Giáo trình XÃ H -...

20
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC Chủ biên: TS. NGUYỄN THẾ PHÁN Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Transcript of Giáo trình XÃ H -...

Page 1: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC

Chủ biên: TS. NGUYỄN THẾ PHÁN

Giáo trình

XÃ HỘI HỌC

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Page 2: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC

Chủ biên: TS. NGUYỄN THẾ PHÁN

Giáo trình

XÃ HỘI HỌC

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2002

Page 3: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

3

Lời nói đầu

Xã hội học là môn khoa học độc lập trong hệ thống các môn khoa học xã hội.

Ở nước ta, mặc dù khoa học xã hội học còn khá non trẻ nhưng trong mấy chục năm

qua, những tri thức khoa học và những nghiên cứu xã hội học đã góp phần đáng kể

vào việc đào tạo nguồn nhân lực, vào việc hoạch định những chính sách phát triển

kinh tế - xã hội đất nước. Môn học xã hội học không chỉ được nghiên cứu và giảng

dạy tại nhiều trường đại học và cao đẳng trong cả nước, đặc biệt là ở trường thuộc

khối khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, tài chính… mà còn được sự quan tâm

của nhiều nhà lãnh đạo, của các nhà quản lý kinh tế - xã hội, của những người hoạt

động trong các lĩnh vực đoàn thể: công đoàn, thanh niên, phụ nữ… Công cuộc đổi

mới, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đang đặt ra

nhiều vấn đề xã hội phức tạp, đòi hỏi phải có nhận thức đúng và cách giải quyết

hữu hiệu, trong đó, không thể thiếu những tri thức xã hội học.

Đại học Kinh tế quốc dân là một trong những trường thuộc khối kinh tế đã

sớm đưa môn xã hội học vào giảng dạy. Năm 1994, Nhà trường đã xuất bản cuốn

giáo trình “Tâm lý học và xã hội học đại cương” và tài liệu đó đã góp phần không

nhỏ vào việc đào tạo của trường. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, Nhà trường đã

biên soạn và cho ra mắt cuốn giáo trình mới “Xã hội học”. Đây là kết quả nghiên

cứu, giảng dạy, biên soạn của tập thể cán bộ giảng dạy bộ môn Xã hội học và do TS.

Nguyễn Thế Phán, chủ biên bộ môn làm chủ biên. Các tác giả tham gia biên soạn.

- TS. Nguyễn Thế Phán: chương I và chương VII

- GVC. Lê Quốc Thụ: chương II và chương III

- ThS. Lương Văn Úc: chương IV và chương VI

- ThS. Nguyễn Thị Bích: chương V

- PGS, TS. Nguyễn Cao Thường: chương VIII

- ThS. Trần Thị Kim Thanh: chương IX

Page 4: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

4

Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã được sự quan tâm, giúp đỡ

và đóng góp ý kiến của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường. Chúng

tôi xin trân trọng cảm ơn PGS, TS. Trịnh Duy Luân - Viện trưởng Viện Xã hội học

cùng một số nhà khoa học của Viện Xã hội học.

Cuốn giáo trình này là tài liệu chính thức cho việc giảng dạy và học tập của

sinh viên các hệ: chính quy, văn bằng hai và tại chức thuộc trường Đại học Kinh tế

Quốc dân.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi để giáo trình ngày càng hoàn

thiện hơn.

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

GS.TS. Nguyễn Đình Hương

Page 5: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

5

Chương I

KHÁI LƯỢC VỀ XÃ HỘI HỌC

I. XÃ HỘI HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

1. Khái quát chung về xã hội

Xã hội là một thuật ngữ rất thông dụng dùng để chỉ một tập hợp người có

những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều

quan niệm khác nhau về xã hội. Có những quan niệm về xã hội xét theo mặt không

gian và nói chung gắn liền với quốc gia. Cũng có khi người ta phân biệt các xã hội

khác nhau trong cùng một quốc gia: xã hội thượng lưu, xã hội bình dân (cách gọi

mô phỏng để chỉ các tầng lớp khác nhau trong một xã hội). Lại có những quan

điểm xã hội xét theo mặt thời gian (theo những biến đổi lịch sử): xã hội nguyên

thủy, xã hội truyền thống, xã hội hiện đại… Ngoài ra còn có những quan điểm về

xã hội dựa vào trình độ lực lượng sản xuất: xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp,

xã hội hậu công nghiệp; hay dựa vào sự tiến hóa của lịch sử: xã hội hoang dã, xã

hội dã man, xã hội văn minh (Lewis Morgan) hoặc: bầy đàn, thị tộc, bộ lạc, bộ tộc,

dân tộc (Emile Durkheim) hoặc lấy tôn giáo làm tiêu chí: xã hội Kito giáo, xã hội

Hồi giáo, xã hội Khổng giáo… Gần đây các nhà xã hội học đang hướng vào việc

lấy văn hóa, văn minh làm tiêu chí kết hợp với những tiêu chí quốc gia…

Mặc dù vậy, quan niệm trùng hợp giữa xã hội với quốc gia vẫn là quan niệm

được sử dụng phổ biến, bởi lẽ bất cứ một tập hợp xã hội nào cũng đều có Nhà nước

của mình với tư cách là người quản lý và điều tiết mọi người hoạt động và quan hệ

xã hội. Do đó có thể tạm thời thống nhất định nghĩa xã hội như sau: xã hội là một

hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người có đời sống kinh tế, chính

trị, văn hóa chung cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển nhất

định của lịch sử.

