hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh...

11
https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020 BP.NGHIÊN CỨU&PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] [email protected] Là một phần của hệ thống tài chính, lĩnh vực ngân hàng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức về an ninh tài chính, không chỉ là vấn đề về công nghệ thông tin, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng… mà bản thân nội tại ngành ngân hàng vẫn có những rủi ro luôn ẩn hiện. Nhìn chung, lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh được 100% rủi ro nên việc đề phòng, giải quyết những rủi ro phải luôn thường trực. Do đó, cùng với sự chủ động của ngành ngân hàng, các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực quản lý và nâng cao hơn nữa sự hiểu biết của người dân, doanh nghiệp với dịch vụ tài chính ngân hàng để đề phòng rủi ro. Một hệ thống an toàn, ổn định sẽ đóng góp rất lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tin nổi bật Tăng trưởng tín dụng: Kế hoạch 18%, Thủ tướng giao không thấp hơn 20% Tổng tài sản của các ngân hàng tăng đột biến trong nửa đầu năm Ngân hàng với nỗi lo an ninh tài chính Khả năng sẽ có thêm đợt giảm lãi suất cho vay? Bloomberg: Việt Nam dự báo giải ngân FDI năm 2017 đạt kỷ lục trên 16 tỷ USD Kinh tế Mỹ ghi nhận thêm nhiều tín hiệu tích cực trong tháng 6 BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 04/8) VN - Index 788,68 0,02% HNX - Index 101,94 0,49% D.JONES CK Mỹ 22.092,81 0,30% STOXX CK C.Âu 3.507,41 1,18% CSI 300 CK TQ 3.707,58 0,54% Vàng (SJC cập nhật lúc 08h20 ngày 07/8) SJC Ng.đ/L 36.350 0,14% Quốc tế USD/Oz 1.258,30 0,75% Tgiá USD/VND BQ LNH 22.440 0,03% EUR/USD 1.1789 0,75% Du WTI USD/th 49,62 1,14% 6

Transcript of hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh...

Page 1: hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh được 100% ... tập trung vào SXKD. Những ... Lời giải cho bài toán

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

hoav

BP.NGHIÊN CỨU&PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] [email protected]

Là một phần của hệ thống tài chính, lĩnh vực ngân

hàng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức về an

ninh tài chính, không chỉ là vấn đề về công nghệ

thông tin, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng… mà

bản thân nội tại ngành ngân hàng vẫn có những rủi

ro luôn ẩn hiện. Nhìn chung, lĩnh vực tài chính tiền tệ

khó có thể tránh được 100% rủi ro nên việc đề

phòng, giải quyết những rủi ro phải luôn thường trực.

Do đó, cùng với sự chủ động của ngành ngân hàng,

các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực quản

lý và nâng cao hơn nữa sự hiểu biết của người dân,

doanh nghiệp với dịch vụ tài chính ngân hàng để đề

phòng rủi ro. Một hệ thống an toàn, ổn định sẽ đóng

góp rất lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Tin nổi bật

Tăng trưởng tín dụng: Kế hoạch 18%, Thủ tướng

giao không thấp hơn 20%

Tổng tài sản của các ngân hàng tăng đột biến

trong nửa đầu năm

Ngân hàng với nỗi lo an ninh tài chính

Khả năng sẽ có thêm đợt giảm lãi suất cho vay?

Bloomberg: Việt Nam dự báo giải ngân FDI năm

2017 đạt kỷ lục trên 16 tỷ USD

Kinh tế Mỹ ghi nhận thêm nhiều tín hiệu tích cực

trong tháng 6

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 04/8)

VN - Index 788,68 0,02%

HNX - Index 101,94 0,49%

D.JONES CK Mỹ 22.092,81 0,30%

STOXX CK C.Âu 3.507,41 1,18%

CSI 300 CK TQ 3.707,58 0,54%

Vàng (SJC cập nhật lúc 08h20 ngày 07/8)

SJC Ng.đ/L 36.350 0,14%

Quốc tế USD/Oz 1.258,30 0,75%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 22.440 0,03%

EUR/USD 1.1789 0,75%

Dầu

WTI USD/th 49,62 1,14%

6

Page 2: hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh được 100% ... tập trung vào SXKD. Những ... Lời giải cho bài toán

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Tăng trưởng tín dụng: Kế hoạch 18%,

