ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... Nguyen Dinh...

28
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ BỂ SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Địa chất Mã số: 62440201 TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. Trần Nghi HÀ NỘI – 2014

Transcript of ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ... Nguyen Dinh...

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH

PLIOCEN - ĐỆ TỨ BỂ SÔNG HỒNG

Chuyên ngành: Địa chất

Mã số: 62440201

TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS. Trần Nghi

HÀ NỘI – 2014

2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

GS. TS Trần Nghi

Phản biện 1:

--------------------------------------------------------------------

Phản biện 2:

--------------------------------------------------------------------

Phản biện 3:

--------------------------------------------------------------------

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp

tại …………………………………………………………………….

Vào hồi ……. giờ…….ngày…..tháng……năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

3

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết

Trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể Sông Hồng đến nay vẫn chưa có

đề tài và luận án nào nghiên cứu. Sự tồn tại của việc phân chia địa

tầng Đệ Tứ của đồng bằng Sông Hồng lý do cơ bản là không tìm

thấy hóa thạch định tuổi và không xác định được tuổi tuyệt đối của

trầm tích Pleistocen.

Vì vậy, cho đến giữa những năm 1980 của thế kỷ trước địa

tầng Đệ Tứ đồng bằng Sông Hồng được phân chia theo thạch địa

tầng nghĩa là các địa tầng được phân chia và gọi tên theo đặc điểm

thạch học. Ví dụ hệ tầng Hà Nội (Q12-3 hn) là gọi cho tầng cuội sạn.

Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13b vp) gọi cho tầng sét loang lổ. Hệ tầng Hải

Hưng (Q21-2 hh) gọi cho tầng sét xám xanh và hệ tầng Thái Bình (Q1

3

tb) gọi cho tầng cát bột sét phủ trên tầng sét xám xanh. Sự phân chia

thạch địa tầng chưa phản ánh được quy luật quan hệ giữa tiến hoá

trầm tích và các chu kỳ thay đổi mực nước biển do ảnh hưởng của

băng hà và gian băng. Vì vậy luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ những

vấn đề chưa được giải quyết về địa tầng Pliocen - Đệ Tứ trên cơ sở

nghiên cứu địa tầng phân tập.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế nêu trên nghiên cứu sinh

đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu địa tầng phân tập trầm tích Pliocen

- Đệ Tứ bể Sông Hồng" với các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

như sau:

Mục tiêu: Xác lập địa tầng phân tập trầm tích Pliocen - Đệ Tứ

bể Sông Hồng trên cơ sở phân tích cộng sinh tướng theo không gian

và thời gian trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển toàn

cầu và chuyển động kiến tạo.

Nhiệm vụ:

4

- Xác định được các phức tập (sequence), nhóm phân tập

(parasequence set) và phân tập (parasequence), quy luật biến đổi theo

không gian và thời gian các miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST),

biển tiến (TST) và biển cao (HST).

- Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố tướng trầm tích

Pliocen - Đệ tứ bể Sông Hồng

- Khôi phục lịch sử tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ tứ trong mối

quan hệ với sự dao động mực nước biển và chuyển động kiến tạo.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Các thành tạo trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể Sông Hồng.

Luận điểm bảo vệ:

Luận điểm 1. Trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể sông Hồng có cấu

trúc đối xứng bao gồm 8 phức tập (sequence) ứng với 8 chu kỳ thay

đổi mực nước biển chân tĩnh phần thềm lục địa và 7 phức tập trên

phần đất liền. Mỗi phức tập có 3 miền hệ thống trầm tích: Miền hệ

thống trầm tích biển thấp (LST), miền hệ thống biển tiến (TST),

miền hệ thống biển cao (HST). Các phức tập tương ứng với các hệ

tầng của thang thời địa tầng gồm:

- Phần đất liền: 3 phức tập trong Pliocen: S1(N21), S2(N2

2) và

S3(N23); 4 phức tập trong Đệ Tứ: S4(Q1

1), S5-6(Q12), S7(Q1

3a) và

S8(Q13b-Q2).

- Phần thềm lục địa: 3 phức tập trong Pliocen: S1(N21), S2(N2

2)

và S3(N23); 5 phức tập trong Đệ Tứ: S4(Q1

1), S5(Q12a), S6(Q1

2b),

S7(Q13a) và S8(Q1

3b-Q2).

Luận điểm 2. Không gian tích tụ trầm tích bắt đầu từ ranh giới

giữa các miền xâm thực và miền lắng đọng trầm tích của đồng bằng

Sông Hồng đến trung tâm bể bao gồm các dãy cộng sinh tướng có

quan hệ nhân quả với sự thay đổi mực nước biển. Các dãy cộng sinh

5

tướng được tích hợp theo 3 miền hệ thống trầm tích như sau:

- Miền hệ thống biển thấp (LST) bao gồm nhóm tướng trầm

tích lục nguyên (ar) môi trường lục địa chuyển sang môi trường châu

thổ biển thoái (amr) phần ngập nước.

- Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST) bao gồm nhóm

tướng trầm tích lục nguyên môi trường biển nông (mt) phân bố ở

trung tâm bể Sông Hồng chuyển sang môi trường châu thổ biển tiến

(amt) thuộc đồng bằng Sông Hồng.

- Miền hệ thống trầm tích biển tiến (HST) bao gồm nhóm

tướng trầm tích lục nguyên môi trường châu thổ biển thoái (amr)

phân bố ở đồng bằng Sông Hồng chuyển sang nhóm tướng lục

nguyên môi trường châu thổ biển thoái xen môi trường biển nông

biển thoái (mt/amr) phân bố ở trung tâm bể Sông Hồng.

Những điểm mới của luận án:

- Phân tích, lựa chọn mô hình địa tầng phân tập áp dụng phù

hợp cho nghiên cứu trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể Sông Hồng.

- Trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể Sông Hồng được phân chia

thành 7 phức tập trên đất liền và 8 phức tập phần thềm lục địa tương

ứng với 8 chu kỳ trầm tích.

