HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình...

174
HC VIỆN CHÍNH TRỊ QUC GIA HCHÍ MINH SUVĂNTHOONG THIÊNGTHẾPVÔNGSA T¸c ®éng cña kinh tÕ thÞ tr-êng ®èi víi nÒn quèc phßng ë céng hoμ d©n chñ nh©n d©n lμo LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015

Transcript of HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình...

Page 1: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

SUVĂNTHOONG THIÊNGTHẾPVÔNGSA

T¸c ®éng cña kinh tÕ thÞ tr­êng ®èi víi

nÒn quèc phßng ë céng hoµ d©n chñ nh©n d©n lµo

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015

Page 2: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

SUVĂNTHOONG THIÊNGTHẾPVÔNGSA

T¸c ®éng cña kinh tÕ thÞ tr­êng ®èi víi

nÒn quèc phßng ë céng hoµ d©n chñ nh©n d©n lµo

Chuyên ngành : Kinh tế chính trị

Mã số : 62 31 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Văn Phúc

2. PGS.TS Nguyễn Thị Như Hà

HÀ NỘI - 2015

Page 3: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong

luận án là trung thực. Những kết luận khoa học

của luận án chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Suvănthoong Thiêngthếpvôngsa

Page 4: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5

1.1. Các nghiên cứu của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, các nhà

kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nhà kinh tế học hiện đại

và các nhà nghiên cứu Việt Nam 6

1.2. Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước Cộng hoà

dân chủ nhân dân Lào 25

1.3. Những khoảng trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu 27

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG 28

2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế thị trường 28

2.2. Mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng - cơ sở khách quan về sự

tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng 47

Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN

DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2000 - 2013 63

3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63

3.2. Thực trạng tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng

ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2000-2013 76

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY

NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG

TIÊU CỰC CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN

QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

ĐẾN NĂM 2020 112

4.1. Một số dự báo xu hướng phát triển và tác động của kinh tế thị

trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

trong thời gian đến năm 2020 112

4.2. Những quan điểm cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực và hạn

chế tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với nền quốc

phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đến 2020 121

4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực và hạn

chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với nền quốc

phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 128

KẾT LUẬN 159

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 5: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CCTT : Cơ chế thị trường

CHDCND : Cộng hoà dân chủ nhân dân

CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNQP : Công nghiệp quốc phòng

CNTB : Chủ nghĩa tư bản

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

KH-CN : Khoa học - công nghệ

KTHH : Kinh tế hàng hoá

KTNN : Kinh tế nhà nước

KTTT : Kinh tế thị trường

KT-XH : Kinh tế - xã hội

LLSX : Lực lượng sản xuất

LLVT : Lực lượng vũ trang

NDCM : Nhân dân cách mạng

QPTD : Quốc phòng toàn dân

SMQS : Sức mạnh quân sự

SXHH : Sản xuất hàng hoá

TBCN : Tư bản chủ nghĩa

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 6: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

3.1 Một số chỉ số kinh tế và dân số Lào năm 2000-2013 65

3.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm 2000-2013 66

3.3 Sản xuất lương thực năm 2000-2013 67

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

hình

Tên hình Trang

2.1 Các bước chuyển biến và các mô hình phát triển kinh tế

hàng hoá trong lịch sử

35

2.2 Cơ chế thị trường 44

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Số hiệu

đồ thị

Tên đồ thị Trang

3.1 Cán cân thương mại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào giai

đoạn 2000 - 2013

72

3.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2005-2013 74

Page 7: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ở Cộng hoà dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, vấn đề phát triển kinh

tế hàng hoá (KTHH), kinh tế thị trường (KTTT) đã được Đảng đặt ra nghiên

cứu, từng bước nâng cao nhận thức để chỉ đạo thực hiện quá trình đổi mới về

kinh tế - xã hội (KT-XH) nhằm đạt được mục tiêu tạo cho đất nước giàu mạnh

và phồn vinh, nhân dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, xã hội có an ninh,

văn minh và công bằng.

Kinh tế thị trường về bản chất là KTHH phát triển ở trình độ cao, khi lực

lượng sản xuất (LLSX) phát triển mạnh đạt trình độ xã hội hoá cao, các thành

tựu của khoa học - công nghệ (KH-CN) được ứng dụng vào sản xuất - kinh doanh

mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế được thực hiện thông qua quan hệ hàng hoá - tiền

tệ. Đối với nước Lào, phát triển KTTT là sự tiếp thu có chọn lọc những giá trị

tinh hoa của nhân loại để xây dựng nền kinh tế đất nước vững mạnh. Đây là vấn

đề hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử của nước Lào. Do đó, quá trình vận động và

xây dựng đó đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn cần được

nghiên cứu và giải quyết. Ở nước Lào, sau 25 năm hình thành và phát triển

KTTT đã có những tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống KT-XH,

quốc phòng, an ninh... với cả những tác động theo hướng tích cực và cả

những tác động tiêu cực. Những năm qua, nền quốc phòng của Lào được xây

dựng trên cơ sở tư duy quân sự mới và tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, đặt

trong mối quan hệ tác động qua lại giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng

tầng, giữa kinh tế với quốc phòng. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước phát

triển dưới tác động của các quy luật kinh tế của KTTT, nền quốc phòng nước

Lào tất yếu chịu tác động không nhỏ của KTTT. Song sự tác động của KTTT

như thế nào đối với nền quốc phòng là những vấn đề cần được nghiên cứu giải

quyết. Bởi vậy, việc nghiên cứu sự phát triển KTTT và làm rõ sự tác động của

nó đối với nền quốc phòng là đòi hỏi khách quan bức xúc cả về mặt lý luận và

Page 8: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

2

thực tiễn. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trên đây tác giả chọn đề

tài "Tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân

chủ nhân dân Lào" để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành

kinh tế chính trị.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu:

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa KTTT

với nền quốc phòng của đất nước để phân tích thực trạng tác động của KTTT

đối với nền quốc phòng, dự báo tác động của KTTT đối với nền quốc phòng

những năm tới ở nước Lào. Từ đó đề xuất những quan điểm cơ bản và các

giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế những tác động

tiêu cực, khắc phục các hạn chế của KTTT đối với việc củng cố và tăng

cường nền quốc phòng ở nước Lào.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản của KTTT và mối quan hệ

giữa kinh tế với quốc phòng - cơ sở khách quan về sự tác động của KTTT đối

với nền quốc phòng.

- Phân tích thực trạng tác động của KTTT đối với nền quốc phòng trên

cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nêu ra một số dự báo về xu hướng phát triển

và tác động của KTTT đối với nền quốc phòng trong thời gian tới.

- Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy

những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của KTTT đối với nền

quốc phòng ở CHDCND Lào.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Luận án lấy sự tác động của KTTT đối với nền quốc phòng ở

CHDCND Lào làm đối tượng nghiên cứu. Vấn đề bản chất kinh tế thị trường

được bàn luận đến ở mức độ tìm cơ sở để phân tích rõ đối tượng nghiên cứu

của đề tài.

Page 9: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

3

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tác động của KTTT đối với

nền quốc phòng ở CHDCND Lào trong giai đoạn 2000 - 2013, dự báo cho

thời gian đến năm 2020

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết về chiến tranh và

quân đội, lý luận kinh tế quân sự, đường lối chính sách của Đảng Nhân dân cách

mạng (NDCM) Lào, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và chỉ thị

của Bộ Quốc phòng CHDCND Lào. Đồng thời kế thừa và phát triển các công

trình khoa học đã công bố của các nhà khoa học. Luận án sử dụng phương pháp

cơ bản của kinh tế chính trị học: Phương pháp trừu tượng hoá khoa học.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Phân tích và chỉ ra những tác động của KTTT đối với nền quốc phòng

ở nước Lào hiện nay và trong thời gian tới.

- Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy

những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của KTTT đối

với sự tăng cường nền quốc phòng ở nước Lào.

6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Kết quả đạt được của luận án sẽ góp thêm cơ sở khoa học vào việc

hoạch định quá trình phát triển KTTT và tác động của nó đối với nền quốc

phòng ở CHDCND Lào. Luận án còn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên

cứu, giảng dạy môn kinh tế chính trị và kinh tế quân sự ở các nhà trường

trong và ngoài quân đội.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án

được chia làm 4 chương, 10 tiết.

Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Page 10: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

4

Chương 2. Cơ sở lý luận về tác động của kinh tế thị trường đối với nền

quốc phòng.

Chương 3. Thực trạng tác động của kinh tế thị trường đối với nền quốc

phòng ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2000-2013.

Chương 4. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác

động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với nền

quốc phòng ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020.

Page 11: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

5

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Xét về mặt lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, KTHH đã có

mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và được

phát triển rộng rãi, đạt trình độ cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN), sản

xuất và trao đổi hàng hoá chính là những tiền đề quan trọng ban đầu cho sự ra

đời và phát triển KTTT. KTTT - một hình thức phát triển cao của KTHH giản

đơn, một thuật ngữ xuất hiện gắn với sự ra đời và phát triển chủ nghĩa tư bản

(CNTB) mà giai đoạn đầu có tên gọi là KTTT tự do.

Trong lịch sử, vấn đề KTTT đã được nhiều tác giả bàn luận, có nhiều

công trình quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là các tác giả kinh điển của chủ nghĩa

Mác - Lênin: C.Mác với tác phẩm "Tư bản", "Hàng hoá và tiền tệ" (1867);

Ph.Ăngghen với tác phẩm "Chống Đuy Rinh" (1878); V.I. Lênin với tác phẩm

"Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường" (1893); "Sự phát triển của chủ nghĩa tư

bản ở Nga" (1896-1899). Trước các ông đã để lại nhiều tác phẩm của các nhà

kinh tế học tư sản cổ điển như Adam Smith, David Ricardo ở những năm cuối

thế kỷ XVIII và đầu XIX; các nhà kinh tế học tư sản hiện đại như J.M.Keynes

ở những năm 30 của thế kỷ XX và mới đây là lý thuyết kinh tế học của Paul

A.Samuelson, David Begg…

Tuy nhiên, nghiên cứu quá trình tác động của KTTT đối với nền quốc

phòng, mặc dù đã và đang được các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền

kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước

như ở CHDCND Lào, Cộng hoà XHCN Việt Nam… quan tâm, nhưng các

công trình nghiên cứu lý thuyết có tính hệ thống về vấn đề này chưa xuất hiện

nhiều. Để nêu rõ căn cứ xuất phát của các nghiên cứu trong luận án, xin trình

bày một cách khái quát các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Page 12: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

6

1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC TƯ SẢN CỔ

ĐIỂN, CÁC NHÀ KINH ĐIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, CÁC NHÀ KINH

TẾ HỌC HIỆN ĐẠI VÀ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VIỆT NAM

1.1.1. Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển

Chủ nghĩa trọng thương ra đời và tồn tại ở Tây Âu vào giữa thế kỷ

XV đến giữa thế kỷ XVII, chiếm vị trí quan trọng và là nét nổi bật trong đời

sống kinh tế các nước Tây Âu giai đoạn này. Nó là hình thái đầu tiên của hệ

tư tưởng kinh tế tư sản trong giai đoạn tích luỹ nguyên thuỷ tư bản nhằm

chống lại tư tưởng kinh tế phong kiến và tìm nguồn gốc giàu có từ thương

nghiệp, tuyệt đối hoá vai trò thương nghiệp, bảo vệ lợi ích của tư bản thương

nghiệp. Điểm xuất phát của chủ nghĩa trọng thương là tiền: "Tiền là nội

dung căn bản của của cải", là tài sản thật sự của một quốc gia. Một nước

càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có. Còn "hàng hoá " chỉ là phương

tiện làm tăng thêm khối lượng tiền tệ mà thôi. Chủ nghĩa trọng thương cũng

đề cao vai trò của nhà nước trong phát triển thương nghiệp. Theo Thomas

Mun (1571-1614) là nhà kinh tế học Anh: "Thương mại là hòn đá thử vàng

cho sự phồn thịnh của quốc gia, không có phép lạ nào khác để kiếm tiền trừ

thương mại". Tiêu biểu lớn nhất là W.Petty (1623-1687) là nhà kinh tế học

người Anh. Luận điểm của ông là: "Đất là mẹ, lao động là cha của của cải",

"Giá trị hàng hoá chính là sự phản ánh giá trị của tiền tệ, cũng như ánh sáng

của mặt trăng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời". W.Petty được đánh

giá cao là cha đẻ của kinh tế chính trị học [6, tr.53-71].

Mặc dù chủ nghĩa trọng thương có vai trò rất to lớn, nhưng cũng

không tránh khỏi được mặt hạn chế.

Về mặt tích cực:

- Chủ nghĩa trọng thương là học thuyết kinh tế đầu tiên trong lịch sử,

tiến bộ hơn hẳn so với tư tưởng kinh tế phong kiến và thuyết lý tôn giáo còn

đang thịnh hành ở nhiều nước thời bấy giờ.

Page 13: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

7

- Lần đầu tiên đưa ra quan điểm về sự giàu có là giá trị, là tiền.

- Nêu quan điểm mục đích hoạt động của nền KTHH là lợi nhuận.

- Tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế về sau được kinh tế học

hiện đại sử dụng.

Về mặt hạn chế:

- Học thuyết còn mang tính phiến diện, chỉ nghiên cứu quan hệ kinh tế

trong lĩnh vực lưu thông, tuyệt đối hoá vai trò của lưu thông mà không quan

tâm đến sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

- Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương mới dừng ở phân tích

thực tiễn để đưa ra những lời khuyên về chính sách kinh tế, rất ít tính lý luận.

- Chưa biết đến quy luật kinh tế. Họ coi thương trường là chiến

trường, người này được thì người kia mất, dân tộc này làm giàu thì dân tộc

khác phải hy sinh.

- Giá cả hàng hoá là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá

trên thị trường. Như vậy, tiền tệ chính là sự phản ánh giá trị của hàng hoá, chứ

không phải ngược lại như trong luận điểm của W.Petty.

Học thuyết kinh tế của Adam Smith.

Adam Smith (1723-1790) là một nhà kinh tế chính trị học nổi tiếng

thuộc trường phái cổ điển Anh. Học thuyết kinh tế của ông được thể hiện tập

trung trong cuốn "Của cải của các dân tộc", xuất bản năm 1776. Ông đã có

công trong phát triển phương pháp trừu tượng hoá trong nghiên cứu kinh tế

chính trị, có nhiều đóng góp vào việc xây dựng các phạm trù, quy luật của

KTTT và phân tích nền sản xuất TBCN.

Theo Paul A.Samuelson: Adam Smith là nhà tiên tri của chủ nghĩa tự do

kinh tế. Adam Smith là một nhà kinh tế học người Anh được Paul A.Samuelson-

người đứng đầu trường phái chính hiện đại - coi ông là nhà tiên tri của chủ

nghĩa tự do kinh tế. Thật vậy, trước Adam Smith, tuy đã có các nhà kinh tế

phân tích nền KTHH, nhưng lại đưa ra đề nghị phải dựa vào nhà nước để phát

Page 14: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

8

triển kinh tế. Chủ nghĩa trọng thương thế kỷ XV - XVII cho rằng, để làm tăng

của cải của một quốc gia, cần phải có sự giúp đỡ của nhà nước. W.Petty là

"cha đẻ của kinh tế chính trị học", khi tìm giải pháp cho phát triển kinh tế đã

rất coi trọng các quy luật kinh tế, cho rằng trong kinh tế cũng như trong y học,

cần phải tính đến những quá trình tự nhiên, không nên dùng hành động cưỡng

bức riêng của mình chống lại những quá trình đó. Cho đến cuối thế kỷ XVIII,

tư tưởng tự do kinh tế mới trở thành một học thuyết. Người khởi xướng nó là

Adam Smith. Chủ nghĩa tự do kinh tế là một học thuyết phát triển trên quan

điểm đề cao vai trò của cơ chế thị trường (CCTT), đề cao tự do kinh doanh, tự

do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.

Theo Adam Smith: "Tiền là bánh xe vĩ đại của lưu thông", là "công cụ

đặc biệt của trao đổi và thương mại". Lý luận về tiền tệ viết trong cuốn "Của

cải của các dân tộc". Adam Smith đã chỉ rõ:

- Tiền tệ ra đời là do yêu cầu của trao đổi hàng hoá.

- Tiền tệ (vàng, bạc, đồng) có các chức năng thước đo giá trị, phương

tiện lưu thông và phương tiện thanh toán.

- Với các chức năng trên, tiền trở thành phương tiện thúc đẩy lưu

thông hàng hoá.

- Tiền không chỉ là công cụ để thúc đẩy lưu thông hàng hoá trong

nước, mà còn là phương tiện để thực hiện quan hệ xuất nhập khẩu, mở rộng

lưu thông hàng hoá với nước ngoài, mở rộng thương mại quốc tế.

Lý thuyết "Bàn tay vô hình" của Adam Smith thực chất là lý thuyết về

CCTT tự điều tiết.

- Adam Smith khẳng định, nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát

triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, tự do mua bán và trao đổi. Đó là nền KTTT.

Sự hoạt động của nền KTTT chịu sự chi phối bởi "Bàn tay vô hình".

- "Bàn tay vô hình" là hệ thống các quy luật kinh tế khách quan tự

phát hoạt động và chi phối hoạt động của con người, là một "trật tự tự nhiên".

Page 15: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

9

- Để có sự hoạt động của trật tự tự nhiên, cần phải có những điều kiện

nhất định đó là: i) Sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá;

ii) Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Cần thiết phải có

tự do sản xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch; iii) Trên cơ sở đó,

hình thành mối quan hệ phụ thuộc vào nhau giữa người với người.

Tóm lại, lý thuyết "Bàn tay vô hình" của Adam Smith đã đề cao vai

trò của quy luật kinh tế khách quan trong điều tiết nền KTTT, đề cao tính độc

lập, tự chủ, sáng tạo và tinh thần tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của các

chủ kinh tế. Coi thị trường tự do là lực lượng, sức mạnh điều tiết sản xuất và

tiêu dùng của xã hội [6, tr.76-84].

Nước CHDCND Lào hiện nay đã chuyển sang vận hành nền kinh tế

theo CCTT có sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN,

nhưng còn nhiều yếu tố sơ khai. Việc nghiên cứu học thuyết kinh tế nói

chung, lý thuyết "Bàn tay vô hình" nói riêng của Adam Smith có ý nghĩa cung

cấp một tri thức quan trọng về vai trò của CCTT trong điều tiết nền kinh tế.

Trong cơ chế này, mọi việc lựa chọn sản xuất và việc tiêu dùng của các chủ

thể kinh tế đều được thực hiện dưới tác động của quy luật kinh tế khách quan,

theo mệnh lệnh của thị trường. CCTT là cơ chế điều chỉnh linh hoạt các

nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng hiệu quả, tự nó có thể tạo ra sự cân

đối cung - cầu hàng hoá trên thị trường. Bởi vậy, cần có nhận thức đúng vai

trò của CCTT và có giải pháp để phát huy vai trò đó trong vận hành nền kinh

tế nước ta hiện nay.

Lý thuyết "Bàn tay vô hình" mới chỉ quan tâm đến mặt tích cực của

thị trường, mà không thấy tác động tiêu cực hay thất bại mà tự nó không thể

khắc phục được, nên đã tuyệt đối hoá vai trò của thị trường, phủ nhận vai trò

kinh tế của nhà nước.

Một bài học được rút ra qua việc nghiên cứu lý thuyết này là: cần có

cách nhìn khách quan, khoa học về CCTT. Không nên tuyệt đối hoá vai trò

Page 16: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

10

của thị trường trong điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết của nhà nước đối với

nền kinh tế là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những thất bại của thị

trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả.

1.1.2. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin

Trong hệ thống lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -

Lênin, các công trình nghiên cứu về "Hàng hoá, tiền tệ" chiếm vị trí quan

trọng. Khi nghiên cứu và phân tích các quan hệ kinh tế để tìm ra các quy luật

vận động của xã hội tư bản, nhằm hoàn thiện học thuyết kinh tế của mình,

được C.Mác (1818-1883) trình bày kỹ lưỡng trong bộ "Tư bản".

Trong xây dựng học thuyết giá trị, C.Mác đã kế thừa những nhân tố

khoa học cơ bản trong lý luận giá trị của David Ricardo (1772-1823) - người

kế thừa những nhân tố khoa học và gạt bỏ những sai lầm trong học thuyết giá

trị - giá cả của Adam Smith.

Những lý luận căn bản mà C.Mác đã vượt qua David Ricardo để đưa

lý luận giá trị thành học thuyết giá trị:

- C.Mác đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng

hoá (SXHH) là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Nhờ sự phát hiện này,

C.Mác đã chỉ rõ lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng còn lao động trừu tượng

tạo ra giá trị hàng hoá, khi phân tích các quy luật chi phối nền SXHH TBCN phải

bắt đầu từ việc phân tích hàng hoá và coi hàng hoá là tế bào cấu tạo nên phương

thức sản xuất này, C.Mác cho rằng: "Trong những xã hội do phương thức sản

xuất TBCN chi phối thì của cải biểu hiện ra là một "đống hàng hoá khổng lồ" còn

từng hàng hoá một thì biểu hiện ra là hình thái nguyên tố của cải ấy" [18, tr.61].

- Dựa vào phân tích chất của giá trị hàng hoá là lao động kết tinh, lao

động trừu tượng, lao động xã hội kết tinh vào giá trị hàng hoá, còn lượng giá trị

của hàng hoá là lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng

hoá. C.Mác đã trình bày một cách khoa học quy luật giá trị, quy luật cơ bản của

sản xuất và lưu thông hàng hoá, từ đó hoàn chỉnh lý luận giá trị - lao động.

Page 17: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

11

Tóm lại, C.Mác đã hệ thống và kế thừa các nhân tố khoa học trong lý

luận giá trị của các bậc tiền bối mà trực tiếp là từ David Ricardo. Ông đã khảo

sát và phân tích hàng hoá với tư cách là tế bào kinh tế của phương thức sản

xuất TBCN, trong đó chứa đựng mối quan hệ cơ bản của phương thức này

trên các mặt bản chất, đại lượng, hình thái biểu hiện và quy luật tác động để

hình thành học thuyết giá từ của mình.

V.I. Lênin (1870-1924) là người kế tục sự nghiệp của C.Mác. Ông

phân tích sự vận động của CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc quyền và đề

xuất các nguyên lý về xây dựng nền kinh tế XHCN. Từ đó, ra đời môn kinh tế

chính trị Mác - Lênin.

Sau Cách mạng tháng Mười, chúng ta thấy rằng, sau khi ra khỏi nội

chiến, "Chính sách cộng sản thời chiến", trưng thu lương thực thừa không còn

phù hợp nữa. Mà thay vào đó là "Chính sách kinh tế mới" (NEP) được ban

hành vào đầu năm 1921, do V.I.Lênin khởi thảo, là lối ra cho nền kinh tế

nông nghiệp nước Nga chuyển sang nông nghiệp hàng hoá. Điều này đã thể

hiện rõ trong tác phẩm "Bàn về thuế lương thực".

NEP của V.I.Lênin là nhằm tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH)

ở Nga trong điều kiện chuyển sang thời bình thay cho chính sách "cộng sản

thời chiến". Nó bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Thay chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương

thực. Theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực cố định ở

mức tối thiểu trong nhiều năm căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác.

Mức thuế thấp sẽ kích thích nông dân tích cực sản xuất, sau khi nộp thuế cho

nhà nước, phần dư thừa sẽ được trao đổi tự do trên thị trường.

- Tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hoá - tiền

tệ giữa nhà nước và nông dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp

và nông nghiệp.

Page 18: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

12

- Phát triển "Kinh tế nhiều thành phần", sử dụng rộng rãi các hình thức

kinh tế quá độ như kinh tế tư bản nhà nước, áp dụng hạch toán kinh tế trong

doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thực hiện kiểm kê, kiểm soát…

NEP của V.I. Lênin có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với sự khôi phục

và phát triển kinh tế, văn hoá trong nước, cũng như có ý nghĩa quốc tế to lớn

đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN, đặc biệt là đối với nước

CHDCND Lào có nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung

sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước.

Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã không chỉ dừng lại ở

nghiên cứu các vấn đề kinh tế mà còn đề cập đến mối quan hệ giữa kinh tế với

quốc phòng và chiến tranh.

Những tư tưởng của các ông bàn về vấn đề này được trình bày ở nhiều

tác phẩm, nhưng tập trung nhất ở tác phẩm "Chống Đuy Rinh" của

Ph.Ăngghen (1878), phần lý luận về bạo lực. Xung quanh mối quan hệ về

kinh tế với bạo lực (quân sự, chiến tranh, quốc phòng), Ph.Ăngghen (1820-

1895) cho rằng: "Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, những điều kiện kinh tế và

tài nguyên kinh tế đều là những cái giúp cho "bạo lực" chiến thắng, nếu

không có những điều kiện và tài nguyên đó thì bạo lực không còn là bạo lực

nữa" [19, tr.242].

Trong tác phẩm "Hải cảng Lữ Thuận thất thủ" (1905), V.I. Lênin cũng

đã đề cập sự phụ thuộc của quốc phòng, chiến tranh vào kinh tế thông qua việc

phân tích nước Nhật đổ tiền của, công sức, trí tuệ để chế tạo các chiến hạm.

V.I.Lênin khẳng định rằng: "Một đội quân giỏi nhất, những người trung thành

nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ

không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ" [14, tr.497].

Như vậy, xét một cách tổng quát nhất về mặt lý luận cũng như lướt

qua về lịch sử, có thể thấy, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập

không ít đến sự phát triển của sản xuất có vai trò to lớn đối với sự phát triển

Page 19: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

13

KT-XH. Đồng thời các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đề cập khá

nhiều mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, là hai

lĩnh vực có tác động, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Nghiên cứu những quan

điểm lý luận của nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin trên có ý nghĩa cả về

mặt lý luận và thực tiễn.

Về mặt lý luận, có thể thấy trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất

TBCN. Quá trình tư bản xâm nhập vào sản xuất, kinh doanh theo phương

thức sản xuất TBCN cũng là quá trình từng bước cải biến nền sản xuất nhỏ

thành nền sản xuất lớn.

Về mặt thực tiễn, cho ta cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh

tế đối với những nước trong quá trình chuyển từ kinh tế tự cấp, tự túc sang

KTHH. Đồng thời phải tính đến một cuộc cách mạng cả về mặt LLSX và quan

hệ sản xuất theo hướng tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH)

đất nước.

1.1.3. Các nhà kinh tế học hiện đại

Lý thuyết KTTT xã hội ở Cộng hoà Liên bang Đức

- Lý thuyết KTTT xã hội được hình thành và phát triển ở Cộng hoà

Liên bang Đức từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những đại biểu chủ yếu là

W.Euskens, W.Ropke, Erhard, Muller, Armack.

- Tư tưởng cơ bản là đảm bảo tự do thị trường, tự do cạnh tranh,

không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệ bất khả xâm phạm của sở hữu

tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế TBCN, nhà nước can thiệp vào nền kinh tế ở

mức độ nhất định nhằm thực hiện công bằng xã hội. Yếu tố xã hội là một nội

dung chủ yếu của KTTT xã hội [6, tr.307-320].

- Theo họ, mặc dù thị trường mang lại kết quả tối ưu cho các hoạt

động kinh tế, nhưng nó cũng tác động đến xã hội mang lại những kết quả

không mong muốn. Bởi vậy, yếu tố xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong

KTTT xã hội.

Page 20: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

14

+ Mục tiêu của yếu tố xã hội là nhằm nâng cao mức sống của các

nhóm dân cư có mức thu nhập thấp nhất, bảo vệ tất cả các thành viên của xã

hội chống lại những khó khăn về kinh tế và đau khổ về mặt xã hội do những

rủi ro của cuộc sống gây nên.

+ Công cụ để đạt được những mục tiêu trên là:

Một là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo nên thu nhập cao hơn

và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Hai là, phân phối thu nhập công bằng: tăng tiền lương tương ứng với

tăng lợi nhuận của nhà tư bản và ổn định giá cả. Phải cơ cấu hệ thống đảm

bảo công bằng xã hội có ảnh hưởng đáng kể đối với sự phân phối và đối với

hạnh phúc của các tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội.

Ba là, bảo hiểm xã hội, gồm bảo hiểm thất nghiệp, tuổi già, sức khoẻ,

tai nạn.

Bốn là, phúc lợi xã hội bao gồm trợ cấp xã hội cho những người

nghèo, trợ cấp nhà ở cho những người không có thu nhập hoặc thu nhập quá

thấp, trợ cấp nuôi con…

Ngoài ra, lý thuyết KTTT xã hội của Cộng hoà Liên bang Đức còn áp

dụng các biện pháp khác của chính sách xã hội.

+ Trong lý thuyết "nền KTTT xã hội" còn nêu rõ "vai trò của thị

trường" và "vai trò của nhà nước (Chính phủ) trong nền KTTT xã hội.

Về vai trò của thị trường: Lý thuyết được đặt trong mối quan hệ với

vai trò kinh tế của nhà nước theo nguyên tắc thị trường nhiều hơn, nhà nước

can thiệp ít hơn. Nó được thể hiện khi các nhà kinh tế Đức phân tích vai trò

của cạnh tranh có hiệu quả. Theo họ, cạnh tranh có hiệu quả là một yếu tố

trung tâm không thể thiếu được trong hệ thống KT-XH. Không có nó thì

không có thị trường xã hội. Cạnh tranh có 8 chức năng:

Một là, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu.

Hai là, khuyến khích tiến bộ kỹ thuật.

Page 21: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

15

Ba là, phân phối thu nhập theo hướng khuyến khích các nhà cạnh

tranh thành công.

Bốn là, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Năm là, đảm bảo tính linh hoạt của sự điều chỉnh. Cạnh tranh là công

cụ tốt nhất để sử dụng các nguồn tài nguyên tối ưu và là công cụ năng động

cho phép duy trì liên tục sự di chuyển các nguồn tài nguyên đến nơi sử dụng

có hiệu quả.

Sáu là, thực hiện sự kiểm soát sức mạnh kinh tế.

Bảy là, thực hiện sự kiểm soát sức mạnh chính trị (tác động đến sự can

thiệp của Chính phủ).

Tám là, bảo đảm quyền tự do lựa chọn hành động của cá nhân.

Mặc dù CCTT mang lại kết quả tối ưu cho các hoạt động kinh tế,

nhưng nó cũng tác động đến xã hội mang lại kết quả không mong muốn.

Về vai trò của nhà nước (Chính phủ) trong "kinh tế thị trường xã hội":

Lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở sáng kiến cá nhân và cạnh tranh có

hiệu quả. Theo các nhà kinh tế Đức, nhà nước cần can thiệp vào KTTT, song

sự can thiệp đó chỉ là cần thiết ở nơi cạnh tranh không hiệu quả hoặc cạnh

tranh bị đe doạ. Họ nêu hai nguyên tắc:

Một là, nguyên tắc hỗ trợ nhằm bảo vệ và khuyến khích các yếu tố cơ

bản của KTTT xã hội. Đây là nguyên tắc giữ vai trò chỉ đạo khi giải quyết vấn

đề là nhà nước can thiệp hay không và can thiệp đến mức nào, đồng thời bảo

vệ và khuyến khích các yếu tố cơ bản của nền KTTT xã hội.

Hai là, nguyên tắc tương hợp với thị trường. Chính phủ phải có các

chính sách như sau:

- Toàn dụng nhân lực bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa,

chính sách cơ cấu và chính sách vùng lãnh thổ.

- Tăng trưởng kinh tế. Chính phủ có thể trợ cấp cho phát triển một

ngành kinh tế để tăng sức cạnh tranh, hoặc hỗ trợ cho chương trình phát triển

vùng lãnh thổ để toàn dụng nhân lực và tài nguyên.

Page 22: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

16

- Chính sách chống chu kỳ. Chính phủ phải mua hàng thật nhiều trong

thời kỳ khủng hoảng và đình trệ kinh tế và mua thật ít trong thời kỳ thịnh

vượng. Điều này sẽ tạo ra tính tương hợp với thị trường.

- Chính sách thương mại nhằm bảo đảm sự cân bằng trong cán cân

thanh toán. Cần tránh các biện pháp bảo hộ mậu dịch, nhất là trong công

nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ chính đáng trong khuôn

khổ nguyên tắc tương hợp với thị trường.

Tóm lại, các nhà kinh tế Đức nêu ra quan điểm nhà nước chỉ can thiệp

vào thị trường khi ở đây cạnh tranh không hiệu quả và ở đâu việc bảo vệ và

thúc đẩy các giá trị và nguyên tắc cơ sở không thể giao phó cho các lực lượng

tư nhân. Nền KTTT xã hội Đức đòi hỏi một nhà nước có sức mạnh, nhưng chỉ

can thiệp với mức độ cần thiết và phải tuân thủ càng nhiều càng tốt hệ thống

thị trường. Những nguyên tắc hoạt động này hoàn toàn khác với vai trò của

nhà nước trong thể chế KTTT tự do.

+ Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở chương tiếp theo, có thể rút ra ý

nghĩa thực tiễn là:

- Cần coi trọng vai trò chủ doanh nghiệp trong nền KTTT, coi trọng

và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền và cạnh tranh thái quá

trong nền KTTT.

- Việc đề cao vai trò của CCTT là cần thiết để tranh thủ các tác động

tích cực của nó trong nền kinh tế. Song, cũng cần thấy rõ những tác động tiêu

cực mà thị trường có thể sinh ra để có giải pháp khắc phục.

- Nhà nước cần can thiệp vào thị trường để bảo vệ và thúc đẩy cạnh

tranh lành mạnh, để thị trường hoạt động có hiệu quả. Việc can thiệp vào thị

trường của nhà nước phải hợp lý trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế

khách quan. Phải coi trọng sử dụng các chính sách kinh tế.

- Chính sách xã hội là một nội dung quan trọng không thể thiếu được

trong nội dung can thiệp của nhà nước vào nền KTTT.

Page 23: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

17

Lý thuyết về "nền kinh tế hỗn hợp" của Paul A.Samuelson

- Paul A.Samuelson là nhà kinh tế học người Mỹ, tác giả của cuốn

Kinh tế học nổi tiếng và là người đứng đầu trường phái chính hiện đại. Học

thuyết của Paul A.Samuelson đã đề cập một cách đầy đủ các vấn đề của kinh

tế học hiện đại bao gồm kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô, trong đó lý

thuyết về nền "kinh tế hỗn hợp" là nội dung chủ yếu.

- Mầm mống của lý thuyết này đã xuất hiện từ cuối những năm 30 thế

kỷ XIX. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất, nó được các nhà kinh tế học

Mỹ như A.Hasen tiếp tục nghiên cứu và được Paul A.Samuelson tiếp tục

nghiên cứu thành lý thuyết kinh tế học hiện đại.

- Nếu các nhà kinh tế phái cổ điển và tân cổ điển say sưa với "Bàn tay vô

hình" và "Cân bằng tổng quát", phái Keynes và Keynes mới say sưa với "Bàn tay

nhà nước", thì Paul A.Samuelson cho rằng "để một nền kinh tế vận hành lành

mạnh, cần có cả thị trường và Chính phủ" [6, tr.331]. Bởi vậy, kinh tế học cần

phải tìm hiểu các nguyên tắc ẩn chứa đằng sau nền KTTT và đánh giá lại vai trò

của Chính phủ trong đời sống kinh tế. Ông phân tích vai trò và thất bại của CCTT.

- Nền KTTT, theo Paul A.Samuelson, là một cơ chế tinh vi để phối

hợp mọi người, mọi hoạt động của mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá

cả thị trường. Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành

động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có một bộ phận nào hay hệ

thống tính toán trung tâm, nhưng nó vẫn giải quyết được những vấn đề sản

xuất và phân phối bao gồm hàng triệu ẩn số và mối tương quan mà không ai

biết; những vấn đề ấy dù cho những siêu máy tính nhanh nhất ngày nay cũng

không thể làm nổi. Chẳng có ai thiết kế ra thị trường, nhưng nó vẫn vận hành

rất tốt. Trong nền KTTT, không có một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có

trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá.

Theo Paul A.Samuelson, "thị trường" là một cơ chế trong đó người

mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng và hàng

Page 24: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

18

hoá hay dịch vụ. Điểm đặc thù nhất của thị trường là nó đưa người mua và

người bán đến với nhau để xác định giá cả và sản lượng. Trong nền KTTT,

mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hoá và dịch vụ được tính bằng

tiền. Giá cả thể hiện mức mà mọi người và các hàng tự nguyện trao đổi nhiều

loại hàng hoá khác nhau.

- Paul A.Samuelson đánh giá cao học thuyết "Bàn tay vô hình" của

Adam Smith là đã phát hiện ra vai trò của nền KTTT cạnh tranh, nêu bật sự

hoà hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Song, cũng chỉ ra những

hạn chế thực tế của học thuyết này. Đó là những khuyết tật do thị trường sinh

ra, tự nó không giải quyết được, thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới

kết quả tối ưu. Đó là tình trạng độc quyền và các hình thức cạnh tranh không

hoàn hảo khác, những tác động lan toả hay ảnh hưởng ngoại sinh xuất hiện

bên ngoài thị trường như ảnh hưởng tiêu cực của nạn ô nhiễm môi trường là

cuối cùng là tình trạng phân phối thu nhập không thể chấp nhận được cả về

mặt chính trị lẫn về mặt đạo đức. Và cho rằng, trong điều kiện cạnh tranh

hoàn hảo, không có khuyết tật của thị trường, thị trường có khả năng tạo ra

nhiều hàng hoá và dịch vụ hữu ích nhất bằng nguồn tiềm năng sẵn có. Nhưng

khi độc quyền, ô nhiễm môi trường hay các khuyết tật khác của thị trường trở

nên phổ biến thì hiệu quả to lớn của "Bàn tay vô hình" sẽ bị phá vỡ.

- Paul A.Samuelson đánh giá cao quan điểm của C.Mác khi cho rằng,

nếu không có sự kiểm soát sức sản xuất của thị trường và sự cạnh tranh thì

nhất định sẽ diễn ra hỗn loạn và những cuộc suy thoái trầm trọng, và làm tăng

thêm sự bần cùng của công nhân.

Tóm lại, học thuyết của trường phái chính hiện đại mà người đứng đầu

là Paul A.Samuelson (từ những năm 60 của thế kỷ XX lại đây) đã khẳng định

điều tiết một nền kinh tế hiện đại nếu không có thị trường hoặc Chính phủ thì

không khác gì định vỗ tay bằng một bàn tay. Cả thị trường và Chính phủ đều

thiết yếu để một nền kinh tế phát triển lành mạnh. Tư tưởng này được thể hiện

trong lý thuyết "nền kinh tế hỗn hợp" của Paul A.Samuelson.

Page 25: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

19

1.1.4. Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam

Việt Nam là một nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế

hoạch hoá tập trung sang nền KTTT định hướng XHCN. Nền kinh tế Cộng

hoà XHCN Việt Nam có nhiều đặc điểm tương đồng với CHDCND Lào, do

đó các công trình nghiên cứu, các quan điểm lý luận của Việt Nam về vai trò,

vị trí và con đường phát triển của KTTT Việt Nam trong quá trình phát triển

nền kinh tế đất nước, cũng như những tác động của quá trình đó đối với lĩnh

vực khác của đời sống xã hội, rất gần gũi và có thể vận dụng thuận lợi đối với

CHDCND Lào.

Ở Việt Nam, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, đã có không

ít các công trình nghiên cứu về KTTT dưới những khía cạnh khác nhau.

Trong số các công trình nghiên cứu đã nêu, đáng chú ý là công trình nghiên

cứu sau đây:

Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Lào do Lê Hữu Nghĩa, Chu Văn Cấp,

Hoàng Chí Bảo, Lưu Đạt Thuyết (đồng chủ biên) [21]. Cuốn sách gồm 4

chương, 302 trang. Cuốn sách này ra đời dựa trên kết quả nghiên cứu của đề

tài khoa học thực hiện "Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ

theo nghị định thư" giữa hai nước Việt Nam và Lào.

Nội dung cuốn sách nêu lên một số vấn đề về KTTT trên thế giới làm

căn cứ lý luận cho quá trình nhận thức và chuyển sang kinh tế thị trường ở

Việt Nam và Lào; trình bày quá trình xây dựng và phát triển KTTT định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng như quá trình chuyển sang phát

triển KTHH theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở Lào: thành tựu, hạn

chế và kinh nghiệm. Từ đó tập thể tác giả so sánh những điểm tương đồng và

khác biệt của quá trình chuyển đổi sang KTTT ở Việt Nam, sang KTHH theo

cơ chế thị trường ở Lào, đồng thời nêu một số giải pháp và dự báo về phát

triển KT-XH ở Việt Nam và Lào tầm nhìn đến năm 2020.

Page 26: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

20

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá (đồng chủ biên)

[2]. Công trình này đã đề cập tới ba vấn đề:

Phần thứ nhất: Xây dựng thể chế KTTT định hướng XHCN - Một số

vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế. Trong phần này, các tác giả đề cập

bốn vấn đề, đó là: i) Một số vấn đề lý luận về thể chế KTTT; ii) Nhà nước, thị

trường và sự cần thiết của thể chế kinh tế; iii) Một số kinh nghiệm quốc tế về

xây dựng và thực thi các mô hình thể chế KTTT; iv) Đổi mới trong tư duy lý

luận về thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.

Phần thứ hai: Thực trạng quá trình xây dựng và vận hành thể chế kinh

tế trong những năm qua ở Việt Nam. Trong phần này, các tác giả cho thấy: i)

Thực trạng hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam; ii) Các chủ thể (tác nhân)

chính của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; iii) Thể chế các loại hình thị

trường yếu tố cơ bản; iv) Một số cơ chế vận hành thể chế KTTT định hướng

XHCN ở Việt Nam; v) Một số bài học từ thực trạng quá trình xây dựng thể

chế kinh tế những năm qua ở Việt Nam.

Phần thứ ba: Quan điểm chỉ đạo và định hướng một số nội dung cơ

bản cho việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Các

tác giả định hướng một số giải pháp cho việc hoàn thiện thể chế KTTT định

hướng XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn tới là phải: i) Hoàn thiện khung

pháp luật cho nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; ii) Hoàn thiện thể

chế các loại hình thị trường cơ bản; iii) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các

chủ thể KTTT; iv) Hoàn thiện từng bước các cơ chế thực thi thể chế KTTT

định hướng XHCN.

Tóm lại, thể chế KTTT là một khái niệm phức tạp và có phạm vi vô

cùng rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng KT- XH. Trong

khi đó, bản thân nền KTTT định hướng XHCN là khái niệm chưa có tiền lệ,

cả về mặt lý luận lẫn trong thực tiễn. Cuốn sách này chỉ mới dừng lại ở việc

Page 27: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

21

nêu lên những khái niệm cơ bản và đưa ra những đánh giá ban đầu về hệ

thống thể chế hiện hành của Việt Nam. Tương tự như vậy, các nội dung của

cuốn sách đã làm rõ ràng thể chế KTTT không phải là phạm trù bất biến, mà

là thường xuyên biến đổi. Việc Nhà nước, thị trường, doanh nghiệp cần đảm

nhiệm vai trò nào trong quá trình vận hành nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều

vào trình độ phát triển của chính nền kinh tế đó. Cuốn sách đã giúp khẳng

định một điều là: tuy cho đến nay, các nước tư bản là nơi duy nhất đã tận

dụng được các ưu thế của KTTT, nhưng điều đó không có nghĩa là KTTT là

đặc điểm riêng có của CNTB. Nếu có hệ thống thể chế kinh tế được xây dựng

và vận hành tốt, KTTT có thể trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy tăng

trưởng và phát triển kinh tế ở cả các nước không thuộc hệ thống TBCN.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do

Hà Huy Thành nghiên cứu [31]. Cuốn sách có những nội dung sau:

- Một số vấn đề lý luận về KTTT và thể chế KTTT. Tác giả đề cập

đến vấn đề: bản chất và chức năng của thể chế, vấn đề KTTT, thể chế KTTT

và nội dung của thể chế KTTT, sự hình thành và phát triển thể chế KTTT.

- Thể chế KTTT trên thế giới - Bài học lịch sử. Trong phần này, tác

giả đã trình bày: thể chế KTTT của các nước tư bản phát triển; các nước đang

phát triển; thể chế KTTT xã hội, nhà nước phúc lợi; thể chế KTTT XHCN của

Trung Quốc.

- Nội dung thứ ba được nghiên cứu trong công trình này là: KTTT

định hướng XHCN ở Việt Nam và hệ thống thể chế tương ứng, tác giả chỉ ra:

quan điểm tiếp cận, hệ thống thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung; quá trình

định hình hệ thống thể chế KTTT ở Việt Nam, hệ thống thể chế kinh tế sau 20

năm đổi mới - thực trạng và vấn đề.

Từ thực trạng tác giả đã xác định hệ quan điểm và giải pháp nhằm

hoàn thiện và phát triển thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong

những năm tới. Những giải pháp vĩ mô trước hết là phải "đổi mới tư duy",

Page 28: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

22

tiếp đó là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng

cao năng lực quản lý của Nhà nước, tăng cường nguyên tắc tham dự, hoàn

thiện thể chế KTTT trong giai đoạn tới cần nhằm vào khâu trung tâm quyết

định của hệ thống KTTT với khuôn mẫu hiện đại, đồng thời phải tăng cường

công tác giám sát kiểm tra.

Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do Nguyễn Đình Hương (chủ biên) [10]. Cuốn

sách gồm 3 phần, 380 trang.

