hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin...

140
i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả và số liệu nghiên cứu được trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Việc tham khảo và trích dẫn các nguồn tài liệu đều đúng quy định. Tác giả Huỳnh Thị Minh Thành

Transcript of hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin...

Page 1: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi, các kết quả và số liệu nghiên cứu được trình bày

trong luận án hoàn toàn trung thực. Việc tham khảo và

trích dẫn các nguồn tài liệu đều đúng quy định.

Tác giả

Huỳnh Thị Minh Thành

Page 2: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Quang Khiếu, PGS.TS.

Trần Ngọc Tuyền, những người Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong

suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Hóa, Trường Đại học Quy Nhơn; Khoa Hóa

học, Trường Đại học Khoa Học, Đại học Huế; Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư

phạm, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành luận

án này.

Tôi trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Hợp, PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng,

PGS.TS. Võ Viễn, PGS.TS. Nguyễn Hải Phong, PGS.TS. Trần Dương, GS.TS.

Dương Tuấn Quang, PGS.TS. Hoàng Văn Đức, PGS.TS. Võ Văn Tân, PGS.TS.

Nguyễn Văn Dũng đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong suốt thời gian

học tập và nghiên cứu hoàn thiện luận án.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia

đình, Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp gần xa đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ để tôi

hoàn thành luận án.

Huế, tháng năm 2019

Tác giả

Huỳnh Thị Minh Thành

Page 3: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii

MỤC LỤC ............................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... viii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................3

1.1. Giới thiệu vật liệu khung hữu cơ kim loại .........................................................3

1.2. Giới thiệu vật liệu MIL-101(Cr) ........................................................................5

1.3. Các phương pháp tổng hợp MIL-101(Cr) ..........................................................6

1.3.1. Phương pháp thủy nhiệt ..............................................................................6

1.3.2. Phương pháp vi sóng ..................................................................................9

1.3.3. Phương pháp chuyển đổi gel khô .............................................................. 10

1.4. Biến tính vật liệu MIL-101(Cr) ....................................................................... 10

1.4.1. Phương pháp sol - gel ............................................................................... 10

1.4.2. Phương pháp lắng đọng nguyên tử ........................................................... 13

1.4.3. Phương pháp ngâm tẩm ............................................................................ 16

1.5. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm xúc tác oxy hóa hợp chất hữu cơ ..... 16

1.5.1. Phản ứng oxi hóa anken ........................................................................... 17

1.5.2. Phản ứng oxi hóa cyclohexan ................................................................... 18

1.5.3. Phản ứng nối các oxit hữu cơ với CO2 ...................................................... 20

1.6. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm chất hấp phụ trong dung dịch

nước ...................................................................................................................... 20

1.6.1. Hấp phụ chất hữu cơ trong dung dịch ....................................................... 21

1.6.2. Hấp phụ kim loại nặng trong dung dịch .................................................... 23

1.7. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm xúc tác quang phân hủy chất hữu cơ 25

1.8. Giới thiệu một số vấn đề nghiên cứu trong hấp phụ......................................... 28

1.8.1. Nghiên cứu động học hấp phụ .................................................................. 28

1.8.2. Nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ ................................................................ 30

Page 4: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

iv 1.9. Một số đặc điểm về quá trình oxy hóa Fenton ................................................. 31

CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 34

2.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị ........................................................................... 34

2.1.1. Hoá chất ................................................................................................... 34

2.1.2. Dụng cụ và thiết bị ................................................................................... 34

2.2. Tổng hợp vật liệu ............................................................................................ 34

2.2.1. Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) ................................................................ 34

2.2.2. Tổng hợp vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) ..................................................... 35

2.2.3. Tổng hợp Fe3O4/MIL-101(Cr) .................................................................. 36

2.2.4. Hấp phụ Pb(II) ......................................................................................... 36

2.2.5. Oxi hóa oct-1-en bằng xúc tác MIL-101(Cr) hoặc Fe2O3/MIL-101(Cr) .... 38

2.2.6. Xúc tác quang phân hủy MB trên Fe3O4/MIL-101(Cr) ............................. 38

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 38

2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X ..................................................................... 38

2.3.2. Phổ hồng ngoại ........................................................................................ 39

2.3.3. Phương pháp quang điện tử tia X ............................................................. 40

2.3.4. Phương pháp tán xạ năng lượng tia X ....................................................... 41

2.3.5. Hiển vi điện tử quét .................................................................................. 41

2.3.6. Hiển vi điện tử truyền qua ........................................................................ 42

2.3.7. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ................................................... 43

2.3.8. Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ ................................ 44

2.3.9. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ........................................................ 46

2.3.10. Phổ khuếch tán tán xạ tử ngoại - khả kiến .............................................. 46

2.3.11. Phổ tử ngoại - khả kiến ........................................................................... 48

2.3.12. Phương pháp phân tích nhiệt .................................................................. 49

2.3.13. Phương pháp đo từ ................................................................................. 49

2.3.14. Phương pháp phổ Raman........................................................................ 50

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 51

3.1. Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr), Fe2O3/MIL-101(Cr) và ứng dụng ................. 51

3.1.1. Đặc trưng vật liệu ..................................................................................... 51

3.1.2. Ứng dụng vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) làm chất hấp phụ

Pb(II) trong dung dịch nước ............................................................................... 60

Page 5: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

v

3.1.3. Khả năng xúc tác của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) cho phản ứng

oxy hóa oct-1-en ................................................................................................ 72

3.2. Tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) và ứng dụng ........................................ 79

3.2.1. Đặc trưng vật liệu ..................................................................................... 79

3.2.2. Ứng dụng vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) làm xúc tác quang phân hủy thuốc

nhuộm MB ......................................................................................................... 87

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 98

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 101

PHỤ LỤC ............................................................................................................ 117

Page 6: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AAS Atomic Absorption Spectrophotometric (Phổ hấp thụ nguyên tử )

ALD Atomic layer deposition (Lắng đọng nguyên tử)

BDC Benzendicarboxylate

BET Brunauer-Emmett-Taller

CD/PVP Colloidal deposition with PVP

CTAB Cetyltrimethylammonium bromide

CUSs Coordinatively unsaturated site (Vị trí liên kết không bão hòa)

DGC Dry gel conversion (Chuyển đổi gel khô)

DPSH Deposition precipitation with sodium hydroxide

DSA Double solvent approach

ED Ethylene diamine

EDX Energy-dispersive X-ray spectroscopy (Phổ tán sắc năng lượng tia X)

FePcS Iron tetrasulfophthalocyanine

FT-IR Fourier transform infrared spectroscopy (Phổ hồng ngoại)

IMP Impregnation

L-H Langmuir-Hinshelwood

MeCpPtMe Methylcyclopentadienyl trimethylplatium

MB Xanh methylen

MIL Matérial Institute Lavoisier

MOFs Metal organic frameworks (Khung hữu cơ kim loại)

PED Protonated ethylenediamine

PVP Polyvinylpyrrolidone

SEM Scanning electron microscopy (Hiển vi điện tử quét)

SUBs Secondary building units (Đơn vị cấu trúc thứ cấp)

TEM Transmission electron microscopy (Hiển vi điện tử truyền qua)

TBHP tert-butyl hydropeoxide

TMAOH Tetramethylammonium hydroxide

Page 7: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thông số hóa lý của vật liệu MIL-101(Cr) ..............................................8

Bảng 1.2. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) trong các nghiên cứu khác nhau .............9

Bảng 1.3. Tính chất xốp của Au/MIL-101 ............................................................. 12

Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng cho nghiên cứu .................................................... 34

Bảng 2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ............................................................... 34

Bảng 2.3. Tỉ lệ Cr(III)/ Fe(III) dùng để biến tính MIL-101(Cr) .............................. 36

Bảng 3.1. Tính chất xốp của mẫu M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol

Cr(III)/Fe(III) khác nhau ........................................................................................ 56

Bảng 3.2. Bảng so sánh kết quả tính chất xốp của mẫu M9:1 (Fe2O3/MIL-101(Cr))

tổng hợp được với các kết quả đã được công bố ..................................................... 56

Bảng 3.3. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong mẫu M0 và M9:1

.............................................................................................................................. 58

Bảng 3.4. Các tham số động học hấp phụ Pb(II) trên vật liệu MIL-101(Cr) và

Fe2O3/MIL-101(Cr) ở các nồng độ Pb(II) khác nhau .............................................. 65

Bảng 3.5. Các tham số động học hấp phụ Pb(II) của vật liệu MIL-101(Cr) và

Fe2O3/MIL-101(Cr) ở các nhiệt độ khác nhau ........................................................ 66

Bảng 3.6. Các thông số hoạt hóa của quá trình hấp phụ ......................................... 68

Bảng 3.7. Các tham số nhiệt động học của quá trình hấp phụ Pb(II)....................... 69

Bảng 3.8. Các thông số đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Freundlich ..................... 70

Bảng 3.9. So sánh dung lượng hấp phụ Pb(II) của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-

101(Cr) với một số vật liệu khác ............................................................................ 71

Bảng 3.10. Các thông số đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Freundlich ................... 90

Bảng 3.11. Các thông số động học biểu kiến của phản ứng phân hủy quang xúc tác

phân hủy MB trên vật liệu Fe3O4/ MIL-101(Cr) ..................................................... 92

Page 8: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Một số phối tử hữu cơ thường gặp ...........................................................4

Hình 1.2. Các kiểu cấu trúc không gian của MOFs .................................................4

Hình 1.3. Các đơn vị cơ sở và cấu trúc tinh thể của MIL-101(Cr) ...........................6

Hình 1.4. Giản đồ XRD của MIL-101TM (a), MIL-101F- (b), MIL-101 H2O (c) và

H2BDC (*) . .............................................................................................................7

Hình 1.5. Hình ảnh SEM của MIL-101(Cr): a) không có CTAB; b) Cr3+/CTAB (1:

0,25); c) Cr3+/CTAB (1: 0,3) ...................................................................................8

Hình 1.6. Phản ứng oxy hóa ancol bằng H2O2với xúc tác Fe3O4@MIL-101 ........... 11

Hình 1.7. Giản đồ XRD và đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của ML-101 và

Fe3O4@MIL-101 ................................................................................................... 11

Hình 1.8. Phản ứng oxi hóa 1-phenylethanol.......................................................... 13

Hình 1.9. Ảnh SEM của Pt@MIL-101 .................................................................. 14

Hình 1.10. Phản ứng dehydro hóa R - NO2 bằng Pd@MIL-101 ............................ 14

Hình 1.11. (a) Giản đồ XRD; (b) Đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của MIL-101 và

Pd@MIL-101 ở 77 K ............................................................................................ 15

Hình 1.12. Ảnh TEM của MIL-101 và NiO-MIL-101 ........................................... 15

Hình 1.13. Sự hình thành các vị trí CUSs từ trime crom trong cấu trúc MIL-101 .. 17

Hình 1.14. Tái sử dụng xúc tác cho quá trình oxi hóa cyclohexen với TBHP ......... 18

Hình 1.15. Ảnh hưởng tỉ lệ mol cyclohexan/TBHP trong quá trình oxy hóa

cyclohexan với sự có mặt của chất xúc tác MIL-101(Cr) ....................................... 19

Hình 1.16. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr): (a) ban đầu; (b) sau khi xử lý với 0,5M

TBHP và MeCN ở 80oC trong 10 giờ; (c) sau quá trình oxy hóa cyclohexan ........ 19

Hình 1.17. Các cơ chế hấp phụ trên vật liệu MOFs .............................................. 21

Hình 1.18. Dung lượng hấp phụ naproxen theo thời gian trên các vật liệu than hoạt

tính, MIL-100(Fe) và MIL-101(Cr) ...................................................................... 21

Hình 1.19. Dung lượng hấp phụ MO theo thời gian trên các vật liệu than hoạt tính,

MIL-53, MIL-101, ED-MIL-101 và PED-MIL-101. .............................................. 22

Hình 1.20. Sự hình thành liên kết H giữa phenol và HO-MIL-101 . ....................... 23

Hình 1.21. Số lượng các công bố của MOF trong trong lĩnh vực hấp phụ kim loại

nặng ...................................................................................................................... 23

Hình 1.22. Dung lượng hấp phụ Pb(II) trên MIL-101, ED-MIL-101(2 mmol) và

Page 9: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

ix ED-MIL-101 (5 mmol) ......................................................................................... 24

Hình 1.23. Dung lương hấp phụ As(V) theo thời gian trên các vật liệu MIL-88B,

MIL-53(Fe), Cr-MIL-101 và Fe-Cr-MIL-101 ....................................................... 24

Hình 1.24. Cơ chế quang xúc tác phân hủy MB trên Cd0,8Zn0,2S@MIL-101 .......... 26

Hình 1.25. Cơ chế quang xúc tác phân hủy thuốc nhuộm trên MIL-

101/RGO/ZnFe2O4 ................................................................................................ 27

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt qui trình tổng hợp vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) ................. 35

Hình 2.2. Sơ đồ tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) ........................................... 36

Hình 2.3. Sự nhiễu xạ tia X trên bề mặt tinh thể ..................................................... 39

Hình 2.4. Sắc ký đồ của một chất ........................................................................... 43

Hình 2.5. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của P/[V(Po – P)] theo P/Po ...................... 45

Hình 2.6. Sơ đồ bước nhảy của các electron trong phân tử ..................................... 48

Hình 3.1. Giản đồ XRD của mẫu M0 và các mẫu biến tính với tỉ lệ mol Cr(III)/

Fe(III) khác nhau ................................................................................................... 51

Hình 3.2. Giản đồ XRD góc lớn của mẫu M0 và các mẫu biến tính với tỉ lệ mol

Cr(III)/ Fe(III) khác nhau ....................................................................................... 52

Hình 3.3. Ảnh SEM của mẫu: M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol

Cr(III)/Fe(III) khác nhau ........................................................................................ 53

Hình 3.4. Ảnh TEM của mẫu: M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol Cr(III)/

Fe(III) khác nhau ................................................................................................... 54

Hình 3.5. Đường cong hấp phụ-khử hấp phụ N2 ở 77 K của: M0 và các mẫu biến

tính ở các tỉ lệ mol Cr(III)/Fe(III) khác nhau .......................................................... 55

Hình 3.6. Phổ hồng ngoại của M0 và M9:1 ............................................................ 57

Hình 3.7. Phổ tán xạ EDX của các mẫu: a) M0; b) M9:1 ....................................... 58

Hình 3.8. Phổ XPS của các mẫu M0 và M9:1 ........................................................ 59

Hình 3.9. Mối quan hệ giữa thời gian và hiệu suất của quá trình hấp phụ Pb(II) lên

các vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) ................................................... 61

Hình 3.10. Ảnh hưởng của lượng vật liệu đến hiệu suất hấp phụ Pb(II).................. 62

Hình 3.11. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ Pb(II) .................................. 62

Hình 3.12. Đồ thị phân bố dạng tồn tại của Pb(II) trong nước theo pH .................. 63

Hình 3.13. Ảnh hưởng nồng độ Pb(II) và thời gian đến dung lượng hấp phụ của vật

liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) .............................................................. 64

Page 10: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

x Hình 3.14. Ảnh hưởng nhiệt độ đến dung lượng hấp phụ Pb(II) của vật liệu MIL-

101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr).............................................................................. 66

Hình 3.15. a) Đồ thị Arrhenius; b) đồ thị Eyring biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ

đến tốc độ hấp phụ Pb(II) trên MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)...................... 68

Hình 3.16. Hiệu suất hấp phụ Pb(II) của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sau

khi tái sinh ............................................................................................................. 71

Hình 3.17. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sau ba lần

tái sinh .................................................................................................................. 72

Hình 3.18. Sắc đồ HPLC đối với dung dịch chuẩn axit heptanoic .......................... 73

Hình 3.19. Sắc đồ HPLC đối với sản phẩm của phản ứng oxy hóa oct-1-en bằng

H2O2 trên xúc tác Fe2O3/MIL-101(Cr) .................................................................... 73

Hình 3.20. Ảnh hưởng của lượng xúc tác đến hiệu suất phản ứng .......................... 74

Hình 3.21. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất phản ứng .......................................... 75

Hình 3.22. Ảnh hưởng của tỉ lệ thể tích H2O2/oct-1-en đến hiệu suất phản ứng ...... 76

Hình 3.23. Kết quả oxi hóa oct-1-en ở các điều kiện khác nhau trên xúc tác MIL-

101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr).............................................................................. 77

Hình 3.24. Hiệu suất tái sử dụng của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) ............ 78

Hình 3.25. Phổ hồng ngoại của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr): a) ban đầu; b)

tái sinh ................................................................................................................... 78

Hình 3.26. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sau 3 lần

tái sinh .................................................................................................................. 79

Hình 3.27. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr) ....................... 79

Hình 3.28. Đường cong từ trễ của mẫu vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) ...................... 80

Hình 3.29. Phổ hồng ngoại của MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr) .................... 81

Hình 3.30. (a) Ảnh SEM và (b) TEM của Fe3O4/MIL-101(Cr)............................... 82

Hình 3.31. Đường cong hấp phụ - khử hấp phụ N2 ở 77 K của MIL-101(Cr) và

Fe3O4/MIL-101(Cr) ............................................................................................... 82

Hình 3.32. Phổ XPS của Fe3O4/MIL-101(Cr)......................................................... 83

Hình 3.33. Giản đồ phân tích nhiệt TGA - DTA của Fe3O4/MIL-101(Cr) .............. 84

Hình 3.34. Phổ Raman của vật liệu MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr) ............... 85

Hình 3.35. (a) Phổ UV-vis - DR và (b) giản đồ Kubelka - Munk của MIL-101(Cr)

và Fe3O4/MIL-101(Cr) ........................................................................................... 86

Page 11: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

xi Hình 3.36. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất phân hủy MB ở các điều kiện

khác nhau .............................................................................................................. 87

Hình 3.37. (a) Phổ UV-vis và (b) COD của dung dịch ở các thời gian chiếu sáng

khác nhau .............................................................................................................. 88

Hình 3.38. Động học quang xúc tác của sự phân hủy MB trên xúc tác Fe3O4/MIL-

101(Cr): trong bóng tối và chiếu sáng .................................................................... 89

Hình 3.39. Sự phụ thuộc qe vào Ce đối với MB trên xúc tác Fe3O4/ MIL-101(Cr)

theo mô hình Langmuir và Freundlich ................................................................... 90

Hình 3.40. Sự phụ thuộc giữa 1

lnC + CK

và thời gian theo mô hình cải tiến

Langmuir -Hinshelwood ở các nồng độ ban đầu của MB ....................................... 92

Hình 3.41. Hiệu suất phân hủy quang xúc tác MB khi có mặt của các chất bắt gốc

khác nhau .............................................................................................................. 93

Hình 3.42. Sơ đồ phân hủy MB trên xúc tác Fe3O4/MIL-101(Cr) khi chiếu sáng ... 96

Hình 3.43. Giản đồ XRD của Fe3O4/MIL-101(Cr) ban đầu và sau 3 lần tái sinh .... 97

Page 12: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

1

MỞ ĐẦU

Hiện nay vật liệu rắn xốp được xem là có nhiều ứng dụng trong thực tiễn,

trong đó không thể không kể đến zeolit, than hoạt tính…, đã mang tính thương mại,

với các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: hấp phụ, xúc tác, phân tách khí, trao đổi

ion… Các vật liệu này có cấu trúc xốp và bề mặt riêng lớn, chẳng hạn [20]: zeolit

đạt 904 m2.g-1, than hoạt tính 1030 m2.g-1. Việc nghiên cứu các loại vật liệu này đã

thu hút nhiều nhà khoa học trong suốt các thập kỷ qua. Với sự phát triển không

ngừng của khoa học đã mở ra nhiều nghiên cứu khác nhau, trong đó một loại vật

liệu mới mang nhiều đặc điểm nổi bật hơn zeolit, than hoạt tính hay các vật liệu vi

mao quản khác đó là vật liệu khung hữu cơ kim loại. Đây là loại vật liệu có cấu trúc

xốp và diện tích bề mặt riêng rất lớn (có thể đạt từ 2000 m2.g-1 đến 6500 m2.g-1) [44]

được xây dựng trên bộ khung hữu cơ - kim loại (Metal - Organic Framework, viết

tắt là MOFs).

Năm 1997, lần đầu tiên nhóm nghiên cứu của giáo sư Omar M. Yaghi và

cộng sự đã công bố về vật liệu MOF-5. Loại vật liệu này có cấu trúc khung 3D,

được tạo nên từ sự liên kết của axit 1,4-benzendicarboxylic với cụm ZnO4. Ở Việt

Nam, năm 2008 nhóm nghiên cứu của Phan Thanh Sơn Nam đã công bố tổng hợp

MOF-5, MOF-199 và ứng dụng làm xúc tác cho các phản ứng acyl hóa,

Knoevenagen… Đến nay nghiên cứu về vật liệu MOFs cũng được các nhà khoa học

ở một số trường đại học công bố như: Đại học Khoa học và Tự nhiên - ĐHQG Hà

Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội,

Đại học Huế…

Vật liệu khung hữu cơ kim loại (MOFs) là vật liệu tinh thể rắn xốp, với các

cấu trúc mở rộng trong không gian từ một chiều đến ba chiều, được hình thành từ

việc “lắp ráp” các ion kim loại hoặc các cụm oxit liên kết với các phối tử là cầu nối

hữu cơ [61], [142]. Vật liệu này đã thu hút sự chú ý đáng kể do diện tích bề mặt

riêng lớn, bền nhiệt, đa dạng trong cấu trúc cũng như có cấu trúc trật tự cao, dẫn dến

có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: lưu trữ khí [48], [87], xúc tác [30],

[33], [156], cảm biến [78], [94], dẫn thuốc [56], y sinh học [131]… Đặc biệt, trong

quá trình tổng hợp các tính chất lý và hóa học của MOFs có thể được điều chỉnh

bằng cách kết hợp các nhóm chức năng trên liên kết hữu cơ hoặc trên các vị trí

không bão hòa của kim loại trong khung mạng của MOFs.

Page 13: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

2

MIL-101(Cr) (Matérial Institute Lavoisier) là loại vật liệu trong họ MOFs, có

công thức: [Cr3O(F,OH)(H2O)2(bdc)3.nH2O] (bdc = 1,4 - benzendicarboxylate, n ~

2,5), được công bố đầu tiên bởi Férey và cộng sự vào năm 2005 [42], có độ ổn định

cao về nhiệt và hóa học. Các vị trí của Cr(III) trong khung mạng đã tạo nên các tiềm

năng đặc biệt hấp dẫn của MIL-101(Cr) trong nhiều lĩnh vực: hấp phụ khí [29],

[144], [157], xúc tác [27], [52], [98], [97], [99], [113], lưu trữ khí CO2 và H2 [92],

[148]. Đặc biệt, việc biến tính vật liệu MIL-101(Cr) vẫn được quan tâm nghiên cứu

về quy trình tổng hợp và những ứng dụng của nó. Hiện nay thường có hai cách hay

được sử dụng để biến tính vật liệu, đó là: (i) đưa kim loại hoặc oxit kim loại chuyển

tiếp vào vật liệu, (ii) gắn các nhóm chức năng hữu cơ lên bề mặt mao quản. Chính

vì vậy, các tiềm năng ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) khi được gắn một số loại

oxit lên khung của nó vẫn chưa được khai thác nhiều. Các ứng dụng của vật liệu

khung hữu cơ kim loại này về phương diện hấp phụ kim loại nặng, hấp phụ thuốc

nhuộm trong dung dịch, xúc tác cho các phản ứng oxy hóa hợp chất hữu cơ và làm

chất xúc tác quang hóa, cũng hứa hẹn đầy ý nghĩa thực tiễn.

Xuất phát từ những quan điểm đề cập trên, chúng tôi thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt và ứng

dụng”.

Để đạt được mục đích của đề tài, các nội dung nghiên cứu bao gồm:

- Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) và biến tính MIL-101(Cr) bằng phương

pháp thủy nhiệt.

- Khảo sát của tỉ lệ mol Cr(III)/Fe(III) đến quá trình biến tính vật liệu MIL-

101(Cr) bằng oxit sắt (Fe2O3/MIL-101(Cr)).

- Xác định một số đặc trưng vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)

bằng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại.

- Nghiên cứu ứng dụng vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr): hấp

phụ ion kim loại nặng Pb(II) trong dung dịch nước; chất xúc tác cho phản ứng oxy

hóa oct-1-en.

- Tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) và ứng dụng làm xúc tác cho phản

ứng quang phân hủy thuốc nhuộm xanh methylen trong dung dịch.

Page 14: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu vật liệu khung hữu cơ kim loại

Trong nhiều thập kỷ qua, loại vật liệu có chứa ion kim loại kết hợp với các

liên kết hữu cơ được các nhà khoa học quan tâm trên cả hai mặt lý thuyết và ứng

dụng. Các hợp chất này được đặt tên khác nhau: khung kim loại hữu cơ, polyme

phối hợp, polyme kim loại hữu cơ hay các chất tương tự zeolit hữu cơ. Đã có nhiều

giải thích về các định nghĩa cho loại vật liệu này. Trong đó, polyme phối hợp là một

trong những thuật ngữ biểu thị sự tồn tại của các nguyên tử kim loại (ion) kết hợp

với các phối tử (thông qua các mối liên kết), nhưng nó không chỉ rõ cấu trúc hay

hình thái học của một chất. Thuật ngữ MOFs (Metal Organic Frameworks) với hàm

ý không những chỉ sự tồn tại của một cấu trúc xốp mà còn có các liên kết mạnh biểu

thị cho độ cứng của toàn bộ khung mạng với hình thái xác định rõ ràng, trong đó

các kết nối của đơn vị cấu trúc có thể được thay đổi trong quá trình tổng hợp. Chính

vì vậy mà thuật ngữ MOFs được sử dụng phổ biến cho đến nay.

MOFs là vật liệu chứa cả mao quản trung bình và vi mao quản, thường được

tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt. Ngoài ra, chúng còn được tổng hợp bằng

các phương pháp khác như: vi sóng, siêu âm, xử lý hóa học và điện hóa. Sự kết hợp

chất hữu cơ và vô cơ có thể hình thành các loại MOFs khác nhau với nhiều đặc tính

độc đáo. Số lượng lớn các công bố về MOFs hằng năm đã cho thấy sự quan tâm của

các nhà nghiên cứu đến lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Cấu trúc của MOFs được hình thành từ các đơn vị xây dựng thứ cấp

(secondary building units, SBUs) liên kết với nhau qua cầu nối hữu cơ. Các đơn

vị xây dựng thứ cấp này là các cation kim loại hoặc các cụm kim loại kết hợp với

các nguyên tử oxi hoặc nitơ, hoặc các nguyên tử phi kim khác. Một cách tổng

quát, các hợp chất vô cơ dùng trong tổng hợp MOFs thường là muối các kim loại

chuyển tiếp như: nitrat, clorua, sunfat hoặc axetat. Phần hữu cơ đóng vai trò làm

phối tử thường là các muối: axit oxalic, axit fumaric, axit terephthalic, axit

trimesic, byrazine,... (Hình 1.1).

Page 15: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

4

axit oxalic

axit fumaric

axit terephthalic (H2BDC)

axit trimesic (H3BTC)

4,4'- bipyridine

byrazine

Hình 1.1. Một số phối tử hữu cơ thường gặp [61]

Sự khác biệt chính của MOFs với zeolit, than hoạt tính hay các vật liệu mao

quản trung bình khác đó là có diện tích bề mặt riêng lớn. Trong đó, zeolit được tạo

thành từ các đơn vị thứ cấp là các "mảnh" tứ diện, dựa trên cơ sở của việc liên kết

có giới hạn các đơn vị (phần tử) cấu trúc thứ cấp với nhau. MOFs có khả năng kết

hợp không giới hạn các đơn vị thứ cấp vô cơ, có thể là hai nguyên tử kim loại riêng

biệt hoặc cụm phức tạp hơn, hoặc ít phức tạp hơn hình thành nên khung mạng cấu

trúc xốp 1, 2 hoặc 3 chiều (Hình 1.2).

Hình 1.2. Các kiểu cấu trúc không gian của MOFs [61]

Các phối tử cầu nối

Ion kim loại hoặc

mảnh phối tử kim loại

Cấu trúc polyme 2D

Cấu trúc polyme 3D

Cấu trúc polyme 1D

Page 16: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

5

Do có cấu trúc xốp, diện tích bề mặt lớn, tính ổn định và độ hoạt động của

các nhóm chức cao, MOFs là ứng cử viên tốt cho nhiều ứng dụng như: lưu trữ khí,

xúc tác, hấp phụ, dẫn thuốc, cảm biến khí... Chính vì vậy, MOFs được dự đoán

trong tương lai sẽ là loại vật liệu đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực.

1.2. Giới thiệu vật liệu MIL-101(Cr)

Vật liệu MIL-101(Cr) (Matérial Institute Lavoisier) là loại vật liệu trong họ

MOFs, được Férey và các cộng sự [42] tổng hợp đầu tiên vào năm 2005. So với các

loại MOFs khác, MIL-101(Cr) có nhiều đặc tính tốt như: diện tích bề mặt theo

phương pháp BET đạt 4100 m2.g-1 và Langmuir là 5900 m2.g-1, đường kính mao

quản trung bình (29 - 34 Å), thể tích mao quản lớn (2 cm3.g-1). Cấu trúc ổn định ở

nhiệt độ cao (lên đến 373K) và với các dung môi hữu cơ khác cũng như khi để trong

khí quyển qua nhiều tháng. Những đặc tính này đã làm cho MIL-101(Cr) trở thành

loại vật liệu hấp dẫn trong những nghiên cứu ứng dụng khác nhau: hấp phụ và lưu

trữ khí [52], [149], xúc tác [75], [113], hấp phụ trong dung dịch nước [25], [136]...

MIL-101(Cr) là một chất rắn xốp, tinh thể có màu xanh nhạt, với công thức:

Cr3O(F,OH)(H2O)2(bdc)3.nH2O] (bdc = 1,4 - benzendicarboxylate, n ~ 2,5). Theo

mô phỏng của Férey và cộng sự [42] MIL-101(Cr) được tổng hợp từ các phân tử

axit terephthalic, crom(III) nitrat, nước và HF. Đầu tiên các nhóm bát diện (hình

tam giác) crom (III) trime (µ3O) liên kết với cầu nối terephthalat tạo thành các siêu

tứ diện (supertetrahedron, ST). Các trime µ3O gồm ba nguyên tử crom ở tâm của

các hình bát diện liên kết với 4 nguyên tử oxi của các nhóm cacboxylat, một nguyên

tử oxi chung của cụm µ3O và một nguyên tử oxi từ phân tử H2O và F-. Kết quả có

ba tâm đầu cuối (terminal) của mỗi trime µ3O và tỉ lệ F-/H2O là 1:2. Bốn đỉnh của

siêu tứ diện được chiếm bởi các trime, còn sáu cạnh của nó được cấu trúc bởi cầu

hữu cơ. Các khối siêu tứ diện này sẽ tự xắp xếp, định hình và thuộc kiểu lập phương

(nhóm không gian Fd3�m), với chiều dài ô mạng đơn vị a ~ 89 Å hình thành nên cấu

trúc MIL-101(Cr).

Khung cấu trúc MIL-101(Cr) gồm hai lồng mao quản trung bình được gắn

với các phân tử dung môi hoặc các phân tử không tham gia phản ứng. Hai lồng này

có tỷ lệ 2:1, được phân cách bởi 20 và 28 ST, đường kính bên trong tương ứng là:

29 Å và 34 Å. Thể tích mao quản tương ứng với lồng trung bình ≈ 12,7 cm3.g-1 và

Page 17: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

6 lồng lớn ≈20,6 cm3.g-1. Lồng trung bình gồm các cửa sổ ngũ giác kích thước ≈ 12

Å, trong khi đó lồng lớn gồm các cửa sổ ngũ giác và lục giác với kích thước ≈ 14,5

Å đến 16 Å [28], [42], [52], [83] (Hình 1.3).

Hình 1.3. Các đơn vị cơ sở và cấu trúc tinh thể của MIL-101(Cr) [42]

1.3. Các phương pháp tổng hợp MIL-101(Cr)

1.3.1. Phương pháp thủy nhiệt

Phương pháp thủy nhiệt được xem là phương pháp truyền thống trong tổng

hợp MOFs. Mục đích của phương pháp này là dựa trên sự hòa tan của các muối vô cơ

trong nước ở nhiệt độ cao; Với ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện, tinh thể có độ bền cao và

có thể kiểm soát hình thái của vật liệu bằng cách thay đổi điều kiện tổng hợp.

Férey và cộng sự [42], cùng với một số nhóm nghiên cứu khác [68], [84],

[88], [130], tổng hợp MIL-101(Cr) từ hỗn hợp muối Cr(NO3)3.9H2O với H2BDC

(axit terephthalic), HF (axit flohydric) và nước trong bình teflon, bằng cách đun

thủy nhiệt ở 493 K trong 8 giờ. Sản phẩm thu được ở dạng tinh thể màu xanh, với

diện tích bề mặt và kích thước mao quản đạt 4100 m2.g-1 và 2,0 cm3.g-1. Tuy nhiên,

sản phẩm rắn thu được vẫn còn lẫn tạp chất của H2BDC chưa phản ứng hết hoặc

được kết tinh cả bên trong lẫn bên ngoài mao quản của MIL-101(Cr). Sự hình thành

các pha tạp chất này thường dẫn đến hiệu suất sản phẩm thấp. Việc loại bỏ các tạp

chất này khó khăn và các bước làm sạch thường yêu cầu rất nghiêm ngặt. Đầu tiên

chất rắn màu xanh lá cây được lọc thông qua một bộ lọc thủy tinh có kích thước lỗ

lớn và sau đó lọc qua giấy lọc cỡ nhỏ để loại bỏ các tinh thể H2BDC lớn, tiếp theo

Page 18: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

7 là rửa lần lượt bằng nước, ethanol nóng và DMF (dimethylformamide), cuối cùng

rửa lại bằng dung dịch NH4F [14], [52]. Để làm tăng độ tinh khiết của sản phẩm

MIL-101(Cr), Yang và cộng sự [143] đã hạn chế sự có mặt của axit terephthalic dư

còn sót lại bằng cách bổ sung thêm vào dung dịch tetramethylammonium hydroxyt

(TMAOH) nhằm thúc đẩy việc hòa tan H2BDC mà không sử dụng HF độc hại và có

tính năng ăn mòn cao. Vật liệu được tổng hợp trong môi trường kiềm với phản ứng

giữa Cr(NO3)3.9H2O : H2BDC (tỉ lệ mol/ mol = 1:1) và TMAOH (0,05 mol.L-1) tại

453 K trong 24 giờ. Sản phẩm MIL-101(Cr) thu được có diện tích bề mặt 3179

m2.g-1, hiệu suất phản ứng đạt 88%.

Hình 1.4. Giản đồ XRD của MIL-101TM (a), MIL-101F- (b), MIL-101 H2O (c) và

H2BDC (*) [143].

Huang và cộng sự [53] cũng tổng hợp MIL-101(Cr) với tỉ lệ tương tự, nhưng

thay dung dịch HF bằng CH3COOH, thực hiện phản ứng 473 K, tiếp theo cũng xử lí

chất rắn thu được bằng dung dịch DMF và ethanol. Diện tích bề mặt của vật liệu thu

được đạt 2736 m2.g-1 và kích thước mao quản là 1,5 cm3.g-1. Tuy nhiên, để thu được

diện tích bề mặt lớn hơn, Bromberg [17] cũng tổng hợp MIL-101(Cr) từ

Cr(NO3)3.9H2O và H2BDC mà không có axit và kiềm, ở 491 K trong 18 giờ đã đạt

được diện tích bề mặt của sản phẩm là 3460 m2.g-1.

2θ (o)

ờng

độ

(cps

)

Page 19: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

8

Như vậy, kích thước của MIL-101(Cr) có thể được kiểm soát trong quá trình

tổng hợp. Cụ thể, Jiang và cộng sự [67] công bố nhóm đã sử dụng nhiều loại axit

monocacboxylic như một chất điều chỉnh (hòa tan) trong hỗn hợp phản ứng giữa

Cr(NO3)3.9H2O : H2BDC : H2O (1:1:168) ở 453 K với hiệu suất đạt 49%. Diện tích bề

mặt quan sát được từ 2646 - 2920 m2.g-1; kích thước mao quản 2,33 - 2,95 cm3.g-1.

