ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _...

198
i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ NGUYN CM LONG NGHIÊN CU CÁC BIN PHÁP KTHUT SN XUT CẢI XANH AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP TNH QUNG BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HU- NĂM 2014

Transcript of ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _...

Page 1: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC HUẾ

NGUYỄN CẨM LONG

NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

SẢN XUẤT CẢI XANH AN TOÀN THEO HƯỚNG

VIETGAP Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - NĂM 2014

Page 2: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC HUẾ

NGUYỄN CẨM LONG

NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

SẢN XUẤT CẢI XANH AN TOÀN THEO HƯỚNG

VIETGAP Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Khoa học cây trồngMã số: 62.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Hiếu PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa

HUẾ, NĂM 2014

Page 3: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Cẩm Long

Page 4: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

iv

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Đại học Huế, Ban đào tạo sau đạihọc, Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Quản lý đào tạo SauĐại học, quý thầy cô khoa Nông học, đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện để tôihoàn thành công trình nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn khoa học tận tình của PGS.TS.Nguyễn Minh Hiếu, PGS.TS. Trần Đăng Hòa, quý thầy đã đóng góp nhiều ý kiếnquý báu trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.

Tôi xin gửi cảm ơn chân thành tới Huyện ủy, UBND huyện Bố Trạch, PhòngNông nghiệp, Trạm Khuyến Nông, Chi cục Thống Kê đã giúp đỡ và tạo điềukiện cho tôi tiến hành nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn các hộ nông dân tại các địa phương: xã ĐồngTrạch (huyện Bố Trạch); Phường Đức Ninh (thành phố Đồng Hới); xã Võ Ninh(huyện Quảng Ninh); xã Hồng Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ); xã Quảng Long (huyệnQuảng Trạch) đã nhiệt tình giúp đỡ và công tác với tôi trong quá trình nghiên cứuđề tài.

Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình và biết ơn tới gia đình tôi, gia đình đãthực sự là nguồn động viên lớn lao để tôi hoàn thành luận án.

Huế, ngày 12 tháng 1 năm 2014

Nguyễn Cẩm Long

Page 5: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

v

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................... 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..................................................... 2

2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 2

2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................... 2

3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 3

4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...................................................... 3

4.1. Giới hạn về không gian ................................................................................ 3

4.2. Giới hạn về thời gian ................................................................................... 3

4.3. Giới hạn về nội dung.................................................................................... 3

5. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ...................................................... 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................5

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 5

1.1.1. Nguồn gốc, phân loại của rau cải .............................................................. 5

1.1.2. Đặc điểm thực vật học cây rau cải............................................................. 6

1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh................................................................................... 6

1.1.4. Đất và dinh dưỡng .................................................................................... 6

1.1.5. Vai trò của rau cải xanh ............................................................................ 7

1.1.6. Khái niệm về rau an toàn và VietGAP ...................................................... 8

1.1.7. Thực trạng ô nhiễm nitrat và hóa chất bảo vệ thực vật trên rau cải .......... 10

1.1.8. Tác động của dư lượng hóa chất tới sức khỏe con người ......................... 12

1.1.9. Cơ sở khoa học của biện pháp làm giảm nitrat và hóa chất bảo vệ thực vật .... 15

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................ 18

1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU ................................................................................................. 21

1.3.1. Kết quả nghiên cứu về giống cải xanh..................................................... 21

1.3.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ ................................................................. 24

1.3.3. Kết quả nghiên cứu về liều lượng đạm và thời gian bón .......................... 27

1.3.4. Kết quả nghiên cứu về phân bón sinh học ............................................... 32

1.3.5. Kết quả nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật sinh học ............................ 35

Page 6: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

vi

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 42

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................... 42

2.1.1. Giống rau cải xanh thí nghiệm ................................................................ 42

2.1.2. Phân bón................................................................................................. 42

2.1.3. Thuốc bảo vệ thực vật ............................................................................. 43

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 43

2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ........... 43

2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướngVietGAP........................................................................................................... 43

2.2.3. Xây dựng mô hình trình diễn và đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất rau cảixanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình.................................... 43

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 43

2.3.1. Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất rau .......................................... 43

2.3.2. Phương pháp bố trí các thí nghiệm .......................................................... 44

2.3.3. Xây dựng mô hình trình diễn và đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất rau cảixanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình.................................... 47

2.3.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng .............................................................. 49

2.3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu........................................................... 50

2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 55

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ 56

3.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH56

3.1.1. Quy mô diện tích rau nông hộ tại các điểm nghiên cứu ........................... 56

3.1.2. Các loại rau được trồng phổ biến tại các điểm nghiên cứu ...................... 57

3.1.3. Tình hình sử dụng phân bón cho rau ....................................................... 59

3.1.4. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau tại các điểm nghiên cứu ..... 61

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT CẢIXANH AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH........ 66

3.2.1. Xác định một số giống rau cải xanh (Brasica juncea L.) thích hợp cho sảnxuất rau an toàn ................................................................................................ 66

3.2.1.1. Tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống rau cải xanh ............ 66

3.2.1.2. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống rau cải xanh thí nghiệm............. 72

3.2.1.3. Năng suất của các giống cải xanh thí nghiệm ....................................... 83

3.2.1.4. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống cải xanh................................ 86

Page 7: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

vii

3.2.2. Ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitratcủa cải xanh mỡ số 6 (Brasica juncea L.) .......................................................... 88

3.2.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triểncủa giống cải xanh mỡ số 6............................................................................... 89

3.2.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình phát triển sâu bệnh hại cảixanh mỡ số 6. ................................................................................................... 92

3.2.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khối lượng tươi và năng suất của cảixanh mỡ số 6 .................................................................................................... 95

3.2.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hàm lượng nitrat trong rau cải xanh mỡsố 6................................................................................................................... 98

3.2.2.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế ............................ 101

3.2.3. Ảnh hưởng liều lượng đạm và thời gian bón đến khả năng sinh trưởng,năng suất và hàm lượng nitrat của rau cải xanh mỡ số 6 ................................. 103

3.2.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cảixanh mỡ số 6 .................................................................................................. 103

3.2.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian bón đến tình hình sâu, bệnhhại trên cải xanh mỡ số 6 ................................................................................ 108

3.2.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, thời gian bón đến khối lượng tươi vànăng suất cải xanh mỡ số 6 ............................................................................. 110

3.2.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, thời gian bón tới hàm lượng nitrat trongcải xanh mỡ số 6 và đất trồng ......................................................................... 115

3.2.3.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, thời gian bón đến hiệu quả kinh tế ... 118

3.2.4. Kết quả nghiên cứu khả năng thay thế một phần phân đạm vô cơ bằng chếphẩm sinh học Wehg ...................................................................................... 120

3.2.4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đến các chỉ tiêu sinh trưởngcủa cải xanh mỡ số 6 ...................................................................................... 120

3.2.4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đến tình hình phát triển sâu,bệnh hại của cải xanh mỡ số 6 ........................................................................ 122

3.2.4.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg tới khối lượng tươi, khô vànăng suất của cải xanh mỡ số 6....................................................................... 125

3.2.4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đến hàm lượng nitrat trong cảixanh mỡ số 6 và trong đất thí nghiệm ............................................................. 128

3.2.4.5. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón Wehg ............................ 129

Page 8: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

viii

3.2.5. Hiệu lực của một số thuốc trừ sâu sinh học và thảo mộc đối với một số loài

sâu hại rau cải xanh mỡ số 6............................................................................ 131

3.2.5.1. Hiệu lực của các loại thuốc sinh học và thảo mộc đối với sâu tơ ........ 131

3.2.5.2. Hiệu lực của các loại thuốc sinh học và thảo mộc đối với bọ nhảy ..... 133

3.2.5.3. Hiệu lực của các loại thuốc sinh học và thảo mộc đối với sâu xanh bướmtrắng ............................................................................................................... 135

3.2.5.4. Hiệu lực của các loại thuốc sinh học và thảo mộc đối với rệp muội.... 136

3.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KỸTHUẬT SẢN XUẤT RAU CẢI XANH AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAPTẠI TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................................................. 138

3.3.1. Kết quả trình diễn mô hình sản xuất rau cải xanh an toàn theo hướngVietGAP trong vụ Đông Xuân 2013 tại tỉnh Quảng Bình ............................... 138

3.3.2. Đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP trên

giống cải xanh mỡ số 6 ................................................................................... 145

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 147

1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 147

2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................... 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 149

PHỤ LỤC....................................................................................................... 172

Page 9: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g phần ăn được của một số loại raucải ở Việt Nam .................................................................................................. 7

Bảng 1.2. Số lượng vụ ngộ độc thực phẩm và rau trong giai đoạn 2006 - 2010 14

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở tỉnh Quảng Bình năm 2009 .... 18

Bảng 1.4. Kết quả kiểm tra chất lượng rau trên địa bàn Quảng Bình ................ 19

Bảng 1.5. Đánh giá tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại rau ở tỉnhQuảng Bình ..................................................................................................... 20

Bảng 2.1. Các giống cải xanh thí nghiệm ......................................................... 42

Bảng 3.1. Diện tích trồng rau của các hộ tại các điểm nghiên cứu .................... 56

Bảng 3.2. Những loại rau được trồng phổ biến tại các điểm nghiên cứu ........... 57

Bảng 3.3. Nguồn giống, mật độ, thời vụ, năng suất một số loại rau .................. 58

Bảng 3.4. Tình hình sử dụng phân bón trên một số loại rau ............................. 59

Bảng 3.5. Tồn dư nitrat trên một số loại rau ..................................................... 61

Bảng 3.6. Những loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây rau ........... 62

Bảng 3.7. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại rau ........................ 64

Bảng 3.8. Thời gian sinh và phát triển của các giống rau cải xanh qua các giai

đoạn (ngày) ..................................................................................................... 67

Bảng 3.9. Chiều cao (cm) của các giống rau cải xanh ở các giai đoạn (ngày) sau

bén rễ hồi xanh ................................................................................................ 68

Bảng 3.10. Số lá của các giống rau cải xanh qua các giai đoạn (ngày) sau bén rễhồi xanh........................................................................................................... 70

Bảng 3.11. Đường kính tán (cm) của các giống rau cải xanh ở các giai đoạn (ngày)

sau bén rễ hồi xanh .......................................................................................... 71

Bảng 3.12. Tình hình sâu bệnh gây hại trên các giống rau cải xanh ................. 73

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các giống cải xanh đến vòng đời, thời gian phát dục(ngày) qua các giai đoạn của rệp (Brevicoryne brasicae) ................................. 77

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các giống cải xanh đến tỷ lệ sống sót (%) của rệp(Brevicoryne brasicae) qua các giai đoạn phát dục ........................................... 79

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các giống cải xanh đến thời gian sống và khả năngsinh sản của rệp (Brevicoryne brasicae) trưởng thành ...................................... 80

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các giống cải xanh đến tỷ lệ phát triển quần thể của

rệp (Brevicoryne brasicae) ............................................................................... 81

Page 10: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

x

Bảng 3.17. Sự lựa chọn thức ăn của rệp (Brevicoryne brasicae) trên các giốngrau cải .............................................................................................................. 82

Bảng 3.19. Độ đắng và độ dòn của các giống rau cải xanh ............................... 86

Bảng 3.20. Hàm lượng NO3- trong sản phẩm của các giống rau cải xanh ......... 87

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cải xanh mỡ số 6 90

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sâu bệnh hại cải xanh mỡ số 6 94

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cải xanh cải xanh mỡ số 6 96

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến dư lượng nitrat (N03-) của cải xanh

mỡ số 6 ............................................................................................................ 99

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của cải xanh mỡ số 6 101

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của các mức đạm tới một số chỉ tiêu sinh trưởng của cảixanh mỡ số 6 ................................................................................................. 104

Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời gian bón tới một số chỉ tiêu sinh trưởng của raucải xanh ......................................................................................................... 105

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian bón đến một số chỉ tiêu

sinh trưởng của cải xanh mỡ số 6 ................................................................... 106

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian bón đến tình hình sâu,

bệnh đối với cải xanh mỡ số 6 ....................................................................... 109

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của liều lượng đạm tới khối lượng tươi và năng suất củacải xanh mỡ số 6 ............................................................................................ 111

Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thời gian bón tới khối lượng tươi và năng suất của cảixanh mỡ số 6 ................................................................................................. 112

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian bón tới khối lượng tươivà năng suất của cải xanh mỡ số 6 ................................................................. 114

Bảng 3.33. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, thời gian bón tới hàm lượng nitrattrong cải xanh mỡ số 6 và đất trồng ............................................................... 117

Bảng 3.34. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, thời gian bón đến hiệu quả kinh tếtrồng cải xanh mỡ số 6 ................................................................................... 119

Bảng 3.35. Ảnh hưởng của các mức bón chế phẩm Wehg khác nhau tới các chỉtiêu sinh trưởng và phát triển của cải xanh mỡ số 6 ........................................ 121

Bảng 3.36. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đến tình hình sâu, bệnh hạitrên cải xanh mỡ số 6 ..................................................................................... 124

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đến khối lượng tươi, khôvà năng suất của cải xanh mỡ số 6 ................................................................. 126

Page 11: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

xi

Bảng 3.38. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đến hàm lượng nitrat trong

cải xanh mỡ số 6 và trong đất thí nghiệm ...................................................... 128

Bảng 3.39. Hiệu quả kinh tế của các công thức xử lý chế phẩm sinh họcWehg ............................................................................................................. 130

Bảng 3.40. Hiệu lực của các loại thuốc đối với sâu tơ hại cải ......................... 132

Bảng 3.41. Hiệu lực của các loại thuốc đối với bọ nhảy ................................. 134

Bảng 3.42. Hiệu lực (%) của các loại thuốc đối với sâu xanh bướm trắng ...... 135

Bảng 3.43. Hiệu lực của các công thức thí nghiệm đối với rệp muội .............. 137

Bảng 3.44. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của mô hình giống cải xanh mỡ số 6 . 139

Bảng 3.45. Tình hình sâu bệnh gây hại trên mô hình giống rau cải xanh mỡsố 6 .................................................................................................... 140

Bảng 3.46. Năng suất của mô hình giống cải xanh mỡ số 6 ........................... 142

Bảng 3.47. Kết quả phân tích dư lượng nitrat và thuốc BVTV trên mô hình giốngcải xanh mỡ số 6 ............................................................................................ 142

Bảng 3.48. Hiệu quả kinh tế của mô hình giống cải xanh số 6 ....................... 144

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu hóa tính trong đất thí nghiệm ................................. 185

Bảng 2.3. Hàm lượng kim loại nặng và NO3- trong đất thí nghiệm ................. 185

Bảng 2.4. Hàm lượng kim loại nặng và NO3- trong nước tưới ........................ 185

Page 12: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

xii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 3.1. Cơ cấu quy mô diện tích sản xuất rau tại các điểm điều tra (%)......... 56

Hình 3.2. Thời gian cách ly sau khi bón đạm lần cuối ....................................... 60

Hình 3.3. Số lần sử dụng thuốc BVTV trong một vụ đối với các loại rau.......... 63

Hình 3.4. Thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại rau chính... 64

Hình 3.5. Năng suất kinh tế của các công thức trong vụ Đông Xuân................. 85

Hình 3.6. Năng suất kinh tế của các công thức trong vụ Xuân Hè..................... 85

Hình 3.7. Tương quan giữa mật độ và dư lượng nitrat của cải xanh mỡ số 6 trong

vụ Đông Xuân ................................................................................................ 100

Hình 3.8. Tương quan giữa mật độ và dư lượng nitrat của cải xanh mỡ số 6 trong

vụ Xuân Hè .................................................................................................... 100

Page 13: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Rau họ Cải (Brassicaceae) gồm bắp cải, súp lơ, su hào, củ cải, các loại cảikhông cuốn… là một trong những loài rau được trồng nhiều nhất ở Việt Nam,

trong đó cải xanh (Brassica juncea L.) được trồng khá phổ biến do nhóm cải này

có khả năng thích ứng rộng, hiệu quả kinh tế cao. Vai trò của rau xanh nói chungvà rau cải nói riêng đối với sức khỏe con người được ví như “cơm không raunhư đau không thuốc”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo hằng năm trên

toàn thế giới có khoảng 2,7 triệu ca tử vong do ăn thiếu rau xanh (Lê Hồng Phúc,2010 [51]).

Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là chủ đề nổi cộm rất được xã

hội quan tâm vì có liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Theo Cục vệ sinh an toàn

thực phẩm chỉ có khoảng 14% rau xanh có mặt trên thị trường được coi là rau an

toàn. Việc sử dụng rau không an toàn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người,sức khỏe cộng đồng, chi phí cho điều trị, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ kháctăng cao (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2012 [32]). Trong giai đoạn năm 2000 -

2007 trên toàn quốc trung bình mỗi năm có 181 vụ ngộ độc với hơn 211 nghìn

người mắc, trong đó có 48 trường hợp tử vong, tăng 61 trường hợp so với 5 nămtrước (1994 - 1998) (Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia, 2010 [64]).

Chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dư lượng hóa chấttrong rau quả là điều cần thiết đối với toàn xã hội, đồng thời là điểm mấu chốttrên con đường hội nhập vào thị trường rau quả thế giới của nông nghiệp ViệtNam. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP trên rau quả. Đây làtiêu chuẩn mà người sản xuất, người cung ứng phải hướng đến vệ sinh an toàn

thực phẩm, thay đổi phương thức canh tác, chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thựcvật cho cây trồng theo hướng an toàn không để lại dư lượng, không để vi sinh vậtcó hại hiện diện trên rau quả, làm cho rau quả đạt chất lượng và an toàn vớingười tiêu dùng.

Tại tỉnh Quảng Bình diện tích trồng rau biến động từ 5.500 đến 6.000 ha,

trong cơ cấu các loại rau, diện tích rau ăn lá chiếm khoảng 60%, phần lớn trong

số đó là các loại rau họ cải. Giống với thực trạng chung cả nước, sản xuất rau ở

Page 14: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

2

tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều bất cập, điều đáng lo ngại nhất là nhiều hộ sản

xuất rau mới chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng, ít quan tâm đến chất

lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học, thuốc

bảo vệ thực vật vẫn còn khá phổ biến.

Trước thực trạng đó, để thúc đẩy sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnhQuảng Bình, góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhândân, phát triển kinh tế xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định557/QĐ-UBND ngày 30 tháng 03 năm 2009 về việc ban hành kế hoạch hỗ trợ pháttriển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai

đoạn 2009 - 2015. Tuy nhiên, đến nay mức độ phát triển rau an toàn trên địa bàn

của tỉnh vẫn còn chậm, chưa mang tính đột phá. Có nhiều nguyên nhân hạn chế tốcđộ và quy mô sản xuất rau an toàn ở tỉnh Quảng Bình, trong đó có những hạn chếvề mặt quy trình kỹ thuật. Nhiều quy trình sản xuất rau an toàn còn khó áp dụng,một số quy trình chưa phù hợp với đặc điểm sinh thái, điều kiện đất đai, thổnhưỡng, tập quán canh tác của địa phương. Đặc biệt các quy trình sản xuất rau antoàn trên họ hoa thập tự còn ít và chưa hoàn thiện. Với yêu cầu thực tiễn đó chúngtôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cảixanh an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Quảng Bình”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục tiêu tổng quátNghiên cứu các biện pháp kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất rau an

toàn theo hướng VietGAP phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Quảng Bình.

2.2. Mục tiêu cụ thể- Xác định hiện trạng sản xuất và những tồn tại trong sản xuất rau an toàn

tại tỉnh Quảng Bình.

- Xác định những biện pháp kỹ thuật cần áp dụng trong sản xuất rau cảixanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình.

- Xác lập mô hình và đề xuất quy trình sản xuất cải xanh an toàn ở tỉnhQuảng Bình theo hướng VietGAP.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Ý nghĩa khoa học- Xác định một số nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất rau tại tỉnh

Page 15: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

3

Quảng Bình làm căn cứ để xây dựng các giải pháp khắc phục.- Làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố canh tác với mức độ an toàn sản

phẩm rau, đóng góp vào cơ sở lý luận trong sản xuất rau theo hướng thực hành

nông nghiệp tốt (GAP) ở nước ta.

- Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cải xanh an toàn theo hướng

VietGAP, có hiệu quả trong điều kiện tỉnh Quảng Bình.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài áp dụng vào sản xuất sẽ góp phần làm

tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất cải xanh ở tỉnh Quảng

Bình, hướng đến sản xuất bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Cung cấp cơ sở khoa học và góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất rau

cải xanh theo tiêu chuẩn VietGAP tại Quảng Bình.

4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

4.1. Giới hạn về không gian

Đề tài được thực hiện tại tỉnh Quảng Bình. Điều tra thực trạng sản xuất

rau được tiến hành tại 5 điểm gồm: xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch); Phường

Đức Ninh (thành phố Đồng Hới); xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh); xã Hồng

Thủy (huyện Lệ Thủy); xã Quảng Long (huyện Quảng Trạch). Các thí nghiệm và

xây dựng mô hình trình diễn được thực hiện tại xã Đồng Trạch huyện Bố Trạch

và phường Đức Ninh thành phố Đồng Hới.

4.2. Giới hạn về thời gian

- Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2000 - 2013.

- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về tình hình sản xuất rau của các nông

hộ được điều tra trong giai đoạn 2010 - 2011.

- Các số liệu thí nghiệm và mô hình được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2013.

4.3. Giới hạn về nội dung

- Xác định một số hạn chế trong sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật nhằm hạn chế dư lượng

nitrat và thuốc bảo vệ thực vật trên rau cải xanh.

Page 16: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

4

5. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN- Cung cấp những dẫn liệu khoa học về hạn chế sản xuất rau ở tỉnh Quảng Bình

- Luận án đã xác định được giống cải xanh mỡ số 6 có nhiều ưu điểm,

thích hợp với điều kiện trồng ở Quảng Bình và phù hợp với sản xuất rau an toàn.

- Từ kết quả thu được hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật canh tác

như mật độ trồng; lượng bón, thời điểm bón đạm; liều lượng thay thế của phân

bón sinh học Wegh đối với phân đạm; sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học;

cùng với sự kế thừa nghiên cứu đã công bố trong nước và nước ngoài đã xây

dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP trên

giống cải xanh mỡ số 6.

Page 17: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Nguồn gốc, phân loại của rau cải

- Nguồn gốc

Theo Viện sĩ N.I. Vavilop các loại củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo, cải

trắng, cải xanh phát sinh từ Trung Quốc. Cải bắp, cải bông, củ cải đỏ, củ cải

trắng có nguồn gốc phát sinh từ Trung tâm Địa Trung Hải (Trần Văn Minh và cs,

2006 [47]).

- Phân loại

Họ cải (Brassicaceae) có khoảng 375 chi và 3200 loài. Chi Brassica chứa

khoảng 100 loài bao gồm cải dầu, cải bắp, súp lơ, bông cải xanh, cải bruxen, củ

cải, cải mù tạt. Số nhiễm sắc thể trong họ cải dao động từ 2n = 8 đến 2n = 256

(Lysak và cs, 2005, dẫn theo Abdul và cs, 2012 [70]). Ở nước ta họ cải có 6 chi

và độ 20 loài [54]. Căn cứ vào đặc điểm của cuống lá, phiến lá (kích thước, hình

dạng, màu sắc...các giống rau cải của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm:

* Nhóm cải bẹ (Brassica campesris L.)

Nhóm cải bẹ còn gọi là nhóm cải dưa (chủ yếu để muối dưa). Nhóm cải

này ưa nhiệt độ thấp, chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp 15 - 220C do đó trồng thích

hợp trong vụ Đông Xuân. Đặc điểm nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, dày, dòn, lá lớn.

Năng suất của 1 cây có thể 2 - 4 kg, thời gian sinh trưởng từ lúc gieo đến thu

hoạch từ 120 - 160 ngày.

* Nhóm cải xanh/cải cay/cải canh (Brassica juncea L.)

Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải này có

khả năng thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ Xuân

Hè và vụ Thu Đông. Cải xanh có cuống hơi tròn, nhỏ, ngắn. Phiến lá nhỏ và hẹp,

bản lá mỏng, cây thấp, nhỏ, lá có màu xanh vàng đến xanh đậm ăn có vị cay nên

gọi là cải cay, dễ để giống.

Page 18: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

6

* Nhóm cải thìa/ cải trắng (Brassica chinensis L.)

Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu trắng,

phiến lá hơi tròn, cây mọc gọn, có khả năng thích ứng rộng (10 - 270C) nên có

thể trồng được quanh năm. Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng 30

- 50 ngày có thể thu hoạch, dễ để giống, có thể trồng xen, gieo lẫn các loại rau

khác và cải xanh chống giáp vụ rau (Lê Thị Khánh, 2008 [36]).

1.1.2. Đặc điểm thực vật học cây rau cải

Cây cải thuộc rễ chùm, phân nhánh. Bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu, tập

trung nhiều nhất ở tầng đất 0 - 20 cm. Lá cải mọc đơn, không có lá kèm. Những

lá dưới thường tập trung, bẹ lá to, lá rất lớn. Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng

mỏng nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá hại. Hoa cải có dạng chùm, không

có lá bắc. Hoa nhỏ, đều , mẫu 2. Đài hoa và tràng hoa đều 4, xếp xen kẻ nhau. Có

6 nhị trong đó 2 nhị ngoài có chỉ nhị ngắn hơn 4 cái trong. Bộ nhị gồm 2 noãn

dính bầu trên, một ô về sau có một vách ngăn giả chia bầu thành 2 ô, mỗi ô có 2

hoặc nhiều noãn. Quả thuộc loại quả giác, hạt có phôi lớn và cong, nghèo nội nhủ

(Lê Thị Khánh, 2008 [36]).

1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnhCải có nguồn gốc ôn đới nên yêu cầu ánh sáng thích hợp với thời gian

chiếu sáng ngày dài, cường độ ánh sáng yếu. Nhiệt độ cho sinh trưởng và phát

triển là từ 15 - 22oC. Lượng nước trong cây rất cao chiếm từ 75 - 95% do đó cải

cần nhiều nước để sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, nếu mưa kéo dài hay đất

úng nước cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây cải (Lê Thị

Khánh, 2008 [36]).

1.1.4. Đất và dinh dưỡngCây cải không kén đất, nó có thể sinh trưởng và phát triển, cho năng suất

cao ở các loại đất khác nhau, từ đất cát pha đến đất thịt nặng. Nhưng thích hợp

nhất là đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt. Cải cần nhiều đạm, lân, kali,

trong đó đạm được sử dụng nhiều nhất. Theo số liệu của viện nghiên cứu rau

Gross Beerenhe (Đức) thì các chất dinh dưỡng chính mà các cây họ thập tự cần là

N, P, K. Phân hữu cơ có tác dụng rất lớn trong quá trình sinh trưởng phát triển.

Page 19: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

7

Tuy nhiên, do cải có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần các loại phân dễ tiêu, dễ

phân giải, cung cấp dần những yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây.

1.1.5. Vai trò của rau cải xanh

- Vai trò dinh dưỡng

Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g phần ăn được

của một số loại rau cải ở Việt Nam

Chất dinh dưỡng Cải Bắp Cải trắng Cải Bẹ Cải bôngNăng lượng (Calo/100 g) 30 16 16 30

Protein (g%) 1,8 1,1 1,7 2,5

Lipid (g%) 0,0 0,0 0,0 0,0

Glucid (g%) 5,4 2,6 2,1 4,9

Cellulose (g%) 1,6 1,8 1,8 0,9

Ca (mg%) 48,0 50,0 89,0 26,0

P (mg%) 31,0 30,0 13,5 51,0

Fe (mg%) 1,1 0,7 1,9 1,4

Vitamin B1 (mg%) 0,06 0,09 0,07 0,11

Vitamin B2 (mg%) 0,05 0,07 0,10 0,10

Vitamin PP (mg%) 0,4 - 0,8 0,6

Vitamin C (mg%) 36 26 51 70

Nguồn: (Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan, 2007) [60].

Hiện nay trên thế giới rau là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với

người tiêu dùng. Theo đề xuất của các chuyên gia dinh dưỡng FAO/WHO, 2004

[82] thì nhu cầu rau quả của mỗi người cần tới 400 g/ngày. Theo Tổ chức Y tế

thế giới (WHO, 2002), ước tính rằng việc tiêu thụ ít rau quả gây ra 19% các bệnh

ung thư đường tiêu hóa, 31% các bệnh tim thiếu máu cục bộ và 11% nguy cơ đột

qụy trên toàn cầu (dẫn theo Steven và cs, 2011 [114]).

Bảng 1.1 cho thấy, rau cải có năng lượng calo/100 g đạt trung bình từ 16 -

30 calo, hàm lượng protein thấp, không chứa các chất béo. Hàm lượng glucid dao

động từ 2,1 - 5,4 g, hàm lượng cellulose dao động từ 0,9 - 1,8 g. Trong các loại

rau cải, cải bẹ có hàm lượng Ca cao nhất đạt 89 mg, Fe đạt 1,9 mg, cải bông giàu

Page 20: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

8

P nhất đạt 51 mg. Rau cải chứa đầy đủ các vitamin B1, B2, PP, C, đặc biệt cải

bông hàm lượng các vitamin này cao hơn so với các loại cải còn lại .

- Vai trò kinh tế

Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nông thôn, ước

tính chiếm khoảng 9% trong tổng số thu nhập từ nông nghiệp bao gồm cả trồng

lúa (Phạm Văn Chương và cs, 2008 [11]). Theo Châu Hữu Hiền Philippe và cs

(2001) [50] đầu tư cho sản xuất rau nói chung cao hơn so với trồng lúa và các

cây lương thực khác. Tuy vậy, lợi nhuận trồng rau cao hơn so với trồng lúa

hoặc bắp gấp 3 - 5 lần. Ngoài ra, rau còn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy

trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất (Nguyễn

Đình Dũng, 2009 [15]).

- Vai trò dược liệu

Về mặt y học, theo Võ Văn Chi (1998) [8] các loại rau cải có tác dụng lợi

tiểu. Rau cải bắp có thể trị giun, chữa đau dạ dày. Theo Đỗ Tất Lợi (2000) [46] rau

cải xanh dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồ hôi, dùng ngoài dưới dạng

cao dán để gây đỏ da và kích thích da tại chỗ, trị đau dây thần kinh.

1.1.6. Khái niệm về rau an toàn và VietGAP

- Khái niệm về rau an toàn

Rau an toàn (RAT) là khái niệm xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần

đây trước tình hình một số sản phẩm rau xanh được tiêu thụ trên thị trường đã

gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng. Khái niệm rau an toàn đã được một

số tác giả đưa ra như sau:

+ Sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn, tạp chất, thu đúng độ

chín (khi có chất lượng cao nhất), không có triệu chứng bệnh, có bao bì, hợp vệ

sinh, hấp dẫn.

+ Sạch, an toàn về chất lượng: khi sản phẩm rau có chứa dư lượng thuốc

bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây

hại không vượt quá ngưỡng cho phép của WHO và Việt Nam (Bộ Khoa học và

Công nghệ, 2011 [3]).

Page 21: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

9

Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2011) [9], những sản phẩm không chứa hoặc

có chứa dư lượng các yếu tố độc hại nhưng dưới mức dư lượng cho phép được

coi là rau an toàn với sức khỏe người, nếu trên mức dư lượng cho phép là rau

không an toàn.

Theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN [5], rau quả an toàn là sản phẩm

rau quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn

vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.

- Khái niệm về VietGAP

Các khái niệm về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) đã phát triển trongnhững năm gần đây trong bối cảnh thị trường thực phẩm thay đổi nhanh chóng

và toàn cầu hóa đồng thời là kết quả của nhiều mối quan tâm về đảm bảo an ninh

lương thực, chất lượng và an toàn thực phẩm, tính bền vững xã hội và môi trườngtrong nông nghiệp. Thuật ngữ GAP chính thức được sử dụng trong khuôn khổpháp lý quốc tế gắn với quy trình để giảm thiểu và ngăn chặn sự ô nhiễm thựcphẩm, do đó tăng cường sự an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp(United Nations, 2007 [117]).

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành

nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam, là những nguyên tắc, thủ tục,trình tự hướng dẫn tổ chức, cá nhân, sản xuất thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn,

nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuấtvà người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

VietGAP cho rau, quả tươi an toàn dựa trên cơ sở AseanGAP, GlobalGAPvà Freshcare, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thịtrường khu vực Asean và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững (BộNông nghiệp và PTNT, 2008 [6]).

Như vậy, VietGAP là quy trình áp dụng để sản xuất rau, quả tươi antoàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng

đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn

lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và

xử lý sau thu hoạch.

Page 22: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

10

Theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau cải xanh, khi áp

dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP phải đảm bảo quy định hàm lượng nitrat

≤ 500 mg/kg, hàm lượng vi sinh vật, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật phải

nằm dưới ngưỡng theo quy định của Bộ Y tế.

1.1.7. Thực trạng ô nhiễm nitrat và hóa chất bảo vệ thực vật trên rau cải

Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm trên rau trong đó có 4 nguyên nhân

chính: hóa chất bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat, kim loại nặng và vi sinh vật.

Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật

và nitrat là phổ biến hơn cả bởi vì rau xanh có thời gian sinh trưởng ngắn, khối

lượng sinh khối lớn nên là đối tượng sử dụng phân bón, thuốc BVTV cao hơn so

với các cây trồng khác. Mặt khác, lượng phân hóa học, thuốc BVTV sử dụng trên

cây rau ít được tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình đã được khuyến cáo.

- Ô nhiễm nitrat

Theo kết quả kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý và chứng nhận

rau an toàn tại Hà Nội của Cục Bảo vệ thực vật trong tháng 10/2007 rau cải xanh

và cải ngọt là hai loại rau có dư lượng nitrat vượt mức khá cao: rau cải xanh

559,59 mg/kg, rau cải ngọt 655,92 mg/kg (Cao Thị Làn, 2011 [39]).

Theo Đặng Thu An (1998) khi khảo sát chất lượng rau ở các chợ nội thành

Hà Nội cho thấy 30 trong 35 loại rau phổ biến có tồn dư NO3- vượt trên 500

mg/kg. Các loại rau như cải xanh, cải Đông Dư, rau đay, rau dền, củ cải…không

có mẫu nào có tồn dư NO3- dưới 500 mg/kg (dẫn theo Trần Khắc Thi, 2011 [62]).

Kết quả nghiên cứu tồn dư NO3- trong rau ở các huyện ngoại thành Hà

Nội của Vũ Thị Đào (1999) [17] cho thấy: hàm lượng NO3- trên rau ăn lá họ thập

tự cao nhất, vượt ngưỡng cho phép từ 4 - 8 lần.

Nguyễn Văn Hiền và Trần Văn Dinh (1996) [25] khi phân tích hàm lượng

NO3- trong rau xanh được sản xuất tự do tại Nam Hồng - Đông Anh và một số

điểm khác cho thấy: mẫu cải xanh tại Nam Hồng có hàm lượng NO3- vượt

ngưỡng 4,4 lần, cải ngọt vượt ngưỡng 3,7 lần. Mẫu cải bao lấy từ Quảng Ninh có

hàm lượng NO3- vượt ngưỡng tới 6,2 lần.

Bùi Cách Tuyến và cs (1998) phân tích các mẫu rau phổ biến trên thị

Page 23: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

11

trường các tỉnh phía Nam cho thấy: nhóm rau ăn lá: bắp cải, cải thảo có tồn dư

NO3 vượt quá tiêu chuẩn quy định, chiếm tỷ lệ lớn nhất (58 - 61%) (dẫn theo

Trần Khắc Thi và cs, 2009 [61]).

Trần Văn Hai (2000) cho biết: một trong 2 mẫu cải xanh của 40 hộ trồng

rau ở thành phố Cần Thơ vào thời điểm tháng 3 - 4/1998, có hàm lượng NO3- gấp

2,4 lần ngưỡng cho phép (dẫn theo Trần Khắc Thi, 2011 [62]).

Theo Phan Thị Thu Hằng (2008) [22] khi phân tích NO3- trong 6 loại rau

phổ biến trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thì nhận thấy hàm lượng NO3- đều

rất cao, chỉ khoảng 10% số mẫu được kiểm tra có hàm lượng đạt tiêu chuẩn cho

phép, còn lại đều gấp từ 2 - 8 lần tiêu chuẩn cho phép. Trong đó 55% mẫu củ cải,

cải xanh có hàm lượng NO3- gấp 2 - 2,5 lần.

- Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật

Lượng thuốc hóa học sử dụng trên tất cả các loại cây trồng ở nước ta bình

quân 0,2 - 0,24 kg a.i/ha/năm. Song ở các loại rau, lượng này là 0,4 - 0,5 kg a.i.

Cá biệt, tại vùng rau Đà Lạt, xã Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) theo số liệu điều tra

của Viện Bảo vệ thực vật, lượng thuốc bảo vệ thực vật cho cây rau đạt tới 1,2 -

1,5 kg a.i (Trần Khắc Thi và cs, 2007 [60]).

Năm 2002, Chi cục Bảo vệ thực vật T.P Hồ Chí Minh kiểm tra 538 mẫu rau

ở các chợ trong thành phố phát hiện 67 mẫu (12,45%) có dư lượng thuốc BVTV

cao quá mức cho phép có thể gây ngộ độc cho người ăn (Lê Thị Khánh, 2008

[36]). Tại Hà Nội Chi cục BVTV Hà Nội kiểm tra các mẫu rau xanh trong vụ

Đông Xuân hơn 60% mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV nhóm Carbamat và vượt

ngưỡng cho phép (Trần Khắc Thi và cs, 2009 [61]).

Nguyễn Duy Trang (1995) cho biết trung bình một chu kỳ cải bắp, người

nông dân phải phun từ 7 - 15 lần với lượng thuốc từ 4 - 5 kg/ha trong một vụ từ

75 - 90 ngày (dẫn theo Trần Khắc Thi, 2009 [61]).

Nông dân ở vùng đồng bằng sông Hồng trồng rau họ hoa thập tự thường

phun 3 - 19 lần/vụ, đa số (58,5%) phun 7 - 10 lần/vụ. Tại ngoại ô thành phố Hồ

Chí Minh có 17,4% số nông dân được hỏi phun 13 - 19 lần/vụ. Đa số (70,2%) đã

phun 20 - 30 lần/vụ và có 12,4% số nông dân phun hơn 30 lần/vụ (dẫn theo Phạm

Page 24: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

12

Văn Lầm, 2009 [40]).

Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Thu Hằng (2008) [22] cho biết tại

Thành phố Thái Nguyên người trồng rau thường sử dụng thuốc BVTV có liều

lượng cao gấp từ 1,5 - 2,0 lần so với quy định, tính trên một lứa rau tổng số lần

phun từ 3 - 10 lần tùy theo loại rau, thời gian cách ly hầu hết chỉ từ 2 - 8 ngày.

Một số loại rau có số lần phun cao như: bắp cải 12 - 18 lần phun/vụ, thời gian

cách ly 3 - 7 ngày; đậu cô ve 10 - 12 lần phun/vụ, thời gian cách ly 2 - 4 ngày;

cải xanh 8 - 11 lần phun/vụ, thời gian cách ly 4 - 6 ngày.

Theo điều tra của Tô Thị Thu Hà và Hubert de Bon (2002) [21] cho biết

trong vụ Hè tại hai xã Yên Viên và Hà Hồi thuộc Hà Nội, các cây đậu đũa, bí

xanh, mùng tơi được phun thuốc BVTV với số lượng lớn lần lượt là 11,1; 9,7 và

6,8 kg a.i/ha. Cải ngọt mặc dù là rau ngắn ngày nhưng lượng thuốc phun cũng

đáng kể với 6,1 và 5,3 kg a.i trong vụ Hè và vụ Đông.

Tại Vĩnh Long, Lê Văn Liêm (2009) cho biết vẫn còn một số nông dân ở

các hợp tác xã sản xuất rau an toàn sử dụng thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ gốc

Carbofuran, Chlorpyrifos Ethyl, Diazinon, Dimethoate, Profenofos...để trừ sâu

hại trên rau (dẫn theo Nguyễn Thị Hai, 2011 [23]).

1.1.8. Tác động của dư lượng hóa chất tới sức khỏe con người

Sử dụng rau có dư lượng nitrat và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao đều

có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thậm chí tính mạng con người.

- Tác động của dư lượng nitrat tới sức khỏe con người

Có hơn 97% thực phẩm bị nhiễm nitrat từ việc tiêu thụ các loại rau, đóng

góp đáng kể nhất là khoai tây (32%) và xà lách (29%), với sự đóng góp nhỏ hơn:

bắp cải (8,9%), cải xoong (5,6%), cải bó xôi trắng (5,4%) (Santamaria, 2006;

Thomson và cs, 2007, dẫn theo Hmelak Gorenjak và Cencic, 2013 [92]).

Dư lượng nitrat (NO3-) trong rau được quan tâm vì chúng có tiềm năng

chuyển đổi thành nitrit sau khi hấp thụ. Mặc dù những rủi ro hấp thụ nitrat như

một chất tự nhiên trong rau chưa được đánh giá và chính bản thân nitrat không

có tác dụng độc hại đối với trao đổi chất của con người hoặc động vật, nhưng

nitrit có thể gây hại (Sunlarp Sanguandeekul, 1999 [115]). Trong hệ thống tiêu

Page 25: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

13

hóa nitrat (NO3-) bị khử thành nitrit (NO2

-):

2H+ + 2e = H2O

NO3- + 2e + 2H+ = NO2

- + NAD+ + H2O

Trong dạ dày con người, do tác dụng của hệ vi sinh vật, các loại enzym và

do các quá trình hóa sinh mà NO2- dễ dàng tác dụng với các acid amin tự do tạo

thành nitrosamine gây nên ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày (Bùi Quang Xuân

và cs, 1996; Ramos, 1994, dẫn theo Phan Thị Thu Hằng, 2008 [22]). Các acid

amin trong môi trường acid yếu (pH = 3 - 6), đặc biệt với sự có mặt của NO2- sẽ

dễ dàng bị phân hủy thành andehyt và acid amin bậc 2 từ đó tiếp tục chuyển

thành nitrosamine.

Trong máu, ảnh hưởng tiêu biểu nhất của nitrit là khả năng phản ứng với

hemoglobin (oxy Hb) để tạo thành methaemoglobin (met Hb) và nitrat:

NO2- + OxyHgb (Fe2+) metHgb (Fe3+) + NO3

-

Kết quả của sự hình thành meHb là việc cung cấp oxy cho các mô bị suy

yếu gây ra hội chứng trẻ xanh ở trẻ em. Nồng độ methaemoglobin lớn hơn 50%

có thể nhanh chóng dẫn đến hôn mê và tử vong.

Nitrat (NO3-) có thể gây độc cho con người ở liều lượng 4 g/ngày, ở liều

lượng 8 g/ngày có thể gây chết, 13 - 18 g/ngày gây chết hoàn toàn (Fao/WHO,

1993, dẫn theo Đặng Thu Hòa, 2002 [29]).

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ủy ban châu Âu (EC) giới hạn hàm

lượng nitrat trong nước uống là dưới 50 mg/lít. Trẻ em thường xuyên uống nước

có hàm lượng NO3- cao hơn 45 mg/lít sẽ bị bệnh rối loạn trao đổi chất, giảm khả

năng kháng bệnh của cơ thể. Trẻ em ăn xúp rau có hàm lượng NO3-: 80 - 1300

mg/kg sẽ bị ngộ độc. Theo tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hàm lượng NO3-

trong rau không được quá 300 mg/kg tươi.

- Tác động của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tới sức khỏe con người

Thuốc trừ sâu xâm nhập vào cơ thể qua phổi, hệ tiêu hóa hoặc da tùy

thuộc vào nồng độ của thuốc trừ sâu, ảnh hưởng sức khỏe có thể ngay lập tức

(cấp tính) hoặc chúng có thể xảy ra sau nhiều năm tiếp xúc ở mức độ thấp.

Các triệu chứng của ngộ độc cấp tính có thể bao gồm đau đầu, mờ mắt và

Page 26: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

14

buồn nôn, thay đổi trong nhịp tim, yếu cơ, liệt hô hấp, tâm thần, co giật, hôn mê

và tử vong.

Tiếp xúc với thuốc trừ sâu ở mức độ thấp mãn tính có thể dẫn đến ung

thư, rối loạn hệ thần kinh, gan và tổn thương thận và các vấn đề hô hấp.

Thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng đến sinh sản bởi dị tật của thai nhi, gây ra

sẩy thai, thai chết lưu hoặc di tật bẩm sinh, hoặc bằng cách thay đổi vật liệu di

truyền gây đột biến cho thế hệ tiếp theo (Vandana Shiva và cs, 2004 [118]).

Theo Nguyễn Thị Hai (2011) [23] các nhóm thuộc nhóm độc tích lũy như

các hợp chất Chlor, các hợp chất chứa Arsen, chì, thủy ngân…có khả năng tích

lũy lâu trong cơ thể gây nên biến đổi sinh lý có hại, thậm chí có loại gây rối loạn

di truyền và các triệu chứng nguy hiểm khác.

Tác giả Oh (2000) đặc biệt lưu ý thận trọng về dư lượng các chất ô nhiễm

hữu cơ bền vững (POP) và các thuốc phá vỡ tuyến nội tiết (Endocrine disrupter).

Các hợp chất này có thể kích thích hoặc ức chế hiệu quả của hormone như

estrogen, testosterone, insulin, melatonin hoặc hoạt động như là một hệ thống

tuyến nội tiết. Chúng còn có thể gây ra những vấn đề về sự phát triển cơ thể và

sinh sản. Các thuốc có tính chất nguy hiểm là DDT, PCB, Lindane, Zineb,

Maneb, Endo sulfan, Antrazine, một số thuốc Pyrethroid tổng hợp (dẫn theo

Hoàng Hà, 2009 [20]).

Bảng 1.2. Số lượng vụ ngộ độc thực phẩm và rau trong giai đoạn 2006 - 2010

2007 2008 2009 2010Nguyên

nhân Số vụ(%)

Số người(%)

Số vụ(%)

Số người(%)

Số vụ(%)

Số người(%)

Số vụ(%)

Số người(%)

Độc tốtự nhiên

29(80,6) 43(78,2) 30(81,1) 46(74,2) 10(58,8) 18(58,1) 24(70,6) 31(60,8)

Hóa chất 2(5,6) 7(12,7) 4(10,8) 11(17,7) 4(23,5) 9(29,0) 5(14,7) 14(27,5)

Vi sinh vật 0 0 0 0 0 0 1(2,9) 1(2,0)

Chưaxác định

5(13,9) 5(9,1) 3(8,1) 5(8,1) 3(17,6) 4(12,9) 4(11,8) 5(9,8)

Chung 36(100) 55(100) 37(100) 62(100) 17(100) 31(100) 34(100) 51(100)

Nguồn: (Viện dinh dưỡng, 2011) [67].

Page 27: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

15

Kết quả xét nghiệm sữa của 47 bà mẹ đang cho con bú tại một huyệnngoại thành Hà Nội thì có 4 trường hợp có dư lượng hóa chất BVTV nhóm lân

hữu cơ từ 0,2 - 0,5 mg/lít (Trần Khắc Thi và cs, 2007 [61], 2009 [62]).

Như vậy, việc sử dụng rau quả có dư lượng nitrat và thuốc BVTV vượtquá ngưỡng an toàn là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc trên

địa bàn cả nước.Bộ Y tế cho biết, trong hai năm 2001 - 2002 tại các tỉnh phía nam có hơn

600 trường hợp ngộ độc do ăn rau có hóa chất BVTV phải đi cấp cứu, ngoài ra

lượng tồn dư không gây ngộ độc cấp tính còn khá phổ biến. Giai đoạn 2006 -

2010, bình quân hàng năm có 189 vụ ngộ độc thực phẩm với 6.633 người mắc và

52 người tử vong. Đặc biệt trong giai đoạn 2006 - 2010 số vụ và số người bị ngộđộc do nhiễm hóa chất có xu hướng tăng lên (Bảng 1.2).

1.1.9. Cơ sở khoa học của biện pháp làm giảm nitrat và hóa chất bảo vệ thực vật- Cơ sở khoa học của biện pháp làm giảm nitratĐạm (N) là yếu tố đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất rau, được người

trồng ưu tiên sử dụng hơn lân (P) và kali (K). Khi bón đạm (N) vào đất chúng bịnitrat hóa thành amoniac (NH3). NH3 là nguồn nguyên liệu được cây sử dụng đểtổng hợp các hợp chất quan trọng như: axit amin, protein và các vật chất có đạmkhác....Vì vậy, có thể nói không có đạm thì không có sự sống. Phương trình tổnghợp khái quát quá trình khử nitrat như sau:

NO3- Mo NO2

- Cu, Fe, Mg N2O2Cu,Fe,Mn NH2OH Mg,Mn NH3

Quá trình khử nitrat (NO3-) được thực hiện chủ yếu tại hệ rễ thực vật. Do

nhiều nguyên nhân dẫn đến làm cho quá trình này không thực hiện được mộtcách triệt để làm cho nitrat và sản phẩm của nó (NO2) tồn tại ở môi trường xungquanh: đất, nước, khí quyển và thực vật (Tạ Thu Cúc, 2005 [13)].

Theo các nhà khoa học có tới 20 yếu tố dẫn đến dư lượng nitrat tăng caotrong cây rau và môi trường xung quanh (Tạ Thu Cúc, 2005 [13], Trần Khắc Thivà cs, 2007 [61], 2009 [62]).

Tamme và cs (2006) cho rằng hàm lượng nitrat trong rau phụ thuộc vào

đặc tính sinh học cây trồng, cường độ ánh sáng, loại đất, nhiệt độ, độ ẩm, mật độgieo trồng, sự trưởng thành thực vật, giai đoạn sinh trưởng, thời điểm thu hoạch,

kích thước của các bộ phận trên cây, thời gian lưu trữ, và nguồn nitơ (dẫn theo

Page 28: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

16

Hmelak Gorenjak [92]).

Để giảm dư lượng nitrat trong rau, theo Tạ Thị Cúc (2005) [13], nhữngyếu tố gây trở ngại cho quá trình nitrat hóa có thể điều chỉnh thông qua nhiềubiện pháp:

+ Phân bón: là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dư lượng NO3- tăng cao

trong sản phẩm. Chủng loại phân bón (phân hữu cơ và phân vô cơ), liều lượngdùng, bón phân không cân đối giữa các nguyên tố N, P, K; phương pháp bón.Đặc biệt quá lạm dụng phân đạm vô cơ trong sản xuất rau, bón dạng đạm gốcNO3

- sẽ làm cho dư lượng NO3- tăng lên rõ rệt.

Phương pháp bón phân: bón rãi đều ở độ sâu 15 - 20 cm, trộn đều đất vớiphân bón, tưới phân thúc làm nhiều lần (4 - 5 lần) sẽ thuận lợi cho quá trình

nitrat hóa.

+ Điều kiện thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến quá trình nitrat hóa:

nhiệt độ dao động quá lớn, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, ánh sáng yếu sẽlàm tăng NO3

- trong cây.

+ Độ ẩm thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình nitrat hóa.

+ Đất đai: gieo trồng trên đất nhẹ, tơi xốp (đất cát pha, đất thịt nhẹ) thì sẽlàm giảm dư lượng nitrat trong cây.

+ Giống: chủng loại khác nhau thì sự tích tụ dư lượng NO3- trong cây

cũng khác nhau. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của giống. Ví dụ:những cây rau trong họ thập tự, họ hòa thảo, họ cà, họ rau dền, rau bi na và thân

lá quả họ bầu bí thường tích lũy nhiều NO3-. Vì vậy, khi đưa ra giống mới cần

phải đánh giá dư lượng NO3-.

+ Diện tích dinh dưỡng: khi tăng khoảng cách hàng, khoảng cách cây và

diện tích dinh dưỡng cho mỗi cá thể và giảm mật độ gieo trồng trên đơn vị diệntích sẽ hạn chế sự tích tụ dư lượng NO3

- trong cây.

+ Phương pháp thu hoạch: muối độc hại thường tích tụ nhiều ở gốc cây,khi thu hoạch phải cắt cao, cắt xa gốc thì dư lượng NO3

- sẽ ít hơn.

+ Phương pháp bảo quản và chế biến: bảo quản và chế biến ở nhiệt độ 0oC

đến 1oC, dư lượng NO3- giảm đi từ 30 - 67% so với thời gian đầu mới bảo quản.

+ Vệ sinh thực phẩm và kỹ thuật nấu nướng: rau rửa sạch trước khi chếbiến, thức ăn nấu nướng bằng áp suất cao thì dư lượng nitrat giảm 3 lần.

Page 29: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

17

- Cơ sở khoa học của biện pháp làm giảm dư lượng hóa chất bảo vệthực vật

Sau khi phun rãi thuốc BVTV một thời gian, lượng hoạt chất bám lên cây

và tồn tại bên trong cây sẽ giảm dần do tác động của nhiều yếu tố: do thời tiết(nắng, mưa), do hoạt động phân hủy thuốc của các men thực vật, do sự tăngtrưởng của cây. Và lúc này lượng thuốc (hoạt chất) vẫn còn lưu tồn bên ngoài và

bên trong các bộ phận của cây được gọi là dư lượng thuốc BVTV trên thân, lá, củcủa cây trồng, càng xa ngày phun rãi thuốc thì dư lượng của thuốc bên ngoài và

bên trong càng giảm thấp (Nguyễn Xuân Giao, 2010 [18]).

Nguyên nhân làm cho dư lượng thuốc BVTV trên rau cao chủ yếu do:- Sử dụng các loại thuốc có độ độc cao và chậm phân hủy, kể cả một số

thuốc đã bị cấm sử dụng.- Phun thuốc nhiều lần không cần thiết và phun với nồng độ cao quá mức

quy định.- Phun thuốc quá gần ngày thu hoạch, thuốc chưa đủ thời gian để phân

hủy hết (Nguyễn Mạnh Chinh, 2011 [9]).

Vì vậy, để hạn chế dư lượng thuốc BVTV trong sản xuất rau an toàn theo

hướng GAP cần phải tuân thủ các biện pháp sau:

- Không phun, rãi các loại thuốc ngoài danh mục các loại thuốc được phépsử dụng ở Việt Nam. Đặc biệt đối với rau an toàn không được sử dụng thuốcnhóm độc I do các loại thuốc này có độ độc cấp tính cao, thời gian lưu tồn lâu,một số thuốc gây độc mãn tính rất nguy hiểm cho sức khỏe người và môi trường.

- Hạn chế sử dụng thuốc nhóm độc II, là những loại thuốc có độ độc cấptính tương đối cao và cũng chậm phân hủy trong môi trường.

- Nên dùng các loại thuốc nhóm độc III, thuốc có hàm lượng hoạt chấtthấp, đặc biệt ưu tiên sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học như thuốc vi sinh,thuốc thảo mộc. Trong đó các thuốc nguồn gốc sinh học là thích hợp nhất đối vớirau an toàn do rất ít độc hại với người, mau phân hủy, ít hại thiên địch.

- Cần đảm bảo sử dụng thuốc cho rau an toàn theo nguyên tắc 4 đúng, đólà đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, liều lượng và đúng cách. Đặc biệt chú ýđảm bảo thời gian cách ly.

- Sử dụng giống sạch bệnh, giống mang gen chống chịu dịch hại hoặc chịu

Page 30: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

18

dịch hại nhằm hạn chế hoặc ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại.- Sử dụng các biện pháp cơ giới như làm đất, thời vụ, mật độ, luân canh,

xen canh, bón phân, nước tưới, để tạo điều kiện sinh thái thuận lợi cho sinhtrưởng và phát triển của cây trồng cũng như thiên địch tự nhiên của dịch hại và

không thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển, tích lũy và lây lan của dịch hại(Phạm Văn Lầm, 2009 [40]).

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨUDiện tích trồng rau ở tỉnh Quảng Bình những năm gần đây có biến động

không lớn, năng suất rau khoảng 95 đến 100 tạ/ha. Rau được sản xuất trên địabàn bao gồm các nhóm là rau ăn lá, rau ăn củ và rau gia vị, trong đó diện tíchtrồng các loại rau ăn lá chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 60% (Phan Thanh Nghiệm,2013 [48]).

Qua Bảng 1.3 ta thấy diện tích trồng rau chủ yếu tập trung ở các huyện BốTrạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh. Năm 2009 diện tích trồng rau cácloại của tỉnh Quảng Bình đạt 5.772 ha, sản lượng là 81.060,5 tạ và năng suất14,04 tạ/ha. Trong các huyện, thành phố của tỉnh thì Bố Trạch là huyện có diệntích trồng rau lớn nhất (1728 ha), nhưng sản lượng và năng suất của huyện LệThủy đạt cao nhất, trung bình 74,7 tạ/ha. Nhìn chung, năng suất rau của tỉnhQuảng Bình còn thấp so với năng suất bình quân chung của cả nước.

