KHQL- Đề tài Khung logic

37
I/ Cơ s l thuyt v cch tip cn khung lôgic 1. Khi nim v cch tip cn khung lôgic Khung logic là một công cụ quản lý với mục đích tạo ra thiết kế tốt thể hiện tính logic của dự án nghiên cứu và các cấu phần mà nó đóng góp. Về căn bản nó được sử dụng để hỗ trợ người lập dự án nghiên cứu cấu trúc và định dạng ý tưởng của họ trong một mẫu tiêu chuẩn một cách rõ ràng. Khung logic là một ma trân 4x4. Theo chiều dọc và cấp bậc nó bao gồm: (i) mục đích, (ii) mục tiêu (iii) kết quả và (iv) các hoạt động. Nó còn bao gồm thứ tự theo chiều ngang: (i) tóm tắt các thông tin ở các cấp độ từ mục đích – mục tiêu- kết quả và hoạt động (ii) các chỉ tiêu/chỉ báo cho biết việc đạt được các mục tiêu ở các cấp độ, (iii) các nguồn cần thiết để thẩm định các chỉ tiêu, và (iv) các giả định quan trọng để có thể di chuyển từ một mục tiêu/kết quả lên mục tiêu và kết quả cao hơn. Tóm tắt Chỉ tiêu đo Phương Các giả

Transcript of KHQL- Đề tài Khung logic

Page 1: KHQL- Đề tài Khung logic

I/ Cơ sơ ly thuyêt vê cach tiêp cân khung lôgic

1. Khai niêm vê cach tiêp cân khung lôgic

Khung logic là một công cụ quản lý với mục đích tạo ra thiết kế tốt thể hiện

tính logic của dự án nghiên cứu và các cấu phần mà nó đóng góp. Về căn bản nó

được sử dụng để hỗ trợ người lập dự án nghiên cứu cấu trúc và định dạng ý tưởng

của họ trong một mẫu tiêu chuẩn một cách rõ ràng.

Khung logic là một ma trân 4x4. Theo chiều dọc và cấp bậc nó bao gồm: (i)

mục đích, (ii) mục tiêu (iii) kết quả và (iv) các hoạt động. Nó còn bao gồm thứ tự

theo chiều ngang: (i) tóm tắt các thông tin ở các cấp độ từ mục đích – mục tiêu- kết

quả và hoạt động (ii) các chỉ tiêu/chỉ báo cho biết việc đạt được các mục tiêu ở các

cấp độ, (iii) các nguồn cần thiết để thẩm định các chỉ tiêu, và (iv) các giả định quan

trọng để có thể di chuyển từ một mục tiêu/kết quả lên mục tiêu và kết quả cao hơn.

Tóm tắt Chỉ tiêu đo lường

Phương tiện/Nguồnđể thẩm định các

chỉ tiêu

Các giả định

quan trọng

Mục đích/Mụctiêu tổng thể

Mục tiêu cụ thể của

nghiên cứu

Đầu ra/ Kết quả

Các hoạt

động/nội dung

nghiên cứu

Bảng 1: Khung logic nghiên cứu

Page 2: KHQL- Đề tài Khung logic

Các thành tố của khung logic được xác định như sau:

i. mục đích/mục tiêu tổng thể là mục tiêu ở cấp cao hoặc là tác động có

tính lâu dài của nghiên cứu ở trong vùng, khu vực hoặc quốc gia;

ii. mục tiêu cụ thể là tác động trực tiếp, đo đếm được của nghiên cứu, đó

chính là kết quả cuối cùng được hoàn thành của nghiên cứu;

iii. các sản phẩm đầu ra là các kết quả mà nghiên cứu này bảo đảm đạt

được;

iv. các hoạt động/nội dung là các hành động chủ chốt được tiến hành

nhằm tạo ra được kết quả đầu ra;

v. các chỉ tiêu/tiêu chí là các thông số để đo lường, thẩm định mức độ

đạt được của các mục tiêu ở các cấp độ, nó bao gồm các thông số định

lượng, định tính, chất lượng và thời gian hoàn thành;

vi. các phương tiện đề thẩm định là các nguồn cụ thể của các dữ liệu cần

thiết để xem xét mức độ đạt được của các mục tiêu ở các cấp độ;

vii. các giả định là các sự kiện, điều kiện, quyết định quan trọng; nó nằm

ngoài sự quản lý của nghiên cứu nhưng lại rất thiết để đạt được mục

tiêu ở các cấp độ khác nhau.

2. Nhưng ưu điêm cua cach tiêp khung logic so vơi cach tiêp cân thông

thương

- Khung logic không cứng nhắc từ khi bắt đầu cho đến kết thúc. Nó là một tài

liệu sống mà có thể thay đổi tùy theo môi trường bên ngoài, hoặc bất kỳ sự

thay đổi nào phải có để có thể đạt được kết quả, đầu ra.

- Thông tin trong khung logic là có tính tổng quát trong giai đoạn thiết kế

nghiên cứu và được sử dụng để quản lý việc thực hiện.

- Các sửa đổi trong khung logic, một cách lý tưởng cần được tiến hành với sự

đồng ý của tất cả các bên liên quan trong tiến trình nghiên cứu.

Page 3: KHQL- Đề tài Khung logic

- Giải thích rõ ràng làm thế nào để tiến trình nghiên cứu đạt được các mục

đích đã đạt ra.

3. Quy trinh lâp kê hoach va kiêm soat sư thưc hiên

Quá trình thiết kế khung logic bao gồm 3 bước: quy trình lập kế hoạch; quy

trình kiểm soát và đánh giá sự thực hiện và đưa ra khung logic.

A. Quy trình lâp kê hoạch

1) Xac định mục đích/mục tiêu tổng thê

Đây là lý do căn bản để tiến hành nghiên cứu. Nó chính là tầm nhìn trong

tương lai mà nghiên cứu này hỗ trợ để đạt đuợc. Nghiên cứu này sẽ đóng góp vào

mục đích tổng thể, nhưng để hoàn thành được mục đích này thì còn cần nhiều

nghiên cứu khác.

2) Xac định mục tiêu cụ thê

Phần này trả lời cho các câu hoi:

- Tại sao nghiên cứu này cần được tiến hành?