Page 6: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

6

Như vậy, nói đến xã hội là phải nói đến những hoạt động và những quan hệ

xã hội. Các hoạt động của con người bao gồm: hoạt động lao động, bảo đảm an

ninh trong môi trường đối ngoại. Hoạt động lao động bao gồm: hoạt động sản xuất

của cải vật chất và phi vật chất, hoạt động tái sản xuất xã hội, hoạt động quản lý xã

hội và các hoạt động giao tiếp. Hoạt động an ninh trong môi trường đối ngoại bao

gồm các quan hệ giữa cộng đồng xã hội này với cộng đồng xã hội khác. Như vậy,

các hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, các hoạt động quản lý kinh tế nói

chung là một bộ phận cấu thành trong hoạt động chung của con người, nó chịu sự

tác động của con người và những mặt khác cũng chịu sự tác động của xã hội. Quan

hệ xã hội là quan hệ giữa người với người trong xã hội, được thiết lập trong quá

trình cùng nhau hoạt động vật chất và tinh thần. Quan hệ xã hội luôn là những vấn

đề hết sức phức tạp bởi lẽ bản thân con người đã là những thực thể rất phức tạp.

Trong quá trình tồn tại của mình, con người tác động qua lại lẫn nhau theo chiều

hướng, cách thức, mức độ… tùy thuộc vào bản ngã của mỗi con người, tùy thuộc

vào những ràng buộc xã hội, tri thức, kinh nghiệm sống, quan niệm sống của mỗi

người… Có thể nói rằng xã hội là một hệ thống, một thể thống nhất biện chứng của

nhiều mặt, nhiều yếu tố, nhiều bộ phận và trên nhiều phương diện. Vì thế, nghiên

cứu xã hội là vấn đề cần thiết song rất phức tạp.

2. Lịch sử phát triển của xã hội học

Con người thường có nguyện vọng tự nhiên là tìm hiểu và suy ngẫm về xã

hội mà trong đó họ đang sống, cũng như về xã hội trước đây và xã hội trong tương

lai; muốn nhận thức và giải thích bản chất của sự vận động và phát triển của mỗi

xã hội. Điều đó đã dẫn đến sự ra đời của nhiều môn khoa học xã hội, trong đó có

môn Xã hội học.

Quá trình nghiên cứu xã hội đã được các nhà khoa học tiến hành từ rất lâu.

Lúc đầu, các ý niệm về xã hội, những lý giải về xã hội đều gắn liền với triết học và

cho rằng xã hội học là một thứ triết học về mặt xã hội, trong đó chủ yếu đề cập đến

Page 7: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

7

những tiêu chuẩn tổ chức về mặt xã hội phục vụ cho các giai cấp và tầng lớp thống

trị. Điều đó được thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng, các triết gia cổ đại

và cận đại cả Đông lẫn Tây. Ở Phương Đông có Quản Trọng, Khổng Tử, Mạnh Tử,

Tuân Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử…, ở Phương Tây có Platon, Aristote… và sang

thời Phục hưng có Thoms Hobbes (1588 - 1679), Juhn Locke (1632 - 1704)… Có

thể đưa ra một vài quan điểm sau:

- Theo Quản Trọng (683 - 640 tr.CN), muốn dân giàu nước mạnh phải sử

dụng 5 hoạt động cơ bản sau: Quan hệ đối ngoại, chú ý phát triển sản xuất, củng cố

các lực lượng vũ trang, thi hành luật pháp và chỉnh đốn các khuyết tật xã hội.

- Theo Khổng Tử (551 - 478 tr.CN) thì con người ta cần phải có nhân và

nhân phải gắn liền với lễ. Nhân và lễ gắn bó với nhau như hình với bóng và chuẩn

đích tối cao trên con đường hoàn thiện phẩm cách của một nho sĩ - quân tử. Về mặt

chính trị - xã hội, để ổn định trật tự xã hội và thuần hoá dân chúng, Khổng Tử chủ

trương đức trị và lễ giáo. Về dùng người, bên cạnh truyền thống thân nhân (thân

yêu, tin cẩn, cùng huyết thống, dòng họ), Khổng Tử chủ trương tôn hiền (tôn trọng

người đức độ), nhiệm năng (giao nhiệm vụ cho người có đủ khả năng) và cử trực

(tiến cử, cất nhắc người ngay thẳng)…

- Theo Mạnh Tử (371 - 238 tr.CN): Bản chất con người là thiện (Nhân chi sơ

tính bản thiện). Vì vậy, muốn xây dựng xã hội phải chăm lo đời sống cho dân

(thuyết nhân chính); phải lập ra trong xã hội toàn những người tốt và con người

phải được bình đẳng với nhau. Nhìn chung, ông quan tâm các vấn đề tâm, tính,

thiên, mệnh và tính thiện và ông còn làm rõ thêm chữ nghĩa, nghĩa nhân…

- Theo Tuân Tử (298 - 238 tr.CN): Muốn quản lý được xã hội phải khởi

xướng ra lễ nghĩa và chế định ra pháp lệnh để uốn nắn con người. Theo ông, để

quản lý xã hội không chỉ bằng vị đức mà phải cả bằng vị pháp. Ông đại diện cho

trường phái “pháp trị” của Trung Quốc thời bấy giờ. Tuy nhiên, người đời vẫn cho

Page 8: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

8

ông là “bên ngoài thi nho, bên trong thì pháp” hay “bên ngoài là lễ, bên trong là

pháp”…

- Aristote (384 - 322 tr.CN): là một trong số những nhà tư tưởng đầu tiên bàn

về xã hội một cách có hệ thống. Chính ông đã đưa ra khái niệm con người như một

“động vật xã hội”…

Có thể coi giai đoạn từ cổ đại đến thời phục hưng là giai đoạn tiền xã hội.

