MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản...

24
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cp thiết ca đề tài Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là một bộ phận trong bộ máy, có vị trí quan trọng trong công tác quản lý, xây dựng ngành, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động thanh tra trong nội bộ ng ành, nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của ngành trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; phát hiện những sơ hở về cơ chế quản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đã từng bước được củng cố, kiện toàn và đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân như hiện nay đã và đang tồn tại hạn chế, bất cập đó là: Mô hình tổ chức còn đơn giản, từ năm 2013 trở về trước chỉ có tổ chức thanh tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (được thành lập từ tháng 7/1987), đến năm 2014 mới đang thí điểm th ành lập tổ chức thanh tra (tương đương cấp phòng) tại 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh), các tỉnh, thành phố khác bố trí từ một đến hai bi ên chế trong Phòng Tổ chức - cán bộ để chuyên trách làm công tác thanh tra. Tổ chức bộ máy và biên chế của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng chưa được hoàn thiện, vừa thiếu về lãnh đạo, quản lý và số lượng biên chế, vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của đội ngũ công chức thanh tra. Các thể chế quy định về hoạt động thanh tra của ngành Kiểm sát nhân dân chưa được đầy đủ, hoặc lạc hậu so với quy định hiện hành của pháp luật thanh tra và yêu cầu của công tác quản lý, do đó hoạt động nghiệp vụ thanh tra c òn hạn chế, thực hiện chưa thống nhất, thiếu hiệu quả, chưa tương xứng với vị trí, vai trò và

Transcript of MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản...

Page 1: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiThanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là một bộ phận trong bộ máy, có

vị trí quan trọng trong công tác quản lý, xây dựng ngành, có nhiệm vụ thựchiện các hoạt động thanh tra trong nội bộ ngành, nhằm phòng ngừa, pháthiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của ngành

trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; phát hiện những sơ hở về cơ chếquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tốtích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý trongngành Kiểm sát nhân dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân đã từng bước được củng cố, kiện toàn và đạt đượcnhững kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc xây dựngngành trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, thực trạng về tổ chức và hoạtđộng của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân như hiện nay đã và đang tồntại hạn chế, bất cập đó là: Mô hình tổ chức còn đơn giản, từ năm 2013 trởvề trước chỉ có tổ chức thanh tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao(được thành lập từ tháng 7/1987), đến năm 2014 mới đang thí điểm thành

lập tổ chức thanh tra (tương đương cấp phòng) tại 08 Viện kiểm sát nhândân tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, NghệAn, Đắk Lắk, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh), các tỉnh, thành phố khácbố trí từ một đến hai biên chế trong Phòng Tổ chức - cán bộ để chuyên

trách làm công tác thanh tra. Tổ chức bộ máy và biên chế của Thanh traViện kiểm sát nhân dân tối cao cũng chưa được hoàn thiện, vừa thiếu vềlãnh đạo, quản lý và số lượng biên chế, vừa chưa đáp ứng được yêu cầu vềchất lượng của đội ngũ công chức thanh tra. Các thể chế quy định về hoạtđộng thanh tra của ngành Kiểm sát nhân dân chưa được đầy đủ, hoặc lạchậu so với quy định hiện hành của pháp luật thanh tra và yêu cầu của côngtác quản lý, do đó hoạt động nghiệp vụ thanh tra còn hạn chế, thực hiệnchưa thống nhất, thiếu hiệu quả, chưa tương xứng với vị trí, vai trò và

Page 2: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

2

nhiệm vụ được giao, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp và xâydựng ngành trong sạch, vững mạnh. Bởi vậy, đòi hỏi cần có sự nghiên cứuđầy đủ về mặt lý luận và thực tiễn để tìm ra các giải pháp thiết thực hoàn

thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theoyêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trịvề Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra các nhiệm vụ trọngtâm cải cách tư pháp trong thời gian tới, trong đó có nhiệm vụ: “Tăngcường kiểm tra, thanh tra và có cơ chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài đốivới hoạt động của các chức danh tư pháp”.

Ở Việt nam đã có nhiều công trình nghiên cứu với những cấp độ khácnhau (bài báo khoa học, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấpnhà nước, sách chuyên khảo, sách tham khảo) về tổ chức và hoạt động củaThanh tra Nhà nước, Thanh tra hành chính, Thanh tra chuyên ngành. Tuy

vậy, chưa có công trình chuyên khảo nào ở cấp độ Luận án Tiến sĩ Luậthọc về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhândân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.

Xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp đối vớingành Kiểm sát nhân dân nói chung, đối với tổ chức và hoạt động củaThanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng, Nghiên cứu sinh đã lựa chọnđề tài: “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sátnhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam” để nghiên cứu làm

Luận án Tiến sĩ Luật học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án2.1. Mục đích của Luận án:Luận án hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và đánh giá một cách

khách quan thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sátnhân dân; căn cứ vào những yêu cầu khách quan đòi hỏi để đưa ra nhữngphương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ của Luận án:Để thực hiện được mục đích trên, Luận án có nhiệm vụ:

Page 3: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

3

Một là, nghiên đánh giá tổng quan được tình hình nghiên cứu ở trongnước và ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra được những vấnđề các công trình nghiên cứu đã đề cập có thể kế thừa, phát triển khinghiên cứu luận án. Đặc biệt, xác định rõ những vấn đề luận án cấn tiếptục nghiên cứu để làm sáng tỏ.

