) (-0,920)

log (số giờ làm việc) -0,0 -0,0 -0,0 0,1

(-0,823) (-0,789) (-0,415) (0,431)

Muốn làm thêm giờ -1,1*** -1,1*** -1,1*** -0,8***

(-16,55) (-16,18) (-19,63) (-4,563)

log (thâm niên) 0,1*** 0,1*** 0,1*** 0,1***

(5,837) (6,186) (6,413) (5,763)

An sinh xã hội 0,2** 0,2** 0,2** 0,4***

(2,096) (2,105) (2,078) (3,804)

Hợp đồng lao động: không thời hạn (không hợp đồng)

0,5*** 0,5*** 0,5*** 0,8***

(4,226) (3,915) (4,659) (4,857)

Hợp đồng lao động: có thời hạn (không hợp đồng)

0,2 0,2 0,3** 0,5***

(1,642) (1,434) (2,174) (3,525)

Đặc điểm của doanh nghiệpQuy mô [21-300] người (quy mô<=20)

0,0 0,0 0,0

(0,526) (0,897) (0,239)

Quy mô [300 or +] người (quy mô<=20)

-0,2* -0,1 0,0

(-1,786) (-1,283) (0,233)

Sản xuất (dịch vụ) -0,0 -0,0 -0,0

(-0,682) (-0,854) (-0,425)

Thương mại (dịch vụ) 0,1*** 0,1** 0,2***

(2,826) (2,161) (3,036)

Nơi làm việc chuyên nghiệp (ngoài đường)

0,3*** 0,4*** 0,3***

(3,723) (5,486) (2,822)

Tại nhà (ngoài đường) 0,3*** 0,3*** 0,4***

(5,602) (6,831) (5,449)

Page 91: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

92 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đặc điểm xã hội-nhân khẩu học

Nữ 0,1*** 0,3***

(4,740) (5,684)

log (tuổi) 0,2*** 0,3***

(4,050) (3,241)

Chủ hộ 0,1** 0,1

(2,356) (1,623)

Học vấn: đại học 0,4*** 0,4***

(7,110) (2,926)

Di cư -0,0 -0,4

(-0,462) (-1,077)

Thiểu số 0,1 0,4

(1,019) (1,408)

Nông thôn 0,3***

(5,531)

Khu vực

Hà Nội -0,7***

(-9,882)

Thành phố Hồ Chí Minh 0,1

(0,431)

Đồng bằng sông Cửu Long 0,4***

(4,974)

Đồng bằng sông Hồng 0,4***

(5,419)

Đông Nam 0,2***

(2,806)Duyên hải miền Trung và Nam Trung bộ

0,1

(1,193)

Miền núi phía Bắc 0,2***

(4,303)

Số quan sát 35 528 35 528 35 224 35 018 35 018 35 018 10 267

pseudo R2 0,04 0,04 0,07 0,09 0,09 0,10 0,24

Log (pseudo likelihood) -35 516 -35 469 -34 167 -33 363 -33 312 -32 827 -2 936

Thống kê z trong (). *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1.Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Page 92: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

93PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Để tính đến tính không đồng nhất của khu vực phi chính thức và sự phù hợp với các kết quả nghiên cứu hiện hành, chúng tôi ước tính lại các mô hình trên, nhưng bằng cách tách biệt lao động hưởng lương định kỳ với lao động hưởng lương không định kỳ trong khu vực phi chính thức. Thật vậy, nhiều nghiên cứu được trích dẫn trong phần một của bài viết này kết luận rằng phổ biến lao động độc lập thuộc khu vực phi chính thức lựa chọn khu vực này, trong khi các lao động hưởng lương định kỳ phải bám trụ vì không kiếm được việc tốt hơn. Ước tính của chúng tôi chỉ xác nhận một phần kết luận này (Bảng 3b). Tất nhiên lao động hưởng lương định kỳ trong khu vực phi chính thức không tỏ ra hài lòng với công việc như những lao động độc lập trong khu vực này, và điều này không phụ thuộc vào đặc điểm kĩ thuật được lựa chọn. Việc làm phi nông nghiệp diễn ra bên ngoài khu vực phi chính thức mang lại mức độ hài lòng cao hơn so với các công việc độc lập trong khu vực phi chính thức, điều này đúng kể cả ở cùng mức thù lao. Chỉ khi bổ sung các đặc điểm khác về công việc, doanh nghiệp và người lao động thì những lao động độc lập này mới tỏ ra ít hài lòng hơn so với một số nhóm người lao động trong khu vực chính thức, cụ thể là lao động công ty nước ngoài và trong nước. Trong mọi trường hợp, viên chức và người lao động trong các công ty tư nhân luôn hài lòng hơn trong công việc.

Bảng 3b. Yếu tố quyết định sự hài lòng của công việc (ra lệnh logit)

(1) (3) (4) (5) (6) Hiệu ứng cố định

Khu vực thể chế (không hưởng lương định kỳ khu vực phi chính thức)

Khu vực công 1.4** 1.1** 0.5** 0.5** 0.4** 0.5**

(14.67) (13.20) (4.32) (2.98) (3.14) (2.71)

Doanh nghiệp nước ngoài 0.8** 0.5** 0.3 0.4* 0.3 0.3

(5.54) (4.01) (1.57) (1.99) (1.56) (1.03)

Doanh nghiệp trong nước 0.5** 0.2** 0.1 -0.0 -0.0 0.0

(7.06) (3.87) (0.61) (0.01) (0.17) (0.26)

Hộ kinh doanh chính thức 0.5** 0.3** 0.3** 0.3** 0.3** 0.5**

(8.89) (5.61) (5.72) (3.65) (4.62) (3.20)

Khu vực phi chính thức -0.3** -0.3** -0.3** -0.2** -0.2** -0.4**

(5.95) (5.86) (4.08) (3.58) (2.68) (2.62)

Page 93: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

94 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Nông nghiệp -0.4** -0.2* -0.2** -0.1 -0.2* -0.2

(4.66) (2.14) (3.16) (0.92) (2.25) (1.32)

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả. Tham khảo các mô hình khác nhau, xem bảng 3a. Biến điều khiển không trình bày.

4. Một số yếu tố giải thích

Ở giai đoạn phân tích, chúng ta có thể kết luận chắc chắn rằng nếu tính trung bình, khu vực phi chính thức mang lại sự hài lòng về công việc ít hơn tất cả các khu vực khác (trừ nông nghiệp), đặc biệt là với tư cách lao động hưởng lương. Nhưng kết luận này vẫn chưa khai thác hết chủ đề, và đến đây chúng tôi chạm tới giới hạn của các mô hình. Một mặt, lí luận “trung bình” san phẳng tính đa dạng của tình huống. Nó không phản ánh tính không đồng nhất của khu vực phi chính thức và các lí do dẫn người lao động đến làm việc tại đó. Hơn nữa, phân tích định lượng của chúng tôi không cho phép tìm hiểu cơ chế thúc đẩy người lao động kiếm việc và ở lại làm việc trong khu vực phi chính thức.

Để tìm hiểu rõ hơn động lực thúc đẩy tham gia vào khu vực phi chính thức, chúng tôi thực hiện hai đợt điều tra có tính đại diện về khu vực phi chính thức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào giữa các năm 2007 và năm 2010, kèm theo một loạt các phỏng vấn sâu bán định hướng khoảng 60 lao động phi chính thức tại hai thành phố này.

Đầu tiên, khi phỏng vấn người đứng đầu các cơ sở phi chính thức về lí do khiến họ kinh doanh riêng, hơn một nửa người được phỏng vấn đưa ra các lí do tích cực để giải thích sự lựa chọn (Bảng 4). Triển vọng có thu nhập tốt hơn (chủ yếu ở Hà Nội), mong muốn được có doanh nghiệp riêng của mình (đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc truyền thống kinh doanh của gia đình là động lực mạnh mẽ để tham gia khu vực phi chính thức. Chỉ có một thiểu số (31% tại Hà Nội và dưới 19% tại Thành phố Hồ Chí Minh) làm độc lập vì không tìm được việc làm trong khu vực chính thức. Tất nhiên không nên loại trừ khả năng hợp lí hóa hậu nghiệm sự lựa chọn rõ ràng là miễn cưỡng, tuy nhiên giả thuyết thông thường về việc “xếp hàng” đợi tham gia khu vực chính thức cũng chỉ là đánh giá phiến diện về việc phân bổ việc làm theo

Page 94: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

95PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

ngành theo hướng không có lợi cho khu vực phi chính thức. Hơn nữa, rất hợp lí, các hộ kinh doanh chính thức thậm chí còn sự lựa chọn đầu tiên: dưới 14% các chủ hộ kinh doanh chính thức tại Hà Nội và hơn 6% tại Thành phố Hồ Chí Minh miễn cưỡng làm việc trong khu vực này vì không thể tìm được việc trong các doanh nghiệp lớn. Trở thành lao động hưởng lương trong khu vực chính thức không phải là mục tiêu cuối cùng và không thể thiếu của lao động tại Việt Nam. Xavier Oudin (Xem phần 3.3 trong ấn phẩm này) nhận thấy các kết quả tương tự trong trường hợp của Thái Lan.

Bảng 4. Lí do chính để lập cơ sở kinh doanh của người chủ sở hữu (% các EI)

Không tìm được việc

hưởng lương(doanh nghiệp

lớn)

Không tìm được việc

hưởng lương(doanh nghiệp

tư nhân)

Để có thu nhập tốt

hơn

Để độc lập

Do truyền thống gia đình

Khác Tổng

Hà Nội

Khu vực phi chính thức 30,6 11,9 28,8 14,2 2,6 11,8 100

Hộ kinh doanh chính thức

13,8 6,5 33,9 31,0 10,5 4,4 100

Doanh nghiệp tư nhân 27,3 10,9 29,8 17,5 4,2 10,4 100

Thành phố Hồ Chí Minh

Khu vực phi chính thức 18,9 11,1 14,7 34,1 7,4 13,7 100

Hộ kinh doanh chính thức

6,4 2,4 18,3 54,4 12,5 6,1 100

Doanh nghiệp tư nhân 15,7 9,0 15,7 39,2 8,8 11,7 100

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội (2007), Thành phố Hồ Chí Minh (2008), TCTK-ISS/IRD-DIAL; tính toán của tác giả.

Mặc dù có một thực tế rằng, nhiều chủ hộ kinh doanh phi chính thức đã chủ động lựa chọn chọn khu vực này, họ không lạc quan về triển vọng kinh doanh của họ. Vì vậy, khi được hỏi liệu doanh nghiệp của họ có tương lai không, chỉ có 45% tại Hà Nội và 29% tại Thành phố Hồ Chí Minh cho là có (Bảng 5). Đáng lo ngại hơn là chỉ có 20% nói rằng, họ muốn con cái tiếp bước theo họ.

Bi quan như vậy là tình trạng tương đối đặc thù của Việt Nam. Trong bối cảnh các nước châu Phi, nơi mà các cuộc khảo sát tương tự đã được tiến hành,

Page 95: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

96 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

khu vực phi chính thức thường được là xem như là một bước đi tự nhiên để gia nhập thị trường lao động. Ví dụ, 40% chủ doanh nghiệp ở Cameroon và Madagascar, và gần 2/3 ở các nước Tây Phi nói tiếng Pháp muốn con cái kế thừa kinh doanh của họ. Các động thái gần đây của kinh tế Việt Nam có lẽ đóng vai trò quan trọng giải thích kết quả tương phản này.

Bảng 5. Triển vọng cho khu vực kinh tế phi chính thức theo đánh giá của chủ hộ kinh doanh (% của EII)

Việt Nam(2007, 2009)

Cameroun (2005)

Madagascar (2004)

UEMOA(2001-2003)

Hà Nội Thành phố

Hồ Chí Minh

Douala Yaoundé Antananarivo -

Cơ sở có tương lai 2007 42,2 30,9 64,0 70,6 60,4 83,1

2009 45,0 29,3

Muốn con cái kế nghiệp

2007 19,5 17,2 39,8 43,5 37,1 65,22009 23,9 14,7

Nguồn: Điều tra 1-2-3, Giai đoạn 2; Cameroun (2005), Madagascar (2004), UEMOA (2001-2003) và Việt Nam (điều tra HB&IS, Hà Nội (2007, 2009) và Thành phố Hồ Chí Minh (2008, 2010)); tính toán của tác giả.

Để sắp xếp lại các kết quả có phần mâu thuẫn này, có thể đề xuất các yếu tố giải thích sau đây. Trở thành người tự làm chủ trong các ngành phi nông nghiệp vẫn là một mục tiêu tìm kiếm của nhiều người Việt Nam. Một mặt để thoát khỏi những điều kiện làm việc cực nhọc trong các hoạt động nông nghiệp và cũng vì chế độ làm việc hưởng lương, một hiện tượng tương đối mới và chưa phổ biến và mặc dù tăng đáng kể, vẫn chưa đạt mức độ phổ biến như tại các nước phát triển. Chế độ làm việc này lại càng thiếu hấp dẫn vì: lương không phải lúc nào cũng hấp dẫn và người lao động Việt Nam không ưa làm việc trong môi trường có nhiều cấp bậc quản lí.

Các cuộc phỏng vấn định tính (một số trích đoạn được vào khung dưới đây) minh họa rõ ràng sự xung đột giữa khát vọng và thực tế của các lao động phi chính thức. Nếu như mong muốn được độc lập được nhắc đến nhiều và giờ làm việc linh hoạt được đánh giá cao trong khi đó các lợi ích tài chính của

Page 96: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

97PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

khu vực chính thức không phải lúc nào cũng đảm bảo, thì sự bấp bênh của nhu cầu và doanh thu tác động nhiều đến sự hài lòng, và nỗ lực để làm hài lòng khách hàng có thể kéo theo căng thẳng liên tục đến mức trong một số trường hợp, có người mong muốn quay lại làm công ăn lương trong khu vực chính thức (Razafindrakoto, 2010).

Những thuận lợi và bất lợi của việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức: một số nghiên cứu trường hợp

Chị Hiền, giúp việc cho các gia đình

Công việc trước đó: làm việc trong một công ty xây dựng, bán rau ngoài chợ,

bán rong (bánh mì)

“Tôi quyết định bỏ việc đầu tiên trong công ty xây dựng nhà nước vì lương quá thấp và phập phù... Sau đó tôi bán rau ở chợ rồi lại bỏ vì cạnh tranh quá dữ... Tiếp theo, tôi bán dạo bánh mì ở trường đại học nhưng về sau bị cơ quan chức năng cấm bán hàng ở đó... Làm nghề giúp việc gia đình được cái tốt là thu nhập ổn định. Tôi làm việc cho bốn hoặc năm gia đình cùng một lúc và cũng không mất nhiều thời gian lắm. Họ thích tôi và ngoài tiền lương còn cho thêm quà. Khó khăn là phải liên tục để ý thái độ của họ, phải khiêm tốn và lắng nghe, để đáp ứng mọi ý thích của chủ nhà. Việc này làm tôi cảm thấy căng thẳng... Bây giờ tôi muốn tìm một việc làm quét dọn tại công ty nào đó. Tôi không mong đợi thu nhập cao hơn, nhưng ít nhất tôi sẽ được tự do hơn và tôi sẽ cảm thấy áp lực ít hơn...”

Chị Ngọc, chủ cửa hàng tạp hóa nhỏ (bán lẻ)

Công việc trước đó: nhân viên hưởng lương (hầu bàn quán ba, công nhân nhà

máy bao bì), chủ quán cà phê nhỏ đường phố

“Ưu điểm lớn nhất của nghề này là tự do (muốn làm gì bất cứ khi nào)... Ngoài ra còn tự hào làm riêng và không đi làm thuê... Đúng là kinh doanh rủi ro vì doanh thu rất thất thường, đây là điều bất lợi”. Chị Ngọc thừa nhận rằng kinh doanh không có

lợi nhuận và có thể sẽ phải đóng cửa chỉ sau một vài tháng hoạt động. “Sắp tới, tôi phải lựa chọn: làm giúp việc gia đình hoặc làm công nhân nhà máy. Không kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng đi làm được tôn trọng hơn đi giúp việc và có thể kết bạn...”

Anh Thanh, chủ một công ty sản xuất (sản xuất biển quảng cáo) Việc làm trước

đó: nhân viên trong doanh nghiệp quốc doanh

“Tôi quyết định bỏ việc và kinh doanh riêng. Tôi đã hơn 40 tuổi và tôi không thể

Page 97: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

98 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

chịu được áp lực cạnh tranh. Tôi đã mệt mỏi vì đi làm thuê. Bây giờ tôi làm việc độc lập hơn và tôi kiếm được nhiều hơn so với khi còn làm thuê. Tôi cũng có nhiều thời gian hơn cho gia đình tôi... Vấn đề chính là thu nhập không ổn định do không thể dự đoán nhu cầu... Nhưng tôi sẽ tiếp tục chừng nào công ty còn làm ăn được.”

Chị Phương, làm độc lập (bán gạo)

Việc làm trước: nhân viên một công ty lớn (xuất khẩu chăn)

Chị Phương tự tin về kinh doanh của mình: “Tôi tin rằng phi thương bất phú”. Do số người bán gạo tương đối ít nên cạnh tranh không nhiều. “Tôi nghĩ rằng đối với một người như tôi, không có trình độ đặc biệt, khó có thể mong đợi một mức lương cao, và trong mọi trường hợp tôi không muốn đi làm cho công ty lớn. Tôi làm như thế này phù hợp hơn.”

Các kết quả Điều tra hộ gia đình và khu vực kinh tế phi chính thức HB&IS 2009/10 xác nhận các giả thuyết này. Trong cuộc khảo sát này, chúng tôi hỏi những người chủ hộ kinh doanh phi chính thức rằng liệu họ có muốn thay đổi công việc không? Nếu có thì muốn làm việc trong khu vực nào, và họ muốn con cái họ làm việc trong khu vực nào? Đối với câu hỏi đầu tiên, chỉ có một thiểu số muốn tìm một việc mới. Trong số này, ở Hà Nội cũng như ở Thành phố Hồ Chí Minh gần 60% muốn lập hộ kinh doanh mới (không thể phân biệt giữa khu vực chính thức và phi chính thức), trên 20% muốn tìm việc ở các công ty trong nước và khoảng 10% tìm việc trong khu vực công (Bảng 6). Tuy nhiên, câu trả lời rất khác nhau liên quan đến con cái của họ. Không chỉ phần lớn không mong muốn chuyển việc kinh doanh của họ cho con cái, mà đa số mong muốn con cái làm việc trong khu vực công (65% tại Hà Nội và 51% tại Thành phố Hồ Chí Minh), tỉ lệ này không thực tế so với cấu trúc hiện tại của việc làm. Xếp thứ hai là các doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài. Họ không mong muốn con cái họ làm việc trong các hộ cá thể kinh doanh phi chính thức và tất nhiên nông nghiệp bị loại trừ. Tóm lại, nếu các lao động phi chính thức cho rằng nó có lẽ là quá muộn (tại thời điểm này) để mong đợi việc làm thuận lợi hơn đối với họ thì hầu hết trong số họ lại mơ ước về một tương lai tốt hơn cho con cái của họ bên ngoài khu vực phi chính thức.

Page 98: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

99PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Bảng 6. Muốn thay đổi theo đánh giá của chủ hộ kinh doanh phi chính thức (% của EII)

Mong muốn thay đổi cho bản thân Mong muốn thay đổi cho con cái

Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

Khu vực nhà nước 13,2 9,6 65,3 50,9Doanh nghiệp nước ngoài 0 0,8 12,6 15,5Doanh nghiệp trong nước 20,9 24,2 14,9 26,3Hộ kinh doanh chính thức 58,3 57,5 3,9 4,9Nông nghiệp 3,7 1,4 0,2 0Khác, không biết 3,9 6,5 3,1 2,4

Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội (2007, 2009) và Thành phố Hồ Chí Minh (2008,

2010); tính toán của tác giả.

Kết luận

Nghiên cứu này tìm hiểu “lí do tồn tại” của khu vực phi chính thức tại Việt Nam, một bộ phận có quy mô lớn của nền kinh tế, tồn tại trong nhiều năm tuy nhiên lại ít được công nhận. Việc làm trong khu vực này được nhiều lao động ở đây đánh giá là giải pháp tình thế để thoát khỏi tình trạng thất nghiệp. Cho đến nay, cuộc tranh luận vẫn chưa đến hồi kết thúc. Thay vì sử dụng các thước đo gián tiếp về chất lượng việc làm, và đặc biệt là thu nhập, như trong phần lớn các nghiên cứu về chủ đề này, chúng tôi lựa chọn góc nhìn rộng hơn mà chúng tôi tin là phù hợp hơn, đó là sự hài lòng về công việc. Bài viết với cách tiếp cận khác biệt này là đóng góp của chúng tôi vào lĩnh vực khá mới mẻ nghiên cứu về các nước đang phát triển.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ ràng việc làm trong khu vực phi chính thức mang lại sự hài lòng thấp. Ngoại trừ việc làm nông nghiệp, việc làm trong khu vực phi chính thức được đánh giá thấp nhất trong các loại việc làm. Lí do là gì? Mức lương là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Với cùng mức thu nhập, việc làm phi nông nghiệp vẫn được coi là hấp dẫn hơn so với việc làm trong khu vực phi chính thức mặc dù khoảng cách sự hài

Page 99: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

100 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

lòng giữa hai loại việc làm này có thu hẹp. Tuy nhiên, việc làm trong khu vực phi chính thức được đánh giá tương tự như việc làm nông nghiệp. Điều này cho thấy việc làm trong khu vực phi chính thức được ưa chuộng hơn đơn giản chỉ vì có thu nhập tốt hơn. Mức độ không hài lòng tương đối của việc làm trong khu vực phi chính thức không hề thay đổi khi thay đổi nhiều đặc điểm của việc làm và loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, là những đặc điểm khá bất lợi cho khu vực phi chính thức. Khi các yếu tố tiền tệ và phi tiền tệ được tính đến thì tất cả các khu vực chính thức, phi nông nghiệp vẫn được ưa thích hơn khu vực phi chính thức, với ngoại lệ duy nhất là các hộ kinh doanh chính thức.

Kết quả này không phản ánh quan điểm phân loại việc làm khu vực phi chính thức thành hai loại: hưởng lương định kỳ và không hưởng lương định kỳ, vốn là cách phân loại phổ biến nhất được sử dụng để phản ánh tính không đồng nhất của khu vực này. Không giống như các kết quả thường thấy trong các công trình nghiên cứu khác, theo đó việc làm hưởng lương định kỳ là lựa chọn “miễn cưỡng” còn việc làm không hưởng lương định kỳ là tự nguyện. Trong trường hợp của Việt Nam dường như cả hai loại việc làm này đều có tính miễn cưỡng. Tất nhiên việc làm hưởng lương định kỳ trong khu vực phi chính thức được đánh giá thấp nhất. Nhưng các việc làm độc lập phi chính thức cũng chỉ được đánh giá nhỉnh hơn một chút. Tuy nhiên, một khi loại bỏ các hiệu ứng mang tính cấu trúc thì việc làm hưởng lương định kỳ trong khu vực phi chính thức được đánh giá ở mức độ ngang bằng với việc làm trong các hộ kinh doanh chính thức.

Tóm lại, bài viết này khẳng định rằng cách tiếp cận dựa trên sự hài lòng về công việc là một cách hiệu quả để đánh giá chất lượng công việc tại Việt Nam nói riêng và ở các nước đang phát triển nói chung. Cách tiếp cận này khuyến cáo tích hợp một cách có hệ thống hơn yếu tố hài lòng về công việc vào trong hệ thống các cuộc điều tra thống kê chính thức, nhằm hiểu rõ hơn các yếu tố quyết định sự hài lòng. Và có thể mang lại một số kiến giải mới mẻ cho các câu hỏi nghiên cứu và một số gợi ý nhằm xây dựng chính sách kinh tế tốt hơn. Ví dụ, các cơ quan chức năng có thể xây dựng một hệ thống an sinh xã hội không chỉ dành riêng cho lao động hưởng lương mà còn dành cho những người làm việc độc lập muốn hưởng các lợi ích của các chương trình bảo trợ xã hội. Điều này càng cần thiết vì trong mọi trường hợp, số việc làm

Page 100: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

101PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

hưởng lương trong khu vực chính thức đang (và sẽ) không đủ để cung cấp công ăn việc làm cho số người gia nhập thị trường lao động ngày càng lớn.

Tài liệu tham khảo

Azalea A., Omar F., Mastor K.A. (2009), “The Role of Individual Differences in Job Satisfaction Among Indonesians and Malaysians”, European Journal of Social Sciences Vol. 10, No. 4, pp. 496-511.

Bacchetta M., Ernst E., and J.P. Bustamante (2009), Globalization and Informal Jobs in Developing Countries, Geneva: ILO and WTO.

Bargain O., Kwenda P. (2011), “Earnings Structures, Informal Employment, and Self-Emplyment: New Evidence from Brazil, Mexico and South Africa”, Review of Income and Wealth, Serie 57, Special Issue, May, pp.100-122.

Bosch M., Maloney W.F. (2010), “Comparative Analysis of Labor Market Dynamics Using Markov Processes: An Application to Informality”, Labour Economics, 17, pp. 621–631,

Cassar L. (2010), “Revisiting Informality. Evidence from Employment Characteristics and Job Satisfaction in Chile”, OPHI Working Paper No.41, University of Oxford, November.

Castel, P. et To Trung-Thanh (2012), “Informal Employment in the Formal Sector: Wages

and Social SecurityTax Evasion in Vietnam”, Journal of the Asia Pacific Economy, Vol. 17, No. 4, pp. 616-631.

Cling J.-P., Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Hữu Chí, Phan T. Ngọc Trâm, Razafindrakoto M., Roubaud F. (2010a), The Informal Sector in Vietnam: A focus on Hanoi and Ho Chi Minh City, Editions The Gioi, Hanoï.

Cling J.-P., Razafindrakoto M., Roubaud F. (2010b), “Assessing the Potential Impact of the Global Crisis on the Labour Market and the Informal Sector in Vietnam”, Journal of Economics & Development, June, vol. 38, pp. 16-25.

Cling J.-P., Razafindrakoto M., Roubaud F. (2009), “Export Processing Zones in Madagascar: The Impact of Dismantling of Clothing Quotas on Employment and Labor Standards”, in Robertson R., Brown D., Pierre G. et

Page 101: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

102 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Sanchez-Puerta M.L. (éds.), Globalization, Wages, and the Quality of Jobs, The World Bank, Washington D.C., Chapter 8, pp. 237-264.

Demenet A., Nguyễn Thị Thu Huyền, Razafindrakoto M. & Roubaud F. (2010), Dynamics of the informal sector in Hanoi and Ho Chi Minh City 2007-2009, GSO-IRD Policy Brief, Hanoï.

De Soto H. (1994), L’autre sentier: la révolution informelle dans le tiers monde, La Découverte, Paris.

Falco P., Maloney W.F., Rijkers B. (2011), “Self Employment and Informality in Africa: Panel Evidence from satisfaction data”, CSAE/World Bank, Washington D.C.

Gong X., van Soest A., Villagomez E. (2004), “Mobility in the Urban Labor Market: A Panel Data Analysis for Mexico”, Economic Development and Cultural Change, 53(1), pp. 1-36.

GSO (2010), Report on Labour force and employment survey in Vietnam 2009, National Statistical Publishing House, Hanoï.

Harris J.R., Todaro M.P. (1970), “Migration, unemployment, and development: A two-sector analysis”, American Economic Review, 60(1), pp. 126-42.

Jütting J.P., de Laiglesia J.R., eds. (2009), Is Informal Normal? Towards more and better jobs in developing countries, OECD Development Centre, Paris.

Maloney W. (1999), “Does Informality Imply Segmentation in Urban Labor Markets? Evidence from Sectoral Transitions in Mexico”, World Bank Economic Review, 13(2), pp. 275-302.

Nguyễn Hữu Chí (2012), Secteur informel, emploi pour les travailleurs ruraux et processus d'intégration économique: le cas du delta du Fleuve Rouge (Vietnam), Thèse de doctorat en science économique, Université Paris 13.

Nguyễn Hữu Chí, Nordman C.J., Roubaud F. (2011), “Who Suffers the Penalty? A Panel Data Analysis of Earnings Gaps in Vietnam”, Proceedings of the German Development Economics Conference, Berlin 2011, 60,Verein fü r Socialpolitik, Research Committee Development Economics

Nguyễn Hữu Chí, Nordman C.J., Roubaud F. (2010), “Panel Data Analysis of the Dynamics of Labour Allocation in Vietnam: The State dependency reconsidered”, ASSV / IRD international Conference The Informal Sector and Informal Employment: Statistical Measurement, Economic Implications and Public Policies Hanoï.

Page 102: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

103PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Nordman C.J., Rakotomanana F., Roubaud F. (2012), “Informal versus Formal: A Panel Data Analysis of Earnings Gaps in Madagascar”, CSAE Conference, Oxford.

Pagès C., Madrigal L. (2008), “Is Informality a Good Measure of Job Quality? Evidence from Job Satisfaction Data”, Banque Inter-américaine de Développement, Research Department Working Papers No. 654, Washington, D.C.

Perry G.E., Maloney W.F., Arias O.S., Fajnzylber P., Mason A.D., Saavedra-Chanduvi J. (2007), Informality: Exit and Exclusion, Washington DC: The World Bank, World Bank Latin American and Caribbean Studies, Washington, D.C..

Pincus J., Sender J. (2007), “Quantifying Poverty in Viet Nam: Who Counts?”, Journal of Vietnamese Studies, 3(1), pp. 108-150.

Portes A., Castells M., Benton L.A. (1989), The Informal economy: Studies in advanced and less developed countries, The John Hopkins University Press, Baltimore MD.

Raquel Bernal S. (2009), “The Informal Labor Market in Colombia: Identification and Characterization”, Desarrollo y Sociedad, Primer Semestre de 2009, pp. 145-208.

Rakotomanana F. (2011), “Les travailleurs du secteur informel sont-ils plus heureux: le cas de l'agglomération d'Antananarivo”, in Secteur informel urbain, marché du travail et pauvreté. Essais d'analyse sur le cas de Madagascar, Thèse de doctorat, Université Bordeaux IV.

Razafindrakoto M. (2010), Household Business and Informal Sector in Hanoi and Ho Chi Minh City: First Results from a qualitative survey (2009), DIAL, Hanoï.

Razafindrakoto M., Roubaud F. (2011), “La satisfaction dans l’emploi: une mesure de la qualité de l’insertion professionnelle en regard des aspirations dans huit capitales africaines”, in De Vreyer P, Roubaud F. (éds), Les marchés du travail urbains en Afrique Sub-saharienne, Editions IRD/AFD, Paris (à paraître).

Razafi ndrakoto M., Roubaud F. et J.M. Wachsberger (2012), “Travailler dans le secteur informel: choix ou contrainte ? Une analyse de la satisfaction dans l'emploi au Vietnam”, Document de travail DIAL, DT 2012-8, Paris.

Page 103: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

104 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Razafindrakoto M., F. Roubaud, Lê Văn Dụy (2008), “Measuring the Informal Sector in Vietnam: Situation and Prospects”, Statistical Scientific Information, Special Issue on Informal Sector, 2008/1-2, 15-29.

Razafindrakoto M., Roubaud F., Nguyễn Hữu Chí (2011), “Vietnam Labor Market: An Informal Sector Perspective”, in Nguyễn Đức Thành (ed.), Vietnam Annual Economic Report 2011: The Economy at a Crossroad, Chapitre 8, pp. 223-258, Edition Tri Thức, Hà Nội.

Tolentino C.M. (2007), “Job Satisfaction of SME Workers in Select Cities of Mindanao”, Philippine Journal of Labor and Industrial Relations Vol. 27, No. 1 & 2, pp. 42-55.

Page 104: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

105PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

1.3

VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DI CƯ TỪ NÔNG THÔN ĐẾN THÀNH THỊ:

CÁC PHÂN TÍCH VỀ LỰA CHỌN CÔNG VIỆC VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ SO VỚI

LAO ĐỘNG TẠI CHỖ Ở THÀNH THỊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Nguyễn Hữu ChíIRD-DIAL và Đại học Kinh tế Quốc dân, Việt Nam

Giới thiệu

Trong các nghiên cứu về di cư từ nông thôn đến thành thị, vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức là chủ đề dẫn đến nhiều tranh luận (Meng, 2001). Trong mô hình đầu tiên phân tích về hiện tượng di cư nông thôn - thành thị, Lewis (1954) cho rằng, cùng với quá trình phát triển, sự mở rộng khu vực công nghiệp ở thành thị sẽ tạo ra nhu cầu về lao động trong khi đó sẽ xuất hiện tình trạng trì trệ và dư thừa lao động ở khu vực nông nghiệp. Kết quả của quá trình này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lao động khu vực công nghiệp ở thành thị được bù đắp bởi lực lượng lao động dư thừa từ nông thôn thông qua sự hình thành các luồng lao động di cư nông thôn - thành thị.

Trái lại, có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng theo như những quan sát thực tế thì không hẳn những người di cư từ nông thôn đều tìm được việc làm trong khu vực công nghiệp theo như lí thuyết của Lewis, mà họ chỉ tìm được việc

Page 105: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

106 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

làm với năng suất và thu nhập thấp trong khu vực phi chính thức ở thành thị như bán hàng rong, việc làm thời vụ trong các công trình xây dựng (Cù Chí Lợi, 2004). Dựa trên quan điểm này có nhiều mô hình về di cư đã xét sự xuất hiện của khu vực phi chính thức dưới giác độ là cơ hội việc làm cho những người nhập cư (Xem Todaro, 1969; Harris-Todaro, 1970; Fields, 1975; Mazumdar, 1983; Meng, 2001). Nhiều nghiên cứu lí thuyết cũng như thực nghiệm đã chỉ ra rằng “di cư từ nông thôn đến thành thị được đặc trưng bởi sự gia tăng tỉ lệ tham gia lao động, tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn nhưng có tỉ lệ tham gia vào việc làm phi chính thức cao hơn so với những người dân bản địa” (Florez, 2003).

Ở Việt Nam, cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trong những thập kỉ qua, các trung tâm đô thị và vùng ngoại ô phụ cận ngày càng trở thành điểm đến thu hút đối với những người thiếu việc làm, có thu nhập thấp từ khu vực nông thôn. Do vậy, hiện tượng di cư từ nông thôn tới thành thị diễn ra ngày càng phổ biến. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu về di cư ở Việt Nam. Trong số các luồng di cư diễn ra ở Việt Nam, di cư nông thôn - thành thị được nhìn nhận là dạng thức quan trọng (Djamba và những người khác, 1999; Đặng Nguyên Anh, 2001; Đặng Nguyên Anh, 2005; Cù Chí Lợi, 2004; ADB, 2007; UNPFA, 2007). Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh về những mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị và các phương sách mưu sinh của các hộ gia đình nông thôn qua việc di cư của các thành viên đến khu vực thành thị cũng như các tác động của quá trình di cư đến các hộ gia đình. Ví dụ, Cù Chí Lợi (2004) đã tập trung phân tích di cư nông thôn - thành thị trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam. Theo phân tích của tác giả, di cư nông thôn - thành thị được nhìn nhận là quá trình diễn ra sự kết hợp giữa nguồn nhân lực thiếu việc làm ở khu vực nông thôn và các cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất ở khu vực thành thị để tạo ra động lực mới cho sự phát triển kinh tế. Nghiên cứu của De Braw và Harigaya (2007) cung cấp bằng chứng cho thấy vai trò của di cư theo thời vụ đến việc cải thiện phúc lợi của các hộ gia đình. Mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa di cư và thị trường lao động thành thị (Goldstein và những người khác, 2001; Lê Văn Thành, 2001; Cù Chí Lợi, 2004; Từ Thúy Anh và những người khác, 2008), chủ đề về vai trò của thị trường lao động phi chính thức còn ít được quan tâm ở Việt Nam.

Page 106: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

107PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Dựa vào nguồn dữ liệu phong phú của Điều tra Di cư Việt Nam do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2004 (VMS 2004), chúng tôi tìm hiểu vai trò của việc làm phi chính thức trong quá trình di cư nông thôn - thành thị. Bài viết này cung cấp một phân tích sâu về người nhập cư đến bốn trung tâm đô thị năng động ở vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh1. Ngoài Hà Nội, thành phố lớn nhất trong vùng, Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh là các thành phố lớn thuộc hành lang kinh tế đông bắc của Việt Nam. Bài viết tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau: thứ nhất, những yếu tố nào quyết định đến sự lựa chọn về khu vực hoạt động của những người dân di cư từ nông thôn trên thị trường lao động ở thành thị và vai trò của việc làm phi chính thức trong quá trình di cư? Phải chăng tham gia vào việc làm phi chính thức là lựa chọn tạm thời đối với những người di cư từ nông thôn? Thứ hai, phải chăng điều kiện lao động đối với những lao động từ nông thôn ở thị trường lao động thành thị có sự khác biệt so với lao động đến từ thành thị khác cũng như những người dân sống tại chỗ?

Ngoài các phần giới thiệu chung và kết luận, bài viết được kết cấu theo những phần sau: Phần đầu giới thiệu vắn tắt các nghiên cứu lí thuyết thực chứng về vai trò của khu vực và việc làm phi chính thức trong quá trình di cư nông thôn - thành thị cũng như trình bày tổng quan nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam; Phần hai mô tả về nguồn số liệu sử dụng trong bài viết; Các phần ba và bốn trình bày các kết quả phân tích thực chứng lí giải cho các câu hỏi nghiên cứu nêu trên.

1. Tổng quan nghiên cứu về vai trò của khu vực phi chính thức trong quá trình di cư nông thôn - thành thị và điểm lại một số nghiên cứu ở Việt Nam

Trong khảo luận, đã có nhiều nghiên cứu mô hình lí thuyết tập trung vào chủ đề về sự phân bố lại nguồn lực lao động từ khu vực nông thôn, nơi

1 Tại thời điểm thực hiện cuộc điều tra, Quảng Ninh không phải là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Tỉnh này sau đó đã được sáp nhập vào vùng Đồng bằng sông Hồng từ tháng Mười một năm 2006 theo Quyết định 269/06/QĐ-TTG.

Page 107: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

108 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

có sự dư thừa cung lao động trọng tình trạng thu nhập thấp trong khu vực nông nghiệp, đến các đô thị trung tâm (Lewis, 1954; Todaro, 1969; Harris và Todaro, 1970; Fields, 1975). Nhiều loại mô hình đã được xây dựng nhằm khái quát hóa hiện tượng di cư nông thôn - thành thị cũng như mối liên hệ của hiện tượng này đến thị trường lao động khu vực thành thị. Nghiên cứu lí thuyết đầu tiên về di cư nông thôn - thành thị là mô hình phát triển của Lewis (1954). Trong mô hình này, các luồng di cư từ nông thôn tới thành thị hình thành sự dịch chuyển nguồn lao động giữa khu vực kinh tế nông nghiệp truyền thống ở nông thôn sang khu vực công nghiệp hiện đại. Sự di cư diễn ra cho đến khu vực hiện đại còn khả năng tiếp nhận nguồn lao động dư thừa hoặc “thất nghiệp trá hình” từ nông thôn. Tuy nhiên, những quan sát vào cuối những năm 1960 với tình trạng thất nghiệp tràn lan ở khu vực thành thị cho thấy rằng mô hình của Lewis dường như không đủ để lí giải về sự tác động giữa hai khu vực nông thôn và thành thị (Lall, Selod and Shazili, 2006). Mặc dù có chung quan điểm với Lewis khi cho rằng khu vực thành thị đã thu hút nguồn lao động từ nông thôn, các khung lí thuyết của Todaro (1969) và Harris-Todaro (1970) có điểm khác biệt trong mô hình hóa kết quả của quá trình di cư. Ý tưởng cốt lõi trong mô hình của Todaro (1969) đó là việc làm ở thành thị có sức hút lớn hơn so với việc làm nông nghiệp ở khu vực nông thôn và do đó sự di cư diễn ra khi lao động nông thôn tìm kiếm các cơ hội việc làm hấp dẫn hơn ở các trung tâm đô thị. Tuy nhiên, nếu như các nghiên cứu trước đó thường coi di cư lao động là hiện tượng vận động chỉ theo một giai đoạn, mô hình của Todaro đã thể hiện được “một bức tranh thực tế hơn” bằng việc mô phỏng quá trình di cư là hiện tượng gồm hai giai đoạn. Trong quá trình này, việc làm trong khu vực phi chính thức (với tên gọi là khu vực truyền thống) giữ vai trò là nơi để lao động di cư kiếm thu nhập và vượt qua thời kỳ tìm kiếm việc làm trong khu vực chính thức. Trong giai đoạn thứ nhất, những lao động không có tay nghề di cư từ nông thôn sẽ phải trải qua một thời kỳ tạm thời làm việc trong khu vực truyền thống ở thành thị. Giai đoạn thứ hai tiếp nối khi lao động di cư thực tế tìm được việc làm ổn định hơn trong khu vực hiện đại. Thông qua quá trình tìm việc, di cư nông thôn - thành thị được xem như một cơ chế điều chỉnh mà từ đó các lao động thực hiện việc tự phân bố ở những thị trường lao động khác nhau.

Fields (1975) trình bày một khung lí thuyết mang tính khái quát hơn

Page 108: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

109PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

về quá trình tìm kiếm việc làm và cho thấy rằng mô hình đã được điều chỉnh này có kết quả là tỉ lệ thất nghiệp ở trạng thái cân bằng thấp hơn so với trong mô hình của Harris-Todaro (1970). Trong mô hình này, phương trình chung về quá trình tìm việc được tích hợp vào mô hình gốc Harris-Todaro và điều này quyết định các hiệu ứng kết quả đối với tỉ lệ thất nghiệp cân bằng. Tuy vậy, đóng góp được xem là quan trọng hơn của Fields trong nghiên cứu này đó là đã đưa thêm vào khung lí thuyết về di cư của Harris-Todaro một cấu phần đó là khu vực “tối tăm” (murky sector) mà theo như những mô tả trong mô hình, đặc trung bởi sự dễ dàng giam gia với quan hệ ràng buộc chủ và lao động kém bền vững (Stiglitz, 1974; Lucas, 1997). Khu vực “tối tăm” được đề cập đến trong mô hình của Fields được coi là có nhiều điểm chung với khái niệm về khu vực phi chính thức được trình bày trong nhiệm vụ về việc làm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 1972.2 Trong mô hình này, sự xuất hiện của các cơ hội thu nhập trong khu vực phi chính thức đem đến sự lựa chọn mới cho những người di cư từ nông thôn. Điều này có nghĩa là họ không những có thể cân nhắc giữa tiếp tục hoạt động nông nghiệp hoặc thử vận may rủi giữa việc làm chính thức và thất nghiệp ở khu vực thành thị mà còn có thể tham gia vào việc làm trong khu vực phi chính thức trong khi chờ đợi tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn trong khu vực chính thức.

Một mô hình khác thể hiện rõ ràng hơn sự phân định giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức ở thành thị được Gupta (1993) phát triển. Mô hình này phân tích vai trò của khu vực phi chính thức trong việc hình thành mức tiền công và giá sản phẩm trong loại mô hình di cư nông thôn - thành thị giống như mô hình của Harris-Todaro. Khác với các dạng mô hình Todaro trước đó cũng như với mô hình về khu vực phi chính thức, khung lí thuyết của Gupta giải thích tự tồn tại đồng thời của khu vực phi chính thức và tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị. Các phát hiện về mặt lí thuyết từ mô hình này là cơ sở cho khuyến nghị về chính sách hỗ trợ cho khu vực phi chính thức. Vai trò của khu vực phi chính thức trong quá trình di cư nông thôn - thành thị được nhấn mạnh nhiều hơn trong mô hình cân

2 Chương trình ILO thực hiện ở Kenya đã nhìn nhận khu vực phi chính thức thành thị cùng với khu vực chính thức là nơi cung cấp cơ hội việc làm và thu nhập tạo nên sự thu hút đối với những người di cư tiềm năng từ nông thôn.

Page 109: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

110 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

bằng tổng thể do Cogneau, Razafindrakoto, and Roubaud (1996) xây dựng cho Cameroon, và do Bhattacharya (1998) thực hiện đối với các nước châu Á. Bhattacharya (1998) đã đưa vào mô hình cân bằng tổng thể gồm ba khu vực, các yếu tố động và sự di cư cùng với sự tích hợp có tính hệ thống khu vực phi chính thức. Các kết quả mô phỏng của mô hình này cho thấy có sự thay đổi về cấu thành của di cư nông thôn - thành thị qua thời gian và cũng nhấn mạnh vai trò của việc làm phi chính thức là nơi thu hút người di cư từ nông thôn.

Các sửa đổi của mô hình Harris-Todaro với sự phân định khu vực phi chính thức ở thành thị đã nêu lên những câu hỏi cho các nghiên cứu thực chứng về bản chất và vai trò của khu vực này trong quá trình tìm việc làm của người di cư (Lucas, 1997). Xuất phát từ đó đã có nhiều nghiên cứu thực chứng được thực hiện nhằm kiểm chứng những giả thuyết của mô hình, đặc biệt là về vai trò của khu vực phi chính thức trong quá trình tìm việc làm (Banerjee, 1983; Meng, 2001; Florez, 2003). Trong một nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thuyết của mô hình di cư và vai trò của khu vực phi chính thức, Banerjee (1983) khái quát hai loại phân tích chính. Thứ nhất, một số nghiên cứu (Sabot, 1977; Sethuraman, 1976; được trích dẫn trong Banerjee, 1983) chú trọng xác định tầm quan trọng của khu vực phi chính thức. Thứ hai, có những nghiên cứu, chẳng hạn Mazumdar (1976), Obeirai (1977), v.v., tìm hiểu về phân bố việc làm và khu vực hoạt động của người di cư trong mối quan hệ với khoảng thời gian cư trú khác nhau ở thành thị. Banerjee cho rằng những cách thức phân tích như vậy chỉ cho phép cung cấp thông tin về cấu trúc và sự vận hành của thị trường lao động khu vực thành thị nhưng không cho phép cung cấp những kết quả kiểm chứng cho những dự đoán trong các mô hình di cư. Phân tích mà Banerjee thực hiện cho thấy sự thích hợp để phân định liệu những người di cư tham gia vào khu vực phi chính thức có coi rằng việc làm trong khu vực này là mang tính tạm thời trong khi chờ đợi cơ hội việc làm tốt hơn trong khu vực chính thức. Giả thuyết cơ bản được kiểm chứng trong phân tích này do vậy đó là việc làm khu vực phi chính thức là công việc mang tính tạm thời đối với những người mới di cư tới thành thị trong con đường tìm đến việc làm chính thức. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực chứng cho thấy quá trình di cư khái quát trong mô hình xác suất dường như không phải là hiện thực đối với trường hợp những người di cư tới thành

Page 110: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

111PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

phố Delhi và thực tế là hơn một nửa số trường hợp di cư đến thành phố này xuất phát từ động lực tìm kiếm cơ hội việc làm trong chính khu vực phi chính thức. Thêm nữa, kết quả cũng cho thấy sự chuyển đổi thực tế cũng như tiềm ẩn của các lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức là khá hạn chế. Chủ đề này sau đó cũng được một số tác giả tập trung nghiên cứu (Florez, 2003; Meng, 2001). Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguồn dữ liệu sẵn có, các tác giả này đã sử dụng các cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Florez (2003) tập trung vào phân tích xem liệu tình trạng di cư có phải là một yếu tố quyết định sự tham gia vào việc làm phi chính thức. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy điều kiện di cư có tác động rõ rệt đến đến khả năng tham gia vào việc làm trong khu vực phi chính thức hoặc thậm chí rơi vào tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là đối với các lao động nữ. Meng (2001) cũng sử dụng phương pháp tiếp cận bằng mô hình kinh tế lượng để kiểm chứng giả thuyết này. Tác giả đã đưa vào mô hình phân tích yếu tố tác động đến tình trạng việc làm một biến biểu hiện “kinh nghiệm làm việc ở thành phố” và một biến giả biểu hiện về sự hài lòng cá nhân đối với việc làm hiện tại. Ý tưởng phân tích khi sử dụng phương pháp tiếp cận này đó là nếu như “kinh nghiệm làm việc ở thành phố” hoặc “sự hài lòng về công việc” có mối quan hệ thuận có ý nghĩa đối với xác suất một cá nhân lựa chọn làm việc trong khu vực phi chính thức thì việc làm trong khu vực này không hẳn là lựa chọn mang tính chất tạm thời.

Tiếp theo chúng tôi trình bày một tổng quan về các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến chủ đề này ở Việt Nam. Sự di cư của lao động cũng là một chủ đề thu hút được nhiều quan tâm. Điều được thừa nhận rộng rãi đó là các lao động di cư thường bị cuốn hút bởi các cơ hội việc làm có thu nhập cao ở các thành phố lớn. Thực tế đã cho thấy mức thu nhập bình quân ở các thành phố lớn (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) cao hơn từ năm đến bảy lần so với thu nhập của các lao động làm nông nghiệp ở khu vực nông thôn (UNDP, 1998). Nghiên cứu của Cù Chí Lợi (2004) cũng đã nhấn mạnh rằng hầu hết những người di cư từ nông thôn tới thành thị là để tìm kiếm việc làm. Kết quả của một số nghiên cứu dựa vào nguồn dữ liệu của cuộc Điều tra Di cư năm 2004 (VMS 2004) đã chỉ ra rằng các yếu tố về địa lí đóng một vai trò quyết định bộ phận di cư này trong cấu thành người nhập cư đến khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc. Tuy nhiên, đối với phần đông

Page 111: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

112 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

những người di cư từ nông thôn đến vùng Đông Nam Bộ, khoảng cách về địa lí không hẳn là trở ngại đối với quyết định di cư. Các yếu tố về kinh tế như cơ hội việc làm và thu nhập có ảnh hưởng nhiều hơn đến quyết định di cư của lao động nông thôn từ những nơi ở xa vùng này (CIEM, 2006). Chẳng hạn có khoảng 19% số lao động nhập cư tới vùng này là từ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Nhóm lao động trung niên có khuynh hướng di cư tìm việc làm ở thành phố nhiều nhất. Do thiếu kĩ năng tay nghề, mặc dù có trình độ học vấn tương đối, nên nhiều lao động di cư nông thôn - thành thị đã gặp không ít khó khăn khi tìm việc làm ở thị trường lao động thành thị (Cù Chí Lợi, 2004). Một đặc điểm quan trọng trong cấu thành của luồng di cư đến khu vực thành thị ở các tỉnh miền Bắc đó là những người từ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng có trình độ học vấn cao hơn những người di cư từ các vùng khác. Cụ thể, hơn 45% những người nhập cư tới Hà Nội là những người đã hoàn thành phổ thông trung học (ADB-M4P, 2007).

Tuy nhiên, các nghiên cứu về di cư lao động nông thôn dựa chủ yếu vào các dữ liệu thống kê mô tả với các thông tin về phân bố theo nghề nghiệp của những người di cư (Xem Djamba, Goldstein và Goldstein, 1999; UNFPA, 2007). Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập riêng đến chủ đề về di cư nông thôn - thành thị và mối quan hệ đến thị trường lao động khu vực thành thị, đặc biệt là về vai trò của việc làm phi chính thức trong quá trình di cư ở Việt Nam. Một số nhận xét liên quan đến chủ đề này thường thấy trong một số nghiên cứu đối với một bộ phận lao động di cư trong thời gian ngắn ở các khu vực thành thị, chẳng hạn như những người bán hàng rong (Jensen và Peppard Jr., 2003; MDB, 2007).

2. Nguồn dữ liệu và các thống kê mô tả

2.1. Nguồn dữ liệuDữ liệu sử dụng trong bài viết được kết xuất từ kết quả của cuộc Điều tra

Di cư do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2004. Cuộc điều tra này cung cấp thông tin về các mặt sau: quá trình di cư, bao gồm cả quyết định di cư, các thời gian khác nhau liên quan đến sự di chuyển, và những tình trạng khác

Page 112: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

113PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

nhau của cả người di cư và người bản địa ở nơi đến (GSO, 2005). Cuộc điều tra đã thực hiện 10.000 cuộc phỏng vấn cá nhân, bao gồm 5.000 cuộc phỏng vấn nhười nhập cư và 5.000 cuộc phỏng vấn người dân bản địa. Toàn bộ những người được phỏng vấn đều thuộc nhóm tuổi từ 15 đến 59. Người di cư được định nghĩa là những người trong độ tuổi từ 15 đến 59 và đã chuyển từ một quận/huyện tới sống ở một quận/huyện khác trong vòng khoảng thời gian không quá năm năm trước thời gian tiến hành điều tra.3

Như đã đề cập trong phần giới thiệu, nghiên cứu này giới hạn trong phạm vi của bốn tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh. Lí do khiến các tỉnh này được lựa chọn để nghiên cứu di cư nông thôn - thành thị đó là yếu tố đặc thù. Vùng Đồng bằng sông Hồng luôn là một trong số những điểm đến mà nhiều người di cư quan tâm. Nếu xét riêng di cư nông thôn - thành thị, vùng Đồng bằng sông Hồng cùng với vùng Đông Nam Bộ là những nơi có luồng di cư lớn nhất bởi vì ở cả hai nơi đều có những thành phố và những khu công nghiệp lớn nhất (Cù Chí Lợi, 2005). Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, đã trải qua sự chuyển đổi mạnh mẽ từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Hơn nữa, kinh tế thị trường đã thúc đẩy những sự liên kết kinh tế giữa nông thôn và thành thị, giúp người dân nhìn thấy rõ hơn các cơ hội việc làm ở những nơi nằm ngoài địa giới hành chính nơi họ đang sống (Đặng Nguyên Anh, 2001). Các thành thành phố còn lại trong vùng mà cuộc điều tra đã được tiến hành - Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh - đều là những thành phố lớn với khu vực nội thành tập trung đông dân cư và diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh mở rộng sang khu vực ngoại ô. Kết quả Tổng Điều tra Dân số năm 1999 cho thấy Hải Phòng là một trong bốn trung tâm đô thị chính thu hút lượng người nhập cư nhiều nhất từ các tỉnh khác. Hơn nữa, với mật độ tập trung cao, các trung tâm và cụm công nghiệp, các tỉnh thuộc Hành lang Kinh tế Đông Bắc này được nhìn nhận là điểm đến hấp dẫn đối với lao động nhập cư từ các tỉnh khác.

Vì phiếu điều tra của cuộc Điều tra Di cư 2004 được thiết kế để nắm bắt thông tin nhằm phân định cụ thể về cả nơi xuất phát và nơi đến của người

3 Theo quy ước trong cuộc điều tra này, đối với các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, những người chuyển nơi ở từ một quận/huyện sang quận/huyện khác thuộc cùng thành phố không được tính là di cư.

Page 113: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

114 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

di cư nên dữ liệu điều tra cho phép xác định bốn loại di cư gồm: nông thôn - nông thôn, nông thôn - thành thị, thành thị - nông thôn và thành thị - thành thị. Do mục đích của nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về sự tham gia cũng như thu nhập của lao động di cư từ nông thôn ở thị trường lao động thành thị, nên trong mối quan hệ so sánh với lao động đến từ các thành thị khác cũng như lao động bản địa, hai loại di cư được tách khỏi mẫu nghiên cứu đó là di cư nông thôn - nông thôn và thành thị - nông thôn. Do vậy, dữ liệu sử dụng trong bài viết chỉ bao gồm ba nhóm: di cư nông thôn - thành thị, di cư thành thị - thành thị, và những người sống tại chỗ. Lao động có việc làm, người thất nghiệp và những người không tham gia hoạt động kinh tế được phân định dựa vào khái niệm chuẩn. Người thất nghiệp là trường hợp không làm việc và đã chủ động tìm kiếm việc làm trong khoảng thời gian tham chiếu mà cuộc điều tra quy định. Với cuộc điều tra này, thất nghiệp là những người đã trả lời “không có việc làm và mong muốn làm việc”. Việc làm phi chính thức được định nghĩa một cách gần nhất với khái niệm chuẩn dựa theo những thông tin mà cuộc điều tra nắm bắt được. Cụ thể, việc làm (lao động) phi chính thức là những lao động có việc làm nhưng không được kí hợp đồng lao động. Trên thực tế, không được kí hợp đồng lao động thường cũng có nghĩa là lao động không được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội cũng như các phúc lợi khác. Thông tin sẵn có từ một câu hỏi trong cuộc điều tra này về phúc lợi mà lao động được hưởng từ công việc hiện tại cho phép kiểm chứng giả định này. Trong số những lao động cho biết rằng họ không được kí hợp đồng lao động thì có hơn 90% không được hưởng bất kỳ khoản phúc lợi nào.

2.2. Thống kê mô tảĐiểm khái quát chung có thể nêu lên từ kết quả đó là những người trước

đây sống ở nông thôn chiếm bộ phận chủ yếu (khoảng hơn 70%) trong số những người di cư đến các thành phố này (Bảng 1). Tuy nhiên, sự khác biệt trong phân bố theo nơi đi của người di cư giữa các thành phố cũng là kết quả cần lưu ý. Bên cạnh nhóm di cư nông thôn - thành thị thì ở Hà Nội những người di cư tới từ các thành phố khác cũng là bộ phận có tỉ trọng đáng kể (33,8 %). Nhìn chung ở cả bốn thành phố tỉ trọng lao động di cư tới từ các khu vực thành thị khác là khoảng 22% tổng số người di cư.

Page 114: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

115PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Bảng 1: Nơi xuất phát của lần di cư gần nhất

Nơi điNơi đến

Hà Nội Hải Phòng Hải Dương Quảng Ninh Chung

Thành phố 33,8 9,7 9,9 14,8 22,1

Thị trấn 4,4 1,8 4,9 7,6 4,8

Nông thôn 61,8 88,5 85,1 77,6 73,1

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Xét về phân bố của những người di cư từ nông thôn theo tình trạng việc làm, Bảng 2 cho thấy tỉ lệ tham gia hoạt động kinh tế của những người di cư tới thành phố Hải Dương là cao nhất (hơn 95%) trong số bốn thành phố. Thêm nữa, tỉ trọng lao động di cư tới thành phố này tham gia vào việc làm phi chính thức là thấp nhất (51,8%). Điều này có thể lí giải bởi thực tế là ở Hải Dương đã diễn ra sự chính thức hóa lao động rõ rệt trong quá trình tham gia mạnh mẽ và nhanh chóng vào quá trình hội nhập kinh tế. Nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài tỉnh đã thực hiện chính sách chủ động thông qua giảm thuế ở mức thấp hơn so với các tỉnh xung quanh và đơn giản hóa các thủ tục hành chính (Nguyễn Thị Bích Thủy và những người khác, 2009).

Bảng 2: Tình trạng của người di cư nông thôn trên thị trường lao động thành thị

Tình trạng Hà Nội Hải Phòng Hải Dương Quảng Ninh Chung

Việc làm chính thức 32,9 25,3 43,6 25,3 31,7

Việc làm phi chính thức 60,8 65,2 51,8 67,9 61,6

Không làm việc 6,4 9,6 4,6 6,8 6,7

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Như đã đề cập ở trên, phạm vi nghiên cứu chỉ xét thị trường lao động thành thị ở nơi đến của người di cư với trọng tâm là di cư từ nông thôn, nên

Page 115: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

116 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

ở những phần tiếp theo chúng tôi tập trung phân tích so sánh ba nhóm: di cư từ nông thôn, di cư từ thành thị và người dân bản địa. Bảng A1 trong phần phụ lục cung cấp các thống kê tổng hợp từ mẫu nghiên cứu. Xét về các đặc điểm nhân khẩu học, kết quả cho thấy người di cư từ nông thôn có khuynh hướng không đồng đều với bộ phận nữ là chủ yếu (65%). Họ có trình độ học vấn thấp hơn so với những người di cư từ thành thị cũng như so với những người không phải là nhập cư. Hai nhóm di cư có sự tương đồng khá rõ về tình trạng hôn nhân (khoảng 50% là những người đã kết hôn), về vị trí trong hộ gia đình (hơn 50% là chủ hộ), trong khi đó hầu hết những người bản địa trong mẫu điều tra là những người đã kết hôn. So với những người di cư từ thành thị, người di cư từ nông thôn có độ tuổi trẻ hơn và có thời gian sống ở nơi đến ngắn hơn. Kết quả cũng cho thấy những khác biệt giữa các nhóm di cư và người dân bản địa về phương diện vị thế trên thị trường lao động và khu vực làm việc. Nhìn chung, người di cư từ nông thôn có tỉ lệ tham gia vào hoạt động kinh tế cũng như tỉ lệ tham gia vào việc làm phi chính thức cao hơn so với các nhóm khác. Trái lại, những người di cư đến từ các thành thị khác thường có khuynh hướng tham gia nhiều hơn vào các việc làm chính thức ở nơi đến. Xét về khu vực thể chế của nơi cung cấp việc làm, kết quả cho thấy việc làm phi chính thức chủ yếu thuộc vào khu vực tư nhân không có tư cách pháp nhân (chiếm tương ứng 80%, 71% và 88% trong số các nhóm di cư từ nông thôn, di cư từ thành thị, và người không thuộc nhóm di cư). Việc làm phi chính thức cũng xuất hiện ngay cả trong khu vực công, tuy nhiên với một tỉ trọng nhỏ khoảng 2%. Khi làm việc, những người di cư từ nông thôn thường tham gia nhiều hơn vào việc làm phi chính thức so với những người di cư từ thành thị. Lao động di cư từ nông thôn tham gia vào việc làm phi chính thức thường có độ tuổi cao hơn so với những người có việc làm chính thức, trong khi đó đối với những người di cư từ thành thị không có nhiều sự khác biệt theo độ tuổi giữa các nhóm có việc làm chính thức và phi chính thức. Tỉ lệ nữ trong số những người di cư từ nông thôn đến các thành phố này tương đối cao và họ tham gia chủ yếu vào việc làm phi chính thức. Xét về trình độ học vấn của những người có việc làm, tỉ lệ có trình độ học vấn cao là tương đối khác biệt giữa các khu vực cũng như theo tình trạng di cư. Tỉ lệ có trình độ học vấn cao nhất thuộc nhóm lao động di cư từ thành thị tham gia với việc làm chính thức. Cụ thể, 40,8% trong nhóm này có trình độ cao đẳng hoặc đại

Page 116: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

117PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

học. Trái lại, chỉ 16,3% lao động di cư từ nông thôn tham gia việc làm chính thức có trình độ cao đẳng hoặc đại học. Nhìn chung, đối với lao động di cư từ nông thôn, sự tham gia vào việc làm phi chính thức dường như có mối quan hệ rõ rệt với trình độ học vấn thấp vì thực tế chỉ có 2% trong số họ có trình độ cao đẳng, đại học.

Bảng 3: Sự thay đổi tình trạng việc làm sau khi di cư

Tình trạng việc làm trước khi di cư

Tình trạng việc làm sau khi di cư

Di cư từ nông thôn Di cư từ thành thị

Việc làm chính thức

Việc làm phi chính thức

Thất nghiệp

Không tham gia

Chung Việc làm chính thức

Việc làm phi chính thức

Thất nghiệp

Không tham gia

Chung

Có việc làm (%)

29,6 66,6 0,4 3,410084,8

51,9 42,8 0,0 5,410075,0

Thất nghiệp (%)

48,4 38,7 12,9 0,01002,7

37,5 50,0 0,0 12,51002,5

Không hoạt động(%)

41,7 33,8 0,7 23,810012,5

48,7 23,0 5,4 23,010022,6

Chung 31,7 61,6 0,8 5,9 100 50,8 38,5 1,2 9,5 100

Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Di cư ở Việt Nam có nguồn gốc từ tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ở nông thôn do sự phát triển của nông nghiệp hiện đại không thể tạo ra đủ được việc làm cho nguồn lao động dư thừa (GSO, 2005). Nghiên cứu của Djamba và các đồng tác giả (1999) đã cho thấy di cư là phương sách đối với lao động nông thôn nhằm tìm cơ hội việc làm mới. Thực vậy, điều này cũng là một thực tế ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Sự thay đổi về tình trạng việc làm có mối quan hệ rõ rệt với di cư đến các thành phố này (Bảng 3). Kết quả cho thấy sự thay đổi tình trạng việc làm sau khi di cư theo khuynh hướng tích cực đối với phần lớn lao động di cư từ nông thôn cũng như từ thành thị. Tuy nhiên, tỉ lệ tham gia vào thị trường lao động trước khi di cư của những người di cư từ nông thôn cao hơn so với những

Page 117: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

118 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

người di cư từ thành thị. Điều này có thể được lí giải bởi thực tế là lao động nông thôn thường ít khả năng rơi vào tình trạng thất nghiệp hoàn toàn ở nông thôn, vì tham gia vào việc làm nông nghiệp thường ít trở ngại hơn. Cần lưu ý thêm rằng cũng có những người di cư từ nông thôn rơi vào hoàn cảnh thay đổi tình trạng việc làm theo chiều hướng bất lợi, chuyển từ có việc làm trở thành thất nghiệp hoặc không tham gia hoạt động sau khi di cư. Xét riêng nhóm có việc làm trước khi di cư, những người di cư từ nông thôn có khuynh hướng tham gia vào việc làm phi chính thức ở thành thị nhiều hơn so với những người có đến từ thành thị khác. Điều này cho thấy những người di cư có xuất thân từ thành thị có thể có những lợi thế hơn so với những người di cư từ nông thôn về phương diện vốn con người, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc.4

3. Ảnh hưởng của việc làm phi chính thức đến ý định tìm kiếm việc làm mới

Như đã trình bày ở phần tổng quan, giả thuyết về mô hình di cư xác suất thường được đề cập đến trong các nghiên cứu thực chứng cho rằng việc làm phi chính thức chỉ được coi là lựa chọn tạm thời đối với những người di cư. Để kiểm chứng giả thuyết này, một số nghiên cứu đã áp dụng mô hình hồi quy logit phân tích sự chuyển đổi giữa các khu vực làm việc hay nói cách khác là các mô hình lựa chọn khu vực. Trong trường hợp phân tích thị trường lao động khu vực Đồng bằng sông Hồng, giả thuyết này được kiểm chứng dựa vào câu hỏi đối với người di cư về dự định tìm kiếm việc làm mới. Phương pháp phân tích sử dụng dạng mô hình như vậy về phương diện nào đó tương tự với phương pháp được áp dụng trong một số nghiên cứu gần đây về yếu tố quyết định sự hài lòng về công việc (Cassar, 2010, Razafindrakoto và Roubaud, 2012)5. Đặc biệt là để đo mức độ hài lòng về

4 Một số hạn chế trong dữ liệu đã không cho phép thể hiện được toàn bộ thông tin về sự năng động trên thị trường lao động trong quá trình di cư (không thể phân định được về tình trạng việc làm chính thức hay phi chính thức trước khi di cư).5 Xem phần 1.2 của ấn phẩm này.

Page 118: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

119PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

công việc, Razafindrakoto và Roubaud đã dựa vào câu hỏi về “Anh/chị có dự định nào về công việc trong tương lai?”, thay vì sử dụng một câu hỏi chủ quan đánh giá về mức độ hài lòng như cách thường sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Do vậy, những người trả lời rằng họ muốn duy trì công việc hiện tại được xem là hài lòng với công việc.

Về cơ bản, nếu việc “tham gia vào việc làm phi chính thức” có mối quan hệ thuận và chặt chẽ với dự định rời bỏ việc làm hiện tại, trong điều kiện kiểm soát các yếu tố khác, thì việc làm phi chính thức hiện tại được coi là do hoàn cảnh ràng buộc hơn là sự lựa chọn lâu dài của người lao động. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là dự định tìm đến một việc làm mới không hẳn luôn đồng nghĩa là lao động phi chính thức đang tìm cách hòa nhập vào khu vực chính thức để có được việc làm tốt hơn. Trong mô hình, chúng tôi cũng sử dụng các biến giả thể hiện đặc tính công việc và về điều kiện thu nhập để kiểm soát các tác động khác đối với ý định chuyển đổi việc làm. Các kết quả ước lượng được trình bày trong Bảng 4. Mô hình 1 chỉ bao gồm các biến giả phân định người lao động theo tình trạng di cư và khu vực của việc làm hiện tại. Với hai tiêu thức này, toàn bộ mẫu được phân định thành sáu nhóm khác biệt theo tình trạng di cư (từ nông thôn, từ thành thị, không phải là di cư), và theo loại việc làm (chính thức hoặc phi chính thức). Nhóm lao động di cư có việc làm chính thức được chọn làm nhóm tham chiếu. Theo mô hình này, các hệ số hồi quy phản ánh xác suất mà lao động thuộc một trong số năm nhóm còn lại có dự định rời bỏ việc làm hiện tại, so với những lao động di cư từ nông thôn có việc làm chính thức ở thành thị. Trong Mô hình 2, ngoài các biến trên, các biến đặc điểm cá nhân được bổ sung thêm. Mô hình 3 đưa vào thêm các biến thể hiện các đặc điểm công việc, bao gồm logarit mức tiền công tháng và một biến giả thể hiện liệu người lao động có được hưởng các khoản phúc lợi từ việc làm hiện tại và một tập hợp các biến giả để kiểm soát sự khác biệt theo các tỉnh. Trong Mô hình 5 phân tích của chúng tôi giới hạn vào mẫu chỉ gồm những lao động di cư nhằm để đưa thêm vào một biến giả thể hiện liệu công việc hiện tại có mang lại sự cải thiện về thu nhập so với trước khi di cư hay không?

Page 119: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

120 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 4: Kết quả ước lượng các mô hình yếu tố ảnh hưởng đến dự định tìm kiếm công việc mới

Các biến Mô hình (1) Mô hình (2) Mô hình (3) Mô hình (4) Mô hình (5)

Tình trạng di cư và việc làm†

Di cư từ nông thôn, có việc làm phi chính thức

0,776*** 1,044*** 0,717*** 0,841*** 0,781***

(0,228) (0,237) (0,261) (0,270) (0,285)

Di cư từ thành thị, có việc làm phi chính thức

1,340*** 1,493*** 1,233*** 1,298*** 1,100***

(0,290) (0,295) (0,318) (0,324) (0,337)

Không di cư, có việc làm phi chính thức

0,483** 1,099*** 0,783*** 1,043***

(0,232) (0,257) (0,285) (0,294)

Di cư từ thành thị, có việc làm chính thức

0,170 0,263 0,435 0,405 0,287

(0,346) (0,352) (0,355) (0,359) (0,364)

Không di cư, có việc làm chính thức

-0,375 0,00615 0,0529 0,0405

(0,284) (0,301) (0,306) (0,309)

Đặc điểm xã hội học nhân khẩu

Tuổi 0,155** 0,194*** 0,179*** 0,150*

(0,0626) (0,0643) (0,0642) (0,0894)

Tuổi bình phương -0,00296*** -0,00364*** -0,00348*** -0,00293**

(0,00091) (0,00094) (0,00094) (0,00138)

Nam 0,0539 0,231* 0,199 -0,130

(0,129) (0,136) (0,137) (0,184)

Trung học phổ thông 0,253* 0,347** 0,399*** 0,412**

(0,141) (0,143) (0,147) (0,190)

Cao đẳng và đại học 0,426* 0,759*** 0,899*** 0,569*

(0,219) (0,226) (0,233) (0,335)

Đã có gia đình -0,178 -0,153 -0,151 -0,107

(0,169) (0,172) (0,173) (0,219)

Chủ hộ 0,145 0,228* 0,312** 0,381**

(0,132) (0,135) (0,138) (0,178)

Page 120: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

121PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Thu nhập và phúc lợi từ việc làm

Logarit của tiền công tháng -0,805*** -1,137*** -0,730***

(0,130) (0,143) (0,209)

Được hưởng các phúc lợi (=1 nếu có)

-0,520*** -0,217 -0,271

(0,183) (0,192) (0,233)

Cải thiện thu nhập so trước khi di cư

-0,707***

(0,239)

Thành phố (nơi ở hiện tại)

Hải Phòng -0,823*** -0,669**

(0,220) (0,284)

Hải Dương -0,924*** -0,817***

(0,228) (0,299)

Quảng Ninh 0,486*** 0,454**

(0,158) (0,209)

Hệ số chặn -2,501*** -4,712*** 5,976*** 10,58*** 6,215**

(0,204) (0,972) (1,891) (2,045) (2,935)

Số quan sát 2,665 2,665 2,665 2,665 1,378

Log-likelihood -917,06 -888,61 -860,28 -834,85 -495,81

Lưu ý: Sai số chuẩn trong ngoặc đơn; *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1; † Di cư từ nông thôn có việc làm chính thức là nhóm tham chiếu.

Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Trước hết, chúng tôi tìm hiểu kết quả về nội dung nghiên cứu chính về mối quan hệ giữa tình trạng di cư, việc làm và dự định chuyển đổi công việc. Kết quả cho thấy, so sánh với nhóm di cư từ nông thôn có việc làm chính thức, toàn bộ những lao động có việc làm phi chính thức, không kể đến họ là người di cư hay không phải là di cư, đều có nhiều khả năng chủ định rời bỏ công việc phi chính thức hiện tại để tìm kiếm việc làm mới. Điều này ngụ ý rằng đối với cả lao động di cư từ nông thôn cũng như từ thành thị việc tham gia vào việc làm phi chính thức ở thành phố đều chỉ xem là sự lựa chọn tạm thời và như vậy giả thuyết của mô hình di cư xác suất được kiểm chứng đối với trường hợp di cư đến Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của

Page 121: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

122 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

tham gia vào việc làm phi chính thức đối với dự định tìm việc làm mới cũng đúng với nhóm không phải là di cư. Khi so sánh cụ thể hơn độ lớn của các hệ số hồi quy, kết quả Mô hình 1 cho thấy lao động di cư từ nông thôn làm việc phi chính thức có khuynh hướng dự định rời công việc hiện tại cao hơn so với những người không phải là di cư có cùng loại việc làm. Khi kiểm soát các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học quan sát được cũng như đặc điểm công việc (Mô hình 3 và 4), các kết quả lại cho thấy lao động không phải là di cư có khuynh hướng dự định rời công việc cao hơn. Điều này ngụ ý rằng đối với lao động di cư nông thôn có việc làm phi chính thức ở thành thị, sự hấp dẫn của mức thù lao cao và phúc lợi đóng góp vào độ thỏa dụng dẫn đến hình thành ý định rời bỏ công việc phi chính thức hiện tại không nhiều như ở các lao động không phải là người di cư. Cụ thể về các đặc điểm công việc, kết quả cho thấy mức thu nhập tháng càng cao thì khả năng hình thành ý định rời khỏi việc làm hiện tại càng thấp. Kết quả này phù hợp với những phát hiện được khái quát trong văn luận, cho rằng thu nhập là yếu tố cơ bản quyết định sự hài lòng về công việc. Ngoài ra, trong Mô hình 5, chúng tôi đã đưa vào thêm một biến giả thể hiện liệu có sự cải thiện về thu nhập khi so sánh giữa việc làm hiện tại với việc làm trước khi di cư. Đúng như dự tính, kết quả cho thấy biến này có ảnh hưởng theo quan hệ nghịch và có ý nghĩa với biến phụ thuộc, có nghĩa là những lao động di cư có được sự cải thiện về thu nhập thường ít khả năng hình thành ý định rời công việc hiện tại để tìm việc làm mới.

Thu nhập tại nơi đến: những khoảng cách giữa việc làm chính thức và phi chính thức cũng như giữa lao động di cư nông thôn, di cư thành thị và lao động tại chỗ.

Mục đích chính của phần này là phân tích các yếu tố quyết định thu nhập từ việc làm chính thức và phi chính thức đối với lao động di cư từ nông thôn và so sánh giữa nhóm này với lao động di cư từ thành thị cũng như lao động tại chỗ. Phân tích này dựa vào dữ liệu về mức thu nhập tháng của lao động có việc làm để xây dựng hàm thu nhập. Vì có một bộ phận nhất định các cá nhân trong mẫu nghiên cứu là những người không làm việc, khi ước lượng hàm thu nhập cần phải tính đến cách khắc phục ảnh hưởng có thể xảy ra của sự thiên lệch trong kết quả. Chúng tôi áp dụng ước lượng hai bước theo phương pháp của Heckman (1979) để khắc phục vấn đề này. Theo đó, phương trình thu

Page 122: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

123PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

nhập của lao động có việc làm được qua hai bước. Trong bước thứ nhất, chúng tôi ước lượng thiên hướng làm việc của mỗi cá nhân.6 Phương trình ước lượng thu được sau đó được sử dụng để tính giá trị nghịch đảo của tỉ số Mill, và kết quả này giữ vai trò là số hạng thể hiện sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Số hạng về sự lựa chọn của mỗi cá nhân có việc làm sau đó được đưa vào làm biến độc lập trong phương trình thu nhập ở bước ước lượng thứ hai. Các kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) và theo phương pháp ước lượng hai bước của Heckman được trình bày ở Bảng 5.7

Kết quả ước lượng hồi quy đối với toàn bộ mẫu (cột 1 và 2 của Bảng 5) cho thấy sự bất lợi về thu nhập với khoảng cách lên đến 8,7% đối với lao động di cư từ nông thôn so với những người sống ở thành thị. Trái lại, những người di cư từ thành thị nhận được lợi thế về thu nhập ở mức 6,7% so với những người không phải là di cư. So với các nghiên cứu trước đây dựa vào cùng nguồn dữ liệu (GSO, 2006), nghiên cứu này đi sâu hơn bằng việc tìm hiểu sự phân đoạn của thị trường lao động thành thị có liên quan đến tình trạng di cư, đặc biệt là cho thấy khoảng cách thu nhập đáng kể giữa những lao động di cư từ nông thôn và lao động di cư từ thành thị.

6 Để giải quyết vấn đề phân định trong mô hình phân tích yếu tố quyết định làm việc, chúng tôi sử dụng các biến có tác động đến xác suất tham gia trên thị trường lao động nhưng không tác động đến thu nhập bao gồm một biến giả thể hiện liệu người di cư có sống cùng người trong độ tuổi đi học tại nơi ở hiện tại và quy mô hộ gia đình.7 Trong tất cả các mô hình ước lượng thu được, số hạng thể hiện sự lựa chọn không có ý nghĩa thống kê và điều này có nghĩa là ước lượng OLS đã không bị ảnh hưởng bởi những tác động dẫn đến sự thiên lệch. Tuy nhiên, có lẽ ở đây cũng cần tính đến vấn đề thiên lệch do sự lựa chọn di cư. Những người di cư có sự lựa chọn riêng và các đặc điểm dẫn đến sự khác biệt của những người di cư so với những người không di cư có thể có ảnh hưởng đến mức thu nhập của cá nhân. Phân tích này chưa khắc phục được vấn đề này do trong dữ liệu điều tra không thể xác định được các biến công cụ phù hợp (biến có ảnh hưởng ý nghĩa đến sự lựa chọn di cư nhưng không tác động đến thu nhập).

Page 123: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

124 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂNBả

ng 5

: Kết

quả

phâ

n tí

ch hồi

quy

các

phươn

g tr

ình

thu

nhập

(B

iến

phụ

thuộ

c: lo

gari

t thu

nhậ

p)

Các

biến

Toàn

bộ

lao độn

g ở

thàn

h thị

Lao độ

ng d

i cư

từ n

ông

thôn

Lao độ

ng d

i cư

từ th

ành

thị

Lao độ

ng k

hông

phả

i là d

i cư

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

OLS

Phươ

ng p

háp

Heck

man

OLS

Phươ

ng p

háp

Heck

man

OLS

Phươ

ng p

háp

Heck

man

OLS

Phươ

ng p

háp

Heck

man

Việc

làm

phi

chí

nh thức

-0,1

88**

*-0

,189

***

-0,1

20**

*-0

,120

***

-0,1

97*

-0,1

96**

-0,3

23**

*-0

,329

***

(0,0

390)

(0,0

389)

(0,0

443)

(0,0

439)

(0,1

02)

(0,0

992)

(0,0

744)

(0,0

739)

Di cư

từ n

ông

thôn

-0,0

91**

*-0

,090

***

(0,0

251)

(0,0

250)

Di cư

từ th

ành

thị

0,06

53*

0,06

60*

(0,0

354)

(0,0

353)

Tuổi

0,05

43**

*0,

0539

***

0,02

60**

0,02

60**

0,07

55**

*0,

0743

***

0,07

74**

*0,

0767

***

(0,0

0838

)(0

,008

35)

(0,0

118)

(0,0

117)

(0,0

265)

(0,0

257)

(0,0

165)

(0,0

163)

Tuổi

bìn

h phươ

ng-0

,001

***

-0,0

01**

*-0

,000

3**

-0,0

003*

*-0

,000

8**

-0,0

008*

*-0

,001

***

-0,0

01**

*

(0,0

0011

)(0

,000

11)

(0,0

0017

)(0

,000

17)

(0,0

0036

)(0

,000

34)

(0,0

0020

)(0

,000

21)

Trun

g họ

c phổ

thôn

g0,

0926

***

0,09

15**

*0,

0442

0,04

410,

107

0,11

80,

141*

**0,

148*

**

(0,0

229)

(0,0

230)

(0,0

290)

(0,0

289)

(0,0

752)

(0,0

749)

(0,0

377)

(0,0

391)

Cao đẳ

ng v

à đạ

i học

0,38

8***

0,40

1***

0,32

9***

0,32

9***

0,53

5***

0,55

5***

0,38

8***

0,44

8***

Page 124: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

125PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...(0

,033

7)(0

,037

9)(0

,052

3)(0

,053

2)(0

,090

6)(0

,091

9)(0

,052

5)(0

,070

8)

Nam

0,22

0***

0,24

5***

0,29

8***

0,29

9***

0,11

6**

0,14

6**

0,19

2***

0,27

9***

(0,0

206)

(0,0

389)

(0,0

272)

(0,0

295)

(0,0

584)

(0,0

684)

(0,0

335)

(0,0

743)

Đã c

ó gi

a đì

nh0,

0619

**0,

0622

**0,

154*

**0,

152*

**-0

,102

-0,1

150,

0351

0,06

48

(0,0

276)

(0,0

276)

(0,0

341)

(0,0

385)

(0,0

748)

(0,0

749)

(0,0

477)

(0,0

540)

Chủ

hộ0,

0360

*0,

0453

*0,

0375

0,03

850,

0899

0,10

0*0,

0144

0,02

13

(0,0

209)

(0,0

242)

(0,0

261)

(0,0

292)

(0,0

600)

(0,0

601)

(0,0

357)

(0,0

374)

Có v

iệc là

m trướ

c di

-0,0

245

-0,0

217

0,09

360,

139

(0,0

399)

(0,0

558)

(0,0

781)

(0,0

958)

Khu

vực

tập

thể

-0,2

59**

-0,2

61**

*-0

,092

8-0

,092

90,

166

0,17

0-0

,469

***

-0,4

74**

*

(0,1

02)

(0,1

01)

(0,1

32)

(0,1

31)

(0,2

76)

(0,2

67)

(0,1

64)

(0,1

62)

Hộ k

inh

doan

h cá

thể

0,19

3***

0,19

4***

0,03

550,

0355

0,14

50,

140

0,38

6***

0,39

1***

(0,0

430)

(0,0

428)

(0,0

518)

(0,0

514)

(0,1

22)

(0,1

19)

(0,0

778)

(0,0

771)

Tư bản

tư n

hân

0,12

2***

0,12

2***

0,03

700,

0370

0,04

740,

0464

0,24

7***

0,25

2***

(0,0

345)

(0,0

344)

(0,0

426)

(0,0

423)

(0,0

756)

(0,0

735)

(0,0

689)

(0,0

691)

Khu

vực đầ

u tư

nướ

c ng

oài

0,24

2***

0,24

2***

0,10

0**

0,10

0**

0,42

1***

0,41

9***

0,28

4**

0,28

9**

(0,0

478)

(0,0

477)

(0,0

505)

(0,0

501)

(0,1

44)

(0,1

39)

(0,1

24)

(0,1

26)

Hiện

sốn

g ở

Hải P

hòng

-0,2

45**

*-0

,245

***

-0,1

69**

*-0

,169

***

-0,0

714

-0,0

883

-0,3

12**

*-0

,288

***

Page 125: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

126 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN(0

,030

7)(0

,030

8)(0

,040

1)(0

,041

2)(0

,115

)(0

,114

)(0

,047

7)(0

,052

7)

Hải Dươ

ng-0

,260

***

-0,2

49**

*-0

,203

***

-0,2

03**

*-0

,188

*-0

,202

*-0

,314

***

-0,2

53**

*

(0,0

293)

(0,0

325)

(0,0

400)

(0,0

397)

(0,1

10)

(0,1

09)

(0,0

467)

(0,0

667)

Quản

g Ni

nh0,

180*

**0,

181*

**0,

179*

**0,

179*

**0,

226*

**0,

232*

**0,

150*

**0,

166*

**

(0

,026

3)(0

,026

4)(0

,033

7)(0

,033

5)(0

,085

4)(0

,083

7)(0

,042

4)(0

,045

5)

Lam

bda

0,13

30,

011

0,18

50,

378

(0,1

72)

(0,1

52)

(0,2

33)

(0,2

82)

Hệ số

chặn

12,6

3***

12,6

2***

13,0

3***

13,0

3***

12,1

7***

12,1

5***

12,2

1***

12,1

3***

(0,1

42)

(0,1

43)

(0,1

74)

(0,1

79)

(0,4

17)

(0,4

06)

(0,3

04)

(0,3

08)

Số q

uan

sát

2664

2664

1082

1082

291

291

1291

1291

R-sq

uare

d0,

256

0,33

10,

339

0,19

8

Kiểm

địn

h W

ald

881,

5753

8,77

148,

4626

6,45

Lưu

ý: S

ai số

chuẩ

n tr

ong

ngoặ

c đơ

n; *

** p

<0.

01, *

* p<

0.05

, * p

<0.

1 N

guồn

: Điề

u tr

a Di

2004

, tín

h to

án của

tác

giả.

Page 126: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

127PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Trong phân tích tiếp theo, chúng tôi tập trung vào các kết quả phản ánh khoảng cách thu nhập giữa việc làm chính thức và phi chính thức. Kết quả cho thấy lao động tham gia vào việc làm phi chính thức ở thành thị gặp phải bất lợi về thu nhập, dù họ là người di cư hay ở tại chỗ. Tuy nhiên, có sự khác nhau rõ rệt về mức độ của khoảng cách thu nhập giữa việc làm chính thức và phi chính thức trong các nhóm khác nhau. Khoảng cách thu nhập này giữa những người di cư từ nông thôn là thấp nhất.

Theo kết quả chung trình bày trong Bảng 5, trình độ học vấn có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê theo chiều thuận đến thu nhập đối với cả các lao động di cư cũng như không phải là di cư. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt nhất định về mức sinh lợi từ giáo dục của lao động di cư từ nông thôn so với lao động di cư từ thành thị. Ở bất kỳ cấp độ nào, có thể nhận thấy mức sinh lợi từ giáo dục của lao động di cư từ thành thị đều cao hơn so với lao động đến từ nông thôn. Chẳng hạn, với các yếu tố khác không thay đổi, một lao động di cư từ nông thôn đã tốt nghiệp đại học có mức sinh lợi giáo dục cao hơn 39% so với những người chỉ qua tiểu học, trong khi đó con số tương ứng đối với lao động di cư từ thành thị là 71%.

Vị trí của cá nhân trong hộ gia đình và kinh nghiệm làm việc trước khi di cư dường như không có ảnh hưởng ý nghĩa đến thu nhập của người di cư từ nông thôn, trong khi đó kết quả lại cho thấy ảnh hưởng chiều thuận có ý nghĩa trong mô hình đối với những người di cư từ thành thị. Một lần nữa kết quả lại cho thấy những sự bất lợi của các lao động di cư từ nông thôn về phương diện kinh nghiệm làm việc khi họ tham gia vào thị trường lao động ở thành phố. Với biến tuổi được sử dụng đại diện cho kinh nghiệm, kết quả cho thấy mức sinh lợi từ kinh nghiệm của những người di cư từ thành thị cũng như những người ở tại chỗ cao hơn đáng kể so với hệ số tương ứng của nhóm lao động di cư từ nông thôn.

Nhằm tìm hiểu sâu hơn về các nguồn dẫn đến sự cách biệt về thu nhập giữa các nhóm lao động khác nhau trên thị trường lao động thành thị tại các thành phố này, phân tích tiếp theo tập trung vào các kết quả phân tách theo phương pháp Oaxaca-Blinder (1973) dựa trên cơ sở các hàm ước lượng OLS về thu nhập. Kĩ thuật phân tách này được sử dụng phổ biến trong phân tích khoảng cách thu nhập theo giới và nhân học. Về phương diện nghiên cứu khu

Page 127: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

128 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

vực phi chính thức và di cư, một số nghiên cứu cũng đã áp dụng phương pháp phân tích này (Marcouiller và các đồng tác giả, 1997; Gagnon, Xenogiani và Xing, 2009). Theo phương pháp này, khoảng cách thu nhập giữa hai nhóm có thể được phân tách thành hai phần. Một phần được giải thích những khác biết do các đặc điểm có thể quan sát được (“mức kĩ năng của cá nhân”) giữa hai nhóm đang so sánh (chẳng hạn, giữa lao động chính thức với phi chính thức, hoặc giữa lao động di cư từ nông thôn với các lao động tại chỗ). Phần khoảng cách thu nhập này còn được gọi là tác động thuộc khả năng cá nhân (phần được giải thích). Phần khoảng cách thu nhập còn lại phản ánh sự khác biệt thuộc về giá, có nghĩa là sự phân biệt về kĩ năng - giá mà các cá nhân phải gánh chịu trên thị trường lao động (phần không được giải thích).

Bảng 6: Phân tích các khoảng cách thu nhập (dựa vào kết quả hồi quy OLS)

Lao động tại chỗ so với lao động di cư từ nông thôn

Lao động tại chỗ so với lao động di cư từ thành thị

Di cư từ nông thôn so với di cư từ thành thị

Khoảng cách 0,196*** -0,126*** -0,321***

(0,0232) (0,0369) (0,0356)

Phần được giải thích

0,0925*** -0,055*** -0,171***

(0,0181) (0,0256) (0,0214)

Phần không được giải thích

0,103*** -0,0701** -0,151***

(0,0261) (0,0366) (0,0320)

Lưu ý: Sai số chuẩn trong ngoặc đơn; *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Kết quả trình bày ở Bảng 6 cho thấy các khoảng cách thu nhập có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa các nhóm lao động chia theo tình trạng di cư. Không phải là những lao động tại chỗ ở thành thị mà lại chính là những lao động di cư từ các thành thị khác là nhóm nhận được nhiều lợi thế nhất về thu nhập. Trái lại, các lao động di cư từ nông thôn có mức thu nhập thuộc nhóm thấp nhất trong phân bố chung về thu nhập trên thị trường lao động tại

Page 128: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

129PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

các thành phố Đồng bằng sông Hồng. Cụ thể, khi so sánh giữa lao động di cư từ nông thôn với lao động ở tại chỗ, kết quả cho thấy khoảng cách thu nhập 21,7% với phần lợi thế thuộc về nhóm không phải là di cư. Trong đó, 47% của khoảng cách này được giải thích bởi những khác biệt về phương diện khả năng. Khi so sánh với những người di cư từ thành thị, những người di cư từ nông thôn phải chịu bất lợi về thu nhập khá nhiều. Bình quân họ có thu nhập thấp hơn 27% so với những người di cư từ các thành thị. Kết quả phân tách cho thấy 53% của khoảng cách thu nhập giữa hai nhóm được giải thích bởi sự khác biệt về đặc điểm cá nhân, và phần còn lai là do sự phân biệt.

Tiếp theo là các kết quả phân tách khoảng cách thu nhập giữa các khu vực. Trong Bảng 7, các so sánh về thu nhập được thực hiện giữa các lao động chính thức với phi chính thức có cùng tình trạng di cư, có nghĩa là so sánh trong từng nhóm di cư từ nông thôn (phần thứ nhất của bảng), hoặc trong nhóm di cư từ thành thị (phần thứ hai của bảng). Kết quả cho thấy trong nhóm di cư từ nông thôn, khoảng cách thu nhập giữa lao động chính thức với lao động phi chính thức là 16%, và chỉ 23% của khoảng cách biệt này được giải thích bởi tác động thuộc về khả năng cá nhân. Với thực tế là người di cư từ nông thôn có khuynh hướng tham gia vào việc làm phi chính thức cao hơn các nhóm khác, họ chính là nhóm gặp nhiều bất lợi hơn cả trên thị trường lao động thành thị. Nhóm di cư từ thành thị có khoảng cách thu nhập phản ánh sự cách biệt giữa hai khu vực việc làm lớn hơn (26%). Khoảng 22% của những khác biệt về thu nhập giữa khu vực chính thức và phi chính thức được giải thích bởi những khác biệt về các đặc điểm liên quan đến khả năng, trong khi một phần lớn (78%) thuộc về sự phân biệt. Nhìn chung, các kết quả phân tách khoảng cách thu nhập cho thấy sự phân biệt khá lớn đối với việc làm phi chính thức trên thị trường lao động thành thị vùng Đồng bằng sông Hồng.

Page 129: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

130 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 7: Phân tích các khoảng cách thu nhập giữa các khu vực của việc làm

Nhóm di cư từ nông thôn (chính thức so với phi chính thức)

Nhóm di cư từ thành thị (chính thức so với phi chính thức)

Lao động phi chính thức (tại chỗ so với di cư từ nông thôn)

Lao động phi chính thức (di cư từ nông thôn so với từ thành thị)

Khoảng cách 0,148*** 0,232*** 0,185*** -0,239***

(0,0303) (0,0637) (0,0315) (0,0498)

Phần được giải 0,0340 0,0510 0,0318 -0,116***

Thích (0,0297) (0,0546) (0,0236) (0,0267)

Phần không 0,114*** 0,181*** 0,154*** -0,122***

được giải thích (0,0311) (0,0605) (0,0335) (0,0453)

Lưu ý: Sai số chuẩn trong ngoặc đơn; *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Phân tích cuối cùng liên quan đến so sánh trong nội nhóm lao động phi chính thức. Hai cột cuối cùng của Bảng 7 trình bày kết quả phân tách khoảng cách thu nhập giữa các lao động phi chính thức khác biệt về tình trạng di cư. Các kết quả thu được tương ứng với dự liệu, cho thấy chính trong nhóm lao động phi chính thức trên thị trường lao động thành thị cũng có sự phân hóa về thu nhập: khoảng cách 20% giữa những người lao động tại chỗ so với những lao động di cư từ nông thôn, và thậm chí khoảng cách thu nhập còn lớn hơn nếu so sánh giữa những người di cư từ thành thị với di cư từ nông thôn (27%). Kết quả phân tách khoảng cách thu nhập cho thấy chỉ có 17% khác biệt về thu nhập giữa lao động phi chính thức là những người lao động tại chỗ với những người lao động phi chính thức di cư từ nông thôn được giải thích bởi những khác biệt về vốn con người và phần cách biệt do sự phân biệt giữa hai nhóm theo tình trạng di cư chiếm đếm 83%. Trong toàn bộ khoảng cách thu nhập giữa những người di cư từ thành thị với những người di cư từ nông thôn cùng có việc làm phi chính thức, phần khác biệt giải thích được do các yếu tố năng lực có tỉ trọng khá lớn (49%). Dẫu vậy phần khoảng cách thu nhập không giải thích được giữa hai nhóm này vẫn chiếm hơn một nửa. Như vậy có thể nhận thấy sự phân biệt khá rõ rệt về thu nhập trong phân

Page 130: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

131PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

đoạn thị trường lao động phi chính thức ở thành thị, thể hiện sự bất lợi mà các lao động di cư từ nông thôn gặp phải.

Kết luận

Di cư nông thôn - thành thị ở Việt Nam là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và những người làm chính sách. Trong những năm gần đây, tranh luận về những khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực của sự tăng thêm luồng di cư nông thôn - thành thị đã diễn ra nhiều hơn (UNFPA, 2004). Xét về sự phát triển nông thôn, di cư nông thôn - thành thị được nhìn nhận là một giải pháp góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp. Nhưng điều này cũng dẫn đến một câu hỏi đáng quan tâm khác đó là về khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm cho luồng di cư từ nông thôn trên thị trường lao động ở thành thị và vai trò của khu vực phi chính thức ở thành thị trong quá trình di cư ở Việt Nam. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu từ cuộc Điều tra Di cư ở Việt Nam năm 2004 để tìm hiểu về di cư nông thôn - thành thị và sự tham gia của lao động di cư từ nông thôn trên thị trường lao động thành thị, đặc biệt là đối với việc làm phi chính thức, theo một tiếp cận phân tích so sánh. Chúng tôi thực hiện các phân tích so sánh thể hiện những khác biệt về phương diện lựa chọn khu vực của việc làm và mức thu nhập giữa lao động di cư từ nông thôn với lao động di cư từ thành thị cũng như với lao động tại chỗ. Câu hỏi nghiên cứu cơ bản mà nghiên cứu này tìm hiểu đó là phải chăng những người di cư từ nông thôn, đặc biệt là những lao động tham gia vào việc làm phi chính thức, bị phân biệt đối xử về thu nhập trên thị trường lao động ở vùng Đồng bằng sông Hồng? Một giả thuyết khác được kiểm chứng trong nghiên cứu này thông qua phân tích hồi quy logit đó là việc làm phi chính thức giữ vai trò là trạng thái tạm thời đối với các lao động di cư khi tham gia vào thị trường lao động thành thị. Các kết quả thực chứng cho thấy những phát hiện khá thú vị.

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa tình trạng việc làm phi chính thức dẫn đến ý định chuyển đổi việc làm đối với cả lao động di cư cũng như lao động tại chỗ ở thành thị. Dẫu vậy, điều này không nhất thiết đồng nghĩa là những lao động phi chính thức mong muốn chuyển

Page 131: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

132 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

đổi là để tìm một việc làm chính thức hơn là phi chính thức. Khi xét cụ thể hơn về mức độ của mối liên hệ, các kết quả đã cho thấy khuynh hướng thể hiện ý định rời bỏ công việc hiện tại để tìm việc làm mới cao hơn đối với những lao động di cư từ nông thôn so với các nhóm khác. Nhưng khi kiểm soát thêm các yếu tố đặc điểm cá nhân cũng như đặc điểm công việc, kết quả lại cho thấy lợi thế thu nhập và các khoản phúc lợi đóng góp vào sự hình thành ý định chuyển đổi công việc đối với các lao động phi chính thức di cư đến từ nông thôn không nhiều như đối với các lao động phi chính thức là lao động tại chỗ.

Các kết quả thu được từ các hàm thu nhập và phương pháp phân tách khoảng cách thu nhập cho thấy sự bất lợi chung về thu nhập đối với những lao động tham gia vào việc làm phi chính thức trên thị trường lao động ở các thành phố này. Tuy nhiên, trong số các lao động di cư, những người đến từ nông thôn phải chịu nhiều bất lợi nhất khi tham gia vào việc làm phi chính thức ở thành thị.

Tài liệu tham khảo

Asian Development Bank - Market for the Poor Programme (ADB-M4P) (2007), “Migration and Rural Labour Market: Impacts and Solutions”, Making Market Work better for the Poor, 2007.

Banerjee, B. (1983) “The Role of the Informal Sector in the Migration Process: a Test of Probabilistic Migration Models and Labour Market Segmentation for India”, Oxford Economic Papers, New Series, Vol. 35, No.3 (Nov., 1983), pp. 399-422.

Bhattacharya, P. C. (1998) “Migration, Employment and Development: a Three-Sector Analysis”, Journal of International Development, Vol. 10: pp. 899-921.

Blinder, A. S. (1973) “Wage Discrimination: Reduced Form and Structural Estimates”, The Journal of Human Resources 8, pp. 436-455.

Cassar, L. (2010) “Revisiting Informality: Evidence from Employment Characteristics and Job Satisfaction in Chile”, Oxford Poverty & Human Development Initiative (OPHI), Oxford Departement of International

Page 132: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

133PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Development, Queen Elizabeth House (QEH), University of Oxford, Working Paper No. 41.

Central Institute for Economic Management (CIEM) (2006), “Cac yeu to tac dong den qua trinh chuyen dich co cau lao dong nong thon viet nam”, Project IAE-MISPA, May, 2006.

Cogneau D., Razafindrakoto M., Roubaud F. (1996), “Le secteur informel urbain et l’ajustement au Cameroun”, Revue d’Economie du Développement, 3/1996, pp. 27-63.

Cu, C.L. (2004), “Rural to urban migration in Vietnam”, unpublished paper, from website: www.ide.go.jp/English/Publish/Asedp/pdf/071_cap5.pdf. Page 115-143.

Djamba, Y., S. Goldstein, and A. Goldstein (1999) “Permanent and Temporary Migration in Vietnam during a Period of Economic Change.” Asia-Pacific Migration Journal 14 (3): 25-28

Dang, N. A. 2001. “Rural Labour Out-migration in Vietnam: a Multi-level Analysis.” In Migration in Vietnam-Theoretical Approaches and Evidence From a Survey. Transport Communication Publishing House.

Dang, N.A. (2005) Internal Migration: Opportunities and Challenges for the Renovations and Development in Vietnam. Hanoi: The Gioi Publisher.

De Brauw, A. and Harigaya, T. (2007) “Seasonal Migration and Improving Living Standards in Vietnam,” American Journal of Agricultural Economics, American Agricultural Economics Association, vol. 89(2), pp. 430-44

Fields G. (1975) Rural-urban migration, urban unemployment and underemployment, and job search activity in LDCs, Journal of Development Economics, 2, pp. 165-87.

Flórez, C. E. (2003) “Migration and the Urban Informal Sector in Columbia”, Paper presented at the Conference on African Migration in Comparative Perspective, Johannesburg, South Africa, 4-7 June.

Gagnon, J., Xenogiani, T. and Xing, C. (2009) “Are all Migrants Really Worse off in Urban Labour Markets?: New empirical evidence from China”, OECD Development Centre Working Papers 278, OECD Publishing.

Goldstein, S., Y. Djamba, and A. Goldstein (2001) “Migration and Occupation Change during Periods of Economic Transition.” Asia-Pacific Migration Journal 9(1): pp. 65-92.

Page 133: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

134 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Gupta, M. R. (1993) “Rural-Urban Migration, Informal Sector and Development Policies: A Theoretical Analysis”, Journal of development Economics, Vol. 41 (1993): pp. 137-151.

General Statistical Office (GSO) (2005) “The Migration Survey 2004: Major Findings”, Statistical Publishing House, Hanoi.

GSO, General Statistical Office of Vietnam/UNPFA, United Nations Population Fund (ed.) (2006): The 2004 Vietnam Migration Survey: The Quality of Life of Migrants in Vietnam. Hanoi.

Harris J. and M. Todaro (1970) Migration, unemployment and development: a two-sector analysis, American Economic Review, 60, pp. 126-142.

Heckman, J. J. (1979) “Sample Selection Bias as a Specification Error”, Econometrica, Econometric Society, vol. 47(1), pp. 153-61, January.

Jensen, R and Peppard Jr., D. M (2003), “Hanoi’s Informal Sector and the Vietnamese Economy: A Case study of Roving Street Vendors”, Journal of Asian and African Studies, Feb 2003; vol. 38: pp.71-84.

Lall, S. V., Selod, H. and Shalizi, Z. (2006) “Rural-Urban Migration in Developing Countries: A Survey of Theoretical Predictions and Empirical Findings”, World Bank Policies Research Working Paper 3915, May.

Lewis W. (1954) “Economic development with unlimited supplies of labour”, Manchester School of Economics and Social Studies, 22, pp. 139-91.

Le, V. T. (2001), “Migration et urbanisation au Vietnam: changement depuis la politique du ‘Renouveau’”, Communication at the 24th IUSSP General Population Conference, Salvador, Brazil, 19 - 21 August.

Lucas, R. (1997) Internal migration in developing countries, in Rosenzweig & Stark eds., Handbook of Population and Family Economics, North Holland, Elsevier, Volume 1B, chapter 13, p.721-98.

Mazumdar, D. (1976) “The Urban Informal Sector”, World Development, Vol. 4, No. 8, August, pp. 655-79.

Mazumdar, D. (1983) “Segmented Labour Market in LCDs”, The American Economic Review, Vol. 73, No.2, Papers and Proceedings of the Ninety-Fifth Annual Meeting of the American Economic Association (May, 1983), pp. 254-259.

Marcouiller, D.V., de Castilla, R. and Woodruff, C. (1997) “Formal Measures of the Informal Sector Wage Gap in Mexico, El Salvador and Peru” Economic Development and Cultural Change, 45, pp. 711-749.

Page 134: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

135PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Mekong Development Bank (MDB) (2007), “Street vending in Hanoi - Reconciling Contradictory concerns”, No 13, May.

Meng, X. (2001) “The Informal Sector and Rural-Urban Migration - A Chinese Case Study”, Asian Economic Journal, Vol. 15, No.1, pp. 71-89.

Nguyen, T. B. T, Dao, N. N., Moser, A. and Pham, A. (2009) “Socio-economic impacts of WTO accession on rural women: Qualitative Research in Hai Duong and Dong Thap, Vietnam”, ILSSA, UNIFEM and AusAID.

Oaxaca, R. (1973) “Male-Female Wage Differentials in Urban Labor Markets”, International Economic Review 14, pp. 693-709.

Oberai, A. S. (1977) “Migration, Unemployment and Urban Labour Market: a Case Study of the Sudan”, International Labour Review, Vol. 115, No. 2, March-April, pp. 211-23

Razafindrakoto, M. and Roubaud, F. (2012) “Job satisfaction: a measurement of employment quality compared with aspirations in eight African capitals”, in De Vreyer P, Roubaud F. (éds), Urban labour Markets in Sub-saharan Africa, Editions AFD/Banque mondiale, Paris/Washington D.C.

Small K. A., and Hsiao C., (1985) “Multinomial logit specification tests”, International Economic Review.

Stiglitz, J. (1974) Alternative theories of wage determination and unemployment in LDCs: the labour turnover model, Quarterly Journal of Economics, 88, 2, pp. 194-227.

Todaro, M. (1969) A model of labour migration and urban unemployment in less developed countries, American Economic Review, 59, pp. 138-48.

Tu, T. A., Dao, N. T. and Hoang, X. T. (2008) “Migration to Competing Destination and Off-farm Employment in Rural Vietnam: a Conditional Logit Analysis”, Working Paper Series No 2008/22, DEPOCEN, Hanoi.

UNDP (1998), The dynamics of Internal Migration in Vietnam. UNDP Discussion Paper I, Hanoi.

UNFPA (2007) “Internal Migration in Vietnam: The current situation”, United Nations Population Fund, Hanoi.

Page 135: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

136 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Phụ

lục

Bảng

A1:

Tóm

tắt t

hống

Di cư

từ n

ông

thôn

Di cư

từ th

ành

thị

Thàn

h thị k

hông

di cư

Tổng

Việc

làm

ch

ính

thức

Việc

làm

kh

ông

chín

h thức

Thất

ngh

iệpTổ

ngViệc

làm

ch

ính

thức

Việc

làm

kh

ông

chín

h thức

Thất

ngh

iệpTổ

ngViệc

làm

ch

ính

thức

Việc

làm

kh

ông

chín

h thức

Thất

ngh

iệp

Thu

nhập

hàn

g th

áng

(100

0 đồ

ng)

958,

331

1040

581

9208

55.

1383

117

1531

247

1207

143

.12

7377

712

6104

112

8210

4.

Tuổi

28.0

26,0

28,6

30,6

31,5

30,7

30,0

41,3

39,4

37,4

38,7

45,0

Nam

0,40

40,

469

0,40

30,

128

0,44

50,

487

0,48

90,

086

0,43

70,

502

0,48

70,

181

Trìn

h độ

giá

o dụ

c

Hết lớp

9 h

oặc

thấ p

hơn

0,53

50,

263

0,66

30,

500

0,23

90,

114

0,33

10,

457

0,41

60,

167

0,53

50,

539

Trun

g họ

c0,

383

0,53

40,

306

0,46

20,

482

0,45

60,

541

0,37

10,

417

0,45

10,

401

0,39

7Đạ

i học

hoặ

c kh

ác0,

082

0,20

40,

031

0,03

80,

279

0,43

00,

128

0,17

10,

167

0,38

20,

064

0,06

4Đã

gia đì

nh0,

519

0,41

30,

536

0,80

80,

620

0,60

10,

579

0,85

70,

839

0,82

50,

847

0,84

0Chủ

hộ0,

563

0,63

40,

562

0,26

90,

555

0,52

50,

654

0,31

40,

518

0,50

80,

521

0,52

8Cá

c th

áng

cư tr

ú ở

vị tr

í hiện

tại

23,8

24,4

4223

,180

26,6

2826

,994

29,1

2724

,429

27,1

14-

--

-

Tỉnh

Hà Nội

0,39

00,

395

0,39

00,

372

0,70

60,

797

0,58

60,

743

0,44

80,

478

0,39

70,

532

Hải P

hòng

0,16

90,

133

0,17

70,

244

0,06

40,

057

0,07

50,

057

0,15

30,

157

0,15

60,

138

Hải Dươ

ng0,

188

0,27

10,

156

0,12

80,

074

0,07

60,

075

0,05

70,

155

0,15

90,

174

0,09

6Quản

g Ni

nh0,

253

0,20

10,

277

0,25

60,

156

0,07

00,

263

0,14

30,

244

0,20

60,

272

0,23

4

Page 136: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

137PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

1.4

HỘI NHẬP GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ

PHI CHÍNH THỨC TRONG LÀNG NGHỀ

Sylvie Fanchette, IRDNguyễn Xuân Hoản, CASRAD

Công nghiệp hóa ở Đồng bằng sông Hồng đã phát triển trong các làng nghề từ nhiều thế kỉ. Song song với nông nghiệp, hoạt động tiểu thủ công chỉ bó hẹp bên trong các làng nghề ở giai đoạn trước Đổi mới. Các hoạt động tiểu thủ công đã gia tăng nhanh chóng vì lao động nông nghiệp dựa trên tưới tiêu, mặc dù rất vất vả, vẫn không thể nuôi sống dân cư có mật độ rất cao (hơn 1.000 người trên mỗi km2) và có nhiều thời gian nông nhàn trong năm. Các làng này sản xuất hàng hóa và dịch vụ phục vụ cuộc sống hàng ngày (lương thực thực phẩm, đồ thờ cúng, các sản phẩm công nghiệp và vật liệu xây dựng, dịch vụ thương mại và vận chuyển...) và xuất khẩu (rổ rá, bàn ghế, quần áo len và đồ mỹ nghệ...). Kể từ khi Đổi mới, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng và sự đa dạng hoá và mở rộng diện tích sản xuất và tạo nhiều công ăn việc làm tại nông thôn.

Ủy ban nhân dân các tỉnh đã thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, đặc biệt thúc giục các cơ sở phi chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn, còn các hộ kinh doanh gia đình thì gia nhập các hợp tác xã. Tuy nhiên, việc công nghiệp hóa nông thôn xuất phát từ “cơ sở”, sử dụng vốn địa phương và áp dụng một

Page 137: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

138 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

số cải tiến kĩ thuật, gặp nhiều khó khăn để đi vào cuộc sống mặc dù đã có nhiều chính sách ưu đãi.

Trước hết, chính sách của nhà nước và tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn mâu thuẫn với các chính sách đất đai và công nghiệp trong bối cảnh thành phố Hà Nội mở rộng và theo Quy hoạch Tổng thể của thủ đô năm 2010. Cái thời “nhỏ là đẹp” rõ ràng đã qua (trong chiến tranh công nghiệp được phân tán ra các khu vực nông thôn để hạn chế bom đạn phá hủy cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm hàng hóa cho người dân địa phương) và Nhà nước, để thực hiện mong muốn hiện đại hóa đất nước với sự hỗ trợ các nguồn vốn nước ngoài, đã chuyển sang phát triển công nghiệp đại quy mô và xây dựng các khu công nghiệp lớn, trong khi vẫn tiếp tục bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Về phương diện tiếp cận tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước được vay khoảng 22 triệu đồng/nhân công, các doanh nghiệp tư nhân được vay 6 triệu đồng/nhân công, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức được vay 2 triệu đồng/nhân công (Unido, 1998).

Các cơ sở sản xuất nhỏ ở nông thôn ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai do chủ trương tự do hóa và việc ngừng bao cấp các làng nghề. Vì vậy chúng ta đứng trước mâu thuẫn sau: ngành công nghiệp cơ khí hóa với khả năng tạo việc làm hạn chế lại được chính quyền ưu ái nhất đặc biệt trong tiếp cận đất đai. Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ trong các làng nghề sử dụng rất nhiều lao động và dùng ít vốn lại không được nâng đỡ mặc dù đã có nhiều nghị quyết với ý định tốt đẹp được thông qua về việc này.

Hơn nữa, cách tiếp cận chính thức/phi chính thức, theo ý kiến của chúng tôi, không lí giải được tình hình thị trường lao động phi nông nghiệp tại các khu vực đông dân của Đồng bằng sông Hồng bởi vì ranh giới giữa hai khu vực này là không rõ nét do sự hội nhập rất mạnh giữa số lượng đông đảo các hộ kinh doanh gia đình siêu nhỏ và nhỏ không đăng kí và các doanh nghiệp chính thức tại các làng nghề.

Thật vậy, hầu hết các làng nghề được tổ chức thành các cụm và được liên kết bởi mối quan hệ bổ sung và trao đổi trong chuỗi sản xuất đang ngày càng trở nên phức tạp do nhu cầu cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất và đa dạng hóa hoạt động. Trong bối cảnh mật độ dân số rất cao và thiếu việc làm nông thôn, các làng nghề mang lại cho nhiều người dân nông thôn thiếu vốn

Page 138: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

139PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

đầu tư cơ hội tham gia vào chuỗi sản xuất thông qua đảm nhận một công đoạn đòi hỏi một mức độ tay nghề nhất định.

Trong bài viết này, chúng tôi trình bày phương thức tổ chức của các cụm làng nghề và bản chất của mối liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ gia đình, có hoặc không đăng kí. Chúng tôi sẽ phát triển giả thuyết rằng sức mạnh của cụm phụ thuộc vào tính bổ sung giữa các loại hình doanh nghiệp và tính linh hoạt của các mối quan hệ giữa các điều kiện sử dụng nhân công, mặt bằng sản xuất và các thị trường mục tiêu. Chính sách chính thức hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu không tính đến đặc thù của các chuỗi sản xuất dựa trên tính bổ sung giữa các loại doanh nghiệp quy mô rất khác nhau, có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến tính năng động của các cụm và làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chính thức.

I. Các cụm làng nghề: hệ thống sản xuất tại chỗ tạo nhiều việc làm phi chính thức

A. Việc làm và các làng nghề: được gọi là phi chính thức?

1) Số liệu thống kê rất khác nhau tùy theo nguồn dữ liệuSố liệu thống kê nhân công chính thức và tạm thời của các làng nghề

thay đổi tùy theo các nguồn khác nhau, tất cả tùy thuộc vào làng nghề được định nghĩa thế nào. Một số tổ chức đã thực hiện điều tra mở rộng dựa trên định nghĩa với các mức độ chặt chẽ khác nhau:

- Điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)/Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tiến hành vào năm 2002 định nghĩa các làng nghề dựa trên các tiêu chí khác nhau:

• Ít nhất 20% những người có khả năng và sẵn sàng lao động tham gia làm nghề thủ công toàn thời gian.

• Chính quyền địa phương nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất thủ công đối với làng nghề.

Theo khảo sát này, có trên 1,3 triệu lao động vào năm 2004 phân bố tại 2.017 làng nghề, chiếm 2,5% của số làng. Tỉnh có nhiều làng nghề nhất

Page 139: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

140 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

là Hà Tây cũ (409 làng và 337.000 nhân công). Với một định nghĩa được nêu khá ít giới hạn như thế nhưng số lượng làng nghề và nhân công lại rất thấp.

Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc khảo sát đánh giá thấp số lượng các làng nghề đặc biệt là các làng có mức độ công nghiệp hóa cao và tham gia vào sản xuất vật liệu xây dựng, không được coi là nghề thủ công. Tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong khi đó điều tra của Bộ NN&PTNT/JICA chỉ thống kê 32 làng. Cuối cùng, ngoài các nhân công tham gia toàn thời gian vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp diễn ra hầu hết quanh năm và được điều tra thống kê, cần bổ sung vô số lao động gia đình và nhân công thời vụ cũng tham gia vào hoạt động sản xuất, đặc biệt trong các giai đoạn làng nghề nhận được nhiều đơn đặt hàng lớn.

- Cuộc điều tra của Hiệp hội các Làng nghề Việt NamCác làng được coi là làng nghề khi đã hoạt động được ít nhất 50 năm, có

50% sản lượng có nguồn gốc từ thủ công và ít nhất 30% dân số tham gia vào hoạt động này.

Theo định nghĩa này, Việt Nam có 2.790 làng nghề và 11 triệu thợ thủ công. Hiệp hội các làng nghề thống kê toàn bộ người dân nông thôn tham gia sản xuất thủ công, dù là làm việc quanh năm hay theo mùa. Định nghĩa rất rộng này xuất phát từ mong muốn của hiệp hội là đề cao tầm quan trọng của hệ thống sản xuất này tại các vùng nông thôn và yêu cầu chính quyền hỗ trợ sự phát triển của các làng nghề.

- Các Sở Phát triển nông thôn tỉnhMỗi tỉnh có định nghĩa riêng về làng nghề. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh

Hà Tây cũ, một làng nghề phải có ít nhất 50% người lao động toàn thời gian tham gia sản xuất hàng thủ công, các hoạt động sản xuất này chiếm 50% doanh thu của làng. Năm 2006, ước tính có 260 làng nghề, trong khi con số Bộ NN&PTNT/JICA là 460 vào năm 2002. Các tỉnh có cách định nghĩa riêng về các làng nghề nhằm tiếp cận làng nghề tốt hơn và thực hiện các chính sách khuyến khích nghề thủ công.

Các khác biệt trong định nghĩa dẫn đến khác biệt về con số thống kê làng nghề và thợ thủ công cũng cho thấy tồn tại các lợi ích chính trị và kinh tế khác biệt giữa các cơ quan có trách nhiệm. Các khác biệt này là bề nổi của tình trạng manh mún trong các chính sách phát triển nông thôn giữa các bộ và các sở.

Page 140: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

141PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

2) Các làng nghề: nơi tập trung khu vực phi chính thức và các cơ sở sản xuất nhỏĐa phần các cơ sở có quy mô nhỏ và không đăng kí, chỉ có một số nhỏ

đăng kí kinh doanh với hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp tư nhân có hóa đơn đỏ. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh năm 2005, 89% lao động thủ công làm việc tại nhà và chỉ có 11% làm trong các doanh nghiệp và hợp tác xã.

Bảng 1: Thống kê các cơ sở sản xuất và kinh doanh trong các làng nghề ở Bắc Ninh

Loại doanh nghiệp Số lượng Số nhân công

Doanh nghiệp 308

8.061Hộ cá thể có đăng kí 202

Hợp tác xã 214

Hộ không đăng kí 18.415 72.608

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh, 2005

Tuy nhiên, mỗi loại hoạt động (dệt, giấy, rổ rá và đồ gỗ mỹ nghệ) có những đặc trưng riêng: độ dài của chuỗi sản xuất, phân công lao động, khả năng cơ giới hóa các công đoạn của quá trình này và khả năng duy trì một phần nhân công lao động thủ công. Các đặc trưng này tạo nên các dạng quan hệ giữa các cơ sở sản xuất có tình trạng pháp lí khác nhau của cụm.

Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp chỉ kê khai một số ít nhân viên và rất nhiều thợ thủ công thuộc khu vực phi chính thức làm thuê cho các doanh nghiệp này tại nơi cư trú của họ.

B. Tổ chức các cụm làng nghề: cách tích hợp các làng và các cơ sở có năng lực sản xuất và tình trạng pháp lí khác nhau trong chuỗi sản xuất

Một cụm các làng nghề là một hệ thống sản xuất tại chỗ (localise) bao gồm một loạt các cơ sở đa dạng về quy mô, tình trạng pháp lí, phương thức sản xuất và kĩ thuật. Cụm bao gồm một số địa phương và cơ sở có hoặc không đăng kí. Hoạt động của các cụm phụ thuộc vào bản chất của các hoạt động

Page 141: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

142 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

được tiến hành ở đó. Mật độ tập trung các cơ sở nhỏ gắn với sự phát triển mạng lưới giao dịch: mật độ cao tạo nên hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và sử dụng tốt hơn mạng lưới các nhà cung cấp và phổ biến kiến thức tại nông thôn nơi mà nhiều thế hệ sống dưới một mái nhà. Như vậy, sự gần gũi của các cơ sở sản xuất trong cụm góp phần phát triển nhanh chóng vô số các kết nối gia đình và doanh nghiệp trong một mạng lưới của các mối quan hệ và các thợ thủ công có các hiểu biết đa dạng bổ sung lẫn nhau.

1) Phân công lao động và chuyên môn hóa của các làng trong chuỗi sản xuất: sự gắn kết của cụm làng nghề

Các cụm được tổ chức ở ba cấp độ:- Giữa các làngMột cụm các làng bao gồm một trung tâm chính (đầu tầu), nơi đặt trụ sở

của các nhà sản xuất và người nhận gia công, các doanh nghiệp đăng kí lớn nhất, các đơn vị này thường được trang bị máy móc và tập trung trong một khu vực thủ công. Có một số loại quan hệ giữa các làng trong các hệ thống này. Mỗi làng chuyên về một loại sản phẩm, nhưng phụ thuộc vào làng khác trong việc:

+ Cung cấp nguyên liệu (thu mua, phân loại, tái chế). Đối với các làng sử dụng vật liệu tái chế, chuỗi xử lí các vật liệu này khá dài. Trong trường hợp tái chế giấy, có nhiều dạng phân loại khác nhau (giấy phế thải chất lượng tốt, người sử dụng giấy, túi xi-măng...). Các xưởng tham gia vào các hoạt động này nói chung là thuộc các làng nghèo và cụm thứ cấp có lực lượng lao động lớn, ít nguồn lực để trang bị máy móc thiết bị cho xưởng. Ở làng chủ đơn hàng, người già và trẻ em tham gia các hoạt động loại này.

+ Bí quyết nghề: một số làng có nghề chuyên môn từ nhiều thế kỉ và sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ cao cấp (trạm, khảm xà cừ, mộc...). Người thợ ở các làng này thường ít có đầu óc thương mại và kiến thức về quảng bá sản phẩm và phải dựa vào các làng năng động hơn.

+ Mặt bằng sản xuất: chủ đơn hàng của các làng chính có nhu cầu sử dụng đất rất cao và trong trường hợp không có đủ đất trong làng, họ thuê đất tại các làng lân cận để lập nhà xưởng và cửa hàng. Điều này khiến giá đất ở các làng cho thuê đất tăng và thợ thủ công của các làng này bị ảnh hưởng.

+ Về dịch vụ (vận tải, thương mại, thị trường nguyên liệu, sửa chữa máy).

Page 142: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

143PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

+ Hoạt động phụ khác liên quan đến hoạt động chính (đóng gói sản phẩm, nhuộm hoặc may cho các làng dệt).

+ Cung cấp lao động: làm thuê, nhân công hoặc người học nghề. Các làng năng động nhất trong cụm mở rộng việc thuê gia công diễn ra theo hai hướng: các xã gần nhất được giao làm hàng gia công và cung cấp một phần lao động thời vụ, còn các tỉnh xa hơn thì cung cấp nhân công dài hạn thường xuyên, không có kinh nghiệm nhưng nhận lương thấp và chấp nhận các điều kiện làm việc khó khăn.

- Ở cấp độ làng:Có sự phân công lao động giữa các cơ sở có năng lực bổ sung cho nhau,

hoặc thực hiện một công đoạn sản xuất hoặc sản xuất một loại sản phẩm. Do tác động của việc cơ giới hóa và đa dạng hoá sản xuất, có sự phân công lao động lớn hơn giữa các hộ và điều này làm tăng độ dài của chuỗi sản xuất. Các nguyên liệu từ phế liệu (giấy hoặc kim loại) được trao đổi giữa nhiều nấc những người thu gom và được phân loại tại rất nhiều hộ (giấy), hoặc được các thợ thủ công có trang bị máy móc chế biến (trong trường hợp đúc, thợ đúc bán kim loại tái chế ở dạng phôi cho các doanh nghiệp có máy cán, các doanh nghiệp này lại bán kim loại ép phẳng cho thợ cắt để làm chậu, khay hoặc chiêng).

- Giữa các hộ gia đình trong làng và doanh nghiệp chính thức trong khu công nghiệp:

Các doanh nghiệp lớn trong các khu công nghiệp đô thị thuê các xưởng nghề gia đình tại các làng nghề sản xuất một số phụ tùng. Chúng tôi thấy dạng quan hệ này trong ngành công nghiệp luyện kim.

2) Hệ thống đặt hàng gia công và việc hội nhập của khu vực phi chính thức vào khu vực chính thức gắn chặt với khái niệm cụm làng nghề

Việc phân công lao động giữa các làng của cụm chủ yếu dựa vào quan hệ thuê lao động gia công trong hệ thống các làng. Các làng năng động nhất - nói chung gồm nhiều doanh nghiệp tư nhân nằm ở các làng chính - gắn với các xưởng gia đình của làng bên thông qua các hợp đồng. Các doanh nghiệp này khởi xướng hoạt động sản xuất cho các làng bên, tại thời điểm chủ nghĩa tập thể thông qua hợp tác xã, từ thời kỳ Đổi mới thông qua dạy nghề. Có ba loại hình quan hệ thuê gia công:

Page 143: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

144 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

- Thuê gia công phần thủ công của sản phẩm không đòi hỏi bí quyết: đan mây và tre trong làm rổ rá. Các doanh nghiệp lớn chính thức kí kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài và thuê người quản lí các xưởng sống tại các làng khác nhau của cụm và chuyên về một sản phẩm nhất định để gia công các đơn hàng. Quản lí các xưởng lại tiếp tục giao các công đoạn thủ công cho nhiều hộ gia đình.

- Thuê gia công các công đoạn do máy móc đơn giản thực hiện trong các xưởng không cần đào tạo nhưng được trang bị máy móc.

- Thuê gia công các công đoạn phức tạp yêu cầu chuyên môn nhất định.

3) Phân công lao động ngày càng tăng và chuỗi sản xuất ngày càng dàiChuỗi sản xuất nói chung được chia thành nhiều giai đoạn:- Chế biến nguyên liệu: một số được tái chế, chẳng hạn như giấy hoặc kim

loại, và phải được phân loại và đúc thành thỏi để xử lí trong trường hợp của kim loại, số khác đòi hỏi một công đoạn chế biến trước (dệt sợi và nhuộm, trong trường hợp của sợi trong dệt vải) hoặc xử lí chống nấm và côn trùng, trong trường hợp của tre hoặc mây. Điều này thường được thực hiện trong xưởng gia đình độc lập khi họ bán nguyên liệu cho chủ đơn hàng hoặc các xưởng gia đình khác.

- Các nguyên liệu này sau đó được xử lí trực tiếp bởi thợ thủ công hoặc được người nhận gia công phân phối cho những người làm gia công.

• Trong trường hợp thợ thủ công trực tiếp xử lí nguyên liệu, có sự phân công lao động khi mỗi người thực hiện một công đoạn tùy theo kĩ năng hoặc máy móc của họ và bán lại sản phẩm sơ chế của mình cho các thợ khác.

• Trong trường hợp thuê gia công, chủ đơn hàng chia cho thợ các việc thủ công nhất, các việc đòi hỏi công phu nhất hoặc phần việc yêu cầu sử dụng máy móc.

- Các bộ phận đã gia công được gom lại tại xưởng của chủ thầu, nơi tiến hành việc kiểm tra chất lượng, hoàn thiện và đóng gói.

Gia công thuê tại nhà là biểu hiện của việc phân công lao động ở mức độ cao và việc hợp lí hóa hệ thống sản xuất, mỗi nhân công tối ưu hóa kiến thức, máy móc của mình... Hơn nữa, một phần còn do mặt bằng sản xuất hạn chế và chủ đơn hàng không có đủ chỗ tại xưởng cho toàn bộ thợ thực hiện các công đoạn sản xuất khác nhau. Đây một hệ thống linh hoạt trong sử dụng lao động, người làm thuê chỉ phục vụ khi có đơn đặt hàng. Trong một thời gian

Page 144: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

145PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

ngắn, một số hoạt động rất thủ công như đan rổ rá, cần phải thuê hàng trăm nhân công để đáp ứng nhanh các đơn hàng.

Mức độ phân công lao động cao trong xưởng và giữa những người làm thuê cũng là do các các chủ đơn hàng và các ông chủ muốn giữ bí mật sản xuất khi mở rộng xưởng ra bên ngoài. Thật vậy, các ông chủ sợ rằng nếu thợ biết cách hoàn thành tất cả các công đoạn sản xuất, họ sẽ tự làm và cạnh tranh ngược trở lại. Chỉ có ông chủ biết cách sử dụng tất cả các máy trong xưởng, còn người thợ thì chỉ chuyên về một loại máy. Cho đến gần đây, kĩ thuật sản xuất của làng hay của gia đình được giữ bí mật và thậm chí các cô con gái cũng không được truyền nghề, vì trong trường hợp kết hôn với người làng khác, họ có thể tiết lộ nghề. Cùng với sự tăng trưởng của sản xuất, mở rộng thuê nhân công, nhiều người dân làng phụ cận cùng làm việc với thợ thủ công của làng chính và chia sẻ các bí quyết sản xuất, nhưng không đầy đủ.

Các doanh nghiệp nhỏ có ít vốn có thể tham gia vào quá trình sản xuất mà không cần có xưởng, máy móc để thực hiện đơn đặt hàng.

4) Mối quan hệ tin cậy giữa các chủ đơn hàng và người gia công thuêQuan hệ giữa các doanh nghiệp đặt hàng và các cơ sở gia công đơn hàng

- các cơ sở này thường không đăng kí kinh doanh - không dựa trên hợp đồng. Vậy bản chất của sự tin tưởng trong quan hệ giữa hai loại cơ sở sản xuất kinh doanh này là gì trong trường hợp cần bảo đảm tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Ví dụ các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ sử dụng nguyên vật liệu đắt tiền (như gỗ quý), cung cấp nguyên liệu cho cơ sở gia công. Trong trường hợp hàng gia công kém chất lượng, doanh nghiệp đặt hàng sẽ được đền bù thiệt hại. Trong khu vực này, có một số loại quan hệ như sau:

- Vùng lân cận, quan hệ gia đình- Kiến thức kĩ thuật (sở hữu máy móc)- Bí quyết (điêu khắc, khảm xà cừ)- Quan hệ thầy trò: một số chủ xưởng ở Đồng Kỵ dạy nghề cho thợ của

các làng khác. Họ mở xưởng tại nhà và sau đó gia công thuê cho ông chủ cũ.Tại La Phù (dệt), người làm thuê được giới thiệu với các ông chủ đặt hàng

qua trung gian những người quen, là những người thợ làm việc tại nhà hoặc những người sống ở các làng chuyên gia công thuê cho làng chính.

Để kiểm tra trình độ người làm thuê, chủ đặt hàng ứng trước sợi, hàng

Page 145: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

146 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

mẫu để làm thử và cần đặt cọc cho đơn hàng đầu tiên. Nếu công việc trôi chảy, đơn hàng thứ hai không yêu cầu đặt cọc. Các doanh nghiệp chính thức có quy mô lớn kí các “hợp đồng” nhưng thường là các hợp đồng không có hiệu lực vì các cơ sở gia công không có đăng kí.

Có các mối quan hệ giữa các làng chuyên cung cấp lao động và các làng sử dụng lao động. Số lượng các mối liên kết giữa các làng này và mối quan hệ lâu dài của họ đảm bảo cho lòng tin.

C. Sự đa dạng của hệ thống liên kết giữa các doanh nghiệp và các làng nghề tùy theo hoạt động

Bản chất của hoạt động (độ dài của chuỗi sản xuất, thị trường xuất khẩu hoặc trong nước) phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các doanh nghiệp.

1) Cụm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ đứng đầu là Đồng Kỵ: chuỗi sản xuất rất dài và liên quan đến nhiều chuyên môn.

a) Chuỗi sản xuất:Có tám công đoạn trong sản xuất đồ nội thất: xẻ gỗ, công đoạn xử lí sơ

bộ, điêu khắc, khảm trai hoặc đánh véc-ni và lắp ráp. Vị trí của các xưởng chuyên môn hóa được phân bố phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng mặt bằng sản xuất và tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh (Dubiez B. & C. Hamel, 2009). Một phần công đoạn được thực hiện trong các xưởng của làng hoặc xưởng của làng khác trong cụm, một số công đoạn khác được thực hiện tại xưởng của người đặt hàng.

* Các chi tiết thuê gia công:- Các chi tiết thủ công không đòi hỏi nhiều chuyên môn.Các doanh nghiệp của Đồng Kỵ thuê thợ trong làng và thợ của làng Chõ ở

bên cạnh. Những người này đã làm thuê từ mười năm nay sau khi được dạy nghề.

- Các công đoạn sản xuất sử dụng máy (chà nhám, máy cưa, máy bào, máy khoan...). Tại Đồng Kỵ, mỗi xưởng chuyên về một công đoạn sản xuất, sử dụng một loại máy nhất định.

- Các công đoạn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.

Page 146: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

147PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Các doanh nghiệp có đăng kí của Đồng Kỵ thuê thợ chuyên môn gia công các bộ phận đồ gỗ đòi hỏi tay nghề cao:

- Xã Hương Mạc (Kim Thiệu, chuyên đẽo tượng, Hương Mạc chuyên đóng ghế, và Mai Động, gia công bàn thờ).

