(FIRST) KHUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

70
i BKhoa hc và Công nghDán Đẩy mạnh Đổi mi Sáng to thông qua Nghiên cu, Khoa hc và Công ngh(FIRST) KHUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HI (Bản đã sửa) Ngày 10 tháng 3 năm 2015

Transcript of (FIRST) KHUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

i

Bộ Khoa học và Công nghệ

Dự án Đẩy mạnh Đổi mới Sáng tạo thông qua Nghiên cứu, Khoa

học và Công nghệ (FIRST)

KHUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

(Bản đã sửa)

Ngày 10 tháng 3 năm 2015

ii

Nội dung

Nội dung .................................................................................................................................... ii

Danh mục các Bảng ................................................................................................................ iv

Danh mục các Hình ................................................................................................................. iv

Các từ viết tắt ........................................................................................................................... v

I. Giới thiệu ........................................................................................................................... 1

1.1 Mô tả Dự án ...................................................................................................................... 1

1.2 Mục đích của khung ESMF .............................................................................................. 3

II. Cơ sở pháp lý..................................................................................................................... 3

2.1. Các chính sách và hướng dẫn về an toàn của Ngân hàng Thế giới ............................. 3

2.2. Luật pháp Việt Nam đối với việc đánh giá và quản lý môi trường ............................. 4

III. Tổ chức và năng lực thể chế cho việc thực hiện các biện pháp an toàn ...................... 6

3.1 Tổ chức thể chế ........................................................................................................... 6

3.2 Năng lực thể chế .......................................................................................................... 9

IV. Các tác động tiềm ẩn của Dự án và các biện pháp giảm thiểu ..................................... 9

4.1 Các tác động tiềm ẩn ................................................................................................... 9

4.2 Các biện pháp giảm thiểu .......................................................................................... 10

V. Các thủ tục quản lý môi trường đối với các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần 2a/2b . 10

5.1 Sàng lọc môi trường và xã hội .................................................................................. 11

5.1.1 Tiêu chí phân loại tiểu dự án .............................................................................. 12

5.1.2 Sàng lọc các chính sách an toàn:........................................................................ 13

5.1.3 Sàng lọc tác động ............................................................................................... 13

5.2 Chuẩn bị các báo cáo EIA/EMP/EPC ....................................................................... 14

5.3 Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin về EIA/EMP/EPC ................................. 14

5.4 Giám sát ..................................................................................................................... 15

5.5 Báo cáo và lưu giữ tài liệu ......................................................................................... 15

VI. Đề cương kế hoạch quản lý môi trường cho việc xây dựng VINALAB-MAMET thuộc

tiểu hợp phần 2c ..................................................................................................................... 18

6.1 Các đặc điểm và mốc thời gian chính của Dự án ...................................................... 18

6.2 Mô tả môi trường xây dựng ....................................................................................... 19

iii

6.2.1 Chất lượng không khí ........................................................................................ 21

6.2.2 Chất lượng đất .................................................................................................... 21

6.2.3 Nguồn nước và chất lượng ................................................................................. 21

6.3 Các tác động xã hội – môi trường tiềm ẩn ................................................................ 22

6.4 Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường ................................................................ 23

6.5 Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan ........................................................... 24

6.6 Kế hoạch giám sát ..................................................................................................... 28

6.7 Hệ thống báo cáo giám sát ........................................................................................ 31

6.8 Xây dựng năng lực/Kế hoạch đào tạo ....................................................................... 32

6.9 Ngân sách cho EMP .................................................................................................. 32

6.10 Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin ............................................................ 33

VII. Xây dựng năng lực/Kế hoạch đào tạo ........................................................................... 34

VIII. Chi phí dự tính cho việc thực hiện các biện pháp an toàn .................................. 35

IX. Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin về khung ESMF của Dự án ................ 37

X. Các phụ lục ...................................................................................................................... 38

Phụ lục 1: Danh sách các mục cần kiểm tra về an toàn môi trường và xã hội ..................... 38

Phụ lục 2: Sàng lọc tác động môi trường ............................................................................. 42

Phụ lục 3: Mô hình Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho tiểu dự án của FIRST ......... 45

Phụ lục 4: Mẫu danh sách các mục cần kiểm tra về các Tiêu chí thiết kế thân thiện với môi

trường ................................................................................................................................... 49

Phụ lục 5: Quy tắc thực hành môi trường (ECOP) ............................................................. 50

Phụ lục 6: Biên bản về cuộc thảo luận công khai “Khung quản lý môi trường của dự án” . 56

Phụ lục 7: Công văn của Vụ Hợp tác Quốc tế chấp thuận nội dung của ESMF .................. 59

Phụ lục 8. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam .............................. 60

iv

Danh mục các Bảng

Bảng 1. Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới được Dự án FIRST kích

hoạt và áp dụng

4

Bảng 2. Tổ chức thể chế cho việc thực hiện khung ESMF 8

Bảng 3. Tóm tắt các quy trình quản lý môi trường đối với các tiểu dự án thuộc hợp

phần 2a/2b

16

Bảng 4. Phân tích khu vực 21

Bảng 5. Các tác động xã hội – môi trường tiềm ẩn trong quá trình sản xuất và vận

hành LAB

23

Bảng 6. Trách nhiệm quản lý môi trường 25

Bảng 7. Kế hoạch giám sát môi trường 28

Bảng 8. Hệ thống báo cáo giám sát môi trường 31

Bảng 9. Các chương trình được đề xuất về xây dựng năng lực trong quản lý môi

trường

32

Bảng 10. Tham vấn với Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc 34

Bảng 11. Các chương trình đề xuất về xây dựng năng lực trong quản lý môi trường 35

Bảng 12. Dự toán chi phí cho việc thực hiện các biện pháp an toàn 36

Danh mục các Hình

Hình 1. Quy trình sàng lọc môi trường 12

Hình 2. Vị trí của VINALAB-MAMET 20

Hình 3. Vị trí Sông Tích và hệ thống Sông Hồng 22

Hình 4. Hệ thống quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng 24

v

Các từ viết tắt

BĐHDA Ban điều hành Dự án

Bộ KHCN Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ TC Bộ Tài chính

Bộ TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

CPMU Ban quản lý Dự án Trung ương

CSC Chuyên gia tư vấn giám sát xây dựng

DIA Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp

EC Chuyên gia tư vấn môi trường

ECOP Quy tắc thực hành môi trường

EHS Hướng dẫn chung của nhóm Ngân hàng Thế giới về Môi trường, Sức

khỏe và An toàn

EPC Cam kết bảo vệ môi trường

EIA Đánh giá tác động môi trường

EMP Kế hoạch quản lý môi trường

ES Cán bộ môi trường

ESMF Khung quản lý môi trường và xã hội

FIRST Dự án Đẩy mạnh Đổi mới Sáng tạo thông qua Nghiên cứu, Khoa học và

Công nghệ

GIIP Thực hành quốc tế tốt nhất

GRI Tổ chức KHCN công lập

HHTP Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế

IFC Công ty Tài chính Quốc tế

IPM Quản lý dịch hại tổng hợp

KH&CN Khoa học và công nghệ

LAB VINALAB-MAMET

M&E Giám sát và đánh giá

NC&PT Nghiên cứu và phát triển

NHTG Ngân hàng Thế giới

ODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức

PIM Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án

PPP Quan hệ đối tác công tư

RIA Khu vực chịu ảnh hưởng vùng

SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

vi

SEMP Kế hoạch quản lý môi trường tại công trường xây dựng

SIA Khu vực chịu ảnh hưởng thứ hai

Sở TNMT Sở Tài nguyên và Môi trường

SPO Chủ tiểu dự án

TOR Điều khoản tham chiếu

UBND Ủy ban Nhân dân

VDIC Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam

WWTP Nhà máy xử lý nước thải

1

I. Giới thiệu

Dự án Đẩy mạnh Đổi mới Sáng tạo thông qua Nghiên cứu, Khoa học và Công nghệ, sau đây

được gọi là Dự án FIRST hoặc Dự án, được thực hiện bởi Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ

KHCN) với nguồn tài trợ từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới.

Dự án FIRST sẽ tuân thủ pháp luật về môi trường của Việt nam và chính sách an toàn của Ngân

hàng Thế giới. Theo thiết kế, dự án sẽ không tài trợ bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra ảnh

hưởng tiêu cực lớn tới môi trường và xã hội. Các tác động tiềm năng của dự án, nếu có, dự kiến

là xảy ra tại địa điểm cụ thể và được địa phương hóa trên quy mô nhỏ và trung bình và có thể

được giảm thiểu thông qua thiết kế tốt và các biện pháp giảm thiểu phù hợp. Do vậy, Dự án đã

được Ngân hàng Thế giới xếp hạng B về môi trường. Dự án sẽ tài trợ cho các tiểu dự án với

quan điểm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân,

viện nghiên cứu công lập và các trường đại học. Trong giai đoạn chuẩn bị, những tiểu dự án

này chưa được nhận diện và các hoạt động của tiểu dự án có thể gây ra các tác động không

lường trước được. Do vậy, Khung quản lý Môi trường và Xã hội (ESMF) đã được Bộ Khoa

học và Công nghệ chuẩn bị để đảm bảo rằng các tiểu dự án sẽ được thực hiện với tinh thần đảm

bảo sự bền vững về môi trường và xã hội.

Khung ESMF đưa ra các quy trình và hướng dẫn để đánh giá các tác động môi trường và xã

hội tiềm năng của các tiểu dự án được tài trợ. Các quy trình và hướng dẫn này sẽ giúp cơ quan

thực hiện trong việc sàng lọc tính hợp lệ của các tiểu dự án, xác định tác động đối với môi

trường và xã hội của các tiểu dự án, xác định các biện pháp giảm thiểu thích hợp để đưa vào

báo cáo tiểu dự án, và chỉ rõ trách nhiệm thể chế đối với việc thực hiện các biện pháp phòng

ngừa, giảm thiểu và bồi thường cũng như hoạt động giám sát và đánh giá.

Khung ESMF sẽ được đưa vào Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án để đảm bảo rằng các vấn

đề về môi trường và xã hội sẽ được xét đến cùng với các yêu cầu khác trong quá trình thực hiện

dự án.

1.1 Mô tả Dự án

Mục tiêu của Dự án

Mục tiêu phát triển của dự án là hỗ trợ sự phát triển của khoa học và công nghệ ở Việt Nam

thông qua việc cải thiện khung chính sách quốc gia đối với khoa học và công nghệ (KH&CN),

nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển (NT&PT), đồng thời

tăng cường mối liên hệ giữa cung và cầu đối với KH&CN.

Các hợp phần của Dự án

Dự án FIRST bao gồm ba hợp phần sau đây: (i) Hỗ trợ cơ sở hoạch định chính sách và thí điểm

chính sách KH&CN; (ii) Hỗ trợ chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập và tăng cường liên kết

doanh nghiệp với KH&CN và đổi mới; và (iii) Quản lý Dự án.

Hợp phần 1: Hỗ trợ cơ sở hoạch định chính sách và thí điểm chính sách KH&CN.

(a) Xây dựng và thí điểm chính sách thu hút các chuyên gia giỏi nước ngoài và người Việt Nam

ở nước ngoài đến Việt Nam làm việc:Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện thí điểm các chính

sách thu hút các chuyên gia giỏi nước ngoài nhằm thực hiện các nghiên cứu khoa học và

đẩy mạnh đổi mới sáng tạo ở Việt Nam thông qua: (i) giảm các rào cản thông tin và kết nối

mạng lưới khoa học và đổi mới nước ngoài với các tổ chức KHCN công lập và doanh

nghiệp định hướng đổi mới sáng tạo ở Việt Nam; và (ii) cung cấp các Khoản tài trợ cho

các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho các nhà

2

nghiên cứu khoa học và/hoặc các tổ chức nghiên cứu công lập hoặc ngoài công lập quan

tâm đến việc liên kết/hợp tác với các chuyên gia khoa học và doanh nhân nước ngoài.

(b) Hoàn thiện hệ thống thống kê, đánh giá, đo lường KH&CN và đổi mới sáng tạo: Nâng cấp

và hiện đại hóa việc thu thập, phổ biến và sử dụng các số liệu thống kê về khoa học, công

nghệ và đổi mới sáng tạo từ các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu, bao gồm: (i) thực

hiện các cuộc khảo sát về nghiên cứu và phát triển (R&D) và đổi mới sáng tạo dựa trên các

tiêu chuẩn quốc tế; (ii) xuất bản niên giám thống kê về khoa học, công nghệ và đổi mới

sáng tạo; (iii) xây dựng khung giám sát và đánh giá (M&E) đối với hiệu quả và hiệu suất

của các tổ chức nghiên cứu và phát triển công lập và ngoài công lập; (iv) tăng cường năng

lực thể chế của NASATI trong việc thực hiện các hoạt động lập bản đồ công nghệ và phân

tích kẽ hở đổi mới sáng tạo đối với một số ngành sản xuất nhất định; và (v) thiết lập cơ sở

dữ liệu quốc gia về KHCN và đổi mới sáng tạo.

Hợp phần 2: Hỗ trợ chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập và tăng cường liên kết doanh

nghiệp với KH&CN và đổi mới.

(a) Hỗ trợ chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập:Cung cấp khoảng mười lăm (15) Khoản tài

trợ cho các Tổ chức KH&CN công lập về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho

các tổ chức KH&CN công lập được lựa chọn trong các lĩnh vực ưu tiên để họ thực hiện kế

hoạch chuyển đổi từ các tổ chức được quản lý theo phương thức truyền thống trở thành các

tổ chức định hướng thị trường và tự chủ tài chính.

(b) Thúc đẩy liên kết đổi mới công nghệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng KH&CN: Cung cấp:

(i) các Khoản tài trợ cho Doanh nghiệp mới về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

cho các doanh nghiệp công nghệ mới được hình thành và được lựa chọn theo phương thức

cạnh tranh để thực hiện các Đề xuất Doanh nghiệp khởi nghiệp; và (ii) các Khoản tài trợ

cho nhóm hợp tác nghiên cứu về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho các doanh

nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học được lựa chọn (“Khoản tài trợ cho Nhóm Hợp

tác nghiên cứu về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Giai đoạn I”) hoặc cho các

nhóm hợp tác ("Khoản tài trợ cho Nhóm Hợp tác nghiên cứu về Khoa học, Công nghệ và

Đổi mới sáng tạo – Giai đoạn II”) để xây dựng và thực hiện các Đề xuất Dự án Nhóm hợp

tác.

(c) Xây dựng Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ nguồn về tự động hóa, chế tạo cơ

khí và công nghệ nhúng: Chuẩn bị các bản thiết kế kiến trúc và thực hiện việc xây dựng cơ

bản đối với việc xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ

nguồn về tự động hóa, chế tạo cơ khí và công nghệ nhúng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc

nhằm đi tiên phong trong mô hình chính phủ sở hữu tư nhân vận hành theo thỏa thuận quan

hệ hợp tác công - tư.

Hợp phần 3: Quản lý Dự án.

(a) Tăng cường năng lực thể chế của Bộ KH&CN để thực hiện dự án và tuân theo các yêu cầu

về trách nhiệm của người được ủy thác, về giám sát, đánh giá và báo cáo.

(b) Thực hiện các chương trình nghiên cứu chính sách cho các hoạt động của dự án.

Phạm vi Dự án:

Toàn quốc vì các hoạt động đổi mới sáng tạo có thể diễn ra tại bất kỳ đâu trên lãnh thổ Việt

Nam.

Mô tả chi tiết hơn về Dự án được đưa ra trong Phụ lục 2 của Tài liệu Thẩm định Dự án.

Quản lý và nhân sự của Dự án:

Tên Dự án: DỰ ÁN ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÔNG QUA NGHIÊN CỨU,

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (FIRST)

Bên tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB) / Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA)

3

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KHCN)

a) Địa chỉ liên hệ: 39 Trần Hưng Đạo, Hà Nội

b) Điện thoại: +84-4-39435376 Fax:+84-4-39435376

Chủ dự án:

Chủ dự án: Vụ Hợp tác Quốc tế (Vụ HTQT) thuộc Bộ KHCN.Chủ dự án sẽ thành lập một

Ban quản lý Dự án Trung ương (CPMU) với tư cách là Cơ quan Thực hiện để thay mặt cho

Chủ dự án tổ chức và quản lý dự án trong suốt quá trình thực hiện.

a) Địa chỉ liên hệ: Phòng 1501 Tòa nhà Thăng Long, 98A Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội

b) Điện thoại: +84-4-62864968 Fax: +84-4-62864956

Thời hạn hoạt động của Dự án: 5 năm: 2013-2019

Tổng ngân sách của Dự án: 110triệu USD, trong đó:

a) Vốn ODA: 100 triệu USD

b) Vốn đối ứng: 10 triệu USD

Loại hình ODA: vay ưu đãi ODA - tín dụng IDA

1.2 Mục đích của khung ESMF

Mục đích của khung ESMF này là lập ra các nguyên tắc, quy định, hướng dẫn và quy trình để

đánh giá tác động môi trường và xã hội của dự án FIRST để đảm bảo rằng quy trình đánh giá

môi trường được tiến hành phù hợp với luật pháp quốc gia và OP 4.01. Khung ESMF đưa ra

một quy trình sàng lọc xã hội và môi trường cho phép nhận diện, đánh giá và giảm thiểu các

tác động tiềm ẩn gây ra bởi các tiểu dự án/hoạt động được đề xuất vào thời điểm mà các khía

cạnh chi tiết đã được xác định. Đây cũng đóng vai trò là tài liệu hướng dẫn xây dựng tài liệu

môi trường của các tiểu dự án, đó là Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) bao gồm Bộ quy tắc

Thực hành về Môi trường (ECOP), Các đánh giá về Môi trường (EA) hoặc các báo cáo thẩm

định. ESMF sẽ được sử dụng để sàng lọc và quản lý các tác động môi trường và xã hội tiểm ẩn

phát sinh từ việc thực hiện các tiểu dự án thuộc hợp phần 1 và 2 (bao gồm cả tiểu hợp phần 2a

và 2b). Khung cũng đưa ra các yêu cầu để xây dựng VINALAB MAMET thuộc tiểu hợp phần

2c.

II. Cơ sở pháp lý

2.1. Các chính sách và hướng dẫn về an toàn của Ngân hàng Thế giới

OP 4.01: Đánh giá Môi trường1

OP 4.01 được kích hoạt và áp dụng do Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực ở mức

độ nhỏ/trung bình đến môi trường và xã hội có liên quan đến việc xây dựng VINALAB-

MAMET trong hợp phần 2c và các tiểu dự án và các hoạt động thuộc hợp phần 2a và 2b.

Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin

OP 4.01 yêu cầu rằng trong quá trình đánh giá môi trường các nhóm bị ảnh hưởng bởi dự

án và các tổ chức phi chính phủ trong nước được tư vấn về các khía cạnh môi trường của

dự án đồng thời phải xem xét quan điểm của họ. OP 4.01 yêu cầu thêm là sự tư vấn đó được

1Để biết thêm chi tiết về các hướng dẫn và chính sách của Ngân hàng Thế giới, vui lòng xem trang web của NHTG:

http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/PROJECTS/EXTPOLICIES/EXTSAFEPOL/0,,menuPK:584441~pagePK:64

168427~piPK:64168435~theSitePK:584435,00.html vàhttp://www.ifc.org/ifcext/sustainability.nsf/Content/EHSGuidelines

4

bắt đầu càng sớm càng tốt trong quá trình chuẩn bị dự án cũng như xuyên suốt quá trình

thực hiện dự án nếu cần để giải quyết các vấn đề có liên quan đến đánh giá tác động môi

trường có ảnh hưởng tới họ.

Theo chính sách của Ngân hàng Thế giới về tiếp cận thông tin và OP 4.01, tất cả các báo

cáo đánh giá môi trường sẽ được công bố rộng rãi trong nước ở những nơi dễ tiếp cận thông

tin và Infoshop ở Washington DC.

Hướng dẫn chung của nhóm Ngân hàng Thế giới về Môi trường, Sức khỏe và An toàn

(EHS)

Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn là tài liệu tham khảo kỹ thuật với

các ví dụ chung và cụ thể trong ngành về Thực hành quốc tế tốt nhất (GIIP), như được định

nghĩa trong Tiêu chuẩn thực hiện 3 của Công ty tài chính quốc tế (IFC) về phòng ngừa và

giảm thiểu ô nhiếm. Hướng dẫn EHS bao gồm các mức thực hiện và biện pháp thông thường

được Ngân hàng Thế giới chấp thuận và nhìn chung được xem như có thể đạt được tại các

cơ sở mới với chi phí phù hợp và sử dụng công nghệ hiện tại. Khi quy định của nước sở tại

khác với phương pháp và cấp độ mà hướng dẫn EHS đưa ra, dự án được mong đợi phải đáp

ứng được tiêu chuẩn chặt chẽ hơn. Nếu mức độ và biện pháp ít chặt chẽ hơn là phù hợp với

hoàn cảnh cụ thể của dự án, cần đưa ra một giải trình chi tiết và đầy đủ cho bất kỳ lựa chọn

thay thế nào như là một phần của đánh giá môi trường cụ thể tại thực địa. Giải trình này

cần giải thích được rằng việc lựa chọn bất kỳ mức độ hiệu quả thay thế nào đều đảm bảo

an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường.

Dự án FIRST đã được sàng lọc và xếp hạng B về môi trường theo chính sách an toàn của

Ngân hàng Thế giới về đánh giá môi trường (OP/BP 4.01). Chỉ một mình chính sách OP/BP

4.01 được kích hoạt và áp dụng nên bất kỳ tiểu dự án nào được đề xuất mà kích hoạt và áp

dụng các chính sách an toàn khác của Ngân hàng Thế giới ngoài OP/BP 4.01 thì không đủ

tư cách để nhận tài trợ. Các chính sách an toàn được kích hoạt và áp dụng cho các hoạt

động dự án được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1. Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới được Dự án FIRST kích hoạt

và áp dụng

2.2. Luật pháp Việt Nam đối với việc đánh giá và quản lý môi trường

Các luật, nghị định và tiêu chuẩn sau của Việt Nam được áp dụng trong Dự án:

Luật

Luật Bảo vệ môi trường Số 52/2005/ QH11 được Quốc hội thông qua ban hành ngày

29 tháng 11 năm 2005 quy định trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức về bảo vệ môi

trường

Luật Tài nguyên nước Số 08/1998/QH10 ban hành ngày 20 tháng 5 năm 1998

Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới Được kích hoạt

Đánh giá môi trường (OP/BP 4.01) Có

Môi trường sống tự nhiên (OP/BP 4.04) Không

Rừng (OP/BP 4.36) Không

Quản lý dịch hại (OP 4.09) Không

Nguồn văn hóa vật thể (OP/BP 4.11) Không

Người dân bản địa (OP/BP 4.10) Không

Tái định cư không tự nguyện (OP/BP 4.12) Không

An toàn đập (OP/BP 4.37) Không

Dự án trên đường thủy quốc tế (OP/BP 7.50) Không

Dự án thực hiện tại các khu vực có tranh chấp (OP/BP 7.60) Không

5

Luật Giao thông đường bộ Số 23/2008/QH12

Luật Xây dựng số Số 16/2003/QH11

Luật Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật Số 41/2013/QH13 ban hành ngày 25 tháng 11 năm

2013

Nghị định và Thông tư

Nghị định Số 116/2014/NĐ-CP ban hành ngày 4 tháng 12 năm 2014 về Quy định chi

tiết một số điều của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Nghị định Số 80/2006/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 9 tháng 8 năm 2006 nêu

các quy định và hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện một số điều của Luật Môi trường

Nghị định Số 29/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2011 về các quy định

trong đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá các tác động môi trường và các cam kết

bảo vệ môi trường

Nghị định Số 73/2010/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

an ninh và trật tự, an toàn xã hội

Nghị định Số 59/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn

Nghị định Số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai

thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

Nghị định Số 1338/NĐ-CP hướng dẫn kỹ thuật về việc thi công tại khu vực có nền

móng yếu

Nghị định Số 22/2010/TT-BXD về quy định an toàn xây dựng

Thông tư Số 21/2013/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban

hành về danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử

dụng và danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam

Thông tư Số 26/2011/TT-NTNMT ban hành ngày 18 tháng 7 năm 2011 nêu chi tiết về

một số điều trong Nghị định Số 29/2011/ND-CP ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2011

về các quy định trong đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá các tác động môi trường

và các cam kết bảo vệ môi trường

Thông tư Số 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ,

đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại

Thông tư Số 12/2011/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại

Thông tư Số 02/2005/TT-BTNMT về hướng dẫn thực hiện Nghị định 149/2004/NĐ-

CP của Chính phủ về quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên

nước, xả nước thải vào nguồn nước

Quyết định Số 35/2010/QĐ-UBND quy định về việc cấp phép khai thác tài nguyên

nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội

Quyết định Số 23/2006/QĐ-BTNMT về Danh mục chất thải nguy hại

Chỉ thị Số 02/2008/CT-BXD về việc chấn chỉnh và tăng cường các biện pháp đảm bảo

an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị thuộc ngành xây dựng

Trong các điều luật trên, chỉ thị 29/2011/NĐ-CP nêu chi tiết một số điều luật mà Dự án phải

trực tiếp tham khảo như thảo luận dưới đây:

6

Phụ lục II liệt kê các dự án yêu cầu chuẩn bị Đánh giá Tác động Môi trường (EIA).

Phụ lục III liệt kê các dự án được yêu cầu chuẩn bị EIA chịu sự thẩm định và cần có sự

phê duyệt của Bộ TN&MT. Dưới đây là các dự án có liên quan nhất đến các dự án được

đề xuất:

Các dự án sử dụng đất của công viên quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thế

giới, phong cảnh quốc gia/lịch sử/văn hóa, khu dự trữ sinh quyển, ngoại trừ các khu

vực sử dụng ít hơn 20 ha đất trong vùng đệm của các khu dự trữ sinh quyển;

Các dự án yêu cầu bảo tồn rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn sóng/gió/cát, từ 20

ha của rừng đặc dụng hoặc từ 100 ha của các khu rừng thiên nhiên khác, từ 20 ha

của đất trồng lúa 2 vụ, từ 100 ha trạng trại thủy sản mới trên đất cát;

Các dự án được thực hiện tại khu vực bao gồm nhiều hơn 1 tỉnh.

Tiêu chuẩn

QCVN 03: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại

nặng trong đất;

TCVN 6774:2000 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngọt bảo vệ thủy sinh;

QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung

quanh;

QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không

khí xung quanh;

QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm

QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

trong đất

QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

TCVN 5308-9: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

TCVN 7222:2002: Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt

tập trung

TCVN 4447:1987: Công tác đất – Quy phạm thi công

Các luật và nghị định liên quan khác

Luật Di sản văn hóa (2002)

Luật Di sản văn hóa (2009) sửa đổi và bổ sung

Nghị định 98/2010/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung

III. Tổ chức và năng lực thể chế cho việc thực hiện các biện pháp an toàn

3.1 Tổ chức thể chế

Cơ quan thực hiện sẽ là Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KHCN) với một Ban quản lý Dự án

Trung ương (CPMU) được thành lập và tuyển nhân viên nhằm điều phối toàn bộ Dự án cũng

như thực hiện các hoạt động của Dự án. Ban điều hành Dự án (BĐHDA) với các đại diện đến

7

từ Bộ KHCN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT), Bộ Tài chính (Bộ TC), Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam (SBV) và các Bộ, ngành liên quan khác sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám

sát. CPMU sẽ được dẫn dắt bởi một Giám đốc Dự án được chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ KHCN,

đồng thời BĐHDA cũng sẽ do người này làm chủ tịch. Dự kiến BĐHDA sẽ họp mặt sáu tháng

một lần để đưa ra những tư vấn về chính sách và rà soát lại tiến độ dự án. BĐHDA sẽ không

tham gia vào công việc thường ngày của dự án.

Bộ KHCN và CPMU trực thuộc sẽ chịu trách nhiệm tổng thể đối với việc thực hiện các biện

pháp an toàn, bao gồm việc cung cấp các hướng dẫn, đưa ra các yêu cầu và thực hiện giám sát

môi trường để đảm bảo rằng các chủ tiểu dự án thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn. Bên

cạnh đó, CPMU với sự hỗ trợ của chuyên gia về môi trường và chuyên gia giám sát xây dựng

sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ các biện pháp an toàn liên quan đến việc xây dựng

VINALAB-MAMET. Các tổ chức KHCN công lập và doanh nghiệp tham gia sẽ chịu trách

nhiệm thực hiện các yêu cầu về an toàn đối với các hoạt động được chỉ ra thuộc hợp phần 2.

Trách nhiệm của CPMU, các tổ chức KHCN công lập, các doanh nghiệp và các bên liên quan

khác trong việc thực hiện khung ESMF được mô tả ở trong Bảng 2.

Bảng 2: Tổ chức thể chế cho việc thực hiện khung ESMF

8

STT Tổ chức Trách nhiệm

1 CPMU trực thuộc Bộ

KHCN

- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện toàn dự án bao gồm

thực hiện biện pháp an toàn.

- Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết để nâng cao năng

lực của cán bộ môi trường, chuyên gia tư vấn và các đơn

vị trực thuộc Bộ KH&CN.

- Cập nhật Khung Quản lý Môi trường Xã hội (ESMF) khi

cần thiết, chú ý xem xét các bài học kinh nghiệm trong quá

trình thực hiện dự án.

- Phân bổ cán bộ/chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn

chịu trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ môi trường và xã

hội trong giai đoạn xây dựng và năm đầu hoạt động của

VINALAB–MAMET và các hoạt động/tiểu dự án khác

thuộc hợp phần 2.

Vai trò của cán bộ/chuyên gia tư vấn bao gồm (nhưng không

bị giới hạn bởi) những điều sau:

Đối với việc xây dựng VINALAB-MAMET thuộc hợp

phần 2c

Chuẩn bị và xin phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường

cần thiết để thành lập VINALAB-MAMET theo pháp luật

Việt Nam và các điều kiện của NHTG.

Giám sát để đảm bảo sự tuân thủ an toàn môi trường như

đã quy định trong các văn bản liên quan trong quá trình

thiết kế, xây dựng và năm đầu hoạt động của VINALAB-

MAMET

Báo cáo về việc thực hiện bao gồm sự tuân thủ môi trường

để NHTG xem xét.

Đối với các tiểu dự án/hoạt động thuộc hợp phần 2a và 2b

Kiểm tra, xem xét và thẩm định các tài liệu môi trường và

theo dõi các báo cáo của các chủ tiểu dự án, tức là các tổ

chức KHCN công lập hoặc doanh nghiệp được tài trợ

Giám sát việc tuân thủ các quy định về môi trường và an

toàn của nhà thầu/nhà cung cấp thiết bị trong quá trình

thực hiện và năm đầu hoạt động của các tổ chức KHCN

công lập/doanh nghiệp.

Báo cáo về việc thực hiện bao gồm sự tuân thủ các biện

pháp về môi trường để NHTG xem xét.

2 Tổ chức KHCN công

lập và doanh nghiệp

Các tổ chức KHCN công lập và các doanh nghiệp chịu trách

nhiệm đảm bảo sự tuân thủ môi trường trong quá trình thực

hiện và hoạt động của các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần 2a/2b.

Điều này bao gồm:

Chuẩn bị các tài liệu môi trường phù hợp do luật Việt Nam

và NHTG yêu cầu

Thu thập và lưu tất cả các bản quyền/giấy phép cần thiết

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu nhằm làm giảm các

tác động như được quy định trong các tài liệu an toàn môi

trường đã phê duyệt

9

STT Tổ chức Trách nhiệm

Giám sát nội bộ việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu

của nhà thầu

Báo cáo về sự tuân thủ môi trường của tiểu dự án cho

CPMU xem xét

3 Nhà thầu và nhà cung

cấp thiết bị

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu và tự giám sát trong quá

trình xây dựng VINALAB-MAMET và các hoạt động/tiểu dự

án khác thuộc hợp phần 2.

4

Chủ VINALAB-

MAMET thuộc tiểu

hợp phần 2c

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu và đảm bảo sự tuân thủ

môi trường trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của Phòng

thí nghiệm.

5

Ban quản lý Khu công

nghệ cao Hòa Lạc

(HHTP)

Kiểm soát thi hành và giám sát việc xây dựng và hoạt động

của VINALAB-MAMET

6

Chính quyền địa

phương bao gồm Sở

tài nguyên môi trường

Phê duyệt báo cáo môi trường (EIA/EPC) và giám sát môi

trường theo chỉ thị trong các quy định của Chính phủ Việt

Nam.

7 Ngân hàng Thế giới Giám sát an toàn dự án và hướng dẫn CPMU trong khi triển

khai dự án bao gồm thực hiện các biện pháp an toàn.

3.2 Năng lực thể chế

Bộ KHCN chưa thực hiện một dự án nào do NHTG tài trợ, do đó Bộ chưa có kinh nghiệm về

các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới. Các cán bộ của Dự án FIRST tuy có kinh

nghiệm làm việc trong các dự án trước đây của NHTG nhưng họ không làm cụ thể về mảng

môi trường cũng như không có đủ kiến thức về môi trường trong việc thực hiện quy trình quản

lý môi trường. Do đó năng lực hiện tại của Bộ KHCN và CPMU trong việc thực hiện các biện

pháp an toàn được coi là khá giới hạn.

Dự án sẽ cần phải phân công một cán bộ/tư vấn về môi trường có năng lực thuộc CPMU để

giúp giám sát các vấn đề về an toàn môi trường và xã hội, đồng thời cũng phải tổ chức các buổi

đào tạo cần thiết để tăng cường năng lực của Bộ KHCN và CPMU trong việc thực hiện các yêu

cầu về biện pháp an toàn.

IV. Các tác động tiềm ẩn của Dự án và các biện pháp giảm thiểu

4.1 Các tác động tiềm ẩn

Dự án sẽ có một số tác động tiêu cực tiềm ẩn có liên quan đến việc xây dựng VINALAB-

MAMET trong tiểu hợp phần 2c tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Tác động tiêu cực tiềm ẩn

chính trong khi xây dựng phòng thí nghiệm được biết đến bao gồm việc sinh ra tiếng ồn, bụi,

chất thải rắn, nước thải và các vấn đề có liên quan đến giao thông và quản lý an toàn lao động

ở mức vừa phải và trong thời gian ngắn. Việc tạo ra chất thải rắn và nước thải công nghiệp/sinh

hoạt là những tác động chính và lâu dài trong quá trình vận hành phòng thí nghiệm.

Dự án sẽ cung cấp tài trợ cho các tổ chức KHCN công lập và các doanh nghiệp tư nhân đối với

chương trình NC&PT được lựa chọn thông qua cạnh tranh trong bốn lĩnh vực được ưu tiên, đó

là ngành chế tạo cơ khí, công nghệ sinh học và nông nghiệp, vật liệu tiên tiến và công nghệ

thông tin và truyền thông. Tài trợ này bao gồm việc mua thiết bị và khôi phục/nâng cấp cơ sở

của các tổ chức KHCN công lập thuộc hợp phần 2a và các tiểu dự án của doanh nghiệp thuộc

hợp phần 2b. Do bản chất và địa điểm chính xác của các hoạt động trong hợp phần 2 vẫn chưa

được xác định trong khi chuẩn bị dự án, các ảnh hưởng có liên quan trong hợp phần này hầu

hết vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có một số tác động tiềm ẩn liên quan đến việc khôi

10

phục các cơ sở và thiết bị của các tổ chức KHCN công lập đã mua sắm trong hợp phần 2a bao

gồm bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, nước thải sinh ra và an toàn lao động trong phạm vi nhỏ trong

khi thực hiện và vận hành.

Dự án sẽ không tài trợ cho việc mua sắm thuốc trừ sâu hóa học có hại cũng như không khuyến

khích việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu đó. Tuy nhiên cần lưu ý rằng Dự án sẽ tài trợ cho các

đề xuất của các tổ chức KHCN công lập, các khoa nghiên cứu của trường đại học và các doanh

nghiệp mà cho đến hiện tại các đề xuất này chưa được xác định cụ thể. Ngoài ra cũng cần lưu

ý rằng công nghệ sinh học và nông nghiệp được xác định là một trong năm lĩnh vực ưu tiên

của Dự án, do đó các đề xuất của tổ chức hoặc doanh nghiệp được nhận tài trợ có thể liên quan

tới lĩnh vực nông nghiệp. Các đề xuất liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp này có thể bao gồm

việc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm mà các nhân viên kỹ thuật vì mục đích nghiên cứu có

thể phải sử dụng một lượng nhỏ thuốc trừ sâu để kiểm soát sâu bệnh. Việc sử dụng thuốc trừ

sâu có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường. Tuy nhiên, tác động tiêu

cực đó được đánh giá là không đáng kể và có thể giảm thiểu được.

