KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ...Thâm hụt ngân sách tháng 9 bất ngờ thặng dư:...

6
KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương, Tháng 10.2012/Số 9 Mỹ: Tăng trưởng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2/2012 thấp hơn số liệu công bố trước đó. Tuy nhiên, tăng trưởng của nền kinh tế nhiều khả năng cải thiện trong quý 3 khi hoạt động sản xuất và dịch vụ mở rộng, thị trường lao động đang chuyển biến tích cực và niềm tin tiêu dùng tăng đáng kể. Châu Âu: Người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn bi quan khi tỷ lệ thất nghiệp của khu vực tiếp tục tăng cao trong khi áp lực lạm phát quay trở lại đang ngày càng rõ rệt. Tuy nhiên, lo ngại về tình hình khủng hoảng Châu Âu đã được xoa dịu phần nào khi Cơ chế bình ổn Châu Âu (ESM) trị giá 500 tỷ EUR đã chính thức ra mắt và Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẵn sàng triển khai chương trình mua trái phiếu không giới hạn. Nhật Bản: Ngân hàng Trung Ương (BOJ) quyết định duy trì lãi suất siêu thấp từ 0%-0,1%, đồng thời giữ nguyên chương trình mua tài sản trị giá 80 nghìn tỷ Yên (khoảng 1,02 nghìn tỷ USD) hai tuần sau khi công bố gói kích thích trị giá 10 nghìn tỷ Yên (128 tỷ USD). Giới phân tích nhận định sức ép chính trị lớn cùng với những số liệu kinh tế khá tiêu cực có thể khiến BOJ quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ vào ngày 30/10 tới. BẢN TIN QUỐC TẾ Tóm tắt nội dung Người thực hiện: Nguyễn Vũ Lan Phương Nhân viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 247 Với sự đóng góp ý kiến của: Nguyễn Đức Hải Phó trưởng Phòng Nghiên cứu và Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 896 Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo sử dụng ở trang cuối

Transcript of KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ...Thâm hụt ngân sách tháng 9 bất ngờ thặng dư:...

Page 1: KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ...Thâm hụt ngân sách tháng 9 bất ngờ thặng dư: Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết trong tháng 9/2012 ngân

KHỐI ĐẦU TƯ

--

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương,

Tháng 10.2012/Số 9

Mỹ: Tăng trưởng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2/2012 thấp hơn số liệu công

bố trước đó. Tuy nhiên, tăng trưởng của nền kinh tế nhiều khả năng cải thiện

trong quý 3 khi hoạt động sản xuất và dịch vụ mở rộng, thị trường lao động

đang chuyển biến tích cực và niềm tin tiêu dùng tăng đáng kể.

Châu Âu: Người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn bi quan khi tỷ lệ thất nghiệp

của khu vực tiếp tục tăng cao trong khi áp lực lạm phát quay trở lại đang

ngày càng rõ rệt. Tuy nhiên, lo ngại về tình hình khủng hoảng Châu Âu đã

được xoa dịu phần nào khi Cơ chế bình ổn Châu Âu (ESM) trị giá 500 tỷ EUR

đã chính thức ra mắt và Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẵn

sàng triển khai chương trình mua trái phiếu không giới hạn.

Nhật Bản: Ngân hàng Trung Ương (BOJ) quyết định duy trì lãi suất siêu thấp

từ 0%-0,1%, đồng thời giữ nguyên chương trình mua tài sản trị giá 80 nghìn

tỷ Yên (khoảng 1,02 nghìn tỷ USD) hai tuần sau khi công bố gói kích thích trị

giá 10 nghìn tỷ Yên (128 tỷ USD). Giới phân tích nhận định sức ép chính trị

lớn cùng với những số liệu kinh tế khá tiêu cực có thể khiến BOJ quyết định

nới lỏng chính sách tiền tệ vào ngày 30/10 tới.

