KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. ·...

22
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Giáo viên: Nguyễn Đình Hành (Tổ KHTN) 1 CHUYÊN ĐỀ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BMÔN HÓA HỌC A. ĐẶT VẪN ĐỀ I- Lý do chọn chuyên đề: Giáo dục Việt Nam đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới, mỗi giáo viên phải tích cực học tập, nghiên cứu, tích lũy và sáng tạo ra những bài giảng theo phong cách mới, kỹ thuật hiện đại, đem lại nhiều hứng thú cho học sinh và giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức, vận dụng thành thạo các kỹ năng. Khi thực hiện soạn giảng theo tinh thần đổi mới, giáo viên không thể thiếu một số phương tiện và công cụ hỗ trợ soạn bài và giảng dạy (bảng tương tác thông minh, máy chiếu, thiết bị dạy học, các phần mềm hỗ trợ soạn giảng ...). Để thiết kế bài giảng mang tính khoa học, sáng tạo, thẩm mỹ và phù hợp với đặc trưng của từng môn học thì giáo viên không những biết sử dụng các phần mềm mà còn phải có khả năng khai thác sức mạnh của các phần mềm hỗ trợ dạy học, biết kết hợp chúng mới có thể tạo ra những bài giảng, đề thi, đề kiểm tra có chất lượng cả về hình thức lẫn nội dung. Thực tiễn cho thấy, hiện nay giáo viên dạy hóa học nói riêng và giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên nói chung còn nhiều hạn chế về kỹ năng sử dụng phần mềm. Đa số giáo viên chỉ biết sử dụng MS Word hoặc MS PowerPoint ở mức mức độ soạn văn bản, vì vậy họ gặp rất nhiều khó khăn trong soạn giảng. Bộ môn Hóa học đòi hỏi rất cao về các kỹ năng thiết kế: hình vẽ thí nghiệm; thí nghiệm ảo; sơ đồ tư duy ; công thức toán học; công thức hóa học; đồ thị ... Các sản phẩm tốt từ các kỹ năng này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác giảng dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh. Nếu giáo viên không tích cực tự học sử dụng các phần mềm soạn giảng thì tình trạng lạc hậu và tính bảo thủ sẽ khó mà khắc phục được. Hiện nay , tình trạng người này sao chép tài liệu, đề thi, bài giảng của người kia nên dẫn đến hậu quả người dạy blệ thuộc và thực hiện cứng nhắc theo ý tưởng của người khác, vô tình làm kìm hãm khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Với những lý do nêu trên, tôi chọn chuyên đề Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm soạn thảo bài giảng môn hóa học”. II- Mục đích chuyên đề: Tôi chọn chuyên đề này nhằm mục đích chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sử dụng phần mềm giúp các đồng nghiệp soạn giáo án, biên soạn tài liệu dạy học, đề thi, bài giảng trình chiếu. Chuyên đề này sgóp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp soạn giảng, nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học trên địa bàn huyện Đak Pơ, đây còn là hoạt động thiết thực để hưởng ứng cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. III- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề: Nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm và giới thiệu cách cài đặt, kỹ năng khai thác tính năng của một số phần mềm quan trọng dùng trong soạn giảng bộ môn Hóa học nói riêng và các môn khoa học tự nhiên nói chung. Hệ thống các phần mềm hỗ trợ dạy học là rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong phạm vi của một buổi sinh hoạt nên chuyên đề chỉ tập trung vào 3 phần mềm: phần mềm soạn thỏa công thức toán MathType; phần mềm vẽ công thức hóa học Novoasoft ScienceWord và phần mềm Sơ đồ tư duy ConceptDraw MINDMAP Professional.

Transcript of KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. ·...

Page 1: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Giáo viên: Nguyễn Đình Hành (Tổ KHTN)

1

CHUYÊN ĐỀ

KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC

A. ĐẶT VẪN ĐỀ I- Lý do chọn chuyên đề:

Giáo dục Việt Nam đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, nhằm “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.

