Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng...

123
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng Thương mại là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế, nó là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ-tớn dụng với 3 nghiệp vụ chính: nghiệp vụ nợ (huy động tạo nguồn vốn), nghiệp vụ có (sử dụng vốn) và nghiệp vụ trung gian(thanh toán hộ khách hàng). Giữa 3 nghiệp vụ này có một mối liên hệ khăng khít, tương hỗ lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho Ngân hàng Thương mại. Rủi ro này có nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của Ngõn hàng.Cú nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy Ngân hàng đến phá sản. Để đảm bảo Ngân hàng có thể thu hồi được vốn cho vay thỡ cỏc hồ sơ vay vốn của khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định và quá trình thẩm định của Ngân hàng. Do vậy thẩm định tín dụng là một vấn đề rất phức tạp và cần thiết trước khi Ngân hàng cấp vốn cho khách hàng vay. Hiện nay các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đều có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao do việc cho vay nhưng đã hết hạn mà vẫn chưa thu hồi được. Điều này ảnh hưởng tới thu nhập, khả năng hoạt động an toàn của Ngân hàng. Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội, em thấy nhu cầu tín dụng tại Ngân hàng là rất nhiều, đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa có rất nhiều dự án đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và lĩnh vực 1

description

Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Transcript of Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng...

Page 1: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng Thương mại là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong

nền kinh tế, nó là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ-tớn dụng với 3

nghiệp vụ chính: nghiệp vụ nợ (huy động tạo nguồn vốn), nghiệp vụ có (sử dụng vốn) và

nghiệp vụ trung gian(thanh toán hộ khách hàng). Giữa 3 nghiệp vụ này có một mối liên hệ

khăng khít, tương hỗ lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho Ngân hàng Thương

mại. Rủi ro này có nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của Ngõn

hàng.Cú nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy Ngân hàng

đến phá sản. Để đảm bảo Ngân hàng có thể thu hồi được vốn cho vay thỡ cỏc hồ sơ vay vốn

của khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định và quá trình thẩm định của Ngân

hàng. Do vậy thẩm định tín dụng là một vấn đề rất phức tạp và cần thiết trước khi Ngân hàng

cấp vốn cho khách hàng vay. Hiện nay các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đều có tỷ lệ nợ

xấu, nợ quá hạn cao do việc cho vay nhưng đã hết hạn mà vẫn chưa thu hồi được. Điều này

ảnh hưởng tới thu nhập, khả năng hoạt động an toàn của Ngân hàng.

Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội, em thấy

nhu cầu tín dụng tại Ngân hàng là rất nhiều, đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa có rất nhiều dự án

đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và lĩnh vực đang được thực hiện, vấn đề

thẩm định tín dụng được đặc biệt quan tõm.Vỡ lý do đó em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công

tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân

Đội” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề được kết cấu làm 3 chương:

Chương I:Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại.Chương II:Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội. Chương III:Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Đặng Anh Tuấn đã tận tình chỉ

dạy, giúp đỡ và các anh chị tại Ngân hàng TMCP Quân đội đã nhiệt tình hướng dẫn em trong

quá trình học tập và nghiên cứu. Vì thời gian và kinh nghiệm còn thiếu, chuyên đề này không

tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình của

các thầy cô và anh chị trong Ngân hàng để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

1

Page 2: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 1

THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM1.1.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG – KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

1.1.1.Khái niệm Tín dụng Ngân hàngTín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Thương mại và các Tổ chức

tín dụng với chủ thể khác trong nền kinh tế, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh

nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Với công nghệ Ngân hàng hiện nay, tín dụng

Ngân hàng càng trở thành một hình thức tín dụng không thể thiếu ở cả trong nước và quốc tế.

Tín dụng Ngân hàng không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời

thừa vốn sang nơi tạm thời thiếu vốn mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một

tổ chức trung gian đó là Ngân hàng. Tín dụng Ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan

hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là

quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bờn cựng có

lợi. Đối tượng cho vay của Ngân hàng là tiền tệ. Do đó tín dụng Ngân hàng đã khắc phục được

những hạn chế của tín dụng thương mại về quy mô, thời gian và phương hướng hoạt động.

1.1.2.Phân loại tín dụng Ngân hàngCó rất nhiều cách phân loại tín dụng Ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhau tuỳ theo

mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêu thức sau:

*Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được chia làm 3 loại sau:

+ Tín dụng ngắn hạn:là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng

vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh

nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng cá nhân.

+ Tín dụng trung hạn:Có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ

nhu cầu mua sắm tài sản cố định cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình

nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

+ Tín dụng dài hạn:là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp

vốn cho xây dựng cơ bản, cái tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần vốn

tối thiểu cho hoạt động sản xuất.

2

Page 3: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp*Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng Ngân hàng chia thành 2 loại:

+ Tín dụng tiêu dùng:là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia

đỡnh…Tớn dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên.

+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá :là loại tín dụng được cấp cho các doanh

nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh.

*Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay cú các loại tín dụng sau:

+ Tín dụng có bảo đảm:là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tài

sản tương đương thế chấp, cú các loại hình như:cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh.

+ Tín dụng không có bảo đảm:là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra

không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp.

*Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng, cú các hình thức:

+Cho vay:Cho vay là việc Ngân hàng cấp vốn cho khách hàng với cam kết khách hàng

sẽ hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ

yếu của Ngân hàng Thương mại để tạo ra lợi nhuận,là khoản mục tài sản chiếm tỷ trọng lớn

nhất trong khoản mục tín dụng.Chỉ có lãi suất cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự

trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn, chi phí thuế và các khoản chi phí rủi ro đầu tư.

Cho vay được chia thành:

+ Chiết khấu thương phiếu: Chiết khấu thương phiếu là việc Ngân hàng ứng trước

một giá trị cho thương phiếu đổi lấy việc chuyển giao quyền sở hữu thương phiếu. Thương

phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụ giữa khách

hàng với nhau. Người bỏn(hoặc người thụ hưởng)cú thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền

người mua(hoặc người phải trả) hoặc mang đến Ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn.

+Thấu chi:Là nghiệp vụ cho vay qua đó Ngân hàng cho phép người vay được chi trội

trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian

xác định.

• Cho vay luân chuyển:Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng

hoỏ.Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, Ngân hàng cho vay để mua hàng và thu nợ

khi doanh nghiệp bán hàng.

3

Page 4: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

• Cho vay trực tiếp từng lần:Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của Ngân

hàng đối với những khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để

cấp hạn mức thấu chi.

• Cho vay theo hạn mức: Đõy là nghiệp vụ tín dụng theo đó Ngân hàng thoả

thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng.Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối

kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản

xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng.

• Cho vay gián tiếp:Phần lớn cho vay của Ngân hàng là cho vay trực tiếp.Hỡnh

thức cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian(tổ, đội, Hội nông

dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh…).

• Cho vay trả góp:Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó Ngân hàng cho

phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận và thường áp

dụng đối với những khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc lâu bền.

+Bảo lãnh: Là cam kết của Ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện

nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của Ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng

nghĩa vụ như cam kết.Bảo lãnh thường có 3 bờn: Bờn hưởng bảo lónh,bờn được bảo lãnh và

bên bảo lónh.Bảo lónh là hình thức tài trợ thông qua uy tín của Ngân hàng cho khách hàng,qua

đó khách hàng có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hoá, thực hiện được các hoạt động

sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi.

+Cho thuê tài sản(thuờ-mua): Thuê mua là sự thoả thuận trong đó người cho thuê

chuyển cho người đi thuê quyền sử dụng một loại tài sản trong một thời gian nhất định.

Hoạt động cho thuê bắt nguồn từ doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp thiết bị, nhà cửa

có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Do người mua không đủ tiền mua, hoặc chỉ có nhu cầu

sử dụng trong thời gian ngắn hơn thời gian khấu hao của tài sản…đó làm nảy sinh nhu cầu cho

thuờ.Cho thuờ cú hai hình thức chủ yếu là cho thuê nghiệp vụ và thuê tài chớnh.Cho thuờ

nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thuê trong thời gian ngắn, người đi thuê không có dự định “mua tài

sản đó để sử dụng lâu dài.Cho thuê tài chính đáp ứng nhu cầu cho thuê trong thời gian dài và

người đi thuê có quyền mua lại tài sản khi hết hợp đồng thuờ.Trong nghiệp vụ cho thuờ,Ngõn

hàng phải xuất tiền theo yêu cầu của khách hàng và sau một thời gian nhất định phải thu đủ

4

Page 5: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpgốc và lãi. Tài sản cho thuê thường là tài sản cố định.Vỡ vậy cho thuê được xếp vào tín dụng

trung và dài hạn.Khỏch hàng phải trả gốc và lãi dưới hình thức tiền thuê hàng kỳ.

1.2.THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM

1.2.1.Khái niêm, mục đích và ý nghĩa của thẩm định tín dụngThẩm định tín dụng Ngân hàng là việc xem xét, đánh giá hồ sơ khách hàng bao gồm hồ

sơ pháp lý, hồ sơ năng lực tài chính và hồ sơ phương án, dự án vay vốn trên cơ sở đảm bảo

nguyên tắc cho vay, nguyên tắc giá trị thời gian của tiền với chi phí vốn đầu tư để đưa ra kết

luận về hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án phục vụ cho quyết định cho vay của Ngân

hàng.

Việc thẩm định tín dụng trước khi cấp vốn cho khách hàng nhằm các mục đích:

- Hạn chế rủi ro tín dụng: Đây là vấn đề mà Ngân hàng quan tâm hàng đầu.Khi tổn thất

xảy ra,trước hết thu nhập của Ngân hàng giảm sút, dẫn đến tỷ suất lợi tức và thị giá cổ phiếu

Ngân hàng giảm, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

- Hạn chế rủi ro đạo đức trong kinh doanh Ngân hàng.

- Ổn định thị trường tài chính.

Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của Ngân

hàng Thương mại, là nguồn mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng nhưng tiềm ẩn rất

nhiều rủi ro. Do đó công tác thẩm định tín dụng trước khi cấp vốn cho khách hàng là thực sự

cần thiết. Mỗi hồ sơ vay vốn đều phải tuân thủ các thủ tục và đầy đủ giấy tờ cần thiết trong đó

có phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư.Quỏ trỡnh thẩm định sẽ giúp Ngân hàng

tính toán và dự báo được hiệu quả của phương án và dự án mang lại cho Ngõn hàng,khỏch

hàng, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Từ đó Ngân hàng sẽ có quyết định cho vay, đầu tư

đúng đắn, mang lại hiệu quả cao. Nếu công tác thẩm định tín dụng kém sẽ gây thiệt hại cho

Ngõn hàng,nghiờm trọng hơn là ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của Ngân hàng, mất uy tín

cho Ngân hàng…và có thể làm Ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.

Như vậy thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay thực sự cần thiết và có ý nghĩa

quan trọng đối với Ngân hàng Thương mại. Một Ngân hàng hoạt động an toàn với các khoản

vay có chất lượng sẽ thu hút được khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng

trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới

5

Page 6: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.2.2. Nội dung thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng1.2.2.1.Thẩm định tình hình chung của khách hàng.

*Đánh giá về năng lực pháp lý.

- Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đỡnh,cơ sở sản xuất kinh doanh:

+Cá nhân vay vốn là công dân Việt nam có đủ từ 18 tuổi trở lên.

+Không bị mất hoặc hạn chế năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

+Căn cứ xác định nhõn thõn:sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hoặc các giấy tờ tùy

thân khác như giấy phép lái xe, hộ chiếu…

+Giấy phép hành nghề, giấy đăng ký kinh doanh(trong trường hợp pháp luật quy định

phải có)

- Đối với khách hàng là doanh nghiờp:

+Doanh nghiệp vay vốn phải có đầy đủ tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân)

theo quy định của pháp luật.

+Xem xét điều lệ, quy chế tổ chức hoạt động của doanh nghiệp để nắm rõ phương thức

quản trị,điều hành,xỏc định người đại diện theo pháp luật, trong quan hệ với các tổ chức, cỏ

nhõn(Chủ tịch hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc).

+Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các giấy tờ về sự ủy quyền vay vốn…phải có

hiệu lực trong thời hạn cho vay.

*Đánh giá về trình độ tổ chức và quản lý

-Mô hình tổ chức quản lý của khách hàng có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô hoạt

động khụng, cú những ưu điểm, thuận lợi,khú khăn gì trong việc quản lý.

-Mô hình quản lý có mang tính chuyên môn hóa cao, tiếp cận các phương thức quản lý hiện

đại hay không.

*Đánh giá về mức độ rủi ro.

-Rủi ro về chính sách, chế độ Nhà nước.

-Rủi ro bất khả kháng (thiên tai,định họa…)

-Rủi ro về phương diện thị trường.

-Các loại rủi ro khác.

*Đánh giá về năng lực,kinh nghiệm quản lý, tư cách lãnh đạo doanh nghiờp (Giám đốc,

Phó Giám đố, Kế toán trưởng.

6

Page 7: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm lãnh đạo.

-Thời gian công tác, đảm nhiệm chức vụ, kết quả hoạt động của Doanh nghiệp từ sau khi

Ban lãnh đạo đảm nhiệm chức vụ so với trước đây.

-Nhận xét về tư cách đạo đức thông qua tiếp xúc, tìm hiểu các mối quan hệ của Lãnh đạo

doanh nghiệp.

-Tác phong, phương pháp điều hành, tính chuyên nghiệp trong quản lý.

-Sự đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo.

-Sự am hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh, dự ỏn,thị trường của Ban lãnh đạo.

-Tầm nhìn và định hướng phát triển doanh nghiệp.

-Khả năng xử lý đối với các biến động bất lợi mà Doanh nghiờp, dự án có khả năng gặp

phải.

Việc tổ chức đánh giá trình độ tổ chức quản lý và uy tín của khách hàng nhằm hạn chế đến

mức thấp nhất rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như:rủi ro về đạo đức, rủi ro về

thiếu kinh nghiêm, trình độ, năng lực, khả năng thích ứng với thị trường, phát hiện những âm

mưu lừa đảo ngay từ đầu của một số khách hàng.

*Uy tín của khách hàng

-Mối quan hệ với cỏc Ngõn hàng:xem xét, đánh giá về mức độ tín nhiệm trong quan hệ với

các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhất là với TCB trong doanh số tiền gửi, trả nợ tiền vay,thực

hiện cam kết.

-Mối quan hệ về công nợ, thanh toán của khách hàng với các bạn hàng.

-Vị trí của khách hàng trên thương trường:chất lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm

của khách hàng ở mức độ nào trên thị trường, mức độ chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm.

*Đánh giá về quá trình phát triển và tình hình hoạt động của khách hàng

-Quá trình thành lập và phát triển, tăng trưởng của khách hàng,mục tiêu hoạt động của

khách hàng, có thời kỳ nào suy thoái không, có gặp phải biến cố,sự kiện xấu nào không, việc

khắc phục như thế nào.

-Những thành tích đã đạt được trong quá trình hoạt động.

-Quy mô kinh doanh, công nghệ thiết bị, địa điểm hoạt động, loại hình sở hữu, những sản

phẩm chính, những tiện ích, những mối quan hệ về tiêu thụ sản phẩm, quan hệ về tài chính.

-Hoạt động kinh doanh hiện tại, các sản phẩm chính những năm gần đây.

7

Page 8: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Xem xét chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp, mục tiờu,dự định, mục đích của Doanh

nghiệp, chiến lược phải mang tính thực tiễn trong phạm vi nguồn lực mà doanh nghiệp có,

đồng thời phải có tính linh hoạt đủ để đáp ứng khả năng thay đổi của thị trường.

-Phân tích khả năng cạnh tranh và phương thức tiếp thị của khỏch hàng:khỏch hàng phải tự

khẳng định vị trí của mỡnh trờn thị trường bằng nguồn lực của mình (kinh nghiêm, quy mô,

tính linh hoạt, khả năng quản lý, trình độ công nghệ…)Doanh nghiệp phải xác định được vị

thế của mình với khách hàng, xem xét chiến lược cạnh tranh qua xác định điểm mạnh, điểm

yếu của Doanh nghiệp qua hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa.

*Đánh giá về tài sản thế chấp

-Người vay có những tài sản thế chấp thích hợp đối với những món vay không?

-Tài sản thế chấp có đủ để trang trải món vay, lãi suất, phí, lệ phí và tất cả các chi phí phát

sinh khác.

1.2.2.2.Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng

*Tài liệu sử dụng để phân tích

Các báo cáo trong 3 năm gần nhất và số liệu tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại.Cỏc

tài liệu tham khảo khỏc:Bỏo cỏo tình hình công nợ, các khoản phải thu, các khoản phải trả,

hàng tồn kho…

*Nguyên tắc thẩm định, phân tích:

Việc thẩm định và phân tích tài chính của khách hàng chủ yếu dựa trên cơ sở các số liệu

do khách hàng cung cấp. Do đó, cần phải thẩm tra căn cứ lập báo cáo tài chính và tính xác

thực của các thông tin, số liệu được cung cấp, cụ thể:

+ Chế độ kế toán áp dụng, nguyên tắc hạch toán.

+ Nguồn số liệu: Được kiểm toán độc lập? Được cơ quan thuế chấp thuận? Do doanh

nghiệp tự lập?

+ Nội dung, số liệu khớp đúng của Báo cáo tài chính.

+ Kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng: Trị giá hàng tồn kho, các khoản phải thu,

các khoản phải trả (cho ai? ở đâu?), tài sản cố định hữu hình, ...để so sánh với số liệu trong

Báo cáo tài chính.

8

Page 9: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpViệc phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng được dựa trên cơ sở nhiều

năm (thường là 02 năm gần nhất), so sánh sự tăng giảm về số tuyệt đối, số tương đối giữa các

năm, từ đó rút ra những nhận xét về xu hướng tăng trưởng, phát triển và tính ổn định, an toàn.

Phân tích các tồn tại và biện pháp khắc phục.

Đối với khách hàng chưa đủ 02 năm hoạt động, việc phân tích dựa vào các số liệu tài

chính đầu kỳ và cuối kỳ.

Lưu ý: Khi đánh giá, nhận xét, cần phải nhìn một cách tổng thể về các chỉ tiêu đánh giá,

so sánh với thực tế cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng để đảm bảo tính

khách quan, chính xác và toàn diện.

* Các chỉ tiêu tài chính sử dụng để phân tích, đánh giá

Khi tiến hành phân tích, cần nghiên cứu, tham khảo, lựa chọn các chỉ tiêu sao cho phù

hợp với điều kiện thực tế của từng khách hàng, từng lĩnh vực kinh doanh và từng địa bàn cụ

thể. Các chỉ tiêu sau đây được tính toán trên cơ sở thông tin số liệu các khoản mục (mã số:

MS) trên Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) và Kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số

B02-DN) ban hành theo QĐ 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

1. Nhóm cỏc chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:

Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình trạng thanh khoản ngắn hạn của doanh

nghiệp và là mối quan tâm hàng đầu trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Đặc biệt là

các Hệ số thanh toán ngắn hạn, Hệ số thanh toán nhanh và Hệ số thanh toán hiện hành.

- Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Knh >

= 1 là đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn. Trường hợp Knh < 1 sẽ đặt doanh nghiệp vào

tình trạng gặp rủi ro về khả năng thanh khoản. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn có tài sản

lưu động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- Hệ số thanh toán hiện hành:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc bán

hàng tồn kho. Tuy nhiên, khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến tỷ lệ và khả năng thu hồi của

các khoản phải thu. Thông thường, Khh = 1 là tương đối lý tưởng.

9

Page 10: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp- Hệ số thanh toán lãi vay:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trả lãi hàng năm của doanh nghiệp đối với ngân hàng như thế

nào. Kl càng lớn càng tốt, nó tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng vốn vay.

- Hệ số thanh toán nhanh:

Đây là chỉ tiêu bổ sung cho Hệ số thanh toán ngắn hạn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh

toán nhanh, mang tính chất tức thì, ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà

không phụ thuộc vào việc thu hồi các khoản phải thu và bán hàng tồn kho. Thông thường, K n =

0,3 - 0,5 lần là tương đối đảm bảo . Cũng cần chú ý rằng, nếu hệ số này quá cao (K n > 0,5 )

chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa cao, đó là biểu hiện của tình trạng ứ

đọng vốn.

2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn (khả năng độc lập về tài chính):

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng

vốn vay của doanh nghiệp.

- Hệ số nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc về vốn của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Nếu Hn

càng lớn chứng tỏ sự không an toàn về vốn, dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

- Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định:

-

Tỷ suất này phản ánh số vốn chủ sở hữu được dùng để trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn. Nếu

Hcđ > 1 chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng, ổn định. Nếu H cđ < 1 có nghĩa là một bộ phận

tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn vay nợ.