Tác động tiềm ẩn của dự án dự kiến sẽ được địa phương hóa, có quy mô từ nhỏ đến trung bình

và có thể quản lý thông qua các hướng dẫn quản lý dịch hại tổng hợp quốc gia được thiết kế

phù hợp, việc thực hiện các hoạt động xây dựng được mô tả trong Bộ quy tắc thực hành về môi

trường (ECOP) và thông qua các biện pháp được nêu trong ESMF trong quá trình thực hiện dự

án. Dự án dự kiến sẽ không có các ảnh hưởng tiêu cực lớn về môi trường, do vậy đã được phân

loại là dự án loại B.

4.2 Các biện pháp giảm thiểu

Do các tiểu dự án không được xác định qua thẩm định, ảnh hưởng cụ thể tại hiện trường đối

với các tiểu dự án cũng chưa được biết đến cho đến giai đoạn thực hiện. Tuy nhiên, trong quá

trình thực hiện, các biện pháp giảm thiểu các tác động chung có liên quan đến việc tạo ra tiếng

ồn, bụi, nước thải, chất thải rắn và an toàn giao thông, lao động được mô tả trong Bộ quy tắc

thực hành về môi trường (ECOP). Những biện pháp giảm thiểu được áp dụng cho các hoạt

động xây dựng và/hoặc tái định cư và sẽ được nhà thầu thực hiện trong giai đoạn xây dựng/tái

định cư. ECOP sẽ được bao gồm trong tài liệu đấu thầu và các tài liệu hợp đồng có liên quan.

Tác động tiêu cực từ việc sử dụng một lượng nhỏ thuốc trừ sâu để kiểm soát dịch bệnh cho

mục đích nghiên cứu sẽ được giảm thiểu hoàn toàn thông qua việc áp dụng các hướng dẫn

Quản lý Dịch hại Tổng hợp quốc gia. Các đề xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp được Dự án hỗ

trợ sẽ phải tuân thủ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật số 41/2013/QH13 và Thông tư số

21/2013/TT-BNNPTNT, luật và thông tư này cung cấp các chỉ dẫn về việc sử dụng an toàn

thuốc trừ sâu cho mục đích kiểm soát sâu bệnh. Nhân viên, cán bộ kỹ thuật của các tổ chức

KHCN công lập và các doanh nghiệp sẽ được các tư vấn môi trường chuyên gia về kiểm dịch

và bảo vệ thực vật của CPMU tư vấn và cung cấp các khóa đào tạo cần thiết về việc sử dụng

an toàn thuốc trừ sâu. Các tổ chức KHCN công lập và các doanh nghiệp được yêu cầu phải

tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn theo quy định của luật pháp. CPMU sẽ thường xuyên giám

sát việc tuân thủ và báo cáo lên Ngân hàng.

V. Các thủ tục quản lý môi trường đối với các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần 2a/2b

Phần này mô tả các hoạt động mà các bên liên quan phải tuân thủ để thực hiện các chính sách

an toàn của Ngân hàng Thế giới và các yêu cầu về môi trường của Chính phủ Việt Nam trong

mỗi giai đoạn chuẩn bị và thực hiện tiểu dự án.

Sàng lọc môi trường

Lập báo cáo đánh giá môi trường (EIA/EMP/EPC)

11

Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin

Giám sát

Báo cáo

Các thủ tục quản lý môi trường được mô tả chi tiết trong mục 5.1 - 5.7. Thêm vào đó, việc quản

lý môi trường đối với các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần 2a/2b được tóm tắt trong Bảng 3.

5.1 Sàng lọc môi trường và xã hội

Mục đích của việc sàng lọc là nhằm xác định tính hợp lệ của tiểu dự án để Ngân hàng Thế giới

tài trợ và xác định các tác động tiêu cực tiềm tàng của tiểu dự án, và theo đó là các công cụ an

toàn thích hợp và các biện pháp giảm thiểu để ứng phó với các tác động này. Việc sàng lọc môi

trường sẽ được thực hiện ở giai đoạn xác định và lựa chọn các tiểu dự án. Các chủ tiểu dự án

sẽ điền mẫu sàng lọc (được nêu trong Phụ lục 1) và đính kèm đơn đăng ký tiểu dự án gửi tới

CPMU đánh giá.

Thủ tục sàng lọc môi trường đối với các tiểu dự án thuộc hợp phần 2a/2b được mô tả trong

hình 1 dưới đây.

Hình 1 Quy trình sàng lọc môi trường

Đơn đăng ký

được gửi

tớiCPMU

CPMU và cán bộ/chuyên gia tư

vấn môi trường của CPMU

sàng lọc đơn đăng ký từ danh

mục kiểm tra an toàn môi

trường (Phụ lục 1). Tiểu dự án

này có hợp lệ hay không?

DỪNG LẠI

Các tiểu dự án

này không hợp

lệ để nhận tài

trợ

CPMU sàng lọc tác động môi

trường (Phụ lục 2) của các tiểu

dự án

Loại C

KHÔNG cần thêm

tài liệu môi trường

hoặc quy trình bổ

sung nào.

Lưu giữ các tài liệu

sàng lọc tác động

môi trường và thỉnh

thoảng kiểm tra trực

quan các vấn đề.

Loại

EIA/EMP/EPC

Các tổ chức

KHCN công

lập và doanh

nghiệp lập báo

cáo an toàn,

tức là các báo

cáo

EMP/EIA/EPC

.

Thông báo

công khai và

tham vấn công

chúng.

KHÔNG

12

5.1.1 Tiêu chí phân loại tiểu dự án

Theo thiết kế, Dự án FIRST chỉ kích hoạt và áp dụng chính sách an toàn của NHTG về đánh

giá môi trường (OP/BP 4.01). Bất kỳ tiểu dự án nào kích hoạt các chính sách an toàn khác sẽ

bị loại khỏi danh sách tài trợ của Ngân hàng. Dự án được xếp loại B. Do đó, những dự án gây

ra tác động tiêu cực lớn sẽ không đủ tư cách nhận tài trợ từ Ngân hàng.

Theo OP/BP 4.01, NHTG phân loại các dự án dựa trên phạm vi và mức độ tiềm tàng của các

tác động. Dự án nào gây ra ảnh hưởng bất lợi lớn đối với môi trường về nhiều mặt, không thể

đảo ngược và chưa có tiền lệ sẽ được xếp vào loại A và đối với dự án này cần phải thực hiện

một bản Đánh giá Môi trường (EA) đầy đủ. Các dự án loại B là các dự án có ít tác động tiêu

cực hơn, mang tính cụ thể tại thực địa, chỉ một số ít (nếu có) là không thể đảo ngược; và trong

hầu hết các trường hợp có thể dễ dàng thiết kế các biện pháp giảm thiểu hơn so với các dự án

loại A. Dự án loại B đòi hỏi phải chuẩn bị một bản Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) hoặc

một bản EIA với phạm vi hẹp hơn so với dự án loại A. Dự án không gây ra hoặc gây ra rất ít

tác động tiêu cực được xếp loại C và sau khi sàng lọc sẽ không phải tiến hành đánh giá môi

trường nữa.

Văn bản pháp lý của Chính phủ Việt Nam, Nghị định Số 29/2011/NĐ-CP, sử dụng một danh

mục các loại dự án để phân loại dự án:

Các dự án thuộc danh sách trong Phụ lục II của Nghị định 29 phải soạn thảo EIA. Ngoài

ra, đối với các dự án nằm trong Phụ lục III và có tác động tiêu cực tiềm ẩn lớn, cần phải

chuẩn bị một bản EIA phê duyệt bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường thay vì chính quyền

địa phương.

Các dự án/hoạt động phải chuẩn bị và đăng ký Cam kết Bảo vệ Môi trường (EPC) bao

gồm:

i) Các dự án đầu tư có bản chất, quy mô và năng lực không được liệt kê hoặc không

thuộc mức được quy định trong danh sách trong Phụ lục II của Nghị định này

ii) Các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ không cần thiết phải hình thành dự

án đầu tư nhưng sẽ tạo ra chất thải trong quá trình thực hiện

Sự khác biệt giữa cách phân loại của Chính phủ Việt Nam và NHTG có thể dẫn đến những yêu

cầu khác nhau đối với các tiểu dự án tiềm năng. Nhằm giải quyết bất cứ điểm không nhất quán

tiềm tàng nào và để đảm bảo việc lựa chọn tiểu dự án tuân thủ chặt chẽ các quy định của Chính

phủ, các chính sách an toàn và thiết kế dự án của Ngân hàng Thế giới, các tiểu dự án/hoạt

động của Dự án được phân loại như sau:

- Loại IE (loại không hợp lệ): các tiểu dự án không hợp lệ để nhận tài trợ bao gồm:

a) Các tiểu dự án gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng, đa dạng, không thể thay

đổi, chưa từng xảy ra tương ứng với phân loại hạng mục A của NHTG

b) Các tiểu dự án thuộc Phụ lục III của Nghị định 29/2011/NĐ-CP

- Loại EIA: các tiểu dự án thuộc danh sách Phụ lục II của Nghị định 29. Đây là các tiểu

dự án/hoạt động với những tác động trên một địa điểm chuyên biệt, không thể thay đổi,

và có thể được xác định dễ dàng và các biện pháp phòng tránh tiêu chuẩn và/hoặc các

biện pháp khắc phục có thể được thiết kế dễ dàng hơn.

Phải chuẩn bị một EIA cho mỗi tiểu dự án và được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

EMP đáp ứng các điều kiện của Ngân hàng Thế giới sẽ được tích hợp vào EIA. Nội

dung của EMP có thể xem trong Phụ lục 3.

- Loại EPC: các tiểu dự án/hoạt động phải chuẩn bị và đăng ký EPC như quy định tại

Nghị định 29.

13

Phải chuẩn bị một EPC cho mỗi tiểu dự án và được ủy ban nhân dân cấp huyện/xã

có liên quan phê duyệt. EMP đáp ứng các điều kiện của Ngân hàng Thế giới sẽ được

tích hợp vào EIC.

- Loại EMP: là các tiểu dự án không nằm trong loại EIA hoặc EPC nhưng có thể sản

sinh ra bụi, tiếng ồn, chất thải rắn và nước thải và các vấn đề an toàn lao động trong

suốt chu trình tiểu dự án.

- Loại C: là các dự án gây ra các tác động môi trường tiêu cực nhỏ hoặc không có.

Không yêu cầu đánh giá môi trường thêm nữa

5.1.2 Sàng lọc các chính sách an toàn:

Đối với mỗi tiểu dự án, cán bộ/chuyên gia tư vấn môi trường của CPMU sẽ tham khảo đề xuất

dự án và điền “BẢN LIỆT KÊ DANH MỤC KIỂM TRA CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN MÔI

TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI” như được giới thiệu trong Phụ lục 1.

Ngoại trừ việc xây dựng VINALAB-MAMET, dự án không hỗ trợ bất kỳ việc xây dựng mới

các công trình dân dụng quy mô lớn dù việc cải tạo nhỏ và sửa chữa/nâng cấp thiết bị là hợp

lệ.

Thêm vào đó, nhằm phòng tránh các tác động do sử dụng sai thuốc trừ sâu đối với sức khỏe

con người và môi trường, theo thiết kế, Dự án sẽ không hỗ trợ việc mua sắm thuốc trừ sâu và

ứng dụng thiết bị thuốc trừ sâu. Dự án sẽ không tài trợ cho bất kỳ hoạt động nào có thể làm

tăng mạnh việc sử dụng thuốc trừ sâu và do đó gia tăng rủi ro về sức khỏe và môi trường. Dự

án cũng sẽ loại trừ bất kỳ hoạt động/tiểu dự án nào có thể duy trì hoặc mở rộng các kỹ thuật

kiểm soát côn trùng gây hại hiện nay mang tính không ổn định, không dựa trên quy trình quản

lý dịch hại tổng hợp (IPM) và/hoặc gây ra rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe và môi trường.

Tính hợp lệ:

Nếu các tiểu dự án chỉ có những tác động tích cực và/hoặc gây ra ít tác động tiêu cực

hoặc không gây ra tác động bất lợi, tiểu dự án được đánh giá là hợp lệ về mặt môi trường

và sau sàng lọc không cần đánh giá môi trường.

Nếu việc thực hiện tiểu dự án kích hoạt bất kỳ chính sách an toàn nào của Ngân hàng

ngoài chính sách đánh giá môi trường OP/BP 4.01, tiểu dự án được coi là không hợp lệ

để nhận tài trợ.

Nếu việc thực hiện tiểu dự án kích hoạt OP/BP 4.01, yêu cầu phải thực hiện sàng lọc

tác động.

5.1.3 Sàng lọc tác động

Đối với mỗi tiểu dự án hợp lệ, chủ tiểu dự án sẽ trả lời các câu hỏi được cung cấp trong Mẫu

Sàng lọc Tác động Môi trường (được cung cấp trong Phụ lục 2) để xác định các tác động có

thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng cũng như giai đoạn hoạt động của tiểu dự án. Các tiểu dự

án được phân loại thành 1 trong 4 loại, đó là loại EIA; loại EPC; loại EMP hoặc loại C như

được mô tả trong phần 5.1.1.

Cán bộ môi trường của CPMU phải gửi tới NHTG danh sách các tiểu dự án được đề xuất và

kết quả sàng lọc ở 2 cấp độ sàng lọc như được nêu trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2. NHTG có thể

sàng lọc ngẫu nhiên 5-10% tổng số các tiểu dự án được đề xuất để đánh giá quy trình sàng lọc.

Nếu NHTG không hài lòng với năng lực của CPMU trong quá trình sàng lọc, CPMU sẽ phải

đưa ra thêm các biện pháp tăng cường để nâng cao năng lực.

14

5.2 Chuẩn bị các báo cáo EIA/EMP/EPC

Các chủ tiểu dự án sẽ chuẩn bị EIA/EPC/EMP cho mỗi tiểu dự án ở giai đoạn chuẩn bị, tức là

song song với việc chuẩn bị báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc báo cáo khả thi (FS) và tham vấn

cộng đồng và công khai thông tin như được hướng dẫn trong mục 5.3. Nội dung và thể thức

của EIA và EPC sẽ tuân theo hướng dẫn trong Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ban hành

ngày 18 tháng 7 năm 2011.

Cụ thể, đối với tiểu dự án loại EIA, trước khi chuẩn bị EIA, chủ tiểu dự án sẽ chuẩn bị TOR

cho báo cáo EIA và gửi tới CPMU để xem xét và làm rõ trước.

Đối với tiểu dự án co EIA và EPC đã được cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ thông qua,

cán bộ/chuyên gia tư vấn môi trường của CPMU sẽ thẩm định để đánh giá tính đầy đủ của các

báo cáo. Nếu phát hiện bất kỳ thiếu sót nào, chủ tiểu dự án sẽ phải chuẩn bị EMP với các biện

pháp bổ sung, gửi CPMU xem xét trước và phê duyệt.

Lưu ý: Dự án không hỗ trợ bất kỳ việc xây dựng mới nào ngoại trừ xây dựng VINALAB-

MAMET. VINALAB-MAMET tọa lạc tại 1 khu đất trống ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

(HHTP) và không có vùng đất nhạy cảm bao quanh. Chính sách an toàn về nguồn tài nguyên

văn hóa vật thể (OP 4.11) do đó không bị kích hoạt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tiểu

dự án, quy trình phát hiện ngẫu nhiên hiện vật khảo cổ sẽ được đưa vào trong các tài liệu đánh

giá môi trường và hợp đồng để hướng dẫn chủ tiểu dự án và nhà thầu các bước cần thiết cần

thực hiện trong trường hợp tìm thấy các hiện vật khảo cổ học. Quy trình phát hiện ngẫu nhiên

hiện vật khảo cổ được mô tả trong ECOPs ở Phụ lục 5.

5.3 Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin về EIA/EMP/EPC

Trong quá trình chuẩn bị EIA/EMP/EPC, các tổ chức KHCN công lập/chủ tiểu dự án sẽ thực

hiện tham vấn cộng đồng để đảm bảo rằng những người có khả năng bị ảnh hưởng hiểu được

các tác động tiềm tàng của tiểu dự án, và các vấn đề mà họ quan tâm sẽ được giải quyết thỏa

đáng bằng các biện pháp giảm thiểu trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện và vận hành tiểu

dự án.

Cụ thể, trong quá trình chuẩn bị EIA, chủ tiểu dự án sẽ tham vấn UBND cấp xã và các đại diện

của khu dân cư và tổ chức bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tiểu dự án. Trong quá trình chuẩn bị

EMP/EPC, chủ các tiểu dự án sẽ tham vấn với những người có khả năng bị ảnh hưởng.

Tại buổi tham vấn, đại diện của các hộ gia đình bị ảnh hưởng sẽ được thông báo về các tác

động môi trường tiềm tàng của tiểu dự án và các biện pháp giảm thiểu được đề xuất để làm

giảm các tác động này. Đại diện của những người chịu ảnh hưởng sẽ được hỏi ý kiến về các

tác động/biện pháp giảm thiểu hoặc nêu ý kiến về các mối lo ngại môi trường – xã hội liên

quan đến các hoạt động của dự án. Các hoạt động tham vấn cộng đồng – bao gồm thời gian,

địa điểm và mẫu công bố, ý kiến từ những người được tham vấn và phản hồi của chủ tiểu dự

án – sẽ được lưu thành văn bản và xem xét để hoàn thiện báo cáo EIA/EMP/EPC.

Tham vấn cộng đồng là bắt buộc đối với doanh nghiệp nhưng không bắt buộc đối với viện

nghiên cứu vì các hoạt động nghiên cứu có các đặc tính đặc biệt và khả năng cao là hộ gia đình

bị ảnh hưởng bởi hoạt động đó đã được nhận diện.

Công bố các tài liệu EA

Trong quá trình chuẩn bị tiểu dự án, tất cả EIA/EMP/EPC cho các tiểu dự án phải được thông

báo công khai một cách kịp thời, ở nơi có thể truy cập được, theo mẫu và ngôn ngữ mà các bên

liên quan có thể hiểu được.

Thêm vào đó, một gói đầy đủ bao gồm các EIA, EPC, EMP, các chứng chỉ môi trường, tài liệu

ghi chép về các cuộc tham vấn cộng đồng sẽ được gửi đến CPMU để thông báo công khai trên

15

website của Bộ KHCN trước khi thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc báo cáo nghiên cứu

khả thi.

