file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến...

28
VỤ TRẦN NGỌC ANH VÀ HIỆP HỘI KINH TẾ ISVE (Tôi vốn không có tiền sử mâu thuẫn, bất hòa với đồng nghiệp. Trên thực tế, tôi luôn cố gắng nhường nhịn, tránh né can thiệp vào công việc của các đồng nghiệp ngành kinh tế. Tuy nhiên bài viết này đề cập đến một nhân vật không phải là đồng nghiệp của tôi. Từ “chính trị” trong bài viết này không nhằm ám chỉ các hoạt động đấu tranh chống lại những thế lực bạo quyền - những hoạt động đòi hỏi nhiều gian khổ, hi sinh vì cộng đồng - mà nói về một thứ chính trị salon. Phê phán/tố cáo một con người luôn là việc hết sức khó khăn và đôi khi phải trả giá đắt. Tuy nhiên sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi vẫn quyết định viết bài này, vì lợi ích lâu dài của ngành kinh tế, và vì lời hứa danh dự với cộng đồng đông đảo các nhà kinh tế và các nhà khoa học Việt nam nói chung.) Tóm tắt nội dung - Bài này viết về Trần Ngọc Anh, một người tốt nghiệp PhD về chính sách công, làm việc ở trường hành chính công (nghĩa là cả bằng cấp lẫn kinh nghiệm đều không phải là kinh tế), nhưng chui vào ban lãnh đạo hiệp hội kinh tế ISVE, và có nhiều hành vi gây hại cho ngành kinh tế Việt nam. - Hiệp hội kinh tế Mỹ không có ai vừa không có bằng PhD kinh tế, vừa không làm việc trong ngành kinh tế tham gia ban điều hành. Triết lý hoạt động của một hiệp hội hoàn toàn khác với một quỹ giải thưởng, chẳng hạn như giải Nobel. Giải Nobel trao cho thành tích quá khứ trong khi bầu ban lãnh đạo hiệp hội kinh tế là chọn người có tố chất phù hợp để bảo tồn và phát huy những đặc trưng (thế giới quan, kiến thức, phương pháp, văn hóa, và giá trị) của ngành kinh tế trong tương lai. Một người thiếu cả bằng cấp lẫn kinh nghiệm thì không thể có những tố chất này. - Hơn thế, kinh tế là ngành phi chính trị, trong khi chính sách công là ngành chính trị. Trần Anh càng leo cao trong ngành của ông ta đồng thời tham gia ban lãnh đạo ISVE thì sự phá hoại ngành kinh tế sẽ càng lớn, càng tinh vi, và càng khó giải quyết. - Vị trí thích hợp nhất cho ông ta là khách mời. Nghĩa là ông ta có thể được mời đến báo cáo tại các hội nghị kinh tế, hoặc được tổ chức seminar riêng để thuyết trình nếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên tuyệt đối không thể để cho ông ta can thiệp vào công việc nội bộ của ngành kinh tế Việt nam.

Transcript of file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến...

Page 1: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

VỤ TRẦN NGỌC ANH VÀ HIỆP HỘI KINH TẾ ISVE

(Tôi vốn không có tiền sử mâu thuẫn, bất hòa với đồng nghiệp. Trên thực tế, tôi luôn cố gắng nhường nhịn, tránh né can thiệp vào công việc của các đồng nghiệp ngành kinh tế. Tuy nhiên bài viết này đề cập đến một nhân vật không phải là đồng nghiệp của tôi. Từ “chính trị” trong bài viết này không nhằm ám chỉ các hoạt động đấu tranh chống lại những thế lực bạo quyền - những hoạt động đòi hỏi nhiều gian khổ, hi sinh vì cộng đồng - mà nói về một thứ chính trị salon.

Phê phán/tố cáo một con người luôn là việc hết sức khó khăn và đôi khi phải trả giá đắt. Tuy nhiên sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi vẫn quyết định viết bài này, vì lợi ích lâu dài của ngành kinh tế, và vì lời hứa danh dự với cộng đồng đông đảo các nhà kinh tế và các nhà khoa học Việt nam nói chung.)

