Hanh Vi To Chuc_DK

4
Họ và Tên: Huỳnh Đăng Khoa MSSV: B080145 Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K34 Bài Tập Hành Vi Tổ Chức Câu 1: Hãy nêu sự hiểu biết của anh (chị) về tâm lý tập thể và quan hệ tâm lý xã hội trong tập thể? Tâm lý tập thể là toàn bộ những phẩm chất và đặc điểm tâm lý chung trong đời sống tinh thần hàng ngày của một tập thể bao gồm những quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lý xã hội của một tập thể nhất định. - Các quá trình tâm lý xã hội của tập thể thường xãy ra như: thích nghi lẫn nhau, giao tiếp, tìm hiểu và đánh giá lẫn nhau, liên kết hay xung đột lẫn nhau, cảm hóa, thuyết phục, bắt chước lẫn nhau và lây lan tâm lý cho nhau… Trong các quá trình đó, các mối quan hệ thường tập trung vào người lãnh đạo và các thủ lĩnh của nhóm và tập thể, họ bao giờ cũng là người có tác động thúc đẩy hay kìm hãm các quá trình tâm lý xã hội của tập thể. Các quá trình tâm lý xã hội luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác của đơn vị và từng người. - Các trạng thái tâm lý xã hội của tập thể thường có như tâm trạng và dư luận của tập thể, hoạt động truyền thống của tập thể, bầu không khí tâm lý, sự hày hòa hay phản ứng nhạy cảm của tập thể…có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của tập thể. - Các thuộc tính tâm lý xã hội của tập thể bao gồm những đặc điểm về đời sống tinh thần đã trở nên tương đối bền vững và ổn định. Đó là những nhu cầu và lợi ích chung của tập thể, là tình cảm và trí tuệ tập thể, là niềm tin và ý chí của tập thể, là thói quen, nếp sống của tập thể.Khi các thuộc tính này được khơi dậy và phát huy thì sẽ trở thành động lực và sức mạnh của tập thể. Quan hệ tâm lý xã hội trong tập thể bao gồm mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể có thể là quan hệ chính thức hoặc quan hệ không chính thức.

description

Tâm lý tập thể là toàn bộ những phẩm chất và đặc điểm tâm lý chung trong đời sống tinh thần hàng ngày của một tập thể bao gồm những quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lý xã hội của một tập thể nhất định.

Transcript of Hanh Vi To Chuc_DK

Page 1: Hanh Vi To Chuc_DK

Họ và Tên: Huỳnh Đăng KhoaMSSV: B080145Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K34

Bài TậpHành Vi Tổ Chức

Câu 1: Hãy nêu sự hiểu biết của anh (chị) về tâm lý tập thể và quan hệ tâm lý xã hội trong tập thể?Tâm lý tập thể là toàn bộ những phẩm chất và đặc điểm tâm lý chung trong đời sống tinh thần hàng ngày của một tập thể bao gồm những quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lý xã hội của một tập thể nhất định.

- Các quá trình tâm lý xã hội của tập thể thường xãy ra như: thích nghi lẫn nhau, giao tiếp, tìm hiểu và đánh giá lẫn nhau, liên kết hay xung đột lẫn nhau, cảm hóa, thuyết phục, bắt chước lẫn nhau và lây lan tâm lý cho nhau… Trong các quá trình đó, các mối quan hệ thường tập trung vào người lãnh đạo và các thủ lĩnh của nhóm và tập thể, họ bao giờ cũng là người có tác động thúc đẩy hay kìm hãm các quá trình tâm lý xã hội của tập thể. Các quá trình tâm lý xã hội luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác của đơn vị và từng người.

- Các trạng thái tâm lý xã hội của tập thể thường có như tâm trạng và dư luận của tập thể, hoạt động truyền thống của tập thể, bầu không khí tâm lý, sự hày hòa hay phản ứng nhạy cảm của tập thể…có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của tập thể.

- Các thuộc tính tâm lý xã hội của tập thể bao gồm những đặc điểm về đời sống tinh thần đã trở nên tương đối bền vững và ổn định. Đó là những nhu cầu và lợi ích chung của tập thể, là tình cảm và trí tuệ tập thể, là niềm tin và ý chí của tập thể, là thói quen, nếp sống của tập thể.Khi các thuộc tính này được khơi dậy và phát huy thì sẽ trở thành động lực và sức mạnh của tập thể.

Quan hệ tâm lý xã hội trong tập thể bao gồm mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể có thể là quan hệ chính thức hoặc quan hệ không chính thức.

- Quan hệ chính thức là mối quan hệ được xã hội qui định, thừa nhận, được ghi trong điều lệ, qui chế như quan hệ giữa thủ trưởng và nhân viên phải phục tùng thủ trưởng, quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên…Những quan hệ này được thể hiện ở vai trò, chức năng trách nhiệm, quyền hạn và nó tạo nên các tổ chức, phòng ban có tính chất hành chính.