Thủ tướng giao không thấp hơn 20%

Tại kỳ họp tháng 7, Thủ tướng y/c NHNN tiếp tục điều hành CSTT tín dụng

theo hướng giảm LS cho vay. "Dư nợ tín dụng đưa lên cao hơn hoặc bằng

20%". Bên cạnh đó, phải TTTD trên cơ sở chất lượng tín dụng và ổn định vĩ

mô… Đến cuối Q.II, TTTD đã đạt 9,06% và là mức cao nhất trong 6 năm gần

đây. Cơ cấu tín dụng, vẫn đang chuyển dịch tốt, tập trung vào SXKD. Những

lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát rất chặt thông qua giám sát, cảnh báo từ

xa và kiểm tra tại chỗ. Thông điệp của Thống đốc thời gian gần đây cũng cho

rằng có thể điều hành tín dụng ở mức cao hơn trên cơ sở diễn biến thuận lợi

của KTVM. Với y/c này của Chính phủ, liệu có hay không động thái mới từ vị tư

lệnh ngành NH thời gian tới đây?.. Tăng mạnh dư nợ tín dụng ngay từ đầu

năm, số liệu báo cáo của các NH cũng cho thấy thu nhập lãi thuần tăng trưởng

mạnh mẽ sv cùng kỳ nhờ tăng giải ngân cho các khoản vay. Đây cũng là mảng

KD truyền thống mang về nguồn thu chính cho NH... Lạm phát 7 tháng đầu

năm ở mức thấp, thậm chí, CPI tăng trưởng âm trong tháng 5&6. Dù nguyên

nhân chính khiến CPI âm xuất phát từ suy thoái cục bộ trong ngành nông

nghiệp, giá hàng hóa nông sản giảm nhưng nhờ thế CPI vẫn nằm trong tầm

kiểm soát. Thanh khoản dồi dào cùng lạm phát thấp là cơ hội để giảm LS, tăng

khả năng hấp thụ vốn của nền KT khi mức LS cho vay về mức hợp lý hơn. Trái

với lạm phát ở thời điểm này, tăng trưởng GDP theo dự báo của nhiều tổ chức

như IMF, WB sẽ khó đạt mục tiêu đề ra. GDP Q.II 6,17%, cao hơn nhiều sv

Q.I nhưng vẫn còn rất xa kỳ vọng 7% để kéo GDP cả năm lên đạt kế hoạch

6,7%. Lời giải cho bài toán mục tiêu tăng trưởng KT lại không dễ dàng. Bên

cạnh CSTT, chìa khóa khác để giải bài toán này còn là chính sách tài khóa. Tại

phiên họp, Thủ tướng đã y/c Bộ KH&ĐT khẩn trương hoàn thành giao chi tiết

kế hoạch vốn đầu tư công, hoàn thiện và trình ban hành Nghị quyết đẩy nhanh

tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Bộ KH&ĐT cũng được giao

mục tiêu phấn đấu đưa tổng vốn đầu tư toàn XH đạt 34-35% GDP đồng thời rà

soát, đẩy mạnh tháo gỡ các rào cản, các điều kiện KD không phù hợp.

Tổng tài sản của các ngân hàng tăng

đột biến trong nửa đầu năm

TTS của toàn hệ thống tín dụng đạt gần 9 triệu tỷ đồng tính đến hết 31/5/2017,

theo cập nhật thống kê mới đây của NHNN. Cụ thể, TTS của toàn hệ thống ở

thời điểm trên đạt 8,97 triệu tỷ đồng, 5,45% sv hồi đầu năm. Trong đó, TTS

của nhóm NHTMNN đạt 4,07 triệu tỷ đồng, 5,54%; TTS nhóm NHTMCP

phần đạt 3,6 triệu tỷ đồng, 5,49%; nhóm NHLD, nước ngoài có TTS đạt

858.000 tỷ đồng, 3,6% và nhóm các công ty tài chính, cho thuê tài chính có

TTS đạt 126.000 tỷ đồng, 10,2%. Như vậy có thể thấy là tổng tài sản ở nhóm

Tài chính – Ngân hàng

Page 3: hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh được 100% ... tập trung vào SXKD. Những ... Lời giải cho bài toán

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

NHTMNN tăng mạnh nhất về giá trị tuyệt đối; trong khi nhóm các công ty tài

chính, cho thuê tài chính có mức tăng mạnh nhất theo tỷ lệ phần trăm… Theo

số liệu từ BCTC hợp nhất Q.II của các NHTM, quy mô TTS của các NH đã có

sự gia tăng đột biến. Tính đến 30/6, TTS của VietinBank đã vượt mốc 1 triệu tỷ

đồng, cụ thể đạt 1,035 triệu tỷ đồng, 9,1%. Hiện VN có 3 NH có quy mô TTS

>1 triệu tỷ đó là BIDV, Agribank và VietinBank. Xét về tốc độ tăng trưởng quy

mô TTS cao nhất trong nửa đầu năm nay là ACB và SCB với tỷ lệ 14%, sau

đó là HDBank, Kienlongbank với tốc độ tăng trưởng 13%. Duy nhất trong số 17

NH đã công bố BCTC có Techcombank sụt giảm nhẹ về quy mô TTS.

