hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/6/4/nguyen_trong_tu_la.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài...

170
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam và Lào là hai nước láng ging gngũi trên bán đảo Đông Dương, núi sông liền mt dải; nhân dân hai nước cùng có truyn thng cn cù sáng tạo, đã có mi liên hqua li thân thiết từ lâu đời. Tri qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian kh, hai dân tộc đã luôn luôn đoàn kết, kvai sát cánh bên nhau trong đấu tranh giành độc lp, tdo, xây dng và bo vTquc mi nước. Hơn 80 năm qua, kể từ ngày có Đảng lãnh đạo, mi quan hhu nghđặc bit giữa hai nước do Chtch HChí Minh và Chtch Cayxn Phômvihn cùng các thế hlãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp không ngừng đơm hoa kết trái. Mi quan hthy chung, trong sáng hiếm có này đã đi suốt chặng đường lch svvang, trthành tài sn vô giá ca hai dân tộc và nhân dân hai nước; là biu hiện sinh động ca skết hp nhun nhuyn chnghĩa yêu nước chân chính vi chnghĩa quốc tế vô sn, là mu mc vchính sách láng ging hu nghgiữa hai nước. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đánh giá: "Mi quan hệ đặc bit Vit- Lào đời đời là nim thào ca hai dân tc chúng ta. Đó là quan hệ mu mc hiếm có, vô cùng trong sáng, rt mc thy chung, gian khổ không đổi thay, đạn bom không lay chuyn" [49, tr.120]. Trách nhim của Đảng, Nhà nước và quân dân Vit Nam thc hin nghĩa vụ quc tế đối vi cách mạng Lào theo quan điểm: giúp nhân dân nước bn là tgiúp mình ca Chtch Hồ Chí Minh “như một chân lý vĩnh hằng, thhin bn cht cách mng trong sáng, cao quý ca quan hdân tc - quc tế trong thời đại mới” [82, tr.16]. Mi quan hệấy càng thhin rõ nét, sinh động gia các tnh có chung đường biên gii, từng chung lưng đấu ct nhm chng lại âm mưu của các thế lc ngoại xâm, để cùng tn ti và phát triển, trong đó, có tỉnh Hà Tĩnh và tnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Tnh Hà Tĩnh gn gũi với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn về địa lý, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và có những điểm tương đồng vlch sử, văn hóa truyền thống, điều kin kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở khách

Transcript of hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/6/4/nguyen_trong_tu_la.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài...

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi trên bán đảo ĐôngDương, núi sông liền một dải; nhân dân hai nước cùng có truyền thống cần cù

sáng tạo, đã có mối liên hệ qua lại thân thiết từ lâu đời. Trải qua quá trình đấu

tranh lâu dài, gian khổ, hai dân tộc đã luôn luôn đoàn kết, kề vai sát cánh bên

nhau trong đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi

nước. Hơn 80 năm qua, kể từ ngày có Đảng lãnh đạo, mối quan hệ hữu nghịđặc biệt giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn

Phômvihản cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp

không ngừng đơm hoa kết trái. Mối quan hệ thủy chung, trong sáng hiếm có

này đã đi suốt chặng đường lịch sử vẻ vang, trở thành tài sản vô giá của hai dân

tộc và nhân dân hai nước; là biểu hiện sinh động của sự kết hợp nhuần nhuyễn

chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, là mẫu mực vềchính sách láng giềng hữu nghị giữa hai nước. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đánhgiá: "Mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào đời đời là niềm tự hào của hai dân tộc

chúng ta. Đó là quan hệ mẫu mực hiếm có, vô cùng trong sáng, rất mực thủy

chung, gian khổ không đổi thay, đạn bom không lay chuyển" [49, tr.120].

Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và quân dân Việt Nam thực hiện

nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào theo quan điểm: giúp nhân dân nước

bạn là tự giúp mình của Chủ tịch Hồ Chí Minh “như một chân lý vĩnh hằng,

thể hiện bản chất cách mạng trong sáng, cao quý của quan hệ dân tộc - quốc tế

trong thời đại mới” [82, tr.16].

Mối quan hệ ấy càng thể hiện rõ nét, sinh động giữa các tỉnh có chung

đường biên giới, từng chung lưng đấu cật nhằm chống lại âm mưu của các thế

lực ngoại xâm, để cùng tồn tại và phát triển, trong đó, có tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Tỉnh Hà Tĩnh gần gũi với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn về địa lý,

cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và có những điểm tương đồng vềlịch sử, văn hóa truyền thống, điều kiện kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở khách

2

quan, bền vững của mối quan hệ hữu nghị đoàn kết gắn bó keo sơn giữa nhân

dân ba tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình cảm đó được

thể hiện sinh động trong lịch sử gần một thế kỷ đấu tranh cho độc lập tự do của

nhân dân hai nước chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và cùng tiến

hành quá độ đi lên CNXH. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống hiếm có ấy

càng có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân dân hai nước nói chung và Đảng bộ nhân

dân tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng trong sự nghiệp đổi

mới, trước nhiều vận hội nhưng cũng gặp không ít thách thức trong bối cảnh

toàn cầu hóa hiện nay.

Trong tổng thể mối quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân

dân hai nước Việt Nam - Lào, mối quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh và

Bôlykhămxay, Khămmuộn là một bộ phận cấu thành rất quan trọng, là sự

biểu hiện sinh động, cụ thể của quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Trên cơ sởmối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, mối quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện

giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn ngày càng được củng

cố và không ngừng phát triển.

Sau năm 1975, quan hệ hai nước Việt Nam - Lào nói chung, tỉnh Hà Tĩnh

với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn nói riêng có những chuyển biến mới. Từ

quan hệ chủ yếu về chính trị, quân sự, đối ngoại chuyển sang quan hệ hợp tác

trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Đặc biệt, từ năm 1991, khi tỉnh Hà Tĩnh được tái lập, dưới sự lãnh đạo của

Đảng bộ tỉnh, quan hệ hữu nghị và hợp tác với hai tỉnh bạn có những bước phát

triển mới, đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Hiện nay, trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Lào tiếp tục thực hiện

đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển, đa phương hóa và đadạng hóa quan hệ đối ngoại; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đặc

biệt là việc thực hiện Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, các nội dung hợp tác mang

tính chiến lược Việt Nam - Lào đang đi vào chiều sâu, nhiệm vụ xây dựng mối

quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn càng được tích cực đẩy mạnh và tăng cường.

3

Do đó, việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hợp tác

với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ ngày tái lập

tỉnh đến năm 2010, nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ rõnhững hạn chế, khiếm khuyết, qua đó đúc rút những kinh nghiệm trong quá

trình hoạch định chủ trương cũng như trong tổ chức triển khai thực hiện, nhằm

góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ với hai tỉnh bạn là việc làm cần thiết.

Đồng thời, nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hợp tác

với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong chặng

đường gần 20 năm đổi mới góp phần tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện chính

sách đối ngoại rộng mở của Đảng trên một địa phương cụ thể, có nhiều đặc thù

cả về điều kiện tự nhiên và lịch sử. Trên cơ sở đó, luận án không chỉ làm phong

phú thêm lịch sử hoạt động đối ngoại của Đảng, mà còn góp phần nghiên cứu

toàn diện hơn về lịch sử Đảng bộ địa phương, cung cấp cơ sở lịch sử để giáo dục

và phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với nhân

dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ

hợp tác lâu dài, toàn diện, bền vững giữa hai nước Việt Nam - Lào trong điều

kiện lịch sử mới.

Xuất phát từ ý nghĩa nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnhlãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay vàKhămmuộn (Nước CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010" làm đề tài

luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đíchNghiên cứu, tái hiện lại một cách chân thực, khách quan, khoa học và có

hệ thống toàn bộ quá trình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác

với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từnăm 1991 đến năm 2010; góp phần tổng kết thực tiễn một chủ trương quantrọng trong chính sách đối ngoại của Đảng trên một địa bàn nhất định; đánh giá

những thành tựu đạt được và những bất cập, hạn chế; đúc rút một số kinh

nghiệm chủ yếu trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện, từ đó đóng góp cơsở lịch sử cho quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng cường mối quan hệ

4

hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn

trong thời gian tới có hiệu quả hơn.2.2. Nhiệm vụ- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành mối quan hệ đặc

biệt, hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay vàKhămmuộn; những nhân tố cơ bản tác động, ảnh hưởng tới mối quan hệ hữu

nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn từ năm1991 đến năm 2010;

- Hệ thống hoá chủ trương của và quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng và

phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn

của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm 2010;

- Đánh giá những thành tựu nổi bật, những khó khăn, hạn chế, bất cập

trong quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tăng

cường tình hữu nghị và hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng

bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm 2010;

- Làm rõ những đặc điểm của mối quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh

nước bạn Lào cùng chung biên giới;

- Đúc kết các kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ

xây dựng và phát triển mối quan hệ quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện với

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến

năm 2010.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứuLuận án nghiên cứu quá trình hoạch định chủ trương và lãnh đạo tổ chức

thực hiện nhiệm vụ tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1991 - 2010.

3.2. Phạm vi nghiên cứuVề nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng

mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay vàKhămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm 2010, trên các

lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ,

5

an ninh quốc phòng, công tác biên giới, hoạt động tình nghĩa, giao lưu hữu

nghị nhân dân.

Về không gian: các hoạt động quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn

diện trên địa bàn ba tỉnh: tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn

Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng quan hệhữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà

Tĩnh giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010.4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

4.1. Cơ sở lý luậnLuận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh và quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về quan hệ đối ngoại nói

chung, quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với nước Cộng hòa

DCND Lào nói riêng.

4.2. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu chủ yếu của Luận án là phương pháp lịch sử và

phương pháp logic, đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên

ngành và liên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp khảo sát thực tế,

thống kê.

4.3. Nguồn tài liệu- Các văn kiện liên quan đến quan hệ đối ngoại hai Đảng, Nhà nước và

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh: văn kiện của ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào; vănkiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và các NQ chuyên đề của BCH, BTV Tỉnh ủy Hà

Tĩnh các khóa XIII, XIV, XV, XVI, XVII; các NQ, Chương trình hành động,

Đề án, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của HĐND, UBND tỉnh.

- Nguồn tài liệu về mối quan hệ ba tỉnh như: Báo cáo tổng kết, sơ kết

đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa ba tỉnh trên các lĩnh vực từ1991 - 2010; Văn bản hội đàm giữa lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh

bạn qua các chuyến thăm và làm việc chính thức; Văn bản ghi nhớ của các

đoàn công tác các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các địa phương,đơn vị; các công văn, quyết định, công thư, các văn bản lưu tại TTLT tỉnh,

6

Phòng Lưu trữ - Văn phòng Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địaphương tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Nghệ An và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

- Những công trình nghiên cứu gồm sách, báo, tạp chí, luận án viết vềquan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Lào nói chung, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng, có liên quan đến đề tài. Các bài báo,

phim tài liệu, bản đồ có liên quan đến đề tài...

- Kết quả khảo sát thực tế và phỏng vấn một số nhân chứng lịch sử tại tỉnh

Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

5. Đóng góp của luận án

- Qua sưu tầm tài liệu, nghiên cứu, khảo sát thực tế về ba tỉnh, Luận án

làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn

diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong thời gian từnăm 1991 đến năm 2010.

- Đánh giá một cách khách quan thực trạng, những kết quả đạt được,

những khó khăn, hạn chế, bất cập trong quá trình hoạch định chủ trương vàlãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, luận án góp phần

giúp cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các tập thể, cá nhân lên quan có

thêm căn cứ khoa học và tư liệu thực tiễn để tham khảo, vận dụng trong quá

trình tham mưu, xây dựng chủ trương cũng như việc tổ chức triển khai thực

hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác giữa

tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong thời gian tới.

- Luận án góp phần cung cấp thêm nguồn thông tin, tư liệu để có cái nhìn

toàn cảnh, có hệ thống về quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2010, từ đó góp phần giáo dục

truyền thống, làm phong phú thêm lịch sử Đảng bộ và lịch sử địa phương tỉnh

Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

6. Bố cục luận án

Ngoài phần mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, phụ lục

và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 03 chương nội dung, 6 tiết

7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam đi vào lịch sử thế giới

như một biểu tượng sáng ngời về tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, một tấm

gương mẫu mực và hiếm có về sự thuỷ chung, trong sáng trong lịch sử quan

hệ quốc tế. Vì vậy, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào

- Việt Nam là một chủ đề được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Đã có rất

nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này, nổi bật là những công trình nghiên

cứu trên các nhóm vấn đề sau:

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ Việt Nam - LàoCác công trình nghiên cứu tình hình thế giới, khu vực, quan điểm, đường

lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ, trong đó đã

đề cập đến mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào,

đáng chú ý là: "Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc" của Bộ Ngoại giao

[29]; "Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000" của Bộ Ngoại giao [30]; “Những vấn

đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập, phát triển của nước ta” của Ban Tư

tưởng văn hóa trung ương [17]…

Các bài nói, bài viết của các nhà nghiên cứu liên quan đến vấn đề này

như: "Thế giới năm qua và nhiệm vụ đối ngoại của Đảng ta trong năm 2001",của Nguyễn Dy Niên [83]; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ đặc biệt Việt

Nam - Lào" của Trịnh Nhu [82]... Bên cạnh đó còn có một số hội thảo khoa

học về quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Các công

trình này đã tiếp cận được nhiều tư liệu quan trọng ở cả hai quốc gia và tập

trung theo các chủ đề chung nhằm dựng lại lịch sử mối quan hệ giữa hai nước,trong đó đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể như: Chính trị, Ngoại giao, An ninh,

Quân sự, Văn hoá - giáo dục, Kinh tế.Đặc biệt, từ sau Đại hội X của ĐCS Việt Nam, chủ trương nhằm tăng

cường hơn nữa gìn giữ những giá trị truyền thống lịch sử, đúc kết những vấn

đề lý luận, thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục vun đắp và

8

nâng cao hiệu quả mối quan hệ, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước, BộChính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa X) và Bộ Chính trị Đảng Nhân dân

cách mạng Lào (khóa VIII) đã quyết định tổ chức hợp tác cùng biên soạn công

trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; Lào - Việt Nam (1930-

2007)”[68]. Công trình gồm có 6 sản phẩm: “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt

Nam - Lào; Lào - Việt Nam 1930 -2007”; Văn kiện Đảng và Nhà nước; Biên

niên sự kiện; Hồi ký; tập Sách ảnh tư liệu và bộ phim “Bản anh hùng ca quan

hệ Việt - Lào”.Ðây là công trình có quy mô lớn nhất từ trước tới nay về mối quan hệ đặc biệt

giữa hai nước, được Bộ Chính trị và Ban Bí thư của hai Ðảng trực tiếp chỉ đạo.

Công trình được nghiên cứu, biên soạn công phu, mang tầm vóc lớn lao của mối

quan hệ đặc biệt giữa hai Ðảng, hai Nhà nước, hai dân tộc và nhân dân hai nước,

đúng với quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị Ðảng Cộng sản Việt Nam và Ðảng

Nhân dân Cách mạng Lào. Công trình đã tái hiện sinh động lịch sử quan hệ đặc biệt

Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam; làm sáng tỏ quy luật tất yếu, khách quan hai dân

tộc phải đoàn kết, nương tựa vào nhau, chống lại kẻ thù chung trong chiến tranh

giải phóng dân tộc trước đây và cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi” trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Công trình đã góp phần tổng kết, phân tích,

đánh giá những đặc điểm của mối “quan hệ đặc biệt” và đúc kết những bài học kinh

nghiệm, đồng thời gợi mở những vấn đề vận dụng vào hiện tại và tương lai. Bộsách thuộc công trình đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011,2012. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực

tiễn về Đảng Cộng sản cầm quyền và xây dựng đảng cầm quyền trong quá trình

phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và kinh tế hàng hóa

theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở Lào, phân tích những tương đồng và

khác biệt của công tác xây dựng đảng cầm quyền ở Việt Nam và Lào, cuốn sách đềra một số giải pháp nhằm xây dựng đảng cầm quyền ở Việt Nam và Lào, làm sáng

tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng đảng cầm quyền ở hai nước.

Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về Lào và một số nước trong khu

vực cũng ít nhiều đề cập đến mối quan hệ với Việt Nam như: "Góp phần

nhận thức thế giới đương đại" của Nguyễn Đức Bình (Chủ biên) [27]. Các tác

9

giả đã đề cập đến tình hình thế giới, khu vực, phân tích những thời cơ, tháchthức đối và những vấn đề đặt ra đối với các nước trong khu vực Đông Nam Átrong việc hoạch định đường lối chính sách đối ngoại.

Một số luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Lào bảo vệ thành công ở Việt

Nam có đề cập đến quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, trong đó tập

trung đi sâu vào những vấn đề đặt ra của sự phát triển trong thời kỳ đổi mới, đólà những vấn đề đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới tác động của nhà nước

nhằm khuyến khích phát triển hàng hoá trong nông nghiệp… có trình bày

những tác động của yếu tố khu vực, trong đó có Việt Nam.

1.2. Các công trình khoa học đề cập đến quan hệ Việt Nam - Lào trênmột số lĩnh vực, vùng miền hoặc địa phương cụ thể

Trên góc độ nghiên cứu này, có các công trình, các luận án tiến sỹ, luận

văn thạc sỹ nghiên cứu về quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào

nói chung và quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các tỉnh vùng Bắc Trung bộ của

Việt Nam với các tỉnh cùng chung biên giới vùng Trung Lào.

Các tác giả đã có nhiều đóng góp trong việc sưu tầm những tư liệu gốc

có giá trị, đáng tin cậy, phong phú, có cả tài liệu điền dã thực tế phục vụnghiên cứu. Các công trình này đã trình bày khá chi tiết những vấn đề về điều

kiện địa lý, truyền thống lịch sử, văn hóa và mối quan hệ giữa các tỉnh vùng

Bắc Trung bộ của Việt Nam với các tỉnh cùng chung biên giới vùng Trung

Lào trên một số lĩnh vực, chủ yếu là về kinh tế nông nghiệp và quốc phòng, an

ninh; khái quát mối quan hệ về vấn đề này trên những nội dung lớn là giải

quyết vấn đề biên giới, bảo về chủ quyền anh ninh biên giới Việt Nam - Lào.

Trên cơ sở các nghiên cứu khoa học, luận án rút ra một số nhận xét về thuậnlợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm, phương thức, đặc điểm; đưa ra quan điểmquan hệ hợp tác, kiến nghị về cơ chế, chính sách để thực hiện tốt việc mởrộng hợp tác phù hợp với thực tiễn trong những năm tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã cung cấp cho tác giảnhững cơ sở quan trọng trong quá trình phân tích, đánh giá và bước đầu tổng

kết những nét đặc thù trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay, Khăm muộn.

10

1.3. Các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến quan hệ hữu nghịvà hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn

Các công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau về quan hệhữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh vùng Trung Lào, trong đó cótỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn, như : "Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước", "Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến", của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh,Hà Tĩnh [31, 32]; "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh", tập 1, Đặng Duy Báu (Chủbiên) [25]; "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh", tập 2, Đặng Duy Báu (Chủ biên)

[26]; "Lịch sử Hà Tĩnh", tập 1, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [23]; "Lịch sử Hà

Tĩnh", tập 2, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [24]; Lê Văn Chất, "Mở rộng liên kết

giao lưu quốc tế” [41].

Một số luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ nghiên cứu quan hệ hữu nghịhợp tác giữa một số tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam với một số tỉnh

vùng Trung Lào, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh. Có thể thấy rằng, dưới góc độ lịch

sử (thông sử), đây là những công trình nghiên cứu có hệ thống về mối quan

hệ giữa một số tỉnh vùng Trung Lào như Hủaphăn, Xiêngkhoảng,

Bôlykhămxay, Khămmuộn với một số tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam

như Hà Tĩnh, Nghệ An. Trong đó đi sâu phân tích các lĩnh vực quan hệ hợp

tác về chính trị, quốc phòng - an ninh, biên giới, kinh tế, văn hóa và các lĩnhvực khác, đồng thời đưa ra những nhận xét về đặc điểm, thành tựu, khó khăn,triển vọng, bài học kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác giữa các tỉnh.

Luận án của chúng tôi sẽ kế thừa có chọn lọc một số kết quả để phục vụcho việc mở rộng và nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ khoa học lịch sửĐảng, đặc biệt là quá trình xây dựng chủ trương, lãnh đạo tổ chức triển khai

thực hiện, những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, những vấn đềđặt ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hợp tác trên các

lĩnh vực giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khăm Muộn.

2. Những nội dung có liên quan đến đề tài luận án các công trình

nghiên cứu đã đề cập đến

Qua các công trình nghiên cứu đã được công bố, chúng tôi nhận thấy:

Về quan hệ hai nước Việt - Lào:

11

Nhiều công trình nghiên cứu đã thể hiện khá toàn diện và sâu sắc về lịch

sử, truyền thống, những thành tựu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng

xây đất nước qua các thời kỳ, những nét khái quát về quan hệ đối ngoại của

nước CHDCND Lào với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó cóViệt Nam.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan

đến đề tài nghiên cứu, như: tình hình thế giới, khu vực, những thời cơ, tháchthức đối với Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, đường lối chính sách

đối ngoại của các nước trên thế giới, các nước trong khu vực Đông Nam Á,những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc hoạch định và việc tổ chức

thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại trong thời kỳ đổi mới, nhất là đối

với các nước bạn bè truyền thống, trong đó, đặc biệt là nhiệm vụ tăng cường

tình hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện đối với nước bạn Lào anh em.

Nhiều công trình nghiên cứu đã phản ánh khá toàn diện và sâu sắc mối

quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào trong lịch sử. Đặc

biệt, nhiều công trình nghiên cứu đã phản ánh khá toàn diện và sâu sắc tình

đoàn kết chiến đấu cùng những thắng lợi vẻ vang của quân và dân hai nước

trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹxâm lược; quá trình hoạch định, thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách

ngoại giao, những thành tựu đã đạt được trong quan hệ hợp tác giữa hai Đảng,

hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào anh em trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, một số công trình nghiên cứu đã đề cập

khá sâu sắc những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong quan hệ hợp

tác giữa các ngành, các lĩnh vực của hai nước trong sự nghiệp đổi mới.

Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu, các nguồn tài liệu chúng tôi

tiếp cận được, quan hệ hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh có chung

đường biên giới hai nước chưa được đề cập, hoặc chỉ dừng lại ở việc nêu ví dụđiển hình, một số sự kiện, những vấn đề có tính chất sự vụ, thiếu tính tính toàn

diện, hệ thống. Cho đến nay, chưa có những công trình chuyên khảo, luận án

nghiên cứu một cách hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây

12

dựng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh

cùng chung biên giới.

Về quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn:

Các bài viết được đăng trên các báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học

ở Trung ương và địa phương đã khai thác, đề cập đến một số nội dung vềquan hệ hợp tác giữa các tỉnh trên các lĩnh vực, nhất là quan hệ hữu nghị hợp

tác, liên minh chiến đấu của quân dân các tỉnh trong cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hợp tác về chính trị, an ninh, quốc

phòng, đối ngoại... trong thời kỳ đổi mới.

Phần lớn nội dung các bài viết đề cập đến những kết quả đạt được, những

khó khăn, hạn chế, những vấn đề đặt ra hiện nay trong quá trình hợp tác giữa các

tỉnh. Vấn đề Đảng lãnh đạo quá trình xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các

tỉnh, chưa được đề cập, hoặc chỉ được nêu ra hết sức khái quát, chưa tương xứng

với vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của Đảng bộ tỉnh trong quá trình

hoạch định chủ trương, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ tăng cường tình hữu

nghị và hợp tác giữa các tỉnh trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ trước đâycũng như trong sự nghiệp đổi mới ngày nay. Vấn đề này cần được tiếp tục

nghiên cứu, tổng kết một cách nghiêm túc, toàn diện và sâu sắc hơn.Năm 2009, tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Lịch

sử Đảng với đề tài: "Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng mối quan hệhợp tác với tỉnh Bôlykhămxay từ năm 1991 - 2007"[122]. Trong khuôn khổcủa luận văn thạc sỹ, luận văn chỉ mới nghiên cứu quá trình hoạch định chủtrương, đường lối và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa tỉnh Hà

Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay từ năm 1991 đến năm 2007.Như vậy, từ tổng quan tình hình nghiên cứu có thể thấy rằng, cho đến nay

đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ Việt Nam - Lào, quan

hệ hợp tác giữa các tỉnh, vùng miền của Việt nam với các tỉnh có chung đường

biên giới của Lào. Đặc biệt đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến quan

hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với một số tỉnh của Lào. Tuy nhiên, chưa có một

công trình nào nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ tiếp cận của khoa học Lịch

sử Đảng để phục đựng một cách đầy đủ, toàn diện quá trình Đảng bộ tỉnh Hà

13

Tĩnh lãnh đạo xây dựng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010.3. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu:

Những nội dung liên quan đến đề tài luận án của các công trình đã công

bố là những tư liệu quý tác giả kế thừa để giải quyết những vấn đề cần tiếp

tục nghiên cứu. Với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận án tập trung nghiên

cứu, làm sáng tỏ những nội dung sau:

- Cơ sở lịch sử hình thành mối quan hệ quan hệ hợp tác của tỉnh Hà Tĩnhvới tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn (điều kiện tự nhiên, lịch sử, truyền thống,

văn hóa... của ba tỉnh).

- Cơ sở lý luận (đặt trong bối cảnh chung của cả nước và đường lối đối

ngoại của Trung ương Đảng) và thực tiễn hình thành chủ trương của Đảng bộtỉnh Hà Tĩnh xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2010.

- Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng và phát

triển mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn theo

tiến trình lịch sử, được phân chia thành hai giai đoạn căn cứ theo phân kỳ các

nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh; Đồng thời, khắc họa quá trình phát triển nhận

thức của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình lãnh đạo thực hiện qua hai giai

đoạn (1991-2000 và 2001-2010).

- Phục dựng bức tranh chân thực về quá trình quán triệt đường lối đối

ngoại của Đảng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có nhiều điểm đặc thù, với những

khó khăn và thuận lợi nhất định, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, vănhóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng... qua hai giai đoạn từ năm 1991 đến năm2000 và từ năm 2001 đến năm 2010.

- Từ những tư liệu khai thác được qua khảo sát thực tiễn, tổng kết, nhận

định một cách khách quan những thành công, những hạn chế, khiếm khuyết

trong quá trình hoạch định chủ trương cũng như trong quá trình chỉ đạo thực

hiện của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về lãnh đạo thực hiện xây dựng, phát triển quan

hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong gần 20 năm đổi mới

(1991-2010).

14

Từ những thành công, hạn chế khiếm khuyết trong lãnh đạo thực hiện

xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong gần 20 năm (1991-2010), qua các nhiệm kỳ Đại

hội, luận án làm sáng tỏ những đặc điểm trong mối quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnhvới tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong điều kiện lịch sử, văn hóa, truyền

thống có những đặc thù; đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu cảtrên phương diện quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng vận dụng vào

địa phương, cả trên phương diện tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương đó trênđịa bàn cụ thể.

15

Chương 1QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP

TÁC VỚI TỈNH BÔLYKHĂMXAY VÀ KHĂMMUỘN CỦA ĐẢNG BỘTỈNH HÀ TĨNH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

1.1. QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC GIỮA NHÂN DÂN HÀ TĨNHVỚI TỈNH BÔLYKHĂMXAY VÀ KHĂMMUỘN TRƯỚC NĂM 1991

1.1.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnhvới tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

Điều kiện tự nhiên:Tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là ba tỉnh liền kề về địa

lý, núi liền núi, sông liền sông, có chung 145 km đường biên giới thuộc hai

nước Việt Nam - Lào. Những điểm tương đồng về địa lý, kinh tế, chính trị,

văn hóa, truyền thống là điều kiện thuận lợi để tỉnh Hà Tĩnh mở rộng và tăng

cường quan hệ hợp tác với hai tỉnh bạn Lào trên nhiều lĩnh vực.

Tỉnh Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, phía Bắc

giáp tỉnh Nghệ An với chiều dài 88 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình với

chiều dài 130 km, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 137 km, phía Tây

giáp tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn - nước CHDCND Lào. Trên tuyến

biên giới giữa tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn có 12 cột mốc

quốc giới. Nội biên có 9 xã biên giới thuộc 3 huyện là Hương Sơn, HươngKhê và Vũ Quang; có 5 Đồn biên phòng (575, 571, 567, 565, 563). Ngoại

biên đối diện có 35 bản thuộc hai huyện Căm Cợt (Bôlykhămxay) và Na Kai

(Khămmuộn); lực lượng vũ trang đóng trên biên giới của bạn có 2 đơn vị(Đồn 505 - Nậm Phào và Đồn 515 - Ma Ca).

Tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,6 km2. Năm 2010, dân số Hà

Tĩnh khoảng 1,3 triệu người; Đảng bộ tỉnh có gần 8,5 vạn đảng viên, sinh

hoạt tại 771 tổ chức cơ sở đảng, thuộc 12 Đảng bộ huyện, thành phố, thị xã và

7 Đảng bộ trực thuộc [93]; có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ

Chí Minh và 70 km đường sắt chạy dọc theo hướng Bắc - Nam; có Quốc lộ

16

8A và Đường 12 đi sang Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, có cảng biển

nước sâu Vũng Áng, cảng Xuân Hải [134]. Tỉnh Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành

chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện, với 261 xã,

phường, thị trấn. Trong đó, có 3 huyện biên giới là: Hương Sơn (47 km biêngiới) gồm 2 xã biên giới Sơn Kim và Sơn Hồng; Vũ Quang (45 km biên giới);

Hương Khê (53 km biên giới) với 5 xã biên giới là Hoà Hải, Hương Vịnh,

Phú Gia, Hương Lâm, Hương Liên.Tỉnh Bôlykhămxay là một trong 7 tỉnh thuộc vùng Trung Lào, là tỉnh lớn

thứ 10 trong tổng số 17 tỉnh của nước CHDCND Lào, với diện tích 1.599.770

ha, dân số 422.300 người [71,tr.26]. Tỉnh Bôlykhămxay tiếp giáp với Việt

Nam ở phía Đông với đường biên giới dài 165 km; tiếp giáp với Thái Lan ở

phía Tây dọc theo sông Mê Kông với đường biên giới dài 195 km. Trong tổng

số diện tích của tỉnh, 64 % thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa. Địa hình nghiêng

dần từ dãy Phu Luông xuống khu vực sông Mê Kông, với nhiều dãy núi đá

lớn có độ cao từ 300 đến 700m. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc

bán cầu, tỉnh Bôlykhămxay có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm là chủ yếu,

phân thành hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài 6 - 7 tháng,

nhiều nơi thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã

hội, nhất là đối với nông nghiệp.

Về mùa mưa, đặc biệt là tháng 7, 8, 9, lượng mưa trung bình ở tỉnh

Bôlykhămxay rất lớn, khoảng 1.600 - 1.800 mm/năm. Mùa mưa thường trùng

với mùa lũ lớn do nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về nên đã gây ra

lũ lụt và ngập úng kéo dài trên diện rộng ở một số vùng đồng bằng. Diện tích

rừng của tỉnh Bôlykhămxay rất lớn, xấp xỉ 1.389.145 ha gồm: 3 khu bảo tồn

đa dạng sinh học quốc gia (296.500 ha); 4 khu rừng bảo tồn thuộc tỉnh

(52.236 ha); 1 khu rừng tái sinh tự nhiên (10.200 ha), với độ che phủ gần

50%; có nhiều loại gỗ và lâm thổ sản quý hiếm. Đối với tỉnh Bôlykhămxay,

rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý báu giúp địa phương phát triển kinh

tế, đặc biệt là công nghiệp chế biến gỗ, khai thác khoáng sản, mà còn là nơi

nương tựa cuộc sống của nhân dân các bộ tộc Lào. Nhiều đồng cỏ rộng lớn

17

trải dài dưới các vùng đồi núi rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gian

súc. Tỉnh Bôlykhămxay có tiềm năng lớn về khoáng sản như than, sắt, thiếc,

muối, thạch cao, đá quý, đồng, chì, kẽm, vàng...

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, tỉnh Bôlykhămxay đang phải đối mặt

với nhiều khó khăn trên con đường phát triển, nhất là trình độ dân trí thấp, đời

sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, chủ yếu dựa vào nghềnông và khai thác lâm thổ sản; hệ thống giao thông kém phát triển, chưa cóđường sắt, nên việc đi lại, trao đổi buôn bán giữa các địa phương trong tỉnh và

hợp tác với bên ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn.Tỉnh Khămmuộn là tỉnh miền núi của Lào, có diện tích tự nhiên

16.315km2, dân số 55.985 người, mật độ dân số 22 người/km2. Trên địa bàn

có quốc lộ 13, 12 và 8B đi qua, có hai cửa khẩu là Thà Khẹt - Nakhon

Phannom giáp Thái Lan và Na Phào - Cha lo, tỉnh Quảng Bình - Việt Nam.

Tỉnh Khămmuộn có 9 huyện, thị, gồm 1 thị xã Thà Khẹt (141 bản) và 8 huyện

là Nacai (67 bản), Nhóm Mạ Lạt (71 bản), Hỉn Bun (66 bản), BuaLapha (82

bản), Ma HaXay (89 bản), Xay Bua Thoong (66 bản), Xe Băng Phay (50bản), Noong Bốc (72 bản) [48, tr.42-32]. Tỉnh Khămmuộn cũng như các tỉnh

miền núi khác của Lào, đồi núi và trung du chiếm 2/3 diện tích đất đai. Tỉnh

Khămmuộn có địa hình dốc, với các núi đá vôi lớn; là tỉnh nằm trong vành đaikhí hậu nhiệt đới nên nhiệt độ trung bình cả năm từ 20 - 340C, với hai mùa rõ

rệt, mùa khô kéo dài 5 đến 6 tháng, lạnh và hanh, độ ẩm thấp, đất đai khô cằn.

Bên cạnh đó, mùa mưa kéo dài 4 đến 5 tháng, là điều kiện thuận lợi cho các

loại cây phát triển, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, ở đây córất nhiều loại gỗ quý hiếm như lim, lát hoa, trầm hương và các loại lâm sản quý

hiếm khác. Khămmuộn có hai con sông lớn là Xêbăngphai và Nậm thởn và

một số con sông nhỏ do sông con Xêbăngphai tạo ra, thuận lợi cho việc phát

triển nông nghiệp, thủy điện.

Tuy điều kiện về tài nguyên thiên nhiên có nhiều thuận lợi, nhưng bêncạnh đó, tỉnh Khămmuộn cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tỉnh Khămmuộn là

một tỉnh có trình độ dân trí còn thấp, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông

và khai thác lâm thổ sản; cơ sở hạ tầng còn rất kém, giao thông đi lại khó

18

khăn. Cho đến năm 2010, tỉnh Khămmuộn vẫn chưa có đường sắt, hệ thống

đường bộ sau nhiều năm khai thác đã xuống cấp nên việc buôn bán trao đổi

hàng hoá, giao lưu cả trong và ngoài tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn, cản trởrất lớn đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.

Nhân tố dân cư và văn hóa xã hội: Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc. Việt Nam có 54

dân tộc, Lào có 49 tộc người. Các nhóm dân tộc của Lào, đặc biệt là các

nhóm cư dân sống ở các vùng biên giới hai nước, có quan hệ khăng khít với

một số dân tộc thiểu số của Việt Nam. Một bộ phận cư dân hai nước vùng

biên giới có thể cùng một tộc người, có quan hệ huyết thống thông qua hôn

nhân, do đó một số bản của Lào giáp với biên giới Việt Nam có nhiều người

Lào gốc Việt. Cùng chung dãy Trường Sơn, cư dân hai nước tất yếu ít nhiều

chịu sự tác động qua lại của những xáo động cư dân qua những biến động trong

tiến trình lịch sử. Trước khi hình thành các khu vực biên giới và cả về sau này,

Lào là địa bàn gặp gỡ, giao lưu của các tộc người, từ các vùng phía Đông, phíaTây, nhất là biến động lên xuống của cư dân các vùng Bắc - Nam. Mối bang

giao có từ lâu đời giữa cư dân của hai dân tộc là một trong những cơ sở vững

chắc cho quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày nay.

Cư dân tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu là người Kinh, cư trú phần lớn ở đồng

bằng. Nội biên thuộc tuyến biên giới tỉnh Hà Tĩnh - tỉnh Bôlykhămxay vàKhăm muộn có tổng số 58.801 hộ, với 228.889 khẩu, trong đó dân tộc Kinh

có 58.473 hộ với 227.383 khẩu, dân tộc Lào có 117 hộ với 556 khẩu, dân tộc

Mường có 52 hộ với 212 khẩu, dân tộc Thái có 09 hộ với 25 khẩu, dân tộc

Mán Thanh có 121 hộ với 609 khẩu, dân tộc Chứt có 37 hộ với 154 khẩu [94].

Đồng bào các dân tộc ít người, gồm 328 hộ với 1.506 nhân khẩu sống tập

trung và xen ghép tại 7 thôn, bản thuộc 3 huyện: Hương Khê, Hương Sơn, VũQuang. Trong đó có dân tộc Chứt sống tập trung tại bản Rào Tre, xã Hương Liênvà Bản Giàng II, xã Hương Vĩnh thuộc huyện Hương Khê, vốn có mối quan hệđồng tộc với cư dân Lào vùng biên giới. Cư dân Lào cư trú dọc theo biên giới

giáp tỉnh Hà Tĩnh gồm nhiều tộc người, chung sống trong các bản làng. Mặc dầu

có rất ít sự tương đồng nguồn gốc dân cư nhưng do cùng sinh sống lâu đời dưới

19

mái nhà chung là dãy Trường Sơn, nên nhân dân ba tỉnh từ lâu đã sống rất hòa

thuận, cùng chia ngọt sẻ bùi, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong đấu tranh chống

giặc ngoại xâm, cũng như trong sự nghiệp dựng xây quê hương, đất nước.

Đặc biệt, một bộ phận nhân dân các địa phương vùng biên giới ba tỉnh

còn gắn bó thân thiết với nhau bởi các mối quan hệ thân tộc, thường xuyên

qua lại, thăm viếng, trao đổi hàng hóa, vật dụng phục vụ cuộc sống thường

nhật; chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giao lưu văn hóa [93].

Trong tiến trình lịch sử, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một bộ phận

cư dân người Việt Nam di cư sang sinh sống, làm ăn và định cư trên đất Lào,

từng bước hình thành nên cộng đồng Việt kiều ngày càng đông đảo ở một sốđịa bàn trên nước bạn. Cộng đồng khá đông đảo người Việt tại Lào đã và đangnỗ lực đóng góp sức mình góp phần tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, làm

thay đổi bộ mặt của nhiều thành phố, thị trấn và là cầu nối hết sức có ý nghĩatrong giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các bộtộc Lào. Có thể khẳng định rằng, những nhân tố về dân cư nêu trên đã có

những tác động lớn, góp phần tăng cường tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa

nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với nhân dân các bộ tộ Lào anh em.

Về văn hóa, hai dân tộc Việt Nam và Lào có nhiều nét tương đồng. Việt

Nam và Lào đều nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh của nền văn hoá của hai

quốc gia là Ấn Độ và Trung Quốc. Đặc biệt, Phật giáo có ảnh hưởng rất sâu

đậm trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào.

Trong tiến trình phát triển, mỗi quốc gia đều có truyền thống lịch sử lâu đời và

đã tạo nên những thành tựu và cả những nét khác biệt trong đời sống kinh tế,

văn hóa, xã hội với những phong tục, tập quán tốt đẹp của từng dân tộc. Tuy

nhiên, do gần gũi về địa lý cho nên từ xa xưa giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào

đã có sự bang giao, nhất là các dân tộc ở dọc biên giới của hai nước. Xuất phát

từ những tương đồng, ít nhiều chịu sự chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau về phươngthức sinh hoạt vật chất, cư dân ba tỉnh cùng chung biên giới ngày càng xích lại

gần nhau hơn và tất yếu chịu sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong sinh hoạt

văn hóa tinh thần. Ngày nay, nhiều phong tục tập quán, nhất là trong ma chay,

cưới xin, thờ cúng tổ tiên, thần linh... vốn là những nét đẹp văn hóa truyền

20

thống lâu đời của hai dân tộc Việt Nam - Lào, đã và đang được nhân dân ba

tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn lưu truyền từ đời này sang đời

khác. Do điều kiện đặc thù của địa bàn cư trú cùng với mối quan hệ mật thiết

giữa các nhóm dân cư sống dọc biên giới cũng như các điều kiện cụ thể của

lịch sử để lại, xuất phát từ nhu cầu giao tiếp giữa những cá nhân với cộng đồng

vốn đã gần gũi về địa lý, phong tục tập quán, nên trên thực tế đường biên giới

quốc gia không hề chia cắt tình cảm giữa các cộng đồng cư dân trên tuyến

đường biên vốn có từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Văn hóa là nhịp cầu nối đểcác quốc gia dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Chính sức mạnh của

yếu tố văn hóa truyền thống đã góp phần quan trọng xây đắp nên tình cảm đặc

biệt giữa nhân dân ba tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay, Khămmuộn trong suốt

chiều dài lịch sử từ ngàn xưa và ngày càng được phát huy, làm phong phú, đadạng thêm trong thời kỳ đổi mới.

Đặc điểm về kinh tế:Trong quá trình phát triển, do điều kiện gần gũi về địa lý và nhiều điểm

tương đồng về điều kiện tự nhiên, sinh hoạt văn hóa tinh thần, phong tục tập

quán, cư dân ba tỉnh dọc biên giới từ xưa đã sớm giao lưu, trao đổi về kinh tếvà có những điểm tương đồng trong sinh hoạt vật chất. Bên cạnh làm nươngrẫy, săn bắt hái lượm, khai thác nguồn lợi từ rừng núi, cư dân tỉnh Hà Tĩnh và

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đều sớm biết trồng lúa nước, chăn nuôi giasúc, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Ngày nay, ngoài tăng cường trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm ngày

càng chặt chẽ và có hiệu quả trong sản xuất nông - lâm nghiệp, cư dân tỉnh Hà

Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, nhất là địa bàn giáp biên còn tăngcường buôn bán, trao đổi hàng hóa, du nhập ngành nghề mới; chia sẻ thông

tin, kinh nghiệm cho nhau nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của

từng địa phương nhằm giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Từ xa xưa, cư dân Việt Nam và Lào đã có sự giao lưu kinh tế, lúc đầu

chủ yếu ở vùng biên giới, về sau, do yêu cầu ngày càng cấp thiết trong sựnghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước nên đã từng bước hình thành và phát

triển các tuyến đường thông từ Lào sang Việt Nam và ngược lại. Theo trục

21

Đông - Tây, phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, có đường Quốc lộ 8A sang Lào, qua cửa

khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, là con đường ngắn nhất nối vùng

Trung Lào và Thượng Lào ra Biển Đông. Tuyến đường này đã và đang làhuyết mạch quan trọng giúp tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

nói riêng, hai nước nói chung trong việc tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnhvực, đặc biệt là giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển du lịch, tăng cường hợp

tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, có Quốc lộ 12 dài

55 km, nối cảng biển nước sâu Vũng Áng (Hà Tĩnh) với Thị xã Thà Khẹt

(Lào), qua cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình). Đây vừa là con đường kết nối

hành lang kinh tế Đông - Tây ngắn nhất, đồng thời mở ra điều kiện thuận lợi

hơn để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng đất đai rộng lớn phía Tây

tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc

phòng an ninh vùng biên giới Việt Nam - Lào nói chung.

Đặc biệt, tỉnh Hà Tĩnh có bờ biển dài với nhiều cảng và cửa sông lớn cùng

với hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vănhóa xã hội của tỉnh, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho nước bạn Lào, nhất là tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.

Chính phủ Việt Nam đã có quy hoạch định hướng xây dựng cụm

cảng Vũng Áng với các cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng, phục vụcông nghiệp cơ khí, luyện cán thép, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, hoá dầu

và đặc biệt là để giúp nước bạn Lào “thông ra biển”; xuất, nhập khẩu hàng

hoá, mở rộng buôn bán với các nước. Ngoài ra, ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh,trên địa bàn huyện Nghi Xuân có cảng Xuân Hải, đủ điều kiện tiếp nhận

tàu có trọng tải 2.000 tấn, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từLào, theo Quốc lộ 8A đến các tỉnh của Việt Nam, sang nước thứ ba và

ngược lại.

Ở phía Tây, trên tuyến biên giới 145 km thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh,

ngoài Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo - Nậm Phào nằm trên Quốc lộ 8A và 3

đường tiểu ngạch: Bản Giàng đi Khămmuộn, Kim Quang, Sơn Hồng đitỉnh Bôlykhămxay, còn có nhiều đầu mối giao lưu, buôn bán được hình

thành và ngày càng mở rộng phát triển dọc tuyến biên giới, vừa giúp nhân

22

dân ba tỉnh giáp biên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần, vừa là cầu nối ngày càng làm phong phú, sâu đậm thêm tình đoànkết hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với nhân dân các bộ tộc

Lào anh em.