Bảng 1.1. Thông số hóa lý của vật liệu MIL-101(Cr) [67]

Axit cacboxylic Kích thước hạt (nm) BET (m2.g-1) V (cm3.g-1) Không 50 2944 2,57 Axit stearic 19 2691 2,95 Axit 4 - methoxybezoic 25 2646 2,68 Axit benzoic 28 2923 2,93 Axit perfluorobenzoic 73 2893 2,33 Axit 4 - nitrobenzoic 36 2692 2,53

Ngoài ra, để kiểm soát hình thái các hạt MIL-101(Cr) ở kích thước nano,

Huang và các cộng sự [17] đã tổng hợp MIL-101(Cr) với sự hiện diện chất hoạt

động bề mặt cetyltrimethylammonium bromide (CTAB) được dùng làm tác nhân để

tạo ra các hạt vật liệu có kích thước nano (120 - 200 nm) và có hình thái khác nhau,

chẳng hạn như: dạng tinh thể hình khối tám mặt (bát giác), dạng hạt nano hình cầu

hoặc dạng hạt nano hình hoa. Ở đây cation chất hoạt động bề mặt này đóng vai trò

quan trọng trong việc kiểm soát hình thái của các hạt nano thu được (Hình 1.5).

Hình 1.5. Hình ảnh SEM của MIL-101(Cr): a) không có CTAB; b) Cr3+/CTAB (1:

0,25); c) Cr3+/CTAB (1: 0,3) [67]

Trong quá trình tổng hợp MIL-101(Cr) bằng phương pháp thủy nhiệt, nhiệt

độ thích hợp có ảnh hưởng đến sự kết tinh và tốc độ ngưng tụ của các cụm trime

crom. Theo Hong và cộng sự [52], nhiệt độ thích hợp để tổng hợp MIL-101(Cr) từ

Page 20: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

9 473 - 493 K và thời gian thường là 8 giờ, nếu kéo dài thời gian này đến 16 giờ và ở

483 K sẽ xuất hiện pha mới là MIL-53.

1.3.2. Phương pháp vi sóng

Tổng hợp bằng phương pháp vi sóng dựa trên sự tương tác giữa sóng điện từ

và các điện tích chuyển động. Kỹ thuật tổng hợp bằng phương pháp vi sóng dưới

điều kiện thủy nhiệt có thuận lợi như: (1) nhanh chóng kết tinh, (2) có độ chọn lọc

các pha, (3) đường phân bố các hạt hẹp và (4) dễ kiểm soát hình thái học [18], [19].

Một số nhóm nghiên cứu [21], [73] sử dụng phương pháp này để tổng hợp

MIL-101(Cr). Việc tổng hợp MIL-101(Cr) bằng phương pháp vi sóng so với

phương pháp thủy nhiệt đã làm giảm đáng kể kích thước tinh thể, nhiệt độ 210oC,

thời gian phản ứng chỉ từ 1- 40 phút. Theo phương pháp này, kích thước tinh thể đạt

từ 40 - 90 nm, diện tích bề mặt 3900 m2.g-1 và thể tích mao quản 2,3 cm3.g-1 [20].

Bảng 1.2. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) trong các nghiên cứu khác nhau

Phương

pháp

BET

(m2.g-1)

Langmuir

(m2.g-1)

Thể tích mao

quản (cm3.g-1)

Nhóm

nghiên cứu

Tài liệu

tham khảo

Vi sóng 3054 4443 2,01 Shi [158]

Vi sóng 3900 5900 2,30 Jhung [65]

Thủy nhiệt 4100 5900 1,5 -1,9 Fe'rey [42]

Thủy nhiệt 2800 - 1,37 Llewellyn [92]

Thủy nhiệt 2578 - 1,25 Liu [91]

Các nghiên cứu về vật liệu MIL-101(Cr) cho thấy, nồng độ của các chất

trong dung dịch và pH ảnh hưởng đến kích thước của vật liệu thu được: khi tăng

nồng độ dung dịch và pH thì kích thước tinh thể của sản phẩm thu được giảm. Kích

thước của vật liệu thông thường có thể được điều chỉnh dựa trên tốc độ tạo mầm và

tốc độ phát triển các tinh thể. Cụ thể các tinh thể nhỏ hơn thu được khi tốc độ tạo

mầm tương đối lớn hơn so với tốc độ phát triển các tinh thể. Do đó, khi hàm lượng

nước cao có thể dẫn đến sự giảm đáng kể tốc độ phát triển tinh thể [73]. Một số kết

quả nghiên cứu gần đây khẳng định về điều đó như MIL-101(Cr) [110] và Cu-BTC

[45]. Sự tạo mầm của MOFs là một quá trình xảy ra khá dễ dàng thông qua sự tạo

phức đơn giản hoặc sự trao đổi của các phối tử. Sự hình thành các hạt nhỏ dưới điều

kiện vi sóng đã cho thấy sự gia tăng nhanh của các mầm tinh thể dưới sự chiếu xạ

đồng nhất của vi sóng.

Page 21: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

10 1.3.3. Phương pháp chuyển đổi gel khô

Chuyển đổi gel khô (Dry Gel Conversion - DGC) là phương pháp thường

được áp dụng cho tổng hợp các vật liệu vô cơ như zeolit và tạo màng zeolit [76].

Phương pháp DGC có nhiều ưu điểm: (1) giảm thiểu chất thải, (2) giảm dung tích

phản ứng, (3) chuyển đổi hoàn toàn gel thành sản phẩm kết tinh đều đặn với hiệu

suất cao [14]. Gần đây ZIF-8 [125] và MOF -74 [36] cũng được tổng hợp bằng

phương pháp này, trong đó MIL-101(Cr) đã được Ahn và cộng sự [9] tổng hợp theo

phương pháp DGC với điều kiện ban đầu là Cr(NO3)3.9H2O được nghiền thành bột,

sau đó trộn với H2BDC và nghiền lại 15 phút. Hỗn hợp sau khi nghiền lại được đưa

vào bình Teflon, sau đó thêm vào nước và HF, gia nhiệt ở 493K trong 12 giờ. Tổng

hợp MIL-101(Cr) bằng phương pháp DGC thu được diện tích bề mặt 4164 m2.g-1

chỉ với một lần rửa bằng nước cất. Phân tích hồng ngoại, ảnh SEM và nhiễu xạ tinh thể

XRD cho thấy không có kết tủa H2BDC được hình thành trong quá trình xử lý

bằng DGC.

Theo phương pháp này, có thể giả định rằng H2BDC sau khi nghiền nhỏ vô

định hình sẽ bao quanh các tinh thể muối crom và dưới tác dụng nhiệt độ cao, áp

suất cao đã hòa tan hoàn toàn muối crom và H2BDC. Trong khi đó ở phương pháp

thủy nhiệt có thể sự hòa tan của các chất phản ứng trong nước đôi khi gây ra sự kết

tinh lại của H2BDC.

1.4. Biến tính vật liệu MIL-101(Cr)

1.4.1. Phương pháp sol - gel

Phương pháp sol - gel là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều

nhất trong quá trình biến tính vật liệu MOFs sau khi tổng hợp. Đã có nhiều nhóm

nghiên cứu sử dụng phương pháp này cho việc bổ sung hay gắn các nhóm chức

hoặc ion kim loại có đặc tính đặc biệt lên khung mạng của vật liệu nhằm tăng thêm

hoạt tính cho các loại MOFs. Trong số đó MIL-101(Cr) sau khi tổng hợp đã được

nghiên cứu biến tính bằng phương pháp này để làm tăng hoạt tính xúc tác và hấp

phụ trong dung dịch nước.

Chẳng hạn, Fe3O4@MIL-101 đã được tổng hợp thành công từ một số nhóm

nghiên cứu [43], [114], trong đó 1 mmol FeCl2.4H2O và 2 mmol FeCl3 được thêm

từ từ vào 100 mL dung dịch huyền phù có chứa 0,5 gam MIL-101(Cr). Hỗn hợp

phản ứng được khuấy mạnh trong 1 giờ, có dòng khí N2 đi qua, sau đó thêm từ từ

Page 22: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

11 15 mL dung dịch NH3. Khi huyền phù chuyển màu đen, sẽ được lọc và rửa liên tục

với nước cất hai lần cho đến khi pH trở nên trung tính. Sấy khô, thu được sản phẩm

Fe3O4@MIL-101. Diện tích bề mặt theo phương pháp BET của vật liệu sau khi đưa

sắt vào đạt 1439 m2.g-1 và kích thước lỗ xốp là 0,97 cm3.g-1. Tuy nhiên nhóm

nghiên cứu của Naghdi [103] không đi từ hỗn hợp muối sắt Fe2+ và Fe3+ mà đi trực

tiếp từ oxit sắt từ Fe3O4. 50 mg Fe3O4 và 100 mg MIL-101(Cr) được hòa tan với 10

mL nước cất trong erlenmeyer, khuấy trong 12 giờ ở nhiệt độ phòng. Kết tủa được

sấy khô trong 4 giờ ở 100oC. Sau đó nung kết tủa ở 400oC trong 4 giờ, thu được sản

phẩm Fe3O4@MIL-101. Diện tích bề mặt theo phương pháp BET đạt 501 m2.g-1 và

đường kính lỗ xốp là 1,53 nm. Fe3O4@MIL-101 làm chất xúc tác cho phản ứng oxi hóa

các ancol để tạo thành andehit, hiệu suất phản ứng đạt 98%, được trình bày ở Hình 1.6.

Hình 1.6. Phản ứng oxy hóa ancol bằng H2O2với xúc tác Fe3O4@MIL-101 [103]

Thực nghiệm cho thấy cấu trúc MIL-101 vẫn được duy trì khi đưa Fe3O4 vào

và có sự giảm diện tích bề mặt theo phương pháp BET từ 2787 m2.g-1 xuống

1439 m2.g-1 (Hình 1.7).

Hình 1.7. Giản đồ XRD và đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của ML-101 và

Fe3O4@MIL-101 [114]

Nhóm nghiên cứu của Hongli Liu [89] đã tổng hợp Au/MIL-101 bằng cách

sử dụng các dung môi khác nhau trong quá trình tạo keo.

2θ (o)

ờng

độ

(cps

)

Áp suất tương đối P/Po

Th

ể tí

ch h

ấp p

hụ

(cm

3.g

-1)

Page 23: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

12

Tổng hợp Au/MIL-101 bằng phương pháp kết tủa keo với PVP

(polyvinylpyrrolidon) (ký hiệu mẫu CD/PVP - Colloidal Deposition with PVP). Các

chất keo Au được ổn định bằng PVC. Dung dịch HAuCl4 (197 mg/L) được pha sẵn,

thêm vào đó PVC với tỉ lệ mol PVC/ kim loại là 80:1. Dung dịch thu được, được đặt

trong bồn nước đá và khuấy mạnh trong 1 giờ. Thêm tiếp dung dịch NaBH4 0,1M và

khuấy mạnh để cho hệ phân tán keo màu nâu sẫm. Sau khi có các lớp keo Au:PVP

được hình thành chúng ngay lập tức được đưa vào dung dịch MIL-101. Mẫu

hydrosol Au:PVP được đánh siêu âm trong 20 phút và trong suốt quá trình này thêm

từ từ 4 mL dung dịch MIL-101. Dung dịch huyền phù này được khuấy tiếp ở 0oC

trong 4 giờ, tiếp theo rửa bằng nước cất. Sản phẩm được sấy khô trong chân không

ở 100oC trong 2 giờ và sau đó được nung nóng ở 200oC trong dòng khí H2 với thời

gian 2 giờ để thu được Au/MIL-101 (CD/PVP).

Các mẫu tiếp theo lần lượt được thay thế bằng dung môi hòa tan khác nhau:

dung dịch NaOH, dung dịch glucozơ; và sử dụng phương pháp ngâm tẩm. Kết quả

tính chất xốp của sản phẩm thu được ở Bảng 1.3.

Bảng 1.3. Tính chất xốp của Au/MIL-101 [89]

Mẫu BET (m2.g-1) Thể tích mao quản (cm3.g-1)

Au (% khối lượng)

MIL-101 2973 1,48

Au/MIL-101(CD/PVP) 2470 1,22 0,48

Au/MIL-101(CD/glucozo) 2550 1,27 0,50

Au/MIL-101(DPSH) 2582 1,29 0,49

Au/MIL-101(IMP) 2310 1,15 0,52

Trong tất cả các loại Au/MIL-101 thì Au/MIL-101(CD/PVP) có hoạt tính

xúc tác cao nhất cho các quá trình oxi hóa các loại ancol, hiệu suất phản ứng đạt

99%. Thậm chí vật liệu cũng có thể làm xúc tác một cách có hiệu quả cho những

phản ứng oxi hóa ở điều kiện môi trường không có nước hoặc bazơ. Hơn nữa chất

xúc tác có thể dễ dàng thu hồi và có thể dễ dàng tái sử dụng nhiều lần mà không

mất đi hoạt tính. Sự phân tán cao của các hạt nano Au và hiệu ứng cho electron lên

các vòng thơm của các hạt nano Au trong các khung lồng lớn của MIL-101 được

xem là yếu tố chính cho hoạt tính xúc tác của Au/MIL-101(CD/PVP). Ví dụ,

Page 24: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

13 phản ứng oxi hóa 1-phenylethanol với xúc tác Au/MIL-101(CD/PVP) được trình

bày ở Hình 1.8.

Hình 1.8. Phản ứng oxi hóa 1-phenylethanol [89]

Bằng phương phương pháp sol - gel, nhiều vật liệu biến tính của MIL-101(Cr)

cũng đã được nghiên cứu: Pd/MIL-101 [26], FePcS/MIL-101 [152], ED-MIL-101

(ED: ethylenediamin) [93]. Trong đó, ED-MIL-101 được hình thành từ việc biến tính

các nhóm chức năng trong MIL-101 thông qua liên kết giữa ion trung tâm chưa bão

hòa Cr với nhóm -NH2 trong ethylenediamin, hình thành nên vật liệu khung kim loại

MIL-101 có gắn nhóm chức -NH2.

ED-MIL-101 được tổng hợp bằng cách: 1,0 gam MIL-101 được khử nước ở

423 K bằng máy hút chân không trong 12 giờ để tạo ra các CUS (vị trí liên kết không

bão hòa), sau đó hòa tan trong 75 mL toluene, thêm từ từ 14,97 mol.L-1 dung dịch

ethylenediamin, quá trình này được thực hiện hồi lưu trong 12 giờ. Sản phẩm được

lọc và rửa bằng ethanol, sau đó được làm khô qua đêm ở nhiệt độ phòng. Diện tích bề

mặt theo BET của sản phẩm thu được 1270 m2.g-1, thể tích mao quản 0,74 cm3.g-1.

Khả năng hấp phụ Pb(II) của ED-MIL-101 gấp 5 lần so với MIL-101, dung lượng

hấp phụ đạt cực đại là 81,09 mg.g-1.

1.4.2. Phương pháp lắng đọng nguyên tử

Trong những năm gần đây, phương pháp lắng đọng nguyên tử (Atomic Layer

Deposition - ALD) đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhóm nghiên cứu. Đây là

phương pháp mới để tạo ra các vật liệu vi xốp. ALD là phương pháp lắng đọng không

giới hạn được đặc trưng bởi sự tiếp xúc xen kẽ của chất nền với các tiền chất trong giai

đoạn hơi để hình thành oxit, nitrua, sunfua và kim loại quý [100]. Với lợi thế độc đáo về

cấu trúc khung 3 chiều của MOFs thì sự khuếch tán của các tiền chất trên vật liệu này

tương đối thuận lợi. Bằng phương pháp ALD các hạt nguyên tử ở dạng nano có khả năng

phân tán cao, có kích thước đều nhau được gắn vào các lỗ xốp của MOFs [85].

Gần đây, Karen Leus cùng cộng sự [85] công bố đã gắn kết những nguyên tử

Pt vào bên trong lồng của MIL-101, ứng dụng cho xúc tác phản ứng hydro hóa. Các

Page 25: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

14 hạt Pt được đưa vào dưới dạng muối methylcyclopentadienyl-trimethylplatinum

(MeCpPtMe3), được coi là tiền chất của Pt. Diện tích bề mặt của Pt@MIL-101 là

3418 m2.g-1, thể tích lỗ xốp 1,47 cm3.g-1. Vật liệu được dùng làm chất xúc tác cho

phản ứng Parr thực hiện trên các chất phản ứng là oct-1-en, styren, cycloocten và

cyclohexen với dung môi sử dụng ở đây là ethanol và dodecan, ở nhiệt độ phòng. Hiệu

suất chuyển hóa đạt được theo thứ tự tương ứng là: 99%, 97%, 94% và 98%, trong đó

thời gian phản ứng không giống nhau thay đổi từ 30 phút, 3 giờ, 6 giờ và 2 giờ.

Hình 1.9. Ảnh SEM của Pt@MIL-101 [85]

Qihao Yang [145] cũng sử dụng phương pháp lắng đọng nguyên tử để đưa

Pd vào trong lồng MIL-101 bằng phương pháp dung môi kép (DSA- double solvent

approach). Dung dịch Pd(NO3)2 dạng lỏng được bơm từ từ từng giọt vào hệ hexan

có chứa MIL-101 ở trạng thái huyền phù. Với tính ưa nước của MIL-101, dung dịch

Pd(NO3)2 trong nước được hấp phụ dễ dàng vào các lỗ mao quản của MIL-101

được hoạt hóa bằng lực mao dẫn trong suốt quá trình ngâm tẩm. MIL-101 chứa Pd2+

sau đó được khử tại chỗ bằng NH3BH3 để tạo được Pd@MIL-101. Kết quả XRD

của các mẫu thu được đều xuất hiện các pic đặc trung của MIL-101 (Hình 1.11a);

Diện tích bề mặt sau khi đưa Pd2+ vào đạt 1597 m2.g-1, đường cong hấp phụ- khử

hấp phụ nitơ đặc trưng cho vật liệu có cấu trúc mao quản trung bình (Hình 1.11b).

Ứng dụng của vật liệu Pd@MIL-101 cho quá trình khử hợp chất R - NO2

(Hình 1.10)

3 3

22 2

NH BH , Pd@MIL-101

MeOH/H O(v:v/2:3), RTR-NO R-NH

Hình 1.10. Phản ứng dehydro hóa R - NO2 bằng Pd@MIL-101 [145]

Page 26: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

15

Hình 1.11. (a) Giản đồ XRD; (b) Đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của MIL-101 và

Pd@MIL-101 ở 77K [145]

Nhóm nghiên cứu của M. Jeong [63] cũng công bố đã lắng đọng các phân tử

NiO trên MIL-101 bằng phương pháp này, với tiền chất là bis- cyclopentadienyl

nicken (Ni(Cp)2). Mẫu bột MIL-101 được cho vào trong một hộp đặt vào hệ thống

phản ứng. Lò phản ứng lắng đọng ADL này được duy trì nhiệt ở 150oC trong suốt

quá trình phản ứng. Ni(Cp)2 hóa hơi ở 60oC được đưa vào hệ thống phản ứng, mỗi

một vòng phóng hơi Ni(Cp)2 vào hệ thống lắng đọng thì O2 cũng được tuần tự đưa

vào buồng phản ứng trong vòng 270 - 300 giây ở áp suất 150 mmHg. Các hạt NiO

được phân bố vào các khung lồng của MIL-101 tại các cửa sổ nhỏ (~ 22 Å) trong

khi các cửa sổ lớn (~ 32 Å) vẫn tương đối ổn định. Diện tích bề mặt theo phương

pháp BET của NiO-MIL-101 đạt từ 3240 m2.g-1 đến 3800 m2.g-1. Sự có mặt của NiO

làm tăng độ ổn định nhiệt của MIL-101 so với khi không có NiO. Các hạt NiO lắng

đọng trên MIL-101 làm tăng hoạt tính xúc tác cho quá trình oxy hóa CO.

Hình 1.12. Ảnh TEM của MIL-101 và NiO-MIL-101 [63]

ờng

độ

(cps

)

2θ (o) Áp suất tương đối (P/Po)

Th

ể tí

ch h

ấp p

hụ

(cm

3.g

-1)

Page 27: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

16 1.4.3. Phương pháp ngâm tẩm

Pt/MIL-101 đã được Huiyan Pan và cộng sự [108] tổng hợp bằng cách, MIL-

101 được ngâm trong dung dịch ethanol có chứa H2PtCl6 và khuấy trong 4 - 6 giờ.

Tiếp theo hỗn hợp được làm bay hơi để loại bỏ ethanol dư thừa. Sau đó sấy ở 373 K

qua đêm. Hỗn hợp này được khử bằng dung dịch natri format ở 368 K trong 2 giờ

và sau đó được rửa nhiều lần bằng nước cất để loại bỏ anion clorua. Cuối cùng mẫu

được sấy khô ở 373 K qua đêm. Diện tích bề mặt của vật liệu đạt được theo BET là

2217 m2.g-1, kích thước lỗ xốp 1,6 - 2,1 nm. Thực nghiệm cho thấy không có sự

thay đổi về cấu trúc hình học cũng như kích thước lỗ rỗng.

Cũng bằng phương pháp ngâm tẩm Pt/MIL-101 được nhóm nghiên cứu của

Khajavi [69] tổng hợp từ việc chuẩn bị dung dịch thứ nhất là huyền phù MIL-101

trong ethanol, dung dịch thứ hai chứa axit hexachloroplatinic hòa tan trong nước.

Thêm từ từ dung dịch hai vào dung dịch một và khuấy ở nhiệt độ phòng trong vòng

vài giờ, sau đó thêm fomandehit. Hỗn hợp được siêu âm trong bình cầu đậy kín qua

đêm ở 308 K. Việc xử lý này được thực hiện tiếp tục trong 24 giờ, nhưng nút bình

cầu được mở ra và đặt bình trong tủ hốt, nhiệt độ lúc này là 343 K cho đến khi phần

lớn dung môi bay hơi hết. Sau cùng làm nguội từ từ, lọc và rửa bằng

tetrahydrofuran trong hệ thống soxlet qua đêm và sản phẩm được sấy khô trong

không khí. Diện tích bề mặt của vật liệu theo phương pháp BET là 2180 m2.g-1. Vật

liệu được sử dụng làm chất xúc tác cho quá trình oxy hóa hỗn hợp olefin bezonit và

axit linoleic.

1.5. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm xúc tác oxy hóa hợp chất hữu cơ

MIL-101(Cr) đã được biết đến như một xúc tác axit Lewis trong một số các

phản ứng hữu cơ khác nhau [74]. Khung MIL-101(Cr) gồm các mối liên kết của

terephthalat và các trime µ3O bát diện kết hợp với ion kim loại làm cầu nối cho các

phân tử nước. Hwang [58] đã tìm những phân tử H2O có thể loại bỏ bằng nhiệt ở

điều kiện chân không, do đó hình thành các vị trí không bão hòa (CUSs) có tác

dụng xúc tác. Thật vậy, hoạt tính của CUSs trong MIL-101(Cr) được phát hiện cho

phản ứng carboxyl hóa epoxit [150], oxy hóa bezylic của tetralin [75], sunfo hóa

thioethe với H2O2 [58], oxi hóa cyclohexan [97] và oxy hóa anken với ter-butyl

hydropeoxit (TBHP) [99] hoặc O2 [126].

Page 28: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

17

Hình 1.13. Sự hình thành các vị trí CUSs từ trime crom trong cấu trúc

MIL-101 [107]

1.5.1. Phản ứng oxi hóa anken

Quá trình oxi hóa các vòng anken thu được các sản phẩm α, β - không bão

hòa của rượu và xeton, là những sản phẩm trung gian quan trọng trong sản xuất hóa

chất tinh khiết. MIL-101(Cr) được sử dụng làm xúc tác cho quá trình oxi hóa tuần

hoàn các anken (cylohexen, α- pinen và limon) [101], chẳng hạn như xúc tác rắn

cho phản ứng oxy hóa anken với sự có mặt của TBHP hoặc phân tử O2.

Clorobenzen và benzen là dung môi thích hợp cho phản ứng này cả về độ

chuyển hóa và tính chọn lọc. Trong trường hợp không có mặt của dung môi, sự

chuyển hóa chất phản ứng và tính chọn lọc giảm đáng kể (sau 10 giờ độ chuyển hóa

của cyclohexen đạt 16% và cyclohexenon 50%). Cần lưu ý cấu trúc khung mạng của

MIL-101 có ái lực cao với phân tử benzen [52], điều này hợp lí để đưa ra giả định rằng

sự cạnh tranh hấp phụ của các phân tử dung môi có thể tạo thuận lợi cho quá trình oxy

hóa bằng cách loại bỏ kịp thời sản phẩm phản ứng từ bề mặt chất xúc tác.

Quá trình oxy hóa của cylohexen trải qua nhiều giai đoạn trung gian với sự

có mặt của oxi phân tử mà không cần sử dụng đến bất kỳ dung môi hữu cơ nào

khác, sản phẩm tạo ra là hỗn hợp một loạt các chất: 2-cyclohexen-1-ol, 2-

cyclohexen-1-one và cyclohexenyl hydroperoxit, cũng có một lượng nhỏ của

cyclohexen epoxit, điều này được các tác giả Dapurkar [34] và Nataliya V.

Maksmchuk [99] phát hiện ra từ các vị trí đơn khác nhau của Cr khi làm xúc tác.

Không giống như zeolit và các silicat kim loại, MOFs sẽ mất hoạt tính nếu

đem nung vì chúng có một phần hữu cơ. Vì lí do này mà MIL-101(Cr) phải được

rửa thật kỹ với methanol và sấy khô trong không khí trước khi sử dụng để loại bỏ

các sản phẩm phụ có thể làm cản trở các vị trí hoạt tính và như vậy làm giảm hoạt

Page 29: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

18 tính. MIL-101(Cr) không mất hoạt tính và độ chọn lọc phản ứng ít nhất là 5 lần

chạy xúc tác cho quá trình oxi hóa cylohexen với TBHP (Hình 1.14)

Hình 1.14. Tái sử dụng xúc tác cho quá trình oxi hóa cyclohexen với TBHP

(thanh màu xám đen: độ chuyển hóa cyclohexen; thanh sọc: độ chuyển hóa

cyclohexenol) [99]

1.5.2. Phản ứng oxi hóa cyclohexan

Các quá trình oxy hóa cyclohexan xảy ra tương đối dễ dàng, là một loại phản

ứng rất được quan tâm, bởi vì các sản phẩm của nó: cyclohexanon (K) và

cyclohexanol (A), các K, A được sử dụng như là nguyên liệu của quá trình sản xuất

nylon - 6 và nylon - 6,6 [19], [102]. Trong công nghiệp các quá trình oxy hóa

cyclohexan sử dụng muối coban là chất xúc tác đồng thể để sản xuất hợp chất K - A

với 75 - 80% độ chọn lọc ở 150 - 180oC và 10 - 20 atm [19]. Nhiều sự nỗ lực đã

được thực hiện nhằm thay thế chất xúc tác đồng thể bằng chất xúc tác dị thể. Tuy

nhiên, các công bố về chất xúc tác rắn chứa kim loại hoạt động không thể sử dụng

nhiều lần do mất hoạt tính xúc tác, lúc này MIL-101(Cr) được tìm ra, là chất xúc tác

cho quá trình oxy hóa cyclohexan với TBHP. Quá trình oxi hóa sử dụng TBHP

trong sự có mặt chất xúc tác MIL-101(Cr) đem lại sản phẩm chính là cyclohexanon

(độ chuyển hóa 75%) cùng với 8% cyclohexanol; sản phẩm phụ là caprolacton và

MIL-101 (Cr) tái sử dụng

Độ

chuy

ển h

óa (

%)

Page 30: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

19 axit adipic. Để độ chuyển hóa của cyclohexanol đạt 86% cần tăng tỉ lệ mol

cyclohexan/TBHP và giảm lượng chất phản ứng xuống còn 23% (Hình 1.15).

Hình 1.15. Ảnh hưởng tỉ lệ mol cyclohexan/TBHP trong quá trình oxy hóa

cyclohexan với sự có mặt của chất xúc tác MIL-101(Cr)

(thanh xám tối: cyclohexan; thanh caro: K-A; thanh sọc: TBHP) [99]

Lọc rửa kiểm tra hoạt tính xúc tác dị thể của MIL-101(Cr) cho thấy, mặc dù

crom chỉ ở lượng vết (0,3 ppm) vẫn xác định được trong dung dịch nước lọc. Xác

định độ ổn định của MIL-101(Cr) qua giản đồ XRD (Hình 1.16) cho thấy cấu trúc

vẫn được duy trì.

Hình 1.16. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr): (a) ban đầu; (b) sau khi xử lý với 0,5M

TBHP và MeCN ở 80oC trong 10 giờ; (c) sau quá trình oxy hóa cyclohexan [99]

cyclohexan/ TBHP (mol.mol-1)

Độ

chuy

ển h

óa (

%)

2θ (o)

ờng

độ

(cps

o)

Page 31: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

20 1.5.3. Phản ứng nối các oxit hữu cơ với CO2

Các cacbonat hữu cơ là những sản phẩm có giá trị được sử dụng làm nguyên

liệu trong sản xuất nhựa polycacbonat và các dung môi chất điện phân cho pin Li,

phụ gia nhiên liệu, thay thế cho các dung môi hữu cơ không độc với môi trường và

hóa chất phản ứng độc hại [123]. Phương pháp phổ biến để sản xuất các cacbonat

vòng là một phản ứng nối của các epoxit tương ứng với CO2. Hiện nay ngành công

nghiệp sử dụng muối amoni bậc 4, ví dụ brom tetraethylammonium, như một chất

xúc tác cho quá trình tổng hợp các hợp chất vòng cacbonat. Tuy nhiên, những

phương pháp này đòi hỏi áp suất cao của CO2 hoặc nhiệt độ phản ứng cao, điều này

làm cho chúng không có lợi về mặt năng lượng và kinh tế. Nhiều hệ xúc tác đã được

nghiên cứu để tổng hợp chất vòng cacbonat như: salen, porphyrin và phức

phthalocyanin của các nhóm kim loại chuyển tiếp chính (Cr, Co, Ni, Cu, Zn); phức

cation, các oxit kim loại, polyoxometalat, titanosilicat và các zeolit [105], [115],

MOF-5 [127]. Tuy nhiên hầu hết các chất xúc tác được biết đến vẫn còn thực hiện ở

áp suất và nhiệt độ cao. Do vậy việc phát hiện các chất rắn mới có tính năng xúc tác

vẫn còn là một thách thức.

Các nghiên cứu của Nataliya V. Maksimchuk [99] cho thấy, sử dụng xúc tác

MIL-101(Cr) cho quá trình tổng hợp propylen và styren cacbonat ở điều kiện tương

đối thấp: 25oC trong 24 - 48 giờ, độ chuyển hóa 91 - 98% và hiệu suất chọn lọc

cacbonat 90 - 97%.

1.6. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm chất hấp phụ trong dung

dịch nước

Một số loại vật liệu MOFs đã được nghiên cứu để loại bỏ các chất ô nhiễm

khác nhau khỏi môi trường nước vì lí do có độ rỗng lớn và hình dạng các lỗ rỗng

này [158]. Hơn nữa, các kim loại trung tâm, các vị trí liên kết không bão hòa

(CUSs) hoặc vị trí kim loại mở, các nhóm chức năng liên kết, đã được sử dụng

thành công như một tương tác giữa chất hấp phụ và vật liệu MOFs [70]. Những điều

đó đã làm cho MOFs vượt trội so với các chất hấp phụ xốp khác để loại bỏ hợp chất

nguy hại một cách có hiệu quả. Với vật liệu MOFs, tương tác chủ - khách, axit -

bazơ [8], [71], sự hình thành phức π [72], liên kết hydro [47] và các mối liên kết của

vị trí kim loại mở [15], [55], đóng vai trò quan trọng trong hấp phụ.

Page 32: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

21

Hình 1.17. Các cơ chế hấp phụ trên vật liệu MOFs [70]

1.6.1. Hấp phụ chất hữu cơ trong dung dịch

Naproxen và axit clofibric cũng được hấp phụ hiệu quả bởi MOFs [50]. So

sánh khả năng hấp phụ của than hoạt tính, MIL-101(Cr) và MIL-100(Fe) cho thấy,

dung lượng hấp phụ naproxen cực đại theo Langmuir đạt 81 mg.g-1 với than hoạt

tính, 115 mg.g-1 với MIL-100(Fe) và 132 mg.g-1 đối với MIL-101(Cr). Cả MIL-

101(Cr) và MIL-100(Fe) đều đạt được sự cân bằng hấp phụ sau 2 giờ, trong khi đó

than hoạt tính phải đến 6 giờ, điều này cho thấy lợi thế hơn về động học khi sử dụng

các chất hấp phụ của MOFs.

Hình 1.18. Dung lượng hấp phụ naproxen theo thời gian trên các vật liệu than hoạt

tính, MIL-100(Fe) và MIL-101(Cr) [50]

Thời gian (giờ)

qt (

mg.

g-1

)

1. Hấp phụ trên CUSs

2. Tương tác axit - bazơ

3. Tương tác tĩnh điện

5. Sự hình thành phức π 4. Liên kết hydro

Page 33: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

22

Các tác giả đã đánh giá khả năng hấp phụ dựa theo phương trình Langmuir,

từ đó cho thấy khả năng hấp phụ do diện tích bề mặt cao theo Langmuir của vật liệu

MOFs và các tương tác mạnh ở pH thấp do có nhiều điện tích dương hơn. Điều này

có nghĩa là khả năng hấp phụ của MIL-101 đối với cả naproxen và axit clofibric cao

hơn so với cacbon hoạt tính, có thể do kích thước lỗ xốp lớn hơn của MIL-101.

Nhóm nghiên cứu của Enamul Haque [49], đã có công bố sử dụng MIL-

101(Cr), MIL-53 và các dạng biến tính của MIL-101(Cr) khi gắn thêm nhóm chức

ethylenediamine (ED-MIL-101 và PED-MIL-101), cùng với than hoạt tính để sử

dụng hấp phụ methyl da cam, cho thấy khả năng hấp phụ các vật liệu này được xắp

xếp theo thứ tự tăng dần: than hoạt tính < MIL-53 < MIL-101 < ED-MIL-101 <

PED-MIL-101 và được trình bày ở Hình 1.19.

Hình 1.19. Dung lượng hấp phụ MO theo thời gian trên các vật liệu than hoạt tính,

MIL-53, MIL-101, ED-MIL-101 và PED-MIL-101 [49].

MIL-101(Cr) còn được sử dụng để hấp phụ phẩm nhuộm xylen da cam (XO)

với dung lượng hấp phụ cực đại đạt 326 mg.g-1 [25]. Sự hấp phụ XO trên MIL-

101(Cr) phù hợp với mô hình động học bậc hai và tuân theo phương trình

Langmuir. Các thông số nhiệt động học như ∆Go, ∆Ho, ∆So được xác định từ thực

nghiệm cho thấy quá trình hấp phụ xảy ra theo chiều tự diễn biến.

Bên cạnh đó, việc đưa thêm nhóm chức vào khung vật liệu MIL-101(Cr)

cũng làm tăng thêm khả năng hấp phụ. Nhóm hydroxyl (-OH) được Biswa Nath và

cộng sự đưa vào khung của MIL-101(Cr) để hấp phụ phenol [12]. Phenol là hợp

chất phân cực, và thường được hấp phụ nhờ liên kết hidro và tương tác axit - bazơ.

Với tính ưa nước của MOFs có thể sử dụng chúng để tách các chất phân cực từ các

Thời gian (giờ)

qt (

mg.

g-1

)

Page 34: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

23 chất không phân cực [13]. So sánh dung lượng hấp phụ phenol của MIL-101(Cr),

than hoạt tính và HO-MIL-101 cho thấy, dung lượng hấp phụ cực đại của MIL-101

là 250 mg.g-1 cao gấp 2,7 lần so với than hoạt tính (91 mg.g-1). Trong khi đó, HO-

MIL-101 hấp phụ đạt cao nhất là 333 mg.g-1. Sự có mặt của nhóm -OH cho thấy

tầm quan trọng của liên kết hidro. Sự hấp phụ phenol trên HO-MIL-101 có thể là do

liên kết hidro giữa các nguyên tử hidro của phenolic-OH và nguyên tử oxi của

hydroxyl (-OH) trong HO-MIL-101 (Hình 1.20).

Hình 1.20. Sự hình thành liên kết H giữa phenol và HO-MIL-101 [12].