- Phú Khê (Phú Khê Thượng, trước đây là chuyên gia công đồ thờ cúng trạm trổ và xà nhà trạm trổ) và Phú Khê Đông, Tiến và Bảo Nghĩa Lập, nơi có hoạt động sản xuất mới phát triển gần đây.

- Làng Thiết Ung (Văn Hà, Hà Nội) chuyên về tạc tượng Phật, phượng, rùa, và gần đây là nghề mộc.

- Xã Chuyên Mỹ (Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 60km) khảm trai. 500 thợ khảm làm theo mùa vụ ở Đồng Kỵ và làm các bộ phận phức tạp nhất và kiểm soát việc buôn bán trai.

Mặc dù họ có nghề lâu đời (Phú Khê chuyên trạm trổ từ hơn 1.000 năm nay) hoặc đã được đào tạo trong các hợp tác xã, hầu hết thợ thủ công các làng lân cận không có đủ vốn và quan hệ xã hội và thương mại để tự kinh doanh. Họ không có đầu óc kinh doanh của các doanh nhân Đồng Kỵ, những người đã nằm các mạng lưới thương mại từ nhiều thế kỉ và có khả năng tài chính để mua gỗ. Chỉ có năm, sáu doanh nghiệp ở Phú Khê và chừng đó doanh nghiệp ở Hương Mạc có đăng kí kinh doanh và có thể xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc.

* Các công đoạn thực hiện trong xưởng của đơn vị đặt hàng:Các doanh nghiệp Đồng Kỵ thuê lao động phổ thông (thường là phụ nữ)

để dạy nghề tại xưởng và để lắp ráp các bộ phận thuê gia công, hoàn thiện (đánh giấy ráp và véc-ni), cắt gỗ hoặc xử lí đơn hàng nhỏ.

Năm 2006, khoảng 5.200 nhân công làm thường xuyên và thời vụ từ các làng xung quanh và các tỉnh lân cận (Hà Tây, Hà Nội, Bắc Giang) làm việc trong các xưởng của Đồng Kỵ. Có cả chợ thuê lao động công nhật.

* Các thị trường nguyên liệu:Đồng Kỵ là trung tâm của một mạng lưới thương mại lớn (gỗ và đồ nội

thất) có chân rết trên toàn quốc và quốc tế (Trung Quốc, Lào, Campuchia). Với việc mở cửa kinh tế, mạng lưới đã được mở rộng.

b) Không gian sản xuất mang tính xã hộiCó nghề và khoảng cách gần gũi là hai yếu tố quan trọng để làm hàng gia

công. Do chuỗi sản xuất trong kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ thường dài do các bộ phận đồ gỗ cần lắp ráp thường nặng, và mức độ phân công lao động giữa

Page 147: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

148 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

số lượng lớn các cơ sở sản xuất rất cao, cần phải có cách nhất định để tổ chức mặt bằng sản xuất: di chuyển nhiều làm tăng chi phí. Các xưởng gia công các công đoạn khác nhau cần phải ở gần nhau (Dubiez B. và C. Hamel, 2009).

- Xưởng cắt được đặt ở các trục chính của làng. Chỉ có khoảng 20 xưởng vì các cơ sở này rất nhiều mặt bằng (khu vực máy chiếm 24 m2) và giá cao (300 triệu đồng). Các xưởng chỉ làm việc ban ngày, ban đêm dừng hoạt động vì ồn.

- Các xưởng khác không đòi hỏi dùng nhiều mặt bằng (trai) và nằm trong các ngôi nhà không có người ở tại khu vực sản xuất thủ công và nằm dọc theo các trục thứ cấp.

- Một số hoạt động được nhiều người làm và được phân bố tại mỗi làng để người thợ có thể sử dụng các dịch vụ khác nhau.

Sự phân bố không gian của các hoạt động thay đổi tùy theo giá đất đai, thị trường, nhu cầu, yêu cầu bảo vệ môi trường của pháp luật. Vì vậy, các xưởng chuyên môn hóa dịch vụ hoặc có loại máy nào đó sẽ được phân bố ở mỗi làng để các nhà sản xuất có thể sử dụng dịch vụ của họ một cách dễ dàng.

2) La Phù, cụm làng nghề chuyên dệt và làm bánh kẹo với chuyên môn hạn chế

Các sản phẩm đan có hai thị trường:- Các quốc gia thị trường quốc tế: thị trường Đông Âu (thị trường cũ thời

kỳ tập thể hóa) liên quan đến các doanh nghiệp có đăng kí. Thị trường này có vụ đông tại châu Âu (từ tháng Hai đến tháng Chín).

- Thị trường trong nước: áo len chất lượng thấp cho các tỉnh miền núi, bít tất (chợ Đồng Xuân ở Hà Nội), tay áo và cổ áo cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Để tránh cạnh tranh với hàng Trung Quốc hoặc với các doanh nghiệp dệt may hiện đại trong nước, các cụm La Phù nhắm vào phân đoạn cấp thấp và tìm cách đa dạng hóa sản xuất.

Hệ thống thuê gia công thay đổi tùy theo hai loại thị trường:Đối với thị trường quốc tế, các chủ đơn hàng có đăng kí giao cho các

xưởng gia đình nhỏ có trang bị một loại máy đan thuê các mảnh áo len. Họ đan tay áo hoặc thân áo, tùy thuộc vào máy của họ. Chủ đơn hàng cung cấp sợi và đôi khi họ thuê hoặc cho thuê máy. Người nhận gia công chỉ bán sức lao động của mình. Các bộ phận của áo len rất dễ sản xuất và không cần máy đắt tiền. Các xưởng ở các làng xung quanh, nghèo hơn xưởng của La Phú và

Page 148: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

149PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

không có nhiều kiến thức, vốn, các mối quan hệ với những người bán buôn. Trong các cơ sở sản xuất của chủ đơn hàng, nhân công chỉ sản xuất các bộ phận có lợi nhuận cao nhất của một mặt hàng và đòi hỏi máy móc đặc biệt và họ thực hiện việc hoàn thiện, lắp ráp và đóng gói.

Một số ít nhân công thời vụ thuộc các làng nhận gia công làm việc trong xưởng tại trung tâm của cụm. Nói chung người thợ thích tự làm chủ và làm việc tại nhà. Họ không chấp nhận các điều kiện làm việc khắc nghiệt và mức lương thấp tại các xưởng lớn. Hầu hết nhân công đến từ các tỉnh xa.

Đối với thị trường trong nước, người thợ nhận đơn hàng gia công (ví dụ như là và đóng gói tất) từ chủ đơn hàng, hoặc họ thực hiện một công đoạn sản xuất (cổ và tay áo dệt và áo sơ mi) trên các máy chuyên dụng. Trong trường hợp này, thợ thủ công chuyên dụng nhận đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp dệt may lớn hoặc bán sản phẩm theo đặt hàng của các thương nhân Hà Nội (họ thường phục vụ một số khách hàng). Họ tự mua sợi, đầu tư máy móc hiện đại, điều này nằm ngoài khả năng của những người nhận gia công nhỏ, và họ không có quan hệ chủ thợ như những người nhận gia công nhỏ. Họ thuê nhuộm sợi tại các xưởng chuyên nhuộm.

Nhiều xưởng nhỏ xếp sợi thành cuộn dài trước khi nhuộm. Sau khi nhuộm, các cuộn này sẽ được tháo ra và cuộn lại thành ống nhỏ. Lợi nhuận của họ rất nhỏ, nhưng có thể làm việc tại nhà, với số vốn đầu tư thấp.

Việc tận dụng xen kẽ mùa vụ của hai thị trường và duy trì hai hoạt động (dệt và làm bánh kẹo cho thị trường trong nước) mang đến cho hệ thống sự linh hoạt, đặc biệt trong bối cảnh cuộc suy thoái xuất khẩu hàng dệt may.

Bảng 2: Hoạt động của các làng nghề chính

Làng chính

Hoạt động

Số thôn

Số nhân công

Xã làm thuê

Hoạt động tiền kỳ (amont)

Việc làm thuê

Hoạt động tại cơ sở của chủ thầu

Hoạt động hậu kỳ (aval) hoặc phụ

La Phù Dệt, làm bánh kẹo

10 12.000Trong đó 7.000 từ bên ngoài làng chính

Huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ

Mua sợiNhuộm trước khi dệt (La Phù và La Ca) Se sợi

Đan máy Kiểm tra chất lượngHoàn thiệnĐóng gói

Cổ và tay áo ThêuGói bao ni lông

Phu Vinh

Đan rổ

20 Xử lí mây, tre

Đan tay Hoàn thiệnLắp rápĐánh véc-niĐóng gói

Page 149: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

150 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đồng Kỵ

Mỹ nghệ

9 25.000 Phú KhêHương Mạc NgoVân Hà

Cắt Điêu khắc, khảm trai, trạm trổ đặc biệt

Lắp rápĐánh véc-niNhuộmĐánh bóng

Dương Ổ

Làm giấy

5 Châm KhêNgo KhêTỉnh bên cạnh

Thu gomPhân loại

Chuẩn bị bột giấyNấu giấy

GấpCắtInGiấy dóVàng mã

Nguồn: điều tra tại các UBND xã và các thợ thủ công, do Sylvie Fanchette và

Nguyễn Xuân Hoản thực hiện.

II. Tính đặc thù và tính bổ sung của các doanh nghiệp chính thức và các cơ sở phi chính thức

Trong làng nghề, hầu hết các cơ sở sản xuất đều thuộc khu vực kinh tế phi chính (80%). Con số này có thể thay đổi tùy theo việc công nghiệp hóa quy trình sản xuất các sản phẩm và các loại thị trường mục tiêu (trong nước hoặc xuất khẩu). Các cơ sở sản xuất, bất kể tình trạng pháp lí như thế nào, đều làm việc cùng với nhau trong cụm và có một vị trí nhất định trong chuỗi sản xuất. Do đó, không nên nghiên cứu từng cơ sở riêng rẽ. Tuy nhiên, mỗi tình trạng pháp lí có đặc thù riêng, có lợi thế và bất lợi riêng, và trong bối cảnh dư thừa lao động ở nông thôn, khó tiếp cận thị trường vốn và quốc tế và thiếu mặt bằng, khu vực phi chính thức vẫn còn rất phổ biến.

A. Số lượng các loại hình tổ chức sản xuất và đặc điểm tùy theo các cụm làng nghề

1) Khó định vị các cụm làng nghề trong không gianPhân tích các cụm làng nghề trước hết dựa vào khảo sát thực địa, bản đồ

thống kê hoạt động để xác định vị trí cụm làng nghề . Không dễ để xác định các liên kết giữa các làng bởi vì các liên kết này thay đổi theo thời gian và không gian.

Page 150: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

151PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

Khi tăng cường thuê nhân công, ngày càng nhiều doanh nghiệp quy mô lớn có đăng kí tuyển lao động ở các tỉnh xa để trả lương thấp hơn. Điều này đã tác động đến việc làm tại địa phương, dù là theo mùa vụ, thường xuyên hoặc thuê gia công tại nhà.

Ngoài ra, việc mở rộng mặt bằng sản xuất từ các làng chính sang các làng lân cận đang gia tăng do thiếu mặt bằng, các doanh nghiệp di chuyển xưởng trong khu vực địa phương của họ, hoặc đến các quận, huyện, tỉnh xa hơn, nơi có giá thuê đất rẻ hơn.

Tất cả những yếu tố này cho thấy biến động về hình dạng của các cụm làng nghề và sự mở rộng mặt bằng sản xuất vượt ra ngoài ranh giới của khu vực lân cận. Điều này khiến việc phân định cụm và việc thống kê các cơ sở sản xuất và lao động trở nên khó khăn hơn.

Chúng tôi sử dụng định nghĩa được sử dụng trong nước về cụm, trừ trường hợp Đồng Kỵ là địa bàn có quy mô khu vực hoặc thậm chí quốc tế (làng này có liên hệ tới tận miền Nam Trung Quốc).

Hơn nữa, việc thống kê các làng nghề thuộc các cụm cần được tiến hành thận trọng. Trước tiên, một số xã chỉ có duy nhất một làng lớn, trong khi các xã khác có nhiều làng nhỏ, điều này khiến kích thước của cụm không đồng đều. Ngoài ra, các làng vệ tinh trong cụm không tham gia vào hoạt động theo cùng một cách (lao động, thuê gia công, đất đai, dịch vụ, nghề chuyên môn...).

2) Các cơ sở sản xuất có đăng kí có mức độ tham gia khác nhau tùy theo hoạt động

Các doanh nghiệp “đầu tầu” của các cụm nói chung là có đăng kí. Các cơ sở sản xuất này thâm nhập thị trường quốc tế, đổi mới kĩ thuật, có khả năng đầu tư mua nguyên liệu theo giá thị trường biến động, qua đó tạo nên nền tảng cho các cụm hoạt động và thông qua đó các cơ sở sản xuất nhỏ có thể tham gia thị trường quốc tế một cách gián tiếp. Tùy theo dạng hoạt động, tỉ lệ của các cơ sở sản xuất này khác nhau, tùy thuộc vào hệ thống sản xuất, quy mô của chuỗi sản xuất và quy mô của quan hệ thuê gia công. Cần có sự cân bằng giữa các cơ sở sản xuất có đăng kí này và đông đảo các xưởng gia đình nhỏ phi chính thức.

Page 151: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

152 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 3: Đặc điểm của cụm làng nghề khảo sát tại các tỉnh Bắc Ninh và Hà Tây

Cụm Đồng Kỵ

Cụm Dương Ổ

Cụm La Phù

Cụm Phú Nghĩa

Hoạt độngĐồ gỗ mỹ nghệ

GiấyĐan, làm bánh

Rổ rá mây tre

Số làng trong cụm 12 5 7 26

Số xưởng có đăng kí 246 110 130 62

- công ty 99 19 33 60

- doanh nghiệp tư nhân có đăng kí 85 73 95 2

- hợp tác xã 62 28 2 0

Hộ thủ công không đăng kí 5.038 630 3.078 7.580

Tổng số xưởng 5.284 740 3.208 7.642

Tỉ lệ xưởng có đăng kí 4,6% 14,8 4% 0,8%

Số hộ làm dịch vụ 322 65 1.500 2.170

Số lao động thủ công 23.186 8.200 14.741 18.159

Số lao động trong cụm 15.386 4.160 7.541 17.259

Số lao động ngoài cụm 7.800 4.040 7.200 900

Nguồn: Điều tra Ủy ban nhân dân xã, Nguyễn Xuân Hoản, CASRAD 2006.

Các cụm tích tụ vốn lớn hơn và tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng, chẳng hạn như cụm sản xuất giấy ở Phong Khê, có tỉ lệ các cơ sở sản xuất có đăng kí lớn hơn. Các cơ sở sản xuất này đầu tư và đổi mới kĩ thuật nhiều hơn, có độ mở ra thị trường lớn hơn, và sử dụng nhiều mặt bằng sản xuất để vận hành máy (chủ yếu là trong các khu vực thủ công) và đầu tư nhiều tiền cho sản xuất sử dụng máy móc.

Tuy nhiên, trong hoạt động đan rổ rá, chủ yếu sử dụng chân tay, có ít các cơ sở sản xuất đăng kí hơn. Các cơ sở sản xuất có đăng kí, thường là các doanh nghiệp xuất khẩu thương mại, giao đơn hàng cho hàng chục tổ sản xuất, các tổ này lại tiếp tục giao lại cho các xưởng nhỏ. Các doanh nghiệp đăng kí có các xưởng lớn để thực hiện một số công đoạn sản xuất (kiểm tra chất lượng, đánh véc-ni, đóng gói...). Các xưởng này rất tốn chỗ. Các cơ sở sản xuất này thuộc nhóm những doanh nghiệp lớn nhất ở tỉnh Hà Tây cũ. Họ đầu tư vào nghiên cứu thị trường và truyền thông (10% ngân sách), có các trang

Page 152: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

153PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

web và tham gia các hội nghề nghiệp nếu có (Mekong Economics, 2008). Các doanh nghiệp này thường nằm dọc theo đường cái lớn hoặc trong các vùng làng nghề thủ công.

Các nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ và đan đòi hỏi số lượng lớn các cơ sở đăng kí chính thức để có thể được phép xuất khẩu. Tuy nhiên do có chuỗi sản xuất dài với nhiều thợ gia công có tay nghề khác nhau nên các nghề này ở vị trí trung bình. Nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ đòi hỏi vốn quay vòng nhanh vì gỗ và các máy sấy khô rất tốn kém.

Bảng 4: Các đặc điểm của các công ty trách nhiệm hữu hạn tham gia vào điều tra năm 2006

Tên cụm Diện tích ở và sản

xuất(m2)

Tỉ lệ diện tích thuê

(Khu công

nghiệp + tư nhân)

(%)

Tổng vốn đầu tư / Doanh nghiệp trách

nhiệm hữu hạn (triệu đồng)

Tổng vốn đất đai / Doanh nghiệp trách

nhiệm hữu hạn (triệu đồng)

Vốn quay vòng

(triệu đồng)

Doanh số trung bình

(triệu đồng)

Số doanh nghiệp được điều

tra

Trung bình thường xuyên trong 1 doanh nghiệp trách nhiệm

hữu hạn (người)

Trung bình không thường xuyên trong 1 doanh nghiệp trách nhiệm

hữu hạn (người)

Đồng Kỵ 2.081,56 72% 8.232,56 751,56 6.982,88 7.593,75 16 161 22

Phong Khê 3.566,66 54% 13.044,16 5.816,66 2.184,30 14.400,00 6 36 0

La Phù 1.401,80 68% 6.539,70 1.836,00 2.434,80 10.200,00 10 104 261

Phú Nghĩa 4.421,25 92% 5.866,25 742,50 4.615,40 12.600,00 8 50 0

Nguồn: Điều tra năm 2006, Nguyễn Xuân Hoản.

B. Tính bổ sung của các doanh nghiệp có tình trạng pháp lí khác nhau: đảm bảo tính linh hoạt trong hệ thống sản xuất

1) Các doanh nghiệp có đăng kí: các đầu tầu của cụm hướng tới các thị trường đa dạng

Các doanh nghiệp có một số dạng tình trạng pháp lí, mỗi dạng yêu cầu mức độ trách nhiệm và tham gia góp vốn khác nhau:

Page 153: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

154 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

- Các doanh nghiệp tư nhân;- Công ty trách nhiệm hữu hạn;- Hợp tác xã;- Hộ kinh doanh cá thể có hóa đơn đỏ.Các cơ sở kinh doanh này có các đặc điểm sau:- Được quyền kí hợp đồng với các đối tác trong nước (kể cả khu vực công)

và quốc tế;- Tiếp cận tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn: được hưởng lãi suất ưu đãi

(0,1% so với 1,2% mỗi tháng áp dụng cho các doanh nghiệp khác) và có thể vay được số tiền lớn hơn;

- Ưu tiên tiếp cận đất đai, đặc biệt là trong vùng làng nghề thủ công, giúp mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm: trong số 200 lô đất của khu vực thủ công của Đồng Kỵ, các doanh nghiệp có đăng kí thuê 168 lô.

- Dễ dàng mở tài khoản ngân hàng hơn (cần để xuất khẩu); được cấp dấu và hóa đơn chính thức;

- Các công ty có thể mở chi nhánh tại các tỉnh khác để quản lí tiếp cận nguyên liệu thô tốt hơn và mở rộng phạm vi thị trường;

- Có thể tham gia vào các sự kiện xúc tiến thương mại cho sản phẩm (hội chợ, sự kiện thương mại...).

Tuy nhiên, sự hào hứng về việc chính thức hóa nhanh chóng nhường chỗ cho sự thất vọng tại một số cụm. Lí do là chi phí cho việc này khá cao đối với các doanh nhân:

- thủ tục hành chính nặng nề đối với các chủ doanh nghiệp ít được đào tạo về quản lí

- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, họ phải:• thuê một kế toán không thuộc gia đình và khai báo việc này;• khai báo tất cả thu nhập và chịu thuế ở mức 28%;• nộp thuế giá trị gia tăng 10%; • tuân thủ pháp luật lao động, kê khai ít nhất mười nhân công và mua

bảo hiểm cho họ.Việc áp dụng các quy định tại một số tỉnh và huyện quá nghiêm ngặt và

tốn kém đối với một số doanh nghiệp đang ngấp nghé ở ngưỡng hòa vốn. Rất ít người sử dụng lao động có đào tạo về quản lí. Họ được đào tạo “tại chỗ” và

Page 154: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

155PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

chuyển từ một cơ sở sản xuất thủ công phi chính thức sang môi trường công ty hiện đại mà không được trang bị các kĩ năng cần thiết. Tại tỉnh Bắc Ninh, trong số 59.600 nhân công hoạt động trong các làng nghề, chỉ có 2,3% là sinh viên tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, 3,1% tốt nghiệp trường dạy nghề, 2,3% qua các khóa đào tạo kĩ thuật (Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh [2005]).

Một số doanh nghiệp, ngay sau khi thay đổi tình trạng pháp lí, đã bị phá sản. Hợp tác xã nằm giữa các doanh nghiệp tư nhân có đăng kí và đông đảo các xưởng gia đình nhỏ. Các hợp tác xã có nghĩa vụ giống như các doanh nghiệp có đăng kí khác (nộp thuế, tuân thủ Luật Lao động...) nhưng có thể liên kết quyền lợi của các xưởng gia đình là những cơ sở không có phương tiện để tự chính thức hóa. Họ góp vốn, chuyên môn và lao động. Nhờ đóng góp tài chính của các thành viên, hợp tác xã có thể mua sắm trang bị và đổi mới kĩ thuật. Trong các làng dệt, các hợp tác xã đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến khung dệt, lắp đặt các thiết bị và hệ thống điện. Các hợp tác xã dạy nghề cho thợ mới và nâng cao trình độ cho các thành viên.

Tuy nhiên, phong trào hợp tác xã không được thợ thủ công hào hứng đón nhận tại các hộ sản xuất nhỏ (về lí thuyết sẽ được hưởng lợi từ việc góp vốn). Hiện nay, tại các cụm làng nghề ở La Phù và Phú Nghĩa và các hợp tác xã gần như không tồn tại, mặc dù vào thời điểm phong trào hợp tác hóa, các hợp tác xã đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng các cụm làng nghề. Người ta có thể nghĩ rằng những kí ức tiêu cực về giai đoạn đó, sự thất bại của các hợp tác xã “kiểu cũ”, sự thiếu tin tưởng của người thợ vào hệ thống sản xuất kiểu này và khó khăn trong việc tạo ra liên kết chặt chẽ giữa những người thợ đã cản trở sự phát triển của các hợp tác xã.

2) Xưởng gia đình không đăng kíCác hộ sản xuất gia đình phi chính thức không được Luật Thương mại

điều chỉnh và không thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động, không chịu thuế sản xuất và không được xuất hoá đơn. Hoạt động kinh doanh và quản lí do các thành viên gia đình, thường không được trả lương (thường là người vợ) thực hiện. Hình thức tổ chức này có thể huy động tất cả các thành viên gia đình, tận dụng thời gian làm việc và mặt bằng nơi cư trú để sản xuất và tỏ ra khá linh hoạt trong việc sử dụng lao động để thực hiện các đơn đặt hàng (làm việc ban đêm, làm thêm giờ, v.v…). Công việc linh hoạt và thích

Page 155: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

156 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

nghi với điều kiện thị trường hoặc sản xuất (cắt điện thường xuyên, thiếu nguyên liệu làm chậm tiến độ sản xuất, v.v…). Trong mùa gặt lúa, nhân công bỏ xưởng, ngay cả khi đang có các đơn đặt hàng (Fanchette S. và Nguyễn Xuân Hoản, 2009).

Mặc dù không đăng kí, các xưởng này có khả năng đáng kể trong tạo việc làm và thuê lao động bên ngoài. Trung bình, mỗi cơ sở sản xuất sử dụng 27 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời vụ. Xưởng dệt, may, thêu sử dụng rất nhiều lao động, có thể thuê đến 30-50 người - và thậm chí hàng trăm nhân công tại một số nơi (Nguyễn Quý Nghi, 2009).

Ngoài ra, hộ gia đình có quy mô sản xuất lớn không đăng kí vẫn có thể xuất khẩu, nếu trả 10% thuế cho các doanh nghiệp trung gian để sử dụng giấy phép xuất khẩu.

Có các loại cơ sở chưa đăng kí khác nhau, vị trí của họ trong chuỗi sản xuất phụ thuộc vào hoạt động và trình độ kĩ năng cần thiết:

- Xưởng có chuyên môn cụ thể hoặc có máy có thể thực hiện nhiệm vụ cụ thể;

- Xưởng nhận gia công sản phẩm không đòi hỏi có tay nghề:• Xưởng nhận đơn đặt hàng lớn của khách hàng nhưng chia một phần

việc cho các xưởng khác nhỏ hơn, hoặc là thuê nhân công làm việc tại nhà.• Xưởng nhận gia công cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu trong

một khoảng thời gian trong năm. Xưởng thuê các xưởng nhỏ hơn gia công cho thị trường trong nước.

• Xưởng chỉ thuê người trong gia đình, do thiếu nguồn lực (thiếu mặt bằng, tiền để nuôi ăn và mua nguyên liệu).

Một cuộc khảo sát 50 cơ sở có các tình trạng pháp lí khác nhau do Nguyễn Xuân Hoản tiến hành tại Đồng Kỵ năm 2006 cho thấy đặc thù như sau:

- Các cơ sở có đăng kí có xưởng quy mô lớn (trên 800 m2), trên đất thuê và thường nằm bên ngoài (trong khu vực thủ công hoặc cạnh các khu dân cư) làng lớn (13.000 cư dân ) có mật độ dân cư cao. Các xưởng gia đình, dù có đăng kí hay không, nói chung là nằm trong các khu dân cư;

- Các xưởng gia đình không đăng kí có vốn đầu tư và vốn lưu động rất hạn chế. Các xưởng này không tiếp cận được các khoản vay ưu đãi của ngân hàng và khó tiếp cận với đất khu vực thủ công;

- Hợp tác xã có những đặc điểm trung bình về mặt bằng, vốn và doanh

Page 156: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

157PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

thu so với các doanh nghiệp có đăng kí khác và so với xưởng gia đình;- Việc đăng kí kinh doanh giúp xưởng gia đình tăng khả năng vay tiền và

thuê đất, nhưng doanh thu không phải vì thế mà tăng lên nhiều hơn so với xưởng gia đình không đăng kí. Chi phí cho chính thức hóa (kê khai lợi nhuận, nộp thuế) là cao đối với các doanh nghiệp nhỏ.

C. Việc chính thức hóa không trọn vẹn của các cơ sở có đăng kí

1) Các doanh nghiệp nhỏ không có nguồn lực/công nghệ hiện đạiTheo các nghiên cứu do Mekong Economics (2008) thực hiện tại khoảng

21 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và liên doanh được khảo sát ở tỉnh Hà Tây, chỉ có tám doanh nghiệp có vốn lưu động là 3 tỉ đồng (120.000 euro) vào năm 2007. Doanh nghiệp lớn nhất là liên doanh có vốn lưu động là 900.000 euro.

Các doanh nghiệp đăng kí đối mặt với hai loại cạnh tranh: 1. Các doanh nghiệp nhà nước được nhiều ưu ái so với khu vực tư nhân về tiếp cận tín dụng, đất đai 2. Các xưởng thuộc khu vực phi chính thức có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều vì họ không nộp thuế, sử dụng lao động gia đình trả lương thấp và không chịu sự điều chỉnh của Luật Lao động.

2) Các doanh nghiệp dùng nhiều nhân công phi chính thứcQuy mô của việc làm phi chính thức trong các doanh nghiệp chính thức

rất lớn: chỉ có một số ít lao động chính thức. Chỉ có một vài nhân viên kế toán và nhân viên có tay nghề (thư kí, quản đốc phân xưởng, kĩ thuật...) có bảo hiểm xã hội và hợp đồng lao động. Các ông chủ đàm phán điều kiện làm việc một cách tùy tiện. Đối với các công việc nguy hiểm, tiền lương cao hơn. Nếu tai nạn xảy ra, chính quyền địa phương không thể can thiệp. Ông chủ lẽ ra phải mua bảo hiểm cho tất cả nhân viên, nhưng họ lợi dụng tính thời vụ của công việc để không làm việc này.

Các điều kiện làm việc khắc nghiệt trong một số doanh nghiệp có đăng kí (giờ làm việc kéo dài, làm thêm giờ không được trả lương, điều kiện vệ sinh kém, nhà ở mất vệ sinh...) khiến nhân công thường xuyên “nhẩy” (thay đổi việc). Hậu quả là tình trạng người lao động bỏ việc trở nên trầm trọng vì lao

Page 157: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

158 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

động không chính thức luôn tìm kiếm điều kiện tốt hơn (tiền lương, nhà ở, thực phẩm, môi trường làm việc...). Điều này tác động tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong những lúc có đơn hàng lớn.

Các điều kiện làm việc cực nhọc và giờ làm việc thiếu linh hoạt làm nản lòng dân các làng xung quanh. Các lao động dài hạn thường là người các tỉnh miền núi và trung du, nơi có ít cơ hội việc làm. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp đến hoạt động và tuyển nhân công làm việc trong các làng tại khu vực đồng bằng có thể gây ra nhiều khó khăn về lao động cho các làng nghề. Làng La Phù gặp khó khăn như vậy với lao động cũ là người Thanh Hóa.

3) Khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn của các doanh nghiệp chính thứcMột số chủ doanh nghiệp nhận thức được điều kiện làm việc và sống cực

khổ của lao động và mong muốn xây dựng phòng trọ, mua máy móc thiết bị hiệu quả hơn và ít có hại cho sức khỏe của họ. Theo Luật Doanh nghiệp, họ phải tuân theo các quy tắc nhất định liên quan đến sức khỏe của lao động, việc bố trí mặt bằng làm việc (tách bạch kho nguyên liệu, thành phẩm, xưởng máy). Nhưng họ không đủ vốn và mặt bằng sản xuất. Hầu hết chủ doanh nghiệp này lớn lên tại nông thôn, chỉ có kinh nghiệm và nghề gia truyền, họ không nhận thức được rủi ro về môi trường và sức khỏe. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp chính thức có chi phí sản xuất ngày càng cao đẩy họ tới chỗ vắt kiệt sức lao động và giảm chất lượng công việc.

Do làm khoán nên người lao động phải làm việc nhiều hơn về thời gian so với quy định của Luật Lao động để kiếm được nhiều hơn và vì thế phải làm việc với cường độ rất khắc nghiệt. Các chủ xưởng tuyển nhân công trẻ (đôi khi dưới 16 tuổi, là tuổi pháp luật quy định tối thiểu để làm việc), là những người từ vùng sâu, vùng xa và không có bằng cấp. Do sản xuất công nghiệp bị suy thoái, số lao động dài hạn (một năm hợp đồng) đã giảm trong các doanh nghiệp lớn nhất của La Phù.

Kết luận

Từ nhiều thế kỉ nay, các làng nghề Đồng bằng sông Hồng sử dụng lực lượng lớn lao động tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo dạng thường

Page 158: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

159PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ...

xuyên và theo mùa vụ. Tổ chức theo cụm, các làng tham gia vào chuỗi sản xuất mà độ dài phụ thuộc vào hoạt động và mức độ cơ giới hóa. Sự phân tán của quá trình sản xuất là do các nguyên nhân sau: năng lực tài chính và kĩ thuật của người thợ thấp, họ làm việc chủ yếu trong các điều kiện phi chính thức, thiếu mặt bằng sản xuất, các nghệ nhân thích làm việc độc lập và mức độ cơ giới hóa ngày càng cao trong một số công đoạn nhất định. Tập trung chuyên vào một công đoạn sản xuất hoặc một loại sản phẩm là cách các xưởng hạn chế cạnh tranh. Nằm trên đỉnh của kim tự tháp là các chủ đơn hàng, là các công ty hoặc doanh nghiệp có đăng kí. Các doanh nghiệp này thường thuê một lượng đông đảo các cơ sở sản xuất gia đình nhỏ, phi chính thức để gia công các chi tiết có mức độ thủ công hoặc chế tác đa dạng.

Như vậy, trong chuỗi sản xuất, có mối liên kết rất chặt chẽ giữa các doanh nghiệp đăng kí và các xưởng gia đình. Mối liên kết này cho phép các cơ sở nhỏ tham gia thị trường quốc tế, đa dạng hoá sản phẩm và tăng khối lượng sản xuất thông qua quan hệ thuê gia công.

Tuy nhiên, mối liên kết của hai lĩnh vực, cho dù rất hiệu quả nhưng vẫn có tác động tiêu cực đến điều kiện làm việc của công nhân và thợ thủ công bởi vì hầu hết các cơ sở sản xuất và các quan hệ gia công là phi chính thức và tác động tiêu cực đến chất lượng. Nhiều hiệp hội nghề vốn có vai trò kiểm soát chất lượng sản xuất và hỗ trợ đào tạo thợ thủ công đã bị giải tán từ thời điểm tập thể hóa và các hợp tác xã đã không thể lấp khoảng trống lớn mà các hiệp hội này để lại. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp đăng kí không hoàn toàn tuân thủ Luật Lao động, các quy định pháp luật về môi trường và chất lượng sản phẩm.

Tỉ trọng của khu vực chính thức trong các cụm làng nghề không thể vượt quá một tỉ lệ nhất định vì số lượng quá nhiều doanh nghiệp đăng kí sẽ làm gia tăng cạnh tranh và hạn chế quan hệ làm thuê gia công, vốn là quan hệ đảm bảo sự linh hoạt của hệ thống sản xuất tại chỗ.

Ngoài ra, việc cơ giới hóa đi kèm với việc hiện đại hóa các doanh nghiệp chính thức, khi họ tìm cách chuẩn hóa sản xuất, tăng nhịp điệu sản xuất, diễn ra theo hướng kiểm soát chặt hơn toàn bộ quá trình sản xuất và giảm thuê gia công một số công đoạn sản xuất. Chỉ có một cách để đảm bảo công ăn việc làm cho đông đảo lao động ở khu vực đông dân cư và thiếu việc trong một khoảng thời gian trong năm là thực hiện việc cơ giới hóa một số công đoạn thực hiện trong các xưởng chuyên biệt ở mức độ vừa phải.

Page 159: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

160 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Tài liệu tham khảo:

Dubiez B. C. và Hamel, 2009 - Nghiên cứu không gian - xã hội hai làng nghề. Các làng Đồng Kỵ và Kiều Kỵ. Báo cáo thực tập chương trình Thạc sĩ Xã hội học và Kế hoạch Phát triển Đô thị và, Hà Nội IRD, tr.123.

Fanchette S. và Nguyễn Xuân Hoan, 2009 - “Một cụm mở rộng: làng nghề của đồ nội thất nghệ thuật Đồng Kỵ, mạng xã hội, động lực lãnh thổ và phát triển kinh tế (Đồng bằng sông Hồng - Việt Nam)”, Monsoons số 13 - 14 chuyên đề “Việt Nam: Lịch sử và quan điểm hiện đại”, Aix en Provence, tr.243-268.

Fanchette, S., 2007 - “Quá trình phát triển của công nghiệp và cụm làng nghề (CIV) tại Hà Tây và tỉnh Bắc Ninh (Việt Nam): từ những sáng kiến làng tới chính sách công”, Vietnamese Studies số 3 (165), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr.5-30.

JICA-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004) - Nghiên cứu Kế hoạch phát triển Nghề thủ công cho công nghiệp hóa nông thôn ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Báo cáo cuối cùng, Tập 1. ALMEC, Tokyo.

Mekong-Kinh tế, 2008 - Khảo sát Nhu cầu vận động, Hiệp hội Kinh doanh và Dịch vụ Phát triển Kinh doanh trong lĩnh vực Thủ công mỹ nghệ tại Hà Tây, Báo cáo cuối cùng chuẩn bị cho Cạnh tranh toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam, tr.90.

Nguyễn Hữu Chí, 2008 - “Việc làm phi chính thức ở Đồng bằng sông Hồng (Việt Nam): Một phân tích so sánh giữa khu vực nông thôn và thành thị”, Tiến sĩ về Khoa học Xã hội “Động cơ, Di cư và khu vực kinh tế phi chính thức” ngày 29 tháng Mười một năm 2008, p.37 (Bản nháp).

Nghi Nguyễn Quý, 2009 - Cấu hình lại các huyện công nghiệp tại Việt Nam. Từ địa phương tới toàn cầu, một phân tích xã hội học về đột biến ở một làng nghề, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Trường Đại học Louis Lumière 2, tr.384.

UNIDO, 1998 - Phát triển công nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Chiến lược tạo việc làm và phát triển khu vực cân bằng. Theo VIE/98/022/08/UNIDO. Do UNDP tài trợ. Hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam.

Vũ Tuấn Anh, 2006 - Kinh doanh phi nông nghiệp là một yếu tố xóa đói giảm nghèo ở nông thôn của Việt Nam, trong: Vũ Tuấn Anh và Shozo Sakata (eds), Các yếu tố nhằm xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam, ASEDP số 73, 111-140.

Page 160: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

161NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

CHƯƠNG II

NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Page 161: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

162 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Page 162: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

163NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

2.1

HIỆU QUẢ CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT

THUỘC KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC:PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY THEO PHÂN VỊ.

NGHIÊN CỨU VỀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI ANTANANARIVO - MADAGASCAR

Faly Hery Rakotomanana

Giới thiệu

Hiệu quả của các cơ sở sản xuất đóng vai trò cơ bản trong sự phát triển của một quốc gia, nhất là trong việc tạo ra của cải mới cũng như quản lí tài nguyên và các yếu tố sản xuất. Ngoài việc giảm thiểu sự lãng phí các yếu tố của sản xuất, việc cải thiện hiệu quả có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lực và sự năng động trong hoạt động của các chủ thể sản xuất bởi vì tính không hiệu quả của một cơ sở sản xuất làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận và sức cạnh tranh, hạn chế tăng trưởng kinh doanh và các lợi thế của quy mô, và điều này làm giảm cơ hội tiếp cận vốn hoặc tài chính.

Ở các nước đang phát triển như Madagascar, nghiên cứu về hiệu quả của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các chính sách giảm nghèo. Thứ nhất, sự thành công của chính sách khuyến khích các hoạt động tạo thu nhập, và sự phát triển của tài chính vi mô chắc chắn phụ thuộc vào hiệu quả của các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này.

Page 163: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

164 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Thứ hai, loại hoạt động này có một tầm quan trọng tương đối cao về kinh tế1, và ảnh hưởng đến đại đa số người dân2, đặc biệt là người nghèo. Cải thiện hiệu quả có tác dụng tích cực đến điều kiện sống của các hộ gia đình mà không cần dùng cơ chế phân phối lại thu nhập. Một mặt, các cơ sở sản xuất nhiều càng hiệu quả thì hộ gia đình tham gia quản lí càng có lợi ích tài chính trực tiếp. Mặt khác, người tiêu dùng có thể mua hàng hóa dịch vụ với giá thấp hơn do giảm chi phí sản xuất, hoặc tăng nguồn cung do việc cải thiện hiệu quả của hệ thống sản xuất.

Nghiên cứu này nhằm phân tích hiệu quả kĩ thuật của các cơ sở sản xuất phi chính thức tại Antananarivo. Đây là nghiên cứu đầu tiên về đề tại này tại Madagascar. Trước tiên, phân tích tập trung vào việc đánh giá mức độ hiệu quả kĩ thuật của các dạng hoạt động khác nhau. Mục đích là để đánh giá sự khác biệt giữa các cơ sở sản xuất thuộc khu vực kinh tế phi chính thức và tìm ra các mắt xích yếu và kém hiệu quả trong lĩnh vực phi chính thức để đề ra các can thiệp mục tiêu và hỗ trợ tốt hơn. Sau đó, phân tích xác định các yếu tố quyết định hiệu quả kĩ thuật của các cơ sở sản xuất. Điều này sẽ cho phép xác định các đòn bẩy chính có thể tác động và đặc biệt, vai trò của tài chính vi mô trong việc cải thiện hiệu suất của các hoạt động kinh tế phi chính thức.

Nghiên cứu này sử dụng khái niệm hiệu quả kĩ thuật, được xác định như là năng lực của các cơ sở sản xuất để giảm thiểu số lượng đầu vào được sử dụng để sản xuất một số lượng nhất định đầu ra nhất định với một kĩ thuật sản xuất cho trước. Nói cách khác, một cơ sở sản xuất được coi là hiệu quả nếu thực tế xem xét về mặt kĩ thuật thì trình độ sản xuất của cơ sở sản xuất nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất. Theo định nghĩa này, mức độ kém hiệu quả kĩ thuật của một cơ sở sản xuất được định nghĩa là tỉ lệ giữa mức sản xuất thực tế đạt được và mức tiềm năng có thể đạt được. Do đó, nghiên cứu không thể xác định hiệu quả của sự phân bổ là thành phần khác của hiệu quả (Farrell, 1957) có tác dụng chỉ ra năng lực của cơ sở sản xuất trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào theo tỉ lệ tối ưu dựa trên giá tương đối của các yếu tố này và trên các kĩ thuật sản xuất được sử dụng để đạt được một mức độ đầu ra nhất định.

1 Năm 2004, lĩnh vực này chiếm hơn 17% của Tổng sản phẩm quốc nội chính thức và 25% Tổng sản phẩm quốc nội chính thức thương mại phi nông nghiệp tại Madagascar.2 Năm 2004, hơn 58% nhân công có việc làm tại Antananarivo làm việc trong lĩnh vực này và hơn 2/3 số hộ quản lí một sơ cở sản xuất phi nông nghiệp.

Page 164: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

165NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Phương pháp hồi quy phân vị (Koenker và Basset, 1978) được sử dụng cho việc đánh giá hiệu quả kĩ thuật của cơ sở sản xuất chính thức. Mục đích là để đo tính không hiệu quả của một cơ sở sản xuất dựa trên tỉ lệ giữa năng suất quan sát được và năng suất ước tính cho các phân vị cao (trên 0,8 hoặc 0,9) với các đặc tính giống hệt nhau và các năng suất này được coi như là năng suất tiềm năng có thể đạt được. Nằm trong nhóm các kĩ thuật được phát triển gần đây để đo lường hiệu quả, phương pháp này cố gắng xử lí các vấn đề gặp phải khi sử dụng các phương pháp thông thường như phương pháp phân tích biên giới nhiễu (Stochastic Frontier Analysis - SFA)3 và phân tích dữ liệu bao bọ c (DEA)4. Tuy nhiên, để đánh giá độ tin cậy và vì đây là nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực này nên kết quả sẽ được so sánh với những các kết quả của phương pháp thông thường. Liên quan đến việc xác định các yếu tố quyết định, biến cho thấy mức độ hiệu quả trên một cơ sở sản xuất là biến chính trong các mô hình hồi quy.

Nghiên cứu này bao gồm năm phần. Sau phần giới thiệu, phần thứ nhất trình bày các khái niệm và phương pháp luận. Cơ sở dữ liệu và các biến được trình bày trong phần hai. Các yếu tố quyết định hiệu quả sẽ được trình bày trong phần ba và bốn. Phần thứ năm là kết luận.

1. Khái niệm và phương pháp luận

1.1 Khái niệm về hiệu quả của một cơ sở sản xuấtKhái niệm hiệu quả của cơ sở sản xuất xuất hiện sau sự phát triển của các lí

thuyết về chức năng của đường giới hạn sản xuất. Các đường giới hạn sản xuất là mức tối đa mà sản xuất đạt được bằng cách áp dụng một kĩ thuật sản xuất nhất định và sử dụng mức mức độ đầu vào nhất định. Vì các lí do khác nhau, các cơ sở sản xuất không thực sự có thể đạt đến đường giới hạn sản xuất.

Khái niệm về hiệu quả sản xuất đã phát triển qua thời gian. Theo Koopmans (1951), một quá trình sản xuất được coi là hiệu quả kĩ thuật khi và chỉ khi chỉ có thể tăng mức độ đầu ra nhất định hoặc giảm mức độ đầu vào

3 Phương pháp khởi xướng bởi Meusen, Broeke (1977); Aigner, Lovel và Schmidt (1977), Battese G., Coelli T. (1988-1992).4 Phương pháp khởi xướng bởi Farrell (1957); xem thêm Charnes, Cooper và Rhodes (1978).

Page 165: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

166 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

bằng cách giảm mức độ đầu ra khác hoặc tăng mức đầu vào khác. Lí thuyết kinh tế cổ điển, kể từ nghiên cứu của Debreu (1951) đã chính thức hóa các khái niệm của Koopmans, khi đề cập đến các khái niệm về tối ưu Pareto: một kĩ thuật sản xuất chưa phải là tối ưu Pareto nếu vẫn còn khả năng tăng mức đầu ra hoặc giảm mức đầu vào.

Các định nghĩa chính thức được nêu như sau:Một cơ sở sản xuất áp dụng kĩ thuật sản xuất (X, Y) ϵ T có hiệu quả nếu

không tồn tại kĩ thuật sản xuất (X’, Y’) ϵ T theo đó (X’, Y’) ≠ (X, Y) (X’≤ X và Y’ ≥ Y)

trong đó T là tập hợp các sản phẩm có thể, X là vector đầu vào và Y là vector đầu ra.

Farell (1957) mở rộng nghiên cứu của Koopmans và Debreu bằng cách đưa vào một khía cạnh khác của hiệu quả gắn với thành phần tối ưu của đầu vào và giảm thiểu chi phí có tính đến giá tương đối của đầu ra và đầu vào.

Như vậy, hiệu quả của một cơ sở sản xuất có thể được định nghĩa là khả năng giảm chi phí và lãng phí ở mức thấp nhất để đạt được kết quả sản xuất và lợi nhuận tối đa, dựa trên công nghệ sản xuất tốt nhất có thể. Khái niệm về hiệu quả có thể được phân tách ra thành hai thành phần: hiệu quả kĩ thuật và phân bổ (Farrell, 1957). Hiệu quả kĩ thuật dùng để chỉ năng lực của các cơ sở sản xuất có thể đạt được mức tối đa của kết quả sản xuất nằm trên giới hạn sản xuất sau khi lựa chọn một công nghệ sản xuất dựa trên một mức độ các yếu tố đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất được huy động, hoặc sử dụng các nguồn tài nguyên ít nhất có thể để sản xuất tại một mức sản lượng cố định có tính đến các dạng khác nhau của công nghệ sản xuất có sẵn. Hiệu quả phân bổ là khả năng của cơ sở sản xuất để điều chỉnh các mức đầu vào theo các tỉ lệ tối ưu có tính đến giá tương đối của các yếu tố này. Một quá trình sản xuất có hiệu quả về mặt “phân bổ” nếu tỉ lệ thay thế biên giữa mỗi cặp đầu vào bằng với tỉ lệ của giá tương ứng.

Để đánh giá hiệu quả của một cơ sở sản xuất, các chỉ số được sử dụng phụ thuộc vào quan hệ giữa mức sản lượng thực sự quan sát được và mức tối đa có thể đã đạt đến nếu các cơ sở sản xuất đạt hiệu quả hoạt động tối đa. Sơ đồ sau đây tóm tắt các chỉ số đo lường hiệu quả của một cơ sở sản xuất (Farell, 1957).

Page 166: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

167NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Phối hợp các chỉ số và hiệu quả sản xuất

Nguồn: Tác giả.

Hãy xem xét một cơ sở sản xuất có sử dụng hai đầu vào (x, y) và có một đầu ra. Điểm P là mức sản lượng thực tế mà cơ sở sản xuất đạt được. Các đường cong SS ‘là đường giới hạn khả năng sản xuất ước tính với một kĩ thuật sản xuất nhất định. Các điểm Q nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy hiệu quả của cơ sở sản xuất. Hiệu quả kĩ thuật của cơ sở sản xuất được đo bằng tỉ lệ TE = OQ / OP = 1 - (QB / OQ). Tỉ lệ này nằm giữa 0 và 1 và chỉ ra mức độ không hiệu quả của các cơ sở sản xuất. Nếu tỉ lệ này tương đương với 1(tức là điểm P và Q được kết hợp), cơ sở có hiệu quả về mặt kĩ thuật. Q là điểm có hiệu quả kĩ thuật vì nó nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.

Với tỉ lệ giá tương đối của hai đầu vào được đại diện bởi đường thẳng AA’, hiệu quả “phân bổ” của cơ sở sản xuất được đo bằng tỉ lệ AE = OR / OQ. Đoạn RQ cho thấy khả năng giảm chi phí sản xuất để sản xuất tại mức Q’ trên cùng một đường giới hạn khả năng sản xuất. Điểm này thể hiện mức sản lượng đạt hiệu quả của đơn vị cả về mặt kĩ thuật và phân bổ, không giống như điểm Q có hiệu quả kĩ thuật nhưng không có hiệu quả “phân bổ”. Tổng số hiệu quả kinh tế được đo bằng tỉ lệ EE = OR/OP.

1.2 Các phương pháp đo lường hiệu quảHai phương pháp tiếp cận thường được dùng để đo lường hiệu quả của

một cơ sở sản xuất: các phương pháp kinh tế lượng và các phương pháp nonparametric.

Page 167: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

168 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Các phương pháp kinh tế lượng, trong đó được biết đến và được sử dụng nhiều nhất là SFA được dựa trên nguyên tắc là sự không hiệu quả là dư lượng hoặc phần nhiễu, tức là sự khác biệt giữa mức độ sản xuất thực tế và đường giới hạn sản xuất ước tính. Khi kĩ thuật sản xuất cho một đầu ra duy nhất và có nhiều đầu vào, phương pháp này ước tính đầu ra theo hàm:yi = f(xi,β) + ɛi trong đó yi và xi lần lượt biểu thị đầu ra và các vector đầu vào của các cơ sở sản xuất i và β là vector của các tham số ước tính.

Số dư ɛi được giả định là bao gồm một sai số ngẫu nhiên và tính không hiệu quả μi: yi = f(xi,β) + vi - μi, trong đó μi được giả định là không âm và tuân theo một số quy luật phân phối nhất định như nửa chuẩn, mũ hoặc gamma. Các nhược điểm chính của phương pháp này là sự thiên vị do lỗi kĩ thuật đối với hàm sản xuất và độ nhạy cao của kết quả đối với phân phối được chọn để biểu thị tính không hiệu quả (Behr, 2010).

Các phương pháp Nonparametric phi tham số do Charnes, Cooper và Rhodes (1978) đưa ra được dựa trên kĩ thuật phân tích vỏ bọc dữ liệu (DEA) được xây dựng cho các kĩ thuật sản xuất có nhiều đầu ra và đầu vào. Phương pháp này xây dựng đường giới hạn sản xuất tuyến tính. Hiệu quả của một cơ sở sản xuất được xác định bằng khoảng cách giữa cơ sở sản xuất và đường giới hạn. Ưu điểm của phương pháp này là không đòi hỏi nêu rõ các dạng hàm sản xuất. Tuy nhiên, phương pháp này rất nhạy cảm với các giá trị ngoại lai vốn được dùng làm tham chiếu để xây dựng đường giới hạn. Ngoài ra, phương pháp này coi mọi khoảng cách tới đường giới hạn là hoàn toàn do sự kém hiệu quả mà không tính đến sai số lấy mẫu và đo lường (Liu, Laporte và Ferguson, 2007).

Phương pháp hồi quy theo phân vịPhương pháp hồi quy theo phân vị do Koenker và Basset (1978) đề xuất.

Phương pháp này khái quát kĩ thuật mô hình hóa thực hiện đối với giá trị trung bình có điều kiện của biến phụ thuộc để diễn tả các phân vị của phân phối có điều kiện của biến phụ thuộc tùy theo các biến giải thích. Về mặt tối ưu hóa, vì giá trị trung bình và trung vị được định nghĩa lần lượt là các giải pháp giảm thiểu tổng bình phương của phần dư và giảm thiểu tổng không có trọng số của các giá trị tuyệt đối của phần dư, nên các phân vị có thể được định nghĩa là các giải pháp giảm thiểu tổng các giá trị tuyệt đối của phần dư,

Page 168: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

169NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

bằng cách phân bổ tỉ trọng thích hợp cho các giá trị dương và âm của phần dư. Chúng ta biểu thị các ý tưởng này như sau:

Hồi quy tuyến tính đơn giản là tìm lời giải cho hàm sau đây:

min ∑ni =1ρq(yi – f(xi, βq))2 (1)

trong đó i là số lượng các quan sát, yi là giá trị của biến phụ thuộc và xi là các biến giải thích cho cá nhân i và β là vector của các tham số cần được ước tính.

Đối với hồi quy phân vị, cần khái quát công thức (1) ở trên và tìm lời giải cho chương trình:

min ∑ni =1ρq(yi – f(xi, βq)) (2)

trong đó ρq là hàm chỉnh bình tương ứng với phân vị q và βq là vector của các tham số cần được ước tính sẽ thay đổi tùy theo phân vị được xem xét.

Các bước phân tíchPhương pháp luận này gồm các giai đoạn như sau:1) Giai đoạn đầu tiên là để đánh giá mức độ hiệu quả thông qua việc áp

dụng các phương pháp hồi quy phân vị như sau. Ban đầu, sử dụng phương pháp hồi quy phân vị để ước tính hàm sản xuất cho các phân vị khác nhau dựa trên hiệu quả hoạt động kinh tế. Sau khi thực hiện các ước tính này, chúng tôi sẽ phân tích sự biến thiên tùy thuộc vào phân vị của các hệ số liên quan đến các yếu tố sản xuất khác nhau (chủ yếu là vốn và lao động), là các hệ số cho thấy năng suất cận biên của các yếu tố này. Sau đó, để xây dựng một mức độ hiệu quả tham chiếu của đường giới hạn sản xuất (nghĩa là, khi cơ sở sản xuất hoạt động hoàn toàn hiệu quả), chúng tôi sẽ dự đoán các mức hiệu quả thông qua hàm sản xuất được ước tính cho một phân vị có mức độ cao cần thiết. Vì số lượng các quan sát trong mẫu không đủ lớn nên để đạt mức hiệu suất tham khảo, chúng tôi đã lựa chọn mức độ phân vị 0,9 thay vì 0,95 như thường được chấp nhận trong nghiên cứu. Cuối cùng, đối với mỗi cơ sở sản xuất, hiệu quả được đo bằng tương quan giữa mức độ hiệu suất thực tế đạt được hoặc quan sát được và mức độ hiệu suất tham khảo dự đoán.

2) Trong giai đoạn thứ hai, để làm nổi bật tầm quan trọng của ưu điểm của các phương pháp hồi quy phân vị trong việc đánh giá hiệu quả của một cơ sở sản xuất, các dạng phân tích khác nhau được thực hiện. Phân tích mô

Page 169: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

170 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

tả được thực hiện trên các biến được xây dựng trước đó cho thấy mức độ hiệu quả để kiểm định giả thuyết nghiên cứu và đưa ra một số yếu tố phân biệt ban đầu. Các phân tích khác như kiểm định độ chắc chắn là để nghiên cứu mối tương quan giữa các biến cho thấy mức độ hiệu quả thu được và các mối tương quan thu được từ phương pháp SFA thường được sử dụng. Ở cấp độ này, hai biến về mức độ hiệu quả được tạo ra: một biến từ phương pháp SFA theo phân phối “nửa chuẩn” của tính hiệu quả và biến kia của phương pháp SFA, theo phân phối “mũ”.

3) Bước cuối cùng là xác định các yếu tố quyết định tính hiệu quả thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản. Các biến được xem xét là các biến chưa được đưa vào mô hình để ước lượng hàm sản xuất và có liên quan đến đặc điểm cá nhân của người quản lí cơ sở sản xuất, với đặc điểm kinh tế của các đơn vị và môi trường của các đơn vị này.

Mô hình Hàm Cobb-Douglas đã được lựa chọn cho các hàm sản xuất bởi vì nó tương đối đơn giản, dễ xử lí và được tất cả các tác giả khác nghiên cứu đề tài này sử dụng, khiến cho việc phân tích so sánh kết quả trở nên thuận tiện hơn (Piesse 2000; Movshuk, 2004; Behr, 2010). Để đơn giản hóa việc phân tích, hàm sản xuất là một hàm có một đầu ra duy nhất và nhiều đầu vào.

yi = ao∏kj =1x

aj (3)

trong đó i là số lượng các cơ sở sản xuất được quan sát và xji với j = 1 tới k là các đầu vào k được sử dụng để tạo ra các đầu ra yi

Đối với việc xác định các yếu tố quyết định mức độ hiệu quả, các mô hình hồi quy tuyến tính được lựa chọn. Để phân tích tính không đồng nhất về ngành, ba mô hình khác nhau được xây dựng cho các ngành “công nghiệp”, “thương mại” và “dịch vụ”.

Các ưu điểm chính của phương pháp luận Việc sử dụng hồi quy phân vị có nhiều ưu điểm. Thứ nhất, sự không

đồng nhất của khu vực phi chính thức, được quan tâm đặc biệt trong nghiên cứu này, về hiệu suất kinh tế (doanh thu, lợi nhuận, năng suất của các yếu tố, v.v...) lớn đến mức nếu chỉ sử dụng giá trị trung bình (do một OLS đơn giản tạo ra) để ước tính hàm sản xuất là rất phiến diện. Phân phối của các

Page 170: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

171NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

sai số từ các ước tính có thể biến thiên tùy thuộc không chỉ vào các đặc tính (biến giải thích), mà còn phụ thuộc vào hiệu suất kinh tế của các cơ sở sản xuất (biến phụ thuộc). Để minh họa, mức độ phân tán của sản xuất hoặc của giá trị gia tăng có xu hướng giảm dần khi quy mô của các cơ sở sản xuất tăng: hệ số biến thiên của giá trị gia tăng giảm từ 1,8 đối với các đơn vị một người xuống khoảng 1,0 đối với các đơn vị có ba nhân viên hoặc nhiều hơn.

Phương pháp này cũng thích hợp hơn với mục tiêu của chúng tôi để đề xuất các khuyến nghị chính sách kinh tế và các can thiệp có trọng điểm hơn nhằm hỗ trợ các hoạt động của khu vực phi chính thức, trong đó có tài chính vi mô. Trên thực tế, năng suất của nhân tố sản xuất khác nhay tùy theo quy mô của UPI là tương đối nhỏ, trung bình hoặc lớn. Việc áp dụng hồi quy phân vị cho phép phân tích đầy đủ hơn bằng cách ước tính các hàm sản xuất với hệ số khác nhau cho mỗi phân vị sản lượng, điều này giúp cung cấp thông tin định lượng và chi tiết về tác động dự kiến của các can thiệp tới các phân khúc khác nhau của khu vực phi chính thức.

Về mặt kĩ thuật, phương pháp hồi quy phân vị có nhiều ưu điểm: không giống các phương pháp khác như DEA, hồi quy phân vị ít nhạy cảm với các giá trị ngoại lai, không phụ thuộc vào giả thiết về lựa chọn loại phân phối cho tính không hiệu quả và nhiễu (bruits) của phương pháp SFA (nửa chuẩn hoặc mũ), và giảm thiểu thiên vị trong một số trường hợp. Khác với SFA, việc sử dụng phương pháp hồi quy phân vị có thể tránh các giả định quá mức về tính độc lập của các biến thể hiện sự kém hiệu quả (thành phần thứ hai của sai số). Giả định này là rất quan trọng đối với SFA và chỉ cho phép phương pháp này thực hiện thủ tục trong một bước để xác định các yếu tố quyết định tính hiệu quả. Việc xác định các yếu tố về tính hiệu quả với một mô hình khác ở giai đoạn thứ hai mâu thuẫn với giả định rằng các biến về tính thiếu hiệu quả thu được trong giai đoạn đầu tiên là độc lập. Hơn nữa, với các thủ tục trong một bước, các hệ số liên quan đến các yếu tố sản xuất trong các hàm sản xuất có thể bị ảnh hưởng bởi việc đưa vào các biến ngoại sinh có thể quyết định tính hiệu quả. Tuy nhiên, do các tiêu chuẩn hiệu quả được lựa chọn dựa trên hiệu quả kinh tế thực tế đạt được của các cơ sở sản xuất, hiệu quả thu được là hiệu quả tương đối, không phải tuyệt đối và rằng chúng phụ thuộc và nhạy cảm với hoàn cảnh.

Page 171: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

172 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

2. Cơ sở dữ liệu và các biến được sử dụng

2.1 Cơ sở dữ liệu Các dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này dựa trên một loạt các cuộc điều

tra về khu vực phi chính thức gọi là “cuộc điều tra 1-2-3” do DIAL/IRD khởi xướng và thực hiện tại Antananarivo, thủ đô của Madagascar, vào năm 2001 và 2004 (Rakotomanana, 2004). Đây là một cuộc khảo sát hỗn hợp thực hiện trong nhiều giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên là khảo sát việc làm tại 3.000 hộ. Giai đoạn này nhằm mục đích trước hết là để tìm hiểu các điều kiện hoạt động và vận hành của thị trường lao động và cũng để xác định cá nhân quản lí cơ sở sản xuất trong khu vực phi chính thức.

Giai đoạn thứ hai khảo sát 1.000 cơ sở sản xuất phi chính thức được xác định trong giai đoạn đầu của cuộc điều tra. Giai đoạn này tập trung một cách toàn diện về các đặc điểm và hiệu suất của các cơ sở sản xuất, như dân số, đặc điểm chi tiết của lực lượng lao động, sản xuất (ngành, nguyên liệu, chi phí), các yếu tố của sản xuất (lao động, vốn), đầu tư và tài chính, hội nhập vào nền kinh tế, các vấn đề và triển vọng của các cơ sở sản xuất.

Các cơ sở dữ liệu cho phép hình dung về nhiều khía cạnh của các cơ sở sản xuất và xác định các chỉ số hoạt động chính như giá trị gia tăng và tổng thặng dư. Ngoài ra, các mô-đun định lượng về môi trường kinh tế như cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp vi mô, tài chính vi mô và mối quan hệ với nhà nước nằm trong bảng các câu hỏi của giai đoạn thứ hai.

2.2 Các biến được sử dụng Biến phụ thuộc của hàm sản xuất được chọn là giá trị gia tăng hàng

tháng chứ không phải là sản lượng hoặc lợi nhuận.Đối với các biến giải thích được đưa vào các hàm sản xuất, ba loại đầu

vào được xem xét là: vốn, lao động và vốn con người. Vốn: Biến này bằng giá trị tổng ước tính của vốn vật chất của các cơ sở

sản xuất. Đây là giá trị ước tính của chi phí thay thế của nhà xưởng, đất đai, máy móc, xe ô tô, công cụ và dụng cụ.

Lao động: biến này bao gồm các tổng số giờ làm việc thực tế hàng tháng của tất cả nhân viên trong cơ sở sản xuất (giám đốc hoặc người phụ trách

Page 172: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

173NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

đơn vị, nhân viên, người giúp việc gia đình, cộng sự và những người khác) Vốn con người: nhiều biến được đưa vào mô hình để phản ánh yếu tố

này. Chúng tôi phân biệt các đặc điểm của các quản lí của cơ sở sản xuất với các đặc điểm của các lao động phụ thuộc. Năng suất của hai loại công việc được coi là rất khác nhau nếu tính đến phần lớn các công việc không được trả lương đặc biệt là giúp việc gia đình thuộc nhóm lao động phụ thuộc và sự tham gia sâu của các quản lí vào tất cả công việc của quá trình sản xuất.

• Số trung bình các năm học của nhân công phụ thuộc. Giá trị trung bình phù hợp hơn so với tổng số năm học vì trong các cơ sở sản xuất nhỏ phi chính thức, các công việc không thực sự được chuyên môn hóa. Mỗi nhân viên đều tham gia vào mọi việc và tính đa năng này thể hiện qua việc trao đổi kinh nghiệm và kĩ năng thường xuyên giữa các nhân viên5.

• Số trung bình các năm đi học của nhân công phụ thuộc.• Số năm đi học của người đứng đầu các cơ sở sản xuất.• Số năm kinh nghiệm của người đứng đầu cơ sở sản xuất.

Giả định rằng tất cả các biến này có tác động tích cực tới mức độ giá trị gia tăng của cơ sở sản xuất. Các biến về ngành hoạt động (công nghiệp, thương mại) được đưa vào các mô hình như là biến kiểm chứng. Các biến về tiêu thụ trung gian không được đưa vào mô hình vì giá trị gia tăng bằng sản lượng trừ đi tiêu thụ trung gian và các chi phí gián tiếp khác. (Söderbom và Teal, 2003).

Đối với việc xác định các yếu tố quyết định hiệu quả, các biến sau đây được chọn trong các mô hình hồi quy về hiệu quả:

Đặc điểm của cơ sở sản xuất • Tương quan giữa vốn/số giờ làm việc đo lường mức độ sử dụng vốn;• Biến cho thấy sự hiện diện của nhân công trong cơ sở sản xuất;• Biến cho thấy tình trạng đăng kí kinh doanh của các cơ sở sản xuất;• Biến cho thấy liệu các đơn vị có gặp phải các vấn đề liên quan đến nhu

cầu thị trường, tiếp cận với tín dụng, nhà xưởng, hoặc các vấn đề khác;• Tuổi của cơ sở sản xuất và một số đặc điểm liên quan.

5 Giá trị trung bình được sử dụng thay cho tổng số năm học trong một số nghiên cứu như công trình của Soderbom và Teal (2003).

Page 173: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

174 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đặc điểm của người lãnh đạo của cơ sở sản xuất• Biến cho thấy người đứng đầu cơ sở sản xuất đã hoàn thành đào tạo

chuyên môn liên quan đến công việc của mình;• Biến cho thấy người quản lí là nam;• Tuổi của người quản lí và một số đặc điểm liên quan;• Biến cho thấy người quản lí có tiếp cận được các phương tiện truyền

thông hoặc có một cảm nhận tích cực về chính quyền;• Biến cho thấy liệu quan sát có thuộc về năm 2004.

3. Ước tính mức độ hiệu quả

Một số thống kê mô tảBảng 1 cho thấy các cơ sở sản xuất trong khu vực phi chính thức trong

thành phố Antananarivo được đặc trưng bởi các nhà quản lí có số năm kinh nghiệm tương đối cao (gần 10 năm kinh nghiệm chuyên môn), nhưng ít khi tham dự đào tạo nghề (ít hơn 2% trong số họ), lao động phụ thuộc có trình độ học vấn thấp (ít hơn hai năm học), tỉ lệ lao động hưởng lương rất thấp (ít hơn 16% cơ sở sản xuất có lao động hưởng lương), tỉ lệ tiếp cận được tín dụng để cấp vốn rất thấp (chỉ có 4%) và tỉ lệ tiếp cận thông tin rất cao (trên 87%).

Mặt khác, phân tích chi tiết hơn cho thấy các cơ sở sản xuất là rất không đồng nhất. Bảng 1 cho thấy rõ ràng rằng quy mô của các cơ sở sản xuất khác nhau đáng kể với mức độ doãng điển hình tương đối cao, cả về mức độ hiệu suất kinh tế (đầu ra) về mức độ của các yếu tố sản xuất (đầu vào). Ngay cả trong các ngành chính của hoạt động (công nghiệp, thương mại và dịch vụ), vẫn còn sự chênh lệch đáng kể. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất “dịch vụ” có hiệu quả hơn nhiều. Các cơ sở này tạo ra giá trị trung bình khoảng 15% nhiều hơn so với các cơ sở “thương mại” và “công nghiệp”. Sự ảnh hưởng của vốn có thể có tác động nhất định. Thật vậy, trong ngành “dịch vụ”, mức độ trung bình ước tính vốn vật chất cao gần gấp ba lần vốn của các cơ sở “thương mại” hay “công nghiệp”. Điều này có thể bù đắp cho số năm kinh nghiệm chuyên môn thấp hơn của nhân viên phụ thuộc trong ngành “dịch vụ”, trung bình chỉ bằng hơn một nửa so với các đồng nghiệp của họ trong hai ngành kia.

Page 174: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

175NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Ngoài ra, trong các cơ sở sản xuất trong “ngành” công nghiệp các nhà qunả lí có mức độ kinh nghiệm chuyên môn tương đối cao: năm 2004, con số này là hơn 11 năm so với chỉ chín năm trong ngành “dịch vụ” và tám năm trong ngành “thương mại”. Các cơ sở sản xuất trong ngành “thương mại” ít tiếp cận các dịch vụ công cộng cơ bản tại nơi làm việc so với hai ngành kia. Nếu chúng ta so sánh tình hình giữa năm 2004 và 2001, không có thay đổi lớn nào được ghi nhận.

Bảng 1: Thống kê mô tả về các đặc điểm và hiệu suất kinh tế của các cơ sở sản xuất phi chính thức tại Antananarivo vào năm 2004 và 2001

Năm 2004 2001

Ngành BiếnTrung bình

Khoảng cách

Số quan sát

Trung bình

Khoảng cách

Số quan sát

Công nghiệp

Giá trị gia tăng tháng (1000 Ariary) 1065 2705,57 426 759 1541,40 315

Số giờ lao động tháng 304 332,56 426 296 258,19 315

Vốn (1000 Ariary) 2958 10375,96 426 2166 3827,58 315

Trình độ học vấn trung bình của nhân viên (năm)

1,7 2,96 426 2,7 3,87 315

Kinh nghiệm trung bình của nhân viên (năm)

1,2 2,77 426 1,4 3,39 315

Trình độ học vấn của quản lí (năm) 7,1 3,44 426 7,6 3,74 315

Kinh nghiệm của quản lí (năm) 11,3 9,58 426 9,5 8,69 315

Nghề chuyên môn của quản lí (trong công nghiệp)

0,18 0,39 426 0,17 0,38 315

Hiện diện của nhân viên (trong công nghiệp)

0,18 0,38 426 0,23 0,42 315

Tiếp cận dịch vụ công (trong công nghiệp)

0,45 0,50 426 0,57 0,50 315

Tiếp cận tín dụng vốn (trong công nghiệp)

0,05 0,22 426 0,13 0,33 315

Tiếp cận thông tin (trong công nghiệp)

0,88 0,32 426 0,82 0,38 315

Nạn nhân của tham nhũng (trong công nghiệp)

0,03 0,18 426 0,07 0,25 315

Page 175: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

176 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Thương mại

Giá trị gia tăng tháng (1000 Ariary) 1038 2931,35 210 902 2012,61 248

Số giờ lao động tháng 286 199,62 210 310 216,37 248

Vốn (1000 Ariary) 2957 6149,40 210 2406 8530,81 248

Trình độ học vấn trung bình của nhân viên (năm)

1,9 3,14 210 2,6 3,72 248

Kinh nghiệm trung bình của nhân viên (năm)

1,6 4,55 210 1,5 3,05 248

Trình độ học vấn của quản lí (năm) 7,5 4,14 210 7,0 3,54 248

Kinh nghiệm của quản lí (năm) 7,7 9,58 210 5,7 6,20 248

Nghề chuyên môn của quản lí (trong công nghiệp)

0,03 0,18 210 0,01 0,09 248

Hiện diện của nhân viên (trong công nghiệp)

0,13 0,34 210 0,11 0,32 248

Tiếp cận dịch vụ công (trong công nghiệp)

0,27 0,45 210 0,30 0,46 248

Tiếp cận tín dụng vốn (trong công nghiệp)

0,02 0,14 210 0,16 0,37 248

Tiếp cận thông tin (trong công nghiệp)

0,85 0,36 210 0,74 0,44 248

Nạn nhân của tham nhũng (trong công nghiệp)

0,05 0,21 210 0,04 0,19 248

Dịch vụ Giá trị gia tăng tháng (1000 Ariary) 1204 2740,99 418 965 2608,33 361

Số giờ lao động tháng 291 349,57 418 302 335,17 361

Vốn (1000 Ariary) 8252 18861,87 418 8881 20820,98 361

Trình độ học vấn trung bình của nhân viên (năm)

1,7 3,41 418 2,1 3,61 361

Kinh nghiệm trung bình của nhân viên (năm)

0,8 2,11 418 0,9 2,31 361

Trình độ học vấn của quản lí (năm) 7,7 4,30 418 7,7 3,85 361

Kinh nghiệm của quản lí (năm) 8,8 8,60 418 8,1 8,46 361

Nghề chuyên môn của quản lí (trong công nghiệp)

0,19 0,40 418 0,18 0,38 361

Hiện diện của nhân viên (trong công nghiệp)

0,17 0,38 418 0,21 0,41 361

Tiếp cận dịch vụ công (trong công nghiệp)

0,40 0,49 418 0,46 0,50 361

Tiếp cận tín dụng vốn (trong công nghiệp)

0,05 0,21 418 0,18 0,38 361

Page 176: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

177NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Tiếp cận thông tin (trong công nghiệp)

0,88 0,32 418 0,80 0,40 361

Nạn nhân của tham nhũng (trong công nghiệp)

0,04 0,19 418 0,04 0,20 361

Chung Giá trị gia tăng tháng (1000 Ariary) 1115 2764,15 1054 878 2133,94 924

Số giờ lao động tháng 295 317,79 1054 302 281,16 924

Vốn (1000 Ariary) 5057 14091,12 1054 4854 14281,48 924

Trình độ học vấn trung bình của nhân viên (năm)

1,8 3,18 1054 2,4 3,73 924

Kinh nghiệm trung bình của nhân viên (năm)

1,1 3,01 1054 1,2 2,92 924

Trình độ học vấn của quản lí (năm) 7,4 3,95 1054 7,5 3,74 924

Kinh nghiệm của quản lí (năm) 9,6 9,31 1054 7,9 8,12 924

Nghề chuyên môn của quản lí (trong công nghiệp)

0,16 0,36 1054 0,13 0,34 924

Hiện diện của nhân viên (trong công nghiệp)

0,16 0,37 1054 0,19 0,39 924

Tiếp cận dịch vụ công (trong công nghiệp)

0,40 0,49 1054 0,45 0,50 924

Tiếp cận tín dụng vốn (trong công nghiệp)

0,04 0,20 1054 0,16 0,36 924

Tiếp cận thông tin (trong công nghiệp)

0,87 0,33 1054 0,79 0,41 924

Nạn nhân của tham nhũng (trong công nghiệp)

0,04 0,19 1054 0,05 0,22 924

Nguồn: INSTAT-IRD/DSM/EE2001-2004, tính toán của tác giả.

Mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất và giá trị gia tăngHình 1 và 2 mô tả mối quan hệ giữa giá trị gia tăng (logarit) được tạo ra

bởi các cơ sở sản xuất phi chính thức và các yếu tố chính của sản xuất như là số giờ làm việc (log) và số tiền ước tính của vốn vật chất (log). Chúng tôi phân tích độ co giãn của giá trị gia tăng trong quan hệ với các yếu tố sản xuất. Phân tích ở cấp độ này, chúng tôi sẽ tập trung nhận xét về mức độ co giãn và hình thức của mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào. Chúng tôi xem xét ba loại đơn vị theo các ngành: công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Các đồ thị bên phải giới thiệu tình hình của năm 2004 và đồ thị bên trái của năm 2001.

Page 177: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

178 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Có một số điểm nổi bật đáng chú ý. Thứ nhất, giá trị gia tăng tăng lên khi tăng số giờ làm việc và số vốn vật chất. Thứ hai, ảnh hưởng của lao động liên quan đến các biến giá trị gia tăng thường lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của yếu tố vốn liên quan đến biến số giờ làm việc. Thứ ba, các mối quan hệ cấp độ thứ hai (phi tuyến tính) là tương đối thấp, ngoại trừ đối với các giá trị gia tăng và giờ làm việc vào năm 2004. Giữa giá trị gia tăng và số lượng vốn vật chất, tồn tại mối quan hệ gần như tuyến tính. Cuối cùng, các tình huống này không thay đổi nhiều từ năm 2001 đến năm 2004. Sự thiếu vắng hiệu ứng về mặt thời gian này có thể gây ngạc nhiên vì trong gian đoạn này đã có những thay đổi cơ bản trong nền kinh tế, tuy nhiên nó thể hiện chất lượng và độ chắc chắn của dữ liệu.

Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét các mối quan hệ ở cấp độ các ngành khác nhau, có thể thấy một số khác biệt đáng kể. Trong trường hợp của ngành “công nghiệp”, độ co giãn của giá trị gia tăng đối với lượng vốn vật chất rất thấp trong năm 2001, đã tăng nhẹ trong năm 2004 và các tác động cấp độ thứ hai đã đảo ngược giữa hai năm: âm nhẹ trong năm 2001 và dương nhẹ trong năm 2004. Hơn nữa, trong ngành “thương mại”, độ co giãn của giá trị gia tăng đối với số giờ làm việc đã cao hơn vào năm 2004 so với năm 2001 và mối quan hệ này kèm theo hiệu ứng cấp độ thứ hai lớn hơn nhiều.

Đồ thị 1: Quan hệ giữa số giờ làm (log) và giá trị gia tăng (log)

Log

(giá

trị g

ia tă

ng)

Log (giờ)

Tổng thể năm 2004

Nguồn: Tác giả.

Page 178: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

179NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Đồ thị 2: Quan hệ giữa giá trị vốn vật chất (log) và giá trị gia tăng (log)

Log

(giá

trị g

ia tă

ng)

Log (vốn)

Tổng thể năm 2004

Nguồn: Tác giả.

Kết quả của ước tính của các hàm sản xuất theo phương pháp hồi quy phân vị

Bảng 2 và 3 cho thấy kết quả ước lượng hàm sản xuất theo phương pháp hồi quy phân vị xem xét trong 10 thập phân vị từ 0,1 đến 0,9. Trong cột đầu tiên, một mô hình tuyến tính đơn giản thông thường (OLS) ở dạng Cobb-Douglas được ước tính để xác định thông qua mức độ ý nghĩa thống kê của các thông số, các biến phù hợp, và đặc biệt chứng minh lợi ích của việc tiến hành hồi quy phân vị thông qua cung cấp sự biến thiên của các thông số dọc theo phân phối của các cơ sở sản xuất phi chính thức, điều mà các mô hình tuyến tính đơn giản không cho phép thực hiện.

Việc ước tính mô hình tuyến tính đơn giản (OLS) biện minh cho sự lựa chọn của các yếu tố được đưa vào hàm sản xuất nếu chúng ta xem xét hiệu quả bình quân của các cơ sở sản xuất phi chính thức. Nhìn chung, các hệ số về lao động, vốn vật chất và vốn con người là có ý nghĩa thống kê và có các dấu được dự kiến và đều có tác động tích cực đối với giá trị gia tăng. Chỉ có biến cho thấy số năm kinh nghiệm của các công nhân phụ thuộc là không có ý nghĩa thống kê trong việc tạo ra giá trị gia tăng. Các kết quả xác nhận một thực tế quan sát thấy trước đây trong phân tích mô tả rằng ảnh hưởng của lao động là quan trọng hơn nhiều so với vốn vật chất. Tuy nhiên, sự đóng góp của vốn vật chất là đáng kể. Thật vậy, các hệ số lần lượt đạt mức 0,54 và 0,11 cho

Page 179: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

180 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

các biến “số giờ làm việc” và “lượng vốn vật chất”. Về vốn con người, chúng ta có thể lưu ý ba điểm. Đầu tiên, các tác động là có ý nghĩa thống kê nhưng tương đối thấp với hệ số thấp hơn 0,09. Thứ hai, chất lượng của các nhà quản lí các cơ sở sản xuất là rất quan trọng so với chất lượng của các nhân công phụ thuộc. Cuối cùng, kinh nghiệm chuyên môn và thực tiễn quan trọng hơn nghiên cứu học thuật.

Các kết quả ước lượng hồi quy theo phân vị cho thấy sự biến thiên tương đối lớn của các hệ số đối với các loại cơ sở sản xuất khác nhau tùy theo mức độ giá trị gia tăng. Các thông số rất khác nhau giữa các loại khác nhau của các cơ sở sản xuất tùy theo mức độ hiệu quả hiện tại. Điều này chứng tỏ sự bất cập của các phương pháp phân tích dựa trên các mô hình tập trung hoàn toàn vào các cơ sở sản xuất trung bình hoặc mô hình tuyến tính đơn giản SFA. Các thay đổi trong giá trị tham số của giá trị gia tăng tính theo giá trị thập phân vị được thể hiện trong hình 10. Tính đàn hồi của giờ làm việc có một mức giảm tương đối lớn khi xem xét cơ sở sản xuất trong thập phân vị giá trị gia tăng cao hơn. Con số này giảm từ 0,7 trong thập phân vị 0,1 xuống dưới 0,4 trong thập phân vị 0,9. Các giá trị của các hệ số thậm chí nằm ngoài khoảng tin cậy (95%) của hệ số tạo ra từ mô hình tuyến tính đơn giản cho các thập phân vị ở hai cực. Ngược lại, đối với vốn vật chất, độ co giãn tăng lên trong các thập phân vị cao hơn nhưng xu hướng ít rõ ràng hơn (0,07 đối với thập phân vị từ 0,1 tới 0,12 đối với thập phân vị 0,9) và các giá trị các hệ số không vượt ra ngoài khoảng tin cậy tạo ra từ các mô hình tuyến tính đơn giản. Hệ số có các thay đổi nhưng độ lớn tương đối nhỏ so với các hệ số liên quan đến lao động và vốn vật chất là hệ số liên quan đến số năm học của người đứng đầu các cơ sở sản xuất. Nó có xu hướng đi xuống nếu chúng ta chuyển từ thập phân vị thấp nhất đến thập phân vị cao hơn. Tuy nhiên, các giá trị của tham số ước tính vẫn còn nằm trong khoảng tin cậy của giá trị thu được từ mô hình tuyến tính đơn giản. Đối với các biến về vốn con người khác, các hệ số còn lại hầu như không đổi cho thập phân vị bất kỳ và không vượt ra ngoài khoảng tin cậy của các hệ số của mô hình tuyến tính đơn giản.

Page 180: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

181NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘIBả

ng 2

: Ước

tính

hồi

quy

phâ

n vị

của

hàm

sản

xuấ

t tro

ng năm

200

4

Biến

Thập

phâ

n vị

OLS

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

Lao độ

ng

Giờ

làm v

iệc (l

og)

0.53

9***

0.71

7***

0.74

0***

0.71

6***

0.66

9***

0.61

7***

0.58

9***

0.45

3***

0.44

7***

0.37

8***

Vốn

vật c

hất

Vốn

(log)

0.10

5***

0.07

1***

0.08

4***

0.10

8***

0.11

2***

0.11

1***

0.11

0***

0.12

9***

0.13

5***

0.12

3***

Vốn

con

ngườ

i

Học

vấn

trung

bìn

h sử

dụn

g (lo

g)0.

048*

*0.

020

0.04

40.

037

0.04

5*0.

045*

**0.

050*

*0.

046*

*0.

028

0.03

2

Học

vấn

của

lãnh đạ

o (lo

g)0.

090*

**0.

150*

**0.

090*

*0.

051*

0.05

9*0.

058*

**0.

057*

0.05

8*0.

039

0.08

5*

Kinh

ngh

iệm tr

ung

bình

sử

dụng

(lo

g)0.

009

0.04

0-0

.011

0.00

3-0

.002

0.00

1-0

.009

0.00

60.

030

0.05

7*

Kinh

ngh

iệm lã

nh đạo

(log

)0.

056*

**0.

077*

**0.

097*

**0.

067*

**0.

058*

**0.

047*

**0.

056*

**0.

038*

*0.

030*

0.03

7

Ngàn

h hoạt

độn

g

Công

ngh

iệp-0

.130

-0.4

60**

*-0

.246

*-0

.141

-0.0

83-0

.102

-0.0

460.

006

0.03

1-0

.058

Thươ

ng mại

-0.2

36**

-1.1

03**

*-0

.588

***

-0.4

28**

*-0

.297

**-0

.214

***

-0.1

700.

060

0.07

30.

114

Xây

dựng

2.61

2***

0.66

50.

729

1.13

6***

1.64

0***

2.17

9***

2.51

4***

3.47

5***

3.83

5***

4.84

0***

Số q

uan

sát.

1048

1048

1048

1048

1048

1048

1048

1048

1048

1048

Nguồn

: IN

STAT

-IRD/

DSM

/EE2

004,

tính

toán

của

tác

giả.

Ghi c

hú: Ý

nghĩa

thốn

g kê

***

ở 1

%, *

* ở

5% v

à * ở

10%

Page 181: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

182 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂNBả

ng 3

: Ước

tính

bằn

g hồ

i quy

phâ

n vị

đối

với

hàm

sản

xuấ

t năm

200

1

Biến

Phân

vị

OLS

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

Lao độ

ng

Số g

iờ là

m v

iệc (l

og)

0.37

8***

0.61

9***

0.57

9***

0.53

4***

0.54

0***

0.50

1***

0.49

7***

0.45

0***

0.32

1***

0.22

1***

Vốn

vật c

hất

Vốn

(log)

0.13

5***

0.15

8***

0.11

5***

0.11

6***

0.11

2***

0.11

9***

0.11

6***

0.11

5***

0.13

9***

0.15

3***

Vốn

con

ngườ

i

Học

vấn

trung

bìn

h sử

dụn

g (lo

g)0.

052*

*0.

061*

0.05

4*0.

080*

**0.

070*

**0.

051*

*0.

045*

*0.

026

0.04

80.

029

Học

vấn

của

lãnh đạ

o (lo

g)0.

073*

*0.

046

0.03

00.

041

0.06

9**

0.05

10.

076*

*0.

102*

**0.

075

0.11

5*

Kinh

ngh

iệm tr

ung

bình

sử

dụng

(log

)0.

014

-0.0

31-0

.000

-0.0

35-0

.029

0.00

30.

007

0.03

50.

039

0.08

1**

Kinh

ngh

iệm lã

nh đạo

(log

)0.

059*

**0.

102*

**0.

044

0.06

0***

0.05

9***

0.05

1***

0.05

2***

0.03

9**

0.05

1*0.

050*

*

Ngàn

h

Công

ngh

iệp-0

.188

**-0

.418

***

-0.2

09-0

.204

*-0

.157

-0.1

47-0

.136

-0.1

34-0

.043

-0.1

74

Thươ

ng mại

0.09

7-0

.302

*-0

.218

-0.1

51-0

.070

0.02

60.

156

0.13

50.

447*

**0.

677*

**

Xây

dựng

3.11

1***

0.38

41.

479*

**1.

916*

**2.

061*

**2.

547*

**2.

722*

**3.

274*

**4.

230*

**5.

214*

**

Số q

uan

sát

907

907

907

907

907

907

907

907

907

907

Nguồn

: IN

STAT

-IRD/

DSM

/EE2

001,

tính

toán

của

tác

giả.

Ghi c

hú: Mức

ý n

ghĩa

thốn

g kê

***

1%,

**

5% e

t * 1

0%.

Page 182: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

183NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Hình 3: Biến thiên của các hệ số của hàm sản xuất năm 2004 và 2001

0

0

0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

0.5

0.6 0.7 0.8 0.9 1

1

Năm 2004

Năm 2001

giờ làm việc (log)

Nguồn: Tác giả.

Mô tả hiệu quả của các cơ sở sản xuấtMức độ hiệu quả của một cơ sở sản xuất được định nghĩa là tương quan

giữa giá trị gia tăng tính bằng tiền thực sự quan sát được và số tiền dự đoán thông qua mô hình cho phân vị 0,9, được coi là giá trị tham chiếu của mức hiệu quả tối đa mà một cơ sở sản xuất có cùng đặc điểm đạt được.

Hình 4 cho thấy sự phân bố của mức độ hiệu quả của các cơ sở sản xuất phi chính thức. Sự phân bố này trải về bên trái và trông giống như hình dạng của phân phối gamma. Kết quả cho thấy các cơ sở sản xuất phi chính thức nói chung rất thiếu hiệu quả. Mức hiệu quả trung bình chỉ đạt 33%. Con số này có nghĩa là tính trung bình, các cơ sở sản xuất phi chính thức chỉ sản xuất hơn 33% mức sản lượng tiềm năng, ở một mức đầu vào nhất định. Nói cách khác, có thể cải thiện hai phần ba mức giá trị gia tăng hiện tại bằng cách áp dụng kĩ thuật sản xuất hiệu quả hơn. Cứ bốn cơ sở sản xuất thì có chưa tới một đơn vị đạt hiệu suất trên 50%. Đa số các cơ sở sản xuất phi chính thức đạt dưới mức 25% mức sản lượng tiềm năng.

Các cơ sở sản xuất phi chính thức không có cải thiện hiệu quả trong ngắn hạn. Các kết quả thu được trong năm 2001 và 2004 cho thấy không có sự thay đổi nào trong thời gian này. Một mặt, xét về mức tuyệt đối, hiệu quả là 33,5% vào năm 2004 và 33,8% vào năm 2001. Theo Bảng 3, các mức hiệu quả của từng loại cơ sở sản xuất không có nhiều thay đổi đáng kể trong thời gian này. Mặt khác, về mặt phân phối, hai đường cong của mức độ hiệu quả

Page 183: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

184 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

có hình thức gần giống nhau với các thông số giống nhau: độ lệch (skewness) 0,91 trong năm 2004 và 0,98 vào năm 2001, 2,64 năm 2004 và Kurtosis 2,75 vào năm 2001. Sự ổn định này cho thấy chất lượng của cơ sở dữ liệu được sử dụng. Thật vậy, về nguyên tắc, hiệu quả không thay đổi nhiều trong ngắn hạn vì nó phụ thuộc nhiều vào công nghệ sản xuất và hành vi của lực lượng lao động và đặc biệt của lãnh đạo.

Hình 4: Phân bố các mức độ kém hiệu quả của các cơ sở sản xuất trong năm 2004 và 2001

0

.5

1

1.5

2

2.5

Density

0 .2 .4 .6 .8 1 efficquantreg_va04

kernel = epanechnikov, bandwidth = .05

Ước tính mật độ Kernel Năm 2004

Năm 2001

Nguồn: INSTAT-IRD/DSM/EE2001-2004, tính toán của tác giả.

Phân tích mô tả mức độ hiệu quả (Bảng 3) nhấn mạnh một số yếu tố quan trọng có khả năng phân định sự khác biệt. Trước tiên, mức độ hiệu quả có tương quan chặt chẽ với hiệu năng hiện tại của cơ sở sản xuất. Các cơ sở sản xuất càng thuộc nhóm ở phía trên, thì hiệu quả càng cao. Mức độ hiệu quả tăng từ 11% tại các đơn vị thuộc nhóm quartile (25%) thứ nhất (về giá trị gia tăng) đến hơn 70% tại các đơn vị trong nhóm quartile thứ tư. Từ góc độ ngành công nghiệp, tính trung bình, các cơ sở sản xuất trong ngành “thương mại” không hiệu quả bằng các ngành “công nghiệp”, hoặc ngành “dịch vụ”. Hiệu quả trung

Page 184: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

185NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

bình của hai ngành công nghiệp và dịch vụ là 34%, và chỉ đạt dưới 30% trong ngành “thương mại”. Việc duy trì một nhân viên trong cơ sở sản xuất có mối quan hệ dương với mức độ hiệu quả: khoảng cách về mức hiệu quả trung bình của các cơ sở sản xuất có nhân viên được trả lương và không có nhân viên là 10 điểm. Việc lãnh đạo của cơ sở sản xuất được đào tạo nghề chính thức tạo nên mức hiệu quả cao hơn: tăng 10% mức hiệu quả trung bình. Việc đăng kí kinh doanh có tác động đến mức độ hiệu quả: 35% tại các cơ sở sản xuất có đăng kí và 30% tại các cơ sở không đăng kí. Khó khăn trong tiếp cận tín dụng và mặt bằng làm giảm hiệu quả. Các cơ sở tự nhận là có các khó khăn này có mức độ hiệu quả thấp hơn 6 điểm. Những vấn đề liên quan đến nhu cầu hoặc khách hàng không tác động tới mức độ hiệu quả kĩ thuật của các cơ sở sản xuất. Cuối cùng, các cơ sở sản xuất do phụ nữ điều hành, tính trung bình, ít hiệu quả hơn so với các cơ sở do nam giới điều hành.

Bảng 4: Mô tả về hiệu quả của các cơ sở sản xuất phi chính thức trong năm 2004

Mức độ phi chính thức trung bình (%)

Năm 2004 2001

Ngành

Công nghiệp 35,9 37,5

Thương mại 29,5 27,0

Dịch vụ 34,9 38,2

Đăng kí

Không 30,5 31,0

Có 35,1 35,6

Họat động tại Antananarivo

Không 34,2 35,1

Có 33,4 33,6

Cơ sở có lao động trả lương

Không 32,6 33,4

Có 42,1 37,0

Lãnh đạo được đào tạo chính thức

Không 32,5 33,4

Có 41,2 37,7

Page 185: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

186 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Giới tính của lãnh đạo

Nữ 26,4 26,9

Nam 41,2 39,8

Có khó khăn về cầu

Không 33,5 34,1

Có 33,5 33,6

Có khó khăn về tín dụng

Không 34,4 34,1

Có 30,4 32,6

Có khó khăn về mặt bằng

Không 34,8 34,6

Có 29,7 31,2

quartile giá trị gia tăng

Quartile 1 11,3 12,6

Quartile 2 26,4 24,5

Quartile 3 43,2 41,5

Quartile 4 70,6 62,5

Tổng 33,5 33,8

Nguồn: INSTAT-IRD/DSM/EE2001-2004, tính toán của tác giả.

So sánh với kết quả từ phương pháp SFASo sánh các kết quả thu được với các kết quả từ phương pháp SFA cho

thấy nhiều hiện tượng. Đầu tiên, phương pháp SFA có xu hướng đánh giá quá cao mức độ hiệu quả. Thật vậy, mức độ hiệu quả trung bình từ phương pháp SFA theo luật phân phối một nửa hoặc cấp số nhân của tính không hiệu quả là 47% và 60%. Những con số này cũng cho thấy sự nhạy cảm của các kết quả thu được từ SFA dựa trên quy luật phân phối tính không hiệu quả. Tuy nhiên, mức độ tương quan giữa các biến về tính không hiệu quả thu được từ phương pháp hồi quy phân vị và các kết quả thu được từ phương pháp SFA là tương đối cao: 0,85 với phương pháp SFA nửa chuẩn và 0,76 với SFA-cấp số nhân. Hình 5 cho thấy các đường cong của mối tương quan, nói chung theo xu hướng logarit. Mức độ hiệu quả của các hồi quy phân vị là thấp hơn nhiều so với mức độ thu được bằng phương pháp SFA đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất kém hiệu quả hơn.

Page 186: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

187NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Hình 5: Đường cong của sự tương quan giữa các biến về sự kém hiệu quả thu được từ phương pháp hồi quy phân vị và các đường cong từ phương pháp SFA trong năm 2004 và 2001

Năm 2004

Năm

200

1

Nguồn: INSTAT-IRD/DSM/EE2001-2004, tính toán của tác giả.

4. Yếu tố quyết định hiệu quả của các cơ sở sản xuất phi chính thức

Để xác định các yếu tố quyết định hiệu quả của các cơ sở sản xuất phi chính thức, cần ước tính các mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản. Các mô hình này có thể chỉ rõ mối quan hệ với đặc điểm hộ gia đình. Mô hình không có tham vọng xác định hướng của quan hệ nhân quả có thể có giữa hiệu quả và các biến giải thích. Thật vậy, việc đăng kí kinh doanh hoặc tiếp cận tín dụng có thể nâng cao hiệu quả của một cơ sở sản xuất. Theo một hướng khác, cơ sở sản xuất càng hiệu quả thì khả năng tiếp cận tín dụng và đăng kí càng cao. Các kết quả được trình bày trong Bảng 4. Mô hình đầu tiên bao gồm tất cả quan sát, trong khi ba mô hình khác xem xét một cách riêng biệt các cơ sở

Page 187: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

188 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

sản xuất của “công nghiệp”, “thương mại” và “dịch vụ” để tính tới sự khác biệt giữa các ngành. Kiểm định quan hệ loại bỏ tính ổn định của hệ số trong các mô hình riêng biệt (LR chi2 (32) = 55,72, P = 0,006). Mức độ McFadden R2 tương đối thấp là đặc điểm phổ biến khi sử dụng các dữ liệu liên ngành.

Các hệ số ước tính trong các mô hình về tính hiệu quả nói chung là phù hợp với các dấu dự kiến và các kết quả thu được từ các phân tích mô tả trước đó. Tùy theo ngành, có sự khác biệt về mức độ hiệu quả giữa các cơ sở sản xuất. Khi xem xét “dịch vụ” như một tham chiếu, các hệ số liên quan đến biến giả “công nghiệp” và “thương mại” đều âm, nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 1% đối với “thương mại”. Có thể giải thích kết quả này là do các cơ sở sản xuất “thương mại” không hiệu quả bằng các cơ sở “dịch vụ”, khi mọi yếu tố không đổi, các kết quả này có thể dự đoán được căn cứ vào số liệu thống kê mô tả về mức hiệu quả trung bình nêu trong Bảng 3.

Chúng tôi xem xét các tác động của khó khăn và các vấn đề mà các cơ sở sản xuất phi chính thức gặp phải đối với tính hiệu quả thông qua lời khai của người đứng đầu. Các khó khăn liên quan đến cung nhiều hơn là cầu và có ảnh hưởng đến hiệu quả của khu vực chính thức. Thật vậy, các hệ số liên quan đến các biến về sự tồn tại của các vấn đề tiếp cận tín dụng và các vấn đề mặt bằng của cơ sở sản xuất có dấu âm, ngay cả khi các hệ số này chỉ có ý nghĩa thống kê trong ngành “dịch vụ”. Mặt khác, với biến liên quan tới vấn đề cầu, hệ số ước tính là không có ý nghĩa thống kê. Từ các kết quả này, có hai cách giải thích. Một mặt, tiếp cận tín dụng và mặt bằng kinh doanh là những trở ngại thực sự cho sự phát triển khu vực phi chính thức thông qua hạn chế hiệu quả của khu vực này. Và như người quản lí các cơ sở sản xuất đã nêu, nhu cầu cho các dịch vụ này thực sự tồn tại và việc thỏa mãn nhu cầu này có thể cải thiện hiệu suất hoạt động. Mặt khác, trong các cơ sở sản xuất nhỏ, kĩ thuật sản xuất được sử dụng là tương đối linh hoạt và tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh mức đầu vào trong đó có lao động theo đơn hàng nhận được. Điều này hàm ý các vấn đề liên quan đến cầu được phản ánh trong số lượng đầu vào và chứ không phản ánh tính hiệu quả.

Tỉ lệ (vốn) / (số giờ làm việc) có ý nghĩa thống kê và có tương quan ngược chiều với mức độ hiệu quả của một cơ sở sản xuất chính thức. Hoạt động càng dùng nhiều vốn so với lao động thì hiệu quả càng giảm. Trong khu vực chính thức, kết quả này có vẻ phi lí tuy nhiên trong khu vực phi chính thức,

Page 188: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

189NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

có thể giải thích được. Đầu tiên, kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của yếu tố lao động trong quá trình sản xuất trong khu vực phi chính thức. Do lực lượng lao động thiếu năng lực kĩ thuật và thiếu sự đào tạo, càng nhiều vốn hoặc thiết bị càng hiện đại và có giá trị cao, thì việc sử dụng càng thiếu hiệu quả. Hơn nữa, do thị phần hẹp vì sức mua thấp, ít đơn đặt hàng lớn hoặc tình trạng gia công thuê, gia nhập thị trường dễ dàng và cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực này, một số ngành đang bị bão hòa. Trong trường hợp này, tỉ lệ sử dụng vốn thấp và số vốn là quá cao so với nhu cầu sử dụng và chỉ có thể giảm số giờ lao động. Do tính chất của sản phẩm đặc biệt là hàng thủ công, lao động thủ công là hoạt động phổ biến tại một số lĩnh vực. Đối với các lĩnh vực hàng thủ công, các nhãn “làm bằng tay” cho thấy chất lượng tốt của sản phẩm như trong điêu khắc và thêu và máy móc không thể thay thế lao động thủ công trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Các biến đặc trưng khác của cơ sở sản xuất, có tác động đến hiệu quả, là các biến “đăng kí” và “sự tồn tại của nhân viên ăn lương” trong một cơ sở sản xuất. Hệ số “có đăng kí” của các cơ sở sản xuất có dấu dương và có ý nghĩa thống kê đối với mô hình tổng thể và ngành “dịch vụ”. Có đăng kí phản ánh cách quản lí bài bản hơn và trình độ kĩ thuật cao hơn trong các cơ sở sản xuất. Hơn nữa, chi phí phát sinh do kiểm soát hành chính và việc hội nhập vào khu vực chính thức khuyến khích việc nâng cao tính hiệu quả trong quản lí tài nguyên. Tương tự như vậy, biến “sự tồn tại của người lao động ăn lương” gắn với các hệ số có dấu dương và có ý nghĩa thống kê cho tất cả các mô hình ngoại trừ trong “thương mại”. Việc tuyển dụng nhân viên phản ánh một mức độ chuyên nghiệp cả trong việc tổ chức các hoạt động của các cơ sở sản xuất cũng như khi thực hiện nhiệm vụ được phân công cho mỗi nhân viên. Sức ép về kết quả đối với một nhân viên có thể là nặng nề hơn so với người trợ giúp gia đình hoặc người học việc. Các hệ số tương ứng liên quan đến tuổi của cơ sở sản xuất phi chính thức và “một số đặc điểm liên quan” của cơ sở là không có ý nghĩa thống kê. Kinh nghiệm thu được trong các cơ sở sản xuất không có tác động đáng kể tới hiệu quả của các cơ sở sản xuất.

Về đặc điểm của người đứng đầu các cơ sở sản xuất, hệ số liên quan đến biến “được đào tạo chuyên nghiệp” có dấu dương nhưng chỉ đáng kể ở mức 10% trong “ngành công nghiệp”. Các hoạt động của ngành này đòi hỏi tương đối nhiều kĩ thuật và công nghệ so với các loại hoạt động. Các đặc điểm nhân khẩu

Page 189: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

190 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

học của các nhà quản lí của cơ sở sản xuất có tác động rất mạnh đối với hiệu quả: được điều hành bởi nam giới và một người đứng tuổi có tác động tích cực, riêng tuổi có những ảnh hưởng thứ cấp có dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Khi kết nối với các kết quả của các phần trên, có thể đưa ra hai cách giải thích về hiện tượng này. Một mặt, hiệu quả của một cơ sở sản xuất phi chính thức phụ thuộc vào các khoản đầu tư ban đầu, bao gồm cả kinh nghiệm đã được tích lũy trước đây của người quản lí hơn là những kĩ năng thu được trong khi tiến hành hoạt động. Mặt khác, tố chất tự nhiên của người đứng đầu các cơ sở sản xuất (chẳng hạn như sức mạnh thể chất hoặc mức độ trưởng thành) có tác động đến hiệu quả cao hơn trình độ chuyên môn. Ngoài ra, hiệu quả thấp của các cơ sở do phụ nữ điều hành có thể là do phụ nữ coi hoạt động kinh doanh chỉ để giúp nguồn thu nhập phụ thêm cho gia đình trong khi vẫn đồng thời làm công việc nhà. Ngược lại, các hoạt động do nam giới điều hành thường tạo nguồn thu nhập chính cho hộ gia đình và đòi hỏi hiệu quả cao hơn và kỉ luật chặt chẽ hơn.

Bảng 5: Hồi quy tuyến tính đơn giản về hiệu quả của các cơ sở sản xuất phi chính thức

Biến Tổng Công nghiệp

Thương mại Dịch vụ

Ngành

Công nghiệp -0,004

Thương mại -0,061***

Đặc điểm cơ sở sản xuất

Vốn/giờ (log) -0,014*** -0,022*** -0,023*** -0,006

Có lao động ăn lương (giả định) 0,064*** 0,049* 0,021 0,076***

Có đăng kí (giả định) 0,042*** 0,027 0,044 0,047*

Có vấn đề cầu (giả định) 0,013 0,011 0,004 0,011

Có vấn đề tiếp cận tín dụng (giả định) -0,037** 0,001 -0,033 -0,083***

Có vấn đề mặt bằng (giả định) -0,052*** -0,021 -0,024 -0,097***

Có các vấn đề khác (giả định) 0,050*** 0,105*** -0,021 0,029

Tuổi của đơn vị (log) 0,012 0,010 0,025 -0,014

Bình phương tuổi đơn vị (log) -0,001 0,001 -0,004 0,005

Quản lí được đào tạo (giả định) 0,037* 0,051* -0,055 0,014

Đặc điểm của quản lí

Quản lí nam (giả định) 0,105*** 0,115*** 0,073** 0,111***

Page 190: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

191NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Tuổi của quản lí (log) 0,295** 0,311** 1,868** 1,238**

Bình phương tuổi của quản lí (log) -0,048*** -0,059*** -0,270** -0,173**

Tiếp cận báo chí (giả định) 0,034* 0,034 0,032 0,016

Cảm nhận tích cực về chính quyền (giả định) 0,005 -0,007 0,035 0,003

Năm 2004 (tham chiếu: 2001) -0,003 -0,033 0,037 -0,003

Hằng số -0,215 -0,145 -3,029** -1,923**

Pseudo_R2 0,08 0,10 0,04 0,08

N 1821 701 407 713

Nguồn: INSTAT-IRD/DSM/EE2001-2004, tính toán của tác giả.Ghi chú: Có ý nghĩa thống kê ở mức *** 1%, ** 5% và * 10%.

5. Kết luận

Các hoạt động tạo thu nhập có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo ở Madagascar. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của các hoạt động này phải là một nội dung cơ bản của chính sách phát triển. Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích mức độ hiệu quả kĩ thuật của các cơ sở sản xuất phi chính thức và các yếu tố quyết định hiệu quả tại khu vực Antananarivo, Madagascar bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu từ một loạt các điều tra 1-2 -3 tiến hành trong khu vực phi chính thức vào năm 2001 và 2004. Phương pháp hồi quy phân vị được sử dụng trong các mô hình để tính đến sự chênh lệch lớn về hiệu quả giữa các cơ sở, sự chênh lệch này khiến việc phân tích thu được thông qua phương pháp dựa trên cá nhân trung bình, phương pháp SFA.

Kết quả cho thấy hiệu quả của các cơ sở sản xuất phi chính thức là rất thấp và không có cải thiện đáng kể nào trong giai đoạn 2001-2004: trung bình 33,5% trong năm 2004 và 33,8% vào năm 2001. Điều này có nghĩa là với cùng các nguồn lực huy động, hoàn toàn có thể đạt sản lượng cao gấp ba lần mức độ hiện tại. Tình trạng khác nhau tùy thuộc vào ngành. “Thương mại” có mức độ hiệu quả thấp nhất, không vượt quá 30%, so với hơn 34% trong hai ngành khác “công nghiệp” và “dịch vụ”.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các cơ sở sản xuất, nhưng khác nhau tùy theo ngành. Khác với những hạn chế về cầu không có ảnh

Page 191: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

192 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

hưởng đáng kể tới hiệu quả, hạn chế về cung như các vấn đề liên quan đến tiếp cận tín dụng và mặt bằng ảnh hưởng tiêu cực đặc biệt đối với hoạt động “dịch vụ”. Trong “công nghiệp” và “thương mại”, mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả và vốn/giờ làm việc cho thấy vai trò của lao động không thể được thay thế bằng vốn, vì thiếu kĩ năng khiến việc sử dụng thiết bị hiện đại và đắt tiền trở nên kém hiệu quả. Hiệu quả của một cơ sở sản xuất phi chính thức phụ thuộc vào các số vốn ban đầu, bao gồm cả kinh nghiệm của người quản lí có được trước khi điều hành đơn vị, hơn là những kĩ năng có được trong quá trình tiến hành hoạt động. Các kinh nghiệm thực tế phản ánh qua độ tuổi của cơ sở sản xuất phi chính thức và “một số đặc điểm liên quan” của nó không có tác động lớn và mang ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, tác động của đào tạo nghề của người quản lí cơ sở chỉ có dấu dương trong ngành “công nghiệp”. Tuy nhiên, đặc điểm nhân khẩu học của người đứng đầu có tác động như nhau bất kể thuộc ngành nào. Độ tuổi của người đứng đầu cơ sở càng cao, thì hiệu quả càng lớn. Ngoài ra, các đơn vị có người đứng đầu là nam giới có hiệu quả cao hơn các cơ sở do phụ nữ điều hành, điều này có thể được giải thích bởi mục đích của các hoạt động này chỉ tạo ra thu nhập phụ cho gia đình trong khi phụ nữ vẫn trông nom việc gia đình. Việc quản lí chặt chẽ và chuyên nghiệp thể hiện qua “sự tồn tại của nhân viên ăn lương” và việc “đăng kí” chính thức của cơ sở sản xuất có tác động tới hiệu quả nhất là trong ngành “dịch vụ”.

Các kết quả này cho thấy một số hướng chính sách ngành có thể được thực hiện để thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ. Đối với dịch vụ, kế hoạch hành động ưu tiên nên tập trung vào việc cải thiện các điều kiện của cung: tạo điều kiện tiếp cận tín dụng, hỗ trợ cho việc tuyển dụng nhân viên, cải thiện không gian làm việc. Trong “ngành công nghiệp”, các chiến lược nên được định hướng chủ yếu vào việc cải thiện vốn con người như đào tạo nghề về kĩ thuật sản xuất. Đối với thương mại, cần cải thiện năng lực quản lí, kĩ thuật quản lí văn phòng và việc nghiên cứu các thị trường mới. Ngoài ra, các chính sách tổng thể cho toàn bộ khu vực phi chính cần nhấn mạnh đặc biệt về việc chuyên nghiệp hóa và phát huy tinh thần kinh doanh, đặc biệt là ở phụ nữ lãnh đạo của các cơ sở sản xuất.

Page 192: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

193NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Tài liệu tham khảo

Aigner D., Lovell C. et Schmidt P., 1977, Formulation and estimation of stochastic frontier production function models, Journal of Econometrics 6, 21–37

Ajibefun A. et Daramola G., 2003, Determinants of Technical and allocative Efficiency of microenterprises: Firm level evidence from Nigeria, African Development Bank

Battese G.E., Coelli T.J., 1993, A stochastic frontier production function incorporating a model of technical inefficiency effects, Working Papers in Econometrics and Applied Statistics, vol. 69. Department of Econometrics, University of New England, Armidale

Battese G.E., Coelli T.J., 1992, Frontier production functions, technical efficiency and panel data: with application to paddy farmers in India, Journal of Productivity Analysis 3, 159– 169.

Battese G., Coelli T., 1988, Prediction of firm-level technical efficiencies with a generalized frontier production function and panel data, Journal of Econometrics 38, 387-399.

Behr A., 2010, Quantile regression for robust bank efficiency score estimation, Elsevier, European Journal of Operational Research

Chapelle K., Plane P., 2005, Technical Efficiency Measurement within the Manufacturing Sector in Côte d’Ivoire: A Stochastic Frontier Approach, The Journal of Development Studies, Vol.41, No.7, October 2005, pp.1303 – 1324

Charnes A., Cooper W.W., Rhodes E., 1978, Measuring the Efficiency of Decision Making Units, European Journal of Operational Research, 2, 429-444.

Coelli, T.J., Battese G.E., 1996, Identification of factors with influence the technical efficiency of Indian farmers, Australian Journal of Agricultural Economics 40, (2), 19–44

Fare R., Grosskopf S., Lovell C.A.K, 1985, The Measurement of Efficiency of Production, Kluwer Academic Publishers, Boston

Farell M. J., 1958, The measurement of productive efficiency, Journal of the Royal Statistical Society Series, 120, pp. 253-281

Koenker R., Hallock K. F., 2001, Quantile Regression, Journal of Economic Perspectives, Volume 15, Number 4, Fall 2001, Pages 143–156

Page 193: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

194 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Koenker R. et Bassett G., 1978, Regression Quantiles, Econometrica. January 46:1, pp. 33–50

Koopmans T.C., 1951, An Analysis of Production as an Efficient combination of activities, Activity analysis of production and allocation , Cowles Commission for Research in Economics, Monograph N°13, New York

Lachaud J.P., 2009, Profits, efficience et genre des micro-entreprises urbaines à Madagascar. Existe-t-il une courbe de Kuznets ? Laréfi Groupe d’économie du développement, DT/148/2009, Université Montesquieu Bordeaux IV

Liu C., Laporte A., Ferguson B., 2007, The quantile regression approach to efficiency measurement: insights from Monte Carlo Simulations, HEDG Working Paper 07/14, The University of York

Marzban C., 2003, Quantile Regression, Applied Physics Lab., Department of Statistics, Univ. of Washington, Seattle, WA, USA 98195 CAPS, University of Oklahoma, Norman, OK

Masakure O., Cranfield J., Henson S., 2008, The Financial Performance of Non-farm Microenterprises in Ghana, Elsevier World Development Vol. 36, No. 12, pp. 2733–2762, University of Guelph, Guelph, Canada

Meeusen, W., Van den Broek, J., 1977, Efficiency estimation from Cobb—Douglas production functions with composite errors, International Economic Review 18, 435–444

Movshuk O., 2004, Restructuring, productivity and technical efficiency in China’s iron and steel industry, 1988–2000, Elsevier Journal of Asian Economics 15 (2004) 135–151

Nguyen H. C.,, 2009, Caractéristiques comparées du secteur informel en zone urbaine et périurbaine dans le delta du Fleuvre Rouge: le cas de Hanoï, University of Social Science of Hanoi

Piesse J., Thirtle C., 2000, A Stochastic Frontier Approach to Firm Level Efficiency, Technological Change, and Productivity during the Early Transition in Hungary, Journal of Comparative Economics 28, 473–501

Rakotomanana, 2004, Le secteur informel à Antananarivo, phase 2 de l’enquête 1-2-3, Projet Madio – INSTAT/IRD

Söderbom M., Teal F., 2001, Firm size and human capital as determinants of productivity and earnings, CSAE Working Paper WPS 2001.9. Centre for the Study of African Economies, Department of Economics, University of Oxford

Page 194: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

195NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

2.2

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ GIÁO DỤC TRONG KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC

TẠI CAMEROON1 Nguetse Tegoum Pierre

Giới thiệu

Cameroon đã trải qua một giai đoạn suy thoái kinh tế nghiêm trọng từ năm 1984 đến năm 1993 do giảm giá của dầu mỏ và của các sản phẩm tạo nguồn ngoại tệ chính (ca cao, cà phê). Sự căng thẳng tài chính đã buộc Chính phủ thanh lí, tái cơ cấu nhiều doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (public and parastatals) và thu nhỏ các dịch vụ công. Các biện pháp này đã góp phần làm thị trường lao động và các điều kiện sống của người dân trở nên khó khăn hơn.

Sự phục hồi kinh tế vào năm 1994, theo sau sự phá giá của đồng franc CFA và sáng kiến dành cho các nước nghèo chịu gánh nặng nợ nần đã không giúp nâng cao đời sống của người dân Cameroon. Dữ liệu từ cuộc Khảo sát Hộ gia đình Cameroon lần thứ hai (ECAM ° 2) xác định tỉ lệ hộ nghèo ở mức 40% (INS, 2002). Kết quả của cuộc khảo sát về việc làm và khu vực phi chính thức (EESI) thực hiện năm 2005 cho thấy có tình trạng thiếu việc làm và quy mô lớn của các hoạt động phi chính thức (75,8% và 90,4%, INS,

1 Bài viết này nhận được giải nhất của cuộc thi Jan Tinbergen 2009 dành cho các nhà thống kê trẻ đến từ các nước đang phát triển. Cuộc thi do Viện Thống kê Quốc tế (ISI) tổ chức. http://isi.cbs.nl/awards-prizes.htmNghiên cứu nhận được hỗ trợ kĩ thuật từ Văn phòng Quan sát Kinh tế và Thống kê châu Phi cận Sahara (AFRISTAT). Tác giả bài viết đặc biệt cảm ơn các ý kiến hữu ích của Siriki Coulibaly, Aude Vescovo và Christophe Nordman.

Page 195: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

196 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

2005a). Vì việc làm là nguồn thu nhập chính của người dân Cameroon, nên các vấn đề việc làm cần được đưa vào trong các chiến lược chống đói nghèo. Chính vì vậy năm 2009, Chính phủ đã xây dựng Tài liệu về Chiến lược tăng trưởng và việc làm để thay thế cho Chiến lược xóa đói giảm nghèo xây dựng năm 2003, vì Chiến lược này không xử lí đầy đủ các vấn đề của thị trường lao động.

Từ quan điểm này, câu hỏi về lợi ích của giáo dục là rất cơ bản: giáo dục tác động đáng kể đến thu nhập của người lao động, mà thu nhập thì quyết định tình trạng nghèo đói của hộ gia đình. Trên thực tế, giáo dục ảnh hưởng đến các khoản thu nhập theo giờ của người lao động của tất cả các khu vực thể chế (công, tư nhân chính thức, phi nông nghiệp phi chính thức và nông nghiệp phi chính thức). Ví dụ, trong khu vực nông nghiệp, thu nhập theo giờ trung bình từ các hoạt động chính tăng từ 80 franc CFA đối với nhân viên không có trình độ học vấn lên 223 franc CFA đối với nhân viên đã tốt nghiệp (INS, ibid). Hơn nữa, trình độ học vấn của chủ hộ gia đình ảnh hưởng đáng kể đến xác xuất nghèo của hộ gia đình (INS, 2002). Ngoài ra, giáo dục có vai trò quan trọng trong việc hội nhập của các cá nhân vào thị trường lao động ở Cameroon. Ví dụ, tỉ lệ thất nghiệp hoặc thời hạn thất nghiệp gia tăng khi trình độ học vấn tăng (INS, ibid).

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá lợi ích về thu nhập mà người lao động thuộc khu vực phi chính thức được hưởng nhờ việc đã hoàn thành giáo dục tiểu học (FSLC) hoặc chứng chỉ tương đương. Nghiên cứu cũng ước tính lợi ích của việc tốt nghiệp trung học cơ sở (có GCE-OL).

Trong một thời gian dài, theo ghi nhận của Bennell (1996), nhiều nghiên cứu về việc trở lại trường đi học ở các nước đang phát triển chỉ tập trung vào người lao động của khu vực chính thức, trong khi bỏ qua khu vực phi chính thức, nơi lợi ích của giáo dục được coi là rất thấp. Sau này, vai trò của giáo dục tiểu học đối với thu nhập khu vực phi chính thức đã được công nhận, tuy nhiên đôi khi vẫn có sự miễn cưỡng khi cho rằng giáo dục tiểu học chỉ có tác động đối với thu nhập khu vực phi chính thức khi người học đã hoàn thành toàn bộ chương trình (ba năm học không có giá trị hơn 0 năm, điều quan trọng là hoàn thành toàn bộ chương trình). Các phát hiện này đã thúc đẩy các tổ chức quốc tế ủng hộ cho việc hoàn thành giáo dục tiểu học thay vì chỉ vận động cho việc đi học. Ngày nay, vai trò của giáo dục trung học đối với thu

Page 196: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

197NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

nhập khu vực phi chính thức bắt đầu được biết đến (Keupie và những người khác, 2008).

Trên thực tế, có hai loại phương pháp để đánh giá tác động: phương pháp thực nghiệm và phương pháp bán thực nghiệm hay còn gọi là phi thực nghiệm. Đối với cả hai phương pháp, có hai nhóm: nhóm khảo sát gồm những người đã nhận được khảo sát (ở đây, có chứng chỉ FSLC) và nhóm không được khảo sát (nhóm đối chứng) bao gồm các cá nhân không được khảo sát (ở đây, không có FSLC).

Khi việc lựa chọn người khảo sát được thực hiện một cách ngẫu nhiên (trường hợp của phương pháp thực nghiệm) thì phân tích tác động của chính sách có thể thực hiện bằng cách đơn giản là so sánh số điểm trung bình của hai nhóm (ở đây, thu nhập bình quân của cả hai nhóm). Nếu lựa chọn khảo sát không phải là ngẫu nhiên, như là trường hợp trong bài viết này do việc cấp FSLC không phải là ngẫu nhiên, phương pháp so sánh đơn giản này bị sai lệch. Đó là lí do tại sao Phương pháp Ước lượng Bình phương Nhỏ nhất thông thường (OLS) do Mincer (1962) đề xuất, nếu sử dụng không đúng cách, sẽ dẫn đến các ước lượng không thống nhất do tính nội sinh của giáo dục (Heckman và những người khác, 1997; Blundell và những người khác, 2000; Sianesi Barbara, 2002). Thật vậy, có các biến ảnh hưởng đến cả việc có chứng chỉ FSLC và mức độ thu nhập. Do đó cần sử dụng phương pháp đánh giá tác động có tính đến sự khác biệt - trước đó (ex-ante) của biến cần quan tâm giữa các cá nhân thuộc nhóm khảo sát và cá nhân của nhóm kiểm chứng, đó là lựa chọn để khảo sát. Các phương pháp này là: phương pháp tương hợp, phương pháp biến công cụ, mô hình lựa chọn và phương pháp khác biệt đôi.

Ưu điểm của phương pháp tương hợp là do tính nonparametric của nó, do đó không phỏng đoán về phân phối thu nhập và số dư. Tuy nhiên, phương pháp này dựa trên giả định rằng lựa chọn bị thiên lệch với các biến quan sát được. Điều này có nghĩa là có thể quan sát các yếu tố phân biệt một người có FSLC với một người không có chứng chỉ. Tuy nhiên, giả định này là rất hẹp. Có thể có các biến không quan sát được cũng ảnh hưởng đến việc đi học và thu nhập (ví dụ như các chỉ số thông minh). Việc xác minh giả thuyết này đòi hỏi rất nhiều biến mô tả tình trạng của cá nhân trước khi khảo sát và dự đoán khả năng được cấp FSLC.

Chấp nhận lựa chọn phương pháp này rõ ràng là giúp giải quyết được các vấn đề nội sinh của mô hình. Vì vậy, không cần sử dụng công cụ như trường

Page 197: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

198 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

hợp của phương pháp biến công cụ (IVM)2, là phương pháp đòi hỏi phải có ít nhất một công cụ có ảnh hưởng đến giáo dục nhưng lại không ảnh hưởng đến thu nhập trừ khi thông qua giáo dục. Phương pháp tương hợp không yêu cầu các biến công cụ. Phương pháp Tương hợp Điểm Xu hướng tóm tắt các thông tin chứa trong một số lớn các biến để diễn giải việc nhận khảo sát thông qua một xác suất nhận khảo sát (Rausenbaum và Rubin, 1983).

Tuy nhiên, phương pháp tương hợp có hạn chế nhất định. Bởi vì để có trạng thái độc lập cần thiết để xác định các tham số, có thể cần đưa vào quá nhiều các biến có điều kiện, là các biến không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận. Mức độ chính xác của phân tích cũng giảm, bởi vì các khả năng tương hợp một cá nhân với một cá nhân khác giảm, khi chúng tôi lí giải tốt hơn việc tiếp nhận khảo sát. Ngoài ra, tương hợp trên quan sát là quá trình cơ học chỉ dựa trên các thuộc tính thống kê, điều khó có thể được biện minh trên thực tế từ góc độ hành vi của tác nhân (Bruno Crépon, 2005). Cách tốt hơn là lập mô hình đồng thời cho các khoản thu nhập tiềm năng của người lao động và giáo dục. Điều này dẫn tới mô hình lựa chọn trên biến không quan sát được, đây là một mô hình parametric.

Bài viết này được tổ chức như sau. Phần 1 giới thiệu những biến được sử dụng và đặc điểm của lao động trong khu vực phi chính thức. Phần 2 trình bày kết quả ước tính trước khi đưa ra kết luận ở phần 3. Trình bày chi tiết các mô hình được sử dụng để tính toán tác động của giáo dục đối với thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức nằm tại phần phụ lục cuối bài viết.

1. Dữ liệu và một số thống kê mô tả về thị trường lao động

1.1. Giới thiệu về khảo sát3

Các dữ liệu được sử dụng dựa trên các khảo sát về Việc làm và Khu vực phi chính thức (EESI) do Viện Thống kê Quốc gia Cameroon thực hiện năm 2005. Đây là một hoạt động quy mô toàn quốc với hai giai đoạn. Giai đoạn

2 Xem Altonji and Dunn (1996); Behrman và những người khác (1996) hoặc Bonjour và những người khác (2000), để biết thêm về phương pháp ứng dụng các biến công cụ trong ước tính hiệu quả đầu tư giáo dục. 3 Dựa trên phương pháp của EESI (INS, 2005b).

Page 198: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

199NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

đầu tiên thu thập dữ liệu xã hội - nhân khẩu học và việc làm. Giai đoạn thứ hai khảo sát về các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phi chính thức đã được xác định trong giai đoạn đầu tiên. Phương pháp của khảo sát EESI thực ra là phương pháp của giai đoạn 1 và 2 của một cuộc khảo sát 1-2-3, có nghĩa là giai đoạn 3 về tiêu dùng hộ gia đình không được thực hiện. Chỉ có dữ liệu từ giai đoạn đầu tiên được sử dụng trong phân tích.

Các tập dữ liệu mẫu được sử dụng cho việc khảo sát là kết quả của công tác lập bản đồ của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở lần thứ ba được tiến hành vào năm 2005. Một mẫu gồm 8.540 hộ gia đình đã được xây dựng theo phương án điều tra thống kê phân tầng hai cấp độ (two degree stratified survey design). Phân tầng đã được thực hiện theo mười vùng và khu vực cư trú, đó là: đô thị, bán đô thị hoặc nông thôn. Tổng số có 32 tầng. Ở cấp độ thứ nhất, các đơn vị điều tra (enumeration areas - EA) được rút ra từ mỗi lớp. Trong mỗi EA được lựa chọn, một số hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn.

Theo khuyến nghị quốc tế, dân số trong độ tuổi làm việc là tất cả các cá nhân từ 15 tuổi trở lên. Định nghĩa về khu vực phi chính thức được lựa chọn cho khảo sát EESI là một trong những định nghĩa được thông qua bởi Hệ thống Tài khoản Quốc gia năm 1993 (tập hợp các tiêu chuẩn quốc tế để thiết lập một khuôn khổ cho việc xây dựng các thống kê tài khoản quốc gia). Sự phân biệt giữa các ngành được thực hiện ở cấp độ doanh nghiệp, trên cơ sở tài liệu hành chính và hạch toán chính thức. Các doanh nghiệp phi chính thức (hoặc các cơ sở sản xuất phi chính thức (IPU)) là các cơ sở không có mã số thuế và/hoặc không có sổ sách kế toán. Lao động trong khu vực phi chính là những người có việc làm chính trong các cơ sở phi chính thức.

Các khu vực phi chính thức có thể được chia thành hai phân khúc: khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp. Khu vực nông nghiệp phi chính thức bao gồm các lao động của các cơ sở sản xuất phi chính thức có hoạt động chính là: nông nghiệp, chăn nuôi (kể cả gia cầm) và sản xuất các sản phẩm nguồn gốc động vật, săn bắn, đánh bắt và nuôi thủy sản. Khu vực phi nông nghiệp bao gồm các lao động tham gia vào các IPU phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại, dịch vụ).

Biến thu nhập được sử dụng trong ước lượng là logarit của thu nhập theo giờ dựa trên thu nhập hàng tháng kê khai và số giờ làm việc. Thu nhập bao gồm lương, các khoản tiền thưởng năm, chia sẻ lợi nhuận, nghỉ phép có

Page 199: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

200 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

lương, lợi ích bằng hiện vật. Đối với lao động tự do, thu nhập là lợi nhuận hoặc thu nhập hỗn hợp của cơ sở sản xuất. Đối với người lao động phụ thuộc (người học nghề và giúp việc gia đình), thu nhập4 là tổng các khoản tiền thưởng bằng tiền mặt hoặc hiện vật mà họ nhận được nếu những yếu tố này có tính thường xuyên.

1.2 Thống kê mô tả Các kết quả thống kê mô tả được trình bày trong Bảng 1 dưới đây. Khu

vực kinh tế phi chính thức của Cameroon sử dụng 89,4% lao động ở độ tuổi 15 và cao hơn. Người lao động của khu vực này trẻ hơn so với những người làm việc trong khu vực chính thức. Độ tuổi trung bình là 32,6 năm trong khu vực phi nông nghiệp và 37,2 năm trong khu vực nông nghiệp so với 37,8 năm trong khu vực chính thức. Phụ nữ tạo thành lực lượng lao động chính của khu vực phi chính thức. Họ chiếm một nửa lực lượng lao động của các doanh nghiệp phi nông nghiệp phi chính thức và 53,9% lực lượng lao động của khu vực khai thác nông khoáng sản (primary sector) truyền thống. Ngược lại, trong khu vực chính thức, cứ bốn nhân viên mới có một phụ nữ (24,4%).

Người lao động của khu vực chính thức có trình độ học vấn và tay nghề cao hơn so với những người thuộc khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, lực lượng lao động của khu vực phi nông nghiệp tương đối có tay nghề với 56% người lao động của khu vực phi chính thức này đã hoàn thành giáo dục tiểu học và 4,4% trong số họ có chứng chỉ GCE-OL hoặc chứng chỉ giáo dục cao hơn. Tuy nhiên, trong khu vực nông nghiệp, người lao động nói chung là ít học, bởi vì gần như 3/4 trong số họ không có FSLC.

Số giờ làm việc mỗi tuần trong khu vực phi nông nghiệp cao hơn so với khu vực nông nghiệp, do các hoạt động nông nghiệp bị hạn chế bởi độ dài của ngày. Hơn nữa, tác dụng của chứng chỉ FSLC là khác nhau trong hai khu vực vì nó làm tăng thời gian làm việc hàng tuần trong các hoạt động phi nông nghiệp và giảm thời gian trong các hoạt động nông nghiệp. Các nhân công khu vực chính thức làm việc trung bình nhiều hơn so với nhân công khu vực phi chính thức.

Thu nhập trung bình (theo tháng hoặc theo giờ) trong khu vực phi nông nghiệp cao hơn gấp đôi thu nhập của khu vực nông nghiệp. Có chứng chỉ FSLC

4 Thu nhập không khai báo do INS ước tính với hỗ trợ kĩ thuật của DIAL và AFRISTAT.

Page 200: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

201NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

làm tăng 38% thu nhập bình quân theo giờ trong khu vực phi nông nghiệp. Tỉ lệ tăng này là khoảng 79% trong khu vực nông nghiệp phi chính thức. Một nhân công khu vực nông nghiệp phi chính thức kiếm được nhiều hơn nếu anh ta đã tốt nghiệp, nhưng cũng phải làm việc lâu hơn. Thu nhập trong khu vực chính thức rất cao so với những người của khu vực phi chính thức. Trên thực tế, một nhân công của khu vực chính thức bình quân thu nhập cao hơn 3,9 lần so với một nhân công trong khu vực phi nông nghiệp và cao hơn 8,8 hơn so với một nhân công của khu vực nông thôn.

Bảng 1: Đặc điểm việc làm và và đặc điểm người lao động theo khu vực thể chế (15 tuổi trở lên)

Các biến

Khu vực thể chế

Chính thứcPhi nông

nghiệp phi chính thức

Nông nghiệp phi chính thức

Tỉ lệ nhân công trong khu vực (%) 10,7 37,1 52,2

Tuổi trung bình 37,8 32,6 37,2

Tỉ lệ nữ (%) 24,4 49,4 53,9

Số năm học hoàn thành 10,9 5,9 3,4

Trình độ học vấn

Không đi học 1,1 19,4 35,8

Cấp một 17,8 40,0 46,8

Trung học cơ sở 23,9 28,0 14,4

Trung học phổ thông và cao hơn 57,3 12,6 2,9

Tổng 100,0 100,0 100,0

Chứng chỉ cao nhất

Không có chứng chỉ 6,9 43,8 73,8

FSLC 29,3 40,4 22,5

GCE-OL / PROBATOIRE 25,0 11,4 2,9

GCE-AL và cao hơn 38,9 4,4 0,8

Tổng 100,0 100,0 100,0

Số giờ làm việc/tuần

Không có chứng chỉ 50,9 41,7 39,1

FSLC và cao hơn 44,2 45,0 32,1

Tổng 44,6 43,6 37,1

Page 201: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

202 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Thu nhập trung bình hàng tháng (Thu nhập trung bình theo giờ) đơn vị CFAF

Không có chứng chỉ 51 659 (249) 22 902 (162) 11 485 (86)

FSLC và cao hơn 118 433 (713) 32 150 (224) 15 942 (154)

Tổng 113 847 (682) 28 263 (198) 12 771 (105)

Nguồn: Tính toán của tác giả, dựa theo INS (2005a).

2. Kết quả

Các kết quả được dựa trên mẫu của người lao động khu vực phi chính thức được trả lương, có cha còn sống khi họ 15 tuổi và đã thông báo về trình độ của người cha.

2.1 Ước tính đơn giản hiệu ứng của FSLC đối với thu nhập trong khu vực phi chính thức

Hồi quy OLS khi chạy xong chỉ ra rằng dù là phân khúc nào, mô hình có ý nghĩa thống kê chung ở mức 1%. Biến FSLC cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tuy nhiên, tất cả các biến không có ý nghĩa thống kê trong cả hai mô hình. Thật vậy, biến kinh nghiệm tiềm năng không có ý nghĩa thống kê trong phân khúc nông nghiệp phi chính thức và biến tôn giáo không có ý nghĩa thống kê trong phân khúc phi nông nghiệp. Chúng tôi ghi nhận rằng một số yếu tố khác (chẳng hạn như các đặc điểm của các cơ sở sản xuất) cũng có thể ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong khu vực phi chính thức ở Cameroon, vì mỗi mô hình tạo ra ít hơn 13% phân tán thu nhập.

Kết quả cho thấy rằng tác động của FSLC đối với nhân công của khu vực phi chính thức là khá quan trọng, đặc biệt trong phân khúc nông nghiệp đạt 38% so với 30% trong phân khúc phi nông nghiệp. Tuy nhiên, những ước tính này là thiên lệch bởi vì việc có FSLC không được phân phối ngẫu nhiên, nó phụ thuộc vào các yếu tố nhất định có thể được hoặc không được quan sát. Do đó chúng tôi sẽ điều chỉnh thiên lệch lựa chọn trước hết là trên các biến quan sát được sau đó sẽ điều chỉnh các biến không quan sát được.