Do những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội, tạo lợi thế, tiềm năngvà cả những khó khăn, thách thức cho mỗi tỉnh trong quá trình phát triển, cho

nên trong quá trình xây dựng quan hệ hợp tác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế,

tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau

nhằm hạn chế, khắc phục những khó khăn, thách thức, đồng thời phát huy được

tối đa tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh.

Về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm qua các thời kỳ lịch sử:Trong suốt tiến trình phát triển, tình đoàn kết và mối quan hệ hữu nghị

đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và giữa tỉnh Hà Tĩnh với

các tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng được tạo nên không phải do ý

muốn chủ quan của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mà do yêu cầu khách

quan, bức thiết, có ý nghĩa sống còn trong cuộc đấu tranh giữ nước và dựng

nước của nhân dân hai dân tộc và các địa phương qua các thời kỳ lịch sử.

Dưới thời kỳ phong kiến, trong quá trình đấu tranh giành và giữ nền

độc lập, các triều đại phong kiến và nhân dân hai nước đã có mối quan hệhữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân

tộc, như: giúp đỡ, chi viện về lực lượng, vũ khí, lương thực, tạo địa bàn

đứng chân an toàn, thuận lợi cho quân và dân nước bạn trong những thời

điểm khó khăn, hiểm nghèo.

Có thể khẳng nói rằng: nhận thức phải nương tựa vào nhau tồn tại

bắt nguồn từ yêu cầu sống còn của hai dân tộc, hai quốc gia. Chính

việc nương tựa vào nhau, cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệTổ quốc mình là nội dung cơ bản của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào

- Việt Nam trong suốt thời kỳ cổ, trung đại [68, tr.18-19].

Đầu thế kỷ VIII, đời Khai Nguyên (713 - 741) nhà Đường, đã nổ ra cuộc

khởi nghĩa lớn trên đất Châu Hoan, do Mai Thúc Loan (quê ở làng Mai Phụ, xã

Thạch Bắc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) khởi xướng và lãnh đạo.

23

Khi cuộc kháng chiến lan rộng, chính quyền đô hộ bị đập tan ở nhiều nơi thì

cùng lúc đó, quân Chăm Pa, Chân Lạp kéo đến tiếp ứng [23, tr.110].

Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vào đầu năm 1425, khi nghĩa quân tiến

vào vùng đất Hà Tĩnh, nhân dân khắp nơi vùng dậy cùng đóng góp sức người,

sức của vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong đó, nhân dân các dân tộc thiểu

số và nhiều tù trưởng Ai Lao vùng này đã đem hàng ngàn quân cùng voichiến theo Lê Lợi chống quân xâm lược.

Đặc biệt, lịch sử của hai dân tộc Việt Nam - Lào anh em đã ghi lại những

trang sử vẻ vang của nhân dân vùng đất Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn cùng đoàn kết gắn bó keo sơn, kề vai sát cánh bên nhau trong

cuộc đấu tranh trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Cùng với nhân dân cả nước, hưởng ứng Chiếu Cần Vương, nhiều cuộc

khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp đã nổ ra trên địa bàn Hà Tĩnh.

Nhiều căn cứ và đơn vị nghĩa quân của Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Phan

Đình Phùng, Cao Đạt, Hà Văn Mao, Tống Duy Tân... đã dựa vào các vùng

rừng núi giáp biên giới Việt Nam - Lào để hoạt động, được nhân dân Lào và

Việt Nam ở đây đùm bọc, nuôi dưỡng [23,tr.19]. Trong đó, vùng biên giới

Lào là đất đứng chân của phong trào đấu tranh trong những năm cuối thế kỷXIX của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

Đặc biệt, từ ngày có Đảng cách mạng dẫn đường, hai dân tộc tiếp tục

kề vai sát cánh bên nhau trong cuộc trường kỳ chống kẻ thù xâm lược, vun

đắp thêm tình hữu nghị đặc biệt hiếm có giữa hai dân tộc và nhân dân hai

nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bọn thực dân Pháp và bọn can

thiệp Mỹ là kẻ thù của ta và của dân tộc Miên, Lào. Vì vậy, ta phải ra sức

giúp đỡ anh em Miên Lào, giúp đỡ kháng chiến Miên Lào” [72, tr.39]; “Dân

tộc Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với dân tộc anh em Miên, Lào thì sức mạnh

sẽ đủ đánh tan thực dân Pháp và can thiệp Mỹ” [73, tr.402]. Tại Hội nghịliên minh ba nước Đông Dương, tháng 9/1952, Người cho rằng: Việt Nam

kháng chiến có thành công thì Lào, Miên mới thắng lợi và Lào Miên có

thắng lợi thì Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi [80, tr.323].

24

Ngay từ khi mới ra đời, Chính phủ Việt nam và Chính phủ Lào đã nhanh

chóng ký kết Hiệp ước tương trợ Lào - Việt (16/10/1945) và Hiệp định về tổchức liên quân Lào - Việt (30/10/1945), chính thức xác lập về mặt nhà nước

liên minh chiến đấu giữa hai nước, hai dân tộc. Đây cũng chính là cơ sở pháp

lý mới cho sự hình thành và phát triển mối quan hệ phối hợp chiến đấu giữa

các địa phương của hai nước, đặc biệt là các địa phương cùng chung đường

biên giới, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Từ những ngày đầu khi chính quyền cách mạng non trẻ của hai nước

đang phải lo giải quyết những công việc bộn bề, thực dân Pháp đã chớp thời

cơ ra sức đẩy mạnh xâm chiếm vùng biên giới phía Tây Hà Tĩnh. Ngày

7/9/1945, bộ đội Hà Tĩnh đã phối hợp với quân dân Lào và Bôlykhămxay tấn

công quân Pháp tại Lạc Xao, Căm Cợt, Na Pê, giải phóng nhiều thôn xóm

khác dọc Quốc lộ 8A [24, tr.15,17]. Tại đây, quân và dân Hà Tĩnh đã giúp

Lào vừa xây dựng lực lượng, bảo vệ chính quyền, vừa phối hợp tấn công quân

Pháp tại nhiều vị trí xung yếu mà chúng đóng quân [38], [25, tr.40].

Ngày11/11/1945, Uỷ ban nhân dân Cách mạng huyện Hương Sơn vàđại diện lực lượng vũ trang kháng chiến Lào đã ký một Hiệp ước thân

thiện. Hai bên quyết tâm giúp đỡ nhau cùng chung sức phòng thủ biên giới,

góp phần củng cố tình hữu nghị vốn có lâu đời giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnhvới nhân dân Lào nói chung và nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

nói riêng [24, tr.17, 45].

Trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Hà Tĩnhđược giao nhiệm vụ vận chuyển, tiếp tế phục vụ cho các chiến trường. Trong

đó, ngoài trực tiếp phục vụ chiến trường Bình Trị Thiên, tỉnh Hà Tĩnh đã trực

tiếp tiếp tế chi viện cho chiến trường Trung Lào [25, tr.45]. Từ năm 1952 -

1953, ngoài tham gia phục vụ các chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc và chiến

dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chi viện nhiều lương thực, thực

phẩm, thuốc men cho chiến trường Lào, trong đó có 16 đại đội trực tiếp phục

vụ trên Quốc lộ 8A sang Trung Lào. Toàn tỉnh đã huy động 30.632 dân công

đi chiến dịch. Ngoài lực lượng dân công, tỉnh Hà Tĩnh đã huy động 1.500

thanh niên trực tiếp tham gia phục vụ chiến đấu tại mặt trận [115].

25

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiệm vụ chi viện cho

các chiến trường, trong đó có chiến trường Lào đã được thực hiện một cách

kịp thời, có hiệu quả, trong đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà

Tĩnh đã có nhiều “đóng góp to lớn”. “Những đóng góp đã góp phần tích cực

vào thắng lợi chung của mặt trận, đẩy mạnh kháng chiến mau đến thành

công” [56]. Có thể khẳng định rằng, sự hợp đồng tác chiến giữa quân và dân

tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn làm nên những thắng lợi to

lớn, toàn diện trên chiến trường Lào, không chỉ có ý nghĩa bảo vệ tuyến biên

giới phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và

dân Lào, mà còn tác động to lớn đối với toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp trên chiến trường Việt Nam.

Trong những năm từ 1954 đến 1960, tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu tập trung

giúp các tỉnh nước bạn Lào bảo vệ, phát triển lực lượng, đồng thời khôi

phục phát triển kinh tế. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Hà

Tĩnh đã ra NQ về giúp đỡ bạn xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa ởvùng giải phóng. Ủy ban Kế hoạch tỉnh và các ngành chức năng như giaothông, quân sự, biên phòng, nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục, văn hóa, y tế...

đã lập kế hoạch, cung ứng vật tư, điều động cán bộ, công nhân kỹ thuật

sang giúp tỉnh bạn [26, tr.198].

Đánh giá về vai trò và những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong

thời kỳ này, tại phiên làm việc với BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh ngày 24/3/1971,

Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu

nước, xây dựng phát triển kinh tế, Đảng bộ và quân dân Hà Tĩnh đã có nhiều

cố gắng, nhất là công tác bảo đảm giao thông vận tải, kể cả lúc chiến tranh ác

liệt, công tác tuyển quân, tuyển thanh niên xung phong, huy động dân công

luôn đạt và vượt mức” [18].

Thực hiện chỉ đạo của Quân khu, mùa khô 1972 - 1973, lực lượng vũtrang tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đưa thêm lực lượng sang phối hợp với quân và dân

tỉnh bạn mở Chiến dịch 972 và đã giành thắng lợi lớn. Tuyên bố của Chính

phủ Lào, ngày 22/2/1973 đã ghi nhận: thắng lợi đó đã có tác dụng làm thay

đổi tương quan lực lượng trên địa bàn Trung Lào, rất có lợi cho cách mạng

26

Lào, góp phần tạo thế mạnh trong đàm phán, buộc đối phương phải ký kết

Hiệp định về lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào [42]. Hòa cùng

với chiến thắng của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,

trên mặt trận phía Tây, quân và dân tỉnh Hà Tĩnh đã kiên cường sát cánh cùng

với quân và dân các tỉnh bạn giữ vững vùng giải phóng, đánh bại từng bước

âm mưu lấn chiếm của địch, góp phần đắc lực cùng với quân và dân Lào giải

phóng hoàn toàn đất nước vào ngày 2/12/1975.

Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng và những bước phát triển của mối

quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc, trong đó có đóng góp xứng đángcủa quân và dân các địa phương hai nước, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã

khẳng định:

Trên những chặng đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian

khổ, có những lúc hiểm nghèo tưởng chừng như không thể qua

được, bên cạnh chúng tôi luôn luôn có các đồng chí thủy chung,

người anh em ruột thịt thân thiết, Đảng Lao động Việt Nam vĩ đại

và nhân dân Việt Nam anh hùng, có hậu phương trực tiếp rất mực

tin cậy là đất nước Việt Nam [39, tr.90].

Như vậy, sự gần gũi nhau về địa lý và có những điểm tương đồng về lịch

sử, văn hóa truyền thống, điều kiện kinh tế - xã hội là cơ sở khách quan, bền

vững cho mối quan hệ hữu nghị đoàn kết gắn bó keo sơn giữa nhân dân tỉnh

Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc trong suốt tiến trình lịch sử. Đặc biệt, những nhân tố đó được thể

hiện sinh động trong lịch sử gần một thế kỷ đấu tranh cho độc lập tự do của

nhân dân hai nước chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và càng có ý nghĩatrong sự nghiệp đổi mới ngày nay của nhân dân hai nước nói chung và Đảng

bộ nhân dân Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khăm muộn nói riêng.

1.1.2. Quan hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay vàKhămmuộn trong những năm đầu đổi mới (1986 - 1990)

Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,

Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước tiếp tục tăng cường phát triển mối

27

quan hệ hữu nghị đặc biệt và sự hợp tác chiến lược lâu dài lên một tầm cao

mới. Báo cáo Chính trị tại Đại hội ĐCS Việt Nam lần thứ IV khẳng định:

Ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân

Việt Nam với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia... làm cho ba

nước gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sẽ

mãi mãi gắn bó với nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất

nước, vì độc lập và phồn vinh của mỗi nước [61, tr.112].

Trong quan hệ hợp tác với nước bạn Lào, giai đoạn 1976 - 1985, khi tình

hình kinh tế của hai nước còn gặp nhiều khó khăn sau chiến tranh, quan hệ

hợp tác hai nước Việt - Lào đã có các bước phát triển quan trọng. Ngày

18/7/1977, hai bên đã ký các hiệp định: "Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt -

Lào", "Hiệp định hoạch định biên giới quốc gia", "Hiệp định hợp tác kinh tế -

văn hóa - khoa học kỹ Hiệp định miễn thị thực". Đây là là những văn kiện

quan trọng, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho hai nước phát huy tình hữu nghị

truyền thống, chuyển quan hệ từ chủ yếu về chính trị, quân sự và ngoại giao

sang quan hệ toàn diện cả về chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh

tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Hiệp ước này là nhân tố quan trọng để các

địa phương hai nước nói chung, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn nói riêng có cơ sở pháp lý để tăng cường hợp tác phát triển kinh

tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng.

Bước vào năm 1986, Việt Nam và Lào đều bắt đầu quá trình đổi mới đất

nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN. Quan hệ hợp tác giữa hai nước tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là

chương trình hợp tác chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý kinh tế...

Trong giai đoạn này, do nguồn lực kinh tế của hai nước còn hạn hẹp, kiến

thức và kinh nghiệm để vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

còn thiếu, cùng với một số khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực

hiện chủ trương, đường lối đối ngoại nên một số chương trình hợp tác được

hai bên thỏa thuận vẫn chưa được thực hiện [50, tr.6].

28

Sự phát triển không ngừng của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào

là nhân tố quan trọng, bảo đảm vững chắc cho mối quan hệ hợp tác lâu dài

giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới,

trong đó có tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [115]. Từ năm1967, theo quyết định của Trung ương, tỉnh Nghệ An kết nghĩa với tỉnh Xiêng

Khoảng, tỉnh Hà Tĩnh kết nghĩa với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [116].

Sau khi hòa bình lập lại, năm 1976, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An sáp nhập

thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Trong giai đoạn này, mối quan hệ hữu nghị hợp tác

giữa Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được đặt trong mối quan hệgiữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Trong bối cảnh tình hình hai nước sau khi hòa bình lập lại, Đảng bộ và

nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đều phải đối mặt

với muôn vàn khó khăn, thử thách. Tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn đều là những tỉnh nghèo, có điểm xuất phát thấp, lại bị chiến

tranh tàn phá nặng nề. Nông nghiệp còn lạc hậu, mang nặng tính tự cung, tựcấp; công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ kém phát triển, đời sống nhân dân

gặp muôn vàn khó khăn.Thực hiện đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của ĐCS Việt Nam

và Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào, Đảng bộ và nhân dân tỉnh NghệTĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn triển khai công cuộc đổi mới,

chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa, từ cơ chế quản lý

tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đổi

mới chính sách đối ngoại... Các NQ qua các kỳ Đại hội Đảng bộ và các vănbản hội đàm thông qua các chuyến thăm và làm việc giữa lãnh đạo tỉnh

Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong thời kỳ này đều nhấn

mạnh quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường mối quan hệ hợp tác

truyền thống giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, trước

hết là “duy trì các chuyến thăm nhau và ký kết các chương trình hợp tác”.Thực hiện chủ trương đã được lãnh đạo các tỉnh thống nhất: "Mỗi năm một

lần Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh này đến tỉnh kia để làm việc và ký kết" [117],

các chuyến thăm và làm việc giữa các Đoàn đại biểu cấp cao giữa tỉnh Nghệ

29

Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được duy trì thường xuyên. Nội

dung, chương trình hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với các tỉnh bạn Lào giai

đoạn này nhằm giúp nhau khai thác thế mạnh của mỗi bên, ổn định phát

triển kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giữvững biên giới hoà bình, hữu nghị theo hướng toàn diện, cơ bản, lâu dài có

hiệu quả [162]. Trong giai đoạn này, tỉnh Nghệ Tĩnh chủ yếu tập trung giúp

các tỉnh bạn về giống cây trồng vật nuôi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thâm

canh sản xuất nông nghiệp; khai thác, chế biến, tiêu thụ hàng hóa; hỗ trợ xây

dựng một số cơ sở vật chất thiết yếu với quy mô vừa và nhỏ phục vụ sản

xuất và đời sống; bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật; phối hợp

thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh [118], [119].

Điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn là việc tỉnh Nghệ Tĩnh tăng cường cử chuyên gia

trên các lĩnh vực sang giúp tỉnh bạn. Tính riêng trong 10 năm, từ 1977 -

1987, tỉnh Nghệ Tĩnh đã cử 126 chuyên gia sang giúp tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn theo chương trình kế hoạch đã được các bên thống nhất ký kết

[136]. Trong đội ngũ chuyên gia được cử sang tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn chủ yếu thuộc các lĩnh vực mà bạn còn thiếu hụt, như công

nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, giáo dục, y tế, truyền thanh, an

ninh, quốc phòng... Số lượng chuyên gia giúp tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn ngày càng tăng [128]. Đặc biệt, từ cuối năm 1984, thực hiện

chủ trương của Trung ương, Nghệ Tĩnh đã cử 2 tổ chuyên gia thường trú

tại tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [116]. Tỉnh Nghệ Tĩnh còn giúp tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn một số giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh

tế cao và nhiều nông cụ, máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu... phục vụ sản

xuất nông nghiệp.

Trong những năm từ 1986 - 1990, tỉnh Nghệ Tĩnh đã cử nhiều cán bộ kỹ

thuật sang phối hợp giúp đỡ tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn xây dựng các cơ

sở sửa chữa máy móc, sản xuất nông cụ, vật liệu xây dựng tại huyện Mường

Mày, Lạc Xao, Mường Cầu [162]. Mặc dầu điều kiện kinh tế còn gặp nhiều

khó khăn nhưng tỉnh Nghệ Tĩnh đã đầu tư giúp tỉnh Bôlykhămxay,

30

Khămmuộn xây dựng một số công trình thiết yếu, như Bệnh viện ở Mường

Khăm, Trường cấp 1 - 2 và nhà khách ở thị trấn Căm Cợt [126].

Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn ngày càng gia tăng do yêu cầu sản xuất và đời

sống của nhân dân, đặc biệt là các địa bàn biên giới. Tuy kim ngạch xuất

nhập khẩu thời kỳ này chưa cao nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, vì

đáp ứng được yêu cầu khôi phục, ổn định và phát triển kinh tế và nhu cầu

thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân ba tỉnh. Các hoạt động trao đổi mua

bán hàng hóa của cư dân dọc biên giới tỉnh diễn ra khá phát triển, giúp đồng

bào miền núi, vùng xa xôi hẻo lánh cải thiện cuộc sống, chung sức chung

lòng giữ vững an ninh chính trị khu vực biên giới [162].

Thực hiện những nội dung thỏa thuận đã ký, trong thời gian từ 1986 -

1990, hàng năm, nhiều hoạt động giao lưu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thểdục thể thao, phim ảnh, các hoạt động xã hội được phối hợp tổ chức thường

xuyên, nhất là tại các địa phương kết nghĩa, các địa bàn vùng sâu, vùng xa,

vùng biên giới, góp phần giúp đồng bào các bộ tộc Lào xây dựng đời sống

văn hoá mới, loại bỏ dần các phong tục, tập quán lạc hậu [19]. Tỉnh Nghệ

Tĩnh đã giúp đỡ tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trao đổi kinh nghiệm về tổ

chức mạng lưới y tế từ tỉnh xuống huyện và cơ sở, công tác vệ sinh phòng

bệnh nhất là chống sốt rét, sốt xuất huyết, phòng bệnh lao... Mặc dù điều kiện

trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, tỉnh Nghệ Tĩnh đã quan tâm giúp đỡ viện

trợ tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trang thiết bị dạy học, cử nhiều đoàn cánbộ giáo viên sang giúp các tỉnh bạn chia sẻ kinh nghiệm, trực tiếp giảng dạy

và làm công tác xoá mù chữ. Nhiều học sinh tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

được tiếp nhận và đào tạo các chuyên ngành y tế, nông nghiệp, tài chính,

thống kê... [128].

Mặc dù còn bộ lộ nhiều hạn chế do những nguyên nhân khác nhau, nhất

là điều kiện kinh tế trong tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng những kết quả đạt

được trong hợp tác văn hoá và giáo dục với các tỉnh bạn trong giai đoạn này

31

đã góp phần quan trọng tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa Đảng bộvà nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và công tác biên giới, tỉnh Nghệ

Tĩnh đã tăng cường giúp bạn đào tạo cán bộ, sĩ quan chuyên nghiệp. Hàng

năm, tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã cử nhiều cán bộ, sĩ quan, đặc biệt là

sĩ quan chính trị sang học tập, tập huấn tại tỉnh Nghệ Tĩnh. Thực hiện chỉ

đạo của Bộ Quốc phòng, Quân khu IV và yêu cầu tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn, nhiều chuyên gia quân sự tỉnh Nghệ Tĩnh được cử sang giúp

bạn xây dựng chiến lược quốc phòng dài hạn, lập kế hoạch phòng thủ từng

thời kỳ và ở từng địa bàn, phù hợp với tình hình thực tế. Tỉnh Nghệ Tĩnh đã

tăng cường phối hợp với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn thực hiện nhiệm vụbảo vệ an ninh biên giới, ngăn chặn các hoạt động tội phạm, vượt biên trái

phép, buôn lậu qua biên giới, nhất là buôn lậu ma túy; tiêu diệt tận gốc các ổ

phỉ, các băng nhóm chống đối có vũ trang.

Trong giai đoạn 1986 - 1990, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Nghệ

Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn diễn ra trong bối cảnh hai nước và

các địa phương đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong điều

kiện kinh tế tỉnh còn nghèo, chưa thoát khỏi cơ chế quan liêu bao cấp, lại

vừa phải đối phó với âm mưu chống phá thâm độc của các thế lực thù địch

trong và ngoài nước. Tình hình đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu

quả của các chương trình, nội dung hợp tác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế -

xã hội. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, với truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời

và những ưu đãi đặc biệt giành cho nhau, nhìn chung, quan hệ hữu nghị

hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục

được tăng cường và thu được những kết quả đáng phấn khởi, nhất là hợp

tác về chính trị và an ninh quốc phòng [184]. Việc triển khai thực hiện

nhiệm vụ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội bước đầu được

quan tâm và thu được những kết quả nhất định[161]. Đặc biệt, sự quan tâm,

giúp đỡ về chuyên gia, cung ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu

32

phục vụ sản xuất, đời sống đã giúp tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giải

quyết kịp thời những khó khăn trước mắt. Hoạt động ngoại thương giữa

tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn chủ yếu diễn ra dưới

hình thức hữu nghị và ưu đãi đặc biệt, được bao cấp bằng ngân sách nhà

nước [162], [163]. Trong thời kỳ khó khăn, hàng hoá của Việt Nam và của

tỉnh Nghệ Tĩnh đến với các bản làng của tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn,

nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa đã khắc phục được một phần thực trạng

hết sức khan hiếm hàng hoá của các tỉnh bạn, góp phần ổn định tình hình,

nâng cao đời sống cho nhân dân [126], [127]..

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, những kết quả đạt được trong quá

trình triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã được các bên thống

nhất còn thấp so với yêu cầu, mong muốn và tiềm năng của tỉnh Nghệ Tĩnh

và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [19]. Nhiều nội dung hợp tác đã được đềra nhưng thực hiện thiếu kịp thời, có nơi, có lúc thiếu tính khả thi [174].

Tại một số thời điểm, trong lĩnh vực hợp tác nông nghiệp "Chưa hoạt động

và thực hiện được những vấn đề đã ký"; trong lĩnh vực y tế, "Tất cả đã ký ởvăn bản nhưng chưa thực hiện được" [20]. Quan hệ hợp tác chủ yếu đang

diễn ra ở khu vực kinh tế Nhà nước, trong đó, lĩnh vực được chú trọng nhất

là nông - lâm nghiệp. Do đó, nhìn chung việc hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnhvới tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đem lại hiệu quả chưa cao, cả chiều

rộng lẫn chiều sâu, nặng tính chất bao cấp, phiến diện; chưa khơi dậy, phát

huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn. Trong quá trình hợp tác, có những thời điểm, "Bôlykhămxay

thì chưa biết làm, Nghệ Tĩnh thì nể, cả hai bên đều phải rút kinh nghiệm"

[164]. Tuy nhiên, kết quả và những kinh nghiệm bước đầu trong quá trình

hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong

những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới đã tạo cơ sở, tiền đề quan

trọng giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục tăng cường hợp tác trong những năm

sau này đạt hiệu quả cao hơn.

33

1.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG QUAN HỆHỮU NGHỊ, HỢP TÁC VỚI TỈNH BÔLYKHĂMXAY VÀ KHĂMMUỘN

CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

1.2.1. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng quan hệ hữu nghị,hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn từ năm 1991 đến năm 1995

1.2.1.1. Tình hình thế giới và hai nước Việt Nam, LàoTrong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, hệ thống XHCN ở

Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, phong trào cách mạng thế giới lâm vào thoái

trào. Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang diễn

ra như vũ bão, những thành tựu to lớn của nó đã tác động mạnh mẽ đến sựphát triển của lực lượng sản xuất, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa

các nước. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra và tác

động mạnh mẽ đến tình hình các quốc gia, khu vực trên toàn thế giới. Đểđưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tếxã hội, Đảng và Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào đã tiếp tục đẩy mạnh

công cuộc đổi mới nhằm khơi dậy, phát huy sức mạnh nội lực, thực hiện

chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại để nhanh chóng hội nhập với các

nước trong khu vực và quốc tế.

Đối với Việt Nam, căn cứ mục tiêu chặng đường đầu của thời kỳ quá độlên CNXH, Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã xác định mục tiêu của

chính sách đối ngoại đổi mới là "giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu

nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng

CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh

chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộxã hội" [63, tr.88]. Đại hội đã đề ra nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại

đổi mới "Thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ rộng mở, đadạng hóa và đa phương hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam

muốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng, phấn đấu vì hòa bình, độc

lập và phát triển" [63, tr.147].

Từ quan điểm ủng hộ chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có

chế độ chính trị xã hội khác nhau, Đại hội VII đã phát triển chủ trương "thêm

34

bạn, bớt thù" của Đại hội VI thành phương châm "Việt Nam muốn là bạn với

tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và

phát triển". So với Đại hội VI, đây là bước phát triển mới về nhận thức của

Đảng trong đường lối đối ngoại trước những biến chuyển của tình hình thếgiới và khu vực.

Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương ĐCS Việt Nam khóa VII

(6/1992) xác định bốn phương châm trong hoạt động đối ngoại của Việt

Nam, trong đó nổi bật phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệđối ngoại; tích cực tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với

tất cả các nước. Từ đây Việt Nam đã xác lập vị thế mới trong hệ thống quan

hệ quốc tế, một bước chuẩn bị căn bản để gia nhập ASEAN.

Ngày 19/2/1992, Việt Nam và Lào đã ký “Hiệp ước Bali”, chính thức trở

thành quan sát viên của ASEAN và lần lượt Việt Nam (1995) và Lào (1997)

trở thành thành viên chính thức của ASEAN, đánh dấu mốc quan trọng trong

quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của hai nước; mở ra cơ hội lớn để Việt

Nam - Lào tiếp tục đẩy nhanh quá trình hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học -

kỹ thuật trên cơ sở các thỏa thuận đã được ký kết [30, tr.331].

Năm 1992 là năm có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đối ngoại giữa

hai nước. Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Đỗ Mười đã có chuyến thăm chính

thức CHDCND Lào từ ngày 12 đến ngày 16/8/1992. Hai bên ra Tuyên bốchung nhấn mạnh "quyết tâm phấn đấu không mệt mỏi nhằm củng cố và tăng

cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào; tiếp

tục đổi mới phương thức hợp tác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thiết

thực, phù hợp với khả năng mỗi nước theo nguyên tắc giữ vững nền độc lập,

chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, chân thành giúp đỡ lẫn nhau trên tình

đồng chí, anh em" [121, tr.3].

Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (Tháng

1/1994) tiếp tục quán triệt sâu sắc yêu cầu vận dụng đúng đắn các phương

châm xử lý các quan hệ quốc tế. Hội nghị khẳng định kết quả hoạt động đối

ngoại là một trong ba thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, đồng

35

thời xác định rõ nhiệm vụ đối ngoại là "tiếp tục thi hành đường lối đối ngoại

độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại...

phát huy các điểm đồng về lợi ích và thu hẹp các bất đồng, tăng thêm bạn và

phát triển sự hợp tác quốc tế" [64, tr.55].

Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa,

đa phương hóa trong quan hệ quốc tế của Đảng và nhà nước cùng với những

thành tựu về kinh tế - xã hội trong 10 năm đổi mới, đã tạo nên thế và lực mới

cho đất nước. Trong đó, "với đổi mới trong tư duy đối ngoại cũng như trongđường lối chiến lược đối ngoại, ta đã từng bước đẩy lùi được tình thế cực kỳnguy hiểm về chính trị cũng như về kinh tế, cải thiện được môi trường quốc

tế, tạo điều kiện cho sự nghiệp hòa bình phát triển đất nước” [77, tr.11]; đồng

thời "đánh dấu sự hoàn tất của việc đặt nền móng cho mối quan hệ mới giữa

Việt Nam và các nước" [36, tr.213] trong khu vực châu Á - Thái Bình Dươngvà trên thế giới.

Về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào,

trong bài phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Nhân dân

cách mạng Lào (18/3/1996), đồng chí Đỗ Mười khẳng định:

ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào cùng chung cội nguồn, chung

một lý tưởng, gắn bó keo sơn bởi tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt và

sự hợp tác anh em toàn diện. Quan hệ Việt - Lào do Chủ tịch HồChí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cay Xỏn Phômvihản kính mến cùng

hai Đảng chúng ta dày công xây dựng, vun đắp, trải qua thời gian

và thử thách ngày càng trở nên bền vững [81, tr.124].

Bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam -

Lào trong giai đoạn này là việc hai nước quyết định ký kết Thỏa thuận về chiến

lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giai đoạn 1996 - 2000. Lần đầu

tiên, các nội dung hợp tác mang tính chiến lược tạo tiền đề cho việc triển khai

hợp tác những năm sau này đã được đặt ra. Nhiều chương trình, dự án hợp tác

của giai đoạn 1985 - 1990 đã tạm ngưng, nay lại được tiếp tục thực hiện [50].

Đối với nước bạn Lào, giai đoạn 1986 - 1991, Lào tiếp tục thực hiện

đường lối đổi mới mà Đại hội Đảng lần thứ IV (1986) và lần thứ V (1991)

36

đã đề ra. Mục tiêu của giai đoạn này là củng cố cơ sở hạ tầng, từng bước

nâng cao đời sống của nhân dân các bộ tộc, thu nhập GDP bình quân 350

USD/người, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt là 6%; mở rộng quan hệ quốc tếvà thu hút vốn đầu tư [51].

Trên cơ sở nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ V, căn cứ vào

bối cảnh quốc tế và tình hình đất nước, Hội nghị Trung ương Đảng NDCM

Lào lần thứ 6 (khóa V) tháng 2/1993 đã đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội đến năm 2000 với mục tiêu chiến lược: giải quyết nhu cầu cấp bách về đời

sống nhân dân các bộ tộc; nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho toàn

dân; đảm bảo ổn định chính trị - xã hội trong cả nước bằng việc kết hợp chặt

chẽ giữa phát triển kinh tế - xã, an ninh và hội với quốc phòng đối ngoại.

Trong bài phát biểu tại Đại hội ĐCS Việt Nam lần thứ VII, trên cương vịChủ tịch Đảng NDCM Lào, đồng chí Cayxỏn Phômvihản nhấn mạnh:

ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào cùng sinh ra từ một cội nguồn,

cùng chung mục tiêu, lý tưởng. Tuy mỗi Đảng có phương pháp vàbước đi khác nhau do đặc điểm của mỗi nước, nhưng giữa hai Đảng

chúng ta luôn luôn có sự phối hợp hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau rất chặt

chẽ, hài hòa, luôn trao đổi, bổ sung kinh nghiệm, giúp cho hai Đảng

chúng ta ngày càng trưởng thành, vững mạnh và không ngừng nâng

cao khả năng lãnh đạo của mỗi Đảng ngang tầm với các giai đoạn

cách mạng [49, tr.5].

Đường lối và chính sách đổi mới mở cửa đã tạo hành lang pháp lý và

môi trường thuận lợi cho quan hệ giữa hai nước Việt - Lào, đồng thời là

nhân tố thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa các

ngành, các địa phương hai nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng.

1.2.1.2. Tỉnh Hà Tĩnh được tái lập và chủ trương của Đảng bộ tỉnh vềquan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII (tháng 8/1991) đã thông qua Nghịquyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh, Hà Tĩnh và Nghệ An. Sau khi được

tái lập, tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,6 km2, dân số 1.173.000

37

người, 10 đơn vị hành chính, gồm 8 huyện và 2 thị xã. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnhsau khi tái lập có 60.712 đảng viên, chiếm 5% dân số của tỉnh, có 760 tổ chức

cơ sở đảng, trong đó 90% là tổ chức cơ sở đảng vững mạnh và khá [98].

Ngay sau khi có Quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh của BộChính trị, Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhanh chóng ổn định tổ chức và tích cực chuẩn

bị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (vòng 2). Ngày 20/1/1992, Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII chính thức khai mạc. Trên cơ sở đánh giá thực

trạng tình hình kinh tế xã hội sau khi tái lập tỉnh, Đại hội đề ra phươnghướng chung là: “Phát triển kinh tế hàng hóa, trước hết đẩy mạnh sản xuất

nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện, trọng tâm là lương thực, thực phẩm... Đoànkết và hợp tác nhiều mặt với các tỉnh bạn... để hình thành các vùng kinh tếhàng hóa lớn" [53, tr.17,18].

Về công tác đối ngoại và hợp tác với các tỉnh bạn Lào, Đại hội chủtrương tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác với hai tỉnh nước

bạn Lào có chung đường biên giới là tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn, xúc

tiến các cuộc gặp gỡ, hội đàm cấp cao giữa tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh bạn, ký

kết các thỏa thuận tạo cơ sở cho sự hợp tác giữa các ngành, các địa phương.

Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh, chủ trương tăng cường mối quan hệ hữu nghị

và hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay được tiếp tục khẳng định

trong cuộc Hội đàm cấp cao trong chuyến thăm và làm việc tại Bôlykhămxay

của Đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh, tháng 11/1992. Hai bên khẳng định tiếp tục

“Vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện được đơm hoakết trái, không ngừng phát triển”; “Tiếp tục tăng cường hợp tác giữa hai tỉnh

nhằm làm cho nền kinh tế của cả hai bên không ngừng được phát triển mạnh

mẽ” [150]. Theo đó, hai bên “Tăng cường lưu thông các loại hàng hóa mà

mỗi bên có khả năng và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường hai tỉnh, hai nước hay

xuất khẩu đi nước thứ ba trên cơ sở tuân thủ luật pháp của mỗi nước đã định”

[150]. Hai bên thống nhất “tăng cường xây dựng tuyến biên giới quốc gia

giữa hai tỉnh trở thành tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác bền vững

và ổn định lâu dài” [150].

38

Nghị quyết số 13 NQ/TU, ngày 18/10/1995 của BCH Đảng bộ tỉnh vềphát triển kinh tế - xã hội năm 1995 tiếp tục khẳng định: “Tăng cường phát

triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các tỉnh bạn và quốc tế” [99]; đẩy mạnh

phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và

ngoài nước, nhất là đối với các nước trong khu vực, các tỉnh bạn Lào. Đặc

biệt, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh và các NQ chuyên đề đã thống nhất từng bước

đầu tư, hình thành các khu kinh tế trọng điểm, trong đó, vùng kinh tế Đường 8

gắn với đầu tư nâng cấp Cửa khẩu Cầu Treo, chợ đường biên, cảng Xuân Hải,

cảng Vũng Áng, các khu công nghiệp mới, khu kinh tế hàng hóa lớn...[100],

tạo cơ sở quan trọng trong việc thực hiện các nội dung hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Như vậy, ngay sau khi tái lập tỉnh, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứXIII, và các NQ chuyên đề của BTV, BCH Tỉnh ủy, các văn bản thỏa thuận

tại các cuộc Hội đàm cấp cao giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay vàKhămmuộn đã khẳng định quyết tâm tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác lâu

dài, toàn diện và có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, an ninh, quốc phòng, giao lưu hữu nghị nhân dân... với Đảng bộ và

nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn; không ngừng “Vun đắp mối quan

hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện được đơm hoa kết trái, không ngừng

phát triển” [150]; “Trong quan hệ với bạn, bảo đảm sự gắn bó thủy chung

giữa nhân dân và lực lượng vũ trang ba tỉnh, đặc biệt giữa tỉnh ta với các tỉnh

bạn Bôlykhămxay và Khămmuộn nhằm xây dựng tuyến biên giới hòa bình,

hữu nghị và hợp tác phát triển, không để các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽvà tạo cớ phá hoại” [101]; coi đây là tài sản vô giá, là điều kiện đảm bảo cho

cho sự ổn định chính trị và an ninh và việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát

triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn.

Chủ trương tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn Lào của Đảng bộ tỉnh

được tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần đầu tiên sau ngày tái lập tỉnh và ngay

sau đó, chủ trương này được tiếp tục khẳng định trong chuyến thăm các tỉnh

bạn của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã thể hiện lập trường, quan điểm trước sau

như một của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh luôn coi trọng và không

39

ngừng nỗ lực vun đắp tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với các tỉnh bạn Lào

cùng chung biên giới. Những chủ trương đó vừa thể hiện sự kế thừa, tiếp nối

những thành quả đã đạt được của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh trước

đây, vừa thể hiện quan điểm, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà

Tĩnh tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị bền chặt thủy chung với Đảng bộvà nhân dân các bộ tộc Lào anh em, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng

trong tình hình mới.

1.2.1.3. Quá trình tổ chức thực hiệnNhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại, Tỉnh ủy,

UBND tỉnh đã kịp thời thành lập các cơ quan đơn vị chuyên trách và các cơ

quan tham mưu về công tác đối ngoại. Trong những năm 1991 - 1995, Ban

Kinh tế đối ngoại đã được thành lập và đi vào hoạt động. Ban Kinh tế đối

ngoại là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp Tỉnh ủy,

UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tham mưu trong lĩnhvực kinh tế và hoạt động đối ngoại nói chung và quan hệ hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng. Đồng chí Nguyễn Văn Cầm được bổ

nhiệm làm Trưởng ban. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, mặc dầu còn gặp

muôn vàn khó khăn trong những ngày đầu mới thành lập, Ban Kinh tế đối

ngoại đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều

chủ trương, chính sách và chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai thực

hiện nhiệm vụ liên doanh, liên kết với các tỉnh bạn Lào phát triển kinh tế, mở

rộng thị trường xuất nhập khẩu.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách

trong công tác biên giới, Ban Biên giới tỉnh đã được thành lập và nhanh

chóng ổn định tổ chức, bộ máy và đi vào hoạt động. Ban Biên giới là cơ quan

không chuyên trách, do đồng chí Nguyễn Hoàng Trạch - Phó Chủ tịch UBND

tỉnh làm Trưởng ban và đồng chí Nguyễn Bá Giai - Phó Chánh Văn phòng

UBND tỉnh làm Phó ban Thường trực, cùng các thành viên là đại diện các

ngành liên quan, được giao nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, trực

tiếp chỉ đạo các vấn đề về biên giới.

40

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Văn phòng cấp ủy và UBND

các cấp được giao là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp vềcông tác đối ngoại. Các ngành liên quan, đặc biệt là Đối ngoại, Kế hoạch và

Đầu tư, Công an, Quân sự, Biên phòng và các huyện biên giới đã được kịpthời bố trí đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực phụ trách công tác tham

mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác đối ngoại.

Chủ trương tăng cường hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn

của Đảng bộ tỉnh được khẳng định tại Đại hội lần đầu tiên sau ngày tái lập

tỉnh và tại chuyến thăm các tỉnh bạn của lãnh đạo tỉnh đã được Ban Tuyên

giáo Tỉnh ủy tiếp tục cụ thể hóa thành các nội dung thông tin thời sự định

hướng và chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Tĩnh, các phương

tiện thông tin đại chúng, các ngành, đoàn thể, các địa phương đẩy mạnh tuyên

truyền trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cổ vũ động viên toàn

Đảng, toàn quân và toàn dân tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị bền chặt

thủy chung với Đảng bộ và nhân dân các bộ tộc Lào anh em, đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.

Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ

đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ công tác đối

ngoại nói chung, quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói

riêng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã

kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện các chương trình,

nội dung hợp tác trên các lĩnh vực.

Trong lĩnh vực chính trị: Điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác trong lĩnh

vực chính trị giữa giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn là

việc duy trì các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao ba tỉnh.

Từ ngày 01 đến ngày 6/11/1992, Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh đã

sang thăm chính thức tỉnh Bôlykhămxay. Đây là chuyến thăm Bôlykhămxay

đầu tiên của lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh kể từ ngày tái lập tỉnh. Ngày

3/11/1992, Đoàn đại biểu hai tỉnh đã tiến hành hội đàm và thống nhất ký kết

văn bản thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực.

41

Hai bên thống nhất tiếp tục hợp tác chế biến và tiêu thụ sản phẩm gỗ, hợp

tác chăn nuôi; tiến hành nghiên cứu hợp tác trồng chè, quế; hợp tác tổ chức các

vùng ươm các loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu. Hai bên thống nhất tăngcường củng cố, xây dựng biên giới quốc gia giữa hai tỉnh thành tuyến biên giới

hòa bình, hữu nghị, hợp tác bền vững; phối hợp tiến hành cấp giấy chứng minh

nhân dân riêng cho nhân dân các xã, bản dọc hai bên biên giới; định kỳ 6 tháng

và 1 năm tiến hành giao ban giữa Ban biên giới hai tỉnh [150].

Nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Khămmuộn, năm 1993, Đoàn Đại biểu cấp cao tỉnh Khămmuộn đã sang

thăm Hà Tĩnh và ký kết thỏa thuận hợp tác. Đồng thời, trong thời gian này,

mỗi tỉnh đã cử 5 Đoàn công tác gồm chuyên viên các ngành công nghiệp,

thủy lợi, nông nghiệp, thương mại, công an, biên phòng sang bàn chươngtrình hợp tác cụ thể [11].

Nhằm tăng cường các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa lãnh đạo hai tỉnh, Đoànđại biểu cấp cao tỉnh Bôlykhămxay đã sang thăm tỉnh Hà Tĩnh, từ ngày 2/3

đến ngày 5/3/1994. Hai bên đánh giá tình hình kết quả thực hiện các thỏa

thuận đã ký kết và thống nhất khẳng định: Việc thực hiện các nội dung hợp

tác đã “bước đầu triển khai có kết quả một số nhiệm vụ quan trọng thể hiện

trên các lĩnh vực. Tuy vậy vẫn còn một số việc chưa thực hiện được, những

vấn đề này hai bên sẽ tự soát xét để tiếp tục đưa vào chương trình thực hiện

trong thời gian tới ” [151].

Hai bên khẳng định tiếp tục thực hiện các nội dung thỏa thuận đã ký;

thống nhất đề nghị Chính phủ hai nước đầu tư nâng cấp cửa khẩu Cầu Treo

thành cửa khẩu Quốc tế; nhất trí hằng năm, mỗi bên cử một đoàn gồm 10 cán

bộ chuyên môn sang học tập kinh nghiệm lẫn nhau; ngoài ra, tỉnh Hà Tĩnhgiúp tỉnh bạn vật liệu để xây dựng nhà khách trị giá 100 triệu đồng [151].

Tiếp đó, nhận lời mời của các tỉnh bạn, Đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh đã

có các chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn

[111], [153]. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, tại mỗi tỉnh, sau

khi đánh giá tình hình triển khai thực hiện các nội dung thỏa thuận đã ký kết,

các bên cùng trao đổi bàn bạc và thống nhất các biện pháp cụ thể nhằm tiếp

42

tục thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ tăng cường hợp tác giữa Đảng bộ và

nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn; đẩy nhanh việc thực hiện các nội

dung hợp tác đã ký [154].

Ngoài việc duy trì các chuyến thăm hữu nghị chính thức và tiến hành các

cuộc hội đàm cấp cao, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đã

cử nhiều đoàn công tác của các ngành, các địa phương sang thăm và làm việc

nhằm nắm bắt tình hình, trao đổi kinh nghiệm và ký kết các thỏa thuận các

nội dung hợp tác.

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và công tác biên giới: Ngay sau các

cuộc gặp cấp cao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã chỉ đạo UBND tỉnh và các ngành liên

quan kịp thời triển khai thực hiện các thỏa thuận đã ký. Trong những năm đầu

thập kỷ 90, tình hình trên tuyến biên giới tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxayvà Khămmuộn có những diễn biến khá phức tạp. Đặc biệt, “lợi dụng tình hình

sơ hở, các phần tử xấu người Lào đã móc nối với những phần tử xấu người

Việt Nam, tổ chức trấn lột, chém giết lẫn nhau và nghiêm trọng hơn là nạn

buôn bán vũ khí” [7].