“Xắn tay” thúc đẩy gói tín dụng nông

nghiệp công nghệ cao

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Phó Thống đốc Nguyễn Thị

Hồng cho biết, trong thời gian tới NHNN sẽ tích cực phối hợp với các bộ ngành

thúc đẩy gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao. Sau khi có Nghị quyết 30

của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 chỉ đạo các giải

pháp trọng tâm thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao, trong tháng 4 NHNN đã

ban hành Quyết định về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo y/c của Chính phủ.

Ngày 28/4, Thống đốc có văn bản chỉ đạo các TCTD dành nguồn vốn cho vay

chương trình này. Hiện dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,

nông nghiệp sạch khoảng 32.000 tỷ đồng. Qua phản ánh của NHTM, đây là

chương trình mới triển khai từ tháng 3, nên các NH đang hoàn thiện văn bản

hướng dẫn chi nhánh trong hệ thống triển khai chương trình. Về khó khăn trong

thực hiện chương trình dẫn đến dư nợ cho gói tín dụng này chưa được đẩy

nhanh, đó là do số lượng DN được cấp GCN DN nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao còn hạn chế. Bên cạnh đó, do chưa có công cụ phòng ngừa rủi ro,

chính sách bảo hiểm cho nông nghiệp chưa được triển khai rộng rãi và thị

trường chưa ổn định nên người dân DN còn e ngại đầu tư SX nông nghiệp

công nghệ cao. Ngoài ra, do người dân và DN chưa được cấp GCN QSH tài

sản hình thành trên đất nông nghiệp để làm thủ tục đăng ký TSĐB vốn vay tại

NH… Nhìn nhận thêm về gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao, Bộ trưởng

Chủ nhiệm VPCP cho rằng khó khăn nhất trong giải ngân gói tín dụng nông

nghiệp công nghệ cao là việc doanh nghiệp tiếp cận đất đai. Chính phủ đã

nhận được báo cáo đề xuất của Ban Thường vụ tỉnh ủy Hà Nam, UBND tỉnh

Thái Bình cho thí điểm các địa phương thực hiện Nhà nước đứng lên thuê đất

của dân rồi cho DN thuê lại. Ban cán sự Đảng Chính phủ đang y/c các bộ

ngành báo cáo tập hợp, sau đó báo cáo Bộ Chính trị để tháo gỡ vấn đề này.

Liên quan đến vấn đề ghi giá tài sản đầu tư trên đất, Bộ trưởng Bộ TN&MT cho

biết Bộ đã dự thảo thông tư liên quan đến vấn đề này và đang lấy ý kiến Bộ Tư

pháp, các bộ ngành liên quan. Trong thời gian sớm nhất sẽ ban hành thông tư

này để góp phần thúc đẩy chương trình nông nghiệp công nghệ cao.

Page 4: hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh được 100% ... tập trung vào SXKD. Những ... Lời giải cho bài toán

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Ngân hàng với nỗi lo an ninh tài chính

Theo nhận định của các chuyên gia, từ những năm 1990 đến nay, thị trường tài

chính VN có tốc độ phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, cấu trúc của hệ thống tài

chính lại không cân đối. Bên cạnh đó, thị trường tài chính có quy mô khá nhỏ.

Ngoài ra, thị trường tài chính trong nước còn bị hạn chế khi hệ thống mạng lưới

mỏng, phân bổ không đồng đều; việc cạnh tranh ngày càng tăng khi nhiều tổ

chức tài chính nước ngoài gia nhập thị trường…Chính những tồn tại và hạn chế

trên đang có sức ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của các

TCTD. Vì thế, lĩnh vực NH phải có những thay đổi để phù hợp, bảo đảm an

toàn trước những rủi ro về tài chính. Trong đó, hệ số an toàn vốn (CAR) của NH

Việt vẫn đang ở mức thấp sv quy định theo tiêu chuẩn của Basel II; ngành NH

tiếp tục đối mặt với thách thức kỳ hạn khi tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay

và đầu tư trung, dài hạn còn cao… Nói về vấn đề này, theo TS. Vũ Đình Ánh,

an ninh tài chính đối với hoạt động của các TCTD là việc đảm bảo hoạt động,

trạng thái các tài sản (tài sản nợ, tài sản có và tài sản ròng) của các TCTD được

tiến hành một cách ổn định, an toàn, vững mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng tiền gửi

và cho vay đều đặn, không có đột biến và khoảng cách giữa 2 tốc độ này

không quá lớn là đảm bảo cho sự ổn định của hoạt động NH; phải đảm bảo an

toàn tiền gửi… Tuy nhiên, hệ thống NH rất dễ gặp phải nhiều rủi ro như: Rủi ro

tín dụng là nguy cơ người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ; rủi ro về giá là