Cuốn sách Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã nghiên cứu một cách tương đối

có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về KTTT và phát triển các loại thị

trường trong nền KTTT hiện đại. Các tác giả đã phân tích một số đặc trưng cơ

bản các loại thị trường chủ yếu trong nền kinh tế chuyển đổi, đánh giá thực

trạng phát triển các loại thị trường chủ yếu ở Việt Nam như: thị trường hàng

hoá và dịch vụ, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài

chính và thị trường KH-CN. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất quan điểm,

phương hướng, các giải pháp chủ yếu và kiến nghị phát triển các loại thị

trường ở Việt Nam trong những năm tới.

Để xây dựng và phát triển các loại thị trường, cần phải tạo lập những

điều kiện môi trường KT-XH thích ứng. Các điều kiện cơ bản để hình thành

và phát triển các loại thị trường ở Việt Nam, các tác giả khẳng định:

- Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh tế để thị

trường hoạt động trong một hành lang rõ ràng, minh bạch.

- Đào tạo nguồn nhân lực để tổ chức, quản lý, vận hành thị trường và

nền KTTT.

- Thúc đẩy nhanh sự phát triển của LLSX và phân công lao động xã

hội, tạo cơ sở KT-XH để phát triển thị trường.

- Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực và hiệu quả bộ máy nhà nước trong

việc tổ chức và quản lý thị trường.

Page 29: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

23

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, do Hoàng Ngọc Hoà (chủ biên) [9]. Cuốn sách

đã nghiên cứu một cách tương đối cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ

bản về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển KTTT định hướng

XHCN ở Việt Nam. Các tác giả đã nghiên cứu rất phong phú, nghiêm túc về

toàn cầu hoá và sự cần thiết khách quan phải chủ động hội nhập kinh tế quốc

tế để phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Tiếp đó, các tác giả

đã phân tích quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó

đến phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Trong phần cuối của

cuốn sách, các tác giả đã đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp đẩy

mạnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế góp phần phát triển KTTT định

hướng XHCN ở Việt Nam.

Mặc dù cuốn sách không nghiên cứu trực tiếp về tác động của KTTT

đối với nền quốc phòng, nhưng nó là một cơ sở lý luận để chúng tôi nghiên

cứu, rút kinh nghiệm trong công trình viết luận án của mình.

Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ

kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị XHCN, mã số 5.02.01, Hà Nội, 1998,

do Trần Trung Tín [28]. Mục đích của luận án làm sáng tỏ về mặt lý luận

quan điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng trong giai đoạn mới của cách mạng

Việt Nam, nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với

củng cố quốc phòng trong bối cảnh mới. Nhiệm vụ của luận án đã phân tích

rõ yêu cầu khách quan của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, nghiên cứu

những nhân tố chi phối việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, làm rõ thực trạng

nhận thức và thực tiễn của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng từ 1975-1986.

Từ đó luận án nêu lên hệ thống quan điểm và đề xuất những giải pháp mang

tính khả thi nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả việc kết hợp kinh tế với quốc

phòng. Trong những giải pháp không kém phần quan trọng, luận án khẳng

định: quân đội phải thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ nền kinh tế, bảo vệ sự

Page 30: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

24

nghiệp CNH, HĐH, xung kích phòng chống quốc nạn tham nhũng và các tệ

nạn xã hội, tăng cường hoạt động kinh tế và trực tiếp tham gia sự nghiệp

CNH, HĐH. Dù luận án không nghiên cứu trực tiếp về tác động của KTTT

đối với nền quốc phòng, nhưng trong luận án có rất nhiều vấn đề để chúng tôi

tham khảo.

Cuốn sách Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại

Thế giới, do Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Như Hà (đồng chủ biên) [8]. Các

vấn đề nghiên cứu trong công trình này gồm: Những vấn đề lý luận và thực

tiễn về thể chế KTTT định hướng XHCN. Thực trạng hình thành và phát triển

thể chế KTTT định hướng XHCN và các quan điểm; giải pháp tiếp tục hoàn

thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam khi Việt Nam là thành

viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, luận án

PTS Khoa học kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị XHCN, mã số: 5.02.01,

Hà Nội, 1995, do Trần Công Sách thực hiện [26]. Luận án luận giải: sự phát

triển định hướng XHCN ở Việt Nam; làm rõ tính tất yếu và khả năng định

hướng XHCN của KTTT; bước đầu xác định những nguyên tắc nền tảng, bản

chất, đặc trưng cơ bản của mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam;

xác định rõ vị trí, vai trò trọng yếu của Nhà nước XHCN trong mô hình

KTTT định hướng XHCN; làm rõ những điều kiện và giải pháp cơ bản nhằm

hiện thực hoá mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.

Tóm lại, những cuốn sách, luận án, luận văn trên đã nghiên cứu một

cách có hệ thống về KTTT hoặc về KTTT đối với quốc phòng. Mặc dù các

công trình trên không nghiên cứu trực tiếp về tác động của KTTT đối với nền

quốc phòng - là phạm vi nghiên cứu rộng hơn, nhưng Việt Nam và Lào có

nhiều đặc điểm tương đồng, bởi vậy các công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa

rất lớn để chúng tôi được tiếp cận, tham khảo, rút kinh nghiệm để viết luận án

của mình.

Page 31: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

25

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU

NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Thoong Xết Phim Ma Vông (2001), Mối quan hệ giữa kinh tế với

quốc phòng trong thời kỳ mới ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào [65]. Luận

án đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng trong thời

kỳ mới, khẳng định tính tất yếu khách quan của mối quan hệ đó đối với nước

có nền kinh tế chậm phát triển như nước Lào trước âm mưu thủ đoạn của các

thế lực thù địch hòng chống phá cách mạng làm chệch hướng XHCN mà

Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào đã lựa chọn. Luận án còn khẳng định vai trò

to lớn của kinh tế đối với công cuộc xây dựng và củng cố quốc phòng ở

CHDCND Lào trong thời kỳ mới; đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa kinh

tế với quốc phòng trong thời gian qua.

Những phương hướng và giải pháp mà tác giả nêu lên là tập trung để

thúc đẩy sự kết hợp có hiệu quả giữa kinh tế với quốc phòng trong những

công việc cụ thể như; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dân dụng với

công nghiệp quốc phòng (CNQP); xây dựng vùng kinh tế trọng điểm; chiến

lược phát triển KH-CN, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; hoàn thiện các

chính sách vĩ mô của Nhà nước. Đây là một công trình tập trung nghiên cứu

riêng về vai trò của kinh tế nói chung đối với quốc phòng chứ không phải là

công trình nghiên cứu về sự tác động của KTTT đối với nền quốc phòng. Do

đó, có thể khẳng định tính độc lập tương đối giữa công trình nghiên cứu này

so với công trình nghiên cứu mà tác giả đã lựa chọn làm đề tài luận án.

Tác động của kinh tế tri thức đến quốc phòng toàn dân ở Cộng hoà dân

chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế, do Khăm Phải Xà Phăng Nửa [61].

Về kinh tế tri thức, đã được Đặng Hữu quan niệm rằng: Kinh tế tri

thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai

trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng

cuộc sống [11, tr.21]. Luận án đã phân tích đặc điểm của kinh tế tri thức, chỉ

Page 32: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

26

rõ sự tác động của nó đến quốc phòng, tìm hiểu một số quan điểm về chuyển

hướng quốc phòng dưới sự tác động của kinh tế tri thức ở một số nước. Tiếp

đó luận án luận giải quan niệm mới về quốc phòng toàn dân (QPTD), chỉ ra

những thời cơ và thách thức đối với tăng cường nền QPTD dưới tác động của

kinh tế tri thức ở CHDCND Lào. Những phương hướng và giải pháp mà tác

giả công trình nêu lên là tập trung để xây dựng và tăng cường nền QPTD ở

CHDCND Lào trong công việc cụ thể như: tăng cường giáo dục, nâng cao nhận

thức và cảnh giác cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đối với âm mưu, thủ đoạn

của kẻ địch; kết hợp kinh tế với quốc phòng; phát triển KTTT định hướng

XHCN, đặc biệt là tạo lập và thúc đẩy thị trường KH-CN phát triển mạnh mẽ.

Đây là một công trình tập trung nghiên cứu riêng về tác động của kinh tế tri

thức đối với nền quốc phòng. Do đó, có thể khẳng định tính độc lập tương đối

giữa công trình này so với công trình mà tác giả đã lựa chọn làm đề tài luận án.

Sự phát triển nông nghiệp và tác động của nó đối với củng cố quốc

phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế do

Vi lay Phết My Xay thực hiện [70]. Luận án nghiên cứu một cách có hệ

thống, phong phú. Công trình tập trung nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp

và tác động của nó đối với củng cố quốc phòng trong điều kiện chuyển đổi

nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà

nước. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nông

nghiệp và sự tác động của quá trình phát triển nông nghiệp đối với củng cố quốc

phòng, khảo sát thực tiễn đánh giá thực trạng sự phát triển nông nghiệp và

thực trạng tác động của nó đối với củng cố quốc phòng cả về mặt tích cực và

tiêu cực, từ đó tác giả đề xuất 5 giải pháp cơ bản nhằm gắn kết quá trình phát

triển nông nghiệp với củng cố quốc phòng ở CHDCND Lào. Đây là công trình

chỉ nghiên cứu riêng về nông nghiệp và tác động của nó đối với củng cố quốc

phòng chứ không phải là công trình nghiên cứu về tác động của KTTT đối với

nền quốc phòng mà tác giả đã lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Nhưng có thể nói,

Page 33: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

27

đây là một công trình duy nhất gần sát với công trình mà tác giả đã lựa chọn.

Tuy nhiên, với điều kiện cho phép của đề tài luận án, nên công trình không có

khả năng nghiên cứu một cách sâu rộng mà chỉ dừng lại ở lĩnh vực nông nghiệp.

Ngoài những luận án trên, còn có kỷ yếu hội thảo khoa học với đề tài:

Lý luận và thực tiễn trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Lào và Việt Nam. Đây là hội thảo khoa học quốc tế đã diễn ra tại Hà

Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2006. Trong kỷ yếu có nhiều tác giả người Lào viết

về KTHH, KTTT, vấn đề thị trường ở Lào. Tuy nhiên, với điều kiện cho phép

của các đề tài, nên công trình không có khả năng đề cập đến vấn đề tác động

của KTTT đối với nền quốc phòng mà chỉ dừng lại ở chừng mực nào đó.

1.3. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trong và

ngoài nước, Luận án tiếp tục nghiên cứu và làm rõ các nội dung sau:

- Luận án sẽ khái quát một số lý luận cơ bản về KTTT, và phân tích

mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng.

- Phân tích tác động của KTTT đối với nền quốc phòng ở CHDCND Lào.

- Trên cơ sở lý luận và thực trạng tác động của KTTT đối với nền

quốc phòng, Luận án đã đề xuất quan điểm và giải pháp để phát huy tác động

tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của KTTT đối với nền quốc phòng ở

CHDCND Lào.

Page 34: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

28

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG

CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG

2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.1.1. Quan niệm về kinh tế thị trường, lịch sử hình thành và phát

triển kinh tế thị trường

2.1.1.1. Quan niệm về kinh tế thị trường

Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội cho thấy, sản xuất và trao

đổi hàng hoá chính là những tiền đề quan trọng ban đầu cho sự ra đời và phát

triển KTTT. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các nhân tố của thị trường

như cung, cầu, giá cả, sẽ tác động theo cách "điều tiết và hướng dẫn" tới quá

trình SXHH, qua đó giúp cho việc luân chuyển, phân bố các nguồn lực sản

xuất, tài nguyên thiên nhiên như vốn, đất đai, lao động,… phục vụ cho sản

xuất, lưu thông. Thị trường ở đây giữ vai trò là một công cụ phân bố nguồn

lực. Khi các nguồn lực và các sản phẩm làm ra trong nền kinh tế được phân

bố bằng phương thức thị trường thì người ta gọi đó là KTTT.

Đại từ điển kinh tế thị trường đưa ra một khái niệm về KTTT là

phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu

thông hàng hoá làm người phân bố tài nguyên chủ yếu, lấy lợi ích vật chất

cung - cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt

động kinh tế và phương thức vận hành kinh tế.

Trên thực tế các nền KTTT được thực hiện dưới rất nhiều dạng thức

khác nhau, tuy nhiên những dạng thức này đều có những đặc trưng đồng nhất

rất cơ bản, đó là:

- Thị trường là cơ sở cho việc phân bố nguồn lực.

- Hệ thống các loại thị trường như: thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị

trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường KH-CN

trở thành đầu mối của sự hoạt động qua lại trong nền kinh tế.

Page 35: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

29

- Các thực thể kinh tế như các doanh nghiệp, các cá nhân tham gia vào

các hoạt động của thị trường theo quy luật của nền KTTT như: quy luật cung -

cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh.

- Trong nền KTTT, sản phẩm và hàng hoá được tự do lưu thông trên

thị trường

- Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật.

Xét về lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, KTTT đã có mầm

mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và được phát

triển rộng rãi trong xã hội TBCN và xã hội XHCN. Tuy KTTT đã có lịch sử

phát triển lâu dài nhưng cho đến nay KTTT ở trình độ cao mới chỉ thể hiện rõ

ở các nền kinh tế TBCN. KTTT là quá trình phát triển cao của KTHH. KTTT

phát triển khi thị trường hàng hoá, dịch vụ thị trường các nhân tố phát triển

đồng bộ, hoàn chỉnh và các quan hệ thị trường phát triển tương đối toàn diện.

Thực tế cho thấy, khái niệm về "kinh tế thị trường" thường hay bị

đánh đồng với khái niệm KTHH phát triển, tức là coi giai đoạn phát triển

cao của KTHH là KTTT. Thậm chí, còn có quan điểm cho rằng KTTT là đặc

trưng riêng có chỉ của CNTB. Quan điểm này không được nhiều người ủng

hộ bởi KTTT tự bản thân nó không phải là kinh tế TBCN, chỉ có các thể chế

KTTT TBCN hay những cách thức sử dụng KTTT TBCN mới là sản phẩm

của CNTB. Tương tự như "sức lao động của con người không phải là tư bản

do bản chất của nó, cũng giống như tư liệu sản xuất không phải là tư bản do

bản chất của chúng. Chỉ khi đạt tới những điều kiện phát triển lịch sử nhất

định thì những tư liệu sản xuất mới có tính chất xã hội đặc thù ấy".

CNTB không sản sinh ra kinh tế hàng hoá, do đó KTTT với đặc cách

là nền KTHH phát triển ở trình độ cao không phải là sản phẩm trực tiếp của

CNTB. Chỉ có một sự thật là cho đến nay, CNTB đã thừa hưởng và khai

thác có hiệu quả nhất các lợi thế của KTTT, biến KTTT thành công cụ hữu

hiệu để phát triển.

Page 36: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

30

Trong khi đó, sự thực của KTTT và KTHH chính là hai mặt của cùng

một sự vật, KTHH phát triển đến trình độ nào thì KTTT cũng sẽ phát triển

đến trình độ đó. Mặc dù KTTT ra đời cùng với KTHH song KTHH là sự khái

quát của sản xuất tiến hành vì mục đích trao đổi. Sự liên kết kinh tế của việc

mua - bán giữa hai bên trong hoạt động SXHH và trao đổi hàng hoá tất nhiên

sẽ hình thành thị trường [33, tr.111].

Thứ nhất: KTHH là một hình thái kinh tế có quá trình phát sinh, phát

triển và diệt vong. Sự phát sinh của nó bắt đầu từ trong lòng hình thái kinh tế

tự nhiên, tự cấp, tự túc và đã có lịch sử hình thành trong một thời gian dài

trong các xã hội tiền TBCN. Nhưng nó chỉ là hình thái kinh tế phụ thuộc, bổ

sung cho hình thái kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc và nó không phải hình thái

kinh tế đóng vai trò phổ biến, đặc trưng cho các xã hội tiền TBCN. Khi đó, hình

thái KTHH chỉ dừng ở trình độ KTHH giản đơn. Sau khi CNTB ra đời và phát

triển, hình thái KTHH có điều kiện phát triển mạnh phá vỡ cơ cấu của hình thái

kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc để hình thành cơ cấu riêng độc lập và trở thành

mặt đối lập phủ định hình thái kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trên thực tiễn.

Sản xuất hàng hoá theo khái niệm chung nhất là sản xuất ra các sản

phẩm không phải để tiêu dùng mà là để bán, trao đổi. C. Mác viết rằng:

Một vật có thể có ích và là sản phẩm lao động của con người,

nhưng không phải là hàng hoá, người nào làm ra sản phẩm để thoả

mãn nhu cầu của bản thân mình thì người đó chỉ tạo ra một giá trị

sử dụng chứ không phải là hàng. Muốn sản xuất ra hàng hoá, người

đó không những phải sản xuất ra một giá trị sử dụng, mà còn phải

sản xuất ra giá trị sử dụng cho người khác, tức là một giá trị sử

dụng xã hội nữa [18, tr.70].

Sản xuất hàng hoá là sự phát triển cao hơn và đối lập với kinh tế tự

nhiên, tự cấp, tự túc. Lịch sử của nó gắn liền với sự phát triển của LLSX và

văn minh xã hội. Trong quan điểm của C. Mác và Ph.Ăng-ghen, hình thái

Page 37: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

31

KT-XH cộng sản chủ nghĩa sẽ không còn SXHH, bởi vì các ông xuất phát từ

chỗ coi xã hội cộng sản tương lai sẽ ra đời trên cơ sở phát triển cao của

LLSX ở các nước TBCN phát triển nhất, ở nước đó SXHH đã đạt đến đỉnh

cao, bước chuyển đó chỉ có thể được thực hiện khi hình thái KTHH đã phát

triển rất cao và nhờ KTHH phát triển đạt trình độ cao đã tạo ra sự phát triển

rất cao của LLSX xã hội, với năng suất lao động cao, của cải dư thừa, xã hội

hoá sản xuất đạt trình độ cao thúc đẩy sự hình thành nhanh các quan hệ sản

xuất XHCN và cộng sản chủ nghĩa, con người, cá nhân phát triển toàn diện

và mỗi người chỉ có thể tìm kiếm lợi ích, thoả mãn nhu cầu cá nhân thông

qua lợi ích của cả cộng đồng xã hội cũng như nhu cầu của cả cộng đồng

được thoả mãn. Khi đó, sản phẩm sản xuất ra sẽ không nhằm mục đích đem

bán kiếm lời hoặc đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua thị trường nữa - tức là

sản phẩm sản xuất ra sẽ không còn là hàng hoá nữa. Đó chính là sự diệt

vong của hình thái KTHH.

Như vậy, sau khi hình thái KTHH đã phát triển đạt trình độ rất cao

trong tương lai, nó sẽ tạo tiền đề sản sinh ra những nhân tố làm xuất hiện và

hình thành một hình thái kinh tế mới ở chính ngay trong lòng nó, hình thái

kinh tế này sẽ dần lớn lên thành mặt đối lập quay lại phủ định hình thái

KTHH cũng giống như hình thái KTHH đã phủ định hình thái kinh tế tự

nhiên, tự cấp, tự túc.

Thứ hai: KTTT với tư cách là giai đoạn phát triển của hình thái

KTHH, nó có nhiều trình độ phát triển cao thấp khác nhau. Ở mỗi trình độ

phát triển của nó có nhiều kiểu mô hình khác nhau. Sự khác nhau về trình độ

phát triển của KTTT trước hết là sự khác nhau về trình độ phát triển của thị

trường: như tính đồng bộ về cơ cấu của thị trường, phạm vi tác động của thị

trường, quy mô và dung lượng của thị trường, tính phụ thuộc lẫn nhau của

các loại thị trường, tính phụ thuộc và tính có tổ chức của thị trường, quan hệ

Page 38: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

32

giữa vai trò của cơ chế tự điều chỉnh của thị trường và nước độ can thiệp của

Nhà nước vào thị trường v.v... Sự khác nhau cơ bản của các mô hình KTTT

trước hết là sự khác nhau về: bố trí LLSX và quan hệ sản xuất, cơ chế vận

hành của nền kinh tế, cơ chế quản lý, chế độ phân phối, quan hệ kinh tế đối

ngoại v.v...

Rõ ràng, không thể đồng nhất KTHH với KTTT, bởi KTHH là một

phạm trù chỉ một hình thái kinh tế nó là một khái niệm tập hợp "mẹ" (khái

niệm lớn nhất của một tập hợp gọi là phạm trù), còn KTTT chỉ là một giai

đoạn phát triển của hình thái KTHH nên nó là khái niệm thuộc tập hợp "con"

nằm trong tập hợp "mẹ". Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sâu hơn ở mục sau.

2.1.1.2. Sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường một hình thức phát triển cao của KTHH. Nền KTTT

dưới CNTB đã được C. Mác trình bày trong Bộ "Tư bản". Ở đó, bản chất xã

hội của nền kinh tế này, quy luật ra đời, vận động phát triển của nó đã được

C. Mác trình bày khá sinh động phong phú và đầy đủ. Sau này, V. I. Lênin là

người kế tục sự nghiệp vĩ đại, đã có những bổ sung vào kho tàng lý luận mácxít

về KTTT. Trước các ông, sau và cả hiện nay, không chỉ các nhà kinh điển của

giai cấp vô sản mà còn nhà kinh điển của giai cấp tư sản cũng đã, đang và

chắc sẽ còn tiếp tục viết về nền kinh tế này.

Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của KTHH, trong đó các

yếu tố đầu vào và đầu ra của nền kinh tế đều thông qua thị trường, các hoạt

động trong nền kinh tế của các quy luật thị trường và các chủ thể tham gia đều

hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi ích. KTTT là thành tựu của nhân loại, trong

lịch sử nó được hình thành và phát triển trong CNTB. Dưới sự tác động của

cuộc cách mạng KH-CN hiện đại, mô hình tổ chức KT-XH này sẽ còn phát

triển cả về trình độ và tính chất của nó.

Lần theo chiều dài của lịch sử cho thấy sự hình thành và phát triển của

KTTT trải qua ba bước chuyển biến:

Page 39: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

33

Bước chuyển biến thứ nhất: Từ mô hình kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự

túc lên mô hình KTHH ở nấc thang thấp nhất là KTHH giản đơn.

Bước chuyển biến thứ hai: Từ mô hình KTHH giản đơn lên mô hình

KTTT tự do. Đó là kinh tế mà thị trường tự do phát triển, điều tiết nền kinh tế.

Mọi vấn đề của nền kinh tế đặt ra đều do thị trường điều chỉnh và quyết định,

Nhà nước không can thiệp vào quá trình kinh tế, mà tiêu biểu là lý thuyết "bàn

tay vô hình" của A. Smith (1753 - 1790) là một nhà kinh tế chính trị học nổi

tiếng thuộc trường phái cổ điển Anh. Lý thuyết "bàn tay vô hình" của A. Smith

thực chất là lý thuyết về cơ chế thị trường tự điều tiết. Lý thuyết này đã đề

cao vai trò của các quy luật kinh tế khách quan trong điều tiết nền KTTT, đề

cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo và tinh thần tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh

của các chủ kinh tế. Coi thị trường tự do là lực lượng, là sức mạnh điều tiết

sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Nhưng trong học thuyết của ông còn mang

tính giáo điều. Theo C. Mác, khi phân tích tái sản xuất "A. Smith đã dưa ra

cái giáo điều lạ lùng mà ngày nay người ta vẫn còn tin một cách mù quáng,…,

theo đó thì toàn bộ giá trị của sản phẩm xã hội phân giải thành thu nhập, nghĩa

là thành tiền công cộng với lợi nhuận (lợi tức) cộng với địa tô" [20, tr.636],

tức là sự biến mất của tư bản bất biến.

Bước chuyển biến thứ ba: Từ mô hình KTTT tự do lên mô hình KTTT

hỗn hợp. Đó là nền kinh tế được điều chỉnh bởi cả hai lực lượng chính phủ và

thị trường. Dựa trên cơ sở kết hợp các lý thuyết của các trường phái "Keynes

mới" và trường phái "cổ điển mới". Từ đó đưa ra lý thuyết về nền kinh tế hỗn

hợp, mà đại biểu chính là P.A Samuelson.

P.A Samuelson là nhà kinh tế học người Mỹ, tác giả của cuốn "kinh tế

học" nổi tiếng và là người đứng đầu trường phái chính hiện đại. Học thuyết

của P.A Samuelson đã đề cập một cách đầy đủ các vấn đề của kinh tế học

hiện đại bao gồm kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô, trong đó lý thuyết

về "nền kinh tế hỗn hợp" là nội dung chủ yếu. Mầm mống của lý thuyết này

đã xuất hiện từ cuối những năm 30 của thế kỷ XIX. Sau chiến tranh thế giới

Page 40: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

34

thứ hai, nó được các nhà kinh tế học Mỹ như A. Hasen tiếp tục nghiên cứu và

được P.A. Samuelson phát triển thành lý thuyết kinh tế học hiện đại. Nếu các

nhà kinh tế phái cổ điển và tân cổ điển say sưa với "bàn tay vô hình" và "cân

bằng tổng quát", phái Keynes và Keynes mới say sưa với "bàn tay nhà nước",

thì P.A. Samuelson cho rằng: để một nền kinh tế vận hành lành mạnh, cần có

cả thị trường và chính phủ "cả thị trường và Nhà nước đều cần thiết cho một

nền kinh tế vận động lành mạnh; thiếu cả hai điều này thì hoạt động của các

nền kinh tế hiện đại chẳng khác gì vỗ tay bằng một bàn tay" [24, tr.94].

Các bước chuyển biến nói trên không diễn ra một cách ngẫu nhiên, mà

tương ứng với một bước chuyển biến chịu sự chi phối bởi trong tiến trình kinh tế

khách quan nhất định. Các tiến trình kinh tế khách quan của sự chuyển biến bắt

nguồn từ trình độ xã hội hoá lao động và theo đó là trình độ xã hội hoá sản xuất

của từng thời kỳ. Có thể khái quát thành ba tiến trình kinh tế khách quan sau đây:

Thứ nhất: Trên cơ sở phân công lao động xã hội và trao đổi thông qua

quan hệ hàng hoá - tiền tệ và thị trường, phá vỡ kinh tế kết cấu tự nhiên, tự cấp, tự

túc; thực hiện tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh và tự chủ. Tiến trình này gắn với

bước chuyển biến thứ nhất từ kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc lên KTHH giản đơn.

Thứ hai: Lấy sự phân công lao động bằng máy móc làm cơ sở kỹ thuật

thông qua công nghiệp hoá để thúc đẩy quá trình chuyển hoá các yếu tố gắn

với đầu vào của sản xuất (máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu, vốn, đất đai).

Đây là quá trình chuyển từ cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp sang cơ cấu

nông - công nghiệp - dịch vụ, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công

nghiệp, từ kỹ thuật thủ công sàng kỹ thuật cơ điện. Tiến trình này gắn với

bước chuyển biến thứ hai từ KTHH giản đơn lên KTTT tự do.

Thứ ba: Tiến trình mở cửa với thế giới bên ngoài. Đây là tiến trình

chuyển từ kỹ thuật cơ điện sang kỹ thuật điện tử tin học văn minh hậu công

nghiệp, từ cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công

nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Thị trường không chỉ ở trong nước mà còn

mở cửa với bên ngoài, độc quyền quốc tế, Nhà nước can thiệp và điều tiết.

Page 41: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

35

Tiến trình này gắn với bước chuyển thứ ba từ KTTT tự do lên KTTT hỗn hợp.

Các tiến trình kinh tế khách quan này trong thời đại ngày nay, các

nước đi sau khi xây dựng KTTT không nhất thiết phải phát triển tuần tự, trái

lại có thể phát triển trong sự lồng ghép, đan xen với nhau để rút gắn đáng kể

về mặt thời gian khi xây dựng mô hình KTTT hỗn hợp.

Qua phân tích trên, có thể xem vị trí, vai trò và quan hệ giữa các phạm

trù, khái niệm KTHH, KTHH giản đơn, KTTT tự do và KTTT hỗn hợp như sau:

Hình 2.1. Các bước chuyển biến và các mô hình phát triển KTHH

trong lịch sử

2.1.2. Các nhân tố cấu thành kinh tế thị trường

2.1.2.1. Các chủ thể tham gia kinh tế thị trường

Trong số các chủ thể tham gia "trò chơi kinh tế thị trường", bên cạnh các

doanh nghiệp và Nhà nước, thì người dân với tư cách là người sản xuất tư nhân

hay người tiêu dùng cũng giữ vai trò là những chủ thể tích cực của nền KTTT.

KINH

TẾ

HÀNG

HOÁ

Mô hình KTTT hỗn hợp

Mô hình KTTT tự do

Mô hình KTHH giản đơn

Mô hình kinh tế tự nhiên

3

2

1

Từ sự ra đời CNTB độc

quyền nhà nước

Từ đầu xã hội tư bản đến

CNTB độc quyền nhà nước

Trước xã hội phong kiến

Trước xã hội chiếm hữu

nô lệ

Page 42: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

36

+ Nhà nước

Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - chủ thể quan trọng của

KTTT. Thực tế phát triển của nền KTTT cho thấy, so với kinh tế tập trung,

vai trò của Nhà nước trong nền KTTT không những không giảm đi, mà còn

ngày càng chứng tỏ như một nhân tố quan trọng không thể thiếu, đảm bảo sự

ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, cách ứng xử của

Nhà nước trong điều kiện KTTT đã đổi khác, các cơ quan Nhà nước về kinh

tế hiện nay không chỉ thực hiện vai trò "cai trị" đối với các doanh nghiệp.

Mà hơn thế, Nhà nước còn chuyển sang thực hiện vai trò "phục vụ" cho phát

triển, chuyển từ một nền kinh tế tập trung quan liêu, sang một nền hành

chính dân chủ.

Để thực hiện được nhiệm vụ nói trên, Nhà nước cần phải thực hiện

những chức năng cơ bản sau:

- Chức năng xây dựng thể chế (khung luật pháp, tạo dựng môi trường

kinh doanh v.v..).

- Cung cấp các hàng hoá công cộng thuần tuý (an ninh quốc gia, trật tự trị

an, kết cấu hạ tầng, ý tế cộng đồng, giáo dục phổ thông, bảo vệ người nghèo…)

- Quan tâm đến các yếu tố ngoại ứng, kiểm soát độc quyền, khắc phục

những lĩnh vực chịu tình trạng thông tin không hoàn hảo và bảo hiểm xã hội.

- Phân phối các hoạt động tư nhân và thực hiện việc phân phối lại của

cải xã hội.

+ Doanh nghiệp

Doanh nghiệp là chủ thể trong hệ thống KTTT. Bởi là nơi trực tiếp sản

xuất ra mọi loại hàng hoá và dịch vụ được trao đổi trên thị trường, doanh

nghiệp (thuộc mọi loại hình và mọi thành phần) chính là "các viên gạch" tạo

ra nền tảng của KTTT. Vì thế, xây dựng và hoàn thiện thể chế doanh nghiệp

với tư cách là một chủ thể quan trọng của KTTT được coi là khâu sống còn,

chi phối ở mức độ lớn động thái của nền kinh tế này.

Với tư cách là các chủ thể tích cực của nền KTTT, các doanh

Page 43: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

37

nghiệp có thể rất khác nhau nếu xét theo nguồn gốc vốn đầu tư hoặc sở hữu

vốn đầu tư, vốn góp. Ví dụ, đó có thể là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà

nước, doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể, doanh nghiệp thuộc sở hữu tư

nhân, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh

và các doanh nghiệp thuộc sở hữu hỗn hợp khác. Nếu xét theo trách nhiệm

của chủ sở hữu các doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp trách nhiệm hữu

hạn và doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn. Các doanh nghiệp còn có thể

được phân chia thành các loại doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp

công ích. Nếu xem xét từ khía cạnh hình thức pháp lý, các doanh nghiệp có

thể là các công ty Nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp danh, công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành

viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, v.v...

Với tư cách là một chủ thể quan trọng của nền KTTT, sự phát triển

của các doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng lớn, có ảnh hưởng đến sự tồn vong

của một nền KTTT.

Trong khi các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào môi trường thể chế

kinh tế nói chung (mức độ can thiệp của Nhà nước vào thị trường và hoạt

động của doanh nghiệp; mức độ tự do cạnh tranh và quyền bình đẳng của các

doanh nghiệp; mức độ tuân thủ các quy luật thị trường của cả doanh nghiệp

lẫn bộ máy Nhà nước), sự phát triển của bản thân nó cũng góp phần không

nhỏ vào việc làm biến đổi khung thể chế này.

+ Người tiêu dùng

Nền KTTT là nền kinh tế sản xuất ra nhằm mục tiêu để bán, tức là

người sản xuất là người bán những hàng hoá sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu

của người mua - người mua chính là người tiêu dùng.

Người tiêu dùng có thể gồm tập thể, tập đoàn người hoặc cá nhân. Khi

hàng hoá đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho một tổ chức, một tập đoàn người tức

là cho một tập thể. Hoặc hàng hoá đó đáp ứng cho tiêu dùng cá nhân.

Người tiêu dùng trong nền KTTT đóng một vai trò hết sức quan trọng

Page 44: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

38

vì nhu cầu của họ là căn cứ cho sự phát triển sản xuất trong nền KTTT. Thực

tế cho thấy trong nền KTTT nếu các nhà sản xuất không căn cứ vào nhu cầu

tiêu dùng của xã hội để tiến hành sản xuất sẽ thất bại. Như vậy, người tiêu

dùng đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò không thể thiếu của mình trong

nền KTTT.

2.1.2.2. Hệ thống các loại thị trường

+ Khái niệm về thị trường

Kinh tế thị trường thường thực hiện tất cả những chức năng của nó

thông qua các thị trường. Cơ chế tự điều tiết của thị trường giúp cho việc phân

bổ các nguồn lực xã hội cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản (sản

xuất cái gì, cho ai và như thế nào?) được thực hiện một cách hoàn hảo nhất. Thị

trường là một phạm trù kinh tế trung tâm của KTTT và gắn liền với sự phát

triển của LLSX. Thị trường được hình thành trong quá trình lưu thông, mua bán

và trao đổi hàng hoá với sự hỗ trợ của các phương tiện thanh toán. Khi phân tích

vấn đề thị trường trong mối quan hệ với sự phát triển của CNTB V. I. Lênin

đưa ra kết luận là: khái niệm "thị trường" hoàn toàn không thể tách rời khái

niệm phân công lao động được. Ông viết: "Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã

hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy, có thị trường. Quy mô của thị trường

gắn chặt với trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội" [13, tr.114].

Trong ngôn ngữ của kinh tế học hiện đại khái niệm thị trường mang

nhiều nội hàm khác nhau.

- Cách tiếp cận thứ nhất: Là cách tiếp cận theo nghĩa thông thường.

Thị trường được hiểu như là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán thực

hiện trao đổi hàng hoá. Đây là cách tiếp cận mang tính chất lịch sử khi các thị

trường bắt đầu từ các địa điểm như một nơi họp chợ hay một quảng trường,

chỗ có nhiều người mua và người bán. Cách tiếp cận này vẫn còn được áp

dụng cho đến ngày nay, khi thị trường là các khu trung tâm thương mại, các

sàn giao dịch. Như vậy, đơn giản nhất thị trường có thể hiểu như một nơi diễn

ra các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá.

Page 45: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

39

- Cách tiếp cận thứ hai: Là cách tiếp cận dưới góp độ thể chế đối với

thị trường xuất hiện khi phạm vi thị trường được mở rộng vượt ra khỏi những

khuôn khổ chật hẹp về mặt địa lý. Người mua, người bán không phải gặp

nhau trực tiếp và cũng không phải tập trung tại một điểm cố định để thực hiện

các nhu cầu mua, bán và trao đổi hàng hoá của họ. Các hoạt động mua, bán

được thực hiện qua mạng Internet thông qua những thị trường "ảo", thị trường

trên mạng, với sự hỗ trợ của những phương tiện thông tin liên lạc hiện đại

như thư điện tử, Fax, v.v... Để các hoạt động này diễn ra trôi chảy và đảm bảo

tính chất pháp lý của chúng, cần phải có một thể chế để điều chỉnh hành vi

của người mua và người bán trên thị trường. Một thể chế có thể được hiểu

như một cách thức kết cấu của tương tác xã hội đã được thiết lập và thừa nhận

chung. Nhưng yếu tố cơ bản của một thể chế bao gồm: các quy tắc (được quy

định bởi pháp luật hoặc các chuẩn mực), cơ chế thi hành và các tổ chức nhằm

bảo đảm thực hiện các quy tắc đó.

- Cách tiếp cận thứ ba: Là từ góc độ các yếu tố cấu thành của thị

trường cũng như hệ thống quan hệ giữa các yếu tố đó. Các chủ thể kinh tế (cả

người bán và người mua) sẽ cạnh tranh với nhau để xác định giá cả và khối

lượng của các loại hàng hoá.

Bàn về thị trường ở Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nguyễn Đình

Hương (chủ biên) viết: "Một số tổng quát, thị trường là một phạm trù của

sản xuất và lưu thông hàng hoá, phản ảnh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa

người mua và người bán đã được thể chế hoá nhằm xác định giá cả và khối

lượng hàng hoá" [10, tr.12].

Như vậy, thị trường chứa đựng tổng cung, tổng cầu, mối quan hệ cung -

cầu, mức giá và những yếu tố không gian, thời gian, xã hội đối với một loại

sản phẩm nào đó của nền SXHH. Mức độ phát triển của thị trường phản ánh

trình độ phát triển của nền kinh tế.

+ Phân loại hệ thống các loại thị trường

Hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về phân loại thị

Page 46: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

40

trường. Các thị trường cũng được phân loại dựa trên nhiều tiêu thức khác

nhau. Cách phân loại thị trường khá phổ biến là căn cứ vào quá trình sản xuất

và lưu thông hàng hoá, thị trường được chia thành ba loại:

- Thị trường các yếu tố đầu vào (các yếu tố sản xuất, kinh doanh) như

thị trường vốn, lao động v.v…

- Thị trường đầu ra, chủ yếu là thị trường hàng hoá và dịch vụ.

- Thị trường các yếu tố hỗ trợ (khoa học và công nghệ).

- Trên thị trường đầu ra, các chủ thể của nền kinh tế (Nhà nước, doanh

nghiệp, người lao động, các hộ gia đình và các tổ chức KT-XH khác) trao đổi

những sản phẩm, chủ yếu là các sản phẩm cuối cùng, được sản xuất ra bao

gồm cả hàng hoá và dịch vụ.

Phương thức phân loại thị trường trên đây có một điểm hạn chế khó

khắc phục là ranh giới giữa thị trường đầu vào và đầu ra trong nhiều trường

hợp là khá mờ nhạt hoặc không thể phân biệt. Đầu vào của ngành này có thể

là đầu ra của một ngành khác. Chính vì vậy, cách phân loại như trên chỉ mang

tính chất tương đối. Hơn nữa thị trường đầu vào và đầu ra có một mối quan hệ

gắn bó khăng khít. Không thể có một thị trường đầu vào phát triển mạnh mẽ

nếu thị trường đầu ra bị bóp nghẽn hay không tồn tại.

Một cách phân loại khác là căn cứ vào thuộc tính hàng hoá được trao

đổi trên thị trường. Điểm hạn chế của cách phân loại này là có quá nhiều loại

sản phẩm trên thực tế và không thể hiện được mối liên hệ giữa các loại thị trường.

Kết hợp các cách phân loại trên, hệ thống thị trường trong nền KTTT

bao gồm các thị trường cơ bản như: (i) thị trường hàng hoá và dịch vụ, (ii) thị

trường lao động, (iii) thị trường bất động sản, (iv) thị trường tài chính và (v) thị

trường khoa học và công nghệ.

• Thị trường hàng hoá và dịch vụ

Thị trường hàng hoá và dịch vụ là bộ phận cơ bản của thị trường

đầu ra của nền kinh tế và có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống

KT-XH. Theo nghĩa hẹp, thị trường hàng hoá và dịch vụ là nơi diễn ra các

Page 47: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

41

hoạt động mua, bán các loại hàng hoá và dịch vụ. Mặt khác, khi nói đến thị

trường hàng hoá và dịch vụ, chủ yếu đề cập đến các loại hàng hoá và dịch

vụ là sản phẩm cuối cùng và phục vụ tiêu dùng. Các loại hàng hoá và dịch

vụ phục vụ sản xuất thường được phân tích sâu hơn trong thị trường các

yếu tố sản xuất. Thị trường hàng hoá và dịch vụ bao gồm toàn bộ các quan

hệ trao đổi mua, bán hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể tham gia thị

trường đã được thể chế hoá.

• Thị trường sức lao động

Thị trường sức lao động (thường gọi là thị trường lao động) là một

trong những loại thị trường cơ bản và có một vị trí quan trọng trong hệ thống

các loại thị trường. Quá trình hình thành cũng như sự vận động của thị trường

lao động có những đặc điểm riêng biệt.

• Thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản là địa điểm mà những người có bất động sản

sẵn sàng bán nó ra và những người cần bất động sản gặp gỡ nhau để kiếm lời

lẫn nhau theo sự thoả thuận với nhau.

Trong các loại hình bất động sản thì đất đai có vai trò đặc biệt quan

trọng và mọi vấn đề phát sinh trong thị trường bất động sản hầu hết đều bắt

nguồn từ đất đai. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, khi nói đến thị trường bất

động sản thì nó được hiểu tương tự là thị trường đất đai và ngược lại.

• Thị trường tài chính

Thị trường tài chính là toàn bộ những quan hệ trao đổi mua bán những

sản phẩm tài chính đã được thể chế hoá. Thuật ngữ sản phẩm tài chính ở đây

được hiểu với một phạm vi rộng lớn bao gồm các loại giấy tờ có giá trị được

đảm bảo bởi luật pháp. Có nhiều tiêu thức phân loại thị trường tài chính. Trước

hết, căn cứ vào tính chất của các loại sản phẩm tài chính được mua bán, trao

đổi, thị trường tài chính có hai loại là thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

• Thị trường khoa học và công nghệ

Mặc dù có thể còn có ý kiến khác nhau, song nhiều ý kiến nhất trí

Page 48: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

42

cho rằng: một mặt KH-CN đã trở thành LLSX trực tiếp (bao gồm cả khoa

học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn…) do con người tạo ra và thông

qua con người tác động trở lại đời sống KT-XH. Vì vậy, nó đòi hỏi phải có

chính sách đầu tư cho KH-CN một cách thích ứng. Mặt khác, thời gian cho

một phát minh mới của KH-CN ra đời thay thế cho phát minh cũ có xu

hướng rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng vào sản xuất và đời sống ngày

càng mở rộng. Vì vậy, đòi hỏi cần được kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược

KH-CN với chiến lược KT-XH.

Khoa học - công nghệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.

Chính vì vậy, phát triển KH-CN luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các

chính phủ.

2.1.2.3. Cơ chế vận hành của nền kinh tế: nền kinh tế thị trường

vận hành theo cơ chế thị trường

Trong nền KTTT có một loạt những quy luật kinh tế vốn có của nó

như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, v.v… Các quy

luật đó đều biểu hiện sự hoạt động của mình thông qua giá cả thị trường. Nhờ

có sự vận động của giá cả thị trường mà diễn ra một sự thích ứng một cách tự

phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất (tổng cung) với khối lượng và cơ

cấu nhu cầu của xã hội (tổng cầu), tức là sự hoạt động của các quy luật đó đã

điều tiết nền sản xuất xã hội.

Cơ chế thị trường là cơ chế điều tiết của nền kinh tế thị

trường do sự tác động của các quy luật vốn có của nó. Nói một cách

cụ thể hơn, cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng

lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả cung - cầu, cạnh

tranh… trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền

kinh tế thị trường [4, tr.351].

Theo quan điểm nghiên cứu sinh, CCTT là tổng thể các yếu tố,

phương thức tác động trên thị trường, chịu sự chi phối của các quy luật khách

quan, trực tiếp là quy luật vốn có của KTTT, đảm bảo cho nền kinh tế có thể

Page 49: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

43

vận động và tái vận động được, tạo cơ sở khách quan để các chủ thể kinh tế

ứng xử kịp thời và có hiệu quả những vấn đề cơ bản mà KTTT đặt ra. CCTT

là một bộ máy tinh vi để phân phối một cách không tự giác hoạt động của

người tiêu dùng với các nhà sản xuất. CCTT tự phát sinh và phát triển cùng

với sự phát triển của KTTT. Ở đâu có sản xuất và có trao đổi hàng hoá thì ở

đó có thị trường và do đó có CCTT hoạt động.

Từ những khái niệm trên có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Thức nhất, CCTT trong mối quan hệ với bản chất của nó là các quy

luật kinh tế khách quan mà trực tiếp là các quy luật: giá trị, lưu thông tiền tệ,

cạnh tranh và cung cầu.

Thứ hai, sự vận hành CCTT thông qua các nhân tố: cạnh tranh, cung

cầu, thị trường, giá cả thị trường, trong đó giá cả thị trường là trung tâm - làm

tín hiệu để điều tiết hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế.

Thứ ba, mục tiêu và hoạt động của KTTT và CCTT là lợi nhuận, coi

lợi nhuận siêu ngạch (tối đa) là động lực trực tiếp.

Cơ chế thị trường lấy giá cả làm tín hiệu để điều tiết hoạt động cụ thể

trong nền kinh tế. Giá cả thị trường có chức năng thông tin, phân bố các

nguồn lực và thúc đẩy tiến bộ KH-CN.

- Chức năng thông tin

Những thông tin về giá cả thị trường cho người sản xuất biết được tình

hình sản xuất trong các ngành, biết được tương quan cung - cầu, biết được sự

khan hiếm đối với các loại hàng hoá. Như vậy, những thông tin về giá cả điều

chỉnh hướng sản xuất và quy mô sản xuất, từ đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất

sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.