Nhằm kịp thời nắm bắt và xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh,

đảm bảo an ninh biên giới, cuối năm 1992, Đoàn đại biểu UBND tỉnh đã tiến

hành chuyến khảo sát tuyến biên giới và chỉ đạo các ngành liên quan kịp thời

phối hợp giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra về an ninh trật tự tại

các địa bàn khu vực biên giới [97]. Nhằm phối hợp thực hiện có hiệu quả vấn

đề biên giới, tỉnh Bôlykhămxay đã cử Đoàn địa biểu do đồng chí Un Lả - Ủy

viên Trung ương Đảng NDCM Lào, Tỉnh trưởng, sang thăm và làm việc tại

tỉnh Hà Tĩnh [7].

Tiếp đó, Đoàn đại biểu Ban biên giới tỉnh Bôlykhămxay đã sang thăm vàlàm việc với Ban Biên giới tỉnh Hà Tĩnh. Hai bên đã trao đổi thông báo cho

nhau tình hình kinh tế xã hội, nhất là tình hình biên giới mỗi bên; thống nhất

một số nhiệm vụ giải pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong công

tác biên giới [129].

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời chỉ đạo các ngành chức năng kịp thời rà

soát, thống nhất quản lý các đối tượng xâm nhập và làm ăn trái phép trên từng

43

địa bàn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý thích đáng những cá nhân, tập

thể có hành vi phạm; tiếp tục tăng cường tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân

ở các vùng thuộc địa bàn hai huyện Hương Sơn, Hương khê, đặc biệt là nhân

dân các xã dọc biên giới, hiểu rõ các chủ trương chính sách, pháp luật của

Đảng và Nhà nước, nhất là Quy chế Biên giới; thường xuyên duy trì công tác

giao ban định kỳ, thông báo cho nhau tình hình và kịp thời giải quyết những

vấn đề phát sinh trên tuyến biên giới. Ngoài việc ban hành các văn bản chỉđạo, UBND tỉnh tiếp tục cử các đoàn công tác kịp thời đến các địa bàn phức

tạp, phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh nhằm thực hiện tốt quy chế

biên giới và các thỏa thuận hợp tác đã ký kết [8].

Tháng 7/1995, Đoàn lãnh đạo Công an tỉnh Hà Tĩnh và lãnh đạo Công

an hai huyện Hương Sơn, Hương Khê đã sang thăm tỉnh Bôlykhămxay và

Khămmuộn để thống nhất kế hoạch nhằm bảo vệ an ninh biên giới trước sựxâm nhập và hoạt động chống phá của bọn phản động lưu vong [43]. Tiếp đó,

tỉnh Hà Tĩnh đã cử đoàn công tác của Ban Kinh tế Đối ngoại sang thăm và

làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh bạn nhằm đôn đốc việc thực hiện các

nội dung hợp tác đã ký với các tỉnh bạn [6].

Bên cạnh đó, Ban Biên giới tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan, các

huyện biên giới, các đồn, trạm biên phòng, các xã biên giới tổ chức quán triệt

nội dung liên quan đến công tác biên giới, truyền giáo dục nhân dân thực hiện

tốt các quy định của Quy chế biên giới; quản lý chặt chẽ hoạt động của người

nước ngoài vào khu vực biên giới... Nhờ vậy, tình hình vi phạm trật tự trị an,

vượt biên, vi phạm quy chế biên giới giảm đáng kể so với trước đây [1].

Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại: Triển khai thực hiện nội dung các

thỏa thuận hợp tác đã ký, các bên tiếp tục cử các Đoàn công tác của tỉnh, của

các ngành sang thăm và làm việc để bàn và thống nhất các phương án cụ thể

về hợp tác, trao đổi thương mại, kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ gia đình,

giúp bạn về kỹ thuật nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, khaithác, chế biến lâm sản...

44

Tháng 5/1994, tỉnh Hà Tĩnh đã cử Đoàn cán bộ các sở, ngành cấp tỉnh

sang thăm và phối hợp khảo sát và hợp tác trong lĩnh vực giao thông, lâm

nghiệp tại tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn [130].

Tại tỉnh Khămmuộn, hai bên bàn bạc cử cán bộ, chuyên gia trong lĩnhvực quy hoạch, nông nghiệp, xây dựng cơ bản; xúc tiến mở tuyến đường biên

giới Hương Khê - Bản Giàng; giới thiệu xuất khẩu những mặt hàng mà tỉnh

Khămmuộn có nhu cầu; bàn kế hoạch khai thác, chế biến các loại sản phẩm

tại tỉnh bạn như gỗ, đá vôi, thạch cao, phốt pho...

Tại tỉnh Bôlykhămxay, hai bên bàn bạc trao đổi các nội dung hợp tác mà

hai bên đã ký, nhất là đôn đốc các ngành liên quan hai tỉnh phối hợp tiến hành

điều tra quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, giúp tỉnh bạn

giống mới, xây dựng các mô hình trong sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp, doanh nhân sang địa bàn hai tỉnh tìm kiếm cơ hội, thịtrường hợp tác sản xuất kinh doanh...

Tháng 6/1995, Đoàn công tác của UBND tỉnh và lãnh đạo các sở,

ngành liên quan đã sang thăm và khảo sát xây dựng Cửa khẩu Cầu Treo, xúc

tiến làm đường điện, khai thác vận chuyển gỗ [131]. Nhân dịp này, tỉnh Hà

Tĩnh đã giúp bạn 2000 gốc cam, bưởi, hồng, quýt, 10 kg cá giống và mời 2

đoàn (65 người) sang tham quan trao đổi kinh nghiệm về kinh tế vườn đồi và

kinh tế hộ gia đình; hỗ trợ huyện Căm Cợt 30 tấn gạo trong kỳ giáp hạt [1].

Cũng trong dịp này tỉnh Hà Tĩnh đã giúp tỉnh huyện Căm Cợt các loại vất tưđể xây dựng nhà khách của huyện [94].

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã triển

khai quy hoạch các vùng dân cư gắn với việc xây dựng vùng kinh tế mới và

chủ trương xóa đói giảm nghèo, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở các xã biên giới [1].

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động thương mại, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tăngcường chỉ đạo các ngành, các địa phương, nhất là các huyện biên giới ban

hành các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia

buôn bán, trao đổi hàng hóa với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn; từng bước

hình thành các trung tâm buôn bán, dịch vụ trên địa bàn các xã vùng biên

45

nhằm tạo thuận lợi cho nhân dân ba tỉnh trao đổi, mua bán hàng hóa thiết yếu

phục vụ sản xuất và đời sống.

Trong giai đoạn 1991 - 1995, các nội dung thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh

Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nhân các chuyến thăm và hội đàmcấp cao cũng như các chuyến công tác của lãnh đạo các ngành, các địaphương đã được các bên triển khai thực hiện khá hiệu quả. Tuy nhiên, do điều

kiện kinh tế của ba tỉnh còn gặp khó khăn, nhất là trong điều kiện tỉnh Hà

Tĩnh vừa mới chia tách, nên kết quả hợp tác còn chưa tương xứng với tiềm

năng và yêu cầu đặt ra. Nhiều nội dung hợp tác đã ký hoặc chưa được triển

khai, hoặc triển khai chậm tiến độ, hiệu quả thấp. Kim ngạch xuất nhập khẩu

giữa ba tỉnh đạt thấp, riêng năm 1995, giữa tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxayxuất khẩu chỉ đạt 60% kế hoạch (156.000 USD), nhập khẩu đạt 30% kế hoạch

(85.000 USD) [2]. Chỉ tính riêng trong năm 1993, tỉnh Hà Tĩnh và

Bôlykhămxay đã “cử 5 đoàn sang làm việc với nhau gồm các chuyên viên vềcông nghiệp, thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, công an, biên

phòng sang trực tiếp bạn hoặc ta (Hà Tĩnh - Tác giả) để bàn hợp đồng cụ thể,

thực hiện các văn bản đã ký nhưng không đạt vì khó khăn về nguồn vốn”[11]. Đối với một số lĩnh vực hợp tác khác, “trong quá trình hợp tác, việc

thanh toán nợ nần, cân đối chậm trễ kéo dài đã gây không ít khó khăn cho chomột số ngành của tỉnh ta (Hà Tĩnh - Tác giả), cũng vì thế mà các ngành của

Hà Tĩnh sinh ra do dự trong quá trình hợp tác” [11]. Những vướng mắc, thiếu

thống nhất về giá cả, thị trường tiêu thụ hàng hóa, về thủ tục hành chính trong

quá trình xuất nhập khẩu... đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các nội dung

thỏa thuận hợp tác đã ký [9].

Về văn hóa thể thao, giáo dục, y tế: Ngành văn hóa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn đã ký kết các văn bản hợp tác, khuyến khích các

cấp, các ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nghệthuật, thể dục thể thao nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân tỉnh Hà

Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn. Ngành Văn hóa Thể thao tỉnh Hà

Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn thường xuyên tổ chức các chuyến

thăm, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực quản lý các hoạt động văn hóa,

46

biểu diễn nghệ thuật, công tác xây dựng mô hình phát triển văn hóa nghệthuật chuyên nghiệp trong cơ chế thị trường... Các đoàn văn hóa nghệ thuật

tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đã tổ chức các chuyến lưudiễn với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa mỗi dân

tộc, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem [9]. Ngoài ra, nhiều

đội văn nghệ của Bộ chỉ huy Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự, các huyện biên

giới đã thường xuyên tổ chức các chuyến thăm và biểu diễn tại các tỉnh bạn,

nhất là các địa phương dọc biên giới ba tỉnh [7].

Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đã ký kết các văn bản hợp tác

với các tỉnh bạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ, góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục và hiệu quả công tác đào tạo [12]. Hằng năm, Sở Giáo dục -

Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đã cử các đoàncán bộ, chuyên gia sang thăm hỏi, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công

tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các cấp học phổ thông.

Ngoài tăng cường hợp tác nâng cao chất lượng giáo dục bậc học phổ thông,

tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm giúp các tỉnh bạn đào tạo nguồn nhân lực những

lĩnh vực tỉnh bạn còn thiếu, nhất là về kinh tế, khoa học kỹ thuật [129].

Trong giai đoạn 1991 - 1995, ngành y tế tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường hợp

tác với các tỉnh bạn trên các lĩnh vực, đặc biệt là tập trung vào việc xây dựng

cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh; cử chuyên gia trực tiếp hướng

dẫn, đồng thời trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin nhằm xây dựng và

phát triển y tế của mỗi tỉnh; thực hiện các biện pháp phòng và chống các dịch

bệnh: sốt sét, bướu cổ, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn. Tỉnh Hà Tĩnhtiếp tục tăng cường giúp hai tỉnh bạn thực hiện các chương trình xã hội nhưtiêm chủng mở rộng, y học dân tộc, bảo hiểm y tế.

Cũng như các lĩnh vực khác, hợp tác về văn hóa, thể thao, giáo dục, y tếgiữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn trong giai đoạn

1991-1995 bước đầu có những chuyển biến tích cực. Sự hợp tác trong lĩnhvực này, nhất là sự giúp đỡ vô tư, đầy tình cảm và trách nhiệm của tỉnh Hà

Tĩnh đã giảm bớt phần nào những khó khăn của các tỉnh bạn, để lại những ấn

tượng tốt đẹp trong lòng đồng bào các bộ tộc Lào anh em.

47

1.2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng quan hệ hữu nghị,hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn những năm đầu đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 - 2000)

1.2.2.1. Bối cảnh tình hình và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnhvề xây dựng quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn

Từ năm 1996, hai nước Việt Nam và Lào đều bước vào thời kỳ đẩy mạnh

công cuộc đổi mới đất nước bằng việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII

của Đảng (đối với Việt Nam) và Nghị quyết Đại hội lần thứ VI (đối với Lào).

Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6/1996) đã khẳng

định:

Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đaphương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam

muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì

hòa bình, độc lập và phát triển... Ra sức tăng cường quan hệ với các

nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, không ngừng

củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống [65, tr.120-121].

Đại hội lần thứ VI Đảng NDCM Lào (tháng 3/1996) tiếp tục khẳng định

nhất quán chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, tăngcường quan hệ ngoại giao hòa bình, hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước,

không phân biệt chế độ chính trị, bình đẳng, hai bên cùng có lợi, góp phần

cùng các dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân

chủ và tiến bộ xã hội; tăng cường tình hữu nghị truyền thống tình đoàn kết

đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam và Cămpuchia [68, tr.673].

Với tinh thần dân chủ, đoàn kết, tập trung trí tuệ, nhìn thẳng vào sự thật,

đánh giá đúng thực trạng tình hình địa phương, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnhlần thứ XIV đã quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1996

- 2000, quyết tâm đưa tỉnh Hà Tĩnh vươn lên thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo.

Đánh giá về tình hình an ninh biên giới và kết quả công tác đối ngoại, Đại hội

khẳng định: đã “Xây dựng và thực hiện tốt các phương án bảo vệ biên giới,

hải đảo, giữ vững sự ổn định chính trị trên mọi địa bàn trong tỉnh... Đảm bảo

quan hệ tốt với các tỉnh bạn Lào, giữ vững tuyến biên giới hữu nghị”

48

[54,tr.19]. Tuy nhiên, trên cơ sở nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội đã đánh giá“kinh tế đối ngoại chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Sự hợp tác liên

doanh, liên kết với các cơ sở trong và ngoài nước còn ít” [54, tr.21].

Đại hội chủ trương: “Tập trung phát triển nhanh khu vực Cảng VũngÁng, khu vực thị xã Hà Tĩnh - Thạch Khê và vùng kinh tế Đường 8” [54,

tr.38]. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Đại hội xác định: “Phát huy lợi thế,

tiềm năng kinh tế tỉnh, kinh tế vùng, lợi thế trục Đường 8, Cửa khẩu Keo

Nưa, cảng Xuân Hải, cảng Vũng Áng. Phát huy tốt các liên doanh đã có, xúc

tiến việc hình thành thêm các khu kinh tế liên doanh, liên kết với nước ngoài

và tỉnh bạn” [54, tr.41].

Đối với tỉnh Bôlykhămxay, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh

Bôlykhămxay lần thứ III, nhiệm kỳ 1998 - 2002 khẳng định: “Tiếp tục quan

hệ hợp tác toàn diện với tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An Việt Nam, cùng với đó tổchức, thực hiện các công trình mà hai bên đã ký kết, cần chuyển mối quan hệngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả” [57, tr.24].

1.2.2.2. Quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiệnThực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác tuyên

truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên

và các tầng lớp nhân dân về tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với các

tỉnh bạn Lào đã được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các Ban Xây dựng Đảng,

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh và cấp ủy, chính quyền các địaphương hết sức quan tâm. Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

đã có nhiều chương trình, chuyên trang, chuyên mục, các tin, bài, phóng

sự... phản ánh khá kịp thời việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hợp tác của

các ngành, các địa phương, qua đó biểu dương những tập thể, cá nhân có

thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực.

Việc chỉ đạo đổi mới phương thức, lề lối làm việc của các bộ phận làm

công tác tham mưu trong lĩnh vực đối ngoại của cấp ủy, chính quyền các cấp

và các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã được thực hiện khá thường xuyên.

Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Biên giới được quan tâm bổ sung

nhiều cán bộ có năng lực. Nhiều cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả

49

công tác đối ngoại đã được ban hành. Việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất,

trang thiết bị làm việc cho các cơ quan tham mưu trong lĩnh vực đối ngoại tiếp

tục được quan tâm. Nhiều cán bộ, chuyên viên làm công tác ngoại vụ được cửđi dự các lớp huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác trong và ngoài nước nhằm nâng

cao năng lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, việc chỉ đạo nắm chắc tình hình

các địa bàn, nhất là địa bàn vùng nội và ngoại biên các cửa khẩu, các đường tiểu

ngạch trên tuyến biên giới, công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm và biểu

dương khen thưởng các tập thể, cá nhân, những điển hình tiên tiến trong quá

trình triển khai thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào, nhất là trong

công tác biên giới đã được cấp ủy, chính quyền, các ngành, các địa phương quantâm thực hiện.

Việc rà soát, kiểm tra để kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình

tham mưu hoạch định chủ trương, triển khai thực hiện nhiệm vụ của các ban,

ngành, các địa phương đơn vị liên quan được quan tâm hơn.Thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ VIII, đặc biệt là đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và

Nhà nước theo nội dung NQ 01- NQ/TW của Bộ Chính trị và NQ Hội nghịlần thứ tư BCH Trung ương Khóa VIII, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứXIV, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời lãnh đạo triển khai thực hiện, nhất là

việc đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác, trao đổi

thương mại với Lào và Thái Lan; tăng cường mở rộng các hoạt động đối

ngoại nhân dân.

Nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của các cơ quanchuyên trách và các cơ quan tham mưu trong việc triển khai thực hiện nhiệm

vụ trong công tác đối ngoại, việc đổi mới, kiện toàn công tác tổ chức cán bộtiếp tục được quan tâm. Trong giai đoạn 1996 - 2000, Ban Đối ngoại tỉnh Hà

Tĩnh được thành lập (trên cơ sở Ban Kinh tế Đối ngoại trước đây) và đi vàohoạt động. Ban Đối ngoại là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham

mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và

tham mưu trong lĩnh vực kinh tế và hoạt động đối ngoại nói chung và quan

hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng. Đồng chí Tăng

50

Nghĩa - nguyên Phó Trưởng ban Kinh tế Đối ngoại được bổ nhiệm làm

Trưởng ban. Đồng chí Trần Văn Lâm được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban.

Ban Biên giới tỉnh là cơ quan không chuyên trách, do đồng chí Nguyễn

Hoàng Trạch- Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và đồng chí

Nguyễn Bá Giai - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh làm Phó ban Thường

trực, cùng các thành viên là đại diện các ngành liên quan, như Tài chính, Hải

quan, Đối ngoại, Công an, Quân sự, Bộ đội Biên phòng… được giao nhiệm

vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, trực tiếp chỉ đạo các vấn đề về biên

giới. Văn phòng cấp ủy và UBND các cấp được giao là cơ quan tham mưucho cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác đối ngoại. Tại các ngành và

lĩnh vực liên quan, đã được kịp thời bố trí đội ngũ cán bộ chuyên viên phụtrách công tác theo dõi, chỉ đạo, tham mưu công tác đối ngoại. Việc kiện

toàn và đổi mới công tác tổ chức cán bộ đã phần nào đáp ứng được yêu cầu

nhiệm vụ ngày càng cao trong công tác đối ngoại, trong đó có việc thực thi

đạt hiệu quả cao hơn nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào.

Trong lĩnh vực chính trị:. Nhiệm vụ tăng cường quan hệ hữu nghị và

hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn tiếp tục được đẩy mạnh, đặc

biệt là việc tiếp tục tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao và ký kết các văn bản

thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực.

Từ năm 1996 - 2000, tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn đã cử 4

Đoàn đại biểu cấp cao sang thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh [155], [165],

[185], [157]. Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã cử 2 Đoàn đại biểu cấp cao sang thăm vàlàm việc tai tỉnh tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn [181], [165], [166].

Nhân các chuyến thăm và làm việc, các bên đã tiến hành hội đàm và ký các

văn bản thỏa thuận hợp tác; cam kết tăng cường trao đổi hàng hóa mậu dịch

giữa hai tỉnh; thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế,

thương mại, du lịch ký kết các hợp đồng sản xuất, kinh doanh, phục vụ đắc

lực sự phát triển kinh tế xã hội; tiếp tục tăng cường mở rộng giao lưu hợp

tác nhằm khai thác tối đa mọi tiềm năng, nguồn lực, góp phần phát triển

kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng sớm xúc tiến khai thông tuyến

du lịch giữa ba tỉnh; tăng cường công tác an ninh trật tự tuyến biên giới, bảo

51

vệ tốt hệ thống mốc quốc giới, tích cực truy quét tội phạm gây rối dọc

đường biên; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, thể dục thể thao, bồi

dưỡng đào tạo cán bộ [185], [133].

Thực hiện thỏa thuận đã ký, giữa tháng 6/1996, Đoàn cán bộ của Bộ đội

Biên phòng tỉnh và Ban Kinh tế Đối ngoại tỉnh Hà Tĩnh đã sang thăm và làmviệc tại tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nhằm chuẩn bị phiên họp giữa lãnh

đạo hai tỉnh về công tác biên giới tại tỉnh Bôlykhămxay và xây dựng Trạm

kiểm tra Liên hợp tại cửa khẩu Cầu Treo [13]. Tiếp đó, 4 đoàn cán bộ tỉnh Hà

Tĩnh được cử sang các tỉnh bạn nghiên cứu đất đai, khí hậu, đồng thời giúp

bạn giống các loại cây trồng, vật nuôi [5]. Đồng thời, tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp đónhàng chục Đoàn cán bộ nhân dân các tỉnh bạn sang thăm quan học tập kinh

nghiệm làm kinh tế vườn đồi. Đặc biệt, tỉnh Bôlykhămxay đã cử Đoàn côngtác gồm các đồng chí tỉnh ủy viên, bí thư, huyện trưởng của tất cả các huyện,

thị trong tỉnh sang tham quan, trao đổi kinh nghiệm về công tác tổ chức chỉđạo xây dựng mô hình kinh tế hộ và quản lý hành chính [14].

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, nhằm nắm chắc tình hình, nhất là

những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện thực hiện các thỏa thuận đã ký,

trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm vàkiến nghị với các bộ, ngành Trung ương giúp tháo gỡ những khó khăn về vốn,

cơ chế hợp tác đầu tư, tháng 6/1997, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đã

sang thăm và làm việc của tại tỉnh Bôlykhămxay [78].

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sau chuyến thăm và làmviệc của Đoàn đại biểu cấp cao, trong năm 1997, các đoàn công tác của các

ngành giáo dục, y tế, nông, lâm nghiệp, thương mại du lịch, công an, biên

phòng, đối ngoại tỉnh Hà Tĩnh... đã sang thăm và ký các biên bản ghi nhớthực hiện các nội dung hợp tác tại tỉnh Bôlykhăm xay, Khămmuộn [89]. Thực

hiện thỏa thuận đã ký, tháng 4/1999, Đoàn cán bộ Ban biên giới tỉnh Hà Tĩnhđã sang thăm và làm việc với tỉnh Bôlykhămxay. Hai bên đã bàn và thống

nhất nhiệm vụ thực hiện Hiệp định Quy chế biên giới và sửa chữa các cột

mốc quốc giới bị hỏng [134]. Từ tháng 5/1999 đến tháng 6/2000, Bộ đội Biên

phòng tỉnh đã cử 2 đoàn và Công an tỉnh đã cử 2 đoàn cán sang làm việc với

52

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn về công tác biên giới, mốc giới, đấu tranh

phòng chống buôn lậu, mua bán, vận chuyển các chất ma túy [135, tr.97].

Trên cơ sở các văn bản thỏa thuận cấp cao đã ký, Tỉnh ủy, UBND tỉnh

tiếp tục chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan kịp thời triển khai thực

hiện. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng "Đề án quy hoạch

phát triển các Cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2010” [134].

Việc duy trì và không ngừng đổi mới các chuyến thăm lẫn nhau là nét

nổi bật về hợp tác trong lĩnh vực chính trị giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn. Trong khuôn khổ các chuyến thăm và làmviệc giữa lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn, trong

không khí phấn khởi, tin tưởng, thắm tình hữu nghị anh em, các bên đã tiến

hành các phiên hội đàm. Tham dự các buổi hội đàm, ngoài lãnh đạo cấp cao

ba tỉnh còn có đông đủ đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh,

đại diện cấp ủy, chính quyền các huyện biên giới của đơn vị sở tại. Các bên

đã thông báo cho nhau tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế - xã

hội, an ninh, quốc phòng của mỗi tỉnh, thảo luận, chia sẻ những bài học kinh

nghiệm trong công tác lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước, các

ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Các bên cũng đã tiến hành trao

đổi, cung cấp thông tin về những vấn đề lý luận và thực tiễn [186].

Từ năm 1996 - 2000, lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn đã ký kết hàng chục văn bản thỏa thuận hợp tác,

làm cơ sở để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức

kinh tế, xã hội liên quan từ tỉnh đến cơ sở tiến hành xây dựng chương trình,

kế hoạch triển khai thực hiện.

Ngoài các chuyến thăm hữu nghị chính thức, nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm

trọng đại của đất nước, địa phương, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn đã cử các đoàn đại biểu sang tham dự, thể hiện sự quan tâm và tình

hữu nghị đặc biệt giữa Đảng bộ và nhân dân ba tỉnh [14],145].

Quán triệt chủ chủ trương của Tỉnh ủy, Ban cán Đảng HĐND, UBNDtỉnh kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng chương trình, kế hoạch

công tác đồng thời trực tiếp sang thăm và làm việc với tỉnh bạn phối hợp triển

53

khai thực hiện. Theo đó, hằng năm, tỉnh Hà Tĩnh đã cử từ 2 - 3 Đoàn công tácgồm lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên HĐND, UBND sang tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn phối hợp với các cơ quan chức năng các tỉnh bạn thống nhất

chương trình kế hoạch công tác [7], [106]. Đây là những việc làm cụ thể, thiết

thực nhằm thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận giữa lãnh đạo ba tỉnh, kịpthời giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất trong từng thời kỳ. Ngoài ra,

các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân thường xuyên được tổ chức ngày

càng phong phú đa dạng. Đây là những hoạt động hết sức có ý nghĩa, thắt chặt

thêm tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp

nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp: Lĩnh vực nông - lâm nghiệp của Lào

nói chung và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng còn ở tình trạng thấp

kém, năng suất thấp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Hàng năm, nhiều vùng còn

thiếu lương thực. Nhiệm vụ quy hoạch, khai thác có hiệu quả tiềm năng dồi dào

về đất đai, đầu tư thủy lợi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,

nhất là đầu tư giống cây, con và kỹ thuật sản xuất, canh tác đang đặt ra hết sức

cấp thiết đối với các tỉnh bạn. Trong những năm 1996 - 2000, tỉnh Hà Tĩnh đã

tăng cường hợp tác, đầu tư, từng bước giúp các tỉnh bạn giải quyết những khó

khăn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, góp phần nâng

cao đời sống cho nhân dân các bộ tộc Lào, nhất là các địa phương giáp biêngiới giữa ba tỉnh. Nội dung hợp tác tập trung chủ yếu vào việc giúp bạn nâng

cao trình độ khoa học kỹ thuật, đưa những giống cây trồng vật nuôi có giá trịkinh tế cao vào sản xuất; hợp tác sản xuất lương thực, thực phẩm, trồng và khai

thác chế biến lâm sản, cây công nghiệp, giúp xây dựng mô hình trọng điểm lúa,

quy hoạch rừng và xây dựng mô hình kinh tế nông - lâm kết hợp [43].

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và các ngành liên quan

chỉ đạo chuyển hướng từ hợp tác đầu tư nhỏ lẻ, mang tính chất mô hình sang

hình thức hỗ trợ các tỉnh bạn kết hợp quy hoạch chiến lược phát triển nông

nghiệp với quy hoạch sản xuất lương thực, thực phẩm; đầu tư xây dựng các

công trình thủy lợi vừa và nhỏ, đảm bảo an ninh lương thực gắn với nhiệm vụxây dựng nông thôn mới, nhất là các xã giáp biên giới.

54

Khắc phục tình trạng tiến hành khai thác lâm thổ sản một cách ồ ạt,

không có quy hoạch, thêm vào đó là các hành động lén lút vào rừng sâu đểkhai thác sản vật quý... làm cho tài nguyên rừng suy kiệt, dẫn đến mất cân

bằng hệ sinh thái động, thực vật, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn đã xúc tiến thực hiện việc quy hoạch, kết hợp giữa khai thác và

bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng; thực hiện chương trình trồng rừng, nhân

diện rộng các mô hình giao đất, giao rừng cho hộ nông dân quản lý, nhằm

từng bước phủ xanh đất trống đồi trọc. Việc thực hiện các mô hình này, một

mặt giúp bảo vệ phát triển rừng một cách bền vững, mặt khác giúp đồng bào

nâng cao đời sống, gắn bó, bảo vệ rừng một cách có hiệu quả [140].

Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản: Trong thời kỳ đổi mới, hợp tác trong

lĩnh vực công nghiệp, đầu tư xây dựng, giao thông... là nội dung hết sức

quan trọng, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà

Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Trong giai đoạn này, chú trọng

nhiệm vụ bảo trì, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống giao thông đường bộnội tỉnh và xây dựng các tuyến giao thông kết nối hai bên, hệ thống đường

giao thông dọc tuyến biên giới nhằm phục vụ nhu cầu dân sinh và đảm bảo

quốc phòng an ninh; đăc biệt là thông qua tuyến Đường 8, Đường 12, giúp

bạn sử dụng các bến, cảng biển của tỉnh Hà Tĩnh nhằm đảm bảo vận tải

hàng hoá quá cảnh của Lào sang nước khác và vận chuyển hàng từ Việt

Nam sang Lào, đặc biệt là tiếp tục đầu tư xây dựng cảng Vũng Áng, nângcấp cảng Xuân Hải [12]; tiếp tục sửa chữa, nâng cấp làm mới một số tuyến

đường phục vụ yêu cầu quốc phòng và góp phát triển kinh tế xã hội dọc

tuyến biên giới.

Trong lĩnh vực đầu tư thương mại, du lịch: Tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tăng cường đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống

giao thông, mở rộng các trung tâm thương mại, hình thành nhiều cơ sở dịch vụbuôn bán, nhất là khu vực hai bên các cửa khẩu, trên trục Đường 8, dọc tuyến

biên giới... Nhờ đó, hoạt động thương mại giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn đã không ngừng phát triển, cả chiều rộng và chiều

sâu, đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

55

Các văn bản ký kết giữa ba tỉnh qua các cuộc hội đàm đã xác định

phương hướng, nhiệm vụ và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng

và hiệu quả hợp tác thương mại, du lịch. Trong giai đoạn 1995 - 2000, tỉnh

Hà Tĩnh có 3 đơn vị tiếp tục phối hợp với Tập đoàn phát triển kinh tế miền

núi Lào khai thác, vận chuyển gỗ, trồng rừng và khai hoang. Đặc biệt, từ khi

Cửa khẩu Cầu Treo được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế, lượng người và

hàng hóa qua lại tăng nhanh. Hằng năm, có gần 50.000 lượt người thuộc hơn20 quốc gia và gần 20.000 lượt phương tiện làm thủ tục xuất nhập cảnh qua

cửa khẩu. Hệ thống chợ biên giới tiếp tục được cải tạo, nâng cấp, đáp ứng

nhu cầu trao đổi ngày càng tăng của du khách và nhân dân dọc tuyến biên

giới [132].

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời chỉ đạo các ngành liên quan

đẩy mạnh các chương trình đầu tư khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo, xây dựng

cơ sở hạ tầng, ban hành cơ chế, chính sách thông thoáng về xuất nhập khẩu,

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư khai thác thị trường, trao đổi lưu

thông hàng hóa. Đặc biệt, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay đã phối hợp đầu

tư xây dựng Trung tâm kinh tế Lạc Xao và Trung tâm kinh tế Cửa khẩu Quốc

tế Cầu Treo thành những khu kinh tế mở. Các tuyến du lịch Hà Tĩnh - Bô

lykhămxay - Thà khẹt - Viêng Chăn được khai thông và thu hút ngày càng

đông du khách của cả hai nước và quốc tế [15].

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Ngoài tăng cường hợp tác nâng cao

chất lượng giáo dục bậc học phổ thông, tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm giúp tỉnh bạn

đào tạo lưu học sinh ở những ngành tỉnh bạn chưa có điều kiện đào tạo, đặc

biệt những ngành mũi nhọn về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Ngành giáo dục

đào tạo đã ký văn bản hợp tác về giáo dục đào tạo, tổ chức giao lưu, trao đổi

kinh nghiệm giảng dạy cho giáo viên ba tỉnh, đào tạo tiếng Việt cho cán bộ

của tỉnh Bôlykhămxay và cử các chuyên gia sang giúp các tỉnh bạn đào tạo

nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên [16]. Từ năm 1999 đến năm 2000, tỉnh Hà

Tĩnh đã tổ chức đào tạo tiếng Việt cho 15 cán bộ của tỉnh Bôlykhămxay.

Bên cạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Bôlykhămxay,

56

Khămmuộn, các hoạt động trao đổi kinh nghiệm quản lý giáo dục, đổi mới

phương pháp dạy học ở các cấp cũng được đẩy mạnh.

Hợp tác trong lĩnh vực y tế: Trong những năm 1996 - 2000, ngành y tếtỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tăng cường hợp tác trên

nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất cho các cơsở khám chữa bệnh; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; cử chuyên gia trực tiếp

hướng dẫn, đồng thời trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin nhằm xây dựng

và phát triển y tế của mỗi tỉnh; tổ chức xây dựng mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơsở; thực hiện các biện pháp phòng và chống các dịch bệnh: sốt sét, bướu cổ,

phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn. Các bên tiếp tục tăng cường thực hiện các

chương trình xã hội như tiêm chủng mở rộng, y học dân tộc, bảo hiểm y tế. Giai

đoạn này, ngành y tế tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn chủ yếu tập

trung vào việc đào tạo chuyên môn, cử chuyên gia trực tiếp hướng dẫn, trao đổi

kinh nghiệm tổ chức xây dựng mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện các biện pháp

phòng và chống các dịch bệnh: sốt sét, bướu cổ, phòng chống các bệnh nhiễm

khuẩn [10]. Ngành Y tế tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận 4 đoàn cán bộ y tế các tỉnh

bạn sang bồi dưỡng nghiệp vụ phòng chống sốt rét, dịch bệnh, xây dựng mạng

lưới y tế cơ sở và cử 3 chuyên gia siêu âm, phẫu thuật ngoại sản, chấn thươngsang giúp bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng thời, tặng bệnh viện Lạc Xao 2 máy tự tạo

ôxy trị giá 4.000 USD [157].

Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao: Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy,

chính quyền, đặc biệt là sự nỗ lực của ngành văn hóa, các hoạt động hợp tác,

giao lưu văn hóa giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn tiếp

tục được đẩy mạnh. Nhân các ngày lễ, các đoàn văn hóa nghệ thuật ba tỉnh đã

tổ chức các chuyến lưu diễn với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm

bản sắc văn hóa mỗi dân tộc, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người

xem [16]. Ngoài ra, nhiều đội văn nghệ của Bộ chỉ huy Biên phòng, Bộ chỉhuy Quân sự, Công an, các huyện biên giới như Hương Khê, Hương Sơn, VũQuang... đã thường xuyên tổ chức các chuyến thăm và biểu diễn tại các tỉnh

bạn, nhất là các địa phương dọc biên giới tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn [32].

57

Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và công tác biên giới:

Nhiệm vụ hàng đầu trong hợp tác về an ninh, quốc phòng giữa tỉnh Hà

Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong giai đoạn này là giữ vững an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực

thù địch. Các bên đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện, chú trọng công tác cố vấn,

chuyên gia, tham mưu về công tác Đảng, chính trị trong quân đội; tăng cường

trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tổ chức, quản lý, xây dựng lực lượng bộ đội

địa phương, dân quân du kích và dự bị động viên; giúp các tỉnh bạn xây dựng

vững chắc thế trận chiến tranh nhân dân; bổ sung, hoàn thiện các phương ánphối hợp tác chiến với bạn khi có tình huống xấu xảy ra; tổ chức đánh giátổng kết, rút kinh nghiệm trên từng lĩnh vực.

Ngày 22/7/1997 Tỉnh ủy ra NQ 08-NQTU về tăng cường lãnh đạo

công tác quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, xác định phương hướng,

nội dung, giải pháp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh của tỉnh đến

năm 2000, trong đó, xác định tuyến biên giới Việt Nam - Lào là địa bàn

trọng điểm cần tập trung chỉ đạo. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo

lực lượng Biên phòng, Công an, chính quyền các địa phương liên quanphối hợp chặt chẽ với hai tỉnh bạn thường xuyên nắm bắt tình hình, không

để bị động bất ngờ, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh về an ninh,

trật tự vùng biên giới, nhất là trong việc phát hiện, phòng ngừa và đấu

tranh kịp thời, trấn áp có hiệu quả những hành động xâm nhập, phá hoại

của các thế lực thù địch.

Mặc dù hai nước đã giành được độc lập nhưng chủ nghĩa đế quốc, đứng

đầu là Mỹ và các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn chưa từ bỏ âm mưuchống phá cách mạng, nhằm chia rẽ tình đoàn kết giữa hai dân tộc. “Tỉnh Hà

Tĩnh là địa bàn chiến lược quan trọng của Quân khu IV và cả nước, có biên

giáp bạn Lào, có cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và đường Quốc lộ 8A lưu thôngvới các nước Đông Nam Á. Hoạt động của các đối tượng chống phá có chiều

hướng gia tăng với thủ đoạn tinh vi hơn, nhất là lợi dụng vấn đề tín ngưỡng,

tôn giáo” [104]. Tỉnh Hà Tĩnh tiếp giáp với tỉnh Bôlykămxay, Khămmuộn với

chiều dài 145km đường biên giới, có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và các cửa

khẩu phụ, cùng nhiều đường tiểu ngạch; là nơi núi rừng hiểm trở, có nhiều

sông suối, đi lại khó khăn nhất là về mùa mưa lũ; khí hậu khắc nghiệt; dân cư

58

phân bố không đều, đại đa số là dân tộc ít người, ý thức về biên giới quốc gia

còn nhiều hạn chế... Đây là những nhân tố để các thế lực thù địch lợi dụng, gia

tăng các hoạt động chống phá. Thủ đoạn của chúng là tìm cách xâm nhập, thu

thập thông tin và xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

tuyên truyền, kích động, chống đối chế độ của hai nước [44]. Tình trạng người

H’mông (chủ yếu là người tỉnh khác) xuất nhập cảnh, di cư tự do sang Lào đã

xảy ra nhiều lần, gây thêm cho tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

nhiều khó khăn [141].

Tình hình an ninh chính trị ở Lào cũng giống như tại Việt Nam, các thế lực

thù địch thực hiện âm mưu "Diễn biến hòa bình" để chống phá Lào. Các nhóm

phản động hiện đang tập trung hoạt động chống phá ở Bắc Lào và ngay tại khu

vực trung tâm thủ đô Viêng Chăn. Đồng thời, chúng đang có hướng xâm nhập

xuống Trung và Nam Lào. Tại hai tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn, bọn phản

động lưu vong người Lào, người Việt được các thế lực thù địch nuôi dưỡng và

huấn luyện rồi tung về Lào hoạt động chống phá cách mạng Lào [3].

Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng

công an, chính quyền các địa phương trên địa bàn và các lực lượng chức

năng của tỉnh bạn kịp thời nắm chắc tình hình, phát hiện, ngăn chặn và đấu

tranh có hiệu quả bọn tội phạm hình sự đang lẩn trốn, bọn khai thác lâm

thổ sản trái phép và các loại tội phạm khác [143], [35], [45].

Các bên tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới,

ngăn chặn các hoạt động tội phạm, vượt biên trái phép, buôn lậu qua biên giới,

nhất là buôn lậu ma túy; tiêu diệt tận gốc các ổ phỉ, các băng nhóm chống đối có

vũ trang; giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề phát sinh [180].

Tính riêng trên địa bàn huyện Hương Sơn, từ năm 1991 - 2000, lực

lượng bộ đội biên phòng đã bắt giữ 295 đối tượng vượt biên trái phép [149].

Trong năm 1999, lực lượng biên phòng đã tổ chức tuần tra 40 lần với 270 lượt

người tham gia, xử lý 80 trường hợp vào cư trú, làm ăn trái phép trong khuvực biên giới; phối hợp với tỉnh bạn tuần tra song phương 4 lần với 34 lượt

người tham gia. Nhờ tăng cường công tác tuần tra, xử lý vi phạm, tình trạng

vượt biên trái phép đã giảm nhiều so với những năm trước đây [134].

Song song với nhiệm vụ tăng cường hợp tác phòng chống có hiệu quả âm

mưu của các thế lực thù địch, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, tỉnh Hà Tĩnh và

59

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tăng cường hợp tác và thu được những kết quảđáng phấn khởi trong công tác xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

Thực hiện Hiệp định Quy chế biên giới quốc gia, về phía Việt Nam có

12 mốc quốc giới được giao cho 4 đồn Biên phòng quản lý, bảo vệ. Trong đó,Đồn cửa khẩu Cầu Treo phụ trách đoạn biên giới dài 56 km, gồm 4 mốc: N1,

N2, N13, N14; Đồn 567 phụ trách đoạn biên giới dài 44 km, gồm 2 mốc: N3,

N4; Đồn 571 phụ trách đoạn biên giới dài 28 km, gồm 4 mốc: N5, N6, N7,

N8; Đồn 575 phụ trách đoạn biên giới 17 km, gồm 2 mốc: N9, N10. Do mốc

quốc giới được cắm trên núi cao, độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, kích cỡ cột

mốc quá nhỏ nên rất khó khăn trong công tác bảo vệ [36].

Trong những năm 1996 - 2000, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các

ngành liên quan, đặc biệt là lực lượng Quân sự, Biên phòng, Công an tỉnh Hà

Tĩnh đã phối hợp với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn tăng cường công tác

tuyên truyền giáo dục, giúp nhân dân nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các

chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, đặc biệt là tích cực

tham gia nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia; phát huy vai trò, sức mạnh to

lớn của nhân nhằm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

và biên phòng toàn dân vững mạnh; Phối hợp bảo vệ, tu bổ, giữ nguyên hiện

trạng và quản lý bảo vệ tốt hệ thống mốc quốc giới đảm bảo quy định của

Hiệp định Quy chế biên giới [179].

Do đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên một bộ phận cư dân biên giới

cùng với các đối tượng thuộc các địa phương khác thường lợi dụng tình hình

để vượt biên trái phép sang lãnh thổ của nhau. Hàng năm, chính quyền các

tỉnh bạn đã tổ chức trao trả người di cư tự do cho các cơ quan chức năng của

tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh khác của Việt Nam qua cửa khẩu Cầu Treo. Trong

giai đoạn từ năm 1991 đến 1997, các tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn và BộNội vụ Lào đã tiến hành 13 đợt trao trả và tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức tiếp nhận

274 người Việt Nam vượt biên trái phép sang Lào [142].

Ngoài ra, bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh còn kết hợp với chính quyền

địa phương tổ chức giáo dục cho nhân dân nhận thức sâu sắc về quy chế biên

giới, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định về Quy chế biên giới quốc

gia của hai nước Việt Nam - Lào [149].

60

Tiểu kết chương 1:

Từ năm 1986 đến năm 1990, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà

Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn diễn ra trong bối cảnh hai nước và

các địa phương đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong điều kiện

kinh tế còn nghèo, chưa thoát khỏi cơ chế quan liêu bao cấp, lại vừa phải đối

phó với âm mưu chống phá thâm độc của các thế lực thù địch. Tuy nhiên, nhờsự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, với truyền thống đoàn kết

gắn bó lâu đời và những ưu đãi đặc biệt giành cho nhau, quan hệ hữu nghị hợp

tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn tiếp tục được tăngcường và thu được những kết quả đáng phấn khởi, nhất là hợp tác về chính trịvà an ninh quốc phòng [174]. Đặc biệt, sự quan tâm, giúp đỡ về chuyên gia,

cung ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống của

tỉnh Hà Tĩnh đã giúp các tỉnh bạn giải quyết kịp thời những khó khăn trước

mắt. Trong thời kỳ khó khăn, hàng hoá của Việt Nam đến với các bản làng của

các tỉnh bạn, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa đã khắc phục được một phần

thực trạng khan hiếm hàng hoá của các tỉnh bạn, góp phần ổn định tình hình,

nâng cao đời sống cho nhân dân.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, những kết quả đạt được trong quá trình

triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã được các bên thống nhất còn

thấp so với yêu cầu, mong muốn và tiềm năng của ba tỉnh. Nhiều nội dung

hợp tác đã được đề ra nhưng thực hiện thiếu kịp thời, có nơi, có lúc thiếu tính

khả thi. Quan hệ hợp tác chủ yếu đang diễn ra ở khu vực kinh tế Nhà nước,

trong đó, lĩnh vực được chú trọng nhất là nông - lâm nghiệp. Do đó, nhìn

chung việc hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn

đem lại hiệu quả chưa cao, nặng tính chất bao cấp, phiến diện; chưa khơi dậy,

phát huy được tiềm năng, thế mạnh của ba tỉnh.

Bước sang giai đoạn 1991 - 2000, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với

tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn được thực hiện một cách toàn diện, đồng

bộ, hiệu quả cao hơn trên nhiều lĩnh vực; hợp tác kinh tế từng bước được coi

trọng và bước đầu mang lại những kết quả đáng khích lệ trên một số lĩnh vực.

Cùng với hợp tác kinh tế, các lĩnh vực hợp tác khác cũng không ngừng phát

61

triển và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu quan hệhợp tác giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn giai đoạn 1991 -

2000 cho thấy, kết quả hợp tác mà các bên mang lại chưa cao. Đặc biệt, trong

lĩnh vực kinh tế, tuy đã được hai nước và ba tỉnh xác định là lĩnh vực hợp tác

trọng tâm, nhưng trong thực tế, hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn trong lĩnh vực này hiệu quả còn thấp, chưatương xứng với tiềm năng, yêu cầu phát triển kinh tế và mong muốn của Đảng

bộ và nhân dân ba tỉnh.

