K da gui nam 2

125
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1 3 Mục tiêu của đề tài (B¸m s¸t và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có) Định hướng mục tiêu 1. Xác định được đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư da ở Việt Nam. 2. Xây dựng được qui trình chẩn đoán và điều trị ung thư da. 3. Đánh giá hiệu quả của các qui trình đã được xây dựng trên bệnh nhân. 1 4 Tình trạng đề tài Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả Kế tiếp nghiên cứu của người khác 1 5 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của Đề tài 15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó Khái niệm Ung thư da Ung thư da gồm nhiều loại u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của da. Có nhiều loại ung thư da khác nhau, nhưng thường gặp nhất là ba loại ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố. Ung thư tế bào đáy (Basal cell carcinoma -BCC) là loại u ác tính

Transcript of K da gui nam 2

Page 1: K da gui nam 2

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

13 Mục tiêu của đề tài (B¸m s¸t và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có)

Định hướng mục tiêu

1. Xác định được đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư da ở Việt Nam.

2. Xây dựng được qui trình chẩn đoán và điều trị ung thư da.

3. Đánh giá hiệu quả của các qui trình đã được xây dựng trên bệnh nhân.

14 Tình trạng đề tài

Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

Kế tiếp nghiên cứu của người khác

15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu

của Đề tài

15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài

Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả

nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ

KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó

Khái niệm Ung thư da

Ung thư da gồm nhiều loại u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của da. Có nhiều loại ung thư

da khác nhau, nhưng thường gặp nhất là ba loại ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và ung thư tế

bào hắc tố.

Ung thư tế bào đáy (Basal cell carcinoma -BCC) là loại u ác tính gồm những tế bào giống với

những tế bào ở lớp đáy của thượng bì. Nguồn gốc thực sự của ung thư tế bào đáy còn chưa rõ ràng.

Người ta thấy có sự giống nhau về hình thái và miễn dịch giữa các tế bào của ung thư tế bào đáy và

các tế bào lớp ngoài cùng của nang lông nên nhiều tác giả cho rằng ung thư biểu mô đáy xuất phát

từ nang lông [28].

Đây là loại ung thư da hay gặp nhất, chiếm khoảng 75% các loại ung thư da. Bệnh thường gặp ở

người trên 50 tuổi, biểu hiện là khối u nhỏ, ở vùng da hở, thâm nhiễm cứng, màu da bình thường

hay có hiện tượng tăng sắc tố, có thể loét, dễ chảy máu. Ung thư tế bào đáy có nhiều thể khác nhau

- Thể u: Thường bắt đầu là u kích thước từ 1 đến vài cen –ti – mét, mật độ chắc, trên có giãn

mạch. Thương tổn không ngứa, không đau, tiến triển châm có thể có loét Hình ảnh mô bệnh học

biểu hiện lớp thượng bì bị phá hủy. Các tế bào ung thư có nhân thẫm màu, hình bầu dục sắp xếp

Page 2: K da gui nam 2

thành khối, giới hạn rõ, được bao bọc xung quanh là các bó xơ.

- Thể xơ: thường gặp ở vùng mũi hoặc trán, biểu hiện là thương tổn bằng phẳng với mặt da đôi

khi thành sẹo lõm, thâm nhiễm, trên có các mạch máu giãn, giới hạn không rõ ràng với da lành. Thể

này có tỉ lệ tái phát rất cao sau điều trị. Trên tiêu bản nhuộm HE, các tế bào ung thư thăm màu xen

kẽ các tế bào xơ , giới gian không rõ, đôi khi thâm lấn sâu xuống trung bì sâu.

- Thể nông: Thường gặp ở thân mình. Thương tổn bằng phẳng với mặt da, gưới hạn rõ, trên có

vảy, tiến triển chậm. Trên tiêu bản mô bệnh học các tế bào ung thư khu trú ở thương bì, có thể xâm

lấn xuống trung bì nông.

Các thể trên đây điều có thể loét hoặc tăng sắc tố. Vì vậy cần chẩn đoán phân biệt với ung thư tế bào

hắc tố.

Ung thư tế bào đáy tiến triển chậm, xâm lấn tổ chức xung quanh gây biến dạng và làm rối loạn chức

năng của một số cơ quan bộ phận như mũi, miệng và mắt. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp

thời cắt bỏ rộng thương tổn, tiên lượng của bệnh rất tốt.

Ung thư tế bào vảy (Squamous cell carcinoma -SCC) là loại u ác tính xuất phát từ các tế bào sừng

của thượng bì. Ung thư tế bào vảy chiếm khoảng 20 % các loại ung thư da, đứng thư hai sau ung thư

tế bào đáy. Ngoài khả năng xâm lấn tại chỗ, các tế bào ung thư có thể di căn xa. Mức độ di căn tùy

thuộc vào kích thước, độ dày và vị trí của thương tổn.

Tỉ lệ ung thư tế bào vảy khác nhau giữa các chủng tộc và vùng lãnh thổ. Bệnh rất thường gặp người

da trắng sống ở vùng có nhiều ánh nắng mặt trời. Hoạt động thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời là

nguyên nhân chủ yếu gây ung thư tế bào vảy. Tuy nhiên, một số hóa chất như hắc ín, dầu mỡ,

arsenic.v.v. cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra loại ung thư này.

Ung thư tế bào vảy điển hình thường gặp trên các thương tổn da tiền ung thư (dầy sừng ánh sáng tỷ

lệ ung thư hóa 0,1-10%, bạch sản tỷ lệ ung thư hóa 4-17%), các sẹo bỏng, viêm da tia xạ hay một

thương tổn da như loét mãn tính (loét Majolin), sẹo bỏng, lao da, lupus đỏ .v.v. với biểu hiện là sẩn

hoặc mảng cứng nổi cao, chắc màu hồng đến màu đỏ, có thể loét sùi hoặc đóng vẩy và dễ chảy máu.

Một số vị trí đặc biệt của ung thư tế bào vảy :

- Niêm mạc miệng và môi, nhất là môi dưới với biểu hiện sẩn, trợt đỏ cứng, trên một viêm môi

ánh sáng trước đó, bạch sản ở người hút thuốc lá, thuốc lào, hay ăn trầu.

- Vùng hậu môn sinh dục: thường liên quan đến viêm mạn tính do hẹp bao qui đầu (phymosis),

hoặc HPV nhất là HPV type 16,18.

- Ung thư tế bào vảy quanh móng: thương tổn dễ nhầm với hạt cơm thường chỉ chẩn đoán ra khi có sinh thiết.Xét nghiệm mô bệnh học biểu hiện các tế bào ác tính, nhiều nhân chia, nhân quái, mất phân cực, có

2

Page 3: K da gui nam 2

thể xâm nhập sâu xuống trung bì, có dầy sừng và á sừng. Mức độ biệt hóa khác nhau, có thể xâm nhập thần kinh. Bao giờ cũng phải đánh giá 3 yếu tố: mức độ biệt hóa tế bào, độ sâu của xâm nhập tế bào ung thư, sự thâm nhiễm xung quanh thần kinh. Một số xét nghiệm như siêu âm, chụp căt lớp, PETscans v.v. có thể phát hiện sự di căn của tổ chức ung thư đến hạch lân cận hoặc các cơ quan nội tạng.

Ung thư tế bào hắc tố (Malignant melanoma) là một loại ung thư rất ác tính của các tế bào hắc tố

với tỉ lệ tử vong cao.Loại ung thư này thường gặp ở người da trắng và chiếm khoảng 5% các loại

ung thư da. Ung thư tế bào hắc tố có thể xuất hiện trên các nốt ruồi có từ trước, nhưng cũng có thể

xuất hiện trên da hoàn toàn bình thường.

Biểu hiện trên lâm sàng là thương tổn da có màu đen, ở vùng da hở, bờ không đều,tiến triển nhanh

sau một thời gian ngắn thương tổn lan rộng ra xung quanh trở nên dày, xuất hiện các nốt, cục, loét,

chảy máu. Một đặc điểm nổi bật của ung thư tế bào hắc tố là hiện tượng màu sắc thương tổn không

đồng nhất với sự xen kẽ giữa màu nâu và mầu đen hay màu xám. Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm

mô bệnh học, ung thư tế bào hắc tố có 4 thể chính :

- Thể nông bề mặt : Chiếm 70% ung thư tế bào hắc tố ở người da trắng. Xét nghiệm mô bệnh

học cho thấy các tế bào ác tính rải rác hay đứng thành đám ở trên màng đáy. 95% bệnh nhân bị ung

thư tế bào hắc tố thể nông bề mặt, sống trên 5 năm sau khi được phẫu thuật cắt bỏ khối u.

- Thể u : Biểu hiện trên lâm sàng là khối u tiến triển nhanh. các tế bào ung thư xâm lần sâu

xuống trung bì, màng đáy bị phá hủy.

- Thể ở đầu chi : Thể này rất thường gặp ở người Châu Á. Biểu hiện lâm sàng là đám tăng sắc tố

ở bàn tay hay bàn chân nhất là ở gót chân và đầu các ngón tay. Lúc đầu thương tổn rất giống với vết

bầm máu do sang chấn, sau đó thương tổn lan rộng và loét, đóng vảy và dễ chảy máu.

- Ung thư tế bào hắc tố dạng lentigo hay ung thư tế bào hắc tố của Dubreilh  : Thể này thường

gặp ở vùng da hở, nhất là ở mặt. Sau một thời gian tiến triển lan rộng, nông trên bề mặt các tế bào

ác tính mới xâm lần xuống trung bì và di căn xa nếu không được điều trị.

- Thể không nhiễm sắc tố : biểu hiện trên lâm sàng là thương tổn u màu đỏ, tiến triển nhanh, dễ

loét và chảy máu. Thể này rất dễ nhầm với u hạt nhiễm khuẩn (pyogenic granuloma).

Chẩn đoán xác định ung thư tế bào hắc tố cần dựa vào lâm sàng , xét nghiệm mô bệnh học và hóa

mô miễn dịch. Phẫu thuật cắt bỏ rộng tổn thương là biện pháp điều trị hữu hiệu nhất. Quang tuyến

trị liệu được chỉ định trong những trường hợp có di căn hoặc không có chỉ định phẫu thuật. Hóa trị

liệu có thể phối hợp nhiều thuốc như Dacarbazine, Fotemustine, Interferon alpha 2a. Vắc xin tiêm

phòng ung thư tế bào hắc tố hiện nay còn đang trong giai đọan thử nghiệm

Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì khả năng sống của bệnh nhân trên 5 năm sau điều

trị là trên 80%. Sau điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng tái phát tại chỗ hay di căn hạch

3

Page 4: K da gui nam 2

và các cơ quan khác, đặc biệt ở phổi và não.

Một số ung thư da khác:

Bệnh Bowen được coi là ung thư tế bào vảy tại chỗ. Biểu hiện lâm sàng là vùng da hơi nổi cao, bờ

khúc khuỷu, giới hạn không rõ ràng, trên có vảy da. Thương tổn còn có thể gặp ở niêm mạc nhất là

niêm mạc sinh dục (Erythroplasia Queyrat). Bệnh thường gặp ở những người bị nhiễm độc Arsen

mạn tính, do vậy bệnh nhân thường có các biểu hiện khác kèm theo như dày sừng lòng bàn tay bàn

chân hay các u ác tính ở một số các cơ quan nội tạng. Hình ảnh mô bệnh học cho thấy các tế bào bất

thường khu trú ở lớp thượng bì.

Bệnh Paget thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi. Biểu hiện lâm sàng là vùng da đỏ, ướt, trên có vảy

ẩm, giới hạn rất rõ ràng với da lành. Thương tổn rất hay gặp ở núm vú và quầng vú, tiến triển mãn

tính, có xu hướng lan rộng ra xung quanh, gây biến dạng vú. Ở giai đoạn đầu, đôi khi rất khó chẩn

đoán phân biệt với chàm núm vú. Ngoài ra, bệnh Paget còn xảy ra ở các vùng khác của cơ thể như ở

nách, vùng hậu môn sinh dục (Extramammary Paget’s disease). Hình ảnh mô bệnh học đặc trưng

bởi các tế bào Paget sáng màu, có nhiều bào tương, nằm xen kẽ giữa các tế bào ở lớp thượng bì hoặc

đứng tập chung thành đám. Bệnh có thể kết hợp với các ung thư khác như ung thư vú hay ung thư

tiền liệt tuyến.

Một số ung thư da khác ít gặp hơn như ung thư tế bào xơ (Dermatofibrosarcoma), ung thư các tế

bào nội mạc mạch máu, ung thư tế bào Merkel, ung thư tế bào tuyến bã.v.v. Chẩn đoán đôi khi gặp

không ít khó khăn cần dựa vào kinh nghiệm của các bác sĩ lâm sàng và giải phẫu bệnh, đặc biệt là

xét nghiệm hóa mô miễn dịch sử dụng một số markers đặc hiệu đóng vai trò quan trọng trong chẩn

đoán xác định các loại ung thư này.

Các thương tổn tiền ung thư da nhất là dày sừng do ánh nắng rất thường gặp ở những người có tiền

sử tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Biểu hiện là các đám da đỏ, giãn mạch, trên có vảy da khô. Vị trí

thường gặp ở những vùng da hở như mặt, trán, vùng da đầu, mặt duỗi các chi và ở lưng. Thương

tổn có thể tăng dần và hư biến thành ung thư tế bào vảy. Một số thương tổn tiền ung thư da khác

hiếm gặp hơn như sừng da (cutaneous horn), dày sừng do nhiễm độc arsen .v.v. tiến triển lâu ngày

cũng có nguy cơ hư biến thành ung thư tế bào vảy. Do vậy, bệnh nhân có các thương tổn tiền ung

thư cần được theo dõi thường xuyên và làm xét nghiệm mô bệnh học để phát hiện sớm tình trạng hư

biến của thương tổn.

Tình hình ung thư da trên thế giới

Ung thư da là một trong những ung thư thường gặp nhất ở Mỹ. Nghiên cứu của Stern năm 2007 ở

4

Page 5: K da gui nam 2

Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc ung thư da cao gấp năm 5 lần ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến [34]. Số

bệnh nhân mắc ung thư da ngày một tăng. Năm 2002 ước tính có 1,3 triệu người mỹ mắc ung thư

da, trong đó có 53.000 người mắc ung thư tế bào hắc tố và hơn 7.000 người chết vì loại ung thư này

[14] và đến năm 2006 ước tính có khoảng trên 3,5 triệu bệnh nhân cao gấp gần 3 lần số bệnh nhân

năm 2002 [ 26]. Chi phi điều trị cho bệnh nhân ung thư da rất lớn. Nước Mỹ hàng năm phải chi 249

triệu đôla để điều trị ung thư tế bào hắc tố và chi phí trung bình cho một bệnh nhân từ lúc chẩn đoán

là ung thư đến lúc chết khoảng 28.210 đôla [29].

Ở Úc, ung thư da cao gấp 3 lần tổng số các ung thư khác cộng lại và khoảng 1% dân số bị ung thư

da. Trong thời gian 5 năm, ung thư tế bào vảy tăng 50% với tỉ lệ mới mắc từ 166/100.000 dân lên

250/100.000 dân [22].

Ở Châu Âu, tỉ lệ ung thư da cũng rất cao. Ước tính một năm ở Thụy sỹ có không dưới 15.000 bệnh

nhân mới [8]. Ở Anh, tỉ lệ mắc mới ước tính trong thời gian 10 năm từ 2001 đến 2010 tăng 33%

[23]. Thói quen phơi nắng và sự gia tăng du lịch đến các nước nhiệt đới về mùa hè của những người

da trắng là các yếu tố quan trọng làm gia tăng tỉ lệ ung thư da.

Người châu Á có nước da thuộc loại IV- V theo cách phân loại của Fitz-Patrick nên ít bị ung thư da

hơn người da trắng. Một nghiên cứu mới đây cho thấy tỉ lệ ung thư da của người châu Á sống ở

Singapore năm 2006 là 7,4/100.000 dân. Tỉ lệ ung thư biểu mô đáy ở người Trung Quốc là

18,9/100.000 dân, Người Mã lai là 6.0/100.000 và người Ấn độ là 4,1/100.000 dân [32]. Tuy nhiên ,

những nghiên cứu về ung thư da còn rất hạn chế. Đa phần các nước ở châu Á là các nước đang phát

triển, do hạn chế về kinh tế cũng như sự thiếu hiểu biết về ung thư da, nhiều trường hợp bệnh nhân

bị bệnh đã không đến khám và điều trị.

Các yếu tố nguy cơ ung thư da

Ánh nắng mặt trời

Nhiều nghiên cứu đã xác định tia cực tím là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư da. Những người làm

việc ngoài trời có tỉ lệ mắc ung thư da rất cao [12], và theo một số nghiên cứu thì 80% các thương

tổn ung thư da ở vùng da hở. Một nghiên cứu khác ở Châu âu cho thấy ở những người phơi nắng

trên 200.000 giờ có nguy cơ bị ung thư tế bào vảy cao gấp 8-9 lần so với nhóm chứng [27]. Ở châu

Úc và Nam phi có số người mắc ung thư da cao nhất thế giới do tầng Ozone ở cực nam bán cầu bị

phá hủy.

5

Page 6: K da gui nam 2

Trong phổ của ánh sáng mặt trời thì các tia cực tím (UV: Ultra Violet) bao gồm các chùm tia UVC,

UVB, UVA được coi tác tác nhân chủ yếu gây ung thư da. Chùm tia UVC có bước sóng từ 0-

280nm, có khả năng gây ung thư rất cao, nhưng nhờ tác dụng bảo vệ của tầng ozon xung quanh trái

đất nên các tia không thể đến bề mặt trái đất và ít gây gây ảnh hưởng đến con người. Tia UVB có

bước sóng 280 -320nm, chỉ tác động đến lớp thượng bì gây ra hiện tượng cháy nắng sau vài giờ phơi

nắng. Chùm tia này cũng kích thích các tế bào hắc tố tăng sản xuất melanin, kích thích các tế bào

sừng tăng sinh gây hiện tượng tăng sắc tố và dày sừng ở thượng bì. Tia UVA với bước sóng 320-

400nm, có thể xuyên sâu qua trung bì da và gây ra những thay đổi trong quá trình sinh tổng hợp

ADN của tế bào. Các chùm tia UV có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên các sợi ADN trong quá

trình phân chia tế bào gây ra những đột biến phát triển thành các tế bào ác tính.