Hai là, phân tích, làm sáng tỏ khái niệm về tổ chức và khái niệm về hoạtđộng của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; đặc điểm, vai trò, nội dung vànguyên tắc hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Ba là, làm rõ những yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoànthiện tổ chức và hoat động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; trên cơsở đó, đưa ra các tiêu chí hoàn thiện và điều kiện bảo đảm hoàn thiện tổchức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Bốn là, khái quát quá trình hình thành, phát triển của Thanh tra ngànhKiểm sát nhân dân; phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt độngcủa Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; chỉ ra những hạn chế, bất cập vànguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động củaThanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Năm là, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức vàhoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tưpháp ở nước ta hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện

tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêucầu cải cách tư pháp ở Việt nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận ánNghiên cứu sinh chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu, giải quyết những

vấn đề chung nhất ở mức độ khái quát cơ bản cả về mặt lý luận và thựctiễn có liên quan đến quá trình hình thành, phát triển về tổ chức và hoạtđộng của Thanh tra trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân từ khithành lập ngành Kiểm sát nhân dân ngày 26 thàng 7 năm 1960 đến nay.Luận án không nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Thanh tra thuộc hệthống cơ quan Viện kiểm sát quân sự.

Page 4: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

4

Việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở tổng hợp các số liệu thống kê

trong các báo cáo tổng kết và các chuyên đề nghiệp vụ của Thanh tra Việnkiểm sát nhân dân tối cao và kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra trongngành Kiểm sát nhân dân từ năm 2006 đến năm 2014.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên phép biện

chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm

nền tảng cơ sở lý luận để nghiên cứu khách quan, toàn diện, logic các vấnđề đặt ra. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nước và pháp luậtlà kim chỉ nam trong việc nghiên cứu các vấn đề trong luận án.

Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà

nước và pháp luật, về vai trò của tổ chức thanh tra đối với hoạt động củabộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên các quan điểm, đường lối củaĐảng Cộng sản về nhà nước và cách mạng Việt Nam, nhất là quan điểm vềđổi mới đất nước, phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa; các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về cảicách tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp vàchiến lược cải cách tư pháp trong thời gian tới.

4.2. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể dựa trên cơ sở lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật;Luận án có kế thừa và phát triển những kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và

hoạt động của cơ quan thanh tra trong các công trình khoa học có liên quan.

Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháptổng hợp, phân tích được sử dụng trong việc nghiên cứu, làm rõ các vấn đề cótính lý luận về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích với phương pháp so sánh,điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn để nghiên cứu về quá trình hình

thành, phát triển và đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanhtra ngành Kiểm sát nhân dân.

Ngoài ra, tác giả đã sử dụng phương pháp tọa đàm trao đổi với cácchuyên gia trong và ngoài ngành về tổ chức và hoạt động thanh tra, được

Page 5: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

5

sử dụng trong việc đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và

hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tưpháp ở Việt Nam.

5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận ánVề phương diện khoa học: Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu

một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về việc hoàn thiện tổ chứcvà hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cảicách tư pháp ở Việt Nam.

Về phương diện lý luận: Trên cơ sở quan niệm về tổ chức, về hoạtđộng thanh tra, Luận án đưa ra quan niệm về tổ chức, hoạt động của Thanhtra ngành Kiểm sát nhân dân; chỉ ra được vai trò, đặc điểm, nội dung và

nguyên tắc hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Luận giảivà đưa ra một số yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn thiện tổchức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; trên cơ sở đó,đưa ra các tiêu chí hoàn thiện, điều kiện bảo đảm hoàn thiện tổ chức và

hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.Về phương diện thực tiễn: Luận án phân tích làm rõ quá trình hình

thành, phát triển và đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanhtra ngành Kiểm sát nhân dân; chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và

nguyên nhân của những hạn chế làm cơ sở cho việc xác định phươnghướng và đề xuất một số giải pháp pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt độngcủa Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ởViệt Nam. Luận án xây dựng mô hình tổ chức bộ máy và nội dung hoạtđộng của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân trong tương lai.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận ánKết quả nghiên cứu Luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm các quan

điểm về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.Luận án có giá trị thiết thực cả về phương diện lý luận và thực tiễn, có

giá trị tham khảo cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật; hoàn thiện tổ chứcvà hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Kết quả nghiên cứu luận án còn có giá trị tham khảo cho công tácnghiên cứu, biên soạn giáo trình phục vụ công tác giảng dạy ở Trường Đại

Page 6: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

6

học Kiểm sát, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Trường cánbộ thanh tra và hệ thống trường chính trị, hành chính cũng như đối vớinhững nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực này.

7. Kết cấu của Luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

Luận án gồm 4 chương, 12 tiết.

