i b - sacombank.com.vn tin Kinh te... · hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác...

11
1 hoav BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 10/7) VN - Index 973,65 0,47% HNX - Index 105,14 0,04% D.JONES CK Mỹ 26.860,20 0,29% STOXX CK C.Âu 3.501,52 0,23% CSI 300 CK TQ 3.786,74 0,17% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 11/7) SJC Ng.đ/L 39.300 1,16% Quốc tế USD/Oz 1.410,10 0,90% Tgiá USD/VND BQ LNH 23.064 0,06% EUR/USD 1,1262 0,52% Du WTI USD/th 60,51 3,12% 6 Thực hiện chính sách tiền tệ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, NHNN sẽ bám sát các nhiệm vụ và mục tiêu được đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021- 2030 và Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong dài hạn, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tiền tệ, hoạt động ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập, hạn chế sử dụng, tiến tới ngừng hẳn các biện pháp hành chính; từng bước đổi mới khuôn khổ chính sách tiền tệ.. Tin nổi bật Từng bước đổi mới điều hành chính sách tiền tệ Lo ảnh hưởng tới lạm phát và mặt bằng lãi suất khi doanh nghiệp đua phát hành trái phiếu lãi suất cao Xuất siêu tới 1,6 tỷ USD trong 6 th đầu năm: Cần cẩn trọng Chủ tịch FED phát tín hiệu hạ lãi suất khi những “cơn gió ngược” xuất hiện ngày càng nhiều NHTW các nước đổ xô gom vàng Thứ Năm, ngày 11/7/2019 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Transcript of i b - sacombank.com.vn tin Kinh te... · hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác...

1

hoav

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 10/7)

VN - Index 973,65 0,47%

HNX - Index 105,14 0,04%

D.JONES CK Mỹ 26.860,20 0,29%

STOXX CK C.Âu 3.501,52 0,23%

CSI 300 CK TQ 3.786,74 0,17%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 11/7)

SJC Ng.đ/L 39.300 1,16%

Quốc tế USD/Oz 1.410,10 0,90%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 23.064 0,06%

EUR/USD 1,1262 0,52%

Dầu

WTI USD/th 60,51 3,12%

6

Thực hiện chính sách tiền tệ đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2030, NHNN sẽ bám sát

các nhiệm vụ và mục tiêu được đề ra tại Chiến

lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-

2030 và Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội

2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong

dài hạn, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện khuôn

khổ pháp lý, tiền tệ, hoạt động ngân hàng trên

cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế

thị trường, phù hợp thông lệ quốc tế và đáp

ứng yêu cầu hội nhập, hạn chế sử dụng, tiến

tới ngừng hẳn các biện pháp hành chính; từng

bước đổi mới khuôn khổ chính sách tiền tệ..

Tin nổi bật

Từng bước đổi mới điều hành chính sách tiền tệ

Lo ảnh hưởng tới lạm phát và mặt bằng lãi suất

khi doanh nghiệp đua phát hành trái phiếu lãi

suất cao

Xuất siêu tới 1,6 tỷ USD trong 6th đầu năm: Cần

cẩn trọng

Chủ tịch FED phát tín hiệu hạ lãi suất khi những

“cơn gió ngược” xuất hiện ngày càng nhiều

NHTW các nước đổ xô gom vàng

Thứ Năm, ngày 11/7/2019

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

2

Từng bước đổi mới điều hành

chính sách tiền tệ

Bám sát chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về phát triển

KTXH hàng năm, NHNN đã điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối

hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác giúp kiểm soát lạm phát theo

mục tiêu đề ra (BQ #4%), hỗ trợ tăng trưởng KT vững chắc, ổn định KTVM

và tiền tệ, đảm bảo thanh khoản và hoạt động an toàn, hiệu quả cho các

TCTD. Thực hiện CSTT đến 2025, tầm nhìn đến 2030, NHNN sẽ bám

sát các nhiệm vụ và mục tiêu được đề ra tại Chiến lược phát triển (CLPT)