Để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới, mỗi giáo viên phải tích cực học tập, nghiên cứu, tích lũy và sáng tạo ra những bài giảng theo phong cách mới, kỹ thuật hiện đại, đem lại nhiều hứng thú cho học sinh và giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức, vận dụng thành thạo các kỹ năng. Khi thực hiện soạn giảng theo tinh thần đổi mới, giáo viên không thể thiếu một số phương tiện và công cụ hỗ trợ soạn bài và giảng dạy (bảng tương tác thông minh, máy chiếu, thiết bị dạy học, các phần mềm hỗ trợ soạn giảng ...). Để thiết kế bài giảng mang tính khoa học, sáng tạo, thẩm mỹ và phù hợp với đặc trưng của từng môn học thì giáo viên không những biết sử dụng các phần mềm mà còn phải có khả năng khai thác sức mạnh của các phần mềm hỗ trợ dạy học, biết kết hợp chúng mới có thể tạo ra những bài giảng, đề thi, đề kiểm tra có chất lượng cả về hình thức lẫn nội dung. Thực tiễn cho thấy, hiện nay giáo viên dạy hóa học nói riêng và giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên nói chung còn nhiều hạn chế về kỹ năng sử dụng phần mềm. Đa số giáo viên chỉ biết sử dụng MS Word hoặc MS PowerPoint ở mức mức độ soạn văn bản, vì vậy họ gặp rất nhiều khó khăn trong soạn giảng. Bộ môn Hóa học đòi hỏi rất cao về các kỹ năng thiết kế: hình vẽ thí nghiệm; thí nghiệm ảo; sơ đồ tư duy; công thức toán học; công thức hóa học; đồ thị ... Các sản phẩm tốt từ các kỹ năng này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác giảng dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh. Nếu giáo viên không tích cực tự học sử dụng các phần mềm soạn giảng thì tình trạng lạc hậu và tính bảo thủ sẽ khó mà khắc phục được. Hiện nay, tình trạng người này sao chép tài liệu, đề thi, bài giảng của người kia nên dẫn đến hậu quả người dạy bị lệ thuộc và thực hiện cứng nhắc theo ý tưởng của người khác, vô tình làm kìm hãm khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.

Với những lý do nêu trên, tôi chọn chuyên đề “Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm soạn thảo bài giảng môn hóa học”. II- Mục đích chuyên đề:

Tôi chọn chuyên đề này nhằm mục đích chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sử dụng phần mềm giúp các đồng nghiệp soạn giáo án, biên soạn tài liệu dạy học, đề thi, bài giảng trình chiếu. Chuyên đề này sẽ góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp soạn giảng, nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học trên địa bàn huyện Đak Pơ, đây còn là hoạt động thiết thực để hưởng ứng cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. III- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề:

Nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm và giới thiệu cách cài đặt, kỹ năng khai thác tính năng của một số phần mềm quan trọng dùng trong soạn giảng bộ môn Hóa học nói riêng và các môn khoa học tự nhiên nói chung.

Hệ thống các phần mềm hỗ trợ dạy học là rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong phạm vi của một buổi sinh hoạt nên chuyên đề chỉ tập trung vào 3 phần mềm: phần mềm soạn thỏa công thức toán MathType; phần mềm vẽ công thức hóa học Novoasoft ScienceWord và phần mềm Sơ đồ tư duy ConceptDraw MINDMAP Professional.

Page 2: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Chuyên đề “Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm trong soạn thảo môn Hóa học”-

2

IV- Phương pháp sinh hoạt triển khai chuyên đề Người báo cáo hướng dẫn cài đặt từng phần mềm và trình chiếu hướng dẫn sử dụng các tính năng

trên các công cụ soạn thảo của từng phần mềm, làm mẫu. Giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên đề phải có máy laptop, USB và bản photo tài liệu này (do nhà

trường của giáo viên đó cấp). Giáo viên đọc chuyên đề để nắm bắt các yêu cầu căn bản về cách cài đặt, làm quen với giao diện phần mềm, các menu công cụ cần thiết để soạn bài giảng, đề thi, giáo án, hình ảnh thí nghiệm ... Tại buổi sinh hoạt, giáo viên cần chăm chú theo dõi các thao tác mẫu, tích cực tham gia thực hành theo yêu cầu của người báo cáo.

Các hoạt động chính: Nội dung hoạt động

TT Báo cáo viên Giáo viên tham dự Phương tiện hỗ trợ

báo cáo

1- Hướng dẫn cài đặt MathType 5.2 Theo dõi và làm theo Máy chiếu 2- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Theo dõi và làm theo Máy chiếu I 3- Thực hành Thao tác trên laptop Máy chiếu 1- Hướng dẫn cài đặt phần mềm Novoasoft ScienceWord 5.0

Theo dõi và làm theo Máy chiếu

2- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Theo dõi và làm theo Máy chiếu

II 3- Thực hành Thao tác trên laptop Máy chiếu 1- Hướng dẫn cài đặt phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5

Theo dõi và làm theo Máy chiếu

2- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Theo dõi và làm theo Máy chiếu