- Tỷ suất tự tài trợ:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập, tự chủ về vốn của doanh nghiệp. Nó cho biết trong

tổng nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ

tiêu này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hệ số nợ

- Tỷ suất đầu tư:

10

Page 11: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tỷ suất đầu tư phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu

hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kết

luận tỷ suất này là tốt hay chưa tốt còn tuỳ thuộc vào từng ngành nghề sản xuất kinh doanh và

từng giai đoạn cụ thể. Thông thường, các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động hoặc doanh

nghiệp sản xuất thì tỷ suất này khá cao.

Vốn lưu động thường xuyên

Chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đỏnh giá cơ cấu vốn và sử dụng von của doanh nghiệp.

Nếu Vtx càng lớn thỡ tớnh ổn định trong sản xuất kinh doanh càng vững chắc.

Nếu Vtx < 0 chứng tỏ một phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn được hình thành bằng nguồn

vốn ngắn hạn, đây là biểu hiện của việc sử dụng vốn sai mục đích và không an toàn, lành

mạnh về mặt tài chính, dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản.

3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp.

- Vòng quay vốn lưu động:

Trong đó:

Tà i sả n lư u độ ng

2

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ quay vòng vốn lưu động của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng

vốn lưu động tỷ lệ thuận với vòng quay vốn lưu động, nghĩa là nếu Vvlđ tăng thì hiệu quả sử

dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.

-Vòng quay hàng tồn kho

Trong đó:

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ quay vòng của lượng hàng tồn kho. Số vòng quay HTK càng cao

càng tốt, bởi lẽ khi đó vốn được quay vòng nhanh, hạn chế tình trạng bị ứ đọng vốn, đồng thời

tạo được doanh số hàng bán cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý nếu doanh nghiệp duy trì lượng

hàng tồn kho dưới dạng nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm để đáp ứng nhu cầu sản xuất

hoặc dự trữ hàng tồn kho do dự đoán về giá cả thị trường có thể biến động tăng giảm trong kỳ

kế hoạch thì đây là sự dự trữ hợp lý.

11

Page 12: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp- Chu kỳ vốn lưu động (số ngày một vòng quay vốn lưu động):

Chỉ tiêu này phản ánh thời gian trung bình của một vòng quay vốn lưu động. Thời gian luân

chuyển (số ngày một vòng quay) vốn lưu động càng ngắn thì tốc độ luôn chuyển vốn lưu động

càng nhanh và ngược lại. Chu kỳ vốn lưu động phụ thuộc vào đặc điểm từng ngành nghề, lĩnh

vực hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc tính toán chu kỳ vốn lưu động một cách chính xác giúp ngân hàng có thể xác định thời

hạn cho vay vốn lưu động, đặc biệt quan trọng đối với phương thức cho vay theo hạn mức tín

dụng.

Quy ước về Số ngày trong kỳ: 1năm =360 ngày, 1quý =90ngày, 1tháng=30 ngày).

- Chu kỳ hàng tồn kho (Số ngày một vòng quay hàng tồn kho):

Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Việc tính toán chỉ tiêu này

nhằm so sánh với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có phù hợp không.

- Chu kỳ các khoản phải thu (Số ngày một vòng quay các khoản phải thu):

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày trung bình cần thiết để thu được các khoản phải thu.

- Vòng quay các khoản phải thu:

Trong đó:

c kh oả n ph ải

th u

2

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt

của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng cao càng tốt, bởi lẽ khi đó vốn được thu

hồi nhanh, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn.

- Chu kỳ hoạt động (Số ngày một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh):

Nhđ = Ntk + Npt (ngày)

Chu kỳ sản xuất kinh doanh phản ánh khoảng thời gian trung bình tính từ khâu sản xuất (khi

bắt đầu mua nguyên vật liệu đầu vào) cho đến khi thu được tiền bán hàng. Chu kỳ sản xuất

kinh doanh càng ngắn càng chứng tỏ chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động.

- Vòng quay các khoản phải trả:

12

Page 13: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trong đó:

c kh oả =

2

Chú ý: Các khoản phải trả được xác định ở đây là phần vốn đi chiếm dụng, bao gồm: Phải trả

người bán (mã số 313) và người mua trả tiền trước (mã số 314).

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với các khách hàng.

Nếu vòng quay các khoản phải trả lớn chứng tỏ doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn, việc thanh

toán thường xuyên nhanh chóng. Nếu chỉ tiêu này quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn

rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có

thể giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh

toán đối với nhà cung cấp (phải trả người bán) và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng

(người mua trả tiền trước).

Chu kỳ các khoản phải trả (số ngày một vòng quay các khoản phải trả):

Chỉ tiêu này phản ánh thời gian trung bình của các khoản phải trả, nếu chu kỳ các khoản phải

trả ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhanh và ít đi chiếm dụng vốn. Khi

phân tích chỉ tiêu này cần so sánh với với thời gian mua hàng chịu do người bán quy định cho

doanh nghiệp. Nếu chu kỳ các khoản phải trả lớn hơn thời gian mua chịu được quy định thì

việc thanh toán cho người bán sẽ bị chậm trễ, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thanh khoản

không đảm bảo.

- Chu kỳ ngân quỹ:

Nnq = Nhđ - Nptr (ngày)

Chỉ tiêu này phản ánh khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu phải trả tiền mua

hàng (hết thời gian mua chịu) cho đến khi thu được tiền bán hàng.

4. Nhóm chỉ tiêu sinh lời:

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết tỷ lệ phần trăm của lợi

nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, nó cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu

bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao càng tốt.

13

Page 14: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp- Doanh lợi tổng tài sản (ROA):

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản, cho biết tỷ lệ phần trăm của lợi

nhuận sau thuế so với tổng tài sản. Nói cách khác, nó cho biết cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra

được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA càng cao càng tốt.

- Doanh lợi doanh thu (ROS):

Chỉ tiêu này phản ánh năng lực và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết tỷ lệ phần

trăm của lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần. Nói cách khác, nó cho biết trong 100 đồng

doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROS càng cao càng tốt.

* Chú ý: Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu ROA và ROS vì đây là các chỉ tiêu

phản ánh một cách tổng quát nhất về khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư (của ngân

hàng và các chủ nợ khác) cũng như năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.

1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng, phát triển:

2. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế):

- Tốc độ tăng trưởng tài sản:

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu:

Các chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

1.2.2.3.Thẩm định phương án, dự án vay vốn.

1.2.2.3.1.Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh

Phương án sản xuất kinh doanh là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức

sử dụng vốn,kết quả tương xứng thu được trong một khoảng thời gian xác định được với hoạt

động cụ thể để sản xuất kinh doanh.

Một phương án sản xuất kinh doanh thường bao gồm các phần sau:

-Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp

-Mục tiêu của phương án sản xuất kinh doanh

14

Page 15: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Thị trường tiêu thụ và các đối thủ cạnh tranh

-Hiệu quả kinh tế mà dự án mang lại

-Phương hướng và lợi ích mà dự án mang lại

-Kết luận

Trước cấp tín dụng cho khỏch hàng,Ngõn hàng luôn phải xem xét kỹ PASXKD của

Doanh nghiệp.Ngõn hàng sẽ xem xét chủ yếu các vấn đề như sau:

-Căn cứ pháp lý và kinh tế:Tớnh hợp pháp của ngành nghề kinh doanh, mục đích sử

dụng vốn vay của khách hàng so với chức năng kinh doanh của khỏch hàng.Cỏc hợp đồng

giữa khách hàng với người cung ứng nguyên vật liệu, thị trường cung cấp nguyờn,nhiờn vật

liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố đầu vào, đầu ra,tớnh thực tế của những dự tính

trong phương án SXKD.

-Vốn tự có tham gia phương án SXKD:Tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án sản xuất

kinh doanh thể hiện năng lực tài chính, khả năng tự chủ của Doanh nghiệp và niềm tin của

chính bản thân chủ doanh nghiệp vào kết quả mà dự án sẽ mang lại trong tương lai.Ngõn hàng

sẽ căn cứ vào vốn tự có để cấp tín dụng cho khỏch hàng.Vỡ vậy Ngân hàng yêu cầu doanh

nghiệp cần phải có một lượng vốn tự có nhất định tham gia vào dự án đầu tư.

-Tính hiệu quả kinh tế của phương án SXKD được thể hiện qua:

• Đánh giá khả năng cung cấp đầu vào:Giỏ cả, phương thức thanh toán, thời gian

giao hàng.

• Năng lực sản xuất của khỏch hàng:Trỡnh độ lao động,dõy chuyền công nghệ,

tính toán các yếu tố chi phí, so sánh với doanh thu dự kiến để xác định được kế hoạch

lợi nhuận.

• Khả năng tiêu thụ:căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ thị trường truyền thống, kết quả

bán hàng, giá bán, phương thức thanh toỏn…để xác định hiệu quả kinh tế và khả năng

trả nợ.

-Khả năng vay trả, nguồn trả, hạn trả: trên cơ sở việc phân tích tính khả thi và hiệu quả

kinh tế của phương án vay vốn, xác định các nguồn thu từ phương án SXKD để hoàn trả nợ

15

Page 16: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpvay.Trờn cơ sở vòng quay vốn của doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn của phương án kinh

doanh xác định thời hạn trả nợ phù hợp.

1.2.2.3.2.Thẩm định dự án đầu tư.

*Khái niệm thẩm định dự án.

Dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn thể hiện tính chủ quan của nhà

phân tích và lập dự án, những khiếm khuyết, lệch lạc tồn tại trong quá trình dự án là lẽ đương

nhiờn.Để khẳng định được một cách chắc chắn hơn mức độ hợp lý và hiệu quả, tính khả thi

của dự án cũng như quyết định đầu tư thực hiện dự ỏn,cần phải kiểm tra, xem xét dự án một

cách độc lập với quá trình chuẩn bị, soạn thảo dự án, hay nói cách khác cần thẩm định dự án.

Thẩm định dự án đầu tư là rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn

diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như

tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư.Trong quá trình thẩm định dự án, nhiều khi

phải tính toán, phân tích lại dự án.

Đối với Ngân hàng Thương mại,thẩm định dự án đầu tư là rất cần thiết và có nhiều ý

nghĩa.Thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp Ngân hàng có quyết định bỏ vốn đầu tư đúng đắn, có cơ

sở đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư, làm giảm rủi ro và có được những kinh nghiệm để thực

hiện dự án được tốt hơn.Đặc biệt thẩm định tài chính dự án là cơ sở để Ngân hàng xác định

tổng vốn đầu tư, doanh thu, chi phí hàng năm của dự án cũng như các chỉ tiêu quan trọng thể

hiện hiệu quả tài chính dự ỏn…Từ đú tạo điều kiện cho Doanh nghiệp có vốn phát triển sản

xuất và Ngân hàng có thể thu được nợ gốc và lãi đúng hạn.

*Nội dung thẩm định dự án

Thẩm định dự án được tiến hành chủ yếu đối với giai đoạn xác định dự án, phân tích và

lập duyệt dự ỏn.Nội dung thẩm định dự án bao gồm:thẩm định kỹ thuật, thẩm định kinh tế xã

hội và thẩm định tài chính.

a.Thẩm định kỹ thuật

-Thẩm định sự cần thiết của dự án: Xác định mức độ cấp thiết của dự án đối với doanh

nghiệp, đối với ngành và đối với nền kinh tế, xem xét sự phù hợp của dự án với quy hoạch

phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đụ thị,nụng thụn.

16

Page 17: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Thẩm định quy mô của dự án: Thẩm định mức độ phù hợp giữa quy mô dự án, công

suất sử dụng với khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trường, với khả năng đáp ứng vốn, khả

năng cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cũng như khả năng quản lý dự án của các

nhà quản lý.

-Thẩm định công nghệ và trang thiết bị: Xác định rõ căn cứ lựa chọn công nghệ, máy

móc thiết bị, mức độ đảm bảo về chuyển giao công nghệ, lắp đặt,bảo hành chạy thử, phụ tùng

thay thế, đặc biệt lưu ý kiểm soát giá trang thiết bị, chương trình đào tạo và quản lý con người

phù hợp với công nghệ, thiết bị lựa chọn.

-Thẩm định nguồn nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác: Theo các năm dự kiến hoạt

động của dự án: kiểm tra việc tính toán nhu cầu nguyên vật liệu chủ yếu, điện nước, vật liệu

phụ trên cơ sở định mức kinh tế phù hợp với công nghệ, máy móc thiết bị.Đối với nguyên liệu

nhập khẩu hay nguyên liệu có tính thời vụ, cần xem lại mức dự trữ đủ cho dự án vận hành.Đối

với dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, phải thẩm định các số liệu điều tra,

khảo sát về trữ lượng.

-Thẩm định phương án địa điểm xây dựng: Kiểm tra mức độ thuận tiện về nguồn

nguyên liệu, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng,diện tích đất sử dụng, mức độ đảm bảo vệ sinh

môi trường sinh thái, phương án xử lý chất thải,phũng chống cháy nổ, an toàn lao động, mức

độ đền bù giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư.

-Thẩm định phương án kiến trúc: Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững,

việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.

Ngoài những nội dung trên, cần thẩm định phương diện tổ chức quản lý dự án, tư cách

pháp lý của chủ đầu tư.

b.Thẩm định kinh tế của dự án đầu tư

Thẩm định kinh tế là một nội dung quan trọng của thẩm định dự án nhằm đánh giá lại

hiệu quả của dự án trên giác độ toàn bộ nền kinh tế. Nội dung này thường được đặc biệt chú

trọng đối với các dự án được tài trợ bằng vốn của Nhà nước. Mặc dù vậy, thẩm định lợi ích và

chi phí hay thẩm định tài chính của dự án vẫn cần được đề cập.

17

Page 18: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpThẩm định kinh tế nhằm rà soát lại mục tiêu của dự án, tác động của dự án đến môi

trường và tới cỏc nhúm đối tượng khác nhau trong xã hội, tính hợp lý và tối ưu của dự án, mức

độ ảnh hưởng ngân sách của dự án.

Trong thẩm đinh kinh tế của dự ỏn,cần thẩm định việc xác định giá kinh tế của hàng

hóa và dịch vụ mà dự án mang lại thông qua điều chỉnh thị trường, tức là giá phản ánh được

giá trị thực sự của hàng hóa và dịch vụ. Trên cơ sở đó đánh giá những đóng góp của dự án đối

với nền kinh tế quốc dân.

Thông thường một đóng góp quan trọng của dự án cho nền kinh tế được xem xét thông

qua sự gia tăng thu nhập quốc dân. Đánh giá tác động của dự án tới sự gia tăng thu nhập quốc

dân được dựa trên các tiêu chuẩn hiệu quả như: giá trị hiện tại ròng, tỷ lệ nội hoàn, tỷ lệ lợi

ích, chi phí. Tuy nhiên trong phân tích cũng như trong thẩm định kinh tế của dự án theo các

tiêu chuẩn hiệu quả, đặc trưng quan trọng là phải xác định được lợi ích và chi phí kinh tế cũng

như cơ hội kinh tế.Ngoài việc đánh giá tác động trên, cần thiết đánh giá những tác động khác

của dự án về kinh tế xã hội như giải quyết việc làm, cải thiện cán cân thanh toán, cải thiện môi

trường sinh thái, cải thiện đời sống, sức khỏe nhân dân.

Nhỡn chung, thẩm định kinh tế dự án là một công việc khó khăn và rất phức tạp nhưng

nó rất cần được tiến hành cùng với thẩm định tài chính dự án trước khi quyết định thực hiện dự

án.

c.Thẩm định tài chính dự án

Thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía

cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư:doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác,

cỏc cỏ nhõn.Nếu như Chính phủ, các cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả

kinh tế xã hội của dự án thỡ cỏc nhà đầu tư này lại quan tâm nhiều hơn tới khả năng sinh lãi

của dự ỏn.Thẩm định tài chính dự án là nội dung rất quan trọng trong thẩm định dự ỏn.Cựng

với thẩm định kinh tế, thẩm định tài chính giỳp giỳp cỏc nhà đầu tư cơ những thông tin cần

thiết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Nội dung thẩm định tài chính dự án gồm:

-Xác định tổng mức vốn đầu tư cho dự án

18

Page 19: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpĐối với vốn xây lắp:khi tính toán thường được ước tính trên cơ sở khối lượng xây dựng

phải thực hiện và đơn giá xây lắp tổng hợp.Cần kiểm tra những công việc có tính chất trùng

lắp, những công việc không nằm trong thành phần chi phí xây lắp, sự đúng đắn trong các định

mức, đơn giá sử dụng trong dự án.

Đối với vốn thiết bị:kiểm tra danh mục thiết bị, số lượng,chủng loại, công suất và các

chỉ tiêu kỹ thuật, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản…phải đảm bảo đúng nội dung đầu tư

cho thiết bị đã được tính toán. Thẩm định cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu vốn lưu động và cơ cấu

vốn cố định đảm bảo thực hiện dự án. Đối với Ngân hàng, xác định tiến độ bỏ vốn cho dự án

giúp cho Ngân hàng thuận lợi trong việc lập kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn, theo dõi tốt

hơn các hoạt động của chủ đầu tư và đánh giá được hiệu quả của đầu tư.

-Xác định nguồn vốn tài trợ cho dự án:

Đối với vốn tự có: Ngân hàng tiến hành phân tích tình hình tài chính và tình hình sản

xuất kinh doanh 3 năm gần nhất.

Đối với vốn từ Ngân sách Nhà nước: Đõy là nguồn vốn có tính an toàn cao.Cần thẩm

định nguồn này dựa vào những văn bản cam kết cấp vốn của cơ quan có thẩm quyền kèm theo

hồ sơ dự án và đơn xin vay vốn.

Đối với vốn từ các Ngân hàng khác: Xem xét khả năng cho vay của Ngân hàng khác

thông qua các văn bản cam kết ban đầu về số lượng, tiến độ bỏ vốn vào dự án của Ngân hàng

đó.

Vốn doanh nghiệp vay trực tiếp từ nước ngoài: Cần xem xét việc chấp hành các quy

định về vay vốn nước ngoài, các điều kiện vay vốn như lãi suất, thời hạn vay, phương thức và

kỹ thuật chuyển giao vốn.

-Xác định chi phí sử dụng vốn

Nguồn vốn của Doanh nghiệp bao gồm các chứng khoán nợ (ngắn hạn và dài hạn) và

vốn chủ sở hữu (vốn huy động bằng cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu tiên, lợi nhuận không

chia).Tỷ trọng của các nguồn đó trong tổng nguồn chính là cơ cấu vốn.Vốn là một yếu tố đầu

vào quan trọng, để sử dụng vốn, doanh nghiệp phải bỏ ra một chi phí nhất định gọi là chi phí

19

Page 20: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpnợ vay và chi phí vốn chủ sở hữu.Chi phí sử dụng vốn có thể hiểu là chi phí cơ hội của việc sử

dụng vốn.

Nếu dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư, để xác định được hiệu

quả của hoạt động đầu tư thì cần phải xác định chi phí vốn bình quân của dự ỏn.Cụng thức xác

định như sau:

WACC =

Trong đó: W Wi là tỷ trọng của nguồn vốn thứ i

K Ki là chi phí của nguồn vốn thứ i

N là tổng số nguồn vốn sử dụng cho dự án. N là tổng số nguồn vốn

sử dụng cho dự án.

-Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án

Giá trị hiện tại ròng(NPV-Net present value)

NPV-giỏ trị hiện tại rũng-là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của cỏc dũng tiền thu

được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hoá ở mốc 0.

NPV = CF0 +

Trong đó: CF0 là vốn đầu tư bỏ ra ở năm thứ 0

CFt là dòng tiền của năm t

n là số năm hoạt động của dự án

NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư.

NPV>0: Việc thực hiện dự án sẽ tạo ta giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, hay nói cách

khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra mà còn tạo ra lợi nhuận, lợi nhuận này

được xem xét trên giá trị thời gian của tiền.

NPV<0: Dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho nhà đầu tư.

20

Page 21: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpTuy nhiờn,NPV chỉ mang ý nghĩa về tài chớnh.Việc tính toán NPV cho các dự án xó

hội,mụi trường phức tạp hơn nhiều, phải lượng hoá được các tác động xã hội hay môi trường

lờn dũng tiền của dự ỏn.Khi đú,NPV mới phản ánh lợi ích tăng thêm từ việc thực hiện dự án

xã hội đó.

Thời gian hoàn vốn(PP-Payback Period)

Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào dự án.

PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu

hồi đủ vốn đầu tư.Do võy,PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho

đến khi thu hồi đủ vốn.Tuy nhiờn,PP lại không xem xét đến khả năng tạo ra thu nhập sau khi

thu hồi vốn đầu tư.

Chỉ tiêu PP giúp cho người thẩm định có một cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi

ro của dự ỏn.Chỉ tiờu này được các nhà tài trợ ưa thích vì thời gian thu hồi vốn đầu tư càng dài

thì nhà tài trợ càng phải đương đầu với rủi ro trong việc thu hồi vốn.Chủ đầu tư cũng ưa thích

những dự án có thời gian hoàn vốn ngắn vì khả năng quay vòng vốn nhanh,rủi ro thấp.

Điểm hoàn vốn(Break Even Point)

Điểm hoà vốn là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi đủ vốn đầu tư.

Trong đó: Q Qhv : sản lượng hoàn vốn

FC : Tổng chi phí cố định

AVC: Chi phí biến đổi (tớnh trờn 1 đv sản phẩm)

Nếu như PP phản ánh thời gian thu hồi đủ vốn thì BP cho biết phải sản xuất và tiêu thụ bao

nhiêu đơn vị sản phẩm thì thu hồi đủ vốn.Tất nhiên, để tính được mức sản lượng hoà vốn thì

phải căn cứ vào công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

BP không tính đến giá trị thời gian của tiền đối với chi phí cố định, chi phí biến đổi và nó

cũng không quan tâm đến khả năng tiều thụ sản phẩm sau khi thu hồi vốn đầu tư.

.Tỷ suất hoàn vốn nội bộ(IRR-Internal Rate of Return)

21

Page 22: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpTỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng để chiết khấu cỏc dũng tiền của dự án

về hiện tại thì sẽ cho giá trị NPV=0.

IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án trên giả định cỏc dũng tiền thu được trong các

năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu.Người ta dùng IRR để thẩm định và ra

quyết định đầu tư.Dự án được lựa chọn để đầu tư phải có IRR lớn hơn hoặc bằng lãi suất vay

vốn thông thường.Nếu IRR của dự án đầu tư nhỏ hơn lãi suất vay vốn thì chứng tỏ đầu tư sẽ bị

lỗ, gửi tiền vào Ngân hàng sẽ có lợi hơn.Tuy nhiên, việc giả định cỏc dũng tiền tái đầu tư với

lãi suất tái chiết khấu là không thuyết phục, vì lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm,

thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư trong từng năm thay đổi.

.B/C(Benefit/Cost)

Tỷ số này được tính bằng tỷ số giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của chi phí

của dự án.

Trong đó: B Bi là thu nhập hàng năm của dự án

Ci là chi phí hàng năm của dự án

n : Số năm hoạt động của dự án

Tỷ số này cho biết một đơn vị tiền tệ chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập tính ỏ thời

điểm hiện tại.Nú đo lường tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư.Tỷ số này càng cao càng tốt.Trong

trường hợp có một tập hợp dự án loại trừ nhau thì xu hướng chọn dự án có B/C max.

-Thẩm định về chi phớ,doanh thu,thuế và xác định dòng tiền ròng của dự án

Tính khấu hao tài sản cố định của dự án:có nhiều phương pháp tính khấu hao, tuy

nhiên phổ biến là phương pháp tinh khấu hao tuyến tính (đường thẳng)

Trong đó: D: mức khấu hao hàng năm D: mức khấu hao hàng năm

P: Nguyên giá TSCĐ

R: giá trị còn lại ước tính của tài sản khi hết thời gian sử dụng

n: Thời gian sử dụng của tài sản

22

Page 23: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án

Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế,chi phí hợp lý hợp lệ và tính lợi

nhuận ròng của dự án.

Thu nhập chịu =Doanh thu -Chi phí hợp lý +Thu nhập khác

thuế trong kỳ trong kỳ trong kỳ trong kỳ

Thuế thu nhập=Thu nhập chịu thuế trong kỳ*Thuế suất thuế TNDN

Lợi nhuận rũng=Thu nhập chịu thuế-Thuế thu nhập

Xác định dòng tiền của dự ỏn:Dũng tiền hàng năm của dự án là phần chênh lệch

giữa số tiền thu được từ dự án và số tiền phải trả chi cho dự án đú. Đú chớnh là các khoản thu

và chi được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự

an.Cỏc dũng tiền của dự án được phân ra làm hai loại là dòng tiền thu nhập (dòng tiền vào-

CIF) và dòng tiền chi phí (dòng tiền ra-COF).Dũng tiền ròng là hiệu số giữa hai dòng tiền này:

NCF = CIF - COF

-Phân tích rủi ro của dự án

Rủi ro của dự án được hiểu một cách chung nhất là khả năng mà một sự kiện không có

lợi nào đó xuất hiện.Cỏc nhà đầu tư quan niệm rằng rủi ro của một khoản đầu tư xảy ra khi lợi

tức thực tế thấp hơn so với lợi tức dự kiến.

Đối với một dự ỏn,rủi ro của dự án trước hết cũng được nhìn nhận trên cơ sở lợi tức của

dự án tạo ra trên thực tế so với lợi tức thực tế.Tuy nhiên cũng cần thấy rằng lợi tức của dự án

là chỉ tiêu tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan,

giữa chỳng cú sự bù trừ lẫn nhau.Do vậy, người ta hoàn toàn có thể có thể nghiên cứu rủi ro

của các yếu tố thành phần cấu thành lợi tức như doanh thu, chi phí biến đổi.Mặt khác, đối với

một dự án mà ngay cả khi lợi tức của dự án thu được không có sự khác biệt so với dự kiến, tức

là dòng tiền của dự án không thay đổi thì vẫn có thể rủi ro xảy ra do lãi suất chiết khấu thay

đổi.Vỡ vậy, để đánh giá rủi ro, người ta sử dụng các phương pháp sau:

+Phân tích độ nhạy(Sensitivity Analysis)

23

Page 24: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpPhân tích về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng

và tác động đến dòng tiền của dự ỏn.Cỏc yếu tố tác động đến dòng tiền được thiết lập trên cơ

sở của sự phân bố xác suất và tính kỳ vọng toán chư không phải biết chúng một cách chắc

chắn.Và như vậy khi một biến quan trọng như số lượng bán hàng thay đổi sẽ dẫn đến dòng tiền

thay đổi rất lớn và khi đó giá trị hiện tại rũng(NPV) và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ(IRR) sẽ thay

đổi.Thực hiện phương pháp phân tích độ nhạy là chỉ ra chính xác các chỉ tiêu tài chính thay

đổi như thế nào khi các biến đầu vào thay đổi.

Để phân tích độ nhạy,thường trải qua các bước sau:

-Xác định những nhân tố có thể biến động theo chiều hướng xấu

-Dự đoán biên độ biến động có thể xảy ra đối với các nhân tố đã lựa chọn

-Chọn phương pháp đánh giá độ nhạy thích hợp, thông qua các chỉ tiêu như IRR,NPV…

-Tính toán lại NPV và IRR theo các biến số mới

+Phân tích tình huống(Phương pháp sử dụng toán xác suất)

Phân tích độ nhạy là phương pháp phân tích rủi ro phổ biến nhất đối với các nhà phân

tích dự án. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định. Với sự phân tích

bằng cách thay đổi các biến trong phạm vi có thể và không thể được tính toán dựa trên sự phân

bố xác suất nên khó có thể lượng hóa được cơ bản các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong trường

hợp tốt nhất và xấu nhất sau đó so với cơ sở. Trong trường hợp như vậy phương pháp phân

tích tình huống sẽ khắc phục được điều đó.

Vậy kỹ thuật phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích rủi ro kết hợp cả hai nhân tố là

tính đến xác suất xảy ra của các biến rủi ro và sự tác động của chính biến đó đối với dự

ỏn.Trong sự phân tích này cần phải xem xét cả một tập hợp những tình huống tài chính tốt, xấu

và được sắp đặt theo các tình huống thuận lợi, bỡnh thường,khụng thuận lợi. Từ đó so sánh với

trường hợp cơ sở, có nghĩa là tính toán lại NPV hoặc IRR trong các điều kiện đó để so sánh

với giá trị cơ sở (giá trị chuẩn).

Tuy nhiên kỹ thuật phân tích tình huống vẫn tồn tại nhược điểm như không thể xác định

được tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau của các yếu tố và chỉ phân tích được một vài khả

năng rời rạc, khác với thực tế có vô số khả năng kết hợp có thể xảy ra giữa các biến của dự án.

24

Page 25: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp1.2.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là tài sản của người vay để bảo đảm với người cho vay khi người vay

không trả được nợ.Thẩm định tài sản đảm bảo nhằm dự đoán giá trị của tài sản đó và quyết

định xem như vậy đã đủ để bảo đảm cho khoản cho vay của Ngân hàng trong trường hợp

người vay không trả được nợ chưa.

*Nguồn thông tin để thẩm định

Việc thẩm định TSĐB được tiến hành trên cơ sở các nguồn thông tin:

-Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp.

-Khảo sát thực tế:khẳng định lại các thông tin thu thập được từ khách hàng và phát hiện

những vấn đề mới cần thẩm định tiếp.Nờn cú ít nhất từ hai cán bộ trở lên thực hiện công tác

này.Kết quả khảo sát thực tế cần ghi lại dưới dạng Biên bản làm việc và có ít nhất hai chữ ký

nhằm bảo đảm tính khách quan của các thông tin đó nờu.

-Các cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ liên quan tới TSĐB.

-Các nguồn khác (Chính quyền địa phương,cụng an, tòa ỏn,cỏc Ngân hàng khỏc,bỏo

chớ…):thụng tin thu thập từ các nguồn này thường mang tính khách quan và chính xác cao,

đặc biệt đối với việc xác định quyền sở hữu,xỏc định giá trị TSĐB.

*Nội dung thẩm định

-Tính pháp lý của các giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan tới

TSĐB.Cỏn bộ thẩm định yêu cầu khách hàng kê khai có bao nhiêu bản gốc của mỗi loại giấy

tờ,ai quản lý…

-Nguồn gốc của TSĐB,đặc điểm của TSĐB.

-Quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của bên bảo đảm: Cán bộ thẩm định kiểm tra

bên bảo đảm có xuất trình đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử

dụng đất dùng đảm bảo không.Chú ý các dấu hiệu sửa chữa, mõu thuẫn,tớnh pháp lý của các

loại giấy tờ ủy quyền…

25

Page 26: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Tài sản hiện không có tranh chấp: Cán bộ thẩm định yêu cầu bên bảo đảm xác nhận

bằng văn bản khẳng định tài sản hiện không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật

về cam kết của mình.

-Tài sản được phép giao dịch: Cán bộ thẩm định phải hết sức thận trọng khi xem xét các

loại TSĐB có tính đặc biệt chuyên dụng, quý, hiếm và đối chiếu với danh mục tài sản bị hạn

chế và cấm giao dịch của Nhà nước.

-Tài sản dễ bỏn,dễ chuyển nhượng: Cán bộ thẩm định cần khảo sát giá cả và tình hình

thị trường liên quan, chất lượng, giá trị TSĐB theo thời gian thế chấp, cầm cố.

-Tài sản phải mua bảo hiểm: Cán bộ thẩm định phải xác định rõ TSĐB có thuộc loại

phải mua bảo hiểm không, phải mua bảo hiểm loại gì và những vấn đề cần chú ý khi nhận loại

tài sản đảm bảo này.

-Xác định giá trị TSĐB: Xác định giá trị TSĐB nhằm làm cơ sở xác định mức cho vay

tối đa và tính toán khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp buộc phải xử lý TSĐB.Cụ thể:

Vàng bạc, kim quý: Bằng 80% giá trị định giá

Phương tiện đang lưu hành: Mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị định giá

Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất: Bằng 60% giá trị định giá

Hàng hóa, nguyên vật liệu: Bằng 70% giá trị định giá

Giấy tờ có giá: Bằng 90% giá trị định giá

Quyền tài sản phát sinh: Bằng 90% giá trị định giá

-Khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý TSĐB: Cán bộ thẩm định cần

kiểm tra các giấy tờ TSĐB do bên bảo đảm cung cấp, đề xuất các điều khoản cần quy định rõ

trong Hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng trong trường hợp buộc phải xử lý

TSĐB.

-Đề xuất các biện pháp quản lý TSĐB an toàn và hiệu quả:tựy từng trường hợp cụ thể,

cán bộ thẩm định đề xuất bên nào có khả năng quản lý, kiểm soát TSĐB thì chặt chẽ, an toàn

hơn thỡ bờn đú quản lý.

26

Page 27: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Đề xuất hướng xử lý trong một số tình huống như thỏa thuận rút bớt hay bổ sung

TSĐB, thời điểm Ngân hàng có quyền xử lý TSĐB, quyền được bảo đảm cựng lỳc cho nhiều

nghĩa vụ khác nhau…

1.2.2.5.Thẩm định khả năng đáp ứng thời hạn vay và nhu cầu khách hàng

Trước khi ra quyết định có cho vay hay không, NHTM cần quan tâm tới những vấn đề

sau:

-Người vay có cung cấp tất cả các thông tin và tài liệu cần thiết mà Ngân hàng yêu cầu

không?

-Các thông tin thu được có chính xác, hợp lý không?

-Tính toán, xác định mức cho vay hợp lý đảm bảo được các tỷ lệ an toàn trong hoạt

động của Ngân hàng Thương mại.

-Xác định nhu cầu vay của khách hàng, thời hạn và phương thức trả nợ phù hợp.

*Cho vay từng lần(cho vay ngắn hạn)

Mức cho vay được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của từng phương án, khả năng huy

động vốn của Ngân hàng, giá trị bảo đảm tín dụng.

.Xác định nhu cầu vay:

Số lượng = Nhu cầu vốn cho -Vốn chủ sở hữu - Các nguồn vốn

Cho vay sản xuất kinh doanh tham gia khác tham gia

Trong đó:

Nhu cầu vốn cho sản = Nhu cầu vốn đầu tư -Giá trị tài sản và chi phí không thuộc

xuất kinh doanh cho TSLĐ và TSCĐ đối tượng tài trợ của Ngân hàng

Nếu cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo:

Số lượng = Giá trị tài sản * Tỷ lệ cho vay trên giá trị

cho vay đảm bảo tài sản đảm bảo

27

Page 28: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp.Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả

năng thu tiền tại thời gần nhất của người vay.

*Cho vay theo hạn mức

Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu

vay vốn của khỏch hàng.Ngõn hàng ước lượng hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp

như sau (không kể các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng):

Bước1:Xỏc đinh dự trữ hợp lý cao nhất trong kỳ (hoặc cuối kỳ) trước

Dựa trên dự trữ thực tế cao nhất kỳ trước, loại trừ dự trữ bất hợp lý

Dự trữ cao nhất = Dự trữ thực - Hàng kém phẩm chất, chậm luân chuyển

hợp lý kỳ trước tế cao nhất hàng không thuộc đối tượng cho vay của NH

Bước 2: Xác định dự trữ cao nhất hợp lý kỳ này

=Dự trữ cao nhất +Tăng (giảm) dự trữ do giá +Tăng (giảm) dự trữ do kế hoạch

hợp lý kỳ trước hàng hóa tăng (giảm) tăng (giảm) sản lượng tiêu thụ

Bước 3:Xác định hạn mức tín dụng cao nhất trong kỳ

=Dự trữ cao nhất - Vốn chủ sở hữu - Các nguồn khác

hợp lý kỳ này tham gia dự trữ tham gia dự trữ

*Cho vay trung và dài hạn

Nhu cầu vay = Tổng mức vốn đầu - Vốn tự có và các nguồn

tư thực hiện dự án vốn khác tham gia dự án

Thời hạn cho vay = Thời gian thi công thực hiện dự án- Thời hạn trả nợ

Thời hạn trả nợ =Số tiền Ngân hàng cho vay/Số tiền trả nợ Ngân hàng bình quân hàng năm

Nguồn trả nợ bao gồm: KHTSCĐ được hình thành bằng vốn vay Ngân hàng, lợi nhuận tạo ra

từ dự án có thể dùng để trả nợ và các nguồn khác.

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của

NHTM

28

Page 29: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công tác thẩm đinh tín dụng phụ thuộc vào nhiều nhân tố.Để có được kết quả tốt nhất về

thẩm định tín dụng-cơ sở tin cậy để ra quyết định đầu tư đúng đắn, cần nghiên cứu các nhân tố

ảnh hưởng.Cú thể chia các yếu tố thành 2 nhúm chớnh là nhóm nhân tố chủ quan và nhóm

nhân tố khách quan.

1.3.1.Nhóm nhân tố chủ quan

-Đội ngũ cán bộ thẩm định:Kể cả người quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định

trực tiếp đến chất lượng thẩm định tín dụng. Nếu nhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm

định tín dụng thì họ mới tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định. Nếu cán bộ thẩm

định có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định tín

dụng thường đáng được tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của tớn dụng,cỏn

bộ thẩm định nói chung và cán bộ thẩm định tín dụng nói riêng không những phải có kiến thức

chuyên môn sâu mà còn phải hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt.

-Chất lượng của những thông tin thu được: Thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác cũng

là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nhiều cán bộ

tín dụng cũn quỏ lệ thuộc vào thông tin đú đó chính xác hay chưa. Về phía khách hàng, họ

thường đưa ra những thông tin tốt, có lợi cho họ để có thể vay được vốn của Ngân hàng.Nếu

thông tin không được thu thập một cách đầy đủ và chính xác thì kết quả thẩm định tín dụng sẽ

bị hạn chế,quyết định đầu tư sai. Tính chính xác của thông tin là điều kiện để các cán bộ thẩm

định đưa ra những nhận xét đánh giá đúng đắn chọn lọc được khách hàng, dự án đầu tư khả

thi, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và khách hàng, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

-Trang thiết bị, công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết

quả thẩm định tài chính dự án với trang thiờt bị hiện đại, việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ

được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp

thời.

-Quá trình và phương pháp thẩm định:Quy trình và phương pháp thẩm định hợp lý, khoa

học sẽ giúp cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng, tin cậy,

chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp cho việc ra quyết định cho vay đúng đắn.Ngược

lại, quy trình và phương pháp thẩm định không khoa học, nhiều thủ tục phức tap, rườm rà, gây

29

Page 30: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpmất thời gian, tiền bạc và thậm chí còn làm mất cơ hội đầu tư của khách hàng sẽ ảnh hưởng

đến hoạt động của Ngân hàng và giảm khả năng cạnh tranh,uy tín của Ngân hàng.

-Tổ chức công tác thẩm định tín dụng: Do thẩm định tín dụng được tiến hành theo nhiều

giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành bại của công

việc thẩm định.Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học,hợp lý trên cơ sở phân công

trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tín

dụng sẽ cao.

1.3.2.Nhóm nhân tố khách quan

-Môi trường kinh tế-xã hội: Môi trường kinh tế-xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng

của công tác thẩm định tín dụng.Nếu trong điều kiện kinh tế phát triển, xã hội ổn định, công

nghệ hiện đại, thông tin về khách hàng được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, minh

bạch…sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng.Ngược lại

nếu nền kinh tế thường xuyên biến động bất lợi thì công tác thẩm định sẽ gặp rất nhiều khó

khăn khăn trong việc dự báo xu hướng phát triển và thay đổi của nền kinh tế. Hiện nay, nền

kinh tế thường xuyên biến động, nhu cầu thị hiếu của thị trường cũng thay đổi, công nghệ sản

xuất luôn được đổi mới. Vì vậy,nếu doanh nghiệp không bắt kip sự thay đổi đú thỡ sẽ khó tồn

tại và phát triển, có thể lâm vào tình trạng phá sản và không trả được nợ cho Ngân hàng.

-Môi trường pháp lý: Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng

hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế.Nếu cơ chế chính sách hợp lý, có tính hiệu lực

cao, đồng bộ thì sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Ngược lại sẽ là

rào cản, kiềm chế sự phát triển của các ngành kinh tế. Công tác thẩm định tín dụng trong hoạt

động cho vay của Ngân hàng cũng chịu sự tác động của môi trường pháp lý, đó là hệ thống các

văn bản Luật và dưới luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống pháp lý điều

chỉnh công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM được quy định chặt

chẽ, hợp lý, phù hợp sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động cho vay, đem lại lợi ích cho

Ngân hàng, khách hàng, thúc đẩy các ngành khác trong nền kinh tế cùng phát triển.

30

Page 31: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG

TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

QUÂN ĐỘI

2.1.VÀI NẫT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP QUÂN ĐỘI

Ngân hàng TMCP Quân Đội(MB) được thành lập ngày 04/11/1994 dưới hình thức là

Ngân hàng cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ-tớn dụng và dịch vụ với mục đích phục vụ

các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế. Số vốn điều lệ đóng góp lúc

thành lập là 20 tỷ đồng.