1.6.2. Hấp phụ kim loại nặng trong dung dịch

Việc loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi dung dịch nước đã trở thành một vấn

đề quan trọng. Gần đây, vật liệu MOFs được xem là loại vật liệu đầy hứa hẹn trong

việc hấp phụ các ion kim loại nặng. Chính vì vậy số lượng các nghiên cứu về ứng

dụng hấp phụ kim loại nặng của MOFs đã tăng nhanh (Hình 1.21).

Hình 1.21. Số lượng các công bố của MOF trong trong lĩnh vực hấp phụ kim loại

nặng [139]

Việc đưa nhóm -NH2 trong ethylendiamin vào khung của MIL-101 [93] thông

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

Năm

Số

lượ

ng ấ

n ph

ẩm c

ông

bố

với

từ

khóa

“v

ật l

iệu

khun

g hữ

u cơ

kim

loại

Số

lượ

ng ấ

n ph

ẩm c

ông

bố v

ới

từ

khóa

“v

ật l

iệu

khun

g hữ

u cơ

kim

loại

+ k

im l

oại

nặn

g +

hấp

phụ

30

25

20

15

10

5

0

Page 35: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

24 qua ion trung tâm chưa bão hòa Cr, hình thành nên vật liệu khung kim loại MIL-101 có

gắn nhóm chức -NH2 (ED-MIL-101) đã làm tăng khả năng hấp phụ Pb(II). Nghiên cứu

cho thấy ED-MIL-101 hấp phụ Pb(II) gấp 5 lần so với MIL-101. Sự hấp phụ Pb(II)

được cho là do các nhóm cacboxyl tự do trong MIL-101 có thể dễ dàng mất đi ion

hydro để hình thành các vị trí liên kết chelat với các ion Pb(II). Tuy nhiên, các nhóm

amino -NH2 được gắn trên bề mặt lỗ rỗng của MIL-101 cũng có khả năng tạo ra các vị

trí liên kết chelat với các ion Pb(II). Do đó, khi đưa nhóm amino -NH2 vào khung MIL-

101 thì khả năng hấp phụ các ion Pb(II) cao hơn hẳn MIL-101.

Hình 1.22. Dung lượng hấp phụ Pb(II) trên MIL-101, ED-MIL-101(2 mmol) và

ED-MIL-101 (5 mmol) [93]

Hình 1.23. Dung lương hấp phụ As(V) theo thời gian trên các vật liệu MIL-88B,

MIL-53(Fe), Cr-MIL-101 và Fe-Cr-MIL-101 [2]

Thời gian (phút)

qt (

mg.

g-1

)

Thời gian (phút)

qt (

mg.

g-1

)

Page 36: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

25

Đánh giá khả năng hấp phụ As(V) cũng được công bố qua vật liệu Fe-MIL-

101 [2]. Cơ chế của quá trình hấp phụ được giải thích do có tương tác tĩnh điện giữa

cation trung tâm Fe3+ trong khung mạng của vật liệu và anion H2ASO4- tạo nên

phức bền. Tuy nhiên, hiệu suất hấp phụ As(V) của vật liệu Fe-MIL-101 không cao

hơn các vật liệu cùng so sánh là MIL- 53(Fe) và MIL-88B .

1.7. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm xúc tác quang phân hủy chất hữu cơ

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vật liệu MOFs được xem như là vật liệu

bán dẫn [32], hoạt động như một chất xúc tác quang trong các phản ứng phân hủy

các chất ô nhiễm hữu cơ. Trong số đó MIL-101(Cr) thu hút nhiều nhóm nghiên cứu

về hoạt tính này. Để nâng cao hoạt tính xúc tác quang của MIL-101(Cr), một số

nhóm nghiên cứu đã tập trung vào việc biến tính MIL-101(Cr) sau khi tổng hợp

bằng cách đưa các nhóm chức, oxit kim loại hay các dẫn xuất vào khung mạng của

MIL-101(Cr).

Yang và cộng sự [147] đã tổng hợp thành công vật liệu biến tính của MIL-

101(Cr) bằng cách đưa các hợp chất xúc tác bán dẫn CdxZn1-xS dạng nano gắn vào

khung của MIL-101(Cr) hình thành vật liệu CdxZn1-xS@MIL-101. Vật liệu này

không những có cấu trúc vi xốp, diện tích bề mặt lớn mà còn có khả năng hấp thụ

ánh sáng tốt. Phổ UV-vis rắn cho thấy vật liệu có khả năng hấp thụ ánh sáng trong

vùng khả kiến tốt hơn so với các hạt nano composites CdxZn1-xS ban đầu. Hiệu suất

quang xúc tác của vật liệu CdxZn1-xS@MIL-101 được đánh giá qua thí nghiệm phân

hủy dung dịch xanh metylen (MB) dưới ánh sáng đèn xenon 300W. Kết quả cho

thấy hiệu suất đạt 99,2 % MB bị khoáng hóa trong vòng 30 phút. Do khả năng hấp

phụ bởi thành phần MIL-101(Cr) và sự phân hủy quang xúc tác của thành phần

CdxZn1-xS cung cấp đã làm tăng hoạt tính quang xúc tác của CdxZn1-xS@MIL-101

(Hình 1.24). Hơn nữa vật liệu có sự ổn định qua các lần tái sử dụng xúc tác.

Page 37: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

26

Hình 1.24. Cơ chế quang xúc tác phân hủy MB trên Cd0,8Zn0,2S@MIL-101 [147]

Nghiên cứu của Wang và các cộng sự [136] chỉ ra rằng, MIL-101(Cr) có khả

năng hấp phụ tốt các thuốc nhuộm hữu cơ và Ni(dmH)2 lại có hoạt tính như một

chất xúc tác. Sự kết hợp của hai thành phần này đã tạo nên hợp chất

Ni(dmH)2/MIL-101 có tính xúc tác quang phân hủy thuốc nhuộm Erythrosin B

dưới kích thích của ánh sáng khả kiến. Hay như nhóm nghiên cứu của Ladan

Nirumand [104] đã tổng hợp thành công vật liệu MIL-101(Cr)/RGO/ZnFe2O4 bằng

phương pháp thủy nhiệt. Việc đưa graphene oxit (RGO) kết hợp với khung MIL-

101(Cr) đã làm tăng sự phân tán và độ xốp của vật liệu. Sau đó vật liệu MIL-

101(Cr)/RGO được ghép với một chất bán dẫn có năng lượng thấp như ZnFe2O4

nhằm làm tăng hoạt tính quang xúc tác và khả năng thu hồi xúc tác sau phản ứng

bằng cách sử dụng một nam châm bên ngoài. Hoạt tính quang xúc tác của vật liệu

được đánh giá qua các thí nghiệm phân hủy phẩm nhuộm: công gô đỏ (CR), xanh

metylen (MB), rhodamin B (RhB) và metyl da cam (MO) với sự có mặt của H2O2,

hiệu suất phân hủy tương ứng là: 100%, 96%, 96% và 80%. Các kết quả chỉ ra rằng

vật liệu MIL-101(Cr)/RGO/ZnFe2O4, dưới ánh sáng kích thích cả ZnFe2O4 và MIL-

101(Cr) đều tạo ra cặp electron (e-) - lỗ trống quang sinh (h+). Các electron ở vùng

dẫn của ZnFe2O4 dễ dàng nhảy vào vùng dẫn của MIL-101(Cr), đồng thời các

electron ở vùng hóa trị của MIL-101(Cr) dễ dàng chuyển lên vùng hóa trị của

ZnFe2O4. Do đó, e- và h+ di chuyển theo hướng ngược nhau, đồng thời làm giảm

khả năng tái tổ hợp. Tiếp theo các electron được chuyển sang bề mặt của tấm

Page 38: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

27 graphene. Graphene được coi là một chất bán dẫn có band gap bằng không, các

electron được sinh ra từ ZnFe2O4 và MIL-101(Cr) có thể phản ứng với H2O2 hòa tan

để tạo ra gốc hydroxyl, trong khi đó h+ phản ứng với H2O để hình thành gốc OH.

Cuối cùng các gốc tự do này sẽ oxy hóa phẩm nhuộm thông qua tương tác tĩnh điện

hoặc tương tác của liên kết π-π, dẫn đến sự mất màu của thuốc nhuộm, tạo sản phẩm

CO2 và H2O (Hình 1.25).

Hình 1.25. Cơ chế quang xúc tác phân hủy thuốc nhuộm trên MIL-

101/RGO/ZnFe2O4 [104]

Như vậy, có thể thấy vật liệu MOFs nói chung và MIL-101(Cr) nói riêng, đều

được tổng hợp chủ yếu bằng phương pháp thủy nhiệt, với ưu điểm dễ thực hiện, có

thể kiểm soát hình thái vật liệu bằng cách thay đổi điều kiện tổng hợp. Chính vì vậy,

trong nghiên cứu này phương pháp thủy nhiệt được sử dụng để tổng hợp vật liệu

MIL-101(Cr) cũng như biến tính MIL-101(Cr).

Qua sự tìm hiểu của chúng tôi, đã có nhiều nghiên cứu tổng hợp và biến tính vật

liệu MIL-101(Cr), nhưng ở Việt Nam, cho đến nay, việc nghiên cứu biến tính và

ứng dụng của loại vật liệu này trong: hấp phụ kim loại nặng; làm xúc tác oxy hóa

hợp chất hữu cơ hay xúc tác quang phân hủy dung dịch thuốc nhuộm vẫn còn hạn

chế. Do đó, những nghiên cứu về tổng hợp và ứng dụng vật liệu biến tính MIL-

101(Cr) trong các lĩnh vực trên vẫn rất cần thiết.

Page 39: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

28 1.8. Giới thiệu một số vấn đề nghiên cứu trong hấp phụ

1.8.1. Nghiên cứu động học hấp phụ

Để hiểu rõ về bản chất của quá trình hấp phụ, trong nghiên cứu này chúng tôi

sử dụng các mô hình động học hình thức như: phương trình biểu kiến bậc nhất và

phương trình biểu kiến bậc hai, đã được nhiều tác giả sử dụng và công bố về động

học của quá trình hấp phụ.

+ Phương trình động học biểu kiến bậc nhất (pseudo first order equation) của

Lagergren [80] được biểu diễn dưới dạng:

t1 e t

dq = k (q - q )

dt (1.1)

trong đó, k1 (phút-1) là hằng số tốc độ của mô hình hấp phụ biểu kiến bậc nhất; qe và

qt (mg.g-1) lần lượt là dung lượng hấp phụ ở thời điểm cân bằng và thời điểm t, qt

được tính bởi công thức:

o tt

(C - C ).Vq =

m (1.2)

Lấy tích phân phương trình (1.1) và áp dụng các điều kiện biên t 0 đến t t

và qt 0 đến qt qt sẽ thu được phương trình:

e t e 1ln(q - q ) = lnq - k t (1.3)

Phương trình (1.3) là phương trình dạng tuyến tính của mô hình động học

bậc nhất. Biến đổi phương trình này sẽ thu được dạng phi tuyến [31]:

1-k tt eq = q 1 - e (1.4)

+ Phương trình động học biểu kiến bậc hai (pseudo second order equation)

được tác giả Ho [51] công bố trong một công trình nghiên cứu về sự hấp phụ kim

loại Pb(II) trên than bùn, phương trình có dạng:

2t

2 e t

dq = k q - q

dt (1.5)

trong đó, k2 (g.mg-1.phút-1) là hằng số tốc độ của mô hình hấp phụ biểu kiến bậc hai;

các đại lượng khác đã được nêu ở trên.

Phân li biến số rồi lấy tích phân phương trình (1.5), kết hợp với điều kiện

biên thu được phương trình có dạng tuyến tính là:

2

t 2 e e

t 1 1 = + t

q k q q (1.6)

Page 40: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

29 Phương trình (1.6) được biểu diễn dưới dạng phi tuyến:

2e 2

t

e 2

q k tq =

1 + q k t (1.7)

Trong động học hấp phụ sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến hằng số tốc độ hấp

phụ được mô tả bằng phương trình Arrhenius [106]:

a-E

RTk = Ae (1.8)

Trong đó, Ea là năng lượng hoạt hóa (J.mol-1), A là hằng số, R là hằng số khí

(8,314 J.mol-1.K-1) và T là nhiệt độ tuyệt đối.

Khi nghiên cứu về động học của quá trình hấp phụ thì các thông số nhiệt

động học hoạt hóa được xem là khá cần thiết để có thể dự đoán xem chất bị hấp phụ

có phụ thuộc vào bề mặt vật liệu, hay có xảy ra theo dạng phức chất hoạt động trước

khi hấp phụ cuối cùng hay không. Các thông số nhiệt động hoạt hóa gồm: enthalpy

(∆H#), entropy (∆S#) và năng lượng tự do (∆G#) được tính theo phương trình Eyring

dạng phi tuyến [106], [118]:

# # #-ΔG ΔS -ΔH

b bRT R RTk T k T

k = e = e eh h

(1.9)

trong đó, kb (1,3807x10-23J/K) là hằng số Boltzman, h (6,621x10-34 J.s) là hằng số

Planck.

Lấy logarit tự nhiên phương trình (1.9), phương trình Eyring ở dạng tuyến

tính được xác định:

# #

b bk k ΔS ΔHln( ) = ln( ) + -

T h R RT (1.10)

Năng lượng hoạt hóa tự do (∆G# ) được tính theo phương trình sau:

# # #ΔG =ΔH - TΔS (1.11)

Để xác định quá trình hấp phụ có tự xảy ra hay không, thông số nhiệt động

của quá trình hấp phụ rất cần thiết. Năng lượng tự do Gibbs, ∆Go của quá trình hấp

phụ, một đại lượng quan trọng để xác định mức độ tự xảy ra của quá trình. Các

tham số nhiệt động ∆So, ∆Ho, ∆Go của hệ được xác định bằng phương trình:

o o oΔG =ΔH - TΔS (1.12)

∆Go của hệ được xác định bằng phương trình Van’t Hoff để xác định xem

quá trình hấp phụ có tự xảy ra về phương diện nhiệt động học hay không

Page 41: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

30

odΔG = - RTlnK (1.13)

trong đó, T là nhiệt độ (K) và R là hằng số khí (8,314 J.mol-1.K-1 ), Kd là hằng số

cân bằng, theo Romero-Gonzalez và một số nhóm nghiên cứu khác [112], [117],

[124], đã xác định hằng số cân bằng theo phương trình:

e

d

e

qK =

c (1.14)

Có thể thay phương trình (1.12) vào (1.13) ta được:

0 0

d

-ΔH ΔSlnK = +

RT R (1.15)

Giá trị của ∆Ho và ∆So được xác định từ hệ số góc và đoạn cắt trục tung của

đồ thị tuyến tính lnKd theo 1/T.

Các tham số của mô hình hồi qui phi tuyến tính được xác định theo phương

pháp tổng bình phương tối thiểu. Điều này được thực hiện bằng cực tiểu hoá tổng

bình phương sai số (SSES) trên Menu Solver trong Microsoft Excel. Hàm SSES cho

cực tiểu hoá như sau:

N 2

S exp est1SSE = (y - y ) (1.16)

trong đó, yexp là giá trị thực nghiệm, yest là giá trị ước lượng của mô hình.

Hệ số xác định (R2) và sai số tương đối trung bình (ARE), được sử dụng để

so sánh các mô hình theo phương trình:

ARE được tính theo biểu thức [37]:

n exp,i est,i

1exp,i

y - y100ARE = .

n y (1.17)

R2 được xác định theo biểu thức (1.18):

2 s

T

SSER = 1 -

SSE (1.18)

trong đó, SSET là tổng bình phương sai số tổng tương đương với: N

2exp mean

1

(y - y )

trong đó, ymean là giá trị trung bình của y.

1.8.2. Nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hai mô hình phổ biến để nghiên cứu

đẳng nhiệt hấp phụ đó là Langmuir và Freundlich.

Page 42: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

31

+ Mô hình đẳng nhiệt Langmuir [40], [81] dựa trên giả thiết sự hấp phụ là

đơn lớp, nghĩa là các chất bị hấp phụ hình thành một lớp đơn phân tử và tất cả các

tâm hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ có ái lực như nhau đối với chất bị hấp phụ.

Phương trình đẳng nhiệt Langmuir có dạng tuyến tính:

e m m L e

1 1 1 = +

q q q K C (1.19)

Có thể chuyển về dạng phi tuyến tính:

m L ee

L e

q K Cq =

1+K C (1.20)

Trong đó, qm là dung lượng hấp phụ cực đại (mg.g-1), qe là dung lượng hấp

phụ tại thời điểm cân bằng (mg.g-1), Ce là nồng độ chất bị hấp phụ tại thời điểm cân

bằng (mg.L-1), KL là hằng số hấp phụ Langmuir (L.mg-1) đặc trưng cho ái lực của

tâm hấp phụ.

+ Mô hình đẳng nhiệt Freundlich [40] dựa trên giả thiết cho rằng bề mặt chất

hấp phụ là không đồng nhất với các tâm hấp phụ khác nhau về số lượng và năng

lượng hấp phụ.

Phương trình đẳng nhiệt Freundlich có dạng:

e F e

1lnq = lnK + lnC

n (1.21)

Có thể chuyển về dạng phi tuyến tính:

1/ne F eq = K C (1.22)

Trong đó, qe là dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg.g-1), Ce là

nồng độ chất bị hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg.L-1), KF là hằng số hấp phụ

Freundlich (mg.g-1), 1/n là hằng số hấp phụ Freundlich, 1/n (n > 1) hệ số đặc trưng

cho tương tác hấp phụ - bị hấp phụ. Giá trị lớn của n có nghĩa bề mặt không đồng

nhất. Với giá trị trong khoảng 1 < n < 10, quá trình hấp phụ xảy ra thuận lợi. Giá trị

n ở giữa 2 và 10 cho biết quá trình hấp phụ rất mạnh và 1 < n < 2 chứng tỏ dung

lượng hấp phụ nhỏ hơn nồng độ cân bằng [38]. Giá trị KF sử dụng để so sánh khả

năng hấp phụ của một hệ đang khảo sát, giá trị KF lớn đồng nghĩa với hệ có khả

năng hấp phụ cao.

1.9. Một số đặc điểm về quá trình oxy hóa Fenton

Hệ tác nhân Fenton đồng thể (Fenton cổ điển) [6], [133], [159] là một hỗn

hợp gồm các ion sắt hóa trị 2 và H2O2, chúng tác dụng với nhau sinh ra các gốc tự

do HO, còn Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+.

Page 43: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

32

2 3+2 2Fe + H O Fe + OH + OH (k = 63 L.mol-1.s-1) (1.23)

Những ion Fe2+ mất đi sẽ được tái sinh lại nhờ Fe3+ tác dụng với H2O2 dư

theo phản ứng:

3 2+2 2 2Fe + H O Fe + O H + H (k < 3.10-3 L.mol-1.s-1) (1.24)

Từ những phản ứng trên chứng tỏ tác dụng của sắt đóng vai trò là chất xúc

tác. Quá trình khử Fe3+ thành Fe2+ xảy ra rất chậm, hằng số tốc độ phản ứng rất nhỏ

so với phản ứng (1.23), vì vậy sắt tồn tại sau phản ứng chủ yếu ở dạng Fe3+.

Gốc HO sinh ra có khả năng phản ứng với Fe2+ và H2O2, nhưng quan trọng

nhất là có khả năng phản ứng với nhiều chất hữu cơ tạo thành các gốc hữu cơ có

khả năng phản ứng cao.

2 2 2 2OH + H O H O + O H (1.25)

2 3OH + Fe OH + Fe (1.26)

2OH + RH H O + R (1.27)

Gốc R có thể oxy hóa Fe2+, khử Fe3+ hoặc dimer hóa theo những phương

trình phản ứng sau:

2 3+R + Fe Fe + R (1.28)

3 2+R + Fe Fe + “sản phẩm” (1.29)

R + R “sản phẩm” (1.30)

Gốc O2H có thể tác dụng với Fe2+, Fe3+ theo các phương trình phản ứng sau:

2 32 2O H + Fe HO + Fe (1.31)

3 22 2O H + Fe H + O + Fe (1.32)

Các yếu tố ảnh hưởng quá trình oxi hóa Fenton

+ Độ pH: Trong phản ứng Fenton, độ phân hủy và nồng độ Fe2+ ảnh hưởng

lớn đến tốc độ phản ứng và hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ. Nguyên nhân là

trong môi trường axit thì sự khử Fe3+ Fe2+ xảy ra dễ dàng thuận lợi cho quá trình

tạo thành gốc hydroxyl HO, trong môi trường pH cao thì Fe3+ Fe(OH)3 làm giảm

nguồn tạo ra Fe2+. Nói chung phản ứng Fenton đồng thể xảy ra thuận lợi khi pH < 4.

+ Tỉ lệ Fe2+: H2O2 và loại ion Fe (Fe2+ hay Fe3+).

Tốc độ phản ứng tăng khi tăng nồng độ H2O2, đồng thời nồng độ H2O2 lại

phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm cần xử lý, đặc trưng bằng hàm lượng COD.

Page 44: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

33 Theo kinh nghiệm, tỉ lệ mol/mol H2O2 : COD thường 0,5 - 1 :1. Tỉ lệ Fe2+ : H2O2

nằm trong khoảng 0,3 - 1 : 10 mol/mol.

Việc sử dụng ion Fe2+ hay Fe3+ không ảnh hưởng gì đến tác dụng xúc tác cho

phản ứng Fenton (dựa vào phản ứng (1.23) và (1.24)). Tuy nhiên, khi sử dụng H2O2

với liều lượng thấp (<10- 15 mg/l H2O2) nên sử dụng Fe2+ sẽ tiết kiệm được

hóa chất.

+ Các anion vô cơ: Một số anion vô cơ thường gặp trong nước thải là những

ion cacbonat (CO32-), bicacbonat (HCO3

-), clorua (Cl-) sẽ tóm bắt các gốc hydroxyl

HO làm hao tổn số lượng gốc hydroxyl, giảm mất khả năng phản ứng oxi hóa,...

Những chất tóm bắt này gọi chung là những chất tìm diệt gốc hydroxyl, như phản

ứng sau:

•HO + Cl Cl + OH (1.33)

Nói chung, các ioncacbonat ( 23CO ), bicacbonat ( 3HCO ), clorua (Cl-) thường

có ảnh hưởng kìm hãm tốc độ phản ứng nhiều nhất. Để hạn chế các yếu tố ảnh

hưởng trên cần chỉnh pH sang môi trường axit để chuyển cacbonat, bicacbonat sang

cacbonic axit (không phải chất tìm diệt gốc hydroxyl). Ngoài ra, một số anion vô cơ

khác như các gốc sunfat ( 24SO ), nitrat ( 3NO ), photphat ( 3

4PO ) cũng có thể tạo phức

với Fe3+ làm cho hiệu quả của quá trình Fenton giảm đi, nhưng ảnh hưởng này ở

mức độ thấp.

Page 45: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

34

CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị

2.1.1. Hoá chất

Tất cả các hóa chất đều ở dạng tinh khiết phân tích PA

Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng cho nghiên cứu

Tên hóa chất Nguồn gốc

Chromium (III) nitrate nonahydrates Cr(NO3)3.9H2O (98%) Hàn quốc

Terephthalic acid (H2BDC) HOOC-(C6H4)-COOH (99%) Merck

Fluorhydric acid HF Trung Quốc

Iron (III) nitrate nonahydrates Fe(NO3)3.9H2O (98%) Hàn quốc

Iron(III) chloride hexahydrate FeCl3.6H2O (98%) Hàn quốc

Iron(II) chloride tetrahydrate FeCl2.4H2O (99%) Hàn quốc

Ethanol (EtOH) C2H5OH Trung Quốc

Ammonium fluoride NH4F Trung Quốc

Sodium hydroxide NaOH Trung Quốc

Hydrochloric acid HCl Trung Quốc

N,N-Dimethylmethanamide (DMF) C3H7NO (98%) Trung Quốc

Methylene blue C16H18N3SCl (1%) Trung Quốc

Oct -1- ene C8H16 (98%) Merck

2.1.2. Dụng cụ và thiết bị

Bảng 2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm

TT TT 1 Cân phân tích 9 Cốc thủy tinh các loại 2 Tủ sấy 10 Bình định mức các loại 3 Máy khấy từ 11 Đũa thủy tinh 4 Máy khấy cơ 12 Cuvet thạch anh 5 Bình teflon 13 Bình cầu 3 cổ 6 Máy ly tâm 14 Ống ly tâm 7 Máy hút chân không 15 Bình tam giác các loại 8 Máy UV-Vis 16 Máy đo pH

2.2. Tổng hợp vật liệu

2.2.1. Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr)

MIL-101(Cr) được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt theo tài liệu [42].

Cho hỗn hợp gồm: axit terephthalic (H2BDC), muối Cr(NO3)3.9H2O và nước cất

vào cốc có dung tích 250 mL, hỗn hợp được khuấy trong 60 phút ở 70 - 80C. Sau

Page 46: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

35 đó vừa khuấy vừa cho từ từ từng giọt dung dịch HF trong vòng 15 phút vào hỗn

hợp, khuấy tiếp hỗn hợp trong 30 phút. Tiếp đến chuyển toàn bộ hỗn hợp vào bình

Teflon, đậy kín, cho vào tủ sấy ở 200C trong 8 giờ. Mẫu thu được ở dạng bột màu

xanh, đem ly tâm mẫu lấy phần chất rắn. Tiến hành lọc, rửa phần chất rắn này bằng dung

môi DMF khuấy ở 70 - 80C trong vòng 1 giờ, tiến hành tương tự 2 lần trong dung

môi EtOH, 1 lần trong dung môi NH4F và 2 lần trong nước cất. Sản phẩm thu được

sấy ở 100C trong vòng 12 giờ. Mẫu tổng hợp được ký hiệu: M0

2.2.2. Tổng hợp vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr)

Vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) cũng được tổng hợp theo phương pháp thủy nhiệt

với quy trình tương tự tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) nhưng trong giai đoạn đầu có

thêm vào muối Fe(NO3)3.9H2O có khối lượng thay đổi theo tỉ lệ số mol của Cr(III)/

Fe(III). Sơ đồ tóm tắt của qui trình được trình bày trong Hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt qui trình tổng hợp vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr)

H2O + H

2BDC + Cr(NO

3)

3.9H

2O + Fe(NO

3)

3.9H

2O

Hỗn hợp

Khuấy 60 phút, to = 70oC

Khuấy hỗn hợp 30 phút

Nhỏ từ từ trong 15 phút HF

Thủy nhiệt ở 200oC trong 8 giờ

Tinh chế sản phẩm

Rửa bằng dung dịch DMF

Rửa bằng dung dịch EtOH

Rửa bằng dung dịch NH4F

Rửa bằng nước cất

Sản phẩm

Đặc trưng vật liệu

XRD SEM TEM IR EDX XPS

Page 47: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

36

Quy trình này được sử dụng để tổng hợp tất cả các mẫu Fe2O3/MIL-101(Cr)

theo các tỉ lệ cho trong Bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3. Tỉ lệ Cr(III)/ Fe(III) dùng để biến tính MIL-101(Cr)

Kí hiệu mẫu H2BDC (mg)

Muối Cr (III) (mg)

Muối Fe (III) (mg)

Nước (ml)

HF (μl)

M9:1 996 2712 303 37,8 260 M8:2 996 2412 606 37,8 260 M7:3 996 2110 909 37,8 260 M5:5 996 1507 1515 37,8 260

2.2.3. Tổng hợp Fe3O4/MIL-101(Cr)

Cho 0,5 gam MIL-101(Cr) vào 50 mL H2O khuấy trong 1 giờ thu được dung

dịch 1. Hòa tan hỗn hợp gồm: 1 mmol FeCl2.4H2O và 2 mmol FeCl3.6H2O trong 50

mL ethanol thu được dung dịch 2. Tiến hành khuấy cơ dung dịch 1 có dòng khí N2

chạy qua liên tục, đồng thời nhỏ từng giọt dung dịch 2 vào dung dịch 1 trong 60

phút, thêm tiếp 14 mL NH4OH vào, khuấy thêm 30 phút. Sản phẩm thu được đem

ly tâm và rửa bằng nước. Sấy sản phẩm trong chân không ở 60oC trong 6 giờ thu

được vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) màu đen xám.

Hình 2.2. Sơ đồ tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr)

2.2.4. Hấp phụ Pb(II)

2.2.4.1. Điểm đẳng điện của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)

Xác định điểm đẳng điện của vật liệu theo qui trình được mô tả trong tài liệu

[79]. Cho vào 7 bình tam giác (dung tích 100 mL) 25 mL dung dịch NaCl 0,1M có

giá trị pH ban đầu (pHi) đã được điều chỉnh nằm trong khoảng từ 2 đến 12 bằng

Page 48: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

37 HCl 0,1M hoặc NaOH 0,1M. Tiếp theo cho vào mỗi bình tam giác trên 0,05 gam

vật liệu MIL-101(Cr), đậy kín và khuấy trên máy khuấy từ trong 24 giờ. Sau đó, để

lắng, lọc lấy dung dịch, đo lại các giá trị pH gọi là pHf. Đồ thị biểu diễn mối quan

hệ sự khác nhau giữa các giá trị pH ban đầu và sau cùng (pH = pHf - pHi) theo pHi

là đường cong cắt trục hoành tại pH = 0 cho ta giá trị pH đẳng điện (pHPZC). Tiến

hành tương tự để xác định điểm đẳng điện của vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr). Giá trị

pH của dung dịch được đo trên máy Sartorius (Mỹ).

2.2.4.2. Động học hấp phụ

- Ảnh hưởng của nồng độ đầu: Thí nghiệm được tiến hành ở 30oC: cho 0,05

gam vật liệu MIL-101(Cr) hoặc Fe2O3/MIL-101(Cr) vào bình dung tích 250 mL

chứa 100 mL dung dịch Pb(II) với nồng độ từ 9,12 - 90,01 mg.L-1, khuấy hỗn hợp

bằng máy khuấy từ trong 90 phút. Ở từng khoảng thời gian xác định, dung dịch

được lấy ra, ly tâm để loại bỏ chất hấp phụ, nồng độ dung dịch Pb(II) được xác định

bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).

- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Tiến hành tương tự như trên nhưng ở nhiệt độ từ

20 - 60oC và nồng độ ban đầu của Pb(II) là 9,12 mg.L-1.

- Ảnh hưởng của pH: Chuẩn bị 6 bình tam giác (dung tích 250 mL): cho vào

mỗi bình 0,05 gam MIL-101(Cr) hoặc Fe2O3/MIL-101(Cr) và 100 mL dung dịch

Pb(II) nồng độ 9,12 mg.L-1 có pH khác nhau trong khoảng từ 3 đến 8. pH được điều

chỉnh bằng dung dịch NaOH hoặc HCl. Khuấy hỗn hợp bằng máy khuấy từ trong 90

phút. Sau đó, dung dịch được lấy ra, ly tâm để loại bỏ chất hấp phụ, nồng độ của

Pb(II) được xác định bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).

2.2.4.3. Đẳng nhiệt hấp phụ

Cho 0,05 gam MIL-101(Cr) hoặc Fe2O3/MIL-101(Cr) vào một loạt 8 bình

tam giác (dung tích 250 mL) chứa 100 mL dung dịch Pb(II) với nồng độ lần lượt là:

9,12; 19,36; 31,0; 40,33; 50,01; 70,02; 80,02; 90,12 mg.L-1. Khuấy hỗn hợp bằng

máy khuấy từ trong 120 phút để đảm bảo quá trình hấp phụ đạt cân bằng. Sau đó,

dung dịch được lấy ra, ly tâm để loại bỏ chất hấp phụ, nồng độ của Pb(II) được xác

định bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).

2.2.4.4. Tái sử dụng chất hấp phụ

Cho 0,05 gam MIL-101(Cr) hoặc Fe2O3/MIL-101(Cr) vào 100 mL dung dịch

Pb(II) nồng độ 9,12 mg.L-1, khuấy trên máy khuấy từ trong 90 phút. Ly tâm, lấy

Page 49: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

38 dung dịch xác định nồng độ, phần chất hấp phụ được giải hấp bằng dung dịch EDTA-

2Na 0,05 M trong vòng 2 giờ, sau đó tiến hành rửa sạch bằng nước cất, sấy khô ở

100oC và tái sử dụng lần 2, lần 3 theo quy trình tương tự như trên. Chất hấp phụ sau

mỗi lần tái sử dụng được kiểm tra bằng phương pháp XRD và nồng độ của Pb(II) trong

dung dịch được xác định bằng phương pháp phổ hấp thu nguyên tử (AAS).

2.2.5. Oxi hóa oct-1-en bằng xúc tác MIL-101(Cr) hoặc Fe2O3/MIL-101(Cr)

Cân lượng xúc tác MIL-101(Cr) hoặc Fe2O3/MIL-101(Cr) thay đổi từ 5 mg -

40 mg cho vào bình cầu 2 cổ, sau đó cho vào bình cầu dung dịch H2O2 có hàm

lượng thay đổi từ 1,2 mL - 2,8 mL, thêm tiếp 12 mL dung dịch CH3CN và 1 mL

dung dịch oct-1-en vào bình cầu. Đậy nắp kín và tiến hành lắp hệ thống sinh hàn,

đun nóng hồi lưu có khuấy từ ở nhiệt độ 70oC trong vòng 7 giờ. Sản phẩm thu được

sau phản ứng được ly tâm khoảng 6000 vòng/phút trong thời gian 20 phút, tách lấy

phần dung dịch. Xác định hàm lượng axit heptanoic tạo thành bằng phương pháp

sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).

2.2.6. Xúc tác quang phân hủy MB trên Fe3O4/MIL-101(Cr)

Cho 0,05 gam chất xúc tác và 100 mL dung dịch xanh metylen (MB)

30 mg.L-1 vào cốc 250 mL. Hỗn hợp được khuấy trong bóng tối 6 giờ để đạt

cân bằng hấp phụ. Sau đó chiếu đèn sợi đốt 60W. Tiếp tục khuấy trong 1

giờ, lọc lấy dung dịch đem ly tâm (tốc độ 6000 vòng/ phút) trong 15 phút.

Nồng độ dung dịch MB được xác định bằng phương pháp trắc quang ở bước

sóng 664 nm (UV 1800, Shimadzu).

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X

Phương pháp nhiễu xạ tia X (X-ray Diffraction - XRD): theo lý thuyết cấu

tạo tinh thể, mạng tinh thể được xây dựng từ các nguyên tử hay ion phân bố đều đặn

trong không gian theo một qui luật xác định. Khi chùm tia X tới bề mặt tinh thể và

đi vào bên trong mạng lưới tinh thể thì mạng lưới này đóng vai trò như một cách tử

nhiễu xạ đặc biệt. Các nguyên tử, ion bị kích thích bởi chùm tia X tới sẽ tạo thành

các tâm phát ra các tia phản xạ. Mặt khác, các nguyên tử, ion này được phân bố trên

các mặt phẳng song song. Do đó, chênh lệch chiều dài đường đi (∆) của hai tia phản

xạ bất kỳ trên hai mặt phẳng song song cách nhau một khoảng d được tính như sau:

Page 50: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

39

Δ = BC + BD = 2dsinθ (2.1)

Trong đó: + d: độ dài khoảng cách hai mặt phẳng song song

+ θ: góc giữa chùm tia X và mặt phẳng phản xạ

Hình 2.3. Sự nhiễu xạ tia X trên bề mặt tinh thể

Theo điều kiện giao thoa, để các sóng phản xạ trên hai mặt phẳng cùng pha

thì ∆ phải bằng số nguyên lần độ dài bước sóng. Do đó:

2dsinθ = n.λ (2.2)

Trong đó, n = 1, 2, 3...

λ: là bước sóng của tia X

Đây là hệ thức Vulf - Bragg, là phương trình cơ bản để nghiên cứu cấu trúc

mạng tinh thể. Căn cứ vào các cực đại nhiễu xạ trên giản đồ, tìm được 2θ. Từ đó

suy ra d theo hệ thức Vulf - Bragg. So sánh giá trị d tìm được với d chuẩn sẽ xác

định được thành phần cấu trúc mạng tinh thể của chất cần nghiên cứu. Vì vậy,

phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cấu trúc mạng tinh thể

của vật chất.

