KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5...

18
Bài 5: Kế toán các yếu tcơ bn ca BCTC (phn 3) Nphi tr- Kết qukInh doanh – Vn chshu ACC202_Bai5_ v1.0013107218 119 BÀI 5 KTOÁN CÁC YU TCƠ BN CA BCTB (phn 3) NPHI TR- KT QUKINH DOANH – VN CHSHU Hướng dn hc Để hc tt bài này, sinh viên cn tham kho các phương pháp hc sau: Hc đúng lch trình ca môn hc theo tun, làm các bài luyn tp đầy đủ và tham gia tho lun trên din đàn. Đọc tài liu: Giáo trình Nguyên lý kế toán - NXB Tài chính - TS. Phm Thành Long - TS. Trn Văn Thun. Sinh viên làm vic theo nhóm và trao đổi vi gi ng viên trc ti ếp ti l p hc hoc qua email. Trang Web môn hc. Ni dung Bài hc này trình bày ni dung kế toán các khon nphi tr, phương pháp kế toán xác định kết qukinh doanh, kế toán ngun vn chshu. Mc tiêu Giúp sinh viên phân bit được các khon nngn hn, ndài hn và ý nghĩa ca các thông tin này đối vi vic đánh giá tình hình tài chính ca doanh nghip. Giúp sinh viên nm được quy trình kế toán các khon nngn hn và ndài hn cơ bn, phương pháp xác định kết qukinh doanh và nh hưởng ca kết qukinh doanh ti vn chshu. Giúp sinh viên nm được phương pháp phân tích báo cáo tài chính liên quan đến nphi trvà vn chshu.

Transcript of KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5...

Page 1: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

ACC202_Bai5_ v1.0013107218 119

BÀI 5 KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3)

NỢ PHẢI TRẢ - KẾT QUẢ KINH DOANH – VỐN CHỦ SỞ HỮU

Hướng dẫn học

Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:

Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.

Đọc tài liệu:

Giáo trình Nguyên lý kế toán - NXB Tài chính - TS. Phạm Thành Long - TS. Trần Văn Thuận.

Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.

Trang Web môn học.

Nội dung

Bài học này trình bày nội dung kế toán các khoản nợ phải trả, phương pháp kế toán xác định kết quả kinh doanh, kế toán nguồn vốn chủ sở hữu.

Mục tiêu

Giúp sinh viên phân biệt được các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và ý nghĩa của các thông tin này đối với việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Giúp sinh viên nắm được quy trình kế toán các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cơ bản, phương pháp xác định kết quả kinh doanh và ảnh hưởng của kết quả kinh doanh tới vốn chủ sở hữu.

Giúp sinh viên nắm được phương pháp phân tích báo cáo tài chính liên quan đến nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Page 2: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

120 ACC202_Bai5_ v1.0013107218

Tình huống dẫn nhập

Huy động vốn

Công ty giấy Thanh Bình dự định đầu tư một dây chuyền sản xuất khăn giấy ướt. Giá thị trường của thiết bị là 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, nguồn tài chính của công ty

không thể tài trợ được khoản đầu tư này.

Các nhà quản lý của doanh nghiệp đang cân nhắc giữa hai phương án, vay của ngân hàng hoặc phát hành cổ phần phổ thông. Nếu đi vay, công ty Thanh Bình phải trả lãi vay với lãi suất 15%/năm. Nếu phát hành cổ phần và bán ra công chúng, tỷ lệ cổ tức mà các doanh nghiệp khác cùng ngành đang thanh toán cho cổ đông là 20%/năm và phải trả bằng tiền.

1. Bạn sẽ làm gì nếu bạn ở vị trí của những người quản lý công ty Thanh Bình?Đi vay tiền hay phát hành cổ phiếu huy động vốn của cổ đông?

2. Báo cáo tài chính của công ty sẽ bị ảnh hưởng thế nào trong từng trường hợp đó?

Page 3: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

ACC202_Bai5_ v1.0013107218 121

5.1. Kế toán Nợ phải trả

5.1.1. Khái niệm và phân loại nợ phải trả

Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý.

Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác.

Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như: Trả bằng tiền; Trả bằng tài sản khác; Cung cấp dịch vụ; Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác; Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.

Điều kiện để ghi nhận một khoản nợ phải trả:

Thứ nhất, xác định được nghĩa vụ tài chính hiện tại của đơn vị một cách đáng tin cậy và chắc chắn đơn vị sẽ phải chi trả cho nghĩa vụ đó.

Thứ hai, là kết quả hình thành từ các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra.

Để thuận lợi cho việc hạch toán và với mục tiêu cung cấp thông tin cho quản lý một cách kịp thời và đầy đủ, trong công tác hạch toán nợ phải trả cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, phải hạch toán chi tiết từng khoản nợ phải trả theo từng chủ nợ.

Thứ hai, phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả theo thời hạn để có thể xây dựng kế hoạch thanh toán.

Đây cũng chính là tiền đề cho việc phân loại nợ phải trả trong một doanh nghiệp. Toàn bộ nợ phải trả được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Nợ phải trả ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong phạm vi 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo tài chính hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.

Nợ phải trả dài hạn: là các khoản nợ không phải là nợ ngắn hạn.

5.1.2. Kế toán nợ phải trả ngắn hạn

5.1.2.1. Kế toán Phải trả người lao động

Phải trả người lao động là toàn bộ các khoản doanh nghiệp phải trả người lao động về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc thu nhập của người lao động.

Kế toán sử dụng tài khoản “Phải trả người lao động” với kết cấu như sau:

Page 4: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

122 ACC202_Bai5_ v1.0013107218

Bên Nợ: Các khoản mà doanh nghiệp đã trả, đã thanh toán cho người lao động

Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động

Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động

Dư Có: Các khoản doanh nghiệp đang còn nợ, còn phải trả người lao động

Trình tự hạch toán như sau:

Khi xác định tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động

Nợ TK Chi phí nhân công

Có TK Phải trả người lao động

Khi xác định tiền thưởng lấy từ các quỹ trả cho người lao động

Nợ TK Quỹ Khen thưởng, Quỹ Phúc lợi

Có TK Phải trả người lao động

Khi chi tiền thanh toán thưởng cho người lao động

Nợ TK Phải trả người lao động

Có TK Tiền

Khi tính tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động (trong trường hợp ốm đau, thai sản…)

Nợ TK Phải trả, phải nộp Bảo hiểm xã hội

Có TK Phải trả người lao động

Khi khấu trừ vào tiền lương, tiền công phải trả người lao động

Nợ TK Phải trả người lao động

Có TK Tạm ứng

Có TK Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

Có TK Phải trả, phải nộp khác (các khoản theo quy định)

Khi thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản khác cho người lao động

Nợ TK Phải trả người lao động

Có TK Tiền

5.1.2.2. Kế toán phải trả người bán

Phải trả người bán là một khoản nợ ngắn hạn phát sinh trong quá trình mua chịu vật tư, hàng hóa, dịch vụ. Trong quá trình hạch toán, kế toán cần theo dõi khoản nợ phải trả chi tiết cho từng người bán.

Để theo dõi các khoản nợ phải trả người bán, kế toán sử dụng tài khoản “Phải trả người bán” với kết cấu như sau:

Bên Nợ: phản ánh khoản phải trả người bán giảm (do đã thanh toán hoặc được hưởng giảm giá, chiết khấu hoặc trả lại hàng mua cho người bán)

Bên Có: phản ánh số nợ phải trả người bán tăng do mua chịu vật tư, hàng hóa…

Dư Có: phản ánh số tiền còn nợ người bán

Page 5: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

ACC202_Bai5_ v1.0013107218 123

Cần lưu ý, các khoản nợ phải trả được ghi lên tài khoản này là khoản nợ phải trả người bán trong thời gian ngắn nhất và khoản nợ này không phải chịu lãi suất mặc dù nếu trả sớm doanh nghiệp có thể được hưởng chiết khấu thanh toán.