Page 202: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

203NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Bảng 2: Ước tính đơn giản về giáo dục trong khu vực kinh tế phi chính thức: OLS

Các biếnPhi nông nghiệp Nông nghiệp

Hệ số Độ lệch chuẩn Hệ số Độ lệch chuẩn

FSLC 0,30*** 0,04 0,38*** 0,05

Kinh nghiệm tiềm năng 0,01*** 0,01 0,01 0,01

(Kinh nghiệm tiềm năng)^2 /100 -0,01 0,01 -0,01 0,01

Trên 32 tuổi 0,18*** 0,04 0,21*** 0,06

Nữ -0,30*** 0,03 -0,45*** 0,05

Hôn nhân (Kết hôn hay Sống tự do) 0,06** 0,03 0,08* 0,05

Công giáo 0,05 0,07 0,20** 0,08

Đạo Hồi 0,01 0,07 0,11 0,10

Nhập cư 0,07** 0,03 0,08** 0,05

Khu vực thành phố 0,12*** 0,03 0,27*** 0,06

Hằng số 4,52*** 0,08 3,92*** 0,10

Các thống kê của mô hình

R2 điều chỉnh (%) 11,3 12,8

Các quan sát 2°391 1°571

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả.

*: Có ý nghĩa ở 10%; **: có ý nghĩa ở mức 5%; ***: có ý nghĩa ở mức 1%.

2.2. Điều chỉnh lựa chọn khảo sát dựa trên các biến quan sát được: tương hợp

Ước tính xác suất để có được FSLC Bảng 3 tóm tắt kết quả ước tính các yếu tố quyết định việc có chứng chỉ

FSLC. Dù phân khúc nào, các thống kê về chất lượng của mô hình là thỏa đáng. Trong khu vực phi nông nghiệp, 44% biến thiên được giải thích bởi các mô hình, tỉ lệ này là 27% ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, mô hình có thể xếp ít nhất 83% các cá nhân vào trong các thể loại quan sát được.

Đặc điểm chính của người cha tác động tới quá trình học của người con là lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức ở Cameroon chính là trình độ học vấn. Thật vậy, một đứa trẻ có cha có trình độ học vấn tiểu học có cơ

Page 203: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

204 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

hội giành được chứng chỉ FSLC cao hơn gấp bốn lần so với một đứa trẻ có cha không đi học. Tỉ lệ chênh lệch (odd ratio) này là hơn bảy nếu cá nhân này được so sánh với người lao động có cha đã hoàn thành cấp trung học. Đối với người lao động của khu vực phi chính thức phi nông nghiệp, các khu vực thể chế và ngành hoạt động của người cha cũng có ảnh hưởng đến việc học của con cái. Vì cha mẹ chủ yếu làm việc trong khu vực phi chính thức nên thu nhập của họ thấp hơn so với những người làm việc trong khu vực chính thức. Vì vậy, họ không có đủ nguồn lực tài chính để cho con em tới trường.

Các đặc điểm cá nhân như tuổi tác, giới tính, tôn giáo và nơi sinh cũng có ảnh hưởng đến khả năng đạt được chứng chỉ FSLC. Dù thuộc phân khúc nào thì tác động của tuổi có đồ thị dạng lõm, đỉnh cao diễn ra vào khoảng năm 32 tuổi. Điều này có nghĩa là một đứa trẻ sinh vào khoảng năm 1971 có nhiều khả năng đạt được FSLC hơn một đứa trẻ sinh ra trước hoặc sau thời điểm này. Người sinh ra ở vùng nông thôn ít có khả năng đạt được FSLC so với những người sinh ra tại các khu vực đô thị (thủ phủ của tỉnh, khu, phân khu), họ thường lao động trong các trang trại. Bài viết này sẽ chỉ ra các tác động tiêu cực của lao động trẻ em đối với giáo dục trẻ em. Cuối cùng, nam giới có cơ hội đạt được FSLC cao hơn ít nhất hai lần so với phụ nữ do sự phân biệt đối xử giới tính và một số truyền thống/phong tục vẫn còn cản trở việc học hành của trẻ em gái Cameroon.

Bảng 3: Xu hướng đạt được chứng chỉ FSLC ước tính cho người lao động khu vực kinh tế phi chính thức

Phi nông nghiệp Nông nghiệp

Tỉ lệ chênh lệch

Độ lệch chuẩn

Tỉ lệ chênh lệch

Độ lệch chuẩn

Các biến liên quan đến người cha

CSP (tham chiếu: Lao động tự do)

Quan chức cao cấp 1,38 0,38 0,74 0,27

Nhân viên 1,00 0,26 0,53** 0,17

Khu vực hoạt động (tham chiếu: chính thức)

Phi chính thức 1,50 0,38 2,16*** 0,70

Page 204: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

205NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Ngành hoạt động (tham chiếu: Nông nghiệp, Ngư nghiệp, Chăn nuôi)

Thương mại/Công nghiệp 1,85*** 0,32 1,46* 0,34

Dịch vụ 1,61*** 0,31 1,54* 0,41

Trình độ học vấn (tham chiếu: Không đi học)

Tiểu học 4,91*** 0,71 4,27*** 0,63

Trung học và cao hơn 11,34*** 2,86 7,52*** 2,56

Các biến liên quan đến người lao động

Tuổi 1,34*** 0,04 1,14*** 0,03

Bình phương tuổi 1,00*** 0,00 1,00*** 0,00

Nữ 0,31*** 0,04 0,41*** 0,05

Tôn giáo (tham chiếu: Khác/Không tôn giáo)

Thiên chúa 2,37*** 0,60 2,53*** 0,65

Đạo hồi 0,15*** 0,04 0,18*** 0,07

Nơi sinh (tham chiếu: làng)Thủ phủ của Khu/Phân khu 1,90*** 0,26 2,00*** 0,30

Thủ phủ của tỉnh 1,98*** 0,37 0,62 0,22

Các thống kê của mô hình

Pseudo R2 (%) 44,0 27,0

Khu vực phía dưới đường cong (AURC) %

90,7 83,1

Các quan sát 2°382 1°581

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả.

*: Có ý nghĩa thống kê ở 10%; **: Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ***: Có ý nghĩa

thống kê ở mức 1%.

Phân phối điểm xu hướng và phân tích vùng hỗ trợ chung Với các biến được sử dụng để lập mô hình cho xác suất đạt được FSLC

chúng tôi đã thực hiện các thuật toán của Ichino và Becker (2002) để xác định các biến cho phép tính điểm số nhằm xác minh thuộc tính cân bằng. Kết quả cho thấy rằng dù trong phân khúc nào thì tất cả các biến ban đầu được chọn đạt cân bằng ở ngưỡng 0,1%, do đó các biến này được giữ lại trong việc tính toán điểm xu hướng.

Điểm xu hướng chỉ đơn giản là xác suất được dự đoán về khả năng đạt được FSLC được rút ra từ phương trình logit là phương trình mô hình hóa các khả năng đạt được FSLC. Cá nhân được ghép theo các phân khúc của họ: một bên là lao động phi nông nghiệp và bên kia là lao động nông nghiệp. Trước khi thực hiện tương hợp, cần phân tích dải các phân phối điểm ở cả hai nhóm (khảo sát và không được khảo sát) để xác định những cá nhân nằm trong vùng hỗ trợ chung.

Page 205: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

206 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Vùng hỗ trợ chung đã được xác định bằng cách sử dụng quy tắc min-max. Quy tắc này so sánh số điểm tối thiểu và tối đa ở cả hai nhóm (khảo sát và không được khảo sát). Các cá nhân nằm trong vùng hỗ trợ chung là những người có số điểm bằng hoặc lớn hơn mức tối đa của các giá trị tối thiểu và ít hơn hoặc bằng mức tối thiểu của các giá trị tối đa. Việc áp dụng quy tắc này cho thấy rằng dù là khu vực thể chế nào, hơn 95% cá nhân nằm trong vùng hỗ trợ chung. Vì vậy, các cá nhân của cả hai nhóm có đặc tính gần giống nhau bất kể các biến quan sát được là gì.

Tương hợp Chúng tôi đã kiểm định hai phương pháp tương hợp: tương hợp một-một

với thay thế và tương hợp hạt nhân Epanechnikov. Cả hai phương pháp chỉ áp dụng cho khu vực hỗ trợ chung vì việc đưa các cá nhân nằm ngoài khu vực này vào có thể gây ra thiên lệch cho các ước tính. Hai kĩ thuật này cho phép giảm sự khác biệt giữa các đặc điểm trung bình của nhóm khảo sát và nhóm đối chứng. Tuy nhiên, phương pháp hạt nhân hiệu quả hơn. Như trình bày trong Bảng A4 và A5 (trong phụ lục), phương pháp này ghép tốt hơn hai nhóm có các đặc điểm trung bình giống nhau.

Ví dụ, khi xem xét phân khúc nông nghiệp, chúng ta có thể lưu ý rằng với phương pháp tương hợp một-một, đặc điểm trung bình của nhóm khảo sát khác biệt đáng kể so với các đặc điểm của nhóm đối chứng đối với một số biến như: Thiên chúa giáo, Quan chức cao cấp và Thương mại/Công nghiệp. Trong khi đó, không có sự khác biệt về đặc tính trung bình của hai nhóm khi dùng phương pháp tương hợp hạt nhân Epanechnikov. Hơn nữa, dù thuộc phân khúc nào thì cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu ứng trung bình của giáo dục đối với người được khảo sát khi dải thông (bandwith) dao động trong khoảng 0,04 và 0,08. Cuối cùng chúng tôi đã chọn dải thông h = 0,06; giá trị này cũng đã được Blundell và Sianesi Barbara (2001) sử dụng.

Bảng 4 trình bày hiệu ứng khảo sát trung bình sau khi tương hợp. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư giáo dục tiểu học cho người lao động của khu vực phi chính thức ở Cameroon là đáng kể và có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng 1%. Các lợi ích này thấp hơn so với những lợi ích thu được khi dùng phương pháp OLS vốn bị thiên lệch.

Page 206: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

207NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Trong phân khúc nông nghiệp, hiệu quả đầu tư của chứng chỉ FSLC trên thu nhập theo giờ của người lao động có chứng chỉ này được ước tính là 20%. Nói cách khác, nếu những người lao động này không hoàn thành giáo dục tiểu học, thu nhập của họ sẽ ít hơn 20% so với thu nhập hiện tại. Hơn nữa, trong phân khúc thị trường lao động này, nếu những người lao động đang không có FSLC mà có chứng chỉ này thì thu nhập của họ sẽ cải thiện 23%. Vì vậy, nếu người lao động không có FSLC mà hoàn thành khóa học và có giấy chứng nhận thì tác động đến thu nhập của họ sẽ ít nhất là bằng khóa đào tạo ban đầu của người lao động hiện đã tốt nghiệp, giả định rằng tuổi được cấp giấy chứng nhận không ảnh hưởng đến hiệu quả của khảo sát. Lợi ích trung bình của giáo dục cơ bản đối với người lao động khu vực phi nông nghiệp phi chính thức là việc thu nhập của họ tăng 21%.

Trong phân khúc nông nghiệp, hiệu quả đầu tư của giáo dục thậm chí còn lớn hơn. Hiệu quả đầu tư của giáo dục tiểu học đối với thu nhập của người lao động có FSLC là khoảng 28%. Trong khi đó, người lao động không tốt nghiệp sẽ có thu nhập tăng 25% nếu họ tốt nghiệp. Lợi ích trung bình của FSLC đối với thu nhập của người lao động nông nghiệp được ước tính là 26%.

Tóm lại, giáo dục cơ bản đóng một vai trò quan trọng đối với thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức Cameroon. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với mức thu nhập, xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Bảng 4: Hiệu quả đầu tư giáo dục cơ bản trong khu vực kinh tế phi chính thức: phương pháp tương hợp

Hiệu quả của FSLC Phi nông nghiệp Nông nghiệp

Ước tínhĐộ lệch chuẩn

Ước tínhĐộ lệch chuẩn

Đối với thu nhập của người lao động có FSLC: TTΔ 20,0*** 4,9 27,6*** 6,1

Đối với thu nhập của người lao động không có FSLC: TNTΔ 22,7*** 7,2 25,1*** 7,4

Đối với thu nhập của người lao động: ATEΔ 21,0*** 5,5 26,0*** 5,9

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1.Tính toán của tác giả.Độ lệch chuẩn tính theo phương pháp Bootstrap (200 lần lặp lại)*: Có ý nghĩa ở 10%; **: Có ý nghĩa ở mức 5%; ***: Có ý nghĩa ở mức 1%.

Page 207: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

208 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Điều chỉnh lựa chọn khảo sát dựa trên các biến không quan sát đượcMô hình này cho thấy hai kết quả quan trọng (Xem Bảng 5). Trước tiên,

có thiên lệch do biến không quan sát được gây ra, bởi vì, dù là phân khúc nào, biến Lambda biểu hiện tác động của các biến không quan sát được có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tuy nhiên, dấu âm của nó cho thấy ảnh hưởng ngược chiều của biến không quan sát được lên thu nhập của người lao động. Thứ hai, giáo dục cơ bản có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê (ở ngưỡng 1%) đối với thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức. Hiệu quả khảo sát trung bình của FSLC ước tính khoảng 22% trong phân khúc phi nông nghiệp và khoảng 28% trong phân khúc nông nghiệp. Những tác động này tương tự như các tác động thu được trong mô hình tương hợp, nhưng thấp hơn đáng kể so với giá trị thu được trong mô hình đơn giản là mô hình đã phóng đại các tham số.

Bảng 5: Hiệu quả đầu tư của giáo dục cơ bản trong khu vực kinh tế phi chính thức: mô hình lựa chọn trên biến không quan sát được

Các biếnPhi nông nghiệp Nông nghiệp

Hệ sốĐộ lệch chuẩn

Hệ sốĐộ lệch chuẩn

FSLC 0,22*** 0,04 0,28*** 0,05

Kinh nghiệm tiềm năng 0,01 ** 0,01 0,00 0,01

(Kinh nghiệm tiềm năng)^2 /100 0,01 0,01 0,01 0,01

Hơn 32 tuổi 0,22*** 0,04 0,29*** 0,06

Nữ -0,26*** 0,03 -0,36*** 0,05

Tình trạng hôn nhân (Kết hôn hoặc sống tự do) 0,08** 0,03 0,11** 0,05

Thiên chúa -0,02 0,07 0,05 0,08

Đạo Hồi 0,18** 0,07 0,21** 0,10

Di cư 0,08** 0,03 0,08* 0,05

Thành thị 0,08*** 0,03 0,23*** 0,06

Lambda -0,29*** 0,04 -0,40*** 0,06

Hằng số 4,75*** 0,08 4,39*** 0,12

Thống kê của mô hình

R2 điều chỉnh (%) 13,0 15,1

Các quan sát 2°532 1°659

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả. *: Có ý nghĩa ở 10%; **: Có ý nghĩa ở mức 5%; ***: Có ý nghĩa ở mức 1%.

Page 208: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

209NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Hiệu quả đầu tư của giáo dục trung học cơ sở đối với nhân công khu vực kinh tế phi chính thức

Với cùng một phương pháp, chúng tôi phân tích hiệu quả của việc đạt được Chứng chỉ chung về Giáo dục, Cấp phổ thông (GCE-OL) đối với nhân viên khu vực phi chính thức. Ở đây, nhóm khảo sát gồm người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức có GCE-OL hoặc chứng chỉ cao hơn và nhóm đối chứng bao gồm những người lao động chỉ có FSLC. Điều này cho phép chúng tôi đánh giá tác động ròng của giáo dục trung học cơ sở đối với thu nhập của người lao động. Chúng tôi đã áp dụng phương pháp tương hợp hạt nhân (kernel matching) Epanechnikov (dải thông h = 0,06) và chúng tôi cũng thực hiện mô hình lựa chọn trên biến không quan sát được.

Lựa chọn trên các biến quan sát đượcCác biến quan sát được mà chúng tôi dùng trong việc tính toán điểm xu

hướng là các biến đã sử dụng trong ước tính xác suất đạt được FSLC. Điểm số này đánh giá khả năng đạt được GCE-OL, khả năng này phụ thuộc vào việc đã có FSLC hay chưa. Các ước tính có liên quan được trình bày trong phụ lục (A6, Hình A3 và A4). Việc kiểm định dải các điểm số cho thấy trong phân khúc phi nông nghiệp 99,6% quan sát nằm trong khu vực hỗ trợ chung so với 96,5% trong phân khúc nông nghiệp.

Phương pháp tương hợp cho thấy hiệu quả đầu tư của GCE-OL trên thu nhập của người lao động có chứng chỉ và làm việc trong khu vực phi nông nghiệp được ước tính là 33% (Xem Bảng 6). Mặt khác, nếu người lao động đã có FSLC quay lại trường và đạt được GCE-OL, điều này sẽ làm tăng 30% thu nhập của họ với giả định rằng tuổi được cấp chứng chỉ không ảnh hưởng đến lợi ích của chứng chỉ. Hiệu ứng trung bình của giáo dục trung học cơ sở đối với người lao động có chứng chỉ FSLC và làm việc trong khu vực phi nông nghiệp được ước tính là 31%. Ngược lại, trong phân khúc nông nghiệp hiệu ứng trung bình của GCE-OL đối với thu nhập của người lao động có thể rất thấp, xấp xỉ không; trên thực tế, cả ba tham số đều không có ý nghĩa thống kê.

Page 209: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

210 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 6: Hiệu quả đầu tư của giáo dục trung học cơ sở trong khu vực kinh tế phi chính thức: phương pháp tương hợp

Hiệu quả đầu tư của GCE-OL

Phi nông nghiệp Nông nghiệp

Ước tínhĐộ lệch chuẩn

Ước tínhĐộ lệch chuẩn

Đối với thu nhập của người lao động có GCE-OL: TTΔ 33,0*** 4,9 12,9 12,3

Đối với thu nhập của người lao động không có GCE-OL nhưng có FSLC: TNTΔ 29,9*** 5,4 21,6 13,9

Đối với thu nhập của người lao động có FSLC: ATEΔ 31,0*** 5,1 20,2 12,7

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1.Tính toán của tác giả.Độ lệch chuẩn được tính bằng phương pháp Bootstrap (200 lần lặp lại)*: Có ý nghĩa ở 10%; **: Có ý nghĩa ở mức 5%; ***: Có ý nghĩa ở mức 1%.

Lựa chọn trên biến không quan sát đượcViệc áp dụng mô hình lựa chọn trên biến không quan sát được là hợp lí

trong cả hai phân khúc, vì tỉ lệ nghịch đảo Mills (Lambda) có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng 1%, qua đó khẳng định sự tồn tại của các biến không quan sát được ảnh hưởng đến cả việc đạt được GCE-OL và thu nhập. Một số biến kiểm chứng liên quan đến kinh nghiệm tiềm năng, tôn giáo và tình trạng hôn nhân không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, loại các biến này ra cũng không tác động đến các hệ số khác.

Trong khu vực phi nông nghiệp, biến GCE-OL - phản ánh việc có hoặc không có GCE-OL - có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng 1% và cho thấy lợi ích trung bình của chứng chỉ này đối với thu nhập của người lao động khu vực phi nông nghiệp phi chính thức là khoảng 31% (Xem Bảng 7). Ngược lại, ở khu vực nông thôn biến này không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, có GCE-OL sẽ không ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động hoạt động nông nghiệp. Như vậy, các kết quả thu được trong các mô hình lựa chọn trên biến không quan sát được trùng với các kết quả của phương pháp tương hợp.

Page 210: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

211NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Bảng 7: Hiệu quả đầu tư của giáo dục trung học cơ sở trong khu vực kinh tế phi chính thức: mô hình lựa chọn trên biến không quan sát được

Các biếnPhi nông nghiệp Nông nghiệp

Hệ số Độ lệch chuẩn Hệ số

GCE-OL 0.31*** 0.04 0.11 0.11

Kinh nghiệm tiềm năng 0.02* 0.01 0.02 0.01

(Kinh nghiệm tiềm năng)^2 /100 -0.04 0.05 -0.03 0.03

Hơn 32 tuổi 0.09* 0.05 0.27*** 0.08

Nữ -0.18*** 0.04 0.41** 0.18

Tình trạng hôn nhân (Kết hôn hoặc sống tự do) 0.06 0.04 -0.03 0.08

Thiên chúa -0.09 0.09 0.22 0.18

Đạo Hồi 0.00 0.10 -0.01 0.23

Di cư 0.14*** 0.04 -0.04 0.07

Thành thị 0.05 0.04 0.06 0.09

Lambda -0.35*** 0.06 -1.02*** 0.23

Hằng số 5.19*** 0.13 5.67*** 0.31

Thống kê của mô hình

R2 điều chỉnh (%) 14.9 11.1

Các quan sát 1°471 574

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả. *: Có ý nghĩa ở 10%; **: Có ý nghĩa ở mức 5%; ***: Có ý nghĩa ở mức 1%.

Lựa chọn tại điểm gia nhập khu vực phi chính thức và các yếu tố quyết định phân bổ khu vực

Chúng tôi sẽ kiểm định lựa chọn tại điểm gia nhập khu vực phi chính thức. Trên thực tế, phương trình thu nhập trước đó đã bị giới hạn, bỏ qua sự tồn tại của khu vực chính thức, do đó có thể bị thiên lệch. Chúng tôi sẽ xác định các yếu tố quyết định phân bổ khu vực. Tập hợp mẫu được sử dụng gồm những người có tiềm năng hoạt động (tuổi từ 15 năm trở lên) được phỏng vấn trong khảo sát EESI.

Kiểm định lựa chọn tại điểm gia nhập khu vực kinh tế phi chính thức Các kết quả kiểm định (Xem Bảng 8) cho thấy tỉ lệ nghịch đảo Mills

Page 211: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

212 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

(Lambda)5 có ý nghĩa thống kê và dương trong các phương trình của khu vực kinh tế chính thức (công cộng và tư nhân) và âm trong các phương trình khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, trong khu vực phi nông nghiệp, biến này không có ý nghĩa thống kê, ngay cả ở ngưỡng 10%. Vì vậy, trong các khu vực chính thức (công hoặc tư nhân), các đặc điểm không quan sát được ảnh hưởng đến “sự lựa chọn” khu vực của cá nhân cũng ảnh hưởng đến tiền lương họ sau khi tham gia phân khúc này của thị trường lao động. Trong khu vực nông thôn, các đặc điểm không quan sát được này tác động tiêu cực lên thu nhập tiềm năng của người lao động và trong phân khúc phi nông nghiệp, chúng không có tác động. Vì vậy, người lao động Cameroon làm việc trong khu vực phi chính thức đã không có sự lựa chọn để tối đa hóa thu nhập tiềm năng như cần phải làm trong trường hợp thị trường cạnh tranh. Do đó, họ không đạt được nguyện vọng của mình bởi vì họ đã không thể tham gia vào khu vực chính thức.

Bảng 8: Kiểm định lựa chọn tại điểm gia nhập các phân khúc thị trường lao động

Các biến Công Chính thức tư nhân

Phi nông nghiệpphi chính thức

Nông nghiệpphi chính thức

FSLC 0,45*** 0,22** 0,32*** 0,36***

Kinh nghiệm tiềm năng 0,03*** 0,03*** 0,02*** 0,00

(Kinh nghiệm tiềm năng)^2 /100 -0,05* -0,04 -0,05*** 0,00

Hơn 32 tuổi 0,18*** 0,27*** 0,20*** 0,24***

Nữ -0,13*** 0,37*** -0,34*** -0,36***

Tình trạng hôn nhân (Kết hôn hoặc sống tự do)

0,00 0,15*** 0,09*** 0,04

Thiên chúa 0,05 0,02 0,19* 0,28***

Đạo Hồi -0,12 0,00 0,10*** 0,30***

Di cư 0,14*** 0,06 0,07*** 0,08**

Thành thị 0,28*** 0,17*** 0,17*** 0,22***

Lambda 6,10*** 6,09*** 4,31*** 3,74***

5 Các kết quả của mô hình lựa chọn cho phép tính được tham số Lambda được trình bày tại Bảng A8 trong phần Phụ lục.

Page 212: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

213NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Hằng số 0,51*** 0,71*** -0,04 -0,15***

Thống kê của mô hình

R2 điều chỉnh (%) 30,4 29,2 10,5 9,5

Các quan sát 1°204 1°160 6°572 3°540

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả. *: Có ý nghĩa ở 10%; **: Có ý nghĩa ở mức 5%; ***: Có ý nghĩa ở mức 1%.

Yếu tố quyết định phân bổ khu vựcMô hình phân bổ khu vực trình bày trong phụ lục (bảng A9) cho thấy

kiểm định thông số (specification test) Hausman-McFadden (1984) cho biết xác suất bác bỏ nhầm giả thuyết (về Tính độc lập của các lựa chọn thay thế không phù hợp) có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này là để nói rằng phân bổ khu vực là một quá trình ngẫu nhiên. Một người trong độ tuổi làm việc trước tiên lựa chọn tham gia vào thị trường lao động hoặc chọn trạng thái không hoạt động. Sau đó, những người trong độ tuổi lao động được chia thành những người thất nghiệp và những người lao động của các phân khúc khác nhau của thị trường lao động.

Chúng tôi ghi nhận rằng các biến có liên quan đến môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc cá nhân quyết định có tham gia hoặc không tham gia thị trường lao động. Trách nhiệm gia đình đối với con còn ít tuổi và trách nhiệm của chủ hộ khuyến khích các cá nhân tìm kiếm việc làm. Một lần nữa, sự hiện diện của người có trạng thái không hoạt động trong các hộ gia đình ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội tham gia thị trường việc làm của các thành viên. Sự tham gia của người dân vào khu vực phi chính thức chịu tác động của các biến liên quan đến môi trường gia đình. Hiệu ứng của các biến này đối với xác suất tham gia thị trường lao động cũng được El Aynaoui (1998) nêu bật với dữ liệu về Marocco.

Giáo dục có vai trò quyết định đối với tình trạng nghề nghiệp của người dân. Xác suất thất nghiệp tăng khi trình độ học vấn tăng; người có tay nghề thà thất nghiệp còn hơn làm các công việc bấp bênh và nhận thu nhập thấp, vốn là đặc trưng của khu vực phi chính thức. Hơn nữa, xác suất tham gia phân khúc chính thức tăng mạnh khi trình độ học vấn tăng. Nhưng trong phân khúc chính thức thì đó là hiệu ứng ngược lại khi xác suất gia nhập giảm khi trình độ học vấn tăng.

Page 213: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

214 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

3. Kết luận và khuyến nghị

Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích hiệu quả đầu tư giáo dục đối với người lao động khu vực phi chính thức tại Cameroon. Chúng tôi đã thực hiện các phương pháp tương hợp các biến quan sát được và các mô hình lựa chọn các biến không quan sát được để đánh giá tác động của giáo dục cơ bản đối với thu nhập của những người làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức (phi nông nghiệp và nông nghiệp). Nghiên cứu cũng đã phân tích lợi ích của giáo dục trung học cơ sở đối với người lao động.

Các kết quả thu được trong hai phương pháp trùng nhau và xác nhận tác động tích cực của giáo dục đối với thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức. Các lợi ích của việc hoàn thành giáo dục cơ bản (có FSLC) ước tính là 20% trong khu vực phi nông nghiệp và 28% ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, nếu người lao động không có trình độ học vấn quay lại trường và hoàn thành chứng chỉ FSLC (hoặc chứng chỉ tương đương), điều này sẽ làm thu nhập của họ tăng 22% đến 25%, với giả định rằng tuổi nhận chứng chỉ không ảnh hưởng đến những lợi ích tiềm năng của chứng chỉ.

Tác động của việc hoàn thành giáo dục trung học cơ sở đối với thu nhập của người lao động khu vực phi nông nghiệp thậm chí còn lớn hơn. Có GCE-OL giúp tăng 33% thu nhập của những người có chứng chỉ này, trong khi sự thiệt hại của những người lao động dừng lại tại trình độ FSLC là khoảng 30%. Hiệu ứng khảo sát trung bình của GCE-OL trên thu nhập của người lao động khu vực phi nông nghiệp được ước tính lên đến 31%. Mặc dù vậy trong phân khúc nông nghiệp hiệu quả đầu tư của trình độ này xấp xỉ bằng không. Tuy nhiên, kết quả này cần được kiểm định bởi các nghiên cứu khác.

Ngoài ra, kiểm định lựa chọn tại điểm gia nhập khu vực kinh tế phi chính thức đã cho thấy sự tồn tại của thiên lệch lựa chọn ảnh hưởng đến kết quả của khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, kết quả của khu vực phi nông nghiệp không bị ảnh hưởng bởi thiên lệch này. Kiểm định này cũng cho thấy rằng người lao động Cameroon làm việc trong khu vực phi chính thức đã không có sự lựa chọn để tối đa hóa thu nhập tiềm năng như họ cần phải làm trong trường hợp thị trường cạnh tranh. Do đó, họ không đạt được nguyện vọng của mình bởi vì họ không thể tham gia vào khu vực chính thức. Họ làm trong khu vực kinh tế phi chính thức bởi vì họ không thể tham gia vào khu vực chính thức.

Page 214: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

215NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Giáo dục đóng vai trò quyết định trong tình trạng nghề nghiệp của người dân. Xác suất bị thất nghiệp và tham gia vào khu vực chính thức tăng cùng chiều với trình độ học vấn. Trái lại, xác suất tham gia khu vực kinh tế phi chính thức giảm khi trình độ học vấn tăng. Việc tham gia vào khu vực này chủ yếu được xác định bởi môi trường gia đình.

Tóm lại, nghiên cứu nêu bật vai trò của giáo dục cơ bản và giáo dục trung học cơ sở trong khu vực kinh tế phi chính thức tại Cameroon; hiệu quả của đầu tư giáo dục hiện nay không chắc chắn. Bài học rút ra là cần mở rộng cánh cửa giáo dục ít nhất cho đến cấp giáo dục trung học cơ sở. Chính phủ Cameroon cần can thiệp để cải thiện việc tiếp cận giáo dục và chất lượng của giáo dục. Kể cả khi giáo dục tiểu học được chính thức miễn phí ở Cameroon từ năm 2000, chúng ta phải thừa nhận rằng kết quả của việc này là không tương xứng. Mức cung giáo dục vẫn còn rất thấp vì thiếu cơ sở hạ tầng trường học ở nhiều vùng nông thôn. Ngoài ra còn có tình trạng quá đông học sinh, thiếu giáo viên, thiếu thiết bị… Hậu quả là tỉ lệ lưu ban và bỏ học cao.

Chính phủ Cameroon cần tuyển thêm giáo viên, xây dựng và trang bị cho các trường học, tăng cường đào tạo nghề và cũng có thể xây dựng và thực hiện chính sách quốc gia về giáo dục xã hội nhằm giúp đỡ hộ nghèo không có điều kiện mua tài liệu học tập cho con cái.

Về trung hạn, giáo dục miễn phí có thể được kéo dài tới cấp trung học cơ sở. Hơn nữa, Chính phủ có thể điều chỉnh những người tham gia khu vực phi chính thức, thực hiện các chương trình khuyến khích sinh viên tốt nghiệp tham gia khu vực phi chính thức (ví dụ, cấp tín dụng, miễn thuế cho một số năm…). Chính quyền trung ương cũng có thể tổ chức đào tạo nghề miễn phí (đào tạo công nghệ sinh học cho nông dân mới có hiệu quả cao) và thực hiện các chính sách nâng cao hiệu quả của các cơ sở sản xuất phi chính thức để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển tiếp của họ sang khu vực chính thức.

Page 215: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

216 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Phụ lục:

Bảng A1: Phân phối nhân công trong khu vực phi chính thức xếp theo loại hình

Khu vực Chủ sử dụng lao động/ Cán bộ cao cấp

Lao động tự do

Nhân viên/Nông dân

Học việc/Giúp việc gia đình Tổng

Phi nông nghiệp 5,1 59,7 21,6 13,5 100,0

Nông nghiệp 2,2 63,3 2,0 32,6 100,0

Tổng 3,4 61,8 10,2 24,7 100,0

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả. Dữ liệu có trọng số.

Bảng A2: Phân phối mẫu nhân công phi chính thức được xem xét khi ước tính hiệu quả đầu tư giáo dục

Vùng điều tra Phi nông nghiệp Nông nghiệp Tổng

Douala 422 10 432

Yaounde 359 9 368

Adamaoua 164 104 268

Miền Trung (không gồm Yaoundé )

178 163 341

Đông 123 179 302

Cực Bắc 273 92 365

Duyên hải (không gồm Douala) 113 134 247

Bắc 234 237 471

Tây Bắc 201 243 444

Tây 238 298 536

Nam 77 52 129

Tây Nam 150 138 288

Cameroon 2532 1659 4191

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả.

Bảng A3: Phân phối mẫu của nghiên cứu xếp theo Chứng chỉ cao nhất

Chứng chỉPhi nông nghiệp Nông nghiệp

Quan sát Tần số Quan sát Tần số

Không có chứng chỉ 972 38,4 1054 63,5

Page 216: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

217NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

FSLC 991 39,1 514 31,0

GCE-OL and + 569 22,5 91 5,5

Tổng 2532 100,0 1659 100,0

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả.

Hình A1: Phân phối điểm xu hướng cho lao động phi nông nghiệp (Có FSLC/Không có FSLC)

���

���

���

���

���

���

���

��� �� ��� ��� ��� �� ��� ��� ��� ��� ��� �� � ���

Score

Freq

uenc

y

Treated

Non-treated

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả.

Hình A2: Phân phối điểm xu hướng cho lao động nông nghiệp (Có FSLC/Không có FSLC)

��

���

���

���

���

���

��� �� ��� ��� ��� ��� ��� �� ��� ��� �� ���

Score

Freq

uenc

y

Treated

Non-treated

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả.

Page 217: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

218 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng A4: Đặc điểm trung bình của lao động khu vực phi nông nghiệp trước và sau phương pháp tương hợp

Đặc điểm

Trước

Sau

Một-mộtDải thông h=0.04

Dải thông h=0.06

Dải thông h=0.08

TGChênh lệch

(TG-CG)TG

Chênh lệch(TG-CG)

Chênh lệch(TG-CG)

Chênh lệch(TG-CG)

Chênh lệch(TG-CG)

Log thu nhập theo giờ 4,723 0,305*** 5,007 0,167*** 0,199*** 0,200*** 0,201***

Đặc điểm cá nhân

Tuổi 36,084 -5,704*** 30,407 -0,257 0,318 0,332 0,322

Nữ 0,468 -0,061*** 0,432 0,067*** 0,059*** 0,057*** 0,053***

Thiên chúa 0,436 0,388*** 0,814 -0,035** -0,008 -0,008 -0,008

Đạo Hồi 0,514 -0,389*** 0,133 0,025** -0,001 -0,001 -0,002

Tỉnh 0,141 0,146*** 0,272 0,051*** 0,053*** 0,056*** 0,059***

Khu 0,427 0,040* 0,467 -0,018 -0,023 -0,025 -0,023

Đặc điểm người cha

Tiểu học 0,215 0,232*** 0,475 -0,061*** -0,046** -0,047** -0,047**

Trung học và cao hơn 0,063 0,239*** 0,260 0,073*** 0,043*** 0,045*** 0,046***

Cán bộ cao cấp 0,065 0,117*** 0,154 0,004 0,017 0,018 0,018

Nhân viên 0,148 0,172*** 0,319 -0,016 -0,027 -0,026 -0,025Thương mại/Công nghiệp

0,179 0,029* 0,211 0,021 -0,003 -0,002 -0,001

Dịch vụ 0,199 0,225*** 0,398 0,015 0,007 0,008 0,011

Khu vực phi chính thức 0,146 0,283*** 0,396 -0,003 0,008 0,010 0,014

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả. *: Có ý nghĩa thống kê ở 10 %; **: Có ý nghĩa thống kê ở 5 %; ***: Có ý nghĩa

thống kê ở 1 %.TG= Nhóm Khảo sát CG= Nhóm Đối chứng.

Page 218: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

219NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Bảng A5: Đặc điểm trung bình của lao động khu vực nông nghiệp trước và sau phương pháp tương hợp

Đặc điểm

Trước

Sau

Một-mộtDải thông h=0.04

Dải thông h=0.06

Dải thông h=0.08

TGChênh lệch

(TG-CG)TG

Chênh lệch(TG-CG)

Chênh lệch(TG-CG)

Chênh lệch(TG-CG)

Chênh lệch(TG-CG)

Log thu nhập theo giờ 4,598 0,371*** 4,594 0,226*** 0,272*** 0,276*** 0,279***

Đặc điểm cá nhân

Tuổi 36,760 -7,883*** 36,784 0,339 0,389 0,301 0,252

Nữ 0,451 -0,103*** 0,453 -0,005 0,004 -0,001 -0,002

Thiên chúa 0,894 0,213*** 0,894 -0,032* -0,020 -0,017 -0,016

Đạo Hồi 0,055 -0,166*** 0,055 0,008 0,016 0,015 0,015

Tỉnh 0,043 0,014* 0,043 0,010 0,001 0,000 -0,001

Khu 0,349 0,155*** 0,346 0,017 0,013 0,010 0,012

Đặc điểm người cha

Tiểu học 0,474 0,305*** 0,477 -0,013 0,029 0,032 0,032

Trung học và cao hơn 0,099 0,078*** 0,095 0,000 -0,003 -0,006 -0,004

Cán bộ cao cấp 0,063 0,027*** 0,058 0,030** 0,014 0,014 0,014

Nhân viên 0,197 0,116*** 0,198 -0,033 -0,011 -0,006 -0,001

Thương mại/Công nghiệp 0,109 0,036* 0,110 0,038** 0,017 0,015 0,015

Dịch vụ 0,203 0,126*** 0,199 -0,002 0,005 0,012 0,018

Khu vực phi chính thức 0,213 0,149*** 0,209 -0,008 0,000 0,004 0,009

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả. *: Có ý nghĩa thống kê ở 10 %; **: Có ý nghĩa thống kê ở 5 %; ***: Có ý nghĩa

thống kê ở 1 %.TG= Nhóm Khảo sát CG= Nhóm Đối chứng.

Page 219: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

220 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng A6: Ước tính xu hướng có GCE-OL của lao động khu vực phi chính thức có FSLC

Phi nông nghiệp Nông nghiệp

Tỉ lệ chênh lệch

Độ lệch chuẩn

Tỉ lệ chênh lệch

Độ lệch chuẩn

Các biến liên quan đến người cha

CSP (tham chiếu: Lao động tự do)

Quan chức cao cấp 1,58** 0,40 0.45 0.51

Nhân viên 1,07 0,26 0.14* 0.16

Khu vực hoạt động (tham chiếu: chính thức)

Phi chính thức 1,43* 0,31 2.69 2.98

Ngành hoạt động (tham chiếu: Nông nghiệp, Ngư nghiệp; Chăn nuôi)

Thương mại/Công nghiệp 1,12 0,21 1.33 0.72

Dịch vụ 1,23 0,24 0.60 0.38

Trình độ học vấn (tham chiếu: Không đi học)

Tiểu học 1,51** 0,26 1.77* 0.59

Trung học và cao hơn 3,63*** 0,76 1.04 0.67

Các biến lien quan đến người lao động

Tuổi 1,39*** 0,06 1.05 0.06

Bình phương tuổi 1,00*** 0,00 1.00 0.00

Nữ 0,38*** 0,05 0.01*** 0.01

Tôn giáo (tham chiếu: Khác/Không tôn giáo)

Thiên chúa 1,31 0,37 0.50 0.29

Đạo hồi 0,89 0,29 0.29 0.25

Nơi sinh (tham chiếu: làng)

Thủ phủ của Khu/Phân khu

2,66*** 0,48 2.21** 0.71

Thủ phủ của tỉnh 1,58*** 0,26 3.82* 2.67

Các thống kê của mô hình

Pseudo R2 (%) 15,6 22,8

Khu vực dưới đường cong (AURC) %

75,7 82,9

Các quan sát 1°513 571

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả. *: Có ý nghĩa thống kê ở 10%; **: có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ***: có ý nghĩa

thống kê ở mức 1%.

Page 220: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

221NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Hình A3: Phân phối điểm xu hướng của lao động khu vực phi nông nghiệp có FSLC

��

���

���

���� ���� ���� ���� ���� ��� ���� ���� ��� ���� ���� ����

Score

Freq

uenc

y

Treated

Non-treated

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả.

Bảng A4: Phân phối điểm xu hướng của lao động khu vực nông nghiệp có FSLC

0

50

100

150

200

0,00 0,04 0,08 0,17 0,25 0,33 0,42 0,50

Score

Freq

uenc

y

� �� �

������ �� �

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả.

Page 221: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

222 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng A7: Phân phối mẫu những người 15 tuổi và nhiều tuổi hơn theo tình trạng hoạt động

Tình trạng Quan sát Tần số

Không hoạt động 5848 26,2

Thất nghiệp 1681 7,5

Khu vực công 1226 5,5

Khu vực tư nhân chính thức 1199 5,4

Khu vực phi nông nghiệp phi chính thức 7659 34,3

Khu vực nông nghiệp phi chính thức 4739 21,2

Tổng 22352 100,0

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả.

Bảng A8: Mô hình lựa chọn Đa thức (tỉ lệ chênh lệch)

Công Tư nhân chính thức

Phi nông nghiệp phi chính thức

Nông nghiệp phi chính thức

Nơi cư trú(tham chiếu: nông thôn)

Yaoundé/Douala 0,48*** 1,39*** 1,14** 0.03***

Thành phố khác 1,08 1,41*** 1,49*** 0.30***

Trình độ học vấn (tham chiếu: Không đi học)

Tiểu học 10,18*** 4,94*** 1,34*** 2.00***

Trung học cơ sở 26,05*** 8,13*** 1,28*** 1.27***

Trung học phổ thông và cao hơn

121,34*** 15,17*** 0,83** 0.55***

Tuổi 2,02*** 1,83*** 1,44*** 1,45***

Tuổi bình phương 0,99*** 0,99*** 1,00*** 1,00***

Nữ 0,76** 0,33*** 0,71*** 0,66***

Chủ hộ 6,91*** 6,08*** 5,35*** 4,77***

Trong quan hệ gia đình 1,41*** 0,96 0,86*** 1,20***

% con từ 0-4 tuổi trong hộ 8,63*** 14,96*** 30,14*** 74,88***

% con từ 5-9 tuổi trong hộ 13,87*** 25,46*** 41,00*** 91,28***

% người ở tuổi lao động trong hộ không có thu nhập

0,00*** 0,00*** 0,00*** 0,00***

Số giờ làm việc gia đình/tuần 0,97*** 0,96*** 0,99*** 1,00

Page 222: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

223NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Số giờ đi học/tuần 0,96*** 0,94*** 0,96*** 0,95***

Thống kê của mô hình

Pseudo R2 (%) 40,9

LR χ2(60) 24181,11

Quan sát 22°352

Nguồn: EESI (2005), Giai đoạn 1. Tính toán của tác giả. *: Có ý nghĩa thống kê ở 10%; **: Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ***: Có ý nghĩa

thống kê ở mức 1%.

Page 223: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

224 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂNBả

ng A

9: C

ác yếu

tố q

uyết

địn

h ph

ân bổ

khu

vực

Các

biến

Thất

ngh

iệp

(nói

chu

ng)

Công

Tư n

hân

chín

h thức

Phi n

ông

nghiệp

phi

ch

ính

thức

Nông

ngh

iệp

phi c

hính

thức

ORSE

ORSE

ORSE

ORSE

ORSE

Nơi cư

trú(th

am c

hiếu

: nôn

g th

ôn)

Yaou

ndé/

Doua

la1,

25**

*0,

100,

320,

030,

930,

090,

71**

*0,

040,

02**

*0.

00

Thàn

h phố

khác

1,49

***

0,12

0,86

0,09

1,11

0,12

1,14

**0,

070,

23**

*0.

01

Trìn

h độ

học

vấn

(tha

m

chiế

u: K

hông

đi học

)

Tiểu

học

4,87

***

0,69

16,4

85,

538,

63**

*1,

922,

35**

*0,

172,

78**

*0.

20

Trung

học

sở4,

78**

*0,

6833

,66

11,2

210

,67*

**2,

391,

70**

*0,

131,

43**

*0.

12

Trung

học

phổ

thôn

g và

cao

hơn

4,81

***

0,71

146,

5748

,58

18,3

4***

4,12

0,97

***

0,08

0,63

***

0.07

Tuổi

0,02

2,05

0,05

1,81

***

0,04

1,41

***

0,01

1,34

***

0,01

Tuổi

bìn

h phươ

ng0,

000,

990,

000,

99**

*0,

001,

00**

*0,

001,

00**

*0,

00

Nữ0,

050,

670,

070,

30**

*0,

030,

64**

*0,

040,

57**

*0,

04

Chủ

hộ0,

195,

810,

655,

34**

*0,

584,

41**

*0,

322,

97**

*0,

24

Tron

g qu

an hệ

gia đì

nh

0,07

1,11

0,11

0,76

***

0,07

0,63

***

0,04

0,79

***

0,05

% c

on từ

0-4

tuổi

tron

g hộ

0,17

2,90

0,88

4,45

***

1,34

7,55

***

1,30

9,34

***

1,82

% c

on từ

5-9

tuổi

tron

g hộ

0,12

5,53

1,68

9,62

***

2,93

14,0

5***

2,46

19,4

2***

3,82

% n

gười

ở tuổi

lao độ

ng tr

ong

hộ k

hông

thu

nhập

0,

150,

000,

000,

00**

*0,

000,

00**

*0,

000,

00**

*0,

00

Số g

iờ là

m v

iệc g

ia đì

nh/tuần

0,00

0,98

0,00

0,97

***

0,00

0,99

***

0,00

1,00

0,00

Số g

iờ đ

i học

/tuần

0,00

0,95

0,01

0,93

***

0,01

0,95

***

0,00

0,95

***

0,00

Page 224: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

225NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘIThốn

g kê

của

hình

Pseu

do R

2 (%

)32

,0

LR χ

2 (75)

22

260,

31

Kiểm

địn

h Ha

usm

an χ

2 (60)

34

5, 3

7

Quan

sát

22°3

52

Nguồn

: EES

I (20

05),

Giai

đoạ

n 1.

Tín

h to

án của

tác

giả.

*:

ý ng

hĩa

thốn

g kê

ở 1

0%; *

*: C

ó ý

nghĩ

a thốn

g kê

ở mức

5%;

***

: Có

ý ng

hĩa

thốn

g kê

ở mức

1%.

Page 225: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

226 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Mô hình kinh tế lượng

Trình bày các mô hình đánh giá tác động của chứng chỉ FSLC trên thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức

Mô hình quan hệ nhân quả của Rubin (1977) là mô hình kinh điển để đánh giá tác động khảo sát.

T là biến biểu hiện tình trạng khảo sát hoặc không khảo sát:

T = 1 Nếu người lao động có chứng chỉ FSLC (được khảo sát)0 Không có chứng chỉ (không được khảo sát)

Thu nhập của người lao động i có thể được thể hiện như sau:( ),1 ,0. 1i i i i iY T Y Y T= + − (1)

Nếu 1=iT cá nhân được khảo sát. 1,ii YY = . Chỉ 1,iY được quan sát. Thu nhập 0,iY của cá nhân (trong trường hợp không được khảo sát) không quan sát được.

Nếu 0iT = cá nhân không được khảo sát, 0,ii YY = . Chỉ 0,iY được quan sát. Thu nhập 1,iY của cá nhân (trong trường hợp được khảo sát) không quan sát được.

0,iY và 1,iY là các kết quả tiềm tàng của khảo sát, nhưng các kết quả này không bao giờ được quan sát đồng thời tại cùng một ngày cho một cá nhân nhất định.

Hiệu ứng nhân quả của chứng chỉ FSLC trên thu nhập là: 0,1, ii YY −=Δ . Đây là hiệu số của kết quả khi được khảo sát và kết quả khi không khảo sát. Hiệu ứng này là không quan sát được, vì chỉ một trong hai biến tiềm tàng là được quan sát cho mỗi cá nhân và nó có tính chất cá nhân, vì vậy tồn tại một phân phối của hiệu ứng nhân quả đối với quần thể.

Ba tham số được nghiên cứu:Hiệu ứng trung bình của giáo dục đối với quần thể người lao động được

đi học:

( )1 0 1TT E Y Y TΔ = − =Hiệu ứng trung bình của giáo dục đối với người lao động không được đi

học:

( )1 0 0TNT E Y Y TΔ = − =Hiệu quả khảo sát trung bình trong quần thể: ( )01 YYEATE −=Δ .

Page 226: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

227NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Thiên lệch lựa chọn trong khảo sátNếu các biến kết quả độc lập với biến khảo sát, tức là nếu ( ) TYY ⊥10 , , ba

tham số cần quan tâm có thể nhận biết được và bằng nhau.

( ) ( )1 0TT TNT ATE E Y T E Y TΔ = Δ = Δ = = − = (2)Các tham số này có thể là mức chênh lệch được ước tính của thu nhập

trung bình quan sát được trong nhóm người lao động có FSLC và nhóm của những người lao động không có chứng chỉ này. Nếu giả định độc lập không được thỏa mãn thì chênh lệch về thu nhập trung bình chịu ảnh hưởng của thiên lệch lựa chọn. Thật vậy,

( ) ( ) ( ) ( )( ) ( ) ( ) ( )

1 0

1 0 0 0

1 0 1 0

1 1 1 0TT TT

E Y T E Y T E Y T E Y T

E Y T E Y T E Y T E Y T

B

= − = = = − =

= = − = + = − =

= Δ + (3)

Trong đó:

( ) ( )0 01 0TTB E Y T E Y T= = − = . Số hạng này là thiên lệch lựa chọn.Thiên lệch này có thể bằng không nếu thu nhập bình quân của các cá

nhân được đi học, khi không có khảo sát, bằng một trong các thu nhập bình quân của người không được đi học. Nói cách khác, nếu người lao động được học và không được học là như nhau trước khi khảo sát. Mức độ độc lập hoàn toàn giữa các kết quả tiềm năng (Y0, Y1) và việc có FSLC là một kịch bản không chắc chắn.

Tương hợp trên các đặc điểm quan sát đượcMột cách khác để giải quyết vấn đề độc lập là tìm một tập hợp các biến

quan sát được X mà với các biến này sự độc lập có điều kiện giữa các kết quả tiềm năng và việc có FSLC được xác minh, tức là chúng ta phải tìm X vector sao cho ( ) XTYY ⊥10 , . Điều này sẽ làm cho việc xác định các tham số cần quan tâm trở nên có thể thực hiện.

Mỗi cá nhân được đi học được gắn với một người không được đi học được gọi là phản thực (counterfactual), với các đặc điểm X giống hệt hoặc rất gần. Cá nhân phản thực phản ánh tình trạng của cá nhân được khảo sát trong tình huống giả định là người này không được khảo sát. TTΔ do đó có thể được ước tính bởi sự khác biệt giữa thu nhập trung bình của các nhóm người lao động được đi học và thu nhập trung bình của nhóm phản thực.

Page 227: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

228 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Phương pháp tương hợp do Rubin (1977) đề xuất là ghép mỗi người lao động được đi học với một người không được đi học, kí hiệu là ĩ (i), với cùng một đặc điểm quan sát được X. Đối với một số cá nhân được khảo sát, chúng tôi không thể tìm thấy các cá nhân có các đặc điểm giống hệt. Hàm ước lượng do Rubin đề xuất yêu cầu lựa chọn cá nhân không được khảo sát càng gần với các cá nhân đã được khảo sát càng tốt6.

Phương pháp tương hợp điểm xu hướngThuộc tính độc lập có điều kiện thường yêu cầu phải tính đến một số lượng

đáng kể các biến có điều kiện. Vấn đề này được Rosenbaum và Rubin (1983) giải quyết một phần khi cho thấy rằng nếu ( ) XTYY ⊥10 , thì ( ) ( )XPTYY ⊥10 , , trong đó ( )XP là một vector một chiều tổng hợp vector X của các biến quan sát được. Do đó, chỉ cần ghép các cá nhân dựa trên số điểm xu hướng ( )XP . Nhưng một khi điểm số ( )XP được ước tính, nó phải xác minh thuộc tính cân bằng, tức là các cá nhân có cùng số điểm xu hướng phải có sự phân bố tương tự của các biến quan sát được, bất kể tình trạng khảo sát là gì. Chúng tôi sẽ kiểm định thuộc tính cân bằng với các thuật toán do Andrea Ichino và Sascha Becker (2002) phát triển.

Trong số các phương pháp tương hợp được sử dụng, phổ biến hơn là tương hợp một-một với thay thế. Mỗi cá nhân được khảo sát được ghép với một cá nhân không được khảo sát có đặc điểm rất gần với đặc điểm của cá nhân được khảo sát (một cá nhân của nhóm điều khiển có thể được sử dụng nhiều hơn một lần). Sự khác biệt giữa các logarit của thu nhập trung bình theo giờ của hai nhóm (có kích thước bằng nhau) là ước tính hiệu quả của giáo dục đối với những người đã hoàn thành trình độ học vấn này7. Tuy nhiên, thuộc tính tiệm cận (hội tụ và tính chuẩn tắc tiệm cận) của các hàm ước lượng TTΔ chưa được biết.

Đó là lí do tại sao chúng tôi cũng sẽ thực hiện tương hợp hạt nhân Epanechnikov là tương hợp mà Heckman, Ichimura và Todd (1998) đã cho

6 Trên thực tế, sự giống nhau được đo bởi khoảng cách Mahalanobis. Chúng tôi chọn phản thực của i là cá thể i~ sao cho:

( ) 10minarg~

−Σ=−= ji

jTxxii

trong đó Σ là ma trận phương sai-đồng biến của các đặc điểm X trong quần thể các cá nhân được khảo sát.7 Để ước tính thiệt hại của những người không đi học gây ra bởi việc thiếu trình độ học vấn ( TNTΔ ), có thể đảo ngược quy trình bằng cách coi các cá nhân được đi học như là thuộc nhóm kiểm chứng.

Page 228: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

229NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

thấy sự hội tụ của nó (ở tốc độ N ) và tính chuẩn tắc tiệm cận theo giả định chuẩn tắc (regularity) nhất định. Phương pháp này ghép một cá nhân được đi học với một người không được đi học hư cấu, là một người trung bình. Tất cả các cá nhân không được đi học khá gần với các cá nhân được đi học i tham gia vào việc xây dựng thu nhập phản thực, với giá trị thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách giữa điểm số của họ và điểm số của người lao động được đi học i. Phương pháp phản thực được thực hiện với tất cả các cá nhân trong một dải thông (bandwith) h nhất định. Chúng tôi đã kiểm nghiệm độ nhạy của kết quả đối với nhiều giá trị của tham số này.

Các biến có thể quan sát được chịu sự tác động của tương hợp trước hết là các biến liên quan đến người cha của người lao động khi người lao động 15 tuổi. Các biến này là biến thay thế (proxy) cho tình trạng của người lao động trước khi khảo sát. Đó là về tình trạng nghề nghiệp xã hội của người cha (quan chức cao cấp, nhân viên, làm việc độc lập được chọn làm tham chiếu (Independent in reference)), khu vực hoạt động của người cha (biến giả có giá trị là 1 nếu cha làm việc trong khu vực tư nhân chính thức, 0 trong các khu vực khác), ngành hoạt động của cha (Thương mại/Công nghiệp, Dịch vụ Nông nghiệp/Thuỷ sản/chăn nuôi được chọn làm tham chiếu) và trình độ giáo dục (Trung học và cao hơn; Tiểu học; Không đi học được chọn làm tham chiếu). Mặt khác, các đặc điểm cá nhân bên ngoài hoặc độc lập với tình hình hiện tại sẽ được đưa vào trong mô hình. Các biến này là: tuổi (và tuổi bình phương), giới tính, tôn giáo (Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Tôn giáo khác/Không tôn giáo được chọn làm tham chiếu) và nơi sinh (Thủ phủ của tỉnh; Trung tâm của khu/phân khu, làng được chọn làm tham chiếu). Nhưng cuối cùng, chúng tôi sẽ chỉ giữ lại những biến cho phép xác định điểm số xác minh thuộc tính cân bằng.

Mô hình lựa chọn biến không quan sát đượcCác phương pháp tương hợp dựa trên giả định rằng mọi yếu tố phân biệt

các cá nhân được đi học với các cá nhân không được đi học là quan sát được. Tuy nhiên, các biến không quan sát được (hoặc không có sẵn trong cơ sở dữ liệu các biến) có thể ảnh hưởng đến cả khả năng có FSLC và mức thu nhập. Vì vậy, chúng tôi sẽ sử dụng mô hình lựa chọn trên biến không quan sát được,

Page 229: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

230 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

là một giải pháp thay thế để giải quyết các vấn đề lựa chọn. Mô hình này có lợi là có thể đồng thời lập mô hình cho thu nhập tiềm năng và cho khả năng có FSLC. Chúng tôi đã thực hiện các mô hình lựa chọn sau đây8:

(4)

'

'1 if 00

i i i i

i i i

i

Y Z T u

T X eT otherwise

β

γ

⎧ = + Δ +⎪

⎧ = + >⎨⎪⎨⎪ =⎪⎩⎩

iu và ie theo một nhị biến (bivariate) với giá trị trung bình bằng không và hệ số tương quan ρ.

Chúng tôi sẽ ước tính phương trình (4) theo hai bước. Đầu tiên chúng tôi sẽ ước tính mô hình probit để có giá trị của tỉ lệ nghịch đảo Mills (Lambda), sau đó, biến này được dùng làm biến độc lập trong phương trình thu nhập trong giai đoạn thứ hai.

Yếu tố quyết định phân bổ khu vực và Kiểm định lựa chọn tại điểm gia nhập khu vực phi chính thức

Thị trường lao động ở các nước đang phát triển có tính phân khúc, mỗi thị trường có đặc trưng riêng liên quan đến mức độ nhu cầu, chất lượng công việc, cơ cấu và mức độ của tiền lương (Adams (1991); Schultz (2004)). Các phân khúc thị trường lao động ở Cameroon có thể được xác định bởi bốn lĩnh vực: khu vực công, khu vực tư nhân chính thức, khu vực phi nông nghiệp và khu vực nông nghiệp. Một người trong độ tuổi làm việc có thể thuộc một trong sáu trường hợp sau đây:

0 = không hoạt động; 1 = hoạt động và bị thất nghiệp, 2 = làm việc trong khu vực công; 3 = làm việc trong khu vực tư nhân chính thức, 4 = làm việc trong khu vực phi nông nghiệp phi chính thức, 5 = làm việc trong khu vực nông nghiệp chính thức.

Các yếu tố quyết định “sự lựa chọn” có thể được ước tính bằng cách sử dụng một mô hình logit đa thức (multinomial logistic model). L là biến về tình trạng của một người trong độ tuổi lao động (i). Tiện ích của việc thuộc về khu vực thể chế j được kí hiệu là jiU jU và được giả định là tuyến tính trong iQ là một

8 Xem Heckman (1979).

Page 230: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

231NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

vector của các đặc tính quan sát được của cá nhân i

ijijjij QU εφ += ' (5) Xác suất cá nhân thuộc về khu vực 0j là xác suất mà tiện ích

0ijU thu được từ việc thuộc về phân khúc 0j cao hơn mức tiện ích mà người nay sẽ đạt được trong khu vực j khác, với 0jj ≠ .

( ) [ ]( )( ) ( ) [ ]( )

0

0 0

0 0 0

0 0 0

0,...,5 : , , 0;5

0,...,5 : ' ' , , 0;5

ij ij

j j i ij ij

j P L j P U U j j j

j P L j P Q j j jφ φ ν ν

∀ = = = > ≠ ∈

∀ = = = − > − ≠ ∈ (6)

Giả sử sai số jε độc lập và có phân phối giống nhau theo phân phối Weibull, thì sự khác biệt số dư có phân phối logit và khả năng làm việc tại khu vực 0j được biểu hiện như sau:

( ) ( )0

5

00

exp '. '.i j i j ij

P L j Q Qφ φ=

= = ∑ (7)

Để mô hình được xác định, 0φ được giả định bằng không.Hiệu ứng của một biến q đối với xác suất thuộc về phân khúc j bất kỳ

được biểu hiện bởi tỉ lệ chênh lệch (odd ratios, OR).Đối với một biến giả: ( ) ( ) ( ), 1 0OR q j P L j q P L j q= = = = =Đối với một biến liên tục: ( ),OR q j = ( ) ( )nqjTPnqjTP ==+== 1Người lao động được trả lương của khu vực phi chính thức không được

chọn một cách ngẫu nhiên trong quần thể những người trong độ tuổi làm việc. Vì vậy bó buộc của phương trình thu nhập áp đặt lên những người lao động này có khả năng bị làm cho thiên lệch bởi lựa chọn ở điểm gia nhập khu vực phi chính thức. Trong trường hợp biến lựa chọn có một số trạng thái, mô hình của Lee (1983)9 là phần mở rộng của phương pháp Heckman giúp ước tính các phương trình thu nhập đồng thời kiểm định giả thuyết về sự lựa chọn tại điểm gia nhập các phân khúc thị trường lao động.

Việc thực hiện các mô hình này sẽ không xem xét thiên lệch nội sinh khảo sát (treatment endogeneity bias) gây ra bởi các biến không quan sát được. Không dễ để đồng thời kiểm soát cả nội sinh khảo sát và lựa chọn tham gia khu vực thể chế của thị trường lao động. Ngoài ra, trạng thái không hoạt động và trạng thái thất nghiệp có hoạt động sẽ được gộp lại

9 Mô hình này không gây ra khó khăn kể cả khi Giả định IIA (Tính độc lập của các Biến thay thế Không phù hợp-Independence of Irrelevant Alternatives) không được kiểm định.

Page 231: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

232 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

(grouped together). Hơn nữa, cũng cần coi người lao động không được trả lương (chủ yếu là giúp việc gia đình và người học nghề) là người không hoạt động hoặc thất nghiệp, vì họ không nằm trong ước tính phương trình thu nhập (trên thực tế, biến phụ thuộc là logarit của thu nhập theo giờ của việc làm chính)10.

Như vậy, trong mô hình logit đa thức ở giai đoạn đầu tiên, chúng ta có năm trạng thái sau đây:

0 = không được trả lương (không hoạt động, người lao động thất nghiệp và không được trả lương); 1 = nhân công được trả lương trong khu vực công; 2 = nhân công được trả lương trong khu vực tư nhân chính thức; 3 = nhân công được trả lương trong khu vực tư nhân và nhân công được trả lương phi nông nghiệp và 4 = nhân công được trả lương trong khu vực nông nghiệp tư nhân phi chính thức.

Phương trình thu nhập được viết như sau:' j=1,2,3,4ij j j i j i ijY Z T uα β= + + Δ + (8)

ijY chỉ xảy ra khi khu vực j được lựa chọn bởi cá nhân i.Tuy nhiên, có thiên lệch vì số dư iju có tương quan với số dư ( jε ) của

phương trình phân bổ khu vực. Do đó, chúng tôi sẽ ước tính phương trình sau đây:

' j=1,2,3,4ij j j i j i ij ijY Z Tα β λ κ= + + Δ + + (9)

jλ điều chỉnh thiên lệch chọn lựa được tạo ra do việc thuộc về một khu vực nào đó có thể do tác động của các biến không quan sát được. Trong phương trình (9), số dư jκ từ nay độc lập với sai số jε của phương trình phân bổ khu vực. Chúng tôi đã thực hiện phương trình này với chương trình Stata của Bourguignon và những người khác (2004)11.

Trong hồi quy, chúng tôi sẽ sử dụng các kĩ thuật phân tích dữ liệu thăm dò (exploratory data analysis - EDA) để có được kết quả ổn định, không nhạy cảm với những ngoại lai (outliers) có thể làm thiên lệch ước tính. (Tukey (1997); Bienias và những người khác, (1994)).

10 Xem Kuepie và những người khác (2008).11 Chương trình này có thể truy cập tại: http://www.pse.ens.fr/senior/gurgand/selmlog13.htm

Page 232: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

233NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Tài liệu tham khảo

Adams, J. (1991), “The Rural Labour Market in Zimbabwe”, Development and Change, 22 (2), pp. 297-320.

Altonji, J. et T. Dunn (1996), “Using Siblings to Estimate the Effect of Schooling Quality on Wages”, Review of Economics and Statistics, 78, pp. 665-671.

Behrman, J.-R. et N. Stacey Eds (1997), The Social Benefits of Education, University of Michigan Press, Ann Arbor.

Bennell, P. (1996), “Rates of Return on Education: Does the Conventional Pattern Prevail in Sub-Saharan Africa?”, World Development, 24 (1), pp. 183-199.

Bienias, J., D. Lassman, S. Scheleur et H. Hogan (1994), “Improving Outlier Detection in Two Established Surveys," American Statistical Association.

Blundell, R., L. Dearden et B. Sianesi (2001), “Estimating the Returns to Education: Models, Methods and Results”, Economic Journal, CEE, London School of Economics, Londres.

Bourguignon, F., M. Fournier et M. Gurgand (2004), “Selection Bias Corrections Based on the Multinomial Logit Model: Monte-Carlo Comparisons”, DELTA Working Paper.

Crépon, B. (2005), “Econométrie Linéaire”, INSEE Franc (http://www.ensae.fr/paristech/SE2C2/Cours_2005_06.pdf).

El Aynaoui, J.P. (1998), Participation, choix occupationnel et gains sur un marché du travail segmenté: une analyse appliquée au cas du Maroc, Centre d’économie du développement Université Montesquieu-Bordeaux IV.

Hausman, J. et D. Mcfadden (1984), “Specification Tests for the Multinomial Logit Model”, Econometrica, Vol. 52, n°5.

Heckman, J. (1979), “Sample Selection Bias as a Specification Error”, Econometrica, Vol. 47, N°1, p. 153.

Heckman J., H. Ichimura et P. Todd (1998), “Matching as an Econometric Evaluation Estimator”, Review of Economic Studies 65, pp. 261-294.

Ichino, A. et S. Becker (2002), “Estimation of Average Treatment Effects Based on Propensity Score”, Laboratorio R. Revelli, Centre for Employment Studies, Moncalieri.

INS (2005a), “Phase 1: enquête emploi”, Enquête sur l’emploi et le secteur informel, Yaoundé.

Page 233: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

234 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

INS (2005b), “Document de méthodologie”, Enquête sur l’emploi et le secteur informel, Yaoundé.

INS (2002), “Conditions de vie des populations et profil de pauvreté au Cameroun en 2001”, Deuxième enquête camerounaise auprès des ménages, Yaoundé.

Kuepie, M., C. Nordman et F. Roubaud (2009), “Education and Earnings in Urban West Africa”, Journal of Comparative Economics, 37(2009), pp. 491-515.

LEE, L.-F. (1983), “Generalized Econometric Models with Selectivity”, Econometrica, 51(2), pp. 507-512.

Mincer, J. (1962), “On-the-job Training: Costs, Returns and Some Implications”, Journal of Political Economy, Supplement 1962, Vol. 70.

République Du Cameroun (2009), Document de stratégie pour la croissance l’emploi (DSCE), Yaoundé.

République Du Cameroun (2003), Document de stratégie de réduction de la pauvreté (DSRP), Yaoundé.

Rosenbaum, P. et D. B. Rubin (1983), “Constructing a Control Group Using Multivariate Matched Sampling Methods that Incorporate the Propensity Score”,The American Statistician, 39 (1), pp. 33–38.

Rubin, D.B. (1977), “Estimating Causal Effects of Treatments in Randomized and Nonrandomized Studies”, Journal of Educational Psychology 66 (5), pp. 688–701.

Schultz, T. P. (2004), “Evidence of Returns to Schooling in Africa from Household Surveys: Monitoring and Restructuring the Market for Education”, Journal of African Economies, 13, AERC Supplement, pp. ii95-ii148.

Sianesi, B. (2002), “Estimating the Returns to Education”, IFAU-Institute For Labor Market Policy Evaluation.

Tukey, J. W. (1977), EDA: Exploratory Data Analysis, Addison-Wesley, MA.

Page 234: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

235NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

2.3

VẤN ĐỀ THAM NHŨNG LIỆU CÓ TÁC ĐỘNG TỚI KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC Ở

KHU VỰC TÂY PHI?

Emmanuelle Lavallée, François Roubaud

Giới thiệu

Tại khu vực Cận Sahara của châu Phi (SSA), khu vực kinh tế phi chính thức chiếm tỉ trọng rất lớn trong nền kinh tế (việc làm, thành lập công ty mới và sản xuất). Mặc dù việc đo lường có những khó khăn nhưng kết quả đạt được đã có một sự đồng thuận lớn. Quy mô của khu vực này được ước tính trung bình khoảng hơn 40% GDP của châu Phi năm 2000 (Schneider, 2007). Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỉ trọng việc làm tại khu vực phi chính thức dao động từ gần 20% ở Botswana đến trên 90% ở Mali (ILO, 2002). Một đặc điểm nổi bật của SSA là tỉ lệ tham nhũng cao - một vấn đề lớn tại các nước SSA (TI, 2009). Chỉ số về cảm nhận mức độ tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) năm 2009 cho thấy tham nhũng là tràn lan tại khu vực này. Gần 70% các nước SSA được xếp hạng ở mức dưới 3 điểm (trên thang điểm từ 1 đến 10). Trong khi đó, tỉ lệ này là khoảng 33% ở châu Mỹ, 43% trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và 55% ở Đông Âu và Trung Á. Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu, thống kê nạn tham nhũng quy mô nhỏ tại hơn 60 quốc gia trên thế giới, cho thấy 45% công dân châu Phi đã phải trả tiền hối lộ trong năm 2007 để có được dịch vụ công, một tỉ lệ cao hơn nhiều so với các khu vực khác (trung bình khoảng 10%; TI, 2007).

Page 235: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

236 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Các quy định nặng nề, nạn quan liêu, thuế cao thường được coi là những nguyên nhân chính tạo nên khu vực phi chính thức lớn ở các nước đang phát triển (de Soto, 1989; Djankov, 2008). Theo hiểu biết của chúng tôi, các rào cản thể chế đặc thù đối với các doanh nghiệp phi chính thức ở các nước đang phát triển chưa được tìm hiểu kĩ. Thật vậy, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về các rào cản thể chế được thực hiện tại các công ty có đăng kí kinh doanh và vì vậy bỏ qua một khu vực lớn của nền kinh tế ở các nước nơi mà hoạt động doanh nghiệp trong khu vực phi chính thức là một hiện tượng phổ biến. Nói cách khác, có ít thông tin về việc các doanh nghiệp phi chính thức sử dụng hàng hoá, dịch vụ công và chi trả cho các hàng hóa và dịch vụ này, hoặc về mức độ của tham nhũng và hậu quả của nó trong nền kinh tế phi chính thức.

Bài viết này dự định lấp khoảng trống thông tin này bằng cách sử dụng một tập hợp dữ liệu duy nhất, được gọi là các cuộc điều tra 1-2-3, tiến hành tại bảy trung tâm kinh tế lớn của Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi (WAEMU) vào đầu những năm 2000. Cuộc khảo sát kết hợp một cuộc điều tra lực lượng lao động (giai đoạn 1), một cuộc khảo sát chi tiết về hoạt động doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (không đăng kí) (giai đoạn 2) và khảo sát chi phí (giai đoạn 3). Chính xác hơn, chúng tôi sử dụng giai đoạn 2 với các cuộc điều tra phỏng vấn người đứng đầu các cơ sở sản xuất thuộc khu vực kinh tế phi chính thức1 (IPU) và nhằm mục đích đánh giá các đặc điểm chính về kinh tế và hiệu quả kinh doanh (sản xuất, giá trị gia tăng, đầu tư, tài chính), khó khăn của họ (bao gồm cả tham nhũng) và nhu cầu được chính phủ hỗ trợ. Cần nêu rõ rằng, vì dữ liệu giai đoạn 2 chỉ liên quan tới các cơ sở thuộc khu vực kinh tế phi chính thức nên chúng tôi sẽ không thể đánh giá tác động của các rào cản thể chế đối với quyết định của các cơ sở liên quan đến hoạt động trong khu vực phi chính thức.

Trước tiên, sẽ phân tích sự tương tác giữa các cơ sở phi chính thức và Nhà nước. Chính xác hơn, sẽ xem xét cách thức họ (đã) sử dụng các dịch vụ công và các chi phí phải trả cho các dịch vụ này (chi phí nước, năng lượng, điện, thanh toán viễn thông, thuế). Vì nhu cầu cần dùng các dịch vụ công làm tăng “tiếp xúc” với các quan chức, chúng tôi sẽ tập trung vào vấn đề tham

1 Một IPU được định nghĩa là một cơ sở sản xuất không có mã số thuế và không có sổ sách kế toán chính thức.

Page 236: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

237NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

nhũng. Sau đó sẽ khám phá những nguyên nhân và hậu quả của tham nhũng trong khu vực phi chính thức, vì nhiều mục đích. Thứ nhất, có cần phân tích sự khác biệt với khu vực chính thức này hay không? Thứ hai, chúng tôi nghĩ rằng dữ liệu của mình đặc biệt thích hợp để làm như vậy. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm hiện có về tham nhũng hoặc sử dụng dữ liệu ở cấp toàn quốc (do đó bỏ qua tính không đồng nhất trong các hành vi và tiếp xúc với tham nhũng của các doanh nghiệp trong nước) hoặc các dữ liệu của duy nhất một quốc gia, khiến cho việc phân tích các khác biệt văn hóa về các chuẩn mức và giá trị liên quan đến tham nhũng trở nên khó khăn. Các cuộc điều tra 1-2-3 cho phép thực hiện cả hai việc, phân biệt được sự khác biệt trong một nước và giữa các nước trong SSA. Hơn nữa trong giai đoạn 2, câu hỏi về tham nhũng liên quan tới trải nghiệm tham nhũng chứ không phải là tới cảm nhận về tham nhũng. Vì thế dữ liệu của chúng tôi tránh sự sai lệch thường hay gặp phải trong nhiều cuộc điều tra nhận thức được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu nghiên cứu (Razafindrakoto và Roubaud, 2010).

Bài viết được cấu trúc như sau: Phần 1 tóm tắt tổng quan các tài liệu nói về nguyên nhân và hậu quả của tham nhũng, tập trung vào các doanh nghiệp. Phần 2 mô tả dữ liệu của chúng tôi. Phần 3 cung cấp thống kê mô tả phạm vi và đặc điểm của khu vực phi chính thức tại các thủ đô của WAEMU và mối quan hệ của khu vực này với các cơ quan nhà nước. Phần 4 phân tích những yếu tố tác động đến những chi phí phi chính thức trong khu vực phi chính thức. Chúng tôi nghiên cứu những tác động của tham nhũng đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của IPU trong phần 5. Kết luận được nêu trong phần 6.

1. Tổng quan sơ lược về doanh nghiệp và tham nhũng

Hiện nay, mặc dù tham nhũng được nhìn nhận như là mối đe dọa đối với phát triển kinh tế, cơ chế vận hành cơ bản của nó vẫn còn chưa được xác định. Nếu như nghiên cứu lí thuyết cho phép hiểu biết tình huống tham nhũng cụ thể (hợp đồng mua sắm công, v.v...), nghiên cứu thực nghiệm lại không đầy đủ. Trừ một số ngoại lệ, tài liệu viết về nguyên nhân của tham nhũng tập trung chủ yếu vào các yếu tố tác động ở một quốc gia nhưng lại sử dụng cơ sở dữ liệu xuyên quốc gia. Theo những nghiên cứu cho đến nay, các

Page 237: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

238 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

đặc tính liên quan đến tham nhũng ở mức độ thấp nhất bao gồm: i) hệ thống pháp luật dựa trên án lệ (common law), truyền thống Tin Lành và cách cai trị thuộc địa của Anh (Treisman, 2000), ii) phân cấp quản lí tài chính (Fisman và Gatti, 2002), iii) lương công chức tương đối cao (Rijckeghem và Weder, 2001) và iv) sự thiếu vắng của một chính sách công nghiệp (Ades và Di Tella, 1997). Nhưng hầu hết các nghiên cứu này gặp trở ngại bởi vấn đề phương pháp luận và không hướng dẫn rõ ràng cho việc xây dựng chính sách. Một trường phái khác nghiên cứu những yếu tố quyết định tới tham nhũng ở cấp độ cá nhân. Nhờ sự sẵn có ngày càng nhiều của dữ liệu ở cấp vi mô về tham nhũng mà chúng ta hiểu được đặc điểm của cá nhân hay của công ty liên quan tới xác suất các cá nhân hay công ty trở thành nạn nhân của tham nhũng hoặc có xu hướng chấp nhận tham nhũng (Swamy, Knack và Azfar 2001; Hunt, 2004, 2006; Lavallée, 2007; Lavallée, Razafindrakoto và Roubaud, 2010; Svensson, 2003).

Tuy nhiên, dữ liệu cấp vi mô liên quan tới các yếu tố quyết định việc hối lộ của các công ty là khá hiếm, đặc biệt là ở châu Phi, mặc dù thực tế cho thấy rằng tham nhũng đang lan rộng trong khu vực này. Theo chúng tôi được biết, ngoại lệ duy nhất là nghiên cứu của Svensson (2003) phân tích tỉ lệ và quy mô tham nhũng tại 250 công ty chính thức của Uganda. Liên quan đến hối lộ, Svensson cho thấy các công ty sử dụng dịch vụ công, các công ty tham gia vào hoạt động thương mại và các công ty phải trả nhiều loại thuế sẽ phải đối mặt với việc hối lộ với xác suất cao hơn. Lợi nhuận và quy mô của công ty không có tác động đáng kể đối với xác suất phải hối lộ. Kết luận cơ bản như sau: công ty càng có khả năng hối lộ nhiều thì lợi nhuận hiện tại và kì vọng càng cao.

Tham nhũng thường được coi là có hại cho cả tăng trưởng kinh tế và thành quả phát triển ở cấp vĩ mô (Mauro, 1995; Méon và Sekkat, 2005). Các kết luận này tương phản rõ rệt với một loạt các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực khoa học chính trị và kinh tế về tham nhũng. Thuyết “Chất bôi trơn” cho rằng hối lộ là một cách hiệu quả để làm giảm quan liêu trong một môi trường trì trệ bởi gánh nặng quan liêu nặng nề và cách làm việc chậm chạp của các cơ quan nhà nước (Leff, 1964, Huntington, S. 1968). Các giả định chính của lí thuyết “bôi trơn hiệu quả” cho rằng tham nhũng có khả năng khiến bộ máy quan liêu làm việc nhanh hơn có thể bị bác bỏ. Ví dụ,

Page 238: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

239NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Myrdal (1968) lập luận rằng các công chức tham nhũng có thể cố tình gây ra sự chậm trễ (vốn dĩ không xảy ra) chỉ để tạo cơ hội ăn hối lộ. Vì vậy, thay vì nâng cao hiệu quả, tham nhũng có thể tạo ra sự méo mó và làm tăng chi phí. Trong khi câu hỏi này vẫn còn là một cuộc tranh luận nóng hổi trong các nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô (Méon và Weill, 2010). Theo hiểu biết của chúng tôi, rất ít nghiên cứu phân tích tác động của tham nhũng ở cấp độ công ty.

Gần đây, Fisman và Svensson (2007) nghiên cứu các mối quan hệ giữa các khoản hối lộ và sự tăng trưởng của các công ty bằng cách sử dụng cùng một dữ liệu của Svensson (2003)2 liên quan đến các công ty của Uganda, đa phần là các công ty chính thức. Họ nhận thấy chi tiền cho hối lộ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng của công ty và có tác động tiêu cực nhiều hơn so với thuế. Một điểm phần trăm tăng trong tỉ lệ hối lộ có liên quan với việc giảm ba điểm phần trăm tăng trưởng, tác động lớn hơn khoảng ba lần so với thuế.

Sử dụng dữ liệu đa chiều (panel data) của các công ty sản xuất của Indonesia dưới thời Suharto, Vial và Hanoteau3 (2010) cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa tham nhũng, sản lượng công ty và năng suất lao động. Chính xác hơn, bằng cách sử dụng ước tính dữ liệu đa chiều cấp công ty và bằng cách kiểm soát mức độ nội sinh tiềm tàng của hối lộ thông qua giá trị trung bình của ngành - vị trí và một biến thay thế (proxy) cho chất lượng cơ sở hạ tầng, họ thấy rằng những doanh nghiệp có tỉ lệ hối lộ trên giá trị gia tăng cao thường có sản lượng và tăng trưởng năng suất cao hơn đáng kể. Tác động của tỉ lệ các loại thuế gián tiếp trên giá trị gia tăng, một biến thay thế cho tham nhũng, cũng có phạm vi và tầm quan trọng tương tự đối với tăng trưởng năng suất lao động, nhưng ít hơn đáng kể về phạm vi của nó đối với tăng trưởng sản lượng. Kết quả nghiên cứu của họ ủng hộ giả thuyết bôi trơn hiệu quả, từ quan điểm của doanh nghiệp các công ty Indonesia trả

2 Dữ liệu của Fisman và Svensson xuất phát từ một cuộc khảo sát công nghiệp, ngụ ý rằng các công ty có thể đăng kí với cơ quan thuế.3 Vial và Hanoteau (2010) sử dụng tập dữ liệu cấp độ nhà máy, Statistik Industri, cung cấp kết quả điều tra dân số của tất cả các nhà máy sản xuất của Indonesia có quy mô từ 20 nhân viên trở lên trong giai đoạn 1975-1995. Kết quả thu được từ một cuộc khảo sát hàng năm được tiến hành bởi Văn phòng Thống kê, công chức Indonesia (BPS).

Page 239: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

240 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

tiền hối lộ có thể ít gặp rắc rối về quan liêu và các rào cản đối với hoạt động kinh doanh.

2. Mô tả dữ liệu

2.1 Điều tra 1-2-3Dữ liệu được lấy từ một loạt các cuộc điều tra ban đầu tại các hộ gia đình

sinh sống ở khu vực đô thị ở Tây Phi và các cuộc điều tra 1-2-3 tiến hành ở bảy thành phố lớn thuộc khu vực WAEMU (Abidjan, Bamako, Cotonou, Dakar, Lome, Niamey và Ouagadougou) 2001-20024. Các cuộc điều tra này được thực hiện bởi Viện Quốc gia Thống kê (NSIS) của các nước này, AFRISTAT và DIAL thuộc về Dự án PARSTAT5.

Điều tra 1-2-3 gồm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là cuộc điều tra về lực lượng lao động (LFS) liên quan đến thất nghiệp, việc làm và điều kiện làm việc của hộ gia đình, cá nhân. Nó cho phép thu thập và phân tích các hoạt động của thị trường lao động và được sử dụng như một bộ lọc cho giai đoạn thứ hai khi một mẫu đại diện của một cơ sở sản xuất phi chính thức (IPU) được khảo sát.

Trong giai đoạn thứ hai, một mẫu của những người đứng đầu IPU đã được xác định trong giai đoạn đầu tiên sẽ được phỏng vấn. Mục đích của phỏng vấn là xác định các đặc tính chủ yếu về kinh tế và năng suất của các cơ sở sản xuất (sản xuất, giá trị gia tăng, đầu tư, tài chính), những khó khăn chính gặp phải trong việc phát triển hoạt động kinh doanh và nhu cầu nhận hỗ trợ từ phía chính phủ của các cơ sở phi chính thức.

Trong giai đoạn thứ ba, một mẫu nhỏ của hộ gia đình được lựa chọn từ giai đoạn 1 để tiến hành một cuộc khảo sát riêng về thu nhập/chi tiêu nhằm ước tính quy mô của các khu vực chính thức và phi chính thức trong tiêu dùng của hộ gia đình, theo các sản phẩm và loại hộ gia đình. Giai đoạn 3 cũng cho phép ước tính mức sống hộ gia đình và mức độ nghèo tiền tệ, dựa trên thu nhập hoặc chi phí.

4 Các cuộc điều tra được thực hiện trong năm 2001 tại Cotonou, Ouagadougou, Bamako và Lome, và trong năm 2002 tại Abidjan, Dakar và Niamey.5 Chương trình Hỗ trợ thống kê khu vực để theo dõi đa phương do Ủy ban WAEMU tài trợ.

Page 240: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

241NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Phần sau đây mô tả ngắn gọn về phương pháp lấy mẫu và nội dung của các câu hỏi. Đối với các LFS (Giai đoạn 1), kế hoạch lấy mẫu sử dụng các kĩ thuật lấy mẫu cổ điển theo phạm vi địa lí gồm hai giai đoạn. Phân tầng cấp một và/hoặc cấp hai được tiến hành khi có thể. Các đơn vị lấy mẫu cấp một là đơn vị diện tích nhỏ: khu vực thống kê, khu vực thống kê dân số, các địa bàn thống kê, tùy thuộc vào từng nước. Trung bình mỗi đơn vị thống kê khu vực có 200 hộ gia đình. Nói chung, một danh sách đầy đủ của các đơn vị này đã có sẵn từ cuộc tổng điều tra dân số mới nhất. Dựa trên sự phân tầng của các đơn vị ở cấp độ một theo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, 125 đơn vị cấp độ một đã được lấy mẫu với xác suất tỉ lệ thuận với kích thước của chúng. Các hộ gia đình trong các đơn vị cấp một đã được lựa chọn được liệt kê đầy đủ. Dựa trên sự phân tầng của các đơn vị cấp độ hai, mỗi khi có thể, mẫu được lấy ngẫu nhiên một cách có hệ thống cho một mẫu khoảng 20 hộ gia đình với xác suất bằng nhau trong mỗi đơn vị cấp độ một (Brilleau và những người khác, 2005).

Đối với giai đoạn 2, các IPU được phân tầng, sử dụng các thông tin thu thập được ở giai đoạn 1. 20 tầng được xác định theo tiêu chí ngành công nghiệp (10 ngành công nghiệp) và tình trạng của người đứng đầu các IPU (người sử dụng lao động và/hoặc người lao động tự do). Xác suất không giống nhau trong mỗi tầng đã được xác định theo số lượng IPU trong mẫu điều tra lực lượng lao động (LFS) và theo tiềm năng kinh tế của mỗi lớp về các chính sách phát triển.

2.2 Đo lường tham nhũngNgoài ra việc sử dụng một cuộc khảo sát đại diện đối với các cơ sở phi

chính thức tại nhiều quốc gia, điểm độc đáo trong nghiên cứu này so với các nghiên cứu khác trong lĩnh vực liên quan đến các phương pháp đo lường tham nhũng.

Câu hỏi đặt ra cho mỗi người được khảo sát là có bị ảnh hưởng bởi tham nhũng trong năm trước thời điểm cuộc điều tra hay không và nếu có thì tham nhũng diễn ra vào những dịp nào (loại giao dịch và dịch vụ liên quan) và tổng số tiền đã chi cho tham nhũng trong năm đó. Chính xác hơn, cuộc điều tra đặt các câu hỏi sau đây: “Trong năm qua, để tiến hành các hoạt động kinh doanh, bạn có gặp rắc rối gì với quan chức không?”, “Khi gặp vấn đề

Page 241: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

242 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

bạn đã xử lí như thế nào: thanh toán tiền phạt, trao một “món quà”, hoặc bằng cách khác?”; “Trong năm qua, doanh nghiệp của bạn phải trả bao nhiêu tiền cho các quan chức chính phủ dưới các hình thức “quà tặng” hoặc “tiền phạt”?”6.

Sau đó chúng tôi đo lường trải nghiệm với một trong các hình thức tham nhũng: tham nhũng hành chính nhỏ, diễn ra khi người dân tiếp xúc với chính quyền. Về điểm này, nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của Vial và Hanoteau (2010) do tập trung nghiên cứu tham nhũng quy mô lớn và dưới hình thức “hối lộ các quan chức cao cấp nhằm giành được ưu ái của chính quyền” (Vial và Hannoteau, ibid, tr.995).

Điểm khác biệt so với các nghiên cứu khác là chúng tôi tập trung vào trải nghiệm tham nhũng. Thật vậy, câu hỏi về tham nhũng nói chung là câu hỏi gián tiếp và thực chất là hỏi cảm nhận về tham nhũng nhiều hơn là trải nghiệm tham nhũng một cách trực tiếp. Ví dụ, trong cuộc điều tra doanh nghiệp Uganda do Svensson (2003) tiến hành, các câu hỏi chủ yếu về trả tiền hối lộ như sau: “Nhiều doanh nhân đã nói với chúng tôi rằng các công ty thường phải trả tiền cho các quan chức một cách phi chính thức để xử lí các vấn đề hải quan, thuế, giấy phép, quy định, dịch vụ... Bạn có thể ước tính một công ty trong mảng kinh doanh của bạn và với quy mô và đặc điểm tương tự thường trả bao nhiêu tiền mỗi năm?”. Tuy nhiên, Razafindrakoto và Roubaud (2010) cho thấy số đo tham nhũng dựa trên nhận thức không cho biết mức độ thực sự của tham nhũng và đánh giá quá cao một cách có hệ thống mức độ thường xuyên của tham nhũng7.

Cuối cùng, chúng tôi có tính đến thực tế rằng có một số lượng nhất định doanh nghiệp không gặp rắc rối với các quan chức. Khía cạnh này đặc

6 Lưu ý rằng các biện pháp đặc biệt được áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin thu thập được (đào tạo những người đi phỏng vấn, xây dựng một mối quan hệ tin tưởng với người được phỏng vấn, cam kết bảo mật, dịch câu hỏi sang các ngôn ngữ địa phương, định nghĩa nhất quán thuật ngữ “tham nhũng”, v.v…). Mặc dù đã thực hiện tất cả các biện pháp đảm bảo chất lượng thu thập dữ liệu, không thể loại trừ hoàn toàn khả năng thiên vị trong quá trình trả lời phỏng vấn. Một số cá nhân có thể miễn cưỡng hoặc “sợ hãi” bày tỏ trải nghiệm thực tế của họ và đây thường là nguyên nhân dẫn đến sai lệch, ảnh hưởng đến độ tin cậy của dữ liệu.7 Điều này có thể giải thích một phần sự khác biệt lớn về tỉ lệ tham nhũng giữa nghiên cứu của Svensson và nghiên cứu này. Trong nghiên cứu của Svensson, 81% doanh nghiệp cho biết họ đã phải trả tiền hối lộ, trong khi nghiên cứu này cho thấy chỉ có 4,2% đã trả hối lộ (Xem bài viết 4.2 của ấn phẩm để biết thêm chi tiết).

Page 242: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

243NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

biệt quan trọng vì tùy vào giao dịch cụ thể mà có sự khác nhau về mức độ thường xuyên của các tương tác với chính quyền và một số doanh nghiệp có thể cố tránh xa các quan chức bởi vì họ ngại phải đối mặt với tham nhũng. Điều này có nghĩa là không kiểm soát tham số tiếp xúc thực tế với các quan chức có thể dẫn đến việc đánh giá thấp các nguy cơ thực sự của tham nhũng.

3. Quan hệ giữa các cơ sở kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức với Nhà nước và tham nhũng: Phân tích mô tả

Ba phần dưới đây trình bày các đặc điểm chung của khu vực phi chính thức tại các thành phố thuộc khu vực WAEMU và một số kết luận ban đầu có thể được rút ra từ các cuộc điều tra liên quan đến các mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế phi chính thức và Nhà nước. Các phần này sử dụng rộng rãi các kết quả chính của cuộc khảo sát giai đoạn 2 do Brilleau và những người khác (2005) thực hiện.

3.1 Quy mô và đặc điểm của khu vực kinh tế phi chính thức tại các thành phố thuộc khu vực WAEMU

Trong các cuộc điều tra 1-2-3, các tiêu chí được sử dụng để xác định các IPU là các cơ sở không có đăng kí kinh doanh và/hoặc không có sổ sách kế toán. Danh mục đăng kí kinh doanh cho thấy phần lớn các IPU có ba loại hình hoạt động chính, trong đó thương mại chiếm tỉ trọng lớn nhất với 46%, 28% trong sản xuất (bao gồm cả xây dựng) và 26% trong dịch vụ (Xem Bảng 1 dưới đây). Tỉ trọng lớn của thương mại được ghi nhận tại gần như hầu hết các thành phố. Tỉ trọng của thương mại là 40% ở Abidjan và 52% ở Bamako. Tuy nhiên, tỉ trọng của các lĩnh vực khác thay đổi đáng kể giữa các thành phố. Ví dụ, lĩnh vực sản xuất chiếm 43% số IPU tại Niamey so với 22% tại Cotonou. Các IPU thuộc lĩnh vực dịch vụ là cao nhất ở Abidjan (32%) và Cotonou (28,9%) trong khi tỉ trọng này thấp nhất tại các thành phố không giáp biển như Niamey và Ouagadougou (17% và 16%).

Page 243: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

244 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 1: Cơ cấu các IPU theo ngành hoạt động (%) tại bảy thành phố thủ đô thuộc WAFMM

Cotonou

Ouagadougou

Abidjan

Bamako

Niamey

Dakar

Lome

Tổng

Công nghiệp 21,9 34,2 28,5 27,3 43,2 31,1 23,0 28,4

May mặc, thuộc da, giầy 9,2 7,5 12,4 10,9 8,2 7,6 9,1 10,1

Các ngành khác, nông sản 8,1 21,1 9,4 10,3 32,0 15,9 10,2 12,4

Xây dựng và hạ tầng 4,6 5,6 6,7 6,2 3,0 7,6 3,8 5,9

Thương mại 49,2 48,7 40,0 51,5 40,6 47,3 48,5 45,5

Bán lẻ tại cửa hàng và bán buôn 13,5 11,4 11,1 9,1 7,3 11,1 11,9 11,1

Bán lẻ ngoài cửa hàng 35,7 37,3 28,9 42,4 33,3 36,2 36,5 34,4

Dịch vụ 28,9 17,1 31,5 21,3 16,2 21,6 28,5 26,1

Ăn uống 10,5 4,8 7,0 3,0 0,5 4,1 7,0 6,0

Sửa chữa 3,5 4,8 6,0 2,7 2,8 2,1 5,3 4,3

Đi lại 5,2 1,0 4,1 2,9 1,9 4,3 4,4 3,8

Các dịch vụ khác 9,7 6,4 14,4 12,7 10,9 11,1 11,8 12,0

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Brilleau và những người khác (2005) trên cơ sở cuộc điều tra 1-2-3, giai

đoạn 2, khu vực phi chính thức, 2001-2003, Viện Thống kê Quốc gia, AFRISTAT, DIAL.

Tại bảy thủ đô, các IPU sản xuất hàng hóa, dịch vụ có giá trị 3.840 tỉ franc CFA và tạo ra 2.322 tỉ franc CFA giá trị gia tăng trong giai đoạn 12 tháng trước khi các cuộc điều tra được tiến hành. Tầm quan trọng về kinh tế của khu vực phi chính thức khác nhau rất nhiều giữa các thành phố. Các IPU tại Abidjan chiếm 46% tổng doanh số và 54% giá trị gia tăng. Các đóng góp của các IPU tại Dakar và Bamako cũng khá quan trọng. Chỉ riêng các IPU ở ba thành phố này đã chiếm hơn 81% tổng giá trị gia tăng (Brilleau và những người khác, 2005).

Page 244: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

245NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

3.2 Tính không đồng nhất về mức độ phi chính thức của các IPUNgay cả khi dữ liệu giai đoạn 2 chỉ cung cấp thông tin chi tiết về các

doanh nghiệp phi chính thức, các câu hỏi phỏng vấn về việc đăng kí trong các hồ sơ hành chính, sử dụng các dịch vụ công hay các khoản thanh toán thuế cho phép chúng ta đánh giá thêm mức độ phi chính thức của các IPU.

Trong tất cả các thành phố thuộc WAEMU, ngoài mã số đăng kí hành chính hoặc thuế còn có ít nhất ba loại giấy tờ mà một công ty tuân thủ pháp luật phải có là giấy phép kinh doanh, đăng kí thương mại và an sinh xã hội (đối với các IPU có sử dụng lao động). Theo dữ liệu giai đoạn 2, tại các thành phố thuộc WAEMU, dưới 20% các IPU có ít nhất một loại giấy đăng kí. Các trường hợp đặc biệt là Dakar và Lome, nơi tỉ lệ này là dưới 10% (Xem Bảng 2). Trong gần 60% trường hợp, việc không đăng kí là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật: 39% các IPU nghĩ rằng đăng kí là không bắt buộc và 21% không biết là bắt buộc phải đăng kí (Xem Hình 1).

Bảng 2: Mức độ không đăng kí

Số lượng giấy tờ không đăng kí

Cotonou

Ouagadougou

Abidjan

Bamako

Niamey

Dakar

Lomé

Tổng

1 1,36 2,75 7,43 4,66 3,97 2,15 5,62 4,76

2 7,20 21,89 18,89 8,06 14,89 5,61 9,38 12,95

3 91,45 75,37 73,68 87,29 81,14 92,24 85,00 82,29

Total 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở cuộc điều tra 1-2-3, giai đoạn 2, Khu vực phi

chính thức, 2001-2003, Viện Thống kê Quốc gia, AFRISTAT, DIAL.

Page 245: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

246 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Hình 1: Lí do các hoạt động của các IPU không đăng kí

Không biết là đăng kí có bắt buộc hay khôngQuá phức tạpKhông muốn tiếp xúc với quan chức nhà nước

Không bắt buộcChi phí quá caoLí do khácĐang tiến hành đăng kí

Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở cuộc điều tra 1-2-3, giai đoạn 2, Khu vực phi

chính thức, 2001-2003, Viện Thống kê Quốc gia, AFRISTAT, DIAL.

Liên quan đến số thuế đã nộp, các con số khá giống nhau. Gần 70% các cơ sở phi chính thức tuyên bố họ không nộp thuế. Tỉ lệ này dao động từ 83% ở Niger đến 51% ở quốc gia Bờ biển ngà. Tuy nhiên, 29% các IPU nộp ít nhất một loại thuế (Xem Bảng 3).

Bảng 3: IPU và thuế

Thành phốSố lượng các khoản thuế phải trả

0 1 2 3 4 Tổng

Cotonou 79,68 17,57 2,58 0,17 0,00 100,00

Ouagadougou 70,17 26,44 2,98 0,41 0,00 100,00

Abidjan 51,59 41,94 4,65 1,76 0,06 100,00

Bamako 68,96 27,86 2,89 0,30 0,00 100,00

Page 246: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

247NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Niamey 83,24 14,48 2,12 0,16 0,00 100,00

Dakar 74,15 23,25 2,18 0,43 0,00 100,00

Lomé 78,62 19,76 1,59 0,03 0,00 100,00

Tổng 66,87 29,16 3,17 0,78 0,02 100,00

Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở cuộc điều tra 1-2-3, giai đoạn 2, Khu vực phi chính thức, 2001-2003, Viện Thống kê Quốc gia, AFRISTAT, DIAL.

Ghi chú: Các loại thuế trong điều tra gồm: đóng bảo hiểm xã hội, thuế thương mại, thuế doanh nghiệp, thuế địa phương, phí đăng kí và thuê, và các loại thuế khác. Về mặt lí thuyết số thuế phải trả tối đa là sáu loại, nhưng không có doanh nghiệp nào nói họ trả quá bốn loại thuế.

Số IPU sử dụng các tiện ích công cộng như các dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường, điện và các dịch vụ viễn thông không nhiều. Các cuộc điều tra 1-2-3 cho thấy 73% IPU không sử dụng bất cứ tiện ích cơ bản nào. Tỉ lệ này dao động từ 92% tại Bamako đến 56% tại Cotonou (Xem Bảng 4). Đáng chú ý là dưới 2% các cơ sở phi chính thức sử dụng cả hai loại dịch vụ trên.

Bảng 4: Mức độ các IPU sử dụng các dịch vụ hạ tầng công cộng

Thành phốSố lượng các dịch vụ sử dụng

0 1 2 3 Tổng

Cotonou 55,88 23,02 11,68 9,42 100

Ouagadougou 84,43 10,20 4,38 1,00 100

Abidjan 65,67 23,61 9,60 1,12 100

Bamako 91,81 6,68 1,45 0,06 100

Niamey 74,71 14,43 9,46 1,39 100

Dakar 72,27 18,68 7,54 1,51 100

Lomé 83,38 13,35 2,87 0,40 100

Tổng 73,16 17,76 7,18 1,90 100

Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở cuộc điều tra 1-2-3, giai đoạn 2, Khu vực phi

chính thức, 2001-2003, Viện Thống kê Quốc gia, AFRISTAT, DIAL.

Page 247: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

248 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

3.3 IPU và các quan chứcCác kết quả khảo sát cho thấy Nhà nước không thực sự quyết tâm bắt

buộc các IPU tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong bảy thủ đô, chỉ có 6,2% người đứng đầu IPU nói rằng họ đã gặp rắc rối với các quan chức trong năm trước khi cuộc khảo sát tiến hành. Tỉ lệ này dao động từ 4% tại Bamako đến 9% tại Dakar (Xem Bảng 5) và đặc biệt cao (30%) trong lĩnh vực vận tải. Kết quả này cho thấy sự sách nhiễu của lực lượng cảnh sát đối với các lái xe taxi hoặc xe ôm…, mặc dù một số người có thể không hoàn toàn tuân thủ pháp luật.

Bảng 5: Tỉ lệ của IPU đã gặp rắc rối với các quan chức nhà nước trong năm qua

(%) Cotonou Ouagadougou Abidjan Bamako Niamey Dakar Lome Tổng

Công nghiệp 5,8 5,9 7,5 3,0 3,7 2,9 3,3 5,2

Thương mại 4,8 3,9 4,8 3,2 8,5 9,5 5,0 5,4

Dịch vụ 3,5 6,4 9,3 5,2 7,2 14,5 10,6 8,7

Tổng 4,7 5,0 7,0 3,5 6,2 8,5 6,2 6,2

Nguồn: Brilleau và những người khác (2005) trên cơ sở cuộc điều tra 1-2-3, giai

đoạn 2, khu vực phi chính thức, 2001-2003, Viện Thống kê Quốc gia, AFRISTAT, DIAL.

Kết quả là, chỉ một số ít IPU (4,2%) tuyên bố họ đã trả tiền hối lộ trong năm trước thời điểm cuộc khảo sát. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ tính đến các IPU đã tiếp xúc với Nhà nước vào năm trước khi tiến hành cuộc khảo sát (Xem Hình 2), thì tỉ lệ này tăng lên đến 37% khiến hối lộ trở thành một phương thức quan trọng để giải quyết khi có các sự vụ với các quan chức. Tỉ lệ tham nhũng khác nhau đáng kể giữa các thành phố, đặc biệt cao ở Lome (47%), Abidjan (45%), và Bamako (40%). Hơn nữa, theo thông tin do các IPU cung cấp, giá trị của các khoản hối lộ là thấp và chiếm một phần nhỏ trong giá trị gia tăng của họ.

Page 248: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

249NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Hình 2: Giải quyết các sự vụ với các quan chức

Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở cuộc điều tra 1-2-3, giai đoạn 2, Khu vực

kinh tế phi chính thức, 2001-2003, Viện Thống kê Quốc gia, AFRISTAT, DIAL.

Theo Brilleau và những người khác (2005), tổng số tiền trả để giải quyết các sự vụ với các quan chức là khoảng 2,5 tỉ franc CFA tại bảy thành phố, một nửa trong số đó dưới hình thức quà tặng. Abidjan chiếm một nửa số những món quà (600 triệu franc CFA) và hai phần ba tiền phạt (900 triệu franc CFA).

4. Các nguyên nhân tham nhũng trong khu vực kinh tế phi chính thức

4.1 Chiến lược thực nghiệmTrong phần này, chúng tôi đề xuất mở rộng phân tích của Svensson

(2003) về tỉ lệ tham nhũng liên quan đến các cơ sở hoạt động trong khu vực phi chính thức. Điểm mới trong phương pháp tiếp cận của chúng tôi là không chỉ mở rộng nghiên cứu sang khu vực kinh tế phi chính thức (theo hiểu biết của chúng tôi, lần đầu tiên có tính đại diện), mà còn ở quy mô giữa các nước. Thật vậy, dữ liệu được thu thập thông qua các bảng hỏi hoàn toàn nhất quán,

Page 249: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

250 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

qua đó đảm bảo khả năng so sánh giữa các quốc gia. Tuy nhiên, chúng tôi thừa nhận rằng do tỉ lệ tham nhũng thấp và số lượng không nhiều các nước được nghiên cứu, nên so sánh giữa các quốc gia cần được xem như một khảo sát sơ bộ.

Chúng tôi nghiên cứu xu hướng hối lộ của một công ty i khi đối mặt với hối lộ, sự kiện tham nhũng được mã hóa corruption i = 1, khi không quan sát được mức độ dễ bị tổn thương của các công ty do hối lộ gây ra hoặc xu hướng hối lộ của công ty (corruption i *). Mức độ dễ bị tổn thương hoặc xu hướng hối lộ được coi là có liên quan đến đặc điểm của các IPU.

Corruptioni =1 nếu Corruptioni = α0 + ∑γnXi + εi > 00 Các trường hợp khác

Theo đó: Xi: là vec tơ của đặc điểm n của IPU (tuổi, giới tính của người đứng đầu

IPU, sản lượng …); εi: là độ lệch. Chúng tôi giải thích xác suất chi tiền hối lộ bằng tập hợp ba bộ biến độc

lập. Tập hợp đầu tiên đề cập đến đặc điểm IPU: quy mô của IPU (theo số nhân công và giá trị gia tăng), tuổi của IPU, số tiền nộp thuế cũng như ngành công nghiệp. Các công ty lớn và các công ty có vốn đầu tư có nhiều khả năng bị quấy rối bởi các quan chức tìm kiếm cho hối lộ. Hơn nữa, các công ty có thâm niên có thể có một xác suất trả tiền hối lộ thấp hơn vì họ có kinh nghiệm và các quan hệ xã hội và có kinh nghiệm do tiếp xúc nhiều với các quan chức. Cuối cùng, số liệu thống kê mô tả cho thấy một số ngành rất dễ bị tham nhũng, đặc biệt là giao thông vận tải. Thực tế này có thể được giải thích bởi quyền lực rộng lớn của cảnh sát trong kiểm soát hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Tập hợp biến độc lập thứ hai liên quan tới các đặc điểm cá nhân của những người đứng đầu IPU. Chúng tôi sử dụng giới tính như là một biến độc lập bởi vì một số nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ ít chấp nhận tham nhũng và ít là nạn nhân của tham nhũng hơn so với nam giới (Fisman, Dollar và Gatti, 2001; Gatti, Paternostro và Rigolini 2003; Swamy, Knack và Azfar, 2001; Lavallée, Razafindrakoto và Roubaud, 2010). Cuối cùng, chúng tôi giới thiệu một biến giả (dummy) biểu đạt việc người đứng đầu của IPU được sinh ra tại khu vực đô thị như một biến thay thế cho hội nhập xã hội. Tập hợp biến

Page 250: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

251NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

thứ ba là hiệu ứng cố định của thành phố nhằm nắm bắt tính không đồng nhất và đặc điểm không quan sát được của các thành phố.

Để phân tích đúng nguyên nhân dẫn đến tham nhũng trong khu vực phi chính thức ở Tây Phi, chúng tôi phải giải quyết hai vấn đề có khả năng xảy ra: thiên vị lựa chọn và vấn đề do hành động đưa hối lộ và giá trị gia tăng của cơ sở có thể được xác định cùng một lúc gây nên.

4.2 Khắc phục sai lệch chọn mẫuLiên quan đến sai lệch chọn mẫu, vấn đề là chỉ các IPU gặp rắc rối với các

công chức mới có nhiều khả năng liên quan đến hối lộ. Tuy nhiên, một số lập luận về mặt lí thuyết cho rằng việc không gặp rắc rối với các công chức có khả năng là kết quả của tham nhũng. Ví dụ, tham nhũng thường được trình bày như là việc giảm số lượng (Shleifer và Vishny, 1993) và chất lượng (Bearse, Gloom và Janeba, 2000) của hàng hoá do nhà nước cung cấp và khi đó tham nhũng có thể làm giảm việc kiểm soát hành chính đối với các công ty và đặc biệt là các IPU. Hơn nữa, một số cơ sở có thể tránh sử dụng các dịch vụ công bởi vì họ không muốn phải đối mặt với tham nhũng. Vì vậy, khi phân tích mà chỉ dựa trên một mẫu các IPU gặp rắc rối với các công chức có thể dẫn đến sai lệch do đánh giá thấp các khoản hối lộ có thể xẩy ra. Để phân tích các yếu tố quyết định việc hối lộ, chúng tôi kiểm định khả năng xuất hiện sai lệch lựa chọn như vậy và sau đó khắc phục khả năng này bằng cách ước tính mô hình probit với lựa chọn mẫu (de Ven và van Pragg, 1981).

Để mô hình được xác định rõ ràng, các nhóm lựa chọn phải có ít nhất một biến không có trong nhóm đầu tiên. Nếu không thì mô hình sẽ chỉ được xác định bởi hình thức chức năng và các hệ số ước tính sẽ không thể diễn giải về mặt cấu trúc. Do đó, chúng tôi tính toán một biến giả lấy giá trị là 1 nếu vị trí của IPU thuận lợi để kiểm soát và bằng không trong các trường hợp khác. Nói một cách chính xác hơn, các IPU có các hoạt động diễn ra trên đường cao tốc, chợ, hoặc trụ sở cố định chịu sự kiểm soát của các quan chức nhiều hơn.

Kết quả được mô tả trong Bảng 6. Chúng tôi ước tính hai nhóm lựa chọn, nhóm thứ hai bao gồm các đặc điểm cá nhân của người đứng đầu của IPU. Trong cả hai trường hợp, các kiểm định về khả năng-tỉ lệ (likelihood-ratio test) của các biến độc lập không bác bỏ giả thuyết null, cho thấy việc bỏ qua

Page 251: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

252 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

các lựa chọn sẽ không làm cho ước tính của probit về tỉ lệ tham nhũng trở nên thiên kiến và không nhất quán.

Tuy nhiên, cũng nên phân tích các kết quả sơ bộ. Các nhóm lựa chọn cho thấy rằng, như đã tiên liệu, xác suất gặp rắc rối với công chức cao hơn đối với các doanh nghiệp lớn và được nhiều người biết tới. Lãnh đạo nữ thường ít tiếp xúc các quan chức (hoặc chịu sự kiểm soát của họ). Với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, các IPU trong ngành giao thông vận tải tiếp xúc thường xuyên hơn với các công chức. Cuối cùng, các tác động từ đặc thù quốc gia là không có ý nghĩa thống kê trong đa số các trường hợp. Điều này cho thấy có một hình thái chung của các mối quan hệ giữa Nhà nước và khu vực phi chính thức.

Chuyển sang vấn đề tham nhũng. Một số kết quả phù hợp với tiên liệu của chúng tôi. Trong khi quy mô của nhân công không có tác động đáng kể tới xác suất gặp khó khăn với các công chức thì sản lượng và các khoản thuế lớn đã trả lại làm tăng xác suất gặp rắc rối. Hiệu ứng cận biên được tính ở số trung bình cho biết một số thông tin định lượng quan trọng. Việc một IPU do phụ nữ quản lí làm giảm 3% khả năng tiếp xúc. Kết quả của chúng tôi cũng xác nhận vận tải là lĩnh vực có xác suất bị kiểm soát lớn nhất. Ví dụ, kinh doanh trong cửa hàng bán bán lẻ và bán sỉ làm giảm 3,8% xác suất gặp rắc rối với công chức so với ngành vận tải. Một lần nữa, hiệu ứng cố định của các đặc điểm quốc gia là thấp và nói chung là không có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ Cotonou và Ouagadougou là hai thành phố có vẻ ít tham nhũng hơn các thành phố khác.

Bảng 6: Mô hình probit với mẫu lựa chọn về tỉ lệ tham nhũng

Biến LHS Probit Lựa chọn Probit Lựa chọn

Tham nhũng Tiếp xúc Tham nhũng Tiếp xúc

Trụ sở thường bị kiểm soát 0,14*** 0,12**

(0,05) (0,05)

Giá trị gia tăng trong log 0,06** 0,00 0,05* -0,02

(0,03) (0,02) (0,03) (0,02)

Quy mô nhân công trong log -0,01 0,25*** 0,04 0,26***

(0,13) (0,05) (0,09) (0,05)

Page 252: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

253NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Vốn trong log 0,09*** 0,08*** 0,08*** 0,07***

(0,03) (0,01) (0,02) (0,01)

Tuổi của IPU 0,00 -0,00 0,00 -0,00

(0,01) (0,00) (0,01) (0,00)

Bình phương tuổi của IPU -0,00 0,00 -0,00 0,00

(0,00) (0,00) (0,00) (0,00)

Thuế đã trả trong log 0,12** 0,15*** 0,10** 0,14***

(0,05) (0,03) (0,05) (0,03)

Nữ -0,42*** -0,30***

(0,15) (0,07)

Sinh tại thành phố -0,07 -0,02

(0,09) (0,06)

Cotonou -0,57** -0,27*** -0,49*** -0,25**

(0,24) (0,10) (0,19) (0,11)

Ouagadougou -0,63** -0,04 -0,68** -0,06

(0,31) (0,10) (0,27) (0,10)

Abidjan -0,05 -0,08 0,00 -0,08

(0,14) (0,10) (0,15) (0,10)

Bamako -0,15 -0,17 -0,14 -0,16

(0,24) (0,10) (0,22) (0,11)

Niamey -0,14 0,05 -0,26 -0,02

(0,31) (0,11) (0,27) (0,11)

Dakar -0,04 0,16* -0,01 0,12

(0,27) (0,09) (0,22) (0,10)

May mặc, thuộc da, giầy -0,65*** -0,76*** -0,62*** -0,73***

(0,24) (0,12) (0,22) (0,13)

Các ngành khác, nông sản -0,84*** -0,75*** -0,79*** -0,69***

(0,16) (0,11) (0,16) (0,12)

Xây dựng và hạ tầng -1,04*** -1,12*** -1,13*** -1,16***

(0,33) (0,16) (0,30) (0,17)

Bán lẻ tại cửa hàng và bán buôn

-0,52** -0,57*** -0,45** -0,56***

(0,23) (0,12) (0,23) (0,12)

Bán lẻ ngoài cửa hàng -0,55*** -0,57*** -0,40* -0,48***

(0,21) (0,11) (0,21) (0,12)

Page 253: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

254 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Ăn uống -0,94*** -0,87*** -0,68** -0,67***

(0,24) (0,14) (0,27) (0,15)

Sửa chữa -0,57*** -0,59*** -0,70*** -0,67***

(0,18) (0,13) (0,19) (0,14)

Các dịch vụ khác -1,17*** -0,85*** -1,14*** -0,86***

(0,22) (0,13) (0,22) (0,14)

Hằng số -1,98*** -1,38*** -1,77*** -1,12***

(0,25) (0,15) (0,26) (0,17)

Kiểm định Wald với các biến độc lập

chi2(1) = 0,66Prob> Chi = 0,42

chi2(1) = 0,98Prob> Chi = 0,32

Quan sát không bị can thiệp 421 421 397 397

Các quan sát 6400 6400 5971 5971

Nguồn: Các cuộc điều tra 1-2-3, giai đoạn 2, Khu vực kinh tế phi chính thức,

2001-2003, Viện Thống kê Quốc gia, AFRISTAT, DIAL; Tính toán của tác giả.

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn. *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

4.3 Khắc phục sai lệch nội sinh (endogeneity bias)Vấn đề thứ hai lên quan đến ước đoán là việc cùng một lúc xác định sản

lượng và chi hối lộ. Thật vậy, các lí thuyết quấy rối tối ưu (Myrdal, 1968, Kaufmann và Wei, 1999) cho thấy rằng khả năng hối lộ khác nhau rất nhiều giữa các doanh nghiệp. Các quan chức nhận hối lộ thường thao túng các quy định, thủ tục hành chính, thuế và sử dụng quyền lực của họ tùy theo “khả năng thanh toán” của công ty để buộc công ty phải chi tiền hối lộ ở mức tối đa có thể. Như vậy, chúng tôi tiên liệu rằng các công chức đòi hối lộ thường xuyên hơn đối với các công ty có kết quả kinh doanh tốt. Hơn nữa, như Shleifer (2004), và Fisman và Svensson (2007) đã nêu, tham nhũng có thể được một số doanh nghiệp sử dụng như một chiến lược phát triển kinh doanh. Thực vậy, các IPU có thể quyết định dành nguồn lực cho hối lộ. Ví dụ, người ta có thể hình dung rằng, trong trường hợp bị kiểm tra, một lái xe taxi có thể chọn cách hối lộ cảnh sát một cách có hệ thống để giảm tối thiểu thời gian và/hoặc tiền.

Vấn đề nội sinh có thể được giảm nhẹ bởi thay sản lượng bằng một biến công cụ (instrumenting for the output). Chúng tôi dùng doanh thu trung bình

Page 254: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

255NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

theo ngành và theo vị trí làm biến công cụ cho giá trị gia tăng. Theo quan điểm của chúng tôi, thước đo này là một biến thay thế tốt cho các chi phí gia nhập ngành trong một ngành cụ thể tại một địa điểm cụ thể. Sản lượng cũng có thể là một biến thay thế tốt cho mức cầu. Cả hai có thể ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của công ty nhưng không tác động tới mối liên hệ của công ty tới tham nhũng.

Cột 1, 2, 3 và 4 của Bảng 7 trình bày ước tính của chúng tôi về tỉ lệ tham nhũng khi tăng dần số lượng của các biến độc lập. Về đặc tính công ty, chúng tôi thấy mức độ giá trị gia tăng có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đối với mức độ hối lộ và giá trị tài sản làm tăng xác suất phải trả tiền hối lộ. Đồng quan điểm với Svensson, chúng tôi nhận thấy giá trị tài sản cao hơn có thể làm giảm các sự lựa chọn khác của IPU và giảm khả năng khước từ hối lộ của các cơ sở này. Kết quả ước tính cũng chỉ ra rằng số lượng lao động, thâm niên hoạt động, hoặc sự tham gia trực tiếp của các cơ sở thuộc khu vực kinh tế phi chính thức vào lĩnh vực thương mại quốc tế không có tác động đáng kể đến tỉ lệ tham nhũng. Ngoài ra, các kết quả cũng cho thấy các IPU nộp thuế nhiều hơn thường có xu hướng hối lộ nhiều hơn. Kết quả này xét về bề ngoài có vẻ nghịch lí, vì theo lẽ thường thì hối lộ nhiều hơn là để giảm đóng thuế. Trên thực tế, tại khu vực châu Phi cận Sahara (SSA), các quy định về thuế thường không rõ ràng. Làm việc với cán bộ thuế thường giống một quá trình đàm phán, mà kết cục là doanh nghiệp phải nộp cả thuế lẫn hối lộ. Là thành viên của một hiệp hội kinh doanh cũng khiến bị tham nhũng nhiều hơn. Chiều của quan hệ nhân quả ở đây là không rõ ràng. Một mặt, các IPU bị ảnh hưởng bởi tham nhũng có thể tham gia hiệp hội các nhà sản xuất để tìm kiếm sự bênh vực. Mặt khác, các thành viên của hiệp hội doanh nghiệp có thể trở thành mục tiêu của các công chức tham nhũng đang muốn trả đũa.

Đối với những người đứng đầu IPU, chỉ có giới tính và trình độ học vấn trung học là có một tác động đáng kể đối với xác suất chi tiền hối lộ. Thật vậy, việc một IPU do phụ nữ điều hành làm giảm xác suất phải chi tiền hối lộ. Việc người đứng đầu IPU có trình độ giáo dục trung học (chứ không phải không có trình độ học vấn) làm tăng xác suất tham nhũng. Cần lưu ý rằng không có đặc điểm cá nhân của người đứng đầu IPU nào, chẳng hạn như mức độ giàu có, nơi sinh hoặc dân tộc, có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ hối lộ.

Page 255: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

256 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Trong cột 5 Bảng 7, chúng tôi kiểm soát khả năng xuất hiện sai lệch nội sinh. Các kiểm định Wald về ngoại sinh xác nhận tính đồng thời của việc xác định sản lượng và trả hối lộ. Đối với một số biến độc lập, có sự khác nhau giữa hệ số được ước tính trong các mô hình probit và trong các mô hình probit có biến công cụ. Logarit của vốn, các biến giả biểu thị việc người đứng đầu IPU là thành viên một tổ chức kinh doanh, hoặc là một phụ nữ, hoặc học hết trung học trở nên không có ý nghĩa thống kê. Trái lại, quy mô lực lượng lao động, thâm niên của IPU và biến giả biểu thị việc người đứng đầu IPU có trình độ đại học trở thành quan trọng trong các ước tính probit có biến công cụ. Dấu ước tính của các biến này phù hợp với tiên liệu của chúng tôi. Các dấu này cho thấy các cơ sở phi chính thức với đặc điểm là ít thâm niên và quy mô nhỏ và các IPU mà lãnh đạo có trình độ đại học ít có xu hướng trả tiền hối lộ. Cuối cùng, hệ số hồi quy nội sinh (coefficient of the endogenous regressor) và giá trị gia tăng, vẫn dương và có ý nghĩa thống kê, do đó sự tăng giá trị gia tăng của IPU được coi là làm tăng xác suất phải trả tiền hối lộ. Cần lưu ý rằng kết quả tính toán tác động cận biên trung bình cho thấy tác động cận biên trung bình của logarit của giá trị gia tăng xác suất của tham nhũng (?) là 0,55. Con số này có vẻ rất cao, nhưng nên nhớ rằng xác suất phải trả tiền hối lộ là rất thấp8.

Bảng 7: Các mô hình probit về tỉ lệ tham nhũng

1 2 3 4 5

OLS OLS OLS OLS IV

Sản lượng trong log 0,06** 0,05* 0,05* 0,05* 0,55***

(0,03) (0,03) (0,03) (0,03) (0,09)

Vốn trong log 0,09*** 0,08*** 0,08*** 0,08*** 0,00

(0,02) (0,02) (0,02) (0,02) (0,03)

Quy mô lao động trong log -0,02 0,02 0,03 0,03 -0,33***

(0,08) (0,08) (0,08) (0,08) (0,10)

Thuế đã trả trong log 0,11*** 0,09** 0,09** 0,09** -0,11*

(0,04) (0,04) (0,04) (0,04) (0,06)

8 Chỉ một thiểu số IPU (4.2%) cho biết họ phải trả tiền hối lộ trong năm trước khi tiến hành điều tra.

Page 256: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

257NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Thâm niên của IPU -0,00 -0,00 -0,00 -0,00 -0,01**

(0,01) (0,01) (0,01) (0,01) (0,00)

Bình phương Thâm niên của IPU -0,00 -0,00 -0,00 -0,00 0,00**

(0,00) (0,00) (0,00) (0,00) (0,00)

Là thành viên của hiệp hội 0,30** 0,28** 0,28** 0,28** 0,03

(0,13) (0,14) (0,14) (0,14) (0,14)

Xuất hoặc nhập khẩu 0,13 0,03 0,03 0,03 -0,16*

(0,12) (0,13) (0,13) (0,13) (0,09)

Nữ -0,39*** -0,38*** -0,37*** 0,04

(0,11) (0,12) (0,11) (0,15)

Sinh tại thành phố -0,10 -0,09 -0,09 -0,09

(0,09) (0,09) (0,09) (0,06)

Giáo dục tiểu học -0,09 -0,08 -0,08 -0,08

(0,11) (0,11) (0,11) (0,07)

Giáo dục trung học 0,19* 0,20** 0,21** 0,04

(0,10) (0,10) (0,10) (0,09)

Giáo dục đại học -0,34 -0,31 -0,31 -0,42**

(0,26) (0,27) (0,26) (0,17)

Trong nhóm 20% thu nhập cao nhất -0,01 -0,01 -0,09

(0,16) (0,16) (0,10)

Trong nhóm 20% thu nhập cao thứ hai 0,07 0,07 -0,03

(0,14) (0,14) (0,10)

Trong nhóm 20% thu nhập cao thứ ba -0,01 -0,01 -0,06

(0,16) (0,16) (0,10)

Trong nhóm 20% thu nhập thứ tư 0,22 0,21 0,06

(0,14) (0,14) (0,11)

Trong nhóm dân tộc đa số tại thành phố -0,06 -0,00

(0,09) (0,06)

Hiệu ứng ngành Yes Yes Yes Yes Yes

Hiệu ứng quốc gia Yes Yes Yes Yes Yes

Hằng số -2,03*** -1,83*** -1,94*** -1,92*** -3,65***

(0,21) (0,24) (0,26) (0,26) (0,17)

Pseudo R² 0,16 0,19 0,19 0,19

Athrho -1,14**

(0,50)

Kiểm định ngoại sinh Wald chi2(1) = 5,27

Page 257: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

258 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Prob > chi2 = 0,02

1st-stage partial R2/Shea’s partial R2 for logy

0,00

1st-stage F statistic/Shea’s partial R2 for bribes

16,29

Số lượng quan sát 6371 5943 5941 5941 5941

Nguồn: Các cuộc điều tra 1-2-3, giai đoạn 2, Khu vực phi chính thức, 2001-2003,

Viện Thống kê Quốc gia, AFRISTAT, DIAL; Tính toán của tác giả.

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn. *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

5. Liệu hối lộ có làm giảm hiệu quả kinh doanh?

5.1 Chiến lược thực nghiệmCâu hỏi thực nghiệm của chúng tôi là liệu có liên kết nào giữa trải nghiệm

tham nhũng và hiệu quả kinh doanh của IPU. Để đánh giá điều này, chúng ta xem xét hàm sản xuất sau đây:

yi,j,k = α + β1ki.j.k + β2li,j,k + ∑γnXi,j,k + εi,j,k

yi,j,k là log của giá trị gia tăng của công ty i tại khu vực j trong thành phố k, k i,j,k là log của yếu tố đầu vào vốn, li,j,k là log của đầu vào lao động, Xi,j,k là vếc tơ của các đặc tính n của IPU và εi,j,k là sai số.

Một mối bận tâm hiển nhiên với phương pháp tiếp cận này là tính nội sinh có thể có giữa tham nhũng và hiệu quả kinh doanh của cơ sở như đã thảo luận trong phần 5. Như vậy, nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tham nhũng đối với hiệu quả kinh doanh đòi hỏi phải xử lí được các vấn đề liên quan đến khả năng xác định đồng thời hiệu quả kinh doanh và hối lộ. Trong phần này, chúng tôi thực hiện giống như Fisman và Svensson (2007) và Vial và Hanoteau (2010) bằng cách dùng biến công cụ là các biến vị trí-ngành để thay cho biến tiền hối lộ. Fisman và Svensson lập luận rằng phần hối lộ liên quan đến vị trí-ngành là hàm số của các đặc tính cơ bản đặc thù cho ngành-vị trí, ví dụ như khả năng các công chức ăn hối lộ và thành phần này là ngoại sinh đối với cơ sở.

Page 258: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

259NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

5.2 Tóm tắt kết quảBảng 8 hiển thị các kết quả. Hai cột đầu tiên nêu các hệ số của hàm sản

xuất ước tính thông qua OLS. Trong cột 1, các biến độc lập chỉ tập trung vào đặc điểm của các cơ sở, trong khi ở cột 2 chúng tôi giới thiệu các biến độc lập đặc trưng cho người đứng đầu IPU. Tất cả các mô hình bao gồm các hiệu ứng cố định quốc gia.

Đối với đặc điểm của các cơ sở, nhìn sơ qua sẽ thấy các hàm sản xuất ước tính ổn định trong các ước tính. Tất cả các biến kiểm soát hoặc là có dấu theo dự kiến hoặc không có ý nghĩa thống kê. Ví dụ, biến giả biểu thị độ mở, biểu thị việc IPU trực tiếp tham gia vào thương mại quốc tế, có ý nghĩa thống kê đáng kể ở mức 1%. Theo đó, độ mở lớn có xu hướng liên quan tới hiệu quả kinh doanh tốt. Như dự kiến, các hệ số của logarit của vốn, lực lượng lao động, và độ tuổi của IPU có dấu dương, ở mức độ ý nghĩa 1%, ngụ ý rằng khi các yếu tố khác không đổi thì giá trị gia tăng sẽ tăng lên khi cơ sở tăng thêm các yếu tố đầu vào và tăng thâm niên (cùng với các mối quan hệ xã hội của lãnh đạo).

Đối với các biến cụ thể về người đứng đầu IPU, kết quả phân tích từ Bảng 8 phù hợp với tiên liệu của chúng tôi. Kết quả chỉ ra rằng các IPU do phụ nữ điều hành kém thành công hơn, có lẽ bởi vì họ có những mục tiêu đa dạng hơn so với mục tiêu duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy hiệu quả kinh doanh của các cơ sở phi chính thức tăng khi trình độ học vấn của người đứng đầu cơ sở tăng.

Tuy nhiên, các hàm hồi quy của chúng tôi mang lại hai kết quả nổi bật. Thứ nhất, hệ số trải nghiệm tham nhũng là không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, cho thấy không có mối liên hệ giữa tham nhũng và sản lượng. Cần lưu ý rằng Fisman và Svensson (2007) cũng tìm thấy một liên kết yếu giữa tỉ lệ hối lộ và hiệu quả kinh doanh, được xác định bởi mức tăng doanh số bán hàng trong phép hồi quy OLS. Thứ hai, số tiền thuế đã nộp là dương khá cao ở mức 1%. Như vậy, nộp thuế nhiều hơn có vẻ tỉ lệ thuận với kết quả kinh doanh, đây là điểm trái ngược với suy luận thông thường và với kết quả của các nghiên cứu trước đây, trong đó có nghiên cứu của Fisman và Svensson (2007).

Tuy nhiên, kết quả lạ lùng này có thể được giải thích bởi các loại thuế mà IPU nộp. Thật vậy, trên thực tế một nửa giá trị các khoản thuế phải nộp

Page 259: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

260 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

của các cơ sở phi chính thức là thuế địa phương ví dụ như lệ phí cho một vị trí trong chợ. Rõ ràng, các loại thuế địa phương một mặt là các chi phí kinh doanh của IPU, mặt khác các loại thuế này cũng có thể tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thông qua việc tiếp cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp xúc với khách hàng tốt hơn và như vậy tăng kết quả kinh doanh. Luận điểm này được xác nhận bởi bằng chứng về lợi thế của việc chính thức hóa doanh nghiệp (Rand và Torm, 2010).

Một lần nữa để khắc phục các vấn đề nội sinh, chúng tôi sẽ trình bày các kết quả hồi quy dùng biến công cụ. Trong các hàm hồi quy, trải nghiệm tham nhũng được đo lường qua biến công cụ thông qua tỉ lệ phần trăm (đặc thù đối với ngành-địa điểm) các cơ sở tuyên bố đã phải chi tiền hối lộ và giá trị trung bình tiền thuế đã trả theo ngành và theo địa điểm. Kết quả từ ước tính IV, nêu trong cột 3, hỗ trợ giả thuyết cho rằng hối lộ giảm kết quả kinh doanh và xác nhận rằng, trong khu vực phi chính thức, càng trả nhiều thuế thì các cơ sở càng kinh doanh tốt. Chính xác hơn, hệ số trải nghiệm tham nhũng có giá trị âm -3 và rất có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hiệu quả ước tính của việc phải trả tiền hối lộ là giảm 95% (100 * (e-3-1)) giá trị gia tăng.

Để kiểm tra thêm sự vững chắc của các kết quả, chúng tôi cũng chạy hồi quy IV về hiệu quả kinh doanh. Trong phép hồi quy này, trải nghiệm tham nhũng và logarit thuế đã trả được thay bằng các biến công cụ về tỉ lệ (đặc thù đối với ngành-địa điểm) các cơ sở tuyên bố đã phải chi tiền hối lộ và giá trị trung bình tiền thuế đã trả theo ngành và theo địa điểm. Hiệu ứng ước tính của hối lộ tăng lên, cũng như một trong các loại thuế.

Các hiệu ứng ước tính của hối lộ là rất cao và gây nghi ngờ đối với mức độ phù hợp của các công cụ của chúng tôi. Rất tiếc là chúng tôi không có công cụ nào tốt hơn để kiểm tra và không thể so sánh kết quả với với các nghiên cứu trước đó. Svensson (2003) và Vital và Hanoteau (2010) sử dụng các chỉ số về tăng trưởng cơ sở làm biến phụ thuộc chứ không dùng chỉ số về hiệu quả kinh doanh.