BẢN TIN QUỐC TẾ

Tóm tắt nội dung

Người thực hiện:

Nguyễn Vũ Lan Phương

Nhân viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 247

Với sự đóng góp ý kiến của:

Nguyễn Đức Hải

Phó trưởng Phòng Nghiên cứu

và Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 896

Xin vui lòng tham khảo Khuyến

cáo sử dụng ở trang cuối

Page 2: KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ...Thâm hụt ngân sách tháng 9 bất ngờ thặng dư: Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết trong tháng 9/2012 ngân

2 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

MỸ

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thấp hơn mức công bố trước đó: Theo số liệu điều

chỉnh của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2/2012 của nước

này đạt 1,3% so với quý 1/2012, thấp hơn mức tăng 1,7% đưa ra trước đó và cũng thấp hơn mức

tăng 2,5% của cùng kỳ năm 2011.

Tuy nhiên, các chỉ số tham chiếu của tháng 9 lại khá tích cực:

- Chỉ số PMI phản án hoạt động của khu vực sản xuất tăng từ mức 49,6 điểm của tháng 8 lên

mức 51,5 điểm trong tháng 9. Chỉ số ở trên mức 50 điểm – phân biệt ngưỡng mở rộng và thu

hẹp cho thấy hoạt động sản xuất của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mở rộng trở lại sau khi thu

hẹp trong 3 tháng trước đó.

- Bên cạnh đó, chỉ số PMI của khu vực dịch vụ - khu vực vốn chiếm tới 90% hoạt động nền

kinh tế tăng từ mức 53,7 điểm của tháng 8 lên mức 55,1 điểm trong tháng 9. Theo đó, đây là

tháng thứ 4 liên tiếp chỉ số này tăng điểm và đồng thời là tháng thứ 33 liên tục ở trên mức 50

điểm cho thấy tốc độ mở rộng của hoạt động dịch vụ tiếp tục gia tăng.

Thị trường lao động đang có nhiều cải thiện tích cực:

- Số đơn đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 30/9 đã giảm 18 nghìn đơn

so với 2 tuần trước đó xuống còn 367 nghìn đơn, trái với dự đoán tăng lên mức 371 nghìn đơn

của giới phân tích.

- Ngoài ra, báo cáo công bố ngày 5/10 của Bộ Lao động Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của

nước này trong tháng 9 bất ngờ giảm xuống mức 7,8% sau 43 tháng liên tiếp duy trì trên 8%.

Niềm tin người tiêu dùng và tín dụng tiêu dùng tăng mạnh:

- Chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ đã tăng từ 61,3 điểm trong tháng 8 lên 70,3 điểm trong tháng 9,

cao nhất kể từ tháng 2 năm nay và vượt xa mọi dự báo lạc quan nhất của các nhà kinh tế.

- Bên cạnh đó, tín dụng tiêu dùng Mỹ tăng 18,12 tỷ USD trong tháng 8, mức cao nhất trong

vòng 3 tháng sau khi giảm 25 tỷ USD trong tháng 7. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự báo

tín dụng tiêu dùng tháng 8 chỉ tăng 7,25 tỷ USD. Thị trường lao động được được cải thiện cũng

khiến các hộ gia đình chi tiêu nhiều hơn.

Thị trường nhà đất vẫn khá ổn định: Doanh số bán nhà mới tháng 8 giảm xuống 373 nghìn

căn, trong khi doanh số tháng 7 được điều chỉnh lên 374 nghìn căn, cao nhất kể từ tháng 4/2010.

Doanh số bán nhà tháng 8 giảm 0,3% so với tháng trước, nhưng tăng 27,7% so với cùng kỳ năm

ngoái. Ngoài ra, chỉ số S&P/Case-Shiller đo lường giá bất động sản tại 20 thành phố của nước

Mỹ trong tháng 7 đã tăng 1,2% so với cùng kỳ, ghi nhận mức tăng theo năm cao nhất kể từ

tháng 8/2010 - cho thấy thị trường nhà đất vẫn duy trì tốc độ phục hồi. Lãi suất cho vay thấp tiếp

tục kích thích người mua nhà, trong khi nguồn cung nhà tịch biên giảm giúp giá nhà đất tăng lên.

Thâm hụt ngân sách tháng 9 bất ngờ thặng dư: Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO)

cho biết trong tháng 9/2012 ngân sách Liên bang bất ngờ thặng dư 75 tỷ, sau khi liên tục thâm

hụt trong 4 tháng trước đó. Theo đó, tính chung cả năm tài khóa 2012, thâm hụt ngân sách của

Mỹ là 1,09 nghìn tỷ USD, tương đương 7% GDP, giảm so với 8,7% năm 2011, 9% năm 2010 và

10,1% năm 2009.

