Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự...

22
HỆ THỐNG GIÁO DỤC BẬC CAO ITALIA Tổng quan Điểm mạnh và điểm yếu giáo dục bậc cao Italia Hợp tác giáo dục với Việt Nam NGUYỄN THƯƠNG THẢO [email protected] www.favellatrice.com 2019

Transcript of Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự...

Page 1: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

HỆ  THỐNG  GIÁO  DỤC  BẬC  CAO  ITALIA    

Tổng  quan  Điểm  mạnh  và  điểm  yếu  giáo  dục  bậc  cao  Italia  Hợp  tác  giáo  dục  với  Việt  Nam  

 NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO  [email protected]  www.favellatrice.com    

2019  

Page 2: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  2  

   

HỆ  THỐNG  GIÁO  DỤC  BẬC  CAO  ITALIA  

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO  –  WWW.FAVELLATRICE.COM  

 

 

 

   

 

 

 

 

TỔNG  QUAN  

ĐIỂM  MẠNH  VÀ  ĐIỂM  YẾU  GIÁO  DỤC  BẬC  CAO  ITALIA  

HỢP  TÁC  GIÁO  DỤC  VỚI  VIỆT  NAM  

2019  

Page 3: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  3  

MỤC LỤC

 

1. Vì sao lại là giáo dục bậc cao Italia? ................................................................... 4

2. Tổng quan hệ thống giáo dục bậc cao Italia ........................................................... 6 2.1. Loại hình, số lượng và hệ đào tạo ........................................................................ 7

Bảng 1: Xếp loại theo ngành đại học Ý của CENSIS 2017/2018 .......................................... 7 2.2. Quy trình đào tạo ................................................................................................. 9

Bảng 2. Quy trình đào tạo bậc cao tại Ý theo Uni-Italia ..................................................... 10 Bảng 3: Sơ đồ quy trình đào tạo bậc cao tại Ý theo Universitaly.it .................................... 10

2.3. Vị thế của đại học Ý so với châu Âu và thế giới ............................................... 11

2.4. Cơ sở vật chất và cơ cấu nhân sự đại học Ý ...................................................... 12 Bảng 4: So sánh lương giảng viên của các nước oecd ........................................................ 13 Bảng 5: Mức lương giảng viên đại học Ý theo ANVUR năm 2011-2016 ............................ 13

3. Điểm mạnh và điểm yếu của giáo dục bậc cao Italia ........................................... 14 3.1. Cơ hội học tập .................................................................................................... 14

3.2. Cơ hội việc làm .................................................................................................. 16 Bảng 6: Việc làm 01 năm sau tốt nghiệp cử nhân ............................................................... 18 Bảng 7: Việc làm 01 năm sau tốt nghiệp thạc sỹ ................................................................. 18 Bảng 8: Lương theo ngành sau 05 năm tốt nghiệp cử nhân (Đơn vị euro) ......................... 19 Bảng 9: Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu công việc của các ngành đào tạo ....................................... 19

4. Hợp tác giáo dục với Việt Nam ............................................................................ 19

5. Kết luận về giáo dục bậc cao Italia và hướng áp dụng vào Việt Nam ................. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 22

Page 4: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  4  

1. Vì sao lại là giáo dục bậc cao Italia?

Italia là một trong những đất nước giàu và khác biệt văn hóa nhất trên

trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong

một đất nước nhỏ bé chỉ xấp xỉ diện tích của Việt Nam, tức 302.073 km2 theo

ISTAT1, trong đó chủ yếu là đồi (41,6%), núi (35,%) và chỉ 23,2% đồng bằng2.

Italia được ví như chiếc ủng thò ra biển do ba phía Đông, Tây, Nam lần lượt

giáp biển Địa Trung Hải, Tyrrhenia và Ionia. Lãnh thổ nước Ý được chia thành

20 Vùng, ngoài ra còn có 02 nhà nước độc lập nằm trong lòng nước Ý:

Vaticano và San Marino. Địa hình đa dạng khiến Italia có nguồn cảnh quan

phong phú và độc đáo xuyên suốt đất nước. Italia là nơi có nhiều di sản văn

hóa được Unesco công nhận nhất trên thế giới với 54 di sản3. Nếu đi dọc đất

nước Ý rất có thể người ta sẽ nghĩ mình vượt qua biên giới quốc tế mỗi khi đi

qua một vùng mới. Những điểm thu hút này, cùng với ẩm thực nổi tiếng thế

giới, con người trung hậu và ngôn ngữ lãng mạn và di sản lịch sử văn hóa dồi

dào là những lý do khiến Italia luôn nằm trong top 5 các quốc gia được viếng

thăm nhiều nhất trên thế giới mỗi năm4. Kéo theo đó là lượng sinh viên quốc tế

đến Ý du học ngày càng tăng. Theo số liệu của JLL (2017) sinh viên quốc tế

chiếm 4,5% lượng sinh viên của Ý và lượng sinh viên đến Ý chiếm 2% so với

các nước G20 khác. Ở châu Âu lượng sinh viên đến Ý chỉ xếp sau Anh, Pháp,

Đức và Tây Ban Nha5.

Khi bàn đến nền giáo dục châu Âu hẳn không ít người sẽ nghĩ đến

những trường đại học danh tiếng trên thế giới như Oxford hay Cambridge mà

không mấy ai lại biết rằng Đại học Bologna (Italia) với lịch sử hơn 1000 năm

(thành lập năm 1088) mới là đại học lâu đời nhất châu Âu còn đang hoạt động.