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở tỉnh Quảng Bình năm 2009

VùngDiện tích

(ha)

Năng suất

(tạ /ha)

Sản lượng

(tạ)

Diện tích quy hoạchrau an toàn

(ha)

Toàn tỉnh 5772 140,4 81060,5 192,5

Đồng Hới 251 61,8 1550,1 30

Minh Hóa 249 73,7 1836,1 40

Tuyên Hóa 356 64,3 2288,3 16

Quảng Trạch 1445 59,1 8534 25

Bố Trạch 1728 107 18609 31,5

Quảng Ninh 503 74,7 37550 25

Lệ Thủy 1240 86,2 10693 25

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2010 [12].

Page 31: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

19

Các loại rau ăn lá phổ biến ở các vùng trồng rau ở tỉnh Quảng Bình chủ

yếu là: cải xanh, xà lách, rau muống, rau cần, rau dền…tập trung ở các vùng canh

tác truyền thống. Đặc biệt, đối với rau cải xanh, với ưu điểm dễ làm, thời gian sinh

trưởng ngắn, quay vòng nhanh, sinh khối lớn nên được người trồng rau chú trọng

đầu tư thâm canh, nhằm tăng năng suất, tăng sản lượng để thu lại lợi nhuận cao tuy

nhiên chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức.

Bảng 1.4. Kết quả kiểm tra chất lượng rau trên địa bàn Quảng Bình

Lượt chỉ tiêu

phát hiệnChỉ tiêu phát hiện (lượt)

NămSố

lượng(mẫu)

Tổngsố

mẫupháthiện

Tronggiớihạncho

phép

Vượtgiớihạncho

phép

E.coli

S.aureus

Fenvalerate

AS

Pb

Nitrat

Cyperm

ethrin*

Ethroprophos

Nitrat*

E.coli*

2009 18 15 11 4 8 3 3 1

2010 17 13 9 4 3 3 3 3 1

2011 27 13 13 0 2 3 8

Ghi chú: ký hiệu * là vượt quá ngưỡng cho phép. Nguồn: Chi cục Quản lýchất lượng nông lâm thủy sản [48].

Qua Bảng 1.4 cho thấy khi phân tích các mẫu rau trên địa bàn tỉnh Quảng

Bình, năm 2009 trong số 15/18 mẫu phát hiện dư lượng thì có 4 mẫu vượt giới

hạn cho phép về thuốc bảo vệ thực vật, năm 2010 trong số 13/17 mẫu phát hiện

dư lượng thì có 3 mẫu vượt dư lượng nitrat.

Theo khảo sát của Phan Thanh Nghiệm (2013) [48], nông dân Quảng Bình

thường phun thuốc bảo vệ thực vật trên các loại rau cải, hành lá, mướp đắng, dưa

hấu, dưa chuột, đậu cô ve, rau cần, su hào. Trong đó, cải là loại rau được phun

thuốc BVTV nhiều nhất, thậm chí cả trước khi thu hoạch.

Qua kết quả phân tích Bảng 1.5 cho thấy rau cải có số mẫu bị nhiễm thuốc

BVTV cao nhất. Trong thời điểm chính vụ có 24/25 mẫu cải bị nhiễm hóa chất

BVTV chiếm 96%, vào thời điểm trái vụ có 8/25 mẫu bị nhiễm chiếm 32%.

Nồng độ dư lượng thuốc BVTV ở hành lá và cải trong chính vụ đạt khá cao so

Page 32: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

20

với các loại rau còn lại. Hành lá đạt 33,0 µg/kg, rau cải đạt 23,9 µg/kg.

Như vậy, ô nhiễm hóa chất trên rau xanh là thực trạng đang diễn ra ở các

vùng trồng rau trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, mặc dù ở những mức độ khác nhau

nhưng đã gây lo ngại cho nhiều người tiêu dùng. Đây cũng chính là trở ngại lớn nhất

trong việc nâng cao chất lượng cũng như nâng cao giá trị gia tăng cho cây rau.

Bảng 1.5. Đánh giá tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại rau

ở tỉnh Quảng Bình

Loại

sản phẩmThời gian

lấyTổng số

mẫuSố mẫu

nhiễm

Kết quả

(µg/kg)

Chính vụ 9 7 13,9Cà Chua

Trái vụ 25 8 8,1

Chính vụ 12 5 33,0Hành Lá

Trái vụ 26 8 11,4

Chính vụ 11 8 9,0Mướp Đắng

Trái vụ 23 9 6,0

Chính vụ 25 24 23,9Cải

Trái vụ 25 8 4,4

Nguồn: Báo cáo kết quả nghiên cứu và đánh giá dư lượng thuốc BVTV trong sản

phẩm rau, củ quả trên địa bàn Quảng Bình [48].

Để giải quyết bài toán rau sạch, hiện nay nhiều địa phương trong tỉnh đã

tiến hành quy hoạch sản xuất rau an toàn đặc biệt kể từ khi Ủy ban nhân dân tỉnh

Quảng Bình ra Quyết định số 557/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch hỗ trợ

phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn Quảng Bình

giai đoạn 2009 - 2015. Theo đó quy hoạch diện tích sản xuất rau an toàn tỉnh có

192,5 ha, từ 20 - 25 ha đối với các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch,

Quảng Trạch và từ 10 - 15 ha đối với các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa và thành

phố Đồng Hới. Mục tiêu đến năm 2015, có 100% diện tích rau, quả tại các vùng

được quy hoạch đáp ứng được yêu cầu sản xuất an toàn theo VietGAP; 100%

tổng sản phẩm rau, quả sản xuất trong vùng quy hoạch được chứng nhận và công

bố sản xuất và chế biến theo quy trình sản xuất an toàn theo VietGAP (Ủy Ban

Page 33: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

21

nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2009 [66]). Tuy nhiên, những hạn chế về quy trình kỹ

thuật, tập quán canh tác, hiệu quả kinh tế…đã hạn chế không nhỏ đến việc phát

triển và mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn theo VietGAP trên địa bàn tỉnh.

1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨUHiện nay các nghiên cứu về cây rau đã được nhiều nhà khoa học trong

nước và trên thế giới quan tâm, nhiều đề tài đã được ứng dụng thực tiễn mang lại

hiệu quả và có giá trị tham khảo cao. Tuy nhiên đối với rau cải xanh đặc biệt là

các đề tài nghiên cứu về giống, mật độ, phân bón, thuốc trừ sâu sinh học trên cải

xanh theo hướng an toàn chưa nhiều.

1.3.1. Kết quả nghiên cứu về giống cải xanhNăng suất của các giống khác nhau trong môi trường. Môi trường thiết lập

kiểu gen xác định năng suất trong giới hạn di truyền của nó. Do đó, sự kết hợp

giữa kiểu gen với môi trường có thể dẫn đến làm tăng sản lượng. Sự khác biệt về

năng suất của kiển gen là do quá trình phức tạp xảy ra trong các bộ phận khác

nhau của cây trồng liên quan nhiều đến sự thay đổi sinh lý. Những thay đổi sinh

lý bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường phổ biến ở các giai đoạn phát triển

khác nhau của cây trồng (Venkaraddi, 2008 [119]).

Khehra và Singh (1980) đã nghiên cứu 29 kiểu gen của Brassica napus L.

đã cho biết có sự khác biệt đáng kể về sản lượng, chiều cao (dẫn theo Fathy và

Ahmed, 2009 [84]).

Theo Richardson (2012) [94] khi tiến hành đánh giá 5 loại rau xanh gồm:

cải xanh, cải xoăn đỏ Nga, cải đỏ, cải đỏ Thụy Sĩ, cải vàng Thụy Sĩ, kết quả cho

thấy giống cải xoăn đỏ Nga nổi bật nhất trong 5 loại rau xanh. Sự khác nhau đáng

kể giữa năng suất 5 loại rau ăn lá có thể là do đặc điểm sinh trưởng khác nhau

của các giống.

Reddy và Avikumar (1997) nhận thấy giống cải GM-2 (145 cm) có chiều

cao cây cao hơn giống TM-21 (125 cm). Yadav và cộng sự (1994) tiến hành thí

nghiệm ở Kanpur và cho rằng chiều cao cây đạt được ở giống Vaibhav (167 cm)

cao hơn so với giống Varuna (158 cm) (dẫn theo Venkaraddi, 2008 [119]).

Ở Jodhpur, Rajsingh và cs (2001) nhận thấy giống cải địa phương cao hơn

Page 34: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

22

giống T59 (158 cm). Ở New Delhi, Rana và Pachuari (2001) đã tiến hành thí

nghiệm và nhận thấy chiều cao cây của giống TERI(OE) M21 (177 cm) cao hơn

so với giống TERI(OE) R15 (129 cm) (dẫn theo Venkaraddi, 2008 [119]).

Weerakoon và Soonartne (2011) [122] khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời

vụ tới sinh trưởng và năng suất của các giống cải xanh: AC501, 515, 580, 790,

1099, 1811, 2122, 5088, 7788 và 8831 đã nhận thấy các giống AC580, AC5088,

AC7788 đạt năng suất cao hơn các giống khác trong vụ Maha và AC7788 đạt

năng suất cao nhất trong vụ Yaha.

Ở New Delli, Rana và Pachauri (2001) đã tiến hành thí nghiệm đồng

ruộng trên đất sét pha cát và đưa ra giống Bio 902 được ghi nhận có năng suất

sinh học 72,5 tạ/ha cao hơn so với giống TERI(OE) M21 (68,5 tạ/ha). Ở Hisa Raj

Sigh và ctv (2002) quan sát thấy rằng năng suất sinh học được ghi nhận giống

Laxmi (13,7 tạ/ha) cao hơn có ý nghĩa so với giống BTH-1 (11,9 tạ/ha) (dẫn theo

Venkaraddi, 2008 [119]).

Giống đóng vai trò có ý nghĩa trong dư lượng nitrat. Nồng độ nitrat trong

mô được chứng minh là khác nhau giữa các loài và giữa các giống cùng loài. Tuy

nhiên, trong một nghiên cứu khác, nồng độ nitrat trong 2 giống rau bina trồng với

phân bón hữu cơ không khác nhau đáng kể (Haly, 2010 [87]). Trong một nghiên

cứu tương tự, không có sự khác biệt nồng độ nitrat trong mô ở 3 giống rau diếp

được trồng ở phân bón tổng hợp và phân hữu cơ (Stopes và cộng sự, 1989, dẫn

theo Haly, 2010 [87]).

Tuy nhiên, theo Brown và Smith (1966) [75] không có sự khác biệt đáng

kể trong sự tích lũy nitrat khi so sánh giữa các giống của cùng một loài. Khi bón

cùng một lượng phân đạm, các giống chín sớm có xu hướng tích lũy nitrat nhiều

hơn so với các giống chín muộn.

Theo Korus và Lisiewska (2009) [95] các giống khác biệt đáng kể trong

việc chứa nitrat. Mức độ trung bình cao nhất trong các thời điểm thu hoạch đã

được tìm thấy trong các giống cải Redbor F1 - 1276mg (2006) và 939mg (2007)

trong 1000g chất tươi quá 54% và 13% các giá trị tương ứng được ghi nhận ở

giống Średnio Wysoki Zielony Kędzierzawy và 61%, 18% ở giống Winterbor F1.

Page 35: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

23

Trong so sánh các loại rau Amr và Hadidi (2000) đã nhận xét ảnh hưởng

của giống không có ý nghĩa với nitrat và nitrit chứa trong rau (dẫn theo Maryam

Boroujerdnia và cs, 2007 [98]).

Tuy nhiên theo Maryam Boroujerdnia và cs (2007) [98] có sự sai khác

đáng kể về lượng nitrat giữa các giống rau. Giống có vai trò quan trọng và quyết

định tới dư lượng nitrat qua nhiều nghiên cứu (Munzert, 1989; Rostamforoudy,

1999; Shahbazie, 2005, dẫn theo Maryam Boroujerdnia và cs, 2007 [98]).

Ngoài việc lựa chọn giống có năng suất và phẩm chất tốt, tính kháng sâu

bệnh đặc biệt là tính kháng rệp trên các giống rau cải cũng được nhiều tác giả

quan tâm nghiên cứu.

Theo kết quả nghiên cứu về tính kháng rệp của Ellis và cs (1995) [81] trên

6 giống cải: Brassica fruiticulosa, Brassica spinescens, Brassica insularis, bắp

cải “Derby Day”, cải xanh lá xoắn “Green Glaze Glossy”, cải dầu “Rangi”. Hai

giống cải Brassica fruiticulosa, Brassica spinescens trong điều kiện thí nghiệm ở

nhà kín biểu thị tính kháng kháng sinh với mật độ rệp, thể hiện ở khả năng rệp

non sinh ra thấp. Trong điều kiện bên ngoài đồng rất ít rệp cư trú trên hai giống

này điều này được lý giải do có cơ chế kháng atixenosis cao (atixenosis: khả

năng thực vật chống lại sự xâm nhập của sâu bệnh).

Muhammad Asalam và cs (2005) [102] khi nghiên cứu tính kháng rệp trên

10 giống cải Canola (Brassica napus L.) đã nhận thấy không có giống nào miễn

hoàn toàn với sự phá hoại của rệp (Brevicoryne brassicae L.). Trong số các giống

nghiên cứu, giống KS75 có số lượng rệp tương đối thấp (30,7 con/10 cm cụm

hoa) và do đó được coi là tương đối kháng rệp so với các giống khác.

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số giống

rau cải cho vùng miền núi phía Bắc, Nguyễn Phi Hùng và cs (2009) [30] đã thu

thập được 9 giống rau cải gồm: cải làn, cải xanh lùn, Ngồng ngọt Lạng Sơn, Mèo

Thanh Sơn, Mèo lá tím, Ngọt bông GCTMN, cải bẹ lá vàng, cải mào gà, Mèo

Sơn La. Qua khảo nghiệm cho thấy giống cải mèo Sơn La có khả năng sinh

trưởng phát triển tốt với điều kiện vùng trung du miền núi. Năng suất thực thu

đạt 26,6 tấn/ha, năng suất lý thuyết đạt 51,40 tấn/ha, khối lượng trung bình cây

đạt 594,96 gam.

Page 36: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

24

Nguyễn Minh Chung (2012) [10] đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng công

nghệ thủy canh tuần hoàn để sản xuất rau ăn lá trái vụ trong hai năm từ năm 2007

- 2008 với 4 loài rau (11 giống xà lách, 3 giống rau cải, 3 giống cần tây và 3

giống rau muống). Kết quả thu được các giống rau phù hợp trồng trái vụ trong

dung dịch thủy canh tuần hoàn trong đó có 2 giống cải xanh BM và Tosakan. Các

rau ăn lá này khi trồng trái vụ bằng kỹ thuật thủy canh tuần hoàn đạt tiêu chuẩn

an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhiều đề tài khảo nghiệm trên các giống ở nước ta chủ yếu nhằm lựa chọn

ra giống có năng suất cao, phẩm chất tốt. Trên cây rau cải rất ít đề tài nghiên cứu

về mối liên quan giữa giống tới hàm lượng nitrat cũng như đánh giá tính kháng

sâu bệnh.

Ở Việt Nam, việc đánh giá tính kháng của một giống được thực hiện nhiều

nhất trên cây lúa như khả năng kháng rầy nâu, kháng đạo ôn, kháng bạc lá. Trên

cây bông là khả năng kháng rầy xanh hai chấm...Theo Phạm Văn Lầm (2009)

[40] tính kháng sâu hại là đặc tính của giống cây trồng có khả năng chống lại sự

tấn công của một loài sâu hại nào đó hoặc làm giảm tác hại do sâu hại gây ra. Sử

dụng giống kháng sâu bệnh phù hợp với nguyên lý IPM, góp phần làm giảm đáng

kể việc sử dụng thuốc hóa học BVTV, tránh ô nhiễm môi trường, bảo vệ thiên

địch, góp phần xây dựng nông nghiệp bền vững và sản xuất nông sản an toàn.

1.3.2. Kết quả nghiên cứu về mật độTác động chủ yếu của mật độ cây trồng chủ yếu là do sự khác biệt trong

phân bố năng lượng bức xạ mặt trời và tăng hấp thụ bức xạ mặt trời sẽ dẫn đến

tăng hiệu suất. Khi mật độ vượt quá sẽ tạo ra các vi khí hậu không phù hợp và do

đó gây ra các nguy cơ sâu bệnh và làm giảm năng suất (Mostafa Naghizaded và

cs, 2012 [101]).

Theo NeSmith (1998) [103] ảnh hưởng của mật độ đối với năng suất kinh

tế, chất lượng không cùng một hướng. Khi mật độ cây trồng tăng, năng suất sinh

học trên 1 đơn vị diện tích tăng đến một giới hạn nào đó, sau đó khi mật độ tăng

nữa thì năng suất sẽ tương đương hoặc thấp hơn.

Theo nghiên cứu của Champiri và Bagheri (2013) [108] trên các giống cải

Page 37: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

25

(Brassica napus L.) với các khoảng cách 15 cm, 25 cm, 35 cm cho biết khoảng

cách 15 cm cải cho năng suất cao nhất.

Meitei và cs (2001) đã cho rằng khoảng cách 25 x 25 cm thì cải xanh có

chiều cao lớn hơn các công thức khác 48,4 cm và nhấn mạnh khoảng cách 25 cm

x 25 cm có chỉ số diện tích lá cao hơn ở 30, 50, 65 ngày sau cấy lần lượt là 1,74,

1,86, 2,25 (dẫn theo Venkaraddi, 2008 [119]).

Ở một nghiên cứu khác, chiều cao cải xanh ở khoảng cách 20 x 15 cm

(166 cm) cao hơn so với khoảng cách 45 x 15 cm (153 cm). Năng suất sinh

học đạt được ở khoảng cách dưới 20 x 10 cm (70,1 tạ/ha) cao hơn so với

khoảng cách 45cm x 15 cm (62,7 tạ/ha) (Rana và Pachauri, 2001, dẫn theo

Venkaraddi, 2008 [119])

Khoảng cách (cây x cây) hợp lý nhất làm giảm mật độ bọ nhảy, đối với

Brassica napus L. là 14 cm và đối với Brassiaca rapa L. là 30 cm (Dosdal và cs,

1990, dẫn theo Chen và Lee, 1990 [79]).

Mật độ cây trồng ảnh hưởng đến dư lượng cây trồng một cách rõ ràng

(Schleicher, 2003, dẫn theo Samith, 2010 [109]). Cantlife (1972) [78] cho rằng,

khi trồng dày lượng nitrat sẽ tăng lên do điều kiện chiếu sáng yếu. Thời gian

chiếu sáng trong ngày dài thì hàm lượng nitrat trong cây sẽ giảm, nếu giảm mức

chiếu sáng 20% thì hàm lượng nitrat trong quả dưa chuột tăng lên 2,5 lần.

Các nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tới dư lượng nitrat trên cây cải

xanh ít được tìm thấy. Tuy nhiên trên cây dưa chuột ở các mật độ cây cách cây

(15, 20, 30, 35, 40 và 45 cm) với khoảng cách hàng 45 cm cho thấy, ở trong đất

dư lượng nitrat cao nhất đạt 21,3 ppm được ghi nhận ở các khoảng cách cây

trồng lớn hơn (40, 45 cm). Trong khi đó ở những khoảng cách nhỏ nhất (15,

20 cm) thì dư lượng đạt ở mức thấp nhất: 14,3 và 15 ppm. Tuy nhiên trên quả

khi mật độ càng cao thì dư lượng nitrat càng lớn với sự sai khác có ý nghĩa

với quả có kích thước nhỏ, trung bình và lớn. Lý giải cho điều này Samith

Abubaker và cộng sự cho rằng ở khoảng cách nhỏ hơn thì khả năng phân bố

ánh sáng yếu, quá trình tổng hợp các aminoaxit và các protein ở cây trồng ít

hơn (Samith, 2010 [109].

Mỗi giống cây trồng có một mật độ, khoảng cách hợp lý để đạt năng suất

Page 38: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

26

cao. Mật độ này cũng còn phụ thuộc vào đất tốt hay xấu. Gieo trồng dày quá

hoặc thưa quá đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng đồng thời

cũng ảnh hưởng đến phát sinh phát triển của sâu bệnh, cỏ dại (Võ Văn Á và cs,

1998 [1], Phạm Văn Lầm, 2009 [40]).

Thông thường, tất cả các cây trồng có xu hướng làm tăng năng suất trên

một đơn vị diện tích khi tăng mật độ cây trồng nhưng chỉ tăng tới giới hạn nhất

định (Trung tâm Khuyến Nông TP Hồ Chí Minh, 2009 [65]). Nếu trồng quá dày

thì có hại, song trồng quá thưa thì nhiều ánh sáng lọt xuống mặt đất, lãng phí

quang năng. Đi đôi với tăng số cá thể trên đơn vị diện tích (tức tăng mật độ) năng

suất cá thể giảm, song ở trồng dày thì sự tăng năng suất quần thể lớn hơn sự giảm

tổng cộng của năng suất các cá thể (Hoàng Đức Phương, 2000 [52]).

Nguyễn Thanh Hải (2009) [24] cho rằng ở các mật độ rau cải khác nhau

thì cho khối lượng cây và năng suất khác nhau. Trong đó, mật độ 15 x 20 cm cho

năng suất lý thuyết và năng suất thực tế đạt cao nhất, lần lượt là 41,6 tấn/ha và

37,5 tấn/ha; tiếp đó là mật độ 20 x 20 cm đạt 38,7 tấn/ha và 33,4 tấn/ha

Nguyễn Phi Hùng và cs (2008) [30] khi nghiên cứu về mật độ trên giống

Cải Mèo Sơn La với khoảng cách trồng 25 x 25 cm, 30 x 25 cm, 30 x 30 cm cho

thấy năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức 30 x 30 cm, thấp nhất là công

thức 25 x 25 cm.

Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Hồng Bình và cs (2011) [2] khối lượng

trung bình cây và năng suất thực thu của các công thức cải làn có ảnh hưởng

đáng kể khi gieo trồng theo các khoảng cách 15 x 15 cm, 15 x 20 cm, 20 x 20

cm. Khoảng cách 15 x 15 cm cải làn có khối lượng trung bình cây nhỏ nhất 64,23

g/cây nhưng lại cho năng suất cao nhất đạt 19,88 tấn/ha. Trong khi công thức có

khối lượng trung bình cây cao nhất ở khoảng cách 20 x 20 cm đạt 81,5 g/cây

nhưng lại cho năng suất thấp nhất đạt 16,58 tấn/ha.

Hiện nay cũng đã có nhiều khuyến cáo mật độ trong sản xuất rau an toàn

theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia

(2010) [64] khuyến cáo nên trồng khoảng cách 20 x 20 cm. Trung tâm Khuyến

Nông Thành phố Hồ Chí Minh (2009) [65] khuyến cáo nên trồng với khoảng

Page 39: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

27

cách 10 x 15 cm.

Trần Khắc Thi và cs (2009) [61] khuyến cáo nên cấy khoảng cách 20 x 30

cm, đảm bảo mật độ trồng từ 16 - 17 ngàn cây/ha.

Nguyễn Xuân Giao (2010) [18] khuyến cáo mật độ trồng cây cách cây đối

với cải xanh là 20 - 30 cm, đảm bảo mật độ 80 - 100 nghìn cây/ha.

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tới dư lượng

nitrat trên cải xanh nói riêng và cây trồng nói chung ở Việt Nam ít được

nghiên cứu.

1.3.3. Kết quả nghiên cứu về liều lượng đạm và thời gian bón

Nitơ là một trong những nhân tố cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển

của cây trồng (Cash và cs, 2002, dẫn theo Maryam, 2007 [98]). Đồng thời cũng

là một trong những dinh dưỡng quan trọng nhất hạn chế năng suất cây trồng. Tuy

nhiên thừa đạm có thể làm giảm năng suất và chất lượng giống đáng kể (Al-

Barrak, 2000, dẫn theo Fathy, 2009 [84]). Bón quá nhiều đạm cũng là nguyên

nhân làm cho thân cây mềm, thành tế bào mỏng làm cho sâu bệnh dễ dàng tấn

công (Plaster, 2003, dẫn theo Tshikalange, 2006 [116]).

Cây trồng hấp thụ nitơ từ đất dưới dạng nitrat, sau đó được biến đổi thành

các protein và các chất chứa nitơ khác. Nitrat chứa trong cây trồng là kết quả của

sự cân bằng động giữa tốc độ hấp thu, đồng hóa, di chuyển. Trong điều kiện nhất

định sự cân bằng này có thể bị gián đoạn dẫn đến việc rễ tích lũy nitrat nhanh hơn

so với cây trồng chuyển đổi nitrat thành protein (Maryam, 2007 [98]).

Nhu cầu bón đạm của các loại rau được phân thành 4 nhóm sau:

+ Rất cao (200 - 400 kg N/ha): súp lơ, cải bắp đỏ, cải bắp sớm.

+ Cao (150 - 180 kg N/ha): cải thìa, bí đỏ, cà rốt muộn, cải bắp.

+ Trung bình (80 - 100 kg N/ha): cải bao, dưa chuột, su hào, đậu rau, cà

rốt sớm, cải bẹ xanh.

+ Thấp (40 - 80 kg N/ha): đậu trắng, đậu Hà Lan, hành ta (P Kundlo,

1975, dẫn theo Nguyễn Như Hà, 2006 [19]).

Khi nghiên cứu mức đạm từ 0 - 300 kg N/ha trên giống cải Brassica rapa

L.subsp.chinensis, Tshikalange (2006) [116] nhận thấy rằng khi bón 50 kg N/ha

Page 40: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

28

cải phát triển tốt hơn so với không bón tuy nhiên không bằng các công thức 100 kg

N - 250 kg N/ha. Nhưng khi bón với lượng 300kg N/ha thì chiều cao phát triển

kém hơn so với lượng bón từ 100 kg N - 250 kg N/ha, lá có màu xanh tối hơn.

Nhiều nghiên cứu ngoài nước đã cho thấy phân đạm đã làm tăng NO3-

trong nông sản.

Theo WangZHao - Hui (2004) [121] trong một giới hạn nhất định năng

suất rau tăng tỷ lệ thuận với lượng phân đạm. Tuy nhiên, hàm lượng nitrat trong

rau cũng tăng theo lượng phân đạm bón hay nói cách khác bón phân đạm cho cây

là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng nitrat trong rau.

Theo Maereka và cs (2007) [96] khi nghiên cứu 4 mức đạm 0 kg N, 34,5

kg N, 69 kg N và 103,5 kg N/ha trên giống cải xanh đã nhận thấy kích thước và

năng suất lá tăng lên khi tăng liều lượng đạm trong cả 2 vụ. Mức đạm từ 34,5 -

103,5 kg N/ha làm tăng số lá khi thu hoạch so với đối chứng. Nitrat trong lá cũng

tăng từ 0,42 mg/kg ở đối chứng đến 0,575 mg/kg đối với lượng bón 103,5 kg

N/ha. Vị đắng cũng tăng lên với việc bón nhiều phân đạm.

Tại Iranian khi nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức bón đạm khác nhau

tới năng suất, sự tích lũy nitrat và chất lượng của cây rau cải bó xôi, Hemmat

Ahmadi và cs (2010) [91] nhận thấy: khi bón đạm cho cây ở các mức 0, 50, 100,

150, 200 kg N/ha thì mức bón 200 kg N/ha cho năng suất cao nhất 2299,3 g/m2

nhưng sự tích lũy hàm lượng nitrat lại vượt quá mức cho phép (5353,3 mg/kg rau

tươi), công thức bón 150 kg N/ha cho năng suất 2066 g/m2 và hàm lượng nitrat

tích lũy trong cây là 2183,3 mg/kg rau tươi, đảm bảo năng suất và dư lượng nitrat

ở ngưỡng an toàn.

M.E. Yarvan (1980) đã tiến hành nghiên cứu tăng lượng đạm bón từ 30 -

180 kg N/ha làm tăng tương ứng hàm lượng NO3- trong củ cà rốt và cải củ từ 21,7

lên 40,6 mg/kg và 263 lên 473 mg/kg (dẫn theo Bùi Quang Xuân, 1998 [68]).

Các nghiên cứu ngoài nước cũng cho thấy: khi các dạng phân đạm (NH4+,

NO3) được bón ở thời kỳ bón thúc lần cuối cũng làm ảnh hưởng lớn đến tích lũy

NO3- trong cây. Để hạn chế hàm lượng NO3

- trong rau, trong cỏ chăn nuôi, sau

bón ít nhất 3 tuần mới được thu hoạch (D.L. Grunes, W.H. Allaway, 1985, dẫn

Page 41: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

29

theo Đặng Thu Hòa, 2002 [29]).

Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng đạm và

thời gian bón đến năng suất và hàm lượng nitrat.

Do nitơ là thành phần quan trọng của axít nucleic ADN và ARN, ADP,

ATP, diệp lục…Nitơ giúp cây trồng tăng trưởng và phát triển của mô sống, quyết

định phẩm chất nông sản. Thiếu N cây cằn cỗi, không hình thành protein và diệp

lục, lá bé màu xanh nhạt, hoa hay rụng và ít quả, quả bé và phẩm chất kém vì vậy

trong sản xuất người nông dân thường chú trọng đến phân đạm hơn (Lê Thanh

Bồn, 2012 [7]).

Tuy nhiên việc bón thừa đạm cũng không có lợi cho cây trồng. Người ta

nhận thấy năng suất và phẩm chất không đồng hành mà nhiều trường hợp là

nghịch biến, năng suất tăng, phẩm chất giảm, hiện tượng thường thấy khi sử dụng

phân đạm (Võ Minh Kha, 1998 [35], Chu Thị Thơm và cs, 2006 [63]).

Bùi Quang Xuân và Bùi Đình Dinh (1999) [69] khi nghiên cứu sử dụng

hợp lý phân bón cho rau đã cho rằng việc bón quá liều lượng, bón quá muộn gây

tích lũy NO3- trong rau thương phẩm. Trong các loại rau, rau ăn lá có hàm lượng

NO3- trong rau cao nhất vì vậy cần chú ý đến liều lượng bón và thời kỳ bón.

Lê Văn Tán, Lê Khắc Huy và cs (1998) [57] cho thấy: khi tăng lượng

phân đạm bón sẽ dẫn đến tăng tích lũy NO3- trong rau. Điều đáng chú ý ở đây là

nếu bón dưới mức 160 kg N/ha đối với bắp cải và dưới 80 kg N/ha đối với cải

xanh thì lượng NO3- trong cải bắp dưới 430 mg/kg tươi (mức cho phép 500

mg/kg). Các kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bùi Quang Xuân

(1999) [69].

Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đối với sự tích lũy

nitrat trong rau cải bẹ xanh trên nền đất xám tại thành phố Hồ Chí Minh, Phạm

Minh Tâm (2001) [58] cho thấy năng suất cải bẹ xanh tăng dần khi tăng lượng

đạm bón, cao nhất ở mức 150 kg N/ha, tuy vậy thì hàm lượng NO3- trong rau khi

thu hoạch quan hệ chặt với lượng đạm bón, từ 3,17mg NO3-/kg rau tươi ở mức 0

kg N/ha lên 524,9 mg NO3-/kg ở mức 180 kg N/ha. Liều lượng đạm thích hợp

nhất để đạt năng suất cao (15,60 tấn/ha) và tồn dư NO3- đạt tiêu chuẩn cho phép

Page 42: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

30

là 90 kg N/ha trên nền bón 15 tấn phân chuồng + 30 kg P205 + 30 kg K20/ha.

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hòa (2009) [28] cho thấy khi bón

liều lượng đạm từ 0 - 120 kg N/ha trên nền bón 15 tấn phân chuồng + 30 kg P205

+ 60 kg K20/ha thì liều lượng đạm 60 kg N/ha đối với cải xanh đã hạn chế được

sự gây hại của sâu bệnh, cho hiệu quả kinh tế và phẩm chất đạt cao nhất trong

các công thức bón. Khi lượng phân đạm tăng thì hàm lượng nitrat cũng tăng theo,

ở mức bón từ 90 - 120 kg N/ha hàm lượng nitrat trên rau cải xanh vượt ngưỡng

cho phép.

Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Hồng Bình và cs (2011) [2] đối với

giống cải làn 8RA02 ở các liều lượng đạm (40 kg N, 60 kg N, 80 kg N) trên nền

bón 15 tấn phân chuồng + 50 kg P205 + 50 kg K20 thì tổng thời gian sinh trưởng

của các công thức bón đạm không có sự sai khác đạt 49 ngày, công thức không

bón đạm thời gian sinh trưởng ngắn hơn đạt 46 ngày. Ở công thức phân bón 60

kg N và 80 kg N cải làn có khối lượng cây trung bình cao nhất lần lượt là 70 và

73 g/cây. Đây cũng là hai công thức đạt năng suất thực thu cao nhất tương ứng

với 16,52 và 17,32 tấn/ha. Tuy nhiên xét hiệu quả kinh tế và an toàn chất lượng

thì công thức 60 kg N hơn mức bón 80 kg N.

Bùi Thị Khuyên và cs (2002) [37] khi nghiên cứu các liều lượng đạm (0

kg N, 30 kg N, 60 kg N, 120 kg N, 180 kg N) trên nền không bón phân chuồng +

60 kg super lân + 35kg kali clorua/ha đã nhận thấy rằng đạm có ảnh hưởng khá

rõ đến sinh trưởng và phát triển của cải ngọt, làm tăng chiều cao cây và tăng

diện tích lá trong phạm vi bón từ 0 - 180 kg N/ha. Trong khoảng 30 kg N - 120

kg N các công thức bón đạm đều làm tăng năng suất so với đối chứng không

bón đạm. Năng suất (tươi, khô) đạt cao nhất tại công thức bón 120 kg N/ha.

Việc bón đạm vượt quá 120 kg N/ha không làm tăng năng suất cải một cách có

ý nghĩa kinh tế. Cũng trong nghiên cứu này tác giả đã nhận thấy liều lượng đạm

ảnh hưởng đến hàm lượng nitrat theo quan hệ tỷ lệ thuận và mùa Đông dư

lượng nitrat cao hơn mùa Hè.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thi và Lê Thị Quyên (2011)

[59] đối với liều lượng đạm (0 kg N, 30 kg N, 60 kg N, 120 kg N, 150 kg N) trên

Page 43: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

31

giống cải xanh trong điều kiện có lưới che tại thành phố Huế, khi tăng liều lượng

đạm đã làm tăng các chỉ tiêu thân lá cải xanh. Giữa các công thức bón 60 - 150

kg N/ha không có sự sai khác thống kê về các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá. Từ

mức bón 30 - 150 kg N/ha năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cải xanh

không có sự sai khác thống kê. Tuy nhiên công thức 60 kg N/ha cho hiệu quả

kinh tế cao nhất với VCR đạt tới 9,62.

Trong các nguyên nhân làm cho dư lượng NO3- cao trên rau chủ yếu do sử

dụng nhiều phân đạm hóa học và dùng quá gần ngày thu hoạch (Nguyễn Mạnh

Chinh, 2011 [9]).

Hầu hết các loại rau có hàm lượng NO3- đạt cao nhất sau khi bón thúc đạm

lần cuối từ 3 - 10 ngày (Phan Thị Thu Hằng, 2008 [22]).

Nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Cương (2005) [14] năm 2001 - 2004

cho thấy: thời gian bón đạm lần cuối đến thu hoạch có ảnh hưởng tới dư lượng

NO3- trong rau. Khả năng tích lũy NO3

- phụ thuộc vào từng loại cây. Hầu hết các

loại rau sau bón 3 - 5 ngày hàm lượng NO3- cao nhất và đều vượt ngưỡng cho

phép, sau đó lại giảm dần. Sau khi bón đạm lần cuối 10 ngày hàm lượng NO3-

thấp nhất và đều đảm bảo độ an toàn cho phép.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, độ ô nhiễm của đất trồng và

nước tưới tới sự tích lũy NO3- và kim loại nặng (Pb,Cd) trong một số loại rau,

Đặng Thu Hòa (2002) [29] đã kết luận: tồn dư NO3- trong rau và đất tăng theo

chiều tăng của liều lượng đạm bón, đặc biệt ở mức bón đạm cao mức độ tích lũy

NO3- trong rau xà lách và rau muống tăng mạnh kéo theo tồn dư NO3

- trong đất

cũng cao gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Hàm lượng NO3- trong rau xà lách đạt

cao nhất ở 3 - 5 ngày, rau muống ở 7 - 10 ngày, dưa chuột ở 3 - 5 ngày sau thúc

đạm lần cuối.

Thời gian cách ly từ lần bón cuối đến lúc thu hoạch cũng ảnh hưởng tới dư

lượng NO3- trong rau. Nguyễn Văn Hiền và Trần Văn Dinh (1996) [25] đã kết

luận: hàm lượng NO3- trong bắp cải cao nhất là 7 ngày kể từ bón thúc lần cuối ở

tất cả các công thức có liều lượng đạm khác nhau và chỉ thu hoạch sau bón thúc

lần cuối 14 ngày thì hàm lượng NO3- trong bắp cải đã giảm hẳn dưới ngưỡng an

Page 44: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

32

toàn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hoà

(2009) [28] khi nghiên cứu các mức bón đạm khác nhau với thời điểm thu hoạch

7 ngày và 15 ngày sau khi bón.

Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Khuyên và cs (2002) [37] cho biết 9 ngày

sau khi bón đạm lần cuối hàm lượng nitrat trong rau cải cao hơn khi bón đạm lần

cuối 15 ngày.

Trần Khắc Thi (1996) [61] đã tổng kết qua kết quả nghiên cứu đề tài cấp

Nhà nước KN - 01 - 02: tồn dư NO3- trong rau ăn lá và rau ăn quả cao nhất

khoảng thời gian từ 10 - 15 ngày kể từ lúc bón lần cuối tới khi thu hoạch. Đối với

rau ăn củ khoảng thời gian đó là 20 ngày. Lượng NO3- có xu hướng giảm khi thời

gian bón thúc lần cuối càng xa ngày thu hoạch.

Bùi Quang Xuân (1998) [68] cho biết hàm lượng nitrat trong cải bắp thực

sự giảm sau 16 - 20 ngày bón N lần cuối, nếu hòa phân đạm vào nước tưới thì

thời gian bón thúc lần cuối rút ngắn hơn từ 2 - 4 ngày.

1.3.4. Kết quả nghiên cứu về phân bón sinh học

Sử dụng bừa bãi các loại phân bón tổng hợp đã dẫn đến sự ô nhiễm đất,

nước, phá hủy vi sinh vật, côn trùng có ích làm cho cây trồng dễ bị bệnh, giảm độ

phì trong đất (Mishra và cs, 2013) [99]. Một trong những cách giảm thiểu ô

nhiễm đất trong nông nghiệp hiện đại là việc sử dụng phân bón sinh học đã được

khuyến cáo bởi các nhà nghiên cứu để thay thế phân hóa học. Phân bón sinh học

có thể mang lại một số lợi ích như cố định đạm, huy động phốt pho và vi chất

dinh dưỡng thông qua việc sản sinh các axít hữu cơ và làm giảm độ pH của đất

(Saber,1993, dẫn theo Ahmed, 2000 [88]). Bên cạnh đó, các vi sinh vật như vi

khuẩn Pseudomonas, Azotobacter, Azospirillium và Mycorhyzae có thể tiết ra

các chất thúc đẩy tăng trưởng như: Giberelin, Cytokinin, Auxin (Brown, 1972;

Hartmann và cs, 1983, dẫn theo Ahmed, 2000 [88]).

Theo Sheraz Maldi và cs (2010) [112] phân bón sinh học là thành phần

thiết yếu của nền nông nghiệp hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong duy trì khả

năng lâu dài độ màu mỡ bằng việc cố định khí nitơ (N=N) huy động cố định các

dinh dưỡng đa và vi lượng hoặc biến P không hòa tan sang dạng thích hợp cho

Page 45: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

33

cây trồng làm tăng hiệu quả và giá trị có sẵn.

Việc áp dụng phân bón sinh học không chỉ làm giảm việc sử dụng 20 -

50% phân bón hóa học, nhưng đồng thời làm tăng năng suất cây trồng từ 10 -

20% (Tyagi và cs, 1999, dẫn theo Hashemzadeh, 2013 [83]).

Ở Philipin việc sử dụng phân bón Bio - N thay thế được 30 - 50% tổng số

nhu cầu nittơ cho cây trồng. Việc sử dụng phân Bio-N cho phép giảm thời gian

bón phân và do đó giảm 50% chi phí lao động trên diện tích cho cùng một chu kỳ

canh tác (Javier và Brown, 2007) [105].

Nghiên cứu của Mohamed Anwar (2005) [107] trên cây khoai tây trong

hai mùa chỉ rõ rằng bón 100% NPK (120kg N + 80kg P205 + 100 K20 + 1kg

Nitrobein + 1 kg Phosphorein + 1% K2SO4) là công thức vượt trội so với chỉ bón

100% NPK và các công thức khác. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa bón

100% NPK và 75% NPK cùng với 2 kg Nitrobein + 2 kg Phosphorein + phun 2%

K2SO4 về chiều dài thân cây, số lá/cây, trọng lượng khô của rễ/cây. Vì vậy, áp

dụng phân bón sinh học cùng các loại phân bón khoáng được chứng minh tốt hơn

so với sử dụng phân khoáng một mình.

Sử dụng Azospirillum brasilense và Azotobacter chroococcmn cùng với

30 kg N làm tăng chiều cao cây, chiều dài rễ, trọng lượng tươi và khô của các bộ

phận cà chua (Terry và cs 1996, dẫn theo Bablimog, 2007 [73]). Khi cung cấp

50% liều lượng phân bón và FYM (12,5 tấn/ha) với mức giảm liều lượng khuyến

cáo phân bón (50% RDF) giúp tăng trưởng thực vật và năng suất cao hơn ở cây

cà chua (Rafi và cs 2002, dẫn theo Bablimog, 2007 [73]). Bón NPK (80:60:50

kg/ha) + FYM (20 tấn/ha) giúp chiều cao cây, số lượng lá trên cây, dài lóng và số

lượng các đốt trên cây đậu bắp cao hơn (Naidu và cs 1999, dẫn theo Bablimog,

2007 [73]). Sử dụng đạm ở 120 kg/ha với FYM (10 tấn/ha) và MgSO4 (2% phun

trên lá) được ghi nhận chứa hàm lượng nitơ và hấp thụ nitơ cao hơn ở trong lá

cũng như trong gốc cà rốt (Shanmugasundaram và Savithri 2004, dẫn theo

Bablimog, 2007 [73]).

Các kết quả nghiên cứu về hàm lượng nitrat trong rau ở Nga đã chỉ ra

rằng: sử dụng phân hữu cơ sinh học có tác dụng làm giảm hàm lượng nitrat trong

Page 46: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

34

cần tây từ 1.198 - 1974 mg/kg đồng thời làm tăng năng suất và giảm hàm lượng

muối trong đất (Cao Thị Làn, 2011 [39]).

Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng đang là xu

hướng của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhằm bảo đảm an toàn sinh

học, an toàn thực phẩm và an toàn môi trường. Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu

về phân bón sinh học có khả năng giảm bớt được lượng phân hóa học mà năng

suất vẫn đảm bảo, chất lượng rau đạt theo tiêu chuẩn rau an toàn.

Những nghiên cứu về phân bón đạm vi sinh Biogro ở xóm Tâm Thái, xã

Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong 4 vụ cho thấy: việc dùng

đạm vi sinh thay thế được 50% urê và tăng năng suất cây trồng. Với lúa, năng

suất tăng từ 10 - 25%, công thức bón đạm vi sinh 3 kg/sào thay cho 70% đạm

hóa học, tăng năng suất 25,9 kg/sào. Đối với mỗi loại rau khác nhau năng suất

cũng tăng 12 - 20%. Bên cạnh đó người ta nhận thấy đạm vi sinh làm tăng khả

năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng vì nó làm cây trồng khỏe, phát triển đều,

phẩm chất hạt và quả tăng (Nguyễn Thanh Hiền, 1996, dẫn theo Phạm Xuân Lân,

2007 [41]).

Các kết quả nghiên cứu của Viện công nghệ sinh học về việc sử dụng các

chế phẩm sinh học nhằm nâng cao độ phì của đất và chất lượng của sản phẩm

trong năm 2004 - 2005 đã cho những kết quả tốt, có khả năng triển khai trên diện

rộng. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh và phân bón tạo bởi chế phẩm vi sinh đã

giúp giảm được từ 30 - 50% lượng phân bón hóa học, sản lượng rau tăng từ 15 -

20%, hàm lượng nitrat trong rau giảm 10 lần, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn

cho phép (Phạm Xuân Lân, 2007 [41]).

Trần Thị Lệ, Nguyễn Hồng Phương (2009) [42] khi nghiên cứu khả năng

thay thế một phần phân đạm vô cơ bằng một số chế phẩm (phân) sinh học cho

cây dưa leo (Cucumis Sativus L.) trên đất thịt nhẹ vụ xuân 2009 tại Quảng Trị

cho biết khi giảm 50% lượng phân đạm thì hầu hết các chỉ tiêu liên quan đến

năng suất như: số quả hữu hiệu và tổng số quả/cây, tỷ lệ đậu quả, năng suất lý

thuyết và năng suất thực thu thấp hơn so với khi sử dụng 100% lượng đạm theo

khuyến cáo. Việc thay thế 50% lượng phân đạm bằng phân Wehg (4,5 và 5 l/ha)

Page 47: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

35

và “Vườn sinh thái” (500 và 600 ml/ha) cho năng suất thực thu, chất lượng quả

và hiệu quả kinh tế tương đương với công thức 100% lượng phân bón (70 kg

N/ha), hàm lượng nitrat vẫn đạt ngưỡng an toàn cho phép.

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Xuân Lân (2007) [41] khi nghiên cứu

3 loại phân hữu cơ vi sinh sông Gianh, hữu cơ vi sinh chế biến từ rác thải của Hà

Giang trên nền bón 180 kg N + 100 kg P2O5 + 60 kg K2O cho thấy các công thức

bón phân hữu cơ vi sinh đều làm giảm hàm lượng NO3- trong rau cải bắp từ 10,2

- 62,6% (phần lá xanh) và 12,0 - 77,6% (phần lá trắng)

1.3.5. Kết quả nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Các phương pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh là kinh tế, môi trường an

toàn, bảo vệ sức khỏe của lao động nông thôn, gia đình của họ và cung cấp cho

sản xuất các thực phẩm lành mạnh (Vadana Shiva, Poonam Pande và cs, 2004)

[118]. Trên thế giới công tác nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật sinh học đã có

từ lâu và chủ yếu tập trung vào sản xuất chế phẩm vi sinh vật, sử dụng chất

kháng sinh và thuốc thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh.

Thuốc trừ sâu vi sinh Bacillus thuringiensis (Bt) là một trong những loại

thuốc sinh học an toàn, không độc hại cho người, vật nuôi, côn trùng có ích, an

toàn cho nông sản thực phẩm và bảo vệ môi trường trong sạch (Augus, 1968, dẫn

theo Culliney và cs, 2000 [80]). Chế phẩm Bt được sử dụng để trừ một số sâu hại

phổ biến như sâu tơ Plutella xylostela, sâu xanh Helicoverpa spp., sâu xanh

bướm trắng Pieris spp., sâu đo giả Trichoplusia ni, sâu róm Porthetria dispar

(Culliney và cs, 2000) [80].

Theo Butt và cs (1994) [77] nấm Metarhizium anisoplia và Beauveria

basiana với nồng độ 1010 bào tử/ml có tác dụng diệt côn trùng hại rau họ thập tự

và ong mật sau 5 ngày, tuy nhiên hiệu lực trừ sâu của nấm không cao.

Vi sinh vật đối kháng được nghiên cứu nhiều để phòng chống vật gây

bệnh cây là nấm đối kháng Trichoderma. Theo Schwarz (1992) [111] khi sử

dụng Trichoderma, năng suất cà rốt có thể tăng 13,6 - 16,6%, dưa chuột tăng từ

18,3 - 22,3%, cải bắp tăng 20%, củ cải đường tăng 30%.

Page 48: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

36

Bên cạnh việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học bằng chế phẩm vi sinh,

nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng thuốc trừ sâu bằng thảo mộc từ những loài cây

có sẵn có khả năng sử dụng như thuốc trừ sâu. Hiện nay trên thế giới đã biết

khoảng 1800 loài thực vật có chất độc có khả năng dùng trừ sâu hại cây trồng,

trong đó có khoảng 10 - 12 loại cây được trồng trọt, chế biến và sử dụng làm

thuốc trừ sâu (Trần Đăng Hữu, 2001 [34]).

Qua các nghiên cứu của mình Ahmed S và cs (1987) [72], Saxena, (1987)

[110] đã đánh giá được hiệu lực của thuốc thảo mộc đối với những sâu chính hại

đậu ăn quả. Dầu xoan Ấn Độ (Neem oil) với nồng độ 5%; 10%; 20% biểu hiện

hoạt tính diệt sâu cao đối với sâu non Maruca Vitrata ở tuổi 3. Khô dầu xoan Ấn

Độ (Neem cake) không chỉ làm giảm mật độ sâu Maruca Vitrata mà còn làm

tăng đáng kể năng suất đậu đũa.

Tỏi, ớt, gừng là một trong những loại cây gia vị được sử dụng nhiều trong

các bữa ăn. Tuy nhiên nó cũng được sử dụng làm thuốc trừ sâu có hiệu quả trên

cây trồng.

Dịch chiết từ cây Zingiber officinale, Aframomum melegueta có độc tính

rất cao ức chế sinh sản của rệp A.craccivora (Ofuya và cs 1996, trích dẫn theo

Heimpel, 1971 [90]). Theo Prawez Alam (2013) [106] các hợp chất hoạt tính

sinh học của gừng chủ yếu là 6- gingerl, 8- gingerol, zingerone và paradol.

Tỏi tạo ra một loạt các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi dựa trên đó có hiệu

quả như thuốc diệt côn trùng và thuốc trừ sâu. Disulfide diallyl là một trong

những hợp chất như vậy mà có mùi mạnh và hoạt động như một loại thuốc trừ

sâu mạnh mẽ (Mohammed Kazem và cs, 2010) [100].

Burubai và cs (2011) [76] tỏi có tác dụng xua đuổi, gây ngán chích hút và

ức chế đẻ trứng của bọ trĩ. Tỏi được cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn, lược lấy

nước trong, 3 kg tỏi tươi cần 20 lít nước. Phun chỉ mình tỏi tươi không chỉ giết

được 60 - 70% lượng bọ trĩ, nhưng nếu pha thêm thuốc trừ sâu như Kartodim

315EC hay Dimethoate 30EC với liều lượng bằng một nửa lượng khuyến cáo thì

hiệu quả lên đến 90 - 95% và tỷ lệ tái nhiễm rất thấp.

Page 49: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

37

Capsaicin trong ớt đã được báo cáo để giảm tốc độ tăng trưởng của ấu trùng

sâu gai đục quả, Earias insulana. Việc sử dụng nhựa dầu từ Capsicum đã được báo

cáo có hiệu quả như một thuốc trừ sâu chống lại sâu bông. Capsaicin có thể kiểm

soát tốt sâu bắp cải hơn thuốc trừ sâu tổng hợp Karate (λ-cyhalothrin) (George F

và cs, 2009 [85]).

Tác dụng trừ sâu quả ớt là do thành quả ớt chứa hương vị cay, đó là do sự

hiện diện của một nhóm bảy hợp chất liên quan chặt chẽ gọi là capsaicinoid,

trong đó capsaicin và capsaicin dihydro chịu trách nhiệm về 90% chất cay.

Capsaicin (8-methyl-N-vanillyl-6-nonemide) là một thành phần hoạt chất chịu

trách nhiệm về độ cay của ớt. Nó là dạng không màu, cấu trúc dạng tinh thể

alkaloid, hòa tan trong rượu và dầu (Madhumathy.A.P, và cs, 2007 [97], George

F và cs, 2009 [85])..

Chekwa và cs (2010) [93] những loại thuốc thảo mộc thường có phổ tác

dụng rộng, phân hủy sinh học, rẻ tiền, dễ tìm, áp dụng đơn giản do không sợ quá

liều. Tỏi và gừng đều có chất tinh dầu tạo mùi cay nồng có tác dụng xua đuổi côn

trùng, chúng được cân và xay theo tỷ lệ 0,3 và 60 g/lít, mỗi tỷ lệ tỏi gừng được

ngâm thêm 2 muỗng dầu. Sau đó mỗi loại được trộn với nước có pha một ít xà

bông. Cả tỏi và gừng đều giảm số lá bị thiệt hại do sâu ăn lá, sâu đục bông và sâu

đục trái, trong đó tỏi hiệu quả hơn gừng.

Kết quả nghiên cứu của Oparaeke và cs (2005) [104] tại Zaria, Nigeria

cho thấy chiết suất từ hỗn hợp thảo mộc với tỷ lệ 10:10 % w/w bao gồm: vỏ quả

điều + củ tỏi, vỏ quả điều + tiêu Châu Phi và củ tỏi + ớt làm giảm sâu hại trên

đậu đũa và làm tăng sản lượng ngũ cốc 4 - 5 lần

Chiết xuất từ tỏi kết hợp với các chiết xuất như cây neem, ớt, gừng, thuốc lá

và nước tiểu của bò (với dung dịch xà phòng) có hiệu quả chống lại Helicoverpa

armigera và Spodoptera litura tối đa 13 ngày kể từ ngày phun (Vijayalakshmi và

cs, 1996, trích dẫn theo Guruprasad, 2008 [86]). Ứng dụng của chiết xuất gừng

một mình và kết hợp các sản phẩm thực vật khác như ớt, tỏi và nước tiểu bò đã

được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm thiểu Helicoverpa armigera

Page 50: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

38

(Vijayalakshmi và cs 1997, dẫn theo Guruprasad, 2008 [86])

Theo nghiên cứu của Ahmed B và cs (2009) [71] với các chiết xuất từ

mãng cầu, ớt, tỏi, gừng, sầu đông và thuốc lá được thử nghiệm để trị sâu hại đậu

đũa. Kết quả sau 1 ngày phun các chiết xuất mãng cầu, ớt, tỏi, gừng và thuốc lá

làm giảm mật độ của Clavigralla tomentosiollis so với đối chứng (P < 0,05).

Tương tự chiết xuất ớt, thuốc lá, mãng cầu làm giảm mật độ Maruca Vitrata. Sau

3 ngày phun chiết xuất mãng cầu, ớt làm giảm đáng kể mật độ Clavigralla

tomentosiollis. Tất cả các chiết xuất còn lại làm giảm mật độ Maruca Vitrata.

Sau 5 - 7 ngày phun hầu hết các công thức không làm mật độ sâu giảm có ý

nghĩa so với đối chứng.

Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về sản xuất rau an toàn, nhiều tác giả đã đề

cập đến một số giải pháp để quản lý sử dụng thuốc BVTV hợp lý. Cần quan tâm

và ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học và các thuốc BVTV có nguồn gốc tự nhiên

như thuốc vi sinh trừ sâu (BT), chế phẩm vi sinh trừ bệnh, thuốc thảo mộc, thuốc

kháng sinh là sản phẩm của vi sinh vật (Hoàng Hà, 2009 [20]).

Lý do là vì thuốc trừ sâu sinh học lấy từ các virus, vi khuẩn, nấm côn

trùng, tuyến trùng có ích, các loại kháng sinh và hóa sinh trong tự nhiên để phòng

trừ những sinh vật gây hại cho cây trồng. Thuốc trừ sâu sinh học không gây độc

hại cho người sử dụng, gia súc, làm trong sạch môi trường, tiêu diệt sâu với tỷ lệ

cao mà không làm cho chúng nhờn thuốc, hạn chế việc “giết nhầm” những loại

côn trùng hữu ích.

Trong khi đó, thuốc thảo mộc so với thuốc tổng hợp hóa học thường ít độc

hơn đối với người, động vật máu nóng và môi trường sống và là nguồn thuốc sẵn

có của địa phương (Trần Quang Hùng, 1991) [31]. Thuốc trừ sâu thảo mộc trừ

côn trùng bằng con đường tiếp xúc vị độc hoặc xông hơi. Phổ tác động thường

không rộng, một số loại còn có khả năng diệt cả nhện hại cây. Sau khi xâm nhập

thuốc nhanh chóng tác động đến hệ thần kinh, gây tê liệt và làm chết côn trùng.

Thuốc thảo mộc rất an toàn đối với thực vật, ít độc, nhanh bị phân hủy, nên

chúng không tích lũy trong cơ thể sinh vật, trong môi trường và không gây hiện

Page 51: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

39

tượng sâu chống thuốc (Lê Thị Loan, 2008 [43]).