- Tác động mong đợi của nó là gì?

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là mô tả tác động mà nó tạo ra bởi việc hoàn thành

các kết quả/sản phẩm nghiên cứu. Các mục tiêu cũng sẽ là cơ sở để xác định

phương pháp luận nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu. Không được nhầm

lẫn giữa mục tiêu và mục đích tổng thể, mục tiêu là cụ thể và trực tiếp . Các mục

tiêu cần được viết vắn tắt và cô đọng để mô tả những gì mà nghiên cứu mang lại.

Cần viết một mục tiêu không qua 2 câu.

3) Xac định cac đầu ra/kêt quả

Trả lời cho các câu hoi: “Dự án sẽ hoàn thành cái gì?”

Đây là các kết quả của nghiên cứu hoặc đầu ra thích hợp để dự án đạt được các

mục tiêu cụ thể và cũng là điều mà nhà nghiên cứu cam kết sẽ tạo ra theo như kế

hoạch. Đầu ra của nghiên cứu cần được làm rõ như là các kết quả mà chúng là cần

thiết để bảo đảm cho việc đạt được mục tiêu của nghiên cứu. Đầu ra cần được viết

Page 4: KHQL- Đề tài Khung logic

dưới dạng chuỗi các kết quả theo thời gian. Trong nghiên cứu, nó có thể là các đầu

ra cụ thể của năm thứ 1, năm tiếp theo, ... mà trong đó kết quả cuối cùng cần được

chỉ ra ở từng thời điểm cụ thể trong khung logic.

4) Xac định cac hoat động/nội dung nghiên cứu

Trả lời cho câu hoi: “Làm thế nào nghiên cứu được hoàn thành?”

Các họat động/nội dung nghiên cứu là các yếu tố hành động cần thiết để hoàn

thành được các kết quả/đầu ra và là trách nhiệm của nhà nghiên cứu. Mỗi một mục

tiêu của các cấp độ đầu ra cần có một hoạt động hoặc nhóm hoạt động để hỗ trợ

cho việc này; các họat động được xác định như là chiến lược hành động để hoàn

thành được từng kết quả/đầu ra.

5) Xac định cac nguồn lưc cần thiêt cho nghiên cứu

Sau khi đã xác định tất cả các cấu phần liên quan đế nghiên cứu, cần thiết

tính toán đến các nguồn lực cho nghiên cứu, các nguồn lực này cần được làm rõ cụ

thể theo phương pháp tiếp cận ứng với rừng mục tiêu nghiên cứu. Câu hoi là: Nhân

lực, thiết bị, phương tiện và các nguồn lực khác là sẵn sàng để giải quyết được vấn

đề nghiên cứu trong thực tiễn?

Yêu cầu về nguồn lực có thể bao gồm ít nhất là trong 7 hạng mục: Nguồn

lực con người, phương tiện, thiết bị, nguồn cung cấp, tài chính, hỗ trợ về tổ chức,

và các nguồn lực liên quan khác. Các hạng mục này cần được xác định, tính toán

cụ thể khi thảo luận để chuẩn bị đề xuất kinh phí cho dự án nghiên cứu.

a) Nguồn nhân lưc, con ngươi : Sự sẵn sàng về nguồn nhân lực để tiến

hành tất cả các khía cạnh của nghiên cứu là yếu tố cốt lõi để bảo đảm nghiên cứu

thành công. Điều này không chỉ bao gồm cá nhân các nhà nghiên cứu, kỹ thuật

viên nghiên cứu, trợ lý nghiên cứu; mà còn quan trọng là các nhân viên hỗ trợ,

hành chính, kế toán và trợ lý hiện trường. Những người này là sẵn sàng tại các thời

điểm theo kế hoạch nghiên cứu? Họ đã có đủ kỹ năng thích hợp cho nghiên cứu?

Có hay

Page 5: KHQL- Đề tài Khung logic

chưa cơ chế giám sát thích hợp để quản lý sự tham gia trong nghiên cứu? ..... Như

vậy nhà nghiên cứu cần chuẩn bị để quản lý các thành tố nguồn nhân lực của

nghiên cứu một cách thích hợp và thoa đáng.

b) Phương tiên : Phương tiện cần thiết cho nghiên cứu cần phải hết sức cụ

thể. Phòng thí nghiệm, hiện trường như thế nào để hoàn thành nghiên cứu? Các

phương tiện cần thiết là sẵn sàng ở các thời điểm nghiên cứu thích hợp?

c) Thiêt bị : Kế hoạch về chuẩn bị và sử dụng thiết bị cũng có tầm quan

trọng như là nguồn nhân lực và phương tiện. Trong trường hợp đặc biệt, thiết bị

chuyên ngành cần phải có, và điều quan trọng là người nghiên cứu cần có đủ kỹ

năng để sử dụng và bảo quản thiết bị đó. Nếu cần thiết phải có đào tạo, và như vậy

thì nguồn kinh phí sẽ ở đâu?.

d) Nguồn cung cấp : Tất cả các nghiên cứu liên quan đến nông lâm nghiệp

đều yêu cầu có nguồn cung cấp các vật tư, thiết bị, giống, cây con, .... Cần làm rõ

nguồn cung cấp, chất lượng, giá cả, thời gian ,.... cho các hạng mục nghiên cứu.

e) Tai chính : Sau khi thẩm định, tính toán những gì mà nghiên cứu cần như

nguồn nhân lực, phương tiện, thiết bị, nguồn cung cấp, .. trên cơ sở đó xác định

nguồn tài chính cần có. Yêu cầu hỗ trợ cho nghiên cứu luôn luôn được cân bằng

giữa ý tưởng của người nghiên cứu với nguồn ngân sách thực tế, do vậy điều này

cần có sự cân đối giữa mục tiêu nghiên cứu với nguồn tài chính tối thiểu phải có để

có thể hoàn thành nghiên cứu.

f) Hỗ trợ vê tổ chức thê chê : Một cách chắc chắn là nghiên cứu cần có sự

hỗ trợ của cơ quan về tài chính, thiết bị, sử dụng phương tiện, .... và các cơ quan, tổ

chức, địa phương khác về điều kiện làm việc, nghiên cứu. Làm rõ điều này sẽ là

thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch nghiên cứu

g) Quan tâm đặc biêt khac : Một số nghiên cứu cần có giấy phép hoặc chấp

thuận chính thức ở một số hoạt động, do vậy cũng cần có sự hỗ trợ về mặt pháp lý.