KTXH 2021-2030 và Kế hoạch Phát triển KTXH 2021-2025 (đang nghiên

cứu, XD), thực hiện thành công các nhiệm vụ nêu tại CPLT ngành NH VN

đến 2025, định hướng đến 2030 (QĐ số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018). Trên

cơ sở các mục tiêu chính của CSTT là ổn định lạm phát và hỗ trợ tăng

trưởng KT nhanh và bền vững, để thực hiện thành công các nhiệm vụ

được giao, NHNN đã ban hành Chương trình hành động ngành NH thực

hiện CLPT ngành NH VN đến 2025, định hướng đến 2030 (QĐ 34/QĐ-

NHNN ngày 7/1/2019), trong đó định hướng các giải pháp điều hành CSTT

như sau: (i) Điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với

chính sách tài khóa và các chính sách KTVM khác để thực hiện mục tiêu

kiểm soát lạm phát, ổn định KTVM, hỗ trợ tăng trưởng KT bền vững; (ii)

Rà soát, đánh giá tác động và hiệu quả, từ đó sửa đổi, bổ sung, ban

hành quy định liên quan đến ổn định tiền tệ theo hướng bảo đảm thực

hiện CSTT theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, phối hợp có hiệu quả giữa

CSTT, chính sách tài khóa và các chính sách khác; (iii) Bảo đảm sự phối

hợp chính sách giữa NHNN và Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ Công

thương nhằm tạo sự đồng bộ, nhất quán giữa CSTT với chính sách tài

khóa và chính sách vĩ mô khác; (iv) Điều hành CSTD theo hướng nâng

cao chất lượng tín dụng; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn

tín dụng của DN và người dân; hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, chuyển

dần quan hệ huy động vốn và cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán

ngoại tệ; giảm dần tỷ lệ Tín dụng ngoại tệ/Tổng tín dụng, tiến tới ngừng

cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đô

la hóa trong nền KT; (v) Hoàn thiện thể chế chính sách, tạo điều kiện

thuận lợi để các TCTD cung ứng đầy đủ, đa dạng các SPDV tài chính,

Tài chính – Ngân hàng

3

nhất là SPDV NH phi tín dụng và SPDV hiện đại; (vi) Điều hành LS phù

hợp với diễn biến KTVM, lạm phát và thị trường tiền tệ; Điều hành CSTT

chuyển dần từ điều hành theo khối lượng tiền sang chủ yếu điều hành

theo giá; sử dụng công cụ gián tiếp, tiến tới dỡ bỏ dần biện pháp hành

chính về LS khi điều kiện cho phép; (vii) Điều hành nghiệp vụ thị trường

mở theo hướng là công cụ chủ yếu điều tiết vốn khả dụng của các TCTD,

nhằm đạt được mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ; (viii) Điều hành tỷ giá

linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, cân đối KTVM, tiền tệ và mục

tiêu CSTT; Tiếp tục thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, điều hành

tỷ giá với mức độ linh hoạt cao hơn, bám sát diễn biến thị trường tài chính

trong nước và quốc tế, Phối hợp đồng bộ các giải pháp CSTT nhằm ổn

định thị trường ngoại hối, phấn đấu từng bước tăng quy mô dự trữ ngoại

hối Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế; Phấn đấu tỷ lệ Tiền gửi

ngoại tệ/Tổng phương tiện thanh toán đạt mức <7,5% đến 2020 và đạt

5% vào 2030… NHNN cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tiền

tệ, hoạt động NH trên cơ sở tuân thủ đầy đủ quy luật của KT thị trường,

phù hợp thông lệ quốc tế và đáp ứng y/c hội nhập, hạn chế sử dụng, tiến

tới ngừng hẳn biện pháp hành chính; đổi mới khuôn khổ CSTT.