Các nhà tư tưởng thời đó mới chỉ đưa ra ý tưởng, mới chỉ đặt nền móng cho xã hội

học và khi đó thuần tuý cho rằng xã hội học là một thứ triết học về xã hội.

Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, các biến động to lớn trong đời sống

kinh tế, chính trị và xã hội ở Châu Âu mới đặt ra những nhu cầu thực tiễn cần phải

có nhận thức mới về xã hội. Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ XIX, xã hội học mới

được thừa nhận là một môn khoa học độc lập. Có thể nói, người có công khai thông

môn xã hội học Auguste Comte (người Pháp, 1798 - 1857). Ông vừa là nhà toán

học, nhà vật lý học, vừa là nhà triết học, nhà xã hội học. Ông là người đầu tiên sử

dụng thuật ngữ “xã hội học” (1838), là người sáng lập ra triết học thực chứng, đồng

thời là cũng là người sáng lập ra trào lưu xã hội học thực chứng. Tiếp đến phải kể

đến nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim (1858 - 1917) với tư tưởng “sự kiện xã

hội” thay cho tâm sinh lý cá nhân. Ngoài ra, còn phải kể đến các nhà xã hội học học

khác như: Frederic Le Play (người Pháp, 1806 - 1882), Karl Mark (người Đức,

1818 - 1883), Max Weber (người Đức, 1864 - 1920)…

Sau Comte và Durkheim, xã hội học Châu Âu đã phát triển nhanh chóng,

mạnh mẽ và khẳng định là một ngành khoa học độc lập - nghiên cứu cấu trúc xã hội

như là một thực thể khoa học và trong những năm 1920 - 1930 đã hình thành trào

lưu xã hội học cấu trúc.

Tiếp đó, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của quá trình công

nghiệp hoá ở Hoa Kỳ, đồng thời sau hai cuộc đại chiến thế giới, hàng loạt vấn đề xã

hội có liên quan đến hành vi của cá nhân, nhóm xã hội đã nảy sinh, xã hội học ở

Page 9: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

9

Hoa Kỳ đã phát triển nhanh chóng theo hứng tiếp cận từ phía hành vi và hình thành

trào lưu xã hội học hành vi.

Như vậy, kể từ khi trở thành môn khoa học độc lập, xã hội học thế giới đã

phát triển nhanh chóng chủ yếu ở hai khu vực Châu Âu và Hoa Kỳ với hai cách

tiếp cận khác nhau: cấu trúc xã hội và hành vi xã hội. Tuy nhiên kể từ những năm

1960 đến nay, xã hội học thế giới đã phát triển theo hướng chung là thâm nhập vào

nhau giữa xã hội học Hoa Kỳ với xã hội học Châu Âu.

Ngay sau khi trở thành môn khoa học độc lập, xã hội học đã được giảng dạy

và nghiên cứu trong các trường phổ thông cũng như trong các trường đại học ở

Châu Âu, sớm nhất là ở Pháp, Đức rồi đến Anh. Ở các nước xã hội chủ nghĩa

(Đông Âu và Liên Xô) trước đây, xã hội học đã phát triển theo hướng lấy triết học

Mác xít làm cở sở nhận thức và kết hợp cả cấu trúc xã hội và hành vi xã hội trong

một thể thống nhất là cộng đồng xã hội.

Ở Việt Nam, xã hội học được hình thành và phát triển chậm hơn, phải đến

những năm 1970 mới trở thành môn khoa học và được đưa vào chương trình giảng

dạy của một số trường Đại học, chủ yếu là cho khối xã hội nhân văn. Viện xã hội

học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia đã thực hiện nhiều

công trình nghiên cứu xã hội học nước ngoài và trong nước. Về mặt lý luận, xã hội

học nước ta cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Chúng đã đã biên soạn

được nhiều tài liệu chuyên khảo, xuất bản được nhiều giáo trình phù hợp với nhiều

đối tượng khác nhau. Xã hội học hiện còn được giảng dạy trong cả các trường đại

học kỹ thuật… Tuy nhiên, so với thế giới và để đáp ứng yêu cầu của đất nước, của

xã hội Việt Nam trong giai đoạn đổi mới thì xã hội học Việt Nam cần phải tiếp tục

phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

3. Một số lý thuyết xã hội học

a. Lý thuyết xã hội học thực chứng

Page 10: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

10

Đây là một dạng lý thuyết cấu trúc xã hội, bao gồm nhiều quan điểm lý luận

xã hội học khác nhau và trùm lên nhiều quốc gia như: Pháp, Đức, Hoa Kỳ… Trào

lưu này gắn liện với tên tuổi của nhiều nhà xã hội học như: Auguste Comte, Emile

Durkheim, Talcott Parsons…

Lý thuyết này bắt nguồn từ triết học thực chứng do A.Comte khởi xướng,

tách xã hội học ra khỏi triết học, và đưa chúng vào quỹ đạo của khoa học tự nhiên

và gắn nó với các nguyên lý của vật lý học.