Những biến đối về gen

Ung thư nói chung thường do hai yếu tố gen và môi trường gây nên. Những thương tổn ADN do

ánh nắng mặt trời gây ra luôn được sửa chữa. Quá trình sửa chữa này do một số gene đảm nhiệm, vì

một lý do nào đó, các gen này bị đột biến và không kiểm soát được sự phát triển của các tế bào ung

thư. Có rất nhiều gen tham gia vào quá trình ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Gen P53 mã hóa cho protein p53 có trọng lượng phân tử là 53.000 MU, cấu tạo nên yếu tố sao chép

(transcription factor) có tác dụng điều chỉnh sự nhân lên của tế bào. Yếu tố sao chép này có nhiệm

vụ phát hiện ra những sai sót trong quá trình nhân đôi của sợi ADN, từ đó ức chế tế bào nhân lên và

6

Page 7: K da gui nam 2

hướng tế bào chết theo chương trình. Như vậy, những biến đối ở các gen do tia UV gây ra luôn được

kiểm soát bởi p53. Ở những bệnh nhân có gen P53 không hoạt động, thì 50% số bệnh nhân này mắc

ung thư da ở tuổi 30 và 90% mắc ung thư da ở tuổi 70.

Gen BRAF là gen mã hóa của protein thuộc họ raf/mil có vai trò điều hòa sự dẫn truyền thông tin

trong tế bào theo hệ thống MAP kinase / ERKs trong quá trình phân chia và biệt hóa của tế bào

[31]. Đột biến của gen BRAF bẩm sinh có thể gây nên những dị dạng bẩm sinh về tim mạch hay

tâm thần kinh. Những đột biến của gen này trong quá trình phát triển cơ thể thường gây nên một số

loại ung thư (có vai trò như oncogene) như u lympho không-Hodgkin, ung thư trực tràng ung thư

phổi, ung thư tuyến giáp và nhất là ung thư tế bào hắc tố ở da [21]. Theo nghiên cứu của Davies H

và cộng sự, 66% bệnh nhân ung thư tế bào hắc tố có đột biến gen BRAF [10]

Gen "patched" nằm trên chromosome thứ 9 được hai nhóm nghiên cứu ở Yale và Stanford tìm ra,

có tác dụng ức chế sự phát triển các tế bào ung thư do gen có tác dụng trực tiếp làm tăng cường quá

trình chết theo chương trình (apoptosis) của các tế bào u. Rối loại chức năng gen patched dẫn đến sự

xuất hiện nhiều ung thư da.

Gen Hedgehog chịu trách nhiệm sản xuất protein hedgehog của màng tế bào có tác dụng dẫn

truyễn tín hiệu vào nhân tế bào làm hoạt hóa một số gen trong đó có gen Patched. Trường hợp gen

Hedgehog bị đột biến, gen Patched sẽ không được hoạt hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư

da.

7

Page 8: K da gui nam 2

Human papilloma virus (HPV)

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tương quan giữa Human papilloma virus (HPV)và ung thư da [16,

20]. Vai trò của HPV type 5 và 8 trong bệnh dị sản thượng bì dạng hạt cơm (Epidermodysplasia

veruciforrme) đã được xác định [25]. Protein E6, E7 của HPV ức chế hoạt động của một số protein

trong đó có protein p53, từ đó làm gia tăng sự phát triển của các tế bào ung thư.

Các yếu tố khác

Ngoài ánh sáng mặt trời và HPV, Nhiễm độc một số kim loại nặng như arsenic cũng là nguyên nhân

của ung thư da, nhất là ung thư tế bào vảy. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỉ lệ ung thư tế bào

vảy cao ở những vùng nước sinh hoạt bị nhiễm arsenic [17]. Ở những người có nồng độ arsenic cao

trong móng có nguy cơ mắc ung thư tế bào vảy cao gấp gần hai lần so với người bình thường [19].

Ngoài ra , rất nhiều nghiên cứu đề cập đến tác dụng của thuốc lá, hắc ín, các chất diệt cỏ, thuốc trừ

sâu hoại chất diệt nấm cũng là những nguyên nhân gây ung thư tế bào vảy [13,24]

Chẩn đoán ung thư da

Chẩn đoán xác định ung thư da chủ yếu dựa vào lâm sàng và xét nghiệm mô bệnh học. Trường hợp

không điển hình cần dựa vào xét nghiệm hóa mô miễn dịch với các markers đặc hiệu đối với từng

lọai ung thư để xác định chẩn đoán.

Ung thư tế bào đáy với thương tổn sớm, điển hình thường là một u nhỏ, hình tròn, hơi nổi cao,

bóng (như hạt ngọc trai), trên có các mạch máu giãn, vị trí ở vùng da hở. Đôi khi thương tổn ban

đầu là sẩn nhỏ dạng lichen màu đỏ, bóng thâm nhiễm hoặc là vết loét nông có tăng sắc tố. Thương

tổn tiến triển chậm lan ra xung quanh. Chẩn đoán xác định ung thư tế bào đáy chủ yếu dựa vào xét

nghiệm mô bệnh học với sự tăng sinh của các tế bào ưa kiềm, dạng biểu mô thành đám xâm lấn

xuống trung bì, làm phát vỡ cấu trúc bình thường của thượng bì. Xét nghiêm hóa mô miễn dịch xác

định dấu ấn miễn dịch p53 hay télomerase có giá trị xác định tính chất ác tính cũng như mức độ xâm

lấn của các tế bào ung thư [11,15]. Tuy nhiên, các xét nghiệm hóa mô miễn dịch không có gía trị

nhiều trong chẩn đoán và điều trị ung thư tế bào đáy.

Ung thư biểu mô tế bào vảy thường xuất hiện trên các thương tổn da mãn tính như dày sừng ánh

sáng (actinic keratosis), bạch sản (leucoplasia), các sẹo bỏng, viêm da do quang tuyến.v.v. Sau một

thời gian tiến triển kéo dài, trên thương tổn da mạn tính xuất hiện sùi hoặc mảng cứng nổi cao, chắc

màu hồng đến màu đỏ, loét dễ chảy máu, đóng vẩy tiết nâu đen. Chẩn đoán xác định cần làm xét

nghiêm mô bệnh học.Trên tiêu bản thấy các tế bào sừng ác tính, nhiều nhân chia, nhân quái, mất

phân cực, xâm lấn sâu xuống trung bì, quanh các sợi thần kinh với mức độ biệt hóa khác nhau.

Trong trường hợp khó phân biệt với các khối u ác tính khác của da hoặc với các thương tổn tiền ung

thư. Hóa mô miễn dịch với các marker đặc hiệu như Ki67, cytokeratin (CK), p53 giúp cho chẩn

8

Page 9: K da gui nam 2

đoán xác định và phân biệt ung thư tế bào vảy với dày sừng ánh nắng, keratoacanthoma và một số

bệnh tiền ung thư khác [9].

Chẩn đoán giai đoạn ung thư tế bào vảy theo AJCC ( American Joint Committee on Cancer) dựa vào

T ( tumuor) N( Lymph node) M ( distant metastases)

1- T ( Tumuor):

o T0: Không có khối u tiên phát có thể nhận dạng

o Tis: Ung thư tại chỗ

o T1: Khối u ≤ 2cm tại nơi có đường kính lớn nhất

o T2: 2cm < Khối u ≤ 5cm tại nơi có đường kính lớn nhất

o T3: Khối u > 5 cm tại nơi có đường kính lớn nhất

o T4: Khối u thâm nhiễm sâu: sụn, xương, cơ vân

2- N ( Lymph node)o N0: Không có di căn hạch vùng

o N1: Di căn hạch vùng:

+ a: di căn hạch vi thể+ b: di căn 1 hạch đại thể 1 bên và đường kính hạch < 3 cm

o N2:

+ a: Di căn 1 hạch 1 bên với 3 cm < đường kính < 6 cm + b: Di căn nhiều hạch 1 bên với đường kính ≥ 6 cm+ c: Di căn hạch trong vùng hệ thống bạch huyết (vệ tinh)

o N3:

+ a: Di căn 2 bên hoặc bên đối diện+ b: Di căn hạch với thâm nhiễm cân

3-M ( Distant metastases)o M0: Không thấy di căn xa

o M1: Di căn xa

Giai đoạn:o Giai đoạn 0: Tis – N0 – M0

o Giai đoạn I: T1 – N0 – M0

o Giai đoạn II: T2/T3 – N0 – M0

o Giai đoạn III: T4 – N0 – M0 hoặc tất cả T – N1 – M0

o Giai đoạn IV: Tất cả T, N – M1

Xác định giai đoạn của ung thư có ý nghĩa quan trọng trong để quyết định các biện pháp điều trị,

theo dõi và tiên lượng bệnh.

Ung thư tế bào hắc tố là loại u ác tính của các tế bào hắc tố (melanocytes). Biểu hiện trên lâm sàng

là thương tổn tăng sắc tố, bờ không đều, không đối xứng, màu sắc không đồng nhất chỗ màu đen,

chỗ màu nâu, kích thước lớn hơn 0,6 cm. Thương tổn tiến triển tăng nhanh trong thời gian ngắn.

Trường hợp nghi ngờ, cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thương tổn và làm xét nghiệm mô bệnh học để

9

Page 10: K da gui nam 2

xác định chẩn đoán. Cắt sinh thiết chỉ nên thực hiện khi thương tổn quá rộng không thể phẫu thuật

ngay lấy bỏ toàn bộ thương tổn. Xét nghiệm mô bệnh học ngoài việc xác định các tế bào sắc tố

chứa melanine với tính chất ác tính của các tế bào, còn xác định mức độ xâm lấn của tổ chức ung

thư theo chỉ số Breslow. Dựa vào chỉ số này để quyết định điều trị cụ thể đối với từng trường hợp

bệnh nhân. Xét nghiệm hóa mô miễn dịch sử dụng các markers đặc hiệu như ps100, HMB45 giúp

cho chẩn đoán xác đinh ung thư tế bào hắc tố [18]. Chẩn đoán giai đoạn bệnh theo hệ thống AJCC

có ý nghĩa trong việc quyết định các biện pháp điều trị, theo dõi và tiên lượng bệnh.

Cũng như các loại ung thư khác, chẩn đoán sớm ung thư da đóng vai trò quan trọng làm giảm tỉ lệ

tái phát và tỉ lệ chết do ung thư. Tuy nhiên, theo nhgiên cứu mới đây tại Bệnh viện Da liễu Trung

ương, 84,2% bệnh nhân bị ung thư tế bào đáy đến khám bệnh sau khi bị bệnh trên 1 năm, trong đó

5,4% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 10 năm. cũng như các loại ung thư khác

Điều trị ung thư da

Nguyên tắc chung điều trị ung thư là loại bỏ sớm nhất toàn bộ tổ chức ung thư. Phẫu thuật cắt bỏ rộng thương tổn là lựa chọn số 1 trong điều trị ung thư da với 3 nguyên tắc theo thứ tự ưu tiên:

Loại bỏ hoàn toàn thương tổn ung thư Đảm bảo chức năng Đảm bảo thẩm mỹ

Mức độ cắt bỏ thương tổn theo phương pháp kinh điển khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư và giai

đoạn bệnh. Đối với ung thư tế bào đáy, đường rạch da nên cách bờ thương tổn từ 0,5 đến 0,7 cm.

Đối với ung thư tế bào vảy , đường rạch cách bờ thương tổn 1 cm. Đối với ung thư tế bào hắc tố thì

tùy thuộc vào chỉ số Breslow mà đường rạch da cách bờ thương tổn từ 1 đến 2 cm. Phủ kín tổn

khuyết sau khi cắt bỏ những thương tổn nhỏ thường không khó khăn. Tuy nhiên, đối với những

thương tổn có kích thước lớn việc tạo hình phủ tổn khuyết thường có nhiều khó khăn, tốn kém.

Phẫu thuật Mohs là một phương pháp điều trị ung thư da cho kết quả tốt, nhất là ung thư tế bào

đáy. Tổ chúc u được cắt bỏ từng lớp và được kiểm tra bằng kính hiển vi. Những vị trí còn tế bào

ung thư sẽ được tiếp tục cắt bỏ cho đến tổ chúc da lành. Kỹ thuật đã tạo ra được bước đột phá trong

điều trị ung thư da, giúp cho bác sĩ xác định ngay được việc loại bỏ hết tổ chức ung thư trong quá

trình phẫu thuật, tiết kiệm được tổ chức da lành xung quanh và giảm tối đa mức độ tái phát của bệnh

[33].Tuy nhiên, phẫu thuật Mohs đòi hỏi các trang thiết bị hiện đại. Bệnh nhân phải trải qua nhiều

lần phẫu thuật, tốn kém về thời gian và kinh phí.

Nạo vét hạch: được chỉ định khi có di căn. Để khắc phục hậu quả phù bạch mạch sau nạo vét hạch toàn bộ, người ta lựa chọn phương pháp phẫu thuật hạch chọn lọc (sentinal node). Đây là một phẫu thuật cải tiến trong điều trị di căn hạch. Phẫu thuật viên sẽ sử dụng một dung dịch có chứa chất phóng xạ tiêm vào vùng ung thư sau đó sẽ dùng một máy dò tia xạ để phát hiện hạch nào di căn để

10

Page 11: K da gui nam 2

cắt bỏ mà không phải cắt bỏ các hạch chưa di căn. Các phương pháp điều trị khác: Có nhiều biện pháp khác nhau có thể được áp dụng để điều trị ung thư. Các phương pháp này được chỉ định ở những bệnh nhân nhiều tuổi, thể trạng kém, không cho phép thực hiện phẫu thuật cắt bỏ và tùy từng hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh nhân mà áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Phẫu thuật lạnh: Phương pháp này dùng Ni tơ lỏng để gây bỏng lạnh tại thương tổn với nhiệt độ -196 °C, thường không có sẹo nhưng có thể mất sắc tố. Điều trị hóa chất tại chỗ: sử dụng các thuốc

5 fluouracine (5FU): là thuốc chống chuyển hóa, có hiệu quả tốt, giá thành rẻ. Imiquimod: là một thuốc kích thích các hoạt động của các tế bào miễn dịch tại chỗ

thông qua tole-like receptor 7(TLR7). Cần thận trọng trong các trường hợp suy giảm miễn dịch hoặc trị liệu thuốc ức chế miễn dịch.

Diclofenac: là thuốc chống viêm không steroid, dung nạp tốt, nhưng hiệu quả kém 2 thuốc trên. Cơ chế chính xác chưa biết nhưng sự tổn hại ở da do ánh sáng mặt trời liên quan đến tăng prostaglandin ở da. Diclofenac ức chế COX-2 làm giảm tổng hợp prostaglandin.

Quang hóa liệu pháp (PDT): Dùng một chất nhạy cảm ánh sáng bôi tại chỗ 5-méthylaminolévunilate (MAL) sau đó 3 giờ chiếu laser màu 635 nm tiêu diệt chọn lọc tế bào u, hạn chế tác hại cho mô lành.. Phương pháp này ít tác dụng phụ, nhưng giá thành đắtNạo bỏ, Laser CO2 và đốt điện: là các phương pháp phá hủy nhưng khó đánh giá được kết quả do đó thường ít được lựa chọn.Xạ trị: được dùng trong các trường hợp ung thư da thâm nhiễm không thể phẫu thuật được hoặc trường hợp có di căn hạch. Sử dụng tia X hoặc tia Gamma (télécobalt) từ 10 – 30 lần chiếu/3-6 tuần với liều chiếu không quá 2Gy/lần và tổng liều không quá 60Gy. Chiếu cách bờ thương tổn 1-1,5cm. Chú ý các tác dụng phụ tức thì là viêm thượng bì có hồi phục, hoặc tác dụng muộn không hồi phục bao gồm: teo da, rối loạn sắc tố, nguy cơ ung thư thứ phát tại vùng chiếu.Hóa trị liệu toàn thân: ít được dùng, có tác dụng hỗ trợ làm giảm tỷ lệ thất bại sau phẫu thuật và tia xạ trong trường hợp SCC di căn xa, thuốc hay được dùng là

Ciplastine: Dùng truyền tĩnh mạch với liều 75 hoặc 100mg/m2 da ở ngày thứ nhất cứ 3 tuần/lần điều trị 3 đợt

Cetuximab : là một kháng thể đơn dòng, ức chế receptor của yếu tố tăng trưởng thượng bì, ức chế sự trưởng thành của tế bào. Thuốc dùng đường truyền tĩnh mạch 400mg/m2 da liều ban đầu sau đó là 250mg/m2 cho các tuần tiếp theo.

Tình hình nghiên cứu ung thư da ở Việt nam

Trong những năm gần đây, số người mắc ung thư nói chung và ung thư da nói riêng ở Việt nam

tăng rất nhanh. Theo báo cáo của tổ chức phòng chống ung thư quốc tế, số mới mắc ung thư ở nước

ta năm 1990 là 52721 và đến năm 2002 con số này đã tăng lên 75150 với tỉ lệ mới mắc năm 2002 là

144/100 000 dân [30]. Ngoài một số ung thư phổ biến (ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư

11

Page 12: K da gui nam 2

vú, dạ dày, đại trực tàng và vòm họng), ung thư da cũng khá thường gặp. Theo ghi nhận ung thư ở

Hà Nội 1992 -1996 thì tỉ lệ mắc ung thư da là 2,9- 4,5/100 000 dân [1].Tại TP Hồ Chí Minh, theo

ghi nhận ung thư năm 1997 thì tỉ lệ chuẩn theo tuổi chung cho cả hai giới là 3/100 000 dân, xếp vị

trí thứ 8 trong 10 loại ung thư thường gặp [4]. Và theo báo cáo của Lê Trần Ngoan, năm 2005-2006

thì tỉ lệ mới mắc của ung thư da là 0,2 -0,4/100.000 dân và tỉ lệ chết do ung thư da trong cùng thời

điểm cũng từ 0,2-0,4/100.000 dân [6].

