B N O :P ' Q 9 9' $%# ) R -...

25
Tài liệu ôn thi CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Đề 1: Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. DÀN Ý DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG: 1. Đặt vấn đề: - Giới thiệu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”: + Xuất xứ. + Đặc điểm truyện. - Giới thiệu nhân vật: + Cuộc đời. + Phẩm chất. 2. Giải quyết vấn đề : a. Giới thiệu chung về nhân vật: - Hiện thân cho mảng đời tăm tối cơ cực. - Vẫn toát lên những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. - Nhân vật quan trọng trong tác phẩm. b. Phân tích nhân vật: * Ngoại hình: - Từ nhỏ đã có ngoại hình xấu xí, sau đó có mang với một anh con trai hàng chài, gã chồng hiện thời lúc đó cục tính nhưng hiền lành. - Qua năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan nên nét xấu xí càng được thể hiện rõ…. * Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng : - Vừa ở dưới thuyền lội lên, chị đã bị chồng đánh tới tấp. - Bị chồng đánh đập dã man, chị hoàn toàn cam chịu, nhẫn nhục. * Lòng tự trọng: - Bị chồng đánh đập tàn nhẫn, chỉ cắn răng chịu đựng. - Khi biết chuyện mình bị Phác và Phùng chứng kiến, cảm thấy đau đớn, xấu hổ, nhục nhã; không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương hại, không muốn con trai chứng kiến cảnh dã man ấy.

Transcript of B N O :P ' Q 9 9' $%# ) R -...

Tài liệu ôn thi

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Đề 1:Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền

ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

DÀN ÝDÀN Ý ĐẠI CƯƠNG:1. Đặt vấn đề:- Giới thiệu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”:+ Xuất xứ.+ Đặc điểm truyện.- Giới thiệu nhân vật:+ Cuộc đời.+ Phẩm chất.2. Giải quyết vấn đề :a. Giới thiệu chung về nhân vật:- Hiện thân cho mảng đời tăm tối cơ cực.- Vẫn toát lên những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.- Nhân vật quan trọng trong tác phẩm.b. Phân tích nhân vật:* Ngoại hình:- Từ nhỏ đã có ngoại hình xấu xí, sau đó có mang với một anh con trai hàng chài, gã

chồng hiện thời lúc đó cục tính nhưng hiền lành.- Qua năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan nên nét xấu xí càng được thể hiện rõ….

* Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng :- Vừa ở dưới thuyền lội lên, chị đã bị chồng đánh tới tấp.- Bị chồng đánh đập dã man, chị hoàn toàn cam chịu, nhẫn nhục.* Lòng tự trọng:- Bị chồng đánh đập tàn nhẫn, chỉ cắn răng chịu đựng.- Khi biết chuyện mình bị Phác và Phùng chứng kiến, cảm thấy đau đớn, xấu hổ,

nhục nhã; không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương hại, không muốn con trai chứngkiến cảnh dã man ấy.

Tài liệu ôn thi

* Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn- Khi ở toà án, chị đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc nhiều nhận thức mới mẻ:+ Sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế: lúc đầu “thưa gởi”, xưng “con” và chắp tay

vái lia lịa van xin; nhưng khi lấy lại sự tự tin, tâm thế đã thay đổi, chuyển cách xưng hô+ Qua những lời giãi bày, Đẩu, Phùng và người đọc đã “vỡ ra” nhiều điều: đằng

sau vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương là một tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh; chấpnhận đau khổ vì đàn con; có cách ứng xử rất nhân bản.

+ Nhận ra được lí do chị không thể bỏ chồng: cần phải có người đàn ông để chèochống khi phong ba, nuôi nấng đặng một sấp con, trong đau khổ triền miên vẫn có đượcnhững niềm hạnh phúc nhỏ nhoi…

- Biểu tượng cho tình mẫu tử, khát vọng hạnh phúc gia đình.3. Kết thúc vấn đề:- Nguyễn Minh Châu đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người lao động

nghèo khổ.- Tấm lòng nhân đạo của nhà văn: yêu thương, thông cảm, phát hiện và khẳng định

những phẩm chất cao đẹp, khao khát có một chỗ dựa tinh thần, một cuộc sống no ấm bìnhyên, hạnh phúc gia đình bình dị.

- Quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu: rất sâu sắc, nhiều chiều về con ngườivà cuộc sống.

DÀN Ý CHI TIẾT:1. Đặt vấn đề:- “Chiếc thuyền ngoài xa” viết năm 1983, đây là những năm chuyển mình mạnh mẽ

của đất nước và của văn học.+ Tác phẩm lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên

chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).+ Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho

hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.- Nhân vật để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất trong truyện là người đàn bà hàng chài:+ Một người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ+ Nhưng có đức hi sinh cao cả, bao dung, nhân hậu và rất trải đời.2. Giải quyết vấn đề :a. Giới thiệu chung về nhân vật:- Nhân vật người đàn bà hàng chài là hiện thân cho mảng đời tăm tối cơ cực vẫn tồn

Tài liệu ôn thi

tại quanh cuộc sống của chúng ta.- Dù cuộc sống riêng có phải chịu trăm nỗi cơ cực, tủi nhưng ở chị vẫn toát lên những

vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: tấm lòng nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha vàđức hi sinh.

- Người đàn bà ấy không tên, tác giả chỉ gọi là "người đàn bà" một cách phiếm định.Đó là một con người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác. Nhưng dõi theomạch của cốt truyện, người đọc thấy được rằng: số phận của con người ấy được tác giảtập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất.

- Như thế, người đàn bà hàng chài là một nhân vật quan trọng trong tác phẩm.+ Chị có vai trò khá quan trọng trong sự phát triển cốt truyện, mạch truyện, trong mối

quan hệ với các nhân vật khác như Phùng, Đẩu, người chồng và chị em thằng bé Phác.+ Nếu không có hình tượng của nhân vật này, người đọc cũng không thể nhận ra quan

điểm nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu đối với con người và cuộcsống.

b. Phân tích nhân vật:* Ngoại hình:- Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, nhà ở phố huyện sống bằng nghệ buôn bán

bả lưới, nhưng ngay từ nhỏ chị đã có một ngoại hình xấu xí “Từ nhỏ tuổi tôi đã là mộtđứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa”.

+ Cũng vì xấu xí, trong phố không ai lấy nên chị có mang với một anh con trai hàngchài hay đến nhà chị mua bả về đan lưới.

+ Lúc ấy, gã chồng hiện thời của chị tuy cục tính nhưng hiền lành, không bao giờđánh đập chị tàn nhẫn như bây giờ.

- Những nét xấu xí, thô kệch ấy, qua bao nhiêu năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan vìcuộc sống nghèo khổ nên càng được thể hiện rõ hơn:

+ Một người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi” với những “đường nét thô kệch”, “rỗmặt”, “khuôn mặt mệt mỏi”,

+ “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìn xuống chân”, tay “buôngthõng xuống” ra vẻ nhẫn nhục, cam chịu.

* Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài khiến chonhiều người phải ngỡ ngàng:

- Vừa ở dưới thuyền lội lên đến bên chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng dùng chiếcthắt lưng, chẳng nói chẳng rằng quật tới tấp vào người. Hắn vừa đánh vừa nguyền rủa

Tài liệu ôn thi

bằng cái giọng đau đớn rên rỉ: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ôngnhờ!”

- Chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng đánh đập dã man, nghệ sĩ Phùng tưởng chịsẽ né tránh, bỏ chạy hay kêu van nhưng anh rất ngạc nhiên khi thấy chị hoàn toàn camchịu, nhẫn nhục.

