Kiem Tra 1 Tiet Lop 10 Ki I

6
Tiết thứ : 7 Ngày soạn: 20/09/2013 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I GDCD – LỚP 10 I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Nhằm kiểm tra kiến thức, kĩ năng mà học sinh đạt được trong phần đầu của học kì I, lớp 10. - Giúp giáo viên nắm được tình hình học tập của lớp, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, để từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả. 1. Về kiến thức: - Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. - Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. 2. Về kĩ năng: - Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình trong cuộc sống hằng ngày. - Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất. - Biết phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật, hiện tượng. 3. Về thái độ: - Có ý thức trao dồi thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng. - Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống. - Có ý thức tham gia giải quyết mâu thuẫn phù hợp với lứa tuổi. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Thế Biết được So sánh

description

hay

Transcript of Kiem Tra 1 Tiet Lop 10 Ki I

Page 1: Kiem Tra 1 Tiet Lop 10 Ki I

Tiết thứ : 7 Ngày soạn: 20/09/2013ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I

GDCD – LỚP 10

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:- Nhằm kiểm tra kiến thức, kĩ năng mà học sinh đạt được trong phần đầu của học kì I, lớp 10.- Giúp giáo viên nắm được tình hình học tập của lớp, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy

học, để từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả.1. Về kiến thức:

- Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.

- Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.- Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động,

phát triển của sự vật và hiện tượng.2. Về kĩ năng:

- Nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình trong cuộc sống hằng ngày.

- Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.- Biết phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật, hiện tượng.

3. Về thái độ:- Có ý thức trao dồi thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng.- Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển của chúng, khắc phục thái độ cứng

nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống.- Có ý thức tham gia giải quyết mâu thuẫn phù hợp với lứa tuổi.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:Tự luận.

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

Chủ đề Nhận biết Thông hiểuVận dụng

CộngCấp độ thấp Cấp độ cao

1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Biết được sự khác nhau giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.

So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.

Số câu:Số điểm:Tỉ lệ:

12

13

25

50 %2. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.

Biết được những hình thức vận động cơ bản của thế gới vật chất.

Số câu:Số điểm:

12,5

12,5

Page 2: Kiem Tra 1 Tiet Lop 10 Ki I

Tỉ lệ: 25%3. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

Biết được nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

Số câu:Số điểm:Tỉ lệ:

12,5

12,5

25%Tổng số câu:Tổng số điểm:Tỉ lệ:

12,5

24,5

13

410

100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:ĐỀ 1:Câu 1: ( 2 điểm )Căn cứ vào đâu để người ta chia các thế giới quan trong lịch sử triết học thành hai thế giới quan

chính là: Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm? Câu 2: ( 3 điểm )So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận

siêu hình?Câu 3: ( 2,5 điểm )Thế giới vật chất có những hình thức vận động cơ bản nào? Cho ví dụ? Câu 4: ( 2,5 điểm )Vì sao nói mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ? ĐỀ 2:Câu 1: ( 2 điểm )Căn cứ vào đâu để người ta chia các phương pháp luận trong lịch sử triết học thành hai phương

pháp luận khác nhau: Phương pháp luận biện chứng và Phương pháp luận siêu hình?Câu 2: ( 3 điểm )So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Thế giới quan duy vật và Thế giới quan duy tâm?Câu 3: ( 2,5 điểm )Thế giới vật chất có những hình thức vận động cơ bản nào? Cho ví dụ? Câu 4: ( 2,5 điểm )Vì sao nói mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ?

V. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:ĐỀ 1:Câu 1: ( 2 điểm )Học sinh cần trình bày được:Căn cứ vào cách giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học đó là: giữa vật chất và ý

thức, cái nào có trước cái nào để người ta chia các thế giới quan trong lịch sử triết học thành hai thế giới quan chính là: Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.

TGQ DV cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định ý thức.

TGQ DT cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì ý thức là cái có trước, cái sản sinh ra thế giới tự nhiên, vật chất là cái có sau, cái bị ý thức quyết định.

Câu 2: ( 3 điểm )Học sinh cần trình bày được:

Page 3: Kiem Tra 1 Tiet Lop 10 Ki I

Sự giống nhau và khác nhau giữa phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình:*Giống nhau: ( 1 điểm )Cả hai phương pháp đều nhằm mục đích xem xét sự vật, hiện tượng.*Khác nhau: ( 2 điểm )

PPL biện chứng PPL siêu hình- Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng.

- Có khả năng vạch ra được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.

- Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, cô lập, tách rời, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật, hiện tượng này vào sự vật, hiện tượng khác.

- Không có khả năng vạch ra được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.

Câu 3: ( 2,5 điểm ) ( mỗi hình thức vận động được 0,5 điểm )Học sinh cần trình bày được:Triết học Mac-Lênin khái quát năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến

cao: *Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.

Ví dụ: chiếc xe đang chạy….*Vận động vật lí: sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện….

Ví dụ: điện chạy trong dây dẫn…*Vận động hóa học: quá trình hóa hợp và phân giải các chất.

Ví dụ: oxi hóa của sắt*Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

Ví dụ: hô hấp ở người..*Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế nhau của các xã hội trong lịch sử.

Ví dụ: chủ nghĩa tư bản thay thế cho chế độ phong kiếnCâu 4: ( 2,5 điểm )Học sinh cần trình bày được:Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự đấu tranh giữa

các mặt đối lập làm cho sự vật và hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới khách quan. Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. ( 2 điểm )

Ví dụ: sự đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã làm cho chế độ tư bản chủ nghĩa tiêu vong, hình thành nên chế độ xã hội chủ nghĩa. ( 0,5 điểm )

ĐỀ 2:Câu 1: ( 2 điểm )Học sinh cần trình bày được:Căn cứ vào cách xem xét sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất mà người ta chia các phương

pháp luận trong lịch sử triết học thành hai phương pháp luận: PPL BC và PPL SH.PPL BC xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển

không ngừng của chúng.PPL SH xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, trong trạng thái cô lập, tách rời, không

vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật, hiện tượng này vào sự vật, hiện tượng khác.

Page 4: Kiem Tra 1 Tiet Lop 10 Ki I

Câu 2: ( 3 điểm )Học sinh cần trình bày được:Sự giống nhau và khác nhau giữa TGQ duy vật và TGQ duy tâm:*Giống nhau: ( 1 điểm )Cả hai thế giới quan đều xem xét bản nguyên đầu tiên của thế giới, đều nghiên cứu mối quan hệ

giữa vật chất và ý thức.*Khác nhau: ( 2 điểm )

TGQ duy vật TGQ duy tâm- Cho rằng giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước ý thức, cái quyết định ý thức.

- Thế giới quan duy vật là thế giới quan khoa học hơn, đúng đắn hơn, có khả năng vạch ra được bản chất, quy luật của sự vật và hiện tượng.

- Cho rằng giữa vật chất và ý thức thì ý thức là cái có trước vật chất, ý thức là cái sản sinh ra thế giới tự nhiên.

- Thế giới quan duy tâm là thế giới quan không khoa học nên không có khả năng vạch ra được bản chất, quy luật của sự vật và hiện tượng..

Câu 3: ( 2,5 điểm ) ( tương tự như đáp án của đề 1 )Câu 4: ( 2,5 điểm ) ( tương tự như đáp án của đề 1 )