Về cấu trúc xã hội học, A.Comte cho rằng xã hội là một tổng hợp hữu cơ,

trong đó có bộ phận, yếu tố cấu thành liên kết với nhau theo luật nhân quả. Các

hiện tượng xã hội là có thật và có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm. Ông cho rằng

các hành vi xã hội của cá nhân và các thiết chế xã hội có quan hệ với nhau cũng

theo quy luật nhân quả. Do đó, cần phải lý giải các hành động không phải bằng

“tình cảm”, “động cơ”, “lý do” cá nhân riêng lẻ mà phải bằng nguyên nhân khách

quan nằm trong các thể chế xã hội.

Về động lực phát triển của xã hội. A.Comte cho rằng xã hội phát triển theo

quy luật tiến hoá của sinh vật, không cần cách mạng xã hội. Sự tiến hoá đó theo 3

giai đoạn, từ chỗ con người hoàn toàn bị tự nhiên chi phối, phụ thuộc và bất lực

trước sức mạnh của tự nhiên, tiến đến tin vào sức mạnh tuyệt đối của tôn giáo, của

các đấng tối cao và cuối cùng là sức mạnh của khoa học kỹ thuật, qua đó, con

người có thể chế ngự được tự nhiên và xây dựng các trật tự xã hội hợp lý.

Về phương pháp nghiên cứu, A.Comte cho rằng đối tượng nghiên cứu của xã

hội học là những thực thể và do đó chúng được biểu hiện thông qua các sự kiện có

thể quan sát được và nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là phải xây dựng được các giả

thuyết và chứng minh các giả thuyết đó bằng các sự kiện quan sát hoặc thực

nghiệm khoa học.

b. Thuyết đồng cảm xã hội

Page 11: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

11

Là nhà xã hội học cấu trúc - đồng cảm - chức năng, Emile Durkheim chịu

ảnh hưởng nhiều của thuyết tiến hoá sinh học và thuyết xã hội thực chứng. Ông đã

đưa ra nhiều kiến giải về trật tự xã hội, sự phát triển của chúng và mối quan hệ giữa

hành vi cá nhân với tồn tại xã hội. Dựa vào lý thuyết sinh học, ông cho rằng các đặc

tính của xã hội không thể được quy về các đặc điểm tâm sinh lý riêng của từng cá

nhân mà phải là hoạt động của các thể chế xã hội trong sự tác động qua lại giữa các

yếu tố cấu thành cơ thể xã hội hoàn chỉnh, thống nhất, một trật tự xã hội lành mạnh.

Theo ông, các giá trị xã hội, chuẩn mực, vai trò, địa vị và các yếu tố cấu tinh thần

khác tạo ra nền văn hoá xã hội và tạo thành trật tự đạo lý xã hội. Và chính trật tự đó

là nguồn gốc của các hoạt động khác, là quy luật phổ biến để duy trì trật tự xã hội

và là động lực của sự tiến hoá xã hội. Hay nói cách khác, nguồn gốc chủ yếu của sự

phục tùng là sự đồng cảm chung về các giá trị và chuẩn mực. Hành vi xã hội của cá

nhân cũng như trật tự trong xã hội chuyển đổi thành các quy luật văn hoá thông qua

quá trình xã hội hoá. Thông qua tiếp thu những quy luật văn hoá, sự động cảm xã

hội sẽ cho phép con người có thể chung sống trong trật tự. Có thể nói xã hội hoá

chính là khái niệm chủ yếu trong thuyết đồng cảm xã hội. Thông qua xã hội học

hoá, cá nhân phải chấp nhận những quy tắc, chuẩn mực và yêu cầu của xã hội, sử

dụng chúng để điều khiển hành vi của mình. Quá trình này diễn ra trong mọi hoạt

động của cá nhân và chỉ chấm dứt khi bị huỷ diệt. Xã hội hoá chính là điều kiện,

phương diện và là con đường duy nhất để cá nhân hội nhập với xã hội.

Phương pháp nghiên cứu của Emile Durkheim tuy có dựa vào quan điểm

thực chứng có tính hệ thống hơn so với A. Comte. Ông dựa trên luận điểm “sự kiện

xã hội”, đặt ra nhiệm vụ phải nghiên cứu các “sự kiện xã hội” đó và coi chúng là

những “sự vật” để quan sát và cắt nghĩa, lấy các chứng cứ thống kê thực nghiệm để

xác lập quan hệ giữa các “sự kiện”. Chẳng hạn qua thống kê quan sát hiện tượng tự

tử, ông đã kết luận nguyên nhân mang tính chất xã hội chứ không phải do tâm -

sinh lý cá nhân.