* Người đàn bà ấy cũng rất tự trọng:- Bị chồng đánh đập dã man tàn nhẫn nhưng chị chỉ cắn răng chịu đựng, không thề

kêu rên: “Không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn”.+ Nhưng khi biết chuyện mình bị chồng đánh đã bị Phác và nghệ sĩ Phùng chứng kiến,

chị cảm thấy “vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”.+ Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương hại cho tình cảnh trớ trêu mà chị

đang chịu đựng, dù cho đó là đứa con trai của chị.+ Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng chị không bận tâm, sẵn sàng

nhẫn nhục chịu đựng.+ Và chị không muốn đứa con trai của mình chứng kiến cảnh cha nó đánh đập mẹ nó

tàn nhẫn như thế, huống hồ chi lại có sự chứng kiến của một người lạ mặt. Đó chính là lòng tự trọng, là nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ đáng thương và

đáng quý này.* Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn của người đàn bà hàng chài:- Chánh án Đẩu đã mời chị đến để thu xếp chuyện gia đình và đề nghị chị từ bỏ lão

chồng vũ phu. Khi ở toà án huyện, chính người phụ nữ ấy đã đem đến cho Phùng, Đẩu vàngười đọc nhiều nhận thức thật mới mẻ.

- Được mời lên toà án để giải quyết việc gia đình, lúc đầu chị lúng túng, sợ sệt, rụt rènên “tìm đến một góc tường để ngồi”. Nhà văn đã dụng công nhấn mạnh vào sự thay đổingôn ngữ và tâm thế của người đàn bà hàng chài.:

+ Với chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng, lúc đầu chị “thưa gởi”, xưng “con” và đã cólúc chắp tay vái lia lịa van xin: “Con lạy quý toà (…). Quý toà bắt tội con cũng được,phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.

+ Nhưng khi lấy lại được sự tự tin, tâm thế đã thay đổi, người đàn bà ấy đột ngộtchuyển cách xưng hô: “Chị cảm ơn các chú, lòng các chú tốt, nhưng các chú đa có phảilà người làm ăn … cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ,khó nhọc.”

- Và qua những lời giãi bày rất chân tình, rất có sức thuyết phục của chị, Đẩu, Phùngvà người đọc đã “vỡ ra” nhiều điều mà trước đây họ chưa biết về chị.

Tài liệu ôn thi

+ Các anh đã nhận ra đằng sau cái vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương là cả một tấmlòng vị tha và giàu đức hi sinh của chị.

. Chị nói: “đám đàn bà ở thuyền chúng tôi … phải sống cho con chứ không thể sốngcho mình”. Chị đã chấp nhận sự đau khổ để hi sinh cho cuộc sống của đàn con.

. Nếu những người đàn bà ở các thuyền chài khác chấp nhận người đàn ông uống rượu,thì chị cũng chấp nhận bị đánh, có điều chị chỉ xin chồng đánh ở trên bờ để các con đừngnhìn thấy.

Đó là một cách ứng xử rất nhân bản. Chị không muốn gieo vào lòng các con tháiđộ căm thù đối với cha của chúng.

+ Đẩu và Phùng cũng nhận ra được lí do chị không thể bỏ chồng.Lời giải thích của chị thật có lí, điều đó chứng tỏ chị không phải là một người nhu

nhược, hèn nhát mà là một người phụ nữ sâu sắc và từng trải.Chị đã cho các anh biết: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người

đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mànhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Chị nhận thức được cuộc sống trên biển: nghề biểnkhông thể thiếu đàn ông, gã đàn ông ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời đi biển củachị.

Hơn nữa, chị cũng cảm thông với những hành động của chồng. Chị kể: “Lão chồngtôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”.“Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…”

Rõ ràng, đó là một người đàn bà thất học nhưng rất hiểu cuộc đời: hiểu thiên chức làmmẹ, hiểu nỗi khốn khổ và sự bế tắc của người chồng.

+ Chị còn cho các anh biết thêm: Trong đau khổ triền miên, chị vẫn chắt lọc đượcnhững niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Chị nói: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúngnó được ăn no…”, “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoàthuận, vui vẻ”

Có thể nói người đàn bà hàng chài là biểu tượng cho tình mẫu tử, biểu tượng chokhát vọng hạnh phúc gia đình.

Với chị, gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù trong giađình ấy còn nhiều cảnh ngang trái, khổ đau, nhưng chị vẫn nâng niu, trân trọng từngniềm hạnh phúc thật nhỏ nhoi.

c. Bài học từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài:- Nếu chúng tả hiểu sự việc một cách đơn giản thì ta chỉ yêu cầu người đàn bà bỏ

chồng là xong. Nhưng nếu ta nhìn vấn đề một cách thấu suốt thì ta sẽ thấy sự nhẫn nhục,

Tài liệu ôn thi

cam chịu của người đàn bà hàng chài thực chất có nguyên do chính đáng.- Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: không thể dễ dãi, giản đơn trong

việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống.- Đặc biệt, người nghệ sĩ không có quyền nhìn nhận cuộc sống một cách giản đơn,

phải nhìn nhận từ mọi phía để phát hiện bản chất con người.3. Kết thúc vấn đề:- Xây dựng hình tượng người đà bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa,

một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thế sự của Nguyễn Minh Châu, ông đã khẳngđịnh những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ.

Dù trong cảnh đói nghèo. Lạc hậu, người phụ nữ vùng biển vẫn bộc lộ một tấm lòngvà một tính cách đầy nữ tính.

- Qua hình tương nhân vật người đàn bà hàng chài này, ta cũng cảm nhận được tấmlòng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

+ Đó là cái nhìn yêu thương, thông cảm về số phận bất hạnh của con người;+ Đó là việc phát hiện và khẳng định những phẩm chất cao đẹp của họ;+ Đó còn là niềm khao khát có một chỗ dựa tinh thần, một cuộc sống no ấm bình yên,

môt niềm hạnh phúc gia đình bình dị.- Cũng qua hình tượng nhân vật người đàn bà, ta nhận ra quan điểm sáng tác của

Nguyễn Minh Châu rất sâu sắc, nhiều chiều về con người và cuộc sống. Ông nhận thấycuộc sống này có cả ánh sáng và bóng tối, nước mặt và nụ cười, bề nổi và bề chìm.

- Cuộc đời người đàn bà hàng chài còn nhiều ngang trái, khổ đau nhưng ta vẫ cảmnhận được cái nhìn thật nhân hậu của nhà văn đối với con người và cuộc sống.

----------------------------------------------------------------------

Đề 2:Phân tích sự biến đổi trong nhận thức của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng về

người đàn bà hàng chài để làm rõ quan điểm nghệ thuật của nhà văn NguyễnMinh Châu trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

1. Đặt vấn đề: Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trước và sau năm1980:

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn nổi tiếng thời chống Mĩ cứu nước.

Tài liệu ôn thi

+ Đề tài sáng tác chủ yếu của ông trước 1980 là đề tài về chiến tranh với nhân vậttrung tâm là hình tượng người lính thời chống Mĩ anh dũng hay những cô thanh niênxung phong gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ trên tuyến đường TrườngSơn ác liệt.

+ Quan điểm sáng tác của ông thời kì này là ca ngợi con người Việt Nam thời chốngMĩ cứu nước.

+ Điều này đã được thể hiện qua những tác phẩm mang đậm tính sử thi và cảm hứnglãng mạn như tiểu thuyết “Cửa sông” (1967), “Dấu chân người lính” (1970), tập truyệnngắn “Những vùng trời khác nhau” (1970).

- Từ thập niên tám mươi của thế kỉ XX cho đến lúc mất (1989):+ Ông đã chuyển từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảm hứng thế sự với những vấn

đề đạo đức và triết lí nhân sinh trong xã hội.+ Nhân vật trung tâm của thời kì này là những con người đời thường trong hành trình

nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.+ Những tác phẩm của ông thời kì này như các tập truyện ngắn “Bến quê” (1985).

“Chiếc thuyền ngoài xa” (1987), “Cỏ lau” (1989).+ Trong số đó, đặc biệt là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện rõ quan điểm

sáng tác của ông: Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời và người nghệ sĩkhông thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn cuộc sống và con người một cáchđa dạng, nhiều chiều.

2. Giải quyết vấn đề: Phân tích nhân vật để làm rõ quan điểm sáng tác trên:a. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:* Phát hiện 1: Khung cảnh thiên nhiên vùng phá nước – một “cảnh đắt trời cho”- Phùng – người chiến sĩ thời chống Mĩ cứu nước năm xưa- sau ngày thống nhất đất

nước, anh đã trở thành một người nghệ sĩ nhiếp ảnh.+ Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đề nghị

Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh về đề tài này.+ Sau cả tuần “phục kích” ngoài bờ biển, anh đã chụp được một bức ảnh thật ưng ý,

đẹp như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”.- Đó là cảnh một chiếc thuyền lưới vó ngoài khơi đang tiến vào bờ trong một buổi

sáng mù sương có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào.+ Vài bóng người lớn và trẻ em ngồi im phăng phắt như những pho tượng trên chiếc

mui khum khum.