Biểu đồ 1: GDP (so với quý trước đó)

Tăng trưởng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2/2012 thấp hơn số liệu công bố trước đó. Tuy

nhiên, tăng trưởng của nền kinh tế nhiều khả năng cải thiện trong quý 3 khi hoạt động sản xuất

và dịch vụ mở rộng, thị trường lao động đang chuyển biến tích cực và niềm tin tiêu dùng tăng

đáng kể.

Biểu đồ 2: PMI sản xuất và dịch vụ

Biểu đồ 3: Thị trường lao động

Biểu đồ 5: Ngân sách Liên bang

Biểu đồ 4: Niềm tin và tín dụng tiêu dùng

49,651,5

53,7

55,1

45

47

49

51

53

55

57

59

09/09 03/10 09/10 03/11 09/11 03/12 09/12ISM khu vực sản xuất ISM khu vực dịch vụ

-190,5

-250

-200

-150

-100

-50

0

50

100

8/08 2/09 8/09 2/10 8/10 2/11 8/11 2/12 8/12

tỷ USD

2,22,6 2,4

0,1

2,5

1,3

4,1

2,0

1,3

0

1

2

3

4

5

6/10 9/10 12/10 3/11 6/11 9/11 12/11 3/12 6/12

%

18,12

70,3

40

45

50

55

60

65

70

75

-5

0

5

10

15

20

25

9/11 11/11 1/12 3/12 5/12 7/12 9/12

tỷ U

SD

Tín dụng tiêu dùng Niềm tin người tiêu dùng CB

7,8-50

0

50

100

150

200

250

300

7,6

8,0

8,4

8,8

9,2

9,6

10,0

9/10 3/11 9/11 3/12 9/12

Thou

sand

s

%

Số lượng việc làm tạo mới (+)/ bị mất (-) Tỷ lệ thất nghiệp

Page 3: KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ...Thâm hụt ngân sách tháng 9 bất ngờ thặng dư: Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết trong tháng 9/2012 ngân

3 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

CHÂU ÂU

Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục thiết lập mức kỷ lục mới: Tỷ lệ thất nghiệp tháng 7 và 8 của khu

vực ghi nhận mức 11,4%, mức cao nhất kể từ khi số liệu được thống kê năm 1995. Số lượng

người thất nghiệp trong tháng 8 là 18,2 triệu người, tăng 34 nghìn người so với tháng trước. Tỷ

lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha là cao nhất khu vực với mức 25,1%.

Áp lực lạm phát có dấu hiệu quay trở lại: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Khu vực Đồng tiền

chung Châu Âu (Eurozone) trong tháng 9 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức

2,6% của tháng 8 và cũng cao hơn dự đoán 2,4% của các chuyên gia kinh tế. Bên cạnh đó, giá

sản xuất (PPI) của khu vực trong tháng 8 đã tăng 0,9% so với tháng trước đó, cao hơn dự đoán

tăng 0,6% của giới phân tích. Chỉ số giá tiêu dùng được dự đoán vẫn sẽ ở trên mức 2% cho

đến hết năm 2012 do giá năng lượng và một số loại thuế gián tiếp tăng cao tại một số nước

thành viên khu vực.

Doanh nghiệp ngày càng bi quan: Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết chỉ số niềm tin kinh doanh

của doanh nghiệp 17 nước Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) đã giảm từ 86,1

điểm trong tháng 8 còn 85 điểm trong tháng 9. Trong đó, chỉ số môi trường kinh doanh cũng

giảm còn -1,34 điểm, thấp nhất kể từ tháng 10/2009.

Đức – nền kinh tế đầu tầu của Eurozone tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc

khủng hoảng:

- Doanh số bán lẻ tháng 8 chỉ tăng 0,3% so với tháng trước đó, thấp hơn dự đoán tăng 0,5%

của giới phân tích sau khi đã giảm 1% trong tháng 7.

- Số lượng đơn đặt hàng nhà máy – chỉ số dự báo tình hình sản xuất trong tương lai đã giảm

1,3% trong tháng 8 so với tháng trước đó.