Page 260: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

261NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Bảng 8: Ảnh hưởng của hối lộ và thuế trên hiệu quả hoạt động kinh doanh

1 2 3a 4b

OLS OLS IV IV

Phải chi hối lộ 0,20 0,14 -3,00** -4,49**

(0,12) (0,12) (1,72) (1,99)

Tiền thuế đã trả trong log 0,31*** 0,30*** 0,33*** 0,61**

(0,03) (0,03) (0,03) (0,26)

Vốn trong log 0,14*** 0,10*** 0,12*** 0,10***

(0,01) (0,02) (0,02) (0,02)

IPU không có vốn 0,23*** 0,08 0,09 0,06

(0,07) (0,08) (0,08) (0,08)

Quy mô nhân công trong log 0,69*** 0,68*** 0,68*** 0,61***

(0,05) (0,05) (0,05) (0,08)

Thâm niên của IPU 0,02*** 0,02*** 0,02*** 0,02***

(0,00) (0,00) (0,00) (0,00)

Bình phương thâm niên của IPU -0,00*** -0,00*** -0,00*** -0,00***

(0,00) (0,00) (0,00) (0,00)

Chỉ số sử dụng dịch vụ công 0,01 -0,00 -0,01 -0,02

(0,04) (0,04) (0,04) (0,04)

Xuất hoặc nhập khẩu 0,47*** 0,36*** 0,36*** 0,32***

(0,07) (0,07) (0,08) (0,09)

Hoạt động chính 0,25 0,27 0,23

(0,16) (0,17) (0,18)

Nữ -0,48*** -0,53*** -0,51***

(0,05) (0,06) (0,07)

Sinh tại thành phố 0,08* 0,06 0,06

(0,04) (0,05) (0,05)

Giáo dục tiểu học 0,07 0,05 0,06

(0,05) (0,05) (0,06)

Giáo dục trung học 0,16*** 0,19*** 0,21***

(0,06) (0,06) (0,07)

Giáo dục đại học 0,54*** 0,50*** 0,51***

(0,14) (0,15) (0,15)

Page 261: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

262 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Thuộc nhóm 40% có thu nhập cao nhất

0,06 0,05 0,05

(0,05) (0,05) (0,05)

Hiệu ứng ngành Có Có Có Có

Hiệu ứng quốc gia Có Có Có Có

Biến 4,70*** 4,57*** 5,06*** 5,04***

(0,12) (0,21) (0,32) (0,33)

Durbin (score) chi2(2)6,64 (p = 0,01)

8,18 (p = 0,02)

Wu-Hausman F(2,5143)6,62 (p = 0,01)

4,08 (p = 0,02)

Shea’s partial R2 cho hối lộ 0,01 0,01

Shea’s partial R2 cho thuế 0,02

1st-stage F thống kê hối lộ 11,92 12,49

1st-stage F thống kê các loại thuế 27,79

Số lượng các quan sát 6344 5916 5916 5916

R-squared 0,28 0,30 0,21 0,16

Nguồn: Các cuộc điều tra 1-2-3, giai đoạn 2, Khu vực kinh tế phi chính thức, 2001-2003, Viện Thống kê Quốc gia, AFRISTAT, DIAL; Tính toán của tác giả.

Độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn. *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1a. Trong cột 4, trải nghiệm tham nhũng được đo bằng biến thay thế của tỉ lệ phần

trăm theo ngành và theo vị trí của các công ty cho biết đã phải trả tiền hối lộ.b. Cột 5, trải nghiệm tham nhũng và logarit thuế đã trả được đo bằng biến thay

thế của tỉ lệ phần trăm theo ngành và theo vị trí của các công ty cho biết đã phải trả tiền hối lộ, và giá trị trung bình tiền thuế đã trả tính theo ngành và vị trí.

6. Kết luận

Bài viết nghiên cứu các mối quan hệ giữa khu vực kinh tế phi chính thức và Nhà nước. Nội dung tập trung phân tích mức độ tham nhũng và hậu quả của nó với khu vực kinh tế phi chính thức. Điểm đáng chú ý, đây là lần đầu tiên vấn đề tham nhũng trong khu vực kinh tế phi chính thức được đo lường bằng trải nghiệm chứ không phải bằng cảm nhận và được phân tích thấu đáo. Nghiên cứu của chúng tôi mang tới những hiểu biết mới.

Page 262: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

263NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Kết luận quan trọng nhất từ dữ liệu của chúng tôi cho thấy, trái với quan niệm phổ biến, tại các thủ đô khu vực Tây Phi, đa số IPU không phải là nạn nhân của tham nhũng. Đúng vậy, chỉ có 4,2% các IPU tuyên bố rằng họ đã trả tiền hối lộ trong năm trước khi diễn ra cuộc khảo sát. Một con số như vậy không có nghĩa là tham nhũng chỉ là một hiện tượng lẻ tẻ. Nếu trải nghiệm hối lộ được phân bố một cách không đồng đều và độc lập trong dân số thì chỉ cần chưa đến 12 năm một nửa số IPU sẽ tiếp xúc với tham nhũng.

Ngoài ra, nếu chúng ta chỉ tính tới các IPU có tiếp xúc với Nhà nước trong năm trước khi diễn ra cuộc khảo sát, tỉ lệ này sẽ tăng lên đến 37%. Con số này cho thấy hối lộ đã trở thành một công cụ quan trọng để giải quyết khi gặp vấn đề với các công chức. Phân tích của chúng tôi về các yếu tố quyết định tham nhũng trong các IPU cho thấy không có sự khác biệt về cơ chế trong khu vực phi chính thức và khu vực chính thức. Các công ty lớn, các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải có nhiều khả năng phải đối mặt với các hành vi đòi hối lộ của các quan chức. Ngoài ra, các phát hiện của chúng tôi rõ ràng cho thấy trải nghiệm tham nhũng làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh.

Như vậy các chính sách xây dựng nhằm đấu tranh chống tham nhũng là cần thiết, nhưng không cần phải áp dụng riêng cho khu vực phi chính thức. Mặc dù tham nhũng dường như không phổ biến rộng rãi trong khu vực phi chính thức, cuộc chiến chống tham nhũng dường như là một yếu tố quan trọng dẫn tới sự thành công của các chính sách nhằm tăng mức độ chính thức hóa doanh nghiệp.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tác động giảm nhẹ của việc không đăng kí kinh doanh. Dữ liệu giai đoạn 2 cho thấy không đăng kí là một vấn đề thực thi pháp luật yếu kém hơn là vấn đề tham nhũng. Nói cách khác mong muốn tránh các công chức đòi hối lộ ở các công ty có đăng kí chính thức. 39% IPU nghĩ rằng đăng kí là không bắt buộc và 21% không biết là bắt buộc phải đăng kí. Ngoài ra, kết quả của cuộc khảo sát cho thấy Nhà nước không thực sự quyết tâm yêu cầu các IPU tuân thủ pháp luật. Trong bảy thành phố thủ đô, chỉ có 6,2% người đứng đầu IPU nói rằng họ đã gặp rắc rối với các công chức trong năm trước khi tiến hành cuộc khảo sát.

Page 263: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

264 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Tài liệu tham khảo

Ades, A. and Di Tella, R, (1999), “Rents, Competition, and Corruption”, American Economic Review, Vol.89, No.4, pp.982–993.

Bearse, P., Glomm, G. and Janeba, E. (2000) “Why Poor countries rely mostly on redistribution in kind.” Journal of Public Economics 75: 432-481.

Brilleau, A Coulibbaly, S. Gubert, F., Koriko, O., Kuepie, M. and Ouedraogo, E. (2005) “Le secteur informel: Performances, insertion, perspectives, enquêtes 1-2-3 phase 2” Stateco, n°99, pp. 43-64.

Brilleau, A., Roubaud F. and Torelli C. (2005) “L’emploi, le chômage et les conditions d’activités, Enquête 1-2-3 phase 1” Stateco, n°99, pp. 43-64.

De Soto, H., 1989. The Other Path. Harper and Row, New York, NY.Djankov, S. (2008), “A response to Is Doing Business Damaging Business?”,

Journal of Comparative Economics doi:10.1016/j.jce.2008.01.003.Dollar, D., Fisman, R. and Gatti, R. (2001). “Are women really the “fairer”

sex? Corruption and women in government.” Journal of Economic Behaviour & Organization 46(4), 423-429.

Fisman, R., and Gatti, R. (2002). “Decentralization and Corruption: Evidence Across Countries”, Journal of Public Economics, 83(3), 325-45.

Fisman, R. and Svensson, J. (2007) “Are Corruption and Taxation Really Harmful to Growth? Firm Level Evidence,” Journal of Development Economics 83 (2007):63–75.

Gatti, R., Paternostro, S. and Rigolini, J. 2003. “Individual attitudes toward corruption: do social effects matter?”, Policy Research Working Paper Series 3122, The World Bank.

Hunt, J. (2004). “Trust and Bribery: The Role of the Quid Pro Quo and the Link with Crime.” NBER Working Papers 10510, National Bureau of Economic Research, Inc.

Hunt, J. (2006). “How Corruption Hits People When They Are Down.” NBER Working Papers 12490, National Bureau of Economic Research, Inc.

Hunt, J. and LASZLO, S. (2005). “Bribery: Who Pays, Who Refuses, What Are the Payoffs?” NBER Working Papers 11635, National Bureau of Economic Research, Inc.

Huntington, S. (1968), Political Order in Changing Societies, New Haven, Yale University Press.

Page 264: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

265NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Intern ational Labor Office (2002). ILO Compendium of Official Statistics on Employment in the Informal Sector. STAT Working Paper No. 1, Geneva.

Kaufmann, D. and WEI, S.-J., (1999). ‘Does ‘‘Grease Money’’ Speed up the Wheels of Commerce?’, in NBER Working Paper, No.7093, Washington, DC.

Lavallée, E. (2007) “Corruption, concurrence et développement. Une analyse économétrique à l’échelle des entreprises”, European Journal of Development Research, Vol. 19, 2, p.274-304.

Lavallee, E., Razafindrakoto, M. and Roubaud F. (2010) “Ce qui engendre la corruption: une analyse microéconomique sur données africaines” Revue d’Economie du Développement, 3, pp. 5-47.

Leff, N. 1964, “Economic Development through Bureaucratic Corruption.” The American Behavioural Scientist 8(2): 8-14.

Mauro, P. (1995), “Corruption and Growth”, Quarterly Journal of Economics, 60(3), pp.681-712.

Meon, P.-G. and Sekkat, K. (2005), “Does Corruption Grease or Sand the Wheels of Growth?”, Public Choice, 122, 1-2, pp. 69-97.

MEon, P.-G. and Weill, L. (2010). Is corruption an efficient grease?. World Development. Vol. 38, No. 3, pp. 244–259

Myrdal, G. (1968), Asian Drama: An inquiry into poverty of nations, New York, Pantheon Books.

Rand, J. and TorM, N. (2010). “The benefits of formalization: evidence from Vietnamese SMEs”. Working Paper, Development Economics Research Group (DERG), Department of Economics, University of Copenhagen.

Razafindrakoto, M. and Roubaud F. (2010). “Are international databases on corruption reliable? A comparison of expert opinions surveys and household surveys in sub-saharan Africa”. World development, August, 38(8), pp. 1057-1069.

Schneider, F. (2007). “Shadow economies and corruption all over the world: New estimates for 145 countries”. Economics: The Open-Access, Open-Assessment E-Journal. Volume 1.

Shleifer, A. (2004). “Does Competition Destroy Ethical Behaviour?”, AEA Papers and Proceedings, Vol.94, No.2, pp. 414–418.

Shleifer, A. and VISHNY, R. (1993). “Corruption” Quarterly Journal of Economics 108 (3): 599-617.

Svensson, J. (2003). “Who must pay bribes and how much? Evidence from

Page 265: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

266 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

a Cross-Section of Firms.” Quarterly Journal of Economics 118 (1): 207-30.Swamy, A., Knack., S. and Azfar, O., (2001). “Gender and Corruption,”

Journal of Development Economics, 64(1): 25-55.Transparency International (2009), The Perception Corruption index

2009, Berlin.Treisman, D., 2000, “The causes of corruption: a cross-national study”,

Journal of Public Economics, 76 (3): 399-457.Van de Ven, W. and Van Praag, B. (1981). “The Demand for Deductibles in

Private Health Insurance: A Probit Model with Sample Selection”. Journal of Econometrics, 17(2): 229–252.

Van Rijckeghem, C. et Weder, B., (1997) “Corruption and the role of temptation: do low wages in civil service cause corruption?”, IMF Working Paper, WP/97/73. Washington D.C.

Vial, V. and Hanoteau, J. (2010). “Corruption, Manufacturing Plant Growth, and the Asian Paradox: Indonesian Evidence”, World Development, Vol. 38, No. 5, pp. 693–705.

Page 266: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

267NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

2.4

CÓ PHẢI SỰ ĐOÀN KẾT KHÔNG TỰ NGUYỆN CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ

DOANH NGHIỆP NHỎ? PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CỦA KHU VỰC TÂY PHI

Michael Grimm, Flore Gubert, Ousman Koriko, Jann Lay và Christophe Jalil Nordman

Giới thiệu

Ở nhiều nơi tại khu vực châu Phi cận Sahara, nhiều cơ sở phi chính thức không đăng kí, khai báo tăng trưởng số lao động cũng như về vốn đầu tư. Tỉ lệ tái đầu tư lợi nhuận nói chung có vẻ thấp. Có nhiều lí do khác nhau được đưa ra, từ hạn chế của thị trường vốn, thái độ ngại rủi ro, thiếu các kĩ năng và thái độ kinh doanh… Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ gia đình và người thân của các doanh nhân. Doanh nhân thành công có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tiết kiệm nguồn vốn bởi vì họ chịu sức ép từ nhu cầu tiêu dùng cao của gia đình và bản thân, hoặc ít nhất là động lực đầu tư sẽ thấp, bởi họ nghĩ rằng sẽ phải chia sẻ một phần lớn lợi nhuận với người khác. Trong nghiên cứu xã hội học, khái niệm này thường được gọi là “đoàn kết không tự nguyện” hoặc “mặt tối của vốn xã hội” (Portes và Sensenbrenner, 1993).

Quan niệm cho rằng mối quan hệ gia đình và họ hàng cũng có thể tác dụng bất lợi thường được đề cập trong các tài liệu nhân học (xem Barth, 1967) và được nhấn mạnh bởi các nhà lí thuyết với sắc thái rất khác nhau và

Page 267: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

268 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

kết luận khác nhau (Lewis, 1955; Meier và Baldwin, 1957; Bauer và Yamey, 1957; Hirschman, 1958). Quan niệm này cũng được thảo luận trong lĩnh vực xã hội học kinh tế, nơi nó được xem như nhược điểm của mối quan hệ chặt chẽ, cũng thường được gọi là “mối quan hệ khăng khít” (Granovetter, 1973, 1983, 1985; Barr, 2002). Gần đây hơn, một nhà kinh tế (Platteau, 2000; Hoff và Sen, 2006) tiếp tục đề cập đến chủ đề này. Mặc dù các tác giả thừa nhận rằng gia đình và các mối quan hệ họ hàng có thể là nền tảng để xây dựng khế ước xã hội trong bối cảnh thị trường không hoàn hảo. Đồng thời, họ lập luận rằng, mối quan hệ gia đình và thân tộc có thể trở thành một trở ngại quan trọng trong quá trình phát triển. Người ta cũng có thể không tham gia vào các hệ thống quan hệ gia đình và từ chối tuân thủ các nghĩa vụ xã hội. Điều này có thể gây ra nhiều thiệt hại và tổn thất về tâm lí. Nếu hiện tượng tái phân phối không tự nguyện kiểu này là phổ biến thì nó có thể cản trở sự tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tại châu Phi. Như Platteau (2000) đã nêu, điều này có thể giải thích lí do tại sao các doanh nhân thuộc dân tộc thiểu số như người da đỏ ở Đông Phi, người Liban và Syria ở Tây Phi thường rất thành công. Các dân tộc thiểu số này không bị người thân đòi hỏi nhiều và ít chịu tác động của các quan hệ xã hội và nghĩa vụ xã hội phức tạp.

Cho đến nay, không có nhiều nghiên cứu thực nghiệm xác nhận sự tồn tại của tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với hoạt động kinh doanh. Di Falco và Bulte (2009) tìm thấy một số bằng chứng cho thấy quy mô quan hệ họ hàng càng lớn thì thu nhập không thể chia sẻ càng cao. Họ cũng tìm thấy bằng chứng cho rằng, việc chia sẻ bắt buộc dẫn đến thói quen không làm mà vẫn muốn hưởng (free riding) và làm giảm mong muốn tự bảo vệ đối với các cú sốc trong cuộc sống (Di Falco và Bulte, 2010). Baland, Guirkinger và Mali (2007) phân tích hành vi vay tiền và thấy rằng một số người vay tiền không phải vì họ có nhu cầu dùng tiền mà chỉ để họ hàng thấy rằng họ không dư dả và không thể cho người khác vay. Anderson và Baland (2002) cung cấp một số bằng chứng cho thấy phụ nữ ở Kenya tham gia vào các tổ chức tín dụng nhỏ để bảo vệ tiền tiết kiệm khỏi bị chồng tiêu xài mất. Gần nhất là nghiên cứu của Fafchamps (2002) tìm thấy một quan hệ nghịch chiều giữa cảm giác “lo sợ bị họ hàng lạm dụng” và giá trị gia tăng của các thương nhân nông nghiệp ở Madagascar, tuy nhiên, điều này không phải là chủ đề chính của bài nghiên cứu và ông không tiếp tục thảo luận về kết quả này.

Page 268: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

269NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu về giả thuyết “đoàn kết không tự nguyện” bằng cách sử dụng một mẫu lớn các doanh nhân của khu vực phi chính thức tại các thủ đô kinh tế ở Tây Phi. Chúng tôi phân biệt giữa một bên là “gia đình và quan hệ họ hàng” và bên kia là vốn (mạng quan hệ) xã hội. Nhiều nghiên cứu đồng thuận với quan điểm cho rằng vốn xã hội mang lại nhiều lợi ích như giảm chi phí giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, giúp vượt qua những tình huống khó xử của hành động tập thể, tạo ra mạng lưới và cung cấp bảo hiểm phi chính thức (Xem Coleman, 1990; Fafchamps, 1996, 2001, 2002; Kranton 1996; Woolcock 2001; Minten và Fafchamps 1999; Platteau, 2000; Knorringa và van Staveren, 2006). Giống như La Ferrara (2007), chúng tôi dùng khái niệm các mối quan hệ gia đình và họ hàng để chỉ bất kì hình thức quan hệ huyết thống. Sự khác biệt chính giữa các cá nhân có quan hệ gia đình và họ hàng và các cá nhân có quan hệ tương tác nói chung là quan hệ gia đình và họ hàng đa phần có thể được coi là ngoại sinh và không thể được tự do thay đổi hoặc nếu có thể thì với chi phí tâm lí cao (La Ferrara, 2007).

Bài viết này gồm bốn phần: Phần một mô tả ngắn gọn khung lí thuyết, chủ yếu là giải thích nghĩa vụ chia sẻ có ảnh hưởng bất lợi đến việc phân bổ các nguồn lực của các hộ kinh doanh như thế nào. Phần hai trình bày các dữ liệu. Phần ba miêu tả các biến được sử dụng để đo mức độ của các mối quan hệ gia đình và họ hàng. Phần bốn thảo luận về các kết quả phân tích kinh tế lượng.

1. Khung lí thuyết

Trong phần này, chúng tôi tập trung vào các yếu tố bất lợi tiềm tàng của mối quan hệ gia đình và họ hàng, để sang một bên những tác động tích cực có thể có. Chúng tôi giả định rằng các hộ gia đình thành thị có khả năng tham gia vào một số hoạt động, trong đó có sản xuất và mua bán hàng hóa, dịch vụ và làm công ăn lương tại một công ty nào đó. Ngoài ra, chúng tôi còn giả định giá trị gia tăng được tạo ra trong hoạt động sản xuất sẽ chịu “thuế tương thân tương ái (thuế đoàn kết)” do gia đình và họ hàng áp đặt. Việc không trả thuế này có thể sẽ dẫn đến một số hình phạt mang tính xã hội rất đáng sợ, ví dụ như

Page 269: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

270 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

không được an táng trong làng. Chúng tôi cũng giả định rằng tỉ trọng giá trị gia tăng được tạo ra và được chuyển cho gia đình phụ thuộc vào mức độ bình đẳng trong quan hệ gia đình của người chủ, từ số lượng người thuộc họ hàng, từ chi phí hoạt động của người chủ dành cho gia đình, v.v. Tiền lương không bị chịu khoản thuế này (hoặc bị ít hơn rất nhiều). Gia đình có thể dễ dàng theo kiểm soát giá trị gia tăng mà doanh nghiệp thu được hơn so với khoản thu nhập từ các công việc khác trên thị trường lao động. Tuy nhiên, điều này sẽ đúng nếu như các doanh nghiệp đạt đến một quy mô nhất định, ví như có hoạt động từ một trang web duy nhất, có một mức độ vốn cổ phần nhất định và có các lao động bên ngoài gia đình.

Chúng tôi giả định rằng các cơ sở phi chính thức hoạt động với một công nghệ sản xuất tân cổ điển với quy mô doanh thu không thay đổi, lợi nhuận cũng không tăng lên từ vốn và từ lao động. Trong trường hợp này, thuế đoàn kết làm giảm lợi nhuận thu được từ các yếu tố khác và các chủ cơ sở như vậy sẽ dành được ít vốn và lao động hơn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tái phân bổ và đầu tư các nguồn lực ở nơi khác. Các yếu tố khác không thay đổi, hộ gia đình càng phân bổ ít lao động và vốn cho sản xuất thì tỉ lệ thuế càng cao. Đối với lao động, điều này có nghĩa rằng với một tỉ lệ thuế cao hơn, người ta sẽ sử dụng ít lao động bên ngoài hơn hoặc nhiều lao động thuộc họ hàng được cung cấp dưới hình thức lao động trả lương phụ thuộc bên ngoài hộ gia đình. Giả thuyết này được kiểm tra trong phần thực nghiệm. Có nghĩa là chúng tôi kiểm tra mối quan hệ giữa cường độ của mối quan hệ gia đình và họ hàng, việc sử dụng vốn và lao động trong các cơ sở sản xuất phi chính thức.

Tuy nhiên, như đã đề cập trong phần Giới thiệu, quan hệ gia đình và họ hàng cũng có thể có tác động tích cực vào các hoạt động kinh doanh. Chúng tôi giả định quan hệ gia đình và họ hàng có thể mang lại những tác động tích cực tới hoạt động của cơ sở, nhất là khi thị trường vốn là lao động không hoàn hảo. Không hoàn hảo có thể phát sinh, chẳng hạn như tiếp cận nguồn vốn bị hạn chế, thiếu hụt lao động có kĩ năng nhất định hoặc những rủi ro liên quan đến đạo đức phát sinh do chi phí giám sát cao. Do đó, tác động tích cực có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn và lao động ít nhất là qua ba kênh khác nhau: (i) gia đình và các mối quan hệ thân tộc có thể hoạt động như bảo hiểm chống lại những tác động của những cú sốc có thể làm giảm

Page 270: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

271NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

bớt các cổ phiếu của vốn vật chất và lao động; (ii) gia đình và các mối quan hệ thân tộc có thể giúp các doanh nhân có được thông tin về các cơ hội đầu tư và thuê lao động đáng tin cậy, và (iii) trong các gia đình và các nhóm họ hàng, cả hai yếu tố vốn và lao động có thể xoay theo nhu cầu cá nhân. Nếu những tác động tích cực này tồn tại, họ có thể một phần hoặc thậm chí hoàn toàn bù đắp những tác động bất lợi phát sinh từ thuế đoàn kết. Chiến lược thực nghiệm và các dữ liệu của chúng tôi sẽ không cho phép gỡ rối các hiệu ứng tích cực và tiêu cực, nhưng chúng ta sẽ nhận biết các loại khác nhau của mối quan hệ mà chúng ta giải thích được liên kết với các kênh khác nhau, tích cực và / hoặc tiêu cực.

2. Dữ liệu

Chúng tôi sử dụng một bộ điều tra được gọi là các cuộc điều tra 1-2-3 tại bảy thủ đô kinh tế của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (WAEMU) vào đầu những năm 20001. Cuộc khảo sát 1-2-3 là cuộc điều tra nhiều lớp tổ chức theo ba giai đoạn và thiết kế đặc biệt để nghiên cứu khu vực phi chính thức (Brilleau và những người khác, 2005). Giai đoạn 1 là khảo sát đại diện của lực lượng lao động, trong đó bao gồm các thông tin chi tiết về công việc và đặc điểm nhân khẩu – xã hội của các cá nhân. Giai đoạn 2 là cuộc khảo sát mà thông tin được thu thập trên một tập hợp con của các cơ sở sản xuất phi chính thức được xác định trong giai đoạn 1. Giai đoạn này tập trung vào các đặc điểm của các doanh nhân và các cơ sở sản xuất của họ, bao gồm cả nhân viên. Các cơ sở được coi là phi chính thức nếu (a) họ không có hệ thống kế toán chính thức bằng văn bản và / hoặc (b) họ không đăng kí với một cơ quan quản lí thuế. Giai đoạn 3 là cuộc khảo sát chi tiêu trong các hộ gia đình, được thực hiện bằng cách sử dụng các cuộc phỏng vấn với một tập hợp con (một lần nữa) đại diện của giai đoạn 1, và một số hộ gia đình trong giai đoạn 2. Vì vậy, chúng tôi có thông tin từ giai đoạn 1 và 2 cho một tập hợp con (đại diện)

1 Các trung tâm đô thị là Abidjan, Bamako, Cotonou, Dakar, Niamey, Lome và Ouagadougou. Các khảo sát này do AFRISTAT và Viện Thống kê Quốc gia (NSI) thực hiện với sự hỗ trợ của DIAL khu vực hỗ trợ thống kê để giám sát đa phương (PARSTAT) vào giữa năm 2001 và 2003. Mô tả chi tiết hơn về dữ liệu trong Brilleau và những người khác, 2005.

Page 271: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

272 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

của các doanh nhân phi chính thức (n = 6580) và thông tin từ ba giai đoạn khác tập hợp con (n = 1511). Giai đoạn 3 không được thực hiện tại Abidjan.

Trong phân tích thực nghiệm, chúng tôi tập trung vào người di cư trong nước, các doanh nhân di cư từ các vùng nông thôn hoặc thành phố cấp hai tới trung tâm kinh tế thủ đô và bắt đầu kinh doanh phi chính thức. Phân tích những người di cư tới đô thị có thuận lợi là có thể xem xét hai dạng quan hệ gia đình họ hàng, quan hệ tại thành phố nơi họ tới và quan hệ tại quê quán của họ. Chúng tôi giả định rằng loại quan hệ thứ hai chịu nhiều ảnh hưởng từ truyền thống hơn. So sánh vai trò của cả hai dạng quan hệ này sẽ mang lại những hiểu biết thú vị.

Phù hợp với mô hình lí thuyết của mình, chúng tôi sử dụng hộ gia đình là đơn vị quan sát. Chúng tôi tập hợp tất cả các cơ sở sản xuất trong một hộ gia đình thành một doanh nghiệp. Tập hợp này được thực hiện như sau: xác định cơ sở sản xuất chính trong gia đình là cơ sở sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cao nhất. Sau đó, tổng cộng số lao động, vốn và tổng giá trị gia tăng của các cơ sở sản xuất trong mỗi hộ gia đình. Đối với tất cả các đặc điểm khác, chẳng hạn như ngành nghề và đặc điểm của chủ quản lí, chúng tôi dùng các giá trị của cơ sở sản xuất chính. Có thể có một số lí do khác nhau giải thích tại sao một hộ gia đình sở hữu một vài cơ sở. Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh có thể là một phương pháp lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu khi có các mức lợi nhuận dự kiến và rủi ro khác nhau. cơ sở cũng có thể thuộc sở hữu của các thành viên hộ gia đình khác nhau và họ không nhất thiết phải góp chung nguồn lực. Cuối cùng, chia tách làm nhiều cơ sở nhỏ hơn có thể một chiến lược để giảm “thuế đoàn kết”, bởi vì che giấu một số cơ sở nhỏ dễ dàng hơn là giấu một cơ sở lớn. Hơn nữa, Camilleri (1996) cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng các doanh nhân thành công thường sử dụng lao động họ hàng trong các cơ sở thứ cấp (không phải cơ sở chính) để giữ chân những người họ hàng này cách xa các hoạt động sản xuất chính.

Bảng 1 trình bày số liệu thống kê mô tả về các doanh nhân nhập cư, cơ sở sản xuất và hộ gia đình của họ. Chúng tôi thấy rằng khoảng một nửa tổng số doanh nhân trong mẫu là đàn ông, độ tuổi trung bình là 38, khoảng 43% nói tiếng Pháp và 72% không có bất kỳ bằng cấp nào. Chúng tôi cũng mã hóa một biến cho dân tộc. Trong các nhóm dân tộc, người thuộc nhóm đa số có mã là “1”. Dân tộc “2” là những người thuộc nhóm lớn thứ hai và tương tự như

Page 272: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

273NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

vậy. Người ta có thể thấy rằng khoảng 80% các doanh nhân thuộc một trong ba nhóm lớn nhất tại đất nước họ đang sinh sống.

Bảng 1: Thống kê mô tả

Trung bình E.T.

Đặc điểm của chủ sở hữu

Nam giới (=1) 0,509

Tuổi của chủ sở hữu 38,4 11,4

Nói tiếng Pháp (=1) 0,434

Không có bằng 0,718

Học xong tiểu học 0,179

Một vài khóa ở trung học 0,048

Tốt nghiệp cấp 1 (dạng khác) 0,055

Nhóm dân tộc 1 0,420

Nhóm dân tộc 2 0,184

Nhóm dân tộc 3 0,195

Đặc điểm gia đình

Quy mô gia đình 6,3 4,2

Chỉ có doanh nghiệp phi chính thức 0,795

Nhân viên hưởng lương của khu vực chính thức 0,097

Nhân viên hưởng lương của khu vực phi chính thức 0,100

Kết hợp khác 0,008

Đặc điểm của doanh nghiệp

Tuổi của doanh nghiệp 8,6 8,6

Áo quần và các thức khác 0,096

Hóa đơn khác và Ăn uống 0,143

Xây dựng 0,087

Bán xỉ / tại cửa hàng 0,114

Buôn bán nhỏ 0,272

Khách sạn và Nhà hàng 0,073

Dịch vụ sửa chữa 0,053

Vận chuyển 0,052

Page 273: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

274 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Dịch vụ khác 0,110Giá trị gia tăng hàng năm tính theo sức mua tương đương (USD)

5556 28459

Giờ hàng tháng của chủ sở hữu 225 127

Tổng giờ hàng tháng 381 379

Tổng số nhân viên bao gồm chủ sở hữu 1,9 1,6

Nhân viên được trả lương làm việc 0,2 0,9

Không có vốn vật chất (=1) 0,126

Vốn vật chất tính theo sức mua tương đương (USD) 1029 3647

Vốn vật chất (thấp hơn 33%) 11 12

Vốn vật chất (khoảng 33%) 127 75

Vốn vật chất (hơn 33%) 2953 5865

Số lượng doanh nghiệp 1,3 0,6

Quốc gia

Bénin 0,159

Burkina Faso 0,141

Côte d’Ivoire 0,162

Mali 0,178

Niger 0,062

Sénégal 0,128

Togo 0,169

N 2369

Nguồn: Khảo sát 1, 2, 3, ECOWAS 02/2001, tính toán riêng của tác giả.

Phần tiếp theo trong bảng 1 trình bày danh mục hoạt động của doanh nhân trong hộ. Các danh mục này gồm tất cả các hoạt động chính và thứ cấp của tất cả các thành viên trong gia đình. Khoảng 79,5% doanh nhân thuộc đối tượng lấy mẫu sống trong các hộ gia đình chỉ có một hoặc một vài hoạt động phi chính thức. Trong một số hộ, một hoặc một số thành viên tham gia thêm vào một số công việc hưởng lương phi chính thức. Chỉ có 19,8% số doanh nhân sống trong các hộ gia đình có doanh nghiệp và có ít nhất một người hưởng lương nhà nước (9,7%) hoặc làm việc trong khu vực tư nhân chính thức (10%). Các danh mục hoạt động có thể là một yếu tố quyết định quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của cơ sở, vì nó có thể ảnh hưởng

Page 274: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

275NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

đến khả năng tiết kiệm, vay vốn và đầu tư. Nó cũng có thể quyết định quy mô mạng lưới quan hệ của cơ sở và trong đó có quan hệ với khu vực công và do đó ảnh hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ công và tiếp xúc với tham nhũng.

Tuổi trung bình của các cơ sở rất nhỏ này là khoảng 8,6 năm. Bảng 1 cũng cho thấy sự phân bố theo ngành và quốc gia. Các ngành lớn nhất là “buôn bán nhỏ lẻ”. Các ngành nhỏ nhất là “giao thông vận tải” và “dịch vụ sửa chữa” là các ngành có xu hướng sử dụng nhiều vốn. Đối với các quốc gia, mẫu được phân bố đồng đều vì các cuộc điều tra đều có cỡ mẫu tương tự, ngoại trừ mẫu của Niger nhỏ hơn một chút. Giá trị gia tăng trung bình hàng năm vào khoảng 5.600 USD2. Doanh nhân làm việc trung bình 225 giờ mỗi tháng tại cơ sở của họ. Tổng cộng, họ sử dụng khoảng 381 giờ lao động mỗi tháng. Số lượng việc làm trung bình là khoảng 1,9 gồm cả chủ sở hữu, và trung bình, chỉ có một phần tư số cơ sở thuê một nhân viên. 12,6% cơ sở không thông báo mức vốn đầu tư vật chất. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy rằng vốn trung bình của nhóm đứng thứ ba trong phân bố vốn chỉ là khoảng 10 USD tính theo sức mua tương đương năm 2001. Trung bình, các hộ gia đình trong mẫu có 1,3 cơ sở.

3. Đo mức độ tiềm năng của mối quan hệ gia đình và quan hệ họ hàng

Từ bộ dữ liệu của mình, chúng tôi đề xuất các biến thay thế (proxy) sau đây cho mức độ tiềm năng của mối quan hệ gia đình và họ hàng. Mức độ này sau đó sẽ không chỉ giúp xác định mức thuế đoàn kết, mà còn cả ảnh hưởng tích cực có thể có của mạng lưới quan hệ trong trường hợp thị trường vốn và lao động không hoàn hảo.

Biến đầu tiên là tỉ lệ người dân từ các nhóm có cùng dân tộc sống trong cụm dân cư mà hộ gia đình cư trú. Tỉ lệ này được tính từ giai đoạn điều tra 1. Các cụm tương ứng với các khu dân cư trong phạm vi điều tra. Tùy theo quy mô thành phố, có khoảng 125 cụm và mỗi cụm có từ khoảng 300 đến 35.000

2 Giá trị gia tăng được quy đổi sang đôla và tính theo sức mua tương đương (PPP) năm 2001.

Page 275: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

276 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

dân. Phương pháp đo lường dựa vào mật độ tập trung dân tộc là một thước đo hiển nhiên mức độ tiềm năng của mối quan hệ gia đình và quan hệ họ hàng. Mức độ quan hệ thân tộc trong khu vực càng cao thì áp lực chia sẻ thu nhập càng lớn. Tuy nhiên, mức độ quan hệ thân tộc cao có thể cũng có nghĩa là doanh nghiệp được hỗ trợ nhiều hơn. Do đó, câu hỏi thực nghiệm là hiệu ứng tích cực hay tiêu cực chiếm ưu thế. Nhiều khả năng là cả hai hiệu ứng này cùng tồn tại, có thể có thể bù trừ nhau ở mức độ nào đó. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ đánh giá “hiệu ứng tổng” (net effect) của mạng lưới gia đình và quan hệ họ hàng trong phân tích thực nghiệm của mình. Chúng tôi cũng nhận thức được thực tế rằng biến thay thế mạng xã hội đầu tiên này không thể được coi như hoàn toàn ngoại sinh vì vị trí là một sự lựa chọn. Biến thay thế thứ hai của chúng tôi cho mức độ tiềm năng của mối quan hệ gia đình và họ hàng là tỉ lệ dân trong một cụm lớn lên trong cùng một khu vực với chủ doanh nghiệp - tức là trong cùng một khu vực hoặc huyện của đất nước. Một lần nữa chúng tôi giả định rằng tỉ lệ này càng cao thì áp lực chia sẻ càng lớn. Cũng như vậy, các thước đo sẽ phản ánh cả hiệu ứng tiêu cực và tích cực tiềm năng của các mối quan hệ. Thứ ba, chúng tôi sử dụng khoảng cách địa lí tới khu vực sinh sống hoặc quê quán của chủ doanh nghiệp. Chúng tôi giả định rằng khoảng cách dài hơn sẽ khiến việc quan sát hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn và tốn kém hơn và do đó áp lực tái phân phối sẽ giảm theo khoảng cách. Ví dụ như Comola và Fafchamps (2010) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ ngược chiều giữa khoảng cách địa lí và việc chia sẻ thu nhập. Hơn nữa, chi phí của việc chia sẽ cũng có thể gia tăng cùng với khoảng cách nhất là khi không có hệ thống ngân hàng chính thức. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến số tiền được chuyển, mà chỉ ảnh hưởng đến quyết định chuyển và tần số chuyển tiền. Thứ tư, chúng tôi sử dụng số năm người di cư đã sống ở thủ đô. Lí do là mối quan hệ gia đình và họ hàng có thể không chỉ giảm theo khoảng cách mà còn theo thời gian - một kiểu của hiệu ứng “xa mặt cách lòng”. Bảng 2 cho thấy các số liệu thống kê mô tả các biến này.

Page 276: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

277NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Bảng 2: Dữ liệu gián tiếp về mức độ tiềm năng của mối quan hệ họ hàng và gia đình

Trung bình E.T.

Từ cùng một nhóm dân tộc 0,373 0,266

Cùng nguồn gốc 0,038 0,043

Khoảng cách từ quê 188,5 169,4

Thời gian từ khi nhập cư 17,7 11,7

N 2369

Nguồn: Điều tra 1-2-3, CEDEAO 02/2001; tính toán riêng.

4. Áp lực tái phân phối, tích lũy vốn, nhu cầu lao động và mức độ nỗ lực của chủ sở hữu

4.1 Thông số kĩ thuật và kết quả chungBây giờ chúng ta xem xét liệu trong chừng mực nào thì mức độ tiềm năng

(không phải là trên thực tế) của mối quan hệ gia đình và họ hàng có tác dụng tiêu cực. Chúng tôi tập trung vào ba yếu tố đầu vào khác nhau của sản xuất hàng hóa và dịch vụ của hộ gia đình: vốn vật chất, K, tổng số giờ làm việc (của người lao động và thời gian làm việc của chủ doanh nghiệp) T

iL và số giờ làm việc riêng của chủ doanh nghiệp O

iL . Các kiểm định đã xác định rằng tất cả những yếu tố này thực sự tỉ lệ thuận với giá trị gia tăng, tức là chúng là các yếu tố đầu vào cho sản xuất phù hợp với bối cảnh của chúng tôi (Grimm và những người khác, 2011). Để kiểm tra khả năng có tác động tiêu cực, chúng tôi chạy ba hàm hồi quy sau đây:

logKi = βK0 + βK1Pi + X′ βK2 + Z′βK3 + S′βK4 + C′βK5 + ϑK (1)

logLTi = βLT0 + βLT1Pi + βLT2logKi + X′ βLT3 + Z′βLT4 + S′βLT5 + C′βLT6 + ϑLTi (2)

logLO = βLO0 + βLO1Pi + βLO2logKi + X′ βLO3 + Z′βLO4 + S′βLO5 + C′βLO6 + ϑLOi (3)

Page 277: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

278 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

trong đó Pi là vector của các biến được sử dụng để đo mức độ tiềm năng của mối quan hệ gia đình và họ hàng của hộ gia đình i. Xji là một vector của các đặc tính cụ thể của doanh nhân j sống hộ i, như tuổi tác, giới tính, giáo dục và tình trạng di cư. Zi là một vector của các đặc điểm hộ gia đình chẳng hạn như dân tộc và danh mục hoạt động của hộ gia đình. Các vector Si và Ci lần lượt kiểm soát đối với hiệu ứng khu vực và quốc gia. Kiểm soát các hiệu ứng khu vực là quan trọng vì công nghệ sản xuất có thể khác nhau giữa các ngành. Ví dụ, buôn bán nhỏ sử dụng ít vốn hơn so với hầu hết các dịch vụ vận tải. Hơn nữa, sự lựa chọn ngành có thể có tương quan với áp lực tái phân phối (nhận thức). Các biến ϑ là các sai số tương ứng.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi thảo luận kết quả của từng hàm hồi quy bắt đầu với mô hình xem xét mối liên hệ giữa gia đình và họ hàng với tổng số vốn vật chất được sử dụng. Do các doanh nhân có thể tích lũy vốn vật chất chủ yếu trong giai đoạn đầu của hoạt động, chúng tôi ước tính các mô hình cho những người di cư tại thủ đô kinh tế ít hơn 5 năm (Cột (1) và (2)) và ít hơn 15 năm (Cột (3) và (4)). Thủ tục này sẽ làm giảm các vấn đề sai số của thước đo và tăng sự đồng nhất của người di cư trong mẫu. Các kết quả được thể hiện trong Bảng 3. Các đặc điểm kĩ thuật đầu tiên sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản (Cột (1) và (3)). Các đặc điểm kĩ thuật thứ hai sử dụng một mô hình Tobit (Cột (2) và (4)) để phản ánh thực tế là 13,6% các doanh nhân không sử dụng bất kỳ vốn vật chất nào.

Bảng 3: Mối quan hệ giữa gia đình và họ hàng và việc sử dụng vốn vật chất của chủ cơ sở

(1) (2) (3) (4)

Nhập cư, 5 năm hoặc ít hơn rtong thủ đô

Nhập cư,15 năm hoặc ít hơn rtong thủ đô

OLS Tobit OLS Tobit

Đến từ cùng một nhóm dân tộc 0,310 0,291 0,158 0,170

(0,549) (0,581) (0,347) (0,359)

Cùng nguồn gốc 0,464 0,370 0,271 0,062

(3,105) (3,085) (1,972) (1,803)

Khoảng cách từ quê 0,263* 0,316* 0,002 0,009

(0,152) (0,161) (0,089) (0,098)

Page 278: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

279NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Năm kể từ khi nhập cư 0,032 0,042 0,033** 0,036**

(0,067) (0,083) (0,016) (0,017)

Nam giới (=1) 1,061*** 1,118*** 0,878*** 0,917***

(0,316) (0,337) (0,178) (0,197)

Tuổi của chủ sở hữu 0,041*** 0,047*** 0,032*** 0,036***

(0,014) (0,015) (0,008) (0,010)

Nói tiếng Pháp (=1) 0,297 0,384 0,341* 0,364*

(0,345) (0,388) (0,182) (0,219)

Không bằng cấp (tham chiếu) (tham chiếu) (tham chiếu) (tham chiếu)

Học xong tiểu học -0,529 -0,753* -0,212 -0,300

(0,391) (0,443) (0,220) (0,241)

Một vài khóa ở trung học -0,218 -0,355 -0,282 -0,357

(0,743) (0,770) (0,347) (0,383)

Tốt nghiệp cấp 1 (dạng khác) -0,718 -1,051 -0,328 -0,485

(0,710) (0,678) (0,369) (0,377)

Nhóm dân tộc 1 (Réf,) (Réf,) (Réf,) (Réf,)

Nhóm dân tộc 2 -0,700* -0,868* -0,524** -0,586**

(0,399) (0,503) (0,215) (0,249)

Nhóm dân tộc 3 0,030 0,068 -0,084 -0,086

(0,311) (0,353) (0,180) (0,211)

Tuổi của doanh nghiệp -0,011 -0,019 0,001 0,001

(0,023) (0,027) (0,013) (0,016)

Chỉ có doanh nghiệp phi chính thức

Nhân viên hưởng lương của khu vực công

0,416 0,489 0,345 0,397

(0,438) (0,489) (0,235) (0,268)

Nhân viên hưởng lương của khu vực tư chính thức

0,550 0,556 0,222 0,252

(0,400) (0,439) (0,235) (0,264)

Kết hợp khác -0,849 -1,093 -0,972 -1,158

(1,515) (1,353) (0,891) (0,788)

Hiệu ứng của khu vực Có Có Có Có

Page 279: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

280 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Hiệu ứng của quốc gia Có Có Có Có

Liên tục 1,972* 1,592 3,714*** 3,512***

(1,034) (1,140) (0,589) (0,664)

R2 0,215 0,185

N 370 370 1117 1117

Ghi chú: Sai sót tiêu chuẩn trong ngoặc đơn (hợp nhất ở cấp khu vực). * p<0.10, ** p<0.05, *** p<0.01Nguồn: Khảo sát 1-2-3, ECOWAS 2001/02, tính toán riêng.

Kết quả cho thấy tích lũy vốn tại các cơ sở do nam giới điều hành cao hơn và vốn tăng cùng với tuổi của chủ cơ sở. Yếu tố học vấn không có ý nghĩa thống kê trong nhiều trường hợp. Trình độ tiếng Pháp chỉ có ý nghĩa thống kê trong các mẫu lớn. Không có hiệu ứng mang ý nghĩa thống kê liên quan đến các hoạt động khác trong gia đình, ví dụ lượng vốn không cao hơn trong các hộ gia đình có thêm thu nhập từ tiền lương từ khu vực công hoặc khu vực tư nhân chính thức. Điều này có thể gây ngạc nhiên, nhưng trong các hộ gia đình này, cơ sở phi chính thức thường chỉ là một hoạt động thứ cấp của hộ gia đình và thường được quản lí bởi vợ hoặc chồng của chủ hộ hoặc một người con. Vì vậy đầu tư có thể được duy trì ở mức tương đối thấp. Hiệu ứng khu vực rất có ý nghĩa thống kê (hệ số không được hiển thị trong Bảng 3). Như dự kiến, các ngành giao thông vận tải đặc biệt cần nhiều vốn. Ngược lại, buôn bán nhỏ chỉ sử dụng rất ít vốn. Cũng có hiệu ứng quốc gia nhưng không được trình bày. Nhìn chung, các hàm hồi quy OLS giải thích khoảng 20% của tổng phương sai vốn quan sát. R2 thấp cho thấy việc giải thích tình trạng đầu tư và vốn của các cơ sở nhỏ và siêu nhỏ không phải là đơn giản do vai trò của các biến không quan sát được, sai số đo lường và tính thất thường của các khoản đầu tư.

Các biến đo lường mối quan hệ gia đình và quan hệ họ hàng - biến chính mà chúng tôi quan tâm - chỉ có ý nghĩa thống kê trong các mẫu nhỏ, tức là trong các mẫu của những người di cư gần đây. Đối với mẫu nhỏ này, chỉ có hiệu ứng gắn với khoảng cách (Cột (1) và (2)) là có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, các hiệu ứng gắn với mạng lưới gia đình tại địa phương, tức là mật độ quan hệ họ hàng trong khu phố thì không có ý nghĩa thống kê. Hệ số của biến

Page 280: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

281NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

khoảng cách có dấu dương phù hợp với quan niệm rằng áp lực tái phân phối và tác động tiêu cực có liên quan giảm dần theo khoảng cách. Doanh nhân càng sống xa gia đình thì mức độ đầu tư vào hoạt động sản xuất càng cao. Ước tính trong cột (1) và (2) cho thấy khi khoảng cách tăng từ 100 km đến 200 km vốn được sử dụng tăng khoảng 30%, đó là một hiệu ứng quan trọng về mặt kinh tế. Trong cột (3) và (4), các mẫu được dùng bao gồm cả những người di cư đã sống lâu ở thành phố, chúng tôi thấy “số năm kể từ khi di cư” tỉ lệ thuận với vốn sử dụng. Điều này phù hợp với quan điểm rằng quan hệ gia đình có thể suy giảm theo thời gian và do đó có thể làm tăng mức độ hoạt động.

Các phát hiện này phù hợp với các kết luận của Beegle và những người khác (2008). Tại Tanzania, các tác giả thấy rằng khoảng cách tỉ lệ thuận với tăng trưởng tiêu dùng, tức là người di cư sống ở xa làng có mức tiêu thụ dài hạn tăng cao hơn so với những người sống gần làng. Các tác giả giải thích hiệu ứng này là kết quả của một mối tương quan thuận chiều giữa công việc thuận lợi và cơ hội kinh doanh và khoảng cách, tức là bán kính di chuyển càng lớn thì lợi ích tiềm năng từ di cư càng cao. Tuy nhiên, họ thấy rằng người di cư chia sẻ ít hơn so với những người không di cư, có kiểm soát các hiệu ứng hộ gia đình cố định, nói cách khác những người di cư chuyển ít tiền về nhà hơn so với anh em của họ sống ở nhà. Phát hiện này cũng phù hợp với tình trạng mà ở đó tác động tiêu cực giảm theo khoảng cách và khoảng cách sẽ giúp tiết kiệm tiền cho đầu tư. Trong trường hợp của mình, chúng tôi chỉ xem xét những người di cư đã đến thủ đô kinh tế, vì vậy các cơ hội kinh doanh tiềm năng là không đổi đối với một quốc gia và chỉ có khoảng cách là khác nhau đối với những người di cư khác nhau. Tuy nhiên, điều có thể ảnh hưởng đến kết quả của chúng tôi là khoảng cách có thể tương quan với đặc điểm không quan sát được của các doanh nhân, tức là các doanh nhân có năng lực có thể chấp nhận di chuyển xa hơn. Nếu các năng lực (không quan sát được) cũng dẫn đến đầu tư vào vốn vật chất, thì hiệu ứng tích cực của khoảng cách có thể làm tăng hiệu ứng năng lực. Ngoài ra, khoảng cách có thể tương quan với tài sản của hộ vì các hộ giàu có thể chấp nhận chi phí di chuyển xa hơn. Tuy nhiên, khác biệt trong chi phí cố định của việc di cư có thể là rất nhỏ trong các mẫu các quốc gia mà chúng tôi xem xét, đặc biệt nếu so với thu nhập hàng năm của một người nhập cư. Dưới đây chúng tôi trình bày một số kiểm chứng độ tin cậy để loại trừ những sai lệch có thể có.

Page 281: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

282 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Tiếp theo, chúng ta chuyển sang các hàm hồi quy tìm hiểu tác động của áp lực tái phân phối lên số giờ làm việc trong cơ sở (Bảng 4). Một lần nữa, chúng tôi sử dụng hai mẫu khác nhau. Một mẫu chỉ dành cho các doanh nhân đã hoạt động hơn 15 năm tại thủ đô (Cột (1)) và một mẫu với tất cả các doanh nhân nhập cư (Cột (2)). Vì chúng ta xem xét tình trạng động (flow) chứ không phải tình trạng tĩnh (stock), sai lệch do trí nhớ (recall bias) (liên quan đến việc định giá theo giá trị thay thế của tài sản đã được mua một thời gian dài trước đây) không thành vấn đề nữa và do đó không cần giới hạn trong các mẫu người di cư rất gần đây. Chúng tôi thấy rằng các cơ sở mà chủ sở hữu là nam giới sử dụng nhiều lao động. Việc sử dụng lao động cũng tăng theo quy mô của vốn. Tuổi tác, trình độ tiếng Pháp, học vấn và danh mục hoạt động của hộ gia đình không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên một lần nữa, có những hiệu ứng thú vị liên quan đến bốn thước đo mức độ tiềm năng của mối quan hệ gia đình và quan hệ họ hàng. Tỉ lệ người dân trong khu phố thuộc cùng một nhóm dân tộc với các doanh nhân có tỉ lệ thuận. Tương tự như vậy, tỉ lệ người dân sống trong khu phố và lớn lên tại cùng miền quê có tỉ lệ thuận. Tuy nhiên, sống gần quê có tỉ lệ nghịch, tức là hệ số gắn với khoảng cách một lần nữa lại dương. Cuối cùng, số năm kể từ khi di chuyển tương quan cùng chiều với việc sử dụng tổng số giờ lao động. Các hiệu ứng không khác nhau nhiều giữa hai mẫu. Tăng 10 điểm phần trăm tỉ lệ người dân trong khu phố thuộc cùng một nhóm dân tộc làm tăng 2,8% số giờ lao động được sử dụng. Nếu dùng ước tính ở mức trung bình của mẫu, điều này có nghĩa là khoảng 10,7 giờ mỗi tháng. Nếu tỉ lệ của những người đồng hương tăng 1 điểm phần trăm (trung bình của mẫu là khoảng 3,8%) giờ công lao động sử dụng tăng 1,4%. Khoảng cách tăng 100% có liên quan tới mức tăng giờ làm việc khoảng 6-9%. Do đó, kết quả cho thấy rằng mối quan hệ gia đình và họ hàng liên quan đến thành phố có các hiệu ứng tích cực trong khi mối quan hệ gia đình và họ hàng liên quan đến nông thôn có liên quan đến đầu vào thấp hơn cho các hoạt động sản xuất. Tất nhiên, các kênh chính xác của các tác động tích cực cần điều tra thêm, nhưng các kênh này có thể có liên quan tới việc khắc phục khiếm khuyết của thị trường.

Page 282: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

283NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Bảng 4: Mối quan hệ gia đình và họ hàng và việc sử dụng lao động của chủ cơ sở

(1) (2) (3) (4)

Tổng số giờ làm việc Tổng số giờ làm việc của chủ sở hữu

Người nhập cư, 15 năm hoặc ít hơn trong thành phố

Tất cả người nhập cư

Người nhập cư, 15 năm hoặc ít hơn trong thành phố

Tất cả người nhập cư

Đến từ cùng một dân tộc 0,281** 0,248*** 0,217** 0,117

(0,132) (0,096) (0,097) (0,072)

Có cùng nguồn gốc 1,340** 1,356*** 0,781* 0,643*

(0,532) (0,444) (0,428) (0,361)

Khoảng cách từ quê 0,087*** 0,057** 0,048* 0,032*

(0,033) (0,024) (0,026) (0,019)

Năm kể từ khi nhập cư 0,012* 0,005** 0,005 0,000

(0,006) (0,002) (0,005) (0,002)

Số vốn vật chất 0,176*** 0,169*** 0,069*** 0,059***

(0,019) (0,013) (0,014) (0,010)

Không có vốn 0,402*** 0,367*** 0,118 0,058

(0,124) (0,092) (0,097) (0,069)

Nam giới (=1) 0,334*** 0,298*** 0,359*** 0,284***

(0,073) (0,054) (0,054) (0,039)

Tuổi của chủ sở hữu -0,002 -0,000 -0,003 -0,000

(0,005) (0,003) (0,003) (0,002)

Nói tiếng Pháp (=1) -0,003 0,044 -0,018 -0,010

(0,078) (0,056) (0,058) (0,042)

Không bằng cấp (tham chiếu) (tham chiếu) (tham chiếu) (tham chiếu)

Tốt nghiệp tiểu học -0,062 -0,024 -0,058 -0,008

(0,091) (0,066) (0,065) (0,047)

Tham gia một vài khóa ở trung học

0,119 0,147 -0,056 0,005

(0,144) (0,097) (0,105) (0,070)

Tốt nghiệp cấp 1 (dạng khác) -0,194 -0,147 -0,418*** -0,280***

(0,150) (0,119) (0,121) (0,094)

Page 283: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

284 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Nhóm dân tộc 1 (tham chiếu) (tham chiếu) (tham chiếu) (tham chiếu)

Nhóm dân tộc 2 -0,208 -0,162** -0,139 -0,104*

(0,130) (0,079) (0,092) (0,058)

Nhóm dân tộc 3 0,076 0,120** 0,028 0,052

(0,073) (0,051) (0,057) (0,038)

Tuổi của doanh nghiệp 0,005 0,004 0,003 -0,000

(0,006) (0,003) (0,004) (0,002)

Chỉ có doanh nghiệp phi chính thức

(tham chiếu) (tham chiếu) (tham chiếu) (tham chiếu)

Nhân viên hưởng lương của khu vực công

-0,101 -0,094 0,074 -0,088

(0,114) (0,071) (0,082) (0,060)

Nhân viên hưởng lương của khu vực tư chính thức

-0,105 -0,047 -0,033 -0,015

(0,100) (0,064) (0,080) (0,054)

Kết hợp khác -0,321 -0,567* -0,347** -0,403**

(0,244) (0,307) (0,175) (0,184)

Hiệu ứng khu vực Có Có Có Có

Hiệu ứng quốc gia Có Có Có Có

Liên tục 3,865*** 3,934*** 4,309*** 4,428***

(0,289) (0,200) (0,218) (0,147)

R2 0,208 0,206 0,136 0,116

N 1116 2288 1116 2288

Cuối cùng, chúng ta xem xét các hiệu ứng của mối quan hệ gia đình và họ hàng đối với số giờ làm việc của chủ doanh nghiệp (Cột (3) và (4)). Một lần nữa chúng tôi thấy mạng lưới xã hội trong thành phố có tương quan thuận chiều với giờ làm việc. Ví dụ, tăng 10 điểm phần trăm tỉ lệ người trong khu phố thuộc cùng nhóm dân tộc dẫn đến tăng khoảng 1 đến 2% giờ lao động của chủ sở hữu, tương ứng với trung bình của mẫu là khoảng 3-5,5 giờ mỗi tháng. Hoặc, nếu tỉ lệ dân số cùng quê tăng 1 điểm phần trăm, giờ làm việc sẽ tăng khoảng 0,7% hoặc khoảng 2 giờ ở ở mức trung bình của mẫu. Chúng tôi một lần nữa thấy hiệu ứng tích cực của các khoảng cách tới quê, nhưng

Page 284: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

285NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

không phải cho số năm kể từ khi di cư. Chủ cơ sở sống xa quê dành nhiều thời gian cho hoạt động sản xuất hơn, điều này phù hợp với ý tưởng rằng áp lực tái phân phối từ gia đình làm giảm nỗ lực. Ví dụ, khi giảm khoảng cách 100%, số giờ lao động của chủ cơ sở giảm khoảng 4% hoặc 11,5 giờ ở mức trung bình của mẫu. Khi so sánh các kết quả thu được khi sử dụng một bên là tổng số lao động và bên kia là tổng số lao động do chủ cơ sở cung cấp, chúng ta thấy rằng các hệ số được ước tính cao hơn khi tổng số lao động được sử dụng. Điều này có nghĩa rằng có tác động tiêu cực tới cả lao động của chủ cơ sở và lao động làm thuê.

4.2 Kết quả bóc tách theo giới tínhKết quả trên cho thấy - khi kiểm soát các hiệu ứng ngành - theo một cách

có hệ thống, các cơ sở do nam giới quản lí sử dụng lao động và vốn vật chất nhiều hơn so với các cơ sở do phụ nữ quản lí. Bây giờ chúng ta kiểm tra xem liệu các biến thay thế cho áp lực tái phân phối có hiệu ứng khác khi ước tính các phương trình (1) (3) riêng biệt cho nam giới và phụ nữ. Trong 50% mẫu của chúng tôi tất cả các công ty được quản lí bởi phụ nữ. Người ta có thể cho rằng phụ nữ có nhiều khả năng hơn nam giới trong việc chi tiêu cho hàng hóa chung của hộ gia đình, sức khỏe và giáo dục của trẻ em. Áp lực tiềm tàng để chi tiêu mỗi đồng đô la thu được thêm để mua hàng hoá có thể ngăn cản phụ nữ mở rộng kinh doanh. Fafchamps và những người khác (2011) phân tích câu hỏi này trong bối cảnh đóng góp của các nữ doanh nhân ở Ghana dưới dạng tiền mặt và hiện vật được ngẫu nhiên hóa. Đúng là các tác giả tìm thấy đóng góp bằng tiền mặt có tác động nhỏ hơn tới lợi nhuận so với đóng góp bằng hiện vật vì tiền mặt dường như được dùng để trang trải chi phí trong gia đình và để đóng góp. Tuy nhiên, các phát hiện của họ cho rằng việc này là do thiếu tự kiểm soát hơn là do áp lực từ bên ngoài.

Về việc sử dụng các vốn vật chất, chúng tôi thấy rằng hiệu ứng mạng lưới tích cực liên quan tới tỉ lệ người đồng hương và cùng một nhóm dân tộc là rõ rệt đối với nam giới hơn so với phụ nữ.Tác động của khoảng cách tới quê trên việc sử dụng vốn là không có ý nghĩa thống kê cho cả nam và nữ, nhưng ít nhất có cùng dấu như trong mẫu chung. Đối với việc sử dụng lao động, nam giới dường như dựa nhiều hơn vào người đồng hương, trong khi phụ nữ dựa nhiều hơn vào người cùng cùng một nhóm dân tộc. Các hiệu ứng khoảng

Page 285: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

286 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

cách đối với lao động cũng lớn hơn ở phụ nữ và rất có ý nghĩa thống kê. Phụ nữ sống gần quê có thể có liên kết gần gũi hơn với gia đình và do đó có thể tham gia nhiều hơn vào các hoạt động không liên quan đến kinh doanh của họ (như thường xuyên thăm gia đình hơn).

Các kết quả này được trình bày chi tiết trong nghiên cứu của Grimm và những người khác (2011). Người đọc quan tâm cũng có thể tìm thấy phân tích theo quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, do cỡ mẫu hạn chế nên kết quả không vững chắc khi chúng ta bóc tách dọc theo quốc gia và khu vực.

4.3 Kiểm định mức độ vững chắcChúng tôi đã nêu ở trên, một trong những hạn chế của chúng tôi khi

phân tích liên quan đến biến khoảng cách. Chúng tôi lưu ý là khoảng cách có thể tương quan với các đặc điểm không quan sát được của các doanh nhân, như các doanh nhân có năng lực có thể chấp nhận di chuyển xa hơn. Nếu các năng lực (không quan sát được) cũng tác động tới đầu tư vào vốn vật chất và việc sử dụng các đầu vào lao động, hiệu ứng tích cực của khoảng cách có thể là do hiệu ứng khả năng tác động tới. Để loại trừ khả năng này, chúng tôi ước tính lại phương trình (1) (3) cho các mẫu nhỏ khác nhau chỉ tập trung vào các doanh nhân di chuyển ít nhất một khoảng cách nhất định từ quê của họ. Ví dụ một người nhập cư sống cách quê 5 km có thể có những đặc điểm quan sát được và không quan sát được rất khác một người nhập cư sống cách quê 100 km, nhưng một người nhập cư sống cách quê 100 km không có đặc điểm gì khác người nhập cư sống cách quê 200 km. Đối với vốn, hiệu ứng liên quan tới khoảng cách là vững chắc, hiệu ứng này thậm chí còn tăng lên nếu chúng ta chỉ ước tính cho các doanh nhân sống cách quê ít nhất 75 km. Chỉ khi chúng tôi chọn một ngưỡng rất cao (150 km và xa hơn) thì hiệu ứng này mới giảm đi và không còn ý nghĩa thống kê. Nhưng điều này chủ yếu là do cỡ mẫu nhỏ. Các kết quả liên quan tới tổng số giờ lao động được sử dụng và giờ lao động do chủ cơ sở cung cấp rất giống nhau. Các tác động ước tính rất vững chắc và vẫn tích cực ở nhiều khoảng cách khác nhau. Do đó, chúng tôi khá tự tin cho rằng khoảng cách không chỉ phản ánh sự khác biệt trong nỗ lực không quan sát được giữa những người di cư nội bộ sống gần quê và những người sống xa quê. Các chi tiết của việc kiểm định mức độ vững chắc này một lần nữa trình bày trong Grimm và những người khác (2011). Một khía cạnh

Page 286: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

287NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

khác cần được lưu ý. Chúng tôi chỉ xem xét những người di cư quyết định chuyển tới sống tại thủ đô kinh tế của đất nước họ. Người ta có thể giả định rằng quyết định này thường được đưa ra bất kể khoảng cách đến thủ đô xa hay gần. Nói cách khác, người di cư không thực sự lựa chọn các khoảng cách di chuyển mà chỉ chọn giữa các thành phố thứ cấp hoặc các thủ đô kinh tế. Đặc biệt trong mẫu của chúng tôi về các nước Tây Phi, hầu như tất cả các nước đều có một trung tâm đô thị lớn và các thành phố và thị trấn thứ cấp, sự khác biệt giữa hai điểm đến khá rõ rệt. Do đó, chúng ta có xu hướng lập luận rằng tất cả những người chọn thủ đô kinh tế có các đặc điểm tương tự ở mức độ nào đó, và do đó sai lệch tiềm tàng gắn với thước đo khoảng cách của chúng tôi có thể tương đối nhỏ.

Để hỗ trợ thêm cho các phát hiện của mình và để xem xét cụ thể vai trò của “đóng góp không tự nguyện”, chúng tôi tính toán một thước đo thay thế áp lực tái phân phối bằng cách sử dụng các thông tin về đóng góp thực tế. Chính xác hơn, dựa trên phép hồi quy của “đóng góp” trên tổng chi tiêu cho tiêu dùng hộ gia đình, chúng tôi ước tính số dư cho thấy một hộ gia đình đóng góp nhiều hơn hoặc ít hơn so với hộ gia đình trung bình phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ của hộ. Chúng tôi gọi biện pháp này là “đóng góp vượt mức được dự đoán”. Trong phép hồi quy này, chúng tôi kiểm soát giới tính, tuổi tác và học vấn của người đứng đầu hộ gia đình, danh mục hoạt động của hộ, các hiệu ứng quốc gia. Tổng tiêu thụ được sử dụng bao gồm tự tiêu thụ và các khoản đóng góp nhận được và do đó đây là một thước đo phù hợp cho tất cả các nguồn lực sẵn có. Số dư sau đó được sử dụng như một hàm thống kê trong các phương trình về vốn vật chất được sử dụng và lao động. Các chi tiết của phương pháp này được trình bày trong nghiên cứu của Grimm và những người khác (2011) và chúng tôi chỉ tóm tắt các kết quả chính. Đầu tiên, chúng tôi thấy rằng tổng tiêu thụ được sử dụng là một yếu tố dự báo rất tốt về các khoản đóng góp. Thứ hai, đóng góp vượt mức được dự đoán tỉ lệ nghịch với số vốn vật chất được sử dụng. Tăng 10% đóng góp vượt mức làm giảm khoảng 0,5% số vốn vật chất được sử dụng. Các hiệu ứng liên quan tới đầu vào lao động cũng có tỉ lệ nghịch nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê nhỏ. Cần nhớ rằng đóng góp thực tế chỉ tồn tại trên một mẫu nhỏ - mặc dù có tính đại diện - hộ gia đình, điều này khiến việc ước lượng chính xác trở nên khó khăn.

Page 287: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

288 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

5. Kết luận

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tại nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình, các doanh nhân nhỏ và rất nhỏ có lợi nhuận cận biên khá cao nhưng tỉ lệ tái đầu tư thấp. Có nhiều cách giải thích hiện tượng này, một trong những cách đó cho rằng “đoàn kết không tự nguyện” có thể khiến các doanh nhân giảm tiết kiệm và đầu tư. “Đoàn kết không tự nguyện” được thảo luận nhiều trong các tài liệu nhân học và xã hội học và thường được xem như là một đặc điểm tiêu biểu của các xã hội châu Phi cận Sahara. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá liệu đoàn kết không tự nguyện có thực sự là một vấn đề. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào mối quan hệ gia đình và họ hàng và phân tích tác động tích cực và tiêu cực của các mối quan hệ đó đối với tăng trưởng của các cơ sở siêu nhỏ và nhỏ ở Tây Phi. Sử dụng một mẫu di cư nội bộ, chúng tôi kiểm định xem mức độ chặt chẽ của các mối quan hệ gia đình và họ hàng có thực sự tương quan theo tỉ lệ nghịch với các đầu vào lao động và vốn trong các hoạt động kinh doanh.

Chúng tôi thấy rằng các mối quan hệ gia đình và họ hàng tại địa phương làm tăng mức độ sử dụng các đầu vào lao động, tức là tổng số lao giờ động được sử dụng và tổng số giờ lao động do chủ cơ sở cung cấp, có thể vì mạng lưới quan hệ địa phương giúp vượt qua sự không hoàn hảo của thị trường lao động. Nam giới dường như dựa nhiều hơn vào đồng hương, trong khi phụ nữ dựa nhiều hơn vào người cùng nhóm dân tộc. Thật thú vị, hiệu ứng khoảng cách đối với lao động ở phụ nữ cao hơn ở nam giới và rất có ý nghĩa thống kê. Hiệu ứng tích cực nhất quán của khoảng cách đối với quê quán người nhập cư cho thấy mối quan hệ lỏng lẻo có tương quan với việc sử dụng nhiều vốn vật chất và lao động. Mặc dù chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận về quan hệ nhân quả, phát hiện này phù hợp với giả thuyết rằng áp lực tái phân phối gắn với quê quán có tác dụng tiêu cực và tác dụng này dường như giảm theo khoảng cách. Sống xa nhà hơn có thể giúp tiết kiệm nhiều tiền hơn do ít chịu áp lực từ nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta có thể loại trừ khả năng kết quả này chịu ảnh hưởng của các yếu tố không quan sát được, các yếu tố đồng thời quyết định quyết tâm và năng lực di cư của doanh nhân cũng như năng lực quản lí cơ sở. Chúng tôi cũng tìm thấy bằng chứng không vững chắc cho thấy thời gian di cư có tương quan tỉ lệ thuận

Page 288: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

289NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

với việc sử dụng vốn và lao động khi kiểm soát thâm niên của cơ sở. Phân tích của chúng tôi dựa trên quan điểm tĩnh và không tính tới khả năng đóng góp của người di cư đô thị cho gia đình ở quê có thể tuân theo thỏa thuận di cư và là cách thanh toán chi phí di cư. Tuy nhiên, điều này sẽ không làm kết luận của chúng tôi suy giảm, vì thỏa thuận di cư có tác dụng tiêu cực sẽ không hiệu quả. Trong một thỏa thuận hiệu quả, người di cư cần tối đa hóa lợi nhuận, tức là sử dụng các nguồn lực của họ một cách tối ưu và sau đó phân phối lại một phần lợi nhuận cho gia đình.

Khám phá của chúng tôi cho thấy mối quan hệ gia đình và họ hàng tại thành phố cho thấy các quan hệ này dường như tạo điều kiện tốt cho sự tương trợ lẫn nhau. Bản chất chính xác của các mối quan hệ cần phải được nghiên cứu kĩ hơn bằng cách sử dụng các nguồn dữ liệu khác nhau, tuy nhiên có khả năng là các quan hệ này liên quan tới các yếu tố của khái niệm rộng hơn là vốn xã hội và có thể mang tới các yếu tố như tín dụng, bảo hiểm, lao động và tiếp cận với khách hàng và thị trường.

Rõ ràng, cần thận trọng khi đưa ra các hệ quả chính sách từ các phát hiện của chúng tôi. Kết luận của chúng tôi nêu vấn đề về tính phù hợp của các chuẩn mực truyền thống với phát triển kinh tế hiện đại và vì vậy đề cập đến một cuộc tranh luận lớn trong lí thuyết hiện đại hóa năm mươi năm trước. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nói chung các chuẩn mực cần được coi như nội sinh: Khi mọi người thấy được lợi ích của việc tách ra khỏi mạng lưới hỗ trợ gia đình dựa trên truyền thống và khi cơ chế bảo hiểm chính thức xuất hiện, các tác động tiêu cực của quan hệ gia đình và họ hàng có thể mất dần tầm quan trọng. Các hiệu ứng liên quan đến mối quan hệ gia đình và họ hàng tại thành phố cho thấy các mối quan hệ này có khả năng tăng cường hoạt động kinh doanh. Trong khi các nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung vào các cơ chế chính, chính sách có thể tái tạo các mạng lưới hỗ trợ cơ sở bên ngoài các mạng lưới này. Chúng tôi kết thúc với một lưu ý. Nghiên cứu này cần được xem như một nỗ lực để xây dựng khái niệm tác động tích cực và tiêu cực của mối quan hệ gia đình và họ hàng trong bối cảnh của các doanh nhân châu Phi. Các bằng chứng thực nghiệm, mặc dù hoàn toàn phù hợp với phân tích lí thuyết của chúng tôi, dựa trên dữ liệu liên ngành (cross-sectional), điều này rõ ràng khiến việc xử lí tính không đồng nhất không quan sát được trở nên khó khăn, một vấn đề có thể sẽ đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của chúng tôi.

Page 289: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

290 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Tài liệu tham khảo

Anderson, S. and J.-M. Baland (2002), “The Economics of Roscas and Intrahousehold Resource Allocation”, Quarterly Journal of Economics, 117 (3): 963-95.

Baland, J.-M., C. Guirkinger et C. Mali (2007), “Pretending to be Poor: Borrowing to Escape Forced Solidarity in Cameroon”, Mimeo.

Barr, A.M. (2002), “The Functional Diversity and Spillover Effects of Social Capital”, Journal of African Economies, 11 (1): 90-113.

Barth, F. (1967), “On the Study of Social Change”, American Anthropologist (new series), 69 (6): 661-669.

Bauer, P.T. et B.S. Yamey (1957), The Economics of Under-developed Countries, Cambrid University Press, Cambridge.

Beegle, K., J. De Weerdt and S. Dercon (2008), “Migration and Economic Mobility in Tanzania: Evidence from a Tracking Survey”, World Bank Policy, Research Working Paper 4798, World bank, Washington D.C.

Belsley, D.A., E. Kuh and R.E. Welsch (1980), Regression Diagnostics: Identifying Influential Data and Sources of Collinearity, John Wiley, New York.

Brilleau, A., E. Ouedraogo et F. Roubaud (2005), “L’Enquête 1-2-3 dans les principals agglomérations de l’UEMOA : la consolidation d’une méthode”, Stateco, 99, 15-19.

Camilleri, J.-L. (1996), La petite entreprise africaine. Mort ou résurrection ? L’Harmattan, Paris.

Coleman, J. (1990), Foundations of Social Theory, Harvard University Press, Cambridge.

Comola, M. et M. Fafchamps (2010), “Are Gifts and Loans between Households Voluntary?”, CSAE Working Paper Series, #2010-20, Centre for the Study of African Economies, Oxford University, Oxford.

Di Falco, S. and E. Bulte (2010), “Social Capital and Weather Shocks in Ethiopia: Climate Change and Culturally-induced Poverty Traps”, Mimeo, LSE et Wageningen University.

Di Falco, S. et E. Bulte (2009), “The Dark Side of Social Capital: Kinship, Consumption, and Investment”, Mimeo, LSE and Wageningen University.

Fafchamps, F. (2002), “Returns to Social Network Capital Among Traders”, Oxford Economic Papers, 54 (2): 173-206.

Page 290: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

291NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Fafchamps, F. (2001), “Networks, Communities, and Markets in Sub-Saharan Africa: Implications for Firm Growth and Investment”, Journal of African Economies, 10: 119-142.

Fafchamps, F. (1996), “The Enforcement of Commercial Contracts in Ghana”, World Development, 24 (3): 427-448.

Fafchamps, M., D. Mckenzie, S. Quinnet C. Woodruff (2011), When is Capital Enough to Get Female Microenterprises Growing? Evidence from a Randomized Experiment in Ghana, Mimeo, University of Oxford, Oxford.

Granovetter, M. (1985), “Economic Action and Social Structure: The Problem of Embeddedness”, American Journal of Sociology, 91 (3), pp. 481-510.

Granovetter, M. (1983), “The Strength of Weak Ties: A Network Theory Revisited”, Sociological Theory, 1, pp. 201-233.

Granovetter, M. (1973), “The Strength of Weak Ties”, American Journal of Sociology, 78, 1360-1380.

Grimm, M., F. Gubert, O. Koriko, J. Lay et C.J. Nordman (2011), Kinship-Ties and Entrepreneurship in Western African, Mimeo, International Institute of Social Studies, Erasmus University Rotterdam.

Hirschman, A. O. (1958), The Strategy of Economic Development, Yale University Press, Londres.

Hoff, K. and A. Sen (2006), “The Kin as a Poverty Trap”, in Bowles, S., S.N. Durlauf et K. Hoff (Eds), Poverty Traps, Princeton University Press, New York.

Knorringa, P. et I. Van Staveren (2006), Social Capital for Industrial Development: Operationalizing the Concept, UNIDO, Vienne.

Kranton, R.E. (1996), “Reciprocal Exchange: A Self-Sustaining System”, American Economic Review, 86 (4), pp. 830-851.

La Ferrara, E. (2007), “Family and Kinship ties in Development: An Economist’s Perspective”, 5th conference AFD-EUDN, December, Paris.

http://www.afd.fr/webdav/site/afd/shared/PORTAILS/PUBLICATIONS/EUDN/EUDN2007/laferrara.pdf.

Lewis, W. A. (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour”, Manchester School 28(2), pp. 139-191.

Meier, G.M. and R.E. Baldwin (1957), Economic Development: Theory, History, Policy, John Wiley and Sons, New York.

Page 291: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

292 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Minten, B. and F. Fafchamps (1999), “Relationships and Traders in Madagascar”, Journal of Development Studies, 35 (6), pp. 1-35.

Platteau, J.-P. (2000), Institutions, Social Norms and Economic Development, Harwood Academic Publishers, Amsterdam.

Portes, A. and J. Sensenbrenner (1993), “Embeddedness and Immigration. Notes on the Social Determinants of Economic Action”,The American Journal of Sociology, 98(6), pp. 1320-1350.

Woolcock, M. (2001), “Microenterprise and Social Capital: A Framework for Theory, Research and Policy”, Journal of Socio-Economics, 30 (2), pp. 193-198.Volo bla quos eossi nonem faceperum quiatur?

Ficiend ionsed mosandignam, quias exerspel et occabor ernatiur? Ficitis sinctes torest qui blanduciae. Itaquas eat.

Et officit poriam voluptae vel il eos ditae volor am ium ditaturendae natati ut omni reptionsedit venisci odis ditatibust, quid molor ape porene omniendebit et as acculla tempor alit et, et quo earuptatur?

Ebitate sectatem dolorunt.Hit, cus duste labore int voluptatiis sit porpor se veliqui sinctat usandae

voluptatium dolorep elentiis iscilique pe venes et aut rem idic torum fuga. Simpore, quam rero incti ant quaeceprest, od ut eostist rem doloreicatur accus simodic tempore nonet pro idicias expedi ullautam que saepe volupiduntia comnient qui tem hilitem reperum volupti incienis perendu scipis sus dit resequi omnihicius.

Reriae. Ut que solor asperovit qui ressed eic tem ilitioraecto omnis moluptatur, ommolup taspero mil mo dolorem poruntiation et fugitibus aut aut idictem rent aspere sam ne re cullam assunturiata cumqui volor sundelit inctendus eum ipitas rendendae voloresci as ipsa doluptat faces porum ex estiusdae pel moluptas nonsequod que nonsequatis aciet la placcuptios cumqui doluptatus sae quias dollit faccusdae mintia nullab iument iditatur,

Page 292: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

293NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

2.5

DOANH NHÂN KẾ NGHIỆP THEO KIỂU CHA TRUYỀN CON NỐI TRONG

KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI TÂY PHI: RÀNG BUỘC HAY HY VỌNG

CHO MỘT THU NHẬP TỐT HƠN?

Laure Pasquier-Doumer

Từ những năm 1970, khu vực kinh tế phi chính thức ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Mối quan tâm này xuất phát một phần từ việc hầu hết các hộ gia đình ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo, có phần lớn thu nhập từ khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, sau gần bốn thập kỉ nghiên cứu, vẫn chưa có đồng thuận về nguồn gốc và nguyên nhân của khu vực kinh tế phi chính thức. Theo trường phái nhị nguyên, khu vực kinh tế phi chính thức có nguồn gốc từ việc phân khúc thị trường lao động và sự bão hòa của khu vực kinh tế chính thức. Khu vực phi chính thức cấu thành phân khúc lao động kém may mắn nhất vào làm cho thị trường lao động trở nên mất cân đối (Lewis, 1954; Harris, 1970; Todaro và Pradhan, 1995). Một cách tiếp cận gần đây coi khu vực kinh tế phi chính thức như một khu vực kinh doanh năng động và tự nguyện của các cơ sở nhỏ, nơi mà các cá nhân quyết định trở thành doanh nhân trong khu vực kinh tế phi chính thức vì họ kì vọng sẽ có cuộc sống tốt hơn so với lao động hưởng lương hoặc trở thành doanh nhân ở khu vực kinh tế chính thức (Maloney, 2004; Packard, 2007). Theo quan điểm này, một số lượng lớn các doanh nhân trong khu vực phi chính thức có thể

Page 293: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

294 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

phản ánh sự phân bổ lao động hiệu quả. Trong khi cuộc tranh luận ngày càng trở nên phân cực trong những năm gần đây (Bacchetta và những người khác, 2009), một cách tiếp cận tích hợp dựa trên khái niệm thị trường lao động đa phân khúc (multi-segmented labour-markets) (Chen, Fields, 2005) đã xuất hiện. Cách tiếp cận mới này cho rằng khu vực phi chính thức gồm các phân khúc khác nhau. Phân khúc trên bao gồm các doanh nhân tự nguyện tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trong khi phân khúc dưới gồm các hộ gia đình buộc phải tham gia do không có sự lựa chọn nào khác.

Trong khi không có đồng thuận về tính chất tự nguyện trong khu vực kinh tế phi chính thức thì có bằng chứng vững chắc cho thấy tầm quan trọng của tính chất cha truyền con nối của tình trạng doanh nhân kế nghiệp. Tại Mỹ, một nửa số doanh nhân là kế nghiệp từ gia đình (Dunn và Holt-Eakin, 2000). Ở Pháp, 41% doanh nhân có bố đẻ hoặc bố vợ hoặc bố chồng (Laferrère và McEntee, 2001) cũng từng là doanh nhân. Tại Tây Phi, mức độ tái sản xuất xã hội cũng cao nhất đối với các lao động kế nghiệp (Pasquier Doumer, 2010a). Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu thu thập dữ liệu về các nguyên nhân của mối tương quan ở mức độ cao của tình trạng lao động kế nghiệp từ gia đình. Các nghiên cứu hiếm hoi sử dụng dữ liệu từ các nước phát triển cho thấy việc có bố làm nghề tự do là một điều kiện thuận lợi để tăng thu nhập dự kiến (Dunn và Holt-Eakin, 2000; Lentz và Laband, 1990; Fairlie và Robb, 2007a, 2007b; Colombier Masclet, 2006, 2008; Laferrère và McEntee, 1996). Trong bối cảnh các nước đang phát triển, mối tương quan ở mức độ cao của tình trạng lao động kế nghiệp đặt ra câu hỏi sau đây: Có phải con của những doanh nhân sẽ có nhiều lợi thế để trở thành các lao động kế nghiệp hơn so với con của những người làm công ăn lương? Nói cách khác, họ có thể tiếp cận tốt hơn tới các nguồn lực phi chính thức về con người, vật chất và xã hội? Nếu đúng là có lợi thế như vậy, chúng ta có cơ sở để tin rằng họ quyết định tự nguyện gia nhập khu vực kinh tế phi chính thức vì họ mong đợi sẽ có thu nhập tốt hơn. Khi đó, những đối tượng này tạo thành một phân khúc kinh doanh năng động và tự nguyện của khu vực kinh tế phi chính thức.

Bài viết này có hai mục đích. Thứ nhất, xác định liệu các doanh nhân ở khu vực kinh tế phi chính thức thế hệ thứ hai trong bối cảnh Tây Phi có lợi thế kinh doanh hơn so với thế hệ đầu tiên không. Thứ hai, đâu là bản chất và nguồn gốc của lợi thế này. Có phải lợi thế này xuất phát từ việc kế thừa các

Page 294: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

295NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

nguồn lực phi chính thức về con người, vật chất và xã hội? Tầm quan trọng của mỗi nguồn lực này là như thế nào? Những vấn đề này dường như đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh của châu Phi bởi hai lí do chính. Một mặt, sự bất bình đẳng ở châu Phi là rất cao và tính di động xã hội rất thấp (Cogneau và những người khác, 2007). Vì vậy, bài viết này sẽ góp phần tìm hiểu tính kế thừa của hiện tượng bất bình đẳng. Mặt khác, các hoạt động phi chính thức cung cấp nguồn thu nhập và việc làm chủ yếu cho hầu hết dân cư đô thị châu Phi (Brilleau và những người khác, 2005). Ngoài ra, khu vực phi chính thức là môi trường quan trọng, nơi thanh niên, đặc biệt là thanh niên bỏ học bắt đầu học nghề và hội nhập vào thị trường lao động (Walther 2007).

Phần 1 trình bày tổng quan các tài liệu nghiên cứu về đề tài và bối cảnh. Phần 2 trình bày dữ liệu và phương pháp thực nghiệm. Phần 3 mô tả các đặc điểm chính của những doanh nhân kế nghiệp thế hệ thứ hai. Phần 4 xác minh sự tồn tại của lợi thế so sánh của những doanh nhân kế nghiệp thế hệ thứ hai. Phần 5 phân tích các yếu tố cấu thành lợi thế này. Phần 6 là kết luận.

1. Tổng quan nghiên cứu và bối cảnh

Một số nghiên cứu phân tích ảnh hưởng từ việc cha mẹ làm chủ đối với các yếu tố quyết định khả năng con cái họ trở thành lao động kế nghiệp thay vì làm công ăn lương tại các nước phát triển (Dunn và Holtz-Eakin, 2000; Colombier và Masclet, 2008; Laferrère và McEntee, 1996). Tất cả các nghiên cứu này đều xác nhận con cái những doanh nhân có xác suất trở thành doanh nhân kế nghiệp cao hơn đáng kể. Hai kênh chính được xác định. Thứ nhất, các doanh nhân thành công có khả năng và sẵn sàng cung cấp tiền vốn cho con cái mình và nhờ đó giảm sức ép vay vốn cho con. Thứ hai, cha mẹ truyền cho con cái kinh nghiệm làm việc quý báu, uy tín, nguồn nhân lực có giá trị cao. Thomas Dunn và Douglas Holtz-Eakin (2000) thấy rằng, tại Mỹ, thị trường tín dụng gia đình không ảnh hưởng nhiều tới tương quan của hình thái lao động tự do giữa các thế hệ. Ngược lại, kinh nghiệm của cha mẹ là doanh nhân có ảnh hưởng lớn. Do kinh nghiệm của cha mẹ có tác động lớn hơn khi cha mẹ thành công, các tác giả kết luận rằng ý nghĩa của việc cha mẹ

Page 295: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

296 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

là doanh nhân truyền dạy các kĩ năng quản lí hoặc các khía cạnh khác của nguồn nhân lực chứ không phải phản ánh việc cha mẹ truyền cho con ước vọng tự chủ hoặc được kế nghiệp như là một lối sống.

Theo hiểu biết của tôi, chỉ có hai nghiên cứu tìm hiểu tác động của truyền thống gia đình đối với kết quả kinh doanh của cơ sở sản xuất nhỏ (Lentz và Laband năm 1990, Fairlie và Robb 2007b). Cả hai đều liên quan đến Mỹ. Bernard Lentz và David Laband (1990) cho rằng các cá nhân học hỏi được các kĩ năng quản lí chung khi lớn lên trong gia đình kinh doanh và tiếp xúc thường xuyên với công việc kinh doanh của gia đình. Khi đó con cái những doanh nhân có lợi thế hơn so với các con cái những người làm công ăn lương không được chứng kiến cha mẹ làm việc. Các tác giả cho thấy các doanh nhân thế hệ thứ hai thành công hơn so với doanh nhân thế hệ đầu tiên. Vì họ bắt đầu kinh doanh ở độ tuổi trẻ hơn đáng kể và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh với nguồn nhân lực sẵn có quan trọng, các tác giả kết luận rằng con cái của các doanh nhân có lợi thế so sánh thông qua việc sớm nắm được các nguồn nhân lực kinh doanh, và lợi thế này được dự đoán sẽ khuyến khích con cái tự nguyện theo chân cha mẹ.

Robert Fairlie và Alicia Robb (2007b) xác định ba yếu tố tiềm năng có thể dẫn đến thành công lớn hơn cho những doanh nhân kế nghiệp thế hệ thứ hai: thu thập kinh nghiệm chung về kinh doanh hoặc kinh nghiệm quản lí trong sản nghiệp của gia đình, thu thập kinh nghiệm chung về ngành hoặc kinh nghiệm đặc thù trong cơ sở sản xuất của gia đình và được nhận thừa kế cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp nhận thừa kế, cha mẹ chuyển giao vốn kinh doanh dưới các hình thức như uy tín hoặc khách hàng sẵn có. Các dữ liệu khác dữ liệu của Lentz và Laband (1990) cho thấy kinh nghiệm đã từng làm việc trong một cơ sở sản xuất của gia đình là một yếu tố quyết định quan trọng đối với kết quả kinh doanh.

Tại các nước đang phát triển, không có nghiên cứu riêng về tác động của truyền thống gia đình đối với kết quả kinh doanh của các cơ sở phi chính thức. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy một số bằng chứng trong các tài liệu về vốn xã hội, đặc biệt là về ảnh hưởng của quan hệ gia đình đối với kết quả kinh doanh của cơ sở. Marcel Fafchamps và Minten (2002) tìm hiểu khả năng các mạng lưới quan hệ xã hội có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các thương nhân nông nghiệp ở Madagascar. Trong khi 1/4 số thương nhân được

Page 296: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

297NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

khảo sát có cha hoặc mẹ làm kinh doanh và 14% tham gia ngành này theo truyền thống gia đình. Tác giả thấy rằng có người nhà làm việc trong ngành thương mại nông nghiệp không có quan hệ thuận chiều với năng suất. Ngược lại, các thương nhân tự học kinh doanh và không được người thân chỉ bảo lại có hiệu suất cao hơn.

Tuy vậy, không nên khái quát hóa các kết quả của Fafchamps và Minten cho toàn bộ khu vực phi chính thức và cho cả khu vực Tây Phi, trước hết vì cách thức có được nguồn vốn nhân lực phi chính thức tại các nước Tây Phi là rất khác so với ở Madagascar và thứ hai, do thương mại là một lĩnh vực đặc thù về phương diện tiếp thu các kĩ năng và các yêu cầu về vốn.

Trên thực tế, có hai cách chính để có được nguồn vốn nhân lực phi chính thức tại các nước Tây Phi: thông qua đào tạo học nghề phi chính thức và tự thu thập kinh nghiệm. Tại thủ đô của bảy nước Tây Phi, 27,8% các chủ cơ sở phi chính thức học nghề thông qua đào tạo nghề phi chính thức, trong khi tỉ lệ này chỉ là 14,2% ở thủ đô Madagascar. Nếu thương mại được loại trừ, số doanh nhân phi chính thức được đào tạo nghề phi chính thức tăng lên 40,7% ở các nước Tây Phi, nhưng chỉ có 16,8% ở Madagascar1. Vì vậy, học nghề phi chính thức ở Madagascar hạn chế hơn ở Tây Phi. Và học nghề phi chính thức trong lĩnh vực thương mại cũng hạn chế hơn trong ngành sản xuất, dịch vụ. Hơn nữa, thương mại là một lĩnh vực rất đặc thù dưới góc độ yêu cầu về vốn. Ví dụ, ở các nước Tây Phi, số vốn trung bình trong các cơ sở thương mại ở khu vực kinh tế phi chính thức là 528 đôla quốc tế so với 1.053 đôla quốc tế trong các lĩnh vực khác2.

Giả thiết của nghiên cứu rằng so với thế hệ cha anh, doanh nhân kế nghiệp thế hệ thứ hai có kỹ năng tốt hơn vì được tiếp cận với năng suất tốt hơn về vốn con người, vật chất và xã hội. Việc có người nhà trong cùng lĩnh vực hoạt động có thể cải thiện việc hấp thu vốn con người bằng những lí do khác nhau. Trước tiên trong việc tìm thày dạy nghề được thuận lợi hơn. Ở Tây Phi, việc học nghề phi chính thức thường được hình thành qua ba giai đoạn. Trong năm đầu tiên, học viên quan sát thao tác của thày và thợ làm việc trong

1 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên điều tra 1-2-3 (Giai đoạn 2, 2001/02, AFRISTAT, DIAL, INS cho Abidjan, Bamako, Cotonou, Dakar, Lome, Niamey, Ouagadougou và Giai đoạn 2, 2001/02, INSTAT, DIAL cho Antananarivo).2 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên điều tra 1-2-3 (Giai đoạn 2, 2001/02, AFRISTAT, DIAL, INS).

Page 297: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

298 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

xưởng. Giai đoạn hai, học viên được xem một số thao tác và từng bước được yêu cầu hoàn thành một số công việc thực tế. Giai đoạn cuối, học viên tham gia hoàn toàn vào hoạt động của xưởng và chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình (Haan, 2006). Trong giai đoạn cuối này, các học viên thu thập được các kĩ năng tổ chức, quản lí và kinh doanh bao gồm cả việc lập chi phí, tiếp thị trong khuôn khổ quản lí quan hệ khách hàng và quan hệ nhà cung cấp. Một số thợ cả do nhu cầu đào tạo cao, nhận nhiều học viên, dẫn tới việc không có đủ thời gian để giám sát việc học nghề và không có đủ việc thực hành để giao (Charmes và Oudin, 1994). Nếu có của người nhà làm trong cùng nghề, người nhà có thể giúp chọn thầy với các kĩ năng chuyên môn cao và có kết quả tốt. Hơn nữa, quan hệ gia đình ở Tây Phi vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn người học nghề (Birks và những người khác, 1994). Có người nhà làm trong cùng ngành có thể dễ được thầy “tốt” nhận hơn. Thứ hai, do truyền thống văn hóa - xã hội vẫn còn ảnh hưởng tới việc dạy nghề phi chính thức nên việc truyền thụ kĩ năng có xu hướng dành ưu tiên cho các thành viên của gia đình và dòng tộc (Haan, 2006), người ta có thể nghĩ rằng một thầy giáo có quan hệ với gia đình có thể truyền tải các kĩ năng đặc thù về doanh nghiệp tốt hơn.

Trong trường hợp tiếp nhận vốn nhân lực phi chính thức thông qua kinh nghiệm, sự giúp đỡ của người nhà làm nghề tự do có thể làm tăng cơ hội tích lũy kinh nghiệm kinh doanh. Kinh nghiệm này cũng có thể quý hơn vì các chủ cơ sở có thể giao nhiều việc hơn cho con cháu vì hai lí do: một mặt, truyền thống văn hóa - xã hội thường ưu tiên truyền thụ kĩ năng cho người nhà, mặt khác, gia đình thường mong muốn con cháu thành công hơn người ngoài.

Cũng như ở các nước phát triển, có người nhà là doanh nhân có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn về vốn đầu tư. Một mặt, họ là những người ít nhiều thành công, có thể có nhiều năng lực đầu tư hơn so với người làm công ăn lương. Mặt khác, một số doanh nhân kế nghiệp thế hệ thứ hai được thừa hưởng một phần hoặc toàn bộ sản nghiệp từ người nhà.

Trong nghiên cứu của mình, Lentz và Laband (1990) không coi vốn xã hội như là một trong những cách khả dĩ để kế thừa địa vị. Fairlie và Robb (2007b) có đề cập tới nhưng rất gián tiếp, chỉ coi vốn xã hội là một thành phần trong thừa kế cơ sở gia đình. Họ không kiểm định khái niệm này một cách chính thức. Do thị trường tại các nước đang phát triển không hoàn hảo

Page 298: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

299NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

nên vốn xã hội có vai trò quan trọng trong thành công của các cơ sở phi chính thức (Bacchetta và những người khác, 2009). Như Fafchamps (2005) đã nêu, vốn xã hội mà thực ra chính xác hơn là mạng lưới quan hệ xã hội mang lại các thông tin đáng tin cậy hơn về công nghệ và cơ hội thị trường cũng như danh sách đen về các bạn hàng không đáng tin. Vốn xã hội cũng có thể tạo lập lượng khách hàng thông qua uy tín và tin tưởng. Ngoài ra, Pasquier-Doumer (2010b) đã nêu, một phần lớn mạng lưới quan hệ xã hội được sử dụng với mục đích cải thiện hoạt động kinh doanh có liên quan đến gia đình. Do đó, có thể nghĩ rằng lợi thế tiềm năng của của các doanh nhân kế nghiệp thế hệ thứ hai có thể được giải thích một phần bởi các mạng lưới quan hệ xã hội.

2. Phương pháp thực nghiệm và dữ liệu

Trong các ước tính này, có thể gặp vấn đề khá phổ biến về tính nội sinh của các yếu tố sản xuất bởi vì theo thời gian các yếu tố này tăng dần và bởi vì có một số đặc điểm không quan sát được. Rất tiếc là tôi không có dữ liệu đa chiều (panel data) cũng như các công cụ tốt để khắc phục nguy cơ sai lệch này. Đó là lí do tại sao tôi chọn một cách tiếp cận rất đơn giản là chỉ cần chia các mẫu thành nhóm các cơ sở thuộc khu vực kinh tế phi chính thức với mức vốn và lao động khác nhau.

Trong nghiên cứu, tôi sử dụng một bộ điều tra được gọi là các cuộc điều tra 1-2-3 được thực hiện trong năm 2001 và 2002 tại bảy thủ đô thương mại của các nước thuộc Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (WAEMU): Cotonou (Benin), Ouagadougou (Burkina Faso), Abidjan (Bờ biển ngà), Bamako (Mali), Niamey (Niger), Dakar (Senegal) và Lomé (Togo). Một cuộc điều tra là gồm nhiều lớp thực hiện trong ba giai đoạn và xây dựng để chuyên nghiên cứu khu vực phi chính thức (Xem Brilleau và những người khác, 2005). Đối với bài viết này, tôi sử dụng giai đoạn 1 và 2 của các cuộc điều tra. Giai đoạn 1 điều tra có tính đại diện về lực lượng lao động nhằm thu thập thông tin chi tiết về các đặc điểm cá nhân xã hội-nhân khẩu học của người lao động và đặc biệt là ngành nghề và tình trạng việc làm của người cha khi người được hỏi ở độ tuổi 15. Giai đoạn 2 phỏng vấn một mẫu nhỏ (sub-sample) các cơ sở sản xuất phi chính thức

Page 299: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

300 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

được xác định trong giai đoạn 1. Giai đoạn này cung cấp dữ liệu rất chi tiết về giá trị gia tăng, doanh số bán hàng, đầu tư, đầu vào và các đặc điểm của chủ cơ sở. Các cuộc điều tra 1-2-3 định nghĩa cơ sở phi chính thức là cơ sở sản xuất nhỏ (a) không có sổ sách chính thức và/hoặc (b) không đăng kí mã số thuế. Các cuộc điều tra 1-2-3 không áp dụng tiêu chuẩn về quy mô.

Một trong những lợi ích lớn của cuộc điều tra 1-2-3 là cấu trúc lồng nhau, bởi vì giai đoạn 1 được thiết kế để đảm bảo giai đoạn 2 có thể phản ánh khu vực kinh tế phi chính thức ở mức độ tiêu biểu. Một lợi ích khác là chúng tôi có thể xác định những doanh nhân kế nghiệp thế hệ thứ hai (biến SE và TRAD) và điều tra cũng cung cấp một số biến thay thế về vốn nhân lực, vốn xã hội phi chính thức và vốn vật chất được thừa kế từ gia đình.

Từ những dữ liệu đó, chúng tôi tìm cách thử giả định rằng, xét về tính cạnh tranh, doanh nhân kế nghiệp thế hệ thứ hai có lợi thế hơn so với doanh nhân thế hệ thứ nhất. Tiếp đó, cần xác định được vai trò của 3 kênh được coi là nguyên nhân của lợi thế, đó là: chuyển giao vốn vật chất, vốn con người và vốn xã hội.

Theo Lentz và lanband (1990), chúng tôi phân biệt hai loại vốn con người: kỹ năng quản lí - bao gồm cả kỹ năng hành chính và điều hành nhân sự và những kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động – bao gồm cả những thông tin đặc thù liên quan đến quá trình sản xuất. Chúng tôi giả định rằng lớn lên và làm quen với môi trường kinh doanh của gia đình sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp thu những kỹ năng quản lí, nhưng còn những kỹ năng chuyên môn chỉ được truyền lại trong gia đình nếu như doanh nghiệp gia đình có cùng lĩnh vực hoạt động với chính doanh nhân phi chính thức. Do đó, chúng tôi phân biệt ra hai loại doanh nhân kế nghiệp thế hệ hai. Loại thứ thứ nhất có cha cũng từng là doanh nhân nhưng không nhất thiết cùng lĩnh vực với anh ta3. Biến này được đặt tên là SE. Loại thứ hai là doanh nhân có bố mẹ hoặc người nhà sở hữu doanh nghiệp và nhất thiết phải cùng lĩnh vực hoạt động4. Vì những doanh nhân này tiếp nối truyền thống gia đình nên biến này được đặt tên là TRAD.

3 Chúng tôi muốn sử dụng thông tin liên quan đến vị thế của người mẹ, nhưng tiếc rằng thông tin này không có sẵn trong bộ dữ liệu mà chúng tôi sử dụng.4 Chính xác hơn, TRAD có giá trị bằng 1 nếu chủ doanh nghiệp nói rằng: Cô (anh) ấy thành lập doanh nghiệp phi chính thức là do truyền thống gia đình, và/hoặc Cô (anh) ấy lựa chọn các sản phẩm cho doanh nghiệp phi chính thức là do truyền thống gia đình, và/hoặc Có người nhà đã thành lập doanh nghiệp phi chính thức.

Page 300: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

301NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Giả định rằng những doanh nhân có cha từng là doanh nhân (SE) sẽ được hưởng lợi thế theo kiểu cha truyền con nối những kỹ năng quản lí, vốn vật chất và/hoặc kết quả kinh doanh tốt hơn từ chính những yếu tố này. Đối với những doanh nhân kế thừa truyền thống gia đình (TRAD), chúng tôi giả định rằng họ được hưởng thêm hai kênh bổ sung, đó là kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động và chuyển giao vốn xã hội với những lí do đã được nêu ở trên.

Giai đoạn đầu tiên của phân tích là kiểm chứng lợi thế so sánh giữa các doanh nhân kế nghiệp thế hệ hai. Với những lí do đã nêu, chúng tôi giả định rằng TRAD có hiệu năng của các yếu tố suất sản xuất tốt hơn các SE.

Chúng ta hãy xem xét một cơ sở có vốn lao động, vốn vật chất và vốn con người lần lượt được ký hiệu là L, K và H và hàm sản xuất của công ty là hàm Cobb-Douglas dưới dạng logarit.

Với đặc tính này, SE và TRAD được giả định là tăng hiệu suất lao động, vốn vật chất và vốn con người. Chúng tôi có phương trình sau:

V= (gSG(SG)(L))α(hSG(SG)(K))β(lSG(SG(H))γ=fSG(SG)LαKβHγ (1)

Theo đó V là lợi nhuận, SG cho biết doanh nhân có phải là thế hệ hai, với SG = {SE, TRAD}, gSG(SG), hSG(SG), ISG(SG) và fSG(SG) là những hàm biểu thị kết quả của SE và TRAD về hiệu suất lao động L, vốn vật chất K và vốn con người H.

Nếu như SE hoặc TRAD có kết quả dương và mang ý nghĩa đối với V thì các doanh nhân thế hệ hai có hiệu năng của các yếu tố suất sản xuất tốt hơn.

Lợi nhuận V được định nghĩa là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng trừ đi tổng chi phí – bao gồm cả tất cả các khoản tiêu dùng trung gian như trả lương, kể cả trả lương cho người chủ. Sự khác nhau về sức mua tương đương giữa các nước cũng được tính đến. Lợi nhuận thể hiện kết quả kinh doanh nhưng tổng doanh số bán hàng cũng được sử dụng để đánh giá kết quả tốt của cơ sở.

Lao động (L) được định nghĩa là số giờ công được trả lương hàng tháng trong khu vực kinh doanh phi chính thức. Vốn vật chất (K) bao gồm các tòa nhà và các trụ sở khác, máy móc, đồ đạc, xe cộ và các công cụ. Tất cả tài sản

Page 301: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

302 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

được định giá dựa trên chi phí thay thế. Cũng giống đối với giá trị gia tăng, chênh lệch mức giá giữa các quốc gia được điều chỉnh cho phù hợp. Vốn con người (H) được đo bằng kinh nghiệm tiềm năng của chủ cơ sở5 trong thị trường lao động và trình độ học vấn của anh ta.

Trong các ước tính này, tôi có thể gặp vấn đề khá phổ biến về tính nội sinh của các yếu tố sản xuất bởi vì theo thời gian các yếu tố này tăng dần và bởi vì có một số đặc điểm không quan sát được. Rất tiếc là tôi không có dữ liệu đa chiều (panel data) cũng như các công cụ tốt để khắc phục nguy cơ thiên vị này. Đó là lí do tại sao tôi chọn một cách tiếp cận rất đơn giản là chỉ cần chia các mẫu thành nhóm các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế phi chính thức với mức vốn và lao động khác nhau.

Giai đoạn hai của phân tích, chúng tôi xác định nguồn của các lợi thế của các doanh nhân thế hệ hai bằng cách phân biệt cách thức tiếp cận tốt nhất những kỹ năng quản lí, các kỹ năng chuyên biệt trong lĩnh vực hoạt động, vốn vật chất, vốn xã hội của những hiệu năng tốt nhất liên quan đến các yếu tố sản xuất. Chúng tôi thêm vào phương trình (1) các biến thay thế sau: Biến vốn kế thừa (K1), chúng tôi phân biệt trong vốn con người có kỹ năng quản lí HMS và kỹ năng chuyên biệt trong lĩnh vực của doanh nghiệp HESS. Theo Fafchamps và Minten (2002) chúng tôi đưa vốn xã hội S vào hàm sản xuất. Hàm sản xuất sẽ thành như sau:

V = F(L, K1, KN1, HMS, HESS, S) (2)

Sau đó chúng tôi xác định biến nào trong các biến trên mạng lại hiệu quả lợi thế cho đối tượng có cha từng là doanh nhân hay đối tượng kế nghiệp gia đình.

Để ước tính phương trình (2), vốn vật chất được kế thừa (K1) được phản ánh thông qua ba biến: (i) số lượng vốn vật chất thừa kế từ gia đình6, (ii) một biến giả có giá trị 1 nếu phần vốn vật chất thừa kế từ gia đình cao hơn một

5 Số tuổi trừ đi số năm đi học rồi trừ tiếp 7 - là tuổi nhập học theo quy định của pháp luật.6 Chính xác hơn, tôi coi vốn vật chất có được thông qua gia đình nếu như chủ doanh nghiệp nói rằng vốn là do gia đình cho vay, thừa kế hoặc cho tặng bởi người nhà hoặc bạn bè. Rất tiếc là liên quan đến bạn bè, trong điều tra chúng tôi không phân biệt được gia đình và bạn bè. Tôi nghĩ rằng tài sản cho tặng từ bạn bè gần như là không tồn tại, như Pasquier-Doumer (2010b) đã nếu với trường hợp của Ouagadougou.

Page 302: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

303NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

nửa số vốn vật chất, (iii) một biến giả có giá trị 1 nếu chủ cơ sở sử dụng địa điểm kinh doanh do gia đình cung cấp.

Có ba biến thay thế về các kĩ năng quản lí chung (HMS). Biến đầu tiên về chủ sở hữu đã có kinh nghiệm quản lí trước đây và đang là chủ cơ sở phi chính thức được khảo sát. Có kinh nghiệm quản lí có thể tăng khả năng quản lí của chủ cơ sở. Biến thứ hai là về khả năng chủ cơ sở hiểu biết về các tổ chức tài chính vi mô. Biến này giúp tiếp cận thông tin tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Biến cuối cùng là chủ cơ sở có ghi chép sổ sách kế toán. Điều này hàm ý cơ sở tổ chức kinh doanh tốt hơn.

Để phản ánh các kĩ năng đặc thù về cơ sở (HESS), chúng tôi có bốn biến. Biến đầu tiên có giá trị 1 nếu chủ cơ sở học nghề qua các khóa dạy nghề phi chính thức, và 0 nếu ngược lại, trong hầu hết các trường hợp có nghĩa là tự học. Học nghề phi chính thức cung cấp cho chủ cơ sở kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của mình và trong thời gian học nghề này nhiều kĩ năng đặc thù được truyền thụ. Biến thứ hai là người chủ trước đó có kinh nghiệm quản lí trước khi trở thành chủ sở hữu. Kinh nghiệm này có thể cung cấp cho người chủ kiến thức tốt về công nghệ sử dụng trong kinh doanh, cơ hội thị trường, khách hàng và nhà cung cấp. Nó cũng giúp người chủ được khách hàng biết tới. Biến thứ ba là chủ cơ sở có kinh nghiệm hoạt động trong ngành nhưng không ở trong cơ sở hiện tại. Với biến cuối cùng, tôi sử dụng số năm kinh nghiệm hoạt động thực tế của người chủ.

Vốn xã hội của chủ cơ sở (S) được biểu thị bởi hai biến giả. Biến đầu tiên có giá trị 1 nếu chủ sở hữu nói rằng ông không có bất kì khó khăn nào trong việc tìm kiếm khách hàng và vắng khách không phải là trở ngại chính trong hoạt động. Biến này có thể phản ánh mức độ trung thành của người tiêu dùng, uy tín và mức độ nổi tiếng của cơ sở. Tuy nhiên, biến này có thể bị sai lệch nội sinh bởi vì việc cơ sở tự đánh giá có thể bị ảnh hưởng bởi các mức giá trị gia tăng. Chủ cơ sở có giá trị gia tăng cao có xu hướng nói rằng họ không thiếu khách hàng. Đó là lí do tại sao tôi giữ lại một biến thay thế ngoại sinh (proxy exogeneous) về vốn xã hội dưới hình thức thành viên một hiệp hội nghề nghiệp. Trong bối cảnh Tây Phi, biết cách tham gia hiệp hội nghề nghiệp và được chấp nhận là thành viên có thể gắn với vốn xã hội nhiều hơn là quy mô của cơ sở, mặc dù có rất ít nghiên cứu về chủ đề này.

Page 303: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

304 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

3. Những doanh nhân thế hệ thứ hai có gì khác biệt?

Những doanh nhân thế hệ thứ hai chiếm 60% các chủ cơ sở ở khu vực kinh tế phi chính thức. Trong số đó, 53% có cha từng là doanh nhân và 16% được thừa kế nghiệp kinh doanh của gia đình7 (Bảng 1). Như dự kiến, tính trung bình những doanh nhân thế hệ thứ hai có kết quả kinh doanh tốt hơn so với các doanh nhân thế hệ một. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ liên quan tới doanh số bán hàng của các cơ sở phi chính thức có truyền thống gia đình. Cơ sở của họ lâu năm hơn, đặc biệt khi họ kế thừa truyền thống gia đình và họ có mức độ khá đồng nhất về dân tộc và quan hệ gia đình. Ngoài ra doanh nghiệp phi chính thức có truyền thống gia đình có xu hướng sử dụng nhiều lao động và ít vốn. Tỉ lệ các cơ sở này trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ cao hơn tỉ lệ trung bình và tỉ lệ này lại thấp hơn mức trung bình trong các lĩnh vực xây dựng và dịch vụ (Bảng 1).

Bảng 1: Đặc điểm của các cơ sở phi chính thức thuộc sở hữu của doanh nhân thế hệ thứ hai

Đặc điểm cơ sở phi chính thức

Tất cả Cha làm doanh nhân (SE)

Cơ sở phi chính thức có truyền thống gia đình

(TRAD)

Trung bình/Tần số

Trung bình/Tần số

DấuTrung bình/

Tần sốDấu

Giá trị gia tăng (trung bình, $ quốc tế) 322,6 326,0 NS 371,4 NS

Doanh số bán hàng (trung bình, $ quốc tế) 978,8 987,5 NS 1175,4 ***

Vốn (trung bình, $ quốc tế) 770,9 787,5 NS 699,4 NS

Lao động trả tiền (trung bình, giờ hàng tháng) 244,6 244,8 NS 263,2 ***

Tuổi của MSE (trung bình) 6,8 7,2 *** 9,8 ***

Tính đồng nhất dân tộc trong MSE (%) 95,3 95,7 *** 96,0 ***

Tỉ lệ nhân công từ cùng một gia đình 91,6 92,0 *** 93,7 ***

Lĩnh vực hoạt động

Quần áo và may mặc 10,1 9,7 ** 8,5 NS

7 9% số lao động tự do thế hệ thứ hai vừa có cha hành nghề tự do lại vừa kế thừa truyền thống gia đình.

Page 304: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

305NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Ngành sản xuất khác và thực phẩm 12,3 11,5 NS 12,5 NS

Xây dựng 5,9 5,7 NS 3,1 ***

Bán buôn / cửa hang bán lẻ 11,1 12,0 NS 15,6 ***

Thương lái nhỏ 34,4 34,9 *** 31,8 NS

Khách sạn và nhà hàng 6,0 6,3 NS 5,9 NS

Dịch vụ sửa chữa 4,4 4,3 ** 3,1 ***

Giao thông vận tải 3,8 3,9 NS 2,3 ***

Các dịch vụ khác 17,3 11,7 ** 12,0 ***

Số quan sát 6536 3292 951

Tần số 100 53 16

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên các cuộc điều tra 1-2-3 (giai đoạn 1 và 2, 2001/02, AFRISTAT, DIAL, INS).

Lưu ý: Cột Dấu kiểm định thông qua kiểm định ít ý nghĩa thống kê của sự khác biệt giữa SE so với không SE và giữa TRAD và không TRAD. *, **, ***, NS lần lượt có nghĩa là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, mức 5%, mức 1%, không có ý nghĩa thống kê.

Ngoài sự khác biệt về đặc điểm của cơ sở, doanh nhân thế hệ thứ hai có một số đặc điểm cá nhân khác biệt (Bảng 2). Thứ nhất, trình độ học vấn của họ thấp hơn. Kết quả này tương tự như kết quả thu được trong nghiên cứu của Lentz và Laband (1990) cho Mỹ và Colombia và Masclet (2006) cho châu Âu. Các tác giả giải thích kết quả này là do doanh nhân thế hệ thứ hai có nhu cầu học chính quy tương đối ít hơn vì họ có cơ hội để học hỏi trong công việc kinh doanh của gia đình. Mặt khác, doanh nhân thế hệ thứ hai có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn. Trung bình kinh nghiệm làm việc của họ nhiều hơn một năm.

Nếu giả thuyết đầu tiên được xác nhận, chúng tôi dự đoán rằng con cái doanh nhân có nhiều kĩ năng quản lí hơn và đầu tư về vốn vật chất từ gia đình cao hơn. Trong phương pháp mô tả đầu tiên, điều này có vẻ như không đúng. Mặc dù họ thường có kinh nghiệm từng là quản lí, họ không có kiến thức tốt hơn về các tổ chức tài chính và cũng không có khả năng tổ chức tốt hơn. Hơn nữa, gia đình của họ không đầu tư nhiều hơn vào kinh doanh so với mức trung bình của các chủ cơ sở phi chính thức. Ở giai đoạn này, con cái của họ dường như không được kế thừa kĩ năng quản lí cũng không có điều kiện vay vốn vật chất tốt hơn.

Page 305: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

306 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 2: Đặc điểm của doanh nhân thế hệ thứ hai

Đặc điểm của chủ cơ sở phi chính thức

Tất cả Cha là doanh nhân (SE)

Cơ sở phi chính thức có truyền thống gia đình

(TRAD)

Trung bình/Tần số

Trung bình/Tần

sốDấu

Trung bình/Tần

sốDấu

Nữ (%) 56,2 54,2 *** 55,0 NS

Số năm đi học 3,5 2,8 *** 2,9 ***

Biết đọc biết viết bằng tiếng Pháp (%) 44,9 37,0 *** 39,5 ***

Tình trạng đa thê (%) 16,4 18,4 *** 19,2 *

Hồi giáo (%) 57,3 58,5 *** 67,3 ***

Không di cư (%) 39,6 28,7 *** 40,2 NS

Đã di cư gần đây (%) 9,3 10,7 *** 10,8 NS

Cha có học vấn tiểu học (%) 6,1 2,7 *** 4,1 ***

Cha có học vấn trung học hoặc cao hơn (%) 5,6 1,0 *** 4,4 ***

Số năm kinh nghiệm lí thuyết 26,4 27,9 *** 27,7 ***

Kĩ năng quản lí

Kinh nghiệm quản lí đã có (%) 16,3 19,3 *** 13,2 **

Kiến thức về các tổ chức tài chính vi mô (%) 35,6 33,8 *** 32,3 ***

Chủ có sổ sách kế toán (%) 32,7 29,2 *** 33,3 **

Kĩ năng đặc thù về doanh nghiệp

Đào tạo nghề phi chính thức (%) 27,6 27,9 NS 30,9 ***

Kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp này trước khi trở thành chủ sở hữu (%)

45,4 47,2 NS 52,7 ***

Kinh nghiệm trong ngành này bên ngoài doanh nghiệp (%)

35,3 33,2 *** 32,0 NS

Số năm làm việc trong nghề này 9,5 10,1 *** 11,7 ***

Vốn xã hội

Không có khó khăn để tìm khách hàng (%) 26,4 26,7 NS 31,4 ***

Thành viên của một hiệp hội nghề nghiệp (%) 4,3 4,6 *** 7,5 ***

Đầu tư gia đình

Tỉ lệ đầu tư gia đình trong tổng vốn đầu tư 21,8 21,5 NS 27,5 ***

Page 306: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

307NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Số lượng đầu tư gia đình 220,8 240,2 NS 244,9 **

Gia đình cung cấp cho địa điểm kinh doanh 6,3 5,8 NS 6,8 **

Nguồn: tác giả tính toán dựa trên các cuộc điều tra 1-2-3 (giai đoạn 1 và 2, 2001/02, AFRISTAT, DIAL, INS).

Lưu ý: Cột Dấu kiểm định thông qua kiểm định ít ý nghĩa thống kê của sự khác biệt giữa SE so với không SE và giữa TRAD và không TRAD. *, **, ***, NS lần lượt có nghĩa là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, mức 5%, mức 1%, không có ý nghĩa thống kê.

Đối với chủ cơ sở có truyền thống gia đình, chúng tôi dự đoán theo giả thuyết thứ hai rằng họ được trang bị nhiều hơn các kĩ năng đặc thù về doanh nghiệp, vốn xã hội và đầu tư gia đình. Ở giai đoạn đầu tiên này, dự đoán này có vẻ khá đúng. Nhìn chung, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn khiến kĩ năng đặc thù của họ cao hơn: kinh nghiệm trong ngành kinh doanh phi chính thức trước khi trở thành chủ sở hữu, kinh nghiệm trong nghề nghiệp của họ (hơn hai năm) và được học nghề phi chính thức. Vốn xã hội của họ có vẻ lớn hơn thông qua việc là hội viên thường xuyên của hiệp hội nghề nghiệp và thông qua lượng khách hàng trung thành. Gia đình của họ đóng góp nhiều hơn cho việc hình thành vốn so với gia đình của chủ cơ sở phi chính thức nói chung, cả về lượng tuyệt đối và tương đối.

4. Những doanh nhân hế hệ thứ hai có lợi thế so sánh không?

Để kiểm định khả năng chủ cơ sở phi chính thức có được lợi thế về hiệu quả kinh doanh nhờ hỗ trợ từ người cha từng là doanh nhân, tôi ước tính phương trình (1) bằng cách sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas. Hiệu quả kinh doanh được đo bằng log của giá trị gia tăng và doanh số bán hàng. Hàm hồi quy có một biến giả (dummy) có giá trị 1 nếu chủ cơ sở có cha tự hành nghề tự do (SE), nhân công, vốn, biểu hiện qua log để tính tới khả năng giảm lợi nhuận cận biên và các biến về vốn con người. Chúng tôi dự đoán rằng các thước đo các yếu tố sản xuất sẽ có tác dụng tốt tới hiệu quả kinh doanh.

Chúng tôi cũng đưa vào một số biến nhằm kiểm soát các đặc điểm cá nhân khác nhau: giới tính của chủ cơ sở, do phụ nữ có thể gặp khó khăn khi

Page 307: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

308 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

tham gia các phân khúc cao của khu vực phi chính thức vì các lí do khác nhau (trách nhiệm gia đình, phân biệt đối xử, khả năng di động hạn chế); chế độ đa thê do áp lực tái phân phối tài sản bên trong gia đình có thể cao hơn và vì thế việc tích lũy vốn gặp nhiều khó khăn hơn (Morrisson, 2006), tôn giáo và dân tộc, do các yếu tố này có thể giúp hội nhập vào các mạng lưới quan hệ xã hội khác nhau; tình trạng di cư vì người mới chuyển tới có thể có hiểu biết kém hơn về các cơ hội thị trường, trình độ học thức của cha để kiểm soát môi trường xã hội của chủ doanh nghiệp.

Do có thể có nguy cơ lạm tín (moral hazard) nên các chủ cơ sở có quan hệ gia đình hoặc cùng nhóm dân tộc có thể có hiệu suất kinh doanh cao hơn. Vì lí do này, chúng tôi đưa chủ cơ sở có quan hệ gia đình hoặc cùng nhóm dân tộc vào trong lực lượng lao động của cơ sở. Ngoài ra, vì các cơ sở có thâm niên hoạt động tốt hơn so với các cơ sở trẻ (tồn tại cùng với thời gian), tôi đưa vào yếu tố thâm niên. Cuối cùng, tôi kiểm soát lĩnh vực hoạt động và quốc gia.

Bảng 3 dưới đây trình bầy kết quả chính từ phép hồi quy OLS đối với tất cả cơ sở. Do sai lệch nội sinh trong ước tính các thông số vốn và lao động, tôi ước tính phương trình (1) bằng cách hai cách vừa đưa và không đưa các yếu tố này vào trong hàm hồi quy.

Trái với dự kiến, việc có cha là doanh nhân không có tác động tới giá trị gia tăng và doanh số bán hàng. Kết quả này vẫn không thay đổi khi tôi chia các doanh nghiệp phi chính thức thành ba nhóm khác nhau (terciles) theo vốn hoặc lao động (không được trình bày). Như vậy, chủ cơ sở có cha là doanh nhân không có lợi thế hơn so với chủ cơ sở không có cha hành nghề tự do. Kết quả này cho thấy rằng con cái những doanh nhân không kế thừa từ cha mẹ kĩ năng quản lí có giá trị cũng như vốn vật chất.

Bảng 3: Tác động của việc có cha là doanh nhân lên giá trị gia tăng (GTGT) và doanh số bán hàng

(1) (2) (3) (4)Các biến Log GTGT Log GTGT Log doanh số Log doanh số

Cha là doanh nhân (SE) 0,0472 0,0342 0,0404 0,0456

Kinh nghiệm lí thuyết của chủ doanh nghiệp (0,0445) (0,0466) (0,0394) (0,0388)

Page 308: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

309NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Bình phương kinh nghiệm lí thuyết của chủ doanh nghiệp

0,0346*** 0,0155** 0,0402*** 0,0149***

Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp (0,00574) (0,00623) (0,00508) (0,00518)

Bình phương trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp

-0,000488*** -0,000254*** -0,000561*** -0,000237***

Chủ doanh nghiệp có trình độ tiểu học (8,44e-05) (9,18e-05) (7,45e-05) (7,62e-05)

Chủ doanh nghiệp có trình độ cao hơn tiểu học -0,0149 -0,0220 -0,0172 -0,0296**

Mức độ thành thạo tiếng Pháp của chủ doanh nghiệp

(0,0167) (0,0177) (0,0148) (0,0147)

Số vốn trong log 0,00419*** 0,00344** 0,00428*** 0,00385***

Số lao động đã trả lương trong log (0,00127) (0,00136) (0,00110) (0,00111)

Hằng số -0,0247 -0,0438 0,0107 0,00241

Số lượng các quan sát (0,0630) (0,0658) (0,0557) (0,0548)

-0,0182 -0,00880 0,136 0,101

Cha hành nghề tự do (SE) (0,100) (0,105) (0,0884) (0,0874)

Kinh nghiệm lí thuyết của chủ doanh nghiệp 0,143** 0,108* 0,126** 0,0900*

Bình phương kinh nghiệm lí thuyết của chủ doanh nghiệp

(0,0600) (0,0631) (0,0531) (0,0527)

Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp 0,131*** 0,166***

Bình phương trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp

(0,0127) (0,0105)

Chủ doanh nghiệp có trình độ tiểu học 0,364*** 0,450***

Chủ doanh nghiệp có trình độ cao hơn tiểu học (0,0286) (0,0236)

Mức độ thành thạo tiếng Pháp của chủ doanh nghiệp

5,696*** 2,776*** 7,287*** 3,605***

(0,189) (0,273) (0,166) (0,226)

Số lượng các quan sát 4959 4108 5179 4301

R2 0,241 0,294 0,320 0,420

Kiểm soát: Giới tính của chủ doanh nghiệp, tình trạng đa thê, tôn giáo, dân tộc, tình trạng di cư, trình độ học vấn của cha, tính đồng nhất dân tộc bên trong doanh nghiệp, tỉ lệ người lao động cùng gia đình, thâm niên của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và các biến giả về quốc gia (countries dummies).

Ghi chú: Ý nghĩa của sai số trong ngoặc đơn như sau: *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1.

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên các cuộc điều tra 1-2-3 (giai đoạn 1 và 2, 2001/02, AFRISTAT, DIAL, INS).

Page 309: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

310 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đối với các biến khác, kết quả phù hợp với dự đoán: khi các yếu tố khác không đổi thì càng lao động nhiều, càng đầu tư nhiều vốn con người và vật chất thì kết quả kinh doanh càng cao; phụ nữ kì vọng về kết quả thấp hơn so với nam giới; sinh ra trong thành phố là một lợi thế so với người nhập cư; có cha có học thức có tác động có ý nghĩa thống kê và tỉ lệ thuận với kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng hôn nhân, tôn giáo và dân tộc không có ý nghĩa thống kê8 và tính đồng nhất dân tộc và tỉ lệ người nhà trong cơ sở có tác động có ý nghĩa thống kê nhưng lại tỉ lệ nghịch với kết quả kinh doanh. Như trong nghiên cứu của Fafchamps (2005) đã nêu, người nhà có xu hướng làm việc ít tích cực hơn so với người làm thuê. Điều này có thể được giải thích bởi áp lực gia đình trong việc tái phân phối dẫn đến chia sẻ công việc, ngay cả khi có có quá nhiều lao động so với công việc.

Bây giờ chúng ta xem xét định nghĩa hẹp hơn về doanh nhân thế hệ thứ hai kế nghiệp gia đình. Mục đích là để kiểm định tính đúng đắn của giả thuyết thứ hai, cụ thể là liệu chủ doanh nghiệp phi chính thức có người nhà tham gia cùng một loại hoạt động sẽ có kết quả kinh doanh tốt hơn so với những người khác. Như vậy, chúng tôi sẽ ước tính cùng một phương trình như trước theo cách tương tự như trước đây, nhưng thay biến SE bằng biến TRAD. Chúng tôi cũng ước tính phương trình dựa trên mẫu nhỏ (subsamples), và chia các doanh nghiệp phi chính thức thành ba nhóm (terciles) khác nhau theo vốn (mô hình (7), (8) và (9)) hoặc theo lao động (mô hình (10), (11) và (12).

Bảng 4 cho thấy việc được kế nghiệp gia đình có tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với kết quả kinh doanh của các cơ sở phi chính thức. Kết quả này tỏ ra vững chắc đối với các biến kết quả kinh doanh được chọn9, và các biến vốn và lao động được đưa vào. Kết quả này cũng không thay đổi đối với các cơ sở phi chính thức có sử dụng nhiều yếu tố sản xuất. Tuy nhiên, được kế nghiệp gia đình không có ý nghĩa thống kê đối với các cơ sở có sử dụng các yếu tố sản xuất ở mức độ thấp và trung bình, ngoại trừ tác động thuận chiều và có ý thống kê của TRAD đối với doanh số bán hàng của các cơ sở có mức vốn trung bình.

8 Tình trạng đa thê có ý nghĩa thống kê và tỉ lệ thuận với giá trị gia tăng và doanh số, trái với dự kiến, tuy nhiên chỉ diễn ra khi vốn và nhân công không được đưa vào hàm hồi quy.9 Các mô hình được ước tính cho doanh số bán hàng nhưng không được trình bày trong bài này.

Page 310: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

311NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Bảng 4: Tác động của kế nghiệp gia đình trên giá trị gia tăng

(5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

CÁC BIẾN Tất cả Tất cả K<q1 q1<K<q2 K>q3 L<q1 q1<L<q2 L>q3

MSE có truyền thống gia đình (TRAD)

0.127** 0.119** 0.0903 0.0722 0.213** 0.0713 0.0938 0.145*

(0,0495) (0,0519) (0,0822) (0,0767) (0,0978) (0,0981) (0,0798) (0,0813)

Kinh nghiệm lí thuyết của chủ doanh nghiệp

0,036*** 0,016*** 0,039*** 0,020** 0,034*** 0,047*** 0,022*** 0,026***

(0,0051) (0,0056) (0,0076) (0,0086) (0,0108) (0,0092) (0,0079) (0,0098)

Bình phương kinh nghiệm lí thuyết của chủ doanh nghiệp

-0,000*** -0,000*** -0,000*** -0,000*** -0,000*** -0,000*** -0,000*** -0,000***

(7,5e-05) (8,1e-05) (0,0001) (0,0001) (0,0001) (0,0001) (0,0001) (0,0001)

Số năm đi học -0,0100 -0,0189 0,0180 -0,0200 -0,0376 0,00398 -0,0248 -0,0180

(0,0151) (0,0160) (0,0256) (0,0264) (0,0269) (0,0283) (0,0252) (0,0252)

Bình phương số năm đi học

0,004*** 0,003*** 0,003 0,001 0,006*** 0,004* 0,004** 0,005***

(0,00116) (0,00124) (0,00210) (0,00220) (0,00186) (0,00207) (0,00208) (0,00187)

Trình độ tiểu học

-0,0166 -0,0512 0,0306 0,0688 -0,0814 0,0231 -0,0400 -0,0389

(0,0578) (0,0603) (0,104) (0,0957) (0,0994) (0,108) (0,0921) (0,0994)

Trình độ cao hơn tiểu học

-0,00967 -0,0143 -0,0397 0,154 -0,0555 -0,126 0,114 -0,0112

(0,0924) (0,0976) (0,174) (0,156) (0,153) (0,174) (0,158) (0,149)

Thành thạo tiếng Pháp

0,0999* 0,0729 0,0178 0,118 0,0913 0,135 0,105 0,0829

(0,0541) (0,0569) (0,0926) (0,0902) (0,0963) (0,103) (0,0848) (0,0932)

Số vốn trong log

0,136***

(0,0115)

Số lao động được trả lương trong log

0,346***

(0,0263)

Hằng số 5,728*** 2,859*** 5,304*** 6,213*** 5,678*** 4,669*** 5,463*** 5,853***

(0,169) (0,247) (0,403) (0,290) (0,309) (0,383) (0,297) (0,278)

Page 311: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

312 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Số lượng các quan sát

5891 4875 1938 2016 1937 1778 2080 2033

R2 0,245 0,299 0,210 0,211 0,223 0,149 0,232 0,278

Kiểm soát: Giống mô hình từ (1) đến (4). Ghi chú: ý nghĩa của sai số trong ngoặc đơn như sau: *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1.

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên các cuộc điều tra 1-2-3 (giai đoạn 1 và 2, 2001/02, AFRISTAT, DIAL, INS).

Với các kết quả này, chúng ta có thể kết luận rằng nói chung các chủ cơ sở phi chính thức có người nhà tham gia cùng lĩnh vực hoạt động có lợi thế về hiệu quả kinh doanh so với chủ cơ sở không có truyền thống gia đình. Tuy nhiên, điều này không còn đúng đối với trường hợp các chủ cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất ở mức độ thấp hoặc trung bình. Vì vậy, trong phân khúc thấp hoặc trung bình của khu vực phi chính thức, được kế thừa truyền thống gia đình không mang lại lợi thế. Kết quả này không giống kết quả của nghiên cứu của Fafchamps (2005), nhưng như chúng ta đã nói, bối cảnh và lĩnh vực nghiên cứu rất khác nhau.

Liên quan đến các biến khác, các kết quả không thay đổi so với kết quả của việc ước tính phương trình có dùng biến có cha là doanh nhân (SE).

5. Nguồn gốc của lợi thế là gì?

Sau khi đã xác định quan hệ tỉ lệ thuận giữa việc được kế nghiệp gia đình trong cùng loại hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ tập trung phản ánh các kênh qua đó truyền thống gia đình mang lại lợi thế. Chúng tôi sẽ kiểm định giả thuyết cho rằng lợi thế này chủ yếu là do được trang bị nguồn lực tốt hơn như các kĩ năng đặc thù về doanh nghiệp, vốn vật chất, vốn xã hội, hiệu quả sử dụng các kĩ năng đặc thù về doanh nghiệp và vốn xã hội cao hơn. Để làm việc này, tôi sẽ mở rộng các ước tính của phương trình (2), được trình bày trong mục phương pháp luận, nhằm đưa thêm vào hàm sản xuất các yếu tố như vốn xã hội, đầu tư gia đình, các kĩ năng đặc thù về doanh nghiệp và kĩ năng chung.

Nếu giả thuyết này đúng, tôi sẽ đạt được hai kết quả. Trước tiên, chúng tôi dự đoán rằng tác động của vốn xã hội, đầu tư gia đình, các kĩ năng đặc

Page 312: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

313NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

thù về cơ sở và kĩ năng chung là có ý nghĩa thống kê và là dương hay nói cách khác là những yếu tố này đóng vai trò thay đổi hiệu quả kinh doanh trong hàm hồi quy. Thứ hai, chúng tôi dự đoán rằng các tác động này phản ánh một trong những yếu tố đó là truyền thống gia đình được kế thừa. Điều đó có nghĩa rằng biến TRAD có ý nghĩa thống kê trong phương trình (1) chỉ bởi vì nó phản ánh nguồn lực tốt hơn và/hoặc hiệu quả sử dụng tốt hơn các kĩ năng quản lí, các kĩ năng đặc thù về cơ sở, đầu tư gia đình và/hoặc vốn xã hội. Để biết yếu tố nào phản ánh tốt hơn tác động của TRAD, tôi sẽ từng bước đưa các yếu tố này vào, đầu tiên là từng yếu tố một (không được trình bày) và sau đó theo từng cặp.

Chúng tôi thấy rằng khi chỉ đưa vào một trong những yếu tố này, tác động của TRAD vẫn có ý nghĩa thống kê. Trong số các biến thay thế cho các kĩ năng quản lí, các biến kiến thức về các tổ chức tài chính vi mô và việc duy trì sổ sách kế toán có ý nghĩa thống kê và tỉ lệ thuận với giá trị gia tăng. Tuy nhiên, kinh nghiệm quản lí có từ trước không có bất kì tác động nào đến hiệu quả kinh doanh. Điều này có thể là do nhiều dạng kinh nghiệm quản lí không nhất thiết mang lại kiến thức tốt hơn trong việc quản lí cơ sở. Trong số các biến thay thế cho các kĩ năng đặc thù, ba biến có tác động có ý nghĩa thống kê và theo chiều thuận: học nghề phi chính thức, kinh nghiệm kinh doanh phi chính thức trước khi trở thành chủ sở hữu và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp. Ngược lại, không có bằng chứng cho thấy kinh nghiệm đã có trong cùng loại hoạt động nghề nghiệp nhưng không cùng cơ sở mang lại nhiều kĩ năng đặc thù về cơ sở hơn. Giống như việc đã từng có kinh nghiệm quản lí, kết quả này có thể do tính không đồng nhất của kinh nghiệm về thời gian làm việc, trách nhiệm và đặc điểm của cơ sở nơi kinh nghiệm được tích lũy.