nguy cơ bị lỗ do những thay đổi không lường được của giá cả, chẳng hạn thay

đổi về LS hay tỷ giá hối đoái; rủi ro về tính thanh khoản là nguy cơ không bán

được các tài sản nhanh chóng, trừ khi chịu chiết khấu lớn; rủi ro hệ thống là

nguy cơ một hay một số khách hàng lớn không trả được nợ gây nguy hiểm cho

toàn bộ hệ thống tài chính… Để giảm thiểu những rủi ro đối với NH và CSTT,

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, các cơ quan quản lý cần tích cực đẩy mạnh tái cơ

cấu TCTD và xử lý nợ xấu theo Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu mà Quốc

hội đã thông qua cũng như Đề án tái cơ cấu các TCTD 2016-2020 vừa được

Thủ tướng ban hành. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa và CSTT cần có sự

phối hợp thống nhất và thông suốt, phải kiểm soát được rủi ro hệ thống bởi đây

là những rủi ro phức tạp, có tính chất lan truyền như từ CK sang NH và ngược

lại… Hơn nữa, ngành NH có nhiều loại hình hoạt động “ngầm”, sở hữu chéo

các TCTD… nên cần tăng cường thanh tra, giám sát, tăng khả năng phối hợp

giữa chính sách, an ninh tiền tệ và tăng cường năng lực phân tích, dự báo…

Khả năng sẽ có thêm một đợt giảm lãi

suất cho vay?

Theo Báo cáo vĩ mô và TTCK VN tháng 8 của CTCP CK KIS VN, điểm nhấn

trong tháng 7 là Quyết định 1424/QĐ-NHNN v/v cắt giảm LS điều hành 0,25%

và 0,5% trần LS cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên. Nền tảng cơ sở cho quyết

định cắt giảm LS đến từ việc lạm phát được kiểm soát với biên độ tăng liên tục

thu hẹp từ 5,22% (tháng 1) xuống 2,52% (tháng 7), đặc biệt lạm phát lõi chỉ dừng

ở mức 1,3%. Bên cạnh đó, diễn biến thị trường ngoại hối thuận lợi; thanh

Page 5: hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh được 100% ... tập trung vào SXKD. Những ... Lời giải cho bài toán

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

khoản trong hệ thống NH tích cực và LS TPCP giảm cũng tạo điều kiện cho

quyết định giảm LS… Về tác động chính sách, quyết định cắt giảm LS trên

mang tính thăm dò phản ứng thị trường do tâm lý thận trọng của NHNN. Do đó,

cần thời gian để đánh giá tác động của chính sách này. Trong trường hợp tích

cực, không loại trừ khả năng về một đợt giảm tiếp khoảng 0,25% và kéo dài

đến giữa 2018. Hiện tại, ghi nhận trên thị trường tài chính có hàng loạt NH cắt

giảm LS cho vay. Trong bối cảnh hệ số NIM của hệ thống NH VN liên tục giảm

trong thời gian qua, từ 3,07% năm 2013 xuống 2,69% năm 2016 đã ghi nhận

một số NH rục rịch giảm LS huy động đầu vào… Một chỉ báo quen thuộc, LS

qua đêm trên thị trường LNH liên tục giảm trong suốt tháng qua và tiến về gần

vùng đáy hồi tháng 09/2016. Tính đến 31/07, LS qua đêm 99 bps xuống

0,48%/năm, theo sau bởi kỳ hạn 1 tuần (0,63%/năm), 2 tuần (0,77%/năm). Theo

đó, sự khác biệt khả năng vay vốn thông qua TPCP của các NH là một trong

những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Những NH sở hữu lượng lớn

TPCP có thể sử dụng tài sản này làm tài sản bảo lãnh để vay lượng vốn giá re

từ NHNN. Trong khi NHTMCP với quy mô vốn hạn chế sẽ khó tiếp cận được

nguồn vốn trên. Qua đó, thị trường LNH ghi nhận sự dịch chuyển vốn ngắn hạn

trong hệ thống. Kỳ vọng LS qua đêm sẽ giảm về đáy (0,36%/năm) xuất hiện vào

giữa tháng 9/2016, trước khi bật tăng trở lại vào các tháng cuối năm.

