i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang03/13/phan-tich-bai-tho-dat-nuoc...b - $& > . 2...

24
Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm , ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước. Mở đầu đoạn trích là giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ như những lời tâm tình kết hợp với hình ảnh thơ bình dị gần gũi đưa ta trở về với cội nguồn đất nước . Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái ngày xửa Ngày xưa mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu abây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc . Đất nước trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì rất gần gũi, thân thiết ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người. Đất Nước hiện hình trong câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ kể, trong miếng trầu của bà, cây tre trước ngõ… gợi lên một Đất nước Việt Nam bao dung hiền hậu, thủy chung và sắt son tình nghĩa anh em, nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược. Mỗi quả cau, miếng trầu, cây tre đều gợi về một vẻ đẹp tinh thần Đất nước, đều thấm đẫm ngọn nguồn lịch sử dân tộc. Đất nước còn là hiện thân của những phong tục tập quán ngàn đời, minh chứng của một dân tộc giầu truyền thống văn hóa, giầu tình yêu thương gắn bó với mái ấm gia đình. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. Gừng tất nhiên là cay, muối tất nhiên là mặn. Tình yêu cha mẹ mãi mãi mặn nồng như chính chân lí tự nhiên kia. Hình ảnh thơ khiến ta rưng rưng nhớ về một lời nhắc nhở thiết tha về tình nghĩa của một ai đó hôm nào:

Transcript of i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang03/13/phan-tich-bai-tho-dat-nuoc...b - $& > . 2...

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệutrái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êmdịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rấtđỗi tự hào của bao lớp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thươngnhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thờicũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm , tabắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đấtnước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của NguyễnKhoa Điềm về đất nước. Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suynghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tìnhcảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩcứu nước.

Mở đầu đoạn trích là giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ như những lời tâm tình kếthợp với hình ảnh thơ bình dị gần gũi đưa ta trở về với cội nguồn đất nước .

Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái ngày xửaNgày xưa mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu từ miếng trầu abây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc .

Đất nước trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì rấtgần gũi, thân thiết ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người. Đất Nướchiện hình trong câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ kể, trong miếng trầu củabà, cây tre trước ngõ… gợi lên một Đất nước Việt Nam bao dung hiền hậu, thủychung và sắt son tình nghĩa anh em, nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quânxâm lược. Mỗi quả cau, miếng trầu, cây tre đều gợi về một vẻ đẹp tinh thần Đấtnước, đều thấm đẫm ngọn nguồn lịch sử dân tộc.

Đất nước còn là hiện thân của những phong tục tập quán ngàn đời, minhchứng của một dân tộc giầu truyền thống văn hóa, giầu tình yêu thương gắn bó vớimái ấm gia đình. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. Gừng tất nhiên làcay, muối tất nhiên là mặn. Tình yêu cha mẹ mãi mãi mặn nồng như chính chân lítự nhiên kia. Hình ảnh thơ khiến ta rưng rưng nhớ về một lời nhắc nhở thiết tha vềtình nghĩa của một ai đó hôm nào:

Tay bưng dĩa muối chén gừngGừng cay muối mặn xin đừng quên nhau .

Đất nước còn là thành quả của công cuộc lao động vất vả để sinh tồn, để dựngxây nhà cửa :

Cái kèo cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó .

Ở đây Đất nước không còn là một khái niệm trừu tượng nữa mà cụ thể, quenthuộc và giản gị biết bao. Việc tác giả sử dụng những chất liệu dân gian để thể hiệnsuy tưởng của mình về đất nước với quan niệm “Đất nước của nhân dân”.

Vẫn bằng lời trò chuyện tâm tình với mỗi nhân vật đối thoại tưởng tượng,Nguyễn Khoa Điềm đã diễn giải khái niệm đất nước theo kiểu riêng của mình :

Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm .

Đất nước không chỉ được cảm nhận bởi không gian địa lí mênh mông từ rừngđến bể mà còn được cảm nhận bởi không gian sinh hoạt bình thường của mỗingười, không gian của tình yêu đôi lứa, không gian của nỗi nhớ thương . Ý nịêmvề đất nước được gợi ra từ việc chia tách hai yếu tố hợp thành là đất và nước vớinhững liên tưởng gợi ra từ đó . Sử dụng lỗi chiết tự mà vẫn không ngô nghê, màvẫn thật duyên dáng và ý nhị, có thể gợi ra cho thấy một quan niệm mang nhữngđặc điểm riêng của dân tộc ta về khái niệm đất nước, mà tư duy thơ có thể tách ra,nhấn mạnh .

Đất mở ra cho anh một chân trời kiến thức, nước gột rửa tâm hồn em trongsáng dịu hiền. Cùng với thời gian lớn lên đất nước trở thành nơi anh và em hò hẹn .Không những thế, đất nước còn người bạn chia sẻ những tình cảm nhớ mong củanhững người đang yêu . Đất và nước tách rời khi anh và em đang là hai cá thể, cònhòa hợp khi anh và em kết lại thành ta . Chiếc khăn – biểu tượng của nỗi nhớthương – đã từng làm bao trái tim tuổi trẻ bâng khuâng : “Khăn thương nhớ ai,Khăn rơi xuống đất …”, một lần nữa lại khiến lòng người xúc động, bồi hồi trướctình cảm chân thành của những tâm hồn yêu thương say đắm.

Đất Nước còn là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương . Hìnhảnh con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, con cá ngư ông móng nước biển

khơi mang phong cách dân ca miền Trung, thẫm đẫm lòng yêu quê hương cả tácgiả . Đất Nước mình bình dị, quen thuộc nhưng đôi khi cũng lớn rộng, tráng lệ vàkì vĩ vô cùng, nhất là đối với những người đi xa . Dù chim ham trái chín ăn xa, thìcũng giật mình nhớ gốc cây đa lại về. Gia đình Việt Nam là như thế, lúc nào cũnghướng về quê hương, hướng về cội nguồn .

Đất Nước trường tồn trong không gian và thời gian: Thời gian đằng đẵng,không gian mênh mông để mãi mãi là nơi dân mình đoàn tụ, là không gian sinhtồn của cộng đồng Việt Nam qua bao thế hệ . Nguyễn Khoa Điềm gợi lại truyềnthuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ , về truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ .Nhắc lại Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhắc đến ngày giỗ tổ, Nguyễn Khoa Điềmmuốn nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn của dân tộc . Dù bôn ba chốn nào,người dân Việt Nam cũng đều hướng về đất tổ, nhớ đến dòng giống Rồng Tiên củamình .

Nhắc đến chuyện xưa ấy như để khẳng định, cũng là để nhắc nhở :Những ai đã khuấtNhững ai bây giờYêu nhau và sinh con đẻ cáiGánh vác phần người đi trước để lạiDặn dò con cháu chuyện mai sau

Cảm hứng thơ của tác giả có vẻ phóng túng , tự do nhưng thật ra đây là một hệthống lập luận khá rõ mà chủ yếu là tác giả thể hiện đất nước trong ba phươngdiện : trong chiều rộng của không gian lãnh thổ địa lí, trong chiều dài thăm thẳmcủa thời gian lịch sử, trong bề dày của văn hóa – phong tục, lối sống tâm hồn vàtính cách dân tộc .

Ba phương diện ấy được thể hiện gắn bó thống nhất và ở bất cứ phương diệnnào thì tư tưởng đất nước của nhân dân vẫn là tư tưởng cốt lõi , nó như một hệ quichiếu mọi cảm xúc và suy tưởng của nhà thơ .