Bảng 5 trình bày ước tính phương trình (2) giới thiệu các biến thay thế cho các cặp được giả định giải thích lợi thế so sánh của các TRAD. Bảng này cho thấy tác động của việc kế nghiệp gia đình chỉ biến mất khi chúng ta cùng đưa các biến thay thế cho kĩ năng đặc thù về cơ sở và vốn xã hội. Các cách kết hợp khác không giúp nắm bắt được toàn bộ tác động của TRAD. Tương tự, khi tôi đo hiệu quả kinh doanh dựa trên doanh số bán hàng thay vì giá trị gia tăng (không được trình bày), chúng tôi thấy rằng tác động của TRAD giảm nhiều nhất khi các biến thay thế cho kĩ năng đặc thù về cơ sở và vốn xã

Page 313: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

314 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

hội cùng được đưa vào. Trong trường hợp này, hệ số được ước tính giảm gần một nửa.

Bảng 5: Tác động của việc kế nghiệp gia đình trên giá trị gia tăng (GTGT) khi đưa vào vốn xã hội, hai loại kĩ năng và vốn vật chất được thừa kế

(5) (21) (22) (23) (24) (25) (26)

CÁC BIẾN Log GTGT Log GTGT Log GTGT Log GTGT Log GTGT Log GTGT Log GTGT

MSE có truyền thống gia đinh (TRAD)

0,127** 0,110** 0,113** 0,138*** 0,0779 0,102** 0,107**

(0,0495) (0,0493) (0,0489) (0,0492) (0,0493) (0,0497) (0,0493)

Các biến thay thế cho kĩ năng quản lí

Kinh nghiệm quản lí trước đó

0,0523 0,0221 0,0265

(0,0467) (0,0461) (0,0463)

Kiến thức về các tổ chức tài chính vi mô

0,132*** 0,122*** 0,137***

(0,0378) (0,0376) (0,0378)

Chủ doanh nghiệp duy trì sổ sách

0,423*** 0,425*** 0,431***

(0,0496) (0,0494) (0,0497)

Các biến thay thế cho kĩ năng đặc thù về doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp từng là nhân viên học việc

0,0910** 0,106** 0,105**

(0,0422) (0,0422) (0,0425)

Kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp trước khi trở thành chủ cở sở

0,218*** 0,227*** 0,226***

(Có/không) (0,0601) (0,0600) (0,0605)Kinh nghiệm trong ngành nhưng không cùng cở sở

-0,0123 -0,00695 -0,00934

(Có/không) (0,0402) (0,0402) (0,0405)

Kinh nghiệm trong ngành (số năm)

0,009*** 0,008*** 0,0091***

(0,00272) (0,00270) (0,00272)

Các biến thay thế cho vốn xã hội

Không gặp khó khăn tìm kiếm khách hàng

0,306*** 0,314*** 0,301***

(0,0391) (0,0394) (0,0394)

Chủ cơ sở là hội viên hộ nghề nghiệp

0,338*** 0,373*** 0,363***

(0,0777) (0,0781) (0,0782)

Page 314: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

315NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

Các biến thay thế cho đầu tư gia đình?

Tỉ lệ đầu tư của gia đình trong tổng vốn đầu tư

-0,136*** -0,121** -0,108**

(0,0499) (0,0503) (0,0498)

Số vốn đầu tư của gia đình

2,2e-05*** 2,2e-05*** 1,9e-05***

(7,66e-06) (7,69e-06) (7,68e-06)

Gia đình cung cấp địa điểm kinh doanh

0,133 0,141 0,145*

(0,0852) (0,0858) (0,0852)

Hằng số 5,728*** 5,016*** 5,052*** 5,186*** 5,412*** 5,562*** 5,601***

(0,169) (0,188) (0,178) (0,179) (0,179) (0,180) (0,169)

Số lượng quan sát 5891 5814 5891 5887 5814 5810 5887

R2 0,245 0,262 0,267 0,258 0,262 0,253 0,257

Kiểm soát: giống mô hình từ (1) đến (4). Ghi chú: ý nghĩa của sai số trong ngoặc đơn như sau: *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1.

Nguồn: tác giả tính toán dựa trên các cuộc điều tra 1-2-3 (giai đoạn 1 và 2, 2001/02, AFRISTAT, DIAL, INS).

Tổng kết lại, các kết quả cho thấy khi có vốn xã hội có giá trị cao hơn và có các kĩ năng đặc thù về cơ sở tốt hơn, chủ cơ sở phi chính thức có người nhà tham gia trong cùng lĩnh vực hoạt động sẽ có kết quả kinh doanh tốt hơn.

Vẫn còn một câu hỏi là: lợi thế có được là do được trang bị tốt hơn về vốn xã hội và kĩ năng đặc thù về cơ sở hay do hiệu quả vận dụng tốt hơn các yếu tố này? Để giải đáp câu hỏi này, tôi đưa sự tương tác giữa TRAD và các yếu tố sản xuất vào ước tính của hàm sản xuất. Nếu các tương tác có hệ số thuận chiều và có ý nghĩa thống kê thì điều này có nghĩa là các cơ sở có truyền thống gia đình đã đạt được hiệu quả tốt hơn từ việc sử dụng các yếu tố sản xuất. Các kết quả (không được trình bầy) cho thấy tất cả các tương tác đều không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng nguồn gốc của lợi thế của chủ cơ sở có truyền thống gia đình chủ yếu xuất phát từ nguồn lực tốt hơn. Tuy nhiên, có một ngoại lệ, đó là sự tương tác giữa TRAD và số tiền gia đình đầu tư, tuy nhiên hệ số có dấu âm. Do đó, vốn của gia đình có hiệu quả sử dụng kém nhất khi được dùng trong cơ sở ở khu vực kinh tế phi chính thức có truyền thống gia đình.

Page 315: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

316 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Do tác động của TRAD biến mất khi các biến thay thế cho kĩ năng đặc thù về cơ sở và vốn xã hội được đưa vào, chúng ta có thể nói rằng các nguồn lợi thế chính của doanh nhân kế nghiệp gia đình là việc được trang bị tốt hơn các kĩ năng đặc thù về cơ sở và vốn xã hội. Một giả thuyết khác là đối tượng này có kết quả kinh doanh tốt hơn có thể là do sự sai lệch về năng lực (ability bias) bởi vì gia đình có xu hướng lựa chọn những người nhà có năng lực tốt nhất để giao phó việc quản lí các cơ sở gia đình. Tuy nhiên, kết quả trình bày cho thấy giả thuyết này cần được loại bỏ. Thật vậy, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của các chủ cơ sở này không tốt hơn.

6. Kết luận

Một phát hiện quan trọng của nghiên cứu này là đối với các cơ sở ở khu vực kinh tế phi chính thức ở Tây Phi, việc có cha là doanh nhân không mang lại bất kì lợi thế gì về giá trị gia tăng hoặc doanh số bán hàng. Con cái của họ không được tiếp cận tốt hơn về vốn đầu tư, lao động, đất đai hoặc vốn xã hội có giá trị. Trái với trường hợp nước Mỹ hoặc châu Âu, không có các kĩ năng quản lí chung được kế thừa nào có thể mang lại lợi thế so sánh cho con cái của những người lao động tự do. Sự khác biệt của các nước Tây Phi so với Mỹ hoặc các nước châu Âu có thể là do sự khác biệt trong cách thức kinh doanh của người cha hoặc do sự khác biệt lớn hơn về kĩ năng quản lí được sử dụng.

Như vậy mối tương quan mạnh mẽ của tình trạng doanh nhân cha truyền con nối không thể được giải thích bởi sự tồn tại của lợi thế so sánh dành cho con cái. Cần phải tìm cách giải thích khác. Ví dụ như kế thừa ước muốn tự chủ, khát vọng nghề nghiệp bị tự hạn chế hoặc thị trường lao động có cấu trúc phân khúc khiến con cái của những doanh nhân buộc phải trở thành doanh nhân trong khu vực kinh tế phi chính thức. Tuy nhiên, chúng tôi không có bằng chứng để chấp nhận một trong những giả thuyết trên. Sẽ cần nghiên cứu thêm.

Kết quả quan trọng thứ hai của nghiên cứu này là việc có người nhà tham gia cùng một loại hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ sở kinh tế phi chính thức, đặc biệt là các cơ sở trong phân khúc trên. Các doanh nhân kế nghiệp gia đình có lợi thế so sánh về giá trị gia tăng hoặc doanh số bán

Page 316: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

317NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI

hàng. Lợi thế này chủ yếu là do được kế thừa vốn nhân lực đặc thù về cơ sở, và nhờ có nhiều cơ hội tích lũy kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực hoạt động hơn, và việc kế thừa vốn xã hội mang lại khách hàng và uy tín tốt hơn. Ngược lại, doanh nhân kế nghiệp không có điều kiện tiếp cận vốn vật chất hay kĩ năng quản lí tốt hơn.

Bài viết này mang tới một cái nhìn mới đối với tính chất tự nguyện tham gia khu vực phi chính thức. Bài viết ủng hộ quan điểm về một thị trường lao động có nhiều phân khúc, nơi mà một số doanh nhân quyết định tự nguyện tham gia khu vực kinh tế phi chính thức bởi họ kì vọng đạt được nhiều giá trị gia tăng. Một trong những đặc điểm của các doanh nhân là họ có người nhà tham gia vào cùng một loại hoạt động.

Các phát hiện có ý nghĩa quan trọng trên phương diện chính sách. Hầu hết các chính sách hiện tại với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực phi chính thức đều tập trung vào việc giảm khó khăn tài chính. Các chương trình khác tập trung tăng cường nguồn vốn con người trong kinh doanh nói chung như kĩ năng quản lí và tài chính. Các phát hiện của nghiên cứu cung cấp cơ hội tích lũy kinh nghiệm làm việc trong các cơ sở phi chính thức và phát triển mạng lưới nghề nghiệp thông qua các hiệp hội có thể là các biện pháp chính sách hiệu quả. Các biện pháp này có thể tạo điều kiện cho doanh nhân tương lai nắm bắt các kĩ năng đặc thù về cơ sở và phát triển vốn xã hội của họ. Ngoài ra, các biện pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế phi chính thức và giảm sự bất bình đẳng giữa các thế hệ trong các hình thái chuyển giao. Tuy nhiên, các vấn đề này cần được nghiên cứu thêm để tìm hiểu hiệu quả của các loại chính sách, đặc biệt là bằng chứng thu được từ đánh giá tác động của các chương trình thử nghiệm.

Tài liệu tham khảo

Bacchetta M., Ernst E., Bustamante J.P., 2009, Globalization and Informal Jobs in Developing Countries: A joint study from the International Labour Organization and the WTO, ILO WTO, Geneva.

Birks S., Fluitman F., Oudin X., Sinclair C., 1994, Skills acquisition in micro-enterprises: evidence from West Africa, OECD Publications.

Page 317: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

318 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Blinder, A., 1973, Wage discrimination: Reduced form and structural variables, Journal of Human Resources, 8(4), pp.436-55.

Brilleau A., Coulibaly S., Gubert F., Koriko O., Kuepie M., Ouedraogo E., 2005, Le secteur informel: Performances, insertion, perspectives, enquête 1-2-3, phase 2, Statéco, vol.99, pp.65-88.

Brilleau A., Ouedraogo E., Roubaud F., 2005, Introduction générale au dossier, l’enquête 1-2-3 dans les principales agglomérations de sept Etats membres de l’UEMOA: la consolidation d’une méthode, Statéco, vol.99, pp.15-19.

Charmes J., Oudin X., 1994, Formation sur le tas dans le secteur informel, Afrique Contemporaine, Numéro spécial 4ème trimestre, pp. 230-238.

Chen M.A., 2005, Rethinking the informal economy - Linkages with the formal economy and formal regulatory environment, UNU-WIDER Research Paper, 2005/10

Colombier N., Masclet D., 2006, Self-Employment and the Intergenerational Transmission of Human Capital”, CIRANO Scientific Series, 2006s-19.

Colombier N., Masclet D., 2008, Intergenerational correlation in self employment: some further evidence from French ECHP data, Small Business Economics, 30, pp.423-437.

Cogneau D., Bossuroy T., De Vreyer P., Guénard C., Hiller V., Leite P., Mesplé-Somps S., Pasquier-Doumer L., Torelli C., 2007, Inequalities and equity in Africa, AFD, Notes et Documents n°31.

Dunn T.A., Holt-Eakin D.J., 2000, Financial capital, human capital, and the transition to self-employment: evidence from intergenerational links, Journal of Labor Economics, 18(2), pp.282-305.

Fafchamps F. (2002), Returns to social network capital among traders, Oxford University Press, 54(2), pp. 173-206.

Fairlie R.W.,Robb A.M., 2007a, Why are Black-Owned Businesses Less Successful than White-Owned Businesses? The Role of Families, Inheritances, and Business Human Capital, Journal of Labor Economics, 25(2), pp.289-323.

Fairlie R.W.,Robb A.M., 2007b, Families, Human Capital, and Small Business: Evidence from the Characteristics of Business Owners Survey, Industrial and Labor Relations Review, 60(2), pp.225-245.

Fields G.S. ,2005, A guide to multisector labor market models, World Bank Social Protection Discussion Paper, n°0505.

Page 318: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

319ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Grimm M., Krüger J., Lay J., 2010, Barriers of entry and capital return in informal activities: evidence from Sub-Saharan Africa, mimeo.

Haan H.C., 2006, Training for Work in the Informal Micro-Enterprise Sector: Fresh Evidence from Sub-Sahara Africa, Springer.

Harris J. R., Todaro M.P., 1970, Migration, Unemployment and Development: A Two Sector Analysis, American Economic Review, March, pp. 126-142.

Laferrère A., McEntee P.,1996, Self-employment and Intergenerational Transfers: liquidity constraints of Family Environment?, CREST Working Paper.

Lentz B.F., Laband D.N., 1990, Entrepreneurial Success and Occupational Inheritance among Proprietors, The Canadian Journal of Economics, 23(3), pp. 563-579.

Lewis W., 1954, Economic Development with Unlimited Supply of Labor, Manchester School of Economics and Social Studies, 22, pp.139-91.

Maloney W.F., 2004, Informality Revisited, World Development, 32(7), pp.1159-1178.

Morrisson C., 2006, Structures familiales, transferts et épargne, , OECD Development Centre Working paper, n°255.

Neumark, D., 1988, Employers’ Discriminatory Behavior and the Estimation of Wage Discrimination, Journal of Human Resources, 23(3), pp.279-95.

Oaxaca R., 1973, Male-Female Wage Differentials in Urban Labor Markets, International Economic Review, 14(3), pp. 693-709.

Packard T.G, 2007, Do workers in Chile choose informal employment? A dynamic analysis of sector choice, World Bank Policy Research Working Paper, n°4232.

Pasquier-Doumer L., 2010a, Inequality of Opportunities in West-African Urban Labour Markets, In DeVreyer P. et Roubaud F. Eds, “Labour Markets in Urban West Africa”, forthcoming.

Pasquier-Doumer L., 2010b, Le rôle des réseaux sociaux dans les parcours de vie, In “Peuplement de Ouagadougou et développement urbain”, Dir: Boyer F. et Delaunay D., forthcoming.

Pradhan M., 1995, Sector Participation Decisions in Labor Supply Models, LSMS Working Paper, n°113.

Walther R., 2007, La formation professionnelle en secteur informel, AFD, Notes et Documents n°33.

Page 319: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

320 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Page 320: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

321ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

CHƯƠNG III

ÐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Page 321: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

322 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Page 322: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

323ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

3.1

CÓ GIỚI HẠN NÀO CHO SỰ GIA TĂNG TÌNH TRẠNG PHI CHÍNH THỨC Ở NAM MỸ?

ĐIỀU TRA SƠ BỘ

Francisco Verdera1 2

Giới thiệu

Mục đích của bài viết này là tìm hiểu liệu có giới hạn nào đối với sự gia tăng việc làm trong khu vực phi chính thức đô thị (UIS) ở Nam Mỹ (SA). Bài viết sẽ mô tả và phân tích các yếu tố quyết định sự phát triển của tình trạng phi chính thức đô thị tại SA kể từ năm 1970 khi hiện tượng này được nghiên cứu, định nghĩa và đo lường cho đến tình hình hiện tại trước khi xảy ra các cuộc khủng hoảng năm 2008-2009. Cần phân tích dài hạn để phát hiện hình thái gia tăng việc làm phi chính thức tại đô thị và các yếu tố góp phần tạo nên sự gia tăng này. Sau khi nghiên cứu này được thực hiện, chúng ta sẽ xem xét và đánh giá giới hạn của sự gia tăng này.

Trước những năm 1970 dư thừa lao động đô thị là do di dân từ nông thôn ra đô thị khiến dân số đô thị tăng nhanh. Lượng dư thừa lao động khổng lồ (không giới hạn) này tại các thành phố đã khiến việc làm giảm chất lượng, trở nên không ổn định hoặc phi chính thức, trong lúc đó khu vực đô thị vẫn

1 Các ý kiến đưa ra không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế.2 Bài viết này được sự hợp tác của William A. Sanchez, người đã xây dựng các chuỗi dữ liệu so sánh, và chuẩn bị đồ thị và bảng biểu. Xin đặc biệt cảm ơn Alex Carbajal đã hỗ trợ thực hiện các ước tính tại mục 7 và 8.

Page 323: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

324 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

dựa trên chế độ tự cung tự cấp khác với với việc làm trong khu vực hiện đại hay tư bản chủ nghĩa (Lewis 1954).

Có tương đối ít tài liệu nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử và khái niệm của khu vực phi chính thức đô thị (UIS), ngoài một số trích dẫn lặp đi lặp lại nội dung bài viết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Kenya vào năm 1972. Kể từ đó, nhiều cuộc thảo luận đã tập trung hơn vào các định nghĩa khác nhau để đo lường tình trạng phi chính thức, các thay đổi cần thiết để đo lường một cách chính xác hơn quy mô của khu vực này, đòi hỏi cấp bách đề xuất các khuyến nghị về chính sách để giảm rào cản đối với việc chính thức hóa các doanh nghiệp, và cuối cùng để mở rộng phạm vi an sinh xã hội tới người lao động trong UIS.

Tình trạng phi chính thức trong bài viết này được xem như một hiện tượng đô thị quy mô lớn và lâu dài. Hiểu và đối mặt với những thách thức của UIS không phải bằng cách tìm hiểu các thay đổi nhỏ về quy mô vì việc làm đô thị chiếm tỉ lệ rất lớn và là kết quả của một vấn đề cấu trúc chỉ có thể được giải thích bằng phân tích dài hạn. Tương tự như vậy, dự đoán, đo lường và đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề chính thức hóa nhân công trong UIS không thể bị giới hạn hoặc chỉ tập trung vào các khía cạnh sản xuất ngắn hạn, như năng suất thấp của nhân công độc lập và doanh nghiệp nhỏ (MSEs); hoặc các vấn đề chính sách, chẳng hạn như cái gọi là chi phí lao động phi lương (hoặc các lợi ích ngoài lương) hoặc chi phí giao dịch trong quan hệ lao động của các công ty trong một “thị trường tự do”.

Cần có thời gian đủ dài để phân tích hành vi của UIS, điều này có thể được biện minh theo hai cách: nghiên cứu mối quan hệ của UIS đối với tăng trưởng kinh tế và tác động của cú sốc bên ngoài đối với lao động phi chính thức. Để xem xét các giới hạn đối với sự phát triển của tình trạng phi chính thức, chúng tôi sẽ xem xét hai luận cứ này. Sau đây là tóm tắt:

Trước tiên, về quan hệ giữa UIS và tăng trưởng kinh tế, Bourguignon (trong ấn phẩm này) lập luận rằng mức tăng trưởng không đủ để giảm tình trạng phi chính thức: “... tăng trưởng không đủ nhanh để loại bỏ tình trạng phi chính thức... [...], tốc độ tăng trưởng đã rất chậm trong hơn 20 năm qua, vì vậy tình trạng phi chính thức vẫn phổ biến.” Rõ ràng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phi chính thức cần được phân tích.

Hơn nữa, nhu cầu cần xem xét tác động của cú sốc bên ngoài đối với tình trạng phi chính thức ở góc độ dài hạn gợi nhớ tới các lập luận của Boeri và

Page 324: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

325ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

van Ours (2008: 1-2) khi tiến hành phép so sánh quen thuộc tỉ lệ thất nghiệp (UR) của Hoa Kỳ và châu Âu. Nhìn lại quãng thời gian 50 năm, thay vì một thời gian ngắn hơn, có vẻ như các tỉ lệ thất nghiệp ở châu Âu cao hơn ở Hoa Kỳ do mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 1970, chứ không phải do các biện pháp bảo vệ việc làm vốn vẫn thường bị chỉ trích là không hề thay đổi trong 50 năm qua. Trước cuộc khủng hoảng vào những năm 70, bất chấp sự tồn tại của hệ thống an sinh xã hội cứng nhắc, tỉ lệ thất nghiệp của châu Âu lại thấp hơn nhiều so với Mỹ. Do đó an sinh xã hội không phải là nguyên nhân gây ra gia tăng thất nghiệp ở châu Âu mà là hậu quả của cú sốc dầu mỏ tác động tới cấu trúc sản xuất của các nền kinh tế châu Âu. Do không nắm được việc này, một số tác giả gọi giai đoạn sốc dầu mỏ là sự “xơ cứng của châu Âu”, đổ trách nhiệm tăng thất nghiệp lên hệ thống an sinh xã hội. Như thảo luận dưới đây, tại SA tác động của cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài đánh dấu giai đoạn trước và sau diễn biến của UIS trong khu vực.

Định nghĩa khái niệm phi chính thức được dùng từ năm 1970 đến nay tập trung vào khía cạnh việc làm trong khu vực phi chính thức thành thị (UIS), có nguồn gốc từ Chương trình PREALC-ILO. Định nghĩa này được ước tính và công bố trong Tổng quan Lao động - ILO về khu vực Mỹ Latin và Caribbean kể từ năm 1990 đến năm 2006. Như đã biết, quy mô của UIS là do sự gia tăng nhân công và người sử dụng lao động trong các công ty có quy mô từ 5 nhân công trở xuống, bao gồm lao động tự do không chuyên nghiệp phi kĩ thuật, nhân công trong gia đình không được trả lương và người phục vụ tại gia đình2.

Bài viết này đề cập tới mười nước SA, nơi chúng tôi có thông tin khá đều đặn trong 38 năm về dân số trong độ tuổi lao động (AAP), dân số hoạt động kinh tế (EAP hoặc lực lượng lao động) và về việc làm đô thị, gồm cả khu vực phi chính thức ở đô thị (UIS). Các quốc gia này là: Argentina, Bolivia, Brazil, Colombia, Chile, Ecuador, Paraguay, Peru (chỉ có thành phố Lima), Uruguay và Venezuela. Ba nước còn lại của tiểu lục địa là Guyana, Surinam và Trinidad và Tobago, không được đưa vào nghiên cứu do thiếu thông tin. Chúng tôi đã xây dựng cơ sở dữ liệu hàng năm cho mười nước này từ năm 1970 đến năm 2008.

2 Định nghĩa mới của ILO về việc làm trong khu vực kinh tế không chính thức bao gồm việc làm phi chính thức trong UIS và trong các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức (ILO, 2002).

Page 325: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

326 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Hầu hết các thông tin trình bày trong bài này được trích từ ECLAC và ILO, và các nguồn chính là các cuộc tổng điều tra dân số toàn quốc (1950-1980), các ước tính của PREALC trong những năm 1980 và các cuộc điều tra hộ gia đình đô thị trong giai đoạn 1990-2008.

Có thể phần nào hiểu được vì sao chưa có phân tích dài hạn về UIS ở khu vực Mỹ Latin. Các nguyên nhân gồm: 1) thiếu dữ liệu tại nhiều thời điểm về việc làm, dữ liệu chỉ đều đặn từ năm 19903; 2) các định nghĩa về UIS khác nhau giữa các quốc gia và các thay đổi về định nghĩa khái niệm để đo lường4, và 3) áp lực của cuộc tranh luận về chính sách chính thức hóa UIS, theo cách tiếp cận quản lí hoặc chính sách hỗ trợ UIS theo cách tiếp cận sản xuất. Tuy nhiên, trong số các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận dài hạn, chúng ta có thể thấy các nghiên cứu của Ramos (1984) và của Gasparini và Tornarolli (2007). Trong các nghiên cứu này, do dữ liệu hạn chế nên không đạt được tầm nhìn dài hạn và không phân tích các yếu tố quyết định tới UIS theo nhóm nước.

Bài viết này tìm hiểu quan điểm dựa trên phân tích dài hạn. Cách tiếp cận đề cập mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tình trạng phi chính thức, tác động của cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài trong khu vực, sau cuộc khủng hoảng dầu lửa trên thế giới và điều chỉnh cơ cấu diễn ra sau đó và trong sự mở rộng của UIS những năm 1990.

1. Tăng trưởng việc làm trong khu vực phi chính thức đô thị (UIS), giai đoạn 1970-2008

Mức tăng việc làm trong UIS tại mười quốc gia SA được nghiên cứu trong giai đoạn 1970-2008 là 4,4%, tính theo trọng số trung bình5. Do sự tăng trưởng này tỉ lệ việc làm của UIS trong tổng việc làm đô thị tăng từ 34,9% năm 1970 lên 47,8% năm 2008, tức là tăng 12,9 điểm phần trăm trong 38

3 Trong số bài nghiên cứu về UIS dựa trên dữ liệu được công bố trong Tổng quan về lao động của ILO cho LAC trong giai đoạn 1990-1997, chúng ta có thể thấy các nghiên cứu của Galli và Kucera, 2008; Thomas năm 2002; 2001 Verdera, và Tokman 1999.4 Ví dụ như thay đổi quy mô của các MSEs được coi như thuộc UIS, từ 10 xuống 5 công nhân, từ năm 1997 đến 1998.5 Tất cả giá trị trung bình đều có trọng số.

Page 326: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

327ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

năm. Một đặc điểm chính của sự phát triển này là sự mở rộng liên tục của UIS từ năm 1991 đến 2003, đây là kết quả của việc điều chỉnh cấu trúc sau cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài năm 1982.

1.1 Các giai đoạn phát triển của UIS trong khu vựcTăng trưởng việc làm tại UIS có ít nhất năm giai đoạn tùy theo thay đổi

về quy mô và đặc điểm của UIS trong từng giai đoạn. Dựa vào đồ thị 1a, chúng ta có thể xác định và mô tả đặc điểm của từng giai đoạn:

Đồ thị 1a và 1bNam Mỹ: Các giai đoạn tăng trưởng của UIS, 1970-2008

32.5 35.0 37.5 40.0 42.5 45.0 47.5 50.0 52.5 55.0

70 72 74 76 78 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08

Tỉ lệ Nam Mỹ: Tỉ lệ phi chính thức đô thị (UIS)

1970 - 2008

Tỉ lệ UIS 2 per. T. Bình di động. (Tỉ lệ UIS) 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100

70 72 74 76 78 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08

%

Nguồn: CEPAL, ILO, các Viện thống kê các nước

Nam Mỹ: Diễn biến của EAP phi chính thức, 1970 - 2008 (%)

EAP phi chính thức

EAP Chính thức

Không có EAP và thất nghiệp

Nguồn: CEPAL, ILO, các Viện thống kê các nước.

i. Giai đoạn đầu tiên, 1970-1974, là giai đoạn “khám phá” về UIS và nhìn nhận mức tăng ban đầu của UIS, từ mức tương đối thấp trong các đo lường đầu tiên. Mức tăng từ 34,9% lên 40,6% việc làm đô thị, tức 5,7 điểm phần trăm;

ii. Giai đoạn thứ hai, 1975-1979, có mức ổn định tạm thời với khoảng 40% việc làm đô thị, ban đầu giảm nhẹ, sau đó gia tăng nhanh chóng;

iii. Giai đoạn thứ ba kéo dài 11 năm, từ 1980 đến 1991, là giai đoạn ổn định sau khi biến động mạnh đến 5 điểm phần trăm trong nửa cuối thập kỉ 1980, từ 37,7% đến 43,6%. Mức tăng gần 6 điểm phần trăm tỉ lệ

Page 327: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

328 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

UIS có thể là do tác động của cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài trong khu vực;

iv. Giai đoạn thứ tư, cũng 11 năm, từ năm 1992 đến 2003, ghi nhận sự tăng trưởng nhanh và bền vững của UIS, từ 40,7% lên đỉnh 52,6% vào năm 2003, tăng 11,9 điểm phần trăm. Giai đoạn này gồm các giai đoạn sau cuộc điều chỉnh cơ cấu và tăng trưởng được nhắc đến nhiều về xuất khẩu nông nghiệp và khoáng sản;

v. Giai đoạn thứ năm và gần đây, từ năm 2004 đến 2008, lần đầu tiên cho thấy mức giảm đáng kể tỉ lệ UIS, từ 52,6% xuống 47,8%, giảm 4,8 điểm phần trăm. Đây là kết quả của tăng trưởng GIP cao dựa vào sự hồi phục rất quan trọng của xuất khẩu nông sản và khoáng sản. Tác động của cuộc khủng hoảng năm 2008 đối với khu vực, mặc dù không nghiêm trọng ở hầu hết các nước, đã chặn tốc độ giảm UIS.

Tóm lại, chúng ta có thể phân ra hai giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiên, từ 1970 đến 1991, chủ yếu là do yếu tố nhân khẩu quyết định (tăng EAP), và giai đoạn thứ hai, từ năm 1992 đến 2008, do các yếu tố kinh tế tác động. Ví dụ cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài, điều chỉnh cơ cấu và giai đoạn tăng trưởng đáng kể từ năm 2003 đến năm 2008, trước cuộc khủng hoảng gần đây. Cần lưu ý rằng về quy mô dân số có liên quan và với tư cách là một xu hướng, việc làm UIS không bao giờ giảm, ngay cả trong giai đoạn 2003-2008, khi tỉ lệ việc làm này giảm (Đồ thị 1b).

1.2 Tỷ trọng và diễn biến của UIS theo nhóm nướcSự phát triển nêu trên của UIS tại SA trải qua các mức tăng trưởng UIS

liên tiếp và có diễn biến khác nhau tại các quốc gia, các nước này có thể được phân loại thành ba nhóm.

Theo mức tăng UIS cho toàn bộ giai đoạn 1970-2008, ba nhóm nước có thể được xác định (Bảng 1):

i. Các quốc gia có tỉ lệ UIS tương đối thấp, ít hơn 40%: Uruguay và Chile;ii. Các nước có các tỉ lệ UIS trung bình từ 40% đến 50%: Argentina, Brazil

và Venezuela, với mức độ còn tăng, vàiii. Một nửa số nước tại SA có mức tương đối UIS rất cao, hơn 50%:

Paraguay, Bolivia, Peru, Ecuador và Colombia. Hai nước Paraguay, Bolivia có mức phi chính thức cao nhất, với các tỉ lệ UIS trên 60% việc làm đô thị.

Page 328: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

329ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Về tỷ trọng UIS cần lưu ý một số điểm:i. Các tỷ trọng có độ chênh lớn và tình trạng phi chính thức tồn tại dai

dẳng trong suốt thời gian 38 năm tại các nước SA, từ mức ban đầu 21% của Uruguay vào năm 1970 lên đến 64% của Bolivia vào năm 1990 và 2000;

ii. Mức tăng tương đối thấp của UIS tại Uruguay, tăng từ 21% năm 1970 lên 40% vào năm 2000, và tại Chile, gần như không đổi ở mức dưới 40% từ năm 1970 đến năm 2000, và,

iii. Tỉ lệ rất cao ở Bolivia và Paraguay, hơn 60% vào năm 2000.Những yếu tố nào quyết định mức chênh lệch giữa các nước và sự tồn tại

dai dẳng của tình trạng phi chính thức, như trình bày ở trên tỉ lệ phi chính thức tương đối, hoặc thấp hoặc rất cao giữa các nhóm nước trong khu vực?

Bảng 1: Nam Mỹ: diễn biến thay đổi quy mô UIS của các nước, 1970-2008

Năm ? 30% > 30% và ? 40% > 40% và ? 50% > 50% và ? 60% > 60%

Uruguay (20.7%) Argentina (37.6%) Colombia (43.4%) Bolivia (56.0%)

Brasil (30.3%) Chile (39.9%) Ecuador (45.4%) Paraguay (57.0%)

Perú (33.1%) Venezuela (44.0%)

Chile (25.9%) Brasil (38.0%) Argentina (48.4%) Bolivia (53.7%)

Uruguay (27.0%) Colombia (34.4%) Ecuador (53.0%)

Venezuela (29.3%) Paraguay (57.0%)

Perú (52.0%)

Uruguay (30.7%) Chile (37.8%) Argentina (44.6%) Perú (50.8%) Bolivia (64.0%)

Venezuela (33.0%) Brasil (46.0%)

Colombia (40.0%) Ecuador (49.6%)

Paraguay (48.2%)

Chile (38.9%) Brasil (48.9) Colombia (55.6%) Bolivia (63.7%)

Uruguay (40.4%) Venezuela (47.5) Ecuador (57.2) Paraguay (60.9%)

Argentina (49.9%) Perú (58.8%)

1970

1980

1990

2000 ___

___

___

Nguồn: CEPAL, ILO, các Viện thồng kê các nước.

Câu trả lời đầu tiên, tuy vẫn mang tính mô tả, là hầu hết các nước có tỉ lệ tăng UIS rất cao, trên mức trung bình 4,4% của SA trong cả giai đoạn. Nếu không tính mức giảm UIS trong giai đoạn 2003-2008 thì tốc độ tăng trưởng này sẽ còn lớn hơn (Đồ thị 2).

Sự khác biệt tỉ lệ tăng từ mức thấp nhất của Chile (2,5%) tới vị trí hàng đầu của Peru (Lima) là 5,3%, cao gấp hai lần Chile. Peru cũng có sự khác biệt

Page 329: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

330 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

lớn nhất về mức tăng các điểm phần trăm. Phần lớn điều này liên quan đến dữ liệu của Vùng thành phố Lima, khiến tỉ lệ cao hơn so với tỉ lệ trung bình tại đô thị của các nước khác. Sự khác biệt lớn về tỉ lệ phần trăm điểm của UIS tại Uruguay là do mức độ xuất phát của nước này thấp hơn, và cuối cùng ngược lại, mức gia tăng UIS chậm tại Bolivia là do mức độ xuất phát của nước này rất cao. Phần tiếp theo sẽ đề cập đến yếu tố quyết định mức tăng UIS, và chúng tôi sẽ tiếp tục bàn về các lí do các nhóm nước có diễn biến UIS khác nhau.

Đồ thị 2: Nam Mỹ: tăng UIS sắp xếp theo quốc gia, 1970-2008

- 3.9 3.3 3.5

4.1 8.3

11.5 12.9

14.7 15.7 16.2

18.5

- 5.0 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 Chile

Bolivia Venezuela

Paraguay Argentina

Ecuador South America

Colombia

Brasil Uruguay

Perú Chênh lệch điểm phần trăm theo quốc gia

1970 - 2008

2.5 3.0

3.2 4.4

4.5 4.7

4.8 4.9

5.1 5.2 5.3

0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 Chile

Argentina Uruguay

South America Bolivia Brasil

Venezuela Colombia

Paraguay Ecuador

Perú Tăng việc làm UIS, 1970-2008 -

(%)

Nguồn: CEPAL, ILO, các Viện thống kê các nước.

2. Yếu tố quyết định mức tăng lao động phi chính thức

Hiện tại có hai quan điểm chính về lao động phi chính thức. Một mặt, phi chính thức là do năng suất thấp của cơ sở sản xuất nhỏ và của các lao động độc lập. Đây là hai thành phần của UIS (ILO 1972, Portes và Schauff 1992). Mặt khác, phi chính thức là do người sử dụng lao động không thể tuân thủ các quy định pháp luật vốn quá cồng kềnh và tốn kém (De Soto, 1996, Ngân hàng Thế giới, 2007)6 7.

6 Galli y Kucera, 2008, tr.192-193 và ghi chú 3. “Định nghĩa phi chính thức thường nằm trong ranh giới của định nghĩa về năng suất hoặc pháp lí trong thị trường lao động” (2009, Khamis, tr.3).7 Một biến thể của cách tiếp cận pháp lí để giải thích tình trạng phi chính thức là cách tiếp cận của Loayza

Page 330: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

331ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Có thể mô tả hai quan điểm này là tĩnh hoặc có tầm nhìn ngắn hạn. Các quan điểm này không nhận thấy là việc làm chính thức là một hiện tượng có quy mô lớn, như đã mô tả trong phần trước, có xu hướng gia tăng và tồn tại dai dẳng qua nhiều năm. Vì vậy, để hiểu về tình trạng phi chính thức và sự phát triển của hiện tượng này, cần một cách tiếp cận dài hạn và các chính sách phù hợp.

Căn cứ vào mức độ gia tăng tình trạng phi chính thức trong một thời gian dài và mức tăng UIS khác nhau của các nhóm nước, chúng tôi có thể đưa ra một số giả thuyết về các yếu tố tạo ra, làm tăng và kéo dài UIS tại SA. Chúng ta có thể tách những yếu tố này thành ba nhóm: nhóm nhân khẩu học, kinh tế (vĩ mô và cấu trúc) và hoạt động thị trường lao động.

Luận cứ chính của bài viết này là sự gia tăng và quy mô lớn của UIS tại SA là do sự gia tăng của lực lượng lao động đô thị, thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số đô thị và dân số ở độ tuổi lao động (AAP). Điều này là do ảnh hưởng của các giai đoạn liên tiếp của quá trình chuyển đổi nhân khẩu của nhóm các nước và thiếu hấp thụ mức độ gia tăng nhanh của EAP với tư cách là việc làm hưởng lương chính thức do sự trì trệ tương đối của các hoạt động kinh tế. Xu hướng thứ hai trở nên trầm trọng hơn do tác động của cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài năm 1982 đối với SA, đợt điều chỉnh cơ cấu tiếp theo sau đó và sự thu hẹp quy mô hoạt động của Nhà nước nhằm thu xếp vốn để thanh toán nợ nước ngoài.

Đối với các lập luận của trường phái cấu trúc và câu hỏi liệu các UIS sẽ dần dần biến mất khi một quốc gia phát triển, Bourguignon (trong ấn phẩm này) đã đưa ra lập luận. Ông cho rằng câu hỏi chính là định nghĩ về động thái của phi chính thức là gì: “Những gì chúng ta mong đợi, trên lí thuyết, tất nhiên là tăng trưởng kinh tế sẽ dần dần loại bỏ khu vực phi chính thức. Đây là điều chúng ta đã thấy ở các nước phát triển... Tại sao tại các nước đang phát triển nơi có mức độ tăng trưởng nhất định nhưng vẫn còn tình trạng phi chính thức tương đối dai dẳng? Đồng thời, dân số đô thị vẫn tăng... Một cách giải thích là cùng lúc diễn ra tăng trưởng, có thay đổi về kĩ thuật, có nghĩa là khu vực chính thức ngày càng tăng sản lượng nhưng lại không tạo được nhiều về việc làm”.

và Rigolini (2006:2): “Về lâu dài, việc làm phi chính thức được xác định bởi các xu hướng trong chi phí tương đối lợi ích và của tình trạng phi chính thức”.

Page 331: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

332 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Liên quan đến tác động của các cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài, tương tự như các lập luận của Boeri và van Ours (2008), chúng tôi có thể cho rằng không thể hiểu được sự gia tăng của UIS trong những năm 1980 nếu không xem xét tác động của cuộc khủng hoảng và các cuộc suy thoái sau đó đối với việc làm chính thức đô thị.

Lập luận được phát triển theo hai cách. Trước tiên, chúng tôi sẽ so sánh các hình thái của diễn biến và các mức độ của UIS, dựa trên giá trị trung bình của khu vực và của các nhóm nước và sẽ nêu bật sự khác biệt giữa các nước này. Diễn biến của các yếu tố nhân khẩu học, kinh tế và sản xuất sẽ xác định tổng sản phẩm tỉ lệ phi chính thức đô thị và vai trò của khu vực công. Vai trò của các yếu tố này trở nên rõ ràng khi so sánh các quy mô khác nhau của UIS theo các nhóm quốc gia và các hình thái phát triển khác nhau.

Diễn biến và cấu trúc của các yếu tố kinh tế xếp theo nhóm nước được xác định bởi cấu trúc của Tổng sản phẩm quốc nội (GIP) và năng suất của khu vực, hai yếu tố bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng liên tiếp. Trong số các nguyên nhân của tình trạng GIP và năng suất lao động bình quân trì trệ, chúng tôi quan tâm đến:

i. Chuyển nhượng ròng để trả nợ nước ngoài;ii. Tích lũy vốn cố định gộp không đủ;iii. Vai trò của Nhà nước suy giảm, thể hiện qua sự suy giảm chi tiêu và

việc làm công. Một khía cạnh cần xem xét là tỉ trọng rất thấp của chi tiêu công trong lĩnh vực quản lí nhà nước về lao động.

Thứ hai, chúng tôi sẽ kiểm định một tập hợp các mối quan hệ bao gồm các yếu tố quyết định sự gia tăng UIS trong dài hạn, các quan hệ này sẽ xác định giới hạn mức gia tăng có thể đạt được. Chúng tôi đề xuất các yếu tố quyết định mức gia tăng của UIS sau đây (Xem hình 1):

i. Tăng nguồn cung cấp lao động (PEA) trong dài hạn, do tăng dân số đô thị và tăng AAP và tỉ lệ lao động nữ (FAR);

ii. Các yếu tố cơ cấu kinh tế dẫn đến việc suy giảm mức tăng GIP và dẫn đến tăng năng suất lao động trong khu vực chính thức, các thành tố của cầu lao động chính thức trong dài hạn. Giả định rằng chỉ có khu vực hiện đại tạo ra tăng trưởng GIP và năng suất lao động;

iii. Sự ổn định tương đối của tỉ lệ thất nghiệp đô thị và khả năng khu vực chính thức (FS) không hấp thụ được dạng thất nghiệp này hoặc “tăng trưởng không tạo ra việc làm”, dẫn đến sự gia tăng nhanh về việc làm UIS.

Page 332: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

333ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Sơ đồ 1: Mối quan hệ trong việc xác định quy mô và sự phát triển của các UIS

Các cú sốc: Khủng hoảng nợ, điều chỉnh cơ cấu, và khủng hoảng tài chính

Kết quả thị trường lao động: ▲

Việc làm chính thức phi chính thức ▲

Thât nghiệp ▲

Chênh thu nhập

Cung lao động dài hạn:

EAP ► ▲

UIS

Cầu lao động dài hạn: ▲

GIP và ▲

(GIP/nhân công)

Dấn số: ▲ AAP

Xã hội-kinh tế-

RA nữ

Xu hướng cơ cấu: Giá xuất khẩu Tổng vốn Đầu tư cố định Nợ nước ngoài và Chuyển nhượng ròng

FS Yếu tố Kinh tế:

Các yếu tố dân số

AAP ▲

RA nữ Các yếu tố kinh tế:

Giá xuất khẩu Tổng vốn Đầu tư cố định

Nợ nước ngoài và

Chuyển nhượng ròng

Yếu tố Dân số:

Nguồn: Tác giả.

Sau khi đánh giá sự phù hợp của các mối quan hệ này trong việc giải thích mức tăng việc làm UIS, bài viết sẽ đánh giá xem liệu cũng chính những yếu tố này có thể giới hạn việc mở rộng UIS:

i. Mức tăng EAP sẽ chậm lại do mức tăng AAP và FAR sẽ chậm hơn, tiến qua giai đoạn cuối của quá trình chuyển đổi nhân khẩu, như ở Uruguay và Argentina;

ii. Mức tăng GIP phi nông nghiệp (hoặc thành thị) cao hơn năng suất lao động trong khu vực chính thức sẽ tiếp tục làm tăng việc làm chính thức, với khả năng hấp thụ EAP lớn hơn;

iii. Dư thừa nguồn cung lao động sẽ giảm nếu FS tiếp tục phát triển và việc làm trong UIS có xu hướng giảm.

3. Tầm quan trọng của các xu hướng nhân khẩu

Sự tăng vọt của UIS không thể diễn ra nếu không có sự tăng trưởng dài hạn rất mạnh của lực lượng lao động đô thị ở Nam Phi. Sự tăng trưởng này là do các quy trình sau: 1) việc chuyển từ giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi nhân khẩu sang các giai đoạn tiếp theo, 2) tăng mạnh dân số đô thị và

Page 333: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

334 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

tăng AAP và, 3) tăng lực lượng lao động đô thị, gần như hoàn toàn do tăng AAP đô thị, và ở mức độ thấp hơn cũng do tăng FAR.

3.1 Các quốc gia xếp theo giai đoạn của quá trình chuyển đổi nhân khẩu

Sự gia tăng nhanh chóng việc làm trong UIS diễn ra khi hầu hết các nước SA đang ở giai đoạn đầu và giữa của quá trình chuyển đổi nhân khẩu. Bảng 2 xếp mười nước được nhóm lại theo các giai đoạn của quá trình chuyển đổi trong năm năm đầu tiên của các giai đoạn năm năm từ 1960, 1980 và 2000.

Cần lưu ý rằng các nước có tỉ lệ phi chính thức cao nhất, Bolivia, Colombia, Ecuador, Paraguay và Peru, cho đến trước giai đoạn 1980-1985 vẫn đang ở trong giai đoạn giữa của quá trình chuyển đổi, với mức sinh cao, từ 32 tới 42/1.000 người. Ngược lại, các nước với mức phi chính thức thấp hơn trong cùng giai đoạn năm năm này lại đang bước sang giai đoạn cuối của quá trình chuyển đổi với tỉ lệ sinh thấp hơn (và tăng trưởng tự nhiên thấp hơn), như Argentina, Chile và Uruguay và ở mức độ nào đó, Brazil.

Giống như mức tăng trưởng dân số nhanh vào những năm 1960 và 1980 đã góp phần gia tăng tình trạng phi chính thức ở một số nước, sự gia tăng này sẽ giảm khi các nước này đạt đến giai đoạn giữa và sau của quá trình chuyển đổi. Ngược lại, áp lực dân số ít hơn ở các nước đã đạt tới giai đoạn sau sẽ làm giảm tình trạng phi chính thức đô thị.

Có thể nếu tổng cầu lao động giữ tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của EAP, các quốc gia trong giai đoạn sau của quá trình chuyển đổi sẽ cần thêm nhân công. Nhu cầu này sẽ được đáp ứng, như đã diễn ra trên thực tế, thông qua nguồn lao động nhập cư từ các nước có nguồn dư thừa lao động, đó là tình trạng di cư hiện nay từ Bolivia và Peru tới Argentina và Chile và cho đến đầu năm 1980, từ Colombia, Ecuador và Peru tới Venezuela.

Sự gia tăng đô thị hóa trong khu vực làm giảm tình trạng phi chính thức. Các quốc gia có đông dân cư nông thôn và có tình trạng di dân từ nông thôn ra thành thị có tỉ lệ phi chính thức cao. UIS sẽ tiếp tục tăng do tăng trưởng tự nhiên của AAP và di cư nội bộ.

Page 334: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

335ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Bảng 2: Nam Mỹ: các giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu xếp theo mức sinh của các nước

Đầu Giữa Sau Hoàn thành

TN: ? 42/1000 TN: trong khoảng 32 và 42/1000 TN: trong khoảng 22 và

32/1000 TN: ? 22/1000

Bolivia (2.2) Chile (2.5) Argentina (1.6) Uruguay (1.2) Brasil (3.0) Paraguay (2.7) Colombia (3.0)Ecuador (2.9) Peru (2.9)Venezuela (3.6)

Bolivia (2.1) Argentina (1.5) Uruguay (0.6) Ecuador (2.7) Brasil (2.3) Paraguay (2.9) Chile (1.6) Peru (2.4) Colombia (2.2)

Venezuela (2.8)

Bolivia (2.0) Argentina (1.0) Colombia (1.6) Brasil (1.3) Ecuador (1.2) Chile (1.1) Paraguay (2.0) Uruguay (0.04) Peru (1.4)Venezuela (1.8)

Các giai đoạn chuyển tiếp dân số

1960 - 1965

1980 - 1985

2000 - 2005

Nguồn: ECLAC, Niên giám thống kê 2009. 1/Các giá trị bên cạnh tên quốc gia ứng với tỉ lệ tăng trưởng trung bình tự nhiên của dân số hàng năm trong thời gian năm năm.

(%). TN: tỉ lệ sinh/1.000.

3.2 Hai nguồn gia tăng lực lượng lao động đô thịHai nguồn tăng EAP là tăng AAP và tỉ lệ hoạt động. Nguồn chính khiến

lực lượng lao động đô thị gia tăng nhanh ở các nước trong khu vực từ năm 1980 tới 2008 là AAP, tham gia vào gần như tất cả mức tăng của EAP trong giai đoạn: 2,9% của 3,0% EAP (trung bình hàng năm cho cả hai chỉ số, Bảng 3). Con số này cho thấy mức tăng trưởng nhanh dân số đô thị trong khu vực.

Page 335: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

336 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 3: Nam Mỹ: Các nguồn tăng lực lượng lao động đô thị theo giới tính, 1980-2008* (Tốc độ tăng trưởng tính bằng tỉ lệ phần trăm)

Tổng Nam Nữ

Lực lượng lao động đô thị (EAP) 3,0 2,9 4,3

Dân số ở tuổi lao động đô thị (AAP) 2,9 2,9 2,9

Tỉ lệ hoạt động đô thị:

- Tỉ lệ tăng 0,1 -0,1 1,3

- Chênh lệch điểm % 1,8 -1,3 15,4

Nguồn: ECLAC và ILO. *: Giá tính từ đầu đến cuối kì. Đường trung bình di động trung tâm cho kết quả

tương tự.

Tác động của tỉ lệ hoạt động đô thị (UAR), nguồn thứ hai của tăng EAP, chỉ có ý nghĩa đối với phụ nữ, và kể cả trong trường hợp này tốc độ tăng hoạt động chiếm 30% tổng mức gia tăng EAP nữ tại đô thị từ năm 1980 đến năm 2008. Tỉ lệ tăng là 15,4 điểm phần trăm. Ngược lại, tỉ lệ hoạt động của nam đã giảm nhẹ (-0,1%), giảm 1,3 điểm phần trăm.

Nhóm các nước có tỉ lệ tăng EAP đô thị thấp hơn - dưới mức trung bình khu vực – là các nước có tỉ lệ phi chính thức đô thị thấp hơn và các nước có EAP tăng nhanh nhất thường có tỉ lệ phi chính thức cao hơn.

Uruguay, Argentina và Chile có tốc độ tăng lực lượng lao động đô thị thấp nhất từ năm 1980 đến 2008. Các nguyên nhân chính của tỉ lệ tăng thấp hơn là sự gia tăng của EAP nữ, do gia tăng AAP nữ và cũng có thể, ở một mức độ ít hơn, tăng tỉ lệ hoạt động nữ tại ba quốc gia. Ngược lại, Paraguay, Peru (Lima), Ecuador, Venezuela, Colombia và Bolivia có tỉ lệ EAP đô thị lớn hơn hơn mức trung bình, đạt tỉ lệ tăng trưởng trên 4% mỗi năm tại 50% các nước này. Trong các trường hợp của Ecuador và Peru tăng tỉ lệ hoạt động nữ là một nguồn tăng EAP nữ quan trọng.

Vì vậy, có thể thiết lập một mối quan hệ trực tiếp giữa tăng dân số, AAP và tỉ lệ tăng lao động phi chính thức đô thị tại tất cả các nước (tính theo giá trị trung bình) và theo các nhóm nước, thông qua nghiên cứu tình trạng phi chính thức và diễn biến của tình trạng này. Chúng tôi phải nhấn mạnh sự gia tăng trong PEA nữ đô thị do sự gia tăng đáng kể trong tỉ lệ hoạt động và mức

Page 336: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

337ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

gia tăng tỉ lệ này trong việc làm phi chính thức. Trong ngắn hạn, tăng AAP đô thị đã làm UIS tăng đáng kể.

4. Diễn biến của các nền kinh tế Nam Mỹ và UIS

4.1 Các giai đoạn chính của diễn biếnCho đến cuối thập kỉ 1970, áp dụng mô hình của Khu vực Mỹ Latin, SA có

tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng khâm phục, thể hiện bởi diễn biến tích cực của GIP. Mặc dù có những biến động rõ rệt, từ năm 1950 đến năm 1979, SA có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 6%, với tổng số 11 năm có tỉ lệ trung bình trên mức này. Chỉ có một năm tăng trưởng âm (Đồ thị 3). Vào giữa những năm 1970 tăng trưởng GIP giảm so với những năm đầu của thập kỉ này, nhưng luôn có tỉ lệ dương và cao, mức thấp nhất là gần 3%, trong năm 1974 và 1977.

Ngược lại, từ 1980 đến 1982, giai đoạn 1988-1989, 1998 và 2001 tăng trưởng trung bình giảm mạnh. Sự sụp giảm đầu tiên là do tác động của cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài trong khu vực và sự sụp giảm thứ hai và thứ ba là do cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, trong đó có tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tín dụng và ngân hàng tại hầu hết các nước trong khu vực. Từ năm 1980 đến 2002, tốc độ tăng trưởng dao động khoảng 3%, với bảy năm tăng trưởng âm, cho đến giai đoạn gần đây khi xuất khẩu nông sản và khai khoáng tăng trưởng trong giai đoạn 2003-2008, thì tốc độ tăng trưởng hàng năm dao động trở lại trong khoảng 6%, trong đó chỉ có hai năm cao hơn mức này.

Tóm lại, sự kiện dẫn đến việc giảm tốc độ tăng trưởng trung bình từ 6% xuống 3% là cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài đầu những năm 19808. Cú sốc đầu tiên được bồi thêm bởi cú sốc thứ hai do điều chỉnh cơ cấu và cải cách cơ

8 Nhiều nước đang phát triển có nhu cầu vay vốn, đã có các khoản nợ nước ngoài lớn trong những năm bảy mươi; đầu thập niên 1980 lãi suất tăng mạnh trên thị trường toàn cầu, nhiều nước đã rơi vào khủng hoảng thanh toán, “khủng hoảng nợ”. Các khoản nợ lớn buộc họ phải thắt chặt ngân sách vì phần lớn các khoản nợ là của chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước, sử dụng vốn vay cho các dự án có lợi nhuận thấp hoặc thời gian hoàn vốn lâu. Vào giữa thập kỉ đó hầu hết các nước bắt đầu thực hiện các cơ chế khác nhau để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài lớn và thanh toán nợ. Xem Stewart (1995) và Thomas (2002).

Page 337: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

338 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

cấu tự do hóa vào đầu những năm 1990 ở hầu hết các quốc gia. Cuối cùng, tác động thứ ba đến từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế cũng như trong các hệ thống ngân hàng quốc gia ở một số nước vào năm 1998.Đồ thị 3

10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 20.0 22.0 24.0 26.0

50 53 56 59 62 65 68 71 74 77 80 83 86 89 92 95 98 01 04 07

% GIP Mỹ Latin: Tổng vốn cố định, 1950 - 2008

( % GIP)

Nam Mỹ Mỹ Latin

Nguồn: ECLAC.

4.2 Mối quan hệ giữa diễn biến của GIP và UISNếu gắn diễn biến của GIP với diễn biến UIS tại SA từ những năm 1970,

được mô tả ở phần đầu của bài viết này (Đồ thị 1), chúng ta có thể thấy mối quan hệ nghịch đảo. Tốc độ tăng GIP trong khu vực giảm từ mức cao vào đầu năm 1970 trong khi UIS liên tục tăng. Các giai đoạn có thể được phân biệt thông qua kết hợp giữa hai lộ trình. Chúng ta hãy xem xét sự kết hợp này.

i. Trong nửa đầu các năm 1970, GIP có tốc độ tăng cao cho đến năm 1974, tuy vậy UIS vẫn tăng 5 điểm phần trăm. Có vẻ như đợt tăng đầu tiên này của UIS là do mức tăng dân số đô thị khá nhanh;

ii. Từ năm 1975 đến 1979, GIP tăng trưởng vẫn ở mức cao, ngoại trừ năm 1977 và quy mô của UIS ổn định ở tỉ lệ 40% việc làm đô thị, chỉ tăng vào năm 1979 lên khoảng 42,5%. Mức tăng nhanh cung lao động chủ yếu được hấp thụ qua các công việc hưởng lương chính thức, qua đó làm tăng mức thất nghiệp và di cư đến các nước SA khác như Venezuela và bên ngoài khu vực;

Page 338: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

339ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

iii. Từ năm 1980 đến 1985, với cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài năm 1982, GIP có tỉ lệ âm trong giai đoạn 1980-1983, lần đầu tiên kể từ năm 1950. Tỉ lệ UIS tăng đến 43,5% cho đến năm 1984;

iv. Từ 1986 đến 1990, tỉ lệ tăng GIP giảm và âm vào năm 1988 và năm 1989, dẫn đến sự gia tăng UIS đến gần 45% việc làm đô thị. Sự hồi phục tạm thời của tăng trưởng GIP vào năm 1990, trước khi diễn ra đợt điều chỉnh vào đầu những năm 90, dẫn đến giảm tỉ lệ phi chính thức xuống dưới 40%;

v. Từ năm 1991 đến 2003, mặc dù tăng trưởng GDP đạt mức trung bình và cao cho đến năm 1995, UIS tăng từ khoảng 40% đến 47,5% vào năm 1997. Điều chỉnh cơ cấu vào đầu những năm 1990, dẫn đến giảm việc làm trong lĩnh vực sản xuất và trong các cơ quan chính phủ, đã thúc đẩy bước nhảy vọt này. Mức tăng trưởng GDP âm năm 1998 và 2001 đã đẩy UIS tăng từ 47,5% năm 1998 lên đến 52,5% vào năm 2003;

vi. Cuối cùng, với sự tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong giai đoạn 2003-2007, tỉ lệ UIS giảm 5 điểm phần trăm từ 52,5 xuống 47,5%, trở lại mức năm 1998, và thậm chí trên mức đỉnh 44% của năm 1990.

Từ năm 1980 đến 1990 xu hướng tăng UIS là do cuộc khủng hoảng năm 1982. Tuy nhiên, diễn biến vừa được mô tả rõ ràng cho thấy xu hướng giảm GIP từ năm 1990 đến 2003 là kết quả của hai giai đoạn GIP có tốc độ tăng trưởng âm trong giai đoạn này, 1988-1989 và 1998-2001. Các giai đoạn này đã củng cố xu hướng đi lên của UIS, tăng hơn 12,5 điểm phần trăm trong 13 năm. Kết luận là có mối quan hệ nghịch đảo giữa sự sụt giảm GIP và tăng UIS, trung bình khoảng một điểm phần trăm mỗi năm.

4.3 Tác động của cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài, sự trì trệ của năng suất lao động và tác động của nó lên UIS

Cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài năm 1982 đã làm tăng vọt tỉ lệ nợ trên giá trị trung bình GIP của khu vực (Đồ thị 4). Từ năm 1980 đến năm 1985 tỉ lệ này tăng gấp đôi từ 24% lên 50% GIP, và giảm xuống 30% trong các năm 1995-1997. Với cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển mà khởi đầu là cuộc khủng hoảng châu Á vào cuối những năm 1990, tỉ lệ nợ nước ngoài trên GIP đạt đỉnh 55% vào các năm 2002-2003. Trong bối cảnh chuyển nhượng ròng âm trầm trọng (trừ giai đoạn 1992-1999) thì cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư, tăng trưởng kinh tế và năng suất sản xuất.

Page 339: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

340 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đồ thị 4 Đồ thị 5

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08

% GIP Nam Mỹ và Mỹ Latin: Nợ nước ngoài, 1980 - 2008

( % GIP)

Nam Mỹ Mỹ Latin - 90000 - 80000 - 70000 - 60000 - 50000 - 40000 - 30000 - 20000 - 10000

0 10000 20000 30000

80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08

Nam Mỹ: Chuyển nhượng ròng, 1980- 2008 (Triệu USD điều chỉnh lạm phát thời điểm năm 2000)

Nam Mỹ

Đa thức (Nam Mỹ)

Nguồn: ECLAC, tính toán của tác giả.

Số lượng lớn dòng tiền chuyển ra nước ngoài đã làm giảm mức tái đầu tư và đầu tư mới. Mức thanh toán nợ nước ngoài cao làm giảm chi tiêu xã hội hiện tại và đầu tư công cho cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, quy mô và năng lực của các quốc gia trong việc quản lí các nền kinh tế cũng bị suy giảm và suy yếu trầm trọng. Đặc biệt điều này đã khuyến khích tình trạng trốn thuế và lao động phi chính thức phát triển.

Mặt khác, diễn biến của tổng vốn cố định (GFCF: đầu tư tư nhân và công) như là một tỉ lệ phần trăm của GIP (hệ số đầu tư/GIP), cho thấy một giai đoạn tăng kéo dài tính trung bình đạt đỉnh 25% tại khu vực trong giai đoạn 1975-1978. Tăng từ mức sàn 16% năm 1965 lên mức trần 25% vào năm 1975-1978 (Đồ thị 6), sau đó giảm xuống còn 16% vào năm 2003. Và cuối cùng, tỉ lệ này phục hồi một phần ở mức 20% năm 2008.

So sánh tiến triển của GFCF với diễn biến của tình trạng phi chính thức kể từ năm 1970 (Đồ thị 1), chúng ta có thể xác định hai giai đoạn chính. Trong khi đầu tư tăng lên, đặc biệt là trong giai đoạn năm 1974 và 1977, tình hình phi chính thức đã không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ. Thay vào đó, với cuộc khủng hoảng nợ, hệ số đầu tư trên GIP giảm trong giai đoạn 1984-1985, xuống trên 16%, quay trở lại mức sàn của chu kì dài bắt đầu vào năm 1965. Trước tiên, UIS tăng trong giai đoạn 1982 và 1990 và sau đó tăng tốc, trong khi hệ số đầu tư/GIP dao động quanh mức 18%.

Page 340: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

341ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Đồ thị 6

10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 20.0 22.0 24.0 26.0

50 53 56 59 62 65 68 71 74 77 80 83 86 89 92 95 98 01 04 07

% GIP Mỹ Latin: Tổng vốn cố định, 1950 - 2008

( % GIP)

Nam Mỹ Mỹ Latin

Nguồn: ECLAC, tính toán của tác giả.

Kết cục diễn biến của các nền kinh tế SA là tình trạng lỗ ròng tài nguyên và hệ số đầu tư trên GIP thấp. Điều này khiến GIP bình quân đầu người và GIP trên đầu nhân công (proxy cho năng suất lao động trung bình) rơi vào trì trệ từ năm 1980 đến trước khi GIP tăng năm 2003 (Đồ thị 7). Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ, vào đầu những năm 1980, cả hai chỉ số cho thấy xu hướng tăng trung bình của khu vực. Sau đó, GIP bình quân đầu người tăng nhẹ và năng suất lao động trung bình giảm đến năm 2003.

Đồ thị 7 và 8 lần lượt cho thấy diễn biến của GIP bình quân đầu người và đầu nhân công trong giai đoạn 1950-1970, tính theo USD được điều chỉnh theo lạm phát, và các chỉ số biến động. Đồ thị 7 cho thấy mức gia tăng đáng kể GIP trên mỗi nhân công trong giai đoạn 1950 và 1980. Giữa các năm 1974 và 1980, sự gia tăng đáng kể GIP trên mỗi nhân công cao hơn mức tăng GIP, và nhờ đó có thể hấp thụ được nhiều việc làm hơn và làm chậm sự gia tăng tỉ lệ UIS.

Sự suy giảm GIP trên mỗi nhân công là kết quả của cuộc khủng hoảng vào đầu những năm 1980 và xu hướng đi xuống của nó cho đến năm 2003 trước tiên có thể gắn với biến động của tình trạng phi chính thức cho đến năm 1991 - với điều chỉnh cơ cấu - và mức tăng nhanh liên tục cho đến

Page 341: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

342 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

năm 2003. Cuối cùng, tình trạng phi chính thức đã giảm trong giai đoạn tăng trưởng do bùng nổ xuất khẩu nông và khoáng sản trong giai đoạn 2003-2008.

Trong Đồ thị 8, chúng ta có thể quan sát thấy diễn biến của GIP bình quân đầu người nói chung đi theo xu hướng của chỉ số GIP trên mỗi công nhân, cả khi lên và xuống, nhưng chỉ số của GIP bình quân đầu người ở mức độ cao hơn, đặc biệt là kể từ khi điều chỉnh cơ cấu trong những năm 1990. Điều này có thể được giải thích bởi loại hình tăng trưởng diễn ra sau đợt điều chỉnh, tập trung vào xuất khẩu nguyên liệu thô và mở rộng các dịch vụ công cộng, đô thị công nghệ cao, GIP bình quân đầu người tăng mạnh – kèm theo bất bình đẳng lớn hơn - trong khi việc làm chính thức trong các lĩnh vực hoạt động cho năng suất cao chỉ tăng rất ít.

Đồ thị 7 Đồ thị 8

30 33 36 39 42 45 48 51 54 57

1100 2200 3300 4400 5500 6600 7700 8800 9900

11000

50 53 56 59 62 65 68 71 74 77 80 83 86 89 92 95 98 01 04 07

Tỉ lệ UIS USD Nam Mỹ : GDP đầu người và đầu lao động, 1950 - 2008

(USD điều chỉnh lạm phát thời điểm năm 2000)

GDP đầu người GDP đầu lao động Tỉ lệ UIS 6 per. T.bình di động (Tỉ lệ UIS)

100 110 120 130 140 150 160 170 180

70 72 74 76 78 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08

Chỉ số

1: USD điều chỉnh lạm phát thời điểm năm 2000) 2: Tỉ lệ UIS

Nam Mỹ: Chỉ số GDP đầu người và đầu lao động1 và IUS2 , 1970 - 2008. Chỉ số (100=1970)

GDP đầu người GDP đầu lao động UIS

Nguồn: ECLAC, tính toán của tác giả.

Mức độ GIP trên mỗi nhân công thấp so với GIP bình quân đầu người, và xu hướng giảm có mối liên hệ với sự gia tăng của tình trạng phi chính thức. Mức lợi nhuận thấp nhất là mức của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và năng lực đầu tư vốn cố định thấp hoặc không tồn tại của các doanh nghiệp này, được bù lại bằng khả năng hấp thụ rất lớn đối với UIS có mức lương thấp.

Đồ thị 9 cho thấy mức độ và những thay đổi trong năng suất lao động

Page 342: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

343ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

quốc gia (không chỉ năng suất đô thị) của các nhóm nước9. Xem xét đồ thị cho phép chúng ta nhận thấy:

i. Các quốc gia có UIS nhỏ nhất là các nước có năng suất lao động cao nhất, trên mức trung bình khu vực. Đây là trường hợp của Argentina và Uruguay, và Venezuela dù có lúc lên lúc xuống.

ii. Ngược lại, các quốc gia có mức năng suất lao động bình quân thấp hơn và thấp dưới mức trung bình có tỉ lệ UIS cao hơn. Mặc dù năng suất lao động bình quân tăng lên sau điều chỉnh cơ cấu trong những năm 1990, Peru và Colombia thuộc nhóm các quốc gia này, cùng với Bolivia và Paraguay, và Ecuador cho tới năm 2007.

iii. Ở mức độ trung bình của GIP trên mỗi nhân công là Brazil và Chile. Năng suất lao động của Brazil tăng lên bằng mức trung bình khu vực, và của Chile tăng rất mạnh kể từ năm 1989 và đang ở trên mức trung bình khu vực kể từ năm 1992. Trong trường hợp của Chile, diễn biến này có nghĩa là tỉ lệ phi chính thức thấp hơn. Brazil đã không đạt kết quả tương tự, UIS của nước này chỉ ở mức trung bình.

Phần đánh giá ngắn gọn về các nhóm quốc gia cho phép chúng tôi kết luận rằng tỉ lệ UIS có mối quan hệ nghịch đảo với năng suất lao động trung bình.

Đồ thị 9: Diễn biến của GIP trên mỗi nhân công theo nhóm quốc gia

2500 5000 7500

10000 12500 15000 17500 20000 22500 25000

50 53 56 59 62 65 68 71 74 77 80 83 86 89 92 95 98 01 04 07

USD Các quốc gia có GDP đầu người cao hơn t.bình

1950 – 2008, (USD không đổi năm 2000)

Nam Mỹ Argentina Uruguay Venezuela

2500 5000 7500

10000 12500 15000 17500

50 53 56 59 62 65 68 71 74 77 80 83 86 89 92 95 98 01 04 07

USD Các quốc gia có GDP đầu người gần t.bình

1950 – 2008, (USD không đổi năm 2000)

Brasil Chile

1000

3500

6000

8500

11000

13500

50 53 56 59 62 65 68 71 74 77 80 83 86 89 92 95 98 01 04 07

USD Các quốc gia có GDP đầu người gần t.bình

1950 – 2008, (USD không đổi năm 2000)

Nam Mỹ Bolivia Ecuador

Paraguay Colombia Peru Nam Mỹ

Nguồn: ECLAC, tính toán của tác giả.

9 Lưu ý các quy mô khác nhau phản ánh sự bất bình đẳng trong năng suất lao động khu vực, với mức tối đa 22.500 USD tại Argentina ít hơn 2.000 USD tại Bolivia năm 2007.

Page 343: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

344 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

4.4 Vai trò của chính phủ: chi tiêu công và việc làm công Năng lực trả nợ nước ngoài của các nền kinh tế và các chính phủ trong

khu vực được thực hiện thông qua việc điều chỉnh cấu trúc tân tự do vào năm 1990. Điều chỉnh này là thành phần chính của kế hoạch điều chỉnh tài chính, ví dụ như giảm mạnh chi tiêu đầu tư công và việc làm công để giải phóng nguồn lực cho việc trả nợ.

Biểu đồ 10 cho thấy sự thay đổi hàng năm theo tỉ lệ phần trăm và tỉ lệ chi tiêu chính phủ nói chung trong GIP từ năm 1950 và 2008, và tỉ lệ việc làm công tại đô thị từ năm 1990 đến năm 2008. Các dữ liệu cho thấy:

i. Một giai đoạn tăng chi tiêu công, cả thay đổi tỉ lệ phần trăm hàng năm và tỉ lệ phần trăm của GIP từ năm 1950 tới năm 1983 tại Khu vực Mỹ Latin và các nước Andean;

ii. Kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng nợ, chi tiêu công đã giảm, đối với cả Nam Mỹ và Mỹ Latin nói chung cho đến năm 2008;

iii. Một sự phục hồi được ghi nhận tại các nước Andean từ năm 1994 nhưng điều này chỉ là do mức tăng nhanh ở Colombia, sau đó lại giảm do cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998;

iv. Đáng chú ý là trong thời kì thu ngân sách tăng do bùng nổ xuất khẩu, từ năm 2003 đến năm 2008, chi tiêu trong khu vực tiếp tục giảm.

Tiếp theo xu hướng giảm chi tiêu công, việc làm công tại đô thị giảm từ 13% vào năm 1990 xuống hơn 10% vào năm 1998. Tỉ lệ này phục hồi vào năm 1999 lên gần mức độ ban đầu vào năm 1990, và sau đó tiếp tục giảm nhẹ, trừ năm 2002 – chỉ giảm dưới một điểm phần trăm cho đến năm 2008. Hai giai đoạn trong mỗi thập niên trùng hợp với sự gia tăng tình trạng phi chính thức cho đến năm 2002 và giảm sau đó trong giai đoạn 2003-2008.

Page 344: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

345ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Đồ thị 10

0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0

8 9

10 11 12 13 14

90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08

GGE (%biến th) PE (rate) Nam Mỹ: Diễn biến việc làm công và chi tiêu chung của

Chính phủ, 1990 - 2008

Việc làm công (PE) Chi tiêu chung chính phủ (GGE) 6 8

10 12 14 16 18

50 53 56 59 62 66 69 72 75 78 81 84 87 90 93 96 99 02 05 08

% GIP Nam Mỹ: Diễn biến chi tiêu chung của chính phủ (GGE), % GIP, 1950 - 2008

(USD kh đổi năm 2000)

CAN Nam Mỹ Mỹ La tinh 4 6 8

10 12 14 16 18 20 22

50 53 56 59 62 66 69 72 75 78 81 84 87 90 93 96 99 02 05 08

% GIP Nam Mỹ: Diễn biến chi tiêu chung của chính phủ

(GGE), % GIP, 1950 - 2008 (USD kh đổi năm 2000)

CAN Bolivia Colombia Ecuador Perú

Nguồn: ECLAC, tính toán của tác giả.

Xu hướng giảm chi tiêu công và việc làm công tại đô thị cho đến năm 2000 ảnh hưởng đến tỉ lệ phi chính thức thông qua ít nhất ba kênh. Chi tiêu công thấp hơn có nghĩa là:

i. Giảm việc làm công trực tiếp dẫn đến giảm việc làm chính thức, làm tăng tình trạng phi chính thức một cách gián tiếp;

ii. Tổng cầu nội địa thấp hơn có ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm chính thức, do tiêu dùng chính phủ thấp hơn;

iii. Sự suy yếu của Nhà nước, quy mô và năng lực giảm, làm giảm hiệu quả thi hành pháp luật dẫn đến việc chấp nhận sự gia tăng lao động phi chính thức. Quy mô của UIS có quan hệ nghịch đảo với quy mô và năng lực của Nhà nước.

Một đặc điểm của việc giảm chi tiêu công là mức chi tiêu thấp cho quản lí nhà nước về lao động. Các Bộ Lao động trong khu vực có tỉ lệ ngân sách được phân bổ rất thấp. Biểu đồ 11 cho thấy tỉ lệ chi tiêu của các Lao động và các vấn đề xã hội trong ngân sách công từ năm 2000 đến năm 2010 tại các nước Andean. Cần lưu ý rằng ba nước Bolivia, Ecuador và Colombia - có mức độ thấp hơn 0,5% chi ngân sách trong thời gian này, tiếp theo là Peru với 0,5% trong giai đoạn 2003-2009, giảm tiếp vào năm 2010. Chỉ có Chile là đã tăng gấp ba lần (từ 2% và 3%) ngân sách của Bộ Lao động trong giai đoạn 2005-2008, nhưng giảm xuống 1% năm 2010.

Chiều hướng gia tăng mức độ chi tiêu xã hội đi theo hướng ngược lại ở hầu hết các nước: Colombia và Peru có mức chi tiêu xã hội từ 40 đến 60%, và Ecuador đạt 30% (tăng gấp ba lần trong tám năm). Ở mức cao hơn, chi

Page 345: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

346 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

tiêu xã hội ở Chile đã giảm từ 70% xuống 55%, tăng lần đầu tiên vào năm 2002 ở Bolivia từ một mức độ tương đối thấp, và một lần nữa tăng từ năm 2004 đến 2008 lên khoảng 30%. Cuộc chiến trực tiếp chống đói nghèo với các chương trình phúc lợi xã hội đã được ưu tiên hơn là việc xúc tiến việc làm chính thức.

Đồ thị 11: Cộng đồng Andean và Chile: các Bộ Lao động và chi tiêu xã hội, 2000-2010*

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

% NS quốc gia Tỉ lệ Ngân sách các Bộ Lao động trong Ngân sách quốc gia

Ngân sách, 2000 - 2010

Bolivia Colombia Ecuador Chile Perú

0 10 20 30 40 50 60 70 80

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

% NS quốc gia Tỉ lệ Chi tiêu xã hội trong Ngân sách quốc gia

Ngân sách, 2000 - 2010

Bolivia Colombia Ecuador Chile Perú

Nguồn: ECLAC.*: Căn cứ vào các ngân sách quốc gia đã chi; Bolivia: Nhà nước đa dân tộc Bolivia.

5. Xu hướng thị trường lao động đô thị trong dài hạn

Cho đến lúc này chúng tôi đã đề cập các xu hướng vĩ mô chủ yếu có vai trò xác định tổng cung lao động (AAP, AR và EAP) và tổng cầu (GIP và năng suất lao động) trong dài hạn. Chúng tôi cần xem xét hình thái diễn biến của

Page 346: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

347ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

thị trường lao động đô thị và các mối quan hệ của nó với UIS. Các quan hệ này có thể được mô tả trên phương diện cung, bằng cách so sánh diễn biến của AR và UIS, và trên phương diện cầu lao động hoặc mức độ hấp thụ việc làm, bằng cách gắn diễn biến của UIS với diễn biến của tỉ lệ thất nghiệp (UR).

5.1 Mối quan hệ giữa AR và UIS Như đã nêu ở trên, tăng EAP là do mức tăng mạnh của AAP và ở một mức

độ thấp hơn, của AR. Tỉ lệ nữ trong UIS cao hơn được ghi nhận tại các quốc gia SA. Mối quan hệ theo thời gian giữa AR, đặc biệt là đối với phụ nữ, và tỉ lệ UIS trong khu vực là gì? Đồ thị 12 cho thấy sự thay đổi trung bình trong tổng AR đô thị, AR đô thị nữ (từ 1980) và tỉ lệ UIS10.

Đồ thị 12 Đồ thị 13

30 35 40 45 50 55 60 65

70 72 74 76 78 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08

% Nma Mỹ: AR, IR, và AR nữ 1970 - 2008

AR IR AR nữ 3 4.5 6 7.5 9 10.5 12 13.5 15

33.0 35.5 38.0 40.5 43.0 45.5 48.0 50.5 53.0

70 72 74 76 78 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 00 02 04 06 08

UR IR Nam Mỹ: UR và IR, 1970 - 2008

IR UR Tuyến tính (IR) Tuyến tính (UR)

Nguồn: ECLAC, ILO và Cơ quan Thống kê Quốc gia.

Có hai giai đoạn trong mối quan hệ giữa AR và diễn biến của UIS. Từ 1970 đến 1990 cả hai tỉ lệ có xu hướng tăng, AR tăng 5 điểm phần trăm từ năm 1976 đến năm 1990 và ở mức độ thấp hơn, tỉ lệ UIS tăng từ năm 1975 và 1990, từ đỉnh này sang đỉnh khác. Mức tăng EAP (cho tổng AR) được hấp thụ tương đối tốt bởi việc làm chính thức và UR cũng tăng từ năm 1977 đến 1983, như thể hiện trong Đồ thị 13.

10 Không có thông tin về tỉ lệ hoạt động đô thị theo giới tính trước năm 1980.

Page 347: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

348 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Tuy nhiên, FAR cũng tăng trong giai đoạn 1980 và 1990 và làm mức độ UIS tăng nhẹ trong thập kỉ đó. Một lần nữa, tăng cung lao động nữ được hấp thụ một phần bởi việc làm chính thức, trước điều chỉnh năm 1990, và một phần rơi vào thất nghiệp.

Từ năm 1990, AR ổn định ở mức 60% trong khi tỉ lệ UIS tăng khoảng 13%. Như đã nêu điều này là do AAP tăng. Nhưng cũng do FAR gia tăng đáng kể, làm tăng tỉ lệ việc làm đô thị. Cả FAR và UIS đều tăng lên đáng kể và tăng song song cho đến năm 2003.

5.2 Mối quan hệ giữa tỉ lệ thất nghiệp (UR) và UIS Câu hỏi trọng tâm trong mối quan hệ giữa UR và UIS là lí do tại sao số

lượng lớn lao động dư thừa (trong dài hạn) vẫn còn thất nghiệp nếu người tìm việc có lựa chọn làm thuê hoặc làm việc độc lập trong UIS (Solimano 1988)? Đó có thể là một mối quan hệ nghịch đảo giữa hai tỉ lệ này, mối quan hệ đã được sử dụng rộng rãi trong quan điểm ngắn hạn mang tính chức năng về UIS khi nó xuất hiện như một khái niệm thao tác (operational concept). Vai trò của UIS trong thị trường lao động là ngược lại với chu kì (counter-cyclical), có vai trò như một bộ đệm giúp hấp thụ sự gia tăng thất nghiệp theo chu kì.

Khi xem xét Đồ thị 14 trong toàn bộ giai đoạn 1970-2008, ví dụ như xu hướng dài hạn (tuyến tính), chúng ta thấy có vẻ như mức tăng tỉ lệ UR và UIS (đường vạch rời) diễn ra song song cho đến năm 2003 khi cả hai đã cùng giảm. Xu hướng này thậm chí còn rõ ràng hơn trong giai đoạn năm 1990 và 2002 khi UR tăng từ 6% lên 13,5% và UIS cũng tăng tương tự, trung bình từ 39% đến 53%, tại mười nước SA.

Bằng cách chia thời kì trước năm 1990 thành hai giai đoạn, có thể phân biệt một giai đoạn đầu tiên, giữa các năm 1970 và 1978, trong đó UIS tăng, nhưng UR không tăng. Từ 1980 đến 1990 có vẻ như UIS đã hoàn thành vai trò của cái đệm (mattress) vì trong khi UIS có xu hướng đi lên - với sự dao động mạnh mẽ - thì UR lại giảm từ 8% xuống khoảng 6,5%.

Page 348: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

349ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

6. Ước tính nhiều chiều về các yếu tố quyết định mức tăng của UIS

Như đã nêu, lập luận của bài viết này là có một mối liên hệ thuận chiều giữa tăng UIS và tăng lực lượng lao động đô thị (EAP), như một hệ quả của tăng AAP và AR, cũng như tốc độ tăng GIP (phi nông nghiệp hoặc đô thị).

Đối với mối quan hệ giữa diễn biến của UIS với năng suất lao động, cần có sự phân biệt. Một mặt, tổng mức độ năng suất lao động có quan hệ nghịch chiều với UIS, cả về quy mô của việc làm phi chính thức và mức đóng góp thấp của nó vào tăng trưởng GIP. Mặt khác, tăng năng suất lao động trong FS trong GIP (phi nông nghiệp hoặc đô thị), theo Sơ đồ 1, đã làm giảm việc làm chính thức và do EAP tăng liên tục, đã làm UIS tăng lên, trừ khi tăng năng suất đi kèm với mức tăng GIP lớn hơn. Bây giờ cần xác minh dấu và cường độ của các mối quan hệ này.

Với mục đích này, chúng tôi tiến hành ước tính các yếu tố quyết định mức tăng tỉ lệ UIS (TUIS) trong dài hạn, với một cơ sở dữ liệu nhiều chiều cho mười quốc gia SA trong giai đoạn 1970-2008. Tổng số gồm 380 bộ dữ liệu cho mười quốc gia, mỗi nước có dữ liệu trong 38 năm.

Biến phụ thuộc là tỉ lệ UIS hoặc UIST = việc làm trong UIS/EAP có việc làm, và các biến độc lập, cho tất cả mười quốc gia trong thay đổi tỉ lệ phần trăm hàng năm cho giai đoạn 1970-2008, là:

i. Tổng dân số đô thị độ tuổi làm việc (app_t). Hệ số được kì vọng sẽ phải dương. Với AAP lớn hơn, sẽ có nhiều EAP hơn và do đó, tăng việc làm trong UIS;

ii. Tổng số tỉ lệ làm việc đô thị (ar). Hệ số được kì vọng sẽ phải dương, cung lao động nhiều hơn sẽ làm tăng UIS;

iii. GIP phi nông nghiệp và phi khai khoáng (thành thị) quốc gia (gip_no_agri). Hệ số được kì vọng sẽ âm, tăng trưởng GIP cao hơn, sẽ dẫn đến nhiều việc làm trong FS hơn và do đó giảm UIS;

iv. Năng suất lao động trong FS (gipnasf). Trong vai trò biến thay thế (proxy), GIP (phi nông nghiệp phi khai khoáng)/Việc làm FS. Hệ số được kì vọng trên UIS sẽ phải dương, nếu năng suất việc làm chính thức cao hơn, nhân công sẽ chuyển sang UIS hoặc sẽ bị thất nghiệp.

Ước tính đã được thực hiện cho cả hai hiệu ứng cố định quốc gia và hiệu ứng ngẫu nhiên và với một độ trễ của biến phụ thuộc. Các hệ số ước tính có

Page 349: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

350 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

ý nghĩa thống kê (Bảng 4), trừ các hằng số, với dấu và giá trị cao như đã kì vọng trong ba bài kiểm định được thực hiện, bao gồm cả ước tính với độ chậm trễ của biến phụ thuộc (UIS L1)11.

Chúng tôi xác nhận rằng diễn biến của các tỉ lệ phần trăm thay đổi hàng năm trong IUS giữa các năm 1970 và 2008 có quan hệ thuận chiều và chịu tác động lớn bởi các thay đổi tỉ lệ phần trăm hàng năm về năng suất lao động trong khu vực chính thức, trong AR và AAP theo thứ tự này, và có dấu âm đối với những thay đổi tỉ lệ phần trăm trong GIP phi nông nghiệp, nhưng với một hệ số rất thấp cho độ trễ một năm của biến phụ thuộc (UIS L1) trong mô hình Lag.

Bảng 4: Ước tính nhiều chiều với các hiệu ứng cố định (FE), hiệu ứng ngẫu nhiên (RE) và mô hình Lag (LM)

(Biến phụ thuộc: Tốc độ tăng trưởng hàng năm UIST)

Ước tính FE RE LM

UIS L1 -0,081

[0,0290]

gipnafs 0,995 0,997 0,992

[0,0342] [0,0337] [0,0348]

ar 0,874 0,872 0,852

[0,0748] [0,0739] [0,0773]

aap_t 0,822 0,750 0,887

[0,1709] [0,1214] [0,1880]

gip_no_agri -0,802 -0,808 -0,801

[0,0433] [0,0426] [0,0457]

_cons 0,132 0,387 -0,038

[0,6057] [0,4461] [0,6645]

sigma_u 0,3570 0,0000

sigma_e 3,4812 3,4812

rho 0,0104 0,0000

11 Sử dụng quy trình ước tính đa chiều động Arellano-Bond.

Page 350: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

351ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Quan sát 380 380 360

Các nước 10 10 10

Số quan sát/nhóm 38 38 36

Số công cụ 320

Giai đoạn 1971-2008 1971-2008 1971-2008

R2 0,7023 0,7026

Corr (u_i, xb) 0,0143

Corr( u_i, x) 0,0000

F (4,366) 216,4400

Prob > F 0,0000

Wald chi2(4), (5) 885,9800 848,6700

Prob > chi2 0,0000 0,0000

Nguồn: Tác giả.Lưu ý: Độ lệch chuẩn được ghi trong ngoặc đơn dưới mỗi hệ số.

7. Kết luận: các giới hạn tăng trưởng UIS

Kết luận đầu tiên của nghiên cứu này là việc làm đô thị phi chính thức (UIS), có mức độ ban đầu ít thay đổi vào những năm 1970, đã trở thành một hiện tượng đạt quy mô rất lớn tại tất cả các quốc gia SA. Không chỉ tồn tại dai dẳng, tỉ lệ của UIS trong việc làm đô thị đã tăng trong 38 năm tồn tại, tỉ lệ này được đo bằng tỉ lệ của việc làm đô thị hoặc là tỉ lệ của AAP.

Thứ hai, các bằng chứng thu thập được cho phép lập luận rằng mức tăng UIS nhanh là do sự gia tăng nhanh cung lao động dài hạn, chủ yếu là do tăng trưởng dân số đô thị và tăng trưởng AR, và tương phản với tốc độ tăng trưởng GIP đô thị. Cũng góp phần tăng UIS là sự gia tăng năng suất lao động của khu vực việc làm chính thức vì điều này hoặc không hấp thụ nhiều việc làm, hoặc làm nhân công mất việc.

Thứ ba, có các bằng chứng về các mối quan hệ, tính trung bình, cho tất cả các nước trong khu vực và sự tương đồng và sự khác biệt giữa các nhóm quốc gia đã được xem xét. Chúng ta có thể quan sát các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi nhân khẩu, các quá trình trực tiếp ảnh hưởng tới các

Page 351: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

352 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

cấp độ UIS khác nhau. Mức UIS thấp cho các nước ở giai đoạn sau của quá trình chuyển đổi nhân khẩu (Argentina, Uruguay, Chile và Brazil), và mức IUS cao hơn cho các nước ở giai đoạn giữa (Paraguay, Bolivia, Ecuador, Peru, Colombia và Venezuela). Tương tự như vậy, nhóm các nước có năng suất lao động quốc gia cao hơn (Argentina, Chile, Uruguay, Brazil và Venezuela) có một tỉ lệ UIS thấp hơn và các quốc gia có năng suất lao động quốc gia thấp hơn (Bolivia, Paraguay, Ecuador, Peru và Colombia) có tỉ lệ UIS cao hơn.

Thứ tư, bằng chứng đã được trình bày về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài năm 1982 đối với khu vực và tác động của nó, bao gồm việc điều chỉnh cơ cấu trong những năm 1990, và xu hướng trì trệ GIP trong khu vực. Điều này là do luồng nguồn lực ròng chảy ra nước ngoài cao hơn, đầu tư thấp hơn và chi tiêu công ít hơn. Các cú sốc liên tiếp làm gia tăng tốc độ tăng UIS.

Thứ năm, về vai trò của nhà nước, cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài và điều chỉnh cấu trúc làm giảm chi tiêu công và việc làm. Điều này góp phần tăng UIS, một cách trực tiếp và gián tiếp, bằng cách giảm biên chế nhà nước và làm suy yếu khả năng thực thi pháp luật thuế và lao động của các chính phủ.

Thứ sáu, các mối quan hệ giữa UIS và mức AR đang gia tăng có thể xác nhận ảnh hưởng trực tiếp của mức tăng EAP trong UIS. Ngược lại, các mối quan hệ giữa UR và UIS trong dài hạn có dấu dương, do mức tăng EAP nhanh, không giống như mối quan hệ của hai yếu tố này trong ngắn hạn, khi mối quan hệ sẽ bị đảo ngược, do UIS là một bộ đệm để hấp thụ một phần người thất nghiệp trong thời kì suy thoái.

Cuối cùng, mối quan hệ giữa các thay đổi của UIS và các yếu tố quyết định UIS trong dài hạn được ước tính bằng cách áp dụng ba mô hình. Kết quả cho thấy dấu và giá trị cao của các hệ số đúng như dự kiến. Đã xác minh được rằng tăng UIS có quan hệ thuận chiều và phụ thuộc vào sự tăng của AAP, AR và năng suất lao động trong khu vực chính thức, và quan hệ ngược chiều với sự gia tăng của GIP phi nông nghiệp.

Bây giờ chúng ta quay trở lại câu hỏi ban đầu của bài viết này: Có các giới hạn cho mức tăng tình trạng phi chính thức không? Căn cứ và các kết luận và các mối quan hệ được thiết lập trong phần trước, câu trả lời là có. Chúng ta có thể xem xét điều này theo ba cách.

Page 352: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

353ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

7.1 Xu hướng trung bình cho khu vực đô thịi. Dưới tác động của các yếu tố nhân khẩu, việc tăng UIS sẽ chậm lại nếu

tỉ lệ tăng của AAP và AR, đặc biệt là FAR có xu hướng giảm;ii. Nếu GIP phi nông nghiệp tăng cao hơn mức tăng năng suất lao động,

việc làm chính thức sẽ tăng lên và do đó UIS sẽ có xu hướng giảm;iii. Nếu tăng năng suất lao động trung bình, có nghĩa là có sự gia tăng

tương ứng của UIS, thì năng lực đầu tư UIS sẽ tăng và việc làm chính thức cũng sẽ tăng khiến UIS giảm;

iv. Nếu tỉ lệ tăng năng suất lao động của khu vực chính thức thì giảm lao động sẽ không bị chuyển đến UIS;

v. Nếu tăng chi tiêu công và vai trò của chính phủ được củng cố, trong đó có vai trò của Bộ Lao động, thì có thể mở rộng phạm vi thực hiện các quy định thuế và lao động và an sinh xã hội. Nếu không đi kèm với quá trình cấu trúc đề cập ở trên, sự hiện diện tăng cường của Nhà nước sẽ vấp phải năng lực hạn chế trong việc giảm quy mô của UIS.

7.2 Đối với nhóm các quốc gia, với quy mô lớn và nhỏ của UISi. Nếu có tiến bộ về quá trình chuyển đổi nhân khẩu ở các nước có tỉ lệ

UIS cao hơn, điều này sẽ làm chậm tăng trưởng dân số toàn quốc và đô thị và làm chậm sự gia tăng của AAP đô thị, tiến dần tới mức độ của các nhóm nước có UIS thấp. Đây sẽ là mục tiêu cần đạt được, căn cứ vào tỉ lệ UIS cao, GIP thấp và năng suất lao động thấp hiện nay;

ii. Nếu có thể để đạt được mức tăng trưởng GIP và năng suất lao động tương tự như những quốc gia có UIS thấp hơn, các công ty và người lao động thuộc UIS trong các nước có năng suất quốc gia thấp sẽ có nhiều khả năng được chính thức hóa;

iii. Nếu các quốc gia có mức độ IUS cao hơn thực hiện việc tăng cường năng lực nhà nước, giống như ở các nước có UIS thấp hơn, trong giới hạn nào đó quy mô của UIS sẽ giảm.

7.3 Dự đoán dựa trên ước lượng biến trung bình Để minh hoạ, chúng tôi ước tính một hồi quy ARMA cho UIS trong khu

vực với mức trung bình gia quyền cho mười quốc gia với các các biến độc lập đã từng được sử dụng trong phép hồi quy đa chiều (panel) với một độ trễ của

Page 353: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

354 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

biến phụ thuộc. Trên cơ sở của các hệ số thu được - để giải thích mức tăng bình quân của UIS - chúng tôi có thể xác định xu hướng tăng trưởng bình quân dự kiến tại mười nước để quan sát diễn biến có thể của các nước này trong dài hạn12.

Một phần của kết quả được thể hiện trong Đồ thị 14 (và bảng), trong đó xuất hiện đầu tiên là các giá trị của các biến điều chỉnh, như một xu hướng đến năm 2008, và từ năm đó như là dự đoán đến năm 2028. Chúng ta có thể suy ra rằng xu hướng đi lên của AAP sẽ chậm lại theo thời gian. Điều này có thể đạt được với các chính sách kế hoạch hóa gia đình đối với việc ra quyết định dựa trên thông tin và để nhấn mạnh xu hướng này. Mặt khác, tăng trưởng GIP phi nông nghiệp sẽ làm tăng việc làm chính thức và sẽ giúp làm giảm xu hướng mở rộng liên tục của UIS. Sẽ cần có các chính sách để đảm bảo tăng trưởng GIP cao liên tục. Tổng hợp của cả hai hiệu ứng và các biến khác không có trong đồ thị, sẽ khiến UIS giảm đáng kể, trong thời gian này các chính sách lâu dài sẽ phát huy tác dụng.

Đồ thị 14

y = 41.12ln(x) - 35.607 y = 12.699ln(x) - 9.3291

y = - 38.18ln(x) + 19.985

- 175 - 150 - 125 - 100

- 75 - 50 - 25

0 25 50 75

100 125 150

71 74 77 80 83 86 89 92 95 98 01 04 07 10 13 16 19 22 25 28

Nam Mỹ: Các biến dài hạn và UIS 1971 – 2008 (lũy kế % biến thiên)

PETT_A SIU_A PIBNAGR_A Log. (PETT_A) Log. (SIU_A) Log. (PIBNAGR_A)

Hồi quy ARMA

Ước tính Hệ số OPG Độ lệch ch. UIS

GIPNASF 1.4152 [0.1082] AR 1.6517 [0.4248] AAP_T 1.0341 [0.6331] GIPNOAGRI -1.1543 [0.0815] CONST 0.2989 [1.8084]

ARMA ar L1 0.3464 [0.2486] /sigma 1.4773 [0.1375]

Mẫu 1971-2008 Log.likelihood -68.8121 Obs. 38 Wald chi2(5) 811.190 Prob>chi2 0.0000

Các hệ số điều chỉnh của mô hình

Nguồn: Tác giả.

12 Các hệ số hồi quy có giá trị cao và có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ đối với AAP và hằng số tại mức 10%.

Page 354: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

355ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Dựa trên các kết quả này, các cuộc thảo luận về tăng cường chính thức hóa các công ty hoặc người lao động, hoặc giảm UIS, dù thông qua hệ thống thuế có hiệu quả ít hay nhiều, hoặc pháp luật lao động hoặc các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (MSEs) phi chính thức, các thảo luận này sẽ không thu được kết quả tốt.

Một hiện tượng với đặc điểm của tình trạng phi chính thức đô thị tại SA phải được giải quyết như một thách thức dài hạn với các chính sách được thiết kế và thực hiện từ bây giờ, để thay đổi hình thái cấu trúc của hành vi, nhân khẩu học, kinh tế và thị trường lao động và vai trò của Nhà nước của các quốc gia trong khu vực.

Tài liệu tham khảo:

Boeri, T. & J. van Ours, The Economics of Imperfect Labour Markets, Princeton U. Press, 2008.

Bourguignon, F., Interview, International Conference: The informal sector and informal employment, Hanoi, May, 2010, p. 94-98.

Galli, R. and D. Kucera, Labour standards an Informal Employment in Latin America, in Berg, J. and D. Kucera, In Defence of Labour Market Institutions, ILO-Palgrave, 2008.

Gasparini, L. y L. Tornarolli, Labour informality in Latin America and the Caribbean: Patterns and Trends from Household Survey Microdata, U Nacional de La Plata: CEDLAS, 2007.

ILO, Employment, income and equality. A strategy for increasing productive employment in Kenya, Geneva: ILO, 1972.

____, Decent Work and the Informal Economy, Report VI, International Labour Conference, 90th Session, Geneva and ILO, 2002.

____, Oficina Regional para América Latina y El Caribe, Panorama Laboral 2006, Lima: ILO-OR ALC.

Khamis, Melanie, A Note on Informality in the Labour Market, IZA DP No. 4676, December 2009

Lewis, W. Arthur (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour.” Manchester School of Economic and Social Studies, Vol. 22, pp. 139-91.

Page 355: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

356 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Loayza, N. and Rigolini, J. Informality Trends and Cycles, World Bank, World Bank Policy Research Working Paper, num. 4078, 2006.

Ramos, J., Urbanización y mercado de trabajo, Revista de la CEPAL, Nº 24, Santiago de Chile, diciembre, 1984.

Solimano, A., Enfoques alternativos sobre el mercado del trabajo: una evaluación teórica, Revista de Análisis Económico, Vol. 3, No. 2, p. 159-186, 1988.

Stewart, F., Adjustment and Poverty, Options and Choices, New York: Routledge, 1995.

Thomas, J., Decent Work in the Informal Sector: Latin America, WP on the Informal Economy, Geneva: ILO, 2002.

____, The links between Structural Adjustment and Poverty: Causal or Remedial, WP N° 373, Santiago de Chile: ILO, 1993.

Tokman, Víctor, La informalidad en los años noventa: situación actual y perspectivas, en Carpio, Jorge e Irene Novacorsky, De igual a igual, el desafío del estado ante los nuevos problemas sociales, Buenos Aires: FCE-SIEMPRO-FLACSO, 1999.

Ugarteche, O., La deuda de América Latina: ¿Por qué es impagable?, La Insignia, enero de 2003. http://mx.groups.yahoo.com/group/AHuA/message/4017

Verdera V., F., Informality in Latin America: Recent Trends, Policies and Prospects, ILO, Geneva.

Page 356: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

357ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

3.2

LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC VÀ THU NHẬP KHÔNG ỔN ĐỊNH Ở ARGENTINA

Fernando Groisman

Giới thiệu

Sự tồn tại dai dẳng với mức độ quan trọng của khu vực kinh tế phi chính ở Argentina, ngay cả trong những giai đoạn tăng trưởng kinh tế thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Đa số các nghiên cứu tập trung về giả thuyết phân khúc / tính hai mặt của thị trường lao động. Theo đó, thị trường lao động phi chính thức khác biệt với các phần còn lại của thị trường lao động chung. Trong trường hợp này, những mô hình giải thích mức thu nhập của lao động chính thức và lao động phi chính thức có những dạng thức khác nhau (những sự khác biệt cả về loại hình của các yếu tố giải thích cũng như cách thức thực hiện của các yếu tố này). Các phân tích thực nghiệm củng cố thêm cho giả thuyết này. Các phương trình thu nhập kết hợp biến khu vực chính thức/phi chính thức và các thử nghiệm đánh giá những khác biệt của phương trình thu nhập giữa các khu vực đưa ra những mô hình phân phối thu nhập chi tiết hơn so với những mô hình chỉ sử dụng các biến về vốn con người hoặc chỉ sử dụng một thị trường lao động đồng nhất. Các kết quả trước đây khẳng định giả thuyết về phân khúc thị trường lao động tại đô thị của Argentina: các lao động có các đặc điểm quan sát tương tự cho thấy rằng họ cũng có những khả năng tương tự trong việc chuyển đổi (vào/ra) từ khu vực này sang khu vực

Page 357: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

358 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

khác và có mức độ thu nhập khác nhau tuỳ thuộc họ làm việc trong khu vực chính thức hay phi chính thức. Tuy nhiên, các câu hỏi khác liên quan đến tính bất ổn định hoặc biến thiên trong thu nhập của việc làm phi chính thức nhìn chung chưa được nghiên cứu nhiều.

Bài viết phân tích mức biến động về thu nhập lao động ở Argentina từ năm 2004 đến 2007. Đồng thời ước tính quy mô của hiện tượng thu nhập không ổn định và đánh giá các yếu tố quyết định hiện tượng này. Bài viết cũng phân tích biến động thu nhập đã ảnh hưởng đến sự không đồng đều trong phân phối thu nhập như thế nào. Một trong những kết quả chính cho thấy tình trạng lao động phi chính thức phổ biến đã gây ra nhiều biến động trong thu nhập bất chấp sự phục hồi kinh tế vĩ mô từ năm 2002.

Thiếu ổn định có thể đi đôi với tính di động nói chung được xem là sự chuyển dịch vị trí tương đối của các cá nhân trong phân phối thu nhập, hoặc thay đổi về khoảng cách thu nhập giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm cá nhân này. Bên cạnh đó, tính di động ảnh hưởng đến bất bình đẳng, đặc biệt là mức độ tập trung thu nhập đo được qua các dữ liệu thu được tại một thời điểm có thể khác với kết quả thu được khi xem xét thu nhập có tính thường xuyên hơn. Tương tự như vậy, sự thay đổi tính di động có thể khiến bất bình đẳng của thu nhập có tính ổn định hơn và thu nhập tại một thời điểm biến động theo các cách khác nhau.

Do mức độ phổ biến của tình trạng thu nhập không ổn định tại Argentina trong hai thập kỉ qua, bài viết này sẽ xem xét một số đặc điểm và ảnh hưởng của tình trạng này trong những năm gần đây.

Các dữ liệu nhiều chiều được sử dụng không dựa trên một cuộc khảo sát tại nhiều thời điểm (longitudinal) cụ thể vì các dữ liệu này là một kết quả của khảo sát hộ gia đình thường xuyên và liên tục và chỉ khảo sát trong một thời gian tương đối ngắn. Dù vậy, khảo sát này cung cấp chứng cứ phù hợp để thảo luận về các đặc điểm và tác động của thu nhập không ổn định. Mặc dù vấn đề có tầm quan trọng như vậy nhưng có ít nghiên cứu về đề tài này.

Bài viết phân tích một số yếu tố chính quyết định sự không ổn định và mức độ không ổn định khác nhau giữa các cá nhân và các nhóm hộ gia đình. Bài viết cũng đánh giá mức độ tác động của những biến động về mức độ không ổn định đối với động thái của phân phối thu nhập. Các phân tích tập trung vào các giai đoạn 2004-2007 sẽ phân biệt hai giai đoạn tương đối đồng

Page 358: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

359ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

nhất xác định theo một tập hợp các biến kinh tế vĩ mô quan trọng đối với các mục tiêu đề ra. Giai đoạn đầu tiên từ năm 2004-2005 và giai đoạn thứ hai từ năm 2005-2007.

Phần đầu nêu bối cảnh phân tích tính di động ở Argentina, tóm tắt thị trường lao động và hành vi phân phối thu nhập tại Argentina. Phần hai tóm tắt các mục tiêu khác nhau của các nghiên cứu về động thái thu nhập. Phần ba mô tả các phương pháp và nguồn dữ liệu được sử dụng. Phần chính là phần bốn phân tích kết quả liên quan đến tính di động của thu nhập và tình trạng phi chính thức lao động. Các kết luận được trình bày trong phần cuối cùng.

1. Việc làm và bất bình đẳng về thu nhập

Sau cuộc khủng hoảng nghiêm trọng năm 2001 và sự thay đổi của chế độ kinh tế vĩ mô, Argentina đã trải qua một giai đoạn phục hồi kinh tế ổn định và lâu dài. Việc làm và sức mua từ lương tăng đáng kể, tỉ lệ người lao động chính thức tăng và tình trạng người lao động thiếu việc nói chung đã giảm.

Về phương diện phân phối, bằng chứng thực nghiệm về việc cải thiện các chỉ số nghèo đói tuyệt đối là khá rõ ràng. Nghèo đói tuyệt đối giảm hơn 20 điểm phần trăm trong thời kỳ này. Đánh giá các chỉ số khác nhau về bình quân phân phối thu nhập hộ gia đình tính theo đầu người xác nhận bình đẳng được cải thiện đáng kể vào đầu giai đoạn tăng trưởng kinh tế (2002-2003), nhưng điều này sau đó đã giảm dần. Tác động của sự phát triển thị trường lao động đối với bất bình đẳng có thể được đánh giá trực tiếp hơn nếu chỉ phân tích các hộ gia đình có thu nhập chủ yếu từ thị trường lao động (các hộ có người chủ dưới 65 tuổi). Khi phân tích như vậy, phân phối có hình thái giống nhau. Thật vậy, ước tính khoảng tin cậy thống kê của hệ số Gini cho thấy không có sự khác biệt giữa các kết quả thu được năm 2004 và những năm tiếp theo (Xem Bảng 1 và Bảng 2).

Page 359: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

360 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 1: Tỉ lệ nghèo ở Argentina, 2003-2006 (tính theo %)

Cá nhân Hộ

Nửa sau năm 2003 48,0 36,5

Nửa đầu năm 2004 44,4 33,5

Nửa sau năm 2004 40,2 29,8

Nửa đầu năm 2005 38,9 28,8

Nửa sau năm 2005 33,8 24,7

Nửa đầu năm 2006 31,4 23,1

Nửa sau năm 2006 26,9 19,2

Nguồn: Điều tra thường xuyên các hộ gia đình (EPH), INDEC, tính toán của tác giả.

Bảng 2: Bất bình đẳng trong thu nhập của các hộ gia đình (tính theo đầu người)

Khoảng tin cậy

Gini Giới hạn dưới Giới hạn trên

Tháng 5 / 2002 0,585 0,580 0,598

Quý II – 2003 0,554 0,545 0,570

Quý III – 2003 0,552 0,536 0,568

Quý IV – 2003 0,539 0,521 0,557

Quý I – 2004 0,522 0,507 0,536

Quý II – 2004 0,518 0,505 0,531

Quý III – 2004 0,515 0,500 0,529

Quý IV – 2004 0,518 0,501 0,536

Quý I – 2005 0,526 0,509 0,543

Quý II – 2005 0,516 0,503 0,529

Quý III – 2005 0,523 0,506 0,540

Quý IV – 2005 0,497 0,487 0,507

Quý I – 2006 0,511 0,497 0,525

Quý II – 2006 0,488 0,476 0,500

Quý III – 2006 0,495 0,484 0,505

Quý IV – 2006 0,492 0,480 0,505

Quý I – 2007 0,501 0,487 0,515

Nguồn: Điều tra thường xuyên các hộ gia đình (EPH), INDEC, tính toán của tác giả.

Page 360: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

361ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Từ năm 2004 và đặc biệt là từ năm 2005 trở đi, việc làm đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn đối với các thành viên của hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn cao. Hơn nữa, sự gia tăng mức chênh lệch về việc làm còn cao hơn đối với các thành viên không phải chủ hộ. Giữa thời điểm đầu và cuối thời kỳ này, việc làm trong các hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn thấp có mức tăng lũy tiến là 16%, so với 41% đối với hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn cao (Xem Bảng 3).

Đối với các thành viên không phải là chủ hộ gia đình, các con số này lần lượt là 18% cho những người có trình độ học vấn thấp và 53% cho trình độ học vấn cao.

Bảng 3: Tăng việc làm giai đoạn 2002-2007

TổngChủ hộ có

trình độ học vấn thấp

Chủ hộ có trình độ học

vấn cao

May-02 100.0 100.0 100.0

II-2003 103.8 97.7 108.1

III-2003 108.9 105.7 112.2

IV-2003 110.9 106.7 115.1

I-2004 111.8 109.2 114.4

II-2004 114.3 108.4 121.1

III-2004 116.9 110.4 124.4

IV-2004 118.1 112.5 124.5

I-2005 115.0 110.9 119.6

II-2005 117.5 109.6 126.7

III-2005 121.7 111.0 134.6

IV-2005 122.7 116.3 130.0

I-2006 121.1 113.6 129.8

II-2006 125.7 116.3 136.7

III-2006 126.2 114.4 140.4

IV-2006 127.6 115.7 141.9

I-2007 127.2 115.6 141.1

Nguồn: tính toán của tác giả.

Page 361: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

362 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đồng thời, tỉ lệ thất nghiệp của các thành viên hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn thấp là 12%, trong số này những người không phải chủ hộ có tỉ lệ thất nghiệp là 17%. Trong khi đó, mặc dù tỉ lệ việc làm đã đăng kí của chủ hộ có tăng lên nhưng tăng chậm hơn so với các hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn cao. Năm 2007, trên 50% hộ gia đình tầng lớp nghèo nhất và không có thành viên có việc làm có đăng kí, đây là chỉ số về mức độ phi chính thức cao trong thị trường lao động.

Tình trạng phi chính thức - hoặc khu vực phi chính thức hoặc nền kinh tế phi chính thức - là một khái niệm được sử dụng để mô tả rõ hơn và phân tích hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt trong các thị trường lao động tại các nước chậm phát triển1. Định nghĩa ban đầu2 của Văn phòng Lao động Quốc tế (ILO, 1972) và sự phát triển của định nghĩa này sau đó tại châu Mỹ Latin, quy sự tồn tại của cơ sở sản xuất phi chính thức ở các nước đang phát triển cho sự bất cập của nền kinh tế trong việc tạo ra đủ việc làm cho lực lượng lao động chính thức. Nếu là tại các nền kinh tế phát triển thì tình trạng này sẽ dẫn đến thất nghiệp, tuy nhiên ở các nước chậm phát triển, điều này dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của số lượng lớn việc làm tập trung ở các đơn vị nhỏ, năng suất thấp. Đôi khi, họ là những người làm việc tự do đôi khi họ làm công ăn lương trong các cơ sở nhỏ. Các cơ sở sản xuất này tồn tại bằng cách khai thác một số “khe hở” thị trường do thù lao trả và/hoặc nhận thấp. Theo quan điểm ban đầu này của ILO, các cơ sở phi chính thức có đặc điểm là vốn và lao động không tách bạch rõ ràng và thường được coi như một con đường ngắn để gia nhập thị trường. Tuy nhiên, khái niệm phi chính thức cũng được gắn với các đặc điểm khác và tính đúng đắn của khái niệm này được lí giải theo cách khác, ngay cả ở các nước phát triển. Quan điểm này gắn phi chính thức với việc không tuân thủ các một số quy định về lao động và các quy định khác (chủ yếu là trốn thuế). Rõ ràng là có sự giao thoa giữa các cơ sở được phân loại theo quy định này và theo quan điểm truyền thống của ILO. Cả hai quan điểm đã được Hội nghị các Chuyên gia Thống kê Lao động ít nhiều phản ánh trong các khuyến nghị gần đây về định nghĩa phi chính thức. Các chuyên gia thống kê phân biệt việc làm trong khu vực phi chính thức (ISE) (nói chung là

1 Xem Tokman (2007).2 Xem thêm chi tiết về định nghĩa khái niệm phi chính thức tại phần tóm tắt giới thiệu hoặc Razafi ndrakoto và những người khác tại ấn phẩm này

Page 362: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

363ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

các cơ sở sản xuất tư nhân năng suất thấp) với việc làm phi chính thức (IE), là những việc làm không được chịu sự điều tiết của pháp luật lao động3, dù làm việc trong khu vực chính thức hay phi chính thức.

Tại Argentina, quy mô của việc làm phi chính thức4 (IE), được xác định ở phần trước, lên tới khoảng 55% số việc làm đô thị vào năm 2005. Lao động hưởng lương không đăng kí chiếm 24%, trong đó 18% là việc làm tự do phi chính thức và gần 8% hành nghề giúp việc tại nhà. Số còn lại bao gồm cả những ngưởi được hưởng theo các chương trình hỗ trợ việc làm. Từ góc độ ISE, việc làm trong lĩnh vực phi chính thức (ISE) chiếm 38% tổng số việc làm, 20% trong số này tập trung tại các cơ sở nhỏ5.

Mặc dù có những khó khăn trong thị trường lao động Argentina trong suốt những năm 1990 và thập kỷ sau đó với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 9% năm 1993 tăng lên 16% năm 2003, tỷ lệ lao động trong khu vực phi chính thức vẫn không thay đổi. Giả thuyết rằng khu vực phi chính thức cũng chịu những tác động từ điều chỉnh cơ cấu diễn ra trong giai đoạn này và rằng một phần quan trọng của khu vực này không đáp ứng được các hoạt động đặc thù kiểu “chỗ ẩn náu”. Tuy nhiên, quan sát ghi nhận sự gia tăng rõ rệt của lao động làm công ăn lương phi chính thức. Điều này giả thích đầy đủ cho sự gia tăng về việc làm phi chính thức (dù mức tăng là khiêm tốn so với quy mô của cuộc khủng hoảng). Bộ phận những người lao động hưởng lương phi chính thức (không tính những người phục vụ gia đình và những đối tượng nằm trong chương trình hỗ trợ việc làm) đã tăng từ 29% năm 1993 lên 41% mười năm sau đó (2003).

Trong giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ cuối năm 2002, cả việc làm trong khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức đều giảm trên tổng thể, chủ yếu là giảm trong bộ phận lao động độc lập, trong khi đó thì lao động hưởng lương nhưng không đăng ký vẫn tương đối ổn định (cũng là đối tượng này nếu tính theo mức lương tăng lên thì việc làm được trả lương lại giảm xuống).

3 Xem Hussmanns (2005).4 Người lao động phi chính thức là những người hưởng lương không đăng kí và những người làm nghề tự do không có chuyên môn (non-professionals self-employed). Người hưởng lương được coi là phi chính thức nếu không đăng kí trong hệ thống an sinh xã hội. Nhóm này bao gồm cả những người giúp việc tại gia đình và những người hưởng chế độ hỗ trợ việc làm.5 Xem Beccaria và Groisman (2009), Devicienti và những người khác (2010).

Page 363: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

364 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

2. Các khía cạnh khác nhau của nghiên cứu động thái thu nhập

Có nhiều nghiên cứu phân tích biến động thu nhập cá nhân và/hoặc hộ gia đình bằng cách sử dụng các dữ liệu đa chiều. Một số nghiên cứu đề cập tới mức độ không ổn định thu nhập, sự biến đổi của mức độ này theo thời gian hoặc mức độ không ổn định khác nhau giữa các nhóm; một số nghiên cứu khác tìm hiểu tác động của sự không ổn định đối với phúc lợi của cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu tập trung vào sự dịch chuyển vị trí tương đối của các cá nhân trong phân phối thu nhập. Các nghiên cứu này phản ánh hai dạng quan tâm: một số tìm hiểu quy mô và đặc điểm của những sự dịch chuyển này và sự biến đổi theo thời gian, trong khi các nghiên cứu khác phân tích tác động của những dịch chuyển này đối với tình trạng bất bình đẳng6.

Nhiều nghiên cứu phân tích quá trình thu nhập cá nhân hoặc hộ gia đình tại nhiều thời điểm để đánh giá sự dịch chuyển vị trí tương đối của các thu nhập này trong phân phối. Thay đổi thứ hạng của các đơn vị nhận thu nhập thường được gọi là tính “di động” của thu nhập. Quá trình thu nhập cũng có thể được theo dõi nhằm phân tích hướng và cường độ thay đổi, dù có hoặc không kèm theo sự thay đổi xếp hạng. Điều này được đề cập tới trong các tài liệu chuyên ngành dưới tên gọi “tính di động tuyệt đối”. Thay đổi thứ hạng hàm ý tính di động nhưng điều ngược lại không đúng. Tính di động tuyệt đối sẽ hàm ý sự di động tùy thuộc, một phần, vào sự bất bình đẳng tồn tại trong phân phối thu nhập hiện tại: khi bất bình đẳng cao, để tạo nên sự thay đổi trong bảng xếp hạng thì mức thay đổi cần thiết về giá trị tuyệt đối của thu nhập sẽ phải lớn hơn so với khi bất bình đẳng thấp.

Tỉ lệ người hoặc hộ gia đình nhận thu nhập có vị trí thay đổi trong phân phối thường được phân tích thông qua các ma trận cho thấy sự dịch chuyển giữa các nhóm (quantiles) của phân phối, giữa hai giai đoạn. Mặc dù đây là phương pháp phổ biến nhất trong các tài liệu chuyên ngành, nó vẫn có một số hạn chế như không phản ánh được những thay đổi diễn ra trong phạm vi các quantiles được chọn. Các cách khác để có được bằng chứng định lượng về tính di động là thông qua các biện pháp kết hợp như các hệ số thông thường

6 Xem Ayala và Sastre (2002).

Page 364: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

365ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

về tương quan (Pearson) và xếp hạng (Spearman). Tuy nhiên, cần lưu ý là hệ số Pearson không chỉ có thể áp dụng cho sự thay đổi thứ hạng. Khi không cần tính toán sự thay đổi thứ hạng thì thường là có thể sử dụng các phương pháp chuyên dụng để lượng hóa mức thay đổi trong thu nhập.

Một dạng nghiên cứu thứ hai, rất gần với mục đích phân tích tính di động, tìm cách đánh giá tác động của các thay đổi thu nhập cá nhân đối với phân phối thu nhập. Đặc biệt, dạng nghiên cứu này tìm hiểu liệu có tồn tại sự chênh lệch giữa mức độ bất bình đẳng đo được bằng các dữ liệu tại một thời điểm và mức độ bất bình đẳng ứng với thu nhập “thường xuyên”, được biểu hiện bởi thu nhập bình quân từ thu nhập tại nhiều thời điểm; và nếu có thì độ lớn của sự chênh lệch này là bao nhiêu.

Một hướng nghiên cứu khác tập trung đánh giá cường độ bất ổn của thu nhập cá nhân (Burgess và những người khác, 2000) trong chừng mực mà cường độ này làm giảm lợi ích của một lượng cho trước các nguồn lực kinh tế. Đặc biệt, sự biến động làm tăng rủi ro (Arrow, 1970), mặc dù có thể được dự đoán trước, cũng có thể ảnh hưởng tới lợi ích, đặc biệt là ở các nước có thị trường tín dụng kém phát triển. Nếu hai hộ gia đình nhận được cùng một mức thu nhập trung bình vào cuối năm, nhưng nếu một hộ không có thu nhập trong nửa năm, trong khi hộ kia hàng tháng nhận được 1/12 thu nhập của năm thì mức sống của hai hộ này có khả năng rất khác nhau.

Việc phân tích biến động thu nhập trong thời gian ngắn - sẽ được thực hiện trong bài viết này - là một chủ đề chưa được tìm hiểu nhiều, có lẽ vì đây không phải là một hiện tượng quan trọng trong các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, ở các nước như Argentina, nơi lao động không ổn định là một tình trạng phổ biến trong những thập kỉ qua, thì biến đổi thu nhập là đề tài đặc biệt thích hợp. Bài viết không chỉ đánh giá mức độ không ổn định và thay đổi theo thời gian mà còn phân tích sự khác biệt giữa các nhóm cá nhân và hộ gia đình.

3. Dữ liệu và phương pháp được sử dụng

3.1 Dữ liệuCác dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên các cơ sở dữ liệu vi

mô của Khảo sát Thường xuyên Hộ gia đình (EPH) do Viện Thống kê và Tổng

Page 365: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

366 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

điều tra Quốc gia (INDEC) tiến hành. Tính đến tháng Năm năm 2003, các dữ liệu đã được thu thập vào tháng Năm và tháng Mười. Kể từ đó, việc thu thập dữ liệu được thực hiện liên tục hàng tuần, điều này cho phép lập các ước tính theo quý và nửa năm. Số liệu thu thập theo cả hai cách đã được sử dụng cho bài viết này, với một thủ tục nối (standard splicing procedure) thông thường được sử dụng để dữ liệu có thể so sánh được: dữ liệu về quý II năm 2003 đã được điều chỉnh để phản ánh các biến động trong các biến có liên quan trong thời gian từ tháng Năm 2002 tới tháng Năm năm 2003.

Tất cả các dữ liệu được thu thập liên tục cho tới quý đầu tiên của năm 2007 đã được sử dụng. Các đợt dữ liệu gồm bốn quý của năm 2004, 2005 và 2006 và quý đầu tiên của năm 2007 (chỉ có dữ liệu của một quý). Giai đoạn 2004-2007 được lựa chọn do có các đặc điểm phân phối là mức độ tập trung thu nhập tương đối ổn định trong thời gian đó (Xem Bảng 2). Các mẫu EPH bao gồm bốn nhóm luân chuyển, một nhóm vào và một nhóm ra trong các “đợt” thu thập dữ liệu khác nhau được thực hiện mỗi năm. Chỉ có thể quan sát một mẫu nhỏ của toàn bộ mẫu các hộ gia đình trong thời gian tối đa – tức là trong bốn đợt của cuộc điều tra với các hộ giữ nguyên. Chúng tôi sử dụng dữ liệu gộp (pooled data) để tăng số lượng các trường hợp và cải thiện các ước tính (Xem Bảng 4).

Bảng 4: Số hộ gia đình và số cá nhân trong quan sát

Quan sát lần đầu

Quan sát lần hai

Quan sát lần 3

Quan sát lần 4

Hộ gia đình

Cá nhân

Giai đoạn 2004-2005

Quí 1 - 2004 Quí 2 - 2004 Quí 1 - 2005 Quí 2 - 2005 2343 8200

Quí 2 - 2004 Quí 3 - 2004 Quí 2 - 2005 Quí 3 - 2005 2449 8546

Quí 3 - 2004 Quí 4 - 2004 Quí 3 - 2005 Quí 4 - 2005 2451 8472

Quí 4 - 2004 Quí 1 - 2005 Quí 4 - 2005 Quí 1 - 2006 2364 8215

Quí 1 - 2005 Quí 2 - 2005 Quí 1 - 2006 Quí 2 - 2006 2366 8382

Quí 2 - 2005 Quí 3 - 2005 Quí 2 - 2006 Quí 3 - 2006 2453 8540

Giai đoạn 2005-2007

Quí 3 - 2005 Quí 4 - 2005 Quí 3 - 2006 Quí 4 - 2006 2424 8595

Quí 4 - 2005 Quí 1 - 2006 Quí 4 - 2006 Quí 1 - 2007 2325 8175

Nguồn: Điều tra thường xuyên Hộ gia đình được thực hiện tại 31 khu đô thị (EPH), INDEC, tính toán của tác giả.

Page 366: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

367ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

3.2 Phương phápChúng tôi đo lường biến thiên của các thu nhập hiện tại quan sát được

(của các cá nhân và gia đình) xung quanh giá trị trung bình bằng cách sử dụng hệ số biến thiên (CVh).

( )h

T

t hhth y

yyCV ∑ =

−= 1

2

(1)

m là số lượng thành viên có việc làm trong ít nhất một trong các giai đoạn quan sát T trong gia đình h.

T

yy

T

tht

h

∑== 1

Biến thiên của giá trị trung bình của các hộ gia đình là trung bình của các CVs của các hộ gia đình. Vì tác động của sự không ổn định được giả định là khác nhau tùy vào dạng người nhận thu nhập và gia đình (tác động lớn hơn lên lao động tay nghề thấp và gia đình có thu nhập thấp), các ước tính được bóc tách cho cả hai trường hợp, xác định các nhóm dựa trên các cá nhân và trình độ học vấn chủ hộ.

Đối với tính di động của thu nhập, cường độ của nó ở Argentina và các biến động của nó giữa các giai đoạn đã định được phân tích trên cơ sở dịch chuyển thu nhập hộ gia đình giữa các nhóm quintile nhờ vậy có thể xác định được các quá trình khác nhau. Để khắc phục hạn chế của phương pháp này, bài viết cũng phân tích các hệ số tương quan giữa thu nhập hộ gia đình thu được từ bốn quan sát. Các mối tương quan càng nhỏ, thì sự khác biệt về thu nhập của bản thân các hộ gia đình trong hai giai đoạn càng lớn và do đó, tính di động thu nhập càng cao. Các tương quan Pearson và Spearman (xếp hạng) đã được sử dụng cho mục đích này.

Để định lượng ảnh hưởng của tính di động đối với phân phối thu nhập, chỉ số Shorrocks “điều chỉnh sự bất bình đẳng để phản ánh tính di động” được tính toán7.

7 Xem Shorrocks (1978).

Page 367: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

368 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

( ) 1)(

)(

1

−=

∑=

T

ttt

T

wI

wIWR

η (2)

trong đó I là chỉ số bất bình đẳng, w là thu nhập bình quân trong T giai đoạn, wt là thu nhập trong giai đoạn t và ηt là yếu tố trọng số được định nghĩa là tỉ trọng thu nhập của các đơn vị trong tổng thu nhập trong thời gian t đối với thu nhập trong tập hợp các giai đoạn T. R tiến tới giá trị tối đa là 0 khi tính di động bằng không và giảm khi ảnh hưởng của di động lên phân phối tăng lên.

4. Kết quả phân tích động

4.1 Lao động và sự không ổn định về thu nhậpHành vi đặc trưng của thị trường lao động Argentina trong thời gian

này vẫn là sự biến động đáng kể của thu nhập hộ gia đình và tỉ lệ ra vào thị trường lao động cao. Thực tế cho thấy các hệ số biến động của số lượng lao động có việc làm và thu nhập lao động cho thấy cả hai yếu tố trên có dao động đáng kể (Xem Bảng 5).

Bảng 5: Hệ số biến thiên của thu nhập thực của hộ và số người đi làm

Tổng Giai đoạn 2004-2005 Giai đoạn 2005-2007

Tất cả các hộTrung bình

Giới hạn dưới

Giới hạn trên

Trung bình

Giới hạn dưới

Giới hạn trên

Trung bình

Giới hạn dưới

Giới hạn trên

Số người đi làm 0.21 0.21 0.22 0.21 0.20 0.23 0.21 0.20 0.22

Thu nhập thực từ lao động 0.34 0.34 0.35 0.34 0.32 0.35 0.34 0.33 0.36

Chủ hộ có trình độ học vấn thấp

Số người đi làm 0.24 0.23 0.24 0.23 0.21 0.25 0.24 0.22 0.25

Thu nhập thực từ lao động 0.37 0.36 0.38 0.36 0.34 0.38 0.38 0.36 0.39

Page 368: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

369ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Chủ hộ có trình độ học vấn cao

Số người đi làm 0.18 0.16 0.19 0.18 0.16 0.21 0.16 0.14 0.18

Thu nhập thực từ lao động 0.29 0.28 0.30 0.30 0.28 0.33 0.28 0.26 0.30

Nguồn: Điều tra thường xuyên Hộ gia đình (EPH), INDEC, tính toán của tác giả.

Cần lưu ý rằng mức không ổn định bằng không trong một hộ gia đình - hoặc nói cách khác là mức ổn định tuyệt đối – diễn ra khi hệ số biến đổi có giá trị bằng không. Khi chỉ số này lấy giá trị trung bình 0,21 đối với thay đổi về số lượng các thành viên hộ gia đình có việc làm, và 0,34 trong trường hợp thu nhập lao động gia đình trong một khoảng thời gian 15 tháng, điều này cho thấy có biến động đáng kể về số lượng việc làm và dòng thu nhập thực tế. Điều này cũng được chứng minh bởi tỉ lệ 46% hộ gia đình có sự thay đổi về số lượng các thành viên có việc làm trong bốn quan sát.

Quan trọng hơn nữa đối với phân tích phân phối là sự khác biệt đáng kể có thể thấy giữa các hộ gia đình có thu nhập thấp và cao trong phân phối thu nhập. Các hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn thấp có mức không ổn định việc làm và biến động thu nhập trung bình cao hơn khoảng 1/3 so với hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn cao. Tỉ lệ hộ gia đình có thay đổi về số lượng thành viên có việc làm là 50% cho nhóm thấp và 39% cho nhóm cao.

Mức chênh lệch về tình trạng không ổn định này giữa các nhóm hộ gia đình khác nhau không thu hẹp trong giai đoạn tiến hành phân tích, qua đó phản ánh sự tồn tại dai dẳng của rủi ro không đồng đều về việc làm và thu nhập. Mức chênh lệch về rủi ro thu nhập có thể là do triển vọng việc làm của những người có trình độ học vấn cao đã được cải thiện hơn trong suốt toàn bộ thời gian này, như đã đề cập trong phần trước. Nói cách khác, cơ hội việc làm cho người lao động có trình độ học vấn thấp ít đi có thể cũng dẫn đến tỉ lệ việc làm không ổn định lớn hơn - hầu hết là việc phi chính thức - cho những người lao động này.

Để bổ sung cho việc đánh giá quy mô của hiện tượng không ổn định việc làm, chúng tôi cũng đã nghiên cứu quá trình việc làm của các cá nhân. Phân tích này xác nhận mức độ không ổn định cao vừa đề cập. Thực vậy, nghiên cứu cũng cho thấy 38% những người có việc làm trong ít nhất là một trong bốn quan sát của giai đoạn tiến hành phân tích có quá trình làm việc dở dang

Page 369: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

370 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

(Xem Bảng 6). Hơn nữa, cứ mười cá nhân thì gần bốn người thất nghiệp trong ít nhất một lần trong bốn quan sát thực hiện trong suốt thời gian 15 tháng.

Bảng 6: Tình trạng bất ổn định trong lao động

(%)

% trong quintile nghèo nhất

trong ít nhất một lần quan

sát

% trong hai

quintile nghèo

nhất trong ít nhất

một lần quan sát

% trình độ học

vấn thấp nhất

% lao động không đăng ký trong ít

nhất một lần quan

sát

% nam giới

% chủ hộ Tuổi

Người đi làm trong các quan sát lần 1, 2, 3 và 4

62.0 13 31 48 36 62 62 40

Người đi làm trong các quan sát lần 2 hoặc 3

2.8 47 67 62 54 34 25 36

Người đi làm trong các quan sát lần 1

4.1 45 68 65 64 39 12 28

Người đi làm trong các quan sát lần 2

5.6 46 68 62 60 33 17 31

Người đi làm trong 2 lần quan sát

2.9 51 69 61 46 30 33 38

Người đi làm trong các quan sát lần 1 và 2

4.7 42 54 54 64 43 16 30

Người đi làm trong các quan sát lần 3 và 4

5.0 53 74 68 67 46 24 33

Người đi làm trong 3 lần quan sát

3.0 51 71 63 58 40 40 38

Người đi làm trong các quan sát lần 1, 2 và 3

4.2 47 52 58 66 52 31 34

Người đi làm trong các quan sát lần 2, 3 và 4

5.6 53 66 66 65 52 41 37

Tổng 100.0

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Vì chúng ta đang đề cập đến một giai đoạn tăng trưởng kinh tế nên một mức độ không ổn định thu nhập nhất định được dự kiến do việc làm được tạo ra. Mặc dù hiệu ứng này không thể tách riêng do đặc điểm của dữ liệu, vẫn có thể ước tính được hiệu ứng này. Một cách trực tiếp là loại ra khỏi các nhóm

Page 370: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

371ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

lao động được coi là không ổn định, những người lao động chuyển từ thất nghiệp sang có việc làm - và không loại những người di chuyển theo chiều ngược lại. Điều này có nghĩa là giả định rằng những người có việc làm sẽ không bị thất nghiệp. Với điều chỉnh này, 60% người lao động ban đầu được xác định là không ổn định vẫn ở trong tình trạng đó.

Việc làm không ổn định được coi là có liên quan tới vị trí thấp hơn trong phân phối thu nhập, phản ánh tính chất không tự nguyện của tình trạng không ổn định này. Có thể thấy rằng chỉ có 13% người có việc làm trong suốt toàn bộ thời gian này nằm trong nhóm 20% những người nghèo nhất trong phân phối thu nhập hộ gia đình ở một trong bốn quan sát. Tỉ lệ này là trên 40% và thậm chí trên 50% đối với phần lớn quá trình làm việc của những người có công ăn việc làm không ổn định. Nếu chúng ta mở rộng ngưỡng phân tích tới hai nhóm quintile thấp nhất, tỉ lệ thu được là 1/3 cho quá trình làm việc ổn định và 2/3 và cho quá trình không ổn định. Ngoài ra còn có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm liên quan đến chất lượng việc làm tìm được. Trong số những người luôn luôn có việc làm, tỉ lệ người lao động làm việc phi chính thức ít nhất một lần là 36%, trong khi tỉ lệ này dao động trong khoảng 46% và 67% trong số các nhóm có việc làm nhưng không ổn định.