- Chức năng phân bố các nguồn lực kinh tế

Sự biến động của giá cả sẽ dẫn đến sự biến động của cung - cầu sản

xuất và tiêu dùng và dẫn đến sự biến đổi trong phân bố các nguồn lực kinh tế.

Những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi giá cả thấp, do đó lợi nhuận thấp

đến nơi giá cả cao, do đó lợi nhuận cao, tức là các nguồn lực sẽ được chuyển

Page 50: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

44

đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất, cân đối giữa tổng cung

và tổng cầu.

- Chức năng thúc đẩy tiến bộ KH-CN

Để cạnh tranh được về giá cả và thu được lợi nhuận cao, những

người sản xuất giảm chi phí đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng KH-CN

tiên tiến. Để thực hiện tốt chức năng này, những người sản xuất sẽ dùng

công thức: AV = GO - IC để tính toán. Muốn tăng AV thì phải giảm IC

(AV: giá trị gia tăng, GO: giá trị sản xuất, IC: chi phí trung gian), công

thức này có nghĩa là giá trị gia tăng là phần còn lại sau khi giá trị sản xuất

trừ đi chi phí trung gian.

Hình 2.2: Cơ chế thị trường

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

Các điều kiện kinh tế khách quan

- Tính chất và trình độ phát

triển của LLSX

- Phân công lao động xã hội

Các quan hệ kinh tế giữa

người với nhau trong quá

trình sản xuất và tái sản xuất

Các quy luật kinh tế

khách quan vận động trong

nền KTTT

Các yếu tố

và phương thức

tác động

Thị

trường

Sản xuất

như thế nào

Sản xuất

cho ai

Sản xuất

cái gì

Các quy luật

kinh tế khác

Quy luật giá trị

Quy luật lưu

thông tiền tệ Quy luật cạnh tranh Quy luật cung cầu

Page 51: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

45

Khi phân tích CCTT về mặt phương pháp luận nhất thiết phải chỉ rõ cả

hai mặt: mặt ưu điểm của CCTT đối với sự phát triển của KT-XH, đồng thời

cũng chỉ ra mặt khuyết điểm của CCTT. Cả hai mặt đó đã ảnh hưởng tác động

như thế nào đối với đời sống KT-XH và quốc phòng an ninh.

• Ưu điểm cơ bản của cơ chế thị trường

Thứ nhất, CCTT có thể kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế

và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tự do của các chủ thể kinh tế,

nhờ đó động viên được các nguồn lực của xã hội và tiết kiệm các nguồn lực

đó, thúc đẩy việc ứng dụng những tiên tiến của KH-CN mới vào sản xuất kinh

doanh, phát triển nền KTHH nhanh chóng.

Thứ hai, nhờ thị trường mà có thể thoả mãn nhu cầu nguồn hàng, tính

đa dạng phong phú của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng,

đồng thời tạo ra được một khối lượng sản phẩm hàng hoá để đáp ứng được

mọi nhu cầu của xã hội.

Thứ ba, thị trường nó mang tính mềm dẻo, linh hoạt, năng động. Nó

có khả năng thích nghi cao đối với điều kiện KT-XH thay đổi làm thích ứng

kịp thời về khối lượng và cơ cấu sản xuất với khối lượng và cơ cấu tiêu dùng.

Thứ tư, CCTT buộc mọi người phải đề cao xã hội, đề cao người tiêu dùng,

đề cao khách hàng với tư cách là "thượng đế" của các chủ thể sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, CCTT đề cao tự do kinh tế, thừa nhận lấy cá nhân với tư

cách là động lực to lớn của sự phát triển KT-XH.

Thứ sáu, công cụ hay phương tiện số một của CCTT là tiền tệ và

thông qua công cụ đó làm cho toàn bộ hoạt động kinh tế của con người trở nên

năng động và nhạy cảm, cho phép thoả mãn nhu cầu muôn vẻ của con người.

Thứ bảy, CCTT đề cao tính cạnh tranh, dám chấp nhận rủi ro nên nó

tạo ra được một cơ chế hàng hoá, loại bỏ những KH-CN, doanh nghiệp và

những giám đốc lạc hậu, lỗi thời. Bình tuyển KH-CN mới thích hợp, những

kinh nghiệp kinh doanh có lãi và giám đốc có lãi và qua đó thúc đẩy KTTT và

KH-CN phát triển theo hướng ngày càng mở rộng và hiện đại.

Page 52: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

46

Nhờ những ưu điểm và tác động đó, CCTT có thể giải quyết được

những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh doanh. Nó là cơ chế tốt nhất điều tiết

nền sản xuất xã hội.

Tuy nhiên, sự thành công của cơ chế đó là điều kiện: các yếu tố sản

xuất được lưu động di chuyển dễ dàng, giá cả thị trường có tính linh hoạt,

thông tin thị trường phải nhanh nhạy và các chủ thể thị trường phải năm được

đầy đủ thông tin liên quan.

• Những khuyết tật của cơ chế thị trường

Cùng với những tác động tích cực đối với đời sống KT-XH, CCTT

chứa đựng trong lòng nó những khuyết tật.

Thứ nhất, dưới sự tác động của các quy luật giá trị, cạnh tranh, cung

cầu v.v…, CCTT có tính tự phát rất cao và tính tự phát đó làm nảy sinh những

hiện tượng khủng hoảng kinh tế, phá sản, thất nghiệp, phân hoá giàu - nghèo,

bất công xã hội.

Thứ hai, tiền tệ chỉ là công cụ hay phương tiện số một để sản xuất kinh

doanh, nhưng trong CCTT tự phát đã biến tiền tệ thành mục đích, thành thước

đo địa vị xã hội của mỗi người, nên đã dẫn đến những thủ đoạn, những hành vi

vô đạo đức, làm tha hoá con người, coi thường công lý và pháp luật.

Thứ ba, CCTT chi phối các chủ thể kinh tế theo hướng khuyến khích

họ chạy đua theo lợi nhuận. Do chạy theo lợi nhuận mù quáng, các chủ thể

kinh tế dễ dẫn đến lạm dụng tài nguyên của xã hội, vi phạm các quy luật của

tự nhiên, khi khai thác sử dụng gây cho xã hội phải chịu những khoản phụ phí

thêm do khai thác khó khăn hơn, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước và môi

trường sinh thái.

Trong hai mặt ưu điểm và khuyết tật của CCTT, thì mặt ưu điểm là cơ

bản. Các khuyết tật trên không được thuyên giảm chừng nào pháp luật của

nghiêm minh và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước chưa được tăng cường.

Vì vậy, vận động theo CCTT đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước vào

Page 53: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

47

các quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn thì mức độ quản lý của

Nhà nước khác nhau.

2.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG - CƠ SỞ

KHÁCH QUAN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN

QUỐC PHÒNG

2.2.1. Những vấn đề cơ bản về mặt lý luận của mối quan hệ giữa

kinh tế với quốc phòng

2.2.1.1. Khái niệm "quốc phòng", "nền quốc phòng" và "kinh tế"

Để cho sự phân tích xem xét mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng

của đất nước được thuận lợi, việc thống nhất một số phạm trù liên quan như:

quốc phòng, nền quốc phòng, sức mạnh quốc phòng (SMQP) là hết sức cần thiết.

• "Quốc phòng" là:

Công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các

hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn

hoá, khoa học… của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước,

tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là

đặc trưng nhằm giữ được hoà bình, đẩy lùi và ngăn chặn các hoạt

động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh dưới

các hình thức và quy mô. Quốc phòng là hoạt của cả nước, trong đó

lực lượng vũ trang là nòng cốt [29, tr.446].

• "Nền quốc phòng"

Nền quốc phòng ở đây là nền quốc phòng toàn dân. Nền QPTD là sức

mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, tinh

thần mang tính chất toàn dân, toàn diện. Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.

Xây dựng nền QPTD bằng phát huy và kết hợp sức mạnh của các tổ

chức, các cấp, các lực lượng, các dân tộc, các địa phương trên cả nước, sức

mạnh của các lĩnh vực xã hội. Sức mạnh trong nước với sức mạnh ở ngoài

nước, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của điều kiện xã hội

với sức mạnh của điều kiện tự nhiên.

Page 54: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

48

Nội dung xây dựng nền QPTD bao gồm xây dựng lực lượng quốc

phòng, tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng.

Xây dựng tiềm lực quốc phòng.

Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể

huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Tiềm lực quốc phòng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nhưng tập

trung nhất ở bốn tiềm lực cơ bản: tiềm lực chính trị, tinh thần; tiềm lực kinh

tế; tiềm lực khoa học - công nghệ; tiềm lực quân sự.

Xây dựng tiềm lực quốc phòng: bao gồm xây dựng tiềm lực chính trị

tinh thần; tiềm lực kinh tế; tiềm lực khoa học - công nghệ; tiềm lực quân sự.

+ Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần:

- Tiềm lực chính trị, tinh thần là khả năng về chính trị, tinh thần có thể

huy động tạo nên sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Tiềm lực

chính trị, tinh thần là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh của nền quốc phòng,

có tác động to lớn đến hiệu quả xây dựng và sử dụng các tiềm lực khác. Tiềm

lực chính trị, tinh thần phản ánh thái độ chính trị của nhân dân đối với quốc

gia, đối với chế độ chính trị.

- Nội dung xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần.

Xây dựng tình yêu quê hương đất nước, niềm tin đối với sự lãnh đạo

của Đảng, sự quản lý của nhà nước, đối với chế độ XHCN. Xây dựng hệ

thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nâng cao cảnh giác cách mạng cho cán

bộ, đảng viên và nhân dân trước những âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ

thù. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước.

Chú trọng giáo dục QPTD.

+ Xây dựng tiềm lực kinh tế:

- Tiềm lực kinh tế của nền QPTD là khả năng về kinh tế của đất nước

có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho quốc phòng. Tiềm lực kinh tế là

Page 55: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

49

nhân tố cơ bản tạo sức mạnh vật chất cho nền quốc phòng, là cơ sở vật chất

của các tiềm lực khác.

- Nội dung xây dựng tiềm lực kinh tế.

Đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Kết hợp

chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng - an

ninh. Có kế hoạch chuyển sản xuất từ thời bình sang thời chiến và duy trì sự

phát triển của nền kinh tế.

+ Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ.

Tiềm lực khoa học - công nghệ của nền QPTD là khả năng về khoa học

(khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn) và công nghệ của quốc gia có

thể khai thác, huy động để phục vụ cho quốc phòng.

Khoa học - công nghệ là nền tảng, động lực đẩy mạnh CNH, HĐH, là

nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, củng cố, tăng cường quốc

phòng. Tiềm lực khoa học - công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát

triển của khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự, cơ cấu tổ chức các lực lượng

vũ trang, công tác chỉ huy, quản lý bộ đội…

- Nội dung xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa

học kỹ thuật, nhất là cán bộ đầu ngành, cán bộ trẻ. Hoàn thiện hệ thống cơ sở

hạ tầng, phòng thí nghiệm, tạo tiềm lực khoa học - công nghệ đủ mạnh làm

nòng cốt cho phát triển khoa học - công nghệ của đất nước và môi trường

quân sự. Phối hợp giữa các ngành khoa học trong và ngoài quân đội để nghiên

cứu các vấn đề: chiến lược quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang, phát

triển công nghiệp quốc phòng… Làm tốt công tác nghiên cứu và ứng dụng kết

quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.

+ Xây dựng tiềm lực quân sự.

- Tiềm lực quân sự của nền QPTD là khả năng về vật chất và tinh thần có thể

huy động để tạo thành sức mạnh phục vụ cho nhiệm vụ quân sự trong chiến tranh.

Page 56: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

50

Tiềm lực quân sự là nhân tố cơ bản, là nòng cốt ucả tiềm lực quốc

phòng, biểu hiện trực tiếp sức mạnh quân sự của nhà nước, giữ vai trò nòng

cốt để bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.

- Nội dung xây dựng tiềm lực quân sự.

Tiềm lực quân sự được xây dựng dựa trên nền tảng của các tiềm lực

trên. Xây dựng tiềm lực quân sự cần tập trung vào các nội dung sau:

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện.

Gắn quá trình CNH, HĐH đất nước với quá trình tăng cường vũ khí

trang bị cho các lực lượng vũ trang nhân dân.

Xây dựng đội ngũ cán bộ trong lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tăng cường nghiên cứu khoa học quân sự trong chiến đấu nhân dân

bảo vệ tổ quốc hiện nay. Tăng cường giáo dục QPTD, nhất là đối với cán bộ

chủ chốt các cấp, các ngành và sinh viên.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.

- Thế trận quốc phòng là sự tổ chức, bố trí lực lượng mọi mặt của đất

nước và của toàn dân trên toàn bộ lãnh thổ theo ý định chiến lược bảo vệ Tổ

quốc (thực chất là bố trí lực lượng chính trị, lực lượng quân sự, kinh tế, khoa

học, công nghệ, dân cư… để hình thành thế trận bảo vệ Tổ quốc ở từng địa

phương, từng vùng, từng hướng và trên phạm vi cả nước).

Ngày nay, xây dựng thế trận quốc phòng trước hết phải xây dựng "thế

trận lòng dân". Thực hiện toàn dân giữ nước nhằm bảo vệ Tổ quốc XHCN.

- Một số nội dung chính về xây dựng thế trận.

Xây dựng thế trận QPTD phải toàn diện, nhưng tập trung vào:

Phân vùng chiến lược về quốc phòng - an ninh gắn với phân vùng kinh

tế - xã hội và xây dựng hậu phương chiến lược.

Xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc trong

hệ thống phòng thủ chung của cả nước.

Page 57: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

51

Tổ chức phòng thủ dân sự, bảo đảm toàn dân đánh giặc và phòng tránh

khắc phục hậu quả chiến tranh.

Việc xây dựng nền quốc phòng ở Lào theo quan điểm của Đảng NDCM

Lào là một nền QPTD mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nỗ lực phấn đấu,

đó là nền quốc phòng mang tính chất: của dân, do dân, vì dân, phát triển theo

hướng toàn diện, độc lập, tự do, tự chủ, tự cường và ngày càng hiện đại dưới sự

lãnh đạo của Đảng và quản lý điều hành của Nhà nước, nhằm giữ hoà bình, ổn

định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi loại hình xâm lược và bạo loạn lật đổ

của các thế lực đế quốc, phản động, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Lào [47, tr.6].

Sức mạnh quốc phòng - khả năng và mức độ chuẩn bị mọi mặt để bảo

vệ đất nước chống lại xâm lược. SMQP là tổng thể các tiềm lực quân sự, tiềm

lực kinh tế, tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực khoa học và phụ thuộc trực

tiếp vào phương thức sản xuất, trình độ phát triển kinh tế, phát triển xã hội-

chính trị và phát triển văn hoá của đất nước. SMQP thể hiện trực tiếp ở số

lượng và chất lượng của LLVT và khả năng động viên của Nhà nước chống

xâm lược [6, tr.537-538].

Sức mạnh quân sự là tổng thể lực lượng vật chất và tinh thần của một

nước (của liên minh các nước) và khả năng huy động các lực lượng đó để thực

hiện mục đích của chiến tranh. Sức mạnh quân sự là biểu hiện của các tiềm lực

quân sự, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, chính trị - tinh thần và được thể hiện ở

lực lượng vũ trang (LLVT), ở khả năng của LLVT thực hiện những nhiệm vụ

của Ban lãnh đạo chính trị đặt ra. Sức mạnh của nền QPTD là sức mạnh tổng

hợp của tất cả các nhân tố tạo nên nền quốc phòng đó bao gồm sức mạnh quân

sự của Nhà nước, sức mạnh kinh tế, sức mạnh chính trị tinh thần, sức mạnh về

KH-CN… Trong đó, sức mạnh quân sự của Nhà nước là đặc trưng. Như vậy, là

bao hàm trong đó quân đội với tư cách là một thực thể cơ cấu tổ chức tạo thành

một LLVT, biên chế, tổ chức, nghệ thuật quân sự và sức mạnh chiến đấu.

Page 58: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

52

• "Kinh tế" với tư cách là hệ thống tổ chức nhằm sản xuất, phân phối,

tiêu dùng của cải của xã hội luôn là nền tảng của sự tồn tại của loài người. Khi

xã hội chưa có giai cấp, chưa có Nhà nước, chưa có vấn đề cạnh tranh kinh tế

và vấn đề đối lập lợi ích kinh tế giữa nhóm người này với nhóm người khác,

quốc gia này với quốc gia khác. Do vậy, chưa có hành vi chiếm đoạt, nên chưa

cần có hoạt động bảo vệ các thành quả kinh tế. Tuy nhiên, cùng với sự phát

triển của LLSX, sự xuất hiện của giai cấp và Nhà nước, chiến tranh đã trở thành

một hiện tượng khá thường xuyên. Thực tế này đã khiến các nhà tư tưởng, các

nhà kinh tế, các nhà quân sự phải quan tâm tới mỗi quan hệ giữa chiến tranh

với kinh tế, giữa sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế. Nhưng về vấn đề này

có hai quan điểm khác nhau, ít nhiều đều mang tính phiến diện. Quan điểm

thứ nhất đề cao có tính chất sùng bái vai trò của kinh tế, cho rằng muốn giành

thắng lợi trong chiến tranh thì phải có điều kiện là phải có tiền. Quan điểm

ngược lại mà đại biểu là một nhà tư tưởng chính trị, nhà sử học người Ý

Makiavenli lại nói: "không phải vàng tạo nên thần kinh của chiến tranh mà là

những người lính giỏi, bởi vì vàng không đủ tạo ra những người lính giỏi

nhưng những người lính giỏi thì bao giờ cũng tìm được vàng" [25, tr.11].

Khẳng định rằng các cuộc chiến tranh đều có nguồn gốc từ kinh tế và

đến lượt nó chiến tranh lại có tác động trở lại đối với nền kinh tế, chủ nghĩa

Mác - Lênin đã giải quyết một cách khoa học mối quan hệ biện chứng giữa

chiến tranh và kinh tế. Nguồn gốc kinh tế của chiến tranh biểu hiện ở chỗ

nguyên nhân nảy sinh các cuộc chiến tranh xét cho đến cùng đều bắt rễ từ

mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, ở chỗ chế độ kinh tế quy định bản chất, tính chất

và các mục tiêu chính trị của chiến tranh. Chiến tranh chính là sự tiếp tục của

chính trị bằng các phương tiện bạo lực. V.I.Lênin đã chứng minh rằng tính

chất xâm lược, khát vọng chiến tranh, việc chuẩn bị và tiến hành chiến tranh

không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà là một thuộc tính vốn có của chủ

nghĩa đế quốc, hình thành từ bản chất kinh tế của nó và phát triển song song

Page 59: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

53

với nhau. Do vậy, chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc thì vẫn còn cơ sở xã hội

của chủ nghĩa quân phiệt và có nghĩa là còn nguy cơ chiến tranh.

Kinh tế không chỉ là nguyên nhân của chiến tranh mà còn là cơ sở vật

chất để tiến hành chiến tranh, có ảnh hưởng quyết định đối với quy mô, thời

gian, cường độ của chiến tranh. Nó cũng có ảnh hưởng quyết định đến sự phát

triển của toàn bộ công tác quân sự, đến quy mô, cơ cấu, tổ chức của các

LLVT, đến các hình thức và phương pháp tiến hành chiến tranh, đến tình hình

và sự phát triển nghệ thuật quân sự. Chiến tranh và công tác quân sự bị chế

định bởi điều kiện kinh tế, bị phụ thuộc vào kinh tế. Đó là, mối quan hệ bản

chất giữa chiến tranh và kinh tế, mối quan hệ bền vững, lặp đi, lặp lại và có

chiều hướng ngày càng khăng khít, đó là một quy luật khách quan. Tuy nhiên,

không nên tuyệt đối hoá quy luật đó. Ưu thế kinh tế tự nó không thể đảm bảo

giành thắng lợi trong chiến tranh.

Từ sự phân tích về mối quan hệ giữa chiến tranh và kinh tế, giữa sức

mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế, cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế

và quốc phòng. Ở đây, cần nhấn mạnh rằng, mối quan hệ giữa sức mạnh kinh

với sức mạnh quân sự được nhận thức và vận dụng khác nhau, tuỳ theo nhận

thức mà từng chế độ xã hội theo đuổi. Có những nước sự kết hợp này là nhằm

tiến hành chiến tranh xâm lược. Với những nước khác đó là để củng cố nền an

ninh quốc phòng, nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh

thổ, tài sản và tính mạng nhân dân bằng sức mạnh bạo lực. Quốc phòng có

mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế. Một nền kinh tế phát triển toàn diện là điều

kiện xây dựng một nền quốc phòng mạnh, còn một nền quốc phòng mạnh sẽ

tạo điều kiện và môi trường phát triển, bảo vệ tốt thành quả kinh tế. Do vậy,

một quốc gia độc lập, có chủ quyền, muốn tồn tại và phát triển đều phải biết

kết hợp hài hoà xây dựng kinh tế và xây dựng quốc phòng.

2.2.1.2. Sự phụ thuộc của quốc phòng đối với kinh tế

Thứ nhất, nguồn gốc và cơ sở của quốc phòng do kinh tế quy định.

Page 60: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

54

Quốc phòng được xây dựng là để sẵn sàng đối phó với chiến tranh.

Sức mạnh của nền quốc phòng phải được thường xuyên tăng cường là để tiến

hành chiến tranh thắng lợi. Do đó, xem xét nguồn gốc, cơ sở của SMQP có

thể và cần phải đi từ việc xem xét nguồn gốc của chiến tranh.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin mọi mâu thuẫn và xung

đột xã hội cũng như các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ kinh tế, từ sự phân

chia, tranh giành lợi ích kinh tế. Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp và đối

kháng giai cấp, sự xuất hiện về chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là tiền đề cho

sự bất bình đẳng về kinh tế trong xã hội có giai cấp. Để bảo vệ quyền lợi kinh

tế của mình Nhà nước đại diện cho từng giai cấp nhất định đứng ra tổ chức

quân đội chống lại các giai cấp đối kháng xâm lược quyền lợi kinh tế của mình.

Ngày nay, hơn lúc nào hết ta thấy vai trò ngày càng tăng của kinh tế

đối với chiến tranh và quốc phòng. Mọi hoạt động của LLVT không trực tiếp

thì cũng gián tiếp liên quan, phụ thuộc vào kinh tế nói chung và kinh tế quân

sự nói riêng. Điều này, khi bàn về bạo lực trong tác phẩm Chống Đuy Rinh,

Ph.Ăngghen đã chỉ ra: "không có gì lại phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế

hơn chính ngay quân đội và hạm đội. Vũ trang, biên chế, tổ chức, chiến thuật,

chiến lược phụ thuộc trước hết vào trình độ sản xuất đạt được trong một thời

điểm nhất định và vào phương tiện giao thông" [19, tr.235].

Trong điều kiện hiện nay, khi mà còn chủ nghĩa đế quốc là còn nguy

cơ chiến tranh, do vậy các quốc gia dân tộc vẫn phải duy trì các hoạt động

quốc phòng. Chiến tranh không trực tiếp sinh ra từ kinh tế, nó là sự kế tiếp

của chính trị bằng bạo lực, nhưng chính trị bao giờ cũng phản ánh những lợi

ích kinh tế nhất định. Bởi vậy, kinh tế bao giờ cũng là nguyên nhân làm nảy

sinh chiến tranh nếu suy cho cùng, trong lịch sử, mọi cuộc chiến tranh dù bắt

đầu trực tiếp với lý do gì, thì vẫn tìm thấy nguồn gốc kinh tế sâu xa của nó.

Song kinh tế không chỉ là nguyên nhân sâu xa của chiến tranh mà nó còn phản

ánh mục đích và tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nếu tiến hành chiến tranh

Page 61: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

55

vì mục đích chiếm đoạt, nô dịch lợi ích kinh tế của người khác là chiến tranh

xâm lược phi nghĩa, còn nếu tiến hành chiến tranh vì mục đích bảo vệ quyền

lợi kinh tế của mình đó là chiến tranh tự vệ và chính nghĩa.

Tóm lại, khi còn nguồn gốc và nguy cơ nổ ra chiến tranh, tất yếu còn

tồn tại quốc phòng và hoạt động củng cố, tăng cường SMQP của đất nước và

là việc làm thường xuyên. Hệ quả của vấn đề là quốc phòng còn chịu sự chế

ước của kinh tế. Đối với CHDCND Lào, tính quy luật này không thể là ngoại

lệ. Sự tác động đó bao gồm cả mặt KT-XH của nền kinh tế (tức là mặt quan

hệ sản xuất) và mặt kinh tế - kỹ thuật của nền kinh tế (tức là mặt LLSX). Việc

xem xét trên từng nội dung với từng mặt nói trên của nền kinh tế sẽ cho phép

rút ra những kết luận lý luận quan trọng trong chỉ đạo thực tiễn trong phát

triển nền kinh tế cũng như tăng cường sức mạnh của nền QPTD.

Thứ hai, chế độ kinh tế, tính chất của quan hệ sản xuất quy định tính

chất và sức mạnh của nền quốc phòng đất nước. Quốc phòng phụ thuộc vào

kinh tế không chỉ ở mặt kinh tế - kỹ thuật của sản xuất (LLSX) mà còn ở mặt

KT-XH (quan hệ sản xuất) của nền kinh tế.

Thứ ba, kinh tế là nguồn gốc cung cấp cho quốc phòng về vũ khí trang

bị kỹ thuật quân sự, để tiến hành chiến tranh và hoàn thành các nhiệm vụ

quốc phòng

Để chuẩn bị và tiến hành chiến tranh, kể cả phi nghĩa và chính nghĩa,

thì vũ khí và các trang bị kỹ thuật quân sự là không thể thiếu được. Những

trang bị đó phải được sản xuất ra từ nền kinh tế quốc dân. Điều này, được

Ph.Ăng ghen viết: "bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, những điều kiện kinh tế và

tài nguyên kinh tế đều là những cái giúp cho "bạo lực' chiến thắng, nếu không

có những điều kiện và tài nguyên đó thì bạo lực không còn là bạo lực nữa"

[19, tr.242]. Như vậy, trình độ phát triển của nền kinh tế càng cao thì khả

năng trang bị cho quốc phòng càng lớn cả về trang bị kỹ thuật, huấn luyện,

bảo đảm đời sống bộ đội. Sự phát triển của LLSX xã hội, của nền KT-XH có ý

Page 62: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

56

nghĩa quyết định đến việc cung cấp phương tiện kỹ thuật chó quốc phòng. Lịch

sử đã chứng minh rằng: những đột phá, phát minh khoa học trong sản xuất

thường được ứng dụng trước trong lĩnh vực quân sự, do đó những thay đổi có

tính cách mạng trong lĩnh vực quân sự như: vũ khí, nghệ thuật quân sự, cách

đánh, phương thức tiến hành chiến tranh, thường gắn với những phát minh

nội tiếng trong KH-CN do nền sản xuất xã hội đem lại.

Thứ tư, nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu quốc phòng do kinh tế cung

cấp - nguồn nhân lực do nền KTTT cung cấp cho quốc phòng là nguồn nhân

có chất lượng ngày càng cao

V.I. Lênin cho rằng: LLSX hàng đầu của nhân loại là con người. Rõ

ràng con người vừa là nguồn lực để phát triển kinh tế vừa là nguồn lực để đáp

ứng nhu cầu của chiến tranh và quốc phòng. Trong mối tương quan giữa kinh

tế và quốc phòng nguồn nhân lực cung cấp cho quốc phòng tăng lên bao

nhiều thì nguồn lao động trong kinh tế giảm đi bấy nhiêu.

Trong điều kiện nền KTTT, nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng.

KTTT vốn đã năng động, do đó tự nó đòi hỏi và nảy sinh ra nguồn nhân lực

đầy tính sáng tạo và có trình độ cao, đủ sức đáp ứng với yêu cầu ngày càng

cao của nhu cầu quân sự với chiến tranh công nghệ cao trong điều kiện hiện

nay. Đáp ứng ngày càng tốt hơn việc xây dựng quân đội nhân dân cách mạng,

chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, cũng như tăng cường SMQP

trong điều kiện lịch sử mới.

Thứ năm, kinh tế đối với quốc phòng còn thể hiện ở sự hình thành khu

vực kinh tế quân sự của đất nước

Như trên đã đề cập, để tiến hành chiến tranh, các bên đối địch đều

phải tiến hành công tác chuẩn bị. Do đó, trong xây dựng nền quốc phòng, các

nước đều phải tiến hành xây dựng cho mình một TLKT (tiềm lực kinh tế)

quân sự ngày càng mạnh. TLKT quân sự của đất nước là một bộ phận cấu

thành của TLKT, chịu sự chi phối của TLKT. Nền kinh tế càng phát triển,

càng có điều kiện để xây dựng một khu vực kinh tế quân sự mạnh.

Page 63: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

57

Nền kinh tế phát triển ở trình độ cao có tiềm năng hết sức to lớn về giá

trị tổng sản phẩm; về khoa học kỹ thuật, về công nghệ, về khả năng quản lý

và khả năng khai thác nguồn lực. Một nền kinh tế như vậy sẽ tạo điều kiện

thuận lợi nhất để Nhà nước hình thành khu vực kinh tế quân sự của mình nhằm

đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của quốc phòng về tài lực, vật chất và nhân lực.

Kinh tế còn quyết định quy mô, tốc độ, sự hình thành và phát triển của

khu vực kinh tế quân sự. Do đó, quyết định khu vực KH-CN của CNQP. Trên

một ý nghĩa nhất định, chính sự phát triển của nền kinh tế cũng thông qua

phát triển khu vực kinh tế quân sự, quy định về biên chế tổ chức của LLVT

cũng như chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và nghệ thuật quân sự của nền

quốc phòng nói chung. KH-CN ngày càng phát triển và hoàn thiện trong điều

kiện hiện nay, những kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao đã tạo tiền đề cho sự ra

đời của chiến tranh công nghệ cao - chiến tranh thông tin.

2.2.1.3. Sự tác động trở lại của quốc phòng đối với kinh tế

Trong mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng không

chỉ chịu sự chi phối của kinh tế như đã phân tích ở trên, mà còn có vai trò tích

cực nhất định đối với kinh tế:

Thứ nhất, một nền quốc phòng vững mạnh được xây dựng từ trong

thời bình sẽ tạo ra khả năng răn đe, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu

phá hoại, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra

chiến tranh, tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định để phát triển kinh tế.

Một nền quốc phòng được xây dựng vững mạnh không những đủ sức

bảo vệ hoà bình, bảo vệ thành quả của nền kinh tế mà còn tạo môi trường cho

sự phát triển kinh tế. Quốc phòng mạnh bên cạnh sự bảo vệ thành quả của nền

kinh tế đã đạt được, ngăn chặn sự xâm phạm chủ quyền kinh tế và lãnh thổ của

đất nước. Quốc phòng mạnh còn hình thành thế trận QPTD và thế bố trí chiến

lược mới tạo ra điều kiện thuận lợi và tính hiệu quả cao trong thực hiện kết hợp

kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế.

Page 64: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

58

Thứ hai, nền quốc phòng phát triển cao sẽ là thị trường tiêu dùng rộng

lớn và luôn đặt ra đòi hỏi cao đối với nền kinh tế, có tác dụng thúc đẩy nền

kinh tế phát triển.

Trước những đòi hỏi về sự phát triển của quốc phòng nói chung và

quân đội nói riêng trong quá trình hiện đại hoá quân đội và xây dựng nền

QPTD vững mạnh đáp ứng yêu cầu mới của chiến tranh hiện đại, bản thân của

quốc phòng đã tạo ra những nhu cầu lớn về con người, vũ khí trang bị đòi hỏi

nền kinh tế phải đáp ứng. Do đó, chính quốc phòng đã kích thích sự phát triển

KH-CN, kích thích sự phát triển của nền kinh tế thông qua những đơn đặt

hàng của Nhà nước đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa

học, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Trong thực tế,

những phát minh khoa học nổi tiếng đều nảy sinh từ nhu cầu quân sự, sau đó

chuyển giao cho kinh tế dân sinh như: nguyên tử, lade, sinh học, tin học,…

Nhờ đó cũng kích thích trở lại một cách tích cực đối với sự phát triển kinh tế.

Thứ ba, các hoạt động quốc phòng tham gia trực tiếp vào sự phát triển

kinh tế đất nước

Các hoạt động của quốc phòng không chỉ bảo vệ nền kinh tế, là thị

trường tiêu dùng của nền kinh tế, mà còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động

kinh tế. Ở CHDCND Lào hiện nay đã hình thành xí nghiệp quốc phòng, doanh

nghiệp kinh tế quốc phòng và doanh nghiệp quân đội chuyên làm kinh tế theo

thế bố trí chiến lược, thế trận QPTD theo yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm địa lý tự

nhiên, cũng như năng lực, khả năng của từng đơn vị… Quân đội ta là quân đội

nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng hoàn thành

mọi nhiệm vụ với tư cách là: Đội quân chiến đấu, đội quân sản xuất và đội

quân công tác. Thấy rõ vai trò của quân đội đối với sự nghiệp phát triển kinh

tế, Đảng ta luôn coi quân đội là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy công

cuộc đổi mới nền kinh tế, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN.

Page 65: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

59

Tóm lại, mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng nhìn về lâu dài thì

phát triển kinh tế xã hội có vị trí quyết định, tạo tiền đề và làm cơ sở cho sự

nghiệp củng cố an ninh - quốc phòng. Trong "Chống Duy Rinh", Ph. Ăngghen đã

khẳng định: "Toàn bộ việc tổ chức và phương pháp chiến đấu của quân đội và

do đó thắng lợi và thất bại rõ ràng là phụ thuộc vào điều kiện vật chất, nghĩa

là vào điều kiện kinh tế, vào nhân lực và vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số

lượng của dân cư và của kỹ thuật nữa" [19, tr.241]. Do vậy, phải biết dựa vào

sự phát triển của KT-XH, tận dụng mọi thành quả của hoạt động KT-XH để

tăng cường quốc phòng - an ninh và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng- an

ninh. Đồng thời, phải coi trọng công tác quốc phòng, coi đấy là điều kiện để

đảm bảo môi trường thuận lợi cho phát triển KT-XH và bảo đảm vững chắc

các thành quả mà quá trình này đưa lại.

2.2.2. Nội dung sự tác động của kinh tế thị trường đối với nền

quốc phòng

Thứ nhất, KTTT đã tác động đến quy mô, tốc độ phát triển của khu

vực kinh tế quân sự.

Kinh tế quân sự là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, được sinh ra

nhằm đáp ứng nhu cầu dân sự của Nhà nước trong quá trình chuẩn bị và tiến

hành chiến tranh. Như vậy, trong lịch sử khu vực kinh tế quân sự đã được

hình thành từ lâu, sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của chiến

tranh hiện đại và hiện đại hoá quân đội. Trong điều kiện KTTT đã phổ biến ở

hầu hết các nước khi mà nền sản xuất xã hội đã phát triển ở trình độ cao, của

cải vật chất đã được sản xuất ra nhiều thì việc chuẩn bị các nhu cầu kinh tế

cho chiến tranh không giống như trong nền kinh tế lạc hậu và loại hình chiến

tranh gắn liền với phương thức sản xuất phong kiến.

Ngày nay, khi các cơ sở nảy sinh chiến tranh vẫn tồn tại, trong điều

kiện LLSX và KH-CN ngày càng hiện đại, khi các mâu thuẫn, xung đột vũ

trang giữa các dân tộc, quốc gia vẫn còn là nguy cơ làm bùng nổ chiến tranh,

Page 66: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

60

thì nhu cầu xây dựng TLKT quân sự của các quốc gia vẫn còn thì khi đó khu

vực kinh tế quân sự cũng tồn tại và ngày càng được tăng lên cả về quy mô và

tốc độ, nhiều quốc gia đã hình thành những ngành sản xuất quân sự riêng biệt,

nhiều ngành kinh tế được quân sự hoá, các tổ hợp kinh tế quân sự ra đời.

Những phát minh khoa học mới nhất, hiện đại nhất thường được ưu

tiên ứng dụng trước hết trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng

quy mô, tốc độ phát triển của khu vực kinh tế quân sự không phải chỉ do KTTT

tác động, mà còn có các yếu tố khác, song kinh tế vẫn là cơ sở quyết định.

Thứ hai, tác động vào việc tạo ra vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự

ngày càng hiện đại.

Kinh tế thị trường về bản chất là KTHH phát triển ở trình độ cao, LLSX

phát triển mạnh đạt trình độ xã hội hoá rất cao, các thành tựu của KH-CN

được ứng dụng vào sản xuất - kinh doanh hết sức mạnh mẽ. Ngày nay, nhân

loại đã biết đến một nền KTTT gắn liền với nền kinh tế tri thức, một nền kinh

tế mà ở đó vai trò của thông tin chiếm vị trí đặc biệt cao, chất xám chiếm hàm

lượng cực lớn trong giá trị sản phẩm. Một nền KTTT gắn liền một nền kinh tế

tri thức, tạo điều kiện cho việc hiện đại hoá vũ khí trang bị quân sự, không

những thế KTTT còn đòi hỏi sự tính toán hiệu quả trong quá trình sản xuất vũ

khí và trang thiết bị quân sự. Song song với xu hướng hiện đại hoá vũ khí, trang

thiết bị quân sự, thì KTTT cũng đòi hỏi việc sản xuất vũ khí trang bị quân sự

cũng phải hướng theo việc tính toán sao cho tiết kiệm và hiệu quả. Do đó, công

nghệ mới trong lĩnh vực quân sự được ra đời, nhất là công nghệ lưỡng dụng.

Thứ ba, góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong lĩnh vực

quốc phòng.

Đây là yếu tố con người trong lực LLVT và các lực lượng khác tham

gia hoạt động quốc phòng. Do sự phát triển cao của vũ khí trang bị quân sự

đòi hỏi con người sử dụng nó cũng phải đáp ứng yêu cầu mà vũ khí trang bị

Page 67: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

61

quân sự đòi hỏi, nhất là trình độ của người lính trong quân đội hiện nay. Họ

phải tiếp thu những thành tựu KH-CN mới để chế tạo, bảo quản sử dụng nó

một cách có hiệu quả nhất.

Thứ tư, KTTT tác động sâu sắc đến phương thức tiến hành hành

chiến chiến tranh, đường lối quốc phòng, đến chiến lược quân sự, nghệ

thuật quân sự.

Hơn lúc nào hết, sự phát triển nhanh chóng của KTTT đã đưa lại

những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hoá, KH-CN. Do đó, đã tạo cơ sở cho

việc chuẩn bị và tiến hành chiến tranh của hầu hết các nước theo xu hướng

hiện đại hoá quân đội. Đồng thời, nó tạo ra những điều kiện KT-XH và khoa

học cho việc hoạch định các chiến lược về quốc phòng - an ninh, nghệ thuật

quân sự và phương thức tiến hành chiến tranh theo mô thức hiện đại - Chiến

tranh thông tin, chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, chiến tranh không

tiếp xúc. Đây là, một phương thức tiến hành chiến tranh hoàn toàn mới, mà

chỉ có thời đại ngày nay, khi mà KH-CN trở thành LLSX trực tiếp mới cho

phép và đủ điều kiện ra đời. Đó là thời đại mà loài người ngày càng tiếp cận

dần đến "nền kinh tế tri thức".

Thứ năm, KTTT đòi hỏi xây dựng một nền quốc phòng rộng khắp,

giáo dục kiến thức quốc phòng đã trở thành phổ biến hiện nay

Kinh tế thị trường hiện đại gắn liền với sự phát triển của KH-CN cũng

có nghĩa là gắn liền với sự phát triển của chiến tranh hiện đại. Do đó, ngày

nay việc chuyển hướng nền kinh tế từ thời bình sang thời chiến, việc chuẩn bị

kinh tế cho chiến tranh được chuẩn bị rất công phu. Để đáp ứng với yêu cầu

trên, việc giáo dục quốc phòng trong cả nước là việc làm bức thiết. Mặt khác,

cũng xuất phát từ việc đòi hỏi củng cố quốc phòng của đất nước, việc giáo

dục kiến thức quốc phòng cho nhân và thế hệ trẻ trở thành khá phổ biến trên

hầu khắp các nước. Giáo dục quốc phòng được đưa vào chương trình giáo dục

phổ thông và triển khai đối với mọi tổ chức kinh tế, xã hội, nhiều nước đưa

nền CNQP hoà nhập vào nền công nghiệp quốc gia. Đó cũng chính là hoạt

Page 68: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

62

động chuẩn bị động viên kinh tế cho chiến tranh. Tận dụng tối đa năng lực

của các doanh nghiệp thuộc kinh tế dân sinh để phát triển CNQP. Đồng thời,

có chính sách, cơ chế chiến lược để bảo đảm kinh tế cho quốc phòng, xây

dựng các LLVT và bán vũ trang, xây dựng lực lượng tại chỗ. Có chiến lược

đào tạo, huấn luyện và huy động lực lượng dự bị động viên, khi có chiến tranh

xảy ra. Hoạch định các chính sách, phương châm kết hợp kinh tế với quốc

phòng và quốc phòng với kinh tế trong các hoạt động kinh tế và hoạt động

quốc phòng.

Trên đây, là những nội dung của sự tác động của KTTT đối với quốc

phòng ở CHDCND Lào hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng những nội

dung nói trên không phải chỉ do tác động của nền KTTT, mà còn do nhiều

yếu tố khác mà ở đây chỉ đề cập dưới góp độ mối quan hệ giữa kinh tế và

quốc phòng cũng như quốc phòng và kinh tế. Những nội dung tác động nói

trên, có tác dụng tích cực làm củng cố quốc phòng. Song việc củng cố quốc

phòng trên góc độ nào đó cũng tạo ra những hạn chế nhất định đối với sự phát

triển kinh tế nói chung và KTTT nói riêng. Vì chi phối ngày càng lớn cho

quốc phòng cũng ngày càng tăng gánh nặng cho nền kinh tế.

Page 69: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

63

Chương 3

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

GIAI ĐOẠN 2000 - 2013

3.1. TÌNH HÌNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở LÀO GIAI ĐOẠN 2000 - 2013

3.1.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã giải

phóng sức sản xuất xã hội và tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu

ngành theo hướng tích cực

Trước đổi mới, mọi nguồn lực của nền kinh tế nước CHDCND Lào

không được khơi dậy, bởi sự hạn chế của cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hoá tập

trung, bao cấp. Với đường lối đổi mới kinh tế, KTTT định hướng XHCN đã

ra đời, phát triển, mọi nguồn lực xã hội được giải phóng và góp phần to lớn

vào việc phát triển kinh tế, bảo đảm kinh tế cho quốc phòng. Với tư tưởng chỉ

đạo của đường lối và chính sách kinh tế, nền kinh tế nước CHDCND Lào

từng bước được hình thành theo mô hình KTTT định hướng XHCN. Mô hình

kinh tế mới vừa phù hợp với điều kiện nước CHDCND Lào, vừa phù hợp với

xu hướng phát triển của nền kinh tế các nước trên thế giới, đồng thời nó còn

phản ánh sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và

trình độ phát triển của LLSX. Hiện nay, KTTT định hướng XHCN đã dẫn nền

kinh tế nước CHDCND Lào phát triển với tốc độ khá nhanh, đánh thức mọi

tiềm năng, khơi dậy mọi nguồn lực, tạo động lực mới để phát triển nền kinh tế.

Gần 40 năm thành lập nước CHDCND Lào và gần 30 năm đổi mới, nền

kinh tế đất nước đã có mức tăng trưởng đáng mừng và tương đối ổn định, điều đó

chủ yếu do việc giải phóng sức sản xuất xã hội. Điều chứng minh cho thấy là:

Nền kinh tế của nước ta có sự phát triển liên tiếp, GDP tăng lên

trong từng giai đoạn: kế hoạch 5 năm lần IV (1996-2000) GDP tăng bình

quân 6,2%/năm, kế hoạch 5 năm lần V (2001-2005) GDP tăng bình quân

Page 70: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

64

6,2%/năm và riêng khoá 2004-2005 GDP đạt tới 7,2%; GDP bình quân đầu

người cũng tăng lên trong từng thời kỳ: 491USD năm 2005 [34, tr.42].

Kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH đất nước 5 năm

lần VI (2006 - 2010) vừa qua thấy rằng: mục tiêu phấn đấu chủ yếu của kế

hoạch đã tổ chức thực hiện có hiệu quả đáng mừng, giữ vững được an ninh,

trật tự xã hội, ổn định chính trị, đời sống của nhân dân ngày càng hoàn thiện,

nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa có nơi làm ăn cố định, sức khoẻ được

quan tâm, con em được học hành, kết cấu hạ tầng từng bước được củng cố.

Ngoài ra, những công trình lớn như nhà máy thuỷ điện Nậm Thơn 2, Ngậm

Ngừm 2, Sê Kha Mản 3, Sê Sết 2, Công trình thuỷ lợi Nậm Sẻng đã xây

dựng xong; đồng thời đã mở sử dụng nhiều công trình như: cầu sông Mê

Kông nối SaVaNaKhết (Lào) - Múc Đa Hản (Thái Lan), đường nối liền khu

vực (R3), Đường 1 (Thủ đô Viêng Chăn), Đường 18B từ ATa Pư đến biên

giới Việt Nam, sân bay tỉnh Luông Nậm Tha, Đại học Su Pha Nu Vông tỉnh

Luông Pra Bang… Cũng qua kế hoạch 5 năm lần VI chúng ta thấy rằng kinh

tế tiếp tục phát triển, GDP tăng 8,1% khoá 2005-2006, 8,0% khoá 2006-

2007, 7,9% khoá 2007-2008, 7,8% khoá 2008-2009, 8,1% khoá 2009-2010,

8,0% khoá 2010-2011, GDP bình quân đầu người đạt tới 534 USD khoá

2005-2006 (kế hoạch là 556 USD), 669USD khoá 2006-2007 (kế hoạch là

619USD), 810USD khoá 2007-2008 (kế hoạch là 728 USD), 924USD khoá

2008-2009, 1.076USD khoá 2010-2011 [41], [67].