Quả vậy, ngược dòng lịch sử ta sẽ thấy Italia là cái nôi văn hóa phát triển rực

rỡ bậc nhất châu Âu với rất nhiều di sản và kiệt tác còn lưu lại đến ngày nay

                                                                                                               1  Istituto Nazionale di Statistica - Viện thống kê quốc gia Italia. 2 https://www.istat.it/it/archivio/137001. 3 https://whc.unesco.org/en/list/stat.  2 https://www.istat.it/it/archivio/137001. 3 https://whc.unesco.org/en/list/stat.  4 https://govisity.com/most-visited-countries-world/ 5 http://portal.uniplaces.com/it/studenti-internazionali-in-aumento/  

Page 5: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  5  

trong các lĩnh vực như hội họa, kiến trúc, điêu khắc, kĩ thuật chế tác. Italia

cũng là quê hương của rất nhiều danh nhân, nghệ sĩ và nhà phát minh lớn của

thế giới, trong đó có thể kể đến:

1. Cristoforo Colombo (1451-1506), Amerigo Vespucci (1454-1512),

trong sự kiện khám phá châu Mỹ, Marco Polo (1254-1324) du hành

phương Đông.

2. Galileo Galilei, nhà thiên văn, nhà vật lí, nhà toán học, triết gia, giảng

viên đại học Pisa và Padova.

3. Leonardo da Vinci, họa sỹ, nhà giải phẫu, kĩ sư cơ khí, triết gia.

4. Evangelista Torricelli (1608-1647) và Leonardo Fibonacci (1175-1250)

hai nhà toán học với việc khám phá ra “dãy số Fibonacci”.

5. Alessandro Volta (1745-1827) và những nghiên cứu của ông về dòng

điện (Volt).

Trong thời hiện đại những cái tên sau đây được biết đến nhiều trên thế

giới:

1. Giosuè Carducci nhà thơ – giảng viên Đại học Bologna và là người Ý

đầu tiên giành giải Nobel văn học.

2. Enrico Fermi – giải thưởng Nobel vật lý, người chế tạo ra bom nguyên

tử đầu tiên trên thế giới, giảng viên đại học Roma Sapienza.

3. Rita Levi Montalcini – giải thưởng Nobel Y sinh.

4. Umberto Eco – nhà văn, nhà phê bình hội họa, cố giảng viên đại học

Bologna.

5. Sergio Mattarella – Tổng thống đương nhiệm của Italia, từng là hiệu

trưởng Đại học Palermo.

6. Alessio Figalli – giải thưởng Fields toán học năm 2018 từng học Đại

học và làm tiến sỹ tại đại học Pisa và Scuola Normale Superiore di Pisa.

7. Enzo Ferrari – nhà sáng lập, sáng chế và kĩ sư cơ khí chế tạo máy

Ferrari.

8. Giorgio Armani, Versace, Dolce & Gabbana – những nhà tạo mẫu và

thiết kế danh giá.

Page 6: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  6  

Một điểm chung giữa những nhân vật của lịch sử và thời hiện đại kể trên

(và rất nhiều những nhân vật khác cùng 20 người Ý đoạt giải Nobel) là họ đều

được đào tạo trong môi trường giáo dục Italia, chứ không phải ở một nước

châu Âu nào khác, dẫn theo Rai Storia6. Điều này phản ánh một thực tế rằng

Italia có năng lực đào tạo nhân tài trong nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật nhất

phải kể đến Y học, Vật lý, Kỹ thuật, Cơ khí chế tạo máy, Kiến trúc, Thời trang

và Hội họa. Liệu giáo dục đại học Ý trong thời điểm hiện nay có phát huy được

những tinh hoa và truyền thống đó? Điều gì mới thực sự làm nên sự khác biệt

giữa nền giáo dục bậc đại học của Italia và các nước châu Âu khác? Điều gì

khiến Italia thu hút sinh viên quốc tế đến học tập trong 10 năm gần đây? Giáo

dục đại học Việt Nam có thể học hỏi được gì từ nền giáo dục này? Để trả lời

cho những câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiểu hệ thống giáo dục bậc cao của

Italia qua việc xem xét (i) tổng quan hệ thống, (ii) ưu và nhược điểm, (iii) cơ

hội học tập và làm việc sau khi tốt nghiệp và (iv) hợp tác giáo dục bậc cao giữa

Ý và Việt Nam.

2. Tổng quan hệ thống giáo dục bậc cao Italia

Trường đại học Ý được phân theo vùng và thường có trụ sở ở các thành

phố lớn của Ý và mang tên các thành phố này, ví dụ đại học Bologna nằm ở

Bologna, vùng Emilia-Romagna, đại học Milano nằm ở Milano, vùng

Lombardia. Đại học công lập do nhà nước bảo hộ tài chính nhưng hoàn toàn tự

chủ về mô hình và chương trình đào tạo. Đại học tư thục do tư nhân đầu tư xây

dựng mà cũng có thể do rót vốn từ Vùng, Tỉnh hay Thành phố. Như đã thấy ở

trên, không phải tất cả các trường đại học đều được luật pháp Ý thừa nhận do

chưa đáp ứng đủ các yêu cầu về luật pháp, không bàn đến mặt chất lượng.

                                                                                                               6  Kênh truyền thông khoa giáo chuyên ngành lịch sử nổi tiếng của Ý: http://www.raistoria.rai.it/gallery-refresh/i-50-personaggi-pi%C3%B9-influenti-della-storia-di-tutti-i-tempi/806/0/default.aspx.  

Page 7: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  7  

2.1. Loại hình, số lượng và hệ đào tạo

Giáo dục bậc cao của Ý được chia thành hai loại hình – công lập

(statale) và tư thục (privata) với số lượng các trường theo thống kê của MIUR7

tính đến năm 2018 là 116 trường đào tạo đại học, trong đó:

• 67 đại học công lập (Università Statali), trong đó có 03 đại học Bách

khoa (Politecnici); 02 trường đại học cho người nước ngoài (Università

per Stranieri).