Lo ảnh hưởng tới lạm phát và mặt

bằng lãi suất khi doanh nghiệp

đua phát hành trái phiếu lãi suất

cao

Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo TW về đổi mới và phát triển DN, Phó Thủ

tướng Vương Đình Huệ cho biết có thông tin DN phát hành trái phiếu với

LS rất cao, 12-14%/năm và lo ngại sẽ ảnh hưởng tới việc điều hành lạm

phát, LS đã được Chính phủ đặt mục tiêu từ trước… Theo PCT UBCKNN

Phạm Hồng Sơn, thị trường TPDN có sự phát triển tương đối nhanh. 6th

đầu năm 2019, tổng lượng phát hành TPDN 60.000 tỷ đồng, chủ yếu là

phát hành của tập đoàn tư nhân lớn và chủ yếu phát hành riêng lẻ cho

đối tác, không phải phát hành ra công chúng… Phó Thủ tướng cho rằng:

"Phải thúc đẩy thị trường TPDN để giảm phụ thuộc vào kênh vốn của

NHTM. Nếu vốn của DN mà dựa cả vào NHTM thì sẽ khó khăn. Do vậy,

phát triển thị trường TPDN là bước tất yếu. DN có nhu cầu vốn mà họ

phát hành được thì tốt, tăng vốn cho nền KT. Nhưng nếu có bất thường,

thiếu minh bạch hoặc thiếu an toàn thì phải chấn chỉnh". Đề nghị Bộ Tài

chính và bộ/ngành liên quan lưu ý DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS phát

hành TPDN khi đây không phải là kênh cần khuyến khích hiện nay, đang

cần dẫn vốn đúng mục tiêu, liều lượng phù hợp. Trước đó vào đầu tháng

7, tại cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc

gia, nhiều chuyên gia KT là thành viên cũng đề nghị Chính phủ có đánh

4

giá sát hơn thị trường BĐS hiện nay, trong đó có việc DN huy động vốn

qua TPDN với LS cao hơn LS của NH có thể tác động tới các chính sách

điều hành KTVM. Việc các NH ôm TPDN thường để xé lẻ bán cho NĐT

cá nhân, thường là các khách VIP của những NH này. Theo họ sản phẩm

TPDN sẽ giúp khách hàng có cơ hội thu được LN cao hơn sv tiền gửi tiết

kiệm thông thường, nhất là với các khoản tiền nhàn rỗi trên 6th.

Xử lý nợ xấu: Những vướng mắc

cần sớm được tháo gỡ

Theo NHNN, từ 2012 đến cuối tháng 6/2019, ước tính hệ thống TCTD

đã xử lý được 937.500 tỷ đồng NX, trong đó, 2018 xử lý 163.140 tỷ đồng

NX... Tỷ lệ NX nội bảng ước đến cuối tháng 6 là 1,91%, giảm mạnh sv

mức hơn 2% tại thời điểm cuối Q.I, đồng thời đạt mục tiêu NHNN đề ra

là đưa NX về <2% trong 2019. Mục tiêu trên theo đánh giá của giới

chuyên môn có thể đạt được thậm chí có thể cán đích sớm hơn nếu các

vướng mắc về cơ chế trong triển khai Nghị quyết 42 (NQ 42) được tháo

gỡ kịp thời…Một lãnh đạo NH tại Tp.HCM cho biết, khoản 2 Điều 7 NQ

42 quy định TCTD có quyền thu giữ TSBĐ của khoản NX khi đáp ứng

đầy đủ các điều kiện trong đó có điều kiện: Tại hợp đồng bảo đảm có

thỏa thuận v/v bên bảo đảm đồng ý cho TCTD, chi nhánh NHNNg có

quyền thu giữ TSBĐ của khoản NX khi xảy ra trường hợp xử lý TSBĐ

theo quy định của pháp luật. Do đó, khi đối chiếu các hợp đồng bảo đảm

NH đã ký kết trước đây nếu hợp đồng nào không có nội dung thỏa thuận

quyền thu giữ TSBĐ thì NH “chịu chết”, không thể áp dụng quyền thu

giữ để xử lý… Ngoài ra, việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với tranh chấp