Theo Lê Trường, 1967, ở Việt Nam có khoảng 10 loại cây có tác dụng trừ

sâu, theo Trần Thị Kim Liên ở nước ta có khoảng 160 - 180 loài cây chứa chất

độc có thể chiết xuất để trừ sâu hại. Lê Văn Thuyết, 1998, ở 10 tỉnh phía Bắc có

khoảng 53 loài cây có chất độc có triển vọng chế biến và sử dụng làm thuốc trừ

sâu (dẫn theo Lê Đình Hường, 2010 [33]).

Đối với sâu tơ hại rau họ hoa thập tự, đã ghi nhận được khoảng 26 loài

cây có tính độc (như cây bình bát, cây sở, cây củ đậu, xoan ta). Một số cây có

hiệu quả gây ngán ăn cho sâu tơ và sâu khoang (như cây dầu giun, hạt củ đậu,

cây xoan ta, xoan Ấn Độ…). Đã phát triển được một số chế phẩm thảo mộc đề

nghị đưa vào áp dụng trong sản xuất như chế phẩm HCĐ 95BHN từ hạt củ đậu

(N.D.Trang và nnk, 2002, dẫn theo Phạm Văn Lầm, 2009 [40).

Theo Lê Đình Hường (2010) [33], trong các loại quả như: ớt, tỏi, hành,

gừng có chứa hàm lượng axit có tác động đến cơ thể của những loài sâu bọ hại

cây trồng như da làm chúng chết. Nếu chiết xuất thảo mộc này được chế biến với

nồng độ phù hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ.

Theo Nguyễn Tiến Long, Nguyễn Thị Thu Thủy và cs (2009) [45] việc sử

dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc, chế phẩm sinh học

trên rau cải xanh đem lại hiệu quả cao trong phòng trừ sâu hại, đồng thời ít ảnh

hưởng đến các loài thiên địch chính trên đồng ruộng. Trong các loại thuốc thảo

mộc và chế phẩm sinh học trừ sâu sinh học tại Thừa Thiên Huế, chế phẩm sinh

học Vi-BT3200WP hiệu lực duy trì ở mức trung bình nhưng thời gian tác động

của thuốc kéo dài.

Theo Phạm Bình Quyền (1988) [53] các chế phẩm sinh học và thảo mộc

được đánh giá là có hiệu lực đối một số loại sâu hại trên cây đậu ăn quả. Chế

phẩm Defil WG, Dipel 3.2WP, Xentari 35WDG dùng để phòng trừ sâu đục quả

đậu. Chế phẩm Vertimex 1.8 EC dùng để phòng trừ sâu đục lá có hiệu lực cao.

Chế phẩm thảo mộc Artoxid (dạng dịch chiết cây thanh hao) có hiệu lực cao với

rệp đậu màu đen.

Page 52: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

40

Khi nghiên cứu thành phần sâu hại, thiên địch và thăm dò hiệu lực của

một số loại thuốc trừ sâu sinh học trên rau cải an toàn tại Thừa Thiên Huế. Hoàng

Trọng Tỷ Nhân (2006) [49] kết luận thuốc trừ sâu hóa học Cypemthrin 5EC có

khả năng diệt sâu nhanh và hiệu quả cao nhất, cao hơn 5 loại thuốc TSSH ở mức

rất tin cậy, đồng thời tác động mạnh đến quần thể thiên địch. Tất cả 5 loại thuốc

trừ sâu sinh học gồm Bitadin WP; Sokupi 0,36 AS; DelfinR WG; Plutel 0,9EC;

MIT - 0,6 đều có khả năng diệt trừ sâu khá > 70% và ít ảnh hưởng đến thiên địch,

trong đó thuốc Bitadin WP có hiệu quả diệt sâu cao nhất.

Kết quả khảo nghiệm hiệu lực trừ bọ nhảy của một số thuốc trừ sâu

Nguyễn Thị Hoa (2002) [26] cho thấy Regent 800WG, nồng độ sử dụng là 0,01%

có hiệu lực trừ bọ nhảy cao nhất 98,2% tại thời điểm sau phun 5 - 7 ngày. Tiếp

đến là Padan 95SP với nồng độ sử dụng là 0,25% hiệu lực trừ bọ nhảy trưởng

thành từ 86,2 - 88,2%. Thuốc trừ sâu sinh học Delfin WG với nồng độ sử dụng

0,1% có hiệu lực trừ trưởng thành bọ nhảy thấp đồng thời tác động của thuốc rất

ngắn. Sau khi phun thuốc 1 - 3 ngày hiệu lực trừ trưởng thành bọ nhảy của thuốc là

46,5% và 47% nhưng đến 5; 7 ngày sau phun hiệu lực giảm còn 41,8% và 40,9%.

Theo Lê Thị Loan (2008) [43] dư lượng hai hoạt chất đại diện là

Abamectin (sản phẩm đại diện là Vertimec 1.8EC) và Emamectin (sản phẩm đại

diện là Proclaim 1.9EC) phụ thuộc rất nhiều vào từng loại cây trồng và mùa vụ.

Trên cây bắp cải, thuốc chậm phân giải hơn, dư lượng cao hơn ở cùng thời điểm

sau phun, do đó thời gian cách ly của cả hai hoạt chất đều dài hơn trên cây đậu

đũa. Tương tự trong vụ Xuân, dư lượng của thuốc cao hơn ở cùng thời điểm sau

phun, do đó thời gian cách ly dài hơn so với vụ Hè.

Theo báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật dự án sản xuất thử nghiệm “Ứng

dụng các sản phẩm công nghệ sinh học bảo vệ thực vật để xây dựng vùng sản

xuất rau an toàn” của Nguyễn Hồng Sơn (2009) [56], các thuốc trừ sâu sinh học

V-Bt, Vertimec 1.8 EC, Song Mã 24,5 EC, Proclaim 1.9 EC, Sokupi 0,36 AS,

Jasper 0,3 EC có hiệu lực khá cao và kéo dài đối với sâu tơ hại cải mơ (69,8 -

Page 53: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

41

82,3%) và bắp cải (67,3 - 80,7%). Có hiệu lực phòng trừ sâu khoang từ 70,2 -

78,1% trên cải xanh và 68,2 - 75,5% trên súp lơ. Đối với sâu xanh bướm trắng

hiệu lực của các thuốc trừ sâu sinh học đạt từ 72,3 - 82,1% trên cải làn và 68,7 -

77,6% trên cải bao. Đối với rệp xám, hiệu lực phòng trừ đạt từ 74,5 - 88,4% trên

cải xanh và từ 70,5 - 84,3% trên bắp cải. Tuy nhiên hiệu lực phòng trừ bọ nhảy

của các thuốc trừ sâu sinh học là khá thấp, chỉ đạt cao nhất sau 5 ngày phun với

hiệu lực chỉ đạt từ 21,7 - 51,2% trên cải ngọt và 18,4 - 48,5% trên su hào.

Nguyên nhân là do thuốc chỉ phát huy tác dụng đối với các cá thể không di

chuyển, còn đối với các cá thể di chuyển thì hoàn toàn không có tác dụng. Các

thuốc trừ sâu sinh học có hiệu lực phòng trừ sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm

trắng, rệp xám thấp hơn so với thuốc hóa học Peran 50EC.

Tóm lại, qua các nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy sử dụng

giống, các biện pháp canh tác, phân bón và thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng

làm giảm hàm lượng nitrat và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm cho rau an

toàn hơn. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên rau cải còn quá ít, đặc biệt tại

Việt Nam không có nhiều tài liệu, đề tài đề cập đến mối quan hệ giữa giống và

hàm lượng nitrat, mật độ và hàm lượng nitrat, các chế phẩm sinh học với dư

lượng hóa chất. Các kết quả nghiên cứu về thuốc trừ sâu sinh học nhất là dạng

thảo mộc trên rau cải hầu như chưa có. Một số nghiên cứu về thời gian cách ly

đối với rau ăn lá khá dài (14 - 16 ngày) trong khi nhiều giống rau cải hiện nay

có thời gian sinh trưởng 38 – 40 ngày nhưng thời gian nằm trên vườn ươm đã

15 - 18 ngày là chưa hợp lý trong điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh

Quảng Bình. Vì vậy, trong đề tài này hướng nghiên cứu cũng tập trung làm rõ

những hạn chế trên để từ đó đưa ra quy trình phù hợp cho sản rau an toàn ở

tỉnh Quảng Bình.

Page 54: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

42

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.1. Giống rau cải xanh thí nghiệm

Bảng 2.1. Các giống cải xanh thí nghiệm

Stt Giống cải Nơi thu thập

1 Xanh mỡ Trang Nông Công ty TNHH TM Trang Nông (Đối chứng)

2 Xanh Lùn Thanh Giang Công ty giống Vạn Thiên - Trung Quốc

3 Xanh lá vàng Công ty TNHH giống cây trồng Hoàng Nông

Nông4 Xanh mỡ số 6 Công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam

5 Mơ Hoàng Mai Công ty TNHH giống cây trồng Hoàng Nông

6 Xanh cao cây Trang

NNông

Công ty TNHH TM Trang Nông

7 Xanh mỡ cao sản Công ty Cổ phần giống Mới

8 Xanh tàu lá chuối Công ty giống Vạn Thiên - Trung Quốc

2.1.2. Phân bón

+ Đạm Urê: 46% N

+ Phân bón sinh học Wehg: Là sản phẩm của công ty thế giới Thông

Minh. Đây là một chế phẩm sinh học 100% từ dược thảo thiên nhiên, gồm 3

thành phần chính: dung môi và chất cố định hoạt chất (dùng dầu đậu nành 45%),

dược thảo đặc chế (Herbs): 0,95 - 1,42%, hàm lượng chất béo tổng hợp: 0,02 -

0,04%, tổng chất kiềm (NaOH): 0,6 - 0,8%; chất khoáng và vi lượng (phần lớn là

Borax: 0,6 - 0,9%); chất hữu cơ ( > 5%). Hoạt chất hữu cơ của chế phẩm Wehg

được chiết xuất từ một số cây trồng hoang dại, sinh vật và vi sinh vật có tính

chống chịu cao trong những điều kiện khắc nghiệt của thời thời tiết, nó chứa 4

nhóm hoạt chất chính: chất điều tiết sinh trưởng ở dạng auxin và cytokinin, các

axit Nucleic bao gồm cả ARN và ADN, Glycoside và các vitamin; Morphogens.

Page 55: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

43

2.1.3. Thuốc bảo vệ thực vật

Thí nghiệm được tiến hành đối với thuốc thảo mộc tự chế biến từ các vật

liệu sẵn có của địa phương như ớt, gừng, tỏi; thuốc trừ sâu sinh học Rholam

Super 50WSG (emamectin + matrine) và Dylan 2.5 EC (emamectin) và thuốc trừ

sâu hóa học Regell 800WG (Fipronil), phun nước lã làm đối chứng.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo

hướng VietGAP

- Nghiên cứu một số giống rau cải xanh thích hợp cho quy trình trồng rau

an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng năng suất và

phẩm chất rau cải xanh

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều đạm và thời gian bón đến năng suất và

phẩm chất rau cải xanh

- Nghiên cứu ảnh hưởng phân sinh học Wehg và khả năng thay thế một

phần đạm tới năng suất và phẩm chất rau cải xanh

- Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu sinh học và thảo mộc

đối với một số loài sâu hại rau cải xanh

2.2.3. Xây dựng mô hình trình diễn và đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất

rau cải xanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất rau

+ Điều tra tình hình canh tác rau theo phiếu phỏng vấn hộ sản xuất bằng

bộ câu hỏi có sẵn, qui mô 150 hộ (30 hộ/điểm), tại 5 điểm gồm: xã Đồng Trạch

(huyện Bố Trạch); Phường Đức Ninh (thành phố Đồng Hới); xã Võ Ninh

(huyện Quảng Ninh); xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy); xã Quảng Long (huyện

Quảng Trạch).

+ Đánh giá nhanh bằng quan sát thực địa

+ Thời gian thực hiện: từ tháng 11/2010 - 04/2011.

Page 56: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

44

2.3.2. Phương pháp bố trí các thí nghiệmThí nghiệm 1: Khảo nghiệm một số giống rau cải xanh phục vụ sản

xuất rau tại tỉnh Quảng Bình

- Thí nghiệm gồm 8 công thức: Công thức I: Xanh mỡ Trang Nông

(XMTN) - (đối chứng); Công thức II: Xanh Lùn Thanh Giang (XLTG); Công

thức III: Xanh lá vàng (XLV); Công thức IV: Xanh mỡ số 6 (XMS6); Công

thức V: Mơ Hoàng Mai (MHM); Công thức VI: Xanh cao cây Trang Nông

(XCCTN); Công thức VII: Xanh mỡ cao sản (XMCS); Công thức VIII: Xanh

tàu lá chuối (XTLC).- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp khối ngẫu nhiên

hoàn toàn RCB (Randomized Complete Block), lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí

nghiệm là 10 m2.

- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và

phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian thực hiện (2 vụ): từ tháng 12/2010 - 6/2011

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suấtvà hàm lượng nitrat đối với cải xanh tại Quảng Bình

- Thí nghiệm được bố trí gồm 7 công thức với mật độ (khoảng cáchcây x hàng) như sau: Công thức I: 100 cây/m2 (10 cm x 10 cm); Công thứcII: 75 cây/ m2 (10 cm x 15 cm); Công thức III: 44 cây/m2 (15 cm x 15

cm); Công thức IV: 33 cây/m2 (15 cm x 20 cm); Công thức V: 25 cây/m2

(20 cm x 20 cm); Công thức VI: 20 cây/m2 (20 cm x 25 cm); Công thức VII:16 cây/m2 (25 cm x 25 cm).

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn

toàn RCB (Randomized Complete Block), lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí

nghiệm là 10 m2.

- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và

phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian thực hiện (2 vụ) từ tháng 11/2011 - 4/2012.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và thờigian bón đến khả năng sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat trongrau cải xanh

Page 57: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

45

- Thí nghiệm gồm 10 công thức với 2 yếu tố:

+ Đạm (N) có 5 liều lượng: 0, 30, 60, 90, 120 kg N/ha

+ Thời gian bón đạm kết thúc trước thu hoạch 5 ngày (T1), đây là thời

gian có số hộ áp dụng nhiều nhất) và kết thúc trước thu hoạch 12 ngày (T2).

- Các công thức thí nghiệm được ký hiệu như sau:

+ Công thức I: N0T1 (0 kg N/ha, bón trước thu hoạch 5 ngày)

+ Công thức II: N30T1 (30 kg N/ha, bón trước thu hoạch 5 ngày)

+ Công thức III: N60T1 (60 kg N/ha, bón trước thu hoạch 5 ngày)

+ Công thức IV: N90T1 (90 kg N/ha, bón trước thu hoạch 5 ngày)

+ Công thức V: N120T1 (120 kg N/ha, bón trước thu hoạch 5 ngày)

+ Công thức VI: N0T2 (0 kg N/ha, bón trước thu hoạch 12 ngày)

+ Công thức VII: N30T2 (30 kg N/ha, bón trước thu hoạch 12 ngày)

+ Công thức VIII: N60T2 (60 kg N/ha, bón trước thu hoạch 12 ngày)

+ Công thức IX: N90T2 (90 kg N/ha, bón trước thu hoạch 12 ngày)

+ Công thức X: N120T2 (120 kg N/ha, bón trước thu hoạch 12 ngày)

- Thí nghiệm được bố trí trên nền gồm (tính cho 1 ha): 300 kg vôi + 15 tấnphân chuồng + 60 kg P205 + 40 kg K20

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp ô lớn và ô nhỏ (Split -

plot), trong đó thời điểm bón đạm được bố trí trên ô lớn và liều lượng đạm được

bố trí trên ô nhỏ, với 3 lần nhắc lại. Mỗi ô lớn có diện tích 50 m2 và mỗi ô nhỏ có

diện tích là 10 m2.

- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: thí nghiệm nghiên cứu được thực hiện tại

xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh

Quảng Bình.

- Thời gian thực hiện (2 vụ) từ tháng 1/2013 - 6/2013

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu khả năng thay thế một phần phân đạm

bằng chế phẩm sinh học Wehg trên rau cải xanh

- Thí nghiệm gồm 8 công thức:

+ Công thức I: 300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng + 70 kg N + 60 kg P205 +

Page 58: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

46

40 kg K20 (Nền 1)

+ Công thức II: 300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng + 35 kg N + 60 kg P205

+ 40 kg K20 (Nền 2)

+ Công thức III: Nền 2 + 2 lít phân Wehg

+ Công thức IV: Nền 2 + 2,5 lít phân Wehg

+ Công thức V: Nền 2 + 3 lít phân Wehg

+ Công thức VI: Nền 2 + 3,5 lít phân Wehg

+ Công thức VII: Nền 2 + 4 lít phân Wehg

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn

toàn RCB (Randomized Complete Block), lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thuộc thí

nghiệm là 10 m2.

- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: thí nghiệm nghiên cứu được thực hiện

tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới,

tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian thực hiện (2 vụ) từ tháng 1/2013 - 6/2013

Thí nghiệm 5: Hiệu lực của một số thuốc trừ sâu sinh học và thảo mộc

đối với một số loài sâu hại rau cải xanh tại Quảng Bình

- Thí nghiệm gồm có 8 công thức:

+ Công thức I: Ớt (50 g quả ớt chín + 30 g xà phòng bánh + 3 lít nước)

+ Công thức II: Gừng (50 g củ gừng + 12 g xà phòng bánh + 3 lít nước)

+ Công thức III: Tỏi (85 g củ tỏi băm nhỏ + 50 ml dầu thực vật + 10 g xà

phòng bánh + 0,5 lít nước)

+ Công thức IV: Ớt + gừng + tỏi (25g củ gừng + 50 g củ tỏi + 25 g quả

ớt chín + 10 ml dầu thực vật + 12 g xà phòng bánh + 3 lít nước)

+ Công thức V: Rholamsuper 50WSG (Thuốc trừ sâu sinh học)

+ Công thức VI: Dylan 2.5 EC (Thuốc trừ sâu sinh học)

+ Công thức VII: Rigell 800WG (Thuốc trừ sâu hóa học được dùng để so sánh)

+ Công thức VIII: Nước lã (Đối chứng)

Page 59: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

47

- Tỷ lệ và cách chế biến thuốc thảo mộc được tham khảo phương pháp của

HDRA (2000) [89], Sridhar et al. (2002) [113] và Vijayalakshmi et al. (1999)

[120]. Lượng dung dịch thuốc phun là 600 lít/ 1 ha.

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn

toàn RCB (Randomized Complete Block), lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí

nghiệm là 10 m2.

- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và

phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian thực hiện (2 vụ) từ tháng 4/2012 - 12/2012

2.3.3. Xây dựng mô hình trình diễn và đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất

rau cải xanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình

- Xây dựng mô hình trình diễn:

- Địa điểm mô trình diễn được thực hiện tại xã Đồng Trạch, huyện Bố

Trạch và phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Thời gian thực hiện: từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2013

- Tiêu chí chọn hộ và địa điểm: Lựa chọn các hộ nông dân sản xuất giỏi,

có nhiều kinh nghiệm trồng rau, nhiệt tình tham gia. Ruộng mô hình được chọn

thuận lợi về nước tưới, giao thông, đáp ứng được các tiêu chuẩn về sản xuất rau

an toàn.

- Bố trí 500 m2 tại Đồng Trạch sử dụng phân đạm và 500 m2 tại Đức Ninh sử

dụng phân bón sinh học Wehg, đồng thời áp dụng các kết quả nghiên cứu như sau:

+ Giống: Cải xanh mỡ số 6

+ Khoảng cách, mật độ: 15 x 15 cm tương đương 44 cây/m2

* Quy trình bón phân tại điểm mô hình ở Đồng Trạch:

- Lượng phân bón (tính cho 1ha):

300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng hoai + 60 kg N + 60 kg P205 + 40 K20

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ số phân chuồng + 100% lân + 50% kali + 30% đạm

Page 60: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

48

+ Bón thúc: Lần 1: Sau trồng 5 ngày: 40% đạm + 30% kali

Lần 2: Kết thúc trước thu hoạch 12 ngày: 30% đạm + 20% kali

* Quy trình bón phân tại điểm mô hình ở Đức Ninh:

- Lượng phân bón khi sử dụng thêm phân bón Wehg (tính cho 1 ha):

300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng hoai + 35 kg N + 3,5 lít phân bón Wehg

+ 60 kg P205 + 40 kg K20

- Cách bón: Bón lót toàn bộ số phân chuồng + 100% lân + 50% kali +

30% đạm

* Bón thúc lần 1: Sau trồng 5 ngày: 70% đạm + 50% kali

* Bón thúc lần 2: Sau trồng 10 ngày phun 3,5 lít phân bón Wehg.

+ Phòng trừ sâu bệnh:

* Sử dụng thuốc thảo mộc hỗn hợp tỏi, ớt, gừng để phòng trừ sâu ở mật độ

thấp (sâu tơ dưới 20 con/m2, sâu xanh bướm trắng dưới 6 con/m2, bọ nhảy dưới

20 con/m2, rệp dưới 10 con/lá).

* Khi sâu ở mật độ cao thì sử dụng Rholamsuper 50 WSG và Dylan 2.5

EC để phòng trừ (sâu tơ ≥ 20 con/m2, sâu xanh bướm trắng ≥ 6 con/m2, bọ nhảy

≥ 20 con/m2, rệp ≥ 10 con/lá).

- Bố trí 1000 m2 (Đồng Trạch 500m2, Đức Ninh 500 m2) thực hiện mô

hình đối chứng với các biện pháp kỹ thuật như sau:

+ Giống: Cải xanh mỡ Trang Nông

+ Khoảng cách, mật độ: 10 cm x 10 cm tương đương 100 cây/m2

+ Quy trình phân bón: (Đây là quy trình từ kết quả điều tra)

- Liều lượng phân bón: 10 tấn phân chuồng + 75 kg N + 20 kg P205 + 12 kg K20

- Cách bón: Bón lót toàn bộ số phân chuồng + 100% lân + 100% kali

* Bón thúc lần 1: Sau trồng 5 ngày: 60% đạm

* Bón thúc lần 2: Kết thúc trước thu hoạch 5 - 7 ngày: 40% đạm

+ Phòng trừ sâu bệnh:

* Sử dụng thuốc Regell 800 WG để phòng trừ sâu tơ, sâu xanh bướm

Page 61: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

49

trắng và bọ nhảy, rệp ở mật độ thấp.

* Đối với bọ nhảy, rệp, sâu tơ gây hại ở mật độ cao sử dụng Bassa 50 EC

để phòng trừ.

- Đề xuất quy trình:

Căn cứ vào các kết quả thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu từ năm

2010 - 2013, chúng tôi sẽ đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất rau cải xanh an toàn

theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình.

2.3.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng- Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1 m, cao 25 cm. Bón lót bằng phân chuồng

hoai mục 2 - 3 kg/m2.

- Lượng giống gieo: 1 m2 gieo 1 - 1,2 gam hạt giống. Tuổi cây con có thể

trồng được là 16 - 18 ngày, khi có khoảng 3 - 4 lá thật

- Mật độ trồng:

+ Thí nghiệm nghiên cứu sử dụng công thức mật độ 15 cm x 20 cm (Đây là mật

độ được khuyến cáo trong sản xuất rau cải an toàn).

+ Thí nghiệm nghiên cứu mật độ sử dụng 7 công thức mật độ được ghi rõ

ở thí nghiệm 3.

+ Thí nghiệm nghiên cứu về phân đạm, chế phẩm sinh học Wehg, thuốc

trừ sâu sinh học và thảo mộc sử dụng công thức mật độ 15 cm x 15 cm (cây cách

cây x hàng cách hàng), đây là mật độ tối ưu nhất được chọn trong thí nghiệm

nghiên cứu về mật độ cải xanh.

- Phân bón:

Lượng phân bón cho 1 ha: 300kg vôi + 15 tấn phân chuồng hoai + 150 kg

urê + 300 kg lân supe + 60 kg kaliclorua (áp dụng đối với thí nghiệm nghiên cứu

giống, thuốc bảo vệ thực vật và thí nghiệm mật độ, đây là quy trình tham khảo từ

tài liệu của tác giả Trần Khắc Thi, 2009 [61]). Đối với các thí nghiệm thí nghiệm

phân đạm và chế phẩm sinh học Wegh thì liều lượng đạm có sự thay đổi (thí

nghiệm 5 và thí nghiệm 6)

Cách bón: Bón 300 kg vôi để xử lý đất trước khi lên luống 7 - 10 ngày

+ Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + 100% phân lân + 50% kali + 30% đạm

Page 62: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

50

+ Bón thúc (bón rãi): lần 1: Sau trồng 7 - 10 ngày: 40% đạm + 30% kali

lần 2: Sau trồng 15 - 20 ngày: 30% đạm + 20% kali

Riêng đối với thí nghiệm sử dụng chế phẩm sinh Wehg:

+ Bón thúc: + lần 1: Sau trồng 5 ngày: 70% đạm + 50% kali

+ lần 2: Sau trồng 10 ngày phun 3,5 lít phân bón Wegh (bón

bằng phương pháp phun qua lá).

2.3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu đối với các giống rau cải xanh

(Hoàng Thị Thái Hòa, 2009 [28])

Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây:

+ Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 cây để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng.

+ Thời gian sinh trưởng và phát triển của rau cải (ngày): Theo dõi thời

gian sinh trưởng của cây rau từ khi gieo đến các giai đoạn: mọc mầm, hồi xanh,

trải lá, giao tán, thu hoạch. Thời gian sinh trưởng của rau cải được tính từ gieo

trồng đến thu hoạch (khi 5% số cây bắt đầu có ngồng).

+ Chiều cao cây (cm): Được tiến hành đo sau khi cải bén rễ hồi xanh và

định kỳ 4 ngày/lần. Chiều cao cây được tính từ mặt đất tự nhiên đến mút lá cao

nhất, dụng cụ đo là thước chia cm.

+ Số lá/cây (lá): Được tiến hành đo sau khi cải bén rễ hồi xanh và định kỳ

4 ngày/lần. Số lá được xác định từ lúc cây có 2 lá thật, dùng sơn đỏ đánh dấu sau

mỗi lần theo dõi.

+ Đường kính tán cây: Được tiến hành đo sau khi cải bén rễ hồi xanh và

định kỳ 4 ngày/lần. Đường kính tán được đo khi cây bắt đầu có 2 lá thật, dụng cụ

đo là thước chia cm.

+ Chiều dài lá khi thu hoạch (cm): chọn một lá trên cây phát triển tốt, cân

đối không bị rách, không bị sâu bệnh, dùng thước chia vạch cm đặt mốc 0 cm sát

gốc lá, dựng thước dọc theo chiều phát triển của lá. Lấy tay vuốt nhẹ cho lá thẳng

nằm sát trên thước, quan sát đỉnh lá trên vạch thước ta được chiều dài của lá.

+ Chiều rộng lá khi thu hoạch: chọn một lá trên cây phát triển tốt, cân đối

Page 63: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

51

NSKT (tấn/ha) =

không bị rách, không sâu bệnh. Đặt thước đo áp sát trên mặt lá ở chổ rộng nhất

của lá lớn nhất, quan sát mép lá bên này tới mép lá bên kia trên vạch thước.

Các chỉ tiêu về năng suất :

* Năng suất lý thuyết:

số cây/m2 x Khối lượng trung bình 1 cây (g) x 10.000

1000000

* Năng suất sinh học:

Khối lượng trung bình 1m2 (kg) x 10000 x 0,8

1000

* Năng suất kinh tế:

Khối lượng trung bình phần ăn được 1m2 (kg) x 10000 x 0,8

1000

Khối lượng tươi và khối lượng khô:

+ Khối lượng tươi toàn cây (g/cây): Được xác định bằng cách cân khối

lượng cây tươi.

+ Khối lượng khô (g/cây): đem các mẫu đã xác định khối lượng ở trên

sấy ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng không đổi, cân và tính khối

lượng bình quân.

Khối lượng khô (tấn/ha) = × 100

Đánh giá phẩm chất rau:

+ Độ dòn (dai) của rau: Đánh giá bằng cảm quan theo phương pháp cho

điểm như sau: 1 điểm: dai, 2 điểm: dòn

+ Độ ngọt (độ đắng) của rau: Đánh giá bằng cảm quan theo phương pháp

cho điểm như sau: 1 điểm: đắng; 2 điểm: ít đắng; 3 điểm: ít ngọt; 4 điểm: ngọt; 5

điểm: rất ngọt

Tính hiệu quả kinh tế:

+ Lãi ròng = Tổng thu - tổng chi

+ Tổng thu = Năng suất kinh tế × giá 1 kg sản phẩm

NSLT (tấn/ha ) =

NSSH (tấn/ha) =

Khối lượng sau sấy

Khối lượng tươi

Page 64: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

52

+ Tổng chi = Giống + Phân bón + Thuốc BVTV + Công lao động.

+ VCR: tỷ số giữa tổng thu tăng do bón phân và chi phí phân bón tăng thêm

Các chỉ tiêu về sâu bệnh (Tiêu chuẩn ngành 10TCN 923:2006 [4]):

- Đối với sâu hại:

+ Điều tra 5 điểm, mỗi điểm là 1 khung (40 cm x 50 cm), 4 ngày điều tra

một lần. Quy đổi mật độ sâu hại từ khung điều tra ra m2 (con/m2) = Số sâu điều

tra được/khung x 5 (5 khung = 1m2).

+ Đối với rệp, điều tra 5 điểm, mỗi điểm 5 cây. Mật độ rệp được tính như sau:

Mật độ rệp gây hại (con/cây) =

+ Đánh giá tính kháng rệp (Trần Đăng Hòa và cs, 2014 [27]):

Nuôi quần thể rệp (Brevicoryne brasicae) để làm thí nghiệm bằng giốngcải xanh mỡ (Trang Nông). Nuôi rệp (Brevicoryne brasicae) để xác định đặc điểm

sinh học bằng lá của 8 giống cải xanh: Xanh mỡ Trang Nông (XMTN) - (đốichứng); Xanh Lùn Thanh Giang (XLTG); Xanh lá vàng (XLV); Xanh mỡ số 6(XMS6); Mơ Hoàng Mai (MHM); Xanh cao cây Trang Nông (XCCTN); Xanh

mỡ cao sản (XMCS); Xanh tàu lá chuối (XTLC). Nuôi rệp trong hộp nhựa nhỏ (5cm x 1,5 cm) có mẫu lá cải xanh (3 cm2) và lót giấy thấm nước ở dưới đáy. Tất cảcác hộp nuôi rệp được đặt ở trong tủ lưới ở điều kiện nhiệt độ ngoài trời.

* Theo dõi thời gian phát dục, tỷ lệ sống của rệp trên các giống rau cải

Cho vào mỗi hộp nuôi sâu 1 rệp non mới đẻ (nuôi cá thể). Thay thức ăn,

theo dõi rệp lột xác, rệp chết hằng ngày cho đến khi rệp hóa trưởng thành. Thí

nghiệm được lặp lại 60 rệp con trên mỗi giống rau cải.

Theo dõi thời gian sống, số con đẻ ra của rệp: cho vào mỗi hộp nuôi sâu 1

rệp trưởng thành mới vũ hóa. Thay thức ăn, theo dõi và đếm số rệp đẻ hằng ngày

cho đến khi rệp trưởng thành chết. Thí nghiệm được lặp lại 30 rệp trưởng thành

trên mỗi giống rau cải.

* Tỷ lệ sống sót của rệp được xác định bằng số lượng rệp con sống đến

tuổi x / tổng số rệp theo dõi.

Tổng số cây điều tra

Tổng số rệp điều tra

Page 65: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

53

* Xác định tỷ lệ phát triển quần thể của rệp trên các giống rau cải

Hằng ngày xác định số lượng rệp con của mỗi rệp trưởng thành. Tính hệ

số nhân sau một thế hệ (R0), thời gian trung bình của 1 thế hệ (T) và tỷ lệ tăng tự

nhiên (rm) theo công thức của Brich (1948) [74].

R0 = ∑(lxmx ) ; T = ∑( x lxmx )/ ∑(lxmx)

∑(exp(rmx)lxmx ) = 1

Trong đó, x là tuổi thọ của rệp trưởng thành cái, lx là tỷ lệ con cái sốngđến tuổi x, mx là số lượng rệp con được sinh ra của một rệp trưởng thành

* Tính lựa chọn thức ăn của rệp trên các giống rau cải Dùng hộp nhựa (20 cm x 22 cm x 7 cm) để làm thí nghiệm. Cho 8 loại

thức ăn vào trong hộp, xếp các thức ăn xung quanh hộp và đánh dấu vị trí các

loại thức ăn. Cho 100 con rệp tuổi 2 vào giữa hộp sao cho khoảng cách từ rệp đến

thức ăn cân xứng. Sau 3 ngày, đếm số rệp (trưởng thành và rệp con) có trên mỗi

loại thức ăn. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Tính tỷ lệ phần trăm rệp trên lá của

mỗi giống rau.

- Đối với bệnh hại: Tiến hành điều tra theo 5 điểm chéo góc, điều tra 10 lá

ngẫu nhiên/điểm . Sự phát sinh phát triển, mức độ bệnh được tính bằng chỉ tiêu tỷlệ bệnh như sau:

Tỷ lệ bệnh (%) = × 100

- Phương pháp theo dõi và tính hiệu lực thuốc bảo vệ thực vậtPhương pháp điều tra theo dõi :

+ Điều tra sâu hại sống trên ruộng trước khi xử lý thuốc 1 ngày và sau khi

xử lý thuốc 1, 3, 5, 7, 14, ngày.

+ Số điểm điều tra: mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểmđiều tra 5 cây.

Phương pháp tính hiệu lực thuốc:+ Hiệu lực (%) của các loại thuốc trừ sâu, tỷ lệ giảm mật độ quần thể các

loại thiên địch bắt mồi, được hiệu chỉnh theo công thức Henderson_Tilton [49]:

Số lượng lá bị bệnh

Tổng số lá điều tra

Page 66: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

54

H (%) = (1 – ) × 100

Trong đó:

H: Hiệu lực (%)

Ca: số cá thể sống ở công thức đối chứng sau phun thuốc

Tb: số cá thể sống ở công thức xử lý trước phun thuốc

Cb: số cá thể sống ở công thức đối chứng trước phun thuốc

Ta: số cá thể sống ở công thức xử lý sau phun thuốc

- Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Phương pháp lấy mẫu

*Phương pháp lấy mẫu rau:

Lấy mẫu rau theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 449-2001:

+ Tại các điểm điều tra: mỗi mẫu rau được lấy ngẫu nhiên 5 điểm trên

đồng ruộng vào thời điểm gần thu hoạch. Sử dụng một nữa số lượng mẫu thu

được đem đi phân tích hàm lượng NO3- tại phòng thí nghiệm. Số lượng mẫu thu

được còn lại dùng để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng bộ kít kiểm

tra nhanh thuốc trừ sâu VPR10 (do viện Kỹ thuật hóa sinh - Tổng cục kỹ thuật -

Bộ công an nghiên cứu).

+ Tại ruộng thí nghiệm: mỗi mẫu rau được lấy ngẫu nhiên từ 5 điểm/ô vào

thời điểm gần thu hoạch theo đường chéo gốc, lấy tất cả các lần nhắc lại. Sau đó

đem đi phân tích lượng NO3- tại phòng thí nghiệm.

* Phương pháp lấy mẫu đất:

+ Lấy mẫu theo TCVN 367:1999. Mẫu đất được lấy cùng với địa điểm lấy

mẫu rau bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0 - 20 cm) lấy 5 điểm/ô, sau

đó trộn đều rồi lấy mẫu trung bình theo nguyên tắc chia 4, mỗi mẫu khoảng 500 gam.

* Phương pháp lấy mẫu nước:

+ Mẫu nước: Lấy mẫu nước tưới cho rau tại các mương, giếng theo tiêu

chuẩn TCVN 5996 - 1995, lấy ở độ sâu 20 - 30 cm

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm

* Xác định NO3-: Bằng phương pháp điện cực chọn lọc ion, đo trên máy

SenSion 2 của hãng HACH, với viên xúc tác ISA.

Page 67: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

55

Hàm lượng NO3- trong rau được xác định theo công thức:

Hàm lượng NO3- (mg/kg tươi) =

Trong đó: X: Nồng độ NO3- đo được (mg/l hoặc ppm)

a: Khối lượng mẫu phân tích (g)

* Xác định kim loại nặng: Kim loại Cd, Pb xác định bằng phương pháp

quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) trên máy AAS- Perkin - Elmer 3110 (hỗn

hợp khí đốt: khí Axetylen -N2O - không khí, nguồn kích hoạt đèn catod rỗng).

Kim loại Hg, As xác định bằng phương pháp cực phổ (chế độ vol-amper hoà tan,

điện cực quay)

* Xác định các chỉ tiêu: pH, Mùn (%), đạm tổng số, lân tổng số và dễ

tiêu, kali tổng số và dễ tiêu.

+ pH: Phương pháp pHmetter, điện cực thủy tinh

+ Mùn (%): Theo phương pháp Thiurin

+ N tổng số: Theo phương pháp Kjeldahl.

+ P2O5 tổng số, P2O5 dễ tiêu: Xác định trên máy Quang phổ kế

(Spectrophotometer)

+ K2O ts, dt: Xác định trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS

* Kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ và carbamate bằng bộ

kít VPR10: Phương pháp phân tích được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản

xuất (Phụ lục 4)

2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu

- Trung bình của các chỉ tiêu theo dõi giữa các công thức thí nghiệm được

xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) sau đó so sánh LSD

bằng phần mềm Statistic 9.0.

- Hiệu lực (%) của các loại thuốc trừ sâu được chuyển sang acsin trước khi

xử lý phương sai một nhân tố (One way ANOVA).

- Phân tích tương quan trên phần mềm EXEL 2003. Giá trị “r” thể hiện

mức độ “chặt chẽ” của tương quan và tuân theo “quy luật 5 ngón tay”.

Tổng diện tích điều tra

100. X

Page 68: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

56

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1.1. Quy mô diện tích rau nông hộ tại các điểm nghiên cứu

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ có diện tích đất tự nhiên là 8.065

km2, trong đó đồi núi chiếm 85% diện tích. Vùng đồng bằng tập trung ven biển,

diện tích nhỏ, đất có thành phần cơ giới nhẹ. Đây là nơi sản xuất rau chủ yếu của

tỉnh Quảng Bình.

Bảng 3.1. Diện tích trồng rau của các hộ tại các điểm nghiên cứu

ĐồngTrạch

Đức Ninh Quảng Long Võ Ninh Hồng ThủyQuy mô

diện tích(m2)

Số hộ(hộ)

Tỷ lệ(%)

Số hộ(hộ)

Tỷ lệ(%)

Số hộ(hộ)

Tỷ lệ(%)

Số hộ(hộ)

Tỷ lệ(%)

Số hộ(hộ)

Tỷ lệ(%)

< 250 8 26,7 5 16,7 11 36,7 10 33,3 14 46,7

250 - 500 13 43,3 15 50 9 30 12 40 8 26,7

500 - 1000 6 20 9 30 7 23,3 5 16,7 3 10

> 1000 3 10 1 3,3 3 10 3 10 5 16,6

Nguồn: Điều tra hộ 2010.

Hình 3.1. Cơ cấu quy mô diện tích sản xuất rau tại các điểm điều tra (%)

Nguồn: Điều tra hộ 2010

Qua điều tra tình hình sản xuất rau của các hộ tại 5 xã đại diện cho các

vùng trồng rau ở tỉnh Quảng Bình, chúng tôi nhận thấy quy mô diện tích trồng

Page 69: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

57

rau của các hộ không lớn, chủ yếu ở quy mô từ 250 - 1000 m2. Trong 150 hộ điều

tra có 57 hộ quy mô diện tích từ 250 - 500 m2 chiếm 38%, có 48 hộ có quy mô

diện tích > 500 - 1000 m2 chiếm 32%, có 30 hộ có quy mô diện tích < 250 m2

chiếm 20%. Số hộ có diện tích > 1000 m2 không nhiều, chỉ có 15 hộ chiếm 10%.

Phần lớn diện tích trồng rau của các hộ điều tra nằm xen kẽ trong các vùng dân

cư, ít vùng được quy hoạch tập trung với diện tích lớn (Bảng 3.1 và Hình 3.1).

3.1.2. Các loại rau được trồng phổ biến tại các điểm nghiên cứu

Bảng 3.2. Những loại rau được trồng phổ biến tại các điểm nghiên cứu

TT Loại rau Tên khoa họcSố hộtrồng(hộ)

Diệntích

(%)

1 Cải xanh Brassica juncea L. 91 20,8

2 Xà lách Lactuca sativa L. 74 15,3

3 Hành lá Allium cepa var. aggregatum 63 12,6

4 Mướp đắng Momordica charantia L. 48 7,7

5 Dưa chuột Cucumis sativus L. 51 9,4

6 Ngò Coriandrum sativum L 26 4,3

7 Su hào Brassica caulorapa L 21 5,5

8 Mồng tơi Basella alba L. 22 2,1

9 Cà chua Lycopersicum esculentum Mill 11 1,3

10 Rau cần Apium graveolens L. 23 3,8

11 Rau khoai lang Impomoea bataceae (L.) Lam 21 2,0

12 Rau muống Impomoea aquatica Forsskal 12 2,9

13 Ớt Capsicum annuum L. var.annuum 20 3,5

14 Đậu bắp Vicia faba 8 1,0

15 Đậu cô ve Phaseolus vulgaris L. 13 1,5

16 Diếp cá Lactuca sativa secalina Alef 16 1,6

17 Rau quế Ocium basilicum L. 14 1,1

18 Cà tím Solanum melongena L. 9 1,4

19 Tần ô Chrysanthemum cinerariaefolium 15 2,2

Nguồn: Điều tra hộ 2010

Page 70: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

58

Có 19 chủng loại rau được trồng phổ biến tại các điểm nghiên cứu, cácloại rau ăn lá chiếm diện tích chủ yếu. Rau cải (Brassica juncea L.) được trồngnhiều nhất với 91 hộ trồng, chiếm 20,8% diện tích điều tra, trong đó giống cảixanh mỡ Trang Nông được nhiều hộ sử dụng nhất (chiếm 65% số hộ điều tra).Tiếp theo là rau xà lách (Lactuca sativa L.) có 74 hộ trồng chiếm 15,3% diệntích, hành lá (Allium cepa var. Aggregatum) có 63 hộ trồng chiếm 12,6% diệntích. Đối với rau ăn quả, dưa chuột (Cucumis sativus L.) có 51 hộ trồng chiếm9,4% diện tích, tiếp đến là mướp đắng (Momordica charantia L.) có 48 hộ trồngchiếm 7,7% diện tích (Bảng 3.2).

Bảng 3.3. Nguồn giống, mật độ, thời vụ, năng suất một số loại rau

Nguồn gốc

giống

Khoảng cách

(cm)

Loại rauMua

(%)

Tự giữ

giống

(%)

Phổ

biến

Quy trình

khuyến

cáo

Tháng

trồng

Tháng

thu

hoạch

Năng

suất

thực tế

(tấn/ha)

Tiềm

năng

năng suất

(tấn/ha)

Cải xanh 90 10 10 x 10 20 x 30 9 - 5 11 - 7 14 - 16 20 - 40

Hành - 100 10 x 10 10 x10 10 - 6 12 -8 10 - 12 20 - 25

Xà lách 100 - 15 x 15 20 x 25 10 - 5 11 - 6 14-15 20 -40

Mướp

đắng50 50 30 x 50 30 x 60 11 - 4 1 - 6 17-20 25 - 45

Dưa chuột 70 30 30 x 50 40 x 60 11 - 4 2 -7 20 - 25 30 - 50

Nguồn: Điều tra hộ 2010

Kết quả Bảng 3.3 cho thấy, phần lớn người dân tự mua giống rau tại các

cửa hàng giống, hoặc ở chợ. Đối với các giống rau cải xanh, xà lách, mướp đắng,

dưa chuột lượng giống mua chiếm từ 50 - 100%. Đối với hành lá người dân

thường tự để giống 100%. Lượng giống cải để lại làm giống cho các vụ sau chỉ

chiếm 10%, chủ yếu là giống cải Mào Gà địa phương.

Mùa vụ trồng rau tại các điểm điều tra thường tập trung từ tháng 10 đến

tháng 5 năm sau. Các loại rau ăn lá gần như được sản xuất quanh năm. Rau ăn

quả chủ yếu được sản xuất từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa vụ trồng rau

Page 71: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

59

trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thường bị gián đoạn do bão lụt vào tháng 8 đến

tháng 10 và hạn hán ở vụ Hè Thu.

Qua điều tra cũng cho cho thấy để tăng năng suất, tiết kiệm diện tích phần

lớn người dân thường trồng rau với mật độ dày hơn so với quy trình kỹ thuật

khuyến cáo, như cải xanh thường được người dân trồng với mật độ 10 x 10 cm

trong khi mật độ được khuyến cáo là 20 x 30 cm. Đây chính là một trong những

nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sâu bệnh trên cây rau dẫn đến năng suất, phẩm chất

rau giảm. Hiện nay, năng suất các loại rau trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chỉ đạt ở

mức trung bình so với tiềm năng năng suất, riêng yếu tố giống và mật độ cũng có

ảnh hưởng không nhỏ đến hạn chế này (Bảng 3.3).

3.1.3. Tình hình sử dụng phân bón cho rauBảng 3.4. Tình hình sử dụng phân bón trên một số loại rau

Loại rauĐạm urê

(kg/ha)

Supe lân

(kg/ha)

Kaliclorua

(kg/ha)

Phân chuồng

(tấn/ha)

Cải xanh 162 120 20 10

Hành 150 120 30 10

Xà lách 100 100 0 9

Mướp đắng 120 140 40 6

Dưa chuột 155 180 60 7

Nguồn: Điều tra hộ, 2010Kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy cải xanh là các đối tượng được đầu tư phân

đạm nhiều hơn so với các loại rau còn lại, trung bình 162 kg urê/ha tương đươngvới 75 kg N/ha. Trong khi phân đạm được nhiều hộ trồng rau sử dụng thì lân và

kali ít được đầu tư hơn, nhất là với các loại rau ăn lá. Tuy nhiên lượng phânchuồng đầu tư cho rau ăn lá khá cao trung bình 9 - 10 tấn/ha, trong khi đó lượngphân chuồng bón cho rau ăn quả chỉ có trung bình 5 - 7 tấn/ha. Việc đầu tư nhiềuphân chuồng sẽ giúp người trồng rau giảm được lượng phân bón vô cơ, mặt kháctrong điều kiện đất đai chủ yếu có thành phần cơ giới nhẹ như ở tỉnh Quảng Bình

thì bón nhiều phân chuồng sẽ góp phần cải thiện kết cấu, tăng khả năng giữ nước,giữ phân cho đất.

Page 72: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

60

Hình 3.2. Thời gian cách ly sau khi bón đạm lần cuối

Nguồn: Điều tra hộ, 2010

Bên cạnh liều lượng bón, thời gian bón đạm lần cuối đến lúc thu hoạch có ý

nghĩa quyết định đến chất lượng rau, đặc biệt nó liên quan đến dư lượng nitrat, một

trong những tiêu chuẩn được quy định trong sản xuất rau an toàn VietGAP. Thời

gian bón đạm lần cuối phụ thuộc vào loại rau và thói quen của người sản xuất.

Kết quả điều tra cho thấy rau ăn lá có thời gian từ bón thúc lần cuối đến

thu hoạch ngắn hơn so với rau ăn quả. Đối với rau cải xanh có thời gian cách ly 4

- 5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất: 37,4%. Hành lá và xà lách có thời gian cách ly 6 -

7 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng với: 33,8% và 36,5%. Mướp đắng và dưa

chuột có thời gian cách ly trên 10 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất: 47,9% và 39,2%

(Hình 3.2).

Kết quả phân tích dư lượng nitrat của các mẫu cải xanh, hành lá, xà lách,

mướp đắng, dưa chuột được thể hiện ở Bảng 3.5. Các loại rau ăn lá có hàm lượng

nitrat cao hơn các loại rau ăn quả. Trong đó, rau cải xanh có có hàm lượng nitrat

trung bình đạt 619,9 mg/kg, cao nhất trong số các loại rau được phân tích. Trong

số 20 mẫu rau cải được phân tích có 7 mẫu vượt quá giới hạn cho phép, chiếm

Loại rau

Tỷ lệ%

Page 73: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

61

35% tổng số mẫu phân tích. Tiếp đến là rau xà lách có hàm lượng nitrat trung

bình đạt 548,8 mg/kg, trong đó có 4 mẫu vượt giới hạn quy định cho phép, chiếm

26,6% tổng số mẫu phân tích. Dưa chuột có hàm lượng nitrat trung bình đạt

132,4 mg/kg, trong đó có 3 mẫu vượt giới hạn quy định cho phép, chiếm 20%

tổng số mẫu phân tích. Hành lá chỉ có 2 mẫu vượt quá giới hạn quy định, chiếm

13,3% tổng số mẫu phân tích. Riêng mướp đắng hiện nay chưa có quy định về dư

lượng nitrat tối đa cho phép.

Bảng 3.5. Tồn dư nitrat trên một số loại rau

Loại rauTổng số mẫu

(mẫu)

Hàm lượng N03-

trung bình

(mg/kg)

Số mẫu vượt

giới hạn cho phép

(mẫu)

Tỷ lệ

(%)

Cải xanh 20 619,9 7 35,0

Hành 15 296,4 2 13,3

Xà lách 15 548,8 4 26,6

Mướp đắng 15 160,0 - -

Dưa chuột 15 132,4 3 20,0

Ghi chú: Giới hạn dư lượng nitrat cho phép cải xanh ≤ 500mg/kg; hành lá

≤ 400mg/kg; xà lách ≤ 1500mg/kg; dưa chuột ≤ 150mg/kg; mướp đắng chưa có

quy định

3.1.4. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau tại các điểm nghiên cứu

Kết quả Bảng 3.6 cho thấy, có 21 loại thuốc BVTV đã đươc sử dụng trên

cây rau và đều nằm trong danh mục những loại thuốc được phép sử dụng của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các loại thuốc BVTV chủ yếu là nhóm

thuốc phốt pho, nhóm cacbamat, nhóm pyrethoide. Đây là những nhóm thuốc dễ

phân hủy, có độ độc thuộc nhóm II và nhóm III. Trong khi đó, thuốc sinh học có

tỷ lệ sử dụng thấp hơn so với thuốc hóa học và chủ yếu được dùng nhiều ở các hộ

đã được tập huấn sản xuất rau an toàn.

Page 74: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

62

Bảng 3.6. Những loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây rau

TT Tên thương phẩm Hoạt chất Nhóm thuốcĐộ

độc

1 Ofatox 400 EC Fenitrothion+ Trichlorfon Phốtpho III

2 Dipterex Trichlorfon Phốtpho II

3 Diazan Diazinon Phốtpho II

4 Địch Bách Trùng Trichlorfon Phốtpho II

5 Bassa 50 EC Fenobucarb Carbamate II

6 Oncol 20EC Benfuracarb Carbamate II

7 Cardenda super 50SC Carbebdazim Carbamate IV

8 Padan 95 SP Cartap Thiocarbamate II

9 Gà nòi 95 SP Cartap Thiocarbamate II

10 Anvil Hexaconazole dithiocarbamate IV

11 Ridomil Gold 68 WP Metalaxyl M + Mancozeb Benzenoid,Thiocarbamate III

12 Sherpa 25 EC Cypermethrin Pyrethoide II

13 Bestox 5 EC Alpha - Cypermethrin Pyrethoide II

14 Regent 800 WG Fipronil Phenyl pyrazole II

15 Regell 800 WG Fipronil Phenyl pyrazole II

16 Armada 50 EC Imidacloprid Neonicotinoid III

17 Anvado 100 WP Imidacloprid Neonicotinoid III

18 Angun 5 WG Avermectin B1b Sinh học IV

19 Vibamec 1.8 EC Abamectin Sinh học IV

20 Validacin 5L Validamycin A Sinh học IV

21 Score 250 EC Difenoconazole Triazole III

Nguồn: Điều tra hộ, 2010.

Page 75: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

63

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng mục đích và đúng kỹ thuật sẽ mang

lại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng, bảo vệ nông sản, ngược lại, sẽ

gây hậu quả rất khó lường. Đối với cây rau, do xuất hiện nhiều loài sâu bệnh

trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển nên tần suất sử dụng thuốc BVTV

và thời gian cách ly cũng khác nhau, tùy từng loại rau.

Hình 3.3. Số lần sử dụng thuốc BVTV trong một vụ đối với các loại rau

Nguồn: Điều tra hộ, 2010.

Qua hình 3.3 cho thấy xà lách có tỷ lệ hộ phun thuốc BVTV từ 1 - 2 lần,

chiếm tỷ lệ cao nhất 71,62%, đây cũng là đối tượng sử dụng ít thuốc BVTV nhất.

Hành và cải xanh có tần suất phun từ 3 - 4 lần chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng

với 58,73% (hành) và 51,65% (cải xanh). Đối với dưa chuột và mướp đắng có số

lần sử dụng thuốc BVTV cao hơn so với các loại rau ăn lá, trong đó trên cây dưa

chuột số hộ sử dụng thuốc BVTV từ 7 - 8 lần/vụ có tỷ lệ cao nhất chiếm 43,14%,

trong khi đó trên cây mướp đắng số hộ sử dụng thuốc BVTV từ 5 - 6 lần/vụ là

chủ yếu, chiếm 37,5%. Ngoài ra trên cây dưa chuột và mướp đắng số hộ phun từ

9 - 10 lần và hơn 10 lần/vụ cũng chiếm tỷ lệ đáng kể.

Hình 3.4 thể hiện thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian cách

ly có ý nghĩa rất lớn trong trồng rau an toàn, nếu không đảm bảo thời gian cách

ly đầy đủ, sản phẩm rau sẽ chứa tồn dư hóa chất BVTV gây mất an toàn cho

Loại rau

Tỷ lệ%

Page 76: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

64

người tiêu dùng. Qua điều tra cho thấy trên cây hành và rau cải thời gian cách ly

thuốc BVTV từ 7 - 9 ngày là phổ biến, chiếm 47,6 (số hộ trồng hành) và 49,4%

(số hộ trồng cải xanh). Trên rau xà lách số hộ cách ly 10 - 12 ngày là phổ biến,

chiếm 43,2% số hộ trồng xà lách. Trên mướp đắng và dưa chuột thời gian cách ly

phổ biến cũng từ 10 - 12 ngày, chiếm 25,5 (số hộ trồng mướp đắng) và 33,3% (số

hộ trồng dưa chuột). Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ sau phun 1- 3 ngày đã thu

hoạch đem bán như trên rau cải (5,5%), mướp đắng (2,1%), dưa chuột (5,9%).

Hình 3.4. Thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại rau chính

Nguồn: Điều tra hộ, 2010.

Bảng 3.7. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại rau

Loại rauTổng số mẫu

(mẫu)

Số mẫu phát hiện

có dư lượng thuốc BVTV

(mẫu)

Tỷ lệ

(%)

Cải xanh 15 5 33,33

Hành 15 3 20

Xà lách 15 1 6,66

Mướp đắng 15 3 20

Dưa chuột 15 4 26,66

Nguồn: Kết quả phân tích bằng Kit VPR10

Loại rau

Tỷ lệ%

Page 77: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

65

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu khoa học sẽ gây ra tồn dư nhất định

một lượng hóa chất trong rau và làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Tuy nhiên

để kiểm soát tốt dư lượng thuốc BVTV còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,

trong đó nhận thức và trách nhiệm của người trồng rau đối với cộng đồng xã hội

vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

Kết quả Bảng 3.7 cho thấy, có 5 mẫu cải xanh còn tồn dư thuốc bảo vệ

thực vật chiếm 33,33% tổng số mẫu phân tích, tiếp theo là dưa chuột có 4 mẫu

còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật chiếm 26,66% tổng số mẫu phân tích. Trong khi

đó, xà lách chỉ có 1 mẫu còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chiếm 6,66% tổng số

mẫu phân tích. Như vậy, cải xanh là đối tượng có số mẫu nhiễm dư lượng thuốc

bảo vệ thực vật cao nhất trong số các mẫu rau phân tích. Tuy nhiên, kết quả phân

tích này chỉ khẳng định trong rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, còn dư

lượng thuốc nằm trong giá trị bao nhiêu, có vượt quá ngưỡng cho phép hay

không thì chưa thể khẳng định. Nhưng theo kết quả nghiên cứu phân tích và đánh

giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh

Quảng Bình của tác giả Phan Thanh Nghiệm (2013) [48], thì cải xanh là một

trong những loại rau có tồn dư thuốc BVTV cao (32/50 mẫu), nồng độ thuốc

BVTV trung bình 23,9 µg/kg đối với rau cải chính vụ và 4,4 µg/kg đối với rau

cải trái vụ.

