K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr...

20
SỐ 167 (7.515) 16/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 PHÁT HÀNH CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC - ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0983309320 - GIÁ: 6.300Đ http://baophapluat.vn TR.4-5-6-7-8-9 KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2019)

Transcript of K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr...

Page 1: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

SỐ 167(7.515)

16/6/2019XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985

PHÁT HÀNH CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC - ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0983309320 - GIÁ: 6.300Đ

http://baophapluat.vn

TR.4-5-6-7-8-9

KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2019)

Page 2: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

2 http://baophapluat.vnđọC CHậMSố 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019

lTÒA SOẠN: Số 42 ngõ 29 Nguyễn Chí Thanh,phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.* ĐT: (024) 37245180 * Fax: (024) 37245178 *Email: [email protected] số 86/GP-BTTTT ngày 06/03/2014 doBộ TTTT cấp.lGiấy phép sửa đổi, bổ sung số 290/GP-BTTTT ngày 22/9/2014 do Bộ TTTT cấplThiết kế mỹ thuật tại Tòa soạn.

l In tại Cty TNHH một thành viên In báo Hà NộiMới, Cty In Ba Đình.

lCơ quan đại diện:TP HCM: Tầng 3 số 200C Võ Văn Tần, phường 5, quận 3 TP HCM * ĐT: (028) 38181281 * Fax: (028) 38181282 * Email: [email protected] Cần Thơ: 109 Trần Văn Hoài, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều,TP.Cần Thơ * ĐT/Fax: (0292) 3819009 * Email: [email protected]ên hải phía Bắc:Số 10 đường Hồ Sen, quận Lê Chân, TP Hải Phòng. *ĐT: 0912181122Miền Trung và Tây Nguyên: Số 4 Hoàng Văn Thụ, TP Pleiku, tỉnh GiaLai. ĐT: (0269) 3658888 *Fax: (0269) 365 7777 * Email: [email protected]ăn phòng liên lạc Báo PLVN KV Bắc Miền Trung: Số 56 đườngNguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An * ĐT: 0968115998

lVăn phòng đại diện Báo PLVN:Quảng Ninh: Số 701 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh * ĐT: 0912 181122Thừa Thiên Huế: Số 22 đường Nguyễn Lương Bằng, phường Phú Hội, TP Huế,tỉnh Thừa Thiên Huế.*ĐT: 0903029099Đồng Nai: Số 134 đường Phan Trung, phường Tân Tiến, TP Biên Hòa, tỉnh ĐồngNai * ĐT: 0918442754Kiên Giang: Số 916 Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa, TP Rạch Gia, tỉnh KiênGiang * ĐT: 0905555722Phú Thọ: Số 2747 đường Hùng Vương, phường Nông Trang, TP Việt Trì, tỉnhPhú Thọ *ĐT: 0968699633

MÃ ĐẶT BÁO: B51 Giá: 6.300Đ(SÁU NGHÌN BA TRĂM ĐỒNG)

lTổng Biên tập:TS. ĐÀO VĂN HỘI

lPhó Tổng Biên tập thường trực:ĐẶNG NGỌC LUYẾN

lPhó Tổng Biên tập:VŨ HOÀNG DIỆP

TRẦN ĐỨC VINH

lTổ chức thực hiệnTRẦN NGỌC HÀ

Sự đớn đau của những chú rùaNếu yêu và chịu khó tìm hiểu về thiên

nhiên bạn sẽ biết cơ hội để sống sót củamột chú rùa con kể từ khi là những quảtrứng được mẹ rùa đẻ ra và vùi trong cáitổ cát ở bờ biển cho đến lúc nở rồi tìmđường về biển khơi và trưởng thành là1/1000, thậm chí là 1/10000. Vì sao lạihiếm hoi như vậy, vì bên cạnh những mốinguy hiểm luôn rình rập rùa con từ khi còntrong trứng tới lúc trưởng thành, thì vớitình trạng biển tràn ngập rác thải nhựa nhưhiện nay, khả năng cao là rùa biển trưởngthành sẽ không thể về bờ đẻ trứng trongmột cơ thể hoàn toàn nguyên vẹn như củacha, mẹ chúng được.

Một con rùa biển từ khi còn nhỏ xíu,trong khi bơi lội đã bị chiếc vòng nhựa vốnđược đeo trên cổ tay con người mắc ngangthân. Không thể thoát nổi, 19 năm đằngđẵng sau đó, khi rùa đã trưởng thành, mọithứ đều đổi thay, từ kích cỡ, màu sắc, độcứng cáp của con rùa biển, duy chỉ cóchiếc vòng nhựa là vẫn thế, vẫn mắcngang thân con rùa tội nghiệp. Chiếc vòngkhông lớn lên cùng con rùa, cũng khôngmất đi, nó siết chặt phần mai rùa, làm cảthân mình rùa biển bị biến dạng thành hìnhsố 8 với chiêc vòng nhựa thắt chẹn ở giữakhi năm tháng dần trôi qua.

Đó không phải là con rùa duy nhất bịđau khổ vì con người, một con rùa xanhnặng 23kg đã được tìm thấy trên bờ biểnStruisbaai (Cape Town, Nam Phi) trongtình trạng khó thở. Qua khám nghiệm, các

bác sĩ lôi được mẩu ống hút nhựa màu đenra khỏi khí quản con rùa. Rùa quằn quạiđau đớn khi được lôi ống hút nhựa ra khỏimũi. Một con rùa xanh khác đã nhầm mẩunhựa màu xanh với miếng rong biển vàmiếng nhựa đó đương nhiên không nhữngkhông tiêu mà còn làm tắc nghẽn thựcquản của rùa. Một con rùa con mắc kẹttrong vòng nhựa 6 lỗ thường được sảnxuất để giữ các lốc bia. May mà được giảicứu sớm, vì nếu để lâu, con rùa sẽ chịuchung số phận với rùa biển trong câuchuyện mở đầu.

Một hệ sinh thái mà mỗi phút trôi qualà tổng cộng 1 triệu chai nhựa được tiêuthụ với cùng một công thức: sản xuất trongvài giây, sử dụng trong vài phút, tồn đọngsuốt 450-1000 năm. Chiếc vòng nhựacũng vậy, chiếc vòng nhựa có thể đượcmua và sử dụng, vứt đi chỉ trong vòng 19tiếng, 19 phút hay thậm chí là 19 giây. Thếnhưng, hậu quả mà nó để lại có thể sẽ lànỗi kinh hoàng với loài rùa biển suốt 19năm đằng đẵng sau đó. Chiếc vòng nhựarời cổ tay người thật dễ dàng, cớ sao lại kẹtở thân chú rùa biển gần 2 thập kỉ? Đó làcâu hỏi mà chúng ta phải trả lời trước mẹthiên nhiên.

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia phảichịu trách nhiệm cho khoảng 13triệu tấn nhựa được thải ra đạidương/năm

Nhận định này được ông Albert T.Lieberg - Trưởng đại diện Tổ chức Lươngnông Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam

đưa ra trong hội thảo “Rác thải nhựa - Khuvực công - tư cùng giải quyết thách thức”do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tạiViệt Nam (EuroCham) tổ chức ngày nhânNgày Môi trường thế giới 5/6 và Ngày Đạidương thế giới 8/6 vừa qua. Theo đại diệnFAO, ước tính có 1,8 triệu tấn chất thảinhựa được tạo ra ở Việt Nam/năm, trongkhi lượng nhựa tiêu thụ ước tăng 16-18%/năm.

Nguyễn Việt Hùng là một nhiếp ảnhgia được biết đến với câu chuyện đi gần7.000km để chụp ảnh rác thải nhựa ở dọcbờ biển Việt Nam. Lý do để dẫn anh đếnvới câu chuyện này cũng hết sức đau lòng.Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng cho biết:“Cách đây 5 năm, khi nhận tin mẹ tôi bịung thư, bác sĩ nói căn nguyên của bệnhxuất phát từ ảnh hưởng độc hại của hạt vinhựa, tôi đã lang thang trên mạng để tìmhiểu, đọc đi đọc lại nguyên nhân căn bệnhnày và thật ngỡ ngàng khi biết Việt Namđứng thứ 4 trong bảng xếp hạng cảnh báovề rác thải nhựa của thế giới. Là một nhiếpảnh gia và dạy nhiếp ảnh, tôi hiểu giá trịcủa từng bức ảnh qua sự chân thật, thôngtin và cảm xúc chúng mang tới. Ảnh có thểthay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hànhđộng của người xem. Chính vì vậy, tôiquyết định lên đường”.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng chiasẻ, để ghi lại hình ảnh về rác thải nhựa dọcbờ biển Việt Nam, anh đã có hành trìnhgần 7.000 km đi xe máy trong hơn mộttháng. Hành trình từ Thủ đô Hà Nội tới

Ninh Bình rồi bám theo bờ biển vào đấtmũi Cà Mau. Sau đó, anh chạy xe dọc bờbiển tới Hà Tiên (Kiên Giang), giáp biêngiới Campuchia, rồi quay về TP Hồ ChíMinh gửi xe đi máy bay trở ra Hà Nội.Tiếp đó, anh đi từ Hà Nội xuống NamĐịnh và dọc bờ biển 3 tỉnh, thành phố TháiBình, Hải Phòng và Quảng Ninh”. Trênđường đi, tôi ngỡ ngàng khi đến khu chợthuộc huyện Tuy Phong (Bình Thuận), bãibiển Ninh Chữ thuộc thôn Bình Sơn, thịtrấn Khánh Hải, tỉnh Ninh Thuận với hàngkm rác thải, trong đó chủ yếu là rác thảinhựa, túi nilon. Thật buồn khi chứng kiếnngười dân phơi cá ngay trên đống rác tạiCần Giờ (TP Hồ Chí Minh)... Một điềuthấy rõ trong suốt hành trình là các chợ hảisản ven biển cũng chính là nguồn xả rácthải nhựa kinh hoàng nhất”, nhiếp ảnh giaNguyễn Việt Hùng chia sẻ.

Phấn đấu đến năm 2025 cả nướckhông sử dụng đồ nhựa dùng một lần

Ông Albert T. Lieberg đánh giá trongkhi nhựa sử dụng một lần rất phổ biến,năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam cònrất hạn chế càng khiến gánh nặng gia tăngtừ chất thải nhựa đối với môi trường vàsức khỏe cộng đồng ngày một lớn. Tỉ lệnghịch với tiêu thụ nhựa và xả thải rácnhựa tăng là chính sách quản lý chất thải,việc xây dựng cơ sở tái chế và các chínhsách có liên quan lại không đáp ứng kịpcho nhu cầu nói trên. Đây là một thựctrạng mà chúng ta cần phải chung tay giảiquyết. Còn theo ông Nguyễn ThànhPhương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ môitrường miền Nam - Tổng cục Môi trường,để xử lý vấn đề rác thải nhựa một cáchtoàn diện đòi hỏi nỗ lực chung, cả từChính phủ, doanh nghiệp đến hộ gia đình.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc đã dự lễ ra quân toàn quốc phongtrào chống rác thải nhựa. Theo Thủ tướng,vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại về rác thảinhựa, từ nhận thức của một bộ phận doanhnghiệp, người dân đến thói quen phổ biếntrong sinh hoạt, sử dụng túi nylon. Vì vậy,theo Thủ tướng, để các thế hệ tương lai,con cháu chúng ta được sống trong môitrường trong lành, an toàn và bền vững,chúng ta cần có quyết tâm chính trị cao,thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả cácnhiệm vụ, giải pháp phòng chống, xử lý,giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, thựchiện phương châm: nhà nhà hạn chế rácthải nhựa, người người phòng chống ônhiễm rác thải nhựa, xã hội tiến đến nóikhông với rác thải nhựa. Phấn đấu đếnnăm 2021 các cửa hàng, các chợ, các siêuthị ở các đô thị không sử dụng đồ nhựadùng một lần, đến năm 2025, cả nướckhông sử dụng đồ nhựa dùng một lần.Vớitinh thần đó, Thủ tướng đề nghị từng cơquan, đơn vị có chương trình, kế hoạchthực hiện ngay các hoạt động cụ thể chốngrác thải nhựa như hạn chế, tiến đến khôngdùng sản phẩm nhựa sử dụng một lầntrong cơ quan, đơn vị; hạn chế sử dụngkinh phí Nhà nước mua sắm các sản phẩmnhựa sử dụng một lần...Từng cán bộ, đảngviên, công chức, viên chức phải đi đầu,gương mẫu trong việc nói không với sảnphẩm nhựa, túi nylon sử dụng một lần….

DIỆU HƯƠNG

Cảnh báo đỏtừ rác thải nhựa

Cũng như tôi, bạn chắc hẳn cũng có giai đoạn hâm mộ những chiếc vòng tay nhựa đủ màu. Vàtheo trend (xu hướng), chiếc vòng tay đó cùng lắm cũng chỉ tồn tại trên tay bạn, tay tôi tầmchục ngày rồi đi theo túi rác khuất hẳn mắt chúng ta, không còn nhớ đến nữa. Thế nhưng, ởngoài kia đang tồn tại một sự thật kinh hoàng với chiếc vòng tay nhựa ấy…

l Rác ngập tràn tại chợ Tuy Phong, Bình Định. (Ảnh Nguyễn Việt Hùng)

Page 3: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

3http://baophapluat.vn Số 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019 đọC CHậMHồn nhiên… ác!

“Bom hàng” là đặt hàng cho“sang miệng” và từ chối nhận,cũng có khi là hành shipper giaođi giao lại bao lần nhưng quyếtkhông nhận hàng. Mới đây, vụđơn 1,6 triệu là 40 cốc trà sữangày 9/6 bị bùng, theo anh Grabthì “gọi trăm cuộc không nghemáy, thu nhập có 18.000 đồngmà đền mỏi tay”. Anh Grab lênmạng than thở: “Còn trò gì trênđời này mất dạy hơn không?Cuốc xe chỉ có 15k - 20k tiềnship, phải trả giá như thế nàyđây. Liệu các bạn có còn lươngtâm? Vui gì trên đau khổ ngườikhác như vậy”? Vụ hôm trướccòn chưa lắng xuống, nay lạitiếp tục, cứ nhắm vào người laođộng thế này thì chỉ có bán xemà trả nợ....

Theo đó, ngày 8/6, một côgái ở Bà Rịa - Vũng Tàu “bom”đơn hàng 20 ly trà sữa trị giá 1,2triệu đồng khiến cho tài xếGrabfood lâm vào cảnh dở khócdở mếu. Liền sau đó, dư luậnlên tiếng chỉ trích cô gái cùngmẹ cô gái vì giáo viên mà khixảy ra chuyện, thay vì xin lỗiđàng hoàng, người mẹ đó đổ lỗicho trò đùa của cậu con trai mớilớp 1, lớp 2 (!). Thế nhưng ởtuổi đó, cậu bé có thể biết nhắntin “Mình là người đàng hoàngmà” như người lớn vậy sao? Vàngười ta không thể tưởng tượngđược một hành động có thể nóilà độc ác đến lạnh lùng, khi tàixế giao gần đến nơi giữa lúcmưa gió, thì Thư (tên cô gái)nhắn tin đầy vô cảm: “Mìnhboom nha”.

Thư, 18 tuổi, con của một nữgiáo viên ở Vũng Tàu khiến mọingười phải đặt câu hỏi: “Concủa giáo viên mà như thế sao?Không lẽ một giáo viên khôngdạy cho con mình cái tìnhthương với đồng loại”? Mẹ côấy đã phải trả giá rất đắt, nhậnhàng ngàn cuộc gọi và tin nhắnmỗi ngày. Điện thoại gọi tớikhủng bố liên tục. Tới mức phảinhờ công an vào cuộc. Và cảnhà càng bị “ném đá” nhiều hơncũng chính vì câu nói của mẹcô: “Có 1,2 triệu thôi mà” rồi“1,2 triệu không lớn”... 18 tuổi,Thư phải trả một cái giá quá đắt,đắt hơn nhiều cho con số 1,2triệu tiền hàng. Cái giá phải trảkhông phải cho hành động dạidột, mà là cho sự vô cảm đượcmọc rễ nảy mầm dường như vôthức. Và trả giá cho cái ác đanghiện hữu ở nụ cười lạnh lùng vàtin nhắn lạnh lùng, đối vớingười tài xế đội mưa mang 20cốc trà sữa đến nhà cô.

Theo nhà báo HoàngNguyên Vũ, 1,2 triệu đồngkhông lớn, nhất là trong tìnhcảnh tiền mất giá như hiện nay.1,2 triệu đồng có khi cũng chỉbằng một tà áo dài trắng mà Thưđang mặc. Nhưng, 1,2 triệuđồng đó là nước mắt của ngườinghèo đi giao hàng; là nồi cơmcủa những đứa trẻ nghèo concủa người tài xế ấy. 1,2 triệuđồng đó còn là kinh tế của mộtdoanh nghiệp. Và 1,2 triệu đó,cũng là minh chứng cho sự thiếugiáo dục ở một bộ phận giới trẻ

là có thật; minh chứng cho sự vôcảm của một bộ phận giới trẻ làcó thật.

Nguyễn Thư đã thổi bùnglên cơn tức giận được ủ bấy lâunay cho hành động đùa cợt quáđáng, vô tâm quá đáng, khôngcòn là trường hợp ngoại lệ nữa.Cứ dăm ba bữa, tài xế Grab lênmạng khóc ròng vì bị các bạntuổi teen gọi trà sữa chơi vậy rồicười cợt khiến tài xế lãnh đủ.Tháng 12 năm ngoái, một bạntrẻ như Thư cũng đặt boom tràsữa của một bác tài xế già vànghèo, phải đội mưa trong đêmđi giao. Đến gần nhà thì bạnteen ác ôn ấy báo huỷ, bác tài xếbật khóc và người hàng xómmua lại ly trà đó.

Cách đây vài tuần, clip mộtcô gái bom hàng bị đánh cho tetua bầm dập, chỉ vì nhiều lần đặthàng cho “sang miệng” ở mộtshop bán hàng và boom liên tục.Cô chủ hàng đã không chịuđựng nổi, quyết bắt quả tang vànện cô gái bom hàng một trậnnên thân. Cô gái bị đánh đó cònkhá trẻ.

Chuyện shipper bị bùnghàng cũng không phải hiếm.Đầu năm nay mạng xã hội cũng

xôn xao chuyện tài xế Go Việtbị “bom hàng” 36 ly trà sữa, trịgiá tới 2 triệu đồng. Việc kháchnhận hàng rồi bắt lỗi để quỵttiền, order cho “sang mồm”,hay “mình thích thì mình khôngnghe máy thôi”, vẫn thườngxuyên diễn ra như cơm bữa. Tàikhoản Chính Công Lê đã chiasẻ trên một trang mạng xã hộicâu chuyện anh được chứngkiến về một tài xế xe ôm phải ăn12 ổ bánh mì và 6 cốc trà sữa bịkhách đặt xong “bùng” hàng.Được biết, tổng cộng hóa đơnnày (chưa tính tiền giao hàng) là400 nghìn đồng. Dù với nhiềungười, 400 nghìn đồng khôngcó gì quá lớn lao, nhưng vớinhững người phải chạy cơmtừng bữa, thì số tiền này bằnghơn một ngày lương kiếm sốngcủa họ…

Khi nỗi đau… khó chạmCó thể nói, đã tới thời của

mua bán online, thế nhưngdường như trong cơn phẫn nộ,có rất ít câu hỏi về trách nhiệmcủa Grab ở đâu khi tài xế củamình bị bom hàng? Bởi trướcvụ cô gái Vũng Tàu thì đã cónhiều vụ như thế. Ở vụ bom đơnhàng 1,6 triệu đồng, tiền công

của tài xế chỉ là 18 nghìn đồng.Việc khách không nhận hàng,tài xế mất toi 18 nghìn đồng tiềncông và phải ôm luôn 1,6 triệuđồng mà mình phải bỏ ra đưacho quán lúc lấy hàng. Có ýkiến cho rằng, trách nhiệm củaGrab ở đâu khi liên tục để xảyra sự việc tài xế của mình bị“bom” hàng? Bởi khi kháchhàng, thông qua ứng dụng củaGrab để gọi đồ ăn thức uống, thìchính Grab đã có khoản thu từhoá đơn này, cùng với tiền côngcủa tài xế. Nhưng khi đến quán,sao chỉ có mỗi tài xế bỏ tiền ralấy hàng còn Grab thì không?Nên khi bị “bom”, thường chỉmỗi tài xế là chịu thiệt. Quanhững vụ việc trên, các cơ quanpháp lý cần phải có những quyđịnh ràng buộc chặt chẽ hơn vềtrách nhiệm của Grab. Chứkhông thể nào để Grab chỉ thulợi mà không kịp thời san sẻtrách nhiệm khi xảy ra sự cố đốivới tài xế của mình.

Rồi vụ việc cũng phải kếtthúc và tất cả những người liênquan đều phải sống tiếp cuộcsống của họ. Nhưng sai lầm thìvẫn phải giải quyết và tráchnhiệm thì cũng phải nhận lấy.

Nếu giải quyết không tốt, sailầm này sẽ kéo theo sai lầmkhác và trách nhiệm vì thế cũngsẽ nặng nề hơn.

Ở góc độ khác, theo chuyêngia tâm lý Trần Thu Hà, 1,2triệu không lớn, nhưng nó làphẩm giá con người. Hành hạngười khác, mang nồi cơm củangười lao động ra hất đổ để muavui thì dù 100k cũng là bẩn, làđộc ác. Phẩm giá là phải khônglàm điều xấu ngay cả khi khôngcó ai nhìn thấy bạn.

Mạng internet làm chúng tacó cảm giác ảo, vô hình. Khảnăng vô hình, núp sau nhữngnick, làm các Netizen dễ ác, ácmà không cảm thấy ghê tay,bằng ngoài đời thật. Bạn có thểclick để oder 20 ly trả sữa rồinói là “boom nha”, dễ dàng hơnbạn giật 1,2 triệu trên tay mộtbác tài xế.

Theo truyền thuyết trongKinh Thánh, thiên thần Lucifercó nghĩa là ánh sáng, rất đượcyêu mến, có quyền năng tốithượng, nhưng chính vì cóquyền năng nên đã trở thànhquỷ Sa tăng. “Mình cảm thấy lolắng. Rõ ràng chúng ta đang ởtrong thời đại mà việc dạy conđang khó hơn thời xưa ba mẹdạy chúng ta rất nhiều. Ngàyxưa, nỗi vất vả của ba mẹ rấttrực quan, bằng những giọt mồhôi, bằng “chân lấm tay bùn”,bằng vai áo bạc... Nhưng ngàynay, các ba mẹ đi xe hơi, sonphấn, áo quần tinh tươm, thơmtho, rất khó để cho con hiểuđược những lao động cực nhọcđang diễn ra trong đầu mình.Ngày xưa nếu con đánh người,con sẽ nhìn thấy người ta đau,thấy nước mắt, thấy xước da,thấy máu chảy. Ngày nay chỉ lànhững ký tự lặng lẽ, chỉ lànhững cái click quá nhẹ tay trênbàn phím là có thể hành hạ đượcngười khác. Và người khác,không bằng xương bằng thịt đểcon có thể thấu cảm, mà ngườikhác chỉ là cái avatar bé xíu nhưđầu đũa. Thật khó nhìn thấycảm xúc và nỗi đau khổ của họ.Thì vẫn phải dạy: Phẩm giá củacon là không hại người khác, dùhoàn cảnh có thuận lợi cho việcđó tới thế nào, dù lúc đó chỉ cómột mình con, dù con có cảmthấy rằng việc này sẽ không aibiết đâu!”, chị Thu Hà chia sẻ…

Bất giác tôi nhớ tới bộ phim“Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lạiXuân” của Hàn Quốc. Ở nơithâm sơn cùng cốc, có một vịcao tăng và một chú tiểu hàngngày ăn chay, tụng kinh niệmPhật sống êm đềm bên nhau.Chú tiểu vì nhàm chán nên tìmcách hành hạ các con vật đểmua vui, từ đeo đá lên lưng, rồichú tăng mức độ độc ác lênbằng cách nhét sỏi vào miệngcá, ếch và rắn. Chú cứ lớn lênnhư vậy trong cái ác hoàn toànbản năng, bất chấp không giantưởng như “trong veo” đó…Tất nhiên, phim là sự ám ảnh vềnhững triết lý nhà Phật, về nhânquả nhưng cái ác luôn hiện hữu,nếu chúng ta vô thức, là có thật,từ những điều tưởng như vôcùng nhỏ… MIÊN THảO

Không phải trò…“mua vui”!

Thời gian gần đây, mạng xã hội nóng lên bởi hàng loạt vụ “bom hàng” vớigiá trị lớn khiến các tài xế công nghệ lao đao. Đa phần dư luận bức xúcnhững người mua vô cảm, thậm chí độc ác trên nồi cơm của những tài xếnghèo. Chuyện tưởng nhỏ mà không hề nhỏ, khi mà mua bán hàng onlinehiện nay đang là xu hướng khá văn minh trong cuộc sống hiện đại…

lSau những click vô cảm là những “bom” hàng và nước mắt người lao động nghèo…

Page 4: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

4 http://baophapluat.vnTÂM đIểM TUầN NÀYSố 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019

CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG...

Một thời như thế!Dăm năm trở lại đây, báo mạng điện tử

lên ngôi. Mạng xã hội cũng là thứ dẫn dắttruyền thông, dù thông tin trên đó tạpnham, cá nhân và thiếu tính kiểm chứng.Báo giấy hết thời hoàng kim, không mấytoà soạn còn mặn mà sản xuất. Tuy nhiên,báo in vẫn sẽ không “chết”. Nó có lý dođể sống đời sống của riêng nó trong mạchthông tin chính trị chủ lưu, các tờ báochính thống vẫn sẽ giữ lấy báo in như mộtsứ mệnh chính trị của mình.

Báo điện tử đang sống, nhưng sốngthực bằng nghề làm báo điện tử thì cũngkhông nhiều, nếu như không muốn nóilà đếm được trên đầu ngón tay. Thếnhưng nghịch lý là báo điện tử, tạp chíđiện tử dù có quy hoạch lại thì vẫn sẽcòn “đông như quân nguyên”. Đấy làchưa nói đến báo hình, báo nói và nhữngcái na ná báo chí như trang tin tổng hợp,trang tin điện tử, trang mạng xã hội…

Trong bối cảnh diện mạo báo chí thayđổi như vậy, câu hỏi “Nhà báo - Anh làai?” thật không dễ dàng trả lời. Danh xưngnhà báo gắn với nghề báo, cái nghề dùngchữ nghĩa mà lý sự với đời, mà xây đắpcuộc đời, phản biện cuộc đời để bảo vệ lẽphải, công lý, sự công bằng với những sựthật được bóc tách để minh bạch nó quacác tác phẩm báo chí được công bố.

Con chữ và hình ảnh của nhà báo cònchuyển tải những thông tin thời sự, nhữngcảm xúc, những yêu thương và cả nhữngcơn cuồng nộ để thổi bùng lên ngọn lửacủa dư luận xã hội. Con chữ đấy còn vạchtrần bao tội ác, lên án những hành vi manrợ, đồng hành cùng những con người chânchính trong cuộc chiến chống lại cái ác, tộiphạm và những hành vi trái với nhânnghĩa, lẽ đời.