về nghĩa vụ giao TSBÐ, tranh chấp về quyền xử lý TSBÐ của khoản NX.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là sự chậm trễ của TAND tối cao

sau gần 1 năm NQ 42 có hiệu lực mới ban hành NQ 03/2018/NQ-HĐTP

(có hiệu lực từ 1/7/2018) hướng dẫn áp dụng các quy định của NQ 42. Khi

có NQ 03 rồi việc hoàn thiện các thủ tục theo y/c của Tòa không dễ…

Theo CT.HĐTV VAMC, để lộ trình xử lý NX nhanh, hiệu quả hơn đến

cuối năm 2019 cần đánh giá lại 2 năm triển khai NQ 42 để tính đến việc

Luật hóa xử lý NX. VAMC đã tập hợp lại tất cả những vướng mắc trong

quá trình triển khai NQ 42 để BC Thủ tướng. Ngoài ra, ông kỳ vọng sớm

thành lập trung tâm mua bán NX và đưa các khoản nợ được VAMC “gắn

mác” chứng nhận đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường. Tham vọng trở thành

trung tâm mua bán NX được VAMC cụ thể hóa tại kế hoạch KD và đầu

tư phát triển giai đoạn 2019-2023 với lộ trình mục tiêu cụ thể.

5

Liệu Việt Nam có thể hoàn thành

mục tiêu tăng trưởng, lạm phát và

ổn định vĩ mô năm 2019?

Theo BC nghiên cứu về KTVM VN 6th đầu năm và nửa cuối năm 2019

của TS.Cấn Văn Lực và Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố:

KT VN 6th đầu năm có 6 điểm sáng: (i) Tăng trưởng KT đạt 6,76%, cao

hơn mức tăng cùng kỳ của 2008-2017; (ii) Lạm phát được kiểm soát, CPI

BQ 2,64% sv cùng kỳ; (iii) Giải ngân vốn FDI đạt 9,1 tỷ USD, 8,1%

sv cùng kỳ 2018; (iv) Môi trường KD có sự cải thiện rõ nét hơn, được

Fitch và S&P nâng hạng tín nhiệm; (v) Các cân đối lớn và ổn định vĩ mô

đảm bảo trong bối cảnh thị trường quốc tế nhiều biến động; (vi) Tiến trình

hội nhập quốc tế đạt KQ tích cực, CPTPP hiệu lực từ 14/1/2019, EVFTA

và IPA với EU được ký kết. Tuy nhiên, từ nay đến hết năm 2019 còn có

6 khó khăn, thách thức chính: (i) Rủi ro, thách thức từ bên ngoài; (ii) Các

động lực tăng trưởng chính có dấu hiệu chậm lại; (iii) Áp lực lạm phát

tăng vẫn hiện hữu; (iv) XK tăng trưởng chậm lại; (v) Giải ngân vốn đầu

tư công, vốn ODA tiếp tục là điểm nghẽn và tái cơ cấu DNNN rất chậm;

(vi) Xuất phát từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, VN bị đưa vào danh

sách theo dõi về thao túng tiền tệ... Nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng,

lạm phát cùng với ổn định vĩ mô, nhiệm vụ còn lại trong nửa cuối năm

2019 rất nặng nề, đòi hỏi thực hiện đồng bộ, quyết liệt 4 nhóm giải pháp:

(i) GDP Q.III&IV phải tăng ít nhất 6,7% và 6,9%, #GDP 9th 6,74%, cần

tập trung vào các động lực tăng trưởng trong 6th còn lại của 2019; (ii)

Cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, giá cả và CSTT,

giãn lộ trình tăng giá các DV do Nhà nước quản lý một cách hợp lý, không

tăng giá dồn dập một thời điểm; phối hợp trung hòa các lượng tiền trong

nền kinh tế nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Nếu khéo kiểm

soát, CPI BQ 2019 trong tầm kiểm soát, 3,5-3,8%; (iii) Chú trọng tăng

khả năng chống chịu của nền KT đối với các cú sốc bên ngoài; (iv) Theo

dõi chặt chẽ diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, chính sách tài

khóa-tiền tệ của các nước lớn nhằm kiểm soát dòng vốn, có biện pháp

cụ thể nhằm cân bằng hơn thương mại với Mỹ....