Qua gần 15 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Quân Đội đó cú những

bước phát triển vững chắc và trở thành một địa chỉ tin cậy về hoạt động Tài chính cho mọi

khách hàng trong và ngoài nước. Hướng mục tiêu kinh doanh an toàn , tuân thủ các thông lệ

quốc tế về hoạt động Tài chớnh-Ngõn hàng đã tạo ra cho MB sự ổn định, minh bạch, hiệu quả

và liên tục tăng trưởng. Năm 2008, mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hệ

thống Ngân hàng và cuộc khủng hoảng Tài chính toàn cầu, nhưng MB đã hoàn thành vượt

mức tất cả các chỉ tiêu đề ra, đạt được những tiến bộ vượt bậc và toàn diện( xét về cả chất và

lượng). Lợi nhuận riêng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) trong năm 2008 vượt 28% chỉ tiêu

kế hoạch. Năm 2008, tổng tài sản của MB đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt

42.000 tỷ đồng; huy động vốn từ thị trường 1 đạt trên 27.000 tỷ đồng, tăng 54% so với thời

điểm cuối năm 2007. Lợi nhuận trước thuế của MB năm 2008 nằm trong tốp 5 ngân hàng cổ

phần có mức lợi nhuận cao nhất; doanh thu từ hoạt động dịch vụ năm 2008 của MB tăng 82%

so với năm 2007; nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp hơn 2%. Lợi nhuận trước thuế đạt 735 tỷ

đồng, tăng 21% so với năm 2007. Trong năm 2008, MB đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên

3.400 tỷ đồng, trong đó có 500 tỷ đồng là phát hành cổ phiếu mới cho các đối tác chiến lược.

Giữ vững phương châm hoạt động “VỮNG VÀNG – TIN CẬY”, bên cạnh việc gắn

bó với khối khách hàng truyền thống, MB không ngừng mở rộng cung cấp các sản phẩm dịch

vụ đến mọi đối tượng khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế và góp sức vào nhiều công

31

Page 32: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệptrình lớn của đất nước như Nhà máy Thuỷ điện Hàm Thuận-Đa mi, cảng Hàng không Nội Bài,

Tân Sơn Nhất...

Hiệu quả hoạt động của MB luôn được các cơ quan quản lý, đối tác cũng như khách

hàng đánh giá cao. Liên tục được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và trao tặng nhiều bằng

khen cho những thành tích xuất sắc; nhiều năm liền nhận được các giải thưởng thanh toán

quốc tế do các ngân hàng uy tín quốc tế trao tặng như HSBC, Standard Chatered Bank,

UBOC; được người tiêu dùng bình chọn là Thương hiệu mạnh liên tục trong bốn năm liền

2005-2006-2007-2008; đạt cúp vàng Top ten thương hiệu Việt, ngành hàng: Ngân hàng – tài

chính trong nhiều năm; …và nhiều giải thưởng có uy tín, giá trị khác.

Các sản phẩm dịch vụ của MB không ngừng được đa dạng hoá theo hướng hoàn thiện

và phát huy dịch vụ truyền thống kết hợp với phát triển các dịch vụ hiện đại như, hệ thống

thanh toán qua thẻ, Mobile Banking, Internet Banking. Dịch vụ của MB liên tục được cải

thiện, mang lại cho khách hàng không những hiệu quả cao về tài chính mà còn cả sự yên tâm

tuyệt đối.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, MB đặc biệt chú trọng

mở rộng mạng lưới kênh phân phối tại các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Hiện nay,

MB đang có 80 điểm giao dịch trên khắp đất nước, đặt quan hệ đại lý với gần 600 ngân hàng

trên thế giới để hợp tác cung cấp các dịch vụ ngân hàng toàn cầu. Nhận thức được chất lượng

đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của Ngân hàng, hàng năm, hàng ngàn lượt cán bộ, nhân

viên chủ chốt của MB đã được cử đi đào tạo trong và ngoài nước. Trong vòng từ năm 2005

đến đầu năm 2009, gần 1000 cán bộ, nhân viên đã được MB tuyển dụng vào làm việc tại Ngân

hàng. Bởi vậy, hiện nay cán bộ, nhân viên đang cống hiến và làm việc tại Ngân hàng với

những chính sách, chế độ đãi ngộ thoả đáng.

Cùng với số lượng nhân viên trẻ, dồi dào và có chuyên môn hoá cao, MB đang phát

triển trở thành ngân hàng đa năng với việc thành lập các công ty chứng khoán Thăng Long,

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty Quản lý quỹ đầu tư Hà nội, tham gia góp vốn

đầu tư các công ty trực thuộc đã hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận và tạo lập được uy tín trên

thị trường. Công tác quản trị rủi ro được đặt lên hàng đầu nhằm đưa ra các giải pháp tổng thể

32

Page 33: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpđể giảm thiểu rủi ro không chỉ cho Ngân hàng mà cho cả khách hàng. MB luôn đảm bảo tỷ lệ

an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý.

Kế thừa bản lĩnh và đạo đức của người lính, mỗi nhân viên thuộc đại gia đình Ngân

hàng Quân Đội đang quyết tâm và đồng lòng hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng trở

thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, trở thành một đối tác tin cậy,

an toàn và trung thực, đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch

vụ ngân hàng tiện ích và ưu việt, cung cấp các sản phẩm đa dạng, luôn cải tiến phù hợp theo

xu thế thị trường và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

2.1.2.Những kết quả đạt được trong những năm gần đây

Năm 2008, thật sự là một năm khó khăn của nền kinh tế thế giới với cuộc khủng hoảng

Tài chính toàn cầu khởi nguồn từ nước Mỹ mà các nhà Kinh tế học ví như một cơn sóng thần

dữ dội chưa từng thấy kể từ những năm 30 của thế kỷ trước. Và không nằm ngoài cuộc khủng

hoảng đó Việt Nam cũng chịu những tác động xấu và nặng nề. Tốc độ tăng trưởng GDP năm

2008 của nước ta chỉ đạt 6,23% thấp nhất trong thập kỷ qua. Năm 2008 chứng kiến hàng loạt

sự phá sản của các doanh nghiệp, hàng ngàn công nhân thất nghiệp, các mặt hàng xuất khẩu

chủ lực của ta trong những năm qua đều mất giá. Bên cạnh đó là sự nguội lạnh của thị trường

bất động sản, trên các sàn giao dịch chứng khoán màu đổ luôn là màu chủ đạo với liên liếp

những phiên rớt giá không phanh, giá vàng và tỷ giá lên xuống thất thường là những điều mà

người dân hàng ngày được chứng kiến. Tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng TMCP

Quân Đội cũng đạt được một số kết quả được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:

BẢNG:TÓM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTMCP QUÂN

ĐỘI

Đơn vị : triệu đồng

(nguồn:Bỏo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005,2006,2007-NHTMCP Quân đội)

BẢNG: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI PHÂN THEO ĐỐI

TƯỢNG HUY ĐỘNG Đơn vị:triệu đồng

33

Page 34: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007-NHTMCP Quân đội)

BẢNG: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI PHÂN THEO KỲ HẠN

Đơn vị:triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007-NHTMCP Quân đội)

BẢNG:TèNH HèNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI THEO VNĐ VÀ USD

Đơn vị:triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007-NHTMCP Quân đội)

BẢNG : HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn:Báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007-Ngân hàng TMCP Quân đội)

BẢNG:HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI

Đơn vị:triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tụnge kết năm 2005,2006,2007-NHTMCP Quân đội)

BẢNG:TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI

Đơn vị :triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007-NHTMCP Quân đội)

Trong những năm qua ,NHTMCP Quân đội đã hạn chế được tỷ lệ nợ quá hạn ở mức

thấp,tăng trưởng tín dụng ổn định, đầu tư đúng hướng cho các ngành kinh tế trọng điểm. Mặc

dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu nợ quá hạn và xử lý tài sản đảm bảo, nhưng bằng

nhiều biện pháp khác nhau Ngân hàng đã thu được hàng tỷ đồng quá hạn, nợ khó đòi. Mặt

khác NHTMCP Quân đội còn tích cực tìm kiếm các khách hàng tốt- Đó là các Doanh nghiệp

làm ăn hiệu quả,cỏc cá nhân có thu nhập cao và ổn định.

Ngân hàng đã xây dựng phần mềm chấm điểm,xếp hạng tín dụng chuẩn nhằm phục vụ

cho công tác thẩm định tín dụng của cán bộ Ngân hàng. Hạn chế thấp nhất rủi ro cho Ngân

hàng,nhờ đó mà chất lượng tín dụng không ngừng nâng lên.

34

Page 35: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

TẠI NGÂN HÀNG TMCPQUÂN ĐỘI. QUÂN ĐỘI.

2.2.1.Cơ sở pháp lý của thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng

TMCP Quân đội

-Luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam

-Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các

tổ chức Tín dụng ngày 15/06/2004

-Quyết định số 1476/QĐ-NHNN ngày 26/1/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam

-Quyết đinh số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

-Nghị định về hạn mức tín dụng đối với một khách hàng:Số 296/1999/QĐ-NHNN ngày

25/08/1999

-Nghị định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999

-Quyết đinh số 1381/2002/QĐ-NHNN ngày 16/12/2002 về các khoản vay không có bảo

đảm bằng tài sản

-Quyết định số 415/1999/QĐ-NHNN23 ngày 18/11/1999 của Ngân hàng Nhà nước về

ban hành quy chế cho vay.

2.2.2.Quy trình công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng

TMCP Quân đội.

Khi một khách hàng đến xin vay vốn Ngõn hàng,cỏn bộ tín dụng sẽ tiến hành quy trình

tín dụng theo các bước sau:

-Bước 1:Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn

-Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn

-Bước 3: Xác định phương thức cho vay

35

Page 36: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Bước 4:Xem xét khả năng nguồn vốn của Ngân hàng, điều kiện thanh toán của khách

hàng và xác định lãi suất cho vay

-Bước 5:Lập tờ trình thẩm định cho vay

-Bước 6:Tái thẩm định khoản vay

-Bước 7:Trình duyệt khoản vay

-Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài

sản đảm bảo

-Bước 9:Giải ngân

-Bước 10:Kiểm tra và giám sát khoản vay

-Bước 11:Thu nợ lãi và gốc, xử lý những tình huống phát sinh

-Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay

-Bước 13: Giải chấp tài sản đảm bảo

-Bước 14:Lưu giữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo đảm tiền vay

Quá trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay được tiến hành từ bước 1đến bước

6.Cụ thể là:

Bước 1:Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

-Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng cung cấp

những thông tin về khách hàng, các quy định của Ngân hàng TMCP Quân đội mà khách hàng

phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn về thiết lập hồ sơ cần thiết để được Ngân hàng

cho vay.

-Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng:CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ

sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ

Sau khi kiểm tra,nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, CBTD báo cáo TPTD và tiếp tục tiến

hành các bước trong quy trình .Nếu hồ sơ không đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng hoàn

thiện hồ sơ tiếp.

Bước 2:Thẩm định các điều kiện vay vốn

36

Page 37: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp*Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn

-Kiểm tra hồ sơ khách hàng:CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy

tờ trong danh mục hồ sơ khách hàng.Ngoài ra cần kiểm tra thờm cỏc vấn đề sau:

Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của cỏc bờn qua hợp đồng

Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các chức danh trong doanh nghiệp

Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp

Ngành nghề được phép kinh doanh

-Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay

CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ

Đối với các báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm tới và phương án sản xuất kinh

doanh, khả năng vay trả, nguồn trả, việc kiểm tra và phân tích phải được thực hiện một cách

quy củ, nghiêm ngặt, nó là cơ sở để đưa ra quyết định cho vay

Ngoài ra kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh và

ngành nghề hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, xu hướng

phát triển của ngành trong tương lai.

-Kiểm tra mục đích vay vốn

-Kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay ko?

-Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn

-Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn phù hợp với quy

định quản lý ngoại hối hiện hành về các đối tượng vay vốn ngoại tệ.

*Điều tra, thu thập ,tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự

án đầu tư

-Về khách hàng vay vốn:CBTD cần phải tìm hiểu thêm thông tin về Ban lãnh đạo của

khách hàng vay vốn, tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ hiện có của

khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo

nợ vay…

37

Page 38: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Về phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư:CBTD tìm hiểu giá cả, tình hình cung

cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phẩm mà phương án sản xuất

kinh doanh, dự án đầu tư tạo ra, kinh nghiệm, năng lực..của chủ dự án.

Thu thập thông tin qua nhà cung cấp hàng hóa, thiết bị,cỏc phương tiện thông tin đại

chỳng,qua cỏc phương án sản xuất kinh doanh cùng loại…

*Kiểm tra và xác minh thông tin

Quá trình kiểm tra và xác minh thông tin về khách hàng và phương án vay vốn được thực

hiện qua các nguồn sau:

-Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Quân đội

-Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng NHNN và Phòng Thông tin Kinh tế-Tài

chớnh-Ngõn hàng- Ngân hàng TMCP Quân đội.

-Thông qua các bạn hàng, các đối tác làm ăn

-Cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay và các Ngân hàng mà khách hàng trước

đây và hiện nay đang vay vốn.

*Phân tích ngành

Bao gồm các nội dung sau:

-Xu hướng phát triển của ngành, tốc độ tăng trưởng quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai

của ngành

-Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của nó trên thị trường trong và ngoài nước

-Sự phát triển của các doanh nghiệp lớn và vị thế của ngành

-Phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp…

*Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

-Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất

kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp

-Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng

38

Page 39: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp.Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động:Phõn tớch khách hàng trờn cỏc phương diện tình

hình sản xuất kinh doanh, tình hình bán hàng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh

doanh.Về tình hình sản xuất kinh doanh cán bộ tín dụng cần xem xét về phương pháp sản xuất,

công suất sản xuất, chất lượng sản phẩm và chi phí, doanh thu,khỏch hàng,giỏ bỏn,số lượng

đơn đặt hàng,hàng tồn kho…

- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh,cú cỏc chỉ tiêu sau:

Hiệu suất lao động=Tổng giá trị gia tăng/Số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kỳ

Trong đú:Tổng giá trị gia tăng=Lợi nhuận từ hoạt động+CP nhân sự và lao động+CP thuế+CP

xã hội và thuế+CP khấu hao+cỏc khoản CP khác. Hiệu quả của đồng vốn=Tổng giá trị

gia tăng/Giá trị bình quân đầu kỳ và cuối kỳ

Hiệu quả của đồng vốn=Tổng giá trị gia tăng/Giá trị bình quân đầu kỳ và cuối kỳ

Các hệ số trên càng cao càng tốt

-Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng:CBTD kiểm tra khả năng tài

chính của khách hàng có thể đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết không? Đối với khách

hàng là cá nhân, cần xem xét tình hình thu nhập hiện tại, sử dụng thu nhập, vốn của cá nhân bỏ

ra để mua tài sản tiêu dùng là bao nhiờu…Đối với khách hàng là doanh nghiệp cần quan tâm

đến các báo cáo tài chính, phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp để đánh giá tình hình

tài chính khách hàng vay vốn một cách chớnh xỏc.Phõn tớch cỏc chỉ tiêu tài chính gồm có 4

nhóm: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn, các chỉ tiêu

về hiệu quả hoạt động,cỏc chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

-Phân tích đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tài chớnh-tớn dụng :tìm hiểu trên 2

khía cạnh là quan hệ tiền gửi và quan hệ tín dụng.

Quan hệ tín dụng: Cần quan tâm đến dư nợ trung và dài hạn, các tài sản được đầu tư

bằng vốn vay, mục đích vay vốn và vốn có được sử dụng đúng mục đích không, số dư bảo

lãnh, tài sản đảm bảo, mức độ tín nhiệm…Quan hệ tiền gửi tại

Quan hệ tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Quân đội và các tổ chức tín dụng khác: cần phân

tích số dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi,tỷ trọng so với doanh thu.

*Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt

39

Page 40: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpCBTD tiến hành tính toán lói phớ hoặc các lợi ích có thể thu được nếu khoản vay được

phê duyệt.Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiền giải ngân, thời hạn và

lãi suất dự tính)

CBTD lưu ý phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với

khỏch hàng.Vớ dụ lợi nhuận từ khoản vay có thể không cao nhưng bù lại khách hàng luôn duy

trì quan hệ tiền gửi ở mức cao, là khách hàng thường xuyờn…

*Phõn tớch,thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư

CBTD tiến hành phân tích, thẩm định nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của

phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư,khả năng trả nợ và những rủi ro có thể sảy ra để

phục vụ cho quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.Kết quả phân tích cũng là cơ sở để

CBTD tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng, tạo tiền đề để đảm bảo cho vay,thu được nợ

gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro…giỳp khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm

bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng.

*Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

Bảo đảm tiền vay là việc Ngân hàng TMCP Quân đội áp dụng các biện pháp nhằm

phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng

vay.Việc Ngân hàng yêu cầu thực hiện bảo đảm tiền vay nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện

cam kết trả nợ của bên vay, phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của bên vay

không thực hiện được hoặc sảy ra các rủi ro không lường trước được.Cú cỏc biện pháp bảo

đảm tiền vay là:cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay,bảo lãnh bằng tài sản của

bên thứ ba hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Các nguồn thông tin được sử dụng để thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng là dựa

trên hồ sơ do khách hàng cung cấp, các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo, khảo sát thực tế

để khẳng định lại các thông tin thu thập được từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới

cần thẩm định tiếp., thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chỳng,từ những người

xung quanh, từ tổ chức tín dụng khỏc…cỏc thông tin này thường chính xác và mang tính

khách quan.

40

Page 41: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpĐịnh giá vật đảm bảo giúp cho Ngân hàng đưa ra mức phán quyết tín dụng thớch

hợp.Thụng thường Ngân hàng chỉ cho vay với một giới hạn thấp hơn giá trị thị trường của đảm

bảo, tỷ lệ bao nhiêu là tuỳ thuộc vào khả năng bán và khả năng thay đổi giá trị thì trường của

vật đảm bảo.Trong một số trường hợp,Ngõn hàng xác định khả năng tổn thất có thể sảy ra để

xác định giá trị đảm bảo.Cỏc đảm bảo này có thể chỉ là một phần giá trị của các khoản tài trợ

ví dụ như ký quỹ, số dư bự…

Bước 3:Xác định phương thức cho vay

Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh

doanh,luõn chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của Ngõn

hàng.Cú cỏc phương thức cho vay như:cho vay từng lần, cho vay theo hạn mưc, cho vay luân

chuyển,cho vay gián tiếp…

Bước 4:Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay

*Xem xét khả năng nguồn vốn

CBTD cùng trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền phối hợp với Phũng/bộ

phận phụ trách nguồn vốn để:

-Cân đối nguồn vốn (nội tệ,ngoại tệ) đối với những khoản vay lớn

-Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán nước ngoài

*Xác định lãi suất cho vay

Quy trình xác định lãi suất cho vay của Ngân hàng bắt đầu sau khi công tác thẩm định

khách hàng và dự ỏn/phương ỏn vay vốn hoàn tất theo các bước sau:

-CBTD tổng hợp số liệu để tính toán lãi suất cho vay.Cỏc số liệu cụ thể bao gồm:chi

phí vốn chủ sở hữu, chi phí huy động vốn,chi phí thanh khoản, chi phí hoạt động, chi phí dự

phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng

-Dựa trên số liệu đã tổng hợp được,CBTD tính toán lãi suất cho vay như sau:

Lãi suất cho vay=Chi phí vốn + Chi phí rủi ro tín dụng + Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng

41

Page 42: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChi phí vốn = CP vốn chủ sở hữu* Tỷ lệ an toàn vốn +CP huy động vốn*(1-Tỷ lệ an

toàn vốn)+CP thanh khoản+CP hoạt động

-CBTD đối chiếu mức lãi suất tính được với lãi suất sàn cho vay và lãi suất thị trường

tương ứng tại cùng thời điểm:

+Lãi suất cho vay phải không được thấp hơn lãi suất sàn cho vay

+Nếu lãi suất tính được thấp hơn lãi suất thị trường thì đề xuất áp dụng một mức lãi

suất phù hợp với thị trường

+Nếu lãi suất tính được cao hơn lãi suất thị trường thì tìm kiếm biện pháp điều chỉnh

lợi nhuận và chi phí khoản vay nhằm bảo đảm lãi suất thực phải dương như:tăng điểm tín dụng

của khách hàng để giảm chi phí dự phòng rủi ro, bán ngoại tệ,gửi tiền ngắn hạn…tại Ngân

hàng

+Tuỳ theo thoả thuận của khách hàng và Ngân hàng có thể áp dụng lãi suất cho vay

thả nổi, cố định hoặc kết hợp cả hai loại lãi suất cho một khoản vay.Lói suất thả nổi là loại lãi

suất được Ngân hàng điều chỉnh theo định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất

theo chính xác lãi suất cho vay từng thời kỳ.Lói suất cố định là loại lãi suất không thay đổi

trong suốt thời hạn của khoản vay.

