Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm...

16
8 6 4 (XEM TIẾP TRANG 2) S áng 25/1, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức buổi gặp gỡ thân mật đối với 200 kiều bào về quê đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ. Đến dự có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đ/c Hoàng Thị Thu Hồng - UVBTV, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; đ/c Phạm Kim Khang - UVBTV, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, sở, ban, ngành và các địa phương có đông kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân... GặP MặT 200 KIềU BàO Về LâM ĐồNG ăN TếT ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Tiến tặng bằng khen cho kiều bào có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của tỉnh. Sáng 25/1, Giám mục Giáo phận Đà Lạt - Vũ Huy Chương đã đến thăm, chúc tết Tỉnh ủy Lâm Đồng. Tiếp đón đoàn, đồng chí Huỳnh Đức Hòa - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với Giáo phận Đà Lạt trong thời gian vừa qua đã thực thi tốt trọng trách và chức phận của mình đối với giáo dân, qua đó đóng góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh Lâm Đồng. Những năm vừa qua, đã có nhiều giáo dân là tấm gương tiêu biểu, điển hình trong rất nhiều lĩnh vực, xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khoa học - giáo dục, sống “tốt đời đẹp đạo” được tỉnh tuyên dương vì những đóng góp to lớn cho xã hội. Giám mục Vũ Huy Chương cho biết: Với cương vị của mình, các linh mục của Giáo phận Đà Lạt đã cố gắng nỗ lực để hướng giáo dân thực thi đúng chủ trương, đường lối của Đảng, tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống lành mạnh và không nghe theo luận điệu lệch lạc, xuyên tạc của kẻ xấu, chống phá nhà nước, tập trung phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống. Tuấn Linh - Văn Báu Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến thăm, chúc tết Tỉnh ủy Lâm Đồng ° Chụp ảnh lưu niệm giữa Tỉnh ủy Lâm Đồng và chức sắc của Giáo phận Đà Lạt. Sáng 25/1/2014, tại Nhà triển lãm Hòa Bình, Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông và Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch khai mạc Hội Báo Xuân Giáp Ngọ 2014. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQVN tỉnh cùng đông đảo cán bộ, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh. Với chủ đề “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Ngọ”, Hội Báo Xuân năm nay thu hút sự tham gia của 21 đơn vị... Khai mạc Hội Báo Xuân Giáp Ngọ 2014 ° Cắt băng khai trương Hội Báo xuân Giáp Ngọ 2014. Sau số Tất niên Quý Tỵ, Báo Lâm Đồng sẽ phát hành số Tân niên Giáp Ngọ vào ngày 5/2/2014 “Vua hoa lily” dưới chân Núi Bà Đời sống mới của người dân xã nông thôn mới Kỵ sĩ ngã ngựa 12 Ngựa dưới triều Nguyễn 11 Độc đáo kiến trúc Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng ° Nhân dịp đón mừng năm mới Giáp Ngọ, sáng ngày 24/1, đại tá Dương Công Hiệp - Chính ủy BCHQS tỉnh đã đến thăm, chúc tết và trao tặng 15 phần quà tết (mỗi phần trị giá 300.000đ) cho các gia đình nghèo và đồng bào DTTS ở thị trấn Đran, xã Pró và xã Tutra. Cũng nhân dịp này, Chính ủy còn trao tặng 2 phần quà cho cán bộ viên chức Đài Truyền thanh Truyền hình và Ban Chỉ huy cơ quan Quân sự huyện Đơn Dương. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vận động Ngân hàng VIETINBANK chi nhánh Lâm Đồng đến thăm và trao tặng 20 phần quà tết cho bà con đồng bào DTTS nghèo ở xã Đạ Ròn trị giá gần 10 triệu đồng... TIN VẮN (XEM TIẾP TRANG 2) (XEM TIẾP TRANG 2) Soá Taát nieân BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577 4006 THÖÙ HAI 27-1-2014

Transcript of Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm...

Page 1: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

8

6

4

(XEM TIẾP TRANG 2)

Sáng 25/1, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức buổi gặp gỡ thân mật đối với 200 kiều bào về quê đón Tết Nguyên

đán Giáp Ngọ.Đến dự có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến

- UVTW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đ/c Hoàng Thị Thu Hồng - UVBTV, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh;

đ/c Phạm Kim Khang - UVBTV, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, sở, ban, ngành và các địa phương có đông kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân...

Gặp mặt 200 kiều bào về Lâm ĐồnG ăn tết

° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Tiến tặng bằng khen cho kiều bào có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của tỉnh.

Sáng 25/1, Giám mục Giáo phận Đà Lạt - Vũ Huy Chương đã đến thăm, chúc tết Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Tiếp đón đoàn, đồng chí Huỳnh Đức Hòa - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với Giáo phận Đà Lạt trong thời gian vừa qua đã thực thi tốt trọng trách và chức phận của mình đối với giáo dân, qua đó đóng góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh Lâm Đồng. Những năm vừa qua, đã có nhiều giáo dân là tấm gương tiêu biểu, điển hình trong rất nhiều lĩnh vực, xuất sắc trong

hoạt động sản xuất, kinh doanh, khoa học - giáo dục, sống “tốt đời đẹp đạo” được tỉnh tuyên dương vì những đóng góp to lớn cho xã hội.

Giám mục Vũ Huy Chương cho biết: Với cương vị của mình, các linh mục của Giáo phận Đà Lạt đã cố gắng nỗ lực để hướng giáo dân thực thi đúng chủ trương, đường lối của Đảng, tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống lành mạnh và không nghe theo luận điệu lệch lạc, xuyên tạc của kẻ xấu, chống phá nhà nước, tập trung phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống.

Tuấn Linh - Văn Báu

Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến thăm, chúc tết Tỉnh ủy Lâm Đồng

° Chụp ảnh lưu niệm giữa Tỉnh ủy Lâm Đồng và chức sắc của Giáo phận Đà Lạt.

Sáng 25/1/2014, tại Nhà triển lãm Hòa Bình, Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông và Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch khai mạc Hội Báo Xuân Giáp Ngọ 2014. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận

Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQVN tỉnh cùng đông đảo cán bộ, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh. Với chủ đề “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Giáp Ngọ”, Hội Báo Xuân năm nay thu hút sự tham gia của 21 đơn vị...

Khai mạc Hội Báo Xuân Giáp Ngọ 2014

° Cắt băng khai trương Hội Báo xuân Giáp Ngọ 2014.

Sau số Tất niên Quý Tỵ, Báo Lâm Đồng sẽ phát hành số Tân niên Giáp Ngọ

vào ngày 5/2/2014

“Vua hoa lily” dưới chân núi bà

Đời sống mới của người dân xã nông thôn mới

Kỵ sĩ ngã ngựa

12 ngựa dưới triều nguyễn

11 Độc đáo kiến trúc Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng

° Nhân dịp đón mừng năm mới Giáp Ngọ, sáng ngày 24/1, đại tá Dương Công Hiệp - Chính ủy BCHQS tỉnh đã đến thăm, chúc tết và trao tặng 15 phần quà tết (mỗi phần trị giá 300.000đ) cho các gia đình nghèo và đồng bào DTTS ở thị trấn Đran, xã Pró và xã Tutra. Cũng nhân dịp này, Chính ủy còn trao tặng 2 phần quà cho cán bộ viên chức Đài Truyền thanh Truyền hình và Ban Chỉ huy cơ quan Quân sự huyện Đơn Dương. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vận động Ngân hàng VIETINBANK chi nhánh Lâm Đồng đến thăm và trao tặng 20 phần quà tết cho bà con đồng bào DTTS nghèo ở xã Đạ Ròn trị giá gần 10 triệu đồng...

TIN VẮN

(XEM TIẾP TRANG 2)

(XEM TIẾP TRANG 2)

Soá Taát nieân

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNwww.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577

4006 THÖÙ HAI 27-1-2014

Page 2: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

2 Taát nieân NGAØY 27 - 1 - 2014

° Sáng 23/1/2014 (tức 23 tháng Chạp), đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và lãnh đạo thành phố Đà Lạt đã đến thăm, chúc tết Học viện Lục quân, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, xã Xuân Thọ và 2 gia đình chính sách tiêu biểu của thành phố là gia đình bà Phạm Thị Thu Lê, 45 năm tuổi Đảng ở phường 5, thân nhân của 3 liệt sĩ; gia đình bà Nguyễn Thị Bé có 2 liệt sĩ ở xã Xuân Thọ.

Tại các cơ quan, đơn vị và các gia đình chính sách, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã thăm hỏi, động viên và chúc tết. Đối với các gia đình chính sách, đồng chí bày tỏ lòng biết ơn với những đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và mong muốn các gia đình chính sách tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp. Đến chúc tết Học viện Lục quân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định: Học viện là trường đào tạo sĩ quan chất lượng của cả nước nói chung, Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên nói riêng. Tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, đồng chí bày tỏ vui mừng khi biết Bệnh viện vừa hoàn thành xong dự án cải tạo để có được cơ sở vật chất đáp ứng việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Đồng chí nhấn mạnh: Bệnh viện cần chú trọng công tác tuyên truyền nhất là những ca bệnh nguy hiểm, hiểm nghèo được chữa trị thành công để tạo niềm tin trong nhân dân. Đối với xã Xuân Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh giá cao những nỗ lực, những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Thọ đạt được, nhất là trong việc huy động sức dân xây dựng nông thôn mới để đến cuối năm 2013 cơ bản đạt 19/19 tiêu chí. Đây cũng là một trong những xã đi đầu của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để đưa mức thu nhập bình quân của người dân trong năm 2013 lên hơn 40 triệu đồng/người/năm, cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh.

Dịp này, đồng chí Hoàng Sĩ Sơn cùng đoàn đã thăm và tặng 10 suất quà cho các bệnh nhân nghèo đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, đồng thời, trao tặng 500 triệu đồng cho xã Xuân Thọ để cải tạo trụ sở làm việc và xây dựng một số công trình phục vụ nhân dân.

° Trong chuyến thăm và chúc tết tại huyện Lạc Dương, đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã dự buổi trao tặng nhà tình nghĩa cho bà Đỗ Thị Dưỡng tại thị trấn Lạc Dương.

Sau hơn 5 tháng thi công, chiều ngày 23/1/2014, UBND huyện Lạc Dương phối hợp với Công ty Khu Du lịch Đà Lạt đã tổ chức buổi trao tặng nhà tình nghĩa cho

Lãnh đạo Tỉnh ủy Thăm và chúc TếT Tại Thành phố đà LạT, huyện Lạc Dương, Bảo Lâm, Tp. Bảo Lộc, huyện Di Linh

gia đình bà Đỗ Thị Dưỡng tại thị trấn Lạc Dương. Căn nhà được xây dựng trên diện tích 95m2, quy mô nhà cấp 4, có 4 phòng với giá trị trên 300 triệu đồng, trong đó, Công ty Khu Du lịch Đà Lạt hỗ trợ 50 triệu đồng, phần còn lại do gia đình bà tự đóng góp thêm.

Được biết, gia đình bà Dưỡng là gia đình liệt sỹ, trước đây không có chỗ ở ổn định, cuộc sống rất khó khăn, việc hoàn thành và trao tặng căn nhà cho gia đình bà không những thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, mà còn thể hiện trách nhiệm, tình cảm của cán bộ và nhân dân tỉnh nhà đối với gia đình bà.

° Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, ngày 23/1/2014, đồng chí Vũ Công Tiến - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (đơn vị tỉnh Lâm Đồng) đã đến thăm và chúc tết Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc và Tiểu đoàn Công binh xây dựng ATK tại xã B’Lá (huyện Bảo Lâm). Cùng đi có lãnh đạo Sở LĐTBXH, Huyện ủy và UBND huyện Bảo Lâm.

Tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc, sau khi nghe lãnh đạo Công ty báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2013 và kế hoạch năm 2014, đồng chí Vũ Công Tiến ghi nhận

... tỉnh Lâm Đồng luôn trân trọng những tình cảm quý báu của bà con kiều bào hướng về đất nước và luôn coi kiều bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Sự phát triển của tỉnh Lâm Đồng như ngày hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của bà con kiều bào ta ở nước ngoài.

Quán triệt và thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tỉnh Lâm Đồng đã hết sức cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ bà con kiều bào trên các mặt như: định cư, mua nhà, thực hiện các dự án đầu tư...

Đến tham dự, bà con kiều bào cũng vui mừng khi thấy được sự phát triển của Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung: Trong năm 2013, trước khó khăn chung của cả nước, nhưng nền kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn phát triển với tốc độ cao.

Dịp này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tặng Bằng khen cho hai ông Ngô Quang Hùng - Việt kiều Cộng hòa Séc, Đỗ Xuân Phúc - Việt kiều Thái Lan vì đã có những đóng góp nổi bật đối với sự phát triển của địa phương.

Hiện có trên 500 người trong tổng số 4 triệu kiều bào là người Lâm Đồng đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Và trong số đó có rất nhiều người đã thành đạt, nổi tiếng trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học và giáo dục.

Việc đón kiều bào về quê ăn tết đã trở thành hoạt động truyền thống, có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc mà tỉnh Lâm Đồng vẫn làm vào mỗi dịp tết đến, xuân về.

L.Đan - V.Báu

và biểu dương những kết quả mà Công ty đã đạt được trong năm 2013. Ngoài nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, đơn vị còn tham gia tốt công tác giảm nghèo tại địa phương… Thời gian tới, Phó Bí thư Tỉnh ủy mong muốn toàn thể cán bộ của đơn vị phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2013 và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2014. Trong đó, cần nêu cao tinh thần đoàn kết, xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị, tổ chức trồng rừng và làm tốt công giao khoán

quản lý bảo vệ rừng cho người dân tại địa phương. Bên cạnh đó, đồng chí lưu ý Công ty cần tiếp tục phấn đấu giữ vững danh hiệu Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh và làm tốt công tác trực, quản lý bảo vệ rừng trong dịp Tết.

Sau đó, Phó Bí thư Tỉnh ủy đến thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà gia đình ông Hoàng Minh Đỏ, cán bộ lão thành cách mạng ở thôn 1 (xã Lộc Bảo).

Đến thăm và chúc tết cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Công binh xây dựng ATK tại xã B’Lá, đồng chí Vũ Công Tiến chúc cán bộ, chiến sĩ năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao.

Buổi chiều cùng ngày, đồng chí Vũ Công Tiến đến chúc tết Đảng ủy và UBND xã Lộc Quảng; thăm và tặng quà 2 gia đình chính sách tiêu biểu, là ông Nguyễn Duy Linh (thôn 1) và ông Vũ Quốc Chính (thôn 5).

° Sáng ngày 24/1, đồng chí Vũ Công Tiến đến thăm và chúc tết Đảng ủy, UBND xã Lộc Châu, Bệnh viện II Lâm Đồng và đến thăm, tặng quà tết 2 gia đình thương binh, là ông Đào Hà Trung (phường II), ông Đinh Tiến Mai (phường

I) thành phố Bảo Lộc. ° Buổi chiều ngày 24/1, đồng chí Vũ

Công Tiến cùng lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Di Linh tiếp tục đến thăm, chúc Tết Đảng ủy, HĐND, UBND xã Bảo Thuận và Khu điều trị phong Di Linh. Nhân dịp này, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy đã trao tặng 110 suất quà của Ladopha (Công ty Dược Lâm Đồng) cho các bệnh nhân phong vui xuân, đón tết, với tổng trị giá 11 triệu đồng. Sau đó, Đoàn đã đến thăm, tặng quà tết 2 gia đình thương binh, là ông Võ Văn Hiền (Tổ dân phố 17, thị trấn Di Linh) và ông Bùi Văn Tuệ (thôn Đồng Lạc, xã Tân Nghĩa).

Tuấn Hương - nDOng BRỪM

° Đồng chí Vũ Công Tiến - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (đơn vị tỉnh Lâm Đồng)thăm và tặng quà Tết ông Hoàng Minh Đỏ.

° Đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm và chúc tết gia đình chính sách xã Xuân Thọ.

Gặp mặt... (TIẾP TRANG 1)... với hơn 600 ấn phẩm thể hiện khái quát bức tranh toàn cảnh sự

phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và tôn vinh thành quả lao động của lực lượng báo chí địa phương sau một năm hoạt động. Hội Báo Xuân là dịp các cơ quan thông tấn báo chí gặp gỡ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm để nâng cao nghiệp vụ, đồng thời, thông qua triển lãm để lắng nghe ý kiến đóng góp của công chúng để báo chí luôn là người bạn tin cậy đồng hành cùng độc giả. Đến tham quan hội Báo Xuân, người dân và du khách còn được tặng thư pháp của CLB Thư pháp Đà Lạt theo sở thích. Dịp này, Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng đã trao giải cho 20 tác phẩm báo chí chất lượng cao của tỉnh năm 2013. Hội Báo Xuân mở cửa phục vụ công chúng từ ngày 25/1 đến 7/2/2014. T.Hương

Khai mạc... (TIẾP TRANG 1)

° Nhân dịp tết Giáp Ngọ - 2014, LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức thăm hỏi và trao 165 suất quà tết cho CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, trị giá mỗi suất từ 300 đến 500 ngàn đồng, 10 phần quà trị giá 1.500.000 đồng/phần cho các đơn vị trực tết từ nguồn tài chính công đoàn địa phương và từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em nghèo Công đoàn Việt Nam, Quỹ Tấm lòng Vàng Báo Lao động, Ngân hàng Đầu tư phát triển VN. Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh phối hợp Ngân hàng Đầu tư phát triển VN chi nhánh Lâm Đồng trao 90 suất quà (500 ngàn đồng/suất) cho đồng bào xã Phi Liêng, huyện Đam Rông; xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh. Tổng giá trị quà tặng mà LĐLĐ tỉnh trực tiếp trao trong dịp tết là 116.000.000 đồng. n.THanH - n.PHÚC

TIN VẮN... (TIẾP TRANG 1)

Page 3: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

3

Từ dịch ve sầuRIC (tên viết tắt từ 3 chữ

tiếng Anh “Roots innovation coffee”, phỏng dịch là “tạo rễ mới cho cà phê”, một chế phẩm được sản xuất tại Đà Lạt. Ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Khoa Đăng, Đà Lạt (đơn vị sản xuất RIC) nhớ lại mùa hè năm 2006, dịch hại ve sầu tấn công hầu hết trên các vùng cà phê trọng điểm

Khi Tây Nguyên “chuyển dịch” sang mùa khô cũng là thời điểm tết đến, xuân về. Những cánh rừng cà phê sau một vụ mùa oằn mình dâng tặng cho người trồng những “quả ngọt” rồi cũng cần phải “ngả lưng ngơi nghỉ” cho ngày khai hoa, nở nhụy. RIC, một chế phẩm bản quyền của Đà Lạt đã và đang trở thành “người điều dưỡng” tận tâm, tận lực để nhanh chóng hồi phục “sức khỏe” cho cà phê sau một năm “thai nghén, vượt cạn”…

Đà Lạt có chế phẩm bản quyền RICª Ghi chép: VĂN VIỆT

của Lâm Đồng, đã đặt ra những thách thức đối với cơ quan bảo vệ thực vật Lâm Đồng trong việc áp dụng các biện pháp phòng trừ sao cho vừa kích thích được cây cà phê sinh trưởng, vừa “giữ gìn” được độ hấp thu dinh dưỡng của đất. Với vốn liếng khoa học của mình và kinh nghiệm nhiều năm sản xuất các chế phẩm phát triển mạnh bộ rễ cho nhiều loài cây hoa Đà Lạt, Công ty Khoa Đăng đã

mạnh dạn đăng ký và được Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng chấp thuận cho thực hành các chế phẩm mới để trực tiếp “tuyên chiến” với ve sầu trên 5.000m2 cà phê vối tại xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh.