Trong luận án này, giản đồ XRD được ghi trên máy D8-Advance (Brucker,

Đức) với tia phát xạ CuKα có bước sóng =1,5406 Å, công suất 40 KV, góc quét từ

2 đến 70o, nhiệt độ phòng. Các phép đo được thực hiện tại phòng Thí nghiệm phân

tích, Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.3.2. Phổ hồng ngoại

Phương pháp phổ hồng ngoại (Fourier Transform Infrared Spectroscopy, FT-

IR) dựa trên nguyên tắc: các hợp chất hoá học có khả năng hấp thụ chọn lọc bức xạ

hồng ngoại. Sau khi hấp thụ các bức xạ hồng ngoại, các phân tử của các hợp chất

d •

A

D

C

B

θ

θ

θ

chùm tia phản xạ chùm tia tới

Page 51: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

40 hoá học dao động với nhiều tần số dao động và xuất hiện dải phổ hấp thụ gọi là phổ

hấp thụ bức xạ hồng ngoại. Các đám phổ khác nhau có mặt trong phổ hồng ngoại

tương ứng với các nhóm chức đặc trưng và các liên kết có trong phân tử hợp chất

hoá học. Bởi vậy phổ hồng ngoại của một hợp chất hoá học coi như "dấu vân tay",

có thể căn cứ vào đó để nhận dạng chúng.

Phổ IR được đo trong vùng sóng ánh sáng với bước sóng 2,5~25 μm, tuy

nhiên "số sóng" (đơn vị cm-1) thường được dùng hơn. Số sóng được biểu diễn

theo công thức:

1

υ = λ

(2.3)

Số sóng là đại lượng nghịch đảo của bước sóng, cho biết số bước sóng trên 1

cm. Vùng làm việc của phương pháp phổ hấp thu hồng ngoại có số sóng trong

khoảng 4000 ~400 cm-1. Do số sóng tỉ lệ thuận với năng lượng, nên biểu diễn phổ

theo năng lượng tăng dần. Để tránh ảnh hưởng của dung môi và khoang đo trong

phổ IR, mẫu phân tích được chuẩn bị bằng cách trộn với KBr và nén thành viên hay

được phết lên phiến NaCl.

Trong luận án này, phổ hồng ngoại được ghi trên phổ kế IR Prestige-21

(Shimadzu) trong khoảng 400 đến 4000 cm-1, mẫu được nghiền và ép viên với KBr.

Mẫu được đo tại Phòng thí nghiệm Khoa Hóa, Trường Đại học Quy Nhơn.

2.3.3. Phương pháp quang điện tử tia X

Phương pháp quang điện tử tia X (X-ray Photoelectron Spectroscopy - XPS)

là kỹ thuật phân tích tính chất trên bề mặt vật liệu thông qua phổ. Nó thường được

dùng để xác định thành phần cơ bản, trạng thái hóa học, trạng thái điện tử của các

nguyên tố trên bề mặt của vật liệu.

Phương pháp này dựa trên hiệu ứng quang điện tử (photoelectronic effect)

được tạo ra khi chiếu một chùm bức xạ có bước sóng ngắn vào bề mặt vật liệu. Khi

được hấp thu năng lượng tia X đủ lớn, các electron ở lớp ngoài cùng hoặc electron hóa

trị ra khỏi nguyên tử và toát ra khỏi bề mặt mẫu thành electron tự do, với động năng:

k bE = hν - E - φ (2.4)

Trong đó: Ek: động năng của các quang electron

φ: công thoát electron

Eb: năng lượng liên kết của electron với hạt nhân

Page 52: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

41 ν: tần số photon

h: hằng số Planck.

Năng lượng liên kết Eb là đại lượng đặc trưng cho nguyên tử, nên từ giá

trị này chúng ta có thể xác định thành phần nguyên tố và trạng thái oxy hóa

của chúng trong mẫu.

Trong luận án này, phổ XPS được đo trên mày Shimadzu Kratos

AXISULTRA DLD spectrometer (tại Nhật Bản). Sử dụng nguồn phát tia X với bia

Al, ống phát làm việc ở 15 kV -10 mA. Các dải năng lượng liên kết được hiệu chỉnh

bằng cách chuẩn nội với peak C 1s (ở 284,6 eV) và đỉnh được phân giải trên phần

mềm Casa XPS.

2.3.4. Phương pháp tán xạ năng lượng tia X

Phương pháp tán xạ tia X (Energy Dispersive X-ray - EDX) là kỹ thuật phân

tích thành phần hóa học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn

do tương tác với các bức xạ (chủ yếu là chùm điện tử có năng lượng cao trong các

kính hiển vi điện tử).

Nguyên tắc: khi chùm điện tử có mức năng lượng cao được chiếu vào vật

rắn, nó sẽ xuyên sâu vào nguyên tử vật rắn và tương tác với các điện tử bên trong

của nguyên tử.

Tần số của tia X phát ra đặc trưng với nguyên tử của mỗi chất có mặt trong

chất rắn. Việc ghi nhận phổ tia X phát ra từ vật rắn sẽ cho ta các thông tin về tỉ phần

các nguyên tố này.

Phổ tia X phát ra sẽ có tần số (năng lượng photon tia X) trải trong một vùng

rộng và được phân tích nhờ phổ kế tán sắc năng lượng do đó ghi nhận thông tin về

các nguyên tố cũng như thành phần.

Trong luận án này, mẫu được ghi ảnh trên máy JED – 2300 Jeol, 20KV tại

Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.3.5. Hiển vi điện tử quét

Hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy - SEM) [3] là thiết bị

quan sát hình ảnh bề mặt bằng cách theo dõi điện tử thứ cấp bắn ra từ bề mặt mẫu

khi chiếu chùm tia điện tử lên mẫu.

Việc phát các chùm điện tử trong SEM cũng giống như việc tạo ra chùm điện

tử trong kính hiển vi điện tử truyền qua, tức là điện tử được phát ra từ súng phóng

Page 53: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

42 điện tử (có thể là phát xạ nhiệt, hay phát xạ trường...), sau đó được tăng tốc. Tuy

nhiên, thế tăng tốc của SEM thường chỉ từ 10 kV đến 50 kV vì sự hạn chế của thấu

kính từ, việc hội tụ các chùm điện tử có bước sóng quá nhỏ vào một điểm kích

thước nhỏ sẽ rất khó khăn. Điện tử được phát ra, tăng tốc và hội tụ thành một chùm

điện tử hẹp (cỡ vài trăm angstrong đến vài nanomet) nhờ hệ thống thấu kính từ, sau

đó quét trên bề mặt mẫu nhờ các cuộn quét tĩnh điện. Độ phân giải của SEM được

xác định từ kích thước chùm điện tử hội tụ, mà kích thước của chùm điện tử này bị

hạn chế bởi quang sai, chính vì thế mà SEM không thể đạt được độ phân giải tốt

như TEM. Ngoài ra, độ phân giải của SEM còn phụ thuộc vào tương tác giữa vật

liệu tại bề mặt mẫu vật và điện tử. Khi điện tử tương tác với bề mặt mẫu vật, sẽ có

các bức xạ phát ra, sự tạo ảnh trong SEM và các phép phân tích được thực hiện

thông qua việc phân tích các bức xạ này.

Trong luận án này, mẫu được ghi ảnh trên máy JSM Jeol 5410 LV (Nhật

bản) tại Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia

Hà Nội.

2.3.6. Hiển vi điện tử truyền qua

Nguyên tắc hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy -

TEM): sử dụng chùm điện tử có năng lượng cao chiếu xuyên qua mẫu vật rắn mỏng

và sử dụng các thấu kính từ để tạo ảnh với độ phóng đại lớn (có thể tới hàng triệu

lần), ảnh có thể tạo ra trên màn huỳnh quang, hay trên film quang học, hay ghi nhận

bằng các máy chụp kỹ thuật số.

Dòng điện tử được tạo ra bằng súng bắn điện tử, từ dây tóc nhiệt trong một

ống chân không sâu 10-5 Pa. Khi dây tóc bị đốt nóng, nó phát ra điện tử nhiệt. Các

điện tử nhiệt được gia tốc bằng anôt với điện áp gia tốc 50~200 kV và được hội tụ

bằng thấu kính điện thành chùm tia mảnh 0,1~5 μm, rồi được chiếu lên mẫu. Sau

khi tuần tự đi qua mẫu, vật kính, thấu kính trung gian, thấu kính chiết; dòng điện tử

đập vào màn hình huỳnh quang, tạo nên hình ảnh phóng đại của mẫu. Ảnh của mẫu

được phóng đại bởi mỗi thấu kính. Độ nét của ảnh được điều chỉnh bằng cách thay

đổi tiêu cự của các thấu kính và kích thước các lỗ thông quang.

Trong luận án này, mẫu được chụp trên máy JEOL-JEM 1010 với độ phân

Page 54: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

43 giải 2 Å, điện thế 100 kV, độ phóng đại 30.000 600.000 lần tại phòng hiển vi điện

tử, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương Hà Nội.

2.3.7. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography -

HPLC) HPLC là một phương pháp tách hóa lý dựa vào ái lực khác nhau của các

chất khác nhau với hai pha luôn tiếp xúc và không hòa tan với nhau, một pha động

và một pha tĩnh. Pha tĩnh được nhồi trên cột, pha động đi qua cột. Khi hỗn hợp cần

tách được pha động kéo qua cột, chất nào có ái lực mạnh hơn với pha tĩnh sẽ di

chuyển chậm hơn, vì vậy chất sẽ tách khỏi nhau.

Quá trình sắc ký thường qua ba giai đoạn chính

+ Đưa hỗn hợp lên pha tĩnh: đưa hỗn hợp lên cột.

+ Cho pha động chạy qua pha tĩnh: dung môi qua cột, kéo theo các chất di

chuyển trên pha tĩnh với tốc độ khác nhau, tách khỏi nhau và có vị trí khác nhau

trên cột tạo thành sắc đồ (sắc ký đồ).

+ Phát hiện chất: các chất màu có thể phát hiện dễ dàng, các chất không màu

có thể phát hiện bằng đèn tử ngoại hay bằng thuốc thử. Trong sắc ký rửa giải có thể

phát hiện các chất khi chúng đi ra khỏi cột bằng cách cho dung dịch rửa giải đi qua

một bộ phận phát hiện gọi là detectơ (detector) đặt sau cột.

Tốc độ di chuyển của một chất có thể được đặc trưng bởi hệ số phân bố của

nó giữa hai pha hoặc bởi các đại lượng về sự lưu giữ của chất đó trên pha tĩnh (thời

gian lưu, thể tích lưu).

Hình 2.4. Sắc ký đồ của một chất

w = chiều rộng pic

Thời gian, phút

w đường nền

to

Tiêm Tín hiệu đến

detector

Page 55: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

44

Trong đó:

+ tR (phút): là thời gian cần để một chất di chuyển từ nơi tiêm mẫu qua cột

sắc ký, tới detectơ và cho pic trên sắc đồ (tính từ lúc tiêm đến lúc xuất hiện đỉnh của

pic). tR càng lớn, chất tan bị giữ càng mạnh và di chuyển càng chậm.

+ to: là thời gian lưu của một chất không bị lưu giữ (thời gian chết).

+ t'R: thời gian lưu thực (thời gian lưu hiệu chỉnh)

'oR Rt = t - t (2.5)

Trong luận án này, các mẫu đo HPLC ghi trên máy Series 20 Shimadzu, cột

sắc ký C18; 4,6 x 100 mm, 3,5 um (PN:959961 – 902), pha động: 55% H2O, 45%

axetonitrile, nhiệt độ cột 30oC, detecter DAD ở bước sóng 210 nm, thể tích mẫu 10

µl, tại phòng thí nghiệm phân tích Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất

lượng 2 (QUATEST 2), Đà Nẵng.

2.3.8. Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ

Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ (Nitrogen Adsorption

and Desorption Isotherms - BET ) được dùng để xác định diện tích bề mặt riêng, thể

tích mao quản và sự phân bố mao quản theo đường kính. Diện tích bề mặt riêng

được xác định theo phương trình [4]:

+ Phương trình BET: o m m o

P 1 C-1 P = +

V(P -P) V C V C P (2.6)

Trong đó:

P: áp suất cân bằng.

Po: áp suất hơi bão hòa của chất bị hấp phụ trong thực nghiệm.

Vm: thể tích của lớp hấp phụ đơn phân tử tính cho một gam chất hấp

phụ trong điều kiện chuẩn.

V: thể tích của khí hấp phụ ở áp suất P.

C: hằng số BET.

Để xác định Vmvà hằng số C cần xây dựng đồ thị P/[V(Po – P)] phụ thuộc

vào P/Po (trong khoảng áp suất tương đối từ 0,05 đến 0,3) như Hình 2.5:

Page 56: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

45

Hình 2.5. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của P/[V(Po – P)] theo P/Po

Từ hệ số góc tgα và tung độ của đoạn thẳng AO cho phép xác định thể tích

của lớp phủ đơn lớp (đơn phân tử) và Vm.

Diện tích bề mặt riêng BET của vật liệu được xác định thông qua công

thức sau:

mr m

VS = N.A .d

M (2.7)

Trong đó: Vm: lượng chất hấp phụ đơn lớp trên bề mặt 1 gam xúc tác (g/g).

Am: diện tích cắt ngang trung bình của phân tử bị hấp phụ (Å).

N : số Avogadro, N = 6,02.1023 (phân tử/mol).

M và d : lần lượt là khối lượng mol và khối lượng riêng của chất bị hấp phụ.

Trong trường hợp hấp phụ N2 ở 77 K, tiết diện ngang của một phân tử nitơ

chiếm chỗ trên bề mặt chất hấp phụ là 0,162 nm2. Nếu Vm biểu diễn qua đơn vị cm3.g-1

thì diện tích bề mặt riêng Sr (m2.g-1) của chất hấp phụ được rút gọn theo phương trình:

r mS = 4,35.V (2.8)

+ Phương trình Langmuir: m m

P P 1 = +

V V V .K (2.9)

Trong đó, K là hằng số cân bằng Langmuir, P là áp suất cân bằng, V là thể

tích của chất khí bị hấp phụ ở áp suất P, Vm là thể tích của khí bị hấp phụ đơn lớp

bão hòa tính cho 1 gam chất hấp phụ.

Lượng khí bị hấp phụ được biểu diễn thông qua thể tích V là đại lượng đặc

trưng cho số phân tử bị hấp phụ; phụ thuộc vào áp suất cân bằng P, nhiệt độ, bản chất

của chất khí và bản chất của vật liệu rắn. Thể tích V là một hàm đồng biến với áp suất

Page 57: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

46 cân bằng. Khi áp suất tăng đến áp suất hơi bão hòa của chất khí bị hấp phụ tại một nhiệt

độ đã cho thì mối quan hệ giữa V - P được gọi là đẳng nhiệt hấp phụ. Khi áp suất đạt

đến áp suất hơi bão hòa Po, người ta đo các giá trị thể tích khí hấp phụ ở các áp suất

tương đối (P/Po) giảm dần và nhận được đường “đẳng nhiệt khử hấp phụ”.

Trong luận án này, phương pháp hấp phụ - khử hấp phụ nitơ ở 77 K được đo

trên máy Micromeritics ASAP 2020, các mẫu được hoạt hóa ở 150oC trong 3 giờ

dưới áp suất chân không trước khi đo. Mẫu được đo tại Khoa Hóa, Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội.

2.3.9. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (Atomic Absorption Spectrophotometric

- AAS) dựa trên nguyên lý hấp thụ của hơi nguyên tử. Trong điều kiện bình thường,

các điện tử chuyển động trên các quỹ đạo ứng với mức năng lượng thấp nhất E0.

Khi các nguyên tử ở dạng hơi và được cung cấp một năng lượng phù hợp dưới dạng

bức xạ thì các điện tử hóa trị của nguyên tử này sẽ hấp thụ năng lượng đó và nhảy

lên mức năng lượng cao hơn. Lúc này ta nói nguyên tử đang ở trạng thái kích thích

En. Mỗi loại nguyên tử sẽ hấp thụ tối đa và chọn lọc ở một năng lượng bức xạ đặc

trưng, tùy theo cấu tạo hóa học của nguyên tử đó. Sau đó đo cường độ còn lại của

bức xạ đặc trưng này sau khi đã bị đám hơi nguyên tử hấp thụ, sẽ tính ra được nồng

độ nguyên tố có trong mẫu đem phân tích.

Trong luận án này, mẫu được đo trên máy Item: AA-7000 Atomic

Absorption spectrophotometer (Shimadzu). Các mẫu được đo tại Viện sốt rét ký

sinh trùng, thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

2.3.10. Phổ khuếch tán tán xạ tử ngoại - khả kiến

Bức xạ phản xạ khuếch tán nằm ở vùng tử ngoại khả kiến hay vùng hồng

ngoại còn gọi là phổ phản xạ khuếch tán tử ngoại khả kiến (từ đây gọi là phổ DR -

UV-Vis). Đối với vật liệu hấp phụ ánh sáng khi dòng tia tới có cường độ (Io) chiếu

vào vật liệu hấp phụ đi qua một lớp mỏng có độ dày là l, với hệ số hấp phụ α.

Cường độ (I) của tia ló được tính theo định luật hấp phụ Lambert:

α.loI = I .e (2.10)

Page 58: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

47

Việc đo sự phản xạ khuếch tán được thực hiện bởi một phổ kế UV-Vis gắn

với một thiết bị phản xạ khuếch tán (còn gọi là quả cầu tích phân) có khả năng tập

hợp dòng phản xạ. Quả cầu tích phân là một quả cầu rỗng được phủ bên trong vật

liệu trắng có mức độ phản xạ khuếch tán xấp xỉ 1. Quả cầu có một khe có thể cho

dòng ánh sáng đi qua và tương tác với vật liệu cần đo và vật liệu so sánh. Vật liệu

trắng với hệ số khuếch tán cao thường là polytetrafluoroethylene hay BaSO4.

Phổ UV-Vis-DR có thể dùng để tính toán năng lượng vùng cấm, hệ số hấp

thụ có quan hệ với độ rộng vùng cấm Eg theo quy luật [1]:

ngαhν (hν - E ) (2.11)

n = ½ đối với bán dẫn chuyển mức thẳng, n = 2 đối với bán dẫn chuyển mức nghiêng.

Nếu vật liệu thuộc loại chuyển mức thẳng thì n= ½ nên ta có:

2g(αhν) (hν - E ) (2.12)

Khi đo theo kỹ thuật đo phản xạ khuếch tán, ta nhận được phổ hấp thụ bằng

cách suy ra từ hệ số phản xạ R theo hàm Kubelka-Munk:

21 - R α

F(R) = = 2R s

(2.13)

Trong đó α là hệ số hấp thụ , s là hệ số không phụ thuộc vào bước sóng, R là hệ số

phản xạ.

Chú ý quan hệ trong phương trình (1) là tỉ lệ, do đó ta không cần quan tâm cụ

thể cho α (hệ số hấp thụ) hay cho A (độ hấp thụ). Vì A ~ α ~ F(R) nên ta cũng có:

2

gF(R)hν (hν - E ) (2.14)

Khi đo UV-Vis cho mẫu rắn, dùng quả cầu tích phân để đo phản xạ khuếch

tán ta thường nhận được hệ số phản xạ R theo bước sóng. Để tìm Eg, cần phải đổi λ

ra ν, sau đó sử dụng hàm K-M để chuyển đổi từ sự phụ thuộc của R theo ν thành sự

phụ thuộc của F(R) theo ν. Bước tiếp theo là vẽ đồ thị hàm [F(R) hν]2 theo hν. Từ

phương trình (2.14) thấy rằng đường biểu diễn sự phụ thuộc của [F(R) hν]2 vào hν

là đường thẳng tuyến tính, khi [F(R) hν]2 = 0 thì Eg = hν nên Eg sẽ là điểm gặp trục

hoành ( trục biểu diễn hν) của đường tiếp tuyến tại điểm dốc nhất của đồ thị hàm

[F(R) hν]2 theo hν.

Trong luận án này, phổ UV-Vis trạng thái rắn được ghi trên máy V-670

(Jasco-USA) tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 59: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

48 2.3.11. Phổ tử ngoại - khả kiến

Phương pháp này (Ultra Violet-Visible - UV-vis) dựa trên bước nhảy của

electron từ orbitan có mức năng lượng thấp lên orbitan có mức năng lượng cao khi

bị kích thích bằng các tia bức xạ trong vùng quang phổ tử ngoại và khả kiến có

bước sóng nằm trong khoảng 200 - 800 nm (Hình). Khi phân tử bị kích thích, các

electron của các nguyên tử trong phân tử thực hiện các bước nhảy như sau [5]:

Hình 2.6. Sơ đồ bước nhảy của các electron trong phân tử

Trong đó: n : orbitan không liên kết

σ, π: orbitan liên kết

σ*, π*: orbitan phản liên kết

Bước chuyển năng lượng (∆E) này tương ứng với sự hấp thụ các tia sáng có

bước sóng λ khác nhau.

h

ΔE = λc

(2.15)

h – Hằng số Planck, h = 6,625.10-34 J.s

c – vận tốc ánh sáng, c = 3.1010 cm/s

Cơ sở của phương pháp này là dựa vào định luật Lambert - Beer với

phương trình:

0IA = lg = ε.l.C

I (2.16)

Trong đó: A: độ hấp thụ ánh sáng

I, I0: cường độ bức xạ trước và sau khi qua chất phân tích

: hệ số hấp thụ

Năn

g lư

ợng

Page 60: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

49 l: độ dày cuvet

C: nồng độ chất phân tích

Cường độ hấp thụ của một chất thay đổi theo bước sóng của bức xạ chiếu

vào nó. Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ theo bước sóng (hoặc

tần số, hoặc số sóng) gọi là phổ hấp thụ.

Trong luận án này, nồng độ dung dịch MB được xác định bằng phương

pháp trắc quang ở bước sóng 664 nm (UV 1800, Shimadzu).

2.3.12. Phương pháp phân tích nhiệt

Phương pháp này dựa trên nguyên lý là khi đốt nóng mẫu thì trong mẫu sẽ

xảy ra những biến đổi về khối lượng, thành phần, cấu trúc và có thể xảy ra một hay

nhiều phản ứng hóa học giữa các thành phần, các nguyên tố trong mẫu ở một nhiệt

độ nào đó. Khi những biến đổi đó xảy ra thường kèm theo các hiệu ứng thu nhiệt

hay tỏa nhiệt. Tất cả những hiệu ứng trên được xác định và ghi trên giản đồ [1].

Bình thường khi một mẫu được đốt nóng, khối lượng của mẫu sẽ bị thay đổi

là do mẫu bị phân hủy nhiệt tạo ra khí thoát ra như hơi nước, khí CO2 (phân hủy

hợp phần cacbonat,...), SO2 (phân hủy hợp phần sunfua), hay do mẫu bị mất nước

vật lý (ẩm, hấp phụ), nước cấu trúc (nước hydrat - nước kết tinh trong tinh thể mẫu).

Nếu cân liên tục một mẫu bị đốt nóng, ta có thể biết sự thay đổi về khối lượng của

mẫu ứng với sự thay đổi nhiệt độ.

Phép phân tích nhiệt bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Ở đây chúng

tôi chỉ sử dụng phương pháp TG (Thermogravimetry) để đo sự biến đổi khối lượng

khi gia nhiệt và phép phân tích nhiệt vi sai (Differential Thermal Analysis, DTA)

nghiên cứu các quá trình xảy ra đối với vật liệu mà những quá trình đó kèm theo

hiệu ứng thu hoặc tỏa nhiệt khi tăng nhiệt độ tuyến tính.

Trong luận án này, giản đồ phân tích nhiệt được ghi trên máy Shimadzu

Detector DTG-60H trong môi trường không khí, nhiệt độ ghi 20oC đến 800oC, tốc

độ gia nhiệt 10oC/phút, tại Khoa Hóa, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

2.3.13. Phương pháp đo từ

Dựa trên thiết bị từ kế mẫu rung (VMS) để đo các tính chất từ của vật liệu.

Hoạt động dựa trên nguyên tắc thu tín hiệu cảm ứng điện từ khi rung mẫu đo trong

Page 61: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

50 từ trường. Mẫu đo được gắn vào một thanh rung không có từ tính, và được đặt vào

một vùng từ trường đều tạo bởi 2 cực của nam châm điện. Mẫu là vật liệu từ nên

trong từ trường thì nó được từ hóa và tạo ra từ trường. Khi ta rung mẫu với một tần

số nhất định, từ thông do mẫu tạo ra xuyên qua cuộn dây thu tín hiệu sẽ biến thiên

và sinh ra suất điện động cảm ứng V, có giá trị tỉ lệ thuận với mômen từ M của mẫu

sẽ tạo ra hiệu điện thế cảm ứng trên cuộn dây thu tín hiệu. Tín hiệu được thu nhận,

khuếch đại rồi được xử lý trên máy tính và cho ta biết giá trị từ độ của mẫu.

Trong luận án này, tính chất từ của mẫu được đo bằng thiết bị từ kế mẫu rung

MicroSense VMS 20130321-02 (USA), tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến,

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

2.3.14. Phương pháp phổ Raman

Phổ tán xạ Raman là kỹ thuật dựa trên hiện tượng tán xạ không đàn hồi,

thường là laser trong vùng nhìn thấy, hồng ngoại gần và cực tím gần. Hiện tượng

tán xạ không đàn hồi xảy ra do tần số (hay bước sóng) của các photon trong ánh

sáng đơn sắc thay đổi khi tương tác với vật liệu, sẽ tăng lên hoặc giảm đi với photon

của ánh sáng đơn sắc ban đầu, được gọi là hiệu ứng Raman. Sự thay đổi này sẽ cung

cấp các thông tin về các dao động và chuyển động quay của vật liệu.

Phổ Raman cho phép khẳng định sự khuyết tật trên bề mặt của vật liệu.

Thông thường trong phổ Raman thường xuất hiện 2 pic cơ bản với cường độ cao là

pic D (Disorder - Độ mất trật tự), pic G (Graphite). Khi tỷ lệ cường độ pic D và pic

G (ID/IG) càng lớn, thể hiện độ khuyết tật trên bề mặt vật liệu càng cao.

Phổ Raman của các mẫu trong luận án được phân tích trên máy Xplora plus

(hãng Horiba) tại viện Khoa học Vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ

Việt Nam.

Page 62: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

51

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr), Fe2O3/MIL-101(Cr) và ứng dụng

Trong phần này, các kết quả tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) và biến tính

MIL-101(Cr) bằng oxit sắt được trình bày. Trên cơ sở đó, nghiên cứu khả năng ứng

dụng hấp phụ Pb(II) và xúc tác cho phản ứng oxy hóa oct-1-en cũng được mô tả

chi tiết.

3.1.1. Đặc trưng vật liệu

3.1.1.1. Thành phần pha

Thành phần pha của vật liệu MIL-101(Cr) (M0) và các mẫu biến tính được

xác định qua giản đồ XRD (Hình 3.1 và Hình 3.2)

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

(112)

(200)

C­ê

ng ®

é nh

iÔu

x¹ t­

¬ng

®èi

(cps

)

Gãc nhiÔu x¹, 2 (o)

(880)

(111)

(220)

(311)

(511)

(822) (7

53)

M5:5

M7:3

M8:2

M9:1

M0

(1000 cps)

Hình 3.1. Giản đồ XRD của mẫu M0 và các mẫu biến tính với tỉ lệ mol Cr(III)/

Fe(III) khác nhau

Hình 3.1 cho thấy phân tích nhiễu xạ tia X góc nhỏ (với 2θ = 1÷ 20o) của mẫu

MIL-101(Cr) (M0) và các mẫu Fe2O3/MIL-101(Cr) được pha tạp ở các tỉ lệ mol

Cr(III)/Fe(III) khác nhau (M9:1, M8:2, M7:3, M5:5). Kết quả cho thấy ở mẫu

MIL-101(Cr) xuất hiện các pic nhiễu xạ đặc trưng ở 1,82o; 2,81o; 3,3o; 5,25o; 8,55o,

9,16o và 10,54o tương ứng với chỉ số Miller (111), (220), (311), (511), (822), (753) và

(880) của vật liệu MIL-101(Cr) phù hợp các công bố của Férey, Hwang và một số tác

giả khác [42], [58]. Điều này cho phép khẳng định rằng, với quy trình tổng hợp như

trình bày ở mục 2.2.1 và 2.2.2, đã tổng hợp được vật liệu MIL-101(Cr) và biến tính

MIL-101(Cr) bằng oxit sắt ở các tỉ lệ mol Cr(III)/Fe(III) khác nhau.

Page 63: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

52

Pic đặc trưng của axit H2BDC ở 17o không quan sát được trong các mẫu này,

điều này chứng tỏ axit H2BDC dư đã được loại bỏ triệt để. Để làm rõ trạng thái tồn tại

của axit này trên bề mặt các mao quản, các mẫu vật liệu cũng được đặc trưng nhiễu

xạ tia X góc lớn (với 2θ = 15÷ 40o) trên Hình 3.2.

15 20 25 30 35 40

C­ê

ng ®

é nh

iÔu

x¹ t­

¬ng

®èi (

cps)

Gãc nhiÔu x¹, 2

M5:5

M7:3

M8:2

M9:1

M0

(2000 cps)

Hình 3.2. Giản đồ XRD góc lớn của mẫu M0 và các mẫu biến tính với tỉ lệ mol

Cr(III)/ Fe(III) khác nhau

Qua giản đồ XRD góc lớn ở Hình 3.2 một lần nữa cho thấy các pic đặc trưng

của axit H2BDC ở các góc lớn khác như 25,5o và 28o không xuất hiện trong các mẫu

này. Hình 3.1 còn cho thấy, đối với mẫu M9:1, xuất hiện các pic nhiễu xạ đặc trưng

của vật liệu MIL-101(Cr), tuy cường độ nhiễu xạ giảm mạnh. Khi tăng dần lượng

Fe(III), cường độ nhiễu xạ giảm nhanh, pic nhiễu xạ đặc trưng của MIL-101(Cr)

hầu như biến mất ở các mẫu M8:2, M7:3 và M5:5. Khi pha tạp sắt vào cường độ

nhiễu xạ giảm dần, cụ thể là với tỉ lệ mol 10% (M9:1) vẫn còn duy trì cấu trúc bát

diện của MIL-101(Cr) và khi tăng lượng sắt với tỉ lệ mol 20%, 30% hay 50%

(M8:2, M7:3 và M5:5) hầu như các nhiễu xạ đặc trưng biến mất. Quá trình pha tạp

sắt vào MIL-101(Cr) làm cho mức độ trật tự của cấu trúc lập phương Fd3m của

MIL-101(Cr) suy giảm một phần nên cường độ pic nhiễu xạ giảm. Khi lượng sắt

pha tạp vào quá lớn sẽ gây nên sự sụp đổ cấu trúc Fd3m, vì thế không quan sát

được nhiễu xạ đặc trưng.

Các pic đặc trưng cho mẫu biến tính MIL-101(Cr) có cường độ thấp hơn so

với vật liệu gốc. Điều này có thể giải thích do sự có mặt của ion Fe(III) trong cấu

trúc MIL-101(Cr) đã làm cho một số ít tinh thể bị sập cấu trúc hoặc ở dạng vô định

Page 64: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

53 hình. Khi tỉ lệ sắt tăng từ 20% trở lên thì cấu trúc của MIL-101(Cr) hoàn toàn bị

phá vỡ, chứng tỏ cùng điều kiện tổng hợp nhưng lượng Fe(III) càng nhiều hiệu suất

phản ứng tổng hợp càng giảm. Như vậy có thể thấy tỉ lệ Cr(III)/Fe(III) có ảnh

hưởng rất lớn đến sự hình thành cấu trúc vật liệu.

3.1.1.2. Hình thái vật liệu

Hình thái của mẫu M0 và các mẫu biến tính được quan sát qua ảnh SEM

(Hình 3.3) và ảnh TEM (Hình 3.4).

Hình 3.3. Ảnh SEM của mẫu: M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol

Cr(III)/Fe(III) khác nhau

Ảnh SEM ở Hình 3.3 cho thấy, các mẫu M0 và M9:1 đều có cấu trúc hình

bát diện đặc trưng của MIL-101(Cr). Khi tỉ lệ Fe(III) tăng lên, cấu trúc dạng bát

diện dần dần bị phá vỡ. Các mẫu M8:2, M7:3 và M5:5, hình dạng hạt bắt đầu dài ra

và có xu hướng kết dính lại với nhau nên kích thước các tinh thể lớn hơn, vật liệu

Page 65: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

54 không có hình dạng bát diện.

Qua ảnh TEM của các mẫu M0 và M9:1 (Hình 3.4) cho thấy dạng bát diện

với kích thước hạt khoảng 300 nm đến 500 nm đối với M0 và xấp xỉ 500 nm với

M9:1. Các hạt có sự phân tán, bề mặt láng (facet) và có độ kết tinh cao. Kết quả này

cũng tương đồng với kết quả phân tích XRD. Ở các mẫu M8:2, M7:3 và M5:5, hạt

có xu hướng kết dính lại và không có cấu trúc cố định.

Hình 3.4. Ảnh TEM của mẫu: M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol

Cr(III)/ Fe(III) khác nhau

Page 66: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

55 3.1.1.3. Đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ

Tính chất xốp và cấu trúc mao quản của mẫu M0 và các mẫu biến tính ở các

tỉ lệ mol Cr(III)/Fe(III), được nghiên cứu bằng phép đo đẳng nhiệt hấp phụ và giải

hấp phụ nitơ ở 77K. Kết quả ở Hình 3.5 cho thấy:

0

200

400

600

800

1000

1200

0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0

HÊp phô

Gi¶i hÊp phôMO

M9:1

M8:2

M7:3

M5:5

¸p suÊt t­¬ng ®èi P/Po

ThÓ

tÝch

hÊp

phô

(cm

3 /g S

TP

)

Hình 3.5. Đường cong hấp phụ-khử hấp phụ N2 ở 77 K của: M0 và các mẫu biến

tính ở các tỉ lệ mol Cr(III)/Fe(III) khác nhau

Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 ở 77 K của các mẫu M0, M9:1

và M8:2 đều có dạng H4 (theo phân loại của IUPAC) đặc trưng cho vật liệu có cấu

trúc mao quản trung bình, tiêu biểu cho vật liệu MIL-101(Cr) [103], chứng tỏ cấu

trúc bát diện của MIL-101(Cr) vẫn được duy trì khi có mặt Fe(III). Đường cong của

hai mẫu M7:3 và M5:5 hầu như không quan sát được vòng trễ và không thuộc dạng

nào của IUPAC, điều này cho thấy sự ngưng tụ mao quản trong quá trình hấp phụ-

khử hấp phụ gần như không xảy ra. Có thể ở đây là do sự giảm kích thước mao

quản khi tăng lượng Fe(III).

Diện tích bề mặt riêng (theo phương pháp BET) của mẫu M0 là 3360 m2.g-1,

tương đồng với các công bố trước đây [10], [138]. Trong khi đó, diện tích bề mặt

của các mẫu M9:1, M8:2, M7:3 và M5:5 giảm mạnh, điều này cho thấy việc đưa

oxit sắt vào MIL-101(Cr) đã làm giảm khoảng trống trong mao quản nên diện tích

bề mặt, đường kính mao quản, cũng như thể tích mao quản của vật liệu bị giảm

xuống (Bảng 3.1).

Page 67: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

56

Kết quả này phù hợp với việc nghiên cứu thành phần pha tinh thể của vật liệu

bằng phương pháp XRD.

Bảng 3.1. Tính chất xốp của mẫu M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol

Cr(III)/Fe(III) khác nhau

Mẫu SBET

(m2.g-1)

SLangmuir

(m2.g-1)

V

(cm3.g-1)

Kích thước lỗ

trung bình (nm)

M0 3360 5095 1,43 2,2

M9:1 2446 3403 1,23 1,9

M8:2 1401 2083 0,14 2,4

M7:3 126,9 176,1 0,017 4,2

M5:5 10,3 14,7 0,019 14,7

Bảng 3.2 trình bày một số tính chất xốp của các mẫu biến tính MIL-101(Cr)

đã tổng hợp được so với một số nghiên cứu trước đây về biến tính của vật liệu MIL-

101(Cr). Diện tích bề mặt và thể tích mao quản của mẫu biến tính MIL-101(Cr)

(M9:1) tổng hợp trong nghiên cứu này cũng khá cao so với công bố được nêu trong

Bảng 3.2. Tuy vậy, đây là vật liệu biến tính, ion Fe(III) và Cr(III) không giống nhau

nên điều này sẽ có ảnh hưởng tới tính chất của vật liệu mới. Do đó, chúng tôi chọn

mẫu M9:1 với tỉ lệ mol Cr(III)/Fe(III) là 9:1 để tiếp tục nghiên cứu các đặc trưng và

tính chất của vật liệu.

