GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam...

89
GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng năm 2013 Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam Hợp tác Phát triển Việt - Đức

Transcript of GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam...

Page 1: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

GS&ĐG trong ĐTNBáo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng năm 2013

Chư

ơng

trình

Đổi

mới

Đào

tạo

nghề

Việ

t Nam

Hợp tác Phát triển Việt - Đức

Page 2: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

Chư

ơng

trình

Đổi

mới

Đào

tạo

nghề

Vi

ệt N

am

Hợp tác Phát triển Việt - Đức Chương trình đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam

37 B Nguyễn Bỉnh KhiêmHà Nội, Việt NamT +84 4 397 45 207 (Phòng Tổng hợp - Đối ngoại)F +84 4 397 40 339

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbHTầng 2, nhà số 1, ngõ 17, phố Tạ Quang BửuHà Nội, Việt NamT +84 4 397 46 571/-2F +84 4 397 46 570I www.giz.deI www.tvet-vietnam.org

Thiết kế: Nơi & Năm XB:

Xuất bản:

Hà Nội, tháng 7, 2014

Tổng cục Dạy nghề (TCDN)

Tác giả:

Đóng góp:

PGS. TS. Mạc Văn Tiến, viện trưởng, Viện NCKHDN (TCDN)Ths. Phùng Lê Khanh, nghiên cứu viên, Viện NCKHDN (TCDN)

Lê T Hồng Liên, nghiên cứu viên, Viện NCKHDN (TCDN)

TS. Steffen Horn, chuyên gia CIM, Viện NCKHDN (TCDN)Ông Hanno Knaup, cố vấn kỹ thuật (GIZ)Ths. Nguyễn T Bích Ngọc, cán bộ chương trình (GIZ)

Nguyễn Minh Công (trang bìa) Ảnh: Ralf Bäcker, Berlin (trang bìa)

Page 3: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Khảo sát doanh nghiệp năm 2013 đã đạt được những kết quả tốt đẹp và bước đầu cung cấp

những thông tin hữu ích phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời

gian tới. Chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo của Tổng cục Dạy nghề. Sự chỉ đạo

sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp vào hệ

thống dạy nghề đã góp phần to lớn tạo nên sự thành công của nghiên cứu này. Chúng tôi trân

trọng cảm ơn sự hỗ trợ của tổ chức GIZ, các chuyên gia CIM và sự hợp tác tốt đẹp của 22 cơ

sở đào tạo nghề đã tham gia vào nghiên cứu này. Nếu không có sự hỗ trợ nhiệt tình và đóng

góp tích cực của quý vị, chúng tôi đã không thể triển khai thành công cuộc Khảo sát doanh

nghiệp lần này. Chúng tôi mong muốn tiếp tục được hợp tác và nhận được sự đóng góp của

quý vị trong thời gian tới.

Xin chân thành cảm ơn!

Page 4: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CĐN Cao đẳng nghề

TCĐ 4 Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng

TCĐ 5 Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hải Phòng

TCĐ 6 Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Lilama 2

TCĐ 7 Trường Cao đẳng nghề Đồng Nai

CMKT Chuyên môn kỹ thuật

CSDN Cơ sở dạy nghề

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

GIZ Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức

LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội

TCN Trung cấp nghề

TTDN Trung tâm dạy nghề

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

, ,

Page 5: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

MỤC LỤC

A. GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐIỀU TRA ............................................................................................. 1

1. Mục đích của khảo sát doanh nghiệp và nhu cầu thông tin ......................................................... 1

2. Nhóm đối tượng và các bên tham gia ......................................................................................... 2

3. Quá trình chuẩn bị và triển khai khảo sát .................................................................................... 3

4. Phương pháp luận và các công cụ ............................................................................................. 3

4.1 Phương pháp luận: .................................................................................................................. 3

4.2 Các công cụ: ............................................................................................................................ 5

B. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 7

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ................................................................................ 7

1. Doanh nghiệp chia theo vùng ..................................................................................................... 7

2. Doanh nghiệp chia theo loại hình sở hữu ................................................................................... 7

3. Quy mô lao động trong doanh nghiệp ......................................................................................... 8

4. Doanh nghiệp chia theo ngành kinh tế ........................................................................................ 8

5. Doanh nghiệp chia theo thị trường hoạt động ............................................................................. 9

6. Doanh nghiệp chia theo hình thức sử dụng công nghệ sản xuất/lắp ráp..................................... 9

II. NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ĐƯỢC KHẢO SÁT ............ 10

1. Nhu cầu tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp chia theo trình độ (có CMKT/không có

CMKT) .......................................................................................................................................... 10

2. Nhu cầu tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp chia theo nghề cần tuyển ........................... 10

III. VIỆC LÀM VÀ ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................ 12

1. Số lượng lao động được tuyển dụng từ các cơ sở đào tạo theo nghề ...................................... 12

2. Thu nhập bình quân của lao động theo nghề ............................................................................ 13

3. Khó khăn của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động theo nghề ................................... 14

4. Nguyên nhân doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có trình độ phù hợp15

5. Đào tạo lại cho lao động mới được tuyển dụng trong doanh nghiệp theo nghề và số ngày bình

quân cần đào tạo lại ...................................................................................................................... 15

IV. NĂNG LỰC CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP ............................................................................. 17

1. So sánh chung yêu cầu của doanh nghiệp về năng lực và mức độ năng lực của học viên tốt

nghiệp đang làm việc trong doanh nghiệp. .................................................................................... 17

1.1. Kiến thức lý thuyết nghề ........................................................................................................ 18

1.2. Kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng cứng ................................................................................ 19

1.3. Kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng mềm ................................................................................ 20

1.4. Thái độ làm việc: .................................................................................................................... 22

Page 6: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

1.5. Kết luận và đề xuất ................................................................................................................ 23

2. So sánh PVT 2008 (Nhóm 2) với các cơ sở đào tạo nghề đối chứng của PVT 2008 (Nhóm 3) 24

2.1. Kiến thức lý thuyết nghề ........................................................................................................ 24

2.2. Các kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng cứng ......................................................................... 26

2.5. So sánh tổng quát PVT 2008 và nhóm đối chứng của PVT 2008 ........................................... 30

2.6. Kiểm định giả thuyết ............................................................................................................... 31

2.7. Kết luận ................................................................................................................................. 33

3. So sánh trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng (TCĐ 4) với cơ sở đào tạo nghề đối chứng

(trường CĐN Công nghiệp Hải Phòng – TCĐ5) ............................................................................ 33

3.1. Kiến thức lý thuyết nghề ........................................................................................................ 34

3.2. Các kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng cứng ......................................................................... 36

3.3. Kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng mềm ................................................................................ 37

3.4. Thái độ làm việc ..................................................................................................................... 39

3.5. So sánh tổng quát trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng và trường đối chứng ........................ 40

4. So sánh trường CĐN Lilama 2 (TCĐ 6)với cơ sở đào tạo nghề đối chứng (trường CĐN Đồng

Nai – TCĐ 7) ................................................................................................................................. 41

4.1. Kiến thức lý thuyết nghề ........................................................................................................ 42

4.2. Các kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng cứng ......................................................................... 43

4.3. Kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng mềm ................................................................................ 45

4.4. Thái độ làm việc ..................................................................................................................... 46

4.5 So sánh tổng quát giữa Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 (TCĐ 6) với Trường Cao đẳng

nghề Đồng Nai (TCĐ 7) ................................................................................................................ 47

V. SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP VỀ HỌC SINH TỐT NGHIỆP ....................................... 48

1. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp xét theo ngành nghề: So sánh giữa các trường được hỗ

trợ và các trường không được hỗ trợ ............................................................................................ 48

2. Phân tích các chỉ số kết quả của các hợp phần chương trình ................................................... 51

2.1. Hợp phần PVT 2008 .............................................................................................................. 51

2.2. Hải Phòng .............................................................................................................................. 51

VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 53

1. Bài học kinh nghiệm ................................................................................................................. 53

2. Kết luận và khuyến nghị ........................................................................................................... 53

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 57

VIII. Phụ lục .................................................................................................................................. 59

1. Các bức ảnh về giai đoạn chuẩn bị và triển khai khảo sát doanh nghiệp .................................. 59

Page 7: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

2. Bảng hỏi ................................................................................................................................... 71

3. Danh sách 22 cơ sở đào tạo nghề tham gia triển khai khảo sát doanh nghiệp vòng năm 2013 77

Page 8: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát theo loại hình doanh nghiệp ................... 7

Bảng 2: Số lao động hiện đang làm việc tại doanh nghiệp/tổng công ty........................................... 8

Bảng 3. Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp chia theo thị trường hoạt động ......................................... 9

Bảng 4. Số lao động cần tuyển dụng chia theo cấp trình độ............................................................. 10

Bảng 5: Thu nhập bình quân của học viên tốt nghiệp ........................................................................ 13

Bảng 6: Số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động ....................................... 14

Bảng 7: Khó khăn của doanh nghiệp trong quá trinh tuyển dụng lao động có trình độ phù hợp 15

Bảng 8: Số ngày đào tạo trung bình của doanh nghiệp cho lao động mới được tuyển dụng theo

từng nghề .................................................................................................................................................. 16

Bảng 9: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về kiến thức lý thuyết nghề và năng lực của HVTN

.................................................................................................................................................................... 18

Bảng 10: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về các kỹ năng cứng và năng lực của HVTN ...... 19

Bảng 11: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về các kỹ năng mềm và năng lực kỹ năng mềm

củahọc viên tốt nghiệp ............................................................................................................................. 20

Bảng 12: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về thái độ làm việc và (năng lực) thái độ làm việc

của học viên tốt nghiệp ........................................................................................................................... 22

Bảng 13: So sánh năng lực về kiến thức lý thuyết nghề ................................................................... 24

của học viên tốt nghiệp các trường thuộc PVT 2008 và nhóm đối chứng PVT 2008 ................... 24

Bảng 14: So sánh năng lực về kỹ năng cứng của học viên tốt nghiệp các trường thuộc PVT

2008 và nhóm đối chứng PVT 2008...................................................................................................... 26

Bảng 15: So sánh năng lực về kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp các trường thuộc PVT

2008 và nhóm đối chứng PVT 2008...................................................................................................... 27

Bảng 16: So sánh năng lực về thái độ làm việc của học viên tốt nghiệp các trường thuộc PVT

2008 và nhóm đối chứng PVT 2008...................................................................................................... 29

Bảng 17: So sánh chung năng lực của HVTN các trường thuộc PVT 2008 và nhóm đối chứng

của PVT 2008 ........................................................................................................................................... 31

Bảng 18: Kết quả kiểm tra Mann-Whitney (Kiểm định mức độ chính xác) ..................................... 32

Bảng 19: Các kết quả kiểm tra độ tin cậy Mann-Whitney-U-test (kiểm tra độ chính xác) ............ 33

Bảng 20: Năng lực về kiến thức lý thuyết nghề của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5 .......... 34

Bảng 21: Năng lực về kỹ năng cứng của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5 ........................... 36

Bảng 22: Năng lực về kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5 ............................ 37

Page 9: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

Bảng 23: Năng lực về thái độ làm việc của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5 ........................ 39

Bảng 24: Năng lực học viên tốt nghiệp CĐN Bách nghệ Hải Phòng và trường đối chứng .......... 40

Bảng 25: Năng lực về kiến thức lý thuyết nghề của học viên tốt nghiệp TCĐ 6 và TCĐ 7 .......... 42

Bảng 26: Năng lực về kỹ năng cứng của học viên tốt nghiệpTCĐ 6 và TCĐ 7 ............................ 43

Bảng 27: Năng lực về kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp TCĐ 6 và TCĐ 7 ............................ 45

Bảng 28: Năng lực về thái độ làm việc của học viên tốt nghiệpTCĐ 6 và TCĐ 7 ......................... 46

Bảng 29: Năng lực học viên tốt nghiệp TCĐ 6 và TCĐ 7 .................................................................. 47

Bảng 30: Mức độ đáp ứng yêu cầu về đào tạo của các doanh nghiệp ........................................... 49

Bảng 31: Tỉ lệ các doanh nghiệp có tuyển dụng học viên tốt nghiệp từ các ngành đào tạo được

hỗ trợ khẳng định rằng trình độ đào tạo của các học viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của

họ ................................................................................................................................................................ 51

Bảng 32: Tỉ lệ các doanh nghiệp có tuyển dụng học viên tốt nghiệp từ các ngành đào tạo khẳng

định rằng trình độ đào tạo của học viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của họ ...................... 52

Page 10: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

DANH MỤC HÌNH

Hình 1:Tỷ lệ doanh nghiệp chia theo ngành kinh tế (%) ........................................................................... 8

Hình 2.Tỷ lệ doanh nghiệp chia theo hình thức sử dụng công nghệ sản xuất/lắp ráp (%) ................. 9

Hình 3: Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp ....................................................................... 11

Hình 4: Số lượng học viên tốt nghiệp đã được tuyển dụng theo ngành/nghề .................................... 12

Hình 5: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về kiến thức lý thuyết nghề và năng lực của HVTN ... 19

Hình 6: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về các kỹ năng cứng và năng lực của học viên tốt

nghiệp ............................................................................................................................................................. 20

Hình 7: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về các kỹ năng mềm và năng lực kỹ năng mềm của

học viên tốt nghiệp ........................................................................................................................................ 21

Hình 8: Yêu cầu của doanh nghiệp về thái độ làm việc và (năng lực) thái độ làm việc của học viên

tốt nghiệp ........................................................................................................................................................ 23

Hình 9: So sánh năng lực về kiến thức lý thuyết nghề của học viên tốt nghiệpcác trường thuộc

PVT 2008 và nhóm đối chứng PVT 2008 .................................................................................................. 25

Hình 10: So sánh năng lực về kỹ năng cứng của học viên tốt nghiệpcác trường thuộc PVT 2008

và nhóm đối chứng PVT 2008 .................................................................................................................... 27

Hình 11: So sánh năng lực về kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp các trường thuộc PVT 2008

và nhóm đối chứng PVT 2008 .................................................................................................................... 28

Hình 12: So sánh năng lực vềthái độ làm việc ......................................................................................... 30

của học viên tốt nghiệpcác trườn thuộc PVT 2008 và nhóm đối chứng PVT 2008 ........................... 30

Hình 13: Năng lực về kiến thức lý thuyết nghề của HVTN TCĐ 4 và TCĐ 5 ...................................... 35

Hình 14: Năng lực về kỹ năng cứng của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5 .................................. 36

Hình 15: Năng lực về kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5 .................................. 38

Hình 16: Năng lực về thái độ làm việc của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5 .............................. 40

Hình 17: Năng lực về kiến thức lý thuyết nghề của học viên tốt nghiệp TCĐ 6 và TCĐ 7 ................ 43

Hình 18: Năng lực về kỹ năng cứng của học viên tốt nghiệp TCĐ 6 và TCĐ 7 .................................. 44

Hình 19: Năng lực về kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp TCĐ 6 và TCĐ 7 .................................. 45

Hình 20: Năng lực về thái độ làm việc của học viên tốt nghiệpTCĐ 6 và TCĐ 7 ............................... 47

Page 11: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

1

A. GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐIỀU TRA

1. Mục đích của khảo sát doanh nghiệp và nhu cầu thông tin

Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam là một phần của lĩnh lực trọng tâm Phát triển kinh

tế bền vững và đào tạo nghề, được thống nhất giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức.

Mục đích tổng thể là Nâng cao khả năng cung ứng lao động có trình độ dựa vào việc cung

cấp các khóa đào tạo định hướng theo nhu cầu. Chương trình hiện tại bao gồm 4 hợp phần

liên kết với nhau [Hợp phần 1: Tư vấn hệ thống Đào tạo nghề (2011-2014), hợp phần 2:

Chương trình Đào tạo nghề 2008 (2010-2014), hợp phần 3: Trung tâm Đào tạo nghề Chất

lượng cao LILAMA 2 (2012-2014), hợp phần 4: Đào tạo và đào tạo nâng cao lao động chuyên

môn trong lĩnh vực nước thải (2014-2018)]. Đối với dự án cũ “Hỗ trợ Kỹ thuật Đào tạo nghề Việt

Nam”, 11 cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 5 năm 2010. Hợp

phần 2 (PVT 2008) đang triển khai hỗ trợ 5 cơ sở đào tạo nghề, hợp phần 3 và hợp phần 4 mỗi

hợp phần hỗ trợ một cơ sở đào tạo nghề. Để công tác đào tạo ở các cơ sở đào tạo nghề đối

tác đạt hiệu quả và định hướng thực hành, các hoạt động hợp tác kỹ thuật của chương trình

chủ yếu tập trung vào:

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn triển khai kế hoạch phát triển trường,

- Chỉnh sửa các mô đun đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phù hợp với thị trường lao động,

- Triển khai các khóa bồi dưỡng nâng cao cho các giáo viên,

- Tư vấn và tổ chức các khóa bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo của các cơ sở đào tạo

nghề về phân tích nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch phát triển năng lực, quản lý tài chính

và chất lượng đào tạo,

- Thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp,

- Phát triển các tài liệu dạy và học có liên quan.

Với mục tiêu tổng thể của chương trình – Nâng cao khả năng cung ứng lao động có trình độ

dựa vào việc cung cấp các khóa đào tạo định hướng theo nhu cầu –việc cung cấp thông tin

phản hồi về các học viên tốt nghiệp của các cơ sở đào tạo nghề (CSĐTN) được hỗ trợ thành

công như thế nào trên thị trường lao động là cần thiết. Khảo sát doanh nghiệp là công cụ

nghiên cứu phù hợp và thông dụng trên thế giới nhằm cung cấp các thông tin về các học viên

tốt nghiệp trường nghề xét từ yêu cầu hiện tại và tương lai gần của các doanh nghiệp, độc lập

với ý kiến chủ quan của các học viên tốt nghiệp được thu thập thông qua Nghiên cứu lần vết.

Bởi vậy, cuộc khảo sát này trong chương trình là một công cụ bổ sung cho các nghiên cứu lần

vết đang được triển khai. Cuộc khảo sát bổ sung thêm giá trị đáp ứng nhu cầu thông tin của

một số đơn vị tham gia vào cuộc khảo sát. Những đơn vị điển hình này là các cơ sở đào tạo

nghề tham gia, Tổng cục Dạy nghề (TCDN), Bộ LĐTBXH và chương trình:

Ở cấp trường, khảo sát doanh nghiệp là một công cụ rất quan trọng nhằm phân tích tính phù

hợp của các khóa đào tạo đối với thị trường lao động. Hữu dụng hơn là việc tính sự thành công

của đào tạo chỉ dựa vào số lượng các học viên tốt nghiệp, khảo sát doanh nghiệp cho phép

chúng ta biết được thông tin về chiến lược tuyển dụng của doanh nghiệp và liệu năng lực của

Page 12: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

2

các học viên tốt nghiệp có đáp ứng được với yêu cầu của họ hay không. Lãnh đạo nhà trường

có thể sử dụng kết quả của khảo sát để nâng cao chất lượng đào tạo.

Ở cấp chính sách, kết quả của khảo sát doanh nghiệp hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về

đào tạo nghề trong việc điều hành hệ thống đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.

Ở cấp chương trình, khảo sát doanh nghiệp là một công cụ quan trọng nhằm giám sát các kết

quả của chương trình. Một trong những tiêu chí tổng thể đánh giá kết quả của chương trình là:

- Các cuộc khảo sát độc lập ở các doanh nghiệp và học viên tốt nghiệp xác nhận được

sự cải thiện đáng kể/rõ rệtcông tác đào tạo định hướng theo nhu cầu và định

hướng thực tiễn tại các cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ

Để có thể đo tiêu chí này, cần phải cụ thể hóa. Bởi vậy đánh giá của doanh nghiệp về năng lực

của các học viên tốt nghiệp từ cơ sở đào tạo nghề là trọng tâm của cuộc khảo sát. Giả thuyết

sau cần được chứng minh:

- Các hoạt động can thiệp của chương trình nâng cao đáng kể năng lực của các học viên

tốt nghiệp từ các nghề trọng tâm ở các cơ sở đào tạo nghề đối tác cho đến khi kết thúc

chương trình (xem đề cương M&E của chương trình, trang 22).

Giả thuyết này sẽ được phân tích trong khảo sát doanh nghiệp này thông qua việc so sánh

năng lực của học viên qua đánh giá của doanh nghiệp ở thời điểm trước với thời điểm sau và

so sánh với nhóm đối chứng/so sánh.