Các cơ sở y tế có thể chẩn đoán và điều trị ung thư da ở nước ta không nhiều, chủ yếu ở các thành

phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị ung

thư da thường ở giai đoạn muộn. Sau một thời gian dài mắc bệnh, bệnh nhân tự điều trị hoặc điều trị

ở một cơ sở y tế nào đó bằng các thuốc bôi tại chỗ hoặc dùng thuốc đông y kết hợp, thương tổn tiến

triển trở nên loét, sùi, xâm lấn các tổ chức xung quanh, hay di căn xa. Theo nghiên cứu của Phạm

Hùng Cường thì 62,4% các bệnh nhân bị ung thư ở vùng đầu mặt cổ có thời gian mắc bệnh trên 1

năm [2]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Hồng Lợi cũng cho thấy hầu hết các bệnh nhân đến

khám khi các thương tổn đã loét sùi, thâm nhiễm cứng, dễ chảy máu và 58,3% bệnh nhân đến khám

sau 3 đến 5 năm bị bệnh [5].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang tại bệnh viện ung bướu Hà Nội thì ung thư da

không hắc tố chiếm 91,67% trong đó 50% là ung thư biểu mô tế bào đáy, 27,78% là ung thư biểu

mô tế bào vảy, 18,18% ung thư biểu mô tuyến bã và 4,55% là ung thư tuyến mồ hôi. Ung thư tế bào

hắc tố hiếm gặp hơn chỉ chiếm 8,33% [3].

Nghiên cứu về nghề nghiệp dựa trên dữ liệu của 48 bệnh nhân mắc ung thư da điều trị tại khoa răng

hàm mặt Bệnh viện Trung ương Huế, Nguyễn Hồng Lợi cho thấy 87,5% bệnh nhân làm các công

việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc các hóa chất độc và 70,8% bệnh nhân ở vùng nông

thôn và vùng duyên hải [5].Tuy nhiên, tác giả không xác định mức độ và thời gian tiếp xúc của bệnh

nhân đối với các tác nhân gây ung thư da. Trên thực tế, việc này gặp không ít khó khăn vì nhiều

bệnh nhân không nhớ chi tiết tiền sử tiếp xúc thậm chí còn không ghi nhận được nghề nghiệp của

chính bệnh nhân.

Một số nghiên cứu về kết quả điều trị ung thư da ở Việt nam cho thấy phẫu thuật cắt bỏ rộng tổ

chức u vẫn là phương pháp đều trị chủ yếu.Trong nghiên cứu của Bùi Xuân Trường thì 75,5% bệnh

nhân mắc ung thư da được điều trị phẫu thuật đơn thuần. Theo tác giả này thì phẫu thuật cắt bỏ rộng

cho kết quả chắc chắn, việc chăm sóc điều trị sau phẫn thuật đơn giản hơn các biện pháp khác như

nạo bỏ thương tổn hay đốt điện. Xạ trị đơn thuần chỉ nên chỉ định đối với những trường hợp bệnh

nhân có thương tổn quá rộng, nhiều tuổi. Hóa trị liệu toàn thân không có tác dụng nên không có

12

Page 13: K da gui nam 2

bệnh nhân ung thư da nào được chỉ định điều trị bằng hóa chất toàn thân tại Trung tâm Ung bướu

TP Hồ Chí Minh từ năm 1994 đến 1997. Kết quả nghiên cứu ghi nhận 92,5 % bệnh nhân cho kết

quả tốt sau điều trị phẫu thuật, tỉ lệ tái phát chung là 4,5% chủ yếu là ở vùng mặt. Tác giả khẳng

định sự cần thiết của phương pháp phẫu thuật Mohs làm giảm tỉ lệ tái phát nhất là ung thư da thuộc

nhóm nguy cơ tái phát cao [7].

Mặc dù đã có không ít nghiên cứu về ung thư da ở Việt nam trong thời gian qua ở cả ba Miền. Tuy

nhiên, hầu hết là nghiên cứu hồi cứu về tình hình đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh

nhân được điều trị tại bệnh viện với cỡ mẫu rất hạn chế, chưa phản ánh được thực trạng tình hình

ung thư da ở nước ta.

15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của Đề tài

Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương số bệnh nhân ung thư da đến khám và điều trị ngày một tăng.

Theo số liệu thống kê, số bệnh nhân ung thư da tới khám là điều trị năm 2009 tăng gấp hơn 2 lần so

với năm 2007. Có nhiều yếu tố gây ung thư da trong đó quan trọng nhất là ánh nắng mặt trời. Thực

tế cho thấy ở Việt Nam có nhiều trường hợp mắc ung thư da, đặc biệt là nông dân, những người

làm nghề chài lưới, nhưng do hạn chế hiểu biết về bệnh nên nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư da

đã không đến khám hoặc đến quá muộn khi tổ chức ung thư đã di căn. Cho đến hiện nay chưa có

một nghiên cứu nào về đặc điểm dịch tễ cũng như các yếu tố nguy cơ của ung thư da một cách

hệ thống.

Chẩn đoán sớm ung thư da là vô cùng quan trọng vì nó ngăn ngừa được sự di căn của tổ chức ung

thư. Giáo dục y tế, tầm soát bằng khám lâm sàng và các xét nghiệm hiện đại, có độ chính xác cao sẽ

giúp xử lí kịp thời tránh được hậu quả đáng tiếc. Mặc dù mạng lưới ngành da liễu ở nước ta hoạt

động rất hiệu quả. Tuy nhiên, ngay cả ở tuyến tỉnh, kinh nghiệm về ung thư da của cán bộ y tế còn

hạn chế, trang thiết bị thiếu thốn, các khoa giải phẫu bệnh không chuyên sâu về các bệnh da. Vì vậy,

nhiều trường hợp ung thư da không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Để chẩn đoán sớm, chính xác và chắc chắn ung thư da cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét

nghiệm mô bệnh học. Các xét nghiệm hóa mô miễn dịch đã được ứng dụng ở nước ta. Tuy nhiên

ứng dụng kỹ thuật này trong qui trình chẩn đoán ung thư da còn rất nhiều hạn chế.

Điều trị ung thư da bằng các phương pháp cổ điển thường dễ tái phát. Kỹ thuật Mohs là một

phương pháp điều trị hiện đại, đang được nghiên cứu triển khai ở một số nước tiên tiến. Kỹ

thuật đã tạo ra được bước đột phá trong điều trị ung thư da, giúp cho phẫu thuật viên xác

định ngay được việc loại bỏ hết được tổ chức ung thư trong quá trình phẫu thuật, tiết kiệm

được tổ chức da lành xung quanh khối u và giảm tối đa mức độ tái phát của bệnh.

Ở nước ta kỹ thuật này bước đầu đã được thực hiện tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cho kết quả

13

Page 14: K da gui nam 2

rất khả quan. Tuy nhiên, để có kết luận đầy đủ và chính xác hiệu quả cuả phương pháp cần phải tiến

hành nghiên cứu đầy đủ để có kết luận chính xác về hiệu quả của phương pháp điều trị.

16 (Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn ®Ó

luËn gi¶i cho sù cÇn thiÕt nghiªn cøu ®Ò tµi)

1- Nguyễn Đại Bình, Đặng Thế Căn. Phân bố ung thư da theo giới tuổi, vị trí và mô bệnh học.

tạp chí Y học TP.HCM, số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, phụ bản số 4, tập 3, 1999, tr

16-23.

2- Phạm Hùng Cường, Bùi Xuân Trường, Đoàn Công Dũng, Vũ Như Tuyết Hương. ung thư

da: dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị. Tạp chí thông tin Y dược. tr 1-7

3- Nguyễn Thị Hương Giang và cs. Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học các trường hợp ung thư

da và một số bệnh lý của da tại bệnh viện ung bướu Hà Nội từ 2001- 2005. Tạp chí thông tin

Y dược. 2005 . tr 8-14

4- Nguyến Chấn Hùng và Cs. Kết quả ung thư quần thể tại TPHCM năm 1997. Tạp chí Y học

TPHCM, số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, phụ bản số 3, tập 2, 1998, tr 11-19.

5- Nguyễn Hồng Lợi. Nhật xét một số trường hợp ung thư da mặt điều trị tại bệnh viện Trung

ương Huế từ 1998-2003. Tạp chí Y học thực hành.2004 số 1. tr 58-60

6- Lê Trần Ngoan, A country report of cancer incidence, survival and mortality, 2005-2006

Trang 13-19.

7- Bùi Xuân Trường, Trần Văn Thiệp, Phó Đức Mẫn. Chẩn đoán và điều trị ung thư da vùng

cổ. Tạp chi thông tin Y dược 1999. Số chuyên đề ung thư. tr 122-128

8- Bulliard JL, Panizzon RG, Levi F . Epidemiology of epithelial skin cancers. Rev Med

Suisse. 2009 Apr 22;5(200):882, 884-8.

9- Connolly M, Narayan S, Oxley J, de Berker DA. Immunohistochemical staining for the

differentiation of subungual keratoacanthoma from subungual squamous cell carcinoma.

Clin Exp Dermatol. 2008 Aug;33(5):625-8. Epub 2008 Jul 8.

10- Davies H, Bignell GR, Cox C, Stephens P, Edkins S, Clegg S, Teague J, Woffendin H,

Garnett MJ, Bottomley W, Davis N, Dicks E, Ewing R, Floyd Y, Gray K, Hall S, Hawes R,

Hughes J, Kosmidou V, Menzies A, Mould C, Parker A, Stevens C, Watt S, Hooper S,

Wilson R, Jayatilake H, Gusterson BA, Cooper C, Shipley J, Hargrave D, Pritchard-Jones K,

Maitland N, Chenevix-Trench G, Riggins GJ, Bigner DD, Palmieri G, Cossu A, Flanagan A,

Nicholson A, Ho JW, Leung SY, Yuen ST, Weber BL, Seigler HF, Darrow TL, Paterson H,

Marais R, Marshall CJ, Wooster R, Stratton MR, Futreal PA. Mutations of the BRAF gene in

human cancer. Nature. 2002 Jun 27;417(6892):949-54. Epub 2002 Jun 9.

14

Page 15: K da gui nam 2

11- Fabricius EM, Bezeluk A, Kruse-Boitschenko U, Wildner GP, Klein M. Clinical significance

of telomerase activity in basal cell carcinomas and in tumour-free surgical margins. Int J

Oncol. 2003 Nov;23(5):1389-99.

12- Gallagher RP, Hill GB, Bajdik CD, et al.: Sunlight exposure, pigmentation factors, and risk

of nonmelanocytic skin cancer. II. Squamous cell carcinoma. Arch Dermatol 131 (2): 164-9,

1995

13- Gallagher RP, Bajdik CD, Fincham S, et al.: Chemical exposures, medical history, and risk

of squamous and basal cell carcinoma of the skin. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 5 (6):

419-24, 1996

14- Geller AC, Annas GD.Epidemiology of melanoma and nonmelanoma skin cancer. Semin

Oncol Nurs. 2003 Feb;19(1):2-11.

15- Ghaderi R, Haghighi F. Immunohistochemistry assessment of p53 protein in Basal cell

carcinoma. . Iran J Allergy Asthma Immunol. 2005 Dec;4(4):167-71.

16- Gillison ML, Koch WM, Capone RB, Spafford M, Westra WH, Wu L, Zahurak ML, Daniel

RW, Viglione M, Symer DE, Shah KV, Sidransky D Evidence for a causal association

between human papillomavirus and a subset of head and neck cancers. J Natl Cancer Inst.

2000 May 3;92(9):709-20.

17- Guo X, Fujino Y, Ye X, et al.: Association between multi-level inorganic arsenic exposure

from drinking water and skin lesions in China. Int J Environ Res Public Health 3 (3): 262-7,

2006.

18- Jakobiec FA, Bhat P, Colby KA. Immunohistochemical studies of conjunctival nevi and

melanomas. Arch Ophthalmol. 2010 Feb;128(2):174-83.

19- Karagas MR, Stukel TA, Moris JS, et al.: Skin cancer risk in relation to toenail arsenic

concentrations in a US population-based case-control study. Am J Epidemiol 153 (6): 559-

65, 2001 

20- Karagas MR, Nelson HH, Sehr P, Waterboer T, Stukel TA, Andrew A, Green AC, Bavinck

JN, Pery A, Spencer S, Rees IR, Mott LA, Pawlita M. Human papilloma virus infection and

incidence of squamous cell and basal cell carcinoma of the skin. J Nalt Cancer Inst. 2006

Mar 15;98 (6):389-95

21- Maldonado JL, Fridlyand J, Patel H, Jain AN, Busam K, Kageshita T, Ono T, Albertson DG,

Pinkel D, Bastian BC (December 2003). "Determinants of BRAF mutations in primary

melanomas". J. Natl. Cancer Inst. 95 (24): 1878–90

22- Marks R. Epidemiology of non-melanoma skin cancer and solar keratoses in Australia: a tale

15

Page 16: K da gui nam 2

of self-immolation in Elysian fields. Australas J Dermatol. 1997 Jun;38 Suppl 1:S26-9.

Review.

23- Møller H, Fairley L, Coupland V, Okello C, Green M, Forman D, Møller B, Bray F The

future burden of cancer in England: incidence and numbers of new patients in 2020. Br J

Cancer. 2007 May 7;96(9):1484-8. Epub 2007 May 1.

24- Odenbro A, Bellocco R, Boffetta P, et al.: Tobacco smoking, snuff dipping and the risk of

cutaneous squamous cell carcinoma: a nationwide cohort study in Sweden. Br J Cancer 92

(7): 1326-8, 2005.

25- Pastel AS, Karagas MR, Pawlita M, Waterboer T, Nelson HH. Cutanous human papilloma

virus infection, the EVER2 gene and incidence of squamous cell carcinoma: a case control

study. Int j Cancer. 2008 May 15;122(10):2377-9

26- Rogers HW, Weinstock MA, Harris AR, Hinckley MR, Feldman SR, Fleischer AB, Coldiron

BM. Incidence estimate of nonmelanoma skin cancer in the United States, 2006. Arch

Dermatol. 2010 Mar;146(3):283-7.

27- Rosso S, Zanetti R, Martinez C, et al.: The multicentre south European study 'Helios'. II:

Different sun exposure patterns in the aetiology of basal cell and squamous cell carcinomas

of the skin. Br J Cancer 73 (11): 1447-54, 1996

28- Schirren CG, Rütten A, Kaudewitz P, et al.: Trichoblastoma and basal cell carcinoma are

neoplasms with follicular differentiation sharing the same profile of cytokeratin intermediate

filaments. Am J Dermatopathol 19 (4): 341-50, 1997. 

29- Seidler AM, Pennie ML, Veledar E, Culler SD, Chen SC. Economic burden of melanoma in

the elderly population: population-based analysis of the Surveillance, Epidemiology, and

End Results (SEER)-Medicare data. Arch Dermatol. 2010 Mar;146(3):249-56.

30- Shinkan Tokudome, Kiyonori Kuriki, Sadao Suzuki, Susumu Akasaka, Hiroshi Kosaka,

Hideki Ishikawa, Takesumi Yoshimura, Do Duc Van, Nguyen Cong Khan, Le Bach Mai, Le

Tran Ngoan, Supannee Sriamporn, Surapon Wiangnon, Soeripto, FX.Ediati Triningish

(2005). HELICOBACTER PYLORI INFECTION AND STOMACH CANCER IN

SOUTHEAST ASIAN COUNTRIES. Abstracts of the XVIIth IEA World Congress of

Epidemiology: Epidemiology & Equity in Health: Methodological Challenges & Strategies

for the 21th Century. Imperial Queen’s Park Hotel, 21-25 August 2005, Bangkok, Thailand:

152.

31- Sithanandam G, Kolch W, Duh FM, Rapp UR (December 1990). "Complete coding

sequence of a human B-raf cDNA and detection of B-raf protein kinase with isozyme

16

Page 17: K da gui nam 2

specific antibodies". Oncogene 5 (12): 1775–80.

32- Sng J, Koh D, Siong WC, Choo TB. Skin cancer trends among Asians living in Singapore

from 1968 to 2006. J Am Acad Dermatol. 2009 Sep;61(3):426-32. Epub 2009 Jul 22.

33- Smeets NW, Krekels GA, Ostertag JU, Essers BA, Dirksen CD, Nieman FH, Neumann HA.

Surgical excision vs Mohs' micrographic surgery for basal-cell carcinoma of the face:

randomised controlled trial. Lancet. 2004 Nov 13-19;364(9447):1766-72.

34- Stern RS. Prevalence of a history of skin cancer in 2007: results of an incidence-based

model. Arch Dermatol. 2010 Mar;146(3):279-82.

17

Page 18: K da gui nam 2

17 Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của Đề tài và phương án thực

hiện

(Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm phù

hợp cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra kèm theo các nhu cầu về nhân lực, tài chính và

nguyên vật liệu trong đó chỉ rõ những nội dung mới , những nội dung kế thừa kết quả nghiên

cứu của các đề tài trước đó ; những hoạt động để chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người

sử dụng, dù kiÕn nh÷ng néi dung cã tÝnh rñi ro vµ gi¶i ph¸p kh¾c phôc -

nÕu có)

17.1- Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ ung thư da

17.1.1- Xác định số lượng ung thư da và ước lượng tỷ lệ hiện mắc ung thư da ở Việt nam

- Thiết kế mẫu phiếu điều tra dịch tễ học

- Mở lớp tập huấn cho cán bộ điều tra

- Thu thập thông tin từ tất cả những bệnh nhân mắc ung thư tại các Bệnh viện Trung

ương và Bệnh viện tỉnh ghi nhận ung thư da

- Làm sạch và nhập số liệu, ước tính số lượng bệnh nhân ung thư tại các tỉnh đại điện

cho 8 vùng sinh thái

- Phân tích số liệu,

- Báo cáo tình hình dịch tễ

18

Page 19: K da gui nam 2

17.1.2- Phân tích một số yếu tố đặc trưng cá nhân và xác định một số yếu tố nguy cơ ung thư

da tại Việt Nam.

- Thiết kế mẫu phiếu điều tra

- Mở lớp tập huấn cho cán bộ điều tra

- Điều tra thử bộ câu hỏi tại thực địa

- Điều tra ca bệnh tại thực địa tại các khu vực Hà Nội, TP, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà

Nẵng, Ban Mê Thuột và các vùng lân cận của các thành phố này

- Điều tra ca đối chứng tại thực địa các khu vực Hà Nội, TP, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà

Nẵng, Ban Mê Thuột và các vùng lân cận của các thành phố này

- Làm sạch và nhập số liệu, phân tích số liệu,

- Báo cáo về yếu tố nguy cơ gây ung thư da ở Việt nam

17.1.3- Nghiên cứu dịch tễ học phân tử của ung thư da

- Xây dựng quy trình thu thập mẫu và xét nghiệm ADN.