Và cụ thể hơn nữa , gần gũi hơn nữa , Đất nước ở ngay trong máu thịt của mỗichúng ta :

Trong anh và em hôm nayĐều có một phần đất nước

Đất nước đã thấm tự nhiên vào máu thịt, đã hóa thành máu xương của mỗi conngười, vì thế sự sống của mỗi cá nhân không phải là riêng của mỗi con người màlà của cả đất nước . Mỗi con người đều thừa hưởng ít nhiều di sản văn hóa vật chất

và tinh thần của đất nước, phải giữ gìn và bảo vệ để làm nên đất nước muôn đời .Từ những quan niệm như vậy về đất nước, phần sau của tác phẩm tác giả tập

trung làm nổi bật tư tưởng: Đất nước của nhân dân, chính Nhân dân là người đãsáng tạo ra Đất nước .

Tư tưởng đó đã dẫn đến một cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu về địa lí, về nhữngdanh lam thắng cảnh trên khắp mọi miền đất nước. Những núi Vọng Phu, hònTrống Mái, những núi Bút non Nghiên … không còn là những cảnh thú thiênnhiên nữa mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân,được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân , sự hóa thân của những conngười không tên tuổi: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước nhữngnúi Vọng Phu, Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái” , “Người học tròthắng cảnh”. Ở đây cảnh vật thiên nhiên qua cách nhìn của Nguyễn Khoa Điềm,hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân . Chính nhân dân đã tạodựng nên đất nước, đã đặt tên, đã ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi ,dòng sông. Từ những hình ảnh, những cảnh vật, những hiện tượng cụ thể, nhà thơquy nạp thành một khái quát sâu sắc :

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi ! Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hóa núi sông ta .

Tư tưởng Đất nước của nhân dân đã chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩvề lịch sử bốn nghìn năm của đất nước . Nhà thơ không ca ngợi các triều đại,không nói đến những anh hùng được sử sách lưu danh mà chỉ tập trung nói đếnnhững con người vô danh, bình thường, bình dị . Đất nước trước hết là của nhândân, của những con người vô danh bình dị đó .

Họ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất nước

Họ lao động và chống giặc ngoại xâm, họ đã giữ và truyền lại cho các thế hệmai sau các giá trị văn hóa, văn minh, tinh thần và vật chất của đất nước từ hạt lúa,ngọn lửa, tiếng nói, tên xã, tên làng đến những truyện thần thoại, câu tục ngữ, cadao . Mạch cảm xúc lắng tụ lại để cuối cùng dẫn tới cao trào, làm nổi bật lên tưtưởn cốt lõi của cả bài thơ vừa bất ngờ, vừa giản dị và độc đáo :

Đất nước này là Đất nước nhân dânĐất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại

Một định nghĩa giản dị, bất ngờ về Đất nước . Đất nước của ca dao thần thoạinhưng vẫn thể hiện những phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân,của dân tộc: Thật đắm say trong tình yêu, biết quí trọng tình nghĩa và cũng thậtquyết liệt trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm .

Những câu thơ khép lại tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương vớimột tâm hồn lạc quan phơi phới . Tất cả ào ạt tuôn chảy trong tâm trí người đọcnhững tí tách reo vui …

Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm thành công cho mảng thơ viếtvề Đất nước . Từ những cảm nhận mang tính gần gũi, quen thuộc, Đất nước khôngcòn xa lạ, trừu tượng mà trở nên thân thiết nhưng vẫn rất thiêng liêng . Đọc Đấtnước của Nguyễn Khoa Điềm ta không chỉ tìm về cội nguồn dân tộc mà còn khơidậy tinh thần dân tộc trong mỗi con người Việt Nam trong mọi thời đại .

\Bài mẫu 2

“… Trong anh và em hôm nayĐều có một phần Đất NướcKhi hai đứa cầm tayĐất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắmKhi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất Nước vẹn tròn, to lớnMai này con ta lớn lênCon sẽ mang Đất Nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộngEm ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hoà thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời…”

“Mặt đường khát vọng” là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đờitrong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Trị – Thiên – một điểmnóng – trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến ngườiđọc bao xúc động, tự hào về đất nước và nhân dân. Trong bài “Có một thời đại mới

trong thi ca”, Trần Mạnh Hảo viết:“Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973 – 1974, dưới rừng Phước Long, chúng

tôi xúc động nghe trích đoạn “Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường khátvọng” của Nguyễn Khoa Điềm phát trên Đài phát thanh. Những suy nghĩ về đấtnước, về dân tộc đã được nhà thơ hiện đại hoá bằng chất suy tư lắng đọng và cảmxúc mãnh liệt”.

“Đất Nước” – là chương V trong trường ca “Mặt đường khát vọng” dài 110câu thơ (trong “Văn 12” chỉ trích 89 câu). Phần đầu (42 câu) là cảm nhận của nhàthơ trẻ về Đất Nước trong cội nguồn sâu xa văn hóa – lịch sử, và trong sự gắn bóthân thiết với đời sống hằng ngày của mỗi con người Việt Nam. Phần thứ hai, cảmhứng chủ đạo về Đất Nước là sự ngợi ca, khẳng định tư tưởng Đất Nước của NhânDân. Từ đó, nhà thơ nhận diện phát hiện Đất Nước trên bình diện về địa lý, lịch sử,văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc – nền văn hiến Việt Nam. Vẻđẹp độc đáo của chương V “Đất Nước” là tác giả vận dụng sáng tạo nhiều yếu tốvăn hoá dân gian, tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục…, cùng với cáchdiễn đạt bình dị, hiện đại gây ấn tượng vừa gần gũi vừa mới mẻ cho người đọc.Mười ba câu thơ dưới đây trích trong phần đầu chương “Đất nước” thể hiện cảmnhận: Đất Nước gắn bó thân thiết với mỗi con người Việt nam:

Trong anh và em hôm nayĐều có một phần Đất Nước(…)Làm nên Đất Nước muôn đời…”.

Trong chương V trường ca “Mặt đường khát vọng”, hai từ Đất Nước và NhânDân đều được viết hoa, trở thành “mĩ tự” gợi lên không khí cao cả, thiêng liêng vàbiểu lộ cao độ cảm xúc yêu mến, tự hào về Đất Nước và Nhân Dân. Chủ thể trữtình là “anh và em”, giọng điệu tâm tình thổ lộ, sâu lắng, thiết tha, ngọt ngào. Cấutrúc đoạn thơ 13 câu thơ là cấu trúc tổng – phân – hợp mà ta cảm nhận được tínhchất chính luận của ngòi bút thơ Nguyễn Khoa Điềm.1. Hai câu thơ mở đoạn là sự thức nhận chân lý về cội nguồn, về truyền thống, vềlịch sử,… Đất Nước gần gũi và gắn bó thân thiết với “anh và em”, với mọi người:

“Trong anh và em hôm nayĐều có một phần Đất Nước”.

Chỉ “một phần” nhỏ bé thôi, nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó, yêu thương và tựhào. Từ khái niệm, ý niệm “mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng, của Đất

Nước” được diễn đạt một cách “mềm hóa” qua tiếng nói tâm tình của lứa đôi, của“anh và em”.2. Bảy câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ trên từ “hai đứa” đến “mọi người”, từ“hôm nay” đến “ngày mai” và muôn đời mai sau.

“Khi hai đứa cầm tayĐất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”.

Ở phần trước, nhà thơ cảm nhận: “Đất Nước là nơi anh đến trường – Nước lànơi em tắm – Đất Nước là nơi ta hò hẹn – Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăntrong nỗi nhớ thầm”. Và “khi hai đứa cầm tay” thì một mái ấm, tổ ấm gia đình đãđược xây dựng. Gia đình là “một phần” của Đất Nước. Chỉ có tình yêu và hạnhphúc gia đình mới tạo nên sự “hài hòa, nồng thắm” với tình yêu quê hương ĐấtNước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của thời đại mới. Ý tưởng ấy đãđược Nguyễn Đình Thi thể hiện trong một tứ thơ sâu và đằm về nỗi “nhớ”:

“Anh yêu em như anh yêu đất nướcVất vả đau thương tươi thắm vô ngần…”.