Tài liệu ôn thi

+ Tất cả những hình ảnh ấy được nhìn qua những cái mắt lưới nằm giữa hai gọng vónhư một cánh dơi.

Đó là một vẻ đẹp “trời cho”, một vẻ đẹp “thật đơn giản và toàn bích”- Phát hiện ấy làm cho người nghệ sĩ cảm thấy thật xúc động+ “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” .+ Anh chợt nhận ra đó là cái “khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.+ Điều đó cho thấy: Người nghệ sĩ chân chính luôn gắn bó với cuộc đời để tìm vẻ đẹp

của nghệ thuật và khi phát hiện được một nét đẹp về nghệ thuật, họ cảm thấy hạnh phúctột đỉnh và cảm nhận được “bản thân của cái đẹp chính là đạo đức”, cái đẹp chân chínhcó tác dụng thanh lọc tâm hồn.

b. Phát hiện thứ hai: Cuộc sống của gia đình hàng chài – một hiện thực nghiệtngã đến xót xa về số phận con người.

- Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh thật bất ngờ và trớ trêu như một tròđùa quái ác của cuộc sống.

- Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy lần lượt bước ra:+ Một người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi”, với những “đường nét thô kệch”, “rỗ

mặt”, “khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìnxuống chân”, tay “buông thõng xuống” ra vẻ nhẫn nhục, cam chịu.

+ Một người đàn ông đi sau, “lưng rộng và cong như một chiếc thuyền”, “mái tóc tổquạ”, “chân đi chữ bát”, “hàng lông mày cháy nắng rủ xuống”, “hai con mắt đầy vẻđộc dữ”.

+ Lão đàn ông đưa vợ lên bờ với dáng điệu “hùng hổ, mặt đỏ gay”, rồi “rút trongngười ra chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa” và “chẳng nói chẳng rằng lão trút cơngiận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”,vừa đánh “vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két” và nguyền rủa bằng cáigiọng rên rỉ, đau đớn “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.

- Trước tình cảnh ấy, nghệ sĩ Phùng có thái độ kinh ngạc đến sững sờ, “cứ há mồm ramà nhìn”, sau đó “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới” để cứu người đàn bà.

+ Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác đã lao tới để bảo vệ mẹ nó.+ Nó giật chiếc thắt lưng từ tay người cha rồi đánh trả lại ông để bảo vệ mẹ nó.+ Người cha đã dùng hết sức lực của mình tát nó “ngã dúi xuống cát” rồi lẳng lặng

trở về thuyền.- Ba hôm sau, cảnh người đàn ông đánh vợ lại tái diễn.

Tài liệu ôn thi

+ Không thể kìm nén được nữa, Phùng đã xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứthành động ác độc.

+ Người đàn ông đã đánh Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của tòa ánhuyện để điều trị.

c. Tại tòa án huyện, câu chuyện của người đàn bà hàng chài đã đem đến nhữngthay đổi trong nhận thức của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng:

- Theo quan điểm của Đẩu và Phùng, muốn giải quyết được những cảnh bạo hànhtrong gia đình của người đàn bà hàng chài chỉ có một cách tốt nhất là chị phải bỏ ngườichồng vũ phu tàn bạo ấy.

- Vì vậy, họ đã mời người đàn bà lên tòa án để giải quyết+ Nhưng chánh án Đẩu đã tỏ ra giận dữ khi nghe người đàn bà yêu cầu: “Quý tòa bắt

tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.+ Còn nghệ sĩ Phùng, khi nghe câu nói của người đàn bà, anh cảm thấy “ngột ngạt”,

khó thở vì quá bất ngờ trước quyết định của chị.- Tuy nhiên, qua những lời giãi bày rất chân tình của người đàn bà hàng chài, Đẩu và

Phùng đã “vỡ ra” nhiều điều mà trước đây họ chưa hề biết về chị :+ Các anh đã nhận ra đằng sau cái vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương của người đàn

bà hàng chài là cả một tấm lòng vị tha và giàu đức hi sinh của chị. Chị nói: “đàn bà ởthuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”.

+ Các anh cũng nhận ra lí do chị không thể bỏ người chồng vũ phu và độc ác đó thậtcó lí. Điều đó chứng tỏ chị là một người phụ nữ sâu sắc và từng trải: Chị đã cho các anhbiết:

“đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chốngkhi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dướichục đứa”

+ Chị còn cho các anh biết thêm: trong đau khổ triền miên chị vẫn có được nhữngniềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Chị nói:

“Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”, “trên chiếc thuyềncũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”

- Sau buổi nói chuyện với người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, nhận thức của Đẩuvà Phùng có nhiều thay đổi:

+ Với Đẩu, anh đã vỡ ra nhiều nghịch lí của cuộc sống: lòng tốt là đáng quý nhưngchưa đủ, luật pháp là cần thiết nhưng phải đi vào đời sống, muốn con người thoát khỏicảnh đau khổ cần phải có những giải pháp thiết thực chứ không phải li dị.

Tài liệu ôn thi

+ Với Phùng, anh nhận ra một điều vô cùng thấm thía của một người nghệ sĩ làm nghệthuật, đó là:

* Đừng vì nghệ thuật mà quên đi cuộc đời, bởi “nghệ thuật chân chính luôn là cuộcđời và vì cuộc đời”. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là mộtcon người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có mộtcuộc sống xứng đáng với con người. Chính vì vậy mà Phùng đã xông ra buộc người đànông chấm dứt hành động độc ác với người vợ của hắn. Anh đã suy nghĩ rất nhiều về giađình người đàn bà hàng chài, đã cùng với Đẩu tìm cách giải quyết những bất công ngangtrái trong gia đình của chị.

* Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sốngvà con người trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều thì mới phản ánh đúng về conngười và cuộc sống.

3. Kết thúc vấn đề:- “Chiếc thuyền ngoài xa” là một hình ảnh ẩn dụ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và

cuộc đời: nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời, phải đi sâu vào cuộc đời chứ không thểnhìn nó một cách hời hợt bên ngoài, hay nhìn nó “ngoài xa”. Ở xa thì nhìn thấy nó rấtđẹp, nhưng khi đến gần, hoặc đi sâu vào bên trong mới phát hiện biết bao điều oái oăm,ngang trái.

- Từ đó, tác giả muốn gởi gắm quan điểm nghệ thuật của mình: người nghệ sĩ khôngthể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đadạng, nhiều chiều.

---------------------------------------------------------------------------

Tài liệu ôn thi

Đề 3:Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

I. Đặt vấn đề:- Một trong những ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm văn học là góp phần nhân đạo hóa con

người. Tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, bảo vệ và cangợi con người, đấu tranh chống lại những cái xấu, cái ác, cái tiêu cực để cuộc sống conngười ngày được tốt đẹp và hạnh phúc.

- Với ý nghĩa đó, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu có giátrị nhân đạo sâu sắc.

II. Giải quyết vấn đề:1. Giải thích khái niệm:- Nói đến giá trị nhân đạo là muốn nói đến:+ Thái độ cảm thông của nhà văn đối với số phận con người, nhất là những con người

nghèo khổ, bất hạnh.+ Đó còn là thái độ ca ngợi, khẳng định của nhà văn về những phẩm chất tốt đẹp của

người lao động;+ Qua đó, nhà văn thể hiện những khao khát về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc cho

con người.2. Những biểu hiện:a. Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” trước nhất thể

hiện ở thái độ cảm thông của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với cuộc sống củanhững con người nghèo khổ nơi vùng biển.

