Học viện Ngân hàng 2011 -...

12
Học viện Ngân hàng 2011 Hoạt động ngân hàng Vit Nam - Điểm li năm 2011 và Dự báo năm 2012 1 1.3. Huy động vốn khó khăn và thanh khoản trthành mối quan ngại sâu sắc vi hthống ngân hàng (i) Thị trường huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế sụt giảm so với các năm trước Đối với toàn bộ thị trường, lượng tiền gửi huy động đã suy giảm nhanh chóng. Theo NHNN, số dư tiền gửi của khách hàng tại các NHTM tháng 10/2011 giảm 0,74% so với tháng 9, còn tháng 9 giảm 1,07% so với tháng 8 và giảm mạnh nhất là tiền gửi VND. Đến cuối tháng 10/2011, huy động thị trường I đạt 2.819,6 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 8,4% so cuối năm 2010 (bình quân tháng tăng 0,84%; trong khi mức bình quân tháng của năm 2010 là 3,1%). Tính từ thời điểm tháng 3/2011 khi Thông tư 07 được ban hành, số dư tiền gi ca khu vc ngân hàng giảm trong 2 tháng kế tiếp đó (tháng 3 và 4/2011). Sau đó, tỷ lnày tăng trở li vi biên độ không ổn định. Đáng chú ý là tổng tin gi của các tổ chc kinh tế tại NHTM đã giảm mạnh trong năm 2011, dẫn đến gim tốc độ luân chuyển tin tcủa toàn nền kinh tế. Thêm vào đó, chính sách trần lãi suất huy động VND mức 14% đã gây ra sự suy gim ngun vn huy động tin gi tdân cư, đồng thi khuyến khích sự tích lũy “đóng băng” dưới các dạng tài sản khác (chủ yếu là vàng, ngoại t, bất động sn...) của dân chúng. Điều này làm trầm trọng hóa vấn đề vàng hóa và đô la hóa, vn tn ti chu trong nn kinh tế Vit Nam tlâu. Thtrường vàng cũng đã chứng kiến nhiu biến động trong tháng 9 khi nhu cầu tích trữ ca người dân tăng mạnh khiến NHNN phải cho phép nhập vàng nhằm bình ổn thtrường. (ii) Các “đối phó” với chính sách nhằm đảm bo thanh khon Cuộc đua lãi suất giữa các NHTM những tháng cuối năm 2010 vẫn được tiếp tục trong năm 2011 với lãi suất huy động phbiến mc 14- 16%, bt chấp đồng thuận lãi suất của các thành viên Hip hội Ngân hàng. Lãi suất huy động VND có kỳ hạn tháng 2/2011 vẫn mc 14%/năm, nhưng lãi suất huy động không kỳ hạn đã tăng từ 3%/năm lên 8-9%/năm, thậm chí Seabank đưa ra sản phẩm có lãi suất không kỳ hạn lên 12%/năm. Nhm hn chế cuộc đua lãi sut và kéo hạ lãi suất cho vay, NHNN ban hành Thông tư 02/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định mức lãi suất huy động vn tối đa bằng VND của các NHTM bao gồm ckhon chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm, riêng các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không vượt quá 14,5%/năm. Đồng thời, NHNN ban hành Thông tư 09/2011/TT-NHNN áp dụng t13/4/2011 quy định mức lãi suất huy động vn tối đa bằng đồng USD ca NHTM là 1,0%/năm (giữ nguyên so với mức cũ) và đối với cá nhân là 3,0%/năm (trước đó các NHTM huy động lãi suất USD t5- 6%/năm). Tuy nhiên, việc tăng giá xăng dầu 2 lần, vào ngày 24/2/2011 và 29/3/2011, và tăng giá điện bình quân 15,28% so với mức áp dụng năm 2010 kể từ 01/3/2011, đã khiến kỳ vọng lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó, các mặt hàng lương thực thực phẩm cũng tăng giá mạnh do tác động của tăng giá thế giới cũng như nguồn cung trong nước thiếu hụt , đã gây áp lực gia tăng lớn đến lạm phát. Các NHTM đã thực hiện các biện pháp “lách luật” với nhiều sáng tạo trong các sản phẩm huy động như: “tiết kim lãi suất linh hoạt”, “tiết kiệm rút gốc linh hoạt”, “nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VND đảm bảo bằng USD” hoặc sản phẩm “hợp tác đầu tư, nhận vốn và cho vay theo yêu cầu của bên ủy thác” được phát triển phổ biến trong hệ thống NHTM.

Transcript of Học viện Ngân hàng 2011 -...

Học viện Ngân hàng 2011

Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Điểm lại năm 2011 và Dự báo năm 2012 1

1.3. Huy động vốn khó khăn và thanh khoản trở thành mối quan ngại sâu sắc với hệ

thống ngân hàng

(i) Thị trường huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế sụt giảm so với các năm trước

Đối với toàn bộ thị trường, lượng tiền gửi huy động đã suy giảm nhanh chóng. Theo NHNN,

số dư tiền gửi của khách hàng tại các NHTM tháng 10/2011 giảm 0,74% so với tháng 9, còn

tháng 9 giảm 1,07% so với tháng 8 và giảm mạnh nhất là tiền gửi VND. Đến cuối tháng

10/2011, huy động thị trường I đạt 2.819,6 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 8,4% so cuối năm 2010

(bình quân tháng tăng 0,84%; trong khi mức bình quân tháng của năm 2010 là 3,1%).