Từ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi mà biết yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đấtnước, mới có thể có tình nghĩa sâu nặng “Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồngthắm”, mới tìm thấy đất nước quê hương cả trong niềm vui và nỗi đau của anh, củaem, của bao lứa đôi khác:

“Xưa yêu quê hương vì có chim có bướmCó những lần trốn học bị đòn roi.Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đấtCó một phần xương thịt của em tôi”.

(Giang Nam)Nói về cội nguồn của giòng giống, của dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm nhắc lại

sự tích “Trăm trứng”: “Đất là nơi Chim về – Nước là nơi Rồng ở – Lạc Long Quânvà Âu Cơ – Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng – Những ai đã khuất – Những ai bâygiờ…”. Từ huyền thoại thiêng liêng ấy mới có ý thơ này:

“Khi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất Nước vẹn tròn, to lớn”

Hai chữ “cầm tay” trong câu thơ “Khi hai đứa cầm tay” có nghĩa là giao duyên,là yêu thương. “Khi hai chúng ta cầm tay mọi người” là đoàn kết, là yêu thươngđồng bào,… Mọi người có cầm tay nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau mới cóhình ảnh “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”, mới có đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh

Việt Nam. Từ “hài hòa, nồng thắm” đến “vẹn tròn, to lớn” là cả một bước pháttriển và đi lên của lịch sử dân tộc và đất nước. Đất Nước được cảm nhận là sứcmạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Chỉ khi nào “ba cây chụm lại nên hòn núicao”, và chỉ khi nào “lá lành đùm lá rách”, “Người trong một nước phải thươngnhau cùng” thì mới có hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.Bốn câu thơ trên đây cấu tạo theo phép đối xứng về ngôn từ: “Khi hai đứa cầmtay”… “Khi chúng ta cầm tay mọi người”, “Đất Nước hài hoà nồng thắm…”. “ĐấtNước vẹn tròn, to lớn”. Cách diễn đạt uyển chuyển, sinh động ấy có ý nghĩa thẩmmĩ sâu sắc: hình thức này thể hiện nội dung ấy, nội dung ấy được diễn đạt bằnghình thức này. Phép đối xứng làm cho thơ liền mạch, hài hòa, gắn bó, thể hiện rõ ýthơ: tình yêu lứa đôi, tổ ấm hạnh phúc, gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tinhthần đại đoàn kết dân tộc là những tình cảm đẹp, làm nên truyền thống “yêu nước,yêu nhà, yêu người” và đó là sức mạnh Việt Nam.

Đất nước “Nguồn thiêng ông cha”, đất nước “Trong anh và em hôm nay”, đấtnước trong mai sau. Như một nhắn nhủ, như một kỳ vọng sáng ngời niềm tin:

“Mai này con ta lớn lênCon sẽ mang Đất Nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng”.

Nguyễn Thi, Anh Đức, Lê Anh Xuân, Sơn Nam… đã tạo nên giọng điệu NamBộ hấp dẫn trong thơ ca và truyện của mình. Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, ThanhHải,… cũng có một giọng điệu riêng “rất Huế”, dễ thương dịu ngọt. Hai tiếng“mai này” là cách nói của bà con xứ Huế.

Thế hệ con cháu mai sau sẽ tiếp bước cha ông “Gánh vác phần người đi trướcđể lại” xây dựng đất nước ta “Vạn cổ thử giang sơn” (Trần Quang Khải), “đànghoàng hơn, to đẹp hơn” (Hồ Chí Minh). Hai chữ “lớn lên” biểu lộ một niềm tin vềtrí tuệ và bản lĩnh nhân dân trên hành trình lịch sử đi tới ngày mai tươi sáng. “Mơmộng” nghĩa là rất đẹp, ngoài trí tưởng tượng về một Việt Nam cường thịnh, mộtcường quốc văn minh. Điều mà “anh và em”, mỗi người chúng ta mơ mộng hômnay, sẽ biến thành hiện thực “mai này” gần.

Bốn câu thơ cuối đoạn cảm xúc dâng lên thành cao trào. Giọng thơ trở nênngọt ngào, say đắm khi nhà thơ nói lên những suy nghĩ sâu sắc, đẹp đẽ của mình:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”“Em ơi em” – một tiếng gọi yêu thương, giãi bày và san sẻ bao niềm vui sướng

đang dâng lên trong lòng khi nhà thơ cảm nhận và định nghĩa về Đất Nước: “ĐấtNước là máu xương của mình”. Đất nước là huyết hệ, là thân thể ruột thịt thân yêucủa mình, và mồ hôi xương máu của tổ tiên, ông cha của dân tộc ngàn đời. Vì “ĐấtNước là máu xương của mình” nên Trần Vàng Sao đã viết:

“Nuôi lớn người từ ngày mở đất,Bốn ngàn năm nằm gai nếm mậtMột tấc lòng cũng đẫy hồn Thánh Gióng”.

(“Bài thơ của một người yêu nước mình” 19/12/1967)Với Nguyễn Khoa Điềm thì “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” là những biểu hiện

của tình yêu nước, là ý thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. “Phải biết gắn bóvà san sẻ… phải biết hóa thân…” thì mới có thể “Làm nên Đất Nước muôn đời”.Điệp ngữ “phải biết” như một mệnh lệnh phát ra từ con tim, làm cho giọng thơmạnh mẽ, chấn động. Có biết trường ca “Mặt đường khát vọng” ra đời tại một nơinóng bỏng, ác liệt nhất của thời chiến tranh chống Mỹ thì mới cảm nhận được cáctừ ngữ: “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” là tiếng nói tâm huyết “mang sức mạnh ýchí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin của ngôn từ” như một nhà ngônngữ học lừng danh đã nói.

Trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến, đề tài quê hương đất nước được tôđậm bằng nhiều bài thơ kiệt tác, những đoạn thơ hay, những câu thơ tuyệt cú. Cảmhứng về đất nước được diễn tả bằng nhiều tứ thơ độc đáo, mang phong cách sángtạo riêng của mỗi nhà thơ. Chất trữ tình thấm đẫm dư ba. Đất nước trong máu lửamới mang cảm xúc sâu nặng thế. Đây là tiếng nói ở hai đầu đất nước:

“Tôi yêu đất nước này chân thậtNhư yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôiNhư yêu em nụ hôn ngọt trên môiVà yêu tôi đã biết làm ngườiCứ trông đất nước mình thống nhất”

(Trần Vàng Sao)“Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịtNhư mẹ cha ta như vợ như chồngÔi Tổ quốc, nếu cần ta chếtCho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.

(Chế Lan Viên)Trở lại đoạn thơ trên đây của Nguyễn Khoa Điềm. Tứ thơ rất đẹp. Đất nước

thân thương gắn bó với mọi người. Phải biết hiến dâng cho “Đất nước muôn đời”.Đoạn thơ đẹp còn vì sáng ngời niềm tin về tương lai Đất nước và tiền đồ tươi sángcủa dân tộc. Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình hàm ẩn tính công dâncủa thời đại mới. Giọng thơ tâm tình, dịu ngọt, tứ thơ dạt dào cảm xúc, sáng tạo vềngôn từ, hình ảnh, thể hiện một hồn thơ giàu chất suy tư, khẳng định một thi phápđộc đáo, có nhiều mới mẻ tìm tòi.

“Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình…” – một tứ thơ rất đẹp! Một tứthơ lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ! Lúc hòa bình phải biết đem “trí lực” để xâydựng Đất Nước, “làm nên Đất Nước muôn đời”, Đất nước “to đẹp hơn đàng hoànghơn”. Lúc có chiến tranh phải đem xương máu để bảo toàn Sông núi. “Gắn bó, sansẻ, hóa thân” cho Đất Nước, ấy là nghĩa vụ cao cả thiêng liêng, ấy là tình yêu ĐấtNước của “anh và em” hôm nay, của thế hệ Việt Nam “Mai này con ta lớn lên”…

Bài mẫu 3Đất Nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ

đều có những cảm nhận rất riêng về Đất Nước, bởi thế Đất Nước, Tổ quốc hiện lênmuôn màu muôn vẻ. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về ĐấtNước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hững về lịch sử qua các triều đạithì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc bình dị để miêu tảvề Đất Nước. Đến với bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứngtrước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần. Vẻ đẹp ấyđược hiện lên sâu sắc nhất qua chín câu thơ đầu.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó…

Đất nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca. Ở bài thơ này, Nguyễn Khoa

Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị màkhông kém phần thiêng liêng, tươi đẹp. Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ đầu hiệnlên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta quanhững nét đẹp về phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấncon người Việt.

Câu thơ mở đầu được viết theo thể câu khẳng định “Khi ta lớn lên Đất Nướcđã có rồi”. Với cách vào đầu rất tự nhiên ấy, nhà thơ khẳng định: Đất Nước đã cótừ rất lâu, có trước khi ta sinh ra vì thế khi ta lớn lên thì ta đã thấy Đất Nước. Bốnchữ cuối của câu thơ vang lên đầy tự hào “Đất Nước đã có rồi”. Đó là lời khẳngđịnh chắc nịch về sự trường tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử dựngnước và giữ nước.

Hai câu thơ tiếp theo nhà thơ diễn tả cụ thể về sự ra đời của đất nước.Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Câu thơ thứ nhất, tác giả cho rằng Đất Nước có trong cái “ngày xửa ngày xưa”.Nghĩa là Đất Nước có từ rất lâu đời, có tự ngày xưa. Đất Nước có từ trước khinhững câu truyện cổ ra đời rồi khi những câu truyện cổ có mặt trong đời sống tinhthần của ta, ta lại thấy Đất Nước hiện diện trong truyện cổ. Đó là Đất Nước củamột nền văn học dân gian đặc sắc với những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyềnthuyết. Chính những câu chuyện cổ và những bài hát ru thuở ta còn nằm nôi lànguồn sữa ngọt lành chăm bẵm cho ta cái chân thiện mĩ và lớn lên ta biết yêu đấtnước con người. Về ý nghĩa của truyện cổ với đời sống tinh thần con người, nhàthơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã xúc động mà viết nên:

Tôi yêu truyện cổ nước tôiVừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xaThương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng gần(Truyện cổ nước mình)

Câu thơ thứ hai, nhà thơ diễn tả Đất Nước có trong “miếng trầu bây giờ bà ăn”.Gợi nhắc phong tục ăn trầu của người Việt. Câu thơ gợi nhớ về câu truyện cổ tích“Sự tích trầu cau” được xem là xưa nhất trong những câu truyện cổ. Tục ăn trầucũng từ câu truyện này mà nên. Như vậy là thẩm thấu vào trong miếng trầu dungdị ấy là 4000 năm phong tục, 4000 năm dân ta gìn giữ phong tục ăn trầu. Miếngtrầu là biểu tượng của tình yêu, vật chứng cho lứa đôi cũng là biểu tượng tâm linhcủa người Việt. Từ phong tục ăn trầu, tục nhuộm răng đen cũng ra đời:

Những cô hàng xén răng đenCười như mùa thu tỏa nắng

(Hoàng Cầm)Câu thơ thứ tư, nhà thơ diễn tả sự trưởng thành của Đất Nước. Đó là sự trưởng

thành từ truyền thống đánh giặc giữ nước qua hình tượng Thánh Gióng và cây tre:“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Câu thơ gợi nhắc cho ta nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng, chàng trai PhùĐổng Thiên Vương nhổ tre làng Ngà đánh giặc, gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn của

tuổi trẻ Việt Nam kiên cường, bất khuất:Ta như thuở xưa thần Phù ĐổngVụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân

Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắtChí căm thù ta rèn thép thành roiLửa chiến đấu ta phun vào mặtLũ sát nhân cướp nước hại nòi

(Tố Hữu)Truyền thống vẻ vang ấy đã theo suốt chặng đường dài của lịch sử dân tộc mãi

đến hôm nay trong thời đại chống Mỹ bao tấm gương tuổi trẻ đã anh dũng chiếnđấu bảo vệ giống nòi. Phải chăng, đó chính là vẻ đẹp của các chị, các anh đã tạcvào lịch sử Việt Nam dáng đứng kiêu hùng bất khuất: Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn,Nguyễn Văn Trỗi… Vẻ đẹp ấy song hành với hình ảnh cây tre Việt Nam. Cây trehiền hậu trên mỗi làng quê. Nó như là sự đồng hiện những phẩm chất trong cốtcách con người Việt Nam: thật thà chất phác, đôn hậu thuỷ chung, yêu chuộng hoàbình nhưng cũng kiên cường bất khuất trong tranh đấu. Tre đứng thẳng hiên ngangbất khuất cùng chia lửa với dân tộc "Một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ ", bởi:

"Nòi tre đâu chịu mọc congChưa lên đã nhọn như chông lạ thường".

Bốn câu thơ tiếp theo nhà thơ mang đến cho người đọc vẻ đẹp thuần phong mỹtục của con người Việt:

Tóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đó là vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt Nam. Không ai khác là nhữngngười mẹ với phong tục “búi tóc sau đầu” (tóc cuộn thành búi sau gáy tạo chongười phụ nữ một vẻ đẹp nữ tính, thuần hậu rất riêng). Nét đẹp ấy gơi nhớ ca dao:

Tóc ngang lưng vừa chừng em bớiĐể chi dài cho rối lòng anh

Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục gắn dòng suy tưởng đến con người ngàn đời cưtrú, lao động, chiến đấu trên mảnh đất Việt để giữ gìn tôn tạo mảnh đất thân yêu. Ởđó đạo lí ân nghĩa thủy chung đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc:"Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn". Ý thơ được toát lên từ nhữngcâu ca dao đẹp:

“Tay bưng đĩa muối chén gừngGừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

Thành ngữ “gừng cay muối mặn” được vận dụng một cách đặc sắc trong câuthơ nhẹ nhàng mà thấm đượm biết bao ân tình. Nó gợi lên được ân nghĩa thủychung ở đời: gừng càng già càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con ngườisống với nhau lâu năm thì tình nghĩa càng đong đầy. Có lẽ chính vì vậy mà ĐấtNước còn ghi dấu ấn của cha của mẹ bằng Hòn trống mái, núi Vọng Phu, HònTrống Mái… đi vào năm tháng.

Câu thơ "Cái kèo cái cột thành tên", gợi nhắc cho người đọc nhớ đến tục làmnhà cổ của người Việt. Đó là tục làm nhà sử dụng kèo cột giằng giữ vào nhau làmcho nhà vững chãi, bền chặt tránh được mưa gió, thú dữ. Đó cũng là ngôi nhà tổấm cho mọi gia đình đoàn tụ bên nhau; siêng năng tích góp mỡ màu dồn thành sựsống. Từ đó, tục đặt tên con “cái Kèo, cái Cột” cũng ra đời.

Đâu chỉ có những vẻ đẹp trên, dân tộc ta còn có truyền thống lao động cần cù,chịu thương chịu khó “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng”.