5.4 Giám sát

Trong quá trình thực hiện tiểu dự án/hoạt động, các biện pháp giảm thiểu được phác thảo trong

EIA/EMP/EPC cần được giám sát để đảm bảo rằng các biện pháp này được thực hiện kịp thời

và đầy đủ. Trong một vài trường hợp, cần thực hiện các biện pháp bổ sung để đảm bảo các tác

động phát sinh được giải quyết thỏa đáng.

Giám sát nội bộ

Trong quá trình thực hiện tiểu dự án, chủ tiểu dự án liên quan và/hoặc chuyên gia tư vấn giám

sát của tiểu dự án nếu có sẽ chịu trách nhiệm giám sát hàng ngày việc tuân thủ các hoạt động

giảm thiểu và các hoạt động giám sát được nêu trong EMP. Cộng đồng địa phương được khuyến

khích thực hiện giám sát. Nếu có sự khiếu nại từ các nhóm địa phương chịu ảnh hưởng bởi tiểu

dự án, chủ tiểu dự án sẽ gửi cán bộ đến để đánh giá kịp thời tính hợp lệ của sự khiếu nại và

thực hiện các biện pháp cần thiết để giải quyết tình thế. Báo cáo về việc thực hiện EMP được

gửi đến CPMU như một phần của các báo cáo tiến độ.

Giám sát từ phía CPMU

Bên cạnh giám sát nội bộ, cán bộ/chuyên gia tư vấn môi trường của CPMU sẽ giám sát định

kỳ sự tuân thủ các biện pháp an toàn môi trường và xã hội của các tiểu dự án như đã cam kết

trong các tài liệu EIA. Nói chung, việc giám sát được thực hiện 2 lần/năm đối với tiểu dự án

thuộc loại EIA và 1 lần/ năm đối với tiểu dự án thuộc loại EPC. Việc giám sát sẽ được thực

hiện trong suốt quá trình thực hiện và năm đầu của giai đoạn hoạt động của tiểu dự án.

CPMU sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật nếu cần thiết cho các tổ chức KHCN công lập

và doanh nghiệp để hỗ trợ họ hoàn thành trách nhiệm giám sát và các yêu cầu liên quan về báo

cáo và lưu giữ tài liệu.

5.5 Báo cáo và lưu giữ tài liệu

Li-xăng và giấy phép

Doanh nghiệp/tổ chức KHCN công lập có trách nhiệm xin và lưu các li–xăng, giấy phép cần

thiết được ban hành hoặc cần được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền về môi trường của

Việt Nam trong cả quá trình cải tạo tiểu dự án và các giai đoạn hoạt động cho toàn bộ thời gian

của dự án.

Báo cáo

Doanh nghiệp/tổ chức KHCN công lập sẽ chuẩn bị các báo cáo định kỳ về việc thực hiện các

biện pháp giảm thiểu và giám sát nội bộ như đã được lên lịch trình trong các báo cáo

EIA/EMP/EPC. Các báo cáo này sẽ được gửi đến CPMU trước ngày được lên lịch cho việc

giám sát độc lập thực hiện bởi CPMU.

CPMU sẽ cung cấp báo cáo 2 lần/năm về việc thực hiện dự án và tuân thủ an toàn và gửi báo

cáo cho NHTG xem xét.

Tài liệu

Đối với tất cả các tiểu dự án, CPMU sẽ xem xét trước các tài liệu môi trường phù hợp với các

quy định hiện hành về quản lý môi trường của Việt Nam cũng như các chính sách an toàn của

Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng sẽ xem xét ngẫu nhiên các kết quả sàng lọc và các tài liệu môi

trường được chuẩn bị cho các tiểu dự án, và các kết quả còn lại sẽ được xem xét sau trong các

chuyến giám sát định kỳ.

16

CPMU, các tổ chức KHCN công lập tham gia và các doanh nghiệp có trách nhiệm ghi chép và

lưu giữ mọi tài liệu về an toản (các mẫu sàng lọc môi trường, các báo cáo EIA/EPC/EMP, các

ghi chép tham vấn, xác nhận về công bố thông tin ra công chúng, ghi chép giám sát môi trường

và các hợp đồng thu gom rác thải, v.v.) liên quan đến các tiểu dự án. Báo cáo về việc thực hiện

biện pháp an toàn sẽ là một phần của báo cáo tiến độ thực hiện mà CPMU nộp cho NHTG

trước các chuyến công tác giám sát.

Bảng3.Tóm tắt các quy trình quản lý môi trường đối với các tiểu dự án thuộc hợp phần

2a/2b

Bước Các hoạt động môi trường cần thiết Thực hiện bởi

Giám

sát/kiểm tra

bởi

1. Xác

định tiểu

dự án

1.1. Chuẩn bị thông tin cơ bản và gửi tới

CPMU để sàng lọc

Chủ tiểu dự án

(SPO) CPMU

1.2. Sàng lọc tính hợp lệ về môi trường:

sàng lọc để loại trừ các tiểu dự án kích hoạt

các chính sách an toàn của Ngân hàng

ngoài OP/BP 4.01 và gửi NHTG kiểm tra

CPMU NHTG sẽ kiểm

tra ngẫu nhiên

1.3. Sàng lọc để phân loại các tiểu dự án

thành loại EIA; EPC; EMP hoặc C và gửi

NHTG kiểm tra

Đối với các tiểu dự án được phân loại C:

không yêu cầu hành động nào khác.

Đối với các tiểu dự án thuộc thể loại khác:

tiến hành các bước tiếp theo

CPMU NHTG sẽ kiểm

tra ngẫu nhiên

2. Chuẩn

bị tiểu dự

án

2.1. Hướng dẫn cho các tổ chức KHCN

công lập/doanh nghiệp được lựa chọn

trong việc chuẩn bị các tài liệu môi trường

cần thiết, thu thập và ghi chép các li

xăng/giấy phép được yêu cầu phù hợp với

Khung quản lý Môi trường Xã hội đã được

thông qua

CPMU NHTG sẽ kiểm

tra ngẫu nhiên

2.2. Đối với các tiểu dự án xuất trình được

EIA/EPC đã được phê duyệt và vẫn còn

hiệu lực, thẩm định môi trường và yêu cầu

các chủ tiểu dự án chuẩn bị EMP nếu cần

thiết

CPMU NHTG sẽ kiểm

tra ngẫu nhiên

2.3. Đối với các tiểu dự án thuộc loại EIA,

chuẩn bị báo cáo về năng lực thể chế để

thực hiện biện pháp an toàn môi trường và

điều khoản tham chiếu cho việc chuẩn bị

EIA

Các chủ tiểu dự

án của các tổ

chức KHCN

công lập/các

doanh nghiệp

CPMU giám

sát và NHTG

kiểm tra ngẫu

nhiên

2.4. Chuẩn bị bản thảo EIA/EMP/EPC

Tham vấn cộng đồng với những người có

khả năng chịu ảnh hưởng và chính quyền

địa phương về nội dung của

Các chủ tiểu dự

án của các tổ

chức KHCN

CPMU giám

sát và NHTG

kiểm tra ngẫu

nhiên

17

EIA/EMP/EPC, chuẩn bị biên bản cuộc

họp và danh sách đại biểu tham dự

Bao gồm các giải pháp cho các mối quan

tâm của cộng đồng trong các bản

EIA/EMP/EPC cuối cùng. Ghi chép tham

vấn được lưu trữ để trình khi được yêu cầu

Nộp bản dự thảo EIA/EMP/EPC cho

CPMU và NHTG (nếu được yêu cầu) để

xét duyệt

công lập/các

doanh nghiệp

2.5. Xem xét EIA/EMP/EPC bản cuối

trước khi trình xin phê duyệt CPMU

NHTG sẽ kiểm

tra ngẫu nhiên

2.6. Phê duyệt EIA/EMP/EPC

EMP phê duyệt

bởi Bộ KH&CN,

CPMU

EIA/EPC phê

duyệt bởi chính

quyền địa

phương thích

hợp

CPMU giám

sát và NHTG

kiểm tra ngẫu

nhiên

3. Đấu

thầu tiểu

dự án

3.1. Đưa các biện pháp/yêu cầu giảm thiểu

trong EIA/EMP/EPC hoặc ECOPs vào

trong tài liệu đấu thầu

- Đưa các biện pháp/yêu cầu giảm thiểu

vào trong các tài liệu và hợp đồng cải tạo

(nếu có)

- Đưa các biện pháp/yêu cầu giảm thiểu

vào trong hợp đồng cung cấp thiết bị (nếu

có)

- Đưa các biện pháp/yêu cầu giảm thiểu

vào trong tài liệu và hợp đồng đấu thầu

giám sát xây dựng (nếu có)

Các tổ chức

KHCN công

lập/doanh nghiệp

CPMU giám

sát và NHTG

kiểm tra ngẫu

nhiên

4. Giai

đoạn thực

hiện

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu

Các chủ tiểu dự

án của các tổ

chức KHCN

công lập/các

doanh nghiệp

CPMU và

chính quyền

địa phương

giám sát

Ban quản lý

của các

GRI/CRI giám

sát nội bộ

NHTG kiểm tra

ngẫu nhiên

Thực hiện giám sát và theo dõi môi trường

nội bộ hằng ngày

Các tổ chức

KHCN công

lập/doanh nghiệp

CPMU và

chính quyền

địa phương

giám sát

18

trên cơ sở thường

xuyên

Thực hiện giám sát môi trường độc lập

định kỳ

CPMU trên cơ sở

định kỳ

NHTG kiểm tra

ngẫu nhiên

Thu thấp và ghi chép các li-xăng, giấy

phép môi trường cần thiết

Các chủ tiểu dự

án của các tổ

chức KHCN

công lập/các

doanh nghiệp

CPMU giám

sát và NHTG

kiểm tra ngẫu

nhiên

Báo cáo về sự tuân thủ môi trường của tiểu

dự án để CPMU/NHTG xem xét

Các chủ tiểu dự

án của các tổ

chức KHCN

công lập/các

doanh nghiệp

CPMU rà soát

và NHTG kiểm

tra ngẫu nhiên

Báo cáo về sự tuân thủ môi trường của dự

án để NHTG rà soát CPMU NHTG rà soát

VI. Đề cương kế hoạch quản lý môi trường cho việc xây dựng VINALAB-MAMET

thuộc tiểu hợp phần 2c

Theo yêu cầu của Chính sách an toàn Ngân hàng Thế giới về Đánh giá môi trường OP/BP 4.01,

cần soạn thảo EMP để ứng phó các tác động phát sinh từ việc thành lập VINALAB-MAMET,

sau đây sẽ được gọi tắt là LAB. Vào thời điểm này, do Báo cáo khả thi và thiết kế kỹ thuật của

phòng thí nghiệm hiện chưa được thực hiện, chưa thể chuẩn bị bản EMP đầy đủ. Trong phạm

vi của Khung ESMF, bản EMP phác thảo được xây dựng để đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu

cơ bản cho việc thành lập LAB. EMP được cập nhập trong quá trình nghiên cứu khả thi và giai

đoạn thiết kế.

Thêm vào đó, theo các yêu cầu pháp luật của Việt Nam, một bản EIA sẽ được chủ tiểu dự án

chuẩn bị trong quá trình chuẩn bị báo cáo kỹ thuật – kinh tế cho LAB. Nội dung và thể thức

của EIA sẽ tuân theo hướng dẫn trong Thông tư Số 26/2011/TT-BTNMT.

Nội dung của bản EMP và EIA cập nhật phải được gửi cho NHTG xem xét trước khi trình lên

các cơ quan có thẩm quyền thích hợp phê duyệt.

6.1 Các đặc điểm và mốc thời gian chính của Dự án

Vốn đầu tư ban đầu: Tổng giá trị ước tính đạt 13 triệu USD.

Các hoạt động cốt lõi: Khoản đầu tư sẽ được dành phần lớn để xúc tiến các hoạt động tăng

cường phát triển và sản xuất công nghệ.

Ngành trọng tâm: Giai đoạn đầu sẽ ưu tiên công nghệ từ 3 lĩnh vực là (i) cơ khí chế tạo, (ii) tự

động hóa và (iii) công nghệ nhúng.

Vị trí đề xuất: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với diện tích đất sử dụng được phê duyệt là 20.000

m2.

Mô hình tổ chức đề xuất: Nhà nước sở hữu, nhà thầu vận hành.

Các mốc thời gian của tiểu dự án: Giai đoạn chuẩn bị từ 2012 đến cuối 2013. Giai đoạn thực

hiện từ 2014 đến cuối 2016. Phòng thí nghiệm được dự kiến tự chủ từ 2017.

19

6.2 Mô tả môi trường xây dựng

Địa điểm xây dựng – trong khu NC&PT, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội (được chỉ ra

trong hình)

Đất sử dụng– khoảng 20.000 m2(được Bộ KH&CN phê duyệt), mật độ xây dựng 20%, chiều

cao trung bình ngang một tòa nhà 5 tầng

20

Northern

WWTP

Southern

WWTP

Waste

storage

Waste storage

Waste

storag

e

Tan

Xalake

Hình 2: Vị trí của VINALAB-MAMET

Lab location

21

Bảng4.Phân tích khu vực

Chức năng/Phòng ban Ước tính diện tích cần thiết (m2)

Văn phòng hành chính trung tâm 500

Trung tâm dịch vụ công và thương mại 2.000

Trung tâm huấn luyện và đào tạo 2.000

Các trung tâm thiết kế, sản xuất thí điểm, thử nghiệm

Công nghệ cơ khí chế tạo 500

Công nghệ tự động hóa 500

Công nghệ nhúng 500

Trung tâm ươm tạo (cho 100 doanh nghiệp) 14.000

Tổng (ước tính) 20.000

các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp (DIA): toàn bộ bề mặt VINALAB-MAMET được xây

dựng trên với diện tích 2 ha; (ii) các khu vực chịu ảnh hưởng thứ hai (SIA): các khu vực dân

cư và cơ quan, cơ sở vật chất công cộng cách khu vực xây dựng cũng như nguồn nước (như:

hồ Tân Xá, sông Tích) ít hơn 50m; (iii) khu vực chịu ảnh hưởng vùng (RIA): toàn bộ khu vực

của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (HHTP).

6.2.1 Chất lượng không khí

Không khí xung quanh DIA & SIA tương đối tốt vì không có nguồn gây ô nhiễm không khí

nghiêm trọng. Mật độ giao thông thấp, trung bình 10-15 xe tải cỡ trung bình một ngày cho 2

công trình xây dựng đang diễn ra. Khu vực NC&PT trong đó các tòa nhà rải rác và thưa thớt

cho phép thông gió tốt, dễ dàng phân tán các chất gây ô nhiễm không khí và không khí nóng.

6.2.2 Chất lượng đất

Báo cáo EIA chuẩn bị cho dự án HHTP vào tháng 6 năm 2010 cho thấy đất ở khu vực NC&PT

có thể nhiễm asen, đồng và chì. Nhằm nâng cao chất lượng đất ở khu vực này, ba mẫu đất được

lấy để phân tích (hai mẫu trong khu vực DIA và mẫu còn lại trong khu vực SIA). Kết quả phân

tích sẽ được bổ sung sau trong bản EIA được cập nhật cũng như trong EIA do luật Việt Nam

yêu cầu.

6.2.3 Nguồn nước và chất lượng

Nguồn nước

Sông Tích nhận nước sau quá trình xử lý của các nhà máy xử lý nước thải (WWTP) của Khu

Công nghệ cao Hòa Lạc. Con sông này là một nhánh của sông Đáy thuộc hệ thống sông Hồng,

bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì, thượng nguồn là hồ Suối Hai, Đồng Mô. Sông Tích chảy theo

hướng Tây Bắc đến Đông Nam. Sông nhận nước từ sông Bùi ở cầu Tân Trường trên quốc lộ 6

của quận Chương Mỹ, và tưới nước vào sông Đáy ở xã Phúc Lâm huyện Mỹ Đức. Dòng chính

của sông Tích dài 91km (tổng chiều dài lưu vực sông là 110km), với diện tích lưu vực là 1330

km2. Tại lưu vực sông Tích, có hồ Đồng Mô – Ngải Sơn với diện tích 1260 ha, hồ Suối Hai

671 ha, Xuân Khanh 104 ha góp phần vào lượng nước cho sông Tích. Vị trí của sông Tích và

hệ thống sông Hồng được nêu trong sơ đồ 4.

Hồ Tân Xásẽ chịu ảnh hưởng của cả hoạt động xây dựng và vận hành phòng thí nghiệm do

khoảng cách liền kế phòng thí nghiệm. Hồ Tân Xá, với diện tích khoảng 68 ha, có chức năng

22

điều hòa hồ phòng tránh lụt cho 2 xã Tân Xá và Thạch Hóa của huyện Thạch Thất. Người dân

trong xã Tân Xá vẫn sử dụng nước ở hồ Tân Xá cho các hoạt động nông nghiệp.

Hình 3. Vị trí Sông Tích và hệ thống Sông Hồng

Chất lượng nước

Các kết quả phân tích chất lượng nước được đưa ra trong báo cáo EIA cho Khu Công nghệ cao

Hòa Lạc cho thấy một số chỉ số môi trường của hồ Tân Xá như NH+4, dầu khoáng và chất béo,

BOD5cao hơn mức tiêu chuẩn của Việt Nam (QCVN 08:2008/BTNMT – Tiêu chuẩn chất

lượng bề mặt nước) và Sông Tích bị ô nhiễm nặng bởi vi khuẩn dạng coli (kết quả/tiêu chuẩn:

95000/7500). Nhằm nâng cao chất lượng hiện nay của nguồn nước bị nhiễm khuẩn, năm mẫu

nước được lấy để phân tích (hai mẫu của hồ Tân Xá và các mẫu còn lại của Sông Tích). Kết

quả phân tích sẽ được bổ sung sau trong bản EIA cập nhật cũng như trong EIA do luật Việt

Nam yêu cầu.