Bảng 3.2. Bảng so sánh kết quả tính chất xốp của mẫu M9:1 (Fe2O3/MIL-101(Cr))

tổng hợp được với các kết quả đã được công bố

Mẫu SBET

(m2.g-1) SLangmuir

(m2.g-1) V

(cm3.g-1) Điều kiện tổng hợp Tài liệu

(Fe2O3/MIL-101(Cr)) 2446 3403 1,23 Thủy nhiệt, DMF, etanol, NH4F, nước

Nghiên cứu này

FePcS/MIL-101 2460 - 3,19 Thủy nhiệt, DMF, nước Zalomaeva

[151]

ED-MIL-101 1270 2056 0,74 Thủy nhiệt, etanol, DMF

Luo [93]

MIL-101(Cr)-NO2 MIL-101(Cr)-NH2

2116 2525

3125 4144

1,2 1,7

Thủy nhiệt, nước, etanol, DMF

Li [86]

Pd@MIL-101 1597 - 2,5 Thủy nhiệt, NH3BH3 Yang [145]

MIL-101@HNO3 MIL-101@HF

3129 2132

- -

1,41 1,18 Thủy nhiệt Shafiei [122]

Li-MIL-101 Na-MIL-101 K-MIL-101

2054 2016 2109

- - -

0,94 0,93 0,97

Thủy nhiệt, DMF, nước, hexan

Teo [132]

Page 68: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

57 3.1.1.4. Thành phần nhóm chức của vật liệu

Để xác định liên kết giữa các nguyên tử trong vật liệu, các mẫu được phân

tích bằng phổ hồng ngoại, kết quả được thể hiện trong Hình 3.6.

5000 4000 3000 2000 1000 0

M9:1

C-H

C-H

C-H

C-H

C-C

C-C

C=O

C=OO-H

M0

Fe-O

Cr-O

§

é t

ruyÒn

qua

(%)

Sè sãng (cm-1)

O-H

Hình 3.6. Phổ hồng ngoại của M0 và M9:1

Phổ hồng ngoại của các mẫu M0 và M9:1 (Hình 3.6) cho thấy píc dao động

mạnh và rộng ở 3444 cm-1 đặc trưng cho dao động của nhóm -OH trong nước hấp

phụ. Pic ở 1624 cm-1 đặc trưng cho dao động của C=O trong nhóm cacboxylat

(COO) và ở 1412 cm-1 là dao động của liên kết C-C, điều này chứng tỏ sự hiện diện

của dicacboxylat trong khung MIL-101(Cr) [98]. Các dao động ở khoảng 750 và

1018 cm-1 đặc trưng cho dao động liên kết C-H của vòng benzene [90]. Dao động ở

1161 cm-1 đặc trưng cho dao động của liên kết Cr-O [41]. Đối với mẫu M9:1, ngoài

các dao động đặc trưng của MIL-101(Cr), còn xuất hiện pic đặc trưng cho dao động

của liên kết Fe-O ở 632 cm-1 [103], [121] chứng tỏ sự hiện diện của sắt trong khung

hữu cơ kim loại.

3.1.1.5. Thành phần nguyên tố của vật liệu

Để xác định thành phần nguyên tố trong mẫu M0 và M9:1, chúng tôi sử dụng

phương pháp EDX. Phổ tán xạ EDX ( Hình 3.7 và Bảng 3.3) cho thấy, sự hiện diện

của các nguyên tố Cr và Fe trong các mẫu M0 và M9:1. Tỉ lệ mol của Cr(III)/Fe(III)

trung bình qua 06 điểm đo bằng 9,15, gần trùng với tỷ lệ mol của chúng trong phối

liệu ban đầu. Điều này chứng tỏ sự phân bố đồng đều của các nguyên tố Cr và Fe

trên bề mặt vật liệu.

Page 69: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

58

Hình 3.7. Phổ tán xạ EDX của các mẫu: a) M0; b) M9:1

Bảng 3.3. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong mẫu M0 và M9:1

Mẫu M0 M9:1

Nguyên tố C Cr O C Cr O Fe

(%) Khối lượng 12,26 82,7 4,93 10,48 75,32 5,23 8,86

Độ lệch chuẩn 0,86 0,74 0,71 0,31 1,35 1,07 1,41

Số điểm 6 6 6 6 6 6 6

3.1.1.6. Trạng thái hóa học của vật liệu

Thành phần và trạng thái hóa học bề mặt, các mẫu M0 và M9:1 được đặc

trưng bằng kỹ thuật XPS, kết quả được trình bày ở Hình 3.8.

Năng lượng (keV)

Năng lượng (keV)

Page 70: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

59

1200 1000 800 600 400 200 0

0

40000

80000

120000

160000

200000

C

­êng

®é

(cps

)

N¨ng l­îng liªn kÕt (eV)

M 9:1

MO

Cr2p3

C1sO1s

Fe2p3

a)

Hình 3.8. Phổ XPS của các mẫu M0 và M9:1

Kết quả ở Hình 3.8 a cho thấy hai mẫu M0 và M 9:1 đều xuất hiện các pic

quang điện tử của Cr, C và O ở các mức năng lượng tương ứng là: 577,7 eV;

284,6 eV và 530 eV.

Pic quang điện tử của C 1s (Hình 3.8 d) xuất hiện 3 mức năng lượng ở 284,4;

285,3 và 288,4 eV đặc trưng cho liên kết trong các nhóm phenyl và carboxyl [155];

Page 71: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

60 pic của O 1s (Hình 3.8 e) ở mức năng lượng 530,1 và 531,5 eV tương ứng cho liên

kết của các nhóm Fe - O-Fe, và Fe - O-H [141].

Các pic của Cr 2p3/2 và Cr 2p1/2 xuất hiện ở các mức năng lượng 576,3 và 585,8

eV (Hình 3.8 c), đều đặc trưng cho năng lượng liên kết điển hình của Cr(III) [134].

Ở mẫu M 9:1 xuất hiện tín hiệu của Fe 2p3/2và Fe 2p1/2 ở mức năng lượng

711,4 và 724,9 eV (Hình 3.8 b). Kết quả này hoàn toàn trùng hợp với kết quả

nghiên cứu của Balu [10] và Qiying Xie [141] khi đưa oxit sắt vào khung của MIL-

101(Cr). Từ kết quả XPS một lần nữa khẳng định sắt đã được đưa vào khung của

vật liệu MIL-101(Cr).

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) và biến MIL-

101(Cr) bằng sắt theo phương pháp thủy nhiệt cho thấy, hai mẫu M0 (MIL-101(Cr))

và mẫu biến tính M9:1 (Fe2O3/MIL-101(Cr)) đều có cấu trúc bát diện đồng đều, độ

kết tinh cao. Diện tích bề mặt theo phương pháp BET khá cao: 3360 m2.g-1 và 2446

m2.g-1 tương ứng với mẫu M0 và M9:1. Vì vậy, vật liệu MIL-101(Cr) và

Fe2O3/MIL-101(Cr) được sử dụng nghiên cứu các ứng dụng trong hấp phụ và xúc

tác oxy hóa hợp chất hữu cơ.

3.1.2. Ứng dụng vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) làm chất hấp phụ

Pb(II) trong dung dịch nước

Ô nhiễm kim loại nặng là mối đe dọa của môi trường nước. Chì là một trong

những kim loại nặng được nhiều nhà khoa học quan tâm vì độc tính và sự khó phân

hủy của nó. Việc loại Pb(II) ra khỏi dung dịch nước nhằm bảo vệ hệ sinh thái thủy

quyển là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Đã có nhiều công bố

về các phương pháp loại bỏ Pb(II) như: dùng hóa chất kết tủa, tách màng, trao đổi

ion, hấp phụ,...; trong đó, hấp phụ là một trong những phương pháp được sử dụng

phổ biến hiện nay. Nhiều chất hấp phụ (than hoạt tính, zeolit, MOFs, SBA-15,...)

được đánh giá cao trong việc loại bỏ Pb(II) khỏi dung dịch nước. Do đó, việc

nghiên cứu và khảo sát các chất hấp phụ mới là sự nổ lực liên tục của các nhà khoa

học. Trong nghiên cứu này, vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sử dụng

làm chất hấp phụ Pb(II) trong dung dịch nước.

Page 72: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

61

Theo sự hiểu biết của chúng tôi về các nghiên cứu quá trình hấp phụ Pb(II)

trong dung dịch nước, nồng độ khảo sát ở đây thường từ 9 - 100 mg.L-1. Do vậy,

trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi cũng sử dụng các nồng độ này để khảo sát

quá trình hấp phụ Pb(II) trên vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr).

3.1.2.1. Thời gian đạt cân bằng hấp phụ

Kết quả khảo sát thời gian quá trình hấp phụ dung dịch Pb(II) đạt cân bằng

của các vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) được trình bày ở Hình 3.9.

0 25 50 75 100 125 150 175 200

15

30

45

60

75

90

Thêi gian (phót)

HiÖ

u s

uÊt

(%

)

MIL-101(Cr)

Fe2O

3/MIL-101(Cr)

Hình 3.9. Mối quan hệ giữa thời gian và hiệu suất của quá trình hấp phụ Pb(II) lên

các vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)

(ĐKTN: CPb(II)= 9,12 mg.L-1; mhấp phụ = 0,5 g.L-1; pH = 6; to = 25oC)

Kết quả cho thấy trong cùng điều kiện, quá trình hấp phụ Pb(II) trong môi

trường nước của các vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) đạt cân bằng sau

thời gian 90 phút. Hiệu suất hấp phụ của Fe2O3/MIL-101(Cr) (89,84%) cao hơn

MIL-101(Cr) (85,02 %).

3.1.2.2. Ảnh hưởng của lượng vật liệu đến hiệu suất hấp phụ Pb(II)

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của lượng vật liệu đến hiệu suất hấp phụ Pb(II)

ở Hình 3.10 cho thấy:

Page 73: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

62

30

40

50

60

70

80

90

100

0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6

MIL-101(Cr)

Fe2O

3/MIL-101(Cr)

L­îng chÊt hÊp phô (g.L-1)

HiÖ

u s

uÊt

(%

)

Hình 3.10. Ảnh hưởng của lượng vật liệu đến hiệu suất hấp phụ Pb(II)

(ĐKTN: CPb(II)= 9,12 mg.L-1; pH = 6; to = 25oC)

Khi tăng lượng chất hấp phụ từ 0,1 đến 0,5 g.L-1, hiệu suất hấp phụ tăng

nhanh, khoảng 90% lượng Pb(II) trong dung dịch đã hấp phụ lên vật liệu. Khi tiếp

tục tăng lượng vật liệu hấp phụ, hiệu suất hấp phụ tăng chậm.

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi chọn lượng vật liệu thích hợp là 0,5 g.L-1 cho

những nghiên cứu tiếp theo.

3.1.2.3. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ Pb(II)

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ Pb(II) trên 2 vật

liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) ở Hình 3.11 cho thấy:

3 4 5 6 7 8 90

20

40

60

80

100

2 4 6 8 10-101234567

H

iÖu

su

Êt (

%)

pH

MIL-101(Cr)

pH

i

pHi

4,42

MIL-101(Cr)

3 4 5 6 7 8 90

20

40

60

80

100

2 4 6 8 10-101234567

pH

HiÖ

u s

uÊt

(%

)

Fe2O

3/MIL-101(Cr)

Fe2O

3/-MIL-101(Cr)

p

Hi

pHi

4.27

Hình 3.11. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ Pb(II)

(ĐKTN: CPb(II)= 9,12 mg.L-1; mhấp phụ = 0,5 g.L-1; pH = 6; to = 25oC)

Page 74: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

63

Kết quả thí nghiệm cho thấy, pH môi trường ảnh hưởng lớn đến hiệu suất

hấp phụ Pb(II) của vật liệu. Khi pH tăng từ 3 đến 6, hiệu suất hấp phụ Pb(II) tăng

nhanh, đạt 84% đối với MIL-101(Cr) và 87- 95% với Fe2O3/MIL-101(Cr). Khi tiếp

tục tăng pH, hiệu suất hấp phụ Pb(II) có xu hướng giảm.

Điều này được giải thích là do quá trình hấp phụ Pb(II) của vật liệu MIL-

101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) chịu ảnh hưởng của dạng tồn tại của Pb(II) trong

nước theo pH. Qua giản đồ (Hình 3.12) có thể thấy Pb(II) tồn tại ở dạng ion tự do

trong nước ở pH < 7. Khi ở pH cao, Pb(II) tồn tại ở dạng kết tủa, do đó làm ảnh

hưởng đến khả năng hấp phụ.

Hình 3.12. Đồ thị phân bố dạng tồn tại của Pb(II) trong nước theo pH [7]

Dạng tồn tại của Pb(II) trong dung dịch cũng như trạng thái của nhóm chức

trên bề mặt vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) phụ thuộc vào pH của

dung dịch. Chì tồn tại chủ yếu ở dạng cation Pb2+ và PbOH+ trong khoảng pH thấp,

trong khi đó ở khoảng pH 10, chì chủ yếu tồn tại ở dạng Pb(OH)2, [Pb(OH)3]- và

[Pb(OH)4]2- [111]. Mặt khác, điểm đẳng điện (pHpzc) của MIL-101(Cr) và

Fe2O3/MIL-101(Cr) (được trình bày trong phần phụ của Hình 3.11) lần lượt là 4,4

và 4,3. Khi pH thấp hơn pHpzc, khả năng hấp phụ Pb(II) giảm do bề mặt vật liệu tích

điện dương, đẩy các cation Pb2+ và Pb(OH)+ bằng lực đẩy tĩnh điện. Khi tăng pH,

bề mặt vật liệu sẽ tích điện âm, quá trình hấp phụ Pb(II) tăng lên. Khi tiếp tục tăng

pH, lúc này chì tồn tại ở dạng [Pb(OH)4]2-, quá trình hấp phụ Pb(II) sẽ giảm.

Các nhóm cacboxyl trong MIL-101(Cr) cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp

phụ Pb(II) [93] và điều này cho thấy các tương tác ở điểm đẳng điện không phải là

lí do duy nhất ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ Pb(II). Khả năng hấp phụ Pb(II) của

vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) còn liên quan đến sự thủy phân của các monomeric Pb(II)

và các cation Pb(II) tạo hợp chất phức với các nhóm hydroxyl liên kết với sắt, tương tự

Page 75: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

64 như sự hấp phụ Cu(II) trên bùn đỏ được công bố bởi tác giả Apak et.al [109].

Fe–OH + Pb2+ → Fe–OPb++ H+

Fe–OH + Pb(OH)+ → Fe–OPb(OH) + H+

Do vậy, theo cơ chế trên sự hấp phụ Pb(II) của Fe2O3/MIL-101(Cr) có thể

xảy ra theo cả hai cơ chế là tĩnh điện và tạo phức.

Chúng tôi tiến hành xác định sự biến đổi pH của dung dịch trước và sau khi

hấp phụ. Cho vào bình phản ứng 100 mL dung dịch Pb(II) có nồng độ ban đầu 9,12

mg.L-1, điều chỉnh pH của dung dịch bằng 6,0, thêm vật liệu hấp phụ vào với lượng

0,5 g.L-1, khuấy đều dung dịch ở nhiệt độ phòng trong thời gian 90 phút. Ly tâm

tách bỏ chất rắn, xác định pH của dung dịch sau hấp phụ. Kết quả cho thấy pH dung

dịch giảm xuống còn 5,5. Như vậy, khi quá trình hấp phụ Pb(II) xảy ra, nồng độ ion

H+ tăng lên. Do vậy, cơ chế hấp phụ Pb(II) lên vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) được đề

nghị trên là phù hợp.

3.1.2.4. Động học hấp phụ

Động học của quá trình hấp phụ được tiến hành qua các nồng độ khác nhau

của dung dịch Pb(II) và chất hấp phụ (MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)) ở nhiệt

độ 25oC, dung lượng hấp phụ được xác định ở các khoảng thời gian khác nhau, kết

quả được trình bày trong Hình 3.13.

0 50 100 150 200 2500

10

20

30

40

50

60 MIL-101(Cr)

9,12 mg.L-1

19,36 mg.L-1

31,00 mg.L-1

40,33 mg.L-1

50,01 mg.L-1

70,02 mg.L-1

80,02 mg.L-1

90,12 mg.L-1

Thêi gian (phót)

qt

( mg

.g-1

)

0 50 100 150 200 2500

10

20

30

40

50

60

9,12mg.L-1

19,36 mg.L-1

31,00 mg.L-1

40,33 mg.L-1

50,01 mg.L-1

70,02 mg.L-1

80,02 mg.L-1

90,12 mg.L-1

Fe2O

3/ MIL-101(Cr)

Thêi gian (phót)

qt

(mg.g

-1)

Hình 3.13. Ảnh hưởng nồng độ Pb(II) và thời gian đến dung lượng hấp phụ của vật

liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)

(ĐKTN: mhấp phụ = 0,5 g.L-1; pH = 6; to = 25oC)

Từ Hình 3.13 có thể thấy lượng Pb(II) hấp phụ trên chất hấp phụ tăng theo

thời gian và đạt trạng thái cân bằng từ 90 phút đến 120 phút. Kết quả nồng độ Pb(II)

ban đầu cao sẽ làm tăng quá trình hấp phụ. Khả năng hấp phụ Pb(II) của

Fe2O3/MIL-101(Cr) cao hơn MIL-101(Cr) với cùng nồng độ ban đầu. Dung lượng

hấp phụ ở trạng thái cân bằng (qe) tăng từ 16,53 mg.g-1 đến 60,00 mg.g-1 đối với

Page 76: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

65 Fe2O3/MIL-101(Cr) và 14,33 mg.g-1 đến 46,55 mg.g-1 đối với MIL-101(Cr), tương

ứng với sự tăng nồng độ Pb(II) ban đầu từ 9,12 mg.L-1 đến 90,12 mg.L-1.

Các giá trị hằng số tốc độ hấp phụ biểu kiến bậc 1 (k1) và bậc 2 (k2) thu được

từ phương trình hồi quy phi tuyến tính (phương trình (1.4) và (1.7) ở mục 1.8.1); và

hệ số xác định (R2) ở Bảng 3.4 cho thấy, mô hình động học hấp phụ bậc 2 phù hợp

hơn so với mô hình động học hấp phụ bậc 1, do dung lượng hấp phụ cân bằng tính

toán (qe, tt) phù hợp với dữ liệu thực nghiệm (qe,tn) hơn, và giá trị R2 cao hơn, cho

thấy mô hình này mô tả dữ liệu thực nghiệm tốt hơn mô hình động học bậc 1.

Bảng 3.4. Các tham số động học hấp phụ Pb(II) trên vật liệu MIL-101(Cr) và

Fe2O3/MIL-101(Cr) ở các nồng độ Pb(II) khác nhau

MIL-101(Cr)

CPb(II)

(mg.L-1)

Động học biểu kiến bậc 1 Động học biểu kiến bậc 2

k1.103

(phút–1)

qe,tt

(mg.g–1)

qe,tn

(mg.g–1)

R2 k2.104

(g.phút-1.mg-1)

qe,tt

(mg.g–1) R2

9,12 36,50 15,96 14,33±1,2 0,91 28,47 16,50 0,99

19,36 25,51 14,73 21,81±1,3 0,92 43,31 22,67 0,98

31,00 24,60 21,54 29,34±2,0 0,90 25,98 30,67 0,98

40,33 28,53 20,70 33,88±1,4 0,86 43,50 34,60 0,99

50,01 29,85 25,79 39,43±1,5 0,92 29,52 41,15 0,97

70,02 39,83 32,46 46,20±1,4 0,90 36,71 47,85 0,98

80,02 29,42 26,84 46,64±1,4 0,87 35,23 47,85 0,96

90,12 34,97 27,94 46,55±1,4 0,91 36,66 48,08 0,99

Fe2O3/MIL-101(Cr)

CPb(II)

(mg.L–1)

Động học biểu kiến bậc 1 Động học biểu kiến bậc 2

k1.103

(phút–1)

qe,tt

(mg.g–1)

qe,tn

(mg.g–1)

R2 k2.104

(g.phút-1.mg-1)

qe,tt

(mg.g–1) R2

9,12 36,09 13,96 16,53±1,2 0,83 62,19 17,31 0,99

19,36 24,58 21,88 28,31±1,2 0,95 21,76 30,25 0,99

31,00 33,45 31,31 37,90±1,3 0,89 23,26 40,17 0,97

40,33 41,29 29,02 44,20±1,9 0,95 40,52 45,95 0,99

50,01 30,91 26,59 50,59±1,4 0,83 40,72 51,70 0,96

70,02 34,38 33,13 58,72±1,5 0,88 32,31 60,42 0,97

80,02 39,25 29,28 60,04±1,4 0,87 53,00 61,16 0,99

90,12 34,79 39,17 60,00±1,4 0,92 25,35 62,18 0,99

Page 77: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

66 3.1.2.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Các kết quả thu được ở Hình 3.14 cho thấy:

0 50 100 150 200 2500

5

10

15

20

20oC

30oC

40oC

50oC

60oC

MIL-101(Cr)

Thêi gian (phót)

q t (

mg.

g-1)

0 40 80 120 160 200 2400

4

8

12

16

20

20oC

30oC

40oC

50oC

60oC

Fe2O

3/ MIL-101(Cr)

qt

(mg.g

-1)

Thêi gian (phót)

Hình 3.14. Ảnh hưởng nhiệt độ đến dung lượng hấp phụ Pb(II) của vật liệu MIL-

101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)

(ĐKTN: CPb(II)= 9,12 mg.L-1; mhấp phụ = 0,5 g.L-1; pH = 6)

Bảng 3.5. Các tham số động học hấp phụ Pb(II) của vật liệu MIL-101(Cr) và

Fe2O3/MIL-101(Cr) ở các nhiệt độ khác nhau

MIL-101(Cr)

Nhiệt độ

(oC)

Động học biểu biểu kiến bậc 1 Động học biểu kiến bậc 2

qe,tt

(mg.g–1) k1.103

(phút–1) R2 qe,tn

(mg.g–1) k2.103

(mg.g–1.phút–1) Ea

(kJ.mol–1) R2

20 10,07 25,32 0,97 11,11±0,41 3,44

22,18

0,99

30 13,03 39,26 0,92 13,03±0,39 5,63 0,99

40 13,51 34,98 0,96 13,51±0,40 5,64 0,99

50 13,78 32,27 0,95 13,78±0,39 7,37 0,99

60 15,36 32,93 0,90 15,36±0,40 11,75 0,99

Fe2O3/MIL-101(Cr)

Nhiệt độ

(oC)

Động học biểu kiến bậc 1 Động học biểu kiến bậc 2

qe,tt

(mg.g–1) k1.103

(phút–1) R2 qe,tn

(mg.g–1) k2.103

(mg·g1.phút–1) Ea

(kJ.mol–1) R2

20 8,59 25,90 0,89 13,50±0,40 6,08

20,15

0,99

30 13,98 36,13 0,83 16,52±0,40 6,22 0,99

40 18,93 40,30 0,95 16,60±0,43 8,76 0,99

50 9,18 30,01 0,88 16,96±0,40 12,04 0,99

60 7,84 44,72 0,82 17,79±0,39 15,93 0,99

Page 78: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

67

Dung lượng hấp phụ Pb(II) trên vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)

tăng khi tăng nhiệt độ. Điều này chứng tỏ quá trình hấp phụ Pb(II) trên vật liệu

MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) là quá trình thu nhiệt. Dung lượng hấp phụ

tăng khi tăng nhiệt độ có thể là do sự tương tác hóa học giữa chất bị hấp phụ và chất

hấp phụ tạo ra các vị trí hấp phụ mới hoặc tốc độ khuếch tán của chính các ion

Pb(II) vào các lỗ xốp của chất hấp phụ tăng.

Các kết quả ở Bảng 3.5 về thông số động học của quá trình hấp phụ Pb(II) ở

các nhiệt độ khác nhau cho thấy, mô hình động học hấp phụ biểu kiến bậc 2 phù

hợp hơn so với mô hình động học biểu kiến bậc 1, do có các giá trị R2 (0,99) cao

hơn so với mô hình động học biểu kiến bậc 1 (R2 = 0,92 - 0,97 đối với MIL-101(Cr)

và 0,82 - 0,95 đối với Fe2O3/MIL-101(Cr)) trong khoảng nhiệt độ từ 20oC đến 60oC,

điều này cũng phù hợp với các dữ liệu động học đã được trình bày ở mục 3.1.2.4.

Do đó, hằng số tốc độ k2 theo mô hình này sẽ được sử dụng để tính toán các thông

số động học.

Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ cân bằng và hằng số tốc độ hấp phụ

Pb(II) của Fe2O3/MIL-101(Cr) cao hơn so với MIL-101(Cr) ở các nhiệt độ tương

ứng. Điều này có nghĩa việc đưa oxit sắt vào MIL-101(Cr) làm tăng sự hấp phụ

Pb(II) về động học lẫn nhiệt động học.

Từ giá trị năng lượng Ea (năng lượng hoạt hóa) cho phép xác định cơ chế của

quá trình hấp phụ hóa học hay vật lý. Thông thường khi giá trị Ea< 0 quá trình hấp

phụ tự xảy ra, nghĩa là không có hàng rào năng lượng và ngược lại.

Các giá trị Ea được tính toán từ phương trình (1.8) (mục 1.8.1) đối với quá

trình hấp phụ Pb(II) của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) (Hình 3.15 a) lần lượt

là 22,18 KJ.mol-1 và 20,15 KJ.mol-1. Các giá trị này dương, nên ở đây có hàng rào

năng lượng. Sự tăng nhiệt độ đã cung cấp năng lượng để chất bị hấp phụ vượt qua

hàng rào năng lượng và do đó quá trình hấp phụ diễn ra nhanh hơn. Giá trị Ea cao

cho thấy, cơ chế hấp phụ Pb(II) trên vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)

bao gồm cả hấp phụ vật lý và hóa học.

Page 79: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

68

20 30 40 50 600.002

0.004

0.006

0.008

0.010

0.012

0.014

0.016

0.018

k ( L

.mg

-1.

min

-1)

T (oC)

a)

§å thÞ Arrhenius's

Fe2O

3/ MIL-101(Cr)

MIL-101(Cr)

20 30 40 50 600.002

0.004

0.006

0.008

0.010

0.012

0.014

0.016 §å thÞ Eyring's

k ( L

.mg

-1. m

in-1

)

T (oC)

b) Fe

2O

3/ MIL-101(Cr)

MIL-101(Cr)

Hình 3.15. a) Đồ thị Arrhenius; b) đồ thị Eyring biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ

đến tốc độ hấp phụ Pb(II) trên MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)

(ĐKTN: CPb(II)= 9,12 mg.L-1; mhấp phụ = 0,5 g.L-1; pH = 6)

Bảng 3.6. Các thông số hoạt hóa của quá trình hấp phụ

Nhiệt độ (oC)

MIL-101(Cr) Fe2O3/MIL-101(Cr)

S#

(J.mol–1.K–1)

H#

(kJ.mol–1)

G#

(kJ.mol–1)

S#

(J.mol–1.K–1)

H#

(kJ.mol–1)

G#

(kJ.mol–1)

20

–244,99 19,45

85,37

– 226,00 18,12

84,33

30 87,62 86,60

40 89,87 88,86

50 92,12 91,12

60 94,37 93,38

Các giá trị hoạt hóa ΔG#, ΔH# và ΔS# ở Bảng 3.6 được xác định từ phương

trình Eyring (1.9) dạng phi tuyến tính (Hình 3.15 b), cho thấy:

+ Giá trị dương của ΔH# (19,45 KJ.mol-1 đối với MIL-101(Cr) và 18,12

KJ.mol-1 đối với Fe2O3/MIL-101(Cr)) chứng tỏ đây là quá trình thu nhiệt.

+ Giá trị âm của ΔS# (-244,99 J.mol-1 đối với MIL-101(Cr) và -266,0 J.mol-1

đối với Fe2O3/MIL-101(Cr)) cho thấy quá trình hấp phụ xảy ra ở đây trải qua sự

hình thành phức chất hoạt hóa, và điều này dường như chứng tỏ quá trình hấp phụ

Pb(II) liên quan đến cơ chế hấp phụ trên bề mặt của vật liệu [21].

+ Các giá trị dương của ΔG# chỉ ra rằng các phản ứng hấp phụ đòi hỏi có

năng lượng để chuyển các chất phản ứng thành phức chất hoạt hóa. Rõ ràng ΔG#

của MIL-101(Cr) cao hơn so với Fe2O3/MIL-101(Cr) ở cùng nhiệt độ. Do đó, năng

Page 80: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

69 lượng cần thiết cho Fe2O3/MIL-101(Cr) để thực hiện quá trình hấp phụ thấp hơn so

với MIL-101(Cr). Nói cách khác, sự có mặt của sắt trong Fe2O3/MIL-101(Cr) đóng

vai trò quan trọng trong việc làm tăng khả năng hấp phụ Pb(II).

Bảng 3.7. Các tham số nhiệt động học của quá trình hấp phụ Pb(II)

Nhiệt độ (oC)

MIL-101(Cr) Fe2O3/MIL-101(Cr)

Kd ∆Ho

(kJ.mol–1)

∆So

(J.mol–1.K-1)

∆Go

(kJ.mol–1) Kd

∆Ho

(kJ.mol–1)

∆So

(J.mol–1.K–1)

∆Go

(kJ.mol–1)

20 1,76

19,55 71,46

–1,38 2,85

45,35 164,99

–2,55

30 2,50 –2,35 9,65 –5,71

40 2,85 –2,73 10,12 –6,02

50 3,09 –3,03 13,27 –6,94

60 5,32 –4,62 39,89 –10,20

Giá trị ΔHo và ΔSo được xác định từ hệ số chắn và hệ số góc từ đồ thị biểu

diễn sự phụ thuộc giữa lnkd theo 1/T (theo phương trình (1.15)). Các giá trị tính toán

ΔGo, ΔHo và ΔSo ở Bảng 3.7 cho thấy:

+ Giá trị ΔHo dương đối với cả hai vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-

101(Cr). Quá trình hấp phụ Pb(II) trong dung dịch của cả MIL-101(Cr) và

Fe2O3/MIL-101(Cr), được cho là ban đầu các ion Pb(II) bị hydrat hóa bởi các phân

tử nước trước khi xảy ra quá trình hấp phụ trên chất hấp phụ, điều này giải thích tại

sao quá trình hấp phụ là thu nhiệt (ΔHo > 0).

+ ΔSo mang giá trị dương chứng tỏ quá trình hấp phụ làm tăng mức độ hỗn

loạn của hệ do tăng số trạng thái các phần tử hoạt động trên bề mặt chất hấp phụ.

Trong đó giá trị ΔSo của vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) (164,99 J.mol–1.K–1) cao hơn

vật liệu MIL-101(Cr) (71,46 J.mol–1.K–1), điều này cho thấy, sự có mặt của sắt có

khuynh hướng tạo ra nhiều liên kết mới, đã làm tăng số trạng thái các phần tử hoạt

động, làm cho quá trình hấp phụ Pb(II) diễn ra nhanh hơn so với khi không có mặt

của sắt.

+ Giá trị âm của ΔGo cho thấy, quá trình hấp phụ xảy ra theo chiều tự diễn và

tương đối thuận lợi. Từ Bảng 3.7 thấy rằng, giá trị ΔGo của vật liệu Fe2O3/MIL-

101(Cr) âm hơn nhiều so với vật liệu MIL-101(Cr), do đó trong quá trình hấp phụ

Pb(II) vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) sẽ thuận lợi về mặt nhiệt động hơn MIL-101(Cr).

Page 81: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

70 3.1.2.6. Đẳng nhiệt hấp phụ

Các giá trị đẳng nhiệt hấp phụ được xác định bằng phương trình Langmuir và

Freundlich ở dạng phi tuyến tính (phương trình (1.20) và (1.22)). Các tham số đẳng

nhiệt hấp phụ trong Bảng 3.8 chỉ ra rằng, các giá trị ARE (sai số tương đối trung

bình) và R2 có mối quan hệ tương quan với nhau, trong đó các giá trị ARE tương

đối bé và giá trị R2 gần bằng 1. Đối với MIL-101(Cr) mô hình Langmuir có giá trị

ARE tương đối thấp hơn so với mô hình Freundlich, do vậy theo dữ liệu thực

nghiệm này quá trình hấp phụ trên MIL-101(Cr) phù hợp với mô hình Langmuir

hơn so với mô hình Freundlich.

Trong trường hợp của Fe2O3/MIL-101(Cr), cả hai mô hình đều không có sự

khác biệt về giá trị ARE và R2, các thông số KL của Langmuir và 1/n của Freundlich

khá thuận lợi. Các giá trị KL là 0,11 (giữa 0 và 1) [59] và 1/n là 0,28 (trong khoảng

0,1 - 0,5) [96] cho thấy cả hai mô hình Langmuir và Freundlich đều phù hợp. Giá trị

1/n của Fe2O3/MIL-101(Cr) thấp hơn MIL-101(Cr), điều này có nghĩa bề mặt của

Fe2O3/MIL-101(Cr) không đồng nhất so với MIL-101(Cr) [96].

Từ những kết quả trên xác nhận quá trình hấp phụ đơn lớp xảy ra đối với

MIL-101(Cr), phù hợp với mô hình Langmuir và các dữ liệu đẳng nhiệt của quá

trình hấp phụ Pb(II) đối với Fe2O3/MIL-101(Cr) phù hợp với cả hai mô hình

Langmuir và Freundlich, điều này có thể là do sự hấp phụ đơn lớp của Fe2O3/MIL-

101(Cr) và sự tồn tại một bề mặt không đồng nhất của Fe2O3/MIL-101(Cr). Bên

cạnh đó Fe2O3/MIL-101(Cr) còn một điểm khác biệt hơn so với MIL-101(Cr) là

dung lượng hấp phụ đơn lớp tối đa trên Fe2O3/MIL-101(Cr) (86,20 mg.g-1) cao gấp

1,5 lần so với MIL-101(Cr) (57,96 mg.g-1). Đây là một bằng chứng cho thấy sự kết

hợp của sắt với MIL-101(Cr) đã làm tăng khả năng hấp phụ Pb(II) trong dung dịch.

Bảng 3.8. Các thông số đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Freundlich

Thông số Mô hình Freundlich Mô hình Langmuir

KF (mg.g–1) n ARE R2 KL (L.mg–1) qmax (mg.g–1) ARE R2

MIL-101(Cr) 14,12 3,48 4,82 0,90 0,07 57,96 2,98 0,96

Fe2O3/MIL-

101(Cr) 24,02 3,53 1,81 0,99 0,11 86,20 2,21 0,98

Bảng 3.9 cho phép so sánh dung lượng hấp phụ Pb(II) của một số vật liệu

khác nhau. Từ các số liệu trong bảng có thể kết luận MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-

101(Cr) có khả năng hấp phụ Pb(II) khá tốt so với một số vật liệu khác. Đặc biệt

Fe2O3/MIL-101(Cr) có dung lượng hấp phụ Pb(II) khá cao (86,20 mg.g-1).

Page 82: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

71

Bảng 3.9. So sánh dung lượng hấp phụ Pb(II) của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-

101(Cr) với một số vật liệu khác

Thứ tự Vật liệu

Diện tích

bề mặt

(m2.g–1)

Dung lượng

hấp phụ

(mg.g–1)

TLTK

1 Fe2O3/MIL-101(Cr) 2407 86,20 Nghiên cứu này

2 MIL-101(Cr) 3360 57,96 Nghiên cứu này

3

MIL–101

NH2–MIL–101(2 mol)

NH2–MIL–101(5 mol)

2290

1270

347,0

15,70

29,33

87,64

[93]

4 Ni3(OH)2(C8H4O4)2(H2O)4 120,38 92,50 [128]

5 Thiol-functionalized

[Cu4O(BDC)n] - 38,70 [140]

6 Ln(BTC)(H2O).(DMF) - 5,10 [60]

3.1.2.7. Khả năng tái sử dụng vật liệu hấp phụ

Khả năng tái sử dụng vật liệu sau khi đã hấp phụ được xem là một trong

những yếu tố quan trọng khi ứng dụng trong thực tế.