Thành ngữ “Một nắng hai sương” gợi nên sự cần cù chăm chỉ của cha ông tanhững ngày long đong, lận đận trong đời sống nông nghiệp lạc hậu. Đó là truyềnthống lao động cần cù, chịu thương chịu khó. Các động từ “Xay – giã – dần –sang” là quy trình sản xuất ra hạt gạo. Để làm ra hạt gạo ta ăn hằng ngày, ngườinông dân phải trải qua bao nắng sương vất vả gieo cấy, xay giã, giần sàng. Thấmvào trong hạt gạo bé nhỏ ấy là mồ hôi vị mặn nhọc nhằn của giai cấp nông dân.Bởi vậy, ăn hạt gạo dẻo thơm ta phải nhớ công ơn người đã làm ra nó:

Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Câu thơ cuối cùng khép lại một câu khẳng định với niềm tự hào: “Đất Nước cótừ ngày đó”.

“Ngày đó” là ngày nào ta không rõ nhưng chắc chắn “ngày đó” là ngày ta cótruyền thống, có phong tục tập quán, có văn hóa mà có văn hóa nghĩa là có đấtnước. Đúng như lời Bác dặn trước lúc đi xa “Rằng muốn yêu tổ quốc mình, phảiyêu những câu hát dân ca”. Dân ca, ca dao là đặc trưng văn hóa của Việt Nam,muốn yêu Đất Nước trước hết phải yêu và quý trọng văn hóa nước nhà. Bởi vănhóa chính là Đất Nước. Thật đáng yêu đáng quý, đáng tự hào biết bao lời thơ dungdị, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm.

Thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào việc vận dụng khéo léo chất liệu vănhóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, truyềnthống nông nghiệp. Nhà thơ sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, thànhngữ…Điệp ngữ Đất Nước được nhắc lại nhiều lần. Nhà thơ luôn viết hoa hai từĐất Nước tạo nên sự thànhi ính, thiêng liêng… Tất cả làm nên một đoạn thơ đậmđà không gian văn hóa người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàngđúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí. Đoạn thơ ta vừaphân tích ở trên là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ Đất Nước. Qua đoạn thơ, nhàthơ đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp của một Đất Nước giàu văn hóa cổ truyền.Đất Nước của truyền thống, phong tục tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng ĐấtNước của nhân dân.

Bài mẫu 4Đề bài:Ý kiến của anh chị về tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm trong "Đấtnước".Với đề này cần giải quyết 2 luận điểm:1. Cảm nhận về đất nước.2. Tư tưởng đất nước của nhân dân.

Sau đó rút ra những cảm nhận cho chính bản thân mình..Dưới đây là phần chi tiết:1/ Cảm nhận về Đất nước:a) Đoạn thơ về Đất nước bắt đầu một cách rất bình dị, tạo một sự gần gũi, thânthiết mà không bắt đầu một cách trang trọng. Đất nước ở ngay trong cuộc sống củamỗi gia đình chúng ta, từ lời kể chuyện của người mẹ, miếng trầu của bà, cácphong tục tập quán quen thuộc (tóc mẹ thì bới sau đầu) cho đến tình nghĩa thuỷchung của cha mẹ, hạt gạo ta ăn hàng ngày, cái kèo cái cột trong nhà… Tất cảnhững điều đó làm cho Đất nước trở thành cái gần gũi, thân thiết, bình dị trongcuộc sống hằng ngày của con người:

“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồiĐất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể.Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

b) Tiếp đó là sự cảm nhận Đất nước từ các phương diện địa lý – lịch sử. Tác giảkhai thác các thành tố của Đất nước. Việc tìm về từ gốc của từ Đất nước là để khaithác cách quan niệm có nét riêng biệt của dân tộc ta về khái niệm này. Ở nhiềungôn ngữ khác, Đất nước thường được cấu tạo từ những gốc là nơi sinh, quêhương… Nhưng trong tiếng Việt, Đất nước gồm hai yếu tố hợp thành “Đất” và“Nước”. Cách truy tìm từ gốc, cách “chiết tự” có thể dẫn đến nguy cơ hiểu sai lạcý nghĩa, hoặc máy móc giản đơn khi giải thích các khái niệm khoa học. Nhưng ởđây, tư duy nghệ thuật cho phép cách phân tích và cảm nhận theo các phương diệnkhông gian và thời gian, địa lý và lịch sử (Thời gian đằng đẳng – Không gianmênh mông). Từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết HùngVương và ngày giỗ Tổ đã nói lên chiều sâu lịch sử của Đất nước Việt Nam. Về mặtkhông gian địa lí, Đất nước không chỉ là núi sông, rừng bể (con chim PhượngHoàng… con cá Ngư Ông,…) mà còn là cái không gian rất gần gũi với cuộc sốngmỗi người. “Đất là nơi anh đến trường, Nước là nơi em tắm. Đất nước là nơi emđánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” – Và cũng là không gian sinh tồn củacộng đồng dân tộc qua bao thế hệ (Những ai đã khuất. Những ai bây giờ. Yêu nhauvà sinh con đẻ cái. Gánh vác phần người đi trước để lại. Dặn dò con cháu chuyệnmai sau…).Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố của ca dao, truyền thuyết dân gian. Có lúc lấylại từng phần của câu ca dao, nhưng phần nhiều là sử dụng ý, hình ảnh tạo nênhình tượng thơ mới, vừa gần gũi vừa mới mẻ (cha mẹ thương nhau bằng rừng caymuối mặn… Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm…)Ở trên chiều rộng của không gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử. Đấtnước được cảm nhận như sự thống nhất các phương diện văn hóa, truyền thống,phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộngđồng…c) Đến đây, ý thơ dẫn đến điểm tập trung những suy nghĩ, cảm xúc về Đất nước,cũng là điểm mấu chốt của tư tưởng, phần một của bài:“Trong anh và em hôm nay – Đều có một phần Đất nước”

Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người.Sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất nước, bởimỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất củadân tộc, của nhân dân, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó,truyền lại cho các thế hệ tiếp theo..Đoạn thơ kết thúc bằng một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đấtnước, tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời“giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết…“Em ơi em, Đất nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hóa thân cho dáng hình xứ sởLàm nên đất nước muôn đời…”2/ Tư tưởng Đất nước của nhân dânTư tưởng cơ bản của phần này là tư tưởng Đất nước của nhân dân. Đây là điểm quitụ mọi cách nhìn về Đất nước trong phần này, cũng là đóng góp của Nguyễn KhoaĐiềm làm sâu sắc thêm ý niệm về Đất nước của thơ chống Mĩ.a) Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về địa lí là một cách nhìn có chiềusâu và là một phát hiện mới mẻ (đoạn đầu của phần hai, từ “những người vợ nhớchồng…” đến “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”). “Những cảnh quan thiênnhiên kì thú (đá Vọng Phu, núi Con Cóc, núi Con Gà hay hòn Trống Mái v.v…)gắn liền với con người, được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và lịch sử dân tộc.Nếu không có người vợ chờ chồng qua các cuộc chiến tranh và li tán thì cũngkhông có sự cảm nhận về núi Vọng Phu, cũng như thế nếu không có truyền thuyếtHùng Vương dựng nước thì cũng không thể có sự cảm nhận như vậy về vẻ hùng vĩcủa vùng núi đồi xung quanh đền vua Hùng…) Đoại thơ bằng cách qui nạp hàngloạt hiện tượng để đưa đến một khái niệm sâu sắc: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồnggò bãi, chẳng mang một hình dáng, một ao ước, một lối sống ông cha. Ôi đất nướcsau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy, những cuộc đời đã hóa núi sông ta…)b) Khi nghĩ về bốn nghìn năm của đất nước, nhà thơ không điểm lại các triều đại,các anh hùng nổi tiếng mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh, bìnhdị:

Có biết bao nhiêu người con gái con traiTrong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chết,Giản di và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất nước

Tiếp đó bài thơ khai triển thêm ý này: Những con người vô danh và bình dị ấy đãgiữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần vàvật chất của đất nước, của dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc,cả tên xã tên làng… Họ cũng là những người khi “có ngoại xâm thì chống ngoạixâm, có nội thù thì vùng lên đánh bại”.