-CBTD đề xuất mức lãi suất cho vay trong nội dung Tờ trình thẩm định cho vay để

trỡnh cỏc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

*Xem xét điều kiện thanh toán

CBTD cùng trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với Phòng

Thanh toán xuất nhập khẩu xác định nội dung điều kiện thanh toán và hình thức thanh toỏn…

đối với những khoản vay để thanh toán với nước ngoài.

Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay

Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trờn,CBTD phải lập tờ trình thẩm định

nêu được cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá được phương án SXKD/DAĐT của

khách hàng và các ý kiến đề xuất.Theo quy định của Ngân hàng TMCP Quân đội, tờ trình

thẩm định phải có đầy đủ các mục sau:

42

Page 43: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Giới thiệu chi tiết về khách hàng

-Nhu cầu vay vốn của khách hàng

-Kết quả quá trình thẩm định khách hàng vay vốn

-Lợi ích dự kiến của Ngân hàng thu được nếu khoản vay được phê duyệt

-Kết quả thẩm định phương án SXKD hoặc mục đích sử dụng vốn và các nguồn trả nợ

vay (nếu là cá nhân vay tiêu dùng)

-Phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ vay

-Phân tích rủi ro

-Các quan hệ giao dịch với các tổ chức tài chớnh-tớn dụng

-Phân tích ngành hàng nếu Doanh nghiệp vay vốn phục vụ SXKD

-Tài sản bảo đảm nợ vay

-Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

-Kết luận và đề xuất của các cán bộ tín dụng

-Kết luận và đề xuất của trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền

-Quyết định của Giám đốc Ngân hàng cho vay hoặc người được uỷ quyền

-Hồ sơ của khách hàng và các hồ sơ khác có liên quan

Bước 6:Tái thẩm định khoản vay

-Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam quy định giá trị khoản vay cần

tái thẩm định theo từng thời kỳ. Ít nhất phải có 2 cán bộ tham gia tổ tái thẩm định và ít nhất

một trưởng hoặc phó phòng tín dụng là thành viờn.Những thành viên này không không bao

gồm CBTD đã thẩm định lần đầu.Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và

toàn bộ hồ sơ vay vốn một cách độc lập và ghi rõ ý kiến của mỡnh trờn tờ trình về việc đề xuất

cho vay/khụng cho vay để trình Giám đốc NHCV xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về

nội dung các công việc nêu trên.

43

Page 44: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Mọi sự khác biệt giữa kết quả thẩm định và tái thẩm định mà có thể dẫn đến các kết

luận khác nhau về khách hàng và khoản vay đều phải trình lên Giám đốc Ngân hàng.

-Thời gian tái thẩm định không nằm trong thời gian quy định cho thẩm định gốc và

không quá 03 ngày đối với món vay ngắn hạn và không quá 05 ngày đối với món vay trung và

dài hạn.

2.2.3.Ví dụ minh hoạ cho công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân

hàng TMCP Quân Đội

Chủ đầu tư : NHÀ MÁY IN QUÂN ĐỘI I

Tên dự án: Đầu tư dự án máy in offset cuộn 4 màu với 4 cụm thay giấy

Địa điểm đầu tư: Nhà máy In Quân đội I

Nguồn trả nợ: Từ khấu hao máy móc thiết bị hình thành từ vốn vay và khấu hao tài sản cố

định hình thành từ vốn tự có của Nhà máy In Quân đội I

Hoạt động kinh doanh chính: In sỏch, bỏo, tạp chí, văn hoá phẩm,tem, nhãn, giấy tờ quản

lý kinh tế xã hội

Tổng trị giá đề nghị vay: 9.400.000.000đ

Mục đích: Đầu tư dự án máy in offset cuộn 4 màu với 4 cụm thay giấy

Lãi suất: Được tớnh trờn cơ sở lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 24tháng loại trả lãi cuối kỳ

cộng biên độ 0,20%/tháng. Lãi suất cho vay được điều chỉnh vào cuối mỗi quý

Thời hạn vay:5 năm

Nguồn trả nợ:Khấu hao và lợi nhuận để lại

Hồ sơ vay vốn kèm theo bảng chỉ tiêu tài chính, đây là một trong những cơ sở quan trọng

để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng và quyết định nên hay không nên cho vay.

Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Sau khi thẩm định khách hàng, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính, môi

trường kinh doanh….Cỏn bộ tín dụng đã lập tờ trình khách hàng như sau (tóm tắt):

44

Page 45: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpA-Giới thiệu về khách hàng

-Tên doanh nghiệp: Nhà máy In Quân đội I

-Đại diện doanh nghiệp:ễng Nguyễn Công Tuấn

Chức vụ: Giỏm đốc

-Trụ sở: 21 Lý Nam Đế-Hoàn Kiếm-Hà Nội

- Tổng mức vốn đầu tư của dự án : 22.741.510.000 đ

Trong đó:

a. Xây lắp :

453.575.000 đ

- Làm nền móng, bệ máy : 95.575.000 đ

- Làm hệ thống điều hoà trung tâm : 358.000.000 đ

b. Thiết bị

1.299.000 USD x 16.100 đ/ 1USD = 20.913.900.000 đ

c. Chi phí khác : 394.460.000 đ

- Lập dự án đầu tư : 104.605.000 đ

- Lập hồ sơ mời thầu thiết bị : 48.585.000 đ

- Giám sát lắp đặt thiết bị : 105.602.000 đ

- Giám sát thi công xây dựng : 1.969.000 đ

- Phí uỷ thác nhập khẩu, vận chuyển, bảo hiểm : 133.699.000 đ

d. Dự phòng phí : 979.575.000 đ

- Nguồn vốn đầu tư :

+ Vốn ngân sách quốc phòng cấp : 10.000.000.000 đ (44% tổng đầu tư)

+ Vốn vay tín dụng Ngân hàng Quân Đội : 9.400.000.000 đ ( 41% tổng đầu tư)

+ Vốn tự có của đơn vị : 1.341.510.000 đ ( 15% tổng đầu tư)

45

Page 46: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Ngành nghề kinh doanh: In sỏch, bỏo, tạp chí, văn hoá phẩm,tem, nhãn, giấy tờ quản lý

kinh tế xã hội

B-Nhu cầu của doanh nghiệp

-Số tiền đề nghị vay: 9.400.000.000 đ

-Lãi suất: Được tớnh trờn cơ sở lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 24tháng loại trả lãi cuối kỳ

cộng biên độ 0,20%/tháng. Lãi suất cho vay được điều chỉnh vào cuối mỗi quý

-Thời hạn vay: 5 năm

-Tài sản đảm bảo: Thế chấp thiết bị hình thành từ vốn vay

C-Kết quả thẩm định khách hàng vay vốn

1.Kết quả thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn của khách hàng

-Hồ sơ pháp lý của Nhà máy In Báo Quân đội nhân dân I

-Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006

-Dự án đầu tư máy in offset cuộn 4x4 màu ( sau đõt gọi tắt là dự án )

-Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán dự án

-Quyết định 3694/QĐ-BQP ngày 23/12/2006 v.v phê duyệt Dự án đầu tư, Tổng dự toán

và kế hoạch đấu thầu của dự án.

-Hồ sơ mời thầu cung cấp thiết bị dự án.

-Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu mua sắm, lắp đặt thiết bị thuộc dự án.

-Hợp đồng số IPP.07.02.005 ngày 18/05/2007 giữa công ty Intergrầic Print&Pack ( bên

bỏn),Cty Tư vấn Đầu tư và Phát triển Công nghệ (AIC)/BQP ( bên nhận uỷ thác nhập

khẩu),Nhà In Quân đội I ( bên mua).

-Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu số 29/NM-CNQD 1 – AIC/2007 ngày 06/05/2007 giữa

Nhà máy In Quân đội I/Tổng cục chính trị và Công ty tư vấn và đầu tư phát triển công nghệ

( AIC), Bộ quốc phòng.

-Hồ sơ khác.

46

Page 47: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpĐánh giá: Hồ sơ vay vốn đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng TMCP Quân đội.

3. Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

2.1 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Nhà máy In Quân đội I tiền thân là Nhà máy In Báo Quân đội nhân dân I( dưới đây gọi tắt

là nhà máy) được thành lập theo quyết định số 18/CP ngày 25/02/1980 của Tổng cục chính trị.

Năm 1993, Nhà máy được thành lập lại thành doanh nghiệp nhà nước.

Theo quyết định số 154/2005/QĐ-BQP ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng,

đầu năm 2006 Nhà máy báo quân đội nhân dân I và Nhà máy in Quân đội được sáp nhập và

đổi tên thành Nhà máy In Quân đội I.

Nhiệm vụ của Nhà máy đã được Tổng cục chính trị chỉ rõ:

Bất kể trong tình huống nào, nhà In cũng phải đảm bảo mục tiêu chính trị là phục vụ in ấn các

tác phẩm của Báo Quân đội nhân dân, đặc biệt là tờ báo hàng ngày, chính xác, kịp thời,an

toàn, chất lượng. Ngoài ra, để phát huy công suất và năng lực lao động, Nhà máy được nhận in

các ấn phẩm báo chí của các cơ quan đoàn thể... bảo đảm hoàn thnàh các chỉ tiêu sản xuất kinh

doanh theo kế hoạch được giao, nhằm bảo đảm và phát triển vốn, góp phần giảm chi ngân sách

quốc phòng.

2.2 Mô hình tổ chức và bố trí lao động

- Nhà máy cú trụ sở tại 21 Lý Nam Đế-Hoàn Kiếm-Hà Nội.

- Tổ chức của Nhà máy chia thành bộ phận sản xuất trẹc tiếp và bộ phận sản xuất gián tiếp.

Bộ phận sản xuất gián tiếp gồm: Phòng Tài chính kế toán, phòng Vật tư, Phòng Hành chính,

Phòng điều hành sản xuất kỹ thuật, Tổ cơ điện.

Bộ phận sản xuất trực tiếp gồm: Tổ my chụp, Tổ phơi bản, Tổ vi tính, Tổ máy, Tổ đóng sách.

- Ông Nguyễn Công Tuấn là người có thâm niên công tác tại Nhà máy, ụng đó từng giữ chức

Phó Giám đốc Nhà máy. Ông được bổ nhiệm làm giám đốc Nhà máy từ năm 1998, là

người có năng lực chuyên môn khá tốt.

47

Page 48: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp- Ban lãnh đạo Nhà mát có quan hệ tốt với các đơn vị cấp trê như: Tổng cục chính trị, Cục

tài chính, Cục Kế hoạch và đầu tư.

2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh

Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Nhà máy đã trở thành một đơn vị In có uy tín của

Quân đội và ngành In nước ta.

Cho tới nay, Nhà máy đã in ra và phát hành hàng trăm triệu bản ấn phẩm của Báo quân đội

nhân dân kịp thời và chính xác, chưa bao giờ phải dừng hoặc chậm ra báo, không có sai sót

về chính trị. Chất lượng kỹ thuật ngày càng được nâng cao. Đến nay, báo Quân đội nhân

dân là một trong những ấn phẩm báo ngày được in với chất lượng cao.

Ngoài các ấn phẩm của báo Quân đội nhân dân, Nhà máy hiện dang nhận in cho hơn 40 tờ

báo và tạp chí khác. Đặc thù là nhà in bỏo nờn thời gian hoạt động sản xuất của Nhà máy

in là 362 ngày trong 1 năm( trừ 3 ngày tết nguyên đán) và 20/24h trong 1ngày. Công suất

hoạt động của các máy in luôn phủ kín, trừ thời gian bảo dưỡng, vệ sinh, chuẩn bị. Trong

các dịp cao điểm như in báo tết, Nhà máy phải nhờ các đơn vị bạn hỗ trợ một phần mới

đảm bảo yêu cầu và thời gian phát hành.

Trong những năm gần đây Nhà máy luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu kinh

tế kỹ thuật trên giao, năm sau cao hơn năm trước. Sản xuất đời sống ổn định, tổ chức được

củng cố, năng lực tay nghề nâng cao, uy tín Nhà máy ngày càng được mở rộng, tu hỳt thờm

khách hàng.

3. Tình hình tài chính của khách hàng

-Về kết quả kinh doanh: Doanh thu của Nhà máy tăng trưởng liên tục, mức tăng năm sau

cao hơn năm trước. Đó là do ngoài nhiệm vụ in các ấn phẩm của Báo Quân đội nhân dân,

Nhà máy còn nhận in cho hơn 40 tờ báo và tạp chí khác( trong đó cú cỏc bỏo có số lượng

phát hành lớn và ổn định như báo Gia đình Xã hội, báo Phụ nưc thủ đô, báo Nhi đồng, báo

Bóng đá, báo Thời báo tài chính...). Điều này cho thấy Nhà máy đã khặng định được vị trí,

uy tín của mình trong ngành. Năm 2004, doanh thu của Nhà máy đạt 59 tỷ đồng, năm 2005

đạt 68,85 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2004. Năm 2006, doanh thu của Nhà máy co bước

tăng trưởng vượt bậc đạt 114,7 tỷ đồng, tăng 67% so với doanh thu 2005. Cùng với sự tăng

48

Page 49: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệptrưởng doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng tăng trưởng đáng kể. Năm 2004, lợi nhuận

Nhà máy đạt 1,5 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1,62 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2004 và năm

2006 , lợi nhuận của Nhà máy tăng tới 57% so với năm 2005 đạt 2,56 tỷ đồng. Sở dĩ có sự

tăng trưởng vượt bậc năm 2006 là do việc sáp nhập Nhà máy in Quân đội và Nhà máy In

báo quân đội nhân dân I thành Nhà máy In Quân đội I đã phát huy được điẻm mạnh về

kinh nghiệm, đối tác của cả hai nhà máy đem lại kết quả cao cho Nhà máy In Quân đội I.

- Về khă năng thanh toán: Khả năng thanh toán của Nhà máy tương đối tốt, được thể hiện

qua: Hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh luôn duy trì xấp xỉ 1lần, không

có phải thu khú đũi và hàng hoá kém phẩm chất do đó đảm bả khả năng thanh toán.

- Về cơ cấu nguồn vốn và tài sản: Là đơn vị hoạt động sản xuất nên tỷ lệ Tài sản lưu

động/Tổng tài sản của công ty từ 30-40% là phù hợp với đặc điểm của Nhà máy. Tỷ lệ Nợ

phải trả/Tổng nguồn vốn, Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu Nhà máy thấp.

Nợ dài hạn của Nhà máy là khoản nợ vay Ngân hàng Quân đội ( 2,8 tỷ đồng) cho dự án

đầu tư máy in mở rộng sản xuất. Nguồn vay nợ này hiện nay đã giảm xuống còn

238.188.000 đ, giảm gánh nặng chi phí lãi vay cho nhà máy.

Nợ ngắn hạn của Nhà máy chủ yếu từ 2 khoản chiếm tỷ trọng lớn là phải trả người bán và

vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động của Phòng Tài chớnh-Tổng cục chính trị. Hệ số thanh

toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh luôn duy trì xấp xỉ 1lần cho thấy khả năng tự cân

đối các nguồn thu chi của Nhà máy tương đối tụt.

Nhà máy không có sự mất cân đối trong cơ cấu do toàn bộ tài sản cố định được tài trợ bằng

nguồn vốn dài hạn. Ngoài ra, Nhà máy còn dư một khoản vốn lưu động ròng khoảng 7tỷ để

tài trợ cho tài sản lưu động. Như vây cơ cấu vốn của Nhà máy khá an toàn.

- Về hiệu quả hoạt động: Tồn kho của Nhà máy chủ yếu là giấy, mực dự trữ cho hoạt động

in ấn. Tồn kho của Nhà máy trong những năm gần đây luôn ở mức thấp, trong khi doanh

thu năm sau cao hơn năm trước, kéo theo việc tăng giá vốn hàng bán với tỷ lệ tương ứng,

dẫn đến thời gian hàng tổn kho giảm dần.

49

Page 50: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpVòng quay vốn lưu động gần 4vòng và có xu hướng tăng dần qua các năm, là mức khá cao

so với các doanh nghiệp sản xuất khác, đồng thời thể hiện sự cố gỏng của Nhà máy trong

việc đẩy mạnh hiệu quả của đồng vốn.

Phải thu của Nhà máy là từ cỏc bỏo, tạp chí nên nguồn thu là tương đối chắc chắn. Vòng

quay khoản phải thu cũng tăng dần qua các năm đồng nghĩa với việc Nhà máy thành công

trong việc giảm thời gian bị chiếm dụng vốn từ phía đối tác.

- Về khả năng sinh lời: Các tỷ suất LNST/DT, LNST/VCSH tăng đều, cho thấy tình hình

hoạt động ổn định của Nhà máy. Do Nhà máy hang năm phải thực hiện tụt cỏc nhiệm vụ

chính trị và kinh tế được giao, trong đó có nhiệm vụ chính trị luôn phải đặt lên hàng đầu

nên việc duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận cho thấy nỗ lực rất lớn của Nhà máy. Chính

điều này cũng góp phần tạo sự tin tưởng cho cấp chủ quản quyết định đầu tư mở rộng quy

mô hoạt động của Nhà máy.

Kết luận: Nhìn chung, hoạt động của Nhà máy In báo quân đội nhân dân tương đố ổn định,

tình hình tài chính tốt, duy trì được các tỷ lệ an toàn về khả năng thanh toán.

4.Quan hệ với các tổ chức tín dụng

Theo thông tin CIC ngày 14/06/2007, hiện tại Nhà máy chỉ có quan hệ tín dụng du nhất với

Ngân hang TMCP Quân đội.

Dư nợ tại Ngân hàng TMCP Quân đội là: 3.041.538.000 đ, trong đó vat trung hạn đầu tư

máy móc thiết bị: 238.188.000 đ

Nhà máy In Quân đội I là doanh nghiệp xếp loại 2 theo quy định của Ngân hàng Quân đội (

Bảng điểm xếp loại đính kèm)

D-Kết quả thẩm định phương án sản xuất kinh doanh

1.Hiệu quả dự án

1.1 Hiệu quả chính trị xã hội

Việc mở rộng đầu tư một máy in cuộn 4 màu với 4cum thay giấy sẽ đáp ứng được nhiệm vụ

in báo Quân đội nhân dân 8 trang, 4màu về thời gian và chất lượng, khắc phục tình trạng lồng

50

Page 51: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpbáo thủ công như hiện nay. Chất lượng in ấn và phát hành kịp thời từng ngày cũng là một phần

không nhỏ nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng của tờ báo. Những thông tin trờn bỏo

thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, quân đội rất cần thiết cho đồng bào chiến

sĩ nhất là vựng sõu, vựng xa, biên giới, hải đảo trước những luận điệu tuyên truyền phản động

của các thế lực thù địch. Vì vậ tờ báo đến sớm sẽ đáp ứng nhu cầu bạn đọc đang chờ đợi.

Đây chớnh là hiệu quả chính trị xã hội của việc đầu tư máy in mới. Đó là phát huy tốt nhất

hiệu quả của tờ báo nhằm góp phần tích cực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng văn hoá, giữ

vững an ninh chính trị, an toàn trật tự xã hội. Việc đầu tư mở rộng một máy in mới cũng góp

phần tăng cường khả năng són sàng bổ sung hỗ trợ kỹ thuật khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, năng

lực sản xuất của Nhà máy được nâng lên một bước, tạo khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả đầu

tư, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, củng cố hậu phương, yên tâm công tác, nâng cao

tinh thần phục vụ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của cán bộ và công nhân viên quốc phòng.

1.2 Hiệu quả kinh tế:

Bảng 1: Doanh thu do máy in mới tạo ra

Doanh thu do máy in mới tạo ra được tính dựa trên công suất thiết kế của máy ( 45.000

tờ/giờ), giả định máy chạy 360ngày/năm và 8,5giờ/ngày là phù hợp với số giờ máy chạy thực

tế hiện tại của Nhà máy In Quân đội I. Do mới đi vào hoạt động chưa thể ổn định ngay nên

trong 2năm đầu, máy chỉ chạy với công suất 70-80%. Hai năm cuối do khấu hao gần hết, chất

lượng thiết bị kém dần nên công suất máy chạy 80-90% là hợp lý.