Tóm lại: Quy mô sản xuất rau của các hộ ở tỉnh Quảng Bình khá nhỏ và

manh mún. Trong các loại rau, cải xanh là đối tượng được trồng phổ biến nhất,

tuy nhiên trong quá trình sản xuất còn bộc lộ nhiều hạn chế đó là mật độ trồng

còn dày, việc sử dụng phân bón còn mất cân đối, số lần sử dụng thuốc bảo vệ

thực vật/vụ rau còn lớn, thời gian cách ly khi sử dụng phân bón và thuốc BVTV

chưa tuân theo quy trình sản xuất rau an toàn vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, cải

xanh cũng là đối tượng có số mẫu có dư lượng nitrat và thuốc BVTV cao nhất

trong các loại rau được phân tích.

Có nhiều giải pháp để hạn chế dư lượng nitrat và thuốc bảo vệ thực vật

trong cây rau nói chung và rau cải nói riêng, trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi

sẽ đi sâu nghiên cứu các giải pháp về giống, mật độ, phân bón và thuốc trừ sâu

Page 78: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

66

sinh học, đây cũng chính là những hạn chế trong biện pháp kỹ thuật hiện nay khi

tiến hành điều tra hiện trạng sản xuất rau an toàn ở tỉnh Quảng Bình.

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT

CẢI XANH AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2.1. Xác định một số giống rau cải xanh (Brasica juncea L.) thích hợp cho

sản xuất rau an toàn

Qua kết quả điều tra đã có 90% hộ thường xuyên mua giống rau cải, điều

đó cho thấy nhu cầu sử dụng giống cải được bán trên thị trường là khá cao. Để

sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP thì yêu cầu trước tiên phải có được

giống tốt. Nếu được gieo trồng giống tốt sẽ cho sản phẩm có chất lượng tốt, ít sâu

bệnh, giảm được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Do đó, công tác khảo

nghiệm, đánh giá các giống cải trước khi đưa vào sản xuất đại trà có ý nghĩa cực

kỳ quan trọng.

3.2.1.1. Tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống rau cải xanh

- Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cải xanh

Thời gian sinh trưởng và phát triển dài hay ngắn phụ thuộc vào giống,

mùa vụ, phương thức gieo cấy, điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc...Xác định thời

gian sinh trưởng của các giống trưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí

thời vụ, cơ cấu cây trồng, kế hoạch đầu tư chăm sóc để tác động các biện pháp kỹ

thuật thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của rau cải.

Các giống cải khảo nghiệm có tổng thời gian sinh trưởng dao động từ 42 -

47 ngày trong vụ Đông Xuân và 38 - 44 ngày trong vụ Xuân Hè. Các giống cải

có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là: Xanh mỡ Trang Nông (đ/c), Xanh lá vàng,

Mơ Hoàng Mai, Xanh cao cây Trang Nông, đạt trung bình 42 - 43 ngày. Giống

cải Xanh tàu lá chuối có thời gian sinh trưởng dài nhất, trung bình 45 - 47 ngày

trong vụ Đông Xuân và 43 - 44 ngày trong vụ Xuân Hè. Thời gian sinh trưởng

của các giống cải xanh trong vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè tại Đức Ninh dài hơn

tại Đồng Trạch từ 1 - 2 ngày (Bảng 3.8)

Page 79: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

67

Bảng 3.8. Thời gian sinh và phát triển của các giống rau cải xanh

qua các giai đoạn (ngày)

Đồng Trạch Đức Ninh

Thời gian từ gieo đến các giai đoạn - Vụ Đông XuânGiống

cải Mọc

mầm

Hồi

xanh

Trải

Giao

tán

Thu

hoạch

Mọc

mầm

Hồi

xanh

Trải

Giao

tán

Thu

hoạch

XMTN 5 26 33 39 42 5 25 32 38 43

XLTG 4 25 31 37 43 4 25 33 38 45

XLV 4 25 31 37 42 5 26 32 37 43

XMS6 4 24 31 37 43 4 24 32 37 43

MHM 4 26 32 38 42 4 25 32 37 43

XCCTN 4 24 30 36 42 4 24 30 35 43

XMCS 4 25 32 38 45 4 25 33 37 45

XTLC 5 27 33 39 45 6 26 34 41 47

Vụ Xuân Hè

XMTN 4 22 29 35 40 4 23 30 36 40

XLTG 4 22 30 36 41 4 22 29 36 42

XLV 4 22 28 35 38 4 23 30 35 39

XMS6 4 22 29 34 40 4 23 30 34 41

MHM 4 23 29 34 38 4 23 30 35 39

XCCTN 4 22 30 34 40 4 22 29 34 41

XMCS 4 23 29 35 41 4 23 30 36 41

XTLC 5 23 30 37 43 5 24 31 37 44

- Chiều cao cây của các giống rau cải xanh

Chiều cao là chỉ tiêu thể hiện rõ đặc tính của giống, mặt khác phản ánh

tổng quan kết quả của nhiều yếu tố cùng tác động như điều kiện ngoại cảnh, các

biện pháp kỹ thuật.

Page 80: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

68

Bảng 3.9. Chiều cao (cm) của các giống rau cải xanh ở các giai đoạn (ngày)

sau bén rễ hồi xanh

Đồng Trạch Đức Ninh

Sau bén rễ hồi xanh (ngày) - Đông XuânGiống

cải4 8 12 16 20 4 8 12 16 20

XMTN 6,13e 12,00d 16,73e 21,84d 25,17d 6,43c 11,90d 16,77d 22,10d 26,29d

XLTG 5,03f 9,20f 14,10f 17,10f 19,43f 6,03c 9,50e 13,93e 17,60e 19,82e

XLV 5,93e 9,80ef 17,77d 24,17c 27,70bc 6,50c 10,37e 19,10c 24,73c 28,32c

XMS6 7,70c 13,00c 20,53b 25,17b 28,50b 7,50b 13,57c 20,27bc 26,73b 29,42b

MHM 9,00b 16,57a 22,63a 26,87a 29,63a 9,40a 16,73a 24,63a 30,33a 31,53a

XCCTN 10,03a 16,40a 21,23b 25,64b 27,63c 9,17a 15,37b 20,53bc 25,83bc 31,10a

XMCS 6,93d 14,83b 19,40c 23,50c 25,93d 7,53b 15,67b 20,93b 29,63a 31,42a

XTLC 5,37f 10,60e 16,17e 19,67e 21,73e 6,00c 10,20e 17,10d 25,70bc 26,90d

LSD 0,05 0,52 0,81 0,74 0,78 0,85 0,69 1,04 1,54 1,85 0,93

Sau bén rễ hồi xanh (ngày) - Xuân Hè

4 8 12 16 20 4 8 12 16 20

XMTN 5,42d 12,47bc 17,80c 23,70c 27,37c 6,34c 13,46c 18,16d 24,66de 29,70bc

XLTG 5,34d 8,74e 13,16e 16,83e 18,89e 5,61de 9,25f 15,71e 19,68g 21,47e

XLV 6,73bc 11,59cd 16,83cd 22,34cd 25,27d 7,58ab 11,03e 18,78cd 23,82e 27,54d

XMS6 5,29d 13,18ab 20,68b 25,86b 29,69b 6,41c 12,57d 19,95b 26,70b 30,58b

MHM 6,47c 12,35bc 19,88b 23,23c 26,94c 7,19b 14,96b 20,25b 25,42cd 28,89c

XCCTN 7,50a 14,46a 23,07a 27,80a 31,32a 8,14a 15,98a 22,47a 29,80a 32,13a

XMCS 7,33ab 14,19a 20,76b 25,58b 29,44b 6,08cd 13,86c 19,68bc 25,84bc 30,76b

XTLC 5,38d 10,65d 15,51d 21,14d 25,23d 5,40e 11,23e 17,86d 22,51f 26,68d

LSD 0,05 0,67 1,29 1,45 1,58 1,63 0,63 0,85 1,03 0,98 1,26

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ

thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Kết quả trong Bảng 3.9 cho thấy, các giống cải xanh có tốc độ tăng trưởng

chiều cao nhanh nhất trong giai đoạn 8 - 16 ngày sau bén rễ hồi xanh. Từ thời

Page 81: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

69

gian 16 - 20 ngày sau bén rễ hồi xanh, tốc độ tăng trưởng của cải xanh chậm lại

và có xu hướng ổn định.

Trong vụ Đông Xuân, chiều cao cuối cùng của các giống cải dao động từ

19,8 - 31,5 cm. Các giống có chiều cao lớn bao gồm: Mơ Hoàng Mai: 29,63 -

31,53 cm; Xanh mỡ số 6: 28,50 - 29,42 cm; Xanh cao cây Trang Nông: 27,63 -

31,10 cm. Giống cải Xanh Lùn Thanh Giang có chiều cao thấp nhất: 19,43 cm -

19,82 cm.

Trong vụ Xuân Hè, chiều cao cuối cùng của các giống cải dao động từ

21,47 - 32,13 cm. Giống cải có chiều cao lớn nhất là Xanh cao cây Trang Nông:

31,32 - 32,13 cm, tiếp đến là giống cải Xanh mỡ số 6 (29,69 - 30,58 cm) và Xanh

mỡ cao sản (29,44 - 30,76 cm). Giống cải Xanh Lùn Thanh Giang có chiều cao

thấp nhất: 18,89 - 21,47 cm. Chiều cao cuối cùng của các giống cải xanh trong vụ

Xuân Hè cao hơn trong vụ Đông Xuân từ 0,63 -1,67 cm. Tại điểm Đức Ninh

chiều cao cuối cùng của các giống cải xanh cao hơn tại điểm Đồng Trạch trung

bình từ 0,37 - 2,58 cm. (Bảng 3.9).

- Số lá của các giống rau xanh

Số lá rau ảnh hưởng đến diện tích của lá, thông qua diện tích lá ảnh hưởng

đến diện tích quang hợp của cây từ đó ảnh hưởng đến năng suất của rau.

Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy, giai đoạn 4 ngày sau bén rễ hồi xanh, số lá

trên cây còn thấp, sự chệnh lệch số lá giữa các giống ở giai đoạn này rất ít. Số lá

trên cây dao động trong khoảng từ 3,60 - 5,20 lá/cây trong vụ Đông Xuân, từ

3,67 - 5,47 lá/cây trong vụ Xuân Hè.

Giai đoạn sau bén rễ hồi xanh 8 - 16 ngày, số lá/cây có nhiều biến

động. Trong vụ Đông Xuân, giống cải có số lá/cây cao nhất là Xanh Lùn

Thanh Giang: 9,3 - 9,8 lá/cây, tiếp đến là Xanh mỡ số 6: 8,6 - 9,0 lá/cây.

Giống có số lá/cây thấp nhất là Xanh tàu lá chuối: 6,67 - 6,80 lá/cây. Trong vụ

Xuân Hè, giống có số lá/cây cao nhất là Xanh cao cây Trang Nông: 8,27 -

9,07 lá/cây, tiếp theo là Xanh mỡ cao sản: 8,27 - 9,27 lá/cây, thấp nhất là

giống Xanh tàu lá chuối: 7,13 - 8,33 lá/cây.

Page 82: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

70

Bảng 3.10. Số lá của các giống rau cải xanh qua các giai đoạn (ngày)

sau bén rễ hồi xanh

Đồng Trạch Đức Ninh

Sau bén rễ hồi xanh (ngày) - Vụ Đông XuânGiống

cải4 8 12 16 20 4 8 12 16 20

XMTN 4,27bc 5,4c 6,53ef 7,27de 8,47de 4,60bc 5,47de 6,73de 7,33d 8,33cd

XLTG 5,07a 7,07a 8,53a 9,80a 10,93a 5,20a 7,13a 8,40a 9,30a 10,87a

XLV 4,13cd 5,93bc 7,33cd 8,33c 9,33c 4,47bc 6,00bcd 7,33bcd 8,53b 10,20b

XMS6 4,87ab 6,47ab 8,13ab 9,00b 10,20b 4,87ab 6,20bc 7,60bc 8,60b 9,93b

MHM 5,20a 6,47ab 7,53bc 8,20c 8,93cd 4,87ab 6,27b 7,93ab 8,67ab 8,80c

XCCTN 3,93cd 4,73d 6,00fg 6,87e 8,20ef 4,27cd 5,27ef 6,47ef 7,53cd 7,90de

XMCS 4,27bc 5,53c 6,80de 7,80cd 8,47de 4,40bc 5,53cde 7,00cde 8,33bc 8,60c

XTLC 3,60d 4,73d 5,73g 6,67e 7,60f 3,73d 4,67f 5,93f 6,80d 7,53e

LSD 0,05 0,60 0,65 0,67 0,61 0,63 0,51 0,67 0,82 0,92 0,53

Sau bén rễ hồi xanh (ngày) - Vụ Xuân Hè

4 8 12 16 20 4 8 12 16 20

XMTN 5,40a 6,06bc 7,13ab 8,20b 8,67bc 5,13ab 6,53b 8,06a 9,06a 9,20cde

XLTG 3,73c 5,20e 6,33c 7,73b 8,60c 4,20c 5,27d 7,20b 8,20bc 9,53bc

XLV 4,33b 5,47de 7,07ab 8,07b 8,20c 5,27a 6,60b 7,40b 8,13bc 8,93de

XMS6 5,40a 6,20abc 7,20a 8,13b 9,20a 5,33a 6,00c 8,20a 9,00a 10,06ab

MHM 4,53b 5,33de 6,20c 7,93b 8,27c 5,40a 5,40d 6,46c 7,80c 8,73e

XCCTN 5,47a 6,40ab 7,33a 9,07a 9,40a 5,20ab 7,67a 8,33a 8,27bc 9,27cde

XMCS 4,60b 6,73a 7,27a 8,27b 9,13ab 5,27a 6,40b 8,40a 9,27a 10,13a

XTLC 3,67c 5,80cd 6,60bc 7,13c 8,47c 4,87b 5,33d 7,26b 8,33b 9,33cd

LSD 0,05 0,40 0,57 0,57 0,58 0,47 0,38 0,37 0,42 0,48 0,53

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ

thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Giai đoạn sau bén rễ hồi xanh 20 ngày, số lá/cây của các giống cải xanh

đạt tối đa và ổn định. Trong vụ Đông Xuân, giống Xanh Lùn Thanh Giang có số

lá cao nhất, đạt trung bình từ 10,87 - 10,93 lá/cây, cao hơn giống Xanh mỡ Trang

Nông (đ/c) từ 2,46 - 2,54 lá/cây. Tiếp theo là giống Xanh mỡ số 6 có số lá trung

bình đạt 9,93 - 10,2 lá/cây và cao hơn giống Xanh mỡ Trang Nông (đ/c) từ 1,60 -

Page 83: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

71

1,73 lá/cây. Giống Xanh tàu lá chuối có số lá/cây thấp nhất, đạt trung bình 7,53 -

7,60 lá/cây. Trong vụ Xuân Hè, giống Xanh mỡ số 6 có số lớn nhất, đạt trung

bình 9,20 - 10,06 lá/cây, tiếp theo là giống Xanh mỡ cao sản, đạt 9,13 - 10,13

lá/cây. Giống Mơ Hoàng Mai có số lá thấp nhất, đạt 8,27 - 8,73 lá/cây.

- Đường kính tán của các giống rau cải xanh

Bảng 3.11. Đường kính tán (cm) của các giống rau cải xanh ở các giai đoạn (ngày)

sau bén rễ hồi xanh

Đồng Trạch Đức Ninh

Sau bén rễ hồi xanh (ngày) - Vụ Đông XuânGiốngcải 4 8 12 16 20 4 8 12 16 20

XMTN 10,10d 16,27c 20,67d 25,93d 29,73c 9,97e 17,20bc 22,40c 32,77e 33,07e

XLTG 12,20a 20,20a 24,27c 27,23c 29,77c 10,57f 18,43b 23,53bc 29,67f 30,53f

XLV 10,23cd 16,00cd 19,73e 22,83f 25,03e 9,73e 15,80d 19,73d 25,10e 26,41e

XMS6 12,90a 20,50a 26,40a 32,33a 35,07a 12,97c 20,17a 26,30a 33,00c 35,83c

MHM 8,97e 15,43d 18,77f 21,63g 23,27f 8,70b 14,83d 17,70e 22,60b 23,35b

XCCTN 11,00bc 18,70b 25,10b 31,27b 33,83b 10,60a 18,23b 24,80ab 31,73a 32,93a

XMCS 11,33b 16,53c 20,33de 23,93e 26,83d 10,43d 16,03cd 20,43d 26,43d 28,71d

XTLC 7,7f 13,03e 18,13f 21,60g 25,44e 7,00f 12,27e 16,33e 19,87f 25,25f

LSD 0,05 0,85 0,86 0,81 1,02 0,97 1,52 1,35 1,98 2,94 0,78

Sau bén rễ hồi xanh (ngày) - Vụ Xuân Hè

4 8 12 16 20 4 8 12 16 20

XMTN 8,12d 14,86d 23,87b 28,88b 30,59ab 10,68bc 17,68b 25,66c 30,73b 32,10ab

XLTG 10,28ab 15,78c 21,47c 27,60c 29,97bc 9,78d 16,41c 23,80d 27,40d 29,62c

XLV 9,63b 17,98b 23,71c 26,78c 28,76c 11,14b 16,73c 22,19e 25,09e 27,88d

XMS6 11,06a 19,76a 25,66a 30,54a 31,38a 12,44a 20,24a 27,74ab 31,69a 33,15a

MHM 8,70cd 14,33d 18,47e 22,34e 24,35e 9,42d 15,39d 21,43ef 24,88e 26,79d

XCCTN 10,81a 18,77b 26,82ab 29,87ab 30,66ab 12,69a 19,87a 28,45a 29,83c 31,28b

XMCS 9,54bc 18,74b 24,50ab 29,66ab 31,24ab 10,12cd 20,54a 26,74b 30,58bc 32,04ab

XTLC 8,72cd 14,27d 18,26d 23,89d 25,82d 9,30d 15,46d 20,77f 24,59e 27,78d

LSD 0,05 0,86 0,82 0,86 1,12 1,28 0,88 0,93 1,04 0,87 1,19

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ

thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Page 84: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

72

Nghiên cứu đường kính phát triển tán lá của các giống cải có vai trò quan

trọng trong việc bố trí mật độ cây trồng hợp lý, nhằm tận dụng khả năng quang

hợp cũng như chỉ số LAI đạt tốt nhất.

Bảng 3.11 cho thấy, đường kính tán cải xanh tăng cao qua các giai đoạn

sinh trưởng và đạt tối đa ở 20 ngày sau bén rễ hồi xanh. Trong vụ Đông Xuân,

giống cải Xanh mỡ số 6 có đường kính tán cao nhất, đạt 35,07 - 35,83 cm, tiếp

theo là giống Xanh cao cây Trang Nông: 32,93 - 33,83 cm và thấp nhất là giống

Mơ Hoàng Mai: 23,27 - 23,35 cm. Trong vụ Xuân Hè, giống có đường kính tán

cao nhất Xanh mỡ số 6: 31,38 - 33,15 cm; tiếp theo là giống Xanh mỡ cao sản:

31,24 - 32,04 cm. Giống Mơ Hoàng Mai có đường kính tán thấp nhất, trung bình

đạt 24,35 - 26,79 cm.

3.2.1.2. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống rau cải xanh thí nghiệm

Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến

phẩm chất và giảm năng suất cây trồng. Cải xanh là cây ngắn ngày, thân lá mỏng,

tươi non nên rất dễ bị xâm nhập bởi các loại sâu bệnh. Chọn giống có khả năng

chống chịu sâu, bệnh là biện pháp sinh học quan trọng nhằm đảm bảo năng suất

cây trồng một cách vững chắc đồng thời bảo đảm cân bằng sinh thái tự nhiên,

bảo vệ môi trường [47].

- Sâu tơ (Plutella xylostella): là loài sâu có tính chịu đựng được sự dao

động tương đối lớn của nhiệt độ, sâu có thể sống được trong điều kiện nhiệt độ

thay đổi từ 10 - 40o C. Sâu gây hại bằng cách gặm thủng lá tạo nhiều lỗ thủng,

khi mật độ sâu cao các lỗ thủng dày đặc giống như mạng lưới lá rau xơ xác (Lê

Đình Hường, 2001) [33].

Kết quả Bảng 3.12 cho thấy các giống cải xanh khác nhau có mật độ sâu

tơ gây hại khác nhau. Trong vụ Đông Xuân, các giống cải có mật độ sâu tơ thấp

bao gồm Xanh Lùn Thanh Giang: 3,67 - 13,33 con/m2, Xanh mỡ số 6: 6,00 -

14,67 con/m2, Xanh mỡ cao sản: 6,67 - 16,00 con/m2. Giống cải có mật độ sâu tơ

lớn nhất là Xanh lá vàng, trung bình từ 12,33 - 29,00 con/m2. Tại điểm Đức Ninh

mật độ sâu tơ cao hơn so với điểm Đồng Trạch từ 9,66 - 16,67 con/m2.

Page 85: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

73

Bảng 3.12. Tình hình sâu bệnh gây hại trên các giống rau cải xanh

Đồng Trạch Đức Ninh

Vụ Đông XuânGiống

cải Sâu tơ(con/m2)

Bọ nhảy(con/m2)

SXBT

(con/m2)

Tỷ lệBTN

(%)

Sâu tơ(con/m2)

Bọ nhảy(con/m2)

SXBT

(con/m2)

Tỷ lệBTN

(%)

XMTN 9,33b 3,67cd 8,33ab 9,09abc 22,33b 5,33bc 14,33a 7,13bc

XLTG 3,67f 2,67cd 3,67e 13,13a 13,33e 4,67cd 8,00de 12,38a

XLV 12,33a 6,33ab 6,33bcd 5,05cde 29,00a 11,67a 5,67ef 7,47bc

XMS6 6,00de 3,33cd 7,00bc 3,03e 14,67de 4,00cd 10,67bc 5,05c

MHM 8,33bc 7,67a 4,00de 8,08bcd 23,67b 7,67b 7,00def 10,50ab

XCCTN 4,33ef 2,00d 4,67cde 4,04de 19,00c 2,33d 5,33f 6,19bc

XMCS 6,67cd 4,00cd 7,33b 7,07bcde 16,00d 5,00bcd 11,33b 6,26bc

XTLC 8,00bc 4,67bc 10,67a 11,11ab 19,33c 5,33bc 8,67cd 9,52abc

LSD 0,05 1,83 2,11 2,37 4,54 1,90 2,66 2,44 4,64

Vụ Xuân Hè

Sâu tơ(con/m2)

Bọ nhảy(con/m2)

Rệp(con/cây)

Tỷ lệBVL

(%)

Sâu tơ(con/m2)

Bọ nhảy(con/m2)

Rệp(con/cây)

Tỷ lệBVL

(%)

XMTN 15,67a 6,00d 43,00cd 8,48bc 7,33b 11,0de 36,33bc 4,34d

XLTG 12,00b 9,67b 50,67bc 6,26c 11,67a 18,67b 28,67cd 6,45cd

XLV 14,33ab 11,33b 70,33a 16,99a 5,33bc 13,00cd 50,00a 12,22ab

XMS6 13,33ab 5,67d 31,00e 7,29bc 6,00bc 9,00e 22,00d 5,05d

MHM 15,67a 14,00a 56,33b 11,37b 5,67bc 21,00a 44,33ab 8,71c

XCCTN 9,00c 9,33bc 40,00de 5,35c 4,00c 14,67c 30,67cd 9,89bc

XMCS 12,67b 7,00cd 53,67b 9,15bc 3,67c 15,00c 35,00bc 7,07cd

XTLC 8,67c 5,67d 38,00de 8,80bc 5,00bc 6,0f 54,00a 15,56a

LSD 0,05 2,80 2,64 10,04 4,58 2,71 2,26 11,42 3,44

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ

thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05. SXBT: Sâu xanh bướm trắng,

BVL: Bệnh vàng lá.

Page 86: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

74

Trong vụ Xuân Hè mật độ sâu tơ gây hại trên các giống cải thấp hơn trong vụ

Đông Xuân. Giống cải Xanh Lùn Thanh Giang có mật độ sâu tơ đạt cao nhất, trung

bình từ 11,67 - 12,00 con/m2. Giống cải có mật độ sâu tơ thấp nhất là Xanh tàu lá

chuối (5,00 - 8,67 con/m2) và giống Xanh cao cây Trang Nông (4,00 - 9,00 con/m2).

- Bọ nhảy sọc cong võ lạc (Phyllotreta strriolata): là loài sâu thuộc họ ánh

kim hại trên rau họ hoa thập tự ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Trưởng

thành của bọ nhảy ăn lá tạo thành những lỗ nhỏ li ti, khi mật độ cao có thể ăn hết

cả gân lá làm cho lá rau xơ xác. Sâu non ăn hại rễ và củ tạo thành những đường

lõm ngoằn ngoèo hay từng lỗ sâu làm cây dễ bị héo hoặc dễ bị bệnh thối gốc.

Trong vụ Đông Xuân, mật độ bọ nhảy gây hại trên các giống cải xanh dao

động từ 2,00 - 11,67 con/m2. Giống cải có mật độ bọ nhảy thấp nhất là Xanh cao

cây Trang Nông: 2,00 - 2,33 con/m2. Giống cải có mật độ bọ nhảy cao nhất là

Xanh lá vàng: 6,33 -11,67 con/m2, tiếp đến là Mơ Hoàng Mai: 7,67 con/m2. Các

giống cải: Xanh Lùn Thanh Giang, Xanh mỡ số 6, Xanh mỡ cao sản đều có mật

độ bọ nhảy khá thấp và tương đương với giống cải Xanh mỡ Trang Nông (đ/c).

Trong vụ Xuân Hè, mật độ bọ nhảy trên các giống thí nghiệm cao hơn so

với vụ Đông Xuân, nguyên nhân do ở vụ này điều kiện nhiệt độ, độ ẩm tương đối

thuận lợi cho bọ nhảy phát triển. Giống cải Xanh tàu lá chuối có mật độ bọ nhảy

gây hại thấp nhất: 5,67 - 6,00 con/m2, tiếp đến là giống cải Xanh mỡ số 6: 5,67 -

9,00 con/m2, đồng thời không có sự khác biệt về mật độ bộ nhảy trên hai giống

này so với giống Xanh mỡ Trang Nông (đ/c). Giống cải có mật độ bọ nhảy gây

hại cao nhất là Mơ Hoàng Mai: 14,00 - 21,00 con/m2.

- Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae): thường sâu non từ 1 - 3 tuổi chủ

yếu ăn lỗ chổ phần thịt lá từng đám, tuổi lớn 3 - 6 thì phán tán khắp ruộng gây

hại, sâu tuổi lớn ăn khuyết lá để lại gân (Hoàng Trọng Tỷ Nhân, 2006) [49].

Trong quá trình khảo nghiệm, mật độ sâu xanh bướm trắng được ghi nhận xuất

hiện nhiều trong vụ Đông Xuân. Tại điểm Đồng Trạch, giống có mật độ sâu xanh

bướm trắng cao nhất là Xanh tàu lá chuối: 10,67 con/m2, giống có mật độ sâu

xanh bướm trắng thấp nhất là Xanh Lùn Thanh Giang: 3,67 con/m2. Các giống

cải xanh còn lại đều có mật độ sâu xanh bướm trắng thấp hơn so với giống Xanh

Page 87: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

75

mỡ Trang Nông (đ/c). Tương tự, tại điểm Đức Ninh, tất cả các giống cải xanh

đều có mật độ sâu xanh bướm trắng thấp hơn so với giống Xanh mỡ Trang Nông

(đ/c). Giống có mật độ sâu xanh bướm trắng thấp nhất là Xanh cao cây Trang

Nông: 5,33 con/m2 và Xanh lá vàng: 5,67 con/m2.

- Rệp muội (Brevicoryne brasicae): Rệp trưởng thành và rệp non bám ở

tất cả các bộ phận của cây rau. Ở đó, rệp dùng ngòi châm qua lớp biểu bì để hút dịch

cây. Những cây bị hại nặng, lá thường không phát triển bình thường, quăn queo vẹo

sang một bên, lá dần dần úa vàng, ngọn rau rụt lại khó phát triển chiều cao. Trong

hai vụ khảo nghiệm, rệp muội chủ yếu xuất hiện nhiều trong vụ Xuân Hè.

Mật độ rệp muội trên các giống cải thí nghiệm tại điểm Đồng Trạch cao

hơn so với điểm Đức Ninh từ 9,00 - 14,33 con/cây. Giống có mật độ rệp/cây thấp

nhất là Xanh mỡ số 6: 22,00 - 31,00 con/cây. Giống có mật độ rệp/cây cao nhất

là Xanh lá vàng: 50,00 - 70,33 con/cây, tiếp đến là giống Mơ Hoàng Mai: 44,33 –

56,33 con/cây.

- Bệnh thối nhũn (Erwinia Carotovora): Vết bệnh lúc đầu có dạng giọt

dầu, lan dần biến thành màu nâu nhạt. Vết bệnh lan nhanh chống và gây thối, có

mùi khó ngửi. Trong hai vụ thí nghiệm, bệnh thối nhũn trên các giống cải xanh

gây hại nặng nhất vào vụ Đông Xuân nguyên nhân chủ yếu do vụ này thường có

mưa nhiều, độ ẩm đồng ruộng cao. Giống cải có tỷ lệ bệnh thối nhũn thấp nhất là

Xanh lá vàng: 3,03 -5,05%. Giống cải có tỷ lệ bệnh thối nhũn cao nhất là Xanh

Lùn Thanh Giang: 13,13 - 12,28%, tiếp theo là giống cải Xanh cao cây Trang

Nông: 4,04 - 6,19%.

- Bệnh vàng lá (Turnip Mosaic Virus): là một trong những tác nhân chính

làm giảm năng suất và phẩm chất cảm quan của rau. Nguyên nhân gây bệnh có

thể do virus, nấm, vi khuẩn hoặc do cây bị thiếu dinh dưỡng trong đó nguyên

nhân do virus thường là phổ biến. Trong thí nghiệm này bệnh vàng lá chủ yếu

xuất hiện nhiều vào vụ Xuân Hè. Tỷ lệ bệnh vàng lá gây hại trên các giống cải

xanh dao động từ 4,34% - 15,56%. Giống cải có tỷ lệ bệnh vàng lá cao nhất là

Xanh lá vàng: 12,22 - 16,99%. Tỷ lệ bệnh vàng lá trên các giống cải Xanh Lùn

Thanh Giang, Xanh mỡ số 6, Xanh cao cây Trang Nông, Xanh mỡ cao sản khá

Page 88: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

76

thấp và không có sự khác biệt về mặt thống kê so với giống đối chứng.

Để đánh giá sâu hơn khả năng kháng sâu bệnh, chúng tôi lựa chọn rệp

(Brevicoryne brasicae) là đối tượng để nghiên cứu tính kháng cho các giống cải

xanh nói trên ở trong phòng thí nghiệm. Nguyên nhân chủ yếu rệp là một trong

những đối tượng khó phòng trừ, do rệp thường ẩn nấp bề mặt dưới của lá nên khi

phun thuốc BVTV số lượng rệp bị thuốc tác động không cao dẫn đến người trồng

rau phải tăng liều lượng và phun nhiều lần. Vì vậy, tìm ra giống cải xanh có khả

năng chống chịu rệp là cơ sở quan trọng cho hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp

(IPM) trên cây rau cải, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học, giảm thiểu ô nhiễm

môi trường.

- Ảnh hưởng của các giống cải xanh đến thời gian phát dục, tỷ lệ sống

và vòng đời của rệp (Brevicoryne brasicae)

Thời gian phát dục của rệp trên các giống rau cải khác nhau được thể hiện

qua Bảng 3.13. Thời gian phát dục của rệp trên các giống khác nhau là khác nhau

qua các tuổi. Ở tuổi 1, thời gian phát dục của rệp non nuôi trên các giống cải

Xanh mỡ số 6 (1,35 ngày), Xanh mỡ cao sản (1,33 ngày), Xanh cao cây Trang

Nông (1,30 ngày) dài nhất. Giống cải Xanh lá vàng có thời gian phát dục của rệp

ở tuổi 1 ngắn nhất (1,10 ngày) (P < 0,05).

Thời gian phát dục của rệp non ở tuổi 2 trên các giống dao động từ 1,11 -

1,21 ngày và dao động từ 1,05 - 1,16 ngày ở tuổi 3. Giống cải Xanh mỡ số 6 có

thời gian phát dục dài nhất, lần lượt là 1,21 và 1,16 ngày; giống cải Xanh lá vàng

có thời gian phát dục ngắn nhất, lần lượt là 1,11 và 1,05 ngày.

Thời gian phát dục của rệp tuổi 4 nuôi trên giống cải xanh dao động từ

1,04 - 1,27 ngày và có sự sai khác giữa các giống (P > 0,05). Thời gian phát dục

của rệp của rệp tuổi 4 trên giống cải Xanh lá vàng ngắn nhất: 1,04 ngày, tiếp

theo là giống cải Mơ Hoàng Mai: 1,06 ngày. Thời gian phát dục của rệp tuổi 4

dài nhất trên giống cải Xanh mỡ số 6 và giống cải Xanh cao cây Trang Nông, lần

lượt là: 1,27 ngày và 1,22 ngày.

Rệp non của rệp (Brevicoryne brasicae) chủ yếu có 4 tuổi, một số ít có 5

tuổi. Sự hiện của rệp tuổi 5 phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, trong điều kiện

Page 89: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

77

bất lợi thiếu thức ăn một số cá thể rệp phải trải qua tuổi 5 mới hoàn thành phát

dục. Tỷ lệ rệp non lột xác sang tuổi 5 trên các giống theo thứ tự: Xanh mỡ số 6

(33,33%), Xanh cao cây Trang Nông (31,25%), Xanh mỡ cao sản (26,92%),

Xanh tàu lá chuối (26,08%), Xanh mỡ Trang Nông (24,13%), Xanh lùn Thanh

Giang (19,35%), Mơ Hoàng Mai (21,62%), Xanh lá vàng (23,07%). Do vậy,

giống Xanh mỡ số 6 và giống Xanh cao cây Trang Nông là loại thức ăn không

phù hợp nhất đối với rệp.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các giống cải xanh đến vòng đời, thời gian phát dục

(ngày) qua các giai đoạn của rệp (Brevicoryne brasicae)

Giống rauGiaiđoạn

phát dục XMTN XLTG XLV XMS6 MHM XCCTN XMCS XTLC

Tuổi 11,20b

(50)1,16bc

(52)1,10c

(58)1,35a

(46)1,12c

(57)1,30ab

(47)1,33a

(47)1,18b

(48)

Tuổi 21,16b

(44)1,14bc

(46)1,11c

(53)1,21a

(37)1,13bc

(47)1,18ab

(39)1,16b

(38)1,19a

(41)

Tuổi 31,12ab

(37)1,10ab

(40)1,05b

(46)1,16a

(29)1,09b

(41)1,15a

(33)1,14a

(30)1,13ab

(35)

Tuổi 41,16b

(29)1,12bc

(31)1,04c

(39)1,27a

(12)1,06c

(37)1,22ab

(16)1,18b

(26)1,20ab

(23)

Tuổi 51,15b

(7)1,09bc

(6)1,03c

(9)1,25a

(4)1,01c

(8)1,20a

(5)1,18b

(7)1,13bc

(6)

Tuổi 1 -TT

4,78c

(29)4,69c

(31)4,51d

(39)5,07a

(12)4,59d

(37)4,98b

(16)5,04a

(26)4,77c

(23)

Vòng đời(ngày)

5,57c

(19)5,41c

(21)5,24d

(26)6,00a

(10)5,34d

(23)5,84b

(14)5,79b

(18)5,6c

(18)

Ghi chú: Các ký tự giống nhau trên cùng một hàng chỉ sự không sai

khác; Thời gian phát dục: Trung bình ± SE; Giá trị trong ngoặc đơn là số cá thểtheo dõi; TT: Trưởng thành.

Thời gian phát dục từ tuổi 1 đến trưởng thành dao động từ 4,51 - 5,07

ngày. Giống cải Xanh mỡ số 6 có thời gian phát dục của rệp từ tuổi 1 đến trưởng

Page 90: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

78

thành dài nhất, trung bình: 5,07 ngày, tiếp đến là giống cải Xanh mỡ cao sản

(5,04 ngày). Thời gian phát dục từ tuổi 1 đến trưởng thành ngắn nhất trên các

giống cải: Xanh lá vàng, Mơ Hoàng Mai, Xanh Lùn Thanh Giang tương ứng là

4,51; 4,59 và 4,69 ngày.

Như vậy, giống rau cải xanh ảnh hưởng đến vòng đời của rệp dài hay

ngắn. Khi thức ăn không đủ và kém chất lượng thì thời gian phát dục của rệp non

thường kéo dài hơn. Vòng đời của rệp khi nuôi trên các giống cải xanh dao động

từ 5,24 - 6,00 ngày và có sự sai khác giữa các giống cải (P < 0,05). Vòng đời rệp

dài nhất trên giống cải Xanh mỡ số 6: 6,00 ngày, tiếp theo là các giống cải: Xanh

cao cây Trang Nông: 5,84 ngày; Xanh mỡ cao sản: 5,79 ngày. Vòng đời rệp ngắn

nhất trên giống cải Xanh lá vàng: 5,24 ngày và Mơ Hoàng Mai: 4,59 ngày. Điều

đó chứng tỏ giống rau cải Xanh mỡ số 6 ít thích hợp cho rệp sinh trưởng và phát

triển so với các giống cải còn lại.

Ngoài ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành phát dục thì thức ăn còn ảnh

hưởng tới tỷ lệ sống sót (%) của rệp qua các giai đoạn phát dục. Qua Bảng 3.14

cho thấy tỷ lệ sống sót của rệp nuôi trên các giống cải giảm dần theo các tuổi. Ở

tuổi 1 tỷ lệ sống sót của rệp cao nhất là giống cải Xanh lá vàng: 96,66%, tiếp đến

là giống cải Mơ Hoàng Mai: 95%, giống cải Xanh mỡ số 6 có tỷ lệ sống sót của

rệp thấp nhất: 76,66%. Tỷ lệ sống sót của rệp non tuổi 2 có giảm hơn so với tuổi

1 nhưng vẫn còn cao. Sang đến tuổi 3 và 4 thì tỷ lệ sống sót của rệp non vẫn cao

nhất khi nuôi trên giống cải Xanh lá vàng (76,66% và 65,00%), thấp nhất trên

giống cải Xanh mỡ số 6 (48,33% và 20,00%). Điều đó chứng tỏ giống cải Xanh

mỡ số 6 không thích hợp cho rệp sinh trưởng, phát triển. Từ rệp tuổi 4 sang rệp

tuổi 5 tỷ lệ sống sót của rệp đạt thấp nhất, dao động từ 6,66 - 15,00%.

Tỷ lệ sống của rệp từ tuổi 1 đến trưởng thành đẻ con đầu tiên khi nuôi trên

các giống rau cải tăng dần theo thứ tự như sau: Xanh mỡ số 6, Xanh cao cây

Trang Nông, Xanh tàu lá chuối, Xanh mỡ cao sản, Xanh mỡ Trang Nông, Xanh

Lùn Thanh Giang, Mơ Hoàng Mai, Xanh lá vàng tương ứng là: 16,66%; 23,33%;

30,00%; 30,00%; 31,66%; 35,00%, 38,33%, 43,33%. Điều đó chứng tỏ giống cải

Xanh lá vàng là loại thức ăn phù hợp nhất đối với rệp, còn giống cải Xanh mỡ số

6 ít phù hợp nhất.

Page 91: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

79

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các giống cải xanh đến tỷ lệ sống sót (%) của rệp

(Brevicoryne brasicae) qua các giai đoạn phát dục

Giống rauGiai

đoạn

phát dục XMTN XLTG XLV XMS6 MHM XCCTN XMCS XTLC

Tuổi 183,33

(50)

86,66

(52)

96,66

(58)

76,66

(46)

95,0

(57)

78,33

(47)

78,33

(47)

80,00

(48)

Tuổi 273,33

(44)

76,66

(46)

88,33

(53)

61,66

(37)

78,33

(47)

65,00

(39)

63,33

(38)

68,33

(41)

Tuổi 361,66

(37)

66,66

(40)

76,66

(46)

48,33

(29)

68,33

(41)

55,0

(33)

50,00

(30)

58,33

(35)

Tuổi 448,33

(29)

51,66

(31)

65,00

(39)

20,00

(12)

61,66

(37)

26,66

(16)

43,33

(26)

38,33

(23)

Tuổi 511,66

(7)

10,00

(6)

15,00

(9)

6,66

(4)

13,33

(8)

8,33

(5)

11,66

(7)

10,00

(6)

Tuổi 1 –

TT để con

đầu tiên

31,66

(19)

35,00

(21)

43,33

(26)

16,66

(10)

38,33

(23)

23,33

(14)

30,00

(18)

30,00

(18)

N 60 60 60 60 60 60 60 60

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là số cá thể theo dõi; TT đẻ: Trưởng

thành đẻ con đầu tiên; n: số lượng cá thể rệp theo dõi

- Ảnh hưởng của các giống cải xanh đến thời gian sống, khả năng sinh

sản của rệp (Brevicoryne brasicae)

Qua Bảng 3.15 cho thấy: Thời gian từ vũ hóa đến đẻ con đầu tiên của rệp

khi nuôi trên các giống cải có sự sai khác giữa các giống (P < 0,001). Thời gian

từ khi vũ hóa đến đẻ con đầu tiên trên giống cải Xanh mỡ số 6 dài nhất với 0,97

ngày, ngắn nhất khi nuôi trên giống cải Xanh lá vàng (0,53 ngày) và cải Mơ

Hoàng Mai (0,65) ngày.

Page 92: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

80

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các giống cải xanh đến thời gian sống và khả năng

sinh sản của rệp (Brevicoryne brasicae) trưởng thành

Giống rau

Chỉ tiêu

theo dõiXMTN XLTG XLV XMS6 MHM XCTN XMCS XTLC

Thamsố

thốngkê

p

Thời giantừ vũ hóa -

đẻ con đầutiên

(ngày)

0,79b

(19)

0,71b

(21)

0,53c

(26)

0,97a

(10)

0,65bc

(23)

0,84ab

(14)

0,76b

(18)

0,81ab

(18)0,001

Thời giansống củatrưởngthành

(ngày)

5,83b

(30)

6,05ab

(30)

6,23a

(30)

3,56c

(30)

6,17a

(30)

4,27bc

(30)

5,49bc

(30)

5,80b

(30)0,001

Khả năngsinh sản(con/rệptrưởngthành)

18,33b

(30)

19,53b

(30)

24,80a

(30)

8,10c

(30)

20,20b

(30)

14,36c

(30)

16,00c

(30)

16,2c

(30)0,001

Ghi chú: Các ký tự giống nhau trên cùng một hàng chỉ sự không sai khác;

Giá trị trong ngoặc đơn là số cá thể theo dõi.

Thời gian sống của rệp trưởng thành khi nuôi trên các giống rau cải có sự

sai khác rõ rệt (P < 0,001) và dao động từ 3,56 - 6,23 ngày. Thời gian sống của

rệp trưởng thành khi nuôi trên giống cải Xanh lá vàng là dài nhất với 6,23 ngày

và thời gian sống của rệp trưởng thành khi nuôi trên giống cải Xanh mỡ số 6 là

thấp nhất với 3,56 ngày. Do vậy, giống cải Xanh lá vàng là thức ăn thích hợp

nhất cho rệp trưởng thành và giống cải Xanh mỡ số 6 ít thích hợp nhất .

Thức ăn cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của rệp trưởng thành.

Thức ăn càng thích hợp thì số con đẻ ra của rệp trưởng thành càng cao. Rệp sinh

Page 93: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

81

sản cao nhất trên giống cải Xanh lá vàng (24,80 con), tiếp đến là giống cải Mơ

Hoàng Mai (20,20 con). Trong khi đó, rệp trưởng thành sinh sản thấp nhất trên

giống cải Xanh mỡ số 6 (8,10 con), tiếp đến là giống: Xanh cao cây Trang Nông

(14,36 con), Xanh mỡ cao sản (16,00 con), Xanh tàu lá chuối (16,2 con), vì vậy

đây là các giống có khả năng chống chịu rệp tốt hơn so với các giống còn lại.

- Ảnh hưởng của các giống cải xanh đến tỷ lệ phát triển quần thể của

rệp (Brevicoryne brasicae)

Bảng 3.16 cho thấy ảnh hưởng của thức ăn đến sự phát triển quần thể của

rệp. Tỷ lệ sinh sản của rệp khi nuôi trên giống cải Xanh lá vàng là cao nhất:

19,85 (lần/thế hệ), thấp nhất là giống Xanh mỡ số 6: 4,09 (lần/thế hệ).

Thời gian trung bình một thế hệ tăng dần theo thứ tự các giống cải: Xanh

mỡ số 6 (3,10 ngày), Xanh cao cây Trang Nông (3,81 ngày), Xanh mỡ cao sản

(4,11), Xanh Lùn Thanh Giang (4,83 ngày), Xanh mỡ Trang Nông (4,71 ngày),

Xanh lá vàng (5,35 ngày), Mơ Hoàng Mai (5,04 ngày).

Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của rệp khi nuôi trên giống cải Xanh lá vàng là cao nhất

(0,98/1 cá thể/1 ngày), thấp nhất là giống cải Xanh mỡ số 6 (0,46/1 cá thể/1 ngày).

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các giống cải xanh đến tỷ lệ phát triển quần thể của

rệp (Brevicoryne brasicae)

Giống rauChỉ tiêu

theo dõi XMTN XLTG XLV XMS6 MHM XCCTN XMCS XTLC

Tỷ lệ sinh sản(R0)

(lần/thế hệ)11,94 15,32 19,85 4,09 16,07 6,13 9,36 11,37

Thời gian trungbình của một

thế hệ (T)(ngày)

4,71 4,83 5,35 3,10 5,04 3,81 4,11 4,59

Tỷ lệ tăng tựnhiên rm

(số cá thể/ngày)

0,71 0,80 0,98 0,46 0,86 0,52 0,58 0,67

Page 94: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

82

Như vậy, giống cải Xanh lá vàng và Mơ Hoàng Mai có tỷ lệ sinh sản và tỷ

lệ tăng tự nhiên cao, thời gian trung bình một thế hệ dài vì vậy giống cải Xanh lá

vàng, Mơ Hoàng Mai là thức ăn thích hợp nhất cho quần thể rệp phát triển.

Tương tự các giống cải Xanh Lùn Thanh Giang, Xanh mỡ cao sản, Xanh tàu lá

chuối, Xanh mỡ Trang Nông cũng là thức ăn phù hợp cho rệp. Giống cải Xanh

mỡ số 6 có tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp, thời gian trung bình của

một thế hệ ngắn vì vậy là giống ít thích hợp nhất đối với rệp.

- Ảnh hưởng của các giống cải xanh đến tính lựa chọn thức ăn của

rệp (Brevicoryne brasicae)

Các loại thức ăn khác nhau thì có khả năng hấp dẫn rệp đến phân bố khác

nhau. Sự phân bố, phát tán của rệp trên các giống rau cải được đánh giá qua thí

nghiệm lựa chọn thức ăn, kết quả thu được thể hiện ở Bảng 3.17.

Bảng 3.17. Sự lựa chọn thức ăn của rệp (Brevicoryne brasicae)

trên các giống rau cải

Tỷ lệ phần trăm (%) số cá thể rệpGIỐNG RAU

Trung bình SE

XMTN 13,58bc 1,14

XLTG 15,36b 0,57

XLV 20,52a 1,11

XMS6 4,60e 1,20

MHM 16,54ab 1,22

XCCTN 7,73de 0,72

XMCS 10,50cd 2,21

XTLC 11,17cd 1,73

Tham số thống kê p < 0,001

Ghi chú: Các ký tự giống nhau trên cùng một cột chỉ sự không sai khác;

SE: Sai số chuẩn.

Tỷ lệ phần trăm số cá thể rệp trên giống cải càng cao thì chứng tỏ giống

cải đó được rệp ưa thích. Qua Bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ phần trăm số cá thể rệp

Page 95: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

83

trên các giống rau cải có sự sai khác (P < 0,001). Tỷ lệ phần trăm số cá thể trên

các giống cải Xanh lá vàng đạt cao nhất: 20,52%, tiếp đến lần lượt là: cải Mơ

Hoàng Mai: 16,54%; cải Xanh Lùn Thanh Giang: 15,36%; Xanh mỡ Trang

Nông: 13,58%; cải Xanh tàu lá chuối: 11,17%;. Giống cải Xanh mỡ số 6 có tỷ lệ

phần trăm số cá thể thấp nhất: 4,60%. Điều này chứng tỏ trong các giống rau cải

thí nghiệm, giống cải Xanh lá vàng là giống được rệp ưa thích nhất. Giống cải

Xanh mỡ số 6 ít được ưa thích nhất nên giống cải Xanh mỡ số 6 có khả năng

chống chịu rệp cao nhất.

3.2.1.3. Năng suất của các giống cải xanh thí nghiệm

- Năng suất lý thuyết phụ thuộc vào số cây/m2 và khối lượng trung bình 1

cây. Trong thí nghiệm này mật độ các giống cải đều bố trí đồng nhất: 33 cây/m2.

Như vậy, năng suất lý thuyết ở đây chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng trung bình

1 cây. Bảng 3.18 cho thấy, có sự khác nhau về năng suất lý thuyết giữa các công

thức (P < 0,05). Qua hai vụ khảo nghiệm các giống cải có tiềm năng năng suất

cao bao gồm Xanh mỡ số 6, Xanh cao cây Trang Nông, Xanh mỡ cao sản, Xanh

Lùn Thanh Giang.

- Năng suất sinh học thay đổi tùy thuộc vào giống và các yếu tố môi

trường xung quanh. Trong vụ Đông Xuân, năng suất sinh học của các giống cải

xanh đạt từ 13,33 - 20,22 tấn/ha ở điểm Đồng Trạch và 6,11 - 20,39 tấn/ha ở

điểm Đức Ninh. Giống cải có năng suất sinh học đạt cao nhất là Xanh Lùn Thanh

Giang (17,96 - 20,39 tấn/ha), tiếp theo là Xanh mỡ số 6 (17,50 - 17,87 tấn/ha).

Giống cải có năng suất sinh học thấp nhất là Mơ Hoàng Mai (6,11 - 12,18

tấn/ha). Tương tự, trong vụ Xuân Hè năng suất sinh học của các giống cải xanh

biến động từ 19,07 - 26,33 tấn/ha ở điểm Đồng Trạch và từ 21,57 - 28,40 tấn/ha

ở điểm Đức Ninh. Giống cải Xanh mỡ số 6 có năng suất cao nhất, đạt trung bình

từ 25,26 - 28,40 tấn/ha, tiếp theo là Xanh cao cây Trang Nông (26,33 - 27,33

tấn/ha). Giống cải xanh tàu lá chuối có năng suất thấp nhất, đạt trung bình từ

19,07 - 21,57 tấn/ha (Bảng 3.18).

Page 96: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

84

Bảng 3.18. Năng suất của các giống rau cải xanh

Đồng Trạch Đức Ninh

Vụ Đông Xuân

NSLT NSSH NSKT NSLT NSSH NSKTGiống cải

(tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha)

XMTN 28,82bc 16,62b 15,33b 20,31e 10,06e 8,48d

XLTG 29,28bc 17,96ab 15,38b 28,57b 20,39a 15,07a

XLV 28,50c 12,89c 11,91c 35,34a 17,39b 14,14b

XMS6 30,16ab 17,87b 17,11ab 29,60b 17,50b 15,39a

MHM 28,16c 13,33c 12,18c 15,68f 6,11f 5,22c

XCCTN 30,81a 20,22a 19,20a 23,67d 15,06c 13,58b

XMCS 28,93bc 16,53b 15,96b 25,57c 17,11b 13,89b

XTLC 28,79c 13,25c 12,40c 24,81cd 13,11d 11,69c

LSD 0,05 1,35 2,34 2,55 1,56 1,05 8,19

Vụ Xuân Hè

XMTN 29,47ab 21,63abc 16,33bcd 32,53b 25,97b 18,80cd

XLTG 29,87ab 23,27abc 17,10abcd 31,30bc 26,03b 20,43bc

XLV 26,76b 19,57c 15,96bcd 27,83d 21,87c 14,76e

XMS6 33,77a 25,26ab 20,53a 35,50a 28,40a 23,70a

MHM 26,73b 20,73bc 14,90cd 29,70cd 23,47c 15,20e

XCCTN 32,93a 26,33a 19,70ab 33,07ab 27,33ab 21,63b

XMCS 30,73ab 24,56ab 18,80abc 32,40b 26,00b 20,67bc

XTLC 26,36b 19,07c 13,26d 28,30d 21,57c 17,83d

LSD 0,05 4,83 4,85 4,00 2,68 2,21 2,02

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ

thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P<0,05

Page 97: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

85

Hình 3.5. Năng suất kinh tế của các công thức trong vụ Đông Xuân

0

5

10

15

20

25

XMTN XLTG XLV XMS6 MHM XCCTN XMCS XTLC

16.3317.1

15.96

20.53

14.9

19.7 18.8

13.26

18.820.43

14.76

23.7

15.2

21.63 20.67

17.83

Năn

g su

ất k

inh

tế

Giống cải

Đồng Trạch Đức Ninh

Hình 3.6. Năng suất kinh tế của các công thức trong vụ Xuân Hè

- Năng suất kinh tế là khối lượng của bộ phận thân lá ăn được của rau.

Tương tự như năng suất sinh học, năng suất kinh tế khác nhau ở các giống rau và

ở các vùng thí nghiệm khác nhau. Qua Bảng 3.18, Hình 3.5 và Hình 3.6 cho thấy,

trong vụ Đông Xuân, ở điểm Đồng Trạch, giống cải có năng suất kinh tế cao nhất

là Xanh cao cây Trang Nông, đạt 19,20 tấn/ha. Tiếp theo là các giống cải Xanh

mỡ số 6 (17,11 tấn/ha), Xanh mỡ Trang Nông (đ/c) (15,33 tấn/ha). Ở điểm Đức

Ninh, các giống cải có năng suất thực thu cao là Xanh mỡ số 6 (15,39 tấn/ha),

Page 98: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

86

Xanh Lùn Thanh Giang (15,07 tấn/ha), Xanh mỡ cao sản (13,89 tấn/ha) và Xanh

cao cây Trang Nông (13,58 tấn/ha).

Trong vụ Xuân Hè, năng suất kinh tế của các giống cải xanh ở điểm thí

nghiệm Đức Ninh cao hơn điểm Đồng Trạch từ 1,5 - 3,17 tấn/ha. Ở cả hai điểm

thí nghiệm, giống Xanh mỡ số 6 có năng suất cao nhất (20,53 - 23,70 tấn/ha),

tiếp theo là các giống: Xanh cao cây Trang Nông (19,70 - 21,63 tấn/ha), Xanh

mỡ cao sản (18,80 - 20,67 tấn/ha), Xanh Lùn Thanh Giang (17,10 - 20,43 tấn/ha).

3.2.1.4. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống cải xanh

Chất lượng sản phẩm quyết định khả năng tiêu thụ trên thị trường (đầu ra

của sản phẩm) và do đó là một trong những yếu tố thúc đẩy sản xuất rau phát

triển. Độ dòn và độ đắng là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng rau cải

xanh. Kết quả đánh giá độ dòn và độ đắng của giống rau cải xanh thể hiện ở

Bảng 3.19. Các giống cải: Mơ Hoàng Mai, Xanh lá vàng ăn đắng, dai, ít được

mọi người thích. Các giống cải: Xanh mỡ Trang Nông (đ/c), Xanh mỡ cao sản,

Xanh tàu lá chuối ít đắng nhưng dai. Các giống cải còn lại là: Xanh Lùn Thanh

Giang, Xanh mỡ số 6, Xanh cao cây Trang Nông ăn rất ngọt, không đắng, rất

dòn, ngon được mọi người rất thích.

Bảng 3.19. Độ đắng và độ dòn của các giống rau cải xanh

Vụ Đông Xuân Vụ Xuân Hè

Đồng Trạch Đức Ninh Đồng Trạch Đức NinhGiốngcải Độ đắng Độ dòn Độ đắng Độ dòn Độ đắng Độ dòn Độ đắng Độ dòn

XMTN 2 2 3 2 2 2 3 2

XLTG 3 2 2 2 3 2 2 2

XLV 1 1 1 1 1 1 1 1

XMS6 3 2 3 2 3 2 3 2

MHM 1 1 1 1 1 1 1 1

XCCTN 3 2 3 2 3 2 3 2

XMCS 2 1 3 1 2 1 3 1

XTLC 2 1 2 1 2 1 2 1

Ghi chú: Độ đắng: 1: đắng, 2: ít đắng, 3: không đắng. Độ dòn: 1 dai; 2: dòn.