Page 6: hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh được 100% ... tập trung vào SXKD. Những ... Lời giải cho bài toán

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Nhiều thách thức trong hội nhập kinh tế

Gần 2 năm sau khi Cộng đồng KT ASEAN (AEC) chính thức thành hình

(31/12/2015), nhưng mục tiêu tạo ra một thị trường và cơ sở SX chung của 10

quốc gia thành viên vẫn đang gặp nhiều thách thức. Nhiều chuyên gia đã nhận

định rằng ASEAN hội nhập rất tốt với các đối tác ngoài KV nhưng vẫn gặp

nhiều vấn đề khi hội nhập trong nội khối… Cục trưởng Cục Xúc tiến thương

mại, Bộ Công thương cho biết thách thức lớn nhất của ASEAN trong quá trình

hội nhập chính là 10 nước có trình độ phát triển khác nhau trong khi bối cảnh

KT thế giới biến đổi quá nhanh. “Một nền KT vững mạnh giống như một máy

bay có hai động cơ, đó là thị trường XK và thị trường trong KVực. Tuy nhiên,

ASEAN mới làm tốt ở thị trường XK. Một khi dựa rất lớn vào thị trường XK, nếu

môi trường xung quanh mà biến động lớn sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng

đến ASEAN”... Với VN, ASEAN là một thị trường không thể thay thế, trong đó

KT là 1 trong 3 trụ cột quan trọng bên cạnh chính trị - an ninh và VHXH, tạo

niềm tin và cơ sở cho VN hội nhập sâu hơn. “Ở giai đoạn đầu hội nhập, thông

qua ASEAN, VN đã tiếp cận thành công các thị trường vô cùng quan trọng bao

gồm Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Trung Quốc. Sắp tới, khi các thành viên

ASEAN kết nối sâu, các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan...

không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào

cho VN. Ngoài ra, các tập đoàn, NĐT Thái Lan và Singapore cũng sang VN để

SX các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế”... Theo khảo sát gần đây cho thấy

trong 10 DN được hỏi thì chưa đầy 2 DN thực sự hiểu về AEC.Theo Thứ

trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, DN chỉ có thể tận dụng được những

lợi thế của AEC khi thực sự trở thành “tay chơi” có đủ năng lực trong thị trường

ASEAN. Để có thể tận dụng được các cơ hội mà AEC mang lại, DN cũng cần

phải chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu thông tin, tư vấn cũng như tìm kiếm

đối tác và cơ hội hợp tác. GS Hidetoshi Nishimura - chủ tịch Viện Nghiên cứu

KT ASEAN và Đông Á - cho biết ASEAN đã trở thành một trong những động

lực quan trọng giúp VN duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững. ASEAN là cầu nối

cho nhiều khoản đầu tư của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN. Dự

án của các nước KV ASEAN đầu tư vào VN tập trung chủ yếu vào ngành công

nghiệp SX, chế biến, chế tạo. Để tận dụng cơ hội từ AEC, DN VN cần nghiên

cứu để mở rộng hoạt động tại thị trường ASEAN, như tiến hành đổi mới DN,

đẩy mạnh tìm hiểu, nắm bắt thông tin về AEC….

Kinh tế Việt Nam phục hồi sau "cơn

choáng" từ hiệp ước TPP

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 3/8 dẫn phân tích của giới chuyên gia cho

rằng, chính mối quan hệ mạnh mẽ hơn với châu Âu và các nước châu Á khác

Kinh tế Việt Nam

Page 7: hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh được 100% ... tập trung vào SXKD. Những ... Lời giải cho bài toán

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

đang giúp nền KT phụ thuộc vào XK của VN hồi phục sau việc TPP bị dừng lại.

Theo nội dung đã được các nước tham gia nhất trí 2016, TPP sẽ hạ thuế NK

đối với hàng hóa VN xuất sang Mỹ, Nhật và các thị trường phát triển khác.

Theo phân tích của giới chuyên gia, chính tự do hóa KT ở trong nước đã thu

hút NĐTNN mới tới VN ngay cả khi không có thỏa thuận thương mại. Bên cạnh

đó, VN biết giữ chân NĐT bằng cách đầu tư XD CSHT cũng như duy trì mức

lương tối thiểu đủ để giữ sức hấp dẫn, đồng thời miễn thuế cho các cty làm

việc trong các khu chế xuất. Theo các số liệu chính thức, đầu tư trực tiếp 2016

9%, đạt 15,8 tỷ USD. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng trong 2017. Ông

Oscar Mussons, Cố vấn cao cấp của cty tư vấn KD Dezan Shira & Associates

tại Tp.HCM, đánh giá: “VN đã chèo lái khá tốt. VN có thể củng cố các hiệp định

thương mại với các nước khác, đồng thời cố gắng quan hệ gần hơn với nước

láng giềng”. Fiachra MacCana, TBP nghiên cứu của một cty CK ở TP.HCM cho

biết, XK đang gia tăng cùng với tiêu dùng trong nước, trong khi nền KT không

gặp phải vấn đề về lạm phát. Ông nhận định tăng trưởng KT của VN sẽ duy trì

ở mức từ 6-6,5% trong vòng 5-10 năm tới. ADB cũng dự báo tăng trưởng KT

của VN sẽ đạt 6,3% trong 2017, cao hơn mức 6,21% trong 2016.