- Tập huấn việc lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu (lồng ghép với các tập huấn chuyên môn khác trong dự án).

- Thu thập mẫu.

- Xác định trình tự bình thường gen P53 và BRAF.

- Nhân đoạn gen bằng kỹ thuật PCR để xác định sự đột biến của gen P53 và BRAF trong ung thư da.

- Xử lý phân tích báo cáo

17.2- Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng qui trình chẩn đoán các loại ung thư da

17.2.1- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư da

17.2. 1.1- Nghiên cứu hồi cứu

- Đối tượng : Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư da và được điều trị

19

Page 20: K da gui nam 2

trong thời gian 5 năm (2006-2010) tại các Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện K Trung

ương, Trung tâm Ung bướu Hà Nội

- Mục tiêu :

+ Xác định các triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, không đặc hiệu

+ Thống kê các triệu chứng lâm sàng của các loại ung thư da

+ Thống kê các triệu chứng lâm sàng hiếm gặp, phân tích, mô tả các thể đặc

biệt

+ Xác định đặc điểm mô bệnh học của các thể ung thư da

* Ung thư biểu mô tế bào đáy: thể u, thể xơ hóa, thể nông bề mặt,

* Ung thư biểu mô tế bào vảy

* Ung thư tế bào hắc tố.

* Các ung thư da khác

+ Phân tích mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng với các đặc điểm mô

bệnh học của các loại ung thư da.

20

Page 21: K da gui nam 2

- Tiến hành

* Thiết kế mẫu nghiên cứu (Trên 30 biến số)

* Mở lớp tập huấn cho cán bộ điều tra

* Thu thập thông tin từng ca bệnh

* Thiết kế phần mềm nhập và phân tích dữ liệu trên máy tính

* Làm sạch và nhập số liệu

* Phân tích số liệu

17.2. 1.2- Nghiên cứu tiến cứu

- Đối tượng : các bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư da và được điều trị trong thời gian 3

năm(2011-2013) tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

- Mục tiêu :

+ Xác định các triệu chứng lâm sàng của các loại ung thư da.

+ Xác định đặc điểm mô bệnh học các loại ung thư da

+ Xác định đặc điểm hóa mô miễn dịch, tính đặc hiệu của một số makers

- Tiến hành

+ Thiết kế Bệnh án mẫu

+ Mở lớp tập huấn cho bác sĩ và điều dưỡng

+ Thu thập thông tin từng ca bệnh

21

Page 22: K da gui nam 2

+ Làm sạch và nhập số liệu

+ Phân tích số liệu

17.2.2- Nghiên cứu xây dựng qui trình chẩn đoán ung thư da

- Tham khảo tài liệu trong và ngoài nước về ung thư

- Phân tích kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các thể ung thư da ở những

bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện K, Trung tâm ương bướu Hà

Nội, Trung tâm ung bướu Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh

-Nghiên cứu xây dựng qui trình chẩn đoán cho từng loại ung thư da bao gồm

* Ung thư biểu mô tế bào đáy

* Ung thư biểu mô tế bào vảy

* Ung thư tế bào hắc tố.

* Các ung thư da khác

- Các bước tiến hành chẩn đoán

1- Khám lâm sàng, khai thác tiền sử:

- Phát hiện thương tổn ung thư ở da

- Phát hiện sự di căn ở hạch, các cơ quan (nếu có)

2- Xét nghiêm cận lâm sàng

22

Page 23: K da gui nam 2

- Phiến đồ chẩn đoán tế bào

- Mô bệnh học (Sinh thiết): nhuộm Hematoxyline –Eosine (HE)

- Xét nghiệm hóa mô miễn dịch: Sử dụng markers Ki67, PS100, HMB45 trong chẩn

đoán phân biệt và chẩn đoán xác định loại ung thư da

3- Phát hiện di căn: XQ, CTscan, Petscan

4- Xác định giai giai đoạn của ung thư theo phân loại TNM của AJCC ( American Joint

Commitee on cancer ; T (Tumour), N (Lymph node), M (Distant metastases)

Giai ®o¹n I: T1 N0 M0

Giai ®o¹n II: T bÊt kú, N1-3 M0

Giai ®o¹n III: T bÊt kú, N bÊt kú, M1

17.3- Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng qui trình điều trị ung thư da

- Tham khảo tài liệu trong và ngoài nước

- Phân tích kết quả điều trị trên bệnh nhân bị ung thư da được điều trị tại Bệnh viên Da liễu Trung

ương, Bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện Da liễu Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm ung bướu Tp. Hồ Chí

Minh.

- Nghiên cứu xây dựng qui trình điều trị cụ thể cho từng loại ung thư da

1- Ung thư tế bào đáy

- Khám lâm sàng

- Xét nghiệm mô bệnh học

- Chẩn đoán xác định, chẩn đoán giai đoạn bệnh

- Hội chẩn quyết định điều trị

23

Page 24: K da gui nam 2

- Các biện pháp điều trị

+ Phẫu thuật phương pháp Mohs

+ Laser

+ Phẫu thuật lạnh

+ Đốt điện

+ Hóa động học

+ Xạ trị

- Theo dõi sau điều trị

2- Ung thư tế bào vảy

- Khám lâm sàng

- Xét nghiệm mô bệnh học

- Chẩn đoán xác định, chẩn đoán giai đoạn bệnh

- Hội chẩn quyết định điều trị

- Các biệp pháp điều trị

+ Phẫu thuật: phương pháp Mohs

+ Laser

+ Phẫu thuật lạnh

+ Đốt điện

+ Hóa động học

+ Xạ trị

+ Nạo vét hạch

- Theo dõi sau điều trị

3- Các ung thư da khác

- Khám lâm sàng

- Xét nghiệm mô bệnh học

- Chẩn đoán xác định, chẩn đoán giai đoạn bệnh

- Hội chẩn quyết định điều trị

24

Page 25: K da gui nam 2

- Các biệp pháp điều trị

+ Phẫu thuật phẫu thuật Mohs

+ Laser

+ Phẫu thuật lạnh

+ Đốt điện

+ Hóa động học

+ Xạ trị

+ Nạo vét hạch

- Theo dõi sau điều trị

17.4- Nội dung 4: Đánh giá kết quả điều trị

- Đánh gía kết quả điều trị cho 130 bệnh nhân bị ung thư da bao gồm 50 bệnh nhân ung thư tế

bào đáy, 50 bệnh nhân ung thư tế bào vảy và 30 bệnh nhân bị các loại ung thư da khác như

ung thư tế bào hắc tố, ung thư tế bào tuyến bã.v.v.

- Các bệnh nhân được nhập viện trong thời gian điều trị

+ Được làm bệnh án

+ Làm các xét nghiệm cơ bản

+ Sinh thiết làm mô bệnh học

Nhuộm HE

Chẩn đoán HMMD

+ Hội chẩn: xác định chẩn đoán, và phương pháp điều trị

+ Phẫu thuật Mohs

Gây tê/mê

Phẫu thuật cắt bỏ tổ chức ung thư

Cắt lạnh nhuộm HE xác định việc cắt bỏ hết tổ chức ung thư

+ Phẫu thuật tạo hình phủ tổn khuyết sau khi cắt bỏ tổ chức ung thư

+ Nạo vét hạch

25

Page 26: K da gui nam 2

+ Điều trị nội khoa:

- Kháng sinh

- Thuốc giảm đau, chống phù nề

+ Xạ trị sau phẫu thuật

+ Theo dõi, đánh giá sau phẫu thuật

- Tình trạng khỏi bệnh

- Tái phát

- Di căn : tại chỗ, di căn xa

- Thời gian đánh giá 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng sau phẫu thuật.

17.5- Nội dung 5: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp dự phòng bệnh ung thư da

- Chẩn đoán sớm

+ Trang bị kiến thức cơ bản về ung thư da cho cán bộ y tế tuyến cơ sở

+ Tuyên truyền giáo dục các triệu chứng sớm của ung thu da trong cộng đồng

- Các biện pháp phòng tránh đặc biệt đối với nhóm nguy cơ cao 

+ Bệnh nhân mắc các bệnh về gen : bệnh khô da sắc tố

+ Bệnh nhân có tiền sử ung thư

+ Bệnh nhân mắc một số bệnh da mãn tính, chít hẹp bao qui đầu

+ Hút thuốc lá, ăn trầu

+ Làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc ung thư da cao

* Nông dân, ngư dân

* Công nhân nông trường

* Dân quanh các khu công nghiệp, vùng có nhiễm các kim loại nặng như arsenic,

thủy ngân ( vùng khai thác vàng và khoáng sản…)

26

Page 27: K da gui nam 2

18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ

sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự khác

và phân tích để làm rõ được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài)

Cách tiếp cận:

18.1- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ ung thư da

- Nghiên cứu mô tả nhằm ước lượng số hiện mắc, số mới mắc ung thư da và sự phân bố ung thư

da theo một số đặc trưng cá nhân.

- Nghiên cứu bệnh-chứng nhằm xác định một số yếu tố nguy cơ của ung thư da.

18.1.1. Nghiên cứu mô tả ghi nhận ung thư

a- Đối tượng nghiên cứu:

Là các sổ sách, phiếu đăng ký, bệnh án điều trị tại các Bệnh viện Trung ương và Bệnh viện Tỉnh có

khả năng chẩn đoán được ung thư da thông qua lâm sàng và tế bào học.

b-Thiết kế nghiên cứu:

- Thu thập các thông tin, dữ liệu được thiết kế và thử nghiệm dựa trên bệnh án của tất cả các

trường hợp mắc ung thư da trong vòng 5 năm qua và trong thời gian thực hiện dự án tại các đơn

vị có ghi nhận ung thư bao gồm:

+ Bệnh viện Da liễu Trung ương

+ Bệnh viện K Trung ương

+ Trung tâm ung bướu Hà Nội

+ Trung tâm ung bướu bệnh viện Bạch Mai

+ Bệnh viện Thái nguyên

+ Bệnh viện Hải phòng

+Bệnh viện Trung ương Huế

+ Bệnh viện Da liễu Đà nẵng

27

Page 28: K da gui nam 2

+ Bệnh viện đa khoa Đắc lắc

+ Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

+ Trung tâm Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

+ Bệnh Viện Đa khoa Cần Thơ

- Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung với các cán bộ y tế liên quan nhằm thu thập thêm

các thông tin ngoài sổ sách ghi chép tại các bệnh viện.

- Dựa trên các thông tin thu thập, xác định đặc điểm dịch tễ học của từng loại ung thư da tại 8

Tỉnh đại điện cho các vùng sinh thái gồm:

+ Hà Nội

+ Thái nguyên

+ Điện biên

+ Thừa Thiên Huế

+ Đà nẵng

+ Đắc Lắc

+ Thành phố Hồ Chí Minh

+ Cần Thơ

c- Biến số nghiên cứu:

Nghiên cứu định lượng:

- Tuổi bệnh nhân

- Giới

- Nghề nghiệp

- Địa chỉ

- Số hiện mắc/tỷ lệ hiện mắc ung thư da

- Số mới mắc/tỷ lệ mới mắc ung thư da

- Loại ung thư da

- Giai đoạn

- Phương pháp điều trị

- Kết quả điều trị

Nghiên cứu định tính:

- Độ chính xác của số liệu

-Lý do giải thích cho kết quả nghiên cứu định lượng

18.1.2. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ ung thư da ở Việt nam

a-Đối tượng nghiên cứu:

28

Page 29: K da gui nam 2

- Nhóm bệnh: bao gồm những bệnh nhân ung thư da được phát hiện tại các bệnh viện ở Hà

Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần thơ có đầy đủ địa chỉ, chẩn đoán và các thông tin

cần thiết cho nghiên cứu. Tự nguyện tham gia nghiên cứu

- Nhóm chứng: Là những người có các đặc trưng cá nhân khá tương đồng với những trường

hợp mắc ung thư da về các đặc trưng cá nhân và tiền sử tiếp xúc với các nguy cơ của ung

thư da nhưng không mắc ung thư da và tình nguyện tham gia nghiên cứu.

b- Phương pháp nghiên cứu bệnh -chứng

Thiết kế nghiên cứu

Ung thư da là một bệnh hiếm gặp do vậy thiết kế nghiên cứu bệnh-chứng là thiết kế nghiên cứu

thích hợp. Việc so sánh tiền sử tiếp xúc với yếu tố nguy cơ giữa 2 nhóm bệnh và nhóm chứng sẽ cho

thấy yếu tố nào là yếu tố nguy cơ của ung thư da.

Mẫu nghiên cứu:

Cỡ mẫu:

( [2p(1-p)+ z1-[p1(1-p1)+ p2(1-p2)])2

n1 = n2 = Z 21-/2 -----------------------------------------

(p1- p2)2

Trong ®ã:

n1: Cì mÉu cña nhãm chøng

n2: Cì mÉu cña nhãm can thiÖp

p1: Tû lÖ tiÕp xóc víi yÕu tè nguy c¬ trong nhãm chøng (íc lîng lµ

40%)

p2: Tû lÖ tiÕp xóc víi yÕu tè nguy c¬ trong nhãm bÖnh (íc lîng lµ

50%)

p: (p1 + p2)/2

Z1-/2: HÖ sè tin cËy ë møc x¸c suÊt 95% (=1,96)

z1-: Lùc mÉu (= 80%)

Cỡ mẫu nghiên cứu trong nhóm bệnh tính theo công thức là 407, Để thuận tiện chúng tôi chọn

410 bệnh nhân và cỡ mẫu nghiên cứu trong nhóm chứng cũng là 410.

Chọn mẫu:

Thu thập danh sách bệnh nhân ung thư da đã được chẩn đoán tại các bệnh viện tại Hà Nội, Đà

nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần thơ trong vòng 5 năm gần đây. 410 Ca bệnh được lựa chọn theo phương

29

Page 30: K da gui nam 2

pháp ngẫu nhiên tại các thành phố và các tỉnh lân cận của Hà Nội 105 ca, khu vực Thành phố Hồ Chí

Minh 105 ca, Đà nẵng 100 ca và Cần thơ 100 ca.

Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu:

Tiến hành phỏng vấn 410 bệnh nhân hoặc tại bệnh viện hoặc tại nhà về các yếu tố nguy cơ.

Những người thuộc nhóm chứng sẽ được chọn theo nguyên tắc 1 ca bệnh thì kèm 1 ca chứng tương

đồng chỉ khác là không mắc bệnh ung thư da.

Các biến số nghiên cứu

Đặc tr ư ng cá nhân:

- Tuổi bệnh nhân

- Giới

- Nghề nghiệp

- Địa chỉ

Các yếu tố nguy c ơ :

- Cường độ và thời gian tiếp xúc với ánh nắng

- Cường độ và thời gian tiếp xúc với nguồn nhiệt cao

- Cường độ và thời gian tiếp xúc với sóng điện từ

- Cường độ và thời gian tiếp xúc với tia X

- Cường độ và thời gian tiếp xúc với khói

- Cường độ và thời gian tiếp xúc với hoá chất

- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư da

- Tiền sử mắc các bệnh da

Phân tích số liệu

Số liệu sẽ được thu thập, nhập và phân tích trên phần mềm SPSS 16.0. Số liệu được trình bày dưới

dạng số lượng, tỷ lệ. Các yếu tố nguy cơ được so sánh và trình bày dưới dạng tỷ suất chênh (OR) và

95% CI để xem xét mức độ liên quan của các yếu tố nguy cơ và bệnh ung thư da. Phân tích đa biến

cũng được sử dụng để loại bỏ các yếu tố nhiễu.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

- Thời gian nghiên cứu từ năm 2010-2013

- Địa điểm: là tại các bệnh viện của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

18.1.3- Nghiên cứu dịch tễ học phân tử

Phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp nghiên cứu bệnh - chứng (Case-control

study).

30

Page 31: K da gui nam 2

Địa điểm nghiên cứu:

- Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viện K Trung ương, bệnh viện Ung bướu Hà Nội là nơi cung

cấp bệnh nhân ung thư và bệnh nhân không mắc ung thư làm đối chứng.

- Bộ môn Y sinh học - Di truyền - trường Đại học Y Hà Nội là cơ sở tiến hành xét nghiệm giải trình

tự gen thiết kế mồi và xét nghiệm PCR xác định đột biến liên quan đến ung thư da.

Cỡ mẫu nghiên cứu:

- Theo cách tính cỡ mẫu của tổ chức phòng chống ung thư Quốc tế (IARC): giả định sai số α =

0,05% (hai chiều), sai số β = 0,20, tỷ lệ tiếp xúc với yếu tố nguy cơ 30-50% và OR = 2 (hoặc 0,5),

số cặp bệnh nhân mắc ung thư da là 150 - 200. Ở đây chúng tôi sử dụng cỡ mẫu nghiên cứu là 150

bệnh nhân ung thư tế bào đáy.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ung thư (case):

Bệnh nhân ung thư da được chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng và mô bệnh học, các bệnh nhân được

chọn đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: các bệnh nhân không điển hình, không đủ xét nghiệm mô bệnh học, không

hợp tác nghiên cứu.

- Thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân về những thông tin cá nhân có liên quan đến nguy

cơ bệnh, khai thác tiền sử và gia hệ (theo mẫu).

- Lấy bệnh phẩm và bảo quản: bệnh phẩm được lấy là tổ chức ung thư, được bảo quản ở 4oC, vận

chuyển theo dây truyền lạnh đến phòng thí nghiệm.

- Xác định gen gây bệnh bằng kỹ thuật PCR. Những bệnh nhân ban đầu được giải trình tự gen

để xác định đột biến đặc hiệu với ung thư da (giải trình tự với gen P53 và gen BRAF).

- Xác định vai trò của gen đột biến với ung thư da.

- Phân tích tần số đột biến và tìm mối liên quan với các yếu tố nguy cơ.