Page 12: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

12

c. Thuyết cấu trúc chức năng

Emile Durkheim vừa là người theo thuyết đồng cảm, vừa là người theo

thuyết cấu trúc chức năng. Lý thuyết này được áp dụng ở nhiều nước Tây Âu, đặc

biệt là ở Hoa Kỳ và trở thành cực điểm khi chúng gắn với tên tuổi của nhà xã hội

học Hoa Kỳ Talcott Parsons (1902 - 1979). Dựa vào lý thuyết giải phẫu và tiến hoá

sinh vật, các nhà lý thuyết chức năng đã giải thích sự tồn tại và phát triển của các

thể chế xã hội là do chức năng của nó trong việc duy trì trật tự xã hội. Họ coi một

xã hôi bình thường giống như một cơ thể lành mạnh, trong đó các thể chế các chức

năng riêng và giữa chúng có quan hệ hữu cơ, cùng hướng vào việc duy trì tính hợp

lý xã hội. Trong hệ thống đó, mọi bộ phận đều có vị trí, vai trò như nhau. Họ coi xã

hội là một hệ thống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tạo nên sự ổn định

bền vững của tổng thể. Để giải thích một thiết chế xã hội, không được tìm hiểu mục

đích của cá nhân mà phải tìm hiểu hệ thống xã hội như một tổng thể, đòi hỏi phải

thoả mãn các nhu cầu của nó.

d. Lý thuyết hành động xã hội

Max Weber - nhà xã hội học cấu trúc, thường nhấn mạnh: những thể chế xã

hội, cuối cùng được quy về hành động cá nhân nhận được từ các thể chế đó và các

hành động đều có những động cơ và mục tiêu đặc trưng. Theo ông có bốn loại động

cơ: cảm xúc, truyền thống thói quen, giá trị và mục đích trần tục. Tương ứng với

các động cơ đó là bốn loại hành động xã hội: hành động cảm xúc, hành động theo

truyền thống thói quen, hành động theo giá trị và hành động có mục đích. Ông coi

bốn loại hành động trên là phưong tiện để phân tích và giải thích được mọi hành

động của cá nhân. Bốn loại hành động đó không tách rời nhau mà luôn thâm nhập

vào nhau, do đó, trong nghiên cứu cần chú ý sự phân biệt cũng như quan hệ giữa

các loại hành động đó trong từng trường hợp cụ thể và trong nền văn hoá riêng biệt.

Về phương pháp nghiên cứu, người nghiên cứu phải phân tích, diễn giải, liên kết

Page 13: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

13

các vấn đề để hiểu và xác định được hành động của chủ thể thuộc loại nào với

những động cơ thôi thúc nào.

Tương đồng với lý thuyết hành động xã hội của Max Weber, còn có lý thuyết

tương tác xã hội của George Herbert Mead (Hoa Kỳ, 1863 - 1929); W.I.Thomas…

e. Các nguyên lý cơ bản của xã hội học macxit

Xã hội học macxit lấy triết học macxit làm cơ sử nhận thức luận. Xã hội học

macxit có một số nguyên lý cơ bản mang tính chất phương pháp luận như sau:

- Nguyên lý quyết định luận xã hội:

Thực chất của nguyên lý này là sự vận dụng những nguyên lý của triết học

duy vật biện chứng vào lĩnh vực xã hội với nguyên tắc cụ thể như: nguyên tắc vật

chất quyết định ý thức, nguyên tắc tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nguyên

tắc cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng xã hội, nguyên tắc hoạt động vật

chất quyết định hoạt động tinh thần của các chủ thể xã hội… Một mặt, xã hội học

macxit đã làm sáng tỏ sự tác động qua lại giữa con người với xã hội, khẳng định

vai trò của xã hội cũng như của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử.

Khi phân tích hoạt động của cá nhân, xã hội học macxit đã xét hoạt động của con

người trong tính toàn thể, bắt đầu từ hoạt động vật chất rồi đến hoạt động tinh thần,

đã tìm ra nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng xã hội bắt đầu từ hoạt động vật

chất và thực tiễn xã hội. Mặt khác, xã hội học macxit còn khẳng định hoạt động của

con người dù dưới bất cứ hình thức nào cũng là sáng tạo, thể hiện trí tuệ và năng

lực sáng tạo, hơn hẳn so với con vật. Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp, lao động

đã bị tha hóa và trở thành hàng hóa, là nguyên nhân và là nạn nhân của mọi bất

bình đẳng xã hội.

- Nguyên lý phát triển:

Xã hội học macxit khẳng định sự biến đổi và phát triển của xã hội có nguyên

nhân sâu xa là sự phát triển của lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất phát triển đã

dẫn đến sự thay đổi của quan hệ sản xuất cho thích ứng. Đó là quá trình vừa tiến

Page 14: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

14

hóa, vừa cách mạng phù hợp với các quy luật khách quan. Chính nguyên lý đó đã

chỉ rõ bản chất sự tồn tại và phát triển của xã hội cũng như động lực của sự phát

triển đó. Điều đó đối lập với quan điểm của các nhà xã hội học phi macxit (giải

thích sự phát triển xã hội như là quá trình tiến hoá của các yếu tố tinh thần).