Nhà báo một thời đã là như vậy, vớimột cái đầu lạnh, một con tim nóng, với“lòng trong, bút sắc” đã trở thành những“chiến sỹ trên mặt trận văn hoá tư

tưởng” và còn được xem là những người“gác cổng tư tưởng cho Đảng”…

Từ những “quyền năng” của sự đẹp đẽnghề nghiệp này, đã có câu trả lời cho câuhỏi “Nhà báo - Anh là ai?”. Đây là cái thờiai đó xưng danh nhà báo đều bao hàm mộtsự tự trọng lẫn tự hào nghề nghiệp mộtcách “ghê gớm”! Nhà báo là một mỹ từ,một nghề nghiệp được trọng vọng, làmcho lũ học sinh cấp 3 bao đứa mong mỏithi vào trường báo và cũng làm cho cácnơi đào tạo báo chí điểm đầu vào luôn caongất ngưởng. Danh xưng Nhà báo đã từngcó giá và đẹp như thế…

Cây đời cứ xanhThực chất báo chí thời nào thì nội

dung cũng đều là điều quan trọng,nhưng nó có quan trọng đến mức là“Vua” hay không lại là việc khác. Cáithời công nghệ số còn chưa lên ngôihoặc mới lên ngôi, các tờ báo cạnh tranhnhau bằng sự chải chuốt, cẩn trọng vàtinh tế của thông tin và chữ nghĩa. “Con-tent is King - Nội dung là Vua” là khẩuhiệu mang tính phương pháp luận củagiai đoạn này.

Công nghệ thông tin, nhất là côngnghệ số phát triển nhanh chóng làm chocả thế giới chuyển mình, báo chí khôngthể đứng ngoài quy luật đó. Công nghệlàm báo thay đổi, cách làm báo thay đổi,cách đọc báo thay đổi, tâm lý và hành vicủa bạn đọc thay đổi và hẳn nhiên nộidung chưa chắc đã còn là “Vua”. Đây làthời của công chúng, công chúng quyếtđịnh mọi thứ, công chúng thích gì, báochí buộc phải “chiều chuộng” họ, thậmchí chiều chuộng đến độ xa rời mục đíchtôn chỉ để làm thoả mãn bạn đọc củamình. Buồn thay, lắm lúc là thoả mãn cảnhững điều bình thường, thậm chí tầmthường.Và như vậy, nội dung không cònlà “Vua”, mà “công chúng mới là Vua”.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó.Không thể phủ nhận một sự thật, báo chí

đang quá lệ thuộc vào đồng tiền củadoanh nghiệp. Không có doanh nghiệp,gần như báo chí khó bề hoạt động. Mốiquan hệ này ngày càng trở nên lạ lùngvừa dễ hiểu vừa không thể cắt nghĩađược trên bình diện tác nghiệp độc lập,minh bạch, trách nhiệm xã hội của nhàbáo và cơ quan báo chí. Nó không đơnthuần là chuyện cộng sinh mà đau đớnhơn, đã có những phát ngôn trên cácdiễn đàn lớn, cho rằng báo chí đang “kýsinh” vào doanh nghiệp. Theo đó, nhàbáo ít làm báo mà đúng hơn là đi làmtruyền thông cho doanh nghiệp.

Một thực tế kép, số lượng các báođiện tử, chuyên trang của báo điện tử,tạp chí điện tử, trang tin điện tử và điệntử tổng hợp, trang mạng xã hội mọc lênnhan nhản, vàng thau lẫn lộn, sai tôn chỉmục đích làm cho diện mạo báo chí trởnên lộn xộn, rối rắm và khó kiểm soátnội dung cũng như quy trình tác nghiệpcủa nhà báo. Theo đó, người làm báođông lên một cách đột biến. Ai cũng cóthể xưng danh nhà báo, cho dù… chưađược cấp thẻ.

Nghịch lý là báo chí và kinh tế báochí khó khăn đến vậy, sao vẫn nhiều cơquan báo chí, tạp chí… ra đời, sao vẫnnhiều người đua nhau đi làm báo? Hoára, họ làm báo thì ít mà làm những điềuphi, phản báo chí thì nhiều. Đạo đức báochí xuống cấp một phần lớn nguyênnhân từ một bộ phận không nhỏ nhữngngười làm báo lợi dụng nghề nghiệp đểtrục lợi cá nhân. Dẫn chứng quá dễ dàngđể minh chứng cho điều này. Nhà báo,phóng viên bị bắt bớ từ dăm triệu bạccho đến hàng trăm triệu do các hành vivi phạm pháp luật đã không phải là hiệntượng gì xa lạ…

Giữ mình thanh sạch trong tácnghiệp báo chí càng trở nên khó khăn.Bởi làm báo chỉ viết báo không thôi thìkhông thể sống nổi bằng tác phẩm,

không thể sống nổi bằng lương và nhuậnbút, ngoại trừ hơn chục tờ báo có thể kểtên làm được điều này. Vậy nên nhà báođi kiếm tiền bằng mọi cách, thậm chíxuất hiện những cụm từ đau đớn vàkhông kém phần nhục nhã: Nhà báođếm tầng hay mới đây còn xuất hiện mộtkhái niệm phản cảm, nhà báo IS!

Niềm tin của xã hội theo đó cũnggiảm sút đi rất nhiều dành cho báo giới.Một cái thẻ Nhà báo gắn với một nghềcao đẹp. ngày xưa mỗi lần rút ra sao màtự hào mà nâng niu mà trân trọng đếnvậy. Bây giờ thẻ vẫn oai, thẻ vẫn còn đầy“uy lực”, nhưng nhiều nhà báo thậm chícòn không nhận mình là nhà báo vì bịxấu hổ. Bởi xã hội đã không dành chohọ trọn vẹn một niềm tin chân chính.Nhiều người bây giờ thậm chí còn gọi là“bọn nhà báo”, “lũ nhà báo”, rồi “kềnkền”…và những “xú từ” khác. Nỗi đaunày là do chính những người làm báokhông tử tế làm ảnh hưởng chung đếnmột nghề nghiệp vốn dĩ đẹp đẽ này.

Anh là ai - nhà báo thời nay?Không thể đổ tại công chúng quyết

định nhà báo là ai! Công chúng giờkhông có thời gian để nhẩn nha đọc báoin. Công chúng cùng lúc có thể tiếp cậnthông tin với nhiều nguồn khác nhau,báo chí chỉ là một trong số đó. Nghĩa làtính thời sự, khả năng đưa tin nhanh, hấpdẫn với độ phủ sóng nguồn tin độc đáorộng khắp là yếu tố quyết định có tínhcạnh tranh trong hoạt động báo chí. Yếutố sáng tạo trong tác phẩm báo chí vàbáo chí đa phương tiện cũng góp phầnquan trọng, nhưng cũng không phải làyếu tố quyết định.

Đó là chưa kể báo chí đang cạnhtranh thông tin khốc liệt với mạng xãhội. Nói như vậy, không có nghĩa nhanhlà ẩu, nhanh là sai. Báo chí khác cácphương tiện truyền thông khác chính làsự chính xác, và việc thẩm định tínhchính xác của nguồn tin là việc sốngcòn. Nếu không báo chí sẽ tự giết mìnhkhi dính phải thông tin giả tràn lan trênmạng xã hội. Như vậy công chúng quyếtđịnh báo chí, nhưng sự quyết định ấycũng chính là việc gửi gắm niềm tin, tìmđến báo chí vì đó mới là môi trườngthông tin đáng tin cậy. Nếu sự tin cậykhông còn trong thời buổi cạnh tranhthông tin hiện nay nghĩa là báo chí sẽthêm một lần lún sâu vào khủng hoảngkhó tìm lối thoát. Khủng hoảng của mấtniềm tin vào báo giới.

Như vậy, “Nhà báo - anh là ai?” bâygiờ lại càng rối rắm rất khó định danh.Nhà báo thời nay, chữ nghĩa, viết láchkhông còn quá quan trọng, anh ta phảilà một nhà truyền thông, một nhà kinhtế, một nhà chính trị và là một nhà kỹthuật đa phương tiện. Cộng với một cáisĩ nghề nghiệp và thôi thúc đạo đức từbên trong, vừa làm nghề giỏi, vừa kiếmtiền sạch cho cơ quan báo chí và chochính mình…Mô hình lý thuyết có lẽ lànhư vậy và nó trở nên quá khó để khôngthể định danh nổi: “Nhà báo, anh là ai?”

Câu trả lời, anh có thể là tất cả màcũng chẳng là gì. Bởi anh là chính anhkhi anh tạo ra những giá trị cho mình vàcho đời. Còn dù gì đi nữa, khi chỉ biếttạo ra giá trị, nhất là giá trị vật chất choriêng cá nhân anh thì cũng chẳng thể gọianh là nhà báo cuộc đời dài rộng này. Tựđịnh danh mình để còn biết mình là ainên câu trả lời sẽ tự có trong mỗi mộtngười đang sống bằng cái nghề cao đẹpvà cũng lắm nỗi nhọc nhằn này…

TRẦN NGỌC HÀ

Nhàbáo-Anhlà ai?Một câu hỏi cũ rích, nhưngkhông dễ trả lời: Nhà báo,anh là ai? Càng khó lý giảicâu hỏi này trong thời buổilàm báo khó khăn, nhiễunhương với đầy những nốttrầm nghề nghiệp. Danh xưngnhà báo bây giờ khác xa cáithời cách đây chỉ ngót nghétchục năm…

l Ảnh minh họa.

Page 5: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

5http://baophapluat.vn TÂM đIểM TUầN NÀY Số 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019

CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG...Biết ơn đối với những“đứa con tinh thần” của mình

Là người có thâm niên gần20 năm cầm bút, ấn tượng đểlại trong tôi không chỉ lànhững chuyến công tác dàingày nơi địa đầu Tổ quốc vàonhững ngày cuối năm lạnhcóng; là lần “phi” xe đạp giữatrưa dưới cái nắng hơn 40 độđể kịp đến nơi cần phỏngvấn… mà trong tôi còn có sựtrân trọng, biết ơn đối vớinhững “đứa con tinh thần” củamình. Nhờ những tác phẩmbáo chí ấy, tôi mới được sốngtrong những giây phút vô cùnghạnh phúc và xúc động tại cácLễ trao Giải báo chí quốc gia.Niềm vui ấy theo tôi đến tậnbây giờ và có lẽ sẽ còn mãitrong suốt cuộc đời cầm bútcủa mình.

Trong hành trang nghề báo,tôi đã vinh dự được nhận bốnGiải báo chí Quốc gia (1 giảiB, 1 giải C và 2 giải Khuyếnkhích). Các đồng nghiệp vẫnđùa vui với tôi rằng, tôi đangthừa một giải và cũng thiếumột giải, nếu hoán đổi vị trícác giải thưởng ấy thì tôi đã đủbộ “huy chương”. Tôi hiểu đólà những lời động viên, khíchlệ để tôi có thêm động lực,thêm nhiệt huyết và đam mê đểtiếp tục dấn thân và gắn bó vớinghề. Còn gì hạnh phúc hơnkhi tác phẩm báo chí của mìnhđược tôn vinh trong “làng báo”và được xã hội ghi nhận.

Còn nhớ, hồi viết loạt bài:“Hàng loạt vụ hy sinh trong thihành công vụ: Bị khước từdanh hiệu vì chưa dũng cảm.”(loạt bài đạt giải B), tôi đã phảichịu nhiều “sức ép” từ mệnhlệnh của ngòi bút. Đề tài nàyvừa khó, vừa dễ. Dễ vì có khánhiều vụ việc đã xảy ra trongthực tế, các báo bạn cũng đãkhai thác tương đối kỹ. Nhưngcái khó cũng bắt nguồn từ đây.Phải tiếp cận đề tài này từ đâu,theo hướng nào? Làm sao đểbài viết nêu bật được nhữngbất cập trong việc xem xét, xácnhận danh hiệu liệt sĩ? Khitriển khai đề tài này tôi hiểu rấtrõ, tác phẩm báo chí của mìnhchỉ thực sự có giá trị khi nóđem lại nhiều thông tin mới,đặt ra nhiều vấn đề từ cuộcsống và buộc các cơ quan chứcnăng phải vào cuộc để giảiquyết bằng được. Từ suy nghĩnày, tôi quyết định “lao vàocuộc chiến” theo một hướng điriêng. Một trách nhiệm đènặng lên vai.

Các bài viết của tôi đã đisâu phân tích khái niệm dũngcảm và khẳng định sự hy sinhcủa các kiểm lâm viên và côngan xã trong quá trình thi hànhcông vụ đã đủ yếu tố cấu thànhhành động dũng cảm; họ xứngđáng được Đảng và Nhà nước

tôn vinh. Cũng trong quá trìnhtìm hiểu, tôi phát hiện ra một“lỗ hổng” của pháp luật, đó làkhông có một văn bản quyphạm pháp luật nào định nghĩanhư thế nào là “hành độngdũng cảm”?. Chính “lỗ hổng”này đã khiến các cơ quan chứcnăng lúng túng và kéo dài thờigian trong việc làm thủ tục xácnhận liệt sĩ . Tôi cho rằng,chính sự phát hiện này đã giúpBáo Pháp luật Việt Nam “ănđiểm” hơn so với các báo bạn.Sau khi phát hiện ra điểm bấthợp lý trên, tôi đã nhiều lầntrực tiếp trao đổi với lãnh đạoCục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH) để “chất vấn”. Ngạcnhiên là chính vị lãnh đạo nàycũng thừa nhận có sự thiếu sóttrong các văn bản hướng dẫnluật và hứa sẽ sửa sai trongthời gian tới.

Sau loạt bài trên, ngày9/4/2013, Chính phủ đã banhành Nghị định số

31/2013/NĐ-CP quy định chitiết, hướng dẫn thi hành một sốđiều của Pháp lệnh ưu đãingười có công với cách mạng,trong đó lần đầu tiên khái niệm“hành động dũng cảm” đãđược các nhà làm luật ghi nhậnvà làm rõ khi xét công nhậndanh hiệu liệt sĩ. Và cũngkhông cần đợi chờ lâu, nhữnggương hy sinh của các kiểmlâm viên và công an xã màchúng tôi đề cập trong các bàiviết cũng được Nhà nước côngnhận và phong tặng danh hiệuLiệt sỹ.

Điều tuyệt vời vàthiêng liêng

Loạt bài viết đã thu hút mộtlượng lớn độc giả trên cả nướcquan tâm, theo dõi sát sao.Trong quá trình tác nghiệp, tôiđược nhiều bạn đọc không hềquen biết gọi điện đến độngviên, thậm chí có bạn đọc caotuổi còn tận tình “chỉ điểm”

cho phóng viên nên gặp ai, cơquan nào để nhanh được việc.Một vài cụ lại cao hứng làmthơ tặng phóng viên. Đó chínhlà nguồn động viên lớn giúp tôithêm nhiệt huyết để đi đếncùng vấn đề. Tuy nhiên, trongquá trình tác nghiệp, đôi khiphóng viên lâm vào cảnh khócdở, mếu dở.

Chuyện là, khi viết loạt bài:“Chưa xét tặng danh hiệu Bàmẹ Việt Nam Anh hùng cho vợliệt sĩ tái giá: Luật thiếu chặtchẽ hay áp dụng máy móc?”,tôi phải đi phỏng vấn một lãnhđạo của Ủy ban về các vấn đềxã hội của Quốc hội. Sau gầnmột tiếng đồng hồ chờ đợi(thời gian này Quốc hội đanghọp ), tôi được vị lãnh đạo nàyđồng ý tiếp tại phòng riêngcùng với vài ba đồng nghiệpkhác. Nhưng, trước khi trả lờiphỏng vấn, một chai rượu vangđược gia chủ lấy ra và rót đầycác cốc (ông giới thiệu đây là

rượu quý, vừa được bạn gửi từPháp về). “Mệnh lệnh” đưa ralà tất cả mọi người đều phảiuống cạn ly, ai không uống sẽkhông được quyền phỏng vấn.“Chết tôi rồi! vừa xuất việnđược hơn một tuần vì bệnh dạdày. Giờ không uống thì dở màuống thì chắc… “chết” - nghĩvậy, tôi đem khuôn mặt đaukhổ ra trình bày lý do mongđược “miễn trừ trách nhiệm”.Sau một hồi “thương thảo” vàkhông thể từ chối được nữa,cuối cùng tôi đành phải uống½ ly. Sau hơn chục phút phỏngvấn, trên đường ra về thì rượubắt đầu ngấm, cái dạ dày củatôi liên tục “biểu tình”. Về đếnTòa soạn thì tôi không chịuđược nữa, đành phải lấy thuốcgiảm đau ra uống để có thểhoàn thành bài viết trước giờbáo chuyển nhà in.

Khi nghe tin loạt bài trênđoạt Giải báo chí Quốc gia lầnthứ IX, tôi gọi điện chia vuivới vị lãnh đạo nọ. Nghe xong,ông cười lớn: “Nếu em khôngtừ chối nửa cốc rượu vang củaanh thì chắc em sẽ có thêmcảm hứng viết bài, biết đâuloạt bài của em sẽ đoạt giảicao hơn”. Tôi biết, ông nóivậy là để khích lệ tinh thầnmột nữ nhà báo như tôi. Cóthể mai kia ông sẽ không cònnhớ mình đã dành câu nói đócho ai, cũng như giải thưởngnào rồi cũng sẽ qua đi, mọingười có thể nhớ hoặc có thểquên. Nhưng hiệu quả mà bàibáo đó đem lại thì tôi tin luôntrường tồn cùng thời gian, hòavào từng “nhịp thở” của đấtnước. Bằng chứng là nhiều vợliệt sĩ tái giá đã được Nhànước công nhận là Bà mẹ ViệtNam Anh hùng- đó mới làphần thưởng lớn nhất và caoquý nhất của người làm báo.

Tháng 6 lại về, Ngày Báochí Cách mạng Việt Nam đangđến rất gần. Khi viết nhữngdòng chữ này, trong tôi lại nhớđến câu nói của một người anhđồng nghiệp: Nghề báo củachúng mình nhiều vinh quangnhưng cũng không ít hiểmnguy và cám dỗ. Bởi vậy, cùngvới niềm nhiệt huyết trongtim, phải biết giữ vững bảnlĩnh của người cầm bút. Tôi tinrằng, ngoài kia rất nhiều bạnbè, đồng nghiệp của tôi cũngđang ngày đêm miệt mài, chắtchiu với từng con chữ để dângcho đời những tác phẩmhướng tới các giá trị Chân-Thiện - Mỹ. Những tác phẩmbáo chí ấy, có thể không đượcvinh danh tại các Lễ trao Giảibáo chí quốc gia, nhưng nếuđó là chỗ dựa cho niềm tin vàonhững điều tốt đẹp trong cuộcsống thì sẽ sống mãi với thờigian. Đó mới là điều tuyệt vờivà thiêng liêng nhất.

VÂN ANH

Giải thưởng nào rồi cũng

sẽ qua đi…Tôi nghĩ rằng, không riêng nghề báo mà với bất cứ nghề gì, ai cũng mongmuốn sự thành công. Nhưng để có được thành công trong nghề báo, ngoàisự say mê, nhiệt huyết còn có cả sự dấn thân và cái Tôi cá nhân thể hiệntrong mỗi tác phẩm của mình. Và, đó chính là một trong những yếu tố gópphần giúp tác phẩm báo chí “ăn điểm” trong các Giải báo chí quốc gia. Nhưnggiải thưởng nào rồi cũng sẽ qua đi, mọi người có thể nhớ hoặc quên, chỉ cógiá trị mà tác phẩm báo chí đem lại thì tôi tin luôn trường tồn cùng thời gian,hòa vào từng “nhịp thở” của cuộc sống.

l Lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các tác giả của Báo có tác phẩm đoạt giải tại Lễ trao Giải báo chí quốc gialần thứ VII. Tác giả- Nhà báo Vân Anh (thứ 5 từ trái sang).

Page 6: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

6 http://baophapluat.vnTÂM đIểM TUầN NÀYSố 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019

CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG...

Ai kiểm soát truyền thông đại chúng,người đó kiểm soát văn hóa.

Allen Ginsberg Báo chí in ấn là vũ khí lớn nhất trong

kho đạn dược của một chỉ huy hiện đại.T. E. Lawrence

Sự nóng vội và hời hợt là căn bệnhtinh thần của thế kỷ hai mươi, và khôngở nơi nào căn bệnh này lại thể hiện nhiềuhơn ở báo chí.

Aleksandr Solzhenitsyn Trong thời buổi này, chúng ta chiến

đấu vì tư tưởng và báo chí là thành trì củachúng ta. Heinrich Heine

Sự tưởng tượng nên càng gần vớinghề làm báo càng tốt.

Dino Buzzati

Sự thật tuyệt đối là món hàng rấthiếm và nguy hiểm trong bối cảnh củanghề báo chuyên nghiệp

Hunter S. Thompson Nếu một người không đủ tài năng để

trở thành tiểu thuyết gia, không đủ thôngminh để làm luật sư, và tay quá run rẩyđể thực hiện phẫu thuật, anh ta trở thànhnhà báo.

Norman Mailer Một khi báo chí chạm vào một câu

chuyện, sự thực mất đi vĩnh viễn, thậm chícả đối với các nhân vật chính.

Norman Mailer Khi quyền được biết của công chúng

bị đe dọa, và quyền tự do ngôn luận và tựdo báo chí đứng trước tổn hại, tất cả mọiquyền tự do mà chúng ta trân trọng đềugặp nguy hiểm.

Christopher Dodd Sự thật và tin tức là hai chuyện

khác nhau.Katharine Graham

Tin tức là thứ có người muốn đèxuống. Mọi thứ khác chỉ là quảng cáo.

Katharine Graham Nền dân chủ phụ thuộc vào việc thông

tin được lưu thông tự do trong xã hội.Katharine Graham

Nghề báo có nghĩa là in ra thứ mà ai

đó không muốn nó được in ra: mọi thứkhác chỉ là quan hệ công chúng.

George Orwell Báo chí có vai trò sống còn trong nền

dân chủ, và nếu chúng ta không thể trôngcậy vào đạo đức nghề báo, quốc gia gặpphải bất ổn.

Dave Brat Tôi nghĩ mọi người trên thế giới, tất

cả những người trẻ tuổi trên thế giới,đến trường báo chí và muốn điều tramọi thứ. Và tôi nghĩ họ làm quá mức.Tôi cho rằng nghề báo phải biết điềutra, bạn phải hoài nghi, nhưng bạnkhông nên hằn học. Bạn phải côngbằng và bạn phải cẩn thận.

Katharine Graham

Vạch áo cho người xem lưngMạng xã hội, nhất là face-

book đang ngập tràn các diễnđàn, trong đó có không ít cácdiễn đàn của các nhà báo lập rađể trao đổi chuyên môn nghiệpvụ. Có những diễn đàn mà khởithuỷ của nó đã để lại những ấntượng tốt đẹp, khi là nơi để nhiềungười làm báo giao lưu, trao đổikinh nghiệm và làm lan toả giá trịcủa nhiều tác phẩm báo chí. Cónhững diễn đàn ngoài giao lưukinh nghiệm, còn là nơi mổ xẻ,phân tích các bài báo có vấn đềtrên cả bình diện nội dung, diễnđạt, lẫn các khía cạnh có mangtính đạo đức nghề nghiệp đểnhững người viết báo rút ra bàihọc cho mình.

Lượng người tham gia cácdiễn đàn thuộc lĩnh vực báo chí,truyền thông này ngày càngnhiều.Trên facebook cũng có gầnchục diễn đàn liên quan đến hoạtđộng báo chí truyền thông.Lượng thành viên là các nhà báo,phóng viên, cộng tác viên và cảnhững người ngoài ngành nghềtham gia các diễn đàn này càngnhiều, nhiều đến hàng chục ngànthành viên.

Và rồi cũng từ sự lộn xộn củanghề nghiệp, vàng thau lẫn lộntrong nghề dẫn đến các diễn đànmạng xã hội cũng vàng thau cácquan điểm. Đáng lo ngại nhất làtình trạng công kích, “bóc phốt”và hả hê khi một ai đó trong nghềbị tai nạn nghề nghiệp.

Điều đáng lo ngại hiện nay làtrên các diễn đàn này có sự côngkích mang tính cá nhân từ sựmâu thuẫn của các nhóm làm báovới nhau. Diễn đàn là để họ côngkích, thậm chí lăng mạ, chửi bớinhau, từ đó làm cho người ngoàinhìn vào sẽ thấy một sự mất đoànkết, lộn xộn trong nội bộ nhữngngười làm báo.

Đời sống báo chí vốn dĩ đangcó những biểu hiện lộn xộn. Đạođức báo chí đang được báo độngkhi mà xuất hiện ngày càng nhiềunhững người lợi dụng danh nghĩabáo chí để có các hành vi trục lợicá nhân, vi phạm đạo đức nghềnghiệp và vi phạm pháp luật.Niềm tin bạn đọc vào báo chí đãsuy giảm lại càng suy giảm hơnkhi nội bộ những người làm báolục đục, bêu riếu, tấn công nhautrên mạng xã hội.

Đáng buồn trên các trang cánhân lẫn trên các diễn đàn, nhữngngười làm báo đã vận dụng khảnăng ngôn ngữ, đôi lúc cả ngônngữ chợ búa, không mấy sạch sẽđể chửi bới nhau. Không khó đểlấy các ví dụ chứng minh điềunày trên hàng loạt các status củanhững người làm báo trên face-book và trên các diễn đàn.

Xấu chàng thì hổ ai?“Bóc phốt” là một chuyện, hể

hả trên nỗi đau của đồng nghiệplại là một chuyện khác đáng bàntrên mạng xã hội. Thực tế cónhững người viết báo hư hỏng.Đúng ra là họ lợi dụng nghề báođể kiếm sống một cách khôngtrong sáng. Đây đó là thông tinnhà báo bị bắt vì tống tiền, đâyđó thông tin nhà báo bị khởi tố vìdính vào các vụ việc, hành vi viphạm pháp luật. Ai sai người ấy

chịu, chúng ta muốn làm trongsạch hoá, lành mạnh hoá môitrường báo chí, đồng nghĩa vớiviệc không bênh vực và đứng vềcái xấu. Và càng không thể bênhvực những người này khi họ đãcoi thường nghề nghiệp, làm vẩnđục, thậm chí ô nhục nghề báo.Nhưng những ai dính chàm thìđó là nỗi đau của nghề chứ khôngnên hỷ hả, vui vẻ trên những vếtnhơ đấy.Vì đó là nỗi đau chung.

Ngay cả một số nhà báo“chưa bị lộ” cũng tỏ vẻ hýhửng, bình luận và phê phán sôinổi đồng nghiệp “vừa bị xích”của mình. Có người thì luôn lênface dạy dỗ đồng nghiệp, raogiảng đạo đức nghề nghiệp,nhưng những người trong nghềđều biết lại là một tay chuyên đibảo kê, xin xỏ, gỡ gạc như mộtcầu nối giữa các doanh nghiệp,cơ sở sai phạm giữa nhà báo đi

phanh phui sự việc…Sự việc xảy ra cách đây mấy

năm của một nhà báo vừa đượctha tù là một ví dụ điển hình chosự hể hả của làng báo khi đồngnghiệp bị bắt. Bạn phóng viên tôichẳng hề quen biết bị bắt vì mộtphi vụ tống tiền. Việc đươngnhiên chả hay ho gì, nhưng khổnỗi rất nhiều đồng nghiệp đượcmột phen sung sướng, hả hê. Nãotrạng này bây giờ cũng đang làphong trào. Nhưng càng hả hê baonhiêu thì càng thấy bấy nhiêu sựtủi hờn. Càng không thể hả hê vìai sau những sai lầm cũng đều cócơ hội để làm lại cuộc đời. Hả hêquá sẽ cười trên nỗi đau của đồngnghiệp, nực cười như đã nói, cónhững người “chưa bị lộ” cũnggóp thêm tiếng cười để trang điểmcho sự “sạch sẽ” của mình.