Thiết kế nghiên cứu

31

Page 32: K da gui nam 2

Mục tiêu

nghiên cứu

Biến số Chỉ số Phương

pháp

Phương tiện Dự kiến số

mẫu

Xác định tình

trạng biến đổi

gen P53 và gen

BRAF của các

bệnh nhân ung

thư tế bào đáy

- Gen

P53

- Gen

BRAF

- Các

biến đổi

ở gen

P53

- Các

biến đổi

ở gen

BRAF

Thu thập

mẫu K da

10 (K TB

đáy)

Chiết tách

ADN từ mẫu

K da

Hoá chất, phương tiện chiết

tách ADN

10

Xác định

trình tự gen

- Hoá chất

- Máy xác định trình tự gen:

ABI 3100

8

Xác định tần số

đột biến gen

P53 và gen

BRAF của các

bệnh nhân ung

thư tế bào đáy

- Gen

P53

- Gen

BRAF

- Tỷ lệ

đột biến

gen P53

- Tỷ lệ

đột biến

gen

BRAF

Thu thập

mẫu K da

150

Chiết tách

ADN từ mẫu

K da

Hoá chất, phương tiện chiết

tách ADN

150

Nhân đoạn

gen bằng kỹ

thuật PCR

- Primers nhân gen P53

- Primers nhân gen BRAF

- Hoá chất nhân đoạn gen:

buffer, Taq, dNTP, …

- máy PCR

300

18.2- Nghiên cứu hoàn thiện qui trình chẩn đoán ung thư da

18.2.1-Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

- Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang

+ Nghiên cứu hồi cứu: Gồm toàn bộ bệnh án bệnh nhân ung thư da được điều trị nội trú tại Bệnh

viện da liễu Trung ương, Bệnh viên K Trung ương, Trung tâm Ung bướu Hà Nội, Khoa ung bướu bệnh

viện Bạch mai trong thời gian 5 năm từ 2006-2010.

+ Nghiên cứu tiến cứu: Toàn bộ số người có tuổi từ 16 đến 90 tuổi, không phân biệt tuổi, giới,

nghề nghiệp được chẩn đoán là ung thư da tại Bệnh viện da liễu Trung ương, Bệnh viên K Trung ương,

Trung tâm Ung bướu Hà Nội, Khoa ung bướu bệnh viện Bạch mai trong thời gian 3 năm 2010 đến

2013.

- Các tiêu chí nghiên cứu:

32

Page 33: K da gui nam 2

+ Lâm sàng

+ Cận lâm sàng: Mô bệnh học, hóa mô miễn dịch

+ Chỉ định điều trị và kết quả điều trị

18.2.2- Nghiên cứu hoàn thiện qui trình chẩn đoán ung thư da

- Thu thập tài liệu trong và ngoài nước

-Viết qui trình chẩn đoán đối với từng loại ung thư da

+ Ung thư biểu mô tế bào đáy

+ Ung thư biểu mô tế bào vảy

+ Ung thư tế bào hắc tố

+ Các loại ung thư khác

- Xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia

- Tiếp thu ý kiến đóng góp, sửa chữa và biên tập

18.3- Nghiên cứu hoàn thiện qui trình điều trị ung thư da

- Thu thập tài liệu trong và ngoài nước

-Viết qui trình điều trị đối với từng loại ung thư da

+ Ung thư biểu mô tế bào đáy

+ Ung thư biểu mô tế bào vảy

+ Ung thư tế bào hắc tố

+ Các loại ung thư khác

- Xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia

- Tiếp thu ý kiến đóng góp, sửa chữa và biên tập

18.4- Đánh giá kết quả điều trị

- Nghiên cứu tiến cứu

- Đối tượng :100 bệnh nhân ung thư tế bào đáy, 70 bệnh nhân ung thư tế bào vảy và 30 bệnh nhân mắc

các loại ung thư da khác, được chẩn đoán dựa vào lâm sàng và xét nghiệm tại Bệnh viện Da liễu Trung

ương sẽ được thực hiện đầy đủ các bước sau

+ Nhập viện điều trị nội trú

+ Được khám lâm sàng toàn diện

+ Xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán trước điều trị

+ Bệnh nhân được hội chẩn để quyết định phương pháp điều trị: phẫu thuật, xạ trị hay hóa chất.v.v.

- Đánh giá hiệu quả của điều trị: Bệnh nhân sau điều trị được tiếp tục theo dõi , đánh giá kết quả sau 6

tháng, 12 tháng, 24 tháng dựa vào

33

Page 34: K da gui nam 2

+ Khỏi bệnh

+ Tái phát

+ Di căn: tại chỗ, di căn xa

+Thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị

18.5-Nghiên cứu các giải pháp dự phòng ung thư da tại cộng đồng

Đề xuất các biện pháp phòng tránh ung thư da dựa vào tình hình dịch tễ, yếu tố nguy cơ gây ung thư da

+ Phát hiện sớm và điều trị kịp thời

+ Tuyên truyền giáo dục làm thay đổi nhận thức, thái độ, thực hành phòng bệnh ung thư da

+ Giải pháp tránh các tác nhân vật lý: tia UV, tia xạ,

+ Giải pháp tránh các tác nhân hóa học: thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ

Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:

1- Cho đến nay ở nước ta chưa có một công trình nghiên cứu nào về ung thư da một cách tổng thể

triệt để và toàn diện như nội dung nghiên cứu của đề tài.

2- Nghiên cứu cho phép xác định tình hình dịch tễ học các loại ung thư da ở Việt nam là cơ sở

khoa học giúp cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách xem xét đưa ra các chiến lược phòng

chống ung thư da

3- Nghiên cứu còn xác định được các yếu tố nguy cơ gây ung thư da, giúp cho chúng ta đề ra

được các biện pháp phòng ngừa ung thư da một cách có hiệu quả từ đó làm giảm tỉ lệ mắc và tỉ

lệ tử vong do ung thư da.

4- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư da làm cơ sở cho chẩn đoán sớm,

chính xác ung thư da từ đó có các biện pháp điều trị đúng, kịp thời làm giảm chi phí điều trị, tỉ

lệ tái phát đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

5- Thông qua đề tài, nâng cao được nhận thức cửa người dân về ung thư da, đồng thời tăng cường

kiến thức, hiểu biết, kỹ năng chuyên môn của cán bộ y tế về ung thư da.

6- Qua quá trình thực hiện đề tài trực tiếp đào tạo được một số cán bộ. Dự kiến sẽ có 01 luận án

tiến sĩ và 4 luận văn cao học được bảo vệ trên cơ sở tham gia thực hiện đề tài này.

Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu đảm bảo được các nội dung sau:

34

Page 35: K da gui nam 2

- Nghiên cứu mang tính nhân văn rất cao vì hầu hết bệnh nhân bị ung thư da là do hậu quả của

nhiều năm lao động phơi nắng, đặc biệt những người nông dân, những người vốn đã phải chịu

nhiều thiệt thòi trong xã hội lại có tỉ lệ mắc ung thư da cao nhất. Do thiếu hiểu biết về bệnh kết

hợp với nghèo khó nên nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị rất muộn khi bệnh đã lan rộng,

xâm lấn tại chỗ hay di căn xa. Đề tài nghiên cứu giúp nâng cao nhân thức, sự hiểu biết và chủ

động phát hiện bệnh. Từ đó được điều trị sớm và triệt để, hạn chế tỉ lệ tái phát, nâng cao chất

lượng cuộc sống cho người bệnh

- Bệnh nhân sẽ được tư vấn đầy đủ, kỹ lưỡng khi tham gia nghiên cứu.

- Người bệnh là đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ được miễn phí hoàn toàn trong chẩn đoán và

điều trị

- Các thông tin của bệnh nhân trong quá trình nghiên cứu được giữ bí mật và mà hóa trên máy vi

tính trong quá trình xử lý số liệu, đảm bảo không lộ thông tin

19 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước

(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài và nội

dung công việc tham gia trong đề tài, kể cả các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng kết quả

nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng-nếu có)

+ Bệnh viện Da liễu Trung ương kết hợp với:

- Bộ môn sức khỏe môi trường–Đại học Y Hà Nội

- Bộ môn Y sinh học – di truyền - Đại học Y Hà Nội

- Bệnh viện K Trung ương

- Trung tâm Ung bướu Hà Nội

- Khoa ung bướu Bệnh viện Bạch mai

- Bệnh viện Hải phòng

- Bệnh viện Đa khoa Thái nguyên

- Bệnh viện Trung ương Huế

- Bệnh viên Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

- Trung tâm Ung bướu TP. Hồ Chí Minh

- Bệnh viện Da liễu Cần thơ

Thực hiện khảo sát tình hình ung thư da, các yếu tố nguy cơ gây ung thư da. Nghiên cứu các biện

pháp dự phòng ung thư da ở Việt nam.

+ Bệnh viện Da liễu Trung ương kết hợp với các bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện Ung bướu Hà

Nội triển khai qui trình chẩn đoán và điều trị các loại ung thư da

35

Page 36: K da gui nam 2

20 Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)

(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối tác đã

có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện. Phân tích

rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của Đề tài )

- Hợp tác với Trung tâm ung thư Anderson, Texas – Hoa kỳ về chẩn đoán, điều trị và dự

phòng các loại ung thư da. Trung tâm ung thư Anderson là một trung tâm lớn chuyên sâu

về ung thư da. Năm 2003, đoàn bác sĩ của Trung tâm Anderson kết hợp với Bệnh viện Da

liễu Trung ương tổ chức thành công hội thảo quốc tế về ung thư da. Trong khuôn khổ đề

tài, một số bác sỹ việt nam sẽ được cử đị học tại Trung tâm Anderson để trao đổi kinh

nghiệm các kỹ thuật chẩn đoán về lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị các loại ung thư da.

- Kết hợp với các đối tác trong nước và nước ngoài tổ chức hội thảo quốc tế về nguyên nhân,

các yếu tố nguy cơ và điều trị ung thư da

21 Tiến độ thực hiện

Các nội dung, công việc

chủ yếu cần được thực

hiện;các mốc đánh giá

chủ yếu

Kết quả phải đạt

Thời gian

(bắt đầu,

kết thúc)

Cá nhân,

tổ chức

thực hiện*

Dự kiến

kinh phí

1 2 3 4 5 6

1 Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ gây ung thư da

1.

1

- Xác định số lượng và

ươc tính tỉ lệ hiện mắc

ung thư da

Thu thập số liệu có

sẵn về các trường hợp

ung thư da đã được

chẩn đoán tại các bệnh

viện của Hà Nội, Thái

nguyên, Hải phòng,

Huế, Đà nẵng, TP Hồ

Chí Minh, Cần thơ

trong vòng 5 năm từ

đó ước tính tỷ lệ hiện

mắc ung thư da và

phân bố ung thư da

theo các vùng sinh

1/2012-

12/2012

- Ngô Văn Toàn,

Trần Hậu Khang

- Cơ quan :Bộ

môn sức khỏe môi

trường – Đại học

Y Hà Nội, Bệnh

viện Da liễu

Trung ương

36

Page 37: K da gui nam 2

thái ở Việt nam

1.

2

Phân tích một số yếu tố

đặc trưng các nhân và xác

định một số yếu tố nguy

cơ của ung thư da tại Việt

Nam

Tiến hành phỏng vấn

410 bệnh nhân ung

thư da và 410 ca

chứng ( tỉ lệ 1:1) tại

các bệnh viện hoặc tại

nhà tại các thành phố

và các vùng lân cận

của Hà Nội, TP.Hồ

Chí Minh, Cần Thơ,

Đà Nẵng, Ban Mê

Thuột để xác định các

yếu tố nguy cơ gây

ung thư da

2/2012-

06/2014

- Ngô Văn Toàn,

Trần Hậu Khang

- Cơ quan : Bộ

môn sức khỏe môi

trường – Đại học

Y Hà Nội, Bv. Da

liễu Trung ương

1.

3

Nghiên cứu dịch tễ học

phân tử

Thu thập mẫu K da và

xác định trình tự gen

và nhân đoạn gen

bằng kỹ thuật PCR

2/2012-

6/2014

- Bộ môn Y sinh

học - Di truyền -

Đại học Y Hà Nội

- Bv. Da liễu

Trung ương

2 Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng qui trình chẩn đoán các loại ung thư da

2.

1 Nghiên cứu đặc điểm

lâm sàng, cận lâm sàng

ung thư da

Nghiên cứu hồi cứu

Nghiên cứu tiến cứu

Xác định được đặc

điểm lâm sàng của các

loại ung thư da dựa

trên toàn bộ bệnh án

của các bệnh nhân đã

được điều trị ung thư

da trong thời gian 5

năm từ 2007-2011

(nghiên cứu hồi cứu)

và trong thời gian từ

2011-2014 ( nghiên

cứu tiến cứu)

2/2012-

09/2014

-Trần Hậu Khang

Nguyễn Sỹ Hóa,

Nguyễn Hữu Sáu

- Trần Mẫn Chu,

Nguyễn Phi Hùng

-Cơ quan: Khoa

Laser và phẫu

thuật – Bv Da liễu

Trung ương, Khoa

xét nghiệm- Bv.

K Trung ương

37

Page 38: K da gui nam 2

2.

2

Nghiên cứu xây dựng qui

trình chẩn đoán các loại

ung thư da

Qui trình chẩn đoán

các loại ung thư da

( Ung thư tế bào đáy,

ung thư tế bào vảy và

các loại ung thư da

khác

2/2012-

9/2014

-Trần Hậu Khang

Nguyễn Sỹ Hóa,

Nguyễn Hữu Sáu,

Trần Mẫn Chu

- Khoa Laser và

phẫu thuật – Bv

Da liễu Trung

ương

3 Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng qui trình điều trị ung thư da

3.

1

Xây dựng qui trình điều

trị ung thư tế bào đáy

Qui trình điều trị ung

thư tế bào đáy

2/2012-

9/2014

-Trần Hậu Khang

Nguyễn Sỹ Hóa,

Nguyễn Hữu Sáu

- Khoa Laser và

phẫu thuật – Bệnh

viện Da liễu

Trung ương

3.

2

Xây dựng qui trình điều

trị ung thư tế bào vảy

Qui trình điều trị ung

thư tế bào vảy

2/2012-

9/2014

-Trần Hậu Khang

Nguyễn Sỹ Hóa,

Nguyễn Hữu Sáu

- Khoa Laser và

phẫu thuật – Bệnh

viện Da liễu

Trung ương

3.

3

Xây dựng qui trình điều

trị một số ung thư da

khác

Qui trình chi tiết điều

trị một số ung thư da

như: ung thư tế bào

hắc tố, ung thư tế bào

xơ, ung thư tế bào nội

mạch

2/2012-

9/2014

-Trần Hậu Khang

Nguyễn Sỹ Hóa,

Nguyễn Hữu Sáu

- Khoa Laser và

phẫu thuật – Bệnh

viện Da liễu

Trung ương

4 Nội dung 4: Đánh giá Kết quả điều trị

Đánh giá kết quả điều trị

của 50 bệnh nhân ung thư

Xác định tỉ lệ khỏi

bệnh, tỉ lệ tái phát, di

2/2012- -Trần Hậu Khang

Nguyễn Sỹ Hóa,

38

Page 39: K da gui nam 2

tế bào đáy căn và tỉ lệ tử vong

sau điều trị ung thư tế

bào đáy

6/2014 Nguyễn Hữu Sáu

-Khoa Laser và

phẫu thuật – Bv

Da liễu Trung

ương

Đánh giá kết quả điều trị

của 50 bệnh nhân ung thư

tế bào vảy

Xác định tỉ lệ khỏi

bệnh, tỉ lệ tái phát, di

căn và tỉ lệ tử vong

sau điều trị ung thư tế

bào vảy

2/2012-

6/2014

-Trần Hậu Khang

Nguyễn Sỹ Hóa,

Nguyễn Hữu Sáu

-Khoa Laser và

phẫu thuật – Bv

Da liễu Trung

ương

Đánh giá kết quả điều trị

của 30 bệnh nhân mắc

một số ung thư da khác

như ung thư tế bào hắc tố,

ung thư tế bào tuyến bã,

Xác định tỉ lệ khỏi

bệnh, tỉ lệ tái phát, di

căn và tỉ lệ tử vong

sau điều trị một số

loại ung thư tế bào da

2/2012-

9/2014

-Trần Hậu Khang

Nguyễn Sỹ Hóa,

Nguyễn Hữu Sáu

-Khoa Laser và

phẫu thuật – Bv

Da liễu Trung

ương

5 Nội dung 5: Nghiên cứu đề xuất các biện pháp dự phòng bệnh ung thư da

Xây dựng các nguyên tắc,

biện pháp phòng tránh

ung thư da

+ Phát hiện sớm và

điều trị kịp thời

+Tuyên truyền giáo

dục làm thay đổi nhân

thức, thái độ, thực

hành phòng bệnh ung

thư da

+ Giải pháp tránh các

tác nhân vật lý: tia

UV, tia xạ,

+ Giải pháp tránh các

tác nhân hóa học:

thuốc trừ sâu, chất diệt

6/2013-

6/2014

- Ngô Văn Toàn,

Trần Hậu Khang,

Nguyễn Hữu Sáu

- Cơ quan :Bộ

môn sức khỏe môi

trường – Đại học

Y Hà Nội, Bv. Da

liễu Trung ương

39

Page 40: K da gui nam 2

cỏ

* Chỉ ghi những cá nhân có tên tại Mục 12

40

Page 41: K da gui nam 2

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI

22 Sản phẩm KH&CN chính của Đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt (Liệt kê theo dạng sản

phẩm)

Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu;

Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác;

Số

TT

Tªn s¶n phÈm cô

thÓ vµ

chØ tiªu chÊt l-

îng chñ yÕu cña

s¶n phÈm

§¬n

®o

Møc chÊt lîng Dù kiÕn

sè lîng/

quy m«

s¶n phÈm

t¹o ra

CÇn

®¹t

MÉu t¬ng tù

(theo c¸c

tiªu chuÈn míi nhÊt)

Trong níc ThÕ giíi

1 2 3 4 5 6 7

1

22.1 Mức chất lượng các sản phẩm (Dạng I) so với các sản phẩm tương tự trong nước và nước

ngoài (Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các chỉ tiêu về chất lượng cần đạt của

các sản phẩm của đề tài)

Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ

thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự

báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); Đề án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo

nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác

TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú

1 2 3 4

1 Báo cáo đặc điểm

dịch tễ học và các

yếu tố nguy cơ

của ung thư da

- Tình hình ung thư da, xác định được tỉ lệ hiện mắc

và các yếu tố nguy cơ gây ung thư da ở Việt nam.