Tình trạng không ổn định lao động có tác động lớn hơn đối với các nhóm lao động có mức độ giáo dục thấp và phổ biến hơn với những người không là chủ hộ như thanh niên và phụ nữ. Các bằng chứng về những người này cho thấy những hạn chế mà các hộ gia đình gặp phải liên quan đến cơ chế để ổn định thu nhập dựa trên việc làm của các thành viên không phải là chủ hộ. Trong mọi trường hợp, tỉ lệ chủ hộ gia đình trung bình chiếm một phần ba số người lao động có quá trình làm việc không ổn định đã nói lên quy mô của hiện tượng này và hậu quả của nó đối với rất nhiều hộ gia đình.

Một cách khác để đánh giá mức độ mà sự không ổn định việc làm gắn với tình trạng thiếu việc làm là thông qua phân tích việc luân chuyển giữa các loại hình nghề nghiệp khác nhau. Phân tích này cho thấy một tình trạng phù hợp với miêu tả về thị trường lao động phân khúc. Bảng 7 tóm tắt ngắn gọn các khả năng chuyển đổi việc làm khác nhau sau 3, 12 và 15 tháng đối với người lao động có việc làm tại một số thời điểm trong giai đoạn nghiên cứu. Như có thể thấy, hầu hết những người không có việc làm

Page 371: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

372 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

trong quan sát đầu tiên đã không thể tìm được một công việc chính thức - ổn định hoặc công việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Trên thực tế, sau 15 tháng, 32% lao động vẫn thất nghiệp và 37% có việc làm bấp bênh. Chỉ có 12% tìm được công việc có thu nhập từ lương và có đăng kí. Tình trạng của những người có việc làm bấp bênh vào đầu giai đoạn cũng tương tự. Mười lăm tháng sau đó, chỉ có 17% tìm được việc làm có đăng kí bảo hiểm xã hội, trong khi 53% vẫn làm việc không có bảo hiểm xã hội. Mặt khác, người lao động có thu nhập không phải từ lương có mức độ thay đổi ít hơn: 63% người lao động có thu nhập không từ lương vẫn còn ở trong tình trạng đó sau 15 tháng, trong khi chỉ có 5,5% tìm được công việc có đăng kí. Ngược lại, 89% người lao động hưởng lương có đăng kí vẫn duy trì tình trạng trong thời kỳ này.

Bảng 7: Chuyển đổi việc làm (các khoảng thời gian khác nhau) (%)

Loại hình ban đầu Loại hình cuối cùngQuan sát lần 2 (3

tháng)Quan sát lần 3

(12 tháng)Quan sát lần 4

(15 tháng)

Không hưởng lương Không hưởng lương 69.1 63.8 63.4

Lao động có đăng ký 2.5 4.7 5.5

Lao động không đăng ký 11.6 14.0 13.1

Chương trình việc làm 1.8 1.1 1.3

Không đi làm 15.0 16.4 16.7

Tổng 100 100 100

Lao động có đăng ký Non-salary 1.3 1.9 2.1

Lao động có đăng ký 92.9 89.9 89.2

Lao động không đăng ký 3.5 4.8 5.4

Chương trình việc làm 0.0 0.0 0.0

Không đi làm 2.3 3.4 3.3

Tổng 100 100 100

Lao động không đăng ký

Không hưởng lương 8.2 9.8 9.8

Lao động có đăng ký 8.1 14.9 16.9

Lao động không đăng ký 63.2 55.9 52.7

Chương trình việc làm 2.0 1.2 1.4

Non-employed 18.5 18.1 19.3

Tổng 100 100 100

Page 372: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

373ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Chương trình vệc làm Không hưởng lương 4.1 6.1 5.7

Lao động có đăng ký 0.5 1.6 2.2

Lao động không đăng ký 9.0 13.2 15.9

Chương trình việc làm 71.0 54.2 48.3

Không đi làm 15.4 24.9 28.0

Tổng 100 100 100

Không đi làm Không hưởng lương 12.0 14.5 16.5

Lao động có đăng ký 4.4 10.8 11.8

Lao động không đăng ký 23.5 34.9 37.3

Chương trình việc làm 2.6 2.8 2.8

Không đi làm 57.6 37.0 31.6

Tổng 100 100 100

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Một cách khác để đánh giá động thái này là xác định loại nghề nghiệp ban đầu. Bảng 8 cho thấy khoảng 20% người hưởng lương có đăng kí là từ một nghề nghiệp khác chuyển sang, chủ yếu là từ các công việc không đăng kí. Và tỉ lệ chuyển việc cao chuyển từ các nghề không đăng kí sang thất nghiệp.

Bảng 8: Chuyển đổi việc làm (khoảng thời gian 15 tháng)

Loại hình cuối cùng Loại hình đầu tiên % trong loại hình cuối cùng

Không hưởng lương

Không hưởng lương 11.0%

Lao động có đăng ký 0.7%

Lao động không đăng ký 2.2%

Chương trình việc làm 0.3%

Không đi làm 3.5%

Tổng 17.7%

Lao động có đăng ký

Không hưởng lương 0.9%

Lao động có đăng ký 29.8%

Lao động không đăng ký 3.8%

Chương trình việc làm 0.1%

Page 373: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

374 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Không đi làm 2.5%

Tổng 37.2%

Lao động không đăng ký

Không hưởng lương 2.2%

Lao động có đăng ký 1.8%

Lao động không đăng ký 12.2%

Chương trình việc làm 0.8%

Không đi làm 7.9%

Tổng 25.0%

Chương trình việc làm

Không hưởng lương 0.2%

Lao động có đăng ký 0.0%

Lao động không đăng ký 0.3%

Chương trình việc làm 2.6%

Không đi làm 0.6%

Tổng 3.7%

Không đi làm

Không hưởng lương 2.9%

Lao động có đăng ký 1.1%

Lao động không đăng ký 4.4%

Chương trình việc làm 1.5%

Non-employed 6.6%

Subtotal Không đi làm 16.4%

Tổng 100.0%

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Tóm lại, mặc dù các chỉ số lao động đã cải thiện đáng kể trong giai đoạn phân tích, thị trường lao động Argentina vẫn cho thấy thiếu nhu cầu đối với lao động chất lượng cao. Thực tế là nguồn cung lao động dư thừa luân chuyển giữa thất nghiệp và các công việc ngắn hạn trong các ngành nghề phi chính thức.

4.2 Tính di động và tình trạng bất bình đẳngNhư đã phân tích ở trên, từ năm 2004 tới năm 2007 tình trạng bất bình

đẳng giảm vừa phải trong khi thu nhập biến thiên mạnh. Thông thường, sự

Page 374: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

375ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

biến thiên thu nhập dẫn đến sự dịch chuyển vị trí tương đối của người lao động và/hoặc khoảng cách giữa các thu nhập của họ. Điều này chủ yếu diễn ra khi phân tích các biến cố lao động như các giai đoạn thất nghiệp, trong nhiều trường hợp đi kèm với việc thiếu thu nhập. Do sự bất bình đẳng – được đo theo cách tĩnh - đã không thể hiện những thay đổi lớn trong giai đoạn phân tích nên chúng tôi quyết định nghiên cứu quy mô của tính di động gắn với các biến động thu nhập.

Nhiều phương pháp được sử dụng để phân tích tính di động của thu nhập. Đầu tiên, chúng tôi phân tích sự chuyển dịch của các hộ gia đình giữa các nhóm quintile thu nhập. Điều này cho phép ước tính sơ bộ về mức độ biến đổi thu nhập dẫn đến thay đổi trong phân phối. Bảng 9 cho thấy hai ma trận dịch chuyển tóm tắt những thay đổi diễn ra giữa các nhóm quintile thu nhập trong khoảng thời gian ba tháng - trong trường hợp đầu tiên - giữa các quan sát 1 và 2 - khoảng thời gian dài hơn là 15 tháng - trong trường hợp thứ hai - giữa quan sát 1 và 4. Việc so sánh hai cấu trúc cho thấy tình trạng khá ít di chuyển, đặc biệt là ở hai cực của phân phối. Trên thực tế, 71% các cá nhân vẫn nằm trong nhóm thấp nhất trong thời gian ngắn, và con số này là 66% trong khoảng thời gian dài. Trong trường hợp của nhóm giàu nhất, tỉ lệ 79% cho giai đoạn ngắn và 76% cho giai đoạn dài. Khi phạm vi được mở rộng tới các nhóm thu nhập thấp thứ hai và nhóm thu nhập cao thứ hai, tỉ lệ đối với giai đoạn dài là khoảng 90%. Điều này có nghĩa rằng sau 15 tháng, hầu hết các hộ gia đình có thu nhập cao hơn/thấp hơn vẫn là những hộ trong quan sát ban đầu.

Bảng 9: Ma trận chuyển đổi

Quan sát lần 1 - 2 Khoảng thời gian 3 tháng)

Quintile thu nhập cuối cùng

Quintile thu nhập lúc đầu 1 2 3 4 5 Total

1 70.6 21.5 6.8 0.8 0.3 100

2 21.3 53.0 19.1 5.7 0.9 100

3 6.2 20.0 51.5 19.4 3.0 100

4 0.7 4.0 19.2 58.6 17.5 100

5 0.6 1.2 3.7 16.0 78.5 100

Page 375: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

376 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Quan sát lần 1 - 4 khoảng thời gian 15 tháng)

Quintile thu nhập cuối cùng

Quintile thu nhập lúc đầu 1 2 3 4 5 Total

1 65.5 23.1 8.6 2.0 0.8 100

2 25.6 44.4 21.1 7.2 1.7 100

3 6.3 23.8 39.7 25.7 4.4 100

4 1.5 7.1 26.3 47.4 17.8 100

5 0.5 1.4 4.4 18.0 75.6 100

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Tuy nhiên, như đã đề cập, một trong những hạn chế của các ma trận chuyển dịch là chúng không phản ánh các biến động thu nhập diễn ra trong nội bộ các nhóm quintile. Vì vậy, chúng tôi đã phân tích bổ sung thông qua nghiên cứu các giá trị của các hệ số tương quan Pearson và Spearman về phân phối thu nhập hộ gia đình. Bảng 10 trình bày cả hai hệ số phản ánh các khoảng thời gian khác nhau. Mức độ tương quan là cao và phù hợp với bối cảnh của tính di động thấp mô tả ở trên. Không chỉ các biến động về thứ tự thu nhập – được phân tích với hệ số tương quan thứ hạng Spearman - không cao mà các biến động về khoảng cách giữa các thu nhập cũng thấp. Ngoài ra, mức giảm nhẹ mức độ tương quan có thể diễn ra khi mở rộng khoảng thời gian giữa hai phân phối. Tuy nhiên, mức giảm này là rất nhỏ và có ít tính hệ thống trong trường hợp của hệ số Pearson. Tóm lại, có thể kết luận rằng 80% người lao động đã không thay đổi vị trí của họ trong phân phối thu nhập trong một khoảng thời gian 15 tháng.

Bảng 10: Hệ số tương liên về thu nhập từ lao động của các hộ gia đình

Quan sát lần 1 - 2 (khoảng thời gian

3 tháng)

Quan sát lần 2 - 3 (khoảng thời gian

9 tháng)

Quan sát lần 1 - 3 (khoảng thời gian

12 tháng)

Quan sát lần 1 - 4 (khoảng thời gian

15 tháng)

Pearson 0.826 0.809 0.786 0.810

Spearman 0.852 0.828 0.813 0.801

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Page 376: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

377ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Nhìn chung, kết quả của hai phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, có tính tới bối cảnh kinh tế tăng trưởng trong những năm này, cho thấy sự năng động của thị trường lao động có tác động hạn chế tới mức di động thu nhập. Điều này là phù hợp với mức độ thay đổi tương đối ít của vị trí của các hộ gia đình trong phân phối thu nhập. Thực tế là các kết quả này có thể được giải thích là do tính chất phân khúc mạnh mẽ giữa các hộ gia đình làm hạn chế các cơ hội của những người có nguồn lực thấp hơn trong việc cải thiện vị trí của họ trong việc phân phối thu nhập, cả vị trí tuyệt đối và tương đối. Như đã nêu trong phần phân tích quá trình lao động, sự bất ổn lao động cao ngụ ý việc người lao động phải làm các công việc có chất lượng và thu nhập thấp. Sau đó, hành vi này chuyển từ cá nhân sang các hộ gia đình vì các hộ thiếu khả năng ổn định thu nhập và/hoặc các thực hiện các cơ chế bù thu nhập.

Trong những năm này, Argentina đã ghi nhận biến đổi đáng kể về thu nhập lao động, thể hiện qua mức phổ biến của tình trạng bất động thu nhập, cả theo xếp hạng và theo khoảng cách. Ngoài ra, như đã trình bày, phân phối thu nhập hiện tại vẫn ổn định. Nhìn chung, cả hai bằng chứng này cho thấy rằng mức độ tập trung của thu nhập “thường xuyên” hơn có hình thái tương tự, và rằng tính di động của thu nhập chỉ có tác dụng không đáng kể đối với tình trạng bất bình đẳng. Để định lượng tác động này, chúng tôi sử dụng biện pháp “điều chỉnh sự bất bình đẳng để phản ánh tính di động” được mô tả trong phần phương pháp. Như đã được nêu ở trên, chúng tôi sử dụng hệ số Gini để phản ánh sự bất bình đẳng.

Mức điều chỉnh sự bất bình đẳng để phản ánh tính di động là khoảng 5% cho toàn bộ nhóm hộ gia đình. Hơn nữa, không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ lớn của điều chỉnh giữa điểm đầu và điểm cuối của thời kỳ phân tích (Xem Bảng 11). Có lẽ việc các điều chỉnh sự bất bình đẳng tĩnh để phản ánh mức di động của thu nhập lấy giá trị nhỏ phản ánh sự ít thay đổi vị trí hộ gia đình đã được đề cập tới trong phân phối thu nhập.

Page 377: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

378 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bảng 11: Hệ số Gini về bất bình đẳng trong thu nhập từ lao động của các hộ gia đình

TổngGiai đoạn

2004-2005Giai đoạn

2005-2007

Tất cả các hộ

Hệ số Gini của thu nhập trung bình 0.463 0.452 0.460

Trung bình của hệ số Gini theo chiều ngang 0.488 0.479 0.484

Hệ số R: điều chỉnh sự bất bình đẳng để di động (%)

-5.2% -5.8% -4.8%

Hộ gia đình có chủ hộ dưới 65 tuổi

Hệ số Gini của thu nhập trung bình 0.514 0.509 0.510

Trung bình của hệ số Gini theo chiều ngang 0.539 0.535 0.534

Hệ số R: điều chỉnh sự bất bình đẳng để di động (%)

-4.6% -4.9% -4.5%

Nguồn: Tính toán của tác giả.

5. Kết luận

Sự phục hồi kinh tế của Argentina kéo theo sự tăng trưởng đáng kể của việc làm và tiền lương trong bối cảnh thị trường lao động được cải thiện. Tỉ lệ người lao động đăng kí trong hệ thống bảo hiểm xã hội đã tăng trong khi tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm. Đối với phân tích phân phối, mặc dù nghèo tuyệt đối giảm mạnh nhưng bất bình đẳng vẫn còn ở mức cao sau mức giảm ban đầu đáng kể.

Do đặc điểm này của phân phối, chúng tôi đã tìm hiểu một giai đoạn trong đó phân phối thu nhập có mức ổn định cao hơn, giai đoạn 2004-2007, nhờ đó chúng tôi phát hiện một số yếu tố dường như có tác động đáng kể tới phân phối. Trong các yếu tố này, chúng tôi đã chỉ ra rằng các biến động việc làm có xu hướng có lợi cho cá nhân có trình độ học vấn cao hơn. Nhìn chung, kết quả thu được cho thấy các hộ gia đình với các nguồn lực thấp đã không được hưởng một cách đầy đủ các lợi ích của tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác, thành viên các hộ gia đình này có tương đối ít cơ hội việc làm hơn và khi họ có việc thì chất lượng công việc không cao.

Page 378: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

379ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Các bằng chứng rút ra từ dữ liệu động khẳng định dự đoán này. Trên thực tế, hộ gia đình mà chủ hộ có tay nghề thấp thường đối mặt với mức bất ổn lao động cao hơn và biến động thu nhập lớn hơn - trung bình cao hơn khoảng 1/3- so với các hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn. Hơn nữa, sự chênh lệch về tình trạng không ổn định này giữa các nhóm hộ gia đình khác nhau không thu hẹp trong giai đoạn nghiên cứu, điều này phản ánh sự tồn tại dai dẳng của các mức độ rủi ro khác nhau về việc làm và thu nhập.

Sự bất ổn lao động đi kèm với tình trạng thiếu dịch chuyển thu nhập khá phổ biến. Các kết quả này chỉ ra rằng chênh lệch thu nhập giữa các hộ gia đình không thay đổi mặc dù có sự phục hồi kinh tế. Nói một cách chính xác hơn, khi quy mô điều chỉnh bất bình đẳng tĩnh để phản ánh tính di động thu nhập là 5% thì vị trí hộ gia đình trong phân phối thu nhập có xu hướng chậm dịch chuyển.

Các kết quả này dường như cho thấy mức độ bất bình đẳng cao tại Argentina là kết quả của những khó khăn liên tục của những người lao động tay nghề thấp trong việc tìm việc làm chính thức.

Tài liệu tham khảo

Arrow, K.J. (1970): Essays in the Theory of Risk Bearing, Amsterdam, North-Holland.

Atkinson, A. (1970): On the measurement of inequality, Journal of Economic Theory, vol. 2, No. 3, Amsterdam, Elsevier.

Ayala, L. y M. Sastre (2002) La medición de la movilidad de ingresos: enfoques e indicadores, Revista de Economía Pública, 162 (3/2002) 101-131, Instituto de Estudios Fiscales.

Beccaria, L. y F. Groisman (2009) Argentina Desigual, Ed. Prometeo, Buenos Aires.

Burgess, S., K. Gardiner and others (2000): Measuring Income Risk, CASE Paper, No. 40, London, Centre for Analysis of Social Exclusion, London School of Economics.

Devicienti, F., Groisman, F. and Poggi, A. (2010) Are Informality and

Page 379: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

380 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Poverty Dynamically Interrelated? Evidence from Argentina, en Research on Economic Inequality, Vol. 18.

Frenkel, R. y M. Rapetti (2008): Five years of competitive and stable real exchange rate in Argentina, 2002-2007, Internacional Review of Applied Economics, 22:2, 215 - 226.

Groisman, F. (2008) Distributive effects during the expansionary phase in Argentina (2002-2007), Cepal Review 96.

Hussmanns, R (2005) Measuring the informal economy: From employment in the informal sector to informal employment, Working Paper No. 53, ILO, Geneva.

International Labour Office (ILO) (1972) Employment, Incomes and Equality: a strategy for increasing productive employment in Kenya, Geneva.

Shorrocks, A.F. (1978): Income inequality and income mobility, Journal of Economic Theory, vol. 19, No. 2, Amsterdam, Elsevier.

Tokman, V. (2007): Informalidad, inseguridad y cohesión social en América Latina CEPAL - Serie Políticas sociales No 130, Santiago de Chile.

Page 380: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

381ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

3.3

SỰ DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ

PHI CHÍNH THỨC TẠI THÁI LAN

Xavier Oudin

Mục đích của bài viết là phân tích diễn biến việc làm phi chính thức ở Thái Lan trong hơn ba thập kỉ tăng trưởng mạnh mẽ và công nghiệp hóa nhanh chóng, ngoại trừ những năm khủng hoảng (1997-1999). Đặc biệt, giải thích một điều có vẻ nghịch lí là việc làm phi chính thức vẫn tồn tại song song với hình thái tăng trưởng dựa trên đầu tư công nghiệp, dịch vụ và sự phát triển của việc làm được trả lương.

Kể từ đầu những năm 1970, GDP bình quân đầu người đã tăng trưởng nhanh chóng: trung bình hàng năm là 4,2% trong các năm 1970-1986 và 8,2% trong các năm 1978-1996. Sự sụt giảm mạnh của GDP trong cuộc khủng hoảng châu Á không kéo dài và tăng trưởng lại tiếp tục từ năm 1999. Từ năm 2000 đến năm 2008, tăng GDP bình quân đầu người đạt 4% mỗi năm1. Trong vòng chưa đầy 40 năm, GDP bình quân đầu người ở Thái Lan đã tăng gấp ba, trong khi dân số tăng gấp đôi.

Trong phần đầu của bài viết, chúng tôi xem xét các thay đổi của thị trường lao động gắn với tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan. Sự tăng trưởng này, chủ yếu do xuất khẩu và phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài, đã nhanh chóng tạo thêm nhiều việc làm được trả lương và làm giảm số việc làm phụ việc gia

1 Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới.

Page 381: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

382 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

đình trong nông nghiệp. Khu vực phi chính thức (phi nông nghiệp) từng bước được duy trì.

Trong phần thứ hai, chúng tôi nghiên cứu dữ liệu theo thời gian từ các cuộc điều tra do các CELS (Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu Lao động, Đại học Chiang Mai) và IRD thực hiện trong năm 2004 đối với lao động trong các ngành công nghiệp và trong năm 2005 đối với lao động độc lập. Dựa trên các câu hỏi về sự thay đổi việc làm, chúng tôi có thể rõ hơn về sự phát triển hiện tại và nhất là giải thích tại sao khu vực phi chính thức vẫn tồn tại phổ biến tại Thái Lan.

Trong suốt thời kỳ công nghiệp và tăng trưởng giai đoạn 1970-1996, khu vực phi chính thức tồn tại khá phổ biến, mặc dù các doanh nghiệp chính thức thu hút một lượng lớn lao động. Ngoài ra, có vẻ như kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng châu Á, khu vực phi chính thức lại mở rộng thêm. Điều này kéo theo sự suy giảm việc làm nông nghiệp và có thể do mong muốn của người lao động Thái Lan tìm những công việc độc lập.

1. Diễn biến của thị trường lao động trong 40 năm

Phần đầu tiên dựa trên dữ liệu từ các LFS (điều tra lực lượng lao động) thực hiện từ năm 1969, hai lần và sau đó là bốn lần một năm của Cục Thống kê Quốc gia (NSO) Thái Lan. Chúng tôi đã thiết lập các chuỗi thời gian từ các bảng khảo sát được công bố vào tháng Tám hàng năm cho giai đoạn cao điểm của hoạt động nông nghiệp. Các dữ liệu được điều chỉnh để phản ánh các thay đổi về khái niệm và phân loại, và chỉnh sửa để khắc phục các lỗi về đo lường theo thời gian2.

Mặc dù chưa hoàn hảo, cuộc khảo sát cho phép khảo sát bốn thập kỉ thay đổi cơ cấu thị trường lao động.

Bối cảnh của quá trình chuyển đổi nhân khẩuCác thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Thái Lan đã trải qua một quá

trình chuyển đổi nhân khẩu học rất nhanh. Mức sinh giảm từ bảy con trên

2 Các chuỗi dữ liệu này tạo nên cơ sở dữ liệu do CELS thiết lập. Tất cả số liệu được nêu trong bài viết này, trừ khi được nêu rõ, được lấy từ Cơ sở dữ liệu của CELS.

Page 382: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

383ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

một phụ nữ vào năm 1965 xuống hai con vào năm 1995 (kể từ đó mức sinh này xuống thấp hơn tỉ lệ sinh). Điều này dẫn đến thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu tuổi của dân số và giảm đáng kể tỉ lệ phụ thuộc3.

Các thay đổi này tác động đến thị trường lao động thông qua việc tăng nguồn cung lao động dồi dào trong một thời gian khi các nhóm tuổi sinh ra trước khi mức sinh giảm gia nhập thị trường lao động. Nghĩa là, cho đến cuối những năm 1980. Sau đó, mức tăng cung lao động chậm lại, đặc biệt là do tuổi tham gia lao động tăng do thời gian học trung bình dài hơn. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng năm 1997 làm giảm tỉ lệ việc làm trong vài năm, đặc biệt đối với phụ nữ.

Sự sụt giảm mức sinh cũng ảnh hưởng đến nhu cầu giáo dục khi tuổi giáo dục bắt buộc tăng từ 4 lên 6 năm vào năm 1982 và 9 vào năm 1990. Số năm đi học bình quân tăng từ 6 vào đầu những năm 1970 lên 12 năm đối với nhóm ra đời vào những năm 1990 và hiện nay đang bắt đầu tham gia thị trường lao động. Tỉ lệ nhóm tuổi học đại học tăng từ 10% năm 1975 lên 47% vào năm 2005 (Cơ sở dữ liệu CELS). Về nguyên tắc nhóm thanh niên đang bước vào thị trường lao động được đào tạo tốt hơn và có tay nghề cao hơn so với thế hệ trước.

Cũng trong thời gian này, lực lượng lao động già đi, trở nên ít linh hoạt và đòi hỏi nhiều hơn. Sự gia tăng tuổi tác tăng tốc vào năm 1990 do tỉ trọng ngày càng tăng của các nhóm tuổi lớn hơn và độ tuổi trung bình gia nhập thị trường lao động cao hơn. Độ tuổi trung vị của lực lượng lao động tăng từ 30 vào năm 1970 lên 39 vào năm 2008. Với số lượng ít hơn và được đào tạo tốt hơn, thanh niên có kỳ vọng khác với những người thuộc thế hệ trước. Họ ít chấp nhận các công việc lặt vặt, yêu cầu cao hơn, mong muốn tiêu chuẩn sống tốt hơn và nhạy cảm hơn với bất bình đẳng. Nhóm người lớn tuổi hơn, cũng là nhóm đông nhất (40 tuổi trở lên hiện chiếm 50% dân số làm việc so với 29% năm 1970) ngại dịch chuyển và có những ràng buộc tài chính đáng kể như thanh toán chi phí nhà ở và giáo dục của con cái.

Sự phát triển của dân số trong độ tuổi lao độngTrong vòng chưa đầy 40 năm, lực lượng này đã tăng gấp đôi, từ 18 triệu

năm 1970 lên 38 triệu năm 2008 (Xem Đồ thị 1). Từ năm 1970 đến cuối năm

3 Tỉ lệ phụ thuộc là tỉ lệ giữa nhóm dân cư dưới 15 tuổi và nhóm từ 65 tuổi trở lên trên nhóm dân cư trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi).

Page 383: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

384 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1980, tăng trưởng hàng năm cao hơn 3%, tương đương với 700.000 việc làm mới mỗi năm. Trong những năm 1990, dân số trong độ tuổi lao động không tăng và khi tăng trở lại thì tốc độ chậm hơn vào khoảng 1,3% mỗi năm trong thập kỉ sau (2001-2010).

Trong suốt thời kỳ này, trừ giai đoạn 12 tháng sau cuộc khủng hoảng (tháng Bảy năm 1997), tỉ lệ thất nghiệp là không đáng kể. Tỉ lệ thất nghiệp (1-2%) thậm chí còn thấp hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. Cũng có một tỉ lệ nhỏ thất nghiệp theo mùa.

Đồ thị 1: Diễn biến của lực lượng lao động, 1970-2008

24,00022,00020,00018,00016,00012,00010,000

8,0006,0004,0002000

0

1970

1972

1974

1976

1978

1980

1982

1984

1986

1988

1990

1992

1994

1996

1998

2000

2002

2004

2006

2008

*Đơn vị nghìn. Nguồn: Cơ sở dữ liệu CELS; tính toán của tác giả.

Các thay đổi trong nông nghiệpDân số làm việc trong nông nghiệp khá lớn: 79% lực lượng lao động

vào năm 1975 và 63% vào năm 1990. Kể từ đó, tỉ lệ này giảm rất nhanh (42% năm 2008). Cho đến năm 1990, tức là trong thời kì tăng trưởng mạnh mẽ của lực lượng lao động, nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút người lao động. Khi cung lao động giảm, nông nghiệp ngừng thu hút lao động. Như vậy, nông nghiệp chứ không phải là khu vực phi chính thức đã giúp điều tiết sự phát triển của lực lượng lao động4. Đất

4 Các tài liệu nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của khu vực phi chính thức trong việc thu hút lao động dư thừa (Castel và Portes, 1989). Sự năng động của nông nghiệp của Thái Lan và việc nông nghiệp sử dụng một bộ phận quan trọng lao động trong độ tuổi lao động dường như là đặc tính của nước này.

Page 384: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

385ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

canh tác mở rộng song song với tình trạng mất rừng, điều này khiến quy mô trung bình của các trang trại không đổi (Phélinas, 2002).

Sự sụt giảm số lượng lao động trong nông nghiệp kể từ năm 1991 không xảy ra theo kiểu dịch chuyển hàng loạt nông dân không có đất, mà là do các thế hệ lớn tuổi không có người thay thế. Động thái này chỉ ảnh hưởng đến những người phụ việc trong gia đình, các thể loại lao động khác (người sử dụng lao động, lao động độc lập và nhân viên hưởng lương) tiếp tục tăng. Số lượng các trang trại vẫn tiếp tục tăng (Xem Đồ thị 2). Tuy nhiên, số lượng việc làm trong mỗi trang trại đã giảm và các trang trại trung bình chỉ còn hai vợ chồng, không có con cái phụ việc. Con cái của các nông dân không còn làm việc với cha mẹ của mình mà chuyển ra thành phố để tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp. Cho đến nay, đối tượng này vẫn cung cấp lực lượng lao động cho công nghiệp và khu vực phi chính thức, nhưng không có sự xua đuổi ở quy mô lớn những nông dân không có đất.

Đồ thị 2: Số người làm nghề nông và quy mô trung bình của các trang trại *

*Số người làm nghề nông là tổng số những người lao động độc lập và những người sử dụng lao động; quy mô trung bình là thương của số người lao động chia cho số trang trại;

Nguồn: Cơ sở dữ liệu CELS; tính toán của tác giả.

Mặc dù chủ nghĩa tư bản nông nghiệp đã phát triển (đặc biệt là trong vùng đồng bằng trung tâm), nông nghiệp Thái Lan vẫn chủ yếu dựa vào nông dân. Số

Page 385: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

386 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

lượng lao động hưởng lương và số người sử dụng lao động trong nông nghiệp đã tăng đáng kể. Số các trang trại có lao động hưởng lương (số lượng người sử dụng lao động) tăng từ dưới 60.000 năm 1970 lên hơn 300.000 vào năm 1990, con số này dao động từ 300.000 và 400.000 kể từ đó. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm chưa đến 5% số trang trại. Số người làm công hưởng lương trong nông nghiệp, chỉ chiếm 3% lực lượng lao động nông nghiệp (nửa triệu người) vào năm 1970 đã tăng lên 10% vào năm 1990 và 16% trong năm 2008 (2,5 triệu)5.

Điều tiết thị trường lao độngCho đến năm 1990, tất cả các hình thức việc làm góp phần “hấp thụ” lực

lượng trong độ tuổi lao động đang phát triển nhanh. Các công việc hưởng lương được tạo ra nhiều hơn, còn công việc phụ việc gia đình tạo ra ít hơn. Số lượng lao động độc lập tăng ở mức trung bình. Từ năm 1991, số người phụ việc gia đình, đặc biệt là trong nông nghiệp, giảm mạnh. Mức tăng lượng lao động hưởng lương kéo dài cho đến năm 1997. Sau khi giảm mạnh tại thời điểm khủng hoảng, mức gia tăng này tiếp tục cho đến bây giờ, với một tốc độ chậm hơn so với những năm trước khủng hoảng. Năm 2006 có 16 triệu lao động hưởng lương trong đó 3 triệu làm việc trong khu vực công, so với 2 triệu vào năm 1970. Mức gia tăng của những lao động độc lập (tự làm chủ hoặc người sử dụng lao động), mặc dù tăng ít hơn nhưng vẫn tiếp tục và không bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng.

Đồ thị 3: Diễn biến của tổng số lao động làm việc theo tình trạng, 1969-2008

Nguồn: Cơ sở dữ liệu CELS; tính toán của tác giả.

5 Tuy nhiên số lao động hưởng lương trong nông nghiệp không được thống kê đầy đủ. Đúng vậy, ngày càng có nhiều lao động hưởng lương người nước ngoài (Myanmar, Campuchia, Lào) làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Hoặc các điều tra việc làm tính quá thấp nhóm đối tượng này.

Page 386: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

387ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Năm 2008, nhân viên hưởng lương chiếm chưa đến một nửa số việc làm. Nhân viên khu vực tư nhân chiếm 35% và khu vực công chiếm 9% dân số lao động. Những lao động độc lập vẫn chiếm 1/3 số việc làm từ hơn ba thập kỉ nay. Tỉ lệ này giảm trong những năm 1980 và lại tăng lên trên mức của năm 1970 một chút. Cuối cùng, số lượng phụ việc gia đình đã giảm từ 12,5 triệu năm 1990 xuống dưới 8 triệu năm 2008. Mức giảm này ứng với mức tăng số việc làm hưởng lương trong cùng kỳ.

Bảng 1: Phân bố dân số trong độ tuổi lao động theo tình trạng, 1970-2008 (%)

1970 1990 2008

Hưởng lương 13,6 29,6 43,6

Người sử dụng lao động và làm việc độc lập 32,9 30,5 34,3

Phụ việc gia đình 53,5 39,9 22,1

Tổng số (nghìn) 17 784 31 531 37 499

Nguồn: Cơ sở dữ liệu CELS; tính toán của tác giả.

Do tăng trưởng kinh tế, nhất là tăng trưởng dựa vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhu cầu lao động luôn cao, ngoại trừ từ cuối năm 1997 đến 1999. Tuy nhiên, cung lao động, với sự tham gia của nhóm người sinh ra trước khi mức sinh giảm là rất cao trong hai mươi năm, từ năm 1970 đến 1990. Nhờ việc làm trong gia đình trong các trang trại mà tỉ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức thấp và tỉ lệ làm việc vẫn cao.

Tình hình việc làm phi nông nghiệp và ước tính việc làm trong khu vực phi chính thức

Do không có thống kê về khu vực phi chính thức6 nên cách tiếp cận phù hợp nhất là sử dụng thông tin về tình trạng việc làm do các điều tra về việc làm cung cấp: những người tự làm chủ, người phụ việc gia đình cũng như

6 Có các điều tra về khu vực phi chính thức hoặc về các thể loại việc làm của khu vực phi chính thức (ví dụ làm việc tại nhà), nhưng không thể áp các kết quả này cho các cuộc điều tra việc làm. Từ vài năm nay, các câu hỏi về việc người lao động tham gia bảo hiểm y tế được bổ sung vào bảng hỏi của điều tra việc làm, nhờ đó có thể xác định việc làm phi chính thức (chứ không phải khu vực phi chính thức). Có thể sử dụng được các bảng dữ liệu của năm 2007.

Page 387: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

388 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

những người sử dụng lao động (hầu hết là giám đốc trong các cơ sở hộ gia đình có một vài lao động) chủ yếu làm việc trong khu vực phi chính thức. Các thể loại khác (lao động khu vực tư nhân, các nhân viên chính phủ) nói chung làm việc trong khu vực chính thức (OECD, 2002).

Nói chung phương pháp này không đạt yêu cầu vì hai lí do: có những người lao động hưởng lương trong khu vực phi chính thức và người lao động độc lập trong khu vực chính thức. Thống kê hiện tại không phân biệt giữa người lao động của doanh nghiệp chính thức với những người lao động của cơ sở phi chính thức. Quy mô của doanh nghiệp có thể được sử dụng như là một biến thay thế (proxy), nhưng thông tin này (được xác định trong các cuộc điều tra việc làm) không được công bố. Bộ Lao động không thường xuyên xuất bản các thống kê về việc làm phân loại theo quy mô của cơ sở. Ví dụ năm 2003, 16% nhân viên thuộc khu vực tư nhân làm việc trong các cơ sở có ít hơn 10 người. Cuối cùng, những người tự làm chủ trong khu vực chính thức (người lao động có đăng kí) chỉ chiếm một phần nhỏ trong số 12 triệu người (năm 2008) lao động tự làm chủ7.

Tháng Tám năm 2008, lực lượng lao động là 38 triệu người, trong đó có một nửa triệu người thất nghiệp. Dân số trong độ tuổi lao động là 37,5 triệu người, trong đó 15,7 triệu (42%) làm việc trong nông nghiệp. Việc làm phi nông nghiệp là 21,8 triệu người.

Biến thiên theo mùa khá lớn, mặc dù khu vực nông nghiệp suy giảm. Lực lượng lao động dao động trong khoảng 2 triệu người một năm và người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 3,2 triệu, tức là dao động khoảng 22% giữa mức cao nhất (trong tháng Tám) và mức thấp nhất (trong tháng Hai)8. Lao động phi nông nghiệp dao động khoảng 1,2 triệu người trong thời gian giữa hai tháng này với mức cao nhất vào tháng Hai. Những người làm việc theo mùa vụ trong hoạt động phi nông nghiệp làm gia tăng số lao động phi chính thức vì việc làm của họ không ổn định. Tuy nhiên, họ có thể không làm trong khu vực phi chính thức. Các doanh nghiệp chính thức cũng sử dụng lao động

7 Các nghề nghiệp của các nhóm I và II (nghề tự do và quản lí) trong phân loại nghề nghiệp của ILO chỉ chiếm 0,8% tổng số người lao động độc lập. Trong số này, những người có thể được liệt kê trong khu vực chính thức là một nhóm nhỏ. Tuy nhiên họ đông hơn trong nhóm chủ sử dụng lao động, phần lớn là các nhà quản lí doanh nghiệp nhỏ.8 Tính toán của tác giả. Bình quân từ 2003 tới 2008; các số liệu chưa sửa đổi của NSO (http://web.nso.go.th/en/survey/lfs/lfs2011.htm)

Page 388: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

389ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

theo mùa. Do chúng tôi sử dụng dữ liệu của các LFS vào tháng Tám hàng năm nên họ được tính vào lao động nông nghiệp.

Số nhân công trong các hoạt động phi nông nghiệp đã tăng từ dưới 2 triệu năm 1975 lên 16,3 triệu năm 2008, trong đó có 3,3 triệu làm việc trong khu vực công. Nhân công ăn lương trong khu vực tư nhân chiếm 10% lao động phi nông nghiệp năm 1970 và tăng lên 34% năm 20089.

Đồ thị 4: Diễn biến của lực lượng lao động phi nông nghiệp theo tình trạng việc làm, 1969-2008 %

1970

1972

1974

... 2008

% phi chính thức

độc lập

phụ việc gia đình

hưởng lương tư nhân

hưởng lương nhà nước

Nguồn: Cơ sở dữ liệu CELS; tính toán của tác giả.

95% số lao động độc lập và người sử dụng lao động và 10% nhân công hưởng lương làm việc trong khu vực phi chính thức (con số ước tính này có vẻ hơi thấp). Khu vực phi nông nghiệp phi chính thức có 8,7 triệu người kể cả người giúp việc gia đình vào năm 2008 tức là chiếm 39% lực lượng lao động phi nông nghiệp. Đây chỉ là ước tính sơ lược nhưng cũng phản ánh phần nào thực tế là quy mô của khu vực phi chính thức trong nền kinh tế Thái Lan vẫn còn lớn.

Khu vực phi chính thức khá năng động. Số lao động độc lập và giúp việc gia đình trong các hoạt động phi nông nghiệp là dưới 2 triệu vào năm 1975

9 So với dân số trong độ tuổi làm việc phi nông nghiệp, số nhân viên khu vực công không dao động nhiều, giảm từ 17% năm 1975 xuống 15% năm 2008.

Page 389: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

390 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

và tăng lên gần 8 triệu vào năm 2008. Do khu vực phi chính thức chủ yếu bao gồm hai nhóm lao động này nên sự phát triển của việc làm phi chính thức trong bốn thập kỉ qua cũng đi theo xu hướng tương tự.

Không thể giải thích sự tăng trưởng của khu vực này là do dư cung lao động. Thật vậy, tỉ trọng của khu vực phi chính thức trong việc làm phi nông nghiệp đã suy giảm trong những năm lực lượng lao động tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, mặc dù số lao động hưởng lương và các doanh nghiệp chính thức trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh, việc làm trong khu vực phi chính thức vẫn còn ở mức cao. Khu vực phi chính thức không cung cấp lao động cho khu vực chính thức khi khu vực này thiếu nhân công. Việc làm chính thức được bổ sung từ sự tăng trưởng tự nhiên của lực lượng lao động và sự chuyển dịch lao động từ nông thôn. Khu vực chính thức thường xuyên bị thiếu hụt lao động mặc dù rào cản gia nhập khá thấp: hầu hết thanh niên đều có thể đạt trình độ học vấn bắt buộc (tuy nhiên có một phân khúc của khu vực phi chính thức không được học hành đầy đủ để có thể kiếm được việc làm trong khu vực chính thức).

Tuy nhiên, sau khủng hoảng, tỉ trọng của khu vực phi chính thức đã tăng lên. Khủng hoảng tác động nhiều tới nhóm lao động hưởng lương. Các doanh nghiệp chính thức đã sa thải nhiều lao động và song song với điều này là sự gia tăng các công việc độc lập. Nếu như những thay đổi như vậy trong thị trường lao động thời khủng hoảng không phải là chuyện đáng ngạc nhiên, thì sự gia tăng của việc làm độc lập và việc làm trong khu vực phi chính thức kể cả khi kinh tế phục hồi phản ánh một sự thay đổi sâu sắc trong cấu trúc thị trường lao động.

2. Tính di động của lực lượng lao động và diễn biến công việc

Thông tin kinh tế vĩ mô nêu trên cho biết các thay đổi về cơ cấu trong thị trường lao động nhưng lại không cung cấp thông tin về tính di động của người lao động. Thông tin này thậm chí còn gây hiểu lầm ở một số khía cạnh, bởi vì khi lực lượng lao động tăng nhanh, các thay đổi cấu trúc có thể do sự dịch chuyển của nhiều lao động ra khỏi một nhóm (trong trường hợp này là những

Page 390: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

391ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

người giúp việc gia đình trong nông nghiệp) và sự gia nhập của lao động vào nhóm khác (người hưởng lương), mà không nhất thiết phải có sự dịch chuyển từ một tình trạng việc làm này sang tình trạng khác. Ngược lại, sự dịch chuyển chéo giữa các tình trạng việc làm xét từ góc độ vĩ mô che lấp sự thay đổi tình trạng việc làm, điều này làm cho tính di động thực có vẻ ít hơn.

Các cuộc điều tra tiểu sửCác dữ liệu sau đây được lấy từ hai cuộc khảo sát do IRD và CELS thực

hiện theo yêu cầu của NRCT (Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Thái Lan) và dưới sự chỉ đạo của tác giả của bài viết này. Cùng một nhóm nghiên cứu (các nhà nghiên cứu, trợ lí và các điều tra viên) đã làm việc từ khâu xây dựng ý tưởng cho đến việc hoàn thành phiên bản cuối cùng của nghiên cứu. Cuộc điều tra lần đầu tiên được tiến hành vào năm 2004 với 1530 nhân công tại 82 công ty thuộc khu vực chính thức (chủ yếu là sản xuất). Các doanh nghiệp chính thức được xác định theo tình trạng pháp lí. Cuộc khảo sát thứ hai được tiến hành vào năm 2005 với 1550 doanh nhân độc lập và 500 nhân viên hưởng lương thuộc khu vực phi chính thức (cơ sở tư nhân hoặc hộ gia đình). Mẫu của cuộc điều tra đầu tiên không có tính đại diện ở cấp quốc gia, còn mẫu của cuộc điều tra thứ hai có tính đại diện ở cấp toàn quốc cho nghành sản xuất và dịch vụ. Các cơ sở thương mại không được khảo sát.

Cả hai cuộc điều tra có mục về tiểu sử bao gồm các câu hỏi về các sự kiện liên quan đến học vấn và việc làm của người được điều tra. Sau khi rời trường học, cuộc sống của họ được chia thành các giai đoạn. Mỗi giai đoạn được khởi tạo khi có thay đổi về địa điểm (tỉnh), nơi làm việc, tình trạng việc làm. Đối với mỗi giai đoạn, các thông tin sau đây được thu thập: tuổi ở thời gian bắt đầu giai đoạn, địa điểm, công việc đã được tìm thấy như thế nào, thu nhập hàng tháng, ngành và quy mô công ty, tình trạng việc làm (hưởng lương, làm việc độc lập, phụ việc gia đình). Các điều tra viên cũng thu thập thông tin về lí do thôi việc và độ dài của thời gian làm việc giữa giai đoạn. Các giai đoạn ngắn hơn sáu tháng không được liệt kê, vì vậy kết quả không phản ánh đầy đủ tính di động.

Đo lường tính di độngTính di động trong thị trường lao động là sự thay đổi liên quan đến việc

làm. Đây có thể là sự thay đổi nghề nghiệp, tình trạng việc làm, thay đổi nơi

Page 391: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

392 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

làm việc... Chúng tôi chỉ đo lường một số dạng thay đổi: thay đổi nơi làm việc hoặc tình trạng việc làm (thay đổi tình trạng việc làm thường gắn với thay đổi nơi làm việc) và thay đổi địa bàn tỉnh (thay đổi địa điểm hoạt động diễn ra trong cùng tỉnh không được tính).

Từ khi ra trường, mỗi thay đổi việc làm có thể được xác định dựa trên điểm xuất phát và điểm đến. Ví dụ, chuyển từ giai đoạn không làm việc sang giai đoạn làm việc. Trên thực tế, tại Thái Lan, gần như tất cả các dịch chuyển, trừ dịch chuyển đầu tiên từ trường (hoặc từ đại học) sang làm việc, đều xuất phát từ một công việc khác. Thời gian thất nghiệp không kéo dài, và thời gian không hoạt động tương đối ngắn. Trong bối cảnh này, số việc làm, nói chung là tương ứng với số lần đổi việc là chỉ số đầu tiên của tính di động.

Số lượng trung bình việc làm trong toàn bộ cuộc đời là tương đối thấp so với giả định về tính di động cao, đặc biệt là đối với nhân công ngành sản xuất và dịch vụ. Giả định này dựa trên thông tin do các chủ sử dụng lao động hoặc giám đốc nhân sự cung cấp trong quá trình tiến hành các cuộc điều tra về người lao động. Nhiều người phàn nàn về mức độ chuyển việc thường xuyên của các nhân viên và một trong những vấn đề chính mà họ đề cập đến là tỉ lệ đổi việc cao. Chính sách lương và các biện pháp khuyến khích hoàn toàn tập trung vào việc giữ chân người lao động tuy nhiên không thu được nhiều kết quả. Chúng tôi không thu thập được số liệu về số nhân viên bỏ việc trong các cơ sở được khảo sát. Các thông tin này thường được xem là bí mật trong hoạt động kinh doanh.

Từ các số liệu thu được từ cuộc khảo sát về sự dịch chuyển thấp hơn so với dự kiến, cần xem xét lại thông tin cho rằng tính di động của lực lượng lao động ở Thái Lan là cao quá mức. Thông tin này có thể đúng đối với một số loại hình cơ sở (tại các khu công nghiệp xa trung tâm đô thị) hoặc các ngành (khách sạn) nơi có cạnh tranh rất khốc liệt và phổ biến tình trạng tranh giành nhân công.

Con số trung bình việc làm, kể cả việc làm hiện tại, là 2,7 (Xem Bảng 2). Tất nhiên con số này phụ thuộc vào tuổi và độ dài của thời gian đi làm. Mức độ di động cao nhất trong những năm đầu cuộc đời đi làm: trước độ tuổi 28, một lao động có trung bình 2 việc làm, còn khi trên 35 tuổi, con số việc làm trung bình là 3. Thông thường, một người trong độ tuổi 20 trải qua 2 công việc và trong độ tuổi 30 là 3 công việc.

Page 392: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

393ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Bảng 2: Số công việc theo dạng người lao động

Khu vực Số công việc 1 2 3 4 và + Tổng TB Tuổi trung vị

Chín

h thức Quản lí 33,0 33,5 19,6 13,9 194 2,2 32

Lao động có tay nghề 29,6 28,3 24,4 17,7 537 2,4 31

Lao động không có tay nghề 27,6 34,3 23,0 15,1 688 2,3 33

Phi C

hính

thức Lao động phi chính thức có

đào tạo18,1 29,7 25,9 26,3 764 2,8 34

Lao động phi chính thức không có đào tạo

8,8 32,1 29,7 29,5 1257 3,1 43

Tổng 19,2 31,5 26,1 23,2 3440 2,7 36

Nguồn: Điều tra IRD-CELS, năm 2005, tính toán của tác giả.

Nhà quản lí, công nhân lành nghề và không có tay nghề trong lĩnh vực hiện đại được phân biệt bởi biến trình độ chuyên môn (hoặc trình độ học vấn trong trường hợp không đáp ứng với biến này). Hai dạng lao động thuộc khu vực phi chính thức được phân biệt bởi trình độ học vấn (trên hoặc dưới chín năm học), tương tự như vậy đối với lao động độc lập và nhân công khu vực phi chính thức.

Số lượng trung bình công việc đã làm từ khi ra trường cho đến khi điều tra cung cấp thông tin không đầy đủ vì chỉ liên quan đến một giai đoạn trong cuộc đời đi làm của người được điều tra và không phân biệt những người đã đi làm từ bốn mươi năm với những người vừa mới đi làm. Để đo lường chính xác hơn tính di động, chúng ta có thể thiết lập một chỉ số tổng hợp về tính di động từ việc tính toán tính di động theo thế hệ và theo giai đoạn10.

Chỉ số này được tính vào các thời điểm khác nhau từ năm 1965. Chỉ số cho giai đoạn gần đây vững chắc hơn vì cỡ mẫu lớn hơn. Chỉ số này cho thấy có 3 việc làm trong đời một người lao động trong giai đoạn 2000-2004, giảm so với thập kỉ trước đó. Trong khoảng thời gian 40 năm, chỉ số này nói chung có vẻ khá ổn định (Xem Đồ thị 5).

10 Có thể đọc chỉ số này theo cách tương tự tổng tỉ suất sinh. Cứ mỗi giai đoạn năm năm, chỉ số tổng hợp về tính di động là tổng của các số bình quân số lần thay đổi việc làm trong cuộc đời làm việc (tính toán cho thời gian năm năm). Ví dụ một lao động khu vực phi chính thức từ năm 2000 tới 2004 có số việc làm kì vọng trong cuộc đời làm việc là 4, nếu tính đến tính di động của tất cả các nhóm tuổi trong giai đoạn này. Chỉ số này chỉ là 2,2 trong giai đoạn 1965-1969.

Page 393: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

394 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đồ thị 5: Chỉ số tổng hợp về tính di động, 1965-2004

Nguồn: Điều tra IRD-CELS, năm 2005, tính toán của tác giả.

Tuy nhiên, diễn biến của tính di động là khác nhau đối với người lao động khu vực chính thức và người lao động trong khu vực phi chính thức. Đối với người lao động trong khu vực phi chính thức, tính di động dường như tăng mạnh trong thập kỉ vừa qua trong khi đối với nhân công khu vực chính thức, tính di động cao trong những năm 1970 lại giảm xuống. Tuy nhiên, mức độ di động đã tăng trở lại trong những năm tăng trưởng mạnh và trong cuộc khủng hoảng (1990-1999).

Những người lao động trong khu vực phi chính thức có mức độ di động cao nhất, đặc biệt là nhân viên và nhân công học vấn thấp (ít hơn chín năm đi học). Nhóm này có độ tuổi trung bình cao hơn những người khác. Trong khu vực chính thức, nhân công không có tay nghề có mức độ di động cao nhất, còn các nhà quản lí ít di chuyển (hai phần ba có một hoặc hai công việc). Mức độ di động cao ở giai đoạn đầu khi mới đi làm, trong khi đó trong khu vực phi chính thức, mức độ này vẫn kéo dài trong suốt cuộc đời làm việc.

Ngay cả khi có chỉ số tổng hợp về tính di động, hiểu biết của chúng tôi về tính di động vẫn không thật sự đầy đủ. Tính di động chỉ có thể được đo lường đầy đủ khi hết tuổi lao động. Điều này không mang lại nhiều lợi ích cho nghiên cứu thị trường lao động tại thời điểm này. Vì vậy chúng tôi sử dụng các thông tin thời điểm hiện tại, như đã làm đối với mức sinh. Chỉ số này cho phép so sánh giữa các thể loại và theo dõi sự thay đổi theo thời gian.

Page 394: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

395ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Việc làm trong lĩnh vực nông nghiệpKhoảng hơn một phần tư (27,5%) số người trong mẫu điều tra làm việc

trong lĩnh vực nông nghiệp khi còn trẻ (tuy nhiên có đến 40% sinh ra trong một gia đình nông nghiệp, tỉ lệ này ngang nhau tại hai khu vực). Thông thường, đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa kết thúc học tập (ở tuổi 15) và bắt đầu làm việc bên ngoài trang trại gia đình. Nhóm dân số này, tương ứng với dòng dịch chuyển các lao động phụ việc gia đình trong nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp đã được mô tả trong phần đầu, làm việc cả trong khu vực chính thức và phi chính thức, nhưng chủ yếu là làm việc hưởng lương. Nhóm này tồn tại trong tất cả các thế hệ.

Cùng với trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc trong nông nghiệp, phân biệt rõ hai thể loại lao động của khu vực phi chính thức. Các lao động có học vấn thấp nhất dường như đã từng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và có gốc gác gia đình nông dân có tỉ lệ cao hơn. Tuy nhiên, một bộ phận thiểu số của khu vực phi chính thức, chủ yếu là các doanh nhân (người sử dụng lao động), có học vấn tương đối cao (19% có học đại học) và có nguồn gốc thành thị.

Bảng 3: Tỉ lệ phần trăm những người lao động đã làm việc trong nông nghiệpxếp theo dạng người lao động và theo thế hệ

35 tuổi và trẻ hơn trên 35 tuổi Tổng

Quản lí 19,0 17,4 18,4

Lao động có tay nghề 31,7 18,8 27,5

Lao động không có tay nghề 27,0 15,0 22,2

Lao động phi chính thức có đào tạo 15,6 17,3 16,4

Lao động phi chính thức không có đào tạo 27,6 43,6 39,3

Tổng 24,6 30,2 27,5

Nguồn: Điều tra IRD-CELS, năm 2005, tính toán của tác giả.

Ở tất cả các thể loại người lao động, đáng chú ý là có một tỉ lệ đáng kể lao động bắt đầu cuộc đời đi làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này phản ánh tính di động xã hội tạo nên bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp và dịch vụ.

Page 395: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

396 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Tham gia thị trường lao độngNhờ các cuộc điều tra tiểu sử, chúng tôi có thể hiểu rõ hơn các động thái

của thị trường lao động và các thay đổi đang diễn ra. Chúng tôi tập trung phân tích động thái của khu vực chính thức và phi chính thức.

Thị trường lao động phi nông nghiệp được bổ sung lao động từ nguồn lao động từ hệ thống giáo dục hoặc những người không làm việc. Sau khi tốt nghiệp và đối với một số người sau một thời gian ngắn tìm việc, họ gia nhập thị trường lao động. Hầu hết sau đó tham gia khu vực chính thức. Hệ thống giáo dục cung cấp nhiều nhân lực cho khu vực chính thức hơn hay nói cách khác, phần lớn (59%) người lao động có việc làm đầu tiên (phi nông nghiệp) trong lĩnh vực chính thức. Một cách logic, những người làm việc ngay sau khi tốt nghiệp thường có thời gian đi học trung bình dài hơn và vì vậy kể cả trong khu vực chính thức và phi chính thức, họ được đào tạo tốt hơn.

Một số người, đặc biệt là những người có thời gian đi học không dài hơn thời gian đi học tối thiểu theo luật định, nếu họ xuất thân là con nhà nông, thì đều có việc làm đầu tiên trong các trang trại gia đình. Số người đã có thời gian làm việc trong nông nghiệp trước khi có việc làm đầu tiên trong các lĩnh vực công nghiệp hoặc dịch vụ được phân bố đều ở cả khu vực chính thức và phi chính thức. Vì vậy không thể nói rằng di cư từ nông thôn cung cấp nhiều lao động cho khu vực này hơn khu vực khác. Kết quả này không làm chúng tôi ngạc nhiên. Chúng ta biết rằng con em nông dân đã cung cấp nhiều lao động cho các ngành công nghiệp mới xuất hiện nhưng cũng có nhiều người, đặc biệt là những người ít học, đã làm việc phi chính thức.

Dòng dịch chuyển (một lao động ứng với một dòng) trên thị trường lao động có thể được chia như sau:

Có đào tạo hoặc không làm việc chuyển sang khu vực chính thức 42,9%

Có đào tạo hoặc không làm việc chuyển sang khu vực phi chính thức 29,5%

Nông nghiệp chuyển sang khu vực chính thức 13,3%

Nông nghiệp chuyển sang khu vực phi chính thức 14,3%

Dòng dịch chuyển bên trong thị trường lao độngSau công việc đầu tiên trong các khu vực chính thức hoặc phi chính

thức, người lao động có thể thay đổi công việc (thay đổi tình trạng việc làm

Page 396: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

397ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

hoặc nơi làm việc). Có 6021 dòng dịch chuyển loại này. Chúng tôi không tính những người không bao giờ thay đổi công việc (chiếm gần 1/5) (chúng tôi cũng không tính các giai đoạn không làm việc, trở lại trường để học, và khi thay đổi vị trí trong cùng nơi làm việc, số trường hợp này không nhiều). Các dòng dịch chuyển này được chia thành hai loại: những người chuyển dịch trong khu vực và giữa các khu vực.

Sơ đồ dưới đây minh họa các dòng dịch chuyển.

Đồ thị 6: Dịch chuyển giữa các tình trạng việc làm và giữa các khu vực (thị trường lao động phi nông nghiệp)

Nôn

g ng

hiệp

Độ dày của mũi tên là tỉ lệ thuận với số dòng dịch chuyển. Các dòng dịch chuyển bên trong các thể loại không được hiển thị.

Nguồn: Điều tra CELS-IRD, tính toán của tác giả.

Các dòng dịch chuyển trong từng khu vực (không được hiển thị trong sơ đồ bên trên) lớn hơn các dòng dịch chuyển giữa các khu vực. Các dòng dịch chuyển trong từng khu vực chiếm 3/4 (một nửa trong từng khu vực), các dòng dịch chuyển giữa các khu vực chiếm 1/4 số chuyển dịch giữa các việc làm. Con số này dường như khá quan trọng. Việc một phần tư số nhân công trong

Page 397: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

398 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

mẫu đã chuyển việc giữa khu vực chính thức và phi chính thức là một thông tin rất quan trọng. Nó đi ngược lại quan điểm đóng khung về khu vực chính thức thường được mô tả trong các lí thuyết nhị nguyên.

Sự chuyển dịch của nhân công khu vực chính thức chủ yếu diễn ra bên trong khu vực. Nhân công hưởng lương dễ dàng đổi việc nhưng vẫn ở lại trong môi trường tương tự. Các lí do được đưa ra trong cuộc phỏng vấn thường là mong muốn hoàn thiện kinh nghiệm và cải thiện điều kiện làm việc. Trong một thị trường việc làm rất năng động và thường xuyên thiếu lao động, thay đổi công ty là khá dễ dàng. Lưu ý rằng đây là nhóm đối tượng trẻ và do đó các chỉ số về tính di động, ước tính trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, là không hoàn chỉnh.

Sự dịch chuyển trong khu vực phi chính thức chủ yếu là do nhân viên và người phụ việc gia đình chuyển sang làm việc độc lập. Nhiều người tự làm chủ đã từng làm việc trong một cơ sở phi chính thức trước khi chuyển ra làm riêng. Các nhân công phi chính thức cũng thường đổi việc, tương tự như các nhân công khu vực chính thức.

Việc dịch chuyển từ khu vực chính thức sang khu vực phi chính thức gần như gấp đôi dòng dịch chuyển theo chiều ngược lại. Gần một nửa (46%) số doanh nhân khu vực phi chính thức đã từng làm việc trong một doanh nghiệp chính thức trước đó (4% trong khu vực công). Các doanh nhân từng làm việc trong khu vực chính thức chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề về kim loại, sửa chữa điện tử, giặt ủi, in ấn và khách sạn, thường là các hoạt động đòi hỏi vốn khá lớn. Họ ít hoạt động trong ngành thủ công mỹ nghệ hoặc may mặc nơi có đến hơn một phần ba số doanh nhân đã từng là nhân viên hưởng lương trong khu vực chính thức.

Tính trung bình, các doanh nhân khu vực phi chính thức được đào tạo tốt hơn các nhân công tự làm chủ khác (55% có chín năm học hoặc nhiều hơn). Nhiều người được đào tạo trong các trường trung học kĩ thuật, đây là mức tay nghề bắt buộc đối với các công nhân lành nghề thuộc thế hệ trẻ trong khu vực chính thức. Vì vậy, đây là nhóm doanh nhân phi chính thức năng động và có tay nghề cao và họ cũng có một số kiến thức về các công cụ quản lí (55% tự quản lí sổ sách).

Sự dịch chuyển từ khu vực chính thức, tư nhân hoặc công, sang các tình trạng người sử dụng lao động hoặc tự làm chủ trong khu vực phi chính thức

Page 398: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

399ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

diễn ra nhiều hơn ở các thế hệ lớn tuổi. 92,4% các sự dịch chuyển này thuộc về các thế hệ từ 35 tuổi trở lên.

Có thể cho rằng sự dịch chuyển từ tình trạng người hưởng lương sang tình trạng người làm việc độc lập hầu như là không đảo ngược. Có rất ít trường hợp quay trở lại khu vực chính thức. Nói chung, rất ít nhân viên hiện đang làm trong khu vực chính thức (2,6%) đã từng tự làm chủ trước đó, trong khi tình hình ngược lại là phổ biến.

Dòng dịch chuyển từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức chủ yếu là do nhân công phi chính thức (và trong một chừng mực ít hơn là những người phụ việc gia đình). Gần 1/5 nhân viên trong khu vực chính thức đã từng là nhân viên trong một cơ sở phi chính thức trong quá khứ11. Các nhân viên hiện tại của các cơ sở phi chính thức cũng đã thường làm việc trong khu vực chính thức (gần 40%). Nếu loại trừ một số ít nhân viên trong khu vực phi chính là những người ít có cơ hội làm việc trong khu vực chính thức do trình độ học vấn thấp, dường như nhóm đối tượng này không quan tâm đến loại hình (chính thức hoặc phi chính thức) của cơ sở nơi họ làm việc.

Nghiên cứu về sự dịch chuyển cho thấy một thông tin thú vị về thị trường lao động ở Thái Lan. Sự chuyển dịch qua lại giữa khu vực chính thức và phi chính thức là phổ biến. Từ đó xuất hiện một số dạng định hướng nghề nghiệp theo mô hình bắt đầu đi làm với tư cách là nhân viên trong một công ty và kết thúc với tư cách người tự làm chủ. Tuy nhiên, các số liệu khảo sát chỉ cho phép đưa ra các giả thuyết. Vì không có thông tin về toàn bộ quá trình làm việc của người lao động nên không thể đưa ra phân loại quá trình làm việc. Tuy nhiên, nghiên cứu về lí do thay đổi công việc và đặc biệt là nguyện vọng của người lao động mang lại các thông tin bổ sung.

Lí do thay đổi công việcTính di động thường là do tự nguyện. Khi giải thích sự thay đổi công việc,

chỉ có 13,5% người lao động dẫn ra các tình huống bị động (sa thải, khủng hoảng...). Sự không hài lòng về công việc là lí do mà nhiều nhân viên khu vực chính thức đưa ra, nhưng có ít người tự làm chủ đưa ra lí do này (Xem Bảng 3).

11 Do không thể xác định được tính chính thức hoặc phi chính thức của các doanh nghiệp trong quá khứ, chúng tôi dựa vào quy mô của doanh nghiệp: được coi là việc làm hưởng lương phi chính thức là các công việc trong các doanh nghiệp có dưới mười nhân viên.

Page 399: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

400 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đối với tất cả các thể loại người lao động, lí do chính để thay đổi công việc là mong muốn cải thiện điều kiện làm việc. Hơn một nửa số người lao động độc lập mong muốn lập công ty riêng của mình. Điều này cũng có thể có nghĩa là họ quay trở về quê. Đối với phụ nữ, việc rời khỏi nhà máy thường diễn ra khi sinh lần đầu. Trong mọi trường hợp, thay đổi công việc là để cải thiện điều kiện làm việc và đôi khi thay đổi cuộc sống. Sự cải thiện này có thể thông qua việc tự lập công ty riêng.

Đối với nhân viên khu vực chính thức, thay đổi công việc đôi khi là cách để nâng cao tay nghề vì cơ hội đào tạo hoặc thăng tiến nghề nghiệp hiếm khi có ở hầu hết các công ty. Đây cũng là một cách để cải thiện tiền lương.

Bảng 3: Lí do thay đổi của công việc gần đây *

Nhân viên khu vực

chính thức

Lao động độc lập

Nhân viên phi chính

thứcTổng

Lí do cá nhân hoặc gia đình (kết hôn, thai nghén, nuôi con, chuyển nhà...)

11,0 26,6 26,6 20,6 587

Muốn tìm việc tốt hơn (nâng cao chuyên môn, lương cao hơn, tự lập doanh nghiệp...)

42,3 52,7 45,4 47,9 1361

Không hài lòng (quá vất vả, trục trặc trong công việc, vấn đề sức khỏe, lương thấp, không có bảo hiểm)

28,1 7,2 15,7 16,2 461

Sa thải vì lí do kinh tế, hết hợp đồng, khủng hoảng... 16,2 12,2 10,6 13,5 384

Khác 2,5 1,3 1,7 1,8 51

* Trước công việc hiện tại, điều này chỉ liên quan đến những người đã có kinh nghiệm làm việc khác (ngoại trừ trong nông nghiệp) trước đó, tương đương với 70% nhân viên khu vực chính thức, 90% lao động tự làm chủ và 77% nhân viên trong khu vực phi chính thức.

Nguồn: Điều tra CELS-IRD, tính toán của tác giả.

Các cách thức này sở dĩ có thể dùng được tất nhiên là do nhu cầu cao về lao động và không có thất nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chính thức cần lao động lẽ ra sẽ có thể thu hút lao động từ khu vực phi chính thức khi mời chào công việc ổn định hơn, trả lương cao hơn (về nguyên tắc) và các khoản trợ cấp xã hội. Trên thực tế điều này không diễn ra vì các lợi ích này không được đảm bảo và điều kiện làm việc không tốt như vậy. Thu nhập bình

Page 400: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

401ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

quân của lao động độc lập ngang mức thu nhập của công nhân không có tay nghề trong khu vực chính thức. Ngay cả khi các công ty có chính sách có lợi cho người lao động, thì họ vẫn phải sống xa quê (đặc biệt là trong các khu công nghiệp) và khó hài hòa cuộc sống gia đình với công việc.

Cơ hội nghề nghiệpNhóm người hưởng lương trong mẫu là giới trẻ. 2/3 số nhân viên khu vực

chính thức có độ tuổi dưới 35. Họ đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình làm việc và có nhiều khả năng tìm các công việc mới.

Nhiều câu hỏi giống nhau về quan điểm về tương lai và triển vọng việc làm đã được đặt trong cả hai cuộc điều tra. Kết quả cho thấy khuynh hướng tự làm chủ là khá mạnh (Xem Bảng 4).

Bảng 4: Nếu bạn bỏ công việc của bạn, bạn mong muốn sẽ làm gì?

Nhân viên khu vực chính

thức

Lao động độc lập

Nhân viên phi chính thức

Tổng

Làm trong doanh nghiệp của gia đình 71,5 63,6 69,1 67,7

Chăm sóc con cái và gia đình 2,6 2,0 1,6 2,2

Có việc làm tương tự 4,2 1,6 4,2 3,0

Có việc mới và hoàn thiện kĩ năng 4,9 0,6 2,7 2,7

Có việc phù hợp với tay nghề 8,0 3,6 8,0 6,1

Có lương cao hơn 1,9 0,5 3,1 1,4

Không muốn bỏ việc 7,0 28,1 11,3 16,9

Tổng 1505 1546 450 3501

Nguồn: Điều tra CELS-IRD; tính toán của tác giả.

Công việc lí tưởng được nêu ra chủ yếu là sở hữu sản nghiệp gia đình. Vừa có điều kiện sống tốt, làm gần nhà và không bị giờ giấc gò bó hoặc bị sếp quản lí là những mong muốn của đa số người Thái Lan. Mong ước này được tất cả các thể loại người lao động trong mẫu chia sẻ. Đa số cán bộ quản lí cũng như công nhân không có tay nghề trong khu vực chính thức và người lao động trong khu vực phi chính thức muốn tự lập công ty của mình. Nguyện

Page 401: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

402 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

vọng này là của chung của tất cả các thế hệ, kể cả phụ nữ và nam giới. Đối với nhiều nhân viên doanh nghiệp chính thức, công việc được trả lương chỉ là tạm thời (thường là công việc đầu tiên khi ra trường) trước khi họ tự làm chủ. Một trong những dạng định hướng nghề nghiệp phổ biến nhất là làm từ 1 đến 3 công việc trong các công ty lớn, thường là xa nhà, sau đó quay về cơ sở sản xuất của gia đình. Trong một số trường hợp, đặc biệt là trong ngành may mặc, các mối liên kết có thể duy trì ngay cả với những người chủ ban đầu thông qua các hợp đồng gia công thuê.

Sự già đi của lực lượng lao động và các thay đổi về đặc tính có liên quan, như đã đề cập trong phần đầu tiên, có thể góp phần giải thích lí do vì sao các nhân viên khu vực chính thức ít gắn bó với công việc và doanh nghiệp của họ; quan hệ công việc vẫn còn nhiều tầng nấc và tiền lương thì thấp; nhìn chung không có văn hóa công sở thực sự, trừ một vài phân đoạn của khu vực chính thức (ví dụ doanh nghiệp nhà nước).

Lao động tự làm chủ không hề có mong muốn trở thành nhân viên. Câu hỏi được nêu ra rõ ràng cho tất cả người lao động độc lập (Xem Đồ thị 4). Câu trả lời cũng rõ ràng: gần như 9/10 người không muốn làm nhân viên trong công ty, ngay cả với một mức lương là 10.000 baht (gấp hai lần rưỡi mức lương tối thiểu) và bất kể mức thu nhập của họ (63% thu nhập từ 5.000 đến 10.000 baht mỗi tháng và 15,5% trên 10.000 baht).

Đồ thị 4: Bạn có chấp nhận một công việc với mức lương là 5000 hoặc 10.000 baht mỗi tháng không?

Nguồn: điều tra CELS-IRD; tính toán của tác giả.

Page 402: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

403ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Kết luận

Trong suốt bốn thập kỉ tăng trưởng kinh tế nhanh ở Thái Lan, ngoại trừ cuộc khủng hoảng năm 1997, thị trường lao động đã thay đổi đáng kể. Sự tăng trưởng nhanh của việc làm hưởng lương (diễn ra sau khi có nhiều đầu tư vào khu vực chính thức) được tạo ra chủ yếu là do sự gia tăng lực lượng lao động cho đến năm 1990, sau đó là do giảm số lượng nhân công phụ việc gia đình trong nông nghiệp. Khu vực phi chính thức ở đô thị tiếp tục phát triển trong thời kỳ này.

Khu vực này đã dường như không vận hành như “phòng chờ” cho nhân công mong muốn chuyển sang doanh nghiệp chính thức. Ngược lại, khu vực này tiếp tục phát triển do người lao động thường xuyên chuyển từ khu vực chính thức sang làm lao động độc lập trong khu vực phi chính thức. Điều này cũng cho thấy rằng hai khu vực này có sự liên thông.

Sự tồn tại của một khu vực phi chính thức năng động là do văn hóa làm công ăn lương chưa phát triển mạnh và do lao động Thái Lan có xu hướng về một lối sống dựa trên sự độc lập, gần gũi gia đình và sự gắn bó với quê hương. Sẽ khó có thể hiểu được vì sao khu vực phi chính vẫn tồn tại ngay cả khi hoàn cảnh kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của việc làm hưởng lương nếu không hiểu các khía cạnh văn hóa này.

Tài liệu tham khảo

Bosch, M. et W. Maloney (2008), “Cyclical Movements in Unemployment and Informality in Developing Countries”, Policy Research Working Paper, No. 4648, Banque mondiale, Washington, D.C.

Castells, M. et A. Portes (1989),“World Underneath: The Origins, Dynamics, and Effects of the Informal Economy”, in PORTES, A. (Ed), The Informal Economy: Studies in Advanced and Less Developed Countries, John Hopkins University Press, Baltimore.

Ministère Du Travail (2003), Labour Statistics Yearbook 2003, ministère du Travail, department de l’Emploi, Bangkok.

NSO (2002), Report on the Labour Force Survey, The National Statistical Office, Bangkok.

Page 403: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

404 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

OCDE (2002), Measuring the Non-Observed Economy, A Handbook, OCDE, FMI, ILO, Paris.

OUDIN, X. (2008), “Surveys on the Labour Force in Thailand. Characteristics of the Labour Force”, CELS Working Paper, No. 5.

Phélinas, P. (2002), “Sustainability of Rice Production in Thailand”, Nova Biomedical.

Schmid, G et B. Gazier (2002), The New Dynamics of Full Employment. Social Integration Trough Transitional Labor Markets, Edward Elgar, North Hampton.

Page 404: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

405ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

3.4

ĐỘNG THÁI CỦA CÁC CƠ SỞ PHI CHÍNH THỨC NHỎ VÀ TÌNH TRẠNG

NGHÈO ĐÓI Ở PERU: MỘT CÁCH TIẾP CẬN DỮ LIỆU ĐA CHIỀU

Javier Herrera, Nancy Hidalgo

Mục đích của bài viết này không chỉ nghiên cứu tình trạng nghèo đói từ quan điểm thuần túy xã hội - nhân khẩu học gắn với cái nghèo mà còn mở rộng câu hỏi người nghèo là ai nhưng không trả lời được vì sao họ nghèo. Tìm hiểu mức độ nghèo và người nghèo là ai rõ ràng có thể phục vụ cho việc đánh giá tính hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo và giúp các chính sách này nhắm trúng người nghèo hơn, đồng thời hướng các chính sách này theo hướng tái phân phối thu nhập và chứ không phải theo hướng tăng năng suất.

Các nghiên cứu về đói nghèo hoặc các nghiên cứu về thị trường lao động thường được thực hiện theo các cách tiếp cận tĩnh và không có liên kết với nhau. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa nghèo đói và thị trường lao động vẫn hiện diện đâu đó trong các thảo luận về tác động của tăng trưởng đối với tạo việc làm có chất lượng và trong các chính sách xóa đói nghèo có trọng tâm cải thiện việc tiếp cận tín dụng cho các cơ sở quy mô nhỏ hoặc tăng năng suất lao động của cơ sở thông qua đào tạo nghề. Ngoài mục đích xây dựng chính sách, việc xem xét các mối quan hệ giữa thị trường lao động và nghèo đói cũng là cần thiết từ góc độ các yếu tố quyết định sự hình thành thu nhập hộ gia đình.

Thật vậy, nguồn thu nhập chính của hộ gia đình gồm thu nhập từ lao động, đặc biệt là đối với các hộ gia đình nghèo nhất (trung bình gần 70%).

Page 405: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

406 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Tại Peru, người lao động trong khu vực phi chính thức đô thị cũng là nhóm người lao động nghèo đô thị có số lượng đông nhất (trong giai đoạn 2002-2010, trung bình chiếm 66% người lao động sống trong các hộ gia đình nghèo đô thị). Hai phần ba (65%) số người lao động đô thị làm trong các cơ sở sản xuất thuộc khu vực phi chính thức (UPI) và tỉ lệ đói nghèo của những người lao động này cao gấp ba lần so với người lao động khu vực chính thức. Ngoài ra gần 3/4 trường hợp bất bình đẳng về thu nhập bắt nguồn từ thu nhập từ lao động và một phần ba phương sai của thu nhập là do các đặc điểm không đồng nhất của các cơ sở sản xuất (Herrera, 2008).

Những điều này khiến chúng ta phải xem xét các liên kết giữa động thái của tình trạng nghèo và động thái của các cơ sở siêu nhỏ. Mặc dù các UPI tạo thành một phân khúc riêng biệt và có một số đặc điểm chung (quy mô nhỏ, ít vốn, năng suất thấp, tập trung trong lĩnh vực dịch vụ) khác với các doanh nghiệp chính thức, nhưng các UPI tương đối không đồng nhất, không chỉ về mặt thu nhập mà còn về khả năng tồn tại và phát triển. Vì lí do này, ngoài các đặc điểm cá nhân của các hộ gia đình và người lao động (yếu tố cung), cần phân tích một trong số các yếu tố quyết định thị trường lao động thu nhập, đó là các đặc điểm chính của các cơ sở sản xuất (UP), nơi người lao động tiến hành hoạt động sản xuất (yếu tố cầu). Làm như vậy có thể giúp hướng các chính sách xóa đói nghèo theo hướng tăng năng suất, qua đó đảm bảo tính bền vững của chính sách cao hơn so với các chính sách chỉ tập trung vào tái phân phối thu nhập.

Bài viết tìm hiểu các mối liên hệ giữa thị trường lao động và động thái của nghèo đói, tập trung vào động thái của các cơ sở sản xuât quy mô nhỏ. Trong phần 1, chúng tôi xem xét các nghiên cứu chính về mối quan hệ giữa các đặc điểm của người lao động và đặc điểm của các cơ sở sản xuất. Phần 2 mô tả các đặc điểm chính của cuộc khảo sát quốc gia về hộ gia đình ở Peru (ENAHO), nhấn mạnh việc gắn kết giữa dữ liệu hộ gia đình, cá nhân với các dữ liệu về các cơ sở sản xuất và việc xây dựng panel gồm các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất. Phần 3 trình bày các đặc điểm chính của UPI. Phần 4 bàn về động thái của các cơ sở sản xuât quy mô nhỏ thuộc UPI nằm trong panel. Thảo luận tập trung vào quá trình thành lập, hoạt động và giải thể của các cơ sở sản xuât quy mô nhỏ trong suốt giai đoạn tăng trưởng của thập kỉ qua. Ban đầu chúng tôi kiểm tra các dạng thức thay đổi việc làm của tất cả các cá

Page 406: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

407ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

nhân trong đó tập trung vào những người lao động khu vực phi chính thức. Bước thứ hai, từ góc độ mô tả dữ liệu, chúng tôi sẽ xem xét các đặc điểm chính của các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ (toàn bộ các cơ sở, các cơ sở tồn tại và giải thể hoặc mới được thành lập). Cuối cùng, chúng tôi xem xét mối liên hệ giữa động thái và năng suất của cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và tình trạng nghèo đói hộ gia đình. Đây là các kết quả sơ bộ tạo nền móng cho các nghiên cứu trong tương lai. Những yếu tố nào có tương quan với các dạng tình huống này? Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ nào có nhiều khả năng sống sót, giải thể? Các hướng chính sách có thể sẽ được đúc rút từ phân tích này nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ. Các kết luận chính và những hệ lụy đối với chính sách giảm nghèo thông qua khuyến khích sản xuất được trình bầy trong phần cuối.

1. Các nghiên cứu về động thái của các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và tình trạng nghèo đói

Nhu cầu tìm hiểu đồng thời các đặc điểm của các cơ sở sản xuất và các đặc điểm của người lao động chỉ được các nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm đến trong những năm gần đây. Nhu cầu này xuất phát từ thực tế là người lao động có đặc điểm cá nhân tương tự, nhưng làm việc trong các cơ sở sản xuất có các đặc điểm khác nhau, thì có mức thu nhập khác nhau (Abowd & Kramarz 1999, Mortensen 2003). Đối với các nước đang phát triển, đề tài này đã được đề cập một cách gián tiếp thông qua các chiến lược đa dạng hóa của các hộ gia đình nông thôn hướng tới các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (Lanjouw, 2008).

Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố quyết định tiền lương ở các nước đang phát triển trong thời gian dài đã không giải thích được một cách thỏa đáng tại sao người lao động có các đặc điểm tương tự (trình độ chuyên môn, kinh nghiệm…) lại có mức lương khác nhau (Xem Mortensen 2003). Để giải thích hiện tượng này các nghiên cứu đã đồng thời xem xét các yếu tố liên quan đến cung và cầu lao động và đặc biệt đặc điểm của các công ty. Theo Hamermesh (2008:664), “Một trong những diễn biến thú vị nhất trong

Page 407: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

408 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

nghiên cứu kinh tế lao động trong thập kỉ qua, là có thể đồng thời nghiên cứu cả cung lẫn cầu của thị trường lao động”. Đối với Hamermesh, một vấn đề rất quan trọng trong các phương trình thu nhập là: mức độ quan trọng tương đối của các đặc điểm của các cơ sở so với mức độ quan trọng tương đối của người lao động là như thế nào. Điều này có vai trò quan trọng đối với các chính sách công bởi vì hai yếu tố này dẫn đến các loại can thiệp khác nhau. Người ta nhanh chóng nhận thấy rằng quy mô của của các cơ sở có tương quan chặt chẽ với mức lương cao hơn. Oi và Idson (1999) tổng kết ba giả thuyết giải thích về tương quan này: 1) người lao động có năng suất cao nhất tìm đến làm việc cho những người chủ khéo léo nhất để giảm thiểu tổng số tiền lương và các chi phí quản lí; 2) các cơ sở lớn trả lương cao hơn để giữ chân họ; 3) các cơ sở lớn sử dụng chính sách tiền lương linh hoạt để chia sẻ lợi nhuận. Các tác giả này ủng hộ giả thuyết rằng mức lương cao hơn có mối quan hệ với năng suất cao hơn. Quy mô cơ sở, một yếu tố liên quan chặt chẽ với năng suất, được một số nghiên cứu thực nghiệm coi là yếu tố quyết định chính của sự bất bình đẳng về lương.

Brown và Medoff (1989) nhận thấy ở Mỹ có một mối tương quan tỉ lệ thuận giữa quy mô cơ sở và tiền lương của người lao động. Các khác biệt tiền lương này vẫn tồn tại ngay cả khi loại trừ tác động của các đặc điểm có thể quan sát được của cả người lao động và cơ sở. Groshen (1991) cũng đặt câu hỏi về nguyên nhân khiến phân bố tiền lương không đồng đều đối với người lao động trong cùng một ngành nghề tại Bắc Mỹ thông qua xem xét sự khác biệt về nghề nghiệp và cơ sở (quy mô, sự hiện diện của công đoàn, ngành, % lao động nữ…) và thấy rằng các đặc điểm của cơ sở chiếm gần một nửa các yếu tố gây ra sự chênh lệch tiền lương.

Brunello và Colussi (1998) xem xét trường hợp của Italia, khá gần bối cảnh của các nước đang phát triển từ góc độ tỉ trọng tương đối của các cơ sở vừa và nhỏ. Các tác giả ước tính phương trình thu nhập Mince bằng cách coi việc phân bổ người lao động trong các cơ sở có quy mô khác nhau là có tính nội sinh rõ ràng. Các tác giả thấy rằng sự khác biệt liên quan đến quy mô cơ sở không khác số không, nhưng kết quả này lại nhạy cảm với các giả định cơ bản về phân phối người lao động trong các cơ sở. Theo các tác giả, sự chênh lệch tiền lương là do các đặc điểm cá nhân quan sát thấy ở người lao động và do các hiệu ứng lựa chọn.

Page 408: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

409ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Khu vực kinh tế phi chính thức thường được coi là một khu vực vật lộn để sinh tồn, một nơi trú ẩn trong thời gian khủng hoảng và bước đệm chờ tìm việc trong khu vực chính thức (nơi mà tiền lương cao hơn giá của họ tại điểm cân bằng). Một quan điểm khác mô tả khu vực phi chính thức như một khu vực năng động, nơi mà các doanh nhân quy mô nhỏ thể hiện bản lĩnh tinh thần tư bản chủ nghĩa (de Soto, 1986). Thu nhập của các doanh nhân phi chính thức ngay cả khi tính trung bình là tương đối thấp, cũng phân bố không đều và có một phân khúc khá gần nếu không nói là cao hơn những người lao động hưởng lương trong khu vực chính thức. Có hai quan điểm trái ngược giải thích lí do người ta “lựa chọn” trở thành doanh nhân phi chính thức. Đối với một số tác giả, đây là sự lựa chọn liên quan đến lợi ích dự kiến (không chỉ là tiền tệ), trong khi đối với những người khác, đây lại là do thiếu trình độ cần thiết để làm việc trong hệ thống hưởng lương. Theo Cunningham và Maloney (2001), có thể dung hòa hai quan điểm trái ngược này nếu chúng ta công nhận rằng có sự không đồng nhất đáng kể trong khu vực phi chính thức.

Rất ít nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa thu nhập của người lao động và đặc điểm cơ sở sản xuất. Nghiên cứu của Funkhouser (1998) sử dụng một mẫu nhỏ các cơ sở sản xuất ở Guatemala (dữ liệu về 256 cơ sở quy mô lớn do Bộ Lao động tổng hợp). Các kết quả hồi quy cho thấy rằng một nửa sự phân tán tiền lương có liên quan đến tính không đồng nhất quan sát được của các cơ sở và khoảng 15% liên quan đến hiệu ứng cố định cơ sở. Sử dụng một mẫu đại diện cho các cơ sở nhỏ, Cunningham và Maloney (2001) cho thấy rằng tại Mexico, tình trạng không đồng nhất rất cao của các cơ sở nhỏ không phải do sự phân khúc của thị trường lao động mà là sự khác biệt cố hữu của khu vực có đông cơ sở quy mô nhỏ. Sự chênh lệch mà người ta nhận thấy về quy mô, về thời gian tồn tại và mức độ chính thức là do sự phân bố không đồng đều về vốn con người và vật chất chứ không phải do thị trường lao động có cấu trúc hai phân khúc.

Phương pháp phân tích các yếu tố và cụm áp dụng cho các dữ liệu của cuộc khảo sát cơ sở quy mô nhỏ của Mexico cho thấy rằng đúng là có trường hợp người lao động không thể tìm được việc làm nên chấp nhận làm cho các cơ sở quy mô nhỏ. Nhưng các tác giả nhấn mạnh, các trường hợp này chỉ là thiểu số còn đại đa số thì tự nguyện lựa chọn loại hình làm việc này bởi mong muốn độc lập và hy vọng thu nhập cao hơn. Đặc điểm cá nhân của những

Page 409: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

410 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

người rời bỏ khu vực UPI cho thấy đây là những doanh nhân đã thất bại, những người đã tự nguyện lựa chọn các cơ sở quy mô siêu nhỏ. Các tác giả kết luận rằng không có mối quan hệ chặt chẽ giữa cường độ vốn, quy mô và hiệu quả sử dụng vốn con người (Cunningham và Maloney, như trên).

Đối với Tokman (1989), người lao động thuộc khu vực phi chính thức là những người không đủ trình độ để được nhận vào làm những công việc được trả lương vốn đã khan hiếm do thiếu đầu tư sản xuất. Ngược lại, theo de Soto (1986), các doanh nhân nhỏ trong khu vực phi chính thức có thể phát triển và quản lí các công ty lớn hơn. Các quy định về pháp luật và gánh nặng chi phí hành chính là một rào cản lớn đối với sự phát triển của họ.

Trong khi không có nhà nghiên cứu nào nghi ngờ sự tồn tại của một bộ phận các cơ sở quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển có khả năng tăng trưởng đạt tới quy mô lớn hơn, thì lại có rất ít nghiên cứu xem xét các yếu tố kinh tế vi mô có tính quyết định tới quá trình "vượt vũ môn" này. Các nghiên cứu ít ỏi hiện tại cho các kết quả mâu thuẫn nhau và rất nhạy cảm đối với các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Vì vậy, Mel, McKenzie và Woodruff (2008), dựa trên dữ liệu mảng của các cuộc điều tra hộ gia đình ở Sri Lanka, cho thấy khoảng 2/3 đến 3/4 người lao động độc lập có đặc điểm giống người làm công ăn lương nhiều hơn là các ông chủ của các công ty lớn. Các tác giả kết luận tiếp cận tín dụng không phải là hạn chế duy nhất đối với sự tăng trưởng của các cơ sở quy mô nhỏ. Ñopo và Valenzuela (2007) sử dụng dữ liệu mảng của điều tra CASEN với các hộ gia đình tại Chile trong việc phân tích hệ quả của việc chuyển từ người lao động hưởng lương thành các doanh nhân. Sử dụng các kĩ thuật ghép cặp để tạo hiện tượng “phản thực”, các tác giả thấy lợi ích dương và có ý nghĩa thống kê còn trong trường hợp chuyển đổi ngược chiều thì thu nhập giảm.

2. Cuộc khảo sát ENAHO: điều tra sử dụng panel ghép cặp hộ gia đình, cá nhân và các cơ sở sản xuất

Để đồng thời xem xét các động thái của đói nghèo và cơ sở quy mô nhỏ không chỉ cần có các dữ liệu mảng mà còn cần thông tin về các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất của hộ gia đình đó. Các dữ liệu ghép cặp (cơ sở sản xuất

Page 410: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

411ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

và hộ gia đình) thường không có sẵn ở các nước đang phát triển. Theo hiểu biết của chúng tôi, phương pháp áp dụng tại các nước phát triển chưa được áp dụng cho các nước đang phát triển. Do cơ sở dữ liệu hành chính không đầy đủ và do quy mô của khu vực UPI lớn nên không xây dựng được cơ sở dữ liệu ghép cặp giữa dữ liệu công ty với dữ liệu cung lao động. Các cuộc điều tra hỗn hợp 1-2-3 cho phép đồng thời nghiên cứu các đặc điểm hộ gia đình và đặc điểm của UPI. Hiện nay, các Viện thống kê quốc gia tại hơn 30 quốc gia ở Châu Phi, Châu Á, khu vực Mỹ Latin đã xây dựng các cuộc điều tra 1-2-3 (Nordman và Roubaud, 2010). Tại Peru, các cuộc điều tra quốc gia về hộ gia đình (ENAHO) từ năm 2001 đã đưa vào một mô-đun gọi là “nhà sản xuất độc lập” dựa trên cuộc điều tra 1-2-3 do DIAL xây dựng nhằm thu thập thông tin về đặc điểm của các cơ sở sản xuất nhỏ và người lao động độc lập được xác định trong mục việc làm, cả trong công việc chính và làm thêm (Herrera và những người khác, 2004). Vì vậy điều tra ENAHO có tính “hỗn hợp” thu thập thông tin về đặc điểm của cả UPI và của hộ gia đình. Đối với mỗi cơ sở sản xuất của hộ gia đình, người ta thu thập dữ liệu về mức độ phi chính thức, loại hình cơ sở vật chất, tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, thâm niên, loại hoạt động, tiêu thụ trung gian (theo nơi mua hàng), doanh số bán hàng, điểm giao hàng, đặc điểm của lực lượng lao động. Mô-đun này khi tái dựng lại các đặc điểm của nhà sản xuất độc lập cho phép đo lường chắc chắn và chính xác hơn về thu nhập hỗn hợp. Một đặc thù quan trọng của cuộc khảo sát này là nó có một mẫu phụ panel gồm theo các hộ gia đình, cá nhân và UPI. Trong ENAHO, mô-đun nhà sản xuất độc lập áp dụng cho tất cả các ông chủ của UPI ngay tức thời, không có độ trễ. Điều này cho phép thu được mẫu đủ lớn về UPI, qua đó cho phép hình dung chi tiết về UPI. Ví dụ, năm 2009, mẫu gồm 21.753 hộ gia đình, 96.440 cá nhân và 15.541 UPI (Hình 1).

Ngoài mô-đun nhà sản xuất độc lập, ENAHO còn có các mục về đặc điểm nhà ở (vật liệu, tiếp cận dịch vụ, chi tiêu hộ gia đình, các chương trình xã hội…) và các mục khác liên quan đến cá nhân (giáo dục, y tế, công việc, quản trị, dân chủ và tham nhũng) (Xem Hình 1). Từ đầu những năm 2000 đã có cải tiến: tăng cỡ mẫu để đảm bảo tính đại diện cho đơn vị hành chính vào năm 2001, chuyển sang khảo sát liên tục hàng tháng trong năm 2003, cải thiện bảng câu hỏi trong năm 2004, làm mới mẫu trong năm 2007; thay đổi panel thay vì cố định từ năm 2007.

Page 411: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

412 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Hình 1: Cấu trúc điều tra ENAHO 2009 và cỡ mẫu

Tất cả các hộ

Giám đốc UPI và lao động độc lập

-không đăng ký -không kế toán

14 tuổi hoặc hơn

ENAHO 2009

TỔNG SỐ MẪU

• Hộ= 21,753 • Cá nhân= 96,440

----------- PANEL

• Hộ= 6,926 • Cá nhân= 33,275

Phỏng vấn chủ

hộ hoặc vợ/chồng

MODULE VIỆC LÀM

Định nghĩa lao động theo tiêu chí BIT

Tính đến Việc làm chính Việc làm thêm

TỔNG SỐ MẪU

Lao động =: 46,516 ----------- PANEL

Lao động = 14,780

Phỏng vấn trực tiếp cá nhân 14 tuổi

hoặc hơn

Giai đoạn 1

Phỏng vấn

trực tiếp giám đốc UPI

ĐƠN VỊ SẢN XUẤT UPI

Đặc điểm của

UPI TỔNG SỐ MẪU

15,541 ----------- PANEL 4,868

Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

MODULE CHI TIÊU

Định nghĩa lao động theo tiêu chí BIT

Tính đến Việc làm chính Việc làm thêm

TỔNG SỐ MẪU

Lao động =: 46,516 ----------- PANEL

Hộ =6,926

Phỏng vấn chủ

hộ hoặc vợ/chồng

Nguồn: ENAHO, 2009, tính toán của tác giả.

Do đặc thù liên quan đến mùa vụ nông nghiệp và thiên tai, các hộ gia đình nông thôn không được đưa vào trong mẫu. Do đó, mẫu chỉ có các UPI phi nông nghiệp đô thị. Trong định nghĩa về UPI và việc làm trong khu vực phi chính thức, chúng tôi theo các khuyến nghị của Hội nghị lần thứ 15 của các nhà thống kê lao động và phiên bản mới nhất của Hệ thống Tài khoản Quốc gia 2008 (ILO, năm 1993, SNA, 2008). Trong giai đoạn 1 (mục việc làm được áp dụng cho tất cả những người từ 14 tuổi trở lên), các câu hỏi về loại nghề nghiệp (người sử dụng lao động hoặc ông chủ, người lao động tự làm chủ, công nhân hoặc nhân viên, người lao động làm việc tại gia đình không được trả lương, người giúp việc nhà) và câu hỏi về sổ sách, kế toán công ty nơi họ làm việc qua đó xác định được các chủ UPI và người lao động độc lập

Page 412: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

413ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

để áp dụng mô-đun với UPI. Câu hỏi chi tiết hơn về đăng kí kinh doanh và kế toán được đề cập trong mô-đun chuyên biệt này. Tiêu chí xác định tương tự được áp dụng cho người lao động có việc làm thêm. Khoảng 15% có việc làm thêm và một tỉ lệ đáng kể (trung bình 60% trong giai đoạn 2002-2010) làm việc trong UPI. Bỏ qua việc làm thêm sẽ dẫn đến đánh giá thấp khu vực phi chính thức về phương diện việc làm và giá trị gia tăng. Như vậy chúng tôi xây dựng một panel gồm 103.840 hộ gia đình trong giai đoạn 2002-2010 bao gồm các hộ gia đình có chung ít nhất một cá nhân trong hai năm. Panel này tạo cơ sở cho việc phân tích động, trình bày trong phần 4 và 5 của bài viết này.

3. Đặc điểm của khu vực phi chính thức ở Peru

Trong phần này chúng tôi xem xét đặc điểm của các cơ sở sản xuất và của người lao động trong khu vực phi chính thức và diễn biến của họ theo thời gian. Quy mô nhỏ (đo bằng số lượng người lao động) của UPI có lẽ là điểm nổi bật nhất đến mức từ lâu đặc điểm này được sử dụng như là một “dấu hiệu” của khu vực kinh tế phi chính thức. Quy mô trung bình của UPI đô thị vẫn không đổi trong suốt toàn bộ giai đoạn 2004-2010 (trung bình 1,6 lao động/UPI) có tăng nhẹ (so với 1,5 trong thời kỳ 2002-2003). Thú vị hơn, người lao động được trả lương trong năm 2010 chiếm 13% tổng số lao động của UPI và tỉ lệ này ổn định trong suốt giai đoạn phân tích. Quy mô của UPI có vẻ lớn hơn trong ngành công nghiệp (trung bình 1,8 trong các năm 2002-2008) và trong thương mại (1,6) và dịch vụ (1,4). Các UPI có các hoạt động hỗn hợp (nhiều hơn một ngành) có quy mô cao hơn đáng kể (2,3). Trung bình trong giai đoạn 2002-2010, thương mại chiếm gần một nửa số người lao động của các UPI trong khi 1/3 làm trong lĩnh vực dịch vụ và 17,9% trong ngành công nghiệp.

Các tính năng nổi bật khác của UPI là tính không đồng nhất. Một số UPI có đặc điểm gần với các công ty chính thức trong khi các UPI khác thì phải “chạy ăn từng bữa”. Các UPI không có địa điểm hoạt động chiếm hơn một nửa, gần 1/5 hoạt động tại nhà không có phòng riêng và 1/4 làm việc tại địa điểm

Page 413: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

414 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

cố định dành riêng để làm việc. Số lượng các UPI không địa điểm làm việc tỏ ra khá ổn định trong nhiều năm mặc dù có tăng nhẹ. Ngoài dịch vụ cung cấp điện, hiện chiếm 2/3 số UPI, trong nhóm các UPI đô thị thì số UPI mức độ sử dụng các dịch vụ công khác là rất thấp. Trong năm 2010, chưa đến một phần ba (28,1%) sử dụng dịch vụ nước sạch, chỉ có 14,7% dùng dịch vụ thoát nước và chỉ có 7,1% có điện thoại. Mức độ sử dụng các dịch vụ công thấp phản ánh các điều kiện làm việc bấp bênh và là một yếu tố tác động tiêu cực đến năng suất của UPI. Các UPI không có cải thiện đáng kể nào trong giai đoạn kinh tế vĩ mô tăng trưởng cao. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, các dịch vụ này (và chi phí) được dùng chung với các hộ gia đình và chia sẻ với ngân sách gia đình. Trong năm 2010, chỉ có 25% số UPI không dùng chung nước uống, tỉ lệ không dùng chung là 35,9% với nước thải, 19,3% với điện và 42,7% với điện thoại. Một lần nữa, tỉ lệ này rất ổn định trong suốt thời gian phân tích.

Các UPI có thâm niên tương đối thấp và đây cũng là dấu hiệu của tình trạng dễ mất ổn định. Thâm niên trung bình của một IPU là 6 năm rưỡi trong năm 2010. Con số thống kê này có độ phân tán rộng, nếu nhìn vào chênh lệch giữa số trung bình này và số trung vị (4 năm). Giai đoạn tăng trưởng dường như đã mang tới hiện tượng “trẻ hóa” UPI: thâm niên trung bình giảm gần một năm trong giai đoạn 2004 và 2010 (từ 7,3 xuống 6,5 năm và một nửa số UPI có thâm niên 3 năm thay vì 4 năm). Chỉ có 1/5 số UPI vượt qua ngưỡng 10 năm tồn tại, một phần ba mới thành lập chưa quá một năm hoặc ít hơn và 1/4 được thành lập từ 5 đến 10 năm. Nếu phân tích thâm niên của UPI sâu hơn sẽ thấy các hộ gia đình không nghèo luôn có thâm niên cao hơn các hộ gia đình nghèo. Nhưng mức chênh lệch không cao.

Phần lớn (trung bình 86% trong giai đoạn 2004-2010) người lao động nghèo đô thị có một công việc chính trong khu vực phi chính thức. Tương tự như vậy, tỉ lệ nghèo của người lao động trong khu vực phi chính thức cao hơn ba lần so với cho người lao động khu vực chính thức (56,3% so với 17,6%). Hai thực tế này cho thấy sự cần thiết phân tích đồng thời tình trạng nghèo và phi chính thức. Tuy nhiên, còn có đặc điểm khác của khu vực phi chính thức: tính không đồng nhất trong phân phối thu nhập, gắn chặt với chênh lệch về năng suất.

Tỉ lệ người lao động nghèo trong khu vực phi chính thức trong ngành thương mại tính trung bình là 62,4%, cao hơn gần 10 điểm so với ngành công nghiệp và dịch vụ (tương ứng là 52,9 % và 53,6%). Diễn biến tỉ lệ nghèo của

Page 414: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

415ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

người lao động khu vực phi chính thức thay đổi theo ngành: giảm mạnh mẽ trong ngành công nghiệp và dịch vụ trong khi đối với thương mại, do dễ xin việc hơn, nên mức giảm tương đối khiêm tốn (Xem Bảng 2). Diễn biến không đều này diễn ra trong giai đoạn tăng trưởng đã góp phần làm tăng tính không đồng nhất của khu vực kinh tế phi chính thức.

Bảng 1. Tỉ lệ nghèo của người lao động trong khu vực phi chính thức/chính thức đô thị và theo ngành (%)

Khu vực phi chính thứcKhu vực

chính thứcTổng số đô thịCông

nghiệpThương mại Dịch vụ Tổng

2004 58,2 66,4 57,3 60,6 22,4 48,3

2005 59,6 65,3 61,3 62,4 25,2 50,1

2006 56,5 63,8 55,4 58,5 20,2 45,4

2007 54,4 61,4 54,7 56,8 16,0 42,5

2008 52,1 60,8 50,8 54,3 16,1 40,5

2009 47,5 60,2 51,2 53,1 14,7 39,1

2010 45,8 59,6 47,3 50,7 12,8 37,1

Trung bình2004-2010

52,9 62,4 53,6 56,3 17,6 42,9

Nguồn: ENAHO 2004-2010 (series cũ), INEI; tính toán của tác giả.Lưu ý: Người lao động có lao động thu nhập thấp hơn thu nhập cần thiết để mua

giỏ tiêu dùng được sử dụng để xác định chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo bằng giá trị của giỏ tiêu dùng chia cho mức trung bình lương của người đi làm trong mỗi hộ gia đình. Người lao động không có thu nhập (người giúp việc gia đình) không được đưa vào tính toán.

Hình 2 cho thấy sự thay đổi tỷ số thu nhập trung bình và trung vị của người lao động khu vực phi chính thức so với chuẩn nghèo1. Có nhiều điều đáng lưu ý. Đầu tiên, trái với quan niệm phổ biến về một khu vực phi chính thức không thể tạo ra thu nhập cao hơn mức nghèo đói, chúng ta thấy rằng tính trung bình thu nhập lao động cao hơn chuẩn (cá nhân) nghèo 31% trong

1 Giá trị ngưỡng nghèo (chi phí giỏ tiêu dùng cơ bản) của hộ chia cho số trung bình những người có thu nhập/hộ.

Page 415: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

416 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

giai đoạn 2004-2010. Mức chênh lệch giữa các giá trị trung bình và trung vị cũng phản ánh tính không đồng nhất trong từng ngành. Sự tương phản giữa “thương mại” và các ngành khác phản ánh năng suất thấp trong ngành này.

Ngoài sự khác biệt theo ngành, thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức khác nhau tùy theo tình trạng việc làm. Trong giai đoạn 2004-2010, chủ các UPI có mức thu nhập trung bình cao hơn 3,5 lần mức chuẩn nghèo trong khi đó người lao động độc lập thu nhập chỉ vượt chuẩn nghèo 29%. Tình hình của người lao động phụ thuộc trong khu vực phi chính thức là thuận lợi hơn một chút (trung bình 28% trên mức nghèo trong giai đoạn 2004-2010), nhưng có sự tương phản lớn giữa các nhân viên quản lí và công nhân (thu nhập lần lượt cao hơn 41% và 20% mức nghèo đói).

Hình 2. Tỷ số thu nhập lao động/ngưỡng nghèo của lao động khu vực UPI đô thị

Trung bình Trung vị

1

1.2

1.4

1.6

1.8

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

công nghiệp thương mại dịch vụ

0.50.60.70.80.9

11.11.2

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

công nghiệp thương mại dịch vụ

Nguồn: ENAHO 2004-2010, INEI; tính toán của tác giả.

Đường cong mật độ Kernel của giá trị gia tăng trên 1 giờ của tất cả các lao động có thu nhập trong khu vực phi chính thức trong năm 2009 được tính toán cho các ngành khác nhau. Chênh lệch về năng suất nhìn thấy rõ ràng khi phân tích mức độ phân tán và mức chênh lệch các giá trị trung bình. Khi quan sát thấy mức độ tập trung nhiều của năng suất ở phần dưới của phân phối, người ta thấy có tỷ lệ lớn các UPI có năng suất thấp trong các ngành thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, tất cả các ngành đều có mức

Page 416: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

417ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

độ phân tán lớn trong phân bố năng suất, qua đó xác nhận tính không đồng nhất của UPI.

Hình 3: Tính không đồng nhất về năng suất của các cơ sở sản xuất cá thể quy mô siêu nhỏ, 2009

0

.05

.1

.15

.2 Mật độ

0 5 10 15 20 25 30

Công nghiệp

Soles trả theo giờ làm việc

0 .05 .1 .15 .2

Mật độ

0 5 10 15 20 25 30

Thương mại

0

.05

.1

.15 Mật độ

0 5 10 15 20 25 30

Dịch vụ

0

.05

.1

.15

.2 Mật độ

0 5 10 15 20 25 30

Tổng

Soles trả theo giờ làm việc

Soles trả theo giờ làm việc

Soles trả theo giờ làm việc

Nguồn: 2009 ENAHO, INEI, tính toán của tác giả.

Khi kiểm tra cấu trúc trung bình (2006-2010) của thu nhập của hộ gia đình đô thị Peru (Bảng 2) có thể xác nhận rằng, cho đến nay thu nhập lao động là nguồn thu nhập chính của họ (64,6% tổng số). Trong khi việc làm chính thức chiếm chưa đến 40% tổng số nhưng nó lại chiếm hơn một nửa (56,9%) thu nhập lao động (trừ thu nhập nông nghiệp). Vì vậy chênh lệch thu nhập giữa khu vực chính thức và phi chính thức là đáng kể. Hộ gia đình nghèo có cơ cấu thu nhập khác với các hộ gia đình không nghèo. Tỉ trọng thu nhập từ khu vực phi chính thức là cao hơn nhiều: Các hộ nghèo có 72,5% so với 41% (trừ thu nhập nông nghiệp). Thu nhập của khu vực nông lâm thủy hải sản (nông nghiệp, đánh cá…) chiếm 11,9% tổng thu nhập của các hộ gia đình này (so với 5,4% của các hộ nghèo), qua đó làm gia tăng tính dễ bị tổn thương do thu nhập trong các ngành này dao động nhiều hơn so với ngành công nghiệp hoặc dịch vụ. Trong việc tái phân phối thu nhập thì vai trò của

Page 417: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

418 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

tư nhân và nhà nước để giảm khoảng cách giữa hộ nghèo và không nghèo đều giảm dần. Tỉ trọng của các khoản thu nhập tái phân phối trong tổng thu nhập ở các hộ gia đình nghèo và không nghèo gần như giống nhau (lần lượt là 10,6% và 10,7%). Việc phân tích bóc tách tình trạng bất bình đẳng thu nhập bằng cách sử dụng các phương pháp do Shorrocks2 cũng cho thấy rằng thu nhập từ lao động là nguồn chính tạo ra bất bình đẳng thu nhập, chiếm hơn một nửa (66%) tổng số bất bình đẳng. Cần lưu ý rằng thu nhập từ khu vực chính thức tạo ra 3/4 tình trạng bất bình đẳng liên quan đến việc làm và rằng sự đóng góp của khu vực kinh tế phi chính thức (10,6%) thấp hơn tỉ trọng doanh thu của khu vực này trong tổng doanh thu. Tuy nhiên, như sẽ thảo luận dưới đây, có sự không đồng nhất đáng kể trong khu vực phi chính thức và điều này tác động đến động thái của tình trạng nghèo. Các khoản thu nhập tái phân phối qua kênh nhà nước làm tăng sự bất bình đẳng thu nhập 8,4 điểm trong khi các khoản thu nhập tái phân phối qua kênh tư nhân tăng chỉ làm tăng 3,6 điểm.

Bảng 2. Cấu trúc thu thập hộ đô thị theo nguồn thu nhập, giá trị trung bình 2006-2010

Cấu trúc theo nguồn thu nhập Bóc tách bất bình đẳng

(Shorrocks)Tổng số hộ Hộ nghèo Hộ không nghèo

Thu nhập lao động 64,6% 61,0% 58,7% 66,0

- khu vực chính thức 33,5% 16,8% 34,6% 55,4

- khu vực phi chính thức 25,3% 44,2% 24,0% 10,6

- khu vực nông nghiệp 5,8% 11,9% 5,4% 7,5

Thu nhập tái phân phối tư nhân 10,7% 10,6% 10,7% 3,6

Thu nhập tái phân phối nhà nước 9,1% 6,3% 9,3% 8,4

2 Sau khi chọn chỉ số entropie tổng hợp làm chỉ số bất bình đẳng (chính là hệ số biến thiên bình phương), việc triển khai số học sẽ có kết quả chính xác. Tổng số bất bình đẳng được biểu diễn bằng tổng các bất bình đẳng của từng nguồn thu nhập. Quy tắc triển khai như sau: sf = rf * [m(nguồn f )/m(tổng thu nhập)]*[CV(nguồn f )/CV(tổng thu nhập, trong đó rf là hệ số tương quan giữa nguồn thu nhập f và tổng thu nhập Y; CV là hệ số biến thiên và m là giá trị trung bình của nguồn f. Tổng của các Đóng góp tương đối bằng 1. Nguồn f sẽ có đóng góp dương nếu làm tăng bất bình đẳng và âm trong trường hợp ngược lại (Shorrocks, 1982).

Page 418: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

419ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Lãi tiền gửi 3,3% 0,9% 3,5% 6,7

Tiền thuê nhà 10,4% 7,7% 10,6% 6,7

Các khoản khác 1,9% 1,7% 1,9% 1,3

Tổng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0

Nguồn: ENAHO 2006-2010, INEI, tính toán của tác giả.

Fields (2008) đề xuất một phương pháp khác để bóc tách bất bình đẳng thu nhập dựa trên phân tích hồi quy các yếu tố quyết định khác nhau của thu nhập3. Áp dụng phương pháp bóc tách này vào các dữ liệu khảo sát người lao động ENAHO năm 2002 về khu vực phi chính thức đô thị, chúng tôi đã chỉ ra rằng gần 1/3 (30%) phương sai của thu nhập lao động của người lao động Peru trong khu vực phi chính thức được giải thích bởi phương trình thu nhập là có liên quan đến các đặc điểm của UPI, 34% các đặc điểm cá nhân, 27% đặc điểm hộ gia đình và 9% còn lại các đặc điểm của khu phố mà người lao động cư trú (Herrera, 2008). Những kết quả này xác nhận tầm quan trọng của các đặc điểm của các cơ sở sản xuất đối với việc tìm hiểu các yếu tố quyết định bất bình đẳng về thu nhập chính, vốn là các nguồn thu nhập chính của hộ gia đình và đây chính là chìa khóa để tìm hiểu mối liên hệ giữa nghèo đói và thị trường lao động.

Tính không đồng nhất trong phân phối thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức với sự hiện diện của một phân khúc quy mô lớn có thu nhập thấp, phân khúc trung lưu có mức thu nhập xung quanh ngưỡng nghèo và một số ít có thu nhập cao cũng được biểu hiện thông qua các nguyên nhân khác nhau khiến chủ các cơ sở sản xuất và người lao động độc lập quyết định tự tạo ra công ăn việc làm cho bản thân. Các kết quả liên quan đến nguyên nhân tình trạng phi chính thức ở Peru củng cố quan điểm về một khu vực chính thức được chấp nhận miễn cưỡng vì không có lựa chọn xin việc được hưởng lương và một UPI được lựa chọn tự nguyện vì được kỳ vọng có thu nhập cao hơn. 56% (năm 2010) lao động làm việc trong khu vực phi chính thức vì họ không tìm được việc làm hưởng lương. Các kết quả cũng

3 Cách tiếp cận này chỉ rõ mức đóng góp của từng yếu tố, cô lập hiệu ứng của các yếu tố khác có thể tác động đến bất bình đẳng. Sau khi chạy hàm hồi quy, mức đóng góp của từng yếu tố được tính như sau: s= COV[a; X; Y]/ s (y) = a * X * r [X, y] trong đó y là log của thu nhập, a là vector của các hệ số (= a, b); r là hệ số tương quan (Fields, 2008).

Page 419: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

420 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

xác nhận sự tồn tại của một phân khúc khá lớn đã tự quyết định thành lập UPI vì theo những người được phỏng vấn, họ hy vọng có thu nhập cao hơn (28,3% năm 2010) hoặc bởi họ muốn làm việc độc lập và không bị ràng buộc bởi mối quan hệ công việc bó buộc ở Peru (12,5%) hoặc do truyền thống gia đình (3,2%).

Những người lao động trong khu vực phi chính thức có khác những người lao động trong khu vực chính thức không? Trình độ học vấn là một trong những yếu tố khác biệt rõ ràng giữa người lao động khu vực phi chính thức và người lao động trong khu vực chính thức. Gần một phần tư (24,7%) người lao động khu vực phi chính thức không học cao hơn mức tiểu học, trong khi chỉ có 4,7% trường hợp này trong khu vực chính thức. Hơn 60% người lao động chính thức có trình độ đại học, cao gấp đôi khu vực phi chính thức (23,8%). Điều này phù hợp với nhận thức về khu vực chính thức như là một khu vực việc làm có chất lượng “có số lượng hạn chế” và chỉ dành cho những người có trình độ. Không thấy có sự khác biệt về độ tuổi trung bình, loại hộ gia đình (mở rộng hoặc không mở rộng), quy mô hộ gia đình, số người có thu nhập, hoặc số giờ làm việc hàng tuần, tình trạng sở hữu nhà. Có nhiều khác biệt liên quan đến giới tính (tỉ lệ phụ nữ trong khu vực phi chính thức cao), tình trạng hôn nhân của chủ hộ (sống chung nhiều hơn là kết hôn), thành phần hộ gia đình (tỉ lệ trẻ nhỏ tuổi cao hơn). Khác biệt còn ở số lượng tài sản của hộ gia đình (xe hơi, ti-vi, tủ lạnh), mức độ sử dụng các dịch vụ công (nước, thoát nước, điện thoại).

4. Động thái của cơ sở sản xuất quy mô nhỏ

Động thái kinh tế vĩ môTừ đầu những năm 2000, Peru có một giai đoạn tăng trưởng liên tục, và

tốc độ tăng trưởng gia tăng trong giai đoạn 2004-2010 (trung bình 5,6% tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người hàng năm). Sự tăng trưởng này đi kèm với mức giảm đáng kể đói nghèo, đặc biệt là ở khu vực thành thị (từ 37,1% xuống 19,1% trong cùng thời kỳ). Tại thành thị, tỉ lệ thất nghiệp chỉ bắt đầu giảm đáng kể từ năm 2006 khi tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm vượt

Page 420: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

421ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

quá 6%. Việc giảm tổng tỉ lệ thất nghiệp (công khai và ẩn4) trong cùng giai đoạn cũng đáng kể (từ 13,2% xuống 7,7%).

Một số tác giả nhấn mạnh các hành vi ngược chu kỳ của khu vực phi chính thức là gia tăng số người lao động trong thời gian khủng hoảng và giảm trong thời kỳ tăng trưởng. Trong trường hợp của Peru, thực tế này dường như đúng trừ một điểm khác: tỉ trọng việc làm khu vực phi chính thức giảm khi tăng trưởng vượt quá một ngưỡng nhất định (khoảng 4%). Tỉ trọng này đã giảm từ 69% năm 2004 xuống 62,3% năm 2010 (Hình 4)5. Ngược lại, từ năm 2004 đến 2010, tỉ trọng của người lao động khu vực tư nhân chính thức đã tăng lên đáng kể (từ 17,3% đến 22,5%) trong khi cấu trúc việc làm trong khu vực phi chính thức đã thay đổi. Như vậy, trong khi số người lao động độc lập chỉ tăng 12% giữa các năm 2004 và 2010, số lượng người sử dụng lao động và công nhân làm việc trong khu vực phi chính thức đã tăng lần lượt là 25,4% và 33,2%. Giai đoạn tăng trưởng mạnh dường như đã tạo ra tính không đồng nhất lớn hơn của khu vực kinh tế phi chính thức, phân khúc cao (cơ sở sản xuất có nhân viên hưởng lương) tăng trưởng nhanh hơn các phân khúc thấp (gồm người làm độc lập và các cơ sở không có nhân viên hưởng lương).

4 Thất nghiệp "ẩn" gồm những người không làm việc ít nhất là một giờ trong tuần tham chiếu; họ có thể làm việc nhưng không tìm việc vì họ cho rằng "không có việc làm". Thất nghiệp "công khai" gồm những người trong hoàn cảnh tương tự chỉ khác là họ tích cực tìm việc.5 Diễn biến này khá chắc chắn cho dù khu vực phi chính thức được định nghĩa thế nào.

Page 421: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

422 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Hình 4. Diễn biến kinh tế vĩ mô, nghèo đói, thất nghiệp và việc làm trong khu vực phi chính thức 2002-2010

Nguồn: ENAHO 2002-2010, INEI; tính toán của tác giả.

Động thái kinh tế vi mô Hai quan điểm trái ngược nhau về động thái của khu vực kinh tế phi chính

thức thường xuất hiện trong các cuộc tranh luận. Một mặt, giống như Tokman (1989), một số tác giả coi quy mô của việc làm trong khu vực phi chính thức là kết quả của sự phân khúc của thị trường lao động, khiến người lao động có tay nghề thấp không tìm được việc hưởng lương. Mặt khác, theo phân tích của de Soto (1986), các tác giả khác quan niệm rằng doanh nhân nhỏ có khả năng tăng trưởng và phát triển. Các rào cản đối với sự phát triển này chủ yếu là do các quy định pháp luật cản trở việc thành lập công ty (“chi phí của tình trạng chính thức”) và các đặc điểm “cứng nhắc” khác về thể chế của thị trường lao động. Thêm vào đó là chi phí cơ hội thấp cho việc tham gia khu vực phi chính thức, điều này dẫn đến số lượng lớn các cơ sở có năng suất rất thấp, triển vọng tăng trưởng khiêm tốn và tỉ lệ giải thể cao (Fajnzylber và Maloney, 2007).

Bảng 3 trình bày giá trị trung bình trong giai đoạn 2002-2010 của các lần chuyển việc làm hàng năm. Đầu tiên, chúng tôi thấy rằng tình trạng thất nghiệp chỉ là tạm thời vì chỉ 20% số người vẫn ở trong tình trạng thất nghiệp từ năm này qua năm khác. Hầu hết trong số họ (34%) chuyển sang trạng thái không hoạt động (gồm một tỉ lệ khoảng 40% người lao động chán nản). Gần 1/3 (31,7%) chuyển sang hệ thống làm việc hưởng lương, điều này xác nhận giả thuyết về tình trạng thất nghiệp chờ đợi (hoặc “xa xỉ”) cho phép có

Page 422: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

423ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

thời gian để điều chỉnh trình độ và/hoặc mong đợi của người lao động. Chỉ có 14,6% thoát khỏi thất nghiệp để trở thành doanh nhân nhỏ. Người không hoạt động và người thất nghiệp rời khỏi tình trạng của họ chiếm 15,3% tổng số doanh nhân, trong khi người lao động hưởng lương trở thành doanh nhân nhỏ chiếm 19,8%. Làm việc hưởng lương dường như là cách quan trọng nhất để trở thành doanh nhân nhỏ, trong khi với một tỉ lệ tương đối nhỏ hơn, làm việc độc lập là một lối thoát khỏi tình trạng thất nghiệp hoặc không hoạt động. Quan điểm cho rằng khu vực phi chính thức của các cơ sở quy mô nhỏ chỉ là một nơi “trú ẩn” cho những người thất nghiệp và không hoạt động chỉ đúng một phần. Việc trở thành doanh nhân sau khi làm việc hưởng lương cho phép người lao động tích lũy vốn ban đầu cũng như kinh nghiệm và trình độ. Đây là những yếu tố có thể giúp hạn chế thất bại. Cuối cùng, chỉ một phần tư số doanh nhân quản lí hai UPI cùng thời điểm là còn hoạt động sau một năm và một nửa chỉ còn giữ một UPI duy nhất và 22,8% hoàn toàn chấm dứt hoạt động trên vai trò doanh nhân.

Bảng 3. Chuyển vị trí làm việc cá nhân, giá trị trung bình 2002-2010 (%)

Có 2 UPI Có 1 UPI Hưởng lương

Thất nghiệp

Không hoạt động

Tổng Tổng

Có 2 UPI 24,8 52,5 13,3 1,7 7,8 100 1,9

Có 1 UPI 4,5 62,4 19,0 3,8 10,3 100 23,2

Hưởng lương

0,7 14,1 68,9 5,5 10,8 100 35,2

Thất nghiệp

1,0 13,6 31,7 19,8 34,0 100 7,3

Không hoạt động

0,5 8,6 15,8 8,6 66,5 100 32,3

Tổng 2,0 24,2 36,4 7,1 30,3 100 100

Nguồn: ENAHO 2002-2010, INEI; tính toán của tác giả.Ghi chú: thiếu dữ liệu của các năm 2007/2006 do kế hoạch điều tra mới sẽ tiến

hành đổi mới thành phần các đáp viên.

Bảng 4 cho thấy diễn biến tỉ lệ thành lập, giải thể và tồn tại, được tính dựa trên panel 2002-2010.Trước hết tỉ lệ giải thể là rất cao vì tính trung

Page 423: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

424 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

bình, 1/3 (35,4%) UPI đóng cửa trong các năm này. Tuy nhiên, tỉ lệ thành lập cao hơn một chút (trung bình 38%) bù lại cho tỉ lệ giải thể. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế liên tục, tỉ lệ thành lập luôn cao hơn tỉ lệ giải thể. Tuy nhiên, một điểm uốn, dường như xuất hiện giữa các năm 2004/2005, tức là khi tăng trưởng tăng tốc: tỉ lệ giải thể giảm hơn 4 điểm (từ 39,5% xuống 35,2%). Cũng trong cùng giai đoạn tăng trưởng rất mạnh này, tỉ lệ thành lập UPI giảm từ các năm 2007/2008, tức là các cơ hội tìm được việc làm được trả lương cao hơn đang gia tăng. Sự tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục dường như có một hiệu ứng kép: một mặt nó làm tăng cơ hội tồn tại của các UPI và mặt khác nó làm giảm số lượng các cơ sở nhỏ thành lập vì có nhiều công việc hưởng lương hơn. Ngoài ra, mặc dù có số lượng tương đối thấp (8%) nhưng các doanh nhân phi chính thức sở hữu hai UPI lại có tỉ lệ đóng cửa cao hơn nhiều (49,1%) so với những người chỉ quản lí một UPI (33,1%).

Đại đa số những người đóng cửa UPI vẫn còn làm việc (63,8%) trong khi những người rút khỏi thị trường lao động chiếm 26%. Chỉ có 10,2% trở thành người thất nghiệp công khai hoặc thất nghiệp ẩn (người thất nghiệp “chán nản”). Tỉ lệ những người lao động duy trì được hoạt động của UPI của họ (53%) và tạo được thu nhập lao động trên ngưỡng nghèo cao hơn những người lao động đã bỏ hoặc thành lập một (hoặc hai) UPI (trung bình lần lượt là 44,6 và 43,9% trong giai đoạn 2002-2010). 19% những người thành lập một UPI không tạo ra đủ số giờ làm việc (tình trạng không đủ việc làm “công khai”) trong ngành kinh doanh chính của họ. Điều này phản ánh sự thiếu thốn các phương tiện sản xuất.

Bảng 4. Diễn biến của tỉ lệ giải thể, thành lập, và sống sót của UPI, 2002-2010 (%)

Trung bình 2002/2010

2003/2002

2004/2003

2005/2004

2006/2005

2008/2007

2009/2008

2010/2009

Tỉ lệ giải thể 35,4% 31,0% 34,8% 39,5% 37,9% 35,9% 36,1% 35,2%

Tỉ lệ thành lập 38,0% 40,8% 37,9% 40,7% 40,4% 36,9% 37,3% 36,8%

Tỉ lệ sống sót 64,6% 69,0% 65,2% 60,5% 62,1% 64,1% 63,9% 64,8%

Nguồn: ENAHO 2002-2010, INEI, tính toán của tác giả.Lưu ý: Thiếu dữ liệu trong các năm 2007/2006 do kế hoạch khảo sát mới tiến

hành đổi mới danh sách panel.

Page 424: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

425ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

5. Tác động của động thái của khu vực kinh tế phi chính thức đối với động thái của nghèo đói

Trong phần này, chúng tôi phân tích chi tiết động thái của các cơ sở quy mô nhỏ thông qua hai câu hỏi chính sẽ được thảo luận lần lượt:

- Thứ nhất, các yếu tố liên quan đến việc thành lập, giải thể hoặc tồn tại của các cơ sở quy mô nhỏ là gì? Để trả lời câu hỏi này sẽ cần so sánh các đặc điểm cá nhân của doanh nhân nhỏ tùy theo việc UPI của họ được thành lập trong năm điều tra, đã đóng cửa hoặc vẫn tồn tại.

- Thứ hai, mối quan hệ giữa các động thái của các cơ sở quy mô nhỏ và của nghèo đói là gì, đây là vấn đề mà vẫn còn rất ít nhà kinh tế nghiên cứu do thiếu dữ liệu mảng để phân tích đầy đủ các mối tương quan giữa hai biến này.

Chân dung doanh nhân nhỏ từ góc độ bối cảnh giải thể, thành lập và tồn tại của UPI

Các doanh nhân nhỏ thất bại có đặc điểm gì khác những người vẫn duy trì cơ sở quy mô nhỏ? Những người sáng lập có có đặc điểm riêng gì không? và các cơ sở này có những đặc điểm cụ thể gì? Để trả lời câu hỏi này chúng ta so sánh ba loại cơ sở nhỏ trên phương diện đặc điểm cá nhân, gia đình và cơ sở sản xuất của họ (Bảng 5). Cột đầu tiên cho thấy các đặc điểm trung bình của doanh nhân nhỏ là những người bị mất ít nhất một UPI trong khi cột 2 và 3 cho thấy mức độ ý nghĩa thống kê của các khác biệt so với các khác biệt của doanh nhân vi mô có UPI tồn tại trong hai giai đoạn.

Chân dung cá nhân điển hình của các doanh nhân và các UPI thất bại (so với những UPI sống sót) là: đây thường là những phụ nữ trẻ, những người sống trong các gia đình đông người và nhiều thế hệ, tức là các cá nhân sống trong tình trạng bấp bênh hơn, kiếm thêm thu nhập cho hộ gia đình. Họ cũng có ít kinh nghiệm hơn (6,2 năm so với 8,9 năm của những người có UPI còn tồn tại). Nghịch lí là các doanh nhân nhỏ này có trình độ học vấn cao hơn một chút, trong đó những người có trình độ đại học chiếm tỉ lệ cao). Vốn con người của hộ gia đình (được đo bằng tổng số lũy kế các năm học so với tổng tiềm năng có thể đạt được ở độ tuổi của các thành viên) cũng cao hơn vốn của các hộ gia đình vẫn duy trì được UPI trong hai giai đoạn liên tiếp. Các kết quả này

Page 425: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

426 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

có thể là do đây là những người có kiến thức và trình độ tốt nhất và cũng là những người có thể dễ dàng “thoát khỏi” khu vực phi chính thức, hoặc bằng cách “chọn” thất nghiệp để đợi chờ cơ hội việc làm tốt hơn trong khu vực chính thức. Cuối cùng, một tỉ lệ cao hơn của những người sống ở các thành phố và thị trấn, những nơi mang đến triển vọng di chuyển việc làm lớn hơn.

Bảng 5. Chân dung cá nhân của người lao động trong khu vực phi chính đô thị theo nhân khẩu của UPI

Chân dung

Mất UPI(s) Thành lập UPI(s)Sống sót

Tổng Ý nghĩa thống kê Tổng Ý nghĩa thống kê

(1) (2/1) (3/1) (2) (3/2) (3)

Tuổi 40,0 *** +++ 38,6 *** 43,6

Giới tính

Nam 47,1 +++ 46,6 *** 51,8

Nữ 52,9 +++ 53,4 *** 48,2

Tình trạng gia đình

Có gia đình 37,1 +++ 36,4 *** 43,1

Sống chung không kết hôn 22,5 +++ 22,7 *** 25,6

Khác 40,4 +++ 41,0 *** 31,3

Trình độ học vấn

Các năm học 10,0 +++ 10,1 *** 9,4

Tiểu học 24,0 +++ 22,7 *** 29,7

Trung học 44,4 46,1 44,4

Cao đẳng 15,0 + 15,9 *** 13,5

Đại học 16,6 +++ 15,3 *** 12,3

Ngành 1/

Sản xuất 17,5 *** 21,0 *** 16,7

Thương mại 31,7 *** +++ 25,8 *** 38,4

Dịch vụ 50,8 * +++ 53,2 *** 44,9

Số năm kinh nghiệm 6,2 *** +++ 5,2 *** 8,9

Thu nhập việc làm (trung bình tháng) 793 *** ++ 951 932

Đặc điểm của hộ Tỉ lệ nghèo 22,7 22,8 22,1

Page 426: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

427ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Vốn con người 20,2 ** +++ 22,1 *** 17,2

Quy mô hộ 5,0 +++ 5,0 *** 4,8

Quy mô địa phương

Hơn 100,000 nhà 53,0 +++ 53,3 *** 49,2

Từ 20,001 đến 100,000 nhà 21,5 + 21,4 * 23,0

Từ 10,001 đến 20,000 nhà 5,0 ++ 5,2 ** 6,2

Từ 4,001 đến 10,000 nhà 8,3 7,8 8,5

401 đến 4,000 nhà 12,2 12,3 13,2

Dạng hộ

Nhiều thế hệ 31,5 ++ 31,7 ** 29,0

Hai thế hệ 53,9 +++ 55,0 ** 58,0

Sử dụng các dịch vụ công

Nước 91,4 90,6 91,9

Nước thải 81,3 80,9 82,9

Điện 98,6 98,6 98,1

Internet 15,5 14,7 13,0

Điện thoại cố định 25,1 24,2 25,4

Đặc điểm của các UPIs

Số giờ trung bình làm việc hàng tuần 47,6 49,1 50,3

Số trung bình nhân viên 1,7 1,7 1,7

Thu nhập (trung bình hàng tháng) 2/ 566,0 776,8 663,9

Thu nhập (trung bình hàng tháng) 3/ 62,6 ++ 84,8 87,1

Giá trị gia tăng (trung bình hàng tháng) 354,3 ** +++ 475,3 507,7

Nơi làm việc

Không có phòng làm việc 52,6 *** +++ 38,3 *** 48,6

Thâm niên 6,1 ** +++ 7,1 *** 9,0

Nguồn: ENAHO 2002-2010, INEI, tính toán của tác giả.Ghi chú: 1 / loại trừ hoạt động khai thác mỏ và nông nghiệp 2 / trung bình chỉ gồm người lao động hưởng lương. 3 / trung bình gồm cả người lao động có thu nhập và người lao động

không có thu nhập.

Page 427: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

428 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Không thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê nào liên quan đến tỉ lệ nghèo ở cấp hộ gia đình, cũng như việc sử dụng các dịch vụ công. Đối với các đặc điểm của UPI và như dự kiến, UPI tồn tại có năng suất cao hơn. Như vậy, giá trị gia tăng trên mỗi giờ làm việc của UPI tồn tại cao hơn 27% giá trị gia tăng của các cơ sở nhỏ đã chấm dứt hoạt động. Nhưng lợi nhuận của các cơ sở là quan trọng nhất vì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quy mô (số lượng lao động). Dạng cơ sở vật chất liên quan chặt chẽ với sự tồn tại và thành lập của UPI. Hơn một nửa số doanh nhân nhỏ giải thể UPI không có phòng làm việc. Chỉ có 38,3% số người tạo ra một UPI và 48,6% các UPI tồn tại qua hai giai đoạn liên tiếp là nằm trong tình huống này.

Nếu chân dung điển hình của doanh nhân nhỏ giải thể cơ sở và các doanh nhân còn tồn tại là khá khác nhau, thì các doanh nhân nhỏ giải thể cơ sở giống những người thành lập UPI. Các yếu tố duy nhất khác biệt dường như là ngành hoạt động (có nhiều UPI đóng cửa từng hoạt động trong ngành thương mại), vốn con người và năng suất lao động (thấp ở các UPI thất bại). Một cách logic, sự so sánh chân dung của những người thành lập UPI với những người còn tồn tại thường dẫn đến sự tương phản giống như khi so sánh giữa những người đóng cửa cơ sở và những người còn duy trì được. Có một vài ngoại lệ đáng chú ý trong ngành hoạt động (trong công nghiệp và dịch vụ) và không có sự khác biệt về năng suất theo giờ.

Động thái của các cơ sở quy mô nhỏ và của tình trạng nghèo đóiTrong bảng 6, tình trạng nghèo đi được so sánh chéo với diễn biến

khác nhau của các cá nhân trong mối quan hệ với UPI của họ. Tình trạng nghèo được xem xét ở cấp độ cá nhân chứ không phải ở cấp độ hộ gia đình. Một người lao động được coi là nghèo tại thời điểm t nếu thu nhập của họ kiếm được thấp hơn chi phí của giỏ tiêu dùng tính cho hộ gia đình và số người có thu nhập. So với những người duy trì được UPI, các cá nhân đóng cửa UPI chiếm đa số những người rơi vào tình trạng nghèo. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các cá nhân thành lập và những người giải thể UPI, bất kể việc họ rơi vào tình trạng nghèo như thế nào.