Vậy nên trong nhà có saiphạm thì hãy xem đấy cũng là bài

học để răn mình. Đồng nghiệpsai phạm thì “đóng cửa bảonhau” chứ lại khoét sâu vào nỗiđau ấy thì cũng chẳng khác gìmình đang tự làm tổn thươngnhững giá trị mà mình đang theođuổi. Hay như các cụ dạy, xấuchàng thì hổ ai?!

Nay người- mai ta“Cười người chớ có cười

lâu”, các cụ xưa đã dạy chúngta như thế. Không ai nắm taytối ngày và một tay cũng khôngthể che lấp bầu trời. Có nhữngsự việc, nhìn bề ngoài tưởng làtiêu cực, nhưng với nhữngngười trong cuộc, vì khi đi tìmhiểu thật kỹ thì bản chất thực lạikhông phải là như thế. Cónhững nhà báo sạch sẽ và côngtâm, có những phi vụ nhà báobị “gài” và đến khi chứng minhđược vạ thì má đã sưng từ đờinào, lại còn bị đồng nghiệp lại“khinh” vì “ăn bẩn”…

“Nay người- mai ta”, cái cònlại trên cõi đời này mãi mãi vẫnlà liêm chính, cạnh nó là kháchquan và công tâm. “Nay người -mai ta”, cứ ngẫm để thấy cuộcđời vốn dĩ rất công bằng. “Gieogì- gặt đấy” nên cứ bình tình,liêm chính thì vạ ít đến thân. Aisai người đấy chịu, nhưng hả hêvới cái sai như tiếng vỗ tay saukhi tòa tuyên án tử một kẻ giếtngười, đôi lúc cũng thấy bất nhẫnlạ lùng.

Làm báo thời khốn khó,những người làm báo chân chínhlại càng phải đoàn kết với nhauhơn bao giờ hết. Sự đoàn kết ấychính là việc bảo vệ nhau trongtác nghiệp, nhất thiết không đứngvề cái ác, cái xấu. Chẳng may aiđó trong nhà “đá nhau” thì cũnghãy nghĩ về cảnh “gà cùng mộtmẹ” để không có những tiếngcười nhạo lạc điệu. Danh dựnghề nghiệp mới là cái còn mãivới thời gian.

Ai rồi cũng có lúc phải nếmtrải những trái đắng cuộc đời,những thất bại, những đớn đau vàcả những ngọt ngào hạnh phúc.Đừng vội đánh giá ai, phỉ bángai, chê bai ai, hả hê với nỗi đaucủa ai… bởi biết đâu bi kịch đấycó ngày sẽ rơi vào mình. Nhưdân gian vẫn dạy nhau: “Cườingười chớ có cười lâu/Cườingười hôm trước hôm sau ngườicười”. BẢO MINH

Danh ngôn hay về báo chí

Đóng cửa bảo nhau…

Làm báo bây giờ khó khăn trăm bề. Bạn đọc đã ít nhiều suy giảm niềm tinvào báo chí, trong làng báo lại có rất nhiều biểu hiện của sự mất đoàn kết.Khi tự thân những người làm báo còn “vạch áo cho người xem lưng”, hả hêvới những sai phạm của nhau, thậm chí “bóc phốt” nhau thì làm cho nghềbáo lại càng mất đi thế đứng của mình như một nghề nghiệp đã từng rất đẹpđẽ và đáng tự hào…

l Minh họa.

Page 7: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

7http://baophapluat.vn Số 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019 TÂM đIểM TUầN NÀYCẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG...

Hành trình gập ghềnh đitìm công lý...

Ngày 18/6/2017, Báo Phápluật Việt Nam (PLVN) đã đăngtải bài viết “Lâm Đồng: “Giaocấu với trẻ em nhiều lần, chỉ bịphạt án treo”. Trước thông tinphản ánh của Báo PLVN, ngaysau đó VKSND tối cao đã cóVăn bản số 2528/VKSNDTC-V2 ngày 10/7/2017 yêu cầuVKSND tỉnh Lâm Đồng kiểmtra thông tin Báo PLVN phảnánh. Chỉ 10 ngày sau, tức ngày20/7/2017, TAND tỉnh LâmĐồng đã đưa vụ án này ra xét xửphúc thẩm và tuyên bị cáoPhạm Ngọc Hưng 36 tháng tù.Về trách nhiệm dân sự, HĐXXbuộc bị cáo Phạm Ngọc Hưngphải bồi thường cho bị hại 70triệu đồng.

Vụ án tóm tắt trong vài chụctừ, nhưng hành trình đi đến đượckết quả đó đã vô cùng gian nanvất vả, đối với cả gia đình nạnnhân và phóng viên thực hiệnbài viết.

Trong đơn cầu cứu gửi tớiBáo PLVN của em Phạm KiềuLan T, sinh ngày 12/1/2003,học sinh lớp 8 ở huyện ĐứcTrọng (Lâm Đồng) kể về việc

mình bị kẻ xấu hãm hại nhiềulần. TAND huyện Đức Trọngmặc dù xác định đối tượngPhạm Ngọc Hưng (23 tuổi, trútại thôn Thanh Bình 3, xã BìnhThạnh) đã lợi dụng sự thiếu hiểubiết của T và quan hệ tình dụcvới T bốn lần nhưng HĐXX chỉtuyên phạt Hưng 36 tháng tùnhưng cho hưởng án treo.

Gia đình nạn nhân đã “vác”đơn cầu cứu tới nhiều cơ quanchức năng của huyện ĐứcTrọng và tỉnh Lâm Đồng nhưngkhông có đơn vị nào can thiệphoặc giải quyết thấu đáo sựviệc. Kẻ phạm tội là Phạm NgọcHưng được hưởng án treo vẫnnhởn nhơ, thách thức dư luận.Riêng em Phạm Kiều Lan T, từngày xảy ra sự việc khôngnhững bỏ học mà tâm lý còn rấthoang mang, suốt ngày ở trongnhà, không dám ra ngoài vì sợbị bạn bè đàm tiếu, mọi ngườicười chê. Không biết bấu víuvào đâu, gia đình em chỉ còncách viết đơn cầu cứu gửi tớiBáo PLVN nhờ vào cuộc canthiệp, điều tra, làm rõ.

Sự vào cuộc tìm hiểu, thuthập đầy đủ thông tin của phóngviên đã được thể hiện trong bài

viết “Lâm Đồng: Giao cấu vớitrẻ em nhiều lần, chỉ bị phạt ántreo” ngày 18/6/2017 nói trên.“Trong lúc cả gia đình tôi tưởngchừng như vô vọng nhất thìđược Báo PLVN “lên tiếng”.Nhờ có báo mà gia đình tôi tìmđược công lý, giải tỏa được nỗioan ức và cái xấu đã phải đền tộibằng một bản án xác đáng..Công lý trở về với gia đình tôi”,bà nội nạn nhân, chia sẻ.

Trên con đường gập ghềnhđi tìm công lý mà chúng tôi đãđi qua, có những con đường đãđến đích, nhưng bên cạnh đócũng còn nhiều trăn trở khi kếtquả không như mong đợi, sựviệc của bạn đọc chưa được giảiquyết. Điều đó thôi thúc mỗicán bộ, phóng viên Báo PLVNcố gắng hơn nữa trước niềm tinyêu của bạn đọc và sự tin tưởngcủa cơ quan chức năng.

Bước đi không cô độcMỗi bạn đọc tìm đến Báo

PLVN đều mang một nỗi tuyệtvọng với hoàn cảnh hết sức éole khi không thể tìm ra cách giảiquyết sự việc của mình. Vì vậy,họ tìm đến báo, xem báo nhưchiếc phao cuối cùng để bámvào với niềm tin, hi vọng rằng,

báo sẽ giúp họ giải quyết đượcnhững vướng mắc phát sinhtrong cuộc sống.

Một sáng đầu mùa hè, BanPháp luật - Bạn đọc (BáoPLVN) tiếp hai người khách.Cả hai đều trên dưới 80 tuổi. Đólà một bà cụ mù lòa và ngườiem trai của bà, từ Quy Nhơn(Bình Định) tìm đến báo, để kểvề nỗi nhọc nhằn của họ. Bà chịtên là Nguyễn Thị Đoan kể, từnhững năm 1972 - 1973, nhà bàmua nhà và hàng hóa trong cửahàng của người khác, có giấy tờchính quyền chứng thực việcmua bán. Sau đó, nhà bà đến ởvà buôn bán ở căn nhà trên. Thếnhưng, qua đó vài năm, ngườita đến thu nhà của bà, bảo làthực hiện chính sách cải tạo nhàở, nhà đó là nhà vắng chủ. Dùrằng gia đình bà đã đưa ra giấytờ mua bán, dù rằng cả nhà bàđang sinh sống ở đó, dù rằngchứng minh được nguồn gốc sốhàng hóa — là cả một gia tài...nhưng gia đình bà vẫn bịchuyển sang một ngôi nhà nhỏhơn nằm trên cùng phố cách đómột đoạn ngắn...

“Tôi đã dành cả một đời đểđi đòi lại nhà cho gia đình, vì

tôi không cam lòng mất nhàmột cách vô lý đến thế. Từ thịxã, tỉnh đến Bộ Xây dựng, đâungười ta cũng trả lời tôi cùngmột đáp án theo lý giải của họvà rồi sau đó là không giảiquyết đơn thư của tôi, dù rằnggia đình tôi đã đưa ra các loạigiấy tờ hợp pháp để chứngminh quyền lợi của mình đốivới tài sản” — bà Nguyễn ThịĐoan nói — “Giờ thì gần đất xatrời, mắt cũng đã mù lòa nhiềunăm, đi phải có người đưa lạiphải có người dắt, tôi nhờ emtôi là chú Huy đây giúp tôi, tôichỉ mong rằng có ai đó có tâmmà lật lại hồ sơ nhà tôi để chochúng tôi một câu trả lời thỏa đáng”.

Đưa ra tập đơn dày nhuốmmàu thời gian như mái tóc củahai chị em bà, bà Đoan chia sẻ:“Chúng tôi cũng biết càng lâucơ hội lật lại sự việc càng ít đi,nhưng chúng tôi vẫn bám lấy hyvọng có được hồi âm từ cơ quanchức năng trước khi mất đi theocác cụ. Nhờ quý báo đọc rồi đưara hướng xử lý giúp chúng tôiđơn thư này”.

Xem hồ sơ của gia đình, rõràng những băn khoăn của cáccụ là có cơ sở. Chúng tôi đãthông tin trên báo và gửi vănbản tới các cơ quan chức năngđề nghị xem xét đơn thư củacác cụ.

Sau những bài báo, điều đểlại trong chúng tôi là niềm trắcẩn về những mảnh đời, nhữngsố phận, đôi khi là của nạnnhân, nhưng đôi khi cũng là câuchuyện đau lòng của chínhngười phạm tội và thân nhâncủa họ. Đôi khi, đó còn là mộtcâu chuyện đời rất dài xuyênqua nhiều giai đoạn khác nhaucủa đất nước, nhưng hành trìnhđi tới đích còn nhiều gian nan.Hiểu được điều đó, nên chúngtôi vui khi rất nhiều kiến nghị,khiếu nại của bạn đọc thông quanhững bài viết, những phiếuchuyển đơn của Báo PLVN đếncác cơ quan chức năng mà sựviệc được làm sáng tỏ, công lýđược thực thi.

Có người nói, phóng viênmảng Pháp luật - Bạn đọc là “côđộc” nhất, bởi hành trình xácminh đơn thư, kiếm tìm sự thậtkhông phải là con đường dễ đi,không ít trở ngại và nhiều lúckhông có đồng nghiệp đồnghành. Thế nhưng, bằng nỗ lựcmỗi ngày, chúng tôi mongmuốn đem đến niềm vui, niềmhạnh phúc cho mỗi người, mỗigia đình đang gửi gắm hy vọngở chúng tôi. Niềm vui đó có thểđược chia sẻ trở lại bằng một tinnhắn thông báo, cũng có thểkhông đến với chúng tôi qua bấtkỳ phương tiện truyền thôngnào... Nhưng, chúng tôi tin vàosự yêu thương và đồng hành củabạn đọc, để qua công việc củamình, chúng tôi và bạn đọcvững bước trên con đường cùngcả nước xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa.

BÁCH NGUYễN

Hạnh phúctrên từng chặng đường…

Đối với mỗi phóng viên làm công tác Bạn đọc ởBáo Pháp luật Việt Nam, danh ngôn “Hạnh phúckhông phải là cảm giác tới đích mà là trên từngchặng đường đi” cứ như được “đo ni, đóng giày”cho họ. Bởi, nỗ lực chăm chỉ mỗi ngày của anh chịem phóng viên, biên tập viên trang Pháp luật —Bạn đọc chính là để được chắt chiu từng giọt hạnhphúc cho mỗi câu chuyện, mỗi mảnh đời mà bạnđọc đã tin tưởng sẻ chia.

lHành trình gập ghềnh đi tìm công lý.

lMỗi bạn đọc tìm đến Báo PLVN đều mang một nỗi tuyệt vọng với hoàn cảnh hếtsức éo le khi không thể tìm ra cách giải quyết sự việc của mình.

lHọ tìm đến báo, xem báo như chiếc phao cuối cùng để bám vào với niềm tin, hi vọngrằng, báo sẽ giúp họ giải quyết được những vướng mắc phát sinh trong cuộc sống.

Page 8: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

8 Số 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019 http://baophapluat.vnTÂM ĐIỂM TUẦN NÀY

Muôn vàn chiêu trò cản trở,xúc phạm

Thực tiễn hoạt động báo chícho thấy, nhiều phóng viên, nhàbáo đã và đang bị cản trở, gâykhó khăn khi đi làm việc tại mộtsố cơ sở. Điển hình và đơn giảnnhất là khi nhà báo, phóng viênđến làm việc, nhất là về vấn đềtiêu cực, các cơ sở thường đòihỏi phải có giấy giới thiệu vàThẻ Nhà báo. Khi những ngườilàm báo xuất trình thẻ hoặc giấygiới thiệu làm việc thì không ítđơn vị từ chối làm việc. Thậmchí, khi đưa đủ cả giấy giớithiệu và thẻ, họ cũng bị xuađuổi và nhiều đơn vị đưa ra vôvàn lý do để từ chối phối hợplàm rõ thông tin.

Không những từ chối làmviệc, nhiều vụ việc cản trở báochí tác nghiệp gần đây còn cómức độ nghiêm trọng hơn. Cóphóng viên, nhà báo bị hànhhung dẫn tới thương tích nặng,một số khác thì bị nhắn tin đedoạ cả tính mạng. Bi hài hơn,còn có trường hợp còn bịa đặt,vu khống phóng viên, nhà báođể gây áp lực cho toà soạn nhằmgỡ bài viết phản ánh tiêu cựcliên quan đến đơn vị, cá nhâncủa họ.

Gần đây, dư luận khá xônxao trước thông tin về sự việcĐài Truyền hình Việt Nam(VTV) và Báo Phụ nữ TP HCMđã đăng tải loạt bài phản ánhtình trạng “bảo kê” tại chợ LongBiên. Sau khi được đăng tải, hainữ phóng viên thực hiện loạt bàiđiều tra này đều nhận được tinnhắn đe doạ. Cụ thể, phóng viênNguyễn Thị Liên (bút danh Liên

Liên, công tác tại VTV) nhậnđược tin nhắn nặc danh đe dọa:“Mày dừng lại đi, đừng cố tìnhquay bọn tao nữa cũng chẳnglàm gì được đâu. Tao nói mộtlần duy nhất và nếu mày khôngnghe lời thì cả nhà mày sẽ phảichết vì mày”. Tương tự, nhà báoThu Trang, Báo Phụ nữ TPHCM cũng nhận được tin nhắnđe dọa tính mạng.

Trước sự việc này, Hội Nhàbáo đã có văn bản gửi Bộ Côngan và đánh giá đây là sự việcgây tổn hại nghiêm trọng về sứckhỏe, tinh thần của các nhà báo.Hội Nhà báo đã đề nghị lãnhđạo Bộ Công an, Công an TPHà Nội khẩn trương chỉ đạo làmrõ sự việc, xử lý nghiêm minhhành vi đe dọa giết người củađối tượng nhắn tin và có kếhoạch đảm bảo an toàn chonhóm phóng viên và gia đình.

Từ trước tới nay, người tanghĩ rằng việc gây áp lực vớiphóng viên, nhà báo khi tácnghiệp chỉ có thể dừng lại ởviệc dùng vũ lực xâm hại trựctiếp đến an toàn tính mạng, sứckhoẻ của người làm báo. Thếnhưng thực tế xảy ra hiện naylại khá đa dạng, với muôn vànchiêu trò khác nhau. Thậm chícó người còn ngang nhiên “khaitử” bố đẻ của mình để gây áplực, vu khống phóng viên, nhàbáo và toà soạn.

Một sự việc hi hữu xảy ravới chính người làm báo củaBáo PLVN. Khi phóng viên,nhà báo của Báo PLVN thựchiện bài viết: “Chủ khách sạnNgọc Anh (Đồng Nai) bị tố quỵtnợ” đăng tải vào ngày17/3/2019, thì bà Huấn (chủ

khách sạn Ngọc Anh) đã chorằng bài báo viết sai sự thật làmbố bà này là ông Phạm VănCường (tên gọi khác là Duyệt)đột tử. Bà Huấn làm đơn từ đikhắp nơi tố cáo với mục đíchchính là để gây áp lực với toàsoạn để gỡ bài báo này.

Nhưng sự thật bà Huấn đã cốtình bịa đặt sự việc bố bà bị độttử do bài báo gây nên. Phóngviên của báo lại một phen đi xácminh vào ngày 27/3/2019 tại giađình ông Duyệt ở làng Cỗ Tế,xã Thạch Long, huyện ThạchThành, Thanh Hóa. Tại đây ôngDuyệt (bố bà Huấn) tuy tuổi caonhưng vẫn khỏe mạnh, tinh thầnminh mẫn không hề có nhữngdấu hiệu sốc, đột quỵ hay quađời như bà Huấn bịa đặt.

Trao đổi với phóng viên, ôngDuyệt còn vui vẻ chia sẻ câuchuyện thường nhật của hai vợchồng ông bà khi các con ởxa. Một việc làm trái đạo lý, vôđạo đức, không thể chấp nhậnđược của bà Huấn khi conngười này dám ngang nhiên“khai tử” bố đẻ khi bố vẫn đangcòn khỏe mạnh để phục vụ choviệc “tố cáo” của mình khiếnngười ta không khỏi rùng mìnhkhinh bỉ.

Không chỉ bịa đặt câuchuyện “tang gia”, bà Huấn chorằng tác giả Trần Ngọc Hà-Trưởng Ban Văn hoá Xã hội củaBáo là tác giả bài viết, từ đó bàtố cáo ông Hà và cho rằng ôngHà viết bài này xuất phát từđộng cơ cá nhân không trongsáng. Bà Huấn cứ vậy xúc phạmdanh dự nhà báo Trần Ngọc Hàtrong đơn từ gửi đi các nơi,trong lúc đó phóng viên Nguyễn

Ngọc Sinh mới là tác giả của bàiviết này, ông Hà chỉ là ngườiduyệt và biên tập.

Tiếp nhận đơn tố cáo của bàHuấn, Bộ Tư pháp, Báo PLVNvà các cơ quan chức năng đãvào cuộc kiểm tra, xem xét. Quakiểm tra, các cơ quan nhận địnhnội dung bà Huấn tố cáo là hoàntoàn sai sự thật. Việc nhà báoTrần Ngọc Hà và phóng viênviết bài bị bà Huấn xúc phạm,bị tố cáo sai đối tượng có dấuhiệu hành vi vu khống, xúcphạm danh dự, nhân phẩm. Nhàbáo Trần Ngọc Hà chia sẻ: “Mộtngười viết lại đi kiện một người,thậm chí dựng chuyện, bịa đặtđể đạt được mục đích của mình.Bà Huấn tố cáo lên các nơi nhưvậy đã bôi nhọ danh dự và uytín của tôi. Trong trường hợpcần thiết cá nhân tôi sẽ đề nghịcác cơ quan chức năng canthiệp, cần thiết sẽ khởi kiện raToà án để bảo vệ danh dự củamình…”. Bên cạnh đó, việcdựng chuyện bố chết để gây áplực với toà soạn, cho rằng bàibáo sai sự thật cũng là một hànhvi xúc phạm đến toà soạn và tácgiả bài viết.

Những vụ “khủng bố” nhàbáo, phóng viên có chiều hướnggia tăng cả về mức độ lẫn tầnsuất, gây bức xúc trong dư luậnxã hội nói chung và đội ngũnhững người làm báo nói riêngtrong nhiều năm gần đây. Hơnlúc nào hết, phóng viên, nhà báocần một điểm tựa để xả thân tácnghiệp. Nếu việc hành hung, vukhống, gây áp lực với nhà báo,phóng viên không được loại trừ,sẽ làm giảm nhiệt huyết chốngtiêu cực trong mỗi cây bút, khi

những tổn thương và áp lực vẫnđè nặng lên họ.

Pháp luật bảo vệ ngườilàm báo

Nhà báo, phóng viên đượcpháp luật bảo hộ trong hoạtđộng nghề nghiệp. Không aiđược đe dọa, uy hiếp tính mạng,xúc phạm danh dự, nhân phẩmcủa nhà báo, phóng viên. Luậtpháp Việt Nam có đầy đủ quyđịnh để bảo vệ nhà báo, phóngviên trong tác nghiệp. Thếnhưng hiện nay, nhiều vụ hànhhung người làm báo khôngbị nghiêm trị thích đáng, việcxử lý vi phạm thường nghiêngvề các biện pháp hành chínhkhiến dư luận không đồng tìnhvà nhà báo thì chưa thực sựđược bảo vệ bằng luật.

Việc nhà báo, phóng viên bịhành hung, xúc phạm, cản trở…thường xảy ra khi nhà báo tácnghiệp chống tiêu cực. Nhữngđối tượng liên quan đến hành viphạm pháp thường rất liều lĩnh,tinh ranh, lắm chiêu trò và sẵnsàng đòi “xử” phóng viên, nhàbáo để xóa bằng được chứng cứnhằm che đậy, bưng bít hoạtđộng phi pháp. Có thể nói, hànhvi xâm phạm sức khỏe, tinhthần, danh dự và nhân phẩmngười làm báo gây thiệt hại chocả xã hội. Bởi tấn công nhà báolà can thiệp vào quyền được tiếpcận thông tin của người dân vàsự tôn nghiêm của pháp luật...Nhiều vấn đề bất cập của đờisống sẽ vẫn nằm trong góc tốinếu hoạt động của nhà báo bị đedọa, cản trở.

Do sự thờ ơ của một số cơquan chức năng khiến nhiều vụviệc “chìm xuồng”, rơi dần vàoquên lãng. Đó là nguyên nhânkhiến “nạn” tấn công nhà báongày càng táo tợn hơn. Nhiềunhà báo và gia đình họ vẫn phảisống, làm việc trong sự lo lắng,thấp thỏm.

Để ngăn chặn và hạn chếtình trạng nhà báo, phóng viênbị cản trở, hành hung, cơ quanchức năng cần vào cuộc điềutra, làm rõ và xử lý các cá nhân,tổ chức có hành vi xâm phạmhoạt động báo chí theo quy địnhcủa pháp luật. Bản thân mỗingười làm báo cũng phải sẵnsàng tinh thần tự vệ trước nhữngrủi ro có thể xảy ra trong quátrình tác nghiệp. Nâng cao cáckỹ năng xử lý tình huống đốivới những sự vụ “nóng”, nhạycảm, có liên quan đến các đốitượng manh động, côn đồ hunghãn. Với những vụ việc nhưvậy, nhà báo, phóng viên nênhoạt động theo kế hoạch, có sựchỉ đạo sát sao từ Ban Biên tập,có thể phối kết hợp với chínhquyền địa phương, cơ quanchức năng trong quá trình tácnghiệp. Khi đang tác nghiệpnhận thấy những dấu hiệu, nguycơ mất an toàn của bản thân nhưbị đe dọa thì thông báo ngay vớiBan Biên tập và Cơ quan Côngan để có những biện pháp ngănchặn kịp thời…

SINH NGUYỄN

NHÀ BÁO, PHÓNG VIÊN BỊ CẢN TRỞ, XÚC PHẠM KHI TÁC NGHIỆP:

Chuyện thường ở huyệnCẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG...

Nghề báo đã và đang có nhiều đóng góp cho xã hội trên mọi phương diện. Một trong số đó là hành trìnhđi tìm công lý và sự thật. Trong hành trình đi tìm công lý ấy, không ít phóng viên, nhà báo đã và đang bị cảntrở, gây khó khăn thậm chí là bị xúc phạm khi đi tác nghiệp. Có những trường hợp tréo ngoe như chuyệnkhông thể nào tin được nhưng lại hiển hiện trước mắt…

lTrong hành trình đi tìm công lý ấy, không ít phóng viên, nhà báo đã và đang bị cản trở, gây khó khăn thậm chí là bị xúc phạm khi đi tác nghiệp.

Page 9: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

9http://baophapluat.vn TÂM đIểM TUầN NÀY Số 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019

Bức ảnh đạt giải Pulitzer và …một vụ tự tử

Bức ảnh một bé trai da màu gầynhom, gục xuống đất vì đói, bên cạnhmột con kền kền ăn xác đang chờ đợitừng giây phút cuối cùng của cậu bé đểlao vào cậu bé, đó chính là bức ảnh “Kềnkền chờ đợi” – bức ảnh đã đem đến chonhiếp ảnh gia Kenvin Carter giảiPulitzer vào năm 1994 và... một vụ tử tựba tháng sau khi anh được nhận giải.

Được biết, tháng 3/1993, KenvinCarter cùng với Joao Silva, một thànhviên của Câu lạc bộ Bang-Bang, đếnSudan để điều tra về cuộc nội chiến vànạn đói. Trên đường đến làng Ayod,Carter bắt gặp một đứa trẻ gầy giơxương đang trên đường bò đến trạmcung cấp thực phẩm, theo sát là một conkền kền. Bị xúc động mạnh mẽ trướckhung cảnh đó, Carter nâng máy ảnh lênvà chụp; anh chờ trong 20 phút, hy vọngcon kền kền sẽ bay đi, giang đôi cánhcủa nó để có được một bức ảnh có sứcnặng hơn, nhưng chuyện đó không xảyra. Hai mươi năm sau này, bạn đồnghành của anh – Silva kể lại: “Sau khiCarter đuổi con kền kền đi, anh chạymột mạch hai dặm, vừa chạy vừa gạtnước mắt. Lúc đó, anh ấy rõ ràng bịquẫn trí khi giải thích cho tôi những gìanh ấy đã chụp được, anh ấy nói khôngngừng và chỉ tay vào không trung. Anhấy nói về cô con gái Megan và mongmuốn ôm chặt cô bé trong tay. Chắcchắn Carter đã bị ảnh hưởng bởi hìnhảnh anh ấy chụp được và nó đã ám ảnhanh cho đến những ngày cuối đời”.