• 49 đại học tư thục (Università Private), trong đó có 29 trường đã được

luật pháp công nhận (Università Private legalmente riconosciute); 09

đại học chuyên ngành (Scuole Superiori) hoặc viện đào tạo bậc cao

(Istituto di alta formazione dottorale) chỉ chuyên đào tạo các khóa từ

thạc sỹ và tiến sỹ; 11 trường đào tạo từ xa (Università Telematiche).

Danh sách chi tiết các trường đại học Ý hiện hành có thể tra cứu tại link

dưới đây:

http://ustat.miur.it/dati/didattica/italia/atenei#tabistituti

(A) (B)

Bảng 1: Xếp loại theo ngành đại học Ý của CENSIS8 2017/2018

Ngoài khối đại học ở bậc cao, theo MIUR còn có khối Giáo dục chuyên

nghiệp với các lĩnh vực như sau:

                                                                                                               7 Bộ giáo dục đào tạo, đại học và nghiên cứu Italia – Ministero dell’Istruzione, dell’Università e della Ricerca: http://ustat.miur.it/dati/didattica/italia/atenei-statali. 8 CENSIS – Centro Studi Investimenti Sociali – Trung tâm nghiên cứu các đầu tư xã hội uy tín của Ý.  

 

Page 8: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  8  

1. Trường đào tạo nghệ thuật thuộc hệ thống AFAM (Alta Formazione

Artistica, Musicale e Coreutica).

2. Quỹ thực nghiệm điện ảnh (Fondazione Centro Sperimentale di

Cinematografia).

3. Trường đào tạo Biên/Phiên dịch (Scuole Superiori per Mediatori

Linguistici).

4. Viện đào tạo Tâm lý học trị liệu (Istituti autorizzati ad attivare corsi di

formazione specialistica in Psicoterapia).

5. Trường đào tạo Lưu trữ học, Lịch sử chữ viết cổ và Ngoại giao (Scuole

di Archivistica, Paleografia e Diplomatica).

6. Viện hàn lâm quân sự và Viện đào tạo cảnh sát (Accademie Militari e

Istituti di Polizia)

7. Viện đào tạo Phục chế và các trường đào tạo về bảo tồn di sản văn hóa

(Istituti/Scuole di Restauro e Conservazione dei beni culturali).

8. Trường/ Viện giáo dục bổ túc trung học chuyên đào tạo kĩ thuật

(Scuole/Istituti di Formazione Integrata Superiore (FIS) (corsi IFTS))

9. Trung tâm/ trường/viện của các vùng chuyên về đào tạo nghề (Centri/

Scuole/ Istituti di Formazione Professionale Regionale).

Các trường đại học ở Ý có tính tự chủ cao theo luật định từ năm 1989,

sau đó là tự chủ chương trình đào tạo từ năm 1990 và tự chủ tài chính từ năm

19939. Tính tự chủ của đại học Italia chủ yếu được thể hiện ở các điểm sau:

-­‐ Chương trình và mục tiêu các khóa học

-­‐ Yêu cầu về nhập học của các khóa học (tự do, chỉ tiêu, tuyển thẳng) trên

cơ sở điều luật về Quyền học tập tại Ý (Diritto allo studio in Italia).

-­‐ Hình thức của hoạt động đào tạo và số tín chỉ.

-­‐ Hình thức của đào tạo thực tập

-­‐ Hình thức đánh giá kết quả sau cùng.                                                                                                                9  Theo  https://www.roars.it/online/lautonomia-delluniversita-al-tempo-della-riforma-costituzionale/. ROARS – Tổ chức nghiên cứu chính trị độc lập.  

Page 9: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  9  

Do tự chủ về tài chính nên các trường ở Ý thường làm đề án gọi đầu tư

và hỗ trợ tài chính theo hình thức:

- Đề án nghiên cứu để xin hỗ trợ tài chính từ Liên minh châu Âu

- Hỗ trợ tài chính từ ngân sách Vùng

- Liên kết đào tạo với các tổ chức doanh nghiệp/tư nhân.

Chỉ các trường công hoặc thư thục được luật pháp công nhận mới được

tham gia gọi vốn đầu tư hoặc hỗ trợ tài chính từ Vùng.

2.2. Quy trình đào tạo

Các khóa học ở bậc đại học ở Ý kéo dài khoảng 2-5 năm tùy vào bậc

học và lĩnh vực học. Để có thể đăng ký hồ sơ vào đại học thí sinh phải kết thúc

13 năm phổ thông (Việt Nam là 12 năm), tiếp đó thực hiện qui trình học như

sau:

Bước 1: 03 năm cử nhân (Laurea Triennale)

Bước 2: Đăng ký một trong những khóa sau:

- 02 năm Thạc sỹ (Laurea Magistrale) – các khóa thường

- 02 năm Chuyên sâu (Specialistica) – các ngành kĩ thuật và ứng

dụng

- 01 năm Master 1 (Master universitario di 1o livello) – dành cho

những người làm trong các doanh nghiệp hoặc không có thời

gian để học liên tiếp 02 năm.

Những ngành như Luật, Y, Dược, Kĩ thuật chỉ có khóa hệ liên tiếp 05

năm (Laurea Magistrale a Ciclo unico).

Bước 3:

- ≥03 năm Tiến sĩ chuyên ngành nghiên cứu (Dottorato di Ricerca)

- ≥ 03 năm Tiến sĩ chuyên ngành ứng dụng Luật – Thẩm phán, Y –

Dược, Kĩ thuật (Perfezzionamento/ Specializzazione)

- 01 năm Master 2 (Master universitario di 2o livello) tiếp nối của

Master 1.