III 3- Thực hành Thao tác trên laptop Máy chiếu

B- NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

I- PHẦN MỀM CÔNG CỤ SOẠN THẢO TOÁN HỌC MathType 5.2

Hiện nay phần mềm này đã được nâng cấp lên nhiều phiên bản mới, các thầy cô giáo có thể tìm

kiếm trên google và tải về để sử dụng. Các phiên bản cao hơn đều có đầy đủ các tính năng của phiên bản MathType 5.2. Tuy nhiên, theo

kinh nghiệm của cá nhân tôi thì phiên bản MathType 5.2 crack là phiên bản dễ sử dụng và có độ tương thích với các phần mềm khác cao hơn, việc sử dụng phiên bản này dễ dàng và khá ổn định, ít gặp lỗi hơn so với các phiên bản khác. 1- Cài đặt phần mềm Bước 1: Nhấp đúp chuột vào file Mathtype 5.2 Setup Bước 2: Xuất hiện hộp thoại, tại hộp thoại này các thầy cô tích chuột để chọn: I accept > chọn next (Như hình vẽ)

Page 3: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Giáo viên: Nguyễn Đình Hành (Tổ KHTN)

3

Bước 3: Nhấp đúp chuột vào Crack MathType 5.2 để copy mã key (dòng mã serial ở ngăn thứ 3)

Bước 4: Nhập mã serial đã copy vào thẻ đòi key của phần mềm MathType 5.2 Sau đó chọn OK Bước 5: Đưa menu MathType và công cụ toán học ( ) ra cửa sổ của word * Hiển thị dòng chữ Mathtype trên menu của word Sau khi cài đặt phần mềm xong thì nó tự tích hợp vào MS word. Một số trường hợp word không hiển thị biểu tượng MathType trên thanh công cụ của cửa sổ MS word thì các thầy cô thực hiện như sau: Chọn View > toolbars > MathyType (Hình dưới)

* Đưa công cụ Toán ( ) lên thanh menu cửa sở MS word Chọn Tools > Cutstomize > Comands > Insert > Equation Editor (Hình dưới) Sau đó đè chuột trái lên biểu tượng và kéo thả lên thanh trên cùng của cửa sổ MS word.

Bây giờ trên thanh menu của cửa sở word có cả “MathType” và công cụ (Hình dưới)

Page 4: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Chuyên đề “Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm trong soạn thảo môn Hóa học”-

4

2- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Mathype 5.2 2.1- Giới thiệu phím tắt:

Soạn công thức toán học hoặc công thức hóa học bằng Mathype sẽ rất chậm chạp nếu không biết đến hệ thống các phím tắt trên phần mềm này. Ngoài các phím tắt có sẵn ta có thể tự tạo ra một số phím tắt khác để giúp thao trác nhanh hơn khi tiến hành soạn thảo.

Trong cột “bấm phím tắt” của bảng dưới đây có 2 cách bấm khác nhau * Các tổ hợp phím cách nhau bởi dấu (+) thì bấm kết hợp và tì cả các phím đó trên bàn phím. Ví dụ: Ctrl + Shift + E (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3 ngón tay) * Các tổ hợp phím cách nhau bởi dấu (,) thì bấm kết hợp các phím trước dấu phảy, thả tay. Sau đó bấm tiếp tổ hợp sau dấu phảy. Ví dụ: Ctrl + Shift + T, X (Bấm đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, T bằng 3 ngón tay, sau đó thả tay ra và bấm tiếp X trên bàn phím)

Kí hiệu Bấm phím tắt Dấu cộng (+) là bấm phối hợp ; còn dấu phảy (,) là dấu nghỉ

Mở Mathtype Ctrl + Alt + Q (Hoặc đặt phím tắt khác)

Đóng Mathtype Ctrl + F4

tex Ctrl + Shift + T, X (Bấm X sau khi rời tay khỏi tổ hợp phím trước dấu phảy)

Chuyển sang chế độ gõ tiếng Việt có dấu Ctrl + Shift + E

ABC Ctrl+Shift+^, 6

ABC Ctrl+Shift+^, 9

ABC

Ctrl+Shift+^,

ABC Ctrl+Shift+^, -

Ctrl+G, Shift+D

Ctrl+K,=

Ctrl+Shift+K, |

Ctrl+Shift+K, P

n Ctrl+Shift+K, D

Ctrl+ G, A

Ctrl+G, B

Ctrl+G, P

Ctrl+K,

Ctrl+K, Alt+

Ctrl+K,Shift+

Page 5: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Giáo viên: Nguyễn Đình Hành (Tổ KHTN)