- Đảm bảo ghi nhận số trường hợp ung thư đầy đủ,

không bỏ sót và không ghi chép lặp lại

- Được hội đồng khoa học chấp nhân và thông qua

- Sản phẩm được công bố ở các tạp chí khoa học

trong và ngoài nước ( được hội đồng khoa học của

các tạp chí này duyệt và cho công bố)

Báo cáo nghiệm

thu vào năm 2014

2 Qui trình chẩn Đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của tổ chức Báo cáo nghiệm

41

Page 42: K da gui nam 2

đoán ung thư da phòng chống ung thư quốc tế

- Chẩn đoán sớm các loại ung thư da

- Chính xác cao tren 90% các trường hợp

- Được Hội đồng khoa học chấp nhận và thông

qua

thu vào năm 2014

3 Qui trình điều trị

ung thư da

Đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của tổ chức

phòng chống ung thư quốc tế

- Phù hợp với từng loại ung thư da

-Được hội đồng khoa học chấp nhận và thông qua

Báo cáo nghiệm

thu vào năm 2014

4 Đánh giá kết quả

điều trị ung thư

da

Đảo đảm chất lượng điều trị với tỉ kệ tái phát dưới

5%,

kéo dài thời gian sống sau điều trị

Kết quả được công bố ở các tạp chí khoa học trong

nước dưới dạng bài đánh gia kết quả điều trị ung thư

da

5 Báo cáo đề xuất

các biện pháp dự

phòng ung thư da

Đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của tổ chức

phòng chống ung thư quốc tế

- Giảm tỉ lệ ung thư

- Nâng cao kiến thức về ung thư da trong cộng

đồng

- Phù hợp và mang tính khả thi với điều kiện

thực tiễn ở Việt nam

- Được hội đồng khoa học chấp nhận và thông

qua

Báo cáo nghiệm

thu vào năm 2014

6 Báo cáo tổng thể

kết quả nghiên

cứu

Đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu sản phẩm của

đề tài

Báo cáo nghiệm

thu vào năm 2014

Dạng III: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản phẩm khác

Số

TT

Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt

Dự kiến nơi công bố

(Tạp chí, Nhà xuất bản)

Ghi chú

42

Page 43: K da gui nam 2

1 2 3 4

1 Bài báo khoa học

về tình hình dịch

tễ, các yếu tố nguy

cơ ung thư da ở

Việt nam, đặc điểm

lâm sàng, kết quả

điều trị ung thư da

Không mắc sai số,

Kiểm soát được các yếu tố

nhiễu

Sản phẩm được công bố

ở các tạp chí khoa học

trong và ngoài nước

( được hội đồng khoa

học của các tạp chí này

duyệt và cho công bố)

08 bài

3 Sách:Ung thư da và

các biện pháp

phòng tránh

Kiến thức cơ bản về các loại

ung thư da, các yếu tố nguy

cơ gây ung thư da, biểu hiện

lâm sàng, các xét nghiện cận

lâm sàng , chẩn đoán và điều

trị và các biện pháp phòng

tránh.

Xuất bản và phát hành

trên phạm vi toàn quốc

22.2 Trình độ khoa học của sản phẩm (Dạng II & III) so với các sản phẩm tương tự hiện có

(Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các yêu cầu khoa học cần đạt của các sản phẩm của

đề tài)

- Phương pháp nghiên cứu của đề tài mang tính khoa học và tính thực tiễn cao

- Cơ sở nghiên cứu của đề tài là Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bộ môn sức khỏe môi trường, Bộ

môn Y sinh học- di truyền, Trường đại học Y Hà Nội, Bệnh viện K Trung ương, có phòng phẫu

thuật, khu điều trị và các phòng xét nghiệm được trang bị máy móc thiết bị hiện đại để thực hiện tốt

các nội dung trong nghiên cứu đề ra

- Các cơ sở nghiên cứu đề tài có đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành về dịch tễ học, di truyền , sinh

học phân tử, ung thư học và các nhà da liễu học chuyên sâu về ung thư da đã được đào tạo ở trong và

ngoài nước với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và điều trị.

22.3 Kết quả tham gia đào tạo trên đại học

Số

TTCấp đào tạo Số lượng Chuyên ngành đào tạo Ghi chú

Thạc sỹ 04 Da liễu

43

Page 44: K da gui nam 2

Tiến sỹ 01 Da liễu

22.4 Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng:

23 Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

23.1 Khả năng về thị trường (Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nêu tên và nhu cầu khách

hàng cụ thể nếu có; điều kiện cần thiết để có thể đưa sản phẩm ra thị trường?)

- Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách về ung thư da của Bộ Y tế và

của ngành da liễu xác định, định hướng chiến lược điều trị và phòng tránh ung thư da ở Việt nam.

- Chẩn đoán sớm ung thư da tại các cơ sở y tế còn gặp nhiều khó khăn, điều trị ung thư da còn chưa

được thống nhất quán, do vậy nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, xây dựng qui trình chẩn

đoán, điều trị và dự phòng là rất cần thiết đối với các cán bộ y tế

- Nghiên cứu các phương pháp điều trị hữu hiệu và các biện pháp phòng tránh ung thư da một cách

có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng làm giảm tỉ lệ mắc, giảm tỉ lệ tử vong và nâng cao chất lượng

sống của người bệnh.

23.2 Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh (Khả năng cạnh

tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm)

- Các báo cáo khoa học là những tài liệu tham khảo tốt cho các cán bộ y tế chuyên khoa và đa khoa

tại các cơ sở y tế và cho công tác giảng dạy và học tập trong ngành y tế

- Qui trình chẩn đoán, điều trị và phòng tránh ung thư da do các nhà chuyên môn nghiên cứu một

cách khoa học sẽ được ứng dụng trong thực tế để áp dụng tại các cơ sở y tế trên phạm vi toàn quốc

23.3 Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu

Có khả năng liên kết với ngành y tế của các địa phương trong việc điều trị và phòng tránh ung thư da

Có khả năng liên kết với các labo nghiên cứu về đột biến gen P53 và BRAF trong chẩn đoán ung thư

nói chung, nhất là ung thư da

Liên kết với các công ty dược hay các hãng dược phẩm, công ty bảo hộ lao động trong việc sản xuất

sử dụng các sản phẩm chống nắng và các phương tiện bảo hộ lao động trong phòng tránh ung thư da

23.4 Mô tả phương thức chuyển giao

(ChuyÓn giao c«ng nghÖ trän gãi, chuyÓn giao c«ng nghÖ cã ®µo t¹o, chuyÓn

giao theo h×nh thøc tr¶ dÇn theo tû lÖ % cña doanh thu; liªn kÕt víi doanh

nghiÖp ®Ó s¶n xuÊt hoÆc gãp vèn-víi ®¬n vÞ phèi hîp nghiªn cøu hoÆc víi c¬

së sÏ ¸p dông kÕt qu¶ nghiªn cøu- theo tû lÖ ®· tho¶ thuËn ®Ó cïng triÓn khai

s¶n xuÊt; tù thµnh lËp doanh nghiÖp trªn c¬ së kÕt qu¶ nghiªn cøu t¹o ra, ...)

44

Page 45: K da gui nam 2

- Kết quả nghiên cứu về dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng , qui trình

chẩn đoán điều trị và dự phòng ung thư da sẽ được chuyển giao cho các cơ quan quản lý các cơ sở

điều trị, các cơ quan nghiên cứu và đào đạo về các bệnh ung thư

- Tổ chức tập huấn về ung thư da theo mô hình truyền thông cho các cán bộ y tế và người dân trên

phạm vi toàn quốc

- Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố trên các tạp chí trong nước và ngoài nước

- Xuất bản cuốn sách về ung thư da và các biện pháp phòng tránh

24Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả của Đề tài

- Bộ Y tế

- Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Bộ y tế và các Sở y tế

- Các trường đại học y trên toàn quốc

- Sở y tế và các Trung tâm da liễu hay Trung tâm quản lý các bệnh xã hội các tỉnh

- Các bệnh viện và các Trung tâm ung bướu trên phạm vi cả nước.

25 Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

25.1 Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

(Nêu nh÷ng dù kiÕn ®ãng gãp vµo c¸c lĩnh vực khoa học công nghệ ở trong nước và quốc

tế)

- Dữ liệu về dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ gây ung thư da ở Việt nam là cơ sở cơ sở khoa

học giúp cho việc xác định chiến lược điều trị và các biện pháp phòng tránh ung thư da ở Viêt

nam

- Bổ xung dữ liệu xác định các gen đột biến trong ung thư da ở Việt nam

- Góp phần hoàn thiện bản đồ dịch tễ về ung thư da trên thế giới

- Chẩn hóa các qui trình chẩn đoán, điều trị và dự phòng ung thư da ở Việt nam

25.2 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

- Nâng cao được năng lực và hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị ung thư da

- Nâng cao được năng lực nghiên cứu của cán bộ

- Kết quả là tài liệu trong nghiên cứu và đào tạo

25.3 Đối với kinh tế - xã hội và môi trường

(Nªu nh÷ng t¸c ®éng dù kiÕn cña kÕt qu¶ nghiªn cøu ®èi víi sù ph¸t triÓn kinh

tÕ - x· héi và môi trường)

45

Page 46: K da gui nam 2

- Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm giảm chi phí điều trị

- Giảm tỉ lệ tái phát góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh

- Tuyên truyền giáo dục các biện pháp phòng ung thư da sẽ làm giảm tỉ lệ mắc bệnh

46

Page 47: K da gui nam 2

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Néi dung

Tæng sè

Nguån vèn

Số tiền

Tû lÖ %

Ng©n s¸ch SNKH Nguồn

khácTæng sè

Trong đó,

khoán chi

N¨m thứ nhất (2011-

2012) (*)

N¨m thứ hai (2013)

N¨m thứ ba (2014)

Tổng số

Khoán chi

Tổng số

Khoán chi

Tổng số

Khoán chi

a b 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

1 Công lao

động

2080

46

2080 2080 92

4 924 502 502 654 654

2 Nguyên, nhiên, vật liệu

1490

33

1220

366,22

891

243,22

329 123 270

3 Thiết bị, máy

móc4 Xây

dựng, sửa

chữa nhỏ

5 Chi khác 950 2

1 950 474 710 234 16

0 160 80 80

Tæng céng:

4520

4250 2920.22

2525

1401.22 991 785 734 734 270

Ghi chú (*) Năm 2011: 1000 triệu đồng;

Năm 2012: 1525 triệu đồng Ngµy ...... th¸ng ...... n¨m 2012

CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH

GS.TS. Phạm Gia Khánh

GIÁM ĐÔCVĂN PHÒNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH

TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

PGS.TS. Trần Hậu Khang

PHÓ GIÁM ĐÔCBỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Page 48: K da gui nam 2

ThS. Đô Xuân Cương TS. Nguyễn Sỹ Hóa

48

Page 49: K da gui nam 2

Phụ lục Gi¶i tr×nh c¸c kho¶n chi

Khoản 1. Công lao động (khoán chi)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Nội dung

Tổng số

Nguån vèn

Ng©n s¸ch SNKH Nguồn khácTæng

sèNăm

2011-2012Năm 2013

Năm 2014

a b 1 2 3 4 5 6

1Nghiên cứu dịch tễ. yếu tố

nguy cơ gây ung thư da

542.9 542.9 438.5 18 86.4

1.1 Xác định số lượng ung thư

da. ước tính tỉ lệ hiện mắc

ung thư da

103.9 103.9 103.9

1.1.1Thiết kế mẫu phiếu điều tra

dịch tễ học (trên 30 chỉ tiêu)

1 1 1

1.1.2Mở lớp tập huấn cho cán bộ

điều tra

Soạn thảo tài liệu: 06 bài x

0.95 ( 10 trang 0.07 soạn

thảo+0.025 chỉnh sửa/trang)

5.7 5.7 5.7

Tiền giảng viên : 03 giảng

viên x2 buổi 0.2

1.2 1.2 1.2

Page 50: K da gui nam 2

1.1.3 Thu thập thông tin từng ca

bệnh: 2000 ca x 0.02

40 40 40

1.1.4Xây dựng phần mềm xử lý.

Nhập. xử lý số liệu

Thiết kế phần mềm 6 6 6

Nhập và làm sạch dữ liệu

trên máy tính: 2000 x 0.01

20 20 20

Báo cáo thực trạng ung thư

da dựa trên số liệu điều tra 10 10 10

1.1.5Chuyên đề: Nghiên cứu

đánh giá dịch tễ ung thư da

tại Việt Nam

20 20 20

1.2 Phân tích một số đặc trưng

cá nhân và xác định một số

yếu tố nguy cơ gây ung thư

da tại Việt nam

145 145 70.6 18 56.4

1.2.1Thiết kế mẫu phiếu điều tra

dịch tễ học (trên 30 chỉ tiêu)

1 1 1

1.2.2Mở lớp tập huấn cho cán bộ

điều tra

Soạn thảo tài liệu: 04 bài x

0.95 ( 10 trang 0.07 soạn

3.8 3.8 3.8

50

Page 51: K da gui nam 2

thảo+0.025 chỉnh sửa/trang)

Tiền giảng viên : 02 giảng

viên x 2 buổi x 0.2

0.8 0.8 0.8

Thử bộ câu hỏi 5bộ/tỉnh x

2tỉnh x ( 0.05/người điều tra

+ 0.05/người trả lời)

1 1 1

1.2.3 Điều tra các yếu tố nguy cơ

820 ca bệnh

Điều tra ca bệnh tại thực địa

410 ca x 0.0520.5 20.5 15.5 5

Điều tra ca đối chứng tại

thực địa 410 ca x 0.0520.5 20.5 15.5 5

Bồi dưỡng người trả lời câu

hỏi 820 x 0.0341 41 33 8

1.2.4 Nhập. phân tích số liệu 18.2 18.2 18.2

Nhập số và làm sạch và liệu

820 x 0.01 8.2 8.2 8.2

Báo cáo thực trạng một số

yếu tố yếu tố nguy cơ ung

thư da

10 10 10

1.2.5 Chuyên đề: Đánh giá một số

yếu tố nguy cơ ung thư da ở

Việt nam

20 20 20

1.3Nghiên cứu dịch tễ học

phân tử của ung thư da

294 294 264 0 30

1.3.1 Xác định tình trạng biến đổi

gen P53 và gen BRAF của

các bệnh nhân ung thư da

51

Page 52: K da gui nam 2

trên 10 mẫu ung thư

Thu thập 10 mẫu ung thư tế

bào đáy x 0.040.4 0.4 0.4

Tách chiết ADN 10 mẫu x

0.111.1 1.1 1.1

Xác định trình tự gen để xác

định tình trạng biến đổi gen

P53 và gen BRAF của các

bệnh nhân ung thư da:10

mẫu x2 gen x 6

120 120 120

1.3.2 Xác định tần số đột biến

gen P53 và gen BRAF của

các bệnh nhân ung thư tế

bào đáy trên 150 mẫu ung

thư

Thu thập 150 mẫu x 0.04 6 6 6

Tách chiết ADN 150 mẫu x

0.1116.5 16.5 16.5

Nhân đoạn gen bằng kỹ

thuật PCR 150 mẫu x 2gen

x 0.4

120 120 120

1.2.3 Chuyên đề: Nghiên cứu.

đánh giá tình hình dịch tễ

học phân tử ung thư da

30 30 30

2 Nghiên cứu xây dựng qui

trình chẩn đoán ung thư

da166.5 166.5 33.5 15 118

2.1 Nghiên cứu đặc điểm lâm

sàng và cận lâm sàng

2.1.1 Nghiên cứu hồi cứu trong

thời gian 5 năm ( 2006-

2010)

2.1.1.1Thiết kế mẫu nghiên cứu

(Trên 30 biến số)

1 1 1

52

Page 53: K da gui nam 2

2.1.1.2Mở lớp tập huấn cho cán bộ

điều tra

Soạn thảo tài liệu: 04 bài x

0.95 ( 10 trang 0.07 soạn

thảo+0.025 chỉnh sửa/trang)

3.8 3.8 3.8

Tiền giảng viên : 02 giảng

viên x 2 buổi X 0.2

0.8 0.8 0.8

2.1.1.3Điều tra thu thập thông tin

từng ca bệnh: 300 ca x 0.05

15 15 5 10

2.1.1.4Xử lý. phân tích số liệu

Thiết kế phần mềm

6 6 6

Làm sạch và nhập số

liệu:300 phiếu x 0.02

6 6 6

Xây dựng báo cáo đặc điểm

lâm sàng và cận lâm sàng.

kết quả điều trị các loại ung

thư da trên cơ sở dữ liệu thu

thập từ 300 bệnh án

6 6 6

2.1.1.5Chuyên đề: Đánh giá đặc

điểm lâm sàng và cận lâm

sàng. kết quả điều trị các

20 20 20

53

Page 54: K da gui nam 2

loại ung thư da

2.1.1.6Chuyên đề: Đánh giá tỉ lệ

tái phát. tỉ lệ chết ung thư

15 15 15

2.1.2 Nghiên cứu tiến cứu trong

thời gian 3 năm ( 2011-

2014)

2.1.2.1Thiết kế bệnh án mẫu 1 1 1

2.1.2.2Mở lớp tập huấn cho bác sĩ

và điều dưỡng

Soạn thảo tài liệu: 06 bài x

0.95 (10 trang 0.07 soạn

thảo+0.025 chỉnh sửa/trang)