- Sự phân bố các tướng, nhóm tướng và phức hệ tướng trầm

tích trong mặt cắt địa chất trầm tích là theo quy luật cộng sinh tướng

theo dãy liên tục dưới dạng tướng đơn và tướng kép trong mối quan

hệ với sự thay đổi mực nước biển.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

* Ý nghĩa khoa học

- Kết quả luận án góp phần lựa chọn mô hình địa tầng phân tập

phù hợp áp dụng nghiên cứu thực tiễn trầm tích Pliocen - Đệ Tứ

thềm lục địa và các vùng đồng bằng ven biển Việt Nam.

6

- Xác định qui luật tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ Tứ trong

mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển và hoạt động kiến tạo.

* Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả luận án góp phần xây dựng tiền đề tìm kiếm khoáng

sản rắn và nước nước ngầm trong trầm tích Pliocen - Đệ tứ.

- Góp phần chính xác hóa thời địa tầng của trầm tích Đệ Tứ bể

Sông Hồng

Bố cục của luận án: bao gồm 5 chương:

Mở đầu

Chương 1. Lịch sử nghiên cứu, cơ sở tài liệu và phương pháp

nghiên cứu.

Chương 2. Địa tầng, cấu trúc địa chất và hoạt động kiến tạo

trong Kainozoi khu vực bể Sông Hồng

Chương 3. Đặc điểm tướng trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể Sông

Hồng.

Chương 4. Địa tầng phân tập trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể

Sông Hồng.

Chương 5. Tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể Sông Hồng

trên cơ sở địa tầng phân tập.

Kết luận.

Chương 1

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Giai đoạn trước năm 1987

Các khảo sát địa chấn phản xạ mới tập trung ở khu vực trung

tâm miền võng Hà Nội, trên các đơn vị cấu trúc như trũng Đông

Quan, trũng Phượng Ngãi, dải nâng Tiền Hải, Kiến Xương. Tại khu

7

vực nghiên công tác đã khoan được khoảng trên 22.000m khoan.

1.1.2. Giai đoạn sau năm 1987

Đề tài KC09.20/06.10 do Trần Nghi chủ trì đã phân chia địa

tầng 3 bể Sông Hồng, Cửu Long và Nam Côn Sơn trên cơ sở địa tầng

phân tập và phân tích tướng, tuy nhiên trong Pliocen - Đệ Tứ chưa

được quan tâm nghiên cứu chi tiết. Các đề án, dự án do Trung tâm

Địa chất và Khoáng sản biển tiến hành đến độ sâu 100m nước.

Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tượng trầm tích tầng mặt, chỉ

có một số ít các mặt cắt địa chất Đệ tứ được thành lập trên cơ sở

phân tích tài liệu địa chấn nông.

1.2. CƠ SỞ TÀI LIỆU

1.2.1 Tài liệu địa vật lý

Các số liệu khảo sát địa chấn nông phân giải cao do Trung tâm

Địa chất và Khoáng sản biển, Liên Đoàn Địa vật lý, Viện địa chất và

Địa vật lý biển khảo sát 0-100m nước từ năm 1992 đến nay.

Các tài liệu địa chấn nông phân phải cao đã được nghiên cứu

sinh xử lý hàng nghìn km tuyến và minh giải phục vụ cho luận án.

1.2.2. Tài liệu lỗ khoan

Trong vùng nghiên cứu có hai nguồn tài liệu lỗ khoan quan

trọng đó là: tài liệu lỗ khoan tìm kiếm thăm dò dầu khí và tài liệu

khoan ven biển, bãi triều và biển nông do các Liên đoàn địa chất và

Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển thực hiện.

1.2.3 Tài liệu địa chất

Luận án đã lực chọn và sử dụng khối lượng mẫu trầm tích,

gồm hàng loạt các chỉ tiêu phân tích: Thạch học, độ hạt, khoáng vật,

hóa học, cổ sinh, tuổi tuyệt đối phục vụ luận án như:

- Chương trình biển KHCN-06-11 do Mai Thanh Tân chủ

nhiệm như: Bản đồ tướng đá- cổ địa lý Pliocen- Đệ tứ thềm lục địa

8

Việt Nam và Bản đồ tướng đá - cổ địa lý giai đoạn Pleistocen muộn

thềm lục địa Việt Nam do Trần Nghi thực hiện năm 2000. Bản đồ địa

chất Pliocen - Đệ Tứ thềm lục địa Việt Nam (Nguyễn Biểu, 2000)…

- Đề án “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn biển

ven bờ (0-30m nước) Việt Nam tỷ lệ 1/500.000” do Trung tâm địa

chất khoáng sản biển chủ trì .

- Các tài liệu địa chấn sâu, các bản đồ đẳng sâu và giếng khoan

dầu khí được sử dụng để xác định ranh giới Miocen - Pliocen,

Pliocen - Đệ Tứ và phân tích tướng đá - cổ địa lý cũng như địa tầng

phân tập giai đoạn Pliocen.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng một một số các báo cáo đề tài,

bài báo và các công trình khoa học công bố trong và ngoài nước

nghiên cứu bằng các phương tiện hiện đại, dữ liệu tin cậy.

1.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

1.3.1. Phương pháp luận

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương pháp chủ yếu như:

Phương pháp nghiên cứu thực địa, Phương pháp phân tích thạch học

trầm tích, Nhóm phương pháp vẽ bản đồ tướng đá - cổ địa lý, Nhóm

phương pháp Địa vật lý, Phương pháp địa tầng phân tập.