“Công ty dành ra khá nhiều ngày tháng để nghiên cứu và xác định rằng ve sầu là một loài côn trùng gây hại nghiêm trọng cho cây cà phê, nhưng việc phòng trừ

và tận diệt chúng thì hoàn toàn không đơn giản. Ve sầu thường chui sâu xuống đất để đẻ trứng hàng loạt rồi nở rất nhanh thành từng đàn ấu trùng cắn phá bộ rễ khiến cây cà phê bị vàng lá, giảm sút khả năng ra hoa, đậu quả; thậm chí nhiều thửa vườn cà phê đã phải chết khô…” - Giám đốc Chương kể lại. Theo đó, nguyên nhân phát sinh ve sầu là do môi trường đất lạm dụng quá nhiều chế phẩm hóa học và phân bón vô cơ, đã không “trừ khử” hết ve sầu, ngược lại còn tiêu diệt quá nhiều loài thiên địch của ve sầu như kiến, ong, nhện… Từ những cơ sở thu thập được từ thực địa như vậy, Công ty Khoa Đăng quyết định chọn giải pháp tác động chất sinh học tạo “cây khỏe, rễ nhiều” để “đề kháng” lại với ve sầu; tạo môi trường đất mới để “xua đuổi” ấu trùng ve sầu ra khỏi vùng rễ sinh trưởng của cây cà phê... Ý tưởng này đã khai sinh tên chế phẩm RIC của công ty như đã nói trên.

Năm 2007 chính thức đưa chế phẩm RIC tác động trên cây cà phê ở Đinh Trang Hòa (Di Linh) đã tạo những “đáp số” bất ngờ lớn đối với nông dân quanh vùng: năng suất cà phê thu hoạch tăng lên hơn 25% vì vùng rễ của cà phê trở thành vùng “đất dữ” cho ve sầu. Cũng trong năm này, quy trình tạo rễ mới cho cây cà phê từ chế phẩm RIC của Khoa Đăng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng chính thức cho phép áp dụng trên địa bàn cà phê của tỉnh. Tin vui liền sau đó cũng đến: Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bản quyền chế phẩm RIC cho Công ty TNHH Khoa Đăng, Đà Lạt. Tiếp theo trong năm 2008, Khoa Đăng mở rộng vùng thực nghiệm RIC trên cây cà phê Bắc Tây Nguyên, Tây Bắc Bộ, Đông Nam Bộ… đã đem lại một vụ mùa bội thu vượt trội. Và không lâu sau đó, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua tổ chức khảo sát, đối chứng với các vùng cà phê trong nước, đã chính thức đưa chế phẩm RIC vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên toàn quốc.

Đến “người điều dưỡng” cây cà phêĐược xác lập bản quyền RIC

Đà Lạt, Công ty Khoa Đăng đưa ra các kênh phân phối trên thương trường cạnh tranh bằng chính tác dụng các “thành tố” trong chế phẩm ghi trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa khi sử dụng. Đến vùng quê cà phê nào trong nước cũng vậy, cán bộ kỹ thuật của Khoa Đăng luôn ở cùng với nông dân để hướng dẫn sử dụng

từ ngày cây ra hoa, tạo quả thu hoạch, rồi chuyển giao xong xuôi mới ra về. Mắt thấy, tai nghe, được cầm tay sử dụng, được trực tiếp thu về lợi nhuận tính bằng tiền trên từng hạt cà phê no tròn, săn chắc, nông dân đã tự phát “tiếp thị” RIC Đà Lạt đến với nông dân và từ đó cứ lan tỏa hàng tháng, hàng năm theo chiều rộng lẫn chiều sâu đến các vùng miền cà phê trong cả nước.

Tháng 8/2012, Khoa Đăng đã vượt qua nhiều “ứng viên” khác để triển khai gói thầu “Ứng dụng chế phẩm cải tạo đất và điều hòa sinh trưởng nhằm tăng khả năng phát triển bộ rễ của cây cà phê” của Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng từ nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới. Khoa Đăng chọn 5 vùng cà phê trọng điểm của Lâm Đồng để ứng dụng chế phẩm RIC trên 5 hộ sản xuất ở các xã Tân Hội (Đức Trọng), Tân Hà (Lâm Hà), Tân Nghĩa (Di Linh), Lộc Ngãi (Bảo Lâm) và Lộc Nga (Bảo Lộc). Có 2 giai đoạn quan trọng được “bồi bổ” RIC cho cà phê mô hình (đều trên dưới 10 năm tuổi) gồm: bón RIC chất bột dưới bồn cây rồi tưới đủ nước lần đầu cho cây sau khi thu hoạch, giúp cây ra hoa, đậu quả đồng loạt; hòa tan RIC chất lỏng với lượng nước vừa đủ rồi phun đều trên cành cây, tán lá, ngọn chồi… vào tháng 3, tháng 4 trong năm, giúp cây cà phê phát triển mạnh bộ rễ để chuyển hóa nhanh dưỡng chất làm tăng đều số lượng và chất lượng quả đậu trên cây.

Tháng 8/2013, Hội đồng Nghiệm thu của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng đã công nhận các kết quả “cạnh tranh” của chế phẩm RIC Đà Lạt tính quân bình trên 1 ha cà phê thuộc 5 mô hình nói trên với các chỉ số: Tăng trọng lượng rễ cây trung bình 10,5g/cây; giảm 37% tỷ lệ vàng lá; tăng 25% tỷ lệ nở hoa, đậu quả; tăng 10,75% cặp lá mới/cành; tăng năng suất 546,5kg nhân…

Hành trình mới từ đây đến năm 2020, RIC Đà Lạt được Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng “tín nhiệm mời” làm “người điều dưỡng” cho cây cà phê tái canh trên hàng ngàn héc ta với các hình thức ghép cải tạo và trồng mới. Và đây cũng là tín hiệu mới cho RIC với hành trang “hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 14001” trong sản xuất, để từ đó không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu chế phẩm mà những cán bộ khoa học kỹ thuật của phố hoa Đà Lạt đã đầu tư nghiên cứu, tạo dựng trong suốt gần 10 năm qua - tính từ lúc mới phôi thai hình thành.ª

° Chế phẩm RIC được sản xuất tại Đà Lạt.

Taát nieân Ngaøy 27 - 1 - 2014

° RIC về làm điều dưỡng cho cà phê vùng xa Lâm Đồng.

Chuyện lạ” trên được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh “tiết lộ” tại một hội nghị ở thành phố Đà Lạt.

Nói “lạ” vì hầu hết giống cây trồng của Việt Nam hiện nay phải nhập khẩu, nhưng với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt (Cty Rừng Hoa) lại đều đặn xuất khẩu giống hoa qua nhiều nước, trong đó có “vương quốc hoa” Hà Lan - nước sản xuất hoa số 1 thế giới. Ông Nguyễn Đình Sơn, Tổng Giám đốc Cty Rừng Hoa cho biết: “Công ty thành lập năm 2003, với ý định sản xuất giống hoa các loại cung cấp cho nhà vườn Đà Lạt, nay chúng tôi xuất khẩu giống hoa qua nhiều nước như Hà Lan, Đan Mạch, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…”. Năm 2013, Cty Rừng Hoa xuất khẩu hơn 14 triệu cây giống thu về gần 5 triệu USD (100 tỉ đồng). Theo ông Sơn, hợp đồng

đã ký kết với các nước thì năm 2015 doanh thu xuất khẩu giống hoa đạt 10 triệu USD/năm. Giống hoa được nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô (invitro) hiện đại và xuất khẩu bằng đường hàng không. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, công ty đầu tư 2 phòng lab rộng 5.000m2 với trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay để nghiên cứu, sản xuất theo qui mô công nghiệp với công suất 24 triệu cây/năm. Thu hút gần 500 lao động, trong đó có gần 170 kỹ sư chuyên ngành Công nghệ sinh học. Giống hoa xuất khẩu chủ lực gồm hồ điệp, đồng tiền, địa lan, các loại cây cảnh…Theo PGS-TS Lê Xuân Thám, Giám đốc Sở KH-CN Lâm Đồng: “Với qui mô đang có, Công ty Rừng Hoa là một trung tâm nhân giống invitro lớn nhất Việt Nam, là mô hình sản xuất cây giống công nghiệp tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao”.

Bên cạnh hệ thống phòng lab, Cty Rừng Hoa còn đầu tư hệ thống vườn ươm diện tích 0,5ha, có thể sản xuất 400.000 cây con/tháng. Trong đó, có khu nhà kính 3.000m2 công nghệ châu Âu trị giá 7 tỉ đồng, với thiết bị tự động điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm; việc tưới nước, bón phân loại gì đều được lập trình tự động, do đó chất lượng cây hoa giống và hoa chậu đồng đều. Không chỉ sản xuất giống hoa, năm 2005, ông Sơn là người đầu tiên mang hoa tươi Đà Lạt qua Tokyo (Nhật Bản) đấu xảo, từ đó tìm kiếm được thị trường tiêu thụ hoa cho công ty và một số nông dân liên kết sản xuất. Công ty Rừng Hoa là một trong 5 doanh nghiệp đầu tiên của cả nước được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận “Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, cùng với Dalat Hasfarm, Công ty Đà Lạt GAP và 2 doanh nghiệp khác.ª

Xuất khẩu giống hoaqua “vương quốc hoa” Hà Lan

ª LÂM VIÊN

° Ông Nguyễn Đình Sơn, TGĐ Công ty Rừng Hoa Đà Lạt trong khu nhà kính trị giá 7 tỉ đồng.

Page 4: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Lâm Hà có 7 doanh nghiệp, 5 cơ sở và 9 hộ cá thể chế biến các mặt hàng nông sản là lợi thế của địa phương, gồm: 6 doanh nghiệp và 4 hộ cá thể chế biến cà phê, tổng công suất 345,2 tấn tươi/ngày đêm; 3 doanh nghiệp chế biến chè chất lượng cao như: Công ty TNHH Long Đỉnh, Công ty Jun Hông và Công ty Kinh Wan Chen. Riêng Công ty TNHH Long Đỉnh hiện đã đầu tư thêm máy móc, thiết bị để nâng công suất chế biến chè từ 0,5 tấn/ngày đêm, lên 2 tấn/ngày đêm; 1 doanh nghiệp, 6 cơ sở và 5 hộ cá thể ở TT Nam Ban và xã Gia Lâm chế biến kén tằm với khối lượng khoảng 60 tấn kén tằm/tháng, sản lượng tơ tằm đạt khoảng 5,75 tấn/tháng.

Với việc tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp, các cơ sở, các hộ cá thể trong lĩnh vực chế biến nông sản hoạt động nói trên của huyện, đã phần nào hỗ trợ cho các hộ nông dân phát triển sản xuất cà phê, chè, trồng dâu, nuôi tằm vốn được xem là thế mạnh của Lâm Hà. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng kinh tế, thị trường tiêu thụ sau chế biến bấp bênh, sụt giá, nên ở Lâm Hà hiện có một số doanh nghiệp vốn được đánh giá là trọng điểm chế biến nông sản phải tạm ngưng hoạt động, như: Công ty TNHH Thái Hòa, công suất chế biến 80.000 tấn cà phê tươi/năm; Công ty CP Minh Ngọc, công suất chế biến 20.000 tấn cà phê tươi/năm; Công ty Hoàng Đạo, công suất chế biến 40.000 tấn cà phê tươi/năm.

Hoàng Vương Mỹ

Lâm Hà có 10 doanh nghiệp, 5 cơ sở chế biến các mặt hàng nông sản lợi thế của địa phương

4 Taát nieân NGAØY 27 - 1 - 2014

ª Từ duyên hoa… Chưa vội đề cập đến thành

công trong việc nghiên cứu, tìm ra quy trình nhân giống hoa lily, cây hoa thương phẩm cao cấp có giá trị kinh tế cao, ông Bảo vào chuyện: “Tôi là người làm khoa học, bị hoa mê hoặc, chứ không phải là một nhà làm kinh tế giỏi… Để có ngày hôm nay là cả một quá trình đầy gian truân, nhiều lúc bất lực, muốn buông xuôi nếu như không có sự chia sẻ của gia đình; sự động viên, giúp đỡ của bạn bè”.

Theo ông Bảo, việc ông “bén duyên” với cây hoa lily là cả một câu chuyện dài. Năm 1979, khi đang phụ trách Trung tâm Thực nghiệm sinh vật (trong đó có các Trung tâm Cấy mô) ở phía Nam (TP HCM), thuộc Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ông được cơ quan cử đi khảo sát, học tập các mô hình kinh tế ở các nước Pháp, Ý, Đan Mạch, Hà Lan… Đi nhiều, học được không ít điều hay, nhưng với ông ấn tượng nhất vẫn là ngành hoa thương phẩm cao cấp của Hà Lan. Tại đây, ông Bảo nghiên cứu rất kỹ mô hình trồng

“Vua hoa lily” dưới chân Núi Bà

ª THỤY TRAng

Mỗi năM cung cấp cho thị trường khoảng hơn 3 triệu cành hoa lily các loại, doanh

thu đạt trên 10 tỷ đồng, nhưng người đàn ông đã bước qua cái tuổi “thất

thập…” này vẫn cho rằng, đây Mới chỉ là thành công bước đầu… đó là ông

nguyễn chí bảo (75 tuổi, quê đống đa, hà nội), người đang nuôi Mộng biến vùng

đất dưới chân núi bà - núi lang biang thành “vương quốc hoa lily”.

làm thị trường dội hàng, hoa rớt giá.

Chính vì vậy, dù sau nhiều lần thất bại, năm 2005, ông Bảo vẫn tiếp tục vay mượn để nhập giống về trồng, nghiên cứu. Nhưng năm đó, một trận lốc kinh hoàng bất ngờ quét qua vùng đất dưới chân Núi Bà đã cuốn bay toàn bộ trang trại hoa, khiến ông trở thành người trắng tay. Nhưng rồi, dường như trời không muốn đẩy ông vào đường cùng, vài tháng sau trong lần tình cờ, ông phát hiện những cây hoa lily bị gió cắt ngọn, nay lại đâm chồi, khi đào lên chi chít củ bi quanh gốc. Như bắt được vàng, ông lại bắt tay vào nghiên cứu. Ông Bảo tiết lộ: “Vẫn dựa trên nguyên lý nuôi cấy mô, nhưng tôi không làm trong môi trường phòng thí nghiệm (invitro), mà chỉ tạo củ bằng phương pháp mô sẹo”. Hai năm sau, kết quả lứa củ giống đầu tiên đã nẩy mầm và cho hoa chất lượng không thua kém gì củ giống nhập ngoại.

Giải quyết xong bài toán chủ động về giống, nhưng khi chuẩn bị đi vào sản xuất đại trà, thì lại gặp phải các loại bệnh như thối rễ, lở cổ rễ, tuyến trùng ăn rễ; bệnh héo lá, kim châm, loét nụ… thế là ông lại bắt tay vào nghiên cứu, tìm phương pháp xử lý các mầm bệnh cho cây lily.

Ông Bảo thổ lộ, sau những tháng ngày gian truân, đến năm 2010, ông đã có trong tay một “tập đoàn” lên đến 10 giống lily. Mỗi năm sản xuất được khoảng trên 3 triệu củ giống các loại, giá thành chỉ từ 1.000 - 1.500 đồng/củ giống, đồng nghĩa ông có 3 triệu cành lily thương phẩm/năm. Tuy chất lượng hoa không thể sánh ngang với hoa lily giống nhập ngoại, nhưng bù lại nhờ chủ động được giống, giá thành rẻ, mỗi cành hoa ông cung cấp cho thị trường chỉ từ 5.000 - 20.000 đồng (tùy theo loại từ 1 đến 6 tai), và có hoa bán quanh năm. Doanh thu mang lại từ hoa lily cho gia đình ông trong năm 2012 là 8 tỷ đồng, và năm 2013 là 10 tỷ đồng. Nhưng theo ông Bảo, con số này vẫn chưa nói lên được điều gì, bởi giờ nếu có vốn đủ mạnh, mỗi năm ông sẽ sản xuất ít nhất là 20 triệu củ giống, lúc đó vùng đất dưới chân Núi Bà này sẽ trở thành “Vương quốc hoa lily” là trong tầm tay. ª

° Ông Bảo thu hoạch hoa lily ở trang trại hoa dưới chân Núi Bà.

° Ông Nguyễn Chí Bảo giới thiệu củ giống hoa lily được sản xuất ngay dưới chân Núi Bà (Lạc Dương, Lâm Đồng).

Ông Bảo cho biết, bước đầu đã thành công trong việc tìm ra nguyên lý kích thích cho củ giống lily tự nẩy mầm ngay dưới đất mà không cần cho ngủ đông trong phòng lạnh. Điều này không chỉ giảm giá thành về củ giống mà còn rút ngắn được 1/3 thời gian so với phương pháp tạo giống bằng mô sẹo, và có thể nhân giống hàng loạt với số lượng lớn.

hoa thương phẩm cắt cành chất lượng cao, cũng như việc sản xuất giống hoa xuất khẩu, đặc biệt vẻ đẹp và giá trị kinh tế của cây hoa tulip và hoa lily làm ông mê mẩn… “So sánh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nhân lực lao động… Hà Lan đều thua xa Đà Lạt, bởi trong năm Vương quốc Hà Lan có một khoảng thời gian dài tuyết phủ trắng xóa, không làm được gì. Vậy mà thời điểm đó, quốc gia này mỗi năm thu về đến 13 tỷ USD từ việc xuất khẩu hoa và giống hoa” - ông Bảo bộc bạch.

Khi trở về nước, ông Bảo cho biết, ông đã đề xuất ý tưởng chọn Đà Lạt làm nơi phát triển ngành hoa thương phẩm chất lượng cao, để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ. Tuy nhiên, thời điểm đó kinh tế còn khó khăn, cơm còn độn bo bo thì việc trồng hoa là điều xa xỉ, thành

thử ý tưởng của ông không hiện thực. Đề xuất không thành, ông bỏ ngang công việc cơ quan để về nhà lập vườn, nghiên cứu và trồng hoa. Năm 1994, biết ông là người mê hoa, ông Trần Lệ (người bạn mà ông Bảo kết thân khi còn làm ở Viện Khoa học Việt Nam), trước cũng là một công chức nhà nước (công tác tại Trung tâm Cấy mô Đà Lạt) đã rủ rê: “Thích trồng hoa thì lên núi…”. Chỉ chờ có vậy, ông vác ba lô theo ông Trần Lệ lên phố núi Đà Lạt tìm đất để phát triển hoa.

Nhờ sự giúp đỡ của ông Lệ, sau hành trình tìm đất cho cây hoa ở Lâm Hà, Đức Trọng, Tà Nung…, cuối cùng ông Bảo cũng tìm được vùng đất ngay dưới chân Núi Bà (Lạc Dương) để lập trang trại hoa.

ª Đến… “vương quốc hoa”Cũng theo ông Bảo, sau khi tìm

được đất, năm 1996, ông là người đầu tiên nhập giống lily về trồng, nhưng thực chất là để nghiên cứu quy trình tạo giống loài hoa cao cấp này. Bởi nguồn lợi kinh tế từ cây hoa lily đã thấy rõ, nhưng muốn phát triển và tránh rơi vào “bẫy gia công” giá rẻ, đầy rủi ro (chỉ hưởng công trồng, nếu bán được) thì bắt buộc phải chủ động được giống.

Mặt khác, giá củ giống hoa lily nhập ngoại rất cao (tính theo thời giá hiện nay phải từ 15.000 - 17.000 đồng/đơn vị củ, tùy kích cỡ lớn, nhỏ). Khi nhập, ít nhất phải nhập nguyên một container (khoảng 320.000 củ giống), tính ra giá thành lên đến hơn 5 tỷ đồng/ container, nên người nông dân khổng thể nào kham nổi. Chưa kể, giống hoa này luôn được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp trong phòng lạnh, sau khi nhập về là phải đồng loạt xuống giống ngay, lúc chín (trổ hoa) và thu hoạch cũng đồng loạt, điều này

Page 5: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

5 Taát nieân NGAØY 27 - 1 - 2014

Một trại nuôi bò tại Dalat Milk.

ª Thị trường rộng mở Thật ra, Công ty cổ phần sữa

Đà Lạt (hay Dalat Milk) không phải là sinh sau đẻ muộn. Tiền thân của Cty này là Nông trường Bò sữa Lâm Đồng thành lập từ những năm đầu sau 1975 với cơ sở tại Đơn Dương. Nơi đây đã từng là một điểm sáng của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, từng được không ít lãnh đạo cao cấp Nhà nước khi vào làm việc với Lâm Đồng đến thăm. Tháng 9/2005, Nông trường được cổ phần hóa; tháng 8/2007, Nhà nước bán lại cổ phần, được một tập đoàn Hàn Quốc mua lại (trên 43% cổ phần). Cty cổ phần sữa Đà Lạt được thành lập với một cái tên gắn với thương hiệu thành phố hoa: Dalat Milk.