- Nhà văn xót xa trước cảnh nghèo khổ, đông con của những gia đình hàng chài:+ “nhà nào cũng trên dưới chục đứa” phải sống chen chúc nhau trong những chiếc

thuyền lưới vó chật hẹp.+ Vào những vụ bắc, biển động hàng tháng, thuyền không ra biển được “cả nhà vợ

chồng con cái phải ăn toàn cây xương rồng luộc chấm muối”.- Nguyễn Minh Châu hết sức cảm thông trước tình cảnh người đàn bà hàng chài

thường xuyên bị chồng đánh đập.+ Nếu không cảm thông và xót xa cho cuộc đời bất hạnh của chị, tác giả không chú ý

kĩ từng nét ngoại hình lam lũ đáng thương ở người đàn bà hàng chài

Tài liệu ôn thi

+ “khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc thếch và rách rưới”, “cặp mắt nhìn xuốngchân”, “tay buông thõng xuống”, ra vẻ người nhẫn nhục, cam chịu.

- Hơn thế nữa, nhà văn còn muốn bênh vực cho chị, không muốn chọ bị chồng đánhđập tàn nhẫn.

+ Vì vậy, trong tác phẩm, ít nhất hai lần tác giả đã để cho Phùng xông ra bênh vực chochị đến nỗi anh phải bị thương.

+ Chúng ta có thể hiểu, nghệ sĩ Phùng cũng chính là hóa thân của nhà văn trong tácphẩm, là nhân vật mà nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm nhiều suy nghĩ và hành độngcủa mình.

- Nhà văn cũng cảm thông với tình cảnh của người chồng vũ phu:+ Cũng chính vì cuộc sống quá nghèo khổ lại phải lao động vất vả để nuôi cả một gia

đình đông con nên “anh con trai cục tính những hiền lành”, không bao giờ biết đánh vợxưa kia, giờ đã trở thành một người chồng vũ phu thường xuyên đánh vợ tàn nhẫn “bangày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.

+ Có thể nói người đàn ông hàng chài thô bạo ấy là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo,lam lũ. Lão lầm lì đánh vợ như một thói quen để giải tỏa tâm lí và nỗi khổ triền miên củađời mình.

- Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã phê phán mạnh mẽ hành động vũ phu củangười chồng.

+ Ông muốn giúp người đọc thấy rõ tình trạng bạo lực trong gia đình như một mảngtối còn tồn tại trong xã hội ta những năm tám mươi của thế kỉ hai mươi.

+ Thông qua hình ảnh người chồng thường xuyên đánh vợ tàn nhẫn, tác giả đã báođộng với mọi người về một hiện tượng nhức nhối của xã hội.

+ Đâu đó trong cuộc sống chung quanh ta vẫn còn sự lộng hành của cái xấu, cái ác.+ Gióng lên một hồi chuông báo động về cái ác, Nguyễn Minh Châu muốn đấu

tranh cho cái thiện được tồn tại. Đó chính là một trong những biểu hiện về giá trị nhânđạo của tác phẩm.

b. Nguyễn Minh Châu là nhà văn luôn đứng về cái đẹp, cái thiện. Đi tìm, pháthiện, ca ngợi, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người, đó là biểu hiệnsâu sắc của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.

- Trước năm 1975, trong bối cảnh lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, NguyễnMinh Châu xây dựng những vẻ đẹp lí tưởng, yêu nước, anh hùng của con người ViệtNam thời chống Mĩ.

Tài liệu ôn thi

+ Họ là Lãm, là Nguyệt trong tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn MinhChâu.

+ Đó là những con người thật cao đẹp, họ biết hi sinh hạnh phúc cá nhân cho tình yêuTổ quốc, biết gác lại những tình cảm của cá nhân mình cho cuộc kháng chiến của toàndân tộc.

- Sau năm 1975, cuộc sống hiện ra nhiều chiều, nhiều mặt đối lập, Nguyễn MinhChâu đã đi sâu vào hiện thực để nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa dạng,nhiều chiều.

+ Có như vậy, ông mới phát hiện ra được những vẻ đẹp còn khuất lấp trong cái lấm lápbụi bặm của đời thường.

+ Hình ảnh người đàn bà xấu xí nhẫn nhục vẫn lóe lên vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêngliêng, một vẻ đẹp đầy nữ tính, vị tha của người phụ nữ ở một miền biển còn đói nghèo,lạc hậu.

- Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện một cáinhìn rất nhân đạo về con người.

+ Ông đã phát hiện và khẳng định nhiều phẩm chất cao đẹp ở người phụ nữ có cái vẻbên ngoài xấu xí và cam chịu, nhẫn nhục này.

+ Bằng một cái nhìn đa dạng, nhiều chiều và sâu sắc, Nguyễn Minh Châu đã giúp tacảm nhận được một tấm lòng vị tha và giàu đức hi sinh của chị.

Đối với chồng, mặc dù bị ngược đãi, người vợ vẫn chịu đựng và cảm thông chứkhông hề trách móc hay lên án, tố cáo.

Chị hiểu rằng chồng đánh mình cũng vì những lẽ riêng rất đời thường. Đó là do phảisống trong đói nghèo, lạc hậu, con cái nheo nhóc, không gian sống chật hẹp, tù đọng.

Chị hiểu chính cái môi trường đầy khó khăn ấy đã khiến một “anh con trai cục tínhnhưng hiền lành” biến thành một gã đàn ông thô bạo, dã man. Trước tòa, chị cố bênh vựccho chồng, đó là một tấm lòng vị tha rất đáng trân trọng ở chị.

Đối với con, chị là người mẹ giàu đức hi sinh. Chị nói: “đàn bà ở thuyền chúng tôiphải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Chị đã chấp nhận sự khổ đau để hisinh cho cuộc sống của đàn con.

Chị chấp nhận bị chồng đánh, có điều chỉ xin chồng đánh ở trên bờ để các con đừngnhìn thấy. Đó là một cách ứng xử rất nhân bản. Chị không muốn con chị chứng kiếnxấu có thể làm hủy hoại nhân cách của chúng và chị cũng không muốn gieo vào lòng cáccon thái độ căm thù đối với cha của chúng.

Tài liệu ôn thi

- Tác giả còn giúp ta nhận ra lí do chị không thể bỏ chồng thật có lí, điều đó chứng tỏchị không phải là mọt con người phụ nữ nông nổi, thiếu nghĩ suy, nhu nhược, hèn nhát,mà là người phụ nữ thật sâu sắc và từng trải, biết suy nghĩ, cân nhắc cho từng hànhđộng của mình.

+ Chị cho biết: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đànông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhànào cũng trên dưới chục đứa”.

+ Nguyễn Minh Châu còn giúp ta cảm nhận được những khát vọng hạnh phúc tronglòng người đàn bà hàng chài nghèo khổ này.

Trong đau khổ triền miên, chị hết sức trân trọng những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi.Phải yêu thương con người lắm nhà văn mới chú ý đến từng chuyển biến nhỏ trên

gương mặt của chị khi nói về hạnh phúc. Nhà văn cho ta biết, khi nói về hạnh phúc, “lầnđầu tiên trên khuôn mặt xấu xí” của chị “chợt ửng sáng lên như một nụ cười”.

Chị nói: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” và “cũng có lúcvợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”.

- Có thể nói người đàn bà hàng chài là biểu tượng cho tình mẫu tử, biểu tượng chokhát vọng hạnh phúc gia đình.

+ Thông qua suy nghĩ của chị về gia đình và hạnh phúc, tác giả đã giúp ta hiểu ra đượcmột gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù trong gia đình ấy cònnhiều cảnh ngang trái, khổ đau, nhưng chị vẫn nâng niu trân trọng từng chút hạnh phúcnhỏ nhoi mà mình có được.

+ Đó là thái độ cảm thông, cái nhìn hết sức nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châuđối với con người.

c. Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” còn thể hiện ngaytrong quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: “Nghệ thuật chân chính phảigắn với cuộc và vì cuộc đời, vì con người”.

- Cách kết thúc tác phẩm đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Là tấm ảnh đen trắngnhưng mỗi lần nhìn vào Phùng đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sươngmai” và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏitấm ảnh”.

+ Vậy thì, đây đâu chỉ là ảnh nghệ thuật mà chính là hiện thực cuộc đời. Nếu chỉ đơnthuần là ảnh nghệ thuật trắng đen thì sao lại có được “cái màu hồng hồng của ánh sươngmai” do ánh mặt trời của ánh bình minh buổi sáng phản chiếu?