Thông tin thứ hai cần ở cấp chương trình là chứng minh tiêu chí đánh giá kết quả của hợp

phần 2 (PVT 2008):

- 75% doanh nghiệp được khảo sát theo mẫu, những doanh nghiệp tuyển dụng các học

viên tốt nghiệp từ các khóa đào tạo nghề được hỗ trợ khẳng định rằngtrình độ của

học viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của họ.

Tiêu chí này sẽ được đo bằng cách phân tích xu hướng (so sánh trước sau).

2. Nhóm đối tượng và các bên tham gia

Khảo sát doanh nghiệp nhắm đến các doanh nghiệp đang sử dụng các em học viên mới tốt

nghiệp từ hệ thống đào tạo nghề Việt Nam. Khảo sát doanh nghiệp liên quan đến 4 bên tham

gia vào hệ thống đào tạo nghề Việt Nam, những bên có thể sử dụng dữ liệu để điều hành đào

tạo ở cơ sở đào tạo nghề (1) chương trình (3) hoặc của toàn hệ thống (2-4):

a) Cán bộ quản lý và giáo viên của các cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ, những người cần thông tin để nâng cao chất lượng đào tạo,

b) TCDN/Bộ LĐTBXH, người có thể sử dụng kết quả khảo sát để điều hành hiệu quả hệ thống đào tạo nghề tại Việt Nam,

c) Cán bộ quản lý Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam (GDVT/GIZ), những người cần đánh giá các hoạt động can thiệp của Chương trình trong hệ thống đào tạo nghề để điều hành Chương trình và báo cáo cho cơ quan quản lý (VD: BMZ).

d) Các bên tham gia vào chương trình: khảo sát doanh nghiệp cung cấp thông tin cho họ về kết quả của Chương trình.

Page 13: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

3

3. Quá trình chuẩn bị và triển khai khảo sát

Ở bước đầu tiên, một đề cương khảo sát phù hợp và khả thi cần và đã được “Viện nghiên cứu

kinh tế Rheinisch-Westfälisches” (RWI) phát triển. Bởi vậy chuyến công tác tìm hiểu thực tế về

khảo sát doanh nghiệp đã diễn ra từ ngày 12 tháng 3 đến ngày 15 tháng 3 năm 2012. Các đề

cương và hệ thống phân loại, các bài học kinh nghiệm và các công cụ của các cuộc khảo sát

được các cơ quan, đợn vị khác nhau ở Việt Nam triển khai từ trước cho đến nay đã được phân

tích để phát triển đề cương khảo sát phù hợp.

Trong hội thảo trù bị, tất cả các cơ quan có liên quan, đặc biệt là đại diện của Bộ LĐTBXH,

TCDN, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), đại diện của các cơ sở đào tạo

nghề và GIZ đã cùng nhau nhất trí về sự cần thiết triển khai khảo sát doanh nghiệp hàng năm.

Một bảng câu hỏi chuẩn và một hệ thống quản lý dữ liệu đơn giản, phù hợp và hiệu quả đã

được phát triển tương thích với đề cương. Bảng câu hỏi đã được thử nghiệm tại thực địa vào

tháng 5 và tháng 6 năm 2012 nhằm đảm bảo chất lượng.

Sau giai đoạn chuẩn bị, một cuộc hội thảo khởi động về triển khai khảo sát doanh nghiệp đã

diễn ra vào ngày 13 tháng 08 năm 2013 tại Hà Nội với sự tham của tất cả các bên có liên quan

đã nêu ở trên. Trong hội thảo, các đại biểu đã thống nhất với khung thời gian, phương pháp

triển khai và các công cụ của cuộc khảo sát. Ngay sau cuộc hội thảo, đã diễn ra khóa đào tạo

bồi dưỡng 2 ngày giành cho các cán bộ triển khai của các cơ sở đào tạo nghề tham gia nhằm

nâng cao năng lực cho họ trong việc triển khai thu thập dữ liệu một cách hiệu quả và khóa đào

tạo này cũng giành cho các cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dạy nghề thuộc TCDN.

Khóa đào tạo cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết về phỏng vấn trực tiếp chủ sử dụng lao

động một cách thành công và được thực hiện ở cấp trường cũng như cung cấp kiến thức và kỹ

năng về phần mềm quản lý dữ liệu ở cấp trường và cấp vĩ mô.

Sau khóa đào tạo, cán bộ triển khai khảo sát của trường đã tiến hành chọn mẫu, liên lạc với

doanh nghiệp và phỏng vấn từ 23 tháng 9 đến cuối tháng 11 năm 2013 với sự hỗ trợ chặt chẽ

của Viện NCKHDN và GIZ về mặt kỹ thuật. Tổng cộng 206 doanh nghiệp trên cả nước đã được

khảo sát. Những doanh nghiệp này hiện đang sử dụng các học viên tốt nghiệp từ 22 cơ sở đào

tạo nghề tham gia vào cuộc khảo sát này. Sau khi phỏng vấn doanh nghiệp, các cán bộ triển

khai đã nhập liệu và phân tích dữ liệu ở cấp trường.

Bước tiếp theo, dữ liệu của tất cả các cơ sở đào tạo nghề tham gia đã được gửi về GIZ và Viện

NCKHDN để kiểm tra chất lượng. Viện NCKHDN đã làm sạch dữ liệu, phân tích và viết báo cáo

kết quả khảo sát.

4. Phương pháp luận và các công cụ

4.1. Phương pháp luận:

1) Để cung cấp ý kiến phản hồi một cách hệ thống cho các cơ sở đào tạo nghề tham gia vào

cuộc khảo sát về khả năng cạnh tranh của các học viên tốt nghiệp từ trường họ ở trên thị

trường lao động, năng lực của các học viên này đã được doanh nghiệp đánh giá. Để hiểu được

những ý kiến phản hồi này, một số thông tin chung về doanh nghiệp, chiến lược tuyển dụng

Page 14: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

4

của họ và nhu cầu lao động của họ trong tương lai đã được thu thập thông qua cuộc khảo

sát. Những thông tin này sẽ giúp các cơ sở đào tạo nghề nắm bắt được các chiến lược (tuyển

dụng) của doanh nghiệp hay nói một cách tổng quát – nắm bắt được tính logic và những yêu

cầu của thị trường lao động.

2) Phân tích các kết quả của chương trình đồng bộ tổng thể hơn. Nó được thực hiện bằng

cách xác định đối chứng phù hợp và trả lời được câu hỏi “cái gì sẽ xảy ra với đối tượng được

tiếp xúc với các biện pháp tác động (về kết quả đầu ra), nếu những đối tượng này không được

tiếp xúc với các biện pháp tác động?”(Kluve/Ehlert 2013, trang 4). Để trả lời câu hỏi này và để

có thể phân tích giả thuyết nêu ở phần trên thì việc kết hợp so sánh ở một thời điểm trước

với thời điểm sau và so sánh nhóm hưởng lợi với nhóm đối chứng là trụ cột phương pháp

luận của cuộc khảo sát này.

Vòng khảo sát hiện tại là khảo sát cơ bản, nó cung cấp các dữ liệu cơ bản cần thiết. So sánh

trước – sau có thể thực hiện ở các vòng hàng năm tiếp theo. Để có thể phân tích dữ liệu cơ

bản hiện tại trong bối cảnh của giả thuyết đã đề cập, vòng này chỉ có thể so sánh nhóm hưởng

lợi với nhóm đối chứng.Bởi vậy các kết quả của việc so sánh nhóm đối chứng là nền tảng cơ

sở.

Cái gì sẽ được phân tích trong so sánh nhóm đối chứng? Năng lực của các học viên tốt

nghiệp qua đánh giá của các doanh nghiệp và sự hài lòng của các doanh nghiệp đối với các

học viên tốt nghiệp so với yêu cầu của doanh nghiệp là vấn đề trọng tâm của cuộc khảo sát.Để

có thể so sánh mức độ năng lực của các học viên tốt nghiệp một cách chính xác thì cần có một

đề cương (bảng liệt kê) những năng lực. Như đề cập ở trên, cuộc khảo sát định hướng theo

tiêu chuẩn quốc tế và tham khảo thực tế ở Việt Nam và hệ thống phân loại được sử dụng trong

nghiên cứu thực địa tại Việt Nam. Đó là lý do tại sao một đề cương năng lực phù hợp và súc

tích đã được sử dụng: Thuật ngữ năng lực miêu tả đặc điểm của một người để đạt được mục

đích của hành động trong một tình huống cụ thể nhờ vào kiến thức, khả năng và kinh nghiệm

của mình. Thuật ngữ năng lực trong đào tạo nghề miêu tả khả năng (kiến thức, kỹ năng và thái

độ) để thực hiện công việc và nhiệm vụ đạt tới tiêu chuẩn được mong đợi ở vị trí công việc

(xem Hutter 2004, Erpenbeck/v. Rosenstiel 2003, xem đề cương GS&ĐG của Chương trình).

Bởi vậy các năng lực đơn lẻ được xếp vào kiến thức lý thuyết, các kỹ năng thực hành (các kỹ

năng cứng và các kỹ năng mềm) và thái độ làm việc.1

1Trong cuộc thảo luận quốc tế, một số mô hình năng lực ít nhiều xây dựng được sử dụng (xemHutter 2004, Erpenbeck/v.

Rosenstiel 2003, Shonkoff/Phillips 2000, Cunha/Heckmann/Schenach 2010).Trong cuộc khảo sát này, đề cương năng lực được nêu ở trên được lựa chọn để phù hợp với các cuộc khảo sát quan trọng và hệ thống phân loại được sử dụng trong lĩnh vực này. Đặc biệt kênh khảo sát doanh nghiệp của Bộ LĐTBXH là một định hướng quan trọng trong đó sử dụng cách phân loại tương tự (Hanoi 2011). Ngoài ra, TCDN/Bộ LĐTBXH sử dụng cách tiếp cận DACUM để cấu trúc các năng lực trong quá trình phát triển tiêu chuẩn (xem quyết định 09/2008/QD-BLDTBXH) với khung phân loại tương tự.Việc phân loại năng lực được lựa chọn cũng tương thích với chương trình đào tạo của Australia, cách tiếp cận năng lực được chuyển giao cho Việt Nam để đào tạo giáo viên (xem quyết định 1474/QD-LDTBXH).Các cuộc khảo sát quan trọng khác sử dụng cách tiếp cận hơi khác nhau VD như cuộc khảo sát của Ngân hàng thế giới về kỹ năng của lực lượng lao động tại Việt Nam (xem Ngân hàng thế giới 2014) nhưng vì tính tổng quát nên quyết định cuộc khảo sát trong khuôn khổ Chương trình định hướng gần gũi với các tài liệu tham khảo của Bộ LĐTBXH đã đề cập ở trên.

Page 15: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

5

Để hiểu cụ thể về chiến lược tuyển dụng của các doanh nghiệp và mức độ năng lực của các

học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề tham gia vào cuộc khảo sát thì hai yếu tố này

được phân tích theo các nghề. Để các kết quả của cuộc khảo sát có thể lồng ghép tương thích

với các kết quả của các cuộc khảo sát quan trọng khác trong cùng mảng lĩnh vực, hệ thống

phân loại các nghề của MoLISA (danh mục nghề) đã được sử dụng trong cuộc khảo sát (kênh

khảo sát doanh nghiệp hàng năm của MoLISA là điểm định hướng quan trọng nhất, Referenz).

Để đo lường đối chứng sự khác biệt trước tiên so sánh năng lực của các học viên tốt nghiệp

từ các cơ sở đào tạo nghề được chương trình hỗ trợ với năng lực của học viên tốt nghiệp từ

các cơ sở đào tạo nghề không được chương trình hỗ trợ (nhóm so sánh) sẽ được chỉ ra trong

báo cáo này. Để có thể chứng minh giả thuyết được nêu ở trên cần có bước kiểm tra 2. Bởi vì

mức độ năng lực mà các doanh nghiệp đánh giá theo 5 mức độ cho nên Mann-Whitney-U-Test

là cách thức kiểm tra phù hợp nhất.3

4.2 Các công cụ:

Cuộc khảo sát sử dụng bảng hỏi được chuẩn hóa, bảng hỏi này dựa vào đề cương khảo sát

doanh nghiệp được phát triển trong bối cảnh của Chương trình (xem Kluve/Ehlert 2013). Nó

được phát triển vào năm 2012 có tham khảo kinh nghiệm quốc tế và cả trong nước – hệ thống

và công cụ thu thập dữ liệu ở Việt Nam (như kênh khảo sát doanh nghiệp của Bộ LĐTBXH) để

có được một công cụ phù hợp. Bảng câu hỏi được thử nghiệm trước để đảm bảo rằng người

trả lời phỏng vấn có thể hiểu và trả lời được.

Bảng nhập liệu excel đã được phát triển. Sau khóa đào tạo, các cán bộ triển khai ở các cơ sở

đào tạo nghề đã nhập dữ liệu vào bảng nhập liệu. Tất cả các phân tích miêu tả được trình bày

trong báo cáo này được thực hiện dựa vào bảng nhập liệu này với việc sử dụng chức năng

phân tích dữ liệu của excel (chỉ có phép tính kiểm tra tính rõ rệt được thực hiện bằng phần

mềm SPSS 21).

Sổ tay hướng dẫn thực hiện khảo sát doanh nghiệp và quản lý dữ liệu khảo sát sẽ được hoàn

thiện vào năm nay. Cuốn sổ tay này sẽ cung cấp những chỉ dẫn làm thế nào để thực hiện các

cuộc phỏng vấn trực tiếp thành công và làm thế nào để phân tích dữ liệu của cuộc khảo sát.

Chọn mẫu:

Đối với việc đo lường các kết quả của Chương trình bằng cách xác định đối chứng phù hợp thì

phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên là điều kiện tiên quyết. Bởi vậy các doanh nghiệp được

phỏng vấn đã được lựa chọn ngẫu nhiên.

2Kết quả kiểm tra thống kê của giả thuyết là “rõ rệt” nên xác suất lỗi thấp, giả thuyết không (ngược với giả thuyết) là không

đúng. Nói cách khác: một mối quan hệ giữa hai biến số đo là không phải ngẫu nhiên và có thể được xem xét một mẫu quan sát với tổng mẫu thống kê lớn hơn. Thông thường mức được gọi là “rõ rệt” thấp hơn 5% (p < 0,05), nếu mức thấp hơn 1% (p < 0,01) kết quả là rất rõ rệt. 3Vì thang 5 bậc và cỡ nhỏ của hai mẫu độc lập nên phương pháp kiểm tra Mann-Withney-U không tham số là lựa chọn thông

dụng và phù hợp nhất để kiểm tra (Siegel 2001: 112ff.).

Page 16: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

6

Cỡ mẫu phù hợp được tính toán là mỗi trường khảo sát 10 doanh nghiệp. 22 cơ sở đào tạo

nghề đã tham gia vào cuộc khảo sát (xem Kluve/Ehlert 2013, trang 13f.).

Để thực hiện yêu cầu so sánh giữa các nhóm, các trường được chia thành 7 nhóm:

Nhóm 1: Các cơ sở đào tạo nghề thuộc dự án trước đây “Hỗ trợ Kỹ thuật dạy nghề Việt

Nam” (gồm Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng

Yên, Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ HCM, Trường CĐN Nha Trang, Trường CĐN Việt Đức

Vĩnh Phúc, Trường CĐ Công nghiệp Việt Đức (Thái Nguyên), Trường CĐN Việt Đức Hà Tĩnh,

Trường CĐN Kỹ thuật Nghệ An, Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Nam Định)

Nhóm 2: Các cơ sở đào tạo nghề thuộc Chương trình Đào tạo nghề 2008(PVT 2008) (bao

gồm Trường CĐN Ninh Thuận, Trường CĐN Công nghiệp Việt Bắc – Vinacomin, Trường CĐN

Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh, Trường CĐN Long An và Trường CĐN An Giang),

Nhóm 3: Nhóm trường so sánh của PVT 2008 (gồm Trường CĐN Cơ điện Luyện kim Thái

Nguyên, Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LADEC, Trường TCN Kinh tế Kỹ thuật Công đoàn

An Giang, Trường CĐN Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh).

4 trường cao đẳng tiếp theo không được nhóm, các trường này là các trường riêng lẻ - trường

thuộc chương trình và trường so sánh:

Trường 4: Trường CĐN Bách Nghệ Hải Phòng (Trường được Chương trình hỗ trợ),

Trường 5: Trường CĐN Công nghiệp Hải Phòng (trường so sánh của Trường CĐN Bách Nghệ

Hải Phòng),

Trường 6: Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LILAMA2 (Trường được Chương trình hỗ trợ),

Trường 7: Trường CĐN Đồng Nai (Trường so sánh của Trường CĐNKTCN LILAMA2).

Trường/nhóm trường so sánh được lựa chọn theo các tiêu chí sau:

- Trường ở cùng vùng/tỉnh để có cùng điều kiện thị trường lao động địa phương giống

nhau đối với các học viên tốt nghiệp của các trường này,

- Trường ở cấp bậc tương đồng và có các cấp đào tạo giống nhau theo hệ thống đào

tạo ở Việt Nam (trường cao đẳng nghề/trường trung cấp nghề; đào tạo hệ cao đẳng

nghề, trung cấp nghề), để có nhóm đối tượng tương đồng về cấp trình độ được đào tạo

- Trường cung cấp các khóa đào tạo ở cùng lĩnh vực nghề trọng tâm để có đối tượng

tương đồng so sánh về kiến thức, kỹ năng

Page 17: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

7

B. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1. Doanh nghiệp chia theo vùng

Trong cuộc khảo sát này có tổng cộng 206 doanh nghiệp được khảo sát, trong đó 101 doanh

nghiệp (49%) thuộc khu vực phía Bắc; 43 doanh nghiệp (20.9%) thuộc miền Trung và có 62

doanh nghiệp (30.1%) thuộc khu vực phía nam.

2. Doanh nghiệp chia theo loại hình sở hữu

Trong tổng số 206 doanh nghiệp được khảo sát, công ty cổ phần chiếm tỷ lệ cao nhất (37.4%);

tiếp đến là công ty tư nhân (22.3%); doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ 11.7%;

các loại hình doanh nghiệp khác chiếm tỷ lệ dưới 10%.

Bảng 1: Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát theo loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp

Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát chia theo nhóm trường

(tỷ lệ được thể hiện ở trong ngoặc đơn)

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 TCĐ 4 TCĐ 5 TCĐ 6 TCĐ 7 Tổng

DN nhà nước 7

5

2

2

0 0 0 16

(7.8%)

Cty TNHH nhà nước 5

4 4 3 0 0 0 16

(7.8%)

Cty TNHH tư nhân, Cty TNHH có vốn nhà nước ≤50%

6

3 3 0 0 1 0 13

(6.3%)

Cty TNHH có vốn nhà nước > 50%

4

0 1 1 0 0 0 6

(2.9%)

Cty cổ phần 35 26 8 4 1 1 2 77

(37.4%)

Cty tư nhân 16 9 8 0 5 3 5 46

(22.3%)

Cty hợp doanh 6 1 1 0 0 0 0 8

(3.9%)

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

11

2 3 0 0 5 3 24

(11.7%)

Tổng 90

(43.7%)

50

(24.3%)

30

(14.6%)

10

(4,9%)

6

(2.9%)

10

(4,9%)

10

(4.9%)

206

(100%)

Page 18: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

8

3. Quy mô lao động trong doanh nghiệp

Với 85 doanh nghiệp (chiếm 41,3%) được khảo sát hiện đang là đơn vị con của một tập

đoàn/tổng công ty. Tính đến thời điểm điều tra, có 125.839 lao động hiện đang làm việc tại 85

doanh nghiệp này. Có tới 2.591.750 lao động hiện đang làm việc tại 21 doanh nghiệp độc lập

và các tập đoàn/tổng công ty.

Bảng 2: Số lao động hiện đang làm việc tại doanh nghiệp/tổng công ty

Số lao động được chia theo nhóm trường /tổng số

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 TCĐ 4 TCĐ 5 TCĐ 6 TCĐ 7 Tổng

Lao động tại doanh nghiệp con 71,313 23,577 13,408 3,891 197 10,323 3,130 125,839

Lao động tại doanh nghiệp/tổng công ty 2,251,521 60,927 72,897 103,863 0 96,045 6,497 2,591,750

Đơn vị: người

4. Doanh nghiệp chia theo ngành kinh tế

Chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các doanh nghiệp được khảo sát là doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất (119 doanh nghiệp, chiếm 57.8%) tiếp đến là các doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại (27 doanh nghiệp, chiếm 13.1%); và thấp nhất là

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (5 doanh nghiệp,

chiếm 2.4%).