6.3 Các tác động xã hội – môi trường tiềm ẩn

Trong phạm vi các công trình được mô tả trên, các tác động xã hội – môi trường tiềm ẩn được

dự đoán và liệt kê như sau:

Lang Hoa Lac High

Tech Park

23

Bảng5.Các tác động xã hội – môi trường tiềm ẩn trong quá trình sản xuất và vận hành

LAB

Hoạt động Tác động tiềm ẩn

Giai đoạn xây dựng

Nhà thầu huy động công nhân

đến dựng trại và giải phóng

mặt bằng

Huy động các nhà máy xây

dựng tới khu đất

Vận chuyển và chở các vật liệu

xây dựng

Khai thác

Xử lý chất thải rắn

Đóng cọc

Trộn và đổ bê tông

- Ô nhiễm nguồn nước

- Tiếng ồn, bụi và chấn động phát sinh từ các nhà máy và hoạt

động xây dựng

- Phát sinh chất thải xây dựng, nhất là vật liệu đào thừa

- Xáo trộn giao thông do vận chuyển và chở tạm thời vật liệu xây

dựng, và/hoặc các hoạt động xây dựng

- Tổn hại đến cơ sở hạ tầng hiện có

- Rủi ro an toàn cho công nhân

- Mộ, bom hoặc các vật thể văn hóa/khảo cổ được phát hiện trong

quá trình xây dựng

- An toàn giao thông và của người đi bộ

Giai đoạn hoạt động

Các hoạt động giao thông: các

phương tiện của cán bộ

Vận hành thiết bị

Các hoạt động sửa chữa và bảo

trì

Các hoạt động vệ sinh

Sử dụng nước cho mục đích

sinh hoạt

- Phát sinh chất thải rắn và nước thải công nghiệp và/hoặc dân

dụng

- Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động vận hành

- Rủi ro an toàn đối với công nhân

6.4 Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường

Giai đoạn thiết kế

Một phương pháp sàng lọc thông qua các tiêu chí thiết kế thân thiện với môi trường được thiết

lập thông qua việc sử dụng hình thức danh mục kiểm tra trong Phụ lục 4.

Giai đoạn xây dựng

Do các hoạt động xây dựng quy mô nhỏ được dự tính có thể dẫn đến các tác động và thiệt hại

cho các vùng phụ cận, cần phải tránh hoặc giảm thiểu những điều này thông qua việc ứng dụng

các thực hành kỹ thuật tốt và các phương pháp an toàn môi trường nghiêm ngặt bao gồm sử

dụng các vật liệu và thiết bị xây dựng thân thiện với môi trường, các kỹ thuật quản lý chất thải

nhất là bụi và rác xây dựng, kiểm soát tiếng ồn, quản lý đất, kiểm soát an toàn, giám sát xử lý

nước và thiết bị vệ sinh, v.v.

Các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động trong quá trình xây dựng được mô tả trong

ECOP tại Phụ lục 5. Các biện pháp này do nhà thầu thực hiện trong giai đoạn xây dựng. ECOP

được gộp trong các tài liệu đấu thầu và hợp đồng.

Giai đoạn hoạt động

24

Sự phát sinh các chất thải rắn và nước thải công nghiệp và/hoặc dân dụng là các tác động chính

trong quá trình vận hành LAB bởi vậy cần phải quản lý chất thải chặt chẽ theo các quy định

trong nước.

6.5 Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan

Hình4.Hệ thống quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng

Quản lý môi trường trong quá trình xây dựng đòi hỏi sự tham gia của một số bên liên quan và

các cơ quan, mỗi bên với vai trò và trách nhiệm khác nhau đảm bảo các tác động có hại được

giảm tối đa trong quá trình xây dựng các hợp phần dự án. Trách nhiệm quản lý môi trường đã

được quy định.

Việc quản lý môi trường trong quá trình xây dựng bao gồm CPMU và cán bộ môi trường, Ban

môi trường thuộc Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, các nhà thầu và cán bộ giám sát

xây dựng (CSC). Hình 5 mô tả mối quan hệ giữa tất cả những người thực hiện đối với hệ thống

quản lý môi trường của dự án.

Quản lý môi trường của LAB trong quá trình vận hành được thực thi và giám sát bởi Ban quản

lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và các cơ quan địa phương có thẩm quyền. Trách nhiệm chi

tiết của tất cả những người thực hiện có liên quan được giới thiệu trong bảng sau.

Bộ KHCN

CPMU

Nhà thầu

Chuyên gia tư vấn

về môi trường

Chính quyền

địa phương

Cán bộ

giám sát

xây dựng

Khu Công

nghệ cao

Hòa Lạc

Đơn vị chịu trách nhiệm

25

Bảng6. Trách nhiệm quản lý môi trường

Tổ chức

Vai trò và trách nhiệm

Chuẩn bị tiểu hợp phần Thực hiện tiểu hợp phần Vận hành tiểu hợp phần

CPMU, cán

bộ/chuyên gia

tư vấn môi

trường (EC)

Tuyển dụng cán

bộ/chuyên gia tư vấn môi

trường và chịu toàn bộ

trách nhiệm chuẩn bị EMP

và đệ trình xin phê duyệt

Tuyển dụng cán bộ/chuyên gia tư vấn môi trường để giám

sát tiến độ trong quá trình xây dựng

CPMU được chuyên gia tư vấn môi trường hỗ trợ sẽ có

trách nhiệm cuối cùng đối với hiệu quả hoạt động về môi

trường của dự án trong cả hai giai đoạn xây dựng và vận

hành.

CPMU được chuyên gia tư vấn môi trường hỗ trợ cũng

sẽ phụ trách báo cáo việc thực hiện EMP cho Ngân hàng

Thế giới và Sở Tài nguyên Môi trường nhằm đạt hiệu quả

trong quá trình thực hiện.

Tư vấn chủ phòng thí nghiệm về việc

thực hiện EMP trong năm đầu vận hành

Giám sát tiến độ trong năm đầu vận hành

CPMU cũng sẽ phụ trách báo cáo việc

thực hiện EMP cho Ngân hàng Thế giới

và Sở Tài nguyên Môi trường

Ban quản lý

Khu Công

nghệ cao Hòa

Lạc

Chịu trách nhiệm chung đối với việc quản lý và giám sát

tất cả các vấn đề liên quan đến các khía cạnh môi trường

và xã hội theo luật Việt Nam

Chịu trách nhiệm cho hiệu quả môi

trường giai đoạn vận hành bao gồm việc

thực hiện EMP trong quá trình vận hành

Kỹ sư thiết kế

Sử dụng các mẫu danh

mục kiểm tra trong Phụ

lục 4 để tích hợp tiêu chí

thiết kế thân thiện với môi

trường vào thiết kế LAB

n/a n/a

26

Tổ chức

Vai trò và trách nhiệm

Chuẩn bị tiểu hợp phần Thực hiện tiểu hợp phần Vận hành tiểu hợp phần

Các nhà thầu

xây dựng

Trước khi xây dựng, lên kế hoạch quản lý môi trường tại

công trình xây dựng (SEMP) như một phần của báo cáo

phương pháp xây dựng, sau đó gửi kế hoạch cho chuyên

gia tư vấn giám sát xây dựng và/hoặc CPMU xem xét và

phê duyệt; trong quá trình xây dựng, nhà thầu phải gửi

báo cáo hàng tháng về các vấn đề an toàn, giảm thiểu và

kết quả trong suốt giai đoạn xây dựng. Trong trường hợp

có vấn đề đột xuất, nhà thầu sẽ tham vấn chuyên gia tư

vấn giam sát xây dựng/CPMU.

n/a

Chuyên gia tư

vấn giám sát

xây dựng

(CSC)

Chuyên gia tư vấn giám sát xây dựng có trách nhiệm quản

lý và giám sát tất cả các hoạt động xây dựng và đảm bảo

các nhà thầu tuân thủ các điều kiện của hợp đồng và EMP.

Chuyên gia tư vấn giám sát xây dựng sẽ tuyển dụng đủ

số lượng cán bộ có năng lực với kiến thức phù hợp về bảo

vệ môi trường và quản lý xây dựng để thực hiện các

nhiệm vụ yêu cầu và theo dõi việc thực hiện của nhà thầu.

Điều khoản tham chiếu cho chuyên gia tư vấn giám sát

môi trường sẽ được quy định rõ trong hợp đồng ký kết

giữa chuyên gia tư vấn giám sát xây dựng và CPMU.

27

Tổ chức

Vai trò và trách nhiệm

Chuẩn bị tiểu hợp phần Thực hiện tiểu hợp phần Vận hành tiểu hợp phần

Chính quyền

địa phương

Phối hợp với các sở/cơ quan có liên quan, và chịu trách

nhiệm giám sát và xử phạt các vi phạm về luật môi

trường. Đặc biệt là, đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm giải

quyết những sự việc nghiêm trọng và điều tra trách nhiệm

của các cơ quan liên quan cũng như tham gia giải quyết

các sự cố môi trường nghiêm trọng.

Phối hợp với các sở/cơ quan có liên quan,

và chịu trách nhiệm giám sát và xử phạt

vi phạm về luật môi trường. Đặc biệt là,

đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm giải quyết

những sự việc nghiêm trọng và điều tra

trách nhiệm của các cơ quan liên quan

cũng như tham gia giải quyết các sự cố

môi trường nghiêm trọng.

28

6.6 Kế hoạch giám sát

Phân công nhiệm vụ giám sát đối với nhà thầu, chuyên gia tư vấn giám sát xây dựng và cán bộ về biện pháp an toàn, chuyên gia tư vấn môi trường

sẽ được trình bày rõ ràng trong điều khoản tham chiếu và các tài liệu hợp đồng do Ngân hàng Thế giới phê duyệt. Chuyên gia tư vấn giám sát môi

trường chịu trách nhiệm nộp báo cáo hàng tháng phản ánh các vấn đề môi trường, các hành động và kết quả giám sát cập nhật. Dựa trên các báo cáo

hàng tháng và các chuyến giám sát thực tế, chuyên gia tư vấn môi trường sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo và gửi báo cáo 2 lần/năm cho CPMU, bao

gồm những kết luận về các vấn đề môi trường và các biện pháp giảm thiểu chính được thực hiện.

Chuyên gia tư vấn môi trường sẽ hỗ trợ kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn CPMU và chuyên gia tư vấn giám sát xây dựng trong quá trình thực hiện các

biện pháp giảm thiểu và gửi các báo cáo có liên quan.

Bảng7.Kế hoạch giám sát môi trường

Giai đoạn Tác động Địa điểm

giám sát Tiêu chuẩn

Phương pháp

giám sát

Thời gian giám

sát Chi phí Trách nhiệm

Giai đoạn xây

dựng

Ô nhiễm

nước Hồ Tây Xá

QCVN 08:

2008/BTNMT

Trực quan Hàng ngày

Một phần của

hợp đồng

chuyên gia tư

vấn giám sát

xây dựng

Chuyên gia tư vấn

giám sát xây dựng

Trực quan

Ngẫu nhiên/Khi

nhận được khiếu

nại từ các nhóm bị

ảnh hưởng

Bao gồm trong

ngân sách hoạt

động

Ban Môi trường của

Ban quản lý Khu CNC

Hòa Lạc

Phân tích 2 lần/năm

Một phần của

hợp đồng

chuyên gia tư

vấn môi

trường

Cán bộ/ chuyên gia

môi trường

Tiếng ồn, bụi Tại công

trường

QCVN 05:

2009/BTNMT Trực quan Hàng ngày

Một phần của

hợp đồng

chuyên gia tư

Chuyên gia tư vấn

giám sát xây dựng

29

Giai đoạn Tác động Địa điểm

giám sát Tiêu chuẩn

Phương pháp

giám sát

Thời gian giám

sát Chi phí Trách nhiệm

vấn giám sát

xây dựng

Trực quan

Ngẫu nhiên/Khi

nhận được khiếu

nại từ các nhóm bị

ảnh hưởng

Bao gồm trong

ngân sách hoạt

động

Ban Môi trường của

Ban quản lý Khu CNC

Hòa Lạc

Phân tích 2 lần/năm

Một phần của

hợp đồng

chuyên gia tư

vấn môi

trường

Cán bộ/ chuyên gia

môi trường

Chất thải đất

đào (asen,

đồng…)

Tại công

trường

QCVN 03:

2008/BTNMT

Phân tích: lấy 3

mẫu đất ở độ sâu

10, 20, 30 cm

Đánh giá đất trước

khi thải

Một lần trước khi

bắt đầu công việc

đào

Một phần của

hợp đồng

chuyên gia tư

vấn giám sát

xây dựng

Chuyên gia tư vấn

giám sát xây dựng

Xem xét các kết quả

phân tích

Một lần, sau khi

nhận kết quả từ

nhà thầu

Được gộp

trong ngân

sách hoạt động

của Khu CNC

Hòa Lạc

Ban Môi trường của

Ban quản lý Khu CNC

Hòa Lạc

Xem xét các kết quả

phân tích

Một lần, sau khi

nhận kết quả từ

nhà thầu

Một phần của

hợp đồng cán

bộ/chuyên gia

tư vấn môi

trường

Cán bộ/ chuyên gia

môi trường

30

Giai đoạn Tác động Địa điểm

giám sát Tiêu chuẩn

Phương pháp

giám sát

Thời gian giám

sát Chi phí Trách nhiệm

An toàn giao

thông và cho

người đi bộ

Tại công

trường

Trực quan/ tham

vấn cộng đồng Hàng ngày

Một phần của

hợp đồng

chuyên gia tư

vấn giám sát

xây dựng

Chuyên gia tư vấn

giám sát xây dựng

Trực quan/ tham

vấn cộng đồng

Hàng tháng /Khi

nhận được khiếu

nại từ các nhóm bị

ảnh hưởng

Được gộp

trong ngân

sách hoạt động

của Khu CNC

Hòa Lạc

Ban Môi trường của

Ban quản lý Khu CNC

Hòa Lạc

Trực quan/ tham

vấn cộng đồng Hàng tháng

Một phần của

hợp đồng

Cán bộ/ chuyên gia

môi trường

Tổn hại đến

cơ sở hạ tầng

sẵn có

Tại các

vùng lân

cận trong

khuôn viên

Trực quan/ tham

vấn cộng đồng Hàng ngày

Một phần của

hợp đồng

chuyên gia tư

vấn giám sát

xây dựng

Chuyên gia tư vấn

giám sát xây dựng

Trực quan/ tham

vấn cộng đồng

Thỉnh thoảng/ khi

nhận được than

phiền từ nhóm

người bị ảnh

hưởng

Được gộp

trong ngân

sách hoạt động

của Khu CNC

Hòa Lạc

Ban Môi trường của

Ban quản lý Khu CNC

Hòa Lạc

Trực quan/ tham

vấn cộng đồng Hàng tháng

Một phần của

hợp đồng

Cán bộ/ chuyên gia

môi trường

Tại công

trường

Trực quan/ tham

vấn công nhân Hàng ngày

Một phần của

hợp đồng

Chuyên gia tư vấn

giám sát xây dựng

31

Giai đoạn Tác động Địa điểm

giám sát Tiêu chuẩn

Phương pháp

giám sát

Thời gian giám

sát Chi phí Trách nhiệm

Rủi ro an

toàn đối với

công nhân

chuyên gia tư

vấn giám sát

xây dựng

Trực quan/ tham

vấn công nhân

Thỉnh thoảng/ khi

nhận được thông

tin liên quan đến

tai nạn lao động

Được gộp

trong ngân

sách hoạt động

của Khu CNC

Hòa Lạc

Ban Môi trường của

Ban quản lý Khu CNC

Hòa Lạc

Trực quan/ tham

vấn công nhân Hàng tháng

Một phần của

hợp đồng

Cán bộ/ chuyên gia

môi trường

Giai đoạn vận

hành

Hàng tồn

kho chất thải

công nghiệp

Tại công

trường

Kiểm tra kho chất

thải Một lần mỗi năm

Gộp trong

ngân sách hoạt

động

Ban Môi trường của

Ban quản lý Khu CNC

Hòa Lạc

Kiểm tra kho chất

thải

Một lần, trước khi

bắt đầu vận hành

Một phần của

hợp đồng

Cán bộ/ chuyên gia

môi trường

Nước thải Tại công

trường

QCVN 14:

2008/BTNMT

QCVN 40:

2011/BTNMT

Kiểm tra các kết nối

nước thải Một lần mỗi năm

Gộp trong

ngân sách hoạt

động

Ban Môi trường của

Ban quản lý Khu CNC

Hòa Lạc

Kiểm tra các kết nối

nước thải

2 lần trong năm

đầu của giai đoạn

vận hành

Một phần của

hợp đồng

Cán bộ/ chuyên gia

môi trường

Tiếng ồn

Bên trong

và bên

ngoài LAB

Tham vấn Một lần mỗi năm

Gộp trong

ngân sách hoạt

động

Ban Môi trường của

Ban quản lý Khu CNC

Hòa Lạc

Tham vấn Một lần trong giai

đoạn vận hành

Một phần của

hợp đồng

Cán bộ/ chuyên gia

môi trường

31

6.7 Hệ thống báo cáo giám sát

Nhằm trao đổi thông tin hiệu quả, thành lập cơ sở dữ liệu giám sát việc thực hiện các biện pháp

giảm thiểu và thực hiện hiệu quả EMP, cần phải có một hệ thống báo cáo tiêu chuẩn ở tất cả

các cấp độ quản lý như được nêu trong bảng dưới đây.

Bảng 8. Hệ thống báo cáo giám sát môi trường

ST

T Vấn đề báo cáo Giám sát cấp 1 Giám sát cấp 2 Giám sát cấp 3

Giai đoạn xây dựng

1

Nhà thầu thực

hiện các biện

pháp giảm thiểu

tại công trường

Nhà thầu tự giám

sát

Nhà thầu gửi báo

cáo hàng tháng

cho chuyên gia tư

vấn giám sát xây

dựng

Chuyên gia tư vấn

giám sát xây dựng

giám sát hàng ngày

Chuyên gia tư vấn

giám sát xây dựng

lập báo cáo hàng

tháng gửi CPMU và

chuyên gia tư vấn

môi trường

Cán bộ/chuyên gia

tư vấn môi trường

(ES/C) giám sát

định kỳ hàng tháng

ES/C lập báo cáo 2

lần/năm và gửi

CPMU/NHTG xem

xét và gửi chính

quyền địa phương

nếu được yêu cầu

2 Giám sát việc

tuân thủ EMP

CSC giám sát

hàng ngày

CSC lập báo cáo

hàng tháng gửi

CPMU

Giám sát định kỳ

hàng quý do cán

bộ/chuyên gia tư vấn

môi trường thực hiện

ES/C lập báo cáo 2

lần/năm và gửi

CPMU/NHTG xem

xét và gửi chính

quyền địa phương

nếu được yêu cầu

Giai đoạn vận hành

1 Báo cáo giám

sát môi trường

Giám sát hàng quý

bởi cán bộ/chuyên

gia tư vấn môi

trường

Tần suất nộp báo

cáo: 2 lần trong

năm đầu hoạt động

Cán bộ/chuyên gia

tư vấn môi trường

lập báo cáo 2

lần/năm và gửi

CPMU/NHTG xem

xét

32

6.8 Xây dựng năng lực/Kế hoạch đào tạo

Dựa trên những nhu cầu thực tế trong thực hiện dự án, chương trình xây dựng năng lực và đào

tạo cho các cơ quan liên quan được xây dựng như đã nêu trong bảng dưới đây:

Bảng 9. Các chương trình được đề xuất về xây dựng năng lực trong quản lý môi trường

Nội dung

đào tạo

Đối tượng

đào tạo

Số lượng

người

được

đào tạo

Thời gian

đào tạo Đơn vị tổ chức Ngân sách

Học tập về

an toàn lao

động và vệ

sinh môi

trường

Các công

nhân và cán

bộ kỹ thuật

của nhà thầu

Tất cả

công

nhân và

cán bộ ở

công

trường

Trước khi

xây dựng và

tuân thủ các

quy định

pháp lý

Nhà thầu phối

hợp với Viện

Lao động,

Thương binh và

Xã hội

Một phần của

hợp đồng xây

dựng

Đào tạo về

việc tuân

thủ và giám

sát an toàn

môi trường

Cán bộ môi

trường của

CPMU, nhà

thầu, nhân

viên của

chuyên gia

giám sát xây

dựng phụ

trách tuân thủ

vệ sinh môi

trường

3-4 học

viên

Trước khi

xây dựng

CPMU phối hợp

với chuyên gia

tư vấn môi

trường

Một phần của

hợp đồng

chuyên gia tư

vấn môi

trường

6.9 Ngân sách cho EMP

Chi phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu

Nhà thầu phải đảm bảo việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu thích hợp như được mô tả trong

ECOPs (xem Phụ lục 5) tuân theo 4 tiêu chí HSET sau: Sức khỏe cho cộng đồng (Health); An

toàn công trường (Safety); Vệ sinh môi trường (Environment) và Quản lý giao thông

(Transportation).