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Mục đích của chương 1 nhằm làm rõ tình hình nghiên cứu ở trong nước,cũng như ở nước ngoài có liên quan đến đề tài; rút ra những vẫn đề cần tiếptục nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểmsát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt nam. Để đạt được mục

đích này, luận án tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚCTrong những năm gần đây, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học

với những cấp độ khác nhau (luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu cấp bộ,cấp nhà nước, sách chuyên khảo, sách tham khảo) nghiên cứu về đổi mớitổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra hành chính,Thanh tra chuyên ngành và Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Nghiên cứu các công trình ở trong nước cho thấy, các công trình đãnghiên cứu riêng lẻ theo những hướng tiếp cận khác nhau, đã khái quát đượcmột số mô hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra hànhchính, Thanh tra chuyên ngành trong bộ máy nhà nước; một số công trìnhnghiên cứu ở cấp độ đề tài, đề án, chuyên đề nghiệp vụ của Thanh tra Việnkiểm sát nhân dân tối cao đã đề cập đến nội dung đổi mới tổ chức, nâng caochất lượng hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, chođến nay vẫn chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầyđủ, toàn diện và có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn ở cấp độ Luận án

Page 7: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

7

Tiến sĩ Luật học về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngànhKiểm sát nhân dân theo yêu cầu của cải cách tư pháp ở Việt Nam.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện tổ chức và hoạt độngcủa Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tưpháp Việt Nam” là một vấn đề mới, có tính lý luận và thực tiễn, đáp ứngyêu cầu thực tiễn đặt ra. Kết quả nghiên cứu rút ra từ một số công trình ởtrong nước những năm qua có ý nghĩa quan trọng đối với tác giả khinghiên cứu đề tài.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀIVề tổ chức và hoạt động thanh tra của một số nước trên thế giới, đã có

một số sách, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Cáccông trình nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu mới chỉ đề cập đến các nộidung có liên quan đến mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tracủa một số nước; tổ chức và hoạt động thanh tra của các cơ quan tư pháptrên thế giới nói chung, thanh tra đối với hoạt động của cơ quan toà án nóiriêng; nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động điều tra của Viện kiểmsát/Viện công tố của một số nước. Chưa có bài báo, công trình khoa họcnào nghiên cứu, đề cập chuyên sâu về hoàn thiện tổ chức và hoạt độngthanh tra của Viện kiểm sát/Viện công tố các nước.

1.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊNCỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Một số nhận xét về tổng quan tình hình nghiên cứuỞ trong nước, mặc dù các công trình có sự nghiên cứu riêng lẻ theo

những hướng tiếp cận khác nhau, nhưng các công trình đã khái quát được mộtsố mô hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra hànhchính, Thanh tra chuyên ngành trong bộ máy nhà nước; đã nghiên cứu về đổimới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu mộtcách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn ở cấp độLuận án Tiến sĩ Luật học về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh trangành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.

Ở nước ngoài, các công trình do một số nhà nghiên cứu ở trong nước và

nước ngoài chủ yếu giới thiệu, phân tích, đánh giá đặc điểm, vai trò và mô

Page 8: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

8

hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra của một số nước trên thếgiới. Chưa có công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện tổ chức và hoạt độngthanh tra trong nội bộ Viện kiểm sát/Viện công tố các nước trên thế giới.

Những nghiên cứu tổng quan là cơ sở khoa học để xác định nội dungnghiên cứu trọng tâm của đề tài bảo đảm kế thừa, phát huy, chọn lọcnhững kết quả nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài, giúp cho việc hoàn

thiện đề tài bảo đảm tính hệ thống, toàn diện và khoa học.Thực tiễn đòi hỏi phải nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề hoàn thiện tổ

chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầucủa cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứuTừ những những đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

nêu trên, luận án có nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và cơsở thực tiễn của việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Cụthể như sau:

Một là, trên cơ sở kế thừa có chọn kọc kết quả nghiên cứu của một sốcông trình của các tác giả, luận án tiếp tục nghiên cứu, phân tích, làm sáng

tỏ khái niệm về tổ chức và khái niệm về hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân; đặc điểm, vai trò, nguyên tắc và nội dung hoạt độngcủa Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Hai là, làm rõ những yêu cầu của cải cách tư pháp, các tiêu chí và

điều kiện bảo đảm việc việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh trangành Kiểm sát nhân dân.

Ba là, khái quát quá trình hình thành, phát triển của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân; phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt độngcủa Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; chỉ ra những hạn chế, bất cập và

nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động củaThanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạtđộng của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tưpháp ở nước ta hiện nay.

Page 9: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

9

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Mục đích của chương 2 nhằm làm rõ cơ sở lý luận của việc hoàn thiện tổchức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cảicách tư pháp ở Việt nam. Để đạt được mục đích này, luận án tập trung giảiquyết những vấn đề cơ bản sau đây:

2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ

HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN2.1.1. Khái niệm về tổ chức và hoạt động thanh tra2.1.1.1. Khái niệm về tổ chức thanh traNghiên cứu các quan niệm về “tổ chức” trong Từ điển tiếng Việt, luận

án cho rằng: Tổ chức thanh tra là một cơ cấu, hay cấu phần của bộ máynhà nước, được thành lập để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ thanhtra do pháp luật quy định.

2.1.1.2. Khái niệm về hoạt động thanh traTrên cơ sở nghiên cứu các quan niệm khác nhau về “thanh tra”, khái

niệm về các loại hình thanh tra trong Luật Thanh tra năm 2010, Luận ánđưa ra khái niệm: “Hoạt động thanh tra là xem xét, đánh giá, xử lý của cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách,pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các cơ quan, tổ chức và cá

nhân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.2.1.2. Khái niệm về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dânTừ khái niệm về “Tổ chức thanh tra” nêu trên, Luận án đưa ra khái

niệm: Tổ chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là một cơ cấu hay cấu phầntrong bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân, được thành lập để thực hiện những chứcnăng, nhiệm vụ thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Trên cơ sở khái niệm về Thanh tra hành chính theo Luật Thanh tranăm 2010, Luận án đưa ra khái niệm: Hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do

Page 10: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

10

pháp luật quy định của cơ quan thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dânđối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cácđơn vị và cá nhân thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp”.