Tóm tắt quy trình đào tạo có thể xem trong bảng duới đây:

Page 10: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  10  

QUY

TRÌNH

HỌC VỊ QUY ĐỔI QT SỐ TÍN

CHỈ

SỐ NĂM

Bước 1 Laurea triennale Bachelor (B.A) 180 3

Bước 2 Laurea

magistrale/specialistica

Master (M.A) 120 2

Master universitario di 1o

livello

Specializing

Bachelor

≥60 1

Laurea magistrale a ciclo

unico

Master (M.A) 300-360 5-6

Bước 3 Dottorato di ricerca PhD x 3-4

Specializzazione di 2o

livello

Specialisation

degree

x 2

Master universitario di 2o

livello

Specializing

Master (M.A)

≥60 1

Bảng 2. Quy trình đào tạo bậc cao tại Ý theo Uni-Italia

 

Bảng 3: Sơ đồ quy trình đào tạo bậc cao tại Ý theo Universitaly.it

Hình thức đánh giá trong giáo dục Ý nói chung và ở bậc đại học nói

riêng đều thông qua việc kiểm tra miệng. Ngoài các môn cần chuẩn bị đề án thì

kể cả những môn lý thuyết và công thức như toán, hay môn cần bình giải như

văn học đều thi nói. Đối với một số chuyên ngành giảng viên sẽ yêu cầu cả thi

Page 11: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  11  

viết. Chi khi đạt phần thi viết sẽ được vào thi nói. Mỗi năm sẽ có từ 02 đến 03

đợt thi cho từng môn gọi là appello. Sinh viên thi rớt ở kỳ appello trước thì

đăng ký vào đợt sau mà không phải đóng phí thi lại.

Đánh giá kết quả từng môn học đại học tại Ý dựa trên thang điểm 30 với

điểm cao nhất là 30 e lode (30 điểm và lời khen). Điểm cuối khóa là tổng của

điểm của luận văn hay luận án và các tín chỉ đã tích lũy. Cuối khóa học sinh

viên có thể đạt được điểm trung bình cao nhất là 110 e lode (110 điểm và lời

khen). Khi tốt nghiệp cử nhân hoặc thạc sỹ sinh viên thường đội vòng nguyệt

quế và diễu hành quanh thành phố để ăn mừng.

2.3. Vị thế của đại học Ý so với châu Âu và thế giới

Tuy có bề dày lịch sử lâu đời và trên thế giới có nhiều tên tuổi và vĩ

nhân là người Ý nhưng ở thời hiện đại Đại học Ý không nằm ở vị trí top cao

trong châu Âu cũng như không thực sự được biết đến trên thế giới. Nguyên

nhân của việc này, không hẳn nằm ở chất lượng đào tạo mà theo chủ quan của

người viết, có thể do những điểm sau đây:

-­‐ Tính cách Ý thích sáng tạo và cá tính, hoạt động trong quy mô nhỏ và ít

chạy theo thành tích quốc tế.

-­‐ Quảng bá và truyền thông không mạnh mẽ.

-­‐ Còn ít khóa dạy bằng tiếng Anh: tất cả các khóa cử nhân trường công

đều dạy bằng tiếng Ý.

Ở Việt Nam, du học đại học Ý mới chiếm được một thị phần nhỏ nhưng

rất sôi nổi từ năm 2014 khi ngày hội du học Ý đầu tiên được tổ chức quy mô tại

Hà Nội và TP.HCM, sau khi Bộ giáo dục đào tạo đại học và nghiên cứu Ý mở

cơ quan xúc tiến hợp tác giáo dục Uni-Italia tại Hà Nội. Trong những năm

trước đây, mọi trao đổi và xúc tiến giáo dục văn hóa giữa Italia và Việt Nam

chỉ thông qua các hoạt động nhỏ lẻ của Ban văn hóa Ý - Đại sứ quán Italia tại

Hà Nội. Việc đặt trụ sở Lãnh sự Ý tại TPHCM năm 2014 càng thúc đẩy hơn

nữa việc xúc tiến hợp tác giáo dục giữa hai nước.

Theo số liệu thống kê của Liên chi hội SVVN (ASVI) - thuộc Đại sứ

quán Việt Nam tại Italia - đến năm 2012 số sinh viên Việt Nam tại Ý chỉ vào

Page 12: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  12  

khoảng 200. Đến năm 2015 là 600 và đến tháng 11/2018 là hơn 4000 sinh viên.

Việc số lượng tăng vọt có nhiều nguyên nhân, ngoài việc xúc tiến hợp tác kể

trên thì còn một số nguyên nhân khác sẽ thảo luận ở mục 3.1.

2.4. Cơ sở vật chất và cơ cấu nhân sự đại học Ý

Các đại học Ý được phân theo đơn vị dưới cấp là các khoa hay bộ môn

và mỗi một đơn vị này lại có trụ sở riêng với đầy đủ bộ máy nhân sự hành

chính.

Thư viện của Ý có chức năng mượn và cho mượn liên thư viện nhưng

có điểm yếu là giờ mở cửa rất ngắn, quy mô nhỏ. Phần lớn sinh viên phải dùng

hệ thống thư viện của thành phố. Hệ thống này nhìn chung đáp ứng được nhu

cầu của sinh viên.