Tính từ thời điểm tháng 3/2011 khi Thông tư 07 được ban hành, số dư tiền gửi của khu vực

ngân hàng giảm trong 2 tháng kế tiếp đó (tháng 3 và 4/2011). Sau đó, tỷ lệ này tăng trở lại với

biên độ không ổn định. Đáng chú ý là tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại NHTM đã giảm

mạnh trong năm 2011, dẫn đến giảm tốc độ luân chuyển tiền tệ của toàn nền kinh tế. Thêm

vào đó, chính sách trần lãi suất huy động VND ở mức 14% đã gây ra sự suy giảm nguồn vốn

huy động tiền gửi từ dân cư, đồng thời khuyến khích sự tích lũy “đóng băng” dưới các dạng

tài sản khác (chủ yếu là vàng, ngoại tệ, bất động sản...) của dân chúng. Điều này làm trầm

trọng hóa vấn đề vàng hóa và đô la hóa, vốn tồn tại cố hữu trong nền kinh tế Việt Nam từ lâu.

Thị trường vàng cũng đã chứng kiến nhiều biến động trong tháng 9 khi nhu cầu tích trữ của

người dân tăng mạnh khiến NHNN phải cho phép nhập vàng nhằm bình ổn thị trường.

(ii) Các “đối phó” với chính sách nhằm đảm bảo thanh khoản

Cuộc đua lãi suất giữa các NHTM những tháng cuối năm 2010 vẫn được tiếp tục trong năm

2011 với lãi suất huy động phổ biến ở mức 14- 16%, bất chấp đồng thuận lãi suất của các

thành viên Hiệp hội Ngân hàng. Lãi suất huy động VND có kỳ hạn tháng 2/2011 vẫn ở mức

14%/năm, nhưng lãi suất huy động không kỳ hạn đã tăng từ 3%/năm lên 8-9%/năm, thậm chí

Seabank đưa ra sản phẩm có lãi suất không kỳ hạn lên 12%/năm. Nhằm hạn chế cuộc đua lãi

suất và kéo hạ lãi suất cho vay, NHNN ban hành Thông tư 02/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy

định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND của các NHTM bao gồm cả khoản chi

khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm, riêng các Quỹ tín dụng nhân dân

cơ sở không vượt quá 14,5%/năm. Đồng thời, NHNN ban hành Thông tư 09/2011/TT-NHNN

áp dụng từ 13/4/2011 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng USD của NHTM

là 1,0%/năm (giữ nguyên so với mức cũ) và đối với cá nhân là 3,0%/năm (trước đó các

NHTM huy động lãi suất USD từ 5- 6%/năm).

Tuy nhiên, việc tăng giá xăng dầu 2 lần, vào ngày 24/2/2011 và 29/3/2011, và tăng giá điện

bình quân 15,28% so với mức áp dụng năm 2010 kể từ 01/3/2011, đã khiến kỳ vọng lạm phát

tăng cao. Bên cạnh đó, các mặt hàng lương thực thực phẩm cũng tăng giá mạnh do tác động

của tăng giá thế giới cũng như nguồn cung trong nước thiếu hụt, đã gây áp lực gia tăng lớn

đến lạm phát. Các NHTM đã thực hiện các biện pháp “lách luật” với nhiều sáng tạo trong các

sản phẩm huy động như: “tiết kiệm lãi suất linh hoạt”, “tiết kiệm rút gốc linh hoạt”, “nhận

tiền gửi tiết kiệm bằng VND đảm bảo bằng USD” hoặc sản phẩm “hợp tác đầu tư, nhận vốn

và cho vay theo yêu cầu của bên ủy thác” được phát triển phổ biến trong hệ thống NHTM.

Học viện Ngân hàng 2011

Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Điểm lại năm 2011 và Dự báo năm 2012 2

Trước tình hình đó, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư số 04/2011/TT-NHNN quy định áp

dụng lãi suất không kỳ hạn trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại các

NHTM. Để đối phó, các khoản tiền gửi rút gốc linh hoạt trước đây của các NHTM được

chuyển thành các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần hoặc không kỳ hạn. Hơn thế, sự căng thẳng về thanh

khoản thể hiện rõ qua việc niêm yết lãi suất gần như ở mức ngang bằng nhau (và bằng đúng

lãi suất trần 14%) trong các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng tại các ngân hàng trong 5 tháng đầu năm

2011. Với CPI tháng 4/2011 tăng tới 3,32% so với tháng trước, mức tăng cao nhất kể từ tháng

3/2008, và tăng 9,64% so với tháng 12/2010, vượt xa mức chỉ tiêu 7% cho cả năm được Quốc

hội phê duyệt, nhiều NHTM đã dùng nhiều biện pháp “phá trần lãi suất huy động” lên trên

17%/năm, thậm chí có nơi lên tới 20%/năm. Tình hình vi phạm trần lãi suất tiếp diễn cho đến

đầu tháng 9, khi Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 được ban hành, yêu cầu chấp hành quy

định trần lãi suất huy động của các NHTM là 14%/năm đối với VND; huy động USD là

2%/năm đối với cá nhân và 0,5%/năm đối với tổ chức. Chỉ thị 02/CT-NHNN cũng nêu rõ

những biện pháp xử lý đối với các NHTM cố tình vi phạm trần lãi suất huy động nhằm xác

lập lại kỷ luật thị trường. Tuy nhiên, một số NHTM tiếp tục lách quy định này bằng cách áp

dụng mức lãi suất 14%/năm đối với cả các khoản tiền gửi kỳ hạn ngày, tuần, khiến cho lãi

suất thực tế lên cao hơn 14%/năm. Vì vậy, NHNN đã phải ban hành Thông tư 30/TT-NHNN

ngày 28/9, quy định rõ trần lãi suất huy động 14%/năm được áp dụng đối với tiền gửi VND

có kỳ hạn 1 tháng trở lên, với kỳ hạn dưới 1 tháng và không kỳ hạn, lãi suất huy động tối đa là