5

Ctrl+K, Alt+Shift+

Ctrl+Shift+K, O

Ctrl+G, R t Ctrl+T, Shift+

Ctrl+K, C

Ctrl+K, Shift+C

Ctrl+., Shift+ |

Dấu cách Ctrl + spacebar

ab

Ctrl+F

a Ctrl+R

n a Ctrl+T, N

nx Ctrl+H

nx Ctrl+L

Ctrl+T, Shift+|

Ctrl+9

Ctrl+[

Ctrl+Shift+{

xy

Ctrl+T + [

xy Ctrl+T + Shift+{

Ctrl+K, . Ctrl+K, , Ctrl+K, Shift+~ Ctrl+K,Shift++ Ctrl+Shift+K, = Ctrl+Shift+K, Shift+=

Ctrl+Shift+K, E

Ctrl+Shift+K, A Ctrl+K, E

Page 6: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Chuyên đề “Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm trong soạn thảo môn Hóa học”-

6

Ctrl+K, Shift+E Ctrl+K, U Ctrl+K, X

Di chuyển Tab hoặc

Các thầy cô cũng có thể tạo ra một phím tắt bất kỳ. Ví dụ tôi không dùng tổ hợp phím Ctrl + Alt + Q để khởi động phần mềm mà tôi muốn đặt phím tắt là Ctrl + Isert để thay thế thì tôi làm như sau:

Vào tool > customize > commandes > Ngăn trái chọn Insert > ngăn phải chọn Equation > chọn keyboard (theo hình minh họa)

Trong hộp thoại customize command, các thầy cô thao tác như sau (theo hình minh họa): Chọn Insert ở thẻ bên trái (1) Chọn Insert Equation ở thẻ bên phải (2) Đặt trỏ chuột trong thẻ Press new shortcut key và nhấn giữ một tổ hợp phím tùy thích (3) (Giả sử tôi chọn phím khởi động MathType là Ctrl + shift) Nhấp nút Assign (4) Nhấp close (5) Bây giờ khi đứng trên trang word thầy cô chỉ cần nhấn Ctrl + shift thì MathType mở ra và muốn thoát thì bấm Ctrl + F4

Ngoài ra thầy cô có thể tạo sẵn một số ký hiệu thường sử dụng rồi đặt nó trên menu của MathType hoặc đặt phím tắt cho nó để sau này không cần tạo lại nữa. Ví dụ: Tạo một số ký hiệu thường dùng rồi đặt trên thanh menu MathType (theo hình minh họa):

Page 7: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Giáo viên: Nguyễn Đình Hành (Tổ KHTN)

7

2.2- Hiển thị các thanh công cụ và tùy chỉnh MathType: Cỡ chữ (size), font chữ và phím “cách” a) Các công cụ tạo công thức trên MathType Để hiển thị các công cụ cần thiết các thầy cô tùy chọn nó ở menu View

b) Tùy chỉnh cỡ chữ, font chữ: Trong cửa sổ MathType các thầy cô điều chỉnh font chữ và cỡ chữ theo hướng dẫn sau:

Lưu ý: Muốn gõ tiếng Việt thì font chữ ở mục tex của MathType phải thuộc bảng mã font VNI win dow(VNI-Times …) Hoặc TCVN3 (như: .Vntime …), không thực hiện được với các font thuộc bảng mã unicode. Ngoài ra các thầy cô phải điều chỉnh bảng mã font của bộ gõ Tiếng việt trên máy tính trùng với mã font đẵ cài đặt trong MathTyPe.

c) Đồng bộ công thức MathType Khi các bạn copy các tài liệu khác nhau từ mạng Internet với các công thức toán, lý, hóa có cỡ chữ và font chữ khác nhau thì thông thường các thầy cô phải mất công sửa lại từng công thức. Không cần thiết phải làm như vậy vì ta có thể thực hiện đồng bộ hàng loạt công thức MathType Bước 1: Tạo một file mẫu công thức chuẩn và lưu vào máy (đặt tên file và nhớ lưu ở đâu):

Page 8: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Chuyên đề “Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm trong soạn thảo môn Hóa học”-

8

Bước 2: Tại văn bản word, các thầy cô chọn các công thức hoặc tất cả công thức MathType mà mình muốn đồng bộ nó và thực hiện theo hướng dẫn: Chọn MathType > Format Equations

Chọn Browse để tìm đến thư mục có chứa file mẫu font MathType (đã tạo và lưu ở bước 1) Browse (hộp thoại 1) > chọn file font mẫu > open (hộp thoại 2) > Chọn OK (Hộp thoại 3)

2.3- Thực hành soạn thảo trên phần mềm MathType 5.2 Bây giờ các thầy cô hãy thực hành theo các yêu cầu sau: Khởi động MathType (Dùng phím tắt đã cài đặt hoặc phím tắt mặc định: Ctrl + Alt + Q) Soạn trong MathType các nội dung sau BT1: Soạn bài tập dưới đây theo cỡ chữ 12 rồi thoát ra (phím tắt: Ctrl + F4)

0t ........ ..........