2.1.3. Đặc điểm của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dânLuận án đi sâu phân tích, làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau

về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân trên vớiThanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ về .

2.1.4. Vai trò của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dânTrên cơ sở nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và thanh

tra, luận án phân tích, làm rõ vai trò của Thanh tra ngành Kiểm sát nhândân được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:

Một là, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có vai trò kiểm định, đánhgiá hiệu quả của công tác quản lý trong ngành.

Hai là, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là phương thức bảo đảmkỷ cương, kỷ luật trong ngành; hoạt động thanh tra là phương tiện phòngngừa vi phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong nội bộ ngành.

Ba là, hoạt động thanh tra góp phần bảo đảm quyền dân chủ, quyền vàlợi ích hợp pháp của nhân dân, của công chức, viên chức và người laođộng trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Bốn là, thông qua hoạt động thanh tra giúp cho các chủ thể quản lýtrong ngành hoàn thiện các phương thức quản lý, ra các quyết định quản lýchính xác, đúng đắn, khách quan và phù hợp hơn.

2.1.5. Nội dung hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dânNội dung hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm:

Hoạt động thanh tra nghiệp vụ; Hoạt động thanh tra hành chính; Hoạt độngthanh tra xét khiếu tố.

2.1.6. Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dânLuận án đưa ra một số nguyên tắc sau:Một là, hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật về thanh tra.Hai là, hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính chính xác, khách quan,

trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.Ba là, hoạt động thanh tra không làm cản trở hoạt động bình thường

của đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Page 11: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

11

2.2. YÊU CẦU CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP ĐỐI VỚI VIỆCHOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRANGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Với những yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, việc đổi mới tổchức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, hoàn thiện tổchức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân (một bộ phậncấu thành quan trọng trong tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân)thực sự là một yêu cầu tất yếu khách quan, mang tính lịch sử và phù hợpvới sự phát triển chung của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đòi hỏi:Thứ nhất, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân phải được tiến hành đồng bộ trên các phương diện: hoàn thiệnvề tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chứcthanh tra; đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngthanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Thứ hai, bảo đảm các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của Thanhtra các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân phải được tiến hành đồng bộvới các thiết chế khác.

Thứ ba, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải đóng vai trò quan

trọng giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoàn thiện hệ thốngthể chế, quy định về tổ chức và hoạt động của Viện kiếm sát nhân dân.

2.3. TIÊU CHÍ VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VIỆC HOÀN THIỆNTỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁTNHÂN DÂN THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM

2.3.1. Tiêu chí hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngànhKiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp

Việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sátnhân dân được thực hiện theo các tiêu chí sau:

Một là, về tổ chức bộ máy: Hệ thống tổ chức thanh tra ngành Kiểm sátnhân dân phải được tổ chức tinh giản, gọn nhẹ; xác định rõ chức năng,nhiệm vụ của từng cấp trong hệ thống thanh tra ngành; khắc phục sựchồng chéo, trùng lắp trong hoạt động giữa tổ chức thanh tra các cấp và

Page 12: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

12

giữa hoạt động của Thanh tra ngành với hoạt động kiểm tra của các đơn vịchức năng khác trong ngành.

Hai là, về công tác cán bộ: Xây dựng đội ngũ công chức Thanh trangành Kiểm sát nhân dân phải đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu

cầu về chất lượng, có chính sách đãi ngộ thích đáng và được trang bị đầy đủphương tiện làm việc cần thiết. Xây dựng và nâng cao văn hoá thanh tra,hoàn thiện đạo đức của công chức thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Ba là, về phương thức hoạt động: Hoạt động thanh tra phải được tiếnhành kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, công khai, dân chủ, khách quan,đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và không làm ảnh hưởng đếnhoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra. Việcđổi mới hoạt động thanh tra cần đặc biệt tập trung vào thanh tra công vụ;đề cao vai trò, trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra.

Đổi mới hoạt động thanh tra theo xu hướng giảm tiền kiểm, tăngcường hậu kiểm trong quản lý.

Bốn là, giải quyết tốt mối quan hệ ngang- dọc giữa chỉ đạo theo chiềudọc từ trên xuống dưới (chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra của Thanh traViện kiểm sát nhân dân tối cao với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấptỉnh) và chỉ đạo theo chiều ngang (chỉ đạo của tổ chức đảng và Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân cùng cấp).

2.3.2. Điều kiện bảo đảm việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động củaThanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp

2.3.2.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh traTổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải

được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.2.3.2.2. Bảo đảm việc hoàn thiện cơ chế pháp lý về tổ chức và hoạt

động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dânCần có quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong Luật tổ chức

Viện kiểm sát nhân dân. Xây dựng Thông tư hướng dẫn về “Tổ chức vàhoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân”. Xây dựng “Quy chếĐoàn thanh tra” và quy trình nghiệp vụ, hệ thống biểu mẫu văn bản về

Page 13: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

13

hoạt động thanh tra; tổ chức tập huấn để nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác thanh tra trong ngành. Xây dựng Quy định phối hợp giữa Thanhtra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với các đơn vị trong ngành trong việcxử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị phản ánh về vi phạmliên quan đến công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.

