GIÁO TRÌNHtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/...tế phải được trang bị...

10
TS. PHẠM HỔNG HẢI (CHỦ BIÊN) PGS.TS. TRẦN CHÍ THIỆN - GS.TS. PHẠM HUY DŨNG GIÁO TRÌNH NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Transcript of GIÁO TRÌNHtailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/...tế phải được trang bị...

TS. PHẠM HỔNG HẢI (C H Ủ BIÊN)

PGS.TS. TRẦN CH Í THIỆN - GS.TS. PHẠM HUY DŨNG

GIÁO TRÌNH

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TS. PHẠM HỒNG HẢI (Chủ biên)PGS.TS. TRẰN CHÍ THIỆN - GS.TS. PHẠM HUY DŨNG

GIÁO t r ìn h

CẦU VÀ NHU CẦU

CHĂM SÓC SỨC KHỎE

NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2015

- , 02 -22 M Ã SÓ : -------------------

Đ HTN-2015

Biên mục trên xuất bản phẩm của Trung tâm Học liệu - Đại học Thái NguyênGiáo trình cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe: Phạm Hồng Hải (chủ

biên), Trần Chí Thiện, Phạm Huy Dũng. - Thái Nguyên: Đại học Thai Nguyên 2015. - 213 tr .; 24 cm.

ISBN: 978-604-915-237-51 .Kinh tế y tế - Giáo trinh. 2.Dịch vụ y tế - Khía cạnh kinh tế. 3.Bao hiểm

y tế. 4.Dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 5. Giáo dục sức khỏe. I. Trần, Chi Thiện. II. Phạm, Huy Dũng.

338.4 -d c l4

2

DANH MUC TIT NGU' VIET TAT

BHYT

BNHS

CSSK

CSSKBD

DOTS

GDSK

HIS

MPC

MSB

MSC

QALY

TCYTQG

British National Health Service

Directly Observed Treatment Short Course

Health Insurance Study

Marginal Private Cost

Marginal Social Benefit

Marginal Social Cost

Quality Adjusted Life Years

Bao hiem Y te

Dich vu cham soc y te toan cau Anh Quoc

Cham soc sure khoe

Cham soc siic khoe ban dau

Hoa tri lieu ngan ngay co kiem soat

Giao due sue khoe

Nghien ciru Bao hiem Y te

Chi phi tu nhan bien

Loi ich xa hoi bien

Chi phi xa hoi bien

So nam song dieu chinh theo chat luong

Tai chinh Y te Quoc gia

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh tế y tế là một môn khoa học quan trọng của ngành Kinh tế vàY tế công cộng. Việc ứng dụng các kiến thức của kinh tế vào lĩnh vực y tế để tối đa hóa hiệu quả các nguồn lực y tế đòi hỏi những nhà quản lý y tế phải được trang bị không chỉ kiến thức về Kinh tế y tế mà còn cả kỹ năng vận dụng chúng trong quản lý hệ thống y tế.

Giáo trình cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe được biên soạn nhằm phục vụ cho việc học tập và giảng dạy của sinh viên và giảng viên các trường đại học khối ngành Kinh tế, Y tế công cộng nói chung và Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên nói riêng. Để hoàn thiện giáo trình này, tập thể tác giả đã tham khảo nhiều công trình trong và ngoài nước, đồng thời có liên hệ đến thực tiễn của các nước trên thế giới và Việt Nam. Tham gia biên soạn, chỉnh lý cuốn giáo trình này gồm tập thể các chuyên gia, các nhà khoa học của trường Đại học Thăng Long và tập thể cán bộ giảng viên Bộ môn Kinh tế y tế thuộc trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.

Giáo trình cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe gồm 8 chương do TS. Phạm Hồng Hải làm chủ biên, cùng với sự tham gia nghiên cứu biên soạn của các tác giả: PGS.TS. Trần Chí Thiện, GS.TS. Phạm Huy Dũng ThS. Nguyễn Phương Mai, Lê Thùy Linh và Nguyễn Thị Thu Trang.

Tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện để xuất bản cuốn giáo trình này; xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thăng Long đã phối hợp tổ chức biên soạn và cung

4

cấp tài liệu; cuốn giáo trình này không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ, cố vấn chuyên môn của GS.TS. Phạm Huy Dũng, GS.TS. Trương Việt Dũng, PGS.TS. Đồng Xuân Ninh, PGS.TS. Đào Xuân Vinh và nhiều nhà khoa học khác.

Với thời gian hạn chế nên Giáo trình cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe khó tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý độc giả để cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần tái bản.

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!

Thay mặt tập thể tác giả

TS. Phạm Hồng Hải

5

Chương 1

ĐẠI CƯƠNG VÈ CẦU VÀ NHU CẦU

CHĂM SÓC SỨC KHỎE

1. Định nghĩa nhu cầu và một số đặc điểm của nhu cầu chăm sóc sức khỏe

Nhu cầu bao gồm những cảm giác thiếu hụt của con người về một cái gì đó và cần được thỏa mãn. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu cơ bản được giảm mạnh và được thay thế bằng nhu cầu được ăn ngon, mặc đẹp, vui chơi, giải trí và hưởng thụ cuộc sống.

Mong muốn là nhu cầu đặc thù, đặc trưng cho một phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng của một khu vực, vùng miền và nó mang tính khách quan. Chẳng hạn như lon Coca-cola ở Mỹ có độ ngọt ít, độ ga nhiều, còn ở Việt Nam thì ngược lại, Coca-cola có độ ngọt nhiều và độ ga ít hơn.

Để nghiên cứu về nhu cầu của con người, Maslow đưa ra tháp nhu cầu như sau:

6Hình 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow

Bảng phân loại của "Maslow" phản ánh được thứ bậc của các nhu cầu, và có thể được sắp xếp như sau:

- Những nhu cầu về thể chất.

- Những nhu cầu về an toàn an ninh.

- Những nhu cầu thuộc về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu thương).

- Những nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng.

- Những nhu cầu về sự tự hoạt động bao gồm sự tự hoàn thiện, lòng ao ước muốn hiểu biết cùng với những nhu cầu về thẩm mỹ.

Những nhu cầu ở mức độ thấp luôn tồn tại, cho đến khi những nhu cầu đã được thỏa mãn con người có khả năng chuyển sang những nhu cấu khác ở mức độ cao hơn.

Khi một người (người bệnh) đòi hỏi có nhu cầu cao hơn, việc ấy chứng tỏ họ có sự khỏe khoắn trong tâm hồn và thể chất.

Hệ thống thứ bậc của các nhu cầu rất hữu ích để làm nền tảng trong việc nhận định về sức chịu đựng của người bệnh, những giới hạn và nhu cầu đòi hỏi sự can thiệp của các can thiệp y tế.

Bảng 1.1: Hệ thống thứ bậc các nhu cầu

MỨC CAO Nhu cấu về sự tự hoàn thiện

Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng

Nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu thương).

MỨCTHẤP

Nhu cầu về an toàn và an ninh

Nhu cầu về thể chất và sinh lý

- Nhu câu vê thê chât và sinh lý là nên tảng của hệ thông phân câp nhu cầu, và được ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu thể chất bao gồm: oxy, thức ăn, nước uống, bài tiết, vận động, ngủ, nghỉ ngơi... Các nhu cầu này cần

7

được đáp ứng tối thiểu để duy trì sự sống. Đáp ứng nhu cầu thể chất là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc cho trẻ em, người già, người có khuyết tật và người ốm. Bởi vì, những nhóm người này cần sự hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu cho chính họ.