Qua tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm lần thứ VII

(2011-2015), trong năm tài khoá 2011-2012, GDP của Lào tăng 8,3% so với

cùng kỳ, đạt khoảng 7,74 tỷ USD và GDP bình quân đầu người vào khoảng

9,64 triệu Kíp (1.203USD) (ctvc.edu.vn/vi/tin-van/nhung-thanh-tu-noi-bat-

cua-chdcnd-lao).

Đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng GDP lại giảm từ 8,3% (năm 2012)

xuống 8,0%, nhưng tốc độ này coi là rất nhanh so với các nước trong khu vực

Page 71: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

65

và nhanh hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của các nước đang phát triển châu Á

6,5%. GDP tăng từ 7,74 tỷ USD năm 2012 lên 80.199 tỷ Kíp (khoảng 10,19 tỷ

USD). GDP bình quân đầu người đạt tới 12,07 triệu Kíp (khoảng 1.534USD).

Bảng 3.1: Một số chỉ số kinh tế và dân số Lào năm 2000-2013

Đơn vị tính 2000 2005 2008 2009 2010 2012 2013

Dân số

Tổng số Triệu người 5,40 5,88 6,21 6,32 6,43 6,5 6,52

Tăng dân số % 2,0 1,7 1,8 1,8 1,8 1,9 1,91

Mật độ dân số Người/ km2 22,8 24,8 26,3 26,8 27,2 29,1 29

Chỉ tiêu kinh tế

GDP (giá hiện tại) Tỷ USD 1,74 1,72 5,47 5,94 6,92 7,74 10,19

Tăng trưởng GDP % 5,8 7,1 7,3 6,4 7,7 8,3 8,0

GDP/người/năm USD 322 463 881 940 1.076 1.203 1.534

Thu nhập bình quân (PPP) USD 1.130 1.570 2.060 2.220 -

Đóng góp nông nghiệp % (GDP) 53 36 35 29 30 28 26

Đóng góp công nghiệp % (GDP) 23 25 28 25 27 29 28

Đóng góp dịch vụ % (GDP) 24 39 37 46 43 38 39

Xuất khẩu Triệu USD 342 725 1.429 1.471 1.950 2.280 2.400

Nhập khẩu Triệu USD 718 1.240 2.267 2.073 2.258 2.465 2.520

Thâm hụt thương mại Triệu USD (376) (515) (838) (603) (308)

Tăng trưởng tín dụng % 37,70 5,45 77,38 125,50

Tăng trưởng cung tiền M2 % 17,40 18,70 25,00 23,14

FDI Triệu USD 34 298 914 702 675 1.250 2.390

Tỷ giá USD/ LAK Kíp/ USD 7,878 10,636 8,635 8,598 8,047 8.138 8.013

Tăng chỉ số giá tiêu dùng % 10,6 7,2 7,6 0,1 4,5

Thâm hụt ngân sách/GDP % -4,6 -4,5 -1,8 -4,6 -3,5 -1,48 -2,42

Dự trữ ngoại hối Triệu USD 127 238 636 645 724

Nguồn: [43], [66] [67], [68].

Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung, xu hướng tập

trung sản xuất theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế cũng dần được hình

thành và sự phôi thai của các tổng công ty, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Page 72: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

66

khá ổn định, đời sống nhân dân cũng được nâng lên, tạo điều kiện khơi dậy lòng

nhiệt tình, sức sáng tạo của người lao động nên tiềm năng càng được nhân lên.

Trong suốt hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của

Đảng là giai đoạn toàn Đảng, toàn dân tập trung chuyển nông nghiệp tự nhiên

sang SXHH theo cơ chế quản lý mới. Trong cơ cấu kinh tế ngành, cho đến

nay Đảng ta vẫn coi nông nghiệp là mặt trận số một, chuyển nông nghiệp tự

nhiên sang SXHH là quy luật lịch sử, yêu cầu khách quan của thời kỳ quá độ

lên CNXH.

Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông

thôn đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Sản xuất

nông nghiệp ngày càng tăng, nổi bật nhất của nông nghiệp nước CHDCND

Lào là tốc độ tăng trưởng khá nhanh, tương đối ổn định và giá trị sản xuất

nông nghiệp tăng liên tục (Bảng 3.2). Từ thời kỳ 2001-2005 tăng 3,5%, chiếm

46,4% GDP, năm 2006 tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp là 3,4% và chiếm

42,2% GDP, năm 2011 tăng 2,7% và chiếm 30% GDP, năm 2012 tăng 3,3%

và chiếm 28% GDP, năm 2013 tăng 3,1% và chiếm 26% GDP [44], [46],

[67]. Nguyên nhân hầu hết của các loại nông sản tăng là do sự nỗ lực của Nhà

nước, Trung ương và địa phương đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, tăng vụ,

khuyến khích áp dụng KH-CN.

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm 2000-2013

(Nghìn kíp)

TT Ngành 2000 2006 2011 2012 2013

1 Các loại cây trồng 4.232.556 8.685.000 7.720.842 8.121.285 8.251.350

2 Chăn nuôi 2.468.219 5.221.739 1.116.476 1.171.619 1.350.258

3 Lâm nghiệp 426.594 1.043.350 729.249 586.634 585.512

Tổng số 7.127.371 14.940.090 9.556.567 9.879.537 10.187.110

Nguồn: [39], [45], [67], [68].

Page 73: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

67

Việc sản xuất lương thực, thực phẩm có bước tiến rõ rệt. Tốc độ sản

xuất lương thực tăng khá nhanh, bảo đảm giữ vững an ninh quốc gia, tạo ra

khả năng đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu lương thực, thực phẩm cho

quân đội và các hoạt động quốc phòng, nhất là xây dựng thế trận QPTD và an

ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố). Vấn đề quan

trọng hơn là từ một nước thiếu lương thực (trước năm 1999, hàng năm phải

nhập khẩu gạo tương đối lớn), nay CHDCND Lào đã tự túc được lương thực

trong toàn quốc và còn có một phần xuất khẩu. Đáng chú ý là sản xuất lương

thực tăng cả diện tích, năng suất và sản lượng (bảng 3.3).

Bảng 3.3: Sản xuất lương thực năm 2000-2013

Danh mục ĐVT 2000 2006 2007 2008 2011 2012 2013

Lúa

Diện tích ha 719.370 796.575 808.848 825.000 710.568 813.995 815.520

Năng suất tấn/ha 3,06 3,35 3,2 3,47 3,4 3,5 3,5

Sản lượng tấn 2.201.700 2.663.700 2.588.416 2.870.000 2.863.510 3.373.070 3.418.350

Hoa

màu

Diện tích ha 80.500 90.100 74.791 163.430 188.760 187.740 190.340

Sản lượng tấn 965.800 1.399.800 426.415 1.482.750 2.335.900 2.225.835 2.350.815

Nguồn: [39], [45], [67] [68].

Tốc độ tăng trưởng của ba ngành thể hiện con số sau đây:

Ngành nông-lâm nghiệp tăng từ 3,2% khoá 2005-2006 lên 5,5% khoá

2006-2007, 3,1% khoá 2007-2008, 3,5% khoá 2011-2012 và 3,6% năm 2013.

Ngành công nghiệp tăng 11,6% khoá 2005-2006, 9,6% khoá 2006-

2007, 13,4% khoá 2007-2008, 14,5% khoá 2011-2012 và 14% năm 2013.

Ngành dịch vụ tăng liên tiếp từ 5,2% khoá 2005-2006 lên 10,4% khoá

2006-2007, 9,9% khoá 2007-2008, 9,5% khoá 2011-2012 và 12% năm 2013.

Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi như sau:

Tỷ lệ ngành nông - lâm nghiệp trong GDP giảm dần từ 32,1% khoá

2005-2006 xuống 30,9% khoá 2006-2007, 29,7% khoá 2007-2008, 28% khoá

Page 74: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

68

2011-2012 và 26% năm 2013. Còn tỷ lệ ngành công nghiệp thay đổi từ 26,7%

khoá 2005-2006 xuống 26,4% khoá 2006-2007,27,1% khoá 2007-2008, 29%

khoá 2011-2012 và 28% năm 2013; đồng thời tỷ lệ dịch vụ tăng 35,9% khoá

2005-2006 lên 37,8% khoá 2006-2007, 39,5% khoá 2007-2008, 38,8% khoá

2011-2012 và 39% năm 2013 [41], [67], [68].

Với những con số trên dù còn ít nhưng cũng thể hiện rõ rệt nền kinh tế

nước CHDCND Lào đã có bước phát triển so với những năm trước đây. Nước

CHDCND Lào là một nước rộng đất thưa dân, có điểm xuất phát thấp so với

các nước trong khu vực cũng như thế giới. Thực hiện nhất quán nền KTHH

nhiều thành phần, vận hành theo CCTT có sự quản lý của Nhà nước, theo

định hướng XHCN, nền kinh tế đất nước đã biến không thành có, biến ít

thành nhiều. Với thành tích trên đây đã góp phần không nhỏ đảm bảo "an ninh

lương thực" quốc gia, bảo đảm đời sống nhân dân từng bước giảm nghèo tạo

sự ổn định xã hội về kinh tế, chính trị, góp phần bảo đảm kinh tế cho các hoạt

động quốc phòng ở địa phương và xây dựng nền QPTD ngày càng vững

mạnh. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi và có hiệu

quả trong sản xuất nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học: lai tạo, ghép

giống mới đã có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều cây con giống

mới ra đời và cho năng suất cao. Các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học

trong lĩnh vực nông nghiệp cũng ra đời và phát huy tác dụng trong sản xuất

nông nghiệp, quá trình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

cũng đang ngày càng tỏ ra có hiệu quả hơn. Các cơ sở chế biến nông sản, nhất

là nông sản xuất khẩu đang được ưu tiên và phát triển mạnh mẽ, nhằm đáp

ứng yêu cầu của nền kinh tế hướng ngoại cũng như thay thế nhập khẩu. Kinh

tế nông nghiệp phát triển, một cơ sở xây dựng hậu phương quân đội vững

mạnh đã góp phần trực tiếp vào việc ổn định tinh thần bộ đội, LLVT, đồng

thời góp phần xây dựng "thế trận lòng dân", thế trận QPTD và an ninh nhân

dân ở từng khu vực phòng thủ cũng như địa bàn cả nước.

Page 75: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

69

Như vậy, KTTT ở CHDCND Lào gần 30 qua bước đầu đã tạo ra cơ sở

khá vững chắc ổn định cho việc bảo đảm kinh tế cho quốc phòng qua thực tế

phát triển của các ngành, các lĩnh vực, khu vực trong toàn bộ nền kinh tế quốc

dân. Nó phản ánh đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng, giải phóng LLSX xã

hội, khai thác tốt hơn mọi nguồn lực của đất nước.

3.1.2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã phát huy

nội lực nền kinh tế tạo cơ hội tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài

Phát triển nền KTTT định hướng XHCN với đường lối đa phương hoá

và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, theo phương châm:

Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và khuyến khích sự đầu tư

của bên ngoài là chủ trương chính sách của Đảng nhằm tranh thủ

ngoại lực kết hợp với nội lực để xây dựng đất nước tiến lên và làm

giàu cho nền kinh tế của nước ta từng bước hội nhập kinh tế quốc

tế. Theo chủ trương chính sách đó, cần phải mở rộng hợp tác kinh

tế quốc tế bằng cách đa phương hoá, đa dạng hoá bảo đảm có hiệu

quả và các bên cùng có lợi [57, tr.41-42].

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã, đang và sẽ tăng cường quan hệ hữu

nghị hợp tác nhiều mặt với các nước XHCN, các nước láng giềng, Hiệp hội

các nước Đông Nam Á (ASEAN) các bạn bè truyền thống, các nước phát

triển và nhiều nước khác trên thế giới, đồng thời quan hệ với nhiều tổ chức

trong khu vực và thế giới như: Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á

(AFTA), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), rút kinh nghiệm mặt tiến bộ

của các nước, đặc biệt là kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh, quản lý và tận

dụng công nghệ tiên tiến.

- Về cán cân đầu tư nhà nước, trong suốt 5 năm (2001-2005), nền

kinh tế của CHDCND Lào đã phát triển liên tục với tốc độ nhanh đáng kể,

tốc độ tăng trưởng GDP 6,24%/năm, tăng 0,3% so với tốc độ tăng trưởng

Page 76: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

70

GDP 5 năm (1996-2000). Tổng vốn đầu tư (nhà nước và tư nhân) tăng từ

21,3% GDP năm 2001 lên 29% GDP năm 2005, bình quân 5 năm là 27%,

trong khi đó thu ngân sách khoảng 13,6% GDP [37, tr.1]. Tổng giá trị vốn

đầu tư 5 năm đạt tới 30.623 tỷ Kip (kế hoạch 27.900 tỷ Kip), trong đó tỉ lệ

vốn đầu tư nhà nước chiếm khoảng 10,8% GDP, đầu tư của nhân dân, đơn

vị sản xuất, kinh doanh trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

chiếm khoảng 17% [59, tr.87].

5 năm qua (2001-2005) CHDCND Lào đã thu hút và sử dụng nguồn

tài trợ phát triển chính thức (ODA-Official Development Assistance) với

tổng số 935 triệu USD, bình quân hàng năm là 187 triệu USD. Nguồn vốn

này Chính phủ đã sử dụng chủ yếu vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng và

nguồn nhân lực. Cũng trong 5 năm qua đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) 585 dự án với tổng số 2,8 tỷ USD,

năm 2006-2007 tổng số là 2,836 tỷ USD, năm 2007-2008 lại giảm còn

2,754 tỷ USD. Đến năm 2011-2012 đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

với tổng số 2,931 tỷ USD và 2,39 tỷ USD năm 2013. Trong nguồn vốn này,

4% sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, 69% trong công nghiệp và 27%

trong dịch vụ, đặc biệt đã sử dụng vào xây dựng nhà máy thuỷ điện (Nậm

Thơn 2 - nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất trong CHDCND Lào)

[36], [67], [68].

- Bên cạnh việc huy động một nguồn lực từ bên ngoài vào phát triển

KT-XH với chủ trương hướng mạnh về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng

hoá, dịch vụ đã góp phần đáng kể vào nền kinh tế đất nước. Cụ thể trong 5

năm (2001-2005) chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong xuất

khẩu như: tổng giá trị xuất khẩu đạt tới 1,8 tỷ USD với tốc độ tăng bình quân

hàng năm là 7,0%, cao hơn con số bình quân của kế hoạch 5 năm lần IV -

1996-2000 (tốc độ tăng bình quân hàng năm của kế hoạch 5 năm lần IV chỉ là

Page 77: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

71

1,6%), nhưng không thể đạt mục tiêu đề ra của kế hoạch là 8,7%. 5 năm tiếp

theo (2006-2010) tổng giá trị xuất khẩu là 5,69 tỷ USD. Đến năm 2011 giá trị

xuất khẩu bằng 1,879 tỷ USD, năm 2012 bằng 2,269 tỷ USD và 2,318 tỷ USD

năm 2013, tức tổng giá trị xuất khẩu của 3 năm là 6,466 tỷ USD. Ta thấy rằng

tổng giá trị xuất khẩu của 3 năm là lớn hơn 5 năm trước [42], [43], [60], [68].

- Về nhập khẩu: Trong 5 năm (2001-2005), tổng giá trị nhập khẩu có

khoảng 2,86 tỷ USD, tăng bình quân 4,9%/năm, cao hơn bình quân của kế

hoạch 5 năm lần IV (1996-2000) là 1,4%/năm, nhưng còn thấp hơn so với kế

hoạch 5 năm lần này là 8,6%/năm. 5 năm tiếp theo (2006-2010) tổng giá trị

nhập khẩu là 6,61 tỷ USD. Đến năm 2011 giá trị nhập khẩu bằng 2,40 tỷ

USD, năm 2012 bằng 2,467 tỷ USD và 2,524 tỷ USD năm 2013, tức tổng giá

trị nhập khẩu của 3 năm là 7,395 tỷ USD trong khi xuất khẩu chỉ có 6,466 tỷ

USD [42], [43], [60], [68].

- Về cán cân thương mại: Trong 5 năm (2001-2005), thâm hụt

thương mại có tới 1,03 tỷ USD (trong khi nhập khẩu 2,86 tỷ USD và xuất

khẩu chỉ có 1,83 tỷ USD) bằng 57% tổng giá trị xuất khẩu và bình quân

hàng năm bằng 9,4% GDP. Điểm nổi bật là tỷ lệ thâm hụt thương mại so

với GDP đã giảm nhanh trong giai đoạn 2001-2005, từ 11,1% giai đoạn đầu

của kế hoạch xuống 8% trong năm 2005 [60, tr.60]. Qua tổ chức thực hiện

kế hoạch phát triển KT-XH đất nước 5 năm lần VI (2006-2010), tổng giá

trị thâm hụt thương mại 0,92 tỷ USD (kế hoạch 5 năm là 1,02 tỷ USD),

bằng 16,01% tổng giá trị xuất khẩu, 5,69 tỷ USD (kế hoạch 5 năm là

29,3%) [41, tr.9]. Điều đó chứng minh cho thấy cán cân thương mại (xuất -

nhập khẩu) đã có bước tiến bộ đáng mừng. Nhìn từ tổng giá trị xuất - nhập

khẩu của 3 năm (2011-2013), ta thấy rằng tổng giá trị thâm hụt thương mại

là 0,929 tỷ USD, cao hơn 0,009 tỷ USD so với 5 năm (2006-2010), bằng

12,57% tổng giá trị xuất khẩu 6,466 tỷ USD.

Page 78: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

72

Đồ thị 3.1: Cán cân thương mại CHDCND Lào năm 2000-2013

Nguồn: [66], [67],[68].

Ngoài hợp tác kinh tế quốc tế, các nước trong khu vực cũng như Hiệp

hội các quốc gia Đông Nam Á, CHDCND Lào hợp tác đặc biệt toàn diện với

CHXHCN Việt Nam cả về lĩnh vực giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp

trung ương đến địa phương, hợp tác nông nghiệp - thuỷ lợi, công nghiệp,

thương mại và đầu tư.

- Về thương mại: Hai bên đã thực hiện cơ chế, chính sách cho phù

hợp với điều kiện cụ thể như: chính sách giảm thuế nhập khẩu 50% đối

với các mặt hàng có xuất xứ từ mỗi nước và tiếp tục giảm thuế cho nhau

xuống 0% đối với các mặt hàng ưu tiên đã ký kết với nhau trong từng giai

đoạn nhằm cho quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá giữa hai nước tăng

nhanh. Giai đoạn 2001-2005, tổng giá trị xuất - nhập khẩu giữa hai nước

đạt tới 687,8 triệu USD,, bình quân 137,56 triệu USD/năm, riêng năm

2006 đạt tới 260 triệu USD trong khi năm 2005 đạt chỉ 162 triệu USD

[64, tr.38]. Nhìn lại thời kỳ 1996-2000, kim ngạch buôn bán giữa hai

nước đạt bình quân trên 220 triệu USD/năm, song năm 2003 có chiều

1.830

5.690

6.466

2.860

6.610

7.395

0.000

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

8.000

2001-2005 2006-2010 2011-2013

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Page 79: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

73

hướng giảm (năm 2003 đạt 110 triệu USD. Hàng của Việt Nam chiếm từ

15 - 40% thị phần ở Lào (tuỳ theo vùng), xuất khẩu của Lào sang Việt

Nam chiếm 30 - 50% xuất khẩu của Lào ra thị trường thế giới [32, tr.54].

Việt Nam xuất sang Lào vật liệu xây dựng, xăng dầu, hàng nông phẩm,

thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng gia dụng và nhập của Lào một số mặt

hàng gỗ, khoáng sản, nông sản.

Về đầu tư: Đầu tư của Cộng hoà XHCN Việt Nam tại CHDCND Lào

thời kỳ 1989 - tháng 5/2007 có 106 dự án với trị giá 516.892.549 USD, trong

đó Việt Nam đạt 100% có 64 dự án với trị giá 453.025.213 USD và liên doanh

có 42 dự án với trị giá 63.867.336 USD. Số vốn đầu tư trên là tập trung chủ

yếu vào trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến gỗ, nhà máy thuỷ điện (trong đó

có nhà máy thuỷ điện Sê Kha Mản 3 với số vốn đầu tư khoảng 350 triệu USD),

khai thác mỏ, sản xuất thuốc chữa bệnh, thương mại, dịch vụ. Riêng thời kỳ

2000 - 2007 đầu tư của Việt Nam xếp thứ 3 trong 37 nước đang đầu tư. Đến

năm 2012, trong tổng số các nước đầu tư vào Lào, Việt Nam là nước đầu tư

xếp thứ nhất có tất cả 438 dự án với tổng giá trị 4.854.805.514 USD [43].

Đầu tư của các công ty nước CHDCND Lào tại Cộng hoà XHCN Việt

Nam có 7 dự án với tổng giá trị 16.739.528 USD, trong đó có vốn đăng ký

11.009.527 USD (Công ty liên doanh khảo sát đất và thước đo bản đồ

SURVINA, Công ty Chang Lin Transport Co.,Ltd, Công ty Jiplai Export-

Import Co., Ltd, Chi nhánh liên doanh Vientiane - Hai Duong, Ngân hàng liên

doanh Lao-Viet ở thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) [64, tr.53-54].

Có thể nói rằng, trong những năm qua, nền kinh tế CHDCND Lào

phát triển liên tục, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với những năm 1996-

2000, GDP tăng lên hàng năm (Đồ thị 3.2), cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch

theo hướng CNH, HĐH, hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng tạo cơ sở

bảo đảm kinh tế cho tăng cường MSQP của đất nước.

Page 80: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

74

Đồ thị 3.2: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2005-2013

ĐVT: Triệu USD

Nguồn: [66], [67], [68].

Như vậy, từ chính sách hợp tác kinh tế quốc tế, chính sách thu hút đầu

tư nước ngoài vào nền kinh tế đất nước, nhiều dự án kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài được ký kết, hoạt động và đưa lại kết quả đáng phấn khởi. Điều

đó không những đưa lại nguồn lợi kinh tế về mặt đóng góp hiện vật, sản

phẩm mà nó còn đưa lại nhiều nguồn khác: kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức

sản xuất, kinh doanh, trình độ người lao động trong nước cũng tăng lên.

Đồng thời còn đưa lại các hiệu quả về mặt chính trị, xã hội như: Khẳng định

đường lối của Đảng là đúng đắn phù hợp, góp phần giảm nghèo, góp phần

giải quyết lực lượng lao động dư thừa của xã hội đáng kể. Tất cả những nội

dung trên về KT-XH, chính trị đều góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng

kinh tế, bảo đảm trật tự an ninh xã hội, ổn định chính trị, tăng nguồn thu

ngân sách nhà nước cũng như tăng nguồn thu ngân sách cho quốc phòng ở

trung ương và địa phương.

2.8403.248

3.9255.001

5.633

6.354

7.740

10.190

0.000

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2012 2013

Page 81: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

75

3.1.3. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra

nguồn dự trữ cho nền kinh tế

Trong suốt những năm trước đổi mới, nền kinh tế CHDCND Lào đã lâm

vào khủng hoảng, mọi nguồn lực dự trữ hầu như bằng không, các tiềm năng

của đất nước không được sử dụng, thâm hụt ngân sách, lạm phát diễn ra triền

miên với tốc độ chóng mặt. Đây coi như là thời kỳ quản lý nền kinh tế theo cơ

chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Sau khi có sự đổi mới về tư duy kinh tế từ

năm 1986 đến nay, sự quản lý nền kinh tế là sự quản lý theo CCTT có sự quản

lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Quá trình xây dựng, phát triển nền

KTTT định hướng XHCN theo quan điểm của Đảng trong quá trình đổi mới

cho phép giải quyết được tình trạng trên do có sự tăng trưởng bước đầu chúng

ta đã có tích luỹ góp phần đáng kể vào dự trữ cho nền kinh tế: dự trữ về lương

thực, thực phẩm, vật tư nguyên nhiên liệu chiến lược, vàng và ngoại tệ. Với

nguồn dự trữ ấy cho phép có thể huy động cho việc đầu tư phát triển những

ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt như: nhà máy thuỷ điện, sân

bay, ngân hàng, nông - công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt có thể huy động trong

việc bình ổn giá cả một số loại hàng hoá nào đó khi cần thiết. Đồng thời có thể

huy động để giải quyết những biến cố bất ngờ như chiến tranh, thiên tai, những

sự cố chính trị ở các vùng làm mất trật tự an ninh xã hội. Nguồn gốc dự trữ

quốc gia được huy động từ tất cả các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế từ

trung ương đến địa phương, qua đó hình thành các quỹ dự trữ phục vụ các nhu

cầu về KT-XH, chính trị, quốc phòng và an ninh. Chính nhờ có nguồn dự trữ

mà đã giúp chúng ta giải quyết nhiều khó khăn, phức tạp, đặc biệt là sự lên

xuống của một số mặt hàng chiến lược như: vàng, lương thực, năng lượng và

vật liệu xây dựng. Cũng thông qua dự trữ quốc gia, tạo nên sự ổn định của giá

cả những hàng hoá chiến lược góp phần giữ vững sự ổn định của nền kinh tế,

do đó giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống chính trị tinh

thần, chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng cao.

Page 82: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

76

3.2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI

NỀN QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN

2000 - 2013

3.2.1. Những tác động tích cực của kinh tế thị trường đối với nền

quốc phòng

3.2.1.1. Kinh tế thị trường tạo cơ sở bảo đảm kinh tế cho bảo vệ an

ninh biên giới có lợi để tăng cường sức mạnh quốc phòng

Thứ nhất, sự phát triển của KTTT làm cho vấn đề bảo vệ an ninh biên

giới có sự thay đổi về chất cả trong nhận thức lẫn thực tiễn. Những thập kỷ

trước đây, an ninh biên giới của các nước thường bị đe doạ bởi các hoạt động

quân sự từ bên ngoài, do đó bất kỳ nước nào cũng phải sẵn sàng lực lượng

quân sự để đối phó với mối đe doạ đó. Trong bối cảnh chung, nước CHDCND

Lào cũng phải tập trung xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh để bảo vệ

vững chắc an ninh biên giới. Song song với vấn đề xây dựng củng cố tiềm lực

quân sự, chúng ta thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Thực

chất là thủ tiêu quan hệ trao đổi hàng hoá, quan hệ thị trường. Nền kinh tế phi

thị trường hoá đã kiềm chế con người theo đuổi lợi ích kinh tế. Các chủ thể

sản xuất, con người trong xã hội phải hoạt động theo kế hoạch. Cuộc sống

được đảm bảo bằng những tiêu chuẩn nhất định, mặc dù còn thấp nhưng mọi

người "không phải" lo hoặc "không được" lo đã làm cho toàn xã hội không

tập trung đến vấn đề kinh tế mà chủ yếu tập trung đến vấn đề chính trị, trong

đó có bảo vệ an ninh biên giới. Hơn nữa, các thế lực thù địch luôn đe doạ đến

sự sống còn của dân tộc đã làm cho độc lập dân tộc trở thành lợi ích chung,

lợi ích chủ yếu của toàn dân tộc. Với nhận thức đó, trong quá trình bảo vệ an

ninh biên giới, chúng ta tập trung đấu tranh, ngăn chặn âm mưu và hoạt động

phá hoại của kẻ thù trên cơ sở giác ngộ của quần chúng và các biện pháp

nghiệp vụ, đóng cửa biên giới, cắt đứt quan hệ với các nước phương Tây.

Đồng thời, tiến hành bảo vệ sự ổn định xã hội bằng các biện pháp giáo dục

Page 83: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

77

thuyết phục, thực hiện "công bằng" theo kiểu chia đều, "ngăn chặn" sự làm

giàu, nghiêm cấm các quan hệ văn hoá giáo dục với các nước TBCN.

Ngày nay, hoà bình, hợp tác để phát triển trở thành xu hướng của thời

đại, phương thức dùng quân sự để xâm chiếm biên giới của các nước khác

đang bị đẩy lùi. Sức mạnh quân sự đang được thay thế bằng sức mạnh kinh tế.

Với ưu thế về kinh tế, KH-CN các nước tư bản phát triển đã và đang thực hiện

chiến lược "biên giới mềm" đẩy thế giới vào cuộc chiến tranh không có khói

lửa - chiến tranh kinh tế. KTTT là giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng kinh tế,

cho nên các nước chậm phát triển đều có xu hướng phát triển nền KTTT, mở

rộng quan hệ với các nước ngoài để thu hút vốn và KH-CN tiên tiến. Lợi dụng

tình hình đó, các nước tư bản phát triển tiến hành xâm nhập vào biên giới các

nước bằng hình thức đầu tư, hợp tác, liên doanh, mua chuộc cán bộ.

Đối với các nước thực hiện phát triển nền KTTT thì lợi ích kinh tế trở

thành mục tiêu lôi cuốn mọi người trong xã hội và nó tạo ra cơ hội để mọi

người có thể tham gia vào quá trình kinh tế. Quá trình đó, một mặt làm cho

nền kinh tế có bước phát triển mới, nhưng mặt khác vì lợi ích kinh tế mà con

người có thể làm bất cứ điều gì, gây ảnh hưởng rất lớn đến bảo vệ an ninh

biên giới.

Từ những luận chứng trên, trong nền KTTT có thể thấy rằng, bảo vệ an

ninh biên giới không chỉ là bảo vệ ổn định xã hội, bảo vệ đường biên giới

"cứng", mà quan trọng là bảo vệ cơ sở vững chắc của ổn định xã hội, của độc

lập chủ quyền lãnh thổ. Đó là sự bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi cho các yếu

tố tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nền KTTT, đồng thời thực hiện sự kết

hợp chặt chẽ với các yếu tố chính trị, xã hội khác, chống lại sự can thiệp của

nước ngoài bằng các chính sách kinh tế. Trong nền KTTT, bảo vệ an ninh

biên giới phải được thực hiện theo cơ chế mở. Bảo vệ an ninh biên giới phải

tạo điều kiện để KTTT phát triển tốt hơn, sản xuất và lưu thông hàng hoá

thuận tiện hơn.

Page 84: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

78

Song song với các biện pháp tuyên truyền giáo dục, biện pháp hành

chính, điều cốt yếu là phải đảm bảo duy trì và tạo ra các yếu tố để phát triển

nền KTTT, phải xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị vững mạnh,

bao gồm những người có phẩm chất và năng lực quản lý kinh tế giỏi. Nhà

nước từ chỗ can thiệp trực tiếp vào quá trình kinh tế trở thành người quản lý

vĩ mô định hướng phát triển, cung cấp thông tin, đầu tư vào những ngành then

chốt, tạo hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế hoạt động, gắn lợi ích

của các thành phần kinh tế với bảo vệ an ninh biên giới.

Thứ hai, sự phát triển của KTTT tạo cơ sở vật chất phục vụ cho bảo vệ

an ninh biên giới. Với những cơ chế thích hợp, KTTT đảm bảo được lợi ích

của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, quan hệ trao đổi và lưu thông hàng hoá

kích thích LLSX phát triển tạo ra những yếu tố KT-XH và kinh tế - kỹ thuật

để bảo vệ an ninh biên giới.

Về yếu tố KT-XH: LLSX phát triển tạo ra khối lượng của cải vật chất

dồi dào, đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần cho nhân dân lao động

làm cơ sở vững chắc cho khối đoàn kết toàn dân, củng cố lòng tin của nhân

dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Khi đời sống được đảm bảo nhân dân lao

động sẽ có điều kiện, khả năng tham gia tích cực vào phát triển bảo vệ an ninh

biên giới. Năng suất lao động tăng là cơ sở để củng cố các tổ chức trong hệ

thống chính trị, tạo điều kiện thực hiện các chính sách xã hội chăm lo đến đời

sống của lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh biên giới. Sự phát triển của sản

xuất tạo khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế để đầu tư xây dựng kết cấu hạ

tầng. Quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, một mặt phát triển sản xuất,

mặt khác tạo ra các điều kiện để nâng cao trình độ nhận thức, bảo vệ sức khoẻ

của người lao động, giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội; đồng thời tạo

ra điều kiện để nắm bắt âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, đảm bảo

huy động, phối hợp kịp thời, cơ động nhanh lực lượng quân sự, kinh tế duy trì

sự ổn định về mọi mặt trong mọi tình huống có thể xảy ra.

Page 85: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

79

Về yếu tố kinh tế - kỹ thuật: Nền KTTT vừa phải phát triển trên cơ sở

vật chất kỹ thuật cao, vừa có khả năng tạo ra LLSX đó. Cho nên, với cơ sở vật

chất kỹ thuật hiện đại từng bước được ứng dụng vào sản xuất trong nền

KTTT, chúng ta sẽ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành

hạ, số lượng, chủng loại phong phú, đủ sức cạnh tranh với hàng nước ngoài,

đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Điều đó, có ý nghĩa rất lớn chống lại cuộc

chiến tranh kinh tế, gây mất ổn định của các thế lực thù địch đối với biên giới

quốc gia. Sự phát triển của LLSX, đặc biệt là quá trình ứng dụng công nghệ

tiên tiến giúp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể sản xuất được các loại

sản phẩm phục vụ cho công trình phòng thủ biên giới ngày càng chặt chẽ có

hiệu quả chống lại sự tấn công quy mô lớn xâm phạm biên giới lãnh thổ bằng

lực lượng quân sự của đối phương.

Thứ ba, KTTT tạo ra các biện pháp bảo vệ an ninh biên giới. Xét trên

tổng thể trong mối liên hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì sự

phát triển của KTTT là sự củng cố, hoàn thiện kiến trúc thượng tầng, tạo ra cơ

sở vững chắc về kinh tế, chính trị cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới. Ở

từng phạm vi từng lĩnh vực, sự phát triển của KTTT cũng chính là tăng cường

củng cố bảo vệ an ninh biên giới. Trước hết, các chủ thể sản xuất, kinh doanh

phải tự lo việc sản xuất, cung ứng lao động, vật tư, tài chính trên thị trường.

Đó là quá trình cạnh tranh rất gay gắt và luôn luôn có sự biến đổi, người nào

nhanh chóng thích ứng thì người đó tồn tại và phát triển. Ngược lại, sẽ bị thất

bại. Đây chính là biện pháp "tự nhiên" để loại bỏ những cơ sở kinh tế yếu

kém đảm bảo sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời cũng là biện

pháp để thực hiện sự bình đẳng của xã hội.

Trong nền KTTT, yếu tố cơ bản là giá cả thị trường. Những yếu tố này

có tác động rất lớn đối với vấn đề phát triển KT-XH theo chiều hướng tích

cực và tiêu cực. Nhà nước có thể sử dụng các công cụ về giá cả thị trường, tài

chính để điều chỉnh sự phát triển của từng ngành, từng vùng đảm bảo sự phát

triển nhịp nhàng trong toàn bộ nền kinh tế.

Page 86: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

80

Phát triển KTTT còn đòi hỏi phải bố trí lại cơ cấu kinh tế cho phù hợp

với điều kiện của từng vùng phát huy được lợi thế sẵn có của địa phương

nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế gắn liền với

bố trí lại cơ cấu dân cư. Quá trình đó vừa tạo ra công ăn việc làm cho người

lao động, vừa hình thành nên thế trận nhân dân để bảo vệ an ninh biên giới.

Trong nền KTTT, các thành phần kinh tế gắn rất chặt với các yếu tố

của sản xuất, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển của sản xuất phụ

thuộc rất lớn vào nguồn và tính ổn định của các yếu tố đó. Để đảm bảo sự

phát triển bình thường và có hiệu quả, các thành phần kinh tế tự giác tìm cách

bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của mình. Quá

trình đó, cũng là quá trình các thành phần kinh tế tự giác tham gia bảo vệ an

ninh biên giới. Vì vậy, với tư cách quản lý nhà nước cần phải có biện pháp

gắn chặt lợi ích của các thành phần kinh tế với bảo vệ an ninh biên giới.

Thực hiện phát triển KTTT, các cơ sở kinh tế và hàng hoá nước ngoài

sẽ có cơ hội để tràn vào đe doạ lợi ích của các thành phần kinh tế và sự tồn tại

của hàng hoá trong nước. Trước tình hình đó, ngoài các biện pháp về tài

chính, các quy định thoả thuận giữa hai nhà nước thì không có cách nào khác

các cơ sở kinh tế trong nước phải tìm biện pháp cải tiến kỹ thuật, phát huy các

lợi thế có sẵn để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá bảo vệ lợi

ích của dân tộc. Các biện pháp để phát triển sản xuất cũng có thể coi là những

biện pháp để bảo vệ an ninh biên giới.

3.2.1.2. Kinh tế thị trường thúc đẩy khoa học - công nghệ của đất nước

phát triển tạo tiền đề quan trọng để tăng cường sức mạnh quốc phòng

Thông qua tác động của các quy luật KTTT, quá trình phát triển KTTT

định XHCN ở CHDCND Lào có tác dụng thúc đẩy sự phát triển KH-CN -

một động lực của CNH, HĐH. Từ đó từng bước tạo nên cơ sở vật chất kỹ

thuật và lực lượng lao động KH-CN cho CNXH, nhằm giải quyết thắng lợi

các mục tiêu KT-XH và tăng cường SMQP của đất nước.

Page 87: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

81

Thứ nhất, thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là chìa khoá trọng yếu quyết định

thành công của sự phát triển. Với chiến lược phát huy nguồn lực con người,

coi giáo dục và đào tạo là quốc sách trong gần 30 năm qua, CHDCND Lào đã

có một đội ngũ cán bộ khoa học khá dồi dào tốt nghiệp đại học, có trình độ

sau đại học như: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo, bồi dưỡng

trong và ngoài nước. Trong nước đã có hệ thống các nhà trường (ngoài và

trong LLVT) ở các bậc: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề.

Riêng trong LLVT gồm: Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản, Học

viện Hậu cần - Kỹ thuật, Học viện Sĩ quan lục quân, Học viện An ninh,

Trường Quân y...

Hình thức đào tạo chính quy có hệ thống nguồn nhân lực cho KH-CN

cũng như các hình thức đào tạo khác nhau ở nhiều bậc đào tạo đã bổ sung

nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm thúc đẩy KH-CN phát triển. Với đội

ngũ cán bộ khoa học cũng như hệ thống giáo dục đào tạo nói trên nếu đem so

với khu vực và thế giới thì xếp vào loại thấp. Song có thể nói, gần 30 năm đổi

mới CHDCND Lào đã tạo ra đội ngũ cán bộ khoa học khá đông đảo, bao gồm

cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, đội ngũ cán bộ khoa học

này đang từng bước chiếm lĩnh và làm chủ trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng

dụng khoa học trong sản xuất cũng như đời sống. Bên cạnh sự phát triển của

KH-CN quốc gia thì KH-CN quân sự cũng từng bước phát triển mà đội ngũ

KH-CN đó đã được đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước, đặc biệt phần lớn

là đã được sự giúp đỡ đào tạo, bồi dưỡng ở CHXHCN Việt Nam. Đội ngũ cán

bộ KH-CN quân sự của toàn quân là tiềm lực to lớn trong quá trình xây dựng

quân đội, trực tiếp tác động đến sức mạnh chiến đấu của nền QPTD nói

chung, của quân đội nói riêng. Chính sự phát triển của KH-CN đất nước đã

tạo điều kiện cho KH-CN quân sự phát triển theo và chính sự phát triển của

KH-CN quân sự lại tác động trở lại đối với KH-CN đất nước, từ đó nảy sinh

Page 88: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

82

sự hợp tác, liên kết, hình thành các tổ hợp quân sự. Các ngành KH-CN ngày

càng gắn bó hơn với sản xuất, tính khả thi của các công trình nghiên cứu khoa

học ngày càng cao hơn, sát thực hơn, nhiều công trình được đưa vào ứng

dụng trong thực tế có hiệu quả hơn.

Thứ hai, KH-CN thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững

KH-CN đã góp phần to lớn vào việc nâng cao năng suất, chất lượng,

hiệu quả trong các ngành sản xuất, kinh doanh. "Khoa học - công nghệ là yếu

tố cơ bản trong phát triển LLSX và nâng cao năng suất lao động xã hội ngày

càng cao, không có thành công nào tránh khỏi sự ứng dụng những thành tựu

của khoa học - công nghệ" [69, tr.25]. Những tiến bộ của KH-CN đất nước đã

góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh các ngành

sản xuất có hàm làm khoa học cao, hình thành nhiều khu công nghiệp, khu

chế xuất, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế mạnh. Trong Tạp chí SAYO

Laos, số 16 thang 1 năm 2006, thành tựu 30 năm nước CHDCND Lào chỉ cho

thấy: cả nước có 15.000 hệ thống thuỷ lợi, năm 1976 chỉ có 100 xí nghiệp và

thủ công nghiệp, đến năm 2005 có tới 26.200 xí nghiệp và thủ công nghiệp,

11 nhà máy thuỷ điện với công suất tất cả 1,541 triệu KW tăng lên từ 247

triệu KW của năm 1975 [73, tr.22]. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt và

chăn nuôi cũng phát triển, nhiều cây, con giống mới ra đời như vịt, gà siêu

thịt, siêu trứng, lợn hướng nạc. Bên cạnh sự phát triển của những ngành trên,

ở các ngành khác như: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, việc ứng dụng những

thành tựu của KH-CN mới cũng đã đưa lại những kết quả khả quan.

Kinh tế thị trường thúc đẩy KH-CN phát triển tạo cơ sở vật chất kỹ

thuật cho tăng cường SMQP. Qua đó, dưới sự tác động của KH-CN làm cho nền

kinh tế đất nước phát triển theo. Qua tổ chức thực hiện từ kế hoạch phát triển

KT-XH đất nước 5 năm lần II (1986-1990) đến kế hoạch 5 năm lần VI (2006-

2010) là giai đoạn quản lý theo CCTT có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý

của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng GDP có bước phát triển, tỉ lệ ngành chiếm

trong GDP có bước phát triển theo hướng CNH, HĐH.

Page 89: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

83

Thứ ba, KH-CN phát triển góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt

động lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước đối với nền quốc phòng

Cùng với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn cũng đã phát

triển, nhiều vấn đề lý luận ngày càng được làm sáng tỏ hơn đã góp phần đáng

kể vào xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương, đường lối, chính sách,

pháp luật... của Đảng và Nhà nước. Khoa học xã hội nhân văn trong những

năm qua đã được sử dụng có kết quả trong quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội,

quốc phòng, an ninh.

Khoa học kỹ thuật cũng như khoa học xã hội và nhân văn quân sự mấy

năm qua đã phát triển. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quân sự được

hình thành và đang từng bước làm tham mưu cho Đảng, Nhà nước và quân

đội về những vấn đề mà thực tế hoạt động quốc phòng đặt ra. Khoa học xã hội

và nhân văn đã góp phần tổng kết thực tiễn từng bước đi sâu vào những vấn

đề lớn của khu vực và toàn cầu, giải quyết về lý luận và thực tiễn xây dựng

đất nước. Đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước

hoạch định đường lối chiến lược, chính sách phát triển KT-XH. Điều đó

không chỉ làm tăng tính hiệu quả trong quyết sách về lãnh đạo, quản lý mà

quan trọng hơn từ các luận cứ khoa học đã góp phần nâng cao uy tín của

Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.

Khoa học tự nhiên đã phục vụ trực tiếp cho sự phát triển KH-CN,

nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất,

kinh doanh bảo vệ môi trường bảo đảm an ninh quốc phòng trên cơ sở tập

trung phát triển những ngành mũi nhọn như: công nghệ thông tin, công

nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá. Từng bước

thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ của đất nước so với các nước

trong khu vực. KH-CN phát triển đã tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế cao,

giải quyết tốt các vấn đề xã hội cho phép đáp ứng tốt các nhu cầu hoạt

động quốc phòng, tăng cường SMQP.

Page 90: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

84

3.2.1.3. Kinh tế thị trường tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân,

xây dựng môi trường chính trị, xã hội lành mạnh tạo tiền đề quan trọng để

tăng cường sức mạnh quốc phòng

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, vững chắc trong nhiều năm

qua, đã tạo điều kiện nâng cao đời sống người lao động, thực hiện dân giàu

nước mạnh, xã hội văn minh, công bằng. Trong mấy năm qua Đảng và Nhà

nước đã từng bước cải cách hệ thống tiền lương, bậc lương cho người lao động

góp phần cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần. KTTT phát triển, thu

nhập của người lao động tăng lên, số hộ nghèo trong cả nước giảm đáng kể:

năm 2000 số hộ nghèo chiếm 39% tổng số hộ trong cả nước [50, tr.10], năm

2005 chỉ còn 28,7% [37, tr.55] và đến năm 2007 giảm xuống còn 22,3% (bình

quân giảm khoảng 3%/năm) [35, tr.15]. Trong năm 2000, tổng số hộ nghèo cả

nước là 304.100 hộ, đến năm 2005 giảm xuống chỉ còn 137.500 hộ bằng 90%

của kế hoạch (kế hoạch 5 năm là 150.000 hộ) [37, tr.41]. Đến năm 2010 tỷ lệ

hộ nghèo đã giảm xuống còn 20,4% [60, tr.61].