Vật liệu sau khi hấp phụ Pb(II) được ngâm trong dung dịch EDTA-2Na 0,05

M trong vòng 2 giờ, sau đó tiến hành rửa sạch bằng nước cất và sấy khô trong 12

giờ ở 100oC. Tiếp tục lặp lại quá trình hấp phụ Pb(II), tiến hành giải hấp tương tự

trên, lặp lại hai lần. Kết quả khảo sát tái sử dụng vật liệu sau khi hấp phụ Pb(II)

trong Hình 3.16 cho thấy:

Ban ®Çu LÇn 1 LÇn 2 LÇn 30

10

20

30

40

50

60

70

80 MIL-101(Cr)

HiÖ

u s

uÊt

(%

)

Ban ®Çu LÇn 1 LÇn 2 LÇn 30

10

20

30

40

50

60

70

80 Fe2O

3/MIL-101(Cr)

H

iÖu

suÊt

(%

)

Hình 3.16. Hiệu suất hấp phụ Pb(II) của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sau

khi tái sinh

(ĐKTN: CPb(II)= 9,12 mg.L-1; mhấp phụ = 0,5 g.L-1; pH = 6; to = 25oC)

Sau 3 lần tái sinh, hiệu suất hấp phụ của vật liệu có giảm nhẹ: 63% xuống

59% đối với MIL-101(Cr) và 79% xuống 77% đối với Fe2O3/MIL-101(Cr). Việc

Page 83: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

72 giảm hiệu suất hấp phụ Pb(II) khoảng 2 - 7% sau 3 lần tái hấp phụ có thể là do quá

trình giải hấp không hoàn toàn.

Giản đồ XRD thu được đối với vật liệu sau 3 lần tái sinh dường như không

thay đổi (Hình 3.17) cho thấy, sự hấp phụ Pb(II) không làm thay đổi cấu trúc vật

liệu và do vậy có khả năng thu hồi và tái sử dụng chúng.

5 10 15 20 25 30 35 40

Gãc nhiÔu x¹, 2 (o)

LÇn 1

LÇn 2

LÇn 3

MIL-101

MIL-101(Cr)

C­ê

ng ®

é n

hiÔ

u x

¹ (

cps)

1000 cps

5 10 15 20 25 30 35 40

Fe2O

3/MIL-101(Cr)

Gãc nhiÔu x¹, 2 (o)

LÇn 3

LÇn 2

LÇn 1

C­ê

ng ®

é n

hiÔ

u x

¹ (

cps)

Fe2O

3/ MIL-101

500 cps

Hình 3.17. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sau ba lần

tái sinh

Tóm lại, quá trình hấp phụ Pb(II) trên vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-

101(Cr) gồm hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. Trong động học hấp phụ cả hai vật

liệu đều phù hợp với mô hình động học biểu kiến bậc 2 phi tuyến tính. Giá trị năng

lượng tự do Gibbs (ΔGo) của Fe2O3/MIL-101(Cr) âm hơn nhiều so với MIL-

101(Cr), vì vậy, quá trình hấp phụ Pb(II) trên vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) sẽ thuận

lợi hơn về mặt nhiệt động học. Trong điều kiện đẳng nhiệt quá trình hấp phụ Pb(II)

trên vật liệu MIL-101(Cr) tuân theo mô hình Langmuir phi tuyến tính, nhưng trên

vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) phù hợp với cả hai mô hình Langmuir và Freundlich

phi tuyến tính. Dung lượng hấp phụ cực đại trên Fe2O3/MIL-101(Cr) cao gấp 1,5

lần so với MIL-101(Cr). Như vậy, hoạt tính hấp phụ Pb(II) trên vật liệu đã được cải

thiện tốt khi đưa oxit sắt vào MIL-101(Cr).

3.1.3. Khả năng xúc tác của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) cho phản ứng

oxy hóa oct-1-en

Quá trình oxy hóa các anken thành axit cacboxylic là một trong những phản

ứng có giá trị của tổng hợp hữu cơ. Trong vài thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu

nhằm tìm ra các phương pháp thích hợp cho phản ứng này. Chẳng hạn như, dùng

khí ozon làm tác nhân oxy hóa, nhưng loại khí này rất độc, gây hại cho sức khỏe

Page 84: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

73 con người và việc tạo ra nó đòi hỏi phải có dụng cụ đặc biệt [113]; Hay dùng OsO4,

một chất rất dễ bay hơi, độc và gây ô nhiễm môi trường, điều này hạn chế sử dụng

cho các ứng dụng quy mô lớn trong công nghiệp [129]. Do vậy, trong nghiên cứu

này, dung dịch H2O2, là chất oxy hóa sạch và xanh, với sự có mặt chất xúc tác MIL-

101(Cr) hay Fe2O3/MIL-101(Cr), sử dụng cho phản ứng oxy hóa trực tiếp oct-1-en

thành axit heptanoic được trình bày chi tiết.

3.1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng oxy hóa oct-1-en

Phản ứng oxy hóa oct-1-en bằng H2O2 trên xúc tác (MIL-101(Cr) hoặc

Fe2O3/MIL-101(Cr)) tạo thành các sản phẩm là axit heptanoic và axit formic như

phương trình (*) dưới đây:

CH3(CH2)5CH = CH2 + 4H2O2 → CH3(CH2)5COOH + HCOOH + 4H2O (*)

Hình 3.18. Sắc đồ HPLC đối với dung dịch chuẩn axit heptanoic

Hình 3.19. Sắc đồ HPLC đối với sản phẩm của phản ứng oxy hóa oct-1-en bằng

H2O2 trên xúc tác Fe2O3/MIL-101(Cr)

(ĐKTN: tỉ lệ thể tích H2O2/oct-1-en = 2; mxúc tác/oct-1-en = 15 g.mol-1; thời gian = 7 giờ, to = 70oC)

Page 85: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

74

Sắc đồ HPLC ở Hình 3.18 và Hình 3.19 cho thấy, sản phẩm chính của phản

ứng oxy hóa oct-1-en là axit heptanoic, có thời gian lưu 9,78 phút. Ngoài ra còn có

các sản phẩm khác ứng với các pic có thời gian lưu khác nhau (< 8 phút) dự kiến có

thể là H2O2, HCOOH, HCHO v.v… Do điều kiện phân tích chúng tôi chỉ phân tích

định lượng axit heptanoic theo phương pháp đường chuẩn ngoại. Hiệu suất chuyển

hóa oct-1-en được tính theo phương trình.

o tt

o

(C - C )H = x100

C (3.1)

Trong đó, Co là hàm lượng axit heptanoic lý thuyết tính theo phương trình

(*); Ctt là nồng độ axit heptanoic trong dung dịch sau phản ứng được xác định theo

phương pháp HPLC.

- Ảnh hưởng lượng xúc tác: ở Hình 3.20 cho thấy khi tăng lượng xúc tác 20

g.mol-1 đối với MIL-101(Cr) và 15 g.mol-1 đối với Fe2O3/MIL-101(Cr) thì hiệu suất

phản ứng có khuynh hướng tăng. Hiệu suất có khuynh hướng giảm đối với cả hai

loại xúc tác khi tiếp tục tăng lượng xúc tác. Điều này có thể do, ở điều kiện lượng

xúc tác nhỏ, số phân tử chất phản ứng cao hơn so với số tâm phản ứng, nên khi tăng

lượng xúc tác thì tốc độ phản ứng tăng hay hiệu suất tăng. Hay nói cách khác, khi

tăng lượng chất xúc tác sẽ tăng số tâm xúc tác, do vậy hiệu suất sẽ tăng. Nhưng nếu

tiếp tục tăng lượng chất xúc tác lên, lúc này tâm xúc tác sẽ giảm do có sự va chạm,

tiếp xúc nhau giữa các hạt, do đó hiệu suất giảm.

5 10 15 20 25 30 35 4030

40

50

60

70

80

H

iÖu s

uÊt

(%

)

L­îng xóc t¸c (g.mol-1)

MIL-101(Cr)

5 10 15 20 25 30

20

30

40

50

60

70

80 Fe2O

3/MIL-101(Cr)

HiÖ

u su

Êt (

%)

L­îng xóc t¸c (g.mol-1)

Hình 3.20. Ảnh hưởng của lượng xúc tác đến hiệu suất phản ứng

(ĐKTN: tỉ lệ thể tích H2O2/oct-1-en = 2; thời gian = 7 giờ, to = 70oC)

Page 86: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

75

- Ảnh hưởng của pH: khảo sát ở các điều kiện pH khác nhau trên xúc tác

MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr), kết quả được trình bày ở Hình 3.21. Hiệu suất

chuyển hóa tạo axit heptanoic của cả hai chất xúc tác đều đạt cực đại ở giá trị pH =

6. Tuy nhiên đối với xúc tác Fe2O3/MIL-101(Cr) cho thấy ở giá trị pH này sự khử

Fe3+ → Fe2+ xảy ra dễ dàng, thuận lợi cho quá trình tạo thành gốc •OH do đó hiệu

suất tạo axit heptanoic cao hơn MIL-101(Cr). Khi pH > 6 hiệu suất tạo axit

heptanoic giảm, điều này phù hợp với phản ứng Fenton dạng cổ điển thường chỉ xảy

ra thuận lợi khi pH < 6. Nếu pH > 6, hiệu suất phản ứng sụt giảm do sự chuyển hóa

ion sắt (II) thành hydroxyt sắt (III) dạng keo. Hydroxyt sắt (III) xúc tác phân hủy

H2O2 thành oxi và nước mà không tạo nên gốc •OH. Điều này chứng tỏ khi sử dụng

tác nhân Fenton thì pH môi trường cần duy trì ở khoảng pH < 6. Do đó, pH = 6

được chúng tôi chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.

3 4 5 6 7 8 9

10

20

30

40

50

60

70

80

Fe2O

3/MIL-101(Cr)

MIL-101(Cr)

HiÖ

u su

Êt (

%)

pH

Hình 3.21. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất phản ứng

(ĐKTN: tỉ lệ thể tích H2O2/oct-1-en = 2; thời gian = 7 giờ, to = 70oC)

- Ảnh hưởng của thể tích H2O2: Hình 3.22 trình bày kết quả nghiên cứu ảnh

hưởng của tỉ lệ thể tích H2O2/oct-1-en đến phản ứng oxy hóa oct-1-en. Khi tăng

lượng H2O2 từ 1,2 đến 2,0 hiệu suất phản ứng tăng, nhưng khi tiếp tục tăng lượng

H2O2 hiệu suất phản ứng lại giảm.

Page 87: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

76

1.2 1.6 2.0 2.4 2.8

0

15

30

45

60

75

MIL-101(Cr)

Fe2O

3-MIL-101(Cr)

TØ lÖ thÓ tÝch H2O

2/oct-1-en

HiÖ

u su

Êt (

%)

Hình 3.22. Ảnh hưởng của tỉ lệ thể tích H2O2/oct-1-en đến hiệu suất phản ứng

(ĐKTN: thời gian = 7 giờ, to = 70oC)

Cơ chế phản ứng oxy hóa oct-1-en với sự có mặt của H2O2 dự đoán được giải

thích dựa trên hệ xúc tác Fenton dị thể. Trước hết H2O2 dạng hấp phụ sẽ chuyển hóa

thành các gốc tự do (O2H, OH) và oxy hóa oct-1-en dạng hấp phụ. Dựa trên các

nghiên cứu trước đây về hệ tương tự Fenton dị thể [116], [119], các phản ứng có thể

xảy ra như sau:

Fe3+ + H2O2 Fe2++ O2H + H+

Fe2+ + H2O2 Fe3+ + OH + OH-

2Cr3+ + 3H2O2+ 10OH- 2

42CrO

+ 8H2O

2

42CrO

+ 3H2O2+ 10H+ 2Cr3+ + 8H2O + 3O2

R(O2H, OH) + oct-1-en axit heptanoic + axit focmic

Khi lượng H2O2 tăng, lượng gốc tự do tăng nên hiệu suất tạo axit heptanoic

tăng, tuy nhiên nếu lượng H2O2 tăng mạnh hiệu suất chuyển hóa thành axit lại giảm.

Điều này có thể do, khi gốc tự do nhiều sẽ tác dụng với nhau làm giảm hiệu suất tạo

axit; cũng có thể do lượng gốc tự do nhiều quá sẽ oxy hóa hoàn toàn sản phẩm.

Chính điều này giải thích cho lý do tại sao khi tỉ lệ H2O2 quá cao thì hiệu suất tạo

axit heptanoic gần như giảm.

Trong cũng một điều kiện, phản ứng với xúc tác Fe2O3/MIL-101(Cr) luôn

cho hiệu suất cao hơn MIL-101(Cr). Hiệu suất cao nhất trong trường hợp này là

Page 88: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

77 77,4% đối với MIL-101(Cr) và 82,4 % đối với Fe2O3/MIL-101(Cr), kết quả này

cũng tương đương với công bố trước đây [103].

3.1.3.2. Tính dị thể của xúc tác MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)

Kiểm chứng tính dị thể, chúng tôi tiến hành phản ứng oxy hóa oct-1-en ở thời

gian: từ 2 - 9 giờ. Tại thời điểm 3 giờ xúc tác được lọc bỏ và tiếp tục cho phản ứng

tiếp đến 5 giờ và 7 giờ. Kết quả được trình bày ở Hình 3.23.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Läc xóc t¸c

MIL-101(Cr) Có xúc tác

Không xúc tác

Thêi gian (giê)

HiÖ

u s

uÊt

(%

)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

20

30

40

50

60

70

80

90

Fe2O

3/MIL-101(Cr)

Thêi gian (giê)

Có xúc tác

Không xúc tác

HiÖ

u s

uÊt

(%

)

Läc xóc t¸c

Hình 3.23. Kết quả oxi hóa oct-1-en ở các điều kiện khác nhau trên xúc tác MIL-

101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)

(ĐKTN: tỉ lệ thể tích H2O2/oct-1-en = 2; thời gian = 7 giờ, to = 70oC)

Kết quả cho thấy khi xúc tác được lọc ra khỏi dung dịch phản ứng, hiệu suất

tạo axit heptanoic gần như không đổi trong khoảng từ 37,1 - 36% đối với vật liệu

Fe2O3/MIL-101(Cr) và từ 29 - 28,1% với MIL-101(Cr). Chứng tỏ nếu không có xúc

tác phản ứng oxy hóa sẽ xảy ra tương đối chậm và hai loại vật liệu này thực sự là

xúc tác dị thể.

Như vậy, qua các thí nghiệm khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy, phản ứng

oxy hóa oct-1-en với sự có mặt của xúc tác Fe2O3/MIL-101(Cr) (lượng xúc tác

Fe2O3/MIL-101(Cr) /oct-1-en = 15 g.mol-1; tỉ lệ thể tích H2O2/oct-1-en = 2, thời

gian phản ứng = 7 giờ), hiệu suất tạo axit heptanoic đạt 82,4%, cao hơn xúc tác

MIL-101(Cr) (77,4%). Điều này đã minh chứng cho sự có mặt của oxit sắt trong

khung MIL-101(Cr) đã làm tăng hoạt tính xúc tác.

3.1.3.4. Khả năng tái sử dụng xúc tác

Khả năng tái sử dụng xúc tác được chúng tôi thực hiện trong điều kiện phản

ứng oxy hóa oct-1-en ở thời điểm 7 giờ. Sau đó xúc tác được lọc, sấy khô ở 100oC

trong 12 giờ, cân lại chính xác lượng xúc tác đã thu hồi được và tiếp tục thực hiện lại quá

Page 89: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

78 trình oxy hóa oct-1-en. Tiến hành tượng tự lặp lại hai lần. Kết quả được trình bày ở Hình

3.24 và cho thấy hiệu suất sản phẩm axit heptanoic trên Fe2O3/MIL-101(Cr) là 77,4%

trong lần chạy đầu tiên và trong lần chạy thứ hai và thứ ba, hiệu suất giảm xuống lần lượt

là 66,9% và 60,9%. Cùng một điều kiện tái xúc tác cũng đã được thực hiện cho MIL-

101(Cr), hiệu suất cũng giảm từ 64,7% xuống còn 46,9% sau 3 lần tái sinh xúc tác.

LÇn 1 LÇn 2 LÇn 30

10

20

30

40

50

60

70

80

90

HiÖ

u s

uÊt

%

MIL-101(Cr)

Fe2O

3/MIL-101(Cr)

Hình 3.24. Hiệu suất tái sử dụng của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)

Độ ổn định của các chất xúc tác sau 3 lần tái sinh được nghiên cứu bằng

phương pháp phổ hồng ngoại và phương pháp nhiễu xạ tia X. Trong phổ hồng

ngoại (Hình 3.25) sau khi tái sinh, các pic dao động đều thấp hơn so với ban đầu.

Điều này có thể là do sự thoái hóa của cấu trúc MIL-101(Cr) đã làm cho các dải

dao động của các nhóm liên kết thấp hơn. Ngoài ra, trong giản đồ XRD (Hình

3.26) của chất xúc tác thu hồi cũng giống như chất xúc tác ban đầu, nhưng độ

cao của các đỉnh pic đã giảm.

5000 4000 3000 2000 1000 0

O-H

C=O

C-C

C-C

C=O

C=O

O-H

C- H

C- H

C- H

C- H

Cr-O

Fe2O

3/MIL-101(Cr)

§é

tru

yÒn

qu

a (%

)

Sè sãng (cm-1)

MIL-101(Cr)a)

Fe-O

4000 3000 2000 1000

MIL-101(Cr)

Fe2O

3/MIL-101(Cr)

C-C

C-C

O-H

O-H

C=O

C=O

C=O

C- H

C- H

Fe-O

Cr-O

Sè sãng (cm-1)

§é t

ruyÒn

qu

a (%

)

b)

C- H

C- H

Hình 3.25. Phổ hồng ngoại của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr): a) ban đầu; b)

tái sinh

Page 90: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

79

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

MIL-101

LÇn 3

LÇn 2

Gãc nhiÔu x¹, 2

êng

®é n

hiÔ

u x

¹ (

cps)

LÇn 1

MIL-101(Cr)1000 cps

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Fe2O

3/ MIL-101

LÇn 3

LÇn 2

LÇn 1

ên

g ®

é n

hiÔ

u x

¹ (c

ps)

Gãc nhiÔu x¹, 2 (o)

Fe2O

3/MIL-101(Cr)50 cps

Hình 3.26. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sau 3 lần

tái sinh

3.2. Tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) và ứng dụng

Để nghiên cứu ứng dụng của MIL-101(Cr) trong phản ứng quang phân hủy

thuốc nhuộm hữu cơ, chúng tôi biến tính MIL-101(Cr) bằng cách đưa oxit sắt từ

vào khung MIL-101(Cr) như một chất bán dẫn để làm tăng hoạt tính quang xúc tác.

Nghiên cứu được trình bày chi tiết trong các mục dưới.

3.2.1. Đặc trưng vật liệu

3.2.1.1. Thành phần pha của vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr)

10 20 30 40 50 60 70

Fe3O

4/ MIL-101(Cr)

MIL-101(Cr)

(44

0)

(51

1)

(422

)

(40

0)

(311

)

(220

)

Gãc nhiÔu x¹, 2 (o)

êng

®é n

hiÔu

t­¬n

g ®

èi (

cps)

500 cps

Hình 3.27. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr)

Page 91: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

80

Giản đồ XRD của vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) ở Hình 3.27 cho thấy, xuất

hiện các pic đặc trưng của MIL-101(Cr) ở 3,46o (311); 5,25o (511); 8,5o (822); 9,1o

(753); và 10,4o (880) như đã nêu ở trong mục 3.1.1. Bên cạnh những pic này, còn

xuất hiện các pic nhiễu xạ đặc trưng ở 31,7o (220); 35,8o (311); 42,5o (400); 54,1o

(422); 57,5o (511); 63,7o (440) phù hợp với dữ liệu về phổ XRD của Fe3O4 theo

JCPDS.No: 00-001-1111 và một số công bố khác [23], [39]. Điều này chứng tỏ có

sự tồn tại của Fe3O4 trong khung của MIL-101(Cr).

3.2.1.2. Tính chất từ của vật liệu

Hình 3.28 mô tả đường cong từ hóa của mẫu biến tính Fe3O4/MIL-101(Cr),

kết quả được nghiên cứu ở nhiệt độ phòng bằng cách rung từ kế mẫu trong phạm vi

trường từ -20 đến +20 kOe. Đường cong từ hóa không có tính trễ dưới tác dụng của

từ trường ngoài chứng tỏ vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) tổng hợp được có tính siêu

thuận từ. Qua ảnh phụ trong Hình 3.28 nhận thấy vật liệu phân tán tốt trong nước,

dựa vào từ tính của các hạt oxit sắt từ nên vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) dễ dàng tách

ra khỏi dung dịch nhờ nam châm. Tính năng này hứa hẹn khả năng thu hồi và tái sử

dụng khi ứng dụng vật liệu làm chất hấp phụ.

-20000 -10000 0 10000 20000

-15

-10

-5

0

5

10

15

H (Oe)

M (

emu/

g)

Fe3O

4/MIL-101(Cr)

Hình 3.28. Đường cong từ trễ của mẫu vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr)

3.2.1.3. Thành phần nhóm chức của vật liệu

Phổ hồng ngoại ở Hình 3.29 cho thấy, cả 2 mẫu đều có các pic tín hiệu trải

rộng từ vùng 420 cm-1 đến 3430 cm-1. Dải hấp thụ có tần số 3427 cm-1, đặc trưng

cho dao động hóa trị của nhóm -OH trong nước hấp thụ. Dải hấp thụ ở 1623cm-1

Page 92: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

81 tương ứng với dao động đối xứng C=O trong nhóm cacboxylat (COO) và ở 1405

cm-1 là dao động của liên kết C-C, điều này chứng tỏ sự hiện diện của dicacboxylat

trong khung MIL-101(Cr) [98]. Các dao động ở khoảng 748 cm-1 đến 1018 cm-1 đặc

trưng cho dao động liên kết C-H của vòng benzene [90]. Pic ở 1161 cm-1 đặc trưng

cho dao động của liên kết Cr-O. Ngoài ra, phổ của vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) còn

xuất hiện pic đặc trưng cho dao động của liên kết Fe-O ở số sóng 586 cm-1, đặc

trưng cho oxit sắt từ [95], [153]. Hơn nữa, không thấy xuất hiện pic ở 632 cm-1 đã

chứng minh không tồn tại pha Fe2O3 trong vật liệu tổng hợp [66].

4000 3000 2000 1000

MIL-101(Cr)

Fe3O

4/MIL-101(Cr)

Sè sãng (cm-1)

§é

truy

Òn q

ua (

%)

Cr-O

C-H

C-H

C-H

C-H

Fe-OO-H

O-H

C=O

C=O

C-C

C-C

Hình 3.29. Phổ hồng ngoại của MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr)

3.2.1.4. Hình thái vật liệu

Ảnh SEM ở Hình 3.30 a cho thấy, vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) cũng có dạng

hình bát diện tương tự như vật liệu MIL-101(Cr) (mục 3.1.1). Tuy nhiên ở đây các

hình bát diện có cạnh thô hơn, điều này có thể là do sự kết hợp của các hạt oxit sắt

trên bề mặt của MIL-101(Cr). Ảnh TEM ở Hình 3.30 b cho thấy có thể các hạt

Fe3O4 đã phân tán bám trên bề mặt MIL-101(Cr), nên làm cho hình ảnh của các hạt

bị mờ đi nhưng kích thước và hình dạng vẫn tương đối đồng đều.

Page 93: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

82

Hình 3.30. (a) Ảnh SEM và (b) TEM của Fe3O4/MIL-101(Cr)

3.2.1.5. Đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ

Hình 3.31 trình bày đường đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ N2 của MIL-

101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr). Cả hai đường có dạng H4 theo phân loại của

IUPAC, đây là dạng đường đẳng nhiệt hấp phụ đặc trưng cho vật liệu mao quản

trung bình. Diện tích bề mặt theo phương pháp BET của vật liệu MIL-101(Cr) là

3360 m2.g-1. Việc biến tính bằng cách đưa oxit sắt từ Fe3O4 lên khung MIL-101(Cr)

đã làm giảm diện tích bề mặt còn 1860 m2.g-1. Điều này có thể là do bản thân MIL-

101(Cr) đã có bề mặt riêng lớn nên khi kết hợp với các hạt Fe3O4, thì các hạt này bị

phân tán và có thể nằm xen kẽ giữa các khung liên kết trong vật liệu MIL-101(Cr)

dẫn đến bị tích tụ và làm thu nhỏ khoảng cách giữa các mao quản của chúng, vì vậy

làm diện tích bề mặt thu hẹp lại.

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0

Fe3O

4/MIL-101(Cr)

¸p suÊt t­¬ng ®èi P/Po

HÊp phô

Gi¶i hÊp phôMIL-101(Cr)

ThÓ

tÝc

h hÊ

p ph

ô (c

m3 /g

ST

P )

Hình 3.31. Đường cong hấp phụ - khử hấp phụ N2 ở 77 K của MIL-101(Cr) và

Fe3O4/MIL-101(Cr)

a) b)

Page 94: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

83 3.2.1.6. Trạng thái hóa học của vật liệu

Thành phần và trạng thái hóa học bề mặt của vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr)

được đặc trưng bằng kỹ thuật quang điện tử tia X (XPS), kết quả được trình bày ở

Hình 3.32.

1200 1000 800 600 400 200

0

12000

24000

36000

48000

60000

Fe2p3

C1s

C­ê

ng

®é (

cps)

N¨ng l­îng liªn kÕt (eV)

O1s

Cr2p3

a)

742 735 728 721 714 707 700

1400

2100

2800

3500

4200

4900

N¨ng l­îng liªn kÕt (eV)

C­êng ®

é (

cps)

725,8Fe2p

1/2

b) 711,4

Fe2p3/2

600 594 588 582 576 5701000

1200

1400

1600

1800

2000

2200

ên

g ®

é (

cps)

N¨ng l­îng liªn kÕt (eV)

Cr2p1/2

585,8

Cr2p3/2

576,3

c)

300 295 290 285 280 2750

500

1000

1500

2000

2500

N¨ng l­îng liªn kÕt (eV)

C­êng ®

é (

cps)

C-C284,6

O-C=O

288,6

d)

Hình 3.32. Phổ XPS của Fe3O4/MIL-101(Cr)

540 535 530 525 520-1000

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

N¨ng l­îng liªn kÕt (eV)

êng

®é

(cp

s)

O-FeO=C 530,4

531,7

e)

Page 95: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

84

Phổ XPS của vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) ở Hình 3.32 a xuất hiện các pic

quang điện tử của Fe, Cr, C và O ở các mức năng lượng tương ứng là: 711,4 eV;

576,37 eV; 284,6 eV và 531,7 eV.

Pic quang điện tử của C 1s (Hình 3.32 d) xuất hiện 2 mức năng lượng ở

284,6 và 288,6 eV đặc trưng cho liên kết trong các nhóm phenyl và carboxyl [154],

[155]. Còn pic của O 1s (Hình 3.32 e) ở mức năng lượng 530,4 và 531,7 eV tương ứng

cho liên kết của nhóm O-Fe và O=C. Điều này phù hợp với một số nghiên cứu khi đưa

Fe3O4 lên vật liệu khung hữu cơ kim loại MIL-100(Fe) của các tác giả ở [24], [146].

Các tín hiệu Cr 2p3/2 và Cr 2p1/2 xuất hiện ở các mức năng lượng 576,3 và

585,8 eV (Hình 3.32 c). Cả hai pic đều đặc trưng cho năng lượng liên kết điển hình

của Cr3+ [18], [46].

Hai tín hiệu của Fe 2p3/2 và Fe 2p1/2 ở mức năng lượng 711,4 và 725,8 eV (Hình

3.32 b). Kết quả này hoàn toàn trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Dar, Yang và

Zhang khi đưa Fe3O4 trên graphene [35], [146], [154]. Như vậy, qua kết quả XPS một

lần nữa khẳng định Fe đã được đưa vào khung của vật liệu MIL-101(Cr) ở dạng Fe3O4.

3.1.1.7. Sự thay đổi khối lượng của vật liệu

0 150 300 450 600 750 900

0

100

200

300

400

500

600

375,890C

DTA

-1,727mg-26,455%

DTA (uV)

NhiÖt ®é (oC)

TGA(%)

-2,732mg-41,850%

TGA

118,740C0

15

30

45

60

75

90

105

Hình 3.33. Giản đồ phân tích nhiệt TGA - DTA của Fe3O4/MIL-101(Cr)

Giản đồ phân tích nhiệt TGA-DTA của Fe3O4/MIL-101(Cr) (Hình 3.33)

cho thấy, quá trình phân hủy của vật liệu xảy ra ở khoảng nhiệt độ từ 118,7°C

Page 96: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

85 đến 375,8oC, liên quan đến một pic thu nhiệt và một pic tỏa nhiệt trên đường

DTA. Trong khoảng nhiệt độ từ nhiệt độ phòng đến 118,7°C, xảy ra quá trình

thu nhiệt ứng với khối lượng giảm 41,85% (đường TG), được gán cho quá trình

mất nước vật lý. Sự giảm khối lượng còn lại mạnh nhất 26,45% (đường TG),

tương ứng với pic tỏa nhiệt cực đại ở 375,8oC . Trên 450oC, đường TG gần như

nằm ngang và không quan sát thấy hiệu ứng nào trên đường DTA, chứng tỏ quá

trình phân hủy vật liệu kết thúc.

3.1.1.8. Khuyết tật trên bề mặt vật liệu

Phổ Raman của vật liệu MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr) (Hình 3.34) cho

thấy, các pic của MIL-101(Cr) xuất hiện ở 1617; 1460; 1148 và 871 cm-1, biểu thị

sự hiện diện của vòng benzen và nhóm dicacboxylat trong H2BDC [62], [135].

0 400 800 1200 1600 2000 2400

B­íc nh¶y Raman (cm-1

)

êng

®é (

cps)

ID/I

G = 1,43

MIL-101(Cr)

Fe3O

4/MIL-101(Cr)

ID/I

G = 1,37

Hình 3.34. Phổ Raman của vật liệu MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr)

Mức độ khuyết tật của cấu trúc vật liệu được đánh giá thông qua thông qua tỷ

lệ cường độ pic D và G (ID/IG), tỷ lệ này càng lớn thì mức độ khuyết tật càng cao.

Hình cho thấy tỷ lệ cường độ ID/IG của vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) (1,43) cao hơn

so với vật liệu MIL-101(Cr) (1,37), chứng tỏ mức độ khuyết tật của vật liệu đã tăng lên

khi đưa oxit sắt từ lên bề mặt vật liệu MIL-101(Cr), điều này có thể trong quá trình

biến tính vật liệu đã phá vỡ cấu trúc MIL-101(Cr). Do đó, khi biến tính oxit sắt từ lên

khung MIL-101(Cr) đã tạo nên những khuyết tật trên bề mặt và cấu trúc vật liệu.

Page 97: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

86 3.1.1.9. Khả năng hấp thụ bức xạ của vật liệu

Đánh giá khả năng hấp thụ bức xạ của vật liệu MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-

101(Cr) được thể hiện trong Hình 3.35 a qua phổ phản xạ khuếch tán tử ngoại khả kiến

(UV-vis - DR); và giản đồ Kubelka – Munk (Hình 3.35 b, c). Phổ UV-vis-DR cho thấy

vật liệu MIL-101(Cr) có cực đại hấp thụ tại 235 nm ứng với bước nhảy điện tử π→π*

trong vòng terephtalat và Fe3O4/MIL-101(Cr) xuất hiện dãy hấp thụ trải dài từ 300

đến 600 nm. Bên cạnh đó, năng lượng vùng cấm của vật liệu MIL-101(Cr) và

Fe3O4/MIL-101(Cr), được phân tích dựa vào kết quả đo UV - vis - DR qua hàm

Kubelka-Munk theo năng lượng ánh sáng hấp thụ trên đồ thị cho thấy, sau khi có sự

pha tạp oxit sắt vào MIL-101(Cr) dãy hấp thụ dịch chuyển về vùng bước sóng dài. Sự

giảm năng lượng vùng cấm của Fe3O4/MIL-101(Cr) có lẽ là do sự kích thích electron

3d của Fe(III) hoặc Fe(II) đến vùng dẫn của Cr bằng sự trao đổi chuyển tiếp điện tích,

cụ thể ở đây là năng lượng vùng cấm của MIL-101(Cr) từ 3,70 - 4,19 eV đã giảm

xuống còn từ 2,4 - 3,48 eV trong Fe3O4/MIL-101(Cr). Như vậy, những kết quả này

cho phép nhận định rằng Fe3O4/MIL-101(Cr) có thể thể hiện hoạt tính quang xúc tác

trong vùng ánh sáng khả kiến.

200 300 400 500 600 700 800

0

5

10

15

20

25

MIL-101(Cr) Fe

3O

4/MIL-101(Cr)

B­íc sãng (nm)

§é

hÊp

thô

(a.u

)

a)

1 2 3 4 5 6 7

0

2200

4400

6600

8800

11000

13200

MIL-101(Cr)

N¨ng l­îng (ev)

Hµm

Kub

elka

- M

unk

(nm

)

4,19

3,70

b)

1 2 3 4 5 6 7

0

2000

4000

6000

8000

10000

Hµm

Kub

elk

a -

Mu

nk (

nm)

N¨ng l­îng (ev)

3,482,4

c) Fe3O

4/MIL-101(Cr)

Hình 3.35. (a) Phổ UV-vis - DR và (b) giản đồ Kubelka - Munk của MIL-101(Cr)

và Fe3O4/MIL-101(Cr)

Page 98: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

87 3.2.2. Ứng dụng vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) làm xúc tác quang phân hủy thuốc

nhuộm MB

3.2.2.1. Động học xúc tác

Kết quả khảo sát phân hủy quang hóa của xanh methylen (MB) dưới ánh

sáng đèn sợi đốt khi có và không có xúc tác Fe3O4/MIL-101(Cr) ở Hình 3.36

cho thấy:

Khi không có xúc tác và chiếu sáng gần 700 phút màu dung dịch MB gần

như không thay đổi, chứng tỏ MB bền vững và không bị phân hủy.

Khi có mặt xúc tác: MIL-101(Cr) thể hiện sự hấp phụ mạnh và đạt cân bằng

ở 300 phút với hiệu suất 73,5 % cao hơn so với Fe3O4/MIL-101(Cr) chỉ có 57,3 %.

Tuy nhiên, khi có chiếu sáng màu dung dịch MB bị mất gần như hoàn toàn trong

dung dịch có chứa xúc tác Fe3O4/MIL-101(Cr) sau 600 phút, trong khi đó dung dịch có

chứa xúc tác MIL-101(Cr) thì màu dung dịch MB gần như không thay đổi. Vậy ở đây

có thể thấy xúc tác MIL-101(Cr) không làm phân hủy dung dịch MB mà chỉ làm mất

màu dung dịch MB do xảy ra quá trình hấp phụ.

Một thí nghiệm tương tự với sự có mặt của xúc tác Fe3O4/MIL-101(Cr), nhưng

sau 400 phút xúc tác được lọc ra. Kết quả cho thấy sự mất màu MB không đổi mặc dù

ánh sáng vẫn được chiếu. Điều đó chứng tỏ xúc tác Fe3O4/MIL-101(Cr) là xúc tác dị

thể trong phản ứng phân hủy MB.

0 100 200 300 400 500 600 700 800

0

20

40

60

80

100

xúc tác Fe3O

4/MIL-101(Cr)

läc xúc tác Fe3O

4/MIL-101(Cr)

không xúc tác

xúc tác MIL-101(Cr)

Thêi gian (phót)

Chieáu aùnh saùng ñeøn 60W-220VBoùng toái

H (

%)

Hình 3.36. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất phân hủy MB ở các điều kiện

khác nhau

(ĐKTN: CMB =31,38 mg.L-1; mxúc tác = 0,5 g.L-1; to = 25oC)

Page 99: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

88

Phổ UV-vis của dung dịch MB trong điều kiện chiếu sáng theo thời gian ở

Hình 3.37 a cho thấy, có cực đại hấp thụ ở 650 nm. Điều này liên quan đến sự

chuyển dịch điện tử –* trong phân tử MB và do vậy, cường độ màu giảm dần

theo thời gian.

Kết quả phân tích COD của dung dịch màu trong điều kiện chiếu sáng và có

mặt xúc tác Fe3O4/MIL-101(Cr) ở Hình 3.37 b cũng cho thấy có sự giảm dần theo thời

gian từ 82,6 mg.L-1 đến 35,2 mg.L-1. Kết quả này chứng tỏ sự phân hủy quang hóa MB

trên xúc tác Fe3O4/MIL-101(Cr) xảy ra và sản phẩm phân hủy là CO2 và H2O.