Hình 1:Tỷ lệ doanh nghiệp chia theo ngành kinh tế (%)

2.4

57.8

3.9

13.1

2.9 10.7

9.2

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp sản xuất

Dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, ngân hàng …)

Thương mại

Vận tải

Xây dựng

Khác

Page 19: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

9

5. Doanh nghiệp chia theo thị trường hoạt động

Có 108 doanh nghiệp hoạt động trên thị trường trong nước (chiếm 52.4%);74 doanh nghiệp

hoạt động cả thị trường trong nước và xuất khẩu (chiếm 35.9%), và 19 doanh nghiệp hoạt động

trên thị trường xuất khẩu (chiếm 9.2%).

Bảng 3. Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp chia theo thị trường hoạt động

Thị trường Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát chia theo nhóm trường

(tỷ lệ được thể hiện ở trong ngoặc đơn)

Nhóm1 Nhóm 2 Nhóm 3 TCĐ 4 TCĐ 5 TCĐ 6 TCĐ 7 Tổng

Thị trường trong nước

40

34

19

2

6 2 5 108

(52.4%)

Thị trường xuất khẩu 11

3 2 0 0 2 1 19

(9.2%)

Thị trường trong nước và xuất khẩu

37

13 6 8 0 6 4 74

(35.9%)

Không trả lời 2

0 3 0 0 0 0 5

(2.4%)

Tổng 90

(43.7%)

50

(24.3%)

30

(14.6%)

10

(4,9%)

6

(2.9%)_

10

(4,9%)

10

(4.9%)

206

(100%)

Đơn vị: Doanh nghiệp

6. Doanh nghiệp chia theo hình thức sử dụng công nghệ sản xuất/lắp ráp

Có 156/206 doanh nghiệp có sản xuất/lắp ráp hàng hóa (chiếm tỷ lệ 75.7%). Trong tổng số 156

doanh nghiệp có sản xuất/lắp ráp hàng hóa, có tới 119 doanh nghiệp (chiếm 76.3%)sử dụng

công nghệ bán tự động là chính; có 23 doanh nghiệp (chiếm 14.7%) vẫn sản xuất/lắp ráp hàng

hóa theo phương thức thủ công; chỉ có 14 doanh nghiệp (chiếm 9%) có sử dụng công nghệ sản

xuất/lắp ráp theo hình thức tự động.

Hình 2.Tỷ lệ doanh nghiệp chia theo hình thức sử dụng công nghệ sản xuất/lắp ráp (%)

14.7

76.3

9.0

Thủ công

Bán tự động

Tự động

Page 20: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

10

II. NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ĐƯỢC KHẢO SÁT

1. Nhu cầu tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp chia theo trình độ (có CMKT/không

có CMKT)

Có 143 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động trong 12 tháng tới (chiếm 69.4% tổng số

doanh nghiệp được khảo sát), với số lao động cần tuyển là 19,376 lao động, trong đó có

72.73% là lao động có trình độ nghề/CMKT. Như vậy nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh

nghiệp phần lớn là lao động có trình độ nghề/CMKT.

Bảng 4. Số lao động cần tuyển dụng chia theo cấp trình độ

Đơn vị: người

Số lao động được chia theo nhóm trường

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 TCĐ 4 TCĐ 5 TCĐ 6 TCĐ 7 Tổng

Không có trình độ nghề/CMKT 3208 830 1177 5 0 10 55 5285

Có trình độ nghề/CMKT 8812 1886 1909 675 0 750 59 14091

Tổng 12020 2716 3086 680 0 760 114 19376

2. Nhu cầu tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp chia theo nghề cần tuyển

Các doanh nghiệp được khảo sát cho biết rằng nhu cầu tuyển dụng lao động trong 12 tháng tới

tổng cộng là 10538 lao động. Những nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao

động là nghề Hàn với 2813 lao động, nghề Điện công nghiệp 2124 lao động, nghề Cắt gọt kim

loại 1348 lao động, nghề Lắp đặt trang thiết bị cơ khí 1243 lao động và nghề May thời trang

1026 lao động. Đây là những nghề mà nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động với

số lượng lớn.

Page 21: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

11

Hình 3: Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp

Đơn vị tính: Người

Tại sao các nghề hàn, điện công nghiệp, cắt gọt kim loại và lắp đặt trang thiết bị cơ khí là các

nghề mà các doanh nghiệp được khảo sát có nhu cầu lao động cao? Lý do là: Có nhu cầu lao

động cao đối với các nghề này trên thị trường lao động; cuộc điều tra tập trung vào các doanh

nghiệp có sử dụng lao động ở những ngành nghề này. Vì vậy, không đáng ngạc nhiên khi

những nghề này có nhu cầu lao động lớn nhất. Đó là lý do tại sao sự phân bố nhu cầu lao động

trong phạm vi khảo sát này không đại diện cho tình hình thị trường lao động nói chung tại Việt

Nam. Các thông tin có giá trị cao thực tế là trong các con số cụ thể: Những con số này cung

cấp cho các cơ sở đào tạo nghề nơi đào tạo các nghề này có định hướng tốt về nhu cầu thị

trường lao động. Chúng tôi khuyến nghị các cơ sở đào tạo nghề tham gia vào cuộc khảo sát

phân tích nhu cầu lao động của trường mình và duy trì liên lạc với các doanh nghiệp được khảo

sát đồng thời hỗ trợ các sinh viên tốt nghiệp của mình trong quá trình tìm việc làm.

2

15

25

62

70

81

82

97

195

223

281

851

1026

1243

1348

2124

2813

0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Sửa chữa và lắp ráp máy tính

Cơ điện mỏ hầm lò

Quản trị mạng máy tính

Thiết kế thời trang

Khai thác mỏ hầm lò

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Kế toán doanh nghiệp

Cơ điện tử

Điện tử công nghiệp

Công nghệ ô tô

Bảo dưỡng hệ thống thiết bị cơ khí

Công nghệ điều khiển và lắp đặt điện trong công …

May thời trang

Lắp đặt trang thiết bị cơ khí

Cắt gọt kim loại

Điện công nghiệp

Hàn

Page 22: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

12

III. VIỆC LÀM VÀ ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP

1. Số lượng lao động được tuyển dụng từ các cơ sở đào tạo theo nghề

Với 206 doanh nghiệp được khảo sát, những doanh nghiệp này đã tuyển dụng 5266 học viên

tốt nghiệp từ 22 cơ sở dạy nghề. Những ngành/nghề đươc doanh nghiệp tuyển dụng nhiều

nhất là: Điện công nghiệp (1721 người), Hàn (1000 người), Điện tử công nghiệp (635 người).

Hình 4: Số lượng học viên tốt nghiệp đã được tuyển dụng theo ngành/nghề

Đơn vị tính: Người

Các nghề với số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao nhất là hàn, điện công nghiệp,

cắt kim loại và lắp đặt thiết bị cơ khí. Lý do tại sao hầu hết các sinh viên tốt nghiệp được

tuyển dụng trong những nghề này tương tự như trên: cuộc điều tra tập trung vào các

nghề này - vì vậy sự phân bổ này không phải là đại diện cho tình hình thị trường lao động

nói chung trên toàn Việt Nam.

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

Nhóm

1

Nhóm

2

Nhóm

3

TCĐ 4 TCĐ 5 TCĐ 6 TCĐ 7

Nhóm Tổng

Thiết kế thời trang 65 0 0 0 0 0 0 65

May thời trang 202 0 0 0 0 0 0 202

Điện tử công nghiệp 429 96 71 0 0 34 5 635

Cơ điện tử 166 28 33 0 0 28 4 259

Công nghệ điều khiển và lắp đặt

điện trong công nghiệp 145 36 25 3 0 71 3 283

Điện công nghiệp 611 724 145 13 8 181 39 1721

Lắp đặt trang thiết bị cơ khí 191 5 208 29 0 180 8 621

Hàn 504 63 216 47 3 148 19 1000

Cắt gọt kim loại 235 77 145 0 4 15 4 480

Page 23: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

13

2. Thu nhập bình quân của lao động theo nghề

Mức thu nhập bình quân của học viên tốt nghiệp đã được tuyển dụng tại các doanh nghiệp có

sự khác biệt rõ. Điều này có thể bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: loại hình và quy

mô của doanh nghiệp, trình độ tay nghề của học viên đã tốt nghiệp, kinh nghiệm làm việc…vv

Bảng 5: Thu nhập bình quân của học viên tốt nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tên nghề

Mức thu nhập bình quân Giá

trị

trung

bình Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3 TCĐ 4 TCĐ 5 TCĐ 6 TCĐ 7

Cắt gọt kim loại 4.30 4.74 4.90 0.00 3.00 5.25 4.60 4.52

Hàn 4.94 3.78 5.26 4.17 3.00 5.38 4.48 4.72

Lắp đặt trang thiết bị cơ khí 5.27 3.33 4.68 3.50 0.00 5.28 4.27 4.57

Điện công nghiệp 4.59 3.92 4.50 3.75 2.75 5.00 4.63 4.30

Công nghệ điều khiển và lắp

đặt điện trong công nghiệp 5.50 4.50 4.75 4.25 0.00 5.25 7.00 5.19

Cơ điện tử 5.42 3.35 5.90 0.00 0.00 5.00 4.85 5.20

Điện tử công nghiệp 4.14 4.38 4.50 0.00 0.00 6.00 4.15 4.42

May thời trang 4.35 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 4.35

Thiết kế thời trang 6.38 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 6.38

Giá trị trung bình 4.75 4.08 4.86 3.91 2.92 5.31 4.85 4.58

Qua kết quả khảo sát cho thấy các học viên tốt nghiệp từ nghề cắt gọt kim loại, hàn, lắp đặt

trang thiết bị cơ khí, điện công nghiệp và điện tử công nghiệp có mức thu nhập trung bình so

với các nghề khác được khảo sát.

Những học viên tốt nghiệp các nghề thiết kế thời trang, cơ điện tử, công nghệ điều khiển và lắp

đặt điện trong công nghiệp có mức thu nhập bình quân khá cao trong khi các học viên tốt

nghiệp các nghề may thời trang và điện công nghiệp lại có thu nhập thấp hơn.

Nếu so sánh mức thu nhập bình quân của học viên tốt nghiệp giữa các nhóm thì thu nhập của

học viên tốt nghiệp của nhóm 2 (nhóm trường PVT 2008) là 4.08 triệu đồng/tháng, thấp hơn

nhóm 3 (nhóm trường so sánh của PVT 2008) 0.78 triệu đồng/tháng, thu nhập học viên tốt

nghiệp ở trường số 4 (trường CĐN Bách Nghệ Hải Phòng, trường được chương trình hỗ trợ) là

3.91 triệu đồng/tháng, cao hơn thu nhập của học viên tốt nghiệp ở trường số 5 (trường CĐN

Công nghiệp Hải Phòng) 0.99 triệu đồng/tháng; thu nhập của học viên tốt nghiệp ở trường số 6

(trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LILAMA2,được chương trình hỗ trợ) là 5.31 triệu đồng/tháng

Page 24: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

14

cao hơn thu nhập của học viên tốt nghiệp trường số 7 (trường CĐN Đồng Nai, trường so sánh

của trường LILAMA2) 0.46 triệu đồng/tháng).

Các số liệu trong bảng 5 có giá trị thông tin cao hơn sau khi đối chiếu chúng với số liệu trên

diện rộng/mẫu số lớn: thu nhập bình quân của người lao động ở Việt Nam là 4,3 triệu đồng

trong quý 4 năm 2013 (xem Tổng cục Thống kê năm 2013). Thu nhập bình quân này đã tăng

lên 4,8 triệu đồng trong quý 1 năm 2014 (xem Tổng cục Thống kê năm 2014). Thu nhập bình

quân của "công nhân bậc cao" ở Việt Nam là 6,9 triệu đồng và của "lao động phổ thông" là 3

triệu đồng trong quý 1 năm 2014 (xem ibid.). Vì vậy, thu nhập bình quân của học viên tốt nghiệp

của các cơ sở đào tạo nghề được khảo sát (4,58 triệu đồng) nói chung là cao hơn một chút so

với tổng thu nhập bình quân ở Việt Nam trong thời gian thu thập dữ liệu (4.3 triệu đồng), nhưng

rõ ràng so với thu nhập trung bình của "công nhân bậc cao". Điều này dễ hiểu bởi vì đây không

phải là thu nhập bình quân mà là thu nhập bình quân mức khởi điểm. Vì vậy, mức thu nhập này

sẽ tăng lên sau một số năm có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp. Chỉ có thu nhập

của sinh viên tốt nghiệp của nhóm 4 (Trường CĐN Bách Nghệ Hải Phòng): thu nhập của họ ở

cùng mức (và một phần ở dưới) thu nhập của "lao động phổ thông" trong quý 1 năm 2014.

3. Khó khăn của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động theo nghề

Bên cạnh nhu cầu tuyển dụng, các doanh nghiệp được hỏi liệu họ có gặp khó khăn trong việc

tuyển dụng lao động có trình độ phù hợp không. Đối với trường CĐN Công nghiệp Hải Phòng

thì tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều cho rằng không gặp khó khăn trong quá trình

tuyển dụng lao động. Đối với trường CĐN Lilama 2 thì các doanh nghiệp ít gặp khó khăn trong

quá trình tuyển dụng, còn lại các doanh nghiệp thuộc nhóm/trường khác khác gặp khá nhiều

khó khăn.

Dưới đây là kết quả chi tiết về sự khó khăn của doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động theo

từng nghề.

Bảng 6: Số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động

Nghề

Số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động chia theo nhóm trường Tổng

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 TCĐ 4 TCĐ 5 TCĐ 6 TCĐ 7

1. Cắt gọt kim loại 7 10 1 0 0 0 1 19

2. Hàn 22 3 5 6 0 0 5 41

3. Lắp đặt trang thiết

bị cơ khí 2 0 0 7 0 2 1 12

4. Điện công nghiệp 15 14 3 3 0 0 2 37

5. Công nghệ điều

khiển và lắp đặt điện

trong công nghiệp 2 0 1 1 0 0 1 5

Page 25: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

15

6. Cơ điện tử 2 0 3 0 0 0 2 7

7. Điện tử công nghiệp 4 11 1 0 0 1 1 18

8. May thời trang 7 0 0 0 0 0 7

9. Thiết kế thời trang 3 0 0 0 0 0 0 3

Tổng 64 38 14 17 0 3 13 149

4. Nguyên nhân doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có trình

độ phù hợp

Bảng 7: Khó khăn của doanh nghiệp trong quá trinh tuyển dụng lao động có trình độ phù hợp

Nhóm trường Tổng

1 2 3 4 5 6 7

(1) Thiếu lao động đáp ứng yêu cầu chuyên môn kỹ thuật

30

11

12

1

0 9 1 64

(2) Ứng cử xin việc có trình độ thấp

8

1

1

2

0 1 0

13 (3) Đề nghị mức thu nhập không

được chấp thuận 4

3

2

4

0 0 0 13

1 và 2 1 0 0 0 0 0 0 1 1 và 3 2 0 0 0 0 0 1 3 1, 2 và 3 1 0 0 1 0 0 0 2 (4) Khác 7 1 3 2 0 1 0 14

Nguyên nhân khó khăn trong việc tuyển dụng lao đông có tần suất đề cập nhiều nhất là do

thiếu lao động đáp ứng yêu cầu về CMKT tại địa phương (64 doanh nghiệp). Khó khăn tiếp

theo là đề nghị mức thu nhập không được chấp nhận (13 doanh nghiệp) và các ứng cử viên xin

việc có trình độ thấp (13 doanh nghiệp). Đây là những khó khăn chủ yếu mà rất nhiều doanh

nghiệp đều gặp phải trong quá trình tuyển dụng lao động. Ngoài ra còn một số khó khăn khác

mà các doanh nghiệp cũng gặp phải trong quá trình tuyển dụng lao động như: người lao động

có trình độ ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng được yêu cầu, thái độ làm việc không tốt.

5. Đào tạo lại cho lao động mới được tuyển dụng trong doanh nghiệp theo nghề và

số ngày bình quân cần đào tạo lại

Như đã đề cập ở trên, một trong những khó khăn lớn của các doanh nghiệp tuyển dụng lao

động là trình độ chuyên môn của các ứng viên thấp hoặc không phù hợp. Vì vậy nhiều doanh

nghiệp thực hiện đào tạo lại, đào tạo bổ sung cho lao động mới được tuyển dụng. Trong bảng

sau là số ngày đào tạo lại / bổ sung cho tất cả các ngành nghề:

Page 26: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

16

Bảng 8: Số ngày đào tạo trung bình của doanh nghiệp cho lao động mới được tuyển dụng

theo từng nghề

Đơn vị tính: Ngày

Tên nghề

Số ngày đào tạo trung bình cho lao động mới tuyển dụng theo nghề Giá trị

trung

bình Nhóm1 Nhóm 2 Nhóm 3 TCĐ 4 TCĐ 5 TCĐ 6 TCĐ 7

Cắt gọt kim loại 30 31 24 4- 30 19 25 29

Hàn 29 42 22 57 45 12 23 33

Lắp đặt trang thiết bị cơ

khí 42 15 23 54 -

14 26 35

Điện công nghiệp 46 30 30 50 30 8 29 35

Công nghệ điều khiển và

lắp đặt điện trong công

nghiệp 37 60 30 45

-

10 30 33

Cơ điện tử 33 105 25 - - 16 28 36

Điện tử công nghiệp 33 20 18 - - 16 19 24

May thời trang 28 - - - - - - 28

Thiết kế thời trang 30 - - - - - - 30

Tổng giá trị trung bình 31.4

Các doanh nghiệp được khảo sát giành trung bình 31,4 ngày để đào tạo lại/ đào tạo bổ sung

cho sinh viên tốt nghiệp mới được tuyển dụng từ các cơ sở đào tạo được khảo sát. Tuy nhiên,

số ngày đào tạo lại/ đào tạo bổ sung lại tương đối khác nhau: số ngày đào tạo cao nhất là 105

ngày đối với nghề cơ điện tử nghề đòi hỏi độ phức tạp (nhóm 2) so với chỉ có 12 ngày đào tạo

lại đối với nghề hàn (nhóm 7).

Nhìn chung, số ngày đào tạo lại trung bình là 31,4 ngày là khá cao và gián tiếp chỉ ra rằng định

hướng của đào tạo nghề theo nhu cầu cần được cải thiện. Nhưng mặt khác số ngày đào tạo

lại/bổ sung cũng có thể phụ thuộc vào nhu cầu đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể của nội

bộ công ty. Đó là lý do tại sao không thể tự đi đến kết luận rằng, ví dụ như tính định hướng theo

nhu cầu của công tác đào tạo nghề cơ điện tử ở nhóm 2 (các cơ sở đào tạo nghề được PVT

2008 hỗ trợ) là rất thấp (số ngày đào tạo bổ sung: 105). Số lượng ngày đào tạo này có thể bị

ảnh hưởng bởi đặc thù sản xuất / dịch vụ cụ thể của các công ty được khảo sát.

Đó là lý do tại sao số lượng ngày đào tạo lại/bổ sung nói chung là một chỉ số gián tiếp. Nhưng

nó cho thấy rằng các doanh nghiệp đã dành khá nhiều thời gian để đào tạo lại/bổ sung. Bởi vậy

có thể kết luận các cơ sở đào tạo nghề tham gia khảo sát cần cải thiện tính định hướng

của công tác đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

4 Không có trả lời

Page 27: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

17

IV. NĂNG LỰC CỦA HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP

1. So sánh chung yêu cầu của doanh nghiệp về năng lực và mức độ năng lực của

học viên tốt nghiệp đang làm việc trong doanh nghiệp.

Trọng tâm chính của khảo sát doanh nghiệp là đánh giá mức độ năng lực phù hợp với nhu

cầu thị trường của học viên tốt nghiệp các khóa học nghề. Đây cũng là lý do tại sao bước

đầu tiên đi vào phân tích xem năng lực của học viên tốt nghiệp từ các đơn vị đào tạo nghề tham

gia triển khai khảo sát có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp được phỏng vấn tới mức

nào. Như đã đề cập từ trước, các số liệu dưới đây là kết quả đánh giá năng lực của học viên tốt

nghiệp theo đánh giá của các doanh nghiệp tham gia khảo sát.