Ngày 26/3/1993, tờ New York Timescông bố bức hình và ngay sau đó, tòasoạn nhận được rất nhiều thư của độc giảyêu cầu được biết số phận của đứa trẻtrong bức hình. Sau đó, tòa soạn đã đăngtải một thông báo rằng đứa trẻ có thể đãvào được trung tâm cứu trợ nhưngkhông chắc là bé được cứu sống. Mộtnăm sau, bức ảnh đã mang đến choCarter giải Pulitzer danh giá nhưng cũngchính là lúc bi kịch lần trước được nhắclại. Giải thưởng uy tín này mang lại choCarter một cơn lốc chỉ trích khắc nghiệt.“Người đàn ông không từ bỏ mục tiêucủa mình để giúp đỡ người khác tronglúc hoạn nạn chỉ có thể là một động vậtăn thịt, một con kền kền trên hiệntrường”, tờ St Petersburg Times viết.Hầu hết mọi người đều chỉ trích nhiếpảnh gia là người vô nhân tính, đặt câuhỏi tại sao anh lại không giúp đứa trẻtrong bức ảnh. Carter đã tự tử sau batháng nhận giải Pulitzer.

Nhưng câu chuyện vẫn chưa kếtthúc. Vào năm 2011, Alberto Rojas -một phóng viên ảnh cho tờ El Mundo,nhật báo của Tây Ban Nha, đi công táctại Ayod (Sudan) đã quyết định tìm kiếmthông tin về bức hình “Kền kền chờđợi”. Qua nhiều mối liên hệ và các cuộcgặp gỡ với các nhân chứng trong nhữngbài báo thời điểm xảy ra sự việc, Rojasđã gặp được cha của đứa trẻ trong bứcảnh của Kevin Carter. Điều bất ngờ làtrong làng Ayod, không một ai từng nhìnthấy bức ảnh này hay ngôi làng mình đãnổi tiếng trên thế giới. Sự xuất hiện củacon kền kền, một điềm xấu so với nhữngngười phương Tây thì ở đây thấy rấtbình thường. Và bất ngờ hơn nữa, đứabé thực sự đã sống sót sau nạn đói nhưngđã chết 14 năm sau đó vì một cơn sốt rét.Nhờ Alberto Rojas, chúng ta biết rằngcậu bé trong bức ảnh không bị chết đói,không bị bỏ rơi để trở thành xác thối,

làm bữa ăn cho kền kền như các độc giảđã suy đoán. Nhưng Kevin Carter đãkhông còn sống để nhận được tin đó.

Ở một góc độ khác, điều dẫn đến cáichết của nhiếp ảnh gia này có lẽ khôngchỉ nằm ở những lời chỉ trích của dưluận mà hơn hết những ký ức dai dẳngvề các vụ giết người, nạn đói và các xácchết đã ám ảnh anh từng giây, từng phút.Có lẽ đối với anh lúc chụp bức hình,nhiệm vụ của phóng viên ảnh là ghi lạithực tế khắc nghiệt trước mắt để cho thếgiới thấy được thực trạng thảm khốc củanạn đói kém và nghèo khó ở đất nướcnày, nhưng cùng lúc ấy anh phải đối mặtvới bản án lương tâm của chính mình,cùng với những ám ảnh, dằn vặt với nỗiđau của những con người nơi đây.Không nói đến những vinh quang củagiải thưởng Pulitzer, cái giá để sự thậtđược công bố quá đắt, lấy đi không chỉmột sự hi sinh.

“Số phận bi đát”Bức ảnh “Số phận bi đát” chụp lại

những giây phút cuối cùng của một

người đàn ông bị chết vì rơi xuốngđường tàu điện, được thực hiện bởi mộtphóng viên ảnh tự do cộng tác thườngxuyên với tờ New York Post (Mỹ) tên làR. Umar Abbasi năm 2012. Trong ảnh,người đàn ông gốc Hàn có tên Ki SukHan đã bị một kẻ lạ mặt đẩy xuốngđường tàu điện ngầm ở thành phố NewYork, Mỹ và số phận của ông như thếnào thì ai cũng có thể tưởng tượng rađược. Điều gây tranh cãi lớn nhất là bứcảnh chụp lại bi kịch này đã xuất hiệntrên trang bìa tờ New York Post vớidòng tít ảnh: “Bị đẩy xuống đường tàu,người đàn ông này sắp phải chết. Sốphận bi đát”.

Ngay sau đó, Abbasi bị dư luận phêphán kịch liệt với cáo buộc đáng lẽ anhta nên giúp đỡ nạn nhân thay vì chụpnhững bức hình máu lạnh, vô nghĩa nhưvậy. Giải thích cho hành động của mình,Abbasi phát biểu trên tờ Post rằng anhta chỉ đơn giản là làm theo bản năng củamình và thực tế không có đủ thời gianđể giải cứu người đàn ông: “Tôi không

biết làm gì ngoài việc nháy đèn flashtrên chiếc máy ảnh, hy vọng rằng ngườilái tàu có thể nhìn thấy và dừng lại. Tôithậm chí còn không ý thức rằng mìnhđang chụp ảnh. Tôi chỉ biết nhìn đoàntàu lao tới. Tất cả diễn ra quá nhanh, từkhi tôi nghe thấy tiếng quát tháo cho đếnkhi đoàn tàu đâm vào người đàn ông nàychỉ chớp nhoáng trong khoảng 22 giây”.Abbasi cho rằng những bức hình củaanh chụp lại nạn nhân là để cảnh báonhững người bảo vệ dọc đường ray tàuhỏa; họ cần được cảnh báo về nhữngtình huống bất ngờ phát sinh để phảnứng kịp thời. Song dư luận đã không hàilòng với những lý do này. Đồng thời,người sáng lập - CEO của hãng tin NewsCorporation – ông Rupert Murdochcũng liên tiếp hứng chịu “búa rìu” dưluận. Hàng trăm ngàn lượng bình luậntrên trang Twitter chỉ trích tờ báo vàMurdoch là “vô nhân đạo”, “vô đạođức”, “thiếu tôn trọng với người quá cốvà càng khoét sâu nỗi đau của người vợvà cô gái con ông Han”, “không ai muốnnhìn thấy chồng mình, bố mình, bạnmình, con trai mình… trên một tấm bìabáo như thế này?”, “Lấy bi kịch của mộtcon người ra làm trò gây sốc rẻ tiền”…Song, bên cạnh những lời chỉ trích, mộtsố độc giả khác lại cho rằng, công bằngmà nói nếu đặt câu hỏi tại sao vị phóngviên này không cứu người đàn ông bấthạnh kia thì cũng phải đặt câu hỏi nàyvới tất cả những người đang có mặt tạiga tàu lúc đó. Việc người phóng viênđang làm là ghi lại một khoảnh khắc lịchsử nhưng việc bức ảnh được đưa lêntrang bìa với dòng tít vô cảm đã gâyphản cảm với người xem cũng như giađình người đã khuất.

Những câu chuyện trên đã phần nàonói lên một áp lực, gánh nặng vô hình đènặng lên nghề báo, ở đó luôn tồn tại mộtranh giới mong manh giữa việc lựa chọnlương tâm và ứng xử như một người bìnhthường hay trách nhiệm của người làmbáo. Công bố một sự thật không phải lúcnào cũng dễ dàng với tất cả mọi người,đặc biệt khi sự thật đó về những bi kịchcon người, thảm kịch chiến tranh, thảmhọa thiên nhiên, bệnh dịch,…. Một sựthật bị giảm nhẹ có thể bị cho là “bópméo sự thật” nhưng nếu quá khắc nghiệtvà trần trụi lại khó có thể chấp nhận đốivới tất cả mọi người. Quả thực, “lươngtâm nhà báo” là một khái niệm rất khóđể định nghĩa, càng khó để thực hiện mộtcách đúng mực trên thực tế. Như nhiếpảnh gia Kenvin Carter, trong tình huốngcủa anh có thể cứu được một đứa trẻ,nhưng anh có thể ngăn chặn được cả nạnđói và cái chết đang rình rập hàng trămđứa trẻ khác hay không? Câu trả lời cólẽ là không. Nhiệm vụ của anh ở đây làphơi bày những góc khuất đen tối đángsợ về cuộc nội chiến, nạn phân biệtchủng tộc và nạn đói ở lục địa đen đếnvới toàn thế giới. Và không thể phủ nhận,bức ảnh của anh đã có tầm ảnh hưởnglớn như vậy. Thế nhưng cũng vì lý tưởngcao đẹp đó đã đưa Carter đến với cái chếtnhư một sự giải thoát cuối cùng. Hay nhưviệc ông Rupert Murdoch lựa chọn côngbố bức ảnh của Abbasi có thấy trướcđược sự phẫn nộ của dư luận về sự vôcảm trước nỗi đau của người khác haykhông? Liệu đó có phải là vô cảm củangười chụp bức ảnh hay sự vô cảm củanhững người đang có mặt tại đó, hay sựvô cảm của dư luận, vẫn là câu hỏi gâytranh cãi đến tận ngày nay.

DIỆU BẢO

CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG...

Lương tâmngười làm báo

So với các ngành nghề khác, nghề báo có những áp lực đặcthù. Người làm báo được coi là nhân chứng vô hình khắc họalại thực tế một cách chân thực và khách quan nhất, mà khôngđược can thiệp vào dòng chảy sự kiện hay làm méo mó lịch sử.Nhưng cùng với đó là những mâu thuẫn của người làm báo trướcnhững nghịch cảnh. Trong quá khứ, đã có những bức ảnh,những câu chuyện báo chí có ảnh hưởng lớn đến nhân loại,nhưng đồng thời cũng mang đến bi kịch với chính tác giả.

l Kền kền chờ đợi’ - bức ảnh đoạt giải thưởng gây ám ảnh về nạn đói ở Sudan.

l Tác giả Kevin Carter sau khi đoạt giải 3 tháng đã tự kết liễu cuộc đời.

Page 10: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

Quán cà phê ngột ngạtđông vì hình như ngườivề hưu ngày càng tăng.

Một dấu hiệu tiêu cực cho ngànhdân số. Đám phụ nữ sồn sồncũng thích điệu đà sang chảnhbuổi sáng phải thưỡn thẹo ngồiquán chụp ảnh cúng “phây” rồimới hổn hển đến cơ quan. Tôigiấu mình ở một góc khuất cóchậu trúc nhật thô bỉ chắn ngangvà bí mật nhắn tin cho một conbé sinh viên tôn kính gọi tôi làthầy và ở tin nhắn Messengerthường gửi kèm cho tôi một vàitấm ảnh khoe dáng khoe ti. Bêncạnh có ồn ào một đám hể hả giàchém gió thời sự chính trị.Những kẻ về hưu uyên thâmdường như trên thông thiên văndưới tường địa lý. Bọn họ nóitheo cái mồm truyền thông luônbiết cách giật tít câu khách và cáigì cũng phải sang sảng nhiều“viu”. Chỗ đấy tôi thấy mộtngười giống thiếu phụ đăm chiêuthi thoảng mới chêm một câu,

còn tư lự uống từng lời của mọingười. Ông già hơi hói nhiềurăng miệng đầy lưỡi trọ trẹ giọngmiền trung khoe tập tiểu thuyếtmới. Ông khác tóc bù xù kệchcỡm mấy lần thấy phán trên tivivề chuyện đạo tranh, khoe mớithuyết phục được hai ả ngườimẫu khỏa thân sắp mãn kinhchịu làm mẫu body painting. Họbả lả cười làm một ông đỏ mặtsuýt sặc nước.

Thiếu phụ ăn mặc trễ tràng cốtỏ ra nhu mỳ nết na có nhântrung dài rộng, chắc thuộc dạngít lo nghĩ. Chắp nối các câuchuyện lại tôi biết đám đấy làhỗn tạp nghệ sĩ. Lúc tôi quay ragặp luôn thiếu phụ đi vào taycầm một cuốn thơ xám màunhưng phần chữ dập nổi. Đámgià lễnh loãng tản mát ra về hết,trả lại quán cà phê tràn ngậpnhạc không lời và mùi khóithuốc án ngữ. Thiếu phụ quay ravẫn không về, ngồi nhởn nhơchâm một điếu bạc hà rồi điệu đà

nhả khói trước một bàn la liệtcốc tách.

Tôi nhìn kỹ cuốn sách vànhận ra đó là tập thơ tình tinhtuyển của những tác giả câu lạcbộ thơ phường đang nổi đình nổiđám trong giới bán giấy phépxuất bản. Phụ nữ làm thơ thườngrất nhạy cảm. Tôi cam đoan rằngthiếu phụ nghĩ tôi đã nhận ranàng là ai. Thiếu phụ tiến đếnlàm quen bắt tay nói là đã gặp tôitrên báo hoặc trên tivi. Nàngcũng giới thiệu tuyển tập trên taycó trọn vẹn hai bài thơ tình củanàng. Thiếu phụ khép nép xưngem và hơi cúi đầu cố để hở ngực.Tôi vụng về đưa tay ra bắt rồithình lình rút lại. Nhạc không lờiđã êm hơn trước. Thiếu phụ giớithiệu mình là cô giáo thạc sĩ vàcó thể sẽ làm tiếp lên tiến sĩ chonó hoành tráng. Nàng tuổi bốnlăm đang dạy ở ngôi trường phổthông có rất nhiều tiến sĩ nhưngcũng ý nhị rất nhiều thiếu phụ.

- Anh vừa giống nghệ sĩ vừa

có vẻ hàn lâm giống tiến sĩ.Tôi hơi nhếch mép cười, gọi

con bé phục vụ và hỏi xem nàngcó cần gì không.

- Tôi chỉ là thằng vẽ vời chơimàu sắc và ghét bọn tiến sĩ hâm.

Nàng ý nhị cười thân thiệncoi đấy là câu đùa đầy gần gũi.Nàng tỏ ra cởi mở và trò chuyệnrất nhiều về thơ, văn và bọnchoai choai nam học sinh cấp bacủa nàng. Chúng lọc lõi trai gáinhà nghỉ và còn kệch cỡm côngkhai bàn về ti cô giáo khiến nàngthường xuyên đỏ mặt. Chúng tôigiao lưu số điện thoại, trò chuyệnchừng một tiếng nữa rồi chia tay,cảm giác nàng vẫn thèm thuồng.Hình như hôm nay nàng khôngcó tiết. Lúc ra khỏi quán tôi thấymắt nàng tròn trịa dõi theo.

***Tôi không đến nỗi đẹp trai

nhưng các thiếu phụ sồn sồnkhen ăn nói duyên. Đặc biệt lànàng. Sau lần gặp hai tôi thườngxuyên nhắn tin qua “phây” màđa phần nàng chủ động. Hôm thìnàng bảo thấy khó ở hôm kháclại thấy vởn vơ chụp hoa tả cảnhthời tiết. Đó có phải triệu chứngcủa phụ nữ tiền mãn kinh? Nàngđòi đến phòng tranh của tôi chơivà dứt khoát phải ngửi được đờithực của họa sĩ. Tôi không ngạiva chạm nhưng mấy năm trướcsuýt nữa bị đám sinh viên nữ mỹthuật vu vạ. Đó là trường hợpcủa Liên. Liên cùng nhóm sinhviên hay lui tới phòng tranh củatôi nhờ hướng dẫn chỉ bảo và dẫndắt gặp gỡ một số giảng viên háugái nhưng bộ mặt giả vờ tử tế.Một gã họa sĩ có cặp mắt nổitiếng híp cùng ngõ phố đến chơigặp đúng hôm Liên ở đó. Tôigiữa ngõ còn gã cuối ngõ. Thế làbọn họ có số “mô-bai” của nhau.Gặp gỡ thế nào tôi không biếtnhưng về sau đồn đại gã họa sĩhíp dê già có tán tỉnh Liên. Thậtra tôi cũng ngã lòng trước Liênvà mấy lần nàng tình nguyện làmtình. Chúng tôi cứ gặp nhau làthầy thầy trò trò nhưng dườngnhư Liên quá dễ dãi hoặc tên họasĩ híp quá cáo già. Liên có bầu.Những cô gái nhẹ dạ thường haybị nặng bụng. Tôi cam đoan Liênkhông phải kẻ nhẹ dạ, chỉ là trót

dại thôi. Nhưng tôi dính vạ. Liênđổ vấy cho tôi là tác giả cái thaiđó. Tôi là tác giả của nhiều bứckhỏa thân đình đám, cũng là tácgiả của nhiều mối tình mùi mẫnvới cánh nữ vẽ vời nhẹ dạ nhưngkhông thể là bố đứa trẻ trongbụng Liên. Đám bạn của tôi vàcủa Liên không tin lời thanhminh của tôi. Liên sẩy, tôi buộclòng cho cô tiền chi phí giảiquyết. Mấy vụ sau êm hơn bởitôi thận trọng giữ mình và tìmcách chuồn mau. Cũng may tôilàm sạch gọn không bị cưới xingì. Không thì lỗ to.

Còn bây giờ là nàng, nhễ nhạiáo khoét hở lưng hở ngực. Nànghẳn từng trải tình trường và nếuthuận buồm xuôi gió ăn nằm vớimột kẻ độc thân như tôi cũngchẳng ảnh hưởng gì đến phạm trùđạo đức. Sự trinh bạch là cáinhiều người ao ước nhưng khó đủsức giữ mình. Ở phòng tranh củatôi nàng chăm chú ngắm nhữngbức khỏa thân hoặc bán khỏa thânkhêu gợi. Nàng gợi ý luôn lúc nàotiện anh vẽ cho em. Nàng mangtặng tôi hai tập thơ mới xuất bảnvà khoe ông hiệu trưởng trườngnàng thơ ca ngớ ngẩn nhưng chạyđược vào hội nhà văn và nàngcũng không buông được ý địnhđó. Nàng biết tôi ít tuổi hơn songđó không tạo ra khoảng cách.Khoảng cách theo nàng là đánhbật cái cục ngại ngần trong tôi.Nàng cố thuyết phục tôi vẽ bánkhỏa thân và nàng mãn nguyện vềsản phẩm. Tất nhiên nàng trả tiềnvà tôi lấy giá mềm. Chẳng ngờvài hôm sau nàng kéo thêm một ảnạ dòng ngót sáu mươi cũng đòivẽ tranh khỏa thân. Mụ khinh bạcbảo tiền không thành vấn đề,miễn khiến nàng trở thành tuyệttác giai nhân. Tôi sởn gai ốc mỗikhi loại đàn bà kiểu này nhí nhốhọc đòi gạ gẫm. Mụ bảo tôi sớmbố trí thời gian, còn nàng thẽ thọtnài nỉ anh giúp bạn em với. Bọnhọ kẻ tung người hứng khiến tôidễ dàng nhận lời. Tôi là kẻ cả nể.Nếu là đàn bà mỗi năm phá thaimấy lần.

Mụ y hẹn và khi tháo xiêm áoxuống, những tảng mỡ khiến tôibuồn nôn. Tuổi này thì đua đòilàm gì? Hay những kẻ sở hữu số

Số 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/201910 VăN HọC - N

Thoát nợ

Ngày tôi lơ ngơ bướcchân vào làng báo, cầmbút tập tọe viết những

dòng tin đầu tiên, một ngườibạn đồng nghiệp đi trước, tronglúc trà dư tửu hậu buông lờinhận xét: “Nghề của chúng tagóp phần tạo ra bia miệng. Thếnên, trước khi đăt bút viết hãydành một phút nghĩ xem dòngchữ của mình sẽ để lại chongười, cho đời.” - câu chuyệncủa bạn vu vơ thôi, không ámchỉ dạy bảo ai cả, nhưng tôinhớ mãi.

***Dường như định mệnh của

anh sinh ra là để làm báo. Từ khicòn là cậu bé, trước khi biết đỏmặt trước bạn gái, anh đã biếtnằm soài ra giường hý hoáy viếtbài gửi những tờ báo dành chotrẻ con mà anh mê mẩn. Và tấtnhiên, những bài viết đó phầnnhiều không được đăng vì nhiềulẽ: người viết non tay, thất lạcthư tín vì quê anh ở một vùngkhá xa xôi, heo hút.

Nhưng “thất bại là mẹ thànhcông”, từ bé anh đã được dạy thếnên khát khao làm báo trong anhkhông vì thế mà thui chột. Và,cũng vì khát khao đó mà anh đãthi đỗ vào trường báo chí – mộtsự kiện làm xôn xao cả xómnghèo nhà anh cả thời gian dài.

Những tháng năm là sinhviên báo chí anh cũng khôngđến nỗi quá khó khăn. Ngoàichu cấp từ gia đình, anh còn có

thêm khoản tiền nhuận bút cộngtác viết bài với các báo. Nhưngquan trọng hơn cả là nhữngnăm tháng vừa học vừa thựchành đó đã giúp anh xác địnhđược cho ngòi bút của mìnhmột hướng đi trong nghiệp báo.Ra trường, công tác ổn định ởmột cơ quan báo lớn, tài năngtrời phú của anh càng pháttriển. Những bài báo chốngtham nhũng, vạch mặt nhữnghành vi phạm pháp của anh gâyđược nhiều tiếng vang lớn,được nhiều độc giả tìm đọc,đồng nghiệp ngưỡng mộ.

Trên đỉnh thành công, khôngbiết từ lúc nào anh quên mấtmình là một nhà báo và tự chomình cái quyền phán xử của mộtquan tòa. Viết về một cán bộtham nhũng, anh không e dèphóng bút viết thêm vài dòng

IếNG LÒNGTBia miệng

lẢnh minh họa.

Truyện ngắn của NGUYỄN VĂN HỌC

lẢnh minh họa.

Page 11: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

lượng tuổi nhiều thích liều mộtphen dối già? Tôi mệt mỏi vìphải nắn nót cho xong lại phảichiều ý mụ bóp chỗ nọ bôi thêmchỗ kia. Chỗ mông chảy này chocứng lên dữ dội một tí. Chỗ congcong vú mềm mại một tí. Đừngbự quá. Đấy. Thế. Cái gì mà nhưchim trẻ con thế này. Thôi làmmờ đi. Mụ lên mặt dạy cây cọcủa tôi.

Có cả trăm ả sồn sồn thân thểnhão thượt được tôi mông mábôi trát bột màu. Lại cả tá thiếuphụ mắt dâm khuôn mặt đậm tànnhang nhưng vẫn muốn ngườikhác tin là mình non tơ trinhbạch. Đám họa sĩ chuyên sốngbằng nghề chép trộm tranh ở đầuphố cũng luôn sĩ diện hão đẳngcấp ra vẻ ta đây. Tôi bực mìnhchiều ý mụ cho xong. Khốn khổmột nỗi, xong việc của mụ thìmụ khác lại gọi điện. Tôi khôngđồng ý thì một buổi chiều xủngxẻng mụ sồn sồn đứng đợi ngoàicửa. Mụ ta giọng cao vút nóichuyện điện thoại ắt hẳn đượcluyện trong mấy lò karaoke rẻtiền. Tôi vờ là người đi qua,phóng vụt. Tôi không muốnchuốc thêm phiền nhiễu. Mệt.Ra đến con ngõ khác định bấmđiện thoại gọi thằng bạn làmchầu bia. Tôi vẫn thích ngồi ởmấy quán bia hơi vỉa hè chuyênchặt chém khách vẫn cố giấu vẻlưu manh. Thế rồi con mụ đứngđợi ở cửa gọi.

- Anh họa sĩ ơi, anh vừa đivụt qua tôi đúng không? Làm ơnquay về giúp tôi. Tôi cần lắm nênmới nhờ.

- Tôi bận lắm. Chị thông cảmvề đi.

Tôi bực bội tắt máy trước,cảm thấy máu đang sôi lên. Tôivẫn rút mô-bai gọi và thằng bạnnhệu nhạo đồng ý.

Tôi và thằng bạn vừa cạn mộtcốc thì thiếu phụ giáo viên gọiđiện, ăng ắng nghiêm trọng hỏiở đâu? Thằng bạn bảo gọi ra đây.Tôi bảo ngồi ở quán Ái Ân, chỗhồ Xã Đàn có rất nhiều nữ PGmồi bia rượu thuốc lá. Nàng nóisẽ ra luôn. Tôi uống xong hai cốcbia và hai lần nhìn trộm con béngồi bàn đối diện hở vú, có xămcon đại bàng rất giống dân anh

chị Hải Phòng, thì nàng đến.Như một cơn gió. Vừa nuốt đượcmột ngụm bia nàng nhờ ngay.

- Em phải có bài giới thiệuhai tập thơ trên báo. Hôm nọ emtặng anh cả rồi. Đây em có cầmthêm đi, muốn nhờ anh chọnngười viết giúp.

Biết ngay mà. Tôi thấy đắngngắt miệng. Cơ mặt nhăn. Thằngbạn cười. Nàng nhìn gã rồi cũngcười. Lát sau gã gỡ bí cho tôi.Gã nói quen một nhà phê bìnhchịu viết lắm. Vũ Nhân. Ui cha.Lạ gì cái thằng nịnh đầm dựadẫm đàn bà góa bằng ngón nghềtâng bốc để mỗi bài viết lấycông một triệu đồng. Nhưngsinh ra những kẻ như nàng,dường như Thượng đế đã tìmđúng những cái vung vừa khít.Nàng vui như bắt được vàng.

- Vậy thì em xin phép giờ anhdẫn dắt, cho gặp nhà phê bìnhVũ Nhân ạ. Tiền nong khôngthành vấn đề.

Đa phần thiếu phụ có tiền đềunhẹ dạ và dễ được đào tạo thànhgái đú. Tôi nâng cốc chúc nàngcông thành danh toại và nàngkhẽ khàng nói cám ơn. Nàng nổihứng bảo hôm nay không saykhông về khiến mấy cái mụn ởkhe ngực bỗng dưng mẩn đỏ. Tôivà nàng từng uống rượu nút láchuối. Nàng ngang ngửa tôi. Lầnđó mỗi đứa phải nửa lít. Rượu cóthể rởm nhưng tửu lượng cao làthật. Thằng bạn tôi đã bấm sốliên hệ trước trịnh trọng nhờ VũNhân “pi-a”, và ở đầu dây kiathằng cha đó đang the thé cười.Nghe thì biết đôi bên đã thốngnhất ngày và tôi thấy cơ mặtnàng mãn nguyện giãn ra.