“Họ đã giữ và truyền cho ta hạt giống ta trồng

Họ truyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua rơm con củiHọ truyền giọng điệu của mình cho con tập nóiHọ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi cuộc di dân”

Nói đến Đất nước và dân tộc là nói đến lãnh thổ chủ quyền và văn hóa. Nhưng tấtcả các giá trị đó lại được tạo nên bởi người, bởi nhân dân. Trong từng tấc đất, từngdi tích lịch sử, từng câu hò xứ sở, quan họ quê hương… đâu đâu cũng hiện lênbóng dáng nhân dân – giá trị cao nhất trong mỗi giá trị – “Nhân dân vô danhnhưng thật là vĩ đại – Họ đã làm ra mọi của cải giá trị vật chất tinh thần, làm ra đấtnước”.c) Mạch suy nghĩ của bài thơ dẫn đến tư tưởng cốt lõi. Điểm hội tụ và cũng là caođiểm của cảm xúc trữ tình ở cuối đoạn trích này. “Đất nước này là Đất nước củaNhân dân” Cũng từ điểm này chúng ta hiểu thêm những ý thơ trên. Và khi nói đếnĐất nước của Nhân dân, một cách tự nhiên, tác giả trở về với nguồn phong phúđẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là trong ca dao. Vẻ đẹp tinhthần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy ở đó trong ca dao, dân ca, truyệncổ tích. “Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”. Câu thơ ở haivế song song, đồng đẳng là một cách định nghĩa về Đất nước… thật giản dị màcũng thật độc đáo. Trong cả kho tàng ca dao, dân ca, ở đây tác giả chỉ chọn lọc bacâu để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc:thật say đắm trong tình yêu (yêu em từ thuở trong nôi) quý trọng tình nghĩa (quýcông cầm vàng những ngày lặn lội) nhưng cũng thật quyết liệt trong căm thù vàchiến đấu (trồng tre đợi ngày thành gậy, đi trả thù mà không sợ dài lâu…)Chúng ta gặp lại cách vận dụng vốn ca dao dân ca một cách sáng tạo, không lặp lạinguyên văn mà chỉ sử dụng ý và hình ảnh của câu ca dao, vẫn gợi nhớ đến câu cadao nhưng lại trở thành một câu, một ý thơ gắn bó trong mạch thơ của bài.Tư tưởng Đất nước của Nhân dân thật ra đã có manh nha từ trong lịch sử xa xưa.Những nhà tư tưởng lớn, những nhà văn lớn dân tộc đã từng nói lên nhận thức vềvai trò của nhân dân trong lịch sử (Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan BộiChâu) hoặc cảm thông sâu sắc với số phận của nhân dân, của mọi lớp người trongnhân dân (Nguyễn Du với văn Chiêu hồn, Truyện Kiều). Đến nền văn học hiện đại,được soi sáng bằng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, bằng quan điểm Mác-xít về nhândân và nảy nở từ trong thực tiễn vĩ đại của cuộc cách mạng mang tính nhân dânsâu sắc, văn học từ sau Cách mạng Tháng Tám đã đạt đến một nhận thức sâu sắcvề nhân dân và cảm hứng về đất nước mang tính dân chủ cao. (Thơ ca kháng chiếnchống Pháp là một ví dụ tiêu biểu. Có thể nhớ đến các bài: Tình sông núi của TrầnMai Ninh, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Bên kia sông Đuống của HoàngCầm…). Đến giai đoạn chống Mỹ, tư tưởng Đất nước của Nhân dân một lần nữađược nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và những đóng góp to lớn, những hi sinhvô vàn của nhân dân trong cuộc chiến tranh dài lâu và cực kỳ ác liệt này..Tư tưởng ấy được các nhà thơ trẻ chống Mỹ phát biểu một cách thấm thía qua sựtrải nghiệm của chính mình như những thành viên của nhân dân, cùng chia sẻ mọigian lao, hi sinh và được che chở, đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân (Hơi ấm ổrơm của Nguyễn Duy, các trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo và

Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh đều tập trung nói về những gương mặt củacác con người bình thường, vô danh trong nhân dân và không phải ngẫu nhiên màđều bắt đầu bằng hình ảnh người mẹ).Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm góp thêm một thành công trong dòng thơ về Đấtnước thời chống Mỹ, làm sâu sắc thêm nhận thức về Nhân dân và Đất nước.

Bài mẫu 5:Đất nước” là một trong những bài thơ hay nói về khát vọng yêu nước trong

mỗi một con người Việt Nam. Dưới đây là bài phân tích về các trích đoạn trong bàithơ “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm.“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi(…) Đất Nước có từ ngày đó”.

Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.Những năm 1970, 1971,… ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị – Thiên;trường ca “Mặt đường khát vọng” được ông sáng tác vào thời gian ấy. Chương V“Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”.

Phần đầu 42 câu tác giả nhận diện Đất Nước có nguồn gốc lâu đời. Tục ăn trầu,cổ tích Trầu – Cau, truyền thuyết Thánh Gióng dùng gốc tre đánh đuổi giặc Ân mà“mẹ thường hay kể”:

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

Nhà thơ cảm nhận Đất Nước trong dòng chảy thời gian “đằng đẵng”, trênkhông gian địa lí “mênh mông”, qua sự tích “Trăm trứng” và giỗ Tổ HươngVương. Nhà thơ bằng giọng tâm tình đã dẫn hồn ta ngược thời gian bốn nghìn nămtrở về cội nguồn Đất Nước:

“Đất là nơi Chim vềNước là nơi Rồng ởLạc Long Quân và Âu CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng(…) Hằng năm ăn đâu làm đâuCũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.

Tục “bới tóc xăm mình” của người Lạc Việt, câu ca dao “gừng cay muối mặn”nói về đạo vợ chồng, ngôn ngữ dân tộc hình thành, phát triển, nên “cái kèo, cái cộtthành tên”, công việc cấy cày làm ăn “xay, giã, giần, sàng” được chỉ rõ. Cội nguồn“Đất Nước có từ ngày đó”.

Đất Nước trong quá khứ mang vẻ đẹp kì diệu, huyền thoại:

“Đất là nơi “con chim Phượng Hoàng bay về hòn núi bạc”Nước là nơi “con cá Ngư Ông móng nước biển khơi”.

Đất Nước hiện tại gắn bó yêu thương với mọi người, “trong anh và em hômnay – Đều có một phần Đất Nước”. Mai này Đất Nước nhiều “mơ mộng”. Yêunước là nghĩa vụ thiêng liêng:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hóa than cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời”.

Phần thứ hai có 68 câu (Văn 12 chỉ trích học 47 câu) nói về tư tưởng “ĐấtNước của Nhân Dân”. Nhân Dân sáng tạo ra Đất Nước. Các danh lam thắng cảnhđều biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp, “lối sống” của ông cha như tình nghĩa vợchồng thủy chung, tình yêu lứa đôi thắm thiết, sức mạnh quật khởi, tinh thần đạiđoàn kết của dân tộc, truyền thống hiếu học của Nhân Dân ta:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại99 con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”.