Page 6: KHQL- Đề tài Khung logic

B. Quy trình giam sat và đanh gia sự thực hiện

1) Xac định mục đích , mục tiêu cua viêc giam sat

Mục đích của việc giám sát:

- Nhằm hoàn thiện các kế hoạch, quyết định.

- Tạo cơ sở thông tin, xây dựng các quyết định, kế hoạch mới.

- Nhằm xác định ảnh hưởng, kế hoạch quyết định nên những đối tượng nhất

định và đưa ra lời khuyên cho đối tượng nhằm thực hiện kế hoạch 1 cách tốt

nhất, có lợi cho mình nhất.

Việc đánh giá sự thực hiện dựa trên các tiêu chí:

- Tính hiệu lực: đánh giá “kết quả/ mục tiêu”.

- Tính hiệu quả: đánh giá “kết quả/ chi phí”.

- Tính bến vững: đánh giá tác động có ảnh hưởng bền vững theo thời gian hay

không.

- Tính công bằng: có đảm bảo đối xử tương đồng với các đối tượng có điều

kiện như nhau hay không.

2) Xac định cac chi số đo lương được

Các chỉ số cần được xác định định lượng, chi tiết ở các cấp độ theo yêu cầu

của các mục tiêu, và chúng cần bảo đảm để các mục tiêu cao hơn đạt được. Để làm

rõ chỉ tiêu thẩm định về số lượng, chất lượng và thời gian cần đưa ra con số, ngày

tháng hoặc mô tả chất lượng cụ thể có thể đo lường được; điều này là quan trọng

để giám sát hiệu quả (tại cấp độ kết quả/đầu ra) và đánh giá (tại cấp độ mục tiêu).

Hãy làm theo thứ tự:

(i) tại cấp độ mục tiêu cụ thể,

(ii) tại cấp độ kết quả đầu ta,

(iii) tại cấp độ mục đích tổng thể, và

(iv) tại các hoạt động/nội dung.

Page 7: KHQL- Đề tài Khung logic

3) Giam sat thưc hiên

Xác định các nguồn thông tin để thẩm định các chỉ tiêu, và các bằng chứng

điển hình để cho biết cái gì đã đạt được. Tại cấp độ hoạt động thường là các báo

cáo tiến độ. Tại cấp đầu ra thường là các ấn phẩm, bài báo, bài giảng, hoạt động

lan rộng, .... Họat động thẩm định cũng cần xác định các hành động cần thiết theo

yêu cầu để thu thập thêm các căn cứ để đánh giá

Theo trình tự:

(i) tại cấp độ mục tiêu,

(ii) tại cấp độ đầu ra,

(iii) tại cấp độ hoạt động/nội dung, và

(iv) tại cấp độ mục đích.

4) Đanh gia sư thưc hiên đê đảm bảo mục tiêu đanh gia

Đưa ra các đánh giá trên các tiêu chí:

- Hiệu lực

- Hiệu quả

- Công bằng

- Bền vững

5) Xac định cac giả định quan trọng

Các giả định quan trọng là các điều kiện, nhân tố bên ngoài, nó không được

quản lý hoặc tiến hành bởi nghiên cứu, nhưng việc đạt được các mục tiêu lại phụ

thuộc vào nó. Tuy nhiên cũng lưu ý là không đưa ra các giả định có tính hiển

nhiên, hoặc ngược lại là không thể xảy ra; đồng thời cũng không đưa ra giả định

chung chung hoặc đó là việc mà nghiên cứu phải làm, ví dụ như: trời sẽ không mưa

vào thời điểm đó, tiếp cận được các hiện trường thích hợp, ..... Giả định, tóm lại là

nhân tố bên ngoài, thực sự quan trọng, có khả năng xảy ra và là điều kiện cần để

đạt được mục tiêu ở một cấp độ nào đó.

Đánh giá chung

Page 8: KHQL- Đề tài Khung logic

Tại cấp độ mục tiêu, giả định là điều kiện quan trọng để có thể đạt được mục

đích tổng thể. Tại cấp độ đầu ra, giả định là điều kiện cần thiết để đạt được mục

tiêu. Giả định ở cấp độ hoạt động không nên bao gồm bất kỳ các điều kiện ban đầu

(kinh phí kịp thời, ...), mà chúng có thể được đặt ra thành yếu tố yêu cầu riêng biệt

Chú ý nên làm theo thứ tự như sau:

(i) tại mức mục tiêu cụ thể,

(ii) tại mức kết quả,

(iii) tại mức các hoạt động/nôi dung, và

(iv) tại mức mục đích tổng thể.

Chú ý: Cac câu hỏi chính phục vụ cho viêc xây dưng khung logic ở cac cấp

độ

* Mục đích tổng thê

- Vấn đề chính là gì mà nghiên cứu cần giải quyết? – Mô tả mục đích.

- Nghiên cứu sẽ đóng góp ở mức nào cho giải pháp đó? – Xác định các chỉ tiêu.

- Làm thế nào đo lường mức đóng góp của nghiên cứu? – Xác định phương

tiện/phương pháp kiểm tra/thẩm định.

- Điều kiện gì là cần thiết để đạt được mục đích và nguy cơ của nó là gì?

- Xác định các giả định quan trọng

* Mục tiêu

- Ảnh hưởng và tác động trực tiếp và chính của nghiên cứu sẽ là gì? –Xác định các

mục tiêu

- Những điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề ở mức nào? - Xác định các chỉ tiêu.

- Các ảnh hưởng và tác động được đo lường như thế nào? – Xác định phương tiện

kiểm tra

Page 9: KHQL- Đề tài Khung logic

- Các điều kiện cần thiết khác là gì để nghiên cứu đóng góp vào mục đích và các

nguy cơ của nó? Các kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tiễn như thế

nào? – Xác định các giả định

* Đầu ra

- Nghiên cứu sẽ tạo ra sản phẩm gì? – Xác định các đầu ra và mô tả các chỉ tiêu.