Giảng viên và nghiên cứu viên tại đại học Ý được phân bố như sau:

-­‐ Thành phần cơ hữu: Giáo sư (professore ordinario), phó giáo sư

(professore associato), giảng viên (docente) và nghiên cứu viên

(ricercatore). Mỗi một khoa tùy vào nhu cầu giảng dạy sẽ có từ

01-02 giáo sư và phó giáo sư, giảng viên giảng dạy, nghiên cứu

viên, nhưng tổng số không được quá 12 người. Theo thống kê

của Istat10 về giảng viên năm 2011 Italia có 58.582 người, trong

đó có 24.708 nghiên cứu viên.

-­‐ Hợp đồng ngắn hạn/thỉnh giảng (docente a contratto/supplenti):

Theo luật định, nếu còn thiếu giảng viên các khoa phải sử dụng

giảng viên thỉnh giảng và họ sẽ luân chuyển giữa các trường

thông qua tổ chức tuyển dụng hàng năm với mức cạnh tranh cao.

Theo báo cáo của www.oecd.org11 về thống kê lương của giảng viên các

nước trên thế giới trong năm 2013-2014 thì lương giảng viên Ý cao vào bậc

nhất, chỉ sau Luxemburg và Mỹ. Tuy nhiên theo nhận xét của Balduzzi12 năm

                                                                                                               10 http://dati.istat.it/Index.aspx?DataSetCode=DCIS_DOCENTI# 11 www.oecd.org/education/education-at-a-glance-19991487.html 12 Biên tập báo Termometro Politico: https://www.termometropolitico.it/1266324_stipendi-docenti-universitari-italiani-piu-alti-al-mondo.html

Page 13: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  13  

2017, mức lương này chỉ phản ánh thực tế lương của các giáo sư và phó giáo

sư tại Ý, trong khi các giảng viên khác có mức lương thấp hơn rất nhiều.

Bảng 4: So sánh lương giảng viên của các nước oecd

Thực vậy, lương đại đa số các giảng viên đại học Ý chỉ ở vào mức thấp.

Từ năm 2011-2016, theo báo cáo của ANVUR13, mức lương tháng dao động từ

3.300 - 4.000 euro cho giáo sư, 2.200 - 2.700 cho phó giáo sư và 1.300 – 1.700

euro cho giảng viên và nghiên cứu viên. Tham chiếu mức sống ở Ý:

1000/tháng cho nhu cầu cơ bản, 01 ly cà phê espresso có giá 1-1,5 euro, lương

nhân viên quán cà phê 1.300 – 1.800 euro/tháng). Con số bình quân trên không

thể hiện được thực tế lương tại các trường. Theo một điều tra và so sánh nhanh

của chúng tôi14, lương của nghiên cứu viên chênh lệch so với giáo sư ở ba

trường lớn của Ý như sau:

LƯƠNG NĂM

THEO 13 BẬC MỨC PISA TRIESTE ROMA

Nghiên cứu viên Min.

Max.

13.792,56

47.376,57

13.792,56

27.557,60

14.941,94

51.324,62

Giáo sư Min.

Max.

26.842,89

93.399,19

26.842,89

53.632,00

29.079,80

101.182,4

Bảng 5: Mức lương giảng viên đại học Ý theo ANVUR năm 2011-2016                                                                                                                13 ANVUR (Agenzia Nazionale di Valutazione del sistema Universitario e della Ricerca): Cơ quan đánh giá và thẩm định đại học và nghiên cứu quốc gia Italia. 14 https://www.unipi.it/index.php/costi-e-tabelle-retributive/item/2036-tabelle-retributive-del-personale-docente-dellateneo; https://www.units.it/intra/personale/tabelle_stipendiali/; https://www.uniroma1.it/it/pagina/tabelle-stipendiali.

Page 14: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  14  

3. Điểm mạnh và điểm yếu của giáo dục bậc cao Italia

3.1. Cơ hội học tập

Nếu như ở các nước châu Âu khác và Mỹ cơ hội đầu vào cho sinh viên

học tập khá thấp vì lý do tài chính và vì quy trình tuyển sinh khắt khe thì các

trường đại học Ý lại mở ra cơ hội khá cao. Ngoài quy trình xét tuyển không

rườm rà (trừ một số trường chuyên biệt) thì đại học Ý còn có các gói hỗ trợ tài

chính cho sinh viên theo mức thu nhập của gia đình. Các quỹ này do trường

thành lập, nhưng chủ yếu là dựa vào gói hỗ trợ tài chính cho giáo dục từ phía

các Vùng15 và của các doanh nghiệp liên kết. Điều đặc biệt đáng nói ở đây là

sinh viên quốc tế được xét đầu vào theo quy trình riêng (ít rườm rà và đơn giản

hơn) nhưng vẫn được hưởng gói hỗ trợ tài chính như các sinh viên Ý. Thậm chí

các sinh viên quốc tế đến Ý học còn có lợi thế hơn trong việc xét học bổng

Vùng, do học bổng này tính trên mức thu nhập gia đình.

Có thể kể đến một số điểm lợi cho các sinh viên học đại học tại Ý như

sau:

-­‐ Đăng ký thuận lợi do có nhiều trường không thi tuyển mà chỉ nhận hồ sơ đăng ký nhập học.

-­‐ Những ngành đòi hỏi thi đầu vào thường sẽ dành chỉ tiêu cho sinh viên quốc tế. Đa số các sinh viên quốc tế sẽ chỉ phải thi/xét tuyển ở mức yêu cầu thấp hơn so với sinh viên bản địa.

-­‐ Học phí thấp do được chính phủ trợ phí16.

-­‐ Hỗ trợ tài chính từ trường và vùng cho sinh viên có mức thu nhập gia đình thấp (ISEE; ISEE-U)17.

-­‐ Hỗ trợ học tiếng Ý miễn phí cho sinh viên quốc tế trong quá trình học.