Page 99: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

87

Các giống rau khác nhau thì dư lượng NO3- trong cây cũng khác nhau (Tạ

Thu Cúc, 2005) [13]. Theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, mức giới hạn tối đa

cho phép hàm lượng NO3- đối với rau cải là 500 mg/kg. Kết quả phân tích mẫu

cho thấy, trong vụ Đông Xuân hầu hết các giống có hàm lượng nitrat dưới 500

mg/kg, giống cải Xanh mỡ số 6 có hàm lượng nitrat thấp nhất đạt 101,9mg/kg tại

điểm Đức Ninh, đạt 163,7 mg/kg tại điểm Đồng Trạch. Chỉ có giống cải Mơ

Hoàng Mai tại Đức Ninh có hàm lượng nitrat đạt 988,7 mg/kg, vượt ngưỡng cho

phép. Trong vụ Xuân Hè, tại điểm Đồng Trạch hàm lượng nitrat của 3 giống cải:

Xanh lá vàng (537,3 mg/kg), Mơ Hoàng Mai (786,5 mg/kg), Xanh tàu lá chuối

(730,6 mg/kg) có hàm lượng nitrat vượt quá ngưỡng cho phép. Hàm lượng nitrat

của các giống cải tại điểm Đức Ninh dao động từ 49,9 - 412,3 mg/kg và đều nằm

dưới ngưỡng cho phép (Bảng 3.20).

Bảng 3.20. Hàm lượng NO3- trong sản phẩm của các giống rau cải xanh

Vụ Đông Xuân Vụ Xuân Hè

Đồng Trạch Đức Ninh Đồng Trạch Đức Ninh

Giốngcải

Hàm

lượngNO3

-

(mg/kg)

Giớihạncho

phép

Hàm

lượngNO3

-

(mg/kg)

Giới hạncho phép

Hàm

lượngNO3

-

(mg/kg)

Giới hạncho phép

Hàm

lượngNO3

-

(mg/kg)

Giớihạncho

phép

XMTN 131,7 Đạt 306,3 Đạt 359,7 Đạt 110,8 Đạt

XLTG 331,0 Đạt 391,5 Đạt 409,8 Đạt 85,1 Đạt

XLV 190,0 Đạt 355,2 Đạt 537,3 Không đạt 379,6 Đạt

XMS6 167,3 Đạt 101,9 Đạt 261,6 Đạt 155,3 Đạt

MHM 299,4 Đạt 988,7 Không đạt 786,5 Không đạt 437,3 Đạt

XCCTN 277,3 Đạt 312,0 Đạt 455,5 Đạt 49,9 Đạt

XMCS 125,1 Đạt 146,2 Đạt 406,2 Đạt 133,0 Đạt

XTLC 284,6 Đạt 179,6 Đạt 730,6 Không đạt 412,3 Đạt

Giống có ảnh hưởng nhất định đến hàm lượng nitrat trong rau cải xanh,

điều này thể hiện trong kết quả nghiên cứu và hoàn toàn phù hợp với các quan

điểm, kết quả nghiên cứu ảnh hưởng giống tới hàm lượng nitrat trong rau của

Page 100: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

88

Maryam Boroujerdnia và cộng sự (2007) [98], Ott và cộng sự (2008) [87], Korus

và Lisiewska (2009) [95]. Cùng một giống, nhưng trồng ở mùa vụ khác nhau và

vùng sinh thái khác nhau thì có hàm lượng nitrat khác nhau. Điều này chứng tỏ

cần nghiên cứu thêm về tương tác giữa giống, điều kiện canh tác và hàm lượng

nitrat tích lũy trong sản phẩm.

Như vậy, trong các giống thí nghiệm, giống Xanh Lùn Thanh Giang, Xanh

mỡ số 6, Xanh cao cây Trang Nông và Xanh mỡ cao sản là những giống cải xanh

có năng suất cao, phẩm chất tốt hơn so với các giống cải còn lại

Tóm lại: Các giống cải xanh khác nhau có khả năng sinh trưởng, sâu

bệnh, năng suất và phẩm chất khác nhau. Sự chênh lệch về năng suất trên hai

chân đất ở hai vùng thí nghiệm không lớn trong vụ Đông Xuân, tuy nhiên trong

điều kiện vụ Xuân Hè trên chân đất cát pha ở Đồng Trạch khả năng sinh trưởng

của cải xanh kém hơn so với trên đất thịt nhẹ ở Đức Ninh nên năng suất cũng

thấp hơn. Trong các giống thí nghiệm, giống cải xanh mỡ số 6 có nhiều ưu thế

vượt trội hơn so với các giống cải xanh còn lai. Cụ thể:

- Thời gian sinh trưởng dao động từ 43 ngày trong vụ Đông Xuân và 40 -

41 ngày trong vụ Xuân Hè. Chiều cao cây đạt trung bình từ 28,50 - 30,58 cm, số

lá/cây cao đạt từ 9,20 - 10,20 lá/cây, đường kính tán dao động từ 31,38 - 35,83 cm.

- Mật độ sâu hại và tỷ lệ bệnh gây hại trên giống cải xanh mỡ số 6 ít hơn

so với các giống thí nghiệm còn lại, đặc biệt cải xanh mỡ số 6 có khả năng kháng

rệp cao nhất trong số các giống cải xanh thí nghiệm.

- Cải xanh số 6 có năng suất kinh tế cao nhất trong số các giống thí

nghiệm, đạt trung bình 15,39 - 17,11 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và đạt từ 20,53 -

23,70 tấn/ha trong vụ Xuân Hè.Các chỉ tiêu phẩm chất và hàm lượng nitrat trong

rau cải xanh mỡ số 6 đã đáp ứng được tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm và thị

hiếu người tiêu dùng.

3.2.2. Ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng

nitrat của cải xanh mỡ số 6 (Brasica juncea L.)

Nếu xét năng suất của một cây trồng thì năng suất trên một đơn vị diện

tích do năng suất từng cá thể và số cá thể trên đơn vị diện tích đó quyết định

(Trần Văn Minh, Lê Tiến Dũng, 2006) [66], vì vậy mật độ là một trong các yếu

Page 101: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

89

tố quyết định đến sản lượng rau. Để tăng năng suất và sản lượng người dân

thường trồng dày hơn so với quy trình. Tuy nhiên, khi trồng dày, thì sâu bệnh

cũng nhiều hơn, do đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng nhiều hơn.

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất, hàm lượng

nitrat đối với cải xanh là tìm ra mật độ hợp lý làm cơ sở lý luận để xây dựng quy

trình sản xuất rau an toàn phù hợp với điều kiện của địa phương.

3.2.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển

của giống cải xanh mỡ số 6.

- Thời gian sinh trưởng: kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.21 cho thấy, trong

vụ Đông Xuân thời gian sinh trưởng của các công thức dao động từ 40 - 45 ngày.

Cải xanh trồng ở mật độ 100 cây/m2 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, đạt 40 -

41 ngày. Cải xanh trồng ở mật độ 20 cây/m2 và 16 cây/m2 có thời gian sinh

trưởng dài nhất, đạt 43- 45 ngày.

Trong vụ Xuân Hè, thời gian sinh trưởng của các công thức dao động từ

38 - 42 ngày, ngắn hơn vụ Đông Xuân từ 2 - 3 ngày. Mật độ 100 cây/m2, cải

xanh có thời gian sinh trưởng lớn nhất, đạt trung bình 38 ngày. Tương tự như vụ

Đông Xuân, ở mật độ trồng 20 cây/m2 và 16 cây/m2 cải xanh cũng có thời gian

sinh trưởng dài nhất, đạt 41 - 42 ngày.

Sự chênh lệch giữa mật độ thưa nhất và mật độ dày nhất trong các công

thức thí nghiệm dao động từ 3 - 4 ngày .

Khi phân tích hệ số tương quan giữa mật độ trồng và thời gian sinh trưởng

của giống cải xanh, kết quả cho thấy hệ số r = (- 0,93) - (- 0,97) trong hai vụ thí

nghiệm. Điều đó chứng tỏ khi mật độ trồng càng cao thì thời gian sinh trưởng

của giống cải xanh càng ngắn, tức là thời gian sinh trưởng của cải xanh có tương

quan nghịch với mật độ trồng.

- Chiều cao cây: là một trong những đặc trưng quan trọng giúp ta đánh giá

khả năng sinh trưởng và cho năng suất của rau cải xanh. Kết quả Bảng 3.21 cho

thấy, chiều cao cây dao động từ 28,50 - 34,17 cm trong vụ Đông Xuân và dao

động từ 24,67 - 32,18 cm trong vụ Xuân Hè. Ở mật trồng 100 cây/m2 cải xanh có

được chiều cao lớn nhất, đạt 33,97 - 34,17 cm trong vụ Đông Xuân và đạt 31,02 -

Page 102: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

90

32,18 cm trong vụ Xuân Hè. Chiều cao của cải xanh ở các mật độ trồng 75

cây/m2, 44 cây/m2 không có sự sai khác về mặt thống kê so với mật độ trồng 100

cây/m2. Chiều cao của giống cải xanh đạt thấp nhất ở mật độ 16 cây/m2 và 20

cây/m2. Như vậy chứng tỏ cải xanh trồng mật độ trồng dày có chiều cao lớn hơn

so với mật độ trồng thưa.

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức Ninh

Vụ Đông XuânMật độ(cây/m2) TGST

(ngày)

CC

(cm)

SL

(lá)

ĐKT(cm)

TGST

(ngày)

CC

(cm)

SL

(lá)

ĐKT(cm)

100 41 34,17a 9,20a 32,19e 40 33,97a 8,00b 22,72b

75 42 34,11a 9,27a 35,03d 40 32,92abc 8,26ab 23,80b

44 43 33,32ab 9,33a 36,29c 41 32,64ab 8,26ab 24,62b

33 44 32,99ab 9,47a 38,13b 42 29,48bcd 8,33ab 26,46ab

25 44 32,87abc 9,53a 39,32ab 42 28,70cd 8,33ab 29,13a

20 45 32,01bc 9,60a 39,58a 43 28,64cd 8,80a 30,01a

16 45 31,64c 9,67a 40,45a 43 28,50d 8,80a 30,08a

LSD 0,05 - 1,63 - 1,23 - 3,39 0,74 4,09

Vụ Xuân Hè

100 38 32,18a 8,27c 28,58c 38 31,02a 8,27e 25,12f

75 38 30,58ab 8,33bc 30,90bc 39 30,92ab 8,93d 27,05ef

44 39 30,52ab 8,67bc 31,57abc 40 28,84bc 9,13cd 28,04de

33 40 30,10abc 8,73bc 32,62abc 41 28,20cd 9,53bc 29,78cd

25 40 28,49bc 8,87bc 32,94abc 42 27,92cd 9,80ab 30,78bc

20 41 27,42c 9,00ab 34,02ab 42 28,16de 10,06a 32,47b

16 41 29,07bc 9,67a 36,17a 42 24,67e 10,20a 35,47a

LSD 0,05 - 2,78 0,68 5,01 - 2,13 0,43 2,42

Ghi chú: TGST: Tổng thời gian sinh trưởng; CC: chiều cao cây; SL: số

lá; ĐKT: đường kính tán. Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong

cùng một vụ thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Page 103: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

91

Giữa chiều cao cây và mật độ trồng của cải xanh có mối quan hệ tương

quan rất chặt với hệ số r = 0,90 - 0,92 trong thí nghiệm vụ Đông Xuân và r =

0,85 - 0,86 trong thí nghiệm vụ Xuân Hè. Điều này đồng nghĩa với việc chiều

cao của giống cải xanh tăng lên khi mật độ trồng tăng.

- Số lá/cây: đối với rau cải xanh thì số lá là một trong những yếu tố quan

trọng nhất quyết định đến năng suất. Trong vụ Đông Xuân, tại Đồng Trạch

không có sự khác biệt về số lá/cây giữa các mật độ, tương tự tại Đức Ninh thì sự

sai khác về số lá/cây của các công thức cũng không lớn. Trong vụ Xuân Hè, sự

sai khác về mặt thống kê đối với số lá/cây của cải xanh ở các mật độ được biểu

hiện khá rõ. Mật độ trồng 20 cây/m2 (9,00 - 10,06 lá/cây) và 16 cây/m2 (9,67 -

10,20 lá/cây) có số lá/cây tương đương nhau và đạt lớn nhất so với các công thức

còn lại. Trong khi đó, cải xanh được trồng ở mật độ 100 cây/m2 có số lá thấp

nhất, đạt trung bình 8,27 lá/cây (Bảng 3.21).

- Đường kính tán lá: mật độ cũng ảnh hưởng tới đường kính tán lá cải

xanh, với mật độ thích hợp sẽ tạo điều kiện về không gian cho bộ lá phát triển vì

vậy cũng sẽ làm cho đường kính lá tăng lên. Bảng 3.2.1 cho thấy đường kính tán

lá của cải xanh được trồng với mật độ từ 16 cây/m2 - 100 cây/m2 có sự thay đổi

theo chiều hướng tăng dần khi mật độ trồng giảm.

Trong vụ Đông Xuân, đường kính tán lá của các công thức dao động từ

22,72 - 40,45 cm. Mật độ trồng càng thưa thì đường kính tán lá càng lớn. Ở mật

độ 100 cây/m2 cải xanh có đường kính tán nhỏ nhất, đạt 22,72 - 32,19 cm. Ở mật

độ 16 cây/m2 cải xanh có đường kính tán lớn nhất, đạt 30,08 - 40,45 cm. Đường

kính tán cải xanh của mật độ 20 - 25 cây/m2 không có sự sai khác so với đường

kính cải xanh trồng ở mật độ 16 cây/m2.

Trong vụ Xuân Hè, đường kính tán lá của các công thức dao động từ 25,12

- 36,17 cm. Đường kính tán lá của cải xanh tăng dần đến mật độ 33 cây/m2 (29,78

- 32,62 cm), sau đó tăng rất chậm hoặc ngừng tăng. Cải xanh được trồng ở mật độ

100 cây/m2 có đường kính tán lá thấp nhất, đạt 25,12 - 28,58 cm. Đường kính tán

lá cải xanh lớn nhất ở mật độ trồng 16 cây/m2 và đạt từ 35,47 - 36,17 cm.

Giữa đường kính tán lá và mật độ trồng cải xanh có mối tương quan nghịch

Page 104: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

92

với hệ số r = (- 0,90) – (- 0,98) trong vụ Đông Xuân. Tương tự, hệ số tương quan

r = (-0,89) – (- 0,92) trong vụ Xuân Hè. Điều này có nghĩa khi trồng cải xanh với

mật độ càng cao thì đường kính tán càng giảm.

Như vậy, đường kính tán của cây cải xanh chủ yếu phụ thuộc vào giống

(Nguyễn Cẩm Long và cộng sự, 2012) [44], ngoài ra còn phụ thuộc vào mật độ

và đất trồng.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình phát triển sâu bệnh hại cải

xanh mỡ số 6.

Mật độ gieo trồng ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của sâu bệnh

(Meitei et al., 2001b, dẫn theo Venkaraddis Iraddi, 2008 [119]). Gieo trồng đúng

mật độ thích hợp giúp cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao đồng thời hạn

chế sâu bệnh phát triển, giúp cây trồng chống chịu tốt với sâu bệnh, tạo điều kiện

thuận lợi cho thiên địch hoạt động làm giảm nhẹ thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Do

đó gieo trồng với mật độ thích hợp cũng là biện pháp phòng ngừa sâu bệnh. Qua

theo dõi, các đối tượng sâu bệnh hại chính thường xuất hiện trên ruộng thí

nghiệm là: bệnh vàng lá (Turnip Mosaic Virus), sâu tơ (Plutella xylostella L.),

rệp muội (Brevicoryne brasicae), bọ nhảy (Phyllotreta striolata F.). Bảng 3.22

cho thấy mật độ trồng cao thì tỷ lệ bệnh và mật độ sâu hại trên cải xanh cao hơn

so với mật độ trồng thấp.

- Bệnh vàng lá: trong vụ Đông Xuân, tại Đồng Trạch, tỷ lệ bệnh vàng lá ở

các công thức mật độ cải xanh dao động từ 1,10 - 8,86% và tại Đức Ninh dao

động từ 3,30 - 12,20%. Cải xanh trồng ở mật độ 100 cây/m2 có tỷ lệ bệnh vàng lá

lớn nhất: 8,86 - 12,2%, cải xanh trồng ở mật độ 16 cây/m2 có tỷ lệ bệnh vàng lá

thấp nhất: 1,1 - 3,3%. Tương tự, ở vụ Xuân Hè, tỷ lệ bệnh vàng lá ở các công

thức dao động từ 2,20 - 10,00%. Ở mật độ 100 cây/m2, cải xanh có tỷ lệ bệnh

vàng lá lớn nhất: 7,78 - 10,00%, tiếp đến là công thức mật độ 75 cây/m2: 6,66 -

8,89%. Công thức mật độ 16 và 20 cây/m2 có tỷ lệ bệnh vàng lá thấp nhất, lần

lượt là 3,33 - 9,67%; 3,33 - 9,00%.

- Sâu tơ: có sự thay đổi mật độ sâu tơ gây hại trên các công thức mật độ

cải xanh khác nhau. Mật độ trồng 100 cây/m2, cải xanh bị sâu tơ gây hại lớn nhất

Page 105: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

93

trung bình từ 12,33 -15,40 con/m2 trong vụ Đông Xuân và từ 16,67 - 20,33

con/m2 trong vụ Xuân Hè. Tiếp theo là cải xanh trồng ở mật độ 75 cây/m2, trung

bình từ 10,00 - 14,00 con/m2 trong vụ Đông Xuân và từ 14,00 - 23,67 con/m2

trong vụ Xuân Hè. Các mật độ trồng thấp hơn thì có mật độ sâu tơ cũng thấp

như: mật độ 16 cây/m2 (5,00 - 8,33 con/m2 vụ ĐX và từ 9,67 - 13,33 con/m2 vụ

XH ), mật độ 20 cây/m2 (4,67 - 20,60 con/m2 vụ ĐX và từ 9,00 - 12,67 con/m2

vụ XH) (Bảng 3.22)

- Rệp muội: là một trong những đối tượng gây hại phổ biến trên cây rau

cải. Khi bị rệp gây hại nặng, lá thường phát triển không bình thường, quăn queovẹo sang một bên, lá dần dần úa vàng, ngọn rau rụt lại khó phát triển chiều cao.Cây sinh trưởng còi cọc, thậm chí bị chết héo vàng. Đối với vườn rau quá tốt,không thoáng, thiếu ánh mặt trời thường bị rệp gây hại mạnh hơn.

Trong thí nghiệm này rệp gây hại chủ yếu xuất hiện nhiều ở vụ ĐôngXuân. Tại Đồng Trạch, mật độ rệp có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệmvà dao động từ 10,67 - 18,67 con/cây. Công thức 100 cây/m2 và 75 cây/m2 có

mật độ rệp cao nhất, lần lượt là 18,67 con/cây và 18,33 con/cây. Các công thức:

16 cây/m2, 20 cây/m2, 25 cây/m2, 33 cây/m2 có mật độ rệp tương đối thấp, trungbình từ 10,67 - 12,66 con/cây. Tại Đức Ninh, mật độ rệp của các công thức thấphơn so với tại Đồng Trạch, dao động từ 4,0 - 9,33 con/cây. Các công thức trồngdày có mật độ rệp cao hơn so với công thức trồng thưa (Bảng 3.22).

- Bọ nhảy: xuất hiện trong cả hai vụ thí nghiệm Đông Xuân và Xuân Hè,

trong đó mật độ bọ nhảy ở ruộng thí nghiệm Đức Ninh cao hơn ở ruộng thínghiệm Đồng Trạch. Trong vụ Đông Xuân, mật độ bọ nhảy của các công thứcdao động từ 1,33 con/m2 - 17,67 con/m2. Công thức 100 cây/m2 có mật độ bọnhảy cao nhất, trung bình từ 7,00 - 9,33 con/m2. Công thức 16 cây/m2 có mật độbọ nhảy thấp nhất: 2,67 - 8,00 con/m2.

Trong vụ Xuân Hè, mật độ bọ nhảy gây hại trên các công thức thínghiệm thấp hơn trong vụ Đông Xuân. Công thức 100 cây/m2 có mật độ bọnhảy cao nhất: 4,67 - 10,67 con/m2, tiếp theo là công thức 75 cây/m2: 4,33 -

10,33 con/m2. Các công thức trồng thưa hơn thì mật độ bọ nhảy gây hại cũngít hơn. (Bảng 3.22).

Page 106: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

94

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sâu bệnh hại cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức Ninh

Vụ Đông Xuân

BVL ST RM BN BVL ST RM BN

Mật độ

(cây/m2)

(TLB%) (con/m2) (con/cây) (con/m2) (TLB%) (con/m2) (con/cây) (con/m2)

100 8,86a 15,40a 18,67a 7,00a 12,20a 12,33a 9,33a 17,67a

75 6,63ab 14,00ab 18,33a 5,33ab 9,97ab 10,00b 7,67ab 14,00ab

44 2,20abc 12,00c 15,00b 3,67bc 3,30c 8,00c 6,33abc 12,00bc

33 3,30bc 12,33bc 12,66c 5,33ab 6,63abc 7,33cd 6,00bc 12,67bc

25 3,30bc 8,67de 12,00c 2,00cd 5,43bc 5,67de 4,67bc 11,67bc

20 4,40bc 10,60cd 11,33c 1,33d 4,40bc 4,67e 4,33c 13,33ab

16 1,10c 8,33e 10,67c 2,67cd 3,30c 5,00e 4,00c 8,00c

LSD 0,05 5,08 1,96 2,09 1,92 5,74 1,80 3,27 4,87

Vụ Xuân Hè

BVL ST SXBT BN BVL ST SXBT BN

(TLB%) (con/m2) (con/m2) (con/m2) (TLB%) (con/m2) (con/m2) (con/m2)

100 10,00a 20,33b 7,00a 4,67a 7,78a 16,67a 5,33a 10,67a

75 8,89ab 23,67a 6,33ab 4,33ab 6,66ab 14,00b 5,67a 10,33a

44 7,77ab 18,00c 5,00ab 4,00ab 6,67ab 14,33ab 3,33bc 7,00bc

33 4,44ab 16,33d 6,67ab 3,33bc 5,55abc 12,67bc 3,00bc 7,67b

25 4,44ab 15,00d 5,67ab 2,67cd 4,44abc 10,33cd 3,67b 5,00c

20 3,33b 12,67e 4,33b 2,00de 3,33bc 9,00d 2,33c 6,67bc

16 3,33b 13,33e 5,67ab 1,33e 2,20c 9,67d 3,00bc 7,33b

LSD 0,05 6,37 1,42 2,44 1,08 4,20 1,09 1,08 2,16

Ghi chú: BVL: Bệnh vàng lá, TLB: tỷ lệ bệnh, ST: sâu tơ, RM: rệp muội,

BN: bọ nhảy. Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ thể

hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

- Sâu xanh bướm trắng: chủ yếu xuất hiện trong vụ Xuân Hè. Tại điểm

Đồng Trạch mật độ sâu xanh bướm trắng trên các công thức dao động từ 2,33 -

7,00 con/m2. Công thức 100 cây/m2 và 75 cây/m2 có mật độ sâu xanh bướm trắng

Page 107: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

95

gây hại lớn nhất, lần lượt là 5,33 - 7,00 con/m2 và từ 5,67 - 6,33 con/m2. Công

thức 20 cây/m2 có mật độ sâu xanh bướm trắng gây hại thấp nhất, trung bình từ

2,33 - 4,33 con/m2.

Như vậy, các công thức trồng dày thường có tỷ lệ bệnh và mật độ sâu gây hại

cao hơn so với công thức trồng thưa. Điều này có thể lý giải là do khi trồng dày

thì cây thường vóng và yếu, quần thể không thông thoáng, độ ẩm cao nên tạo

điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hại.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khối lượng tươi và năng suất của cải

xanh mỡ số 6

Khoảng cách và mật độ lý tưởng là hai vấn đề làm tăng năng suất và chất

lượng đến mức cao nhất nhưng chi phí không tăng lên quá mức. Thông thường,

tất cả các cây trồng có xu hướng làm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích khi

tăng mật độ trồng nhưng chỉ tăng tới giới hạn nhất định. Vượt qua giới hạn này,

năng suất có thể không tăng nữa và thậm chí có thể giảm xuống (Trần Văn Lài và

cs, 2002) [38].

- Khối lượng tươi: Bảng 3.23 cho thấy khối lượng tươi của cải xanh tăng

dần từ mật độ 100 cây/m2 đến 16 cây/m2. Trong vụ Đông Xuân, khối lượng tươi

của các công thức mật độ dao động từ 45,03 - 104,87 g/cây ở điểm Đồng Trạch

và từ 41,73 - 95,73 g/cây ở điểm Đức Ninh. Trong vụ Xuân Hè, khối lượng tươi

của các công thức mật độ dao động từ 48,44 - 96,57 g/cây ở điểm Đồng Trạch

và từ 48,44 - 96,57 g/cây ở điểm Đức Ninh. Mật độ trồng càng thưa thì có khối

lượng tươi của một cây cải càng cao và ngược lại, kết quả nghiên cứu này phù

hợp với các kết quả nghiên cứu của Ngô Hồng Bình và cs (2011) [2] khi nghiên

cứu về mật độ rau cải.

- Khối lượng khô: qua theo dõi cho thấy khối lượng khô giảm khi mật độ

trồng tăng đồng thời có tương quan thuận với khối lượng tươi. Cải xanh trồng ở

mật độ 16 cây/m2 có khối lượng khô lớn nhất, đạt 8,54 - 10,50 g/cây tại điểm

Đồng Trạch và đạt 6,62 - 9,21 g/cây tại điểm Đức Ninh. Cải xanh trồng ở mật độ

100 cây/m2 có khối lượng khô thấp nhất, đạt 4,80 - 5,18 g/cây tại điểm Đồng

Trạch và đạt 4,58 - 5,21 g/cây tại điểm Đức Ninh.

Page 108: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

96

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất cải xanh cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức Ninh

Vụ Đông XuânMật độ(cây/m2) KL. tươi

(gam)

KL. khô

(gam)

NSLT

(tấn/ha)NSSH

(tấn/ha)NSKT

(tấn/ha)KL. tươi

(gam)

KL. khô

(gam)

NSLT

(tấn/ha)NSSH

(tấn/ha)NSKT

(tấn/ha)

100 45,03f 5,18e 45,03a 32,00a 22,63a 41,73d 4,58d 41,73a 29,10a 20,83a

75 54,80e 5,21e 41,06b 26,40b 20,43b 50,23c 5,08cd 37,63b 26,50b 20,76a

44 75,16d 6,51d 33,33c 24,00c 20,26b 74,33b 5,31c 32,96c 25,26b 20,86a

33 85,70c 7,86c 28,50d 19,73d 16,90c 76,33b 5,55c 25,36d 18,46c 16,36b

25 90,73bc 8,77b 22,63e 14,13e 12,03d 80,73b 5,71bc 20,13e 15,06d 13,43c

20 95,96b 9,03b 19,16f 12,00f 10,33d 89,46a 6,32ab 17,86e 13,13e 12,33cd

16 104,87a 10,50a 16,76g 9,60g 8,33e 95,73a 6,62a 15,30f 11,33e 10,70d

LSD 0,05 5,51 0,65 1,99 2,09 1,94 6,63 0,71 2,29 1,90 2,00

Vụ Xuân Hè

100 44,38e 4,80e 44,40a 35,46a 24,47a 48,33e 5,21e 48,33a 37,46a 25,43a

75 46,06e 5,26e 34,50b 27,63b 20,60b 51,61e 5,62e 38,70b 29,70b 20,63bc

44 53,20de 6,41d 23,63c 18,87c 16,90c 67,65d 6,72c 30,03c 25,50c 22,46ab

33 61,48cd 6,97c 20,43cd 16,33cd 14,77d 71,51d 7,49c 23,81d 19,66d 17,30cd

25 69,32bc 7,56b 17,30de 13,88de 10,63e 76,38c 7,88d 19,09e 15,56e 14,66de

20 74,78ab 7,89b 14,93ef 11,97ef 9,63ef 88,05b 8,62b 17,60ef 14,90ef 13,26e

16 79.70a 8,54a 12,70f 10,20f 8,87f 96,57a 9,21a 15,45f 13,03f 11,53e

LSD 0,05 9,70 0,48 3,82 3,04 1,44 4,09 0,52 2,47 2,43 3,34

Ghi chú: KLT: khối lượng tươi, NSLT: năng suất lý thuyết, NSSH: năng

suất sinh học, NSKT: năng suất kinh tế. Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột

và trong cùng một vụ thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Page 109: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

97

- Năng suất lý thuyết: một trong các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lý

thuyết của cải xanh là số cây/m2 và khối lượng trung bình một cây. Điều đó đồng

nghĩa với việc năng suất lý thuyết cao khi có số cây/m2 và khối lượng trung bình

một cây cao. Qua Bảng 3.23 cho thấy trong vụ Đông Xuân năng suất lý thuyết

của cải xanh ở các mật độ thí nghiệm dao động từ 16,76 - 45,03 tấn/ha ở điểm

Đồng Trạch và từ 15,30 - 41,73 tấn/ha ở điểm Đức Ninh. Cải xanh trồng với mật

độ 100 cây/m2 có năng suất lý thuyết cao nhất đạt 41,73 - 45,03 tấn/ha, tiếp theo

là mật độ 75 cây/m2 đạt 37,63 - 41,06 tấn/ha. Ở mật độ trồng 16 cây/m2, cải xanh

có năng suất lý thuyết thấp nhất đạt 15,30 - 16,76 tấn/ha.

Trong vụ Xuân Hè, năng suất lý thuyết của cải xanh ở các mật độ thí

nghiệm dao động từ 12,70 - 44,40 tấn/ha ở điểm Đồng Trạch và từ 15,45 - 48,33

tấn/ha ở điểm Đức Ninh. Tương tự như thí nghiệm vụ Đông Xuân, cải xanh trồng

với mật 100 cây/m2 có năng suất lý thuyết cao nhất đạt 44,40 tấn/ha ở điểm Đồng

Trạch và 48,33 tấn/ha ở Đức Ninh. Với mật độ 16 cây/m2, cải xanh có năng suất

lý thuyết thấp nhất đạt 12,70 tấn/ha ở điểm Đồng Trạch và 15,45 tấn/ha ở điểm

Đức Ninh.

- Năng suất sinh học: nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất sinh học là

khối lượng của quần thể chứ không phải khối lượng cá thể. Trong vụ Đông Xuân,

các mật độ cải xanh thí nghiệm có năng suất sinh học dao động từ 9,60 - 32

tấn/ha ở điểm Đồng Trạch và từ 11,33 - 29,10 tấn/ha ở điểm Đức Ninh. Trong vụ

Xuân Hè, năng suất sinh học của các công thức mật độ cải xanh dao động từ

10,20 - 35,46 tấn/ha ở Đồng Trạch và từ 13,03 - 37,46 tấn/ha ở điểm Đức Ninh.

Mật độ trồng cao thì có năng suất sinh học cao. Cải xanh trồng với mật độ

100 cây/m2 có năng suất sinh học cao nhất, đạt 32 - 41,73 tấn/ha trong vụ Đông

Xuân và đạt 37,46 - 44,4 tấn/ha trong vụ Xuân Hè, tiếp đến là mật độ 75 cây/m2

và 44,4 cây/m2. Ở mật độ 16 - 20 cây/m2, năng suất sinh học của cải xanh đạt

thấp nhất, trung bình từ 9,60 - 32,00 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và 10,20 - 37,46

tấn/ha trong vụ Xuân Hè.

- Năng suất kinh tế: là khối lượng của bộ phận thân lá ăn được của rau,

đây là năng suất quan trọng nhất phản ánh hiệu quả của việc áp dụng các biện

Page 110: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

98

pháp kỹ thuật vào sản xuất. Trong vụ Đông Xuân, cải xanh trồng với mật độ 100

cây/m2 có năng suất kinh tế cao nhất đạt 20,83 - 22,63 tấn/ha. Không có sự sai

khác về năng suất kinh tế của công thức mật độ 44 cây/m2 và 75 cây/m2 so với

công thức mật độ 100 cây/m2 tại điểm Đức Ninh. Cải xanh trồng với mật độ 16

cây/m2 có năng suất kinh tế thấp nhất đạt 8,33 - 10,70 tấn/ha.

Trong vụ Xuân Hè, năng suất kinh tế của cải xanh được trồng ở các mật

độ thí nghiệm dao động từ 8,87 - 25,43 tấn/ha. Cải xanh trồng ở mật độ 100

cây/m2 có năng suất kinh tế lớn nhất đạt 24,47 - 25,43 tấn/ha. Tại điểm Đức Ninh

năng suất kinh tế của cải xanh trồng ở mật độ 44,4 cây/m2 tương đương với năng

suất kinh tế cải xanh trồng ở mật độ 100 cây/m2. Ở mật độ 16 cây/m2 cải xanh có

năng suất kinh tế thấp nhất, đạt 8,87 - 11,53 tấn/ha.

3.2.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hàm lượng nitrat trong rau cải xanh

mỡ số 6

Theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, mức giới hạn tối đa cho phép hàm

lượng NO3- đối với rau cải là 500 mg/kg. Nhiều nhà khoa học cho rằng, có tới 20

yếu tố làm tăng hàm lượng NO3- trong sản phẩm rau như giống cải (Tạ Thu Cúc,

2005 [13]; Nguyễn Cẩm Long và cộng sự 2012 [44]), phân bón (Hoàng Thị Thái

Hòa, 2009 [28]). Mật độ ảnh hưởng đến dư lượng nitrat ở cây trồng đã được tác

giả Cantlife (1972) [78] khẳng định, cũng theo tác giả khi trồng dày lượng nitrat

tăng lên do điều kiện chiếu sáng yếu.

Kết quả Bảng 3.24 cho thấy mật độ gieo trồng có ảnh hưởng đến hàm

lượng NO3- trong rau. Trong vụ Đông Xuân hàm lượng NO3

- trong rau tăng từ

254,87 mg/kg - 516,2 mg/kg tại điểm Đồng Trạch và tăng từ 112,40 - 280,2

mg/kg tại điểm Đức Ninh. Hàm lượng NO3- trong rau cải xanh ở mật độ 100

cây/m2 tại điểm Đồng Trạch đạt cao nhất: 516,20 mg/kg và vượt mức giới hạn

cho phép. Công thức mật độ 16 và 20 cây/m2 có dư lượng nitrat trong rau đạt

thấp nhất, lần lượt là 198,47 - 254,87 mg/kg và 112,40 - 266,50 mg/kg. Các

công thức mật độ còn lại đều có dư lượng nitrat nằm dưới ngưỡng cho phép (≤

500 mg/kg).

Trong vụ Xuân Hè, hàm lượng NO3- trong rau tăng từ 234,87 mg/kg -

Page 111: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

99

415,24 mg/kg ở điểm Đồng Trạch và tăng từ 126,18 mg/kg - 364,16 mg/kg ở điểm

Đức Ninh. Mặc dù hàm lượng NO3- trong rau cải xanh ở các mật độ đều có hàm

lượng nitrat nằm dưới ngưỡng cho phép nhưng trồng cải xanh ở mật 100 cây/m2 và

75 cây/m2 vẫn có hàm lượng nitrat cao hơn so với các công thức còn lại.

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến dư lượng nitrat (N03-)

của cải xanh mỡ số 6

Vụ Đông Xuân Vụ Xuân Hè

Đồng Trạch Đức Ninh Đồng Trạch Đức NinhMật độ

(cây/m2)Hàm

lượng

NO3-

(mg/kg)

Giới hạn

cho phép

Hàm

lượng

NO3-

(mg/kg)

Giới

hạn

cho

phép

Hàm

lượng

NO3-

(mg/kg)

Giới

hạn

cho

phép

Hàm

lượng

NO3-

(mg/kg)

Giới

hạn

cho

phép

100 516,20Không

Đạt280,2 Đạt 415,24 Đạt 364,16 Đạt

75 393,63 Đạt 237,0 Đạt 397,45 Đạt 358,45 Đạt

44 354,63 Đạt 128,1 Đạt 392,61 Đạt 289,28 Đạt

33 421,57 Đạt 172,37 Đạt 386,17 Đạt 236,43 Đạt

25 422,37 Đạt 190,87 Đạt 275,56 Đạt 167,82 Đạt

20 266,50 Đạt 112,40 Đạt 316,83 Đạt 172,61 Đạt

16 254,87 Đạt 198,47 Đạt 234,87 Đạt 126,18 Đạt

Như vậy, kết quả thí nghiệm ở cả hai vụ đều cho thấy hàm lượng NO3- trong

rau có xu hướng tăng lên khi tăng mật độ trồng từ 16 - 100 cây/m2, các công thức

trồng dày có dư lượng nitrat cao hơn công thức trồng thưa, tuy nhiên dư lượng

nitrat hầu hết của các công thức vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Page 112: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

100

y = 2.2001x + 277.09R2 = 0.5592

y = 1.3983x + 125.82R2 = 0.5636

0

100

200

300

400

500

600

0 20 40 60 80 100 120

Điểm Đồng Trạch Điểm Đức NinhLinear (Điểm Đồng Trạch) Linear (Điểm Đức Ninh)

Hình 3.7. Tương quan giữa mật độ và dư lượng nitrat của cải xanh mỡ số 6

trong vụ Đông Xuân

y = 2.8391x + 117.76R2 = 0.878

y = 1.723x + 268.32R2 = 0.5988

050

100150200250300350400450500

0 20 40 60 80 100 120

Điểm Đồng Trạch Điểm Đức NinhLinear (Điểm Đức Ninh) Linear (Điểm Đồng Trạch)

Hình 3.8. Tương quan giữa mật độ và dư lượng nitrat của cải xanh mỡ số 6

trong vụ Xuân Hè

Mối quan hệ giữa mật độ trồng và hàm lượng nitrat trong rau được thể hiện

ở Hình 3.7 và Hình 3.8. Qua đó cho thấy, có mối tương quan thuận khá chặt giữa

mật độ trồng với hàm lượng NO3- trong rau cải xanh, được thể hiện thông qua hệ

số tương quan r = 0,747 - 0,751 ở thí nghiệm vụ Đông Xuân và r = 0,773 -

0,937 ở thí nghiệm vụ Xuân Hè. Như vậy, khi tăng mật độ trồng thì hàm lượng

nitrat trong rau cũng tăng lên.

Dư lượngN03

-(mg/kg)

Mật độ (cây/m2)

Mật độ (cây/m2)

Dư lượngN03

-(mg/kg)

Page 113: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

101

3.2.2.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức Ninh

Vụ Đông Xuân

NSKT TC TT LN NSKT TC TT LNMật độ

(cây/m2)

(tấn/ha)(1000

đồng/ha)

(1000

đồng/ha)

(1000

đồng/ha)(tấn/ha)

(1000

đồng/ha)

(1000

đồng/ha)

(1000

đồng/ha)

100 22,63 39.740 90.520 50.780 20,83 38.440 83.320 44.880

75 20,43 32.340 81.720 49.380 20,76 31.480 83.040 51.560

44 20,26 25.220 81.040 55.820 20,86 23.520 83.440 59.920

33 16,90 24.660 67.600 42.940 16,36 22.760 65.440 42.680

25 12,03 22.800 48.120 25.320 13,43 20.700 53.720 33.020

20 10,33 20.170 41.320 21.150 12,33 19.970 49.320 29.350

16 8,33 19.340 33.320 13.980 10,70 18.790 42.800 24.010

Vụ Xuân Hè

100 24,47 45.520 97.880 52.360 25,43 43.220 101.720 58.500

75 20,60 42.210 82.400 40.190 20,63 38.640 82.520 43.880

44 16,90 30.450 67.600 37.150 22,46 28.900 89.840 60.940

33 14,77 28.320 59.080 30.760 17,30 23.640 69.200 45.560

25 10,63 25.680 42.520 16.840 14,66 22.220 58.640 36.420

20 9,63 23.340 38.520 15.180 13,26 21.110 53.040 31.930

16 8,87 23.110 35.480 12.370 11,53 20.330 46.120 25.790

Ghi chú; NSKT: năng suất kinh tế, TC: tổng chi, TT: tổng thu, LN: lợi nhuận

Page 114: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

102

Bảng 3.25 cho thấy do tổng thu và tổng chi phí khác nhau giữa các côngthức nên lợi nhuận thu được cũng khác nhau.

- Tổng thu: trong vụ Đông Xuân, tại Đồng Trạch, cải xanh trồng với mậtđộ 100 cây/m2 có năng suất kinh tế cao nhất nên tổng thu cũng cao nhất, đạt90.520.000 đồng/ha. Tại Đức Ninh, cải xanh trồng với mật độ 44,4 cây/m2 có

tổng thu lớn nhất, đạt 83.440.000 đồng/ha. Cải xanh trồng ở mật độ 16 cây/m2 có

tổng thu thấp nhất, đạt 33.320.000 - 42.800.000 đồng/ha. Trong vụ Xuân Hè, cảixanh trồng ở mật độ 100 cây/m2 có tổng thu lớn nhất, đạt 97.880.000 -

101.720.000 đồng/ha. Tiếp theo lần lượt là cải xanh trồng ở các mật độ 75cây/m2: 82.400.000 - 82.520.000 đồng/ha, 44 cây/m2: 67.600.000 - 89.840.000

đồng/ha. Công thức 16 cây/m2 có tổng thu: 35.480.000 - 46.120.000 đồng/ha, đạtthấp nhất trong các công thức mật độ thí nghiệm (Bảng 3.25).

- Tổng chi: chi phí sản xuất là một trong những yếu tố đánh giá hiệu quảsản xuất. Trong thí nghiệm này, chi phí sản xuất cũng tăng lên khi mật độ trồngtăng. Cải xanh trồng ở mật độ 100 cây/m2 có tổng chi lớn nhất: 38.440.000 -

39.740.000 trong vụ Đông Xuân và 43.220.000 - 45.520.000 đồng/ha trong vụXuân Hè. Cải xanh trồng ở mật độ 16 cây/m2 có tổng chi thấp nhất trong tất cảcác công thức mật độ, trung bình từ 18.790.000 - 19.340.000 đồng /ha vụ ĐX và

20.330.000 - 23.110.000 đồng/ha vụ XH (Bảng 3.25).- Lợi nhuận: là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các

biện pháp kỹ thuật vào sản xuất. Lợi nhuận càng cao thì biện pháp kỹ thuật đócàng có ý nghĩa. Trong vụ Đông Xuân, cải xanh trồng với mật độ 44,4 cây/m2 có

lợi nhuận cao nhất, đạt 55.820.000 đồng/ha (Đồng Trạch) và 59.920.000 đồng/ha(Đức Ninh). Trong vụ Xuân Hè, tại điểm Đồng Trạch, mật độ trồng cải xanh 100cây/m2 có lợi nhuận cao nhất, đạt 52.360.000 đồng/ha. Tại điểm Đức Ninh, mậtđộ trồng cải xanh 44,4 cây/m2 có lợi nhuận cao nhất, đạt 60.940.000 đồng/ha.Các công thức còn lại có lợi nhuận giảm khi mật độ giảm (Bảng 3.25).

Tóm lại: Mật độ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển, tình

hình sâu bệnh, năng suất và phẩm chất cải xanh. Trong 7 mật độ được nghiên

cứu, mật độ 44 cây/m2 (15 cm x 15 cm) có năng suất tương đương với công thức100 cây/m2 (10 x 10 cm), nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn và dư lượng nitrat cũngthấp hơn.

Page 115: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

103

3.2.3. Ảnh hưởng liều lượng đạm và thời gian bón đến khả năng sinh

trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat của rau cải xanh mỡ số 6

Để tăng năng suất rau người trồng chủ yếu sử dụng phân đạm. Hiện nay,

việc bón phân chủ yếu dựa vào khuyến cáo, chưa có các nghiên cứu cụ thể trên

rau cải xanh ở Quảng Bình. Nghiên cứu liều lượng phân đạm và thời gian bón

nhằm tìm ra liều lượng đạm tối ưu và thời gian bón hợp lý để khuyến cáo cho

người trồng rau an toàn

3.2.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của

cải xanh mỡ số 6

Đạm có tác dụng với rau trong suốt quá trình sinh trưởng, đạm là thành

phần chính của protêin cấu tạo nên tế bào hình thành các cơ quan trọng, là thành

phần của nhiều hợp chất như các ancaloit, emzim, diệp lục, glucozit, photphatit,

các chất điều tiết sinh trưởng. Đạm thúc đẩy quá trình quang hợp, phát triển thân

lá, kéo dài thời gian sinh trưởng và tuổi thọ của lá. Do đó đạm đặc biệt cần và

quyết định năng suất, chất lượng đối với rau cải xanh.

- Thời gian sinh trưởng: thí nghiệm cho thấy phân đạm tác động tới thời

gian sinh trưởng của rau cải, công thức bón ít đạm có thời gian sinh trưởng ngắn

hơn so với công thức bón nhiều đạm. Khi tăng mức đạm từ 0 - 120 kg N/ha, thời

gian sinh trưởng của cải xanh tăng từ 38 - 46 ngày trong vụ Đông Xuân và tăng

từ 36 - 44 ngày trong vụ Xuân Hè. Các công thức bón đạm có thời gian sinh

trưởng dài hơn so với công thức không bón đạm từ 2 - 7 ngày (Bảng 3.26).

Thời gian sinh trưởng cũng chịu tác động của thời gian bón. Khi bón đạm

kết thúc trước thu hoạch 12 ngày (T2), thời gian sinh trưởng sẽ rút ngắn hơn bón

đạm trước thu hoạch 5 ngày (T1) từ 1,2 - 1,6 ngày (Bảng 3.27). Như vậy, việc

bón đạm muộn sẽ làm kéo dài thời gian sinh trưởng của cải xanh.

Kết quả tổ hợp giữa mức đạm và thời gian bón ở Bảng 3.28 cho thấy, các

công thức bón 0 kg N/ha có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, trung bình từ 38 - 39

ngày trong vụ Đông Xuân và 36 - 38 ngày trong vụ Xuân Hè. Mức đạm 120 kg

N/ha ở thời gian bón trước thu hoạch 5 ngày (N120T1) có thời gian sinh trưởng

lớn nhất, trung bình đạt 46 - 47 ngày trong vụ Đông Xuân và từ 44 - 45 ngày

Page 116: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

104

trong vụ Xuân Hè. Tiếp đến là mức đạm 90 kg N/ha ở thời gian bón trước thu

hoạch 5 ngày (N90T1), trung bình đạt 45 ngày trong vụ Đông Xuân và từ 43 - 44

ngày trong vụ Xuân Hè.

- Chiều cao cây: kết quả phân tích thống kê cho thấy đối với chiều cao

cây không có sự tương tác giữa liều lượng đạm và thời điểm bón (P > 0,05), chỉ

có sự tác động riêng rẽ của nhân tố đạm và thời gian bón (P < 0,05) đối với chỉ

tiêu này.

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của các mức đạm tới một số chỉ tiêu sinh trưởng

của cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức Ninh

Vụ Đông XuânTGST CC SL ĐKT TGST CC SL ĐKT

Công

thức(ngày) (cm) (lá) (cm) (ngày) (cm) (lá) (cm)

N0 38,0 29,15d 8,30d 30,63c 39,0 28,51e 8,13b 30,04c

N30 40,0 30,33c 8,46d 30,87c 41,0 29,27d 8,26b 31,01c

N60 43,0 32,01b 9,33d 34,22b 43,0 30,52c 9,83a 34,04b

N90 44,0 32,45b 9,86b 34,97b 44,0 31,71b 9,96a 34,59ab

N120 45,0 34,03a 10,73a 35,97a 46,0 32,71a 10,10a 35,54a

LSD 0,05 - 0,87 0,39 0,90 - 0,72 0,41 1,02

Vụ Xuân Hè

N0 36,0 26,56c 8,03c 28,74c 38,0 27,12d 8,23c 29,99c

N30 38,0 27,47c 8,50b 30,69b 40,0 28,83c 9,03a 30,61c

N60 40,0 29,06b 8,63b 31,99a 42,0 30,00b 9,43a 32,77b

N90 42,0 29,57ab 8,80b 32,27a 43,0 30,72b 9,60a 33,19b

N120 43,0 30,47a 9,23a 32,68a 44,0 32,51a 9,70a 34,73a

LSD 0,05 - 0,94 0,30 1,09 - 1,15 0,37 1,06

Ghi chú: TGST: Tổng thời gian sinh trưởng; CC: chiều cao cây; SL: số lá;

ĐKT: đường kính tán. Trung bình trong cùng một cột và trong cùng một vụ có

chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Page 117: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

105

Ở mức đạm 120 kg N/ha, cải xanh có chiều cao lớn nhất, đạt trung bình

32,71 - 34,03 cm trong vụ Đông Xuân và đạt 30,47 - 32,51cm trong vụ Xuân Hè.

Chiều cao cây ở mức đạm 60 kg N và 90 kg N/ha trong cả hai vụ thí nghiệm

không có sự sai khác về mặt thống kê. Chiều cao cải xanh đạt thấp nhất ở mức

đạm 0 kg N/ha, trung bình từ 28,51 - 29,15 cm trong vụ Đông Xuân và 26,56 -

27,12 cm trong vụ Xuân Hè (Bảng 3.26).

Qua Bảng 3.27 cho thấy, thời gian bón đạm trước thu hoạch 12 ngày (T2)

có chiều cao lớn hơn thời gian bón đạm trước thu hoạch 5 ngày (T1) từ 0,62 -

0,74 cm trong vụ Đông Xuân và 0,71 - 0,85 cm trong vụ Xuân Hè.

Kết quả tổ hợp giữa liều lượng đạm và thời gian bón được thể hiện ở Bảng

3.28. Với mức đạm 120 kg N/ha và thời gian bón trước thu hoạch 12 ngày

(N120T2), cải xanh có chiều cao cây lớn nhất, đạt trung bình 33,32 - 34,32 cm

trong vụ Đông Xuân và đạt 30,96 - 33,40 cm trong vụ Xuân Hè, tiếp theo lần

lượt là các công thức N120T1, N90T2, N90T1, N60T2, N60T1. Công thức

không bón đạm có chiều cao cây thấp nhất.

Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời gian bón tới một số chỉ tiêu sinh trưởngcủa rau cải xanh

Đồng Trạch Đức Ninh

Vụ Đông XuânThời điểm bón

TGST

(ngày)

CC

(cm)

SL

(lá)

ĐKT

(cm)

TGST

(ngày)

CC

(cm)

SL

(lá)

ĐKT

(cm)

T1 42,6 31,28b 9,21a 33,13a 43,4 30,17b 9,18a 32,80a

T2 41,4 31,90a 9,46b 33,53a 41,8 30,91a 9,33a 33,29a

LSD 0,05 - 0,48 0,25 0,62 - 0,45 0,21 0,67

Vụ Xuân Hè

T1 40,4 28,27b 8,60a 31,16a 42,2 29,41b 9,08a 32,15a

T2 39,2 28,98a 8,68a 31,38a 40,6 30,26a 9,32a 32,36a

LSD 0,05 - 0,69 0,17 0,64 - 0,68 0,29 0,72

Ghi chú: Trung bình trong cùng một cột và trong cùng một vụ có chữ cáikhác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Page 118: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

106

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian bón đến một số chỉ tiêu

sinh trưởng của cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức NinhVụ Đông XuânCông

thức TGST

(ngày)

CC

(cm)

SL

(lá)

ĐKT(cm)

TGST

(ngày)

CC

(cm)

SL

(lá)

ĐKT(cm)

N0T1 38 29,04e 8,26d 30,60d 39 28,23e 8,13b 30,03d

N30T1 40 29,54e 8,40cd 30,80d 42 29,06cde 8,20b 30,38cd

N60T1 44 31,96cd 8,93c 34,14c 44 29,95c 9,80a 33,93b

N90T1 45 32,12cd 9,80b 34,34bc 45 31,54b 9,86a 34,52ab

N120T1 46 33,75ab 10,66a 35,77a 47 32,10b 9,93a 35,13ab

N0T2 38 29,26e 8,33d 30,66d 39 28,79de 8,13b 30,05d

N30T2 40 31,12d 8,53cd 30,94d 40 29,48cd 8,33b 31,64c

N60T2 42 32,05cd 9,73b 34,30bc 42 30,66bc 9,60abc 32,80a

N90T2 43 32,77bc 9,93b 35,59ab 43 31,88b 10,06a 34,67ab

N120T2 44 34,32a 10,80a 36,17a 45 33,32a 10,26a 35,96a

LSD 0,05 - 1,16 0,56 1,34 - 1,02 0,53 1,48

Vụ Xuân Hè

N0T1 36 26,24e 8,00d 28,66d 38 27,07f 8,20e 30,00d

N30T1 38 26,99de 8,46bc 30,46c 41 28,60ef 9,00d 30,56d

N60T1 41 28,98bc 8,60b 31,90abc 43 29,35cde 9,26bcd 32,74c

N90T1 43 29,15bc 8,73b 32,19ab 44 30,43bcd 9,40abcd 32,96bc

N120T1 44 29,98ab 9,20a 32,46a 45 31,62b 9,53abcd 34,49ab

N0T2 36 26,88de 8,06cd 28,82d 38 27,18f 8,26e 29,98d

N30T2 38 27,95cd 8,53b 30,92bc 39 29,06de 9,06cd 30,65d

N60T2 39 29,14bc 8,66b 32,08ab 41 30,66bc 9,60abc 32,80c

N90T2 41 29,98ab 8,86ab 32,34ab 42 31,01b 9,80ab 33,43abc

N120T2 42 30,96a 9,26a 32,89a 43 33,40a 9,86a 34,96a

LSD 0,05 - 1,45 0,40 1,49 - 1,58 0,59 1,56

Ghi chú: TGST: Tổng thời gian sinh trưởng; CC: chiều cao cây; SL: số

lá; ĐKT: đường kính tán. Trung bình trong cùng một cột và trong cùng một vụ

có chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Page 119: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

107

- Số lá/cây: Không có sự tương tác giữa liều lượng đạm và thời điểm bón

đối với số lá/cây (P > 0,05). Nhân tố thời gian bón không tác động tới số lá/cây

(P > 0,05) nhưng nhân tố đạm có tác động đối với chỉ tiêu này (P < 0,05).

Qua Bảng 3.26 cho thấy, ở điểm Đồng Trạch, số lá của giống của cải xanh

đạt cao nhất ở mức đạm 120 kg N/ha trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Ở mức

đạm 60 kg N/ha và 90 kg N/ha, số lá/cây không có sự khác biệt. Ở điểm Đức

Ninh, số lá của cải xanh ở mức đạm 60 kg N/ha, 90 kg N/ha, 120 kg N/ha không

có sự sai khác về mặt thống kê và đạt số lá/cây lớn nhất. Mức đạm 0 kg N/ha có

số lá thấp nhất, đạt trung bình từ 8,13 - 8,30 lá/cây trong vụ Đông Xuân và từ

8,03 - 8,23 lá/cây trong vụ Xuân Hè.

Không có sự khác biệt số lá/cây ở hai thời điểm bón đạm trước thu hoạch

12 ngày (T2) và trước thu hoạch 5 ngày (T1) (Bảng 3.27).

Kết quả tổ hợp ở Bảng 3.28 cho thấy, mức bón 120 kg N/ha rau cải xanh

ở thời điểm bón trước thu hoạch 5 ngày và 12 ngày có số lá/cây lớn nhất. Bón

120 kg N/ha trước thu hoạch 12 ngày (N120T2) có số lá đạt từ 10,26 - 10,80

lá/cây trong vụ Đông Xuân và đạt 9,26 - 9,86 lá/cây vụ Xuân Hè. Bón 120 kg

N/ha trước thu hoạch 5 ngày (N120T1), có số lá đạt trung bình 9,93 - 10,66

lá/cây trong vụ Đông Xuân và 9,20 - 9,53 lá/cây trong vụ Xuân Hè. Số lá/cây của

các công thức N90T2, N60T2, N90T1, N60T1 không có sự sai khác về mặt

thống kê. Số lá/cây đạt thấp nhất ở mức bón 0 kg N/ha.

- Đường kính tán: không có sự tương tác giữa liều lượng đạm và thời điểm

bón đối với đường kính tán (P > 0,05). Nhân tố đạm có tác động tới chỉ tiêu

đường kính tán (P < 0,05). Nhân tố thời gian không có tác động tới đường kính

tán (P > 0,05).

Đường kính tán đạt lớn nhất ở mức 120 kg N/ha, trung bình từ 35,54 -

35,97 cm trong vụ Đông Xuân và 32,68 - 34,73 cm trong vụ Xuân Hè. Không có

sự khác biệt về đường kính tán lá ở mức đạm 60 kg N/ha và 90 kg N/ha trong vụ

Xuân Hè và điểm Đồng Trạch trong vụ Đông Xuân. Đường kính tán lá đạt thấp

nhất ở mức đạm 0 kg N/ha và 30kg N/ha (Bảng 3.26).