Chương 2

ĐỊA TẦNG, CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG KIẾN

TẠO TRONG KAINOZOI KHU VỰC BỂ SÔNG HỒNG

2.1. ĐỊA TẦNG

2.1.1.Địa tầng trước Đệ tứ

Phần phía Bắc bể Sông Hồng (Miền Võng Hà Nội - Vịnh Bắc Bộ)

Địa tầng Kainozoi bao gồm các hệ tầng: Hệ tầng Phù Tiên

9

(E2 pt), Hệ tầng Đình Cao (E3 đc), Hệ tầng Phong Châu (N11 pch),

Hệ tầng Phù Cừ (N12 pc), Hệ tầng Tiên Hưng (N1

3 th), Hệ tầng Vĩnh

Bảo (N2 vb),

Phần phía Nam bể Sông Hồng

Địa tầng Kainozoi bao gồm các hệ tầng: Hệ tầng Bạch Trĩ (E3

bt), Hệ tầng Sông Hương (N11 sh), Hệ tầng Tri Tôn (N1

2 tt), Hệ tầng

Quảng Ngãi (N13 qn), Hệ tầng Biển Đông (N2 bđ)

2.2.2. Địa tầng Đệ tứ

2.2.2.1. Địa tầng Đệ Tứ đồng bằng Sông Hồng.

Bao gồm các hệ tầng: Hệ tầng Lệ Chi (Q11lc); Hệ tầng Hà Nội

(Q12-3a hn); Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q1

3bvp), Hệ tầng Hải Hưng (Q21-

2hh), Hệ tầng Thái Bình (Q23tb)

2.2.2.2. Địa tầng Đệ Tứ phần ngoài biển

Bao gồm: Trầm tích Pleistocen sớm (Q11), Trầm tích

Pleistocen giữa - phần dưới (Q12a); Trầm tích Pleistocen giữa - phần

muộn (Q12b); Trầm tích Pleistocen muộn, phần sớm (Q1

3a); Trầm tích

Pleistocen muộn, phần muộn - Holocen sớm - giữa (Q13b- Q2

1-2),

Trầm tích Holocen muộn (Q23)

2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - KIẾN TẠO

Bể Sông Hồng là một trũng có hình “Oval” đối xứng và kéo

dài theo hướng TB- ĐN, được khống chế ở hai cánh bởi các đứt gãy

lớn là Sông Lô ở phía Đông Bắc và sông Chảy ở phía Tây Nam, bao

gồm các hệ thống đứt gãy chính sau: Hệ thống đứt gãy TB- ĐN, Hệ

thống đứt gãy ĐB- TN, Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến, Hệ thống đứt

gãy á vĩ tuyến.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ

BỂ SÔNG HỒNG

10

3.1. ĐỘ SÂU VÀ BỀ DÀY TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ

Dựa vào các giếng khoan và liên kết các băng địa chấn để

xác định ranh giới các các trầm tích Pliocen - Đệ Tứ. Độ sâu và bề

dày trầm tích Pliocen - Đệ Tứ chủ yếu được xác định trên các băng

địa chấn và các giếng khoan dầu khí. (Hình 3.4)

Hình 3.4. Mặt cắt địa chấn dầu khí tuyến GPGT -93-203

(đáy Pliocen màu vàng) [16]

3.2. ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG TRẦM TÍCH PLIOCEN – ĐỆ TỨ

3.2.1. Khái quát

3.2.2. Đặc điểm tướng trầm tích giai đoạn Pliocen - Đệ Tứ

3.2.2.2. Đặc điểm tướng trầm Pliocen

3.2.2.1. Giai đoạn Pliocen sớm (N21)

- Nhóm tướng aluvi (aN21)

Nhóm tướng này được đặc trưng bởi các thành phần trầm tích

chủ yếu gồm cát kết hạt nhỏ đến hạt thô xen kẽ các lớp bột kết, sét

bột kết và cát sạn kết.

- Nhóm tướng châu thổ (amN21)

Nhóm tướng trầm tích này được xác định tại lỗ khoan KX1

thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt mịn, độ chọn lọc tốt. Trên

11

thềm lục địa nhóm tướng trầm tích này được phát hiện trên các băng

địa chấn dầu khí dạng phản xạ biên độ trung bình, nằm phủ bất chỉnh

hợp trên trầm tích Miocen trên có đặc trưng trường sóng phản xạ

mạnh, liên tục, tần số cao .

- Nhóm tướng biển (mN21)

Nhóm tướng trầm tích còn bắt gặp ở LK48NĐ (Kim

Sơn). Trầm tích của hệ tầng biển nông mN21 này phân bố ở độ

sâu từ 56.5m đến 140m, độ hạt rất mịn, thành phần trầm tích

gồm: sét, sét bột lẫn ít cát hạt mịn, màu xám, xám vàng, xám

xanh, xám trắng trong đó sét chiếm 72 - 81%, bột 18,7 -

26,5%, cát 0,1 - 0,85%.

3.2.2.2. Giai đoạn Pliocen giữa (N22)

- Nhóm tướng aluvi (aN21)

Nhóm tướng này bắt gặp tại giếng khoan KX1 tại miền võng

Hà Nội thành phần thạch học chủ yếu cát sạn thạch anh chứa than,

mài tròn kém. Trên các băng địa chấn dầu khí gần như không bắt gặp

nhóm tướng này.

- Nhóm tướng châu thổ (amN22)

Tại khu vực trung tâm bể nhóm tướng trầm tích này đặc trưng

bởi thành phần chủ yếu là cát và bột kết xuất hiện chủ yếu ở các mặt

cắt ở trong cả 3 giếng khoan 111-HE-1X, VGP-113-BD-1X và VGP-

113-BV-1X ở độ sâu khoảng 1500 đến 2340m. Các đá cát và bột kết

hầu hết có kích thước cỡ bột 0.03-0.063mm, hoặc cát hạt rất mịn

0.063-0.1mm.

- Nhóm tướng biển (mN22)

Nhóm tướng trầm tích này bắt gặp trong hầu hết các mặt cắt

địa chấn dầu khí. Đặc điểm trầm tích đá sét có màu xám tối đến xám,

xám lục, xám oliu, phân lớp song song.

12

3.2.2.3. Giai đoạn Pliocen muộn (N23)

- Nhóm tướng aluvi (aN23)

Tại khu vực phần đất liền nhóm tướng trầm tích bắt gặp ở độ

sâu từ 194m đến 250m thành phần thạch học chủ yếu là cuội sạn màu

xám trắng, độ mài tròn tốt. Tại khu vực thềm lục địa trên một số

băng địa chấn dầu khí thấy xuất hiện các dấu hiệu đào khoét của lòng

sông cổ.