6%/năm. Trước những hành động quyết liệt của NHNN, “chính sách trần lãi suất huy động”

đã phát huy tác dụng theo đúng bản chất của nó. Đó là giúp xác định rõ những NHTM hoạt

động không hiệu quả, sử dụng biện pháp cạnh tranh lãi suất huy động nhằm đầu tư vào lĩnh

vực bất động sản.

(iii) Thanh khoản căng thẳng do hệ lụy của “độ trễ” của tăng trưởng tín dụng thiếu hợp lý

trong giai đoạn 2007- 2010

Tình hình thanh khoản của một số NHTM Việt Nam trở nên căng thẳng một phần do tiền gửi

suy giảm trong toàn bộ nền kinh tế, nhưng một phần nguyên nhân quan trọng bắt nguồn từ

việc tăng trưởng tín dụng bất hợp lý trong giai đoạn trước đây. Không tính những ngân hàng

như ACB hoặc trường hợp đặc thù của HabuBank và SHB, các ngân hàng còn lại trong hình 9

đều có xu thế tăng mạnh tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi. Thực tế là các NHTM không hề dễ

dàng trong xử lý vấn đề thanh khoản khi đã cấp nhiều khoản tín dụng bất động sản trong các

năm trước đây.

Hình 9. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi khách hàng tính đến 9/2011

Học viện Ngân hàng 2011

Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Điểm lại năm 2011 và Dự báo năm 2012 3

Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính quý 3/2011 các NHTM.

(iv) Xuất hiện sự chuyển dịch vốn huy động từ các NHTM nhỏ sang các NHTM lớn khiến cho

tổng huy động trên thị trường I suy giảm

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn đầu năm, các NHTM lớn như Agribank, Vietinbank,

BIDV,... đã có sự giảm sút đáng kể nguồn vốn huy động, trong khi các NHTM nhỏ có sự gia

tăng mạnh vốn huy động kể từ khi chính sách trần lãi suất huy động 14% có hiệu lực từ ngày

03/3/2011. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm, sự dịch chuyển này có xu hướng ngược lại. Rõ

ràng, do NHNN áp dụng các biện pháp đồng bộ liên quan đến trần lãi suất huy động, các

NHTM có quy mô nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc huy động tiền gửi so với các NHTM có

quy mô lớn, buộc các NHTM có quy mô nhỏ khi gặp áp lực thanh khoản phải vay các NHTM

có quy mô lớn trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ trọng tiền gửi và cho vay của các NHTM có

quy mô nhỏ tại các NHTM có quy mô lớn đã giảm xuống (hình 10) trong khi tỷ trọng tiền gửi

của và vay NHTM khác tăng lên đáng kể từ năm 2009 trở lại

đây (hình 11).

Hình 10. Tỷ trọng tiền gửi tại và cho vay

các NHTM khác

Hình 11. Tỷ trọng tiền gửi của và vay từ các

NHTM khác

Học viện Ngân hàng 2011

Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Điểm lại năm 2011 và Dự báo năm 2012 4

Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính quý 3/2011 các NHTM.

Kết quả của việc tốc độ tăng trưởng huy động thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ dư

nợ trên huy động ở hầu hết các ngân hàng tăng mạnh trong năm 2011. Một trong những

nguyên nhân khiến cho ba ngân hàng buộc phải thực hiện sáp nhập (NHTMCP Đệ nhất, Sài

Gòn và Việt Nam Tín Nghĩa) là vì ba ngân hàng này đã có những thiếu hụt thanh khoản tạm

thời do mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Sự kiện này cho thấy, dù

ngân hàng có tăng trưởng quy mô cao, kết quả kinh doanh có lãi mà khả năng quản trị rủi ro

kém thì nguy cơ rơi vào căng thẳng thanh khoản là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là trong

những thời kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của NHNN.

(v) Thị trường II xuất hiện những biến động bất thường

Từ những khó khăn của thị trường I, một số NHTM có lợi thế huy động vốn trên thị trường I

đã cho vay lại trên thị trường II với mức lãi suất cao và rủi ro thấp hơn so với cho vay khách

hàng, khiến cho nguồn vốn huy động không được cho vay ra nền kinh tế mà di chuyển qua lại

trong hệ thống ngân hàng. Khó khăn thanh khoản tại một số ngân hàng nhỏ có khoản tiền vay

từ các ngân hàng lớn, cộng với thực trạng vay nợ chằng chịt giữa các ngân hàng càng khiến

cho mức độ rủi ro của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam trở nên lớn hơn. Lãi suất liên ngân

hàng trong tháng 9/2011, sau 4 tháng liên tục ổn định ở mức 11-12%/năm, đã bật tăng và tại

một số phiên giao dịch trung tuần tháng 10 lên tới 30-40%/năm, đã bộc lộ rõ việc thiếu hụt

thanh khoản tại một số NHTM. Đến tháng 11, khi các ngân hàng đang giao dịch với nhau ở

mức lãi suất 14-16%/năm với các kỳ hạn qua đêm và một tuần, Vietcombank bất ngờ hạ lãi

suất xuống còn ở mức 12-13,5%/năm, nhưng yêu cầu phải có tài sản bảo đảm. Các tài sản bảo