Tóm tắt nội dung

- Bài này viết về Trần Ngọc Anh, một người tốt nghiệp PhD về chính sách công, làm việc ở trường hành chính công (nghĩa là cả bằng cấp lẫn kinh nghiệm đều không phải là kinh tế), nhưng chui vào ban lãnh đạo hiệp hội kinh tế ISVE, và có nhiều hành vi gây hại cho ngành kinh tế Việt nam.

- Hiệp hội kinh tế Mỹ không có ai vừa không có bằng PhD kinh tế, vừa không làm việc trong ngành kinh tế tham gia ban điều hành. Triết lý hoạt động của một hiệp hội hoàn toàn khác với một quỹ giải thưởng, chẳng hạn như giải Nobel. Giải Nobel trao cho thành tích quá khứ trong khi bầu ban lãnh đạo hiệp hội kinh tế là chọn người có tố chất phù hợp để bảo tồn và phát huy những đặc trưng (thế giới quan, kiến thức, phương pháp, văn hóa, và giá trị) của ngành kinh tế trong tương lai. Một người thiếu cả bằng cấp lẫn kinh nghiệm thì không thể có những tố chất này.

- Hơn thế, kinh tế là ngành phi chính trị, trong khi chính sách công là ngành chính trị. Trần Anh càng leo cao trong ngành của ông ta đồng thời tham gia ban lãnh đạo ISVE thì sự phá hoại ngành kinh tế sẽ càng lớn, càng tinh vi, và càng khó giải quyết.

- Vị trí thích hợp nhất cho ông ta là khách mời. Nghĩa là ông ta có thể được mời đến báo cáo tại các hội nghị kinh tế, hoặc được tổ chức seminar riêng để thuyết trình nếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên tuyệt đối không thể để cho ông ta can thiệp vào công việc nội bộ của ngành kinh tế Việt nam.

- Ông Trần Anh không phải là nhà kinh tế đúng nghĩa, không đủ tư cách ứng cử vào ban lãnh đạo ISVE, cho nên mọi kết quả bầu cử đối với ông ta ngay lập tức vô giá trị. Ông ta cần phải ra khỏi ban lãnh đạo ISVE ngay lập tức và chấm dứt việc phá hoại ngành kinh tế Việt nam.

Hiệp hội kinh tế International Society of Vietnam Economists (ISVE)[1] là một tổ chức khoa học, có giao dịch chính thức với các cơ quan khoa học và giáo dục của Việt nam và quốc tế, và có nhiều quảng bá đến công chúng. Bản thân ISVE cũng nỗ lực gây dựng hình ảnh một hiệp hội khoa học nghiêm túc, tầm cỡ quốc gia (đề cao nghiên cứu, có các nhà kinh tế hàng đầu của Việt nam như GS Lê Văn Cường, GS Ngô Văn Long tham gia ban lãnh đạo (exercutive board), toàn bộ ban lãnh đạo có bằng PhD và làm việc tại các cơ sở nghiên cứu lớn của Việt nam và quốc tế,

Page 2: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

toàn bộ thành viên có trình độ thạc sỹ kinh tế trở lên, có hệ thống bầu cử). Ngành kinh tế Việt nam, bao gồm cả giới kinh tế Việt kiều ở hải ngoại, còn yếu kém, chưa được thế giới nể trọng coi như một trường phái kinh tế riêng. Chính vì vậy, các tổ chức như ISVE có nghĩa vụ phải tuân thủ thông lệ quốc tế, đồng thời phản ánh trung thực về ngành kinh tế thế giới cả về thế giới quan, kiến thức, phương pháp, văn hóa, và giá trị.