- Thị trường lao động có dấu hiệu đi xuống: Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp liên tục giữ ở mức

6,8% trong vòng 10 tháng qua - mức khá thấp ở khu vực chủ yếu là do Chính phủ đã mạnh tay

cắt giảm mạnh trợ cấp thất nghiệp, gây áp lực mạnh mẽ lên người dân, buộc họ phải chấp nhận

cả những công việc có mức lương thấp. Cơ quan Lao động Liên bang Đức cho biết trong vòng

9 tháng đầu năm, trung bình mỗi tháng nền kinh tế Đức mất đi hơn 2,5 nghìn việc làm, trong

khi trong giai đoạn 10 năm (2000 - 2010) trung bình nền kinh tế tạo mới được hơn 6,7 nghìn

việc làm/tháng.

- Niềm tin doanh nghiệp tiếp tục giảm sút: Viện nghiên cứu Ifo của Đức cho biết, niềm tin

kinh doanh nước này giảm tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 9 cho thấy chương trình mua trái

phiếu của Ngân hàng Trung Ương Châu Âu chưa thể vực dậy niềm tin của giới đầu tư. Chỉ số

môi trường kinh doanh đã giảm từ mức 102,3 điểm của tháng 8 xuống mức 101,4 điểm trong

tháng 9, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2010.

Tuy nhiên, lo ngại về tình hình khủng hoảng Châu Âu đã được xoa dịu phần nào khi ngày

8/10, Quỹ cứu trợ vĩnh viễn Châu Âu hay còn gọi là Cơ chế bình ổn Châu Âu (ESM) trị giá

500 tỷ EUR đã chính thức ra mắt. ESM được sử dụng để hỗ trợ tài chính các nước đang gặp

nhiều khó khăn trong khu vực với điều kiện chính phủ nước đó phải thực hiện cải cách, giảm

chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, ESM còn có thể dùng để bơm vốn trực tiếp cho

những ngân hàng trong khu vực hoặc dùng để mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp, giảm chi

phí đi vay cho các nước mắc nợ. Trước đó, ngày 2/10, Ngân hàng Trung Ương Châu Âu

(ECB) cho biết cơ quan này đã sẵn sàng triển khai chương trình mua trái phiếu không giới hạn.

Biểu đồ 6: Tỷ lệ thất nghiệp Eurozone

Người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn bi quan khi tỷ lệ thất nghiệp của khu vực tiếp tục tăng

cao trong khi áp lực lạm phát quay trở lại đang ngày càng rõ rệt. Tuy nhiên, lo ngại về tình

hình khủng hoảng Châu Âu đã được xoa dịu phần nào khi Cơ chế bình ổn Châu Âu (ESM) trị

giá 500 tỷ EUR đã chính thức ra mắt và Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẵn

sàng triển khai chương trình mua trái phiếu không giới hạn.

Biểu đồ 7: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yy

Biểu đồ 8: Chỉ số niềm tin kinh doanh

Biểu đồ 10: Thị trường lao động Đức

Biểu đồ 9: Đơn đặt hàng nhà máy Đức

6,0

6,1

6,2

6,3

6,4

6,5

6,6

6,7

6,8

6,9

7,0

-25

-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

20

25

30

9/11 3/12 9/12

Thou

sand

s

Số lượng việc làm tạo mới (+)/ bị mất (-) Tỷ lệ thất nghiệp

nghìn%

2,6%2,7%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%

2,0%

2,5%

3,0%

3,5%

9/11 12/11 3/12 6/12 9/12

11,4

7,0

7,5

8,0

8,5

9,0

9,5

10,0

10,5

11,0

11,5

12,0

08/04 08/05 08/06 08/07 08/08 08/09 08/10 08/11 08/12

%

-1,3%

-5%

-4%

-3%

-2%

-1%

0%

1%

2%

3%

8/11 11/11 2/12 5/12 8/12

85

80

85

90

95

100

105

110

9/09 1/10 5/10 9/10 1/11 5/11 9/11 1/12 5/12 9/12

Page 4: KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ...Thâm hụt ngân sách tháng 9 bất ngờ thặng dư: Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết trong tháng 9/2012 ngân