đảm phải có tính thanh khoản cao như vàng, ngoại tệ (không nhận bảo đảm bằng trái phiếu dù

là trái phiếu của chính ngân hàng cho vay phát hành) và hạn mức cho vay không quá 50% giá

trị tài sản bảo đảm. Đòi hỏi này là do một số ngân hàng vay liên ngân hàng nhưng không trả

nợ đúng hạn, thậm chí chây ỳ trả nợ gốc. Thực tế có NHTMCP lớn đã cho vay trên thị trường

liên ngân hàng với khối lượng khá lớn, trong đó bao gồm một nửa là tín chấp, nhưng đến hạn

vẫn chưa thu hồi được. Những yêu cầu về tài sản bảo đảm đã khiến cho thị trường liên ngân

hàng- vốn là thị trường dựa vào uy tín và có tốc độ giao dịch nhanh với khối lượng lớn- không

còn hiệu quả, khiến cho các NHTM nhỏ càng khó khăn hơn trong bù đắp thanh khoản của

mình.

(hộp cắt) Như vậy, năm 2011 đã chứng kiến sự phức tạp trong tình hình huy động vốn của các

NHTM: (i) cuộc đua lãi suất bất chấp các quy định của NHNN nhưng tổng huy động tiền gửi

vẫn sụt giảm; (ii) sự siết chặt kỷ cương của NHNN đã làm xuất hiện những hiện tượng lạ trên

thị trường II; (iii) tình hình thanh khoản của các NHTM nhỏ ở trạng thái căng thẳng; (iv)

chính sách trần lãi suất huy động đã phát huy tác dụng phát hiện các NHTM hoạt động không

hiệu quả; và (v) mặt bằng lãi suất giảm không như mong đợi của nền kinh tế, dù chính sách

trần lãi suất huy động đã được tuân thủ vào cuối năm.

1.4. Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng của NHNN còn có những bất cập

Ngày 06/12/2011, NHNN chính thức phát đi thông điệp sáp nhập 03 ngân hàng gồm:

Học viện Ngân hàng 2011

Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Điểm lại năm 2011 và Dự báo năm 2012 5

NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và NHTMCP Đệ

Nhất (Ficombank) thành một ngân hàng. Trong thời gian hoạt động vừa qua, 3 ngân hàng này

rơi vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời chủ yếu do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay

trung dài hạn. Với chủ trương đảm bảo trong quá trình tái cơ cấu không để xảy ra đổ vỡ ngân

hàng, mất an toàn hoạt động ngân hàng, NHNN đã hỗ trợ thanh khoản cho 3 ngân hàng này.

NHNN chỉ định BIDV tham gia toàn diện vào quá trình hợp nhất, thay mặt Nhà nước đại diện

quản lý phần vốn hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng sáp nhập. NHNN cho biết, lợi ích của

người gửi tiền được Nhà nước đảm bảo, quyền lợi của các cổ đông được giữ nguyên và các

trách nhiệm, nghĩa vụ của các ngân hàng hợp nhất được chuyển giao theo đúng quy định của

pháp luật. Chính vì vậy, lượng khách đến rút tiền do lo ngại tình hình mất thanh khoản của

các ngân hàng hợp nhất đã không xảy ra, hoạt động của ngân hàng hợp nhất vẫn diễn ra bình

thường. Tính đến thời điểm 30/9/2011, tổng tài sản của ba ngân hàng đạt 153.662 nghìn tỷ

đồng, tổng vốn điều lệ đạt 10.584 nghìn tỷ đồng; sau khi hợp nhất, ngân hàng hợp nhất có

tổng tài sản đứng thứ ba và vốn điều lệ đứng đầu trong nhóm các NHTMCP.

Vấn đề đáng quan tâm là, khi phân tích ba ngân hàng này dựa trên báo cáo tài chính và báo

cáo thường niên năm 2010, các chỉ tiêu tài chính đều ở mức từ tốt đến rất tốt so với các ngân

hàng khác trong cùng hệ thống. Đặc biệt là ngân hàng Ficombank, các số liệu về tỷ lệ an toàn

hoạt động đều đạt, thậm chí tốt hơn nhiều so với quy định theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN.

Bảng 5. Các tỷ lệ an toàn hoạt động của Ficombank năm 2010

Một số chỉ tiêu an toàn hoạt động Tỷ lệ Chuẩn

CAR 43,54% >=9%

Tỷ lệ khả năng chi trả 20,38% >=15%

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động 22,4% <=80%

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn 0% <=30%

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Như vậy, chỉ trong một gần một năm 2011, tình hình tài chính, thanh khoản của các ngân

hàng này bị giảm mạnh dẫn tới mất khả năng thanh khoản tạm thời là điều đáng phải xem xét.

Ngoài nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh tế thì nguyên nhân lớn nhất là từ năng lực

quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro còn yếu kém, hoặc những số liệu do ngân hàng

này cung cấp chưa đáng tin cậy. Điều này cho thấy việc cảnh báo chưa kịp thời, cũng có nghĩa

rằng chưa bám sát được thực tế hoạt động của các ngân hang này. Nhìn tình huống hợp nhất 3

ngân hàng trên của Việt Nam, thấy rất rõ hiện tượng của một số ngân hàng trên thế giới trong

giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2009: Các chỉ số đều ở mức an toàn (đặc biệt là

chỉ số an toàn vốn tối thiểu vẫn ở mức trên 9%) nhưng lại không thể chịu nổi những căng

thẳng thanh khoản.