2.3.2.3. Bảo đảm về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và chính sáchđối với cán bộ Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một điều kiện bảo đảm quan trọng, nó chiphối sự tồn tại và phát triển của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dânnói chung và Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng.

Cần phải quan tâm cải cách chế độ tiền luơng, công tác đề bạt, bổnhiệm cán bộ; có chế độ khen thưởng, đãi ngộ thoả đảng cho những ngườicó thành tích, cống hiến cho hoạt động thanh tra của ngành để cán bộ thanhtra yên tâm công tác.

2.3.2.4. Bảo đảm về cơ chế phối hợp trong hoạt động thanh traCần phải có cơ chế, biện pháp phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ

quan thanh tra ngành với các cơ quan, đơn vị hữu quan khi tiến hành hoạtđộng thanh tra, nhất là thanh tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền côngtố và kiểm sát hoạt động tư pháp, thanh tra việc thực hiện chức trách,nhiệm vụ và kỷ luật nội vụ của công chức trong ngành.

2.4. KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦATHANH TRA MỘT SỐ BỘ, NGÀNH Ở VIỆT NAM VÀ CỦA MỘTSỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.4.1. Mô hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra một số bộ,ngành ở Việt Nam

Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Thanh tracác bộ, ngành được quy định trong Luật Thanh tra và mô hình tổ chức vàhoạt động của Thanh tra một số bộ, ngành ở Việt Nam, gồm: Bộ Tư pháp,Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao.

2.4.2. Mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra ở một số nước trênthế giới

Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra một số nướctrên thế giới gồm: Thanh tra Quốc hội (Thụy Điển, Đan Mạch, Canada và

Page 14: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

14

một số nước phát triển ở Bắc Âu và Nam Mỹ); Thanh tra giám sát hànhchính (Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Ai Cập); Thanh tra chuyên ngànhđược thành lập hầu hết ở các nước trên thế giới, song song tồn tại với mộtsố loại hình thanh tra khác; Thanh tra tư pháp (Jordan, Anh)

2.4.3. Một số vấn đề rút ra qua nghiên cứu các mô hình- Trên cơ sở nghiên cứu về tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của Thanh

tra một số bộ, ngành để đề xuất phương án về cơ cấu tổ chức bộ máy, sốlượng cán bộ lãnh đạo, biên chế của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tốicao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;

- Kết quả nghiên cứu về thẩm quyền, nội dung, phương thức hoạt độngthanh tra của các bộ, ngành có ý nghĩa thiết thực trong việc đề xuất đổi mới nộidung và phương thức hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

- Kết quả nghiên cứu về mô hình tổ chức, thẩm quyền, nội dung vàphương thức hoạt động của thanh tra tư pháp nói chung, thanh tra toà án nóiriêng của một số nước trên thế giới rất có ý nghĩa cho việc nghiên cứu, đềxuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngànhKiểm sát nhân dân ở Việt Nam.

Chương 3QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ

HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Trong chương này, tác giả nghiên cứu về quá trình hình thành, pháttriển và nêu lên thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngànhKiểm sát nhân dân trong những năm gần đây, phân tích rút ra nguyên nhâncủa thực trạng trên. Bao gồm các nội dung cơ bản sau:

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THANHTRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân chính thứcđược hình thành từ khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao banhành Quyết định số 15/QĐ-TC ngày 13/7/1987 về việc thành lập BanThanh tra, là đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Khi mới

thành lập, Ban Thanh tra chỉ có 04 biên chế, tổ chức bộ máy còn đơn giản,chưa hình các tổ công tác, các phòng nghiệp vụ như hiện nay.

Page 15: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

15

Trước yêu cầu đổi mới và tăng cường công tác thanh tra trong nội bộngành, theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngày16/8/2012, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (khoá 13) đã có Nghị quyết số522d/NQ-UBTVQH13 phê chuẩn việc điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ và đổitên một số đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao,trong đó có việc đổi tên gọi “Ban Thanh tra” thành “Thanh tra Viện kiểm sátnhân dân tối cao”. Theo đó, chức vụ Trưởng Ban Thanh tra và Phó trưởngBan Thanh tra được đổi là Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra Việnkiểm sát nhân dân tối cao.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay của Thanh tra Viện kiểm sát nhândân tối cao có 04 phòng, gồm: Phòng Tham mưu tổng hợp; Phòng Thanh tranghiệp vụ; Phòng Thanh tra hành chính và Phòng Thanh tra xét khiếu tố.Mỗi phòng có chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/BCSĐ ngày 20/12/2013 củaBan cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc Đề án “Tăng cườngtổ chức bộ máy, biên chế cán bộ thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân”, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã quyết định thành lập Thanh tra cấptỉnh tại 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố gồm: thành phố Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá,Nghệ An, Đồng Nai, Đắk Lắc; Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phốcòn lại thành lập bộ phận (Tổ thanh tra) chuyên trách hoặc bố trí cán bộthanh tra chuyên trách đặt trong Phòng Tổ chức- cán bộ.