Các học giả hải ngoại tham gia ban lãnh đạo ISVE, là những người ngầm định giữ vai trò cố vấn, định hướng, dẫn dắt ngành kinh tế Việt nam, do vậy cần phải là các nhà kinh tế đúng nghĩa: tối thiểu phải có bằng tiến sỹ kinh tế, hoặc có thâm niên làm việc ở các cơ sở nghiên cứu kinh tế quốc tế. (Dĩ nhiên, có thể có những ngoại lệ dành cho những người ngoài ngành nhưng đặc biệt xuất sắc về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên trước nay ở Việt nam, mọi vấn đề liên quan đến đánh giá cá nhân đều dựa trên bằng chứng do các cơ quan hàn lâm quốc tế cung cấp: xác định ai là nhà kinh tế dựa vào bằng PhD kinh tế và nơi làm việc mang tên kinh tế; xác định đẳng cấp của nhà nghiên cứu dựa vào tạp chí quốc tế. Bởi vậy, việc xem xét đặc cách cho một người ngoài ngành cũng phải dựa vào bằng chứng quốc tế: nghĩa là người đó phải được một giải thưởng tương đối lớn do một cơ sở nghiên cứu kinh tế quốc tế trao, một công việc tại một tạp chí kinh tế uy tín cao, hoặc một cái gì đó khác do ngành kinh tế thế giới cung cấp…để chứng minh đó là một tài năng đặc biệt. Trình độ trung bình của các thành viên của ISVE khá thấp so với thế giới, và không đủ thẩm quyền bỏ phiếu quyết định việc đặc cách này).

Việc hiệp hội kinh tế ISVE để cho ông Trần Ngọc Anh, một người tốt nghiệp PhD chính sách công, làm việc ở trường hành chính công, (nghĩa là cả kiến thức lẫn kinh nghiệm làm việc đều không phải là kinh tế), tham gia vào ban lãnh đạo là hành vi không tôn trọng thông lệ quốc tế và thông lệ của nhà nước Việt nam, tự mâu thuẫn với chính mình, đồng thời không đảm bảo phản ánh trung thực thế giới quan, kiến thức, phương pháp, văn hóa, và giá trị của ngành kinh tế . (Hiệp hội Kinh tế Mỹ không có ai vừa không có bằng PhD kinh tế, vừa không làm việc trong ngành kinh tế, phục vụ trong các Ủy ban. Cấu trúc của các trường kinh tế trên thế giới và quan niệm của giới truyền thông quốc tế về nhóm ngành kinh tế đều không có ngành chính sách công. Định nghĩa Khối Kinh tế của NAFOSTED và Khối Kinh tế-Quản Trị Kinh Doanh của Bộ Giáo dục Việt nam đều không có ngành chính sách công. Phạm vi hoạt động của ISVE theo chính định nghĩa của tổ chức này (Economics, Management, Finance) cũng không bao gồm ngành chính sách công). Không những vậy, hành vi này còn là sự phá hoại ngành kinh tế, gây xúc phạm sâu sắc đến sự tự tôn nghề nghiệp của cộng đồng đông đảo các nhà kinh tế Việt nam. Bản thân ông Trần Anh là một người khiếm nhã, không tôn trọng các nhà kinh tế, và thiếu những phẩm chất của một nhà khoa học chân chính. Thế nên mặc dù bị chỉ trích mạnh mẽ từ cuối 2013 đến nay, ông này vẫn không chịu ra khỏi ban lãnh đạo ISVE và có nhiều hành vi làm phương hại đến ngành kinh tế Việt nam.

Liên quan đến kinh tế, ông Trần Anh chỉ là một nhà nghiên cứu trung bình so với thế giới và không có bằng chứng để được đặc cách. Vị trí thích hợp nhất đối với ông ta là khách mời của ngành kinh tế. Nghĩa là, ông ta có thể được mời đến báo cáo tại các hội nghị hoặc được tổ chức seminar riêng để thuyết trình nếu có những nghiên cứu hoặc kinh nghiệm hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên tuyệt đối không thể để cho ông ta tham gia ban lãnh đạo ISVE, hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của ngành kinh tế. Kinh tế là khối ngành phi chính trị, trong khi chính sách công thuộc khối ngành chính trị. Ông Trần Anh càng leo cao trong ngành của ông ta đồng thời tham gia ban lãnh đạo ISVE thì sự phá hoại đối với ngành kinh

Page 3: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

tế sẽ càng lớn, càng tinh vi, và càng khó giải quyết. Hậu quả của sự lộng hành của ông Trần Anh trong suốt một năm rưỡi qua là minh chứng rõ ràng cho nhận định này.