Tất cả 206 doanh nghiệp được phỏng vấn đã đánh giá các yêu cầu của họ về năng lực đối với

từng mục năng lực được liệt kê trong các bảng dưới đây. Để tiện cho việc so sánh trực tiếp, họ

còn liệt kê cả trình độ năng lực của các học viên tốt nghiệp đào tạo nghề. Các bảng biểu dưới

đây sẽthể hiện giá trị trung bình5, và cột ghi chữ “N”6 sẽ thể hiện số lượng câu trả lời nhận

được cho mỗi mục năng lực. Các bảng này cho thấy đánh giá của tất cả các doanh nghiệp trả

lời phỏng vấn

5Do các doanh nghiệp đánh giá từng hạng mục năng lực theo thang đo Likert 5 mức độ thông dụng nên giá trị trung

bình chỉ phản ánh các giá trị từ góc độ thống kê chứ không phải giá trị chính xác 100%. Do sử dụng thang đo thông dụng nên cần tính giá trị trung vị. Thế nhưng trong bản khảo sát này, giá trị trung bình được sử dụng do hai nguyên nhân: Thứ nhất, sự khác biệt giữa yêu cầu năng lực và mức độ năng lực của học viên tốt nghiệp không quá lớn nên việc sử dụng giá trị trung bình trong các bảng biểu sẽ giúp cho người đọc tiện so sánh sự khác nhau. Thứ hai, nhóm nghiên cứu giả định rằng người đọc báo cáo cảm thấy quen thuộc hơn với giá trị trung bình thay vì trung vị. Đó là lý do tại sao giá trị trung bình được sử dụng để giúp người đọc dễ dàng so sánh hơn. Hơn nữa, so với trung vị thì giá trị trung bình thường nhạy cảm hơn đối với phân phối không đều, do đó độ lệch chuẩn cũng được liệt kê trong các bảng biểu. Các kết quả dưới đây cho thấy độ lệch chuẩn tương đối nhỏ (hầu hết đều dưới mức 1). Do đó, ta có thể cho là sẽ không có rủi ro lớn rằng các giá trị trung bình dẫn tới sự thiên vị sự phân phối không đều.

6Lý do thường gặp nhất khiến cho không phải tất cả 206 doanh nghiệp đều đánh giá tất cả các hạng mục đơn

lẻ là do họ đã trả lời “Tôi không biết”.

Page 28: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

18

1.1. Kiến thức lý thuyết nghề

Bảng 9: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về kiến thức lý thuyết nghề và năng lực của

HVTN

Biến

N

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

1.Khoa học ứng dụng (vd: toán học, vật lý, hóa học)

Yêu cầu năng lực 192 3.55 0.849

Mức độ năng lực 179 3.35 0.991

2. Ngoại ngữ (vd: tiếng Anh) Yêu cầu năng lực 196 3.60 0.909

Mức độ năng lực 188 2.73 1.032

3. Công nghệ kỹ thuật và sản xuất Yêu cầu năng lực 193 4.31 0.665

Mức độ năng lực 192 3.43 0.809

4. Chế tạo và chế biến Yêu cầu năng lực 193 3.75 0.907

Mức độ năng lực 179 3.55 0.787

5. Máy tính và viễn thông Yêu cầu năng lực 199 3.61 0.856

Mức độ năng lực 191 3.43 0.861

6. Quản trị và điều hành/quản lý Yêu cầu năng lực 197 3.84 0.900

Mức độ năng lực 191 3.07 0.995

7. Các điều lệ và tiêu chuẩn chất lượng

Yêu cầu năng lực 198 4.29 0.729

Mức độ năng lực 189 3.37 0.950

8. Vận chuyển và sắp xếp lưu kho Yêu cầu năng lực 187 3.80 0.829

Mức độ năng lực 178 3.69 0.871

9. Sức khỏe và an toàn lao động Yêu cầu năng lực 202 4.58 0.578

Mức độ năng lực 197 3.96 0.917

10. Bảo vệ môi trường và công nghệ xanh

Yêu cầu năng lực 196 4.24 0.752

Mức độ năng lực 184 3.58 0.878

11. Đạo đức nghề nghiệp Yêu cầu năng lực 197 4.63 0.523

Mức độ năng lực 190 4.02 0.845

Page 29: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

19

Hình 5: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về kiến thức lý thuyết nghề và năng lực của HVTN

Bảng biểu về kiến thức lý thuyết nghề đã cho thấy trình độ năng lực ở tất cả các hạng mục đều

thấp hơn yêu cầu năng lực. Tuy nhiên, sự chênh lệch ở nhiều hạng mục là không quá lớn. Các

doanh nghiệp đánh giá chênh lệch lớn nhất, theo đó cần phải cải thiện nhiều nhất, ở các hạng

mục sau: 2. Ngoại ngữ: Tiếng Anh

3. Công nghệ kỹ thuật và sản xuất 6. Quản trị và điều hành/quản lý. 7. Các điều lệ và tiêu chuẩn chất lượng

1.2. Kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng cứng

Bảng 10: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về các kỹ năng cứng và năng lực của HVTN

Biến

N

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

1 Thao tác và vận chuyển nguyên vật liệu, công cụ, linh kiện, thiết vị và máy móc

Yêu cầu năng lực 197 4.16 0.745

Mức độ năng lực 188 3.81 0.703

2. Sử dụng thiết bị đo đạc, kiểm tra và căn chỉnh theo tiêu chuẩn

Yêu cầu năng lực 195 4.31 0.710

Mức độ năng lực 186 3.53 0.800

3. Cài đặt và vận hành máy móc, thiết bị và dụng cụ cho sản xuất

Yêu cầu năng lực 195 4.29 0.761

Mức độ năng lực 188 3.61 0.837

4. Thực hiện các công việc vận hành trong một dây chuyền sản xuất theo qui cách

Yêu cầu năng lực 194 4.26 0.794

Mức độ năng lực 186 3.75 0.782

5. Lắp ráp, lắp đặt, kiểm tra các bộ phận, thiết bị, máy móc, hệ thống, ..

Yêu cầu năng lực 199 4.29 0.735

Mức độ năng lực 192 3.65 0.779

6. Bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa/thay thế các bộ phận, thiết bị/máy móc ..

Yêu cầu năng lực 199 4.29 0.669

Mức độ năng lực 192 3.51 0.856

7. Sử dụng bản đồ, bản thiết kế, bản vẽ và các chỉ dẫn kỹ thuật

Yêu cầu năng lực 196 4.16 0.760

Mức độ năng lực 188 3.30 0.936

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

4.5

5.0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Yêu cầu năng lực đối với học viên tốt nghiệp

Năng lực của học viên tốt nghiệp

Page 30: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

20

Hình 6: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về các kỹ năng cứng và năng lực của học viên tốt nghiệp

Các bảng biểu cho nhóm kỹ năng cứng đã thể hiện được một bức tranh đồng nhất: Cũng giống

như đánh giá nhóm kiến thức nghề, đánh giámức độ năng lực của tất cả các hạng mục đều

thấp hơn sơ với yêu cầu của doanh nghiệp về năng lực. Tuy nhiên sự chênh lệch chỉ là rất nhỏ.

Các doanh nghiệp đánh giá chênh lệch lớn nhất và do đó cần cải thiện nhiều nhất với các hạng

mục sau đây:

2. Sử dụng thiết bị đo đạc, kiểm tra và căn chỉnh theo tiêu chuẩn

6. Bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa/thay thế các bộ phận, thiết bị/máy móc ..

7. Sử dụng bản đồ, bản thiết kế, bản vẽ và các chỉ dẫn kỹ thuật

1.3. Kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng mềm

Bảng 11: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về các kỹ năng mềm và năng lực kỹ năng

mềm củahọc viên tốt nghiệp

Biến

N

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

1. Thu thập, xử lý, và quản lý thông tin Yêu cầu năng lực 200 3.99 0.743

Mức độ năng lực 191 3.38 0.904

2. Làm việc với người khác theo nhóm Yêu cầu năng lực 200 4.26 0.626

Mức độ năng lực 192 3.57 0.889

3. Sử dụng các khái niệm và kỹ thuật toán học

Yêu cầu năng lực 194 3.47 0.822

Mức độ năng lực 178 3.43 1.019

4. Đưa ra các quyết định và giải quyết các vấn đề

Yêu cầu năng lực 193 3.98 0.788

Mức độ năng lực 186 3.30 0.867

5. Tổ chức, lên kế hoạch và xắp xếp Yêu cầu năng lực 194 4.13 0.700

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

4.5

1 2 3 4 5 6 7

Yêu cầu năng lực đối với học viên tốt nghiệp

Năng lực của học viên tốt nghiệp

Page 31: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

21

thứ tự ưu tiên công việc Mức độ năng lực 189 3.41 0.961

6. Sử dụng công nghệ máy tính, thiết bị điều khiển và phần mềm điều khiển

Yêu cầu năng lực 196 3.89 0.793

Mức độ năng lực 188 3.27 0.940

7. Hỗ trợ triển khai đào tạo trong chỗ làm

Yêu cầu năng lực 196 3.82 0.813

Mức độ năng lực 185 3.47 0.891

8. Áp dụng các điều lệ, quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Yêu cầu năng lực 197 4.43 0.640

Mức độ năng lực 190 3.76 0.892

9. Thúc đẩy và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng

Yêu cầu năng lực 196 4.25 0.690

Mức độ năng lực 190 3.50 1.003

10. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng

Yêu cầu năng lực 194 4.04 0.957

Mức độ năng lực 179 3.50 1.046

Hình 7: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về các kỹ năng mềm và năng lực kỹ năng mềm của học viên

tốt nghiệp

Cũng tương tự như đánh giá đối với kiến thức lý thuyết nghề và kỹ năng cứng, đánh giá trình

độ năng lực đối với các kỹ năng mềm cũng thấp hơn yêu cầu năng lực cho mỗi hạng mục.

Nhưng sự chênh lệch cũng không lớn lắm. Các doanh nghiệp đã đánh giá những kỹ năng sau

của học viên tốt nghiệp thấp hơn nhiều so với yêu cầu của họ, bởi vậy những kỹ năng này cần

được cải thiện nhiều nhất:

2. Làm việc theo nhóm

4. Đưa ra các quyết định và giải quyết các vấn đề

5. Tổ chức, lên kế hoạch và xắp xếp thứ tự ưu tiên công việc

9. Thúc đẩy và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

4.5

5.0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Yêu cầu năng lực đối với học viên tốt nghiệp

Năng lực của học viên tốt nghiệp

Page 32: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

22

1.4. Thái độ làm việc:

Bảng 12: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về thái độ làm việc và (năng lực) thái độ làm

việc của học viên tốt nghiệp

Biến

N Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

1. Đáng tin cậy, có trách nhiệm

Yêu cầu năng lực 201 4.57 0.554

Mức độ năng lực 193 3.93 0.869

2. Chính trực, tôn trọng Yêu cầu năng lực 201 4.36 0.625

Mức độ năng lực 193 3.96 0.803

3. Tận tâm, trung thành, cống hiến

Yêu cầu năng lực 201 4.50 0.625

Mức độ năng lực 193 3.77 0.885

4. Chính xác, cẩn thận, tập trung

Yêu cầu năng lực 201 4.66 0.516

Mức độ năng lực 193 3.80 0.869

5 .Kỷ luật, ngăn nắp, đúng giờ

Yêu cầu năng lực 201 4.52 0.566

Mức độ năng lực 193 3.79 0.901

6. Hợp tác, giúp đỡ

Yêu cầu năng lực 200 4.28 0.651

Mức độ năng lực 193 3.76 0.982

7. Linh hoạt, dễ thích nghi Yêu cầu năng lực 201 4.08 0.724

Mức độ năng lực 193 3.69 0.945

8. Sẵn sàng học hỏi, định hướng nghề nghiệp, có tham vọng, có động lực ...

Yêu cầu năng lực 201 4.21 0.692

Mức độ năng lực 192 3.61 0.948

9. Tính sáng tạo, đổi mới Yêu cầu năng lực 198 4.28 0.727

Mức độ năng lực 192 3.35 1.116

10. Chịu khó, chịu được áp lực

Yêu cầu năng lực 201 4.34 0.698

Mức độ năng lực 192 3.74 0.883

11. Các nghi thức cử chỉ xã giao công việc

Yêu cầu năng lực 201 4.02 0.755

Mức độ năng lực 192 3.72 0.912

Page 33: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

23

Hình 8: Yêu cầu của doanh nghiệp về thái độ làm việc và (năng lực) thái độ làm việc của học viên tốt nghiệp

Cũng giống như đối với kiến thức kỹ năng nghề, kỹ năng cứng, và kỹ năng mềm, mức độ năng

lực đối với hạng mục thái độ làm việc cũng bị đánh giá thấp hơn so với yêu cầu năng lực tương

ứng, tuy nhiên mức độ chênh lệch cũng tương đối nhỏ. Các doanh nghiệp đã đánh giá những

thái độ làm việc sau của học viên tốt nghiệp thấp hơn nhiều so với yêu cầu của họ, bởi vậy

những yếu tố này cần được cải thiện nhiều nhất:

3. Tận tâm, trung thành, cống hiến

4.Chính xác, cẩn thận, tập

5. Kỷ luật, ngăn nắp, đúng giờ

9.Tính sáng tạo, đổi mới

1.5. Kết luận và đề xuất

Từ việc so sánh giữa yêu cầu về năng lực và mức độ năng lực của học viên tốt nghiệp đào tạo

nghề ta có thể thấy được bức tranh đồng nhất: Đối với hầu hết tất cả các năng lực được đánh

giá trong khảo sát này, yêu cầu của doanh nghiệp về năng lực được đánh giá ở mức cao

và rất cao.

Thứ hai, đối với tất cả các năng lực, bao gồm năng lực kiến thức lý thuyết nghề, kỹ năng thực

hành và thái độ làm việc, trình độ năng lực của học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề

tham gia vào cuộc khảo sát được các doanh nghiệp đánh giá thấp hơn so với các yêu cầu năng

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

4.5

5.0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Yêu cầu năng lực đối với học viên tốt nghiệp

Năng lực của học viên tốt nghiệp

Page 34: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

24

lực của họ. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giữa yêu cầu năng lực và mức độ năng lực ở các

hạng mục đều không lớn.

Đó là lý do tại sao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề tham gia vào cuộc khảo sát

này nhìn chung cần được cải thiện. Các hạng mục có mức độ chênh lệch lớn nhất đã được đề

cập trong chương này cần được tập trung cải thiện chất lượng.

Định hướng chi tiết về sự khác biệt giữa các yêu cầu về năng lực và mức độ năng lực của các

học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề được thể hiện trong phụ lục.Các cán bộ quản lý

và giáo viên dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề tham gia vào cuộc khảo sát này nên xem các

kết quả khảo sát chi tiết để có thể định hướng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.

2. So sánh PVT 2008 (Nhóm 2) với các cơ sở đào tạo nghề đối chứng của PVT 2008

(Nhóm 3)

Như đã đề cập trong chương 1, một trong những mục tiêu chính của cuộc khảo sát này là đo

lường các kết quả chương trình đạt được để phục vụ cho việc chỉ đạo, báo cáo, và điều chỉnh

chương trình. Các kết quả này sẽ được thể hiện thông qua việc phân tích đối chứng, có nghĩa

là năng lực của các học viên tốt nghiệp tại các trường được sự hỗ trợ sẽ được so sánh với

năng lực của học viên tốt nghiệp các trường đối chứng không nhận được sự hỗ trợ.Bởi đợt

khảo sát này là khảo sát ban đầu nên chỉ có thể so sánh với nhóm đối chứng, còn việc so sánh

trước-sau sẽ được tiến hành trong các đợt khảo sát tiếp theo.

Các bảng biểu dưới đây sẽ thể hiện giá trị so sánh mô tả (so sánh các giá trị trung bình) giữa

trình độ năng lực của các học viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề được chương trình

PVT 2008 hỗ trợ với trình độ năng lực của các học viên tốt nghiệp tại các cơ sở đối chứng.

2.1. Kiến thức lý thuyết nghề

Bảng 13: So sánh năng lực về kiến thức lý thuyết nghềcủa học viên tốt nghiệp các trường

thuộc PVT 2008 và nhóm đối chứng PVT 2008

Biến Nhóm N

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

1.Khoa học ứng dụng (vd: toán học, vật lý, hóa học)

PVT 2008 49 3.73 0.861

Đối chứng PVT 2008 23 3.26 1.096

2. Ngoại ngữ (vd: tiếng Anh) PVT 2008 46 3.37 1.142

Đối chứng PVT 2008 25 2.76 1.012

Page 35: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

25

3. Công nghệ kỹ thuật và sản xuất

PVT 2008 48 3.60 0.844

Đối chứng PVT 2008 26 3.62 0.898

4. Chế tạo và chế biến PVT 2008 47 3.77 0.914

Đối chứng PVT 2008 24 3.63 0.770

5. Máy tính và viễn thông PVT 2008 48 3.85 0.875

Đối chứng PVT 2008 27 3.37 0.742

6. Quản trị và điều hành/quản lý PVT 2008 50 3.50 1.055

Đối chứng PVT 2008 25 2.88 0.881

7. Các điều lệ và tiêu chuẩn chất lượng

PVT 2008 47 3.81 0.970

Đối chứng PVT 2008 26 3.65 0.797

8. Vận chuyển và sắp xếp lưu kho

PVT 2008 48 4.23 0.751

Đối chứng PVT 2008 26 3.85 0.675

9. Sức khỏe và an toàn lao động PVT 2008 49 4.31 0.713

Đối chứng PVT 2008 30 4.27 0.740

10. Bảo vệ môi trường và công nghệ xanh

PVT 2008 48 4.00 0.923

Đối chứng PVT 2008 24 3.75 0.847

11. Đạo đức nghề nghiệp PVT 2008 48 4.29 0.771

Đối chứng PVT 2008 29 4.24 0.912

Hình 9: So sánh năng lực về kiến thức lý thuyết nghề của học viên tốt nghiệpcác trường thuộc PVT 2008 và nhóm đối chứng PVT 2008

1

2

3

4

5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

PVT2008

Đối chứng PVT 2008

Page 36: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

26

Đối với kiến thức lý thuyết nghề, trình độ năng lực của các học viên tốt nghiệp các cơ sở đào

tạo nghề được PVT hỗ trợ cao hơn so với trình độ năng lực của các học viên tốt nghiệp các

trường đối chứng ở hầu hết các hạng mục.Nhưng mức độ chênh lệch giữa hai nhóm không

lớn.

Mức độ chênh lệch lớn nhất nằm ở các hạng mục sau:

1. Khoa học ứng dụng (vd: toán học, vật lý, hóa học) 2. Ngoại ngữ (vd: tiếng Anh)

5.Máy tính và viễn thông

6. Quản trị và điều hành/quản lý

8. Vận chuyển và sắp xếp lưu kho

2.2. Các kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng cứng

Bảng 14: So sánh năng lực về kỹ năng cứng của học viên tốt nghiệp các trường thuộc

PVT 2008 và nhóm đối chứng PVT 2008

Biến Nhóm N

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

1. Thao tác và vận chuyển nguyên vật liệu, công cụ, linh kiện, thiết vị và máy móc

PVT 2008 48 4.06 0.727

Đối chứng PVT 2008 29 3.90 0.772

2. Sử dụng thiết bị đo đạc, kiểm tra và căn chỉnh theo tiêu chuẩn

PVT 2008 48 3.96 0.683

Đối chứng PVT 2008 29 3.59 0.733

3. Cài đặt và vận hành máy móc, thiết bị và dụng cụ cho sản xuất

PVT 2008 49 3.88 0.754

Đối chứng PVT 2008 29 3.72 0.797

4. Thực hiện các công việc vận hành trong một dây chuyền sản xuất theo qui cách

PVT 2008 49 4.02 0.750

Đối chứng PVT 2008 28 3.86 0.803

5. Lắp ráp, lắp đặt, kiểm tra các bộ phận, thiết bị, máy móc, hệ thống, ..

PVT 2008 50 3.90 0.763

Đối chứng PVT 2008 28 3.64 0.780

6. Bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa/thay thế các bộ phận, thiết bị/máy móc ..

PVT 2008 50 3.84 0.817

Đối chứng PVT 2008 28 3.57 0.920

7. Sử dụng bản đồ, bản thiết kế, bản vẽ và các chỉ dẫn kỹ thuật

PVT 2008 49 3.63 0.906

Đối chứng PVT 2008 26 3.50 0.949

Page 37: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

27

Hình 10: So sánh năng lực về kỹ năng cứng của học viên tốt nghiệpcác trường thuộc PVT 2008 và nhóm

đối chứng PVT 2008

Các kết quả về kỹ năng cứng cũng rất đồng nhất: Trình độ năng lực của các học viên

tốt nghiệp các cơ sở đào tạo nghề do PVT 2008 hỗ trợ cao hơn so với trình độ năng

lực của các học viên tốt nghiệp các trường đối chứng ở tất cả các hạng mục. Tuy nhiên,

qua bảng và biểu đồ ta thấy rõ mức độ chênh lệch giữa hai nhóm là rất nhỏ.