***Bài “pi-a” cho nàng đã ngang

ngửa vĩ nhân đứng nguyên mộttrang báo khổ to tầm cỡ. VũNhân viết. Góc bên phải bài báolà bức ảnh to chụp tranh bánkhỏa thân tôi vẽ cho nàng. Lúctờ báo ra người đầu tiên nàng gọiđiện báo tin là tôi. Hẳn sau đó làmấy tay văn nghệ sĩ nửa mùa vềhưu mà tôi đã thấy ở quán, lầnđầu tiên gặp nàng. Nàng sẽ tiếptục nhờ thêm những tay bồi bútđạo mạo văn chương và sẽ cónhiều chiêu mới. Thú thực từ

hôm nàng tặng thơ tôi chưa đọc.Nhưng tôi tìm bài của Vũ Nhân.Mấy lần tôi xem bài Vũ Nhânviết gạ gẫm nửa phê bình nửa tảnvăn cho các tập sách mới ra lò.Bài nào gã cũng thể hiện mìnhcó đẳng có đai nhiệt liệt chúcmừng. Ai trong làng văn cũngbiết gã có giọng ca ngợi rất đêtiện, theo kiểu “khen cho nóchết”. Khen khi gặp mặt và trongbài viết. Nhưng ở vài cuộc nhộnnhạo nhậu thịt chó gã đạo mạonói tỏng chỉ diễn. Gã chửi tác giảthậm tệ. Nghề khen thơ khen vănkhen vú mấy ả sồn sồn chảynhão như mướp nhưng vẫn đầyđặn nhựa sống và hồi xuân làmột thứ trình diễn. Thơ văn thìcó liên quan quái gì đến vú đếnti, thế mà bọn bẻ cong bút kiếmtiền vờ vĩnh phê bình gán ghéobằng được chúng phải song hànhbổ trợ nhau. Thậm chí chúng cònđôn nhau lên như một phạm trùtriết học trộn chất phôn-cờ-lo!

Tìm được tờ báo in bài củaVũ Nhân viết ca ngợi nàng, tôiđọc một mạch và nhận ra chấtxôi thịt đã lấp ló ở đâu đó. Lậtđống báo cũ thì thấy bài này đãin trên tờ báo khác, ca ngợi mộttập thơ khác. Chao ôi, gã phêbình đẳng cấp đã bệ rạc lấy bàiviết cũ của mình rồi thay tênnhân vật cũ thành tên nàng, têntập thơ cũ thành tên tập thơ“Mùa nào lá me cũng bay”. Mộtbài viết ca ngợi cho nhiều tậpsách. Tôi gọi cho thằng họa sĩbạn nhậu. Thằng họa sĩ phán:“Nghề của nó mà”.

Tôi bực bõ gọi cho nàng vànàng gào lên. “Em biết rồi! Anhcó thương em không?”. Cũngchỉ trong ngột ngạt chiều hômấy mấy tờ báo mạng tung ranhững chứng cứ nàng “mượn”thơ của nhiều nhà thơ phường.Các nhà thơ này từng nhí nhố intrên báo hoặc in tập. Nàng lại táhỏa hoảng hốt gọi điện cho tôi,cầu cứu. Tôi nóng mặt dứt khoátlàm ngơ không nghe. Nàng vẫngọi đến nóng rát máy như thểmuốn truy sát. Tôi phải làm gìđể thoát khỏi cục nợ là nàng?Phải làm sao thoát khỏi cái tộicái nợ trong nhập nhèm thanhsạch văn chương?n

Hạn chót lúc bìnhminh và nỗi ám

ảnh của thời gian“Mấy cái kimđồng hồ này sẽtiếp tục chạy...nhưng không phảilà vì chúng ta.Chúng ta cầnphải rời khỏi đâykhi trời sáng”.Từng bước đi của thời gian như thâu tóm toàn bộmạch truyện và ám ảnh lên từng số phận trong“Hạn chót lúc bình minh”.

Câu chuyện bắt đầu bằng ước mơ của một cô gái trẻ. Cô gái -Bricky - hàng đêm lên gót về căn phòng trọ tồi tàn, mệt mỏi rã rờivới mảnh vụn của giấc mơ tan vỡ. Cô vốn muốn trở thành diễn viênBroadway nhưng cuối cùng chỉ có thể bán những vũ điệu của mìnhgiá 5 cent một bản, trong vũ trường hàng đêm. Cô vẫn gửi thư vềnhà báo với mẹ rằng con ổn, công việc rất tốt, cùng vài tờ đô la"đẫm máu".

Bricky đến New York để thực hiện ước mơ trở thành diễn viênvà được đứng trên sân khấu Broadway, nhưng cô đã thất bại và giờphải làm gái nhảy để kiếm sống. Một đêm nọ, lúc 1 giờ sáng, khiđã sắp kết thúc ca làm việc, cô chợt gặp Quinn Williams - một anhchàng có vẻ ngoài thẫn thờ; anh ta nhảy với cô nhiều lượt liên tụcvà thậm chí theo cô về nhà.

Trò chuyện với anh ta, Bricky biết được rằng hai người là đồnghương, anh cũng có cuộc sống khó khăn như cô, điều đó đã khiếnanh thực hiện một vụ trộm và giờ đang bị cắn rứt lương tâm. Haingười cùng lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo đã phải lòng nhau, quyếtđịnh sẽ cùng nhau rời khỏi thành phố trở về quê trên chuyến xe buskhởi hành 6 giờ sáng hôm sau.

Họ muốn trở về với lương tâm trong sạch nên đã quyết địnhđem trả lại số tiền mà Quinn đã đánh cắp. Nhưng khi đến nơi lúchai rưỡi sáng, họ phát hiện ra rằng Stephen Graves, chủ nhân củasố tiền, đã bị bắn chết. Không còn cách nào khác, họ đành phải đitìm thủ phạm đích thực đã sát hại anh ta và họ chỉ có ba tiếng trướckhi chuyến xe bus sẽ đưa họ về nhà khởi hành lúc sáu giờ sáng.

Sau nhiều nỗ lực thất bại, cuối cùng Bricky cũng tìm ra kẻ giếtngười là hai tên muốn đe dọa để tống tiền Stephen, nếu không sẽcông bố việc em trai anh ta đã kết hôn với một cô gái làng chơi.Bricky bị hai kẻ đó khống chế và chuẩn bị thủ tiêu, nhưng đến giờkhắc cuối cùng thì Quinn xuất hiện và cứu sống cô.

“Hạn chót lúc bình minh” là cuốn truyện thứ 8, trong seriestrinh thám đen được xuất bản ở Việt Nam của Cornell Woolrich,sách do Phuc Minh Books liên kết với nhà Xuất bản Văn học ấnhành. Được xuất bản năm 1944, cuốn tiểu thuyết gây ấn tượng bởisự hòa quyện giữa bút pháp lãng mạn và cảm giác hồi hộp đặc trưngcủa bậc thầy trinh thám đen - Cornell Woolrich.

Tiếp theo “Ám ảnh đen”, “Đêm ngàn mắt”, “Điểm hẹn đen”,Woolrich một lần nữa không làm bạn đọc thất vọng bởi nhữngấn tượng và cảm xúc mà tác giả đem lại qua “Hạn chót lúc bìnhminh”. Nhân vật chính của Hạn chót lúc bình minh là hai conngười cô đơn nơi phồn hoa đô hội. Họ đã lay lắt ở thành phố quálâu, không đủ can đảm rời bỏ nó một mình; mãi cho đến khi gặpnhau, nhưng dường như đã trễ. Quinn và Bricky vô tình bị cuốnvào một vụ án mạng.

Nếu họ không kịp tìm ra thủ phạm thực sự thì sẽ không kịpchuyến xe buýt về quê - chuyến xe mà họ chờ đợi đã lâu, chuyếnxe họ phải dùng hết dũng khí mới dám bước lên. Cuộc chạy đuavới thời gian của Quinn và Bricky với những tình tiết truy tìm sựthật diễn ra dồn dập, có khi khiến bạn đọc tưởng chừng như ngạtthở. Mỗi trường đoạn, mỗi phân cảnh như bám dính từng bướcđiểm tích tắc của thời gian, đặt nhân vật chính phải đứng trước áplực tuyệt đối.

Có lẽ cảm giác này không riêng có ở “Hạn chót lúc bình minh”,bạn đọc có thể bắt gặp ở bất cứ cuốn truyện nào của Woolrich. Mộtđiều hấp dẫn nữa có thể kể tới đó là sự hòa quyện giữa bút pháplãng mạn với nỗi ám ảnh, sự dồn dập, nỗi sợ hãi. Mỗi lần đọc truyệncủa ông, bạn đọc sẽ phải luôn tự hỏi tại sao trinh thám lại có thể trữtình đến thế. Không phải là loại trinh thám pha yếu tố tình cảm (kiểungôn tình trinh thám) mà lại là trinh thám đen - màu sắc của tácphẩm luôn u ám với bi kịch của nhân vật. BẢO CHÂU

11Số 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019NGHệ THUậTọC SÁCHĐ

cuối bài: “Nhân đây cũng phảixem xét lại quãng đời trướcđây của ông này, vì các lý do a,b,c”. Viết về một bị cáo, anhlùng sục tìm cho ra ai là vợ,con, người thân của bị cáo ấy,họ đang công tác, học hành ởđâu, có suy nghĩ hay hành vi gìcảm thông với hành động củabị cáo hay không…

Anh cứ vô tư viết mà có hềbiết đâu vị cán bộ tham nhũngkia trước đây đã có những nămtháng hào hùng trên chiếntrường, chỉ vì phút giây lạc lốitrước cạm bẫy đồng tiền mà sangã. Còn người phụ nữ vànhững đứa trẻ thân nhân bị cáokia cũng có cuộc sống, danh dựcủa riêng mình và những thứ đóđang bị đồng nghiệp, bạn họcquanh họ dè bỉu, hất đổ chỉ vì họlà vợ, là con của tội phạm.

Cho đến một ngày, ngườithân của anh vướng vào vònglao lý. Mỗi sáng mở tờ báo ra,anh có cảm tưởng chính mìnhđang viết những bài báo đó. Vìnó cũng đanh thép, cũng phánxét như anh đã từng làm. Tấtnhiên, không thể thiếu nhữngdòng thông tin người phạm tộicó người thân là nhà báo nổitiếng. Dắt xe ra cổng, trênđường, anh có cảm tưởng mọicon mắt đều đổ dồn vào anh xâuxé, ở cơ quan mỗi lời hỏi thăm,an ủi, anh nghe như có dư vị củasự hả hê, đáng đời.

Phút chốc thôi, anh bỗnghiểu cảm giác của những ngườiđã từng phải “chết” dưới ngòibút của mình.

***Ở một trường dạy làm báo

nọ, có người thầy giáo già luôn

dặn sinh viên của mình phải rèngiũa lương tâm bằng câu đúc kếtcủa người xưa: “Trăm năm biađá thì mòn/Ngàn năm bia miệngvẫn còn trơ trơ”. Bia đá kia rấtcứng, nhưng thời gian trôi quarồi tấm bia ấy cũng bị mưa gióbào mòn và và những điều khắcghi trên đó mờ dần.

Nhưng, có những sự việc,những tên tuổi đã từ xa xưa màvẫn như mới xảy ra hôm quađây, nhờ lời truyền miệng củangười đời. Ấy là bia miệng…”.Trò ra trường, lao vào cuộcsống. Thầy ở lại, tiếp tục chèođò cho những lứa hậu sinh.Ngày ngày, dõi theo những bàibáo của trò, thầy khẽ thở dài:“Có lẽ mải mê với hào quang sựnghiệp, chúng đã quên…”.

HỒNG MINH

Page 12: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

12 Số 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019 http://baophapluat.vnSỐNG KHỎEKhông có biển cấm hútthuốc lá… nên vẫn hút

Luật Phòng, chống tác hại củathuốc lá quy định rõ những địađiểm cấm hoàn toàn việc hútthuốc lá gồm: Cơ sở y tế; cơ sởgiáo dục; cơ sở chăm sóc, nuôidưỡng, vui chơi, giải trí dànhriêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khuvực có nguy cơ cháy, nổ cao….Tuy nhiên, 6 năm đi vào thực tiễn,việc hút thuốc lá tại bệnh viện vẫndiễn ra một cách công khai màchưa có biện pháp xử lý triệt để.

Đi một vòng quanh khuônviên Bệnh viện Nhi Trung ương,phóng viên bắt gặp rất nhiềungười nhà bệnh nhân ngồi hútthuốc lá trên ghế đá bệnh viện.Dưới những gốc cây, cảnh mẩutàn thuốc vương vãi chi chít. Khóithuốc bay nghi ngút khiến nhiềungười ngồi cạnh nhăn mặt khóchịu. Tuy nhiên, vì không ai lêntiếng nhắc nhở nên người hút vẫnhút, người ngửi vẫn cứ phải ngửi.

Khi phóng viên tỏ ý hỏi mộtngười đàn ông đang ngồi hútthuốc rằng anh ta có biết bệnhviện có quy định cấm hay không,thì người này đáp lại: “Tôi chămcon mấy ngày ở viện, khôngđược nghỉ ngơi tử tế, nên tôitranh thủ giờ vắng bệnh nhân, rasân hút điếu thuốc cho tỉnh táo...Mà chỗ này rất xa phòng bệnh,cũng không có biển cấm hútthuốc lá nên hút tí cũng chẳngảnh hưởng gì”.

“Đâu phải mỗi người bệnh vớithân nhân hút thuốc. Trên thực tếtôi thấy đầy nhân viên y tế cũngnghiện thuốc lá, mà đã nghiệnthuốc rồi thì rất ít người có thểminh mẫn làm việc được khi mệtmỏi. Kiểu gì họ cũng sẽ tìm chỗkhác để hút mà không để ai bắtgặp, như vậy là vẫn hút trongviện. Thay vì cứ cấm đoán, mỗibệnh viện cần nới lỏng luật, xâydựng riêng một phòng để chonhững người có nhu cầu có thểhút mà không ảnh hưởng tớingười khác”, một người đàn ôngkhác đang hút thuốc lá cho hay.

Đưa người thân đi khám tạiBệnh viện Nhi Trung ương, chịN. T. T (Thanh Xuân, Hà Nội)bày tỏ: “Bệnh viện là nơi nhiềungười già, trẻ nhỏ, những ngườibệnh tật, mà không hiểu sao nhiều

người vẫn hút được ở đây. Bìnhthường, hút ở nơi công cộng đã làbất lịch sự rồi, đến bệnh viện hútthì đúng là vô ý thức”.

“Tôi đã đi một số viện, cũngthấy có người đi kiểm tra nhắcnhở và mời ra khỏi khuôn viênbệnh viện khi bắt gặp trường hợphút thuốc. Nhưng chỉ dừng lại ởrăn đe thôi thì không thể ngănchặn triệt để được tình trạng nàyvẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Theo tôi,mỗi bệnh viện cần có biện phápxử phạt thật mạnh và nghiêm thựcsự” – chị T nói thêm.

Khó khăn trong kiểm soátvà quản lý

Hiện tất cả các bệnh viện trêntoàn quốc đã thực hiện xây dựngmôi trường không khói thuốc,

nhưng trên thực tế tình trạng hútthuốc lá trong bệnh viện chỉ mớigiảm chứ chưa chấm dứt hoàntoàn. Tùy vào từng cơ sở y tế, cógiảm cũng chỉ giảm tình trạngngười dân hút thuốc công khai ởhành lang, ghế chờ mà di chuyểnra ghế đá khuôn viên bệnh viện,những nơi không có biển cấm.

Trong thời gian qua, các bệnhviện cũng đã thực hiện nhiều biệnpháp như tuyên truyền, đặt biểncấm, thành lập các đội đi kiểm trathường xuyên nhằm nâng cao ýthức của người bệnh, thân nhânhay chính cán bộ, nhân viên y tế,nhưng chưa thực sự hiệu quả cao.

Tại buổi gặp mặt báo chí“Cung cấp thông tin y tế”, do BộY tế tổ chức chiều ngày 4/6/2019ở Hà Nội, theo ông Nguyễn

Trọng Khoa (Phó Cục trưởngCục Quản lý khám, chữa bệnh),quy định cấm hút thuốc lá trongbệnh viện đã có quy định rõ trongluật, ngành y tế cũng ban hànhnhiều chỉ thị về vấn đề này.Trong bộ tiêu chí đánh giá chấtlượng bệnh viện có điểm bệnhviện không khói thuốc trongtiêu chí. Tuy nhiên, mấy bệnhviện lớn rất ít khi được điểm,điều này thể hiện có quy địnhluật nghiêm nhưng việc thực thiluật không nghiêm.

Đơn cử như trường hợp củaBệnh viện Bạch Mai, bệnh việnnày quy mô rộng lớn, nhiều vịtrí khó kiểm soát việc hút thuốccủa người nhà người bệnh. Hơnnữa, lượng ra vào bệnh nhânmột ngày lên đến 30 - 50 nghìn

người, không ít người nghiệnthuốc lá. Để xảy ra tình trạnghút thuốc lá trong khuôn viênbệnh viện là do việc kiểm soát,việc xử phạt chưa được thực thinghiêm ở bệnh viện.

Phó Cục trưởng Cục Khámchữa bệnh - Bộ Y tế cũng chorằng, xử phạt hút thuốc ở nơicông cộng khó khăn, do lựclượng đi xử phạt còn mỏng,Thanh tra y tế phải hoạt động ởnhiều lĩnh vực, lực lượng thanhtra mỏng. Khi giao quyền chochính quyền địa phương thì họlại không chuyên tâm về thuốclá.

Để khắc phục tình trạng này,tại buổi họp báo, đại diện Bộ Ytế cũng đưa ra một số dự kiếnnhằm tăng cường sự quan tâm,quản lý sát sao của các lãnh đạo,cán bộ, nhân viên y tế đối vớiviệc ngăn chặn người dân hútthuốc lá tại các bệnh viện.

Ông Nguyễn Thanh Hà, PhóCục trưởng Cục Quản lý môitrường y tế - Bộ Y tế đã khẳngđịnh: “Giai đoạn đầu để thựchiện xanh – sạch – đẹp, chúngtôi đưa nội dung bệnh việnkhông khói thuốc vào cộngđiểm tăng khuyến khích hỗ trợđơn vị nâng cao tính tuân thủpháp luật. Nhưng nếu tình trạngnhư hiện nay, tới đây, chúng tôidự kiến đưa nội dung này rakhỏi tiêu chí cộng điểm, đưa trởthành tiêu chí cứng bắt buộc,đưa vào nội dung bệnh việnthân thiện môi trường – tiêu chícứng có đạt yêu cầu mới xét cáctiêu chí tiếp theo, nếu không đạtthì loại luôn”.

Trước đó, trong các tiêu chíđánh giá cơ sở y tế “xanh - sạch- đẹp” (Ban hành kèm theoQuyết định số 3638/QĐ-BYTngày 15 tháng 7 năm 2016) có 6nội dung chính để tính thangđiểm 100 điểm, bao gồm: nộidung xanh, nội dung sạch, nộidung quản lý chất thải, nội dungđẹp, nội dung về tổ chức triểnkhai, nội dung cộng điểm. Vàtiêu chí - thực hiện cơ sở y tế“Không khói thuốc lá” hiệnđang nằm trong phần cộng điểmvà chỉ chiếm 1 điểm trong tổngsố 5 điểm của nội dung này.

THU THẢO – TUẤN ANH

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) có hiệu lực từ năm 2013,quy định cấm tuyệt đối hút thuốc ở các cơ sở y tế. Tuy nhiên, dạo một vòngquanh các bệnh viện lớn, nhỏ vẫn có thể bắt gặp trường hợp người nhà bệnhnhân, thậm chí bệnh nhân ngang nhiên hút thuốc lá, phả khói nghi ngút ngaytrong khuôn viên các bệnh viện.

lHút thuốc trong bệnh viện: Luật cấm nhưng dân vẫn hút (ảnh chụp Bệnh viện Nhi TW)

1. Thức dậy sớm hơnCác nhà khoa học đã phát hiện ra rằng

những người ngủ 8-9 giờ và thức dậy sau10:45 sáng, ăn nhiều hơn 250 calo so vớinhững người thức dậy sớm. Và trên hết,họ thường thèm các món ăn mặn, ngọt vànhiều chất béo hơn.

2. Đánh răng thường xuyên hơnKem đánh răng loại bỏ thức ăn thừa

và nó giúp ngừng liên lạc với các bộ phậncơ thể của chúng ta - não của chúng tanhận được tín hiệu cho biết, bữa trưa đãkết thúc.

3. Cười nhiều hơnĐây không phải là một trò đùa: Tiếng

cười chân thành sử dụng năng lượng

tương tự như đi bộ vì nó liên quan đến cáccơ bắp khác nhau, đặc biệt là cơ bụng.

4. Uống nhiều nước hơnCác nhà khoa học tuyên bố rằng bằng

cách uống thêm 50 oz chất lỏng mỗi ngày,một người có thể đốt cháy khoảng 17.400calo mỗi năm (khoảng 4 lb). Điều này rấtđáng để thử.

5. Quy tắc 2,5 phút5-30 giây tập thể dục chăm chỉ trong

quá trình tập luyện với thời gian nghỉ 4phút có thể làm tăng sự trao đổi chất củabạn và bạn sẽ đốt cháy thêm 200 calo.

6. Ăn ít nhưng thường xuyên hơnKhi bạn ăn thường xuyên, bạn cho cơ

thể biết rằng không có nhu cầu tích lũy

chất béo. Vì vậy, khi chúng ta bỏ bữa,chúng ta gửi tín hiệu ngược lại.

7. Loại bỏ ánh sáng xanh từ mànhình điện tử

Các nghiên cứu cho thấy ánh sángchói làm rối trí não của chúng ta và khiếnnó ngừng sản xuất melatonin.

8. Ngừng đếm caloCác chuyên gia dinh dưỡng khuyên

nên ngừng tập trung vào lượng calo vàchú ý hơn đến chất lượng sản phẩm chúngta ăn vì không phải tất cả lượng calo đềunhư nhau.

9. Để không khí mát mẻ vào phòngngủ của bạn

Kết quả thí nghiệm đầy cảm hứngđược công bố trong Bệnh tiểu đường chothấy nhiệt độ mát mẻ trong phòng ảnhhưởng đến mỡ nâu của chúng ta. Nó táchchất béo trắng và đốt cháy năng lượnghóa học để tạo ra nhiệt.

10. Hãy quên đi những giấc ngủ ngàyKhoa học chứng minh rằng mọi người

đốt cháy chất béo ít hơn khi ngủ vào banngày và hoạt động vào ban đêm.

11. Mỗi tuần một lần, hãy phá vỡ chếđộ ăn kiêng của bạn

Vấn đề là, bạn đánh lừa tâm lý củamình: Khi bạn biết bạn sẽ được khenthưởng vì những nỗ lực của mình, nó sẽ dễdàng hơn nhiều khi từ chối ăn thức ăn xấu.

12. Thoát khỏi căng thẳngTheo một nghiên cứu được công bố

trên Tạp chí Tâm sinh học, căng thẳng làmchậm quá trình trao đổi chất của cơ thể.Hơn nữa, chúng ta có xu hướng ăn nhiềuđồ ăn nhiều dầu mỡ, ngọt và mặn hơn.

13. Ngủ đủ giấc60.000 phụ nữ tham gia vào một

nghiên cứu và các nhà khoa học phát hiệnra rằng những đối tượng ngủ ít hơn 5 giờdễ bị tăng cân và béo phì hơn những ngườingủ đủ giấc. . P.V (St)

Ư VẤNTCách giảm cân khoa học

HÚT THUỐC TRONG BỆNH VIỆN:

Luật cứ cấm dân cứ hút

Page 13: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

13Số 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019BLOG SỐNGhttp://baophapluat.vn

Sợ sinh con vì biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới công bốđúng vào Ngày Môi trường Thếgiới (05/06/2019) dự đoán biếnđổi khí hậu có nguy cơ đặt dấuchấm hết cho nền văn minh nhânloại vào năm 2050. Các tác giảcủa báo cáo giải thích 35% diệntích đất và 55% dân số toàn cầusẽ phải hứng chịu 20 ngày cónhiệt độ cao chết người mỗinăm. Nhiệt độ này vượt quángưỡng sống sót của chúng ta.

Hậu quả, các hệ sinh thái bịsụp đổ - bao gồm các rạn san hô,rừng nhiệt đới Amazon và BắcCực. Khu vực Bắc Mỹ sẽ trảiqua những trận cháy rừng, sóngnhiệt và hạn hán tàn khốc. Mựcnước của các con sông lớn ởchâu Á sẽ bị giảm mạnh làm ảnhhưởng đến khoảng 2 tỷ người.

Ngoài ra, lượng mưa ở Mex-ico, Trung Mỹ sẽ giảm một nửakhiến nông nghiệp sẽ không thểtồn tại ở vùng cận nhiệt đới khô.Các điều kiện El Nino được dịpthắng thế và sóng nhiệt chếtngười sẽ xuất hiện ở một số khuvực trong hơn 100 ngày mỗinăm, buộc hơn 1 tỷ người phảidi dời.

Trước đó vào năm 2018, Ủyban Liên chính phủ về Biến đổiKhí hậu (IPCC) của Liên Hợpquốc (LHQ) cũng đã đưa ra lờicảnh báo, hành tinh này chỉ có 11năm để ngăn chặn biến đổi khíhậu trước khi nó diễn biến thảmkhốc hơn nữa. Những tác độngtiêu cực của biến đổi khí hậuđang diễn ra ngày càng tồi tệhơn. Khí thải nhà kính làm Tráiđất ấm dần lên hiện đã vượt quánồng độ cao nhất được ghi nhậntrong các lõi băng trong vòng800.000 năm qua. Bên cạnh đó,mức độ carbon dioxide (CO2)trong khí quyển đã tăng 40% kểtừ thời tiền công nghiệp hóa,nguyên nhân chủ yếu đến từ việcđốt các nguyên liệu hóa thạch.

Những cảnh báo trong tươnglai về biến đổi khí hậu khiến côBlythe Pepino, 33 tuổi, một nhạcsĩ người Anh tỏ ra sợ hãi, đến nỗicô quyết định không sinh con.“Tôi thực sự muốn có một đứatrẻ. Tôi yêu người đàn ông củatôi và muốn có một gia đình thậtsự với anh ấy, nhưng nghĩ đếnchuyện sinh con khiến tôi ngậpngừng”, Blythe Pepino chia sẻ.

Được biết, cô Blythe Pepinolà một trong hơn 330 người thamgia vào nhóm có tên là “Birth-Strike”, thành lập vào cuối năm2018. Những người tham gianhóm này có 80% là nữ và đềutuyên bố rằng họ quyết địnhkhông sinh con vì biến đổi khíhậu. Những thành viên củanhóm BirthStrike nói rằng, họkhông thể đưa những đứa concủa mình vào thế giới mà trongtương lai biến đổi khí hậu sẽ chỉmang lại những trận cháy rừnglớn, hạn hán, lũ lụt liên tiếp vàhàng triệu người rơi vào tìnhtrạng thiếu lương thực…

“Chúng ta không nên đánhbạc với cuộc sống của ngườikhác. Nếu mọi thứ không suôn sẻ,thế hệ tương lai sẽ không có mộtcuộc sống tốt đẹp”, Cody Harri-

son, một người 29 tuổi cho hay. Lori Day, một thành viên

khác của BirthStrike nói lên suynghĩ của mình rằng: “Biến đổikhí hậu ngày càng tồi tệ hơn vàkèm theo đó là những hệ lụykhác. Nó ảnh hưởng xấu đếnviệc sản xuất lương thực, tàinguyên cạn kiệt, thiên tai vàkhủng khiếp hơn là chiếntranh…Và lẽ dĩ nhiên, con ngườisẽ phải hứng chịu tất cả nhữngđiều đáng sợ ấy. Tôi khôngmuốn đứa con mình sinh ra phảichịu những điều đau khổ ấy”.

Không chỉ có những thànhviên của nhóm BirthStrike, mớiđây theo khảo sát của trang Busi-ness Insider, có đến 37% ngườitrẻ từ 18-29 tuổi tại Mỹ cho biếthọ luôn cân nhắc tác động củabiến đổi khí hậu trong việc tínhtoán tương lai của gia đình, chothấy xu hướng có thể tác độngđến dân số trong tương lai.