Trong giai đoạn này, phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnhtrong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn đã có một số đổi mới theo hướng quán triệt

nhận thức về phương thức lãnh đạo của Đảng được xác định trong Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nhất là trong hoạch định

chủ trương cũng như trong lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hợp tác

với các tỉnh bạn. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, phương thức lãnh đạo của

Đảng bộ trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn còn một số tồn tại, khuyết điểm. Cụ thể là, còn

chậm ban hành các Nghị quyết chuyên đề về xây dựng quan hệ hợp tác hữu

nghị với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn; công tác tuyên truyền chưa được

quan tâm đúng mức nhằm tạo sự thống nhất trong toàn Đảng bộ và cả hệthống chính trị về vấn đề này; công tác kiện toàn tổ chức, nâng cao tinh thần

trách nhiệm, hiệu quả, hiệu lực điều hành của bộ máy và đội ngũ cán bộ thực

thi nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác chưa thật sự được coi trọng; việc lãnh

đạo chính quyền thể chế hoá các quan điểm, phương hướng về hợp tác với

Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ thành các chương trình, kế hoạch, đềán, dự án cụ thể thiếu kịp thời, có nơi, có lúc còn chưa được coi trọng; công

tác kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nhằm rút kinh nghiệm và khắc phục kịpthời những tồn tại vướng mắc chưa đạt yêu cầu. Đây cũng là những vấn đề đặt

ra đòi hỏi Đảng bộ cần tiếp tục giải quyết ở giai đoạn tiếp theo.

62

Chương 2CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN QUAN HỆHỮU NGHỊ, HỢP TÁC TOÀN DIỆN VỚI TỈNH BÔLYKHĂMXAY,KHĂMMUỘN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH TỪ NĂM 2001 ĐẾN

NĂM 2010

2.1. BỐI CẢNH TÌNH HÌNH TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT

NAM - LÀO TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI

2.1.1. Tình hình quốc tế và khu vực

Bước vào thiên niên kỷ mới, tình hình thế giới và khu vực diễn biến

nhanh chóng, phức tạp, khó lường về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cách

mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng cao, đẩy

nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã

hội. Quá trình hội nhập kinh tế và khu vực tiếp tục phát triển sâu rộng với tốc

độ nhanh. Cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn [124, tr.209].

Trong bối cảnh các nước tiếp tục điều chỉnh chính sách, tình hình chính

trị và an ninh ở nhiều khu vực trở nên căng thẳng hơn. Tình hình chính trị - xã

hội của một số quốc gia ở một số khu vực có nhiều biến động và mất ổn định,

dẫn đến xung đột bạo lực leo thang, phân cực nội bộ xã hội và thay đổi chính

quyền. Tình trạng mất ổn định chính trị, an ninh ở một số quốc gia Đông -

Nam Á như Inđônêxia, Myanma, Tháilan... đã tác động lớn đến các mối quan

hệ song phương giữa nhiều quốc gia với nhau và ảnh hưởng đến môi trường

hòa bình, ổn định chung ở khu vực [17, tr.62-63]. Khu vực Đông Nam Á, sau

nhiều thập kỷ chiến tranh, đối đầu, đã có hòa bình. Tuy còn tiềm ẩn một sốnhân tố có thể gây bất ổn định, nhưng xu thế hợp tác để phát triển không

ngừng gia tăng.

Những biến động về chính trị trên trường quốc tế đã tác động đến quan

hệ Việt Nam - Lào. Các thế lực phản động quốc tế không từ bỏ chiến lược

"Diễn biến hoà bình" để xóa bỏ các nước XHCN còn lại [27, tr.505], âm mưu

63

dùng "Bạo loạn lật đổ", với những thủ đoạn "Chống khủng bố" và lợi dụng

các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để tạo cớ can thiệp vào nội

bộ Việt Nam và Lào. Ngoài ra, các thế lực thù địch còn tăng cường hỗ trợ,

tiếp tay cho các lực lượng phản động trong nước và bọn lưu vong ở nước

ngoài chống phá cách mạng Việt Nam và Lào quyết liệt hơn.

Trong bối cảnh đó, sự nghiệp đổi mới của đất nước, sự mở cửa của Việt

Nam và Lào đang đứng trước nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít những thách

thức. Lào và Việt Nam là hai nước trong số ít quốc gia còn kiên định mục tiêu

CNXH, cho nên mỗi nước một mặt phải phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự

lực, tự cường, đồng thời cần đẩy mạnh và tăng cường mối quan hệ đặc biệt

giữa hai Đảng, nhân dân hai nước, nhằm đảm bảo giữ vững định hướng và

mục tiêu CNXH, đưa sự nghiệp đổi mới đi đến thành công, đáp ứng nguyện

vọng, lợi ích cơ bản và lâu dài của hai dân tộc, phù hợp với xu thế hoà bình,

phát triển của khu vực và trên thế giới.

Đối với nước Lào, Đại hội Đảng lần thứ VII (3/2001) tiếp tục khẳng định

đường lối đổi mới, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề cho việc

xây dựng CNXH; tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại hoà bình,

độc lập, hữu nghị và hợp tác với các nước, nhất là các nước trong khu vực.

Củng cố và phát triển tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt với Việt Nam [68,

tr.708]; Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng; Tích cực tham gia

các hoạt động của Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN); Mở rộng quan hệ

hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế. Nước Lào còn tham gia tích cực

vào các tổ chức hợp tác khu vực như ASEAN, Diễn đàn khu vực ASEAN

(ARF), Tiểu vùng Mê công mở rộng (GMF), Tam giác phát triển Camphuchia

- Lào - Việt Nam (CLVBT), Hợp tác Camphuchia - Lào - Mianma - Việt Nam

(CLMV), Tổ chức chiến lược hợp tác kinh tế giữa 3 dòng sông Iraoađi- Chao

Phaya - Mê công (ACMECF), Hội nghị Á - Âu (ASEM).

Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần lần thứ VIII (4/2006), tiếp

tục khẳng định đường lối đổi mới, xây dựng đất nước giàu mạnh và phồn

vinh. Đại hội xác định mục tiêu xây dựng đất nước thời kỳ 2006 - 2010 và

64

hướng tới năm 2020 là tăng cường đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh tổng

hợp, tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến

tới mục tiêu xây dựng CNXH. Đại hội chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại

và hội nhập quốc tế: tiếp tục củng cố tăng cường mối quan hệ hữu nghị và

hợp tác toàn diện với các nước XHCN, trong đó tiếp tục củng cố và phát triển

tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam [68, tr.716].

2.1.2. Tình hình trong nước

Bước vào thiên niên kỷ mới, với những thắng lợi đã giành được trước

đây trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những thành tựu to lớn và

rất quan trọng của 15 năm đổi mới đã làm cho thế và lực của Việt Nam ngày

càng được củng cố và nâng cao. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở

rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều thành tựu

quan trọng. Việt Nam đã tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với

các nước XHCN, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống; tham

gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các

nước Đông Nam Á và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,tạo ra "một bước quan trọng cho việc hội nhập nền kinh tế khu vực, tạo điều

kiện để Việt Nam tham gia các tổ chức khu vực, liên khu vực, liên châu lục,

tiến tới gia nhập tổ chức hợp tác toàn cầu, hội nhập ngày càng sâu hơn vàonền kinh tế khu vực và thế giới" [30, tr.379].

Những thành tựu đạt được đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay

đổi bộ mặt của đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường

quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã từng bước chủ động hội

nhập khu vực và quốc tế, trước hết về kinh tế, nhằm bổ sung và hỗ trợ cho

việc "xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa,để từ đó có thể chủ động đi vào dòng chảy của thời đại một cách có lợi nhất

cho mình và phù hợp nhất với mình" [83, tr.20].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định:

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở,

đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn

65

sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc

tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, “Coi trọng và phát

triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và

các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với

các nước ASEAN [66, tr.119,121].

Điểm mới về chủ trương đối ngoại của Đảng ở Đại hội IX là việc nhấn

mạnh vấn đề chủ yếu và trước hết của hội nhập khu vực, quốc tế là hội nhập

về kinh tế. Đại hội IX phát triển phương châm "Việt Nam muốn là bạn của tất

cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát

triển" [65, tr.120] của Đại hội VIII, thành "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối

tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc

lập và phát triển" [66, tr.119]. Phương châm này thể hiện bước phát triển mới

về tư duy đối ngoại của Đảng, đồng thời khẳng định vị thế mới của Việt Nam

trong quan hệ quốc tế đương đại.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngày

27/11/2001, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07/NQ-TW về hội nhập kinh tếquốc tế. Nghị quyết đã xác định rõ hơn mục tiêu và những quan điểm chỉ đạo

của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Về mục tiêu hội nhập,

Nghị quyết nêu rõ phải "chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thịtrường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [28, tr.3]. Về quan

điểm chỉ đạo, NQ yêu cầu quán triệt chủ trương được xác định tại Đại hội IX

là "chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối

đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và

định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn

bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường" [66, tr.43].

Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) tiếp tục khẳng định:

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình,

hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương

66

hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội

nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các

lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong

cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tếvà khu vực [67, tr.112].

Quán triệt đường lối đối ngoại của Đại hội của Đảng, trong giai đoạn

2001 - 2010, trước đòi hỏi tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại, đầu tư vàđáp ứng sự phát triển không ngừng của hợp tác kinh tế, để tiếp tục hoàn thiện

hành lang pháp lý cho các hoạt động đầu tư, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp

định bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần cùng nhiều văn kiện khác trên

tất cả các lĩnh vực hợp tác. Đồng thời, hai nước đã xây dựng các Thỏa thuận

chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cho các giai đoạn 5

năm, 10 năm. Hàng loạt Hiệp định, Nghị định thư và các thỏa thuận hợp tác

khác cũng đã được ký kết, tạo thành một hệ thống cơ chế hợp tác và văn bản

pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương hai bên áp dụng, thực hiện các chương

trình, đề án hợp tác cụ thể [50].

Sự phát triển không ngừng trong quan hệ Việt Nam - Lào là nhân tố

quan trọng, bảo đảm vững chắc mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các địa

phương của hai nước, trong đó có quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn. Phát huy những nhân tố đảm bảo cho mối quan

hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn

trong giai đoạn 1991 - 2000, tình hữu nghị và sự hợp tác toàn diện giữa Đảng

bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay - Khămmuộn ngày càng được

tăng cường, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực và “diễn ra sôi

động, hiệu quả, có chiều sâu trên nhiều lĩnh vực...góp phần vun đắp thêm mối

quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào nói

chung và tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào nói riêng” [41, tr.148].

Tuy nhiên, nhìn lại quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2000 cho thấy, kết quả hợp tác

mà các bên mang lại chưa cao. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, tuy đã được

67

tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn xác định là lĩnh vực hợp

tác trọng tâm, nhưng trong thực tế, hợp tác trong lĩnh vực này hiệu quả còn

thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu phát triển kinh tế và mong

muốn của Đảng bộ và nhân dân ba tỉnh.

Trước những biến chuyển của tình hình thế giới, khu vực và bối cảnh

quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước đang đi vào chiều sâu, cùng với yêu cầu

đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, nhiệm vụ tăngcường mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn đang đặt ra hết sức cấp thiết, không chỉ vì mục

tiêu tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh chính trị của mỗi địa phương, màcòn góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các thỏa thuận chiến

lược giữa hai nước.

2.2. ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN QUAN

HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC TOÀN DIỆN VỚI TỈNH BÔLYKHĂMXAY

VÀ KHĂMMUỘN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tiếp tục phát triển

quan hệ đặc biệt giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

Ngày 4/01/2001, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XV đã khai mạc.

Đánh giá tình hình thực hiện NQ Đại hội nhiệm kỳ 1996 - 2000, Đại hội

khẳng định:

5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã phấn đấu tạo được sự

phát triển tương đối toàn diện và đồng đều trên tất cả các lĩnh vực

và địa bàn, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu Đại hội XIV đề ra. Nổi bật là

những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng, tăng nguồn thu, phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững ổn

định chính trị. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác

xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều tiến bộ [55, tr.9].

Đại hội đã đánh giá cao về những cố gắng và những thành tựu về công

tác đối ngoại và khẳng định: “Hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng

vào việc tăng cường hợp tác với Lào, Thái Lan, mở rộng với quan hệ nhiều

68

nước và tổ chức quốc tế, tạo điều kiện để giao lưu, mở rộng tầm nhìn, tìm

kiếm thị trường”, “Tăng cường quan hệ tốt với các tỉnh của nước bạn Lào, giữ

vững tuyến biên giới hữu nghị” [55, tr.13,17].

Quán triệt NQ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, trên cơ sở tổng kết

những thành tựu và hạn chế nhiệm kỳ 1996 - 2000 và những yêu cầu đặt ra

trong tình hình mới, Đại hội đã đề ra phương hướng chung nhiệm kỳ 2001 -

2005. Đại hội đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tốc

độ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Trong đó, nhấn

mạnh nhiệm vụ “khai thác tiềm năng và lợi thế của từng vùng kinh tế: đồng

bằng, ven biển, trung du và miền núi, về đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹthuật, gắn với khai thác lợi thế kinh tế Đường 8, Đường Hồ Chí Minh, trung

tâm tỉnh lỵ, cảng Vũng Áng. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, mở rộng thị

trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ”; “phát triển mạnh mẽ kinh tế rừng, gắn

phát triển kinh tế miền núi với khai thác lợi thế Đường 8, Đường Hồ Chí

Minh và các lợi thế khác” [55, tr.37].

Chủ trương của Đại hội về đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng, khai thác

tiềm năng, lợi thế kinh tế Đường 8, đầu tư khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo,

xây dựng kết cấu hạ tầng phía Tây, vùng biên giới, nhất là cải tạo, nâng cấp,

xây dựng mới các tuyến đường trục Đông - Tây, “dồn sức phát triển công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp”, gắn với việc tiếp tục khai thác mở rộng thị

trường trong và ngoài nước, các tỉnh bạn, nhất là thị trường Lào và Thái

Lan... là cơ sở và điều kiện thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền, các ngành, các

địa phương từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh

vực với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Ngày 10/1/2001, BCH Tỉnh ủy khóa XV đã ra NQ số 04-NQ/TU về“Tiếp tục tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng - An ninh

trong tình hình mới”. Hội nghị đã đánh giá “Quan hệ quốc tế với bạn Lào và

các tỉnh bạn trên lĩnh vực phối hợp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh

được tăng cường gắn bó. Tình hình an ninh biên giới... được giữ vững, tạo

môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà” [104].

69

Nghị quyết khẳng định: “Không ngừng củng cố và tăng cường họp tác

về mọi mặt với bạn Lào, trên cơ sở các hiệp định và những nguyên tắc thỏa

thuận giữa hai nước”; “Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc tế, xây dựng tình đoàn

kết hữu nghị với các tỉnh có cùng biên giới của nước CHDCND Lào. Trong

quan hệ với bạn, bảo đảm sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân và lực lượng

vũ trang hai nước, đặc biệt giữa tỉnh ta với các tỉnh bạn Bôlykhamxay và

Khămmuộn nhằm xây dựng tuyến biên giới và Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo

hòa bình hữu nghị, không để các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ và tạo cớ

phá hoại” [104].

Tiếp tục quán triệt thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, BCH

Đảng bộ tỉnh đã ra NQ 06-NQ/TU ngày 7/5/2002, về phát triển công nghiệp,

tiểu, thủ công nghiệp trong những năm tới; NQ 09-NQ/TU, ngày 6/9/2002, về

phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2002 - 2005, NQ 16-NQ/TU, ngày

10/5/2004, về tăng cường lãnh đạo phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ

trong những năm tới. Trên cơ sở NQ Đại hội XV và các NQ của BCH Tỉnh

ủy, UBND tỉnh đã xây dựng các Đề án, NQ, Chương trình hành động, đặc

biệt là xây dựng Chương trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến

năm 2005 và 2010 và ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư. Trong

đó, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào khukinh tế trọng điểm Đường 8, Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, đẩy mạnh các

chương trình hợp tác với các tỉnh bạn Lào [102].

Chủ trương “Không ngừng củng cố và tăng cường họp tác về mọi mặt

với bạn Lào”, “Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc tế, xây dựng tình đoàn kết hữu

nghị với các tỉnh có cùng biên giới của nước CHDCND Lào” của Đảng bộ

tỉnh đã được UBND tỉnh kịp thời quán triệt và cụ thể hóa bằng việc xây

dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cùng với việc ban

hành nhiều cơ chế, chính sách nêu trên đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong

trong việc thực thi các nội dung hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn.

Ngày 16/8/2004 Bộ Chính trị đã ra NQ số 39 - NQ/TW về phát triển

70

kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên

hải Trung Bộ đến năm 2010. BCH Đảng bộ tỉnh đã ra NQ 19-NQ/TU về triển

khai thực hiện NQ 39-NQTW của Bộ Chính trị. Đánh giá tình hình thực hiện

nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2001 - 2005, NQ khẳng

định: Trong những năm 2001 - 2005, “Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ

lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, vươn lên giành được kết quả khá toàn

diện trên các lĩnh vực”. Kinh tế tăng trưởng khá, cơ sở vật chất được tăngcường, quốc phòng an ninh được giữ vững, tình hình chính trị ổn định, trật tự

an toàn xã hội đảm bảo; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống

nhân dân được cải thiện rõ rệt... [95]. Trong đó, việc thực hiện các nội dung

hợp tác giữa Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã được các cấp,

các ngành, các địa phương triển khai thực hiện nhằm “không ngừng củng cố

và tăng cường họp tác về mọi mặt... bảo đảm sự gắn bó thủy chung giữa nhân

dân và lực lượng vũ trang ba tỉnh”. “Ba tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc

thực hiện văn bản ký kết của hai đoàn cấp cao và đã thu được một số kết quả

đáng ghi nhận trong các lĩnh vực như: Giáo dục Đào tạo, Y tế, đảm bảo an

ninh trật tự trên tuyến biên giới, Nông nghiệp, Khoa học công nghệ, văn hóa

thể thao và hoạt động tình nghĩa...” [159].

Quán triệt nội dung NQ 39-NQTW, trên cơ sở đánh giá tình hình thực

hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005, BCH Đảng bộ

tỉnh đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể giai đoạn 2006 -

2010. Nghị quyết đã xác định các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chủyếu, trong đó có “Chương trình phát triển kinh tế Đường 8 - Cửa khẩu Quốc

tế Cầu Treo, Cảng nước sâu Vũng Áng và Cảng Xuân Hải”, “Chương trình

phát triển kinh tế phía Tây và Đường Hồ Chí Minh”. Nghị quyết tiếp tục

khẳng định chủ trương:

Phát triển kinh tế Đường 8 gắn với Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và

khu đô thị Hồng Lĩnh, Gia Lách theo hướng tăng cường mối quan hệhợp tác và sức thu hút đối với nước bạn Lào và các tỉnh vùng Đông

Bắc Thái Lan, gắn liền với khai thác, sử dụng có hiệu quả cảng Vũng

71

Áng và cảng Xuân Hải... nâng cấp Quốc lộ 8A; Tiếp tục đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu quốc phòng an ninh và phát

triển dân sinh trên vùng biên giới. Tích cực chuẩn bị dự án đầu tư

khu Kinh tế Quốc phòng phía Tây huyện Hương Sơn [105].

Những chủ trương và giải pháp nêu trên đã cụ thể hóa quan điểm, chủ

trương và chính sách về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong tình

hình mới, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh,

quốc phòng, đáp ứng yêu cầu của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn trong việc tiếp tục tăng cường mối quan hệ, hợp

tác toàn diện đã và đang được các ngành, các cấp triển khai thực hiện theo các

thỏa thuận cấp cao đã ký.

Ngày 1/12/2005, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI

khai mạc. Đại hội xác định phương hướng và mục tiêu tổng quát là: “Nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực và hiệu quả

quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, tăng cường sức mạnh đại đoàn

kết toàn dân, đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, tập trung

cao độ mọi nguồn lực tạo bước đột phá về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,

đồng thời hết sức coi trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, phát

triển thương mại, du lịch, dịch vụ, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa... phấn đấu

đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành một tỉnh có công nghiệp -

dịch vụ phát triển [107].

Đại hội khẳng định chủ trương tiếp tục thúc đẩy có chiều sâu các mối

quan hệ quốc tế đã được thiết lập giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh của nước

CHDCND Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, các nước trong khối ASEAN...

Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực phục vụ quá trình hội nhập quốc tế”; xây

dựng khu vực phòng thủ vững chắc gắn với xây dựng cơ sở xã phường, cụm

tuyến an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu; tập trung vào các địa bàn trọng

điểm, tuyến biên giới; đảm bảo an ninh nội địa, xây dựng biên giới Việt Nam

- Lào hòa bình hữu nghị, đoàn kết.

Chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

72

của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đề ra phù hợp với bối cảnh tình hình quốc

tế, khu vực, tình hình trong nước cũng như yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

của tỉnh trong tình hình mới. Chủ trương đó đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy

mạnh và phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nhằm

khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của mỗi tỉnh, phục vụ đắc lực

nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an

ninh quốc phòng trong điều kiện mới. Quan điểm, chủ trương trong hợp tác

được khẳng định là chủ động, tích cực, toàn diện và có chiều sâu. Đây là

bước phát triển mới trong nhận thức cũng như quá trình xây dựng chủ trương,

hoạch định các chương trình, kế hoạch cụ thể của Đảng bộ và chính quyền địaphương nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn trong tình hình mới. Ngoài việc tiếp tục khẳng

định chủ trương đẩy mạnh thực hiện các chương trình kinh tế, các vùng kinh

tế trọng điểm được đề ra tại Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, Đại hội đã

thống chất chủ trương xúc tiến đẩy mạnh thực hiện một số chương trình, dự

án kinh tế trọng điểm thuộc Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu

quốc tế Cầu Treo, Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Chương trình kinh tế

khai thác lợi thế Đường 8, Đường 12, Đường Hồ Chí Minh. Việc thực hiện

các chương trình, dự án trên đây tạo điều kiện quan trọng đưa quan hệ hợp tác

giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đi vào chiều sâu, tạo

thế và lực mới, đảm bảo thực hiện thắng lợi các thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh

Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn, đồng thời đóng góp quantrọng vào việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác chiến lược của Đảng và Nhà

nước ta với nước bạn Lào anh em. Lần đầu tiên, vấn đề đào tạo nguồn nhân

lực phục vụ quá trình hội nhập đã được đề cập tại Đại hội Đảng bộ tỉnh, đồng

thời việc huy động, bố trí các nguồn lực được từng bước cụ thể hóa và đưa

vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như

một số ngành và lĩnh vực trọng điểm.

Đối với tỉnh Bôlykhămxay: Đại hội Đảng bộ lần thứ IV nhiệm kỳ 2005 -

2010 của BCH Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay khẳng định:

73

Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, tăng cường tình

đoàn kết hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện với Việt Nam, tổ chức

gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm. Phối hợp trong công tác khảo sát và

cất bốc hài cốt liệt sỹ và chuyên gia Việt Nam hi sinh tại

Bôlykhămxay về nước [58, tr.24].

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2010 - 2015

của BCH Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay:

Khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng, phát huy mối quan hệ

hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện với Việt Nam,

đặc biệt là tỉnh có chung đường biên giới với nhau để tạo điều kiện

cho mối quan hệ hợp tác chiều sâu hơn trước. Thường xuyên giải

quyết các vấn đề xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị và

phát triển; tiếp tục hợp tác trong công tác tìm kiếm và cất bốc hài

cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại tỉnh

về nước. Tăng cường hoạt động mở rộng thu hút, tranh thủ sự hỗ

trợ, hợp tác của các nước bạn và các cơ quan tổ chức nước ngoài đểtranh thủ vốn và kỹ thuật công nghệ phát triển tỉnh” [59, tr.14].

Đối với tỉnh Khămmuộn: Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh

Khămmuộn lần thứ VII nhiệm kỳ 2006 - 2010 đã khẳng định:

Thực hiện chính sách mở rộng mối quan hệ, hợp tác với nước

ngoài, trên cơ sở bình đẳng, hai bên đều có lợi. Tăng cường mối

quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện với Việt Nam để tận dụng thếmạnh của hai bên vì sự phát triển của mỗi tỉnh”; “Khẳng định

đường lối đối ngoại của Đảng... giữ gìn và tăng cường mối quan hệ

hợp tác toàn diện với các tỉnh kết nghĩa của Việt Nam, hàng năm tổchức đoàn đại biểu cấp cao, các ngành liên quan của hai tỉnh tổ

chức trao đổi kinh nghiệm” [60,tr.10, 28].

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Khămmuộn lần thứ VIII, ngày

19/08/2010 khẳng định:

Tiếp tục thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của Đảng như:

74

Hòa bình, độc lập hữu nghị và hợp tác, tăng cường mối quan hệ hữu

nghị và tình đoàn kết đặc biệt, truyền thống, hợp tác toàn diện với

Việt Nam. Tiếp tục xây dựng mối quan hệ và hợp tác với các nước

láng giềng, mở rộng hợp tác đối ngoại quốc tế và tổ chức phi chính

phủ nước ngoài” [60, tr.30]; “Tiếp tục thực hiện đường lối đối

ngoại của Đảng, mở rộng mối quan hệ với bên ngoài theo nhiều

hướng, nhiều cấp độ. Chủ động hội nhập quốc tế” [60, tr.184].

2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển quan hệ hữu nghị,hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh(2001 - 2010)

Nhằm tăng cường phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện với hai

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

tỉnh lần thứ XV, XVI, XVII, trong những năm từ 2001 - 2010, Đảng bộ tỉnh

Hà Tĩnh đã kịp thời quán triệt sâu rộng, nhằm nâng cao nhận thức và phát huy

sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các địa phương và hệ thống chính

trị, tổ chức thực hiện các chương trình nhiệm vụ hợp tác, phù hợp với điều

kiện cụ thể trong từng địa phương, đơn vị. Đồng thời, căn cứ vào yêu cầu

nhiệm vụ trong từng thời kỳ, chủ trương đó được cụ thể hóa trong các chương

trình kế hoạch công tác của cấp ủy, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, kịp thời,

đồng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự điều

hành của UBND các cấp, nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ

đặt ra trong từng giai đoạn.

Theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã

kịp thời chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương cơ sở đẩy mạnh

công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cán

bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tăng cường tình hữu nghị và hợp

tác với các tỉnh bạn Lào, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, đại diện cơ quanthường trú các báo của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã được thông báo

kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi để viết tin, bài, phóng sự... đưa tin về các

75

hoạt động của lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn trong các chuyến thăm và làm việc, về việc triển khai thực hiện

nhiệm vụ hợp tác trên các lĩnh vực của các ngành, các địa phương, doanh

nghiệp; phản ánh, biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân, những doanh

nghiệp có thành tích xuất sắc và những đóng góp thiết thực vun dắp mối quan

hệ hợp tác ngày càng bền chặt giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với

tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ tăng

cường hợp tác với các tỉnh nước bạn Lào được quán triệt và cụ thể hóa trong

chương trình, kế hoạch công tác của các Ban xây dựng Đảng, Ban cán sựĐảng HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp tỉnh và

các ngành, các địa phương.

Quán triệt chủ trương của Đại hội Đảng bộ tỉnh và sự chỉ đạo của BTV

Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã cụ thể hóa yêu cầu nhiệm vụ hợp tác với

các tỉnh bạn Lào nói riêng và nhiệm vụ công tác đối ngoại trong thời kỳ mới

nói chung vào việc hoạch định các chương trình hành động, đề án, kế hoạch,

quy hoạch, dự án đầu tư và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hằng năm, ngắn

hạn và dài hạn, phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn. Điểm nổi

bật trong việc quán triệt chủ trương về tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn

Lào của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn này là đặt nhiệm vụ này theo hướng

ngày càng ưu tiên trong tổng thể các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh,

do đó, các nguồn lực đảm bảo cho việc thực thi các thỏa thuận hợp tác trên

các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại mang lại hiệu quả cao hơn. Theo

đó, UBND tỉnh đã kịp thời quán triệt chủ trương của Đại hội Đảng bộ tỉnh,

chỉ đạo các cơ quan chức năng xúc tiến đẩy mạnh thực hiện một số chươngtrình, dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu

Treo, Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê; chỉ đạo xây dựng đề án nhằm triển

khai Chương trình kinh tế khai thác lợi thế Đường 8, Đường 12, Đường HồChí Minh; chỉ đạo ngành Giáo dục - Đào tạo phối hợp với các cơ quan liên

quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn nhân lực phục vụ quá

76

trình hội nhập đã được đề cập tại Đại hội Đảng bộ tỉnh. Trong những năm từ2001 - 2010, đồng chí Trần Minh Kỳ - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch

Thường trực UBND tỉnh được giao giữ chức vụ Trưởng ban Biên giới và trực

tiếp chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các

tỉnh bạn Lào.

Đồng thời, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các ngành, các địa phương

liên quan, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của từng địaphương, đơn vị tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ

chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào. Việc rà soát, kiểm tra

để kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình tham mưu hoạch định chủtrương, triển khai thực hiện nhiệm vụ của các ban, ngành, các địa phương đơn

vị liên quan được quan tâm hơn. Các bộ phận làm công tác tham mưu trong

lĩnh vực đối ngoại của ngành, các địa phương, nhất là Sở Ngoại vụ, Sở Kếhoạch và Đầu tư, Ban Biên giới, Ban chỉ đạo cắm mốc được tiếp tục bổ sung

nhân lực, trang thiết bị làm việc; được kịp thời cung cấp thông tin, tập huấn

nghiệp vụ, kỹ năng công tác nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng tốt hơn yêucầu nhiệm vụ được giao. Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhất là

đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào, Sở Ngoại vụ

phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ sở đào tạo mở nhiều lớp học tiếng Lào thu

hút hàng trăm cán bộ, công chức các ban, ngành, các địa phương tham gia.

Nhằm nâng cao nhận thức và phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân

dân vào việc thực hiện chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăngcường tình đoàn kết gắn bó với nhân dân các bộ tộc Lào anh em, cấp ủy,

chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tăng cường chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi

cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh các hoạt động giao

lưu, đối ngoại nhân dân. Bước sang giai đoạn 2001 - 2010, hoạt động giao

lưu, kết nghĩa, đối ngoại nhân dân với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã diễn

ra sôi nổi, với nhiều hình thức phong phú, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân

dân tham gia.

77

Nhiệm vụ tăng cường, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đối

ngoại của các cơ quan đơn vị được quan tâm đúng mức. Trong giai đoạn 2001

- 2010, Ban Đối ngoại (nay là Sở Ngoại vụ) là cơ quan chuyên môn thuộc

UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà

nước các hoạt động đối ngoại tại địa phương; thực hiện một số nhiệm vụ,

quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật;

được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh vềcông tác đối ngoại nói chung và quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn nói riêng. Các đồng chí Tăng Nghĩa, Nguyễn Đường, Hồ Quang

Minh lần lượt được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Đối ngoại (nay là

Giám đốc Sở Ngoại vụ). Các đồng chí Trần Văn Lâm, Nguyễn Chí Thanh lần

lượt được bổ nhiệm là Phó Ban Đối ngoại (nay là Phó Giám đốc Sở Ngoại

vụ). Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là công tác tham mưu cho BanThường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cường mối quan hệ hợp tác với các tỉnh

bạn Lào, Ban Đối ngoại tỉnh đã đẩy mạnh việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy,

tiếp nhận nhiều cán bộ có năng lực tăng cường cho các lĩnh vực trọng yếu; cải

tiến, đổi mới lề lối làm việc; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tham mưu,

điều hành các hoạt động đối ngoại.

Ban Biên giới tỉnh là cơ quan không chuyên trách, do đồng chí Trần

Minh Kỳ - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí

Hồ Quang Minh, Giám đốc Sở Ngoại vụ làm Phó Trưởng ban và các thành

viên gồm đại diện các ngành liên quan; được giao nhiệm vụ tham mưu chocấp ủy, chính quyền, trực tiếp chỉ đạo các vấn đề về biên giới. Trong giai

đoạn 2001 - 2010, Ban Biên giới tỉnh tiếp tục được kiện toàn, bổ sung nhân

lực đồng thời không ngừng đổi mới lề lối làm việc, phát huy ngày càng tốt

hơn vai trò phối hợp với các ban ngành liên quan, các địa bàn biên giới và các

cơ quan hữu quan của các tỉnh bạn Lào chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo

quy định, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong công tác biên giới.

Văn phòng cấp ủy và UBND các cấp là cơ quan tham mưu cho cấp ủy,

chính quyền các cấp về công tác đối ngoại, được củng cố, tăng cường đội ngũ

78

cán bộ đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tại các

ngành và lĩnh vực liên quan, đã được kịp thời bố trí đội ngũ cán bộ chuyên viên

phụ trách công tác theo dõi, chỉ đạo, tham mưu công tác đối ngoại.

Nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, các địa phương, trong

việc triển khai thực hiện kịp thời các nội dung, nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh

bạn Lào và Thái Lan, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập "Tổ công tác triển

khai hợp tác với Lào và Thái Lan" do đồng chí Nguyễn Thiện - Phó Chủ tịch

UBDN tỉnh làm Tổ Trưởng, đồng chí Hồ Quang Minh, Giám đốc Sở Ngoại

vụ làm Tổ phó và 15 thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;

đồng thời thành lập Tổ giúp việc gồm Trưởng, Phó các phòng chuyên môn

thuộc các sở, ngành liên quan để giúp việc cho Tổ công tác. Nhờ đó, việc chỉ

đạo triển khai thực hiện các nội dung hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh

của Lào, Thái Lan có nhiều chuyển biến mới và đạt kết quả đáng phấn khởi

trên các lĩnh vực [120].

Thực hiện thỏa thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào về triển khai

Kế hoạch tổng thể tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam -

Lào, tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập "Ban Chỉ đạo cắm mốc" do đồng chí Trần

Minh Kỳ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí

Hồ Quang Minh - Giám đốc Sở Ngoại vụ làm Phó Trưởng ban. Đồng thời,

"Đội cắm mốc tỉnh Hà Tĩnh" đã được thành lập, do đồng chí Nguyễn Trịnh

Ngọ làm Đội trưởng. Sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo cắm mốc tỉnh Hà

Tĩnh đã kịp thời phối hợp với Ban Chỉ đạo cắm mốc hai tỉnh Bôlykhămxay vàKhămmuộn chỉ đạo Đội cắm mốc triển khai thực hiện có hiệu nhiệm vụ phân

giới cắm mốc theo kế hoạch đề ra.

Ngoài ra, trong một số lĩnh vực trọng tâm, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo thành

lập các tổ giúp việc, tổ công tác gồm các cán bộ, chuyên viên có năng lực và

kinh nghiệm, tham mưu đắc lực cho lãnh đạo các ngành, các địa phương triển

khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả những nội dung thỏa thuận hợp tác giữa

tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào.

79

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, việc chỉ đạo nắm chắc tình hình

các địa bàn, nhất là địa bàn vùng nội và ngoại biên các cửa khẩu, các đường

tiểu ngạch trên tuyến biên giới, công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm

và biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân, những điển hình tiên tiến

trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào,

nhất là trong công tác biên giới đã được cấp ủy, chính quyền, các ngành, các

địa phương quan tâm thực hiện.

Về hợp tác trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao: Nhằm tăng cường mối

quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn trong lĩnh vực chính trị và kịp thời đẩy mạnh việc thực hiện các

nội dung hợp tác, từ năm 2001- 2010 lãnh đạo ba tỉnh đã tổ chức hàng chục

chuyến thăm hữu nghị chính thức lẫn nhau và tiến hành các cuộc hội đàm

đồng thời ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác.

Về phía tỉnh Hà Tĩnh: Trong những tháng đầu kể từ sau Đại hội Đảng bộ

tỉnh lần thứ XV, Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh đã sang thăm hữu nghị

và làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn, từ ngày 18/6 đến ngày

23/6/2001 [110]. Tiếp đó, nhằm đẩy nhanh viêc thực hiện thỏa thuận đã ký

trong chuyến thăm Hà Tĩnh của Đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay (từ ngày

08/7 đến ngày 10/7/2003), Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh đã sang thămvà làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay, từ ngày 1/8 đến ngày 3/8/2004. Tại buổi

Hội đàm ngày 2/8/2004, hai bên đã đánh giá cao sự nỗ lực của hai tỉnh trong

việc thực hiện các thỏa thuận của cuộc hội đàm năm 2003, nhất là trong lĩnhvực y tế, khoa học công nghệ, bảo đảm an ninh biên giới. Tuy nhiên, hai bên

thống nhất đánh giá: “So với tiềm năng và yêu cầu của sự phát triển mối quan

hệ hợp tác, hữu nghị thì kết quả đó chưa tương xứng. Nguyên nhân chủ yếu

do các ngành, các cấp chưa phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện”

[160]. Trên cơ sở đánh giá tình hình các hoạt động hợp tác thời gian qua và

yêu cầu nhiệm vụ công tác đối ngoại trong tình hình mới, hai bên bày tỏ quyết

tâm đẩy mạnh hợp tác giữa hai tỉnh trong thời gian tới theo hướng “đạt hiệu

quả bền vững và thiết thực hơn” [160]. Theo đó, hai bên cần tiếp tục rà soát

80

và tiếp tục thực hiện các thỏa thuận đã ký (tháng 7/2003), đồng thời triển khai

thêm một số nội dung như: tỉnh Hà Tĩnh đồng ý hỗ trợ Bôlykhămxay xây

dựng một nhà học 2 tầng, 8 phòng học tại trường Dân tộc nội trú ở thị trấn

Lạc Xao, mang tên Trường hữu nghị Bôlykhămxay - Hà Tĩnh. Tỉnh

Bôlykhămxay triển khai nhanh việc nâng cấp mở rộng đoạn Đường 8 thuộc

nội biên Lào, từ mốc N1 đến đồn Biên phòng Nậm Phào, nhằm tạo thuận lợi

cho người và phương tiện hai nước đi lại.

Thực hiện chủ trương tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn theo hướng “chủ động, tích cực, toàn diện và

có chiều sâu”, từ năm 2005 đến năm 2010, tỉnh Hà tĩnh tiếp tục duy trì và tăngcường các chuyến thăm và tổ chức các cuộc hội đàm cấp cao với hai tỉnh bạn.

Từ ngày 23 đến ngày 25/4/2008, Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh đã

sang thăm chính thức tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn. Tại buổi hội đàm với

tỉnh Bôlykhămxay, hai bên đã khẳng định: Hiện nay nhiều thế lực thù địch,

các phần tử phản động cách mạng đang tìm cách dụ dỗ, phá hoại nền hòa bình

cũng như tình cảm tốt đẹp mà Đảng, nhà nước và nhân dân hai tỉnh, hai đất

nước đã vun đắp, gìn giữ từ bao đời nay. Tuy nhiên, dù trong bất cứ điều kiện,

hoàn cảnh nào, Đảng, nhân dân hai tỉnh vẫn giữ vững lập trường, quan điểm

của mình, tiếp tục vun đắp cho mối quan hệ hợp tác của hai đất nước, hai dân

tộc. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Hà Tĩnh luôn sẵn sàng kề vai, sát

cánh và giúp đỡ tỉnh Bôlykhămxay trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Trong

thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và hợp tác toàn diện

hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển KT-XH, QPAN của hai tỉnh. Nhân dịp này,

tỉnh Hà Tĩnh đã tặng quà cho tỉnh bạn, trị giá 1,5 tỷ đồng [168].

Tại tỉnh Khămmuộn, ngày 25/4/2008, Đoàn đại biểu cấp cao hai tỉnh đã

tiến hành Hội đàm. Hai bên thống nhất tiếp tục thực hiện tốt các nội dung

thống nhất tại Biên bản cuộc họp lần thứ XVII của Ủy ban Biên giới quốc gia

hai nước. Hai bên thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp,

doanh nhân vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn mỗi tỉnh; tăng cường

giao lưu trao đổi hàng hóa, hợp tác phát triển cây công nghiệp và chế biến

81

lâm sản. Hai bên thống nhất tạo diều kiện thuận lợi cho Tổng Công ty Khoáng

sản và Thương mại Hà Tĩnh khai thác vận chuyển thạch cao về Việt Nam và

xây dựng nhà máy chế biến thạch cao tại tỉnh Khămmuộn. Hai tỉnh tiếp tục

triển khai các nội dung đã ký kết trên lĩnh vực khoa học và công nghệ, khuyến

khích tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, thể dục thể thao, nhất là các

ngày lịch sử trọng đại của hai nước. Tỉnh Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho

doanh nhân, doanh nghiệp tỉnh Khămmuộn sang tham quan du lịch và giao

thương; tạo điều kiện thuận lợi tổ chức các tour du lịch giữa hai tỉnh và các

tỉnh của hai nước. Tỉnh Hà Tĩnh thống nhất trích ngân sách hỗ trợ tỉnh

Khămmuộn 1 tỷ đồng xây dựng Trường tiểu học Na Pô [168].

Nhằm thực hiện thỏa thuận cấp cao giữa các tỉnh đã ký qua các chuyến

thăm, bàn các nhiệm vụ giải pháp cụ thể tăng cường hợp tác giữa ba tỉnh,

tháng 7/2010, Đoàn công tác của UBND tỉnh tiếp tục có chuyến làm việc tại

các tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn và thủ đô Viêngchăn. Tại tỉnh

Bôlykhămxay, hai bên đã trao đổi một số công việc mà hai tỉnh quan tâm

như: tạo điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp hai tỉnh sang đầu tư, đặc biệt

là tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Khu Kinh tế Vũng Áng của

tỉnh Hà Tĩnh; trao đổi bàn bạc về việc quy hoạch nâng cấp, mở rộng đoạn nối

liền giữa hai Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Nậm Phào. Tại tỉnh Khămmuộn,

hai bên cùng trao đổi, bàn bạc về những lợi thế, tiềm năng của mỗi tỉnh, đềxuất một số nội dung hợp tác như: Hiện nay Khu kinh tế Vũng Áng là khu

công nghiệp lớn, các chuyên gia và lực lượng lao động rất đông vì thế tỉnh

Khămmuộn có thể sản xuất lương thực, thực phẩm, rau quả cung cấp cho khu

công nghiệp và các dịch vụ khác có lợi thế; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và

giúp đỡ Tổng Công ty Khoáng sản Thương mại Hà Tĩnh khai thác và chế biến

thạch cao tại tỉnh Khămmuộn. Đoàn cũng đã đến thăm và tặng quà trường

Tiểu học Na Pô - ngôi trường được tỉnh Hà Tĩnh trích ngân sách hỗ trợ 1 tỷđồng để xây dựng [170].

Đồng thời với việc tổ chức các đoàn sang công tác tại hai tỉnh bạn, tỉnh

Hà Tĩnh đã đón nhiều đoàn công tác của bạn sang thăm và làm việc tại tỉnh

Hà Tĩnh.

82

- Đối với tỉnh Bôlykhămxay: Từ năm 2001 đến năm 2010, tỉnh

Bôlykhămxay đã cử 4 Đoàn đại biểu cấp cao sang thăm chính thức và làm

việc tại tỉnh Hà Tĩnh: Chuyến thăm do đồng chí Thoong Òn Khăm Phu Ban -

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Tỉnh Trưởng dẫn đầu, từ ngày 08/7 đến ngày

10/7/2003 [158]; Chuyến thăm do đồng chí Khăm Pha Phi La Vông - Ủy viên

Trung ương Đảng NDCM Lào - Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh Trưởng dẫn đầu, từ

ngày 25 đến ngày 27/6/2006 [159], [82]; Chuyến thăm do đồng chí KhămphaPhilavông - Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào - Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh

Trưởng dẫn đầu, từ ngày 11 đến ngày 12/8/2009 [169]; Chuyến thăm và trao

quà hỗ trợ nhân dân vùng lũ tại Hà Tĩnh tháng 10/2010 của Đoàn cán bộ tỉnh

Bôlykhămxay do đồng chí Pạn Nọi Mả Ni - Bí thư, Tỉnh trưởng dẫn đầu.

- Đối với tỉnh Khămmuộn: Từ năm 2001 đến năm 2010, tỉnh Khămmuộn

đã cử 3 Đoàn đại biểu cấp cao sang thăm chính thức và làm việc tại tỉnh Hà

Tĩnh: Chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Khămmuộn do đồng chí Lê

Ca Căn Nha - Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh

Trưởng dẫn đầu, từ ngày 06 đến ngày 08/8/2003 [167]; Chuyến thăm các Khukinh tế tại tỉnh Hà Tĩnh ngày 6/6/2010 của Đoàn đại biểu tỉnh Khămmuộn do

đồng chí Khăm Bay Đăm Lắt, Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào, Bí thư,

Tỉnh trưởng dẫn đầu [91]; Chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh từ ngày

21 đến 23/10/2010, do đồng chí Khăm Bay Đăm Lắt, Ủy viên Trung ương

Đảng NDCM Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng làm Trưởng đoàn [171].

Kết quả nổi bật nhất trong lĩnh vực chính trị là các bên đã duy trì và tăngcường các chuyến thăm hữu nghị và tiến hành các cuộc hội đàm cấp cao giữa

lãnh đạo ba tỉnh theo định kỳ và thỏa thuận giữa các bên. Tỉnh Hà Tĩnh đã

đón tiếp chu đáo và tổ chức có hiệu quả các hoạt động trong các chuyến thămvà làm việc của các đoàn công tác của hai tỉnh bạn.