4 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

NHẬT BẢN

Hoạt động sản xuất tiếp tục giảm sút:

- PMI sản xuất tháng thứ 4 liên tiếp dưới 50 điểm – mốc phân biệt mở rộng và thu hẹp: Tổ

chức Markit Economics cho biết chỉ số PMI phản ánh hoạt động sản xuất của Nhật trong tháng

9 đã tăng từ mức 47,7 điểm của tháng 8 lên mức 48 điểm, ghi nhận mức điểm cao nhất trong

vòng 3 tháng qua. Tuy nhiên, mức điểm này vẫn thấp hơn mốc 50 điểm cho thấy hoạt động

sản xuất của nền kinh tế vẫn tiếp tục thu hẹp nhưng với tốc độ giảm dần. Cơ quan này cũng

cho biết hoạt động sản xuất và số lượng đơn đặt hàng vẫn tiếp tục giảm sút khi nhu cầu hàng

hóa từ bên ngoài giảm, do tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế toàn cầu, căng thẳng chính trị

với Trung Quốc và việc đồng Yên tăng giá.

- Bên cạnh đó, sản lượng công nghiệp cũng giảm tháng thứ 2 liên tiếp: Bộ Kinh tế, Thương

mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết sản lượng công nghiệp tháng 8 của nước này sau khi

điều chỉnh yếu tố mùa vụ đã giảm 1,3% so với tháng trước đó, giảm mạnh hơn dự đoán giảm

0,4% của các chuyên gia kinh tế và ghi nhận tháng giảm điểm thứ 2 liên tiếp. Trước đó, vào

tháng 7 sản lượng công nghiệp Nhật cũng đã giảm 1%. Nếu so với cùng kỳ năm 2011, sản

lượng công nghiệp tháng 8 đã giảm 4,3%.

Doanh số bán lẻ tăng vượt dự đoán chủ yếu nhờ chương trình hỗ trợ mua ô tô của Chính

phủ: Doanh số bán lẻ của Nhật Bản trong tháng 8 tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trái

với dự đoán không đổi của giới phân tích sau khi giảm 0,7% trong tháng 7. Mức tăng này chủ

yếu là do chương trình hỗ trợ mua xe ô tô của Chính phủ. Tuy doanh số bán lẻ ô tô so với cùng

kỳ năm trước vẫn tăng liên tục 11 tháng gần đây, nhưng tốc độ tăng đã giảm mạnh, từ mức

37,2% của tháng 6 xuống 32,5% trong tháng 7 và 19,6% trong tháng 8. Trong khi đó, doanh số

bán máy móc và công cụ tháng 8 lại giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận tháng

giảm thứ thứ 13 liên tiếp sau khi giảm tới 26,7% trong tháng 7.

Chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình tăng, tuy nhiên vẫn thấp hơn tốc độ tăng thu nhập: Báo cáo

công bố cuối tháng 9 của Bộ Nội vụ và Thông tin Nhật Bản cho thấy trong tháng tổng chi tiêu

tiêu dùng của hộ gia đình nước này đã tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước lên mức 310.643

Yên. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn nhiều mức tăng 1,8% của thu nhập hộ gia đình

trong cùng kỳ.

Số nhà xây mới giảm tháng thứ 3 liên tiếp: Số nhà xây mới của Nhật Bản trong tháng 8 đã

giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu tháng giảm thứ 3 liên tiếp khi tăng trưởng

chậm lại của nền kinh tế làm giảm sút nhu cầu đầu tư nhà ở của người dân.

Hai tuần sau khi công bố gói kích thích trị giá 10 nghìn tỷ Yên (128 tỷ USD), Nhật Bản quyết

định duy trì lãi suất siêu thấp từ 0%-0,1%, đồng thời giữ nguyên chương trình mua tài sản

trị giá 80 nghìn tỷ Yên (khoảng 1,02 nghìn tỷ USD). Giới phân tích nhận định những tín hiệu

kinh tế gần đây tuy khá tiêu cực nhưng chưa tới mức buộc Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản

(BOJ) phải nới lỏng chính sách ngay lập tức. Nhưng xét về khía cạnh chính trị, BOJ đang chịu

sức ép lớn và có thể nới lỏng chính sách vào ngày 30/10 tới.