- Nhóm tướng châu thổ (amN23)

Nhóm tướng trầm tích này phát hiện khá phổ biến, đặc biệt là

mép phía Nam của bồn. Đá cát và bột kết xuất hiện chủ yếu ở phần

trên của mặt cắt ở trong cả 3 giếng khoan 111-HE-1X, VGP-113-

BD-1X và VGP-113-BV-1X.

- Nhóm tướng biển (mN23)

Nhóm tướng trầm tích này bắt gặp trong hầu hết các mặt cắt

địa chấn dầu khí và một số mặt cắt địa chấn nông phân giải cao.

Trầm tích chủ yếu là sét, sét chứa bột ở phần trên của lát cắt thường

có bề dày lớn và chiếm khối lượng chủ yếu trong toàn bộ mặt cắt.

3.2.3. Đặc điểm tướng trầm tích Đệ tứ

3.2.3.1. Giai đoạn Pleistocen sớm (Q11)

- Nhóm tướng aluvi (aQ11)

Nhóm tướng trầm tích này bắt gặp ở LK15VHN, LK6HN, ở

độ sâu từ 55,5 đến 80m, gồm: cuội sỏi lẫn ít cát lòng sông, bột sét

màu vàng xám; bột, cát, sét màu xám, xám đen bãi bồi lẫn mùn thực

vật nước ngọt. Vùng biển nông ven bờ nhóm tướng trầm tích này bắt

gặp tại Hà Tĩnh qua các lỗ khoan biển Hà Tĩnh LK30: 55,5- 61,1m;

LK 01: 41- 60m. Trầm tích chủ yếu là cuội, sạn, cát màu xám vàng,

xám đen độ mài tròn tốt, chọn lọc trung bình đến kém.

- Nhóm tướng châu thổ (amQ11)

13

Trên các mặt cắt địa chấn nông phân giải cao, đặc trưng

của trường sóng là đứt đoạn, biên độ phản xạ yếu - trung bình,

tần số thấp phản ánh trầm tích không đồng nhất, thành phần

chủ yếu là hạt mịn: bùn cát, cát bùn và lẫn ít sạn sỏi. Tại đồng

bằng Sông Hồng nhóm tướng này bắt gặp ở LK30NĐ thành

phần thạch học gồm: cát hạt trung đến mịn màu xám, xám

sáng.

Hình 3.19. Phản xạ đặc trưng cho nhóm tướng aluvi aQ

và nhóm châu thổ amQ, tuyến TN2 [35]

- Nhóm tướng biển (mQ11)

Tại đồng bằng Sông Hồng nhóm tướng bắt gặp trong

các lỗ khoan LK53NĐ, LK35NĐ và LKQ109 ở độ sâu 133,4 -

128,7m bao gồm bột, sét, cát hạt mịn màu xám, màu vàng

nhạt, xám trắng xanh, ít sạn nhỏ. Nhóm tướng trầm tích này

cũng phân bố rộng rãi trong khắp vùng biển nghiên cứu.

Trường sóng phản xạ song song, liên tục, biên độ mạnh, tần số

cao đặc trưng cho trầm tích hạt mịn - trung phân lớp ngang

song song (Hình 3.19).

14

3.2.3.2. Giai đoạn Pleistocen giữa, phần sớm (Q12a)

- Nhóm tướng aluvi (aQ12a)

Tại đồng bằng Sông Hồng nhóm tướng trầm tích này gặp ở

hầu khắp các lỗ khoan, trong những hố sụt Đệ Tứ chúng phân bố ở

độ sâu 80 - 140m, còn ở những khối nâng chúng ở độ sâu từ 40 -

80m. Tại lỗ khoan LK110 (Nam Định) từ dưới lên chúng được phân

thành 2 tập như sau:

- Tập 1: ở độ sâu từ 100 -79m, thành phần gồm có cát, sạn, sỏi

màu sáng, xám sáng, có lẫn cuội nhỏ kích thước 1 - 2,5cm.

- Tập 2: từ độ sâu 79 - 62,8m, thành phần gồm cát hạt nhỏ -

trung, màu xám đến xám sáng có lẫn sạn sỏi thạch anh, silic được

mài tròn tốt, xen kẹp bột sét lẫn ít di tích thực vật.

Vùng biển thềm lục địa trầm tích này gặp hầu hết trong các

băng địa chấn và các mặt cắt trầm tích Đệ Tứ và lỗ khoan bãi triều.

- Nhóm tướng châu thổ (amQ12a)

Trong khu vực miền võng Hà Nội nhóm tướng trầm tích này ở

độ sâu từ 41-107m, bề dày lớn nhất đạt 38,3m, trong lỗ khoan

LKQ109b ở Đông Hưng, Vụ Bản bắt gặp chúng ở độ sâu từ 40 -

70m. Bề dày mỏng từ 5m đến 21m, còn ở Nam Ninh, Hải Hậu và

Tiền Hải chúng phân bố ở độ sâu từ 60m đến hơn 100m, bề dày biến

đổi từ 10 - 38,3m.

- Nhóm tướng biển (mQ12a)

Trên các mặt địa chấn nông độ phân giải cao nhóm tướng trầm

tích trên đặc trưng bằng các sóng phản xạ dạng song song, biên độ

cao liên tục. Tại lỗ khoan LK 01 Cẩm Nhượng liên kết với các băng

địa chấn nhóm tướng trầm tích này bao gồm sét kaolin mịn dẻo lẫn

cát hạt mịn màu xám trắng loang lổ vàng.

2.3.3. Giai đoạn Pleistocen giữa, phần muộn (Q12b)

15

- Nhóm tướng aluvi (aQ12b)

Vùng biển phía Bắc của bể: Trầm tích gồm cát, cát sạn, sạn sỏi

màu xám xanh, xám vàng, phía trên là bột sét xám xánh, xám đen.