- Nguyên lý tính hệ thống:

Xã hội học macxit yêu cầu khi phân tích xã hội phải coi xã hội là một hệ

thống hoàn chỉnh, đồng thời phải coi xã hội là một hệ thống tự vận hành và phát

triển. Do là hệ thống nên xã hội có một cơ cấu xã hội cụ thể, trong đó các yếu tố

cấu thành nên xã hội có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Đó là

tổng hợp những hình thức hoạt động khác nhau của con người, các quan hệ xã hội,

các hình thức cộng đồng của con người với tính ổn định, tính hoàn chỉnh và tính

quy luật. Theo đó, xã hội học macxit đã chỉ ra nguyên tắc tiếp cận việc phân tích hệ

thống xã hội đi từ trừu tượng đến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng và cuối cùng

đến cốt lõi của xã hội đó là quan hệ sản xuất xã hội và suy cho cùng phương thức

sản xuất là cái quyểt định mọi mặt và mọi quá trình của đời sống xã hội.

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC

1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học luôn là vẫn đề hết sức phức tạp. Hàng

trăm định nghĩa khác nhau về xã hội học suy cho cùng đều có thể quy về một trong

ba cách tiếp cận:

Một là, cách tiếp cận thiên về con người. Cách tiếp cận này cho rằng đối

tượng nghiên cứu của xã hội học là hành vi xã hội hay hành động xã hội của con

người. Hay nói cách khác, đó là các hành vi cá nhân, các chế hình thành các hành

vi đó bao gồm các tương tác giữa các cá nhân, sự hình động cơ và các tác nhân

hành động của nhóm. Đây chính là cách tiếp cận của trường phải xã hội học Hoa

Kỳ - xã hội học “vi mô”, khoa học về hành vi xã hội của cá nhân và nhóm. Trường

Page 15: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

15

phái này chịu ảnh hưởng của thuyết hành vi và chủ nghĩa thực dụng theo hiện

tượng luận.

Hai là, cách tiếp cận thiên về xã hội. Cách tiếp cận này thì đối tượng nghiên

cứu của xã hội học là cả xã hội loài người, đó là tính chỉnh thể của tổ chức xã hội,

tính hệ thống của xã hội trong mối quan hệ chi phối cá nhân. Các khái niệm và cách

tiếp cận này thường xuyên đề cập đến là văn hoá, thiết chế xã hội, hệ thống và cấu

trúc xã hội, các quá trình xã hội rộng lớn. Đây chính là cách tiếp cận của trường

phái xã hội học Châu Âu - xã hội học “vĩ mô” do ảnh hưởng mạnh mẽ của triết học

thực chứng và thuyết tiến hoá của Charles Darwin - người Anh (1809 - 1882).

Ba là, cách tiếp cận “tổng hợp” cả xã hội và con người. Theo cách này, xã

hội học vừa nghiên cứu hành vi con người, vừa nghiên cứu hệ thống xã hội.

Tuy nhiên, cả ba cách tiếp cận trên đều có những mặt ưu, vừa có những mặt

hạn chế của chúng bởi lẽ con người và xã hội đều là những khách thể nghiên cứu

của nhiều khoa học và như vậy là xã hội học không có đối tượng cụ thể, rõ ràng…

Như vậy, các quan niệm về đối tượng nghiên cứu của xã hội học không chỉ

khác nhau mà còn đối lập, trái ngược nhau. Điều đó đã làm nảy sinh những cuộc

tranh luận triền miên và có những lúc đã dẫn đến sự khủng hoảng về lý luận xã hội

học. Gần đây, tình hình đó đã được cải thiện khi mà các nhà xã hội học hiện đại

đưa ra và chấp nhận cách tiếp cận “tích hợp” hay “tổng hợp”. Theo cách tiếp cận

này, đối tượng nghiên cứu của xã hội học không phải chỉ là con người hay xã hội

hoặc cả con người lẫn xã hội mà là nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ, mối quan hệ

biện chứng, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau giữa một bên là con người với

tư cách là cá nhân, nhóm và một bên là xã hội vơi tư cách là hệ thống xã hội, là cơ

cấu hay cấu trúc xã hội.

Từ những phân tích trên, có thể thống nhất xã hội học là khoa học nghiên

cứu các quy luật và xu hướng của sự phát sinh, phát triển và biến đổi của các hoạt

Page 16: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

16

động xã hội, các quan hệ xã hội, tương tác giữa các chủ thể xã hội cùng các hình

thái biểu hiện của chúng.

2. Các phạm trù cơ bản của xã hội học

+ Hành động xã hội: Hành động xã hội là tất cả những hành vi và hoạt động

của con người diễn ra trong bối cảnh lịch sử xã hội nhất định, là hành vi có động

cơ, mục đích, có đối tượng, là hành động hướng tới người khác hay ngược lại, chịu

sự tác động của người khác. Đây chính là phạm trù mà Max Weber đưa ra với quan

niệm xã hội học là khoa học lý giải hành động xã hội.

+ Hoạt động xã hội: Là toàn thể hoạt động của nhóm xã hội và các thành

viên của nhóm nhằm đạt được mục đích nhu cầu về quyền lợi xã hôi. Bao gồm 6

mặt cơ bản sau: sản xuất của cải vật chất, sản xuất của cải phi vật chất (các giá trị

văn hoá tinh thần), tái sản sinh con người, các hoạt động quản lý, các hoạt động

giao tiếp, các hoạt động đối ngoại.