-­‐ Giảng viên hỗ trợ sinh viên quốc tế nhiệt tình.

                                                                                                               15 Học bổng Vùng chỉ học bổng khuyến học của 20 vùng nước Ý được xét trên mức thu nhập gia đình, áp dụng đối với tất cả các sinh viên, kể cả sinh viên quốc tế. Gói học bổng này gồm: (1) ký túc xá 9 tháng/năm, (2) phiếu ăn trong 9 tháng/năm, (3) tiền mặt, tổng (1-3) không quá 5.500 euro/năm. Sinh viên có thể làm hồ sơ học bổng vùng ngay sau khi nộp đơn xét tuyển. Trường thuộc vùng nào thì xin học bổng vùng đó. 16 Xem chi tiết tại: https://favellatrice.com/du-hoc/hoc-phi-du-hoc-y.html. 17 Chứng chỉ chứng minh thu nhập gia đình theo năm dành nộp hồ sơ đại học.  

Page 15: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  15  

-­‐ Chi phí sinh hoạt học tập thấp.

-­‐ Cơ sở vật chất và trang thiết bị tốt, nhất là các ngành kĩ thuật, y sinh do được trực tiếp học trên trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp.

-­‐ Liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và nhà tuyển dụng.

-­‐ Liên kết trao đổi sinh viên và giảng viên với nhiều nước (Erasmus, Erasmus+, Mundus, Marco Polo, Turandot – hai chương trình sau dành riêng cho sinh viên Trung Quốc).

-­‐ Sinh viên có thể học được nhiều môn/chuyên ngành gần hoặc cận.

-­‐ Các chuyên ngành được tổ chức giảng dạy chặt chẽ và liên kết đến các chuyên ngành khác theo lối đa ngành.

-­‐ Kiểm tra nói giúp phát triển kĩ năng hùng biện và trình bày quan điểm.

-­‐ Có nhiều đợt kiểm tra cho mỗi môn học. Sinh viên không phải đóng tiền nếu thi rớt. Có khả năng được miễn thi.

Một số điểm lợi nêu trên đôi khi cũng mang lại một số bất cập cho chính

nền giáo dục bậc cao của Ý. Ví dụ việc cấp học bổng cho sinh viên quốc tế chỉ

dựa vào thu nhập gia đình (thường là thấp hơn ở Ý) nhưng lại không có ràng

buộc về việc quay trở lại phục vụ cộng đồng Ý dẫn tới ba hệ lụy sau:

-­‐ Sinh viên Ý có khả năng nhưng lại không có cơ hội nhận học bổng.

-­‐ Sinh viên quốc tế nhận học bổng nhưng chất lượng không cao.

-­‐ Chảy máu tài chính: sinh viên nhận học bổng khi tốt nghiệp không

phục vụ cộng đồng Ý.

Không chỉ học bổng Vùng không có quy định ràng buộc mà chính các

học bổng của chính phủ và doanh nghiệp cũng không hề yêu cầu người nhận

học bổng phải có cam kết hay thực hiện bất kì nghĩa vụ nào sau khi học xong.

Điều này có lẽ là do chiến lược thu hút sinh viên quốc tế của MIUR và

MAECI18, nhưng cũng có thể do lỏng lẻo trong quản lý.

                                                                                                               18 Bộ ngoại giao – các vấn đề về văn hóa Ý.

Page 16: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  16  

Tóm lại, một số hạn chế cụ thể của giáo dục Ý có thể tổng kết trong

những điểm dưới đây:

-­‐ Giảng dạy đại học chủ yếu theo phương pháp thuyết giảng.

-­‐ Ngoài các môn kỹ thuật thì chương trình đào tạo thường chỉ mạnh về

định hướng nghiên cứu.

-­‐ Kiểm tra nói khiến kĩ năng viết không phát triển.

-­‐ Trình độ đại học chỉ giảng bằng tiếng Ý (B1); trình độ thạc sỹ có

chương trình tiếng Anh tuy nhiên không phải môn nào cũng dạy

bằng tiếng Anh do đó sinh viên quốc tế buộc phải biết tiếng Ý.

-­‐ Luân chuyển thường xuyên giảng viên hợp đồng hàng năm khiến

chương trình học bị xáo trộn, giảng viên không có thời gian tìm hiểu

kĩ trường cũng như sinh viên không có cơ hội tìm hiểu kĩ giảng viên.

3.2. Cơ hội việc làm

Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế và nạn

thất nghiệp tràn lan, sinh viên Ý sau khi ra trường trong 10 năm từ 2006 – 2016

phải chịu áp lực rất lớn về việc làm. Những sinh viên có được việc làm thì mức

lương cũng không cao. Thực vậy, những sinh viên Ý tốt nghiệp ngành luật hay

kiến trúc nếu muốn làm việc tại Ý rất khó khăn, do lượng luật sư ở Ý đông và

hầu như không có nhiều việc ở Ý cho kiến trúc sư (Xem bảng 6).

Nạn thất nghiệp không chỉ do khủng hoảng kinh tế, mà phần nhiều do

cơ chế tuyển dụng của Ý. Thông thường, một sinh viên mới ra trường sẽ phải

trải qua ít nhất 03 bước để xin việc, như sau:

Bước 1: Thử việc trong 02 tháng.

Bước 2: Thực tập sinh (Apprendistato) trong 06 tháng. Cần phải lưu ý

rằng không phải nơi nào cũng trả lương cho thực tập sinh trong

06 tháng này.

Bước 3: Nếu được nhận sau 06 thì thực tập sinh sẽ được ký hợp đồng

chính thức: determinato (xác định thời hạn, thường là 02-03

năm) hoặc indeterminato (không xác định thời hạn).