Khảo sát được thực hiện vớisự tham gia của 1,102 người vềtác động của biến đổi khí hậuđến quyết định sinh con. Khoảng30% đồng ý rằng: “Các cặp đôinên cân nhắc các tác động tiêucực và có thể đe dọa tính mạngtừ biến đổi khí hậu khi quyếtđịnh sinh con hay không”.

Ngoài những lo ngại xungquanh vấn đề chất lượng cuộcsống cho thế hệ tương lai. Nhiềungười cũng cho rằng, họ cũngkhông muốn sinh con vì lượngkhí thải mà con cái và cháu chắthọ sẽ tạo ra trong tương lai ảnh

hưởng đến hành tinh này. Hiệntại, ước tính trung bình mộtngười thải ra 5 tấn khí thải car-bon mỗi năm. Trong khi đó, phíaLHQ cũng ước tính, tới năm2030 dân số thế giới sẽ tăng lênkhoảng 8,5 tỷ người và đến năm2100 lên tới 11 tỷ người. Hầuhết sự gia tăng dân số là ở cácnước đang phát triển, nhưng tạicác quốc gia phát triển, lượngkhí thải carbon trung bình lạicao hơn nhiều so với các nướcđang phát triển. Cụ thể, mộtngười Mỹ trung bình phát ra15,6 tấn khí thải mỗi năm, trongkhi Sri Lanka và Ghana lại chỉcó ít hơn 1 tấn/ một người.

Theo tổ chức từ thiện Popu-lation Matters (Quỹ ủy thác Dânsố Tối ưu) có trụ sở ở Anh Quốcđưa ra thông tin rằng, khi dân sốtăng lên, lượng khí thải carboncũng tăng lên, rừng nhiệt đới mấtdần đi và còn gây ra nhiều tácđộng khác tới môi trường.

Tuy nhiên, theo một nghiêncứu vào năm 2014, việc giảmdân số không phải là biện pháptốt nhất để chống biến đổi khíhậu. Bản thân những thành viêntrong nhóm BirthStrike không hềcó ý định ngăn cản mọi ngườinên dừng việc sinh con. Họ chỉmuốn lên án, muốn mọi ngườinhận thức rằng biến đổi khí hậuđang là một cuộc khủng hoảngảnh hưởng trực tiếp tới hiện tạivà thế hệ tương lai. Điều cần làmngay bây giờ, ngay lúc này, đó làcon người phải thay đổi cách

sống và cùng chung sức chốngbiến đổi khí hậu.

Chưa quá muộn đểhành động

Báo cáo của IPCC nhận định,để giữ cho nhiệt độ Trái đất chỉtăng ở mức 1,5 độ C so thời kỳtiền công nghiệp, lượng khí thảiCO2 toàn cầu vào năm 2030 cầngiảm là 45% so mức của năm2010 và xuống mức “không phátthải” vào khoảng năm 2050. Đểđạt được mục tiêu này đòi hỏinhững thay đổi rộng rãi tronglĩnh vực năng lượng, côngnghiệp, xây dựng, giao thông vàđô thị. Một số phương pháp đểhạn chế thải khí CO2 ra bầu khíquyển đã được đưa ra, trong đócó việc thúc đẩy các quy trình tựnhiên và phát triển công nghệlưu trữ, sử dụng năng lượng từnước, gió, thay thế năng lượng từnhiên liệu hóa thạch.

Báo The Jakarta Post dẫn kếtquả báo cáo do một liên minhgồm 38 tổ chức phi chính phủthực hiện được công bố mới đâycho hay, việc khôi phục hệ sinhthái rừng tự nhiên, bảo đảmquyền sử dụng đất của các cộngđồng dân cư bản địa và điềuchỉnh hệ thống cung cấp thựcphẩm toàn cầu, có thể góp phầngiảm tới 40% lượng khí thải nhàkính vào năm 2050. Theo tínhtoán của giới chuyên gia, tới năm2050, nếu các nước giàu giảmđược 90% lượng thịt tiêu thụ, môitrường sinh sống bền vững chokhoảng 10 tỷ cư dân trên Trái đấtcó thể được bảo đảm. Việc giảm30% lượng thực phẩm dư thừahiện nay cũng sẽ giúp giảm 500triệu tấn khí carbon, khoảng 1%tổng lượng khí phát thải.

Tại Hội nghị Biến đổi khí hậutrực tuyến hồi tháng 11/2018,Tổng Thư ký LHQ AntonioGuterres cho rằng, thế giới vẫnchưa hành động đủ nhanh vàmạnh mẽ để ứng phó với sự ấmlên của Trái đất, vì thế cần ngaylập tức giải quyết thực trạng này.Chủ tịch Đại Hội đồng LHQMaria Fernanda Espinosa chorằng, lượng khí CO2 hiện nayđang ở mức cao nhất trong vòng800 nghìn năm qua. Riêng trongnăm 2017, thiên tai gây ra thiệthại hơn 500 tỷ USD cho toàn thếgiới. Tuy nhiên, bà Espinosakhẳng định vẫn chưa quá muộnđể hành động.

Châu Phi là một trong nhữngkhu vực được quan tâm nhấttrong việc đối phó biến đổi khíhậu. Theo Báo cáo Chỉ số tổnthương do biến đổi khí hậu củaLHQ năm 2018, có tới 79 thànhphố châu Phi nằm trong danhsách 100 thành phố có tốc độ tăngdân số nhanh nhất thế giới đứngtrước tác động nghiêm trọng củabiến đổi khí hậu. Các chuyên giacảnh báo, gần 50% GDP của châuPhi (khoảng 1.400 tỷ USD) cónguy cơ “bốc hơi” vào năm 2023do tác động của tình trạng nónglên toàn cầu. Giới khoa học chorằng, chính quyền các cấp tạichâu Phi cần ưu tiên bảo đảmthích nghi với những tác độngkhông thể tránh khỏi của biến đổikhí hậu. Chính phủ các nướccũng cần tích hợp khả năngthích ứng với biến đổi khí hậutrong tất cả các chiến lược pháttriển; cân bằng tăng trưởng kinhtế với quản lý môi trường thôngminh; phổ biến và nâng cao sựhiểu biết của các cộng đồng dâncư về khí hậu… BÌNH AN

Biến đổi khí hậukhiến con người“ngán” sinh con

l Ảnh minh họa

Biến đổi khí hậu đang khiến cho môi trường sống của con người thay đổinhanh chóng. Nhiều người vì vậy mà nghĩ đến chuyện không sinh con.

CÔNG BỐ NỘI DUNG ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

1. Tên doanh nghiệp: Công ty đấu giá Hợp danh Thắng Lợi.2. Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Artex, số 172 Ngọc Khánh, phường

Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 74/TP-ĐKHĐ do

sở Tư pháp thành phố Hà Nội cấp ngày 11/06/2019.4. Chứng chỉ hành nghề đấu giá của giám đốc công ty: Đặng

Văn Mão, chứng chỉ hành nghề đấu giá số: 1798/TP-ĐG-CCHNdo Bộ tư pháp cấp ngày 23/05/2017.

5. Lĩnh vực hoạt động: Tư vấn, đấu giá tài sản.

Trân trọng thông báo

Page 14: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

14 http://baophapluat.vnPHÓNG Sự - GHI CHÉPSố 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019

Từ mơ ước ngây ngôthành “lều báo” non nớt

Bố tôi từng bỏ lỡ ước mơ trởthành nhà báo khi ông viết đơnxin tham gia chiến đấu bảo vệbiên giới phía Bắc năm 1984.Cuộc sống khó khăn nên bố tôichẳng thể có cơ hội để theođuổi thêm lần nào nữa nhưngtôi biết ông vẫn khát khao. Nhàtôi gạo hết có khi chưa kịp mua,nhưng tờ báo về pháp luật - anninh thì bố tôi không bỏ sót mộtsố nào. Ngày đăng kí thi vàochuyên ngành báo chí, bố tôihỏi lý do và tôi đáp lại rằng “đểchuyên đi điều tra, bóc trần cáixấu bố ạ”. Ông đã “hộ tống” tôiđem mơ ước ngây ngô ấy thi đỗđại học, chính thức thành sinhviên báo chí.

Năm đầu tiên, tôi thích ômchiếc máy ảnh bố tôi chắt chiumua cho, đạp “quả” xe “càtàng” đi khắp ngóc ngách rìnhchụp những gì chướng tai gaimắt. Trải nghiệm đầu tiên là bịxua đuổi, dọa đánh khi chụp ảnhnhững người bán bánh mì trướccổng một siêu thị. Khi đó tôi chỉnóng lòng muốn viết được mộtcái tin “hot” chứ không đủ sâusắc để có thể khai thác đề tàitheo một hướng khác nhân vănhơn. Rồi tôi tham gia chươngtrình “Đạp xe tình nguyện vàviết bài” để có thêm nhiều trảinghiệm. Lần đó, tôi giật tít thậtkêu về những gian khó của đoànkhi phải nghỉ trưa ở chuồng lợn,chân thực đến mức trần trụinhưng lại không giải thích rõ

rằng chuồng lợn đó đã không sửdụng nhiều năm và hoàn toànsạch sẽ. Tổ chức đoàn cấp trêncho rằng việc như vậy là khôngchấp nhận được, ảnh hưởngnghiêm trọng đến hình ảnhthanh niên tình nguyện và yêucầu Trưởng đoàn của tôi phảikiểm điểm người viết. Sự tự tinthái quá và thiếu cẩn trọng là bàihọc đầu tiên tôi có được.

Những pha làm nghề nhớ đời

So với những gì chúng tôiđược học trong nhà trường vềđạo đức nhà báo, kỹ năng viếttin chuyên nghiệp, cách triểnkhai đề tài để có một bài phóngsự, phản ánh có chiều sâu thì sựchuyển biến của báo chí lúc đókhiến không ít sinh viên báo chíhoang mang. Báo giấy khôngcòn thịnh hành, báo mạng đòihỏi phóng viên phải tập trunglấy những tin giật gân, lạ đời đểthành hot, view cao làm nhiềungười bỏ cuộc trong đó có tôi.Bản tính như con ngựa hoang,tôi không đủ kiên nhẫn để ngồiim ngày 8 tiếng trong vănphòng máy lạnh chỉ làm mỗiviệc gõ nhập dữ liệu. Hai thángđi làm thêm ở Công ty truyềnthông, tôi nhận được 800 ngànđồng tiền công. Chán nản, tôinhớ những cung đường tôi đến,những người tôi đã gặp, nhữngcâu chuyện của riêng họ và tôiquyết định quay lại.

Tôi xin làm cộng tác viêncho Báo Pháp luật Việt Nam.

Bài đầu tiên tôi làm về cuộcsống của những người sốngtrong các khu nhà tập thể bằnggỗ ven sông Hồng có tuổi đời70 năm, chỉ trực chờ đổ sập.Bốn trăm ngàn là số tiền nhuậnbút lớn tôi kiếm được, thừathắng xông lên, tôi nhận viết vềnhững góc khuất đằng saunhững vụ án “cướp, giết, hiếp”.Một đứa con gái rất sợ ma, ngủphải bật đèn sáng choang lạinhận viết về mảng đề tài nàythật quá liều. Tất cả chỉ vì tôimuốn khẳng định mình, muốnthử sức.

Nhiệm vụ đầu tiên tôi viết vềnỗi đau của cha mẹ của cậu bémang án giết người khi mới chỉ13 tuổi ở Bắc Ninh. Chẳng aimuốn khơi lại nỗi đau ấy nên họđuổi tôi ngay từ đầu ngõ nhưngnăn nỉ mãi, hứa không ghi âm,chụp ảnh cuối cùng tôi cũngđược vào nhà. Tôi lóng ngóngcài máy ghi âm ngầm thì bị pháthiện, hẳn là tôi sẽ nhận về sựgiận dữ khi đã nói dối song tôilại nhận được một câu hỏi còncay đắng hơn thế: “Làm nghềbáo như các cô cũng nhục nhỉ?”,tôi chết đứng nhưng câu chuyệnvề cậu con trai được chia sẻ dễdàng hơn vì họ cũng đang chungmột cảm giác “bị xua đuổi” nhưtôi. Tối hôm đó, tôi bắt đầu viết,khuôn mặt trắng trẻo ngây thơcủa cậu bé ấy hiện lên, cái ao nơicậu ấy bị dìm xuống, sự đau khổcùng cực đến câm lặng củangười mẹ và cả sự tuyệt vọng,trốn tránh của gia đình cậu bé

kia đó khiến tôi khóc. Tôi hoànthành bài viết trong ba ngày vàmang về một rổ kinh nghiệmxương máu cùng sự ám ảnh đếnmãi sau này.

Lần thứ hai, tôi đi HảiPhòng. Vượt qua cơn bão đangrầm rít, tôi đến nhà một ngườivợ suốt 5 năm đi kêu oan chochồng phạm tội hiếp dâm trẻem. Ngôi nhà ấy quay lưng rađường. Trước mặt tôi là ngườiđàn bà đang giận dữ, bất lực rồiòa khóc khi phải sống trongcảnh bị làng xóm khinh bỉ, concái cũng chẳng nên người. Sựđau khổ, bất hạnh, hoài nghi cứnhư một vòng luẩn quẩn khiếntôi muốn đi tìm tận cùng sựviệc. Tôi đem những nghi ngờtìm đến cơ quan điều tra vànhận được những cái lắc đầu,đùn đẩy nên sau hai ngày chờđợi, tôi chán nản bỏ về taytrắng. Vụ đó tôi đành bỏ dở vàluôn cảm thấy day dứt với lờihứa sẽ đi đến cùng sự việc.

Rồi lại thêm một vụ án mạng,nạn nhân bị giết hại vì tàu láchuối và gục ngã cách nhà mình50m. 9h tối, tôi kết thúc buổiphỏng vấn, chạy chiếc xe máy càtàng, nhông xích thi nhau kêu lọccọc trên triền đê mà thấy buồn.Miền quê ấy trông thật thanhbình nhưng lại chẳng yên ả khi cóhai gia đình bỗng chốc ly tán, đầybất hạnh. Kể từ đó, ở đâu có“cướp, giết, hiếp” là tôi tới, tôi đãchai lì hơn cho đến một ngày…khi tôi cùng đồng nghiệp chạy tớilấy tin về một vụ án ở Hà Tây mà

không hề biết rằng buổi sánghôm đó đã có người đến lấy tinvà để lại sự phẫn nộ tột độ chogia đình nạn nhân. Người thâncủa nạn nhân là người đàn ôngđang cởi trần, như con thú lồnglên đòi giết những ai là nhà báo,người làng thì kéo tới ngày mộtđông. Họ đòi giữ xe, máy ảnh vàtra hỏi chúng tôi làm việc chobáo nào. Hóa ra, người bị hại làmột người đàn bà không chồng,đã gần 60 tuổi bị một tên tronglàng giết và cướp tài sản, nhưngcó báo đã đưa tin rằng họ là tìnhnhân và tên kia phạm tội do ghentuông. Bên trong ngôi nhà vọngra tiếng chửi rủa, đe dọa đi theolà những mảnh gạch vỡ, bênngoài đám người hiếu kì xen lẫnbức xúc vây quanh khiến tôi cảmthấy kinh hãi. Lúc chạy ra đượcđường lớn an toàn, tôi đã òakhóc, cảm thấy bất lực và tôimuốn bỏ cuộc. Mẹ tôi biếtchuyện đã xuống tận nơi “áp tải”tôi về quê nhà vì bà không muốncon gái bà liều mạng thêm lầnnào nữa.

Dự định viết về cuộc sốngcủa những người sống dưới mứcnghèo khổ ở khu gầm cầu,những người đi vác hàng thuê ởChợ đầu mối Long Biên đãkhông kịp hoàn thành. Tôi bỏlại sau lưng cả ước mơ dang dởcủa bố tôi, để rồi ông giận tôichẳng nói gì suốt nửa năm trời.

Đừng là đốm lửa tànBây giờ các phương tiện

truyền thông đại chúng đã cởimở, vai trò của báo chí đã đượcbiết đến nhiều hơn, nhiều đại ánhay trọng án có sự góp phầnkhông nhỏ của các nhà báo đãdũng cảm đưa ra ánh sáng,người dân cũng tìm tới nhà báonhiều hơn vì họ tin nhà báo sẽgiúp được họ. Xong đâu đó,nhiều báo và nhiều phóng viêncũng trở nên cẩu thả, dễ dãi. Họsáng tạo ra những “đứa con tinhthần” theo mô tuýp “sốc, sex,sến” làm cộng đồng dậy sóngnhưng lại chẳng đem đến ýnghĩa tích cực. Một ngày biếtbao tin tức tiêu cực ập đếnnhưng kéo dài cả một trang báophần nhiều là tin tức về giếtchóc, đánh ghen, bệnh tật, lộhàng.. khiến người đọc cảmthấy cuộc sống quá nhiều mệtmỏi, đâu rồi những bài phóngsự, phản ánh chất lượng và sâusắc, những bài viết mà đọc rồikhiến con người ta muốn sốngtốt hơn, tin tưởng vào nhữngđiều tốt đẹp đang hiện hữu?

Tôi đã từng muốn là cây cầunối, đại diện những tiếng nóiyếu ớt để đưa tới những nơi cầnđược nghe và thấu hiểu nhưngtôi không đủ lửa để đeo đuổiđiều đó. Tuổi nghề và nhữngtrải nghiệm của tôi không nhiềunhưng đủ quý giá để tôi hiểuđược rằng, người làm báo phảinhư ngọn lửa luôn cháy rực rỡ.Nó phải được hun đúc thậtnhiều, trau dồi bằng bản lĩnh,làm nghề nghiêm túc, đau đáuvới nó rồi dấn thân và không từbỏ. Là nhà báo thì đừng lànhững đốm lửa tàn, lóe sáng rồivụt tắt thật nhanh. TÚ LINH

Để ngọn lửa nghề không tắt

Gầm cầu Long Biên, bãinổi ven sông, chợ đầumối… tôi đã đi thậtnhiều, tìm thật nhiềuchất liệu cho những bàiviết của mình. Nhưngrồi tôi lại nhận viết vềmảng đề tài là nhữnggóc khuất đằng saunhững vụ án “cướp,giết, hiếp”. Một đứacon gái không bao giờdám đi qua nghĩa trang,thấy máu là xỉu nhưngchấp nhận thử thách vànhận về những bài họcxương máu. l Ảnh minh họa.

Page 15: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

15Số 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019PHÓNG SỰ - GHI CHÉPhttp://baophapluat.vn

Bên kia giấc mơ màu hồng?Hiện nay trên cả nước có

nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngànhbáo chí như: ĐH Khoa học Xãhội và Nhân văn (ĐH Quốc giaHà Nội), Phân viện Báo chí -Tuyên truyền (Hà Nội) và ĐHKhoa học Xã hội và Nhân văn(ĐH Quốc gia TP.HCM)... Mỗinăm, các cơ sở này đều đặn cho“ra lò” khoảng hàng ngàn cửnhân báo chí. Cứ mỗi năm, xã hộilại đón nhận hàng trăm phóngviên, nhà báo tương lai, nhưngnhững giấc mơ màu hồng vềtương lai nghề báo có thực sự nhưchúng ta vẫn nghĩ?

“Một công việc như thế mớihấp dẫn, thử thách được tinh thầntrẻ. Làm nhà báo được ăn, đượcnói, được đi nhiều, biết lắm lại cóthể viết bài cộng tác với các báo vàkiếm tiền ngay từ khi còn ngồi trênghế giảng đường…” - rất đông cácbạn sinh viên chuyên ngành báochí đã tự tin phát biểu như vậy.Nhưng thực tế ra sao…?

Nguyễn Thu Hằng là sinhviên năm cuối Học viện Báo chívà Tuyên truyền, dù chưa chínhthức hoàn thành chương trình Đạihọc nhưng cô đã có “kinhnghiệm” cộng tác với 5 tờ báokhác nhau. Dù vậy, nhưng Hằngchia sẻ chật vật và có những lúc

muốn bỏ nghề vì thấy “nản”. Cônhớ lại những ngày đầu công việcviết báo, cầm nhuật bút chỉ có vàitrăm nghìn trong tháng đầu tiênnhưng cũng đầy tình yêu nghề vàđam mê làm báo.

Năm cuối tốt nghiệp chật vậtđi đăng ký làm cộng tác viênkhắp các cơ quan báo chí từ lớnđến nhỏ. Hằng bắt đầu nản chí vìbản thân mình kiệt sức phải chạytheo tòa soạn cùng với lượng bài“nhỏ giọt” mà cô thực hiện hàngtuần. Có tuần Hằng viết 3 bàinhưng đều bị từ chối. Thế mớithấm cái câu “sự thực không nhưlà mơ”, cô sinh viên báo chí vừatốt nghiệp vỡ mộng với ước mơmàu hồng của mình bấy lâu nay.

“Trước đây mình nghĩ, làmbáo sẽ được đi nhiều nơi, gặp gỡnhiều người tăng mối quan hệ.Nhưng, thực tế đi làm mình vỡmộng và nhiều chuyện khôngnhư mình nghĩ. Dù mình đi cộngtác vài báo một lúc cũng khôngđủ tiền xăng xe đi lại, chưa kểlượng bài cũng ít”. Hằng chia sẻ.

Một vị trí chính thức củaphóng viên trẻ ở một tờ báo làkhông nhiều vì phải luôn cạnhtranh với những người đi trướcđầy kinh nghiệm “trận mạc” và cảnhững người trẻ mới vào nghề.Nguyễn Văn Khôi (sinh viên HVBáo chí và Tuyên truyền) đã hơn

một năm chật vật, lăn lộn đi rải hồsơ khắp các tòa soạn chỉ mong cómột vị trí “hợp đồng” trong mộttờ báo nào đó. Dù ra trường, Khôivẫn phải “ăn bám” bố mẹ. Số tiềnít ỏi anh đi cộng tác chỉ đủ tiềnxăng xe đi lại. “Chán nản, muốnbỏ nghề”, xoay sở mãi, cuối cùnganh cũng ký được hợp đồng làm“báo” với một công ty. Một thángnội san công ty “xuất bản” mộtlần, lượng bài đăng thì 2/3 được“ghim” sẵn, còn lại Khôi lại phải“nai lưng” đi viết.

Lương hợp đồng hàng thángchỉ đủ “sống ở Thủ đô” với mứctối thiểu, nhuận bút từ các bài viếtthu được không đáng kể, thời gianđể viết cho các tờ báo khác khôngnhiều bởi “giờ hành chính” đãchiếm gần hết “quỹ giờ” của anh.

Nhìn các bạn thành đạt,chuyển nghề kinh doanh, Khôichỉ biết tự lắc đầu: “Làm báo nộibộ công ty rất bó buộc, nội dung,chủ đề bị hạn chế nhiều. Nhìnlại đam mê, hoài bão khi xưavào trường bay đi đâu hết. Chảbiết đến bao giờ mới có thẻ nhàbáo với mác “phóng viên nộibộ” thế này”.

Tốt nghiệp, sinh viên báo chíở lại các thành phố lớn và đầuquân được vào các tờ báo có tiếngtăm chỉ đếm được trên đầu ngóntay. Số còn lại chủ yếu làm báo

dạng thử việc, hợp đồng ngắnhạn, tạm tuyển nên “thâm niên”mấy tháng làm cho một tờ báo làchuyện thường tình.

“Những chú chim non” đã vộibơ vơ, lạc lõng ngay những ngàytháng mới bay ra “biển lớn”.

Nhọc nhằn cầm cự haychuyển nghề?

Theo con số thống kê từ mộtlớp báo chí (TrườngĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) đãra trường thì trong 100 sinh viêncó khoảng 30 người theo nghềbáo, 19 sinh viên làm PR (quanhệ công chúng cho các công ty),11 sinh viên làm trái nghề, 12người vẫn thất nghiệp vàkhoảng 8 người “theo chồng bỏcuộc chơi”…

Nhiều sinh viên mới ratrường, với tấm bằng loại ưunhưng không thể “chen chân”vào được một tòa soạn báo “chora hồn”. Người cố gắng cầm cựtheo nghề được 1 năm rồi bỏ,người vài tháng phải chuyểnviệc. Sau 04 năm miệt mài trênghế nhà trường, khoảnh khắc tốtnghiệp chính là lúc chúng tabước ra một cuộc chơi mới.

Theo thống kê, chỉ có 1/3 sốsinh viên báo chí tốt nghiệp vàođược các báo, đài, 2/3 còn lại đilàm đủ thứ nghề để kiếm sống,

đó là thực tiễn khắc nghiệt. Xãhội càng phát triển, đòi hỏingười làm báo phải thích ứngnhanh nhạy với nghề và bắt kịpthời đại. Nghề báo vốn dĩ cóquy luật đào thải khắc nghiệt, aithực sự có khả năng mới có thểbám trụ lại với nghề. Chính vìvậy, không ít phóng viên trẻ mớivào nghề chưa kịp “nóng chân”đã vội vàng bỏ nghề đi tìm cáccơ hội mới.

Giống trường hợp của bạnCao Thị Duyên (Chuyên ngànhBáo chí, ĐH Văn hóa Nghệthuật Quân đội), từng có thờigian cộng tác cho một số báonhỏ. Duyên ra trường với mongmỏi được có một công việcchính thức tại tòa soạn mà côđam mê. Tuy nhiên, khi bướcvào nghề lại đủ mọi gian nan.Duyên chia sẻ, nhiều kĩ năngnghiệp vụ chưa vững, việc họcở trường chưa áp dụng đượcvào công việc buộc cô phải bắtđầu lại. Dần dần khiến Duyênchán nản và bỏ nghề sau hơn 6tháng chật vật đi tìm kiếm cơhội tại các toà soạn. Chính thứcgác lại hoài bão làm phóngviên sau 4 năm nung nấu dướimái trường, Duyên về nhà vàtìm bến đỗ cho riêng mình.Không ít phóng viên trẻ có sựlựa chọn như Duyên, họ tạmgác những ước mơ để tìm kiếmlựa chọn khác.

Giống như Duyên, nhiều bạntrẻ học báo chí nhưng khôngtheo nghề mà chuyển hướngsang PR, quảng cáo, sự kiện haykinh doanh. Đa số họ cho rằngbản thân không thể duy trì mứcsống ít ỏi thời gian đầu đi làmbáo và sẽ đi làm công việclương ổn hơn. Mặt khác, nhiềubạn mới ra trường bị “ngợp”trước thực tế làm báo khôngnhư suy nghĩ “màu hồng” ngồitrên ghế nhà trường khiến bảnthân nhanh chán nản và tuyệtvọng. Cùng với sự cạnh tranhkhốc liệt tại các tòa soạn khiếnnhững phóng viên trẻ bơ vơgiữa đôi dòng nước “ở lại hoặcra đi”.

Ở một góc độ nghề nghiệp,nghề báo không hẳn là quá khókhăn trong cơ hội việc làm.Hàng năm nó vẫn được xếp vàotop các công việc có triển vọngnghề nghiệp tốt nhất khối ngànhXã hội – Nhân văn. Tuy nhiên,để được thành quả nhất địnhtrong nghề, người phóng viêntrẻ phải “bền gan, vững chí”.Nhiều nhà báo từng chia sẻ đólà “độ lì” với nghề, sự kiên trìvà cố gắng không ngừng nghỉđể học hỏi và cống hiến.