Vấn đề nghèo và kém phát triển là vấn đề toàn thế giới đang quan tâm,

trong đó CHDCND Lào cũng là một nước kém phát triển trên thế giới. Nhìn lại

khoá 1992-1993 số hộ nghèo chiếm đến 45% tổng số hộ trong cả nước. Vì vậy,

công việc giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhân dân là vấn đề Đảng và Nhà

nước ta đặc biệt quan tâm. Kinh nghiệm của sự thành công trong giải quyết vấn

đề nghèo của hộ gia đình đã được khẳng định:

Việc giải quyết vấn đề nghèo của nhân dân phải tiến hành

gắn chặt với phát triển nông thôn cũng như xây dựng "làng" và

"cụm làng phát triển". Giải quyết vấn đề nghèo, no đủ và sự giàu có

của hộ gia đình là công việc trung tâm của sự phát triển nông thôn

mà phải kết hợp vấn đề nghèo của hộ gia đình với vấn đề nghèo của

dân chúng (của làng) [59, tr.46].

Page 91: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

85

Đảng và Nhà nước coi việc xây dựng cơ sở chính trị và phát triển nông

thôn làm trọng tâm, kết hợp chấm dứt phá rừng làm rẫy, giao đất, giao rừng,

bố trí nơi làm ăn cố định cho nhân dân và chấm dứt trồng cây thuốc phiện,

xây dựng kết cấu hạ tầng.

Khoá năm 2000-2002 Chính phủ đã sử dụng 1.713 tỷ Kíp bằng 41%

vốn nhà nước vào giải quyết vấn đề nghèo, trong đó có vốn trong nước 910 tỷ

Kíp. Kết quả là số hộ nghèo giảm từ 266 nghìn hộ khoá 2000-2001 xuống 253

nghìn hộ khoá 2001-2002, trong đó miền Bắc có 119.000 hộ, miền Trung

83.000 hộ và miền Nam 51.000 hộ nghèo. Diện tích rẫy đã giảm 19.000 ha từ

93.900 ha khoá 2000-2001 xuống 74.500 ha khoá 2001-2002. Diện tích trồng

cây thuốc phiện giảm từ 19.052 ha năm 2000 xuống chỉ còn 14.052 ha năm 2002.

Khoá năm 2003-2004 chính phủ đã tập trung vào việc xoá vấn đề

nghèo của nhân dân trong từng miền.

Miền Bắc là miền nghèo nhất trong CHDCND Lào. Đã xoá 21.000 hộ

nằm trong 24 huyện nghèo. Xoá 13.100 ha phá rừng làm rẫy trồng lúa và

4.000 ha trồng cây thuốc phiện. Nhà nước sử dụng nguồn vốn 483 tỷ Kíp,

trong đó vốn trong nước 151 tỷ Kíp và vốn nước ngoài 332 tỷ Kíp, vào việc

xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ cho nhân dân trong SXHH.

Miền Trung là miền trồng trọt, chăn nuôi. Khoá năm 2003-2004 đã xoá

vấn đề nghèo của nhân dân 21.500 hộ năm trong 15 huyện nghèo. Chấm dứt

phá rừng làm rẫy 3.100 ha và 582 ha diện tích trồng cây thuốc phiện. Nhà

nước đầu tư tất cả 530 tỷ Kíp, trong đó vốn trong nước 214 tỷ Kíp và vốn đầu

tư nước ngoài 317 tỷ Kíp.

Miền Nam là vựa lúa của đất nước. Ở miền này đã xoá 7.300 hộ năm

trong 8 huyện nghèo, giảm bớt diện tích phá rừng làm rẫy 2000 ha do vốn đầu

tư nhà nước 183 tỷ Kíp, trong đó 72 tỷ Kíp là vốn trong nước và 111 tỷ Kíp là

vốn nước ngoài [34].

Page 92: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

86

Khoá năm 2004-2005 CHDCND Lào đã tổ chức thực hiện được nhiều

dự án về xoá bỏ vấn đề nghèo của nhân dân như: y tế, giáo dục, phát triển cơ

sở hạ tầng... Đến năm 2005 Nhà nước cùng với nhân dân đã lập "quỹ phát

triển làng", trong đó có vốn hỗ trợ của Nhà nước 25 tỷ Kíp vào việc phát triển

47 huyện nghèo nhất trong toàn quốc [37].

Khoá 2009-2010 đã hoàn thành việc lập kế hoạch phát triển 133 cụm

làng trong 69 huyện nghèo. Chính phủ đã sử dụng ngân sách giảm nghèo gồm

491 dự án với tổng giá trị 124 tỷ Kíp [60, tr.61].

Với kết quả trên, sau gần 30 năm đổi mới, KTTT định hướng XHCN đã

phát triển và góp phần giải quyết nhiều vấn đề về đời sống KT-XH của nhân

dân, thu nhập của người lao động trong cả nước ở hầu hết các vùng đều tăng,

do đó góp phần vào việc ổn định xã hội, xây dựng môi trường chính trị, văn

hoá lành mạnh. Sự củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ góp phần

xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, tăng cường SMQP. Dưới sự tác động của

KTTT định hướng XHCN, người lao động no đủ hơn, giải quyết công ăn việc

làm, đời sống vật chất tinh thần được nâng lên rõ rệt. Nhờ đó, ý Đảng lòng dân

ngày càng gắn bó hơn, tin tưởng hơn vào sự nghiệp đổi mới của Đảng. Vấn đề

chủ nghĩa yêu nước gắn với CNXH đã được kiểm nghiệm trên thực tế, đây là

cơ sở chính trị xã hội hết sức quan trọng để xây dựng sức mạnh của nền QPTD

trong quá trình phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng.

3.2.1.4. Kinh tế thị trường góp phần thực hiện đường lối quốc phòng toàn

dân của Đảng tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường sức mạnh quốc phòng

Trong những năm qua xuất phát từ tình hình thế giới và trong nước,

Đảng và Nhà nước ta đã có sự đổi mới về tư duy quân sự và nhiệm vụ bảo vệ,

xây dựng đất nước. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

của đất nước, bảo đảm ổn định và an ninh vững mạnh là nhiệm vụ hàng đầu

của chúng ta, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi tất yếu đối với sự phát

triển KT-XH và làm ăn của nhân dân" [59, tr.66-67]. Đảng và Nhà nước đã

Page 93: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

87

chủ trương chuyển hướng chiến lược phòng thủ đất nước từ Đại hội đại biểu,

toàn quốc lần thứ IV (1986), đề ra chủ trương mới trong xây dựng nền quốc

phòng - an ninh toàn dân, toàn diện (hoặc nền QPTD). Xây dựng nền QPTD

gắn bó với nhiệm vụ xây dựng nền an ninh nhân dân, đặt quốc phòng - an

ninh trong cùng chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện bước chuyển hướng

quan trọng về tư duy quân sự, đó là xây dựng nền quốc phòng thời bình đủ

sức ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, tranh thủ điều kiện hoà bình,

tạo môi trường thuận lợi để bảo vệ và xây dựng đất nước. Nền QPTD mà toàn

Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu xây dựng là nền quốc phòng

mang tính chất "của dân, do dân, vì dân", phát triển theo hướng toàn dân, toàn

diện, độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng phát triển hiện đại dưới sự

lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Do đó, SMQP ở nước ta là sức

mạnh tổng hợp của tất cả các nhân tố tạo nên nền quốc phòng đó là: sức mạnh

quân sự, sức mạnh kinh tế, sức mạnh chính trị tinh thần, sức mạnh về KH-CN

để phòng thủ đất nước tạo nên sức mạnh toàn diện và cân đối, trong đó sức

mạnh quân sự là đặc trưng nhằm giữ được hoà bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt

động gây ra chiến tranh của kẻ thù, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược

dưới mọi hình thức và quy mô. Trên cơ sở đó điều chỉnh lại lực lượng và thế

bố trí chiến lược trong cả nước, giảm bớt quân thường trực, tổ chức xây dựng

lực lượng dự bị động viên, đồng thời xây dựng các tỉnh (thành phố), các khu

vực phòng thủ vững chắc. Xây dựng khu vực phòng thủ là nét đặc thù của thế

trận QPTD nhằm chuẩn bị cho chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới.

Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước xây

dựng thế trận QPTD và an ninh nhân dân nhằm phát huy sức mạnh của toàn

dân đánh giặc, ổn định chính trị, giữ vững an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống

của người lao động. Bố trí lực lượng trên các địa bàn chiến lược trọng điểm

cũng như vùng biên giới giáp với các nước TBCN, đồng thời bố trí dân cư,

cơ sở sản xuất nhằm phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng. Do đó, đã tạo

Page 94: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

88

ra mạng lưới quốc phòng, an ninh trên tất cả mọi miền đất nước, đặc biệt

chú ý đến các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá cũng như vùng sâu, vùng

xa. Tạo nên thế trận liên hoàn, vừa tác chiến tại chỗ vừa hỗ trợ chi viện cho

nhau có hiệu quả. Với thế trận QPTD và an ninh nhân dân, cho phép ta phát

hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu của địch ở bất kỳ lúc nào, ở đâu

trên địa bàn cả nước. Việc bố trí cơ cấu ngành, vùng, lãnh thổ về mặt kinh tế

đó còn là sự bố trí lực lượng cho thế trận QPTD cả về sức mạnh kinh tế, quân sự

và nhân lực.

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là một nước kém phát triển, chất lượng

cuộc sống của nhân dân chưa cao, đặc biệt là ở miền núi nhân dân sống trong

tình trạng di canh, di cư, nơi làm ăn, chỗ ở chưa cố định. Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VII của Đảng NDCM Lào đã đề ra mục tiêu chung của kế hoạch

phát triển KT-XH đến năm 2020 làm cho đất nước rời khỏi tình cảnh kém

phát triển, đến năm 2010 là chấm dứt phá rừng làm rẫy trồng lúa, giải quyết

vấn đề nghèo của nhân dân được hơn một nửa của số nghèo, bố trí lại dân cư,

tạo nơi làm ăn cố định cho nhân dân.

Để tổ chức thực hiện chủ trương và kế hoạch đó, Thủ tướng Chính phủ

nước CHDCND Lào ra Chỉ thị số 04, ngày 12 tháng 4 năm 2002 về bố trí nơi

làm ăn và chỗ ở cố định cho nhân dân. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, cơ quan và

địa phương đã quan tâm tổ chức thực hiện có kết quả đáng mừng. Đã bố trí lại

nơi làm ăn và chỗ ở theo kế hoạch phát triển nông thôn toàn diện cả về mặt kinh

tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh. Xây dựng khu trọng điểm phát triển,

đặc khu Xay Xổm Bun (thuộc tỉnh Viêng Chăn). Đến nay đã có hàng chục nghìn

người dân ở các tỉnh trên đất nước thực hiện kế hoạch đề ra. Ở tỉnh Bo Li Khăm

Xay có 35 khu trọng điểm phát triển, trong các khu này không chỉ có nhân dân

trong tỉnh mà còn có nhân dân di cư từ các tỉnh miền Bác. Hiện nay, nhân dân ở

các tỉnh như: Luông Pra Bang, Xiêng Khoảng, Viêng Chăn, Đặc khu Xay

Xổm Bum và các tỉnh khác cũng đang tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch đặt

Page 95: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

89

ra. Tiếp tục tổ chức thực hiện mục tiêu đề ra trong Đại hội Khoá VII trở thành

hiện thực, Thủ tướng Chính phủ nước CHĐCN Lào ra chỉ thị:

Tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng

Chính phủ số 04, ngày 12 tháng 4 năm 2002 về bố trí lại nơi làm ăn

và chỗ ở cho nhân dân, giáo dục tuyên truyền cho nhân dân tin vào

Đảng, quán triệt chủ trương đường lối của Đảng về mục tiêu phấn

đấu thoát ra khỏi tình cảnh nghèo, lạc hậu; đồng thời sớm phát hiện,

ngăn chặn và đẩy lùi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch và

nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra [51, tr.2].

Bên cạnh sự di dân theo chỉ tiêu kế hoạch và di dân tự do, lực lượng

quân đội góp phần đáng kể to lớn vào việc hình thành thế trận quốc phòng.

Nhiều đơn vị bộ đội chủ lực được bố trí trên các địa bàn chiến lược quan

trọng, vừa huấn luyện quân sự vừa tham gia xây dựng kinh tế.

Doanh nghiệp nhà nước phát triển nông - công nghiệp và dịch vụ xuất -

nhập khẩu là một doanh nghiệp được thành lập và quản lý điều hành của Bộ

Quốc phòng trong năm 1989, theo Quyết định của Bộ Quốc phòng số

474/BQP, ngày 6/4/1989 và giấy phép kinh doanh của Bộ Thương mại số

64/BTM, ngày 22/5/1989. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp này là phát

triển KT-XH ở nông thôn miền núi kết hợp với quốc phòng - an ninh. Nhiệm

vụ cụ thể của doanh nghiệp gồm:

- Xây dựng và củng cố cơ sở nhân dân ở vùng biên giới vững mạnh về

chính trị tư tưởng, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, tin vào sự lãnh

đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

- Xây dựng đường giao thông vận tải, trường học, trạm y tế, nhà máy

thuỷ điện và hệ thống thuỷ lợi.

- Tổ chức sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế

biến gỗ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

- Tạo lập ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.

Page 96: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

90

- Xây dựng mạng lưới dịch vụ hàng hoá, xuất nhập khẩu hàng hoá

trong và ngoài nước, đồng thời dịch vụ hàng hoá qua đi nước thứ ba, tạo công

ăn việc làm cho nhân dân ở nông thôn miền núi.

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trực thuộc DNNN phát triển nông -

công nghiệp và dịch vụ xuất - nhập khẩu bao gồm: i) 4 đơn vị có vốn đầu tư

trong nước như: Nhà máy Xi măng số 1 ở huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng

Chăn, Nhà máy chế biến gỗ Khộc Ô, tỉnh Xa Nha Bu Ly, Nhà máy gạch và

chi nhánh tỉnh Bo Kẹo; ii) 1 đơn vị hợp tác đầu tư với tư nhân trong nước

như: Nhà máy xi măng Lào - Sa Va Na Khệt; iii) 5 đơn vị hợp tác đầu tư với

nước ngoài như: Công ty Xi măng Lào (trách nhiệm hữu hạn) số 2 ở huyện

Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, Công ty sản xuất bao bì (trách nhiệm hữu hạn),

Công ty Lan Xang phát triển tài nguyên rừng, Công ty Lào thương mại miễn

thuế, Công ty xây dựng Cầu - Đường - Vận tải miền Bắc Lào - Trung Quốc.

Xí nghiệp quốc phòng "Pa Sản Làu" Luông Pra Bang - một hình thức tổ

chức của doanh nghiệp quân đội. Xí nghiệp quốc phòng này có nhiệm vụ sản

xuất bảo đảm hậu cần - kỹ thuật quân sự, sửa chữa vũ khí, trang bị đồ dùng

quân sự, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh đặc biệt, đồng thời

tham gia sản xuất các mặt hàng dân dụng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh

doanh, làm ăn có lãi.

Cho đến nay doanh nghiệp phát triển nông - công nghiệp và dịch vụ xuất

- nhập khẩu, xí nghiệp "Pa Sản Làu" Luông Pra Bang đã đóng góp đáng kể vào

việc phát triển KT-XH ở miền núi, vùng biên giới đưa lại hiệu quả kinh tế hàng

tỷ Kíp, thông qua sản xuất và xây dựng doanh thu hàng năm đang được tăng

lên góp phần đáng kể vào việc nộp ngân sách nhà nước và quốc phòng, giải

quyết công ăn việc làm cho nhân dân. Xây dựng khu dân cư vững mạnh về

kinh tế, chính trị, văn hoá, góp phần phát triển KT-XH tăng cường củng cố thế

trận quốc phòng trên các địa bàn chiến lược trọng điểm. Ngoài ra, các sư đoàn,

bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) to huy động tổ chức lực lượng của mình

tham gia phát triển kinh tế tuỳ theo tình hình nhiệm vụ cụ thể.

Page 97: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

91

Cùng với việc hình thành thế trận QPTD, việc bố trí các lực lượng quốc

phòng trên địa bàn cả nước trong năm qua, đã tạo ra thế và lực vững chắc, do

đó đã làm thất bại nhiều âm mưu phá hoại lật đổ của các thế lực thù địch, tiêu

diệt và làm sụp đổ nhiều kế hoạch của địch hòng "diễn biến hoà bình" hoặc tự

diễn biến trên phạm vi cả nước. Nhiều tổ chức phản động bị phát hiện, bắt giữ

và đưa ra pháp luật, nhiều tổ chức tội phạm: kinh tế, xã hội, buôn lậu, ma tuý

cũng bị triệt phá. Qua đó, góp phần to lớn vào giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Trong phòng chống thiên tai lũ lụt, bộ đội các sư đoàn, bộ đội các tỉnh, bộ đội

biên phòng, công an nhân dân, dân quân tự vệ đã cùng nhân dân địa phương

phòng chống và khắc phục có hiệu quả lũ lụt ở một số tỉnh miền Trung và 2

tỉnh A Ta Pư, Sê Kong (miền Nam Lào).

Có như vậy, vùng trời, vùng biên giới, miền núi mới được bảo vệ an

toàn. Trong đường lối QPTD của Đảng, chủ trương xây dựng các khu vực

phòng thủ tỉnh (thành phố) đã được triển khai tích cực trên phạm vi cả nước.

Sự ra đời của các khu vực phòng thủ vừa đáp ứng hướng phòng thủ chiến

lược, vừa cho phép khai thác các điều kiện thuận lợi của mỗi địa phương

trong quá trình phát triển kinh tế vào xây dựng thế trận quốc phòng ở từng địa

phương cũng như cả nước. Trong xây dựng các khu vực phòng thủ, nội dung

xây dựng về kinh tế, chính trị đã được xác định cho thấy khả năng hoàn thành

các nhiệm vụ mà quốc phòng đặt ra trong điều kiện hiện nay ngày càng tốt hơn.

3.2.2. Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với nền

quốc phòng

3.2.2.1. Mặt trái của kinh tế thị trường tác động đến mặt chính trị

tinh thần của quân đội, ảnh hưởng không thuận lợi đến quá trình đảm bảo

kinh tế cho quốc phòng

Trong điều kiện quốc tế và trong nước hiện nay, vấn đề tăng cường

SMQP, bảo vệ tổ quốc là một quan điểm xuyên suốt của Đảng. Để bảo vệ

vững chắc Tổ quốc Lào trong điều kiện lịch sử mới phải phát huy sức mạnh

Page 98: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

92

tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị xây dựng nền QPTD, thế trận

QPTD. Xây dựng nền QPTD lấy xây dựng LLVT, xây dựng quân đội làm

nòng cốt. Vấn đề quan trọng hàng đầu là xây dựng bản lĩnh chính trị, nâng

cao nhận thức tư tưởng, trình độ năng lực, đạo đức lối sống và lý tưởng cách

mạng để trong mọi tình huống khó khăn phức tạp, LLVT quân đội nhân dân

vẫn tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, hiếu với nhân dân. Tuy nhiên,

cần thấy rằng chúng ta xây dựng nền QPTD, xây dựng LLVT nhân dân, xây

dựng quân đội nhân dân đáp ứng các yêu cầu trên trong điều kiện nền kinh tế

đất nước đang chuyển sang KTTT. Tuy được định hướng XHCN, nhưng

những tác động của các quy luật của KTTT vẫn phát huy tác dụng, tác động

từ những mặt trái của KTTT đối với chủ trương xây dựng nền QPTD, xây

dựng quân đội nhân dân về mặt chính trị tinh thần là không nhỏ cần phải chỉ

ra những tác động đó để có những giải pháp thích hợp.

Trong gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước CHDCND Lào đã có

những bước phát triển khá, bước đầu đã hình thành một nền KTTT định

hướng XHCN. Trong quá trình vận động, phát triển theo quy luật của KTTT,

một mặt, do những thiếu sót trong lãnh đạo, quản lý nền kinh tế của Đảng và

Nhà nước, mặt khác, do sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù

địch, đã làm cho mặt trái của KTTT tác động một cách tự phát mà hậu quả là

các yếu tố chung KTTT và yếu tố đặc thù CNXH thiếu gắn bó chặt chẽ với

nhau, thậm chí có lúc còn đối lập triệt tiêu nhau. Để nhìn rõ thực trạng trên có

thể xem xét trên các góc độ sau:

Thứ nhất, mặt trái của KTTT đã và đang làm cho sự chênh lệch về KT-

XH càng xa giữa các tỉnh, các vùng, các ngành kinh tế, ảnh hưởng không

thuận lợi đến quá trình đảm bảo kinh tế cho quốc phòng.

Các tỉnh, vùng, ngành kinh tế có đặc điểm, điều kiện kinh tế, tài nguyên

thiên nhiên, vị trí địa lý khác nhau. Vì vậy, quá trình đảm bảo kinh tế cho

quốc phòng có những thuận lợi và khó khăn khác nhau.

Page 99: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

93

Những tỉnh, vùng, ngành kinh tế có đặc điểm, điều kiện, vị trí địa lý

thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên dồi dào là những tỉnh, vùng, ngành kinh tế

có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Dưới sự tác động của CCTT, những tỉnh,

vùng, ngành kinh tế này ngày càng có quy mô và tốc độ phát triển to lớn và

nhanh hơn. Ngược lại, các tỉnh miền núi, nhất là miền Bắc, kết cấu hạ tầng

kém phát triển, trình độ dân trí thấp, nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước

vào các tỉnh này rất thấp so với các tỉnh có điều kiện thuận lợi như miền

Trung, miền Nam, do đó, nền kinh tế ở đây vốn đã nghèo nàn lạc hậu, nay so

với các tỉnh trọng điểm kinh tế, khoảng cách này càng xa.

Đối với CHDCND Lào, ngân sách quốc phòng của các tỉnh, huyện

được cấp từ hai nguồn do Trung ương cấp và do địa phương cấp. Nguồn ngân

sách Trung ương là nguồn do Quốc hội và Chính phủ quy định, chịu sự quản

lý và chi tiêu thống nhất theo kế hoạch nhà nước do Bộ Quốc phòng trực tiếp

quản lý chi tiêu. Đối với các cơ quan quân sự địa phương, ngân sách quốc

phòng địa phương cấp là nguồn ngân sách rất quan trọng, có vai trò trực tiếp

quyết định SMQP của địa phương mình, ngoài ngân sách Trung ương cấp.

Một thực tế đang xảy ra ở các địa phương là tỉnh nào có điều kiện phát

triển kinh tế tốt thì cơ quan quân sự ở địa phương đó có ngân sách dồi dào,

các hoạt động phục vụ cho quốc phòng ở đó được đảm bảo tốt. Ngược lại,

các tỉnh nghèo, huyện nghèo thì cơ quan quân sự địa phương này gặp rất

nhiều khó khăn trong hoạt động phục vụ cho xây dựng và củng cố quốc

phòng trên địa bàn. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ hai yếu tố

chủ quan và khách quan. Xét về yếu tố khách quan, trình độ phát triển kinh

tế và điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi là yếu tố trực tiếp quyết định đến

đảm bảo kinh tế cho quốc phòng. Trong điều kiện nền kinh tế KTHH nhiều

thành phần vận hành theo CCTT dưới tác động của các quy luật cung - cầu,

cạnh tranh, giá trị, sự phân hoá về mặt kinh tế giữa các vùng, các khu vực

kinh tế khác nhau là điều không tránh khỏi. Sự phân hoá về trình độ phát

Page 100: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

94

triển KT-XH tất yếu dẫn đến sự khác nhau về đảm bảo kinh tế cho quốc

phòng giữa các vùng, các địa phương. Song bên cạnh yếu tố khách quan

cũng cần thấy được yếu tố thuộc về chủ quan. Xét yếu tố này, chính sự phân

chia không hợp lý giữa các cấp, các vùng là yếu tố trực tiếp dẫn đến tình

trạng trên. Từ thực trạng trên, vấn đề đặt ra đối với quá trình đảm bảo kinh

tế cho quốc phòng là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành,

giữa kế hoạch của Nhà nước với kế hoạch của địa phương để khắc phục

những sự chênh lệch không đáng có.

Thứ hai, mối quan tâm của xã hội đối với nhiệm vụ củng cố quốc phòng

có phần giảm sút, khi công tác chính trị, tư tưởng chưa tiến hành có hiệu quả.

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp với các thể chế vận

hành của nó đã kiềm chế con người theo đuổi lợi ích kinh tế, vì vậy, chính trị

trở thành một trong những tiêu điểm chú ý của mọi người, vai trò của chính trị

được đề cao, các thành viên trong xã hội tận tâm, tận lực đối với việc củng cố

quốc phòng. Từ khi chúng ta chuyển sang KTTT, sự kiềm chế con người về

mặt kinh tế có điều kiện bung ra, lôi cuốn các tầng lớp xã hội, dân cư vào quá

trình "săn đuổi" lợi ích kinh tế, vấn đề chính trị có xu hướng mờ nhạt. Chủ

nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng sự chuyển đổi này tăng cường

tấn công lôi kéo xây dựng cơ sở, cài cắm người vào nội bộ với mục đích để

từng bước chuyển hoá vai trò của tổ chức bộ máy tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh

đạo của Đảng ta.

Ở CHDCND Lào, do những điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, dưới

sự tác động của KTTT, có lúc, có nơi đã coi nhẹ hoặc không nhận thức được

mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, đã đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu, làm

ảnh hưởng rất lớn đến an ninh chính trị.

Nếu như trong chiến tranh thì mối quan tâm của toàn dân, của toàn xã

hội đối với LLVT và quân đội nhân dân là dồn tất cả mọi lực lượng của đất

nước để chiến thắng kẻ thù. Ngày nay, trong điều kiện hoà bình, thực hiện

Page 101: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

95

nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, xây dựng và phát triển kinh tế

là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của đất nước. Tình hình đó đã nẩy sinh trong

một bộ phận nhân dân, trong nhiều ngành của đất nước khuynh hướng quá

nhấn mạnh yếu tố phát triển kinh tế mà coi nhẹ yếu tố đảm bảo kinh tế cho

quốc phòng, thậm chí vì chạy theo phát triển kinh tế mà gây tổn hại đến các

công trình quốc phòng, vi phạm nghĩa vụ quân sự. Trong đội ngũ cán bộ,

đảng viên không phải không có tư tưởng coi đảm bảo kinh tế cho quốc phòng

như là một gánh nặng đối với nền kinh tế, dẫn đến thiếu sự quan tâm đúng

mức cho sự củng cố quốc phòng. Một số địa phương, cơ quan chức năng có

nhiệm vụ đảm bảo lương thực, thực phẩm, vật tư, tài chính cho quân đội và

quốc phòng đã quá thiên về lợi ích kinh tế mà chưa chú ý trách nhiệm đối với

quân đội. Một số cơ quan, xí nghiệp, địa phương chưa chăm lo đầy đủ đến

việc thực hiện kế hoạch huấn luyện quân sự, vì thời gian và lực lượng sử dụng

vào huấn luyện quân sự ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, kinh

doanh. Điều đó đã gây ra không ít khó khăn, trở ngại đối với việc đảm bảo

nhu cầu sinh hoạt và đời sống của quân đội, làm tăng tình trạng xuống cấp về

cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị cho quốc phòng và quân đội, tác động xấu

đến đời sống bộ đội.

Trong điều kiện chuyển sang KTTT, quan hệ hàng hoá - tiền tệ mở

rộng, lợi ích được coi là động lực trực tiếp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, việc

xây dựng một nền quốc phòng phát triển vững mạnh, một mặt phải khơi dậy

lòng yêu nước, huy động sự đóng góp về vật chất và tài chính của mọi thành

phần kinh tế cho sự nghiệp củng cố quốc phòng, mặt khác mối quan tâm của

toàn dân của toàn xã hội đối với quốc phòng và quân đội trong thời kỳ mới phải

được thể hiện tập trung trong hệ thống chính sách đối với quân đội, gia đình hậu

phương của quân nhân, trong đó có chế độ, chính sách đảm bảo kinh tế cho quốc

phòng. Chế độ, chính sách đó phải được thể chế hoá thành pháp luật, quy định rõ

trách nhiệm, quyền lợi phù hợp với đặc điểm KTTT định hướng XHCN.

Page 102: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

96

Trong điều kiện nền kinh tế nước CHDCND Lào chưa phát triển, đời

sống của quân nhân còn gặp nhiều khó khăn, thì việc quan tâm đến đời sống

của những người phục vụ trong quân đội và gia đình của họ, đặc biệt, đối với

những người gắn bó cả cuộc đời của mình với quân đội, cần có chính sách

thoả đáng, phù hợp với sự phát triển KT-XH của đất nước. Thực tế vừa qua

cho thấy, một bộ phận sĩ quan trẻ không muốn phục vụ lâu dài trong quân đội.

Đây là một hiện tượng đáng lưu tâm không phải chỉ đối với các cấp lãnh đạo

và chỉ huy trong quân đội mà là của toàn xã hội.

Những quân nhân không muốn phục vụ trong quân đội không hoàn

toàn là những người kém giác ngộ về chính trị, về nghĩa vụ công dân đối với

Tổ quốc. Thực tiễn cuộc sống chỉ ra rằng, hoàn cảnh kinh tế của hầu hết các

gia đình quân nhân đều rất khó khăn, mức sống thường thấp hơn mức sống

trung bình của xã hội. Bởi vì, trong điều kiện chuyển sang KTTT, Đảng và

Nhà nước chủ trương huy động nhân dân cần kiệm xây dựng đất nước, ra sức

làm giầu cho mình và cho xã hội. Do đó, có một bộ phận không nhỏ những

người không phục vụ lâu dài trong quân đội có điều kiện phát triển kinh tế

bằng chính sức lao động của mình, đưa cuộc sống ngày càng đi lên. Trong khi

đó tiền lương của đa số cán bộ, sĩ quan - những người suốt đời phục vụ trong

quân đội không thể bù lại những thiếu hụt trong gia đình. Thực tế đó đã tác

động đến mặt chính trị tinh thần của quân đội và cũng là một trong những

nguyên nhân quan trọng khiến cho nhiều cán bộ, chiến sĩ không an tâm phục

vụ lâu dài trong LLVT.

Mọi nhu cầu về vật chất cho hoạt động quốc phòng ở CHDCND Lào

hiện nay được đảm bảo dưới hình thức tiền tệ, khoản chi này do ngân sách nhà

nước cung cấp. Nguồn thu của ngân sách nhà nước dựa vào sự đóng góp của các

thành phần kinh tế. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc cần được thể chế hoá bằng những

quy định rõ ràng. Trong đó, việc xác định sự đóng góp về tài chính của mọi tổ

chức, của mỗi công dân để tạo ra ngân sách quốc phòng, nhằm góp phần khắc

Page 103: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

97

phục khó khăn trong huy động các nguồn tài chính. Sự hạn hẹp về ngân sách

quốc phòng hiện nay làm cho công tác đảm bảo cho hoạt động của quân

thường trực, cũng như việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho xã hội lực lượng

dân quân tự vệ, dự bị động viên, huấn luyện quân đội bị gặp nhiều khó khăn.

3.2.2.2. Mở cửa với nền kinh tế thị trường thế giới gây những khó

khăn trong xây dựng khu vực phòng thủ đất nước

Mở cửa với nền KTTT thế giới và sự phát triển của các thành phần kinh

tế trong nền kinh tế nhiều thành phần, bên cạnh những tác động tích cực nhiều

mặt về kinh tế, chính trị là hết sức rõ ràng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác

động tích cực cũng tồn tại một thực tế đó là những khó khăn nhất định trong

một số mặt thuộc lĩnh vực quốc phòng, nhất là trong xây dựng khu vực phòng

thủ. Điều này được phản ánh qua quá trình hình thành và xây dựng thế trận

quốc phòng, khu vực phòng thủ trong những năm qua.

Về hoạt động FDI. 5 năm (2001-2005) CHDCND Lào đã thu hút nguồn

vốn FDI 585 dự án với tổng giá trị 2,8 tỷ USD. Trong nguồn vốn này, 4% sử

dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, 69% trong công nghiệp và 27% trong dịch vụ

(cụ thể hơn ở mục 3.1). Trong số các nước đầu tư đại đa số là các nước tư bản

khác về chế độ chính trị. Hoạt động đầu tư trực tiếp của các nhà tư bản nước

ngoài trước hết họ xuất phát từ lợi ích kinh tế, lợi nhuận cao. Lợi nhuận là mục

tiêu theo đuổi của bất cứ công ty tư bản nước ngoài nào bỏ vốn đầu tư vào

CHDCND Lào. Đó là chưa nói đến mà số công ty nước ngoài đầu tư vào

CHDCND Lào ngoài theo đuổi mục đích kinh tế họ còn có cả các mục tiêu

chính trị nữa. Do đó, những dự án của các chủ tư bản nước ngoài vừa qua chủ

yếu tập trung vào những ngành có lợi nhuận lớn, những ngành nhanh thu lời

vốn và tập trung vào những địa bàn thuận lợi về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

như: Úc đầu tư vào khai thác vàng ở tỉnh Sa Va Na Khệt, Thái Lan đầu tư vào

xây dựng nhà máy thuỷ điện Nậm Thơn 2, Trung Quốc đầu tư vào xây dựng

nhà máy thuỷ điện ở tỉnh Viêng Chăn, ngoài ra còn có nhiều nhà tư bản nước

Page 104: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

98

ngoài đầu tư vào ngành dệt may ở các tỉnh (thành phố). Do đó, việc bố trí

những ngành sản xuất, kinh doanh trên địa bàn cả nước mất cân đối, hiện số dự

án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp rất nhỏ, ảnh hưởng nhất định đến phát triển

cơ sở kinh tế ngành, vùng cũng như bố trí lực lượng cho quốc phòng.

Nếu không có giải pháp thích hợp, khi chiến tranh xảy ra, chúng ta sẽ

lúng túng, khó khăn trong việc xử lý các tình huống phức tạp. Lợi dụng các

hoạt động liên doanh, hợp tác kinh tế, các thế lực thù địch có thể móc nối hoạt

động với các lực lượng phản động thù địch trong nước để chống phá ta từ bên

trong. Vừa qua nếu chúng ta không cảnh giác, không phát hiện sớm và có

biện pháp ngăn ngừa ngay từ đầu thì không thể tránh khỏi những tổn thất lớn

xảy ra như chiến tranh biên giới Lào - Thái Lan ở tỉnh Xa Nha Bu Ly năm

1987-1988, trường hợp gây mất ổn định ở tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Viêng Chăn và

cửa khẩu Lào - Thái Lan "Xoong Mệch" - tỉnh Chăm Pa Sắc.

Trong xây dựng các đặc khu, khu công nghiệp, khu chế xuất cũng

không phải không có vấn đề cần bàn. Trên góc độ kinh tế, việc xây dựng các

đặc khu, khu công nghiệp, khu chế xuất là điều cần thiết, song dưới góc độ

quốc phòng, an ninh cũng đã xuất hiện những mặt cần xem xét. Trên thực tế

những năm qua đã xây dựng đặc khu Xiêng Hon - Hông Sả ở tỉnh Xa Nha Bu

Ly, đặc khu Xay Xổm Bun ở tỉnh Viêng Chăn, các khu công nghiệp, khu chế

xuất ở Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Sa Va Na Khệt và tỉnh Chăm Pa Sắc.

Với sự bố trí như vậy, về mặt kinh tế có thể coi là thích hợp. Nhưng về

mặt quốc phòng, an ninh thì cần thấy rằng các đặc khu, khu công nghiệp, khu

chế xuất đó thực sự là những trung tâm chính trị,văn hoá, kinh tế của địa bàn

và của đất nước, đồng thời là địa bàn chiến lược trong thế trận QPTD. Các

khu đó là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nếu chúng ta

thiếu các biện pháp đồng bộ về quốc phòng, an ninh thì kẻ địch có thể lợi

dụng thực hiện "diễn biến hoà bình". Chính sự tập trung phát triển mạnh một

số vùng như trên sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cân đối trong quan hệ

Page 105: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

99

kinh tế vùng và lãnh thổ. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư phát

triển cho vùng sâu, vùng xa, nơi mà kẻ địch hay dùng làm địa bàn kích động,

bạo loạn lật đổ, xây dựng lực lượng chống phá cách mạng, do lợi dụng đời

sống khó khăn, trình độ dân trí thấp, giác ngộ cách mạng không cao.

Xây dựng khu vực phòng thủ là việc xây dựng toàn diện tất cả các mặt:

quân sự, kinh tế, chính trị, tinh thần, văn hoá xã hội, do đó, bố trí thế trận

QPTD cũng phải chú ý đến tất cả các mặt trên, không vì lợi ích kinh tế mà

quên đi lợi ích quốc phòng, cũng không vì lợi ích quốc phòng mà cản trở đến

sự phát triển kinh tế. Do đó, bố trí cơ cấu kinh tế ngành càn chú ý đến cả bố

trí cơ cấu vùng và lãnh thổ để nền kinh tế vẫn có thể phát triển bình thường,

giữ được sức sống trong điều kiện chiến tranh, đồng thời một phần không

kém phần quan trọng phải đảm bảo kinh tế tốt nhất cho các nhu cầu của quốc

phòng. Như vậy, mở cửa với nền KTTT thế giới không chỉ tác động tích cực

đối với củng cố quốc phòng mà còn làm nẩy sinh những khó khăn cho việc

xây dựng thế trận QPTD, an ninh nhân dân cũng như cho việc xây dựng khu

vực phòng thủ đất nước.

3.2.2.3. Tác động của kinh tế thị trường gây khó khăn về đảm bảo

nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quốc phòng

Nguồn nhân lực tham gia các hoạt động quốc phòng bao gồm nhiều lực

lượng, trong đó hoạt động của các LLVT là đặc trưng nhất. Ở đây chỉ đề cập

đến nguồn nhân lực đảm bảo cho các loại hình cơ cấu của quân đội, dân quân

tự vệ và lực lượng dự bị động viên.

Thứ nhất, chất lượng chính trị nguồn nhân lực bổ sung cho lực lượng

thường trực của quân đội.

Ngày nay trong điều kiện đất nước có hoà bình, chúng ta tập trung phát

triển kinh tế theo hướng phát triển KTTT định hướng XHCN. Phát triển

KTTT, bên cạnh mặt thuận lợi cũng đã làm xuất hiện những khó khăn trong

đảm bảo nguồn nhân lực cho quốc phòng. Trước hết, biểu hiện ở ý thức của

Page 106: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

100

một bộ phận dân cư đối với nhiệm vụ quốc phòng có sự biến đổi, theo chiều

hướng ít quan tâm đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền QPTD. Thực

tế vừa qua cho thấy, nhiều thanh niên không muốn vào phục vụ trong quân

đội, học sinh giỏi không thích vào học những ngành khoa học cơ bản. Với

quan niệm trên ta thấy ý thức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng của

một bộ phận thanh niên đã có giảm sút so với thời kỳ chống Mỹ - cứu nước.

Việc giáo dục truyền thống cách mạng, niềm tự hào dân tộc, ý chí tự

lực, tự cường, của thanh niên chưa thật sự được quan tâm trong điều kiện

ngày nay. Do đó, các tổ chức Đoàn, tổ chức xã hội, tổ chức hội sinh viên cần

quan tâm giáo dục, tuyên truyền sâu rộng về niềm tin, lý tưởng cách mạng, về

nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên trong việc bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục

kiến thức quốc phòng chưa thành hệ thống và chưa đem lại hiệu quả trong

sinh viên, học sinh. Chính vì vậy, việc thực hiện nghĩa vụ của thanh niên càng

gặp khó khăn. Một vấn đề đáng quan tâm khác là do hoàn cảnh gia đình của

họ đều khó khăn về mặt kinh tế. Từ những thực tế đó, nội dung chương trình

đào tạo ở các trường sĩ quan, nhất là khối kỹ thuật không những cần chú ý đến

đào tạo trình độ tay nghề chuyên môn quân sự mà còn phải chú ý đến việc

giáo dục chính trị. Thực tế vừa qua số học sinh giỏi đã đăng ký thi vào các

trường quân đội nếu có cũng là nguyện vọng khác. Điều đó dẫn đến nguồn

đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học quân sự đang có nguy cơ giảm sút cả về số

lượng và chất lượng, ít cơ hội sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao, ảnh

hưởng trực tiếp đến xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện lấy xây dựng về

chính trị làm cơ sở.

Thứ hai, khó khăn về nguồn nhân lực tham gia dân quân tự vệ và lực

lượng dự bị động viên.

Dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên là lực lượng có vai trò

rất lớn trong quá trình xây dựng nền QPTD, thế trận quốc phòng cũng như

xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), trong chuyển hướng chiến

Page 107: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

101

lược phòng thủ đất nước. Nhưng dưới tác động của KTTT, việc huy động

nguồn nhân lực cho hai lực lượng này đang có những khó khăn trở ngại nhất

định đó là: những người tham gia thường và chủ yếu là lực lượng đang trực

tiếp lao động ở nông thôn, cơ quan, xí nghiệp và họ lại là lực lượng lao động

chủ yếu, nên việc huy động cho những nhu cầu quốc phòng thường ảnh

hưởng đến thu nhập của họ trong thời gian tham gia hoạt động quân sự. Thời

gian qua Nhà nước đã ban hành những chính sách mới nhằm đảm bảo thu

nhập của họ khi điều động tham gia huấn luyện, diễn tập tác chiến hay diễn

tập thực hiện động viên. Vấn đề đặt ra là nếu kinh phí cho những hoạt động

này khó khăn lập tức ảnh hưởng đến kế hoạch quân sự. Trong khi đó ngân

sách quốc phòng còn hạn chế, sự đóng góp của các địa phương, ngành,

doanh nghiệp là rất khó khăn và nhỏ bé. Hơn nữa, dưới tác động của KTTT,

sự biến động của các doanh nghiệp, ngành, sự chuyển hướng kinh doanh,

việc sáp nhập, giải thể cơ quan, doanh nghiệp cũng thường xuyên diễn ra

trên phạm vi cả nước. Do đó, gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức biên

chế lực lượng và quản lý quân số.

Một vấn đề nữa, việc huy động lực lượng này ở khu vực kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế tư nhân càng gặp khó khăn vì thu nhập

của họ cao, nên việc bù đắp cho chi phí này là khó hơn. Đồng thời với khó

khăn về kinh tế, thì các chủ đầu tư ở các doanh nghiệp này cũng không

muốn cho công nhân của họ tham gia các hoạt động trên vì ảnh hưởng đến

tính liên tục sản lượng và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của họ. Ngoài ra

còn có yếu tố về nhận thức, quan niệm của các chủ doanh nghiệp, thậm chí

có cả những người có ý đồ chống đối chủ trương xây dựng dân quân tự vệ

và lực lượng dự bị động viên của Đảng và Nhà nước ta trong doanh nghiệp

của họ. Do đó, nguồn nhân lực bổ sung cho lực lượng này càng khó khăn.

Đây là trở ngại lớn nhất cho việc nâng cao chất lượng dân quân tự vệ và

lực lượng dự bị động viên.

Page 108: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

102

Những khó khăn trên đây đã và đang ảnh hưởng đến hiện thực hoá chủ

trương xây dựng thế trận QPTD của Đảng và Nhà nước, gây khó khăn về đảm

bảo nguồn nhân lực có chất lượng cho quốc phòng.

3.2.2.4. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường gây khó khăn

trong phát triển công nghiệp quốc phòng, xây dựng lực lượng dự trữ quốc gia

Ngày nay vai trò của ngành CNQP rất to lớn. CNQP là bộ phận quan

trọng, chủ yếu để hình thành tiềm lực kinh tế quân sự. Một quốc gia với vị trí

địa kinh tế, địa chính trị như CHDCND Lào, xây dựng tiềm lực kinh tế quân

sự càng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện

quốc tế hiện nay. Xây dựng nền CNQP ở CHDCND Lào trong những năm

qua đã gặp những khó khăn nhất định dưới tác động của KTTT.

Kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp quân đội chuyên làm kinh

tế, doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng, trong đó có CNQP cũng như các

doanh nghiệp dân sự tham gia sản xuất hàng quốc phòng, phải từng bước sắp

xếp, tính toán, lựa chọn phương án, công nghệ, sản phẩm vừa phù hợp năng

lực của mình vừa đáp ứng nhu cầu của quốc phòng. Những nỗ lực chủ yếu

của CNQP là phải từng bước xây dựng các dây chuyền công nghệ sản xuất

sản phẩm quốc phòng phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế đất

nước, coi trọng công nghệ mới trong sửa chữa, lắp ráp, thay thế phụ tùng phù

hợp với điều kiện tác chiến của quân đội nhân dân Lào. Một vấn đề quan

trọng nữa là, phải đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất quốc phòng. Mặt khác,

một số CNQP chuyển sang sản xuất các mặt hàng phục vụ dân sinh cũng gặp

rất nhiều khó khăn, bất lợi về kỹ thuật, công nghệ sản xuất không phù hợp, do

đó có mặt hàng chất lượng kém, giá thành cao, tiêu thụ chậm. Tình trạng đó

dẫn đến sản xuất đình đốn, đời sống đội ngũ công nhân quốc phòng gặp nhiều

khó khăn. Nhiệm vụ củng cố và phát triển ngành CNQP đòi hỏi phải có sự

quan tâm hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của Nhà nước, của các ngành, các cấp

có liên quan.