Soạn thảo 14 luật, pháp lệnh

trong năm 2019-2020

Thủ tướng vừa có quyết định phân công các bộ soạn thảo 5 luật, pháp

lệnh được điều chỉnh 2019 và 9 luật cho chương trình 2020. Các luật sẽ

được trình theo chương trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh

Kinh tế Việt Nam

6

do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Các Bộ, cơ quan ngang bộ

được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh có trách nhiệm

thực hiện nghiêm các quy định, coi việc hoàn thành chương trình được

giao là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm

vụ. Trong đó, Thủ tướng y/c khẩn trương thành lập Ban soạn thảo, tập

trung thời gian, nguồn lực để soạn thảo dự án luật, pháp lệnh. Các bộ,

cơ quan phải tổ chức lấy ý kiến của các CQ, tổ chức, cá nhân, đặc biệt

là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp…

Xuất siêu tới 1,6 tỷ USD trong 6

tháng đầu năm: Cần cẩn trọng

Năm 2019, cán cân thương mại trồi sụt khá thất thường. Tháng 1, xuất

siêu 750 triệu USD, tháng 2 nhập siêu 768 triệu USD, tháng 3 xuất siêu

trở lại, với 1,63 tỷ USD và tháng 4 tiếp tục nhập siêu 550 triệu USD.

Tháng 5, mức nhập siêu thậm chí lên tới gần 1,3 tỷ USD. Tại phiên họp

trực tuyến Chính phủ với các địa phương mới đây, Tổng cục Hải quan

đã cập nhật con số mới nhất. Theo đó, nền KT đang xuất siêu tới 1,6 tỷ

USD, chứ không phải nhập siêu 34 triệu USD. Cán cân thương mại thặng

dư, thì các áp lực lên tỷ giá hối đoái, tới dự trữ ngoại hối và tới cả tăng

trưởng KT phần nào được giải tỏa. Mặc dù vậy, có lẽ sẽ phải lần đầu tiên

đưa ra lời cảnh báo rằng, phải cẩn trọng cả với xuất siêu, bởi thực tế, VN

nhập siêu từ hầu hết các nền KT, gần như chỉ xuất siêu sang một số thị

trường quen thuộc. Hiện chưa có con số cập nhật của Tổng cục Hải

quan, mà chỉ có số liệu ước tính trước đó của Tổng cục Thống kê, song

xu hướng này là khá rõ ràng. Cụ thể, 6th đầu năm, ước nhập siêu từ TQ

20 tỷ USD, 47,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 13,7 tỷ USD, 2,1%; nhập

siêu từ ASEAN 3,2 tỷ USD, 5,2%. Trong khi đó, xuất siêu sang EU là

hơn 13 tỷ USD (4,7% sv cùng kỳ); xuất siêu sang Mỹ cũng không nhỏ.

Ngành du lịch dự kiến đem về

700.000 tỷ đồng, phục vụ 103

triệu lượt khách

Theo Tổng cục Du lịch, 6th đầu năm 2019, tổng số khách quốc tế đến

VN đạt gần 8,5 triệu lượt (7,5% sv cùng kỳ 2018); khách du lịch nội địa

ước đạt 45,5 triệu lượt (khách lưu trú đạt 22,9 triệu lượt); tổng thu từ khách

du lịch đạt 338.200 tỷ đồng (8,4% sv cùng kỳ 2018). "Mức 7,5% khách

quốc tế trong 6th đầu năm 2019 dù thấp hơn sv cùng kỳ 2018 nhưng vẫn

cao hơn mức độ tăng trưởng khách quốc tế của thế giới là 3-4% và châu

Á - Thái Bình Dương là 5-6%". 6th cuối năm, ngành du lịch sẽ tập trung

triển khai các hoạt động xúc tiến để hoàn thành mục tiêu đón phục vụ

khoảng 17,5-18 triệu lượt khách quốc tế, 85 triệu lượt khách nội địa. Tổng

thu từ khách du lịch phấn đấu đạt 700.000 tỷ đồng. Thực hiện những

7

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường KD, nâng cao năng lực

cạnh tranh du lịch quốc gia 2019 và định hướng đến 2021.