- Nhu cầu an toàn và được bảo vệ được xếp ưu tiên sau nhu cầu thể chất bao hàm cả an toàn về tính mạng và an toàn về tinh thần. An toàn về tính mạng nghĩa là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh được mọi sự sợ hãi, lo lắng. Người bệnh khi vào bệnh viện có sự đòi hỏi rất cao về nhu cầu an toàn và bảo vệ vì cuộc sống, tính mạng của họ phụ thuộc vào cán bộ y tế.

Để giúp bảo vệ người bệnh khỏi bị nguy hiểm, người điều dưỡng phải biết rõ tính chất, đặc điểm của bệnh nhân và nhận biết rõ bất kỳ những tai biến nào có thể xảy đến cho bệnh nhân, và nếu có biến chứng xảy ra, người điều dưỡng có thể xử trí một cách thông minh.

- Nhu cầu tình cảm và quan hệ: Mọi người đều có nhu cầu tình cảm quan hệ bạn bè, hàng xóm, gia đình và xã hội. Các nhu cầu này được xếp vào nhu cầu ở mức cao. Nó bao hàm sự trao - nhận tình cảm và cảm giác là thành viên của gia đình, đoàn thể, xã hội.... Người không được đáp ứng về tình cảm, không có mối quan hệ bạn bè, xã hội có cảm giác buồn tẻ và cô lập. Người điều dưỡng cần xem xét nhu cầu này của bệnh nhân khi lập kế hoạch chăm sóc.

- Nhu cầu được tôn trọng: Sự tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tính độc lập. Khi sự tôn trọng không được đáp ứng người ta tin rằng họ không được người khác chấp nhận nên sinh ra cảm giác cô độc và tự ty. Điều dưỡng đáp ứng nhu cầu này của người bệnh bằng thái độ thân mật, niềm nở và chú ý lắng nghe ý kiến của người bệnh.

- Nhu cầu tự hoàn thiện: là mức cao nhất trong hệ thống phân loại nhu câu của Maslow và Maslow đánh giá răng chỉ 1% dân số trưởng thành đã từng đạt đến mức độ tự hoàn thiện. Nhu cầu tự hoàn thiện diễn ra trong suôt đời, nó chỉ xuât hiện khi các nhu cầu dưới nó được đáp ứng trong những chừng mực nhất định. Các nhu cầu cơ bản càng được đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng tạo và tự hoàn thiện ở mỗi cá thể.

8

Người điều dưỡng cần biết đánh giá đúng những nhu cầu, kinh nghiệm, kiến thức và thẩm mỹ của người bệnh để từ đó có sự quan tâm và lập kê hoạch chăm sóc thích hợp.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe

2.1. Hành vi của người cung ứng dịch vụ y tế

Hành vi của các bác sĩ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu về dịch vụ chăm sóc y tế trên thị trường chăm sóc sức khỏe hiện nay. Lý do sự ảnh hưởng này tồn tại đó là không phải ai cũng có đủ khả năng và được phép cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế. Neu chưa qua đào tạo và được cấp bằng, cấp giấy phép hành nghề thì về mặt pháp luật việc hành nghề của bác sĩ đó sẽ là trái phép. Đe nhận được bằng, giấy phép hành nghề, khả năng chuyên môn của bác sĩ phải đạt đến một tiêu chuẩn nhất định. Như vậy số lượng bác sĩ được cấp phép trên thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến cung về dịch vụ chăm sóc y tế. Với số lượng bác sĩ, y sĩ điều gia tăng qua các năm, cung về dịch vụ chăm sóc y tế cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

■ số bác sỹ cho 10000 dân

X Số bác sĩ, y s i điều ------ dưỡng, NHS

£ SỐ dược sĩ đại học cho ____ 10000 dân

1.92

--1Năm 2007 N ăn 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Hình 1.2: Nhân lực y tế cho 10000 dân1

1 TS. Vũ Văn Chính, HỘI Khoa học Kinh tế Việt Nam - Phát tnển nguồn nhân lực cho ngành y tế: Cung và cầu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 - Báo cáo cho Hội nghị khoa học: Đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam - Hà Nội, năm 2013

9