Chi phí tổ chức, đào tạo, phổ biến, đấu thầu, vận hành thiết bị và nhân lực cho việc thực hiện

các biện pháp giảm thiểu trong và ngoài công trường phù hợp với các điều kiện HSET được

tích hợp trong chi phí gói xây dựng. Các nhà thầu có trách nhiệm nghiên cứu, chuẩn bị các

phương án và dự tính chi phí cho các hoạt động này. Đây được coi là một trong những tiêu chí

đánh giá năng lực của nhà thầu trong tương lai và mức độ tuân thủ của nhà thầu.

Trong trường hợp vi phạm, chủ công trình có thể xử phạt hoặc thuê đơn vị khác tham gia giải

quyết các vấn đề phát sinh.

Chi phí dự tính cho EMP

Chi phí giám sát môi trường thực hiện bởi chuyên gia tư vấn giám sát xây dựng

33

CSC chịu trách nhiệm đề xuất việc tổ chức và giám sát kế hoạch về việc tuân thủ của nhà thầu

đối với các biện pháp giảm thiểu. Bên cạnh đó, CSC được yêu cầu phải phân công nhân sự và

chuẩn bị kế hoạch làm việc chi tiết nhằm giám sát vệ sinh môi trường và quản lý an toàn lao

động tại và xung quanh công trường. Chi phí đối với công việc này sẽ được đưa ra trong hợp

đồng với CSC.

Chi phí giám sát của chuyên gia tư vấn môi trường

CPMU sẽ ký hợp đồng với chuyên gia tư vấn môi trường để thực hiện toàn bộ dự án. Chuyên

gia tư vấn sẽ thực hiện các công việc của tất cả các hợp phần theo điều khoản tham chiếu. Chi

phí dự tính đối với chuyên gia tư vấn môi trường được trình bày ở phần VI – Chi phí dự tính

cho Khung quản lý Môi trường và Xã hội.

6.10 Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin

Tham vấn cộng đồng

Như đã nói trong Chương 2 – Mô tả dự án, phòng thí nghiệm sẽ được đặt tại khu vực nghiên

cứu và phát triển rộng 2 ha cách xa khu dân cư. Do đó việc tham vấn cộng đồng chỉ được thực

hiện với Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, chi tiết được nêu ở bên dưới.

34

Bảng10.Tham vấn với Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Mục đích Người tham gia Thời gian Kết quả tham vấn

Vòng thứ nhất

Phổ biến thông tin dự án

Thu thập thông tin cơ bản

về môi trường

Xác định các vấn đề môi

trường tiềm ẩn trong quá

trình thực hiện dự án

Các đại diện của

Ban quản lý Khu

công nghệ cao Hòa

Lạc

14h, thứ bảy

ngày 03/11/2012 Báo cáo thẩm định

Vòng thứ hai

Thảo luận về nội dung đề

cương Kế hoạch Quản lý

Môi trường (EMP) và

Khung quản lý Môi

trường và Xã hội (ESMF)

Các đại diện của

Ban quản lý Khu

công nghệ cao Hòa

Lạc

02/01/2013

Ban quản lý Khu công

nghệ cao Hòa Lạc

đồng ý với nội dung

đề cương EMP và

ESMF.

Tham khảo các ý kiến

chính thức dưới dạng

văn bản về EMP và

ESMF tại Phụ lục 6.

Công khai thông tin EMP

Trước khi thẩm định, dự thảo đề cương EMP, dưới hình thức là một phần của báo cáo về Khung

quản lý Môi trường và Xã hội của dự án, đã được công bố trong phạm vi địa phương bằng tiếng

Việt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) vào

tháng 01/2012. Bên cạnh đó, dự thảo đề cương này cũng đã được công bố tại InfoShop của

NHTG ở Washington DC bằng tiếng Anh vào tháng 01/2012.

Trong quá trình thực hiện, bản EMP và EIA cập nhật dành cho việc xây dựng VINALAB-

MAMET sẽ được công bố tại địa điểm dự án và tại VDIC ở Hà Nội.

VII. Xây dựng năng lực/Kế hoạch đào tạo

Dựa trên những nhu cầu thực tế trong khi thực hiện các biện pháp an toàn, chương trình xây

dựng năng lực và đào tạo cho các cơ quan liên quan được thiết lập như được nêu trong bảng

dưới đây.

35

Bảng 11.Các chương trình đề xuất về xây dựng năng lực trong quản lý môi trường

Nội dung

đào tạo

Đối tượng đào

tạo

Số

lượng

học

viên

Thời gian

đào tạo Đơn vị tổ chức Ngân sách

Đào tạo về

thực hiện

các biện

pháp an

toàn

Cán bộ về an toàn

của CPMU;

Các cán bộ của

Tổ chức KHCN

công lập, cán bộ

doanh nghiệp

15-20

Trong giai

đoạn chuẩn

bị tiểu dự

án

CPMU phối hợp

với chuyên gia tư

vấn môi trường

Một phần của

hợp đồng

chuyên gia tư

vấn môi

trường

VIII. Chi phí dự tính cho việc thực hiện các biện pháp an toàn

Tổng chi phí cho việc thực hiện các biện pháp an toàn của dự án bao gồm: (i) chi phí thực hiện

các quy trình quản lý môi trường của các tiểu hợp phần/hoạt động thuộc hợp phần 2a/2b; (ii)

chi phí thực hiện Kế hoạch Quản lý Môi trường của việc xây dựng VINALAB-MAMET thuộc

tiểu hợp phần 2c. Chi tiết được nêu ở bảng 10 bên dưới.

36

Bảng12. Dự toán chi phí cho việc thực hiện các biện pháp an toàn

Người

thực hiện Mô tả công việc

Thời

gian Đơn giá

Tổng

(USD)

Cán

bộ/chuyên

gia tư vấn

môi trường

(EC/S)

- Xây dựng năng lực liên quan đến

việc tuân thủ các biện pháp an toàn

dành cho CSC, nhân viên CPMU,

các doanh nghiệp, các tổ chức khoa

học công nghệ công lập và các nhà

thầu

- Thực hiện quản lý môi trường đối

với các tiểu dự án thuộc hợp phần

2a/2b, bao gồm:

+ Sàng lọc môi trường

+ Rà soát EIA/EPC/EMP trước khi

trình nộp

+ Các chuyến công tác giám sát và

đánh giá trong quá trình thực hiện

các tiểu dự án thuộc hợp phần 2a/2b

- Thực hiện quản lý môi trường đối

với việc xây dựng LAB thuộc hợp

phần 2c

+ Cập nhật Kế hoạch Quản lý Môi

trường của tiểu hợp phần

+ Các chuyến công tác giám sát và

đánh giá trong quá trình thực hiện

các tiểu dự án thuộc tiểu hợp phần

2c

4,5 năm 10.000 USD/năm 45.000

Kỹ sư thiết

kế

Thiết kế phòng thí nghiệm thân thiện

với môi trường

Trong

giai đoạn

tiền xây

dựng

Một phần của hợp

đồng thiết kế

Chuyên gia

tư vấn giám

sát xây

dựng CSC

Hàng ngày thực hiện theo dõi, giám

sát việc xây dựng LAB

Trong

quá trình

xây dựng

Một phần của hợp

đồng CSC 450

Nhà thầu

cho phòng

thí nghiệm

và các hoạt

động cải tạo

Nhà cung

cấp thiết bị

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu

được mô tả trong hợp đồng thích

hợp

Trong

quá trình

thực hiện

Một phần của hợp

đồng xây

dựng/phục hồi và

hợp đồng mua

sắm thiết bị

37

Ghi chú: 1:Chi phí trên được ước tính dựa trên đơn giá hiện tại và kinh nghiệm của chuyên

gia về môi trường. Do dự án được thực hiện trong nhiều năm, việc biến động giá cả là không

thể tránh khỏi. Cần phải chuẩn bị một khoản dự phòng cho trường hợp tăng giá hoặc chi phí

bất khả kháng trong quá trình thực hiện dự án.

IX. Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin về khung ESMF của Dự án

Nội dung của khung ESMF đã được thảo luận hai lần với Bộ KHCN và Khu Công nghệ cao

Hòa lạc trong giai đoạn chuẩn bị. Chi tiết được trình bày ở bên dưới:

Bảng1. Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin về khung ESMF của Dự án

Mục đích Người tham

gia Thời gian Kết quả tham vấn

Vòng thứ nhất

Phổ biến thông tin dự án

Thu thập thông tin về môi

trường

Xác định các vấn đề tiềm ẩn

về môi trường trong quá trình

thực hiện dự án

Các đại diện

của Ban quản

lý Khu công

nghệ cao

Hòa Lạc

14h, thứ bảy

ngày

03/11/2012

Báo cáo thẩm định

Công khai nội dung của bản

thảo ESMF đầu tiên

Vụ Hợp tác

Quốc tế của

Bộ KHCN

9h, thứ ba

ngày

20/11/2012

Thống nhất về nội dung

Vòng thứ hai

Thảo luận về nội dung đề

cương Kế hoạch Quản lý Môi

trường (EMP) và Khung quản

lý Môi trường và Xã hội

(ESMF)

Các đại diện

của Ban quản

lý Khu công

nghệ cao

Hòa Lạc

9h, thứ ba

ngày

02/01/2013

Ban quản lý Khu công nghệ

cao Hòa Lạc đồng ý với nội

dung đề cương EMP và

ESMF.

Tham khảo các ý kiến chính

thức dưới dạng văn bản về

EMP và ESMF tại Phụ lục 6.

Thảo luận về nội dung đề

cương Kế hoạch Quản lý Môi

trường (EMP) và Khung quản

lý Môi trường và Xã hội

(ESMF)

Vụ Hợp tác

Quốc tế của

Bộ KHCN

14h, thứ ba

ngày

02/01/2013

Thống nhất về nội dung. Xem

các ý kiến chính thức bằng

văn bản về ESMF tại Phụ lục

7.

Ở cấp độ Dự án, trước khi thẩm định bản thảo cuối cùng của khung ESMF đã được công bố

với quy mô địa phương tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, văn phòng Bộ KHCN và Trung tâm

Thông tin Phát triển Việt Nam bằng ngôn ngữ tiếng Việt vào tháng 01/2012. Văn bản này được

công bố tại InfoShop của NHTG tại Washington DC bằng tiếng Anh trước khi nhóm thẩm định

xuất phát.

38

X. Các phụ lục

Phụ lục 1: Danh sách các mục cần kiểm tra về an toàn môi trường và xã hội

Đối với tất cả các tiểu dự án/ các hoạt động trong Hợp phần 2 của dự án FIRST, các tư vấn/cán

bộ môi trường của CPMU sẽ tiến hành sàng lọc để xác định tính hợp lệ của các tiểu dự án.

Tư vấn và/hoặc cán bộ môi trường của CPMU sẽ điền vào danh sách kiểm tra. Bằng cách biểu

thị “Có” cho bất kỳ một chính sách an toàn môi trường nào khác chính sách Đánh giá Môi

trường –OP4.01, tiểu dự án đó bị coi là không hợp lệ.

Lưu ý: Nếu có bất kỳ chính sách nào được kích hoạt bởi tiểu dự án, chủ của dự án phải chỉ ra

được sự nghiêm trọng của các tác động tiềm ẩn như được hướng dẫn trong bảng sau đây. Nếu

không, tiểu dự án sẽ được coi như không đạt yêu cầu tuyển chọn về mặt môi trường.

Lưu ý: Cần phải đưa ra lời giải thích đối với mỗi câu hỏi dạng Có/Không. Bên cạnh đó, nếu

tiểu dự án kích hoạt chính sách OP/BP 4.01, chủ dự án phải chỉ ra sự nghiêm trọng của các

tác động tiềm ẩn như được hướng dẫn trong bảng bên dưới.

39

Chính sách

an toàn môi

trường

Xác định (các) vấn đề về an

toàn có thể phát sinh

Hãy đánh dấu vào ô phù

hợp

Cung cấp

thêm trả

lời của bạn

ở đây, nếu

thích hợp Không

Có (Nếu có thì nêu

rõ tại đây độ nghiêm

trọng tiềm ẩn của

tác động và nêu các

yếu tố trong thiết kế

đề xuất mà có thể

giúp ngăn ngừa

được những tác

động có hại tiềm

tàng)

Đánh giá

môi trường

Đề xuất có các rủi ro tiềm ẩn có

hại cho môi trường hoặc xã hội

hay không, và các tác động trong

phạm vi ảnh hưởng của đề xuất

này như thế nào?

Môi trường

sinh thái tự

nhiên

Ngân hàng không tài trợ cho các

dự án làm suy yếu hoặc chuyển

đổi môi trường sinh thái quan

trọng (các khu vực được bảo vệ

hoặc các địa điểm quan trọng về

mặt đa dạng sinh học). Các hoạt

động của đề xuất có khả năng

gây ra sự biến đổi (mất mát)

nghiêm trọng hoặc suy thoái cho

môi trường sinh thái tự nhiên

không? (Tổn thất có thể xảy ra

trực tiếp, ví dụ như các hoạt

động xây dựng, hoặc gián tiếp

thông qua các hoạt động con

người tạo ra bởi dự án).

Quản lý sâu

bệnh, côn

trùng

Dự án có tài trợ cho việc mua

sắm bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào

hay khuyến khích việc sử dụng

các loại thuốc trừ sâu đó hay

không?

Đề xuất có đề ra các biện pháp

phòng trừ sâu bệnh, côn trùng

mới hoặc mở rộng hay thay đổi

các biện pháp quản lý sâu bệnh,

côn trùng hiện thời hay không?

Có hoạt động nào khác của đề

xuất có thể làm tăng mức độ sử

dụng thuốc trừ sâu không?

40

Đề xuất có bao gồm việc sản

xuất hoặc thải bỏ một khối lượng

lớn các sản phẩm phòng ngừa

sâu bệnh ra môi trường không?

Rừng

Đề xuất có khả năng tác động lên

sức sống và chất lượng của các

khu rừng, hoặc tác động lên các

quyền lợi và an sinh của con

người hay mức độ phụ thuộc,

quan hệ tương hỗ của họ đối với

các khu rừng không?

Đề xuất có dự định đưa ra những

thay đổi trong quản lý, bảo vệ

hay sử dụng các khu rừng tự

nhiên hoặc rừng trồng hay

không?

An toàn đập

Có hoạt động nào của dự án liên

quan đến việc xây dựng một đập

nước lớn không?

Di sản văn

hóa

Các hoạt động đề xuất có khả

năng tác động một cách tiêu cực

lên các tài nguyên văn hóa vật

thể hay không? Các tài nguyên

này có thể gồm đền chùa, di tích

chôn cất hay các di tích khảo cổ.

Dự án trên

đường thủy

quốc tế

Các hoạt động của dự án có diễn

ra trong tuyến đường thủy quốc

tế hay không?

Tái định cư

không tự

nguyện

Các hoạt động của đề xuất có

khả năng làm cho con người

phải di chuyển chỗ ở trên tinh

thần không tự nguyện hay

không? Xin lưu ý rằng việc mất

đất hay mất các tài sản khác

được gây ra bởi: (i) di dời hay

mất nơi cư trú; (ii) mất khả năng

tiếp cận các tài sản trong khu

vực được bảo vệ và gây ra các

tác động bất lợi cho việc kiếm

sống; (iii) mất các nguồn thu

nhập hoặc các phương tiện kiếm

sống, cho dù những người bị ảnh

hưởng phải hoặc không phải di

chuyển đến nơi khác. Nếu thu

hồi đất mà người dân tự nguyện

di dời thì chính sách này không

được kích hoạt.

41

Dân tộc

thiểu số

Đề xuất có khả năng tác động

tiêu cực lên các dân tộc thiểu số

hoặc có khả năng tạo ra các lợi

ích tích cực cho các dân tộc thiểu

số hay không?

Ngày Sàng lọc bởi

(Ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận bởi

(Do Giám đốc CPMU ký và

đóng dấu)

42

Phụ lục 2: Sàng lọc tác động môi trường

Sau khi tham khảo từng đề xuất tiểu dự án và “danh sách kiểm tra bảo vệ môi trường và xã

hội” thích hợp của các dự án này, CPMU và chuyên gia tư vấn được yêu cầu điền vào Mẫu

Sàng lọc tác động môi trường để xác định mức độ của các tác động tích cực và tiêu cực mà mỗi

tiểu dự án có thể đem lại và do đó để quyết định được xem tiểu dự án có thích hợp về mặt môi

trường cho việc lựa chọn trao tài trợ hay không.

Tên tiểu dự án:

1. Xác định dạng của tiểu dự án

Loại EIA Loại EMP Loại EPC Loại C

2. Lý do phân loại các tiểu dự án (điền vào bảng sàng lọc môi trường – xã hội)

43

Các vấn đề môi trường – xã hội Có Không Chú giải

Việc xây dựng và các hoạt động có liên quan có gây ra

những hoạt động sau không?