Học viện Ngân hàng 2011

Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Điểm lại năm 2011 và Dự báo năm 2012 6

2. Một số kiến nghị đối với ngành ngân hàng Việt Nam năm 2012

Các dự báo đều nhận định về một triển vọng u ám của kinh tế thế giới năm 2012. Theo đó,

những rủi ro tiềm ẩn có thể gồm: (i) Cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone vượt khỏi tầm

kiểm soát và liên minh tiền tệ này phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ; (ii) Những quyết định của

Chính phủ và người dân Mỹ tiếp tục ảnh hưởng đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu; (iii)

Nền kinh tế Trung Quốc thể hiện sự không cân bằng và không bền vững; (iv) Các tài sản an

toàn như vàng, đồng Franc Thụy Sỹ, yên Nhật biến động giá mạnh và mất dần vị thế, đồng

thời USD vẫn tiếp tục suy yếu; (v) Giá dầu thô sẽ lập kỷ lục mới. Như vậy, trong bối cảnh

kinh tế thế giới năm 2012 tiếp tục thể hiện sự không cân bằng và thiếu ổn định, Việt Nam sẽ

gặp rất nhiều khó khăn cả về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Sử dụng các số liệu của NHNN và Tổng cục Thống kê theo quý, từ quý 1 năm 2007 đến quý 3

năm 2011, chúng tôi thực hiện các dự báo về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ lệ lạm

phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế cho năm 2012. Các chuỗi số liệu dùng cho dự báo là chuỗi

dừng có tính thời vụ nên phương pháp dự báo Holt-Winter được sử dụng và cho các kết quả

như sau: Lạm phát ở mức 10,6% và tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 6,31% như trong Hình 12

(mức dự báo về tăng trưởng GDP và lạm phát được IMF đưa ra cho Việt Nam năm 2012 lần

lượt là 6,27% và 8,08%).

Hình 12. Dự báo GDP và lạm phát các quý năm 2012, Việt Nam

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu.

Căn cứ tình hình kinh tế thế giới và các biến số kinh tế vĩ mô Việt Nam được dự báo, chúng

tôi kiến nghị một số giải pháp cho hoạt động ngân hàng năm 2012 với mục tiêu để hoạt động

ngành Ngân hàng thực sự góp phần giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng đình trệ.

2.1. Đối với hoạt động tín dụng năm 2012

(i) Đối với quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012

Sử dụng chuỗi số liệu M2 từ tháng 1/2007 đến tháng 11/2011 của Vụ Thống kê - NHNN,

nhóm tác giả tiến hành dự báo về M2 cho năm 2012. Các chuỗi số liệu dùng cho dự báo là

chuỗi dừng có tính thời vụ nên phương pháp dự báo Holt-Winter được sử dụng và cho các kết

quả như sau:

Hình 13. Dự báo chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán năm 2012

Học viện Ngân hàng 2011

Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Điểm lại năm 2011 và Dự báo năm 2012 7

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.

Kết quả dự báo cho thấy nếu theo nhịp độ hiện tại, năm 2012 tổng phương tiện thanh toán gia

tăng xấp xỉ 15%. Về tăng trưởng tín dụng, với số liệu được lấy theo quí, nhóm nghiên cứu

đưa ra kết quả dự báo năm 2012 ở Bảng 6.

Bảng 6. Dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2012

Q1/2012 Q2/2012 Q3/2012 Q4/2012

Tăng trưởng tín dụng 5,45% 5,12% 4,79% 4,45%

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng, theo tính toán của chúng tôi, sẽ cao hơn mức mục tiêu

của NHNN đề ra (theo tinh thần của chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/2/2012). Theo đó,

NHNN giao chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động của các

TCTD. Trong đó, nhóm cao nhất chỉ được tăng trưởng tối đa 17%. Do đó, theo quan điểm của

nhóm tác giả, NHNN cần điều chỉnh mức tăng trưởng tín dụng tối đa với nhóm 1 và nhóm 2

tương ứng là 20% và 18%.

(ii) Đối với giải pháp giảm tỷ lệ nợ xấu

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu tăng nhanh trong năm 2011 bắt nguồn

từ “vòng luẩn quẩn”: (1) Lãi suất cho vay cao dẫn đến doanh nghiệp không tiếp cận được vốn;

(2) doanh nghiệp khó khăn về vốn cùng với các cú sốc cung (giá dầu tăng) dẫn đến kinh tế

đình trệ; (3) kinh tế đình trệ làm suy giảm khả năng trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp; (4)

khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm dẫn đến thanh khoản trên thị trường tín dụng của các

NHTM giảm; (5) thanh khoản giảm đi kèm với lạm phát do sốc cung buộc lãi suất huy động

của NHTM trên thị trường 1 tăng, cuối cùng lại khiến lãi suất cho vay tăng cao.