2.2. Kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng mềm

Bảng 15: So sánh năng lực về kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp các trường thuộc

PVT 2008 và nhóm đối chứng PVT 2008

Biến Nhóm N Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

1. Thu thập, xử lý, và quản lý thông tin PVT 2008 50 3.76 0.981

Đối chứng PVT 2008 28 3.32 0.819

2. Làm việc với người khác theo nhóm PVT 2008 50 3.94 0.935

Đối chứng PVT 2008 28 3.79 0.738

3. Sử dụng các khái niệm và kỹ thuật toán học

PVT 2008 45 3.78 1.020

Đối chứng PVT 2008 23 3.65 0.832

4. Đưa ra các quyết định và giải quyết các vấn đề

PVT 2008 49 3.55 0.867

Đối chứng PVT 2008 27 3.22 0.751

1

2

3

4

5

1 2 3 4 5 6 7

PVT2008

Đối chứng PVT 2008

Page 38: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

28

5. Tổ chức, lên kế hoạch và xắp xếp thứ tự ưu tiên công việc

PVT 2008 49 3.73 1.016

Đối chứng PVT 2008 27 3.63 0.884

6. Sử dụng công nghệ máy tính, thiết bị điều khiển và phần mềm điều khiển

PVT 2008 50 3.48 0.931

Đối chứng PVT 2008 28 3.39 0.737

7. Hỗ trợ triển khai đào tạo trong chỗ làm

PVT 2008 49 3.82 0.905

Đối chứng PVT 2008 27 3.70 0.609

8. Áp dụng các điều lệ, quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

PVT 2008 49 3.92 0.954

Đối chứng PVT 2008 28 3.89 0.956

9. Thúc đẩy và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng

PVT 2008 49 3.86 0.979

Đối chứng PVT 2008 28 3.64 0.989

10. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng

PVT 2008 48 3.98 0.911

Đối chứng PVT 2008 26 3.69 1.011

Hình 11: So sánh năng lực về kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp các trường thuộc PVT 2008 và

nhóm đối chứng PVT 2008

Xếp hạng đối với các kỹ năng mềm cũng có bức tranh tương tự: Trình độ năng lực của

các học viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo nghề được PVT 2008 hỗ trợ cao hơn so với

trình độ năng lực của các học viên tốt nghiệp các trường đối chứng tại mỗi hạng mục.

Tuy nhiên, bảng biểu cũng cho thấy mức độ chênh lệch giữa hai nhóm là rất nhỏ.

1

2

3

4

5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

PVT2008

Đối chứng PVT 2008

Page 39: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

29

2.3. Thái độ làm việc

Bảng 16: So sánh năng lực về thái độ làm việc của học viên tốt nghiệp các trường thuộc

PVT 2008 và nhóm đối chứng PVT 2008

Biến Nhóm N

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

1. Đáng tin cậy, có trách nhiệm PVT 2008 50 4.24 0.797

Đối chứng PVT 2008 29 3.97 0.944

2. Chính trực, tôn trọng PVT 2008 50 4.26 0.633

Đối chứng PVT 2008 29 3.97 0.906

3. Tận tâm, trung thành, cống hiến

PVT 2008 50 4.00 0.808

Đối chứng PVT 2008 29 3.76 0.988

4. Chính xác, cẩn thận, tập trung PVT 2008 50 4.00 0.700

Đối chứng PVT 2008 29 3.90 0.976

5 .Kỷ luật, ngăn nắp, đúng giờ

PVT 2008 50 4.00 0.756

Đối chứng PVT 2008 29 3.86 1.026

6. Hợp tác, giúp đỡ

PVT 2008 50 4.06 0.843

Đối chứng PVT 2008 29 4.07 0.961

7. Linh hoạt, dễ thích nghi PVT 2008 50 4.02 0.769

Đối chứng PVT 2008 29 3.79 0.902

8. Sẵn sàng học hỏi, định hướng nghề nghiệp, có tham vọng, có động lực ...

PVT 2008 49 3.96 0.815

Đối chứng PVT 2008 29 3.45 1.055

9. Tính sáng tạo, đổi mới PVT 2008 49 3.76 0.969

Đối chứng PVT 2008 29 3.41 1.211

10. Chịu khó, chịu được áp lực PVT 2008 50 3.92 0.778

Đối chứng PVT 2008 28 3.79 0.957

11. Các nghi thức cử chỉ xã giao công việc

PVT 2008 50 3.94 0.843

Đối chứng PVT 2008 28 3.86 0.970

Page 40: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

30

Hình 12: So sánh năng lực vềthái độ làm việc

của học viên tốt nghiệpcác trườn thuộc PVT 2008 và nhóm đối chứng PVT 2008

Kết quả đối với thái độ làm việc cũng tương tự kết quả đối với kỹ năng cứng và kỹ năng mềm,

theo đó trình độ năng lực của học viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo nghề được PVT 2008

hỗ trợ cao hơn so với trình độ năng lực của học viên tốt nghiệp các trường đối chứng ở mỗi

hạng mục. Và bảng biểu cũng cho thấy rõ rằng sự khác biệt giữa hai nhóm, một lần nữa, lại rất

nhỏ.

Sự chênh lệch lớn nhất nằm ở các năng lực sau:

8. Ham học hỏi, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có khát vọng, động lực, chủ động

9. Có đầu óc sáng tạo đổi mới

2.5. So sánh tổng quát PVT 2008 và nhóm đối chứng của PVT 2008

So sánh tổng quát sẽ phản ánh tình hình tại mỗi nhóm năng lực, đó là năng lực của các học

viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề theo chương trình PVT 2008 nói chung tốt hơn so

với năng lực của các học viên tốt nghiệp tại các trường đối chứng:

1

2

3

4

5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

PVT2008

Đối chứng PVT 2008

Page 41: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

31

Bảng 17: So sánh chung năng lực của HVTN các trường thuộc PVT 2008 và nhóm đối

chứng của PVT 2008

Biến Nhóm N Giá trị

trung bình

Tổng quát

PVT 2008 50 3.89

Đối chứng PVT 2008 30 3.66

2.6. Kiểm định giả thuyết

Qua các biểu đồ được trình bày trong chương này có thể thấy rằng trình độ năng lực của các

học viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo nghề thuộc chương trình PVT 2008 tốt hơn một chút so

với trình độ năng lực của các học viên tốt nghiệp từ các trường đối chứng.Nhưng câu hỏi là sự

tốt hơn này có rõ rệt hay không? Như đã đề cập trong chương 1, giả thuyết sau đây cần được

kiểm định:

- Hoạt động can thiệp của chương trình giúp cải thiện năng lực định hướng theo nhu

cầu của học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo được hỗ trợ (đối với các ngành

nghề được hỗ trợ) cho tới khi kết thúc dự án là rõ rệt/đáng kể.

Để có thể phân tích giả thuyết này một cách đầy đủ, trước hết cuộc khảo sát đã tiến hành phân

tích xem liệu các năng lực được đánh giá trong cuộc khảo sát này có phải là các năng lực mà

doanh nghiệp yêu cầu hay không. Ở phần IV mục 1 (so sánh yêu cầu về năng lực với trình độ

năng lực) đã cho thấy rằng tất cả các năng lực được đánh giá trong cuộc khảo sát đều là

những năng lực mà doanh nghiệp có yêu cầu rất cao.

Bước thứ hai là bước so sánh mô tả giữa trình độ năng lực của học viên tốt nghiệp các cơ sở

đào tạo thuộc chương trình PVT 2008 với năng lực của học viên tốt nghiệp các trường đối

chứng, qua đó người đọc thấy rằng trình độ năng lực của các học viên tốt nghiệp các cơ

sở đào tạo nghề theo chương trình PVT 2008 thường xuyên cao hơn.

Bước tiếp theo cần thiết tiến hành kiểm tra độ rõ rệt. Do các doanh nghiệp đánh giá các năng

lực theo thang đo Likert 5 mức độnên phương thức kiểm tra Mann-Whitney-U-Test là phép

kiểm tra phù hợp (xem Sigel 2001, tr.112 trở đi)7. Bảng dưới đây thể hiện kết quả kiểm tra:

7 Độ rõ rệt/đáng kể: Nếu độ rõ rệt nhỏ hơn 5% (p < 0.05) thì kết quả là rõ rệt, nếu p < 0.01 (độ rõ rệt dưới 1%) thì kết quả là rất rõ rệt (xem Bortz/Doering, tr.740). Do vòng khảo sát này là khảo sát ban đầu, trong đó chỉ so sánh với nhóm đối chứng nên kết quả khá sơ bộ. Đó là lý do

Page 42: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

32

Bảng 18: Kết quả kiểm tra Mann-Whitney (Kiểm định mức độ chính xác)8

Biến

Độ rõ rệt chính xác (2 đuôi)

Kiến thức lý thuyết nghề: 2. Ngoại ngữ: Tiếng Anh 0.010

Kiến thức lý thuyết nghề: 5. Tin học và thông tin liên lạc 0.008

Kiến thức lý thuyết nghề: 6. Quản trị, quản lý 0.004

Kiến thức lý thuyết nghề: 8. Vận tải và lưu kho 0.012

Kỹ năng cứng: 2. Sử dụng các thiết bị đo đạc, kiểm tra, định cỡ theo tiêu chuẩn quy định

0.009

Kỹ năng mềm: 1. Thu thập, xử lý, và quản lý thông tin 0.021

Kỹ năng mềm: 4. Ra quyết định và giải quyết vấn đề 0.046

Thái độ làm việc: 8. Ham học hỏi, có định hướng nghề nghiệp, khát vọng, động lực, chủ động

0.016

Đối với 4 trong số 11 kỹ năng (36.4%) trong nhóm kiến thức nghề, đánh giáhọc viên tốt

nghiệp các cơ sở đào tạo nghề thuộc chương trình PVT 2008 cao hơn một cách đáng kể

so với đánh giá các học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đối chứng.Hai trong số bốn kỹ năng này

rất rõ rệt.

Đối với 1 trong số 7 kỹ năng (14.3%) của nhóm kỹ năng cứng, 2 trong số 10 năng lực (20%)

của nhóm kỹ năng mềm, đều đánh giá học viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo nghề thuộc

chương trình PVT 2008 cao rõ rệt hơn hẳn so với đánh giá cho các cơ sở đối chứng. 1 trong số

11 kỹ năng (9.1%) của nhóm thái độ làm việcđánh giá học viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo

nghề thuộc chương trình PVT 2008 cao rõ rệt hơn so với đánh giá cho các cơ sở đối chứng.

Các mục năng lực dưới đây không ở mức tốt hơn rõ rệt nhưng – có thể nói rằng – cũng là dấu

hiệu khả quan:

tại sao mức độ ảnh hưởng sẽ được tính toán trong các vòng khảo sát tiếp theo để có thể phân tích kết quả một cách có hệ thống. 8 Trong các bảng trước, người đọc báo cáo này có thể thấy rằng số lượng doanh nghiệp được phỏng vấn thuộc nhóm các cơ sở đào tạo nghề thuộc chương trình PVT 2008 là 50 doanh nghiệp (N = 50) và số lượng doanh nghiệp được phỏng vấn thuộc nhóm cơ sở đào tạo nghề đối chứng của PVT 2008 là 30 (N = 30). Do cỡ mẫu của nhóm đối chứng PVT 2008 tương đối nhỏ nên cần phải kiểm định độ chính xác.

Page 43: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

33

Bảng 19: Các kết quả kiểm tra độ tin cậy Mann-Whitney-U-test (kiểm tra độ chính xác)

Biến

Độ tin cậy chính xác

2-đuôi)

Kiến thức lý thuyết nghề: 1. Khoa học ứng dụng (v.d. toán, lý, hóa) 0.054

Kỹ năng cứng: 5. Lắp ráp, kiểm tra thiết bị và/ hoặc máy móc, hệ thống, bộ phận, vv

0.053

Kết quả kiểm tra độ rõ rệt đã chứng minh kết quả phân tích mô tả: Đó là phân tích mô tả đã cho

thấy có sự khác biệt lớn nhất trong nhóm kiến thức nghề. Trong nhóm này cũng có các mục

năng lực có mức độ chênh lệch lớn nhất (4/11)

2.7. Kết luận

Sau khi phân tích các giả thuyết, ta có thể đi đến kết luận: Các năng lực được đánh giá của

học viên tốt nghiệp các trường đào tạo nghề được PVT 2008 hỗ trợ được xếp hạng cao

hơn một chút, nhưng sự chênh lệch này không lớn lắm. Chỉ có một vài hạng mục năng lực

của học viên tốt nghiệp các trường đào tạo nghề được hỗ trợ là được đánh giá cao hơn hẳn so

với học viên tốt nghiệp từ các trường đối chứng.

Tuy nhiên, các hạng mục được xếp hạng cao hơn chủ yếu nằm trong nhóm kiến thức lý

thuyết nghề. Kết quả này rất hợp lý bởi tình trạng chung thường xảy ra đối với các dự án phát

triển (thuộc lĩnh vực đào tạo nghề) là việc chuyển giao/ truyền tải kiến thức kỹ thuật thường dễ

dàng hơn và nhanh chóng hơn, do vậy các kết quả có thể nhìn thấy rõ hơn, trực tiếp hơn. Còn

những thay đổi trong thái độ và hành vi cá nhân lại là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi nhiều thời

gian (xem phần ví dụ, Braun 1993, tr.18, 19 và Stockmann 2008, từ tr. 94 trở đi)

Như đã đề cập từ trước, đợt khảo sát này chỉ là khảo sát ban đầu, vì vậy kết quả mới chỉ ở

mức sơ bộ và nhìn chung, các kết quả này bước đầu cho thấy tính hiệu quả của chương trình.

Các đợt khảo sát tiếp theo sẽ cho biết liệu chương trình có đạt được kết quả rõ rệt hơn và ý

nghĩa hơn không.

3. So sánh trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng (TCĐ 4) với cơ sở đào tạo nghề đối

chứng (trường CĐN Công nghiệp Hải Phòng – TCĐ5)

Việc so sánh đối chứng năng lực của học viên tốt nghiệp trường Cao đẳng Bách nghệ Hải

Phòng (là trường được hỗ trợ theo Chương trình Cải cách đào tạo nghề tại Việt Nam - TCĐ 4)

với trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng (là trường đối chứng – TCĐ5) được thực

hiện tương tự như việc so sánh năng lực của các học viên tốt nghiệp từ các trường được PVT

2008 hỗ trợ và các trường đối chứng, song có hai điểm khác biệt cơ bản. Thứ nhất, đây không

phải là việc phân tích kết quả ban đầu như trường hợp so sánh đối chứng các trường được

PVT-2008 hỗ trợ với các trường đối chứng.Đây là việc phân tích sơ bộ bởi trường Cao đẳng

Bách nghệ Hải Phòng bắt đầu nhận được hỗ trợ từ cuối năm 2012. Thứ hai, các kết quả đối

Page 44: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

34

chứng không rõ ràng và mang tính đại diện cao như kết quả so sánh các trường PVT-2008 và

các trường đối chứng bởi chỉ có 10 doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá học viên tốt

nghiệp của trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng và 6 doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh

giá học viên tốt nghiệp của trường đối chứng. Vì vậy, các kết quả chỉ phần nào cho thấy những

cải thiện trong quá trình đào tạo. Do số lượng doanh nghiệp tham gia khảo sát có hạn nên việc

tiến hành so sánh đối chiếu hai đơn vị này để tìm ra được các kết quả mang ý nghĩa thống kê là

việc không thực hiện được.

3.1. Kiến thức lý thuyết nghề

Bảng 20: Năng lực về kiến thức lý thuyết nghề của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5

Biến Nhóm N Giá trị trung

bình Độ lệch chuẩn

1. Khoa học ứng dụng (vd: toán học, vật lý, hóa học)

TCĐ 4 10 3.10 0.568

TCĐ 5 6 4.00 0.632

2. Ngoại ngữ (vd: tiếng Anh) TCĐ 4 10 2.00 0.816

TCĐ 5 6 3.33 0.816

3. Công nghệ kỹ thuật và sản xuất

TCĐ 4 10 2.70 0.483

TCĐ 5 6 4.67 0.516

4. Chế tạo và chế biến TCĐ 4 10 3.30 0.483

TCĐ 5 5 4.20 0.837

5. Máy tính và viễn thông TCĐ 4 10 3.20 0.789

TCĐ 5 6 3.50 0.548

6. Quản trị và điều hành/quản lý

TCĐ 4 10 2.10 0.568

TCĐ 5 6 3.33 0.816

7. Các điều lệ và tiêu chuẩn chất lượng

TCĐ 4 10 3.40 0.516

TCĐ 5 5 4.40 0.548

8. Vận chuyển và sắp xếp lưu kho

TCĐ 4 10 3.60 0.516

TCĐ 5 5 4.20 0.447

9. Sức khỏe và an toàn lao động

TCĐ 4 10 3.80 0.632

TCĐ 5 6 5.00 0.000

10. Bảo vệ môi trường và công nghệ xanh

TCĐ 4 10 3.30 0.675

TCĐ 5 4 4.25 0.957

11. Đạo đức nghề nghiệp TCĐ 4 10 3.50 0.527

TCĐ 5 6 5.00 0.000

Page 45: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

35

Hình 13: Năng lực về kiến thức lý thuyết nghề của HVTN TCĐ 4 và TCĐ 5

Việc so sánh kiến thức kỹ thuật nghề cho thấy rằng tất cả các hạng mục năng lực của học viên

tốt nghiệp trường đối chứng đều được xếp hạng cao hơn so với học viên tốt nghiệp của trường

Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng là trường được hỗ trợ theo chương trình Cải cách Đào đạo

nghề ở Việt Nam, đặc biệt là các hạng mục sau:

2. Ngoại ngữ: Tiếng Anh,

3. Công nghệ kỹ thuật và sản xuất

6. Quản trị và điều hành/quản lý

7. Các điều lệ và tiêu chuẩn chất lượng

9. Sức khỏe và an toàn lao động

11. Đạo đức nghề nghiệp

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy cần phải cải thiện hơn nữa công tác đào tạo tại trường

Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng cũng như nâng cao trình độ năng lực của học viên tốt

nghiệp từ đơn vị này, đặc biệt là sáu năng lực đã được đề cập trên đây

1

2

3

4

5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

TCĐ 4

TCĐ 5

Page 46: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

36

3.2. Các kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng cứng

Bảng 21: Năng lực về kỹ năng cứng của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5

Biến Nhóm N Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

1. Thao tác và vận chuyển nguyên vật liệu, công cụ, linh kiện, thiết vị và máy móc

TCĐ 4 10 3.50 0.527

TCĐ 5 6 4.67 0.516

2. Sử dụng thiết bị đo đạc, kiểm tra và căn chỉnh theo tiêu chuẩn

TCĐ 4 10 3.50 0.707

TCĐ 5 6 3.83 0.983

3. Cài đặt và vận hành máy móc, thiết bị và dụng cụ cho sản xuất

TCĐ 4 10 3.20 0.632

TCĐ 5 6 4.67 0.516

4. Thực hiện các công việc vận hành trong một dây chuyền sản xuất theo qui cách

TCĐ 4 10 3.60 0.516

TCĐ 5 6 4.83 0.408

5. Lắp ráp, lắp đặt, kiểm tra các bộ phận, thiết bị, máy móc, hệ thống, ..

TCĐ 4 10 3.80 0.422

TCĐ 5 6 4.50 0.548

6. Bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa/thay thế các bộ phận, thiết bị/máy móc ..

TCĐ 4 10 2.70 0.949

TCĐ 5 6 4.67 0.516

7. Sử dụng bản đồ, bản thiết kế, bản vẽ và các chỉ dẫn kỹ thuật

TCĐ 4 10 2.20 0.422

TCĐ 5 6 3.83 0.753

Hình 14: Năng lực về kỹ năng cứng của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5

1

2

3

4

5

1 2 3 4 5 6 7

TCĐ 4

TCĐ 5

Page 47: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

37

Kết quả so sánh kỹ năng cứng cũng tương tự, đó là trình độ năng lực của học viên tốt

nghiệp từ trường đối chứng được xếp hạng cao hơn trình độ năng lực của học viên tốt

nghiệp trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng ở tất cả các hạng mục. Các hạng mục có

sự chênh lệch lớn nhất bao gồm:

1. Thao tác và vận chuyển nguyên vật liệu, công cụ, linh kiện, thiết vị và máy móc

3. Cài đặt và vận hành máy móc, thiết bị và dụng cụ cho sản xuất

4. Thực hiện các công việc vận hành trong một dây chuyền sản xuất theo qui cách

6. Bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa/thay thế các bộ phận, thiết bị/máy móc ..

7. Sử dụng bản đồ, bản thiết kế, bản vẽ và các chỉ dẫn kỹ thuật

Như vậy, đối với kỹ năng thực hành nghề kết quả khảo sát cho thấy cần phải cải thiện hơn

nữa công tác đào tạo tại trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng cũng như nâng cao

trình độ năng lực của học viên tốt nghiệp từ đơn vị này, đặc biệt là năm hạng mục năng

lực đã được đề cập trên đây.