Tạp chí Anh dự báo kinh tế Việt Nam

ổn định giai đoạn 2017-2021

Bộ phận phân tích thông tin (EIU) thuộc tạp chí Economist (Anh) cho biết, VN sẽ

duy trì ổn định KT trong 2017-2021 bất chấp những biến động trong nước và

quốc tế. KT VN vẫn đang đi đúng hướng nhằm bảo đảm mức tăng trưởng 6,3%

trong 2017 nhờ các chính sách quyết liệt. Dự báo, KT VN sẽ tăng nhẹ lên mức

6,5% trong 2018. Về tổng thể trong cả giai đoạn này, tăng trưởng KT của VN

dự báo ở mức 6,2-6,3%, duy trì được vị thế là một trong những nền KT tăng

trưởng nhanh nhất trong KV. EIU lạc quan về sự phát triển lành mạnh của lĩnh

vực tiêu dùng tư nhân, nhờ mức lương tăng nhanh và khả năng tiếp cận tín

dụng dễ dàng hơn. Bên cạnh sự phát triển của du lịch, KT tư nhân cũng sẽ

được tạo điều kiện phát triển mạnh hơn nhờ thông thoáng về thủ tục và cơ chế

trong xu thế hội nhập KT toàn cầu ngày càng sâu rộng. Đầu tư nước ngoài vào

VN, đặc biệt trong khối các DN SX đồ điện tử XK, sẽ tiếp tục đà tăng trưởng, là

động lực thúc đẩy XK tăng trưởng 9,1% trong 2017. Đây là kết quả một phần

của việc NĐT rút khỏi thị trường lao động TQ để cắt giảm chi phí. Tuy nhiên,

XK tăng trưởng cũng đồng nghĩa với việc tăng NK, và tác động đến tốc độ tăng

trưởng GDP. Dự báo KT VN sẽ tăng trưởng chậm lại trong 2019-2020 vì lý do

trên, kết hợp với sự thắt chặt CSTT của VN và các yếu tố bên ngoài như KT

TQ tăng trưởng chậm lại trước đó. Áp lực về lạm phát của VN trong 2017-2021

sẽ luôn ở trong tầm kiểm soát. Dự báo lạm phát trong 2017-2018 sẽ lần lượt là

3,4% và 3,8%, sv mức 2,7% trong 2016. Hiện nay là thời điểm thuận lợi để VN

tiếp tục xu hướng tự do hóa nền KT trên 3 động lực. (i) Các thỏa thuận thương

mại quốc tế. Bên cạnh việc triển khai các thỏa thuận KT hiện có trong khuôn

Page 8: hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh được 100% ... tập trung vào SXKD. Những ... Lời giải cho bài toán

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

khổ Cộng đồng KT ASEAN, 2017-2021 cũng là thời điểm VN triển khai thực

hiện các thỏa thuận thương mại tự do quan trọng với Hàn Quốc, Liên minh KT

Á-Âu và EU. Bất chấp những trở ngại do việc Mỹ rút khỏi TPP, VN cần tiếp tục

tiến trình tự do hóa KT và hỗ trợ thương mại mở một cách sâu rộng hơn. (ii) Xu

hướng tự do hóa KT tại VN cũng sẽ được hỗ trợ nhiều bởi quá trình CPH

DNNN đang trở nên hiệu quả hơn, đóng góp trực tiếp cho sự ổn định tài khóa

vĩ mô. (iii) Tái cấu trúc ngành NH cần tiếp tục là ưu tiên chính của Chính phủ.

NHNN cần tiếp tục các nỗ lực hiện nay nhằm củng cố lĩnh vực NH thông qua

các biện pháp sáp nhập và mua lại. Về lâu dài, VN sẽ từng bước nới rộng trần

tỷ lệ sở hữu đối với NĐTNN vào các NH VN đang ở mức 30% hiện nay.

Bloomberg: Việt Nam dự báo giải ngân

FDI năm 2017 đạt kỷ lục trên 16 tỷ

USD

VN dự báo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được giải ngân sẽ tăng lên mức kỷ

lục trong 2017 khi Chính phủ tăng cường nỗ lực thu hút các cty đặt nhà máy tại

đất nước. Giải ngân FDI sẽ vượt mức 16 tỷ USD trong 2017, trong khi mức đầu

tư nước ngoài cam kết có thể tăng lên 28 tỷ USD. VN đang tận dụng mức chi

phí nhân công thấp và lực lượng lao động tre giúp duy trì sức hấp dẫn của đất

nước như một trung tâm SX. World Bank dự đoán tăng trưởng KT VN sẽ đạt

6% cho đến 2019, một trong số những nước phát triển nhanh nhất thế giới.