“Một nghề dễ thấy vinh quangthì cũng phải chấp nhận rất nhiềurủi ro, thách thức. Nếu bạn làngười không thực sự có khả năngvà tố chất thì đừng chọn báo chí,đừng ảo vọng vào những điều màthượng đế dành cho người khácchứ không phải cho mình…” -một cựu sinh viên báo chí từngchia sẻ như vậy.

Có lẽ sẽ có những chông gaitrước mắt, tuy vậy, nghề báovẫn sẽ rộng mở với những ai ưathử thách yêu nghề, có sự kiêntrì và bản lĩnh để bám trụ vớinghề. MINH HẢI

Phóng viên trẻ và những bấp bênh nghề nghiệp!

Công việc làm báoxếp thứ 5 trong 10nghề được các bạn trẻlựa chọn nhiều nhấthiện nay mặc dù đó làmột công việc nhọcnhằn, gian nan và nguyhiểm... Trước những“màu hồng”, trướccánh cửa của làng báonhư được ăn, được nói,được đi nhiều nơi thìthực tế, số phận nhữngphóng viên trẻ có đẹpđến thế?

lCông việc báo chí đòi hỏi sự bản lĩnh, kiên trì và bền bỉ.

lGiấc mơ màu hồng về sự hào nhoáng của nghề báo khiến nhiều bạn trẻ vỡ mộng. lDuyên đã quyết định chuyển nghề và quay về tìm bến đỗ sau 1 năm chật vậttheo nghề báo.

Page 16: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

http://baophapluat.vnSố 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/201916 PHÁP LUậT - đờI SốNG

Công nhiên đoạt xươngcủa người chết

Theo lời kể của anh Xô, ngày28/11/2017, gia đình anh thựchiện việc “thay áo” cho bố làông Nguyễn Công Việt đã mấttrước đó vài năm. Giúp gia đìnhanh “thay áo” cho ông Việt córất nhiều người họ hàng, thânthích, trong đó có anh NguyễnCông Chiêu (SN 1973, con chúruột anh Xô). Quá trình “thayáo” cho bác, anh Chiêu bất ngờlấy đi một mẩu xương của ôngViệt. Trước khi lấy, anh ta xinphép họ hàng, xin phép người đãkhuất cho mình được lấy mẩuxương mang về thờ để anh emtrên dưới thuận hòa.

Nghe Chiêu nói vậy, mộtngười trong họ bảo Chiêu cóthể lấy tóc, không được lấyxương. Bản thân anh Xô và giađình cũng không đồng ý choanh Chiêu lấy xương của ôngViệt mang đi. Tuy nhiên, ngườiem họ anh Xô vẫn cố tình thựchiện mục đích của mình khiếnanh Xô tìm gặp, xin lại mẩuxương bị Chiêu đoạt đi đểmang về chôn cất cha cho đầyđủ. Thế nhưng anh Chiêukhông trả lại xương.

“Chiêu bảo với tôi là khôngtrả, báo ai thì báo, báo công ancũng không sợ”, anh Xô nóiđồng thời cho biết không đòiđược xương nhưng cũng khôngthể để hài cốt của cha ở trên mãinên gia đình phải thực hiện cácnghi lễ, chôn cất. Sau đó, giađình anh Xô đã làm đơn tố cáo,cầu cứu khắp nơi.

Trong đơn tố cáo, anh Xôcho rằng mọi việc bắt nguồnnguyên nhân Chiêu nghi ngờanh không phải con ruột của ôngNguyễn Công Việt. Đây chính làlý do Chiêu đã chiếm đoạt bộphận hài cốt của ông Việt mangđi nhằm mục đích giám địnhADN xem anh Xô có phải conruột của ông hay không. “Trướcđó, năm 2016, mẹ anh Chiêu đãsang nhà tôi nói tôi không phảicon của bố tôi. Gia đình Chiêucũng không theo giỗ họ tại nhàtôi nữa. Hiện tại, hai gia đìnhkhông đi lại với nhau nữa”, anhXô buồn bã cho biết.

Ước mong bình yênTheo anh Xô, việc làm của

Chiêu nhằm xúi giục, lôi kéomột số người họ hàng tẩy chayanh để thực hiện mục đích

chiếm đất do bố, ông để lại.Đây là hành vi có động cơ đêhèn. Do đó, anh Xô đề nghịcông an khởi tố Nguyễn CôngChiêu về tội xâm phạm thi thể,mồ mả, hài cốt. Đồng thời yêucầu công an thu hồi phần xươnghài cốt mà Chiêu đã chiếm đoạtđể trả cho gia đình anh, nhằmmai táng phần hài cốt của bốanh được đầy đủ.

Tháng 2/2018, Công anhuyện Yên Phong đã có vănbản trả lời đơn tố cáo của anhXô. Theo Công an huyện YênPhong, Nguyễn Công Chiêu lấymẩu đốt xương chân của ngườichết về, đưa lên bàn thờ nhàmình thờ cúng, không mongmuốn xâm hại đến hài cốt củangười đã khuất, nên hành vi nàychưa đến mức xử lý hình sự. Dođó, Công an huyện Yên Phongquyết định không khởi tố vụ ánhình sự, mà chỉ ra quyết địnhxử phạt vi phạm hành chính đốivới Nguyễn Công Chiêu.

Trước quyết định trên, giađình anh Xô tiếp tục gửi đơnkhiếu nại đến Công an tỉnh BắcNinh và Thanh tra Bộ Công an.Sau một thời gian đấu tranh,tháng 12/2018 Công an huyện

Yên Phong mới khởi tố vụ ánđể điều tra, thu giữ mẩu xươngmà Chiêu đang giữ. Tuy nhiên,phải đến ngày 10/5/2019, Cơquan cảnh sát điều tra – Côngan huyện Yên Phong mới thựchiện việc khai quật mộ, kiểmđếm các loại xương, chuyểnđến Viện khoa học hình sự BộCông an để tiến hành giámđịnh, so sánh với mẩu xươngmà Chiêu giao nộp.

Gia đình anh Xô đã đề nghịsau khi giám định xong, nếu kếtquả 2 mẩu xương là của bố anhthì công an phải trả ngay chogia đình chôn cất, tránh việcđào lên, đào xuống khiến ngườichết không yên. Bởi theo lờitâm sự của anh Xô, từ ngày chaanh mất, gia đình anh đã phảitrải qua rất nhiều sóng gió, vợcon bị đặt điều, bản thân anhluôn canh cánh nỗi đau vì chachưa được vuông tròn.

“Nguyện vọng của tôi là trảlại xương cho thầy tôi, đừngquấy quả gia đình tôi nữa, hãyđể gia đình tôi được bình yên,thầy tôi được vuông tròn”, anhXô nói đồng thời mong các cơquan chức năng xử lý Chiêutheo đúng quy định của pháp

luật. Trước đó, anh Xô và giađình chỉ muốn Chiêu đứngtrước họ tộc xin lỗi, trả lạixương cho bố anh. Tuy nhiên,Chiêu đã không xin lỗi, khôngtrả lại xương mà giữ trong thờigian dài khiến gia đình anh rấtbức xúc, đau khổ. Cũng theochia sẻ của anh Xô, đến nayviệc giám định xương vẫn chưacó kết quả.

Chia sẻ về vấn đề này, luậtsư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sưTP Hà Nội) cho biết đây làtrường hợp hi hữu mà ông gặp.Người ta đòi vàng, đòi bạc, nhàcửa, đây lại đi đòi xương ngườiđã khuất. Khi nghe anh Xô vàngười thân trình bày vụ việccủa mình, ông Ứng thấy có xúcđộng và xót xa. Một người contrai hơn 2 năm miệt mài đi đòixương cha về để người chađược yên nghỉ. Ngược lại, ôngcũng trách cháu trai của ngườiđã khuất. Bởi người ngoài cònkhông xâm phạm mồ mả ngườikhác, huống chi đây lại là concháu trong nhà.

Tiếp lời, vị luật sư cho rằngđây là vụ việc rất đơn giảnnhưng không hiểu vì lý do gìsau khi thu đoạn xương từChiêu về, cơ quan công an lạigiữ hơn 1 năm mà không trả vềcho gia đình anh Xô. Quá trìnhgiữ, cơ quan công an cũngkhông giám định xem đó cóphải xương của ông Việt haykhông mà cũng không trả lạicho gia đình anh Xô dù họ đãlàm rất nhiều đơn, gửi tới rấtnhiều cơ quan chức năng…Cũng theo luật sư Ứng, đáng lẽ,việc giám định xương phảiđược thực hiện khi cơ quanchức năng nhận được đơn tốcáo của anh Xô để gia đình họkhông phải đi khiếu nại kéo dàigần 2 năm qua.

“Lúc đầu, gia đình anh Xôchỉ có yêu cầu anh Chiêu đứngtrước họ xin lỗi, trả lại xươngngười đã khuất là xí xóa mọichuyện. Tuy nhiên, Chiêukhông làm mà công an cũngkhông trả xương khiến gia đìnhbức xúc. Trong vụ án này, cơquan công an nên có sự đồngcảm với gia đình anh Xô thìmới có đường lối xử lý nhânvăn”, luật sư nói đồng thời chobiết tổn thất về mặt tinh thầnnhà anh Xô là rất lớn. Họ liêntục phải đào mộ cha lên, canhcánh việc hài cốt của cha bịthiếu, không được yên, đau khổlắm. “Người đời có câu tối kỵđào mồ cuốc mả ông cha nhưngcực chẳng đã, gia đình anh Xôphải thực hiện để mong bốmình sẽ được chôn cất toànvẹn, đầy đủ”. HỒNG MÂY

Nỗi buồncủa

người congian nan đi đòi…

mẩu xươngcho cha

lAnh Xô chia sẻ với phóng viên.

Tên Trung tâm: TRUNG TÂM TRỌNG TÀIQUỐC TẾ HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 16 ngõ 236 đường Lê Trọng Tấn,phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, thành phố

Hà Nội. Lĩnh vực hoạt động: Giải quyết tranh chấp thương

mại bằng trọng tài và hòa giải tranh chấp thương mạitheo quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số:09/TP/ĐKHĐ-TT do Sở Tư pháp TP Hà Nội cấp ngày15 tháng 05 năm 2019.

Thời điểm bắt đầu hoạt động: 15/06/2019

CÔNG BỐ THÀNH LẬP TRUNG TÂM TRỌNG TÀI

Mồ côi mẹ khi còn khá sớm nên anh Xô dành trọntình cảm cho người cha hết mực yêu thương, bảoban anh. Thế nhưng “cha già như chuối chín cây”,tháng 7/2015, cha anh Xô qua đời. Cuối năm 2017,anh Xô bốc mộ cải táng (“thay áo”) cho cha theotập tục địa phương với sự giúp đỡ của họ hàng thânthích. Nhưng rồi một lần nữa, nỗi đau lại ập xuốnggia đình anh khi người cháu họ chiếm đoạt mẩuxương của cha anh Xô. Đó là câu chuyện hi hữu xảyra đối với gia đình anh Nguyễn Công Xô (SN 1981,ở Trung Nghĩa, Yên Phong, Bắc Ninh). lLuật sư Bùi Đình Ứng (áo trắng) trao đổi với bố vợ anh Xô.

Page 17: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

17Số 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019http://baophapluat.vn NHỊP CẦU BẠN ĐỌCTrước đó, vào ngày 4/6/2018

TAND Hà Nội đã mở phiên toàxét xử sơ thẩm Vụ án hình sự số198/2018/HSST. Theo phánquyết của HĐXX, ông Vũ ViệtCường (sinh năm 1961), là cựucán bộ của Trung tâm chuyểngiao tiến bộ kỹ thuật ngô – ViệnNghiên cứu ngô (Trung tâmCGTBKT ngô) bị xử phạt 15tháng tù về tội “Buôn bán hànggiả là giống cây trồng”. Tuynhiên, ông Cường cho rằng mìnhbị oan nên đã làm đơn kháng cáovà vụ án được TAND Cấp cao tạiHà Nội thụ lý phúc thẩm.

Đến ngày 1/3/2019, TANDCấp cao tại Hà Nội đã mở phiêntoà xét xử phúc thẩm vụ án đốivới Bản án hình sự số198/2018/HSST ngày 4/6/2018của TAND Hà Nội. Theo hô sơvụ việc, tháng 9/2014, Trung tâmCGTBKT ngô ký Hợp đồng số24/HĐ-SXHG với Hợp tác xãdịch vụ nông nghiệp HoằngTrung (HTX DVNN HoằngTrung), địa chỉ huyện HoằngHóa, tỉnh Thanh Hóa, về việc sảnxuất 08 ha giống ngô lai LVN885. Ông Cường là cán bộ kỹthuật của Trung tâm CGTBKTngô được phân công hướng dẫnkỹ thuật cho quá trình sản xuất.

Tháng 01/2015, HTX DVNNHoằng Trung thu hoạch số ngôđược sản xuất theo Hợp đồng số24/HĐ-SXHG với sản lượng thuđược 26.640kg ngô bắp vàchuyển về Trung tâm CGTBKTngô. Sau khi sàng lọc và kiểmnghiệm hai lần, số lượng sảnphẩm thu được còn lại 24.010kgngô hạt. Theo biên bản kiểm tracủa Phòng Kiểm nghiệm chấtlượng hạt giống (thuộc Viện

Nghiên cứu ngô) xác định lô hàngcó tỷ lệ lẫn tạp là 17,7%, do vậykhông đủ chất lượng để sản suấtgiống ngô lai LVN 885.

Vì lô hàng không đủ chấtlượng, Trung tâm CGTBKT ngôtừ chối thanh toán chi phí sản xuấtcho người nông dân. Do vậy, Banchủ nhiệm HTX DVNN HoằngTrung đã khởi kiện Trung tâmCGTBKT ngô tại Tòa án nhândân huyện Đan Phượng.

Trước tình hình ấy, tháng8/2015, ông Cường đã đề xuấtvới Ban lãnh đạo Trung tâmCGTBKT ngô cho bán thanh lýlô hàng 24.010kg ngô hạt để lấytiền trang trải chi phí sản xuấtvà giải quyết quyền lợi cho bà

con nông dân tại HTX DVNNHoằng Trung.

Đươc sư đông ý của Giám đốcTrung tâm CGTBKT, ngày17/9/2015, ông Cường ký Hợpđồng bán thanh lý lô hàng 24.010kg ngô hạt cho ông Bùi Duy Hòa(nguyên là Phó Giám đốc Trungtâm CGTBKT ngô).

Mặc dù, ông Hòa biết rõnguồn gốc, chất lượng và lý do vìsao Trung tâm CGTBKT ngôphải bán thanh lý lô hàng 24.010kg ngô hạt, nhưng sau khi muaông Hòa đã tự mình tổ chức việcsao tẩm hạt ngô tại Phố Nối(Hưng Yên). Tiếp đến ông Hòavào Thanh Hóa mua bao bì nhãnmác do Công ty Nam Phong sản

xuất và tổ chức đóng gói, in nhãnmác giả tại Đền Đô (Bắc Ninh).Sau đó ông Hòa chở số ngô giả đitiêu thụ tại các tỉnh Lào Cai, YênBái và bị phát hiện bắt giữ.

Ngày 15/9/2016, Cơ quanCảnh sát điều tra – Công an thànhphố Hà Nội đã khởi tố vụ án:Buôn bán hàng giả là giống câytrồng, đồng thời ra quyết địnhkhởi tố bị can đối với ông Cườngvà ông Hòa về tội “Buôn bánhàng giả là giống cây trồng”.Ngày 04/6/2018, TAND TP HàNội đưa vụ án ra xét xử và quyếtđịnh xử phạt ông Cường 15 thángtù về tội “Buôn bán hàng giả làgiống cây trồng”.

Không đồng ý với Quyết định

của TAND TP Hà Nội, ôngCường làm đơn kháng cáo tớiTAND Cấp cao tại Hà Nội. Ngày1/3/2019, TAND Cấp cao tại HàNội mở phiên toà công khai xétxử phúc thẩm hình sự đối với cácbị cáo. Tại phiên toà, HĐXXphúc thẩm đồng ý với quan điểmcủa TAND thành phố Hà Nội.Tuy nhiên, HĐXX thay đổi biệnpháp áp dụng hình phạt, từchuyển phạt tù sang phạt tiền. Cụthể, HĐXX quyết định sửa Bảnán sơ thẩm hình sự số198/2018/HSST ngày04/06/2018 của TAND thành phốHà Nội về phần trách nhiệm hìnhsự đối với bị cáo: Tuyên bố các bịcáo Bùi Duy Hoà và Vũ ViệtCường phạm tội buôn bán hànggiả là giống cây trồng. Xử phạt bịcáo Bùi Duy Hoà 100 triệu đồng,bị cáo Vũ Việt Cường 30 triệuđồng.

Do cho rằng kết luận trongbản án của Tòa án không phù hợpvới những tình tiết khách quancủa vụ án. Ông Cường đã làmđơn gửi cho Chánh án TAND Tốicao để đề nghị giám đốc thẩmtoàn bộ vụ án. Ông Cường chorằng: “Bản án sơ thẩm và bản ánphúc thẩm xác định lô 24.010kgngô mà Vũ Việt Cường bán choBùi Duy Hòa là hàng giả về chấtlượng là không có căn cứ. Có sailầm nghiêm trọng trong việc ápdụng pháp luật. Có vi phạmnghiêm trọng về tố tụng trongviệc phê chuẩn Quyết định khởitố bị can đối với tôi”.

Hiện nay đơn đề nghị của ôngCường đã được gửi tới Chánh ánTAND Tối cao và Viện trưởngVKSNDTC để xem xét giảiquyết theo đúng thủ tục quy địnhcủa pháp luật. SINH NGUYỄN

Theo nội dung bà Thuần phảnánh, từ năm 2015 bà thuê căn nhàsố 16 – phố Bảo Khánh để tổchức kinh doanh nhà hàng ẩmthực. Tháng 12/2018, gia đình số18 – Bảo Khánh tiến hành xâydựng nhà ở sai giấy phép xâydựng được cấp. Quá trình xâydựng không đảm bảo an toàn vệ

sinh, gây ồn và ô nhiễm môitrường ảnh hưởng nghiêm trọngtới cuộc sống, sinh hoạt và sứckhoẻ của các hộ dân xung quanh.Cụ thể, gia đình số 18 đã xây lấnchiếm phần vỉa hè của con phố,mái hiên của căn nhà xây mớivượt quá so với trước 0,5m. Đặcbiệt kể từ khi tiến hành việc xây

dựng của gia đình số 18 – BảoKhánh, căn nhà bà Thuần đangthuê bắt đầu xuất hiện nhiều dấuvết nứt chạy ngang và dọc cácbức tường. Hiện tượng nứt xảy ranghiêm trọng nhất tại bức tườngtrên tầng 3 phía sát với công trìnhxây dựng của hộ gia đình 18.

Do ảnh hưởng từ việc xây

dựng công trình nhà ở tại số 18– Bảo Khánh nên việc kinhdoanh của bà Thuần gần nhưphải ngưng hoạt động. Theo bàThuần, việc kinh doanh của giađình bà từ tháng 2 đến tháng5/2019 không thể hoạt động bìnhthường vì lo sợ an toàn. Bụi, bẩnvà tiếng ồn phát sinh từ việc dỡbỏ, đập phá công trình của hộ giađình số 18 khiến cho thực kháchkhông dám đến nhà hàng của bàThuần. Việc này ảnh hưởng trựctiếp đến kết quả hoạt động kinhdoanh của bà Thuần.

Trao đổi với phóng viên, bàThuần nói: “Tôi đã nhiều lần làmđơn phản ánh vi phạm xây dựngcủa gia đình số 18 – Bảo Khánhđến UBND phường, quận, thànhphố. UBND phường Hàng Trốngcó mời 2 gia đình lên giải quyếtnhưng không có kết quả. UBNDphường cũng nắm được sai phạmtrong xây dựng của hộ gia đình số18 nhưng không có biện pháp tíchcực, không đình chỉ thi công côngtrình. Tôi không hiểu hộ gia đìnhsố 18 này là ai mà cố tình đứngtrên pháp luật, ngang nhiên viphạm như vậy?”.

Tại buổi làm việc với phóngviên, ông Trần Quốc Trung – PhóChủ tịch UBND phường HàngTrống cho biết: Khi nhận đượcphản ánh của bà Thuần, UBNDphường đã mời bà Thuần và đạidiện gia đình hộ 18 – Bảo Khánh

đến làm việc. Tuy nhiên hai bênchưa thống nhất được phương ángiải quyết, nên phường chỉ lậpbiên bản sự việc”.

Liên quan đến nội dung phảnánh công trình số 18 – Bảo Khánhxây dựng sai phép, ông Trung chobiết: “Công trình này được cấpphép theo Giấy phép xây dựng số150 ngày 11/7/2018 của UBNDquận Hoàn Kiếm. UBNDphường cũng tiến hành kiểm traviệc xây dựng có sai phép haykhông. Qua kiểm tra chỉ pháthiện được công trình có vi phạmtrong việc xây lan can vượt quágiấy phép”.

Còn việc số nhà 16 – BảoKhánh do bà Thuần là đang sửdụng có hiện tượng nứt, ôngTrung nêu quan điểm: “Để đánhgiá chính xác nguyên nhân dẫnđến hiện tượng này thì UBNDphường đã hướng dẫn hai bênmời cơ quan thẩm định xâydựng vào kiểm tra”.

Trước vấn đề việc xây dựngcủa hộ gia đình 18 – Bảo Khánhvi phạm trật tự xây dựng, có dấuhiệu gây ảnh hưởng tới các côngtrình kế cận nhưng vì sao chínhquyền địa phương không đình chỉxây dựng? Phải chăng chínhquyền đang cố tình bao che, làmngơ cho vi phạm? Báo PLVN sẽtiếp tục thông tin sự việc.

NGUYỄN SINH

VỤ BUÔN BÁN NGÔ GIẢ TẠI HÀ NỘI:

Bị cáo vẫn tiếp tục kêu oan

Liên quan đến vụ áncựu cán bộ Viện nghiêncứu ngô “Buôn bánhàng giả là giống câytrồng”, mới đây, bị cáoVũ Việt Cường đã làmđơn đề nghị giám đốcthẩm đối với bản ánhình sự phúc thẩm vìcho rằng mình bị oan.

lÔng Vũ Việt Cường trao đổi với phóng viên về sự việc

HOÀN KIẾM - HÀ NỘI:

Công trình xây dựng sai phép gây nứt nhà dân

xung quanhMới đây, Báo PLVN nhận

được đơn của bà Trần ThịThuần (SN 1983 — là chủ sửdụng hợp pháp căn nhà số 16— Bảo Khánh — Hàng Trống —Hoàn Kiếm — Hà Nội) kêu cứuvề việc hộ gia đình số 18 —Bảo Khánh tiến hành xây dựngcông trình nhà ở sai phép, gâynứt và ảnh hưởng tới sinhhoạt, kinh doanh của gia đìnhmình. Mặc dù đã làm đơn gửicác cấp, thế nhưng đến naysự việc của bà Thuần vẫnchưa được giải quyết triệt để. l Công trình xây dựng tại số 18 – Bảo Khánh vi phạm trật tự xây dựng

nhưng không bị xử lý

Page 18: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

18 http://baophapluat.vnSốNG đẹPSố 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019

Những chuyến xe màu xanhCâu lạc bộ (CLB) Nhà báo

xanh là nơi hội tụ của các bạntrẻ đam mê báo chí, hiện làphóng viên và sinh viên tại HàNội. Họ là những người yêuthích viết về môi trường, cùngnhau đi đến khắp mọi miền đấtnước để truyền đi những thôngđiệp về phát triển cuộc sốngxanh bền vững. Được thành lậptừ năm 2010, CLB Nhà báoxanh đã đồng hành cùng hàngtrăm bạn trẻ đam mê báo chí đểviết về môi trường. Không chỉdừng lại là sân chơi để học hỏigiao lưu giữa các bạn trẻ làmbáo, Nhà báo xanh còn tổ chứcnhững chuyến xe về các tỉnhthành của đất nước mà họ gọi là“chuyến xe xanh”.

Từ những ngày đầu thànhlập cho đến nay, dù gặp nhiềukhó khăn để duy trì dự án vì đasố các bạn tham gia là nhữngphóng viên, sinh viên trẻ nênviệc có khả năng tài chính làđiều khá khó khăn. Nhưng, khichia sẻ về dự án, Lê PhươngThảo (Điều phối viên của Câulạc bộ) rất hiếm hoi kể về nhữngkhó khăn mà họ phải trải qua. ỞThảo hay bất kỳ thành viên

khác của dự án, họ đều kể vềlòng nhiệt huyết, những trảinghiệm đáng nhớ từ những hànhtrình của mình.

“Em muốn xây dựng cuộcsống xanh” câu nói quen thuộcmà bất cứ thành viên nào nói vềmục đích của mình khi đến vớiCLB Nhà báo xanh. Lê PhươngThảo chia sẻ: “Thông qua dự án,chúng em muốn xây dựng, kếtnối các bạn thành một mạnglưới, để cùng nhau xây dựngmột thế hệ xanh cho tương lai”.

Trong quá trình đi đến rấtnhiều các tỉnh thành, không phảinơi nào dự án cũng được thànhcông suôn sẻ như ý muốn. Cácthành viên chia sẻ rằng, khókhăn tài chính để thực hiện dự ánlà một phần, nhưng thuyết phụcphụ huynh hay người dân thamgia lại càng gian nan. Có một lầndự án thực hiện tại biển Cửa Việt(Hà Tĩnh), các bạn đến từng nhàthuyết phục phụ huynh cho cácem nhỏ tham gia hoạt động 7ngày học hỏi về môi trường.Nhưng có một phụ huynh nhấtquyết không đồng ý cho contham gia, khi có mặt tại gia đìnhđể thuyết phục cô ấy chỉ tay lênbàn thờ và gay gắt vì cậu con trai

11 tuổi đã mất vì đuối nước.Nhưng, các bạn CLB không nảnchí, mưa dầm thấm lâu thuyếtphục và đã được cô đồng ý vàcòn tham gia đồng hành cùng dựán trong suốt một tuần.

Đặc biệt, Dự án Bút XanhHà Giang 2018 bắt đầu diễn ravới sự tham gia của sáu cô gáitình nguyện viên (TNV) “báoxanh”. Cùng với đó là tháchthức lớn với “tin đồn” về mốiliên kết giữa CLB và Hội ThánhĐức chúa trời ở huyện QuangBình, Hà Giang. Sự hiểu nhầmkhiến dự án gặp khó khăn vôcùng và có nguy vơ bị hủy hoàntoàn. Sáu cô gái của dự án nămđó đã đến từng nhà thuyết phục,giải thích và kêu gọi các hộ giađình ủng hộ dự án. Nhiều phụhuynh còn đến gặp trực tiếpTNV để tìm hiểu thông tin kĩhơn. Học viên Đào Ngọc Longchia sẻ: “Em thấy các chị làngười tốt. Em không tin vào tinđồn. Ngày mai em vẫn tiếp tụctheo học lớp Bút Xanh.”. Thế là,Bút xanh Hà Giang kết thúctrong nước mắt của kỷ niệm, sựgắn bó và tình cảm người dândành cho CLB.