Trình tự hạch toán như sau:

Khi mua chịu vật tư, hàng hóa từ các nhà cung cấp

Nợ TK Vật tư, hàng hóa

Có TK Phải trả người bán

Khi thanh toán tiền cho người bán

Nợ TK Phải trả người bán

Có TK Tiền

5.1.2.3. Kế toán Vay ngắn hạn phải trả

Vay ngắn hạn là một khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh, là khoản nợ được ghi trên hợp đồng vay tiền giữa người đi vay và người cho vay.

Kế toán sử dụng tài khoản “Vay ngắn hạn phải trả” với kết cấu như sau:

Bên Nợ: phản ánh số nợ vay giảm do đã thanh toán

Bên Có: phản ánh số vay ngắn hạn tăng

Dư Có: phản ánh số vay ngắn hạn hiện có, còn phải trả

Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng thêm một số tài khoản như “Chi phí lãi vay”, “Phải trả lãi vay”…

Trình tự hạch toán như sau:

Khi vay ngắn hạn từ ngân hàng, từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp

Nợ TK Tiền

Có TK Vay ngắn hạn phải trả

Khi vay ngắn hạn để mua vật tư, hàng hóa

Nợ TK Vật tư, hàng hóa

Có TK Vay ngắn hạn phải trả

Khi vay ngắn hạn để thanh toán một khoản nợ phải trả khác

Nợ TK Phải trả người bán

Nợ TK Nợ dài hạn đến hạn trả

Có TK Vay ngắn hạn phải trả

Cuối niên độ kế toán, kế toán xác định số lãi phải trả trong kỳ (chưa đến hạn trả)

Nợ TK Chi phí lãi vay

Có TK Lãi vay phải trả

Khi thanh toán khoản vay

Nợ TK Chi phí lãi vay: phần lãi vay chưa đưa vào chi phí

Nợ TK Lãi vay phải trả: phần lãi vay đã tính vào chi phí từ kỳ trước

Nợ TK Vay ngắn hạn phải trả: phần nợ gốc

Có TK Tiền

Page 6: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

124 ACC202_Bai5_ v1.0013107218

5.1.2.4. Kế toán doanh thu chưa thực hiện

Doanh thu chưa thực hiện, còn được gọi là doanh thu nhận trước, là số tiền doanh nghiệp đã nhận từ khách hàng nhưng chưa giao hàng hóa, dịch vụ cho khách nên chưa ghi nhận là doanh thu

Kế toán sử dụng tài khoản “Doanh thu chưa thực hiện” với kết cấu như sau:

Bên Nợ: doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán

Bên Có: doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ

Dư Có: doanh thu chưa thực hiện tính đến thời điểm cuối kỳ kế toán

Trình tự hạch hoán như sau:

Khi nhận tiền của khách hàng trả trước cho về việc bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Nợ TK Tiền

Có TK Doanh thu chưa thực hiện

Khi tính và ghi nhận doanh thu của từng kỳ:

Nợ TK Doanh thu chưa thực hiện

Có TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

5.1.2.5. Kế toán Nợ dài hạn đến hạn trả

Nợ dài hạn đến hạn trả là những khoản nợ dài hạn đã đến hạn trả mà chưa trả trong kỳ kế toán năm và những khoản nợ dài hạn đến hạn trả trong năm tài chính tiếp theo, tính từ ngày lập báo cáo tài chính

Kế toán sử dụng tài khoản “Nợ dài hạn đến hạn trả” với kết cấu cụ thể như sau:

Bên Nợ: số tiền đã thanh toán về nợ dài hạn đến hạn trả

Bên Có: số nợ dài hạn đến hạn trả được xác định

Dư Có: Nợ dài hạn đã đến hạn trả nhưng chưa trả

Trình tự hạch toán như sau:

Cuối niên độ kế toán, xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo:

Nợ TK Nợ dài hạn

Có TK Nợ dài hạn đến hạn trả

Khi thanh toán nợ dài hạn đến hạn trả:

Nợ TK Nợ dài hạn đến hạn trả

Có TK Tiền

5.1.2.6. Kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước

Phải nộp ngân sách nhà nước là quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước

Để phản ánh mối quan hệ này, kế toán sử dụng tài khoản “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” với kết cấu cụ thể như sau:

Bên Nợ: thuế, phí, lệ phí và các khoản đã nộp ngân sách nhà nước

Bên Có: số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định

Dư Có: số thuế, phí, lệ phí và các khoản chưa nộp ngân sách nhà nước

Page 7: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

ACC202_Bai5_ v1.0013107218 125

Khi xác định thuế phải nộp:

Nợ TK liên quan

Có TK Thuế phải nộp

Khi nộp thuế:

Nợ TK Thuế phải nộp

Có TK Tiền

5.2. Kế toán kết quả kinh doanh và vốn chủ sở hữu

5.2.1. Phương pháp xác định và trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh

5.2.1.1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là biểu hiện bằng tiền phần còn lại của doanh thu, thu nhập sau khi đã loại trừ chi phí, thuế theo quy định và được gọi là lợi nhuận. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động nhất định là kết quả tổng hợp từ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Cách thức xác định như sau:

Tổng lợi nhuận trước thuế

= Lợi nhuận từ

hoạt động kinh doanh +

Lợi nhuận hoạt động khác

Lợi nhuận sau thuế TNDN

= Tổng lợi nhuận

trước thuế –

Chi phí thuế TNDN

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác được xác định cụ thể như sau:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV

(+) Doanh thu hoạt động tài chính

(-) Chi phí hoạt động tài chính

(-) Chi phí bán hàng

(-) Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong đó:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh thu (bao gồm: Chiết khấu thương mại, Doanh thu hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán, Thuế xuất khẩu, Thuế TTĐB, Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)

Doanh thu hoạt động tài chính: Là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính mang lại, gồm:

o Thu lãi từ các hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết (lợi nhuận được chia);

o Lãi góp vốn cổ phần (cổ tức);

o Lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh;

o Lãi tiền cho vay;

Page 8: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

126 ACC202_Bai5_ v1.0013107218

o Tiền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp;

o Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn (công trái, trái phiếu,

tín phiếu, cổ phiếu)...

o Thu tiền lãi do hoạt động nhượng bán ngoại tệ, thu về chênh lệch tỷ giá hối đoái

phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ.

o Phân bổ dần lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái của giai đoạn XDCB trước hoạt

động khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

o Tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay của Nhà nước trong kinh doanh (nếu có).

o Lãi chuyển nhượng vốn, thu hồi vốn.

o Thu tiền chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng.

Chi phí hoạt động tài chính: Là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng

cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí tài chính bao gồm:

o Chi phí liên doanh, liên kết không tính vào giá trị vốn góp.

o Chi phí cầm giữ và bán chứng khoán kể cả tổn thất trong đầu tư (nếu có).

o Lỗ do nhượng bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và

chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ.

o Phân bổ dần lỗ về chênh lệch tỷ giá hối đoái của giai đoạn XDCB trước hoạt

động khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

o Lỗ liên doanh, lỗ chuyển nhượng vốn, lỗ thu hồi vốn.

o Chi phí về lãi tiền vay phải trả.

o Chi phí về lãi trái phiếu phát hành và phân bổ dần chiết khấu trái phiếu

Lợi nhuận hoạt động khác được xác định như sau:

Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

Thu nhập khác: Là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Những khoản thu nhập

khác có thể do chủ quan của doanh nghiệp hay khách quan mang lại, bao gồm:

o Thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ.

o Thu về tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế.

o Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ.

o Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.

o Thu về các khoản thuế phải nộp được Nhà nước giảm (trừ thuế thu nhập

doanh nghiệp).

o Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản

phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có).

o Thu nhập về quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức, cá

nhân tặng cho doanh nghiệp....

Page 9: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

ACC202_Bai5_ v1.0013107218 127

Chi phí khác: Là các khoản chi phí xảy ra không thường xuyên, riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Những khoản chi phí khác có thể do nguyên

nhân khách quan hoặc chủ quan đưa tới.

o Giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán và thanh lý.

o Chi phí nhượng bán và thanh lý TSCĐ.

o Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ kế toán.

o Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.

o Chi phí để thu tiền phạt.

o Bị phạt vi phạm luật thuế, truy nộp thuế.

o Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán.

o Các khoản chi phí khác...