Page 428: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

429ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Bảng 6. Quá trình nghèo đi và động thái của doanh nhân nhỏ (%)

Chuyển nghèo Giải thể Thành lập Sống sót Tổng

Không nghèo- Không nghèo 45,2 45,9 44,0 44,8

nghèo – không nghèo 19,2 20,6 20,9 20,4

Không nghèo - nghèo 20,4** 18,6 17,8 18,6

Nghèo- nghèo 15,2* 14,9*** 17,4 16,2

Tổng 100 100 100 100

Nguồn: ENAHO 2002-2010, INEI, Tính toán của tác giả.Lưu ý: quá trình chuyển nghèo dựa vào thu nhập lao động của các cá nhân.

Có ít nghiên cứu về động thái của nghèo đói ở các nước đang phát triển6 và càng ít nghiên cứu phân tích đồng thời động thái của cơ sở có quy mô nhỏ và sự nghèo đói. Có một ngoại lệ là nghiên cứu của Devicienti, Groisman và Poggi (2009) sử dụng các panel hộ gia đình từ cuộc Điều tra Thường xuyên về Việc làm Argentina (EPA) do Viện Thống kê thực hiện trong giai đoạn 1996-2003. Các tác giả ước tính một mô hình probit hai biến động với hiệu ứng ngẫu nhiên xem xét đồng thời các nguy cơ đói nghèo và khả năng tìm được việc làm trong khu vực phi chính thức. Người lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất nhỏ có nhiều khả năng sống trong nghèo đói hoặc làm việc trong khu vực phi chính thức. Các cơ sở có quy mô nhỏ có đặc điểm là năng suất thấp và tỉ lệ phi chính thức cao. Để tiếp tục nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất xem xét mối tương quan giữa quá trình chuyển đổi nghèo có tính đến động thái của các cơ sở có quy mô nhỏ tại Peru.

Phát hiện trong khuôn khổ hai biến của bảng 5 được xác nhận ở mức độ nào trong một khuôn khổ đa biến khi ước tính mô hình logit đa thức giải thích quá trình chuyển đổi của nghèo đói theo các đặc điểm của cá nhân, hộ gia đình và cơ sở sản xuất của họ? Chúng tôi không cố gắng thiết lập liên kết nhân quả giữa các động thái của đói nghèo và của các cơ sở có quy mô nhỏ (chúng ta cũng có thể dễ dàng cảm nhận rằng quan hệ nhân quả có hai chiều, và hai hiện tượng này có tác động qua lại). Mục tiêu ở đây khiêm tốn hơn, tức

6 Xem Herrara và Roubaud (2007) tổng kết về những nghiên cứu này.

Page 429: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

430 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

là chỉ kiểm tra xem tương quan này có còn tồn tại hay không sau khi tính đến các biến khác cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi nghèo. Chúng tôi chỉ phân tích người lao động đô thị.

Biến phụ thuộc là một biến định tính với bốn dạng thức, tương ứng với từng quá trình chuyển đổi nghèo có thể có: không nghèo-không nghèo, nghèo-không nghèo, không nghèo-nghèo, nghèo-nghèo. Do xác suất của cả bốn trường hợp bằng 1, nên ước tính mô hình logit đa thức có thứ tự là phương thức phù hợp nhất và một dạng thức dùng có thể dùng làm tham chiếu cho các dạng khác. Chúng tôi chọn dạng thức không nghèo-không nghèo để dễ đọc kết quả liên quan đến việc bị rơi vào nghèo đói và sống thường xuyên trong cảnh nghèo đói và dạng thức nghèo-nghèo làm tham chiếu cho việc “thoát nghèo”. Các hệ số ước tính được thể hiện dưới hình thức “odd ratios” (có giá trị không phụ thuộc vào giá trị của các biến giải thích). Giá trị nhỏ hơn 1 cho thấy tác động tiêu cực của (1-β)% xác suất nằm trong một dạng thức so với dạng thức tham chiếu. Trong số các biến “giải thích”, chúng tôi lựa chọn các biến liên quan đến đặc điểm cá nhân (giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn), hộ gia đình (quy mô và mức độ sử dụng các dịch vụ công), cơ sở sản xuất (quy mô, nghành, loại cơ sở vật chất, tài sản) và các biến địa lí (quy mô thành phố). Ước tính giới hạn cho người lao động trong khu vực phi chính thức đô thị.

Kết quả được trình bày trong Bảng 7 cho thấy rằng những người giải thể UPI có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo là 42% cao hơn so với những người duy trì hoạt động của UPI. Tỉ lệ giải thể của UPI cũng có tỉ lệ thuận với tỉ lệ cao hơn nguy cơ không thoát khỏi nghèo đói (23% có nguy cơ cao hơn với những người có UPI còn tồn tại). Cuối cùng, người đã giải thể UPI gặp nhiều khó khăn để thoát nghèo hơn so với những người duy trì được UPI (khả năng thoát nghèo ít hơn 16%). Những kết quả này có ý nghĩa thống kê. Với những người thành lập UPI, cơ hội thoát nghèo cao hơn 25% so với những người vẫn còn sống trong cảnh nghèo. Họ cũng có ít nguy cơ (-21%) sống trong cảnh nghèo đói trong hai giai đoạn liên tiếp hoặc rơi vào đói nghèo (-14%) hơn so với người không nghèo. Tuy nhiên, các kết quả này không chắc chắn về mặt thống kê.

Đàn ông có cơ hội cao gấp hai lần phụ nữ (+2,12), cá nhân trong các hộ gia đình hạt nhân (-26%) và gia đình lớn hơn (-6% cho từng thành viên) trong việc thoát khỏi đói nghèo. Không có sự khác biệt đáng kể theo độ tuổi cho các

Page 430: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

431ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

cá nhân dưới 65 tuổi. Giáo dục mang lại lợi ích, kể cả trong khu vực phi chính thức. Các cơ hội thoát nghèo tăng mạnh cùng với mức tăng trình độ giáo dục (+1,35, +1,94, +2,30 so với giáo dục tiểu học).

Quy mô của UPI tương quan chặt chẽ với các cơ hội thoát nghèo: quy mô càng nhỏ thì càng có ít có cơ hội thoát nghèo. Không có phòng làm việc khiến cơ hội thoát khỏi đói nghèo giảm (-6%), còn có phòng làm việc thì làm tăng cơ hội này 3%. Hai kết quả này không có ý nghĩa thống kê. Người lao động phi chính thức trong lĩnh vực “thương mại” có ít cơ hội thoát nghèo (-18%). Quy mô của thành phố cũng quan trọng: thành phố lớn (hơn 100.000 nhà) tốt hơn thị trấn nhỏ (+59% cơ hội thoát khỏi đói nghèo).

Có một số trùng hợp của các yếu tố liên quan đến việc rơi vào hoặc thoát ra khỏi tình trạng nghèo: đàn ông gặp ít nguy cơ hơn phụ nữ (-52%), tương tự như vậy người lao động trong độ “tuổi vàng” (25-44) (-50%). Ngoài ra, người lao động càng có trình độ học vấn cao, thì càng ít nguy cơ bị đói nghèo. Điều này cũng đúng cho cư dân của thành phố lớn và người lao động trong các cơ sở có quy mô lớn hơn. Những người làm việc trong lĩnh vực “thương mại” có nguy cơ cao hơn (27%) về việc làm không thuận lợi.

Bảng 7. Các dạng thức chuyển đổi nghèo đói và động thái thành lập, giải thể và tồn tại của UPI, 2002-2010

BIẾN

Chuyển đổi nghèo đói

Nghèo-không nghèo

(tham chiếu nghèo-nghèo)

Nghèo-nghèo(tham chiếu

Không nghèo-không nghèo)

Không nghèo-nghèo(tham chiếu Không

nghèo-không nghèo)

Nam (tham chiếu. Nữ) 2,12*** 0,49*** 0,48***

Nhóm tuổi (tham chiếu. 65 và nhiều hơn)

13-24 tuổi 2,14*** 0,42*** 0,81

25-44 tuổi 1,80*** 0,51*** 0,51***

45-64 tuổi 2,10*** 0,38*** 0,49***

Tình trạng gia đình (tham chiếu độc thân)

Có gia đình 1,12 0,83** 1,07

Page 431: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

432 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Chung sống không kết hôn 0,99 1,07 1,16

Trình độ học vấn (tham chiếu không có, tiểu học)

Trung học 1,35*** 0,60*** 0,83**

Cao đẳng 1,94*** 0,33*** 0,57***

Đại học 2,30*** 0,25*** 0,40***

Đặc điểm hộ

Quy mô hộ 0,94*** 1,17*** 1,11***

Dạng hộ (tham chiếu kép, một thành viên, không có chủ chốt)

Hộ mở rộng 0,83 1,86*** 1,61***

Hộ hạt nhân 0,74** 1,79*** 1,48***

Sử dụng dịch vụ công (1=có; 0=không)

Nước 0,81 1,21 1,11

Nước thải 1,15 1,00 1,17

Điện 1,15 0,86 0,78

Điện thoại cố định 1,65*** 0,43*** 0,69**

Quy mô địa phương (tham chiếu thành phố có hơn 100,000 nhà)

Hơn 100000 nhà 1,59*** 0,47*** 0,76***

20001 đến 100000 nhà 1,16 0,83** 1,09

10001 đến 20000 nhà 1,31** 0,63*** 0,91

Lập, giải thể UPI (tham chiếu UPI sống sót)

Giải thể UPI 0,84* 1,23** 1,42***

Lập UPI 1,25 0,79 0,86

Quy mô l’UPI (tham chiếu 5 và hơn)

Một lao động 0,23*** 3,49*** 2,57***

Hai lao động 0,37*** 2,68*** 1,97***

Ba lao động 0,44*** 2,12*** 1,73***

Bốn lao động 0,53** 1,96*** 1,27

Không có phòng làm việc 0,94 1,15 1,05

Có phòng mà việc của UPI 1,03 1,03 1,08

Ngành (tham chiếu Dịch vụ) ù

Sản xuất 0,95 1,16 1,06

Thương mại 0,82** 1,45*** 1,27***

Page 432: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

433ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

Hằng số 1,42 0,30*** 0,29***

Số quan sát 7,211 7,211 7,211

Nguồn: ENAHO 2002-2010, INEI, tính toán của tác giả.

Không tìm thấy yếu tố đặc thù liên quan đến việc sống liên tục trong nghèo đói. Các biến có ảnh hưởng đến dạng thức chuyển đổi không có lợi cũng có tác động theo cùng một hướng. Như vậy, làm việc trong lĩnh vực “thương mại” khiến nguy cơ không thoát khỏi nghèo đói tăng (+45% nguy cơ cao hơn so với người không nghèo) cũng như quy mô nhỏ hơn của UPI. Những người có các đặc điểm như có trình độ học vấn cao hơn, sống trong thành phố lớn, ở độ tuổi sung mãn, là đàn ông và đã lập gia đình, có ít rủi ro sống dưới ngưỡng nghèo khổ trong hai giai đoạn liên tiếp so với những người khác.

Kết luận

Các thông tin về hộ gia đình, đặc điểm cá nhân về xã hội-nhân khẩu học và về thị trường lao động, và các cơ sở quy mô nhỏ phi chính thức thu thập được trong 10 năm điều tra đã được sử dụng để đánh giá tầm quan trọng của khu vực phi chính thức, các đặc điểm chính và các động thái vĩ mô của khu vực này. Chúng tôi cũng xem xét các quá trình chuyển việc làm và diễn biến của các doanh nhân nhỏ trong một giai đoạn ngắn (dữ liệu mảng trong hai năm liên tiếp). Chúng tôi nhận thấy gần 9/10 lao động nghèo thành thị làm việc trong khu vực phi chính thức và gần 6/10 người lao động khu vực phi chính thức là những người lao động nghèo. Hai hiện tượng này lí giải vì sao cần đồng thời phân tích đói nghèo và phi chính thức. Ngoài các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình thường được xem xét (vốn con người, quy mô và dạng hộ gia đình…) thì có không nhiều nghiên cứu đề cập đến tác động của UPI và đặc điểm nhân khẩu của chúng đối với các dạng thức chuyển đổi tình trạng nghèo.

Giai đoạn nghiên cứu có đặc điểm là có tăng trưởng kinh tế vĩ mô nhanh, giảm đáng kể nghèo đói và thất nghiệp. Tỉ lệ người lao động đô thị phi chính thức giảm vừa phải, khẳng định giả thuyết về hành vi ngược chu

Page 433: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

434 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

kỳ thường thấy trong thời gian suy thoái. Các đặc điểm của các UPI tại Peru khá gần với các nơi khác (Roubaud và Torelli, 2012): quy mô nhỏ, tương đối trẻ, thiếu phòng làm việc cố định, phổ biến trong ngành thương mại, ít sử dụng các dịch vụ công. Quan trọng hơn, UPI có đặc trưng là tính không đồng nhất. Bên cạnh các UPI có các đặc điểm gần với doanh nghiệp chính thức còn có các cơ sở chạy ăn từng bữa. Các doanh nhân nhỏ là ai? Các kết quả liên quan đến nguyên nhân của phi chính thức tại Peru củng cố quan điểm về khu vực phi chính thức được lựa chọn miễn cưỡng do không tìm được việc làm hưởng lương và một khu vực phi chính thức được lựa chọn tự nguyện vì hy vọng mang lại thu nhập cao hơn. 56% người được hỏi trong năm 2010 nói rằng họ làm việc trong khu vực phi chính thức vì không tìm được việc làm hưởng lương, trong khi 44% còn lại tự nguyện làm trong khu vực này để có được thu nhập cao hơn, để được độc lập hoặc kế nghiệp gia đình. Khi xem xét các dạng thức thay đổi việc làm thì có 1 vài điểm khác biệt: 57% ông chủ mới của các UPI đã từng là những người lao động hưởng lương và 43% còn lại là người thất nghiệp hoặc không hoạt động.

Tỉ lệ giải thể rất cao các UPI tại Peru (hơn 1/3 UPI giải thể hàng năm) làm giảm bớt sự lạc quan về các doanh nhân nhỏ như một kênh tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ thành lập cũng rất cao (38%). Do tầm quan trọng của thu nhập từ lao động trong tổng thu nhập và tầm quan trọng của việc làm trong khu vực phi chính thức, động thái của cơ sở quy mô nhỏ gắn bó mật thiết với nghèo đói. Thật vậy, trong số những kết quả đáng chú ý nhất mà chúng ta quan sát thấy vai trò của động thái của cơ sở quy mô nhỏ (thành lập, tồn tại và giải thể UPI) trong các dạng thức chuyển đổi cá nhân liên quan đến nghèo đói. Các mô hình kinh tế lượng ủng hộ giả thuyết rằng người lao động giải thể UPI có nguy cơ đói nghèo cao hơn: họ có nguy cơ rơi vào nghèo đói cao hơn 42% so với các cá nhân còn duy trì UPI và còn có nguy cơ tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói cao hơn (23%).

Chính sách công thường nêu lên những khía cạnh tích cực của động thái của các cơ sở quy mô nhỏ và tìm cách khuyến khích việc mở rộng và phát triển của các cơ sở này trong khuôn khổ chính sách chống đói nghèo. Tỉ lệ giải thể tương đối cao của các cơ sở quy mô nhỏ liên quan đến việc mất phương tiện sản xuất của hộ gia đình, làm cho họ dễ bị tổn thương với đói nghèo. Chính sách công phải tính đến tầm quan trọng và tác động của việc giải thể

Page 434: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

435ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO

của các cơ sở quy mô siêu nhỏ. Các đặc điểm của các cơ sở sản xuất và các ngành đóng một vai trò quyết định trong sự khác biệt về năng suất, thu nhập và tình trạng nghèo của hộ gia đình. Động thái của cơ sở quy mô nhỏ có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu các động thái của đói nghèo và các chính sách giảm nghèo cũng nên chú ý đến các yếu tố liên quan đến nguy cơ giải thể nhằm làm giảm tính dễ tổn thương của các hộ gia đình.

Tài liệu tham khảo

Abowd, J. & F. Kramarz & D. Margolis (1999): "High-Wage Workers and High-Wage Firms", Econometrica 67, 2, pp.251-333.

Brown, C. & J. Medoff (1989): "The employer size–wage effect", Journal Political Economy, Vol. 97 nº5, pp.1027–1059.

Brunello, G., Colussi, A. (1998): “The employer size–wage effect- evidence from Italy”, Labour Economics (5), pp.217-230.

Bureau International du Travail (1993): “Quinzième Conférence Internationale des Statisticiens du Travail (Genève, 19-28 janvier 1993)”, Rapport de la conférence, doc. CIST/15/D.6 (rév.1), Genève.

Cunnigham W. and Maloney, W. (2001): “Heterogeneity among Mexico Microenterprises: An application of Factor and Cluster Analysis”, Economic Development and Cultural Change, Vol. 50 n°1, pp.131-156.

Demenet A., Nguyễn Thị Thu Huyền, Razafindrakoto M., Roubaud F. (2010): Dynamics of the informal sector in Hanoi and Ho Chi Minh City 2007-2009, GSO-IRD, UKaid, World Bank, December (disponible sur le site: http://www.worldbank.org/en/country/vietnam/research, référence DT N°6174 du 1/12/2010).

Devicienti F, Groisman, F., Poggi, A. (2009): "Informality and poverty: Are these processes dynamically interrelated? Evidence from Argentina," Working Papers 146, ECINEQ, Society for the Study of Economic Inequality.

Fajnzylber, P., Maloney W. (2007): “Microfirm dynamics and informality”, in Perry et al. Informality: Exit or Exclusion?, World Bank, pp.133-156.

Fajnzylber, P., Maloney W., Montes, G. (2006): “Micro-firms dynamics in Less Developed Countries-How similar are they to those in the Industrialized

Page 435: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

436 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

World-Evidence from Mexico”, World Bank Economic Review (6), pp.1-31Fields, G. (2008): “Accounting for income inequality and its change: a

new method, with application to the distribution of earnings in the United States”, Research in Labor Economics, vol. 22 pp.1-38.

Funkhouser, E. (1998): “The importance of firm wage differentials in explaining hourly earnings variation in the large-scale sector of Guatemala”, Journal of Development Economics, (55), pp.115-131.

Groshen, E. (1991): "Sources of Intra-Industry Wage Dispersion: How Much do Employers Matter?", Quarterly Journal of Economics, 106, pp. 869-884.

Hamermesh D. (2008): “Fun with matched firm-employee data- Progress and road maps”, Labour Economics (11), pp.663-673.

Herrera, J., Roubaud, F., Suarez, A. (eds.) (2004): El sector informal en Colombia y en los demás países andinos, DANE, Bogotá.

Herrera J., Roubaud, F. (2007): “Urban poverty dynamics in Peru and Madagascar”, International Planning Studies, 75(1), 2007, pp.70-95.

Herrera, J. (2008): “Análisis de la pobreza en el Perú desde la perspectiva de las unidades de producción”, Pobreza Urbana. Realidades y Desafíos, PROPOLI, Lima. pp.38-58.

Lanjouw, P. (2008): “Does the Rural Non-farm Economy Contribute to Poverty Reduction?. In Transforming the Rural Non-farm Economy: Opportunities and Threats in the Developing World, S. Haggblade, P. Hazell, & T. Reardon (eds), John Hopkins University Press, Baltimore.

de Mel S., D. McKenzie et C. Woodruff (2008): “Who are the micro-entreprise owners? Evidence from Sri Lanka on Tokman v. de Soto”, Policy Research Paper N°4635, World bank.

Mortensen, D. (2003): Wage Dispersion: Why Are Similar Workers Paid Differently?, MIT Press.

Ñopo, H., Valenzuela, P. (2007): “Becoming an Entrepreneur”, IZA Discussion Paper n°2716.

Nordman C. J., Roubaud F. (2010): “Une approche originale en économie du développement: 20 ans d'efforts pour mesurer et analyser l'économie informelle dans les pays en développement”, Dialogue, No 31, Novembre, pp.2-9.

European Commission, IMF, OECD, United Nations, World Bank (2009): System of National Accounts 2008.

Page 436: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

437CHÍNH SÁCH

Oi, W., Idson, T. (1999): “Firm size and wages”, in O. Ashenfelter & D. Card (ed.), Handbook of Labor Economics, Elsevier, edition 1, volume 3, number 3, pp.2165-2214.

Roubaud F., Torelli C. (2012), “L’emploi, le chômage et les conditions d’activité sur les marchés du travail urbains en Afrique : principaux faits stylisés”, in De Vreyer P., Roubaud F., Les marchés du travail urbains en Afrique Sub-saharienne, Editions IRD et AFD, Paris/Marseille. (à paraître).

Shorrocks, A.F. (1982): “Inequality Decomposition by Factor Components” Econometrica, 50, 193-212.

de Soto, H. (1986): El Otro Sendero: la revolución informal. Ed. El Barranco, Lima.

Tokman, V. E. (1989): “Policies for a Heterogeneous Informal Sector in Latin America,” World Development, July, pp.1067–1076.

Vijverberg W., and J. Haughton (2002): “Household Enterprises in Vietnam: Survival, Growth, and Living Standards, World Bank Policy Research Working Paper 2773, Washington D.C: World Bank, February.

Vijverberg, W. et al. (2006): “Non-Farm Household Enterprises in Vietnam. A Research Project using Data from VHLSS 2004, VHLSS 2002 and AHBS 2003”.

Page 437: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

438 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Page 438: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

439CHÍNH SÁCH

CHƯƠNG IV

CHÍNH SÁCH

Page 439: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

440 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Page 440: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

441CHÍNH SÁCH

4.1

TOÀN CẦU HÓA VÀ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC

TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN1

Marc BacchettaEkkehard Ernst và Juana P. Bustamante

Giới thiệu

Trong hai thập kỉ qua, thương mại thế giới đã mở rộng đáng kể. Đến năm 2007, thương mại toàn cầu đã chiếm hơn 60% GDP của thế giới, so với chưa đến 30% vào giữa những năm 1980. Rõ ràng sự gia tăng thương mại đã góp phần vào tăng trưởng toàn cầu và tạo việc làm. Tổ chức Lao động Quốc tế đã ước tính rằng từ năm 1995 đến 2005, nhờ mở rộng thương mại toàn cầu, 40 triệu việc làm mới đã được tạo ra mỗi năm ở các nước thành viên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng của thị trường lao động và chất lượng việc làm đã không được cải thiện ở mức độ tương tự. Trong nhiều nền kinh tế đang phát triển, tạo việc làm chủ yếu diễn ra trong khu vực kinh tế phi chính thức, nơi khoảng 60% số lao động tìm cơ hội thu nhập. Khu vực kinh tế phi chính thức có các đặc điểm như công việc không đảm bảo, thu nhập thấp hơn, không có quyền tiếp cận nhiều loại phúc lợi xã hội, ít cơ hội tham gia vào các chương trình học tập và đào tạo chính thức – tóm lại, thiếu các yếu tố quan trọng tạo nên cơ hội việc làm bền vững.

1 Những quan điểm trình bày trong bài viết này chỉ là của riêng các tác giả và không đại diện cho quan điểm của WTO và ILO.

Page 441: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

442 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bài viết này tóm tắt các nội dung chính của một nghiên cứu chung giữa ILO/WTO về các mối liên kết giữa toàn cầu hóa và việc làm phi chính thức ở các nước đang phát triển. Là kết quả của chương trình nghiên cứu hợp tác giữa hai tổ chức về thương mại và lao động, nghiên cứu này đưa ra phân tích toàn diện về sự tương tác giữa thương mại và khu vực kinh tế phi chính thức và vai trò mà các chính sách tốt về thương mại và việc làm bền vững có thể đóng góp để cải thiện tình hình việc làm2.

Nếu như các nghiên cứu lí thuyết cho phép xác định một số cơ chế tác động của việc mở rộng thương mại đến việc làm phi chính thức và tiền lương phi chính thức thì câu hỏi thực chứng là “Liệu mở rộng thương mại làm tăng hay giảm việc làm phi chính thức và tiền lương phi chính thức?”. Tuy nhiên, bằng chứng phù hợp chỉ tồn tại đối với một nhóm nhỏ chủ yếu là các nước Mỹ Latin. Theo đó, cả xu hướng lẫn tác động của mở rộng thương mại đối với các biến phi chính thức đều phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh của từng quốc gia cụ thể. Mở rộng thương mại tăng tình trạng phi chính thức ở Colombia, giảm ở Mexico và không có tác động đo lường được tại Brazil.

Các nguy cơ dễ bị tổn thương tồn tại dai dẳng của thị trường lao động là rào cản khiến các nước đang phát triển không được hưởng tối đa lợi ích từ sự năng động của toàn cầu hóa. Mặc dù khu vực kinh tế phi chính thức có nhiều ưu điểm như sự năng động kinh tế, khả năng gia nhập và rút lui nhanh chóng và điều chỉnh linh hoạt để thích nghi với nhu cầu thay đổi, nhưng nó lại hạn chế tiềm năng của các quốc gia đang phát triển trong việc hưởng lợi tối đa từ hội nhập kinh tế thế giới. Đặc biệt, khu vực kinh tế phi chính thức có quy mô lớn cản trở khả năng của các nước nhằm phát triển các cơ sở xuất khẩu quy mô lớn và đa dạng, do năng lực phát triển của các công ty bị hạn chế. Mặc dù khó thu thập dữ liệu đáng tin cậy về tình trạng phi chính thức, các quốc gia có khu vực kinh tế phi chính thức lớn dường như có mức độ đa dạng hóa xuất khẩu thấp hơn. Việc làm phi chính thức không tạo điều kiện cho người lao động trang bị kĩ năng nghề nghiệp chung có thể được sử dụng hiệu quả trong nhiều ngành nghề. Như vậy, các cơ sở hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức thường nhỏ, phải đối mặt với rào cản tăng trưởng và không có khả

2 Bài viết này phát triển thêm các ý chính trong bản tóm tắt của nghiên cứu hợp tác giữa ILO và WTO mang tên “Toàn cầu hóa và việc làm phi chính thức ở các nước đang phát triển”, xuất bản tháng Mười năm 2009.

Page 442: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

443CHÍNH SÁCH

năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao. Khi nền kinh tế mở cửa, khu vực kinh tế phi chính thức thường hoạt động như một bộ đệm điều chỉnh, có thể cung cấp việc làm cho người lao động bị mất việc làm. Tuy nhiên, điều này làm giảm chất lượng việc làm nếu các cơ hội việc làm thay thế không có trong nền kinh tế chính thức. Tóm lại, các cơ sở thuộc khu vực phi chính thức không có khả năng tạo ra lợi nhuận đủ lớn để khuyến khích sự đổi mới và tinh thần chấp nhận rủi ro - hai yếu tố cần thiết cho sự thành công kinh tế dài hạn.

Cuối cùng, toàn cầu hóa đã tạo thêm các cú sốc kinh tế đến từ bên ngoài. Ví dụ, chuỗi sản xuất toàn cầu có thể truyền những cú sốc kinh tế vĩ mô và thương mại qua một số nước một cách nhanh chóng, như trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong hoàn cảnh như vậy, các nước đang phát triển có nguy cơ bước vào vòng tròn luẩn quẩn của phi chính thức và tính dễ bị tổn thương ngày càng cao sẽ gia tăng. Các quốc gia có khu vực kinh tế phi chính thức quy mô lớn chịu nhiều tổn thất hơn sau các cú sốc. Do đó, việc giải quyết các vấn đề của khu vực kinh tế phi chính thức không chỉ là mối quan tâm về công bằng xã hội mà còn giúp cải thiện hiệu quả một quốc gia vì khu vực kinh tế này đang là gánh nặng cản trở khả năng tạo giá trị gia tăng cao và cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. Khuyến khích quá trình chính thức hóa người lao động và các công ty cũng sẽ giúp các nước tăng thu ngân sách, cải thiện khả năng ổn định nền kinh tế và giảm thiểu những hậu quả bất lợi của các cú sốc bên ngoài. Do đó, giảm quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức là một mục tiêu chính sách quan trọng xét từ quan điểm phát triển.

Nghiên cứu chung của ILO/WTO cho rằng có thể giải quyết các thách thức và giảm tỉ lệ phi chính thức ở các nước đang phát triển, dù thị trường lao động chịu nhiều áp lực của toàn cầu hóa. Thật vậy, cải cách thương mại có tiềm năng mang lại lợi ích dài hạn cho thị trường lao động nếu có chiến lược mở cửa đúng đắn - như thời điểm cải cách và việc tăng cường các chính sách hỗ trợ, ví dụ hỗ trợ thương mại - kết hợp trong gói các chính sách phù hợp. Một cách tiếp cận chính sách hiệu quả đòi hỏi phải hiểu biết đầy đủ về các kênh tác động của cải cách thương mại đối với thị trường lao động. Các thách thức phát sinh từ sự tồn tại của các khu vực kinh tế phi chính thức cũng cần được xác định - cản trở sự tham gia tích cực vào thương mại quốc tế, đa dạng xuất khẩu và làm suy yếu khả năng phục hồi trước các cú sốc kinh tế.

Page 443: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

444 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1. Các biến thể của tình trạng phi chính thức

Sự khác biệt giữa việc làm chính thức và phi chính thức là mờ nhạt. Không có một khái niệm duy nhất được chấp nhận rộng rãi mà tồn tại nhiều quan điểm khác nhau và thường mâu thuẫn. Vấn đề định nghĩa vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của vô số các phương pháp mà các tác giả khác nhau sử dụng để định lượng các hoạt động phi chính thức và gắn với khó khăn trong việc quy các hiện tượng về thể loại chính thức hoặc phi chính thức.

Một phần khó khăn trong việc đạt được đồng thuận về cách tiếp cận khái niệm khu vực kinh tế phi chính thức là do các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về nguồn gốc và nguyên nhân của tình trạng phi chính thức. Kể từ khi được đưa vào sử dụng vào đầu những năm 1970, khái niệm phi chính thức đã dấy lên các cuộc tranh luận sôi nổi. Các ý kiến không chỉ bất đồng về các nguyên nhân và bản chất của khu vực phi chính thức, mà còn liên quan đến mối liên hệ của nó với khu vực chính thức. Cho đến giữa những năm 1990, các quan điểm khác nhau có thể được phân thành ba trường phái chính: nhị nguyên, cấu trúc và pháp lí.

Trường phái nhị nguyên thống trị trong thập niên 1960 và 1970, có nguồn gốc lí thuyết từ các nghiên cứu của Lewis (1954) và Harris và Todaro (1970). Các nhà nghiên cứu nhị nguyên coi khu vực phi chính thức là phân khúc thấp kém của thị trường lao động hai phân khúc, không có liên kết trực tiếp với khu vực kinh tế chính thức. Đó là khu vực rơi rớt lại, phát sinh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế đang phát triển và tồn tại bởi vì khu vực kinh tế chính thức không thể cung cấp đủ cơ hội việc làm cho một bộ phận lực lượng lao động. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá trình chuyển đổi, khu vực kinh tế phi chính thức được tiên liệu cuối cùng sẽ được hấp thụ vào khu vực chính thức.

Trong khi đó, trường phái cấu trúc nhấn mạnh sự phân cấp sản xuất và các mối liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa khu vực chính thức và phi chính thức3. Trường phái này nhận thấy khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh nhỏ và người lao động không đăng kí, chuyên làm

3 Xem các ví dụ của Portes, A., M. Castells và L.A. Benton (1989) Khu vực kinh tế phi chính thức: nghiên cứu tại các nước phát triển và kém phát triển Baltimore, MD: The Johns Hopkins University Press.

Page 444: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

445CHÍNH SÁCH

thuê cho các công ty tư bản lớn. Các cơ sở này và người lao động không đăng kí cung cấp lao động và đầu vào rẻ cho các công ty lớn, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty lớn. Theo quan điểm cấu trúc, tốc độ tăng trưởng khó có thể loại bỏ các mối quan hệ sản xuất phi chính thức, vốn gắn chặt với sự phát triển tư bản chủ nghĩa. Theo quan điểm này, doanh nghiệp hiện đại phản ứng với toàn cầu hóa bằng cách xây dựng các hệ thống sản xuất linh hoạt hơn và mở rộng phương thức gia công nhằm cắt giảm chi phí. Việc thiết lập mạng lưới sản xuất toàn cầu như vậy thường đòi hỏi sự linh hoạt mà chỉ có khu vực kinh tế phi chính thức có thể cung cấp.

Cuối cùng, trường phái pháp lí hoặc chính thống, mà đại diện là Hernando de Soto trong những năm 1980 và 1990, coi khu vực phi chính thức bao gồm các doanh nhân nhỏ, những người lựa chọn phương thức hoạt động phi chính thức để giảm chi phí đăng kí. Chừng nào các chi phí đăng kí và thủ tục của chính phủ vượt quá các lợi ích tham gia khu vực chính thức, thì các cơ sở quy mô nhỏ sẽ vẫn chọn hoạt động phi chính thức. Như vậy, trong tương lai, các cơ sở này có nhiều tiềm năng tăng trưởng và cải thiện tiêu chuẩn nếu chính phủ cải cách chính sách và giảm gánh nặng thuế. Khác với trường phái nhị nguyên và cấu trúc, quan điểm này cho thấy tính chất phi chính thức có thể xuất phát từ sự tự nguyện từ phía người lao động và các cơ sở dựa trên các phân tích về chi phí-lợi ích.

Trong 10 - 15 năm qua, cuộc tranh luận đã trở nên ngày càng phân cực. Một bên là những người ủng hộ nhị nguyên tập trung nghiên cứu công việc ăn lương phi chính thức, khía cạnh tiền lương thấp và điều kiện làm việc nghèo nàn hơn so với khu vực chính thức. Ở phía bên kia, những người thuộc trường phái pháp lí chỉ ra sự năng động của khu vực phi chính thức, nhấn mạnh tính chất tự nguyện của phần lớn những người làm việc độc lập ở khu vực phi chính thức. Các nghiên cứu thực chứng lại cho thấy rằng cả ba phương pháp tiếp cận trên không phản ánh đầy đủ bản chất của khu vực kinh tế phi chính thức. Có sự khác biệt liên quan đến khu vực địa lí nhưng quan trọng hơn, tất cả ba phương pháp tiếp cận đều có thể - ở các mức độ khác nhau - có lí trong việc giải thích các khía cạnh của khu vực kinh tế phi chính thức.

Để khắc phục sự thiếu hoàn chỉnh của các chứng cứ thực chứng và để xác lập quan điểm đồng thuận trong cuộc tranh luận phân cực, một cách tiếp

Page 445: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

446 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

cận tích hợp hiện nay đang được đưa ra dựa trên ý tưởng thị trường lao động nhiều phân khúc, gồm phân khúc trên và phân khúc dưới. Cách tiếp cận này kết hợp các quan điểm nhị nguyên, pháp lí và cấu trúc, bằng cách sử dụng các yếu tố thích hợp nhất để giải thích các phân khúc việc làm phi chính thức khác nhau. Ý tưởng chính trong cách tiếp cận này là khu vực kinh tế phi chính thức ở các phân khúc khác nhau gồm các nhóm khác nhau: phân khúc thấp gồm các hộ gia đình vật lộn mưu sinh và có ít liên hệ với khu vực kinh tế chính thức, như giải thích trong cách tiếp cận nhị nguyên; phân khúc cao có các doanh nhân nhỏ chủ động tránh thuế và các quy định, như giải thích trong cách tiếp cận pháp lí và một phân khúc trung gian gồm các cơ sở có quy mô siêu nhỏ và nhân công làm thuê cho các công ty lớn, như giải thích trong cách tiếp cận cấu trúc. Tùy khu vực hoặc quốc gia, tầm quan trọng tương đối của các phân khúc có thể khác nhau và vì thế có thể áp dụng một trong ba quan điểm trên. Từ quan điểm thống nhất này, cuộc tranh luận đã chuyển theo hướng đánh giá quy mô tương đối của các phân khúc khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng.

2. Thông số chính về toàn cầu hóa, thương mại và việc làm phi chính thức

Xác định quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức và thu thập thông tin về việc làm phi chính thức là nhiệm vụ không dễ dàng. Các định nghĩa, khái niệm và cách đo lường của các tác giả không giống nhau. Một phần tùy vào việc họ đặt trọng tâm vào tính chính xác hay vào tính chất có thể so sánh giữa các quốc gia. Sau hơn ba thập kỉ nghiên cứu, các nhà nghiên cứu vẫn không đạt được sự đồng thuận nào ngoài việc nêu lên tính chất nhiều mặt của hiện tượng này. Số liệu thu thập trên cơ sở định nghĩa rộng về tính phi chính thức cho thấy nhiều biến thể khác nhau của “tình trạng phi chính thức” qua đó cho thấy rằng, ít nhất tồn tại sự không đồng nhất đáng kể về bản chất của phi chính thức giữa các khu vực trên thế giới (Xem Hình 1). Ở các nước châu Phi, tỉ lệ phi chính thức dường như đã giảm nhẹ (tại các khu vực đô thị), trong khi lại tăng nhẹ ở các nước Mỹ Latin. Các nước châu Á ban đầu đã giảm

Page 446: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

447CHÍNH SÁCH

tỉ lệ phi chính thức từ một mức độ rất cao, nhưng tỉ lệ này đã tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng châu Á.

Hình 1: Tình trạng phi chính thức trên toàn thế giới (so với tổng số việc làm,%)

Mỹ Latin Châu Á Châu Phi

Lưu ý: Nhóm quốc gia: (i) Châu Phi: Botswana, Cameroon, Ai Cập, Ethiopia, Ghana, Kenya, Malawi, Nam Phi, Tanzania, Zambia, Zimbabwe; (ii) Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan; (iii) Châu Mỹ Latin: Argentina, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Mexico, Panama, Uruguay, Venezuela.

Nguồn: IILS ước tính dựa trên cơ sở dữ liệu phi chính thức IILS.

Các thống kê bình quân khu vực không cho thấy tình hình cụ thể ở từng quốc gia ở từng khu vực (Hình 2). Ví dụ, đối với châu Mỹ Latin, mức độ giảm nhẹ của tình trạng phi chính thức trong toàn khu vực chủ yếu do sự phát triển năng động tại Brazil và Chile trong những năm 1990. Tại tất cả các nước khác, việc làm phi chính thức hoặc không thay đổi (và) hoặc thậm chí đã tăng so với cùng kỳ. Đối với châu Phi cận Sahara, mẫu nghiên cứu quá nhỏ và thời gian quá ngắn để có thể rút ra kết luận đáng tin cậy từ các dữ liệu cho cả khu vực. Các kết quả (bề ngoài) tích cực liên quan đến phi chính thức chủ yếu do tình trạng này giảm nhanh chóng ở Ethiopia, trong khi ở các nước khác trong

Page 447: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

448 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

mẫu, tình trạng phi chính thức vẫn giữ nguyên hoặc tăng lên. Ngoài ra, cỡ mẫu nhỏ khiến thống kê bình quân khu vực bị thấp do tại nhiều quốc gia mới chỉ có một quan sát tỉ lệ phi chính thức cao hơn nhiều.

Hình 2: Biến thiên tỉ lệ phi chính thức trong khu vực (trong tương quan với tổng số lao động, %)

Nguồn: Ước tính IILS dựa trên cơ sở dữ liệu phi chính thức IILS.

Ngoài ra, tồn tại khác biệt lớn về tỉ lệ phi chính thức do trình độ kĩ năng khác nhau của người lao động. Các ước tính cho thấy nhân công có tay nghề cao có xác suất tham gia khu vực kinh tế phi chính thức ít hơn năm lần so với nhân công có tay nghề thấp. Ngoài ra, sự lựa chọn nghề nghiệp ảnh hưởng lớn đến nguy cơ phải làm việc phi chính thức. Công việc độc lập dường như gắn với phi chính thức trong hơn 50% số trường hợp, trong khi tại các cơ sở quy mô nhỏ có ít hơn năm nhân viên, nguy cơ này giảm xuống còn 30%. Tuy nhiên, quan trọng hơn, tỉ lệ phi chính thức tồn tại dai dẳng, ít chịu tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế và mở rộng thương mại. Thật vậy, chỉ có một

Page 448: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

449CHÍNH SÁCH

số ít quốc gia có tốc độ giảm liên tục tình trạng phi chính thức dưới tác động của mở rộng thương mại. Điều này đặt ra câu hỏi về những lời tuyên bố trước đây về lợi ích của sự tăng trưởng mạnh mẽ và hội nhập thương mại trong việc tạo việc làm (trong khu vực chính thức). Điều này cho thấy các chính sách - quan điểm về thị trường lao động, sự phối hợp với các cải cách thương mại và chính sách hỗ trợ thương mại - đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng các quốc gia có được hưởng lợi từ hội nhập thương mại quốc tế và tăng trưởng mạnh hơn về việc làm hay không.

3. Mở rộng thương mại và tình trạng phi chính thức

Lí thuyết kinh tế không cung cấp được nhiều dự đoán chính xác về tác động của việc mở rộng thương mại đối với tình trạng phi chính thức. Các mô hình lí thuyết tập trung chủ yếu vào các trường hợp mở rộng thương mại dẫn đến sự gia tăng việc làm phi chính thức, thảo luận về các bối cảnh trong đó tiền lương phi chính thức sẽ tăng hay giảm. Việc các mô hình hiện tại có nhiều điểm khác biệt khiến việc so sánh các kết quả và bóc tách vai trò của các giả định của các mô hình cụ thể trở nên khó khăn. Tuy nhiên, các kết quả lí thuyết chỉ ra một số yếu tố quan trọng cần xem xét để hiểu rõ hơn về các mối liên kết giữa toàn cầu hóa và khu vực kinh tế phi chính thức. Nếu nguồn vốn có thể dịch chuyển giữa các khu vực thì khu vực kinh tế phi chính thức có thể được hưởng lợi từ gia tăng nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ mà khu vực này cung cấp và tiền lương phi chính thức có thể tăng lên. Thị trường lao động phi chính thức có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ cải cách thương mại nếu sản phẩm của họ có thể được giao dịch trực tiếp trên thị trường quốc tế. Đây là một điều kiện tiên quyết mà dường như không được đáp ứng ở nhiều quốc gia, như trình bày trong phần sau của nghiên cứu này. Mặt khác, khi tồn tại các mối liên hệ theo chiều dọc, bổ sung cho nhau giữa khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức (chẳng hạn như liên kết chuỗi sản xuất), điều chỉnh cơ cấu trong khu vực kinh tế chính thức theo sau các cải cách thương mại có thể có ảnh hưởng bất lợi đến khu vực kinh tế phi chính thức - ít nhất là trong ngắn hạn.

Mặc dù lí thuyết có đề cập tới tác động của các kênh truyền ảnh hưởng này, các cải cách thương mại trong nhiều trường hợp đã dẫn tới các phản ứng của

Page 449: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

450 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

thị trường lao động không giống như các phản ứng được tiên liệu dựa trên các mối liên kết này. Ví dụ, toàn cầu hóa và hội nhập thương mại có thể hướng các nước có nguồn lao động dồi dào, đi sâu vào chuyên môn hóa trong các ngành sử dụng nhiều lao động có tay nghề thấp. Người ta hy vọng rằng điều này sẽ giúp tăng tiền lương cho lao động có tay nghề thấp hoặc cải thiện điều kiện làm việc, kể cả bằng cách tăng số lượng việc làm tại khu vực chính thức cho nhân công tay nghề thấp. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy thu nhập cao của người có kĩ năng đã tăng lên ở cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Điều này không có lợi cho các nhân công có tay nghề (tương đối) thấp, nguyên nhân đã được giải thích phần nào là do đầu tư quốc tế và nhu cầu về lao động có tay nghề cao là hai nhu cầu có tính bổ sung cho nhau. Các công ty đa quốc gia cần thuê lao động có trình độ ở các nước đang phát triển để tổ chức chuỗi sản xuất quốc tế của mình một cách hiệu quả. Điều này khiến thu nhập dựa trên kĩ năng cũng tăng. Một cách giải thích khác là các thay đổi công nghệ dựa trên kĩ năng có thể gắn với sự gia tăng trông thấy về thu nhập dựa trên kĩ năng. Khi công nghệ phổ cập ở mức độ toàn cầu, các nước sẽ vẫn thiếu lao động có tay nghề cao, mặc dù đang sở hữu nguồn cung cấp dồi dào lao động có tay nghề thấp. Hơn nữa, công nghệ dựa trên kĩ năng có thể ngày càng gắn với sự gia tăng tự do thương mại. Thật vậy, thực chứng cho thấy rằng việc mở rộng thương mại đã dẫn đến sự phát triển và truyền bá các công nghệ dựa trên kĩ năng.

Số lượng hạn chế của các bằng chứng hiện có không cho phép rút ra kết luận về ảnh hưởng của việc mở rộng thương mại đối với việc làm phi chính thức. Nói chung các tác động ước tính tỏ ra khiêm tốn về mặt định lượng và thiếu độ chắc chắn. Bằng chứng từ các nghiên cứu cụ thể tại các quốc gia như Brazil, Colombia và Mexico cho thấy tồn tại khác biệt giữa các quốc gia, thậm chí trong cùng một vùng, về phản ứng của họ đối với cải cách thương mại. Các phản ứng khác nhau này có liên quan đến việc thiết lập một số các quy định và thể chế về thị trường lao động. Đặc biệt, khi chính sách nghiêng về ưu tiên những lao động trong khu vực (phân khúc) chính thức, thì các phân khúc này sẽ tìm cách bảo vệ việc làm của họ và áp đặt toàn bộ các điều chỉnh lên khu vực kinh tế phi chính thức. Ngược lại, nếu chính sách việc làm linh hoạt hơn thì các công ty trong khu vực chính thức có thể tái phân bổ nhân công trên tất cả các phân khúc một cách dễ dàng hơn và qua đó giảm bớt tác động việc làm tới khu vực phi chính thức.

Page 450: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

451CHÍNH SÁCH

Có ít thông tin về tác động của cải cách thương mại đối với tiền lương so với thông tin về tác động của các cải cách này đối với việc làm chính thức. Các nhà nghiên cứu tập trung vào diễn biến tiền lương trong khu vực phi chính thức đã không đạt được đồng thuận rõ ràng trong các kết luận. Có một số bằng chứng cho thấy các phản ứng của tiền lương phụ thuộc một phần vào mức độ luân chuyển của vốn (như các kết quả lí thuyết đưa ra) và một phần phụ thuộc vào ảnh hưởng có thể có của mở rộng thương mại đối với các công ty thuộc khu vực chính thức.

Cuối cùng, các khó khăn gặp phải trong các nghiên cứu thực chứng để xác định rõ ràng các tác động của tự do thương mại đối với khu vực kinh tế phi chính thức dường như phần nào liên quan đến sự cần thiết phải phân biệt giữa ảnh hưởng ngắn hạn và ảnh hưởng dài hạn. Các ước tính trình bày trong bài nghiên cứu này cho thấy khả năng trong tương lai gần, việc mở rộng thương mại có thể khiến các thị trường lao động phi chính thức gia tăng, buộc các công ty được bảo hộ tại các khu vực chính thức phải điều chỉnh và tái phân bổ việc làm và lao động. Tuy nhiên về lâu dài, việc cải thiện tính năng động kinh tế thu được từ việc tham gia sâu vào thương mại có khả năng gia tăng thêm tăng trưởng của việc làm chính thức. Kết quả này có thể phần nào dung hòa sự khác biệt trong cách giải thích của các phân tích khác nhau được xem xét trong nghiên cứu này. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu liên quốc gia gần đây cho thấy tiềm năng của cải cách thương mại trong việc tăng sản lượng trong khu vực phi chính thức, làm giảm việc làm phi chính thức và gợi ý rằng, năng suất của khu vực kinh tế phi chính thức có thể tăng sau khi tiến hành cải cách thương mại. Phân tích thực chứng trong nghiên cứu này cũng cho thấy các chính sách của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong thành công mà các nước gặt hái được sau khi cải cách thương mại.

4. Tác động của khu vực kinh tế phi chính thức đến thương mại và tăng trưởng

Kinh tế phi chính thức không chỉ chịu ảnh hưởng của thương mại quốc tế, mà còn có tác động đến khả năng của quốc gia tham gia vào thương mại và

Page 451: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

452 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực chứng về quan hệ nhân quả giữa kinh tế phi chính thức và thương mại không nhiều. Phần lớn các nghiên cứu trong lĩnh vực này dựa trên suy luận gián tiếp và có tính khái quát cao. Chúng ta không biết nhiều về khía cạnh vi mô của tình trạng kinh tế phi chính thức, các động thái về việc làm, việc thành lập và tăng trưởng của các cơ sở. Tuy nhiên, trên cơ sở các bằng chứng hiện có và phân tích thực chứng ban đầu, nghiên cứu vẫn có thể xác định bốn kênh tiềm năng qua đó thị trường lao động phi chính thức có thể tác động đến hoạt động của thương mại và kinh tế vĩ mô: (a) các khu vực kinh tế phi chính thức quy mô lớn có thể thu hẹp mức độ đa dạng hóa xuất khẩu, (b) các khu vực kinh tế này có thể hạn chế quy mô của các cơ sở phi chính thức và do đó hạn chế việc tăng năng suất, (c) các khu vực kinh tế này có thể vận hành như một cái bẫy nghèo đói ngăn cản việc tái phân bổ hiệu quả việc làm trong khu vực kinh tế chính thức và (d) trên mặt tích cực, các khu vực kinh tế này có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ trung gian giá rẻ, tăng sức cạnh tranh của các công ty chính thức trên thị trường quốc tế.

Đa dạng hóa xuất khẩu từ lâu đã được xem như là một điều kiện tiên quyết của tăng trưởng và phát triển thành công. Có thể có ngoại lệ là các nước có quy mô nhỏ hoàn toàn có thể gặt hái các lợi ích từ thương mại quốc tế bằng cách chuyên môn hóa trong thị trường thích hợp. Nếu không đa dạng hóa xuất khẩu - đặc biệt bằng cách chuyển dịch từ các mặt hàng xuất khẩu có nhu cầu không co giãn và nhạy cảm về giá sang các hàng hoá bán thành phẩm và thành phẩm - quốc gia có nguy cơ bị buộc chặt vào một mô hình chuyên môn ít có tiềm năng cho đổi mới và tạo ra giá trị. Mô hình chuyên môn hóa không có lợi như vậy có thể phần nào do các thất bại chính sách hoặc thiếu cải cách thương mại. Ngoài ra, nghiên cứu lập luận rằng một khu vực kinh tế phi chính thức tương đối lớn so với khu vực kinh tế chính thức cũng là một yếu tố quyết định đối với mức độ đa dạng hóa thấp về xuất khẩu. Hiệu ứng này được chứng minh là không liên quan đến tự do thương mại trên thực tế của một quốc gia và tồn tại độc lập với các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến đa dạng hóa xuất khẩu, chẳng hạn như quy mô quốc gia.

Tính phi chính thức cũng có thể hạn chế thành công thương mại vì các cơ sở phi chính thức thường thiếu quy mô cần thiết để khai thác lợi thế kinh tế về quy mô. Nhưng quy mô cơ sở, tăng năng suất và cơ hội xuất khẩu có

Page 452: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

453CHÍNH SÁCH

liên hệ chặt chẽ. Các cơ sở lớn không chỉ hưởng lợi thế kinh tế về quy mô, mà còn tuyển được lao động có tay nghề cao và tiếp cận được tín dụng ngân hàng (nhất là tín dụng cho thương mại). Các cơ sở này dường như đáng tin cậy hơn trong việc thực hiện đúng thời hạn các hợp đồng bán hàng so với các cơ sở nhỏ hơn. Đây là một lợi thế quý báu khi thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài. Về vấn đề này, việc không tuyển được các cán bộ quản lí thích hợp và việc các cơ sở nhỏ bị chôn chân trong mạng lưới kinh doanh địa phương dường như là tình trạng phổ biến nhất. Kinh nghiệm ở các nước khác nhau dường như xác nhận xu hướng này. Khi quy mô trung bình của các cơ sở tại một quốc gia suy giảm đột ngột, quốc gia đó thường bị mất thị phần quốc tế và bắt đầu giao dịch ít hơn. Hiệu ứng này được tăng cường bởi xu hướng các cơ sở nhỏ chủ yếu tập trung vào các thị trường địa phương, do đó mất liên hệ với khách hàng quốc tế (ví dụ như trong việc đáp ứng yêu cầu riêng của họ) và tham gia các kênh phân phối quốc tế.

Tình trạng phi chính thức cũng có thể vận hành như một rào cản đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Người ta ước tính khoảng 10% toàn bộ việc làm bị mất hàng năm ở nhiều nước, bất kể điều kiện kinh tế và thể chế cụ thể. Nhiều người trong số đó phải đối mặt với sự lựa chọn giữa thất nghiệp và việc làm phi chính thức. Tuy nhiên, ở các nước đang thiếu hệ thống bảo trợ xã hội cơ bản nhất, có thể không có sự lựa chọn thất nghiệp. Do đó, nhiều người tham gia và rời bỏ việc làm phi chính thức và mức độ bỏ việc trong khu vực kinh tế phi chính thức cũng tương tự như mức độ bỏ việc trong khu vực kinh tế chính thức. Mặc dù điều này làm cho phân khúc phi chính thức có vẻ năng động, nhiều nhân công làm việc trong thời gian dài trong khu vực kinh tế phi chính thức và khi bỏ hay mất việc thì lại rơi vào việc làm cấp thấp hơn, thậm chí thất nghiệp và rút khỏi thị trường lao động. Hơn nữa, nhân công phi chính thức gặp nhiều khó khăn khi quay trở lại thị trường lao động chính thức hơn, đặc biệt là trong phân khúc thấp. Đối với những quốc gia có phân tích thực chứng, nghiên cứu ước tính rằng, một khi đã ở trong thị trường lao động phi chính thức, khả năng bị thất nghiệp trong một năm nhất định cao gấp hai lần khả năng quay trở lại việc làm chính thức. Ngoài ra, khả năng những lao động này vẫn tiếp tục làm việc trong khu vực phi chính thức cao gấp hai lần. Bằng chứng cũng cho thấy rằng, mặc dù việc tái phân bổ việc làm là quan trọng đối với thành công của việc điều chỉnh cơ cấu, khu vực kinh tế phi

Page 453: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

454 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

chính thức có thể cản trở quá trình chuyển đổi cần thiết giữa các phân đoạn khác nhau của khu vực kinh tế chính thức, một phần là do thất thoát vốn con người và vốn xã hội liên quan đến những người còn ở lại trong khu vực kinh tế phi chính thức trong thời gian dài. Điều này có nghĩa là tình trạng thiếu lao động có thể diễn ra trong các lĩnh vực phát triển nhanh theo sau cải cách thương mại, khiến các cơ sở trong các lĩnh vực này có xu hướng giảm vốn và chọn quy mô nhà máy nhỏ hơn, làm giảm cơ hội xuất khẩu và cản trở các nước được hưởng lợi nhiều hơn từ mở rộng thương mại.

Cuối cùng, khu vực kinh tế phi chính thức đã được coi là cần thiết để giúp các công ty chính thức trong chuỗi cung ứng theo chiều dọc cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế. Tương tự như vậy, có lập luận rằng sự tồn tại của khu vực kinh tế phi chính thức lớn là quan trọng cho sự thành công của khu chế xuất (EPZ). Nhưng bằng chứng mang đến kết luận không rõ ràng trong vấn đề này. Các công ty sử dụng đầu vào từ các khu vực kinh tế phi chính thức có thể bị rơi vào vị trí yếu kém trên thị trường toàn cầu và trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Các công ty này sẽ có xu hướng chỉ sử dụng đầu vào từ các khu vực kinh tế phi chính thức như một phương sách cuối cùng, để đối phó với cạnh tranh toàn cầu gia tăng. Điều này không thể được coi là một chiến lược tốt để giành được thị phần. Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy rằng việc khu vực kinh tế phi chính thức hỗ trợ các công ty chính thức lẽ ra sẽ làm ăn thua lỗ trong điều kiện bình thường có thể gây hại cho sự phát triển kinh tế và tăng trưởng trong tương lai. Đặc biệt, tăng khả năng cạnh tranh giá thông qua việc sử dụng hàng hóa trung gian từ khu vực kinh tế phi chính thức có thể sẽ phải trả giá khi quy mô doanh nghiệp trung bình thu nhỏ lại, tốc độ tăng trưởng tiềm năng thấp hơn và giảm tăng năng suất. Điều này tạo thành gánh nặng lên hiệu quả kinh tế lâu dài và thành công trong thương mại quốc tế.

5. Sự bền bỉ về kinh tế: Động thái của tình trạng phi chính thức

Tình trạng phi chính thức có liên quan tới sự gia tăng tính dễ tổn thương của các nước trước các cú sốc kinh tế. Hơn nữa, phi chính thức làm tăng xác

Page 454: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

455CHÍNH SÁCH

suất bị ảnh hưởng bởi những cú sốc như vậy. Sự kết hợp của hai xu hướng này có thể tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn, làm suy yếu sự phát triển lâu dài của một quốc gia, làm giảm các lợi ích tiềm năng từ thương mại và giảm phúc lợi kinh tế. Biến động trong tăng trưởng và tần suất xuất hiện của các sự kiện kinh tế bất thường (như tăng trưởng nhanh chóng và đảo chiều đột ngột của tăng trưởng) có xu hướng tăng lên cùng với quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức. Các quốc gia có nền kinh tế phi chính thức với quy mô trên trung bình có xác suất gặp phải các sự kiện kinh tế bất thường cao gấp hai lần so với các quốc gia có việc làm phi chính thức ít hơn. Bằng chứng thực chứng trong các nghiên cứu dường như xác nhận mối liên hệ tai hại giữa tình trạng phi chính thức và biến động của chu kỳ kinh doanh. Tình trạng phi chính thức vừa tác động như nguyên nhân trực tiếp làm chu kỳ kinh doanh biến động mạnh hơn và vừa là triệu chứng của sự yếu kém thể chế khiến đất nước suy giảm sức chịu đựng trước các cú sốc, chẳng hạn như trường hợp không có các cơ chế ổn định tự động hoặc do méo mó chính sách.

Nghiên cứu cho thấy rằng, tỉ lệ phi chính thức cao hướng các nước tới các lĩnh vực thấp và dễ bị tổn thương trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Các nền kinh tế có các khu vực phi chính thức lớn có thể thu hút các dạng vốn nhất định liên quan đến lực lượng lao động lớn những người có mức lương thấp. Cụ thể, một số nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển trước đây dường như đã dùng quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức để thu hút các nhà đầu tư quốc tế tới tận dụng lợi thế chi phí lao động thấp. Ví dụ, đôi khi người ta cho rằng các khu chế xuất có thể giảm chi phí lao động so với phần còn lại của nền kinh tế thông qua việc áp dụng có chọn lọc hoặc một phần pháp luật và các quy định về lao động. Mặt khác, các chính phủ có thể thiết lập một số địa bàn trong khu vực và các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ phi chính thức cao nhằm cải thiện điều kiện làm việc ở đó. Bằng chứng cho thấy rằng mục tiêu này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Điều này một phần là do thị trường lao động phi chính thức hoặc khu chế xuất thường chiếm vị trí yếu nhất trong chuỗi sản xuất toàn cầu, cản trở các công ty hoạt động trong lĩnh vực này trong việc chiếm một thị phần đủ lớn của giá trị gia tăng quốc tế để phát triển và đổi mới. Trong khi điều kiện làm việc tại địa phương có thể cải thiện ở một mức độ nhất định trong hoàn cảnh như vậy - ít nhất là so với tình hình trước khi mở rộng thương mại và đầu tư - hướng đi này không có khả năng mang lại cơ hội gặt hái

Page 455: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

456 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

các lợi ích từ hội nhập quốc tế. Cuối cùng, các nước có thể có các điều kiện thị trường lao động tốt hơn so với trước khi mở cửa kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế có thể trở nên dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc quốc tế.

6. Kết luận

Một kết luận chính của nghiên cứu chung ILO-WTO là không tồn tại mối quan hệ đơn giản hoặc tuyến tính giữa mở rộng thương mại và diễn biến của việc làm phi chính thức. Mức tăng quy mô trong giai đoạn đầu của khu vực kinh tế phi chính thức sau này có thể giảm xuống khi các khu vực chính thức phát triển nhanh hơn nhờ mở rộng thương mại. Các nước phản ứng khác nhau trước các cải cách thương mại. Một số quốc gia có tỉ lệ phi chính thức tăng, một số nước khác không tăng, hoặc thậm chí đã sớm có tăng trưởng trong nền kinh tế chính thức. Các kết quả khác nhau được phản ánh trong các kết luận khác nhau được tóm tắt trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, điểm cốt lõi ở đây là tầm quan trọng của chính sách.

Nghiên cứu này xem xét bốn phương thức để đạt được tính liên kết có tính bổ sung lớn hơn giữa thương mại và các chương trình việc làm bền vững. Phương thức đầu tiên tập trung tạo điều kiện cho quá trình chính thức hóa các công ty, bất kể quốc gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế ở mức độ nào. Phương thức tiếp theo đề xuất hỗ trợ quá trình chuyển đổi của người lao động từ việc làm phi chính thức sang việc làm chính thức. Phương thức thứ ba xem xét làm thế nào để cải cách thương mại một cách có lợi cho việc làm, giúp quá trình tái phân bổ việc làm theo hướng có lợi cho tăng trưởng việc làm. Phương thức thứ tư nhấn mạnh tầm quan trọng của sự gắn kết giữa thương mại và các chính sách thị trường lao động.

Các chính sách chính thức hoá khu vực kinh tế phi chính thứcMặc dù còn bất đồng quan điểm về việc liệu chính phủ có nên tích cực

theo đuổi các chính sách hỗ trợ công khai và minh bạch về khu vực phi chính thức và việc hoạch định các chính sách này như thế nào, nhưng các chuyên gia vẫn đồng thuận về một số vấn đề. Không có chiến lược duy nhất có thể áp dụng trong mọi tình huống. Sự thành công hay thất bại của các chính sách

Page 456: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

457CHÍNH SÁCH

phụ thuộc vào bản thân các chính sách cũng như phụ thuộc vào bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cụ thể trong đó các chính sách được thực hiện. Một chiến lược thành công ở một quốc gia cụ thể hoặc cho một ngành cụ thể có thể không phù hợp với một quốc gia hoặc ngành khác. Một kết luận được hầu hết các chuyên gia chia sẻ là tầm quan trọng của truyền thông. Chính phủ cần thông báo cho tất cả các “thành viên” trong khu vực phi chính thức về của các chính sách.

Như đã đề cập ở trên, các chính sách chính thức hóa khu vực phi chính thức khác nhau thường dựa trên các quan điểm về khu vực phi chính thức. Trường phái pháp lí cho rằng chỉ cần giảm rào cản gia nhập khu vực chính thức và cải thiện việc tiếp cận tài chính là đủ để khuyến khích các cơ sở phi chính thức đăng kí, vay vốn, tận dụng tất cả các lợi ích của tình trạng chính thức và bằng cách làm như vậy, nâng cao năng suất và năng lực giao dịch thương mại và phát triển. Trường phái cấu trúc cho rằng chỉ cần đẩy mạnh việc thực thi các quy định và tiến hành cuộc chiến chống trốn thuế thì sẽ loại bỏ được tình trạng phi chính thức. Cuối cùng, quan điểm nhị nguyên cho rằng cách tiếp cận tốt nhất để loại bỏ các cơ sở phi chính thức là hỗ trợ thành lập các công ty chính thức mới và sự phát triển các công ty chính thức hiện tại.

Dựa trên phương pháp tiếp cận đa phân khúc thảo luận trong phần trước, chiến lược chính thức hóa tốt nhất là kết hợp các yếu tố từ các chiến lược khác nhau. Trên thực tế, các thực tế thành công cho thấy cần phát triển một nhóm đồng bộ các sáng kiến chính sách, thúc đẩy sự đồng bộ và tăng cường sự gắn kết tích cực của các hoạt động. Ngoài ra, kinh nghiệm cho thấy tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện.

Hỗ trợ quá trình chính thức hóa khu vực phi chính thứcChính phủ cũng có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi của người lao động từ

việc làm phi chính thức sang việc làm chính thức. Điều này có thể được thực hiện thông qua các chính sách tập trung vào việc cung cấp: (a) hỗ trợ cho người lao động đang chuyển ra khỏi khu vực phi chính thức, (b) mạng lưới an sinh xã hội cơ bản cho những người tiếp tục làm việc trong khu vực phi chính thức.

Như đã trình bày, tỉ lệ phi chính thức của lao động có tay nghề thấp đặc biệt cao. Do đó, bất kỳ chiến lược chính thức hóa nào tại thị trường lao động đều cần phải vượt qua trở ngại cấu trúc để thực hiện thành công việc chuyển dịch sang thị trường lao động chính thức. Tuy nhiên, mở rộng hoặc thiết lập

Page 457: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

458 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

hệ thống giáo dục đòi hỏi nguồn lực và thời gian. Đầu tư ngày hôm nay có thể cần vài năm hoặc thậm chí nhiều thập kỉ mới phát huy tác dụng. Quan trọng hơn, có thể không còn tiếp cận được những người hiện đang trong thị trường lao động được nữa. Do đó, chính sách giáo dục cần tính đến các điều kiện ban đầu và cung cấp đào tạo, hỗ trợ giáo dục cho những đối tượng trong khu vực kinh tế phi chính thức. Một điều tốt là ở nhiều nước, khu vực kinh tế phi chính thức cũng đã phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo của mình. Ở mức độ cơ bản, các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu trong các chương trình đào tạo để duy trì và từng bước nâng cao chất lượng kĩ năng. Cách tiếp cận này có thể được kết hợp với sự hỗ trợ bằng cách công nhận rộng rãi các kĩ năng bên ngoài nhóm xã hội cụ thể.

Các nỗ lực để giải quyết việc làm phi chính thức - đặc biệt là ở phân khúc trên của khu vực cũng yêu cầu phải hiện đại hóa và cải cách hệ thống thuế. Điều này chỉ liên quan một phần đến việc giảm mức thuế suất cận biên và có thể đòi hỏi các thay đổi trong quản lí thuế. Thực hiện cải cách đăng kí đối tượng nộp thuế, hài hòa quy tắc quản lí thuế và các quy định, thường xuyên cập nhật đăng kí của các công ty và đối tượng nộp thuế và cho phép tự đánh giá ở mức độ nhất định có thể giúp tăng thu thuế và hành vi tuân thủ, giảm gian lận và tham nhũng. Ngoài ra, đơn giản hóa thời hạn nộp thuế và các quy tắc rõ ràng về các khoản khấu trừ thuế và các khoản phụ cấp là mấu chốt để khuyến khích người dân ngày càng tuân thủ luật thuế. Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống như vậy trong việc giảm quy mô của nền kinh tế ngầm có thể phần nào phụ thuộc vào năng lực của các cơ quan chính phủ trong việc cung cấp các dịch vụ công được người nộp thuế đánh giá tốt.

Một cuộc tranh luận khá quan trọng về câu hỏi liệu việc áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn lao động quốc tế có cản trở quá trình chính thức hóa. Những người không đồng tình áp dụng các tiêu chuẩn này cho rằng chúng có xu hướng làm cho thị trường lao động cứng nhắc, do đó cản trở tạo ra việc làm trong khu vực kinh tế chính thức. Mặt khác, thực thi các tiêu chuẩn lao động và các quy định của chính phủ có thể cải thiện vận hành của khu vực phi chính thức và giúp quá trình chuyển đổi việc làm từ phi chính thức sang chính thức. Thông thường, tiêu chuẩn hiện hành trong khu vực kinh tế chính thức có tác động đến các phân khúc thị trường lao động phi chính thức.

Page 458: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

459CHÍNH SÁCH

Chính thức hóa việc làm cũng có thể được khuyến khích một cách trực tiếp hơn thông qua các khoản trợ cấp thuế hoặc cắt giảm thuế thu nhập có chọn lọc và các khoản đóng góp an sinh xã hội. Tuy nhiên, các chính sách này cần chọn lọc đối tượng và vì thế đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin về thị trường lao động mà không phải lúc nào cũng có sẵn. Các quốc gia phải thừa nhận rằng, nếu thực hiện riêng rẽ, các chính sách này không phải là phép mầu cho việc chính thức hóa thị trường lao động. Thay vào đó, các chính sách mang tính bổ sung lẫn nhau cần phải được thực hiện đồng thời nhằm phát triển kĩ năng của người lao động và cải thiện nhanh chóng năng suất của người lao động để có thể làm việc lâu dài trong khu vực chính thức.

Các chính sách không dễ áp dụng cho tất cả lao động thuộc khu vực phi chính thức. Do đó, việc xây dựng hệ thống hỗ trợ cho những người vẫn làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức là rất quan trọng. Cung cấp an sinh xã hội cơ bản có thể giúp giảm các rủi ro trong thị trường việc làm và cải thiện sự vận hành của thị trường lao động phi chính thức. Tuy nhiên, người ta e ngại các chính sách như vậy sẽ tạo ra gánh nặng tài chính đặc biệt ở các nước có khu vực kinh tế phi chính thức lớn. Vì vậy phương pháp này đã không được ứng dụng rộng rãi. Về vấn đề này, có bằng chứng cho thấy rằng có thể cung cấp một mức an sinh xã hội tối thiểu với chi phí vừa phải mà không gây sức ép cho ngân sách. Hơn nữa, ở các nước có một số hình thức tự tổ chức trong khu vực kinh tế phi chính thức - ví dụ, thông qua các hiệp hội của người lao động, các chính phủ có thể hỗ trợ các cơ chế tương hỗ này bằng cách cung cấp các khoản thế chấp cần thiết và không cần trực tiếp quản lí các dịch vụ bảo hiểm. Nói chung, cộng đồng địa phương và các sáng kiến cần được sử dụng như như đòn bẩy nhằm giúp thực hiện các chính sách trong khu vực kinh tế phi chính thức, qua đó nâng cao hiệu quả của các chính sách này. Đối thoại xã hội giữa người sử dụng lao động và người lao động, kể cả ở cấp quốc gia, là rất quan trọng cho sự thành công của các chiến lược chính thức hóa.

Chính sách thương mại có lợi cho việc làm Cải cách thương mại có thể được thực hiện theo hướng có lợi cho việc làm,

làm cho quá trình tái phân bổ việc làm có lợi cho tăng trưởng việc làm. Mặc dù không có nhiều thông tin về các khía cạnh kinh tế vi mô của quá trình chuyển đổi diễn sau khi thực hiện cải cách thương mại, một số nguyên tắc chung đã

Page 459: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

460 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

được thiết lập nhằm xây dựng một tập hợp các chính sách vững chắc có khả năng làm cho các cải cách thương mại mang lại lợi ích cho thị trường lao động. Trước tiên, có thể cần áp dụng một quá trình từng bước để giúp các nhà hoạch định chính sách, người lao động và các công ty điều chỉnh đối với môi trường mới. Như đã nêu trong nghiên cứu, dỡ bỏ rào cản thương mại có khả năng làm gia tăng tính dễ tổn thương của thị trường lao động trong ngắn hạn, mặc dù việc này có thể mang lại lợi ích về dài hạn. Các nhà hoạch định chính sách cần phải tính đến sự đánh đổi này khi cân nhắc giữa các lựa chọn cải cách khác nhau. Về vấn đề này, sự linh hoạt dành cho các nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán thương mại và trong các quy tắc của WTO sẽ giúp giảm bớt chi phí điều chỉnh trong ngắn hạn. Tuy nhiên, quá trình mở cửa nên có càng ít sự điều chỉnh mất cân đối càng tốt. Chỉ mở cửa một số khu vực của nền kinh tế trong khi vẫn đóng cửa một số khu vực khác hoặc “che chở” cho các công ty khỏi cạnh tranh nước ngoài có nguy cơ làm trầm trọng thêm sự biến dạng trong nền kinh tế và có thể không mang lại bất kỳ lợi ích kinh tế vĩ mô nào. Ngoài ra, mở rộng thương mại không chỉ giới hạn ở việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu - sự phát triển của một khu vực hướng về xuất khẩu là rất quan trọng để giảm các chi phí điều chỉnh liên quan đến cải cách thương mại và giúp người lao động chuyển đổi từ các ngành cạnh tranh với nhập khẩu sang các ngành hướng tới xuất khẩu. Trong bối cảnh này, Chương trình hỗ trợ cho các sáng kiến thương mại có thể đóng một vai trò quan trọng. Mở rộng thương mại khu vực và đa phương có thể có tác dụng trong việc đa dạng hóa nền kinh tế. Cuối cùng, nghiên cứu lập luận rằng cần công bố các cải cách thương mại theo cách tạo lòng tin. Điều chỉnh sẽ diễn ra nhanh hơn nếu người lao động và các công ty tin rằng xu hướng mở rộng thương mại là không thể đảo ngược. Thực hiện Chương trình việc làm bền vững là cần thiết trong lĩnh vực này.

Sự đồng bộ giữa các chính sách thương mại và chính sách thị trường lao độngCác phương pháp tiếp cận trước đó có xu hướng tin rằng lợi ích từ thương

mại sẽ tự động “rơi xuống” giúp tạo ra việc làm và tăng tiền lương. Các cách tiếp cận này dường như đã không đạt được kết quả khả quan và cần nhận thức rõ ràng hơn về sự tương tác giữa thương mại và việc làm bền vững. Một cách tiếp cận khác tìm cách đưa một số tiêu chuẩn lao động vào các thỏa thuận thương mại quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động cơ bản đã được xác định trong các Tuyên bố của ILO năm 1998 như tự do hội họp và công

Page 460: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

461CHÍNH SÁCH

nhận trên thực tế quyền thương lượng tập thể, loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, bãi bỏ trên thực tế lao động trẻ em và loại bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Mặc dù phương pháp này đã không đạt được đồng thuận trong WTO, như đã nêu trong Tuyên bố của các Bộ trưởng tại Singapore, các thành viên công nhận trách nhiệm của ILO trong việc “thiết lập và phụ trách” các tiêu chuẩn lao động. Một số hiệp định thương mại song phương đã đưa vào các quy định tương tự. Tuy nhiên, không thấy rõ mức độ mà người lao động ở các nước có liên quan thực sự được hưởng lợi từ các quy định đó. Dường như các tiêu chuẩn của thị trường lao động khu vực chính thức có tác động lan tỏa đáng kể đối với điều kiện làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Ví dụ, việc tăng tiền lương tối thiểu nếu được nghiên cứu và chuẩn bị kĩ lưỡng cũng có thể nâng cao tiền công của người lao động phi chính thức và thậm chí có thể - như đã nêu trong nghiên cứu này- tăng khuyến khích tạo việc làm chính thức.

Một công cụ khác có thể giúp các nước thích nghi với việc mở rộng thương mại là việc triển khai rộng rãi hơn các chính sách thị trường lao động tích cực. Khi được xây dựng cẩn thận, các chính sách như vậy đã chứng tỏ là các công cụ hiệu quả về chi phí để thực hiện việc tái phân bổ việc làm, ngay cả khi đang diễn ra điều chỉnh cơ cấu (thường diễn ra sau khi mở cửa thương mại). Tuy nhiên, các chính sách như vậy đòi hỏi sự phát triển của các dịch vụ công về việc làm, với nhiệm vụ thu thập thông tin phù hợp về thị trường lao động (ví dụ, tái cơ cấu công ty, phá sản, tuyển dụng việc làm và nhu cầu đào tạo của các công ty địa phương). Ngoài ra, cần có các quỹ để cung cấp các nguồn lực cần thiết dùng cho (tái) đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động thất nghiệp và người lao động phi chính thức. Các dịch vụ này cần có ngân sách và nhân viên đầy đủ để tạo lòng tin cho người lao động phi chính thức và người thất nghiệp. Chờ đợi kéo dài và chất lượng thấp của các dịch vụ tư vấn việc làm và đào tạo có thể làm nản lòng những người sử dụng dịch vụ và làm họ ít quan tâm. Bằng chứng hiện tại cho thấy rằng các chính sách thị trường lao động chủ động hiệu quả chiếm dưới 1,5% GDP. Ngân sách này có thể do viện trợ phát triển chính thức tài trợ tại các quốc gia thiếu năng lực tài chính để triển khai hệ thống này.

Quan trọng hơn, thương mại và chính sách thị trường lao động cần được thực hiện theo một cách phối hợp. Cần tăng cường phía cung phù hợp với mở

Page 461: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

462 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

rộng thương mại để thúc đẩy các lợi ích lâu dài của hội nhập quốc tế xuất hiện một cách nhanh chóng. Có thể trước tiên chỉ cần gỡ bỏ cản trở đối với tăng trưởng của các cơ sở sản xuất kinh doanh và tạo việc làm, ví dụ gánh nặng hành chính hoặc quyền sở hữu không được xác định rõ ràng hoặc thiếu gói chính sách thích hợp, như đã nêu ở trên. Quá trình mở rộng thương mại có thể bộc lộ một số hạn chế cản trở tăng trưởng doanh nghiệp và tạo việc làm. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cũng có thể sử dụng quá trình mở rộng thương mại như một công cụ để khám phá. Cuối cùng, sự hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ có thể thúc đẩy hơn nữa việc trao đổi thông tin, để thiết lập và sau đó điều chỉnh dần, một chương trình cải cách rộng rãi. Còn vai trò của các tổ chức quốc tế là cung cấp hỗ trợ nhất quán cho cải cách chính sách, cũng như hỗ trợ kĩ thuật trong thiết kế, thực hiện và điều phối các cải cách nâng cao phúc lợi.

Tài liệu tham khảo

Fiess, N.M., M. Fugazza et W.F. Maloney (2008), “Informality and Macroeconomic Fluctuations”, Discussion Paper, No. 3519, Institute for the Study of Labour, Bonn.

Harris, J.R. et M.P. Todaro (1970), “Migration, Unemployment and Development: a Two-sector Analysis”, American Economic Review, vol. 60(1), pp. 126-142.

Lewis, W.A. (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour”, in The Manchester School, vol. 28(2), pp. 139-191, Blackwell Publishing Ltd et University of Manchester.

Portes, A., M. Castells et L.A. Benton (1989),The Informal Economy: Studies in Advanced and Less Developed Countries, The Johns Hopkins University Press, Baltimore, MD.

Soto (de), H. (1989),The Other Path, Harper and Row, New York.

Page 462: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

463CHÍNH SÁCH

4.2

KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC, CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ

CHÍNH SÁCH CÔNG TẠI VIỆT NAM

Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud

Khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức (trong bài viết này gọi là chung là “khu vực kinh tế phi chính thức”) hiện nay nói chung chưa được biết đến nhiều và đang là “lỗ hổng” kiến thức về kinh tế và xã hội. Mặc dù quy mô của khu vực này tại các nước đang phát triển và đang chuyển đổi này là rất lớn, song vẫn chưa là mối quan tâm của chính sách công. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong tâm trạng hân hoan về thành công của chính sách mở cửa và việc xây dựng nền kinh tế thị trường (chính sách Đổi mới) bắt đầu từ năm năm 1986, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã coi khu vực kinh tế phi chính thức như không tồn tại hoặc là sẽ biến mất một cách nhanh chóng. Dựa trên quan niệm mang tính phát triển và giản đơn về chuyển dịch cơ cấu, các nhà hoạch định chính sách coi quá trình chuyển đổi kinh tế gần đây như một cuộc đại chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trong bối cảnh đó, không có nhu cầu thực hiện các chính sách riêng để hỗ trợ khu vực kinh tế phi chính thức, mà cho đến bây giờ vẫn là một lĩnh vực xa lạ đối với các nhà hoạch định chính sách. Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu tác động đến Việt Nam năm 2009 lẽ ra đã có thể được coi là dịp để xem xét vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức như một bộ đệm

Page 463: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

464 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

làm giảm căng thẳng trên thị trường lao động và nhận thức về sự cần thiết phải quan tâm đến khu vực này. Dịp này đã bị bỏ lỡ. Một lần nữa, mọi sự chú ý tập trung vào sự gia tăng nạn thất nghiệp và các biện pháp hỗ trợ khu vực chính thức để phục hồi nền kinh tế và tạo việc làm. Trên thực tế, các biện pháp duy nhất dành cho khu vực kinh tế phi chính thức lại có tính chất cưỡng chế. Ví dụ các đợt “trục xuất” những người bán hàng rong, là các biện pháp không phù hợp và không hiệu quả, nhưng lại là một phần của chính sách “làm đẹp” đô thị tại các thành phố lớn.

Bài viết này đưa ra định hướng cho các biện pháp chính sách công về cách đối xử với khu vực phi chính thức, dựa trên các dữ liệu định lượng phong phú do các tác giả thu thập, nhằm đo lường quy mô, phân tích các đặc điểm, phương thức hội nhập, cơ chế vận hành và động thái của khu vực này, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Thông thường, các khuyến nghị chính sách kinh tế đối với khu vực kinh tế phi chính thức không dựa trên phân tích đáng tin cậy về tình trạng của khu vực này do thiếu thông tin thống kê có tính đại diện. Do đó, các phân tích na ná như nhau, dựa trên một loạt nhận định chung chung không được kiểm chứng thực nghiệm và tệ hơn có thể hoàn toàn sai. Nghiên cứu chính sách là tiếp nối nghiên cứu trước đó của chúng tôi về thị trường lao động và khu vực kinh tế phi chính thức tại Việt Nam (Cling và những người khác, 2010a và 2010b, Nguyễn Hữu Chí và những người khác, 2010; Demenet và những người khác, 2010). Kết quả thực chứng chính được rút ra từ hai cuộc khảo sát tiến hành ở cấp độ toàn quốc về việc làm trong năm 2007 và 2009 (Tổng cục Thống kê, năm 2008 và 2010) và hai cuộc điều tra riêng về khu vực phi chính thức (các cuộc điều tra 1-2-3) do các tác giả của bài viết này thực hiện cùng năm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chi Minh trong khuôn khổ của một hợp tác nghiên cứu quốc tế1.

Phần đầu của bài viết này nhấn mạnh tầm quan trọng về việc làm trong khu vực phi chính thức tại Việt Nam, mô tả đặc điểm chính và viễn cảnh phát triển của khu vực này trong trung hạn. Phần thứ hai đánh giá các phương thức điều chỉnh của việc làm khi xảy ra khủng hoảng, đặc biệt là tác động

1 Đây là một chương trình do Tổng cục Thống kê (GSO) Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD) phối hợp thực hiện từ năm 2006 đến 2011. Các tác giả của bài viết làm việc tại Việt Nam trong thời gian thực hiện chương trình này.

Page 464: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

465CHÍNH SÁCH

của khủng hoảng đối với khu vực phi chính thức. Phần thứ ba đề cập đến tình trạng phi chính thức tại hai thành phố chính là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đã thu thập được thông tin chi tiết. Phần thứ tư trình bày một số suy nghĩ về chính sách công cần xây dựng cho khu vực phi chính thức. Mặc dù tập trung vào trường hợp của Việt Nam, đề xuất của chúng tôi có phạm vi rộng hơn và nhằm mục đích đóng góp vào cuộc thảo luận về chính sách đối với khu vực này ở các nước đang phát triển.

1. Khu vực kinh tế phi chính thức, nguồn cung cấp việc làm phi nông nghiệp lớn nhất

Các cuộc điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện từ năm 2007 lần đầu tiên đã cung cấp các dữ liệu đáng tin cậy và đại diện ở cấp độ quốc gia về khu vực kinh tế phi chính thức. Các câu hỏi điều tra đã được các tác giả xây dựng phù hợp với các khuyến nghị quốc tế và đặc biệt dùng để đo lường khu vực kinh tế phi chính thức (Razafindrakoto và những người khác, 2008). Các cuộc điều tra cho thấy rõ vai trò tạo việc làm của khu vực kinh tế phi chính thức và các đặc trưng như việc làm thu nhập thấp, bấp bênh và không được bảo hiểm xã hội.

Khu vực phi chính thức có quy mô lớn và việc làm bấp bênh Bảng 1 trình bày các đặc điểm chính của việc làm tại Việt Nam theo

ngành. Theo đó nông nghiệp vẫn chiếm gần một nửa (48%) việc làm và khu vực kinh tế phi chính thức chiếm gần 1/4 tổng số việc làm và là nguồn việc làm phi nông nghiệp chính (một nửa việc làm ngoài nông nghiệp).

Bảng 1. Các đặc điểm của lao động và việc làm theo khu vực ở Việt Nam, 2009

Khu vực Số việc làm

(1 000)

Cấu trúc(%)

Nhập cư(%)

Chủ hộ(%)

Nhân viên(%)

Thu nhập trung bình

tháng(1 000 VND)

Nghề địa phương

(%)

Việc làm phi chính thức

(%)

Khu vực công 4 615 9,7 10,4 43,6 99,7 1 964 96,4 12,5

Page 465: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

466 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

DN nước ngoài 1 376 2,9 32,1 25,4 99,9 1 735 97,6 12,9

DN trong nước 3 669 7,7 16,0 33,0 93,6 2 093 86,4 48,1

DN tư nhân chính thức 3 688 7,8 8,4 37,6 36,4 1 805 33,8 51,5

Khu vực phi chính thức 11 313 23,8 5,6 42,9 26,7 1 273 7,8 100

Nông nghiệp 22 838 48,0 2,4 39,7 9,6 703 1,1 98,6

Tổng 47 548 100 6,3 39,7 33,6 1 185 23,8 80,5

Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.

Mặc dù các đặc điểm kinh tế - xã hội của lực lượng lao động làm việc trong khu vực phi chính thức khá gần với mức trung bình quốc gia (ngoại trừ học vấn), các thuộc tính của việc làm rất khác và nói chung có chất lượng thấp hơn so với các khu vực khác (không kể nông nghiệp). Tỉ lệ nhân viên hưởng lương định kỳ thấp (27%) và các hình thức thỏa thuận lao động bấp bênh hơn rất nhiều: hơn 99% hợp đồng miệng (25% không có hợp đồng), so với chỉ có 3% trong khu vực công, 10% nhận lương theo tháng (trả lương tháng là phổ biến ở các khu vực khác), đa số được trả theo ngày, theo sản phẩm hoặc hoa hồng. Đối với tất cả người lao động trong khu vực này, tỉ lệ có bảo hiểm xã hội là không đáng kể (0,1%), so với 87% trong khu vực công và các công ty nước ngoài và gần 50% trong các công ty trong nước. Những người lao động trong khu vực phi chính thức có thu nhập thấp nhất trong các khu vực ngoài nông nghiệp, điều này có mối liên hệ với trình độ văn hóa thấp (thấp nhất ngoài nông nghiệp). Ngoài ra hầu như tất cả việc làm trong khu vực phi chính thức không diễn ra tại cơ sở kinh doanh cụ thể (mà ở nhà hoặc trên đường phố) và đây là một biểu hiện của việc làm bấp bênh.

Cuộc điều tra cũng cung cấp một thước đo về việc làm phi chính thức, được xác định theo các khuyến nghị quốc tế là tất cả việc làm không được hưởng bảo hiểm xã hội, bất kể ngành nào (Cling và những người khác, 2010a). Ở cấp độ quốc gia, số việc làm phi chính thức chiếm 80,5% tổng số việc làm trong năm 2009, có nghĩa là chỉ có 9 triệu người được bảo hiểm xã hội dù là bắt buộc hoặc tự nguyện (VASS, 2010). Toàn bộ việc làm trong khu vực phi chính thức và phần lớn việc làm nông nghiệp (98,6%) có tính chất phi chính thức. Nhưng việc làm phi chính thức phân bố không đều trong các

Page 466: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

467CHÍNH SÁCH

khu vực khác nhau: chiếm gần như một nửa số việc làm trong các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp tư nhân, và hơn 10% việc làm khu vực công và trong các công ty nước ngoài (Razafindrakoto Roubaud và những người khác, 2011).

Sự gia tăng có tính xu hướng của khu vực kinh tế phi chính thứcVề lâu dài, cùng với sự phát triển của đất nước, quy mô của khu vực

kinh tế phi chính thức sẽ giảm, giống như quy mô thu hẹp của khu vực này ở các nước phát triển (La Porta và Schleifer, 2010; Bacchetta và những người khác, 2009). Tuy nhiên, cơ chế này chỉ có thể xuất hiện trong dài hạn như Bacchetta Ernst và những người khác (2009) đã nêu: “tỉ lệ phi chính thức ít thay đổi theo thời gian và ít phản ứng đối với tăng trưởng kinh tế nhanh, mở cửa thương mại.” Dưới tác động của tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam từ những năm 1980 và từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới, hy vọng quy mô của việc làm phi chính thức sẽ giảm mặc dù tốc độ chậm.

Các cuộc điều tra VHLSS (Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam) về các điều kiện sống của hộ gia đình do Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ những năm 1990, có thể cho phép hình dung được phần nào diễn biến việc làm trong khu vực này trong những năm gần đây. Theo Nguyễn Hữu Chí (2012), tỉ trọng của khu vực phi chính thức trong tổng số việc làm đã tăng từ 23,2% lên 26,6% trong các năm từ 1998 đến 2008. Hơn nữa, mức tăng cao nhất là tại hai khu vực công nghiệp lớn nhất của đất nước, Đồng bằng sông Hồng (khu vực Hà Nội) và Đông Nam (khu vực Thành phố Hồ Chí Minh). Mặc dù tỉ lệ lao động hưởng lương tăng và khu vực tư nhân chính thức có phát triển, nhưng khu vực kinh tế phi chính thức vẫn gia tăng tại Việt Nam. Đây là kết quả của hiện tượng gắn liền với quá trình chuyển đổi nông nghiệp, đô thị và tăng trưởng dân số nhanh2.

Hơn nữa, dự báo việc làm đến năm 2015 mà chúng tôi đã đưa ra từ xu hướng trước đó và ngay cả trước khi khủng hoảng diễn ra, cho thấy rằng việc làm trong khu vực phi chính thức và quy mô tương đối của khu vực này trong tổng thể việc làm sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới (Cling và

2 McCaig et Pavcnik (2011) không đồng ý với kết luận này mà cho rằng việc làm trong khu vực phi chính thức đã giảm trong những năm 2000, do nền kinh tế tăng cường mở cửa ra quốc tế.

Page 467: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

468 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

những người khác, 2010). Về cung lao động, lần đầu tiên Việt Nam ở trong một giai đoạn “thặng dư nhân khẩu học”, theo đó thanh niên đến tuổi đi làm ồ ạt gia nhập thị trường lao động (hơn một triệu người mỗi năm) và hiện tượng này sẽ kéo dài cho đến giữa thập niên 2010. Đồng thời, tăng trưởng của khu vực tư nhân chính thức dù với tốc độ nhanh (nếu còn duy trì) vẫn không đủ để hấp thụ hết số người gia nhập thị trường lao động trong khi đó việc làm nông nghiệp (chiếm gần một nửa tổng số việc làm) sẽ giảm theo xu hướng chung. Do đó ngay cả nếu nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trở lại và tác động của khủng hoảng không còn nữa thì các dự báo này vẫn cho rằng khu vực kinh tế phi chính thức sẽ tiếp tục chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng việc làm.

Hình 1. Dự báo những thay đổi việc làm theo khu vực từ năm 2007 đến 2015 (%)

Nguồn: Cling, Razafindrakoto và Roubaud (2010).

Theo ước tính của chúng tôi, khu vực phi chính thức sẽ tiếp tục đóng góp đáng kể vào tổng thể việc làm với mức tăng khoảng 27% vào năm 2015. Chắc chắn, việc làm trong các công ty nước ngoài sẽ tăng trưởng 179,6% trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2015 (gần gấp ba lần, tức là thêm gần 1,6 triệu lao động) và việc làm trong khu vực phi chính thức sẽ tăng 33,8% trong cùng thời kỳ, chiếm khoảng 3,7 triệu lao động.

Page 468: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

469CHÍNH SÁCH

2. Tác động của cuộc khủng hoảng đối với việc làm và khu vực phi chính thức ở cấp quốc gia

Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu vào năm 2008. Dù ít chịu ảnh hưởng hơn so với ở nhiều nước châu Á phải chịu đựng suy thoái năm 2008-2009, điều này đã khiến tăng trưởng chậm lại. Tác động kinh tế vĩ mô chính của cuộc khủng hoảng đã được một số nghiên cứu phân tích (Lê Đăng Doanh, năm 2009, Ngân hàng Thế giới, 2009; Riedel, 2009). Tất cả nghiên cứu này chỉ ra rằng các tác động kinh tế vĩ mô của cuộc khủng hoảng đối với các hộ gia đình là khá nghiêm trọng, đặc biệt là do tình trạng mất việc làm và sự dịch chuyển lao động sang các công việc bấp bênh trong khu vực phi chính thức hoặc thậm chí trở lại với việc làm nông nghiệp.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này không cung cấp các bằng chứng định lượng làm cơ sở cho các kết luận nêu ra và không phân tích cụ thể tác động của cuộc khủng hoảng đối với thị trường lao động. Cần đặc biệt lưu ý thị trường lao động vì, giống như các nước đang phát triển khác, việc làm là nguồn thu nhập chính và gần như duy nhất của người dân (đặc biệt là do hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển). Như vậy, cần phân tích việc làm để đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế đối với điều kiện sống của hộ gia đình. Đặc biệt, tác động của cuộc khủng hoảng đối với khu vực phi chính thức tại Việt Nam hầu như chưa được biết tới, trừ một vài nghiên cứu định tính nhỏ về một số bộ phận trong khu vực này hoặc các nhóm đối tượng cụ thể bị mất việc làm3. Ước tính rằng hơn 20% người di cư từ các vùng nông thôn đã mất việc làm và phải trở về nhà ở nông thôn (các thị trấn nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất). Hai nghiên cứu do UNDP tài trợ (Warren-Rodriguez, 2009; Nguyễn Việt Cường và những người khác, 2009) đã tìm cách đánh giá định lượng tác động tổng thể của cuộc khủng hoảng lên thị trường lao động. Sử dụng phương pháp tương tự dựa trên sự co giãn của việc làm đối với tăng trưởng, cả hai nghiên cứu đã nhận thấy tác động đáng kể của khủng hoảng, ít việc làm mới được tạo ra khiến tỉ lệ thất

3 Phạm Q. Ngọc (2009) nghiên cứu về việc làm tại các doanh nghiệp chuyên xuât khẩu. Một số báo cáo của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (VASS, 2009, Đinh Thị Thu Phương, 2009, Nguyễn Ngọc Anh, 2009; Tam Giang Nguyễn, 2009; Turk và Mason, 2010) phân tích tình hình lao động nhập cư và một nghiên cứu của IPSARD (2009) dựa trên phỏng vấn nông dân tại bốn tỉnh.

Page 469: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

470 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

nghiệp gia tăng trong đặc biệt tại các khu vực đô thị. Khác với các nghiên cứu trước đó, Cling và những người khác (2010) cho thấy rằng tác động của cuộc khủng hoảng lên thị trường lao động sẽ không làm thất nghiệp tăng vì việc điều chỉnh sẽ diễn ra trong khu vực phi chính thức và ảnh hưởng đến chất lượng việc làm giống như tại hầu hết các nước thu nhập trung bình (Khanna và những người khác, 2010).

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam đạt đỉnh cao nhất trong năm 2008, được thể hiện bởi các chỉ số kinh tế (GDP hàng quý, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, lạm phát…) Do đó việc phân tích các kết quả khảo sát việc làm trong năm 2007 và 2009 cho phép đánh giá tác động thực tế của cuộc khủng hoảng đối với khu vực phi chính thức.

Sự ổn định cơ cấu việc làmỞ Việt Nam cũng như ở các nước đang phát triển nói chung4, tỉ lệ thất

nghiệp là tương đối ít co giãn đối với tăng trưởng kinh tế (Biểu đồ 2). Hơn nữa, khi khủng hoảng diễn ra, thất nghiệp không những không tăng mà còn giảm: tỉ lệ thất nghiệp duy trì quanh mức 2,0% trong giai đoạn 2007-2009, theo số liệu cuộc điều tra việc làm LFS. Nếu phân tích diễn biến của tỉ lệ thất nghiệp đô thị, đây là một khái niệm thích hợp tại Việt Nam, cũng theo LFS ta thấy có mức giảm đáng kể, từ 3,6% năm 2007 xuống 2,8% năm 2009. Nói chung, tỉ lệ thất nghiệp không phải là chỉ số để đo lường các điều chỉnh trên thị trường lao động. Ở một đất nước như Việt Nam, nơi mối quan hệ tiền lương chỉ liên quan đến tỉ lệ nhỏ của lực lượng lao động và nguy cơ thất nghiệp thường không được hỗ trợ của bảo hiểm xã hội, tác động của việc giảm cầu lao động không thể hiện ở tỉ lệ thất nghiệp tăng cao mà thông qua các hiệu ứng khác (Nguyễn Hữu Chí và những người khác, 2010; Razafindrakoto và những người khác, 2011).

4 Ít nhất là tại các nước thu nhập thấp như Việt Nam ở thời điểm khủng hoảng.

Page 470: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

471CHÍNH SÁCH

Hình 2. Tỉ lệ thất nghiệp và tăng trưởng GDP tại Việt Nam (1996-2010) theo %

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê (1996-2011); tính toán của tác giả.

Từ năm 2007 đến 2009, chưa đến 2 triệu việc làm được tạo ra và cơ cấu việc làm theo khu vực tương đối ổn định mặc dù chịu tác động của khủng hoảng. Việc làm nông nghiệp vẫn giảm cả số tuyệt đối và tỉ lệ phần trăm (từ 50,4 xuống 48,1%). Khu vực phi chính thức đã tạo ra 639.000 việc làm (hơn 6%), tỉ trọng của khu vực trong tổng số việc làm tăng nhẹ (23,4 lên 23,8%). Nhưng điều đáng ngạc nhiên là khu vực tư nhân chính thức đã tỏ ra năng động nhất: tạo được hơn một triệu việc làm mới (hơn 41%) trong các công ty trong nước và 480.000 việc làm (53%) trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tỉ lệ của các khu vực này trong tổng việc làm lần lượt tăng từ 5,7 lên 7,7% và từ 2 lên 2,9%). Việc làm trong các công ty tư nhân chính thức thay đổi rất ít (183 000 việc làm, tăng từ 7,7 lên 7,8%). Các diễn biến này thể hiện bằng sự gia tăng số lao động hưởng lương định kỳ (từ 29,8 lên 33,6%) và số người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội. Do đó, tỉ lệ việc làm phi chính thức giảm nhẹ (từ 81,9 xuống còn 80,5%).

Sự điều chỉnh của thị trường lao động: thiếu việc làm và làm nhiều nghềTrên thực tế, việc điều chỉnh trên thị trường lao động không diễn ra thông

qua việc giảm số lượng công việc toàn thời gian mà qua các kênh khác: suy thoái kinh tế thể hiện qua việc giảm số lượng giờ làm việc trung bình (từ 43,9

Page 471: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

472 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

xuống 42,6 giờ mỗi tuần giữa năm 2007 và 2009) và tăng việc làm bán thời gian (ít hơn 35 giờ mỗi tuần): tình trạng này liên quan đến 13,2% người lao động năm 2007 và 26,7% năm 2009. Nghịch lí là diễn biến này diễn ra đồng thời với sự gia tăng số giờ làm việc đối với những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, phản ánh một hình thức thiếu việc làm “vô hình”: tỉ lệ phần trăm của lực lượng lao động làm việc hơn 60 giờ một tuần tăng từ 5,6% lên 9,3% trong hai năm. Cuối cùng, các hoạt động làm thêm cũng gia tăng: đây là cách để bù đắp sự suy giảm số giờ làm việc trung bình bằng cách tìm các nguồn mang lại thu nhập khác. Tỉ lệ làm thêm do đó đã tăng từ 18,2% lên 25,4% từ năm 2007 đến năm 2009, mức tăng này được quan sát thấy ở cả khu vực nông thôn và thành thị.

3. Tác động của cuộc khủng hoảng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Trong phần này, chúng tôi tập trung phân tích tại hai trung tâm trị và kinh tế lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Một cuộc khảo sát riêng về khu vực phi chính thức (HB&IS) đã được tiến hành tại hai thành phố trong năm 2007 và 2009, song song với cuộc khảo sát việc làm. So với cuộc điều tra việc làm, khảo sát HB&IS có ba lợi thế: thứ nhất, khảo sát mở rộng đề tài và không giới hạn ở các vấn đề việc làm mà còn đo lường vấn đề cung (sản xuất, tài chính, khó khăn, nhu cầu hỗ trợ, vv) của các cơ sở phi chính thức. Thứ hai, khảo sát cung cấp một thước đo đáng tin cậy hơn về thu nhập so với khảo sát việc làm, là phương pháp có xu hướng đánh giá thấp thu nhập một cách có hệ thống. Cuối cùng, mẫu bao gồm dữ liệu mảng cho phép đánh giá động thái kinh tế và nhân khẩu của các công ty tư nhân, điều mà khảo sát việc làm không làm được.

Hai thông điệp chính rút ra từ việc phân tích các kết quả điều tra hai thành phố này: sự tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trong khu vực phi chính thức giữa các năm 2007 và 2009 và số lượng cơ sở tư nhân phi chính thức được thúc đẩy từ cuộc khủng hoảng và có một sự khác biệt nổi bật giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đó là các cơ sở tư nhân phi chính thức ở miền

Page 472: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

473CHÍNH SÁCH

Nam bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi cuộc khủng hoảng, đặc biệt là về doanh thu. Mặc dù kết quả này cần được phân tích sâu hơn, chúng ta thấy rằng thủ đô kinh tế của đất nước đã chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng hơn do sự phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế và độ mở lớn hơn đã có một tác động trực tiếp đến khu vực kinh tế phi chính thức.

Tình trạng phi chính thức gia tăngKhảo sát việc làm ghi nhận có 3,3 triệu việc làm (chính) tại Hà Nội và 3,7

triệu việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh (trên dân số tương ứng là 6,5 và 7,1 triệu trong năm 2009). Trong số này 1,1 triệu làm việc trong khu vực phi chính thức (32% tổng số) tại Hà Nội và 1,3 triệu làm ở Thành phố Hồ Chí Minh (34%). Như vậy khu vực phi chính thức sử dụng nhiều lao động nhất ở cả hai thành phố. Tổng số cơ sở sản xuất tư nhân phi chính thức là 725 000 tại Hà Nội và 967.000 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009. Sự gia tăng của các cơ sở tư nhân phi chính thức được ước tính ở mức 23% tại Hà Nội và đến 29% tại Thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm, còn việc làm tại các công ty tư nhân tăng lên lần lượt tại hai thành phố này là 6% và 19%. Diễn biến này cũng có thể chỉ thể hiện tốc độ phát triển bình thường của khu vực phi chính thức do dân số tăng trưởng nhanh chóng ở cả hai thành phố. Tốc độ phát triển này thậm chí có thể bị chậm lại do suy thoái kinh tế nói chung và giảm mức cầu. Ngược lại, người ta có thể đưa ra giả thuyết rằng khu vực kinh tế phi chính thức phát triển lệch chu kỳ so với phần còn lại của nền kinh tế. Sự gia tăng các hoạt động làm thêm từ năm 2007 và 2009 như đã nêu trong các cuộc điều tra việc làm (Razafindrakoto và những người khác, 2011), có thể đã góp phần làm tăng số lượng các công ty tư nhân và như vậy là phù hợp với giả thuyết này.

Trên thực tế, việc giảm tỉ lệ chính thức hóa trong thời kỳ này cho thấy suy thoái kinh tế 2008-2009 đã gây ra hiện tượng phi chính thức hóa và tác động đến cả hai thành phố và hầu hết các ngành công nghiệp: năm 2009, doanh nghiệp tư nhân chính thức chiếm 15,3% tại Hà Nội và 17,6% tổng số các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các tỉ lệ đã giảm đáng kể. Phân tích dữ liệu mảng dựa trên một mẫu nhỏ của cuộc khảo sát xác nhận quá trình phi chính thức hóa này: một tỉ lệ lên đến 31% các doanh nghiệp tư nhân chính thức tại Hà Nội và 15% tại Thành phố Hồ

Page 473: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

474 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Chí Minh chuyển sang khu vực phi chính thức, trong khi ở chiều ngược lại chỉ có khoảng một phần mười (Bảng 2). Các doanh nghiệp tư nhân chuyển sang tình trạng phi chính thức có quy mô trung bình nhỏ hơn (giá trị gia tăng, số lượng nhân viên), năng suất thấp hơn và bấp bênh hơn (không có cơ sở kinh doanh).

Bảng 2. Mức độ chính thức hóa và phi chính thức hóa giữa các năm 2007-2009 (%)

Ngành (2007)

Tỉ lệ Chính thức hóa Tỉ lệ Phi chính thức hóa

Hà NộiThành phố Hồ

Chí MinhHà Nội

Thành phố Hồ Chí Minh

Công nghiệp 4,5 9,5 25,4 9,0

Thương mại 10,9 12,9 26,1 10,6

Dịch vụ 7,7 8,5 47,3 26,1

Tổng các DN tư nhân 8,3 10,2 31,1 15,3

Nguồn: IS & HB, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 2007 và 2009, khảo sát panel, Tổng cục Thống kê / IRD-DIAL, tính toán của tác giả.

Lưu ý: “Chính thức hóa” có nghĩa là cơ sở sản xuất và kinh doanh tư nhân được thống kê là phi chính thức trong năm 2007 và trở thành doanh nghiệp năm 2009. “Phi chính thức hóa” là quá trình ngược lại.

Tác động của cuộc khủng hoảng lên hiệu quả hoạt động kinh tế và điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Rất khó để phân tích diễn biến thu nhập trong thời kỳ lạm phát cao. Các kết quả trái ngược và phụ thuộc vào các chỉ số được sử dụng. Tại Hà Nội, thu nhập bình quân thực tế trong khu vực phi chính thức đã tăng 22%. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, thu nhập thực tế đã giảm (-3,5%). Nhưng thu nhập trung vị đã tăng lên (+10,9%). Không giống như Hà Nội, các cơ sở có doanh thu (lớn nhất hoặc hiệu quả nhất) có mức tăng thu nhập chậm hơn mức trung bình. Có lẽ, hầu hết các đơn vị này gắn chặt với khu vực kinh tế chính thức và do đó là nạn nhân chính của cuộc khủng hoảng.

Page 474: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

475CHÍNH SÁCH

Các khảo sát định tính đã xác nhận rằng khu vực kinh tế phi chính thức đã gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng hơn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần một nửa (46%) các cơ sở tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng họ đã bị giảm doanh thu từ giữa các năm 2008 và 2009 (Bảng 3). Tỉ lệ này ở Hà Nội là 1/4 (23%). Mặc dù các kết quả này cần được diễn giải một cách thận trọng do sự thiếu chính xác của câu trả lời định tính liên quan đến thước đo diễn biến thu nhập, chúng có xu hướng xác nhận thực tế suy thoái, đặc biệt nghiêm trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự tương phản giữa hai thành phố là phù hợp với những quan sát trên. Giá trị của dữ liệu định tính cũng cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng từ góc độ cảm nhận của các doanh nhân.

Bảng 3. Diễn biến của thu nhập, tiết kiệm và chi tiêu hộ gia đình (% chủ cơ sở tư nhân)

Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

Tăng Giảm Hiệu (1) Tăng Giảm Hiệu (1)

Diễn biến thu nhập 34,5 23,3 11,2 10,6 45,6 -35,0

Diễn biến tiết kiệm 10,5 36,0 -25,5 3,2 48,1 -44,9

Thực phẩm Y tế Giáo dục Thực phẩm Y tế Giáo dục

Số hộ giảm chi tiêu 9,5 7,5 5,8 36,8 16,7 6,7

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, Tổng cục Thống kê / IRD-DIAL; tính toán của tác giả.

Ghi chú: (1) Chênh lệch giữa % Tăng-Giảm.

4. Hệ lụy đối với chính sách công

Khu vực kinh tế phi chính thức là một thành phần thiết yếu của nền kinh tế Việt Nam, với quy mô thậm chí còn tăng lên kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng. Cho dù các giả định tăng trưởng cho những năm tới như thế nào thì khu vực kinh tế phi chính thức sẽ vẫn tồn tại. Tuy rất linh hoạt nhưng khu vực kinh tế phi chính thức đã trải qua giai đoạn khó khăn trong các năm 2008-2009, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tác động của khủng hoảng đã được

Page 475: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

476 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

quan sát rõ ràng, với các tác động lớn tới điều kiện sống của các hộ gia đình. Điều này đòi hỏi cần nghiên cứu tình hình ở địa phương. Ngoài các khó khăn ngắn hạn, phân tích về khu vực kinh tế phi chính thức cho thấy các hệ lụy quan trọng về chính sách kinh tế được chúng tôi đề cập trong phần này. Chúng tôi cho rằng: đầu tiên phải công nhận sự tồn tại hợp pháp của khu vực phi chính thức, làm rõ các định nghĩa và đưa vào theo dõi lâu dài trong số liệu thống kê chính thức, tiếp đến là giải thích rõ cho mọi người một cách minh bạch và dễ hiểu các tiêu chí đăng kí doanh nghiệp tư nhân, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính cần thiết, và cuối cùng là đề xuất chính sách dành riêng cho khu vực kinh tế phi chính thức (thuế và trợ cấp).

Sự công nhận khu vực phi chính thứcTrước tiên, cần nhìn nhận rằng khu vực phi chính thức vẫn còn là một

khu vực bỏ ngỏ trong chính sách kinh tế, hoàn toàn nằm ngoài mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Không một biện pháp tạm thời nào trong các kế hoạch hỗ trợ để giảm tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng từ góc độ phát triển kinh tế và xã hội được đưa ra cho khu vực phi chính thức (Bảng 4).

Bảng 4. Chính sách tình thế hỗ trợ các công ty tư nhân trong cuộc khủng hoảng năm 2009 (%)

Đã được hưởng

Cho vay lãi suất ưu đãi

Thưởng tết Hỗ trợ từ Ủy ban ND

Khác

Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội Thành phố Hồ

Chí Minh

Tổng số phi chính thức 1,3 3,0 3,0 4,5 0,9 1,8 0,4 1,4

Tổng số chính thức 3,6 0,7 1,3 3,3 0,7 0,8 - 0,2

Tổng cơ sở tư nhân 1,7 2,6 2,7 4,3 0,9 1,6 0,3 1,2

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, Tổng cục Thống kê / IRD-DIAL; tính toán của tác giả.

Điều này thật đáng tiếc vì nghèo đói đang dần thay đổi diện mạo và tác động ngày càng nhiều đến các nhóm dân cư sống ven đô các trung tâm đô

Page 476: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

477CHÍNH SÁCH

thị lớn đang phát triển bùng nổ, những người chiếm đa số trong khu vực phi chính thức đô thị. Việc không thừa nhận khu vực phi chính thức vượt ra ngoài phạm vi của cuộc khủng hoảng và là một đặc điểm thường trực của các chính sách. Ví dụ, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 không hề đề cập đến các tiêu chuẩn chính thức và chỉ đơn thuần nêu ra mục tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp đô thị, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (ví dụ như tín dụng và đào tạo), và xa hơn, thực hiện bảo hiểm xã hội việc làm (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010).

Trước khi các chính sách hỗ trợ được triển khai thì khái niệm khu vực kinh tế phi chính thức (khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức) phải được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Khái niệm này cần được xác định trong văn bản pháp lí phù hợp (luật, nghị định, thông tư, v.v.). Định nghĩa này cần được các cơ quan chủ chốt như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê thông qua, tạo cơ sở cho các tổ chức và doanh nghiệp tham chiếu. Đây là một điều kiện tiên quyết cho các cơ quan khác nhau (nhà nước và phi chính phủ) tiến hành các hoạt động hỗ trợ phát triển khu vực phi chính thức. Ví dụ, cho đến nay, các Bộ nói rằng họ không thể thực hiện các chính sách đối với khu vực phi chính thức vì khu vực này chưa có cơ sở pháp lí. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để công tác thống kê nhà nước có thể đo lường và theo dõi thường xuyên và làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách hiệu quả dựa trên dữ liệu thực chứng đầy đủ. Việc công nhận chính thức này rõ ràng là không trùng với việc hợp pháp hoá khu vực kinh tế phi chính thức. Trên thực tế, nhiều cơ sở tư nhân hoạt động “bất hợp pháp” theo nghĩa là thu nhập của họ đang ở trên ngưỡng bắt buộc phải đăng kí (Cling và những người khác, 2010a). Các cơ sở có thể bị xử phạt, tuy nhiên cần xác định ngưỡng này một cách phù hợp và rõ ràng đối với tất cả mọi đối tượng. Về công tác thống kê, các dự án nghiên cứu Tổng cục Thống kê - IRD đã có các tiến bộ đáng kể. Từ năm 2012, khảo sát việc làm mang lại thước đo đáng tin cậy và liên tục về khu vực phi chính thức, phù hợp với các khuyến nghị đưa ra năm 2007 (Razafindrakoto và Roubaud, 2007). Tuy nhiên, việc mở rộng điều tra quốc gia về khu vực phi chính thức vẫn gặp khó khăn do khu vực này chưa được công nhận chính thức, dù đã có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 về việc tiến hành khảo sát hai năm một lần (Chỉ thị 144/2008/QD-TTg).

Page 477: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

478 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Áp dụng khái niệm duy nhất và được chấp nhận là cần thiết không chỉ đối với việc xác định các chính sách mục tiêu mà là sự thừa nhận tối thiểu đối với hàng triệu người lao động và đưa họ hội nhập vào đời sống kinh tế - xã hội. Việc công nhận pháp lí này sẽ là một động lực mạnh mẽ cho người lao động thuộc khu vực phi chính thức. Khi đó, họ sẽ có đầy đủ các quyền, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các hiệp hội nghề nghiệp. Các hiệp hội này có khả năng đại diện cho tiếng nói trong các cuộc đàm phán chính thức và trong các cuộc đối thoại xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ mục tiêu hiệu quả hơn. Như vậy sẽ thiết lập “mắt xích bị thiếu” hiện đang không hiện diện trong các chính sách phát triển và xóa đói giảm nghèo, v.v.

Loại bỏ vùng trống luật phápTrên thực tế, nếu các cơ quan Nhà nước không hiểu rõ khu vực phi chính

thức, thì tình trạng ngược lại cũng xảy ra. Đó là tình trạng thiếu hiểu biết về các quy định liên quan đến đăng kí kinh doanh và nộp thuế. Ranh giới không rõ ràng giữa các công ty tư nhân chính thức và cơ sở tư nhân phi chính thức và sự thiếu minh bạch tạo ra một vùng tối cho phi chính thức phát triển, sự mặc cả và thậm chí cả tham nhũng. Như một người bán hàng rong nói: “Tôi chẳng biết gì nhưng tôi có một quy tắc duy nhất: khi thấy công an đến thì tôi chạy” (Razafindrakoto và Nguyễn Hữu Chí, 2010). Việc thiết lập các quy tắc rõ ràng và được tất cả mọi người hiểu biết sẽ giúp giảm sự tùy tiện trong các quyết định và sách nhiễu của công chức, đồng thời giúp các cơ quan có thẩm quyền thực thi luật một cách chặt chẽ hơn.

Về lí thuyết, hầu như tất cả các công ty tư nhân tại Việt Nam đều phải đăng kí. Vì các ngưỡng đăng kí (không rõ ràng) là rất thấp. Nhưng điều này không đúng trên thực tế vì những người có liên quan không nắm được các ngưỡng này. Ví dụ, chưa đến 1% đối tượng hoạt động trong khu vực phi chính thức biết các ngưỡng này (Demenet và những người khác, 2010). Các tỉ lệ này chỉ cao hơn một chút trong các doanh nghiệp tư nhân chính thức: 10% tại Hà Nội và 20% tại Thành phố Hồ Chí Minh. Về số tiền của các ngưỡng này, một thiểu số rất nhỏ nói là biết, đưa ra con số từ 2 đến 15 triệu đồng mỗi tháng. Điều này nói lên rằng việc thực thi pháp luật khá tùy tiện, tạo ra một môi trường kinh doanh khó dự liệu, không có lợi cho việc xây dựng lòng tin và phản tác dụng.

Page 478: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

479CHÍNH SÁCH

Một cách để khuyến khích việc chính thức hóa là cải thiện tính minh bạch và công tác truyền thông về các quy định. Có hai tiêu chí về đăng kí hiện đang được sử dụng ở Việt Nam (số lượng lao động và doanh thu) khác nhau tùy theo các thành phố và mỗi tiêu chí có cả ưu và nhược điểm (sự thích hợp về mặt kinh tế, dễ kiểm soát…) cần cân nhắc lựa chọn. Hơn nữa, cách tiếp cận động, được trình bày trong bài viết này cho thấy có sự dịch chuyển cao giữa khu vực chính thức và phi chính thức, do nhiều cơ sở, công ty, cá nhân di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Nhờ các lợi ích của việc chính thức hóa (tiếp cận tín dụng tốt hơn, giảm tham nhũng, hiệu quả kinh tế…; Torm và Rand, 2011), chính sách khuyến khích đăng kí thông qua việc xác lập các quy định rõ ràng sẽ khuyến khích dòng chảy từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức. Cần nhấn mạnh rằng các hạn chế di cư (đăng kí hộ khẩu) là trở ngại cho việc chính thức hóa các cơ sở tư nhân (một người nhập cư không có hộ khẩu thành phố thì không thể đăng kí thành lập công ty).

Xác định rõ hình hài của khu vực kinh tế phi chính thức và các quy định về đăng kí đối với các doanh nghiệp tư nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng chính sách ưu đãi thuế và phù hợp với đặc thù của khu vực này. Hai quá trình này bổ sung cho nhau: một mặt, để các chủ doanh nghiệp tư nhân chấp nhận đóng thuế thì cần thực hiện các chính sách hỗ trợ cho họ và các chính sách này, trong một chừng mực nào đó, chính là bù đắp lại việc cho đóng thuế, mặt khác, tất cả các khoản thuế thu từ các công ty tư nhân (mặc dù đặc tính “chung chung” (fungibility) của tài chính công thông thường) đương nhiên cần được sử dụng một phần để tài trợ cho các chính sách này.

Tiềm năng đóng thuế của khu vực kinh tế phi chính thức là đáng kể: trong số khoảng 8,4 triệu cơ sở tư nhân trong nước chỉ có 1,2 triệu đăng kí với cơ quan thuế. Trên thực tế, số lượng cơ sở phải đóng thuế cao hơn do sự đa dạng của các loại thuế địa phương. Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 1/4 số cơ sở tư nhân phi chính thức đã nộp thuế ở dạng này hay dạng khác và hầu như tất cả các doanh nghiệp tư nhân chính thức đều đóng thuế. Tuy nhiên, mức độ tương quan giữa tỉ lệ và mức thuế với mức độ hoạt động kinh tế là thấp. Các cơ sở “lộ diện” nhất chịu gánh nặng thuế cao nhất bất kể hiệu suất hoạt động ra sao. Hơn nữa, một tỉ lệ đáng kể các doanh nhân phi

Page 479: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

480 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

chính thức tuyên bố sẵn sàng nộp thuế. Tỉ lệ này có thể tăng lên hơn nữa nếu họ được đảm bảo rằng ít nhất một phần tiền thuế thu được dành cho việc loại bỏ các trở ngại đối với họ.

Có ba nguyên tắc định hướng chính sách thuế đối với khu vực kinh tế phi chính thức. Trước tiên, phải công bằng và tùy thuộc vào khả năng chi trả của cơ sở. Mặt khác, số tiền thuế không nên quá cao vì làm vậy sẽ đẩy họ tìm mọi biện pháp trốn thuế. Cuối cùng, chính sách thuế cần dựa trên “hợp đồng xã hội” mới giữa nhà nước và khu vực phi chính thức để khu vực này không bị (hoặc không có cảm giác bị) thu thuế mà không được hưởng các lợi ích cụ thể của việc đóng thuế. Từ quan điểm này, thuế khoán, dễ dàng tính toán và thu, gần với địa bàn nhất (tại địa phương) có thể sẽ là biện pháp tốt.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ mục tiêuCác vấn đề và nhu cầu mà các doanh nhân phi chính thức nêu ra cung

cấp các thông tin quý báu giúp việc xác định các khó khăn mà họ gặp phải và định hướng các chính sách hỗ trợ khu vực kinh tế phi chính thức. Tuy nhiên, cần có các biện pháp bổ sung, vì các doanh nhân phi chính thức chỉ cảm nhận thế giới hiện tại (hoạt động hoặc không hoạt động) và không bận tâm nhiều đến thế giới sẽ ra sao. Do không được Nhà nước quan tâm, họ có xu hướng không trông đợi gì vào Nhà nước và chỉ dựa vào sức của mình (tùy chọn rút lui nổi tiếng do Hirschman phát triển).

Đây là điều chúng ta quan sát được trên thực tế: tỉ lệ những người muốn được trợ giúp từ nhà nước là thấp đến mức đáng ngạc nhiên so với những khó khăn họ gặp phải. Các công ty tư nhân có nhiều khiếu nại và yêu sách về nhu cầu hỗ trợ hơn so với các cơ sở trong khu vực phi chính thức, mặc dù họ có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Chúng ta thấy ở đây hiệu ứng tiêu hao sự ưa thích, năng lực đưa ra yêu sách tỉ lệ nghịch với quyền lực. Việc xây dựng lòng tin giữa khu vực phi chính thức và nhà nước là một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ chính sách hỗ trợ nào.

Hình 3 và 4 nêu các khó khăn của các cơ sở phi chính thức và các nhu cầu hỗ trợ từ nhà nước. Hai khía cạnh này gắn với nhau chặt chẽ như các kết quả được trình bày.

Page 480: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

481CHÍNH SÁCH

Hình 3: Các vấn đề chính mà các hộ kinh doanh cá thể gặp phảiHà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, Tổng cục Thống kê / IRD-DIAL; tính toán của tác giả.

Hình 4: Các yêu cầu hỗ trợ chính của các hộ kinh doanh cá thểHà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, Tổng cục Thống kê / IRD-DIAL; tính toán của tác giả.

Với các dữ liệu thực chứng và các nghiên cứu hiện tại trong lĩnh vực này, có thể đề ra định hướng cho một gói các biện pháp cần được ưu tiên xây dựng. Các biện pháp này có thể được sắp xếp theo hai chức năng chính cần phát

Page 481: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

482 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

triển: tăng năng suất của khu vực phi chính thức (mà vẫn duy trì tính linh hoạt của khu vực) và áp dụng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đối với việc tăng năng suất, trong số các chính sách hỗ trợ mục tiêu cần thiết nhắm tới các doanh nghiệp tư nhân chính thức và cơ sở tư nhân phi chính thức, cần ưu tiên ba loại chính sách sau:

- Cải thiện tiếp cận và thông tin về thị trường và khuyến khích các hiệp hội sản xuất.

Khu vực kinh tế phi chính thức chỉ có mối liện hệ rất hạn chế với phần còn lại nền kinh tế về hợp đồng gia công và các đơn hàng lớn. Các yêu cầu hỗ trợ chính được nhắc đến nhiều trong khu vực phi chính thức là tiếp cận với các đơn hàng lớn. Các chính sách cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, đặc biệt là thông qua phổ biến thông tin rộng rãi cần được được thực hiện. Rõ ràng, sự cạnh tranh quá mức và không đủ khách hàng, được coi là những thách thức chính của các cơ sở phi chính thức và không thể chỉ được giải quyết bằng các chính sách ngành vì đây là vấn đề do tổng cầu không đủ. Tuy nhiên, nếu có liên kết gần gũi hơn với nhu cầu tiềm năng (và năng động) của khu vực chính thức thì sẽ góp phần giảm thách thức về thị trường. Như vậy, khu vực kinh tế phi chính thức cần tiếp cận được với những thông tin về một số thị trường do các cơ quan của nhà nước ở trung ương và địa phương cung cấp. Hiện nay họ hoàn toàn vắng bóng trên thị trường này vì không có thông tin. Tương tự như vậy, tăng cường liên kết thông qua hợp đồng gia công với các công ty lớn (thị trường trong nước hoặc xuất khẩu) có thể mang lại các cơ hội thị trường quý báu cho khu vực kinh tế phi chính thức, tương tự như các mối quan hệ hiện nay tại các làng nghề (Fanchette và Nguyễn, bài 1.4 của ấn phẩm này). Tuy nhiên để làm điều này, hợp đồng không thể đàm phán riêng lẻ vì các cơ sở phi chính thức có quy mô quá nhỏ. Để giảm chi phí giao dịch, các cơ sở này nên thành lập hiệp hội các nhà sản xuất. Các tổ chức này hiện nay không có nhiều (chỉ chiếm 1% của các cơ sở phi chính thức). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các hiệp hội đóng một vai trò quan trọng trong mạng lưới nghề nghiệp và vốn xã hội, một yếu tố sản xuất quyết định thành công kinh doanh. Bên cạnh các chính sách lợi ích kinh tế trực tiếp của việc khuyến khích việc thành lập các hội nghề, các tổ chức này sẽ đại diện cho tiếng nói của người lao động phi chính thức và bảo vệ quyền lợi của họ trước các tổ chức và doanh nghiệp khác (chính quyền, hiệp hội người sử dụng lao động, các tổ chức phi chính phủ…)

Page 482: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

483CHÍNH SÁCH

- Thúc đẩy tiếp cận tín dụng. Cơ sở phi chính thức rất khó tiếp cận tài chính: chỉ có 2% có thể huy động

các khoản vay ngân hàng để khởi nghiệp (chủ yếu là dùng vốn chủ sở hữu), chưa đến 10% (7% ở Hà Nội và 4% ở Thành phố Hồ Chí Minh) được cấp tín dụng trong năm 2009, vẫn như mức của năm 2007. Và cuối cùng, một tỉ lệ không đáng kể (từ 2% đến 3%) được vay từ tài chính vi mô. Tiếp cận tín dụng tốt hơn sẽ tăng năng suất và đầu tư cho thiết bị. Chúng ta vẫn biết rằng các hạn chế về tín dụng cản trở sự phát triển của khu vực phi chính thức và vấn đề tiếp cận tín dụng là một hạn chế lớn và là yêu cầu hỗ trợ thường được doanh nhân phi chính thức nêu ra (Hình 3 và 4). Do thiếu tài sản thế chấp để vay ngân hàng, các cơ sở phi chính thức thường tìm đến các tổ chức cho vay tài chính vi mô. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc sử dụng các tổ chức này một cách hiệu quả có thể cần được nghiên cứu.

- Phát triển đào tạo. Ngoài vấn đề tiếp cận tín dụng, việc thiếu kĩ năng quản lí là một hạn chế

lớn thứ hai cho sự phát triển trong khu vực phi chính thức. Cần lưu ý rằng yêu cầu này không được nhiều cơ sở phi chính thức nêu lên. Tuy nhiên, đại đa số không có kĩ năng kế toán: 62% các hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội và 79% tại Thành phố Hồ Chí Minh không có hồ sơ hoặc không ghi chép kế toán, dù là ghi chép đơn giản. Việc xây dựng các chương trình đào tạo kế toán, tài chính và rộng hơn là đào tạo nghề phù hợp với khu vực này sẽ góp phần nâng cao hiệu suất. Các chương trình này hiện không tồn tại ở Việt Nam. Các chương trình đào tạo nghề chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp lớn hoặc trong nông nghiệp. Đây là một mắt xích bị thiếu giữa hai khu vực của nền kinh tế. Ví dụ chỉ 1/4 (23%) số người lao động trong khu vực phi chính thức đã được đào tạo nghề (chỉ có 8% nếu tính các khóa đào tạo dài hơn ba tháng). Đây là tỉ lệ thấp nhất trong các khu vực thể chế (ngoại trừ nông nghiệp). Tuy vậy cũng không rõ các khóa đào tạo này có liên quan gì với công việc họ đang làm hay không.

Cùng với các hành động mục tiêu này, cần định hướng lại hệ thống giáo dục phổ thông. Thật vậy, hệ thống này không quan tâm đến khu vực phi chính thức. Hệ thống này khuyến khích tìm việc trong khu vực chính thức, đặc biệt là khu vực công (Razafindrakoto và những người khác, 2012) và xem đây là lối thoát duy nhất sau khi học hành đầy đủ, bất chấp thực tế là chỉ có một thiểu số tìm được việc trong khu vực công. Để cải thiện mối quan hệ giữa

Page 483: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

484 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

đào tạo và việc làm, chương trình giáo dục phổ thông (định hướng dậy nghề), cần giới thiệu với học sinh nhiều hơn về sự tồn tại và đặc điểm của khu vực kinh tế phi chính thức. Các đợt thực tập “tại doanh nghiệp” có thể được tổ chức và tại đó các doanh nhân chính thức có thể chia sẻ kinh nghiệm của họ... Các biện pháp này sẽ giúp những học sinh sau này làm việc trong khu vực phi chính thức có sự chuẩn bị tốt hơn và giảm bớt hình ảnh tiêu cực về khu vực này, hình ảnh mà nhà trường góp phần tạo ra.

Về hệ thống bảo hiểm xã hội, cần thiết lập một hệ thống bảo hiểm xã hội phù hợp với đặc điểm của khu vực kinh tế phi chính thức. Hiện nay toàn bộ khu vực phi chính thức (và việc làm phi chính thức trong khu vực chính thức theo định nghĩa) không được hưởng bất kỳ hình thức bảo hiểm xã hội nào. Việc đưa khu vực kinh tế phi chính thức vào chương trình bảo hiểm xã hội sẽ làm giảm sự bấp bênh và tính dễ bị tổn thương của người lao động trong khu vực này. Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đang đi theo hướng này. Năm 2008, một hệ thống bảo hiểm tự nguyện cho những người không nằm trong hệ thống bảo hiểm bắt buộc (nhân viên hợp đồng dưới ba tháng và tất cả lao động không thuộc chế độ hưởng lương) đã được thành lập. Đây là một bước tiến tới việc thực hiện mục tiêu đầy tham vọng là áp dụng bảo hiểm xã hội phổ quát vào năm 2020. Tuy nhiên, vào năm 2010, 41,4 triệu lao động trong tổng số 50 triệu người vẫn không được bảo hiểm, tương ứng với 83% lực lượng lao động. Hơn nữa, chỉ có một vài chục ngàn người đã đăng kí bảo hiểm tự nguyện, một con số không đáng kể so với hàng chục triệu người có khả năng đóng bảo hiểm. Do đó, hệ thống bảo hiểm tự nguyện dường như không đáp ứng nhu cầu của người lao động trong khu vực phi chính thức, chưa kể khả năng tài chính của hệ thống này vẫn là một câu hỏi. Do đó, cần khẩn trương tiến hành đánh giá toàn diện các lí do thất bại để tìm cách khắc phục.

- Đánh giá tác động của chính sách một cách hệ thống hơn. Cần tiến hành đánh giá một cách có hệ thống tác động chính sách đối

với khu vực phi chính thức, một cách tiếp cận vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Ngoài các lợi ích thông thường của công tác đánh giá tác động chính sách nói chung, có hai lí do cụ thể liên quan đến khu vực phi chính thức tại Việt Nam. Trước tiên, do chưa có đánh giá chính sách nên đây lại là điểm khởi đầu thuận lợi. Thật vậy, một trong các điều kiện cần thiết để đánh giá chính sách đầy đủ là đo lường được tình trạng trước khi đưa ra chính sách. Sau đó,

Page 484: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

485CHÍNH SÁCH

do nhu cầu hỗ trợ rất lớn trong khi thiếu các nguồn lực sẵn có và thiếu kinh nghiệm, các chính sách này cần được thí điểm ở quy mô nhỏ, trước khi xem xét (tùy theo kết quả) triển khai mở rộng. Phương pháp chia việc triển khai chính sách thành các giai đoạn cũng là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các công cụ hiệu quả để đánh giá tác động.

Chín khuyến nghị chính sách kinh tế dành cho khu vực phi chính thức

Công nhận, hỗ trợ khu vực phi chính thức và đánh giá chính sách1. Chính thức thông qua các định nghĩa quốc tế về khu vực phi chính thức ở các Bộ có liên quan (chủ yếu là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Lao động) và Tổng cục Thống kê.2. Tiến hành điều tra thường xuyên khu vực phi chính thức và sử dụng kết quả để tích hợp khu vực phi chính thức vào thống kê quốc gia.3. Thiết lập các công cụ đánh giá tác động của chính sách đối với khu vực phi chính thức.

Minh bạch và đơn giản hóa hành chính4. Thiết lập và thực thi các quy định về đăng kí kinh doanh đơn giản, đồng bộ đối với tất cả doanh nghiệp tư nhân và ở cấp độ quốc gia.5.Áp dụng một mức thuế suất chung cho tất cả các công ty tư nhân (cho dù là chính thức hoặc phi chính thức), với mức thuế suất thấp.

Chính sách mục tiêu 6. Phát triển các tổ chức tài chính và tài chính vi mô dành cho khu vực kinh tế phi chính thức.7. Xây dựng các chương trình đào tạo mục tiêu nhắm đến chủ cơ sở quy mô rất nhỏ và người lao động trong khu vực phi chính thức.8. Thúc đẩy mạng lưới nghề nghiệp trong khu vực phi chính thức, để tăng cường hội nhập với khu vực chính thức (nhà nước và tư nhân) và nâng cao kiến thức thị trường.9. Điều chỉnh chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện phù hợp với nhu cầu của khu vực kinh tế phi chính thức.