3.2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦATHANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

3.2.1. Thực trạng về tổ chức của Thanh tra ngành Kiểm sát nhândân ở Việt Nam

Từ năm 2014, hệ thống Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đã đượchình thành ở hai cấp kiểm sát là Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối caovà Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể là:

- Đối với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao:Tổ chức bộ máy: Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện có 04

phòng, trong đó có 03 phòng được thành lập từ tháng 3/2010 là: Phòng

Page 16: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

16

Tham mưu tổng hợp, Phòng Thanh tra nghiệp vụ, Phòng Thanh tra xétkhiếu tố; đến tháng 7/2014 thành lập thêm Phòng Thanh tra hành chính.

Lãnh đạo quản lý: có 04 lãnh đạo đơn vị, gồm: 01 Chánh Thanh tra và03 Phó Chánh Thanh tra. Ngoài ra còn có 07 lãnh đạo cấp phòng gồm 02Trưởng phòng và 05 Phó Trưởng phòng.

Biên chế cán bộ: từ ngày 15/02/2014 được giao tổng số 25 chỉ tiêubiên chế; hiện tại mới có 20 biên chế, gồm 13 nam, 07 nữ

Về cơ cấu công chức: hiện có 02 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhândân tối cao; 01 Điều tra viên cao cấp; 02 Kiểm sát viên trung cấp; 07 Kiểmsát viên sơ cấp; 01 Kiểm tra viên chính; 05 Kiểm tra viên; 02 chuyên viên.

Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi có 04 đồng chí; từ 30 đến dưới 40 tuổi có 05đồng chí; từ 40 đến dưới 50 tuổi có 08 đồng chí; từ 50 đến 55 tuổi có 02đồng chí; trên 55 tuổi có 01 đồng chí.

Về trình độ chuyên môn: 04 Thạc sỹ Luật (trong đó, có 02 đồng chíđang làm Nghiên cứu sinh Luật); 01 Thạc sỹ Hành chính công; 14 Cử nhânLuật; 01 Cao đẳng Văn thư lưu trữ.

Trình độ Lý luận chính trị: 14 Cao cấp, Cử nhân chính trị.Trình độ quản lý Nhà nước: 10 cao cấp, 04 trung cấp.- Đối với Thanh tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:

Có 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố thành lập tổ chức Thanhtra (tương đương cấp phòng) với tổng số 29 biên chế; 08/08 đơn vị đều đãbổ nhiệm Chánh Thanh tra và có 03/08 đơn vị bổ nhiệm Phó Chánh thanhtra; 44 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố đã lập Tổ thanh tra đặt trongPhòng Tổ chức - cán bộ với 90 biên chế; có 06 Viện kiểm sát nhân dân tỉnhbố trí 02 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thanh tra; 05 Viện kiểm sát nhândân tỉnh bố trí 01 cán bộ kiểm nhiệm làm công tác thanh tra.

3.2.2. Thực trang về hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân ở Việt Nam

3.2.2.1. Kết quả hoạt động thanh tra nghiệp vụ thực hành quyềncông tố, kiểm sát hoạt động tư pháp

Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, Thanh tra Viện kiểm sátnhân dân tối cao đã phối hợp với một số vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát

Page 17: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

17

nhân dân tối cao tham mưu để lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao banhành Kế hoạch và Quyết định thành lập các Đoàn kiểm tra do Thanh trachủ trì, tiến hành 40 cuộc kiểm tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành

quyền công tố và kiểm sát điều tra; 08 cuộc kiểm tra về hoạt động nghiệpvụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự; 09 cuộc kiểmtra về hoạt động nghiệp vụ kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi

hành án hình sự; 09 cuộc kiểm tra việc thực hiện chức năng kiểm sát giảiquyết các vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và

công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp tại các Việnkiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 2013, thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thanh tra, kiểm travề hoạt động nghiệp vụ, tập trung thanh tra về hoạt động công vụ.

Năm 2014, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành 05

cuộc thanh tra nghiệp vụ theo kế hoạch, gồm: 02 cuộc thanh tra toàn diệncác mặt, các lĩnh vực công tác nghiệp vụ, 02 cuộc thanh tra chuyên đề vềán đình chỉ theo Điều 25 Bộ luật hình sự và việc giải quyết các vụ án xâmphạm trật tự quản lý kinh tế, án tham nhũng, chức vụ, 01 cuộc Thanh travề công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xửán hình sự. Thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành 04 cuộc thanhtra đột xuất, gồm: 01 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật và Quy chếcủa Ngành trong việc giải quyết các vụ, việc tại Viện kiểm sát nhân dântỉnh Quảng Trị; 02 cuộc thanh tra trách nhiệm trong việc để xảy ra án đình

chỉ do bị can không phạm tội, Toà án tuyên bị cáo không phạm tội tại Việnkiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau; - 01 cuộc thanh tra toàn diệnvề các mặt, các lĩnh vực công tác nghiệp vụ tại Viện kiểm sát nhân dântỉnh Bình Phước. Ngoài ra, đã yêu cầu 05 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh báocáo và chuyển 27 hồ sơ vụ án hình sự có dấu hiệu vi phạm để nghiên cứu.

Thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố đã tiến hành

243 cuộc thanh tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và

kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự

Page 18: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

18

3.2.2. Kết quả hoạt động thanh tra hành chínhTrong năm 2007, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thành

lập Đoàn thanh tra tài chính đối với Báo Bảo vệ pháp luật và Tạp chí Kiểmsát về các nội dung: việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn tài

chính; việc hạch toán doanh thu, chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh; việcthực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; việc thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí, chấp hành kỷ luật tài chính theo quy định của pháp luật.