Thông qua các chuyến thăm, từ năm 2001 đến năm 2010, lãnh đạo cấp

cao tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã ký kết hàng chục vănbản thỏa thuận hợp tác. Đây là những văn kiện quan trọng thể hiện cụ thể,

sinh động việc quán triệt, vận dụng chủ trương, đường lối, chính sách đối

83

ngoại của hai Đảng, Nhà nước, Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào vào việc

xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt tại các địa phương cùng chung

biên giới giữa hai nước; đánh dấu quá trình, nội dung hợp tác trên các lĩnh

vực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ba tỉnh trong từng thời kỳ và là cơsở pháp lý để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức

kinh tế xã hội liên quan từ tỉnh đến cơ sở, căn cứ chức năng nhiệm vụ của

mình, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện.

Về phía các tỉnh bạn, ngoài các chuyến thăm hữu nghị chính thức và ký

kết các thỏa thuận hợp tác của lãnh đạo cấp cao, hằng năm, các tỉnh bạn đã cử

nhiều Đoàn đại biểu đại diện cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các

địa phương trong tỉnh sang làm việc [136]. Các ngành liên quan, đặc biệt là

công an, biên phòng, hải quan, thương mại du lịch, biên giới... hằng năm đã tổ

chức hàng chục chuyến thăm và làm việc song phương với các ngành liên

quan của Hà Tĩnh [47].

Các ban ngành, các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân thường xuyên

được tổ chức ngày càng phong phú đa dạng. Đây là những hoạt động hết sức

có ý nghĩa, thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, đáp ứng nguyện

vọng của các tầng lớp nhân dân ba tỉnh.

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương, nhất là các

huyện biên giới của Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều chuyến thăm, giao lưu với hai

tỉnh bạn. Năm 2001, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Tĩnh đã tổ chức chuyến thăm

và ký kết thỏa thuận hợp tác với Hội Phụ nữ tỉnh Bôlykhămxay. Từ đó, haibên đã thường xuyên tổ chức các đoàn sang thăm và chia sẽ kinh nghiệm về

công tác vận động phụ nữ [75], [76].

Năm 2003, nhận lời mời của Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh, Đoàn đại biểu Tỉnh

Đoàn Bôlykhămxay đã sang thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Sau khi tham

quan, nghiên cứu các mô hình, hai bên đã tiến hành Hội đàm và ký kết bản

thỏa thuận hợp tác nhằm phát huy vai trò của thanh thiếu niên tham gia

phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa tuổi trẻ hai

tỉnh [122].

84

Cuối năm 2007, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã khởi công Dự án xây dựng Làng

Thanh niên lập nghiệp biên giới Tây Sơn, tổng số vốn đầu tư 26 tỷ đồng, với

diện tích khoảng 10 km2, phía Tây giáp huyện Căm Cợt tỉnh Bôlykhămxay.

Làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Tây Sơn được xây dựng tạo điều kiện

thuận lợi cho tuổi trẻ giữa hai huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và huyện Căm

Cợt, tỉnh Bôlykhămxay trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, phát triển

kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh biên giới [123].

Tháng 9/2007, Huyện đoàn Hương Sơn đã sang thăm và làm việc với

huyện đoàn Căm Cợt. Hai bên đã thống nhất chương trình phối hợp hoạt

động, giao lưu văn hoá, học hỏi kinh nghiệm trong công tác Đoàn và phát huyvai trò của thanh niên tham gia giữ gìn trật tự khu vực biên giới, xây dựng

Đồi thanh niên hữu nghị Hương Sơn - Căm Cợt tại thị trấn Lạc Xao, tỉnh

Bôlykhămxay. Nhân dịp này, Huyện đoàn đã đã hỗ trợ cây giống và huy động

Đội Tình nguyện gồm 50 đoàn viên huyện Hương Sơn sang trồng 10.000 cây

gió trầm tại huyện Căm Cợt [79].

Phát huy truyền thống đoàn kết keo sơn giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, đặc biệt là các địa phương hai bên tuyến biên

giới, các hoạt động kết nghĩa giữa các ngành, các địa phương, giao lưu, hữu

nghị nhân dân đã được tổ chức ngày càng phong phú đa dạng. Ngoài các

huyện biên giới, đã có 4 huyện, thị xã và Trường Chính trị của Hà Tĩnh đã kết

nghĩa với các địa phương, đơn vị tỉnh bạn, đó là: Thị xã Hồng Lĩnh với Thị xã

Pạc San, huyện Đức Thọ với huyện Pạc Cả Đinh, huyện Cẩm Xuyên với

huyện Tha Phả Bạt, huyện Nghi Xuân với huyện Bô Ly Khăn, Trường Chính

trị Trần Phú tỉnh Hà Tĩnh với Trường Chính trị tỉnh Bôlykhămxay.

Về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại:

Về nông, lâm nghiệp: Trong giai đoạn 2001 - 2010, tỉnh Hà Tĩnh đã tăng

cường hợp tác, đầu tư, từng bước giúp các tỉnh bạn giải quyết những khó

khăn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Nội dung hợp

tác tập trung chủ yếu vào việc giúp bạn nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật,

đưa những giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; hợp

85

tác sản xuất lương thực, thực phẩm, trồng và khai thác chế biến lâm sản, cây

công nghiệp; xây dựng mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp. Định kỳ hằng

năm, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức các đoàn cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp

sang nước bạn để trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất như: giúp bạn khai thác

và phơi muối mỏ bằng ánh nắng mặt trời ở huyện Nống Bốc; thí điểm trồng

lúa chiêm tại Căm Cợt; chuyển giao công nghệ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi;

giúp bạn làm thí điểm mô hình kinh tế vườn đồi, kinh tế hộ gia đình; triển

khai dự án phối hợp trồng cây cao su. Các tỉnh bạn đã tổ chức các đoàn cán

bộ sang làm việc tham quan thực tế các mô hình sản xuất nông nghiệp, xây

dựng kinh tế hộ gia đình và kinh tế vườn đồi [109]. Nhiều chuyên gia nông

nghiệp của Hà Tĩnh đã trực tiếp đến tận các bản làng ở vùng sâu, vùng xa của

tỉnh bạn giúp đồng bào kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất những cây con

có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu đời sống và tạo sản phẩm hàng hóa

phục vụ xuất khẩu.

Về thương mại và du lịch: Trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác đã ký, tỉnh

Hà Tĩnh và hai tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tăng cường chỉ đạo, tạo

điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân đầu

tư 100% vốn, hoặc hợp tác đầu tư cùng kinh doanh, sản xuất, chế biến và tiêu

thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu sang nước thứ 3. Hướng ưu tiên đối

với doanh nghiệp ba tỉnh trong giai đoạn này là đầu tư sản xuất, chế biến

nông, lâm sản như: gỗ, lương thực, thực phẩm, rau quả và khai thác, chế biến

khoáng sản [109].

Tại cuộc hội đàm nhân chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà

Tĩnh tại Bôlykhămxay năm 2001, hai tỉnh đồng ý hợp tác tổ chức các quầy

hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ăn uống. Tỉnh Bôlykhămxay đồng ý

tạo điều kiện cho Hà Tĩnh thành lập cơ sở chế biến đồ gỗ, song, mây, cung

cấp thiết bị kỹ thuật chưng cất tinh dầu gió. Hai bên thống nhất tiếp tục tiến

hành hợp tác về cung cấp vật tư, sửa chữa cơ khí, mở rộng hợp tác du lịch

trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi [114]. Đặc biệt, năm 2001, tỉnh

Bôlykhămxay đã cử 2 đoàn gồm các doanh nghiệp sang Hà Tĩnh tiếp xúc với

86

các ngành liên quan, xem xét tình hình nhằm hợp tác đầu tư, đánh bắt, chếbiến, tiêu thụ hải sản [109].

Hoạt động hợp tác giữa hai nước Việt - Lào qua cửa khẩu quốc tế Cầu

Treo - Nậm Phào diễn ra khá sôi động. Hai bên đã tạo điều kiện thông thoáng,

thuận lợi về thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Với các

chính sách ưu đãi dành cho nhau, nhiều mặt hàng buôn bán giữa hai nước có

thuế suất 0%, tạo điều kiện cho thương mại ngày càng phát triển. Năm 2010,

kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu Cầu Treo đạt 5,7 triệu USD, kim ngạch

nhập khẩu đạt 24,2 triệu USD; đã có trên 70 doanh nghiệp tham gia xuất nhập

khẩu vào khu kinh tế Cầu Treo, tham gia hợp tác với nước bạn Lào. Một sốdoanh nghiệp Lào đang xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo và

Khu kinh tế Vũng Áng.

Theo đề nghị của tỉnh Hà Tĩnh, Chính phủ cử đồng chí Nguyễn Xuân

Phúc - Phó Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan tổ chức buổi

làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan về việc

xúc tiến thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay theomô hình “một khu vực, hai quốc gia, một chính sách”. Theo đề xuất của tỉnh

Hà Tĩnh, Bộ Giao thông Vận tải đã cử đoàn công tác phối hợp với tỉnh Hà

Tĩnh tổ chức khảo sát tuyến Đường 8, Đường 12 để hoàn thiện hồ sơ đề xuất

Chính phủ để đưa hai tuyến đường này vào Hiệp định khung Tổ chức tiểu

vùng sông Mê Kông (GMS). Tiếp đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Đoàn

công tác của tỉnh cùng phối hợp với Tổ công tác của Văn phòng Chính phủ,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sang làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay để khảo sát, thu

thập số liệu phục vụ nghiên cứu, xây dựng đề án để trình Chính phủ hai nước;

UBND tỉnh cũng đã cử đoàn công tác của tỉnh sang làm việc với chính quyền

tỉnh Bôlykhămxay và Hải quan vùng III của Lào và một số doanh nghiệp xuất

khẩu của Lào để thống nhất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc vận

chuyển hàng hóa trên tuyến Quốc lộ 8 (phía đất Lào) đồng thời xây dựng kếhoạch đề xuất Tổng cục Hải quan hai nước tiến tới thực hiện thủ tục “một lần

dừng, một lần kiểm tra” tại Cửa khẩu Cầu Treo - Nậm Phào.

87

Nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại, du lịch,

được sự đồng ý của Chính phủ hai nước, "Tổ công tác phối hợp Việt - Lào

nghiên cứu về quản lý khai thác Cảng Vũng Áng" được thành lập và đi vào

hoạt động. Trong khuôn khổ các chuyến làm việc của tổ công tác, lãnh đạo

các ngành, các địa phương liên quan tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn đã tăng cường trao đổi thông tin, kiến nghị với Chính phủ, các bộ

ngành hai nước có cơ chế chính sách nhằm tăng cường đầu tư và phối hợp

khai thác có hiệu quả cảng Vũng Áng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển

kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của hai nước nói chung và ba tỉnh nói

riêng, nhất là trong việc giúp các tỉnh bạn xúc tiến đầu tư thương mại, lưuthông hàng hóa với Việt Nam và các nước thứ ba [40].

Tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã chỉ đạo và tạo điều

kiện thuận lợi cho một số doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đầu tư sản xuất và kinh

doanh tại thị trường Lào như: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu đầu tư dây

chuyền chế biến bột Becbrin; Doanh nghiệp Hưng Thịnh đầu tư dây chuyền sản

xuất dây thép gai, cung cấp xi măng sắt thép, xăng dầu, hóa mỹ phẩm vào thịtrường Lào. Tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ Công ty Lan Xạng thuộc Bộ Thương mại

Lào mở siêu thị không thu phí tại Trung tâm Thương mại Thành phố Hà Tĩnh

nhằm tiêu thụ hàng hóa sản phẩm của Lào tại thị trường tỉnh Hà Tĩnh [90].

Được sự hỗ trợ của Chính phủ hai nước, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay đã từng bước đầu tư hình thành các khu kinh tế trọng điểm đối

diện nhau qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Do thuận lợi về mặt địa lý, giao

thông, hệ thống cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư khá đồng bộ, cơ chế

chính sách cởi mở, thông thoáng, cho nên các hoạt động kinh tế, thương mại

ở các trung tâm này diễn ra khá sôi động [90].

Sau khi có Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ

tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa

khẩu quốc tế Cầu Treo, theo đó, toàn bộ Khu kinh tế rộng 56.684 ha được xác

định là khu phi thuế quan với những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt về

thuế, tín dụng, đất đai và một số cơ chế, chính sách khác. Tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ

88

đạo các cấp, các ngành triển khai công tác quy hoạch, xây dựng nhằm đẩy

mạnh hoạt động về giao lưu thương mại giữa các tỉnh có chung đường biên,

hai nước và của các tỉnh có sử dụng Đường 8, Đường 12 của ba nước Việt

Nam - Lào - Thái Lan.

Tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng thành lập

Công ty Cổ phần cảng Vũng Áng Việt - Lào. Đây là dự án quan trọng được

lãnh đạo cao cấp hai nước ưu tiên, tập trung chỉ đạo góp phần phục vụ vận tải

hàng quá cảnh của Lào và phục vụ phát triển hành lang kinh tế Đông Tây.

Đối với ngành du lịch, hai bên thống nhất tiếp tục chỉ đạo phối hợp làm

tốt các khâu dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch để thu hút khách tham

quan; tăng cường và mở rộng các tour du lịch qua cửa khẩu Cầu Treo; tăng

cường mở rộng và trao đổi lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện tốt nhất để nhân

dân các tỉnh có chung đường biên, hai nước và nước thứ ba tham quan du lịch

trên địa bàn hai tỉnh, hai nước và nước thứ ba [158.tr,82].

Tỉnh Hà Tĩnh nỗ lực gắn kết các điểm du lịch đặc sắc như biển Thiên

Cầm, khu lưu niệm Nguyễn Du, khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, với

suối nước nóng Lạc Xao, du lịch bản Na Coi, hang đá núi Then Chau của tỉnh

Bôlykhămxay và khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Na Kai - Nậm Thơn

của tỉnh Khămmuộn để tạo thành tuyến du lịch hành lang kinh tế Đông - Tây

theo Quốc lộ 8A qua Cửa khẩu Cầu Treo [102]. Ngành thương mại, các công

ty lữ hành ba tỉnh đã liên kết, hình thành các tour, tuyến du lịch nội và ngoại

vùng, nâng cấp mở rộng và từng bước hiện đại hóa hệ thống dịch vụ, đầu tưquảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của mỗi địa phương, do đó lượng

khách du lịch qua lại giữa ba tỉnh ngày càng tăng [90].

Về công nghiệp và xây dựng cơ bản: Trong giai đoạn từ 2001 - 2010,

nhiều công ty, doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đã đảm nhận thi công nhiều công

trình tại tỉnh bạn đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiến độ, được phía bạn

đánh giá cao. Đặc biệt, bằng nguồn vốn đầu tư của Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnhđã phối hợp với tỉnh Bôlykhămxay tiến hành tu sửa, nâng cấp con đường

huyết mạnh giữa hai tỉnh là Đường 8A, đồng thời nâng cấp đoạn đường Gia

89

Lách - cảng Xuân Hải, phục vụ đắc lực việc thực hiện chủ trương giúp nước

bạn Lào “thông ra biển”. Cùng với việc tiếp tục đầu tư, nâng cấp cảng Vũng

Áng và xây dựng Đường 12, nối cảng Vũng Áng với Lào và các tỉnh Đông

Bắc Thái Lan, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành chính sách ưu đãi trong việc giúp

bạn sử dụng hệ thống cầu cảng, bến bãi... tạo môi trường và điều kiện hết sức

thuận lợi cho tỉnh Bôlykhămxay và nước bạn Lào giao lưu, trao đổi hàng hóa,

phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đắc lực giúp bạn thực hiện đường lối mởcửa, hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt,

việc thành lập Công ty Cổ phần cảng Vũng Áng Việt - Lào sẽ góp phần phục

vụ đắc lực nhiệm vụ vận tải hàng quá cảnh của Lào sang Việt Nam cũng nhưcác nước khác và ngược lại, đồng thời đóng góp thiết thực phát triển hành

lang kinh tế Đông Tây.

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, trao đổi hàng hóa,

dịch vụ tại các địa phương miền núi dọc tuyến biên giới, đồng thời tằng

cường nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, tỉnh Hà Tĩnh cùng

với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến

đường biên giới, như: Đường tuần tra biên giới Khe Sinh - Mốc M13, M14

(nay là mốc số 446, 472 thuộc biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay) với nguồn

vốn 4,9 tỷ đồng; Dự án đường ra biên giới với tổng số vốn đầu tư trên 80 tỷđồng, đã bàn giao đưa vào đưa vào sử dụng trên 70 km. Dự án này đã góp

phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế, tạo thuận lợi các hoạt

động lưu thông hàng hóa khu vực biên giới. Năm 2010, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục

thi công các tuyến đường: Sơn Hồng đi Cửa khẩu Nậm Xắc với số vốn 18 tỷ

đồng; đường Vũ Quang đi biên giới Việt - Lào với số vốn 41 tỷ đồng và tuyến

đường tuần tra biên giới Đồn Biên phòng 571 đi Mốc N6, N7 (là mốc 502,

506 thuộc biên giới tỉnh Hà Tĩnh - Khămmuộn) với số vốn hơn 40 tỷ đồng.

Mặc dầu điều kiện kinh tế trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh

Hà Tĩnh đã tiến hành hỗ trợ đầu tư giúp các tỉnh bạn nhiều công trình điện,

đường, trường, trạm… góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho

đồng bào, nhất là các xã dọc tuyến biên giới.

90

Nhìn chung, hợp tác về công nghiệp, xây dựng cơ bản giữa tỉnh Hà Tĩnhvới tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giai đoạn 2001 - 2010 đã có nhiều chuyển

biến tích cực, với quy mô hợp tác ngày càng lớn, nội dung hợp tác ngày càng

phong phú, khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên, lao động, thị trường,

đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các

tỉnh bạn, nhất là ở các địa bàn vùng sâu vàng xa, vùng biên giới [183].

Về văn hóa xã hội, giáo dục y tế: Phát huy truyền thống vốn có lâu đời

trong lịch sử, xuất phát từ tình cảm, nhu cầu giao tiếp và làm giàu thêm bản

sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, được sự quan tâm chỉ đạo của

cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là sự nỗ lực của ngành văn hóa, các hoạt động

hợp tác, giao lưu văn hóa giữa tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn

tiếp tục được đẩy mạnh.

Trong giai đoạn 2001- 2010, các ngành văn hóa, thể thao, giáo dục, y tếba tỉnh tiếp tục tăng cường tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm trong quản

lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao; trao đổi kế hoạch phát

triển văn hóa trong tình hình mới; thông báo cho nhau tình hình mỗi bên, kịpthời kiến nghị nhằm phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh

trong quá trình thực hiện các thỏa thuận hợp tác. Ngành văn hóa tỉnh Hà Tĩnh

và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã ký kết các văn bản hợp tác, khuyến

khích các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là địa bàn biên giới tăng

cường các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, báo chí,

nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân

các địa phương [187]. Nhân các ngày lễ lớn, các đoàn văn hóa nghệ thuật tỉnh

Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tổ chức các chuyến lưu diễn

với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa mỗi dân tộc,

để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem [79]. Ngoài ra, nhiều đội

văn nghệ của Bộ chỉ huy Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh Hà

Tĩnh, các huyện biên giới như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang... đã

thường xuyên tổ chức các chuyến thăm và biểu diễn tại các tỉnh bạn, nhất là

các địa phương dọc biên giới [90].

91

Trong giai đoạn 2001 - 2010, tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm giúp hai tỉnh bạn

đào tạo lưu học sinh ở những ngành mà tỉnh bạn chưa có điều kiện đào tạo,

đặc biệt những ngành mũi nhọn về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Tỉnh Hà Tĩnh

đồng ý tiếp nhận đào tạo trình độ sơ, trung cấp, cao đẳng các chuyên ngành y

tế, kinh tế tài chính, kế hoạch, trồng trọt, chăn nuôi cho cán bộ các tỉnh bạn

với phương châm các bên cùng hợp tác chia sẽ trách nhiệm, phù hợp với khả

năng và điều kiện thực tế mỗi bên [178].

Theo thỏa thuận đã ký kết, năm 2005, đã tổ chức đào tạo tiếng Việt cho

27 cán bộ của hai tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (Bôlykhămxay 20 học

viên, Khămmuộn 07). Năm 2006, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnhtiếp tục hoàn thành đào tạo tiếng Việt cho 20 học viên và đào tạo trung cấp

chuyên nghiệp cho 15 học viên của tỉnh Bôlykhămxay trong hai năm tiếp

theo; tiếp tục cử giáo viên các môn toán, lý, hóa sang giúp bồi dưỡng, chia sẻkinh nghiệm cho đội ngũ giáo viên tỉnh Bôlykhămxay trong dịp hè [90].

Trong năm 2007, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tiếp nhận, đào tạo 32 học viên của hai

tỉnh (Bôlykhămxay 20 học viên, Khămmuộn 12 học viên). Tỉnh

Bôlykhămxay đã phối hợp với Bộ Giáo dục, trường Đại học Quốc gia Lào

nhận đào tạo tiếng Lào cho 10 học viên của tỉnh Hà Tĩnh.

Thực hiện nội dung văn bản thoả thuận hợp tác cấp cao đã ký giữa tỉnh

Hà Tĩnh - Bôlykhămxay, từ năm 2007, tỉnh Hà Tĩnh nhất trí với đề nghị của

tỉnh bạn, đồng ý cho các học sinh tỉnh bạn sau khi học xong hệ Trung cấp sẽ

được tiếp tục học liên thông lên hệ Cao đẳng. Số học viên đã hoàn thành xong

hệ tiếng Việt sẽ được nhận vào các Trường Cao đẳng, Trung học chuyên

nghiệp. Năm học 2008 - 2009, tỉnh Hà Tĩnh đồng ý và giao cho trường Đại

học Hà Tĩnh nhận đào tạo tiếng Việt và các chuyên ngành cho 63 học viên

của bạn. Sau khi học xong tiếng Việt, 37 học viên được tiếp nhận đào tạo

chuyên ngành tại trường Đại học Hà Tĩnh và trường Cao đẳng Y tế. Kinh phí

tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ cho công tác đào tạo là 900 triệu đồng/năm [113]. Năm2010, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các trường tiếp nhận 192 học viên của hai tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn (trong đó Bôlykhămxay 154 và Khămmuộn 38)

92

sang học tiếng Việt và các chuyên ngành tại Trường Đại học Hà Tĩnh, Trường

Cao đẳng Y tế và Trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức. Trong năm 2010, tỉnh

Hà Tĩnh tiếp tục hỗ trợ 1,7 tỷ đồng cho hai tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn

xây dựng trường học và trích ngân sách hỗ trợ 1,3 tỷ đồng cho công tác đàotạo lưu học sinh Lào [111].

Từ năm 2005 đến 2010, tỉnh Hà Tĩnh nhận đào tạo tiếng Việt và các

chuyên ngành cho 512 học viên của hai tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn và

Xavẳnnakhệt (tỉnh Bôlykhămxay 381 học viên, tỉnh Khămmuộn 116 học viên,

tỉnh Xavẳnnakhệt 15 học viên). Trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác giữa hai

tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, năm 2008, tỉnh

Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Bôlykhămxay tổ chức tổ chức 02 lớp học tiếng Lào

tại tỉnh Hà Tĩnh cho 52 cán bộ, công chức của tỉnh Hà Tĩnh [92].

Bên cạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, hằng năm, Sở Giáo dục - Đàotạo tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã cử các đoàn cán bộ,

chuyên gia sang thăm hỏi, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản

lý, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các cấp học phổ thông. Nhằm giúp

các tỉnh bạn tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo, năm 2001, tỉnh

Hà Tĩnh đã trích ngân sách 100 triệu đồng giúp Bôlykhămxay xây dựng 1

trường mầm non; năm 2006 đầu tư xây dựng công trình nhà học 2 tầng gồm 8

phòng học, trị giá hơn 1,7 tỷ đồng. Trong năm 2008, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục hỗ

trợ tỉnh bạn xây dựng trường cấp III Xí Thả Na Xay, trị giá 1,5 tỷ đồng và hỗ

trợ tỉnh Khămmuộn xây dựng trường Tiểu học Na Pô, trị giá 1 tỷ đồng [189].

Về y tế: Tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo ngành Y tế phối hợp với ngành Y tế hai

tỉnh bạn tổ chức các đoàn qua lại gặp gỡ, trao đổi, ký kết hợp tác về công tác

chuyên môn, kinh nghiệm quản lý và xây dựng mạng lưới y tế; cung cấp

thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh, phối hợp phòng chống dịch bệnh

cho nhân dân vùng biên. Ngành y tế tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận một số cán bộ

y tế các tỉnh bạn sang bồi dưỡng nghiệp vụ. Năm 2004, tỉnh Hà Tĩnh nhận bồi

dưỡng trình độ chuyên môn (khoa mổ) ba tháng cho 03 bác sỹ; năm 2006

nhận bồi dưỡng nghiệp vụ xét nghiệm ba tháng cho 03 kỹ thuật viên của tỉnh

93

Bôlykhămxay. Đồng thời, tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận đào tạo dài hạn 19 học

viên của tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh,

trong đó, 18 học viên đã tốt nghiệp ra trường [148].

Ngành y tế Hà Tĩnh đã trao tặng 01 máy dập viên thuốc cho ngành Y tếtỉnh Bôlykhămxay; 65 giường bệnh, 01 máy thở ô xy cho bệnh viện huyện

Căm Cợt và trạm xá Bản Thồng Pẹ; tiếp nhận khám và chữa bệnh cho hàng

trăm lượt cán bộ cốt cán và nhân dân của tỉnh Bôlykhămxay tại Bệnh viện Đakhoa Cửa khẩu Cầu Treo; cấp thuốc và khám miễn phí cho hằng ngàn lượt

đồng bào các bộ tộc Lào vùng biên giới; giúp đỡ lương thực, thực phẩm trị

giá hàng trăm triệu đồng. Năm 2007, tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng trạm xá

quân dân y kết hợp tại bản Thồng Pẹ huyện Căm Cợt trị giá 400 triệu đồng.

Thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, từ

tháng 7/2003 đến tháng 7/2004, ngành Y tế tỉnh Hà Tĩnh đã cử 3 Đoàn cánbộ, bác sỹ, y tá sang tỉnh bạn trao đổi kinh nghiệm khám chữa bệnh; hỗ trợ

một số máy châm cứu đông y và trực tiếp hướng cho cán bộ tỉnh bạn sử dụng

thiết bị. Trung tâm y học dự phòng, Trung tâm Phòng chống sốt rét, côn trùng

và ký sinh trùng Hà Tĩnh đã hỗ trợ thuốc và trang thiết bị y tế cho ngành Y tế

tỉnh bạn phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống dịch SARS, tổng trị giá 400

triệu đồng; đồng thời tổ chức đào tạo tại chỗ cho cán bộ làm công tác y học

dự phòng của tỉnh bạn [137].

Về khoa học - công nghệ: Bước sang giai đoạn 2001 - 2010, hợp tác về

khoa học công nghệ giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

được quan tâm đúng mức. Căn cứ thực trạng tình hình, nhất là hướng ưu tiên

trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh bạn, các dự án hợp tác

về khoa học công nghệ giữa ba tỉnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông

nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi.

Thực hiện văn bản hợp tác đã ký vào tháng 8/2003, về phát triển cây gió

trầm và chuyển giao công nghệ chiết xuất tinh dầu trầm, Hà Tĩnh đã chuyển

cho tỉnh Bôlykhămxay 500 cây giống gió trầm theo công nghệ nuôi cấy mô và

hướng dẫn trồng thử nghiệm. Đồng thời, Hà Tĩnh đã giúp bạn 100 kg nguyên

94

liệu gỗ gió trầm và chiết xuất thử thành công đạt 15 cm3 tinh dầu. Theo kết quảthử nghiệm này, nếu trồng 1 ha cây gió trầm sẽ thu được 10 tỷ đồng trong thời

gian 10 năm [109]. Từ năm 2006, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh

tiếp tục triển khai thực hiện nhân rộng các mô hình đã chuyển giao; hỗ trợ giúp

tỉnh Bôlykhămxay xây dựng mạng lưới hoạt động, quản lý khoa học công

nghệ, triển khai và chuyển giao dự án xử lý nước sinh hoạt và năng lượng mới

(gồm năng lượng mặt trời và khí biôga), chuyển giao công nghệ tái chế nhựa

PE, công nghệ định hình sinh khối sản xuất khí đốt [109].

Tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục hỗ trợ và thực hiện các dự án chuyển giao khoa

học - công nghệ cho Uỷ ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Lào: Dựán chuyển giao công nghệ, xây dựng các trạm xử lý nước, hầm khí Biogas,

năng lượng mặt trời cho hai tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn với kinh phí

795 triệu đồng; Dự án chuyển giao công nghệ sinh học nuôi cấy mô tế bào

thực vật sản xuất các giống cây chuối, cây mía, cây chỉ xác, Paulownia, với số

vốn 250 triệu đồng; Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất than tổ ong bằng

nguyên liệu than Lào với nguồn vốn 290 triệu đồng; nghiên cứu xây dựng dựán khả thi về hệ thống quản lý đo lường với 350 triệu đồng [90]. Đặc biệt, Sở

Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Ban Khoa học và Công

nghệ tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn triển khai thực hiện dự án "Xây dựng

mô hình thuỷ điện nhỏ và mô hình sản xuất giống cây gió trầm cho tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn" [85].

Đến năm 2010 tỉnh Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tỉnh Hà Tĩnh đã

triển khai thực hiện xong dự án "Xây dựng mô hình thuỷ điện nhỏ và vườn

ươm sản xuất giống cây gió trầm cho tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn", với

tổng kinh phí 2,05 tỷ đồng; đã tiến hành xây dựng xong hai mô hình vườn

ươm giống cây gió trầm tại tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn; Dự án chuyển

giao công nghệ xây dựng các trạm xử lý nước, hầm khí Biogas, năng lượng

mặt trời cho tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn. Từ năm 2010, Sở Khoa học

và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ tỉnh Bôlykhămxay và

Khămmuộn một số giống lúa năng suất, chất lượng cao và quy trình kỹ thuật,

95

vật tư nông nghiệp cần thiết để tiến hành trồng thử nghiệm; thiết bị kiểm định

công tơ điện; tổ chức các lớp tập huấn về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng

cho cán bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn [112].

Song song với việc triển khai thực hiện các dự án, chuyển giao công

nghệ, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn thường xuyên tổ chức

cho các các cơ quan khoa học, các doanh nghiệp, nhất là đội ngũ các cán bộ

chuyên gia kỹ thuật các ngành, các địa phương qua lại nghiên cứu, khảo sát,

trao đổi kinh nghiệm và ký kết các văn bản hợp tác về khoa học công nghệ,

đào tạo chuyên gia, cung cấp thông tin, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ sản phẩm

sang thị trường Lào theo sự thoả thuận giữa các bên.

Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và công tác biên giới: Nhận thức

được vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ hợp tác trong lĩnh

vực an ninh, quốc phòng và công tác bảo vệ an ninh biên giới, Đảng bộ, chính

quyền tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn kịp thời

tăng cường chỉ đạo thực hiện các nội dung thỏa thuận đã ký kết, phù hợp với

diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, tình hình trong nước và ba tỉnh trong

từng thời kỳ.

Tại cuộc hội đàm cấp cao tháng 6/2001, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay đã thống nhất giao các ngành quân sự, công an, bộ đội biên

phòng và các ngành liên quan tăng cường việc giao ban định kỳ, trao đổi nắm

chắc tình hình, bảo vệ an ninh biên giới, đấu tranh phòng chống có hiệu quả

nạn buôn bán ma túy, vũ khí và vượt biên trái phép; đồng ý về chủ trương mởthông tuyến đường từ xã Sơn Hồng (huyện Hương Sơn) đi Nậm Xắc (huyện

Căm Cợt) [110].

Sau cuộc họp lần thứ X (tháng 7//2000) giữa Đoàn đại biểu biên giới hai

nước Việt Nam - Lào, từ đầu năm 2001, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức các

cuộc họp các thành viên Ban Biên giới, đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, ngành

cấp tỉnh, thủ trưởng các ngành liên quan, các huyện và các xã biên giới đểđánh giá tình hình thực hiện Quy chế biên giới từ kỳ họp thứ IX đến kỳ họp

thứ X và các vấn đề liên quan đặt ra sau kỳ họp thứ X.

96

Nhìn chung, bước sang năm 2001, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục được tăng cường, thu được những kết

quả đáng phấn khởi. Những vấn đề liên quan đến công tác biên giới đều được

giải quyết trên cơ sở tình hữu nghị đặc biệt, đúng pháp luật mỗi nước và

thông lệ quốc tế.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các

huyện biên giới, các ngành, đoàn thể, tiếp tục tăng cường công tác tuyên

truyền, tổ chức cho nhân dân học tập, nâng cao nhận thức và thực hiện tốt

Quy chế Biên giới, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vượt biên

trái phép, tranh chấp, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự an ninh biên

giới. Tính riêng từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2001, đã tổ chức 16 buổi học tập

Hiệp định Quy chế Biên giới, với 2000 lượt người tham gia; phối hợp lực

lượng địa phương tiến hành truy quét, trục xuất 350 đối tượng cư trú bất hợp

pháp; xử lý 42 vụ, 60 đối tượng vi phạm quy chế khu vực biên giới; 14 vụ, 26

đối tượng vi phạm thủ tục xuất nhập cảnh; 2 vụ mua bán tàng trử vũ khí trái

phép; 12 vụ, 40 đối tượng buôn lậu, tịch thu hàng hóa trị giá hàng trăm triệu

đồng; phía tỉnh bạn trao trả cho các tỉnh của Việt Nam 8 đợt với 67 hộ, 276

người vượt biên trái phép [33].

Để tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu

và nhiệm vụ NQ 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về chiến lược an

ninh quốc gia, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đặc biệt là NQ 04-

NQ/TU, gắn với việc tăng cường quan hệ hợp tác với nước bạn Lào, BTV

Tỉnh ủy đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện NQ để trực tiếp theo dõi, kiểm tra,

đôn đốc chỉ đạo việc thực hiện ở các huyện thị và các cơ quan, đơn vị. Thực

hiện chỉ đạo của tỉnh, nhiều địa phương, đơn vị đã kịp thời triển khai học tập

và xây dựng chương trình hành động cụ thể, tập trung triển khai thực hiện các

nhiệm vụ, giải pháp các NQ đã đề ra, kịp thời giải quyết những vấn đề phát

sinh thuộc địa phương, đơn vị mình. Các đồng chí trong Ban chỉ đạo tỉnh đã

bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình cơ sở, đôn đốc các ngành, các địa

phương tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến quốc phòng

97

an ninh đang nổi lên tại địa bàn. Trong quá trình thực hiện, các ngành chức

năng như: Công an, Quân sự, Biên phòng, Hải quan đã chủ động phối hợp

triển khai nắm tình hình nội và ngoại biên, chủ động đối phó với những phức

tạp mới ở Lào tác động vào vùng biên giới của tỉnh. Tăng cường phối hợp lực

lượng triển khai các phương án chống xâm nhập qua biên giới, ngăn chặn các

hoạt động vi phạm quy chế biên giới [103].

Trước thực trạng nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền vềnhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới chưa đầy đủ, thậm chí có

nơi, có lúc chủ quan, mất cảnh giác, chưa gắn nhiệm vụ quốc phòng an ninh

với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt, trước những diễn biến phức

tạp mới ở Lào đã tác động đến tình hình trong tỉnh trong năm 2003 và năm

2004, nhất là hoạt động xâm nhập của các loại đối tượng trong các tổ chức

phản động lưu vong, tình hình di dịch cư của người Mông, hoạt động phỉ ởLào và các loại tội phạm [102], BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị sơ

kết 3 năm (1999 - 2003) thực hiện NQ 08-NQ/TW và NQ 04-NQ/TW, nhằm

đánh giá những kết quả đạt được và đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục

thực hiện NQ trong những năm tiếp theo.

Thực hiện các nội dung thỏa thuận cấp cao đã ký giữa tỉnh Hà Tĩnh với

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, các bên chủ động phối hợp tổ chức thực hiện

tốt các nội dung Biên bản cuộc họp lần thứ XX của Ủy ban Biên giới quốc gia

giữa hai nước Việt Nam và Lào ngày 27/12/2010 tại tỉnh Luông Pha Băng

nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Văn bản Thoả thuận “Hà Nội” ngày14/9/2007 giữa hai Chính phủ và các văn bản ký kết giữa chính quyền tỉnh Hà

Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Ngay sau khi Biên bản cuộc họp lần thứ XX của Ủy ban Biên giới quốc

gia giữa hai nước Việt Nam - Lào được ký kết, BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo

UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị quán triệt nội dung Biên bản và chỉ đạo

Ban biên giới, Ban chỉ đạo cắm mốc tỉnh và các ngành, các cấp liên quan triển

khai thực hiện. Sở Ngoại vụ, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự

tỉnh, Công an tỉnh và ba huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang đã tập

98

trung tăng cường tuyên truyền giáo dục nhân dân trong khu vực biên giới học

tập, thực hiện tốt nội dung Biên bản, các Hiệp định, Quy chế Biên giới, Nghị

định 34/NĐ-CP của Chính phủ; tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng,

các địa phương biên giới thực hiện tốt công tác biên giới. Ban Biên giới, các

ngành, các huyện biên giới và các đồn Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn duy trì chế độ giao ban định kỳ, chế độ tuần tra

song phương nhằm quản lý, bảo vệ đường biên giới, hệ thống mốc quốc giới;

phát hiện và xử lý kịp thời các phát sinh; phối hợp chặt chẽ cung cấp thông tin

đấu tranh phòng chống các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản

động, các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm buôn bán vận chuyển ma túy, vũkhí qua biên giới; ngăn chặn và giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm Quy

chế Biên giới.

Kết quả nổi bật nhất trong hợp tác an ninh quốc phòng giữa tỉnh Hà

Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong giai đoạn này là giữ vững an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đập tan âm mưu phá hoại của các thếlực thù địch.

Lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát kinh tế, cảnh sát phòng chống ma

túy, cảnh sát điều tra, an ninh điều tra phối hợp với các lực lượng liên quan đã

phát hiện bắt giữ nhiều vụ buôn bán, vận chuyển ma túy lớn. Sự hợp tác chặt

chẽ giữa bộ lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn là cơ sở đảm bảo ổn định an ninh chính trị, giữ vững chính quyền

trên mỗi địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để ba tỉnh hợp tác phát triển kinh

tế, văn hóa xã hội, góp phần quan trọng cho việc ổn định và phát triển của hai

nước Việt Nam - Lào.

Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn đã nghiêm túc thực hiện quy chế phối hợp và thường xuyên hỗ

trợ nhau trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trao đổi và cung cấp

thông tin, tình hình liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn vùng biên, nhất

là đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán, vận chuyển chất ma túy, vũ khí,

buôn bán phụ nữ, trẻ em, xuất nhập cảnh trái phép... Tiêu biểu như phối hợp

99

với Công an tỉnh Bôlykhămxay thực hiện thắng lợi chuyên án 708M, bắt 3 đối

tượng, thu 20 bánh hêroin (trọng lượng 6,5 kg), Chuyên án 412-LV, bắt quả

tang tên Phu Viêng, thu giữ 9 bánh hêroin (trọng lượng 3,15 kg) và 30.000

viên ma túy tổng hợp.

Hằng năm, chính quyền các tỉnh bạn đã tổ chức trao trả người di cư tự do

cho các cơ quan chức năng của Hà Tĩnh và các tỉnh khác của Việt Nam qua

cửa khẩu Cầu Treo. Năm 2000 - 2001, qua cửa khẩu Cầu Treo, các tỉnh của

Lào trao trả người của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa

Thiên Huế di cư tự do sang Lào, gồm 7 đợt, 76 hộ, với 272 người thuộc dân

tộc H’mông [136]. Năm 2002, phía bạn trao trả 3 đợt, với 74 người [46].

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, nhờ sự nỗ lực của các địa phương, các

ngành liên quan của hai nước, từ năm 2002, tình hình di cư trái phép đã giảm

dần [144]. Định kỳ hằng năm và đột xuất khi xảy ra những vấn đề phát sinh,

Ban Biên giới tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn thường xuyên

tổ chức gặp mặt, hội đàm để trao đổi tình hình, đồng thời thống nhất những

biện pháp giải quyết các trường hợp vi phạm. Với tinh thần tương trợ, giúp đỡnhau trong việc thực hiện Hiệp định biên giới, hai tỉnh đã thống nhất xây

dựng trạm kiểm tra liên hợp ở cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo [31].

Một trong những kết quả nổi bật trong công tác biên giới của ba tỉnh là

đã xác định, bảo vệ, tu bổ, giữ nguyên hiện trạng và quản lý bảo vệ tốt hệthống mốc quốc giới đảm bảo quy định của Hiệp định Quy chế biên giới.

Thực hiện Hiệp định Quy chế biên giới quốc gia, về phía Việt Nam, 12

mốc quốc giới được giao cho 4 đồn Biên phòng quản lý, bảo vệ. Trong đó, Đồn

cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo phụ trách đoạn biên giới dài 56 km, gồm 4 mốc:

N1, N2, N13, N14; Đồn 567 phụ trách đoạn biên giới dài 44 km, gồm 2 mốc:

N3, N4; Đồn 571 phụ trách đoạn biên giới dài 28 km, gồm 4 mốc: N5, N6, N7,

N8; Đồn 575 phụ trách đoạn biên giới dài 17 km, gồm 2 mốc: N9, N10. Do

mốc quốc giới được cắm trên núi cao núi cao, dộ dốc lớn, địa hình hiểm trở,

kích cỡ cột mốc quá nhỏ nên rất khó khăn trong công tác bảo vệ. Nhìn chung,

các mốc quốc giới vẫn được giữ nguyên hiện trạng, không bị xê dịch. Từ khi

100

được tìm thấy đầy đủ, hệ thống mốc quốc giới được thường xuyên kiểm tra,

bảo vệ và quản lý theo đúng quy định của Hiệp định hai nước đã ký. Tỉnh Hà

Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã cùng với Uỷ ban biên giới quốc gia

hoạch định phân mốc biên giới và đã được hai bên chấp thuận theo đúng luật

pháp và thông lệ quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý để Hà Tĩnh và Bôlykhămxay,

Khăm muộn có điều kiện phối hợp cùng nhau xây dựng đường biên giới hoà

bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác lâu dài giữa hai nước.

Thực hiện thỏa thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào về triển khai

Kế hoạch tổng thể tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam -

Lào, Ban Chỉ đạo cắm mốc tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo cắm

mốc tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn chỉ đạo Đội cắm mốc triển khai thực

hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra, đã hoàn thành xây dựng 24 mốc quốc giới

giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, là cặp tỉnh đầu tiên của 10 cặp tỉnh

giữa hai nước xây dựng xong sớm nhất, đã được Uỷ ban biên giới quốc gia

hai nước biểu dương, khen ngợi. Ban Chỉ đạo cắm mốc tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục

phối hợp với Ban Chỉ đạo cắm mốc hai tỉnh Khămmuộn, Xavẳnnakhệt và Đội

cắm mốc triển khai công tác cắm mốc đoạn biên giới giữa Hà Tĩnh với tỉnh

Khămmuộn. Năm 2010, đã hoàn thành công tác khảo sát đơn phương 26/29

mốc; song phương 22/29 mốc; hoàn thành cắm mốc tại thực địa 18/29 mốc và

đang triển khai thi công tại thực địa 04 mốc tiếp theo.