Để phá vỡ “vòng luẩn quẩn” trên, vấn đề quan trọng cần giải quyết chính là giảm mặt bằng lãi

suất đối với nền kinh tế nhằm khắc phục tình trạng “kinh tế đình trệ”. Thành công trong việc

kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012 cùng với việc duy trì

ổn định kinh tế vĩ mô sẽ là tiền đề để giảm lãi suất huy động xuống quanh mức 10%/năm vào

năm 2012. Vấn đề là lựa chọn giữa biện pháp trần lãi suất huy động hay trần lãi suất cho vay

trong nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất đối với nền kinh tế. Theo quan điểm của nhóm tác giả,

trong thời gian trước mắt, NHNN nên tiếp tục duy trì trần lãi suất huy động và dần dần giảm

Học viện Ngân hàng 2011

Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Điểm lại năm 2011 và Dự báo năm 2012 8

trần lãi suất huy động khi có điều kiện phù hợp trước khi tiến tới dỡ bỏ biện pháp hành chính

với lãi suất.

Nếu như NHNN áp dụng biện pháp trần lãi suất cho vay, sẽ xảy ra một số bất lợi sau:

Thứ nhất, các NHTM sẽ nhanh chóng đẩy lãi suất lên bằng mức trần lãi suất cho vay nhằm

giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn cục bộ của cả hệ thống. Kết quả là không những không hạ

được mặt bằng lãi suất mà lại đẩy mặt bằng lãi suất lên mức cao hơn và nếu có, chỉ giải quyết

được vấn đề thanh khoản tạm thời. Với mức lãi suất huy động cao hơn thì mức lãi suất cho

vay sẽ ở mức kịch trần nhằm bảo đảm lợi nhuận cho ngân hàng. Như vậy, mục tiêu giảm mặt

bằng lãi suất đối với nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp để thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế có thể không đạt được. Trong những trường hợp thanh khoản của hệ thống

ngân hàng rơi vào trạng thái thiếu hụt nghiêm trọng thì mức lãi suất huy động có thể tăng lên

sát mức lãi suất cho vay, các ngân hàng sẽ không thể tiến hành cho vay đối với khách hàng,

hoạt động tín dụng bị đình trệ, mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là không thể đạt được.

Thứ hai, khi áp dụng trần lãi suất huy động thì các ngân hàng lớn, có uy tín cao sẽ tạm thời

thu hút được tiền gửi từ nền kinh tế tốt hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ và những ngân

hàng này sẽ cho vay lại trên thị trường 2. Nếu áp dụng trần lãi suất cho vay sẽ xảy ra hiện

tượng các ngân hàng chỉ cho vay đối với các doanh nghiệp lớn, có uy tín cao, phương án kinh

doanh và dự án tiềm năng tài sản bảo đảm tốt, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó tiếp

cận nguồn vốn tín dụng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh

tế, đang gặp nhiều khó khăn là đối tượng cần được hỗ trợ. Khi ngân hàng không thực hiện

được vai trò là kênh dẫn vốn cho cả nền kinh tế thì việc nâng trần lãi suất cho vay (vốn không

phải là mục tiêu của NHNN) hoặc dỡ bỏ trần lãi suất cho vay sớm muộn cũng sẽ xảy ra.

(hộp không cắt) Cân nhắc giữa mặt bất lợi và ích lợi của trần lãi suất huy động và cho vay cho

thấy, trong năm 2012, để bảo đảm an toàn cho hoạt động hệ thống ngân hàng và ổn định kinh

tế vĩ mô thì việc tiếp tục duy trì biện pháp trần lãi suất huy động được ưu tiên hơn. Về trung

và dài hạn, lãi suất là công cụ cạnh tranh giữa các ngân hàng, là giá cả của các dịch vụ do

ngân hàng cung cấp và biểu hiện của tình hình cung cầu vốn trong nền kinh tế, nên lãi suất

phải do thị trường quyết định; NHNN nên dỡ bỏ biện pháp hành chính đối với lãi suất để thị

trường tự quyết định và chỉ sử dụng các công cụ điều hành như nghiệp vụ thị trường mở, chiết

khấu và tái cấp vốn để điều chỉnh lãi suất thị trường.

(iii) Đối với vấn đề tín dụng bất động sản

Để kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích (trong đó có

một phần là tín dụng bất động sản) theo tinh thần của Chỉ thị 01/2012, NHNN nên thực hiện

một số biện pháp sau:

- Một là, NHNN nên cân nhắc lại cách định nghĩa về hạng mục tín dụng bất động sản không

khuyến khích. NHNN có thể xác định việc điều chỉnh đích danh các hạng mục tín dụng trên

theo hướng hạn chế tối đa việc cho vay: (1) Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô

thị, văn phòng, cao ốc cho thuê; (2) Xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở kết hợp với cho thuê

mà các khoản cho vay này khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập không phải là tiền

lương; (3) Xây dựng sửa chữa nhà và mua nhà để bán, cho thuê; (4) Mua quyền sử dụng đất.

Học viện Ngân hàng 2011

Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Điểm lại năm 2011 và Dự báo năm 2012 9

- Hai là, các hạng mục còn lại liên quan đến bất động sản có thể chỉ cần điều chỉnh thông qua

hệ số rủi ro quy đổi khi tính chỉ số CAR (vẫn nên duy trì mức 250%).

Thực hiện các giải pháp trên góp phần khơi thông thị trường bất động sản ở phân khúc nhà

cho người có thu nhập thấp và trung bình, tránh những sức ép không cần thiết từ Quốc hội đối

với NHNN trong việc hỗ trợ thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, phải có chế tài mạnh với

các NHTM thực hiện việc “lách” hoặc “đối phó” chính sách đối với các quy định về cơ cấu

tín dụng của NHNN.