300 400 500 600 700 8000.00

0.05

0.10

0.15

0.20

0.25

§

é h

Êp t

(A

bs)

B­íc sãng (nm)

720 phót

540 phót

300 phót

120 phót

Ban ®Çu

a)

0 50 100 150 200 250

30

40

50

60

70

80

90

C

OD

(m

g.L

-1)

Thêi gian (phót)

b)

Hình 3.37. (a) Phổ UV-vis và (b) COD của dung dịch ở các thời gian chiếu sáng

khác nhau

(ĐKTN: CMB =31,38 mg.L-1; mxúc tác = 0,5 g.L-1; to = 25oC)

Có hai cách tiếp cận phổ biến để nghiên cứu về động học của các phản ứng

xúc tác dị thể: i) sự chiếu sáng được thực hiện ngay sau khi chất xúc tác được thêm

vào; ii) sự chiếu sáng chỉ được thực hiện khi chất xúc tác đã hấp phụ các chất phản

ứng trong bóng tối. Theo cách tiếp cận thứ nhất, rất khó để phân tách quá trình hấp

phụ và quá trình xúc tác. Cách tiếp cận thứ hai khắc phục được hạn chế của cách

tiếp cận thứ nhất, nhưng khó khăn cho việc xác định nồng độ ban đầu. Nồng độ ban

đầu được đưa ra là nồng độ ban đầu phản ứng hoặc nồng độ cân bằng tại hấp phụ

trong bóng tối. Rất ít nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này. Rõ ràng ở đây có sự kết

nối giữa đẳng nhiệt và động học của phản ứng xúc tác dị thể. Trong nghiên cứu này,

lần đầu tiên chúng tôi đề xuất một mô hình động học phản ứng xúc tác quang phân

hủy sử dụng mô hình Langmuir - Hinshelwood có cải tiến, trong đó thông số hằng số

cân bằng và đẳng nhiệt Langmuir được kết hợp với nhau.

Page 100: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

89

Kết quả khảo sát động học hấp phụ và phân hủy quang hóa ở Hình 3.38 cho

thấy, hầu hết các nồng độ khảo sát ở giai đoạn hấp phụ đều đạt cân bằng hấp phụ

bão hòa từ 240 đến 300 phút. Khi chiếu ánh sáng đèn sợi đốt đến 840 phút thì nồng

độ dung dịch MB giảm xuống khá nhanh còn lại 0,64 mg.L-1; 3,42 mg.L-1; 5,0

mg.L-1 và 14,56 mg.L-1, ứng với các nồng độ ban đầu là: 31,38 mg.L-1; 41,82 mg.L-

1;51,98mg.L-1 và 76,53 mg.L-1.

150 300 450 600 750 9000

10

20

30

40

50

31,38 mg.L-1

41,82 mg.L-1

51,98 mg.L-1

76,53 mg.L-1

¸nh s¸ng ®Ìn sîi ®èt

Ct

(mg

.L-1)

Thêi gian (phót)

Bãng tèi

Coe

Hình 3.38. Động học quang xúc tác của sự phân hủy MB trên xúc tác Fe3O4/MIL-

101(Cr): trong bóng tối và chiếu sáng

(ĐKTN: mxúc tác = 0,5 g.L-1, to = 25oC)

Sau khi hấp phụ đạt cân bằng ở 300 phút, mối quan hệ giữa nồng độ cân

bằng (Ce) và dung lượng hấp phụ cân bằng (qe) được mô tả bằng mô hình đẳng nhiệt

Langmuir [81]. Giả thuyết tại giai đoạn đầu tiên khi sự hấp phụ đạt cân bằng thì

nồng độ cân bằng của MB (Coe) và dung lượng hấp phụ của vật liệu Fe3O4/MIL-

101(Cr) (qe) có mối quan hệ theo đẳng nhiệt Langmuir. Kết quả ở Hình 3.39 cho

thấy, các mô hình Langmuir và Freundlich, với các điểm thực nghiệm phân bố xung

quanh đường cong của các mô hình này, chứng tỏ chúng mô tả đúng với dữ liệu

thực nghiệm. Hằng số KL và dung lượng hấp phụ cực đại qm được xác định trong

Bảng 3.10 lần lượt là: 0,013 L.mg-1 và 243,62 mg.g-1. Những kết quả này ngụ ý có

sự hấp phụ đơn lớp và tồn tại của bề mặt không đồng nhất trong các chất hấp phụ.

Page 101: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

90

0 5 10 15 20 25 30 35 40

10

20

30

40

50

60

70

80

Ce (mg.L-1)

qe (

mg.

g-1)

Thùc nghiÖm

Langmuir

Freundlich

Hình 3.39. Sự phụ thuộc qe vào Ce đối với MB trên xúc tác Fe3O4/ MIL-101(Cr)

theo mô hình Langmuir và Freundlich

Bảng 3.10. Các thông số đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Freundlich

Thông số Mô hình Freundlich Mô hình Langmuir

KF (mg.g–1) n R2 KL (L.mg–1) qmax (mg.g–1) R2

Fe3O4/MIL-101(Cr)

4,42 1,24 0,96 0,013 243,62 0,97

Như vậy từ điều kiện thí nghiệm như ở Hình 3.8, MB trước hết được hấp phụ

trên chất xúc tác và sau đó được phân hủy trên bề mặt chất xúc tác khi có chiếu

sáng. Phản ứng tổng quát mô tả quá trình này được minh họa như sau:

Fe3O4/MIL-101(Cr) + MB1

-1

k

k (Fe3O4/MIL-101(Cr)…MB)* 2k sản phẩm (**)

Trong đó, k1 là hằng số tốc độ hấp phụ chuyển tiếp; k-1 là hằng số tốc độ giải

hấp phụ; k2 hằng số tốc độ phản ứng phân hủy quang xúc tác.

Theo phản ứng (**) trên, quá trình quang xúc tác phân hủy MB có thể xảy ra

qua hai giai đoạn:

(1) Giai đoạn hấp phụ diễn ra nhanh và mau chóng đạt cân bằng.

(2) Giai đoạn phân hủy MB quang xúc tác diễn ra chậm và quyết định tốc độ

của quá trình.

Page 102: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

91

Có thể cho rằng tốc độ của giai đoạn phân hủy quang xúc tác là giai đoạn

chậm, quyết định tốc độ của cả quá trình quang phân tuân theo phương trình sau:

2

dCr = - = k .θ

dt (3.2)

Trong đó C là nồng độ chất phản ứng ; t là thời gian phản ứng và k2 hằng số

tốc độ biểu kiến (mg.L-1.phút-1); θ là tỷ phần độ hấp phụ bề mặt và θ được xác định

theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir–Hinshelwood [82]:

L

L

K .Cθ =

1 + K .C (3.3)

Thay (3.3) vào (3.2) được phương trình:

L L2 2

L L

K .C 1 + K .CdC = - k . dC = - k dt

dt 1 + K .C K .C

(3.4)

Lấy tích phân (3.4) và giải phương trình được kết quả:

2 o

L

1lnC + C = - k .t + I

K (3.5)

Áp dụng các điều kiện biên khi t → 0 thì C → Coe và khi t = 0 được:

o oe oe

1I = lnC + C

K (3.6)

Thay (3.6) vào (3.5) được:

2 oe oe

L

1 1lnC + C= -k .t + lnC + C

K K (3.7)

Trong đó KL là hằng số cân bằng hấp phụ Langmuir (L.mg-1), Co (mg.L-1) là

nồng độ ban đầu ở thời điểm t (phút) khi bắt đầu chiếu sáng hệ phản ứng.

Theo (3.7) đường biểu diễn1

lnC + CK

theo t là đường thẳng, với hệ số góc

chính là hệ số k2.

Page 103: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

92

0 100 200 300 400 500 600

-70

0

70

140

210

280

350

Thêi gian (phót)

1lnC + C

K

31,38 mg.L-1

40,38 mg.L-1

51,98 mg.L-1

76,53 mg.L-1

Hình 3.40. Sự phụ thuộc giữa 1

lnC + CK

và thời gian theo mô hình cải tiến

Langmuir -Hinshelwood ở các nồng độ ban đầu của MB

Bảng 3.11. Các thông số động học biểu kiến của phản ứng phân hủy quang xúc tác

phân hủy MB trên vật liệu Fe3O4/ MIL-101(Cr)

Nồng độ MB ban đầu

(mg.L-1)

Mô hình Langmuir-

Hinshelwood cải tiến

R2 k2

(mg.L-1.phút-1)

31,38 0,970 0,562

40,38 0,968 0,320

51,98 0,951 0,280

76,53 0,955 0,195

Kết quả ở Hình 3.40 và Bảng 3.11 cho thấy, hằng số tốc độ k2 giảm khi tăng nồng

độ ban đầu của MB. Điều này có thể là do nồng độ MB càng cao càng che chắn ánh

sáng chiếu vào dung dịch và do vậy, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ photon ánh sáng

của chất xúc tác. Hệ số xác định cao, (R2 = 0,95 - 0,97) chứng tỏ sự phân hủy quang

xúc tác MB phù hợp với mô hình Langmuir - Hinshelwood đã đề xuất.

3.2.2.2. Cơ chế quá trình phân hủy quang xúc tác MB

Như đã biết, sự phân hủy quang xúc tác các chất ô nhiễm hữu cơ khi được

chiếu xạ UV hoặc ánh sáng nhìn thấy (Vis) xảy ra nhờ quá trình oxi hóa hoặc khử

Page 104: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

93

các phân tử hữu cơ bởi các gốc tự do OH, • -2O , được tạo thành do xuất hiện các

electron và lỗ trống quang sinh trên bề mặt vật liệu xúc tác quang. Các gốc tự do đó

đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng phân hủy quang xúc tác. Để chứng minh

vai trò của các gốc tự do đó và sự hình thành các electron và lỗ trống quang sinh

trên xúc tác nhiều nhóm nghiên cứu [11], [104], [147] đã sử dụng các chất bắt gốc

tự do (gọi tắt là chất bắt gốc) trong quá trình quang xúc tác. Trong nghiên cứu này,

tiến hành sử dụng các chất bắt gốc là: dimetyl sunfoxit (DMSO), 1,4-benzoquinon

(BQ), amoni oxalat (AO) và tert - butanol (TB) để bắt: electron quang sinh e-, gốc

• -2O , lỗ trống quang sinh h+ và gốc OH. Dung dịch chất bắt gốc được đưa vào hệ

phản ứng từ thời điểm bắt đầu chiếu sáng với thể tích 2 mL, kết quả được trình bày

ở Hình 3.41 cho thấy:

0 100 200 300 400 500 600

0

20

40

60

80

100

Thêi gian (phót)

Boùng toái Aùnh saùng ñeøn

H (

%)

Kh«ng chÊt b¾t gèc

Amoni oxalat (AO)

tert-butanol (TB)

1,4-benzoquinon (BQ)

dimetyl sulfoxit (DMSO)

Hình 3.41. Hiệu suất phân hủy quang xúc tác MB khi có mặt của các chất bắt gốc

khác nhau

(ĐKTN: CMB =31,38 mg.L-1; mxúc tác = 0,5 g.L-1; Vchất bắt gốc = 2 mL; to = 25oC)

Sự có mặt của chất bắt gốc đều làm giảm hiệu suất quang phân hủy MB so với

trường hợp không có mặt chất bắt gốc. Trong đó, chất bắt gốc BQ và DMSO ảnh

hưởng không đáng kể so với AO và TB. Hiệu suất phân hủy MB khi không có chất bắt

gốc đạt 82,8% , tuy nhiên khi có mặt chất bắt gốc AO, hiệu giảm còn 49,3% và khi có

mặt của TB, hiệu suất cũng giảm còn 43,8% . Do vậy, có thể xem gốc tự do OH và lỗ

trống quang sinh là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình quang xúc tác của vật liệu,

Page 105: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

94

mặc dù e- và gốc • -2O cũng góp phần làm phân hủy MB. Kết quả này cũng tương

đồng với các nghiên cứu [104] , [147] khi sử dụng chất bắt gốc để tìm hiểu cơ chế phân

hủy MB trên các vật liệu MIL-101(Cr)/RGO/ZnFe2O4 và Cd0,8Zn0,2S@MIL-101(Cr)

cho thấy, hiệu suất phân hủy MB giảm từ 86,2% xuống còn 52,2% khi có mặt của chất

bắt gốc AO và TB.

Theo Konstantinou và cộng sự [77], tốc độ phân hủy các loại phẩm nhuộm

bằng phản ứng quang xúc tác tuân theo mô hình Langmuir - Hinshelwood với ba

khả năng sau: (a) Phản ứng xảy ra giữa hai chất hấp phụ trên bề mặt xúc tác; (b)

phản ứng xảy ra giữa một gốc tự do trong dung dịch và một phân tử bị hấp phụ trên

bề mặt xúc tác; (c) phản ứng xảy ra giữa một gốc tự do liên kết trên bề mặt xúc tác

và phân tử phẩm nhuộm trong dung dịch.

Trong phần nghiên cứu về khả năng hấp phụ của Fe3O4/MIL-101(Cr) đối với

phẩm nhuộm MB cho thấy sự hấp phụ xảy ra rất nhanh trong giai đoạn đầu tiên

nên chúng tôi cho rằng các quá trình quang hóa xảy ra trên bề mặt Fe3O4/MIL-

101(Cr) sau khi quá trình hấp phụ đã xảy ra. Các quá trình phân hủy liên quan

đến các quá trình xảy ra trên bề mặt, do đó các quá trình (a), (b) và (c) sẽ đóng

góp vào sự phân hủy phẩm nhuộm.

Dựa trên cơ chế quang xúc tác của MOF-5 được đề xuất bởi Bordiga và cộng sự

[16], người ta cho rằng cấu trúc tinh thể của MIL-101(Cr) có thể được coi là chất bán

dẫn. Sở dĩ vậy, vì các cụm Cr3O4 được hình thành lặp đi lặp lại một cách định kỳ, mỗi

nguyên tử Cr liên kết với các nguyên tử O thuộc nhóm cacboxylat của terephthalat. Do

vậy khung vật liệu rắn đó được duy trì bởi tương tác kim loại - cacboxylat trong dung

dịch, mà trong dung dịch sẽ tạo ra sự chuyển electron (dưới tác dụng của bức xạ) từ

terephthalat ở trạng thái kích thích của nó đến Cr3+ tạo thành cặp lỗ trống (e- - h+). Khi

đưa các oxit sắt từ vào khung MIL-101(Cr) sẽ tạo ra các mức năng lượng

electron và do vậy hình thành obitan phân tử trống (LUMO) thấp nhất và obitan

phân tử bị chiếm (HOMO) cao nhất, tạo ra các vùng bẫy trống giữa các mức

năng lượng. Các electron được bẫy vào các vùng trống đó dẫn đến làm giảm khả

năng tái hợp lỗ electron trong Fe3O4/MIL-101(Cr) và do vậy làm tăng hoạt tính

quang xúc tác trong vùng bức xạ nhìn thấy.

Page 106: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

95

Từ những hiểu biết trên, ở đây sẽ giải thích cơ chế phân hủy quang xúc tác

MB theo cơ chế chất bán dẫn qua các phản ứng (1) - (9) và Hình 3.42.

Các giá trị vùng hóa trị (VB) và vùng dẫn (CB) của MIL-101(Cr) là +0,49 V

và -1,57 V [137]; và Fe3O4 là 0,48 V và 2,08 V [22]. Các phân tử MB trước hết

được hấp phụ nhanh lên vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) tạo thành dạng MB hấp phụ

(MBhp) như ở phản ứng (1). Cả MIL-101(Cr) và Fe3O4 đều có thể hấp thụ ánh sáng

khả kiến để tạo ra các cặp electron ( -CBe ) và lỗ trống quang sinh ( +

VBh ) theo phản

ứng (2). Giá trị thế ở vùng CB của MIL-101(Cr) âm hơn nhiều so với Fe3O4 nên

electron kích thích sẽ chuyển đến vùng dẫn của Fe3O4, và được cho là ngăn chặn sự

tái tổ hợp của cặp -CBe và +

VBh . Obitan phân tử trống (LUMO) của MB⦁ (-3,81 V)

[120] cũng âm hơn giá trị CB của Fe3O4, do đó MB lúc này được xem như là chất

cảm quang cung cấp thêm e- ở vùng CB của Fe3O4, lúc này vùng CB của Fe3O4 hình

thành vùng bẫy trống để giữ e-, theo phản ứng (3), (4). Giá trị thế ở vùng VB của

Fe3O4 (2,08 V) dương hơn so với thế của cặp •

2 (hp) (hp)H O /OH

(+1,9 V), nên nhanh

chóng oxi hóa nước bề mặt để hình thành gốc OH theo phản ứng (5). Giá trị thế ở

vùng VB của MIL-101(Cr) (-1,57 V) âm hơn so với giá trị thế của cặp • -2 2O / O (-

0,28 V), nên sẽ khử O2 tạo thành gốc • -2O theo phản ứng (6). Các gốc tự do này

được xem là tác nhân oxi hóa phân hủy phân tử MB theo phản ứng (7), (8), (9).

3 4 (hp) (hp)Fe O /MIL - 101(Cr) + MB MB MB (1)

- +

3 4 3 4Fe O /MIL-101(Cr) + hν Fe O /MIL-101(e + h ) (2)

• - •+

(hp)MB e + MB (3)

•+ +MB MB + h (4)

+ •

3 4 2 (hp) (hp)Fe O (h ) + H O OH (5)

- • -

2(hp) 2MIL-101(Cr)(e ) + O O (6)

(hp)OH + MB Phân hủy MB (7)

+

3 4 (hp)Fe O (h ) + MB Phân hủy MB (8)

• -

2 (hp)O + MB Phân hủy MB (9)

Page 107: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

96

Hình 3.42. Sơ đồ phân hủy MB trên xúc tác Fe3O4/MIL-101(Cr) khi chiếu sáng

3.2.2.3. Khả năng tái sử dụng xúc tác

Để đánh giá độ bền và khả năng tái sử dụng vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) làm

xúc tác phân hủy MB, chúng tôi tiến hành tái sử dụng Fe3O4/MIL-101(Cr) ba lần để

xúc tác phân hủy phẩm nhuộm MB dưới sự chiếu sáng. Mỗi lần phản ứng 100 mL

dung dịch MB nồng độ 31,38 mg.L-1, lượng chất xúc tác 0,5 g.L-1, sau 800 phút

dung dịch mất màu; tiến hành tái sinh vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) đã dùng bằng

cách lọc, rửa và sấy khô trong 24 giờ ở 60oC, rồi dùng lại làm xúc tác phân hủy

quang hóa thuốc nhuộm MB. Độ ổn định cấu trúc vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) tái

sinh được đặc trưng bằng phương pháp XRD (Hình 3.43). Giản đồ XRD của xúc tác

Fe3O4/MIL-101(Cr) tái sinh có đặc điểm tương tự như giản đồ XRD xúc tác ban

đầu, tuy nhiên cường độ tín hiệu pic đặc trưng có giảm.

0

-1

-2

1

2

MIL-101

e- e- e-

h+ h+ h+

e-

Sản phẩm

MB*

MB

LUMO

MB

H2O

HUMO

Ánh sáng đèn

Ánh sáng đèn

+2.1 eV

MB

MB

Sản phẩm Sản phẩm

(V/SCE)

Fe3O4

+1.6eV

e- e- e-

h+ h+ h+

h+

Page 108: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

97

10 20 30 40 50 60 70 80

200000 cps

Ban ®Çu

Sau 3 lÇn xóc t¸c

Gãc nhiÔu x¹, 2

C­ê

ng

®é

nhiÔ

u x

¹ t­

¬ng

®èi

(cp

s)

Hình 3.43. Giản đồ XRD của Fe3O4/MIL-101(Cr) ban đầu và sau 3 lần tái sinh

Tóm lại, trong nghiên cứu này chúng tôi đã biến tính vật liệu MIL-101(Cr)

bằng oxit sắt từ (Fe3O4/MIL-101(Cr)) có diện tích bề mặt theo phương pháp BET

đạt 1860 m2.g-1, kích thước hạt đồng đều. Vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) có tính siêu

thuận từ và có khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng khả kiến. Đây là lần đầu tiên

công bố kết quả phân hủy thuốc nhuộm MB trong dung dịch bằng xúc tác quang

Fe3O4/MIL-101(Cr) sử dụng mô hình Langmuir - Hinshelwood có cải tiến, trong đó

hằng số cân bằng và đẳng nhiệt Langmuir được kết hợp với nhau.

Vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) có tính chất như một chất bán dẫn, thể hiện hoạt

tính quang xúc tác tốt trong phản ứng phân hủy thuốc nhuộm MB. Không những

thế, khả năng tái sử dụng của vật liệu cho thấy hiệu quả sử dụng qua ba lần thay đổi

không đáng kể và cấu trúc vật liệu vẫn bền vững. Kết quả này hứa hẹn khả năng

ứng dụng của vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) trong xử lý nước thải của ngành công

nghiệp dệt nhuộm.

Page 109: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

98

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr), biến tính bằng oxit sắt

và tìm hiểu khả năng ứng dụng của nó, luận án đi đến các kết luận chính như sau:

1) Đã tổng hợp thành công vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) (chứa 10% Fe) bằng

phương pháp thủy nhiệt. Vật liệu thu được có hình thái bát diện đồng đều, độ kết

tinh cao, diện tích bề mặt đạt 2446 m2.g-1.

2) Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ Pb(II) trên vật liệu MIL-101(Cr) và

Fe2O3/MIL-101(Cr) cho thấy, sự hấp phụ Pb(II) bao gồm cả hấp phụ vật lý và hấp

phụ hóa học. Nghiên cứu đã khẳng định rằng, động học hấp phụ Pb(II) trên cả hai vật

liệu đó đều phù hợp với mô hình động học biểu kiến bậc 2 phi tuyến tính; Trong

điều kiện đẳng nhiệt, sự hấp phụ Pb(II) trên vật liệu MIL-101(Cr) tuân theo mô hình

Langmuir phi tuyến tính, nhưng trên vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) lại tuân theo cả

hai mô hình Langmuir và Freundlich phi tuyến tính. Năng lượng tự do Gibbs (ΔGo)

của vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) âm hơn nhiều so với vật liệu MIL-101(Cr), nên thuận

lợi về mặt nhiệt động học hơn. Dung lượng hấp phụ Pb(II) trên Fe2O3/MIL-101(Cr)

(86,20 mg.g-1) cao gấp 1,5 lần so với MIL-101(Cr) (57,96 mg.g-1). Rõ ràng, việc

đưa oxit sắt vào MIL-101(Cr) đã cải thiện đáng kể khả năng hấp phụ của vật liệu.

Cấu trúc vật liệu vẫn bền vững sau ba lần tái sử dụng.

3) Các kết quả nghiên cứu sử dụng vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)

làm xúc tác cho phản ứng oxy hóa oct-1-en cho thấy, hiệu suất tạo thành axit

heptanoic trên xúc tác Fe2O3/MIL-101(Cr) (82,4%) cao hơn so với MIL-101(Cr)

(77,4%).

4) Đã tổng hợp thành công vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) có độ tinh thể cao, diện tích

bề mặt theo phương pháp BET đạt 1860 m2.g-1. Vật liệu tổng hợp được có tính siêu

thuận từ và có khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng khả kiến.

5) Lần đầu tiên đã khảo sát hoạt tính xúc tác quang phân hủy xanh methylen của vật

liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) theo mô hình Langmuir - Hinshelwood được cải tiến: Hiệu

suất phân hủy đạt 93,9 % ở điều kiện chiếu sáng bằng đèn sợi đốt 60 W trong 800

phút. Sự phân hủy quang xúc tác đó phù hợp với mô hình Langmuir-Hinshelwood

được cải tiến với hệ số xác định khá cao (R2 = 0,95 - 0,97). Vật liệu Fe3O4/MIL-

101(Cr) bền trong môi trường phản ứng quang hóa, hoạt tính xúc tác và cấu trúc của

nó gần như không thay đổi sau ba lần tái sử dụng.

Page 110: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

99

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

I. Bài báo trong nước

1. Huỳnh Thị Minh Thành, Trần Thanh Tâm Toàn, Trần Ngọc Tuyền, Đinh

Quang Khiếu (2018), Nghiên cứu xác định điều kiện thích hợp cho phản ứng oxi

hóa oct-1-en bằng xúc tác Fe- MIL-101 theo phương pháp quy hoạch hóa thí

nghiệm, Tạp chí Hóa học, T. 56, số 3E12, Tr. 241-245.

2. Huỳnh Thị Minh Thành, Trần Ngọc Tuyền, Đinh Quang Khiếu (2018), Tổng

hợp vật liệu Fe-MIL-101 và đánh giá hoạt tính xúc tác quang trong vùng ánh

sáng khả kiến, Tạp chí Xúc tác và Hấp phụ, số 2, Tr 50-54.

3. Huỳnh Thị Minh Thành, Trần Ngọc Tuyền, Đinh Quang Khiếu (2018), Tổng

hợp và đặc trưng vật liệu khung hữu cơ kim loại biến tính Fe-MIL-101, Tạp chí

Khoa học Đại học Huế, Tập 127, số 1B, Tr 05-15.

4. Huỳnh Thị Minh Thành, Trần Ngọc Tuyền, Đinh Quang Khiếu (2019), Tổng

hợp và đặc trưng vật liệu khunh hữu cơ kim loại Fe3O4/MIL-101(Cr), Tạp chí

Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, tập 24, số 5, Tr 106-111.

II. Tạp chí quốc tế

5. Huynh Thi Minh Thanh, Tran Thi Thu Phuong, Phan Thi Le Hang, Tran Thanh

Tam Toan,Tran Ngoc Tuyen, Tran Xuan Mau, Dinh Quang Khieu, Comparative

study of Pb(II) adsorption onto MIL–101 and Fe -MIL-101 from aqueous solutions,

Journal of Environmental Chemical Engineering, 6 (2018), pp. 4093- 4102.

6. Vo Thi Thanh Chau, Huynh Thi Minh Thanh, Pham Dinh Du, Tran Thanh Tam

Toan, Tran Ngoc Tuyen, Tran Xuan Mau, and Dinh Quang Khieu, Metal-Organic

Framework-101 (MIL-101): synthesis, kinetics, thermodynamics, and

equilibrium isotherms of Remazol deep black RGB adsorption,Journal of

Chemistry, Volume 2018, Article ID 8616921, 14 pages.

7. Pham Dinh Du, Huynh Thi Minh Thanh, Thuy Chau To, Ho Sy Thang, Mai

Xuan Tinh, Tran Ngoc Tuyen, Tran Thai Hoa, and Dinh Quang Khieu, Metal-

Organic Framework MIL-101: synthesis and photocatalytic degradation of

Page 111: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

100

Remazol black B dye, Journal of Chemistry, Volume 2019, Article ID 6061275,

15 pages.

8. Huynh Thi Minh Thanh, Nguyen Thi Thanh Tu, Nguyen Phi Hung, Tran Ngoc

Tuyen, Tran Xuan Mau and Dinh Quang Khieu, Magnetic iron oxide modified

MIL-101 composite as an efficient visible-light-driven-photocatalyst for methylene

blue degradation, Journal of Porous materials, Volume 2019, 14 pages.

Page 112: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Trần Đại Lâm, Nguyễn Tuấn Dung, Nguyễn Lê Huy L.V.H. (2017). Các

phương pháp phân tích hóa lý vật liệu, NXB Khoa học Tự nhiên và Công

nghệ.

[2]. Đặng Thị Quỳnh Lan (2015). Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng của một số

vật liệu khung kim loại - hữu cơ, Luận án tiến sĩ Hóa học, Đại học sư phạm,

Đại học Huế.

[3]. Phạm Ngọc Nguyên (2004). Giáo trình Kỹ thuật phân tích Hóa lý, NXB Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Hữu Phú (1998). Hấp phụ và xúc tác trên bề mặt vật liệu vô cơ mao

quản, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

[5]. Hồ Viết Qúy (2000). Phân tích lí-hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Trần Mạnh Trí T.M.H. (2005). Các quá trình oxi hóa nâng cao trong xử lý

nước và nước thải, cơ sở khoa học và ứng dụng, NXB KH&KT.

Tiếng Anh

[7]. A., Al-amer A.M., Laoui T., et al. (2016). Heavy metal removal from aqueous

solution by advanced carbon nanotubes : Critical review of adsorption

applications. Separation and Purification Technology, Vol.157, pp.141–161.

[8]. Ahmed I., Hasan Z., Khan N.A., et al. (2013). Adsorptive denitrogenation of

model fuels with porous metal-organic frameworks (MOFs): Effect of

acidity and basicity of MOFs. Applied Catalysis B: Environmental, Vol.129,

pp.123–129.

[9]. Ahn, Wha-SeungKim J., Lee Y.-R. (2013). Dry-gel conversion synthesis

of Cr-MIL-101 aided by grinding: high surface area and high yield

synthesis with minimum purification. Chemical Communications,

Vol.49, Iss.69, pp.7647.

[10]. Balu A.M., Lin C.S.K., Liu H., et al. (2013). Iron oxide functionalised MIL-

101 materials in aqueous phase selective oxidations. Applied Catalysis A:

General, Vol.455, pp.261–266.

[11]. Bansal P., Chaudhary G.R., Mehta S.K. (2015). Comparative study of

catalytic activity of ZrO2 nanoparticles for sonocatalytic and photocatalytic

Page 113: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

102

degradation of cationic and anionic dyes. Chemical Engineering Journal,

Vol.280, pp.475–485.

[12]. Bhadra B.N., Ahmed I., Jhung S.H. (2016). Remarkable adsorbent for phenol

removal from fuel: Functionalized metal-organic framework. Fuel, Vol.174,

pp.43–48.

[13]. Bhadra B.N., Cho K.H., Khan N.A., et al. (2015). Liquid-Phase Adsorption of

Aromatics over a Metal-Organic Framework and Activated Carbon: Effects

of Hydrophobicity/Hydrophilicity of Adsorbents and Solvent Polarity.

Journal of Physical Chemistry C, Vol.119, Iss.47, pp.26620–26627.

[14]. Bhattacharjee S., Chen C., Ahn W.-S. (2014). Chromium terephthalate metal-

organic framework MIL-101: synthesis, functionalization, and applications

for adsorption and catalysis. RSC Advances, Vol.4, Iss.94, pp.52500–52525.

[15]. Blanco-Brieva G., Campos-Martin J.M., Al-Zahrani S.M., et al. (2011).

Effectiveness of metal-organic frameworks for removal of refractory organo-

sulfur compound present in liquid fuels. Fuel, Vol.90, Iss.1, pp.190–197.

[16]. Bordiga S., Lamberti C., Ricchiardi G., et al. (2004). Electronic and

vibrational properties of a MOF-5 metal – organic framework : ZnO quantum

dot behaviour. Vol.5, Iss.c, pp.2300–2301.

[17]. Bromberg L., Diao Y., Wu H., et al. (2012). Chromium(III) Terephthalate

Metal Organic Framework (MIL-101) - Supporting Information. Chemistry of

Materials, Vol.24, Iss.9, pp.1664–1675.

[18]. Bumajdad A., Al-ghareeb S., Madkour M., et al. (2017). Non-noble , efficient

catalyst of unsupported α -Cr2O3 nanoparticles for low temperature CO

Oxidation. Scientific Reports, Iss.January, pp.2–10.

[19]. Cavani F., Alini S. (2009). Synthesis of Adipic Acid: On the Way to More

Sustainable Production.

[20]. Chae H., Kim J., Go Y. (2004). A route to high surface area, porosity and

inclusion of large molecules in crystals. Nature, Vol.427, Iss.February,

pp.523–527.

[21]. Chairat M., Rattanaphani S., Bremner J.B., et al. (2008). Adsorption kinetic

study of lac dyeing on cotton. Dyes and Pigments, Vol.76, Iss.2, pp.435–439.

[22]. Channei D. (2014). Fe3O4/SiO2/CeO2 Core-Shell Magnetic Nanoparticles as

Page 114: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

103

Photocatalyst. Environmental Science, pp.1–9.

[23]. Chao-Feng Zhang, Ling-Guang Qiu, Fei Ke, Yu-Jun Zhu, Yu-Peng Yuan G.-

S.X. and X.J. (2013). A novel magnetic recyclable photocatalyst based on metal-

organic framework Fe3O4@MIL-100(Fe) core–shell for the decolorization of

methylene blue dye. Accepted Manuscript, Iss.207890, pp.1–7.

[24]. Chem J.M., Geng Z., Lin Y., et al. (2012). Highly efficient dye adsorption

and removal : a functional hybrid of reduced. Vol.22, pp.3527–3535.

[25]. Chen C., Zhang M., Guan Q., et al. (2012). Kinetic and thermodynamic

studies on the adsorption of xylenol orange onto MIL-101(Cr). Chemical

Engineering Journal, Vol.183, pp.60–67.

[26]. Chen G., Wu S., Liu H., et al. (2013). Palladium supported on an acidic

metal–organic framework as an efficient catalyst in selective aerobic

oxidation of alcohols. Green Chem., Vol.15, Iss.1, pp.230–235.

[27]. Chen J., Chen X., Zhang Z., et al. (2018). MIL-101(Cr) as a synergistic

catalyst for the reduction of imines with trichlorosilane. Molecular Catalysis,

Vol.445, pp.163–169.

[28]. Chen Y.F., Babarao R., Sandler S.I., et al. (2010). Metal-organic framework

MIL-101 for adsorption and effect of terminal water molecules: From

quantum mechanics to molecular simulation. Langmuir, Vol.26, Iss.11,

pp.8743–8750.

[29]. Chowdhury P., Bikkina C., Gumma S. (2009). Gas Adsorption Properties of

the Chromium-Based Metal Organic Framework MIL-101. The Journal of

Physical Chemistry C, Vol.113, Iss.16, pp.6616–6621.

[30]. Chughtai A.H., Ahmad N., Younus H.A., et al. (2015). Metal-organic

frameworks: versatile heterogeneous catalysts for efficient catalytic organic

transformations. Chemical Society Reviews, Vol.44, Iss.19, pp.6804–49.

[31]. Chun Wai Cheung, John F Porter G.M. (2000). Elovich equation and

modified second -order equation for sorption of cadmium ions onto bone

char. Chemical Technology and Biotechnology, Vol.75, Iss.11, pp.963–970.

[32]. Corma A., Garc H. (2010). Metal – organic frameworks as semiconductors

Cl. J. Mater. Chem, Vol.20, pp.3141–3156.

[33]. Corma A., García H., Llabrés i Xamena F.X. (2010). Engineering Metal

Page 115: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

104

Organic Frameworks for Heterogeneous Catalysis. Chemical Reviews,

Vol.110, pp.4606–4655.

[34]. Dapurkar S.E., Kawanami H., Komura K., et al. (2008). Solvent-free allylic

oxidation of cycloolefins over mesoporous CrMCM-41 molecular sieve

catalyst at 1 atm dioxygen. Applied Catalysis A: General, Vol.346, Iss.1–2,

pp.112–116.

[35]. Dar M.I., Shivashankar S.A. (2014). Single crystalline magnetite, maghemite,

and hematite nanoparticles with rich coercivity. pp.4105–4113.

[36]. Das A.K., Vemuri R.S., Kutnyakov I., et al. (2016). An Efficient Synthesis

Strategy for Metal-Organic Frameworks: Dry-Gel Synthesis of MOF-74

Framework with High Yield and Improved Performance. Scientific Reports,

Vol.6, Iss.May, pp.1–7.

[37]. Demiral H., Güngör C. (2016). Adsorption of copper(II) from aqueous

solutions on activated carbon prepared from grape bagasse. Journal of

Cleaner Production, Vol.124, pp.103–113.

[38]. Du Y., Chen R.Z., Yao J.F., et al. (2013). Facile fabrication of porous ZnO by

thermal treatment of zeolitic imidazolate framework-8 and its photocatalytic

activity. Journal of Alloys and Compounds, Vol.551, pp.125–130.

[39]. Esparza R., Perez R.A., Ruíz-baltazar A., et al. (2015). Effect of the

Surfactant on the Growth and Oxidation of Iron Nanoparticles Effect of.

Journal of Nanomaterials, Iss.May 2016,.