- Quan hệ không chính thức là những mối quan hệ được tạo thành do tâm lý. Thường đó là những mối quan hệ cá nhân riêng tư. Ví dụ: Giám đốc có tình cảm với thư ký riêng, anh A và anh B cùng làm chung phòng nhưng ghét nhau…Những quan hệ này mang đậm tính cảm xúc cá nhân.

Trong quan hệ giữ một thành viên này đối với một thành viên khác cần xem xét trên cả 3 mặt: trí tuệ, tình cảm và nghị lực. Mặt trí tuệ biểu hiện ở khả năng đánh giá đúng người kia. Có nhận thức đúng con người thì mới tạo được mối quan hệ bình thường với họ. Mặt nghị lực được phân biệt ở mức độ ảnh hưởng của người này với người kia. Trong quá trình hoạt động chung các thành viên của tập thể cơ sở phải tiếp xúc, phối hợp với nhau. Phải kết hợp tốt nhất những phẩm chất và năng lực của mọi người trong một tập

Page 2: Hanh Vi To Chuc_DK

thể để đạt được hiệu suất làm việc cao và có được bầu không khí tâm lý vui vẻ. Hiệu quả của một tập thể phụ thuộc rất nhiều vào sự hòa hợp của các thành viên trong tập thể đó.Bầu không khí tâm lý xã hội cũng rất quan trọng bởi vì trạng thái tinh thần của người làm việc đã trở nên nhân tố ảnh hưởng lớn đến năng suất làm việc không kém gì trạng trạng thái thể lực. Khi bầu không khí tập thể vui vẻ, phấn khởi có thể làm tăng năng suất lao động tới 20%. Không gì cản trỡ công việc của tập thể mạnh bằng tình trọng thường xuyên buồn chán, không có không khí làm việc. Sự cản trở của tình trạng này còn lớn hơn so với tình trạng thiếu kỹ thuật tiên tiến hoặc các điều kiện kinh tế cần thiết.Câu 2: Đặc điểm của những người có nhu cầu tự khẳng định cao và những hành vi thường thấy của họ:

Nhu cầu tự khẳng định mình là loại nhu cầu cao ở một số ít người nào đó thể hiện qua kết quả công tác, học tập, qua sự cống hiến cho xã hội, qua những việc làm gây thêm uy tín cho họ. Cũng có khi người ta hi sinh một số nhu cầu nào đó để đáp ứng các nhu cầu khác, hay họ tự khẳng định mình bằng những việc làm tương tự. Do đó đặc điểm của những người có nhu cầu tự khẳng định cao và những hành vi thường thấy của họ:+ Khẳng định bản thân qua những thành công: Ví dụ: Một em học sinh bi khuyết tật nhưng với lòng tin và nghị lực có thể tự mình cố gắn vươn lên tự khẳng định vai trò của mình bằng những thành tích học tập. Bởi vì chỉ có điều này mới giúp cho chúng ta có một vị trí trong lớp, trong trường, trước bạn bè và xã hội Họ muốn dùng hành động bằng sự nổi trội của họ trước đám động để tự khẳng định mình. + Làm những việc nổi trội và phi thường: Ví dụ: Trong chiến đấu người lính có thể xông vào nơi có vũ khí để tìm cách phá hủy dù biết rõ ở những hành động này sự sống rất mong manh. Hành động dũng cảm này phải được thực hiện vì nhu cầu liên kết hoặc được nhận biết mà chủ yếu người lính đó cho là điều đó là quan trọng Trong trường hợp này có thể coi người lính đó tự khẳng định mình – đã tối đa hóa tiềm năng quan trọng vào thời điểm này.+ Khẳng định vị trí bản thân bằng hành động: Ví dụ: Một người có địa vị trong xã hội, họ sẽ càng muốn tạo thêm uy tín cho bản thân bằng những công việc từ thiện, họ sẽ bỏ ra một số tiền lớn để giúp đỡ người khác và đổi lại họ có danh tiếng và củng cố thêm địa vị. + Cách thể hiện nhu cầu tự khẳng định mình có thể thay đổi trong một vòng đời. Ví dụ: một vận động viên điền kinh đã tự khẳng định được mình cuối cùng có thể tìm kiếm các lĩnh vực khác để phát huy tối đa khả năng của mình khi đặc điểm có thể thay đổi qua thời gian hoặc khi có điều kiện thuận lợi. + Thích phô trương: Ví dụ: Một người ca sĩ, nghệ sĩ thích người khác chú ý nhiều đến mình, thích phô trương thân thể, bỏ tiền ra đĩa CD hay thích đeo nhiều trang sức để khẳng định địa vị của họ.+ Thích nhận được sự chú ý và ngưỡng mộ của mọi người:+ Tạo sự hoàn thiện vẻ bề ngoài của bản thân hơn là vẻ bên trong:+