Là lĩnh vực hợp tác có ý nghĩa chiến lược, được sự quan tâm sâu sắc của

Đảng bộ, chính quyền, đặc biệt là sự nỗ lực của cán bộ chiến sỹ các lực lượng

vũ trang, hợp tác an ninh - quốc phòng giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn trong giai đoạn 1991- 2010 đã thu được kết quả to

lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ và

hợp đồng tác chiến nhịp nhàng, hiệu quả giữa các lực lượng vũ trang của mỗi

địa phương đã tạo nên sức mạnh đảm bảo sự ổn định chính trị và trật tự an

toàn xã hội trên toàn tuyến biên giới, góp phần quan trọng trong quá trình

thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn

dân và an ninh nhân dân vững mạnh của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,

101

Khămmuộn. Kết quả của việc hợp tác về vấn đề an ninh biên giới giữa tỉnh

Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã góp phần bảo vệ biên giới của

Việt Nam ở phía Tây và biên giới của Lào ở phía Đông, góp phần tăng thêm

tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Tiểu kết chương 2:Trong giai đoạn 2001 - 2010, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn có những bước phát triển đáng phấn khởi so với

giai đoạn 1991- 2000, đặc biệt so với giai đoạn 1986 - 1990. Giai đoạn này,

bên cạnh hợp tác trong lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng được xác định là

cơ sở và nền tảng, nhiệm vụ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại thực sựđược xem là lĩnh vực trọng tâm, tạo động lực cho quan hệ hợp tác trên các lĩnh

vực khác phát triển lên một bước mới. Trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà

Tĩnh với các tỉnh bạn Lào đã chuyển từ bao cấp, viện trợ một chiều, sang hợp

tác bình đẳng cùng có lợi, đa dạng hơn, chú trọng khai thác tiềm năng lợi thế

của nhau nhiều hơn. Một số chương trình, dự án có nguồn vốn lớn, thu hút

đông lực lượng lao động được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả cao. Bên

cạnh đó, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ được quan tâm

đúng mức và thu được những kết quả đáng phấn khởi; các hoạt động xã hội,

giao lưu hữu nghị nhân dân đã được tăng cường với nội dung và hình thức

phong phú, đa dạng, thiết thực vun đắp tình đoàn kết và hữu nghị đặc biệt giữa

Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Về phương thức lãnh đạo, ở giai đoạn này, phương thức lãnh đạo của

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong việc tăng cường quan hệ hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục có sự đổi mới theo hướng quán triệt các

quan điểm, phương hướng về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong

điều kiện mới được đề cập trong Văn kiện Đại hội IX và X của Đảng cũng

như các NQ của BCH Trung ương khoá IX và X. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã

chú trọng đúng mức việc lãnh đạo chính quyền thể chế hoá các quan điểm,

phương hướng của Đảng bộ về tăng cường quan hệ hữu nghị với tỉnh

Bôlykhămxay, Khăm muộn, thành các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể,

102

đồng thời đã chú trọng phát huy sức mạnh của bộ máy chính quyền vào việc

triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án đã được xây dựng và

thông qua. Một số chương trình dự án có vốn đầu tư lớn, nhất là trong lĩnh

vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, khoa học công nghệ được chuẩn bịkhá công phu và triển khai thực hiện bước đầu mang lại hiệu quả cao, tạo

bước chuyển biến đáng kể nhằm thực hiện quan điểm lấy kinh tế làm trọng

tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tăng cường hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnhvới tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ được chú trọng

đúng mức hơn. Các tổ công tác, tổ giúp việc tại tỉnh và các ngành các địaphương liên quan được thành lập, kiện toàn và đi vào hoạt động có hiệu quả,

góp phần tạo chuyển biến mạnh trong công tác tham mưu, chỉ đạo, tổ chức

thực hiện các nội dung hợp tác. Công tác tham mưu của các ban, ngành, các

cơ quan chuyên trách giúp cấp ủy chính quyền nâng cao hiệu lực, hiệu quả

công tác lãnh đạo điều hành có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tham

mưu, phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với các bộ, ban, ngành

Trung ương được quán triệt và thực hiện khá kịp thời, đồng bộ, mang lại hiệu

quả thiết thực.

Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện bước đầu đã được coi

trọng; đã chú ý phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân,

các tổ chức kinh tế xã hội trong việc triển khai các hoạt động theo đúng chức

năng, nhiệm vụ nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn…

Những đổi mới về phương thức lãnh đạo nói trên của Đảng bộ tỉnh Hà

Tĩnh đã từng bước khắc phục những hạn chế, khuyết điểm về phương thức

lãnh đạo ở giai đoạn trước; đồng thời, phù hợp với quá trình đổi mới phương

thức lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới. Nhờ vậy, đã góp phần nâng cao

hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có nhiệm vụtăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn.

103

Chương 3NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. NHẬN XÉT

3.1.1. Về quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện quan

hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của

Đảng bộ tỉnh Hà TĩnhNhìn lại quá trình nghiên cứu, ban hành chủ trương tăng cường quan hệ

hợp tác với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng

bộ tỉnh Hà Tĩnh, có thể nhận thấy:

Một là, chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện và có

hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn đã được tiếp tục khẳng định ngay sau ngày tái lập tỉnh, kế tục và

phát huy được những thành tựu đã đạt được trước đây của Đảng bộ và nhân

dân tỉnh Nghệ Tĩnh.Ngay sau khi tái lập tỉnh, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, và các

NQ chuyên đề của BTV, BCH Tỉnh ủy, các văn bản thỏa thuận tại các cuộc

Hội đàm cấp cao ba tỉnh đã khẳng định quyết tâm tiếp tục tăng cường quan hệhợp tác lâu dài, toàn diện và có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính

trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, giao lưu hữu nghị nhân dân... với

Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn; không ngừng “Vun đắp

mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện được đơm hoa kết trái,

không ngừng phát triển” [150]; “Trong quan hệ với bạn, bảo đảm sự gắn bó

thủy chung giữa nhân dân và lực lượng vũ trang ba tỉnh, đặc biệt giữa tỉnh ta

với các tỉnh bạn Bôlykhămxay và Khămmuộn nhằm xây dựng tuyến biên giới

hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển, không để các thế lực thù địch lợi

dụng chia rẽ và tạo cớ phá hoại” [101]; coi đây là tài sản vô giá, là điều kiện

đảm bảo cho cho sự ổn định chính trị và an ninh và việc thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của ba tỉnh.

Chủ trương tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn Lào của Đảng bộ tỉnh

được tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần đầu tiên sau ngày tái lập tỉnh và ngay

104

sau đó, chủ trương này được tiếp tục khẳng định trong chuyến thăm các tỉnh

bạn của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã thể hiện lập trường, quan điểm trước sau

như một của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh luôn coi trọng và không

ngừng nỗ lực vun đắp tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với các tỉnh bạn Lào

cùng chung biên giới. Những chủ trương đó vừa thể hiện sự kế thừa, tiếp nối

những thành quả đã đạt được của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ tĩnh trước

đây, vừa thể hiện quan điểm, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà

Tĩnh tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị bền chặt thủy chung với Đảng bộ

và nhân dân các bộ tộc Lào anh em, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng

trong tình hình mới.

Hai là, chủ trương tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn Lào của Đảng

bộ tỉnh Hà Tĩnh đã cụ thể hóa kịp thời và góp phần làm phong phú, sinh động

thêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác

đối ngoại.

Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo

đã giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Trong đó, quá trình

đổi mới công tác đối ngoại, trước hết là đổi mới về đường lối, chính sách đối

ngoại là bộ phận rất quan trọng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.

Bằng sự nhạy cảm chính trị, kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng

sản Việt Nam đã hình thành và phát triển đường lối, chính sách đối ngoại đổi

mới nói chung và đường lối chính sách đối ngoại đối với nước CHDCND Lào

nói riêng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong

từng thời kỳ, phù hợp với bối cảnh tình hình khu vực, thế giới và xu thế phát

triển của thời đại, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của hai nước

trong từng thời kỳ. Trong những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của công cuộc

đổi mới có đóng góp to lớn của công tác đối ngoại. Các hoạt động đối ngoại

đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận

lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế -

xã hội, tăng cường ổn định chính trị - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng,

105

đưa đất nước vượt qua những thách thức và đi vào giai đoạn phát triển mới; vịthế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao.

Trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác đối

ngoại nói chung và đối với nước CHDCND Lào nói riêng, từ ngày tái lập tỉnh

đến nay, với tình cảm quốc tế và anh em thủy chung, trong sáng, Đảng bộ tỉnh

Hà Tĩnh đã kịp thời quán triệt, cụ thể hóa và ban hành chủ trương tăng cường

tình đoàn kết, hữu nghị hợp tác, đoàn kết gắn bó với Đảng bộ và nhân dân các

tỉnh bạn Lào cùng chung biên giới.

Những chủ trương và giải pháp nêu trên đã cụ thể hóa quan điểm, chủ

trương và chính sách về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong

tình hình mới, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an

ninh quốc phòng, đáp ứng yêu cầu của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong việc tiếp tục tăng cường mối quan hệ,

hợp tác toàn diện trong tình hình mới.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, XIV, XV, XVI, XVII và

các NQ chuyên đề của Tỉnh ủy Hà Tĩnh từ năm 1991 - 2010 tiếp tục khẳng

định chủ trương tiếp tục tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn

diện với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, coi đây là

nhân tố quan trọng đảm bảo bảo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế xã

hội và an ninh quốc phòng của mỗi tỉnh; là nghĩa vụ quốc tế cao cả; đồng thời

thể hiện tình cảm gắn bó thủy chung giữa Đảng bộ và nhân dân ba tỉnh.

Phương châm hợp tác với các tỉnh bạn tiếp tục được khẳng định là toàn diện,

có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi tỉnh, trên nguyên tắc bình

đẳng, cùng có lợi, phù hợp với cơ chế thị trường nhưng luôn luôn dành cho

nhau những ưu tiên, ưu đãi hợp lý trong quá trình hợp tác đầu tư sản xuất,

kinh doanh; nhiệm vụ tăng cường tình hữu nghị hợp tác với các tỉnh bạn là

trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các

địa phương trên địa bàn vùng biên giới.

Ba là, chủ trương tiếp tục tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác

toàn diện với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng

106

bộ tỉnh Hà Tĩnh qua từng thời kỳ không ngừng được bổ sung, phát triển, phù

hợp với yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của tỉnh.

Trên cơ sở quan điểm, chủ trương chung về nhiệm vụ công tác đối

ngoại, đặc biệt là đối với các tỉnh có chung đường biên giới, nhiệm vụ tăngcường hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được tiếp tục khẳng định

và thể hiện cụ thể trong nhiều Nghị quyết chuyên đề trên các lĩnh vực khác

nhau của BCH, BTV. Nội dung, chương trình hợp tác với các tỉnh bạn từng

bước được nghiên cứu đưa vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh.

Nếu như giai đoạn 1986 - 1990, quá trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực chính trị, an

ninh quốc phòng, các lĩnh vực khác chưa thực sự được coi trọng, quy mô nhỏ

lẻ, rời rạc, hiệu quả kinh tế thấp, thì giai đoạn 1991 - 2000, quan hệ hợp tác

được thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ, hiệu quả cao hơn trên nhiều lĩnh

vực; hợp tác kinh tế từng bước được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và bước

đầu mang lại những kết quả đáng khích lệ trên một số lĩnh vực.

Bước sang thế kỷ XXI, quán triệt sâu sắc chủ trương chủ động và tích

cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đề ra phù hợp với bối cảnh tình hình

quốc tế, khu vực, tình hình trong nước cũng như yêu cầu phát triển kinh tế xã

hội của tỉnh trong tình hình mới. Chủ trương đó đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy

mạnh và phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nhằm

khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của mỗi tỉnh, phục vụ đắc lực

nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an

ninh quốc phòng trong điều kiện mới.

Giai đoạn 2001 - 2010 chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh có bước

phát triển mới. Đó là: Trên cơ sở quan điểm, chủ trương chung về nhiệm vụ

công tác đối ngoại, đặc biệt là đối với các tỉnh có chung đường biên giới,

nhiệm vụ tăng cường hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được tiếp

tục khẳng định và thể hiện cụ thể trong nhiều Nghị quyết chuyên đề trên các

107

lĩnh vực khác nhau của BCH, BTV. Nội dung, chương trình hợp tác với các

tỉnh bạn từng bước được nghiên cứu đưa vào các chương trình, kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh. Quan điểm, chủ trương

trong hợp tác được khẳng định là chủ động, tích cực, toàn diện và có chiều

sâu. Đây là bước phát triển mới trong nhận thức cũng như quá trình xây dựng

chủ trương, hoạch định các chương trình, kế hoạch cụ thể của Đảng bộ và

chính quyền địa phương nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác

với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong tình hình mới.

Trong quá trình xây dựng chủ trương, so với giai đoạn trước đây, việc

nắm bắt thông tin, nghiên cứu tình hình thực tiễn, nhất là điều kiện các nguồn

lực đảm bảo thực thi các chủ trương hợp tác của các bên được quan tâm hơn.

Đặc biệt, trong hoạt động của các chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo tỉnh Hà

Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, việc đi nghiên cứu thực tế tại các địaphương nơi đến thăm, nhằm hiện thực hóa việc gắn kết ngoại giao với kinh tế,

ngoại giao mở đường cho kinh tế và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế được

quan tâm hơn. Ngoài các chuyến thăm làm việc giữa các đoàn đại biểu cấp

cao ba tỉnh, các chuyến công tác, tham vấn, dự các phiên làm việc với các

đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Chính phủ hai nước nhằm kiến nghị đề xuất

ban hành chủ trương, chính sách, cơ chế, nhất là hỗ trợ nguồn lực đảm bảo

thực hiện các chương trình, nội dung hợp tác giữa ba tỉnh liên quan đến các

nội dung thỏa thuận chiến lược, góp phần thực thi nhiệm vụ tăng cường hợp

tác giữa hai nước, đã được lãnh đạo Đảng, chính quyền ba tỉnh quan tâm hơn.Bốn là, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã chú trọng cụ thể hóa các chủ trương

cũng như chỉ đạo quán triệt các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ quan hệhữu nghị, hợp tác với hai tỉnh cùng biên giới

Sau khi quán triệt chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà

nước phù hợp với đặc điểm thực tiễn của địa phương, Đảng bộ Hà Tĩnh đã

từng bước chú trọng chỉ đạo chính quyền thể chế hoá các quan điểm, phươnghướng về tăng cường quan hệ hữu nghị với tỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn

của Đảng bộ, thành các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể. Đồng thời, chú

108

trọng phát huy sức mạnh của bộ máy chính quyền vào việc triển khai thực

hiện các chương trình, kế hoạch, đề án đã được xây dựng và thông qua. Đặc

biệt khi bước sang giai đoạn 2001 - 2010, một số chương trình dự án có vốn

đầu tư lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, khoa

học công nghệ được chuẩn bị khá công phu và triển khai thực hiện bước đầu

mang lại hiệu quả cao, tạo bước chuyển biến đáng kể nhằm thực hiện quan

điểm lấy kinh tế làm trọng tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tăng cường

hợp tác giữa ba tỉnh.

Bên cạnh đó, công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ thực

hiện nhiệm vụ đối ngoại của tỉnh được quan tâm. Các tổ công tác, tổ giúp việc

tại tỉnh và các ngành các địa phương liên quan được thành lập, kiện toàn và đi

vào hoạt động có hiệu quả, góp phần tạo chuyển biến mạnh trong công tác

tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác. Công tác tham

mưu của các ban, ngành, các cơ quan chuyên trách giúp cấp ủy chính quyền

nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo điều hành có nhiều chuyển biến

tích cực. Công tác tham mưu, phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền địa phươngvới các bộ, ban, ngành Trung ương được quán triệt và thực hiện khá kịp thời,

đồng bộ, mang lại hiệu quả thiết thực.

Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện bước đầu đã được coi

trọng; đã chú ý phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân,

các tổ chức kinh tế xã hội trong việc triển khai các hoạt động theo đúng chức

năng, nhiệm vụ nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn…

Những đổi mới về phương thức lãnh đạo nói trên của Đảng bộ đã từng

bước khắc phục những hạn chế, khuyết điểm về phương thức lãnh đạo ở giai

đoạn trước; đồng thời, phù hợp với quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo

của Đảng trong giai đoạn mới. Nhờ vậy, đã góp phần nâng cao năng lực,

hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trên các lĩnh vực qua từng thời kỳ, trong

đó có nhiệm vụ tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn.

109

Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong việc thực hiện nhiệm vụxây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn có

một số đổi mới trên các phương diện, nhất là trong hoạch định chủ trương

cũng như trong chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh

bạn. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trong

việc xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị với tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn còn một số tồn tại, khuyết điểm. Cụ thể là, tại một số thời điểm,

việc ban hành các Nghị quyết chuyên đề về xây dựng quan hệ hợp tác hữu

nghị với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn còn chậm; công tác tuyên truyền

chưa được quan tâm đúng mức nhằm tạo sự thống nhất trong toàn Đảng bộ và

cả hệ thống chính trị về vấn đề này; công tác kiện toàn tổ chức, nâng cao tinh

thần trách nhiệm, hiệu quả, hiệu lực điều hành của bộ máy và đội ngũ cán bộ

thực thi nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác chưa thật sự được coi trọng; việc

lãnh đạo chính quyền thể chế hoá các quan điểm, phương hướng về xây dựng

quan hệ hữu nghị hợp tác với Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ thành

các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án cụ thể có lúc, có nơi còn thiếu kịpthời, có nơi, có lúc còn chưa được coi trọng; công tác kiểm tra, tổng kết việc

thực hiện nhằm rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những tồn tại vướng

mắc chưa đạt yêu cầu.

3.1.2. Kết quả thực hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Hà

Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn

3.1.2.1. Thành tựu nổi bật- Nhìn lại quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn

Lào cùng chung biên giới từ năm 1991 đến năm 2010, có thể thấy những

chặng đường phát triển của mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa ba tỉnh:

Trong giai đoạn 1986 - 1990, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa ba tỉnh diễn

ra trong bối cảnh hai nước và các địa phương đang gặp nhiều khó khăn, thách

thức, nhất là trong điều kiện kinh tế tỉnh còn nghèo, chưa thoát khỏi cơ chếquan liêu bao cấp, lại vừa phải đối phó với âm mưu chống phá thâm độc của

các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của Đảng

110

bộ và nhân dân ba tỉnh, với truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời và những ưuđãi đặc biệt giành cho nhau, nhìn chung, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh

Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục được tăng cường và thu

được những kết quả đáng phấn khởi, nhất là hợp tác về chính trị và an ninh

quốc phòng. Đặc biệt, sự quan tâm, giúp đỡ về chuyên gia, cung ứng cơ sở

vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống đã giúp các tỉnh

bạn giải quyết kịp thời những khó khăn trước mắt. Hoạt động ngoại thươnggiữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn chủ yếu diễn ra dưới

hình thức hữu nghị và ưu đãi đặc biệt, được bao cấp bằng ngân sách nhà nước

[163]. Trong thời kỳ khó khăn, hàng hoá của Việt Nam đến với các bản làng

của các tỉnh bạn, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa đã khắc phục được một

phần thực trạng hết sức khan hiếm hàng hoá của các tỉnh bạn, góp phần ổn

định tình hình, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, những kết quả đạt được trong quá trình

triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã được các bên thống nhất còn

thấp so với yêu cầu, mong muốn và tiềm năng của ba tỉnh. Nhiều nội dung

hợp tác đã được đề ra nhưng thực hiện thiếu kịp thời, có nơi, có lúc thiếu tính

khả thi. Quan hệ hợp tác chủ yếu đang diễn ra ở khu vực kinh tế Nhà nước,

trong đó, lĩnh vực được chú trọng nhất là nông - lâm nghiệp. Do đó, nhìn

chung việc hợp tác giữa ba tỉnh đem lại hiệu quả chưa cao, cả chiều rộng lẫn

chiều sâu, nặng tính chất bao cấp, phiến diện; chưa khơi dậy, phát huy được

tiềm năng, thế mạnh của ba tỉnh. Tuy nhiên, kết quả và những kinh nghiệm

bước đầu trong quá trình hợp tác giữa ba tỉnh trong những năm đầu thực hiện

đường lối đổi mới đã tạo cơ sở, tiền đề quan trọng giúp Đảng bộ, chính quyền

và nhân dân ba tỉnh tiếp tục tăng cường hợp tác trong những năm sau này đạt

hiệu quả cao hơn.

Trong giai đoạn 1991 - 2000, quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh, Bôlykhămxay,

Khămmuộn có nhiều chuyển biến trên các lĩnh vực hợp tác, từ quan hệ chủyếu về chính trị, an ninh quốc phòng trong thập niên 70, 80 từng bước chuyển

sang quan hệ hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, hợp tác kinh

111

tế, chính trị ngày càng có vị trí quan trọng. Cùng với hợp tác kinh tế, các lĩnhvực hợp tác khác cũng không ngừng phát triển và đạt được nhiều kết quả.

Bước sang giai đoạn 2001 - 2010, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà

Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn có những chuyển biến lớn, cả chiều

rộng và chiều sâu so với giai đoạn trước đây. Quán triệt đường lối đối ngoại

của Đại hội của Đảng, trong giai đoạn 2001 - 2010, trước đòi hỏi tăng cường

hơn nữa quan hệ thương mại, đầu tư và đáp ứng sự phát triển không ngừng của

hợp tác kinh tế, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định bảo hộ đầu tư và tránh đánh

thuế hai lần cùng nhiều văn kiện khác trên tất cả các lĩnh vực hợp tác. Đồng

thời, hai nước đã xây dựng các Thỏa thuận chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa,khoa học kỹ thuật cho các giai đoạn 5 năm, 10 năm. Hàng loạt Hiệp định, Nghị

định thư và các thỏa thuận hợp tác khác cũng đã được ký kết, tạo thành một hệ

thống cơ chế hợp tác và văn bản pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương hai bênáp dụng, thực hiện các chương trình, đề án hợp tác cụ thể [50].

Phát huy những nhân tố đảm bảo cho mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa

tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn, trong giai đoạn 1991 - 2010, tình hữu nghị và

sự hợp tác toàn diện giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn ngày càng được tăng cường, đạt nhiều thành tựu

quan trọng trên các lĩnh vực và đang diễn ra sôi động, hiệu quả, có chiều sâu

trên nhiều lĩnh vực [175]. Trong giai đoạn này, bên cạnh hợp tác trong lĩnh

vực chính trị, an ninh quốc phòng được xác định là cơ sở và nền tảng, nhiệm

vụ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại thực sự được xem là lĩnh vực

trọng tâm, tạo động lực cho quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác phát triển

lên một bước mới. Một số chương trình, dự án có nguồn vốn lớn, thu hút

đông lực lượng lao động được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả cao. Bên

cạnh đó, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ được quan

tâm đúng mức và thu được những kết quả đáng phấn khởi; các hoạt động xã

hội, giao lưu hữu nghị nhân dân đã được tăng cường với nội dung và hình

thức phong phú, đa dạng, thiết thực vun đắp tình đoàn kết và hữu nghị đặc

biệt giữa Đảng bộ và nhân dân ba tỉnh [177].

112

- Trong quá trình thực hiện các chương trình, nội dung hợp tác, tuy còn

bộc lộ không ít khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách

quan khác nhau, song những kết quả đạt được trong giai đoạn này đã góp

phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã

hội, an ninh quốc phòng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà

nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và các NQ chuyên đề của BTV, BCH

Tỉnh ủy Hà Tĩnh từ 1991- 2010 đã khẳng định quyết tâm trước sau như một

tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện và có hiệu quả trên tất

cả các lĩnh vực với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Nhiều chủ trương, giải

pháp về hợp tác, đặc biệt là các thỏa thuận tại các cuộc hội đàm nhân các

chuyến thăm thường niên đã được lãnh tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn thống nhất và được quán triệt, cụ thể hóa thành các chương

trình, nội dung hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực, phù hợp với điều kiện thực

tế mỗi tỉnh và được kịp thời quán triệt và triển khai thực hiện ở các cấp, các

ngành, các địa phương và đã thu được những kết quả khá toàn diện, đồng

đều trên các lĩnh vực, đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính,

kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của mỗi địa phương; góp phần làm

phong phú, sinh động thêm mối quan hệ đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa

Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào anh em. Những kết

quả trong hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, an

ninh, quốc phòng, công tác biên giới... đã đóng góp quan trọng vào việc thực

hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của mỗi địa phương; góp

phần quan trọng tiếp tục tăng cường tình đoàn kết gắn bó keo sơn, tình hữu

nghị đặc biệt hiếm có giữa Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Kết quả này càng có vị trí vai trò đặc

biệt trong bối cảnh các thế lực thù địch đang dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn

hết sức thâm độc ra sức chống phá sự nghiệp cách mạng, chia rẽ tình đoàn

kết hữu nghị đặc biệt của Đảng và nhân dân hai nước. Lào và Việt Nam là

113

hai nước trong số ít quốc gia còn kiên định mục tiêu CNXH, mỗi nước một

mặt phải phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, mặt khác rất

cần đẩy mạnh và tăng cường quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai Đảng,

nhân dân hai nước, nhằm đảm bảo giữ vững định hướng và mục tiêu CNXH,

đưa sự nghiệp đổi mới đi đến thành công, đáp ứng nguyện vọng, lợi ích cơ

bản và lâu dài của nhân dân hai dân tộc, phù hợp với xu thế hoà bình, phát

triển của khu vực và trên thế giới.

- Thông qua việc thực hiện các chương trình, nội dung hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của các

cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền, sự phối hợp

hoạt động của các ngành, đoàn thể và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sởcủa tỉnh Hà Tĩnh.

Nhân các chuyến thăm và tại các cuộc hội đàm, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã thông báo cho nhau tình hình thực hiện

nhiệm vụ chính trị kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi tỉnh; những

nội dung trọng tâm mà các bên quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tếxã hội an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn cũng đã thảo luận,

chia sẻ, tiếp thu lẫn nhau những ý kiến đóng góp, những bài học kinh nghiệm

trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng

và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp. Các bên cũng

đã tổ chức các buổi gặp mặt, tọa đàm về những vấn đề lý luận và thực tiễn,

nhất là những vấn đề mới đặt ra tại địa phương mỗi tỉnh trong từng thời kỳ.

Hàng loạt các chuyến thăm, khảo sát thực tế tại địa phương, các mô hình, điển

hình tiên tiến trên các lĩnh vực, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh

tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả đã được tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn quan tâm tổ chức. Đây là cơ sở thực tiễn sinh

động, thuyết phục để lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn tổng kết, đánh giá, trên cơ sở đó, nghiên cứu, từng bước bổ sung

và xây dựng thành chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội phù hợp

114

với điều kiện cụ thể của mỗi tỉnh. Việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa

tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, nhất là trong lĩnh vực chính

trị, giao lưu hữu nghị nhân dân đã góp phần nâng cao năng lực hoạch định

chủ trương và phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, năng lực điều hành

của chính quyền các cấp và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các

đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội của mỗi tỉnh qua từng thời kỳ.

Ngoài ra, việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã

góp phần nâng cao năng lực của các cơ quan liên quan trong việc thể chế hoá

các quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh về tăng cường quan hệ hợp tác

với các tỉnh bạn, thành chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể, đồng thời, phát

huy sức mạnh của bộ máy chính quyền, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở

triển khai thực hiện. Thông qua việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác, công

tác kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ được chú trọng hơn. Các tổcông tác, tổ giúp việc tại tỉnh và các ngành các địa phương liên quan được

thành lập, kiện toàn và đi vào hoạt động, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ

trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác. Công tác tham

mưu của các ban, ngành, các cơ quan chuyên trách giúp cấp ủy chính quyền

nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành có nhiều chuyển biến tích

cực. Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện bước đầu đã được coi

trọng; đã chú ý phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân,

các tổ chức kinh tế xã hội trong việc triển khai các hoạt động theo đúng chức

năng, nhiệm vụ nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay, Khăm muộn…

- Về thành tựu hợp táctrên các lĩnh vực cụ thể:

Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế:

Trong giai đoạn 1991 - 2010, nhiệm vụ tăng cường hợp tác trong lĩnh

vực kinh tế với hai tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là yêu cầu và nhiệm vụ

trọng tâm luôn được đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà

Tĩnh. Nhiều chủ trương, giải pháp về hợp tác kinh tế, đặc biệt là các thỏa

thuận tại các cuộc hội đàm cấp cao qua các chuyến thăm thường niên đã được

115

lãnh đạo tỉnh thống nhất và được quán triệt, cụ thể hóa thành các chươngtrình, nội dung hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực, phù hợp với điều kiện thực tế

mỗi tỉnh và được kịp thời triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành, các địa

phương và đã thu được những kết quả khá toàn diện, đồng đều trên các lĩnhvực, đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính, kinh tế xã hội, an

ninh, quốc phòng của địa phương, góp phần làm phong phú, sinh động thêm

mối quan hệ đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân

hai nước Việt Nam - Lào anh em trong thời kỳ mới. Từ năm 1991 đến năm

2010, giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đã có những

chuyến biến nhanh chóng theo hướng liên doanh, hợp tác cùng có lợi, phù

hợp với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Nếu giai

đoạn 1991 - 2000 hợp tác kinh tế quy mô còn nhỏ lẻ, dàn trải, thiếu những

chương trình, dự án quy mô lớn, hiệu quả thấp thì giai đoạn 2001 - 2010 hợp

tác kinh tế đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều

sâu. Đặc biệt, nhiều chương trình, dự án có vốn đầu tư lớn của tỉnh Hà Tĩnh

nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, khoa học công nghệđược chuẩn bị khá công phu và triển khai thực hiện trên địa bàn các tỉnh bạn

bước đầu mang lại hiệu quả cao, tạo bước chuyển biến đáng kể góp phần quán

triệt quan điểm lấy kinh tế làm trọng tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụtăng cường hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn,

góp phần không nhỏ vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an

ninh, quốc phòng của các tỉnh bạn.

Hợp tác trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, giai đoạn 1991 - 2010, tỉnh

Hà Tĩnh đã tăng cường hợp tác, đầu tư, từng bước giúp tỉnh bạn giải quyết

những khó khăn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn

mới, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân các bộ tộc Lào, nhất là các địa

phương giáp biên giới giữa ba tỉnh. Việc thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận

hợp tác trong nông nghiệp đã thiết thực giúp các tỉnh bạn nâng cao trình độkhoa học kỹ thuật, đưa những giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao

vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm,

116

khai thác chế biến lâm sản, cây công nghiệp. Nhiều mô hình trọng điểm lúa,

mô hình kinh tế nông - lâm kết hợp được xây dựng và tiếp tục được nhân ra

diện rộng. Tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức ngày càng nhiều các đoàn cán bộ, chuyên

gia có kinh nghiệm trong nông lâm nghiệp sang các tỉnh bạn để trao đổi kinh

nghiệm trong sản xuất; chuyển giao công nghệ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi;

giúp bạn làm thí điểm mô hình kinh tế vườn đồi, kinh tế hộ gia đình; triển

khai dự án phối hợp trồng cây cao su. Ba tỉnh đã xúc tiến thực hiện việc quy

hoạch, kết hợp giữa khai thác và bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng; thực hiện

chương trình trồng rừng, nhân diện rộng các mô hình giao đất, giao rừng cho

hộ nông dân quản lý, nhằm từng bước phủ xanh đất trống đồi trọc. Việc thực

hiện các mô hình này, một mặt giúp bảo vệ phát triển rừng một cách bền

vững, mặt khác giúp đồng bào nâng cao đời sống, gắn bó, bảo vệ rừng một

cách có hiệu quả [140].

Hợp tác trong lĩnh vực thương mại và du lịch: giai đoạn 1991 - 2010,

nhất là giai đoạn 2001 - 2010, hoạt động thương mại giữa ba tỉnh đã không

ngừng phát triển, cả chiều rộng và chiều sâu, đóng góp quan trọng vào nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội của ba tỉnh. Ba tỉnh đã chỉ đạo và tạo điều kiện

thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và kinh doanh trên địa bàn

[90]. Tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với hai tỉnh bạn tổ chức thường xuyên các

Hội chợ thương mại, Hội chợ xuân… thu hút các doanh nghiệp của Việt Nam

và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tham gia mở các gian hàng nhằm quảng

bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mỗi tỉnh, tìm đối tác và cơ hội

đầu tư, thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa các địa phương hai nước. Đặc biệt

tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay đã từng bước đầu tư hình thành các khu

kinh tế trọng điểm đối diện nhau qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, từng bước

hình thành khu phi thuế quan với những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt về

thuế, tín dụng, đất đai và một số cơ chế, chính sách khác góp phần đẩy mạnh

các hoạt động kinh tế thương mại tại các địa bàn vùng biên giới. Đồng thời,

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng

thiết yếu, đặc biệt là thành lập Công ty Cổ phần cảng Vũng Áng Việt - Lào

117

nhằm đẩy mạnh hoạt động về giao lưu thương mại giữa các tỉnh có chung

đường biên, hai nước và của các tỉnh có sử dụng Đường 8, Đường 12 của ba

nước Việt Nam - Lào - Thái Lan.

Cùng với các hoạt động thương mại, được sự quan tâm của cấp ủy, chính

quyền, các ngành liên quan của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và

Khămmuộn, hoạt động du lịch đã diễn ra khá sôi động. Ngành thương mại,

các công ty lữ hành tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đã liên

kết, hình thành các tour, tuyến du lịch nội và ngoại vùng, nâng cấp mở rộng

và từng bước hiện đại hóa hệ thống dịch vụ, đầu tư quảng bá, giới thiệu tiềm

năng du lịch của mỗi địa phương, do đó lượng khách du lịch qua lại giữa ba

tỉnh ngày càng tăng.

Hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ bản: Trong lĩnh vực

đầu tư xây dựng cơ bản hợp tác giữa ba tỉnh chú trọng nhiệm vụ bảo trì,

nâng cấp, xây dựng mới hệ thống giao thông đường bộ nội tỉnh và xây dựng

các tuyến giao thông kết nối hai bên, hệ thống đường giao thông dọc tuyến

biên giới nhằm phục vụ nhu cầu dân sinh và đảm bảo quốc phòng an ninh;

đặc biệt là thông qua tuyến Đường 8, Đường 12, giúp bạn sử dụng các bến,

cảng biển tỉnh Hà Tĩnh nhằm đảm bảo vận tải hàng hoá quá cảnh của Lào

sang nước khác và vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Lào.

Nhiều công ty, doanh nghiệp Hà Tĩnh đã đảm nhận thi công nhiều công

trình tại tỉnh bạn đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiến độ, được phía bạn

đánh giá cao. Đặc biệt, bằng nguồn vốn đầu tư của Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnhvà tỉnh Bôlykhămxay đã phối hợp tiến hành tu sửa, nâng cấp con đường huyết

mạnh giữa hai tỉnh là đường 8A, đồng thời nâng cấp đoạn đường Gia Lách -

cảng Xuân Hải, phục vụ đắc lực việc thực hiện chủ trương giúp nước bạn Lào

“thông ra biển”. Cùng với việc tiếp tục đầu tư, nâng cấp cảng Vũng Áng và

xây dựng Đường 12, nối cảng Vũng Áng với Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái

Lan, Hà Tĩnh đã ban hành chính sách ưu đãi trong việc giúp bạn sử dụng hệthống cầu cảng, bến bãi... tạo môi trường và điều kiện hết sức thuận lợi cho

tỉnh Bôlykhămxay và nước bạn Lào giao lưu, trao đổi hàng hóa, phát triển

118

kinh tế - xã hội, góp phần đắc lực giúp bạn thực hiện đường lối mở cửa, hội

nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ Việt Nam

đã có quy hoạch định hướng xây dựng cụm cảng Vũng Áng với các cảng tổng

hợp và cảng chuyên dùng, phục vụ công nghiệp cơ khí, luyện cán thép, đóngvà sửa chữa tàu thuỷ, hoá dầu. Đặc biệt, Công ty Cổ phần cảng Vũng Áng

Việt - Lào được thành lập với các cổ đông sáng lập là Bộ Tài chính Lào,

Công ty Xăng dầu Lào, Công ty Xăng dầu Viêng Chăn, Công ty Cổ phần Vận

tải Lào, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Khoáng sản

và Thương mại Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không Việt Nam.

Đây là dự án quan trọng được lãnh đạo cấp cao hai nước ưu tiên tập trung chỉđạo, góp phần phát triển kinh tế khu vực Bắc miền Trung, phục vụ hàng hóa

quá cảnh của Lào và phục vụ hành lang phát triển kinh tế Đông - Tây [94].

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, trao đổi hàng hóa, dịch

vụ tại các địa phương miền núi dọc tuyến biên giới, đồng thời tăng cường

nhiệm vụ quốc phòng an ninh, ba tỉnh đã đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến

đường dọc tuyến biên giới trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Nhìn chung, hợp tác về công nghiệp, xây dựng cơ bản giữa tỉnh Hà Tĩnh

với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2010 đã có nhiều chuyển

biến tích cực. Đặc biệt, so với giai đoạn 1991 – 2000, hợp tác trong lĩnh vực

công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2001 – 2010 có quy mô ngày càng lớn, nội

dung hợp tác ngày càng phong phú, khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng tài

nguyên, lao động, thị trường, thiết thực đóng góp vào quá trình phát triển kinh

tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh bạn, nhất là ở các đại bàn vùng sâu vàng xa,

vùng biên giới.

Hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ: Trong giai đoạn 1991 -

2000, hợp tác phát triển khoa học - công nghệ giữa ba tỉnh chưa được quan tâm

đầu tư đúng mức, do tiềm lực về vốn và trình độ khoa học công nghệ của ba

địa phương, nhất là trình độ, khả năng tiếp thu ứng dụng công nghệ phía tỉnh

bạn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Bước sang giai đoạn 2001 - 2010, hợp tác

về khoa học công nghệ giữa ba tỉnh được quan tâm đúng mức. Tuy đây là lĩnh

119

vực khá mới mẻ, quá trình triển khai thực hiện gặp không ít khó khăn, nhất là

trình độ đội ngũ cán bộ chuyên gia của các tỉnh bạn còn nhiều bất cập, nhưng

với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền ba tỉnh, cùng với sự nỗ lực vượt qua

mọi khó khăn của đội ngũ cán bộ, chuyên gia ngành khoa học công nghệ, môi

trường, các bên đã đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế, nắm bắt

nhu cầu, khả năng hợp tác và tiến hành thực hiện thành công nhiều dự án, nhất

là trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi.

Đặc biệt, các dự án với nguồn vốn lớn chuyển giao khoa học - công nghệ

cho Uỷ ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Lào và Ban Khoa học và

Công nghệ tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn được triển khai thực hiện đã

góp phần thiết thực nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các bộ

tộc Lào, đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực nghiên

cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên

công tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ các tỉnh bạn. Song song với việc

triển khai thực hiện các dự án, chuyển giao công nghệ, ba tỉnh thường xuyên

tổ chức cho các các cơ quan khoa học, các doanh nghiệp, nhất là đội ngũ cáccán bộ chuyên gia kỹ thuật các ngành, các địa phương qua lại nghiên cứu,

khảo sát, trao đổi kinh nghiệm và ký kết các văn bản hợp tác về khoa học

công nghệ, đào tạo chuyên gia, cung cấp thông tin, nắm bắt nhu cầu tiêu thụsản phẩm sang thị trường Lào theo sự thoả thuận của hai bên.

Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục và y tế:

Phát huy truyền thống vốn có lâu đời trong lịch sử, xuất phát từ tình

cảm, nhu cầu giao tiếp và làm giàu thêm sắc thái văn hóa của mỗi dân tộc,

mỗi địa phương, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt

là sự nỗ lực của ngành văn hóa, các hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa giữa

ba tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh. Ngành văn hóa ba tỉnh đã ký kết các văn bản

hợp tác, khuyến khích các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là địa bàn

biên giới tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thể dục thểthao, báo chí, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tăng cường tình đoàn kết

giữa nhân dân ba tỉnh.

120

Có thể nói, các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao giữa nhân dân tỉnh

Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giai đoạn 1991- 2010, đặc biệt là

giai đoạn 2001- 2010, đã diễn ra sôi nổi, thường xuyên hơn trên tinh thần hữu

nghị, hợp tác và phát triển; thiết thực giúp các tỉnh bạn xây dựng và phát triển

đời sống văn hóa mới, loại bỏ dần những phong tục, tập quán lạc hậu đã tồn

tại bao đời nay, đồng thời thông qua đó, góp phần tăng thêm sự hiểu biết và

tin cậy lẫn nhau, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Về giáo dục và đào tạo, tuy còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế, chưa

đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của các bên, song quan hệ hợp tác trên

lĩnh vực giáo dục đào tạo của ba tỉnh trong giai đoạn 1991 - 2010 đã đạt được

những kết quả đáng phấn khởi, thiết thực góp phần giúp các tỉnh bạn nâng cao

chất lượng giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như trong giai đoạn 1991 - 2000,

tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu hợp tác giúp đỡ tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nâng

cao chất lượng giáo dục bậc học phổ thông, thì bước sang giai đoạn 2001 -

2010, tỉnh Hà Tĩnh còn quan tâm tăng cường giúp tỉnh bạn đào tạo, bồi dưỡng

học viên nhiều ngành, nghề mà tỉnh bạn chưa có khả năng đào tạo, nhất là về

kinh tế, tài chính, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ... Các nội dung hợp tác

khác được tiếp tục được tăng cường và có nhiều chuyển biến về chất so với

giai đoạn 1991 - 2000. Đặc biệt, hàng trăm cán bộ, học viên các tỉnh bạn được

đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại Trường Đại học Hà Tĩnh và các

trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp sau khi về các địa phương, đơn vị

công tác đã tiếp tục nỗ lực phấn đấu đóng góp thiết thực vào việc thực hiện

nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Điều này càng có ý nghĩa khi nguồn nhân

lực trong nhiều lĩnh vực của các tỉnh bạn đang còn nhiều bất cập, cả về số

lượng và chất lượng.

Cũng như các lĩnh vực khác, hợp tác về y tế giữa ba tỉnh trong giai đoạn

1991-2010 có những chuyển biến tích cực, nhất là từ năm 2001- 2010. Do

những khó khăn về điều kiện kinh tế, nguồn nhân lực, trong giai đoạn 1991 -

121

2000, hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn diễn ra chủ yếu dưới hình thức tỉnh Hà Tĩnh giúp các tỉnh bạn

khám chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân các bộ tộc Lào, các lĩnh vực khác chưa

có điều kiện thực hiện, một số thỏa thuận đã ký nhưng không có điều kiện

thực hiện hoặc thực hiện đạt kết quả không như mong muốn của các bên. Tuy

nhiên, bước sang giai đoạn 2000 - 2010, hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa tỉnh

Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn được thực hiện một cách toàn diện hơn, quy mô hơn,nhất là hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực, việc triển khai các chương trình

dự án phòng chống dịch bệnh, cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế... Sự

hợp tác trong lĩnh vực này, nhất là sự giúp đỡ vô tư, đầy tình cảm và trách

nhiệm của Hà Tĩnh đã giảm bớt phần nào những khó khăn của ngành y tế,

nhất là trong lĩnh vực khám chữa bệnh, để lại những tình cảm sâu đậm trong

lòng đồng bào các bộ tộc Lào anh em.

Về hoạt động tình nghĩa: Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ, chuyên gia tình nguyện Việt Nam

và Hà Tĩnh đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường Lào. Thực hiện chủtrương của Đảng và Nhà nước, Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh đã thành lập các

Đội quy tập đặc biệt, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, cất bốc hài cốt

các liệt sỹ đã hy sinh tại Lào đưa về nước. Từ năm 1999 đến năm 2010, nhờsự nỗ lực của các cán bộ chiến sỹ trong các đội quy tập và sự quan tâm giúp

đỡ của cấp ủy chính quyền và nhân dân các bộ tộc Lào, đặc biệt là tỉnh

Bôlykhămxay, thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, hơn 500 hài cốt Liệt sỹlà chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào đã được tìm thấy,

cất bốc và đưa về an táng tại Hà Tĩnh [146].

Trong điều kiện nhân dân dọc tuyến biên giới của bạn gặp khó khăn, tỉnh

Hà Tĩnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng giúp đỡ về hàng hoá, lương thực,

thực phẩm, khám và chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí giúp nhân dân bạn trị giá

hàng trăm triệu đồng; chỉ đạo các huyện có chung đường biên giới với các

huyện bạn cử cán bộ, kỹ sư trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăm sócvà hỗ trợ giống, phân bón để xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp, giúp

đỡ những gia đình gặp hoạn nạn, khó khăn.

122

Tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã thống nhất chủtrương và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phương, các tổ chức

kinh tế xã hội tổ chức giao lưu, kết nghĩa, phối hợp tổ chức biểu diễn văn

nghệ, thi đấu thể thao; tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, công

tác, nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân tỉnh Hà

Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng và công tác biên giới:

Qua các nhiệm kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến

2010 đều nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ hợp

tác an ninh, quốc phòng với hai tỉnh bạn và kịp thời đề ra chủ trương, nhiệm

vụ và các giải pháp nhằm tăng cường an ninh quốc phòng, xây dựng nền quốc

phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, phù hợp với diễn biến tình

hình quốc tế, khu vực, tình hình trong nước và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn trong từng thời kỳ.

Các bên tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên

giới, ngăn chặn các hoạt động tội phạm, vượt biên trái phép, buôn lậu qua

biên giới, nhất là buôn lậu ma túy; tiêu diệt tận gốc các ổ phỉ, các băng nhóm

chống đối có vũ trang; giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề phát sinh.

Lực lượng vũ trang ba tỉnh thường xuyên tổ chức các buổi giao ban định kỳ,

báo cáo tình hình phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc

phòng và biên giới quốc gia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân

qua lại buôn bán, trao đổi hàng hoá, giao lưu, thăm hỏi lẫn nhau…Các lực lượng Biên phòng, Công an, phối hợp với chính quyền và nhân

dân vùng biên giới tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tiến

hành rà soát các địa bàn, mục tiêu, tuyến, lĩnh vực, đối tượng trọng điểm.