(Hướng dẫn: Nếu có thể, đưa ra các thông tin định tính

trong cột “chú giải” khi câu trả lời là “có” đối với trường

hợp không có biện pháp làm nhẹ nào được áp dụng. CPMU

có thể đưa ra thêm các câu hỏi tại cuối bảng này và hãy

đưa ra câu trả lời nếu xác định thêm được các vấn đề khác)

1. Phát quang cây cối tại các địa điểm xây dựng, các khu

trại hoặc các khu vực nhà kho?

2. Có bị ô nhiễm nước (Nước bị tăng vẩn đục vì rác thải

xây dựng hoặc các vật liệu xây dựng, nhiên liệu từ các địa

điểm xây dựng chảy xuống các nguồn trữ nước) hoặc lụt lội

cục bộ do nước thải từ các công trình xây dựng?

3. Tiếng ồn, bụi và rung động từ các tiểu dự án và hoạt động

xây dựng tạo nên (ví dụ: khi lợp ngói hay trộn xi măng…)?

4. Tạo ra rác thải xây dựng?

5. Sự xuống cấp của cảnh quan ở các địa điểm khai thác

nguyên liệu để san lấp?

6. Hiểm họa đất lở tăng lên ở những địa điểm bị đào bới?

7. Có gây ra rối loạn về giao thông do việc vận chuyển và

bốc xếp tạm thời các nguyên vật liệu xây dựng và/hoặc do

các hoat động xây dựng đang diễn ra hay không?

8. Tổn hại đến mùa màng, hay đến các cơ sở hạ tầng hiện

có?

9. Có gây ra sự gián đoạn cho các dịch vụ công ích hiện có

hay không (như việc tưới tiêu, cung cấp năng lượng, đường

điện thoại, …)

10. Các rủi ro về độ an toàn cho cộng đồng địa phương, đặc

biệt là cho trẻ em và các công nhân?

11.Có hạn chế người dùng nước ở địa phương tiếp cận

nguồn nước, hoặc hạn chế họ tới các dịch vụ công cộng

khác hay không?

12.Mồ mả, các vật liệu nổ, các vật thể văn hóa/khảo cổ có

bị đào lên không?

13. Có sự xói mòn trong giai đoạn vận hành việc làm lại hệ

thống các công trình tưới tiêu nước không?

14. Việc tiếp cận đến các hộ gia đình bị gián đoạn hay

không?

15. Khác

3. Kết luận

44

Tiểu dự án này có hợp lệ về mặt môi trường hay không?

Có Không

4. Đã thu nhận được bất kỳ tài liệu an toàn nào chưa?

Có Không

Nếu có, hãy nêu rõ.

5. Các chủ quản lý tiểu dự án nên chuẩn bị thêm các công cụ đánh giá môi trường nào?

EIA EMP EPC Không

Ngày

45

Phụ lục 3: Mô hình Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cho tiểu dự án của FIRST

1. Mô tả tiểu dự án

Cung cấp các thông tin thích hợp cho các đơn vị thực hiện EMP cho các tiểu dự án, có thể là các

cơ quan nhà nước/nhà tài trợ, các tư vấn hay các tổ chức phi chính phủ. Mô tả vắn tắt các hợp

phần chính của dự án đề xuất, đưa ra một bản trình bày về các nhu cầu và mục tiêu của tiểu dự

án, cơ quan thực hiện, lịch sử vắn tắt của dự án (gồm các phương án thay thế được xem xét),

tình trạng hiện nay và thời gian biểu, cũng như tính bản sắc/bản chất của các tiểu dự án liên

quan. Cần cung cấp một bản mô tả tóm tắt các điều kiện môi trường.

2. Các quy định pháp luật hiện hành về môi trường

Xác định các điều luật, quy định và hướng dẫn cho việc thực hiện đánh giá hay chỉ định nội dung

của báo cáo. Các tài liệu này có thể gồm một số hay tất cả các tài liệu sau đây:

Chính sách hoạt động của Ngân hàng Thế giới; ví dụ như: Đánh giá môi trường;

Tham vấn cộng đồng và Công khai thông tin và chính sách về An toàn, Sức khỏe và

Môi trường của Ngân hàng Thế giới.

Luật và/hoặc các quy định quốc gia về rà soát môi trường và đánh giá tác động

Các quy định về đánh giá môi trường ở xã, tỉnh hoặc khu vực; và

Các quy định đánh giá môi trường của các tổ chức tài trợ khác tham gia trong dự án.

Xác định các tiêu chuẩn về thiết kế hay hoạt động mà các hợp phần của dự án phải đáp ứng

để tuân thủ các yêu cầu an toàn môi trường, ví dụ như tiêu chuẩn khí thải và các yêu cầu an

toàn và sức khỏe lao động.

3. Các tác động bất lợi và các biện pháp giảm thiểu

Tóm tắt các tác động:Dự đoán các tác động bất lợi về môi trường và xã hội (và các khả năng

chưa chắc chắn về các ảnh hưởng của chúng) đồng thời xác định và tổng hợp các biện pháp

giảm nhẹ cho các tác động này.

Mô tả các biện pháp giảm thiểu:Mỗi biện pháp giảm nhẹ tác động cần được mô tả vắn tắt xét

theo các tác động và các điều kiện cần đến các biện pháp đó. Các biện pháp này sẽ được kèm

theo, hoặc tham chiếu đến, các thiết kế, các hoạt động phát triển (bao gồm mô tả trang thiết

bị), các thủ tục hoạt động và các trách nhiệm thực hiện. Các biện pháp giảm thiểu được đề

xuất nhằm xúc tiến tham vấn cộng đồng cần được mô tả và giải thích rõ ràng.

Các tác động bất lợi và các biện pháp giảm nhẹ có thể được trình bày theo mẫu như sau:

Các hoạt động

Các tác

động/vấn đề về

môi trường

Các biện pháp

giảm nhẹ Trách nhiệm

Ngày (Bắt

đầu/Kết

thúc)

Giai đoạn thiết

kế

Giai đoạn thực

hiện tiểu dự án

Giai đoạn hoạt

động tiểu dự án

46

4. Cơ cấu tổ chức

Các trách nhiệm giảm thiểu, theo dõi và giám sát cần được xác định cùng với việc tổ chức sắp

xếp các luồng thông tin, đặc biệt cho công tác điều phối giữa các đơn vị chịu trách nhiệm thực

hiện giảm thiểu tác động. Việc này đặc biệt quan trọng cho các dự án đòi hỏi sự liên kết liên

ngành/thể chế. Đặc biệt, EMP chỉ định rõ trách nhiệm của từng đơn vị trong việc thực hiện

các biện pháp giảm nhẹ và đánh giá, ví dụ, thi hành các biện pháp sửa chữa, giám sát thực

hiện, đào tạo, tài trợ và báo cáo. Cơ cấu tổ chức cũng cần được xây dựng để duy trì hỗ trợ các

biện pháp thi hành đã thống nhất cho công tác bảo vệ môi trường.

Trong trường hợp cần thiết, kế hoạch quản lý môi trường cần đề xuất việc tăng cường năng

lực các đơn vị liên quan qua các hoạt động như: thiết lập các cơ cấu tổ chức phù hợp; phân

công các cán bộ và tư vấn chủ chốt; và các thỏa thuận về vốn đối ứng và cho vay lại.

4.1 Các cơ quan đơn vị

Các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát việc giảm thiểu tác động và các biện pháp

giám sát được mô tả theo sơ đồ. Ví dụ:

Ngân hàng Thế giới Bộ KHCN

CPMU

CPMU

Các tiểu dự án

Sở Tài nguyên và Môi

trường

Các nhà cung cấp thiết

bị và nhà thầu (nếu

thích hợp)

47

4.2 Trách nhiệm

Những bên liên quan này có thể sẽ tham gia vào việc quản lý môi trường của tiểu dự án. Trách

nhiệm của các bên liên quan tương ứng cho mỗi tiểu dự án cần được trình bày như sau:

STT Đơn vị Trách nhiệm

1 Chủ tiểu dự án

2 Kỹ sư thiết kế

3 CPMU

4 Nhà thầu/Nhà cung cấp trang thiết bị

5 Tư vấn giám sát xây dựng

6 Tư vấn môi trường

7 v.v.

5. Giám sát và báo cáo

5.1 Mô tả chương trình giám sát (nếu thích hợp)

Kế hoạch quản lý môi trường xác định các mục tiêu giám sát và chỉ rõ loại hình giám sát được

yêu cầu; đồng thời mô tả các chỉ số hiệu quả thực hiện cho thấy sự liên kết giữa các tác động

và các biện pháp giảm nhẹ như được xác định trong báo cáo đánh giá môi trường, các thông

số để đo lường, phương pháp sử dụng, vị trí lấy mẫu và tần suất đo lường, giới hạn dò tìm (nếu

thích hợp) và xác định các ngưỡng báo hiệu về sự cần thiết của các hoạt động sửa chữa. Các

sắp xếp về theo dõi và giám sát cần được thống nhất giữa chủ tiểu dự án và cơ quan thực hiện

dự án/CPMU, Ngân hàng và bên vay để: bảo đảm phát hiện đúng lúc các tình trạng cần triển

khai các biện pháp khắc phục sửa chữa theo đúng các quy tắc thực hiện; cung cấp thông tin

và tiến độ và kết quả của các biện pháp giảm thiểu và củng cố thể chế; và đánh giá việc tuân

thủ các chính sách an toàn môi trường quốc gia và của Ngân hàng.

KẾ HOẠCH GIÁM SÁT

Thông

số nào sẽ

được sử

dụng

Thông

số sẽ

được

theo dõi

ở đâu

Thông số

được theo

dõi bằng

cách nào

/loại thiết

bị theo

dõi

Khi nào

thông số

được theo

dõi /thường

xuyên hay

liên tục

Tiêu

chuẩn

áp dụng

Chi phí

theo dõi

Chi phí của

thiết bị hay

nhà thầu

đòi hỏi để

thực hiện

theo dõi?

Trách nhiệm Báo cáo

đến/tần

suất

Thời

gian

(Ngày

bắt

đầu/kết

thúc)

5.2 Giám sát chuẩn bị kế hoạch dự phòng và các hoạt động đào tạo (nếu áp dụng)

Ví dụ: kế hoạch dự phòng về rủi ro hỏa hoạn

48

5.3 Khung tuân thủ về mặt môi trường

Ví dụ: Khung tuân thủ cho các nhà cung cấp thiết bị

6. Kế hoạch xây dựng/đào tạo năng lực (nếu thích hợp)

Đơn vị tổ

chức

Khóa đào

tạo

Thành

viên

Tần suất Thời gian

diễn ra

Nội dung Ngân sách

7.Ngân sách

Dự toán chi phí:cần được nêu rõ cho cả đầu tư ban đầu và các chi phi định kỳ trong việc thực

hiện tất cả các biện pháp được xác định trong báo cáo EMP, gộp vào tổng chi phí dự án và

được xem như một yếu tố trong các cuộc đàm phán vốn vay.

Cần phải tính đến mọi chi phí - bao gồm các chi phí hành chính, thiết kế và tư vấn, vận hành

và bảo trì – bắt nguồn từ việc đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu hoặc điều chỉnh thiết kế dự án.

8. Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin

Trình bày kết quả Tham vấn cộng đồng và Công khai thông tin.

9. Các thông tin khác

Đưa ra các danh sách về nguồn dữ liệu, các nghiên cứu và báo cáo nền tảng của dự án, các ấn

phẩm liên quan và các mục khác cần các tư vấn chú ý.

49

Phụ lục 4: Mẫu danh sách các mục cần kiểm tra về các Tiêu chí thiết kế thân thiện với

môi trường

Thông tin chung

Tên dự án Tên địa điểm diễn ra cải tạo/xây dựng văn

phòng

Tên của kỹ sư/cán bộ kỹ thuật (Những) người thực hiện nghiên cứu

Ngày hoàn thành nghiên cứu Ngày mà nghiên cứu tại công trường được

hoàn thành

Nguồn thông tin Tên và thông tin liên lạc của (những) người cần

liên hệ

Kết quả đầu ra đề xuất Cải tạo văn phòng hay xây dựng văn phòng

mới

Tiêu chí thiết kế Có Không Chưa biết Nhận xét

Tối đa hóa sự phù hợp của thiết kế kiến trúc

với công trình văn hóa quan trọng lân cận hay

gần công trình

Tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng tự nhiên để

giảm thiểu nhu cầu về ánh sáng nhân tạo

Tận dụng tối đa các hệ thống thông gió tự

nhiên để giảm nhu cầu dùng điều hòa

Tối đa hóa nguồn dự trữ nước mưa để tưới

vườn và các khu cây trồng trong văn phòng

(nếu áp dụng)

Khuyến khích sử dụng các vật liệu thân thiện

với môi trường (tránh sử dụng chất amiăng và

các chất độc hại khác)

Trồng các loài cây địa phương ở trong vườn và

khu vực xanh trong văn phòng (nếu áp dụng)

Ổn định độ dốc sử dụng các biện pháp thực vật

(nếu áp dụng)

Sự đầy đủ của hệ thống phòng cháy chữa cháy

v.v.

Các tiêu chí khác (mô tả)

50

Phụ lục 5: Quy tắc thực hành môi trường (ECOP)

(Được điểu chỉnh phù hợp với dự án FIRST từ các ECOP tiêu chuẩn cho dự án công trình nhỏ được NHTG tài trợ tại Việt Nam)

CÁC VẤN

ĐỀ/

RỦI RO

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

1. Gây ra

bụi/ô

nhiễm

không khí

Nhà thầu cần thực hiện các biện pháp kiểm soát bụi để bảo đảm giảm thiểu việc tạo ra bụi và không làm phiền đến các

hộ dân địa phương, duy trì môi trường làm việc an toàn, ví dụ như:

- Tưới rửa các công trường xây dựng và đường bị bụi

- Che phủ nguyên vật liệu

- Xe chở nguyên vật liệu được che phủ và bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển để chống rơi đất, cát, vật liệu

hay bụi bẩn;

- Các nguyên vật liệu và đất không được che phủ cần được bảo vệ khỏi xói mòn do gió

2. Tiếng ồn

và chấn

động

Nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam về tiếng ồn và chấn động.

Tất cả các phương tiện cần có “Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” theo Quyết định

số 35/2005/QĐ-BGTVT để phòng ngừa các tiếng ồn phát ra từ máy móc không được bảo trì tốt.

Khi cần thiết, các biện pháp giảm tiếng ồn đến mức chấp nhận được cần phải được thực hiện, có thể bao gồm các bộ

phận giảm thanh, ống giảm thanh, các tấm giảm thanh hoặc đặt các máy móc gây ra nhiều tiếng động tại những khu

vực đã được bảo vệ về âm thanh.

Tránh hoặc giảm thiểu việc vận chuyển qua các khu vực dân cư và khu vực chế biến nguyên liệu (ví dụ như trộn xi

măng).

3. Ô nhiễm

nước

Cần cung cấp các công trình vệ sinh được xây dựng hay cơ động tại công trường cho các công nhân. Nước thải từ các

công trình vệ sinh này cũng như từ bếp, buồng tắm, bồn rửa, v.v… cần được xả vào một bể chứa để bỏ đi khỏi công

trường hoặc xả vào hệ thống cống rãnh sinh hoạt; không được xả thẳng vào các sông hồ chứa nước.

51

Nước thải vượt quá mức cho phép với các tiêu chuẩn/quy định kỹ thuật của Việt Nam cần được thu gom trong một bể

chứa và được các đơn vị xử lý chất thải có giấy phép thực hiện xử lý.

Vào lúc hoàn thành các công trình xây dựng, các bể chứa nước và bể phốt cần được che đậy và bịt kín.

Không được xả chất thải, rác, dầu hay các tạp chất vào các nguồn nước.

Không được rửa xe ô tô hay máy móc trên sông suối

Một danh sách đầy đủ các nguồn và vị trí xả nước thải sẽ được chuẩn bị và duy trì

Các biện pháp phù hợp để giảm thiểu nước thải sẽ được thực hiện (như biện pháp trung hòa xử lý trước khi loại bỏ chất

thải, v.v…)

4. Sự thoát

nước và

lắng cặn

Nhà thầu phải tuân theo các thiết kế thoát nước chi tiết trong các kế hoạch thi công để đảm bảo hệ thống thoát nước

luôn được bảo trì sạch bùn đất và không tắc nghẽn.

Các khu vực công trường không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động thi công cần được duy trì giữ nguyên hiện trạng.

5. Chất thải

rắn

Tại mọi vị trí thi công, Nhà thầu phải cung cấp thùng rác, công-te-nơ và các vật chứa thu gom phế thải.

Chất thải rắn có thể được tạm thời chứa ở công trường trong một vùng chỉ định riêng và được Tư vấn giám sát/chủ dự

án thi công và chính quyền địa phương thông qua trước khi thu gom và xử lý.

Các công-te-nơ chứa rác thải cần được che đậy, đặt vững, chống được tác động thời tiết và chống lại việc nhặt rác

Không được đốt, chôn hay vứt chất thải rắn.

Các vật liệu có thể tái chế được như bản gỗ trong đào rãnh, thép, vật liệu làm giàn giáo, chống đỡ công trình, các bao

bì, v.v… sẽ được thu gom và tách riêng khỏi các chất thải khác ngay tại công trường để tái sử dụng, sử dụng để nhồi

lấp hay đem bán.

Nếu chất thải rắn hoặc phế thải xây dựng không được vứt bỏ khỏi công trường thì chỉ được xử lý ở những vị trí được

Tư vấn giám sát thi công xác định và thông qua và đưa vào kế hoạch xử lý chất thải rắn. Trong bất cứ trường hợp nào

nhà thầu cũng không được thải bất kì vật liệu nào vào các vùng nhạy cảm về môi trường như các môi trường sống tự

nhiên hay dòng nước.

6. Chất thải

hóa học

hoặc độc

hại

Các loại dầu mỡ đã qua sử dụng cần được loại bỏ khỏi công trường và bán cho công ty chuyên tái chế dầu đã qua sử dụng được

chấp nhận.

52

Các loại dầu, chất bôi trơn, chất làm sạch, v.v… đã được sử dụng cho việc bảo trì phương tiện và máy móc phải được thu gom

trong các bể chứa và được một công ty chuyên tái chế dầu loại bỏ khỏi công trường và tiến hành xử lý ở một địa điểm xử lý chất

thải độc hại đã được duyệt.

Cất giữ hóa chất an toàn sử dụng các biện pháp như che đậy, làm hàng rào và dán nhãn thích hợp.