- Các kết quả được đo lường như thế nào? – Xác định các phương tiện kiểm tra.

- Các điều kiện cần thiết để các đầu ra giải quyết được mục tiêu và nguy cơ của nó

là gì? – Xác định các giả định

* Cac hoat động/nội dung nghiên cứu

- Cái gì đang được làm?

- Các gì, làm như thế nào, phương tiện, thiết bị nào cần có?

- Nhu cầu tài chính?

- Các điều kiện nào là cần thiết để các họat động tạo ra được các kết quả đầu ra và

nguy cơ, rủi ro của nó là gì?

C. Đưa ra khung logic

Trên cơ sở khung logic nghiên cứu đã xác định các cấu phần : Mục đích,

mục tiêu, kết quả, nội dung/hoạt động nghiên cứu ; tiếp tục xác định các phương

pháp nghiên cứu cụ thể cho từng nội dung nghiên cứu ; và ứng với từng phương

pháp nghiên cứu dự toán các nguồn lực cần thiết (7 loại nguồn lực) ; cuối cùng là

địa điểm và thời gian tiến hành, tất cả như đã trình bày ở phần trên Khung logic về

giải pháp - kế hoạch nghiên cứu cần mô tả các hoạt động của dự án nghiên cứu một

cách chi tiết, chỉ ra làm thế nào mục tiêu nghiên cứu sẽ đạt được. Việc mô tả cần

có thứ tự và có mối quan hệ với nhau của các hoạt động/nội dung nghiên cứu Tất

cả được thể hiện trong mộ khung logic giải pháp – kế hoạch nghiên cứu.

Khung này sẽ được sử dụng để tiến hành nghiên cứu trên trong thực tế.

Page 10: KHQL- Đề tài Khung logic

II/ Ưng dung kê hoạch đi chơi cho lơp theo cach tiêp cân khung lôgic

1. Quy trình lâp kê hoạch

Bước 1: Phân tích môi trường

Phân tích môi trường bên ngoài: ( Sử dung Mô hình PEST + 1 )

Môi trường kinh tê:

-Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế càng tăng trưởng, nhu cầu về lao động

càng tăng. Khi nhu cầu về lao động tăng, tiền lương trả cho người lao động cũng

tăng theo. Người lao động càng có nhiều tiền thì họ cũng sẽ chi tiêu nhiều hơn vào

các cửa hàng bán lẻ, xe cộ và nhà cửa. Bên cạnh đó, nền kinh tế tăng trưởng dẫn

tới chất lượng đời sống của người dân nâng cao và ngày càng hoàn thiện. Khi đó,

cầu về vật chất và tinh thần tăng.

-Tỷ lệ lạm phát: lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung

trong nền kinh tế. Khi lạm phát tăng sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng theo.

Như vây, đối với việc đi chơi của lớp sẽ làm tăng chi phí như chi phí tàu xe, chi

phí ăn uống, chi phí dịch vụ… Ví dụ như giá xăng dầu tăng sẽ làm tăng chi phí

thuê xe ô tô…

- Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố khác như giá cả của từng khu du

lịch. Điều này phụ thuộc nhiều vào thời điểm và thời gian. Nếu tổ chức đi vào

những ngày lễ, ngày hội như tết dương lịch 1/1, ngày 30/4-1/5, ngày nghỉ cuối

tuần… do nhu cầu của người dân làm lượng khách tăng đột biến dẫn đến giá cả

tăng như giá thuê phòng, giá dịch vụ như trông giữ xe, chụp ảnh, đi xích lô, đặc

biệt là dịch vụ ăn uống tăng gấp đôi, gấp ba lần so với ngày thường. Ví dụ tại Huế,

giá phòng tại các khách sạn hạng trung khoảng 1-1,2 triệu đồng một ngày, trong

khi bình thường chỉ 200.000-400.000 đồng một phòng. Riêng các nhà nghỉ, giá

phòng tăng từ 120.000 đồng lên 250.000 đồng một ngày. Các dịch vụ như du

Page 11: KHQL- Đề tài Khung logic

thuyền trên sông Hương cũng tăng từ 5.000 đồng lên 20.000-30.000 đồng mỗi

chuyến. Đi xích lô dạo quanh thành phố giá tăng từ 30.000 lên 60.000 đồng

Môi trường chính trị - phap luât

Sinh viên là những công dân đã có đầy đủ tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm

trước mọi hành động của mình. Việc tổ chức đi chơi cho lớp là một việc không trái

với pháp luật.

Về phía nhà trường, hoạt động này được khuyến khích nhưng mỗi thành

viên tham gia phải tự chịu trách nhiệm, tránh để xảy ra các sự cố, bất trắc như tai

nạn, va chạm… Khi đến khu vui chơi, mỗi thành viên phải có ý thức giữ gìn an

ninh trật tự của địa phương nơi đó.

Môi trường văn hóa – xã hội

- Phong tục tập quán ở từng địa phương:

Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống với nhau. Mỗi dân tộc có một phong tục,

luật lệ riêng mang bản sắc của dân tộc đó. Qua chuyến đi chơi, mỗi thành viên có

thể hiểu biết thêm được những điều thú vị, mới mẻ trong lối sống, ăn ở, làm việc…

của các dân tộc ở các vùng miền khác nhau, từ đó làm rộng thêm kiến thức của

mình, làm tăng giá trị của chuyến đi chơi.

- Tệ nạn xã hội:

Mặc dù thời gian đi chơi không nhiều nhưng cũng không thể xem thường nhân tố

này. Mỗi thành viên đều phải có bản lĩnh để vượt qua, không để bị dẫn dắt vào các

tệ nạn như cờ bạc, rượu chè… Ở mỗi địa phương đều có những mặt phải và mặt

trái riêng nên đòi hoi mỗi thành viên phải nhận thức được cái nào tốt, cái nào xấu

để mang lại lợi ích cho mình.