Tăng trưởng FDI cho đến nay rất ấn tượng và dự kiến sẽ tiếp tục trong 2017.

Cần thu hút thêm FDI vào các lĩnh vực như XK, năng lượng và công nghệ cao

bằng cách XD một môi trường KD thân thiện hơn. Cạnh tranh ở ASEAN đang

gia tăng khi các Chính phủ Philippines, Indonesia đều tăng chi phí CSHT. Tại

VN, Thủ tướng vừa thành lập một nhóm tư vấn KT, bao gồm các nhà KT từ các

trường đại học ở Mỹ, Nhật và Singapore để giúp đưa ra các chính sách đẩy

mạnh tăng trưởng. Tháng trước, NHNN cũng quyết định cắt giảm LS cơ bản

lần đầu tiên trong vòng 3 năm.

Page 9: hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh được 100% ... tập trung vào SXKD. Những ... Lời giải cho bài toán

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Toanf

Châu Âu - BoE lại hạ dự báo tăng

trưởng vì Brexit

NHTW Anh (BoE) lên tiếng cảnh báo trong ngày thứ 3/8 rằng KT Anh đang tăng

trưởng chậm lại do tình trạng bất ổn kéo dài về Brexit. Cụ thể, BoE đã hạ dự

báo tăng trưởng trong 2017 từ 1,9% xuống 1,7%. Ngoài ra, cơ quan này cũng

giảm bớt kỳ vọng cho 2018 từ 1,7% xuống 1,6%. Đây đã là lần hạ dự báo thứ 2

kể từ tháng 5/2017. GBP 0,8% sv USD sau tuyên bố của BoE. BoE cho biết

tăng trưởng có khả năng vẫn chậm chạp vì mức lương trả cho người lao động

không tăng như trong quá khứ. Tiền lương đã bị tác động mạnh bởi giá hàng

hóa ngày càng cao - một kết quả trực tiếp từ đà sụt 13% của GBP sau cuộc

trưng cầu dân ý về Brexit hồi 2016. Các tác động lên người tiêu dùng nhiều

khả năng sẽ gia tăng thêm nữa và cơ quan này đã hạ dự báo tăng trưởng tiền

lương trong tương lai. Thống đốc của BoE, nhận định rằng DN hiện đang trì

hoãn các quyết định đầu tư vì sự bất ổn về Brexit. “KT Anh đã tăng trưởng

chậm lại”. Anh ghi nhận mức tăng trưởng yếu nhất trong EU trong Q.I và GDP

trong Q.II chỉ bằng ½ mức tăng của EU (0,6%). Ngoài ra, BoE còn quyết định

giữ nguyên LS ở mức thấp kỷ lục 0,25%...

Báo Anh: Nước Anh sẵn sàng trả tới 40

tỷ EUR để rời khỏi EU

Reuters dẫn nguồn tin từ Sunday Telegraph rằng, nguồn tin cấp cao Chính phủ

Anh cho biết: "Chúng tôi biết rằng lập trường (EU) là 60 tỷ EUR nhưng điểm

mấu chốt thực tế là 50 tỷ EUR. Con số của chúng gần hơn với 30 tỷ EUR,

nhưng con số đạt được thực tế là 40 tỷ EUR...". Anh trước đó cho biết sẽ sẵn

sàng trả bất cứ khoản nợ nào còn tồn tại, song không đưa ra con số cụ thể.

Mỹ - Kinh tế ghi nhận thêm nhiều tín

hiệu tích cực trong tháng 6

Số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 4/8 cho thấy cho biết thâm hụt

thương mại trong tháng 6 5,9% xuống còn gần 44 tỷ USD, mức thấp nhất kể

từ tháng 10/2016. Con số này thấp hơn sv mức dự báo của các chuyên gia KT

là 45 tỷ USD. Sự sụt giảm này phần lớn nhờ vào kim ngạch XK hàng hóa thực

tế tăng vọt và chạm mốc cao nhất mọi thời đại gần 127 tỷ USD trong cùng

tháng. Sáu tháng đầu năm, XK hàng hóa và DV 1,2% lên mức hơn 194 tỷ

USD, mức cao nhất kể từ tháng 12/2014, chủ yếu nhờ vào việc xuất khẩu các

mặt hàng thực phẩm và phương tiện chạy bằng động cơ. Trong khi đó, kim

ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 0,2% xuống còn 238 tỷ USD.