Page 109: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

103

Hiện nay, ngân sách dành cho quốc phòng còn hạn hẹp, nguồn kinh

phí đào tạo cán bộ chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học quân sự còn

rất nhỏ bé. Do đó không đáp ứng yêu cầu phát triển của CNQP và đòi hỏi

nhu cầu của quốc phòng. Về trang bị kỹ thuật, trình độ công nghệ của hầu

hết các doanh nghiệp quốc phòng sản xuất hàng quân sự đều cũ và lạc hậu,

năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm quân sự kém, do đó, không

đáp ứng yêu cầu của tính chất, đặc điểm chiến tranh công nghệ cao. Do tầm

quan trọng của các doanh nghiệp, CNQP theo yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong

điều kiện có chiến tranh đặt ra rất cao, do đó, các doanh nghiệp, CNQP

thường được bố trí không gần thành phố hoặc khu công nghiệp dân sinh

đông người. Hệ thống kết cấu hạ tầng ở các vùng được bố trí lại thấp kém

lạc hậu, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động liên kết liên doanh với các

doanh nghiệp kinh tế dân sinh. Vấn đề đáng lưu tâm nữa là tâm lý của các

cán bộ khoa học quân sự cũng không thích về công tác ở các doanh nghiệp

này vì đi lại khó khăn cũng như trao đổi nắm bắt thông tin, học tập nâng cao

trình độ tay nghề và nghiên cứu khoa học. Những đặc điểm ấy của CNQP đã

tạo ra những khó khăn nhất định cho quá trình đầu tư phát triển ngành

CNQP và xây dựng tiềm lực kinh tế quân sự.

Dưới tác động của KTTT, do nhận thức nhiệm vụ, hoặc do chạy theo

lợi nhuận đơn thuần, nên đã có những doanh nghiệp, CNQP sử dụng một phần

năng lực sản xuất để sản xuất hàng dân sinh kiếm lời. Với cách tư duy đó, thì

những khó khăn trong phát triển CNQP ở CHDCND Lào hiện nay đang tác

động trực tiếp đến sức mạnh chiến đấu của quân đội cả trước mặt và lâu dài.

Dự trữ quốc gia là một bộ phận quan trọng của tiềm lực kinh tế quân

sự. Nó có vai trò to lớn nhằm ổn định sự phát triển của nền kinh tế, đời sống

nhân dân và đáp ứng nhu cầu đột biến khi chiến tranh xảy ra. Nếu như trước

đây một số nước tiến hành dự trữ theo phương thức trong thời bình tiến hành

Page 110: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

104

sản xuất một số loại vũ khí, khí tài chủ yếu để tàng trữ khi có chiến tranh đưa

ra sử dụng, thì ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng của KH-CN, đã làm

thay đổi căn bản cả về phương thức và cơ cấu dự trữ mỗi quốc gia. Dự trữ

quốc gia tập trung vào các loại vật tư chiến lược, công suất máy móc, thiết bị

hiện nay ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh đã chuyển sang cơ chế tự hạch

toán kinh doanh. Lợi ích tập thể và cá nhân người lao động phụ thuộc trực

tiếp vào hiệu quả hoạt động thực tế, trên cơ sở phát huy cao độ công suất máy

móc, thiết bị và quay vòng nhanh nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.

Chính vì vậy việc dự trữ quốc gia ở các đơn vị kinh tế cơ sở gặp rất nhiều khó

khăn. để tháo gỡ vấn đề này, cần phải có những biện pháp thích hợp trên cơ

sở kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng. Việc dự trữ

công suất sản xuất và lực lượng lao động nên giới hạn ở những doanh nghiệp,

những ngành mà sản xuất có ý nghĩa quyết định trong việc trang bị vũ khí, kỹ

thuật cho LLVT, khi đất nước xảy ra chiến tranh. Đối với những cơ sở được

phân công dự trữ công suất, máy móc, Nhà nước cần có sự bảo trợ và giúp đỡ

về vấn đề tài chính, kỹ thuật thoả đáng.

Tóm lại, ngành CNQP của CHDCND Lào đang gặp khó khăn nhất định

trong quá trình phát triển, song vấn đề đặt ra là: CNQP phải đáp ứng từng bước

cho nhu cầu quốc phòng để đủ sức bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Thực

trạng những khó khăn trên cả về phát triển kinh tế lẫn xây dựng nền QPTD

trong điều kiện KTTT là những tồn tại thực tế. Đó là những tác động tiêu cực

của KTTT định hướng XHCN đối với nền quốc phòng ở CHDCND Lào trong

những năm qua. Tuy nhiên, đó chỉ là những khó khăn nhất định hạn chế sự

tăng cường SMQP của đất nước. Song nếu không có những chính sách, biện

pháp cụ thể để giải quyết thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế cũng

như củng cố quốc phòng. Để giải quyết có hiệu quả những tác động tiêu cực,

trước hết cần chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực.

Page 111: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

105

Nguyên nhân của những tác động của KTTT đối với nền quốc phòng

Nguyên nhân của những tác động tích cực:

- Sự tác động tích cực khách quan của nền KTTT đối với xây dựng nền

quốc phòng.

- Quá trình thừa nhận tính tất yếu khách quan của KTTT tạo điều kiện

thuận lợi trong xây dựng phát triển nền quốc phòng.

- Sự chủ động hoàn thiện thể chế tạo điều kiện cho KTTT phát triển,

phát huy mặt tích cực.

- Sự thừa nhận là vinh danh các chủ thể sản xuất kinh doanh là động

lực cho phát triển KTTT.

Nguyên nhân của những tác động tiêu cực:

Thứ nhất, tình trạng yếu kém, sơ khai của KTTT ở CHDCND Lào

Mặc dù tư tưởng trong sự tiếp cận KTTT ở CHDCND Lào đã xuất hiện

rất sớm từ Hội nghị Trung ương lần thứ 7, khoá II (1979). Tháng 11 năm

1979, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành Hội nghị lần thứ 7, khoá II,

sau khi đánh giá và phân tích tình hình quốc tế và trong nước, đặc điểm cách

mạng Lào trong thời kỳ mới, Hội nghị đã nhận thức lại phương pháp khoa

học trong sự tiếp cận KTTT ở CHDCND Lào:

Đất nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện kinh

tế trên cơ sở là kinh tế sản xuất nhỏ mang tính tự nhiên, trong thời

kỳ quá độ, kinh tế ở nước ta còn tồn tại 5 thành phần kinh tế… Vì

vậy, việc xây dựng nền kinh tế là vận dụng mọi thành phần kinh tế

để phát triển sản xuất, quản lý kinh tế, nắm chắc và vận dụng các

quy luật kinh tế [53].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá

IV đã khẳng định: "Chuyển sang kinh tế hàng hoá và tiến hành trao đổi hàng hoá

thông qua tiền tệ. Mọi hoạt động kinh tế phải thông qua quan hệ hàng hoá - tiền

tệ và thị trường. Chỉ có làm như vậy mới có khả năng đưa sản xuất gắn liền với

Page 112: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

106

lưu thông" [55, tr.53]. Nhưng KTTT định hướng XHCN ở CHDCND Lào hiện

nay theo nhiều chuyên gia đánh giá là đang ở thời kỳ sơ khai, do đó, tất cả các

yếu tố của thị trường chưa được hình thành đầy đủ và đồng bộ. Nền kinh tế nước

CHĐCN Lào đang trong quá trình chuyển đổi, vận động, hình thành và phát

triển trong thời kỳ quá độ nên sự lạc hậu về kinh tế là không tránh khỏi, do đó cơ

sở đảm bảo kinh tế cho quốc phòng là còn nhỏ bé, không đủ sức đáp ứng các

nhu cầu của hoạt động quốc phòng cả số lượng và chất lượng.

Từ những nguyên nhân trên dẫn đến những khó khăn đối với các hoạt

động quốc phòng, làm hạn chế cho tăng cường SMQP của đất nước. Kinh tế

bao giờ cũng là cơ sở của quốc phòng, kinh tế bao gồm cả mặt kinh tế - kỹ

thuật và KT-XH là nhân tố quyết định đối với quốc phòng cả quy mô, tốc độ,

số lượng và chất lượng. Điều mà Ph. Ăngghen nói cách đây trên 100 năm nay

vẫn giữ nguyên giá trị trong điều kiện nền KTTT hiện đại: "Vũ trang biên

chế, tổ chức của lực lượng vũ trang phụ thuộc vào trình độ phát triển của sản

xuất" [19, tr.235].

Nền KTTT sơ khai đã làm cho các thuộc tính vốn có của KTTT tác

động tiêu cực đến SMQP như: tính tự phát chạy theo lợi nhuận thuần tuý,

cạnh tranh không lành mạnh có cơ sở để phát triển. Bên cạnh sự hạn chế về

vật chất và kinh tế đảm bảo cho quốc phòng, mặt trái của KTTT có xu hướng

ngày càng gia tăng làm nẩy sinh những vấn đề xã hội khác: tham nhũng, buôn

lậu, ma tuý, mại dâm, sự sa sút về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ,

thanh niên và nhân dân ở nhiều cấp, nhiều ngành. Nhiều vấn đề bức xúc mới

đặt ra như: môi trường sinh thái, tệ nạn ma tuý … cũng như những vấn đề xã

hội khác: phân hoá giàu nghèo, giải quyết việc làm, công bằng xã hội, tranh

chấp đất đai, tội phạm gia tăng. Tất cả những điều đó đều tác động hoặc trực

tiếp, hoặc gián tiếp đến tăng cường SMQP.

Thứ hai, hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế và quốc phòng còn thấp.

Cùng với sự ra đời và phát triển của KTTT định hướng XHCN, Nhà

nước ta đã ban hành hệ thống pháp luật, chính sách nhằm quản lý vĩ mô về

Page 113: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

107

kinh tế và quốc phòng. Qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn

bản pháp luật về cơ bản đã tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế

và quốc phòng. Cùng với hệ thống văn bản pháp luật, hệ thống các công cụ để

điều tiết vĩ mô cũng đã được thiết lập, nhiều công cụ điều tiết vĩ mô như: giá

cả, tiền tệ, tài chính, ngân hàng… cùng các quy định pháp quy khác về quốc

phòng, an ninh đã làm cho nền kinh tế vận hành theo định hướng XHCN.

Song nhìn chung hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế và quốc phòng vẫn còn

bộc lộ nhiều yếu kém.

+ Năng lực và kinh nghiệm xây dựng luật của chúng ta còn yếu, nhất là

trong điều kiện KTTT và mở cửa với nước ngoài. Luật của chúng ta tuy ban

hành nhiều nhưng thiếu tính hệ thống và đồng bộ nên còn phải sửa đổi nhiều

lần. Hệ thống luật của chúng ta chưa phản ánh đầy đủ chính xác các thông lệ

quốc tế gây khó khăn trong làm ăn với nước ngoài, thậm chí dẫn đến sự thất

thoát về kinh tế, bị xâm hại về chính trị, phiền hà trong thủ tục hành chính,

gây ách tắc các quan hệ trong nước và quốc tế. Do những hạn chế trên của

luật, nên nhiều vấn đề bị buông lỏng, không có cơ sở pháp lý để kiểm soát và

can thiệp, dẫn đến hiệu lực quản lý của Nhà nước bị hạn chế. Hàng loạt những

văn bản dưới luật, nhất là ở cấp tỉnh (thành phố), huyện, nhiều quy định còn

tuỳ tiện, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn việc quy hoạch ngành kinh tế và

vùng kinh tế còn thiếu bất cập và thiếu tính khả thi, thậm chí không dựa vào

quy hoạch tổng thể trên phạm vi toàn quốc.

+ Sự ra đời chậm trễ của luật cũng tác động trực tiếp đến hiệu lực quản

lý nhà nước về kinh tế và quốc phòng. Nhiều ngành, nhiều bộ chưa thực sự

quan tâm đến việc hình thành các ban bộ phận chuyên trách về quản lý quốc

phòng. Hệ thống chính sách về quản lý quốc phòng chậm được ban hành,

hoặc tính hiệu lực kém, bởi không giải quyết tốt vấn đề lợi ích với các lực

lượng cần thiết huy động cho hoạt động quốc phòng như: dân quân tự vệ, dự

bị động viên, xây dựng vùng kinh tế mới, xây dựng khu kinh tế quốc phòng

Page 114: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

108

cũng như sự đóng góp vật chất, phương tiện cho các hoạt động quốc phòng,

hoặc các chính sách ưu đãi về vốn, thuế cho những doanh nghiệp tham gia sản

xuất hàng quân sự, ưu đãi đối với các dự án mà đặt ở vùng sâu, vùng xa. Do

đó, hiệu lực quản lý quốc phòng thấp hạn chế cho tăng cường SMQP.

Bên cạnh việc hoàn thiện các chính sách luật pháp về quốc phòng, cũng

nên tổ chức đào tạo một số đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý quốc

phòng cho các ngành, các bộ trên phạm vi cả nước. Có như vậy hiệu lực quản

lý nhà nước về quốc phòng ở các ngành, các bộ này mới được tăng lên.

Thứ ba, diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và sự chống

phá của các thế lực thù địch.

Tình hình kinh tế thế giới những năm gần đây có những biến động khó

lường, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 và cuộc

khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu

đã tác động bất lợi đối với hầu hết các nền kinh tế trong khu vực, trong đó có

nước CHDCND Lào.

Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua được đánh giá là "tồi tệ nhất" kể

từ sau Đại suy thoái (1929-1930), đã gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế

thế giới. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Hợp

tác và phát triển kinh tế (OECD) và các cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc tế

đều nhận định: năm 2008, kinh tế thế giới suy giảm mạnh, tăng trưởng kinh tế

chậm lại đáng kể ở hầu hết các nền kinh tế, không chỉ ở Mỹ, Nhật Bản, khu

vực đồng tiền chung châu Âu mà còn ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh

tế đang nổi lên khác. Khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động đến nền kinh

tế thế giới qua các kênh thương mại, đầu tư nước ngoài. Hội nghị Liên hợp

quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) chỉ rõ: khủng hoảng tài chính

thế giới khiến cho "làn sóng sáp nhập công ty" chững lại. Điều này đã dẫn đến

FDI trên thế giới năm 2008 suy giảm, đạt 1.600 tỷ USD, giảm 10% so với

mức 1.833 tỷ USD năm 2007 [23, tr.86].

Page 115: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

109

Mặc dù có những dự báo cụ thể khác nhau, nhưng các tổ chức tài chính

quốc tế (như IMF, WB cũng như tư nhân Morgan Stanley Global Economics

Team) đều cho rằng năm 2007 kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng cao nhưng

chậm lại từ 0,3 đến 0,6 điểm phần trăm so với năm 2006. Theo IMF, năm

2007 tăng trưởng của nền kinh tế thế giới đạt mức 4,9%, giảm 0,3 điểm phần

trăm so với năm 2006. Mức giảm sút này chủ yếu diễn ra ở các nền kinh tế

phát triển: giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2006 với mức tăng chỉ đạt

2,7%. Những tác động tiêu cực của giá dầu cao cùng với chính sách tiền tệ

thắt chặt là những nguyên nhân cơ bản khiến cho nền kinh tế thế giới tăng

trưởng chậm lại trong năm 2007 [27, tr.17].

Do khủng hoảng tài chính khu vực và quốc tế, FDI vào Lào cũng giảm

đáng kể từ 2,836 tỷ USD khoá năm 2006-2007 xuống 2,754 tỷ USD khoá

năm 2007-2008 [38, tr.44]. Tuy nhiên, sự giảm sút đáng kể của FDI vào Lào

không chỉ do nguyên nhân từ sự giảm sút FDI trên thế giới mà còn do nguyên

nhân khác như sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh, sự thông thoáng của

thể chế thị trường. Tình hình trên đã tác động không nhỏ đến nhịp độ tăng

trưởng kinh tế của Lào, gây áp lực cạnh tranh ngày càng lớn đối với nền kinh

tế nước ta. Từ những khó khăn trên, dưới sự tác động của khủng hoảng kinh

tế khu vực cũng như các yếu tố khác, đã dẫn đến sự giảm sút và chững lại về

nhịp độ tăng trưởng kinh tế nước ta, gây nên những tác động tiêu cực đối với

nền quốc phòng.

Dưới tác động của cách mạng KH-CN hiện đại, hàng loạt vấn đề mới

đang nảy sinh mang tính toàn cầu về trở thành cơ hội, thách thức với mọi

quốc gia, nhất là các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế,

trong đó có CHDCND Lào. Toàn cầu hoá là hiện tượng trong đó các quan hệ

KT -XH, quốc phòng, an ninh, văn hoá không còn giới hạn trong phạm vi

lãnh thổ nữa mà mang tính toàn cầu, được tăng cường tới mức những sự kiện

xảy ra tại nơi này tất yếu sẽ gây tác động đến các sự kiện ở nơi khác và ngược

Page 116: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

110

lại. Với cách hiểu như vậy, toàn cầu hoá nói chung, toàn cầu hoá kinh tế nói

riêng là xu hướng khách quan tất yếu, được hình thành trong điều kiện KH-CN

hiện đại, kinh tế tri thức đã ra đời. Vì vậy, không thể có một nền kinh tế phát

triển mà lại đứng ngoài quá trình đó kể cả là kinh tế nước CHDCND Lào. Chúng

ta cần chủ động hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế song bao giờ cũng

mang tính hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, nếu chúng ta hội nhập tốt sẽ đưa lại

hiệu quả tích cực như mong muốn và ngược lại. Điều đáng chú ý hơn là quá

trình toàn cầu hoá kinh tế đang bị các nước phát triển chi phối, mà chủ yếu là

các nước tư bản, nhằm phục vụ lợi ích cho họ cả về kinh tế, chính trị và quân sự.

Với phạm vi tác động rộng lớn, mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế đã

ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế ở đang trong quá trình chuyển đổi trên cả

hai mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy, quá trình toàn cầu hoá nói chung, toàn

cầu hoá kinh tế nói riêng đã tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đối với nền quốc

phòng nước ta theo cả hai chiều hướng.

Cùng với những diễn biến của tình hình kinh tế thế giới thì sự chống

phá của các thế lực thù địch, là một nguyên nhân quan trọng, dẫn đến những

tác động tiêu cực của KTTT đối với nền quốc phòng ở CHDCND Lào.

Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, thế đối đầu hai cực trên

thế giới không còn nữa, cục diện thế giới có nhiều biến động phức tạp. Chủ

nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ, tập trung chống phá các nước đi theo con

đường XHCN còn lại, trong đó có CHDCND Lào. Họ tập trung chống phá

bằng cách thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" với mục tiêu chiến thắng

không cần chiến tranh, chiến tranh không khói súng.

Bằng thủ đoạn và âm mưu mới, các thế lực thù địch đang ráo riết chống

phá ta trên tất cả các lĩnh vực. Chúng lợi dụng đường lối chính sách phát triển

kinh tế của ta để chống phá, thông qua đầu tư, hợp tác, liên doanh thông qua

các tổ chức kinh tế thế giới, ép ta phải tự do kinh tế, tự do thị trường theo

hướng TBCN, kêu gọi cổ vũ tư nhân hoá nền kinh tế. Quá trình đổi mới việc

Page 117: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

111

cổ phần hoá DNNN, họ thường xuyên tạc đó là một tư nhân hoá, kêu gọi vận

động ta xoá bỏ khu vực KTNN. Thông qua đầu tư vốn, các thế lực thù địch

tập trung đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế TBCN hòng chiếm lĩnh

các mạch máu kinh tế chủ yếu, từng bước làm suy yếu KTNN và kinh tế tập

thể, giảm vai trò định hướng XHCN của thành phần KTNN. Như vậy, ta thấy

rất rõ ý đồ của các thế lực thù địch là nhằm từng bước loại bỏ quyền lãnh đạo

của Đảng ta ra khỏi đời sống kinh tế, tạo nên sự phụ thuộc kinh tế, do đó dẫn

đến phụ thuộc về chính trị, văn hoá.

Chúng lợi dụng dân chủ, lợi dụng chống tham nhũng mà Đảng ta đề ra

thông qua cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, kêu gọi đa nguyên chính trị đa

đảng đối lập, tuyên truyền cổ vũ cho "phi chính trị hoá quân đội". Họ tập

trung tìm hiểu, thâm nhập vào người thân trong gia đình lãnh đạo đương

chức, đặc biệt là số cán bộ thoái hoá biến chất với mưu đồ gây mâu thuẫn,

giảm lòng tin, tự diễn biến nội bộ. Xuyên tạc chống phá đường lối đổi mới

kinh tế của Đảng thông qua sự phân hoá giàu nghèo, kích động gây mâu thuẫn

sắc tộc, tôn giáo...

Tất cả những thủ đoạn trên đều phục vụ mưu đồ chiến thắng không cần

chiến tranh, chiến tranh không khói súng của các thế lực thù địch đối với nước

ta. Đó từng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tác động tiêu cực của

KTTT đối với nền quốc phòng ở CHDCND Lào trong những năm qua.

Trong ba nguyên nhân của những tác động tiêu cực trên, nguyên nhân

thứ nhất và nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân khách quan, còn nguyên nhân

thứ hai là nguyên nhân chủ quan.

Tóm lại, gần 30 năm đổi mới, KTTT đã tác động sâu sắc đối với nền

quốc phòng ở CHDCND Lào cả theo tích cực và tiêu cực, song mặt tích cực

vẫn là cơ bản chủ yếu. Vì vậy, sự lựa chọn con đường phát triển của ta là

đúng đắn, phù hợp quy luật và xu thế thời đại.

Page 118: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

112

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY

NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG

Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2020

4.1. MỘT SỐ DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NỀN QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO TRONG THỜI GIAN ĐẾN NĂM 2020

4.1.1. Xu hướng phát triển của kinh tế thị trường ở Cộng hoà dân

chủ nhân dân Lào

Gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào, nền

kinh tế đất nước đã có mức tăng trưởng đáng mừng và tương đối ổn định (thể

hiện rõ ở chương 3), theo đó, nền KTTT định hướng XHCN đã hình thành và

ngày phát triển. Chúng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc tính quy luật chung

về sự vận hành nền KTTT, trên cơ sở đó ngày càng nâng cao tính hiệu lực

trong hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước ta, đồng thời những chủ

trương, chính sách kinh tế được ban hành ngày càng sát hơn với thực tiễn

cuộc sống. Những bài học kinh nghiệm được tổng kết từ thực tiễn giúp cho

chúng ta khắc phục ngày càng có hiệu qua hơn những yếu kém của nền kinh

tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy nhanh quá trình thực hiện đường lối

CNH, HĐH đất nước. Từ thực tế sự phát triển của nền kinh tế gần 30 năm đổi

mới, có thể nêu lên một số dự báo về xu hướng phát triển KTTT ở CHDCND

Lào trong thời gian đến năm 2020 như sau:

Thứ nhất: Thông qua CNH, HĐH nền KTTT sẽ phát triển ngày càng

hiện đại hơn.

Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay về thực chất nó cho phép đáp

ứng một yêu cầu kép của quá trình phát triển KTTT định hướng XHCN, đó là:

Page 119: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

113

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở

kinh tế cho quá trình định hướng XHCN nền kinh tế.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời cho phép ta hoàn thiện hơn

thể chế kinh tế thị trường.

Đại hội khoá IX của Đảng NDCM Lào (2011) đã nêu ra mục tiêu phấn

đấu đến năm 2020 là: "Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo, lấy sự phát

triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT

định hướng XHCN [60]. Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đó, chúng ta từng

bước thực hiện:

+ Tạo ra khả năng khai thác tốt các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực

trong nước, đồng thời tận dụng tối đa có hiệu quả nguồn lực ngoài nước.

+ Tạo ra khả năng đột phá, thực hiện tốt 4 khâu đột phá chiến lược của

kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm lần VII (2011 - 2015), đó là: đột phá về tư

duy; đột phá về nguồn nhân lực, đột phá về cơ chế quản lý, điều hành; đột phá

về giải quyết vấn đề nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH. Đồng thời đổi

mới về thể chế kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn.

+ Khả năng phát triển KH-CN, áp dụng thành công có hiệu quả các

thành tựu của KH-CN vào sản xuất, kinh doanh và đời sống.

+ Từng bước tạo ra một cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông

nghiệp hiện đại.

+ Hình thành đồng bộ, nhanh chóng và mở rộng hệ thống các loại thị

trường trong nước nhất là thị trường vốn.

+ Tích cực đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Với những khả năng trên nếu trở thành hiện thực thì sẽ tạo điều kiện

cho các yếu tố định hướng XHCN ngày càng rõ hơn.

Thứ hai: Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng

hướng theo chiều sâu trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế.

Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng khách quan. Do những phát triển

Page 120: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

114

ngày càng mạnh của LLSX và đặc biệt là của cuộc cách mạng KH-CN hiện

đại đưa lại. Mặc dù toàn cầu hoá kinh tế đang bị các nước TBCN phát triển

lợi dụng, khống chế và chi phối nhằm phục vụ cho lợi ích riêng của họ.

Nhưng nó cũng đặt ra cho các nước, trước hết là các nước đang phát triển và

kém phát triển (trong đó có CHDCND Lào) những thách thức và cơ hội. Song

trong thế giới ngày nay không một quốc gia nào có thể đứng ngoài quá trình

toàn cầu hoá. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta chủ trương chủ động hội nhập để

tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, xây dựng một nền kinh tế độc lập tự

chủ. Chúng ta chủ động hội nhập, tận dụng các cơ hội để phát triển tranh thủ

các nguồn lực bên ngoài, khai thác nguồn lực từ bên trong để phát triển đất

nước, trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi. Đổi mới

cơ chế, chính sách sẽ cho phép phát triển các nhân tố bên trong một cách có

hiệu quả. Tạo lập những điều kiện kinh tế, vật chất, môi trường kinh doanh để

nền kinh tế cùng các doanh nghiệp tranh thủ được thuận lợi và hạn chế bất lợi,

rủi ro trong cạnh tranh, sẽ cho phép nền kinh tế phát triển theo hướng năng

động, hiệu quả. Phát huy lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo

hướng nền kinh tế mở, hướng ngoại. Phát triển, hoàn thiện hơn thị trường đầu

tư ở các nước láng giềng, bè bạn cũng như các nước ASEAN, đặc biệt là với

nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và đoàn kết đặc biệt

như Việt Nam. Tập trung vào các thị trường quan trọng, mở rộng và tìm kiếm

thị trường mới, mặt hàng mới. Hình thành những khu chế xuất, tạo điều kiện,

thể chế tốt hơn cho xuất - nhập khẩu hàng hoá đối với các doanh nghiệp thuộc

mọi thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất hàng quân sự.

Quá trình hội nhập với các biện pháp và bước đi thích hợp cùng sẽ cho

phép thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn ODA và FDI bằng những chiến

lược, chương trình, kế hoạch trung hạn và dài hạn. Đáp ứng ngày càng tốt hơn

các yêu cầu CNH, HĐH, tạo ra những bước đi và biện pháp thích hợp nhằm

mở cửa thị trường vốn để thu hút nguồn vốn vay thương mại. Xây dựng được

Page 121: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

115

chiến lược tổng thể về huy động vốn nước ngoài, cũng như trả nợ mang tính

khả thi cao. Tích cực, chủ động tham gia có hiệu quả vào các tổ chức kinh tế

mà nước ta đã tham gia hoặc đang đàm phán để tiến tới hội nhập. Đặc biệt

chú trọng thực hiện đúng thời hạn kế hoạch các cam kết trong khuôn khổ của

ASEAN, APEC, cũng như WTO. Chủ động hội nhập gắn chặt với giữ vững

an ninh chính trị, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Song với một Đảng có kinh

nghiệm lãnh đạo cách mạng, biết tự đổi và chỉnh đốn trước những đòi hỏi mới

của cuộc sống, một Nhà nước ngày càng tích luỹ được kinh nghiệm trong điều

tiết nền KTTT, chúng ta hoàn toàn có thể qua được các thách thức nắm bắt cơ

hội trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Thứ ba: CCTT và các yếu tố của KTTT ngày càng được tạo lập và vận

hành đồng bộ.

Trong quá trình phát triển, dưới tác động của quá trình CNH, HĐH,

các thể chế, chính sách kinh tế được định hướng theo tinh thần Đại hội IX

(2011), chúng ta sẽ tạo lập được đồng bộ các yếu tố của nên KTTT định

hướng XHCN. Đó là nền KTTT được phát triển trên cơ sở của chính nó, mọi

yếu tố của KTTT đã ra đời và đáp ứng các yêu cầu cơ bản của nó, đó là:

- Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại

thị trường theo định hướng XHCN.

- Tạo điều kiện tốt nhất cho những thị trường quan trọng ra đời và

phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. Tạo dựng và hoàn

thiện các thị trường chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị

trường bất động sản, thị trường chứng khoán và thị trường KH-CN. Phát huy

vai trò định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước, thị trường hàng

hoá, dịch vụ ngày càng phát triển, năng động hơn. Hình thành đồng bộ thị

trường ở các ngành và vùng kinh tế, đặc biệt chú ý vùng sâu và vùng xa. Xoá

bỏ độc quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp lớn, luật chống độc quyền ra đời

và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh. Chủ động

Page 122: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

116

tổ chức, phát triển thị trường bất động sản... Mọi người lao động yên tâm kinh

doanh trong mọi ngành kinh tế, mọi thành phần kinh tế nhất là trong lĩnh vực

nông nghiệp. Các bộ luật ngày càng đồng bộ hơn, tạo điều kiện cho các tổ

chức kinh tế, xã hội, các doanh nghiệp và người lao động thực hiện đúng luật

và có hiệu quả. Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng sử dụng đất trong nông

nghiệp thuận lợi.

Thứ tư: Vai trò quản lý vĩ mô về kinh tế, quốc phòng của Nhà nước

ngày càng có hiệu quả hơn.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hội nhập quốc tế

ngày càng sâu rộng thị trường ngày càng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện tăng

cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước về kinh tế và quốc phòng. Thể

chế kinh tế thị trường được xây dựng và hoàn thiện, do đó phát huy hiệu lực

trong quản lý kinh tế cũng như quốc phòng ở tầm vĩ mô. Hệ thống luật được

ban hành, nhất là luật kinh tế, ngày càng đi vào thực tiễn. Đáp ứng đòi hỏi của

sản xuất, kinh doanh, đó là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của các chủ thể

kinh tế hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Hành lang pháp lý ngày càng

hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn để đường lối, chính sách của Đảng,

Nhà nước đi vào cuộc sống. Tính nghiêm minh, khách quan của hệ thống luật

cũng được thể hiện sinh động trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội. Luật

không chỉ là cơ sở pháp lý mà còn hướng dẫn, định hướng cho sự phát triển

của nền kinh tế cũng như các hoạt động xã hội khác.

Kế hoạch phát triển kinh tế, chương trình kinh tế, chiến lược kinh tế

cũng đầy đủ hơn, tính khả thi ngày càng cao hơn, đảm bảo vừa phát triển kinh

tế, vừa tăng cường SMQP. Văn hoá dưới luật cần hướng dẫn và cụ thế hoá

đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời

hướng dẫn người thực hiện rõ ràng và thuận lợi hơn. Tính nghiêm minh, bình

đẳng của pháp luật ngày càng được thể hiện đầy đủ hơn, đảm bảo thực hiện

công bằng xã hội trong các hoạt động kinh tế và quốc phòng.

Page 123: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

117

4.1.2. Những dự báo về xu hướng tác động của kinh tế thị trường

đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Từ tính quy luật chung sự tác động của kinh tế đối với quốc phòng, trên

cơ sở dự báo sự phát triển của nền kinh tế nước ta theo lôgíc có thể nêu lên

một số dự báo sự tác động của KTTT định hướng XHCN đối với nền quốc

phòng đến năm 2020 sẽ vận động theo xu hướng sau:

Xu hướng thứ nhất: Sự phát triển của kinh tế nước ta trong những năm

tới sẽ tác động ngày càng mạnh cả về quy mô, trình độ đối với nền quốc

phòng. Cụ thể sự tác động ấy được biểu hiện.

- Kinh tế thị trường đảm bảo kinh tế cho quốc phòng ngày càng tốt hơn,

đáp ứng đầy đủ hơn các nhu cầu của quốc phòng. Do đó, sẽ tạo điều kiện tốt

hơn cho việc xây dựng nền QPTD, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy,

tinh nhuệ từng bước hiện đại, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

trong điều kiện lịch sử mới.

- Kinh tế thị trường sẽ tác động theo hướng thúc đẩy sự phát triển ngày

càng mạnh hơn KH-CN đất nước, cũng như KH-CN quân sự, do đó SMQP sẽ

được nâng lên. Đội ngũ cán bộ khoa học nói chung, cán bộ khoa học quân sự

nói riêng ngày càng được nhân lên cả về số lượng và chất lượng trong mọi

lĩnh vực khoa học. Đủ sức giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đời sống

kinh tế chính trị, xã hội đặt ra trong đó có quốc phòng.

- Kinh tế thị trường phát triển sẽ cải thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng

cao của nhân dân, tạo điều kiện nâng cao dân trí, nâng cao trình độ hiểu biết,

trình độ nhận thức mọi mặt. Nhận thức chính trị của mọi người dân là cơ sở

để thống nhất về chính trị tinh thần, tạo nền tảng cho khối đại đoàn kết dân

tộc là cơ sở sức mạnh chính trị tinh thần của nền QPTD. Do đó, tạo nên sức

mạnh tổng hợp của cả dân tộc, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược:

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Page 124: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

118

- Khi phát triển sẽ trực tiếp góp phần xây dựng, củng cố thế trận QPTD,

thế trận an ninh nhân dân, ngăn chặn và làm thất bại mọi thủ đoạn âm mưu

"diễn biến hoà bình", bạo loại lật đổ của các thế lực thù địch.

- Kinh tế thị trường phát triển còn tạo ra cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội

cho quá trình chủ động hội nhập của nền kinh tế nước ta ngày càng có hiệu

quả vào khu vực và thế giới. Chuẩn bị và xây dựng lộ trình tham gia hội nhập

các tổ chức quốc tế và khu vực ngày càng có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi

để xây dựng và phát triển nền CNQP độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, có tiềm

lực tương đối mạnh phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đó là

nền CNQP đủ khả năng duy trì và hiện đại hoá những vũ khí trang bị hiện có,

sản xuất được các loại vũ khí trang bị bộ binh và một số trang bị của các quân

binh chủng. Nền KTTT định hướng XHCN phát triển tạo điều kiện để CNQP

nước ta phát huy tính tự lực, tự cường, huy động tối đa, tiếp cận trình độ

chung của khu vực và thế giới. Xu hướng này sẽ làm cho những tác động tích

cực của KTTT đối với SMQP được phát huy mạnh mẽ.

Xu hướng thứ hai: Trong khi khẳng định xu hướng vận động chủ yếu

của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta tác động tích cực đến SMQP,

đặc biệt sự tác động mạnh mẽ của cách mạng KH-CN và quá trình toàn cầu

hoá kinh tế, nền kinh tế nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu hơn vào kinh tế thế

giới và khu vực. Những ảnh hưởng, chấn động của nền kinh tế thế giới và khu

vực, cộng với sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sẽ

làm cho nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta chịu những tác động sâu

sắc. Mặt khác, những nguy cơ mà Đảng ta đã cảnh báo nếu không được chúng

ta đẩy lùi thì những tác động tiêu cực từ mặt trái của KTTT đối với SMQP

của đất nước sẽ tiếp tục gia tăng. Có thể nêu lên một số dự báo liên quan đến

vấn đề nêu trên như sau:

Một là, lòng tin của nhân dân và của quân đội vào đường lối đối mới,

vào định hướng XHCN nền KTTT bị giảm. Những vấn đề phức tạp của xã hội

Page 125: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

119

vẫn tồn tại lâu nay chưa được giải quyết dứt điểm như vi phạm dân chủ ở cơ

sở, công bằng xã hội không được thực hiện... sẽ làm cho lòng tin của nhân

dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào CNXH sẽ bị giảm sút. Khối đại đoàn kết

dân tộc sẽ thiếu cơ sở chính trị - xã hội đế củng cố sự bền vững, tất cả những

vấn đề trên sẽ tác động không nhỏ đến xây dựng nền QPTD, chủ trương xây

dựng các LLVT nhân dân, xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh toàn diện,

lấy xây dựng chính trị làm cơ sở sẽ bị phương hại. Hệ quả lả cả thế trận quốc

phòng, cả chất lượng chính trị của nền quốc phòng và sức mạnh chiến đấu của

quân đội đều bị ảnh hưởng. KTTT càng phát triển, càng đòi hỏi những nỗ lực

chủ quan của chúng ta trong xây dựng mặt chính trị tư tưởng, KT-XH của

quốc phòng - an ninh càng phải được đề cao.

Hai là, do tác động của quá trình CNH, HĐH đất nước, với sự nỗ lực

chủ quan của chúng ta trong xây dựng thế chế KTTT, nền KTTT định hướng

XHCN theo hướng hiện đại sẽ thay thế nền KTTT sơ khai hiện nay. Song

các quy luật của nền KTTT vẫn không mất đi mà chúng tiếp tục phát huy tác

dụng trong điều kiện mới. Những vấn đề xã hội vốn nảy sinh từ KTTT như

lao động, việc làm, hệ thống kinh tế ngầm trên thực tế vẫn chưa thể giải

quyết hiệu quả, thậm chí ở một số khía cạnh lại xuất hiệu những dấu hiệu

mới phức tạp hơn sẽ là sai lầm nếu quên điều đó. Một trong những vấn đề

nhạy cảm là lợi ích thu nhập và đời sống của người lao động vẫn còn nhiều

phức tạp, mặc dù đã có sự cải thiện nhưng khoảng cách giữa người có thu

nhập cao và thấp, giữa các vùng, miền của đất nước vẫn còn lớn. Mầm mống

nảy sinh những xung đột xã hội về cơ bản vẫn chưa thế xoá bỏ được. Việc

huy động các nguồn lực: nhân lực, vật lực tài lực ở các địa phương cho nhu

cầu quốc phòng ở địa bàn chiến lược quan trọng như biên giới, vùng dân tộc

ít người vẫn còn khó khăn. Do đó, việc thực hiện các nhiệm vụ quân sự,

quốc phòng ở nhiều nơi vẫn còn trở ngại, khó khăn. Đồng thời, xuất hiện

những vấn đề mới lâu nay còn tiềm ẩn nhưng do ta thiếu tỉnh táo trong xử lý

Page 126: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

120

sẽ có thể nảy sinh, chẳng hạn như vấn đề dân tộc, sắc tộc ở các địa bàn chiến

lược, trọng điểm về kinh tế và quốc phòng.

Ba là, cùng với sự phát triển kinh tế, các nhu cầu về quốc phòng sẽ lớn

hơn, đa dạng và phức tạp hơn, nhằm đối phó với sự chống phá của các thế lực

thù địch ngày càng mạnh hơn, tinh vi hơn. Đảm bảo kinh tế cho quốc phòng

ngày càng lớn hơn với yêu cầu cao hơn, khẩn trương hơn. Song do tác động;

của hai hệ thống quy luật tồn tại khách quan tác động trên nền quốc phòng

nước ta (qui luật của KTTT và các quy luật của hoạt động đấu tranh vũ trang)

nên sự bảo đảm của nền kinh tế nhiều thành phần đối với nhu cầu đó vẫn tiếp

tục gặp những khó khăn nhất định. Việc xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh

(thành phố), huyện khu vực phòng thủ then chốt, hệ thống làng xã chiến đấu

để bảo đảm nhu cầu kinh tế, hậu cần kỹ thuật cũng gặp khó khăn.

Nguồn nhân lực bổ sung cho quốc phòng cũng sẽ tiếp tục gặp những

khó khăn nhất định.

Nhân lực bổ sung cho quốc phòng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với tăng

cường sức mạnh của nền QPTD, song KTTT phát triển sẽ tạo ra những khó

khăn mới cho việc giải quyết vấn đề này. Điều đó được bắt nguồn từ nhiều

nguyên nhân, trong đó có vấn đề về giải quyết việc làm cho quân nhân xuất

ngũ trở về địa phương trước yêu cầu cao của nền kinh tế về lực lượng lao

động có chất lượng, tay nghề và trình độ đào tạo sâu để đáp ứng.

Càng với những khó khăn trên KTTT phát triển cũng đưa lại những mặt

không thuận lợi đối với CNQP - bộ phận chủ yếu hình thành sức mạnh quân sự

của đất nước. Vì CNQP thuộc lĩnh vực bí mật quân sự, do đó quá trình phát

triển nó sẽ gặp những khó khăn nhất định về khoa học, kỹ thuật, chuyến giao

công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học quân sự. Cùng với vấn đề trên việc

chuẩn bị kinh tế, lắp đặt các dây chuyền động viên công nghiệp sẽ phức tạp

hơn vì nó bao gồm cả mặt kinh tế kỹ thuật và kinh tế xã hội. Đặc biệt, là chuẩn

bị động viên công nghiệp ở các doanh nghiệp công nghiệp không thuộc KTNN

Page 127: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

121

thì càng khó khăn. Vì vậy, chuẩn bị đất nước sẵn sàng đội phó với chiến tranh

xâm lược vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại trong điều kiện hiện nay.

Đó là những tác động tiêu cực của KTTT đối với nền quốc phòng đất

nước trong những năm tới. Song xét về tổng thể thì KTTT đã tác động đến

nền quốc phòng theo chiều thuận là chủ yếu, mặc dù có những khó khăn phức

tạp mới nảy sinh, tác động không nhỏ đến củng cố quốc phòng.

Từ những tác động tích cực và tiêu cực của nền KTTT định hướng

XHCN đối với nền quốc phòng đất nước đã phân tích ở trên. Vấn đề đặt ra là,

chúng ta chưa phấn đấu phát triển nền KTTT hiện đại, theo định hướng

XHCN, lại vừa xây dựng nền QPTD vững mạnh. Việc xác định hệ thống các

quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu dưới đây là nhằm thực hiện được

cả hai mục tiêu trên.

4.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH

CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI

VỚI NỀN QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN 2020

4.2.1. Tăng cường sức mạnh quốc phòng trên cơ sở phát triển nhanh,

bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, quốc phòng và chiến tranh

đã chỉ ra sự phụ thuộc của SMQP của mỗi quốc gia vào nền kinh tế quốc dân

trên cả hai mặt kinh tế - kỹ thuật và KT-XH của sản xuất. Chế độ KT-XH của

nền kinh tế quy định tính chất của nền quốc phòng là nhằm mục đích phòng

thủ tự vệ hay phục vụ cho mục đích bành trướng về chính trị và bóc lột về

kinh tế. Chế độ KT-XH đồng thời vẫn quy định bản chất chính trị của nền

quốc phòng vừa chỉ rõ xu hướng vận động, mục đích của nền quốc phòng đó

vì ai, do ai và của ai ?

Nền QPTD mà chúng ta xây dựng được đặt trên nền tảng vững chắc

của hai yếu tố.

Page 128: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

122

- Về mặt chính trị, nó là nền quốc phòng của Nhà nước CHDCND Lào

do Đảng NDCM Lào lãnh đạo, nó là nền QPTD của dân, do dân và vì dân.

- Về mặt kinh tế, nó chịu sự chế ước trên cả hai mặt kinh tế - kỹ thuật

và KT-XH của nền KTTT định hướng XHCN của chúng ta đang xây dựng.

Vì vậy kiên định định hướng XHCN nền KTTT ở nước ta không chỉ

khẳng định mục tiêu phát triển của chế độ chính trị - xã hội khẳng định con

đường phát triển đất nước do Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, mà còn vì

mục tiêu xây dựng một nền quốc phòng XHCN đủ sức mạnh bảo vệ chính sự

nghiệp và con đường phát triển đó.

Kiên định định hướng XHCN nền kinh tế không chỉ là mục tiêu của

phát triển kinh tế mà còn là mục tiêu của tăng cường SMQP, của chế độ chính

trị và cũng là nguyện vọng của nhân dân ta. Vì vậy, nó cho phép tạo điều kiện

huy động một nguồn lực trong nhân dân để vừa xây dựng, phát triển kinh tế,

yừa củng cố và tăng cường SMQP. Đây cũng là cơ sở để thực hiện công bằng

xã hội, thực hiện sự bình đẳng, dân chủ giữa những người lao động với nhau.

Kiên định định hướng XHCN, còn tạo nên cơ sở kinh tế, xã hội để thực

hiện quyền lợi, nghĩa vụ, cũng như bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao

động bằng pháp luật XHCN. Mất định hướng XHCN, mất bản chất giai cấp

của chế độ kinh tế, sẽ dẫn đến mất bản chất, mục đích của nền QPTD. Do đó

không thế thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ văn minh.

Chủ trương: kiên định định hướng XHCN trong phát triển KTTT ở

nước ta là nhằm vừa khai thác tối đa mặt tích cực của KTTT để cho các tác

động tích cực của CTTT đối với SMQP được khai thác triệt để. Mặt khác,

cũng chính là khai thác tối đa yếu tố định hướng XHCN của nền kinh tế để

khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của KTTT đối với SMQP tạo

cơ hội thuận lợi nhất để tăng cường SMQP của nền QPTD trong điều kiện

lịch sử.

Page 129: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

123

Kiên định định hướng XHCN nền KTTT ở nước ta hiện nay cần nắm

vững các nội dung cơ bản sau đây:

+ Phát triển mạnh LLSX, giải phóng mọi năng lực sản xuất xã hội, sử

dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước để xây dựng cơ sở vật chất kỹ

thuật của CNXH bằng con đường đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trên cơ sở

đó từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN.

+ Kinh tế thị trường ở nước ta vận động theo CCTT có sự quản lý của

Nhà nước XHCN, nhằm phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa, hạn chế mặt tiêu cực.

+ Kinh tế thị trường ở nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều

hình thức sở hữu, trong đó KTNN và kinh tế tập thể là nền tảng.

+ Kinh tế thị trường ở nước ta thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả

lao động và hiệu quả kinh tế, ngoài ra còn có những hình thức phân phối khác.