Tổng doanh thu được tính theo bảng là Tổng doanh thu không tính đến giá thành của giấy

do giá giấy trên thị trường tương đối biến động, và sự tăng giảm của giá giấy sẽ được tính

tương ứng vào giá bán nên không ảnh hưởng tới lợi nhuận của Nhà máy. Bên cạnh đó, Nhà

máy còn nhận in gia công cho nhiều tờ báo, tạp chí khác nên chi phí giấp do bên đặt gia công

chịu.

Đơn giỏ/tờ in là 80đ/tờ dựa vào giá bán thực tế của Nhà máy.

Bảng 2: Chi phí lương, Chi phí Quản lý, Chi phí Năng lượng, Chi phí nguyên vật liệu ( trừ

giấy)

51

Page 52: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChi lương cho lao động trẹc tiếp được tính toán bằng số nhân công cần thiết để vận hành thiết

bị theo thiết kế là 14 người( Dự án và dự toán đầu tư đã được phê duyệt) và chi phí lương cho

1 công nhân đứng máy hiện tại của Nhà máy In Quân đội I ( Chi lương bao gồm cả Bảo hiểm,

phụ cấp.../cụng nhõn là 2.500.000 đ)

Chi phí quản lý được tính bằng 20% chi lương lao động trực tiếp là dựa vào tỷ lệ chi phí quản

lý thực tế so với chi lương lao động trực tiếp tại Nhà máy In Quân đội I qua các năm ( thông

tin do khách hang cung cấp). Ngân hàng Quân đội đánh giá tỷ lệ chi phí quản ký như vậy là

tương đối hợp lý.

Chi phí năng lượng được tính toán dựa trên công suất tiêu thụ điện thiết kế của máy(

147KW/h) và đơn giá điện sản xuất hiện nay( 1.500 đ/KW). Dự kiến trong các năm tới, nhất là

trong các dịp hè, do tình trạng thiếu điện nờn giỏ điện sản xuất có thể biến động tăng. Tuy

nhiên, sự tăng giá điện sản xuất sẽ không có ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh do phần

chênh lệch tăng sẽ được tính vào giá bán.

Chi phí nguyên vật liệu( trừ giấy) tính toán dựa vào định mức nguyên vật liệu/tờ báo in theo

kết quả thẩm định đơn giá công in tờ Báo QĐND năm 2006. Theo đó chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp/ tờ báo thành phẩm 8 tờ in là 104,25 đ. Như vậy, chi phớ/tờ in = 104,25/8=13đ/trang.

Trong bảng tính nguyên vật liệu, Ngân hàng đồng ý với dự tính của khách hàng, tính chi phí

nguyên vật liệu là 20đ/ tờ in trong điều kiện giá cả nguyên vật liệu trực tiếp( mực màu, mực

đen, bản kẽm, phim, hoá chất...) co xu hướng tăng trong các năm tới đê đảm bảo tính chính

xác của bảng tính Hiệu quả dự án.

Bảng 3: Chi phí khấu hao TSCĐ

Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính, máy móc thiết bị

này của Nhà máy sẽ được tính khấu hao trong vòng 10 năm. Nhà máy In Quân đội I tính khấu

hao theo phương pháp tuyến tính, số tiền khấu hao hàng năm đều nhau.

Bảng 4: Tổng chi phí

Bảng Tổng chi phí các năm được tổng hợp từ các bảng chi phí trên

52

Page 53: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpDo máy in nhập theo dự án là máy mới 100%, chất lượng bảo đảm, được bảo hành trong 1

năm nên dự kiến sữ không phát sinh chi phí sửa chữa lớn mà chỉ phát sinh chi phí bảo dưỡng

định kỳ rất nhỏ, không đáng kể so với tổng chi phí trong suốt thời gian khấu hao( 10 năm).

Nhà máy In Quân đội I được chính sách cho vay ưu đãi vốn lưu động của Tổng cục chính trị

với lãi suất bằng 0 nên hầu như Nhà máy không phát sinh nhu cầu vay vốn lưu động từ các tổ

chức tín dụng. Do đó chi phí lãi vay dự kiến bằng 0.

Các chi phí khác Ngân hàng dự tính bằng 2% tổng chi phí bao gồm bảo dưỡng máy móc thiết

bị nếu có và chi phí khác phst sinh ngoài dự kiến trong suốt quá trình hoạt động.

E-Tớnh toán độ nhạy của dự án:

Bảng 5: Hiệu quả của dự án

Với lãi suất chiết khấu 12%/năm ta thấy:

+NPV= 5.495.298.163 đ>0

+IRR= 18%>lãi suất vay Ngân hàng nên dự án đạt hiệu quả kinh tế cao

Thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm 6 tháng

Với nguồn trả nợ cho Ngân hàng Quân đội là 100% khấu hao MMTB hình thành từ vốn

vay và 100% khấu hao TSCĐ hình thành từ vốn tự có hàng năm của Nhà máy thì thời gian để

Nhà máy trả hết nợ gốc cho Ngân hàng Quân đội là 5 năm.

Như vậy: Dự án đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi cho Ngân

hàng.

F- Đỏnh giá rủi ro và kiến nghị

1. Về dự án đầu tư

Dự án đầu tư máy in offset là thật sự cần thiết đối vơi Nhà máy In Quân đội I để đáp ứng

nhiệm vụ chính trị của Nhà máy. Bên cạnh đó, theo phân tích như trên, dự án cũng xó tính khả

thi và hiệu quả cao. Dự án bao gồm các hạng mục: xây lắp, thiết bị, chi phí khác, trong đó

Ngân hàng Quân đội tham gia tài trợ phần thiết bị.

Chi tiết về hạng mục thiết bị : Máy in offset 4 màu với 4 cụm thay giấy

53

Page 54: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Đơn vị trúng thầu cung cấp thiết bị:Cụng ty tư vấn đầu tư và phát triển công nghệ

( AIC)/Bộ Quốc Phòng

-Loại mỏy:Mỏy in offset cuộn mới 100% gồm 6 đơn vị in Y hiệu MANUGRAPH

-Giá trị: 1.299.000USD

-Năm sản xuất: 2007

Tiến độ thanh toán với khách ngoại : Thanh toán bằng L/C không huỷ ngang trong đó :

-90% giá trị hợp đồng là 1.169.000USD sẽ được thanh toán ngay sau khi xuất trình đầy

đủ bộ chứng từ giao hàng.

-10% gớa trị hợp đồng là 129.900USD sẽ được thanh toán ngay sau khi xuất trình biên

bản nghiệm thu và hoá đơn thanh toán, nhưng trong mọi trường hợp không vượt quá 120 ngày

kể từ ngày ghi trên vận đơn nếu bên bán đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị và

thực hiện các dịch vụ kỹ thuật như quy định trong hợp đồng.

2.Về nhà cung cấp

Hãng Manugraph (Ấn Độ) là một trong những hãng sản xuất máy in cuộn và tờ rời hàng

đầu thế giới. Được thành lập từ năm 1972, cho đến nay Manugraph đã đạt được những thành

tựu đáng kể, chiếm 70% thị phõng trong nước và có một thị phần khá lớn trên thế giới.Sản

phẩm của hóng đó được cấp chứng chỉ ISO 9001. Công ty Intergrafica Print&Pack GMHB là

nhà phân phối nổi tiếng với doanh thu hàng năm đạt khoảng 1.379 triệu EUR, có văn phòng

đại diện tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Công ty có đội ngũ cán bộ đông,

lâu năm, nhiều kinh nghiệm đã cung cấp và lắp đặt nhiều máy in tại Việt Nam.Là nhà cung cấp

có uy tín cao, chất lượng sản phẩm đã được thị trưởng Việt Nam chấp nhận, rủi ro về nhà cung

cấp được giảm thiểu.

3.Về đơn vị uỷ thác

Do phía Nhà máy không có chức năng nhập khẩu trực tiếp nên Nhà máy đã ký Hợp đồng

uỷ thác nhập khẩu số 29/NM-INQDI-AIC/2007 ngày 06/05/2007 với Công ty Tư vấn Đầu tư

và Phát triển Công nghệ( AIC) thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự là một trong những Công ty

tư vấn đầu tư có uy tín trong lĩnh vực điện tử tin học, viễn thông, tự động hoá và khảo sát thiết

54

Page 55: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpkế xây dựng. Với kinh nghiệm và năng lực hoạt động trong 15 năm qua,AIC tiếp tục phát triển

và cung cấp những giải pháp hệ thống và công nghệ tiên tiến , đáp ứng nhu cầu ngày càng gia

tăng của khách hàng trong nhiều lĩnh vực quốc phòng và kinh tế. Nòng cốt của công ty là lực

lượng hùng hậu hơn 100 kỹ sư và cán bộ trong và ngoài quân đội, trong đó cú cỏc phú giỏo su,

tiến sỹ, thạc sỹ với tri thức chuyên môn sâu sắc và kinh nghiệm thực tế rộng lớn. Hiện nay

Công ty đang là khách hàng rất có uy tín có quan hệ tín dụng lâu nhất tại Ngân hàng Quân đội-

Chi nhánh Điện Biên Phủ. Năm 2006 công ty đã được Ngân hàng cấp cho hạn mức tín dụng

15.000.000.000 đ và hạn mức bảo lãnh 5.000.000.000 đ. Trong quan hệ tín dụng với Ngân

hàng công ty rất có uy tín trả nợ gốc lãi đầy đủ. Như vậy có thể khẳng định đơn vị nhập khẩu

uỷ thỏc cú đầy đủ kinh nghiệm và uy tín để thực hiện hợp đồng uỷ thác.

Đơn vị vận chuyển MMTB về tới Nhà máy In Quân đội I là Đoàn tiếp nhận 35/BQP theo

Chỉ lệnh của Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP. Đơn vị này có nhiệm vụ hoàn tất mọi thủ tục hải

quan và đảm bảo vận chuyển MMTB về tận chân công trình. Đây là đơn vị vận chuyển chuyên

nghiệp của BQP nên việc vận chuyển hàng từ cảng Hải Phòng tới Nhà máy được an toàn.

4.Về nguồn trả nợ

Nguồn trả nợ gốc của Nhà máy bao gồm:

+Nguồn khấu hao máy móc thiết bị hình thành từ vốn vay: 9.400.000.000 đ

+Nguồn khấu hao máy móc thiết bị , tài sản cố định hình thành từ vốn tự có của Nhà

máy: 9.400.000.000 đ/năm. Dựa vào giá trị của tài sản tính khấu hao năm 2006 của Nhà máy,

nguồn khấu hao tài sản hình thành bằng vốn tự có của Nhà máy sẽ ổn định ở mức

9.400.000.000 đ trong vòng 6 năm tới( do Nhà máy sử dụng phương pháp khấy hao tuyến

tính)

Như vậy, nguồn trả nợ gốc của Nhà máy đảm bảo.

5.Về nguồn trả nợ lãi

Việc thẩm định năng lực tài chính và hiệu quả dự án sau đầu tư cho thấy Nhà máy hoàn

toàn có thể chủ động trong vấn đề trả nợ lãi ( 94triệu đồng/thỏng) cho Ngân hàng Quân đội từ

hợt động kinh doanh của đơn vị.

6.Về thời gian trả nợ

55

Page 56: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpHàng được bên bán giao xuống tàu tại cảng Ấn Độ trong vòng 180ngày kể từ ngày ký

hợp đồng. Thời gian để hàng về toái vảng Hải Phòng và vận chuyển hàng về Nhà máy khoảng

3tuàn. Trong thời gian này, Nhà máy sẽ hoàn thành việc xây dựng múng mỏy, nhà xưởng và

hoàn thiện hệ thúng cung cấp điện nước chuẩn bị cho quá trình lắp đặt. Việc lắp đặt, vận hành,

chạy thử... được thực hiện trong vòng 45ngày, sau đó hệ thống thiết bị sẽ bất đầu đi vào hoạt

động . Như vậy,bắt đầu từ tháng 2/2008, máy in đã có thể chính thức đi vào hoạt động.

Khoảng 15 ngày sau khi hàng đuựơc giao xuống tàu tại cảng Ấn Độ, Ngân hàng sẽ phải thanh

toán L/C(đầu tháng 1/2008). Do vậy, Ngân hàng sẽ đồng ý cho khách hàng thời gian ân hạn là

2tháng, tổng thời hạn cho vay đối với Nhà máy là 5 năm 2 tháng. Lịch thanh toán nợ gốc cụ

thể như sau:

Như vậy, thời gian cho vay dự kiến với Nhà máy In Quân đội I la từ đầu tháng 1/2008

đến hết tháng 2/2013.

7.Về phương thức ký quỹ và thanh toán L/C

Nguồn vốn thanh toán L/C bao gồm:

-Vốn Ngân sách Quốc phòng: 10.000.000.000 đ, trong đó

+Đã giải ngân: 6.500.000.000 đ

+Dự kiến giải ngân đầu tháng 7/2007: 3.500.000.000 đ

-Vốn vay Ngân hàng Quân đội : 9.400.000.000 đ

-Vốn tự có( dự kiến vay ưu đãi phòng tài chớnh-Tổng Cục chính trị): 1.513.900.000 đ

Loại L/C quy định trong hợp đồng là loại L/C có xác nhận của Ngân hàng BHF( CHLB

Đức). Tuy nhiên, do Ngân hàng Quân đội có hạn mức xác nhận L/C tại BHF là 5.000.000EUR

nên khách hàng không phải nhận nợ vay ngay khi mở L/C.

Để tạo thuận lợi và giảm bớt chi phí tài chính cho khách hàng, Ngân hàng đề xuất áp

dụng tỷ lệ ký quỹ L/C cho AIC như sau:

+Ký quỹ 30% trước khi mở L/C. Nguồn ký quỹ: 6.500.000.000 đ vốn NSQP

56

Page 57: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp+Sau khi Ngân sách Quốc phòng giải ngân nốt 3.500.000.000 đ và Phòng Tài chớnh-

Tổng Cục chính trị giải ngân vay ưu đãi( dự kiến trong tháng 7/2007), yêu cầu mua ngoại tệ ký

quỹ tiếp 24%

+Khi thanh toán L/C, Ngân hàng Quân đội giải ngân 46% còn lại ( 9.400.000.000 đ)

Tiền ký quỹ L/C sẽ được Nhà máy In Quân đội I chuyển khoản vào tỡa khoản của AIC

tại Ngan hàng Quân đội, Phòng khách hàng đảm bảo phong toả số tiền nói trên để AIC chỉ

được dùng cho mục đích ký quỹ thanh toán L/C.

Trong trường hợp nguồn vốn Ngân sách Quốc phòng và vốn vay ưu đãi Phòng Tài

chớnh-Tổng Cục chính trị về chậm hơn thời gian thanh toán L/C, Nhà máy In Quân đội I sẽ

phải ứng vốn tự có để thanh toán( Có cam kết thanh toán bằng văn bản của Nhà máy). Việc

thẩm định năng lực tài chính của Nhà máy cho thấy Nhà máy hoàn toàn có khả năng dùng vốn

tự có để bù đắp thanh toán trong trường hợp vốn Ngân sách Quốc phòng về chậm do Nhà máy

có một khoản vốn lưu động ròng khá lớn, khoảng 7tỷ đồng.

Trong thời gian từ khi mở L/C đến khi thanh toán L/C, Ngân hàng Quân đội sẽ phát hành

một Bảo lãnh thanh toán gửi cho AIC để bảo lãnh cho Nhà máy In Quân đội I số tiền chưa ký

quỹ bao gồm: 3,5tỷ đồng vốn Ngân sách Quốc phòng và 1,5 tỷ đồng vốn tự có của Nhà máy.

Trị giá thư bảo lãnh: 313.369 USD. Do Ngân hàng Quân đội tham gia tài trợ phương án này

nên áp dụng mức ký quỹ bảo lãnh thanh toán là 0%, phí bảo lãnh là 2%.

2.2.4. Đánh giá công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng

TMCP Quân đội

2.2.4.1.Kết quả đạt được

Qua bảng kết quả về tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng cho thấy xu hướng cho vay

hiện nay của Ngân hàng là cho vay các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp

vừa và nhỏ, tín dụng dài hạn tăng lên, tín dụng ngắn hạn giảm đi.Vỡ vậy mà công tác thẩm

định tín dụng trong hoạt động cho vay ngày càng quan trọng và cấp thiết hơn.Vốn dài hạn một

mặt đáp ứng được nhu cầu vay vốn thực hiện phương án SXKD/ĐAĐT để mở rộng sản xuất

và tăng lợi nhuận.Mặt khác, lãi suất của cỏc mún vay trung và dài hạn hạn thường cao hơn lãi

57

Page 58: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpsuất vay ngắn hạn do lợi nhuận lớn và rủi ro cao. Do đó cho vay trung và dài hạn sẽ đem lại

nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tiến trình hiện đại hoá toàn hệ thống

đang được triển khai giúp cho thông tin giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống Ngân hàng

TMCP Quân Đội được thông suốt, đã rút ngắn được thời gian công tác thẩm định trong hoạt

động cho vay của Ngân hàng, thời gian xác minh các quan hệ tín dụng của khách hàng vay

vốn…Do đó giảm đáng kể chi phí về thời gian và chi phí về thẩm định khác, nâng cao chất

lượng của công tác thẩm định tín dụng và chất lượng của cỏc mún vay.

Trình độ cán bộ tín dụng luôn được Ngân hàng quan tõm.Vỡ vậy, Ngân hàng đã tổ chức

cỏc khoỏ đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, phổ biến và hướng dẫn các văn bản có liên quan đến

công tác thẩm định, hoạt động cho vay của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Quân

Đội Việt Nam,tổ chức các cuộc thi về cán bộ tín dụng giỏi nghiệp vụ…để nâng cao nghiệp vụ

cán bộ,tạo môi trường làm việc thoải mái, khuyến khích tinh thần tự nâng cao phấn đấu trình

độ của cán bộ, tạo môi trường làm việc thoải mái nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cụng

việc.Ngõn hàng TMCP Quân Đội đã thực hiện đúng quy trình cho vay, thẩm định tín dụng,

thơi gian thẩm định, thời gian bảo đảm tiền vay và phân cấp thẩm định giúp cho các khoản cho

vay của Ngân hàng có chất lượng và làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

2.2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân

*Hạn chế

Công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng đã thu được

những kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.Những

hạn chế này được biểu hiện ở một số khía cạnh sau:

- Trong Ngân hàng TMCP Quân Đội không có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng

như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng tín

dụng kiờm luụn chức năng thẩm định. Ưu điểm của mô hình này là cán bộ tín dụng vừa có

chức năng thẩm định, vừa được quyền quyết định tín dụng ở một mức nhất định.Tại Ngân

hàng có chức năng tín dụng bao gồm thẩm định, cán bộ tín dụng được phân quyền kèm theo

với phân công, đồng thời cũng chịu trách nhiệm lớn hơn về các khoản tín dụng do mình phụ

58

Page 59: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệptrỏch.Tuy nhiờn, việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy cũng

có một số hạn chế sau:

Cán bộ tín dụng không chuyên sâu vào một ngành nghề nào

Nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt chẽ dẫn đến dẫn đến việc cán bộ thoả hiệp với

khách hàng để tư lợi, nếu quá chặt thỡ khú đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng

Gây nên tình trạng quá tải đối với một cán bộ tín dụng vì phải đảm trách nhiều công

việc như: tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng, kiểm tra tính xác

thực, đầy đủ, thẩm định,kiểm tra…

- Phân tích tài chính doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ phân tích các chỉ tiêu tài

chính mà chưa đi sâu vào phân tích bản chất kinh tế cũng như tính xác minh thực tế.Nếu các

báo cáo tài chính đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán thì có thể tin tưởng vào số liệu

trờn cỏc báo cáo tài chớnh của đơn vị là không có gì sai sót, làm ảnh hưởng tới quyết định của

Ngân hàng. Nhưng nếu báo cáo chưa được kiểm toán thì chưa có cơ sở để kiểm chứng. Do đó,

nếu phu thuộc quá nhiều vào thông tin do khách hàng cung cấp sẽ dẫn đến nhiều quyết định

không chính xác. Việc áp dụng các phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án

chưa được kết hợp phân tích trong mối tương quan với các chỉ tiêu khác mà mới chỉ tính toán

đến hai chỉ tiêu cơ bản là NPV và IRR. Chỉ tiêu NPV phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu được

lựa chọn, tỷ suất này càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Vấn đề là cần tính toán lãi suất

chiết khấu hợp lý và sẽ rất khó khăn khi thị trường vốn và thị trường tiền tệ biến động. Chỉ tiêu

IRR là lãi suất chiết khấu làm cho NPV=0, tuy nhiên có nhiều trường hợp NPV đổi dấu nhiều

lần khi chiết khấu với các tỷ suất chiết khấu khỏc nhau.Vỡ vậy, sẽ có nhiều giá trị của IRR làm

cho NPV =0 và khó xác định chính xác IRR nào làm chỉ tiêu đánh giá.