Bức tranh kinh tế Tp.Hà Nội qua

các con số

Cục Thống kê Tp.Hà Nội đánh giá tình hình KTXH 6th đầu năm của Thủ

đô tiếp tục phát triển tích cực. GRDP 7,21% sv cùng kỳ năm trước,

cao hơn mức 7,15% của cùng kỳ 2018. SX công nghiệp có dấu hiệu

phục hồi mức tăng trưởng, đặc biệt công nghiệp chế biến chế tạo. Chỉ

số SX công nghiệp (IPP) theo đó 7,3% sv cùng kỳ 2018. Vốn đầu tư

phát triển trên địa bàn ước đạt 143.700 tỷ đồng, 12%. Về thu hút đầu

FDI ước đạt 5,3 tỷ USD, nâng tổng số vốn LK lên 41,2 tỷ USD.

8

Những chủ nợ khổng lồ của Mỹ

Theo bảng xếp hạng do HowMuch.net tổng hợp, các quốc gia nước

ngoài như TQ và Nhật có thể tích lũy khá nhiều trái phiếu trong Kho bạc

Mỹ, khiến 2 nước này trở thành "người chơi" quan trọng trong miếng

bánh nợ chính phủ Mỹ. Khối nợ của chính phủ Mỹ ở mức 22.000 tỷ USD

được nắm giữ bởi 1 loạt NĐT trong và ngoài nước. Trong đó, 8.100 tỷ

nợ được nắm giữ bởi các CQ của chính phủ Mỹ hoặc FED. Trên bình

diện quốc tế, các chủ nợ lớn nhất, gồm TQ và Nhật, sở hữu hơn 1.000

tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ. TQ đã tích lũy TPKB Mỹ trong nhiều

thập kỷ qua như 1 phần trong chiến lược ngăn cản CNY mạnh lên. Thú

vị là, quốc gia nặng về XK như TQ đã giảm lượng TPKB Mỹ trong những

tháng gần đây. Theo đó, nền KT này đã bán #200 tỷ USD TPKB Mỹ.

Mặc dù, TQ còn dự trữ 1.110 tỷ USD TPKB Mỹ, việc bán tất cả số trái

phiếu trên cùng lúc sẽ gây bất ổn cho hệ thống tài chính toàn cầu cũng

như tạo tác động tiêu cực đối với TQ. Hay nói cách khác, đối với các

quốc gia chủ nợ của chính phủ Mỹ, rủi ro như vậy sẽ luôn tồn tại.

Chủ tịch FED phát tín hiệu hạ lãi

suất khi những “cơn gió ngược”

xuất hiện ngày càng nhiều

Hoạt động đầu tư DN trên khắp nước Mỹ đã giảm tốc trong thời gian

gần đây, khi những bất ổn về triển vọng KT vẫn còn đeo bám, Chủ tịch

FED cho biết trong những nhận định đã chuẩn bị trước khi bước vào

buổi điều trần trước Ủy ban DV Tài chính Hạ viện Mỹ vào ngày 10/7:

“Lạm phát đã dao động dưới mức mục tiêu cân xứng 2% của Ủy ban

Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) và những ‘cơn gió ngược’, như

căng thẳng thương mại và nỗi lo về tăng trưởng toàn cầu, đã đè nặng

lên hoạt động và triển vọng KT”, ông Powell cho biết trong buổi điều

trần, lặp lại quan điểm cho rằng FED sẽ “hành động thích hợp” để duy

trì chuỗi tăng trưởng KT hiện tại. Theo ông: “Có rủi ro là lạm phát yếu

ớt sẽ kéo dài hơn dự báo của chúng tôi… Tăng trưởng của Q.II/2019

dường như đã suy yếu… Tại cuộc họp tháng 6, nhiều thành viên của

FOMC nhận thấy khả năng nới lỏng CSTT đã gia tăng. Kể từ đó, dựa

trên những dữ liệu sắp tới và diễn biến khác, dường như những bất ổn

xoay quanh căng thẳng thương mại và nỗi lo về nền KT toàn cầu tiếp

tục đè nặng lên triển vọng KT Mỹ”.