Mỗi dự án, câu lạc bộ đều

cùng nhau lên giáo án chươngtrình thật chi tiết để đảm bảo tốtnhất những hoạt động 7 ngày.Ngoài ra, các thành viên tổ chứcđi thực địa, thuyết phục chínhquyền và người dân cùng thamgia. Mỗi mảnh đất đặt chân đến,CLB Nhà báo xanh lại đón nhậnsự ủng hộ nồng hậu của mọingười. Họ cùng nhau nói vềcuộc sống, văn hóa, môi trườngvà phát triển bền vững. Từnhững nơi địa đầu Tổ quốc nhưHà Giang hay những vùng biểnô nhiễm như Hà Tĩnh đều đượcCLB đến và gửi gắm nhữngnhiệt thuyết tuổi trẻ và mộtthông điệp sống tốt đẹp. Lan tỏa sống xanh

Không chỉ là nơi để các bạntrẻ chia sẻ kinh nghiệm làm báovề môi trường với nhau, CLBNhà báo xanh còn mang trongmình một mục tiêu là lan tỏa lốisống xanh đến xã hội. Tất cả cáchoạt động của CLB tại các địaphương đều liên quan đến môitrường và nâng cao ý thức bảo vệthiên nhiên, phát triển bền vững.

Các buôi học cua dư án diễnra sôi nôi, vơi các kiên thưc vêbao vê môi trường như: biến đổikhí hậu, hạn chế rác thải nhựa

và túi ni — lông, tác hại của ônhiễm môi trường đến cuộcsống hay phát triển bền vững...cho chính các em nhỏ và ngườidân tại địa phương.

Đến với mỗi địa phương,CLB nhà báo xanh đều mangđến những hoạt động môitrường bổ ích. Các em nhỏ sẽđược học làm đồ tái chế, haycách viết được một tin trong báochí, đặc biệt là kỹ năng phỏngvấn và chụp ảnh. Dưới sự hướngdẫn của các tình nguyện viên,các em nhỏ tự tay viết lên mộttác phẩm báo chí về môi trườngở chính quê hương mình.

“Em rất vui vì các anh chịđem dự án Bút xanh về quê em.Em ước được tham gia nhữnghoạt động như thế này từ lâu rồi.Em cảm thấy mình được trưởngthành và năng động hơn khitham gia dự án. Em chưa bao giờtưởng tượng rằng mình sẽ tự tinphỏng vấn người dân xungquanh và viết về môi trườngsống tại quê em. Em mong saukhi dự án kết thúc, tụi em vẫnduy trì được các hoạt động củadự án tại địa phương để góp phầnbảo vệ môi trường và phát triểnBút xanh. Em ước sau này mìnhtrở thành nhà báo về môi trường”- Nguyễn Ánh Ngọc (học viêndự án tại Hà Tĩnh) chia sẻ.

Nhìn những bức tranh vềmôi trường, những ánh mắt háohức khi lần đầu tiên được học vềmôi trường đầy hứng khởi. Dựán của CLB không chỉ làchương trình thiện nguyện màcòn là hành trình đi gieo mầm“xanh” đến với mọi người. Rấtnhiều em nhỏ sau khi tham giaBút xanh đã tự tin nuôi dưỡngước mơ về một nhà báo môitrường tương lai của mình. Đặcbiệt chúng có ý thức hơn vớithiên nhiên và môi trường sốngxung quanh.

“Tôi mong muốn Câu lạc bộNhà báo xanh tiếp tục hỗ trợcon em trong thôn trong các kĩnăng viết báo về môi trường, tạođiều kiện cho các “phóng viênnhí” tác nghiệp” - bà Hồ ThịThủy Tiên, Chủ tịch Hội Liênhiệp phụ nữ xã Triệu Tài chia sẻsau 7 ngày đồng hành cùngCLB tại Hà Tĩnh.

�Đặc biêt, sự lan tỏa của Nhàbáo xanh không chỉ dừng lại ởviệc truyền ngọn lửa đam mê chocác bạn nhỏ, mà còn thay đổinhận thức về môi trường chongười dân địa phương. Theo chiasẻ, một bác nông dân đã tâm sựvới các phóng viên nhí về nỗikhổ sống cạnh chuồng lợn.Chính cuộc phỏng vấn đã khiếnhộ gia đình gây ô nhiễm tựnguyện lấp đất giảm mùi hôi.Nhiều người đã mua thùng phânloại rác đặt tại nhà, hạn chế dùngtúi ni lông và xả rác bừa bãi.

Chuyên xe mang kiến thứcvà kỹ năng báo chí và tình yêumôi trường vẫn sẽ tiếp tục lănbánh đến mọi nẻo đường của Tổquốc. Để những người trẻ viếtlên những bài ca về sống đẹp, vềsự tử tế từ chính những điều ýnghĩa đó là bảo vệ môi trườngsống xung quanh chúng ta.

TUệ MINH

Nhà báo xanh - học hỏi để yêu thương môi trường

Chuyến xe chở kiến thức môi trường và kỹ năng báo chí đã lăn bánh được khắp các tỉnh thành VĩnhPhúc, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Hải Phòng… Mỗi chuyến đi là câu chuyện của những người trẻ làm báo,truyền đi những thông điệp bảo vệ môi trường, yêu thương cuộc sống xanh đầy ý nghĩa và nhân văn.

lCác em nhỏ tại Hà Giang hào hứng tham gia lớp học phóng viên nhí.

lMột số tin môi trường do chínhcác phóng viên nhí thực hiện.

lCác phóng viên nhí trục tiếp đi phỏng vấn người dân để viết bài.

Page 19: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

Số 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019 19XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn DU LịCH TRảI NGHIệMNhững cuốn du ký để đời…

Những năm gần đây, ngườitrẻ trên khắp thế giới đang cóxu hướng du lịch “độc hành” vàghi chép lại hành trình mỗichuyến đi của mình trong mộtcuốn sách, thường gọi là du ký.Jose Naranja - một chàng cựukỹ sư hàng không người TâyBan Nha từng từ bỏ công việctrong mơ đối với nhiều ngườiđể đi chu du khắp thế giới tronghơn 13 năm. Nhưng có lẽ điềuđặc biệt hơn cả là cách Jose ghichép lại những chuyến đi ấyqua cuốn sổ nhỏ, thứ anh dùngkhông phải máy ảnh hay điệnthoại, mà là đôi mắt, bàn tay vàcây bút của chính mình. Cuốnsổ tay du lịch phủ kín dòng chữvà hình vẽ, mô tả lại chiêmnghiệm của cá nhân Jose vềnhững vùng đất anh đã đi qua,ghi lại khoảnh khắc ý nghĩatrong hành trình vòng quanhthế giới, trong đó có cả ViệtNam. “Một chuyến bay đếnvùng đất yêu thích, một cuốn sổtay và vô số bản phác thảo - đólà một phần cuộc đời tôi”, anhviết trong cuốn du ký của mình.

Không chỉ dừng lại ở nhữngcuốn sổ nhỏ ghi chép lại hànhtrình, đã có không ít nhữngcuốn du ký để đời mà trải quahàng chục năm, trăm năm thếhệ sau vẫn truyền tay nhau đọc.Tiêu biểu là cái tên JonathanRaban - một du khách độc hànhvà là tác giả của cuốn sáchCoasting. Ông kể về hành trình4.000 dặm trên biển của mìnhvới duy nhất một chiếc la bànlàm dụng cụ định hướng. HayAlex Garland với hành trìnhkhám phá những thiên đườngbiển nổi tiếng trên thế giới đượctác giả kể lại trong cuốn TheBeach. Rồi đến câu chuyệnnước Anh đầy hấp dẫn vớiphong cảnh cổ kính nên thơ,những con người hài hước quacách quan sát và giọng kể “tưngtửng” của nhà văn Bill Brysonvới cuốn du ký Notes From aSmall Island. Một cái tên kháccũng không thể không nhắc tớilà nhà văn người Mỹ Jack Ker-ouac, người đã dành hàng chụcnăm phiêu lưu trên vòng quanhnước Mỹ cũng những ngườibạn thuộc Thế hệ Beat của ông.Cuốn du ký kinh điển On theRoad của ông được đánh giá làmột trong những áng văn hùngvĩ nhất viết về thiên nhiên, cảnhquan nước Mỹ những năm1950. Cùng với các cuộc phiêulưu là những phiếm đàm vềnhạc jazz, thơ văn, cuộc sốngbụi đời và chuyển biến của đấtnước sau độc lập…

Không chỉ là những câuchuyện phiêu lưu tìm kiếmvùng đất mới, gặp gỡ conngười, nền văn hóa mới; nhiềucuốn du ký còn là những táihiện chân thực về chiến tranhhay thời điểm chuyển giao giữachiến tranh và hòa bình, đổimới con người, đổi mới đấtnước. Nhà báo nổi tiếng ngườiAnh Norman Lewis tới vùngNaple (Ý) tan nát vì chiến tranhvới tư cách là một sĩ quan tình

báo vào năm 1944. Nhữngtrang nhật ký của ông về đờisống con người nơi nạn đóihoành hành, nơi đàn ông bỗngtrở nên hèn hạ, nơi những phụnữ tử tế bị đẩy vào cảnh làm gáiđiếm… về sau đã trở thànhcuốn sách sống động về Naples- Naples '44. Cuốn sách còn lànhững tâm tư rất thật của tácgiả về vùng đất này, như ôngtừng tâm sự: “Nếu được sinh ralần nữa, tôi sẽ chọn nước Ý làmquê hương”. Nhà văn, nhà báongười Anh George Orwell cũngcó những áng văn đầy xúc cảmvề thế giới qua những cuộchành trình của ông. Một phầnlịch sử, một phần tự truyện, mộtphần du ký, tái hiện hình ảnhBarcelona trong những ngày đổnát của cuộc nội chiến Tây BanNha – đó nằm trong cuốn sáchHomage to Catalonia.

Ngay tại Việt Nam, nhật kýdu hành của nhà báo Đinh

Phương Linh là một chuyến duhành đầy chân thực và ý nghĩa.Thời sinh viên, cô từng chọncách đạp xe về nhà ăn Tết trênquãng đường dài 3.395 km từmùa đông Bắc Kinh về mùa xuânHà Nội ẩm ướt. Sau này khi trởthành nhà báo, cô có dịp kể lạihành trình đời mình qua cuốn duký “Đường về nhà” bởi cô chorằng đây là câu chuyện cần kể lại,và một lý do khác mà cô đưa ralà việc tiếp tục viết khiến cô đượctruyền cảm hứng và có đủ sứcmạnh để tiếp tục những hànhtrình khác của đời mình.

Du hành cùng giấy và bútTrên hết, những người du

hành khi kể lại hành trình dulịch của mình qua mỗi cuốn duký đều thể hiện một “nỗi lòng”khác nhau. Tựu chung lại đó làsự ghi dấu của họ ở một vùngđất mới để khi kể lại, người đọcnhững câu chuyện của họ sẽ lưulại những ấn tượng về mảnh

đất, con người nơi đó hay vềtâm tư tình cảm của chính tácgiả gửi gắm qua mỗi hành trìnhnày. Như câu chuyện về chàngkỹ sư Jose từng bỏ việc để đichu du khắp thế giới. Anh bàytỏ mong muốn của bản thân làcống hiến phần đời còn lại chonghệ thuật và du lịch. Bởi vậy,anh sẵn sàng đi và viết kể lạihành trình của mình qua cuốndu ký, thỏa mãn với bản thân.Cuốn sổ của anh từng là nguồncảm hứng du lịch cho rất nhiềucon người. Đối với câu chuyệnvề nhà ăn Tết bằng xe đạp trêncon đường dài hơn 3 nghìn câysố, tác giả Đinh Phương Linhmong muốn truyền tải thôngđiệp dù chặng đường có giannan, vất vả nhưng con ngườicũng nhờ thế mà khám phá,chinh phục những điều mới mẻ,đặc biệt là tình người ở nhữngnơi vốn xa lạ; quan trọng hơnhết là vượt qua chính mình.

Qua mỗi cuốn sách du lịch,người du hành nắm bắt đượctinh thần trong mỗi điểm đến,hành trình sau nối tiếp hànhtrình trước nhờ sự truyền cảmhứng và sự thấu hiểu suy nghĩquan điểm trong mỗi cuốnsách. Không chỉ vậy, thôngqua mỗi cuốn du ký, ngườiđọc cũng có thể tìm ra nhữngđịa điểm du lịch phù hợp vớiđiều kiện của mình. Ngày nay,việc ghi chép không chỉ đượclưu lại trên cuốn sổ, trang giấy,mà còn được chia sẻ rộng rãitrên mạng xã hội. Niềm cảmhứng của những chuyến điđược lan truyền rộng rãi trênFacebook, Youtube, Insta-gram, khi những vlogger,blogger du lịch mới nổi có tuổiđời ngày càng trẻ. Họ được cưdân mạng đặt cho những cáitên hài hước “cô nàng kínhcận nhà hàng xóm”, “anhchàng cao gầy làm việc ở bộphận bên cạnh”, ý chỉ mọingười bình thường cũng có thểdu lịch và chia sẻ câu chuyệndu hý của họ cho nhiều ngườikhác biết đến. Đi du lịch,khám phá những miền đất mớitrở thành 1 thứ "virus" tíchcực, lan toả, sục sôi trong lòngmọi người.

Trong báo cáo “Sức mạnhcủa du lịch tuổi trẻ”, Tổ chứcdu lịch Quốc tế (UNWTO) chobiết thế hệ thiên niên kỷ - Mil-lennials (từ khoảng năm 1980đến những năm đầu thập niên2000) chính là thế hệ vàng củangành du lịch hiện nay.UNWTO dự đoán rằng từ năm2020 sẽ có gần 300 triệuchuyến đi do người trẻ trên thếgiới thực hiện mỗi năm. Nhiềungười lầm tưởng rằng du lịchvới thế hệ Millennials khôngchỉ có ăn, ngủ, chơi và check-in. Nhưng có thể thấy, cuộcsống của thế hệ trẻ ngày nay rấtkhác so với ông bà, cha mẹ họ.Người trẻ khao khát tìm đếnvùng đất mới, cũng khao khátđược sống trọn vẹn từngkhoảnh khắc ở vùng đất mìnhđặt chân tới – đó cũng là tinhthần của thế hệ Millennials.Như câu chuyện 2 chàng sinhđôi Thế Vinh - Thế Bảo từnggây sốt trên mạng xã hội với bộảnh độc đáo tại Hàn Quốc. Họchia sẻ: “Những gì mình đã trảiqua giống như một thước phim.Mình muốn ghi lại những thướcphim đó để sau này khi mình cógià đi, mình có thể coi lại và“À”, chỗ này mình đã đi quarồi, phong cảnh chỗ này thì saothì sao”. Giống như nhà văn,nhà thơ Nguyễn Tuân từngquan điểm ông tôn thờ thứ “chủnghĩa xê dịch” trong mỗi sángtác văn học của mình, đi đây điđó để cảm nhận về cái hay, cáiđẹp của con người, của cuộcđời. Không định giá các chuyếndu lịch bằng tiền bạc, đối vớinhững người trẻ tự đi du lịch làmột cách để làm mới bản thânsau thời gian làm việc miệt mài,được khám phá thêm về thếgiới, được thưởng thức nhữnggiá trị nghệ thuật – nhân văncủa nhân loại tại điểm đến.ĐỖ TRANG - HÁN THU HÀ

Du ký - du hànhlTheo dự tính của UNWTO, đến năm 2020 sẽ có khoảng 300 triệu chuyến đi bởi người trẻ trên toàn thế giới.

Khái niệm du ký đã xuất hiện từ lâu, những cái tên nổi tiếng thế giới như JackKerouac, Laurie Lee, Jonathan Raban… qua những áng văn tuyệt vời về nhữngchuyến hành trình miệt mài đến những vùng đất mới, gặp gỡ những con ngườimới; mà trong đó họ cũng tìm thấy bản thân mình. Người trẻ thời hiện đại dườngnhư cùng đồng điệu với thôi thúc đó, cũng khao khát đi, trải nghiệm và ghi lạicuộc hành trình khám phá của riêng mình…

Cựu đệ nhất phunhân Mỹ AnnaEleanor Roosevelt từngviết: “Mục đích củacuộc đời chính là sốngnó, trải nghiệm đến tậncùng, háo hức vươn ravà không bao giờ sợ hãiđón nhận những trảinghiệm mới mẻ vàphong phú hơn”.

lCoasting kể về hành trình 4.000 dặm trên biển của tác giảvới duy nhất một chiếc la bàn làm dụng cụ định hướng.

lCuốn sổ tay du lịch theo sát Jose trên mọi hành trình chudu khắp thế giới.

lThe Road to Oxiana của tác giả Robert Byron được coi như cuốn Uy-lít-xơ của thể loại du ký.

Page 20: K NIM 94 NM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MNG VIT NAM 21/6/1925 … · Kiên Giang: S 916 Nguy n Trung Tr c, phng An Hòa, TP R ch Gia, t nh Kiên Giang * T: 0905555722 Phú Th : S 2747 ng

20 http://baophapluat.vnSố 167 (7.515) Chủ nhật 16/6/2019 THế GIớI TRONG TUầN

Học để trở thành “tiểu thư, thiếu gia”

Không phải chỉ có Danielle Liu,7 đứa trẻ khác bao gồm cả bé trai,tuổi từ 7-11, cũng được những chamẹ cho theo học một lớp về lễ nghi,ứng xử trên tầng thượng của mộtkhách sạn 5 sao tại trung tâmThượng Hải, vào mỗi thứ 7 cuốituần. 4 bé trai bảnh bao trong vestđen, thắt nơ cổ, đi giày bóng loáng.4 bé gái mặc váy xòe và tươi cười.Những bậc phụ huynh của các “cậuấm, cô chiêu” này đều có chungmột mong muốn, đó là những buổihọc này sẽ giúp con của họ trởthành “tiểu quý cô”, “tiểu thiếugia”, để rồi tỏa sáng giữa những đứatrẻ xuất thân trong các gia đình giàucó ở Trung Quốc.

“Cháu có vấn đề về sự ổn định”,ông Guillaume de Bernadac,chuyên gia về phong cách ứng xửkiểu Pháp tại Thượng Hải, nói vớimột cậu bé đang cố bước đi và giữthăng bằng cuốn sách trên đầu.

Sau bài tập này, những đứa trẻtrong lớp tiếp tục với bài tập về cáchăn uống, theo đó chúng phải ngồithẳng lưng và giữ khuỷu tay luôn ởngoài bàn ăn trong bữa trưa. “Cháusợ”, cậu bé tên Zachary lặp đi lặp lạicâu nói khi đang cố gắng vừa ănmón súp đậu xanh, vừa giữ cho haitờ giấy trắng kẹp hai bên náchkhông bị rơi xuống. Những tờ giấynày có tác dụng giữ khuỷu tay đúngvị trí, nhưng giữ chẳng bao lâu, sànnhà đã rơi đầy những tờ A4.

Những cô bé, cậu bé trong lớphọc còn phải thắt một dài duy băngmàu đỏ đằng sau vai để giữ cholưng luôn thẳng. Nếu không làmđược, chúng sẽ bị Bernadac hoặc

trợ giảng phê bình bằng tiếng Anhhoặc tiếng Trung.

Cạnh tranh khốc liệt Mẹ của cô bé Danielle Liu là chị

Cheng Liyan, tuy nhiên chị đã đổi tênsang tiếng Anh là Shirley, luôn mongmuốn đứa con duy nhất của mìnhphải “hoàn hảo”. “Để trở thành mộtngười phụ nữ quý phái, sang trọng,khỏe mạnh và uyên bác, tôi hy vọngcon bé có thể phát triển toàn diện bảnthân”, chị Cheng Liyan nói với giáoviên. Ngoài học lễ nghi phương Tây,chị Cheng Liyan cũng cho cô con gáiDanielle học bơi, piano và khiêu vũ,bộ môn mà cô bé yêu thích.

“Tôi luôn trò chuyện với con vàhỏi con bé rằng nó có thíchkhông?”, chị Cheng Liyan nói vàđồng thời thừa nhận có một cuộccạnh tranh khốc liệt để khẳng địnhvị thế tại Thượng Hải, thành phốquốc tế nhất Trung Quốc vớikhoảng 25 triệu dân.

Chị Cheng Liyan và 7 phụhuynh khác trong lớp học đã phảichi trả cho giáo sư Guillaume deBernadac số tiền 2.688 nhân dân tệ(tương đương 390USD) cho 4 giờđồng hướng dẫn con cái họ. Trongtiếng nhạc cổ điển, những đứa trẻhọc các kỹ năng xã hội, cách ănuống, ứng xử, giao tiếp, đilại. Những bài tập khác bao gồm tựgiới thiệu bản thân và chào hỏi mọingười, trong đó có cả học “hôn gió”và những chủ đề thích hợp để thảoluận trên bàn ăn tối.

Giáo sư Bernadac, người đếnTrung Quốc du học từ nhiều nămtrước, cho hay nhu cầu học lễnghi phương Tây đã tăng lên kể từkhi anh mở công ty Academie deBernadac vào năm 2014. Chính

quyền Thượng Hải gần đây đã đềnghị ông thiết kế chương trìnhcho các trường học trong thànhphố. Ông Bernadac cũng mở lớpdạy cho người lớn cùng các côngty tư nhân.

Giáo sư Bernadac không đượcđào tạo, cũng như không có chuyênmôn chính thức về các nghi lễ, ứngxử. Nhưng ông kể rằng ông nội vàngười chú “vĩ đại’ của ông đã đượccử đến Morocco với tư cách là giasư cho giới quý tộc vào những năm1920. Nhà vua Hassan II (Quốcvương Morocco từ năm 1961-1999)từng là học trò của họ. Tuy nhiên,Bernadac kiên quyết rằng anhkhông chỉ đang giúp cho những đứatrẻ Tây hóa. “Quan điểm của chúngtôi thực sự mà nói là nếu bạn ranước ngoài, hay thậm chí chỉ trongTrung Quốc, khi bạn bước vào mộtmôi trường quốc tế và tiếp xúc vớicác văn hóa khác, chúng tôi sẽ chobạn chìa khóa để thích nghi”, ônggiải thích.

Chị Cheng Liyan ngồi thanhlịch bên cạnh con gái cho đến khilớp học kết thúc, cố gắng gạt đinhững lo ngại rằng, ở tuổi của conmình đáng ra nó nên được vui chơikhông lo nghĩ. “Trẻ em nên là trẻem, điều đó là đúng, nhưng ít nhấtchúng cũng nên biết được một sốquy tắc. Ví dụ, ở nơi công cộngchúng không được la hét và pháphách quá mức”, chị Cheng chia sẻ.Tuy nhiên, cũng phải nói rằng,không phải bị bắt ép, bản thânnhững đứa trẻ này cũng khá thíchthú với lớp học “tập làm ngườilớn”, chứ không hề mệt mỏi haykhó chịu, ngoại trừ bài tập về cáchăn uống hay đi lại.

MếN THươNG

BIỂU TÌNH Ở HONG KONG: Tổng thống Trump hy vọngvấn đề được giải quyếtTrong khi

cuộc biểutình về dự luậtdẫn độ củaHong Kongchưa có dấuhiệu hạ nhiệt,Tổng thốngMỹ DonaldTrump khixem qua tìnhhình, hi vọngchính quyền Bắc Kinh và Hong Kong có thể giảiquyết êm xuôi vấn đề.

Theo AFP dẫn lời ông Trump nói với giới báo chítại Nhà Trắng, “Tôi hi vọng Hong Kong có thể giảiquyết vấn đề này với Trung Quốc”.

Theo tờ South China Morning Post, đây là lầnđầu tiên ông Trump có các phát ngôn công khai liênquan tới dự luật dẫn độ của Hong Kong. Dự luật gâytranh cãi này đã bị một số nghị sĩ, quan chức Mỹcùng các quan chức châu Âu chỉ trích, đồng thời kéotheo các cuộc biểu tình ở ít nhất 29 thành phố trênthế giới. Trong khi đó, phản ứng của ông Trumptrước diễn biến cuộc biểu tình quy mô lớn ở HongKong được cho là có phần thận trọng, bởi hiện nayWashington và Bắc Kinh đang ở trong bối cảnh đượckỳ vọng sẽ cứu vớt được thỏa thuận thương mại khimà các cuộc đàm phán song phương rơi vào bế tắc.

Phía chính quyền Mỹ đã kêu gọi “tất cả các bênkiềm chế và tránh dùng bạo lực”. Trong một cuộchọp báo hồi tuần qua, người phát ngôn Bộ Ngoạigiao Mỹ Morgan Ortagus nói rằng chính quyềnHong Kong cần tôn trọng quyền tự do biểu đạt và“quyền tụ tập ôn hòa của người dân”.

Cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway cho biếtTổng thống Trump có thể sẽ nêu vấn đề biểu tình ởHong Kong với Chủ tịch Trung Quốc Tập CậnBình khi hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung gặp nhau tạihội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào cuốitháng này. HOÀI THU

HÀN QUỐC: Phẫn nộ cặp vợ chồng bỏ đóicon gái 7 tháng tuổi đến chết Hồi tuần

q u a ,cộng đồngmạng HànQuốc lại mộtphen dậysóng, bày tỏsự phẫn nộđối với mộtcặp vợ chồng trẻ sau khi cãi nhau, bỏ nhà đi chơigame, uống rượu, để mặc cô con gái 7 tháng tuổi mộtmình ở nhà và bị bỏ đói đến chết.

Trong khi người chồng 21 tuổi, người mẹ mớichỉ 18 tuổi. Theo cảnh sát, cặp đôi đã cãi nhau vàbỏ nhà đi, để lại con ở nhà một mình vào đêm ngày23/5. Những hình ảnh do người mẹ 18 tuổi nàyđăng lên mạng xã hội cho thấy cô đã ra ngoài uốngrượu với bạn bè từ ngày 25-28/5. Người chồng củacô cũng bỏ ra ngoài đi chơi game với bạn suốt mộttuần sau khi cãi nhau với vợ, còn con gái họ bị bỏlại ở nhà.

Đến ngày 31/5, khi hai vợ chồng trở về nhà, côcon gái nhỏ đã chết vì đói. Người mẹ cập nhật trênmạng xã hội vào khoảng 11h ngày 31/5 với mộtdòng thông báo ngắn ám chỉ điều tồi tệ đã xảy ra.Hai vợ chồng đã giấu xác con trong một chiếc hộpvà hai ngày sau ông ngoại bé gái mới phát hiện.

Cảnh sát đã tiến hành bắt giữ hai vợ chồng vớicác cáo buộc ngược đãi trẻ em gây chết người. Cặpđôi cũng bị cáo buộc bỏ mặc thi thể của đứa trẻ.Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy gần nhưkhông có thức ăn trong dạ dày bé gái. Cảnh sát vẫnđang điều tra và chưa công bố nguyên nhân tử vongcủa nạn nhân. MếN BÙI

Giới thượng lưu Trung Quốcchi hàng trăm USD

để con được “Tây hóa”lTổng thống Mỹ Donald Trump.

Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, cô bé Danielle Liu mắtnhìn thẳng về phía trước, hai chân cẩn thận bước dọc theomột đường màu đỏ trên sàn nhà để làm sao cuốn sách lêntrên đầu thăng bằng không bị rơi xuống đất… Đây chỉ làmột phần nhỏ trong hàng loạt những lễ nghi phương Tây màcô bé phải học để trở thành một “tiểu quý cô”, có xuất thângia đình danh giá ở Trung Quốc.