Môi trường công nghệ

- Phương tiện để đi đến các khu du lịch:

Công nghệ không ngừng phát triển làm thay đổi một bộ phận lớn phương tiện đi

lại. Ví dụ như xe ô tô hiện nay đã được trang bị những thiết bị hiện đại như máy

Page 12: KHQL- Đề tài Khung logic

điều hòa, tivi, loa… phục vụ hành khách, làm tăng tính tiện nghi hơn, từ đó làm

tăng sự thoải mái cho mỗi thành viên, tinh thần của mỗi thành viên sẽ tốt hơn, làm

tăng hiệu quả của chuyến đi.

- Cơ sở vật chất của khu du lịch:

Công nghệ đã góp phần làm thay đổi bộ mặt cũng như đem lại sự tiện nghi cho du

khách tới tham quan du lịch. Qua đó làm tăng sự thích thú của mỗi thành viên, làm

cho chuyến đi chơi thêm thú vị hơn.

Môi trường tự nhiên

- Khí hậu:

Tác động trực tiếp đến sức khoe của mỗi thành viên tham gia. Sự thay đổi khí hậu

đột ngột có thể gây mệt moi, đau đầu… ảnh hưởng đến tinh thần của mỗi thành

viên, làm cho chuyến đi chơi cũng bị ảnh hưởng. Ngược lai, nếu khí hậu mát mẻ,

thuận lợi sẽ mang tới sự thoải mái, sảng khoái, thích thú của mỗi thành viên, từ đó

càng làm gia tăng giá trị của chuyến đi chơi.

Bên cạnh đó, thời tiết còn ảnh hưởng đến địa điểm tham quan muốn đến và chi phí

cho chuyến đi. Nếu đi biển vào mùa đông thì chi phí ăn ở, khách sạn sẽ rẻ hơn đi

vào mùa hè.

- Khoảng cách:

Là cơ sở để chọn phương tiện đi lại. Nếu chọn địa điểm đi chơi xa thì có thể sẽ

chọn tàu hoa, máy bay hay thuê ô tô. Nếu gần thì có thể đi xe máy, xe bus, thuê ô

tô…

- Cơ sở hạ tầng:

Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chuyến đi chơi. Ví dụ như chất lượng

đường xá, các tín hiệu giao thông… phục vụ quá trình đi lại có tốt thì cũng phần

nào làm tăng tính an toàn cho chuyến đi chơi. Nếu cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn,

chưa được hoàn thiện thì có thể mang lại sự cố như tắc đường, tai nạn…

Page 13: KHQL- Đề tài Khung logic

Phân tích môi trường bên trong: Phân tích môi trường bên trong dựa vào cac

chức năng hoạt động của tổ chức (lớp QLKT 50B)

Phân tích chức năng cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu lớp: 1 lớp trưởng: Thành;

1 lớp phó: Tùng

1 bí thư: Mai;

2 phó bí thư: Chi và Diệu

1 thủ quỹ: Phan Thanh Nhàn

Phân tích chức năng nguồn nhân lực:

Tập thể lớp QLKT 50B gồm 54 thành viên nhiệt tình với các hoạt

động của lớp, của đoàn.

Lớp trưởng là người phụ trách về tình hình chung của lớp và mảng

học tập của lớp.

Bí thư là người phụ trách về hoạt động đoàn của lớp.

Lớp phó là người phụ trách về đời sống cũng như các hoạt động ngoài

giờ của lớp, là người có tiếng nói trong lớp.

Thủ quỹ chịu trách nhiệm về các khoản thu chi, tình hình tài chính

quỹ lớp.

Vì thế nên ban tổ chức là các cán bộ lớp, cán bộ đoàn. Tập thể lớp sẽ

chia thành các nhóm, phụ trách từng công việc cụ thể. Trong đó, lớp phó là

trưởng ban tổ chức; lớp trưởng, bí thư và thủ quỹ là những người giúp đỡ

cũng như chịu trách nhiệm các nhóm.

Phân tích chức năng Marketing:

Cán bộ lớp, cán bộ Đoàn là những thành viên có tiếng nói, có uy tín

trong lớp, là những cá nhân có khả năng thuyết phục, khả năng tổ chức.

Page 14: KHQL- Đề tài Khung logic

Kế hoạch được đưa ra công khai, lấy ý kiến biểu quyết của đa số, kế

hoạch cụ thể được thông báo bằng văn bản đến từng cá nhân, tài chính công

khai, có hóa đơn, bản kê khai chi tiết.

Phân tích chức năng tài chính:

Nguồn tài chính chủ yếu do các thành viên tham gia chuyến đi đóng

góp.

Vì là chuyến đi mang tính chất tập thể (được tổ chức do ý kiến của tất

cả các thành viên trong lớp) nên chi phí phát sinh (dưới 20k/người) sẽ do

quỹ lớp chi trả.

Khẳng định kê hoạch bâc cao hơn: Kế hoạch hoạt động năm học 2010 –

2011 của lớp QLKT 50B

Trong kế hoạch hoạt động năm học 2010 – 2011 của lớp QLKT 50B nêu rõ:

“Nhằm tăng tình đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong lớp, trong năm học

2010 – 2011 lớp tổ chức ít nhất 1 chuyến đi chơi xa (2 – 3 ngày) cho tất cả các

thành viên tron lớp”.

Bước 2: Xác định mục tiêu: cây mục tiêu

(Bảng cây mục tiêu – bên dưới)

Page 15: KHQL- Đề tài Khung logic

Tâp thể lơp xuất sắc

Nâng cao tinh thần đoàn kêt gắn bó giữa cac thành viên trong lơp

Tổ chức đầy đủ và đều đặn

sinh nhật tháng

Tổ chức thành công hoạt động ngoại khóa

(đi chơi xa)

Đạt thành tích tốt trong hoạt

động đoàn

Nhân được sự hương ứng của mọi thành viên trong

lơp

An toàn

Chi phí hợp ly Địa điểm hợp lý

Mức gia tàu xe thấp nhất có thể

Chi phí ăn uống, nhà nghỉ phải

chăng

Lựa chọn theo ý kiến của đa

số

Phù hợp với nguồn tài chính

có thể có

Phương tiện đi lại đảm bảo, uy tín

Ăn uống hợp vệ sinh

Khảo sat gia vé tàu, gia thuê xe ô tô

Khảo sat gia nhà nghỉ, vé vào cửa khu đi chơi, gia ăn uống

Hoi người đi trươc Tìm kiêm trên mạng Tìm qua đthoai

Nguôn nhân lực

Cac thành viên trong lơp tham gia

Tài chính

-Đóng góp của người đi-Quy lơp

….…

….….