Page 120: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

108

Không có sự sai khác về đường kính tán lá ở thời điểm bón trước thu

hoạch 12 ngày (T2) và 5 ngày (T1) (Bảng 3.27).

Đường kính tán lá của các tổ hợp dao động từ 30,03 - 36,17 cm trong vụ

Đông Xuân và 28,66 - 34,96 cm trong vụ Xuân Hè. Công thức N120T2, N120T1,

N90T2 có đường kính tán lá lớn nhất. Tiếp đến là công thức N90T1 và N60T2.

Đường kính tán lá đạt thấp nhất ở các công thức 0 kg N/ha. Công thức N30T2 và

N30T1 không có sự sai khác về đường kính tán lá so với các công thức 0 kg N/ha

(Bảng 3.28).

3.2.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian bón đến tình hình sâu,

bệnh hại trên cải xanh mỡ số 6Bón phân không chỉ có ý nghĩa trong việc tăng năng suất cây trồng mà

còn làm ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh, phát triển và gây hại của dịch hại. Đốivới cây rau, nếu bón thừa đạm sẽ làm cho tế bào chứa nhiều nước, thân lá nonmềm, làm giảm khả năng chống chịu với sâu bệnh.

- Bệnh vàng lá: thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành

tế bào nên khả năng sinh trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý - sinh

hóa trong cây cũng bị ngưng trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyểnvàng. Kết quả theo dõi ở Bảng 3.29 cho thấy, tỷ lệ bệnh vàng lá cao nhất ở cáccông thức 0 kg N/ha, trung bình từ 15 - 16% trong vụ Đông Xuân và 15 - 19%

trong vụ Xuân Hè. Tỷ lệ bệnh vàng lá giảm xuống khi liều lượng đạm tăng từ 0 -

120 kg N, các công thức bón thời điểm bón T2 (trước thu hoạch 12 ngày) có tỷ lệbệnh vàng lá thấp hơn so với thời điểm bón T1 (trước thu hoạch 5 ngày).

- Sâu tơ (Plutella xylostella): mật độ sâu tơ của các công thức dao động từ15,26 - 21,06 con/m2 trong vụ Đông Xuân và 5,26 - 12,46 con/m2 trong vụ XuânHè. Các công thức N120T2, N120T1, N90T2, N90T1 kg N/ha có mật độ sâu tơcao nhất. Các công thức N60T2, N60T1, N30T2, N30T1, N0T1, N0T2 có mật độsâu tơ thấp nhất và không có sự sai khác về mặt thống kê (Bảng 3.29).

- Bọ nhảy sọc cong võ lạc (Phyllotreta strriolata): qua Bảng 3.29 cho

thấy, các công thức có liều lượng đạm cao có mật độ bọ nhảy cao hơn các côngthức có liều lượng đạm thấp hơn. Mật độ bọ nhảy gây hại trên các công thứctrong vụ Xuân Hè lớn hơn vụ Đông Xuân. Trong vụ Đông Xuân, mật độ bọ nhảy

Page 121: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

109

đạt cao nhất ở công thức N120T1: 7,86 - 10,20 con/m2 và công thức N120T2:8,53 - 12,13 con/m2. Các công thức có liều đạm từ 0 - 60 kg N/ha có mật độ bọnhảy khá thấp.

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian bón đến

tình hình sâu, bệnh đối với cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức NinhVụ Đông Xuân

BVL ST RM BN BVL ST RM BNCôngthức

(TLB%) (con/m2) (con/cây) (con/m2) (TLB%) (con/m2) (con/cây) (con/m2)

N0T1 16,49a 15,26f 13,80cd 6,53cde 13,32a 15,53bcd 10,80c 4,73g

N30T1 14,95ab 16,40ef 13,73cd 7,26bc 9,60bc 14,60d 11,26bc 6,80e

N60T1 10,94cd 17,33cde 15,60abc 5,60e 7,08cd 14,86d 11,40bc 7,73de

N90T1 8,47de 20,13ab 16,33ab 6,93bcd 4,68def 16,66abc 14,86a 8,93c

N120T1 5,39ef 18,53bcd 17,20a 7,86ab 3,61ef 17,73a 13,80ab 10,20b

N0T2 15,89ab 17,00def 12,40d 6,06de 10,47b 15,06cd 10,73c 5,80f

N30T2 12,48bc 17,80cde 13,46cd 7,53abc 8,72bc 15,93bcd 11,93bc 5,20fg

N60T2 8,60de 17,06cdef 13,20d 5,80e 5,46de 7,93e 10,86c 5,06fg

N90T2 6,87ef 18,86bc 14,40bcd 6,00de 3,85ef 17,93a 13,60ab 8,40cd

N120T2 3,80f 21,06a 15,66abc 8,53a 2,29f 16,80ab 14,73a 12,13a

LSD 0,05 3,49 1,81 2,24 1,07 2,90 1,70 2,66 0,96

Vụ Xuân HèN0T1 19,33a 7,06ef 14,00bc 4,53f 15,55a 5,26de 7,80e 7,86de

N30T1 16,12b 7,73de 14,53bc 6,46e 12,49b 5,80bcd 10,33cde 7,26def

N60T1 12,89cd 9,53bcd 15,53b 9,73d 9,30cd 5,73cde 12,26bc 8,46d

N90T1 10,24ef 10,66abc 20,93a 12,40c 6,92de 6,33bcd 14,73ab 10,20c

N120T1 9,30f 12,46a 22,46a 17,20a 6,11e 8,40a 15,60a 14,86a

N0T2 19,16a 5,73f 13,73bc 6,33e 15,76a 5,60cde 8,53de 6,06f

N30T2 15,21bc 8,06de 12,26c 7,13e 10,83bc 4,33e 10,93cd 7,06ef

N60T2 11,90de 9,13cd 15,66b 6,60e 7,70de 5,53cde 11,86c 7,93de

N90T2 10,16ef 11,06ab 21,06a 13,06c 6,87de 7,20ab 15,00ab 10,73c

N120T2 8,47f 10,86abc 20,53a 15,46b 5,30e 6,86bc 15,20a 13,06b

LSD 0,05 2,48 1,89 3,11 1,48 2,63 1,40 2,79 1,30

Ghi chú: Trung bình trong cùng một cột và trong cùng một vụ có chữ cái

khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Page 122: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

110

Vụ Xuân Hè, mật độ bọ nhảy trên các công thức dao động từ 14,86 - 17,20

con/m2 tại thời điểm bón đạm trước thu hoạch 5 ngày (T1) và dao động từ 13,06 -

15,46 con/m2 tại thời điểm bón đạm trước thu hoạch 12 ngày (T2). Công thức

N120T2, N120T1 có mật độ bọ nhảy cao nhất, tiếp đến là công thức N90T2 và

N90T1. Các công thức 0 kg N/ha, 30 kg N/ha, 60 kg N/ha bón trước thu hoạch 5

ngày (T1) và bón trước thu hoạch 12 ngày (T2) có mật độ bọ nhảy thấp và không

có sự sai khác về mặt thống kê.

- Rệp muội (Brevicoryne brasicae): mật độ rệp trên các công thức tăng khi

liều lượng đạm tăng. Trong vụ Đông Xuân, công thức N0T1, N0T2, N30T1,

N30T2 có mật độ rệp đạt thấp nhất và không có sự sai khác về mặt thống kê.

Công thức N120T1 có mật độ rệp lớn nhất, trung bình từ 13,80 - 17,20 con/cây.

Tiếp đến là công thức N120T2 trung bình từ 14,73 - 15,66 con/cây. Tương tự,

trong vụ Xuân Hè, mật độ rệp gây hại lớn nhất ở các công thức N120T1 (15,60 -

22,46 con/cây), N120T2 (15,20 - 20,53 con/cây), N90T1 (14,73 - 20,93 con/cây),

N90T2 (15,00 - 21,06 con/cây). Các công thức từ 0 - 30 kg N/ha ở thời điểm bón

trước thu hoạch 12 ngày và 5 ngày có mật độ rệp gây hại thấp nhất. (Bảng 3.29).

Như vậy, khi tăng liều lượng đạm từ 0 - 120 kg N/ha sâu bệnh có xu

hướng tăng lên, đặc biệt ở mức đạm từ 90 kg N - 120 kg N/ha. Thời gian bón ít

ảnh hưởng đến mật độ sâu hại nhưng khi bón đạm muộn sẽ làm cho bệnh vàng lá

tăng. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Thái

Hòa, 2009 [28].

3.2.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, thời gian bón đến khối lượng tươi và

năng suất cải xanh mỡ số 6

Đạm là một trong những dinh dưỡng quan trọng nhất hạn chế năng suất cây

trồng vì vậy bón thừa hoặc thiếu đạm, bón đạm quá muộn đều có thể làm giảm khối

lượng tươi, khả năng tích lũy vật chất khô qua đó sẽ làm giảm năng suất.

- Khối lượng tươi: không có sự tương tác giữa liều lượng đạm (N) và thời

gian bón (T) đối với khối lượng tươi (P > 0,05). Nhân tố đạm (N) và nhân tố thời

gian bón (T) có tác động tới chỉ tiêu khối lượng tươi (P < 0,05)

Page 123: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

111

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của liều lượng đạm tới khối lượng tươi

và năng suất của cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức NinhVụ Đông XuânCông

thức KL

Tươi (g)NSLT

(tấn/ha)NSSH

(tấn/ha)NSKT

(tấn/ha)KL

Tươi (g)NSLT

(tấn/ha)NSSH

(tấn/ha)NSKT

(tấn/ha)N0 57,62d 25,58d 16,41c 12,98c 53,94d 23,94d 15,50d 11,48e

N30 63,90c 28,37c 20,42b 14,93b 64,28c 28,54c 21,43c 16,47d

N60 72,51b 32,19b 24,26a 20,18a 73,03b 32,25b 24,98b 20,60b

N90 75,91ab 33,70ab 24,69a 20,36a 74,21b 32,36b 24,49b 19,86c

N120 80,15a 35,59a 25,84a 21,43a 79,83a 35,45a 26,40a 21,90a

LSD 0,05 4,60 2,61 2,00 1,88 3,51 0,76 1,13 0,67

Vụ Xuân HèN0 51,12c 22,70c 14,51c 11,45c 55,45c 24,62d 15,36c 13,31c

N30 62,55b 27,77b 21,02b 16,90b 63,51b 28,20c 21,74b 15,21b

N60 70,51a 31,30a 23,60a 18,39a 72,88a 32,35b 24,41a 19,84a

N90 71,79a 31,87a 23,55a 18,79a 73,56a 32,66ab 24,81a 19,65a

N120 73,02a 32,42a 24,15a 19,20a 76,22a 33,84a 25,50a 20,08a

LSD 0,05 3,73 1,18 0,95 1,14 3,46 1,42 1,39 1,10

Ghi chú: Trung bình trong cùng một cột và trong cùng một vụ có chữ cái

khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Kết quả Bảng 3.30 cho thấy, ở mức đạm từ 0 kg N - 120 kg N/ha, khối

lượng tươi của cải xanh dao động từ 53,94 - 80,15 gam trong vụ Đông Xuân và

dao động từ 51,12 - 76,22 gam trong vụ Xuân Hè. Ở mức đạm 120 kg N/ha, rau

cải xanh có khối lượng tươi lớn nhất, trung bình đạt 79,83 - 80,15 gam trong vụ

Đông Xuân và từ 73,02 - 76,22 gam trong vụ Xuân Hè. Khối lượng tươi ở các

mức đạm 120 kg N/ha, 90 kg N/ha, 60 kg N/ha không có sự khác biệt trong vụ

Xuân Hè. Ở mức đạm 0 kg N/ha, khối lượng tươi của rau cải xanh thấp nhất.

Khối lượng tươi của rau cải xanh được bón đạm trước thu hoạch 12 ngày

(T2) lớn hơn so với thời điểm bón trước thu hoạch 5 ngày (T1) từ 1,88 - 2,94

gam trong vụ Đông Xuân và từ 2,15 - 3,42 gam trong vụ Xuân Hè (Bảng 3.31).

Page 124: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

112

Kết quả Bảng 3.32 cho thấy, công thức N120T2 có khối lượng tươi lớnnhất, đạt trung bình từ 80,82 - 82,85 gam trong vụ Đông Xuân và từ 74,96 -

76,92 gam trong vụ Xuân Hè. Tiếp đến là các công thức N120T1, đạt trung bình

từ 77,45 - 78,86 gam trong vụ Đông Xuân và từ 71,07 - 75,52 gam trong vụXuân Hè. Công thức N60T2 có khối lượng tươi tương đương với công thứcN90T2 nhưng thấp hơn so với công thức N120T2 và N120T1. Riêng ở vụ XuânHè khối lượng tươi của công thức N60T2 không có sự sai khác về mặt thống kê

so với công thức N120T2. Công thức 0 kg N/ha có trọng lượng tươi thấp nhấttrong các công thức thí nghiệm

- Năng suất lý thuyết: không có sự tương tác giữa liều lượng đạm (N) và thờigian bón (T) đến năng suất lý thuyết (P > 0,05) của các công thức. Nhân tố đạm (N) và

nhân tố thời gian bón (T) có tác động đến năng suất lý thuyết (P < 0,05).

Năng suất lý thuyết tăng khi mức đạm tăng từ 0 kg N - 120 kg N/ha. Ởmức đạm 90 kg N/ha và 120 kg N/ha năng suất lý thuyết của cải xanh đạt lớnnhất. Năng suất lý thuyết của cải xanh ở mức đạm 60 kg N/ha và 90 kg N/ha là

tương đương nhau và không có sự sai khác về mặt thống kê. Ở các công thứckhông bón đạm, năng suất lý thuyết đạt thấp nhất (Bảng 3.30).

Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thời gian bón tới khối lượng tươi và năng suất của cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức NinhVụ Đông Xuân

KL NSLT NSSH NSKT KL NSLT NSSH NSKT

Thờiđiểmbón Tươi (g) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha) Tươi(g) (tấn/ha) (tấn/ha) (tấn/ha)T1 68,70b 30,37b 21,76b 17,47b 68,12a 30,34a 22,32a 18,01a

T2 71,64a 31,80a 22,77a 18,49a 70,00a 30,68a 22,81a 18,02a

LSD 0,05 2,37 1,20 0,86 0,71 2,20 0,80 0,59 0,57

Vụ Xuân Hè

T1 64,72b 28,73b 20,74b 16,50b 66,61b 29,57b 21,57b 17,18b

T2 66,87a 29,69a 21,99a 17,39a 70,03a 31,09a 23,16a 18,06a

LSD 0,05 2,07 0,94 0,54 0,68 1,77 0,96 0,87 0,82

Ghi chú: Trung bình trong cùng một cột và trong cùng một vụ có chữ cái

khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Page 125: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

113

Thời gian bón trước thu hoạch 12 ngày (T2) có năng suất lý thuyết lớnhơn so với thời gian bón trước thu hoạch 5 ngày (T1) từ 0,34 - 1,43 tấn trong vụĐông Xuân và 0,96 - 1,52 tấn trong vụ Xuân Hè (Bảng 3.31).

Kết quả tổ hợp ở Bảng 3.32 cho thấy, năng suất lý thuyết của các côngthức N120T2, N120T1, N90T2 đạt lớn nhất và không có sự sai khác. Tương tự,năng suất lý thuyết của các công thức N60T2, N60T1, N90T2 và N90T1 cũngkhông có sự sai khác. Công thức không bón đạm có năng suất lý thuyết thấp nhấttrong số các công thức thí nghiệm, đạt 23,60 - 25,62 tấn/ha trong vụ Đông Xuânvà đạt 22,41 - 24,62 tấn/ha trong vụ Xuân Hè.

- Năng suất sinh học: không có sự tương tác giữa liều lượng đạm (N) và thờiđiểm bón (T) đến năng suất lý thuyết (P > 0,05) của các công thức. Nhân tố đạm(N) và nhân tố thời gian bón (T) có tác động đến năng suất lý thuyết (P < 0,05).

Năng suất sinh học của các công thức bón đạm cao hơn so với công thứckhông bón đạm. Năng suất sinh học ở mức đạm 120 kg N/ha đạt cao nhất, trungbình từ 25,84 - 26,40 tấn trong vụ Đông Xuân và từ 24,15 - 25,50 tấn trong vụXuân Hè. Năng suất ở các mức đạm 60 kg N/ha, 90 kg N/ha, 120 kg N/ha khôngcó sự sai khác về mặt thống kê (P < 0,05). Năng suất sinh học đạt thấp nhất ởmức 0 kg N/ha, trung bình từ 15,50 - 16,41 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và đạt14,51 - 15,36 tấn trong vụ Xuân Hè (Bảng 3.30).

Thời gian bón có tác động tới năng suất sinh học. Năng suất sinh học ởthời điểm bón trước thu hoạch 12 ngày (T2) lớn hơn thời điểm bón trước thuhoạch 5 ngày (T1) từ 0,49 - 1,01 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và từ 1,25 - 1,59

tấn/ha trong vụ Xuân Hè (Bảng 3.31).

Bảng 3.32 thể hiện sự ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian bón đếnnăng suất sinh học. Công thức N120T2 có năng suất sinh học lớn nhất đạt trungbình từ 26,73 - 26,93 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và từ 25,38 - 26,05 tấn/ha trongvụ Xuân Hè. Năng suất sinh học của các công thức N120T1, N90T2, N90T1,N60T2 không có sự về mặt thống kê so với công thức N120T2 trong vụ Xuân Hè

và điểm Đồng Trạch trong vụ Đông Xuân. Các công thức không bón đạm cónăng suất sinh học thấp nhất, đạt trung bình 15,00 - 16,58 tấn/ha trong vụ ĐôngXuân và 14,14 - 15,81 tấn/ha trong vụ Xuân Hè.

Page 126: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

114

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian bón tới khối lượng tươivà năng suất của cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức NinhVụ Đông Xuân

Côngthức KL.

tươigam

NSLT

(Tấn/ha)NSSH

(Tấn/ha)NSKT

(Tấn/ha)

KL.tươigam

NSLT

(Tấn/ha)NSSH

(Tấn/ha)NSKT

(Tấn/ha)

N0T1 57,53f 25,54f 16,24d 13,10cd 53,17d 23,60d 15,00e 11,27e

N30T1 62,52ef 27,76ef 20,67c 14,58cd 63,60c 28,24c 21,04d 16,98d

N60T1 70,24cd 31,18cd 23,41b 19,40b 72,63b 32,25b 24,79bc 20,58bc

N90T1 74,27bc 32,97bc 24,15b 19,82b 72,36b 32,60b 24,86bc 20,19c

N120T1 77,45b 34,39abc 24,95ab 20,45b 78,86a 35,01a 25,88ab 21,49ab

N0T2 57,72f 25,62f 16,58d 12,86d 54,70d 24,29d 15,99e 11,70e

N30T2 65,28de 28,99de 20,17c 15,29c 64,96c 28,84c 21,82d 15,95d

N60T2 74,78bc 33,20bc 25,12ab 20,97ab 73,43b 32,25b 25,18bc 20,61bc

N90T2 77,55ab 34,43ab 25,22ab 20,91ab 76,07ab 32,13b 24,13c 19,52c

N120T2 82,85a 36,79a 26,73a 22,41a 80,82a 35,88a 26,93a 22,31a

LSD 0,05 5,94 3,23 2,42 2,20 4,94 1,48 1,47 1,13

Vụ Xuân Hè

N0T1 50,48c 22,41d 14,14e 11,20e 55,45d 24,62d 14,92d 13,00c

N30T1 61,22b 27,18c 20,23d 16,29d 58,45d 25,95d 20,09c 14,64bc

N60T1 70,12a 31,13b 23,38b 18,26bc 71,33bc 31,67bc 23,42b 19,03a

N90T1 70,74a 31,40ab 23,02bc 18,31bc 72,32bc 32,11abc 24,49ab 19,47a

N120T1 71,07a 31,55ab 22,92bc 18,44abc 75,52ab 33,53ab 24,96ab 19,77a

N0T2 51,76c 22,98d 14,88e 11,70e 55,45d 24,62d 15,81d 13,63c

N30T2 63,89b 28,36c 21,81c 17,51cd 68,58c 30,45c 23,40b 15,79b

N60T2 70,90a 31,48ab 23,82b 18,53abc 74,43ab 33,04ab 25,41a 20,65a

N90T2 72,84a 32,34ab 24,08b 19,27ab 74,80ab 33,21ab 25,13ab 19,84a

N120T2 74,96a 33,28a 25,38a 19,96a 76,92a 34,14a 26,05a 20,40a

LSD 0,05 4,97 1,90 1,29 1,57 4,45 2,09 1,96 1,70

Ghi chú: Trung bình trong cùng một cột và trong cùng một vụ có chữ cái

khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Page 127: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

115

- Năng suất kinh tế: không có sự tương tác giữa liều lượng đạm (N) và

thời gian bón (T) đến năng suất kinh tế của rau cải xanh (P > 0,05). Chỉ có sự tác

động riêng rẽ của nhân tố đạm (N) và nhân tố thời gian bón (T).

Khi bón đạm từ mức 0 kg N - 120 kg N/ha, năng suất kinh tế của cải xanh

tăng từ 11,48 - 21,90 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và tăng từ 11,45 - 20,08 tấn/ha

trong vụ Xuân Hè.

Mặc dù, ở mức đạm 120 kg N/ha cải xanh có năng suất kinh tế cao nhất nhưng

xét về mặt thống kê năng suất kinh tế ở các mức đạm 60 kg N/ha, 90 kg N/ha cũng

không có sự sai khác so với mức đạm 120 kg N/ha. Năng suất kinh tế của rau cải xanh

thấp nhất ở mức đạm 0 kg N/ha, đạt trung bình từ 11,48 - 12,98 tấn/ha trong vụ Đông

Xuân và đạt 11,45 - 13,31 tấn/ha trong vụ Xuân Hè (Bảng 3.30).

Năng suất kinh tế ở thời điểm bón trước thu hoạch 12 ngày (T2) và trước

thu hoạch 5 ngày (T1) khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. Qua Bảng 3.31,

năng suất suất kinh tế của rau cải xanh ở thời điểm bón trước thu hoạch 12 ngày

(T2) lớn hơn năng suất kinh tế ở thời điểm bón trước thu hoạch 5 ngày (T1) từ

0,01 - 1,02 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và từ 0,88 - 0,89 tấn trong vụ Xuân Hè.

Qua kết quả tổ hợp giữa liều lượng đạm và thời gian bón tới năng suất

kinh tế của rau cải xanh ở Bảng 3.32 ta thấy năng suất kinh tế của các công thức

N120T2, N120T1, N90T2, N60T2 không có sự sai khác về mặt thống kê và đạt

năng suất kinh tế cao nhất. Tương tự như năng suất lý thuyết và năng suất sinh

học, các công thức không bón đạm có năng suất kinh tế đạt thấp nhất.

3.2.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, thời gian bón tới hàm lượng nitrat

trong cải xanh mỡ số 6 và đất trồng

Bón đạm quá nhiều hoặc bón sát thời điểm thu hoạch sẽ dư thừa hàm

lượng nitrat (N03-) tồn động trong các bộ phận của rau, ảnh hưởng tới sức khỏe

con người và không mang lại hiệu quả kinh tế.

- Dư lượng nitrat trong rau: kết quả phân tích hàm lượng nitrat trong rau ở

Bảng 3.33 cho thấy, các công thức bón đạm ở thời điểm trước thu hoạch 12 ngày

(T2) có hàm lượng nitrat thấp hơn so với thời điểm bón đạm trước thu hoạch 5

ngày (T1). Vụ Đông Xuân, hàm lượng nitrat trong rau cải của các công thức tại

Page 128: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

116

điểm Đồng Trạch dao động từ 127 - 1081 mg/kg. Tại điểm Đức Ninh, hàm lượng

nitrat trong rau cải của các công thức dao động từ 112 - 986 mg/kg. Các công

thức N60T1, N90T1, N120T1, N90T2, N120T2 đều có dư lượng nitrat vượt quá

ngưỡng cho phép (>500 mg/kg).

Vụ Xuân Hè, hàm lượng nitrat trong rau cải của các công thức tại điểm

Đồng Trạch dao động từ 107 - 894 mg/kg, các công thức N60T1, N90T1,

N120T1, N120T2 có dư lượng nitrat vượt quá ngưỡng cho phép. Tại điểm Đức

Ninh, hàm lượng nitrat trong rau cải của các công thức dao động từ 112 - 986

mg/kg. Các công thức N90T1, N120T1, N120T2 có dư lượng nitrat vượt quá

ngưỡng cho phép (Bảng 3.33).

Như vậy, khi bón mức đạm từ 0 kg N - 120 kg N/ha thì hàm lượng nitrat

trong rau cũng tăng lên và có sự tương quan thuận rất chặt với liều lượng đạm.

Trong vụ Đông Xuân, mối quan hệ giữa liều lượng đạm ở thời điểm bón trước

thu hoạch 5 ngày và 12 ngày với hàm lượng nitrat trong rau được thể hiện với hệ

số tương quan rất chặt r = 0,98. Tương tự, trong vụ Xuân Hè hệ số tương quan r

= 0,95 - 0,99. Điều đó có ý nghĩa hàm lượng nitrat tăng lên cùng với liều lượng

tăng thêm của phân đạm.

- Dư lượng nitrat trong đất: hàm lượng NO3- trong cây cao hay thấp phụ

thuộc vào hàm lượng NO3- trong đất (D.J. Cantliffe, 1972) [78]. NO3

- hình thành

trong đất, tùy vào điều kiện một phần được cây hút một phần bị rửa trôi hoặc mất

do quá trình phản đạm hóa. Bởi vậy bón phân đạm lượng lớn, quá muộn, sẽ hình

thành NO3- quá nhiều so với nhu cầu của cây trồng sẽ bị rửa trôi gây ô nhiễm môi

trường hoặc tích lũy trong nông sản (Đặng Thu Hòa, 2002) [29]. Khi bón mức từ

0 - 120 kg N thì tồn dư nitrat trong đất cũng tăng theo chiều tăng của liều lượng

phân đạm. Bên cạnh đó, hàm lượng nitrat trong đất của các mức đạm ở thời điểm

bón trước thu hoạch 5 ngày (T1) cũng cao hơn so với thời điểm bón đạm trước

thu hoạch 12 ngày (T2). Trong các công thức thí nghiệm, công thức N120T1 có

hàm lượng nitrat trong đất cao nhất, đạt trung bình từ 43,9 - 52,4 mg/kg trong vụ

Đông Xuân và đạt từ 30,8 - 38,5 mg/kg trong vụ Xuân Hè. Công thức không bón

Page 129: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

117

đạm N0T1, N0T2 có hàm lượng nitrat trong đất thấp nhất, trung bình từ 5,2 - 9,1

mg/kg trong vụ Đông Xuân và từ 4,4 - 6,7 mg/kg trong vụ Xuân Hè (Bảng 3.33).

Bảng 3.33. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, thời gian bón tới hàm lượng nitrat

trong cải xanh mỡ số 6 và đất trồng

Có sự tương quan thuận giữa liều lượng đạm và hàm lượng nitrat trong đất

ở cả hai thời điểm bón trước thu hoạch 5 ngày (T1) và 12 ngày (T2) (r = 0,90 -

Vụ Đông XuânĐồng Trạch Đức Ninh

Côngthức

Dư lượngnitrat cótrong rau

(mg/kg)

Giới hạncho phép

(≤500mg/kg)

Dư lượngnitrat cótrong đất(mg/kg)

Dư lượngnitrat cótrong rau

(mg/kg)

Giới hạncho phép

(≤500mg/kg)

Dư lượngnitrat cótrong đất(mg/kg)

N0T1 178 Đạt 9,1 155 Đạt 7,3

N30T1 493 Đạt 17,3 421 Đạt 16,5

N60T1 664 Không đạt 29,5 537 Không đạt 20,2

N90T1 749 Không đạt 31,6 671 Không đạt 20,8

N120T1 1081 Không đạt 52,4 986 Không đạt 43,9

N0T2 127 Đạt 8,3 112 Đạt 5,2

N30T2 250 Đạt 12.7 206 Đạt 12.1

N60T2 347 Đạt 12,2 321 Đạt 15,5

N90T2 651 Không đạt 20,1 533 Không đạt 18,6

N120T2 835 Không đạt 35,8 684 Không đạt 27,2

Vụ Xuân Hè

N0T1 129 Đạt 6,7 116 Đạt 4,5

N30T1 327 Đạt 12,4 274 Đạt 9,3

N60T1 513 Không đạt 18,1 489 Đạt 15,7

N90T1 687 Không đạt 29,9 571 Không đạt 22,3

N120T1 894 Không đạt 38,5 786 Không đạt 30,8

N0T2 107 Đạt 6,1 98 Đạt 4,4

N30T2 225 Đạt 10,3 102 Đạt 7.6

N60T2 296 Đạt 10,6 214 Đạt 9,1

N90T2 500 Đạt 16,8 413 Đạt 13,5

N120T2 635 Không đạt 24,5 584 Không đạt 19,3

Page 130: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

118

0,98 vụ Đông Xuân, r = 0,95 – 0,99 vụ Xuân Hè). Điều này chứng tỏ khi bón

tăng liều lượng phân đạm cũng sẽ làm hàm lượng nitrat trong đất tăng lên.

Như vậy khi bón tăng liều lượng phân đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat

trong rau và trong đất tăng lên. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của

Đặng Thu Hòa (2002) [29]. Mặt khác thời gian cách ly từ lần bón đạm cuối đến

thu hoạch 12 ngày đảm bảo được dư lượng nitrat trong rau nằm dưới ngưỡng cho

phép, trong khi đó theo kết quả của Hoàng Thị Thái Hòa (2009) [28] là 15 ngày,

còn theo Trần Khắc Thi (1996) [61] tồn dư nitrat (N03-) trong rau ăn lá cao nhất

ở khoảng thời gian từ 10 - 15 ngày kể từ khi bón lần cuối đến thu hoạch. Tuy

nhiên theo Phạm Minh Cương (2005) [14] thì sau bón đạm lần cuối 10 ngày hàm

lượng nitrat trong rau đảm bảo được độ an toàn cho phép.

3.2.3.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, thời gian bón đến hiệu quả kinh tếSử dụng phân bón không hiệu quả sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm

lợi nhuận và gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. Giảm lượng phân bón mà vẫn

đảm bảo được năng suất cây trồng là điều cần quan tâm trong các nghiên cứu

nhằm tăng giá trị nông sản, hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường hướng đến sản

xuất nông nghiệp sạch và bền vững.

- Lợi nhuận: kết quả Bảng 3.34 cho thấy công thức N120T2 có lợi nhuận

cao nhất trong số các công thức, đạt trung bình từ 57,15 - 57,55 triệu đồng/ha

trong vụ Đông Xuân và đạt từ 47,75 - 49,51 triệu đồng trong vụ Xuân Hè. Tiếp

theo là công thức N120T1, N60T2. Công thức không bón đạm có năng suất kinh

tế thấp nhất nên lợi nhuận cũng đạt thấp hơn so với các công thức bón đạm.

- VCR: khi tính lãi suất phân bón VCR kết quả cho thấy, trong vụ Đông

Xuân, tại điểm Đồng Trạch lãi suất phân bón VCR dao động từ 1,12 - 5,79 và tại

điểm Đức Ninh lãi suất phân bón VCR dao động từ 3,48 - 6,69. Trong các công

thức thí nghiệm, công thức N60T2 có lãi suất phân bón VCR lớn nhất đạt trung

bình từ 5,79 - 6,69.

Tương tự, trong vụ Xuân Hè, lãi suất phân bón VCR dao động từ 3,90 -

5,01 tại điểm Đồng Trạch và dao động từ 1,26 - 4,98 tại điểm Đức Ninh. Ở cả

hai điểm công thức N60T2 có lãi suất phân bón VCR lớn nhất, trung bình từ

4,98 - 5,01.

Page 131: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

119

Bảng 3.34. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, thời gian bón đến hiệu quả kinh tếtrồng cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức NinhVụ Đông XuânCông thức

NSKT

(tấn/ha)Lợi nhuận(1000đ)

VCRNSKT

(tấn/ha)Lợi nhuận(1000đ)

VCR

N0T1 13,10 23.040 - 11,27 15.720 -

N30T1 14,58 28.277 1,12 16,98 37.877,5 4,73

N60T1 19,40 46.875 4,44 20,58 51.595 6,39

N90T1 19,82 47.872,5 4,11 20,19 49.352,5 5,56

N120T1 20,45 49.710 3,96 21,49 53.870 5,67

N0T2 12,86 22.080 - 11,70 17.440 -

N30T2 15,29 31.117,5 1,93 15,95 33.757,5 3,48

N60T2 20,97 53.155 5,79 20,61 51.715 6,69

N90T2 20,91 52.232,5 4,99 19,52 46.672,5 4,83

N120T2 22,41 57.550 5,27 22,31 57.150 5,90

Vụ Xuân Hè

N0T1 11,20 15.440 - 13,0 22.640 -

N30T1 16,29 35.117,5 4,20 14,64 28.517,5 1.26

N60T1 18,26 42.315 4,84 19,03 45.395 4,24

N90T1 18,31 41.832,5 4,36 19,47 46.472,5 3,94

N120T1 18,44 41.670 3,90 19,77 46.990 3,62

N0T2 11,70 17.440 - 13,63 25.160 -

N30T2 17,51 39.997,5 4,82 15,79 33.117,5 1,70

N60T2 18,53 43.395 5,01 20,65 51.875 4,98

N90T2 19,27 45.672,5 4,67 19,84 47.952,5 3,77

N120T2 19,96 47.750 4,50 20,40 49.510 3,62

Page 132: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

120

Như vậy công thức bón đạm 60 kg N/ha và bón trước thu hoạch 12 ngày

cho hiệu quả kinh tế nhất, kết quả liều lượng đạm phù hợp với kết quả nghiên

cứu của Hoàng Thị Thái Hòa (2009) [28]; Nguyễn Đình Thi và Lê Thị Quyên

(2011) [60].

Tóm lại: khi tăng liều lượng đạm từ 0 - 120 kg N/ha trên nền bón 300 kgvôi + 15 tấn phân chuồng + 60 kg P205 + 40 kg K20 sẽ làm tăng các chỉ tiêu sinh

trưởng, sâu bệnh, năng suất, dư lượng nitrat trong rau và trong đất. Ở liều lượngđạm 120 kg N/ha, tình hình sâu gây hại, năng suất, dư lượng nitrat trong rau cảixanh và trong đất thí nghiệm đạt ở mức cao nhất. Ở liều lượng đạm từ 90 - 120

kg N/ha dư lượng nitrat trong rau vượt ngưỡng giới hạn cho phép (>500 mg/kg).Bón đạm trước thu hoạch 12 ngày làm giảm hàm lượng nitrat trong rau và trong

đất so với bón đạm trước thu hoạch 5 ngày. Ở liều lượng đạm 60 kg N/ha và bón

trước thu hoạch 12 ngày, năng suất cải xanh đạt từ 20,61 - 20,97 tấn/ha trong vụĐông Xuân và đạt từ 18,53 - 20,65 tấn/ha trong vụ Xuân Hè, tương đương vớiliều lượng 90 kg N/ha và cao hơn so với năng suất cải xanh của ruộng đại trà do

nông dân sản xuất từ 4,53 - 4,97 tấn/ha (năng suất ruộng đại trà từ 14 - 16

tấn/ha).3.2.4. Kết quả nghiên cứu khả năng thay thế một phần phân đạm vô cơ bằngchế phẩm sinh học Wehg

Nghiên cứu này được tiến hành song song với thí nghiệm nghiên cứu vềliều lượng đạm và thời gian bón vì vậy nền được sử dụng để nghiên cứu là 300

kg vôi + 15 tấn phân chuồng + 70 kg N + 60 kg P205 + 40 kg K20 (là một trongnhững quy trình được khuyến cáo trong sản xuất rau ở tỉnh Quảng Bình)

3.2.4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đến các chỉ tiêu sinh trưởngcủa cải xanh mỡ số 6

Nghiên cứu các chỉ tiêu thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá/cây,đường kính tán nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đếnsự sinh trưởng của rau cải xanh là căn cứ quan trọng để xây dựng các biện phápkỹ thuật, xây dựng chế độ bón phân phù hợp cho rau cải xanh.

- Thời gian sinh trưởng của cải xanh bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khithu hoạch. Thời gian sinh trưởng của một giống phụ thuộc vào giống và điều kiệnngoại cảnh, đặc biệt là ánh sáng và nhiệt độ. Thời gian sinh trưởng có tương quanthuận với năng suất (Trần Văn Minh, Lê Tiến Dũng, 2006) [47]. Kết quả Bảng

Page 133: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

121

3.35 cho thấy, thời gian sinh trưởng của các công thức trong vụ Đông Xuân daođộng từ 40 - 43 ngày, trong vụ Xuân Hè dao động từ 38 - 41 ngày. Thời gian sinhtrưởng của các công thức VI (35 kg N + 3,5 lít Wehg), VII (35 kg N + 4 lítWehg) dài hơn so với CTII (35 kg N) nhưng có thời gian sinh trưởng tươngđương với CTI (70 kg N).

Bảng 3.35. Ảnh hưởng của các mức bón chế phẩm Wehg khác nhau

tới các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức NinhVụ Đông Xuân

TGST CC SL ĐKT TGST CC SL ĐKTCông

thức

(ngày) (cm) (lá) (cm) (ngày) (cm) (lá) (cm)

I 43 34,16a 10,13a 35,98a 41 31,56a 9,13a 33,06a

II 41 29,96d 9,13b 29,65c 40 27,36c 8,46b 28,45d

III 41 30,53cd 9,20b 30,91c 40 27,93c 8,53b 28,67d

IV 42 30,86cd 9,26b 32,62b 40 28,46bc 8,73ab 30,80c

V 42 31,96bc 9,46b 32,68b 41 28,30bc 8,73ab 31,54bc

VI 42 33,56ab 9,73ab 34,47a 41 30,73ab 9,13a 32,29ab

VII 42 33,46ab 9,66ab 35,94a 41 31,36a 8,93ab 32,41ab

LSD 0,05 - 1,93 0,65 1,56 - 2,78 0,52 0,90

Vụ Xuân Hè

I 39 32,26a 8,93a 30,87a 41 34,37a 9,86a 35,81a

II 38 28,70d 8,53b 27,41d 39 29,75e 8,93b 31,60d

III 38 28,76d 8,60ab 27,60d 39 30,86d 9,06b 32,27cd

IV 38 29,62c 8,66ab 28,51c 40 31,87cd 9,00b 32,63c

V 38 30,82b 8,73ab 29,50b 40 31,52d 9,13b 33,67b

VI 39 31,82a 8,80ab 29,52b 41 33,70ab 9,33b 35,76a

VII 39 30,80b 8,86ab 29,90b 41 32,68bc 9,26b 33,94b

LSD 0,05 - 0,84 0,39 0,71 1,08 0,47 0,92

Ghi chú: TGST: Tổng thời gian sinh trưởng; CC: chiều cao cây; SL: số lá; ĐKT:

đường kính tán. Trung bình trong cùng một cột và trong cùng một vụ có chữ cái

khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.

Page 134: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

122

- Chiều cao cây có sự khác biệt giữa các công thức khi sử dụng chế phẩm

sinh học Wehg. Công thức I (70 kg N) có chiều cao cây lớn nhất. Không có sự

sai khác về chiều cao cây giữa CTVI (35 kg N + 3,5 lít Wehg) với CTI (70 kg

N). Công thức II (35 kg N) có chiều cao cây thấp nhất: đạt 27,36 - 29,96 cm

trong vụ Đông Xuân và đạt 28,70 - 29,75 cm trong vụ Xuân Hè (Bảng 3.35).

- Số lá/cây được thể hiện ở Bảng 3.35, trong vụ Đông Xuân, CTI (70 kg

N) có số lá/cây lớn nhất, đạt bình quân 9,3 lá - 10,13 lá/cây. Công thức VI (35 kg

N + 3,5 lít Wehg), CTVII (35 kg N + 4 lít Wehg) có số lá/cây tương đương với

CTI (70 kg N). Các công thức sử dụng chế phẩm sinh học Wehg còn lại có số

lá/cây tương đương với CTII (35 kg N) nhưng thấp hơn so với CTI (70 kg N).

Trong vụ Xuân Hè, số lá/cây của các công thức sử dụng chế phẩm sinh học Wehg

tại điểm Đồng Trạch không có sự sai khác so với CTII (35 kg N) và CTI (70 kg

N). Tại điểm Đức Ninh các công thức sử dụng chế phẩm sinh học Wehg có số

lá/cây tương đương với CTII (35 kg N) nhưng thấp hơn so với CTI (70 kg N)

- Đường kính tán của cải xanh có sự thay đổi khi xử lý chế phẩm sinh học

Wehg. Công thức I (70 kg N) có đường kính tán lớn nhất, đạt 33,06 - 35,98 cm

trong vụ Đông Xuân và đạt 30,87 - 35,81 cm trong vụ Xuân Hè. Công thức VI

(35 kg N + 3,5 lít Wehg), CTVII (35 kg N + 4 lít Wehg) có đường kính tán lá

tương đương với CTI (70 kg N). Tuy nhiên CTII (35 kg N) và CTIII (35 kg N +

2 lít Wehg) có đường kính tán lá thấp nhất.

Như vậy, bón chế phẩm sinh học Wehg có tác dụng kéo dài thời sinh

trưởng, chiều cao cây, số lá/cây và đường kính tán của rau cải xanh.

3.2.4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đến tình hình phát triển sâu,

bệnh hại của cải xanh mỡ số 6

Rau cải có thời gian sinh trưởng ngắn, sản phẩm chứa nhiều nước, các mô tế

bào mềm, chứa nhiều dinh dưỡng là điều kiện cho sâu bệnh gây hại. Tác hại do sâu

bệnh gây ra không chỉ về mặt năng suất mà còn về mặt chất lượng. Chúng làm giảm

giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng, giá trị chế biến (Phạm Văn Lầm, 2009) [40]. Vì

vậy, giảm tối thiểu sự gây hại của sâu bệnh cũng là phương pháp quan trọng để tăng

năng suất và chất lượng sản lượng rau.

Page 135: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

123

Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, các đối tượng sâu, bệnh hại chủ yếu là

bệnh vàng lá, sâu tơ, rệp muội, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng.

- Bệnh vàng lá(Turnip Mosaic Virus): trong vụ Đông Xuân, tỷ lệ bệnh

vàng lá của các công thức dao động từ 1,51 - 8,76%. CTII (35 kg N) có tỷ lệ

bệnh vàng lá cao nhất, trung bình từ 5,37 - 8,76%. Công thức I (70 kg N) có tỷ lệ

bệnh vàng lá thấp nhất, trung bình từ 1,51 - 3,06%. Tỷ lệ bệnh vàng lá của CTVI

(35 kg N + 3,5 lít Wehg), CTVII (35 kg N + 4 lít Wehg) thấp tương đương với

CTI (70 kg N). Trong vụ Xuân Hè, tỷ lệ bệnh vàng lá trên các công thức cao hơn

vụ Đông Xuân, nguyên nhân chủ yếu do rau cải là cây có nhu cầu nước lớn

nhưng lượng mưa trong các tháng thí nghiệm vụ Xuân Hè đạt thấp, bên cạnh đó

còn do ảnh hưởng từ sâu bệnh gây ra. Trong các công thức thí nghiệm, CTI (70

kg N), CTVI (35 kg N + 3,5 lít Wehg), CTVII (35 kg N + 4 lít Wehg) có tỷ lệ

bệnh vàng lá thấp nhất. Công thức II (35 kg N) có tỷ lệ bệnh vàng lá cao nhất,

trung bình từ 13,36 - 16,68% (Bảng 3.36)

- Sâu tơ (Plutella xylostella L): kết quả thí nghiệm cho thấy, các công thức

sử dụng chế phẩm sinh học Wehg có mật độ sâu tơ thấp hơn so với công thức CTI

(70 kg N). Trong vụ Đông Xuân, công thức II (35 kg N) có mật độ sâu tơ thấp

nhất, dao động từ 12,00 - 12,67 con/m2. Trong khi đó, CTI (70 kg N) có mật độ sâu

tơ cao nhất, trung bình từ 19,67 - 22,00 con/m2. Trong vụ Xuân Hè, CTI (70 kg N)

có mật độ sâu tơ lớn nhất, trung bình từ 15,66 - 21,00 con/m2. Các công thức sử

dụng chế phẩm sinh học Wehg như: CTIV (35 kg N + 2,5 lít Wehg), CTVII (35 kg

N + 4 lít Wehg) có mật độ sâu tơ tương đương CTI. Công thức V (35 kg N + 3 lít

Wehg) có mật độ sâu tơ thấp nhất, trung bình từ 8,00 - 12,67 con/m2 (Bảng 3.36).

- Rệp muội (Brevicoryne brassicae): trong thí nghiệm này rệp chủ yếu

xuất hiện trong vụ Xuân Hè. Kết quả ở Bảng 3.36 cho thấy, mật độ rệp muội trên

các công thức tại điểm Đồng Trạch dao động từ 20,67 - 34,13 con/cây, tại điểm

Đức Ninh dao động từ 12,60 - 24,08 con/cây. Trong các công thức thí nghiệm,

CTI (70 kg N) có mật độ rệp cao nhất, trung bình từ 24,08 con/cây ở điểm Đồng

Trạch và 34,13 con/cây ở điểm Đức Ninh. Công thức VI (35 kg N + 3,5 lít

Wehg) có mật độ rệp thấp nhất, trung bình có 12,60 con/cây ở điểm Đồng Trạch

và 20,67 con/cây ở điểm Đức Ninh.

Page 136: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

124

Bảng 3.36. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đến tình hình

sâu, bệnh hại trên cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức Ninh

Vụ Đông Xuân

BVL ST SXBT BN BVL ST SXBT BNCông

thức(TLB%) (con/m2) (con/m2) (con/m2) (TLB%) (con/m2) (con/m2) (con/m2)

I 3,06c 22,00a 17,00a 14,67a 1,51c 19,67a 21,00ab 10,00b

II 8,76a 12,67e 15,33ab 8,66c 5,37a 12,00e 16,33cd 8,00f

III 6,32ab 15,00de 15,66a 10,33bc 5,68a 12,67de 18,66bcd 6,66cd

IV 6,87ab 17,33cd 12,00bc 12,67ab 3,03bc 14,33cd 20,67ab 5,33a

V 4,72bc 18,33bc 10,33cd 13,33ab 3,95ab 17,00b 19,00bc 7,33bc

VI 3,03c 13,67e 8,33de 10,66bc 2,38bc 16,33b 15,33d 7,67ef

VII 2,29c 20,33ab 6,67e 12,00abc 2,48bc 16,00bc 23,33a 9,67de

LSD

0,052,90 2,53 3,48 3,91 2,04 1,91 3,35 3,53

Vụ Xuân Hè

BVL ST RM BN BVL ST RM BN

(TLB%) (con/m2) (con/cây) (con/m2) (TLB%) (con/m2) (con/cây) (con/m2)

I 7,68c 15,66a 34,13a 14,33a 5,30c 21,00a 24,08a 8,33ab

II 16,68a 10,33bc 21,93de 8,67b 13,36a 17,33bc 19,68b 10,67a

III 14,39a 11,00bc 30,20ab 6,66bc 13,81a 15,66c 17,72bc 6,33bc

IV 11,21b 13,67ab 27,46bc 7,00b 10,08b 18,67 ab 15,16cd 3,33de

V 11,46b 8,00c 25,40cd 8,33b 6,82c 12,67d 14,64d 5,67cd

VI 8,19c 9,66bc 20,67e 4,00c 5,60c 17,33bc 12,60d 3,00e

VII 6,87c 12,67ab 23,33cde 8,00b 5,30c 19,00ab 12,96d 4,33cde

LSD

0,052,90 4,27 4,42 2,98 2,58 2,85 3,06 2,47

Ghi chú: BVL: Bệnh vàng lá, TLB: tỷ lệ bệnh, ST: sâu tơ, RM: rệp muội,

BN: bọ nhảy. Trung bình trong cùng một cột và trong cùng một vụ có chữ cái

khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P< 0,05.

Page 137: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

125

- Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae): gây hại chủ yếu trong vụ Đông

Xuân. Mật độ sâu xanh bướm trắng dao động từ 6,67 - 17,00 con/m2 tại điểm

Đồng Trạch và dao động từ 15,33 - 23,33 con/m2 tại điểm Đức Ninh. Phần lớn

các công thức sử dụng chế phẩm sinh học Wehg có mật độ sâu xanh bướm trắng

thấp hơn so với công thức I (70 kg N).

- Bọ nhảy (Phyllotreta striolata): qua Bảng 3.36 cho thấy, khi thay thế

một phần phân đạm bằng chế phẩn sinh Wehg mật độ bọ nhảy gây hại giảm hơn

so với sử dụng hoàn toàn phân đạm. Trong vụ Đông Xuân, mật độ bọ nhảy của

các công thức dao động từ 5,33 - 14,67 con/m2. Công thức I (70 kg N) có mật độ

bọ nhảy cao nhất, trung bình từ 10,00 con/m2 - 14,67 con/m2. Trong khi đó, công

thức giảm một nữa lượng đạm (CTII: 35 kg N) có mật độ bọ nhảy thấp nhất,

trung bình từ 8,00 - 8,66 con/m2. Trong vụ Xuân Hè, mật độ bọ nhảy trên các

công thức dao động từ 3,00 - 14,33 con/m2. Công thức I (70 kg N) có mật độ bọ

nhảy cao nhất, trung bình từ 8,33 - 14,33 con/m2. Công thức VI (35 kg N + 3,5 lít

Wehg) có mật độ bọ nhảy thấp nhất, trung bình từ 3,00 - 4,00 con/m2.

3.2.4.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg tới khối lượng tươi, khô và

năng suất của cải xanh mỡ số 6

- Khối lượng tươi: đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất quyết

định đến năng suất của rau cải xanh. Kết quả Bảng 3.37 cho thấy, khối lượng

tươi của các công thức dao động từ 59,15 - 76,42 gam trong vụ Đông Xuân và từ

51,75 - 67,27 gam trong vụ Xuân Hè. Công thức I (70 kg N) có khối lượng tươi

lớn nhất đạt trung bình: 70,73 - 76,42 gam trong vụ Đông Xuân và đạt 63,91 -

67,27 gam trong vụ Xuân Hè. CTII (35 kg N) có khối lượng tươi thấp nhất, đạt từ

59,15 - 67,55 gam trong vụ Đông Xuân và đạt 51,75 - 56,54 gam trong vụ Xuân

Hè. Các công thức sử dụng chế phẩm sinh học Wehg có khối lượng tươi tăng cao

hơn so với công thức II (35 kg N). Công thức VI (35 kg N + 3,5 lít Wehg) có

khối lượng tươi tương đương với công thức CTI, đạt trung bình từ 68,21 - 73,0

gam trong vụ Đông Xuân và đạt từ 61,81 - 64,42 gam trong vụ Xuân Hè.

- Khối lượng khô: những công thức có khối lượng tươi cao cũng thường

có khối lượng khô cao.

Page 138: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

126

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đến khối lượng tươi, khô và

năng suất của cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức Ninh

Vụ Đông XuânCông

thức KL.

tươi

(gam)

KL.

khô

(gam)

NSSH

(tấn/ha)

NSKT

(tấn/ha)

KL.

tươi

(gam)

KL.

khô

(gam)

NSSH

(tấn/ha)

NSKT

(tấn/ha)

I 76,42a 8,04a 26,19a 20,80a 70,73a 7,52a 24,54a 19,73a

II 67,55e 6,05d 23,77e 19,20d 59,15d 5,66d 20,82d 17,06c

III 68,63de 6,38cd 24,16de 19,46cd 60,24cd 6,09cd 21,20cd 17,33bc

IV 69,73cde 6,46cd 24,54cde 19,73bcd 63,60bc 6,15bc 22,38bc 18,40abc

V 71,57bc 6,72c 25,19bc 20,26abc 67,12ab 6,26bc 23,27ab 18,93ab

VI 73,00b 7,40b 25,69ab 20,53ab 68,21a 6,57b 23,66ab 19,20a

VII 70,39bcd 7,48b 24,77bcd 19,73bcd 69,64a 7,27a 24,16a 19,46a

LSD

0,052,74 0,51 0,96 0,86 4,44 0,45 1,56 1,64

Vụ Xuân Hè

I 63,91a 6,80a 21,79a 17,33a 67,27a 7,69a 22,62a 18,40a

II 51,75e 4,92d 18,22d 14,93c 56,54d 5,52f 19,55c 16,26c

III 54,60de 5,05d 18,87d 15,46c 59,72cd 5,97ef 20,32bc 16,80bc

IV 55,69cd 5,13d 19,25cd 15,73bc 60,06cd 6,35de 20,43bc 16,80bc

V 58,63bc 5,41cd 20,28bc 16,53ab 62,24bc 6,65cd 21,20ab 17,33abc

VI 61,81ab 6,04b 21,40ab 17,06a 64,42ab 7,30ab 21,97a 17,86ab

VII 60,39b 5,92bc 20,90ab 16,80a 63,33abc 7,06bc 21,58ab 17,60abc

LSD

0,053,25 0,52 1,14 1,05 4,32 0,61 1,52 1,49

Ghi chú: Trung bình trong cùng một cột và cùng một vụ có chữ cái khác

nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P< 0,05. KL: khối lượng, NSSH:

năng suất sinh học, NSKT: năng suất kinh tế.

Page 139: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

127

Kết quả Bảng 3.37 cho thấy khối lượng khô dao động từ 5,66 - 8,04 gam

trong vụ Đông Xuân và dao động từ 4,92 - 7,69 gam trong vụ Xuân Hè. Công

thức I (70 kg N) có khối lượng khô lớn nhất, đạt trung bình 7,52 - 8,04 gam trong

vụ Đông Xuân và đạt từ 6,80 - 7,69 gam trong vụ Xuân Hè. Công thức II (35 kg

N) có khối lượng khô thấp nhất, đạt trung bình 5,66 - 6,05 gam trong vụ Đông

Xuân và đạt 4,92 - 5,52 gam trong vụ Xuân Hè. Khối lượng khô của các công

thức sử dụng chế phẩm sinh học Wehg cũng tăng lên tương ứng khi phun liều

lượng từ 2 - 4 lít/ha tuy nhiên thấp hơn so với công thức I (70 kg N).

- Năng suất sinh học: các công thức có năng suất sinh học tăng từ 20,82 -

26,19 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và tăng từ 18,22 - 22,62 tấn/ha trong vụ Xuân

Hè. Công thức I (75 kg N) có năng suất sinh học cao nhất, đạt từ 24,54 - 26,19

tấn/ha trong vụ Đông Xuân và đạt 21,79 - 22,62 tấn/ha trong vụ Xuân Hè. Công

thức II (35 kg N) có năng suất sinh học đạt thấp nhất, trung bình từ 20,82 - 23,77

tấn/ha trong vụ Đông Xuân và từ 18,22 - 19,55 tấn/ha trong vụ Xuân Hè. Trong

các công thức sử dụng chế phẩm sinh học Wehg, CTVI (35 kg N + 3,5 lít Wehg)

có năng suất sinh học cao nhất, đạt 23,66 - 25,69 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và

đạt 21,40 - 21,90 tấn/ha trong vụ Xuân Hè. Mặt khác, về mặt thống kê CTVI (35

kg N + 3,5 lít Wehg) có năng suất sinh học không khác biệt so với CTI (đ/c).

Năng suất sinh học của CTIII (35 kg N + 2 lít Wehg), CTIV (35 kg N + 2,5 lít

Wehg) đạt thấp nhất và tương đương so với CTII (35 kg N) (Bảng 3.37).

Năng suất kinh tế là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh hiệu quả của việc

sử dụng chế phẩm sinh học Wehg. Năng suất kinh tế của các công thức trong vụ

Đông Xuân dao động từ 17,06 -20,80 tấn/ha và dao động từ 14,93 - 18,40 tấn/ha

trong vụ Xuân Hè. Công thức I (75 kg N) có năng suất kinh tế lớn nhất đạt: 19,73

- 20,80 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và đạt 17,33 - 18,40 tấn/ha trong vụ Xuân Hè.

Công thức VI (35 kg N + 3,5 lít Wehg) có năng suất kinh tế tương đương CTI

(đ/c) và đạt cao nhất trong các công thức sử dụng chế phẩm sinh học Wehg:

19,20 - 20,53 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và từ 17,06 - 17,86 tấn/ha trong vụ

Xuân Hè. Công thức II (35 kg N) có năng suất kinh tế thấp nhất, đạt 17,06 -

19,20 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và 14,93 - 16,26 tấn/ha trong vụ Xuân Hè

(Bảng 3.37).