[40]. Fathi M.R., Asfaram A., Farhangi A. (2015). Removal of Direct Red 23 from

aqueous solution using corn stalks: Isotherms, kinetics and thermodynamic

studies. Spectrochimica Acta - Part A: Molecular and Biomolecular

Spectroscopy, Vol.135, pp.364–372.

[41]. Fazaeli R., Aliyan H., Masoudinia M., et al. (2014). Building MOF Bottles

(MIL-101 Family as Heterogeneous Single-Site Catalysts) Around

H3PW12O4. Journal of Materials and Chemical Engineering, Vol.2, Iss.2,

pp.46–55.

[42]. Férey G., Mellot-Draznieks C., Serre C., et al. (2005). A chromium

terephthalate-based solid with unusually large pore volumes and surface area.

Science (New York, N.Y.), Vol.309, Iss.5743, pp.2040–2042.

Page 116: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

105 [43]. Folens K., Leus K., Nicomel N.R., et al. (2016). Fe3O4@MIL-101 - A

Selective and Regenerable Adsorbent for the Removal of As Species from

Water. European Journal of Inorganic Chemistry, Vol.2016, Iss.27,

pp.4395–4401.

[44]. Furukawa H., Ko N., Go Y.B., et al. (2010). Ultrahigh Porosity in Meta-

Organic Frameworks. Science, Vol.329, Iss.5990, pp.424.

[45]. Gascon J., Aguado S., Kapteijn F. (2008). Manufacture of dense coatings of

Cu3(BTC)2 (HKUST-1) on α-alumina. Microporous and Mesoporous

Materials, Vol.113, Iss.1–3, pp.132–138.

[46]. Guixia Zhao, a Tao Wen, a Juan Zhang, b Jiaxing Li, a Huanli Dong, b

Xiangke Wang A., Hu Y.G. and W. (2014). Two-dimensional Cr2O3 and

interconnected graphene–Cr2O3 nanosheets: synthesis and their application in

lithium storage. Vol.2, pp.944–948.

[47]. Hamon L., Leclerc H., Ghoufi A., et al. (2011). Molecular insight into the

adsorption of H2S in the flexible MIL-53(Cr) and rigid MIL-47(V) MOFs:

Infrared spectroscopy combined to molecular simulations. Journal of

Physical Chemistry C, Vol.115, Iss.5, pp.2047–2056.

[48]. Hamon L., Serre C., Devic T., et al. (2009). Comparative study of hydrogen

sulfide adsorption in the MIL-53(Al, Cr, Fe), MIL-47(V), MIL-100(Cr), and

MIL-101(Cr) metal-organic frameworks at room temperature. Journal of the

American Chemical Society, Vol.131, Iss.25, pp.8775–8777.

[49]. Haque E., Lee J.E., Jang I.T., et al. (2010). Adsorptive removal of methyl

orange from aqueous solution with metal-organic frameworks, porous

chromium-benzenedicarboxylates. Journal of Hazardous Materials, Vol.181,

Iss.1–3, pp.535–542.

[50]. Hasan Z., Jeon J., Jhung S.H. (2012). Adsorptive removal of naproxen and

clofibric acid from water using metal-organic frameworks. Journal of

Hazardous Materials, Vol.209–210, pp.151–157.

[51]. Ho Y.S., McKay G. (1999). The sorption of lead(II) ions on peat. Water

Research, Vol.33, Iss.2, pp.578–584.

[52]. Hong D.Y., Hwang Y.K., Serre C., et al. (2009). Porous chromium

terephthalate MIL-101 with coordinatively unsaturated sites: Surface

Page 117: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

106

functionalization, encapsulation, sorption and catalysis. Advanced Functional

Materials, Vol.19, Iss.10, pp.1537–1552.

[53]. Huang C., Song M., Gu Z., et al. (2016). Probing the Adsorption

Characteristic of Metal- Organic Framework MIL-101 for Volatile Organic

Compounds by Quartz Crystal Microbalance Probing the Adsorption

Characteristic of Metal Organic Framework MIL-101 for Volatile Organic

Compounds by Quartz Cry. Environmental Science and Technology, Vol.45,

Iss.February, pp.4490–4496.

[54]. Huang X.-X., Qiu L.-G., Zhang W., et al. (2012). Hierarchically

mesostructured MIL-101 metal–organic frameworks: supramolecular

template-directed synthesis and accelerated adsorption kinetics for dye

removal. CrystEngComm, Vol.14, Iss.5, pp.1613–1617.

[55]. Huo S.-H., Yan X.-P. (2012). Metal–organic framework MIL-100(Fe) for the

adsorption of malachite green from aqueous solution. Journal of Materials

Chemistry, Vol.22, Iss.15, pp.7449.

[56]. Huxford R.C., Rocca J. Della, Lin W. (2010). Metal–organic frameworks as

potential drug carriers. Current Opinion in Chemical Biology, Vol.14, Iss.2,

pp.262–268.

[57]. Hwa S., Lee J., Woong J., et al. (2005). Selective crystallization of CoAPO-

34 and VAPO-5 molecular sieves under microwave irradiation in an alkaline

or neutral condition. Vol.80, pp.147–152.

[58]. Hwang Y.K., Hong D.Y., Chang J.S., et al. (2009). Selective

sulfoxidation of aryl sulfides by coordinatively unsaturated metal centers

in chromium carboxylate MIL-101. Applied Catalysis A: General,

Vol.358, Iss.2, pp.249–253.

[59]. Irani M., Amjadi M., Mousavian M.A. (2011). Comparative study of lead

sorption onto natural perlite, dolomite and diatomite. Chemical Engineering

Journal, Vol.178, pp.317–323.

[60]. Jamali A., Tehrani A.A., Shemirani F., et al. (2016). Lanthanide metal–

organic frameworks as selective microporous materials for adsorption of

heavy metal ions. Dalton Trans., Vol.45, Iss.22, pp.9193–9200.

[61]. Janiak C., Vieth J.K. (2010). MOFs, MILs and more: concepts, properties and

Page 118: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

107

applications for porous coordination networks (PCNs). New Journal of

Chemistry, Vol.34, Iss.11, pp.2366–2388.

[62]. Jarrah A., Farhadi S. (2018). K6P2W18O62 encapsulated into magnetic

Fe3O4/MIL-101 (Cr) metal-organic framework: a novel magnetically

recoverable nanoporous adsorbent for ultrafast treatment of aqueous organic

pollutants. RSC Advances, Vol.8, Iss.66, pp.37976–37992.

[63]. Jeong M.G., Kim D.H., Lee S.K., et al. (2016). Decoration of the internal

structure of mesoporous chromium terephthalate MIL-101 with NiO using

atomic layer deposition. Microporous and Mesoporous Materials, Vol.221,

pp.101–107.

[64]. Jhung S.H., Chang J.S., Hwang J.S., et al. (2003). Selective formation of

SAPO-5 and SAPO-34 molecular sieves with microwave irradiation and

hydrothermal heating. Microporous and Mesoporous Materials, Vol.64,

Iss.1–3, pp.33–39.

[65]. Jhung S.H., Lee J.H., Yoon J.W., et al. (2007). Microwave synthesis of

chromium terephthalate MIL-101 and its benzene sorption ability. Advanced

Materials, Vol.19, Iss.1, pp.121–124.

[66]. Jian Zou Y.-G.P. and Y.-Y.T. (2014). A facile bi-phase synthesis of

Fe3O4@SiO2 core–shell nanoparticles with tunable film thicknesses. The

Royal Society of Chemistry, Vol.4, Iss.February, pp.9693–9700.

[67]. Jiang D., Burrows A.D., Edler K.J. (2011). Size-controlled synthesis of MIL-

101(Cr) nanoparticles with enhanced selectivity for CO2 over N2.

CrystEngComm, Vol.13, Iss.23, pp.6916.

[68]. Kang I.J., Khan N.A., Haque E., et al. (2011). Chemical and thermal stability

of isotypic metal-organic frameworks: Effect of metal ions. Chemistry - A

European Journal, Vol.17, Iss.23, pp.6437–6442.

[69]. Khajavi H., Stil H.A., Kuipers H.P.C.E., et al. (2013). Shape and

Transition State Selective Hydrogenations Using Egg- Shell Pt-MIL-101

( Cr ) Catalyst. Vol.101,.

[70]. Khan N.A., Hasan Z., Jhung S.H. (2013). Adsorptive removal of hazardous

materials using metal-organic frameworks (MOFs): A review. Journal of

Hazardous Materials, Vol.244–245, pp.444–456.

Page 119: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

108 [71]. Khan N.A., Jhung S.H. (2012). Adsorptive removal of benzothiophene using

porous copper- benzenetricarboxylate loaded with phosphotungstic acid. Fuel

Processing Technology, Vol.100, pp.49–54.

[72]. Khan N.A., Jhung S.H. (2012). Low-temperature loading of Cu+ species over

porous metal-organic frameworks (MOFs) and adsorptive desulfurization

with Cu+-loaded MOFs. Journal of Hazardous Materials, Vol.237–238,

pp.180–185.

[73]. Khan N.A., Kang I.J., Seok H.Y., et al. (2011). Facile synthesis of nano-sized

metal-organic frameworks, chromium-benzenedicarboxylate, MIL-101.

Chemical Engineering Journal, Vol.166, Iss.3, pp.1152–1157.

[74]. Kim D.W., Kim H.G., Cho D.H. (2016). Catalytic performance of MIL-100

(Fe, Cr) and MIL-101 (Fe, Cr) in the isomerization of endo- to exo-

dicyclopentadiene. Catalysis Communications, Vol.73, pp.69–73.

[75]. Kim J., Bhattacharjee S., Jeong K.-E., et al. (2009). Selective oxidation of

tetralin over a chromium terephthalate metal organic framework, MIL-101.

Chemical Communications, Iss.26, pp.3904.

[76]. Koekkoek a. J.J., Degirmenci V., Hensen E.J.M. (2011). Dry gel conversion

of organosilane templated mesoporous silica: from amorphous to crystalline

catalysts for benzene oxidation. Journal of Materials Chemistry, Vol.21,

Iss.25, pp.9279.

[77]. Konstantinou I.K., Albanis T.A. (2004). TiO2 -assisted photocatalytic

degradation of azo dyes in aqueous solution : kinetic and mechanistic

investigations A review. Applied Catalysis B: Environmental, Vol.49,

pp.1–14.

[78]. Kreno L.E., Leong K., Farha O.K., et al. (2012). Metal - Organic Framework

Materials as Chemical Sensors. Chemical Reviews, Vol.112, pp.1105–1125.

[79]. Kumar A., Prasad B., Mishra I.M. (2008). Adsorptive removal of

acrylonitrile by commercial grade activated carbon: Kinetics, equilibrium

and thermodynamics. Journal of Hazardous Materials, Vol.152, Iss.2,

pp.589–600.

[80]. Lagergren S. (1898). About the theory of so-called adsorption of soluble

substances. Kungliga Svenska Vetenskapsakademiens. Han-Dlingar, Vol.24,

Iss.4, pp.1 – 39.

Page 120: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

109 [81]. Langmuir I. (1916). The constitution and fundamental properties of solids and

liquids. Journal of the American Chemical Society, Vol.38, pp.2221–95.

[82]. Langmuir I. (1918). The adsorption of gases on plane surfaces of glass, mica

and platinum. Journal of the American Chemical Society, Vol.40, Iss.9,

pp.1361–1403.

[83]. Lebedev O.I., Millange F., Serre C., et al. (2005). First direct imaging of giant

pores of the metal-organic framework MIL-101. Chemistry of Materials,

Vol.17, Iss.26, pp.6525–6527.

[84]. Leng K., Sun Y., Li X., et al. (2016). Rapid Synthesis of Metal-Organic

Frameworks MIL-101(Cr) Without the Addition of Solvent and Hydrofluoric

Acid. Crystal Growth and Design, Vol.16, Iss.3, pp.1168–1171.

[85]. Leus K., Dendooven J., Tahir N., et al. (2016). Atomic Layer Deposition of Pt

Nanoparticles within the Cages of MIL-101: A Mild and Recyclable

Hydrogenation Catalyst. Nanomaterials, Vol.6, Iss.3, pp.45.

[86]. Li X., Mao Y., Leng K., et al. (2017). Synthesis of amino-functionalized

MIL-101(Cr) with large surface area. Materials Letters, Vol.197, Iss.2,

pp.192–195.

[87]. Li Y., Yang R.T (2008). Hydrogen storage in metal-organic and covalent-

organic frameworks by spillover. AIChE J, Vol.54, Iss.1, pp.269– 279.

[88]. Li Y.X., Jiang W.J., Tan P., et al. (2015). What matters to the adsorptive

desulfurization performance of metal - Organic frameworks? Journal of

Physical Chemistry C, Vol.119, Iss.38, pp.21969–21977.

[89]. Liu H., Liu Y., Li Y., et al. (2010). Metal−Organic Framework Supported

Gold Nanoparticles as a Highly Active Heterogeneous Catalyst for Aerobic

Oxidation of Alcohols. The Journal of Physical Chemistry C, Vol.114,

pp.13362–13369.

[90]. Liu Q., Ning L., Zheng S., et al. (2013). Adsorption of Carbon Dioxide by

MIL-101(Cr): Regeneration conditions and influence of flue gas

contaminants. Scientific Reports, Vol.3, pp.1–6.

[91]. Liu Y.Y., Zeng J.L., Zhang J., et al. (2007). Improved hydrogen storage in the

modified metal-organic frameworks by hydrogen spillover effect.

International Journal of Hydrogen Energy, Vol.32, Iss.16, pp.4005–4010.

Page 121: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

110 [92]. Llewellyn P.L., Bourrelly S., Serre C., et al. (2008). High Uptakes of CO2 and

CH4 in Mesoporous MetalsOrganic Frameworks MIL-100 and MIL-101.

Langmuir, Vol.24, Iss.18, pp.7245–7250.

[93]. Luo X., Ding L., Luo J. (2015). Adsorptive removal of Pb(II) ions from

aqueous samples with amino-functionalization of metal-organic frameworks

MIL-101(Cr). Journal of Chemical and Engineering Data, Vol.60, Iss.6,

pp.1732–1743.

[94]. Lustig W.P., Mukherjee S., Rudd N.D., et al. (2017). Metal-organic

frameworks: Functional luminescent and photonic materials for sensing

applications. Chemical Society Reviews, Vol.46, Iss.11, pp.3242–3285.

[95]. M. Yamauraa, R.L. Camiloa, L.C. Sampaiob, M.A. Macedoc, M. Nakamurad

H.E.T. (2004). Preparation and characterization of (3-aminopropyl)

triethoxysilane-coated magnetite nanoparticles. Journal of Magnetism and

Magnetic Materials, Vol.279, pp.210–217.

[96]. Ma S.C., Zhang J.L., Sun D.H., et al. (2015). Surface complexation modeling

calculation of Pb(II) adsorption onto the calcined diatomite. Applied Surface

Science, Vol.359, Iss.Ii, pp.48–54.

[97]. Maksimchuk N. V., Kovalenko K. a., Fedin V.P., et al. (2012). Cyclohexane

selective oxidation over metal–organic frameworks of MIL-101 family:

superior catalytic activity and selectivity. Chemical Communications, Vol.48,

Iss.54, pp.6812.

[98]. Maksimchuk N. V., Kovalenko K.A., Fedin V.P., et al. (2010).

Heterogeneous selective oxidation of alkenes to a,b- unsaturated ketones over

coordination polymer MIL-101. Advanced Synthesis and Catalysis, Vol.352,

Iss.17, pp.2943–2948.

[99]. Maksimchuk N. V., Zalomaeva O. V., Skobelev I.Y., et al. (2012). Metal-

organic frameworks of the MIL-101 family as heterogeneous single-site

catalysts. Proceedings of the Royal Society A: Mathematical, Physical and

Engineering Sciences, Vol.468, Iss.2143, pp.2017–2034.

[100]. Miikkulainen V., Leskelä M., Ritala M., et al. (2013). Crystallinity of

inorganic films grown by atomic layer deposition: Overview and general

trends. Journal of Applied Physics, Vol.113, Iss.2,.

Page 122: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

111 [101]. Murphy E.F., Mallat T., Baiker A. (2000). Allylic oxofunctionalization of

cyclic olefins with homogeneous and heterogeneous catalysts. Catalysis

Today, Vol.57, Iss.1–2, pp.115–126.

[102]. Musser M.T. (2005). Cyclohexanol and Cyclohexanone. Ullmann’s

Encyclopedia of Industrial Chemistry, pp.1–7.

[103]. Naghdi Z., Farzaeli R., Aliyan H. (2015). Building MOF bottles (MIL-101

family as heterogeneous single-site catalysts) around Fe3O4 ships: A highly

efficient and magnetically separable catalyst for oxidation of alcohols.

Russian Journal of Applied Chemistry, Vol.88, Iss.8, pp.1343–1350.

[104]. Nirumand L., Farhadi S., Zabardasti A., et al. (2018). Synthesis and

sonocatalytic performance of a ternary magnetic MIL-101(Cr)/RGO/ZnFe2O4

nanocomposite for degradation of dye pollutants. Ultrasonics -

Sonochemistry, Vol.42, Iss.October 2017, pp.647–658.

[105]. North M., Pasquale R., Young C. (2010). Synthesis of cyclic carbonates from

epoxides and CO2. Green Chemistry, Vol.12, Iss.9, pp.1514.

[106]. P. Atkins and Julio de Paula (2006). Physical Chemistry, Ninth edition.W. H.

Freeman and Company New York, .

[107]. Palraj K., Seo Y.K., Shim K.E., et al. (2011). Effect of diamine in amine-

functionalized MIL-101 for knoevenagel condensation. Bulletin of the Korean

Chemical Society, Vol.32, Iss.6, pp.2073–2075.

[108]. Pan H., Li X., Zhang D., et al. (2013). Pt nanoparticles entrapped in

mesoporous metal-organic frameworks MIL-101 as an efficient and

recyclable catalyst for the asymmetric hydrogenation of α-ketoesters. Journal

of Molecular Catalysis A: Chemical, Vol.377, Iss.March 2014, pp.108–114.

[109]. R. Apak K.G. (1998). Modeling of Copper (II), Cadmium (II), and Lead (II)

Adsorption on Red Mud. Vol.130, Iss.203, pp.122–130.

[110]. Ramos-Fernandez E. V., Garcia-Domingos M., Juan-Alcañiz J., et al. (2011).

MOFs meet monoliths: Hierarchical structuring metal organic framework

catalysts. Applied Catalysis A: General, Vol.391, Iss.1–2, pp.261–267.

[111]. Reddy D.H.K., Seshaiah K., Reddy A.V.R., et al. (2010). Biosorption of Pb2+

from aqueous solutions by Moringa oleifera bark: Equilibrium and kinetic

studies. Journal of Hazardous Materials, Vol.174, Iss.1–3, pp.831–838.

Page 123: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

112 [112]. Romero-González J., Peralta-Videa J.R., Rodriíguez E., et al. (2005).

Determination of thermodynamic parameters of Cr(VI) adsorption from

aqueous solution onto Agave lechuguilla biomass. Journal of Chemical

Thermodynamics, Vol.37, Iss.4, pp.343–347.

[113]. Saedi Z., Tangestaninejad S., Moghadam M., et al. (2012). MIL-101 metal-

organic framework: A highly efficient heterogeneous catalyst for oxidative

cleavage of alkenes with H2O2. Catalysis Communications, Vol.17, pp.18–22.

[114]. Saikia M., Bhuyan D., Saikia L. (2015). Facile synthesis of Fe3O4

nanoparticles on metal organic framework MIL-101(Cr): characterization and

catalytic activity. New J. Chem., Vol.39, Iss.1, pp.64–67.

[115]. Sakakura T., Kohno K. (2009). The synthesis of organic carbonates from

carbon dioxide. Chemical Communications (Cambridge, England), Iss.11,

pp.1312–30.

[116]. Sanz J., Lombraña J.I., De Luis A.M., et al. (2003). Microwave and Fenton’s

reagent oxidation of wastewater. Environmental Chemistry Letters, Vol.1,

Iss.1, pp.45–50.

[117]. Sawalha M.F., Peralta-Videa J.R., Romero-González J., et al. (2006).

Biosorption of Cd(II), Cr(III), and Cr(VI) by saltbush (Atriplex canescens)

biomass: Thermodynamic and isotherm studies. Journal of Colloid and

Interface Science, Vol.300, Iss.1, pp.100–104.

[118]. Scheckel K.G., Sparks D.L. (2001). Temperature Effects on Nickel Sorption

Kinetics at the Mineral–Water Interface. Soil Science Society of America

Journal, Vol.65, Iss.3, pp.719–728.

[119]. Sciencetechnology E. (2015). Catalytic Decomposition of Hydrogen Peroxide

on Iron Oxide : Kinetics , Mechanism , and Implications Catalytic

Decomposition of Hydrogen Peroxide on Iron Oxide : Kinetics , Mechanism ,

and. Iss.November, pp.1417–1423.

[120]. Seema H., Kemp K.C., Chandra V., et al. (2012). Graphene – SnO2

composites for highly efficient photocatalytic degradation of methylene blue

under sunlight. Nanotechnology, Vol.355705, pp.1–8.

[121]. Senkovska I., Kaskel S. (2008). High pressure methane adsorption in the

metal-organic frameworks Cu3(btc)2, Zn2(bdc)2dabco, and

Page 124: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

113

Cr3F(H2O)2O(bdc)3. Microporous and Mesoporous Materials, Vol.112, Iss.1–

3, pp.108–115.

[122]. Shafiei M., Sheikh Alivand M., Rashidi A., et al. (2018). Synthesis and

adsorption performance of a modified micro-mesoporous MIL- 101(Cr) for

VOCs removal at ambient conditions. Chemical Engineering Journal,

Vol.341, Iss.December 2017, pp.164–174.

[123]. Shaikh A.-A.G., Sivaram S. (1996). Organic carbonates. Chemical Reviews,

Vol.96, Iss.3, pp.951–976.

[124]. Sheha R.R., El-Zahhar A.A. (2008). Synthesis of some ferromagnetic

composite resins and their metal removal characteristics in aqueous solutions.

Journal of Hazardous Materials, Vol.150, Iss.3, pp.795–803.

[125]. Shi Q., Chen Z., Song Z., et al. (2011). Synthesis of ZIF-8 and ZIF-67 by

steam-assisted conversion and an investigation of their tribological behaviors.

Angewandte Chemie - International Edition, Vol.50, Iss.3, pp.672–675.

[126]. Skobelev I.Y., Sorokin A.B., Kovalenko K.A., et al. (2013). Solvent-free

allylic oxidation of alkenes with O2 mediated by Fe- and Cr-MIL-101.

Journal of Catalysis, Vol.298, Iss.August 2015, pp.61–69.

[127]. Song J.L., Zhang Z.F., Hu S.Q., et al. (2009). MOF-5/n-Bu4NBr: an efficient

catalyst system for the synthesis of cyclic carbonates from epoxides and CO2

under mild conditions. Green Chemistry, Vol.11, Iss.7, pp.1031–1036.

[128]. Song Y., Qiang T., Ye M., et al. (2015). Metal organic framework derived

magnetically separable 3-dimensional hierarchical Ni@C nanocomposites:

Synthesis and adsorption properties. Applied Surface Science, Vol.359,

Iss.May, pp.834–840.

[129]. State M., Uni V., Lansing E., et al. (2002). Osmium Tetroxide-Promoted

Catalytic Oxidative Cleavage of Olefins : An Organometallic Ozonolysis. J.

Am. Chem. Soc, Vol.124, pp.3824–3825.

[130]. Suresh M., Raju B.D., Rao K.S.R., et al. (2014). Metal organic framework

MIL-101 ( Cr ) for dehydration reactions. J. Chem. Sci., Vol.126, Iss.2,

pp.527–532.

[131]. Taylor-pashow K.M.L., Rocca J. Della, Xie Z., et al. (2010). Post-Synthetic

Modifications of Iron-Carboxylate Nanoscale Metal-Organic Frameworks for

Page 125: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

114

Imaging and Drug Delivery Kathryn. Journal of American Chemical Society,

Vol.131, Iss.40, pp.14261–14263.

[132]. Teo H.W.B., Chakraborty A., Kayal S. (2017). Post synthetic modification of

MIL-101(Cr) for S-shaped isotherms and fast kinetics with water adsorption.

Applied Thermal Engineering, Vol.120, pp.453–462.

[133]. Walling C. (1975). Fenton’s Reagent Revisited. Accounts of Chemical

Research, Vol.8, Iss.4, pp.125–131.

[134]. Wang J., Yang M., Dong W., et al. (2016). Co(II) complexes loaded into

metal–organic frameworks as efficient heterogeneous catalysts for aerobic

epoxidation of olefins. Catal. Sci. Technol., Vol.6, Iss.1, pp.161–168.

[135]. Wang Q., Shao L., Ma Z., et al. (2018). Hierarchical porous PANI/MIL-101

nanocomposites based solid-state flexible supercapacitor. Electrochimica

Acta, Vol.281, pp.582–593.

[136]. Wang R., Wu L., Chica B., et al. (2017). Ni(dmgH)2 complex coupled with

metal-organic frameworks MIL-101(Cr) for photocatalytic H2 evolution under

visible light irradiation. Vol.3, pp.58–62.

[137]. Wang Y., Zhang Y., Jiang Z., et al. (2016). Controlled fabrication and

enhanced visible-light photocatalytic hydrogen production of

Au@CdS/MIL-101 heterostructure. Applied Catalysis B: Environmental,

Vol.185, pp.307–314.

[138]. Wee L.H., Bonino F., Lamberti C., et al. (2014). Cr-MIL-101 encapsulated

Keggin phosphotungstic acid as active nanomaterial for catalysing the

alcoholysis of styrene oxide. Green Chem., Vol.16, Iss.3, pp.1351–1357.

[139]. Wen J., Fang Y., Zeng G. (2018). Progress and prospect of adsorptive

removal of heavy metal ions from aqueous solution using metal–organic

frameworks: A review of studies from the last decade. Chemosphere,

Vol.201, pp.627–643.

[140]. Wu Y., Xu G., Liu W., et al. (2015). Postsynthetic modification of copper

terephthalate metal-organic frameworks and their new application in

preparation of samples containing heavy metal ions. Microporous and

Mesoporous Materials, Vol.210, pp.110–115.

[141]. Xie Q., Li Y., Lv Z., et al. (2017). Effective Adsorption and Removal of

Page 126: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

115

Phosphate from Aqueous Solutions and Eutrophic Water by Fe-based MOFs

of MIL-101. Scientific Reports, Vol.7, Iss.1, pp.1–15.

[142]. Yaghi O.M., O’Keeffe M., Ockwig N.W., et al. (2003). Reticular synthesis

and the design of new materials. Nature, Vol.423, Iss.6941, pp.705–714.

[143]. Yang J., Zhao Q., Li J., et al. (2010). Synthesis of metal-organic

framework MIL-101 in TMAOH-Cr(NO3)3-H2BDC-H2O and its hydrogen-

storage behavior. Microporous and Mesoporous Materials, Vol.130, Iss.1–

3, pp.174–179.

[144]. Yang K., Sun Q., Xue F., et al. (2011). Adsorption of volatile organic

compounds by metal-organic frameworks MIL-101: Influence of molecular

size and shape. Journal of Hazardous Materials, Vol.195, pp.124–131.

[145]. Yang Q., Chen Y.-Z., Wang Z.U., et al. (2015). One-pot tandem catalysis

over Pd@MIL-101: boosting the efficiency of nitro compound hydrogenation

by coupling with ammonia borane dehydrogenation. Chem. Commun.,

Vol.51, Iss.52, pp.10419–10422.

[146]. Yang Q., Zhao Q., Shuang S., et al. (2016). Fabrication of core-shell Fe3O4@

MIL-100(Fe) magnetic microspheres for the removal of Cr(VI) in aqueous

solution. Journal of Solid State Chemistry, Vol.100, Iss.Vi,.

[147]. Yang S., Peng S., Zhang C., et al. (2018). Synthesis of CdxZn1-xS@MIL-

101(Cr) Composite Catalysts for the Photodegradation of Methylene Blue.

Vol.13, Iss.10, pp.1–17.

[148]. Yu Z. (2016). Equilibrium and kinetics studies of hydrogen storage onto

hybrid activated carbon-metal organic framework adsorbents produced by

mild syntheses, Universite Paris Saclay, .

[149]. Yuan B., Pan Y., Li Y., et al. (2010). A highly active heterogeneous

palladium catalyst for the Suzuki-Miyaura and Ullmann coupling reactions of

aryl chlorides in aqueous media. Angewandte Chemie - International Edition,

Vol.49, Iss.24, pp.4054–4058.

[150]. Zalomaeva O. V, Chibiryaev A.M., Kovalenko K.A., et al. (2013). Cyclic

carbonates synthesis from epoxides and CO2 over metal – organic framework.

Vol.298, pp.179–185.

[151]. Zalomaeva O. V, Kovalenko K. a, Chesalov Y. a, et al. (2011). Iron

Page 127: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

116

tetrasulfophthalocyanine immobilized on metal organic framework MIL-101:

synthesis, characterization and catalytic properties. Dalton Transactions

(Cambridge, England : 2003), Vol.40, Iss.7, pp.1441–4.

[152]. Zalomaeva O. V, Kovalenko K.A., Chesalov Y.A., et al. (2011). Iron

tetrasulfophthalocyanine immobilized on metal organic framework MIL-101:

Synthesis, characterization and catalytic properties. Dalton Transactions,

Vol.40, Iss.7, pp.1441–1444.

[153]. Zhang J.L., Srivastava R.S., Misra R.D.K. (2007). Core - Shell Magnetite

Nanoparticles Surface Encapsulated with Smart Stimuli-Responsive

Polymer : Synthesis , Characterization , and LCST of Viable Drug-Targeting

Delivery System. Langmuir, Vol.23, Iss.17, pp.6342–6351.

[154]. Zhang W., Li X., Zou R., et al. (2015). Multifunctional glucose biosensors

from Fe3O4 nanoparticles modified chitosan/graphene nanocomposites.

Nature Publishing Group, Iss.February, pp.1–9.

[155]. Zhang X., Liang Q., Han Q., et al. (2016). Metal–organic

frameworks@graphene hybrid aerogels for solid-phase extraction of non-

steroidal anti-inflammatory drugs and selective enrichment of proteins. The

Analyst, Vol.141, Iss.13, pp.4219–4226.

[156]. Zhang Y., Zhou Y., Zhao Y., et al. (2016). Recent progresses in the size and

structure control of MOF supported noble metal catalysts. Catalysis Today,

Vol.263, pp.61–68.

[157]. Zhang Z., Huang S., Xian S., et al. (2011). Adsorption Equilibrium and

Kinetics of CO2 on Chromium Terephthalate MIL-101. Energy & Fuels,

Vol.25, Iss.2, pp.835–842.

[158]. Zhao, Zhenxia, Xuemei Li, Sisi Huang, Qibin Xia and Li Z. (2011).

Adsorption and Diffusion of Benzene on Chromium-Based Metal Organic

Framework MIL-101 Synthesized by Microwave Irradiation. Journal of

Chemical & Engineering Data, Vol.50, pp.2254–2261.

[159]. Zhong X., Royer S., Zhang H., et al. (2011). Mesoporous silica iron-doped as

stable and efficient heterogeneous catalyst for the degradation of C.I. Acid

Orange 7 using sono-photo-Fenton process. Separation and Purification

Technology, Vol.80, Iss.1, pp.163–171.

Page 128: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

117

PHỤ LỤC

Page 129: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

Phụ lục 1. Giản đồ XRD của mẫu M0

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - MIL 101 Cr

File: H angQNU M IL101Cr.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.3 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 15 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° -

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

1200

1300

1400

1500

1600

1700

1800

1900

2000

2-Theta - Scale

1 10 20 30 40 50 60 70

d=

48

.77

0

d=3

2.2

49

d=2

6.9

94

d=

17

.29

2d

=1

5.0

77

d=

10

.499

d=

9.7

78

d=

9.0

27

d=8

.60

5

d=

7.8

10 d

=5

.36

5

d=3

.89

8

d=

3.3

16

d=2

.85

8

d=

2.7

16

d=

2.2

55

d=

2.1

58

d=

2.0

11

d=

1.8

93

d=

1.8

20

d=

1.7

83

d=

1.7

47

d=

1.7

19

d=

1.6

47

d=

1.5

59

d=

1.5

32

Page 130: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

Phụ lục 2. Giản đồ XRD của mẫu M9:1

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - MIL101-9:1

File: TuyenHue MIL101-91-May9.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 0.908 ° - End: 49.907 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.3 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 12 s - 2-Theta: 0.908 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

2-Theta - Scale

1 10 20 30 40

d=5

2.9

21

d=

31.

957 d=

27.

156

d=2

2.7

79

d=

18.2

11 d=

17.3

39

d=

15.8

42

d=

15.

149

d=

10.9

12

d=1

0.5

05

d=9

.77

4

d=

8.5

82d=

8.1

44

d=7

.77

2

d=

6.6

67

d=5

.37

0

d=4

.94

8

d=4

.38

7

d=

3.7

47

d=

3.4

60

d=3

.34

5

d=

2.6

42

d=

2.5

39

d=2

.40

4

d=2

.19

4

d=

2.0

73

d=

2.0

54

Page 131: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

Phụ lục 3. Giản đồ XRD của mẫu M8:2

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - M 8:2

File: HangQN M-8-2.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.3 s - Anode: Cu - WL1: 1.5406 - Generator kV: 40 kV - Generator mA: 40 mA - Creation: 05/10/2016 8:42:28 AM

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

2-Theta - Scale

1 10 20 30 40 50 60 70

d=

9.4

07

d=

8.4

99

d=

8.0

18

d=

7.2

59

d=6

.18

3

d=

5.3

15

d=4

.76

2d=

4.5

71

d=

3.6

32

d=

3.0

52

d=

2.6

91

d=2

.56

9

d=2

.43

8

d=

2.1

55

d=

5.1

62

d=

1.9

35

Page 132: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

Phụ lục 4. Giản đồ XRD của mẫu M7:3

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - M 7:3

File: HangQN M-7-3.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.3 s - Anode: Cu - WL1: 1.5406 - Generator kV: 40 kV - Generator mA: 40 mA - Creation: 05/10/2016 8:30:16 AM

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

1200

1300

1400

1500

1600

1700

1800

1900

2000

2-Theta - Scale

1 10 20 30 40 50 60 70

d=

9.6

23

d=

7.2

10

d=5

.47

9

d=

5.1

06

d=

4.6

21

d=

3.5

62

d=3

.32

9

d=2

.99

3

d=

2.8

93

d=

2.7

87

d=2

.57

0

Page 133: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

Phụ lục 5. Giản đồ XRD của mẫu M5:5

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - M 5:5

File: HangQN M-5-5.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.3 s - Anode: Cu - WL1: 1.5406 - Generator kV: 40 kV - Generator mA: 40 mA - Creation: 05/10/2016 7:44:39 AM

Lin

(C

ps)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

1200

1300

1400

1500

1600

1700

1800

1900

2000

2-Theta - Scale

1 10 20 30 40 50 60 70

d=

9.5

48

d=

7.1

69

d=

5.0

82

d=

4.1

69

d=

3.9

02

d=

3.5

65

d=

3.3

23

d=

2.9

07

d=

2.6

93

d=

2.0

48

d=

1.9

11

d=

1.7

16

Page 134: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

Phụ lục 6. Giản đồ XRD của vật liệu Fe3O4/MIL-101

Meas. data: thanh Fe3O4

2-theta (deg)

Inte

nsi

ty (

counts

)

20 40 60 80

0

1000

2000

3000

Page 135: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

Phụ lục 7. Giản đồ EDX của vật liệu MIL-101 được chụp ở 3 điểm (1, 2, 3).

Page 136: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

Phụ lục 8. Giản đồ EDX của vật liệu MIL-101 được chụp ở 3 điểm (4, 5, 6).

Page 137: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

Phụ lục 9. Giản đồ EDX của vật liệu Fe2O3/MIL-101 được chụp ở 3 điểm (1, 2, 3)

Page 138: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

Phụ lục 10. Giản đồ EDX của vật liệu Fe2O3/MIL-101 được chụp ở 3 điểm (4, 5, 6)

Page 139: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

Phụ lục 11. Đường cong từ trể của vật liệu Fe3O4/MIL-101

Page 140: hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1343/NOIDUNGLA.pdf · i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

Phụ lục 12. Giản đồ phân tích nhiệt TG-DTA của vật liệu Fe3O4/MIL-101.