3.3. Kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng mềm

Bảng 22: Năng lực về kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5

Biến Nhóm N Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

1. Thu thập, xử lý, và quản lý thông tin

TCĐ 4 10 3.30 0.483

TCĐ 5 6 4.00 0.632

2. Làm việc với người khác theo nhóm

TCĐ 4 10 3.00 0.816

TCĐ 5 6 4.00 0.632

3. Sử dụng các khái niệm và kỹ thuật toán học

TCĐ 4 10 3.30 0.483

TCĐ 5 5 4.00 0.707

4. Đưa ra các quyết định và giải quyết các vấn đề

TCĐ 4 10 2.80 1.135

TCĐ 5 6 4.00 0.632

5. Tổ chức, lên kế hoạch và xắp xếp thứ tự ưu tiên công việc

TCĐ 4 10 2.50 0.850

TCĐ 5 6 4.17 0.753

6. Sử dụng công nghệ máy tính, thiết bị điều khiển và phần mềm điều khiển

TCĐ 4 10 2.20 0.632

TCĐ 5 6 4.33 0.516

7. Hỗ trợ triển khai đào tạo trong chỗ làm

TCĐ 4 10 3.30 0.483

TCĐ 5 5 4.00 0.000

8. Áp dụng các điều lệ, quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

TCĐ 4 10 3.60 0.516

TCĐ 5 6 5.00 0.000

Page 48: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

38

9. Thúc đẩy và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng

TCĐ 4 10 3.00 0.667

TCĐ 5 6 3.83 1.472

10. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng

TCĐ 4 10 2.70 1.059

TCĐ 5 5 4.80 0.447

Hình 15: Năng lực về kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5

Tương tự như phần so sánh đối chiếu kiến thức lý thuyết nghề và kỹ năng cứng, kết quả so

sánh đối chiếu kỹ năng mềm cho thấy trình độ năng lực của học viên tốt nghiệp từ trường

đối chứng được xếp hạng cao hơn trình độ năng lực của học viên tốt nghiệp trường Cao

đẳng Bách nghệ Hải Phòng ở tất cả các hạng mục. Các hạng mục có sự chênh lệch lớn nhất

bao gồm:

2. Làm việc với người khác theo nhóm

4. Đưa ra các quyết định và giải quyết các vấn đề

5. Tổ chức, lên kế hoạch và xắp xếp thứ tự ưu tiên công việc

6. Sử dụng công nghệ máy tính, thiết bị điều khiển và phần mềm điều khiển

8. Áp dụng các điều lệ, quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

10. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng

Đặc biệt, sự chênh lệch giữa hai trường tại các hạng mục 5, 6, 8 và 10 rất lớn, điều này có

nghĩa là bốn năng lực này cần phải cải thiện nhiều. Việc tập trung cải thiện các năng lực này

cho học viên cần được đặt lên hàng đầu trong quá trình nâng cao cải thiện công tác đào tạo tại

trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng.Bên cạnh đó, kết quả xếp hạng các hạng mục kỹ năng

1

2

3

4

5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TCĐ 4

TCĐ 5

Page 49: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

39

mềm khác cũng cho thấy yêu cầu cấp thiết phải nâng cao trình độ năng lực của học viên tốt

nghiệp trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng

3.4. Thái độ làm việc

Bảng 23: Năng lực về thái độ làm việc của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5

Biến Nhóm N Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

1. Đáng tin cậy, có trách nhiệm TCĐ 5 10 2.90 0.316

TCĐ 4 6 5.00 0.000

2. Chính trực, tôn trọng TCĐ 5 10 3.60 0.516

TCĐ 4 6 5.00 0.000

3. Tận tâm, trung thành, cống hiến TCĐ 5 10 2.90 0.568

TCĐ 4 6 5.00 0.000

4. Chính xác, cẩn thận, tập trung TCĐ 5 10 3.20 0.789

TCĐ 4 6 5.00 0.000

5 .Kỷ luật, ngăn nắp, đúng giờ

TCĐ 5 10 2.60 0.516

TCĐ 4 6 5.00 0.000

6. Hợp tác, giúp đỡ

TCĐ 5 10 3.20 0.789

TCĐ 4 6 4.83 0.408

7. Linh hoạt, dễ thích nghi TCĐ 5 10 3.50 0.707

TCĐ 4 6 4.67 0.516

8. Sẵn sàng học hỏi, định hướng nghề nghiệp, có tham vọng, có động lực ...

TCĐ 5 10 2.90 0.738

TCĐ 4 6 4.67 0.516

9. Tính sáng tạo, đổi mới TCĐ 5 10 2.00 0.816

TCĐ 4 6 4.33 1.633

10. Chịu khó, chịu được áp lực TCĐ 5 10 2.90 0.876

TCĐ 4 6 4.83 0.408

11. Các nghi thức cử chỉ xã giao công việc TCĐ 5 10 3.90 0.316

TCĐ 4 6 5.00 0.000

Page 50: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

40

Hình 16: Năng lực về thái độ làm việc của học viên tốt nghiệp TCĐ 4 và TCĐ 5

Kết quả so sánh đối chiếu thái độ làm việc cho thấy tình hình rất rõ nét, đó là trình độ năng

lực của học viên tốt nghiệp từ trường đối chứng được xếp hạng cao hơn trình độ năng lực

của học viên tốt nghiệp trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng ở tất cả các hạng mục, và

sự chênh lệch ở các hạng mục là rất lớn, trong đó lớn nhất là:

1. Đáng tin cậy, có trách nhiệm

3. Tận tâm, trung thành, cống hiến

4. Chính xác, cẩn thận, tập trung

5 .Kỷ luật, ngăn nắp, đúng giờ

6. Hợp tác, giúp đỡ

8. Sẵn sàng học hỏi, định hướng nghề nghiệp, có tham vọng, có động lực ...

9. Tính sáng tạo, đổi mới

10. Chịu khó, chịu được áp lực

Nhìn chung, trong hạng mục thái độ làm việc, kết quả so sánh cũng cho thấy yêu cầu phải cải

thiện việc đào tạo tại trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng để nâng cao năng lực của học

viên tốt nghiệp, đặc biệt là đối với tám hạng mục nói trên.

3.5. So sánh tổng quát trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng và trường đối chứng

Bảng 24: Năng lực học viên tốt nghiệp CĐN Bách nghệ Hải Phòng và trường đối chứng

Biến Nhóm N Giá trị

trung bình

Tổng quát

Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng 10 3.07

Trường đối chứng 6 4.42

1

2

3

4

5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

TCĐ 4

TCĐ 5

Page 51: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

41

Kết quả so sánh đối chiếu giữa trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng và trường đối chiếu

cho thấy rằng năng lực của học viên tốt nghiệp trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng thấp

hơn (và đối với một số hạng mục là thấp hơn rất nhiều) so với trình độ năng lực của học viên

tốt nghiệp trương đối chứng. Do đó, giá trị trung bình cho tất cả các hạng mục của trường

(tổng) Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng thấp hơn nhiều so với trường đối chứng (xem bảng 21).

Một nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch lớn như vậy có thể là do thiên lệch do chỉ có 10 doanh

nghiệp tham gia đánh giá học viên của trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phong và 6 doanh

nghiệp tham gia đánh giá học viên của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng (trường

đối chứng). Điều này khiến cho kết quả khảo sát không thực sự rõ ràng như kết quả so sánh

đối chứng các trường PVT 2008 và các trường đối chứng.

Mặc dù có nguy cơ thiên lệch do cỡ mẫu nhỏ, các kết quả khảo sát cho thấy yêu cầu cấp bách

phải cải thiện công tác đào tạo của trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng. Việc nâng cao các

hạng mục năng lực trong các lĩnh vực kiến thức lý thuyết nghề, kỹ năng thực hành nghề (kỹ

năng cứng và kỹ năng mềm) , đặc biệt là thái độ làm việc cần được ưu tiên thực hiện trong quá

trình nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng.

4. So sánh trường CĐN Lilama 2 (TCĐ 6)với cơ sở đào tạo nghề đối chứng (trường

CĐN Đồng Nai – TCĐ 7)

Việc so sánh đối chứng năng lực của học viên tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề Công nghệ

LILAMA 2 (là trường được hỗ trợ theo chương trình Cải cách đào tạo nghề ở Việt Nam) và học

viên tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề Đồng Nai (trường đối chứng của trường Cao đẳng nghề

Công nghệ LILAMA 2) được thực hiện tương tự như việc so sánh đối chiếu các đơn vị đào tạo

trên đây.

Tương tự như việc so sánh đối chứng hai đơn vị đào tạo ở Hải Phòng, đây không phải là việc

phân tích kết quả ban đầu như trường hợp so sánh đối chứng các trường được PVT-2008 hỗ

trợ với các trường đối chứng. Đây là việc phân tích cơ bản bởi chỉ có một số biện pháp được

hỗ trợ cho trường CĐN công nghệ LILAMA2 từ năm 2011 và cũng tương tự, các kết quả đối

chứng không rõ ràng và mang tính đại diện cao như kết quả so sánh các trường PVT-2008 và

các trường đối chứng bởi chỉ có 10 doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá học viên tốt

nghiệp ở mỗi trường. Vì vậy, các kết quả chỉ phần nào cho thấy những cải thiện trong quá trình

đào tạo. Do số lượng doanh nghiệp tham gia khảo sát có hạn nên việc tiến hành so sánh đối

chiếu hai đơn vị này để chỉ ra các kết quả của chương trình mang ý nghĩa thống kê là việc

không thực hiện được.

Page 52: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

42

4.1. Kiến thức lý thuyết nghề

Bảng 25: Năng lực về kiến thức lý thuyết nghề của học viên tốt nghiệp TCĐ 6 và TCĐ 7

Biến Nhóm N Giá trị trung

bình Độ lệch chuẩn

1.Khoa học ứng dụng (vd: toán học, vật lý, hóa học)

TCĐ 6 10 3.40 0.966

TCĐ 7 10 3.20 0.789

2. Ngoại ngữ (vd: tiếng Anh) TCĐ 6 10 1.90 0.316

TCĐ 7 10 2.50 0.527

3. Công nghệ kỹ thuật và sản xuất TCĐ 6 10 3.40 0.699

TCĐ 7 10 3.60 0.516

4. Chế tạo và chế biến TCĐ 6 10 3.60 0.843

TCĐ 7 10 3.50 0.707

5. Máy tính và viễn thông TCĐ 6 10 3.70 0.675

TCĐ 7 10 3.30 0.949

6. Quản trị và điều hành/quản lý TCĐ 6 10 3.30 1.059

TCĐ 7 10 3.50 1.080

7. Các điều lệ và tiêu chuẩn chất lượng

TCĐ 6 10 2.80 0.919

TCĐ 7 10 3.30 0.823

8. Vận chuyển và sắp xếp lưu kho TCĐ 6 10 3.40 0.843

TCĐ 7 10 3.70 0.823

9. Sức khỏe và an toàn lao động TCĐ 6 10 2.30 1.059

TCĐ 7 9 4.11 0.601

10. Bảo vệ môi trường và công nghệ xanh

TCĐ 6 10 3.00 0.943

TCĐ 7 10 3.70 0.823

11. Đạo đức nghề nghiệp TCĐ 6 9 3.56 0.726

TCĐ 7 10 3.50 0.972

Page 53: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

43

Hình 17: Năng lực về kiến thức lý thuyết nghề của học viên tốt nghiệp TCĐ 6 và TCĐ 7

Đối với kiến thức lý thuyết nghề, trình độ năng lực của học viên tốt nghiệp trường Cao đẳng

nghề LILAMA 2 cũng tương đương với năng lực của học viên tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề

Đồng Nai. Sự chênh lệch cũng không quá lớn, trừ một hạng mục:

9. Sức khỏe và an toàn lao động

Sự chênh lệch đối với hạng mục này là giá trị chênh lệch lớn hơn hẳn so với sự chênh lệch đối

với các hạng mục khác, do vậy đây có thể là kết quả do thiên lệch hoặc trùng hợp ngẫu nhiên.

Mặt khác, giá trị này có thể hiểu là chỉ số cho thấy có yêu cầu cấp bách đối với việc nâng cao

năng lực của học viên đối với hạng mục an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Đối với mục 2 (Ngoại

ngữ: Tiếng Anh), kết quả cũng cho thấy nhu cầu lớn đối với việc cải thiện năng lực cho học viên

của cả 2 trường (ở cả hai trường LILAMA 2 và trường Cao đẳng nghề Đồng Nai).

Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy yêu cầu phải cải thiện năng lực kiến thức lý thuyết

nghề bởi tất cả các hạng mục này đều ở tầm trung bình (trên dưới mức 3 điểm, tức là ở mức

trung bình), và do trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 là Trung tâm đào tạo xuất sắc nên kết quả

đánh giá năng lực của học viên nên ở mức tốt (tức là từ 4 trở lên).

4.2. Các kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng cứng

Bảng 26: Năng lực về kỹ năng cứng của học viên tốt nghiệpTCĐ 6 và TCĐ 7

Biến Nhóm N Giá trị trung

bình Độ lệch chuẩn

1 Thao tác và vận chuyển nguyên vật liệu, công cụ, linh kiện, thiết vị và máy móc

TCĐ 6 10 3.30 0.483

TCĐ 7 10 4.10 0.568

2. Sử dụng thiết bị đo đạc, kiểm tra và căn chỉnh theo tiêu chuẩn

TCĐ 6 9 3.22 0.833

TCĐ 7 10 3.70 0.823

1

2

2

3

3

4

4

5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

TCĐ 6

TCĐ 7

Page 54: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

44

3. Cài đặt và vận hành máy móc, thiết bị và dụng cụ cho sản xuất

TCĐ 6 9 3.44 1.333

TCĐ 7 9 3.67 0.866

4. Thực hiện các công việc vận hành trong một dây chuyền sản xuất theo qui cách

TCĐ 6 10 3.40 0.966

TCĐ 7 10 3.70 0.949

5. Lắp ráp, lắp đặt, kiểm tra các bộ phận, thiết bị, máy móc, hệ thống, ..

TCĐ 6 10 3.70 0.823

TCĐ 7 10 3.70 0.483

6. Bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa/thay thế các bộ phận, thiết bị/máy móc ..

TCĐ 6 10 3.00 0.943

TCĐ 7 10 3.70 0.483

7. Sử dụng bản đồ, bản thiết kế, bản vẽ và các chỉ dẫn kỹ thuật

TCĐ 6 10 3.40 1.174

TCĐ 7 10 3.60 0.516

Hình 18: Năng lực về kỹ năng cứng của học viên tốt nghiệp TCĐ 6 và TCĐ 7

Kết quả đối với kỹ năng cứng cũng tương đối thống nhất: Trình độ năng lực của học viên tốt

nghiệp trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 kém hơn một chút cho với học viên của trường Cao

đẳng nghề Đồng Nai, nhưng nhìn chung cũng tương đương nhau.

Tuy nhiên, kết quả này một lần nữa cho thấy yêu cầu phải cải thiện kỹ năng cứng bởi tất cả các

hạng mục này đều ở tầm trung bình (trên dưới mức 3 điểm, tức là ở mức trung bình), và do

trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 là Trung tâm đào tạo xuất sắc nên kết quả đánh giá năng lực

của học viên nên ở mức tốt (tức là từ 4 trở lên).

1

2

2

3

3

4

4

5

1 2 3 4 5 6 7

TCĐ 6

TCĐ 7

Page 55: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

45

4.3. Kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng mềm

Bảng 27: Năng lực về kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp TCĐ 6 và TCĐ 7

Biến Nhóm N Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

1. Thu thập, xử lý, và quản lý thông tin TCĐ 6 10 2.90 0.876

TCĐ 7 10 3.70 0.483

2. Làm việc với người khác theo nhóm TCĐ 6 10 2.80 0.919

TCĐ 7 10 3.10 0.738

3. Sử dụng các khái niệm và kỹ thuật toán học

TCĐ 6 10 3.80 1.135

TCĐ 7 10 3.80 0.632

4. Đưa ra các quyết định và giải quyết các vấn đề

TCĐ 6 10 3.30 0.949

TCĐ 7 10 3.60 0.516

5. Tổ chức, lên kế hoạch và xắp xếp thứ tự ưu tiên công việc

TCĐ 6 10 3.30 0.823

TCĐ 7 10 3.60 0.699

6. Sử dụng công nghệ máy tính, thiết bị điều khiển và phần mềm điều khiển

TCĐ 6 9 3.33 0.707

TCĐ 7 10 3.50 0.972

7. Hỗ trợ triển khai đào tạo trong chỗ làm TCĐ 6 10 2.70 1.337

TCĐ 7 10 3.20 0.919

8. Áp dụng các điều lệ, quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

TCĐ 6 9 3.22 0.972

TCĐ 7 10 3.70 0.675

9. Thúc đẩy và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng

TCĐ 6 10 2.50 0.850

TCĐ 7 10 3.30 1.059

10. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng

TCĐ 6 9 2.78 1.302

TCĐ 7 10 3.50 1.179

Hình 19: Năng lực về kỹ năng mềm của học viên tốt nghiệp TCĐ 6 và TCĐ 7

1

2

2

3

3

4

4

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TCĐ 6

TCĐ 7

Page 56: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

46

Kết quả khảo sát kỹ năng mềm cho thấy tình hình tương tự như với kỹ năng cứng, đó là Trình

độ năng lực của học viên tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 kém hơn một chút cho

với học viên của trường Cao đẳng nghề Đồng Nai ở tất cả các hạng mục. Và một lần nữa, kết

quả này cho thấy cần phải nâng cao trình độ kỹ năng mềm bởi tất cả các hạng mục kỹ năng

mềm của học viên tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 cần phải đạt mức xuất sắc (từ 4

trở lên).

4.4. Thái độ làm việc

Bảng 28: Năng lực về thái độ làm việc của học viên tốt nghiệpTCĐ 6 và TCĐ 7

Biến Nhóm N Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn

1. Đáng tin cậy, có trách nhiệm TCĐ 6 9 3.78 1.202

TCĐ 7 10 3.50 0.707

2. Chính trực, tôn trọng TCĐ 6 9 3.44 1.014

TCĐ 7 10 3.90 0.316

3. Tận tâm, trung thành, cống hiến TCĐ 6 9 3.67 1.118

TCĐ 7 10 3.40 0.966

4. Chính xác, cẩn thận, tập trung TCĐ 6 9 3.89 0.928

TCĐ 7 10 3.60 0.516

5 .Kỷ luật, ngăn nắp, đúng giờ

TCĐ 6 9 3.44 1.236

TCĐ 7 10 3.50 0.527

6. Hợp tác, giúp đỡ

TCĐ 6 9 3.67 1.225

TCĐ 7 10 3.50 0.850

7. Linh hoạt, dễ thích nghi TCĐ 6 9 3.56 1.333

TCĐ 7 10 3.40 0.966

8. Sẵn sàng học hỏi, định hướng nghề nghiệp, có tham vọng, có động lực ...

TCĐ 6 9 3.33 1.000

TCĐ 7 10 3.80 0.632

9. Tính sáng tạo, đổi mới TCĐ 6 9 3.56 0.882

TCĐ 7 10 3.00 0.816

10. Chịu khó, chịu được áp lực TCĐ 6 9 3.56 0.882

TCĐ 7 10 3.40 0.699

11. Các nghi thức cử chỉ xã giao công việc

TCĐ 6 9 3.44 0.726

TCĐ 7 10 3.50 1.080

Page 57: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

47

Hình 20: Năng lực về thái độ làm việc của học viên tốt nghiệpTCĐ 6 và TCĐ 7

Kết quả về thái độ làm việc của học viên tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 khả quan

hơn so với các năng lực khác: Giá trị trung bình của các hạng mục năng lực trong phần thái độ

làm việc của học viên tốt nghiệp LILAMA 2 làm dao động từ 3.33 (mục 8) đến 3.9 (mục 4).