Thừa hưởng hầu hết những gì do Nông trường Bò sữa ngày trước để lại, Dalat Milk sở hữu một nông trường rộng đến 560 ha ngay tại xã Tu Tra, Đơn Dương.

Dalat Milk đã nhập bò giống từ Thái Lan về: “Chúng khá thích hợp với môi trường tại đây, sinh trưởng rất tốt” - ông Nguyễn Đức Cường, Phó Tổng Giám đốc Dalat Milk cho biết. Trong hơn 800 con bò sữa Cty đang nuôi, đã có gần 400 con đang sinh sản, 250 trong số này đang cho sữa với sản lượng khoảng 10 tấn sữa tươi/ngày. Lượng sữa này sẽ còn tăng lên rất nhiều khi cả đàn bò lần lượt cho sữa. Cùng với việc đầu tư giống, trong năm 2007, Dalat Milk đã bắt đầu nhập các thiết bị máy móc từ nước ngoài về theo công nghệ chế biến sữa của Hà Lan. Hiện Dalat Milk có 5 nhóm sản phẩm với 12 loại gồm sữa tươi thanh trùng, sữa chua lên men (yoghurt) cho ăn và uống, bánh sữa và nước giải khát lên men. Trong số này, sữa tươi thanh trùng chiếm 70% doanh số. Sản phẩm của Dalat Milk hiện nay đã có mặt tại Hà Nội và hầu hết các tỉnh thành từ Đà Nẵng vào đến Cần Thơ. TP HCM là thị trường lớn nhất của Cty, chiếm hơn 80% doanh số. Không chỉ chế biến lượng sữa sản xuất tại Cty, Dalat Milk lâu nay còn thu mua sữa tươi tại các huyện có nuôi bò sữa ở Lâm Đồng với 9 điểm thu mua tại Đức Trọng, Bảo Lộc và chủ yếu tại Đơn Dương. Mỗi ngày, Cty thu mua khoảng 15 tấn sữa tươi từ nông hộ mang về nhà máy để chế biến.

Là doanh nghiệp đi sau rất nhiều đại gia sữa trong nước nhưng theo ông Cường, Dalat Milk có thế mạnh riêng của mình. Ở phía nam hiện nay, một số Cty cũng sản xuất sữa tươi thanh trùng nhưng sản phẩm của Dalat Milk luôn có chất lượng vượt trội và một hương vị độc đáo. Điều này có được chính là nhờ những ưu thế mà cao nguyên Lâm Viên mang lại. “Công nghệ chế biến sữa có thể như nhau nhưng nguồn nguyên liệu đầu vào của chúng tôi có chất lượng cao hơn hẳn so với các cơ sở chế biến sữa ở những nơi khác”. Đàn bò của Lâm Đồng được nuôi trên cao nguyên có khí hậu mát lạnh quanh năm, thức ăn phong phú, nguồn nước tốt, không khí trong lành. Tại Cty ông, để nâng cao chất lượng sữa tươi, Cty đã trồng riêng các loại cỏ dùng làm thức ăn cho bò, trồng bắp không thu hoạch trái, trái bắp vừa ngậm sữa thì được thu hoạch cho bò ăn. Gần đây, Cty còn nhập khẩu cỏ Alpha từ Mỹ có hàm lượng đạm cao về

Nỗ lực cho một thương hiệu

Đi sau những “ông lớn” khổng lồ của ngành sữa, nhưng

với những bước cơ bản của mình, Dalat milk Đang củng cố một chỗ Đứng vững chắc trên thị trường

trong nước.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2012 tổng đàn bò sữa trong cả nước gần 170 nghìn con, tăng gần 17%, sản lượng sữa đạt khoảng 382 nghìn tấn, tăng 10% so với 2011. Tính đến đầu tháng 4/2013, đàn bò sữa đã tăng lên trên 174 nghìn con, sản lượng sữa trên 222 nghìn tấn.

Lâm Đồng hiện đứng thứ 5 trong cả nước với tổng đàn bò sữa 8.200 con, sau TP. HCM (khoảng 85 nghìn con), Nghệ An (trên 28 nghìn con), Sơn La (gần 13 nghìn con), Hà Nội (gần 11 nghìn con). Đàn bò Lâm Đồng hiện nay tương đương với Long An cũng khoảng 8 nghìn con. Một số tỉnh nuôi bò sữa nhiều trong nước khác là Sóc Trăng (trên 4.200 con), Tuyên Quang (khoảng 3.000 con), Vĩnh Phúc (trên 2.700 con) và Bình Dương (khoảng 2.200 con).

dùng cho chăn nuôi. Với nông dân, Cty khuyến khích người nuôi bò sữa trồng bắp cho bò để tạo nên nguồn sữa nguyên liệu có chất lượng cao và sẽ được mua với giá cao hơn. Với chất lượng sữa tươi vượt trội này, Dalat Milk hiện nay là đối tác của nhiều hãng cà phê lớn của thế giới khi vào Việt Nam. Sữa thanh trùng của Cty này được chọn để pha vào cà phê sữa.

Theo ông Cường, thị trường sữa trong nước thật ra rất rộng mở. Nhu cầu về sữa của người Việt ngày càng tăng cao, Việt Nam hiện nay mới chỉ sản xuất khoảng 20% nhu cầu sữa trong nước còn lại là nhập nội. Dự kiến, phải đến năm 2020 cũng chỉ mới đáp ứng được khoảng 40% thị trường nội địa, phải đến 2050 mới cung cấp đủ trong nước. Với Dalat Milk, bên cạnh việc cải tiến mẫu mã bao bì, tăng cường công tác quảng bá, đẩy mạnh các dịch vụ đi kèm, ông Cường cho biết Cty này sắp đến sẽ mở rộng qui mô nhà máy tại Đơn Dương, nghiên cứu có thêm các dòng sản phẩm mới, tiến đến sản xuất sữa tươi tiệt trùng đóng gói cho thị trường trong nước.

ª Những tác động tích cực Sẽ rất thiếu sót nếu không nói

đến những tác động tích cực mà Cty này mang lại cho nghề nuôi bò sữa trên đất Lâm Đồng - một nghề như rất nhiều người công nhận là “siêu lợi nhuận” đang đóng góp rất lớn trong giảm nghèo, tiến đến làm giàu cho rất nhiều nông dân hiện nay. Sự xuất hiện của Dalat Milk và gần đây còn có thêm Cty sữa Cô gái Hà Lan với các đại lý thu mua

Đóng gói sản phẩm tại Cty.

Dalat milk

ª ViếT TRọng

sữa tươi từ các nông hộ nuôi bò sữa đã tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh cho thị trường sữa tươi tại Lâm Đồng. Người nông dân có quyền chọn lựa Cty để bán sản phẩm của mình, không

còn cảnh độc quyền về thị trường như trước.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, khi giá sữa tươi khá ổn định (trên 14 nghìn đồng/lít) trong bối cảnh các hàng nông sản khác

như cà phê giảm giá đã khiến nhiều nông hộ quay sang đầu tư vào chăn nuôi bò sữa. Đàn bò sữa tại Lâm Đồng đang tăng rất nhanh, từ 3.400 con năm 2009 đến 2013, sau 4 năm, đã tăng lên đến 8.200 con. Bên cạnh việc tăng sinh học tự nhiên, đàn bò sữa Lâm Đồng còn tăng nhanh do việc nông dân tìm mua bò từ nhiều nơi, nhất là từ TPHCM, dù mỗi con bò sữa giống tốt hiện nay phải từ 70-80 triệu đồng trở lên. Đã hình thành không ít các trang trại bò sữa theo mô hình nông hộ, có nhà nuôi đến vài mươi con.

Là một Cty đóng chân trên địa bàn Lâm Đồng, trực tiếp mua sữa tươi từ nông dân nên những năm gần đây, Dalat Milk thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ nuôi, chăm sóc bò cho nông dân; khuyến khích người dân có những giải pháp phù hợp trong chăn nuôi để nâng cao chất lượng sữa. Dalat Milk cũng là một địa chỉ có uy tín cung cấp giống bò tốt cho người nuôi bò Lâm Đồng. Trung bình mỗi năm Cty này bán ra khoảng 200 con bò giống cho nông dân. Chủ trương của Lâm Đồng trong những năm đến sẽ đưa tổng đàn bò sữa lên 20 nghìn con. “Lâm Đồng cần có một chương trình riêng cho việc phát triển đàn bò lẫn chất lượng sữa và Cty chúng tôi sẵn sàng có những đóng góp tích cực cho chương trình này” - ông Cường hy vọng.ª

Năm nay bà con nông dân ở thị trấn Đran, huyện Đơn Dương trúng mùa quýt. Được mùa, lại được giá, giáp tết nhờ thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung tiêu thụ mạnh các loại quýt tiều, quýt đường, quýt giấy ở huyện Đơn Dương, nhờ vậy có hàng trăm nông dân ở thị trấn Đran đã thu nhập vụ quýt tết từ 100 triệu đồng đến 350 triệu đồng. Đặc

biệt có hộ anh Huỳnh Như Thu, anh Mười Cúc ở thôn Phú Thuận thị trấn Đran đã có thu nhập từ vườn quýt lên đến 1,7 tỷ đồng. Từ ngày 23 tháng chạp đến nay quýt tiều thương lái mua tại vườn giá 45.000đ/kg, quýt đường giá 40.000đ/kg. Đây là năm đầu tiên quýt tiều có giá cao nhất từ trước đến nay.

ngọc THAnH

Nông dân Đơn Dương trúng mùa quýt tết

Hơn 1 năm qua, nông dân Huỳnh Trung Quân ở thôn Bắc Hội, xã Hiệp Thạnh (Đức Trọng) đã bán ra khoảng 15.000 cây giống phúc bồn tử cho nông dân lập vườn trồng mới trên các huyện, thành phía Bắc tỉnh Lâm Đồng với giá bán trung bình trên dưới 20.000 đồng/cây. Tính theo giá bán ổn định trong cả năm 2013 là 250.000 đồng/kg trái tươi, ước tính sau 1 năm xuống giống phúc bồn tử, nông dân thu lãi 100 triệu đồng/1.000m2.

Đến gần cuối tháng 1/2014, nông dân Huỳnh

Trung Quân đã mở rộng thêm 2.500m2 cây phúc bồn tử, nâng tổng số diện tích lên thành 16.000m2 (vừa sản xuất thu trái tươi vừa sản xuất giống cây con) và đi vào chế biến đưa ra thị trường 2 sản phẩm mới là rượu và mứt phúc bồn tử. Kế hoạch trong năm 2014, anh Quân sẽ liên kết với nông dân địa phương Hiệp Thạnh để chuyển đổi 5 ha đất trồng cây màu các loại kém hiệu quả kinh tế sang trồng mới cây phúc bồn tử nhà kính. VŨ VĂn

Bán ra 15.000 cây giống phúc bồn tử

Page 6: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

6 Taát nieân NGAØY 27 - 1 - 2014

ª Bỏ phố về quê nuôi bòSau khi học xong phổ thông,

anh Lê Đình Phong ở thôn Quảng Lợi, xã Quảng Lập (Đơn Dương) đã khăn gói xuống thành phố Hồ Chí Minh học tập để mai sau lập nghiệp ở chốn thị thành. Ngành học mà anh chọn là công nghệ thông tin. Năm 2002, sau khi tốt nghiệp ra trường với ý định ly nông, ly hương, anh đã gắn bó với chốn Sài thành phồn hoa đô hội. Với tấm bằng trung cấp công nghệ thông tin, Phong đã đi làm nhân viên cho nhiều công ty ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian bươn chải nơi chốn thị thành, đồng lương anh tích lũy được cũng chẳng là bao và vẫn phải đi làm “lính” cho các ông chủ doanh nghiệp. Khi đó anh mới hiểu rằng để khởi nghiệp ở nơi đô thành không dễ chút nào.

Ý định rời xa quê hương lập nghiệp ở thành phố của anh đã bị thay đổi 180 độ khi một lần về thăm quê. Nhìn quê hương Quảng Lập, nơi anh sinh ra và lớn lên đang bước vào công cuộc xây dựng NTM, mọi mặt đời sống của người dân ngày một phát triển. Người nông dân đang giàu lên chính trên đồng ruộng của mình. Chính gia đình anh cũng thế. Xưa kia, gia đình chỉ biết quanh quẩn với cây cà chua, cây rau truyền thống và mùa được, mùa mất, giá cả bấp bênh. Giờ bắt tay vào xây dựng NTM được sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình anh tăng gia sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cuộc sống đang dần khấm khá lên. Các thành viên trong gia đình không chỉ có công ăn việc làm thường xuyên trên đồng ruộng của mình mà còn phải thuê thêm người làm. Thế nên Lê Đình Phong đã suy nghĩ tại sao gia đình mình thiếu lao động, đi thuê người làm mà mình lại đi làm thuê cho người khác, nên anh đã quyết định quay về khởi nghiệp trên chính quê hương mình.

Năm 2010 khi được tổ chức Đoàn tại địa phương đứng ra tín chấp vay vốn cho đoàn viên phát triển kinh tế theo chương trình xây dựng NTM cũng như các nguồn vốn vay ưu đãi khác, anh đã đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa. Lúc đầu với nguồn vốn vay cũng như tích góp được anh đã đầu tư nuôi 4 con bò sữa. Thời gian đầu, bò thường bị bệnh dịch và anh phải tìm đến các bác sỹ thú y tại địa phương. Rồi không lâu sau đó anh đã được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do các ngành, các cấp tổ chức tại địa phương cũng như mày mò học hỏi qua sách báo, anh đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa.

Bây giờ, nhà nông khoác áo Đoàn, Lê Đình Phong rất thuần thục trong các khâu chăm sóc bò sữa. Nhìn con nào kém ăn, có biểu hiện bệnh là biết ngay. Anh cũng tự chẩn đoán bệnh và tiêm chích cho bò khi bò bị bệnh. Hiện nay, đàn bò sữa của gia đình anh đã phát triển hơn 20 con, trong đó hơn 10 con cho sữa. Mỗi ngày gia đình thu được hơn 120 kg sữa và giá sữa hiện nay là hơn 14 ngàn đồng 1kg. Như vậy, mỗi ngày anh thu được hơn 1,6 triệu đồng tiền sữa. Bây giờ nhìn đàn bò với những bầu sữa căng tròn và ngày 2 lần cho sữa, anh Lê Đình Phong vui

Đời sống mới của người dânxã nông thôn mới ª DUY DANH

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) không chỉ mang lại diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn Lâm Đồng mà còn đem đến cho người

nông dân nơi đây một cuộc sống mới. Không ít người dân vươn lên làm giàu sau khi hưởng ứng phong trào này. Từ đó, chân dung người

nông dân mới cũng dần được hình thành. Họ không chỉ biết suốt ngày lam lũ, “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” trên đồng ruộng như xưa

nữa, mà giờ đây còn là những ông chủ quản lý nhân công lao động, sử dụng máy vi tính để tra cứu thông tin thị trường, tìm đầu ra cho sản

phẩm, tìm đối tác ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản…

mừng và tự hào với quyết định về quê lập nghiệp của mình. Anh chia sẻ: “Ngày xưa bố mẹ mình làm nông vất vả nên khi học xong ai cũng muốn thoát ly ra thành phố lập nghiệp. Bây giờ thì khác rồi, có máy móc và áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nên người nông dân nhàn hơn nhiều và thu nhập cũng cao hơn nhiều. Trước đây, mình đi làm ở thành phố lương chưa được 3 triệu đồng mỗi tháng, giờ về quê nuôi bò mỗi tháng trừ chi phí rồi mình cũng kiếm được hơn 40 triệu đồng”.

Mới 31 tuổi nhưng anh Lê Đình Phong đã trở thành một “đại gia” trẻ tại địa phương. Hy vọng với chương trình xây dựng NTM sẽ có nhiều thanh niên nông thôn khác cũng khởi nghiệp làm giàu thành công chính trên ruộng vườn của quê hương mình mà không cần phải vươn ra những thành phố lớn.

ª Chuyển đổi cây trồng thu nhập cao

Chúng tôi đến thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao của gia đình ông Võ Thái Hiệp (thôn Tân Trung, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng) khi ông đang bật công tắc hệ thống phun tưới tự động cho những luống su hào trong nhà kính. Nhìn những luống su hào đang lên xanh mơn mởn, niềm vui đã hiện rõ trên khuôn mặt lão nông Võ Thái Hiệp. Ông cho biết, đây là vườn su hào mà ông trồng để thu hoạch và phục vụ thị trường trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới

nên không sợ rớt giá. Trước đây, gia đình ông Võ

Thái Hiệp thường độc canh cây trồng truyền thống là cà phê. Nhưng trồng cây cà phê thì mỗi năm mới cho thu hoạch một lần, giá cả bấp bênh, mùa được, mùa mất nên đời sống chẳng khấm khá lên được. Có những năm cà phê mất giá thì thiếu trước hụt sau. Từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, được sự hỗ trợ của Nhà nước gia đình ông đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo hướng công nghệ cao. Đầu năm 2012, được Nhà nước hỗ trợ 70 triệu đồng, gia đình ông đầu tư thêm 150 triệu đồng nữa để chuyển 2,5 ngàn m2 diện tích cà phê sang làm nhà lưới, nhà kính chuyên sản xuất ớt ngọt, su hào và rau tần ô. Hiệu quả nhất vẫn là cây ớt ngọt nhưng theo kinh nghiệm của ông thì phải trồng luân phiên các giống cây khác nhau để giúp đất phục hồi. Ngoài được hỗ trợ về vốn xây dựng nhà lưới, nhà kính, ông cũng đã được hỗ trợ về phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, tham gia hội thảo đầu bờ để sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap.

Nói về đời sống đổi thay từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM ông Võ Thái Hiệp cho biết: “Có thể nói gia đình tôi vươn lên cùng chương trình xây dựng NTM. Trước đây, làm nông nghiệp theo lối truyền thống rất vất vả và hiệu quả không cao, đổ ra bao nhiêu công sức tiền của nhưng vụ được vụ mất, vừa làm vừa lo. Còn nay làm trong nhà lưới với hệ thống phun tưới tự động thì mình chủ

ª Trồng rau xây biệt thự tiền tỷNều người ở xa tới nhìn căn biệt

thự khang trang tọa lạc ở thôn Lạc Thạch, xã Lạc Lâm, Đơn Dương không ai nghĩ rằng đây là ngôi nhà của một nông dân ở xứ rau. Căn biệt thự được xây dựng hoành tráng với tường ốp đá, nền lát gạch hoa rộng trên 300m2. Trong khuôn viên trưng bày nhiều chậu hoa cây cảnh rất đẹp, xung quanh có tường rào khung sắt kiên cố. Căn biệt thự ấy chính là của lão nông Nguyễn Văn Trị, xây dựng cách đây hơn 1 năm với trị giá hơn 1,3 tỷ đồng. Không chỉ bề ngoài mà bên trong ngôi nhà từ nội thất trang trí đến tiện nghi sinh hoạt chẳng thua kém gì các căn hộ của cư dân ở thành thị.

Cũng như nhiều gia đình khác

tại địa phương, ông Nguyễn Văn Trị gắn bó với nghề nông bao đời nay. Trước đây sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào thiên nhiên là chính và luôn “đánh bạc với trời”. Thiên nhiên thuận lợi thì cho thu hoạch được mùa, còn thiên tai dịch bệnh hoành hành thì thất bát, trắng tay. Chính vì vậy mà bao nhiêu năm làm nông mà gia đình ông cũng như nhiều

hộ dân khác tại địa phương vẫn chẳng khấm khá lên được là bao. Từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, được sự hỗ trợ của Nhà nước gia đình ông đã đầu tư làm nhà lưới, nhà kính, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và đời sống cũng phất lên từ đó.

Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Trị có gần 2ha nhà lưới trồng rau theo hướng công nghệ cao. Mỗi năm gia đình ông có thu nhập gần 1 tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân gia đình, ông Nguyễn Văn Trị cũng luôn chia sẻ giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những người hoạn nạn tại địa phương để họ vươn lên trong cuộc sống. Ông cũng là một trong những người gương mẫu đi đầu trong phong trào hiến đất, hiến cây, đóng góp tiền của để xây dựng hạ tầng kỹ thuật NTM tại địa phương. Hiện nay, với tư cách là Phó ban Mặt trận thôn,

° Lão nông Võ Thái Hiệp đang bật công tắc hệ thống tự động tưới nước cho vườn su hào trong nhà kính của mình.

° Nông dân Nguyễn Văn Trị trước căn biệt thự tiền tỷ của mình.

động được mùa vụ, giảm được chi phí đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu và ngày công lao động mà thu nhập lại cao. Bây giờ mỗi năm trừ chi phí gia đình tôi cũng có thu nhập hơn 400 triệu đồng, với chương trình NTM, nông dân bây giờ không phải lo đủ ăn nữa mà ai cũng tính chuyện làm giàu trên quê hương mình”.

ông đã vận động bà con đóng góp được hơn 1 tỷ đồng để đổ bê tông con đường thôn khang trang sạch sẽ. Ngoài ra, ông cũng đang vận động người dân trong thôn trồng cây xanh hai bên các con đường thôn, đường nội đồng và xây dựng các bể chứa rác tập trung để đảm bảo môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp.

“Từ khi xây dựng NTM thì đời sống mọi mặt của người dân chúng tôi cũng được nâng lên rất nhiều. Bây giờ không còn vất vả như trước nữa nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu chính trên ruộng vườn của mình. Từ đó, nhiều ngôi nhà khang trang, nhiều căn biệt thự tiền tỷ của người nông dân cũng không ngừng được mọc lên” - ông Nguyễn Văn Trị chia sẻ.ª

Page 7: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

7

Đổi thay diện mạo quê nghèo

Phóng sự ảnh: VĂN BÁU

Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới đang được phát động trên cả nước, vùng quê nghèo năm xưa Đơn Dương với nhiều cách làm mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới đã vươn mình

trỗi dậy, trở thành cánh chim đầu đàn của tỉnh về phong trào xây dựng nông thôn mới.

Tuy chỉ mới 3 năm triển khai, nhưng khắp nẻo đường Đơn Dương đã hiện rõ những đổi thay. Những ngôi nhà khang trang bên những ruộng rau, những khu nhà kính trồng rau hoa công nghệ cao mọc lên ngày càng nhiều. Đáng nói hơn là người dân đang rất lạc quan, tin tưởng vào một sự đổi thay bền vững trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Người ta tin nên có nơi, như ở Quảng Lập và Lạc Lâm, dân tự nguyện đóng góp tiền rồi gửi vào tài khoản ngân hàng và làm đơn đề nghị chính quyền nhanh chóng vào cuộc cùng với nhân dân, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho thôn xã của mình mà không cần cán bộ xã phải đi vận động.

Toàn huyện Đơn Dương hiện đã có 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao với trên 5.900 ha. Doanh thu từ sản xuất nông nghiệp đạt từ 120-150 triệu đồng/ha/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 40 triệu đồng/người/năm. Một con số không ai dám mơ ước cách đây 5, 7 năm.

Bí thư Huyện ủy Thái On cho biết, trong thời gian tới, Đơn Dương sẽ tiếp tục lấy nông nghiệp công nghệ cao vừa là mục tiêu vừa là giải pháp để tiếp tục phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân. Bên cạnh đó, sẽ chú trọng đến việc kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy thu mua chế biến nông sản để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015, sẽ trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.

Cây cầu sắt bắc qua sông Đạ Nhim (xã Lạc Xuân) được xây dựng từ chính công sức và số tiền hơn 1 tỷ đồng của bà con nông dân.

Để có rau bán quanh năm, nông dân đã canh tác trong nhà kính. Đây là một thay đổi cơ bản trong sản xuất nông nghiệp tại Đơn Dương hiện nay.

Không chỉ trồng rau, nông dân Đơn Dương còn chuyển đổi sang trồng hoa công nghệ cao để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

Đã xuất hiện những cánh đồng mẫu lớn chuyên sản xuất rau thương phẩm.

Chợ Quảng Lập khang trang là nơi hàng trăm tiểu thương và người dân trao đổi hàng hóa mỗi ngày.

Những nhà vườn trồng rau Viet GAP ngày càng nhiều lên. Anh Tạ Văn Huân (phải) - cán bộ khuyến nông xuống tận vườn để hướng dẫn dân sản xuất rau Viet GAP.

Gia đình Ya Năm cách đây 3 năm còn là một hộ nông dân nghèo, chỉ biết trồng lúa để không bị đói. Cuộc sống của anh nay đã khấm khá hơn sau khi được hướng dẫn canh tác rau quả theo phương pháp mới.

Đường liên thôn ở các xã nay đã có điện thắp sáng.

Những ngôi nhà khang trang mọc lên ngày càng nhiều ở vùng rau Đơn Dương.

Taát nieân Ngaøy 27 - 1 - 2014

Page 8: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

Thân phụ chàng là một xà ích, tức là người điều khiển xe ngựa. Những loại mã xa như

độc mã, song mã, tam mã, tứ mã đều đã qua tay. Cũng có thời hành nghề ngựa thồ, bán cám ngựa, cỏ ngựa ở sân quần ngựa. Chàng sinh vào năm Ngọ, tuổi Ngọ, nhưng không biết Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Ngọ hay Nhâm Ngọ. Tuổi Ngọ vừa khó vừa khăn... Sinh vào ngày Ngọ lại đúng vào giờ Ngọ, đêm hôm đó có chòm sao nhân mã tỏa sáng. Mệnh: thiên mã ngộ tràng sinh. Còn nhỏ chàng thích ngồi ghế ngựa, cưỡi ngựa gỗ, thích môn thể thao nhảy ngựa (ngựa vòng). Rồi chàng mơ là kỵ sĩ, vào kỵ binh, ngồi trên chiến mã phi như bay trên thảo nguyên mây trắng.

Cha chàng phản đối: - Đừng thấy ngựa lồng mà

cóc cũng lồng. Làm lái ngựa buôn ngựa cho mấy ông thổ mộ còn hơn.

- Con mà lái ngựa ư? - Chàng vênh cái mặt dài như mặt ngựa, người ta gọi thằng mặt dọc quả không ngoa. Mái tóc bờm ngựa rung lên. - Làm trai vó ngựa sa trường, da ngựa bọc thây. Sống với bố sáng hàm thiếc, chiều roi vọt.

Đúng là ngựa tơ, mã câu, ngựa non háu đá, ông nghĩ. Con ông nó chơi trò chơi cưỡi ngựa của dân Lam Sơn Thanh Hóa: “Nhong nhong ngựa ông mới về, cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn”, hoặc hát bài Tẩu mã trên sân khấu hát bội thì được, chứ giao cho thiên binh vạn mã thì chết. Phóng tay đốt nhà táng, cho cưỡi ngựa vía, ngựa giấy hàng mã: “Voi giấy ối a ngựa giấy, tít mù nó lại vòng quanh…”.

- Bố cho con là ngựa bất kham? Ngựa hay hay tật, bố ơi. Ngựa hay là ngựa bất kham!

Nhấp một ngụm trà trảm mã ông tiếp:

- Này, nhất ngôn phát xuất, tứ mã nan truy. Ngựa hay không thay dáng chạy, người tốt không đổi thay lời. Ông lẩm nhẩm, kình dương cư ngọ, phát dã như lôi. Nhưng mã đề dương cước anh hùng tận. Quá ngọ sang mùi mới biết thân.

Chàng không hiểu, tay cầm mã đao, thượng mã!

Phải chăng áo chàng đỏ tựa ráng pha? Không, chàng mặc áo màu cứt ngựa. Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in? Không, chàng không cưỡi ngựa bạch, ngựa ô, ngựa mun hay ngựa đốm, mà là ngựa xích thố, ngựa hồng, giống của Quan Vân Trường. Đứng về tuổi ngựa, căn cứ độ mòn của hàm răng ngựa, có thể quy vào loại ngựa câu, chắc chưa được câu giòn như của Kim Trọng, vì không rõ bao nhiêu mã lực. Nhưng theo tướng mã, là một chiến mã chứ không phải ngựa kéo, ngựa chứng tầm thường. Nếu không gọi là ngựa truy phong thì ít ra là giống ngựa nòi, thoáng cái đã mất hút trên mã lộ như một thám mã, mã lệnh, chẳng kém ngựa Lưu Tinh hỏa tốc đưa thư với tốc độ phi mã. Vẳng lại tiếng lạc ngựa của lục lạc ngựa.

Chàng phi ngựa dọc bờ sông Mã qua nhiều cung ngựa đến đền Bạch Mã. Ở đó có ngựa chín hồng mao. Lẽ ra, thấy con ngựa đá với biển đề “Hạ mã” thì chàng phải xuống ngựa dắt bộ. Đằng này một chữ bẻ đôi không biết. Khi học thì cưỡi ngựa xem hoa, bông lông

Kî só ngaõ ngöïanhư ngựa chạy đường quai, mã mã hổ hổ, mã mẽo nhì nhằng, vì thế cứ ung dung yên ngựa như một mã tà (cảnh sát thời Pháp thuộc).

Một mã trà (lính Thái Lan) có vẻ mã thượng xuất hiện:

- Này, nhà ngươi tốt mã thế mà vô lễ, để ta chỉnh mã cho.

Chàng giẫy như ngựa đá, bước một bước dài khoảng một mã Anh:

- Đồ ngựa đực! Ngươi từ đâu đến?

- Ta từ bến xe Kim Mã.- Ngươi là ai? Thằng đầu trâu

mặt ngựa kia? - Chàng thét lên như ngựa hí.

- Ta tên Hà Mã, kiếp trước làm Bật Mã Ôn, nay là giám mã của triều đình. Nhìn mã giáp, mã y của long mã đủ biết, đâu chỉ phò mã tốt áo.

- Ngươi định mò dái ngựa phải không? Hay muốn thành kỵ sĩ không đầu?

Dứt lời, chàng vung mã đao, người kia vung mã tấu. Họ dùng mã quyền. Chàng lập tức vào thế chảo mã tấn còn Hà Mã thì hổ mã tấu. Chỉ quen cưỡi ngựa bằng mông người khác, nên tuấn mã chổng bốn vó, kỵ sĩ ngã ngựa. Hà Mã lại gần thấy chàng sặc mùi rượu liền cho uống rượu pha mồ hôi ngựa. Chàng nôn ọe, ói mửa rồi tỉnh lại, cứ ngửi thấy rượu là sợ. Thì ra đó là bài thuốc cai rượu.

- Lần sau đừng chứng nào tật ấy, ngựa quen đường cũ, nghe không? Tội ngươi đáng voi giầy ngựa xéo, tứ mã phanh thây. Nhưng thôi, - Hà Mã hạ giọng. - Đùa đấy, ta chính là Mã Đầu Quan Âm (Bồ Tát đầu ngựa). - Lại đây chơi ván cờ cá ngựa thư giãn với ta. Cờ cá ngựa thì đá ngựa. Chơi cờ tướng thì gẩy mã, nhảy mã, ghểnh mã, rồi cản mã, “hồi mã thương liên hoàn”. Đánh tam cúc thì đi quân mã. Có khi thành bộ ba xe pháo mã. Chịu khó làm thân trâu ngựa một thời gian, tưởng cứ lên xe xuống ngựa, võng lọng ngựa xe mãi sao? Đã vào quẻ Mã đầu đới kiếm (kiếm kề cổ ngựa) thì đừng có cựa. Bắt ôm súng ngựa trời, chui hầm kèo ngựa cũng phải chịu, lại còn hòng lên mã đài. Nhớ phương châm rèn luyện của pháo binh Việt Nam chứ: Chân đồng, vai sắt, mắt

ngựa, bụng thần tiên. Bụng thần tiên là ăn gì cũng xong, tiêu hóa hết.

- Dạ, ngựa tốt không quay lại ăn cỏ khô. Cho con được nài ngựa, làm mã phu, mã quan gì đấy….

- Thuần ngựa ư? Thằng này đúng là được đầu ngựa lựa đầu voi, ngựa nào gác được hai yên? Có ngày thì ra vành móng ngựa!

Mã Đầu Quan Âm nhặt những quả ké đầu ngựa và con bọ ngựa bám trên bờm ngựa của chàng, nâng chân trước, gập lại xem từng cái đinh móng ngựa:

- Đây là con ngựa giống, ngựa thuần chủng, ngựa nhân bản, chứ không phải ngựa hoang, bị mất cắp đầu tháng. Xét nghiệm mã di truyền ADN xong rồi thì ngồi tù mà nhai ngô răng ngựa.

- Tôi không phải kẻ cắp ngựa. - Chàng nói thẳng ruột ngựa. - Phải chăng ông định thay ngựa giữa dòng? - Ông khiên ngựa (kéo) vào tàu ngựa, nhìn máng ngựa. Đúng là chúng cùng đàn nên một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Ông bắt mã phu chăm sóc cẩn thận vì ngựa gầy hổ mặt người nuôi. Ông an ủi chàng: “Thôi, mõm chó vó ngựa, đời lắm cạm bẫy, cải tạo lao động một thời gian khác nào phi ngựa bay trên con đường thiên lý “Với ngươi, ta thượng mã đề ngân, hạ mã đề kim có tiếc gì”. Ông phách mã tý (vỗ mông ngựa). Hai người sóng ngựa, họ bình luận: Ngựa lên núi người phải xuống, ngựa không ra ngựa. Ngựa xuống núi người phải xuống, người không ra người.

Một buổi chiều mưa không qua ngọ gió không qua mùi, chàng ngồi trên cánh đồng cỏ roi ngựa, dưới gốc cây xà cừ có quả lủng lẳng gọi là quả dái ngựa, ngắm áng mây đuôi ngựa trên núi yên ngựa. Thính mã túc lai viễn xứ (Nghe chân ngựa về chốn xa), ngẫm câu nhất mã nhị nô nghĩa là rách việc, thêm một con ngựa giúp mình lại đẻ ra hai người nữa hầu nó. Chàng đang đóng chiếc bừa, thanh ngang của nó gọi là mã bừa. Mã trước đóng răng đứng, mã sau đóng răng xiết. Mã Đầu Quan Âm đặt tay lên vai chàng:

- Cháu là con ngựa Tiêu Sương.

- Dạ, ngựa Tiêu Sương có phải là con ngựa thành Troa không ạ?

Mã Đầu Quan Âm phì cười:- Ngựa thành Troa chở những

thùng rượu “đựng” binh sĩ vào ém trong thành để nội công, ám chỉ một mưu kế quân sự. Còn đây là con ngựa nhà Lương bị bắt về nước Tần, ngày ngày ngóng về phương Bắc cố hương. Còn ngựa Hoa Lưu nhớ chủ trong thơ Bạch Cư Dị lại khác. Thôi thì khuyển mã chí tình. Ta đâu phải ngựa sắt, ngày mai cho phép ngươi mã hồi, chấm dứt cái cảnh ngựa Hồ chim Việt, mã tích sa trần. Mã tiền bát thủy (còn nước còn tát), chờ được mã thì rã đám.

Hôm sau, sớm tinh mơ, vó câu khấp khểnh. Trên lưng ngựa chiến, chàng lại một mình một ngựa, đơn thương độc mã, ra roi phi nước kiệu, tay cương miệng hát bài Lý ngựa ô: “Khớp… khớp, con ngựa ô, ngựa ô anh khớp…”. Trên mã lộ ngựa xe như nước, khoái mã truy phong. Vào chính ngọ, qua ngọ môn, mã đáo vườn xưa.

Tặng vật chàng dâng cha: Một tấm ảnh ngựa vằn. Bức

tranh Ngựa Gióng của Nguyễn Sáng, Mã Đáo Thành Công của họa sĩ Từ Bi Hồng, nổi tiếng chuyên vẽ ngựa của Trung Quốc. Một gói thuốc Đông dược: Mã đề cạn, mã đề nước, mã tiền, mã tiền thảo, mã sỹ hiện, mã liễu (rau sam) cao bạch mã, cá ngựa (còn gọi là hải mã hay thủy mã), mã thầy (củ năng) ở Hy Mã Lạp Sơn. Vacxin làm từ huyết thanh ngựa của Pasteur. Một cái vĩ kéo nhị, một cái ácsê violon có sợi dây bằng lông đuôi ngựa (mã vĩ). Những sợi lông đuôi ngựa ma sát trên dây nhị, dây violon phát ra âm thanh. Tất nhiên chàng không quên sơ cua hai con ngựa bằng gỗ (ngựa đờn) để trương những sợi dây đàn cho căng, khỏi áp vào thùng đàn làm mất tiếng. Chưa hết, một đôi giầy da ngựa. Một lọ thuốc ho Benzo mà hoạt chất làm từ nước đái ngựa. Một số hooc môn phục vụ chương trình sinh đẻ có kế hoạch chiết từ nước tiểu ngựa cái mang thai, một cối mã não để bào chế thuốc. Một cân tiểu li có con mã dịch chuyển khi cân những mã cân nhỏ. Một chiếc đồng hồ có mã đồng hồ nhả bánh xe răng cưa tạo ra tiếng tích tắc. Cha chàng rối cả mắt, không thể giải mã được những sản phẩm mã hóa bằng mã số, mã vạch, mã

vùng ghi trên mẫu mã hàng hóa, chẳng khác mật mã. Rồi những băng giấy có mã mooc-xơ. Thôi thì: Mã tuyệt đối (mã máy), mã nhị phân, mã thập phân, mã hiệu thương mại, mã chứng khoán, mã độc hắc cơ…

- Thế con chữa được những bệnh gì?

- Dạ, bệnh cam tẩu mã, bệnh mã đao (sưng cổ), thượng mã phong… Điều trị bằng phương pháp tý ngọ lưu trú, nghĩa là cùng một thứ thuốc, có tác dụng điều trị khác nhau khi dùng vào thời gian khác nhau trong ngày. Con đã trải qua cái cảnh mã cách quả thi (chết chóc tang thương).

Cha chàng căn dặn: Từ nay chớ “ngựa hỗn quen đường”, chọn bạn mà chơi, ngưu tầm ngưu mã tầm mã. Thi đua học hành. Ngựa có bầy cùng đua, chim có đàn cùng hót. Tri thức nâng cao phẩm giá con người. Không phải yên cương tô điểm ngựa, chẳng phải quần áo tô điểm người. Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò. Đường ngay không chạy chạy dò đường quanh. Bạn bè trang lứa nó tú tài, cử nhân cả rồi, đời người bóng câu qua cửa. Thôi thì ngựa le te cũng đến bến giang, voi thủng thỉnh cũng sang qua đò. Lộ trường tri mã lực. Ông kết luận:

- Núi dốc khổ ngựa, người trái tính trái nết khổ người thân. Thôi, đi mã chạp (tảo mộ) ngay, rồi về gặp bạn gái của mày nó cũng trổ mã rồi đấy. Đẹp duyên thanh mai trúc mã. Trên báo xuân Giáp Ngọ có bài viết về ngựa, đọc bổ sung vài từ.

- Dạ, con đọc rồi, còn thiếu từ túi ngựa.

- Túi ngựa? - Ta chưa nghe.- Dạ thưa cha, nhà bác học Lê

Quý Đôn ghi chép chủ đề về ngựa vào từng cái thẻ, rồi thả chung vào một cái túi gọi là túi ngựa để lưu trữ, tiện tra cứu, thường treo trên cổ ngựa.