-Thẩm định tài sản đảm bảo là một trong những khâu rất quan trọng của quy trình thẩm định

tớn dụng.Giỏ trị của tài sản đảm bảo luôn bị biến động theo thời gian dưới sự tác động của các

yếu tố như môi trường, thị trường, sự xuất hiện của các sản phẩm cạnh tranh…Cỏn bộ tín dụng

đôi khi chưa tính hết đến các yếu tố làm giảm giá trị của tài sản đảm bảo.Việc xem xét các tài

sản cần phải mua bảo hiểm, các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất còn bị xem nhẹ.Vỡ

vậy khi có tranh chấp xảy ra thì mới biết vùng đất đó nằm trong vùng quy hoạch giải tỏa hay

hết thời hạn bảo hiểm, gây thiệt hại lớn cho Ngân hàng.

59

Page 60: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Cán bộ thẩm định còn phụ thuộc nhiều vào các thông tin do khách hàng cung cấp, việc kiểm

tra, xác minh thông tin chưa được thực hiện một cách đầy đủ và thực chất chỉ là kiểm tra trên

giấy tờ.Trờn thực tế đã có rất nhiều vụ làm giả giấy tờ, khai những thông tin có lợi cho khách

hàng cùng với sự chủ quan của một số nhân viên tín dụng đã gây thiệt hại lớn cho Ngân hàng

cả về tiền bạc và uy tớn.Vỡ vậy, tư cách của khách hàng là một trong những nhân tố ảnh

hưởng rất lớn đến độ rủi ro của món vay.

-Về công tác Maketing ngân hàng,tuy chi nhánh đã đạt được những kết quả, thành công bước

đầu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của dư

nợ.Quy mô cho vay ngoại tệ còn hạn chế, phần lớn khách hàng vay ngoại tệ là các Doanh

nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phải nhập khẩu các nguyên liệu quý hiếm nhưng chi

nhánh không đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng.Trong xu thế phát triển như ngày

nay, có rất nhiều Ngân hàng mới được thành lập, việc cạnh tranh và giành giật từng khách

hàng diễn ra ngày càng khốc liệt.Khụng chỉ phải duy trì được những khách hàng truyền thống

mà việc mở rộng mạng lưới khách hàng bằng nhiều hình thức là điều kiện cần thiết để tồn

tại.Tuy nhiên nhìn vào danh sách khách khách hàng của Ngân hàng thì chủ yếu là khách hàng

đã có quan hệ lâu dài, lượng khách hàng mới không nhiều.Điều này có thể là do phong cách

phục vụ của Ngân hàng và mức đãi ngộ đối với khách hàng.

*Nguyên nhân

Những hạn chế bộc lộ ở trên là do rất nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chủ

quan và nguyên nhân khách quan

-Nguyên nhân khách quan:

Cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng trực tiếp đến

công tác thẩm định tín dụng của Ngõn hàng.Khụng cú một chuẩn mực để thực hiện một cách

thống nhất, mất nhiều thời gian cho việc điều chỉnh cũng như rủi ro phát sinh, gây khó khăn,

lúng túng cho doanh nghiệp khi thực hiện cơ chế, chính sách mới.

Về môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của Ngõn hàng:cỏc văn bản quy định

quy chế đang dần được hoàn thiện để tạo môi trường pháp lý đồng bộ và đảm bảo tốt cho các

60

Page 61: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpNgân hàng hoạt động.Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả của các văn bản thì cần phải có

thời gian để thực hiện.

Các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phong phú và có nhiều ngành

mới mà các văn bản pháp lý chưa kịp ban hành để điều chỉnh hoạt động, gây khó khăn nhiều

cho Ngân hàng trong công tác thẩm định tư cách pháp lý của doanh nghiệp.Và các ngành nghề

vẫn chưa có chỉ số ngành cụ thể để phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng khách hàng.làm

cơ sở để Ngân hàng so sánh và đối chiếu.

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh có nhiều lợi nhuận song tiềm ẩn

nhiều rủi ro.Ngõn hàng phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh gay gắt từ phớa cỏc Ngân hàng

cổ phần trong nước, các Ngân hàng nước ngoài và các công ty tài chính, tiết kiệm bưu điện…

Trong xu thế phát triển ngày nay,cỏc tập đoàn tài chính đa năng có xu hướng kinh doanh tất cả

các lĩnh vực thuộc ngân hàng.tài chính, bảo hiểm…Quỏ trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế đã gây

sức ép và đòi hỏi các Ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển đa dạng các sản

phẩm, dịch vụ có chất lượng…đũi hỏi một Ngân hàng đa năng.

-Nguyên nhân chủ quan:

Thẩm định tín dụng là một hoạt động hết sức đa dạng và phức tạp, các phương án sản

xuất và dự án đầu tư ngày càng lớn hơn cả về quy mô và trình độ kỹ thuật.Vỡ vậy, đòi hỏi cán

bộ thẩm định ngoài giỏi về trình độ nghiệp vụ còn phải linh hoạt trong mọi khía cạnh có liên

quan. Đội ngũ cán bộ thẩm định tại Ngân hàng TMCP Quân Đội có trình độ và kinh nghiệm

làm việc.Tuy nhiờn, đội ngũ còn mỏng về lực lượng, chưa đáp ứng đủ yêu cầu ngày càng cao

của các dự án làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng.

Tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp lớn và các DNQD là lớn. Đây là tồn tại chung của

cỏc Ngõn hàng.Cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ,cỏc DNNQD khó tiếp cận được với các nguồn

vốn Ngân hàng, không được ưu tiên và ưu đãi như cỏc DNQD.Vỡ vậy đã ảnh hưởng tới thu

nhập của Ngân hàng khi bỏ qua các dự án khả thi của các DNNQD, ảnh hưởng tới hoạt động

của các DNNQD.

Như vậy,bờn cạnh những kết quả đã đạt được,Ngõn hàng TMCP Quân đội vẫn còn tồn

tại một số hạn chế nhất định trong công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay.Hiện

61

Page 62: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpnay, Ngân hàng đang áp dụng một số biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng của

công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay để đảm bảo an toàn cho các khoản vay.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

3.1.PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CỔ PHẦN QUÂN

ĐỘI NĂM 2009

3.1.1.Mục tiêu phấn đấu

-Năm 2009, Ngân hàng Cổ phần Quân Đội phấn đấu tự cân đối được vốn kinh

doanh,nõng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo đầu tư an toàn hiệu quả,phỏt triển đa dạng dịch

vụ Ngân hàng vượt qua được cuộc khủng hoảng toàn cầu. Bên cạnh đó giải ngân tốt gói hỗ trợ

lãi suất mà Chính phủ đưa ra để giúp đỡ các Doanh nghiệp.

- Phấn đấu tăng trưởng 30%-35% trên tất cả các chỉ tiêu kinh doanh và nợ xấu ở mức

dưới 2%.

3.1.2.Biện pháp tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra

*Công tác huy động vốn

-Chi nhánh tiếp tục phát huy các thế mạnh về công nghệ và uy tín thương hiệu của một

Ngân hàng đối ngoại trên địa bàn, đồng thời kết hợp với đa dạng hoỏ cỏc hình thức, các công

cụ huy động vốn như:kỳ phiếu, trỏi phiếu,phỏt triển các sản phẩm Ngân hàng hiện đại, tích

hợp nhiều tiện ích, mở rộng mạng lưới giao dịch, áp dụng chính sách lãi suất hấp dẫn, các

nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền chọn…để cung cấp các sản phẩm huy động vốn ngày càng

đa dạng và hiện đại đến khỏch hàng,nõng cao tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp trên tổng huy

động vốn từ khách hàng.

-Củng cố khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới bằng các hình thức

chăm sóc khách hàng, Đổi mới cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch và phong cách

phục vụ khách hàng.Khen thưởng và khuyến khích kịp thời các đơn vị tổ chức cá nhân trong

và ngoài ngành có đóng góp vào công tác huy động tiền gửi với lãi suất hợp lý hiệu quả và hợp lý.

62

Page 63: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp- Cần tiếp cận dần những doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn và các

tỉnh lân cận (thuộc khu vực đầu tư), cơ cấu khách hàng theo hướng ưu tiên nhóm khách hàng

FDI, SMSs, các cá nhân làm ăn hiệu quả thay vì chú trọng đến nhóm khách hàng doanh nghiệp

nhà nước có tình hình tài chính yếu và nợ xấu.

*Công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay

-Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện cơ chế tín dụng một cách

nghiêm túc. Đặc biệt cần chú ý đến cỏc khõu thủ tục hồ sơ, quản lý tín dụng, kiểm tra, kiểm

soát tiền vay.Chọn lọc và phân loại khách hàng, cần tập trung vốn đầu tư cho các khách hàng

có tiềm lực tài chính, kinh doanh có hiệu quả, đồng thời cương quyết giảm dư nợ đối với

khách hàng kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ

-Đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng: Đối với các tài sản đảm bảo có tính thanh khoản

cao cần tăng tỷ trọng cho vay, đẩy mạnh cho vay bằng ngoại tệ nhằm khai thác tối đa nguồn

ngoại tệ tại chỗ. Đẩy mạnh cho vay đối với các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chú trọng

nhiều hơn đến đầu tư các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ.

-Tổ chức các lớp đào tạo tín dụng cho cán bộ một cách thường xuyên và quy mụ.Cần

nâng cao vai trò và trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng đối với quá trình đầu tư tín dụng…

-Quy định mức thu hồi nợ xấu đối với từng cán bộ tín dụng và có kiểm điểm, đánh giá

từng tháng, từng quý.

-Chú trọng đặc biệt cỏc khõu thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định năng lực tài chính và

uy tín của khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, đánh giá chính xác chi phí, lợi ích, tính khả

thi của dự án, phương án vay vốn.

-Trong thẩm định tài chính dự án không chỉ đứng trên quan điểm của Ngân hàng mà

còn đứng trên cả quan điểm của các chủ đầu tư để xem xét tính khả thi của dự án đầu tư.

*Về phát triển dịch vụ

-Đa dạng hoỏ cỏc sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và từng bước đưa các sản phẩm của

Ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống. Phải tạo điều kiện cho công tác khuyếch trương

các tiện ích dịch vụ Ngõn hàng,nõng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút được

đông đảo khách hàng thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng.

63

Page 64: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Tiếp tục triển khai các dịch vụ như chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh

toán séc du lịch…đến tất cả các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch, mở thờm cỏc quầy thu đổi

ngoại tệ…

-Thành lập Tổ phát hành thẻ nhằm phát triển dịch vụ thẻ.Cần phát triển dịch vụ thẻ qua

việc trả lương qua thẻ ATM đến với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đang có quan hệ giao

dịch với Ngân hàng..

*Tổ chức và chỉ đạo thực hiện

-Điều chỉnh sắp xếp lại bộ máy, bố trí cán bộ một cách hợp lý

-Xây dựng chương trình công tác, phân công chỉ đạo trong lãnh đạo cán bộ thừa hành,

thực hiện đúng người đúng việc

-Tăng cường học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin

học.Tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch thực hiện”văn minh giao tiếp”luụn nâng cao ý thức

kỷ luật chấp hành nội quy, quy chế đề ra

-Từng bước nâng cấp trang thiết bị phương tiện làm việc cho cán bộ công nhân viên,

tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh và lịch sự.

-Tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng, kiểm điểm và nhắc nhở đối với những

các bộ vi phạm, tiến hành bỡnh xột năng suất làm việc của từng cán bộ

*Công tác khác

-Công tác kế toán cần đảm bảo chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn của

khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất, tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu

chuyển đồng vốn qua Ngân hàng.Cần phải giữ là một Ngân hàng đầu mối, đảm bảo thanh toán

cho các chi nhánh NHTMCPQĐ luôn thông suốt, kịp thời và chính xác.

-Công tác ngân quỹ phải đảm bảo an toàn.Lónh đạo và Phòng kiểm tra nội bộ phải

thường xuyên kiểm tra, đôn đốc,thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt, ngoại tệ,tổ chức tốt

công tác thu chi và điều hoà tiền mặt để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho sản xuất và đời

sống, tạo lòng tin với khách hàng.

64

Page 65: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp- Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên động viên

toàn thể Cán bộ công nhân viên thực hiện tốt quy chế dân chủ từ cơ sở, tăng cường công tác

thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

3.2.1.Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ tín dụng

Con người là nhân tố trung tâm, ảnh hưởng đến quyết định thẩm định tớn dụng.Vỡ vậy

để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao thì phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ với các

điều kiện như: trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.Với điều kiện

hiện nay, mỗi cán bộ phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, dẫn đến công tác thẩm định

không hiệu quả.Vỡ vậy Ngân hàng cần phải phân công các cán bộ tín dụng phụ trách các mảng

ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Để đáp ứng yêu cầu này, các NHTM cần tập trung vào một số vấn đề như việc tuyển

dụng cán bộ, bồi dưỡng cán bộ và chính sách đói ngộ.Ngõn hàng nờn cú chính sách ưu đãi cho

cán bộ thẩm định để khuyến khích tinh thần, trách nhiệm, ý thức của mỗi cán bộ, nâng cao tinh

thần tự hoàn thiện mình.

Điều quan trọng là cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp và luôn có ý thức vươn

lên để hoàn thành tốt công việc được giao.Chớnh vì vậy, Ngân hàng cần có chính sách khen

thưởng đối với những cán bộ, chuyên gia làm việc giỏi để tránh hiện tượng chảy máu chất

xỏm.Tuy nhiờn cũng cần phải có những biện pháp xử lý đối với những cán bộ làm việc không

nghiêm túc, gây tổn thất cho Ngân hàng

Ngoài ra, Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và

thuyên chuyển những cán bộ thẩm định không đáp ứng được yêu cầu công việc ra làm công

việc khỏc.Bố trớ cán bộ cú trỡnh độ,bản lĩnh,tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí quan

trọng chủ chốt để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người.

Nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng,tận dụng kinh nghiệm kiến thức của các

người đi trước, các Ngân hàng nên phát động phong trào nghiên cứu khoa học, qua đó tập hợp

các đề xuất, ý kiến, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ cập và áp dụng trong toàn hệ

65

Page 66: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpthống.Hàng năm trên cơ sở kế hoạch chung, Ngân hàng cần xây dựng một chương trình, kế

hoạch, nhiệm vụ cho công tác thẩm định và có tổ chức tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm.

Bên cạnh những giải pháp trên, các Ngân hàng cũng nên phát triển hệ thống trang thiết bị,

công nghệ phục vụ cho toàn bộ hoạt động của Ngân hàng cũng như công tác thẩm định tín

dụng trong hoạt động cho vay.

3.2.2.Hoàn thiện nội dung, quy trình của công tác phân tích tài chính.

-Khi đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn, việc phân tích các chỉ số tài

chính đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi vì cá hệ số tài chính cho thấy tình hình hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên, tại Ngân hàng TMCP Quân đội việc tính toán các chỉ

tiêu này chưa được thực hiện một cách đầy đủ.Cỏc cán bộ tín dụng của Phòng Quan hệ khách

hàng chỉ tập trung vào một số nhóm chỉ tiêu như: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, các chỉ

số thanh khoản, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý là lại bỏ qua một nhóm chỉ tiêu rất quan

trọng đó là nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn của doanh nghiệp.Mà chớnh cỏc chỉ tiêu này sẽ

giúp cho cán bộ ngân hàng có được cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh

nghiệp.

Như vậy, mặc dù đối với Ngân hàng một số chi tiêu như hệ số khả năng thanh toán, hệ

số khả năng sinh lời là những chỉ tiêu chính, chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với hoạt động

phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng,cần thiết phải tính toán và phân tích

kỹ càng.Nhưng bên cạnh đó, việc phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, các chỉ tiêu phản ánh

năng lực hoạt động của tài sản, các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn cũng nên được lưu ý.Cỏc chỉ

tiêu này mặc dù không phải là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng nhưng thông qua việc

tính toán và phân tích nó một phần sẽ giải trình rõ hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp, nó

sẽ bổ sung, kết hợp các chỉ tiêu trên, đặc biệt với báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phản ánh một

bức tranh toàn diện về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Trong một báo cáo thẩm định có rất nhiều phần thẩm định khác nhau như:thẩm định tư

cách pháp nhân, thẩm định phương án vay vốn, thẩm định tài sản đảm bảo…Nếu khâu phân

tích tài chính đi quá sâu hoặc quá dài thì có thể gây thừa và lặp, chồng chéo lên nhau.Cán bộ

tín dụng nên vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng điều kiện cụ thể, từng trường hợp khác

nhau để sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.

66

Page 67: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hiện nay Ngân hàng TMCP Quân đội chưa có các chỉ tiêu định mức để so sỏnh.Vỡ vậy dựa

trên cơ sở các hồ sơ vay trước đây, Ngân hàng nên cố gắng xõy dựng một số chỉ tiêu quan

trọng cho mình làm cơ sở cho việc đỏnh giỏ.Đõy là giải pháp rất khó thực hiện thường phải

dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng giỏi, tuy nhiên nếu làm được thì sẽ đem lại lợi ích rất

lớn.Ngoài ra Ngân hàng có thể tham khảo chỉ số định mức của các ngân hàng khác, các tổ

chức tài chính trong và ngoài nước để phục vụ cho việc xây dựng hệ thống chỉ số này.Trờn cơ

sở đú,Ngõn hàng phải yêu cầu các cán bộ tín dụng tính toán các hệ số tài chính chứ không chỉ

liệt kê một số chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá đúng khả năng tài chính của doanh nghiệp.Hơn thế

nữa, cán bộ tín dụng còn cần phải dựa vào sự biến động lên xuống của các hệ số, chỉ tiêu để

tìm nguyên nhân và đánh giá từng khoản mục tài chính của doanh nghiệp chứ không phải chỉ

là tính toán các hệ số một cách đơn thuần.

Ngoài ra, việc phân tích điểm hòa vốn và phân tích báo cáo luân chuyển tiền tệ là các bước

đặc biệt cần thiết trong quá trình đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.Vỡ vậy,Ngõn

hàng cần yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các bước này.Thực tế hiện nay tại chi

nhánh việc phân tích chỉ được tiến hành đối với các doanh nghiệp lập báo cáo luân chuyển

tiền tệ mà thôi.

3.2.3.Hoàn thiện về thẩm định tài sản đảm bảo

-Giá trị tài sản đảm bảo là một trong những nhân tố quan trọng cho việc ra quyết định nên

hay không nên cho vay của Ngân hàng.Việc định giá ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, vì vậy

việc định giá giá trị Tài sản đảm bảo rất quan trọng và là một công việc rất phức tạp. Để đánh

giá được một cách chính xác cần có sự chuyên môn hoá cao và đối với các tài sản có giá trị lớn

nờn thuờ nhưng chuyên gia đã có kinh nghiệm trong việc định giá tài sản.Sau khi cho vay, tài

sản bảo đảm cần được quản lý, bảo quản một cách cẩn trọng và định kỳ đánh giá lại tài sản

đảm bảo để nếu tài sản có bị mất giỏ thỡ yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo phù hợp

để tránh rủi ro cho Ngân hàng

-Giá trị TSĐB được xác định bao gồm cả hoa lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản

đú.Trong trường hợp tài sản thế chấp là toàn bộ bất động sản có vật phụ thì giá trị của vật phụ

cũng thuộc tài sản thế chấp.Nếu chỉ thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì giá trị vật

phụ chỉ thuộc giá trị tài sản tài chính khi cú cỏc bờn thoả thuận.

67

Page 68: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Tài sản là máy móc thiết bị,nguyờn liệu, nhiên liệu, vật liệu hàng tiêu dùng, cán bộ

thẩm định cần căn cứ vào giá trị ghi trờn hoỏ đơn mua hàng, giá trị còn lại ghi trên sổ sách sau

khi đã trừ đi khấu hao, giá trị công bố trên báo chí, giá chào bán của các đại lý bán hàng, hoá

đơn bán hàng qua đấu thầu, tham khảo giá thị trường cùng loại tại thời điểm định giỏ…để xác

định giá trị TSBĐ.Cỏn bộ thẩm định cũng cần tính đến các yếu tố như đặc tính của tài sản

(tuổi thọ kỹ thuật, giá trị sử dụng, khả năng sinh lời của tài sản…), khả năng chuyển nhượng,

sự biến động giá cả, giá trị có thể thu hồi khi phải xử lý TSĐB.