Do đó, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của

Nhà nước đối với nền kinh tế. Đặc biệt trong điều kiện KT-XH hiện nay, khi

mà xu hướng toàn cầu hoá đang phát triển sâu rộng đến mọi quốc gia, mọi

khu vực của đời sống KT-XH, lại đang bị các nước tư bản phát triển thao

túng, lũng đoạn. Trong bối cảnh đó, nếu lơ là mất cảnh giác, không có những

biện pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế và tăng cường SMQP, thì chệch

hướng XHCN là hoàn toàn có khả năng hiện thực. Giữ vững định hướng

XHCN trong quá trình phát triển KTTT ở nước ta, chúng ta cần tiến hành các

biện pháp tích cực, toàn diện chống lại chiến lược "diễn biến hoà bình" trên

lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; triệt để khắc

phục những yếu kém của nền kinh tế cũng như trong quản lý điều tiết kinh tế

vĩ mô của Nhà nước; coi đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân

ta trong điều kiện hiện nay.

Tăng cường SMQP trên cơ sở kiên định định hướng XHCN của nền

KTTT là quan điểm cơ bản, cần được quán triệt trong toàn bộ các hoạt động

phát triển kinh tế, củng cố và tăng cường SMQP.

Page 130: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

124

4.2.2. Phát triển nội lực của nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó

kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể hợp thành

nền tảng của nền kinh tế quốc dân là cơ sở kinh tế cho nền quốc phòng

của đất nước

Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát huy mọi nguồn lực, tận dụng tối

đa, khơi dậy mọi tiềm năng của đất nước, khơi dậy phát huy nguồn lực nội

sinh là quan trọng và quyết định. Nguồn nội lực được phát huy ở đây là nguồn

lực của mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả khai thác các yếu tố ngoại lực để

biến thành nguồn lực nội sinh của nền kinh tế. Nguồn nội lực của mọi thành

phần kinh tế phải được khơi dậy dù đó là kinh tế TBCN, kinh tế cá thế, kinh

tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác xã.

KTNN được khuyến khích bỏ vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, tăng năng suất

lao động, cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật. Chỉ khi KTNN giữ được vai

trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã tạo thành nền tảng thì SMQP mới

được xây dựng trên cơ sở và thực lực kinh tế vững chắc để đủ sức bảo vệ

vững chắc Tổ quốc.

Sự phát triển ngày càng mạnh của KTNN và kinh tế hợp tác xã có ý

nghĩa cực kỳ to lớn, là nền tảng kinh tế quyết định giữ vững định hướng

XHCN nền kinh tế và có vai trò quyết định đến cùng cố và tăng cường SMQP

ở nước ta.

KTNN, một bộ phận cấu thành cơ sở kinh tế của nền KTTT định

hướng XHCH ở nước ta giữ vai trò chủ đạo, nắm những vị trí then chốt là

nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng quan trọng, quyết

định sự hình thành cơ sở kinh tế cho quá trình định hướng XHCN nền kinh

tế chúng ta. KTNN, lực lượng vật chất, công cụ có hiệu quả để Nhà nước

điều hành quản lý vĩ mô nền kinh tế, từng bước tạo ra những nhân tố cho

quá trình hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN. KTNN là lực lượng đi đầu

trong ứng dụng các thành tựu của KH-CN vào sản xuất kinh doanh, nhằm

Page 131: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

125

tăng năng suất lao động, tăng chất lượng hiệu quả kinh tế và gương mẫu

trong chấp hành pháp luật. Nó còn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà

nước và ngân sách quốc phòng.

KTNN, lực lượng kinh tế trong đó bao gồm các DNNN và hệ

thống tài sản quốc gia. Đây chính là công cụ, lực lượng vật chất mà Nhà nước

dùng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, theo mục tiêu đã xác định. Lực lượng

kinh tế của KTNN (DNNN, hệ thống các dự trữ quốc gia, tài chính, ngân

hàng, nguồn tài nguyên của đất nước là các cơ sở an ninh quốc phòng), là

nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế, có ảnh hưởng to lớn

đến các thành phần kinh tế khác.

Tăng cường sức mạnh của KTNN với tư cách là phát huy nguồn nội

lực, để phát triển kinh tế và tăng cường SMQP của đất nước cần thực hiện có

hiệu quả chủ trương cổ phần hoá một bộ phận DNNN, sắp xếp lại hệ thống

DNNN, giải thể, truyền bá phá sản những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo

dài, sáp nhập doanh nghiệp nhỏ yếu kém vào những doanh nghiệp làm ăn có

hiệu quả, sử dụng các hình thức tích tụ và tập trung vốn để hình thành những

doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế mạnh. Đổi mới thiết bị công nghệ ở

các doanh nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý, môi trường kinh doanh; đào tạo và

đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động; tăng cường công tác

kiểm kê, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp. Bằng các nỗ lực trên để

xây dựng củng cố các DNNN nhằm phát huy được vai trò chủ đạo.

Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã, là bộ phận cấu thành của

nền KTHH nhiều thành phần, phát triển kinh tế hợp tác xã có ý nghĩa cực kỳ

quan trọng nhất là nước ta lại là nước nông nghiệp là phổ biến, là hình thức

liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của

từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những

vấn đề của sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Kinh tế hợp tác bao gồm nhiều hình thức, phát triển đa dạng từ thấp

Page 132: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

126

đến cao, từ tổ nhóm hợp tác đến hợp tác xã tuân thủ nguyên tắc tự nguyện

bình đẳng cùng có lợi, quản lý dân chủ. Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở

đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động của xã viên, phân phối theo kết quả

lao động và theo cổ phần, mọi xã viên có quyền như nhau đối với công việc

chung theo quy định của luật hợp tác xã.

4.2.3. Lấy hiệu quả chính trị - xã hội - kinh tế làm thước đo việc

xây dựng và thực hiện các phương án kết hợp kinh tế với quốc phòng và

quốc phòng với kinh tế

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ ngàn xưa, vấn đề kết

hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế đã được đề cập đến qua

nhiều triều đại khác nhau. Ngày nay, vấn đề đó đã trở thành phổ biến, mang

tính quy luật với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong những

điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau của từng nước, cũng như bản chất chế độ

khác nhau, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế cũng

khác nhau về mức độ, phạm vi và đặc biệt là mục đích cũng rất khác nhau. Do

mục đích tính chất khác nhau, mà việc xác định hiệu quả sự kết hợp đó cũng

có sự khác nhau. Ở nước ta mục đích của phát triển kinh tế và tăng cường

SMQP đều phục vụ một mục tiêu chung là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh. Chính sự thống nhất mục tiêu đó, đã tạo điều kiện

khách quan cho việc xây dựng và thực hiện các phương án kết hợp kinh tế với

quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, lấy hiệu quá chính trị - xã hội - kinh tế

làm thước đo. Song yêu cầu, phương thức của sự kết hợp lại phụ thuộc vào

những điều kiện hết sức cụ thể, cả về kinh tế và quốc phòng, sao cho mỗi sự

phát triển kinh tế đều có khả năng đáp ứng các nhu cầu của quốc phòng và

ngược lại, tăng cường quốc phòng cũng thoả mãn những yêu cầu phát triển

kinh tế. Như vậy, thực chất của sự kết hợp kinh tế với quốc phòng và quốc

phòng với kinh tế là đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển cả kinh tế và quốc phòng

Page 133: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

127

trong mọi hoạt động của quốc phòng và kinh tế. Không có một hoạt động nào

là thuần tuý chỉ vì mục đích kinh tế hay thuần tuý chỉ vì quốc phòng. Vì vậy,

hiệu quả chính trị - xã hội - kinh tế làm thước đo trong việc xây dựng và thực

hiện phương án kết hợp kinh tế với quốc phòng có ý nghĩa to lớn trong tư duy

bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Cần chống lại mọi tư tưởng phát triển kinh tế với

bất cứ giá nào hoặc chỉ tăng cường SMQP mà không tính đến phát triển kinh

tế, cả hai tư tưởng đó đều là sai lầm đều là nguồn gốc của nguy cơ chệch

hướng XHCN và tụt hậu xá hơn về kinh tế.

Trong điều kiện hiện nay chúng ta đang phát triển nền KTTT định

hướng XHCH yêu cầu phát triển kinh tế và tăng cường SMQP lại trở nên cần

thiết hơn bao giờ hết. Điều này càng có ý nghĩa hơn, trong điều kiện lịch sử

mới hiện nay. Phát triển kinh tế và tăng cường SMQP nhằm tạo cơ sở chính

trị - xã hội ổn định lâu dài để phát triển kinh tế. Hai yêu cầu đó đều cấp bách

và tất yếu như nhau trong việc giữ nước và dựng nước ngày nay.

Trên đây là những quan điểm cơ bản làm cơ sở cho việc xác lập các

giải pháp để vừa phát triển KTTT vừa tăng cường SMQP tạo thành một thể

thống nhất hoàn chỉnh làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp nhằm tăng

cường sức mạnh của nền QPTD trong quá trình phát triển nền KTTT định

hướng XHCN ở nước ta. Trong đó quan điểm tăng cường SMQP trên cơ sở

kiên định định hướng XHCN của nền KTTT có vị trí quan trọng đặc biệt giữ

vai trò chủ đạo nó chi phối các quan điếm còn lại đồng thời nó quy định bản

chất nội dung xây dựng nền quốc phòng ở nước ta. Cần lưu ý, trong đời sống

hiện thực không chỉ có nguy cơ chệch hướng nền kinh tế mà còn có cả nguy

cơ chệch hướng XHCN khi nền quốc phòng xa rời các quan điểm chỉ đạo của

Đảng trong quá trình xây dựng. Do đó nắm vững quan điểm này là vấn đề có

tính nguyên tắc sinh tử thành bại đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và tăng

cường SMQP ở nước ta hiện nay.

Page 134: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

128

4.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH

CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI

VỚI NỀN QUỐC PHÒNG Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

4.3.1. Nâng cao vai trò hiệu lực và hiệu quả các hoạt động quản lý

điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Cơ sở khoa học của giải pháp này là: KTTT tác động mạnh mẽ đến sự

phát triển của nền sản xuất xã hội (trước hết là LLSX), thực tế sôi động ở

CHDCND Lào gần 30 năm đổi mới đã ghi nhận điều đó. Để phát huy mặt tích

cực, hạn chế mặt tiêu cực của KTTT, Nhà nước cần tăng cường các hoạt động

quản lý bảo đảm cho thị trường hoạt động đúng hướng, đem lại hiệu quả KT-

XH cao. Với nền KTTT trên thế giới hiện nay không có chính phủ nào từ bỏ

vai trò điều tiết thị trường, cũng không ở đâu để cho thị trường tự điều chỉnh

hoàn toàn, sự khác nhau giữa các nước là bản chất chính trị - xã hội của nền

KTTT đó và ở mức độ, mục đích điều tiết của Nhà nước.

Bởi vậy, để phát huy mặt tích cực của KTTT đối với đời sống KT-XH

và hạn chế mặt tiêu cực của nó, vấn đề có ý nghĩa quyết định là trên cơ sở

kiên định vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với đời sống KT-XH,

phải nâng cao vai trò, hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà

nước đối với nền kinh tế thị trường.

Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, Nhà nước trong các chế độ xã

hội đều có vai trò kinh tế nhất định, sự khác nhau về vai trò đó ở mỗi thời kỳ

lịch sử là ở tính chất, mức độ, phạm vi Nhà nước can thiệp vào quá trình kinh

tế. Sự khác nhau về tính chất của vai trò kinh tế giữa các Nhà nước do mục

tiêu chính trị và lợi ích giai cấp đại biểu của nó quy định. Đặc biệt từ khi xuất

hiện khu vực KTNN đã làm cho Nhà nước của các nước có nền kinh tế hiện

đại không chỉ đơn thuần là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng với tư

cách là cơ quan cai trị xã hội mà còn là một bộ phận thuộc cơ sở kinh tế mà

Nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu tài sản và vốn. Ở các nước XHCN

Page 135: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

129

trước đây và ở Lào hiện nay, Nhà nước có vai trò kinh tế hết sức to lớn, Nhà

nước là người tổ chức xây dựng, lãnh đạo và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc

dân theo mục tiêu của CNXH.

Sự khác nhau về mục tiêu, vai trò kinh tế của Nhà nước ở các nước

khác nhau, suy đến cùng là do bản chất chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và bản

chất của Nhà nước quyết định. Bất cứ Nhà nước nào xét về bản chất cũng

hàm chứa hai tính chất: tính giai cấp và tính xã hội, tức Nhà nước vừa phải

thực hiện chức năng đại biểu lợi ích của giai cấp sản sinh ra nó, đồng thời

phải thực hiện chức năng cai quản các hoạt động của đời sống xã hội.

Trong các xã hội dựa trên chế độ tư hữu về những tư liệu sản xuất chủ

yếu dựa trên chế độ người bóc lột người và tính đối kháng về giai cấp, nhất là

trong xã hội tư bản, thì bản chất về vai trò kinh tế của Nhà nước chịu sự chi

phối của giai cấp thống trị. Các Nhà nước này là Nhà nước của giai cấp thống

trị, chẳng hạn trong xã hội phong kiến do giai cấp địa chủ phong kiến chi

phối, trong xã hội tư bản, bản chất của vai trò kinh tế của Nhà nước do giai

cấp tư sản chi phối.

Ở nước Lào, tính bức xúc của việc nâng cao vai trò, hiệu lực, tính hiệu

quả quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước còn xuất phát từ các

vấn đề sau:

+ Chỉ có trên cơ sở nâng cao vai trò tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt

động quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước thì mới thúc đẩy

nhanh chóng sự ra đời của một nền KTTT định hướng XHCN ngày càng hiện

đại. Đồng thời cũng trên cơ sở đó để khắc phục có hiệu quả những khuyết tật

từ mặt trái của KTTT và còn do tính sơ khai của KTTT gây ra.

+ Chỉ có nâng cao vai trò, hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động quản

lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước mới có thể làm cho KTNN lớn

mạnh để thể hiện trên thực tế về vai trò chủ đạo của mình tạo thực lực kinh tế

để đưa nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.

Page 136: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

130

+ Chỉ có nâng cao vai trò hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động quản

lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước thì mới tạo điều kiện để quản lý

có hiệu lực và hiệu quả lĩnh vực quốc phòng - an ninh.

Để làm tốt các vấn đề trên cần tập trung giải quyết các nội dung sau đây.

4.3.1.1. Nâng cao khả năng lựa chọn các quyết sách có tầm chiến

lược trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đồng

thời ban hành các chính sách kinh tế đúng đắn

Nền KTHH nhiều thành phần vận hành theo KTTT có sự quản lý của

Nhà nước phát triển theo định hướng XHCN ở nước Lào gọi tắt là nền KTTT

định hướng XHCN - có đặc điểm vừa còn yếu tố sơ khai vừa có yếu tố của

nền KTTT hiện đại. Để giảm yếu tố sơ khai tăng yếu tố của KTTT hiện đại và

phát triển đúng định hướng XHCN, trước hết Nhà nước cần "Tiếp tục đổi mới

các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế ", "đổi mới hơn

nữa công tác kế hoạch hoá, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến

lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội". Trước hết hoạch định

đúng các chiến lược phát triển kinh tế cho các thời kỳ, cùng hệ thống các

chính sách kinh tế lớn (bao gồm cả hoạt động kinh tế trong nước và kinh tế

đối ngoại) để tìm ra những chiến lược và chính sách phát triển trong từng thời

kỳ. Trong quá trình hình thành chiến lược phát triển KTTT và các chính sách

kinh tế trong từng thời kỳ cần được coi trọng:

+ Xác định được mối quan hệ giữa vai trò của kế hoạch và của thị

trường trong các chiến lược cũng như kế hoạch phát triển kinh tế, các chương

trình và dự án.

Việc xây dựng và thực hiện các dự án KT-XH, các dự án về quốc phòng

- an ninh, cần giải quyết thoả đáng mối quan hệ lợi ích kinh tế với lợi ích quốc

phòng. Trong mỗi dự án kinh tế phải quán triệt và thể hiện chủ trương tính

đến các lợi ích của sự nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên phải đáp ứng yêu cầu

kết hợp kinh tế với quốc phòng không bỏ lỡ cơ hội phát triển kinh tế. Trong

Page 137: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

131

các dự án phát triển kinh tế không làm ảnh hưởng hoặc phá vỡ thế bố trí chiến

lược thế trận QPTD, trên từng hướng, từng địa bàn chiến lược, khu vực phòng

thủ đất nước. Đảm bảo kinh tế được phát triển, quốc phòng được củng cố và

tăng cường. Từ đó đặt ra yêu cầu khi thực hiện các dự án kinh tế, phái có sự

thẩm định của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng tham gia và khi

thực hiện các dự án quốc phòng phải có sự tham gia của các chuyên gia trong

lĩnh vực kinh tế. Có như vậy lợi ích của kinh tế và quốc phòng mới được đảm

bảo. Điều này, đòi hỏi cần có một cơ chế kết hợp vả một quy hoạch tổng thể

cấp chiến lược về phát triển kinh tế, quốc phòng trên phạm vi toàn quốc, cũng

như các địa phương các ngành, các vùng kinh tế và đối với mỗi thành phần

kinh tế. Như vậy sẽ hạn chế đến mức cao nhất những thiệt hại về kinh tế và

quốc phòng mỗi khi thực hiện dự án kinh tế hoặc quốc phòng. Để làm được

điều này, đồi hỏi vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế và quốc phòng ngày

càng có hiệu lực.

+ Xác định nguyên tắc và mức độ mở cửa nền kinh tế trên các lĩnh vực

thương mại, hợp tác đầu tư, hợp tác KH-CN.

Chủ động hội nhập kinh tế, tận dụng mọi cơ hội thu hút vốn đầu tư

nước ngoài. Thực hiện chuyển giao công nghệ cần đặc biệt chú trọng công

nghệ lưỡng dụng, hệ thống công nghệ vừa tăng cường được TLKT và tăng

cường được tiềm lực quốc phòng của đất nước. Qua đó đào tạo tay nghề đội

ngũ công nhân nâng cao trình độ sử dụng và kinh nghiệm quản lý nền KTTT

hiện đại nâng cao trình độ KH-CN của đất nước, cũng như KH-CN quân sự.

Từng bước tiến tới sản xuất những vũ khí, trang bị quân sự nhằm đáp ứng một

phần nhu cầu về quốc phòng, tăng sức chiến đấu của quân đội nói riêng và

của LLVT nói chung.

+ Sử dụng một phần nguồn lực của quân đội tham gia xây dựng kinh tế,

lao động sản xuất thực hiện chủ trương kết hợp quốc phòng với kinh tế và góp

phần phát triển kinh tế đất nước và cải thiện đời sống bộ đội. Song các hoạt

Page 138: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

132

động của quân đội và quốc phòng cũng lấy hiệu quả chính trị - xã hội - kinh tế

làm thước đo. Không vì mục đích lợi nhuận thuần tuý, mà suy giảm sức chiến

đấu của quân đội và LLVT.

+ Tổ chức sắp xếp lại hệ thống DNNN (kể cả doanh nghiệp quốc

phòng) theo hướng: phát triển kinh tế vùng, ngành, khu vực theo kế hoạch kết

hợp phát triển chiến lược kinh tế với chiến lược quốc phòng. Tập trung ưu

tiên cho những vùng trọng điểm kinh tế, những địa bàn chiến lược quân sự,

tạo nên sự bố trí chiến lược có kinh tế và quốc phòng. Theo hướng đủ khả

năng đáp ứng có hiệu quả nhu cầu tại chỗ và cơ động của quốc phòng khi cần

thiết sẵn sàng dập tắt mọi âm mưu của các thế lực - thù địch, trên mọi địa bàn,

trong mọi hoàn cảnh, không bị động lúng túng khi có tình huống xảy ra.

+ Vai trò của nông nghiệp và công nghiệp đối với quá trình phát triển

kinh tế trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở từng thời kỳ.

+ Sự lựa chọn phương thức giải quyết giữa mục tiêu xã hội (xoá đói

giảm nghèo và các vấn đề xã hội khác) với mục tiêu kinh tế (tăng trưởng kinh

tế); giữa phương thức thực hiện mục tiêu xã hội trực tiếp, phương thức "lan

toả " hay phương thức kết hợp.

+ Thực hiện cân đối vĩ mô nền kinh tế thông qua quy hoạch tổng thể

vùng, ngành, khu vực cũng như từng thành phần kinh tế, nhằm tạo ra cơ cấu

kinh tế hợp lý giữa các ngành vùng, các thành phần kinh tế, làm cơ sở cho

việc phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, nhằm bảo đảm các nguồn lực cho

quốc phòng khi cần thiết.

+ Điều tiết thu nhập, hạn chế tối đa sự phân hoá giàu nghèo đến mức

phân biệt đẳng cấp, gây mâu thuẫn giữa các tầng lớp dân cư, khu vực dân cư,

giữa thành thị và nông thôn. Nhà nước có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát

thường xuyên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp

luật, chống nguy cơ chệch hướng XHCN.

Các kết quả của sự lựa chọn nói trên được thực hiện qua hệ thống cân

Page 139: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

133

đối mục tiêu định hướng cho từng thời kỳ, đồng thời thực hiện các chính sách

kinh tế, chính sách xã hội thúc đẩy sự phát triển KT-XH.

+ Sử dụng có hiệu quả lực lượng vật chất của Nhà nước, từ dự trữ quốc

gia, để định hướng sự phát triển kinh tế, khai thác hợp lý có hiệu quả các nguồn

lực của đất nước, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và tăng cường SMQP.

Để làm tốt việc lựa chọn chiến lược đúng cần nâng cao năng lực của bộ

máy quản lý, đặc biệt của các cơ quan chức năng. Bộ máy quản lý nói chung

của các cơ quan chức năng về năng lực trình độ, trong những năm đối mới, đã

có những chuyển biến mạnh mẽ cả về tư duy lý luận và hoạt động chuyên

môn. Tuy vậy, ảnh hưởng của nếp nghĩ cách làm, của phong cách quản lý cũ

vẫn còn tồn tại ở một bộ phận cán bộ, cơ quan chức năng của Nhà nước. Để

khắc phục những bất cập trên cần làm tốt những vấn đề sau:

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nói chung, đặc biệt đối với các

cơ quan tham mưu chức năng trong bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước,

trong đó các cán bộ làm công tác hoạch định chính sách và điền hành quản lý

về tiền tệ, tài chính, ngân hàng, kế hoạch đầu tư, thương mại cần được quan

tâm hàng đầu.

- Cần rà soát, sàng lọc giải quyết, cho nghỉ, đưa ra khỏi bộ máy quản lý

của Nhà nước đối với những người năng lực chuyên môn kém thực sự (sau

khi đã tiến hành đào tạo, đào tạo lại, vẫn không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu

trong điều kiện KTTT). Kiên quyết thải loại những cán bộ thoái hoá biến chất

liên quan đến các hoạt động kinh tế ngầm làm phương hại đến hiệu lực, hiệu

quả quản lý và điều tiết kinh tế của Nhà nước. Hiện nay, trong cải cách hành

chính ta coi chủ yếu là sửa đổi chính sách và sắp xếp lại. Đó là bước đi cần

thiết nhưng không phải là then chốt có tính đột phá mở đầu.

- Với đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan chức năng về quản lý điều tiết

kinh tế ở các địa phương cũng cần được thực hiện theo hướng nói trên để đảm

bảo không chỉ Nhà nước ở Trung ương mà đối với Nhà nước ở các địa

Page 140: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

134

phương cũng nâng cao được vai trò quản lý và điều tiết kinh tế ở các địa

phương (bao gồm cả cấp tỉnh và cấp huyện).

4.3.1.2. Từng bước hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho sự phát triển

của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Việc ban hành pháp luật, nhất là luật kinh tế nhằm làm cho nền KTTT

vận hành trong môi trường pháp lý ổn định, lành mạnh, ngăn chặn có hiệu quả

những hoạt động kinh tế ngầm cũng như các khoản thu nhập bất hợp pháp, có

ý nghĩa vô cùng to lớn, nó tạo ra sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong

nền kinh tế.

Hệ thống luật pháp được ban hành đã thể hiện được vai trò tích cực,

góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế, tăng cường SMQP. Tạo

môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và

hợp tác để phát triển, thông qua việc ban hành và thực hiện các chiến lược về

kinh tế và quốc phòng.

Tuy nhiên cần nhận thức rằng, để tạo được một hành lang pháp lý cho

nền KTTT đang phát triển hết sức sôi động, nhất là KTTT định hướng

XHCN, thì công tác luật pháp nói chung, hệ thống văn bản pháp luật nói riêng

ở Lào còn những hạn chế bất cập nhất định cần được khắc phục nhanh chóng.

Dưới đây là những hạn chế đó:

+ Còn có tình trạng luật thừa và thiếu, tình trạng trùng chéo, chế ước

làm mất hiệu lực của nhau.

+ Một số văn bản luật, pháp lệnh còn thiếu cụ thể, tính tường minh còn

thấp gây khó khăn cho người thực hiện.

+ Về nội dung các văn bản luật pháp nói chung ở Lào, một số luật vẫn

còn ảnh hưởng của cơ chế "xin và cho" trước đây trong cơ chế quản lý cũ trong

khi đó KTTT định hướng XHCN lại đòi hỏi một cơ chế khác phù hợp hơn.

Ngoài các hạn chế trên đây, việc áp dụng luật ở nhiều nơi còn tuỳ tiện

do việc sử dụng câu chữ trong luật thiếu tường minh hoặc do hạn chế của

Page 141: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

135

cán bộ thực hiện và các lý do khác. Cùng với những hạn chế của hệ thống

các cơ quan tư pháp về tính nghiêm minh và công bằng trong xử lý những vi

phạm xảy ra.

Từ tình hình trên, để tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ và có hiệu lực

cho sự phát triển của nền kinh tế cần giải quyết các vấn đề sau đây:

+ Tiếp tục khắc phục và chấm dứt cơ chế "xin - cho" vẫn tồn tại ngay

trong hệ thống văn bản pháp luật cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, đó là một

cơ chế vừa tạo ra các điều kiện dẫn đến ách tắc trong các hoạt động kinh tế,

vừa tạo ra các tiêu cực KT-XH là trở lực của sự phát triển. Hệ thống luật cần

đạt được tính hiện đại và có hiệu lực đó là cấm và không cấm, điều gì luật

cấm, điều gì luật không cấm cho phép các doanh nghiệp, các chủ thế kinh tế

được chủ động lựa chọn con đường, chiến lược, quy mô, chủng loại sản phẩm

để sản xuất và tiêu thụ. Luật phải đảm bảo cho mọi pháp nhân đều bình đẳng

trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở pháp luật.

Đồng thời khai thác hiệu quả, tiết kiệm mọi nguồn lực của đất nước, bảo vệ

lợi ích quốc gia dân tộc trên cơ sở các công pháp quốc tế.

+ Xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật kinh tế, các văn bản dưới luật,

đủ để quyền lực của Nhà nước được thể hiện bằng pháp luật đối với nền kinh tế.

+ Thực hiện sự thống nhất có phân công giữa cơ quan thuộc các quyền

lập pháp (Quốc hội), quyền hành pháp (Chính phủ) và quyền tư pháp (các cơ

quan tài phán) trong việc ban hành và thực thi hệ thống luật pháp trên lĩnh

vực kinh tế.

+ Nâng cao năng lực và tính nghiêm minh của các cơ quan toà án, viện

kiểm sát, công an... trong kiểm tra thụ lý và xử lý các trường hợp vi phạm xảy

ra. Xử lý cho đúng người đúng tội, nhằm tăng cường tính ngăn ngừa và tính

giáo dục trong việc thi hành luật pháp đối với xã hội nói chung và trong lĩnh

vực kinh tế nói riêng.

+ Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy sự tăng trưởng và phát triển

Page 142: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

136

KT-XH lâu bền chỉ có thể diễn ra và duy trì được khi Nhà nước thực hiện

được chức năng vạch hành lang về pháp lý và duy trì nó trong thực tế.

+ Trong quá trình thực hiện các biện pháp trên cần lưu ý luật phải tạo ra

sự phát triển KT-XH, nhưng không phương hại đến lợi ích quốc phòng - an

ninh của đất nước. Như vậy, việc ban hành luật phải bảo đảm các yêu cầu trên

nhằm thực hiện tốt hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4.3.1.3. Nhà nước cần nâng cao chất lượng và hiệu quả điều hành,

kiểm soát vĩ mô đối với nền kinh tế

Điều tiết và kiểm soát vĩ mô về thực chất cũng là quản lý vĩ mô nền

kinh tế, nhưng có phạm vi hẹp hơn, khi nói quản lý vĩ mô KTTT định hướng

XHCN là sự khống chế đối với tổng thể tái sản xuất xã hội và tổng lượng kinh

tế quốc dân. Nói cụ thể hơn, quản lý vĩ mô là xuất phát từ lợi ích toàn xã hội,

lợi ích lâu dài để vận dụng các biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô, thực hiện

sự điều tiết và khống chế đối với tổng thể và tổng lượng kinh tế quốc dân.

Mục đích cuối cùng của điều hành quản lý vĩ mô là nhằm đạt được sự điều

tiết và khống chế gián tiếp đối với hoạt động kinh tế vĩ mô. Từng bước đổi

mới sâu rộng cơ chế quản lý kinh tế, phát huy những mặt tích cực của KTTT,

triệt để xoá bỏ bao cấp trong kinh doanh, chống độc quyền, tạo môi trường

cạnh tranh, đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi tiêu cực trong hoạt động

kinh tế và quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà, cản trở

phát triển KTTT và tăng cường SMQP.

Đối với nền kinh tế nước Lào hiện nay, quản lý kinh tế vĩ mô là một

trong các chức năng quan trọng của Nhà nước. Trên phương diện kinh tế, Nhà

nước có vai trò: một là, đại diện cho sở hữu toàn dân quản lý trực tiếp các

doanh nghiệp thuộc khu vực KTNN; hai là, đại diện cho toàn xã hội để quản

lý điều tiết vĩ mô toàn bộ nền kinh tế. Vai trò này có liên quan với tính chất xã

hội hoá của sản xuất và tính đa dạng của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở

nước Lào.

Page 143: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

137

Trong thời gian tới cần tập trung vào các vấn đề sau đây để nâng cao

chất lượng và hiệu quả việc điều tiết và kiểm soát vĩ mô nền kinh tế:

Một là, nắm vừng các nguồn lực của đất nước, thực hành phân phối các

nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất theo các chiến lược phát triển KT-XH

và các kế hoạch, chương trình, dự án kinh tế đã được xác định cho các thời kỳ

phát triển.

Hai là, quản lý tốt các loại quỹ dự phòng, quỹ dự trữ quốc gia (như

lương thực, vật tư xăng đầu, nguồn vật tư nhiên liệu khác) nhằm phòng ngừa

bất trắc xảy ra (chiến tranh, xung đột vũ trang, các dấu hiệu của sự mất ổn

định chính trị ở từng vùng, địa phương, thiên tai, các loại dịch bệnh khác);

quỹ dự trữ lưu thông làm cơ sở để bình ổn thị trường, giá cả, tránh những cơn

sốt giá (đặc biệt đối với các mặt hàng chiến lược).

Ba là, từng bước hoàn thiện hệ thống công cụ điều hành, kiểm soát vĩ

mô KTTT định hướng XHCN. Muốn vậy, Nhà nước phải nắm trong tay các

công cụ, phương tiện điều hành và kiểm soát kinh tế như: chương trình hoá

kinh tế, hệ thống dự án đầu tư, chính sách tài chính, tiền tệ, các công cụ đòn

bẩy kinh tế, tín dụng ngân hàng, cùng các công cụ khác như hải quan, quản lý

thị trường, lực lượng công an biên phòng chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận

thương mại...

Bốn là, Nhà nước phải kiểm soát để khắc phục có hiệu quả hoạt động

của hệ thống kinh tế ngầm bao gồm: các hoạt động của các doanh nghiệp nằm

ngoài hệ thống sổ sách kế toán có thể kiểm soát của Nhà nước, tệ tham nhũng,

sản xuất, tiêu thụ hàng giả (cả các hoạt động mang tính chất như kiểu maphia

ở phương Tây) để tạo ra một môi trường lành mạnh cho nền kinh tế.

Năm là, cải cách bộ máy hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền,

đổi mới tố chức, phong cách làm việc của bộ máy công chức nhà nước; chống

tệ quan liêu, cửa quyền, ăn hối lộ.

Page 144: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

138

Đồng thời tích cực đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức.

Trừ một số ngành như bảo vệ pháp luật, an ninh, quân đội... còn lại các ngành

thuộc các lĩnh vực KT-XH hoặc lĩnh vực hành chính cần kiên quyết thay đổi

phương thức tuyển dụng cũ bằng chế độ thi tuyển công chức, cán bộ, gắn

trách nhiệm với nghĩa vụ, có chính sách sử dụng thích hợp.

Sáu là, có chính sách đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ, công chức nhằm

động viên họ nỗ lực vươn lên tạo cơ sở cho việc sử dụng, tuyển chọn, đào tạo

cán bộ lâu dài.

Để thực hiện được chính sách đãi ngộ với cán bộ, công chức của bộ

máy nhà nước, trên cơ sở tổ chức sắp xếp tại bộ máy đã giải quyết thoả đáng

vấn đề tiền lương theo các yêu cầu sau đây:

- Tiền lương phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động của cán bộ, công

chức theo tinh thần C. Mác đã phân tích, theo đó, cần chú ý đến phần "vợ con

anh ta" một cách thoả đáng hơn thay vì mới chỉ chú ý đến "anh ta" như lâu

nay. Trước mắt cần tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu theo tỷ lệ trượt giá

và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

- Khắc phục được sự bất bình đẳng hiện đang tồn tại trong thực tế giữa

tiền lương và thu nhập. Dư luận đã lưu ý về một thực tế ở một số ngành về

danh nghĩa thì thấy có mức lương thấp nhưng thực tế thu nhập hàng tháng cao

gấp nhiều lần so với tiền lương. Khắc phục tình trạng lương cao nhưng thu

nhập thấp, lương thấp nhưng thu nhập cao hiện đang tồn tại hiện nay.

Tóm lại, để khuyến khích mọi người tích cực học tập để nâng cao

trình độ, nâng khả năng cống hiến cho xã hội cần xác định thang lương

theo hướng có mức chênh lệch cao giữa các bậc, mặt khác trong mỗi

thang, bậc cần có lượng khả biến (theo năng lực thực tế) và phần bất

biến (theo trình độ được đào tạo - xác định của hệ thống bằng cấp, chứng

chỉ đào tạo).

Page 145: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

139

4.3.1.4. Nhà nước tạo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi

để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

* Về môi trường kinh tế

Thứ nhất: Phát triển đồng bộ các yếu tố và các loại thị trường.

Vấn đề tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường là một tư tưởng chỉ đạo

lớn của Đảng. Đi đôi với xây dựng khung khổ pháp lý và thể chế cần thiết để

thị trường hoạt động năng động có hiệu quả, có trật tự kỷ cương trong môi

trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh.

Đặc biệt quan tâm phát triển các thị trường quan trọng còn sơ khai như thị

trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường

KH-CN, cần phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn, chú trọng thị

trường vốn trung hạn và dài hạn. Tổ chức, quản lý và sử dụng hiệu quả thị

trường chứng khoán, thị trường bất động sản. Phát triển thị trường dịch vụ

khoa học, thực hiện tốt việc bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tạo điều kiện khách quan

cho các loại thị trường phát triển, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những

mặt tiêu cực. Song song với tổ chức quản lý phát triển các loại thị trường, cần

tăng cường việc xây dựng những khổ pháp lý và thể chế cần thiết về thị

trường hoạt động năng động và có hiệu quả, có trật tự kỷ cương trong môi

trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế và kiểm soát chặt chẽ độc quyền kinh

doanh. Đổi mới thể chế quản lý, cải thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện

đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, điều tiết thu nhập. Đơn giản hoá các thủ tục

hành chính, tránh gây phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp và nhân dân.

Thứ hai: Chính sách tài chính, tiền tệ.

Cần ban hành và thực hiện có hiệu quả hệ thống chính sách tài chính,

tiền tệ. Nhằm huy động mọi nguồn lực tài chính, mở rộng nguồn thu ngân

sách, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển và góp phần duy trì các cân đối

lớn trong nền kinh tế. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính theo hướng

chủ động, tích cực, đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ

của chiến lược phát triển KT-XH.

Page 146: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

140

Đẩy mạnh công tác cải cách hệ thống thuế phù hợp tình hình đất nước

và các cam kết quốc tế. Đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ

thống thuế thống nhất đối với tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt đối xử

giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài. Nâng cao hiệu quả đầu tư từ vốn ngân sách chống lãng phí thất

thoát. Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách bảo đảm

tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia, đồng thời phát huy tính sáng

tạo chủ động của địa phương các ngành trong việc điều hành tài chính và

ngân sách đã được cấp.

Ban hành và thi hành các chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ

mô kiểm soát lạm phát nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng kích tích đầu tư

phát triển. Thực hiện có hiệu quả linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ như

tỷ giá lãi, suất thị trường. Tạo lập môi trường minh bạch, lành mạnh và bình

đẳng cho hoạt động tiền tệ ngân hàng. Hiện đại hoá việc thanh toán nghiệp vụ

ngân hàng bằng tính ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin.

Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý áp dụng đầy đủ hơn các thiết

chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng.

Tăng cường năng lực tự kiểm tra của các tổ chức tín dụng và công tác thanh

tra giám sát của các cơ quan chức năng, tránh để xảy ra đổ vỡ tín dụng. Quản

lý chặt chẽ việc vay trả nợ nước ngoài, sử dụng hiệu quả các quỹ vay từ nước

ngoài. Từng bước cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, phân định rõ chức năng của

ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Thành lập hệ thống ngân hàng

chính sách, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm của

ngân hàng thương mại, áp dụng phổ biến hình thức quỹ tín dụng nhân dân, chỉ

đạo việc hoạt động đúng hướng có hiệu quả, đảm bảo an toàn của các quỹ tín

dụng nhân dân. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chi cho phát triển kinh

tế với chi cho tăng cường SMQP trong năm tài khoá của ngân sách.

Page 147: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

141

Thứ ba: Phát triển kết cấu hạ tầng.

Ưu tiên phát triển năng lượng đi trước một bước, nhằm đáp ứng yêu cầu

phát triển KT-XH, bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia. Phát triển mạnh hệ

thống thuỷ điện, kết hợp các nguồn năng lượng khác, nghiên cứu lựa chọn phương

án dùng năng lượng nguyên tử. Hiện đại hoá và đồng bộ hoá mạng lưới phân

phối điện quốc gia, tạo nên sức cạnh tranh về giá điện trong khu vực và quốc tế.

Phát triển mạnh hệ thống thông tin đa dịch vụ, hiện đại hoá một số

khâu trong quản lý điều hành các lĩnh vực như ngân hàng, thương mại, y tế,

giáo dục. Tăng năng lực hoà mạng viễn thông, phát thanh, truyền hình trong

nước và quốc tế với chất lượng cao.

Nâng cấp, xây dựng mới và đưa vào sử dụng hệ thống đường giao

thông quan trọng, hệ thống cầu, những tuyến đường liên tỉnh, huyện, nối các

trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá. Phát triển mạnh hệ thống sân bay, hiện

đại hoá các sân bay nội địa và quốc tế. Chú trọng hệ thống trường, trạm, ưu

tiên phát triển thuỷ lợi đảm bảo tưới, tiêu, phòng chống hạn hán, lũ lụt có hiệu

quả. Chú ý việc cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải công

nghiệp, chất thải ở các đô thị theo phương án tối ưu, hiệu quả, phù hợp điều

kiện thực tế.

Thứ tư: Phát triển mạnh các ngành dịch vụ.

Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và

sản xuất giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển

mạnh hệ thống thương mại, nhất là thương mại quốc doanh, mở rộng thị

trường tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế. Nâng cao năng lực, chất

lượng hoạt động thương mại để hội nhập có hiệu quả với khu vực và thế giới.

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ và hàng không, đảm bảo

hiệu quả an toàn, tạo niềm tin cho khách hàng. Phát triển mạnh vận tải hành

khách công cộng ở thành phố và các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp.

Hiện đại hoá ngành bưu chính viễn thông, có chính sách hợp lý về giá để

khuyến khích nhân dân sử dụng dịch vụ bưu điện, điện thoại.

Page 148: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

142

Có kế hoạch, duy trì, nâng cấp các ngành dịch vụ cả về chất lượng phục

vụ cũng như sự hấp dẫn của các khu du lịch thu hút lượng khách trong và ngoài

nước ngày càng nhiều. Khai thác các lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch truyền

thống lịch sử văn hoá. Mở rộng các dịch vụ thuộc các ngành bảo hiểm, khuyến

khích các loại hình dịch vụ kỹ thuật, tư vấn đời sống sinh hoạt pháp lý. Nhằm

đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu phát triển của đời sống và sản xuất.

* Về môi trường chính trị

Trước hết bảo đảm đất nước phát triển trong hoà bình ổn định, tiếp theo

là sự ổn định chính trị, ổn định về thiết chế nhà nước. Cùng với sự ổn định

trên tạo nên sự ổn định về đường lối chính sách kinh tế đảm bảo sự đúng đắn,

nhất quán và lâu dài. Tránh tình trạng luôn có sự thay đổi về chính sách, hoặc

ban hành những chính sách không khoa học, thiếu tính khả thi, thậm chí chế

ước thủ tiêu lẫn nhau, hoặc có những sai lầm trong chỉ đạo chiến lược. Từ đó

gây lòng tin trong Đảng, nhân dân, người lao động tạo nên sự đoàn kết thống

nhất phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị của khối đại đoàn kết

dân tộc. Kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước, nâng cao phẩm chất, năng lực

của đội ngũ cán bộ, công chức, đẩy lùi tệ quan liêu tham nhũng. Thực hiện

quy chế dân chủ công khai tài chính ở cơ sở và các cấp chính quyền. Tăng

cường giáo dục và kiểm tra việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức đi

đôi với cải cách tiền lương. Cải thiện đời sống người lao động, nhất là đội ngũ

cán bộ khoa học. Tạo lòng tin của các tầng lớp dân cư đối với Đảng, Chính

quyền các cấp, khơi dậy lòng nhiệt tình, óc sáng tạo của người lao động.

* Về môi trường xã hội

Trong thời gian tới cần giải quyết tốt công ăn việc làm của người lao

động nhằm thu hẹp sự giãn cách giữa hai cực giàu và nghèo.

Thực hiện công bằng xã hội và cân bằng môi trường sinh thái. Chỗ

khác nhau cơ bản và cũng là bản chất để phân biệt vai trò kinh tế giữa các

Nhà nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau là ở chức năng này. Nhà

Page 149: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

143

nước nào coi công bằng xã hội và cân bằng môi trường sinh thái là mục tiêu

cuối cùng của sự phát triển KT-XH thì Nhà nước đó mang tính chất của dân,

do dân và vì dân, đại diện cho quyền lợi của dân, của người lao động. Ngược

lại, nếu Nhà nước nào lấy mục tiêu phục vụ cho giai cấp hữu sản giàu có, còn

mục tiêu công bằng xã hội và cân bằng sinh thái đứng hàng thứ hai thì Nhà

nước đó không phải là của dân, do dân và vì dân.

Giáo dục sâu rộng đường lối QPTD của Đảng đến mọi cấp, mọi ngành,

mọi thành phần kinh tế. Làm cho mọi người nắm vững chủ trương, đường lối

chính sách về nhiệm vụ quốc phòng, thực hiện kết hợp kinh tế - quốc phòng

và quốc phòng - kinh tế trong mọi hoạt động dù là kinh tế hay hoạt động quốc

phòng, đều lấy hiệu quả chính trị - xã hội - kinh tế làm thước đo. Có như vậy

ý thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mới được thực hiện thường xuyên liên tục

ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực, từ đó trở thành ý thức thường trực của mọi

người, mọi ngành, mọi cấp từ Trung ương đến địa phương.

4.3.2. Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh,

quốc phòng ở vùng biên giới, miền núi, vùng cao và khuyến khích các

thành phần kinh tế tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng quốc phòng

4.3.2.1. Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh,

quốc phòng ở vùng biên giới, miền núi, vùng cao

Những năm qua chúng ta chưa dứt khoát tập trung đầu tư hợp lý cho

tương xứng với nhiệm vụ mà vùng biên giới, vùng núi, vùng cao phải gánh

vác. Có rất nhiều vùng vẫn rất hoang sơ, lạc hậu, thiếu hẳn sự tác động chỉ

đạo đầu tư nhằm ổn định và phát triển KT-XH, tăng cường an ninh quốc

phòng ở vùng biên giới, vùng núi, vùng cao, những biện pháp cấp bách cần

thực hiện là:

Một, ưu tiên đầu tư đủ độ, tập trung dứt điểm từng địa bàn vùng biên

giới, vùng cao, vùng sâu sớm ổn định và phát triển làm đổi thay bộ mặt KT-

XH, an ninh quốc phòng vùng này. Sự đầu tư ở vùng này không thể tính toán

Page 150: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

144

hiệu quả kinh tế thuần tuý, trực tiếp; mà phải lấy hiệu quả tổng thể KT-XH,

an ninh quốc phòng của đất nước làm mục tiêu đầu tư phát triển.

Hai, kết hợp chặt chẽ quá trình phát triển kinh tế với giải quyết những

vấn đề bức xúc về xã hội trong từng bước đi và suốt quá trình phát triển.

Để giải quyết một cách toàn diện các vấn đề của vùng biên giới, miền

núi, vùng cao Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các dân tộc đặc biệt

khó khăn, các chính sách về giáo dục, y tế. Đồng thời Nhà nước cần đầu tư

thích đáng để phát triển kết cấu hạ tầng, mở rộng mạng lưới thông tin liên lạc,

xây dựng những con đường hành lang biên giới, đường liên tỉnh, liên huyện

đến các các trung tâm cụm xã. Đó là những việc không thể không làm nhằm

ổn định phát triển KT-XH, tăng cường an ninh, quốc phòng ở vùng biên giới,

vùng cao, miền núi.