Tài liệu ôn thi

+ Và nếu chỉ là ảnh thì người đàn bà hàng chài ấy làm sao “bước ra khỏi tấm ảnh” để“bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đámđông”.

+ Đó chính là quan điểm nghệ thuật mà tác giả muốn gởi gắm với mọi người: Nghệthuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời, nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời và vìcuộc đời, vì con người.

+ Mỗi một nhà văn hãy đi vào cuộc sống, hãy sống gắn bó với con người và nhìnnhận họ một cách đa dạng, nhiều chiều để phát hiện ra những hạt ngọc còn ẩn sâutrong tâm hồn họ, dù rằng ngoại hình họ xấu xí và họ đang sống trong một hoàn cảnhngang trái, khổ đau.

- Qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra một vấn đề để mọi người cùng suynghĩ và giải quyết. Đó là vấn đề về số phận và hạnh phúc của con người.

+ Cái nhìn của Nguyễn Minh Châu thật đa dạng, nhiều chiều. Ông thấy trong cuộcsống có cả ánh sáng và bóng tối, nước mắt và nụ cười, bề nổi và bề chìm, khổ đau vàhạnh phúc.

+ Nhưng điều quan trọng nhất là ông vẫn tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người,tin vào bản chất tốt đẹp của xã hội sẽ làm thay đổi số phận con người.

III. Kết thúc vấn đề:- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu có một giá trị

nhân đạo sâu sắc. Giá trị nhân đạo ấy thể hiện trên nhiều phương diện.+ Đó là cái nhìn yêu thương, cảm thông của nhà văn về số phận bất hạnh của con

người.+ Đó là việc phát hiện và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của những con người

lao động nghèo khổ.+ Đó còn là thái độ lên án nạn bạo hành trong gia đình để mọi người cùng đấu tranh

chống lại hiện tượng tiêu cực này, cùng phấn đấu hướng tới việc xây dựng cuộc sống giađình hạnh phúc.

- Giá trị nhân đạo trong tác phẩm này còn thể hiện ngay trong quan điểm nghệ thuậtthật tiến bộ của ông: “Nghệ thuật chân chính phải gắn với cuộc và vì cuộc đời, vì conngười”.

-----------------------------------------------------------------------

Tài liệu ôn thi

Đề 4: Phân tích hình thượng người đàn bà làng chài trong truyện ngắn “Chiếcthuyền ngoài xa”?

Mở bài:Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật để lạiấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là người đàn bà làng chài - người phụ nữ vô danhvới tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh cao thượng mà khiến khi gấp trang sách lại takhông thể nào quên.

Thân bài:Để tạo nên hình tượng người đàn bà ấy nhà văn đã tạo ra tình huống truyện độc đáo và từtình huống độc đáo này mà nhân vật dần hé lộ số phận: Truyện được kể lại qua lời củanghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, một người lính vừa bước ra từ cuộc chiến tranh nhiều đauthương mất mát. Phùng được dịp trở về chiến trường xưa để chụp một bức tranh cảnhbiển theo lời đề nghị của trưởng phòng. Tại đây anh đã phát hiện ra một bức tranh cảnhbiển có một không hai: “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thờicổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôichút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi imphăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Cảnh đẹpđến nỗi Phùng có cảm giác bối rối, trái tim như bị bóp thắt vào. Nhưng đằng sau chiếcthuyền đẹp như trong mơ ấy lại là một cảnh tượng phũ phàng: người chồng vũ phu, thôbạo hành hạ người đàn bà bằng những trận đòn thù, người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng.Phùng từ sung sướng đến ngạc nhiên, sững sờ sửng sốt. Nghịch cảnh ấy khiến lòng anhtan vỡ. Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như người đọc không hề được biết đến têngọi của người đàn bà tội nghiệp ấy, NMC đã gọi một cách phiếm định: khi thì gọi làngười đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta.... Không phải nhà văn "nghèo"ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà là vì Chị cũng giống như hàngtrăm người đàn bà ở vùng biển nhỏ bé này: CHỊ LÀ NGƯỜI VÔ DANH.

Lần đầu chị xuất hiện: Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc củađàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏisau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Chị bị chồnghành hạ một cách tàn nhẫn: Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trongngười ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói vớinhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng

Tài liệu ôn thi

chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, haihàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉđau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!". Kì lạ thay chịvẫn lặng im chịu đựng, vẫn lặng yên như một sự cam chịu ”Người đàn bà với một vẻ camchịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốnchạy”.

Chị là ai ?

+ Trước đây Chị vốn là con của một gia đình khá giả nhưng số phận đã không may mắnvới chị. Chị mắc bệnh đậu mùa. Di chứng để lại đó là Cái xấu, cái xấu xí thô kệch đã đeođuổi chị như một định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ cho đến tận bây giờ.+ Vì xấu xí không ai lấy nên chị trót có mang với một anh hàng chài nhà ở giữa phá vẫnhay đến nhà chị mua bả về đan lưới. Thế rồi thành vợ thành chồng. Chị xuống ở luôndưới thuyền. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh: “có nhiềutháng biển động phải ăn cây xương rồng luộc chấm muối”. Gia đình nghèo lại còn đôngcon, thuyền thì chật,...+ Vì túng quẫn, đói nghèo, thất học, lạc hậu. Lão chồng của chị từ một anh con trai “hiềnlành nhưng cục tính” đã trở thành một kẻ vũ phu lỗ mãng. Hắn đã lấy phương pháp đánhvợ để giải tỏa những bế tắc cuộc sống. Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ: bangày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chịra đánh, như là để trút giận, như đánh 1 con thú, với lời lẽ cay độc" Mày chết đi cho ôngnhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ". “Mày” ở đây là vợ ông ta. “Chúng mày” là vợcon của ông ta. Họ là những đồng loại rất gần gũi với ông ta. Cay đắng thay cho số phậncủa chị.

+ Khi bị đánh chị không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn màcoi đó là một lẽ đương nhiên. Thậm chí chị còn yêu cầu hắn “ Muốn đánh chị thì đưa chịlên bờ để đánh vì chị không muốn để những đứa con nhìn thấy cảnh bố hành hạ mẹ”. - Vìđâu chị lại chịu đựng và cam chịu như vậy ?

+ Chị coi việc mình bị đánh đó như 1 phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình, chị chấpnhận, không kêu van, không trốn chạy. Vì chị rất thấu hiểu lẽ đời. Chị hiểu cơ cực củacuộc sống mưu sinh trên biển không có người đàn ông. trong cuộc mưu sinh đầy cam go:

Tài liệu ôn thi

thuyền ở xa biển, cần một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề “Mong các chú cáchmạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đànông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũngtrên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khikhôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho conchứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”.

+ Chị cũng hiểu và thông cảm cho chồng: chị thừa nhận chồng chị trước kia là anh contrai hiền lành nhưng cục tính, chẳng qua vì đói nghèo, thất học, túng quẫn lão chồng mớisinh ra vậy. Đây chính là sự hiểu đời, sự thông cảm và vị tha của chị. Chị không hề oántrách chồng mà ngược lại chị rất cảm thông và vị tha. Chị là người có đức hi sinh caothượng.Không chỉ vậy, nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờ bếncủa chị. Tình mẫu tử của chị đã vút lên trên cái nền của 1 cuộc sống cơ cực, ngang trái,đau đớn đầy xót xa . Vì thương con chị đã luôn miệng xin quý tòa đừng bắt con bỏ nó.Chị hiểu như thế nào là nỗi đau của những trẻ thơ sống trong cảnh bố mẹ ly dị. Chị khôngmuốn nhìn cảnh các con thấy bộ mẹ chia tay. Cũng vì thương con chị đã yêu cầu lão đànông vũ phu mang chị lên bờ mà đánh vì sợ con nhìn thấy. Vì thương con mà chỉ đưathằng Phác lên bờ để sống. Vì thương con mà chị đã đau đớn nhìn cảnh thằng Phác vìthương mẹ mà đã chống trả lại bố đẻ của mình. Trong đau khổ chị vẫn luôn chắt lọcnhững niềm vui ví như khi nhìn các con được ăn no, được nô đùa hay có lúc chị và chồngchị cũng có những giây phút đầm ấm, hòa thuận. Đằng sau sự nhẫn nhục ấy là bản năngsinh tồn mãnh liệt và một tấm lòng yêu thương mê muội, đáng thương. Người đàn bàhàng chài vừa lam lũ, chất phác, có tình thương con vô bờ bến, vừa luôn mang nỗi đau,vừa có cái thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời. Thấp thoáng trong người đàn bà ấylà bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đứchi sinh.