Vùng biển phía Nam của bể, trầm tích có thành phần hỗn tạp: cát thô

- vừa, cát sạn màu xám vàng, xám xanh đến xám sáng dày 5 - 15m.

- Nhóm tướng châu thổ (amQ12b)

Nhóm tướng trầm tích này phát hiện ở Vịnh Bắc Bộ qua các lỗ

khoan bãi triều, khoan biển. Thành phần trầm tích theo lỗ khoan từ

độ sâu 57,5-60m bắt gặp bột sét bị phong hoá mềm dẻo màu xám,

xám xanh.

- Nhóm tướng biển (mQ12b)

Nhóm tướng trầm tích biển mQ12b phân bố ở độ sâu từ 200 -

500m trên đáy biển thềm lục địa. Tại lỗ khoan bãi triều LK30 và

LK01 nhóm tướng trầm tích bao gồm bột sét pha cát màu xám loang

lổ, xám trắng, bùn sét phía trên có biểu hiện phong hóa, hàm lượng

cát chiếm khoảng 20 %. Khu vực phía Nam bể nhóm tướng trầm tích

gồm các lớp cát bột mịn, sét bột xám xanh bị loang lổ nhẹ.

3.2.3.4. Giai đoạn Pleistocen muộn, phần sớm (Q13a)

- Nhóm tướng aluvi (aQ13a)

Tại Lỗ khoan LK4TB Thái Bình bắt gặp nhóm tướng

trầm tích này ở độ sâu từ 67,5 - 56m. Thành phần trầm tích

gồm có cát kết lẫn sạn sỏi cuội nhỏ. Ngoài khơi trên các mặt

cắt địa chấn nông độ phân giải cao tướng trầm tích này trên

được nhận dạng bằng các sóng phản xạ hỗn độn lấp đầy trong

hố đào khoét, biên độ phản xạ yếu không liên tục.

- Nhóm tướng châu thổ (amQ13a)

Tại khu vực miền võng Hà Nội tướng trầm tích này bắt

gặp ở LK34NĐ ở độ sâu từ 57 - 46,7m, thành phần là sét, sét

16

bột màu xám tro, xám ghi đôi chỗ xám vàng, vàng nhạt. Thành phần

chủ yếu là bột kết. Thành phần độ hạt: sét chiếm: 49,7 - 72%, bột:

29,45 - 40,9%; cát: 0,75 - 1,4%. Trên các băng địa chấn nông độ

phân giải cao các trầm tích của nhóm tướng này được nhận dạng khá

rõ bằng các sóng phản xạ song song đoạn hoặc xiên chéo lấp đầy

trong hố đào khoét kiểu lòng sông. Thành phần trầm tích giải đoán

trên băng địa chấn là: phía dưới chủ yếu là cát chuyển lên trên cát

bột, bột sét.

- Nhóm tướng biển (mQ13a)

Tại khu vực miền võng Hà Nội nhóm tướng trầm tích này bắt

gặp trong những lỗ khoan trên diện tích các huyện Nghĩa Hưng, Kim

Sơn, Nga An, Yên Khánh và vùng ven biển huyện Tiền Hải, Thái

Thụy. Chúng phân bố ở độ sâu từ 18 - 59m, bề dày biến đổi từ 5,5 -

30m, bề dày lớn nhất gặp ở lỗ khoan LK37NĐ. Các thông số trầm

tích như sau: sét chiếm từ 43,6 - 78,7%, bột biến đổi từ 21,2 - 52,2%,

cát: 0,2 - 1,7%.

3.2.3.5. Giai đoạn Pleistocen muộn, phần muộn-Holocen (Q13b-Q2)

- Nhóm tướng aluvi (aQ13b-Q2)

Trên mặt cắt địa chấn nông phân giải cao từ bờ đến độ sâu

100m nước đặc trưng phản xạ của nhóm tướng này là dạng đào khoét

lòng sông nằm trên trầm tích sét biển loang lổ (mQ13a) .

Trầm tích của nhóm tướng này gặp trong các lỗ khoan biển và

bãi triều vùng biển Hà Tĩnh. Tại LK30 (Cửa Hội) ở độ sâu 15m nước

trầm tích của tầng ở độ sâu 21,5 - 24,5m gồm phía trên là cát, sạn đa

khoáng bao gồm cát: 80 - 90%, sạn 10 - 15%, lẫn ít mảnh vụn thực

vật, màu xám xanh, xám vàng chuyển xuống sạn sỏi cát, cuội sạn

tăng lên kích thước 2cm độ mài tròn tốt, chọn lọc trung bình.

- Nhóm tướng châu thổ (amQ13b-Q2)

17

Nhóm tướng trầm tích này được phân bố thành dải bao quanh

hệ thống dòng chảy cổ thuộc vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng,

Thái Bình rồi đổ vào trung tâm Vịnh Bắc Bộ. Thành phần trầm tích

gồm: bùn cát, bùn, bùn sét màu xám tối chứa mùn thực vật, bã hữu

cơ màu nâu đen. Trong lỗ khoan biển vùng Hà Tĩnh có 2 giá trị tuổi

đồng vị C14 có tuổi giao động 9720 50 đến 11450 50 năm do

Viện Khảo cổ học Hà Nội phân tích.

- Nhóm tướng biển (mQ13b-Q2)

Tướng trầm tích này lộ ra dưới đáy biển ở độ sâu 25- 30m đến

50- 60m nước trên toàn bể. Ngoài ra còn gặp phổ biến trong các băng

địa chấn và các lỗ khoan máy biển và bãi triều.

Chương 4

ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ

BỂ SÔNG HỒNG

4.1. CÁC MÔ HÌNH ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP

Các mô hình địa tầng phân tập đang được áp dụng hiện nay

của các tác giả đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Trong

mỗi mô hình được ứng dụng tốt nhất cho những bối cảnh kiến tạo

riêng biệt và không có mô hình nào sử dụng cho tất cả các bể khác

nhau trên thế giới.