Kinh tế Quốc tế

9

Dịch tả heo khiến CPI tháng 6 của

Trung Quốc duy trì ở mức cao

nhất trong 15 tháng

Số liệu lạm phát mới công bố ngày 10/7 đã tiết lộ 2 vấn đề đau đầu của

TQ là CPI tiếp tục tăng trong khi giá SX tại cổng nhà máy (PPI) tháng 6

sụt giảm. Cụ thể, CPI duy trì ở 2,7%, tương đương tháng 5, cao nhất

15th qua. Giá cả đang tiếp tục tăng đối với người tiêu dùng, ngay tại thời

điểm nền KT đang đối mặt với những cơn gió ngược từ nhiều hướng.

Trong khi đó, PPI đang trên đà giảm phát, ở mức 0% sv cùng kỳ 2018

(tháng 5 đạt 0,6%). PPI thấp là dấu hiệu cho thấy nền KT nặng về công

nghiệp của TQ đang chững lại. Sản lượng công nghiệp 5% trong

tháng 5 sv 1 năm trước đó nhưng 5,4% sv tháng 4, thấp nhất kể từ

2002. PMI vẫn yếu trong tháng 6, dù không thay đổi sv mức 49,4 hồi

tháng 5. Giá SX giảm chủ yếu là do ngành năng lượng, khi các ngành

công nghiệp chế biến dầu, than và nhiên liệu khác 1,9% và ngành

khai thác dầu, khí 1,8%. CPI tháng 6 cho thấy giá thực phẩm 8,3%,

với giá thịt heo 21,1%, cao hơn 2,9 điểm % sv tháng 5. TQ là thị trường

tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới, chiếm gần ½ tổng tiêu thụ toàn cầu.

Ngân hàng trung ương các nước

đổ xô gom vàng

Dữ liệu mới nhất cho thấy các NHTW trên toàn cầu đang tiếp tục đổ xô

gom vàng khi nhiều nước tìm cách đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối

theo hướng tránh phụ thuộc quá lớn vào USD trong bối cảnh nền KT

thế giới tăng trưởng chậm trong khi căng thẳng thương mại và địa chính

trị gia tăng. Giá vàng trên thị trường thế giới đã tăng lên mức cao nhất

trong gần 6 năm qua khi giới đầu tư đặt cược rằng FED sẽ cắt giảm LS

USD trong những tháng tới. Động thái mua gom vàng của các NHTW

cũng làm tăng nhu cầu vàng tổng thể, trong đó, NHTW Nga là bên mua

ròng bền bỉ nhất. Dữ liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) công bố

ngày 8/7 cho thấy, trong 5th đầu năm nay, lực mua vàng của các NHTW

73% sv cùng kỳ 2018. Năm ngoái, các NHTW trên toàn cầu mua

651,5 tấn vàng, 74% sv 2017… Các động thái mua tích lũy vàng của

NHTW TQ và các NHTW khác diễn ra giữa lúc giá vàng đang chứng

kiến đà tăng vững vàng. Ngày 08/7, giá vàng giao ngay trên thị trường

quốc tế 0,2%, xuống mức 1.396,59 USD/ounce sau khi 9,1% trong

Q.II/2019. Trong cùng thời gian, giá bạc chỉ 1,3%, nới rộng tỷ lệ giá

giữa 2 kim loại quý này lên mức hơn 93, mức cao nhất kể từ 1992.“Căng

thẳng giữa Mỹ và Iran cùng các tin tức về hoạt động mua gom vàng của

các NHTW trên thế giới sẽ hỗ trợ cho giá vàng trong thời gian tới”, GĐ

bộ phận giao dịch kim loại của High Ridge Futures nhận định.