Từ năm 2012 trở về trước, mỗi năm tiến hành 09 cuộc kiểm tra việcthực hiện Quy chế dân chủ, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong

quản lý, chi tiêu mua sắm tài sản, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệtrong hoạt động của ngành.

Từ năm 2013 đến nay, tiến hành 08 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp

luật và quy chế của ngành trong công tác cán bộ và quản lý, sử dụng ngânsách. Thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao vềtăng cường kỷ cương, kỷ luật nội vụ trong ngành, Thanh tra Viện kiểm sátnhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch, thanh tra đột xuất việc chấp hành

kỷ luật nội vụ tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một sốViện kiểm sát địa phương.

3.2.3. Kết quả hoạt động thanh tra xét khiếu tốTrong thời gian từ năm 2009 đến đến nay, Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao đã tiếp nhận, phân loại, xử lý tổng số 1.019 đơn (khiếu nại375, tố cáo 644) = 743 việc; trong đó, thuộc trách nhiệm giải quyết của đơnvị 215 đơn (khiếu nại 36, tố cáo 179) = 85 việc. Tỷ lệ giải quyết đơn hàngnăm đạt trên 97%. Thông qua công tác giải quyết đơn, Thanh tra Viện kiểmsát nhân dân tối cao đã yêu cầu các đơn vị có trách nhiệm tổ chức kiểmđiểm, đề nghị xử lý kỷ luật đối với 08 cá nhân; yêu cầu kiểm điểm rút kinhnghiệm nghiêm túc đối với 03 tập thể và 03 cá nhân .

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

3.3.1. Những kết quả đạt đượcTrên cơ sở những tiêu chí và điều kiện bảo đảm việc hoàn thiện đã nêu

tại tiết 2.3, Luận án đã chỉ ra những kết quả đã đạt được và nguyên nhân của

Page 19: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

19

kết quả đạt được về thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân hiện nay.3.3.2. Những hạn chế, bất cậpLuận án tập trung làm rõ những hạn chế, bất cập về thực trạng tổ chức

và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân hiện nay và nguyên

nhân của hạn chế, bất cập căn cứ theo những tiêu chí và điều kiện bảo đảmviệc hoàn thiện đã nêu ở tiết 2.3 để làm cơ sở đề xuất những giải pháp hoàn

thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu

cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.

Chương 4PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ

HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂNTHEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM

Trong chương này, tác giả tập trung làm sáng tỏ quan điểm chỉ đạocủa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tácthanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân. Trên cơ sở đó, nêu ra phươnghướng và một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh trangành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

Trước những yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, tổ chức và hoạtđộng của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cần được hoàn thiện theonhững phương hướng cơ bản sau:

4.1.1. Phương hướng đổi mới về tổ chức của Thanh tra ngànhKiểm sát nhân dân ở Việt Nam

Về đổi mới tổ chức của Thanh tra ngành kiểm sát nhân dân, theochúng tôi cần quán triệt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vị trí, vai trò quan

trọng của công tác thanh tra.Thứ hai, tăng cường thẩm quyền cho Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Page 20: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

20

Thứ ba, hoàn thiện cấu trúc hệ thống bộ máy của Thanh tra ngànhKiểm sát nhân dân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng độingũ công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ngày càng trong sạchvững mạnh.

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện về hoạt động thanh tra ngànhKiểm sát nhân dân ở Việt Nam

Về phương hướng hoàn thiện hoạt động của Thanh tra ngành Kiểmsát nhân dân, theo tác giả Luận án cần chú ý:

Thứ nhất, đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụcủa Thanh tra ngành.

Thứ hai, đổi mới hoạt động thanh tra theo xu hướng giảm tiền kiểm,tăng cường hậu kiểm trong quản lý nhà nước.

Thứ ba, đổi mới hoạt động thanh tra bảo đảm nguyên tắc hoạt độngthanh tra phải công khai, dân chủ, khách quan, kịp thời và đề cao vai trò,trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra.

Thứ tư, xây dựng và nâng cao văn hoá thanh tra, hoàn thiện đạo đứccủa cán bộ thanh tra trên cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, vị trí,vai trò của công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠTĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEOYÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM

Để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhândân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra một số giảipháp sau:

4.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanhtra ngành Kiểm sát nhân dân

Để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sátnhân dân trước hết cần phải hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc tổ chức vàhoạt động của cơ quan này. Cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành một sốThông tư để cụ thể hoá các quy định của Luật Thanh tra và Luật Tổ chứcViện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) như: Thông tư “Quy định về tổ chức vàhoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân”; Thông tư “Quy địnhvề xử lý vi phạm trong ngành Kiểm sát nhân dân”. Xây dựng “Quy chế

Page 21: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

21

Đoàn thanh tra” và các quy trình về nghiệp vụ thanh tra trong ngành Kiểmsát nhân dân ...

4.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và củng cố, kiện toàn đội ngũ côngchức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Về tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân trong thờigian tới nên tổ chức ở hai cấp kiểm sát là Thanh tra Viện kiểm sát nhân dântối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY THANH TRANGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TƯƠNG LAI

4.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũcông chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có tính chuyên nghiệp,nhạy bén, bản lĩnh chính trị vững vàng

Để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hoá cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cảicách tư pháp, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển độingũ công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có tính chuyên nghiệp,nhạy bén, bản lĩnh chính trị vững vàng.