Trên cơ sở phân tích các mô hình địa tầng phân tập trên thế

giới và Việt Nam cho thấy mô hình của Trần Nghi là phù với việc

nghiên cứu trầm tích Đệ tứ ở bể Sông Hồng.

4.2. ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ BỂ

SÔNG HỒNG

4.2.1. Phức tập S1(N21)

Phần dưới của tập là nhóm tướng aluvi cát sạn lòng sông (ar)

chuyển tiếp nhóm tướng châu thổ (am) cho nên có thể nhận thấy rằng

18

trong tập này gồm có 3 miền hệ thống biển thấp, biển tiến và biển

cao, nhưng ranh giới giữa 2 miền hệ thống biển cao và biển thấp

không rõ ràng (HST/TST).

4.2.2. Phức tập S2(N22)

- Hệ thống trầm tích biển thấp bao gồm trầm tích cát sạn hạt

thô môi trường aluvi, cát bột châu thổ biển thoái và bùn sét biển

nông tạo nên một nhóm tướng kép mt/amrLST

- Hệ thống trầm tích biển tiến xác định được nhóm phân tập

phủ chồng lùi bao gồm tướng bùn cát châu thổ biển tiến và bùn sét

biển nông.

- Hệ thống trầm tích biển cao chủ yếu là các tướng bùn sét

biển nông hình thành nên tập sét có lớp có cấu tạo ngang song song

tạo nên một tầng chắn mang tính chất khu vực được xác định trên

mặt cắt địa chấn và đường cong địa vật lý giếng khoan .

4.2.3. Phức tập S3(N23)

Tại phần đất liền ở giếng khoan KX1, ranh giới dưới của

phức tập là bề mặt bất chỉnh hợp. Phần phía dưới của phức tập là các

trầm tích cuội gắn kết yếu, màu xám trắng dày 50m, độ mài tròn tốt

đặc trưng cho giai đoạn biển thoái với năng lượng mạnh.

4.2.4. Phức tập S4(Q11)

Trên các băng địa chấn nông nhóm tướng châu thổ được đặc

trưng là phản xạ song song, biên độ phản trung bình, tần số thấp. Độ

nghiêng của các phản xạ trong miền hệ thống có thể tăng lên do sụt

lún kiến tạo sau trầm tích.

Tại phần đất liền của bể trầm tích có nguồn gốc aluvi

Pleistocen sớm được thành tạo trong pha biển thoái thuộc miền hệ

thống trầm tích biển thấp (arLST) bắt gặp ở LK15VHN (Vĩnh Tường

- Vĩnh Phúc), trải rộng về phía các tỉnh ven biển.

19

4.2.5. Phức tập thứ 5

Phức tập này được xác định trên phần đất liền bao gồm 1 phức

tập có tuổi là Q12 và phần thềm lục địa phân chia được hai phức tập

là Q12a và Q1

2b.

a. Phần đất liền phức tập S5-6 (Q12)

Theo mặt cắt từ dưới lên, các nhóm tướng trầm tích này đặc

trưng cho 3 miền hệ thống của địa tầng phân tập:

- Miền hệ thống biển thấp: bao gồm nhóm tướng aluvi gồm

cuội sạn lòng sông chuyển dần lên cát hạt trung (arLST) bắt gặp

trong các lỗ khoan vùng miền võng Hà Nội

- Miền hệ thống biển tiến và biển cao đặc trưng bởi nhóm

tướng châu thổ biển tiến gồm tướng bùn cát châu thổ biển tiến xen kẽ

nhóm tướng châu thổ biển thoái (amr/amt)

b. Phần thềm lục địa phức tập S5 (Q12a)

Ranh giới của phức tập này xác định được trên các mặt cắt địa

chấn nông phân giải cao, đây là bề mặt biển thoái bắt gặp nhiều dấu

vết lòng sông cổ đào khoét trên bề măt bào mòn biển tiến và biển cao

của phức tập S1 phản xạ đặc trưng của trường sóng đứt đoạn, trắng.

Theo mặt cắt từ dưới lên xác định được 3 miền hệ thống:

- Miền hệ thống biển thấp (LST): Nhóm tướng aluvi gồm cuội

sạn lòng sông của miền hệ thống biển thấp (arLST) gặp ở các giếng

khoan bãi triều

- Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST): Nhóm tướng cát bột

sét châu thổ biển thoái xen kẽ tướng sét biển nông (amr/mtTST).

Trong phức tập này tại khu vực phía nam của bể quá trình biển tiến

xảy ra mạnh mẽ, đường bờ dịch chuyển về phía lục địa tạo lên tướng

sét biển đồng bằng ngập lụt Mt (TST).

- Miền hệ thống trầm tích biển cao (HST) gồm các nhóm

20

tướng sau: Nhóm tướng châu thổ biển thoái (amrHST), nhóm tướng

biển nông (mrHST)

4.2.6. Phức tập S6(Q12b)

- Miền hệ thống trầm tích biển thấp bao gồm 3 phân tập có các

nhóm tướng sau: Nhóm tướng aluvi gồm cuội sạn cát lòng sông

(arLST); nhóm tướng cộng sinh gồm tướng cát, bột sét châu thổ biển

thoái xen tướng sét biển dâng (amr/mtLST)

- Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST) bao gồm: Tướng

bùn biển nông (mtTST); nhóm cộng sinh tướng cát bùn châu thổ biển

tiến xẽn kẽ tướng châu thổ biển thoái (amr/amtTST); tướng sét biển

tiến cực đại (MtTST) (Hình 4.16)

- Miền hệ thống trầm tích biển cao (HST) bao gồm: Nhóm

tướng cát bùn châu thổ biển thoái (amrHST); nhóm tướng bùn biển

nông (mrHST)

21

Hình 4.16. Mặt cắt địa tầng phân tập tuyến TN5

4.2.7. Phức tập S7(Q13a)

Trên phần đất liền, ranh giới dưới của một phức tập là một bề

mặt bào mòn của miền hệ thống trầm tích biển thấp. Trên một số

băng địa chấn nông phân giải cao ở khu vực phía bắc của bể đôi chỗ

bắt gặp sự đào khoét của dòng sông cổ.