NaCl ........... .......... .........2 3

ñieän phaân2 coù maøn ngaên

Ñieàn CTHH thích hôïp vaøo choã troáng (...) vaø caân baèng phaûn öùng:

Fe O HCl

+ H O

BT2: Soạn bài tập dưới đây theo cỡ chữ 14 rồi thoát ra (Ctrl + F4)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)2 2 4 4Cl NaCl Na Na O NaOH NaHSO CuSO2

Hoaøn thaønh sô ñoà chuyeån hoùa sau ñaây:

MnO

BT3: Tạo một file mẫu Mathtype có cỡ chữ 11 đặt tên (không có tiếng Việt) và lưu ngoài desktop BT4: Bôi đen vùng BT 1 và BT2 để đồng bộ 2 nội dung ở BT1 và BT2 thành văn bản cỡ chữ 11

----------

Page 9: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Giáo viên: Nguyễn Đình Hành (Tổ KHTN)

9

II- PHẦN MỀM VẼ CÔNG THỨC HÓA HỌC Novoasoft ScienceWord 5.0 (Dùng cho Toán - Lý - Hóa - Sinh )

Novoasoft Science Word là phần mềm soạn thảo văn bản khá giống với trình soạn thảo Microsoft

Word trong bộ phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của nó là những tính năng ưu việt hỗ trợ thêm các kí hiệu toán học, hình vẽ ở không gian 2 chiều và 3 chiều hay các dụng cụ để mô tả cho các thí nhiệm thuộc lĩnh vực vật lý, hóa học hay thậm chí là những hình vẽ cực khó của môn sinh học như các vòng xoắn AND,…

Hiện nay phần mềm này đã được nâng cấp lên nhiều phiên bản mới hơn phiên bản 5.0, các thầy cô giáo có thể tìm kiếm trên google và tải về để sử dụng.

Đây là phần mềm nhỏ gọn, tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau và có những tính năng rất tiện lợi cho việc soạn thảo tài liệu, giáo án, bài giảng của giáo viên: Hỗ trợ soạn thảo văn tương tự như MS word Hỗ trợ công cụ trợ giúp soạn các ký hiệu toán học, vật lý, hóa học, sinh học Cho phép lưu file ở dạng HTML Cho phép sao chép và chèn hình ảnh, hình vẽ sang các ứng dụng soạn thảo khác. Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau.

1- Hướng dẫn cài đặt Novoasoft ScienceWord 5.0` Bước 1: Nhấp đúp chuột lên file ScienceWord_setup và bấm next > next > next > Install (Phần mềm sẽ tự chạy và cài đặt vào máy của quý thấy cô giáo)

Page 10: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Chuyên đề “Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm trong soạn thảo môn Hóa học”-

10

Bước 2: Mở thư mục Crack và copy file ScienceWord.exe trong thư mục Crack và pass vào thư mục nơi chứa chương trình vừa cài đặt (Nằm trong ổ C: /progamfile > Novoasoft > ScienceWord 5) Bước 3: Chạy file SW5_Activate trong thư mục Crack để đăng ký 2- Giới thiệu các công cụ trên phần mềm Novoasoft ScienceWord 5.0

3- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Trong giới hạn của chuyên đề hôm nay, tôi chỉ hướng dẫn một số thao tác giúp các thầy cô tự thiết

kế: công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ, vẽ hình thí nghiệm, vẽ sơ đồ chuyển hóa, vẽ đồ thị trong các bài toán đặc trưng Hóa học.