4.2.4. Đổi mới phương thức và nội dung hoạt động của Thanh trangành Kiểm sát nhân dân

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, Thanh tra ngànhKiểm sát nhân dân cần phát huy những thành tích, kết quả đã đạt được, khắc

Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao

Thanh traViện kiểm sát nhân dân tối cao

Cơ cấu gồm 04 phòng:- Phòng Tham mưu, tổng hợp; - Phòng Thanh tra nghiệp vụ;- Phòng Thanh tra hành chính; - Phòng Thanh tra xét khiếu tố

Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thanh traCủa 63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố

(tương đương cấp phòng)

Page 22: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

22

phục những hạn chế, tồn tại; đồng thời, phải đổi mới phương thức và nội dunghoạt động thanh tra như sau:

Một là, đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụcủa Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo hướng đề cao tính hiệu quả,tính chịu trách nhiệm trong hoạt động, coi đây là yếu tố then chốt, quyếtđịnh trong hoạt động thanh tra.

Hai là, đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngthanh tra.

Ba là, cần nhận thức hoạt động thanh tra không chỉ dừng lại ở pháthiện, xử lý sai phạm mà cần có những kiến nghị cụ thể điều chỉnh kịp thờicác khiếm khuyết, sơ hở trong hoạt động quản lý, làm rõ những mặt tốtphát huy, những mặt thiếu sót, hạn chế để chấn chỉnh.

Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả của văn bản Kết luận thanh tra.Năm là, để mục đích hoạt động thanh tra được thực hiện có hiệu quả

thì Kết luận thanh tra của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đã ban hànhphải được tổ chức thực hiện nghiêm túc.

Sáu là, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện tốt côngtác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra trong ngành.

4.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làmviệc và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức thanh tra ngànhKiểm sát nhân dân

Cần trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị phương tiện, công cụ vàđiều kiện làm việc cho các tổ chức thanh tra và công chức Thanh tra ngànhKiểm sát nhân dân. Cho phép Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đượcmở tài khoản riêng, được giao quyền tự chủ trong việc quản lý, sử dụng kinhphí ngân sách được cấp để phục vụ cho hoạt động thanh tra. Cần có chínhsách ưu tiên, chế độ đãi ngộ đặc thù cho những người có thâm niên làm côngtác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân, nhất là chính sách ưu tiên khiđề bạt, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, các chức danh pháp lý.

Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những người có thành tích,cống hiến cho hoạt động thanh tra của ngành. Đồng thời, tăng cường kỷcương, kỷ luật, đề cao tính tích cực, bản lĩnh chính trị, tính tự chịu tráchnhiệm trước pháp luật của công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân;kỷ luật thích đáng, nghiêm đối với những cá nhân thiếu tinh thần trách

Page 23: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

23

nhiệm, lợi dụng quyền thanh tra để có hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặccó hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho tập thể,cá nhân là đối tượng thanh tra.

4.2.6. Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động thanh traKhi tiến hành hoạt động thanh tra, nhất là thanh tra hoạt động nghiệp

vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, thanh tra vềcông tác quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được cấp phải có biện phápphối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cơ quan, đơn vị hữu quan.

KẾT LUẬN CHUNG

1. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển về tổ chức và hoạtđộng của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cho thấy vị trí, vai trò củacông tác thanh tra trong nội bộ ngành có ý nghĩa hết sức quan trọng và

không thể thiếu trong quá trình quản lý, xây dựng ngành Kiểm sát nhân dântrong sạch, vững mạnh.

2. Trong quá trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở nước ta đã

có nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài đề cập đến môhình tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra; mô hình tổ chức và hoạtđộng của Viện kiểm sát. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tiếp thu, chọnlọc, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhândân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

3. Tuy nhiên, trước những yêu cầu cải cách tư pháp nói chung, đổimới tổ chức và hoạt động của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân nói riêng, tổchức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân còn những hạnchế, bất cập cần phải được nghiên cứu để có biện pháp khắc phục và hoàn

thiện cho phù hợp với yêu cầu mới.4. Lần đầu tiên tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân được nghiên cứu dưới góc độ lý luận một cách toàn diện và

chuyên sâu. Luận án làm rõ khái niệm về tổ chức và hoạt động thanh tranói chung, của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng; đặc điểm, vịtrí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc và hình thức hoạt

Page 24: MỞ ĐẦU ấ ế ủa đề tài - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/12/4/nguyen_kim_sau_vi.pdfquản lý trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân

24

động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Đồng thời, phân tích nhữngđiểm giống và khác nhau giữa hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra;sự khác biệt giữa Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân với Thanh tra củacác bộ, ngành khác trong bộ máy Nhà nước ta.

5. Luận án đã khái quát sự hình thành, phân tích làm rõ thực trạngvề tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Thông

qua đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và

nguyên nhân. Trên cơ sở nghiên cứu những yêu cầu cải cách tư pháp, luậnán đã xác định những quan điểm cơ bản, quan trọng, có ý nghĩa quyết địnhđến việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sátnhân dân.

6. Từ những luận cứ lý luận và thực tiễn thu được trong quá trìnhnghiên cứu, luận đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện tổ chức bộ máy,công tác cán bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Thanh trangành Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Luận án xâydựng mô hình tổ chức bộ máy và nội dung hoạt động của Thanh tra ngànhKiểm sát nhân dân trong tương lai.