Ba, phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của địa phương

trong việc triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước về ổn định, phát triển

KT-XH vùng biên giới, vùng núi, vùng cao, khắc phục tình trạng nhiều

chương trình , dự án chuyên ngành do các Bộ, ngành quản lý chỉ đạo và giao

cho uỷ ban nhân dân tỉnh "có trách nhiệm lồng ghép trên địa bàn". Các

chương trình, dự án này nói chung chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt, bởi

vậy mà chắp vá, và có tình trạng "dễ làm khó bỏ". Một số chương trình có

phần vốn đầu tư cho cộng đồng - xây dựng các công trình hạ tầng, để kinh phí

rơi vãi qua nhiều khâu, không phối hợp đồng bộ, tập trung dứt điểm được

từng địa bàn.

4.3.2.2. Khuyến khích các thành phần kinh tế tích cực tham gia vào

sự nghiệp xây dựng quốc phòng

Sử dụng và phát huy các thành phần kinh tế là một chính sách mang

tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện quan điểm quốc

phòng là sự nghiệp của toàn dân, huy động sự tham gia của các thành phần

kinh tế vào việc tăng cường tiềm lực quốc phòng bằng sự đóng góp tự nguyện

Page 151: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

145

hay đóng góp trực tiếp theo qui định của Nhà nước sẽ có một ý nghĩa to lớn.

Nó là một hướng đi quan trọng mở ra triển vọng giải quyết mâu thuẫn giữa

tích luỹ và đầu tư, giữa yêu cầu quốc phòng và yêu cầu phát triển kinh tế

trong điều kiện ngân sách có hạn và đất nước còn nghèo nàn.

Ngày nay các thế lực thù địch đã có sự thay đổi cơ bản về âm mưu thủ

đoạn, biện pháp chiến lược, chuyển từ chiến tranh xâm lược bằng vũ trang là

chủ yếu sang chiến lược phi vũ trang trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá

kết hợp với răn đe quân sự. Nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế phi thị

trường sang nền KTTT, từng bước hội nhập vào thị trường thế giới. Tư duy

bảo vệ Tổ quốc cần có bổ sung mới. Những khái niệm như: nguy cơ xâm lăng

kinh tế, nguy cơ phụ thuộc nước ngoài về kinh tế, nguy cơ mất định hướng xã

hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế đã và đang xuất hiện ở nước ta.

Nét nổi bật của chiến lược xâm lược về kinh tế của các thế lực phản

động hiện nay đối với nước ta là thông qua cơ chế thị trường bằng thủ đoạn

cạnh tranh kinh tế xảo quyệt, tinh vi, thúc đẩy phát triển thành phần kinh tế tư

nhân, từng bước lái nền kinh tế theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.

Do vậy việc kết hợp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi hình thành một cơ

cấu thành phần kinh tế hài hoà, không triệt tiêu động lực phát triển, vừa huy

động mọi tiềm năng, nguồn lực của đất nước, vừa không rơi vào nguy cơ

chệch hướng.

Ở đây kinh tế nhà nước phải thực sự đóng vai trò chủ đạo trong sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch

cơ cấu, tăng trưởng kinh và giải quyết những nhu cầu xã hội. Kinh tế nhà

nước phải xác định rõ phạm vi lĩnh vực, ngành nghề mà nó cần chiếm lĩnh

trong nền kinh tế quốc dân. Tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước ở

những ngành, những lĩnh vực, những khâu như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, một số cơ sở sản xuất và dịch vụ

then chốt.

Page 152: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

146

Thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta đang trong giai đoạn phát triển có

nhiều đóng góp tích cực làm sống động, phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên do

tính tự phát cùng với những hỗ trợ có dụng ý từ bên ngoài, nguy cơ chệch

hướng vẫn đang tiềm tàng. Nhà nước, trên cơ sở thừa nhận những mặt tích

cực của họ trong nền KTHH nhiều thành phần, cần tạo điều kiện để họ phát

triển theo đúng khuôn khổ pháp luật. Với thành phần kinh tế tư bản nhà nước,

Nhà nước cần mở rộng và đa dạng hoá các hình thức nhằm tranh thủ vốn đầu

tư trong và ngoài nước, có những qui định, chính sách hợp lý, chính xác để

ngăn chặn các hành vi tiêu cực.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tích cực tham gia vào sự nghiệp

xây dựng quốc phòng không chỉ là cần thiết, không chỉ là nhiệm vụ cấp bách

mà còn là công tác cần được duy trì thường xuyên và lâu dài.

4.3.3. Tập trung sức làm chuyển biến khả năng quốc phòng của đất

nước theo hướng tăng cường sức mạnh quốc phòng trong quá trình phát

triển kinh tế trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và

quốc tế về chính trị và kinh tế

Giải pháp được xác định trên đây với các đề xuất cụ thể tạo thành một

hệ giải pháp tương đối đồng bộ trên góc độ kinh tế, Nhà nước, pháp luật và xã

hội nếu được hiện thực hoá trong cuộc sống nó sẽ thực sự là đòn bẩy cho sự

phát triển của nền KTTT ở Lào. Một khi nền kinh tế có sự phát triển sẽ tạo cơ

sở cho việc tăng cường SMQP. Song không phải cứ có kinh tế mạnh là nhất

thiết có quốc phòng mạnh. Trong mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng

biểu hiện ra trong thực tiễn đời sống KT-XH được thông qua một khâu trung

gian có tính chất quyết định đó là sự hoạt động của Nhà nước đối với quốc

phòng, của nhân dân và LLVT, trong đó vai trò của Nhà nước có ý nghĩa to

lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự lớn mạnh của nền quốc phòng. Do đó, để phát

huy mặt tích cực của KTTT đối với SMQP của đất nước, hạn chế tố đa tác

động tiêu cực của nó đối với quốc phòng, Nhà nước cần tiến hành một loạt

Page 153: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

147

các biện pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động

quản lý nhà nước về quốc phòng trong điều kiện KTTT.

Quốc phòng là một lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhà nước phải quản

lý lĩnh vực này. Đây là vấn đề tất yếu thuộc chức năng của Nhà nước. Tuy

nhiên, quản lý quốc phòng về mặt nhà nước là vấn đề mới mẻ; mặt khác quán

lý nó trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo KTTT có sự quản lý của Nhà

nước theo định hướng XHCN lại càng mới mẻ hơn. Chúng ta chưa có nhiều

kinh nghiệm về vấn đề này, cơ chế chưa hình thành một cách đồng bộ, luật

pháp và các định chế khác về quốc phòng còn thiếu và chưa đồng bộ... Do đó,

việc tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của quản lý vĩ mô

của Nhà nước về quốc phòng là đòi hỏi bức thiết hiện nay trước những diễn

biến phức tạp của tình hình khu vực và quốc tế, nhằm củng cố nền QPTD

vững mạnh.

Trong điều kiện quốc tế và trong nước hiện nay, đặc biệt khi chủ nghĩa

đế quốc, các thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến lược "diễn biến hoà

bình" chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và trong khi nền kinh tế

đất nước từng bước chuyển dần sang KTTT, dù được định hướng XHCN thì

các qui luật của KTTT vẫn phát huy tác dụng: mặt trái của CCTT đã tác động

không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực quốc phòng,

an ninh của đất nước. Để tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, hơn lúc nào

hết cần tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước về quốc phòng, an

ninh. Thiết lập và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước đối với nền QPTD ở

Lào hiện nay chính là tạo nên sự nhất quán từ Trung ương đến địa phương

thực hiện đúng quan điểm của Đảng NDCM Lào về tăng cường sức mạnh bảo

vệ Tổ quốc - một bảo đảm tiên quyết để tăng cường sức mạnh của nền QPTD

ở nước ta hiện nay.

Quản lý nhà nước đối với quốc phòng xét đến cùng chính là giữ cho

được tiềm lực, sức mạnh bảo vệ đất nước thông qua cơ chế chính sách, thể

Page 154: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

148

chế pháp luật cụ thế hơn đối với từng mặt hoạt động của đời sống KT-XH.

Điều này, quy định các nội dung về quản lý nhà nước đối với quốc phòng.

Hoạt động quản lý của Nhà nước đối với quốc phòng bao gồm nhiều

vấn đề và tuỳ theo cách tiếp cận có cách phân chia khác nhau. Tuy nhiên, xét

vấn đề một cách chung nhất có thể nêu lên nội dung quản lý nhà nước về quốc

phòng bao gồm ba lĩnh vực cơ bản là - quản lý tình hình an ninh quốc gia

dưới góc nhìn của quốc phòng; quản lý sự nghiệp xây dựng quốc phòng và

quản lý việc xây dựng tiềm lực cũng như xây dựng khu vực kinh tế quân sự,

trong đó bao gồm một khối lượng lớn những vấn đề cần quản lý là: quản lý

việc xây dựng và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với chiến tranh xâm lược; quản lý

mạng lưới tình báo chiến lược; quản lý biên giới, hải phận, không phận, quản

lý quan hệ kinh tế đối ngoại, hoạt động đối ngoại quân sự: quản lý thông tin

và bí mật quốc gia dưới góc nhìn quốc phòng; quản lý việc xây dựng các lực

lượng quốc phòng bao gồm lực lượng thường trực với lực lượng dự bị động

viên, quản lý việc xây dựng thế trận quốc phòng và CNQP; quản lý quá trình

kết hợp kinh tế với quốc phòng.

Quốc phòng được tổ chức theo cấp và vùng lãnh thổ của quốc gia. Mỗi

cấp, mỗi vùng lãnh thổ được giao thẩm quyền và trách nhiệm quản lý đối với

quốc phòng theo quy định của pháp luật. Việc quản lý nhà nước về quốc

phòng được thực hiện trên cơ sở phân cấp đó. Chức năng quản lý của Nhà

nước Trung ương là quản lý toàn diện (thẩm quyền của Chính phủ) hoặc

ngành, lĩnh vực (thẩm quyền của Bộ Quốc phòng và các Bộ có liên quan) trên

phạm vi cả nước; còn chức năng quản lý nhà nước của chính quyền địa

phương theo thẩm quyền là quản lý trên phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ;

nó vừa phục tùng và bảo đảm lợi ích chung của Nhà nước thống nhất, là

người đại diện của Nhà nước Trung ương ở địa phương vừa bảo đảm lợi ích

của địa phương. Giữa chức năng quản lý của Nhà nước ở Trung ương và địa

phương có quan hệ biện chứng, ở đây chỉ nghiên cứu quản lý nhà nước về

quốc phòng ở tầm vĩ mô, mà nội dung cơ bản bao gồm:

Page 155: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

149

+ Xây dựng chiến lược quốc phòng trên cơ sở của đường lối xây dựng

nền QPTD, đường lối xây dựng quân đội nhân dân và đường lối chiến tranh

nhân dân của Đảng trong điều kiện lịch sử mới: đường lối chủ trương của

Đảng phải được cụ thể hoá, chi tiết hoá trong các chương trình kế hoạch của

Nhà nước được nghiên cứu kỹ lưỡng phù hợp với tình hình chính trị quốc tế

hiện nay, nhằm quản lý một cách khoa học công cuộc xây dựng nền QPTD

đáp ứng yêu cầu chống lại chiến lược phá hoại nhiều mặt mà kẻ thù đang thực

hiện chống phá ta, bao gồm cả chiến tranh theo mô thức cổ điển và theo mô

thức phi cổ điển.

+ Tổ chức xây dựng và bố trí lực lượng quốc phòng bảo đảm cho sự

phòng thủ vững chắc của quốc gia. Nó bao gồm những công việc chủ yếu là

xây dựng lực lượng quân đội tinh nhuệ, xây dựng lực lượng hậu bị hùng

mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng khu vực kinh tế quân sự và

những chính sách bảo đảm phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước.

+ Xây dựng kế hoạch về chuẩn bị kinh tế và chuẩn bị động viên nền

kinh tế sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bảo đảm kinh tế cho quốc phòng trong điều

kiện xảy ra chiến tranh.

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc phòng tạo cơ sở

pháp lý cho quản lý nhà nước đối với quốc phòng.

+ Xây dựng hệ thống bộ máy tổ chức quản lý quốc phòng nhằm nâng

cao hiệu lực và hiệu quả quản lý ở mọi cấp, ngành và các vùng địa bàn chiến lược.

+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng kế hoạch bảo đảm kinh tế

cho quốc phòng, kế hoạch giáo dục quốc phòng; phối hợp giữa các bộ,

ngành với các địa phương trong xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành

phố; tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, xác định

hệ thống trong công tác quốc phòng và chế độ chính sách đối với công tác

quốc phòng ở các cấp các ngành trong toàn lãnh thổ... Thời gian qua, những

nội dung về thực hiện vai trò của quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với quốc

Page 156: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

150

phòng đã được tích cực triển khai từ cấp Trung ương đến các địa phương.

Được thể hiện qua các hoạt động cụ thể như: triển khai nghiên cứu xác định

chiến lược quốc phòng của đất nước và thực hiện sự quản lý nhà nước về

quốc phòng thông qua việc tổ chức thực hiện các nội dung thuộc chiến lược

quốc phòng đã nghiên cứu và đã được kết luận. Tuy nhiên, cũng thực tiễn

cho thấy, thời gian qua chúng ta không phải không có những tồn tại, thiếu

sót. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ bộ máy quản lý kinh

tế của đất nước, chưa quen quản lý về mặt Nhà nước đối với lĩnh vực quốc

phòng trong điều kiện KTTT, nên cách nghĩ, cách làm theo lối quản lý cũ

đối với quốc phòng vần tồn tại ở không ít cán bộ các cơ quan chức năng ở cả

Trung ương và địa phương. Cần phải đưa công tác quản lý nhà nước về quốc

phòng vào nền nếp.

4.3.3.1. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà

nước về quốc phòng trong điều kiện lịch sử mới

Thời gian tới, cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Một là, bổ sung hoàn thiện chiến lược tổng thể về phát triển nền QPTD

của nước Lào trong điều kiện lịch sử mới phù hợp trình độ, xu hướng vận

động phát triển của nền kinh tế và những nhiệm vụ chính trị - xã hội đặt ra

cho những năm tiếp theo. Cần quán triệt quan điểm của Đảng về kết hợp quốc

phòng - an ninh với đối ngoại, dự tính đến xu hướng toàn cầu hoá, khu vực

hoá về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, Lào sẽ hội nhập ngày càng sâu, rộng

vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc phòng hiện có đồng thời

xây dựng mới theo hướng đồng bộ phù hợp điều kiện quốc tế và trong nước

hiện nay và xu hướng tới, làm cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp đều thực

hiện trên cơ sở luật pháp.

Ba là, xây dựng và đổi mới bộ máy quản lý nhà nước về quốc phòng

phù hợp với điều kiện KTTT, để luôn đủ sức giải quyết những vấn đề về quốc

phòng mọi nhiệm vụ chính trị đòi hỏi.

Page 157: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

151

4.3.3.2. Đối với Bộ Quốc phòng cần tiếp tục đổi mới để có sự thích

hợp ngay từ phía các hoạt động quốc phòng trước những đòi hỏi của cơ

chế kinh tế mới

Muốn vậy, trong thời gian tới cần làm tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, từng bước làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về xây dựng

nền QPTD trong điều kiện KTTT. Tổ chức sắp xếp biên chế lại lực lượng quân

thường trực theo hướng tinh, gọn nhưng không làm giảm SMQP, sức chiến đấu

của quân đội. Gắn với điều kiện lịch sử mới để tổ chức quân đội với lực lượng

phù hợp, giảm những chi phí không cần thiết cho quốc phòng, tinh giản đội

ngũ, lực lượng bằng cách sáp nhập, giải thể, thu hẹp các đơn vị đầu mối có liên

quan hoặc có nhiệm vụ gần giống nhau hoặc trên cấp đào tạo của nhau ở các

trường và học viện trong quân đội. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để khai

thác phát triển KH-CN quân sự, phát triển sản xuất quốc phòng... Ngày nay xu

hướng phổ biến là áp dụng, sử dụng những công nghệ lưỡng dụng (cho cả công

nghiệp dân dụng và CNQP). Nhập và mua sắm những trang bị hiện đại phù hợp

điều kiện nước Lào trước những đòi hỏi của sự phát triển về nghệ thuật quân sự

trên cơ sở khả năng kinh tế cho phép trong đó phải tính đến đặc điểm của chiến

tranh ở trình độ công nghệ cao. Đồng thời tiến tới xây dựng lực lượng, đào tạo

đội ngũ cán bộ chiến sĩ có đủ năng lực làm chủ vũ khí trang bị quân sự hiện

đại, hoàn thành nhiệm vụ trong mọi điều kiện tác chiến, cần lưu ý rút kinh

nghiệm qua cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh chống Irắc, chiến tranh do Mỹ

và NATO phát động chống Nam Tư, lựa chọn cách đánh cho phù hợp từ đó

trang bị kiến thức, vũ khí trang bị cho phù hợp với chiến tranh hiện đại nếu xảy

ra. Nghiên cứu chế thử các loại vũ khí, để tự trang bị, từng bước đáp ứng yêu

cầu nhiệm vụ quốc phòng trong điều kiện lịch sử mới.

Thứ hai, làm tốt công tác tham mưu cho Đảng và Nhà nước, đồng thời

làm lực lượng nòng cốt trong chuẩn bị đất nước sẵn sàng chống chiến tranh

xâm lược.

Page 158: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

152

Chuẩn bị đất nước sẵn sàng đối phó với chiến tranh xâm lược là hoạt

động có chủ định của Nhà nước về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá quân

sự... từ trong thời bình theo các kế hoạch được vạch ra một cách khoa học trên

cơ sở tình hình kinh tế khách quan của đất nước sẵn sàng đối phó với tình

huống có chiến tranh trong điều kiện KTTT một cách chủ động.

Nội dung chuẩn bị bao gồm nhiều vấn đề: chuẩn bị kinh tế và chuẩn bị

động viên kinh tế, xây dựng quân đội, chuẩn bị tư tưởng cho nhân dân, chuẩn

bị chuyển nền kinh tế từ thời bình sang thời chiến, chuẩn bị dân sự... Trong

các hoạt động này, chuẩn bị kinh tế và chuẩn bị động viên kinh tế là việc làm

hết sức quan trọng. Sự phối kết hợp giữa các ngành trong quá trình chuẩn bị

động viên công nghiệp cho quốc phòng có ý nghĩa chiến lược to lớn. Do đó

cần khảo sát, điều tra tiềm năng nền kinh tế quốc dân, xây dựng hoàn chỉnh

chiến lược dự trữ quốc gia cho quốc phòng về hậu cần và tố chức quản lý tốt

lực lượng dự trữ quốc gia đã được phân cấp. Đồng thời thực hiện tốt chương

trình quân dân y kết hợp, để ngày càng làm cho công tác này có hiệu quả và đi

vào chiều sâu.

Do tính chất và tầm quan trọng của hoạt động này ở nước Lào và đặc

điểm của nền kinh tế và tình hình quốc tế, cần phải tập trưng giải quyết các

vấn đề như: rà soát lại toàn bộ kế hoạch chuẩn bị và động viên kinh tế lâu dài

được xây dựng trên cơ sở xem xét toàn diện, bổ sung, điều chỉnh các nội

dung, giải pháp mới cho phù hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi ở Lào và

điều kiện quốc tế hiện nay. Nghiên cứu các chính sách thích hợp với cơ chế

động viên trong điều kiện nền KTTT. Về cơ bản lâu dài cần nghiên cứu và

sớm ban hành luật về chuẩn bị động viên kinh tế cho chiến tranh bảo vệ Tổ

quốc khi chiến tranh xảy ra.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả kết hợp kinh tế với quốc phòng và triệt để

thực hành tiết kiệm.

Page 159: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

153

Để nâng cao hiệu quả kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với

kinh để ở nước Lào hiện nay cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Một là, về nhận thức cần làm cho đội ngũ cán bộ thuộc mọi cấp, mọi

ngành cả lĩnh vực kinh tế và quốc phòng nắm vững những đặc điểm phát triển

mới về nội dung biện pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với

kinh tế ở nước Lào hiện nay.

Hai là, rà soát lại kế hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng

với kinh tế ở tất cả các lĩnh vực đã triển khai (đặc biệt chú trọng ở các khu

vực phòng thủ tỉnh (thành phố), ở khu vực công nghiệp dân dụng và CNQP ở

các địa bàn chiến lược quan trọng)... kịp thời bổ sung điều chỉnh về nội dung,

biện pháp cho phù hợp với tình hình mới.

Ba là, tiếp tục nghiên cứu, rà soát lại các lực lượng được giao nhiệm vụ

làm kinh tế bao gồm các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng, các doanh

nghiệp chuyên làm kinh tế của quân đội đã được xác định. Theo đó bổ sung,

điều chỉnh nhiệm vụ cũng như phương hướng phát triển cho phù hợp với tình

hình mới.

Bốn là, trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc phòng, các DNNN

chuyên sản xuất các sản phẩm quân sự, rà soát lại các kế hoạch dài hạn và

trung hạn, bổ sung điều chỉnh theo hướng vào nghiên cứu sản xuất các sản

phẩm đáp ứng các yêu cầu của tác chiến đặt ra, nghiên cứu tìm ra các công

nghệ lưỡng dụng sản xuất thành công các sản phẩm lai ghép để duy trì sự tồn

tại và phát triển của các doanh nghiệp này.

Năm là, cùng với việc kết hợp nâng cao chất lượng và hiệu quả kết hợp

kinh tế với quốc phòng, phải triệt để thực hành tiết kiệm trong các hoạt động

quốc phòng nói chung và của quân đội nói riêng là vấn đề có ý nghĩa vô cùng

lo lớn trong nền kinh tế nước Lào hiện nay. Hướng biện pháp tiết kiệm vào

các nội dung sau: tiết kiệm trong sử dụng nguồn lao động quân sự theo đó

Page 160: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

154

tinh giản biên chế trong tất cả các lực lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả

trong công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, nhằm giảm chi phí lao động

sống của hoạt động sản xuất quân sự, tiết kiệm sức lao động của bộ đội khi

tiến hành công tác, lao động sản xuất, làm kinh tế... Cùng với tiết kiệm nguồn

lao động quân sự là việc tiết kiệm trong sử dụng nguồn lực vật chất kỹ thuật,

thể hiện trong sử dụng vũ khí trang bị, khí tài quân sự, giữ tốt dùng bền, tích

cực cải tiến vũ khí trang bị hiện có, nâng cao hiệu suất chiến đấu và sử dụng.

Cuối cùng là tiết kiệm trong sử dụng nguồn ngân sách, chi tiêu tài

chính mà Nhà nước giành cho quốc phòng và quân đội. Một trong những vấn

đề có tính thời sự trong việc tiết kiệm của quân đội, của lực lượng quốc phòng

hiện nay là việc sử dụng có hiệu quả, bảo đảm tính hợp lý quỹ đất quốc phòng

đã được Nhà nước giao cho quân đội. Dư luận đã có ý kiến về vấn đề sử dụng

thiếu hợp lý quỹ đất Nhà nước giao cho quốc phòng và quân đội quản lý, sử

dụng. Ở một số đơn vị thời gian qua vẫn còn có những hiện tượng chưa hợp

lý, chưa đúng mục đích quy định hoặc lãng phí. Bên cạnh việc sử dụng quỹ

đất quốc phòng là vấn đề quản lý, sử dụng bảo tồn và phát triển tài nguyên

rừng, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản... ở những địa bàn quân đội

đóng quân mà Nhà nước cho phép tổ chức khai thác.

Như vậy, tiết kiệm mọi nguồn lực của quốc phòng, quân đội và đất

nước chính là giải pháp quan trọng để không ngừng đẩy mạnh tốc độ phát

triển kinh tế và tăng cường SMQP ngày càng vững mạnh.

Thứ tư, từng bước tăng cường khả năng của nền CNQP theo hướng tự

lực tự cường với tinh thần "đầu tư thích đáng".

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của quốc phòng về vũ khí, trang

bị kỹ thuật quân sự, cần "tận dụng năng lực của công nghiệp dân sinh" phục

vụ các nhu cầu quốc phòng. Đầu tư thoả đáng cho các doanh nghiệp CNQP để

tiến tới tự trang bị được những vũ khí, thiết bị phục vụ hiện đại hoá quân đội.

Page 161: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

155

Cùng với bốn nội dung cơ bản trên đây, cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

+ Cải thiện tốt hơn đời sống vật chất tinh thần của LLVT, thực hiện tốt

chính sách hậu phương đối với quân đội nhân dân và công an nhân dân. Tạo

kiện cho họ yên tâm phục vụ trong LLVT, góp phần hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ khi được giao.

+ Tăng cường sức chiến đấu của các tổ chức Đảng trong quân đội và

công an nhân dân, chăm lo xây dựng cơ sở đảng, đảm bảo sự lãnh đạo trực

tiếp toàn diện của Đảng đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng và an ninh.

Tạo nên sự thống nhất về nhận thức tư tưởng, xây dựng quân đội nhân dân và

công an nhân dân ngày càng vững mạnh.

+ Cùng với việc tăng cường sức chiến đấu của hai lực lượng nòng cốt

là quân đội nhân dân và công an nhân dân, cần củng cố xây dựng dân quân tự

vệ, quân dự bị động viên. Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) hình

thành thế trận QPTD, thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

4.3.4. Thực hiện tốt công tác chính sách đối với lực lượng vũ trang,

chính sách hậu phương quân đội; chính sách đối với thương binh, gia

đình liệt sĩ, những người có công với nước

Chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội có tác động quan

trọng tới công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó nhằm phục vụ nhiệm vụ

chính trị - quân sự của quân đội và ổn định hậu phương quân đội.

Yêu cầu đặt ra đối với công tác chính sách quân đội, hậu phương quân

đội trong giai đoạn hiện nay là phải xây dựng được một hệ thống chính sách

hợp lý cho từng đối tượng trên cơ sở trình độ, khả năng của nền kinh tế quốc

dân. Việc giải quyết chính sách phải tập trung vào vấn đề trọng điểm, thiết yếu,

không tràn lan, dàn đều. Chính sách xét cho cùng là sự thể hiện công bằng xã

hội. Song, công bằng xã hội không có nghĩa là "bình quân", cào bằng".

Thứ nhất: Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh chính sách tiền lương cho

lực lượng vũ trang phù hợp với đặc điểm, điều kiện làm việc khó khăn, gian

Page 162: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

156

khổ của bộ đội. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, chính sách đối với cán bộ quân

đội hiện nay còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc thù lao động quân đội.

Thực tế có sự chênh lệch quá xa về mức độ thu nhập trong cùng một ngành

nghề như sĩ quan lái máy bay chiến đấu với người lái máy bay hàng không

dân dụng, chiến sĩ bảo vệ dầu khí với nhân phục phụ khai thác dầu khí...

Chính sách lương mới tuy có tiến bộ, nhưng còn mang tính bình quân, cơ cấu

chưa hợp lý giữa lương quân hàm và chức vụ và các khoản phụ cấp, chưa

thực sự khuyến khích cán bộ đề cao trách nhiệm, làm việc có hiệu quả. Với

tác động của nền KTTT, các chế độ bao cấp dành chi cho quân đội và gia đình

quân đội không còn, nguồn thu nhập duy nhất của người cán bộ là lương.

Trên thực tế, tiền lương của cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, mới chỉ đảm bảo chỉ

tiêu cho sinh hoạt cá nhân tối thiểu, việc tích luỹ để hỗ trợ cho kinh tế gia

đình hàng năm không đáng kể, nhất là đối với các sĩ quan đóng quân xa nhà,

hậu phương gia đình khó khăn tác động lớn đến tâm tư tình cảm cán bộ.

Để tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng,

cần đẩy mạnh thực hiện chế độ hợp lý hoá gia đình đối với những cán bộ, sĩ

quan làm nhiệm vụ ở biên giới; nơi các kho tàng, nhà máy vùng sâu, vùng xa,

đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của họ, góp phần ổn định và cải

thiện đời sống, tạo sự yên tâm gắn bó lâu dài của cán bộ trên những vùng

chiến lược trọng điểm. Cần có chế độ phụ cấp cho cán bộ ở cơ sở, phụ cấp

đặc biệt cho các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở các quân - binh

chủng, không quân, đặc công, hoá học. Những biện pháp này sẽ giúp cán bộ

quân đội hết tuổi phục vụ tại ngũ chuyển ra có thể hoà nhập vào cuộc sống xã

hội, đồng thời thu hút được nhân tài vào phục vụ quân đội ở những ngành

nghề quân sự đặc biệt.

Thứ hai: Thực hiện tốt chính sách đối với gia đình thương binh, liệt sĩ

và người có công với cách mạng. Thương binh, gia đình liệt sĩ và những

người có công là một bộ phận quan trọng trong các đối tượng chính sách hậu

Page 163: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

157

phương quân đội. Chính sách thương binh liệt sĩ phù hợp không những chỉ

góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần đối tượng chính sách mà còn có

sức cổ vũ, xây dựng, củng cố niềm tin cho bộ độ trong chiến đấu; khích lệ,

động viên cán bộ, chiến sĩ dũng cảm làm những nhiệm vụ đặc biệt khó khăn,

gian khổ, hiểm nguy.

Đến nay, chúng ta đã qua hơn nửa thế kỷ thực hiện công tác thương

binh- liệt sĩ. Mặc dù chiến tranh đi qua gần 40 năm song vẫn còn nhiều người

bị thương, bị chết hoặc không rõ tin tức do làm nhiệm vụ cách mạng hoặc

tham gia kháng chiến chưa được kết luận, vẫn còn nhiều gia đình liệt sĩ chưa

nhận được thông tin của Nhà nước về phần mộ người thân; vẫn còn nhiều

người tham gia hoạt động trong những năm kháng chiến chống Mỹ (bộ đội,

thanh niên xung phong ...) trở về gia đình mang theo những bệnh tật hoặc

những di chứng truyền sang cả thế hệ con, cháu gia đình đang gặp rất nhiều

khó khăn mà chưa có chính sách.

- Đời sống của một số gia đình chính sách ở một số địa phương, đặc

biệt là những gia đình ở vùng sâu, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng còn

nhiều khó khăn.

- Việc triển khai thực hiện một số nội dung ưu đãi đối với đối tượng

chính sách có nơi, có lúc còn chậm; có nơi để xảy ra sai sót, nhầm lẫn, phiền

hà, tiêu cực.

Trong thời gian tới cần phải:

Một: Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các ưu đãi của Nhà nước, bảo

đảm trao trả "tận tay, đúng kỳ, đủ số" các khoản phụ cấp, trợ cấp, thực hiện

ưu đãi về ruộng đất, giáo dục, vốn, thuế về đất và nhà cho các gia đình

thương bình - liệt sĩ tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định, quy

trình để việc xác nhận được chính xác, thuận tiện, kịp thời; nhanh chóng

nghiên cứu giải quyết những bất hợp lý đang nổi cộm gay gắt. Hết sức coi

trọng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách; kiên quyết xử lý nghiêm

Page 164: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

158

những hành vi gian dối vi phạm luật về người có công. Ở đây, nguyên tắc dân

chủ, công khai, công bằng trong quá trình thực hiện phải được quán triệt

nghiêm túc nhất.

Hai: Tập trung giải quyết có kết quả những tồn đọng về xác nhận

thương bình, liệt sĩ, về quy mô liệt sĩ. Công việc này đòi hỏi các đơn vị lực

lượng vũ trang cùng các địa phương, các ngành phối hợp xem xét, kết luận về

những thành viên của mình tham gia cách mạng bị thương, bị chết hoặc

không rõ tin tức và chưa được xem xét kết luận; theo đó, phấn đấu hoàn thành

việc xác nhận thương binh, liệt sĩ trên từng địa bàn và thông báo đến các gia

đình liệt sĩ về tình hình phần mộ liệt sĩ, tạo thuận lợi cho các gia đình liệt sĩ đi

thăm viếng phần mộ.

Ba: Đặc biệt quan tâm khuyến khích phát triển phong trào toàn dân

chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ ở cơ sở, nhất là ở các xã vùng sâu, miền

núi, vùng căn cứ cách mạng.

Sẽ là duy ý chí khi chúng ta muốn giải quyết trong một sớm, một chiều

những hậu quả do chiến tranh để lại. Nhất là những vấn đề đối với con người.

Nhưng khi đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng

có nhiều điều kiện thuận lợi để chúng ta làm tốt hơn nữa công tác chính sách

thương binh - liệt sĩ và những người có công với nước. Với những bài học

kinh nghiệm đã được rút ra, trong thời gian tới, chính sách ưu đãi đối với

thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước phải tiếp tục được bổ

sung hoàn thiện trong đó phải đẩy mạnh việc pháp luật hoá và xã hội hoá các

chủ trương, chính sách của Đảng trên lĩnh vực này để tạo nên một sự chuyển

biến cơ bản và tích cực trong toàn xã hội.

Thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và những người có

công với cách mạng là góp phần tạo động lực ổn định, thúc đẩy sự nghiệp xây

dựng quân đội và củng cố quốc phòng.

Page 165: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

159

KẾT LUẬN

1. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, nền kinh tế Lào

từ một nền kinh tế mang nặng những yếu tố của nền kinh tế tự cấp tự túc

chuyển dần sang nền KTHH nhiều thành phần vận động theo CCTT có sự

quản lý của Nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN hay KTTT định

hướng XHCN. Nhờ đó nền kinh tế Lào đã đạt được những thành tựu to lớn ra

khỏi trạng thái khủng hoảng KT-XH, tạo thế và lực mới đưa đất nước bước

vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH.

2. Sự hình thành KTTT ở nước Lào bắt đầu từ công cuộc đổi mới. Với

chính sách đa dạng hoá các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, tạo cơ sở hình

thành nền kinh tế nhiều thành phần ở nước Lào - cơ sở hình thành các điều

kiện của sự tồn tại và phát triển nền KTTT mà cơ chế vận hành của nó là

CCTT có sự quản lý của Nhà nước theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ, văn minh.

3. Mối quan hệ giữa KTTT với SMQP bắt nguồn từ mối quan hệ biện

chứng giữa hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội: kinh tế với quốc phòng.

Sâu xa hơn, đó là sự bắt nguồn từ mối quan hệ giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc

thượng tầng mà sự tác động của KTTT đến nền quốc phòng là biểu hiện cụ

thể ở nước Lào.

4. Sự tác động của KTTT đối với nền quốc phòng ở nước Lào hiện nay

và những năm sắp tới một mặt phản ánh tính xu hướng về sự tác động của

KTTT đối với nền quốc phòng của các nước trên thế giới, đồng thời mang

những đặc điểm gắn liền điều kiện, trình độ nền kinh tế nước Lào. Do đó, nó

cũng bao gồm cả mặt tác động tích cực và cả mặt tiêu cực.

5. Xác định đúng đắn các quan điểm cơ bản làm cơ sở cho việc xác lập

các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế mặt

tiêu cực của KTTT đối với nền kinh tế quốc phòng của đất nước là vấn đề có

Page 166: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

160

tầm quan trọng to lớn hiện nay ở nước Lào. Những quan điểm cơ bản đặt ra là

nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển KT-XH ở nước Lào trong điều kiện mới

đang phải đối mặt trước cơ hội và thách thức, phát triển khu vực KTNN làm

nền tảng cho tăng trường và phát triển làm cơ sở cho tăng cường SMQP và

giữ vững định hướng XHCN. Xây dựng nền QPTD vững mạnh phù hợp với

điều kiện KTTT và chủ động hội nhập kinh tế với quốc tế và khu vực.

6. Để hiện hiện thực hoá các quan điểm nói trên, hệ thống các giải pháp

chủ yếu về kinh tế, chính trị, xã hội và giải pháp về quốc phòng đã được đề

xuất. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ phát huy những mặt tích cực và

hạn chế mặt tiêu cực của KTTT đối với phát triển KT-XH và tăng cường củng

cố quốc phòng.

7. Sự tác động của KTTT đối với nền quốc phòng của nước Lào hiện

nay là vấn đề hết sức rộng lớn. Bản luận án này tuy đã có nhiều cố gắng

nhưng cũng chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản, chủ yếu có ý nghĩa phương

pháp luận chung. Do khuôn khổ của một luận án khoa học còn một số vấn đề

cụ thể chưa thể giải quyết hết. Chẳng hạn vấn đề phát triển ngành công nghiệp

quân sự trong điều kiện KTTT ở nước Lào hiện nay và những năm tới; xu

hướng phát triển khu vực kinh tế quân sự trong điều kiện KTTT nói chung và

đặc thù của quá trình đó ở nước Lào hiện nay nói riêng... còn chưa có điều

kiện đề cập hoặc đã đề cập mới ở những mức độ nhất định, sau này nếu có

điều kiện cho phép các vấn đề nêu trên sẽ được nghiên cứu sinh tiếp tục

nghiên cứu để mảng đề tài về mối quan hệ giữa quá trình phát triển KTTT với

nền quốc phòng của đất nước có sự hoàn chỉnh và đồng bộ hơn.

Page 167: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Suvănthoong Thiêngthếpvôngsa (2009), "Kinh tế thị trường và hội nhập

kinh tế quốc tế ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào" Kinh tế và dự báo

(Economy and Forecast Review), 23(463), tr.25-26.

2. Suvănthoong Thiêngthếpvôngsa (2011), "Tác động của Kinh tế thị trường

đối với bảo đảm an ninh quốc gia ở Cộng hoà dân chủ nhân dân

Lào", Tạp chí Cộng sản, (58), tr.73-76.

3. Suvănthoong Thiêngthếpvôngsa (2011), "Quan điểm tiếp cận kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hoà dân chủ nhân dân

Lào", Giáo dục lý luận, 9 (174), tr.77-79.

Page 168: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Ph.Ăng-ghen (1974), Tuyển tập luận văn quân sự, tập 6, Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội.

2. Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá (2006), Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể

chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,

(Sách tham khảo CIEM, Sida), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

3. Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận - Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo

cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới

(1986 - 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(1995), Từ điển Giải thích thuật ngữ Biên phòng, Lưu hành nội bộ,

Hà Nội.

6. Mai Ngọc Cường (2005), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội.

7. David Begg (1992), Economics, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Như Hà (2009), Hoàn thiện thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam

là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

9. Hoàng Ngọc Hoà (2007), Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát

triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Hương (2006), Phát triển các loại thị trường trong nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý

luận chính trị, Hà Nội.

Page 169: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

11. Đặng Hữu (2000), Báo cáo đề dẫn kinh tế tri thức với chiến lược phát

triển kinh tế của Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo.

12. Kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO (2008), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

13. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

14. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

15. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

16. Đặng Vũ Liêm, Nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền

an ninh biên giới phía Bắc nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ

Khoa học triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa cộng sản khoa học,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

17. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

18. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

19. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

20. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

21. Lê Hữu Nghĩa, Chu Văn Cấp, Hoàng Chí Bảo, Lưu Đạt Thuyết (2010),

Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Lào, Nxb Chính trị - Hành

chính, Hà Nội.

22. Kim Ngọc (2005), Triển vọng kinh tế thế giới 2020, Nxb Lý luận chính

trị, Hà Nội.

23. Kim Ngọc (2009), "Kinh tế thế giới năm 2008 và dự báo năm 2009",

Tạp chí Cộng sản, (796).

24. Paul A.Samuelson & W.D.Nordhaus (2002), Kinh tế học, tập 1, Nxb Thống

kê, Hà Nội.

Page 170: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

25. Pô-gia-rốp (A.I) (1985), Những cơ sở kinh tế của sức mạnh quốc phòng

nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

26. Trần Công Sách (1995), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Hà Nội.

27. Nguyễn Hồng Sơn (2007), "Kinh tế thế giới 2006-2007: tiếp tục tăng

trưởng cao trong rủi ro và bất ổn tiềm năng", Chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội Đông Nam Á, (5), Số chuyên đề.

28. Trần Trung Tín (1998), Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện

nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.

29. Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự, Bộ Quốc phòng (1996), Từ điển

Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

30. Trần Xuân Trường, Nguyễn Anh Bắc (1980), Vấn đề kết hợp kinh tế với

quốc phòng ở nước ta, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

31. Hà Hữu Thành (2006), Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Viện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và Đông Nam Á

(2006), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đông Nam Á,

(Chuyên đề số 1), Nxb Thanh niên, Hà Nội.

33. Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức bách khoa (1998), Đại Từ điển

Kinh tế thị trường, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Lào

34. Ban Tuyên giáo Trung ương (2005), 30 năm nước Cộng hoà dân chủ

nhân dân Lào (1975-2005), Viêng Chăn.

35. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), "Kết quả việc tổ chức thực hiện

nhiệm kỳ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nước Cộng hoà

dân chủ nhân dân Lào 5 năm lần thứ VI", Tạp chí ALunMai, (4).

36. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội đất nước 5 năm lần 5 (2001-2005), Viêng Chăn.

Page 171: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

37. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất

nước 5 năm lần VI (2006-2010), Viêng Chăn, 2006.

38. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất

nước khoá 2007-2008, Viêng Chăn.

39. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội đất nước khoá 2006-2007 và kế hoạch

khoá 2007-2008 (báo cáo trong Hội nghị lần 3, Quốc hội khoá VI,

ngày 18/6-03/7/2007), Viêng Chăn.

40. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất

nước khoá 2008-2009, Viêng Chăn.

41. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Tổng kết giữa nhiệm kỳ tình hình tổ chức

thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần VI (2006-

2010), Viêng Chăn, tháng 7.

42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất

nước khoá 2009-2010, Viêng Chăn.

43. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất

nước khoá 2011-2012, Viêng Chăn.

44. Bộ Nông - Lâm nghiệp (2005), Tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần V (2001-2005) và phương

hướng phát triển nông - lâm nghiệp 5 năm lần VI (2006-2010),

Viêng Chăn.

45. Bộ Nông - Lâm nghiệp (2006), Tạp chí Thống kê nông nghiệp 30 năm

(1975-2005), Nxb Cục Thống kê, Viêng Chăn.

46. Bộ Nông - Lâm nghiệp (2006), Tổng kết tổ chức thực hiện quy hoạch

phát triển nông - lâm nghiệp năm 2005-2006 và phương hướng,

nhiệm vụ phát triển nông nghiệp năm 2006-2007, Viêng Chăn.

47. Bộ Quốc phòng (2005), Đường lối quốc phòng của Cộng hoà dân chủ

nhân dân Lào, Viêng Chăn.

Page 172: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

48. Bua Thoong Vông Lo Khăm (2000), "Thành tựu 25 năm bảo vệ và xây

dựng đất nước (1975-2000)", Tạp chí ALunMai, (5).

49. Cay sỏn Phôm Vi Hản (1997), Tuyển tập, tập 3, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

50. Chính phủ (2001), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020,

2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần V (2001-

2005), Viêng Chăn.

51. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 07/TTCP ngày 09/4 của Thủ tướng chính

phủ về tăng cường bố trí lại nơi làm ăn và chỗ ở cố định cho nhân

dân đang di canh di cư ở vùng sâu, vùng xa, Viêng Chăn.

52. Công ty Phát triển Nông - Công nghiệp và Dịch vụ Xuất - Nhập khẩu (2007),

Tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2006, Viêng Chăn.

53. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1979), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban

Chấp hành Trung ương khoá II, Viêng Chăn.

54. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ IV, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

55. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1989), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7

Ban Chấp hành Trung ương khoá IV, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

56. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VI, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

57. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban

Chấp hành Trung ương khoá VI, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

58. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

59. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VIII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

60. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ IX, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

Page 173: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

61. Khăm Phải Xà Phăng Nửa (2007), Tác động của kinh tế tri thức đến

quốc phòng toàn dân ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận án

tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.

62. Khăm Phong Bút Đa Vông (2007), Lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hoà dân chủ nhân

dân Lào, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng

Chăn, năm 2007, tr.66.

63. May Mặn Mun Ti (2008), "Giữa nhiệm kỳ tổ chức thực hiện kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần VI của Bộ Công thương", Tạp

chí ALunMai, (5).

64. Thoong My Phôm Vi Xay (2007), "Thành tựu hợp tác kinh tế, văn hoá,

KH-CN trong thời gian qua", Tạp chí ALunMai, (4).

65. Thoong Xết Phim Ma Vông (2001), Mối quan hệ giữa kinh tế với quốc

phòng trong thời kỳ mới ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Luận

án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.

66. Tổng cục Thống kê (2005), Hộ gia đình ở Cộng hoà dân chủ nhân dân

Lào, Nxb Giáo dục, Viêng Chăn.

67. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê năm 2012, Viêng Chăn.

68. Tổng cục Thống kê (2014), Tổng kết chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2013,

Viêng Chăn.

69. Uỷ ban Kế hoạch và Hợp tác (2002), Chiến lược công nghiệp hoá, hiện

đại hoá năm 2001-2020, Viêng Chăn.

70. Vi Lay Phết My Xay (2008), Sự phát triển nông nghiệp và tác động của

nó đối với củng cố quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,

Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.

71. Xí nghiệp "Pa Sản Làu" Luông Pra Bang (2007), Báo cáo hoạt động của

xí nghiệp khoá năm 2006 - 2007.

Page 174: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2015/02/04  · 3.1. Tình hình nền kinh tế thị trường ở Lào giai đoạn 2000 - 2013 63 3.2. Thực trạng

Tài liệu tiếng Anh

72. Dr.Hans U.Ruther (2002), Markets, Administration and Development,

English - Lao Reader VI, Vientiane, tr.36.

73. SAYO Laos Magazine (2006), 30TH

YEAR OF LAO PDR, Vientiane,

January, N0.16.

74. TAGET Magazine (2007), Macro Economy is Improving, Vientiane, Lao

PDR, Lao PDR, 13/August.