Trên cơ sở đó, lực lượng ba bên đã xây dựng và triển khai các phương án, kế

hoạch, chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc phát hiện, phòng ngừa

và đấu tranh kịp thời, trấn áp có hiệu quả những hành động xâm nhập, phá

hoại của các thế lực thù địch, làm thất bại âm mưu bạo loạn của bọn phỉ và

bọn phản động lưu vong, ngăn chặn các hoạt động tội phạm, vượt biên trái

123

phép, buôn lậu qua biên giới, nhất là buôn lậu ma túy; tiêu diệt tận gốc các ổphỉ, các băng nhóm chống đối có vũ trang [46], giữ vững an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội, đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

Sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ và hợp đồng tác chiến nhịpnhàng, hiệu quả giữa các lực lượng vũ trang của mỗi địa phương, đặc biệt là

giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tạo nên sức mạnh

đảm bảo sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên toàn tuyến biên

giới, góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an

ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh;

tạo điều kiện thuận lợi để ba tỉnh hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa xã hội,

góp phần quan trọng cho việc ổn định và phát triển của hai nước Việt - Lào.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành liên quan, đặc biệt là lực

lượng Quân sự, Biên phòng, Công an tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn đã tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, giúp nhân dân

nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp

luật Nhà nước, đặc biệt là tích cực tham gia nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc

gia; bảo vệ, tu bổ, giữ nguyên hiện trạng và quản lý bảo vệ tốt hệ thống mốc

quốc giới đảm bảo quy định của Hiệp định Quy chế biên giới; phát huy vai

trò, sức mạnh to lớn của nhân nhằm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân,

an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân vững mạnh; củng cố và xây dựng hệ

thống phòng thủ vững chắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Là lĩnh vực hợp tác có ý nghĩa chiến lược giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn, được sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, chính

quyền, đặc biệt là sự nỗ lực của cán bộ chiến sỹ các lực lượng vũ trang, công

tác an ninh - quốc phòng trong giai đoạn 1991- 2010 luôn được cấp ủy,

chính quyền các cấp, các ngành tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn đặc biệt quan tâm và đã thu được những kết quả đáng phấn

khởi, góp phần làm phong phú, sinh động thêm mối quan hệ đặc biệt, sự hợp

tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào

anh em trong thời kỳ mới. Sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ và hợp

124

đồng tác chiến nhịp nhàng, hiệu quả giữa các lực lượng vũ trang tỉnh Hà

Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tạo nên sức mạnh đảm bảo sự ổn

định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên toàn tuyến biên giới, góp phần

quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, xây

dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh của ba

tỉnh. Kết quả của việc hợp tác về vấn đề an ninh biên giới giữa ba tỉnh đã

góp phần bảo vệ biên giới của Việt Nam ở phía Tây và biên giới của Lào ởphía Đông, góp phần tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai

nước. Những thành tựu này đã góp phần vun đắp thêm mối quan hệ hữu

nghị truyền thống đặc biệt giữa hai nước Việt - Lào nói chung và tỉnh Hà

Tĩnh với các tỉnh bạn Lào nói riêng [41, tr 148].

Hợp tác về chính trị, ngoại giao và giao lưu hữu nghị nhân dân:

Từ năm 1991 đến năm 2010, các bên đã duy trì và tăng cường các

chuyến thăm hữu nghị và tiến hành các cuộc hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo

ba tỉnh theo định kỳ và thỏa thuận giữa các bên. Tỉnh Hà Tĩnh đã cử hàng

chục Đoàn Đại biểu cấp cao sang thăm chính thức và làm việc tại tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn. Tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn cũng đã cử

hàng chục Đoàn Đại biểu cấp cao sang thăm chính thức và làm việc tại tỉnh

Hà Tĩnh. Các bên đã thông báo cho nhau tình hình thực hiện nhiệm vụ chính

trị kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi tỉnh; những thuận lợi, khó

khăn, thời cơ và thách thức đang đặt ra; những nội dung trọng tâm trong chiến

lược phát triển kinh tế xã hội, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.Trên cơ sở đó, hai bên cùng tiến hành thảo luận, chia sẻ những bài học kinh

nghiệm trong công tác lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước, hoạt

động của các đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội; bàn các biện pháp cụ thểnhằm nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là hợp tác về kinh tế,

đầu tư, thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhân các chuyến thăm và làm việc, Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã dành thời gian đi thăm các mô hình, điển

hình tiên tiến trên các lĩnh vực tại các địa phương; các doanh nghiệp thuộc

125

các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đây là thực tiễn sinh

động để lãnh đạo các bên tổng kết, đánh giá, trên cơ sở đó, nghiên cứu, bổ

sung và xây dựng chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội phù hợp

với điều kiện cụ thể của mỗi dịa phương.Ngoài tổ chức các chuyến thăm và làm việc chính thức của các Đoàn đại

biểu cấp cao, quán triệt chủ chủ trương của Tỉnh ủy, Ban cán Đảng HĐND,

UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng chương trình,

kế hoạch công tác đồng thời trực tiếp sang thăm và làm việc với tỉnh bạn phối

hợp triển khai thực hiện. Đây là những việc làm cụ thể thiết thực nhằm thực

hiện có hiệu quả các nội dung thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnhvà tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh

đột xuất trong từng thời kỳ. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn đã kịp thời sang thăm, chia sẻ và tặng quà cho

đồng bào những vùng xảy ra lũ lụt thiên tai, để lại những tình cảm sâu đậm

trong lòng các tầng lớp nhân dân [145].

Về phía các tỉnh bạn, ngoài các chuyến thăm hữu nghị chính thức và ký

kết các thỏa thuận hợp tác của lãnh đạo cấp cao, hằng năm, các tỉnh bạn đã

cử nhiều Đoàn đại biểu đại diện cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể,

các địa phương trong tỉnh sang làm việc nhằm phối hợp giải quyết những

vấn đề phát sinh trong quan hệ hợp tác giữa các bên và tham quan học hỏi

kinh nghiệm.

Từ năm 1991 - 2010, lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn đã ký kết hơn 20 văn bản thỏa thuận hợp tác. Đây

là cơ sở pháp lý để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ

chức kinh tế xã hội liên quan từ tỉnh đến cơ sở, căn cứ chức năng nhiệm vụcủa mình, tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện.

Các ban ngành, các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân thường xuyên

được tổ chức ngày càng phong phú đa dạng. Đây là những hoạt động hết sức

có ý nghĩa, thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, đáp ứng nguyện

vọng của các tầng lớp nhân dân ba tỉnh.

126

Hàng năm, Hội hữu nghị Việt - Lào ba tỉnh đã tổ chức các đoàn sangthăm, giao lưu hữu nghị, trao đổi tình hình về công tác Hội tại tỉnh

Bôlykhămxay. Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh và

các ngành liên quan tổ chức Hội thảo thu thập thông tin để hội viên nguyên là

các chuyên gia, quân tình nguyện chia sẻ thông tin, góp phần giúp tỉnh bạn

biên soạn lịch sử; phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hà Tĩnhtổ chức đoàn đi cho những cán bộ, chiến sỹ nguyên là chuyên gia, quân tình

nguyện sang thăm cơ sở cũ, chiến trường xưa; Hội hữu nghị Việt - Lào và các

chi hội đã tổ chức đón Tết Té nước cho kiều bào và cán bộ, học viên Lào

đang học tập và sinh sống trên địa bàn Hà Tĩnh [90]. Sở Ngoại vụ phối hợp

với Hội Việt - Lào tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và phối hợp với các

đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Phát huy truyền thống

đoàn kết keo sơn giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn, đặc biệt là các địa phương hai bên tuyến biên giới, trong những

năm qua, các hoạt động kết nghĩa giữa các ngành, các địa phương, giao lưu,hữu nghị nhân dân đã được tổ chức ngày càng phong phú đa dạng. Nhiều xã,

thôn, bản, đồn biên phòng, cơ quan, đơn vị thuộc các huyện biên giới đã tổchức kết nghĩa và ký kết giao ước thi đua thường xuyên qua lại, thăm hỏi lẫn

nhau, tổ chức các hoạt động giao lưu, phối hợp giữ gìn bảo vệ đường biên

giới hòa bình, hữu nghị, giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến công

tác biên giới [37].

Thông qua các chuyến thăm và làm việc, ngoài việc giúp các bên đẩy

mạnh việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác, qua trao đổi, nắm bắt tình hình

thực tế tại các địa phương đơn vị nơi đến thăm, đã giúp đội ngũ lãnh đạo,

chuyên viên các ngành, các lĩnh vực đúc rút những kinh nghiệm và bài học quý

báu trong công tác lãnh đạo, quản lý điều hành, nhất là đối với các bạn Lào.

3.1.2.2. Một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện- Kết quả hợp tác kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và

mong muốn của Đảng bộ và nhân dân ba tỉnh. Một số nội dung hợp tác tuy

đã được thống nhất ký kết nhưng hoặc là chậm được triển khai, hoặc là chưađược triển khai.

127

Trong giai đoạn 1991 - 2010, hợp tác kinh tế đã được Đảng bộ, chính

quyền tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn từng bước xác định là

nhiệm vụ trọng tâm. Tinh thần và nội dung hợp tác kinh tế luôn được nhấn

mạnh và thể hiện khá đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thể qua các

kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, các NQ chuyên đề và nhất là trong văn bản thỏa

thuận tại các cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn. Trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương đó,cấp ủy, chính quyền, các ngành, các địa phương liên quan đã có nhiều cố

gắng khắc phục khó khăn và đã đạt được những thành quả quan trọng, thiết

thực góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của ba tỉnh

trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, kết quả việc thực hiện nội dung đã ký kết trong

lĩnh vực hợp tác kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mỗi tỉnh

và yêu cầu, mong muốn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn. Một số nội dung hợp tác tuy đã được thống nhất

ký kết, thậm chí được đưa vào văn bản thỏa thuận hợp tác nhiều lần nhưng

chậm được triển khai, hoặc là chưa được triển khai.

- Chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện các chương trình dự án, nhất

là đội ngũ cán bộ, chuyên gia lành nghề trên các lĩnh vực của ba tỉnh, đặc

biệt là phía tỉnh bạn còn yếu và thiếu, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực

hiện, cũng như quá trình tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật một sốchương trình, dự án.

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng lớn đến tiến độ,

chất lượng, hiệu quả và việc nhân diện rộng các mô hình trên các lĩnh vực

hợp tác, nhất là trong nông nghiệp, lâm nghiệp, khoa học công nghệ.

Đối với các doanh nghiệp, trong quá trình thực hiện các dự án, do phía

tỉnh bạn thiếu hụt cán bộ, công nhân kỹ thuật và lao động có tay nghề nên

phải tuyển chọn và đưa lao động từ Việt Nam sang, nên chi phí đầu vào cũng

như giá thành sản phẩm tăng cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa

sản xuất tại Lào so với hàng hóa sản xuất ở nước khác, nhất là hàng hóa nhập

khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN. Điều này đã

128

và đang gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp khi triển khai

các dự án hợp tác đầu tư tại các tỉnh bạn Lào.

- Trình độ, năng lực, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong

lĩnh vực đối ngoại nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng còn nhiều bất cập,

chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu trong lĩnh vực đối ngoại của các

ngành, các địa phương phần lớn chưa được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụchuyên ngành, thiếu kinh nghiệm trong công tác đối ngoại, trình độ ngoại ngữ

còn nhiều bất cập (nhất là phía Hà Tĩnh); lúng túng trong nắm bắt, xử lý các

tình huống cụ thể phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; công tác tham

mưu còn nhiều bất cập. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện các nội dung hợp

tác trên một số lĩnh vực, việc phối hợp trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình,

trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn…của các bên chưa được quan tâm đúng mức, thiếu kịp thời và thường xuyên.

- Việc tìm hiểu, điều tra nắm chắc tình hình, nhất là khả năng, yêu cầu

về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn vốn, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã

hội khác… nhằm đảm bảo tính khả thi của các nội dung, chương trình hợp

tác chưa được quan tâm đúng mức trước khi ký kết các thỏa thuận hợp tác.

Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới việc trong quá trình tổ chức thực

hiện gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả việc

thực hiện các thỏa thuận hợp tác, thậm chí có những nội dung thiếu tính khả

thi, không đảm bảo điều kiện để tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, việc phân tích, dự báo tình hình còn bộc lộ nhiều hạn chế,

ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chủ trương cũng như trong việc

thực thi các nội dung hợp tác cụ thể trong từng thời kỳ.

- Việc huy động các nguồn lực nhất là nguồn vốn để thực hiện các

chương trình, dự án trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, dịch vụcòn gặp nhiều khó khăn; Công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng cơ hội đầu

tư nhằm thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư ba tỉnh đầu tư vốn, liên kết

sản xuất kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức.

129

Việc huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo thực thi các nội dung hợp

tác, nhất là nguồn vốn là yêu cầu cấp bách trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, tỉnh

Hà Tĩnh đang còn là một tỉnh nghèo trong khu vực Bắc Trung bộ, điều kiện

kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, nên việc cân đối ngân sách, bố trí kinh phí

thực hiện các nội dung hợp tác, nhất là những chương trình, dự án đòi hỏi

nguồn vốn lớn đang là một thách thức trong quá trình thực thi các thỏa thuận

hợp tác. Một số thỏa thuận hợp tác tuy đã được ký kết nhưng việc bố trí

nguồn vốn hằng năm còn gặp nhiều khó khăn nên hoặc triển khai chậm, thiếu

đồng bộ, không đảm bảo tiến độ, hoặc chưa được triển khai. ...

- Những bất cập trong quan hệ thương mại, giữa hai nước, giữa các địaphương: cơ chế thanh toán, thu phí quá cảnh qua cửa khẩu, thủ tục xuất nhập

cảnh, xuất nhập khẩu còn rườm rà, chậm được giải quyết, ảnh hưởng đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; quá trình xúc tiến thương mại,

đầu tư xây dựng các trung tâm buôn bán, trưng bày giới thiệu hàng hóa, quảng

bá tiềm năng, cơ hội đầu tư… ở tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, tuy đã có những ưu tiênưu đãi hợp lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước và ba tỉnh

nhưng nhìn chung, cơ chế, chính sách chưa thoả đáng để khuyến khích đầu tư,

thương mại... Thủ tục qua lại cho người, phương tiện, vật tư, hàng hoá, quácảnh qua biên giới còn rườm rà. Kiểm soát hải quan liên quan đến đấu tranh

chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán ma tuý còn bộc nhiều bất cập.

Đặc biệt, tình trạng buôn lậu qua các cửa khẩu và các đường tiểu ngạch diễn ra

khá phức tạp, thủ đoạn của các đối tượng tham gia ngày càng tinh vi; điều kiện

địa hình khu vực biên giới lại hiểm trở, thuận lợi cho việc vận chuyển trái phép

hàng hóa qua biên giới… đang là thách thức lớn đối với các cơ quan chức năngcủa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

- Trong việc thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên liên quan,

nhất là thực thi các điều khoản về huy động vốn, thanh quyết toán các khoản

nợ, về cung cấp nguyên vật liệu, nhân lực, dịch vụ… chưa được thực hiện đầy

đủ, kịp thời.

130

Mặc dầu hợp tác kinh tế trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, nhưngcác bên luôn dành cho nhau những ưu tiên ưu đãi hợp lý, nhất là phía tỉnh Hà

Tĩnh. Cho nên, trong quá trình hợp tác, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế

tỉnh Hà Tĩnh khi tiến hành đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn các tỉnh

bạn luôn dành cho đối tác những điều kiện thuận lợi, cơ chế hợp tác thông

thoáng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp, tập thể và cá nhân phía tỉnh bạn đã

lạm dụng những ưu đãi, ưu tiên, gây không ít khó khăn cho phía tỉnh Hà Tĩnhtrong việc huy động vốn, thanh quyết toán các khoản nợ, cung cấp nguyên vật

liệu, nhân lực… Đây là nguyên nhân khiến không ít các nhà đầu tư ngày càng

thiếu mặn mà trong quá trình hợp tác, hoặc ngừng, hoặc thu hẹp quy mô sản

xuất kinh doanh. Điều này đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu

quả việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại,

đầu tư giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

- Công tác quản lý, nâng cao năng lực vận hành, tiếp nhận các chươngtrình, dự án, các mô hình còn nhiều bất cập.

Đối với một số chương trình dự án và các nguồn đầu tư viện trợ không

hoàn lại từ ngân sách dành cho tỉnh bạn, do một số nguyên nhân chủ quan và

khách quan khác nhau, đặc biệt là buông lỏng trong khâu quản lý, thiếu năng

lực trong khâu tiếp nhận, vận hành đưa vào sử dụng nên hiệu quả kinh tế chưacao, nhanh chóng bị xuống cấp, gây thất thoát, lãng phí. Một số chương trình

đầu tư, mô hình trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, khoa học công nghệ chậm

được nhân diện rộng nên hiệu quả phát triển bền vững không đạt mục tiêu và

mong muốn của các bên. Đặc biệt, mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ

cán bộ, chuyên gia cũng như các tập thể cá nhân, kể cả nông dân các tỉnh bạn

khi được thụ hưởng những chính sách đầu tư, viện trợ ưu đãi… đã và đang làvấn đề nan giải, cần kịp thời tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm, làm

cơ sở để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hợp tác, đề ra các giải pháp cụ

thể, hữu hiệu để nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác trong thời gian tới.

- Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hợp tác có nơi, có lúc việc

quán triệt, thực thi các nội dung đã ký kết chưa nghiêm, thiếu kịp thời, đồng

131

bộ, chồng chéo; phân công phân nhiệm thiếu cụ thể, tính đồng thuận chưacao; công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết chưa được chú trọng; còn có biểu hiện

đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau giữa các cơ quan liên quan, giữa những cán bộ

thừa hành công vụ, giữa các địa phương trên cùng một địa bàn, giữa các địabàn và kể cả giữa các ngành, các địa phương tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn… làm giảm hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực.

- Công tác tuyên truyền giáo dục, thông tin đối ngoại, công tác đối ngoại

nhân dân còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng

viên và nhân dân về truyền thống đoàn kết, tình hữu nghị đặc biệt và hợp

tác toàn diện giữa hai nước, giữa các địa phương; về tiềm năng cơ hội hợp

tác đầu tư; về yêu cầu, nhiệm vụ, quyền và bổn phận của mỗi tập thể, cá

nhân; về vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ tiếp tục tăng cường

tình đoàn kết, hợp tác giữa Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn trong thời kỳ mới… chưa được quan tâm đúng

mức, thiếu thường xuyên. Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa thiếu chiều sâu,

cơ hội và điều kiện để nhân dân ba tỉnh hiểu biết, thụ hưởng những giá trị

văn hóa vật thể và phi vật thể, tìm hiểu, tiếp thu những nét đẹp truyền

thống văn hóa; tôn vinh bảo tồn những giá trị, bản sắc văn hóa tiến bộ, đấu

tranh loại trừ những thủ tục lạc hậu…chưa được chú trọng. Công tác đối

ngoại nhân dân còn bộc lộ nhiều bất cập, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên; số

lượng đoàn ra, đoàn vào chưa nhiều, số người tham gia còn hạn hẹp, chủyếu tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và đang thi hành

công vụ; đầu tư kinh phí còn ít; nội dung, hình thức tổ chức chậm được đổi

mới, nặng về tham quan, tìm hiểu mô hình, chưa coi trọng giao lưu nângcao hiểu biết về lịch sử, văn hóa truyền thống, thông qua đó, tạo cơ hội và

điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ba tỉnh gắn bó, hiểu biết lẫn nhau.

Công tác thông tin đối ngoại, đặc biệt là việc phát huy vai trò nhiệm vụ của

các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là phát thanh truyền hình còn

nhiều bất cập, chưa được đầu tư đúng mức.

132

3.1.3. Một số đặc điểm chủ yếu về mối quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh với

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

Nhìn lại quá trình hoạch định chủ trương và triển khai tổ chức thực

hiện nhiệm vụ hữu nghị, hợp tác của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2010 có thể rút ra một số đặc

điểm chủ yếu như sau:

- Mối quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

mang những đặc trưng chung của quan hệ đặc biệt, trong sáng, mẫu mực

hiếm có và ngày càng được củng cố, phát triển giữa hai nước, hai dân tộc

Việt Nam - Lào. Trong tổng thể mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, Nhà

nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà

Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là một bộ phận cấu thành rất quan

trọng. Sự phát triển không ngừng của quan hệ hữu nghị đặc biệt hợp tác toàn

diện Việt Nam - Lào là nhân tố cực kỳ quan trọng, bảo đảm vững chắc cho

mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh có

chung đường biên giới. Trên cơ sở mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, quan

hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa các tỉnh có chung đường biên giới giữa

hai nước ngày càng được củng cố và không ngừng phát triển, góp phần làm

phong phú, sâu đậm thêm tình đoàn kết, hữu nghị hiếm có giữa hai dân tộc và

nhân dân hai nước.

- Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối, quan điểm, đồng thời bổ sung, phát

triển và góp phần làm phong phú thêm quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng,

Chính phủ và nhân dân hai nước. Quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng và

Nhà nước, thấm nhuần tư tưởng “giúp nhân dân nước bạn tức là tự giúp

mình” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh luôn xác định việc

tiếp tục tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện với các tỉnh

bạn Lào cùng chung biên giới là nguyên tắc và là yêu cầu, nhiệm vụ có ý

nghĩa chiến lược; coi đây là nghĩa vụ quốc tế cao cả, đồng thời thể hiện tình

cảm cách mạng thủy chung, trong sáng mà Đảng và nhân dân các tỉnh dành

133

cho nhau. Tình cảm đó là sự kế tục truyền thống đoàn kết được khởi nguồn từnghìn xưa và đã được tiếp nối và thể hiện sinh động trong lịch sử gần một thế

kỷ đấu tranh trường kỳ chống giặc ngoại xâm và dựng xây đất nước của nhân

dân hai nước nói chung và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,Khămmuộn nói riêng, như khẳng định của cố Tổng Bí thư Đảng NDCM Lào

Cayxỏn Phômvihản:

Suốt trong quá trình lịch sử, hai đảng anh em chúng ta luôn kề vai

sát cánh với nhau. Sự giúp đỡ của Việt Nam hết sức tận tình và vô

tư. Các đồng chí đã giúp chúng tôi kinh nghiệm, vật chất và cảxương máu. Máu của Việt Nam đã nhuộm đỏ khắp nơi trên đất

nước Lào, vì nền độc lập tự do của Lào [4, tr.246].

Phát huy những nhân tố đảm bảo cho mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa

các tỉnh cùng chung bên giới, trong những thập niên qua, tình hữu nghị và sựhợp tác toàn diện giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn ngày càng được tăng cường, đạt nhiều thành tựu

quan trọng trên các lĩnh vực. Những thành tựu này đã góp phần vun đắp thêm

mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào.

- Do có những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, truyền

thống văn hóa, lịch sử, do đó quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn có những điểm khá “tương đồng” so với quan hệhợp tác giữa một số tỉnh khu vực Bắc Trung bộ của Việt Nam với một số tỉnh

của nước bạn Lào cùng chung biên giới.

Tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, tỉnh Thanh Hóa với

tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Nghệ An với tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Quảng Bình với

tỉnh Khămmuộn, tỉnh Quảng Trị với tỉnh Xavẳnnakhệt đều là những tỉnh gần

gũi nhau về địa lý và có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa truyền

thống, điều kiện kinh tế - xã hội. Đó là cơ sở, cội nguồn sâu xa và bền vững

để Đảng bộ, nhân dân các tỉnh có chung đường biên giữa hai nước tiếp tục

chung sức chung lòng, đoàn kết bên nhau tiếp tục giữ vững những thành quảđã đạt được và tiếp tục ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong

từng thời kỳ.

134

Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực đã và đang có những diễn biến

phức tạp, tạo ra nhiều thời cơ, vận hội mới nhưng cũng đang đặt ra không ít

khó khăn, thách thức đối với mỗi nước; quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước

đang đi vào chiều sâu; cùng với yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh

tế xã hội của mỗi tỉnh, nhiệm vụ tăng cường quan hệ hợp tác truyền thống giữa

các tỉnh cùng chung biên giới đang đặt ra hết sức cấp thiết, không chỉ chỉ vì

mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

của mỗi địa phương, mà còn góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi

các thỏa thuận chiến lược giữa Đảng, Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào.

Trên tinh thần đó, trong những thập niên qua Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh và

một số tỉnh trong khu vực Bắc Trung bộ như: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng

Trị... đã kịp thời hoạch định chủ tương và từng bước đề ra phương hướng,

nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể, phù hợp trong thời kỳ, đồng thời tăng cường

lãnh đạo Nhà nước, các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội và các địa

phương, cơ sở triển khai tổ chức thực hiện, biến những chủ trương, nhiệm vụ

đó thành hiện thực sinh động, đưa quan hệ hợp tác giữa một số tỉnh khu vực

Bắc Trung bộ của Việt Nam với một số tỉnh của nước bạn Lào cùng chung

biên giới ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt, các bên

luôn giành cho nhau những ưu tiên, ưu đãi hợp lý, sự giúp đỡ chân thành, vô

tư, đầy nghĩa tình anh em. Trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Lào tiếp tục

thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển, đa phương

hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; tích cực và chủ động hội nhập kinh tếquốc tế; đặc biệt là việc thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác, các nội dung

hợp tác mang tính chiến lược Việt Nam - Lào đang đi vào chiều sâu, nhiệm vụ

xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa giữa các tỉnh Bắc

Trung bộ của Việt Nam với một số tỉnh của nước bạn Lào cùng chung biên

giới ngày càng được chú trọng đẩy mạnh và tăng cường.

Nhìn lại quá trình xây dựng chủ trương và tổ chức chức thực hiện nhiệm

vụ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh,

những thành tựu đạt được, những khó khăn, bất cập... đang đặt ra trong quá

135

trình hợp tác; từ những đặc điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác như đã đề cập

trên đây, so với quan hệ hợp tác giữa một số tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ của

Việt Nam với một số tỉnh của nước bạn Lào cùng chung biên giới, như tỉnh

Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Nghệ An với tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh

Quảng Bình với tỉnh Khămmuộn, tỉnh Quảng Trị với tỉnh Xavẳnnakhệt chúng

ta có thể nhận thấy những điểm tương đồng.

- Bên cạnh những điểm tương đồng, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnhvới tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn có những nét đặc thù so với quan hệ hợp

tác giữa một số tỉnh khác trong khu vực Bắc Trung bộ với các tỉnh bạn Lào

cùng chung biên giới, đó là:Trên tuyến biên giới giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn thường ít xảy ra những vụ việc liên quan đến xâm canh, xâm cư,việc kết hôn trái quy định giữa cư dân hai nước và một số vấn đề liên quan

đến an ninh biên giới.

Cùng chung dãy Trường Sơn, nên cư dân Việt Nam và Lào trên tuyến

biên giới ít nhiều chịu sự tác động qua lại của những biến động cư dân trongtiến trình lịch sử. Tuy nhiên, điểm khác biệt trong cơ cấu dân cư trên tuyến

biên giới giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào so với cơ cấu dân cư trên

tuyến biên giới các tỉnh khác, đó là: Trên tuyến biên giới giáp các tỉnh bạn

Lào, về phía nội biên, số đồng bào các dân tộc thiểu số có số lượng ít (gồm

328 hộ với 1.506 nhân khẩu) lại sống tập trung và xen ghép trên địa bàn

không rộng (7 thôn, bản thuộc 3 huyện: Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang).Từ đặc điểm này, cùng với những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các lực

lượng vũ trang ba tỉnh trong công tác biên giới nên tình trạng xâm canh, xâm

cư, vượt biên trái phép, việc kết hôn trái quy định giữa cư dân Việt Nam với

cư dân Lào và ngược lại (chủ yếu diễn ra tại các địa bàn có đông đồng bào

dân tộc ít người) trên tuyến biên giới tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn ít phức tạp hơn so với địa bàn biên giới các địa phương khác,nhất là so với địa bàn biên giới tỉnh Nghệ An - Xiêng Khoảng, tỉnh Thanh

Hóa - Hủa Phăn.

136

Cụm cảng Vũng Áng được xây dựng với hệ thống các cảng tổng hợp và

cảng chuyên dùng, phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng

thời giúp nước bạn Lào “thông ra biển”; xuất, nhập khẩu hàng hoá, mở rộng

buôn bán với các nước. Đây là dự án quan trọng được lãnh đạo cấp cao hai

nước ưu tiên tập trung chỉ đạo, góp phần phát triển kinh tế khu vực Bắc miền

Trung, phục vụ hàng hóa quá cảnh của Lào và phục vụ hành lang phát triển

kinh tế Đông - Tây [94]. Đặc biệt, Vũng Áng là nơi đầu tiên được Chính phủhai nước chọn xây dựng cảng chuyên dụng phục vụ việc xuất nhập khẩu hàng

hóa cho nước bạn Lào. Theo đó, Công ty Cổ phần cảng Vũng Áng Việt - Lào

được thành lập và đi vào hoạt động. Việc thực hiện dự án này, đặc biệt là việc

thành lập Công ty Cổ phần cảng Vũng Áng Việt chắc chắn sẽ tạo động lực

mới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong thời gian tới.

3.2. KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

Nghiên cứu quá trình lãnh đạo xây dựng quan hệ hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 - 2010, có

thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau đây:

3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thứccho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về quan hệ đặc biệt giữaViệt Nam - Lào và các địa phương hai nước, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh vàtỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng

viên và nhân dân hiểu rõ được vị trí, tầm quan trọng của việc tăng cường xây

dựng quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn; coi đây là yêu cầu khách quan và là nhân tố quyết

định đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng của hai nước

và của ba tỉnh. Việc thực hiện thắng lợi các thỏa thuận hợp tác vừa góp phần

giúp các tỉnh bạn Lào hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an

ninh, quốc phòng, vừa góp phần giúp Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh “tự giúp mình”hoàn thành việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng

trong từng thời kỳ.

137

Lịch sử đã ghi lại những trang sử vàng về tình đoàn kết gắn bó keo sơngiữa Đảng, Nhà nước, quân và dân hai nước, giữa các địa phương cùng chung

biên giới trong cuộc đấu tranh trường kỳ chống giặc ngoại xâm và dựng xây

đất nước. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã khẳng định:

Trong lịch sử thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần

quốc tế vô sản, nhưng chưa bao giờ và chưa ở đâu có sự đoàn kết

liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy. Hơn bamươi năm đã qua, mà vẫn trong sáng như xưa... Đó là một thực tế

khách quan, một quy luật của sự phát triển của cách mạng hai nước.

[49, tr.121]

Thực tiễn thật hào hùng và rất đỗi tự hào về tình hữu nghị đặc biệt giữa

hai dân tộc, giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là nền tảng,

là cội nguồn sâu xa và là nhân tố khách quan, bền vững để nhân dân hai nước,

ba tỉnh tiếp tục chung sức chung lòng, đoàn kết bên nhau tiếp tục giữ vững

những thành quả đã đạt được và tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cách

mạng trong giai đoạn mới.

Quá khứ hào hùng và thực tiễn sinh động trong quan hệ hữu nghị hai

nước, ba tỉnh cần phải được tuyên truyền, ngợi ca để cán bộ, đảng viên và các

tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh, thiếu niên hiểu, nhận thức ngày càng

sâu sắc và điều quan trọng hơn là biến nhận thức đó thành hành động cụ thể

để cùng chung sức chung lòng phấn đấu tiếp tục tô thắm thêm trang sử mới về

tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt hiếm có giữa Đảng, nhân dân hai nước và

nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong thời kỳ mới.

Thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác tuyên truyền giáo

dục trong lĩnh vực này thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Nội

dung, phương thức tuyên truyền, nhân lực, phương tiện và các điều kiện đảm

bảo phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục còn nhiều bất cập, chưa được

quan tâm đúng mức. Các ấn phẩm, nhất là sách, báo, tạp chí, tư liệu phục vụcông tác học tập, nghiên cứu, còn thiếu, chưa đến được với đông đảo quần

chúng nhân dân. Hợp tác trong lĩnh vực này, nhất là phát thanh, truyền hình

138

giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn còn nhiều hạn chế,

chưa kịp thời, thường xuyên, toàn diện; còn nặng về sự vụ, thiếu chiều sâu.

Do đó, nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên và nhân dân

về lịch sử, truyền thống vẻ vang của hai dân tộc, ba tỉnh; về thực trạng tình

hình, vị trí, vai trò, yêu cầu nhiệm vụ tăng cường tình hữu nghị đặc biệt Việt -

Lào nói chung và Hà Tĩnh - Bôlykhăm xay, Khămmuộn nói riêng còn nhiều

bất cập, thiếu sâu sắc, phiến diện.

Thực tế quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn đang đặt ra nhiều vấn đề cần có sự quan tâm đúng

mức, nhiều việc cần phải làm, nhiều khó khăn trở ngại phải vượt qua, thiết

nghĩ, chăm lo công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tạo

sự đồng thuận, đồng sức, đồng lòng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân

và cả hệ thống chính trị, nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên... qua đó, đểkhơi dậy, phát huy sức mạnh các cấp các ngành và toàn xã hội cùng chung

sức, đồng lòng viết tiếp những trang sử mới về tình đoàn kết, thủy chung và

hợp tác ngày càng hiệu quả với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn và nước bạn

Lào anh em là việc làm có ý nghĩa hết sức to lớn và sâu sắc. Điều đó càng có

vị trí vai trò đặc biệt trong bối cảnh các thế lực thù địch đã và đang dùng

nhiều âm mưu thâm độc ra sức chống phá, chia rẽ hai dân tộc. Trong công tác

tuyên truyền, cần chú trọng mục tiêu giúp mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân

thực sự thấm nhuần tư tưởng “giúp nhân dân nước bạn tức là tự giúp mình”

[72; tr.401] theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là thực hiện nghĩa vụquốc tế vô sản, là nguyên tắc chiến lược, như khẳng định của Tổng Bí thư

ĐCS Việt Nam Nông Đức Mạnh và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND

Lào Chummaly Xaynhaxỏn, trong cuộc hội đàm ngày 23/4/2009 tại Hà Nội,

“là quy luật phát triển và là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước” [21]; đồng thời là tình cảm cách mạng của

Đảng và nhân dân Việt Nam. Trong quan hệ hợp tác, trước hết, tăng cường

giúp bạn một cách toàn diện cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh, giáo

dục y tế, khoa học công nghệ... để tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa hai nước,

139

hai dân tộc trên con đường đi lên theo định hướng XHCN. Trên cơ sở đó,chuyển dần từ việc giúp đỡ trực tiếp sang hợp tác hai bên cùng có lợi, để bạn

chủ động sử dụng được tiềm năng về tài nguyên và nhân lực sẵn có, phát huy

nội lực trong xây dựng đất nước; giúp bạn nhưng “cán bộ Việt Nam tuyệt đối

tránh bao biện” [125, tr.28, 128], để bạn “tự làm lấy được”, như lời căn dặn

của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

3.2.2. Nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành của Nhà nước, sự phốihợp giữa các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội từ tỉnh đến cơ sởtrong quá trình thực hiện các thỏa thuận hợp tác

Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định đảm bảo

thắng lợi nhiệm vụ cách mạng qua các thời kỳ lịch sử. Những thành tựu quan

trọng trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn trong những thập niên qua gắn liền với sự nỗ lực của các cấp ủy

Đảng từ tỉnh đến cơ sở trong việc hoạch định chủ trương, đường lối và lãnh

đạo, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị tổ chức thực hiện nhiệm vụ

hợp tác trên các lĩnh vực trong từng thời kỳ. Thực tế cho thấy, ở đâu, lúc nàosự lãnh đạo của Đảng được tăng cường thì nhiệm vụ hợp tác giữa tỉnh Hà

Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đạt hiệu quả cao, ngược lại, ở đâu,

lúc nào Đảng buông lỏng công tác lãnh đạo thì trên thực tế, việc thực hiện các

thỏa thuận hợp tác hoặc triển khai chậm, hoặc hiệu quả thấp, thậm chí không

được triển khai.

Từ thực tế nêu trên, để thực hiện thắng lợi chủ tương tăng cường hợp tác

toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong thời kỳ

mới, đòi hỏi các cấp ủy Đảng phải đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ

đạo, nhất là tăng cường lãnh đạo phát huy vai trò điều hành của nhà nước và

sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, động viên các tầng lớp nhân dân nỗ

lực phấn đấu đóng góp sức mình vào việc tăng cường xây dựng, vun đắp tình

hữu nghị và đoàn kết đặc biệt giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn.

140

Đường lối của Đảng đã rõ, nhưng vấn đề có ý nghĩa quyết định là khâu

tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó trong thực tiễn. Để đảm bảo thực

hiện thắng lợi nhiệm vụ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn, đòi hỏi sự quản lý, chỉ đạo, điều hành kịp thời, đồng bộ và có

hiệu quả của chính quyền các cấp, các ngành liên quan trong tỉnh và sự phối

hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng các địa phương trong quá trình

thực hiện các thỏa thuận hợp tác.

Thực tế cho thấy, tuy đã có nhiều cố gắng và tạo được bước chuyển biến

đáng phấn khởi nhưng nhìn chung, công tác điều hành của các cấp, các

ngành, các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được

giao thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách còn nhiều lúng túng, thiếu kịp thời,

đồng bộ; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa được quan tâm

đúng mức; có lúc có nơi còn buông lỏng, hiệu quả thấp; còn có biểu hiện né

tránh, đùn đẩy trách nhiệm; thiếu sự quản lý thống nhất chặt chẽ và sự phối

hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể và doanh nghiệp.

Việc rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế, yếu kém

trên đây đồng thời với việc kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác điều hành, chỉ đạo của các cấp các ngành, các cơ

quan liên quan từ tỉnh đến cơ sở là nhân tố quan trọng, đảm bảo thực hiện có

hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác trên các lĩnh vực giữa ba tỉnh trong

những năm tiếp theo.

Theo đó, sau khi thống nhất chủ trương, ký kết các thỏa thuận tại các

chuyến thăm thường niên, cần kịp thời thông báo kết quả, nhất là những nội

dung hợp tác, đồng thời chính quyền cần xây dựng chương trình, nội dung, kế

hoạch, đề án cụ thể để chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan tổ chức triển khai

thực hiện. Các ngành, các địa phương, các tập thể cá nhân liên quan, theo chức

năng nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, căn cứ nội dung, yêu cầu hợp tác

được giao trong từng thời kỳ cần kịp thời triển khai thực hiện. Những bất cập,

khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng, tiến độ thực

hiện các nhiệm vụ được giao, cần được nghiên cứu và đề xuất các cấp có thẩm

141

quyền giải quyết kịp thời, nhằm đảm bảo thông suốt trong quá trình thực hiện,

khắc phục tình trạng trì trệ, khơi thông các "điểm nghẽn" trong quá trình thực

thi nhiệm vụ của các tập thể, cá nhân liên quan tại các địa phương, đơn vị.

Cần tăng cường trao đổi thông tin giữa các địa phương, các ngành liênquan nhằm tăng cường phối hợp để giải quyết kịp thời những vấn đề mới,

những phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nội dung hợp tác,

tránh tình trạng đùn đẩy cho nhau, thậm chí để những vướng mắc đó tồn tại lâu

dài không được giải quyết, làm chậm, thậm chí không thể triển khai thực hiện

được nhiệm vụ được giao theo yêu cầu về chất lượng, hiệu quả và tiến độ.

3.2.3. Chú trọng công tác kiểm tra, nắm chắc tình hình, kịp thời tổngkết thực tiễn, bổ sung chủ trương giải pháp kịp thời trong từng thời kỳ

Nhiệm vụ tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhằm bổ

sung, hoàn thiện chủ trương, nghị quyết, nội dung hợp tác, giải pháp tổ chức

thực hiện, cơ chế chính sách hợp tác giữa ba tỉnh phù hợp trong từng thời kỳ,

nhất là trong lĩnh vực kinh tế thương mại, nhằm giải quyết, tháo gỡ kịp thời

những khó khăn vướng mắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện là yêu cầu cấp

bách đặt ra đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành liên quan.

Thực tế cho thấy, một số chủ trương, nội dung hợp tác đã được đề ra

nhưng thiếu tính khả thi vì thiếu nguồn lực, nhất là vốn để thực hiện. Nguyên

nhân chủ yếu dẫn đến tình hình này là do thiếu điều tra, nắm chắc tình hình,

công tác dự báo kém, duy ý chí trong quá trình xây dựng chủ trương, kế

hoạch hợp tác. Một số chủ trương, kế hoạch khi tiến hành tổ chức thực hiện

lại gặp nhiều vướng mắc, nhất là do cơ chế chính sách hợp tác, đầu tư ban

hành thiếu kịp thời, đồng bộ; thủ tục hành chính còn rườm rà.

Trong quá trình thực hiện các nội dung hợp tác, nhất là các chương trình,

dự án đầu tư dưới hình thức viện trợ, không hoàn lại, cần quan tâm nắm thông

tin về phía các tỉnh bạn, nhất là nhu cầu; điều kiện về nguồn nhân lực; khả

năng tiếp nhận (vốn, công trình, công nghệ...); dự báo những thuận lợi khó

khăn khi triển khai thực hiện; những yêu cầu của bạn... Việc nắm chắc những

thông tin trên và khi cần thiết có thể đưa ra những cảnh báo cho các bên liên

142

quan trước khi triển khai sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả bền vững của các

chương trình, dự án đầu tư.

Tình hình trên đặt ra yêu cầu đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các

ngành cần tăng cường hơn nữa việc nắm chắc tình hình, nhất là những vấn đềmới phát sinh trong từng thời kỳ, trên cơ sở đó, tùy chức năng, nhiệm vụ,

thẩm quyền được phân công, thống nhất các giải pháp giải quyết kịp thời

những khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Các

cơ quan liên quan của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn cần

thường xuyên, định kỳ có những đánh giá chính xác, ghi nhận những kết quả

đạt được, thẳng thắn đưa ra những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót trong quan hệhợp tác để có những giải pháp thực tế hơn. Các bên cần thực sự cầu thị, khách

quan mới có thể lựa chọn được những giải pháp sát hợp. Đây là điều rất quan

trọng trong tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng trong quan hệ hợp tác giữa

tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Nếu kịp thời và kiên trì

thực hiện tốt những vấn đề đặt ra nêu trên, chắc chắn các chủ trương, nhiệm

vụ về hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn sẽ được

thực hiện kịp thời, mang lại hiệu quả cao hơn.

3.2.4. Chủ động bố trí các nguồn lực, nhất là vốn đảm bảo tính khả thicác chương tình nội dung hợp tác trong từng thời kỳ; chú trọng việc đảmbảo tính bền vững trong các chương trình, dự án hợp tác đầu tư

Nhìn lại quá trình thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã ký kết, một số nội

dung hoặc thiếu tính khả thi, hoặc triển khai không đảm bảo tiến độ, chất

lượng hiệu quả chưa cao; có nội dung hợp tác được thể hiện nhiều lần trong

các văn ban thỏa thuận nhưng vẫn không được triển khai thực hiện. Có nhiều

nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng nguyên nhân cơ bản,

ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng trên đây là do việc cân đối, bố trí các

nguồn lực để thực hiện, nhất là vốn, thiếu kịp thời, đồng bộ; có nơi, có lúc

không có vốn để triển khai thực hiện.

Vấn đề đặt ra là, việc cân đối, bố trí nguồn lực, nhất là vốn phải được

xem xét hết sức kỹ lưỡng và phải được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế

143

xã hội cũng như kế hoạch phân bổ ngân sách hằng năm của tỉnh và các địaphương, đơn vị. Muốn vậy, cần phải nghiên cứu, xây dựng chiến lược hợp

tác, trên cơ sở đó, xây dựng chương trình, kế hoạch trong từng thời kỳ, từng

giai đoạn cụ thể. Theo đó, việc xây dựng nội dung hợp tác cùng với việc đảm

bảo nguồn lực, nhất là vốn để thực hiện phải được tính toán, xem xét hết sức

công phu trước, trong hoặc ngay sau khi tiến hành hội đàm và ký kết các văn

bản thỏa thuận cấp cao giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Đối với các tỉnh bạn, trong điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó

khăn, thiếu thốn, trong quá trình hợp tác, việc giúp đỡ bạn thông qua viện trợ,

giúp đỡ trực tiếp hoặc có cơ chế ưu tiên ưu đãi hợp lý trong hợp tác đầu tư sản

xuất kinh doanh là việc làm hết sức có ý nghĩa. Điều này thể hiện tình đoàn

kết hữu nghị đặc biệt hiếm có giữa nhân dân hai nước, giữa tỉnh Hà Tĩnh với

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tươnglai. Trong quá trình hợp tác cần chú trọng mục tiêu củng cố tăng cường quan

hệ đặc biệt giữa hai nước, ba tỉnh; loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực từ cơ chế

thị trường; đặt lợi ích lâu dài trong quan hệ đặc biệt lên trên lợi ích trước mắt

và lợi ích kinh tế đơn thuần; giảm thiểu đến mức tối đa những lãng phí trong

sử dụng ngân sách nhà nước dành cho hợp tác đầu tư. Tuy nhiên, song song

với việc giúp đỡ, viện trợ trực tiếp, một chiều bằng nguồn ngân sách, cần hết

sức chú trọng hợp tác song phương trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi

trong đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.

Trong quá trình thực hiện các chương trình dự án trên địa bàn các tỉnh

bạn, cần coi trọng việc giúp đỡ bạn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất

là đội ngũ cán bộ chuyên gia thuộc các lĩnh vực đã và đang hợp tác. Mặt

khác, đối với những nội dung, phần việc thuộc trách nhiệm về phía các tỉnh

bạn, cần kịp thời thông tin, bàn bạc một cách thẳng thắn để giải quyết kịp

thời, tránh nể nang, xuôi chiều... ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả thực thi

các nội dung hợp tác.