+ Phùng và Đẩu là hai cán bộ cách mạng vừa bước ra khỏi chiến tranh. Mới đầu các anhcăng thẳng, các anh không hiểu nhưng sau đó, qua câu chuyện của người đàn bà ở tòa án,Phùng và Đẩu đã vỡ lẽ. Qua câu chuyện của người đàn bà, họ càng thấy rõ: Không thể dễdãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống, không thể có cáinhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống mà phải có cái nhìn đa diện, nhiềuchiều, phổ quát thì mới hiểu được những sắc cạnh của cuộc đời. Vì “con người thì đa

Tài liệu ôn thi

đoan, cuộc đời thì đa sự”. Đây cũng là nét mới trong văn xuôi sau năm 1975 mà NMCchính là vị "khai quốc công thần của triều đại văn học mới".

Nghệ thuật: Sử dụng biện pháp đối lập (giữa hình thức và tâm hồn), đặt nhân vật trongtình huống nhận thức độc đáo, Nguyễn Minh Châu giúp người đọc khám phá “….ẩn dấu”trong “bể sâu tâm hồn” người đàn bà hàng chài.

Đề5: Quan hệ giữa nghệ thuật và đời thường trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoàixa”?

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, công chúng đã biết đến Nguyễn Minh Châuqua những tiểu thuyết như: Cửa sông, Dấu chân người lính cùng khá nhiều truyện ngắnđược đánh giá là những thành công của văn xuôi chống Mĩ. Hồi ấy, chắc không ít ngườitừng nghĩ rằng: ông như con tằm đã nhả hết tơ trong thời chiến nên chuyển sang thời bìnhtất yếu sẽ "giảm phong độ".

Nhưng những tác phẩm được viết từ sau 1975 và nhất là từ thời kỳ đổi mới củaNguyễn Minh Châu đã chứng tỏ ở ông vẫn còn một vốn viết rất sung mãn. Ông đã đemđến cho văn đàn sau chiến tranh những khám mới về con người, những suy tư về thế sựvà đó hình như mới đúng là Nguyễn Minh Châu. Không phải vô cớ mà Nguyên Ngọc coiông là "người mở đường tinh anh và tài năng" thời kỳ đổi mới. Chỉ cần viện dẫn truyệnngắn Chiếc thuyền ngoài xa cũng đủ thấy Nguyên Ngọc không quá lời.

Khi được đưa vào chương trình ngữ văn 12 mới, thay thế cho Mảnh trăng cuốirừng, nhiều giáo viên văn tỏ ra nuối tiếc thiên diễm tình lãng mạn giữa bom đạn TrườngSơn. Cùng với tâm lí ấy là sự cảm thấy khó khăn khi thâm nhập vào thế giới nghệ thuậtcủa Chiếc thuyền ngoài xa. Tác phẩm này quả thực không dễ dàng tiếp nhận vì nó làtiếng nói đa thanh, đa nghĩa; nó đặt ra rất những vấn đề bức xúc, phức tạp của thế sựnhưng lại giải quyết trong vỏn vẹn khuôn khổ một truyện ngắn. Để hiểu tác phẩm này, cóthể bắt đầu từ tình huống truyện. Đó là tình huống của những nghịch lí.

Nghịch lí thứ nhất là sự kiện nhân vật Phùng - nghệ sĩ nhiếp ảnh được trưởngphòng giao nhiệm vụ chụp một bức ảnh về cảnh biển buổi sáng có sương mù để bổ sungxuất bản bộ lịch. Phùng đến vùng biển từng là bãi chiến trường cũ thời chống Mĩ. Saumột tuần lễ kiên nhẫn chờ đợi, người nghệ sĩ đã gặp "một cảnh "đắt" trời cho". Đó làtuyệt tác của tạo hóa đẹp như "một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ". Bằng

Tài liệu ôn thi

con mắt nhạy cảm nhà nghề, Phùng phát hiện ra một sự hài hòa, thơ mộng đến tuyệt diệucủa cảnh biển buổi sáng. Trên cái phông nền mờ nhòe của sương sớm có pha chút màuhồng dịu của bình minh, có những bóng người trên thuyền im phắc được nhìn qua nhữngmắt lưới. Phát hiện ra vẻ đẹp "thực đơn giản và toàn bích" đó, tâm tư của Phùng khôngchỉ tràn đầy những rung cảm thẩm mĩ mà còn như được thanh lọc để trở nên trong sánghơn. Trong lúc tâm hồn thăng hoa bởi cái đẹp, anh nghiệm thấy đúng như ai đó đã pháthiện ra "bản thân cái đẹp chính là đạo đức". Vì đứng trước thế giới ấy - thế giới màPhùng gọi là chân lí của sự toàn thiện, toàn mĩ, anh đã cảm nhận rất rõ "cái khoảnh khắctrong ngần của tâm hồn". Như để làm dịu đi cơn khát, người nghệ sĩ đã dùng chiếc máyảnh bấm liên thanh hết một phần tư cuốn phim. Nhưng cũng trớ trêu thay, chính trong lúcấy, Phùng lại bàng hoàng chứng kiến cảnh tượng không có một chút "thơ" nào. Từ trongcảnh biển đẹp như mơ ấy lại xuất hiện những con người xấu xí. Đó là người đàn bà caolớn với những đường nét thô kệch, rỗ mặt, dáng vẻ mệt mỏi, khuôn mặt tái ngắt. Đó làhình ảnh người đàn ông với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, con mắt đầyvẻ độc dữ. Nếu trước đó, cảnh chiếc thuyền ngoài xa yên tĩnh, thơ mộng thì cảnh bạohành trong gia đình người dân chài lại vô cùng tàn nhẫn, dã man. Hóa ra người đàn bàlặng lẽ theo chồng lên bờ là chỉ để hứng chịu những trận đòn vô lí. Chứng kiến cảnh ấyPhùng đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đầu tiên là sự bất ngờ có pha chút thất vọng vìngoại hình của cặp vợ chồng dân chài khiến người nghệ sĩ đang thăng hoa trong cảm xúcbỗng mất hứng. Bất ngờ tiếp theo là người đàn ông không hiểu vì lí do gì, chẳng nói,chẳng rằng, dùng chiếc thắt lưng "quật tới tấp vào người đàn bà". Lão ta đánh vợ như mộtsự giải tỏa, để trút bỏ "cơn giận như lửa cháy". Người đàn bà bị chồng đánh đập tàn nhẫnnhưng không hề kêu khóc, van xin, cũng không hề phản kháng hay bỏ chạy. Cái thânhình vập vạp ấy như đã quen với việc bị đánh, trở thành nơi để hứng chịu những trận đònkỳ quặc của chồng. Nhưng có một chi tiết chen ngang khiến chị ta không cầm nổi nướcmắt - sự xuất hiện của thằng Phác - đứa con trai mà chị ta hết mực yêu thương. Việcthằng Phác chứng kiến mẹ bị hành hạ, xông vào bênh vực mẹ đã khiến người đàn bà vừatrước đó tỏ ra vô cảm, trơ lì với những trận đòn bỗng "chắp tay vái lấy vái để" thằng bérồi lại "ôm trầm lấy nó" mà khóc tức tưởi. Toàn bộ cảnh bạo hành gia đình diễn ra trongmột thời khắc ngắn ngủi "như trong một câu chuyện cổ đầy quái đản". Nó tác động khôngnhỏ đến tâm lí hoài nghi của người nghệ sĩ.