3.2.4.Hoàn thiện thẩm định tư cách khách hàng

-Việc thẩm định tư cách khách hàng cần thông qua phỏng vấn trực tiếp, đên thăm các

giấy tờ cá nhân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức tín dụng

mà khách hang đã tưng quan hệ…sẽ giúp ta xác định được phong cách làm việc, năng lực

quản lý điều hành, mức độ trung thực, tính cách của khỏch hàng…Ngõn hàng có thể lập ra một

bản chi tiết các vấn đề hoặc câu hỏi cần tìm hiểu về khách hàng và đưa ra các phương án trả

lời.Sau đó đối chiếu với các câu trả lời của khách hàng. Đây là cơ sở để cán bộ tín dụng đưa ra

kết luận về tư cách khách hàng dễ dàng hơn và chủ động hơn trong việc giao tiếp với khách

hàng, hướng khách hàng trả lời theo những câu hỏi của mỡnh.Do vậy,quyết định của Ngân

hàng sẽ chính xác và thực tế hơn, tránh được tổn thất do thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến

uy tín .

3.2.5.Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược Maketing, củng cố và mở rộng khách

hàng.

Để thu hút và duy trì tốt quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống, đồng thời tăng

cường tính linh hoạt và chủ động trong kinh, thu hút được khách hàng mới, đồng thời quan

tâm đúng mức tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các giải

pháp sau:

-Tăng cường công tác khách hàng trên cơ sở áp dụng mô hình quan hệ khách hàng mới,

sắp xếp, phân loại đội ngũ khách hàng theo hệ thống chấm điểm của Ngân hàng TMCP Quân

đội, củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống, mở rộng khách hàng mới, chú trọng đến khách

hàng thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhở, khu vực kinh tế tư nhõn.Cỏc chi nhánh chủ

68

Page 69: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpđộng tiếp cận phương án, dự án khả thi phù hợp với cơ chế, chủ trương phát triển của ngành và

địa bàn.

-Tổ chức các buổi họp thường xuyên với các Doanh nghiệp để nắm được tình hình hoạt

động của Doanh nghiệp, nắm được những thuận lợi và khó khăn của Doanh nghiệp để cùng

nhau tháo gỡ.Và Ngân hàng cũng có điều kiện bày tỏ thiện chí của mình để tạo cơ sở tiền đề

cho các dự án trong tương lai.

-Quảng cáo, phát tờ rơi…để tuyên truyền những thành tựu mà Ngân hàng đã đạt được và

những tiện ích như tiết kiệm thời gian và chi phí mà khách hàng được hưởng qua các dịch vụ

của Ngân hàng.Tạo ra một sự khác biệt đối với những sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng so với

các Ngân hàng khác.

3.2.6.Giải pháp về tăng cường công tác kiểm soỏt,kiểm tra

Kiểm tra, kiểm soát giúp ngân hàng ngăn ngừa được những vi phạm, nâng cao ý thức

cũng như thói quen tuân thủ quy trình nghiệp vụ.Cụng tỏc kiểm tra kiểm soát đối với công tác

thẩm định bao gồm 3 giai đoạn:

-Kiểm soát trước: Giai đoạn này kiểm tra để phát hiện ra những điểm bất hợp lý của

nghiệp vụ thẩm định trước khi thực hiện.Cụ thể là các điều kiện vay vốn ngân hàng theo cơ

chế của NHNN và NHTMCPQĐ Việt Nam đã đầy đủ và hợp lệ chưa, thông tin về dự án đã

được thu thập đầy đủ chưa?

-Kiểm soát trong:Tỏc dụng của giai đoạn này là giám sát quá trình thực hiện, hạn chế

những biều hiện thiếu sót, thực hiện không đúng trình tự quy trình nghiệp vụ thẩm định…để

tránh những thiệt hại về sau.

-Kiểm soát sau: Được thực hiện khi nghiệp vụ thẩm định về cơ bản đã được hoàn thiện,

kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ, đảm bảo tính đúng đắn khi ra quyết định cho vay.

3.3.Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại

Ngân hàng TMCP Quân đội

Công tác thẩm định là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt

động tín dụng của Ngân hàng và nó có ý nghĩa không chỉ đối với Ngân hàng mà còn có ý

nghĩa cho toàn xó hội.Cú rất nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng của các khoản cho vay

69

Page 70: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpnhư công tác thẩm định tín dụng, vấn đề pháp lý, môi trường vĩ mô của nền kinh tế, các hoạt

động của ngành. Để vấn đề thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng có

hiệu quả khụng thỡ cần sự nổ lực, cố gắng của không chỉ bản thân Ngân hàng mà còn đòi hỏi

sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan hữu quan.

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan

Nhà nước với các chính sách của mình quản lý,chi phối tất cả các lĩnh vực của đời sống

kinh tế-xó hội.Cú thể thấy rằng bất cứ một sự thay đổi nào trong các chính sách của Nhà nước

cũng có ảnh hưởng tới toàn xã hội.Những chính sách này được các bộ ngành liên quan thiết

lập thành những văn bản cụ thể và ban hành xuống dưới từng cơ quan, đơn vị.Ngành Ngân

hàng vốn được coi là một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm đối với một sự thay đổi của các chính

sách vĩ mô đú.Cỏc hoạt động Ngân hàng luôn bị chi phối bởi các chính sách kinh tế tài chính

của Nhà nước.Chớnh vì thế để nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống Ngân hàng,bản thân

Ngân hàng phải nổ lực phấn đấu với sự giúp đỡ của Nhà nướcChớnh phủ và sự phối hợp kết

hợp chặt chẽ của các bộ ngành liờn quan.Sự giúp đỡ phối hợp của các cơ quan hữu quan đó

cũng vô cùng quan trọng giúp Ngân hàng hoàn thiện công tác phân tích khách hàng trong đó

có thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay.

-Chính phủ cần chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chuẩn mực kế toán hiện

hành, các báo cáo tài chính cần được kiểm toán một cách nghiêm túc hàng năm.Tổ chức thanh

tra và kiểm tra các doanh nghiệp phải kịp thời phát hiện và xử lý các Doanh nghiệp vi phạm

hoặc có hành vi gian lận, lập báo cáo không đúng với thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị

mỡnh.Tổ chức, xếp loại Doanh nghiệp và khen thưởng những Doanh nghiệp có tình hình hoạt

động tốt.Từ đó khuyến khích các Doanh nghiệp cạnh tranh một cách lành mạnh và nâng cao

uy tín và vị thế của mỡnh trờn thị trường.

Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về pháp lệnh kế toán thống kê đối với các doanh

nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Trong khi đó, công tác kiểm toán còn non trẻ, đội

ngũ cán bộ chưa nhiều kinh nghiệm.Vỡ vậy Nhà nước cần ban hành những sắc lệnh đi kèm với

các chế tài bắt buộc để mọi doanh nghiệp đều phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế

độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo, chế độ kế toán phải trung thực, đầy đủ.

70

Page 71: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền

quyết định đầu tư, trách nhiệm của cỏc bờn đối với kết quả thẩm định trong nội dung dự án

đầu tư. Đã là chủ đầu tư thì thoát ly khỏi chức năng quản lý Nhà nước để tập trung vào công

tác xây dựng, tổ chức hạch toán, sử dụng có hiệu quản vốn đầu tư.

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

-Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàng của các Ngân hàng, có chức năng là thực hiện chính

sách tiền tệ, giám sát các hoạt động của Ngân hàng, quản lý các hệ thống thanh toán và phát

hành kho quỹ.Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức hệ thống NHNN từ trung ương xuống

chi nhánh theo hướng tập trung gọn nhẹ, tránh phân tán theo địa giới hành chính, thực hiện đổi

mới cơ cấu tổ chức và chức năng của hệ thống Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2008-2015.

-NHNN cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ cho các

Ngân hàng Thương mại và nâng cao nghiệp vụ thẩm định, đồng thời mở rộng phạm vi, nội

dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng.Hàng năm NHNN cần tổ

chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành và để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các

Ngân hàng Thương mại trong công tác thẩm định.

-Đề nghị bộ phận thẩm định các Ngân hàng Thương mại Việt Nam phối hợp với nhau để

trao đổi kinh nghiệm và thông tin, Đặc biệt, xu hướng hiện nay la các Ngân hàng cho vay đồng

tài trợ những dự án quy mô lớn, việc hợp tác sẽ tận dụng được các thế mạnh của mỗi Ngân

hàng.

-NHNN cần giành một khoản vốn thích đáng cho quỹ hiện đại hoá Ngân hàng để đổi mới

toàn diện và triệt để hoạt động của Ngõn hàng.Xột về mặt công nghệ, Ngân hàng Thương mại

Việt Nam còn nhiều bất cập so với thế giới.NHNN cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các

hoạt động của Ngân hàng để các Ngân hàng thực sự đóng vai trò là ngành hỗ trợ sự phát triển

của các ngành kinh tế khỏc..Xõy dựng chiến lược phát triển công nghệ Ngân hàng, nhất là hệ

thống thông tin quản lý MIS, hệ thống giao dịch điện tử và hệ thống thanh toán liên Ngân hàng

(PIS)

71

Page 72: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp-Xây dựng kế hoạch chuyển đổi tự do VNĐ, thực hiện thanh toán bằng VNĐ trên lãnh

thổ Việt Nam, tạo lập môi trường kinh doanh tiền tệ và cung ứng dịch vụ Ngân hàng theo cơ

chế thị trường.

-Mở rộng các mối quan hệ với nước ngoài, tận dụng các nguồn vốn, công nghệ các nước

và các tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực Ngân hàng, đặc biệt về đào tạo, phổ biến

kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho những cán bộ liên quan của Ngân hàng nhà nước và

một số Ngân hàng Thương mại.

-Đề nghị Ngân hàng Nhà nước cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình hoạt động

và tình hình tài chính của các doanh nghiệp góp phần giúp Chi nhánh có những nhận định

đánh giá tốt hơn nữa về các đối tượng khách hàng nâng cao tính cạnh tranh an toàn trong hoạt

động tín dụng.

-Các chỉ tiêu trung bình ngành là một căn cứ quan trọng làm tiêu chuẩn cho kết quả cuối

cùng của công tác phân tích đánh giá tài chớnh-một khõu quan trọng trong công tác thẩm

định.Nú giỳp cho cán bộ tín dụng không làm theo cảm tính, kinh nghiệm mà không có căn cứ

cụ thể.Do đó, kiến nghị với NHNN xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành ngành cho

toàn bộ ngành Ngân hàng Việt Nam áp dụng, không gây ra sai lệch giữa các Ngân hàng trong

hệ thống hoặc giữa các chi nhánh trong cùng một Ngân hàng.Giải pháp có thể là NHNN cựng

cỏc cơ quan hữu quan phối hợp thực hiện để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành.Trong trường

hợp chưa đủ điều kiện để cú cỏc chỉ tiêu trung bình ngành sử dụng cho toàn quốc thì bản thân

NHNN có thể nghiên cứu, cùng với sự đóng góp của các NHTM để đưa ra hệ thống chỉ tiêu

trung bình ngành.

3.3.3.Kiến nghị với các chủ đầu tư

-Đề nghị các chủ đầu tư nâng cao năng lực lập và thẩm định các dự án đầu tư, chấp hành

nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định trong thông tư số

09/BKH/VPTĐ của bộ kế hoạch và đầu tư về xây dựng và thẩm định dự án.

-Các chủ đầu tư cần nhận thức đúng vị trí và vai trò của công tác thẩm định dự án trước

khi quyết định đầu tư để có những dự án thực sự hiệu quả.Cỏc dự án phải được xác định đầu tư

72

Page 73: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpđúng tổng số vốn theo thời điểm xây dựng, khắc phục tình trạng làm với khối lượng nhiều

nhưng tính toán ít để dễ được phê duyệt.

3.3.4.Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân đội

-Ngân hàng TMCP Quân đội cần nghiên cứu và nhanh chóng hoàn thiện nội dung quy trình

thẩm định tín dụng theo hướng cụ thể và chi tiết hơn, các chỉ tiêu phân tích, đánh giá được tính

toán và so sánh với giá trị cơ sở, và chỉ tiêu ngành của từng lĩnh vực cụ thể, phát triển đa dạng

hoỏ cỏc sản phẩm dịch vụ.

-Với hệ thống chấm điểm đối với khách hàng là doanh nghiệp. Đề nghị có hướng dẫn chi tiết

về các chỉ tiêu trong bảng chấm điểm khách hàng, đặc biệt là các chỉ tiêu định lượng và chỉ

tiêu về lưu chuyển tiền tệ vì thông thường các khách hàng hiện nay không lập báo cáo lưu

chuyển tiền tệ.

-Về đào tạo nhân sự: Bên cạnh việc Chi nhánh thường xuyên cú cỏc lớp đào tạo,tập huấn

nghiệp vụ cho các cán bộ mới.Đề nghị Trung ương có những hỗ trợ chuyờn sõu và nâng cao

hơn nữa thông qua cỏc khoỏ học đào tạo, giảng dạy cho cán bộ làm công tác tín dụng tài chính

tại Chi nhánh.

-Về chế độ đãi ngộ với cán bộ tín dụng: NHTMCP Quân đội nên có những khuyến khích, hỗ

trợ cán bộ đúng mức, đảm bảo thoả đáng giữa quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cán bộ tín

dụng.

-Tăng cường và bổ sung các cán bộ kiểm tra, kiểm soát trẻ có năng lực, nắm vững các nghiệp

vụ cơ bản, khai thác và xử lý thông tin báo cáo của các cơ sở, tham mưu cho các nhà quản lý

Ngân hàng, phối hợp với nhau để cú cỏc biện pháp xử lý các tình huống phát sinh kịp thời tại

các chi nhánh và phổ biến rộng rãi cho toàn hệ thống.

3.3.5. Đối với khách hàng

73

Page 74: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpKhách hàng là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả của công tác thẩm định tớn

dụng.Vỡ khách hàng là đối tượng vay vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng.Do đó khách hàng

đặc biệt là các Doanh nghiệp cần có những biện pháp tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện

được mục tiêu của mình như: Doanh nghiệp cần nắm bắt được nhu cầu thị trường, xu hướng

của xã hội để xác định cho mình hướng đầu tư đúng, xem xét cú nờn đầu tư công nghệ không,

có cần mở rộng sản xuất có phù hợp với tình hình hiện nay không? Doanh nghiệp cần tổ chức

tốt quá trình kinh doanh từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, tiêu thụ.Doanh nghiệp cần công

khai tài chính, phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính một cách

thường xuyên và chính xác cho Ngân hàng.Sử dụng vốn vay đúng mục đích cũng như tôn

trọng các điều kiện trong hợp đồng vay vốn đã ký kết.

74

Page 75: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

KẾT LUẬN

Trong xu hướng phát triển hiện nay,nhu cầu vốn cho các dự án trung và dài hạn, có quy

mô lớn ngày càng nhiều, vì vậy công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay ngày

càng trở nên quan trọng.Bởi nếu công tác thẩm định chính xác, hiệu quả sẽ mang lại một quyết

định đúng đắn cho Ngân hàng, mang lại cho Ngân hàng và khách hàng nhiều lợi ích, góp phần

vào xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội đất nước.Tuy nhiờn,nếu quyết định đầu tư sai thì Ngân

hàng là bên bị thiệt hại đầu tiờn.Ngõn hàng sẽ mất vốn đầu tư, giảm uy tín, gây tâm lý lo sợ

cho những người đang gửi tiền tại Ngõn hàng.Vỡ vậy hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng

trong hoạt động cho vay là thực sự cần thiết.

Qua nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế về công tác thẩm định tín dụng trong hoạt

động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội, chuyên đề của em đã tập trung vào một số vấn

đề chủ yếu sau:

-Hệ thống hoá những vấn đề có tính chất lý luận chung nhất về tín dụng ngõn

hàng,cụng tỏc thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM nói chung và của Ngân

hàng Ngoại Thương TMCP Quân đội nói riêng.

-Phân tích và làm rõ thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay

của Ngân hàng TMCP Quân đội. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được,rỳt ra những

tồn tại và nguyên nhân.

-Từ kết quả phân tích thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay

tại Ngân hàng TMCP Quân đội, em đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm

định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng. Đồng thời có một số kiên nghị với Ngân

hàng Nhà nước, chính phủ, các bộ ngành có liên quan, Ngân hàng TMCP Quân đội và với

khách hàng.

Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay là một lĩnh vực quan trọng, phức tạp và do

thời gian thực tập ngắn, trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của em còn sơ sài, chưa thực sự đi

sâu vào nghiên cứu những vấn đề của đề tài.Tuy nhiên với thời gian thực tập tại Ngân hàng,

em đó cú những kiến thức thực tế và đó cú sự so sánh giữa nhứng lý thuyết được học trên nhà

75

Page 76: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệptrường và những vấn đề thực tế.Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy giỏo,Cụ giỏo,

các anh chị trong Phòng Quan hệ khách hàng để đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Ths. Đặng Anh Tuấn

cùng toàn thể các anh chị trong Phòng Tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội Hà Nội-Chi

nhánh Lý Nam Đế đó giỳp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

76

Page 77: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM..........2

1.1.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG – KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI......................................................2

1.1.1.Khái niệm Tín dụng Ngân hàng...............................................................................................2

1.1.2.Phân loại tín dụng Ngân hàng..................................................................................................2

1.2.THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM.............................5

1.2.1.Khái niêm, mục đích và ý nghĩa của thẩm định tín dụng........................................................5

1.2.2. Nội dung thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.................................6

1.2.2.1.Thẩm định tình hình chung của khách hàng.....................................................................6

1.2.2.2.Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng.................................................................8

1.2.2.3.Thẩm định phương án, dự án vay vốn............................................................................16

1.2.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo............................................................................................27

1.2.2.5.Thẩm định khả năng đáp ứng thời hạn vay và nhu cầu khách hàng...............................29

1.3.1.Nhóm nhân tố chủ quan.........................................................................................................31

1.3.2.Nhóm nhân tố khách quan.....................................................................................................32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG

CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI ......................................34

2.1.VÀI NẫT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI......................................34

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội........34

2.1.2.Những kết quả đạt được trong những năm gần đây...........................................................36

2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI...........................................................39

2.2.1.Cơ sở pháp lý của thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Quân Đội..........................................................................................................................39

2.2.2.Quy trình công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Quân Đội..........................................................................................................................40

2.2.3.Ví dụ minh hoạ cho công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng

Thương mại Cổ Phần Quân Đội.....................................................................................................48

2.2.4.1.Kết quả đạt được.............................................................................................................64

Page 78: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp2.2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân.................................................................................................65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI.............68

3.1.PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN QUÂN ĐỘI NĂM 2009.........................................................................................................68

3.1.1.Mục tiêu phấn đấu.................................................................................................................69

3.1.2.Biện pháp tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.......................................................69

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT

ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI...........................72

3.2.1.Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ tín dụng........................................................................72

3.2.2.Hoàn thiện nội dung, quy trình của công tác phân tích tài chính..........................................73

3.2.3.Hoàn thiện về thẩm định tài sản đảm bảo..............................................................................74

3.2.4.Hoàn thiện thẩm định tư cách khách hàng.............................................................................75

3.2.5.Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược Maketing, củng cố và mở rộng khách hàng........75

3.3.Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Quân Đội..........................................................................................................76

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan.............................................................77

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước......................................................................................78

3.3.3.Kiến nghị với các chủ đầu tư.................................................................................................79

3.3.4.Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội...................................................79

3.3.5. Đối với khách hàng...............................................................................................................80

KẾT LUẬN............................................................................................................................................81

Page 79: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp- NXB Giáo dục 2005

PGS-TS. Lưu Thị Hương

2.Giáo trình Ngân hàng Thương Mại-NXB thống kê 2004

TS.Phan Thị Thu Hà

3.Giáo trình thẩm định tài chính dự ỏn-NXB Tài chính Hà Nội 2004

PGS-TS.Lưu Thị Hương

4.Sổ tay tín dụng Ngân hàng

5.Tạp chí Ngân hàng, Thị trường tài chính tiền tệ,Tài chính doanh nghiệp

6.Báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Ngân hàng TMCP Quân đội

7.Hồ sơ vay vốn của Nhà máy In Quân đội I,Tờ trình thẩm định của Ngân hàng.

Page 80: Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

DN:Doanh nghiệp

DNNN:Doanh nghiệp Nhà nước

NHTM:Ngõn hàng Thương mại

NHNN:Ngõn hàng Nhà nước

TSĐB:Tài sản đảm bảo

BCTC:Bỏo cáo tài chính

TNHH:Trỏch nhiệm hữu hạn

NHNT:Ngõn hàng ngoại thương

CBTD:Cỏn bộ tín dụng

SXKD:Sản xuất kinh doanh

QHKH:Quan hệ khách hàng

CNXH:Chủ nghĩa xã hội