Page 16: KHQL- Đề tài Khung logic

Bước 3: Xác định các lựa chọn của kế hoạch

Phương án 1: Sa Pa

Phương án 2: Hòa Bình

Phương án 3: Tam Đảo

Bước 4: Đánh giá và lựa chọn kế hoạch tối ưu

( Sử dung phương phap đanh gia đa tiêu chí)

Yêu tố đanh gia

Tiêu chí Trọng số

PA1: Sapa PA2: Hòa Bình

PA3: Tam Đảo

Điểm tuyệt đối

Điểm tương

đối

Điểm tuyệt đối

Điểm tương

đối

Điểm tuyệt đối

Điểm tương

đối

1. Địa điểm

Chi phí 0.3 7 2.1 6 1.8 6 1.8

Thuận tiện 0.3 7 2.1 7 2.1 6 1.8

Sự đồng tình của

TV

0.3 8 2.4 7 2.1 6 1.8

An ninh trật tự của

KV

0.1 8 0.8 8 0.8 8 0.8

Tổng 7.4 6.8 6.2

Page 17: KHQL- Đề tài Khung logic

Yêu tố đanh gia

Tiêu chí Trọng số

PA1: Tàu hoa và ô tô

PA2: Ô tô PA3: xe may

Điểm tuyệt đối

Điểm tương

đối

Điểm tuyệt đối

Điểm tương

đối

Điểm tuyệt đối

Điểm tương

đối

2. Phương tiện

Chi phí 0.3 8 2.4 7 2.1 5 1.5

Thời gian 0.3 8 2.4 7 2.1 9 2.7

Thuận tiện 0.2 7 1.4 7 1.4 9 1.8

Khoảng cách

0.2 7 1.4 7 1.4 7 1.4

Tổng 7.6 7.0 7.4

Yêu tố đanh gia

Tiêu chí Trọng số

PA1: 2 ngày 3 đêm

PA2: 3 ngày 4 đêm

PA3: 4 ngày 5 đêm

Điểm tuyệt đối

Điểm tương

đối

Điểm tuyệt đối

Điểm tương

đối

Điểm tuyệt đối

Điểm tương

đối

3. Thời gian

Chi phí cơ hội

0.3 8 2.4 7 2.1 6 2.4

Sự ủng hộ của thành

viên

0.4 8 3.2 7 2.8 6 2.4

Thuận tiện

0.3 8 2.4 6 1.8 6 1.8

Tổng 8.0 6.7 6.6

Page 18: KHQL- Đề tài Khung logic

=> Kế hoạch tối ưu là: đi Sa Pa bằng tàu hoa và ô tô, thời gian : 3 đêm, 2 ngày.

Bước 5: Quá trình quyết định và thể chế hóa

Quyết định: đi Sa Pa bằng tàu hoa và ô tô, thời gian : 3 đêm, 2 ngày.

Thê chê hóa quyêt định: (bản kê hoach)

KẾ HOẠCH DỰ KIẾN ĐI CHƠI SAU TẾT

Thời gian dự kiến: Tối 18/2 ( tối thứ 6, sau tết 2 tuần ).

Địa điểm : Sapa – Lào Cai.

Khoảng cách: 376km.

Phương tiện : Tàu hoa, otô, đi bộ.

Khoảng thời gian : 2 ngày 3 đêm , từ 22h tối thứ 6 đến 6h sáng thứ 2.

Trưởng đoàn: Trịnh Huy Thành SĐT: 016899851052

Lớp: Quản lý kinh tế 50B

A. Di chuyển

Thứ 6 ngay 18/2/2011 (tức ngay 16 âm lịch)

- 21h: Tập trung tại ga Hà Nội để điểm danh, đề nghị ko cao su để tránh nhỡ tàu.

- 22h: xuất phát từ HN lên Lào Cai bằng tàu đêm (dự kiến là tàu SP), ăn chơi nhảy

múa, dưa lê tá lả trên tàu, đặc biệt có món cháo đêm ngon thậm tệ .

Thứ 7 ngay 19/2/2011

- 6h sáng tàu đến ga Lào Cai. Otô sẽ đón tại ga và đưa về Sapa cách đó hơn 30km.

- 7h30 có mặt tại Sapa, nhận phòng (đã liên hệ trc) cất đồ đạc rồi đi ăn sáng.

- 8h30 sau khi đã nạp đầy năng lượng sẽ đi bộ tham quan thị Trấn Sapa xinh đẹp, nhà

thờ Đá và biệt thự cổ được xây dựng từ thời Pháp

- 11h30 ăn trưa và về nghỉ ngơi

Page 19: KHQL- Đề tài Khung logic

- 14h đi bộ tham quan núi Hàm Rồng(cực đẹp), cảnh như trong mấy phim tiên Trung

Quốc (ví dụ như Tây Du Ký ),vườn lan,vườn hồng,cổng trời, tháp truyền hình vì cũng

gần thôi, vừa đi vừa tán phét, ngắm cảnh ….

- 17h đi chơi chợ người dân tộc ở ngay trung tâm. Chúng ta tự do mua sắm, cái này là

tự túc nhé.