Đồng thời, kết quả đánh giá giữa trường Cao đẳng LILAMA 2 và trường Cao đẳng Đồng Nai

cũng không chênh nhau nhiều. Như vậy, nhìn chung kết quả khảo sát vẫn cho thấy yêu cầu

phải cải thiện thái độ làm việc của học viên bởi kết quả của các hạng mục vẫn thấp hơn 4. Tuy

nhiên, trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 nên dành ưu tiên cải thiện kiến thức kỹ năng nghề và

kỹ năng thực hành nghề (xem ở phần trên).

4.5. So sánh tổng quát giữa Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 (TCĐ 6) với Trường

Cao đẳng nghề Đồng Nai (TCĐ 7)

Kết quả so sánh tổng quan một lần nữa cho thấy tình trạng đã được thể hiện đối với mỗi hạng

mục: Trình độ năng lực của học viên tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 nhìn chung

thấp hơn một chút so với trình độ năng lực của học viên tốt nghiệp trường đối chứng.

Bảng 29: Năng lực học viên tốt nghiệp TCĐ 6 và TCĐ 7

Biến Cơ sở đào tạo nghề N

Giá trị trung bình

Tổng

TCĐ 6 10 3.28

TCĐ 7 10 3.53

Các kết quả của cuộc khảo sát dẫn đến câu hỏi: Vì sao lại có kết quả chỉ ra rằng mức độ năng

lực trung bình của các em học viên tốt nghiệp từ Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ

1

2

2

3

3

4

4

5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

TCĐ 6

TCĐ 7

Page 58: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

48

LILAMA 2 lại thấp hơn một chút so với mức độ năng lực của các em tốt nghiệp từ trường Cao

đẳng Đồng Nai trong khi LILAMA 2 là một Trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao?

Một số giải thích sau cho vấn đề này: Như đã đề cập, kết quả của sự so sánh này không khẳng

định mạnh mẽ như đối với sự so sánh của các cơ sở đào tạo nghề PVT 2008 với nhóm đối

chứng vì số lượng doanh nghiệp được khảo sát thấp (mỗi trường khảo sát 10 doanh nghiệp,

xem bảng 29). Thứ hai, cần nhấn mạnh rằng vòng khảo sát này là khảo sát lấy dữ liệu ban đầu

đối với LILAMA 2. Thứ ba, cũng cần đề cập một lần nữa rằng sự đánh giá về mức độ năng lực

là đánh giá ước lượng của các doanh nghiệp được khảo sát bởi vậy có thể giả định rằng các

doanh nghiệp 'kỳ vọng về mức độ năng lực của sinh viên tốt nghiệp từ Trung tâm đào tạo chất

lượng cao cao hơn so với kỳ vọng của họ về mức độ năng lực của các học viên tốt nghiệp từ

cơ sở đào tạo nghề mức “trung bình”. Những con số sau đây có thể cung cấp bằng chứng cho

giả thiết này: Tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp từ trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ

LILAMA 2 trong khảo sát lần vết vòng 2012-2013 (được thực hiện bởi Chương trình Đổi mới

Đào tạo nghề Việt Nam) là 100% có nghĩa là tất cả các sinh viên tốt nghiệp được khảo sát đã

tìm được việc làm sau một năm (xem báo cáo nghiên cứu lần vết vòng 2012-2013). Một số liệu

quan trọng nữa là mức lương khởi điểm trung bình của các em học viên tốt nghiệp từ trường

CĐN Kỹ thuật Công nghệ LILAMA2 được phân tích trong cuộc điều tra này trong chương 2,

phần III của báo cáo này là 5,31 triệu đồng Việt Nam rõ ràng cao hơn tất cả các nhóm khác

(xem bảng 5, trang 12).

Tuy nhiên kết quả điều tra đưa đến kết luận đối với trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LILAMA 2:

Như đề cập ở trên các kết quả khảo sát nói chung cho thấy nhu cầu cần nâng cao chất lượng

đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ LILAMA 2 vì trường CĐN Kỹ thuật

Công nghệ LILAMA 2 là một trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao nên năng lực của sinh viên

tốt nghiệp cần ở mức xuất sắc (4 trở lên).

V. SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP VỀ HỌC SINH TỐT NGHIỆP

1. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp xét theo ngành nghề: So sánh giữa các

trường được hỗ trợ và các trường không được hỗ trợ

Phần này sẽ đi vào phân tích mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với các nhân viên mới

là học viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo nghề được khảo sát: Theo đó, doanh nghiệp sẽ phản

ánh mức độ đáp ứng yêu cầu của nhân viên mới là học viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo nghề

được khảo sát.

Page 59: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

49

Để có thêm thông tin chi tiết, trước tiên phần này sẽ đi vào phân tích theo các ngành nghề

được khảo sát. Tiếp đó, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu so sánh mức độ hài lòng của họ với

các học viên tốt nghiệp từ các cơ sở dạy nghề được khảo sát với mức độ hài lòng của họ với

các học viên tốt nghiệp từ các trường khác nhằm có thêm thông tin chi tiết về kết quả đào tạo

tại các cơ sở đào tạo được hỗ trợ và các cơ sở đối chứng. Các doanh nghiệp sẽ cho điểm mức

độ hài lòng của mình theo thang đo 5 mức độ của Linkert (trong đó 5 là hoàn toàn đáp ứng và 1

là không đáp ứng điểm nào). Bảng dưới đây trình bày giá trị trung bình cho mức độ hài lòng

của các doanh nghiệp đới với các học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề được khảo sát

theo ngành nghề (hàng màu xám). Đối với mỗi nhóm cơ sở đào tạo nghề các doanh nghiệp

cũng sẽ chấm điểm mức độ hài lòng với các học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo khác

(không được khảo sát và mức điểm đó được trình bày trong hàng màu trắng bên dưới.

Bảng 30: Mức độ đáp ứng yêu cầu về đào tạo của các doanh nghiệp

Giá trị trung bình theo từng nhóm cơ sở đào tạo nghề

1

Cắt gọt kim loại

2

Hàn

3

Lắp đặt trang thiết bị cơ khí

4

Điện công nghiệp

5

Công nghệ điều khiển và lắp đặt điện trong công nghiệp

6

Cơ điện tử

7

Điện tử công nghiệp

8

May thời trang

9 Thiết kế thời trang

Tổng

1. Cơ sở thuộc chương trình Hỗ trợ kỹ thuật dạy nghề Việt Nam 3.61 3.83 3.55 3.68 4.17 3.50 3.22 3.36 3.75 3.67

Các cơ sở khác 3.13 3.47 3.50 3.36 3.50 3.20 3.00 3.71 3.50 3.37

2. PVT 2008 3.71 3.69 4.00 3.75 4.00 4.00 3.85 3.50 0.00 3.77

Các cơ sở khác 3.78 3.60 0.00 3.76 4.00 4.00 4.00 2.50 0.00 3.72

3. Đối chứng của PVT 2008 3.56 3.38 3.64 3.75 3.00 3.17 3.50 0.00 0.00 3.52

Các cơ sở khác 3.60 3.29 3.40 3.50 3.00 3.00 3.50 0.00 0.00 3.40

4. Bách nghệ Hải Phòng 0.00 3.67 3.70 3.83 3.50 0.00 0.00 0.00 0.00 3.70

Các cơ sở khác 0.00 3.67 3.70 3.50 3.50 0.00 0.00 0.00 0.00 3.63

5. Đối chứng của Bách nghệ Hải

Phòng 4.00 4.00 0.00 4.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 4.00

Page 60: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

50

Các cơ sở khác 4.00 0.00 0.00 4.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 4.00

6. Lilama 2 3.00 4.00 3.33 3.00 3.25 3.00 3.00 0.00 0.00 3.35

Các cơ sở khác 2.00 2.83 3.14 2.40 3.33 2.50 2.50 0.00 0.00 2.81

7. Đối chứng của Lilama 2 3.50 3.17 3.67 3.50 4.00 3.00 3.00 0.00 0.00 3.35

Các cơ sở khác 3.00 3.00 3.33 3.00 3.00 2.50 3.00 0.00 0.00 3.00

Tổng 3.61 3.71 3.60 3.68 3.67 3.33 3.50 3.38 3.75

Tổng (cho các cơ sở khác) 3.35 3.38 3.45 3.42 3.42 3.00 3.25 3.44 3.50

Các kết quả của khảo sát được tóm tắt ở bảng trên chỉ ra rằng:

- Các kết quả đối với các cơ sở đào tạo nghề được khảo sát nằm ở mức tương đối tốt: giữa

trưng bình (3.35) và tốt (4.00)

- Tất cả các cơ sở đào tạo nghề được khảo sát được đánh giá tốt hơn so với các cơ sở đào

tạo nghề không được khảo sát

- Đánh giá của doanh nghiệp chỉ ra rằng các học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề

được PVT 2008 hỗ trợ được các doanh nghiệp đánh giá phần lớn là tốt (3.79). Đây là kết

quả tích cực. Tuy nhiên, theo tiêu chí đánh giá kết quả số 1 của Chương trình Đổi mới Đào

tạo nghề Việt Nam thì giá trị đích về mức độ hài long của doanh nghiệp đối với học viên tốt

nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề thuộc PVT 2008 là ≥ 4. Bởi vậy các cơ sở đào tạo nghề

thuộc PVT 2008 vẫn cần tiếp tục củng cố.

- Mức độ hài long đối với trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LILAMA2 và trường Bách Nghệ

Hải Phòng – 2 trường được chương trình hôc trợ - được xếp hạng giữa trung bình và tốt

(LILAMA2: 3.70, Hai Phong: 3.35). Như đã đề cập ở trên, cuộc khảo sát này là cuộc khảo

sát cơ bản (lấy dữ liệu ban đầu) đối với hai cơ sở đào tạo này. Các kết quả chỉ để chỉ ra

nhu cầu cần cải thiện đào tạo định hướng theo như cầu ở các cơ sở đào tạo này để hài

lòng nhưng doanh nghiệp phần lớn tuyển học viên tốt nghiệp của trường họ.

Cuối cùng, cần phải đề cập mức độ hài lòng tương đối cao của doanh nghiệp theo kết quả

phân tích về năng lực của học viên tốt nghiệp (xem phần IV của báo cáo này) nhưng thực sự

vẫn không rõ mối liên quan giữa sự hài lòng với số lượng ngày cần phải đào tạo lại/bổ sung

tương đối cao cho học viên tốt nghiệp mới được tuyển dụng (xem phần III, chương 5). Điều này

dẫn đến câu hỏi: các doanh nghiệp hài lòng như thế nào với trình độ, năng lực của học viên tốt

Page 61: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

51

nghiệp ở khoảng giữa mức trung bình và tốt và tại sao họ lại đầu tư nhiều thời gian đến vậy cho

đào tạo lại/bổ sung?. Liệu có phải họ giảm thời gian đào tạo lại/bổ sung chỉ khi mức độ hài lòng

của họ đạt ở mức rất hài lòng (mức 5 trong thang đánh giá)? Và tại sao một mặt các doanh

nghiệp lại phải giành nhiều thời gian đào tạo bổ sung/lại mặt khác họ lại đánh giá các năng lực

của các họ viên tốt nghiệp tương đối tốt? Những câu hỏi này cần được phân tích chi tiết trong

vòng khảo sát doanh nghiệp tới.

2. Phân tích các chỉ số kết quả của các hợp phần chương trình

2.1. Hợp phần PVT 2008

Như đã đề cập trong chương 1, chỉ số dưới đây là một mức điểm tham chiếu quan trọng cho

việc giám sát hợp phần chương trình:

- 75% số doanh nghiệp có tuyển dụng học viên tốt nghiệp từ các ngành đào tạo được hỗ trợ khẳng định rằng trình độ đào tạo của các học viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của họ (khi kết thúc hợp phần chương trình).

Để có thể đo được chỉ số này, các doanh nghiệp đã được hỏi về ở mức độ nào thì trình độ đào

tạo của học viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của họ. Họ đánh giá mức độ này theo một

thang điểm Likert gồm 5 mức điểm (5 – hoàn toàn, 4 – phần lớn, 3 – trung bình, 2 – không

nhiều, 2 – hoàn toàn không). Tỉ lệ các câu trả lời với mức đánh giá tối thiểu là 4 được xem như

là sự khẳng định mức độ mà trình độ đào tạo của các học viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu

cầu của họ.

Bảng 31: Tỉ lệ các doanh nghiệp có tuyển dụng học viên tốt nghiệp từ các ngành đào tạo được hỗ

trợ khẳng định rằng trình độ đào tạo của các học viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của họ

Tổng số câu trả lời của doanh nghiệp (N) 47

Số doanh nghiệp đánh giá ở mức 4 (đáp ứng phần lớn) 32

Số doanh nghiệp đánh giá ở mức 5 (hoàn toàn đáp ứng) 3

Tỉ lệ % số doanh nghiệp có mức đánh giá tối thiểu là 4 74.47

Bảng này cho thấy đã có 74.47% số doanh nghiệp khẳng định rằng ở mức độ này trình độ đào

tạo của học viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của họ cho đến nay.

2.2. Hải Phòng

Đối với trường CĐN Hải Phòng, chỉ số dưới đây là một mức điểm tham chiếu quan trọng cho

việc giám sát chương trình:

Page 62: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

52

- 75% số doanh nghiệp có tuyển dụng học viên tốt nghiệp từ các ngành đào tạo được

hỗ trợ (cắt gọt kim loại CNC) khẳng định rằng trình độ đào tạo của các học viên tốt

nghiệp đáp ứng được yêu cầu của họ (khi kết thúc hợp phần chương trình).

Cho đến nay chưa thể thu thập và phân tích số liệu cho chỉ số này vì ngành đào tạo được hỗ

trợ về cắt gọt kim loạiCNC vẫn chưa bắt đầu và do vậy không có doanh nghiệp tuyển dụng

các học viên tốt nghiệp từ ngành đào tạo này. Các doanh nghiệp được phỏng vấn đã tuyển

dụng các học viên tốt nghiệp từ các ngành đào tạo khác của trường này. Các kết quả về

các ngành đào tạo khác này được tính tương tự như đối với chương trình PVT 2008.

Bảng 32: Tỉ lệ các doanh nghiệp có tuyển dụng học viên tốt nghiệp từ các ngành đào tạo khẳng

định rằng trình độ đào tạo của học viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của họ

Tổng số câu trả lời của doanh nghiệp (N) 10

Số doanh nghiệp đánh giá ở mức 4 (đáp ứng phần lớn) 5

Số doanh nghiệp đánh giá ở mức 5 (hoàn toàn đáp ứng) 0

Tỉ lệ % số doanh nghiệp có mức đánh giá tối thiểu là 4 50.00

Bảng này cho thấy 50% số doanh nghiệp khẳng định ở mức độ này thì trình độ đào tạo của học

viên tốt nghiệp (từ các ngành đào tạo khác) đáp ứng được yêu cầu của họ trong đợt khảo sát

cơ sở này.

Page 63: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

53

VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Bài học kinh nghiệm

Các cán bộ triển khai khảo sát doanh nghiệp và các nghiên cứu viên của Viện NCKHDN chia

sẻ kinh nghiệp rằng cần phải chuẩn bị cho đáo để triển khai một cuộc khảo sát doanh nghiệp

như thế này. Bởi vậy khuyến nghị với tất cả các trường tham gia triển khai khảo sát doanh

nghiệp cần lồng ghép các hoạt động liên quan đến các bước triển khai khảo sát (chọn mẫu, liên

lạc với doanh nghiệp, phỏng vấn, nhập và chuyển dữ liệu, phân tích dữ liệu và viết báo cáo kết

quả phân tích) vào kế hoạch hàng năm của họ.

Các cán bộ triển khai khảo sát doanh nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghề cũng cần nhân rộng

kiến thức, kỹ năng về triển khai khảo sát cho các đồng nghiệp được lựa chọn để hạn chế tối đa

cuộc khảo sát không được triển khai liên tục, bền vững trong tương lai bởi không có cán bộ có

kiến thức, kinh nghiệm phù hợp.

Ngoài ra, chúng tôi xin khuyến nghị mạnh mẽ đối với các cán bộ được phân công khảo sát

doanh nghiệp cần giải thích mục đích của cuộc khảo sát cũng như vai trò của doanh nghiệp

một cách cụ thể cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ nỗ lực hợp tác hơn trong triển khai khảo

sát khi họ nhận thức được lợi ích của cuộc khảo sát mang lại: Các cơ sở đào tạo nghề cung

cấp các học viên tốt nghiệp có kỹ năng, kiến thức đáp ứng được yêu cầu của họ.

Đối với Tổng cục Dạy nghề, khảo sát doanh nghiệp cần triển khai trên diện rộng, trên toàn Việt

Nam để có bức tranh tổng thể về thị trường lao động ở Việt Nam và mức chênh giữa năng lực

của học viên tốt nghiệp với yêu cầu của doanh nghiệp để từ đó TCDN có thể điều hành hệ

thống đào tạo nghề định hướng theo nhu cầu của doanh nghiệp.

2. Kết luận và khuyến nghị

Nhu cầu lao động cảu các doanh nghiệp được khảo sát:

Các kết quả của cuộc khảo sát này chỉ ra nhu cầu đáng kể về lao động của những doanh

nghiệp được khảo sát đặc biệt là ở các nghề cắt gọt kim loại, hàn, lắp đặt thiết bị cơ khí, điện

công nghiệp và may. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần II, chương 2 trong báo cáo này nhu cầu

lao động ở đây không đại diện cho tình hình thị trường lao động chung của Việt Nam vì khảo

sát chỉ tập trung vào những doanh nghiệp đang sử dụng lao động là học viên tốt nghiệp từ

những nghề này. Giá trị thông tin ở dữ liệu cụ thể: các dữ liệu này cung cấp cho các cơ sở đào

Page 64: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

54

tạo nghề tham gia vào khảo sát, những cơ sở đào tạo những nghề này sự định hướng về nhu

cầu của thị trường lao động. Xin khuyến nghị các cơ sở đào tạo nghề tham gia vào khảo sát

cần phân tích nhu cầu lao động qua dữ liệu của trường mình và duy trì nuôi dưỡng mối quan

hệ với các doanh nghiệp được khảo sát và hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp trong việc xin việc.

149 trong tổng số 206 doanh nghiệp chia sẻ rằng họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao

động có trình độ phù hợp (xem phần II, chương 3 của báo cáo). Lý do quan trọng nhất đối với

những khó khăn tuyển dụng này mà các doanh nghiệp được khảo sát nêu lên là thiếu lao động

có trình độ phù hợp ở địa phương (64% các doanh nghiệp được khảo sát) (xem phần II,

chương 4 của báo cáo). Hai kết quả khảo sát này nêu bật lên công tác đào tọ nghề cần định

hướng theo nhu cầu của doanh nghiệp nhiều hơn ở Việt Nam.

Việc làm và đào tạo trong các doanh nghiệp được khảo sát:

Kết quả thứ hai rất quan trọng của cuộc khảo sát là số lượng ngày cần đào tạo lại/bổ sung mà

các doanh nghiệp được khảo sát đã đề cập: trung bình họ chi 31.4 ngày để đào tạo bổ sung/lại

cho lao động mới được tuyển dụng là học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghê tham gia

khảo sát. Nhưng số ngày đào tạo lại/bổ sung tương đối khác biệt: đối với nghề cơ điện tử có

số ngày đào tạo lại/bổ sung cao nhất 105 ngày (nhóm 2), ngược lại đối với nghề hàn chỉ có 12

ngày đào tạo lại/bổ sung (nhóm 7).