Page 140: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

128

3.2.4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đến hàm lượng nitrat trong

cải xanh mỡ số 6 và trong đất thí nghiệm

Một trong các yếu tố tác động tới dư lượng nitrat là phân bón, đặc biệt

phân đạm. Đã có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm tới dư lượng nitrat,

vì vậy đối với người sản xuất chỉ cần giảm một lượng đạm nhất định thì có khả

năng khống chế được lượng NO3- trong rau. Trong thí nghiệm này, khi nghiên

cứu chế phẩm sinh học Wehg, ngoài vấn đề quan tâm là năng suất thì những tác

động của chúng tới phẩm chất rau, đặc biệt là dư lượng nitrat cần phải ưu tiên

đánh giá.

Bảng 3.38. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Wehg đến hàm lượng nitrat

trong cải xanh mỡ số 6 và trong đất thí nghiệm

Vụ Đông XuânĐồng Trạch Đức Ninh

Côngthức

Dư lượngnitrat cótrong rau

(mg/kg)

Giới hạncho phép

(≤500mg/kg)

Dư lượngnitrat cótrong đất(mg/kg)

Dư lượngnitrat cótrong rau

(mg/kg)

Giới hạncho phép

(≤500mg/kg)

Dư lượngnitrat cótrong đất(mg/kg)

I 473,5 Đạt 20,5 380,5 Đạt 16,3

II 250,5 Đạt 14,7 181,2 Đạt 7,5

III 250,2 Đạt 12,5 186,5 Đạt 9,2

IV 256,4 Đạt 14,6 220,3 Đạt 11,7

V 270,8 Đạt 15,3 212,6 Đạt 12,3

VI 290,6 Đạt 17,4 250,3 Đạt 10,2

VII 318,3 Đạt 18,2 271,2 Đạt 12,6

Vụ Xuân Hè

I 286,3 Đạt 11,0 220,8 Đạt 13,2

II 148,5 Đạt 5,3 133,4 Đạt 3,3

III 192,0 Đạt 6,0 126,5 Đạt 4,0

IV 187,4 Đạt 5,7 137,3 Đạt 4,2

V 229,5 Đạt 6,1 165,0 Đạt 5,5

VI 231,2 Đạt 8,4 168,1 Đạt 5,8

VII 236,0 Đạt 8,4 206,3 Đạt 7,7

Page 141: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

129

- Dư lượng nitrat trong rau: qua kết quả phân tích ở Bảng 3.38 cho thấy,

các công thức thí nghiệm đều có hàm lượng nitrat nằm dưới ngưỡng cho phép

theo quy định của Bộ Y tế. Công thức I (75 kg N) có hàm lượng nitrat cao nhất,

đạt trung bình từ 380,5 - 473,5 trong vụ Đông Xuân và từ 220,8 - 286,3 mg/kg

trong vụ Xuân Hè. Các công thức sử dụng chế phẩm sinh học Wehg đều có hàm

lượng nitrat thấp hơn so với công thức I (75 kg N). Như vậy, việc sử dụng chế

phẩm sinh học Wehg sẽ không làm cho hàm lượng nitrat vượt quá ngưỡng giới

hạn cho phép, kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Lệ,

Nguyễn Hồng Phương (2009)[42].

- Dư lượng nitrat trong đất: việc sử dụng chế phẩm sinh học Wehg có ảnh

hưởng nhất định tới các chỉ tiêu sinh hóa trong đất trong đó có hàm lượng nitrat. Kết

quả phân tích mẫu đất cho thấy, trong vụ Đông Xuân hàm lượng nitrat trong đất dao

động từ 12,5 - 20,5 mg/kg tại điểm Đồng Trạch và dao động từ 7,5 - 16,3 mg/kg tại

điểm Đức Ninh. Trong vụ Xuân Hè, hàm lượng nitrat trong đất dao động từ 5,3 -

11,0 mg/kg tại điểm Đồng Trạch và từ 3,3 - 13,2 mg/kg tại điểm Đức Ninh. Hàm

lượng nitrat trong đất của các công thức sử dụng chế phẩm sinh học Wehg thấp hơn

so với công thức I (70 kg N) nhưng cao hơn so với CTII (35 kg N) (Bảng 3.38)

3.2.4.5. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón Wehg

Ngoài năng suất và phẩm chất, hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng quyết

định khả năng đầu tư và mở rộng diện tích của người trồng rau. Qua Bảng 3.39

cho thấy, các công thức sử dụng chế phẩm sinh học Wehg làm chi phí tăng thêm từ

880 nghìn đồng - 1,16 triệu đồng/ha, cao hơn công thức I (75 kg N) từ 82 nghìn -

362 nghìn đồng/ha. Giá trị sản phẩm tăng lên của các công thức sử dụng chế phẩm

sinh học Wehg tăng lên từ 1,04 triệu - 9,6 triệu đồng/ha trong vụ Đông Xuân và từ

2,12 triệu - 8,52 triệu đồng/ha trong vụ Xuân Hè. Trong các công thức sử dụng chế

phẩm sinh học Wehg, CTVII (35N + 4 lít Wehg) có chi phí tăng thêm do sử dụng

thêm chế phẩm sinh học Wehg lớn nhất, đạt 1,16 triệu đồng. Tuy nhiên, CTVI

(35N + 3,5 lít Wehg) có giá trị sản phẩm tăng thêm do sử dụng chế phẩm sinh học

Wehg lớn nhất, đạt trung bình từ 5,32 triệu đồng/ha - 8,56 triệu đồng/ha trong vụ

Đông Xuân và đạt từ 6,4 triệu - 8,52 triệu đồng/ha trong vụ Xuân Hè.

Page 142: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

130

Bảng 3.39. Hiệu quả kinh tế của các công thức xử lý chế phẩm sinh học Wehg

Đồng Trạch Đức NinhVụ Đông Xuân

Công

thức NSKT

(tấn/ha)

CPTT do

sử dụngthêm

phân bón

(1000đ/)

GTSP

tăng lêndo sử dụngphân bón

(1000đ)

Lãi so

với đối

chứng(1000đ)

VCRNSKT

(tấn/ha)

CPTT

do sử dụngthêm

phân bón

(1000đ/)

GTSP tănglên do sử

dụng phânbón

(1000đ)

Lãi

so vớiđối chứng(1000đ)

VCR

I 20,80 798 6.400 5.012,5 8,02 19,73 798 10.680 9.292,5 13,38

II 19,20 - - - - 17,06 - - - -

III 19,46 880 1.040 160 1,18 17,33 880 1.040 200 1,18

IV 19,73 950 2.120 1.170 2,23 18,40 950 5.360 4.410 5,64

V 20,26 1.020 4.240 3.220 4,15 18,93 1.020 7.480 6.460 7,33

VI 20,53 1.090 5.320 4.230 4,88 19,20 1.090 8.560 7.470 7,85

VII 19,73 1.160 2.120 960 1,82 19,46 1.160 9.600 8.440 8,27

Vụ Xuân Hè

I 17,33 798 9.600 8.212,5 12,03 18,40 798 8.560 7.172,5 10,72

II 14,93 - - - - 16,26 - - -

III 15,46 880 2.120 1.240 2,40 16,80 880 2.160 1.280 2,45

IV 15,73 950 3.200 2.250 3,36 16,80 950 2.160 1.210 2,27

V 16,53 1.020 6.400 5.380 6,27 17,33 1.020 4.280 3.260 4,19

VI 17,06 1.090 8.520 7.430 7,81 17,86 1.090 6.400 5.310 5,87

VII 16,80 1.160 7.480 6.320 6,44 17,60 1.160 5.360 4.200 4,62

Ghi chú: NSKT: Năng suất kinh tế, CPTT: Chi phí tăng thêm, GTSP: Giá

trị sản phẩm, VCR: Tỷ số giữa giá trị sản phẩm tăng lên do sử dụng phân bón và

Chi phí tăng thêm phân bón. Giá phân bón Wehg: 140.000 đồng/kg, giá phân

đạm 10.500 đồng/kg. Giá bán rau cải: 4000 đồng/kg. Công phun: 600.000

đồng/ha.

Các công thức sử dụng chế phẩm sinh học Wehg có lãi thấp hơn so với

công thức I (70 kg N), nhưng khi so sánh với CTII (35 kg N), các công thức sử

Page 143: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

131

dụng chế phẩm sinh học Wehg có lãi cao hơn từ 160 nghìn đồng - 8,44 triệu

đồng trong vụ Đông Xuân và từ 1,21 triệu đồng - 7,43 triệu đồng trong vụ Xuân

Hè. Công thức VI (35N + 3,5 lít Wehg) có lãi cao nhất trong số các công thức sử

dụng chế phẩm sinh học Wehg, đạt trung bình từ 4,23 triệu đồng - 7,47 triệu

đồng/ha trong vụ Đông Xuân và từ 5,31 triệu đồng - 7,43 triệu đồng/ha trong vụ

Xuân Hè (Bảng 3.39).

Lãi suất phân bón VCR là một trong những căn cứ giúp người nông dân

quyết định đầu tư phân bón. Kết quả Bảng 3.36 cho thấy, chỉ số VCR của công

thức I (75 kg N) đạt cao nhất, trung bình từ 8,02 - 13,38 trong vụ Đông Xuân và

từ 10,72 - 12,03 trong vụ Xuân Hè. Trong các công thức sử dụng chế phẩm sinh

học Wehg, CTVI (35N + 3,5 lít Wehg) có chỉ số VCR cao nhất, đạt trung bình từ

4,88 - 7,85 trong vụ Đông Xuân và từ 5,87 - 7,81 trong vụ Xuân Hè (Bảng 3.39).

Tóm lại: khi thay thế 50% lượng đạm bằng phân bón Wehg với liều lượng

từ 2 - 4 lít/ha thì ở liều lượng 3,5 lít/ha cải xanh mỡ số 6 có khả năng sinh trưởng

phát triển, năng suất tương đương với bón 100% đạm (70 kg N/ha), nhưng tỷ lệ

sâu bệnh gây hại, dư lượng nitrat trong rau và đất trồng thấp hơn so với bón

100% lượng đạm (70 kg N/ha).

3.2.5. Hiệu lực của một số thuốc trừ sâu sinh học và thảo mộc đối với một sốloài sâu hại rau cải xanh mỡ số 6

Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nằm dưới ngưỡng cho phép là

một trong những nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện sản xuất nông

nghiệp theo tiêu chuẩn GAP. Việc sử dụng thuốc thảo mộc, thuốc sinh học, thay

thế thuốc hóa học đang là xu hướng được ứng dụng trong sản xuất rau an toàn và

nông nghiệp hữu cơ.

3.2.5.1. Hiệu lực của các loại thuốc sinh học và thảo mộc đối với sâu tơ

Sâu tơ (Plutella xylostella L) là loại sâu hại rất nguy hiểm đối với các

vùng trồng cải. Đây là loại sâu hại khó phòng trừ do có khả năng kháng thuốc trừ

sâu hóa học cao. Bảng 3.40 cho thấy có sự sai khác về hiệu lực trừ sâu tơ của các

loại thuốc và thời gian sau khi xử lý thuốc ở cả hai vụ thí nghiệm. Tất cả các loại

thuốc có hiệu lực trừ sâu tơ sau khi xử lý 1 ngày. Thuốc trừ thảo mộc có hiệu lực

Page 144: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

132

(28,6 - 44,15% ở vụ ĐX và 35,50 - 46,46% ở vụ XH) thấp hơn so với thuốc trừ

sâu hóa học Rigell 800WG (58,75 - 68,08% trong vụ ĐX và 59,73 - 65,03%

trong vụ XH ).

Bảng 3.40. Hiệu lực của các loại thuốc đối với sâu tơ hại cải

Đồng Trạch Đức Ninh

Hiệu lực % - Vụ Đông XuânCông

thức1NSP 3NSP 5NSP 7NSP 14NSP 1NSP 3NSP 5NSP 7NSP 14NSP

Ớt 40,12cd 50,20de 37,06cd 28,77cd 0,00c 37,23bc 48,25bc 30,29bc 13,58c 0,00c

Gừng 33,79d 43,51e 31,94d 21,75d 0,00c 28,61c 40,71c 21,13c 11,85c 0,00c

Tỏi 38,73cd 48,33de 35,51cd 23,53cd 0,00c 40,22b 48,63bc 34,42b 15,65c 0,00c

ớt, gừng, tỏi 42,90bc 54,84cd 41,15c 31,72c 0,00c 44,15b 52,30bc 36,43b 18,42c 0,00c

Rolamsuper 49,20b 65,81ab 74,18a 66,93a 32,22a 47,05b 60,30ab 68,67a 64,89a 25,00a

Dylan 46,33bc 60,72bc 69,60a 57,04b 26,48ab 46,27b 55,26b 67,53a 59,70a 21,76a

Rigell 68,08a 75,97a 60,60b 54,53b 22,30b 58,75a 70,53a 63,88a 50,20b 14,53b

LSD0,05 8,55 10,37 8,97 8,35 6,33 10,18 12,26 12,74 7,70 4,52

Hiệu lực % - Vụ Xuân Hè

Ớt 43,50ab 48,33b 33,10b 16,33c 0,00c 42,46c 50,72cd 32,13d 21,47c 0,00c

Gừng 35,50abc 40,56b 28,86b 13,23c 0,00c 39,77c 45,32d 30,72d 19,42c 0,00c

Tỏi 40,46bcd 45,73b 29,40b 17,66c 0,00c 42,47c 52,52c 32,28d 24,37c 0,00c

ớt, gừng, tỏi 46,46cd 49,13b 34,73b 17,70c 0,00c 46,39bc 54,90c 38,93c 27,07c 0,00c

Rolamsuper 59,56cd 75,30a 76,46a 58,93a 28,33a 50,81b 72,13ab 73,79a 65,53a 21,00a

Dylan 51,86d 72,13a 74,66a 56,30a 23,33b 50,63b 69,75b 72,28a 62,55a 19,77ab

Rigell 65,03a 79,06a 74,16a 47,83b 22,46b 59,73a 76,75a 64,36b 50,58b 14,14b

LSD0,05 13,45 10,61 8,75 8,24 3,06 7,66 5,53 2,99 10,5 5,86

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ

thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05; NSP: Ngày sau phun thuốc.

Sử dụng kết hợp các loại thảo mộc ớt, gừng, tỏi cho hiệu lực trừ sâu tơ (42,9

- 44,15% trong vụ ĐX và 46,39 - 46,46% trong vụ XH) cao hơn so sử dụng đơn lẻ.

Hiệu lực trừ sâu tơ của các loại thuốc thảo mộc cao nhất vào thời gian 3 ngày sau

Page 145: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

133

phun thuốc, trong vụ Đông Xuân đạt 40,71 - 54,84% và 40,56 - 54,90% trong vụ

Xuân Hè, sau đó giảm dần và không còn có hiệu lực phòng trừ sau 14 ngày.

Một ngày sau phun, hiệu lực trừ sâu tơ của thuốc sinh học (47,05 - 49,2%

đối với Rholamsuper 50WSG; 46,27 - 46,33% đối với Dylan 2.5EC ở vụ ĐX và

50,81 - 59,56% đối với Rholamsuper 50WSG; 50,63 - 51,86% đối với Dylan

2.5EC ở vụ XH) thấp hơn so với thuốc hóa học Rigell 800WG. Tuy nhiên hiệu

lực trừ sâu tơ của thuốc sinh học tăng dần và đạt cao nhất ở 5 ngày sau phun,

trong đó Rholamsuper 50WSG đạt hiệu lực 68,67 - 74,18% và 73,79 - 76,46%,

Dylan 2.5EC là 67,53 - 69,60% và 72,28 - 74,66% ở vụ Đông Xuân và Xuân Hè,

cao hơn so với hiệu lực của thuốc hóa học và thảo mộc.

Thuốc trừ sâu sinh học còn có hiệu lực trừ sâu tơ cao hơn thuốc hóa học

sau phun 7 và 14 ngày (Bảng 3.40). Như vậy hiệu lực trừ sâu tơ của thuốc sinh

học kéo dài hơn so với thuốc hóa học và thuốc thảo mộc.

3.2.5.2. Hiệu lực của các loại thuốc sinh học và thảo mộc đối với bọ nhảyBọ nhảy (Phyllotreta striolata) là đối tượng sâu hại rau cải khó phòng trừ.

Bọ nhảy trưởng thành có khả năng di chuyển nhanh từ ruộng này qua ruộng

khác. Vì vậy khi phun thuốc thì bọ nhảy di chuyển qua vùng không xử lý thuốc

để lẩn tránh, sau đó lại quay lại để gây hại. Sâu non của bọ nhảy thường sinh

sống ở trong đất và gây hại rễ cây rau, đây cũng là yếu tố gây khó khăn trong

phòng trừ sâu non.

Kết quả Bảng 3.41 cho thấy, tất cả các loại thuốc có hiệu lực trừ bọ nhảy

thấp (dưới 50% trong vụ ĐX và dưới 60% trong vụ XH). Tuy nhiên có sự sai

khác về hiệu lực trừ bọ nhảy của các loại thuốc ở cả hai địa điểm thí nghiệm

trong hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè.

Sau một ngày xử lý, các loại thuốc thảo mộc có hiệu lực (23,98 - 34,55%

ở Đồng Trạch và 25,98 - 38,34% ở Đức Ninh trong vụ ĐX; 34,69 - 45,75% ở

Đồng Trạch và 24,79 - 32,47% ở Đức Ninh trong vụ XH) thấp hơn so với thuốc

hóa học (43,78 - 46,39% vụ ĐX; 50,97 - 57,45% vụ XH) và sinh học (40,6 -

48,04% và 38,74 - 40,72% ở vụ ĐX; 47,10 - 48,04 % và 38,40 - 42,67 % ở vụ

XH). Các công thức sử dụng tỏi hoặc có sự kết hợp ớt, gừng, tỏi cho hiệu lực trừ

Page 146: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

134

bọ nhảy cao hơn so với sử dụng đơn lẻ ớt, gừng. Hiệu lực trừ bọ nhảy của các

loại thuốc thảo mộc cao nhất sau 1 ngày, sau đó giảm dần và không còn có hiệu

lực trừ sâu sau 14 ngày xử lý thuốc.

Bảng 3.41. Hiệu lực của các loại thuốc đối với bọ nhảy

Đồng Trạch Đức Ninh

Hiệu lực % - Vụ Đông XuânCông thức

1NSP 3NSP 5NSP 7NSP 14NSP 1NSP 3NSP 5NSP 7NSP 14NSP

Ớt 29,20cd 22,70bc 18,24b 11,36c 0,00c 33,38bc 28,39c 10,28bc 3,67c 0,00b

Gừng 23,98d 20,85c 15,41b 9,58c 0,00c 25,98c 23,32c 8,80c 2,16c 0,00b

Tỏi 31,65c 27,17bc 20,92b 14,44c 0,00c 35,58ab 29,80c 13,42bc 4,78c 0,00b

ớt, gừng, tỏi 34,55bc 29,34b 22,86b 16,69bc 0,00c 38,34ab 32,57bc 16,42b 5,50c 0,00b

Rolamsuper 48,04a 50,96a 39,14a 27,97a 16,45a 40,72ab 45,45ab 32,54a 20,45a 8,96a

Dylan 40,60ab 48,83a 36,58a 21,94ab 13,26ab 38,74ab 44,57ab 30,39a 16,78ab 8,47a

Rigell 46,39a 50,43a 35,75a 25,02a 11,28b 43,78a 47,44a 30,67a 13,27b 7,74a

LSD0,05 7,44 7,25 8,38 7,21 3,71 8,69 13,00 7,14 5,92 2,44

Hiệu lực % - Vụ Xuân Hè

Ớt 37,87cd 34,59b 27,58b 15,34b 0,00b 29,85d 23,34d 22,19d 20,26cd 0,00c

Gừng 34,69d 30,88b 24,37b 13,21b 0,00b 24,79e 24,58cd 21,28d 16,00d 0,00c

Tỏi 40,37bcd 35,57b 27,58b 17,54b 0,00b 31,78d 26,89cd 30,22c 18,73cd 0,00c

ớt, gừng, tỏi 45,75abc 40,87b 29,71b 18,36b 0,00b 32,47d 30,81bc 29,24c 21,24c 0,00c

Rolamsuper 48,04ab 56,63a 59,07a 39,65a 17,75a 42,67b 47,68a 50,04ab 43,36a 18,49a

Dylan 47,10ab 52,79a 56,10a 38,30a 15,19a 38,40c 34,33b 47,47b 36,82b 14,90b

Rigell 50,97a 55,48a 57,17a 34,12a 13,29a 57,45a 46,91a 52,36a 37,77b 15,69b

LSD0,05 8,50 11,81 8,79 8,35 6,54 4,19 6,52 4,09 5,00 2,42

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ

thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05; NSP: Ngày sau phun thuốc.

Không có sự sai khác về hiệu lực trừ bọ nhảy của thuốc sinh học

Rholamsuper 50WSG, Dylan 2.5EC và thuốc hóa học Rigell 800WG qua các

ngày điều tra.

Page 147: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

135

3.2.5.3. Hiệu lực của các loại thuốc sinh học và thảo mộc đối với sâu xanh

bướm trắng

Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) là loại sâu hại phổ biển trên ruộng cải

xanh và các cây trồng thuộc họ hoa thập tự ở các vùng trồng rau. Sâu cắn khuyết

là và có thể phá hại trên toàn cây, làm cây cải xơ xác gây ảnh hưởng đến năng

suất và phẩm chất rau.

Bảng 3.42. Hiệu lực (%) của các loại thuốc đối với sâu xanh bướm trắng

Đồng Trạch Đức Ninh

Hiệu lực % - Vụ Đông XuânCông thức

1NSP 3NSP 5NSP 7NSP 14NSP 1NSP 3NSP 5NSP 7NSP 14NSP

Ớt 56,11ab 80,28abc 62,34b 44,15c 0,00d 62,81a 84,57bc 70,22d 37,08bc 0,00c

Gừng 51,85b 71,70c 55,86b 41,21c 0,00d 58,88a 80,63c 66,78d 30,39c 0,00c

Tỏi 59,93ab 77,50bcd 58,15b 48,43c 0,00d 63,31a 88,32abc 73,28cd 40,73bc 0,00c

ớt, gừng, tỏi 63,40a 83,79ab 67,34b 51,55bc 0,00d 65,22a 90,89ab 75,54bcd 45,34b 0,00c

Rolamsuper 55,58ab 80,64abc 86,02a 70,07a 46,45a 60,72a 82,54bc 88,94a 73,56a 38,09a

Dylan 52,62b 74,27cd 81,54a 65,52ab 39,53b 58,73a 80,51c 85,13ab 70,35a 33,20ab

Rigell 63,37a 86,87a 79,40a 66,03a 32,32c 60,46a 94,56a 81,90abc 69,42a 29,31b

LSD0,05 9,30 7,44 11,77 14,24 6,68 15,54 9,52 10,06 10,65 5,38

Hiệu lực % - Vụ Xuân Hè

Ớt 41,92b 68,54bc 63,30cd 41,26b 0,00c 37,16bc 59,43cd 51,50cd 39,09d 0,00c

Gừng 40,77b 60,88c 58,55d 35,20b 0,00c 30,57c 54,59d 49,68d 39,46d 0,00c

Tỏi 47,99ab 72,05abc 67,78bc 39,88b 0,00c 42,85b 62,96c 52,77cd 41,36d 0,00c

ớt, gừng, tỏi 51,86ab 82,17ab 70,24bc 40,44b 0,00c 41,76b 74,91b 58,34c 50,15cd 0,00c

Rolamsuper 56,62a 79,65ab 85,99a 73,24a 35,53a 46,40b 54,18d 85,70a 72,49a 32,69a

Dylan 53,48ab 76,24ab 84,00a 72,73a 31,54ab 45,02b 45,63e 74,58b 67,13ab 29,35ab

Rigell 58,59a 84,65a 72,22b 61,61a 23,93b 63,10a 82,32a 75,23b 56,62bc 27,98b

LSD0,05 13,41 13,67 7,64 12,64 1,87 9,74 5,80 7,04 11,23 4,30

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ

thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P <0,05; NSP: Ngày sau phun thuốc.

Page 148: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

136

Bảng 3.42 cho thấy hiệu lực trừ sâu xanh bướm trắng của các loại thuốc

đều cao và có sự sai khác giữa các loại thuốc ở cả hai ruộng thí nghiệm trong hai

vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Sau một ngày xử lý thuốc, hiệu lực trừ sâu xanh

bướm trắng trong vụ Đông Xuân ở các công thức thuốc thảo mộc có ớt, tỏi

(56,11 - 63,4% và 62,81 - 65,22%) cao hơn so với công thức thảo mộc chỉ có

gừng (51,85 - 58,88%). Không có sự sai khác về hiệu lực trừ sâu xanh bướm

trắng giữa công thức thảo mộc kết hợp ớt, gừng, tỏi và thuốc hóa học Rigell

800WG, giữa công thức thuốc thảo mộc gừng và thuốc sinh học. Ở vụ Xuân Hè,

không có sự sai khác về hiệu lực trừ sâu xanh bướm trắng giữa công thức thảo

mộc có tỏi, ớt với thuốc sinh học.

Hiệu lực trừ sâu của các loại thuốc đều tăng sau ba ngày xử lý. Trong đó

hiệu lực của công thức thuốc thảo mộc hỗn hợp ớt, tỏi, gừng (83,79 - 90,89% vụ

ĐX; 74,91 - 82,17% vụ XH), cao hơn thuốc sinh học, tương đương với thuốc hóa

học Rigell 800WG (86,87 - 94,56%) trong thí nghiệm vụ Đông Xuân và tại điểm

Đồng Trạch (84,65%) trong thí nghiệm vụ Xuân Hè. Công thức thảo mộc kết hợp

tỏi + gừng + ớt có hiệu lực trừ sâu xanh bướm trắng cao hơn so với công thức

thảo mộc sử dụng đơn lẻ ớt, gừng, tỏi.

Ở cả hai vụ thí nghiệm, sau 5 ngày phun thuốc, hiệu lực thuốc trừ sâu của

các công thức thuốc sinh học đạt cao nhất (81,54 - 86,02% và 85,13 - 88,94% vụ

ĐX; 84,00 - 85,99% và 74,58 - 85,70% vụ XH). Thuốc thảo mộc giảm dần và hết

hiệu lực sau 14 ngày xử lý thuốc.

3.2.5.4. Hiệu lực của các loại thuốc sinh học và thảo mộc đối với rệp muội

Rệp muội (Brevicoryne brassicae) là sâu hại rau nguy hiểm vì chúng

không chỉ chích hút làm cây rau khô héo, giảm năng suất phẩm chất, mà còn là

vector truyền bệnh cho rau. Cả rệp trưởng thành và rệp non bám ở tất cả các bộ

phận của cây rau để chích hút. Những cây bị rệp hại nặng lá thường phát triển

không bình thường, quăn queo, lá dần dần úa vàng, ngọn rau rụt lại khó phát triển

chiều cao.

Ở hai vụ thí nghiệm, các công thức thuốc thảo mộc đều có hiệu lực trừ rệp

muội nhỏ hơn 50% (Bảng 3.43). Sau 1 ngày xử lý thuốc tất cả các loại thuốc thảo

Page 149: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

137

mộc có hiệu lực trừ rệp muội thấp và không có sai khác giữa công thức trong các

thí nghiệm vụ Đông Xuân. Ở vụ Xuân Hè, hiệu lực trừ rệp của các công thức

thảo mộc có tỏi cao hơn so với công thức ớt, gừng. Hiệu lực trừ rệp thuốc thảo

mộc thấp hơn thuốc hóa học Regent 800WG (45,03 - 57,70% ở vụ ĐX và 60,83 -

65,72% ở vụ XH). Sau 3 ngày xử lý thuốc, hiệu lực trừ rệp muội của các công

thức thảo mộc giảm dần và hết hiệu lực vào 14 ngày sau xử lý.

Bảng 3.43. Hiệu lực của các công thức thí nghiệm đối với rệp muội

Đồng Trạch Đức Ninh

Hiệu lực (%) - Vụ Đông XuânCông thức

1NSP 3NSP 5NSP 7NSP 14NSP 1NSP 3NSP 5NSP 7NSP 14NSP

Ớt 30,05b 27,67c 20,15b 8,63c 0,00c 27,18d 22,74c 15,16b 3,61c 0,00c

Gừng 27,35b 23,44c 18,58b 7,69c 0,00c 24,14d 20,14c 12,30b 3,54c 0,00c

Tỏi 32,29b 25,72c 22,63b 12,02c 0,00c 30,36cd 25,31c 16,38b 5,34c 0,00c

ớt, gừng, tỏi 35,91b 28,08c 25,52b 14,07c 0,00c 30,32cd 26,48c 18,48b 5,03c 0,00c

Rolamsuper 38,86b 68,68ab 70,03a 56,18a 24,02a 40,32b 63,73b 68,50a 52,08a 20,76a

Dylan 38,81b 61,27b 67,30a 48,70ab 19,36b 37,72bc 58,19b 63,21a 50,60a 17,65ab

Rigell 45,03a 75,84a 67,26a 42,04b 20,55ab 57,70a 72,69a 66,36a 50,05a 16,64b

LSD0,05 11,74 11,28 12,16 10,45 3,53 9,26 6,99 8,00 3,79 3,96

Hiệu lực (%) - Vụ Xuân Hè

Ớt 41,20c 38,58c 24,83cd 12,52c 0,00d 43,00cd 36,89de 25,40c 10,65c 0,00c

Gừng 33,76d 30,15d 20,43d 8,43c 0,00d 40,45d 32,79e 24,65c 9,43c 0,00c

Tỏi 44,71bc 41,17c 26,61c 10,95c 0,00d 47,82bcd 38,30cd 25,53c 13,36c 0,00c

ớt, gừng, tỏi 47,94b 45,39c 29,11c 13,41c 0,00d 49,15bc 41,98c 27,87c 13,78c 0,00c

Rolamsuper 50,14b 76,06ab 85,66a 64,17ab 28,58a 54,47ab 73,73b 77,02a 58,61a 22,49a

Dylan 49,90b 70,76b 80,77a 65,70a 23,08b 51,72b 71,57b 76,49a 52,29b 18,65ab

Rigell 65,72a 82,67a 70,93b 58,43b 18,31c 60,83a 78,23a 65,42b53,72ab 14,80b

LSD0,05 6,16 7,95 5,87 6,73 3,23 8,12 4,48 8,01 6,26 4,60

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột và trong cùng một vụ thể

hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P <0,05; NSP: Ngày sau phun thuốc.

Page 150: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

138

Thuốc sinh học có hiệu lực trừ rệp muội cao nhất vào 5 ngày sau phun

(Rolamsuper 50WSG là 68,50 - 70,03% và 80,77 - 85,66%, Dylan 2.5EC là

63,21 - 67,30% và 76,49 - 77,02%) và không có sự sai khác so với công thức sử

dụng thuốc hóa học Rigell 800WG ở vụ Đông Xuân nhưng có hiệu lực cao hơn

trong vụ Xuân Hè (Bảng 3.43).

Tóm lại: các công thức thảo mộc từ tỏi, ớt, gừng có hiệu lực trừ khá cao

đối với sâu xanh bướm trắng, nhất là công thức hỗn hợp tỏi + ớt + gừng (83,79 -

90,89% vụ Đông Xuân; 74,91 - 82,17% vụ Xuân Hè). Tuy nhiên, các công thức

thảo mộc có hiệu lực trung bình với sâu tơ và hiệu lực thấp với bọ nhảy và rệp

muội. Các công thức thuốc sinh học Rolamsuper 50 WSG và Dylan 2.5EC có

hiệu lượng phòng trừ các loại sâu tương đương thuốc hóa học Rigell 800 WG,

nhưng hiệu lực thuốc trừ sâu sinh học kéo dài hơn so với thuốc hóa học.

3.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KỸ

THUẬT SẢN XUẤT RAU CẢI XANH AN TOÀN THEO HƯỚNG

VIETGAP TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

3.3.1. Kết quả trình diễn mô hình sản xuất rau cải xanh an toàn theo hướng

VietGAP trong vụ Đông Xuân 2013 tại tỉnh Quảng Bình

- Một số chỉ tiêu sinh trưởng của mô hình sản xuất giống cải xanh mỡ số 6Khả năng sinh trưởng và phát triển của cải xanh phụ thuộc vào nhiều yếu

tố trong đó giống và các biện pháp kỹ thuật đóng vài trò rất quan trọng. Việc

đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển thông qua mô hình trình diễn là cơ sở

để khẳng định chính xác hơn tính hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật được áp

dụng vào sản xuất.

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của mô hình giống cải xanh

số 6 tại hai điểm Đồng Trạch (Mô hình sử dụng quy trình phân bón: 60 kg N +

60 kg P205 + 40 kg K20 ) và tại Đức Ninh (35 kg N + 3,5 lít phân bón Wehg + 60

kg P205 + 40 kg K20) được thể hiện ở Bảng 3.44.

Thời gian sinh trưởng của mô hình cải xanh mỡ số 6 tại hai điểm thí

nghiệm Đồng Trạch và Đức Ninh dao động từ 41 - 43 ngày. Tại mỗi điểm thí

nghiệm, thời gian sinh trưởng của mô hình giống cải xanh mỡ số 6 bằng với thời

Page 151: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

139

gian sinh trưởng của mô hình cải xanh đối chứng. Như vậy, với thời gian sinh

trưởng tương đương nhau sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc đưa giống mới vào

bố trí cơ cấu mùa vụ.

Bảng 3.44. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của mô hình giống cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức Ninh

Các chỉ tiêu

Mô hình

CXM số 6(sử dụng

phân đạm)

Mô hình đốichứng

Cải xanh mỡTrang Nông

Mô hình

CXM số 6 (sửdụng phânbón Wehg)

Mô hình

đối chứng

Cải xanh mỡTrang Nông

TGST (ngày) 41 41 43 43

Cao cây (cm) 31,9 29,63 33,51 31,56

Số lá (lá/cây) 11,2 9,4 11,70 10,32

Đường kính (cm) 33,75 30,66 34,21 31,14

Chiều cao cây ở mô hình giống cải xanh mỡ số 6 đạt trung bình 31,9 -

33,51 cao hơn so với chiều cao cải xanh ở mô hình đối chứng cải xanh mỡ Trang

Nông từ 1,95 - 2,27 cm. Số/lá cây của mô hình giống cải xanh mỡ số 6 tại hai

điểm thực hiện không có sự khác nhau lớn, lần lượt là 11,2 lá/cây ở Đồng Trạch

và 11,7 lá/cây ở Đức Ninh, cao hơn mô hình đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông

từ 1,38 - 1,8 lá/cây. Đường kính cây của mô hình cải xanh mỡ số 6 dao động từ

33,75 - 34,21 cm, cao hơn mô hình đối chứng từ 3,07 - 3,09 cm.

Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá, đường kính

cây tại mô hình ở điểm Đức Ninh đều cao hơn so với mô hình thực hiện ở

điểm Đồng Trạch.

- Tình hình sâu bệnh của mô hình sản xuất giống cải xanh mỡ số 6

Sâu bệnh là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của

việc thay đổi giống và các biện kỹ thuật. Hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh

sẽ giúp hạn chế được việc sử dụng thuốc BVTV trên trên cây trồng, tiết kiệm chi

phí sản xuất. Qua theo dõi có 4 loại sâu gồm: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, rệp

muội, bọ nhảy và bệnh vàng lá xuất hiện tại đồng ruộng mô hình (Bảng 3.45).

Page 152: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

140

Mật độ sâu tơ ở mô hình cải xanh mỡ số 6 dao động từ 7,2 - 8,8 con/m2.

Tại Đồng Trạch mật độ sâu tơ mô hình cải xanh mỡ số 6 thấp hơn mô hình

đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông 3,4 con/m2. Tại Đức Ninh, mật độ sâu tơ

mô hình cải xanh mỡ số 6 thấp hơn mô hình đối chứng cải xanh mỡ Trang

Nông 3,6 con/m2.

Bảng 3.45. Tình hình sâu bệnh gây hại trên mô hình giống rau cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức Ninh

Các chỉ tiêu

Mô hình

CXM số 6(sử dụng

phân

đạm)

Mô hình

đối chứngCải xanh

mỡ Trang

Nông

Mô hình

CXM số 6(sử dụngphân bón

Wehg)

Mô hình

đối chứngCải xanh

mỡ Trang

Nông

Sâu tơ (con/m2) 7,2 10,6 8,8 12,4

Sâu xanh bướm trắng (con/m2) 3,8 7,4 3,2 5,6

Rệp muội (con/cây) 13,7 36,76 8,51 20,44

Bọ nhảy (con/m2) 6,4 9,8 9,2 14,8

Bệnh vàng lá (%) 11,11 23,33 6,67 13,33

Bệnh thối nhũn (%) 0,00 5,68 0,00 11,26

Mật độ sâu xanh bướm trắng dao động từ 3,2 - 3,8 con/m2 ở mô hình cải

xanh mỡ số 6 và dao động từ 5,6 - 7,4 con/m2 ở mô hình đối chứng cải xanh mỡ

Trang Nông. So với mô hình đối chứng, mô hình cải xanh mỡ số 6 có mật độ sâu

xanh bướm trắng thấp hơn từ 2,4 - 3,6 con/m2.

Mật độ rệp ở mô hình cải xanh mỡ số 6 khá thấp, trung bình từ 8,51 - 13,7

con/cây. Trong khi đó, mô hình đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông có mật độ

rệp khá cao, dao động từ 20,44 - 36,76 con/cây và cao hơn mật độ rệp của mô

hình cải xanh mỡ số 6 từ 11,93 - 23,06 con/cây (Bảng 3.45).

Bọ nhảy là đối tượng gây hại rất phổ biến đối với các vùng trồng cải xanh,đây cũng là đối tượng gây hại mà người nông dân phải sử dụng nhiều thuốc bảovệ thực vật để phòng trừ nhất. Qua đánh giá các mô hình cho thấy, mật độ bọ

Page 153: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

141

nhảy ở mô hình cải xanh số 6 dao động từ 6,4 - 9,2 con/m2. Mật độ bọ nhảy ở môhình đối chứng cải xanh Trang Nông cao hơn so với mô hình giống cải xanh số 6từ 3,4 - 5,6 con/m2 (Bảng 3.45).

Bệnh vàng lá thường ảnh hưởng đến phẩm chất và mẫu mã của cải xanh.Mặt khác bệnh này cũng ảnh hưởng nhất định tới năng suất thu hoạch. Qua theodõi mô hình tại hai điểm cho thấy, tại Đồng Trạch mô hình giống cải xanh mỡ số6 có tỷ lệ bệnh là 11,11%, thấp hơn mô hình đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông12,22%. Tại Đức Ninh, mô hình giống cải xanh mỡ số 6 có tỷ lệ bệnh là 6,67%,

thấp hơn đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông 6,66% (Bảng 3.45).

Bệnh thối nhũn cũng là một bệnh thường xuất hiện ở các giống cải xanh.Bệnh nặng sẽ làm giảm mật độ, giảm năng suất và phẩm chất rau. Qua theo dõi,

bệnh thối nhũn không xuất hiện ở mô hình cải xanh mỡ số 6 nhưng xuất hiện ởmô hình đối chứng. Tỷ lệ bệnh thối nhũn ở mô hình đối chứng dao động từ 5,68 -

11,26% (Bảng 3.45).

Như vậy, mô hình cải xanh số 6 có mật độ và tỷ lệ sâu bệnh gây hại thấp hơnso với mô hình đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông, điều này chứng tỏ giống cảixanh mỡ số 6 và các biện pháp kỹ thuật được áp dụng đã tạo ra sự khác biệt và hiệuquả hơn so với phương pháp canh tác truyền thống được nông dân áp dụng.

- Năng suất của mô hình sản xuất giống cải xanh mỡ số 6Năng suất luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu của người trồng rau.

Thông qua xây dựng mô hình, người trồng rau, cán bộ kỹ thuật có thể quan sát và

đánh giá khách quan năng suất của mô hình, từ đó quyết định khả năng đầu tưvào sản xuất.

Qua Bảng 3.46 cho thấy, việc thay đổi giống và biện pháp kỹ thuật đã góp

phần làm tăng năng suất, bên cạnh đó điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của mỗivùng canh tác có tác động không nhỏ tới năng suất chung của mô hình. So sánh

với mô hình đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông, năng suất lý thuyết của mô hình

giống cải xanh mỡ số 6 dao động từ 30,15 - 34,62 tấn/ha, cao hơn năng suất đốichứng từ 3,04 - 3,78 tấn/ha. Năng suất sinh học của mô hình dao động từ 22,36 -

25,76 tấn/ha, cao hơn đối chứng từ 2,57 - 2,83 tấn/ha. Năng suất kinh tế mô hình

cải xanh mỡ số 6 tại Đồng Trạch đạt 18,5 tấn/ha, cao hơn đối chứng 1,53 tấn/havà tại Đức Ninh đạt 20,31 tấn/ha cao hơn đối chứng 3,08 tấn/ha.

Page 154: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

142

Bảng 3.46. Năng suất của mô hình giống cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức Ninh

Các chỉ tiêu

Mô hình

CXM số 6

(sử dụng

phân

đạm)

Mô hình

đối chứng

cải xanh mỡ

Trang Nông

Mô hình

CXM số 6

(sử dụng

phân bón

Wehg)

Mô hình

đối chứng

cải xanh mỡ

Trang Nông

Năng suất lý thuyết

(tấn/ha)30,15 27,11 34,62 30,84

Năng suất sinh học (tấn/ha) 22,36 19,53 25,76 23,19

Năng suất kinh tế (tấn/ha) 18,5 16,97 20,31 17,23

- Dư lượng nitrat và thuốc BVTV trên mô hình sản xuất giống cải

xanh mỡ số 6

Ngoài yếu tố năng suất, đối với sản xuất rau an toàn theo hướng GAP, dư

lượng nitrat và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là một trong những chỉ tiêu đánh

giá rau an toàn hay không an toàn

Bảng 3.47. Kết quả phân tích dư lượng nitrat và thuốc BVTV

trên mô hình giống cải xanh mỡ số 6

Đồng Trạch Đức Ninh

Các chỉ tiêu

Mô hình

CXM số 6

(sử dụng

phân đạm)

Mô hình

đối chứng

cải xanh mỡ

Trang Nông

Mô hình

CXM số 6

(sử dụng

phân bón

Wehg)

Mô hình

đối chứng

cải xanh mỡ

Trang Nông

Hàm lượng nitrat (mg/kg) 275,41 321,64 364,59 524,93

Dư lượng thuốc BVTV

(phân tích bằng kít VPR 10)Không có Không có Không có Có

Page 155: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

143

Kết quả theo dõi mô hình được thể hiện ở Bảng 3.47. Tại điểm Đồng

Trạch, mô hình giống cải xanh mỡ số 6 có dư lượng nitrat đạt 275,41 mg/kg,

trong khi đó mô hình đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông có dư lượng nitrat đạt

321,64 mg/kg cao hơn mô hình cải xanh mỡ số 6: 46,23 mg/kg. Qua phân tích

mẫu rau cải bằng bộ kít phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu VPR10 đã không

phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu ở mô hình cải xanh mỡ số 6 và mô hình đối

chứng cải xanh mỡ Trang Nông.

Tại điểm Đức Ninh, mô hình cải xanh số 6 có dư lượng nitrat đạt 364,59

mg/kg và không phát hiện thấy có dư lượng thuốc trừ sâu. Trong khi đó, mô hình

đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông có dư lượng nitrat đạt 524,93 mg/kg, vượt

quá giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, qua phân tích

bằng bộ kít kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu VPR10 đã phát hiện mẫu rau tại mô

hình đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông có nhiễm hóa chất thuốc trừ sâu.

Nguyên nhân chủ yếu do trong quá trình thực hiện mô hình người dân đã sử dụng

thuốc trừ sâu Bassa 50 EC để diệt bọ nhảy vào gần thời điểm thu hoạch.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giống cải xanh mỡ số 6

Mục đích cuối cùng của người sản xuất là thu được hiệu quả kinh tế cao trên

một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian mặc dù có thể đầu tư thêm vốn.

Qua tính toán, hiệu số giữa tổng thu và tổng chi của mô hình ở Bảng 3.48

cho thấy, mô hình cải xanh mỡ số 6 có tổng thu đạt trung bình từ 74. 000.000

đồng - 81.240.000 đồng/ha, cao hơn mô hình đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông

từ 6.120.000 - 12.320.000 đồng/ha. Mặt khác xét về chi phí đầu tư giữa mô hình

cải xanh mỡ số 6 và mô hình đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông gần như tương

đương nhau. Tổng chi cho mô hình cải xanh mỡ số 6 trung bình từ 30.725.000 -

31.407.000 đồng/ha, trong khi đó mô hình đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông có

tổng chi dao động từ 29.532.000 - 31.407.000 đồng/ha.

Tuy nhiên, lợi nhuận chính là mục đích cuối cùng của người đầu tư, xét về

yếu tố này mô hình cải xanh số 6 tại Đồng Trạch có lợi nhuận đạt 43.275.000

đồng/ha cao hơn đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông 6.802.000 đồng/ha. Tại Đức

Ninh, mô hình cải xanh số 6 có lợi nhuận đạt trung bình 50.026.000 đồng/ha, cao

Page 156: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

144

hơn mô hình đối chứng cải xanh mỡ Trang Nông 10.638.000 đồng/ha.

Bảng 3.48. Hiệu quả kinh tế của mô hình giống cải xanh số 6

Đồng Trạch Đức Ninh

Các chỉ tiêu

Mô hìnhCXM số 6sử dụng

phân đạm(1000 đồng)

Mô hình

đối chứngcải xanh mỡTrang Nông

(1000 đồng)

Mô hìnhCXM số 6 sửdụng phân

Wehg

(1000 đồng)

Mô hình

đối chứngcải xanh mỡTrang Nông

(1000 đồng)Tổng thu 74.000 67.880 81.240 68.920

Tổng chi 30.725 31.407 31.214 29.532

Giống 2000 3000 2000 3000

Phân đạm 1365 1680 797 1680

Phân Wehg - - 490 -

Công phun phân Wehg - - 600 -

Phân lân 1239 420 1239 420

Phân kali 802 240 802 240

Phân chuồng 3000 2000 3000 2000

Vôi 600 - 600 -

Công làm đất + bón lót 7000 7000 7500 7500

Công cấy 4200 5000 5500 5800

Công tưới + tiền điện 6500 6800 4500 4900

Công chăm sóc + phunthuốc BVTV 1719 2267 1886 1225

Thuốc BVTV 1500 2000 1500 1767

Công thu hoạch 800 1000 800 1000

Lợi nhuận 43.275 36.473 50.026 39.388

Tóm lại: Mô hình thực nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật đã nghiên

cứu cho thấy các chỉ tiêu về sinh trưởng là chiều cao, số lá/cây, đường kính đềucao hơn so với mô hình đối chứng của dân. Năng suất kinh tế mô hình cải xanh

mỡ số 6 đạt 18,5 - 20,31 tấn/ha, cao hơn mô hình đối chứng từ 1,53 - 3,08 tấn/ha.Lợi nhuận cao hơn mô hình đối chứng từ 6.802.000 đồng - 10.638.000 đồng/ha.

Hàm lượng nitrat và dư lượng nitrat đáp ứng được tiêu chuẩn của sản xuất rau antoàn VietGAP.

Page 157: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

145

3.3.2. Đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP

trên giống cải xanh mỡ số 6Từ kết quả nghiên cứu của các thí nghiệm chúng tôi đề xuất quy trình kỹ

thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP tại tỉnh Quảng Bình như sau:

- Chuẩn bị đất:

Chọn đất thịt nhẹ, thịt pha cát, phù sa ven sông, đất giữ được độ ẩm, thoát

nước tốt, không bị nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen. Phải xa khu

vực chất thải công nghiệp và bệnh viện 2 km, xa vùng chất thải của thành phố

200 m. Đất dùng trồng cải xanh cần phải bừa kỹ cho đất nhỏ tơi xốp, sau đó lên

luống rộng 1,0 - 1,2 m. Chiều cao luống vào vụ Đông Xuân 25 - 30 cm, vào vụ

Xuân Hè nên lên luống thấp hơn. Đất cần phơi ải và xử lý 300 kg vôi trước khi

lên luống 7 - 10 ngày.

- Thời vụ:

Cải xanh có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng:

- Vụ Đông Xuân gieo từ tháng 9 đến tháng 1, thu hoạch từ tháng 11 đến

tháng 3 sang năm. Vụ Xuân Hè gieo từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 4

đến tháng 7.

- Giống:

Giống cải xanh mỡ số 6 có khả năng sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh

tốt với điều kiện bất lợi. Ít nhiễm bệnh thối nhũn và vàng lá. Lá to, răng cưa đều,

màu xanh vàng, ít cay, ăn sống hay nấu chín. Cho thu hoạch 20 - 25 ngày sau cấy

hay 35 - 40 ngày sau gieo. Năng suất 25 - 30 tấn/ha

- Kỹ thuật làm vườn ươm:Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1 m, cao 25 - 30 cm. Bón lót bằng phân

chuồng hoai mục 2 - 3 kg/m2.

Lượng giống gieo: 1 m2 gieo 1 - 1,2 gam hạt giống

Tuổi cây con có thể trồng được là 16 - 18 ngày hoặc khi cây có khoảng 3 -

4 lá thật

- Mật độ trồng:

Trồng khoảng cách 15 x 15 cm, trồng 1 cây/hốc để ruộng thông thoáng

hạn chế sâu bệnh hại.

Page 158: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

146

- Bón phân:

- Lượng phân bón (tính cho 1ha):15 tấn phân chuồng hoai + 60 kg N + 60 kg P205 + 40 kg K20.

- Lượng phân bón khi sử dụng thêm phân bón Wehg:

15 tấn phân chuồng hoai + 35 kg N + 3,5 lít phân bón Wehg + 60 kg P205

+ 40 kg K20

- Cách bón: Nếu sử dụng phân đạm+ Bón lót toàn bộ số phân chuồng + 100% lân + 50% kali + 30% đạm+ Bón thúc: Lần 1: Sau trồng 5 ngày: 40% đạm + 30% kali

Lần 2: Kết thúc trước thu hoạch 12 ngày: 30% đạm + 20% kali- Nếu sử dụng phân bón Wehg:+ Bón lót toàn bộ số phân chuồng + 100% lân + 50% kali + 30% đạm+ Bón thúc: Lần 1: Sau trồng 5 ngày: 70% đạm + 50% kali

Lần 2: Sau trồng 10 ngày phun 3,5 lít phân bón Wehg.

- Phòng trừ sâu bệnh:

* Sử dụng thuốc thảo mộc hỗn hợp tỏi, ớt, gừng để phòng trừ sâu ở mật

độ thấp (sâu tơ dưới 20 con/m2, sâu xanh bướm trắng dưới 6 con/m2, bọ nhảy

dưới 20 con/m2, rệp dưới 10 con/lá).

* Khi sâu ở mật độ cao thì sử dụng Rholamsuper 50 WSG và Dylan 2.5

EC để phòng trừ (sâu tơ ≥ 20 con/m2, sâu xanh bướm trắng ≥ 6 con/m2, bọ nhảy

≥ 20 con/m2, rệp ≥ 10 con/lá).

- Tưới nước:- Sử dụng nguồn nước tưới sạch, không bị ô nhiễm kim loại nặng và

nitrat, thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi lần tưới đủ ẩm, đảm bảo độ ẩm đất 70 - 80%.

Số lần tưới tùy theo vụ. Vụ Đông Xuân ngày tưới 1 lần hoặc 2 ngày tưới 1 lần.Vụ Xuân Hè tưới ngày 1 lần, nếu thời tiết nắng to có thể tưới 2 - 3 lần/ngày.

- Thu hoạch:- Khi thấy cây sắp có ngồng (đòng) thì thu ngay, không được để cải ra

hoa. Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bệnh, chú ý rửa sạch,không để dập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.

Page 159: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN1.1. Diện tích sản xuất rau của các nông hộ ở tỉnh Quảng Bình chủ yếu ở

quy mô 250 - 500 m2. Cải xanh là đối tượng được trồng nhiều nhất chiếm 20%diện tích. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất rau vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:

- Mật độ trồng dày so với quy trình; lượng phân đạm bón ở mức cao, trongkhi đó lân, kali ít được đầu tư. Số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong mộtchu kỳ sản xuất còn cao, nhất là ở các loại rau ăn quả; tỷ lệ hộ có thời gian cách

ly khi sử dụng phân đạm và thuốc bảo vệ thực vật tuân theo quy trình sản xuấtrau an toàn còn thấp.

- Hàm lượng N03- trong rau cải xanh cao hơn các rau hành lá, xà lách,

mướp đắng, dưa chuột. Có 7/20 mẫu cải xanh có dư lượng nitrat vượt ngưỡng

giới hạn cho phép, chiếm 35% . Số mẫu rau bị nhiễm thuốc trừ sâu trên cải xanh

cũng đạt cao nhất trong các loại rau, có 5/15 mẫu, chiếm 33,3%.1.2. Xác định được giống cải xanh mỡ số 6 có nhiều ưu điểm nổi trội,

thích hợp cho sản xuất rau an toàn VietGap trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Giốngcải xanh mỡ số 6 có thời gian sinh trưởng dao động từ 40 - 43 ngày, chiều caotrung bình từ 28,50 - 30,58 cm, đường kính từ 31,38 - 35,83 cm, số lá bình quân

đạt 9,20 - 10,20 lá/cây. Khả năng chống chịu với sâu bệnh khá, đặc biệt khả năngkháng rệp tốt nhất trong các giống thí nghiệm. Năng suất kinh tế cao nhất trong

các giống được khảo nghiệm, đạt trung bình 15,39 - 17,11 tấn/ha trong vụ ĐôngXuân và 20,53 - 23,70 tấn/ha trong vụ Xuân Hè. Hàm lượng nitrat thấp dướingưỡng cho phép, cải ăn dòn, không có vị đắng.

1.3. Trồng cải xanh mỡ số 6 với mật độ 44 cây/m2 (tương đương khoảngcách 15 x 15 cm) cho khả năng sinh trưởng tốt, mật độ sâu bệnh gây hại thấp;năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở cả hai vụ Đông Xuân và

Xuân Hè.

1.4. Bón 60 kg N trên nền bón 300 kg vôi + 15 tấn phân chuồng hoai + 60kg P205 + 40 kg K20/ha và thời gian cách ly sau khi bón 12 ngày hạn chế được tỷlệ sâu bệnh, không làm cho dư lượng nitrat trong rau cải xanh mỡ số 6 vượt quángưỡng giới hạn cho phép nhưng đảm bảo được khả năng sinh trưởng, năng suất

Page 160: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

148

thực thu tương đương với lượng bón 90 kg N và 120 kg N/ha ở cả hai vùng đấtcát pha và thịt nhẹ tại Quảng Bình trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè.

1.5. Thay thế 50% lượng phân đạm (70 kg N) bằng phân bón Wehg (3,5lít/ha) cho năng suất thực thu, hiệu quả kinh tế tương đương với công thức sửdụng 100% lượng đạm (70 N/ha) ở mức có ý nghĩa (P < 0,05). Mặt khác hạn chếđược sâu bệnh gây hại và không làm cho dư lượng nitrat trong rau cải xanh mỡsố 6 vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép.

1.6. Thuốc thảo mộc từ tỏi, ớt, gừng có hiệu lực trừ sâu xanh bướm trắngcao tương đương với thuốc trừ sâu sinh học và thuốc trừ sâu hóa học. Hiệu lựctrung bình với sâu tơ và hiệu lực thấp đối với rệp muội và bọ nhảy. Sử dụng hỗnhợp thảo mộc ớt, tỏi, gừng có hiệu lực trừ sâu cao hơn so với sử dụng thuốc thảomộc đơn lẽ. Thuốc trừ sâu sinh học Rholamsuper 50WSG và Dylan 2.5EC có

hiệu lực trừ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy sọc, rệp muội tương đương vớithuốc hóa học Rigell 800WG, tuy nhiên hiệu lực trừ sâu của thuốc sinh học kéodài hơn so với thuốc trừ sâu hóa học và thảo mộc.

1.7. Mô hình thực nghiệm áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài trên

giống cải xanh mỡ số 6 có năng suất cao hơn mô hình sử dụng quy trình kỹ thuậtcủa dân từ 1,53 - 3,08 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn mô hình đối chứng từ 6.802.000đồng - 10.638.000 đồng/ha. Các tiêu chuẩn về dư lượng nitrat và dư lượng hóachất bảo vệ thực vật đều đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất rau VietGAP.

2. ĐỀ NGHỊ2.1. Bố trí giống cải xanh mỡ số 6 vào cơ cấu giống rau của địa phương

trong cả hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè.