Núi Bút non Nghiên, vịnh Hạ Long, ông Đốc Ông Trang… đều do Nhân Dânta “góp cho”, “cùng góp cho”, “góp tên” – mà Đất Nước đẹp tươi, hùng vĩ.“Bốn nghìn lớp người” đã đem mồ hôi, xương máu ra xây dựng và bảo vệ ĐấtNước: “Khi có giặc người con trai ra trận – Người con gái trở về nuôi cái cùng con– Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”. Nhân Dân đã sáng tạo ra Đất Nước vàlàm chủ Đất Nước. Họ là những con người vô danh mà vĩ đại:

“Họ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất Nước”.

Nhân Dân là người sản xuất “giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”. Nhân Dânđã sáng tạo ra ngôn ngữ “truyền giọng điệu của mình cho con tập nói”. Nhân Dânđã diệt thù trong giặc ngoài để giữ gìn Đất Nước, làm cho Đất Nước ngày thêmgiàu đẹp:

“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân DânĐất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.

Tóm lại, Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng sáng tạo tục ngữ, ca dao, dân ca,truyện cổ, phong tục, ngôn ngữ để cảm nhận về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước,khẳng định Nhân Dân vĩ đại đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước.Chương “Đất Nước” chứa chan tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

Bài mẫu 6Đoạn thơ 9 câu dưới đây trích trong phần đầu chương “Đất Nước” thuộc

trường ca “Mặt đường khát vọng” (1971) của Nguyễn Khoa Điềm:“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi………………………………………..Đất Nước có từ ngày đó”.

Đoạn thơ đã nói lên một cách dung dị mà thấm thía về cội nguồn sâu xa củaĐất Nước.

Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, nhà thơ gợi lên một không khí trầm lắng như kểchuyện cổ tích, như dẫn hồn ta ngược thời gian trở về cội nguồn Đất Nước và dântộc. Bốn chữ “ngày xửa ngày xưa” dùng rất khéo:

“Khi ta lớn lớn Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể”.

Chữ “có” trong “đã có rồi”, “Đất Nước có trong những cái…” đã làm cho ýthơ khẳng định, tỏa sáng niềm tin. Tục ăn trầu, truyện cổ tích Trầu – Cau gợi lênhình ảnh Đất Nước

Nước xa xưa, “Đất Nước bắt đầu”… Truyền thuyết Thánh Gióng cho biết sựvươn mình của dân tộc, đánh dấu sức mạnh quật khởi “Đất Nước lớn lên”. Câu thơmở rộng đến 12, 13 chữ, với cách gieo vần lưng (đầu – trầu, ăn – dân) nên vẫnthanh thoát, giàu âm điệu:

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

Hai chữ “lớn lên” liên tưởng đến hình ảnh chú bé làng Gióng lên ba vươn vaithành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt khi Đất Nước bị giặc Ân xâm lược.

Rồi nhà thơ nói đến phong tục và đạo lí tốt đẹp lâu đời của nhân dân ta. Phongtục “búi tóc” của người Lạc Việt. Câu ca dao nói về đạo vợ chồng: “Tay bưng chénmuối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” đã nhập hồn vào câu

thơ Nguyễn Khoa Điềm:“Tóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.

Chuyện “ngày xửa ngày xưa” nhưng vẫn hiện diện trên “tóc mẹ”, trong tìnhthương của “cha mẹ” bây giờ. “Đất Nước đã có rồi”, “Đất Nước có…”, “Đất Nướcbắt đầu”, “Đất Nước lớn lên” và Đất Nước đang hiện diện quanh ta, gần gũi ta.

Tiếp theo, nhà thơ lấy sự hình thành và phát triển ngôn ngữ dân tộc để nói vềnguồn gốc lâu đời của Đất Nước. Mỗi vật dụng đều có một cái tên riêng: “Cái cột,cái kèo thành tên”. Nhân Dân ta có nghề trồng lúa nước lâu đời. Nghề trồng lúanước tạo nên nền văn minh sông Hồng. Khi hạt gạo được sáng tạo nên bằng côngsức “một nắng hai sương”, thì ngôn từ “xay, giã, giần, sàng” cũng xuất hiện. TiếngViệt là của quý lâu đời của Đất Nước ta, Nhân Dân ta. Cách nói của Nguyễn KhoaĐiềm thật ý vị:

“Cái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó”.

Lấp lánh trong đoạn thơ là hình ảnh Đất Nước thân yêu. Quá khứ của ĐấtNước “ngày xửa ngày xưa” đồng hiện trong “miếng trầu bây giờ bà ăn”. Có ĐấtNước anh hùng “biết trồng tre mà đánh giặc”. Có Đất Nước cần cù trong lao độngsản xuất: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Có nền văn hóagiàu bản sắc, nền văn hiến rực rỡ hội tụ qua thuần phong mĩ tục (tục ăn trầu, tụcbới tóc), qua tục ngữ ca dao “gừng cay muối mặn”, qua cổ tích thần thoại, truyềnthuyết.

Đoạn thơ 9 câu, 85 chữ mà không hề có một từ Hán Việt nào. Ngôn từ bình dị,cách nói biểu cảm thân mật. Hiện diện trong đoạn thơ là: ta, dân mình, bà, cha, mẹ.Có miếng trầu, cây tre, tóc mẹ,… Có “gừng cay muối mặn”, cái kèo, cái cột, hạtgạo, v.v… Thật là thân thuộc và gần gũi, sâu xa và thấm thía, rung động. Tưởngtượng thì phong phú, liên tưởng thì bao la. Đoạn thơ đã “nhịp mãi lên một tấmlòng sứ điệp” để ta yêu thêm Đất Nước và tự hào về Đất Nước. Cấu trúc đoạn thơ:“tổng – phân – hợp”; mở đầu là câu “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”, khép lạiđoạn thơ là câu “Đất Nước có từ ngày đó”. Tính chính luận đã làm sáng đẹp chấttrí tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nóivề cội nguồn Đất Nước thân yêu.

Bài mẫu 7Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu

trái tim con người . Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êmdịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rấtđỗi tự hào của bao lớp thi nhân . Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thươngnhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thờicũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm . Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm , tabắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đấtnước của nhân dân . Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của NguyễnKhoa Điềm về đất nước . Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suynghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tìnhcảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩcứu nước .

Mở đầu đoạn trích là giọng thơ nhẹ nhàng , thủ thỉ như những lời tâm tình kếthợp với hình ảnh thơ bình dị gần gũi đưa ta trở về với cội nguồn đất nước.

Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái ngày xửaNgày xưa mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc .

Đất nước trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì rấtgần gũi, thân thiết ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người . Đất Nướchiện hình trong câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ kể, trong miếng trầu củabà, cây tre trước ngõ … gợi lên một Đất nước Việt Nam bao dung hiền hậu, thủychung và sắt son tình nghĩa anh em, nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quânxâm lược . Mỗi quả cau, miếng trầu, cây tre đều gợi về một vẻ đẹp tinh thần Đấtnước, đều thấm đẫm ngọn nguồn lịch sử dân tộc.

Đất nước còn là hiện thân của những phong tục tập quán ngàn đời, minhchứng của một dân tộc giầu truyền thống văn hóa , giầu tình yêu thương gắn bóvới mái ấm gia đình . Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn . Gừng tấtnhiên là cay, muối tất nhiên là mặn . Tình yêu cha mẹ mãi mãi mặn nồng nhưchính chân lí tự nhiên kia . Hình ảnh thơ khiến ta rưng rưng nhớ về một lời nhắcnhở thiết tha về tình nghĩa của một ai đó hôm nào : Tay bưng dĩa muối chén gừng,Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau .

Đất nước còn là thành quả của công cuộc lao động vất vả để sinh tồn, để dựngxây nhà cửa :

Cái kèo cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó .

Ở đây Đất nước không còn là một khái niệm trừu tượng nữa mà cụ thể, quenthuộc và giản gị biết bao . Việc tác giả sử dụng những chất liệu dân gian để thểhiện suy tưởng của mình về đất nước với quan niệm “Đất nước của nhân dân” .Vẫn bằng lời trò chuyện tâm tình với mỗi nhân vật đối thoại tưởng tượng, Nguyễn

Khoa Điềm đã diễn giải khái niệm đất nước theo kiểu riêng của mình :Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nươc là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm .

Đất nước không chỉ được cảm nhận bởi không gian địa lí mênh mông từ rừngđến bể mà còn được cảm nhận bởi không gian sinh hoạt bình thường của mỗingười, không gian của tình yêu đôi lứa, không gian của nỗi nhớ thương . Ý nịêmvề đất nước được gợi ra từ việc chia tách hai yếu tố hợp thành là đất và nước vớinhững liên tưởng gợi ra từ đó . Sử dụng lỗi chiết tự mà vẫn không ngô nghê, màvẫn thật duyên dáng và ý nhị, có thể gợi ra cho thấy một quan niệm mang nhữngđặc điểm riêng của dân tộc ta về khái niệm đất nước, mà tư duy thơ có thể tách ra,nhấn mạnh .

Đất mở ra cho anh một chân trời kiến thức, nước gột rửa tâm hồn em trongsáng dịu hiền . Cùng với thời gian lớn lên đất nước trở thành nơi anh và em hòhẹn . Không những thế, đất nước còn người bạn chia sẻ những tình cảm nhớ mongcủa những người đang yêu . Đất và nước tách rời khi anh và em đang là hai cá thể,còn hòa hợp khi anh và em kết lại thành ta . Chiếc khăn – biểu tượng của nỗi nhớthương – đã từng làm bao trái tim tuổi trẻ bâng khuâng : “Khăn thương nhớ ai,Khăn rơi xuống đất …”, một lần nữa lại khiến lòng người xúc động, bồi hồi trướctình cảm chân thành của những tâm hồn yêu thương say đắm.

Đất Nước còn là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương . Hìnhảnh con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, con cá ngư ông móng nước biểnkhơi mang phong cách dân ca miền Trung, thẫm đẫm lòng yêu quê hương cả tácgiả . Đất Nước mình bình dị, quen thuộc nhưng đôi khi cũng lớn rộng, tráng lệ vàkì vĩ vô cùng, nhất là đối với những người đi xa . Dù chim ham trái chín ăn xa, thìcũng giật mình nhớ gốc cây đa lại về . Gia đình Việt Nam là như thế, lúc nào cũnghướng về quê hương, hướng về cội nguồn .

Đất Nước trường tồn trong không gian và thời gian : Thời gian đằng đẵng,không gian mênh mông để mãi mãi là nơi dân mình đoàn tụ, là không gian sinhtồn của cộng đồng Việt Nam qua bao thế hệ . Nguyễn Khoa Điềm gợi lại truyềnthuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ , về truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ .Nhắc lại Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhắc đến ngày giỗ tổ, Nguyễn Khoa Điềmmuốn nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn của dân tộc . Dù bôn ba chốn nào,người dân Việt Nam cũng đều hướng về đất tổ, nhớ đến dòng giống Rồng Tiên củamình .

Nhắc đến chuyện xưa ấy như để khẳng định, cũng là để nhắc nhở :Những ai đã khuấtNhững ai bây giờYêu nhau và sinh con đẻ cáiGánh vác phần người đi trước để lạiDặn dò con cháu chuyện mai sau

Cảm hứng thơ của tác giả có vẻ phóng túng , tự do nhưng thật ra đây là một hệ

thống lập luận khá rõ mà chủ yếu là tác giả thể hiện đất nước trong ba phươngdiện : trong chiều rộng của không gian lãnh thổ địa lí, trong chiều dài thăm thẳmcủa thời gian lịch sử, trong bề dày của văn hóa – phong tục, lối sống tâm hồn vàtính cách dân tộc .

Ba phương diện ấy được thể hiện gắn bó thống nhất và ở bất cứ phương diệnnào thì tư tưởng đất nước của nhân dân vẫn là tư tưởng cốt lõi , nó như một hệ quichiếu mọi cảm xúc và suy tưởng của nhà thơ .

Và cụ thể hơn nữa , gần gũi hơn nữa , Đất nước ở ngay trong máu thịt của mỗichúng ta :

Trong anh và em hôm nayĐều có một phần đất nước

Đất nước đã thấm tự nhiên vào máu thịt, đã hóa thành máu xương của mỗi conngười, vì thế sự sống của mỗi cá nhân không phải là riêng của mỗi con người màlà của cả đất nước . Mỗi con người đều thừa hưởng ít nhiều di sản văn hóa vật chấtvà tinh thần của đất nước, phải giữ gìn và bảo vệ để làm nên đất nước muôn đời .Từ những quan niệm như vậy về đất nước, phần sau của tác phẩm tác giả tập trunglàm nổi bật tư tưởng : Đất nước của nhân dân, chính Nhân dân là người đã sángtạo ra Đất nước .

Tư tưởng đó đã dẫn đến một cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu về địa lí, về nhữngdanh lam thắng cảnh trên khắp mọi miền đất nước . Những núi Vọng Phu, hònTrống Mái, những núi Bút non Nghiên … không còn là những cảnh thú thiênnhiên nữa mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân,được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân , sự hóa thân của những conngười không tên tuổi : “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước nhữngnúi Vọng Phu, Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái” , “Người học tròthắng cảnh” . Ở đây cảnh vật thiên nhiên qua cách nhìn của Nguyễn Khoa Điềm,hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân . Chính nhân dân đã tạodựng nên đất nước, đã đặt tên, đã ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi ,dòng sông . Từ những hình ảnh, những cảnh vật, những hiện tượng cụ thể, nhà thơqui nạp thành một khái quát sâu sắc :

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi ! Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hóa núi sông ta .

Tư tưởng Đất nước của nhân dân đã chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩvề lịch sử bốn nghìn năm của đất nước . Nhà thơ không ca ngợi các triều đại,không nói đến những anh hùng được sử sách lưu danh mà chỉ tập trung nói đếnnhững con người vô danh, bình thường, bình dị . Đất nước trước hết là của nhândân, của những con người vô danh bình dị đó .

Họ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất nước

Họ lao động và chống giặc ngoại xâm, họ đã giữ và truyền lại cho các thế hệmai sau các giá trị văn hóa, văn minh, tinh thần và vật chất của đất nước từ hạt lúa,ngọn lửa, tiếng nói, tên xã, tên làng đến những truyện thần thoại, câu tục ngữ, cadao . Mạch cảm xúc lắng tụ lại để cuối cùng dẫn tới cao trào, làm nổi bật lên tưtưởn cốt lõi của cả bài thơ vừa bất ngờ, vừa giản dị và độc đáo :

Đất nước này là Đất nước nhân dânĐất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại

Một định nghĩa giản dị, bất ngờ về Đất nước. Đất nước của ca dao thần thoạinhưng vẫn thể hiện những phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân,của dân tộc : Thật đắm say trong tình yêu, biết quí trọng tình nghĩa và cũng thậtquyết liệt trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm .Những câu thơ khép lại tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương với mộttâm hồn lạc quan phơi phới. Tất cả ào ạt tuôn chảy trong tâm trí người đọc nhữngtí tách reo vui …

Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm thành công cho mảng thơ viếtvề Đất nước. Từ những cảm nhận mang tính gần gũi, quen thuộc, Đất nước khôngcòn xa lạ, trừu tượng mà trở nên thân thiết nhưng vẫn rất thiêng liêng. Đọc Đấtnước của Nguyễn Khoa Điềm ta không chỉ tìm về cội nguồn dân tộc mà còn khơidậy tinh thần dân tộc trong mỗi con người Việt Nam trong mọi thời đại .