Page 485: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

486 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Kết luận

Bài viết nêu lên tầm quan trọng của khu vực kinh tế phi chính thức tại Việt Nam, từ góc độ khu vực và việc làm. Chúng ta thấy rằng dù giả định tăng trưởng cho những năm tới là gì thì khu vực kinh tế phi chính thức sẽ tiếp tục gia tăng quy mô trên phương diện việc làm. Chúng ta nhận thấy sức sống bền bỉ của thị trường lao động Việt Nam trong cuộc khủng hoảng. Các kết quả chính tỏ ra trái với dự đoán: tỉ lệ thất nghiệp thấp hoặc giảm, mức độ ổn định chung trong cấu trúc của thị trường lao động và tiếp tục các xu hướng trong quá khứ. Đặc biệt, có tăng tình trạng phi chính thức nhưng tỉ trọng tương đối của khu vực không tăng nhiều, tăng thu nhập lao động…

Các kết quả đáng ngạc nhiên này có thể được giải thích bởi sự linh hoạt rất lớn (và bị đánh giá thấp) của thị trường lao động tại Việt Nam (cả chính thức và phi chính thức), giúp hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Trong khi các cấu trúc chính của thị trường lao động nói chung không có thay đổi, biến chính của điều chỉnh đối với suy giảm tăng trưởng là việc giảm số giờ làm việc và sự gia tăng của hoạt động làm thêm. Thật tiếc là chúng tôi không thể đánh giá chính xác tác động thực tế của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đối với việc làm ở giai đoạn cao trào (trong năm 2008 đến hết quý đầu tiên của năm 2009) do thiếu khảo sát định kỳ về việc làm trong thời gian đó. Sự thiếu hụt này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết cần thành lập một hệ thống các cuộc điều tra thường xuyên. Điều này đã được áp dụng kể từ năm 2011.

Tính linh hoạt của thị trường lao động Việt Nam, kể cả trong khu vực chính thức, thể hiện thông qua phương thức điều chỉnh không có ảnh hưởng đối với kinh tế vĩ mô (thất nghiệp, việc làm và thu nhập). Điều này không đúng ở cấp độ kinh tế vi mô. Khi chúng tôi quan sát thấy tác động đáng kể của khủng hoảng đối với người lao động và hộ gia đình bị ảnh hưởng. Mặc dù linh hoạt nhưng khu vực kinh tế phi chính thức vẫn gặp phải khó khăn kinh tế trong năm 2008-2009, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà hiện tượng suy thoái được nhận thấy rõ ràng. Tại đầu tàu kinh tế của đất nước, một tỉ lệ đáng kể các hộ gia đình tham gia vào khu vực phi chính thức đã bị giảm thu nhập và mức chi tiêu do khủng hoảng. Sở dĩ Thành phố Hồ Chí Minh

Page 486: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

487CHÍNH SÁCH

chịu ảnh hưởng nhiều hơn Hà Nội và các địa phương của đất nước có lẽ là do bản chất của cú sốc của cuộc khủng hoảng quốc tế tác động nhiều hơn đến thành phố có độ mở lớn nhất ra thị trường quốc tế.

Một số hệ quả về chính sách kinh tế có thể được đúc kết từ các kết quả này. Đây là nội dung chính của bài viết này. So với năm 2007, khi các cuộc điều tra đầu tiên được tiến hành trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Thống kê và IRD, khu vực kinh tế phi chính thức không còn là một “lỗ đen” khổng lồ tại Việt Nam. Đã có các dữ liệu đáng tin cậy và có tính đại diện ở cấp quốc gia, cũng như chuỗi dữ liệu theo thời gian để theo dõi khu vực quan trọng này của nền kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù gần đây đã có chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng của khu vực kinh tế phi chính thức như các nội dung của Chiến lược Quốc gia về việc làm cho năm 2011-2020 tại Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2011, xem thêm Salvini, 2012), khu vực kinh tế phi chính thức vẫn không được chính sách kinh tế của nhà nước quan tâm tới. Không có biện pháp nào trong kế hoạch phục hồi sự tăng trưởng của nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 được dành cho khu vực phi chính thức. Điều này đặc biệt quan trọng vì nghèo đói đang dần thay đổi diện mạo: trước kia nghèo đói chủ yếu là hiện tượng nông nghiệp và nông thôn, nay nghèo đói đã trở thành hiện tượng đô thị và phi chính thức. Để khắc phục tình trạng này, việc xây dựng và thực hiện các chính sách thích hợp vẫn còn là một thách thức lớn mà Việt Nam, hiện đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, phải đối mặt. Các khuyến nghị đưa ra trong bài viết này, tuy dựa trên bối cảnh cụ thể của khu vực phi chính thức tại Việt Nam vẫn có ý nghĩa tổng quát, bởi khu vực này của Việt Nam có nhiều đặc điểm chung với các khu vực phi chính thức của hầu hết các nước đang phát triển khác.

Tài liệu tham khảo

Bacchetta M., Ernst E., Bustamante J. (2009), Globalisation and Informal Jobs in Developing Countries, ILO et OMC, Genève.

Bacchetta M., Ernst E., Bustamante J. (2012), “Globalisation et emplois informels dans les pays en développement”, dans cet ouvrage.

Page 487: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

488 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Cling J.-P., Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Hữu Chí, Phan T. Ngọc Trâm, Razafindrakoto M., Roubaud F. (2010a), The Informal Sector in Vietnam: A focus on Hanoi and Ho Chi Minh City,Editions The Gioi Editions, Hanoï.

Cling J.-P., Nguyễn Hữu Chí, Razafindrakoto M., Roubaud F. (2010b), How deep was the impact of the economic crisis in Vietnam? A focus on the informal sector in Hanoi and Ho Chi Minh City, Policy Brief, GSO-IRD, UKaid, World Bank, Hanoï, December (disponible sur le site: http://www.worldbank.org/en/country/vietnam/research, référence DT N°6176 du 1/12/2010).

Cling J.-P., Razafindrakoto M., Roubaud F. (2010), “Assessing the Potential Impact of the Global Crisis on the Labour Market and the Informal Sector in Vietnam”, Journal of Economics & Development, 38, June, pp. 16-25.

Demenet A., Nguyễn Thị Thu Huyền, Razafindrakoto M., Roubaud F. (2010), Dynamics of the informal sector in Hanoi and Ho Chi Minh City 2007-2009, GSO-IRD, UKaid, World Bank, December (disponible sur le site: http://www.worldbank.org/en/country/vietnam/research, référence DT N°6174 du 1/12/2010).

Dinh Thi Thu Phuong (2009), Rapid assessment on the social impacts of economic crisis in Viet Nam: Case studies on day labourers in “mobile labour markets” in Ha Noi, Hanoi: Oxfam.

Fanchette S. (2012), “L’intégration entre les secteurs formel et informel dans les villages de métier”, dans cet ouvrage.

GSO (2008), Report on Labour Force and Employment survey. Vietnam 2007, Ministry of Planning and Investment, Hanoï.

GSO (2010), Report on Labour Force and Employment survey. Vietnam 1/9/2009, Ministry of Planning and Investment, Hanoï.

ILO (2003), “Guidelines Concerning a Statistical Definition of Informal Employment”, Seventeenth International Conference of Labour Statisticians, Geneva: ILO.

IPSARD (2009), Impact of economic slowdown on labourers, employment and life of rural people, Reference Report No.1, Hanoi, May.

Khanna G., Newhouse D., Pacci P. (2010), “Fewer Jobs or Smaller Paychecks? labor market Impacts of the Recent Crisis in Middle-Income Countries”, Economic Premise No.11, Washington D.C.: The World Bank.

Le Dang Doanh (2009), Analysis of the Impacts of the Global Financial

Page 488: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

489CHÍNH SÁCH

Crisis on Social and Economic Indicators in Vietnam, Report for UNDP, Hanoï.McCaig B. et Pavcnik N. (2011), Export markets, household businesses,

and formal jobs; Evidence from the US-Vietnam Bilateral Trade Agreement, processed.

Ministère du Plan et de l'Investissement (2010), Socioeconomic Development Plan 2011-2015, Hanoï.

MoLISA (2010), Viet Nam Employment Strategy 2011-2020, First Draft, Hanoi, December.

Ngoc Q. Pham (2009), Impact of the Global Financial and Economic Crisis on Viet Nam, paper prepared for the ILO’s rapid Assessment Study on the impact of the financial and economic crisis, February.

Nguyễn Hữu Chí (2012), “Emploi pour les migrants ruraux et secteur informel dans le Delta du Fleuve Rouge au Vietnam”, dans cet ouvrage.

Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Thị Thu Huyền, Razafindrakoto M., Roubaud F. (2010), Vietnam labour market and informal economy in a time of crisis and recovery 2007-2009 ; Main findings of the Labour Force Surveys (LFS), Hanoi: GSO/IRD, UKaid, World Bank, December (disponible sur le site: http://www.worldbank.org/en/country/vietnam/research, référence DT N°6175 du 1/12/2010).

Nguyễn Ngoc Anh (2009), Rapid assessment on the social impacts of economic crisis in Viet Nam: Case studies on formal sector: enterprises and workers in industrial parks, Oxfam, Hanoï.

Nguyễn Tam Giang (2009), A rapid assessment on the social impacts of the economic crisis on two craft villages, mimeo, Oxfam, Hanoï.

Nguyễn Việt Cường, Phạm Thái Hưng, Phùng Đức Tùng (2009), “Evaluating the Impacts of the Current Economic Slowdown on (Un)employment in Vietnam”, UNDP, Hanoï.

Rand J., Torm N. (2011), “The Benefits of Formalization: Evidence from Vietnamese SMEs”, World Development,

Razafindrakoto M., Roubaud F. (2007), “Towards a Better Monitoring of the Labour Market”, in World Bank, Vietnam Development Report 2008: Social Protection, Joint Donor Report to the Vietnam Consulting Group Meeting, Hanoï.

Razafindrakoto M., Roubaud F., Lê Văn Dụy (2008), “Measuring the Informal Sector in Viet Nam: Situation and Prospects”, Statistical Scientific

Page 489: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

490 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Information N°CS-02, Special Issue on Informal Economy, No.2008/1-2, pp. 15-29.

Razafindrakoto M., Nguyễn Hữu Chí (2010), Household Business and Informal Sector in Hanoi and Ho Chi Minh City: First Results from a qualitative survey (2009), DIAL, Hanoï, Juin.

Razafindrakoto M., Roubaud F., Nguyễn Hữu Chí (2011), "Vietnam Labor Market: An Informal Sector Perspective", in Nguyễn Đức Thành (ed.), Vietnam Annual Economic Report 2011: The Economy at a Crossroad, Chapitre 8, Edition Tri Thức, Hanoï, pp. 223-258.

Razafindrakoto M., Roubaud F., Wachsberger J.-M. (2012), “Travailler dans le secteur informel : un choix ou une contrainte ? Une analyse de la satisfaction dans l'emploi au Vietnam”, dans cet ouvrage.

Riedel J. (2009), The Global Economic Crisis and Its Long-run Implications for Vietnam, UNDP, Hanoï, September.

Salvini A. (2012), “La prise en compte de l’économie informelle dans la Stratégie nationale pour l’emploi du Vietnam”, dans cet ouvrage.

Turk C., Mason A. (2010), “Impacts of the economic crisis in East Asia: Findings from qualitative monitoring in five countries” in A. Bauer & M. Thant, Poverty and Sustainable Development in Asia; Impacts and Responses to the Global Crisis, Asian Development Bank, Manila.

Vietnam Academy of Social Sciences (2009), Rapid Assessment of the Social Impacts of Global Economic Crisis in Viet Nam. Summary of first round research, Oxfam Discussion Paper, CAF-VASS/Oxfam/World Bank, Hanoï, March.

Vietnam Academy of Social Sciences (2010), Poverty Reduction in Vietnam: Achievements and Challenges, Vietnam’s Poverty Assessment 2008-2010: Synthesis report, Hanoï.

Warren-Rodríguez A. (2009), “The impact of the global crisis downturn on employment levels in Viet Nam: an elasticity approach”, UNDP Viet Nam Technical Note, Hanoï, February.

World Bank (2009), Taking Stock: An Update on Vietnam’s, Recent Economic Developments, The World Bank, Hanoï, June.

Page 490: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

491CHÍNH SÁCH

4.3

SỰ CÔNG NHẬN KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TRONG

CHIẾN LƯỢC VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM1

Andrea SalviniILO, Hà Nội

“Rõ ràng là một quá trình thay đổi không có định hướng, mà tốc độ thay đổi quá nhanh, cần phải chậm lại, nếu có thể, để không ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng [… ] Tốc độ thay đổi có tầm quan trọng không kém hướng định hướng cho thay đổi; những thay đổi thì thường ít phụ thuộc vào ý chí của chúng ta, trong khi đó tốc độ thay đổi có thể điều chỉnh được và phụ thuộc vào chúng ta.

(Karl Polanyi, Chuyển biến Vĩ đại, Beacon Press 1944)”

Khó khăn trong việc đối phó với các hoạt động không quan sát được và liên quan đến kinh tế và việc làm luôn là thách thức đối với các quốc gia. Nhiều nền kinh tế phát triển, ví dụ như Ý, gặp khó khăn trong việc giải quyết tình trạng phi chính thức dai dẳng. Một số nước khác, ví dụ như Đức, đã chứng kiến sự gia tăng tình trạng phi chính thức trong hai mươi năm qua, mặc dù một số mô hình kinh tế cho rằng hoạt động kinh tế phi chính thức sẽ biến mất khi kinh tế phát triển (Levy, 2008).

Việc công nhận sự tồn tại và nhu cầu cần có các chính sách và thể chế cụ thể dành cho khu vực kinh tế phi chính thức dường như còn khó khăn hơn

1 Bài viết này dựa trên bản dự thảo của Chiến lược Việc tại Việt Nam năm 2011. Các quan điểm trình bày trong bài viết là của riêng tác giả và không phải là quan điểm chính thức của ILO, nơi tác giả làm việc vào thời điểm thực hiện nghiên cứu này.

Page 491: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

492 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

ở nước Nga, đa phần các nước Trung và Đông Âu, cũng như các nước châu Á như Trung Quốc và Việt Nam.

Tất cả các nước này đều xây dựng các thể chế dựa trên nguyên tắc lao động là trung tâm của các hệ thống kinh tế, với giả định ngầm rằng các vấn đề như thất nghiệp không (hoặc về bản chất không thể) tồn tại, và do đó không cần các thể chế cụ thể để quản lí vấn đề này. Mức độ kiểm soát chặt chẽ của các thể chế đối với các hoạt động xã hội và kinh tế của gia đình và các đơn vị kinh tế, chủ yếu tập trung quản lí cái “quan sát được”, ở đây được định nghĩa là các sự kiện xã hội và kinh tế có thể nhìn thấy và nhận thấy, chủ yếu bởi vì các sự kiện này là đối tượng trực tiếp của các kế hoạch kinh tế - xã hội.

Với sự sụp đổ của các mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu và bao cấp đã tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường ở những nước kể trên. Trong bối cảnh mới này, các nhà hoạch định chính sách coi lao động là một yếu tố sản xuất được chi phối trên thực tế bởi cơ chế thị trường. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi đã diễn ra nhanh chóng, có thể là quá nhanh, từ một hệ thống trong đó Nhà nước là người sử dụng lao động duy nhất và xác định các mối quan hệ lao động với người lao động, sang một hệ thống trong đó các mối quan hệ lao động do người sử dụng và người lao động trực tiếp xác định trên nguyên tắc thị trường và vai trò của Nhà nước chỉ giới hạn ở việc quản lí nhà nước.

Có nhiều tài liệu nghiên cứu về “phép màu Việt Nam” kể từ khi Đổi mới. Tuy nhiên, khi đất nước chuyển sang nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, người ta có thể dễ dàng xác định mắt xích yếu nhất trong câu chuyện thành công liên quan đến việc phát triển thị trường lao động và bảo trợ xã hội từ các thể chế chính thức. Bài viết này đánh giá vai trò của việc công nhận và giải quyết vấn đề phi chính thức trong Dự thảo Chiến lược việc làm của Việt Nam (VES) giai đoạn 2011-2020.

Phần một miêu tả phân bố tình trạng lao động phi chính thức trong thị trường lao động của Việt Nam. Một số khía cạnh của mô hình tăng trưởng được phân tích nhằm đánh giá các mục tiêu của chiến lược quốc gia về việc làm. Phần hai trình bày VES cho giai đoạn 2011-2020, tập trung vào các giải pháp giải quyết thách thức lao động liên quan đến tình trạng phi chính thức. Dựa trên các nguyên tắc của Công ước 122 của ILO về Chính sách Việc làm, VES có điểm mới là lần đầu tiên đề cập đến vấn đề phi chính thức.

Page 492: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

493CHÍNH SÁCH

1. Các chính sách việc làm của Việt Nam thường không đề cập đến tình trạng phi chính thức

1.1. Tình trạng phi chính thức phổ biến ở Việt NamMột trong những điểm nổi bật của thị trường lao động Việt Nam là tỉ lệ đi

làm và tỉ lệ có việc làm cao và tỉ lệ thất nghiệp thấp (GSO, 2011a). Tuy nhiên, có việc làm ở Việt Nam thì chưa đủ vì đa phần người lao động có việc làm chất lượng thấp trong các ngành hoạt động phi chính thức và năng suất thấp. Mặc dù “phi chính thức” là một khái niệm rộng, gần đây mới được các cơ quan nhà nước định nghĩa và các tổ chức khác nhau có các định nghĩa khác nhau khiến việc đánh giá không thống nhất. Tuy nhiên, định nghĩa chặt chẽ đã được xây dựng. Bài viết này cho thấy định nghĩa chính xác và rõ ràng cho phép thống kê lao động phi chính thức, giúp hiểu rõ hơn về hiện tượng này và qua đó ưu tiên giải pháp chính sách.

Trong khuôn khổ bài viết, khái niệm “khu vực kinh tế phi chính thức” đề cập đến tất cả các hoạt động kinh tế - trên văn bản hoặc trên thực tế - không được điều tiết một cách chính thức hoặc có điều tiết nhưng không đầy đủ (CEACR, 2011). Việc làm phi chính thức liên quan đến nhiều người lao động và cơ sở kinh tế, trong nhiều lĩnh vực và khu vực thành thị, nông thôn. Điểm chung là thiếu các thỏa thuận chính thức, liên quan đến hợp đồng lao động và/hoặc các hình thức đảm bảo việc làm khác và tỉ lệ việc làm chất lượng thấp do thiếu các văn bản này. Nghiên cứu này mong muốn xác định mối liên hệ giữa mô hình tăng trưởng và hiện tượng nhiều người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức sống trong nghèo đói và làm việc năng suất thấp và vì vậy cần được quan tâm đầy đủ trong các chính sách của nhà nước.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA), số lao động phi chính thức chiếm 70,5% tổng số lao động năm 2009 (MOLISA, 2011). Theo định nghĩa khác thì lao động phi chính thức gồm cả việc làm thêm, số lao động phi chính thức chiếm 80,5% tổng số lao động năm 2009 (Cling và những người khác, 2010) và là thành phần quan trọng trong nền sản xuất quốc gia. Các tác giả trên nhận định rằng riêng khu vực phi chính thức tạo ra ít nhất 20 điểm phần trăm của GDP và sản lượng của Việt Nam bị đánh giá thấp hơn nhiều so với thực tế do chưa tính đến việc làm phi chính thức. Sản xuất và xây dựng

Page 493: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

494 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

chiếm khoảng 43% tổng lao động phi chính thức, thương mại chiếm 31% và dịch vụ chiếm 26%. Ngoài ra, khu vực phi chính thức, không bao gồm hoạt động nông nghiệp, sử dụng 11 triệu trên tổng số 46 triệu lao động. Để đánh giá quy mô của hiện tượng, khoảng 23 triệu người lao động (một nửa tống số việc làm) làm việc trong ngành nông nghiệp, đa phần là phi chính thức.

Tại Việt Nam, người lao động phi chính thức nói chung có việc làm được trả lương thấp và ít đảm bảo (Cling và những người khác, 2010). Tại đây, thanh tra lao động và quy mô bảo hiểm xã hội hạn chế, các chỉ số về phi chính thức là một chỉ số thay thế (proxy) tốt để lượng hóa chất lượng không cao của việc làm vì người lao động phi chính thức không tiếp cận được các thể chế thị trường lao động chính thức hoặc các cơ hội tiếp cận việc làm và các dịch vụ xã hội (ADB, 2011a). Cuối cùng, mặc dù việc xóa đói giảm nghèo và hiện đại hóa kinh tế ấn tượng trong hai thập kỉ qua là một thành công kinh tế hiển nhiên, điều này lại khiến nghèo đói tồn tại dai dẳng trong một số nhóm, đặc biệt là các dân tộc thiểu số và người lao động phi chính thức không thoát khỏi những việc làm năng suất thấp (VASS, 2010).

Khía cạnh địa lí của phát triển cần được xem xét. Việc giảm nghèo dưới tác động của hoạt động công nghiệp tại các đô thị đã có tác động tiêu cực nhất định đối với người Việt Nam và lối sống truyền thống của họ. Di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị đã làm đứt các mối quan hệ cộng đồng và gia đình của người dân Việt Nam, trong khi đó mối quan hệ gia đình là một hình thức hỗ trợ quan trọng. Ngoài ra, sự dịch chuyển trong công việc đòi hỏi thay đổi điều kiện sống để đáp ứng nhu cầu đô thị và công nghiệp hóa nhanh chóng, hai hiện tượng làm thay đổi bộ mặt của đất nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời.

1.2 Mô hình tăng trưởng và khu vực kinh tế phi chính thức Trước và sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã áp dụng mô hình tăng

trưởng hướng mạnh về xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Càng hướng mạnh vào xuất khẩu thì tất yếu càng dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài.

Trong hai thập kỉ qua, có hai hiện tượng đóng góp chính cho tăng trưởng. Thứ nhất là công nghiệp, còn dịch vụ đóng góp khiêm tốn còn nông nghiệp thì giảm tỉ trọng trong tổng sản lượng. Thứ hai, tăng trưởng trong những năm

Page 494: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

495CHÍNH SÁCH

1990 là do các doanh nghiệp sử dụng các yếu tố sản xuất hiệu quả, còn trong thập kỉ vừa qua chủ yếu là do các ngành sử dụng nhiều vốn (Papola, 2011). Các hoạt động tạo nhiều việc làm cho tới lúc này vẫn đóng góp chưa nhiều vào tăng trưởng và sự bất bình đẳng được duy trì ở mức thấp thông qua việc phân bổ ngân sách giữa các tỉnh Việt Nam được coi là điển hình đáng để học tập.

Mô hình hướng tăng trưởng dựa vào công nghiệp, phụ thuộc vào vốn nước ngoài và chi tiêu công, cho phép nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, giảm từ 58% xuống 15% trong chưa đến 15 năm (GSO, 2011b). Cùng với các hoạt động kinh tế có năng suất cao, các cơ sở phi chính thức hoạt động trong một môi trường biệt lập với các doanh nghiệp lớn, vốn là đối tượng chính của các chính sách kinh tế (MPI, 2001).

Hiện nay, khi mà rất nhiều hộ gia đình Việt Nam đã thoát khỏi nghèo đói, thì vẫn còn rất nhiều khó khăn để thoát nghèo bền vững vì mục tiêu phát triển con người. Chúng tôi chia sẻ quan điểm của Islam (2012) cho rằng “bên cạnh tăng trưởng, tạo việc làm và giảm nghèo ấn tượng trong thập kỉ vừa qua, vẫn còn một số tồn tại. Một trong số đó là thị trường lao động.”

Khi đánh giá khía cạnh việc làm của một mô hình tăng trưởng, người ta cũng cần xem xét khả năng các hoạt động kinh tế có thể hấp thụ những đối tượng gia nhập thị trường lao động lần đầu tiên, cụ thể là thanh niên, cũng như người lao động không được hội nhập trong quá trình phát triển kinh tế. Nói cách khác, những người không tìm được việc làm trong khu vực hiện đại. Đây là những lao động thất nghiệp do thay đổi cơ cấu, làm gia tăng số lượng người lao động trong khu vực phi chính thức vào các thời điểm khi tình trạng thất nghiệp không phải là một lựa chọn. Tham chiếu tới mô hình Lewis về một nền kinh tế kép được áp dụng cho các khái niệm về khu vực hiện đại và những người quá nghèo để có thể sống mà không làm một việc gì đó (Lewis, 1954).

Tổng quan về nhân khẩu học có thể giúp người đọc so sánh biến đổi kinh tế với các xu hướng của thị trường lao động. Tỉ lệ ngày càng tăng người lao động trẻ, khoảng trung bình 1 triệu người mỗi năm trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, ngụ ý rằng sự gia tăng dân số trong độ tuổi lao động phải được bù đắp bằng cách tạo thêm việc làm. Một mặt, cứ mỗi việc làm (ròng) được tạo ra bởi các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn có năng suất cao, trong khu công nghiệp và khu chế xuất, chủ yếu ở khu vực thành thị, thì

Page 495: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

496 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

có khoảng 10 người bước sang tuổi 15, chủ yếu ở khu vực nông thôn (Tổng cục Thống kê, 2011).

Về khía cạnh địa lí của phát triển, trong thập kỉ qua mức độ dịch chuyển của lao động Việt Nam là khá phổ biến. Dữ liệu Điều tra dân số cho thấy từ năm 1999 đến năm 2004 khoảng 4,5 triệu người Việt Nam chuyển đến làm việc tại các tỉnh khác. Con số này tăng lên 6 triệu từ năm 2005 đến 2009, mặc dù có sự suy giảm tổng cầu do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Abella và Ducanes, 2011).

Nếu các chính sách kinh tế xã hội không định hướng lại chất lượng tăng trưởng trong năm năm tới thì các yếu tố kinh tế xã hội có thể sẽ làm 10 triệu người Việt Nam thay đổi nơi cư trú và di chuyển hẳn tới các tỉnh khác để tìm kiếm việc làm. Con số này cho thấy các thay đổi lớn vẫn tiếp tục diễn ra trong các mô hình dân số, với 1/10 người lao động Việt Nam dịch chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, chưa kể những người di cư trước đó (Abella và Ducanes, 2011).

Quy mô của những đoàn người di cư, nếu bổ sung vào nhóm thất nghiệp do giảm việc làm trong nông nghiệp, sẽ không thể được bù đắp bởi tăng trưởng kể cả ở mức hai con số của ngành sản xuất công nghiệp có năng suất cao. Các cơ sở kinh tế tư nhân trong nước là nguồn cung cấp việc làm chính cho người lao động phi chính thức. Các cơ sở này sử dụng một số lượng lớn lao động tạo ra ít giá trị gia tăng. Vì lí do này, một số việc làm mới tạo ra không có năng suất cao, và một số học giả gọi đây là hiện tượng “chia sẻ việc làm” (Islam, 2011). Điều này cho thấy rằng cần phân biệt tạo việc làm có năng suất với hiện tượng chia sẻ việc làm. Hiện tượng này có thể được định nghĩa là một nhóm lớn người lao động tạo ra sản lượng bằng sản lượng của nhóm người nhỏ hơn và điều này có thể là một trong những lí do giải thích vì sao năng suất trong nền kinh tế phi chính thức lại bị trì trệ (ILO, 2010).

Khi xem xét mô hình tăng trưởng, cần lưu ý rằng các hoạt động kinh tế tập trung tại các khu vực đô thị hoặc các địa bàn có sẵn các cơ sở hạ tầng. Các chi phí cơ hội của việc chuyển địa bàn khiến các doanh nghiệp lớn ngại chuyển hoạt động về khu vực nông thôn của Việt Nam. Ngay cả trong kịch bản tăng trưởng sản xuất lạc quan nhất (như đã nêu điều này không hiện thực) đáp ứng được nhu cầu việc làm thì một số lớn người lao động cần di chuyển từ thành thị tới nông thôn.

Theo xu hướng này, việc lập bản đồ các ngành công nghiệp cho thấy có sự

Page 496: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

497CHÍNH SÁCH

phân biệt rõ. Các doanh nghiệp chính thức có năng suất cao tập trung ở các đô thị và các hoạt động phi chính thức nông nghiệp và phi nông nghiệp thường tập trung ở khu vực nông thôn. Điều này khá phổ biến tại nhiều nước có ý định đẩy nhanh quá trình tích tụ vốn2 dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một đặc điểm nữa của các ngành sản xuất của Việt Nam là sản xuất công nghiệp hướng đến xuất khẩu. Ngành này phải đối mặt với các biến động theo chu kỳ khiến người lao động có nguy cơ thất nghiệp hoặc có thu nhập bấp bênh. Islam (2011) cho thấy, so với các nước ASEAN khác, về cả mặt tuyệt đối và tương đối, các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn của Việt Nam được lợi nhiều từ tăng trưởng thời gian vừa qua, không có hoặc có ít quan hệ với các cơ sở tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể. Các hoạt động nông nghiệp, tạo thu nhập cho hơn 2/3 dân số có đặc điểm là không có hình thức việc làm được trả lương và không có hoặc có ít mối quan hệ với khu vực hiện đại.

Các xu hướng chính thức về giảm đói nghèo cần được quan tâm hơn, nhằm nhấn mạnh rằng công tác xóa đói nghèo của Chính phủ cần được tiếp tục. Một số học giả đã phân tích tương quan giữa nông nghiệp, chủ yếu có tính phi chính thức và nghèo đói. Cling và những người khác (2011) cho thấy mối quan hệ giữa khu vực phi chính thức và nghèo đói đô thị. Chúng ta đã thấy rằng gần 1/2 số người lao động làm việc trong khu vực sản xuất và xây dựng, là những người đã chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Kết quả của quá trình chuyển đổi này là một số trường hợp giảm nghèo tạm thời nhưng nhiều người vẫn có nguy cơ tái nghèo. Các hộ này phần lớn là người lao động phi chính thức chiếm số đông những người được gọi là người “nghèo thời vụ”. Những người này được định nghĩa là các hộ dao động trên và dưới ngưỡng nghèo từ năm này qua năm khác (VASS, 2011).

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đang làm giảm nhịp độ tăng trưởng, để ổn định kinh tế vĩ mô, ngoài thách thức trung hạn liên quan đến tính hội nhập và bền vững của mô hình tăng trưởng thì còn có thêm thách thức ngắn hạn là tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Như đã diễn ra trước đó, khu vực kinh tế phi chính thức rất có thể sẽ tiếp tục thu hút người lao động không tìm được việc làm trong khu vực chính thức.

2 Có nhiều tài liệu nghiên cứu mô tả thành công và thất bại của mô hình kinh tế dựa trên đầu tư trực tiếp nước ngoài (Xem Thompsen, 1999).

Page 497: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

498 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1.3 Hướng tới chiến lược quốc gia về việc làmCác sự kiện nổi lên từ phân tích ở trên cho thấy cần giải quyết các vấn

đề quản lí của thị trường lao động chính thức và phi chính thức. Việc làm phi chính thức được định nghĩa và xử lí như thế nào trong khuôn khổ chính sách và thể chế hiện tại? Nếu lao động phi chính thức không được nhắc đến thì liệu có hợp lí không khi làm việc với giả định rằng chính thức hóa là sản phẩm tự khắc của phát triển kinh tế? Chiến lược việc làm cần xử lí các lĩnh vực chính sách nào nhằm giải quyết tình trạng phi chính thức lan tràn? Phần này mô tả một số khía cạnh của khuôn khổ chính sách tại Việt Nam, tiếp theo trình bày cách thức mà VES xác định các chiến lược để xây dựng các chính sách việc làm liên quan đến tình trạng phi chính thức.

Việc đánh giá VES trước đó của giai đoạn 2001 – 2010, do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo (MOLISA, 2001), cho thấy các công cụ để xử lí thách thức việc làm chủ yếu gồm các chính sách và chương trình do Bộ này trực tiếp thực hiện. Các công cụ bao gồm pháp luật lao động, bảo trợ xã hội, dịch vụ việc làm và một số chính sách thị trường lao động chủ động và thụ động. Các chính sách thị trường lao động tại Việt Nam được liên kết với nhau bởi hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm, do Cục Việc làm trực tiếp quản lí.

Về bản chất, cơ quan chức năng khó có thể xác định và quan sát các thực thể phi chính thức. Vì vậy các chính sách thị trường lao động và các thể chế thực thi các tiêu chuẩn lao động có tác động hạn chế (thậm chí là không) trong việc tiếp cận một số phân khúc của khu vực phi chính thức trong nền kinh tế và thị trường lao động. Nói chung, các hoạt động chính thức hóa của Chính phủ chủ yếu có tác dụng thông qua các công cụ can thiệp gián tiếp đối với thị trường lao động. Ví dụ các công cụ này gồm các chính sách kinh tế vĩ mô và phát triển lãnh thổ, các dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục) và tái phân bổ thu nhập. Một kịch bản khác là giả định rằng việc chính thức hóa là sản phẩm phái sinh của quá trình phát triển và rằng Luật lao động sẽ bảo vệ một cách tự động tất cả người lao động và cơ sở kinh tế. Tuy nhiên, như đã trình bày, có nhiều bằng chứng cho thấy điều này không diễn ra tại tất cả các nước đang phát triển trên thế giới. Ngoài ra, ở một nước như Việt Nam, nơi tình trạng phi chính thức phổ biến trong hệ thống và chỉ với khoảng 1 thanh tra lao động cho 350.000 người lao động thì việc thực thi các tiêu chuẩn lao

Page 498: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

499CHÍNH SÁCH

động không nên được kỳ vọng có vai trò lớn trong các chiến lược chính thức hóa. Các chính sách về thị trường lao động chỉ cho phép đóng cửa các hoạt động phi chính thức nhằm mục đích khuyến khích người lao động tìm việc trong khu vực chính thức.

Ở một đất nước mà phần lớn người lao động không có hợp đồng lao động chính thức, để tăng trưởng kinh tế đóng một vai trò tích cực trong việc nâng cao số lượng và chất lượng việc làm, các chính sách kinh tế cần được xây dựng và thẩm định trên quan điểm lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, trong cả khu vực chính thức và phi chính thức. Cụ thể hơn, ngoài các lợi ích trực tiếp cho người lao động và người sử dụng lao động, các chính sách cần được thẩm định, dựa trên tiêu chí khả năng tạo môi trường thuận lợi cho, i) đầu tư, thông qua cải thiện điều kiện tiết kiệm trong nước, ii) tăng trưởng thương mại, iii) tạo việc làm có năng suất. Các biện pháp này có tác động tích cực đối với việc chính thức hóa. Ngoài ra, có thể theo đuổi tăng trưởng kinh tế trong các lĩnh vực và các ngành công nghiệp khác nhau. Các lĩnh vực và ngành này có thể sử dụng nhiều vốn đi kèm với mức độ được hoặc mất ròng về hiệu năng của các yếu tố sản suất và hiệu quả sử dụng các yếu tố này. Thêm nữa, tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh tế có thể được duy trì bởi sự phát triển của khu vực tư nhân, đầu tư công, hay một mức độ kết hợp hợp lí của hai yếu tố này.

Ở mức độ nào đó, sau giai đoạn giảm đói nghèo ngoạn mục do bùng nổ trong khu vực phi chính thức, Việt Nam đang tìm cách cải thiện chất lượng của các hoạt động và việc làm. Ngoài ra, do áp lực tài khóa chiếm đến 28% tổng sản lượng, cũng cần tăng đóng góp thuế. Điều này có thể thúc đẩy những nỗ lực xác định và tìm hiểu việc làm phi chính thức.

Ba Bộ chính tại Việt Nam có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế là: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Bộ Công Thương (MILO), và một Bộ quan trọng trong một quốc gia có hơn 70% dân số sống ở nông thôn, đó là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (SEDS) đã có các mục tiêu về việc làm, mặc dù còn phải được cụ thể hóa, nhất là các cơ chế và chính sách để tác động đến thị trường lao động. Nói cách khác, ý tưởng của cách tiếp cập chính sách này có thể gồm hai phần: việc làm phi nông nghiệp phi chính thức có thể dần dần được thay thế bởi việc làm do các doanh nghiệp có quy mô lớn tạo ra; việc làm nông nghiệp (phi chính thức)

Page 499: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

500 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

cũng có thể giảm nhờ các chính sách tái cấu trúc. Dường như các chính sách trước đó đã khuyến khích người lao động phi chính thức đổi ngành và đổi việc và gia nhập khu vực hiện đại. Tuy nhiên, cũng vẫn câu hỏi đặt ra là: khu vực hiện đại có thể khắc phục quy mô và sự phân cực của các mất cân đối của thị trường lao động ở mức độ nào?

Hàm ý kinh tế chính trị gợi ý rằng, khi nói đến mô hình tăng trưởng, các Bộ khác nhau có thể có lợi ích khác nhau và đôi khi mâu thuẫn nhau. Về vấn đề này, mô hình tăng trưởng ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các lựa chọn chính sách của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Từ quan điểm của Bộ này, phân bổ tài sản, nguồn lực và ưu tiên cho các ngành công nghiệp có năng suất cao, chỉ càng khiến đầu tư trở nên tốt hơn và nhanh hơn mà thôi - thay vì đổ nguồn tài nguyên vào các vùng sâu vùng xa, các hoạt động nông nghiệp năng suất thấp, các cụm đơn vị kinh tế khó xác định và tốn kém để triển khai. Ta lại vấp phải một mâu thuẫn, ít nhất là trong ngắn hạn và trung hạn, trong mục tiêu tạo thêm công ăn việc làm cả về số lượng và chất lượng.

2. Các chính sách liên quan đến phi chính thức trong chiến lược quốc gia về việc làm giai đoạn 2011-2020

Phù hợp với Công ước 122 của ILO về Chính sách việc làm, các mục tiêu của VES mới do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo với sự hỗ trợ của ILO gồm: i) Việc làm được tự do lựa chọn và có năng suất, ii) Việc làm chất lượng đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của tất cả người lao động, iii) Tiếng nói và sự tham gia của người lao động và các cơ sở kinh tế trong các chính sách và chương trình tác động đến cuộc sống của họ.

Sau khi xác định ba mục tiêu chính, các mục tiêu cụ thể được lựa chọn và có thể sẽ thay đổi dưới tác động của một số chính sách. Dựa trên đánh giá thách thức việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xác định hai mục tiêu về việc làm phi chính thức và chính thức hóa việc làm phi chính thức: giảm 12,4 triệu lao động hiện đang tham gia các hoạt động phi chính thức, tăng độ phủ của bảo hiểm xã hội tới 8,4 triệu cơ sở sản xuất và kinh doanh hộ gia đình phi chính thức.

Page 500: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

501CHÍNH SÁCH

Danh sách các mục tiêu được nêu trong VES. Tuy nhiên, cần có một vài nhận xét về tiêu chí lựa chọn mục tiêu. Khi đánh giá lợi ích đối với các yếu tố sản xuất - lao động và vốn - hai tiêu chí có thể được sử dụng để đảm bảo tính đúng đắn và tính hội nhập. Các tiêu chí này có thể được rút gọn tập trung vào việc đảm bảo các chính sách kinh tế-xã hội mang lại lợi ích i) cho số đông và ii) những người thiểu số. Số liệu về tình trạng phi chính thức được đánh giá gộp rõ ràng đã tạo ra ưu tiên vì liên quan đến đa số người lao động và cơ sở kinh tế.

Công ước 122 của ILO về Chính sách Việc làm

Đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam đề nghị ILO hỗ trợ soạn thảo chiến lược quốc gia mới về việc làm cho giai đoạn 2011-2020. ILO đã đồng ý hỗ trợ và nêu rõ rằng việc xác định các mục đích của chiến lước này cần dựa trên các điều khoản của Công ước 122 của ILO về Chính sách Việc làm (1964), mà Chính phủ có ý định phê chuẩn. Vào tháng hai năm 2012, 104 nước đã phê chuẩn Công ước này.

Công ước quốc tế này đặt ra mục đích chính là tuyên bố và theo đuổi chính sách nhằm thúc đẩy việc làm đầy đủ, được tự do lựa chọn và có năng suất. Nói cách khác, Điều 1 của Công ước nêu rõ chính sách này có mục đích đảm bảo việc làm cho tất cả những người có thể làm việc và đang tìm việc; và việc làm này có mức năng suất cao nhất có thể và có sự tự do lựa chọn việc làm; mỗi người lao động có cơ hội cao nhất tìm được việc làm, sử dụng kĩ năng và năng lực của mình trong công việc phù hợp mà không phải chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào. Ngoài ra Công ước cũng nêu rõ cần có sự tham vấn đại diện những người chịu tác động của các chính sách, đặc biệt là đại diện người sử dụng lao động và người lao động (Điều 3). Sau cùng, chính sách quốc gia về việc làm cần tính đến giai đoạn và mức độ phát triển kinh tế và mối quan hệ hai chiều giữa các mục đích việc làm và các mục đích kinh tế xã hội khác và được tiến hành theo phương thức phù hợp với điều kiện và tập quán quốc gia. Nói cách khác, Công ước 122 không chỉ nêu rõ mục đích của chiến lược quốc gia về việc làm mà còn đưa ra các nguyên tắc cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược.

2.1 Đối mặt với thách thức việc làmQuá trình xây dựng các chính sách phù hợp để giải quyết thách thức việc

làm có thể được minh họa qua ví dụ về chọn thành phần làm bánh. Để làm bánh ngon, ngoài đường và các nguyên liệu khác tạo vị cho bánh cần có thêm

Page 501: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

502 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

bột nổi (yeast) để làm bột xốp và dậy lên. Trong ví dụ minh họa này, bột nổi chính là các chính sách việc làm mở rộng đã nêu ở trên, bao gồm các biện pháp khuyến khích việc làm, như phát triển kĩ năng và các thể chế thị trường lao động khác cũng cần thiết để tạo nên sản phẩm tốt. Bánh sẽ không ngon nếu thiếu vị hoặc bột nổi. Những người làm công tác hợp tác phát triển luôn nhớ rằng mỗi thành phần đều có chức năng của nó.

Việc đưa các chính sách kinh tế vào VES có quan hệ mật thiết với việc công nhận việc làm phi chính thức và là một trong những điểm đột phá khiến cho việc xác định các mục tiêu chính thức hóa nói trên được hiện thực hóa. Như đã trình bày, các chính sách kinh tế tác động một cách gián tiếp đến việc làm phi chính thức được VES coi như chiến lược cơ bản để giải quyết các vấn đề phi chính thức. Trong khi chiến lược VES trước đó cho giai đoạn 2001-2010, chủ yếu tập trung vào các công cụ (chính sách và chương trình, biện pháp và cải cách) tác động đến các yếu tố “quan sát được” là các doanh nghiệp và người lao động chính thức được Luật Lao động điều chỉnh - thì chiến lược mới đề cập tới các vấn đề phi chính thức với các yếu tố “không quan sát được” – được xử lí trong các can thiệp kinh tế-xã hội “gián tiếp”.

Với mức thu nhập ngang với các nước có thu nhập trung bình và mặc dù có vai trò lớn trong việc giảm nghèo, các hoạt động phi chính thức cũng trở thành mục tiêu của các chính sách kinh tế-xã hội nhằm giảm nguy cơ trước các cú sốc bên trong và bên ngoài. Các chính sách này tìm cách tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các khu vực hiện đại và phi chính thức, cũng như với các chương trình bảo hiểm xã hội cho người lao động phi chính thức. Trong các bối cảnh khu vực khác, các chính sách này đã chứng tỏ có tác dụng trong việc khắc phục sự lỗi thời trong sản suất của khu vực phi chính thức và kết nối khu vực này với khu vực hiện đại. Một số biện pháp bảo hiểm xã hội hướng tới người nghèo cũng cần được lựa chọn để bảo vệ thu nhập trong các giai đoạn suy thoái kinh tế.

Ngoài các hoạt động phi nông nghiệp phi chính thức, phần lớn các hoạt động nông nghiệp là phi chính thức với các cơ sở không có đăng kí. Các xu hướng mới đầu tư vào nông nghiệp và kinh doanh trong nông nghiệp được khuyến khích. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa IX đã ra Nghị quyết về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, khuyến

Page 502: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

503CHÍNH SÁCH

khích sự phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nông thôn.3 VES xác định các chính sách phát triển nông thôn với mục tiêu tăng năng suất trong các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, vẫn là một quốc gia nông nghiệp.

Các chính sáchVES công nhận người lao động và cơ sở phi chính thức là đối tượng của

chính sách công, tạo ra các tiêu chí mới để đánh giá tác động của chính sách việc làm. Chính sách việc làm liệu có thể sẽ khuyến khích việc chính thức hóa của những người lao động này và tăng chất lượng việc làm và năng suất lao động của họ?

Hướng các chính sách công nghiệp và ngành tới việc đáp ứng nhu cầu của người lao động và cơ sở phi chính thức là một trong những cấu phần của VES. Các chính sách này được đưa vào SEDS và được VES phản ánh thông qua lăng kính việc làm. SEDS nhận định “sản xuất dùng nhiều nhân công sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong mười năm tiếp theo tại Việt Nam”. Đây là một quan điểm khuyến khích để định hướng lại chính sách hỗ trợ các hoạt động kinh tế hiện nay đang sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là phi chính thức và diễn ra ở các vùng nghèo của Việt Nam.

Cụ thể là hai định hướng chính sách được đề xuất để tăng năng suất lao động trong bối cảnh các biện pháp có thể khuyến khích chính thức hóa các hoạt động phi chính thức, hoặc ngược lại, có thể giúp các lao động này dừng các hoạt động, bổ sung kĩ năng và tìm việc tại các doanh nghiệp chính thức có quy mô lớn hơn. Hai cách tiếp cận này được kết hợp dựa trên khả năng có bao nhiêu yếu tố đầu vào về lao động sẽ do các hoạt động phi chính thức và nông nghiệp cung cấp và dựa trên khả năng thực tế trong việc cải thiện sản xuất và năng suất cho những người đang làm việc phi chính thức. VES khuyến khích nghiên cứu nhằm xác định các hoạt động kinh tế phi chính thức (và việc làm) do khu vực phi chính thức cung cấp và các hoạt động có thể sẽ chấm dứt do nhân viên tìm việc tại các doanh nghiệp chính thức và trong các ngành hiện đại.

VES cho thấy một loạt các các biện pháp phát triển kinh tế vùng để tăng mối liên kết giữa các cơ sở kinh tế phi nông nghiệp và các doanh nghiệp dùng nhiều vốn. Nhìn vào các vấn đề này thông qua lăng kính việc làm, chúng ta

3 Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa IX.

Page 503: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

504 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

thấy rằng, một mặt, các doanh nghiệp nước ngoài có sản lượng ngày càng tăng, năm 2009 chiếm tỉ lệ 42% của tổng sản lượng công nghiệp, trong khi chỉ sử dụng 4,2% tổng số lao động. Do vậy, không thể coi các doanh nghiệp nước ngoài là nơi duy nhất “hấp thụ” lao động. Trong khi đó, các cơ sở kinh tế tư nhân trong nước (doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể) cung cấp khoảng 80% tổng số việc làm. VES đề xuất sự phát triển cân bằng giữa các chính sách tăng năng suất và chính sách thúc đẩy việc làm nông thôn trong hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các chính sách này được kết hợp với các biện pháp khuyến khích để liên kết các tập đoàn công nghiệp năng suất cao với các cơ sở sản xuất, gia công quy mô nhỏ.

Các chính sách tái cơ cấuTại một đất nước đang quá độ, chính sách tái cơ cấu kinh tế phải thúc

đẩy sự chuyển dịch của nền kinh tế từ hoạt động kinh tế năng suất thấp sang hoạt động kinh tế năng suất cao. ADB mô tả quá trình thay đổi cơ cấu như một hình thức triển khai mô hình Lewis (ADB, 2011a). Tại Việt Nam, SEDS thúc đẩy hai loại chuyển dịch cơ cấu:

i) từ các hoạt động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, giả định rằng quá trình chuyển đổi không phải hoàn toàn từ nông nghiệp mà từ các hoạt động nông nghiệp tự cung tự cấp năng suất thấp;

ii) từ các hoạt động của nhà nước chuyển sang hoạt động tư nhân tại các thị trường không đặc trưng bởi thất bại thị trường và các tác dụng phụ của sản xuất và phân phối hàng hóa công.

Các chính sách kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi cần tính tới “yếu tố hiện đại hóa” và hài hòa các hoạt động tạo việc làm và mất việc làm trong các lĩnh vực và các ngành công nghiệp khác nhau. Các biện pháp và chương trình cụ thể trong VES cần đánh giá cường độ lao động của các ngành và các ngành công nghiệp được coi là năng suất cao. Do đó, năng lực tổng thể của các ngành công nghiệp và các lĩnh vực mới có thể tiếp nhận lao động mới gia nhập trường lao động và nhân công mất việc trong ngành có năng suất thấp.

Việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước có liên quan đến sự cần thiết phải tăng hiệu quả đầu tư.

Quay trở lại mô hình tăng trưởng, một mô hình “tăng trưởng bằng mọi giá” thúc đẩy các hoạt động công nghiệp dùng nhiều vốn, như đã

Page 504: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

505CHÍNH SÁCH

diễn ra ở Việt Nam trong thập kỉ vừa qua, chưa chắc đã đáp ứng nhu cầu của đa số người lao động và cơ sở kinh tế. Người lao động phi chính thức có thể ít hoặc không muốn từ bỏ việc đang làm và rời khỏi cộng đồng để tham gia vào các hình thức làm việc hưởng lương. Có nhiều chi phí gián tiếp liên quan đến việc di chuyển như chất lượng cuộc sống, sự hài lòng về công việc.

Các chính sách và chương trình khuyến khích việc làm nông thôn và phi nông nghiệp cũng là bộ phận quan trọng của VES. Tóm lại, VES diễn giải trọng tâm của SEDS về chính sách hỗ trợ các hoạt động sử dụng nhiều lao động và tăng năng suất nhằm tránh biến Việt Nam thành quốc gia giàu hơn nhưng không phải nơi tốt để sống và làm việc.

Quản lý vĩ mô và việc làmVES cũng đề cập đến nhu cầu xây dựng các chính sách ổn định vĩ mô có

tính đến các tác động chính sách đối với nền kinh tế thực và thị trường lao động. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng nếu chỉ nhắm đến các mục tiêu giảm lạm phát thì có thể sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn, tác động đến các yếu tố “bột nổi” của chính sách việc làm. Để các hệ thống sản xuất có thể tạo được công ăn việc làm cho thanh niên, khuôn khổ kinh tế vĩ mô tập trung vào con người cần kết hợp tính ổn định, ví dụ các chỉ tiêu lạm phát, với hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, cũng như chất lượng việc làm được tạo ra và chỉ tiêu năng suất (Anwar và Islam, 2011).

Các mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước cần được đánh giá cùng với các năng lực của hệ thống để định hướng chất lượng tăng trưởng vì lợi ích của người lao động và doanh nghiệp. Các biến Thị trường lao động đã được đưa vào trong khuôn khổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Kinh tế Quốc hội.

Các cơ chế truyền dẫn giữa hệ thống tài chính quốc gia, nền kinh tế thực và thị trường lao động cần được giám sát. Vì vậy, việc thiết lập đối thoại về chính sách kinh tế giúp Chính phủ đạt được các mục tiêu chung thông qua các chính sách gia tăng việc làm trong ngành sản xuất, cần phải hỗ trợ về mặt thể chế các khi triển khai các chiến lược việc làm. Điều này ảnh hưởng đến số lượng việc làm - bao gồm tạo việc làm và các vấn đề năng suất. Cuộc đối thoại này, do Viện Khoa học Lao động và các Vấn đề xã hội (ILSSA/MOLISA) tổ chức, với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước có chức năng ổn định kinh tế vĩ mô.

Page 505: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

506 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

2.2 Chất lượng việc làm là yếu tố cơ bản trong việc khuyến khích việc làm

Mặc dù tác động đến các thực thể phi chính thức và quá trình chính thức hóa, các chính sách mở rộng có thể không đủ để khuyến khích việc làm và chính thức hóa. Quay lại ví dụ làm bánh, so sánh với các chính sách việc làm, nhiều người tin rằng bột nổi tương tác với đường để tạo nên bánh có tỉ lệ cân đối cả về kích thước và hương vị.

Trước hết, như đã nêu trong VES, chính sách việc làm cần kết hợp các công cụ mở rộng với chính sách công bằng và hiệu quả trong phát triển nguồn nhân lực. Thứ hai, cần có chính sách việc làm tích cực nhằm tạo cơ hội thứ hai cho người lao động có nguy cơ thất nghiệp và kém hội nhập. Nhiều chương trình bảo hiểm xã hội nhằm giảm tác động điều chỉnh giữa cung và cầu lao động, cũng như các thể chế nhằm thực thi các tiêu chuẩn lao động cơ bản. Các chính sách này, cùng với các chính sách được xem xét bên dưới, đã được VES lựa chọn để tăng chất lượng việc làm, nhằm mục đích chung là đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng việc làm của người lao động.

Mặc dù VES nêu rõ thách thức việc làm phi chính thức, cơ sở kinh tế không đăng kí hoặc lao động không kí hợp đồng lao động trong các cơ sở có đăng kí, lao động phi chính thức vẫn chỉ được xác định như mục tiêu của các chính sách thị trường lao động với điều kiện là các chính sách này khuyến khích việc chính thức hóa của họ. Thực ra, Chính phủ không nên khuyến khích thị trường lao động chia thành hai thành phần với các quy định khác nhau cho người lao động chính thức và phi chính thức.

Ở Việt Nam, các chính sách xã hội đã thử nghiệm các chương trình bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện cho người lao động phi chính thức. Nhưng chương trình này đã không đạt được các mục tiêu. Trong số 12 triệu đối tượng đáng được hưởng thì chỉ có 35.000 lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện. VES dự định tăng độ bao phủ bằng cách cải thiện cấu trúc của các chương trình bảo hiểm xã hội hiện tại nhằm giúp họ chuyển từ thị trường phi chính thức sang chính thức.

Nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp bảo hiểm xã hội, VES cho rằng, do việc chính thức hóa đòi hỏi thời gian, cần có một mức độ hỗ trợ tối thiểu về thu nhập và dịch vụ cho người nghèo. Vấn đề này vượt ra khỏi khuôn khổ của nghiên cứu của chúng tôi.

Page 506: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

507CHÍNH SÁCH

VES cũng nêu rằng mô hình tăng trưởng trình bày trong các Chính sách Phát triển Kinh tế-Xã hội tại Việt Nam, cần được coi là các công cụ hữu hiệu nhằm giảm tác động tiêu cực của di cư trong nước và sự quá tải ở các đô thị. Cũng như vậy, các hệ lụy trình bầy trong phần chính sách chuyển dịch cơ cấu, với sự hỗ trợ của ILO, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã soạn thảo tài liệu hướng dẫn trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm cụ thể từ các nước ASEAN và châu Á khác để quan tâm đến tính di động của việc làm do chịu tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong các chính sách về việc làm và lao động.

Một yếu tố khác, góp phần đưa nội dung phi chính thức vào trong VES, liên quan đến các thay đổi trong khuôn khổ chính sách. Các thay đổi này là thay đổi pháp luật và chính sách nhằm tăng tính hòa nhập của pháp luật và chính sách và cuối cũng sẽ nhằm thúc đẩy chính thức hóa. Để xác định và tiếp cận người lao động thuộc khu vực phi chính thức với tư cách là những người thụ hưởng các chính sách và các chương trình thì khung pháp lí cần đưa ra những quy tắc nhất quán về đăng kí. Cling và những người khác (2012) nhận thấy có “vùng xám” trong hệ thống đăng kí của các cơ sở kinh tế. Nói cách khác, dưới một mức thu nhập nhất định, cơ sở kinh tế không cần đăng kí. Chúng tôi có thể định nghĩa khía cạnh chính sách này là “vùng xám”.

Chi phí để có thông tin rõ ràng trong hệ thống văn bản là gì? Những lợi ích mà vùng xám thu được từ hệ thống là gì? Có thể các cơ quan quản lí không cải cách đăng kí vì họ nghĩ rằng tình trạng phi chính thức vẫn có thể chấp nhận được và/hoặc được cho tồn tại, hoặc họ nghĩ rằng nó sẽ biến mất khi kinh tế phát triển. Một lí do khác có thể là các cơ quan chức năng của Việt Nam thấy khó khăn trong việc đăng kí tất cả các cơ sở kinh tế và duy trì cập nhật thông tin.

Về vấn đề này, VES đưa ra đề xuất cụ thể về các nguyên tắc cải cách hệ thống theo hướng thay thế miễn đăng kí bằng miễn thuế. Các thất bại của những cải cách tương tự trong quá khứ cho thấy có thể phải xem xét quan niệm và tiêu chí xác định các khía cạnh khác nhau của phi chính thức. Việt Nam có định nghĩa nhiều lớp về các thuật ngữ liên quan đến khu vực kinh tế phi chính thức. Các định nghĩa này đôi khi mâu thuẫn, chồng chéo nhau và đang được các nhóm chuyên trách soạn thảo Luật Việc làm xem xét.

Page 507: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

508 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

2.3 Tiếng nói và sự tham giaNhư đã nêu, nguyên tắc thứ ba của Công ước 122 của ILO là mục tiêu thứ

ba của VES, gồm các chính sách cần để đạt được hai mục đích đầu tiên (tự do lựa chọn, việc làm có năng suất và có chất lượng). Mục tiêu này tập trung vào việc khuyến khích hợp tác liên bộ và ba bên, cùng phối hợp thực hiện và thiết kế các kế hoạch hành động.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có vai trò mới, tư vấn cho các Bộ về các chính sách khuyến khích hấp thụ nhanh vốn đầu tư nước ngoài nhưng có thể mâu thuẫn với phúc lợi xã hội. Ví dụ, các quyết định đầu tư chiến lược và chính sách thúc đẩy một số ngành công nghiệp nhất định có thể đặt ra sự lựa chọn giữa một bên là sự phát triển nhanh chóng ở các vùng đô thị và một bên là mô hình phát triển chậm hơn nhưng toàn diện và bền vững hơn: tăng trưởng dựa trên cân bằng nhu cầu của đô thị và nông thôn Việt Nam. Lựa chọn này có thể dẫn đến các xung đột lợi ích giữa các Bộ theo đuổi mục tiêu chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế và các Bộ theo đuổi các mục tiêu rộng hơn là phát triển con người (chẳng hạn như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội); hoặc giữa các Bộ có mục tiêu được đánh giá trong khoảng thời gian nhiều thập kỉ (chẳng hạn như Bộ Giáo dục và Đào tạo) và các Bộ có mục tiêu được đánh giá trong khoảng thời gian ngắn hơn.

VES cần được xem là một chiến lược có hai hướng để khắc phục vấn đề điều phối. Được xây dựng dựa trên Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (SEDS), chiến lược này có thể định hướng lại mô hình tăng trưởng và hệ thống sản xuất theo hướng hội nhập người dân: cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.

Điều này mang tới một vai trò mới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để: i) hoạt động với tư cách là tư vấn cho các Bộ khác, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, trong việc giải thích tác động của chính sách kinh tế - xã hội đối với lao động và việc làm; ii) kết nối các gói chính sách và các thể chế do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lí với các chính sách kinh tế - xã hội và các thể chế khác như khuôn khổ pháp lí tổng thể; iii) tăng cường năng lực của các đối tác xã hội họ có thể để đại diện cho tất cả người lao động và các cơ sở kinh tế của Việt Nam và giúp họ truyền tải nhu cầu của họ tới các cuộc đối thoại chính sách.

Ngoài ra, VES cần được xem như một tài liệu định hướng tổng quát cho

Page 508: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

509CHÍNH SÁCH

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng các chương trình mục tiêu về việc làm và các chính sách thị trường lao động nói chung.

Một cách tiếp cận ba bên nhằm mang đến tiếng nói nhiều hơn cho người lao động và cơ sở kinh tế phi chính thức

Việc công nhận người lao động phi chính thức trong đối thoại chính sách cũng cho thấy sự phù hợp của VES, đặc biệt đối với Việt Nam, một đất nước có hơn 2/3 người lao động là phi chính thức.

Phần lớn các khuyến nghị kèm theo các công ước quốc tế quy định rằng các thiết lập thể chế để đảm bảo việc áp dụng các quy định được thiết kế dựa trên bối cảnh quốc tế và thực tiễn quốc gia. Liên quan đến nguyên tắc thứ ba khuyến cáo về việc tất cả tầng lớp phải có đại diện trong các đối thoại chính sách, phương thức được ILO lựa chọn là chỉ định các đối tác xã hội, các hiệp hội đại diện cho cộng đồng người lao động và người sử dụng lao động trong nước. Một cách khác để thực hiện nguyên tắc này là khuyến khích các hình thức tổ chức người lao động, doanh nghiệp và hộ kinh doanh có thể đề đạt nhu cầu của các cơ sở kinh tế và người lao động không hoặc chưa là thành viên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Tầm quan trọng của việc công nhận người lao động phi chính thức được mô tả rõ nét trong chiến lược, thông qua các chỉ số giám sát như: “tăng số lượng các cơ sở kinh doanh hộ gia đình trở thành thành viên của các hiệp hội trung ương và địa phương” hoặc “tăng số lượng của các cơ sở quy mô nhỏ tham gia Hiệp hội giới sử dụng lao động”4.

Tóm lại, cần nhiều thời gian để các thể chế có cách tiếp cận thực tiễn với người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức. Ví dụ, một trong những chương trình lớn hướng tới người lao động phi chính thức đã được thực hiện từ năm 2010 và nhằm mục đích đào tạo nghề cho ít nhất 1 triệu lao động ở nông thôn mỗi năm. Một mặt, chương trình này đã xác định được người lao động phi chính thức thông qua các tổ chức dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, cần có các biện pháp triển khai cụ thể và thường xuyên theo dõi kết quả, đánh giá hiệu quả chương trình. Nếu chương trình đào

4 Chữ in nghiêng là các mục tiêu cụ thể của Chiến lược Quốc gia về Việc làm.

Page 509: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

510 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

tạo do các đơn vị tư nhân hoặc nhà nước thực hiện và chỉ nhắm tới các nhu cầu đào tạo nghề của doanh nghiệp chính thức quy mô lớn thì sẽ khuyến khích di cư liên tỉnh tới các khu công nghiệp, khu chế xuất, và không thể hỗ trợ trực tiếp, tại chỗ cho phát triển nông thôn. Điều này cũng có nghĩa là chương trình hỗ trợ việc chuyển dần sang khu vực chính thức. Chiến lược việc làm dựa trên cơ sở di cư từ nông thôn ra thành thị, như vậy sẽ phải phụ thuộc vào giả định rằng có đủ việc làm chính thức cho những người đã được đào tạo.

Kết luận

Nhờ sáng kiến của các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ và các đối tác quốc tế, chúng ta đã hiểu biết nhiều hơn về khu vực kinh tế phi chính thức. Điều này quan trọng vì khu vực kinh tế phi chính thức gồm những người lao động và cơ sở kinh tế với các đặc tính khác nhau và đòi hỏi phải có các chính sách, các chương trình mục tiêu. Thật vậy, chính sách cho khu vực kinh tế phi chính thức khác với các chính sách hỗ trợ các sản nghiệp nông nghiệp phi chính thức. Ngoài ra, chúng tôi đã cố gắng nêu rõ nhóm chính sách can thiệp thứ ba cần hướng tới các biện pháp và chương trình khuyến khích, bảo vệ người lao động phi chính thức trong các doanh nghiệp chính thức. Các chương trình này cần được kết hợp với các hoạt động mục tiêu nhằm hạn chế sự xuất hiện của các hình thức làm việc không khai báo.

Chúng tôi tin rằng sự hỗ trợ chính sách việc làm của ILO và các đối tác phát triển khác như các cơ quan tham gia vào chương trình Một Liên hợp quốc tại Việt Nam (One UNVietnam) và tổ chức IRD/DIAL, có vai trò mở rộng quy mô của Chiến lược và tăng sự tham gia của nhiều Bộ. Nói chung, sự đồng bộ trong chính sách, các chương trình và biện pháp dựa trên các mục tiêu và điều phối liên ngành là các nguyên tắc hoạt động của nhiều hoạt động tư vấn và đều dựa trên các điều khoản của Công ước 122 của ILO.

Việc thực hiện VES sẽ đòi hỏi xây dựng các chương trình, biện pháp, cải cách cụ thể. Điều này dường như rất đúng lúc và phù hợp vì các dự thảo kế hoạch bước đầu đã công nhận sự tồn tại và vai trò của kinh tế phi chính thức. Hiệu quả của các biện pháp giám sát và đánh giá cần được chứng minh trên

Page 510: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

511CHÍNH SÁCH

thực tế. Cách thức Chính phủ điều phối các bộ ngành sẽ bảo đảm cho VES trở thành một chiến lược có vai trò định hướng trong việc xây dựng các chương trình và chính sách công có liên quan đến lao động, việc làm và thu nhập của Việt Nam trong mười năm tới.

Tài liệu tham khảo

Abella, M. & Ducanes, G. (2011), “The Economic Prospects of Vietnam and What it means for Migration Policy”, Employment Policy Collection Number 2, ILO: Hanoi.

ADB (2011a), Towards Higher Quality of Employment, Manila: Asian Development Bank.

ADB (2011b): Asian Development Outlook 2011: South-South Economic Links,Manila: Asian Development Bank.

ADB (2011c): Key Indicators For Asia and the Pacific 2011. Data available online at www.adb.org/statistics

ADB (2011d): Asian Development Outlook 2011 Update,Manila: Asian Development Bank.

ADB (2011e): Global Food Price Inflation and Developing Asia,Manila: Asian Development Bank.

ADB (2010): Asian Development Outlook 2010: Macroeconomic Management Beyond the Crisis, Manila: Asian Development Bank.

ADB (2006): Asian Development Outlook 2006, Manila: Asian Development Bank.

Anwar, S. &Islam, I. (2011): “Should Developing Countries Target Low Single Digit Inflation to Promote Growth and Employment?”. Mimeo., Employment Policy Department, ILO, Geneva.

CEACR (2011), Comments of the Committee of Experts on the Application of Conventions and Recommendations, Geneva: ILO.

Cling, J.-P., Razafindrakoto, M. & Roubaud, F. (2012), Informal economy, crisis and public policies in Vietnam, section 4.2 in this book.

Cling, J.-P., Razafindrakoto, M. & Roubaud, F. (2011), The Informal Economy in Vietnam, Employment Policy Collection Number 5, Hanoi: ILO.

Page 511: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

512 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

GSO (2011a), Labour Force Surveys, various editions, Hanoi.GSO (2011b), Viet Nam Household Living Standard Surveys, various

editions, Hanoi.GSO (2008), Enterprise survey, Hanoi.HANOI NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY (2011), “Research on

Informal Employment in Vietnam: “Current Situation and Solution”, Employment Policy Collection No. 6, Hanoi.

Islam, R. (2012), Macroeconomic Policy, Economic Growth, Employment and Poverty: Issues and Challenges for Viet Nam. A concept paper, Hanoi 2012.

Islam, R. (2011), Dealing with the Labour Market and Employment Challenges in Vietnam: Synthesis and Key Findings, ILO Hanoi.

Levy S. (2008), Good Intentions, Bad Outcomes: Social Policy, Informality, and Economic Growth in Mexico, Washington D.C.: The Brookings Institution.

Lewis, W. A. (1954). "Economic Development with Unlimited Supplies of Labor,". Manchester School of Economic and Social Studies, Vol. 22, pp. 139-91.

MOLISA (2011), Viet Nam Employment Strategy, Second draft, Hanoi: Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs.

MOLISA (2001), Vietnam Employment Strategy 2001-2010, Hanoi. Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs.

MPI (2011), Socio Economic Development Strategy 2011-2020, Hanoi: Ministry of Planning and Investment.

ILO (2010), Labour and social trends – Vietnam, Hanoi.Papola, T. (2011), Meeting the Employment Challenge in Vietnam –

Towards an Employment Oriented Growth strategy, Employment Policy Collection Number 1, Hanoi.

Thompsen, S. (1999), Southeast Asia: The role of foreign direct investment policies in development, OECD working papers, Paris.

Hanoi National Economics University (2011)., Research on Informal Employment in Vietnam: Current Situation and Solution, Employment Policy Collection Number 6, Hanoi.

VASS (2011a), “Employment and Social Protection in Vietnam”, Employment Policy Collection No. 3, ILO, Hanoi

VASS (2011b), Poverty reduction in Vietnam : Achievements and Challenges, Hanoi.

Page 512: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

513CHÍNH SÁCH

4.4

BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM:

LIỆU CÓ THỂ TIẾN TỚI BẢO HIỂM PHỔ QUÁT TOÀN DÂN?

Paulette Castel

Giới thiệu

Tại Việt Nam, một tỉ lệ lớn người lao động trong khu vực phi chính thức không được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) hoặc bảo hiểm y tế. Đây không phải là điều bất thường đối với một nước có thu nhập ở mức trung bình khoảng 1.200 USD bình quân đầu người. Tuy vậy, quyết tâm trong các chính sách của chính phủ nhằm nhanh chóng phát triển “các hệ thống bảo hiểm xã hội và y tế nhằm hướng tới việc cung cấp bảo hiểm y tế và xã hội cho toàn dân”(ILSSA, 2010) lại không được mong đợi. Việc tham gia bảo hiểm y tế của nhiều nhóm dân cư (trẻ em, học sinh, người già và người nghèo) đã được ngân sách tài trợ. Luật bảo hiểm y tế năm 2008 là bước đi đầu tiên hướng đến phổ cập bảo hiểm vào năm 2015. Về bảo hiểm xã hội (lương hưu, bệnh tật và thai sản…), thì hiện nay chiến lược phổ cập bảo hiểm vẫn còn đang trong quá trình soạn thảo và lấy ý kiến tư vấn từ các cơ quan trong nước và quốc tế vì nó phức tạp hơn bảo hiểm y tế. Những động thái hỗ trợ tham gia trở nên tốn kém hơn nhiều và vẫn chỉ giải quyết một phần của nhu cầu. Trên thực tế đa phần những người lao động hưởng lương trong khu vực phi chính thức muốn được đóng BHXH, song họ lại quá lớn tuổi để tích lũy đủ số năm đóng góp và

Page 513: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

514 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

được hưởng chế độ lương hưu. Cho đến nay, các chính sách của Chính phủ tập trung vào mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm và nâng cao tính bền vững lâu dài của hệ thống. Năm 1995, việc bắt buộc tham gia chương trình Bảo hiểm xã hội được mở rộng sang khu vực tư nhân. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 mở rộng phạm vi tới người nông dân và lao động tự do, nhưng trên cơ sở tự nguyện.

Nhờ các chính sách đó, hệ thống bảo hiểm của Việt Nam đã nhanh chóng phát triển, kể cả trong bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, các thách thức phải giải quyết còn rất lớn. Năm 2008, dịch vụ bảo hiểm y tế đến được tới 55,9 % người dân, việc tăng cường trợ cấp từ ngân sách nhà nước cùng với luật bảo hiểm ra đời năm 2008 có thể làm tăng tỷ lệ tham gia trong những năm tới với tốc độ tăng còn ấn tượng hơn nữa, tới 76 % người dân sẽ được tiếp cận với bảo hiểm y tế (Castel và những người khác, 2010). Mặc dù nhà nước đã có hỗ trợ rất lớn về tài chính, vẫn còn gần 1/4 dân số chưa được hưởng lợi từ các biện pháp khuyến khích và sẽ vẫn tiếp tục nằm ngoài hệ thống bảo hiểm y tế. Liên quan đến các dịch vụ bảo hiểm xã hội khác ngoài y tế (chế độ hưu trí, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, trợ cấp thất nghiệp, v.v.), tỷ lệ tham gia cũng tăng mạnh nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với bảo hiểm y tế. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng mạnh và sự phát triển nhanh chóng của khu vực doanh nghiệp tư nhân đã khiến số người lao động đóng bảo hiểm xã hội tăng nhanh, từ 3,2 triệu người năm 1996 lên 9,4 triệu người năm 2010. Tuy nhiên con số này vẫn còn thấp nếu so với con số 48 triệu lao động hiện nay của Việt Nam. Tỷ lệ nông dân và lao động tự do tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn còn rất thấp.

Các nhà hoạch định chính sách có thể kỳ vọng rằng nhờ tăng trưởng kinh tế, nhóm người lao động hưởng lương sẽ tăng, và rằng tiến bộ trong thực hiện các chương trình bảo hiểm sẽ hỗ trợ cho việc mở rộng phạm vi bảo hiểm. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước có GDP/đầu người cao hơn có xu hướng có mức tham gia bảo hiểm của lực lượng lao động cao hơn (Palacios và Pallares, 2000). Tuy nhiên, việc mở rộng phạm vi bảo hiểm có thể sẽ gặp thách thức đáng kể ngay cả trong trường hợp tăng trưởng mạnh mẽ liên tục. Mức độ thành công của việc mở rộng bảo hiểm xã hội và loại bỏ việc làm phi chính thức đôi khi thấp hơn dự kiến. Ở châu Mỹ Latin, mặc dù bảo hiểm xã hội đã có từ rất lâu, kể từ những năm 1980 đã tiến hành các cải

Page 514: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

515CHÍNH SÁCH

cách bảo hiểm xã hội sâu sắc, Rofman và Oliveri (2011) nhận thấy chỉ có 3 trong số 18 quốc gia hiện nay có tỉ lệ người tham gia trên 60% và chỉ có 7 quốc gia có tỉ lệ người lao động hưởng lương tham gia trên 60%.

Có nhiều trở ngại cản trở việc mở rộng phạm vi bảo hiểm. Một số trở ngại liên quan đến việc thiết kế và vận hành của hệ thống. Người lao động bán thời gian, theo mùa vụ không được bảo hiểm. Các chương trình thường yêu cầu thời gian đóng góp dài và mức đóng góp cao. Mối liên hệ lỏng lẻo giữa đóng góp và lợi ích phổ biến trong nhiều chương trình có vẻ không khuyến khích việc đóng góp. Việc quản lí thông tin yếu kém, tính không đáng tin cậy và thiếu công bằng của hệ thống có ảnh hưởng lớn (Forteza và những người khác, 2009). Tại Chile và Peru, Packard (2002) và Abigail Barr và những người khác (2003) thấy rằng những người làm nghề tự do không tham bảo hiểm xã hội vì họ cảm thấy các khoản đầu tư cho hưu trí như nhà ở, cơ sở sản xuất và kinh doanh hộ gia đình, giáo dục trẻ em là “tương đối ít rủi ro hơn so với tiết kiệm trong hệ thống lương hưu đã được cải cách”. Kinh tế học hành vi cũng cho thấy sự không nhất quán về thời gian, định kiến tâm lí và nhận thức hạn chế của người dân khiến họ không lập được kế hoạch tài chính vững chắc cho các giai đoạn của cuộc sống (Berheim và Rangel, 2005).

Với mong muốn tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2015, Chính phủ Việt Nam bắt tay vào sửa đổi luật bảo hiểm. Cho đến nay, các thảo luận chỉ tập trung về các vấn đề liên quan đến tính bền vững lâu dài của hệ thống, các phương thức để tránh lạm dụng và điều chỉnh các các điều kiện tham gia hiện tại, mức hưởng bảo hiểm và các thay đổi trong quản lí dự trữ bảo hiểm xã hội. Các cải cách này là quan trọng nhưng không giải quyết vấn đề phạm vi bảo hiểm. Các nhà hoạch định chính sách hy vọng rằng chỉ cần điều chỉnh mức hưởng bảo hiểm, tăng hiệu quả, tăng ngân sách và tính hiệu quả của cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (VSS) là đủ để tăng quy mô bảo hiểm trong những thập kỉ tới.

Bài viết này trình bày các kết quả của một số nghiên cứu đã được thực hiện tại Việt Nam để tìm hiểu sự tham gia và mức độ tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam của người lao động trong và ngoài chế độ hưởng lương của khu vực chính thức và phi chính thức. Các kết quả cho thấy rằng việc mở rộng phạm vi bảo hiểm liên quan đến các vấn đề rộng hơn: thái độ

Page 515: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

516 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

của các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thị trường lao động, nhận thức về vai trò của các cơ quan bảo hiểm xã hội và khả năng về bảo hiểm xã hội cho người có tuổi và rủi ro của các cơ quan bảo hiểm.

1. Bảo hiểm y tế

Luật bảo hiểm năm 2008 đặt mục tiêu dần tiến tới cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế toàn dân. Để hỗ trợ người nghèo và nhóm những người dễ tổn thương nhất có thể tham gia bảo hiểm y tế, Chính phủ đã xây dựng một hệ thống hỗ trợ rộng lớn. Theo đó, người nghèo, người dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa, người dân thuộc các xã nghèo nhất, trẻ em dưới sáu tuổi và người già trên 80 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Đối với những người trong nhóm cận nghèo, học sinh tiểu học và trung học cơ sở, phí bảo hiểm xã hội được miễn giảm một nửa. Diện tiếp cận rất rộng. Tất cả các dịch vụ y tế (tại các cơ sở khám chữa bệnh được chỉ định) đều được bảo hiểm hoàn trả với trị giá lên tới 40 lần mức lương tối thiểu. Các bệnh viện phải đảm bảo mức miễn thường không khấu trừ (bệnh nhân phải thanh toán) là 20 % cho mọi trường hợp khám bệnh. Mức bệnh nhân phải thanh toán là 5 % đối với những người sống dưới ngưỡng nghèo và miễn hoàn toàn đối với trẻ em dưới 6 tuổi.

Một số biện pháp hỗ trợ khác, đặc biệt là các biện pháp dành cho người nghèo và người dân tộc, cũng đã được đưa ra trước khi luật bảo hiểm được thông qua năm 2008. Nhờ đó, tỷ lệ người dân được bảo hiểm y tế đã rất cao ngay trong năm 2008 (55,9 %), theo số liệu điều tra hộ gia đình do Tổng cục thống kê thực hiện. Nếu như ngay trong năm 2008, những người được hưởng các biện pháp hỗ trợ bổ sung cũng như người thân phụ thuộc của họ đã được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của luật thì có thêm tổng cộng 17,3 triệu người nữa được hưởng các dịch vụ này vào năm này, và tỷ lệ người dân được bảo hiểm y tế có thể đạt 76 % (Xem thêm Bảng1).

Page 516: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

517CHÍNH SÁCH

Bảng 1: Đối tượng hưởng bảo hiểm y tế năm 2008 và viễn cảnh cho năm 2014

Số người % trên tổng số

Năm 2008

Số người tham gia bảo hiểm y tế

Diện bắt buộc trong khu vực nhà nước 30 682 798 35,55

Diện tự nguyện trong khu vực công 17 148 210 19,87

Diện tự nguyện trong khu vực tư nhân 401 102 0,46

Tổng số được bảo hiểm y tến năm 2008 55,88

Có thể mở rộng cho giai đoạn 2008 – 2014

Số đối tượng được bổ sung trực tiếp hoặc gián tiếp từ trợ giúp của nhà nước năm 2014

17 351 459 20,10

Tỷ lệ hưởng bảo hiểm y tế năm 2014 75,98

Người lao động và những người trong khu vực kinh tế phi chính thức không được hưởng trợ giúp từ nhà nước để tham gia bảo hiểm y tế

20 728 688 24,02

Tổng dân số 86 312 257 100,00

Nguồn: Castel và những người khác, 2010.

Theo kịch bản mở rộng tỷ lệ người dân được bảo hiểm y tế giới thiệu trong Bảng 1, 24 % người dân, chỉ bao gồm những người lao động trong khu vực phi chính thức, sống trên ngưỡng nghèo và đang trong độ tuổi lao động – vì nhà nước đã tham gia đảm bảo cung cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo và trẻ em trong độ tuổi đi học – vẫn còn chưa được hưởng bảo hiểm y tế. Theo biểu đồ 1, con số 24% này không chỉ bao gồm nông dân, lao động phụ thuộc và lao động tự do có thu nhập thấp. Sự đa dạng về thành phần của lao động trong khu vực phi chính thức cũng có thể quan sát được ở nhiều nước khác. Ở khu vực châu Mỹ Latin, Da Costa và những người khác (2011) thấy rằng chỉ 20 % người lao động chưa được hưởng bảo hiểm xã hội là thuộc nhóm người dân có thu nhập thấp. Ở Việt Nam, ngay cả trong số những người lao động có thu nhập từ nhiều nguồn (làm công, thu nhập từ nông nghiệp, hoặc phi nông nghiệp), một số người có thu nhập bằng hoặc cao hơn thu nhập trung bình của người lao động. Người lao động thuộc khu vực phi chính thức không được hưởng bảo hiểm y tế bao gồm người lao động hưởng lương (15,5 %), nông dân (31,1

Page 517: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

518 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

%), lao động tự do phi nông nghiệp (17,8 %) và lao động có thu nhập từ nhiều nguồn (6,8 %) với thu nhập bằng hoặc cao hơn thu nhập trung bình của người lao động Việt Nam ; nông dân và lao động tự do (13 %) và người lao động có thu nhập từ nhiều nguồn (3,6 %) nhưng với thu nhập thấp ; người già, người tàn tật, người không có việc làm, v.v. (người không có việc làm chiếm 12,2 %).

Đồ thị 1: Đối tượng thuộc khu vực phi chính thức không được trợ giúp để tham gia bảo hiểm y tế

Thu nhập trung bình và cao - nông dân

Thu nhập trung bình và cao - lao động tự do phi nộng nghiệp

Thu nhập trung bình và cao - người làm nhiều nghề

Thu nhập thấp - nông dân và lao động tự do

Thu nhập thấp - lao động làm nhiều nghề

Không làm việc

Thu nhập trung bình và cao - người làm công ăn lương

Nguồn: Castel và những người khác (2000).

Quan điểm chung hiện nay ở Việt Nam là mở rộng dịch vụ bảo hiểm y tế đến các đối tượng này là đặc biệt khó. Một mặt, khó khăn trong việc lựa chọn đã khiến các cơ quan quản lý ngại tham gia vào các hoạt động đăng ký bảo hiểm : những người mua bảo hiểm tự nguyện hiện nay chủ yếu là những người có bệnh và cần được chăm sóc y tế. Trước tình trạng thâm hụt ngày càng lớn của hệ thống bảo hiểm y tế, năm 2007 các cơ quan quản lý đã quyết định tạm dừng áp dụng các sáng kiến, nhất là những chương trình phối hợp thực hiện cùng Hội phụ nữ và Hội nông dân, để tạo điều kiện cho người lao động thuộc khu vực phi chính thức có thể tham gia bảo hiểm y tế. Năm 2015, tham gia bảo hiểm y tế sẽ được quy định là bắt buộc với cả những đối tượng này, giúp giải quyết vấn đề hiện nay nếu chính phủ thực sự áp dụng chính sách bảo hiểm toàn dân. Cho đến nay, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế thấp

Page 518: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

519CHÍNH SÁCH

(12,5 % năm 2008 tương đương 2,6 triệu trên tổng số 20,7 triệu người) của nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức khiến người ta e rằng việc đảm bảo bảo hiểm y tế toàn dân là rất khó. Nếu chỉ nhìn thực tiễn đơn thuần cũng có thể thấy việc kiểm tra và đăng ký toàn bộ số lao động này sẽ là một công việc phức tạp và tốn kém.

Phân tích kết quả trả lời của các câu hỏi dành riêng cho chủ đề bảo hiểm y tế của đợt điều tra hộ gia đình do Tổng cục thống kê tiến hành năm 2006 (Castel và những người khác, 2010) đã chỉ ra rằng lý do chính mà người được hỏi đưa ra để giải thích việc họ không tham gia bảo hiểm không liên quan đến mức phí (20,7 %) mà liên quan tới việc họ thấy rằng bảo hiểm y tế không có lợi ích gì cho họ (36,7 %) và do họ không thể tiếp cận với các dịch vụ này (24,1 %). Trên thực tế, cho đến khi có Luật Bảo hiểm năm 2008, cá nhân chưa được phép tham gia bảo hiểm y tế, vì chỉ có thể đăng ký bảo hiểm theo nhóm và thông qua ủy ban xã, hội phụ nữ hoặc hội nông dân.

Phân tích tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế theo vùng cũng cho thấy tỷ lệ người dân được bảo hiểm y tế cao hơn ở các vùng mà dịch vụ cung cấp có vẻ dựa nhiều hơn vào nhu cầu của người dân. Ở khu vực Nam Trung Bộ, nơi có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trong giai đoạn 2006-2008 cao hơn hẳn so với các vùng khác. Có thể quan sát thấy là năm 2006, những người được bảo hiểm thường được đăng ký khám ở một bệnh viện (18 % đăng ký khám ở trung tâm y tế xã so với mức 32 % của cả nước) và người bệnh cũng phải đóng thêm chi phí bằng tiền túi ít hơn so với các tỉnh khác.

Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc người dân có quyết định tham gia hay không. Nghiên cứu của Castel (2009) về mức thanh toán dịch vụ bảo hiểm y tế ở tỉnh Kon Tum năm 2008 có thể gợi ý một thực tế là hiện nay bảo hiểm y tế ở Việt Nam vẫn chưa xóa bỏ hết được khoảng cách bất bình đẳng trong các dịch vụ chăm sóc. Ở tỉnh Kon Tum, gần như toàn bộ người dân trong tỉnh được bảo hiểm, vì phần lớn người dân nằm trong diện được nhà nước trợ cấp (người dân tộc, người nghèo, xã miền núi, vùng sâu vùng xa, v.v.). Tuy nhiên, trong số những người cùng giới tính, cùng nhóm tuổi và cùng một xã, đến bệnh viện khám vì cùng một vấn đề sức khỏe thì những người nghèo nhất và người dân tộc thường nhận được các dịch vụ chăm sóc kém hơn so với những bệnh nhân khác. Nhìn chung, người nghèo ở Việt Nam chỉ đến bệnh viện khi họ thực sự cần.

Page 519: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

520 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Các phân tích này có thể khiến chúng ta dự đoán rằng các chiến dịch tuyên truyền về bảo hiểm y tế có thể có ít tác động tới người lao động thuộc khu vực phi chính thức chưa được bảo hiểm. Cách tổ chức hiện nay trong việc thanh toán bảo hiểm theo sự vụ hoặc theo số người được bảo hiểm có đăng ký theo từng cơ sở khám chữa bệnh có thể sẽ không đảm bảo được sự công bằng trong chăm sóc y tế cho người lao động thuộc khu vực phi chính thức chừng nào dịch vụ chăm sóc y tế ở các trung tâm y tế xã chưa được cải thiện và chừng nào những người lao động thuộc khu vực này vẫn còn chưa được tạo điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ. Việc cải thiện dịch vụ ở các cơ sở khám chữa bệnh và giảm bất bình đẳng trong thăm khám y tế chắc chắn còn cần nhiều thời gian và tình trạng này sẽ giảm dần cùng với sự phát triển của đất nước.

Để tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của người lao động thuộc khu vực phi chính thức, còn nhiều việc khác cần làm như có thể đưa các biện pháp khuyến khích về tài chính vào trong các hợp đồng bảo hiểm ký kết giữa cơ quan bảo hiểm và các cơ sở y tế nhằm cải thiện các dịch vụ cung cấp cho các đối tượng người dân hiện nay còn đang bị sao nhãng. Tất nhiên để thực hiện được các chính sách như vậy, một mặt các cơ sở y tế và bảo hiểm y tế phải hợp tác với nhau trong việc đánh giá hiện trạng mức độ tiếp cận dịch vụ và mặt khác, bảo hiểm y tế cũng phải có vai trò chủ động (tất nhiên phải chấp nhận những rủi ro đi kèm) trong việc tìm cách giảm bất bình đẳng trong tiếp cận với các dịch vụ.

2. Bảo hiểm xã hội cho việc làm chính thức

Hệ thống bảo hiểm xã hội ở Việt Nam có hai phần: bắt buộc và tự nguyện. Chương trình bắt buộc chỉ bao gồm những người hưởng lương theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Chương trình tự nguyện, thành lập gần đây sau khi có Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, gồm tất cả các những đối tượng lao động khác. Chương trình bắt buộc bao gồm nhiều chương trình nhỏ (bảo hiểm ngắn hạn, bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất). Chương trình tự nguyện chỉ có chế độ hưu trí và bảo hiểm tử tuất. Cả hai chương trình đòi hỏi phải có đóng góp tối thiểu dựa trên mức lương tối thiểu.

Page 520: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

521CHÍNH SÁCH

Năm 2010, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ước tính có 9,4 triệu người tham gia. Hình 1 trình bày phân phối số lượng người đóng theo loại hình doanh nghiệp. Nếu vào năm 1995, nhân viên khối nhà nước chiếm hầu như toàn bộ số người đóng thì hiện tại họ chỉ chiếm chưa đến một nửa số người tham gia: 35% đối với các công chức và quân đội; 14% đối với lao động làm trong doanh nghiệp nhà nước. Các công ty tư nhân chiếm 25% và tiếp sau đó là các doanh nghiệp nước ngoài 21%. Được thành lập năm 2008, chương trình bảo hiểm tự nguyện thu hút số người tham gia vẫn còn nhỏ (khoảng 1% những người tham gia).

Dựa vào thông tin về đăng kí bảo hiểm y tế và loại hình việc làm của Tổng cục Thống kê 2006, Nguyễn Thị Thu Phương và Castel (2009) ước tính rằng năm 2006, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thu hút được 6,7 triệu (38,8%) trong tổng số 17,5 triệu người làm việc hưởng lương (không bao gồm những người thu nhập ít hơn mức lương tối thiểu). Những người đóng góp chỉ chiếm 12,9% dân số trong độ tuổi lao động, 16,2% tổng số lao động (không bao gồm những người đã về nghỉ hưu và làm thêm).

Mức độ trốn đóng góp, hoặc không đăng kí nhân viên theo quy định của luật bảo hiểm xã hội là lớn nhưng không đến mức phổ biến rộng rãi như gợi ý của những con số trong Bảng 1. Trên thực tế, hầu hết các hộ kinh doanh cá thể được miễn đăng kí kinh doanh. Theo Nghị định 88/2006/NĐ-CP1, chỉ các cơ sở nhỏ với doanh thu trên một ngưỡng tối thiểu (được xác định tại địa phương) mới phải đăng kí tại Phòng Đăng kí kinh doanh cấp huyện và phải thực hiện các thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận đăng kí thuế và được cấp mã số thuế (Cling và những người khác, 2010). Trong trường hợp của các nhân viên khu vực doanh nghiệp, chỉ những người có hợp đồng lao động trên 3 tháng mới phải đăng kí bảo hiểm xã hội. Do đó, tổng số người lao động cần đăng kí tham gia Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là tương đối nhỏ, và vì vậy quy mô bảo hiểm của bảo hiểm xã hội không tính bảo hiểm y tế là tương đối cao (69,4%).

1 Các cơ sở có 10 nhân viên trở lên hoặc có nhiều cơ sở kinh doanh chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Page 521: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

522 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

3. Bảo hiểm xã hội của việc làm phi chính thức trong khu vực chính thức

Việc làm phi chính thức và tình trạng phi chính thức vẫn tồn tại rộng rãi trong khu vực chính thức ở Việt Nam. Một mặt, nhiều doanh nghiệp tư nhân nhỏ không tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp lại đóng bảo hiểm theo mức lương thấp hơn nhiều mức lương thực trả. Ranh giới giữa chính thức và phi chính thức ở Việt Nam là rất mờ nhạt. Lao động chính thức cũng chỉ được bảo hiểm một phần.

Sử dụng dữ liệu từ cuộc Tổng điều tra doanh nghiệp của GSO năm 2006, Paulette Castel và Tô Trung Thành (2012) quan sát thấy rằng trong khi tỉ lệ tham gia đóng bảo hiểm của các doanh nghiệp nhà nước là rất cao (96,7%), các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (86,8%), các doanh nghiệp tư nhân có mức tham gia khá thấp (43,6%). Đồng thời, tỉ trọng đóng góp trong tiền lương của doanh nghiệp thấp một cách bất thường. Theo quy định, năm 2006 các khoản này phải chiếm 23% tổng số tiền lương mà các doanh nghiệp trả cho các nhân viên đăng kí (15% cho hưu trí và tử tuất, 4% dành cho nghỉ phép thai sản, ốm đau và các sự vụ liên quan đến gia đình, 1% cho thương tích và bệnh nghề nghiệp và 3% cho bảo hiểm y tế). Tuy nhiên, nói chung các mức này thấp hơn nhiều: ngay cả trong các doanh nghiệp khu vực nhà nước, phần đóng góp trong báo cáo tiền lương thường ở mức dưới tỉ lệ dự kiến (7,6% so với 23%).

Bảng 2: Khu vực doanh nghiệp – Tham gia Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2005)

Tổng Khu vực

nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Khu vực tư nhân

Số doanh nghiệp 129.208 3.366 4.142 121.699

Tổng số lao động1 6.222.430 1.625.589 1.339.474 3.257.362

Số doanh nghiệp trả đóng góp bảo hiểm xã hội 59.964 3.255 3.594 53.115

Tỉ lệ đóng góp 46,4 96,7 86,8 43,6

Tỉ trọng trong tổng việc làm 79,0 98,7 95,6 62,4

Tỉ trọng đóng góp2 trong báo cáo lương3 7,5 7,6 9,5 5,9

Nguồn: Tổng Điều tra Doanh nghiệp năm 2006, GSO; tính toán của tác giả. Ghi chú: 1/trung bình cộng của số nhân viên đầu năm và cuối năm; 2/gồm cả

đóng góp bảo hiểm xã hội, y tế, quỹ công đoàn của người sử dụng lao động và người lao động; 3/ số tiền cuối năm, báo cáo lương của các doanh nghiệp đóng góp.

Page 522: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

523CHÍNH SÁCH

Có ba yếu tố giải thích các mức độ đóng góp thấp. Thứ nhất, tại Việt Nam, các doanh nghiệp không bắt buộc phải khai báo đối tượng lao động ngắn hạn với hợp đồng ba tháng hoặc ít hơn. Thứ hai, trợ cấp, tiền thưởng và các trợ cấp khác không thuộc đối tượng đóng góp xã hội. Thứ ba, mức độ đóng góp của người lao động được tính trên mức lương ghi trong hợp đồng lao động của người lao động và doanh nghiệp không điều chỉnh ngay cả khi tiền lương được tăng lên. Kết quả là, số tiền đóng góp trả cho bảo hiểm xã hội dần dần giảm xuống theo thời gian trong tương quan với tiền lương mà người lao động thực nhận.

Kiểm tra chéo dữ liệu của Tổng Điều tra Doanh nghiệp với số liệu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, các tác giả thấy rằng khoảng 23,9% người lao động trong khu vực doanh nghiệp được tuyển dụng theo hợp đồng ngắn hạn và mức đóng góp được trả dựa trên mức lương đặc biệt thấp: bằng trung bình 46,4% của tiền lương thực trả trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 37,7% khu vực các doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Bảng 3: Ước tính các hợp đồng ngắn hạn không khai hoặc khai lương thấp (2005)

Tổng các khu vực

Khu vực Tư nhân

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Khu vực nhà nước

Số việc làm được bảo hiểm và hợp đồng ngắn hạn

Tổng số việc làm theo Điều tra (a) 4.918.249 2.033.191 1.339.474 1.625.589

Người lao động được bảo hiểm xã hội2 (b) 3.742.119 1.374.261 1.124.566 1.291.915

Người lao động hợp đồng ngắn hạn3 (a-b) 1.176.130 658.930 214.908 333.674

Tỉ trọng hợp đồng ngắn hạn trong tổng việc làm 23,9 32,4 16,0 20,5

Lương tháng trung bình và trốn đóng bảo hiểm hoặc báo cáo thấp tiền lương

Lương trung bình của doanh nghiệp theo Điều tra 1.577.276 2.101.708

Lương trung bình báo cáo Bảo hiểm Xã hội4 594.259 985.243

Tỉ trọng lương báo cáo cho Bảo hiểm Xã hội 37,7 46,9

Nguồn: Castel (2012).Ghi chú: 1/ Trong các doanh nghiệp báo cáo đóng góp bảo hiểm xã hội. 2/ dữ liệu hành chính của VSS, sau khi loại trừ nhân viên chính phủ, lao động

trong giáo dục công, quân đội, là khoảng 2.484.872 người năm 2005 (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).

3/ Tổng điều tra lao động trừ đi các dữ liệu hành chính của VSS.4/ dựa trên các dữ liệu hành chính của VSS về tổng số đóng góp bảo hiểm xã hội.

Page 523: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

524 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Việc sử dụng các hợp đồng ngắn hạn và việc trả các khoản đóng góp không dựa trên tiền lương thực trả, mà theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động không phải là cách làm vi phạm pháp luật. Các mánh khóe này rất phổ biến tại các doanh nghiệp. Một cuộc khảo sát doanh nghiệp gần đây do Ngân hàng Thế giới thực hiện cho thấy năm 2010, người lao động tạm thời chiếm 35,8% số nhân viên của các công ty được khảo sát so với mức trung bình 7% ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, và 9% ở các nước có dân số tương tự (IFC 2011). Ngoài ra, Paulette Castel và những người khác (2010) nhận thấy rằng chỉ có 1.218 doanh nghiệp trong tổng số 58.906 doanh nghiệp đăng kí với Bảo hiểm xã hội Việt Nam có mức đóng góp đầy đủ cho tất cả các nhân viên và dựa trên tiền lương thực trả.

Ngoài ra căn cứ vào biến thiên của tỉ trọng đóng góp bảo hiểm xã hội trong tiền lương của các doanh nghiệp, nghiên cứu cho thấy có thể người lao động tại Việt Nam là những người hưởng lợi nhiều nhất từ việc các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm hoặc báo cáo mức lương thấp được biểu hiện thông qua mức tiền lương ròng cao hơn. Giống như ở nhiều quốc gia khác, các công ty tại Việt Nam có thể tránh gánh nặng đóng góp bảo hiểm xã hội khi khai thấp đi thu nhập của người lao động. Dữ liệu cho thấy mức lương trung bình tại các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước có thể thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành trốn đóng bảo hiểm hoặc khai mức lương thấp. Mặt khác, nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm hoặc khai mức lương thấp có mức lợi nhuận cao hơn hoặc có doanh thu lớn trên từng nhân viên cao hơn.

Tình trạng này là đáng lo ngại vì nhiều lí do. Thứ nhất, quy mô đóng bảo hiểm và các khoản đóng góp không đầy đủ không tạo ra mức hưởng bảo hiểm xã hội đủ để thay thế thu nhập của người lao động khi ốm đau hoặc nghỉ hưu. Lí do thứ hai là hệ thống bảo hiểm rơi vào tình trạng đông cứng. Một mặt, người lao động không quan tâm đến bảo hiểm xã hội do không hiểu hoặc do thích lĩnh lương cao hơn thay vì sau này được hưởng bảo hiểm xã hội. Mặt khác, khi nhân viên thường xuyên nhẩy việc2, các doanh nghiệp tìm cách giảm hoặc tránh các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội để có tiền trả lương cao hơn nhằm thu hút và giữ chân người lao động. Do không hiểu biết

2 Một nghiên cứu của CIEM thấy rằng tỉ lệ thôi việc rất cao 43,4% ở các doanh nghiệp nước ngoài từ 2001-2003 (VDR 2006 tr. 94).

Page 524: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

525CHÍNH SÁCH

về các cơ chế bảo hiểm xã hội và do cảm nhận rằng bảo hiểm xã hội mang lại các lợi ích nhỏ và không quan trọng nên cả doanh nghiệp và người lao động càng không cảm thấy thiết tha đóng góp không khai báo hoặc khai báo thấp tiền lương. Nếu không thay đổi, tình trạng đóng băng hiện nay sẽ càng trầm trọng. Vì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội kéo dài (20 năm hoặc hơn), sự nghi ngờ và hiểu lầm sẽ bắt rễ sâu trong tâm trí của nhiều người lao động và gia đình của họ, và sẽ gây khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách trong tương lai khi cố gắng giải quyết vấn đề quy mô hạn chế của bảo hiểm. Thay đổi nhận thức trong tương lai sẽ càng khó hơn, giống như tình trạng đáng buồn về bảo hiểm hưu trí tại châu Mỹ Latin

4. Bảo hiểm xã hội trong khu vực phi chính thức

Hiện nay, hầu hết người lao động trong khu vực phi chính thức tại Việt Nam được khuyến khích tham gia chương trình bảo hiểm tự nguyện. Chương trình được lập năm 2008, vì vậy còn quá sớm để đánh giá mức độ thành công. Theo số liệu từ Thống kê việc làm của Tổng cục thống kê (2007), Cling và những người khác (2007) ước tính có 34 triệu việc làm trong khu vực phi chính thức (chiếm 71,8% tổng việc làm), 24 triệu trong lĩnh vực nông nghiệp và 11 triệu phi nông nghiệp. Ba nghiên cứu khảo sát mức độ tự nguyện của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tham gia chương trình bảo hiểm tự nguyện tại Việt Nam. Nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trong quá trình chuẩn bị Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2006 (Bales và Castel, 2005). Tiếp tục nghiên cứu thứ nhất, nghiên cứu thứ hai (Castel, 2008) phân tích các yếu tố quyết định sự tham gia. Nghiên cứu thứ ba thực hiện năm 2007 về quá trình chuyển đổi của những người tham gia Quỹ Hưu trí Nông dân tỉnh Nghệ An chuyển sang chương trình bảo hiểm hưu trí tự nguyện mới được thành lập ở cấp quốc gia theo luật ban hành năm 2006. Ba nghiên cứu cho thấy mong muốn của người lao động khu vực phi chính thức tham gia chương trình hưu trí tuy nhiên do mức đóng góp tối thiểu khá cao và việc nhiều người không đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu vì không thể đóng góp trong 20 năm nên tính hấp dẫn của chương trình hiện nay giảm đáng kể. Cũng giống như trong khu vực chính thức, về trung hạn, các chương trình hưu trí này không khả

Page 525: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

526 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

quan với số tham gia ít cũng như lợi ích được hưởng thấp. Do không ý thức được cơ chế của bảo hiểm xã hội cũng như chế độ đãi ngộ không đáng kể của hệ thống này mà sự quan tâm tham gia đóng góp bảo hiểm của những lao động còn trẻ tuổi trong khu vực phi chính thức cũng ít đi.

Tự nguyện tham gia chương trình hưu tríĐể phân tích sự tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức trong

việc đóng góp vào chương trình hưu trí, Bales và Castel (2005) dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát (có tính đại diện cho khu vực phi chính thức tại Việt Nam). Đối tượng điều tra gồm 3.412 hộ gia đình trong đó có ít nhất một thành viên làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, mang tính đại diện của khu vực này là nằm trên ngưỡng nghèo. Số đông những người trong độ tuổi lao động của các hộ gia đình này là lao động không hưởng lương (77,7%), lao động không có bảo hiểm xã hội (14,9%), lao động có bảo hiểm xã hội (7,4%); 30% số hộ thuần nông, chỉ có 27% số hộ là phi nông nghiệp và 43% số hộ là làm phối hợp cả hai hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Trong cuộc khảo sát, người được khảo sát được hỏi có muốn hay không muốn tham gia vào chương trình hưu trí tích lũy, hoạt động giống như tài khoản tiết kiệm tài chính dài hạn. Tất cả những người tham gia được hưởng quan hệ chi phí-lợi ích như nhau. Mức lương được hưởng khi về hưu được chính người tham gia bảo hiểm tích lũy dưới dạng tiết kiệm và bằng nhau đối với tất cả mọi người. Nhưng chương trình yêu cầu những người càng gần với tuổi về hưu thì mức đóng góp hằng tháng càng nhiều bởi cùng một khoản tiền được hưởng như người khác nhưng khoảng thời gian đóng góp của họ lại càng ít hơn.

Đa số người được hỏi (50,7%) tự nguyện tham gia chương trình hưu trí. Tuy nhiên, chỉ có 34,6% tự nguyện đóng góp số tiền công bằng về mặt thống kê; 16,5% sẽ tham gia nếu các khoản đóng góp thấp hơn (Xem Bảng 4). Phù hợp với dự kiến, phân tích các yếu tố quyết định tham gia (Castel, 2008) chỉ ra rằng người giàu hơn và có học vấn cao hơn có khả năng tham gia nhiều hơn. Điều ngạc nhiên là các hộ gia đình ở khu vực nông thôn mặc dù thường có mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ hơn ở đô thị lại có khuynh hướng tham gia đông hơn. Việc tham gia cũng nhạy cảm với mối quan hệ chi phí-lợi ích: tham gia giảm khi tỉ lệ đóng góp tăng (tỉ lệ đóng góp/thu nhập hộ gia đình), và tăng khi tỉ lệ thay thế tăng (tỉ lệ lợi ích/thu nhập hộ gia đình).

Page 526: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

527CHÍNH SÁCH

Bảng 4: Phân bố người trả lời phỏng vấn theo mức độ tự nguyện tham gia1

% tổng số người điều tra

% tổng số người điều tra có mức độ sẵn sàng được điều

chỉnh cho khả năng tiết kiệm2

Tổng số tự nguyện tham gia 51,5 50,7

Tự nguyện đóng góp mức đóng góp công bằng về mặt thống kê

Tổng 37,1 34,6

Lương tối thiểu ở tuổi 603 17,2 13,3

Nửa lương tối thiểu ở tuổi 60 15,7 15,7

Nửa lương tối thiểu ở tuổi 65 4,2 5,6

Tham gia nếu mức đóng góp thấp hơn mức công bằng theo thống kê

Tổng 14,4 16,5

Nửa lương tối thiểu ở tuổi 65 (trợ cấp 20%) 3,8 4,6

Nửa lương tối thiểu ở tuổi 65 (trợ cấp 40%) 2,6 3,5

Nửa lương tối thiểu ở tuổi 65 (trợ cấp 60%) 8,0 8,4

Không tham gia 48,5 48,9

Lợi ích quá thấp 4,3 4,3

Không quan tâm 44,2 44,6

Tổng số người điều tra 100,0 100,0

Nguồn: Bales và Castel, năm 2005.

Ghi chú: 1/ Một quá trình đấu thầu lặp đi lặp lại được xây dựng để tìm hiểu mong muốn tham gia. Trước tiên, người tham gia được hỏi có đồng ý trả một số tiền đóng góp nhất định để được hưởng khoản thu nhập hưu trí bằng một nửa tiền lương tối thiểu ở tuổi 60. Số tiền đóng góp tăng mạnh đối với những người nhiều tuổi vì họ phải tích lũy được cùng một số tiền tiết kiệm nhưng trong một thời gian ngắn hơn. Phản ứng của người tham gia phỏng vấn thu được thông qua câu hỏi. Những người không muốn tham gia theo lựa chọn đầu tiên được đề xuất đóng một số tiền thấp hơn cho mức lương hưu tương tự, nhưng ở tuổi 65 (cùng tương quan chi phí-lợi ích như trong lựa chọn đầu tiên) và sau đó giảm mức trợ cấp. 2/ Sự tham gia được điều chỉnh để đảm bảo tính nhất quán giữa mức độ đóng góp được chấp nhận và khả năng tiết kiệm hộ gia đình hàng tháng mà họ khai trong cuộc khảo sát. 3/ Những người tham gia nói rằng mức bảo hiểm bằng một nửa tiền lương tối thiểu là quá thấp và sẵn sàng trả tiền đóng góp cao hơn (số tiền công bằng về mặt thống kê) để nhận được trợ cấp bằng mức lương tối thiểu.

Page 527: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

528 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Các kết quả này được sử dụng để dự đoán mức độ tự nguyện tham gia chương trình bảo hiểm tự nguyện được ra đời từ sau Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2006. Đồ thị 1 và 2 so sánh tỉ lệ đóng góp và tỉ lệ thay thế của hai chương trình.Việc tham gia chương tình hưu trí tự nguyện mới ít tốn kém hơn chương trình đưa ra trong cuộc khảo sát, nhưng mức độ lợi ích thấp hơn nhiều, đặc biệt với những người lớn tuổi. Trên thực tế, những người không đóng đủ 20 năm thì khi về hưu chỉ nhận được một khoản tiền trợ cấp trọn gói trong một lần.

Đồ thị 2. Tỉ lệ đóng góp VSIIS và các chương trình hưu trí tự nguyện

Đồ thị 3. Tỉ lệ thay thế VSIIS và các chương trình hưu trí tự nguyện

0 0.2 0.4 0.6 0.8

1 1.2

15 - 19 tuổi

20 - 24

25 -29 tuổi

30 - 34 tuổi

35 - 39 tuổi

40 - 44 tuổi

45 - 49 tuổi

50 -54 tuổi

55 - 60 yrs

Tuổi của người được điều tra

Tỷ lệ

đón

g gó

p %

của

thu

nhập

hộ

gia đì

nh

CT hưu VSIIS CT hưu trí tự nguyện

tuổi

0 0.2 0.4 0.6 0.8

1 1.2

15 -19 tuổi

20 - 24 tuổi

25 - 29 tuổi

30 - 34 tuổi

35 -39 tuổi

40- 44 tuổi

45 - 49 tuổi

50- 54 tuổi

55 - 60 tuổi

Tỷ lệ

thay

thế

% của

th

u nh

ập hộ

gia đì

nh

CT hưu VSIIS CT hưu trí tự nguyện Tuổi của người được điều tra

Nguồn: Castel, 2008.

Do đó, trong khi tỉ lệ đóng góp thấp hơn sẽ khuyến khích người trẻ tuổi tự nguyện tham gia, thì mối quan hệ chi phí - lợi ích không hấp dẫn làm giảm sự tham gia của những người lớn tuổi. Mức độ tham gia của những người trẻ tuổi tăng từ các mức thấp hơn 60% lên mức trên 80%, trong khi sự tham gia của những người trên 50 tuổi giảm từ mức hơn 40% xuống thấp hơn 10% (Xem Bảng 5). Càng lớn tuổi thì mức độ tham gia càng ít đi bởi khi đó tương quan chi phí đóng góp và lợi ích được hưởng không còn hấp dẫn nữa. Các kết quả này gợi ý rằng người lao động độ tuổi trung niên từ 40 đến 55 tuổi tại Việt Nam gia nhập thị trường lao động ở đầu giai đoạn chuyển đổi và có ít cơ hội để tiết kiệm cho lúc về hưu có thể sẵn sàng tham gia vào quỹ hưu trí, nhưng các chương trình hiện nay lại không khuyến khích sự tham gia của họ.

Page 528: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

529CHÍNH SÁCH

Bảng 5: Dự báo mức độ tham gia quỹ bảo hiểm tự nguyện

Nhóm tuổi 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-60 Tổng

Tỉ lệ tham gia 60,6 87,7 86,3 84,0 72,2 41,5 8,1 0,4 0,2 48,8

Nguồn: Castel, 2008.

Những người tham gia Quỹ Hưu trí Nông dân Nghệ AnQuỹ Hưu trí Nông dân của tỉnh Nghệ An được thành lập năm 1998, trên

cơ sở tài khoản cá nhân nhưng do lợi ích hưu trí cao hơn mức độ tính toán bảo hiểm (von Hauff và Knop, 2004; Castel, 2005), nên Quỹ đã ngừng hoạt động vào năm 2009.

Tháng 3 năm 2007, Quỹ có 84.860 hội viên. Hầu hết những người tham gia là nông dân (74,3%) hoặc làm việc trong lĩnh vực dịch vụ (15,5%). Không có bằng chứng rõ ràng cho thấy các hội viên của Quỹ khá giả hơn so với những nhóm khác trong tỉnh Nghệ An: 49,1% khai mức thu nhập cá nhân bình quân đầu người thấp hơn mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, khi so sánh với phần còn lại của dân số của tỉnh thì thấy trình độ học vấn của họ cao hơn mức trung bình của nông dân và người làm nghề tự do của tỉnh Nghệ An như nêu trong Điều tra Hộ gia đình, 2006 của Tổng cục Thống kê (Xem Bảng 6). Số liệu cho thấy Quỹ bảo hiểm cho 6,9% lao động không hưởng lương của tỉnh.

Bảng 6: Trình độ học vấn của các hội viên Quỹ hưu trí, nông dân tỉnh Nghệ An

Hội viên Quỹ Hưu trí Lao động không theo chế độ lương1

tỉnh Nghệ An

Không có trình độ, vài năm tiểu học 2,2 0,3

Tiểu học 11,3 26,4

Trung học cơ sở 49,9 53,8

Trung học 36,7 19,0

Nguồn: Castel (2007).Ghi chú: 1/trên 15 tuổi và dưới tuổi về hưu; người về hưu làm thuê đã loại trừ.

Phần lớn những người tham gia ở độ tuổi trên 40 (Xem Bảng 7) và có mức đóng góp rất thấp. Trung bình, các thành viên đóng góp 25.843 đồng mỗi

Page 529: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

530 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

tháng và chỉ có 4,9% trong số này đóng số tiền bằng hoặc trên mức đóng góp tối thiểu bắt buộc trong hệ thống bảo hiểm tự nguyện quốc gia (72.000 đồng hoặc 16% mức lương tối thiểu năm 2007). Không có gì ngạc nhiên vì mức đóng góp là rất thấp, nên mức lương hưu dự kiến cũng rất thấp. Mức trung bình lương hưu năm 2009 là khoảng 76.000 đồng (khoảng 17% mức lương tối thiểu của năm 2007).

Bảng 7: Kết quả đánh giá theo nhóm tuổi hội viên Quỹ Hưu trí nông dân tỉnh Nghệ An

Nhóm tuổi Số lượng Tỉ trọng trong toàn bộ thành viên

Mức đóng góp trung bình

Đóng góp 72,0001 hoặc % cao hơn

15 đến 19 tuổi 133 0,2 22,737 4,5

20 đến 24 tuổi 1,545 2,1 22,144 4,5

25 đến 29 tuổi 4,550 6,1 22,070 3,2

30 đến 34 tuổi 10,353 13,8 21,656 3,0

35 đến 39 tuổi 15,513 20,6 22,180 3,1

40 đến 44 tuổi 17,838 23,7 23,167 3,3

45 đến 49 tuổi 16,033 21,3 27,165 4,9

50 đến 54 tuổi 7,239 9,6 38,691 11,4

55 đến 64 tuổi 1,930 2,6 55,360 26,7

Tổng2 75,134 100,0 25,843 4,9

Nguồn: Castel (2007).

Lưu ý: 1/ Sổ sách của Quỹ Hưu trí ghi là có 75.283 hội viên. Các hội viên không có tuổi, tuổi bằng hoặc dưới 14, hoặc 65 tuổi trở lên, hoặc có dữ liệu không chính xác được loại trừ. 2/ 16% mức lương tối thiểu năm 2006.

Để tìm hiểu về mong đợi của người tham gia và khả năng tham gia, ILSSA thực hiện 1 cuộc khảo sát trong đó người trả lời được cung cấp thông tin về các lựa chọn tùy theo số tiền họ đã tiết kiệm trong Quỹ3. Vì chương trình hưu trí tự nguyện yêu cầu những người tham gia phải đóng góp đủ 20 năm nên cuộc điều tra mở rộng hơn thêm đối tượng nữ trên 40 và nam đến 45 về khả năng đóng góp bù vào những năm còn thiếu.

3 Dựa trên tuổi, giới tính, số năm tham gia và số tiền đã đóng, người được phỏng vấn được xem các bảng có các mức lương hưu hoặc tổng số tiền có thể được lĩnh trong cả hai chương trình.

Page 530: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

531CHÍNH SÁCH

Trong số những người được hỏi trẻ tuổi nhất, chỉ có 58,3% có vẻ sẵn sàng tham gia các chương trình hưu trí tự nguyện; 19,9% bày tỏ sẽ tham gia nếu mức đóng góp giảm từ 72.000 xuống 50.000 đồng (hoặc từ 16% xuống 11,1% mức lương tối thiểu4) ngay cả khi lợi ích dự kiến dựa trên mức đóng góp này có thể thấp hơn. Trong số những người tham gia lớn tuổi nhất, 39,1% mong muốn tham gia chương trình hưu trí tự nguyện và sẵn sàng đóng góp nếu khoản tiền phải đóng góp là ít hơn.

Năm 2009, các hội viên của Quỹ Hưu trí nông dân tỉnh Nghệ An được lựa chọn giữa việc lĩnh một khoản tiền cho toàn bộ quá trình đóng góp hoặc tiếp tục tham gia chương trình bảo hiểm hưu trí tự nguyện quốc gia, thành lập theo luật năm 2006. Tiết kiệm lũy kế từ Quỹ được chuyển thành số năm đóng góp tương ứng trong chương trình quốc gia. Hội viên có thể đóng góp thêm nhưng bị hạn chế nhiều hơn so với các lựa chọn được dự kiến trong cuộc khảo sát: với điều kiện nếu số năm đóng góp trong chương trình mới thấp hơn so với số năm mà họ đã thực sự đóng góp cho Quỹ5. Kết quả là, chỉ chuyển được tối đa 10 năm không tính đối tượng là nữ trên 50 tuổi và nam trên 55 tuổi. Theo tài liệu chính thức của Quỹ, 25.650 người trong tổng số 86.012 thành viên đăng kí năm 2009 (29,8%) quyết định tiếp tục chuyển sang tham gia chương trình hưu trí tự nguyện quốc gia.

5. Kết luận và gợi ý chính sách.

Đối với bảo hiểm y tế, những hỗ trợ của Chính phủ đã mở rộng đối tượng được hưởng. Bảo hiểm y tế đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, khu vực kinh tế phi chính thức với số lượng 24 triệu lao động, dường như không được hưởng lợi gì từ những tiến bộ này và có vẻ như vẫn đứng cách xa với hệ thống. Quyết tâm được đưa ra trong Luật năm 2008 về mục tiêu bảo hiểm phổ quát toàn dân vào năm 2015 sẽ giúp hình thành một môi trường thể chế thuận lợi cho người tham gia. Ngoài các tiêu chí tài chính, sự thiếu vắng hiện nay còn liên quan tới những yếu kém trong thái độ đón tiếp và chăm sóc của

4 Lương tối thiểu sử dụng trong bài này là mức lương tại tháng 10 năm 2006 là 450.000 đồng/tháng.5 Có thể mua hơn 10 năm nếu cần thiết để được nhận lương hưu khi về hưu.

Page 531: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

532 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

các cơ sở y tế đối với đối tượng khách hàng này. Trong một số trường hợp, bảo hiểm y tế không giúp xoá bỏ bất bình đẳng trong chăm sóc y tế. Việc áp dụng những chính sách có chọn lựa và đồng thuận giữa cơ sở y tế và cơ quan bảo hiểm cùng với việc thay đổi thái độ của cơ sở y tế trong chăm sóc mọi tầng lớp xã hội có thể thúc đẩy nhanh hơn những tiến bộ trong bảo hiểm y tế dành cho người lao động thuộc khu vực phi chính thức.

Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, ngoài bảo hiểm y tế, cấu trúc chung của hệ thống, sự vận hành và mối tương quan chi phí - lợi ích không khuyến khích sự tham gia.

Trong chương trình bắt buộc và khu vực chính thức, các kẽ hở trong chính sách là nguyên nhân khiến 23,9% lao động làm việc tại doanh nghiệp không được bảo hiểm và khiến các khoản đóng góp dựa trên mức lương thấp hơn nhiều so với mức lương thực trả. Trong các chương trình tự nguyện và khu vực phi chính thức, người lao động trung niên gần với tuổi về hưu, trên 40 đối với nữ và trên 45 đối với nam, là những đối tượng muốn đăng ký tham gia nhưng lại ít cơ hội có thể đóng đủ số năm theo quy định để được hưởng lương hưu.

Hơn nữa, mức lợi ích được hưởng thấp (lương hưu, trợ cấp ốm đau, thai sản, v.v) của những người tham gia, hiện tại do khai tiền lương thấp, cũng như số lượng ngày càng nhiều người lao động đến tuổi nghỉ hưu mà không được hưởng lương hưu, càng làm cho người dân có cảm giác rằng bảo hiểm xã hội không có ích lợi. Sự thiếu hiểu biết về nguyên nhân của tình trạng này khiến một bộ phận người lao động cho rằng bảo hiểm xã hội không đáng tin cậy.

Chương trình hưu trí rất mờ nhạt. Hiện nay, chỉ có những người đã làm việc lâu năm trong nhà nước mới tích luỹ đủ số năm đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu. Trong những năm tới, số lượng tương đối thấp của những đối tượng không thuộc khu vực công và được hưởng lương hưu cũng sẽ không thể giúp nâng cao uy tín của chương trình này đối với người dân nói chung.

Tất cả những yếu tố tăng cường lẫn nhau trong việc làm giảm sự tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Nếu không thay đổi, mức độ tham gia thấp và việc khai thấp tiền lương sẽ tiếp tục gây ra thất vọng làm giảm mức độ tự nguyện tham gia. Số lượng ít ỏi những người có tuổi được bảo hiểm càng làm cho người dân và những người lao động trẻ tuổi trong khu vực phi chính thức nghĩ rằng chương trình bảo hiểm xã hội không phải dành cho họ.

Page 532: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

533CHÍNH SÁCH

Để khuyến khích tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội, cần ban hành những điều luật, quy định mới, cải thiện cấu trúc của hệ thống, xoá bỏ những khiếm khuyết, áp dụng những cơ chế cho phép tối ưu hóa quá trình vận hành và các quy định phải được tôn trọng.

Rỡ bỏ những rào cản hiện nay đang cản trở sự tham gia bảo hiểm xã hội của các lao động chính thức, những biện pháp cải cách cần được thảo luận và đồng thuận giữa các tác nhân. Người lao động và doanh nghiệp cần tự thay đổi. Hiện nay, sức ép của thị trường lao động buộc các doanh nghiệp phải giảm thiểu chi phí đóng góp xã hội để có thể thu hút và giữ chân người lao động với mức lương ròng cao hơn. Những hành vi mang tính cá nhân này chỉ có thể được thay đổi thông qua áp dụng những chính sách đồng thuận để những thay đổi được chấp thuận và phối hợp trong khu vực các doanh nghiệp. Bên cạnh doanh nghiệp, sự tham gia từ phía người lao động trong việc xây dựng những chương trình cải cách cũng giúp gảm bớt sự thiếu hiểu biết hiện nay của người dân nói chung về vai trò và khả năng của bảo hiểm xã hội cũng như dự báo những cú sốc về mặt xã hội.

Rỡ bỏ những rào cản hiện nay đang cản trở sự tham gia của các lao động trong khu vực phi chính thức cũng cần áp dụng những chính sách mục tiêu tạo thuận lợi cho áp dụng bảo hiểm hưu trí cho người lao động có tuổi. Thật vậy, nếu các chính sách mới chỉ hỗ trợ cho bộ phận nghèo tham gia bảo hiểm [VDR, 2006], matching-contributions [Da Costa, và những người khác, 2011], thì bảo hiểm hưu trí cho người có tuổi sẽ chỉ tăng rất chậm chạp do thời gian tham gia đóng góp phải đủ 20 năm. Hệ thống do đó sẽ rất mờ nhạt.

Từ góc độ tài chính, quy định bắt buộc của bảo hiểm hưu trí là thời gian đóng góp tối thiểu (15 đến 20 năm tuỳ trường hợp) giải thích sự cần thiết hạn chế hành vi lạm dụng (free-riding). Xét một cách logic, thời gian đóng góp càng ngắn thì mức lương hưu được hưởng càng ít. Tuy nhiên, mức lương hưu quá thấp của người cao tuổi được coi là khó chấp nhận về mặt xã hội. Vì vậy sau một thời gian, có khả năng quỹ lương hưu hoặc ngân sách Nhà nước buộc phải đẩy “lương hưu quá thấp” lên mức tối thiểu để được xã hội chấp nhận. Việc này đem lại lợi cho những người nghèo không thể đóng góp số tiền cao hơn và cả những người không nghèo được hưởng lương hưu cao hơn so với mức đóng góp của họ. Sự lạm dụng và mức độ bao cấp quá mức

Page 533: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

534 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

có thể làm suy yếu tính bền vững về tài chính của hệ thống hưu trí6. Muốn tăng nhanh số lượng người có tuổi được hưởng bảo hiểm hưu trí cần áp dụng những chính sách mục tiêu (có hoặc không có bao cấp của nhà nước) để giúp những người sắp đến tuổi về hưu có thể bổ sung cho đủ số năm đóng góp theo quy định.

Một cách tiếp cận sáng tạo ở Thành Đô, Trung Quốc (O’Keefe và Wang, 2010), dựa trên “mối quan hệ ràng buộc gia đình”. Ở Thành Đô, để được hưởng lương hưu ở tuổi 60, đòi hỏi phải có 15 năm đóng góp. Những người trong độ tuổi tuổi từ 45 đến 60 có thể “mua” những năm còn thiếu để được hưởng lương hưu và những người đã trên 60 cũng có thể nhận được lương hưu cơ bản nếu con cái của họ chấp nhận đóng góp.

Các chính sách đồng thuận giữa các tác nhân khác nhau, với mục tiêu hướng tới những người có tuổi và những người gần đến tuổi về hưu cần được đưa bổ sung vào quá trình cải cách. Mục đích là cải thiện cơ cấu và vận hành của hệ thống bảo hiểm xã hội, đồng thời tránh được những lợi ích cá nhân trong ngắn hạn của cả người lao động và doanh nghiệp cũng như, sự yếu kém trong bảo hiểm hưu trí dành cho người có tuổi. Tất cả những điều này ngăn cản và làm giảm cơ hội đạt mục tiêu bảo hiểm phổ quát toàn dân cho dù có tăng trưởng trong nhiều thập kỷ.

Tài liệu tham khảo

Bales Sarah and Paulette Castel (2005): Survey on Voluntary Social Insurance for the Informal Sector in Vietnam (VSIIS): Policy implications, report ASEM-II trust fund Project Development of Social Insurance Law in Vietnam, Ministry of Labor Invalids and Social Affairs of Vietnam (unpublished).

Barr Abigail and Truman Packard (2003) Preferences, constrains and alternative to coverage under Peru’s pension system. Background paper for the Regional Study on Social Security Reform, World Bank.

Berheim B. Douglas and Antonio Rangel (2005): Behavioral Public

6 Đây là các lý do thúc đẩy các cải cách trong những năm 80 và 90 loại bỏ các yếu tố tái phân phối thu nhập của hệ thống hưu trí.

Page 534: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

535CHÍNH SÁCH

Economics: Welfare and policy analysis with non-standard decision makers NBER Working paper series 11518.

Berheim B. Douglas (2011): Behavioral Public Economics, presentation December. http://elsa.berkeley.edu/~burch/bernheim-presentation.pdf

Bucheli Marisa, Forteza Alvaro and Rossi Ianina (2007). Work history and the access to contributory pensions. The case of Uruguay. Documento de trabajo16/07 dECON- Universidad de la Republica, Uruguay.

Castel Paulette (2005) Financial Sustainability of the Nghe An Voluntary Pension Fund, Ministry of Labor Invalids and Social Affairs of Vietnam (unpublished).

Castel Paulette (2007): Nghe An Voluntary Pension Fund - Transition to the national scheme

Policy options. Ministry of Labor Invalids and Social Affairs of Vietnam (unpublished).

Castel Paulette (2008) Voluntary Defined Benefit Pension System Willingness toparticipate the case of Vietnam. Asian Social Policy in Comparative Perspective: Conference Proceedings http://www.welfareacademy.org/pubs/international/policy_exchanges/asp_papers/index1.shtml

Cling Jean-Pierre Razafindrakoto Mireille, Roubaud Francois (2011): The informal economy in Vietnam. Study for the ILO http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-hanoi/documents/publication/wcms_171370.pdf

Cling Jean-Pierre, Lê Văn Dụy, Merceron Sébastien, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Hữu Chí, Phan T. Ngọc Trâm, Razafindrakoto Mireille, Roubaud François and Torelli Constance (2009): The Informal Sector in Vietnam: A focus on Hanoi and Ho Chi Minh City. ISS-GSO/DIAL-IRD

Forteza Alvaro, Leonardo Lucchetti and Montserrat Pallares-Miralles (2009) Measuring the coverage gap in Robert Holzmann, David A. Robalino, and Noriyuki Takayama, eds: Closing the coverage gap the role of social pensions and other retirement income transfers, World Bank.

IFC (2011): Vietnam. Enterprise surveys Country Note Series http://www.enterprisesurveys.org/~/media/FPDKM/EnterpriseSurveys/

Documents/Country%20Notes/Vietnam-2011.pdfILSSA (2010): Social Protection Strategy Period 2011-2020 (7th draft).

Page 535: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

536 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Institute for Labour Science and Social Affairs - Ministry of Labour, Invalids, and Social Affairs (MOLISA) of Vietnam (unpublished)

Nguyen Thi Thu Phuong and Paulette Castel (2009) Voluntary pension system in Vietnam: Challenge of expanding coverage. Working paper Vietnamese Academy of Social Sciences Poverty Assessment, Centre for Analysis and Forecasting. http://bit.ly/ST7phz.

O’Keefe Philip and Dewen Wang (2010): Closing the coverage gap – Evolution and issues for rural pensions in China. Conference: Ageing in Asia, Beijing, Chengdu.

PACKARD, T. (2002), “Pooling, Savings and Prevention: Mitigating the Risk of Old Age Poverty in Chile” Background Paper for Regional Study on Social Security Reform, Office of the Chief Economist, Latin America and Caribbean Regional Office, World bank, Washington, D.C.

Palacios Robert and Montserrat Pallares (2000): International patterns of pension provision Social Protection Discussion Paper Series 9, World Bank

Palacios Robert and David Robalino (2009): Matching defined contributions: a way to increase pension coverage in Robert Holzmann, David A. Robalino, and Noriyuki Takayama, eds: Closing the coverage gap the role of social pensions and other retirement income transfers, World Bank, Washington, D.C.

Rofman Rafael y María Laura Oliveri eds. (2011): La Cobertura de los Sistemas Previsionales en América Latina: Conceptos e Indicadores, Social Protection Discussion Paper Series Nº 7 World Bank

Rofman Rafael and Leonardo Lucchetti (2006): Pension Systems in Latin America: Concepts and Measurements of Coverage. Social Protection Discussion Paper Series 616, World Bank.

DA COSTA, R., J.R. DE LAIGLESIA, E. MARTINEZ and Á. MELGUIZO (2011), “The Economy of the Possible: Pensions and Informality in Latin America”, OECD Working Paper, No. 295.

Von Hauff M. and M.R. Knop (2004) Social security for the poor Ministry of Labor Invalids and Social Affairs of Vietnam - GTZ (unpublished).

VDR (2006) Vietnam Development Report: Business 2006. Joint Donor Report to the Vietnam Consultative Group Meeting Hanoi. http://siteresources.worldbank.org/INTVIETNAM/Resources/vdr_2006_english.pdf

Page 536: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ

Marc Bacchetta, Tổ chức Thương mại Thế giới, Geneva, Thụy Sĩ.Juana P. Bustamante, Tổ chức Lao động Quốc tế, Viện Nghiên cứu Lao

động Quốc tế, Geneva, Thụy Sĩ.Paulette Castel, Chuyên gia tư vấn độc lập về việc làm, Washington D.C,

Hoa Kỳ.Jean-Pierre Cling, Đại học Paris 13, CEPN (UMR CNRS) và UMR DIAL,

Villetaneuse. Ekkehard Ernst, Tổ chức Lao động Quốc tế, Viện Nghiên cứu Lao động

Quốc tế, Geneva, Thụy Sĩ.Sylvie Fanchette, IRD, UMR CEPED, Paris.Michael GRIMM, Viện Quốc tế về Khoa học Xã hội, Đại học Erasmus

Rotterdam, The Hague, Hà Lan.Fernando Groisman, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Kĩ thuật Quốc gia

(CONICET) và Khoa Khoa học kinh tế Đại học Buenos Aires (UBA), Argentina. Flore Gubert, IRD, UMR DIAL, Paris.Javier Herrera, IRD, UMR DIAL, Paris.Nancy Hidalgo, Viện Thống kê Quốc gia, Lima, Peru.Ousman Koriko, Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế và Thống kê châu Phi

Sahara, Bamako, Mali.Stéphane Lagrée, Văn phòng Điều phối hợp tác với Cộng đồng Pháp ngữ,

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.Emmanuelle Lavallée, Đại học Paris Dauphine, UMR DIAL, Paris.Jann Lay, Viện Nghiên cứu Toàn cầu và Khu vực Đức (GIGA), Hamburg và

Đại học Göttingen, Đức.Roxana Maurizio, Đại học Quốc gia Sarmiento và CONICET, Argentina.Pierre Nguetse Tegoum, Bộ Kinh tế, Kế hoạch và Quy hoạch lãnh thổ,

Yaoundé, Cameroun.Nguyễn Hữu Chí, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội và Đại học Paris 13,

Villetaneuse.

Page 537: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

Nguyễn Xuân Hoản, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam.

Christophe Jalil Nordman, IRD, UMR DIAL, Paris.Xavier Oudin, IRD, UMR DIAL, Paris.Laure Pasquier-Doumer, IRD, UMR DIAL, Paris.Faly Hery Rakotomanana, Viện Thống kê Quốc gia Antananarivo,

Madagascar .Mireille Razafindrakoto, IRD, UMR DIAL, Paris.François Roubaud, IRD, UMR DIAL, Paris.Andrea Salvani, Tổ chức Lao động Quốc tế, Hà Nội, Việt Nam.Francisco Verdera, Đại học Công giáo Peru (Lima) và Tổ chức Lao động

Quốc tế tại Peru.Jean-Michel Wachsberger, Đại học Lille 3, UMR DIAL, Paris.

Page 538: Kinh tế phi chính thức - vietnam.ird.frte+phi+chinh+thuc_2-1.04_final.pdf · ĐỘNG THÁI VI MÔ ... 4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến

In 2.000 bản, khổ 17 x 25,5cm.Tại Nhà in Tổng cục Hậu cần

Giấy đăng kí kế hoạch xuất bản số ...-2013/CXB/...-.../TrT. Quyết định xuất bản số .../QĐ-NXB TrT

của NXB Tri thức ngày ..../03/2013.In xong và nộp lưu chiểu Quý II năm 2013.

NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

P. Phát hành: (84-4) 3944 7279 - (84-4) 3945 4661Fax: (84-4) 3945 4660

E-mail: [email protected] Website: www.nxbtrithuc.com.vnwww.muasach.nxbtrithuc.com.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản: CHU HẢO

NHÓM BIÊN SOẠN: JEAN-PIERRE CLING ĐỖ HOÀI NAM STÉPHANE LAGRÉE MIREILLE RAZAFINDRAKOTO FRANÇOIS ROUBAUD

Kinh tế phi chính thứctại các nước đang phát triển

Biên tập: Nguyễn Bích Thủy Bùi Thu TrangTrình bày: Trần Thị TuyếtThiết kế bìa: Trần Thu Vân