2.2. Áp dụng kỹ thuật: mật độ 44 cây/m2 (tương đương khoảng cách 15 x15 cm); thuốc trừ sâu thảo mộc tỏi, ớt, gừng, thuốc trừ sâu sinh học Rholamsuper50WSG và Dylan 2.5EC; lượng phân bón + 300kg vôi + 15 tấn phân chuồng hoai+ 60 kg N + 60 kg P205 + 40 kg K20/ha hoặc 300kg vôi + 15 tấn phân chuồnghoai + 35 kg N + 3,5 lít phân bón Wehg + 60 kg P205 + 40 kg K20/ha để hoàn

thiện sản xuất cải xanh an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại Quảng Bình.

Page 161: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

149

TÀI LIỆU THAM KHẢO

a. Tài liệu trong nước

1. Võ Văn Á, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Mạnh Chinh (1998). Tìm hiểu về

quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng IPM. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. Hồ

Chí Minh, trang 53.

2. Ngô Hồng Bình, Tô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Liên Hương, Đặng Hiệp Hòa

(2011). Báo cáo khoa học: Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống cải làn

8RA02 phục vụ ăn tươi. Viện nghiên cứu rau quả, 18 trang

3. Bộ Khoa học và công nghệ (2011). Báo cáo tổng kết dự án xây dựng mô hình

thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) để sản xuất rau an toàn tại Nghệ An.

Nghệ An tháng 5/2011. Trang 4.

4. Bộ nông nghiệp và PTNT (2006). Bảo vệ thực vật – Phương pháp điều tra

phát hiện sinh vật hại rau họ hoa thập tự. Tiêu chuẩn ngành, 10TCN

923:2006.

5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008). Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày

15/10/2008 về việc ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả

và chè an toàn. Hà Nội

6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008). Quyết định số 379/2008/QĐ-BNN - KHCN

ngày 28/01/2008 về việc ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp

tốt cho rau, quả tươi an toàn. Hà Nội

7. Lê Thanh Bồn (2012). Dinh dưỡng khoáng của cây trồng. Giáo trình dùng cho

nghiên cứu sinh ngành trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm Huế, trang 6.

8. Võ Văn Chi (1998). Cây rau làm thuốc. Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Tháp,

268 trang.

9. Nguyễn Mạnh Chinh (2011). Sổ tay trồng rau an toàn. Nhà xuất bản nông

nghiệp. T.P. Hồ Chí Minh 2011, 155 trang.

10. Nguyễn Minh Chung (2012). Nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một

số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh. Luận án tiến sĩ,

Trường Đại Học Thái Nguyên, 103 trang.

Page 162: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

150

11. Phạm Văn Chương, Gordon Rogers, Phạm Hùng Cương (2008). Mối liên lết

giữa nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo sản phẩm rau quả

an toàn chất lượng cao cho người tiêu dùng. Viện khoa học Kỹ thuật Nông

nghiệp Bắc Trung Bộ, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

12. Cục thống kê Quảng Bình (2010). Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2010

13. Tạ Thu Cúc (2005). Giáo trình kỹ thuật trồng rau. Nhà xuất bản Hà Nội -

2005, 305 trang.

14. Phạm Minh Cương và cộng sự (2005). Nghiên cứu một số biện pháp canh tác

hợp lý cho vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn. Tạp chí NN&PTNT,

(3/2005)

15. Nguyễn Đình Dũng (2009). Nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn

thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) ở huyện An Dương - Hải Phòng. Luận

án thạc sĩ kinh tế nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trang 5.

16. Phạm Văn Dư, Nguyễn Mạnh Chinh (2011). Hỏi đáp thực hành nông nghiệp

tốt GAP. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh-2011.

17. Vũ Thị Đào (1999). Đánh giá tồn dư Nitrat và một số kim loại nặng trong

rau vùng Hà Nội và bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của bùn thải đến sự tích

lũy của chúng. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, trường Đại học Nông

Nghiệp I, Hà Nội, 97 trang.

18. Nguyễn Xuân Giao (2010). Kỹ thuật sản xuất rau sạch, rau an toàn theo tiêu

chuẩn VIETGAP. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, trang 23 - 58.

19. Nguyễn Như Hà (2006). Giáo trình phân bón cho cây trồng. Nhà xuất bản

Nông nghiệp, Hà Nội, 129 trang.

20. Hoàng Hà (2009). Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại

rau trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực

vật. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

21. Tô Thị Thu Hà, Hubert de Bon (2002). Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực

vật trên rau của nông dân vùng ven đô: Kết quả nghiên cứu khoa học công

nghệ về rau hoa quả giai đoạn 2000 - 2002. Nhà xuất bản Nông nghiệp,

trang 281 - 286.

Page 163: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

151

22. Phan Thị Thu Hằng (2008). Nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng

trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích lũy của chúng

trong rau tại Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái

nguyên, 146 trang.

23. Nguyễn Thị Hai (2011). Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và giải

pháp để phát triển bền vững cho sản xuất rau ở Việt Nam. Kỷ yếu hội nghị

khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011. Trường Đại học Kỹ

thuật Công nghệ TP.HCM, Khoa môi trường và công nghệ sinh học.

24. Nguyễn Thanh Hải (2009). Tính thích ứng của một số loại rau ở vùng Bắc

Trung Bộ. Tạp chí Thông tin và khoa học công nghệ Nghệ An, số 3/2009

25. Nguyễn Văn Hiền, Trần Văn Dinh (1996), Báo cáo kết quả phân tích hàm

lượng độc tố trong đất và sản phẩm rau xanh, Viện nghiên cứu rau quả.

26. Nguyễn Thị Hoa (2002). “Tìm hiểu quy luật phát sinh gây hại của sâu bệnh

hại chính trên rau vụ Xuân - Hè trên các giống dưa leo và xây dựng quy trình

phòng trừ tổng hợp”. Báo cáo khoa học, chi cục BVTV thành phố Hà Nội.

27. Trần Đăng Hòa, Huỳnh Thị Tâm Thúy, Lê Khắc Phúc, Lê Tiến Dũng,

Nguyễn Cẩm Long (2010). Đặc điểm sinh học của rệp bông Aphis Gossypll

(Homoptera: Aphididae) trên một số giống khoai môn sọ. Tạp chí Nông

nghiệp và PTNT, số 154/2010.

28. Hoàng Thị Thái Hòa (2009). Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng các loại

phân bón đến hàm lượng nitrat trong đất và trong một số loại rau ăn lá chính

trên đất phù sa huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo tổng kết đề

tài khoa học công nghệ cấp bộ, mã số B2009-DHH02-43, Đại học Nông Lâm

Huế, 98 trang.

29. Đặng Thu Hòa (2002). Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, độ ô nhiễm của

đất trồng và nước tưới tới mức độ tích lũy N03- và kim loại nặng (Pb, Cd)

trong một số loại rau. Luận Văn Thạc sỹ, Đại học Nông nghiệp I, 83 trang.

30. Nguyễn Phi Hùng, Lê Thị Í Yên, Phạm Thị Xuyến (2008). Nghiên cứu tuyển

chọn và phát triển một số giống rau cải cho vùng núi phía Bắc. Tạp chí Khoa

học và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam, số 1/2008.

Page 164: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

152

31. Trần Quang Hùng (1991). Thuốc trừ dịch hại bảo vệ cây trồng. Cục trồng trọt

& Bảo vệ thực vật. Bộ Nông nghiệp & CNTP.

32. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012). Thực trạng và giải pháp nâng cao năng

lực quản lý việc sử dụng một số phụ gia trong chế biến thực phẩm tại Quảng

Bình. Luận án tiễn sĩ dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng.

33. Lê Đình Hường (2010). Giáo trình thuốc bảo vệ thực vật. Đại học Nông Lâm Huế.

34. Trần Đăng Hữu (2001). Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật. Trường Đại học

Nông lâm Huế.

35. Võ Minh Kha (1998). Giáo trình phân bón và cây trồng. Nhà xuất bản nông

nghiệp Hà Nội (Dùng cho sau đại học khối Nông Học).

36. Lê Thị Khánh (2008). Giáo trình Cây rau. Đại học Huế.

37. Bùi Thị Khuyên, Hubert Debon, Tô Thị Thu Hà (2002), Ảnh hưởng của liều

lượng đạm đến năng suất và chất lượng rau cải ngọt, xây dựng đường cong hòa

loãng đạm tới hạn cho rau cải ngọt.: Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về

rau quả giai đoạn 2000 - 2002. Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 218 - 225.

38. Trần Văn Lài, Lê Thị Hà (2002). Cẩm nang trồng rau. Nhà xuất bản mũi Cà

Mau, 567 trang.

39. Cao Thị Làn, (2011). Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà lách, dưa

leo, cà chua sạch trên giá thể trong nhà che phủ tại Đà Lạt. Trường Đại học

Đà Lạt, 92 trang.

40. Phạm Văn Lầm (2009). Các biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng nông

nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 279 trang

41. Phạm Xuân Lân (2007). Luận Văn Thạc Sỹ. Nghiên cứu ảnh hưởng của một

số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng NO3- của rau cải bắp và

hóa tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang. Đại học Nông lâm Thái Nguyên,

136 trang.

42. Trần Thị Lệ, Nguyễn Hồng Phương (2009). Nghiên cứu khả năng thay thế

một phần đạm vô cơ bằng một số chế phẩm (phân( sinh học cho cây dưa leo

(cucummis sativus L) trên đất thịt nhẹ vụ Xuân 2009 tại Quảng Trị. Tạp chí

Khoa học, Đại học Huế, số 55, trang 13 - 23.

Page 165: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

153

43. Lê Thị Loan (2008). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh và

điều kiện sử dụng đến hiệu quả dư lượng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh

học trong sản xuất rau an toàn tại Vân Nội - Đông Anh. Trung tâm tài

nguyên thực vật, Viện khoa học kỹ thuật Việt Nam, 86 trang.

44. Nguyễn Cẩm Long, Nguyễn Minh Hiếu, Trần Đăng Hòa, (2012). Khảonghiệm một số giống cải xanh (Brasica juncea L.) phục vụ sản xuất rau tạiQuảng Bình. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3/2012: 141 - 146.

45. Nguyễn Tiến Long, Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Văn Minh (2009). Khảonghiệm một số thuốc thảo mộc và chế phẩm sinh học trừ sâu hại trên rau cảitại Thừa Thiên Huế. Tạp chí nghiên cứu và Phát triển, số 2 (73). 2009.

46. Đỗ Tất Lợi (2000). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản yhọc, trang 710 - 712.

47. Trần Văn Minh, Lê Tiến Dũng (2006). Giáo trình giống và cây trồng. Nhà

xuất bản Đại học Huế, trang 27 - 28.

48. Phan Thanh Nghiệm (2013). Nghiên cứu phân tích và đánh giá dư lượngthuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh QuảngBình. Trung tâm kỹ thuật đo lượng thử nghiệm Quảng Bình, 99 trang.

49. Hoàng Trọng Tỷ Nhân (2006). Nghiên cứu thành phần sâu hại, thiên địch và

thăm dò hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu sinh học trên rau cải an toàn

tại TT Huế. Khóa luận thạc sỹ nông nghiệp, trường ĐH Nông Lâm Huế.50. Châu Hữu Hiền Phillippe, Nguyễn Tôn Tạo, Nguyễn Quang Thạch (2001).

Báo cáo dự án tiền khả thi về sản xuất rau an toàn cho thành phố Hà Nội. SởNông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội.

51. Lê Hồng Phúc (2010). Cây và đời sống. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội,trang 128.

52. Hoàng Đức Phương (2000). Kỹ thuật làm vườn. Nhà xuất bản nông nghiệp53. Phạm Bình Quyền (1988). Phòng trừ côn trùng gây bằng các yếu tố sinh

học. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 55 trang

54. Hoàng Thị Sản (1999). Phân loại học thực vật, Nhà xuất bản giáo dục.

Trang 115.

Page 166: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

154

55. Lê Quang Sáng, Nguyễn Thúy Nga, Bùi Bảo Hưng (2013). Sử dụng mô hình dựbáo để tính toán tiềm năng khí sinh học từ phế phụ phẩm rau quả cho điều kiệnViệt Nam. Tạp chí khoa học năng lượng - IES, số 01-2003, trang 17-24.

56. Nguyễn Hồng Sơn (2009). Ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học bảo

vệ thực vật để xây dựng vùng sản xuất rau an toàn. Báo cáo Tổng kết khoa

học kỹ thuật, Viện môi trường Nông nghiệp, 135 trang.

57. Lê Văn Tán, Lê Khắc Huy, Lê Văn Luận (1998). Ảnh hưởng của lượng đạm

bón đến lượng nitrat trong một số loại rau. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Bộ, Mã số B96 - 08 - 10.

58. Phạm Minh Tâm (2001). Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân có đạm

đến năng suất và sự biến động hàm lượng nitrat trong cải bẹ xanh và trong

đất, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm

Thành phố Hồ Chí Minh.

59. Nguyễn Đình Thi, Lê Thị Quyên (2011). Nghiên cứu xác định liều lượng

đạm, lân và kali hợp lý cho cải xanh (Brassica juncea) trồng trong điều kiện

có lưới che tại thành phố Huế. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 64, trang:

149 - 158.

60. Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan (2007). Kỹ thuật trồng rau sạch an toàn

và chế biến rau xuất khẩu. Nhà xuất bản Hà Nội 2007, 199 trang.

61. Trần Khắc Thi, Tô Thị Thu Hà, Nguyễn Thu Hiền, Phạm Mỹ Linh, Lê Thị

Tình (2009). Rau ăn lá và hoa. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ

2009, trang 7 – 136.

62. Trần Khắc Thi (2011). Kỹ thuật trồng rau an toàn. Nhà xuất bản nông nghiệp

Hà Nội 2011, trang 5 - 81.

63. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006). Phân vi lượng với cây

trồng. Nhà xuất bản Lao động, trang 28 - 29.

64. Trung tâm khuyến nông quốc gia (2010). Tài liệu tập huấn kỹ thuật sản xuất

rau an toàn. Nhà xuất bản nông nghiêp, 71 trang.

65. Trung tâm Khuyến Nông TP. Hồ Chí Minh (2009). Cẩm nang trồng rau ăn

lá an toàn, 42 trang.

Page 167: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

155

66. UBND tỉnh Quảng Bình (2009). Quyết định về việc ban hành kế hoạch hỗ

trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh

Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2015.

67. Viện dinh dưỡng (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam 2009 – 2010. Nhà

xuất bản Y học, trang 31.68. Bùi Quang Xuân (1998). Ảnh hưởng của phấn bón đến năng suất và tích lũy

NO3- trong một số loại rau trên đất phù sa Sông Hồng. Luận văn tiến sỹnông nghiệp, Hà Nội.

69. Bùi Quang Xuân, Bùi Đình Dinh (1999). Sử dụng hợp lý đất, phân bón trongsản xuất rau an toàn và quanh năm cho vùng ngoại ô Hà Nội. Hội thảo lần 2Nông nghiệp ngoại thành với vấn đề quy hoạch đô thị.

b. Tài liệu nước ngoài

70. Abdul , Razaque Memon (2012) Genomics and Transcriptomics Analysis of

Metal Accumulator Plants in Brassicaceae. In: 3rd International Symposium

on Sustainable Development, May 31 - June 01 2012, Sarajevo.

71. Ahmed, B.I, Onu, I. and Mudi, L. (2009). Field bioefficacay of plant extracts

for the control of post flowering insect pests of cowpea (Vigna unguiculata

(L) Walp) in Nigeria. Journal Biopesticides, 2(1): 37 - 43 (2009).

72. Ahmed S., Koppel B. (1987). Botanical pest control: From the land to the

lab - learning from the farmer’s experience. Abstracts of 11th Inter. Cong. Of

Plant Protection. October 5 - 9, Malina, Philippines, p.44.

73. Bablimog (2007). Effect of organics and biofertilizers on productivity

potential in carrot (Daucus carotaL..). Department of Crop Physiology,

University of Agricultural Sciences, Dharwad, 2008, pp. 2.

74. Birch, L.C.,(1948). The intrinsic rate of natural increase of an insect

population. J.Anim.Ecol.17:15-26.

75. Brown J.R and Smith G.E. (1966), Soil Fertilization and Nitrate

Accumulation in Vegetables. Published in Agron J 58: 209 - 212. American

Society of Agronomy 677 S.SegoeRd.,Madison.

76. Burubai, W.. Etekpe, G. W; Ambah, B..; Angaye, P. E. (2011). Combination

of Garlic Extract and Some Organophosphate Insecticides in Controlling

Page 168: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

156

Thrips (Thrips palmi) Pest in Watermelon Management. International Journal

of Applied Science and Engineering 9(1), pp. 19-23

77. Butt.T,M.,IbrahimL., Ball B, V, and Clark S.J. (1994). “Pathogenicity of the

entomogenous fungi, Metarhizium anisopliae and Beauveria bassiana

against crucifer pests and the honey bee”. Biocontrol Science and

Technology, Volume 4, issue 2, pp. 207 - 214.

78. Cantlife DJ. (1972), “Nitrate accummulation in spinach under different light

intensities”, J.Am.Soc.Hortic.Sci.97, pp.152- 154.

79. Chen C.C., w, h, ho, Lee. C.T. (1990). “Studies on the ecology and cotrol of

P.Striolata, Morphology, reaing method, behavioaur and host plants”.

Bulletin of taichung District Agricultural improvement Station, pp.37-38.

80. Culliney, T.W., Grace, J.K., (2000). Prospects for the biological Control of

subterranean termites (Isoptera, Rhinotermidae), With special refernce to

Coptotermes formosanus. Bull. Entomol. 119, pp. 429-433

81. Ellis P.R., Farrell J.A. (1995). Resistance to cabbage aphid (Brevicoryne

brassicae) in six brassica accessions in NewZealand. New Zealand Journal of

Crop and Horticultural Science, Vol. 23: 25 - 29.

82. Fao/Who (2004). Fruit and Vegetables for Health. Report of a joint Fao/Who

workshop 1 - 3 September 2004, Kobe, Japan, pp: 7.

83. Fatemeh Hashemzadeh, Bahram Mirshekari, Farrokh Rahimzadeh Khoei,

Mehrdad Yarnia, and Alireza Tarinejad (2013). Effect of biochemical fertilizers

on seed yield and its components of dill (Anethum graveolens). Journal of

Medicinal Plants Research Vol.7(3), p.p.111 - 117, 17 january, 2013.

84. Fathy S. El-Nakhlawy and Ahmed A. Bakhashwain (2009). Performance of

Canola (Brassica napas L.) Seed Yield, yield components and seed quality

under the effects of four genotypes and nitrogen fertilizer rates. Faculty of

Meteorology, Environment and Arid Land Agriculture. Science., Vol.20, No

2, pp: 33 - 47.

Page 169: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

157

85. George F.Antonious, Terry Berke and Robertl. Jarret (2009). Pungency in

Capsicum Chinese: Variation among countries of origin. Journal of

Environmental Science and Health Part B (2009), 44, 179 - 184.

86. Guruprasad G. S. (2008). Investigations on tritrophic interaction in

integrated management of okra pod borer complex.(Dr L Krishna Naik).

Department of Agricultural Entomology, University of Agricultural Sciences,

Dharwad, 2008

87. Haly Lury Ingle (2010). The effect of environment and management on yield

and NO3-N concentrations in organically managed leafy greens. Department

of Crop and Soil Sciences, Washington State University, pp: 52 - 54.

88. Hanafy Ahmed, A. H., Mishriky, J. F. and Khalil, M.K. (2000). Reducing

Nitrate Accumulation in Lettuce (Lactica Sativa L.) Plants by Using Different

Biofertilizers. The international Conference for Environmental Hazard

Mitigation ( ICEHM2000). Cairo University, Egypt, September, 2000, page

509- 517

89. HDRA (2000). Chilipepper - Capsicum frutescens. Natural Pesticides

No.TNP1. HDRA, UK.

90. Heimpel A. M. (1971). Safety of insect pathogens for man and vertebrates. In

Microbial control of pest and mites. Eds H.D. Burges and N.W. Hussey.

1971. Academic press: 469 – 487.

91. Hemmat Ahmadi I, Vakid Akbarpour, Farshad Dashti and Abdolali Shojaeian

(2010). Effect of different levels of nitrogen fertilizer on yield, nitrate

accumulation and several quantitative attributes of five Iranian Spinach

accessions. American - Eurasian J.Agric.& Environ.Sci.,8(4): 468 - 473.

92. Hmelak Gorenjak. A and Cencic. A. (2013); Nitrate in vegetables and their

impact on human health. A Review. Acta Alimentaria, Vol. 42 (2), pp. 158 -

172 (2013).

93. Isirima Chekwa, Ben, Umesi Ndubuisi; and Nnah Maxwell B. (2010).

Comparative Studies On Effects Of Garlic (Allium Sativum) and Ginger

Page 170: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

158

(Zingiber Officinale) Extracts On Cowpea Insects Pest Attack. World Rural

Observations 2010, 2(2), pp: 65 – 71.

94. Kenneth Richardson (2012). Evaluation of five leafy green Vegetables.

Agricultural centre Crop Research Report No.12, Department of

Agriculture, , Gladstone Road Agricultural Centre, pp: 2

95. Korus. A, Lisiewska. Z. (2009). Effect of Cultivar and Harvest Date of Kale

(Brassica Oleracea L.Var. Acephala) on Content of Nitrogen Compounds.

Polish J.of Environ. Stud. Vol. 18, No.2 (2009), pp. 235 – 241.

96. Maereka E.K., Madakadze R.M., Mashingaidze A.B., Kageler S., and

Nyakanda C. (2007). Effect of nitrogen fertilization and timing of harvesting

on leaf nitrate content and taste in mustard rape (Brassica Juncea L.Czern).

Journal of Food, Agriculture & Environment, Vol.5: (3&4): 288 - 293.

97. Madhumathy. A.P, Ali-Ashraf Aivazi & Vijayan. V.A. (2007), Larvicidal

efficacy of Capsicum annum against Anopheles stephesi and Culex

quinquefasciatus. J Vect Borne Dis 44, September 2007, pp. 223 – 226.

98. Maryam Boroujerdnia, Naser Alemzaded Ansari and Farided Sedighie

Dehcordie (2007). Effect of Cultivars, Harvesting time and Level of

Nitrogen Fertilizer on Nitrate and Nitrite Content, Yield in Romaine

Lettuce. Asian Jounal of Plant Sciences 6(3): 550 – 553, 2007.

99. Mishra D.J., Singh Rajvir, Mishra U.K and Shahi Sudhir Kumar (2013).

Role of Bio-Fertilizer in Organic Agriculture. Research Journal of Recent

Sciences, Vol. 2 (ISC-2012), 39 - 41 (2013).

100. Mohammad G.T. Kazem and Shereifa A.E.H.N. El-Shereif (2010), Toxic

effect of Capsicum and Garlic Xylene Extracts in Toxicity of Boiled

Linseed Oil Formulations against Some Piercing Sucking Cotton Pest,

American Eurasian. J.Agric &Environ .Sci.,8(4): 390.396, 210.

101. Mostafa Naghizaded and Rohollah Hansanzadeh (2012). Effect of Plant

Density on Yield, Yield Components, Oil and Protein of Canola Cultivars in

Hajiabad. Advances in Environmental Biology, 6(3): 1000 - 1005, 2012.

Page 171: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

159

102. Muhammad Aslam, Muhammad Razaq and Asif Shahzad (2005).

Comparision of Different Canola (Brassica napus L) Varieties for

Resistance Against Cabbage Aphid (Brevicoryne brassicae L). International

journal of Agriculture & Biology, Vol 7, No.5.

103. NeSmith D.S. (1998). Effects of Plant Population on Yields of Once - over

Harvest Collards (Brassica oleracea L. Acephala Group). Hort Science 33

(1): 36 - 38, 1998.

104. Oparaeke. A.M, Dike. A.C and Amatobi. C.I. (2005). Evaluation of

Botanical Mixtures for Insect Pests Management on Cowpea plants. Journal

of Agriculture and Rural Development in the Tropics and Subtropics, Vol.

106, No.1, 2005, pp. 41 - 48.

105. PioA.Javier, MarilynB.Brown (2007). Bio-fertilizers and Bio-pesticides

Research and Development at UPLB. Food and fertilizer technology center

(FFTC), 2007, 22 pp.

106. Prawez Alam (2013). Densitometric HPTLC analysis of 8-gingerol in

zingiber officinale extract and ginger-containing dietary supplements, teas

and comercil creams. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine 2013;

3(8): 634- 638.

107. Refaat Salad El-Din Mohamed Anwar (2005). Response of pototo crop to

Biofertilizers irrigation and antitranspirants under sandy soil conditions.

Doctor of Philosophy in Agricutural Science, Department of Horticulture,

Faculty of Agriculture, Zagazing University, PP-98.

108. Roya Mahmoudieh Champiri and Hossein Bagheri (2013). Yield and yield

component Canola cultivars (Brassica napus L) under influence by planting

densities in Iran. International Research Journal of Applied and Basic

Sciences. Vol., 4(2), 353 - 355, 2013.

109. Samith Abubaker, Yasin Al-Zu’bi and AzmiAburay Yan (2010). The

influence of Plant Spacing on Yield and Fruit Nitrate Concentration of

Greenhouse Cucumber (Cucumis Sativus L.). Jordan Journal of Agricutural

Sciences, Volume 6, No.4, 2010.

Page 172: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

160

110. Saxena R. C., (1987). A decace of neem research against rice insect pests

in the Philippines Abtracts of 11th Inter. Cong. Of Plant Protection, October

5 - 9, Malina, Philippines, p.46.

111. Schwarz M.R (1992). Biological and integrated pest and deseases

management in the United States of Americal. In: Biological crop

protection. Bayer AG, Vol.45 (63), p.73 - 86.

112. Sheraz S. Mahdi1, Hassan G.I., Samoon S.A., Rather H.A., Showkat A.Dar

and Zehra B. (2010), Bio-fertilizer in organic Agriculture. Journal of

Phytology 2010, 2(10): 42-54

113. Sridhar, S., Arumugasamy, S., Saraswathy, H., Vijayalaskshmi, K. (2002).

Organic vegetable gardening. Centre for Indian Knowledge Systems,

Chennai.p.33.

114. Steven T.Yen, Andrew K.G.Tan and Rodolfo M.Nayga Jr (2011).

Determinants of fruit and vegetable consumption in Malaysia: an ordinal

system approach. The Australian Jourmal of Agricultural and Resource

Economics, 55, pp.239-256.

115. Sunlarp Sanguandeekul (1999). The effect of Cultivar, nutrient solution

concentration and season on the yield and quality of NFT produced lettuce

(Lactuca sativa. L), Massey University, pp: 57 – 58.

116. Tshililo Eunice Tshikalange (2006). Reponse of Brassica rapa L. Subsp.

chinensis to nitorogen, phosphorus and potassium in pots. Magister

Technologiae: Agricultute, Tshwane University of Technology, p.12-13.

117. United Nations (2007). Safety and quality of fresh fruit and vegetables: A

training manual for trainers. pp: 37.

118. Vadana Shiva, Poonam Pande, Jitendra Singh (2004). Principles of Organic

Farming: Renewing the Earth’s Harvest. Published by Navdanya, pp. 189.

119. Venkaraddis Iraddi (2008), Resonse of mustard [Brassica juncea (L) Czernj

and Cosson] varieties to date of sowing and row spacing in northern

transition zone of karnataka. Msc. Thesis, University of Agricultural

Sciences Dharwad.

Page 173: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

161

120. Vijayalakshmi, K., Subhashini, B., Koul, B. (1999). Plants in pest control:

Garlic and onion. Centre for Indian Knowledge Systems, Chennai,

India.pp.1-23.

121. WangZhao-Hui (2004). Effects of nitrogen and phosphorus fertilization on

plant growth and nitrate accumulation in vegetables. Journal of plant

nutrition. Issn 0190 - 4167 coden jpnuds, vol.27, no3, pp.539 – 556

122. Weerakoon1 S.R., and Somaratne1 S. (2011). Seasonal variation of growth

and yield performance of musturd (Brassica juncea (L.) Czern & Coss)

genotypes in srilanka. The Journal of Agricultural Sciences, 2011, vol. 6, no1.

Page 174: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

171

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Cẩm Long, Nguyễn Minh Hiếu, Trần Đăng Khoa, Trần Đăng

Hòa, “Khảo nghiệm một số giống cải xanh (Brasica juncea L.) phục vụ sản xuất

rau tại tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, 03/2012, trang 141 - 146.

2. Nguyễn Cẩm Long, Nguyễn Minh Hiếu, Trần Đăng Hòa, “Ảnh hưởng

của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrat đối với cải xanh

(Brasica juncea L.) tại Quảng Bình”, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, kỳ 1 tháng

7/2013, trang 61 - 67.

3. Trần Đăng Hòa, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Cẩm Long, “Hiệu lực của

một số thuốc trừ sâu sinh học và thảo mộc đối với một số loài sâu hại rau cải

xanh tại Quảng Bình, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, kỳ 1 tháng 12/2013, trang

27 - 32.

Page 175: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

172

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG

1. THÍ NGHIỆM KHẢO NGHIỆM GIỐNG

Hình 1a: Vườn ươm các giống cải thínghiệm tại Đức Ninh vụ ĐX 2010 - 2011

Hình 1b: Ruộng thí nghiệm các giống cảixanh tại Đức Ninh trong vụ ĐX 2010 - 2011

Hình 1c: Phương pháp đo đường kính tántại ruộng thí nghiệm Đồng Trạch

Hình 1d: Phương pháp đo chiều cao câytại ruộng thí nghiệm Đức Ninh

Page 176: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

173

2. THÍ NGHIỆM MẬT ĐỘ CẢI XANH SỐ 6

Hình 2a: Cấy cải theo khoảng cách20 cm x 20 cm

Hình 2b: Ruộng thí nghiệm mật độ cải xanhtại Đức Ninh trong vụ ĐX 2011 - 2011

Hình 2c: Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởngtại ruồn thí nghiệm Đồng Trạch

Hình 2d: Khoảng cách 15 cm x 15 cm tạiruộng thí nghiệm Đức Ninh

Page 177: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

174

3. THÍ NGHIỆM THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC VÀ THẢO MỘC

Hình 3a: Thuốc thảo mộc ớt, tỏi, gừng Hình 3b: Theo dõi sâu gây hại trước khi xửlý thuốc BVTV tại ruộng Đức Ninh

Hình 3c: Công thức xử lý nước lã (đ/c) tạiruộng Đồng Trạch

Hình 3d: Công thức xử lý thuốc trừ sâu sinhhọc Rholam super 50 WSG tại ruộng Đồng

Trạch

Page 178: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

175

Hình 3e: Ruộng thí nghiệm thuốc BVTV tạiđiểm Đồng Trạch

Hình 3f: Phun thuốc BVTV ở các công thứcthí nghiệm tại điểm Đức Ninh

Hình 3g: Công thức xử lý ớt, gừng, tỏi tạiruộng thí nghiệm Đức Ninh

Hình 3h: Công thức xử lý Dylan 2EC tạiruộng thí nghiệm Đồng Trạch

Page 179: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

176

4. THÍ NGHIỆM PHÂN WEGH

Hình 4a: Ruộng thí nghiệm chế phẩm sinhhọc tại điểm Đức Ninh

Hình 4b: Ruộng thí nghiệm chế phẩm sinhhọc tại điểm Đồng Trạch

Hình 4c: Công thức đối chứng70 kg N + 60 kg P205 + 40 K20

Hình 4d: Công thức xử lý nền 2 + 3,5 lítchế phẩm sinh học Wegh

Page 180: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

177

5. THÍ NGHIỆM LIỀU LƯỢNG ĐẠM VÀ THỜI GIAN BÓN

Hình 5a: Ruộng thí nghiệm liều lượng phânđạm và thời gian bón tại điểm Đồng Trạch

Hình 5b: Công thức thí nghiệm T1N2tại điểm Đồng Trạch

Hình 5c: Công thức thí nghiệm T1N2 tạiđiểm Đức Ninh

Hình 5d: Ruộng thí nghiệm liều lượng phânđạm và thời gian bón tại điểm Đức Ninh

Page 181: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

178

6. MÔ HÌNH RAU CẢI XANH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

NGHIÊN CỨU

Hình 6 a: Cấy cải ở mô hình rau cải xanh tại điểm Đồng Trạch

Hình 6 b: Mô hình rau cải xanh tại điểm Đức Ninh

Page 182: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

179

PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN TÌNH HÌNH CANH TÁC RAU CỦA

CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Ngày ………tháng ………năm……….

A. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI1.Thôn.....................Xã............................Huyện (TP)................. Tỉnh Quảng Bình

2.Họ tên điều tra viên:.............................................................................................

3. Họ tên chủ hộ:.........................................Nam/nữ. Tuổi.............Dân tộc:............4. Trình độ văn hoá.........................................5. Số người trong gia đình: ..........................người6. Số lao động chính:....................................người7. Thời gian trồng rau: ..................................năm8. Phân loại hộ: □ Khá. □ Trung bình. □. Nghèo

B. THÔNG TIN VỀ CANH TÁC RAU CỦA CÁC NÔNG HỘ.1. Theo anh chị rau là nguồn thu nhập có vị trí như thế nào trong tổng thunhập của gia đình?

Nguồn thu nhập (Theo thứ tự quan trọng nhất.)- Lúa.....; Chăn nuôi.......; Rau.....; Cây khác.......;Ngành nghề.....; Lao động xa.....

2. Diện tích và các loại rau trong các mùa vụ mà gia đình anh chị đã trồngtrong một năm ?

Diện tích (m2) Mùa vụLoại rau Theo tập quán Theo VietGap Ngày trồng Ngày thu hoạch

1..............................................................................2..............................................................................3..............................................................................4..............................................................................3. Mật độ, năng suất, lý do trồng các loại rau tại gia đình anh chị?

Lý do trồngLoại rau Mật độ Để ăn Để bán Do mùa vụ

thích hợp Năng suất

1.2.3.4.5.

Page 183: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

180

4. Những loài sâu, bệnh hại mà gia đình thuờng gặp trên cây rau?

Loại rau Sâu Bệnh

1.

2.

3.

4.

5.

6.

5. Gia đình áp dụng các biện pháp gì để phòng trừ sâu bệnh hại ?

Loại rau Phun thuốc Bắt bằng tay Biện pháp khác Không phòng trừ1.

2.

3.

4.

6. Loại thuốc mà anh chị đã sử dụng:

Loại thuốc Bệnh Loại thuốc

Sâu Hóa học Sinh học Thảo mộc Hóa học Sinh họcThảomộc

7. Số lần anh (chị) sử dụng thuốc BVTV trong một vụ đối với các loại rau

khác nhau?

Số lần sử dụng thuốc BVTVLoại rau

1 - 2 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 >10

1. ............................................................................

2. ............................................................................

3. ............................................................................

Page 184: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

181

8. Lần cuối sử dụng thuốc BVTV trước khi thu hoạch?

Thời gian cách ly ( ngày )Loại thuốc

1-3 4-6 7-9 10-12 >12

1.

2.

3.

4.

9. Gia đình tiến hành xử lý đất trước khi gieo trồng bằng biện pháp nào ?

Biện pháp xử lý đấtLoại rau

Phơi ải Rắc vôi Phun thuốc Biện pháp khác Không xử lý

1.

2.

3.

4.

5.

6.

10. Nguồn giống rau (hạt, củ, cây con) gia đình lấy từ đâu ?

Nguồn giốngLoại rau

Mua tại công ty Mua tại chợ Tự giữ giống Đi xin Nguồn khác

1.

2.

3.

4.

Page 185: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

182

11. Giống có bao bì, nguồn gốc rõ ràng không ?

Nguồn giốngLoại rau Có bao bì,

nguồn gốcCó bao bì, không

có nguồn gốcKhông có bao bì,

nguồn gốc1.2.3.4.

12. Các loại phân bón mà gia đình anh (chị ) sử dụng.

Loại rau Phân hóa học Phân chuồng Phân xanh Phân bắc Phân vi sinh

1.

2.

3.

4.

13. Lượng phân hóa học gia đình anh chị sử dụng ?

Loại rau Đạm(kg/sào)

Lân(kg/sào)

Kali(kg/sào)

Phân bón lá(gói/sào)

1.

2.

3.

4.

14. Dạng phân hữu cơ và vi sinh mà gia đình anh chị sử dụng?

Phương thức chế biếnLoại phân

Ủ hoai mục Không ủLượng bón

1. Phân chuồng2. Phân xanh

3. Phân bắc4. Phân vi sinh

Page 186: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

183

15. Lần cuối sử dụng phân trước khi thu hoạch?

Trước khi thu hoạch ( ngày )Loại phân

2-3 4 -5 6-7 8-9 ≥ 101. Phân chuồng2. Phân xanh

3. Phân Bắc4. Phân đạm5. Phân vi sinh

16. Đầu tư trong năm 2010 đối với cây rau: (đvt: 1000 đ)

Các loại rau

GiốngPhân

chuồngPhânvô cơ

ThuốcBVTV

Phíthủy lợi

Máymóc

ThuêLĐ

LĐ giađình

Tổngchi *

1.

2.

3.

4.

5.

17. Tổng thu từ rau trong năm qua (đvt: 1000 đồng )

Các loại rauNăng suất

(kg, bó/sào)

Sản lượng

(kg, bó)

Giá bán

(VN đồng/kg)Thành tiền*

1.

2.

3.

4.

17. Những khó khăn chính của gia đình trong trồng rau ? (Chọn 4 ô ưu tiên

và đánh dấu vào ô thích hợp)

+ Vốn □ + Diện tích □ + Chất lượng đất □

+ Phân bón □ + Lao động □ + Kỹ thuật sản xuất □

+ Thị trường □ + Thiên tai, dịch bệnh □ + Công cụ sản xuất □

18. Gia đình có được tập huấn về kỹ thuật trồng rau hay không?..............

Nếu có: + Thời gian............ngày.

+ Ai trong gia đình tham gia? Vợ □ ; Chồng □ ; Con □

Page 187: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

184

19. Định hướng phát triển cây rau trong thời gian tới của hộ gia đình?

+ Tăng diện tích □; + Giảm diện tích □; + Giữ nguyên diện tích □;

+ Tăng năng suất □.

20. Anh chị hiểu như thế nào là RAU AN TOÀN?

.......................................................................................................................

..................................................................................................................................

...............................................................

Xin chân thành cảm ơn anh chị đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt cuộc

trao đổi này.

Xác nhận của chủ hộ

Page 188: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

185

PHỤ LỤC 3: ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM

3.1. CÁC CHỈ TIÊU HÓA TÍNH

- Đất thí nghiệm

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu hóa tính trong đất thí nghiệm

Địa điểm pHKcl

OM

(%)

N

(%)

P2O5

(%)

P2O5

(mg/100g đất)

K20

(mg/100g đất)

Đồng Trạch 4,12 1,965 0,210 0,074 7,00 0,018

Đức Ninh 4,56 1,442 0,154 0,047 6,25 0,017

Nguồn: Phân tích tại phòng thí nghiệm Đại học Nông Lâm Huế

Bảng 2.3. Hàm lượng kim loại nặng và NO3- trong đất thí nghiệm

Chỉ tiêuĐiểm Đồng Trạch

(mg/kg)Điểm Đức Ninh

(mg/kg)Ngưỡng an toàn

(mg/kg)

Nitrat 11,4 15,0 -

Chì 0,17 0,45 ≤ 70

Cadimi 0,25 0,01 ≤ 2

Arsen 0,006 0,42 ≤ 12

Nguồn: Phân tích tạị trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Huế.

- Nước tưới ở điểm thí nghiệm

Bảng 2.4. Hàm lượng kim loại nặng và NO3- trong nước tưới

Chỉ tiêuĐiểm Đồng Trạch

(mg/kg)

Điểm Đức Ninh(mg/kg)

Ngưỡng an toàn

(mg/kg)

Nitrat 0,15 0,2 ≤ 15

Chì 0,018 0,010 ≤ 0,1

Cadimi 0,00025 0,00029 ≤ 0,01

Arsen 0,00028 0,00024 ≤ 0,1

Thủy ngân 0,00030 0,00032 ≤ 0,001

Nguồn: Phân tích tạị Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Huế

Page 189: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

184

3.2. SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG TỪ THÁNG 1/2011 ĐẾN THÁNG 9/2013

SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG NĂM 2011

Nhiệt độ Nắng Độ ẩm Lượng mưa

ThángNhiệtđộ TB

Nhiệtđộ Tx Ngày

Nhiệtđộ Tn Ngày

Tổngsố giờnắng

Số ngày có nắng

Độ ẩmtrung bình

UxSố

ngàyUn

Sốngày

Tổnglượngmưa

Số ngày có mưa

116,0 25,5 03 10,5 12 161 9 87 98 24 67 17 543 19

2 18,6 25,8 25 12,2 02 771 11 90 98 07 67 04 309 12

3 17,7 26,0 6,15 11,7 18 576 10 90 98 21,22 66 31 819 23

4 23,1 30,5 30 16,1 01 1029 23 90 98 16,17 68 30 473 12

5 27,2 36,8 11,12 20,4 28 2242 29 82 98 04 44 18 391 10

6 30,4 37,5 08,17,22 24,6 01 1958 26 70 97 03 46 22 1431 10

7 29,8 39,4 08 24,1 30 2066 26 72 90 14,26 41 07 582 10

8 28,7 37,0 05 24,2 21 2164 29 80 96 22 49 31 866 11

9 27,0 36,7 02 21,7 27 1120 20 86 98 27,28 48 01 9418 24

10 24,3 29,5 13 19,6 05 630 15 89 99 16 68 23 7963 24

11 23,9 28,7 01 18,8 11 935 23 88 98 05 63 18 4211 19

12 18,0 28,2 01 12,6 11 165 02 85 99 09 62 12 1560 15

Page 190: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

185

SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG NĂM 2012

Nhiệt độ Nắng Độ ẩm Lượng mưa

Tháng Nhiệt

độ TB

Nhiệt

độ TxNgày

Nhiệt

độ TnNgày

Tổng số

giờ nắng

Số ngày

có nắng

Độ ẩm

trung bìnhUx Số ngày Un

Số

ngày

Tổng

lượng mưa

Số ngày

có mưa

1

18,2 25,4 18 13,5 26 96 6 92 99 21 75 14 367 23

2 18,5 27,2 06 13,3 20 591 12 91 99 06,14 71 06,21 65 08

3 21,3 28,8 07 15,2 26 896 20 89 99 05,18 52 26 159 14

4 26,3 38,3 25 19,2 01 1808 27 82 98 05,11,21 44 29 800 07

5 29,6 38,7 03 24,0 17 2493 30 77 98 28,29,31 43 03 1499 11

6 30,1 36,5 12,14 24,5 01 472 28 71 98 01,03 48 25 894 12

7 29,7 37,7 22 24,5 3,4 2274 28 72 98 03,04 48 21 1081 10

8 29,4 37,0 02 23,5 24 2186 28 73 97 24 50 02 336 09

9 26,9 32,2 01 20,9 14 1360 23 87 98 06,08,26 62 30 6325 17

10 25,9 31,5 04 20,8 31 1612 26 85 98 07,18,28 64 14 3122 19

11 25,1 32,5 22 20,8 12,18 1290 25 86 96 21 65 02 2378 15

12 22,0 29,8 01 11,8 31 792 24 87 97 13 67 06 1282 15

Page 191: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

186

SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG NĂM 2013

Nhiệt độ Nắng Độ ẩm Lượng mưa

Tháng Nhiệt

độ TB

Nhiệt

độ TxNgày

Nhiệt

độ TnNgày

Tổng số

giờ nắng

Số ngày

có nắng

Độ ẩm

trung bìnhUx Số ngày Un

Số

ngày

Tổng

lượng mưa

Số ngày

có mưa

1 18,5 25,2 24 13,0 01 514 19 86 96 09,22 68 24 299 06

2 21,7 27,4 03 16,0 23 675 21 91 98 07,27 77 26 283 11

3 23,9 25,1 19 15,6 04 1209 25 88 98 01,18,26 67 06,19 354 11

4 27,6 33,2 30 18,9 07 1352 25 64 98 19 34 05 319 27

5 29,5 39,6 16 21,7 02 2387 30 74 96 08,11 45 16,18 962 09

6 29,3 38,8 09 20,8 14 2165 26 71 93 04,10,22 41 08 948 08

7 28,9 36,5 12 23,8 02 2067 28 77 98 24 50 12 1145 12

8 29,0 36,3 29 22,7 07 1778 30 74 96 09,13 49 19,31 779 10

9 27,0 36,0 03 20,1 30 1043 23 85 97 19 52 03 9477 18

Page 192: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

187

PHỤ LỤC 4: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA NHANH THUỐC TRỪ SÂUNHÓM LÂN HỮU CƠ VÀ CARBAMATE BẰNG BỘ KÍT VPR104.1. Xử lý mẫu:- Mẫu thử là rau: Lấy cả lá và cuống rau cắt nhỏ cỡ hạt ngô và trộn đều.- Mẫu thử là quả: Gọt lấy phần vỏ dày khoảng 5mm, cắt thành mẫu nhỏ như vớimẫu rau.4.2. Tiến hành:Bước 1: Lấy khoảng 10g mẫu rau hoặc quả đã cắt nhỏ cho vào túi chiếc (lượngmẫu chiếm khoảng 1/3 túi)Bước 2: Lấy 10ml nước sạch cho vào cốc nhựa. Dùng kẹp bẻ hai đầu ống “chấthoạt hóa”, đổ hết dịch trong ống vào cốc đã chứa 10ml nước, lắc nhẹ, sau đó đổdung dịch trong cốc vào túi mẫu, trộn đều hỗn hợp bằng cách lắc khoảng 3 phút.Bước 3: Lấy 1 ống dung môi chiết, cầm ống theo chiều đứng, dùng kẹp bẻ đầutrên của ống, sau đó đổ hết dung môi trong ống vào túi chứa mẫu chiết, đóngmiệng túi và lắc nhẹ, đều trong khoảng 2 phút.Bước 4: Lắp đầu côn có vạch màu vào “ống tách”. Nghiêng túi để hổn hợp dồnxuống một góc túi, dùng kéo cắt góc kia của túi để tạo một lỗ nhỏ. Mở nắp “ốngtách”, đổ dịch chiết từ túi mẫu vào ống đã được bịt đầu dưới bằng một đầu cônkín (đầu côn có vạch màu), ép nhẹ túi để thu hết phần dung môi chiết còn trongrau. Vặn chặt nắp ống tách, để ống theo chiều thẳng đứng cho đến khi dung dịchtrong ống chia thành 2 lớp.Bước 5: Hướng đầu dưới của ống tách vào đĩa thủy tinh, dùng kéo cắt phần dướicùng của đầu côn để thu phần dung môi lớp dưới chảy xuống hết đĩa petri.Chú ý: Chỉ lấy vừa hết phần dung môi lớp dưới. Khi chảy gần hết dung môi, vặnchặt nắp lại cho dòng chảy chỉ còn nhỏ giọt và bỏ ra ngoài. Để dung môi trongdĩa bay hơi tự nhiên cho đến khô hoàn toàn, nên để nơi thoáng gió.Bước 6: Cắt vỏ bao thuốc thử lấy ống CV1, CV2 và giấy thử ra ngoài.Bước 7: Sau khi dung môi trên đĩa thủy tinh bay hơi hoàn toàn, lấy một mẫubông cho vào đĩa petri, dùng bơm tiêm có lắp đầu côn lấy 1,2ml “dung dịch pha”cho vào mẫu bông. Dùng kẹp đưa mẫu bông đi khắp đáy đĩa để chất chiết thấmvào bông. Chú ý cần lau khắp đáy đĩa để thu triệt để chất đã chiết được.Bước 8: Thu mẫu bằng cách cắm đầu côn vào cục bông, kéo nhẹ pittông củabơm tiêm để hút dung dịch trong mẫu bông vào đầu côn. Nếu trong đĩa còn dịchmẫu nên dùng mẫu bông này thấm lại lần nữa để thu triệt để. Cho toàn bộ dịchchiết mẫu thu được vào ống ký hiệu CV1, đậy nắp, lắc đều theo chiều dọc củaống. Để cho phản ứng diễn ra trong 30 phút.Bước 9: Dùng đầu côn thứ 2 lấy 0,1ml dung dịch pha cho vào ống CV2, lắc kỹđể cho tan đều chất ở trong ống, sau đó hút hết dịch cho vào ống CV1, lắc đều,để 5 phút.Bước 10: Mở gói giấy thử dùng kẹp lấy mẫu giấy màu xanh cho vào ống CV1.Quan sát để đọc kết quả sau 5 phút.* Đọc kết quả:- Âm tính: nếu sau 5 phút giấy thử chuyển sang màu trắng.- Dương tính: nếu sau 5 phút giấy thử vẫn còn màu xanh

Page 193: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

188

PHỤ LỤC 5. SỐ LIỆU THỐNG KÊ CỦA MỘT SỐ CHỈ TIÊU

5.1. Xử lý năng suất kinh tế ở các mức đạm khác nhau trong vụ Đông Xuân.

* Điểm Đồng TrạchSplit-plot AOV Table for NSKT

Source DF SS MS FPnhaclai 2 4.174 2.0870Mucdam 4 340.465 85.1163 42.29

0.0000Error nhaclai*Mucdam 8 16.102 2.0128thoigianb 1 7.762 7.7623 10.07

0.0099Mucdam*thoigianb 4 4.290 1.0724 1.39

0.3051Error nhaclai*Mucdam*thoigianb 10 7.707 0.7707Total 29 380.500

Grand Mean 17.981CV(nhaclai*Mucdam) 7.89CV(nhaclai*Mucdam*thoigianb) 4.88

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSKT for Mucdam

Mucdam Mean Homogeneous Groups 120 21.433 A 90 20.368 A 60 20.187 A 30 14.937 B 0 12.982 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.8191Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison 1.8888There are 3 groups (A, B, etc.) in which the meansare not significantly different from one another.LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSKT for thoigianb

thoigianb Mean Homogeneous Groups 2 18.490 A 1 17.473 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3206Critical T Value 2.228 Critical Value for Comparison 0.7142All 2 means are significantly different from one another.

SD All-Pairwise Comparisons Test of NSKT for Mucdam*thoigianb

Mucdam thoigianb Mean Homogeneous Groups 120 2 22.413 A 60 2 20.970 AB 90 2 20.910 AB 120 1 20.453 B 90 1 19.827 B 60 1 19.403 B 30 2 15.293 C

Page 194: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

189

30 1 14.580 CD 0 1 13.100 CD 0 2 12.863 D

Comparisons of means for the same level of Mucdam Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.7168 Critical T Value 2.228 Critical Value for Comparison 1.5971 Error term used: nhaclai*Mucdam*thoigianb, 10 DFComparisons of means for different levels of Mucdam Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.9632 Critical T Value 2.284 Critical Value for Comparison 2.2004 Error terms used: nhaclai*Mucdam and nhaclai*Mucdam*thoigianbThere are 4 groups (A, B, etc.) in which the meansare not significantly different from one another.

* Điểm Đức NinhSplit-plot AOV Table for NSKT

Source DF SS MS FPnhaclai 2 6.972 3.486Mucdam 4 421.120 105.280 405.50

0.0000Error nhaclai*Mucdam 8 2.077 0.260thoigianb 1 0.053 0.053 0.11

0.7514Mucdam*thoigianb 4 3.499 0.875 1.75

0.2147Error nhaclai*Mucdam*thoigianb 10 4.989 0.499Total 29 438.711

Grand Mean 18.065CV(nhaclai*Mucdam) 2.82CV(nhaclai*Mucdam*thoigianb) 3.91LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSKT for Mucdam

Mucdam Mean Homogeneous Groups 120 21.903 A 60 20.602 B 90 19.862 C 30 16.472 D 0 11.488 E

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2942Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison 0.6784All 5 means are significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSKT for thoigianb

thoigianb Mean Homogeneous Groups 1 18.107 A 2 18.023 A

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2579Critical T Value 2.228 Critical Value for Comparison 0.5746There are no significant pairwise differences among the means.

Page 195: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

190

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSKT for Mucdam*thoigianb

Mucdam thoigianb Mean Homogeneous Groups 120 2 22.313 A 120 1 21.493 AB 60 2 20.617 BC 60 1 20.587 BC 90 1 20.197 C 90 2 19.527 C 30 1 16.987 D 30 2 15.957 D 0 2 11.703 E 0 1 11.273 E

Comparisons of means for the same level of Mucdam Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.5767 Critical T Value 2.228 Critical Value for Comparison 1.2849 Error term used: nhaclai*Mucdam*thoigianb, 10 DFComparisons of means for different levels of Mucdam Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.5028 Critical T Value 2.255 Critical Value for Comparison 1.1338 Error terms used: nhaclai*Mucdam and nhaclai*Mucdam*thoigianbThere are 5 groups (A, B, etc.) in which the meansare not significantly different from one another.

5.2. Xử lý năng suất kinh tế ở các mức đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè.

* Điểm Đồng TrạchSplit-plot AOV Table for NSKT

Source DF SS MS FPnhaclai 2 3.578 1.7891Mucdam 4 244.834 61.2086 82.62

0.0000Error nhaclai*Mucdam 8 5.927 0.7408thoigianb 1 5.994 5.9943 8.44

0.0157Mucdam*thoigianb 4 1.583 0.3958 0.56

0.6988Error nhaclai*Mucdam*thoigianb 10 7.100 0.7100Total 29 269.017

Grand Mean 16.950CV(nhaclai*Mucdam) 5.08CV(nhaclai*Mucdam*thoigianb) 4.97

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSKT for Mucdam

Mucdam Mean Homogeneous Groups 120 19.202 A 90 18.795 A 60 18.398 A 30 16.902 B 0 11.452 C

Page 196: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

191

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4969Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison 1.1459There are 3 groups (A, B, etc.) in which the meansare not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSKT for thoigianb

thoigianb Mean Homogeneous Groups 2 17.397 A 1 16.503 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3077Critical T Value 2.228 Critical Value for Comparison 0.6856All 2 means are significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSKT for Mucdam*thoigianb

Mucdam thoigianb Mean Homogeneous Groups 120 2 19.963 A 90 2 19.277 AB 60 2 18.530 ABC 120 1 18.440 ABC 90 1 18.313 BC 60 1 18.267 BC 30 2 17.510 CD 30 1 16.293 D 0 2 11.703 E 0 1 11.200 E

Comparisons of means for the same level of Mucdam Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.6880 Critical T Value 2.228 Critical Value for Comparison 1.5330 Error term used: nhaclai*Mucdam*thoigianb, 10 DFComparisons of means for different levels of Mucdam Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.6954 Critical T Value 2.268 Critical Value for Comparison 1.5772 Error terms used: nhaclai*Mucdam and nhaclai*Mucdam*thoigianbThere are 5 groups (A, B, etc.) in which the meansare not significantly different from one another.

* Điểm Đức NinhSplit-plot AOV Table for NSKT

Source DF SS MS FPnhaclai 2 1.626 0.8128Mucdam 4 236.909 59.2272 86.25

0.0000Error nhaclai*Mucdam 8 5.494 0.6867thoigianb 1 5.799 5.7992 5.69

0.0383Mucdam*thoigianb 4 1.478 0.3696 0.36

0.8298Error nhaclai*Mucdam*thoigianb 10 10.192 1.0192Total 29 261.498

Page 197: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

192

Grand Mean 17.624CV(nhaclai*Mucdam) 4.70CV(nhaclai*Mucdam*thoigianb) 5.73LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSKT for Mucdam

Mucdam Mean Homogeneous Groups 120 20.088 A 60 19.843 A 90 19.657 A 30 15.218 B 0 13.315 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4784Critical T Value 2.306 Critical Value for Comparison 1.1033There are 3 groups (A, B, etc.) in which the meansare not significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSKT for thoigianb

thoigianb Mean Homogeneous Groups 2 18.064 A 1 17.185 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3686Critical T Value 2.228 Critical Value for Comparison 0.8214All 2 means are significantly different from one another.

LSD All-Pairwise Comparisons Test of NSKT for Mucdam*thoigianb

Mucdam thoigianb Mean Homogeneous Groups 60 2 20.650 A 120 2 20.407 A 90 2 19.843 A 120 1 19.770 A 90 1 19.470 A 60 1 19.037 A 30 2 15.790 B 30 1 14.647 BC 0 2 13.630 C 0 1 13.000 C

Comparisons of means for the same level of Mucdam Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.8243 Critical T Value 2.228 Critical Value for Comparison 1.8366 Error term used: nhaclai*Mucdam*thoigianb, 10 DFComparisons of means for different levels of Mucdam Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.7541 Critical T Value 2.259 Critical Value for Comparison 1.7038 Error terms used: nhaclai*Mucdam and nhaclai*Mucdam*thoigianbThere are 3 groups (A, B, etc.) in which the meansare not significantly different from one another.

Page 198: ĐẠI HỌC HUẾ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1004/2 NGUYEN CAM LONG _ N… · iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

193

MÀU 56,60,63,64,85,100,172-178ĐEN 1-55,57-59,61,62,65-84,86-99,101-172,180-196