Tuy nhiên, số ngày đào tạo lại/bổ sung có thể phụ thuộc vào tiêu chuẩn sản xuất/dịch vụ

chuyên biệt của doanh nghiệp và có thể bị ảnh hưởng bởi đòi hỏi riêng của các doanh nghiệp

được khảo sát. Bởi vậy, chỉ số đánh giá này gián tiếp nhiều hơn. Nhưng nó chỉ ra rằng nhìn

chung các doanh nghiệp đã giành nhiều thời gian cho đào tạo lại/bổ sung. Đó là lý do tại sao ở

tại thời điểm này rút ra kết luận nhìn chung vẫn có nhu cầu cao về cải thiện chất lượng đào tạo

định hướng theo nhu cầu ở các cơ sở đào tạo nghề được khảo sát.

Các năng lực của học viên tốt nghiệp

Mức năng lực của học viên tốt nghiệp của các cơ sở đào tạo nghề được khảo sát nhìn chung ở

mức thấp hơn so với yêu cầu của doanh nghiệp về năng lực của học viên tốt nghiệp ở tất cả

các mục năng lực được phân tích (kiến thức lý thuyết nghề, kỹ năng thực hành nghề và thái độ

làm việc) – nhưng mức thấp hơn này không lớn. Bởi vậy, kết quả của cuộc khảo sát chỉ ra nhu

cầu cần cải thiện tất cả các năng lực đã được khảo sát của các học viên tốt nghiệp từ các cơ

sở đào tạo nghề tham gia khảo sát.

Để vẽ một bức tranh chi tiết hơn về mức độ năng lực của các học viên tốt nghiệp được so sánh

giữa các nhóm cơ sở đào tạo nghề khác nhau:

Page 65: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

55

1) Các cơ sở đào tạo nghề thuộc PVT 2008 (nhóm 2) được so sánh với các cơ sở đối chứng

phù hợp (nhóm 3). Các kết quả của khảo sát đã chỉ ra rằng tất cả các năng lực được đánh

giá của các học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề thuộc PVT 2008 đối với tất cả

các hạng mục đều cao hơn so với các năng lực của học viên tốt nghiệp từ các trường

thuộc nhóm so sánh. Nhưng sự chênh lệch này là khá nhỏ. Các kết quả đối với một số mục

năng lực – những năng lực chính trong phần kiến thức lý thuyết nghề - chứng minh rằng

mức độ năng lực của các học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ cao

hơn đáng kể so với mức độ năng lực của các học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo

nghề so sánh. Những kết quả này không ngạc nhiên vì đó cũng là kinh nghiệm chung ở

những dự án phát triển (trong lĩnh vực đào tạo nghề) là việc chuyển giao kiến thức kỹ thuật

bao giờ cũng dễ dàng và nhanh hơn. Bước tiếp theo – các học viên và các sinh viên tốt

nghiệp chuyển những kiến thức vào kỹ năng thực hành khó khăn hơn và mất nhiều thời

gian. Đó cũng là lý do tại sao những thay đổi (dự định) về thái độ, ý thức, hành vi của cá

nhân con người là cả một quá trình lâu dài mất nhiều thời gian (xem Braun 1993, trang 18,

Stockmann 2008, trang 94). Những thay đổi về ý thức, thái độ, hành vi sẽ được quan sát ở

giai đoạn sau. Nhưng tất cả kết quả đã chứng minh hiệu quả của chương trình. Các vòng

khảo sát tiếp theo sẽ chỉ ra liệu các kết quả thu thập tiếp theo có rõ ràng và đáng kể hay

không.

2) So sánh trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng (được Chương trình Đổi mới Đào

tạo nghề Việt Nam hỗ trợ, nhóm 4) với trường Cao Đẳng nghề Công nghiệp ở Hải Phòng

(trường so sánh, nhóm 5) đã chỉ ra một bức tranh hoàn toàn khác. Hầu hết tất cả các năng

lực của học viên tốt nghiệp từ trường so sánh đã được đánh giá cao hơn so với năng lực

của các học viên tốt nghiệp từ trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng. Và sự khác

biệt này tương đối lớn. Tuy nhiên, bở mẫu khảo sát tương đối nhỏ (Trường CĐN Bách

Nghệ Hải Phòng khảo sát 10 doanh nghiệp; trường so sánh khảo sát 6 doanh nghiệp) nên

kết quả khảo sát không đáng tin cậy so với kết quả so sánh giữa các trường thuộc PVT

2008 và các trường so sánh của nhóm PVT 2008. Mặc dù vậy, các kết quả khảo sát cho

thấy nhu cầu cần cải thiện rất lớn tất cả các năng lực được khảo sát của các học viên tốt

nghiệp từ trường CĐN Bách Nghệ Hải Phòng và tất nhiên là nhu cầu cải thiện chất lượng

đào tạo của trường này.

3) So sánh giữa trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ LILAMA 2 (trường được Chương

trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam hỗ trợ, nhóm 6) với trường CĐN Đồng Nai (trường so

sánh, nhóm 7) chỉ ra rằng các năng lực của học viên tốt nghiệp từ trường Cao đẳng nghề

Kỹ thuật Công nghệ LILAMA 2 nhìn chung thấp hơn một chút so với mức độ năng lực của

Page 66: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

56

các em học viên tốt nghiệp từ từ trường so sánh. Mức chênh lệch này là rất nhỏ. Các kết

quả tổng thể về mức độ năng lực của các em học viên tốt nghiệp từ trường Cao đẳng nghề

Kỹ thuật Công nghệ LILAMA 2 (giá trị trung bình là 3.28) vẫn nằm trong mức trung bình.

Nhưng vì trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ LILAMA 2 là một trung tâm đào tạo

nghề chất lượng cao ở Việt Nam nên kết quả cần đạt ở mức xuất sắc (từ 4 trở lên). Đó là

tại sao các kết quả của khảo sát nhìn chung chỉ ra nhu cầu cần cải thiện chất lượng đào

tạo nghề tại Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LILAMA 2.

Sự hài lòng của các doanh nghiệp đối với trình độ của các học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào

tạo nghề tham gia khảo sát:

Ở đây các kết quả khảo sát chỉ ra rằng trước tiên sự hài lòng của các doanh nghiệp đối với

trình độ của các học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề tham gia khảo sát ở mức khá

tốt: giữa trung bình (3.35) và tốt (4.00).

Thứ hai, các đánh giá cho thấy phần lớn các học viên tốt nghiệp từ các cơ sở được PVT 2008

hỗ trợ được đánh giá tốt (3.79). Đây là một kết quả khả quan. Tuy nhiên, theo tiêu chí đánh giá

kết quả số 1 của “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam”, mức độ hài lòng của các

doanh nghiệp đối với học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề thuộc PVT 2008 cần ở

mức ≥ 4 (giá trị đích). Bởi vậy các cơ sở đào tạo nghề thuộc PVT 2008 vẫn cần cải thiện chất

lượng.

Thứ ba, khảo sát cần đánh giá tiêu chí kết quả của hợp phần chương trình PVT 2008: 75% các

doanh nghiệp được khảo sát đang sử dụng học viên tốt nghiệp từ các nghề được hỗ trợ khẳng

định rằng trình độ của các học viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của họ (khi hợp phần này

kết thúc). Kết quả khảo sát cho thấy 74,47% các doanh nghiệp được khảo sát đã khẳng định

rằng mức trình độ của học viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của họ. Đây là một kết quả rất tích

cực mặc dù các cơ sở đào tạo nghề thuộc PVT 2008 vẫn tiếp tục cần nâng cao chất lượng.

Page 67: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

57

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Almlund/Duckworth/Heckman/Kautz (2011): Tâm lý cá nhân và kinh tế. In:

Hanushek/Machin/Woessmann (Eds.): Sổ tay kinh tế giáo dục. Amsterdam, trang 1-181.

Braun, G. (1993): Bền vững, đó là cái gì? Các định nghĩa, đề cương, bình luận In: Stockmann,

R./ Gaebe, W. (Ed.): Hỗ trợ phát triển có dài lâu? Bestandsaufnahme zur Nachhaltigkeit von

Entwicklungshilfeprojekten. Opladen, trang 25-42

Cunha/Heckmann/Schenach (2010): Estimating the technology of cognitive and non-cognitive

skill formation. Econometria, 78/3, p. 883 - 931

Erpenbeck/v. Rosenstiel (2003): Mở đầu. In: Erpenbeck/v. Rosenstiel (Eds.): Sổ tay về đo

lường năng lực: Nhận biết, hiểu và đánh giá năng lực trong thực tế ở doanh nghiệp, thực tế sư

phạm và tâm lý. Stuttgart, p. IX-XL

GSO (2013): Khảo sát việc làm hàng quý. Quý 4/ 2013

GSO (2014): Khảo sát việc làm hàng quý. Quý 1/ 2014

Horn (2014): Đề cương khảo sát và đánh giá của Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt

Nam. Hà Nội

Hutter (2004): Xác định năng lực – Con đường tuyển dụng hiệu quả trong đào tạo và việc làm.

Darmstadt

Kluve/Ehlert – RWI (2013): Đào tạo nghề cho nhu cầu thị trường lao động – Triển khai khảo sát

doanh nghiệp tại Việt Nam. Tài liệu lưu hành nội bộ.

MoLISA (2014): Tài liệu chỉ đạo nghiệp vụ “Điều tra Lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng

lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2014. Hà Nội

MoLISA (2008): Quyết định quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ

năng nghề quốc gia. QĐ số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH. Hà Nội

MoLISA (2013): Quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai quyết định của thủ tướng chính phủ

số 371/QĐ-TTg ban hành ngày 28/02/2013. Quyết định số 1474/QĐ-LĐTBXH

Siegel, S. (2001): Các phương pháp thống kê không tham số. Eschborn

Stockmann, R. (2008): Đánh giá và phát triển chất lượng: các nguyên tắc quản lý chất lượng

dựa trên tác động. Frankfurt/M. a. o.

Page 68: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

58

Worldbank (2013): Phát triển kỹ năng: Chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế

thị trường hiện đại. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2014. Hà Nội

Page 69: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

59

VIII. Phụ lục

1. Các bức ảnh về giai đoạn chuẩn bị và triển khai khảo sát doanh nghiệp

Ảnh 1: Các chuyên gia của “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” thảo luận với đại

diện lãnh đạo của Sở LĐTBXH tỉnh Bắc Ninh trong chuyến đi tìm hiểu thực địa vào ngày

13/03/2012 tại Bắc Ninh

Ảnh 2: Các chuyên gia trong cuộc họp với giám đốc của Công ty cổ phần Kinh Bắc ngày

13/03/2012 tại Bắc Ninh

Page 70: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

60

Ảnh 3: PGS. TS. Jochen Kluve trình bày trong hội thảo phát triển đề cương khảo sát doanh nghiệp, ngày 16/03/2012 tại Hà Nội

Ảnh 4: Đại diện các cơ sở đào tạo nghề, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam,

các doanh nghiệp và TCDN thảo luận về những điều kiện tiên quyết để triển khai KSDN

từ góc độ cấp chính sách và cấp trường – Hội thảo ngày 16/03/2012 tại Hà Nội

Page 71: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

61

Ảnh 5: Các đại biểu tham dự Hội thảo khởi động triển khai khảo sát doanh nghiệp vào ngày 13/08/2013 tại Hà Nội

Ảnh 6: PGS. TS. Mạc Văn Tiến, viện trưởng Viện NCKHDN phát biểu khai mạc Hội thảo

khởi động triển khai khảo sát doanh nghiệp, ngày 13/08/2013 tại Hà Nội

Page 72: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

62

Ảnh 7: TS. Christoph Ehlert trình bày đề cương tổng thể về khảo sát doanh nghiệp trong

hội thảo khởi động vào ngày 13/08/2013 tại Hà Nội

Ảnh 8: Bà Phùng Lê Khanh, cán bộ nghiên cứu của Viện NCKHDN chia sẻ kinh nghiệm của Viện trong việc tham gia triển khai các cuộc khảo sát doanh nghiệp trước đây tại Hội thảo khởi động.

Ảnh 9: TS. Steffen Horn, chuyên gia CIM, Viện NCKHDN trình bày kế hoạch triển khai KSDN trong khuôn khổ “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” trong hội thảo khởi động

Page 73: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

63

Photo 14: Ths. Nguyen T. Bich Ngoc, Sr. programme officer of the “Programme Reform of TVET in Viet Nam” providing the training part on interviewing skills in the basic training

course on Interviewing skills and Survey data management software from 14 – 15/08/2013 in Ha Noi

Ảnh 10: TS. Nguyễn Thị Lan Hương, viện trưởng Viện KHLĐXH nhấn mạnh tầm quan trọng của khảo sát doanh nghiệp trong Hội thảo khởi động. KSDN sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về cung và cầu của thị trường lao động.

Ảnh 13: Ông Nguyễn Ngọc Minh, phó hiệu trưởng trường CĐN An Giang trình bày kết quả thảo luận nhóm trong Hội thảo khởi động

Ảnh 12: PGS. TS. Đặng Văn Ất, hiệu trưởng Trường CĐN Việt Đức Hà Tĩnh trình bày kết quả của thảo luận nhóm trong Hội thảo khởi động

Ảnh 11: TS. Nguyễn Quang Việt, phó viện trưởng Viện NCKHDN đánh giá cao bảng hỏi khảo sát doanh nghiệp với các mục đánh giá về năng lực trong Hội thảo khởi động.

Page 74: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

64

Ảnh 14: Ths Nguyễn T. Bích Ngọc, cán bộ chương trình của “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” trình bày phần đào tạo các kỹ năng phỏng vấn trong khóa học cơ bản

về các kỹ năng phỏng vấn và phần mềm quản lý dữ liệu khảo sát từ ngày 14 – 15/08/2013 tại Hà Nội

Ảnh 15: Các khảo sát viên tham dự khóa đào tạo cơ bản đóng vai doanh nghiệp và người

phỏng vấn để thực hành kỹ năng phỏng vấn trong khóa đào tạo cơ bản

Page 75: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

65

Ảnh 16: Ông Hanno Knaup, Cố vấn kỹ thuật của “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề

Việt Nam” và TS. Christoph Ehlert, chuyên gia RWI trao bằng cho khảo sát viên tham dự

khóa đào tạo cơ bản

Ảnh 17: Các khảo sát viên tham dự khóa đào tạo cơ bản diễn ra tại Trường Đại học Bách

Khoa Hà Nội

Page 76: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

66

Ảnh 18: Các cán bộ nghiên cứu Viện NCKHDN đã được chương trình đào tạo đang tư

vấn cho khảo sát viên của Trường CĐN Cơ điện Luyện kim Thái nguyên khi phỏng vấn

đại diện của Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo tại Thái Nguyên,

tháng 10/2013

Ảnh 19 & 20: Cán bộ viện NCKHDN và chuyên gia GIZ hỗ trợ khảo sát viên của trường CĐN kỹ thuật công nghệ LADEC khi phỏng vấn đại diện công ty TNHH nước giải khát DELTA, tháng 10/2013.

Page 77: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

67

Ảnh 21: Ông Hanno Knaup, cố vấn kỹ thuật “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt

Nam” phát biểu khai mạc khóa tập huấn nâng cao về phân tích dữ liệu chuyên sâu và viết

báo cáo KSDN, ngày 28/07/2014 tại Hà Nội

Ảnh 22: Ông Nguyễn Bá Đông, nghiên cứu viên của Viện NCKHDN đã được đào tạo – cán bộ hướng dẫn trong khóa tập huấn nâng cao đang hỗ trợ khảo sát viên cách phân tích dữ liệu

Ảnh 23: Ông Nguyễn Trung Kiên, khảo sát viên đến từ trường ĐHSPKT Nam Định trình bày kết quả bài tập phân tích dữ liệu của trường Nam Định trong khóa tập huấn nâng cao

Page 78: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

68

Ảnh 24: PGS. TS. Cao Văn Sâm, phó tổng cục trưởng TCDN khai mạc Hội thảo về kết

quả của Khảo sát doanh nghiệp và dự giờ vòng năm 2013 vào ngày 29/07/2014 tại Hà

Nội

Ảnh 25: Các đại biểu tham dự Hội thảo về kết quả của Khảo sát doanh nghiệp và dự giờ

vòng năm 2013

Page 79: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

69

Ảnh 27: Bà Phùng Lê Khanh, nghiên cứu viên Viện NCKHDN trình bày các bài học kinh nghiệm của vòng khảo sát doanh nghiệp năm 2013

Ảnh 26: PGS. TS. Mạc Văn Tiến trình bày kết quả của Khảo sát doanh nghiệp vòng năm 2013

Ảnh 28: TS. Steffen Horn, chuyên gia CIM trình bày các kết quả dự giờ vòng năm 2013

Ảnh 29: Ông Nguyễn Quốc Hiệu, khảo sát viên trường CĐN Xây dựng Cơ điện Bắc Ninh trình bày kết quả phân tích dữ liệu khảo sát doanh nghiệp của nhà trường

Page 80: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

70

Ảnh 31: TS. Bùi Đức Tú, hiệu trưởng Trường CĐN Ninh thuận trình bày kết quả thảo luận nhóm

Ảnh 30: Các đại biểu thảo luận việc sử dụng kết quả của khảo sát doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo ở trường

Ảnh 32: Bà Nguyễn T. Bích Ngọc, cán bộ chương trình phụ trách lĩnh vực GS&ĐG “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” tóm tắt những thống nhất của các đại biểu về hoạt động nhân rộng, sử dụng kết quả KSDN và triển khai KSDN vòng năm 2014

Ảnh 33: Ông Hanno Knaup, cố vấn kỹ thuật “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” phát biểu bế mạc Hội thảo kết quả khảo sát doanh nghiệp và dự giờ vòng năm 2013

Page 81: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

71

2. Bảng hỏi

Page 82: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

72

Page 83: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

73

Page 84: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

74

Page 85: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

75

Page 86: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

76

Page 87: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp
Page 88: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

Chư

ơng trì

nh Đ

ổi m

ới Đ

ào tạo n

ghề

Việ

t N

am

Page 89: GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả Khảo sát Doanh nghiệp vòng ... · sát sao và cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo trong việc đưa Khảo sát doanh nghiệp

77

3. Danh sách 22 cơ sở đào tạo nghề tham gia triển khai khảo sát doanh nghiệp

vòng năm 2013

Nhóm STT Tên cơ sở đào tạo nghề Khảo sát viên/đầu mối liên lạc

1 1 Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa

Ông Trần Văn Điện

2 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Ông Lê Tiến Mười

3 Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Ánh Vân Hà

4 Trường CĐN Nha Trang Ông Huỳnh Tấn Trịnh

5 Trường CĐN Việt Đức Vĩnh Phúc Ông Đỗ Thế Huân, Ông Vũ Quốc Khánh

6 Trường CĐ Công nghiệp Việt Đức (Thái Nguyên)

Ông Hoàng Đại Thắng

7 Trường CĐN Việt Đức Hà Tĩnh Ông Trần Anh Đức

8 Trường CĐN Kỹ thuật Việt Đức Nghệ An

Bà Nguyễn Việt Hà

9 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

Ông Nguyễn Lương Kiên, Ông Nguyễn Trung Kiên

2 1 Trường CĐN Ninh Thuận Bà Huỳnh Ngọc Tường Vi

2 Trường CĐN Công nghiệp Việt Bắc – VINACOMIN

Ông Phạm Tuấn Anh

3 Trường CĐN Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh

Ông Bùi Xuân Mạnh

4 Trường CĐN Long An Ông Nguyễn Văn Hòa

5 Trường CĐN An Giang Ông Mong Phước Phương Du

3 1 Trường CĐN Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên

Ông Bùi Quang Sử

2 Trường CĐN Công nghệ LADEC (Long An)

Bà Đỗ T. Phượng Hằng

3 Trường Trung cấp nghề Kinh tế Công đoàn An Giang

Ông Hứa Văn Phụng

4 Trường CĐN Xây dựng Cơ điện Bắc Ninh

Ông Nguyễn Quốc Hiệu

4 1 Trường CĐN Bách Nghệ Hải Phòng Ông Than Hoài Việt

5 2 Trường CĐN Công nghiệp (Hải Phòng)

Ông Nguyễn Đình Trường

6 1 Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LILAMA 2

Ông Đặng Văn Bình

7 2 Trường CĐN Đồng Nai Ông Phạm Minh Hoàng