Nghịch lí thứ hai là chuyện Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ vàcảnh cô chị gái cố đoạt lấy con dao găm trong tay thằng Phác khi nó định dùng để bảo vệmẹ. Bản chất của người lính năm xưa trỗi dậy, Phùng không nhẫn nhịn được nên đã can

Tài liệu ôn thi

thiệp và bị thương. Anh được đưa đến trạm y tế của tòa án huyện. Ở đây, Phùng có ngườibạn đồng ngũ là Đẩu - vị chánh án tòa án được coi là "bao công của phố huyện". Với sựvô tư, trách nhiệm của một nhà chấp pháp, Đẩu đã mời người đàn bà đến vì mục đích giảithoát cho chị ta. Nhưng cả Đẩu và Phùng đều không ngờ rằng, người đàn bà từ chối mộtcách quyết liệt thiện chí giúp đỡ của Phùng và Đẩu. Theo lời chị ta thì "quý tòa bắt tộicon cũng được, phạt tù con cũng được" nhưng "đừng bắt con bỏ nó"!

Điều gì làm nên cách ứng xử ("lấy cam chịu làm đầu") của người đàn bà quanhững nghịch lí ấy?

Người đàn bà cam chịu anh chồng vũ phu thô bạo bởi chị ta hiểu chồng và ít nhiềucó sự biết ơn. Biết ơn bởi lúc nhỏ chị ta đã là một "đứa con gái xấu, lại rỗ mặt", "trongphố không ai lấy" và vì thế việc gã đàn ông làng chài trở thành chồng đối với chị cũng làmột sự hàm ơn. Trong những lời kể về cuộc đời dằng dặc những nhọc nhằn của mình,người đàn bà không hề tỏ ra oán chồng. Chị ta hiểu chồng mình bản chất không phải làkẻ độc ác. Trước kia anh ta "hiền lành lắm" và không bao giờ đánh đập vợ. Chỉ khi đốimặt với sự nghèo túng, phải gánh cả một gia đình đông con lão ta mới tha hóa. Nói vềchồng mình, người đàn bà tỏ ra rất vị tha. Chị ta cho rằng, việc người đàn ông đánh vợkhông phải lỗi ở hắn mà là ở mình. Nghĩa là do "đẻ nhiều quá" mà cuộc sống chật vật,căng thẳng khiến "cứ lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh".

Lí do thứ hai khiến người đàn bà cam chịu là tình thương với con cái. Vì thươngcon mà chị ta tìm mọi cách nhằm vẫn chấp nhận để cho chồng giải tỏa bằng đánh đập màvẫn không làm tổn thương đến con. Bản tính người mẹ đã tạo cho người đàn bà một sựchịu đựng khủng khiếp. Đọc chiếc thuyền ngoài xa, lắm lúc tôi cứ băn khoăn một lẽ,chẳng biết cái đức hi sinh, nhẫn nhịn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam - Cáiphẩm chất mà từ ca dao, đến ông Tú rồi biết bao áng thơ văn hiện đại hết lời ca ngợi ấy làưu hay nhược điểm? Là đáng tự hào hay không nên quá tự hào? Vì không muốn để conbiết là mình bị đánh nên chị ta chỉ dám cầu xin một "ân huệ" - xin chồng đưa mình lên bờđể đánh. Trong những đứa con đông đúc của mình, chị ta thương nhất thằng Phác nên đãgửi nó lên theo ông ngoại trên đất liền. Gửi thằng bé lên đó không chỉ vì tránh cho tâmhồn non nớt của nó bị tổn thương mà quan trọng hơn là để nó khỏi làm điều gì dại dột vớibố. Thế nên, khi để thằng Phác chứng kiến mình bị đánh đập, khi thằng Phác bất chấptình cha con để bênh vực mẹ, người đàn bà đã không thể chịu đựng nổi nỗi đau. Tìnhthương con đã biến chị từ chỗ tỏ ra không có cảm giác đau đớn thân xác đã trở nên yếuđuối đến thảm hại.

Cũng vì thương con mà chị ta không muốn cảnh gia đình tan vỡ. Phản ứng của

Tài liệu ôn thi

người đàn bà khiến tôi nhớ lại như in một ấn tượng từ tuổi thơ. Tôi đã từng chứng kiếnnhững con gà mái chống lại diều quạ để bào vệ đàn con. Bình thường chúng rất lành vànhút nhát nhưng hễ phải bảo vệ đàn con là chúng rất dữ dằn. Tôi đã từng thấy cảnh conquạ chỉ dám bay vòng bên trên chứ không dám sà xuống đám gà con đang quây quanhchân mẹ vì con gà mái mắt cứ long lên chỉ chực lăn xả vào con quạ nếu nó đáp xuống.Đó chính là sức mạnh ở bản năng người mẹ mà bình thường nó không thể có được đểchống lại loài chim ăn thịt? Phản ứng của người đàn bà ở tòa án huyện phải chăng cũngđược miêu tả theo quy luật ấy? Khi mới đặt chân đến tòa án, mặc dù không phải là lầnđầu nhưng chị vẫn không khỏi sợ sệt, lúng túng khác hẳn lúc bị chồng đánh giữa bãi xetăng hỏng. Để tỏ ra là chỗ dựa tin cẩn cho người người mẹ đáng thương, chánh án Đẩu đãbày tỏ sự sẵn lòng giúp đỡ để giải thoát cho chị ta, trừng trị lão đàn ông vũ phu. Trongsuy nghĩ đơn giản của Đẩu và Phùng, lẽ ra chị ta phải cảm thấy nhẹ người vì đã cởi bỏđược một gánh nặng vẫn phải đeo đẳng bấy lâu. Nhưng người đàn bà lại trở nên sợ hãi.Chị ta "chắp tay lại vái lia lịa", "con lạy quý tòa", chị ta chấp nhận "Quý tòa bắt tội concũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó...". Nói thế nghĩa là chị tachấp nhận những hình phạt nặng nề của pháp luật, thà là kẻ có tội trước pháp luật, bị bắttội, bị đi tù còn hơn là phải li dị. Khi Phùng xuất hiện, chị ta nghĩ rằng, tòa án bố trí sẵnnhân chứng để buộc mình phải li dị thì người đàn bà - như con gà mái bảo vệ đàn con -bấy giờ mới trút bỏ cái vẻ bề ngoài tỏ ra u mê, nhút nhát. Sự biến đổi này bắt đầu bằngthái độ gai góc hẳn lên. Từ lối xưng hô với Đẩu "con - quý tòa", chị ta bỗng chuyển sanglối xưng hô "chị - các chú". "Vị bao công phố huyện" cùng người bạn đồng ngũ của mìnhlúc đầu có ý định giảng giải cho chị ta lí do chính đáng để li dị nhưng rồi chính chị ta lạidạy cho Đẩu và Phùng một bài học về cách nhìn cuộc sống. Đẩu và Phùng không hiểunổi những bí ẩn về người đàn bà này nhưng chị ta lại tỏ ra hiểu và thông cảm khi chorằng "lòng các chú tốt" nhưng "các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ănlam lũ, khó nhọc". Trái với vẻ nông nổi thiếu thực tế của Phùng và Đẩu, chị hiểu đượcvai trò của người đàn ông trên thuyền để chống chọi với sóng gió, "dù hắn man rợ, tànbạo".

Đúng là cái đức hi sinh từ ngàn đời của người phụ nữ Việt đã di truyền cho ngườiđàn bà này sức chịu đựng khủng khiếp và cùng với sự chịu đựng ấy là một nỗi khổ ải kỳcục. Người chồng cũng khổ nhưng còn được giải tỏa bằng việc ... đánh vợ. Thằng Pháccũng khổ nhưng còn có chỗ che chở là ông ngoại. Người đàn bà dân chài này khổ còn vìkhông biết giải tỏa bằng cách nào, không thể và không muốn chia sẻ cùng ai. Khổ đếnmức, chỉ được chồng chiếu cố cho một ân huệ là được lên bờ chịu đòn mà cũng như một

Tài liệu ôn thi

cái ơn. Tất nhiên, không phải chị ta không hạnh phúc nhưng đó là hạnh phúc tội nghiệp -hạnh phúc khi đôi lúc nhìn lũ con được ăn no. Như vậy, người đàn bà vùng biển này cũngnhư cô Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng, đều là kiểu "hạt ngọc ẩn" mà Nguyễn MinhChâu cả đời tìm kiếm. Có điều, cô Nguyệt trong Mảnh Trăng cuối rừng là mẫu hình lítưởng chỉ để mơ ước, để ngắm nhìn chứ không có thực còn người đàn bà vùng biển trongtác phẩm này thì hiện lên từ những lấm lem bụi đời. Chị ta là "hạt ngọc ẩn" bởi lẽ đằngsau cái vẻ ngỡ như thô vụng, thậm chí u tối, người đàn bà này không phải không cónhững suy nghĩ sắc sảo, sâu xa. Và "hạt ngọc ẩn" ấy chỉ thực sự hiển lộ khi buộc phải bộclộ mình.