(iv) Đối với vấn đề tín dụng ngoại tệ

Cơ cấu tín dụng theo đồng tiền của các NHTM Việt Nam là vấn đề cần xem xét. Theo đó,

việc quản lý cơ cấu tín dụng theo đồng tiền nên được nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ

với rủi ro thanh khoản về ngoại tệ của hệ thống NHTM Việt Nam. Cụ thể, NHNN cần thực

hiện các biện pháp sau:

- Thứ nhất, nghiên cứu chỉnh sửa sớm Thông tư 07 theo hướng thu hẹp đối tượng cho vay

bằng ngoại tệ, với điều kiện chỉ cho vay những doanh nghiệp có khả năng tái tạo được ngoại

tệ. Còn doanh nghiệp nào không có khả năng tái tạo ngoại tệ thì kiên quyết không cho vay,

khi có nhu cầu ngoại tệ thì xử lý bằng phương thức mua bán giao ngay hay kỳ hạn. Theo

hướng này, đối tượng nào muốn vay ngoại tệ phải thực sự tái tạo được nguồn ngoại tệ để trả

nợ. Những doanh nghiệp đơn thuần chỉ nhập khẩu hàng hóa về bán trong nước sẽ không còn

là đối tượng được vay ngoại tệ nữa. Ngân hàng không cho doanh nghiệp nhập khẩu vay ngoại

tệ với quy định việc thu nợ được thực hiện bằng hợp đồng mua kỳ hạn USD để trả nợ, bởi

doanh nghiệp đơn thuần chỉ nhập khẩu bản chất là không tái tạo được ngoại tệ, nên làm như

vậy thực chất chỉ là dịch chuyển nhu cầu mua ngoại tệ hiện tại sang một thời điểm khác trong

tương lai mà thôi.

- Thứ hai, Thông tư 07 quy định: “Cho vay các nhu cầu vốn bằng ngoại tệ khác ngoài quy

định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chấp thuận bằng văn bản của Thống đốc

NHNN”. Việc quy định Thống đốc NHNN xem xét xử lý từng trường hợp cụ thể theo đề nghị

của TCTD tiếp nhận hồ sơ vay vốn là không phù hợp với quy chế làm việc của Thống đốc

NHNN. Vì vậy, nên bỏ qui định này.

- Thứ ba, NHNN có thể nghiên cứu áp dụng biện pháp hành chính quy định tỷ lệ dư nợ tín

dụng bằng ngoại tệ cho nền kinh tế trên nguồn huy động ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức

kinh tế trong nước. Về nguyên tắc, tỷ lệ này phải nhỏ hơn 100% đối với các NHTM trong

nước trên cơ sở phù hợp với kiểm soát thanh khoản ngoại tệ và chủ trương hạn chế đôla hóa

nền kinh tế.

2.2. Tái cơ cấu hệ thống NHTM với trọng tâm nâng cao năng lực thanh khoản của hệ

thống

Thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam cần một giai đoạn từ 5 đến 10 năm. Trước

mắt trong năm 2012, NHNN nên thực hiện một số biện pháp cụ thể sau để làm tiền đề cho các

năm tiếp theo của quá trình tái cơ cấu:

Học viện Ngân hàng 2011

Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Điểm lại năm 2011 và Dự báo năm 2012 10

(i) Bảo đảm khả năng chi trả của từng NHTM và hệ thống các NHTM theo đúng tinh thần của

Đề án “Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-

2015” của NHNN

- Thứ nhất, NHNN tái cấp vốn kịp thời đối với các NHTM thiếu hụt thanh khoản tạm thời

theo quy định của Luật NHNN để bảo đảm khả năng chi trả của từng NHTM và toàn bộ hệ

thống các NHTM, đồng thời bảo đảm chu chuyển vốn bình thường trên thị trường tài chính và

đáp ứng nhu cầu vốn, phương tiện thanh toán của nền kinh tế.

- Thứ hai, cho phép NHTM mất khả năng chi trả phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu dài

hạn đề tạo điều kiện cho các NHTM này tăng vốn cấp 2 và có nguồn vốn dài hạn cơ cấu lại tài

chính, hoạt động.

- Thứ ba, NHTM được NHNN tái cấp vốn phải tập trung thu hồi vốn đầu tư, cho vay để trả nợ

NHNN và thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn, đồng thời củng cố thanh khoản của NHTM.

Đồng thời, thực hiện giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với NHTM được NHNN tái cấp vốn.

- Thứ tư, các NHTM được NHNN tái cấp vốn chịu sự giám sát của NHNN về tài chính, hoạt

động và việc sử dụng vốn vay của NHNN.

- Thứ năm, NHNN tăng cường giám sát thị trường tiền tệ để kịp thời phát hiện NHTM thừa

hoặc thiếu thanh khoản nhằm kết nối các nhu cầu vay mượn ngắn hạn giữa các NHTM, giảm

bớt nhu cầu vay tái cấp vốn từ NHNN; chỉ định NHTM lành mạnh, thừa thanh khoản cho vay

đối với NHTM tạm thời thiếu hụt thanh khoản.