- 19h30 thưởng thức đặc sản SP tại các lều trước nhà thờ SaPa. Sau đó các bạn nữ có

thể đi ngắm chợ tình Sapa ở trung tâm lun nên ko phải quốc bộ nữa. chắc chắc sẽ rất

thu hút đc các chị em lớp ta bởi sẽ có nhiều boy người H’mông ra đó thổi khèn ;))

trong khi đó các anh em có thể tiếp tục bố trí ra phố nướng gần nhà thờ ( cái này tự

túc nhé và theo như kinh nghiệm của những ng đã đi thì rất rẻ nhé ) để thưởng thức

cái hương thị thơm ngon, ngầy ngậy, béo béo… của món lợn cắp nách, gà, chim

nướng, thắng cố, bánh dầy,đậu phụ nướng, trứng nướng…

- Lưu ý bạn nào ko thích ra chợ tình hay mấy quán đồ nướng thì có thể ra nghĩa địa

xem đom đóm;))

Chu nhât ngay 20/2/2011

- 7h dậy tập thể dục và cùng ngắm bình minh trong sương mù :D

- 7h30 ăn sáng

- 8h tiếp tục đi thăm quan các địa điểm bản Cát Cát của người Mông, bãi đá Cổ, bản

Cầu mây (nói chung có rất nhiều địa điểm đẹp nhưng còn tùy thuộc vào tính trạng sức

khoe và tình hình tài chính :D)

- 11h30 ăn trưa tại hàng or ăn tại bản luôn.

- 12h nghỉ ngơi và chuẩn bị đi chơi tiếp

- 17h ăn tối sớm

- 18h đi xe về Lào Cai ra ga chuẩn bị về HN

- 6h sáng hôm sau tàu về đến HN kết thúc chuyến đi

B. Chi phí dự kiên ( tính trên đầu người)

- Tiền tàu 1 người 95k/1 chiều => 2 chiều = 190k/1ng

Page 20: KHQL- Đề tài Khung logic

- Tiền xe từ LC <–> SP 25k/lượt => 2 lượt = 50k/1ng

- Ngày ăn 3 bữa x Bq 1 bữa 30k x 2 ngày =180k/ 1ng

- Tiền ngủ 1 đêm: 150k/phòng/6ng => 25k/1ng

- Tiền mua đồ ăn uống vặt mang theo: 15k/1ng

- Vé thăm quan : 30k/1ng

- Tổng cộng = 190 + 50 + 180 + 25 +15 + 30 = 490k/1ng

- Ngoài ra chúng ta có thể cắt giảm được chi phí trên bằng cách đi xe bus từ LC lên

SP và ngược lại với giá vé 10k => tiết kiệm đc 30k/1ng.

- Dự trù kinh phí phát sinh là 1.5 tr đồng lấy từ quỹ tiền tết của lớp.

C. Chuẩn bị

- Hoàn thành đóng tiền trc ngày 12/2/2011 ( thứ 7, 1 tuần sau tết ) để còn đặt vé tàu và

liên hệ thuê phòng.

- Dự kiến mỗi phòng ở 6 ng và sẽ phân phòng sau khi có danh sách cụ thể.

- Tự chuẩn bị các tư trang các nhân như quần áo, khăn mặt, bàn chải, giày vải, thuốc

say, thuốc dạ dày, kem chống muỗi và côn trùng, máy ảnh.

- Các bạn mang theo CMT và thẻ SV vì có thể được giảm giá vé.

- Cán bộ lớp xin nghỉ học buổi ngày thứ 7. Sáng thứ 2, 6h về đến HN, 3 tiết cuối học

tâm lý quản lý bình thường.

- Chuẩn bị 1 ít tiền lẻ để đi chợ và mua quà lưu niệm.

- Phân công 1 số bạn nữ trong lớp chuẩn bị những đồ lặt vặt như bánh kẹo, nước

uống, hoa quả …

D. Lưu y

- Các bạn ko nên tách đoàn để đi chơi riêng lẻ.

- Vì trên đây là kế hoạch dự kiến nên mọi thay đổi trong kế hoạch sẽ được thông báo

qua điện thoại và trên gmail của lớp.

- Vài hôm trước khi đi các bạn nhớ giữ gìn sức khoe.

- Sẽ ko hoàn lại tiền cho những bạn nhỡ tàu hôm đi do đến muộn.

Page 21: KHQL- Đề tài Khung logic

- Khi đi bộ các bạn nên đi dép sandal or giày vải, tránh mặc quần bó và giày cao gót.

- Còn nhiều lưu ý và chuẩn bị khác hiện h chưa tổng hợp hết đc nên mình sẽ thông

báo trên lớp sau.

- Như đã nói thì đây có thể là chuyến đi chơi xa cuối cùng của lớp ta nên rất mong

nhận được sự ủng hộ của mọi người.

2. Qua trinh giam sat, đanh gia sự thực hiện

Bước 1: Xác định mục đích, mục tiêu của quá trình giám sát, đánh

giá sự thực hiện

- Mục đích của quá trình giám sát đánh giá sự thực hiện

Nhằm phát hiện các sai sót, vướng mắc từ đó kịp thời điều

chỉnh sự thực hiện sao cho phù hợp với các kế hoạch, quyết

định đồng thời việc giám sát, đánh giá này cũng góp phần

hoàn thiện các kế hoạch, quyết định cho tập thể lớp theo

hướng không ngừng tiến bộ, đổi mới để trở thành một tập

thể lớp xuất sắc.

Nguồn nguyên liệu thông tin tích lũy được từ quá trình giám

sát, đánh giá sẽ tạo cơ sở cho tập thể lớp xây dựng những kế

hoạch, quyết định mới.

Xác định ảnh hưởng của kế hoạch, quyết định lên các đối

tượng trong tập thể lớp. Bao gồm cả thành viên tham gia

hoạt động cũng như không tham gia hoạt động.

Đưa ra những lời khuyên cho các đối tượng đó nhằm thực

hiện kế hoạch hay quyết định tốt nhất và có lợi cho mình

nhất.

Page 22: KHQL- Đề tài Khung logic

- Mục tiêu của quá trình giám sát, đánh giá sự thực hiện :

Đánh giá tính hiệu lực của sự thực hiện: Kết quả thu được từ

sự thực hiện có đáp ứng được mục tiêu đã đề ra hay không.

Đánh giá tính hiệu quả của sự thực hiện: So sánh kết quả và

chi phí mà chúng ta phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Đánh giá tính bền vững của sự thực hiện: Những ảnh hưởng

tích cực từ sự thực hiện có dài lâu theo thời gian hay không.

Đánh giá tính công bằng của sự thực hiện: Trong quá trình

thực hiện, các đối tượng trong điều kiện như nhau có được

đối xử công bằng hay không.