Biểu đồ 11: PMI sản xuất

Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ) quyết định duy trì lãi suất siêu thấp từ 0%-0,1%,

đồng thời giữ nguyên chương trình mua tài sản trị giá 80 nghìn tỷ Yên (khoảng 1,02 nghìn tỷ

USD) hai tuần sau khi công bố gói kích thích trị giá 10 nghìn tỷ Yên (128 tỷ USD). Giới phân

tích nhận định sức ép chính trị lớn cùng với những số liệu kinh tế tương đối tiêu cực trong thời

gian gần đây có thể khiến BOJ quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ vào ngày 30/10 tới.

Biểu đồ 12: Sản lượng công nghiệp mm

Biểu đồ 13: Doanh số bán lẻ

Biểu đồ 14: Số nhà xây mới yy

48

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

09/10 03/11 09/11 03/12 09/12

1,8%

-4,9%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

-5,5%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

-1,31%

-20%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

Page 5: KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ...Thâm hụt ngân sách tháng 9 bất ngờ thặng dư: Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết trong tháng 9/2012 ngân

5 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

05/10/2012 % +/- 2 tuần %/ 1/1/12

EUR/USD 1,30 0,42% 0,68%

GBP/USD 1,61 -0,57% 3,86%

AUD/USD 1,02 -2,64% -0,43%

USD/JPY 78,65 0,65% 2,22%

USD/CNY 6,28 -0,33% -0,16%

Vàng 1.780,48 0,45% 13,86%

Dầu (NY) 89,79 -3,31% -9,33%

RON 92 (Singapore)

124,50 2,85% 8,73%

Thị trường tiền tệ

Chỉ số Nước 05/10/2012 %/ 1/1/12 % +/- 2tuần

DOWJONES Mỹ 13.610,15 11,40% 0,23%

NASDAQ Mỹ 3.136,19 20,38% -1,38%

S&P 500 Mỹ 1.460,93 16,17% 0,05%

FTSE 100 Anh 5.871,02 5,36% 0,31%

DAX Đức 7.397,87 25,42% -0,72%

CAC 40 Pháp 3.457,04 9,41% -2,09%

NIKKEI 225 Nhật 8.863,30 4,82% -2,71%

SHANGHAI TQ 2.086,17 -5,15% 2,93%

KOSPI Hàn Quốc 1.995,17 9,28% -0,36%

Các chỉ số chứng khoán chính

Các chỉ số kinh tế quan trọng công bố từ ngày 24/09 - 07/10

Chỉ số Thực

tế

Dự

đoán

Kỳ

trước

Chỉ số môi trường kinh doanh Đức (Ifo) 101,4 102,6 102,3

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ 70,3 63,1 60,6

Doanh số bán nhà mới Mỹ (nghìn căn) 373 381 374

Chỉ số giá nhà S&P yy 1,2% 1,3% 0,6%

Số lượng việc làm tạo mới (+)/bị mất (-) Đức (nghìn)

9 10 11

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản yy 1,8% 1,1% 1,7%

Chỉ số sản xuất Chicago Mỹ 49,7 52,9 53

Chỉ số PMI sản xuất Trung Quốc 49,8 49,9 49,2

GDP Mỹ qq 1,3% 1,7% 2%

Chỉ số sản xuất Eurozone 46,1 46 46

Chỉ số nhà chờ bán Mỹ mm -2,6% -0,4% 2,6%

Tỷ lệ thất nghiệp Eurozone 11,4% 11,4%

Chỉ số PMI sản xuất Mỹ (ISM) 51,5 49,8 49,6

Doanh số bán lẻ Eurozone mm 0,1% -0,1% 0,1%

Chỉ số PMI dịch vụ Mỹ (ISM) 55,1 53,2 53,7

Đơn đặt hàng nhà máy Mỹ mm -5,2% -6,0% 2,8%

Đơn đặt hàng nhà máy Đức mm -1,3% -0,5% 0,3%

Số lượng việc làm tạo mới (+)/bị mất (-) lĩnh vực phi nông nghiệp Mỹ (nghìn)