- Miền hệ thống trầm tích biển thấp bao gồm các nhóm tướng

sau: Nhóm tướng aluvi chủ yếu là cát sạn lòng sông (arLST); nhóm

tướng châu thổ gồm cát bột sét xẽn kẽ tướng bùn biển nông

(mt/amrLST).

- Miền hệ thống biển tiến bao gồm: Nhóm tướng châu thổ biển

22

tiến gồm cát bột sét (amTST); nhóm tướng cát bùn biển nông

(mtTST); tướng sét biển tiến cực đại (MtTST) trong này tạo nên một

đồng bằng ngập lụt biển tương đương với hệ tầng Vĩnh Phúc của

đồng bằng Sông Hồng.

- Miền hệ thống trầm tích biển cao bao gồm: Nhóm tướng cát

bột sét châu thổ biển thoái (amrHST); tướng sét biển nông (mrHST)

4.2.8. Phức tập S8(Q13b-Q2)

Tại khu vực đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn này ranh

giới của phức tập này nằm trên bề mặt sét loang lổ bị phong hóa của

giai đoạn biển tiến cực đại của giai đoạn Q13a. Phức tập này xác định

được 3 miền hệ thống gồm:

- Miền hệ thống biển thấp (LST) bao gồm 3 nhóm tướng:

Nhóm tướng aluvi gồm cuội sạn được bắt gặp trên lỗ khoan LK30,

nhóm tướng châu thổ biển thoái gồm bột, sét chứa cát, nhóm tướng

biển gồm sét bột biển nông xen bột sét châu thổ (mt/amrLST).

- Miền hệ thống biển tiến (TST) gồm: Nhóm tướng châu thổ

biển tiến gồm bột pha cát (amrTST), nhóm tướng biển chủ yếu là

bùn sét biển nông (mtTST).

- Miền hệ thống biển cao (HST) được phân bố chủ yếu ở đới

biển nông ven bờ, trầm tích HST chỉ phân bố đến độ sâu khoảng 10 -

15m nước và kết thúc bằng ranh giới ngoài của trường trầm tích có

độ hạt mịn bao gồm tướng bùn biển nông (mrHST).

Đối sánh địa tầng Đệ tứ khu vực nghiên cứu (Hình 4.19).

Sau khi xem xét và phân tích tài liệu về trầm tích Đệ tứ hiện

có ở bể Sông Hồng và các mặt cắt địa chấn nông độ phân giải cao,

dựa trên quan điểm về địa tầng phân tập ở bể này đã xác định:

Các thành tạo các trầm tích Đệ tứ ở phần đất liền được phân

chia thành 4 chu kỳ liên quan với các quá trình biển tiến và biển

23

thoái, phần ngoài khơi thềm lục địa được phân chia làm làm 5 chu kỳ

này cũng tương ứng với 5 phức tập (sequences) trầm tích theo quan

điểm địa tầng phân tập: Q11, Q1

2a, Q12b, Q1

3a, Q13b-Q2.

Hình 4.19. Đối sánh địa tầng trầm tích Đệ tứ bể Sông Hồng phần đất

liền và phần thềm lục địa theo địa tầng phân tập

Chương 5

TIẾN HÓA TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ BỂ SÔNG HỒNG

TRÊN CƠ SỞ ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP

5.1. DAO ĐỘNG MỰC NƯỚC BIỂN TRONG PLIOCEN-ĐỆ TỨ

Dao động mực nước biển chân tĩnh (eustatic) trong Pliocen -

Đệ tứ là hệ quả của các giai đoạn băng hà và gian băng xảy ra trên

thế giới [60]. Trên cơ sở nghiên cứu tướng đá - cổ địa lý, địa chấn -

địa tầng, địa tầng phân tập nhiều nơi trên thế giới, các nhà khoa học

thuộc công ty dầu lửa Exxon đã xây dựng đường cong dao động mực

nước chân tĩnh toàn cầu từ Trias đến Đệ tứ. Ngoài ra Richard Little

đã xác định được các giai đoạn băng hà (B, C, Donau) và gian băng

(B-C, C-Donau, Donau-Gunz) trong Pliocen [55].

5.2. TIẾN HÓA TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ BỂ SÔNG

24

HỒNG TRÊN CƠ SỞ ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP

Trầm tích Pliocen - Đệ tứ bể Sông Hồng trải qua 8 giai đoạn

phát triển tương ứng với 8 chu kỳ dao động mực nước biển do ảnh

hưởng của 8 giai đoạn băng hà - gian băng trên thế giới:

1. Giai đoạn Pliocen sớm (N21) ứng với băng hà B và gian

băng B-C.

2. Giai đoạn Pliocen giữa (N22) ứng với băng hà C và gian

băng C-Donau

3. Giai đoạn Pliocen muộn (N23) ứng với băng hà Donau và

gian băng Donau-Gunz.

4. Giai đoạn Pleistocen sớm (Q11) ứng với băng hà Gunz và

gian băng Gunz-Mindel.

5. Giai đoạn Pleistocen giữa, phần sớm (Q12a) ứng với băng hà

Mindel và gian băng Mindel-Riss.

6. Giai đoạn Pleistocen giữa, phần muộn (Q12b) ứng với băng

hà Riss và gian băng Riss-Wurm1.

7. Giai đoạn Pleistocen muộn, phần sớm (Q13a) ứng với băng

hà Wurm1 và gian băng Wurm1-Wurm2.

8. Giai đoạn Pleistocen muộn, phần muộn - Holocen (Q13b-Q2)

ứng với băng hà Wurm2 - biển tiến Flandrian.

25

Hình 5.10. Sơ đồ tướng đá - cổ địa lý thời kỳ biển thấp giai đoạn

Pleistocen muộn, phần muộn (Q13b – Q2)

5.3. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN RẮN TRÊN CƠ

SỞ ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP

1. Sa khoáng: Sa khoáng tập trung trên 2 đối tượng quan trọng

là đường bờ cổ trên đáy biển và sa khoáng chôn vùi.