- Thứ sáu, NHTM vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động

ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng

được NHNN áp dụng một hoặc một số biện pháp xử lý đặc biệt như đình chỉ, miễn nhiệm

chức vụ người quản lý, người điều hành của NHTM; sáp nhập, hợp nhất, giải thể NHTM; yêu

cầu NHTM phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm

quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần để thực hiện các giải pháp cơ cấu

lại…

(ii) Thực hiện đề án xác định số lượng NHTM nội địa hợp lý phù hợp với nền kinh tế Việt

Nam

Quan điểm của NHNN nhấn mạnh, trong vòng 5 năm tính từ năm 2011, hệ thống ngân hàng

Việt Nam chỉ nên gồm 12 đến 15 ngân hàng đủ lớn, đồng thời các NHTM có quy mô vừa và

nhỏ hoạt động trong các phân khúc thị trường phù hợp. Sau khi 3 ngân hàng SCB,

TinNghiabank và Ficombank sáp nhập thành ngân hàng SCB, hệ thống ngân hàng có 5

NHTMNN và 35 NHTMCP. Trong số 40 ngân hàng này, có 8 ngân hàng có mức vốn điều lệ

trên 9.000 tỷ đồng bao gồm: Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank, Eximbank, SCB,

Sài Gòn Thương tín và Á Châu. Giả định rằng 8 ngân hàng kể trên không nằm trong diện

buộc phải hợp nhất vào ngân hàng khác mà sẽ giữ nguyên tình hình hoạt động như hiện nay,

dựa vào số liệu về vốn điều lệ của các NHTM tính đến tháng 6/2011, có thể đưa ra dự báo

sau: Tổng mức vốn điều lệ của 8 ngân hàng có quy mô vốn điều lệ trên 9.000 tỷ đạt 109,452

tỷ, nắm giữ gần một nửa vốn điều lệ toàn hệ thống. Tổng mức vốn điều lệ của 32 ngân hàng

còn lại đạt 115,125 tỷ. Nếu như nhóm các ngân hàng trụ cột chiếm 80% thị phần và các ngân

Học viện Ngân hàng 2011

Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Điểm lại năm 2011 và Dự báo năm 2012 11

hàng chuyển về nông thôn có mức vốn điều lệ rơi vào khoảng từ 2.500 đến 3.000 tỷ thì sẽ có

khoảng 15 đến 18 NHTMCP sẽ phải chuyển về nông thôn trong tương lai. Tính đến thời điểm

tháng 6/2011, vẫn còn năm ngân hàng chưa đáp ứng được mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000

tỷ đồng và 24 ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 3.000 đến 5.000 tỷ đồng. Nếu như không có

nhiều thay đổi về quy mô của các ngân hàng này trong thời gian tới thì chỉ có khoảng 10 đến

15 ngân hàng buộc phải sáp nhập lại để tiếp tục hoạt động trên thị trường ngân hàng. Cùng

với 6 ngân hàng có quy mô vốn điều lệ từ 5.000 đến 7.000 tỷ đồng thuộc nhóm có khả năng

phải sáp nhập, trong 5 năm tới, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ có thêm từ 4 đến 7

NHTMCP có quy mô vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đến 17.000 tỷ đồng. Quá trình chuyển đổi về số

lượng các NHTM của Việt Nam được minh họa cụ thể trong bảng sau.

Bảng 7. Dự kiến quy mô ngân hàng trước và sau tái cơ cấu

Đơn vị: Số lượng ngân hàng

VTC > 9.000 tỷ đồng VTC < 9.000 tỷ đồng NHTMCP nông thôn

Hiện nay 8 32

Sau tái cơ cấu 2-15 15-18

2.3. Công tác củng cố và chấn chỉnh kỷ cương của hệ thống ngân hàng cần được tiếp tục

tăng cường

Theo đó, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng cần được đẩy mạnh, đồng thời quy định hợp

lý các chế tài. Công tác thanh tra, giám sát cần tăng cường tập trung nguồn lực cho việc hoàn

thiện “Hệ thống cảnh báo sớm” nhằm dự báo sớm rủi ro hệ thống trong điều kiện kinh tế thế

giới sẽ có nhiều biến động phức tạp, như đã dự báo trong năm 2012. Khi công tác thanh tra,

giám sát ngân hàng được củng cố và tăng cường sẽ góp phần giảm thiểu những hiện tượng

“lách luật” về trần lãi suất, những mối liên hệ phức tạp giữa thị trường tín dụng ngân hàng với

tín dụng đen. Từ đó, hoạt động của hệ thống NHTM trở nên minh bạch hơn, các biện pháp

hành chính của NHNN liên quan đến giảm mặt bằng lãi suất cho nền kinh tế sẽ đảm bảo tính

hiệu quả.

Để hoạt động ngân hàng năm 2012 thực sự góp phần phát triển kinh tế Việt Nam, không chỉ

cần có sự cố gắng của NHNN mà cần quá trình tái cấu trúc tự thân của chính các NHTM.

Theo đó, các vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cần được coi như trọng tâm

hoạt động của năm 2012.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ADB. Asian Development Outlook 2011 Update: Preparing for Demographic Transition.

September 2011.

2. ADB. Asia Economic Monitor, Emerging East Asia - A Regional Economic Update. July

2011, December 2011.

3. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009,

2010 và 2011, Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn.

4. Báo cáo tài chính quý 3/2011 các ngân hàng Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV,

ACB, STB, EIB, SHB, HBB, NVB.

Học viện Ngân hàng 2011

Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Điểm lại năm 2011 và Dự báo năm 2012 12

5. Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 các ngân hàng Agribank, Vietcombank,

Vietinbank, BIDV, ACB, STB, EIB, SHB, HBB, NVB, Ficombank, SCB và

TinghiaBank.

6. Bùi Duy Phú, Trần Thị Lộc, Xây dựng hàm cầu tiền Việt Nam, phân tích và dự báo qua

một số mô hình định lượng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Mã số KNH 2010- 06,

10/2011, trang 55-59.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống

ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015.