+ Cơ cấu xã hội (cấu trúc xã hội): Là tổng hợp các yếu tố cấu thành xã hội

trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, là một hệ thống lớn, bao gồm nhiều hệ

thống nhỏ và nhỏ dần đến đơn vị cơ bản là con người. Hay nói cách khác cơ cấu xã

hội chính là khuôn mẫu, thuộc tính của các mối quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội,

các điều kiện, hoàn cảnh và các sản phẩm mà con người đã tạo ra. Đây chính là vấn

đề mà các nhà xã hội học Châu Âu như Auguste Comte, Emile Durkheim đã đưa ra

trong lý luận của mình.

+ Quan hệ xã hội: Là quan hệ được xác lập giữa các cộng đồng xã hội và các cá

nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội khác nhau ở vị trí và chức năng đời

sống xã hội. Quan hệ xã hội bao gồm bốn mặt chủ yếu sau: quan hệ trong sản xuất

trực tiếp, quan hệ trong phân phối, quan hệ trong tiêu dùng, quan hệ trong trao đổi.

+ Chủ thể xã hội: Là các thực thế xã hội tạo ra các hoạt động xã hội. Chủ thể

xã hội có thể là cá nhân, có thể là nhóm xã hội hay cộng đồng xã hội.

Page 17: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

17

+ Thiết chế xã hội: Là các hình thức cộng đồng và hình thức tổ chức của con

người trong qúa trình tiến hành các hoạt động xã hội. Thiết chế xã hội chính là các

ràng buộc được xã hội chấp nhận và mọi cá nhân, nhóm cộng đồng và toàn thể xã

hội phải chấp nhận và tuân thủ.

+ Tương tác xã hội: Là tổ hợp các hoạt động xã hội, các quan hệ xã hội, các

chủ thể xã hội cùng các mối quan hệ ràng buộc giữa chúng và ngay trong nội tại

bản thân chúng.

III CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC

1. Chức năng của xã hội học

a. Chức năng nhận thức

Xã hội học trang bị cho các nhà nghiên cứu những tri thức khoa học về sự

phát triển của xã hội theo những quy luật vốn có của nó, chỉ ra nguồn gốc, phương

thức diễn biến và cơ chế của các quá trình phát triển xã hội, của các mối quan hệ

giữa con người và xã hội. Qua đó, xã hội học xây dựng và phát triển hệ thống lý

luận, phương pháp luận nghiên cứu. Có quan điểm cho rằng, đây là chức năng nhận

thức khoa học thuần túy để phát hiện tri thức khách quan, khoa học, chính xác bằng

hệ thống phương pháp luận, kỹ thuật và thao tác nghiên cứu khoa học để tìm ra quy

luật, lý thuyết và các vấn đề lý luận nhờ tư duy khoa học và bằng việc kiểm chứng

các sự kiện đã quan sát được. Lại có quan niệm cho rằng chức năng nhận thức của

xã hội học thể hiện ở việc giải nghĩa, hiểu biết các hiện tượng và các quá trình xã

hội. Họ coi các hiện tượng hay quá trình xã hội đều có mục đích, ý nghĩa và giá trị

nào đó đối với con người và xã hội và thông qua quan sát, miêu tả tỉ mỉ, dựa vào tư

duy logic để nhận thức chúng. Tuy nhiên, theo xã hội học macxit thì nhận thức xã

hội phải dựa vào lập trường tư tưởng và thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác

- Lênin và phải giúp con người nhận thức được đúng - sai, phải - trái và từ đó có

hành động hữu ích, thích hợp.

b. Chức năng thực tiễn

Page 18: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

18

Chức năng này thể hiện mục đích cao cả của xã hội hay con người là cải

thiện xã hội và cuộc sống của nhân loại. Thực tiễn chính là cơ sở cho sự ra đời của

lý luận, song lý luận phải trở về phục vụ thực tiễn. Ở đây, chức năng thực tiễn của

xã hội học, không chỉ đơn thuần là vận dụng các quy luật xã hội học vào hiện thực

mà còn phải nắm bắt, giải quyết đúng đắn và kịp thời những vấn đề xã hội nảy sinh

để cải thiện tình hình xã hội. Thông qua miêu tả phân tích, đánh giá thực trạng các

hiện tượng và quá trình xã hội, xã hội học phải dự báo những xu hướng vận động

của các hiện tượng hay trong quá trình đó, phải dự báo những gì xảy ra trong tương

lai, đồng thời đề xuất các giải pháp để kiểm soát, hay nói cách khác để có những

quyết sách hay quyết định quản lý xã hội thích hợp. Đến lượt nó, khi chức năng

thực tiễn được thực hiện, thì các vấn đề lý luận cũng như phương pháp luận,

phương pháp nghiên cứu cũng được cọ sát, kiểm chứng và dần hoàn thiện.

c. Chức năng tư tưởng

Đây là chức năng nảy sinh từ bản chất và vai trò của hệ tư tưởng trong hệ

thống xã hội. Chức năng tư tưởng của xã hội học biểu hiện ở vai trò cung cấp nội

dung khoa học của hệ tư tưởng, là cơ sở cho nhân sinh quan xã hội đúng đắn. Chức

năng tư tưởng của xã hội học thể hiện trên hai khía cạnh. Một là, xã hội học trang

bị cho con người nghiên cứu thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin,

bồi dưỡng tinh thần yêu nước, giáo dục ý thức về độc lập, tự do, về vai trò, trách

nhiệm của công dân trong sự nghiệp phát triển xã hội. Hai là, xã hội học giúp người

nghiên cứu hình thành và phát triển phương pháp tư duy nghiên cứu khoa học và

khả năng phê phán chống lại các quan điểm phi macxit, lợi dụng xã hội học để phủ

định vai trò của học thuyểt Mác - Lênin hay phủ định định hướng xã hội chủ nghĩa

của chúng ta, đồng thời chống lại những tư tưởng sai lầm, bảo thủ, lạc hậu trong

nhận thức lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn.