3.1: Vẽ công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ Bước 1: Vẽ mạch cacbon Bước 2: Vẽ liên kết trong mạch cacbon Bước 3: Chọn các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố gắn vào đúng vị trí của cấu tạo Ví dụ: Để vẽ công thức cấu tạo của C3H6 ta cần xác định đúng các CTCT của nó (01 anken, 01 xycloankan) Mở cửa sổ phần mềm Novoasoft ScienceWord 5.0 Thực hiện theo hướng dẫn ở hình dưới đây:

Page 11: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Giáo viên: Nguyễn Đình Hành (Tổ KHTN)

11

Lưu ý: Chuyển ảnh sang word: Copy hình ảnh (chuột phải lên hình> copy). Nếu copy một vùng nhiều ảnh rời thì gôm ảnh bằng cách chọn vùng > chuột phải lên vùng > Chọn các đối tượng cần lấy, chuột phải và nhấp Group. Sau đó pass vào word.

3.2-Vẽ sơ đồ chuyển hóa Bước 1: Viết các CTHH trong dãy chuyển hóa và cách nhau những khoảng trắng (Có thể viết trên MS word, MathTupe rồi dán vào Novass bằng lệnh Pastespecial (pas đặt biệt) Bước 2: Chọn mũi tên đặt vào khoảng trắng giữa các CTHH trong dãy chuyển hóa Bước 3: Nhấp chuột vào nút CH trên menu để chọn hộp tex ghi số TT và đặt trên các mũi tên Bước 4: Gôm chuyển hóa (Như đã nói ở trên) và copy rồi pas vào MS word (Hoặc lưu file để cất) Ví dụ: Làm thế nào vẽ một sơ đồ như sau bằng phần mềm Novoasoft ScienceWord 5.0

Để tạo ra sơ đồ trên các thầy cô thực hiện theo hướng dẫn như hình sau đây:

Page 12: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Chuyên đề “Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm trong soạn thảo môn Hóa học”-

12

3.3-Vẽ hình ảnh thí nghiệm Bước 1: Phải xác định hình vẽ gồm những dụng cụ gì (chính xác) Bước 2: Nhấp chọn nút Draw và lấy các dụng cụ đưa ra màn hình soạn thảo Novoasoft

Bước 3: Ghép nối các dụng cụ thành hình ảnh thí nghiệm mình muốn có Bước 4: Chọn vùng hình ảnh và gôm (Group, đã nói ở trên), copy và dán vào word

Minh họa: Đây là sản phẩm được thiết kế trên phần mềm Novoasoft ScienceWord 5.0

Page 13: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Giáo viên: Nguyễn Đình Hành (Tổ KHTN)

13

3.4- Thực hành soạn thảo trên phần mềm Novoasoft ScienceWord 5.0 Các thầy cô giáo cùng thực hành theo các yêu cầu sau đây bằng Novoasoft ScienceWord 5.0 Bài tập 1: Vẽ các công thức cấu tạo của Metan, Etilen, Axetilen, Benzen, Metyl benzen, Axit axetic Bài tập 2: Vẽ sơ đồ chuyển hóa sau đây:

Bài tập 3: Vẽ bộ thí thiết bị nghiệm như hình sau đây:

Dụng cụ gồm: Giá đỡ: 01 Bình cầu: 01 Kẹp bình cầu: 01 Đèn cồn: 01 Lọ thủy tinh: 01 Bộ dẫn khí: Gồm ống dẫn, đầu nối cao su, nút cao su

-------------

III- PHẦN MỀM SƠ ĐỒ TƯ DUY ConceptDraw MINDMAP 5 Professional

Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian ... và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề. Để tạo ấn tượng và giúp nhớ lâu hơn các thông tin chúng ta cần thiết phải sử dụng các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy, trong đó có ConceptDraw MINDMAP 5 Professional. Đây là phần mềm gọn, nhẹ và dễ sử dụng hơn phần mềm iMindap (đã được sở GD-ĐT tổ chức tập huấn tại TX An Khê cách đây vài năm). Hiện tại có hơn 10 phần mềm minmap, nổi bật hơn cả là phần mềm khác (iMindmap …) có nét vẽ uốn lượn bắt mắt hơn nhưng nó khó cài đặt, khá nặng nên chạy khá chậm. Khi chuyển ảnh của nó vào giáo án thì không mềm mại và không tiện bằng phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5.

Page 14: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Chuyên đề “Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm trong soạn thảo môn Hóa học”-

14

Ưu điểm của phần mềm cho phép copy và dán sang word (hoặc ngược lại) một cách dễ dàng, có thể xuất ra nhiều dạng file khác nhau. Sơ đồ tư duy vẽ trên phần mềm này dễ dàng hơn, hình ảnh và đường nét thanh, mềm mại. Nhược điểm là khi chuyển sang trình chiếu thì nó là ảnh chết. Hiện nay phần mềm này đã được nâng cấp lên nhiều phiên bản mới, các thầy cô giáo có thể tìm kiếm trên google và tải về để sử dụng.