Hé mở dần bản chất của người đàn bà vùng biến, thiên truyện đã đặt ra những vấnđề có ý nghĩa xã hội bức thiết. Ý nghĩa ấy trước hết được gửi vào Đầu. Anh là chánh ántòa án thông hiểu luật pháp lại sẵn có lòng hào hiệp cứu người nhưng lại thiếu hiểu biếtthực tế. Trong suy nghĩ đơn giản của Đẩu chỉ cần giúp người đàn bà li hôn, trừng phạt lãođàn ông vũ phu kia là sẽ đem lại lẽ công bằng. Nhưng nếu giả sử buộc phải li hôn, ngườiđàn bà sẽ sống như thế nào với sóng gió biển cả và nhất là phải nhìn cảnh lũ con bị chiasẻ "có bố thì không có mẹ, có mẹ thì không có bố". Bài học đặt ra từ mâu thuẫn này là:muốn cải tạo cuộc sống phải căn cứ vào thực tế cuộc sống làm cho cuộc sống "dễ thở"hơn chứ không phải chỉ đem sách vở mà áp đặt vào cuộc sống. Nếu chỉ biết đem sách vởmà áp vào cuộc sống thì chánh án Đẩu có khác nào một thứ Rôbốt, có khi vô tình trởthành kẻ hành động phản nhân văn mà chính mình không ý thức được. Người đàn ôngđánh vợ, về lí là có tội nhưng nếu xét từ hoàn cảnh sống thì chính anh ta cũng là nạn nhânchứ không chỉ là phạm nhân. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả sáng tạo chi tiết Phùngchứng kiến gã đàn ông đánh vợ bằng chiếc thắt lưng của lính Ngụy, ở nơi có chiếc xetăng hỏng của Mĩ Ngụy. Phùng và Đẩu đều là những người lính trở về thời bình với vinhquang chiến thắng. Ở tác phẩm này, có lẽ Nguyễn Minh Châu muốn kí thác một điều,không phải hễ cứ đánh đuổi được ngoại xâm, thống nhất đất nước là có thể đem lại hạnhphúc cho con người. Tàn dư của xã hội cũ còn đó trong nạn bạo hành gia đình khiếnnhững người lính Trường Sơn năm xưa vẫn chưa yên lòng với vinh quang của quá khứ.

Câu chuyện để lại một kết thúc bỏ lửng. Chẳng biết sau này, cuộc sống của giađình làng chài ấy sẽ tiếp diễn ra sao, liệu rằng cái bãi xe tăng hỏng của Mĩ Ngụy có còn lànơi diễn ra nạn bạo hành? Liệu cái thắt lưng da của lính Nguy có còn tác quái với giađình làng chài ấy không? Và thằng Phác - cái thằng bé giống bố như lột ấy rồi đây sẽ trởthành con người như thế nào? Nếu cuộc sống này còn tiếp diễn thì ai dám chắc nó sẽkhông trở thành kẻ tha hóa điên rồ như cha mình. Kết thúc bỏ lửng ấy không chỉ tránh

Tài liệu ôn thi

được công thức mà quan trọng hơn, nó nhấn sâu hơn bức thông điệp khắc khoải đau đáuvề số phận con người: cuộc chiến đấu với đói nghèo, lạc hậu còn diễn ra dai dẳng lâu dài.Nó cũng khốc liệt chẳng kém gì cuộc chiến chống ngoại xâm vừa qua đi.

Thiên truyện còn đặt ra những vấn đề có ý nghĩa nghệ thuật với văn nghệ sĩ sauchiến tranh. Ý nghĩa ấy chủ yếu được gửi vào nhân vật Phùng. Sự phát hiện nhữngnghịch lí cuộc sống giúp Phùng nhận thức rõ hơn bản chất mối quan hệ giữa nghệ thuậtvà cuộc đời. Chiếc thuyền trong sương sớm đẹp vì nó là viễn ảnh, được nhìn từ xa. Nó cóthể thanh lọc tâm hồn người nghệ sĩ nhưng vẫn vô nghĩa với những con người lam lũ ởphía sau vẻ đẹp ấy, những con người cơ cực bởi gánh nặng mưu sinh. Bức ảnh của Phùngđược trưởng phòng khen ngợi, có mặt trong nhiều gia đình "sành nghệ thuật" nhưngchính tác giả của nó lại không bằng lòng vì đó là hình ảnh chỉ để ngắm nhìn, đó còn làsản phẩm của cái nhìn dễ dãi về cuộc sống, chưa vươn tới được bản chất cuộc đời, chưacất lên được tiếng nói của những con người lam lũ nhọc nhằn. Sự phiến diện ấy bắtnguồn từ chính Phùng. Anh thiết tha với cái đẹp, với nghệ thuật và cũng sẵn lòng hàohiệp của người lính Trường Sơn nhưng cũng như Đẩu, Phùng còn thiếu hiểu biết thực tếthành ra vẫn hời hợt trong cách nhìn đời, lúng túng không giải thích được những nghịch líphức tạp của cuộc sống. Sự phiến diện ấy còn bởi Phùng chỉ sáng tạo theo đơn đặt hàng.Nghĩa là theo sự giao việc của trưởng phòng - mà như thế không thể gọi là sáng tạo. Bảnthân từ sáng tạo đã bao hàm một cái gì của riêng mình, từ chính mình, là chống lại côngthức... Trong hoàn cảnh thời đại, khi cái nhìn giản đơn về con người và cuộc sống cònngự trị trong sáng tác văn học thì tác phẩm này đặt ra một vấn đề liên quan đến sự sốngcòn của nghệ thuật Việt Nam sau chiến tranh. Đó là cách nhìn con người và cuộc đời.Người nghệ sĩ - theo nhà văn - phải nhìn cuộc đời bằng đôi mắt toàn diện, phải thấy đượcnhững phức tạp của cuộc sống chứ không thể nhìn cuộc sống một cách dễ dãi, xuôi chiều.Đó không chỉ là tâm nguyện của riêng Nguyễn Minh Châu mà là của cả một lớp văn nghệsĩ thời kỳ Đổi mới.

Còn nhớ hồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nam Cao viết truyện ngắn Đôi mắtphê phán lối sống ích kỉ, suy nghĩ lạc lõng của văn sĩ Hoàng, ca ngợi Độ, tức là ca ngợimẫu hình văn nghệ sĩ từ bỏ cái cao siêu, cá nhân trong nghệ thuật, tự nguyện dùng nghệthuật để tuyên truyền, vận động Cách mạng góp phần giải phóng dân tộc. Khi dùng nghệthuật để tuyên truyền thì tất yếu nghệ thuật phải tìm đến lối thể hiện đơn giản (vì lựclượng cách mạng chính là quần chúng nhân dân trong những năm 40 -50 của thế kỷtrước). Tư tưởng ấy ngỡ mâu thuẫn mà lại thống nhất với Chiếc thuyền ngoài xa củaNguyễn Minh Châu. Thống nhất ở chỗ Nam Cao đặt ra vấn đề "đôi mắt" của người nghệ

Tài liệu ôn thi

sĩ trong thời chiến còn Nguyễn Minh Châu thì trăn trở về cách nhìn con người và cuộcđời trong thời bình. Thời chiến, mọi vấn đề thuộc về cá nhân phải tạm gạt bỏ, mọi nỗiđau phải nén lại để lấy tinh thần đánh giặc nhưng thời bình văn chương không thể khôngquan tâm đến số phận cá nhân, không thể không thâm nhập đến tận cùng những góc tối,góc khuất của con người và cuộc đời. Bởi có như vậy mới khơi dậy được ở con ngườinhững tình cảm nhân văn và mới làm nên sự sống của nghệ thuật.