Page 17: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  17  

Tuy nhiên, xác xuất thực tập sinh được ký hợp đồng sau 06 tháng trong

những năm gần đây không cao. Nguyên nhân chính là các vị trí cố định hay

bán cố định trong doanh nghiệp rất khó thay đổi. Khi không ký được hợp đồng

chính thức với công ty và phải sang một lĩnh vực mới sinh viên cần thực hiện

lại từ Bước 1.

Quy trình tuyển dụng như trên có lợi quỹ lương cho doanh nghiệp19, đặc

biệt là doanh nghiệp nhà nước. Ngược lại nó làm mất thời gian của xã hội, của

người lao động và gây hậu quả nặng nề cho chính lực lượng lao động nòng cốt

của Ý. Hệ quả là chảy máu chất xám rất nặng nề ở Ý trong những năm qua.

Thực vậy, quy trình tuyển dụng bất hợp lý và cơ hội phát triển sự nghiệp

quá mờ nhạt, khiến cho việc người Ý ra nước ngoài lao động tăng mạnh. Theo

số liệu của Istat (dựa vào đăng ký công dân Ý ở nước ngoài), năm 2018 có hơn

5 triệu người Ý sinh sống tại nước ngoài (so với dân số 60,5 triệu). Trong số đó

lượt xuất cảnh lần lượt các năm 2015, 2016, 2017 là 124.000, 115.000 và

296.000 người20. Số liệu này cho thấy tình trạng chảy máu chất xám của Italia

tăng 50% trong mười năm gần đây. Tất cả những người xuất cảnh trong những

năm qua đều ở trong độ tuổi vàng lao động, tức từ 18-34.

Quay trở lại với tình hình việc làm trong nước, theo một vài số liệu từ

Alma Laurea21 (2013-2017) về so sánh tỷ lệ việc làm của sinh viên Ý trong

những năm gần đây thì sinh viên tốt nghiệp ngành y có cơ hội kiếm được việc

làm cao nhất.

Xem bảng minh họa dưới đây:

                                                                                                               19 Cần lưu ý rằng thuế khóa ở Ý rất cao: doanh nghiệp phải trả tiền thuế thuê một người làm cho mình gần bằng số lương trả cho người này, dẫn theo https://www.repubblica.it/economia/2017/03/04/news/fisco_in_calo_ma_un_dipendente_costa_ancora_il_doppio_di_quel_che_guadagna-159716909/ và https://www.laleggepertutti.it/220881_come-si-calcola-il-costo-aziendale-di-un-dipendente. 20 https://www.ilfattoquotidiano.it/premium/articoli/fuga-dallitalia-siamo-tornati-ai-livelli-record-degli-anni-50/ 21 Alma Laurea: Liên đoàn các đại học Ý - kết nối đại học và thế giới việc làm.  

Page 18: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  18  

Bảng 6: Việc làm 01 năm sau tốt nghiệp cử nhân

Chú thích: xanh dương – làm việc; xanh lam – không làm việc hoặc học tiếp.

Bảng 7: Việc làm 01 năm sau tốt nghiệp thạc sỹ

Chú thích: xanh dương – làm việc; vàng – không tìm việc; đỏ - đang tìm việc

Page 19: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  19  

Bảng 8: Lương theo ngành sau 05 năm tốt nghiệp cử nhân (Đơn vị euro)

Bảng 9: Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu công việc của các ngành đào tạo

Chú thích: xanh đậm – cao, xanh nhạt – trung bình, đỏ - ít/không hiệu quả.

4. Hợp tác giáo dục với Việt Nam

Trong những năm qua hợp tác xúc tiến giáo dục song phương giữa Italia

và Việt Nam có những thành tựu nổi bật. Cụ thể, có 129 thỏa thuận được ký kết

giữa 42 trường đại học Ý và 37 trường đại học Việt Nam. Việt Nam đứng thứ

Page 20: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  20  

32/160 tổng số nước có nhiều chương trình và ký kết hợp tác giáo dục với các

trường đại học Ý22 23 24.

Số lượng sinh viên sang Ý học tập và trao đổi lên đến hơn 4000 sinh

viên trong những năm qua, gấp 20 lần so với lượng sinh viên của năm 2012.

5. Kết luận về giáo dục bậc cao Italia và hướng áp dụng vào Việt Nam

Giáo dục bậc cao ở Italia đa dạng các loại hình, trong đó các trường đại

học tổng hợp (Università degli Studi) chú trọng định hướng nghiên cứu, còn

các Đại học bách khoa (Politecnici), viện kỹ thuật cao (Istituto di Alta

Formazione) Và các trường nghề (AFAM) thì có cả định hướng nghiên cứu và

ứng dụng. Nhìn chung định hướng giáo dục theo hướng nghiên cứu ở đại học

Italia vẫn nổi trội hơn các định hướng khác. Italia cung cấp cho sinh viên môi

trường học thân thiện: giảng viên có trình độ cao, trên đà quốc tế hóa nhanh,

học phí thấp bậc nhất châu Âu và nhiều học bổng hấp dẫn; môi trường sống

giàu văn hóa: ẩm thực đa dạng, nghệ thuật phong phú và cảnh sắc giàu tính

thẩm mỹ. Những điểm cộng này làm nên sự khác biệt của môi trường đại học

Italia với các nước châu Âu khác và đây là nguyên nhân giúp thu hút sinh viên

quốc tế. Bên cạnh những điểm sáng giáo dục Italia còn tồn đọng những vấn đề

bất cập, trong đó phải kể đến sự yếu kém trong quản lý cam kết đầu ra của sinh

viên được cấp học bổng, việc luân chuyển thường xuyên giảng viên trong khi

không có chế độ đãi ngộ nhân tài phù hợp khiến chảy chất xám ra nước ngoài,

yêu cầu sinh viên biết tiếng Ý cho các khóa đại học là một rào cản lớn cho sinh

viên quốc tế.