114 114 142

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ 7,8% 8,2% 8,1%

Tín dụng tiêu dùng Mỹ (tỷ USD) 18,2 6,8 -2,5

Nước Kỳ hạn 05/10/2012 %/ 1/1/12 +/- 2 tuần

Mỹ 1 năm 0,16 0,05 -0,01

Đức 1 năm 0,05 0,13 0,04

Pháp 1 năm 0,05 -0,15 0,03

Mỹ 10 năm 1,73 -0,14 -0,02

Đức 10 năm 1,52 -0,29 -0,08

Pháp 10 năm 2,19 -0,97 -0,09

Bồ Đào Nha 10 năm 8,36 -5,20 -0,26

Tây Ban Nha 10 năm 5,71 0,62 -0,09

Italia 10 năm 5,05 -1,95 -0,07

Lợi suất TPCP (%)

05/10/2012 +/- 2 tuần +/-/ 1/1/12

Mỹ 36,33 12,11 -3,67

Anh 47,50 5,46 -47,00

Đức 49,00 6,00 -47,00

Pháp 103,88 16,25 -102,12

Italia 309,51 -5,49 -251,24

Bồ Đào Nha 437,34 -17,17 292,34

Tây Ban Nha 333,70 -15,80 -38,30

Trung Quốc 81,62 5,34 -63,38

Chi phí bảo hiểm rủi ro vỡ nợ (điểm cơ bản - basic points)

Các chỉ số kinh tế quan trọng công bố từ ngày 08/10 - 21/10

Chỉ số Dự đoán Kỳ trước

Tài khoản vãng lai Nhật (nghìn tỷ Yên) 0,52 0,34

Sản lượng công nghiệp Anh m/m -0,6% 3,2%

Cán cân thương mại Anh (tỷ Bảng) -8,3 -7,1

Chỉ số niềm tin nhà đầu tư châu Âu (Sentix) -20,6 -23,2

Sản lượng công nghiệp Đức m/m -0,7% 1,3%

Đơn đặt hàng máy móc cơ bản Nhật Bản -2,4% 4,6%

Cán cân thương mại Mỹ (tỷ USD) -44,1 -42

Sản xuất công nghiệp Eurozone mm -0,5% 0,5%

Cán cân thương mại Trung Quốc (tỷ USD) 20,4 26,7

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Trung Quốc yy 2,0%

Doanh số bán lẻ Mỹ mm 0,9%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Eurozone yy 2,7%

Sản xuất công nghiệp Mỹ mm -1,2%

Số giấy phép xây dựng Mỹ (triệu) 0,8

Số nhà khởi công xây dựng Mỹ (triệu) 0,75

GDP Trung Quốc (so với cùng kỳ năm trước) 7,6%

Đầu tư tư tài sản cố địnhTrung Quốc (lũy kế) ytd 20,2%

Sản xuất công nghiệp Trung Quốc yy 8,9%

Tài khoản vãng lai Eurozone (tỷ EUR) 9,7

Doanh số bán nhà đã qua sử dụng Mỹ (triệu) 4,82

TỔNG HỢP THÔNG TIN KINH TẾ - THƯƠNG MẠI TỪ 24/09 - 07/10

Page 6: KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ...Thâm hụt ngân sách tháng 9 bất ngờ thặng dư: Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết trong tháng 9/2012 ngân

6 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

Mọi chi tiết và câu hỏi liên quan đến bản tin này xin vui lòng liên hệ:

Phòng Nghiên cứu và Phân tích

Khối Đầu tư

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

Tầng 24, Tòa nhà Mipec, 229 phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tel : +(84 4) 6 281 1298 Ext:247 Fax: +(84 4) 6 281 1299

Email: [email protected] Website: www.pgbank.com.vn

Blog: pgbankresearch.wordpress.com

Thông tin liên hệ

Khuyến cáo sử dụng

Những thông tin được cung cấp trên đây do Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Khối Đầu tư - PG Bank

thu thập từ các nguồn được coi là đáng tin cậy. Việc cung cấp các thông tin này chỉ phục vụ mục đích

tham khảo. PG Bank không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những hậu quả có thể gây ra do việc sử

dụng thông tin của bài viết. Các thông tin trên có thể thay đổi theo diễn biến của thị trường và PG

Bank không có trách nhiệm phải thông báo về những thay đổi này.