10

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sjc.com.vn/

https://goldprice.org/vi/index.html

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?_afrLoop=515501331129000

Tin Tài chính - NH http://cafef.vn/xu-ly-no-xau-nhung-vuong-mac-can-som-duoc-thao-go-20190710110756203.chn

https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/tung-buoc-doi-moi-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-

268179.html

http://cafef.vn/lo-anh-huong-toi-lam-phat-va-mat-bang-lai-suat-khi-doanh-nghiep-dua-phat-hanh-

trai-phieu-lai-suat-cao-20190710091854218.chn

Tin KT vĩ mô http://cafef.vn/lieu-viet-nam-co-the-hoan-thanh-muc-tieu-tang-truong-lam-phat-va-on-dinh-vi-mo-

nam-2019-20190709174611718.chn

http://ndh.vn/soan-thao-14-luat-phap-lenh-nam-2019-2020-20190710090120448p145c151.news

https://vietnambiz.vn/viet-nam-xuat-sieu-toi-16-ti-usd-trong-6-thang-dau-nam-can-can-trong-

20190710155852138.htm

http://cafef.vn/nganh-du-lich-du-kien-dem-ve-700000-ty-phuc-vu-103-trieu-luot-khach-

20190710163218515.chn

http://cafef.vn/buc-tranh-kinh-te-tp-ha-noi-qua-cac-con-so-2019071012000389.chn

Tin KT Quốc tế https://vietnambiz.vn/nhung-chu-no-khong-lo-cua-nuoc-my-20190710001003074.htm

https://vietstock.vn/2019/07/chu-tich-fed-phat-tin-hieu-ha-lai-suat-khi-nhung-con-gio-nguoc-xuat-

hien-ngay-cang-nhieu-775-690031.htm

https://vietnambiz.vn/dich-ta-heo-khien-cpi-thang-6-cua-trung-quoc-duy-tri-o-muc-cao-nhat-trong-

15-thang-20190710115255747.htm

https://vietnambiz.vn/ngan-hang-trung-uong-cac-nuoc-do-xo-gom-vang-20190709164957973.htm

11

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG LS LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Mua bán, sáp nhập M&A

Bất động sản BĐS Ngân hàng NH

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng trung ương NHTW

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng Nhà nước NHNN

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM CP

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTM NN

Doanh nghiệp nhà nước DNNN Ngân hàng nước ngoài NHNNg

Doanh nghiệp tư nhân/ Doanh nghiệp DNTN/ DN Ngân sách nhà nước NSNN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Tài chính - ngân hàng TC-NH

Khách hàng doanh nghiệp KHDN Tài sản bảo đảm/ Tài sản đảm bảo TSBĐ/ TSĐB

Khách hàng cá nhân KHCN Tăng trưởng TD TTTD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tổ chức TD TCTD

Nhả đầu tư nước ngoài/ Nhà đầu tư NĐTNN/ NĐT Tổng tài sản TTS

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Giấy chứng nhận GCN Việt Nam VN

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Thu nhập cá nhân/ Thu nhập doanh nghiệp TNCN/ TNDN Trái phiếu Chính phủ TPCP

Kinh tế vĩ mô KTVM Trái phiếu doanh nghiệp TPDN

Kinh tế KT Thị trường chứng khoán/ Chứng khoán TTCK/ CK

Xã hội XH Vốn điều lệ VĐL

Khu vực KV Vốn tự có VTC

Thế giới TG Xuất nhập khẩu/ Xuất khẩu/ Nhập khẩu XNK/ XK/ NK

Kho bạc Nhà nước KBNN Sản xuất kinh doanh SXKD

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Dịch vụ DV

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Thế giới (World Bank) WB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Thép VN VSA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Liên minh châu Âu EU Tổng cục thống kê GSO (TCTK)