- Còn Long mã quy đồ? - Con sẽ tra Google.- Giỏi, giỏi! Ta và mẹ con cũng

phải đi vào nề nếp. Chứ cha còn cắt cỏ trên trời, mẹ còn cưỡi ngựa đi chơi cầu vồng như năm ngoái thì con cái suốt ngày phóng ngựa sắt, gõ móng khắp vỉa hè làm sao ngựa bay, thiên lý mã có thể phi nước đại trở thành mã đầu trong cuộc cạnh tranh kinh tế, giống như cuộc đua ngựa vậy.ª

ª Minh họa: PHAN NHÂNª Truyện ngắn:

cHU BÁ nAM

Kî só ngaõ ngöïa

8 Taát nieân NGAØY 27 - 1 - 2014

Page 9: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

9 Taát nieân Ngaøy 27 - 1 - 2014

Chúng con vẫn miệt mài theo dấu chân chaNgười đã dựng cột mốc chủ quyền

trên biển đảo Tổ quốcHạt cát Hoàng Sa óng màu da dân tộcDẫu giông tố bão bùng Trường Sa mãi xanh

Chúng con quyết đi cho tới hòa bìnhTới chiến thắngTới ấm no hạnh phúcTới Hoàng Sa, Trường Sa thống nhấtĐẹp xinh một dải sơn hà

Đất chắt chiu từng hạt phù saNuôi cây lúa thành những đoàn quân xanh vươn tới chân trời xa títCâu hát con dài không bao giờ hếtĐất nước còn giặc thì ta cứ đi

Hùng dũng biết bao dưới lá quân kỳNgười lính hân hoan bền gan cùng sương gióGiữ từng tấc đất quê hương cho trăm hoa đua nởHải đăng vươn trời soi sáng khắp biển Đông

Trái tim Lạc Hồng có hình bóng non sôngCó dũng khí và lòng gan dạLuôn khao khát những điều cao cảAnh hùng khi đối diện hiểm nguy

Đi là đi là đi là điTổ quốc gọi chúng ta nhanh dồn bướcĐạp bằng chông gai tiến lên phía trướcVang vang điệp khúc quân hành.

Tàu HQ936 đưa chúng tôi đi Trường Sa dạo ấy ngoài việc thay quân còn làm nhiệm vụ cung cấp

lương thực, thực phẩm và nước ngọt cho bộ đội và cho cả những con tàu khác cùng hành trình. Chuyến đi Trường Sa cuối năm đầy bão tố. Lịch trình lúc đầu đưa ra chỉ 25 ngày vừa đi vừa về nhưng HQ936 phải mất đến hơn tháng quần thảo giữa biển Đông mới hoàn thành chuyến đi một cách đầy gian nan, vất vả. Bởi chuyến đi kéo dài hơn dự kiến đến cả tuần nên nhiều người tỏ ra sốt ruột: Có thể lương thực, thực phẩm và cả nước ngọt sẽ thiếu hụt! Đặc biệt là rau xanh, có thể sẽ hết trong ngày một ngày hai tới đây. Nhưng, một chàng lính hải quân “rành” con tàu HQ936 thì bảo: “Các bác khỏi lo! Đây là con tàu tiếp tế cho những con tàu khác mà! Hơn tháng chứ cả hai tháng cũng không thể hết cái để ăn được đâu!”. Nói rồi, anh chàng bỗng hạ giọng: “Chỉ riêng rau xanh là

Nhớ rau Đà Lạt trên tàuª Khắc DũNg

thiếu! Rau vừa có số lượng quá khiêm tốn, vừa bị hư hao vì nắng nóng. Rau Đà Lạt mà...”.

Nghe anh lính hải quân bảo “rau Đà Lạt mà” nên lát sau, tôi có mặt ngay trên boong đuôi tàu, nơi mấy anh lính hậu cần đang làm bếp cho bữa cơm chiều. Chiều khá muộn rồi mà trên đầu nắng vẫn đang đổ lửa. Bên mạn tàu, những con sóng bạc đầu ầm ào vỗ tung bọt nước bỏng mặn màu nắng cháy giữa trùng khơi. Mấy anh lính nuôi quân cởi trần phơi những tấm lưng to bè và những dòng mồ hôi ròng ròng kết hạt trắng hều trên da thịt. Mấy chảo cơm to đùng bốc khói nghi ngút trên bếp gas. Trên một bếp gas khác là chảo nước to cứ như là... chứa được cả đại dương vừa được bắc lên. Con tàu lắc lư, chao đảo. Chảo nước cũng rung lắc chao nghiêng đến mức tràn cả nước ra ngoài. Trong khi chờ nước sôi, hai anh lính hậu cần bước ra phía bên ngoài và cầm lấy con dao. Một giỏ cà xé rau sú tủ đậy khá kỹ ở bên trong mái che được kéo ra.

Chúng tôi quan sát kỹ: Lật tấm che lên, thấy vài chiếc lá sú bám theo, anh lính hải quân đặt con dao xuống sàn và cẩn thận gỡ ra cho bằng hết. “Nó không được bỏ đi đâu cả! Thế là phí phạm!” - một trong hai anh lính hải quân hậu cần nói khi thấy tôi “dán” mắt vào mấy lá sú. “Rau Đà Lạt đấy, bác ạ!” - anh chàng lại lên tiếng. Gỡ xong mấy lá sú, anh lính thận trọng nâng vài trái sú từ trong giỏ cà xé đặt ra rổ. Tiếp đến, anh nhặt trái sú lên nâng ngang tầm mắt và đưa con dao ghé vào gọt thật nhẹ những chỗ mềm nhũn, chỉ những chỗ thật mềm nhũn mà thôi. Vừa quăng chỗ sú nhũn ra ngoài, anh chàng vừa nói: “Phí thật đấy bác ạ! Tàu đi đã hơn hai mươi ngày rồi nên sú nó mới như thế này. Còn không, ta dùng tất, chả bỏ tí nào cả!”. Xong, giờ là đến lúc thái sú. Thật không thể tưởng tượng nổi: Con dao không đến mức sắc lém lẹm nhưng bàn tay của anh chàng hậu cần điêu luyện đến mức thái trái sú thành những cọng không thể mỏng mảnh hơn thế được nữa! Rau Đà Lạt trên tàu được dùng đến mức tiết kiệm tối đa, đến mức không thể tiết kiệm hơn! Đến bữa, chúng tôi nhìn vào thau canh: Những cọng sú Đà Lạt đã chín và đã nở ra nhưng nó không khác nào những sợi tóc nổi lềnh bềnh trên nước. Và hơn thế, vào mấy ngày cuối của chuyến đi, bữa cơm của chúng tôi trên tàu không còn chậu canh như trước. Bởi đơn giản một điều là trên chiếc tàu “lương thực, thực phẩm” HQ936 ấy không còn trái sú Đà Lạt nào!

Sống ở Đà Lạt mấy chục năm, thỉnh thoảng tôi lại chứng kiến cảnh nhà vườn Đà Lạt chất đống rau ngay trên ruộng rồi cày dập làm phân xanh cho đất. Ấy là những khi rau Đà Lạt ế ẩm...ª

° Tác giả (cầm đàn) cùng chiến sỹ Hải quân.

Sóng lòngNỗi nhớ quắt quay đưa ta về ngàn xanh Nơi có người em mới vừa gặp mặt Người em ấy không hương trời sắc nước Vậy mà... vậy mà... sao ta...Ta cũng một thời xuôi ngược bôn ba Có những bóng hồng ngang qua trước cửa Đã có lúc con tim máu ứaVậy mà...vậy mà... sao ta...Có phải ta và em từ thuở hồng hoang Khi vũ trụ chưa phân chia nước-lửa Khi chưa có A đam-Ê va và các vị thần kia nữa Đã em-anh. Và đã của nhau?Hiện thực cận kề lại rất ngái xa Ta và em chẳng là trong mộng Một bờ vai xanh lưng trời gió lộng Ngút ngát ngàn xanh em lại vô hìnhTa mon men bước đến cửa thiền Mong được chút bình yên nơi thẳm sâu tội lỗi Lại thấy em đứng bên kia vẫy gọi Sóng lòng chẳng thể lặng yên...

ª LưU TRỌNg PhÚ

ª hÀ BÌNh MINh

Gửi anh canh giữ đảo xa

Tết này em gửi cho anh Cành đào nụ, bánh chưng xanh làm quà Anh ơi, sóng gió Trường Sa Vẫn chắc tay súng Gạc Ma năm nào,Dù cho bão lớn, sóng cao Xin anh cứ vững tay vào tương lai.Nhà giàn 1, Vành Khuyên 2 Đảo Nam Yết, đảo Thuyền Chài nắng ru…Mắt anh lướt sóng tìm thù Giữ yên bờ cõi biên khu vững bền.Ước gì em được cùng bên Đón xuân vui tết trên miền đảo xa.Xin anh tin chốn quê nhà Em cùng con với mẹ già vẫn vu,Xây nông thôn mới sáng tươi, Xóm làng rộn rã tiếng cười đón xuân Đảo xa mà lại rất gần Quê hương gắn bó mười phân vẹn mười!

ª PhAN ThÀNh MINh

Khúc quân hành

ª LÊ HÒA

Thức với đại ngàn

Đêm nay thức với đại ngànVới mùi dạ lý đang ràn rạt bayKhông men chẳng rượu mà sayHương rừng chếnh choáng ủ đầy giấc đêm

Bên kia núi thức trăng lênNghe mùa gọi những không tên trở vềNày đây là chút nhà quêVà kia chút phố đê mê mỏi mòn

May mà đất đỏ như sonNhắc ta phía ấy vẫn còn mù sươngVà rừng rộng lượng xót thươngĐể ta vàng rộm trong hương dã quỳ

Đêm nay thức trắng rồi điNắng mưa đôi ngả thiên di bến nàoHành trang một chút trăng saoCủa đại ngàn gió với ngào ngạt hương.

° Đà Lạt vào xuân. Ảnh: Thanh Toàn

Page 10: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

10

Rượu cần - hồn của rừng Văn hóa rượu cần kỳ công, nhiều công

đoạn khắt khe. Từ làm men, nấu cơm đến “nuôi” chóe, ủ rượu, cắm cần, đặt cầu… Tất cả kết nối trong không gian thiêng. Trước tiên, vào rừng tìm rễ cây chàm đuôi dài (doòng) và lá song tử dị biệt (gàng)... gùi về rửa sạch, giã nhỏ. Gạo tẻ, gạo nếp, sắn, ngô (tùy hoàn cảnh gia đình) giã thành bột trộn với “doòng” và “gàng”, nắm thành nắm nhỏ. Hỗn hợp này ủ 3 ngày 3 đêm, xuất hiện những “bông trắng” đem phơi khô. Đó là “men cái”, hương chua. Tiếp tục nấu cơm chín, trộn với men, dậy mùi thơm đặc trưng mới đổ vào chóe cùng ít nước ấm. Chóe lót trấu dưới đáy, trên cùng một lớp trấu nữa mới đến lá chuối và bịt miệng bằng trấu trộn đất. Nhưng trước khi ủ rượu, chóe rửa sạch, hong nắng và không quên làm lễ cho chóe “ăn” no. Nó là vật hữu linh. Chóe cơm rượu tiếp tục “tắm” nắng xong mới cho vào “ngủ” yên góc nhà, tuyệt đối không “đánh thức”. Ít nhất hơn một tháng mới sử dụng được. Càng ủ lâu rượu càng sánh màu, hương thơm và nồng, không gắt. Thời gian ủ men, người phụ nữ phải chịu những điều cấm như gội đầu, giặt đồ, quan hệ tình dục. Phụ nữ mang thai không được đến khu vực làm rượu cần…

Vị rượu cần truyền thống đạt chuẩn phải quyện hòa của đắng, chát, ngọt và chua. Trước khi dùng, chóe đặt vị trí trang trọng để làm các nghi lễ rồi mới đổ nước “đánh thức” 30 phút. Nghi thức uống cũng tuân thủ các yêu cầu từ chọn người khai cần (thường là già làng, người có uy tín) đến thế ngồi, cách cắm cần, vít cần, chuyển cần, cách đong đếm vào ra nước… Chóe

Nhiều dịp được hầu chuyện với các vị giáo sư dân tộc học, văn hóa học khả kính như Đặng Nghiêm Vạn, Phạm Đức Dương, Phan Đăng Nhật..., các cụ thường nói với tôi rằng: Trong ý thức sâu xa, cư dân dân tộc thiểu số không bao giờ họ phá rừng. Họ coi rừng như là một thực thể sống. Rừng gắn với tín ngưỡng đa thần và hiện hữu trong mọi sinh hoạt đời sống tâm linh. Cồng chiêng trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới vì không gian thiêng. Ở đó, rừng hiện hữu sinh động với chủ nhân sáng tạo thông qua thổ cẩm, cây nêu, rượu cần… Ở đó, hòa trộn trong khúc dân ca, điệu dân vũ, thế giới thanh âm và những nghi thức văn hóa... Đó chính là những vỉa văn hóa đặc sắc vừa được Thủ tướng nhấn mạnh trong phê duyệt phát triển ngành du lịch của Tây Nguyên.

Mẹ truyền con nối - Lễ tục văn hóa thiêng

ª MINH ĐẠO

rượu cần vừa là thức uống, vừa là sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng. Nó là lễ vật đón nhận niềm vui và cũng dùng để xử phạt…

Thổ cẩm - văn hóa thiêngThổ cẩm phụ thuộc nhiều yếu tố vật

thể và phi vật thể nên không phải mẻ nào cũng thành công. Có được sợi từ bông cây rừng đã khó, nhuộm ra đúng màu càng khó, dù chuẩn bị hai ba tháng trời. Ở Đưng K’Nớ (huyện Lạc Dương), trong số ít phụ nữ làm thổ cẩm truyền thống có bà Bon Niên Ka Glong 67 tuổi và bà Bon Niêng Ka Măng 70 tuổi. Tay làm, hai bà diễn giải làm màu nhuộm. Lá cây “t’rưm” sau khi ngâm ủ 5 ngày vớt ra nắm lại và

vắt nước vào quả bầu để lọc vào chóe. Tiếp tục trộn với các loại bột phơi khô: củ cây chuối rừng, vôi sò, hạt bầu, bí, bắp, ớt và muối khuấy đều. Thứ hỗn hợp dùng để ngâm sợi này vừa để phá bọt, vừa là “thức ăn” dâng hiến thần Màu. Khoảng 1 giờ, nước lắng, dùng phần sánh ngâm sợi. Sợi ngâm 4-5 lần trong một tuần. Khi màu “ăn” đều đem phơi khô và tiếp tục ngâm lại màu.

Bảng màu tri thức dân gian vô cùng phong phú nhờ từ các bộ phận lá, thân, vỏ, rễ, quả, hạt, nhựa của rất nhiều loài cây rừng. Màu chàm từ chàm muồng, chàm bụi, chàm đen, hàm liên nhuộm, lòng mức ngờ; màu đen từ chuối rừng, dẻ trắng, lim

° Du khách Natalie Wilke (nữ) và Michael Morphy (nam) đến từ Canada tỏ ra thích thú thưởng thức rượu

cần cùng cư dân K’Ho Lạc Dương, Lâm Đồng.

nhuộm, tất cả không có hết, làm đại đi”…

Thất truyền và vong bản Bóng dáng nhiều hoa văn trừu tượng và

ẩn dụ về vũ trụ xen trong những tấm vải thổ cẩm đang lùi dần vào cổ tích. Sự thất truyền và vong bản có lẽ ai cũng biết. ThS Lương Văn Dũng là nhà khoa học có nhiều phát hiện tài nguyên rừng, cùng tôi theo chân già làng Ja Ba, người dân tộc Rắc Lây vượt suối luồn rừng YaHoa (Đơn Dương). Anh Dũng so sánh: so với màu công nghiệp, màu của rừng đa dạng, sợi nhuộm mềm, khử được mùi, thấm mồ hôi tốt và thân thiện với con người. Dĩ nhiên, sản phẩm thổ cẩm truyền thống giá cao nên khó bán. Sợi và màu công nghiệp có cơ hội tràn vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng gần các thị tứ. Ở Bun Go, anh Trần Chiến Thắng - Phó Chủ nhiệm HTX Thổ cẩm Cát Tiên là người đầu tư nguyên liệu sợi công nghiệp cho 25 hộ dân tộc Mạ dệt thổ cẩm. Anh Thắng thừa nhận: Khách nước ngoài sợ màu hóa chất ảnh hưởng sức khỏe nên thích mua màu của đồng bào. Đây là màu bền, giá cao gấp 4-5 lần, nhưng mất công nhiều nên đồng bào không làm. Đó là điều lý giải tấm “ùi” có khổ ngang 1,8m và dọc 2m đến 2,2m đồng bào chủ yếu dành cho con dâu quấn lên người khi đi “bắt chồng”. Văn hóa ứng xử gốc họ vẫn cố giữ. Tấm thổ cẩm lớn là của hồi môn để quấn lúc sống và dùng liệm lúc con người qua đời.

Với rượu cần truyền thống, cũng chịu áp lực thị trường như thổ cẩm. Men Trung Quốc gần như chiếm lĩnh hầu hết mọi chóe rượu cần của đồng bào bản địa Tây Nguyên. Bởi, đó là loại men giá rẻ, chỉ cần ủ một tuần lễ là mang ra dùng. Vào buôn Đạ Nha, vợ già làng K’Tía B loay hoay ủ rượu trong chiếc chóe t’ngar. Chiếc chóe lớn rất cổ, nhưng “men cũng mua quán nhà Hoan, không có cái men của rừng” như bà thừa nhận. Cũng người Mạ, già làng Điểu K’Gay, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ huyện Cát Tiên dẫn tôi đi các nhà dệt thổ cẩm ở BunGo: Điểu Thị Ủ, Điểu Thị Lư, Điểu Ka Gai, Điểu Ka Sỏi…Một vòng buôn, Điểu K’Gay về nhà mình, tựa cửa, nắm chặt tay tôi lắc lắc, giọng nghèn nghẹn: “Mất hết rừng rồi… không còn cái cây để làm rượu, để dệt đâu. Mua từ chợ hết.

***Muốn giữ được văn hóa Tây

Nguyên phải giữ lấy rừng. Xin nhắc lại nhận định của nhà sưu tầm sử thi Tây Nguyên-PGS,TS Đỗ Hồng Kỳ tại hội thảo quốc gia năm 2012: “Ở Việt Nam hiện nay, không có ở đâu văn hóa truyền thống đang mất nhanh như ở Tây Nguyên”. Năm 2014 là Năm Du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt, hy vọng sẽ có chiến lược bảo tồn và phát huy hiệu quả nhất về văn hóa đặc sắc của vùng cao nguyên này. Rất cần có cái nhìn thực sự nghiêm túc của nhiều cấp nhiều ngành, dù đã muộn.ª° Bà Ka Glong làm chất nhuộm màu chàm truyền thống còn bà Ka Măng (phía sau) dệt.

sét, me rừng, trâm rộng, vối, thanh mai, thị Hayata; màu xanh từ mò trắng, chít, dong, trầu, xoài; màu đỏ từ dù dẻ, hợp hoan, giang núi, mâm xôi, cẩm, nhàu, vấn vương; màu tím từ cơm cháy, hương bài, mua; màu vàng từ dành dành, hoàng liên ô rô, vàng đắng, hoàng đằng, núc nác; màu nâu từ quế, ngược mùa, vừng .v.v…

Tấm “ùi” thổ cẩm còn “dệt” từ những đức tin tín ngưỡng. Khi đi lấy cây, không cho người khác thấy, qua suối không nhổ nước bọt, gặp con trăn con rắn phải quay về. Khi làm, không được ăn thịt mỡ, cơ thể phải sạch sẽ…Bà mẹ dân tộc K’Ho Ka Glong ngừng vắt nắm lá, ngước nhìn tôi nói: “Màu vàng này mình làm từ củ rơmêt (nghệ), còn cái màu xanh là từ lá cây t’rơtap (vông) đầu kia kìa. Nhưng làm lâu lắm. Mấy đứa trẻ nó chỉ dệt, nhuộm, nó sợ dơ tay nên chỉ có bà già làm thôi”. Còn bà mẹ dân tộc Mạ Ka Ré 80 tuổi, ở buôn Đạ Nha (Đạ Tẻh) xoãi chân giữa thềm, mắt không rời những đường sợi màu, chặc lưỡi: “Hồi xưa tự nhuộm hết, đẹp hơn giờ, màu đỏ thì cây “ồôi”, màu đen, màu xanh thì cây “dnir”. Nhưng giờ không có làm nữa, vì không có cái bông, không có cái lá

° Bà Rơ ông Kha Ri với những tấm thổ cẩm nguyên liệu rừng khó bán.