Tháng 6 ghi nhận mức thâm hụt thương mại với TQ >3% xuống còn gần 33

tỷ USD, khi lượng XK hàng hóa sang TQ 4,7%, trong khi lượng NK >1%.

Trong tháng 7, nền KT Mỹ tiếp tục tạo thêm được nhiều việc làm mới, đặc biệt

trong lĩnh vực nhà hàng và chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, trong 7 đã tạo thêm

209.000 việc làm, cao hơn mức dự báo của các nhà phân tích. Số công việc

mới gia tăng đã giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,3%. Những số liệu

khả quan trên được xem là tín hiệu tích cực đối với nền KT Mỹ.

Kinh tế Quốc tế

Page 10: hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh được 100% ... tập trung vào SXKD. Những ... Lời giải cho bài toán

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

http://www.bloomberg.com/markets/

http://www.sjc.com.vn/

http://goldprice.org/vi/index.html

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?centerWidth=80%25&leftWidth=20%25&rightWidth=0

%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-

state=az57x7njj_4&_afrLoop=564852868666178#!%40%40%3F_afrLoop%3D564852868666178%26center

Width%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26sh

owHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D1cs37zaa0q_4

Tài chính - NH http://cafef.vn/ngan-hang-voi-noi-lo-an-ninh-tai-chinh-20170806150723266.chn

http://cafef.vn/kha-nang-se-co-them-mot-dot-giam-lai-suat-cho-vay-20170806142740766.chn

http://www.vietnamplus.vn/xan-tay-thuc-day-goi-tin-dung-nong-nghiep-cong-nghe-cao/459326.vnp

http://ndh.vn/tang-truong-tin-dung-ke-hoach-18-thu-tuong-giao-khong-thap-hon-20--

20170804011631200p149c165.news

http://cafef.vn/tong-tai-san-cua-cac-ngan-hang-tang-dot-bien-trong-nua-dau-nam-20170805160802063.chn

Tin KT vĩ mô http://vietstock.vn/2017/08/nhieu-thach-thuc-trong-hoi-nhap-kinh-te-761-552004.htm

https://www.stockbiz.vn/News/2017/8/5/762068/tap-chi-anh-du-bao-kinh-te-viet-nam-on-dinh-giai-doan-2017-

2021.aspx

https://www.stockbiz.vn/News/2017/8/4/761936/kinh-te-viet-nam-phuc-hoi-sau-con-choang-tu-hiep-uoc-

tpp.aspx

http://ndh.vn/bloomberg-viet-nam-du-bao-giai-ngan-fdi-nam-2017-dat-ky-luc-tren-16-ty-usd-

20170804021829128p145c151.news

Tin KT Quốc tế http://vietstock.vn/2017/08/so-viec-lam-o-my-tang-manh-hon-du-bao-ty-le-that-nghiep-xuong-muc-43-772-

551979.htm

http://ndh.vn/kinh-te-my-ghi-nhan-them-nhieu-tin-hieu-tich-cuc-trong-thang-6-

20170806085537591p145c151.news

https://tradingeconomics.com/united-states/unemployment-rate

https://tradingeconomics.com/united-states/balance-of-trade

Page 11: hoav - sacombank.com.vn tin Ki… · ... lĩnh vực tài chính tiền tệ khó có thể tránh được 100% ... tập trung vào SXKD. Những ... Lời giải cho bài toán

https://haokhi.sacombank.com/web/view.aspx?ZoneID=2017&SubzoneID=2020

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG Lãi suất LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bất động sản BĐS Mua bán, sáp nhập M&A

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng NH

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng bán le NHBL

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng Nhà nước NHNN

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP

Doanh nghiệp Nhà nước DNNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMNN

Doanh nghiệp tư nhân DNTN Ngân sách Nhà nước NSNN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Nhập khẩu NK

Dự án DA Sản xuất kinh doanh SXKD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tài sản bảo đảm TSBĐ

Đăng ký Kinh doanh ĐKKD Tổ chức tín dụng TCTD

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng tài sản TTS

Giấy chứng nhận GCN Tổng SP quốc nội GDP

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Hợp đồng tín dụng HĐTD Trái phiếu Chính phủ TPCP

Khách hàng doanh nghiệp KHDN Trái phiếu Doanh nghiệp TPDN

Khách hàng cá nhân KHCN Thị trường chứng khoán TTCK

Kinh tế vĩ mô KTVM Việt Nam VN

Kho bạc Nhà nước KBNN Vốn điều lệ VĐL

Khu vực KV Vốn tự có VTC

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Xã hội XH

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Xuất khẩu XK

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Ngân hàng thế giới World Bank Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Hiệp hội Thép VN VSA

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM HOSE

Liên minh châu Âu EU Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Tổng cục thống kê GSO