5.7 5.7 5.7

Tiền giảng viên :03 giảng

viên x2 buổi 0.2

1.2 1.2 1.2

2.1.2.3Thu thập thông tin từng ca

bệnh: 200 ca x 0.05

10 10 5 5

2.1.2.4Xử lý. phân tích số liệu

Làm sạch và nhập số

liệu:200 phiếu x 0.02

4 4 4

Xây dựng báo cáo đặc điểm

lâm sàng và cận lâm sàng

các loại ung thư da trên cơ

sở dữ liệu thu thập từ 200

6 6 6

54

Page 55: K da gui nam 2

bệnh nhân

2.1.2.5Chuyên đề: Đánh giá đặc

điểm lâm sàng và cận lâm

sàng các loại ung thư da

sàng các loại ung thư da

20 20 10 10

2.2 Qui trình chẩn đoán các

loại ung thư da

Nghiên cứu xây dựng qui

trình chẩn đoán ung thư

biểu mô tế bào đáy

15 15 15

Nghiên cứu xây dựng qui

trình chẩn đoán ung thư

biểu mô tế bào vảy

15 15 15

Nghiên cứu xây dựng qui

trình chẩn đoán các loại ung

thư da khác

15 15 15

Xin ý kiến đóng góp của

các chuyên gia: 10 chuyên

gia x 0.5

5 5 5

3 Qui trình điều trị các loại

ung thư da60 60 60

Nghiên cứu. xây dựng qui

trình điều trị ung thư biểu

mô tế bào đáy

20 20 20

Nghiên cứu. xây dựng qui

trình điều trị ung thư biểu

mô tế bào vảy

20 20 20

Nghiên cứu. xây dựng qui

trình điều trị một số ung

thư da khác

15 15 15

Xin ý kiến đóng góp của

các chuyên gia: 10 chuyên

5 5 5

55

Page 56: K da gui nam 2

gia x0.5

4 Đánh giá kết quả điều trị 987.7 987.7 346.4 361.7 279.6

4.1 Ung thư biểu mô tế bào

đáy: 50 Bn

4.1.1 Chẩn đoán. điều trị 50 bệnh

nhân

Làm bệnh án 50 x 0.05 2.5 2.5 1.1 1.1 0.3

Xét nghiệm cơ bản 50 x 1* 50 50 20 20 10

Phiến đồ chẩn đoán tế bào :

50 ca x 0.031.5 1.5 0.6 0.6 0.3

Sinh thiết 50 x 0. 063 3 1.075

1.07

50.85

Mô bệnh học (HE) 50 ca x

0.063 3 1.075

1.07

50.85

Gây tê 50 ca x0.3 15 15 6 6 3

Phẫu thuật cắt bỏ tổ chức

ung thư 50 ca x 4 người x

0.2

40 40 15 15 10

Cắt lạnh ‘MOHS surgery):

50ca x 12 mảnh x 0.160 60 25 25 10

Phẫu thuật tạo hình phủ tổn

khuyết sau khi cắt bỏ tổ

chức ung thư : 50 ca x 4

người x 0.3

60 60 25 25 10

Theo dõi chăm sóc sau phẫu

thuật 50 ca x15 ngày x 2

người x 0.05

75 75 35 30 10

4.1.2 Tái khám. đánh giá sau

phẫu thuật22.5 22.5 7 15.5

Hỗ trợ tái khám 50 ca x3

lần x 0.115 15 5 10

Đánh giá sau phẫu thuật 50

ca x 3 lần x 0.057.5 7.5 2 5.5

4.1.3 Thu thập thông tin. xử lý số

liệu8.5 8.5 8.5

56

Page 57: K da gui nam 2

Thu thập thông tin từng ca

bệnh: 50 ca x 0.05

2.5 2.5 2.5

Nhập và làm sạch liệu:50

phiếu x 0.02

1 1 1

Báo cáo tình hình. kết quả

điều trị của 50 bệnh nhân

ung thư tế bào đáy

5 5 5

4.1.4 Chuyên đề: Nghiên cứu

đánh giá kết quả điều trị

ung thư tế bào đáy

15 15 15

4.2 Ung thư biểu mô tế bào

vảy: 50 Bn

4.2.1 Chẩn đoán. điều trị 50 bệnh

nhân

Làm bệnh án 50 x 0.05 2.5 2.5 1.2 1 0.3

Xét nghiệm cơ bản 50 x 1* 50 50 20 20 10

Phiến đồ chẩn đoán tế bào :

50 ca x 0.031.5 1.5 0.6 0.6 0.3

Sinh thiết 50 x 0. 063 3 1.075

1.07

50.85

Mô bệnh học (HE) 50 ca x

0.063 3 1.075

1.07

50.85

ChÈn ®o¸n HMMD: 50

ca x5 markers x 0.06 15 15 6.5 6.5 2

Gây tê/mê (tủy sống. vùng.

mê) 50 ca x 0.315 15 6 6 3

Phẫu thuật cắt bỏ tổ chức

ung thư 50 ca x 4 người x

0.2

40 40 15 15 10

57

Page 58: K da gui nam 2

Cắt lạnh ‘MOHS surgery):

50ca x 12 mảnh x 0.160 60 25 25 10

Nạo vét hạch 50 x 4 người x

0.240 40 15 15 10

Phẫu thuật tạo hình phủ tổn

khuyết sau khi cắt bỏ tổ

chức ung thư : 50 ca x 4

người x 0.3

60 60 25 25 10

Xạ trị 20 bệnh nhân x 7.7 154 154 55 55 44

Theo dõi chăm sóc sau phẫu

thuật 50 ca x15 ngày x 2

người x 0.05

75 75 30 30 15

4.2.2 Tái khám. đánh giá sau

phẫu thuật

Hỗ trợ tái khám 50 ca x3

lần x 0.115 15 5 10

Đánh giá sau phẫu thuật 50

ca x 3 lần x 0.057.5 7.5 2 5.5

4.2.3 Thu thập thông tin. xử lý số

liệu

Thu thập thông tin từng ca

bệnh: 50 ca x 0.05

2.5 2.5 2.5

Nhập và làm sạch số liệu:50

phiếu x 0.02

1 1 1

Báo cáo tình hình. kết quả

điều trị của 50 bệnh nhân

ung thư tế bào vảy

5 5 5

4.2.4 Chuyên đề: Nghiên cứu

đánh giá kết quả điều trị

15 15 15

58

Page 59: K da gui nam 2

ung thư tế bào vảy

4.3 Ung thư biểu mô khác

(ung thư tế bào hắc tố.

angiosarcoma. ung thư tế

bào tuyến bã.v.v.): 30 Bệnh

nhân

4.3.1 Chẩn đoán. điều trị 30 bệnh

nhân

Làm bệnh án 30 x 0.05 1.5 1.5 1 0.5

Xét nghiệm cơ bản 30 ca x

1*30 30 12.5 12.5 5

Phiến đồ chẩn đoán tế

bào :30 ca x0.030.9 0.9 0.3 0.3 0.3

Sinh thiết 30 ca x 0.05 1.5 1.5 0.6 0.6 0.3

Mô bệnh học (HE) 30 ca x

0.061.8 1.8 0.7 0.7 0.4

- Chẩn đoán HMMD: 30 ca

x 5 markers x 0.069 9 3.5 3.5 2

Gây tê/mê 30 ca x 0.3 9 9 3.5 3.5 2

Phẫu thuật cắt bỏ tổ chức

ung thư 30 ca x 4 người x

0.2

24 24 10 10 4

Cắt lạnh ‘MOHS surgery):

30ca x 12 mảnh x 0.136 36 15 15 6

Nạo vét hạch 30 ca x 4

người x 0.2 24 24 10 10 4

Phẫu thuật tạo hình phủ tổn

khuyết sau khi cắt bỏ tổ

chức ung thư : 30 ca x 4

người x 0.3

36 36 15 15 6

Theo dõi chăm sóc sau phẫu

thuật 30 ca x30 ngày x 2

người x 0.02

36 36 15 15 6

Xạ trị + hóa chất 10 ca x 7.7 77 77 30 30 17

4.2.2 Tái khám. đánh giá sau

59

Page 60: K da gui nam 2

phẫu thuật

Hỗ trợ tái khám 30 ca x3

lần x 0.19 9 1.8 3.6 3.6

Đánh giá sau phẫu thuật 30

ca x 3 lần x 0.054.5 4.5 1.8 1.7 1

4.2.3 Thu thập thông tin. xử lý số

liệu

+ Thu thập thông tin từng

ca bệnh: 30 ca x 0.05

1.5 1.5 1.5

+ Làm sạch và nhập số

liệu:30 phiếu x 0.02

0.6 0.6 0.6

Báo cáo tình hình. kết quả

điều trị của 30 bệnh nhân

mắc một số ung thư hiếm

gặp ( ung thư tế bào hắc tố.

angiosarcoma. ung thư tế

bào tuyến bã.v.v.)

2.3 2.3 2.3

4.2.4 Nghiên cứu đánh giá kết

quả điều trị ung các loại ung

thư da khác

10 10 10

5 Xây dựng các nguyên tắc.

biện pháp phòng tránh

ung thư da

27 27 27

Phân tích . đánh giá kết quả

nghiên cứu: Dich tễ. Các

yếu tố nguy cơ. đặc điểm

9 9 9

60

Page 61: K da gui nam 2

lâm sàng kết quả điều trị

các thể ung thư da

Nghiên cứu xây dựng các

giải pháp dự phòng ung thư

da

15 15 15

Xin ý kiến đóng góp

của các chuyên gia: 6

chuyên gia x 0.5

3 3 3

6 Viết báo cáo tổng kết đề

tài12 12 12

Tæng céng: 2080 2080 924 502 654

Ghi chú: Chi phí theo khung giá một phần viện phí áp dụng chgo người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú theo thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 26/01/2006

61

Page 62: K da gui nam 2

Khoản 2. Nguyên. nhiên. vật liệu§¬n vÞ: triÖu ®ång

TT Nội dung

Đơn vị tính

Số lượngĐơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn

khácTæng

sèTrong

đó. khoán

chi

N¨m 2011

-2012

Trong đó.

khoán chi

N¨m

2013

Trong đó. khoán chi

N¨m

2014

Trong đó. khoán chi

a b 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

I Nguyên. nhiên. vật liệu

1 Nội dung 1: Sinh phẩm nghiên cứu dịch tễ học phân tử ung thư da *

353.5 353.5 353.5

Đoạn ADN mồi (trung bình 20 nucleotide/ mồi)

Đoạn 30 0.4 12 12 12

Taq polymerase Lọ 6 2.5 15 15 15

Các enzyme giới hạn (EcoRI. HindIII. BamH1…)

Lọ 5 0.5 2.5 2.5 2.5

T4 ligase Lọ 4 3 12 12 12

Bộ kit tạo phản Bộ 4 24 96 96 96

Page 63: K da gui nam 2

TT Nội dung

Đơn vị tính

Số lượngĐơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn

khácTæng

sèTrong

đó. khoán

chi

N¨m 2011

-2012

Trong đó.

khoán chi

N¨m

2013

Trong đó. khoán chi

N¨m

2014

Trong đó. khoán chi

ứng đọc trình tự gen (100 phản ứng/ bộ)Bộ mao quản 80 cm (loại 16 mao quản)

Bộ 4 24 96 96 96

Polymer POP4 lọ 4 10 40 40 40

Bộ kit tinh sạch sản phẩm PCR (250 pư/bộ)

Bộ 5 7 35 35 35

dNTP Bộ 5 3 15 15 15

kit tách chiết DNA tổng số

Bộ 3 10 30 30 30

2 Nội dung 4 270

2.1 Sinh phẩm xét nghiệm mô bệnh học (HE)

Giªmsa mÑ Lit 2 1.8 3.6 3.6

D©ï soi kÝnh

Lit 1 1.4 1.4 1.4

Hematoxillin Hép 2 3.5 7 7

63

Page 64: K da gui nam 2

TT Nội dung

Đơn vị tính

Số lượngĐơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn

khácTæng

sèTrong

đó. khoán

chi

N¨m 2011

-2012

Trong đó.

khoán chi

N¨m

2013

Trong đó. khoán chi

N¨m

2014

Trong đó. khoán chi

Eosin Hép 2 3.8 7.6 7.6

Xylen LÝt 20 0.08 1.6 1.6

Formon LÝt 15 0.06 0.9 0.9

Carbonatliti Kg 1 0.8 0.8 0.8

2.2 Sinh phẩm xét nghiệm hóa mô miễn dịchHMB45 Lọ

(1ml)1 10.35 10.35 10.35 10.3

5Vimentin Lọ

(1ml)1 6.9 6.9 6.9 6.9

Cytokeratin Lọ (1ml)

1 5.87 5.87 5.87 5.87

Ps100 Lọ (1ml)

1 6.9 6.9 6.9 6.9

Bcl2 Lọ (1ml)

1 8.8 8.8 8.8 8.8

Premary antibody

Lọ (110ml

)1 7.7 7.7 7.7 7.7

Secondary antibody

Lọ (110ml

1 7.7 7.7 7.7 7.7

64

Page 65: K da gui nam 2

TT Nội dung

Đơn vị tính

Số lượngĐơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn

khácTæng

sèTrong

đó. khoán

chi

N¨m 2011

-2012

Trong đó.

khoán chi

N¨m

2013

Trong đó. khoán chi

N¨m

2014

Trong đó. khoán chi

)DAB(®iaminobenziine+ DAB buffer concentrate)

Lọ (1000m

l)1 10 10 10 10

DAB tablets Lä 1 10 10 10 10

A.cid Citric Buff 20X

Lọ (100ml)

1 1.5 1.5 1.5 1.5

Acid HCL loai p.a

Lọ (1000

ml)5 0.2 1 1 1

Silane ®Ó d¸n lamen

Lä1 1.98 1.98 1.98 1.98

Paraplast Kg 4 0.25 1 1 1

Tris Kg 1 2.38 2.38 2.38 2.38

Formaldehit LÝt 15 0.06 0.9 0.9 0.99

DD ®Öm kÌm theo

Bé1 10 10 10 10

2.3 Các thuốc. hóa chất phục vụ điều trị

65

Page 66: K da gui nam 2

TT Nội dung

Đơn vị tính

Số lượngĐơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn

khácTæng

sèTrong

đó. khoán

chi

N¨m 2011

-2012

Trong đó.

khoán chi

N¨m

2013

Trong đó. khoán chi

N¨m

2014

Trong đó. khoán chi

Hypnovel ống 200 0.030 6.0 6.0

Dolacgan (Dolcontral)

ống 50 0.015 0.7 0.7

Fentanyl 0.1 ống 300 0.011 3.2 3.2

Thiopental 1g lọ 50 0.035 1.7 1.7

Arduan 4mg ống 100 0.028 2.8 2.8

Propofol 200mg ống 130 0.107 13.9 13.9

Marcain ống 50 0.040 2.0 2.0

Adona 25mg ống 200 0.019 3.8 3.8

Dafagan 1gr ống 150 0.020 3.0 3.0

Suxamethonium 100 mg

ống50 0.012 0.6 0.6

Neostigmin 0.5 mg

ống150 0.008 1.2 1.2

Niketamid 25 mg

ống100 0.002 0.2 0.2

Atropin 0.25 mg/ml

ống1000 0.0004 0.4 0.4

Ephederine ống 200 0.003 0.5 0.5

66

Page 67: K da gui nam 2

TT Nội dung

Đơn vị tính

Số lượngĐơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn

khácTæng

sèTrong

đó. khoán

chi

N¨m 2011

-2012

Trong đó.

khoán chi

N¨m

2013

Trong đó. khoán chi

N¨m

2014

Trong đó. khoán chi

Depersolon 30mg

ống200 0.017 3.5 3.5

Lidocain 2% ống 1000 0.005 4.7 4.7

Huyết thanh ngọt 5%

chai 600 0.008 4.9 4.9

Huyết thanh mặn 9%

chai 600 0.008 4.8 4.8

Ringer lactat cahi 600 0.008 4.8 4.8

Fucidine 2% 15g

tube 130 0.057 7.4 7.4

Kháng sinh (Cefozim) 200 Bn x2g/ngày x 7 ngày

Lọ

3000 0.059 177 177

DD sát khuẩn SDS

Lít 40 0.120 4.8 4.8 4.8

Cồn tuyệt đối Lít 40 0.065 2.6 2.6 2.6

Cån 70 Lít 100 0.022 2.2 2.2 2.2

Povidin sát khuẩn

Lọ 200 0.008 1.7 1.7 1.7

II Dụng cụ. phụ tùng. vật rẻ tiền mau

67

Page 68: K da gui nam 2

TT Nội dung

Đơn vị tính

Số lượngĐơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn

khácTæng

sèTrong

đó. khoán

chi

N¨m 2011

-2012

Trong đó.

khoán chi

N¨m

2013

Trong đó. khoán chi

N¨m

2014

Trong đó. khoán chi

hỏng

1 Nội dung 1.2

BÓ nhuém chÞu nhiÖt(nhùa)

ChiÕc 3 4.300 12.9 12.9 12.9 5.9 5.9 7.0 7.0

Lam kÝnh lo¹i super prost

Hộp 15 2.000 30.0 30.0 30.0 10.0 10.0 20.0 20.0

Lam kÝnh thường

Hép 10 0.012 0.12 0.12 0.12 0.12 0.12

Lamellles 22x40mm Hép 9 0.900 8.1 8.1 8.1 8.1 8.1

B«ng tiªm tiÖt khuÈn Kg 2 0.200 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4

Bót mì C¸i 20 0.300 6.0 6.0 6.0 6.0 6.0

Tăm bông vô trùng

Cái 350 0.0034 1.3 1.3 1.3 1.3 1.3

Ống eppendorf 0.5 ml (1000 chiếc/túi)

Túi 30 0.700 21.0 21.0 21.0 21.0 21.0

Ống eppendorf 1.5 ml (1000

Túi 30 0.350 10.5 10.5 10.5 5.5 5.5 5.0 5.0

68

Page 69: K da gui nam 2

TT Nội dung

Đơn vị tính

Số lượngĐơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn

khácTæng

sèTrong

đó. khoán

chi

N¨m 2011

-2012

Trong đó.

khoán chi

N¨m

2013

Trong đó. khoán chi

N¨m

2014

Trong đó. khoán chi

chiếc/túi)Đầu tip 10 ul (1000 chiếc/túi)

Túi 30 0.400 12.0 12.0 12.0 12.0 12.0

Đầu tip 0.1 ml (1000 chiếc/túi)

Túi 30 0.250 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5

Đầu tip 0.2 ml (1000 chiếc/túi)

Túi 30 0.250 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5

Đầu tip 1 ml (1000 chiếc/túi)

Túi 30 0.250 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5

Tube ống nghiệm 5 ml (200 chiếc/túi)