1- Hướng dẫn cài đặt phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Professional Bước 1: Nhấp đúp vào file CDMINDMAP5Pro_Setup Chọn next liên tục, sau đó nhấp chọn Install > finish (Phần mềm sẽ tự chạy và cài đặt vào máy của quý thấy cô giáo)

Bước 2: Mở file Serial để copy key đăng ký (Chọn key này không được thì chọn key khác) Bước 3: Mở phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Professional (Có ngoài màn hình desktop) Nhập số seri key vào để đăng ký (Sau khi đăng ký xong các thầy cô sử dụng nó với đầy đủ các tính năng)

2- Giới thiệu giao diện, các công cụ và tính năng chính trên phần mềm

Page 15: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Giáo viên: Nguyễn Đình Hành (Tổ KHTN)

15

3- Hướng dẫn sử dụng phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Trong giới hạn của chuyên đề hôm nay, tôi chỉ hướng dẫn một số thao tác giúp các thầy cô tự thiết

kế một sơ đồ tư duy (grap) phục cụ giảng dạy môn Hóa học. Chúng ta thường xây dựng sơ đồ tư duy để luyện tập, củng cố kiến thức. Hình ảnh sơ đồ càng thẩm mỹ, khoa học thì đem lại sự lôi cuốn cho người học càng nhiều.

Sau khi tiếp thu chuyên đề, các thầy cô giáo tự nghiên cứu để khám phá thêm tính năng khác, giúp phát triển thêm kỹ năng sử dụng phần mềm.

CÁC BƯỚC CHÍNH ĐỂ TẠO MỘT SƠ ĐỒ TƯ DUY THEO Ý MUỐN

Bước 1: Xác định nội dung cần thể hiện trên sơ đồ tư duy (Cần bao nhiêu cấp, mỗi cấp có bao nhiêu cấp con, trên mỗi cấp ghi gì? Có ảnh minh họa hay không?) Bước 2: Xây dựng khung sơ đồ tư duy Bắt đầu từ Ô trung tân + Tạo nhánh cấp 1 (click chuột hoặc dùng phím tắt: Enter) + Tạo nhánh cấp 2 (Click chuột hoặc phím tắt Insert) + Tạo nhánh cấp 3,4 …: Chọn cấp cha và nhấp phím Insert Bước 3: Viết nội dung lên sơ đồ (Chữ, công thức, hình ảnh) Bước 4: Trang trí và căn chỉnh (Tùy chọn kiểu khung, kiểu đường viền, màu sắc và chèn hình ảnh minh họa. Có thể copy các hình ảnh tử bên ngoài như word, MathType … dán vào sơ đồ đã vẽ) HƯỚNG DẪN LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY CHI TIẾT THEO TỪNG NỘI DUNG 3.1- Thiết kế main Idea (chủ đề chính) và các topic (đề tài) con theo cấp

Page 16: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Chuyên đề “Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm trong soạn thảo môn Hóa học”-

16

3.2- Chèn chú thích (Nếu cần): Khi click chuột thì nội dung chú thích hiện ra khi trình chiếu

Page 17: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Giáo viên: Nguyễn Đình Hành (Tổ KHTN)

17

3.3- Liên kết một file tài liệu vào nội dung của sơ đồ tư duy (thường dùng khi trình chiếu)

3.4- Chọn kiểu bản đồ (sơ đồ):

Page 18: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Chuyên đề “Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm trong soạn thảo môn Hóa học”-

18

3.5- Chèn thêm hình ảnh vào bản đồ:

3.6- Coppy ảnh dán vài word: Tại cửa sổ ConceptDraw MINDMAP: Ctrl + A > Ctrl + C (Để copy ảnh) Tại cửa sổ MS word: Ctrl + V (Để dán ảnh vào word) 3.7- Lưu file vào máy:

Page 19: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Giáo viên: Nguyễn Đình Hành (Tổ KHTN)

19

4-Thực hành lập sơ đồ tư duy: Các thầy cô giáo hãy lập sơ đồ tư duy tóm tắt tính chất Vật lý và hóa học của kim loại Tính chất vật lý: 4 tính chất đặc trưng (Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, Ánh kim) Tính chất hóa học: + Tác dụng với Oxi + Tác dụng với phi kim khác: + Tác dụng với Axit (Axit thường, Axit có tính oxi hóa mạnh) + Tác dụng với dung dịch muối + Tính chất khác (Với nước, với kiềm)

--------- GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẪU SẢN PHẨM THIẾT KẾ TỪ ConceptDraw MINDMAP 5