Taát nieân Ngaøy 27 - 1 - 2014

Page 11: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

11

Theo Tạp chí kiến trúc Miền Trung - Tây Nguyên, số chuyên đề về kiến trúc thành phố Đà Lạt của Hội Kiến trúc sư Việt Nam,

Thiền viện Trúc Lâm là một trong những nét kiến trúc mới, độc đáo, góp phần làm phong phú thêm bức tranh kiến trúc toàn cảnh của xứ sở mờ sương.

Trúc Lâm là tên gọi một Thiền phái do vua Trần Nhân Tông (1278 - 1293) sáng lập. Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, việc ra đời Thiền Phái Trúc Lâm đã kết thúc thời kỳ các tông phái Phật giáo Việt Nam do người nước ngoài sáng lập, chứng minh Phật giáo đã thực sự “bắt rễ” tại Việt Nam, thực sự được người Việt đương thời tiếp thu và phát triển tạo nên nền Phật giáo Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc.**

Thiền Viện Trúc Lâm với diện tích khoảng 20ha là một phần trên ngọn núi Phụng Hoàng - ngọn núi đẹp nhất khu vực thắng cảnh hồ Tuyền Lâm. Dưới những hàng thông xanh và tiếng chim líu lo, thấp thoáng bóng kiến trúc khu Thiền viện cùng các nhà sư làm cho cảnh trí ảo ảo, huyền huyền. Thiền viện Trúc Lâm đã làm sống dậy Thiền Tông thuở nào. Công trình được xây dựng vào tháng 5/1993, đến tháng 3/1994 thì hoàn thành, dựa trên ý tưởng thiết kế và quy hoạch của Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ, có sự góp ý của cố kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ. Công trình gồm có 18 hạng mục chính chia làm hai khu Ngoại viện và Nội viện. Tham gia thiết kế một số hạng mục trong công trình có các tác giả người Đà Lạt như kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc.

Nếu đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm, vượt qua 140 bậc thang bằng đá dài khoảng 500m, vượt qua ba cổng Tam quan mới tới Chánh điện. Ba cổng Tam quan này có kiến trúc gần giống nhau, có trụ xây bằng đá chẻ. Trên đầu trụ có khung đỡ hai tầng mái, lợp ngói ống men màu vàng. Trên đỉnh Tam quan là hình Trùng Hổ đối diện, uốn vào bánh xe Pháp Luân ở giữa.

Vượt qua ba cổng Tam quan vào tới Chánh điện với diện tích gần 200 mét vuông, mặt trước có một cửa lớn với hai cánh cửa lùa bằng gỗ quí, chạm trổ công phu, mỹ thuật. Nội thất Chánh điện rộng thoáng, sáng sủa, thờ tự trang nghiêm mang đầy đủ ý nghĩa của nhà Thiền. Chính giữa thờ tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cao gần 2m tay phải cầm cành hoa sen đưa lên. Bên phải Đức Phật là hình ảnh Bồ Tát Văn Thù cưỡi Sư tử tượng trưng cho Trí tuệ. Bên trái là hình ảnh Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà tượng trưng cho Từ bi. Chánh điện có hai tầng mái, dạng cổ lầu. Mái lợp ống men sáng, uốn nhẹ theo mái đao - hình tượng đặc trưng của Thiền

Độc đáo kiến trúcThiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng

ª NGỌC NGÀ - MPK

ngói cầu kỳ hơn. Màu sơn ở đây nhạt hơn, không gian rộng và thoáng hơn. Hình thức thờ tự có vẻ đơn giản hơn. Trên tường, cửa, bàn thờ… hoa văn của thiền viện chủ yếu là hoa, cảnh, còn của Trung Quốc chạm khắc chủ yếu về lịch sử.

Đến Thiền viện Trúc Lâm, ngoài cảm thấy tĩnh tâm, yên bình thì nơi đây thực sự rất đẹp.

Đây là một công trình Phật giáo thuần Việt, lại nằm trên một mảnh đất chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa Pháp, trong khuôn viên của khu du lịch nổi tiếng nhưng nó vẫn mang nét kiến trúc uy nghi, thâm nghiêm. Công trình truyền tải hình thức kiến trúc đặc trưng của phái Thiền viện Trúc Lâm.

Nét độc đáo riêng về kiến trúc cộng với vị trí địa lý đắc địa và những thuận lợi về thế đất, cảnh quan… đã đưa Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng thành một trong những điểm tham quan nổi tiếng, thu hút hàng ngàn khách du lịch thập phương đến vãn cảnh, lễ Phật và tìm hiểu về Thiền Tông Việt Nam.ª

Thiền viện Trúc Lâm là cách gọi quen thuộc của người địa phương và du khách, nhưng tên chính xác của công trình này là Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng, để tránh nhầm lẫn với Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (xã Thượng Yên Công,thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).*

và Nội viện ni. Cách ly với khu Ngoại viện bằng một hàng rào trúc xanh và một cổng sắt luôn khép kín là khu Nội viện tăng. Cách khu Ngoại viện và Nội viện tăng khoảng 500m, nằm biệt lập nơi sườn núi phía Bắc là khu Nội viện ni. Nội viện tăng và Nội viện ni là nơi sinh hoạt và học tập của tăng, ni (sư nam, sư nữ), vì vậy các hạng mục ở đây ngoài kiến trúc chung thống nhất của phái Trúc Lâm còn được thiết kế phù hợp với tiêu chí của Thiền viện.

Kiến trúc sư Trần Đức Lộc - người tham gia thiết kế Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng cho biết: “Hầu hết mô típ kiến trúc của các thiền viện đều giản dị, đường nét thanh thoát hài hòa. Trong mười thiền viện của Việt Nam, Thiền viện Trúc Lâm của Đà Lạt được đánh giá là tiêu biểu, vừa mang hơi thở đương đại mà rất đậm đà bản sắc dân tộc, vừa thanh thoát tôn nghiêm nhưng lại hết sức đơn sơ gần gũi phản

Phái Trúc Lâm đương đại, lĩnh hội đầy đủ những đặc trưng của Đạo Thiền. Mái đao vươn lên giữa trời, tĩnh lặng, thanh thoát, đậm nét chân phương, không mang kiểu dáng cung đình nhưng vẫn rất mạnh mẽ, thể hiện sự siêu thoát. Khác với mái ở Thiền viện miền Bắc là những cụm mây; ở Huế dựa trên hình hoa sen cách điệu; còn mái đao của Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng đơn giản hơn, được phân làm ba ngấn biểu trưng cho ba cảnh giới trong nhà Phật: Dục giới - Sắc giới - Vô sắc giới. Trên mái có gắn bánh xe chuyển Pháp Luân giữa hai con Trùng Hổ uốn lượn. Một hành lang rộng thoáng chạy quanh Chánh điện. Chỉ có hành lang phía trước có dựng bốn cột tròn giả gỗ, còn lại hai bên và hậu điện không có cột đỡ mái. Đây là nét riêng của công trình kiến trúc nơi Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng Đà Lạt.

Tuân theo quy tắc bố trí chùa viện của Việt Nam “Tiền phật hậu tổ” phía sau Chánh điện là Tổ đường. Cùng với Chánh điện thì Tổ đường là hạng mục trọng điểm nơi Thiền viện. Mặt trước Tổ đường có ba gian cửa lớn, một hành lang rộng chạy quanh với hàng lan can ba mặt, tạo cho Tổ đường kiểu dáng mạnh mẽ thâm nghiêm. Nội thất Tổ đường có bốn cột tròn, chia thành ba căn. Căn giữa rộng, hai căn bên hẹp. Hai đầu sân Chánh điện là hai tháp chuông và trống. Kiểu dáng chúng gần giống nhau, trên có hai tầng mái lợp ngói men, mái uốn cong theo dáng mái đao. Chung quanh mặt nền có lan can. Bốn phía chạm khắc các phù điêu phổ biến trong nhà Thiền. Nếu như tháp chuông có vẻ thanh thoát thì tháp trống lại mang vẻ trầm hùng hơn.

Ngoài ra, khu Ngoại viện còn có Tham vấn đường, Nhà khách, Thư viện, Nhà trưng bày và Nhà khách nữ vãng lai. Tất cả các hạng mục trên đều mang hơi hướng kiến trúc đậm bản chất Thiền Tông. Khu nội viện được chia ra làm Nội viện tăng

Taát nieân Ngaøy 27 - 1 - 2014

ánh đúng bản chất Thiền tông. Công trình này hoàn toàn bảo đảm các yếu tố về du lịch mà không ảnh hưởng đến yếu tố tín ngưỡng. Thực tế chứng minh Thiền viện Trúc Lâm đã và đang là điểm du lịch hấp dẫn không chỉ với Phật tử mà cả khách du lịch thập phương”.

Chị Zou Jiaho - một du khách Trung Quốc cho biết: Nhìn tổng thể bề ngoài thì kiến trúc của nơi này có vẻ giống với ở Trung Quốc, nhưng nhìn kỹ lại chi tiết thì có nhiều điều khác hơn, ở Trung Quốc mái

* Thiền Tông Việt Nam trên đường phục hưng và hoằng hóa (tập 1). Hòa thượng Thích Đạt Ma Quán Hiền sưu tầm và biên soạn.** Theo VTV online.

Page 12: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

Ngựa dưới

có lẽ chẳng phải vì vô tình hay ngẫu nhiên mà hình ảnh con ngựa (mã) lại Được nhiều vị vua coi trọng, Được khắc trên nhiều linh khí của quốc gia cũng như nhiều công trình kiến trúc ở huế. ngựa Dưới thời nguyễn cũng như các triều Đại phong kiến việt nam trước Đó, nó là phương tiện Để Đi lại, vận chuyển hàng hóa, lương thực, quân lương hành quân của quân Đội. ngoài ra, ngựa còn phục vụ cho việc săn bắn, chuyên chở xa giá... Do Đó hình ảnh con ngựa trở nên gần gũi thân quen và không thể thiếu trong cuộc sống.

Trong 12 con giáp, con ngựa cũng được xuất hiện nhiều trong đời sống văn hóa xưa dưới triều phong kiến.

Dưới triều Nguyễn hình ảnh con ngựa lại được hiện lên với nhiều cung bậc và hình ảnh khác nhau.

Đầu tiên phải kể ngựa trên các lăng tẩm của các vị hoàng đế nhà Nguyễn như Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức... đều được đúc và trạm trổ hình ảnh con ngựa trước sân chầu. Mỗi một lăng là một hình ảnh ngựa khác nhau như gắn liền với cuộc đời của từng vị vua vậy.

Mỗi một lăng thường được đúc 2 con ngựa đặt ở hai bên tả hữu trước sân chầu, ngựa ở đây có đầy đủ yên cương. Tuy nhiên, tùy vào từng lăng mà hình ảnh con ngựa tô điểm cho vẻ uy nghiêm của lăng.

Không những ngựa được đưa vào trên các lăng tẩm mà ngựa còn được đưa vào thơ Ngự chế, Vua Thiệu Trị là một ông vua nổi tiếng hay thơ văn, sinh thời ông có nhiều thơ văn để lại đến nay rất nổi tiếng là Ngự chế thi, Ngự chế Bắc tuần thi tập, Ngự đề nhân vật đồ hội thi tập,... Những sáng tác của vua Thiệu Trị được khắc trên nhiều công trình kiến trúc ở Huế, như Lăng Thiệu Trị, Điện Thái Hòa, thơ trên Điện Long An... Nhân dịp năm Ngọ, chúng tôi có dịp đọc một bài thơ về ngựa của Thiệu Trị được in trong Ngự đề nhân vật đồ hội thi tập, quyển 4.

buổi đầu phương tiện này chỉ dành riêng cho nhà vua, hoàng gia, hoặc quan nhất, nhị phẩm được ủy thác mệnh vua; loại xe thượng hạng này được chế tạo vào cuối triều Gia Long, đầu triều Minh Mạng, có dáng dấp hơi giống của xe ngựa phương Tây. Đầu thế kỷ XX, khi người Pháp đặt nền đô hộ, nhiều người vẫn còn sử dụng loại xe này.

Sách Lễ ký nói: xa giá của thiên tử đi ra, tháng mạnh xuân (tháng giêng) thắng ngựa thương long (ngựa sắc xanh), tháng mạnh hạ (tháng tư) thắng ngựa xích lưu (ngựa sắc đỏ), tháng mạnh thu (tháng bảy) thắng ngựa bạch lạc (ngựa sắc trắng), tháng mạnh đông (tháng mười) thắng ngựa thiết ly (ngựa sắc đen). Ngựa là con vật trung thành, trong chiến đấu, khi người chủ bị thương, nó có thể tìm cách báo hiệu cho người khác đến cứu.

Vua Thiệu Trị cũng đã từng ngự chế bài thơ về ngựa như sau:

Những nét bút xanh đỏ khéo léo sao mà lột tả hết,

Bốn lớn ba cao cốt cách oai hùng.Là loại sinh ra trong chín loại

nhanh như điện,Siêu phàm trong tám loại tuấn

mã muốn đuổi như gió.Đồng ý suy tôn là giống ngựa hay

ở sông Vị mỗi con ba tiền,Không kém ngựa hay ở Hoàng

Trì có tuấn mã quý.Đến như có thể chịu đựng lao

đã bắt đầu định phép nhà trạm chạy ngựa. Bộ Binh bàn tâu rằng: “Nhà nước đặt ra nhà trạm để truyền đệ việc quan trọng, cho nên việc “đặt trạm truyền mệnh” từ xưa đã có. Triều đình ta đặt nhà trạm, theo việc hoãn cấp mà định lệ tối khẩn, thứ khẩn, thường hành, rõ ràng mà đủ rồi. Nay ngoài việc tối khẩn lại có việc ngựa chạy là muốn nhanh chóng hơn việc đệ trạm. Nhưng ngựa trạm phi đệ tất phải có cờ hiệu tiêu biểu như trạm Kinh, khiến khi trên đường đến đâu trông thấy thì tiếp nhận ngay thì mới không chậm nhỡ việc. Nay xin từ Nam đến trạm Hòa Thuận, Bắc đến trạm Sơn Mai, cộng 73 trạm, mỗi trạm cấp cho 2 lá cờ đuôi nheo. Lại Bắc Thành từ thành lỵ đến trạm Sơn Mai, Nam Định từ trấn lỵ đến trạm Ninh Đa, xin cấp ngựa cùng cờ đuôi nheo như lệ các trạm. (Cờ các trạm 1 mặt thêu chữ Bắc Thành, cờ đều thêu 4 chữ “mã thượng phi đệ”). Từ nay ở Kinh có việc quan khẩn, ở ngoài có phi báo việc quân, báo tin thắng trận, hoặc bắt được tướng giặc yếu phạm, phải đệ bằng ngựa, thì ở trát viết rõ 4 chữ “Mã thượng phi đệ”. Các trạm một khi tiếp đến thì lập tức cắm cờ lên ngựa phi chạy, lần lượt đệ đi. Làm trái thì trị nặng”.

Ngoài ra, việc sử dụng ngựa để cho vua cưỡi để thư giãn, rèn luyện sức khỏe, có lần Vua Minh Mạng bảo Nội các Trương Đăng Quế rằng: “Ngươi có giỏi cưỡi ngựa không? Trẫm khi trẻ tuổi vốn hay cưỡi ngựa, cứ mỗi lần cưỡi ngựa thì thấy gân sức khoan khoái. Lâu nay không ngồi yên ngựa, thịt đùi lại nở ra bây giờ cưỡi ngựa không nhanh nhẹn bằng lúc tuổi trẻ nữa. Cho nên mỗi tháng một lần cưỡi ngựa để cho khỏi lười biếng. Người quý ở siêng năng chịu khó, nếu cứ rỗi rãi yên vui thì gân sức yếu đi, khi gặp việc còn làm gì được”.

Như vậy, ngựa là con vật rất hữu ích trong nhiều công việc dưới triều Nguyễn, nó là hình ảnh gần gũi mà ta bắt gặp khi đến tham quan các công trình kiến trúc ở Huế. Nhân dịp năm Ngọ, nói chuyện một chút về ngựa để thấy được người xưa khéo dùng ngựa như vậy.ª

Ngựa còn được vua Minh Mạng cho khắc trên linh khí của đất nước, đó là Cửu Đỉnh. Sau này chiếc đỉnh có con ngựa được đặt cho vua Tự Đức có tên là Anh Đỉnh.

Nói về ngựa của vua dùng thì có nhiều loại, tuy nhiên những con ngựa ấy phải là những con tuấn mã hay được tuyển chọn kỹ càng vừa là để thể hiện uy quyền của nhà vua nữa. Vì lẽ đó, nhiều hình ảnh về ngựa được khắc, dựng, đúc, vẽ trên nhiều công trình di tích ở Huế cũng khác nhau.

Trên Cửu Đỉnh, ngoài hình ảnh ngựa trên Anh Đỉnh còn có xe ngựa tứ mã. Theo hình chạm trên đỉnh thì đây là xe bốn ngựa kéo (xe tứ mã),

khổ ngàn dặm,Liên tục tham gia chiến trận lập

được đại công.Dân gian Huế cũng thường nhắc

đến câu: Mê gì như mê tổ tôm. Mê ngựa Thượng Tứ mê tôm Thúy Kiều. Mới nghe thoạt đầu người dân thường nghĩ ngay đến ngựa nuôi ở Thượng Tứ. Tuy nhiên, hai chữ Thượng Tứ ở đây chỉ ngựa của vua ban tặng. Thượng là vua, tứ là ban cho ai đó. Như vậy, ngựa Thượng Tứ là chỉ ngựa quý được vua ban cho có thể là cho quan văn hoặc quan võ, hoặc những người có công lao đối với vương triều.

Việc thông tin liên lạc thời Nguyễn cũng toàn dùng ngựa phi nước đại để cấp báo tin tức, do đó triều đình

°Ngựa trên lăng Minh Mạng.

° Ngựa khắc trên mộc bản minh họa cho bài thơ vua Thiệu Trị.

triều Nguyễn

THƠ CHỌN, LỜI BÌNH

Hồn quê Việt trong “Đón giao thừa”

VŨ QUẦn PHương

Đón giao thừaTrong căn nhà này là nước ViệtLà đèn nhang con cháu, giao thừaNgoài căn nhà này là nước MỹNgày giữa tuần, phố đang trưaHàng xóm đi làm yên tĩnh quáNhà ta đón Tết với riêng mìnhMột năm gom lại bao thương nhớMột đời đồng bãi lũy tre xanh…Ừ vui, vui chứ! Vui cay mắtĐời người năm tháng… như chiêm baoBờ kia làng xóm, đây con cháuGiữa Thái Bình Dương nó thế nào.