Từ những nhận xét sơ bộ trên đây về điểm mạnh và điểm yếu của giáo

dục bậc cao Italia chúng tôi xin có những ý kiến ở tầm vi mô có thể áp dụng

vào giáo dục Việt Nam như sau:

                                                                                                               22 http://accordi-internazionali.cineca.it/distribuzione.php. 23 Danh sách các trường Việt Nam có hợp tác với đại học Ý: http://accordi-internazionali.cineca.it/distribuzione.php?paese=704&tipo=US 24 Danh sách các trường Ý có hợp tác với các đại học Việt Nam: http://accordi-internazionali.cineca.it/distribuzione.php?paese=704&tipo=UI    

Page 21: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  21  

-­‐ Đẩy mạnh hợp tác trao đổi sinh viên và giảng viên với nhiều nước

hơn nữa để sinh viên Việt Nam có thêm cơ hội cọ xát và trau dồi vốn

sống và vốn văn hóa khác nhau.

-­‐ Tăng cường hợp tác với nhà tuyển dụng để gửi sinh viên thực tập

thực tế - như là một môn bắt buộc để tốt nghiệp.

-­‐ Sinh viên trong trường có thể linh động đăng ký học thêm môn thuộc

chuyên ngành gần theo nhu cầu.

-­‐ Đa ngành hóa các chuyên đề giảng dạy: các môn học và các kiến

thức cung cấp trong mỗi môn học được tổ chức giảng dạy chặt chẽ

trong mối tương quan với các môn học khác.

-­‐ Áp dụng song song hình thức thi nói và viết cho các môn học (kể cả

các môn lý thuyết) để giúp phát triển kĩ năng trình bày quan điểm,

thuyết phục và hùng biện của sinh viên Việt Nam.

Page 22: Hệ thống giáo dục đại học Ý - FAV£̂-thống-giáo-dục...trái đất, một sự pha trộn của các phong tục và truyền thống khác nhau trong một đất

NGUYỄN  THƯƠNG  THẢO              www.favellatrice.com    

  22  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các nhân vật có ảnh hưởng: http://www.raistoria.rai.it/gallery-refresh/i-50-personaggi-pi%C3%B9-

influenti-della-storia-di-tutti-i-tempi/806/0/default.aspx.  

Chảy máu chất xám ở Ý: https://www.ilfattoquotidiano.it/premium/articoli/fuga-dallitalia-siamo-

tornati-ai-livelli-record-degli-anni-50/

Cơ quan của bộ giáo dục đại học và nghiên cứu Ý: https://www.cineca.it

Cơ quan kiểm định đại học và chất lượng nghiên cứu Ý: http://www.anvur.it/en/homepage/

Cơ quan kiểm tra vốn đầu tư xã hội Ý: http://www.censis.it/home

Danh sách các di sản văn hóa Ý: https://whc.unesco.org/en/list/stat.  

Danh sách các trường đại học Việt Nam có thỏa thuận hợp tác với Ý: http://accordi-

internazionali.cineca.it/distribuzione.php?paese=704&tipo=UI    

Danh sách các trường đại học Ý có thỏa thuận hợp tác với Việt Nam: http://accordi-

internazionali.cineca.it/distribuzione.php?paese=704&tipo=US

Danh sách giảng viên đại học: http://dati.istat.it/Index.aspx?DataSetCode=DCIS_DOCENTI#

Danh sách trường công Ý: http://ustat.miur.it/dati/didattica/italia/atenei-statali.

Diện tích nước Ý: https://www.istat.it/it/archivio/137001

Hệ thống các đại học Ý: http://ustat.miur.it/dati/didattica/italia/atenei#tabistituti

Lương giảng viên đại học Pisa: https://www.unipi.it/index.php/costi-e-tabelle-retributive/item/2036-

tabelle-retributive-del-personale-docente-dellateneo

Lương giảng viên đại học Roma: https://www.uniroma1.it/it/pagina/tabelle-stipendiali.

Lương giảng viên đại học trên thế giới: www.oecd.org/education/education-at-a-glance-19991487.html

Lương giảng viên đại học Trieste: https://www.units.it/intra/personale/tabelle_stipendiali/

Lương giảng viên Ý: https://www.termometropolitico.it/1266324_stipendi-docenti-universitari-italiani-

piu-alti-al-mondo.html

Sinh viên quốc tế đến Ý: http://portal.uniplaces.com/it/studenti-internazionali-in-aumento/

Thỏa thuận hợp tác giáo dục với Việt Nam: http://accordi-internazionali.cineca.it/distribuzione.php.

Thuế thuê nhân viên: https://www.laleggepertutti.it/220881_come-si-calcola-il-costo-aziendale-di-un-

dipendente.

Mức thuế thuê nhân viên: trong các doanh nghiệp Ý:

https://www.repubblica.it/economia/2017/03/04/news/fisco_in_calo_ma_un_dipendente_cost

a_ancora_il_doppio_di_quel_che_guadagna-159716909/

Tổ chức nghiên cứu chính trị độc lập: https://www.roars.it/online/lautonomia-delluniversita-al-tempo-

della-riforma-costituzionale/

Top 5 các nước được viếng thăm nhiều nhất năm 2018: https://govisity.com/most-visited-countries-

world/

Trang web chia sẻ văn hóa và du học Ý: https://favellatrice.com/du-hoc/hoc-phi-du-hoc-y.html.