Đây là nhân tố quan trọng đảm bảo cho việc vận hành, bảo quản, sử

dụng có hiệu quả các công trình dự án sau khi đã hoàn thành và tiến hành bàn

144

giao cũng như đảm bảo cho quá trình chuyển giao công nghệ, nhân rộng các

mô hình được thực hiện theo đúng mục tiêu đã đề ra, đảm bảo tính bền vững

của các chương trình dự án hợp tác đầu tư. Đối với các chương trình, dự án

hợp tác đầu tư phát triển, cần đặt ra yêu cầu đào tạo cán bộ, công nhân kỹthuật trước và trong quá trình triển khai; từng bước chuyển giao chức năng

quản lý dự án để cho phía bạn đảm bảo khả năng tiếp nhận dự án sau khi rút

cán bộ, chuyên gia.

3.2.5. Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực đối ngoại; nâng cao chấtlượng hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên trách công tác đối ngoại

Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác đối ngoại cũng như cán

bộ làm công tác tham mưu của các ngành, các cấp còn bộc lộ nhiều hạn chế

về năng lực, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Trong quá trình thi hành công

vụ, tính chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy trong việc nắm bắt tình hình và xử lý

thông tin của một bộ phận cán bộ chưa cao; khả năng tổng hợp, phân tích,

đánh giá tình hình còn chậm, chưa toàn diện và sâu sắc; công tác tham mưuthiếu kịp thời, chất lượng thấp; còn bộc lộ nhiều hạn chế trong giao tiếp, ứng

xử, lễ tân ngoại giao. Những bất cập trên đây của đội ngũ cán bộ đã ảnh

hưởng rất lớn đến chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên tráchcông tác đối ngoại cũng như các cơ quan làm công tác tham mưu trên các lĩnh

vực của các cấp, các ngành, các địa phương.

Điều đó đặt ra yêu cầu cần tăng cường hơn nữa việc tuyển dụng, đào tạo,

bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại vụ có đủ phẩm chất và năng lực cùng

với việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơ quan làm công tác đối

ngoại. Theo đó, cơ quan làm công tác đối ngoại cần phát huy hơn nữa vai trò là

cơ quan tham mưu đắc lực cho cấp ủy, chính quyền và là cầu nối, phối hợp

chặt chẽ với các ngành, các địa phương trong việc tham mưu xây dựng chủ

trương và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác đối ngoại. Đặc biệt, cần đẩy

mạnh hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế của các cơ quan tham gia hoạt

động đối ngoại; thực sự coi nhiệm vụ ngoại giao phục vụ xây dựng và phát

145

triển kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Đối sách

ngoại giao của chúng ta trong thời kỳ mới cần hết sức uyển chuyển, vừa giữ

nguyên tắc vừa linh hoạt, tranh thủ các đối tượng khác nhau vì lợi ích của sự

nghiệp phát triển đất nước, không ngừng tăng cường quan hệ nhiều mặt, đặc

biệt là các quan hệ kinh tế, chính trị. Do đó, cần mạnh dạn đổi mới tư duy,

nâng cao tầm trí tuệ, phong cách, lề lối làm việc của các tập thể cá nhân làm

công tác ngoại vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong trong thời

kỳ mới, phù hợp với xu thế mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước.

3.2.6. Tăng cường phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các hoạt độngchính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, chú trọng công tác ngoại giao phụcvụ kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa

dạng hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, trong quá trình hợp tác

với các tỉnh bạn, tỉnh Hà Tĩnh đã từng bước đẩy mạnh hoạt động chính trị đối

ngoại đồng thời với hoạt động kinh tế đối ngoại, kết hợp hai loại hình này với

nhau nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế xã hội, an ninh quốc

phòng. Những hoạt động chính trị đối ngoại được đẩy mạnh góp phần củng cố

và tăng cường quan hệ hợp tác, mở đường và tạo điều kiện thuận lợi để phát

triển quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Sự phối hợp giữa

các hoạt động chính trị đối ngoại với các hoạt động kinh tế đối ngoại của các

ngành, các cấp trong thời gian qua, trong đó, đáng chú ý là những nỗ lực thúc

đẩy các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế với nhiều hình thức khá phong

phú và ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực, đã góp phần tích cực vào

những thành tựu trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn trong những thập niên qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đáng khích lệ đã đạt được, công tác

phối hợp giữa chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại của chúng ta còn bộc

lộ những hạn chế, thể hiện chủ yếu ở việc chưa gắn kết thường xuyên và chặt

chẽ hai loại hình hoạt động này với nhau, chưa chú ý thích đáng việc nâng

cao hiệu quả hoạt động chính trị đối ngoại phục vụ mục tiêu kinh tế và chưa

146

đáp ứng kịp thời những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn hoạt động kinh tếđối ngoại. Tuy đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi nhưng quan hệ

về hợp tác kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục đào tạo giữa tỉnh Hà Tĩnh và

tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn còn nhiều bất cập, vướng mắc cần tháo gỡ,

chưa thật tương xứng với quan hệ chính trị. Điều này có thể ảnh hưởng trực

tiếp đến quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt giữa ba tỉnh nói riêng và hai nước

Việt - Lào nói chung, nhất là trong tình hình hiện nay, khi các bên đang chịusự tác động sâu sắc của quá trình hội nhập kinh tế khu vực, thế giới và nhất là

đang phải đối phó với âm mưu phá hoại, chia rẽ của các thế lực thù địch.

Trong thực tế, các hoạt động chính trị đối ngoại có vai trò định hướng, mởđường, tạo dựng môi trường, điều kiện thuận lợi và các khuôn khổ pháp lý cần

thiết cho việc phát triển các mối quan hệ, nhất là về quan hệ kinh tế giữa ba

tỉnh; hỗ trợ đắc lực các quá trình đàm phán, trao đổi, ký kết các dự án, các hợp

đồng kinh tế - thương mại giữa ba tỉnh, nhất là đối với các doanh nghiệp. Như

vậy, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa hoạt động chính trị đối ngoại và kinh tế

đối ngoại vừa mở rộng, củng cố và phát triển quan hệ chính trị, vừa tăngcường, nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển

kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Điều này đặt ra yêu cầu khách

quan cần nhìn nhận đúng thực tế, nhằm đưa quan hệ kinh tế lên ngang tầm và

tương xứng với quan hệ chính trị; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và tăng

cường sự bổ trợ lẫn nhau giữa chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại cũng như

giữa các hoạt động cụ thể trong hai lĩnh vực. Các hoạt động chính trị đối ngoại

do các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể ở các cấp khác nhau tiến

hành cần bảo đảm sự hài hòa giữa mục tiêu chính trị và mục tiêu kinh tế và

hướng vào mục tiêu phục vụ kinh tế, trước hết là góp phần mở rộng và tăngxuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, lao động, thu hút đầu tư, hợp tác sản xuất kinh

doanh; giảm bớt những hoạt động mang tính xã giao hình thức, không đưa lại

lợi ích thiết thực. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ,

chính quyền tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tăng cường hợp

tác toàn diện với các tỉnh bạn trong thời gian tới.

147

KẾT LUẬN

1. Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn là ba tỉnh gần gũi nhau về địa

lý và có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa truyền thống, điều kiện

kinh tế - xã hội. Trên cơ sở mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, mối quan hệ

hữu nghị hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn

ngày càng được củng cố và không ngừng phát triển. Quan hệ giữa tỉnh Hà

Tĩnh với tỉnh tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được thể hiện sinh động trong

lịch sử gần một thế kỷ đấu tranh trường kỳ chống giặc ngoại xâm và dựng xây

đất nước của nhân dân hai nước nói chung và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng. Đó là nền tảng, là cội nguồn sâu xa và

là nhân tố khách quan, bền vững để Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục

chung sức chung lòng, đoàn kết với nhân dân tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

nhằm giữ vững những thành quả đã đạt được và tiếp tục ra sức phấn đấu hoàn

thành nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

2. Quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thấm nhuần tư

tưởng “giúp nhân dân nước bạn tức là tự giúp mình” của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh luôn xác định việc tiếp tục tăng cường tình đoàn

kết hữu nghị và hợp tác toàn diện với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là

nguyên tắc và là yêu cầu, nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược; coi đây là nghĩa vụ

quốc tế cao cả, đồng thời thể hiện tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng

mà Đảng và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh dành cho tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có những diễn biến phức tạp,

tạo ra nhiều thời cơ, vận hội mới nhưng đặt ra không ít khó khăn, thách thức

đối với mỗi nước; quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước đang đi vào chiều sâu;

cùng với yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi

tỉnh, nhiệm vụ tăng cường mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa tỉnh Hà

Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đang đặt ra hết sức cấp thiết, không

chỉ chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh chính trị của mỗi địa

148

phương, mà còn góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các thỏa

thuận chiến lược giữa hai nước.

Trên tinh thần đó, ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa

XIII và các khóa XIV, XV, XVI, XVII giai đoạn 1991 - 2010 đã kịp thời

hoạch định chủ tương và từng bước đề ra phương hướng, nhiệm vụ và các

giải pháp cụ thể trong thời kỳ, đồng thời tăng cường lãnh đạo Nhà nước, các

ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội và các địa phương, cơ sở triển

khai tổ chức thực hiện, biến những chủ trương, nhiệm vụ đó thành hiện thực

sinh động, đưa quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

3. Thực tiễn Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng, phát triển quan hệ

hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn từ năm 1991 đến năm

2010 cho thấy: Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2000 có nhiều chuyển biến trên các lĩnh vực: từ

quan hệ hợp tác chủ yếu về chính trị, an ninh quốc phòng, các lĩnh vực khác

quy mô còn nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả kinh tế thấp trong những thập niên 70,

80, từng bước chuyển sang quan hệ hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Trong đó, hợp tác kinh tế, chính trị ngày càng có vị trí quan trọng. Cùng với

hợp tác kinh tế, các lĩnh vực hợp tác khác cũng không ngừng phát triển và

bước đầu mang lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, kết quả hợp tác

mà các bên mang lại chưa cao. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, tuy đã được

hai nước Việt Nam, Lào và tỉnh Hà Tĩnh, Bôlykhămxay, Khămmuộn xác định

là lĩnh vực hợp tác trọng tâm, nhưng trong thực tế, hợp tác trong lĩnh vực này

hiệu quả còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu phát triển kinh tế

và mong muốn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn.

Quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay,

Khămmuộn giai đoạn 2001 - 2010: nội dung, phương thức hợp tác có những

chuyển biến mạnh mẽ so với những thập niên trước đây: từ quan hệ hợp tác

149

chủ yếu về chính trị, an ninh quốc phòng, chuyển sang quan hệ hợp tác toàn

diện trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh hợp tác trong lĩnh vực chính trị, an

ninh quốc phòng được xác định là cơ sở và nền tảng, nhiệm vụ hợp tác trên

lĩnh vực kinh tế, thương mại thực sự được xem là lĩnh vực trọng tâm, tạo

động lực cho quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác phát triển lên một bước

mới. Bên cạnh đó, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ

được quan tâm đúng mức và thu được những kết quả đáng phấn khởi; các

hoạt động xã hội, giao lưu hữu nghị nhân dân đã được tăng cường với nội

dung và hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực vun đắp tình đoàn kết và

hữu nghị đặc biệt giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn. Từ quan hệ mang tính chất tương trợ, một chiều,

từng bước chuyển sang quan hệ đối tác kinh tế hai chiều, liên kết sản xuất,

kinh doanh bình đẳng, cùng có lợi, vận hành theo cơ chế thị trường, phù hợp

với cơ chế mở cửa, xu thế hội nhập và đường lối, chính sách đối ngoại của hai

Đảng, hai Nhà nước. Tuy nhiên, trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc, pháp

lý, các bên luôn giành cho nhau những ưu tiên, ưu đãi hợp lý, sự giúp đỡ chân

thành, vô tư, đầy nghĩa tình anh em, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và

nhân dân ba tỉnh. Do vậy, giai đoạn này quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh

Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh

vực và ngày càng đi vào chiều sâu.

4. Trong quá trình thực hiện các chương trình, nội dung hợp tác, tuy còn

bộc lộ không ít khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách

quan khác nhau, đặc biệt là tiềm lực kinh tế ba tỉnh còn nghèo, cơ chế, chính

sách, môi trường đầu tư còn nhiều bất cập; hiện còn nhiều vấn đề đang đặt ra

ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả hợp tác, đầu tư cần kịp thời có biện

pháp tháo gỡ… song những kết quả đạt được trong giai đoạn này đã góp phần

quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội, an

ninh quốc phòng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay, Khămmuộn. Thành tựu và những bài học kinh nghiệm rút ra

150

trong quá trình hợp tác trong giai đoạn này sẽ tạo cơ sở, tiền đề quan trọng và

là nguồn cổ vũ động viên lớn giúp Đảng bộ và nhân dân ba tỉnh tiếp tục phấn

đấu vươn lên giành những thành tựu to lớn hơn nữa trong quá trình hợp tác

trong thời gian tới, góp phần vun đắp thêm tình đoàn kết hữu nghị truyền

thống đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt - Lào.

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

1. Nguyễn Trọng Tứ (2006), Phát huy tinh thần bình đẳng, đoàn kết và tươngtrợ giữa các dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Nội san

Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 6.

2. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Tình đoàn kết chiến đấu của quân dân tỉnh Hà

Tĩnh và Bôlykhăm xay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đếquốc Mỹ. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Các sự kiện lịch sử Trung Lào trong quan

hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam và Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào.

3. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và

Bôlykhăm xay (2001-2007). Tạp chí Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Đảng, Học

viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Số 6.

4. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Liên minh đoàn kết chiến đấu của quân dân Hà

Tĩnh- Bôlykhăm xay (Lào) trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và

đế quốc Mỹ. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trịTrần Phú Hà Tĩnh, Số 14.

5. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Quan hệ hữu nghị hợp tác Hà Tĩnh- Bôlykhămxay(Lào) giai đoạn 1991- 2007. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin,

Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 14.

6. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh

đạo xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay (Lào) của

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường

Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 15.

7. Nguyễn Trọng Tứ (2010), Những đóng góp của quân dân tỉnh Hà Tĩnh đối

với chiến trường Lào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Kỷ yếu

Hội thảo Quốc tế Tình đoàn kết Việt Nam – Lào trong xây dựng và phát triển

khu kháng chiến Tây Bắc Lào, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản

Việt Nam và Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào.

152

8. Nguyễn Trọng Tứ (2010), Quá trình phát triển đường lối đối ngoại của Đảng

trong thời kỳ đổi mới. Tạp chí Thông tin Đối ngoại, Ban chỉ đạo công tác

thông tin đối ngoại - Ban Tuyên Giáo Trung ương, Số 5 (74).

9. Nguyễn Trọng Tứ (2010), Một số kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh trong quátrình lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay(CHDCND Lào) từ 1991 đến nay. Thông tin Nghiên cứu Quốc tế, Viện Quan

hệ Quốc tế - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Số 1

(39).

10. Nguyễn Trọng Tứ (2010), Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền đápứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội san

Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 16.

11. Nguyễn Trọng Tứ (2011), Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tưtưởng lý luận dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Nội san

Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 19.

12. Nguyễn Trọng Tứ (2011), Quá trình phát triển đường lối đối ngoại của Đảng

trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2011). Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông

tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 21.

13. Nguyễn Trọng Tứ (2012), Tăng cường xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp

tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ trong tình hình mới. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông tin,

Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 22.

14. Nguyễn Trọng Tứ (2013), Hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và

công tác biên giới giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn

(CHDCND Lào) từ năm 1991- 2011. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông

tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 24.

15. Nguyễn Trọng Tứ (2013), Hợp tác về chính trị ngoại giao và giao lưu hữu

nghị nhân dân giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn

(CHDCND Lào) từ năm 1991- 2011. Nội san Nghiên cứu- Trao đổi- Thông

tin, Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh, Số 25.

153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Ban Biên giới Hà Tĩnh (1996), Báo cáo sơ kết một năm thực hiện Hiệp

định quy chế biên giới và Biên bản cuộc họp lần thứ năm giữa hai Đoànđại biểu biên giới Việt Nam - Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.

2. Ban Biên giới Hà Tĩnh (1996), Báo cáo sơ kết thực hiện Quy chế biên

giới, ngày 8 tháng 6 năm 1996, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.3. Ban Biên giới Hà Tĩnh (1999), Báo cáo việc thực hiện công tác biên giới

chín tháng đầu năm 1999, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.4. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng

kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Ban Đối ngoại Hà Tĩnh (1997), Báo cáo kết quả chuyến đi công tác của

Đoàn cán bộ Hà Tĩnh tại nước CHDCND Lào (Kèm theo biên bản làm

việc).

6. Ban Kinh tế Đối ngoại (1995), Báo cáo kết quả làm việc tại các tỉnh

thuộc nước CHDCND Lào theo quyết định số 229-QĐ/UB, ngày16/2/1995. Ngày 14/3/1995. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - VP Tỉnh ủy

Hà Tĩnh.7. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1992), Báo cáo tình hình biên giới quốc

gia giữa Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.8. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1994), Báo cáo tình hình biên giới, ngày

1 tháng 4 năm 1994, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.9. Ban Đối ngoại tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo kết quả việc tổ chức thực hiện văn

bản ghi nhớ về mối quan hệ hợp tác giữa Đoàn đại biểu cấp cao Hà Tĩnh và

tỉnh Khămmuộn ký ngày 6/5/1995, ngày 9/7/1996. Lưu tại Trung tâm lưu trửHà Tĩnh.

10. Ban Đối ngoại tỉnh Hà Tĩnh (1997), Báo cáo tình hình quan hệ hệ hợp tác

giữa Hà Tĩnh với hai tỉnh Bôlykhămxay-Khăm muộn và tập đoàn HPKD,

ngày 22/6/1997. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh

154

11. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1993), Báo cáo tình hình về mối quan hệ hợp

tác giữa Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, tỉnh Khămmuộn và Chương trình

phát triển kinh tế miền núi Bộ Quốc phòng Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.12. Ban Kinh tế Đối ngoại (1995), Báo cáo kết quả việc tổ chức thực hiện văn

bản ghi nhớ về quan hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh với Khămmuộn, ngày

9/7/1996. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh.13. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1996), Báo cáo kết quả làm việc với hai

tỉnh bạn Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.14. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1996), Báo cáo về tình hình mối quan hệ

hợp tác giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay và Công ty Phát triển kinh

tế miền núi Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.15. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1996), Báo cáo tình hình quan hệ hợp

tác hai tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, ngày 16 tháng 11 năm 1996, Lưutại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.

16. Ban Kinh tế Đối ngoại Hà Tĩnh (1998), Báo cáo công tác đối ngoại năm1998, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.

17. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2004), Những vấn đề lớn của thế giới

và quá trình hội nhập, phát triển của nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

18. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1993), Tài liệu biên soạn

lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh.

19. Ban Hợp tác kinh tế văn hóa với Lào, tỉnh Nghệ Tĩnh (1987), Báo cáo vềhợp tác kinh tế văn hóa giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Xiêng khoảng và tỉnh

Bôlykhămxay 6 tháng đầu năm 1987 và đề nghị bổ sung kế hoạch 6 tháng

cuối năm 1987, ngày 16/6/1987. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử tỉnh NghệAn.

20. Ban hợp tác kinh tế văn hóa với nước ngoài tỉnh Bôlykhămxay (1987),Biên bản họp công việc hợp tác với tỉnh Nghệ Tĩnh năm 1987 và kế hoạch

1988, Số 01/KH.TC, ngày 29 tháng 8 năm 1987. Tài liệu lưu tại Vănphòng tỉnh Nghệ An.

21. Báo Nhân Dân (2009), số ra ngày 24 tháng 4 năm 2009.

155

22. Báo Nhân Dân (1991), ngày 25/6/1991.

23. Đặng Duy Báu (Chủ biên), (2000), Lịch sử Hà Tĩnh, tập 1, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

24. Đặng Duy Báu (Chủ biên), (2001), Lịch sử Hà Tĩnh, tập 2, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

25. Đặng Duy Báu (Chủ biên), (1997), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tập 1,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đặng Duy Báu (Chủ biên), (1997), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tập 2,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Đức Bình (Chủ biên), (2003), Góp phần nhận thức thế giới

đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương (11-2001), Nghị quyết số 07 Vềhội nhập kinh tế quốc tế, Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Đảng.

29. Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

30. Bộ Ngoại giao (2003), Ngoại giao Việt Nam (1945 - 2000), Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

31. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh (1998), Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến.

Hà Tĩnh.32. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh (1994), Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ

cứu nước, Hà Tĩnh.33. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tình hình, kết

quả hoạt động bảo vệ biên giới từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 5 năm2001, Lưu tại Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh.

34. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (2003), Báo cáo tình hình công tác

biên giới năm 2003, Lưu tại Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh.35. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (1997), Báo cáo kết quả thực

hiện Hiệp định quy chế biên giới Việt Nam - Lào và biên bản giữa hai

đoàn đại biểu biên giới lần thứ 6 giữa hai nước, Lưu tại Bộ chỉ huy Bộđội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh.

156

36. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (1997), Báo cáo tình hình thực

trạng đường biên mốc giới và công tác bảo vệ của Bộ đội Biên phòng,

Lưu tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh Hà Tĩnh.37. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tình hình và kết

quả hoạt động bảo vệ biên giới từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 5 năm2001, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh Hà Tĩnh.

38. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh (1985), Tài liệu biên soạn lịch sử Hà

Tĩnh 30 năm kháng chiến, Hà Tĩnh.49. Cay xỏn Phôm vi hản (1980), Xây dựng một nước Lào hoà bình, độc lập

và CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.

40. Cục Hàng hải Việt Nam (2007), Biên bản Hội nghị lần thứ 5 của Tổ công

tác phối hợp Việt - Lào nghiên cứu về quản lý và khai thác cảng VũngÁng, ngày 3/12/1997. Tài liệu lưu tại Phòng Tổ chức - Hành Chính, Cảng

vụ Hà Tĩnh.41. Lê Văn Chất (2007), Mở rộng liên kết giao lưu quốc tế”, Đặc san “Việt

Nam - Lào 45 năm hợp tác hữu nghị, Báo Thế giới và Việt Nam.

42. Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (1973), Tuyên bố của

Chính phủ Lào ngày 22 tháng 2 năm 1973, Tài liệu lưu tại Phòng Lưu trữ,

Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.43. Công an tỉnh Hà Tĩnh (1995), Báo cáo kết quả chuyến đi công tác tại

nước CHDCND Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.44. Công an tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo một số tình hình có liên quan đến

công tác an ninh thời gian qua tại hai tỉnh Khămmuộn và Bôlykhămxay(Lào), Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.

45. Công an tỉnh Hà Tĩnh (2000), Báo cáo kết quả công tác bảo vệ an ninh

biên giới năm 2000, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh. Lưu tại Phòng Lưu trữ,

Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.46. Công an tỉnh Hà Tĩnh (2002), Báo cáo tình hình, kết quả công tác biên

giới, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.47. Công an tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo kết quả làm việc (kèm theo bản ghi

nhớ) với Đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay), Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.

157

48. Đặng Ích Chính (2006), “Tổng kết 43 năm lực lượng vũ trang quân khu 4làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào 1945 - 1988”, Nxb Quân đội nhân dân.

49. Lê Duẩn (1981), Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng ta,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

50. Nguyễn Tấn Dũng (2009), Đặc san báo Thế giới và Việt Nam.

51. Đại hội IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1987), Nxb Sự thật, Hà Nội,

1987.

52. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1948), NQ Hội nghị tháng 6 năm 1948.

53. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1992), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà

Tĩnh lần thứ XIII.

54. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà

Tĩnh lần thứ XIV.

55. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà

Tĩnh lần thứ XV.

56. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1987), Chỉ thị Ban Bí thư Trung ươngĐảng NDCM Lào số 24/BBT, ngày 20/5/1987 về việc triển khai kết quảcuộc hội đàm giữa Bộ Chính trị Đảng NDCM Lào với Bộ Chính trị ĐCSViệt Nam, Tài liệu lưu tại Kho lưu trữ Trung ương ĐCS Việt Nam.

57. Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay (1998), Tài liệu Đại hội Đảng bộ tỉnh

Bôlykhămxay lần thứ III, Bôlykhămxay.58. Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay (2005), Tài liệu Đại hội Đảng bộ tỉnh

Bôlykhămxay lần thứ IV, Bôlykhămxay.59. Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay (2010), Tài liệu Đại hội Đảng bộ tỉnh

Bôlykhămxay lần thứ V, Bôlykhămxay.60. Đảng bộ tỉnh Khămmuộn (2010), Tài liệu Đại hội Đảng bộ tỉnh

Khămmuộn lần thứ VIII, Khămmuộn.

61. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.

62. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ V, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội.

158

63. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

64. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc

giữa nhiệm kỳ, Khóa VII, (Tài liệu lưu hành nội bộ).

65. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

66. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

68. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Lịch

sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, Nxb

CTQG - Sự thật, Hà Nội.

69. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Chỉ thị Ban Bí thư Trung ương ĐCS Việt

Nam số 09-CT/TW, ngày 03/7/1987 về việc quan hệ Đảng ta với Đảng Lào

và Đảng Cămpuchia,, Tài liệu lưu tại Kho lưu trữ Trung ương ĐCS Việt

Nam.

70. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011.

71. Nguyễn Trọng Điều (1987), Lào - Đất nước con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

72. Hồ Chí Minh (1986), Toàn tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội.

73. Hồ Chí Minh, (1986), Toàn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội.

74. Hội đồng lý luận Trung ương (2013), Một số vấn đề lý luận - thực tiễn

chủ yếu trong quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở Việt Nam và Lào.

Nxb CTQG, HN. 2013.

75. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo công tác Hội năm2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Lưu tại Văn phòng Hội Liên

hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh .76. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh (2008), Báo cáo công tác Hội năm

2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Lưu tại Văn phòng Hội Liên

hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh.

159

77. Học viện Quan hệ Quốc tế (1995), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “50 nămngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

78. HĐND tỉnh Hà Tĩnh (1997), Thư công tác ngày 30 tháng 5 năm 1997 của

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh. Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.79. Huyện Đoàn Hương Sơn (2007), Báo cáo tình hình công tác Đoàn và

phong trào thanh thiếu nhi năm 2007. Lưu tại Văn phòng Huyện ĐoànHương Sơn.

80. Đinh Xuân Lý (Chủ biên), (2005), Tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng

đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

81. Đỗ Mười (1996), Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng

thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

82. Trịnh Nhu (2009), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ đặc biệt Việt Nam

- Lào", Tạp chí Lịch sử Đảng, (số 6), tr 16.

83. Nguyễn Di Niên (2001), "Thế giới năm qua và nhiệm vụ đối ngoại của

Đảng ta trong năm 2001", Tạp chí Cộng sản, (số 2), tr 8.

84. Sở Văn hoá Thông tin Hà Tĩnh (2005), Báo cáo tình hình hợp tác giữa

Ngành văn hoá thể thao Hà Tĩnh và Bôlykhămxay từ năm 2000 đến năm2005, Lưu tại Phòng Hành chính - Tổng hợp.

85. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động

khoa học công nghệ năm 2008, Lưu tại Phòng Hành chính - Tổng hợp.

86. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh (2008), Báo cáo tổng kết hoạt

động của Ngành văn hoá thể thao và Du lịch năm 2007, Lưu tại Phòng

Hành chính - Tổng hợp.

87. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh (2010), Báo cáo đánh giátình hình hợp tác với Lào trong năm 2010, ngày15/10/2010. Tài liệu lưutại Văn phòng Sở Văn hóa TT - DL tỉnh Hà Tĩnh.

88. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh (2010), Báo cáo đánh giátình hình hợp tác với Lào và Căm pu chia 2010, ngày 15/12/2010. Tài liệu

lưu tại Văn phòng Sở Văn hóa TT - DL tỉnh Hà Tĩnh.

160

89. Sở Y tế Hà Tĩnh (1997), Bản ghi nhớ hợp tác y tế hai tỉnh Hà Tĩnh và

Bôlykhămxay về chăm sóc sức khoẻ cán bộ và nhân dân hai tỉnh, Lưu tại

Phòng Hành chính.

90. Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tổng kết tình hình hợp tác của Hà

Tĩnh với CHDCND Lào, Lưu tại Văn phòng Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh.91. Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh (2010), Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung đã

ký giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào và phương hướng nhiệm vụthời gian tới, Lưu tại Văn phòng Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh.

92. Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh (2012), Báo cáo tình hình hợp tác với các tỉnh của nước

CHDCND Lào, ngày 15/4/2012. Tài liệu lưu tại Văn phòng Sở Ngoại vụ Hà

Tĩnh.93. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2010), Báo cáo kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ

chính trị và công tác xây dựng Đảng năm 2010; nhiệm vụ giải pháp năm2011, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.

94. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2010), Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị14/2005/CT-TTg, ngày 14/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về hợp tác

xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định và phát triển. Lưu tại

Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.95. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (4 - 2009), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện NQ Hội

nghị Trung ương lần thứ Bảy, khoá IX, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng

Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.96. Tỉnh Bôlykhămxay (1994), Thông báo tiếp nhận vật tư xây dựng Nhà

khách. Số 621/TB, ngày 13 tháng 4 năm 1994. Lưu tại Văn phòng tỉnh

Bôlykhămxay.97. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1954), Báo cáo tình hình, tháng 1 năm 1954, Lưu tại

Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.98. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1993), Báo cáo công tác xây dựng Đảng và hệ thống

chính trị ngày 1 tháng 3 năm 1993, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng

Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.

161

99. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1994), Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh vềtình hình kinh tế - xã hội năm 1993 và nhiệm vụ chính trị năm 1994, Lưutại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.

100. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1995), NQ số 13 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh vềphát triển kinh tế - xã hội năm 1996, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng

Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.101. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2001), NQ số 04 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về

tiếp tục tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh

trong tình hình mới, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà

Tĩnh.102. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2003), Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

đến năm 2005 và tầm nhìn đến năm 2010, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Vănphòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.

103. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2004), Báo cáo sơ kết thực hiện NQ Trung ương Támcủa Bộ Chính trị và NQ 04 của BCH Trung ương về quốc phòng và an

ninh, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.104. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2001), NQ số 04 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về

tiếp tục tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh

trong tình hình mới, Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà

Tĩnh.105. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2005), NQ của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về triển

khai thực hiện NQ số 39 - NQTW của Bộ Chính trị, Lưu tại Phòng Lưutrữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.

106. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1992), Quyết định cử Đoàn cán bộ tỉnh Hà Tĩnh đithăm và làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay (Lào), Lưu tại Phòng Lưu trữ,

Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.107. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ

XVI.

108. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà

Tĩnh lần thứ XVII ( nhiệm kỳ 2010 - 2015), Hà Tĩnh, tháng 10 - năm2010.

162

109. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2006), Biên bản Hội đàm ngày 26 tháng 6 năm 2006,Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.

110. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2001), Biên bản Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao

tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Bôlykhămxay, Lưu tại Phòng

Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.111. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2011), Báo cáo kết quả hợp tác với Lào và Căm

puchia năm 2011; phương hướng hợp tác năm 2012, ngày 14/11/2011.Lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

112. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Báo cáo tình hình, kết quả quan hệ hợp tác

giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh Bô ly khăm xay và Khăm muộn nước

CHDCND Lào năm 2010, ngày 25/10/2010. Tài liệu lưu tại Phòng lưutrử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

113. Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị14/2005/CT-TTg, ngày 14/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về hợp tác

xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định và phát triển toàn diện,

ngày 10/12/2010. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà

Tĩnh.114. Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh (1985), Văn bản ký kết hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và

Bôlykhămxay, ngày 14 tháng 3 năm 1985, Lưu tại TTLT tỉnh Nghệ An.

115. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1987), Biên bản cuộc họp giữa Đoàn đại biểu tỉnh

Nghệ Tĩnh và Đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay, ngày 20/6/1987. Tài liệu

lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An.

116. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1987), Báo cáo tình hình hợp tác kinh tế văn hóavới các tỉnh kết nghĩa Lào 10 năm qua và hướng hợp tác trong thời gian

tới, ngày 15/7/1987. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An.

117. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1989), Biên bản ký kết hợp tác giữa tỉnh Bô ly khămxay và tỉnh Nghệ Tĩnh, ngày 11/3/1989. Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy NghệAn.

118. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1990), Biên bản ký kết hợp tác giữa tỉnh Bô ly khămxay và Nghệ Tĩnh năm 1990 - 1991, ngày 20/5/1990. Lưu tại Văn phòng

Tỉnh ủy Nghệ An.

163

119. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1989), Biên bản ký kết hợp tác giữa tỉnh Bô ly khămxay và tỉnh Nghệ Tĩnh, ngày 11/3/1989. Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy NghệAn.

120. Tổ Công tác triển khai hợp tác với Lào và Thái Lan (2012), Báo cáo kết quảthực hiện các nội dung đã ký giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào Thái Lan

và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, Lưu tại Văn phòng Sở Ngoại vụ Hà

Tĩnh.121. Tuyên bố chung Việt Nam - Lào ngày 16/8/1992, báo Nhân dân, ngày

17/8/1992.

122. Nguyễn Trọng Tứ (2009), Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng mối

quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay từ năm 1991 - 2007, Luận vănThạc sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

123. Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tình hình công tác Đoàn và phongtrào thanh thiếu nhi năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008,Lưu tại Văn phòng Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh.

124. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội, (2003), Toàn cầu hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt

Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.

125. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội (1993), Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

126. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (1987), Báo cáo tình hình hợp tác với

Bôlykhămxay năm 1986, Lưu tại TTLT tỉnh Nghệ An.

127. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (1987), Báo cáo tình hình hợp tác với

tỉnh Khămmuộn và Bôlykhămxay năm 1986 và các năm từ 1987 đến

1990, Lưu tại TTLT tỉnh Nghệ An.

128. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (1986), Báo cáo tình hình hợp tác với

tỉnh Khămmuộn và Bôlykhămxay năm 1986, Lưu tại TTLT tỉnh NghệAn.

129. UBND tỉnh Hà Tĩnh (1993), Biên bản làm việc giữa Đoàn đại biểu Biên

giới tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn đại biểu Ban Biên giới tỉnh Bôlykhămxay, ngày27 tháng 9 năm 1993. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử tỉnh Hà Tĩnh.

164

130. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1994), Quyết định về việc cử đoàn đicông tác tại nước CHDCND Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.

131. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1994), Báo cáo kết quả chuyến thăm vàlàm việc tại tỉnh Khămmuộn và Bôlykhămxay, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.

132. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1998), Báo cáo một số tình hình cửa

khẩu Việt Nam - Lào (trên tuyến biên giới Hà Tĩnh với các tỉnh Bô ly

khăm xay, Khăm muộn), ngày 14/3/1998. Lưu tại Trung tâm lưu trử Hà

Tĩnh.133. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1996), Công văn số 1294 của UBND tỉnh Về

việc Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đi công tác ở Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà

Tĩnh.134. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1999), Báo cáo việc thực hiện công tác

biên giới 9 tháng đầu tnăm 1999, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.135. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2000), Báo cáo tình hình thực hiện công

tác biên giới từ kỳ họp lần thứ X giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt

Nam - Lào đến nay, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.136. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tình hình, kết quả thực

hiện công tác biên giới từ kỳ họp lần thứ X giữa hai Đoàn đại biểu biên

giới Việt - Lào đến nay, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.137. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2004), Báo cáo kết quả hợp tác giữa hai

tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay và định hướng công tác trong thời gian tới,

Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.138. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo sơ kết thực hiện Quy chế

biên giới, ngày 8 tháng 6 năm 1996, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.139. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1998), Báo cáo tình hình công tác biên

giới, ngày 14 tháng 01 năm 1998, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.140. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1998), Báo cáo tình hình công tác biên

giới, ngày 14 tháng 01 năm 1998, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.141. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tình hình, kết quả công tác

biên giới năm 2000 và một số nhiệm vụ chính năm 2001, Lưu tại TTLT tỉnh

Hà Tĩnh.

165

142. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1998), Công văn số 1474 CV/UB - NC

ngày 18 tháng 11 năm 1998 Về việc báo cáo người di cư Việt - Lào, Lưutại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.

143. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1996), Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện

Hiệp định quy chế biên giới, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.144. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tình hình hợp tác với

nước CHDCND Lào, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.145. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1994), Quyết định của UBND tỉnh Hà

Tĩnh Về việc giúp đỡ nhân dân huyện Cămcớt, tỉnh Bôlykhămxay bị thiên

tai, Lưu tại TTLT tỉnh Hà Tĩnh.146. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo của UBND tỉnh tại buổi làm

việc với Phó Thủ tướng Thường trực Lào, Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Hà

Tĩnh.147. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2007), Báo cáo tình hình phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh và hợp tác với nước CHDCND Lào, ngày 15 tháng 8

năm 2007. Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh.148. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2009), Báo cáo tóm tắt tình hình KTXH tỉnh HT,

kết quả thực hiện văn bản thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh

Bôlykhămxay từ năm 2008 đến nay, ngày 10/8/2009. Tài liệu Lưu tại

Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh.149. Ủy ban Nhân dân huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (1999), Báo cáo 10

năm thực hiện Hiệp định Quy chế biên giới quốc gia, ngày 19 tháng 12

năm 1999. Lưu tại Văn phòng UBND huyện Hương Sơn.150. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1992), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh

và tỉnh Bôlykhămxay ngày 6 tháng 11 năm 1992, Lưu tại Phòng Lưu trữ.

151. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1994), Các Văn bản về chuyến đi Lào của

đồng chí Trần Quốc Thại và đồng chí Nguyễn Hoàng Trạch. Tài liệu lưutại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

152. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1994), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnhvà tỉnh Bôlykhămxay ngày 5 tháng 3 năm 1994. Lưu tại Phòng Lưu trữ.

166

153. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1995), Biên bản Hội đàm giữa hai Đoànđại biểu tỉnh Bôlykhămxay - Hà Tĩnh, ngày 4 tháng 5 năm 1995. Tài liệu

lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.154. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1995), Biên bản Hội đàm giữa hai Đoàn

đại biểu tỉnh Bôlykhămxay - Hà Tĩnh, ngày 4 tháng 5 năm 1995. Tài liệu

lưu tại Phòng lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.155. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1996), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnh

và tỉnh Bôlykhămxay ngày 28 tháng 5 năm 1996, Lưu tại Phòng Lưu trữ.

156. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1997), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnhvà tỉnh Bôlykhămxay ngày 24 tháng 4 năm 1997, Lưu tại Phòng Lưu trữ.

157. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1998), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnhvà tỉnh Bôlykhămxay ngày 16 tháng 11 năm 1998, Lưu tại Phòng Lưutrữ.

158. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2003), Biên bản Hội đàm giữa tỉnh Hà Tĩnhvà tỉnh Bôlykhămxay ngày 9 tháng 7 năm 2003, Lưu tại Phòng Lưu trữ.

159. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2006), Biên bản Hội nghị cấp cao giữa

Đoàn đại biểu Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 26 tháng 6 năm 2006,Lưu tại Phòng Lưu trữ.

160. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2004), Biên bản Hội đàm giữa Đoàn đại biểu Hà

Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay ngày 2 tháng 8 năm 2004, Lưu tại Phòng Lưu trữ.

161. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1988), Biên bản ghi kết quả làm việc giữa

Đoàn chuyên viên cấp cao tỉnh Nghệ Tĩnh với Đoàn chuyên viên cấp cao

tỉnh Bôlykhămxay, ngày 6/4/1988. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy NghệAn.

162. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1988), Báo cáo kết quả về hợp tác kinh tế vănhóa giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Xiêng khoảng và tỉnh Bôlykhămxay 6 tháng

đầu năm 1987, ngày 13/7/1987. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An.

163. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1988), Biên bản ghi kết quả làm việc giữa

Đoàn chuyên viên cấp cao tỉnh Nghệ Tĩnh với Đoàn chuyên viên cấp cao

tỉnh Bôlykhămxay, ngày 6/4/1988. Tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy NghệAn.

167

164. Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1988), Lược ghi ý kiến của đồng chí Xi

xăm phon Lò văn xay, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng NDCM

Lào, ngày 10/4/1988. Lưu tại Phòng Lưu trử Văn phòng Tỉnh ủy Hà

Tĩnh.165. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1996), Văn bản ghi nhớ Cuộc Hội đàm

giữa Đoàn Đại biểu Đảng chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn Đại biểu

Đảng chính quyền tỉnh Khămmuộn ngày 12 tháng 7 năm 1996. Tài liệu

lưu tại Trung tâm lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.166. Văn phòng tỉnh uỷ Hà Tĩnh (1997), Thông báo kết quả chuyến thăm và

làm việc tại nước CHDCND Lào của Đoàn Đại biểu tỉnh ta do đồng chí

Đặng Duy Báu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu từ ngày 21

đến 27 - 4- 1997, ngày 7 tháng 5 năm 1997, Lưu tại Phòng Lưu trữ - Vănphòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

167. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2003), Văn bản Hội đàm giữa Đoàn Đại biểu

cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và Đoàn Đại biểu cấp cao tỉnh Khăm muộn, ngày 6

tháng 8 năm 2003. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy

Hà Tĩnh.168. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2008), Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa

tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Hà Tĩnh, ngày 23/4/ 2008. Lưu tại Trung tâm

lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh.169. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2009), Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa

tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, ngày 12 tháng 8 năm 2009. Tài liệu

lưu tại Trung tâm lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.170. Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2010), Thông báo kết quả chuyến thăm và

làm việc tại nước CHDCND Lào của Đoàn Đại biểu tỉnh ta do đồng chí Lê

Văn Chất, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu, tháng 7/2010,

Lưu tại Phòng Lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh.171. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa

tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Khămmuộn, ngày 22/10/2/ 2010. Lưu tại Trung tâm

lưu trử - VP Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

168

172. Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2011), Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa

tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, ngày 2 tháng 4 năm 2011. Tài liệu

lưu tại Trung tâm lưu trử - Văn phòng Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

TÀI LIỆU TIẾNG LÀO: (ເອກະສານພາສາລາວ)173. ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວຄັ້ງທີ່ IV

(1987), ຮັກສາສຳເນົາທີ່ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ.

174. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (1998),

ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ຄະນະພັກແຂວງບໍລິຄຳໄຊຄັ້ງທີ່ III, ບໍລິຄຳໄຊ.

175. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2005),

ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ຄະນະພັກແຂວງບໍລິຄຳໄຊຄັ້ງທີ່ IV , ບໍລິຄຳໄຊ.

176. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2010),

ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ຄະນະພັກແຂວງບໍລິຄຳໄຊຄັ້ງທີ່ V , ບໍລິຄຳໄຊ.

177. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2010),

ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມໃຫຍ່ຄະນະພັກແຂວງຄຳມ່ວນຄັ້ງທີ່ VIII , ຄຳມ່ວນ.

178. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2010),

ລາຍງານສະພາບການຮ່ວມມືກັບແຂວງຮ່າຕີ້ງຕໍ່ການກອງປະຊຸມພົບປະຄັ້ງວັນທີ6/6/2010. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ.

179. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ(1999),

ລາຍງານສະພາບການຮ່ວມມືກັບບັນດາ ແຂວງແຮກສ່ຽວປີ1999. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ.

169

180. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2001),

ລາຍງານສະພາບການຮ່ວມມືກັບ ແຂວງຮ່າຕີ້ງ.ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ.

181. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (1997),

ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມພົບປະລະຫວ່າງແຂວງຮ່າຕີ້ງ ແລະບໍລິຄຳໄຊ, ວັນທີ 24/4/1997. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ.

182. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2003),

ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມພົບປະລະຫວ່າງແຂວງຮ່າຕີ້ງ ແລະບໍລິຄຳໄຊ, ວັນທີ 9/7/2003. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ.

183. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2006),

ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມຂັ້ນສູງລະຫວ່າງແຂວງຮ່າຕີ້ງແລະ ບໍລິຄຳໄຊ, ວັນທີ 26/6/2006. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ.

184. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (1988),

ລາຍງານການຮ່ວມມືກັບແຂວງເງ໋ ຕີ້ງ, ວັນທີ 06/4/1988.

ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ.185. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (1996),

ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມພົບປະຄະນະຜູ້ແທນຄະນະພັກ,ອຳນາດການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ ແລະຄະນະຜູ້ແທນແຂວງຮ່າຕີ້ງ., ວັນທີ 12/7/1996.ເອກະສານຮັກສາສຳເນົາທີ່ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ

186. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (1997),

ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມກັບການນຳຂັ້ນສູງແຂວງຮ່າຕີ້ງ, ວັນທີ 26/4/1997.ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ

170

187. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2003),

ລາຍງານຕໍ່ກອງປະຊຸມພົບປະກັບຄະນະຜູ້ແທນຂັ້ນສູງແຂວງຮ່າຕີ້ງ,ວັນທີ 6/8/2003. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ

188. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບໍລິຄຳໄຊ (2009),

ລາຍງານການຜົນງານການຮ່ວມມືລະຫວ່າງແຂວງໄຊກັບແຂວງຮ່າຕີ້ງ, ເດືອນ 8/2009. ຮັກສາສຳເນົາທີ່ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງບລິຄຳໄຊ.

189. ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ (2006),

ລາຍງານຜົນງານການຮ່ວມມືຕໍ່ກອງປະຊຸມຂັ້ນສູງລະຫວ່າງແຂວງຮ່າຕີ້ງ ແລະ ຄຳມ່ວນ, ວັນທີ 22/10/2010.ຮັກສາສຳເນົາທີ່ ຫ້ອງວ່າການປົກຄອງແຂວງຄຳມ່ວນ.