Đánh giá tính phù hợp của sự thực hiện: Kết quả đạt được có

đáp ứng được mục đích chung bào trùm lên tất cả hoạt động

của tổ chức hay không.

Bước 2: Xác định các chỉ số để giám sát, đo lường

(Sản phẩm của bước này là: Bảng đo lường sự thực hiện)

Cac yếu tố

cần xac định để đo lường, đanh gia sự

Phat biểu về cac yếu tố đó

Chỉ số phản anh đo lường

cac yếu tố trên

Sự thực hiện

Bao cao Sự thực hiện

1. Mục đích

Nâng cao tinh

thần đoàn

kết gắn bó giữa

cac thành

Tỉ lệ tham gia của

cac thành viên trong lớp nếu tổ chức một hoạt động

ngoại

Bao cao biểu quyết tham gia hoạt động ngoại khóa mới của

cac thành viên

40/55*100%=73%

Page 23: KHQL- Đề tài Khung logic

2. Mục tiêu

Tổ chức thành công hoạt động ngoại khóa

Nhận được sự hưởng ứng của

mọi thành viên

Tỉ lệ hài lòng của

cac thành viên tham

gia sau chuyến đi

Bản khảo sat mức độ hài

lòng của cac thành viên tham

gia sau chuyến đi

25/32*100=78%

An toàn

3. Đầu ra

Chi phí hợp lý

Mức gia tàu xe

thấp nhất có thể

Chi phí vé tàu khứ

hồi và xe o tô phục

vụ cho

Bao cao thu chi của thủ

quỹ

(21*103.000+11*114.00)

*2+1.000.000=7.834.000

Chi phí ăn uống phải

chăng

Chi phí ăn uống cho chuyến đi

Bao cao thu chi của thủ

quỹ

6.998.000

Chi phí nhà nghỉ

phải chăng

Chi phí nhà nghỉ

cho chuyến đi

Bao cao thu chi của thủ

quỹ

1.500.000

Chi phí tham

quan cac điểm du

Chi phí tham

quan cac điểm du

Bao cao thu chi của thủ

quỹ

50.000*32=1.600.000

Địa điểm hợp lý

Tỉ lệ tham gia

chuyến đi SaPa

Bản kê khai danh sach những bạn tham

gia chuyến đi

32/55*100%=58%

4. Hành động

Khảo sat

Gia vé tàu khứ hổi Hà Nội – Lào Cai

Gia vé tàu khứ hồi khảo sat

Bản khảo sat chi

phí chuyến đi

32*103.000*2=7592

Gia nhà nghỉ tại

SaPa

Gia nhà nghỉ trung binh khảo sat trên

SaPa

Bản khảo sat chi

phí chuyến đi

1.500.000

Gia ăn uống

Gia ăn uống

trung binh một ngày

Bản khảo sat chi

phí chuyến đi

80.000*2*32=5.120.000

Gia vé tham

quan cac điểm du

lịch

Gia vé tham quan

t/b cac điểm du

Bản khảo sat chi

phí chuyến đi

50.000*32=1.600.000

Page 24: KHQL- Đề tài Khung logic

5. Đầu vào

Nguồnvốn

Khoản đòng góp

từ cac thành viên tham gia

Tổng số tiền cac

thành viên tham gia đóng góp

Bao cao thu chi của thủ

quỹ

500.000 * 32 =16.000.000

Quỹ lớp Tổng số tiền quỹ

lớp hỗ trợ cho

Bao cao thu chi của thủ

quỹ

1.000.000 đồng

Nguồn nhân lực

Những người

tham gia chuyến đi

Số người tham gia chuyến đi

Bản kê khai danh

sach những

bạn tham gia

32 người

Bước 3: Đánh giá sự thực hiện để đảm bảo các mục tiêu đề ra

- Đanh gia tính hiệu lực:

Tỉ lệ các thành viên tham gia hài lòng về chuyến đi

Mục tiêu 50 %

Kết quả 78 %

An toàn: Kết thúc chuyến đi các thành viên tham gia đều trở về nhà một cách an

toàn.

→ Chuyến đi đã đạt được mục tiêu đề ra → Sự thực hiện có hiệu

lực cao.

- Đanh gia tính hiệu quả

Tổng thu

thực tế

17.000.0

00

Tổng chi thực

tế

17.932.0

00

Có thể thấy tổng chi thực tế đã vượt quá tổng thu thực tế một

lượng: 932.000.

Page 25: KHQL- Đề tài Khung logic

Để bù đắp khoản thiếu hụt này, quỹ lớp đã phải bù ra 932.000,

trong đó không bao gồm khoản hỗ trợ ban đầu: 1.000.000.

→ Sự thực hiện đạt hiệu quả không cao.

- Đanh gia tính bền vững

Nếu lớp dự kiến tổ chức một hoạt động ngoại khóa khác, theo

“Báo cáo biểu quyết tham gia hoạt động ngoại khóa mới của các

thành viên”, thì có tới 73 % các thành viên trong lớp hưởng ứng,

thay vì con số 58,2 % các thành viên trong lớp tham gia chuyến đi

này.

→ Chuyến đi đã có ảnh hưởng tích cực, lâu dài tới thái độ, tình

cảm của các thành viên trong việc tham gia những hoạt động

mang tính tập thể của lớp.

→ Sự thực hiện có tính bền vững cao.

- Đanh gia tính công bằng

Mọi thành viên viên trong lớp đều đóng tiền như nhau và được

hưởng những lợi ích như nhau trong suốt chuyến đi.

→ Sự thực hiện có tính công bằng cao.

- Đanh gia tính phù hợp

Chuyến đi đã nhận được sự hài lòng của phần lớn các thành viên

tham gia đồng thời mọi thành viên đều trở về an toàn. Vậy mục

tiêu lớn của sự thực hiện là một chuyến đi thành công đã đạt

được. Và điều này đã góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn

bó giữa các thành viên trong lớp.

→ Sự thực hiện mục tiêu đã đáp ứng được mục đích bao trùm cho

các hoạt động của tập thể.

Page 26: KHQL- Đề tài Khung logic

→ Sự thực hiện có tính phù hợp cao.

C. Đưa ra khung logic (bảng khung logic)