Túi 10 1.500 15.0 15.0 15.0 8.0 8.0 7.0 7.0

Ống giữ chủng vi sinh

Túi 10 0.300 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0

Hộp đựng mẫu hộp 30 0.300 9.0 9.0 9.0 9.0 9.0

Phích lạnh Chiếc 3 2.000 6.0 6.0 6.0 6.0 6.0

Các dụng cụ thuỷ tinh. tube đựng mẫu

chiếc 200 0.020 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0

Pipesttes tõ

10micro lít

Cái 5 4.5 23.5 23.5 23.5 23.5 23.5

69

Page 70: K da gui nam 2

TT Nội dung

Đơn vị tính

Số lượngĐơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn

khácTæng

sèTrong

đó. khoán

chi

N¨m 2011

-2012

Trong đó.

khoán chi

N¨m

2013

Trong đó. khoán chi

N¨m

2014

Trong đó. khoán chi

®Õn 10ml

2 Nội dung 4

Chỉ khâu ngoài sợi 2000 0.099 198 198 98 100

Chỉ khâu trong sợi 2000 0.099 198 198 98 100

Gạc vô khuẩn gói 10000 0.006 60 60 60 25 25 35 35

Găng tay vô trùng

đôi 3000 0.004 12.0 12.0 12.0 4.0 4.0 8.0 8.0

Găng thường hộp 30 0.090 2.7 2.7 2.7 1.7 1.7 1.0 1.0

Mũ Cái 2000 0.0013 2.6 2.6 2.6 1.6 1.6 1.0 1.0

Khẩu trang Cái 2000 0.0015 3.0 3.0 3.0 2.0 2.0 1.0 1.0

Áo mổ (giấy) Cái 2000 0.0193 38.6 38.6 38.6 15.6 15.6 23.0 23.0

Toan mổ (giấy) Cái 3200 0.0059 18.8 18.8 18.8 10.8 10.8 8.0 8.0

Dao mổ Cái 1200 0.0015 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0

Kim chọc dò tủy sống

Cái 60 0.014 0.84 0.84 0.84 0.84 0.84

Kim luồn Cái 600 0.009 5.4 5.4 5.4 3.4 3.4 2.0 2.0

Dây truyền dịch Cái 1000 0.0039 3.9 3.9 3.9 2.9 2.9 1.0 1.0

70

Page 71: K da gui nam 2

TT Nội dung

Đơn vị tính

Số lượngĐơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn

khácTæng

sèTrong

đó. khoán

chi

N¨m 2011

-2012

Trong đó.

khoán chi

N¨m

2013

Trong đó. khoán chi

N¨m

2014

Trong đó. khoán chi

Syringue 5ml Cái 2500 0.001 2.5 2.5 2.5 1.5 1.5 1.0 1.0

Syringue 10ml Cái 1500 0.002 3.0 3.0 3.0 2.0 2.0 1.0 1.0

Syringue 20ml Cái 500 0.002 1 1 1 1 1

Kim tiªm

20GCái 300 0.002 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6

Sond tiểu (folley)

Cái 120 0.007 0.84 0.84 0.84 0.84 0.84

Sond hút đờm Cái 150 0.007 1.05 1.05 1.05 1.05 1.05

ống nội khí quản

Cái 70 0.013 0.91 0.91 0.91 0.91 0.91

Dẫn lưu Cái 300 0.007 2.1 2.1 2.1 2.1 2.1

GiÊy thÊm 60x60cm hộp 10 0.006 0.06 0.06 0.06 0.06 0.06

Ống đựng bệnh phẩm

Cái 120 0.005 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6

Băng dính cuộn 620 0.005 3.1 3.1 3.1 2.1 2.1 1.0 1.0

III Mua sách. tài liệu. số liệu

Sách tham khảo Quyển 2 1.5 3 3 3 1 1 2 2

71

Page 72: K da gui nam 2

TT Nội dung

Đơn vị tính

Số lượngĐơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn

khácTæng

sèTrong

đó. khoán

chi

N¨m 2011

-2012

Trong đó.

khoán chi

N¨m

2013

Trong đó. khoán chi

N¨m

2014

Trong đó. khoán chi

dịch tễ

Sách tham khảo

lâm sàngQuyển 6 1.5 9 9 9 5 5 4 4

Sách tham khảo

cận lâm sàngQuyển 2 1.5 3 3 3 2 2 1 1

Cộng 1490 1220 366.22 891 243.22 329 123 270

Ghi chú: Dự toán nguyên. nhiên. vật liệu. năng lượng chi tiết theo từng nội dung nghiên cứu và thứ tự nêu tại Thuyết minh đề tài.* Dự toán nguyên. nhiên. vật liệu. năng lượng Theo Báo giá của Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu MINH ANH ngày 20/10/2010 ( xem phần phụ lục)

72

Page 73: K da gui nam 2

Khoản 3. Thiết bị. máy móc (không khoán chi) §¬n vÞ: triÖu ®ång

TT Nội dungĐơn vị

tínhSố

lượngĐơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn khácTổng số N¨m

thø nhÊt

(20…)

N¨m thø hai (20…)

N¨m thø ba

(20…)

a b 1 2 3 4 5 6 7 8 9

I Thiết bị hiện có tham gia thực hiện đề tài

II Thiết bị mua mới

III Thiết bị thuê ngoài

Cộng

Ghi chú: (1). Thiết bị hiện có tham gia thực hiện đề tài: Ghi tên thiết bị và giá trị còn lại. không cộng vào tổng kinh phí của Khoản 3 này. (2).Thiết bị mua mới: Ghi chi tiết tên thiết bị và các thông số cơ bản của từng thiết bị.

73

Page 74: K da gui nam 2

(3). Thiết bị thuê ngoài: Ghi chi tiết tên thiết bị. thời gian thuê của từng thiết bị.

74

Page 75: K da gui nam 2

Khoản 4. Xây dựng. sửa chữa nhỏ (không khoán chi)

TT Nội dung Kinh phí

Nguồn vốn

Ngân sách SNKH Nguồn khác

Tæng N¨m thø

nhÊt (20…)

N¨m thø hai (20…)

N¨m thø ba

(20…)

a b 1 2 3 4 5 6

*

Cộng:

Ghi chú: Ghi chi tiết cụ thể từng hạng mục xây dựng. sửa chữa.

75

Page 76: K da gui nam 2

Khoản 5. Các khoản chi khác

TT Nội dungTổng

số

Nguồn vốn

Ngân sách SNKHNguồn khácTổng số

Năm 2011-2012

Năm 2013 Năm 2014

a b 1 2 3 4 5 6I Nội dung khoán chi            

1

Tập huấn điều tra dịch tễ và yếu tố nguy cơ tại Hà Nội (Số ngày tập

huấn: 2 ngày) 39.2 39.2 39.2 0 0 0

 

Phụ cấp lưu trú của 14 học viên ở Hà

Nội 4.2 4.2 4.2      

 

Phụ cấp lưu trú , phòng nghỉ của 01

học viên Hải Phòng và 01 học viên

Thái Nguyên 2.2 2.2 2.2      

 

Phụ cấp lưu trú , phòng nghỉ, vé máy

bay của 2 học viên TP HCM 13.4 13.4 13.4      

 

Phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ, vé máy

bay của 1 học viên Cần Thơ 6.7 6.7 6.7      

 

Phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ, vé máy

bay của 1 học viên Đà Nẵng 6.7 6.7 6.7      

  Tập huấn nghiên cứu đặc điểm lâm 6 6 6      

76

Page 77: K da gui nam 2

TT Nội dungTổng

số

Nguồn vốn

Ngân sách SNKHNguồn khácTổng số

Năm 2011-2012

Năm 2013 Năm 2014

sàng cận lâm sàng ung thu da (Thuê Hội trường, nước uống, bồi dưỡng giáo viên, tài liệu….)

2

Điều tra dịch tễ và các yếu tố nguy cơ ung thư da tại Các thành phố và các tỉnh lân cận Hà Nội. Đà Nẵng. TP. HCM. Cần Thơ

144.9 144.9 101.1 43.8 0 0

2.1 Vé máy bay 78.4 78.4 43.6 34.8 0 0

 

Vé máy bay khứ hồi Hà Nội–Tp.HCM: 2 người 2 lần (2012 và 2013) 23.2 23.2 11.6 11.6    

 

Vé máy bay khứ hồi Hà Nội – Đà Nẵng: 2 người 2 lần (2012 và 2013) 23.2 23.2 11.6 11.6    

 

Vé máy bay khứ hồi Hà Nội – Huế: 1 người 1 lần (2012) 3 3 3      

 

Vé máy bay khứ hồi Hà Nội – Buôn Ma Thuột: 1 người 1 lần (2012) 5.8 5.8 5.8      

 

Vé máy bay khứ hồi Hà Nội – Cần Thơ: 2 người 2 lần (2012 và 2013) 23.2 23.2 11.6 11.6    

77

Page 78: K da gui nam 2

TT Nội dungTổng

số

Nguồn vốn

Ngân sách SNKHNguồn khácTổng số

Năm 2011-2012

Năm 2013 Năm 2014

2.2

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV 66.5 66.5 57.5 9 0 0

 

Phụ cấp lưu trú cho ĐTV tại Hà Nội (2 người, 15 ngày) 1.5 1.5 1.5      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh (2 người, 8 ngày) 2.4 2.4 2.4      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa (2 người, 8 ngày) 2.4 2.4 2.4      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn (2 người, 8 ngày) 2.4 2.4 2.4      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang (2 người, 8 ngày) 2.4 2.4 2.4      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV–TP.HCM (2012:2 người/10 ngày /Điều tra dịch tễ, 2013:2 người/4 ngày /Điều tra yếu tố nguy cơ và giám sát) 10 10 7 3    

78

Page 79: K da gui nam 2

TT Nội dungTổng

số

Nguồn vốn

Ngân sách SNKHNguồn khácTổng số

Năm 2011-2012

Năm 2013 Năm 2014

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Vũng tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận (2 người 6 ngày) 2.4 2.4 2.4      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước (2 người 6 ngày) 2.4 2.4 2.4      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Đồng Nai, Bảo Lộc (2 người 4 ngày) 1.6 1.6 1.6      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Long An, Tiền Giang, An Giang (2 người 6 ngày) 2.4 2.4 2.4      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Cần thơ (2012: 2 người/8 ngày/Điều tra dịch tễ, 2013: 2 người/4 ngày/Điều tra yếu tố nguy cơ và giám sát) 10 10 7 3    

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Bến tre, Vĩnh Long, Trà Vinh (2 người 6 ngày) 2.4 2.4 2.4      

 Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho 2.4 2.4 2.4      

79

Page 80: K da gui nam 2

TT Nội dungTổng

số

Nguồn vốn

Ngân sách SNKHNguồn khácTổng số

Năm 2011-2012

Năm 2013 Năm 2014

ĐTV tại Sóc Trăng, Đồng Tháp (2 người 4 ngày)

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Bạc Liêu, Cà mau, Kiên Giang (2 người 6 ngày) 2.4 2.4 2.4      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Đà Nẵng (2012: 2 người/8 ngày/Điều tra dịch tễ, 2013: 2 người/4 ngày/Điều tra yếu tố nguy cơ và giám sát) 10 10 7 3    

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Quảng Nam, Quảng Ngãi (2 người 4 ngày) 1.6 1.6 1.6      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Bình Định, Phú Yên (2 người 4 ngày) 1.6 1.6 1.6      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Huế, Quảng Bình (2 người, 6 ngày) 3 3 3      

 

Phụ cấp lưu trú và phòng nghỉ cho ĐTV tại Đắc Lắc, Kon Tum, Đắc 3.2 3.2 3.2      

80

Page 81: K da gui nam 2

TT Nội dungTổng

số

Nguồn vốn

Ngân sách SNKHNguồn khácTổng số

Năm 2011-2012

Năm 2013 Năm 2014

Nông, Gia Lai (2 người 10 ngày)

3

Kinh phí quản lý chung (bao gồm cả thù lao thư ký. kế toán) 45 45 16 14.5 14.5  

4 Thủ lao chủ nhiệm đề tài 36 36 12 12 12  

5Kinh phí đánh giá. kiểm tra. nghiệm thu cơ sở 30 30 10 10 10  

6 Hội thảo 140 140 35 70 35  

 

Hội thảo :Tình hình ung thư da ở Việt Nam 35 35 35      + Địa điểm: Hà Nội            + 01 ngày            

+ 40 đại biểu ( Hà Nội. Hải Phòng. TP HCM. Đà Nẵng. Cần Thơ)            + 10 tham luận. báo cáo            

 

Hội thảo :Các yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng ung thư da ở việt nam 35 35   35    + Địa điểm: Hà Nội            + 01 ngày            

81

Page 82: K da gui nam 2

TT Nội dungTổng

số

Nguồn vốn

Ngân sách SNKHNguồn khácTổng số

Năm 2011-2012

Năm 2013 Năm 2014

+ 40 đại biểu ( Hà Nội. Hải Phòng. TP HCM. Đà Nẵng. Cần Thơ)            + 10 tham luận. báo cáo            

 

Hội thảo: Biểu hiện lâm sàng. mô bệnh học các loại ung thư da 35 35   35    + Địa điểm: TP. HCM            + 01 ngày            

+ 40 đại biểu ( Hà Nội. Hải Phòng. TP HCM. Đà Nẵng. Cần Thơ)            + 10 tham luận. báo cáo            

 

Hội thảo: Các qui trình chẩn đoán. điều trị và theo dõi sau điều trị ung thư da 35 35     35  + Địa điểm: Đà Nẵng            + 01 ngày            

+ 40 đại biểu ( Hà Nội. Hải Phòng. TP HCM. Đà Nẵng. Cần Thơ)            + 10 tham luận. báo cáo            

7Văn phòng phẩm. phô tô. in ấn tài liệu. phiếu điều tra 32.1 32.1 13.9 9.7 8.5  

8 Dịch tài liệu 300 trang x0.16 4.8 4.8 4.8 0 0  

9Đăng ký sở hữu trí tuệ (Ghi rõ số lượng đăng ký) 0 0 0 0 0  

10 Các khoản khác 0 0 0 0 0  

82

Page 83: K da gui nam 2

TT Nội dungTổng

số

Nguồn vốn

Ngân sách SNKHNguồn khácTổng số

Năm 2011-2012

Năm 2013 Năm 2014

11 Viết đề cương 2 2 2 0 0    Cộng 474 474 234 160 80 0II Nội dung không khoán chi             1 Đoàn ra 220 220 220      

 

Đoàn đi Mỹ 2 người 02 người /30 ngày

220 220 220      Mục đích: Học tập về chẩn đoán và điều trị sớm các loại ung thư da

2Thuê phương tiện đi điều tra thực địa 256 256 256 0 0 0

2.1Thuê phương tiện đi điều tra tại Hà Nội và các tỉnh lân cận 68.8 68.8 68.8 0 0 0

 Thuê xe ô tô đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại Hà Nội 15 ngày 16 16 16      

 

Thuê xe ô tô từ Hà Nội đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải phòng, Quảng Ninh 8 ngày 13.2 13.2 13.2      

 

Thuê xe ô tô từ Hà Nội đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa 8 ngày 13.2 13.2 13.2      

83

Page 84: K da gui nam 2

TT Nội dungTổng

số

Nguồn vốn

Ngân sách SNKHNguồn khácTổng số

Năm 2011-2012

Năm 2013 Năm 2014

 

Thuê xe ô tô từ Hà Nội đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn 8 ngày 13.2 13.2 13.2      

 

Thuê xe ô tô từ Hà Nội đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang 8 ngày 13.2 13.2 13.2      

2.2Thuê phương tiện đi điều tra tại TP. HCM và các tỉnh lân cận 67.8 67.8 67.8 0 0 0

 

Thuê xe ô tô đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại TP.HCM (14 ngày: 2012 có 10 ngày, 2013 có 4 ngày) 14.6 14.6 14.6    

 

Thuê xe ô tô từ TP.HCM đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận 6 ngày 13.2 13.2 13.2      

 

Thuê xe ô tô từ Tp.HCM đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước (6 ngày) 15 15 15      

84

Page 85: K da gui nam 2

TT Nội dungTổng

số

Nguồn vốn

Ngân sách SNKHNguồn khácTổng số

Năm 2011-2012

Năm 2013 Năm 2014

 

Thuê xe ô tô từ Tp.HCM đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Đồng Nai, Bảo Lộc (4 ngày) 10 10 10      

 

Thuê xe ô tô từ TP.HCM đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, An Giang(6 ngày) 15 15 15      

2.3

Thuê phương tiện đi điều tra tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận 57 57 57      

 

Thuê xe ô tô đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại Cần Thơ (12 ngày: 2012 8 ngày. 2013 4 ngày) 12 12 12      

 

Thuê xe ô tô từ Tp.Cần Thơ đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh(6 ngày) 15 15 15      

 

Thuê xe ô tô từ Tp.Cần Thơ đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp (4 ngày) 15 15 15      

  Thuê xe ô tô từ Tp. Cần Thơ đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Bạc Liêu. Cà Mau. Kiên Giang (6

15 15 15      

85

Page 86: K da gui nam 2

TT Nội dungTổng

số

Nguồn vốn

Ngân sách SNKHNguồn khácTổng số

Năm 2011-2012

Năm 2013 Năm 2014

ngày)

2.4Thuê phương tiện đi điều tra tại Đà Nẵng và các tỉng lân cận 62.4 62.4 62.4 0 0 0

 

Thuê xe ô tô đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại Đà Nẵng (12 ngày: 2012 8 ngày, 2013 4 ngày) 12 12 12      

 

Thuê xe ô tô từ Đà Nẵng đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi (4 ngày) 10 10 10      

 

Thuê xe ô tô từ Đà Nẵng đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên (4 ngày) 10 10 10      

 

Thuê xe ô tô đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại Huế và từ Huế đến Quảng Bình (6 ngày) 15 15 15      

 

Thuê xe ô tô chỗ đi điều tra yếu tố nguy cơ ung thư da tại các tỉnh Đắc Lắc. và từ Đắc Lắc đi Kon Tum, Đắc Nông. Gia lai (10 ngày)

15.4 15.4 15.4        Cộng 476 476 476 0 0 0

Cộng các khoản khác (I + II) 950 950 710 160 80 0

86

Page 87: K da gui nam 2

87