5.2.1.2. Trình tự kế toán kết quả kinh doanh

Tài khoản "Chi phí bán hàng". Tài khoản này được dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ. Các khoản chi phí được theo dõi trên tài khoản

này bao gồm:

Tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận

chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

Chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí nhiên liệu dùng cho vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, chi phí vật liệu phục vụ sửa chữa TSCĐ của bộ phận

bán hàng.

Chi phí CCDC phục vụ quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.

Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng.

Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (không kể sản phẩm xây lắp).

Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ bán hàng như: chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ của bộ phận bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, thuê bốc vác, vận chuyển,

tiền trả hoa hồng cho đại lý.

Chi phí bằng tiền khác như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí quảng cáo, chào hàng, hội nghị khách hàng.

Tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:

Bên Nợ: Tập hợp các chi phí liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.

Bên Có: Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng và kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ.

Tài khoản này không có số dư.

Page 10: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

128 ACC202_Bai5_ v1.0013107218

Trình tự kế toán chi phí bán hàng

Giải thích:

(1): Tính ra tiền lương phải trả nhân viên bán hàng và các khoản trích theo lương.

(2): Chi phí vật liệu, công cụ, đồ dùng phục vụ bán hàng.

(3): Chi phí khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng.

(4): Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác của bộ phận bán hàng.

(5): Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí bán hàng, trích trước chi phí sửa chữa lớn

TSCĐ của bộ phận bán hàng và trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá.

(6): Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.

(7): Kết chuyển chi phí bán hàng vào cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản "Chi phí quản lý doanh nghiệp": Tài khoản này được dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) phát sinh trong kỳ. Các khoản chi phí

được theo dõi trên tài khoản này bao gồm:

Tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của nhân viên QLDN.

Chi phí vật liệu, CCDC dùng cho bộ phận QLDN.

Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận QLDN.

Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ bộ phận QLDN.

Chi phí bằng tiền khác cho bộ phận QLDN.

Tài khoản này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:

Bên Nợ: Tập hợp các chi phí liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.

Bên Có: Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng và kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ.

Page 11: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

ACC202_Bai5_ v1.0013107218 129

Tài khoản này không có số dư.

Giải thích:

(1): Tính ra tiền lương phải trả nhân viên QLDN và các khoản trích theo lương.

(2): Chi phí vật liệu, công cụ, đồ dùng phục vụ QLDN.

(3): Chí phí khấu hao TSCĐ của bộ phận QLDN.

(4): Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác cho bộ phận QLDN.

(5): Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí bán hàng, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ của bộ phận QLDN.

(6): Các khoản ghi giảm chi phí QLDN.

(7): Kết chuyển chi phí bán hàng vào cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh.

Tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản này có thể được mở chi tiết theo từng loại hoạt động, từng ngành hàng, từng loại sản phẩm, từng loại dịch vụ. Nội dung và kết cấu phản ánh của TK này như sau:

TK "CPQLDN

TK "NVL"

TK "HMLK TSCĐ

TK "TM", "TGNH",...

TK "Xác định KQ"

(1)

(2)

(3)

(4)

(6)

(7)

(5)

TK "PTCNV"

TK "Phải trả N.bán",...

TK "TM","TGNH",...

Page 12: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

130 ACC202_Bai5_ v1.0013107218

Bên Nợ:

Kết chuyển giá vốn hàng bán

Kết chuyển chi phí tài chính

Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết chuyển chi phí khác

Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Kết chuyển lãi

Bên Có:

Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động tài chính

Kết chuyển thu nhập khác

Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Kết chuyển lỗ

TK này không có số dư cuối kỳ.

Kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh qua sơ đồ sau:

Giải thích:

(1): Kết chuyển giá vốn hàng bán

(2): Kết chuyển chi phí tài chính

(3): Kết chuyển chi phí bán hàng

(4): Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

TK Xác định KQ TK Giá vốn HB TK Doanh thu bán hàng

(1) (7)

TK Doanh thu TC

(8)

TK Thu nhập khác

(9)

(6b)

(10b)

TK Chi phí tài chính (2)

TK Chi phí bán hàng

(3)

TK Chi phí QLDN (4)

TK Chi phí khác

(5)

TK Chi phí thuế TNDN

(6a)

TK Lợi nhuận CPP

(10a)

TK Chi phí thuế TNDN

TK Lợi nhuận CPP

Page 13: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

ACC202_Bai5_ v1.0013107218 131

(5): Kết chuyển chi phí khác

(6a): Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

(6b): Kết chuyển giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

(7): Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(8): Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động tài chính

(9): Kết chuyển thu nhập khác

(10a): Kết chuyển lãi

(10b): Kết chuyển lỗ.

5.2.2. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

5.2.2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu

bao gồm:

Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng doanh nghiệp. Chủ sở hữu vốn có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và

nắm giữ cổ phiếu.

Các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn

mệnh giá.

Lợi nhuận chưa phân phối.

Các quỹ của doanh nghiệp (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu...).

Nguồn vốn đầu tư XDCB: là nguồn vốn chuyên dùng cho đầu tư XDCB nhằm mục đích mua sắm TSCĐ, đổi mới thiết bị, công nghệ làm tăng quy mô tài sản của doanh nghiệp .

Các khoản chênh lệch chưa xử lý (chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản).

Giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

5.2.2.2. Các tài khoản sử dụng

TK “Vốn góp của chủ sở hữu”: Vốn thực đầu tư của chủ sở hữu. Đối với công ty cổ phần vốn chủ sở hữu là số vốn thu được từ phát hành cổ phiếu. Phần vốn này

được ghi nhận theo mệnh giá.

TK “Thặng dư vốn cổ phần”: Là tài khoản ghi nhận chênh lệch do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá và chênh lệch tăng, giảm so với giá mua khi tái phát hành

cổ phiếu quỹ.

Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng

doanh nghiệp

Page 14: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

132 ACC202_Bai5_ v1.0013107218

Hai tài khoản này có kết cấu chung như sau:

o Bên Nợ: Ghi nhận các nghiệp vụ giảm

o Bên Có: Ghi nhận các nghiệp vụ tăng

o Dư Có: Phản ánh số vốn hiện có đầu kỳ hoặc cuối kỳ

TK "Các quỹ doanh nghiệp": Là tài khoản theo dõi các nguồn tài chính được lập nhằm chi tiêu cho các mục đích khác nhau của doanh nghiệp. Các quỹ doanh nghiệp có thể bao gồm: Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ khen thưởng; Quỹ phúc lợi,... Việc trích lập và sử dụng quỹ đầu tư phát triển tuỳ thuộc vào chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước và khác nhau với loại hình doanh nghiệp khác nhau: Công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty

hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Kết cấu chung của tài khoản này như sau:

o Bên Nợ: Ghi nhận các nghiệp vụ giảm

o Bên Có: Ghi nhận các nghiệp vụ tăng

o Dư Có: Phản ánh số vốn hiện có đầu kỳ hoặc cuối kỳ

TK “Nguồn vốn đầu tư XDCB”. Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tư XDCB là nguồn tài chính được hình thành do ngân sách hoặc đơn vị cấp trên cấp, được sử dụng cho việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh và đầu tư mua sắm mới TSCĐ để đổi mới công nghệ. Hoạt động đầu tư XDCB ở doanh nghiệp phải chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và XDCB. Khi công trình XDCB hoàn thành, bàn giao và đưa tài sản vào sử dụng, việc quyết toán vốn đầu tư phải theo từng công trình, hạng mục công

trình. TK này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:

o Bên Nợ: Nguồn vốn đầu tư XDCB giảm do:

Quyết toán vốn đầu tư XDCB khi công trình hoàn thành, bàn giao và

đưa vào sử dụng

Vốn đầu tư XDCB nộp lại đơn vị cấp trên hoặc ngân sách

o Bên Có: Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng do:

Được Ngân sách hoặc đơn vị cấp trên cấp

Được tài trợ, viện trợ

Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển

o Dư Có: Nguồn vốn đầu tư XDCB hiện có của doanh nghiệp

5.2.2.3. Phương pháp kế toán nguồn vốn kinh doanh

Khi nhận vốn góp, vốn đầu tư của các chủ sở hữu, bên tham gia liên doanh:

Đầu tư xây dựng cơ bản

Page 15: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

ACC202_Bai5_ v1.0013107218 133

Nợ TK "Tiền mặt" "TGNH": Số nhận bằng tiền

Nợ TK "Nguyên vật liệu"; "Công cụ, dụng cụ": Giá trị vật tư nhận về

Nợ TK "TSCĐ hữu hình"; "TSCĐ vô hình": Nguyên giá TSCĐ nhận về

Có TK "Vốn góp của chủ sở hữu"

Khi phát hành cổ phiếu với giá phát hành chênh lệch với mệnh giá cổ phần:

Nợ TK "Tiền mặt" "TGNH": Giá phát hành

Nợ (Có) TK "Thặng dư vốn cổ phần": Phần chênh lệch

Có TK "Vốn góp của chủ sở hữu": Ghi theo mệnh giá

Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ, căn cứ vào giá ghi sổ của cổ phần quỹ và giá tái phát hành:

Nợ TK "Tiền mặt" "TGNH": Giá tái phát hành

Nợ (Có) TK "Thặng dư vốn cổ phần": Phần chênh lệch

Có TK "Cổ phiếu quỹ": Giá ghi sổ của cổ phiếu quỹ

Khi bổ sung vốn kinh doanh từ các quỹ doanh nghiệp (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,...), hoặc khi kết thúc đầu tư XDCB hoặc hoàn thành việc mua sắm, đưa TSCĐ vào sử dụng, bên cạnh bút toán ghi tăng nguyên giá, kế toán kết chuyển nguồn:

Nợ TK "Các quỹ doanh nghiệp": Giảm các quỹ doanh nghiệp

Nợ TK "Nguồn vốn XDCB": Giảm nguồn vốn XDCB

Có TK "Vốn chủ sở hữu khác": Tăng vốn kinh doanh

Khi được biếu, tặng, viện trợ tài sản:

o Phản ánh giá trị tài sản được biếu, tặng:

Nợ TK "NVL", "Công cụ, dụng cụ"; "TSCĐ hữu hình": Tăng tài sản

Có TK "Thu nhập khác": Tăng thu nhập khác

o Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, số còn lại được ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:

Nợ TK "Lợi nhuận chưa phân phối"

Có TK "Nguồn vốn chủ sở hữu khác"

Khi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông:

Nợ TK "Lợi nhuận chưa phân phối": Giá thanh toán của cổ phần

Nợ (Có) TK "Thặng dư vốn cổ phần": Phần chênh lệch

Có TK "Vốn góp của chủ sở hữu": Ghi theo mệnh giá

Khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu huỷ bỏ ngay:

Nợ TK "Vốn góp của chủ sở hữu": Ghi theo mệnh giá

Nợ (Có) TK "Thặng dư vốn cổ phần": Phần chênh lệch

Có TK "Tiền mặt"; "TGNH": Ghi theo giá mua

Khi huỷ bỏ cổ phiếu quỹ đã mua trước kia:

Nợ TK "Vốn góp của chủ sở hữu": Ghi theo mệnh giá

Nợ (Có) TK "Thặng dư vốn cổ phần": Phần chênh lệch

Có TK "Cổ phiếu quỹ": Giá ghi sổ của cổ phần quỹ

Page 16: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

134 ACC202_Bai5_ v1.0013107218

Khi hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu, bên tham gia liên doanh:

Nợ TK "Vốn góp của chủ sở hữu": Giảm vốn kinh doanh

Có TK "Tiền mặt"; "TGNH": Giảm tài sản

Khi bù lỗ bằng vốn theo quyết định của quản lý:

Nợ TK "Vốn góp của chủ sở hữu": Ghi giảm vốn

Có TK "Lợi nhuận chưa phân phối": Số lỗ đã được xử lý

5.2.2.4. Phương pháp kế toán các quỹ doanh nghiệp

Khi trích lợi nhuận trích lập hoặc bổ sung các quỹ doanh nghiệp:

Nợ TK "Lợi nhuận chưa phân phối": Giảm lợi nhuận

Có TK "Các quỹ doanh nghiệp": Tăng quỹ doanh nghiệp

Khi được cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp các quỹ:

Nợ TK "Tiền mặt"; "TGNH": Tăng tiền

Có TK "Các quỹ doanh nghiệp": Tăng quỹ đầu tư phát triển

Khi trích quỹ nộp lên cấp trên, chi tiêu tại đơn vị, hoặc chuyển cho đơn vị khác:

Nợ TK "Các quỹ doanh nghiệp": Giảm quỹ doanh nghiệp

Có TK "Tiền mặt"; "TGNH": Giảm tiền

5.2.2.5. Phương pháp kế toán nguồn vốn xây dựng cơ bản

Khi được đơn vị cấp trên, ngân sách cấp vốn đầu tư XDCB:

Nợ TK "Tiền mặt"; "TGNH"; "NVL",...: Tăng tài sản

Có TK "Nguồn vốn XDCB": Tăng nguồn vốn đầu tư XDCB

Khi bổ sung vồn đầu tư XDCB từ các quỹ doanh nghiệp:

Nợ TK "Các quỹ doanh nghiệp": Giảm quỹ doanh nghiệp

Có TK "Nguồn vốn XDCB": Tăng vốn đầu tư XDCB

Khi công tác đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng:

o Ghi tăng nguyên giá TSCĐ:

Nợ TK "TSCĐ hữu hình": Tăng nguyên giá TSCĐ

Có TK "Chi phí XDCB dở dang": Giảm chi phí đầu tư XDCB

o Khi quyết toán công trình hoàn thành được duyệt, kế toán kết chuyển nguồn:

Nợ TK "Nguồn vốn XDCB": Giảm nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK "Vốn góp chủ sở hữu": Tăng nguồn vốn kinh doanh

Khi trả lại vốn đầu tư XDCB cho ngân sách, cho đơn vị cấp trên:

Nợ TK "Nguồn vốn XDCB": Giảm nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK "Tiền mặt"; "TGNH": Giảm tài sản

Page 17: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

ACC202_Bai5_ v1.0013107218 135

Tóm lược cuối bài

Bài này đã giới thiệu cách thức ghi nhận, đánh giá, và ghi chép kế toán đối với các khoản công nợ ngắn hạn, dài hạn phải trả như phải trả người bán, vay ngân hàng phải trả, thương phiếu phải trả, doanh thu ghi nhận trước,…

Nội dung bài này cũng đề cập đến cách thức xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán.

Bài này cũng giới thiệu về các loại vốn chủ sở hữu chủ yếu như vốn cổ phần phổ thông, ưu đãi,… cách thức phân chia kết quả trong một loại hình doanh nghiệp chính là doanh nghiệp cổ phần.

Bài này cũng đã trình bày các phần đã nêu trong quan hệ với các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính lập cuối năm.

Page 18: KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BCTB (phần 3) BÀI 5 …eldata3.neu.topica.vn/ACC202/Giao trinh/06_NEU_ACC202_Bai5_v1... · Bài học này trình bày nội dung kế

Bài 5: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 3)Nợ phải trả - Kết quả kInh doanh – Vốn chủ sở hữu

136 ACC202_Bai5_ v1.0013107218

Câu hỏi ôn tập

Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây:

1. Tài sản phải là những nguồn lực, vốn cổ phần là phần còn lại của tài sản sau khi trừ đi nợ phải trả.

2. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn là lãi.

3. Cổ phiếu quỹ là một phần vốn chủ sở hữu làm tăng tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

4. Tài sản của doanh nghiệp phải xác định được giá trị và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

5. Tổng tài sản luôn bằng vốn chủ sở hữu cộng nợ phải trả

6. Nợ phải trả thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với các đơn vị cá nhân khác.

7. Nợ phải trả phát sinh từ một giao dịch trong quá khứ.

8. Có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua số cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp đó.