2. Nhiệm vụ của xã hội học

Xã hội học có ba nhiệm vụ cơ bản sau:

Page 19: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

19

a. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận

Nhiệm vụ hàng đầu của xã hội học là xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ

thống lý luận xã hội học, bao gồm các khái niệm, phạm trù, lý thuyết khoa học

riêng, đặc thù. Vì là khoa học non trẻ so với một số khoa học khác cho nên xã hội

học có thể và cần phải vừa xây dựng, vừa kế thừa sử dụng các khái niệm hay thuật

ngữ của ngành khoa học khác. Cần hướng tới hình thành và phát triển hệ thống lý

luận, phương pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu một cách cơ bản, hệ

thống nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

b. Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm

Đây là một nhiệm vụ quan trọng của xã hội học với tư cách là một môn khoa

học. Thông qua nghiên cứu thực nghiệm để một mặt, kiểm nghiệm, chứng minh

các giả thuyết khoa học; mặt khác, để phát hiện những vấn đề mới nảy sinh, làm cơ

sở cho việc sửa đổi, phát triển và hoàn thiện hệ thống khái niệm, đồng thời thúc đẩy

tư duy xã hội học.

c. Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng

Xã hội học nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa học và cuộc sống. Nghiên cứu

ứng dụng hướng tới việc đề ra các giải pháp vận dụng những phát hiện của nghiên

cứu lý luận và nghiên cứu thực nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở

nghiên cứu sự hình thành, vận dụng và phát triển của các cộng đồng xã hội, các tổ

chức và quá trình xã hội, các quan hệ xã hội cũng như các hành vi xã hội, bằng các

phương pháp khoa học chuyên ngành, xã hội học sẽ tìm ra được những kết luận

chính xác về bản chất của sự kiện, hiện tượng hai quá trình đó, từ đó có các giải

pháp để kiểm soát, hay nói cách khác để có những quyết sách hay quyết định quản

lý xã hội thích hợp.

IV. CƠ CẤU CỦA XÃ HỘI HỌC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI

HỌC VỚI MỘT SỐ MÔN HỌC KHÁC

1. Cơ cấu của xã hội học

Page 20: Giáo trình XÃ H - imgs.khuyenmai.zing.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/xa-hoi-hoc/... · Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ ... Có những quan niệm về

20

a. Xã hội học lý thuyết, xã hội học thực nghiệm và xã hội học ứng dụng

Đây là cơ cấu xã hội học theo cách phân chia căn cứ vào mức độ trừu tượng,

khái quát của tri thức xã hội học.

Xã hội học lý thuyết là bộ phận xã hội học nghiên cứu một cách khách quan,

khoa học về hiện tượng và quá trình xã hội nhằm phát hiện những vấn đề lý luận

mới: các khái niệm, phạm trù hay lý thuyết mới.

Xã hội học thực nghiêm là bộ phận xã hội học nghiên cứu các hiện tượng và

quá trình xã hội bằng việc vận dụng lý luận và thực chứng bằng những quan sát, đo

lường, thí nghiệm để kiểm nghiệm các giả thuyết khoa học.

Xã hội học ứng dụng là bộ phận xã hội học vận dụng lý luận vào việc phân

tích, tìm hiểu, nghiên cứu và giải quyết các hiện tượng và quá trình xã hội, các tình

huống, các sự kiện của thực tiễn đời sống xã hội hay nói cách khác, chính là đưa tri

thức xã hội học vào cuộc sống.

Ba bộ phận trên của xã hôi học có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó

xã hội học lý thuyết và thực nghiệm là điều kiện hay tiền đề cho xã hội học ứng

dụng và xã hội học ứng dụng chính là cái đích cuối cùng của xã hội học.

b. Xã hội học đại cương và xã hội học chuyên ngành

Đây là cơ cấu của xã hội học được phân chia căn cứ vào cấp độ riêng -

chung, bộ phận - chỉnh thể của tri thức và lĩnh vực nghiên cứu.

Xã hội học đại cương nghiên cứu các quy luật, tính quy luật, thuộc tình và

những đặc điểm chung nhất của các hiện tượng và quá trình xã hội. Về phạm vi và

tính chất, xã hội học đại cương gần với xã hội học vĩ mô hay xã hội học lý thuyết.

Xã hội học chuyên ngành là một bộ phận của xã hội học gắn lý luận xã hội

học đại cương với việc nghiên cứu những hiện tượng hay quá trình xã hội của một

lĩnh vực cụ thể nhất định của đời sống xã hội. Ngày nay, trên thế giới, người ta

phân chia xã hội học ra thành nhiều chuyên ngành xã hội học nhỏ như: xã hội học