2. Vật liệu xây dựng

Cát xây dựng công trình dân dụng liên quan đến nhóm tướng

aluvi cát sạn lòng sông thuộc miền hệ thống biển thấp, ngoài ra còn

có cát biển nông, ven biển: tướng sóng cát biển nông, tướng cát bãi

triều cổ chủ yếu làm vật liệu san nền. Sét thuộc miền hệ thống biển

26

tiến có thể làm vật liệu xây dựng.

3. Vật liệu thủy tinh: cát thạch anh ven biển tuổi Holocen giữa

thuộc hệ thống trầm tích biển tiến như ở Quảng Bình, Quảng trị.

KẾT LUẬN

1. Luận án đã phân tích tính ưu việt của phương pháp địa tầng

phân tập so với cách phân chia địa tầng trước đây. Trên cơ sở các mô

hình địa tầng phân tập trên thế giới và Việt Nam, đã lựa chọn được

mô hình địa tầng phân tập phù hợp cho vùng nghiên cứu.

2. Trầm tích Pliocen - Đệ tứ bể sông Hồng có cấu trúc đối

xứng bao gồm 8 phức tập (sequence) ứng với 8 chu kỳ thay đổi mực

nước biển chân tĩnh phần thềm lục địa và 7 phức tập trên phần đất

liền.

- Phần đất liền: 3 phức tập trong Plicocen: S1(N21), S2(N2

2) và

S3(N23); 4 phức tập trong Đệ tứ: S4(Q1

1), S5-6(Q12), S8(Q1

3a) và

S8(Q13b-Q2).

- Phần thềm lục địa: 3 phức tập trong Pliocen: S1(N21), S2(N2

2)

và S3(N23); 5 phức tập trong Đệ tứ: S4(Q1

1), S5(Q12a), S6(Q1

2b),

S7(Q13a) và S8(Q1

3b-Q2).

2. Giới hạn của 1 phức tập là hai mặt phản xạ mạnh có bề mặt

bào mòn do sông. Ở phía trên bề mặt ranh giới này là các tướng trầm

tích thuộc miền hệ thống biển thấp (LST) và có thành phần độ hạt

dưới thô trên mịn khi mặt cắt trầm tích kiểu aluvi và dưới mịn trên

thô khi mặt cắt trầm tích kiểu châu thổ và biển nông thành tạo trong

thời gian biển thoái. Ranh giới phản xạ yếu nằm giữa hai mặt phản

xạ mạnh là bề mặt bào mòn biển tiến. Bề mặt này chia hai miền hệ

thống biển thấp (LST) nằm dưới và biển tiến (TST) nằm trên.

3. Mỗi miền hệ thống trầm tích bao gồm các dãy cộng sinh

tướng có quan hệ nhân quả với sự thay đổi mực nước biển. Tích hợp

27

mối quan hệ giữa dãy cộng sinh tướng và miền hệ thống trầm tích

như sau:

- Miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST):

LST = arLST + amrLST+ mt/amrLST + mrLST

- Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST):

TST = Mt+ amr/amtTST + mtTST

- Miền hệ thống trầm tích biển cao (HST):

HST = arHST + amrHST + mt/amrHST+ mrHST

4. Trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể Sông Hồng trên cơ sở địa tầng

phân tập trải qua 8 giai đoạn phát triển tương ứng với 8 chu kỳ dao

động mực nước biển do ảnh hưởng của 8 giai đoạn băng hà - gian

băng trên thế giới

5. Trong mỗi phức tập Pliocen - Đệ tứ có hai hệ thống trầm

tích liên quan đến triển vọng sa khoáng:

- Hệ thống biển thấp (LST): liên quan đến sa khoáng lòng

sông, sa khoáng bãi triều đường bờ cổ chôn vùi.

- Hệ thống biển tiến (TST): Sa khoáng bãi triều cổ biển tiến bị

chôn vùi nằm trực tiếp trên bề mặt bào mòn biển tiến (ravinement),

sa khoáng liên quan đến đê cát ven bờ cổ.

Kiến nghị

- Cần khảo sát thêm một số tuyến địa chấn nông phân giải cao

trên Sông Hồng kéo dài từ Thái Bình cho đến độ sâu 30m nước, làm

cơ sở đối sánh trầm tích phần đất liền và phần lục địa.

- Tiến hành một số giếng khoan trong vùng từ ở độ 10-30m

nước đi qua các tuyến địa chấn nông phân giải cao.

Những công trình khoa học đã công bố của các tác giả

có liên quan đến luận án

28

1. Nguyễn Đình Nguyên, Phạm Minh Trường, Hoàng Hữu

Hiệp, 2008. Đặc điểm cấu trúc địa chất và mô hình cấu trúc chứa

nước ở Đảo Cát Bà. Tạp chí Địa chất, loạt A số 308, 9-10/2008, tr.

49- 58. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

2. Nguyễn Đình Nguyên, Phạm Nguyễn Hà Vũ, Phan Thanh

Tùng, 2010. Hiệu quả sử dụng trạm đo địa chấn nông phân giải cao

để khảo sát vùng biển nước nông. Tạp chí Địa chất, loạt A số 320, 9-

10/2010, tr. 326-335. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

3. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Trần Thị Thanh Nhàn,

Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Đình

Thái, Giáp Thị Kim Chi, Nguyễn Văn Kiểu, 2011. An analysis of the

relationship between sequence stratigraphy, lithofacies and Cenozoic

depositional cycles of the Red River basin. Tạp chí Khoa học, Các

Khoa học Trái Đất, Volume 27, No. 1S (2011) 1-10. Đại học Quốc

Gia Hà Nội.

4. Phạm Nguyễn Hà Vũ, Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Đình

Nguyên, 2011. A study on submarine landslides in the Central

continental shelf of Vietnam. Tạp chí Khoa học, Các Khoa học Trái

Đất, Volume 27, No. 1S (2011) 69 -76. Đại học Quốc Gia Hà Nội.