Sơ đồ 1: Tóm tắt nội dung chính của Bài “Hóa Trị” Hóa học lớp 8

Sơ đồ 2: Tóm tắt nội dung phân loại các hợp chất vô cơ “Luyện tập chương 1” Hóa học lớp 9

Page 20: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Chuyên đề “Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm trong soạn thảo môn Hóa học”-

20

Sơ đồ 3: Tóm tắt mối quan hệ giữa các chất vô cơ (Hóa học lớp 9) (Sản phẩm kết hợp ConceptDraw MINDMAP 5 + Novoasoft ScienceWord 5.0 + MathType 5.2)

--------------------

C - KẾT LUẬN

Phần mềm hỗ trợ soạn giảng là những công cụ mạnh mẽ, có tác dụng rất lớn trong giảng dạy các

môn khoa học nói chung, môn Hóa học nói riêng. Ngoài các phần mềm được giới thiệu trong chuyên đề, hiện nay còn vô số các phần mềm khác với tính năng tương tự. Về căn bản thì các phần mềm cũng loại thường có cách thức sử dụng cũng khá giống nhau. Vì vậy nếu các thầy cô giáo làm quen và thao tác thuần thục trên các phần mềm này thì sẽ hoàn toàn khai thác, nghiên cứu được nhiều phần mềm khác (Tải từ các trang mạng thuộc lĩnh vực tin học và công nghệ như: download.com.vn, dayhocdientu (https://sites.google.com/site/dayhocdientu/homepage/book-news-archive) ; taimienphi.vn …

Những kinh nghiệm nêu trong chuyên đề mới chỉ là một phần nhỏ trong vô số các ứng dụng của mỗi phần mềm. Qua chuyên đề này, tôi hi vọng các thầy cô đã nhìn thấy lợi ứng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong soạn, giảng, góp phần tăng thêm sự tự tin và tích cực tự học để khám phá các phần mềm hỗ trợ soạn giảng nhằm tạo ra những giáo án, đề thi, bài giảng vừa có chất lượng về chuyên môn, vừa mang tính khoa học hiện đại, tạo thêm nhiều hứng thú trong học tập của học sinh.

Tôi nghĩ dù phần mềm có mới lạ đến đâu, nếu ta chịu khó tự mày mò nghiên cứu và học hỏi thì cũng có thể sử dụng được các công dụng của nó. Tôi mong muốn các đồng nghiệp coi đây là một buổi “xúc tác” để tự mình nghiên cứu những phần mềm tương tự, góp thêm sức lực và trí tuệ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới giáo dục của huyện nhà nói riêng, của ngành giáo dục nói chung.

Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều, nhưng chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi một số hạn chế nhất định vì bản thân tôi không được đào tạo căn bản về tin học. Tôi rất mong các đồng nghiệp thảo luận, góp ý chân thành, cởi mở để tôi tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn! Đak Pơ, ngày 13 tháng 11 năm 2017 Người viết

Page 21: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi Giáo viên: Nguyễn Đình Hành (Tổ KHTN)

21

MỤC LỤC

Nội dung Trang

A- ĐẶT VẤN ĐỀ I- Lý do chọn chuyên đề 1 II- Mục đích của chuyên đề 1 III- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề 1 IV- Phương pháp sinh hoạt triển khai chuyên đề 2 B- NỘI DUNG CHÍNH I- Phần mềm MathType 5.2 1- Cài đặt phần mềm MathType 5.2 2 2- Hướng dẫn sử dụng phần mềm MathType 5.2 4 3- Thực hành trên phần mềm MathType 5.2 8 II- Phần mềm Novoasoft ScienceWord 5.0 1- Cài đặt phần mềm Novoasoft ScienceWord 5.0 9 2- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Novoasoft ScienceWord 5.0 10 3- Thực hành trên phần mềm Novoasoft ScienceWord 5.0 13 III- Phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Professional 1- Cài đặt phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Professional 14 2- Giới thiệu giao diện và công cụ phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 14 3- Hướng dẫn sử dụng phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Professional 15 4- Thực hành trên phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Professional 19 C. KẾT LUẬN 20

Page 22: KINH NGHIỆM S SOẠN THẢO BÀI GIẢNG BỘ MÔN HÓA HỌC A. ĐẶT … · 2017. 11. 19. · (Bấm giữ đồng bộ cả 3 phím Ctrl, Shift, E trên bàn phím bằng 3

Chuyên đề “Kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm trong soạn thảo môn Hóa học”-

22