LỜI BÌNH:“Đón giao thừa” là tứ thơ lạ của nhà thơ Vũ Quần

Phương. Lạ không phải trong tìm tòi lập tứ, câu chữ. Lạ ở đây là không gian địa lý: Người Việt đón giao thừa ở một đất nước khác có nền văn hóa, văn minh khác cách nhau múi giờ gần mười hai tiếng. Lúc ở Việt Nam đón giao thừa thì ở Mỹ (nơi nhà thơ đang đón tết Việt) là ban trưa: “Ngày giữa tuần, phố đang trưa”. Chính trong hoàn cảnh ấy mới thấm hiểu nỗi niềm của người dân Việt xa quê. Một không gian Việt, một tâm linh Việt, những con người Việt, một tâm hồn Việt được giới hạn trong một căn nhà mà “Ngoài căn nhà này là nước Mỹ”. Cái sự ngăn cách này chỉ là tương đối bởi trong căn nhà Việt: “Là đèn nhang, con cháu, giao thừa”. Sự sum họp đầm ấm của một cộng đồng nhỏ giữa không gian: “Hàng xóm đi làm yên tĩnh quá - Nhà ta đón Tết với riêng mình”. Có gì thổn thức mà vẫn lan tỏa ấm nồng. Có lẽ trong làn khói hương trầm thơm ngát đã làm sống dậy bao kỷ niệm thân thương mà chính thời điểm lắng đọng này con người mới tĩnh tại để: “Một năm gom lại bao thương nhớ - Một đời đồng bãi lũy tre xanh”. Tôi rất thích hai câu thơ này như hai vế đối về thời gian, không gian về thế sự, quá khứ, hiện tại. Chữ “Gom” như cánh tay áo lùa vào mình ôm trọn vào mình, chiu chắt và nâng niu. “Gom” như động thái của người nông dân gặt lúa trên đồng vậy. “Gom” là khao khát muốn được sẻ chia lại vừa ríu rít cái niềm vui nhỏ nhoi anh ánh trong mình. Nhưng đến “Một đời đồng bãi lũy tre xanh” là điểm nhấn dâng trào nỗi nhớ thương da diết mà hình ảnh cây tre như một biểu tượng hồn quê, khí phách của nước Việt nhoi nhói, vút hiện trên phù sa tình nghĩa thủy chung của “Một đời đồng bãi”. Sự dịch chuyển thời gian từ “Một năm” đến “Một đời” chính là sự vận động cảm xúc, cảm giác là kinh nghiệm sống thường thấy trong thi pháp thơ Vũ Quần Phương. Như trước đó ông đã rất thành công trong bài “Đợi”: “Đợi một ngày đất lạ thành quen - Đợi một đời em quen thành lạ”. Chính trong khung cảnh “Đón giao thừa” này con người mới ngẫm nghĩ nhiều về thời gian - Một đại lượng trung tính mà tạo ra nhiều phấp phỏng, thảng thốt có nỗi đợi chờ, có niềm hi vọng. Chính khổ thơ giữa như một nốt lặng của đợt sóng trầm tư, trầm mặc để tạo cho cao trào đợt sóng mới của khổ thơ cuối như dây nổ chậm cháy bén vào ngòi pháo để tiếng pháo nổ trong cái niềm trực cảm vỡ òa: “Ừ vui, vui chứ! Vui cay mắt”. Ba tâm trạng có an ủi, có trào dâng và nghẹn đắng cùng xuất hiện trong tâm thế một con người đã ở tuổi “xưa nay hiếm”. Chính điều này làm cho thơ Vũ Quần Phương đời hơn. Ông lấy chiêm nghiệm rất thật của lòng mình để bộc lộ một nỗi niềm có chút gì đó thật hồn nhiên nhưng thoáng chốc lại trở về ngẫm ngợi: “Đời người, năm tháng… như chiêm bao”. Một bài thơ ngắn mà nhà thơ nhắc đến hai lần “Đời người”. Phải chăng chỉ có khi xa xứ người ta mới nghĩ nhiều về phận người, giá trị hằng sống của người.

Hai câu thơ kết mở như một lời độc thoại tự vấn và tự tin: “Bờ kia làng xóm, đây con cháu - Giữa Thái Bình Dương nó thế nào” tạo ra sự bâng khuâng, tiếc nuối nhưng cũng đầy cảm thông chia sẻ. Một thế cân bằng động của một tâm hồn Việt trung dung mà rộng lượng bao dung biết bao.“Đón giao thừa” đóng góp vào vườn thơ Tết một tứ thơ lạ, một tâm trạng lạ nhưng lại rất quen, rất gần gũi với tâm thức Việt. Bởi văn hóa Việt, tâm linh Việt đã neo lại dù ở bất cứ phương trời xa lạ nào cội nguồn sâu thẳm đó là “Hồn quê Việt”. ngUYỄn ngọc PHÚ

ª ngUYỄn HUY KHUYến

12 Taát nieân NGAØY 27 - 1 - 2014

Page 13: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

13 Taát nieân Ngaøy 27 - 1 - 2014

Lan tỏa lòng hướng thiệnTừ lúc thành lập vào tháng

2/2013, nhóm đã đề ra phương châm “mỗi thành viên góp một phần nhỏ bé của mình để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn”. Với mục đích “kết nối và sẻ chia”, Dấu Vân Tay không giới hạn thành viên gia nhập vào nhóm, nên ai có lòng “hướng thiện” cũng có thể tham gia. Cũng vì thế, theo thời gian, số lượng thành viên tham gia vào nhóm cứ thế đông dần. Lúc đầu mới thành lập, nhóm chỉ có 4 thành viên chính thức, nhưng đến nay, đã tăng lên 40 thành viên. Ngoài ra, khi tổ chức các chương trình từ thiện, thì mỗi chương trình còn thu hút hàng chục thành viên khác tham gia. Các thành viên tham gia Dấu Vân Tay, phần lớn là các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh đang sống, làm việc, học tập tại TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và TP Hồ Chí Minh.

Với phương châm và mục đích cụ thể mà nhóm đã đề ra, lòng hướng thiện cứ thế lan tỏa nhanh đến mọi người. Từ Chương trình “Một trang sách, một ước mơ”, mà nhóm thực hiện lần đầu tiên đã quyên góp được hơn 6.000 đầu sách cho trẻ em nghèo ở phường Lộc Tiến. Đó là những đầu sách đầy ắp ân tình do các bạn trẻ trong Dấu Vân Tay tự quyên góp từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp rồi vận chuyển đến nơi, trao tận tay trẻ em nghèo.

Nhân dịp Tết Trung thu 2013, nhóm đã thực hiện 2 chương trình là “Trung thu cho em” và “Vui Trung thu” để trao trên 1.000 phần quà cho trẻ em nghèo ở 2 xã Lộc Tân và Lộc Đức (Bảo Lâm). Không chỉ giúp đỡ học sinh và trẻ em nghèo, nhóm còn tổ chức các chương trình, như: “Một chút sẻ chia”, “Sinh hoạt và chia sẻ”, “Hơi ấm gặp niềm vui” nhằm hướng tới trẻ mồ côi, người tàn tật ở Mái ấm Tín Thác (xã Lộc Thanh), Trung tâm Khuyết tật Thị Nghè (phường Lộc Phát) và Trung tâm Nuôi dạy Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP Bảo Lộc để cùng họ gắn kết tình thân và sẻ chia những khốn khó trong cuộc sống đời thường…

“Dấu Vân Tay”lan tỏa…

ª KhÁNh PhÚc

Trong cuộc sống đời thường không ít người vì lo toan cuộc sống, đôi khi quên đi những mảnh đời bất hạnh. Đó là những trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, người khuyết tật hay những cụ già neo đơn… có hoàn cành vô cùng khó khăn, éo le rất cần sự giúp đỡ. Cảm nhận được điều đó, Nhóm từ thiện Dấu Vân Tay được hình thành và đi vào hoạt động, bằng những tấm lòng tự nguyện của các thành viên.

Ngoài ra, các bạn trẻ còn giúp các gia đình khó khăn làm cỏ, thu hoạch cà phê; giúp các cụ già sửa chữa đường dây điện, ống nước… Tất cả những việc làm đó, đã góp phần thiết thực giúp trẻ em nghèo, người khuyết tật, người già neo đơn… có thêm niềm tin vào cuộc sống.

Càng làm càng… “nghiện”Một điều ghi nhận khi nói

về Nhóm từ thiện Dấu Vân Tay, đó chính là “Nhóm không quỹ”. Bạn Phan Văn Quyền, Trưởng Nhóm Dấu Vân Tay, chia sẻ: “Nguồn quỹ để bọn em thực hiện chương trình chủ yếu dựa vào sự quyên góp của người thân, bạn bè, nhà hảo tâm và các doanh nghiệp. Với cách nghĩ, tham gia nhóm để làm việc thiện, giúp đỡ các hoàn cảnh neo đơn, khó khăn nên các thành viên đều hoạt động theo tinh thần tự nguyện. Hơn nữa, làm từ thiện bọn em đều làm bằng trái tim, càng làm càng “nghiện”, nên rất dễ hoạt động”.

Bạn Phạm Văn Dũng, học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Tri Phương, một thành viên của nhóm, cho biết: “Bọn em đến với Dấu Vân Tay không phải tất cả gia đình bọn em đều có điều kiện. Bản thân em là một học sinh, bố mẹ lại làm nông nghiệp nên hoàn cảnh gia đình cũng chỉ dừng ở mức tạm ổn định. Song, bọn em đến với nhóm trên tinh thần tự nguyện, để cùng nhau góp một chút dấu vân tay nhỏ bé của mình để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn”.

Sau một chuyến đi, là một kỷ niệm khó quên đối với các bạn trẻ trong Dấu Vân Tay. Đó là hình ảnh của những đứa trẻ “chân trần” tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số xã Lộc

Tân, Lộc Đức trong đêm trung thu đầy ắp tiếng cười. Hay những nụ cười “gượng gạo” của các thành viên tại Trung tâm Khuyết tật Thị Nghè… Tất cả là những niềm động viên lớn để các bạn trẻ của Dấu Vân Tay có thêm niềm tin tiếp tục công việc “phát tâm” của mình. Bạn Phan Thùy Linh, một thành viên tích cực của nhóm, đúc kết: “Nếu một người từng mang tấm lòng của mình đến với người nghèo, thì sự ấm áp, trăn trở đó luôn ở lại trong lòng họ, trở thành động lực cho họ bước tiếp trên con đường thiện nguyện. Cứ như thế càng làm càng nghiện, không thể dứt ra được và em cũng vậy”.

Giúp người nghèo đón tếtTết là thời điểm được mong

chờ nhất trong một năm.

Song, đối với trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ em nghèo, người già neo đơn thì không phải ai cũng có được một cái tết ấm cúng, đầy đủ như mong muốn. Ngoài những phần quà của Đảng, Nhà nước trao tặng, thì tại TP Bảo Lộc vẫn còn đó những tấm lòng thơm thảo của những người làm công tác từ thiện hướng đến các hoàn cảnh khó khăn. Một trong số họ, chính là các bạn trẻ đến từ Nhóm từ thiện Dấu Vân Tay. Hiện tại, các thành viên trong nhóm đang lên kế hoạch để chuẩn bị cho Chương trình “Tết vì người nghèo”.

“Theo dự định, trong dịp tết năm nay, nhóm bọn em sẽ thực hiện Chương trình Nồi cháo từ thiện tại Bệnh viện II Lâm Đồng. Đây là một chương trình nhằm hướng đến các bệnh nhân nghèo trong

dịp tết, nên mọi công việc đã được bọn em lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo. Đến nay, vấn đề lương thực, thực phẩm như: Gạo, thịt, cho đến gia vị, Nhóm đã nhận được sự hỗ trợ lâu dài từ các tiểu thương tại Chợ Tân Bùi (Lộc Tiến). Riêng, gas để nấu cháo thì bọn em đang tìm kiếm nhà tài trợ” - bạn Phan Văn Quyền tâm sự.

Nồi cháo từ thiện của Dấu Vân Tay sẽ hứa hẹn với bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện II Lâm Đồng góp thêm một cái tết ấm cúng, tràn đầy niềm

° Chuẩn bị quà giúp trẻ em nghèo Lộc Đức (Bảo Lâm).

° Dấu Vân Tay tặng quà tại Trung tâm Nạn nhân da cam/dioxin Bảo Lộc.

Những món quà đầy ắp tình người hay những việc làm đầy

sự thông cảm, sẻ chia mà Dấu Vân Tay mang đến với các đối tượng cần giúp đỡ là một sự nỗ lực lớn của các thành viên trong nhóm. Một trong những thành công của nhóm là đã tập hợp được đông đảo các bạn trẻ có tấm lòng thương người và tổ chức được nhiều chương trình từ thiện hiệu quả. Nhờ vậy, công tác quyên góp cũng diễn ra thuận lợi khi nhận được nhiều sự động viên, ủng hộ từ người thân, nhà hảo tâm và các doanh nghiệp.

yêu thương. Cùng với đó, Dấu Vân Tay cũng sẽ thực hiện thêm một số chương trình ý nghĩa khác trong dịp tết để hướng tới người nghèo tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm để góp phần giúp họ có được một cái tết đầm ấm.

“Tôi đã làm công tác từ thiện nhiều năm, phần lớn bạn bè cùng tôi phát tâm là những người lớn tuổi, có công việc ổn định hay có lương hưu. Giờ đây, lại thấy các cháu trong Nhóm Dấu Vân Tay cùng chung tay hướng tới người nghèo, tôi cảm thấy rất vui và tự hào về các cháu. Tôi tin, các cháu sẽ nhận được sự hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần từ người thân, bạn bè và các nhà hảo tâm” - thầy giáo Nguyễn Mậu Ly, một người tâm huyết với công tác từ thiện tại Bảo Lộc, tâm đắc. ª

Page 14: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

14

Mùa xuân tái sinhª DIỄM THƯƠNG

Mùa xuân đang hé nụ Đây là cái tết thứ 2 mà học viên M.Tiến

(Di Linh) đón xuân xa nhà. Cặm cụi làm thiệp chúc tết gửi về cho mẹ, Tiến kể “Những ngày gần tết thế này lòng lúc nào cũng nôn nao, lo cho mẹ, nhớ cảnh đón tết, sum vầy ở nhà lắm nhưng còn vài tháng nữa thôi là mình được trở về rồi. tết này đón tết ở trung tâm cũng vui không kém ở nhà đâu”. Nói rồi Tiến lại kể, tết năm trước mọi người ở trung tâm đã cùng nhau đón một tết ấm cúng ra sao. Cũng đón giao thừa, cũng cùng nhau làm thiệp, nấu món ngày tết, tổ chức chơi trò chơi… “Tết năm nay ở Trung tâm 05 - 06 có lẽ là cái tết đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình. Nó nhắc nhở mình không được sai lầm đi theo

Theo chuyến xe trung chuyển đưa người thân vào thăm học viên đang chữa bệnh tại Trung tâm 05-06 tỉnh Lâm Đồng vào một ngày cuối năm, lặng nghe câu chuyện của mỗi người, chúng tôi như cảm nhận được nỗi niềm của những người có người thân đang học tập tại đây. Lắc lư từng hồi theo chiếc xe khi qua đoạn đường xấu, đôi mắt họ chất chứa những niềm riêng nhưng có lẽ cũng đã trải qua biết bao chao đảo, lắc lư của cuộc đời khi người thân phải vào đây. Nhưng qua những lời tâm sự, tôi hiểu chung hết trong trái tim họ niềm tin, hy vọng đang lớn dần. Bên ngoài, trời đất đang dần chuyển xuân, những mầm non mùa xuân đầu tiên đang hé nụ, một mùa xuân mới đang tới, mùa xuân tái sinh cho những người lầm lỡ làm lại cuộc đời.

° Học viên lao động sản xuất trong thời gian học tập tại Trung tâm.

° Tập văn nghệ chuẩn bị đón tết.

“cái chết trắng” nữa. Mình sẽ từ bỏ để sống thật tốt khi trở về” - Tiến nói.

Trung tâm 05 - 06 tỉnh Lâm Đồng hiện là nơi rèn luyện, cai nghiện của hơn 300 học viên đến từ khắp các nơi trong và ngoài tỉnh. Tại đây, ngoài được điều trị cai nghiện, học viên còn được theo học các lớp dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, rèn luyện thể thao… Mỗi năm tết đến xuân về, các cán bộ công tác tại trung tâm lại cùng với các học viên chuẩn bị để đón tết, tạo không khí ấm cúng như một gia đình lớn.

Ông Dương Đức Thành - Giám đốc Trung tâm cho biết: “Năm nào cũng vậy, sau khi tham khảo ý kiến phụ huynh, trung tâm đều cố gắng tổ chức cho các học viên vui xuân, để các học viên xem đây như là

ngôi nhà chung của mình, nơi để học tập, rèn luyện chứ không phải để cải tạo”.

Ngoài tăng thời gian cho thân nhân và học viên gặp gỡ, thăm hỏi lên 5 ngày/tuần (bắt đầu từ 29 âm lịch), trung tâm còn tổ chức các phiên chợ tết. Đó là những gian hàng vui chơi miễn phí, những gánh hàng tết với các món ăn truyền thống của ngày

tết… Trước đó, trung tâm cũng tổ chức nhiều hoạt động như thi đua đặc biệt tăng điểm số, gói bánh chưng, bánh tét, giao lưu văn nghệ, đón giao thừa…

Anh Lê Quốc Cường - Trưởng Phòng Nghiệp vụ của Trung tâm chia sẻ: Vui nhất là đêm giao thừa, các học viên chẳng ai bảo ai trở nên rất đoàn kết, cùng đón giao thừa, cùng rủ nhau thức canh nồi bánh chưng, tâm sự, bộc bạch hết với nhau những nỗi lòng như người thân trong gia đình. Sáng mùng 1 Tết, học viên nào cũng ăn mặc chỉnh tề, ra chúc tết lẫn nhau, chúc tết các cán bộ làm việc tại trung tâm, rất tình cảm và thân thiện.

Xuân tái sinhTay bồng đứa con nhỏ vừa tròn 3 tuổi,

cô N.T. Hoa (Lâm Hà), tâm sự: “Năm nay là tết đầu tiên ba nó xa gia đình. Vào đây cũng hơn 11 tháng rồi, tháng nào tôi cũng vào thăm con trai. Bây giờ thấy sức khỏe và cả tinh thần của con tôi đều rất tốt, mong mỏi sao năm mới nó sẽ làm lại cuộc đời mới”. Đó có lẽ không phải tâm trạng của riêng cô Hoa mà còn là nỗi lòng chung của hơn hai mươi người cùng chung chuyến xe hôm ấy. Họ là những người vợ, người mẹ, người cha đang ngày đêm mong mỏi người thân từ bỏ được “cái chết trắng” để trở về xây cuộc đời mới.

Trong nghẹn ngào, M.A.Tuấn (Bảo Lộc), kể: “Gần tết nhớ nhà lắm, mọi năm giờ này là đã lo chuẩn bị tết rồi, nhưng vào đây rồi mới quý hơn những giờ phút ấy. Mình đã lầm lỡ, vào đây là cơ hội để rèn luyện, làm lại chính cuộc đời của mình. Mình đang nỗ lực còn là để không phụ lòng mong mỏi, hy vọng của người thân”. Ấy có lẽ cũng là tâm trạng, quyết tâm chung của hơn 300 học viên đang chữa bệnh tại đây. Rồi mai này, bước ra khỏi cánh cửa của trung tâm, họ sẽ trở thành những con người mới, xây dựng những cuộc đời mới mà ở đó những mùa xuân mới sẽ đầy ắp niềm vui, hạnh phúc mới.

Chiếc xe lại rời trung tâm chở những người thân trở về, một cơn gió lùa qua cửa kính mang theo khí se se lạnh của những ngày cuối Đông. Trong xe, những tiếng cười giòn giã hòa trong những câu chuyện hỏi han chia sẻ, những thân nhân học viên trên xe như gần nhau hơn, ấm lòng hơn khi thấy sự quyết tâm nỗ lực của con, chồng, vợ mình. Làm sao mà không ấm cho được khi họ đang có một niềm tin rằng, ngày mai xuân đến sẽ mang những tia nắng ấm chiếu rọi khắp muôn nơi, mầm xuân xanh tươi sẽ tái sinh cho họ những người con mới.ª

Taát nieân Ngaøy 27 - 1 - 2014

... Bằng những nét bút rồng bay phượng múa, ông đồ viết những bức thư pháp thiêng ấy để người xin chữ mang về để ở nơi trang trọng với bao hy vọng và mong ước tốt lành cho một năm mới đã về.

Chiều ngày mùng Ba tết, gia đình làm lễ tiễn tổ tiên trở về lại thế giới bên kia. Người ta sống rất “thiện”, lịch sự, lễ phép, tôn trọng trên dưới, vì tổ tiên, ông bà cũng cùng về dự tết với con cháu. Đó là cuộc sống vừa “tâm linh” vừa “thực tại”. Trong những ngày tết, người ta khuyên không đánh nhau, cãi nhau, xóa bỏ mọi hận thù, xích mích. Những người nghèo được bà con anh em xung quanh giúp đỡ để cũng có tết. Những người hành khất chỉ cần đứng gần cửa một gia đình rồi nói vài lời chúc tết may mắn là đã được mọi người trong gia đình mang ra cho bánh chưng, xôi, thịt. Vì thế “cực chẳng đã” mới có câu: “Nghèo đói chẳng lo ba ngày tết - giàu sang rộng mở tấm lòng thương”.

Ngày mùng Bảy tháng Giêng, là ngày hạ cây nêu, mọi người tụ tập gặp

nhau ở các nơi như đền, chùa, đình, các bãi rộng là những nơi thường tổ chức những cuộc vui xuân, tế lễ, rước xách, hát chèo hoặc dân ca truyền thống từng vùng, miền, chơi đu tiên vv… Những ngày tết khép lại, đồng thời lại mở ra mùa lễ hội làng, chùa, đình tưng bừng kéo dài cả tháng sau đó.