Không sử dụng các hóa chất độc hại không được chấp nhận gồm sơn chứa chì

7. Ảnh

hưởng đến

thảm thực

vật và các

tài nguyên

sinh thái

Các khu vực cần giải phóng mặt bằng nên được giảm thiểu hết mức có thể

Nhà thầu sẽ phải loại bỏ lớp đất phủ của tất cả những khu vực mà lớp đất phủ chịu ảnh hưởng của các hoạt động cải

tạo, gồm các hoạt động tạm thời như cất giữ và dự trữ nguyên vật liệu; lớp đất đã bị loại bỏ sẽ được giữ ở các khu vực

theo thống nhất với Tư vấn giám sát thi công để sau này sử dụng để phục hồi lại thảm thực vật và vì vậy cần được giữ

và bảo vệ tốt.

Không cho phép việc sử dụng hóa chất trong phát quang các thảm thực vật.

Cấm đốn cây trừ khi được ủy quyền trực tiếp rõ ràng trong kế hoạch phát quang thảm thực vật.

Dựng rào bảo vệ tạm thời, nếu cần thiết, để bảo vệ hiệu quả cây cối cần bảo tồn trước khi thực hiện bất cứ công việc

nào trong công trường.

Nhà thầu phải bảo đảm không có bất cứ hoạt động săn bắn, bẫy hay gây độc cho các loại động vật.

8. Quản lý

giao thông

Trước khi thi công cần tổ chức tham vấn với chính quyền và cộng đồng địa phương cũng như các cán bộ cảnh sát giao

thông.

Việc gia tăng mật độ phương tiện giao thông cần được đưa vào trong kế hoạch thi công đã được phê duyệt trước đấy.

Các tuyến đường, đặc biệt các tuyến có xe tải hạng nặng, cần chú ý xem xét các khu vực nhạy cảm như trường học,

bệnh viện và chợ.

Thiết lập hệ thống đèn chiếu sáng buổi đêm nếu việc này là cần thiết để bảo đảm lưu thông giao thông an toàn.

Đặt biển báo quanh khu vực thi công để tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận lợi, chỉ dẫn cho các bộ phận khác

nhau của công trình và đưa ra cảnh báo an toàn.

Triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn giao thông, gồm các biển báo đường/sông/kênh và người cầm cờ chỉ dẫn

để báo hiệu các vị trí trong tình trạng nguy hiểm.

Tránh vận chuyển nguyên vật liệu thi công trong giờ cao điểm.

Các biển chỉ đường cần được lắp đặt ở cả các tuyến đường thủy và đường bộ nếu cần thiết.

53

9. Cản trở

các dịch

vụ công

cộng

Cung cấp thông tin cho các hộ dân bị ảnh hưởng về lịch trình làm việc và các hoạt động gây cản trở về nước/điện theo

như trong kế hoạch ít nhất 2 ngày trước khi diễn ra.

Bất cứ thiệt hại nào cho các hệ thống dây cáp hiện có cần được báo cáo với cơ quan chính quyền và khắc phục trong

thời gian sớm nhất có thể.

10. Khôi phục

các khu

vực bị ảnh

hưởng

Các khu vực đã được giải phóng như các khu xử lý chất thải, công trình, lán trại công nhân, khu vực kho lưu trữ, sàn

thi công và các khu vực tạm thời sử dụng trong quá trình thi công các công trình cửa dự án cần được phục hồi bằng các

biện pháp trồng cây cỏ, thoát nước và phục hồi đất.

Đất bị nhiễm độc hóa chất hay các vật chất độc hại cần được loại bỏ, di chuyển và chôn ở các khu chứa rác.

11. An toàn

lao động

và cộng

đồng

Nhà thầu phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam về an toàn lao động.

Đào tạo công nhân về các quy định an toàn lao động và cung cấp quần áo bảo hộ đầy đủ cho công nhân theo như các

luật áp dụng của Việt Nam

Lắp đặt hàng rào, rào chắn, biển báo nguy hiểm/biển cấm xung quanh khu vực thi công có thể gây ra nguy hiểm cho

người dân.

Nhà thầu cần cung cấp các biện pháp an toàn như lắp đặt hàng rào, các ba-ri-e chắn có biển báo nguy hiểm, hệ thống

đèn sáng chống tai nạn giao thông cũng như các nguy hiểm khác có thể xảy ra cho dân cư và các khu vực nhạy cảm.

Nếu các đánh giá trước đây cho thấy có thể có các vật liệu nổ còn xót lại (UXO), cần có nhân sự có năng lực thực hiện

việc giải tỏa theo như trong kế hoạch chi tiết được Kỹ sư thi công thông qua.

Công nhân không được sử dụng đồ uống có cồn trong giờ làm việc

Không được làm việc mà không có thiết bị bảo hộ an toàn (gồm giày ủng và mũ bảo hộ)

12. Công tác

liên lạc

với các

cộng đồng

dân cư địa

phương

Nhà thầu sẽ phối hợp với chính quyền địa phương (lãnh đạo xã, trưởng làng) về lịch trình thống nhất của các hoạt động

thi công ở các vùng gần các khu vực nhạy cảm hay thời điểm nhạy cảm (như các ngày lễ tôn giáo).

Các bản sao tiếng Việt của các ECOP và các tài liệu an toàn môi trường liên quan khác sẽ được cung cấp cho các cộng

đồng dân cư địa phương và công nhân tại công trường.

Phổ biến thông tin dự án cho các bên liên quan (ví dụ như chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và các hộ dân bị

ảnh hưởng, v.v…) qua các buổi họp với cộng đồng trước khi thực hiện thi công.

Cung cấp các thông tin liên lạc để những bên quan tâm có thể lấy thông tin về các hoạt động của công trường, tình hình

dự án và các kết quả thực hiện dự án.

54

Thông báo cho dân cư địa phương về lịch trình làm việc và thi công, sự gián đoạn các dịch vụ công cộng, các tuyến

đường vòng và các tuyến xe buýt tạm thời, các hoạt động cho nổ và phá sập, nếu thích hợp.

Các bảng thông báo phải được dựng ở tất cả các công trình xây dựng cung cấp thông tin về dự án cũng như thông tin

liên lạc của các giám đốc công trình, cán bộ môi trường, cán bộ an toàn và sức khỏe, các số điện thoại và các thông tin

liên hệ khác để những người dân bị ảnh hưởng có thể bày tỏ quan tâm lo ngại và các khuyến nghị.

Không làm phiền và gây cản trở đến các cộng đồng dân cư.

13. Quy trình

phát hiện

ngẫu nhiên

hiện vật

khảo cổ

Nếu Nhà thầu phát hiện các hiện vật công trình khảo cổ, lịch sử, gồm các nghĩa địa và/hoặc mồ mả cá nhân trong quá trình

đào đất hay xây dựng, Nhà thầu sẽ phải:

Dừng các hoạt động thi công ở khu vực tìm thấy di vậtt;

Phác họa khu vực hoặc công trình tìm thấy di vật;

Giữ an ninh cho khu vực để phòng ngừa thiệt hại hay mất mát các đồ vật có thể di chuyển được. Trong trường hợp

các cổ vật hay các đồ vật nhạy cảm, cần bố trí nhân viên bảo vệ trực đêm cho đến khi chính quyền địa phương hay Sở

văn hóa và thông tin tiếp quản.

Thông báo cho Tư vấn giám sát thi công/Chủ dự án - người sẽ thông báo cho chính quyền địa phương hay nhà nước

chịu trách nhiệm các công tác về Di sản văn hóa ở Việt Nam (trong vòng 24 giờ hoặc sớm hơn);

Chính quyền địa phương hay nhà nước sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và bảo tồn khu vực trước khi quyết định các thủ tục

thích hợp. Cần phải thực hiện hoạt động đánh giá sơ bộ các di vật tìm thấy. Tầm quan trọng của các hiện vật cần được

đánh giá theo các tiêu chí liên quan đến di sản văn hóa; bao gồm các giá trị thẩm mỹ, lịch sử, khoa học hay nghiên

cứu, xã hội và kinh tế;

Quyết định về công tác giải quyết xử lý các hiện vật sẽ do chính quyền chức năng thực hiện. Công việc này có thể

gồm có các thay đổi trong việc bảo tồn, bảo quản, phục hồi và lưu giữ bố cục (như trong trường hợp tìm thấy các di

vật không di chuyển được có giá trị văn hóa và khảo cổ);

Nếu công trình văn hóa và/hoặc các di tích có giá trị cao và việc bảo tồn khu vực được các nhà chuyên môn khuyến

nghị và được các đơn vị có thẩm quyền về lĩnh vực di sản văn hóa yêu cầu, Chủ Dự án sẽ phải thực hiện các thay đổi

thiết kế cần thiết theo yêu cầu và bảo tồn khu vực;

Các quyết định liên quan đến quản lý di vật sẽ được các cơ quan chính quyền liên quan trình bày dưới dạng văn bản.

55

Các công việc thi công sẽ chỉ được tiếp tục sau khi có sự cho phép của các cơ quan chính quyền địa phương trên cơ

sở an toàn cho các di sản.

56

Phụ lục 6: Biên bản về cuộc thảo luận công khai “Khung quản lý môi trường của dự

án”

Buổi thảo luận công khai diễn ra vào ngày 02/01/2013 tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (HHTP).

Danh sách thành phần tham dự

Đại diện của Dự án FIRST

Đào Tuấn Kiên: Chuyên gia tư vấn về môi trường

Nguyễn Xuân Nhân: Chuyên gia tư vấn về xã hội

Đại diện của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Trần Ngọc Hà: Phó Giám đốc Ban Quy hoạch, Xây dựng và Môi trường

Hoàng Thị Dung: Cán bộ Ban Quy hoạch, Xây dựng và Môi trường

Trịnh Hoàng Thắng: Cán bộ Ban Quy hoạch, Xây dựng và Môi trường

Kế hoạch cuộc họp:

1. Thuyết trình về Khung Quản lý Môi trường

2. Thảo luận

3. Kết luận

Thuyết trình về Khung quản lý môi trường

Chuyên gia môi trường trình bày về Khung quản lý môi trường:

Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF) mô tả quy trình được thiết lập trong quá trình

thực hiện Dự án FIRST với mục đích ước tính nhu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ môi

trường cho các tiểu dự án được Dự án FIRST tài trợ.

Nội dung thuyết trình:

A) Giới thiệu về Dự án FIRST phù hợp với khung ESMF:

Khung ESMF sẽ được sử dụng để sàng lọc và kiểm soát các tác động tiềm ẩn về môi trường và

xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các tiểu dự án thuộc hợp phần 2 (bao gồm tiểu hợp

phần 2.a và 2.b). Khung cũng đưa ra các yêu cầu đối với việc thành lập VINALAB-MAMET

thuộc hợp phần 2.c.

B) Trình bày về quy trình đánh giá môi trường:

Quy trình đánh giá môi trường được mô tả trong Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF).

Quy trình được mô tả trong ESMF sẽ cấu thành một phần hợp nhất của Sổ tay Hướng dẫn Thực

hiện Dự án (PIM) của FIRST.

Quá trình sàng lọc các tiểu dự án thuộc hợp phần 1 và 2 được dựa trên chính sách an toàn về

đánh giá môi trường của NHTG (chính sách OP/BP/GP 4.01 về Đánh giá Môi trường) và luật

pháp và quy chế của Việt Nam, chủ yếu là Nghị định Số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy

định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi

trường.

Dự án được xếp loại B theo chính sách an toàn về đánh giá môi trường của NHTG. Cần nhấn

mạnh rằng Dự án sẽ không tài trợ cho các hoạt động bị phân vào hạng mục A theo chính sách

an toàn về đánh giá môi trường của NHTG cũng như các hoạt động được liệt kê trong Phụ lục

III của Nghị định Số 29/2011/NĐ-CP.

57

C) Trình bày về đề cương kế hoạch quản lý môi trường cho tiểu hợp phần 2.c (VINALAB-

MAMET)

- Các tác động tiềm ẩn và các biện pháp giảm thiểu thích hợp

- Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan

- Hệ thống giám sát

D) Trình bày về các phụ lục trong ESMF:

- Phụ lục 4: Mẫu danh sách các mục cần kiểm tra về các Tiêu chí thiết kế thân thiện với

môi trường

- Phụ lục 5: Quy tắc thực hành môi trường (ECOP)

Thảo luận công khai:Thảo luận diễn ra dưới hình thức hỏi, đáp và góp ý.

A) Bà Trần Ngọc Hà nhận xét rằng một vài phần của ESMF không liên quan đến HHTP.

Đáp (ông Đào Tuấn Kiên): Khung ESMF này được áp dụng cho toàn bộ Dự án FIRST bao

gồm cả ba hợp phần, và chỉ có tiểu hợp phần 2.c (VINALAB-MAMET) thuộc hợp phần 2 là

liên quan trực tiếp đến HHTP. Một bản đề cương EMP cho VINALAB-MAMET đã được

chuẩn bị trong Chương VI của ESMF. Ngoài ra, một bản báo cáo EIA cho VINALAB-MAMET

sẽ được lập theo các quy định của Việt Nam. EIA sẽ được đệ trình để phê duyệt trước ngày

31/01/2013.

B) Bà Trần Ngọc Hà nhận xét rằng HHTP vẫn chưa được cho phép để phê duyệt các báo cáo

EIA, CEP, do đó thông tin về việc HHTP phê duyệt VINALAB-MAMET trong Bảng 7 của

ESMF là chưa chính xác tại thời điểm đó.

Đáp (ông Đào Tuấn Kiên): Vâng chúng tôi sẽ xóa thông tin này đi. Trong trường hợp này, Bộ

KHCN sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt EIA của VINALAB-MAMET theo luật pháp Việt Nam.

C) Bà Trần Ngọc Hà nhận xét rằng HHTP chỉ có các chứng năng quản lý và giám sát môi

trường như được quy định trong Nghị định 189/98 TTg. Chúng tôi không phải thực hiện bất

kỳ biện pháp giảm thiểu nào ngoại trừ các biện pháp đối với nhà máy xử lý nước thải. Nhà thầu

xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu.

Đáp (ông Đào Tuấn Kiên): Vâng, chúng tôi đã nêu rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên

quan đối với VINALAB-MAMET trong các bảng 6, 7 và 8.

D) Bà Hoàng Thị Dung nhận xét rằng trước khi bắt đầu giai đoạn xây dựng, nhà thầu xây dựng

phải gửi kế hoạch và lịch trình xây dựng cho HHTP.

Đáp (ông Đào Tuấn Kiên): Vâng, chúng tôi đã đề cập đến điều này trong bảng 6, phần giảm

thiểu về sự xáo trộn giao thông.

Kết luận:

Các bên tham gia thống nhất với nội dung của ESMF.

HHTP sẽ ban hành một công văn gửi Vụ Hợp tác Quốc tế/Ban quản lý Dự án Trung ương về

các kết luận như sau:

58

59

Phụ lục 7: Công văn của Vụ Hợp tác Quốc tế chấp thuận nội dung của ESMF

60

Phụ lục 8. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam

(do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 17/04/2013)

ST

T Mã Tên chung và (tên thương phẩm)

Thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản lâm sản

2903.59.00

3808

Aldrin ( Aldrex, Aldrite ...)

2903.51.00

3808

BHC, Lindane (Beta - BHC, Gamma - HCH, Gamatox 15 EC, 20 EC,

Lindafor , Carbadan 4/4 G; Sevidol 4/4 G ... )

25

26

28

29

3206.30

3808

3824

Cadmium compound (Cd)

2903.59.00

3808

3824.90

Chlordane (Chlorotox, Octachlor, Pentichlor...)

2903.62.00

2909.30.00

2935.00.00

3204.17

3204.20.00

3405.20.00

3808

DDT (Neocid, Pentachlorin , Chlorophenothane...)

2910.90.00

3808

Dieldrin (Dieldrex, Dieldrite, Octalox ...)

2920.90.90

3808

Endosulfan (Cyclodan 35EC, Endosol 35EC, Tigiodan 35ND, Thasodant

35EC, Thiodol 35ND… )

2910.90.00

3808

Endrin (Hexadrin... )

61

2903.59.00

3808

Heptachlor (Drimex, Heptamul, Heptox...)

3808

3824.90

Isobenzen

3808

3824.90

Isodrin

25

26

28

29

3201.90

3204.17

3206.49

3806.20

3808

3824

Lead compound (Pb)

2930.90.00

3808

Methamidophos: ( Dynamite 50 SC, Filitox 70 SC, Master 50 EC, 70 SC,

Monitor 50EC, 60SC, Isometha 50 DD, 60 DD, Isosuper 70 DD, Tamaron

50 EC...)

2920.10.00

3808

Methyl Parathion ( Danacap M 25, M 40; Folidol - M 50 EC; Isomethyl

50 ND; Metaphos 40 EC, 50EC; (Methyl Parathion) 20 EC, 40 EC, 50

EC; Milion 50 EC; Proteon 50 EC; Romethyl 50ND; Wofatox 50 EC ...)

2924.19.10

3808

Monocrotophos: (Apadrin 50SL, Magic 50SL, Nuvacron 40 SCW/DD,

50 SCW/DD, Thunder 515DD...)

2920.10.00

3808

Parathion Ethyl (Alkexon , Orthophos , Thiopphos ... )

3808 Sodium Pentachlorophenate monohydrate (Copas NAP 90 G, PMD 4 90

bột, PBB 100 bột)

2908.10.00

3808

Pentachlorophenol ( CMM 7 dầu lỏng)

2924.19.90

3808

Phosphamidon (Dimecron 50 SCW/ DD...)

3808 Polychlorocamphene (Toxaphene, Camphechlor, Strobane...)

62

2925.20.90

3808

Chlordimeform

Thuốc trừ bệnh

25

26

28

2931.00.90

3808

Arsenic compound (As)

2930.90.00

3808

Captan (Captane 75 WP, Merpan 75 WP...)

2930.90.00

3808

Captafol (Difolatal 80 WP, Folcid 80 WP... )

2903.62.00

3808

Hexachlorobenzene (Anticaric, HCB... )

26

28

29

3201.90

3502.90

3808

3815.90

3824.90

Mercury compound (Hg)

2804.90

2811.19

2811.29

2812.10

2812.90

2813.90

2842.90

2844.40

2930.20

2931.00

Selenium compound (Se)

63

2931.20

3808

3824.90

Thuốc trừ chuột

3808

3824.90

Talium compound (Tl)

Thuốc trừ cỏ

2918.90.00

3808

2.4.5 T (Brochtox , Decamine , Veon ... )