Trong những ngày tết, người Việt sống với bốn chữ: Thiện, Khiết, Hòa, Vọng. Có nghĩa là: lương thiện, trong sạch, đẹp đẽ, hòa hợp và hy vọng. Người Việt Nam tin rằng những ngày tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Như vậy, Tết Nguyên đán là một sinh hoạt văn hóa vừa lưu giữ những giá trị truyền thống vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại. Trong ngày tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên đán mãi là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.ª

Tết Nguyên đán... (TIẾP TRANG 16)

Page 15: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

ª Liên hoan Văn hóa cồng chiêng lần thứ VII: Trẻ hóa đội ngũ nghệ nhân

Liên hoan Văn hóa cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng được tổ chức mỗi năm một lần và được tổ chức luân phiên tại địa bàn các huyện. Năm 2013, Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Lâm Đồng lần thứ VII được huyện Cát Tiên đăng cai với chủ đề “Tuổi trẻ với văn hóa cồng chiêng” đã quy tụ được hơn 300 nghệ nhân người dân tộc thiểu số của 12 đội chiêng đến từ tất cả các huyện và thành phố trong cả tỉnh (khai mạc ngày 26/4). Hạt nhân của chủ đề tại liên hoan văn hóa cồng chiêng lần này đã được các nhà tổ chức chọn lựa là nghệ thuật dân gian cồng chiêng trong văn hóa Mạ - tộc người thiểu số chủ nhân của vùng thánh địa Cát Tiên bên sông Đồng Nai đầy trầm tích. Chiêng Mạ là một trong 3 loại chiêng đại diện cho Lâm Đồng (cùng với chiêng Cơho và chiêng Churu) góp phần làm nên không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Chi phối bởi chủ đề “Tuổi trẻ với văn hóa cồng chiêng” nên tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Lâm Đồng lần thứ VII được tổ chức tại Cát Tiên hồi tháng 4/2013, không những các đội chiêng đã tự “trẻ hóa” đội ngũ nghệ nhân (có đến 2/3 nghệ nhân các đội tuổi chỉ từ 16 - 30) mà những nghệ nhân trẻ tuổi này cũng đã được trang bị một vốn kiến thức khá “dày” về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và cồng chiêng Nam Tây Nguyên nói riêng (đặc biệt là văn hóa cồng chiêng người Mạ) để có thể trả lời mọi câu hỏi của Ban Giám khảo cuộc thi Kiến thức văn hóa cồng chiêng trong khuôn khổ Liên hoan.

ª Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương: Tâm thành hướng về nguồn cội

Năm 2013, lễ Giỗ tổ Hùng Vương rơi vào hai ngày 18 và 19/4 dương lịch (19/4 là mùng 10 tháng 3 âm lịch). Điều thuận lợi là lễ giỗ tổ vua Hùng vừa rồi, hoạt động văn hóa truyền thống tiêu biểu có từ lâu đời này của người Việt đã được Nhà nước công nhận là quốc lễ và đồng ý cho phép các địa phương có đền thờ vua Hùng được tổ chức lễ vọng hằng năm. Hơn thế, năm 2013, Lâm Đồng cùng với cả nước tổ chức lễ giỗ tổ vua Hùng trong bối cảnh UNESCO vừa công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cũng như mọi năm, năm 2013, lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương ở Lâm Đồng được Sở VH-TT-DL Lâm Đồng phối hợp với Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Đà Lạt tổ chức tại đền thờ Âu Lạc thuộc khu du lịch thác Prenn (Đà Lạt) với sự tham dự của hàng vạn du khách và khách thập phương đến từ khắp mọi miền đất nước. Tại đây, về phần lễ, các hoạt động chính đã được tổ chức, đáng chú ý là lễ cáo yết, tế lễ truyền thống, dâng hương quốc tổ Lạc Long Quân, đám rước lễ vật dâng cúng... Bên cạnh lễ, cũng trong khuôn khổ lễ hội, phần hội là các hoạt động hội thi trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật dân gian, hội thi ẩm thực dân gian... đã thu hút được đông đảo du khách.

ª Liên hoan gia đình nghệ thuật Lâm Đồng lần thứ nhất: Sắc màu hạnh phúc

“Sắc màu hạnh phúc” là chủ đề của liên

7 sự kiện văn hóa Lâm Đồng năm 2013

ª KHẮC DŨNG

hoan Gia đình nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng lần thứ nhất do Sở VH-TT-DL Lâm Đồng phối hợp với Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng tổ chức nhân ngày Gia đình Việt Nam (28/6) đã diễn ra vào ngày 27/6 tại Đà Lạt với sự tham gia của 150 diễn viên thuộc 10 gia đình tiêu biểu đến từ các huyện, thành trong tỉnh. Như tên gọi của liên hoan - “gia đình nghệ thuật”, 150 thành viên của 10 gia đình này là những diễn viên tuy không chuyên nhưng có khả năng làm nghệ thuật như ca hát, múa, sử dụng nhạc cụ, diễn kịch... để trình bày những tác phẩm nghệ thuật theo các loại hình đã chọn. Điều đáng nói nữa, không chỉ là những diễn viên mà những hạt nhân của các gia đình đến với liên hoan còn phải trình bày, thể hiện những tác phẩm nghệ thuật theo đúng chủ đề về gia đình đã được các nhà tổ chức chọn là “sắc màu hạnh phúc”. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, liên hoan gia đình nghệ thuật lần thứ nhất này của tỉnh Lâm Đồng không những chứng tỏ khả năng làm nghệ thuật của các diễn viên là thành viên các gia đình, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ, mà qua đó còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng nếp sống văn hóa cao của “tế bào xã hội”, thúc đẩy các phong trào thi đua phát triển, xây dựng bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...

ª Lễ hội mùa hè: Nhịp điệu phố núiMột trong những sự kiện văn hóa

đáng chú ý ở Lâm Đồng hồi cuối tháng 7 vừa qua là “Lễ hội mùa hè 2013” có chủ đề “Phố núi mùa hè” được tổ chức tại khu Hòa Bình, Đà Lạt. Có thể nói, bởi tính chất của sự kiện nên “Lễ hội mùa hè 2013” đã thu hút sự chú ý và sự tự giác tham gia của hàng ngàn bạn trẻ - đối tượng chính của các hoạt động tại “Lễ hội mùa hè 2013”: Không gian nghệ thuật đường phố, đường ảnh nghệ thuật, hội thi người Đà Lạt thanh lịch...; sân khấu hiphop, rượu vang - rock - DJ, ẩm thực teen...; ảo thuật đường phố, biểu diễn khí công, tâng bóng nghệ thuật, thời trang dã ngoại... Theo Ban Tổ chức, “Lễ hội mùa hè 2013” với chủ đề “Phố núi mùa hè” không chỉ tạo sân chơi lành mạnh cho tuổi trẻ trong dịp hè mà còn là đợt “tập dợt” cho chương trình “Đêm hội đường phố” nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch 2013 được tổ chức tại Đà Lạt trong các ngày 27 - 31/12/2013.

ª Triển lãm tư liệu về Hoàng Sa vàTrường Sa: Giáo dục lòng yêu nước

Triển lãm do Sở VH-TT-DL Lâm Đồng phối hợp với Sở VH-TT-DL Khánh Hòa

bản đồ và các thư tịch có giá trị cao về mặt lịch sử, những châu bản và ghi chép cổ được trưng bày tại triển lãm còn có giá trị khẳng định cao hơn nữa về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Cùng đó, nguồn tư liệu này còn là minh chứng về sự quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách chặt chẽ của Việt Nam từ trước đến nay. Đặc biệt, triển lãm còn trưng bày 4 cuốn atlas Trung Quốc địa đồ và Trung Quốc bưu chính dư đồ do nhà nước Trung Quốc ấn hành trong những năm 1908, 1917, 1919 và 1933 rất có giá trị về mặt lãnh thổ quốc gia: Cả 4 ấn phẩm cho thấy biên giới cực nam Trung Quốc không bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

ª Tuần lễ pháp tại Đà Lạt: Tăng cường mối quan hệ hữu nghị

Tuần lễ Pháp tại Đà Lạt đã diễn ra trong các ngày từ 9 - 15/12 do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa Pháp. Tuần lễ Pháp tại Đà Lạt được mở đầu với triển lãm “Đà Lạt, lịch sử hình thành và phát triển qua bản đồ” do Trường Viễn đông Bác cổ thực hiện. Cùng với triển lãm, đêm 11/12 tại khu Hòa Bình (Đà Lạt) còn diễn ra buổi tọa đàm với nhà văn người Pháp Patrick Deville cùng buổi ra mắt toàn quốc bản tiếng Việt cuốn tiểu thuyết “Yersin: Dịch hạch và thổ tả” tôn vinh người có công lớn trong việc đề xuất thành lập trung tâm nghỉ dưỡng Đà Lạt cách nay 120 năm - nhà thám hiểm, bác sỹ Alexandre Yersin - của nhà văn. Cũng trong khuôn khổ Tuần lễ Pháp tại

Đà Lạt còn có Festival phim Pháp được tổ chức trong hai ngày 9 và 10/12 tại Đà Lạt. Và, trước chương trình ánh sáng nghệ thuật “Tầm nhìn chéo” vào đêm 15/12 do các nghệ sỹ Pháp phối hợp với các nghệ sỹ Việt Nam đảm trách để kết thúc Tuần lễ Pháp tại Đà Lạt, tại siêu thị BigC Đà Lạt vào ngày 12/12 cũng đã diễn ra triển lãm ảnh nghệ thuật “Thành phố ban đêm” của nghệ sỹ nhiếp ảnh người Pháp Sébastien Laval.

ª Tuần Văn hóa - Du lịch 2013: Tỏa sáng đại ngàn Tây Nguyên

Tuần Văn hóa - Du lịch 2013 được diễn ra trong các ngày từ 27 - 31/12 tại Đà Lạt được xem là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội tiêu biểu của Lâm Đồng. Sự kiện có quy mô quốc gia và tầm quốc tế “Tuần Văn hóa - Du lịch 2013” này nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá hình ảnh thiên nhiên và con người Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng - Đà Lạt nói riêng với bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế. Sự kiện này còn được xác định: “Là cơ hội để Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung củng cố, hoàn chỉnh cơ ở hạ tầng du lịch; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về phát triển du lịch; tận dụng, phát huy thế mạnh của vùng đất đầy tiềm năng kinh tế, giàu bản sắc văn hóa, thúc đẩy du lịch nói riêng và kinh tế, xã hội nói chung phát triển...”. Tuần Văn hóa - Du lịch 2013 là sự kiện “ba trong một”: Công bố Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, Festival hoa Đà Lạt lần thứ V và Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Tuần Văn hóa - Du lịch 2013 bao gồm 9 chương trình chính và 10 chương trình hưởng ứng; trong đó, 9 chương trình chính là: Triển lãm hoa Đà Lạt và sinh vật cảnh, Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch 2013, Đêm phố Hòa Bình, Tọa đàm về hoa Đà Lạt và du lịch, Carnaval hoa Đà Lạt 2013, Triển lãm tour du lịch Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, Đêm nghệ thuật Tây Nguyên, Đêm hội 120 năm Đà Lạt và Đêm hội tụ sắc hoa Đà Lạt.ª

tổ chức tại Đà Lạt từ 26/8 - 14/9 với hơn 100 bản đồ, hình ảnh và văn bản về Hoàng Sa và Trường Sa đã được trưng bày. Đây là nguồn tư liệu được tập hợp từ các nhà nghiên cứu, sưu tầm, các kho lưu trữ... trong nước và cả nước ngoài đã được công bố từ trước đến nay. Cùng với nguồn

15 Taát nieân NGAØY 27 - 1 - 2014

°Ảnh: THỤY TRANG

Page 16: Gặp mặt 200 kiều bào Giám mục Giáo phận Đà Lạt đến về Lâm ...baolamdong.vn/upload/others/201401/8323_so_tat_nien.pdf · ° Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn

16

T ết Nguyên đán từ cổ xưa đã thành nền nếp, mang bản sắc riêng độc đáo của dân tộc Việt Nam. Từ ngày 23 tháng Chạp là ngày ông

Táo lên chầu trời, người ta đã tưng bừng sắm sửa, chuẩn bị đón tết cổ truyền. Chiều ngày 28 tháng Chạp, nhiều gia đình đi thăm mộ để tỏ lòng biết ơn và thương nhớ những người thân đã khuất. Ngày tết ở các chùa, đình làng và đôi khi ngay trước cửa nhà, người ta trồng một cây nêu cao vút. Cây nêu là một thân tre cao, trên có treo một ngọn cờ ngũ sắc tượng trưng cho Ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (kim tương ứng với trắng, mộc tương ứng xanh, thủy tương ứng đen, hỏa tương ứng đỏ, thổ tương ứng vàng). Xen kẽ giữa những dải lụa ngũ sắc là những chiếc khánh làm bằng nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, kim loại, đất nung, sành), những chiếc khánh này gặp gió thổi thì đung đưa tạo nên tiếng lanh canh nghe rất vui tai. Cây nêu thường được dựng đến mùng 7 tết thì người ta làm lễ cúng trời đất, còn gọi là lễ Khai hạ và hạ nêu xuống. Lễ này chính thức chấm dứt tết.

Nói chung, Tết những năm xưa được gói gọn trong đôi câu đối:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏCây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”Bánh chưng thường được gói trước tết

vài ngày. Bên giếng làng, giếng nhà, bến sông, mọi người nhộn nhịp rửa lá, rửa thịt, đãi gạo đỗ. Đó là loại bánh không thể thiếu trong ba ngày tết có ý nghĩa biểu trưng cho cả bốn mùa, trời đất, âm dương ngũ hành. Đặc biệt là trên bàn thờ mỗi gia đình không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả có vị trí và ý nghĩa quan trọng nhất trong ngày Tết Nguyên đán Việt Nam. Mâm ngũ quả gồm năm loại quả có hạt, múi và hình dáng lạ, nói lên sự tái sinh và sinh sôi bất tử. Ngũ quả truyền thống gồm: quả Phật thủ có hình tượng bàn tay Phật, là sự tập trung tinh thần, sự chế ngự thiêng liêng; nải chuối tượng trưng cho sự vững chãi ổn định, nâng đỡ tất cả; quả bưởi là hình quả đất, là sự tròn đầy; quả hồng là sự tỏa sáng, cân bằng tinh thần; quả cam tượng trưng cho sự phồn sinh thực… Để tăng thêm tính thẩm mỹ, các loại quả thường còn giữ trên mình một cành nhỏ có chừng 1 hoặc 2 cánh lá. Sau này, người ta bày thêm vào mâm ngũ quả những loại quả khác sẵn có ở các địa phương như: cành táo, cành sung, vả, khế, ổi, quýt, dưa hấu… Mâm ngũ quả trở nên đầy đặn, phong phú mà nhiều màu sắc hơn. Mâm ngũ quả miền Nam có bày thêm mãng cầu (na), dứa, xoài… Mỗi loại quả đều có dáng vẻ và màu sắc riêng,

nhưng khi hợp lại nó thể hiện sự cầu mong những điều tốt đẹp nhất của mỗi một gia đình Việt Nam trong năm mới. Trong khói hương ngào ngạt ngày tết, mâm ngũ quả đã đi vào lòng người một cách lặng lẽ và trang nghiêm.

Chiều 30 tết, mọi việc như dọn dẹp bàn thờ, quét tước nhà cửa được hoàn tất cùng với việc chế biến xong các món ăn truyền thống ngày tết; trên bàn thờ có mâm ngũ quả, tùy theo cách chọn vị trí thích hợp, mỗi nhà đều chưng cành đào hoặc mai và một số loại hoa quý… cột nhà có đôi câu đối giấy đỏ chữ đen, dán tranh tết… Ngày tết là ngày tụ họp gia đình, những thành viên đi xa cũng cố gắng kịp trở về trước đêm giao thừa. Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên ngày tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên. Từ đây cho đến hết tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết.

Trong buổi chiều tối 30 tết, cùng với việc chuẩn bị bữa cơm tất niên, đón giao thừa, người ta thường có lễ tắm tất niên bằng nước ấm có hương thơm của cành rau mùi hoặc hương nhu. Sau đó cả nhà quây quần sum họp bên mâm cơm tất niên. Đúng 12 giờ đêm là giờ Tý, mọi nhà trên khắp quê hương, đều đón mừng năm mới, thắp đèn hương cúng ông bà, ông vải, người thân đã khuất, ở ngoài sân cũng có bàn thờ cúng trời đất. Trong giờ khắc thiêng liêng, mọi người rủ nhau đi ra đường, có khi tới chùa, đình thắp hương nguyện cầu những điều tốt lành, có khi chỉ là đi dạo giữa thiên nhiên, cảnh vật đất trời để tận hưởng không khí xuân tươi mát. Đi ra khỏi nhà trong đêm giao thừa được gọi là đi “xuất hành”. Khi trở về nhà, người ta thường ngắt lấy một cành lá, một nhánh lộc nhỏ, tục lễ gọi là “hái lộc xuân”.

Sáng mùng Một, các chủ gia đình đến lễ tổ tại nhà thờ họ, “mừng tuổi” cho người trông nom nhà thờ họ. Trong các gia đình, con cháu trong nhà tỏ lòng hiếu thảo qua việc chúc thọ mừng tuổi ông bà, cha mẹ và trẻ nhỏ sẽ được nhận tiền lì xì và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt trong năm mới. Với bề dày văn hiến và bản sắc riêng của dân tộc, người Việt Nam còn có tục xin chữ trong những ngày đầu năm mới. Trong những ngày tết và những ngày sau đó, các ông đồ hay chữ, đức độ thường bày sẵn mực tàu giấy điều đỏ, mọi người tới xin ông viết cho những chữ có ý nghĩa như: Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, An, Khánh, Cát tường, Như ý...

Tết Nguyên đánMột nét văn hóa Việt Nam

ª KIỀU THỊ NINH

° Hoa mai đón tết - Ảnh: THANH TOÀN

GIAÙ4.000ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN THANH ÑAÏM ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Taát nieân Ngaøy 27 - 1 - 2014

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG

GIẢI THỂ DOANH NGHIỆPCÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HỢP LỰC được thành lập theo Giấy chứng nhận

Đăng ký Kinh doanh lần đầu ngày 5/6/2002, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 18/12/2009.- Mã số thuế: 5800 356660- Trụ sở chính: Số 77, Xuân An, phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng- ĐT: 0633 835955- Ngành nghề KD: Xây dựng các công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông. Sửa

chữa và trang trí nội thất. Tư vấn khảo sát xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng công trình xây dựng.

- Vì lý do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm công việc làm nên doanh nghiệp đã có công văn xin tạm ngưng hoạt động từ ngày 1/1/2012. Nay căn cứ vào Điều 158 của Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005 về thủ tục giải thể doanh nghiệp, Công ty TNHH Xây dựng Hợp Lực quyết định giải thể doanh nghiệp, đóng cửa mã số thuế và giấy chứng nhận Đăng ký Mã số thuế của doanh nghiệp được thu hồi.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ MINH TÂN ĐÀ LẠT- Địa chỉ trụ sở chính: Số 5D, Hoàng Hoa Thám, P 10, Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.- Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: 5801151779ª Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp như sau:- Quyết định giải thể số: 01/2014/QĐ ngày 16/01/2014- Lý do giải thể: Kinh doanh không hiệu quả.- Doanh nghiệp cam kết đã hoàn thành các khoản nợ, nghĩa vụ thuế, tài sản và hoàn

toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung thông báo này.

Thông báo thay đổi trụ sở Văn phòng Công chứng Minh Tâm- Địa chỉ trụ sở mới: 53, Phạm Ngũ Lão, phường 3, Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng- Điện thoại: (0633) 755 063 - Fax: (0633) 816 016- Công chứng viên: Nguyễn Thị Lệ My- Chức vụ: Trưởng Văn phòng- Giấy Đăng ký kinh doanh số 01/TP-ĐKHĐ do Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cấp ngày

06/01/2014.- Ngày bắt đầu hoạt động tại trụ sở mới: 27/1/2014

(XEM TIẾP TRANG 14)

16