Giống như mọi tạp chí tôn trọng tự do tư tưởng, bài báo trên các tạp chí kinh tế “chỉ thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của tòa báo” và do vậy không phải là bằng chứng chứng minh tác giả là nhà kinh tế.

Ở Hoa kỳ, nơi Trần Anh sống và làm việc, người như ông ta không được phép giảng dạy sinh viên cao học kinh tế. Không đươc phép hướng dẫn sinh viên kinh tế với tư cách một giáo sư kinh tế, mà chỉ như một chuyên gia về chính sách công nếu như có sinh viên làm nghiên cứu liên quan đến chính sách công. Không một cơ sở nghiên cứu kinh tế nào trên thế giới coi Trần Anh là người của họ, cho phép ông ta tham gia vào công việc của họ, thì không có lý gì ông ta được phép tham gia vào công việc nội bộ của ngành kinh tế Việt nam với tư cách một lãnh đạo.

Việc ông Trần Anh tham gia ban lãnh đạo hiệp hội kinh tế ISVE còn là sự lãng phí nguồn lực. Với lý lịch của ông ta, tốt hơn cả hãy để ông ta tập trung toàn tâm toàn ý phát triển ngành chính sách công/hành chính công ở Việt nam. Hãy để ông ta làm lãnh đạo ở nơi nào tập trung đông các thạc sỹ, tiến sỹ chính sách công. ISVE rõ ràng không phải là nơi như vậy, bởi không có ai chỉ có bằng master hay PhD chính sách công, (không có trình độ master về kinh tế trở lên), là thành viên của tổ chức này. Ngoài ra, việc làm của ISVE còn tạo ra một tiền lệ rất xấu. Đó là bất kỳ ai, không cần kiến thức lẫn kinh nghiệm làm việc trong ngành kinh tế, chỉ cần vài bài báo trên các tạp chí kinh tế, là có thể leo lên nắm quyền điều hành ngành kinh tế Việt nam. Theo quy chế của ISVE, thành viên của ISVE không nhất thiết phải là người có quốc tịch Việt nam. Sẽ là rất tuyệt nếu như ISVE mời được các cây đa cây đề của ngành kinh tế thế giới tham gia ban lãnh đạo. Nhưng với tiền lệ Trần Ngọc Anh, ISVE cũng sẽ không thể từ chối vô số nhân vật từ các ngành khác, hoàn toàn không có kiến thức lẫn kinh nghiệm gì của ngành kinh tế, tham gia ban lãnh đạo chỉ vì họ có vài bài báo trên các tạp chí kinh tế. Số người như vậy trên thế giới vô cùng nhiều. Ngành kinh tế có còn là kinh tế nữa không khi bị các nhân vật ngành khác như Trần Anh cố gắng nhồi nhét các đặc trưng của ngành họ vào???

Mỗi thể chế khoa học có một nguyên tắc tổ chức và hoạt động khác nhau, dựa trên những triết lý khác nhau: một hiệp hội hoàn toàn khác với một quỹ giải thưởng, và cũng khác với một khoa/viện/trường/trung tâm. Nhiều người lẫn lộn việc trao giải Nobel Khoa học Kinh tế cho những người ngoài ngành kinh tế, mà không hề biết các hiệp hội như Hiệp hội Kinh tế Mỹ không có người ngoài ngành trong ban điều hành.

Việc xây dựng các thể chế khoa học lành mạnh, đúng nghĩa, tuân theo chuẩn mực quốc tế cũng quan trọng không kém nếu không nói là quan trọng hơn các hoạt động cải cách cơ chế và dân chủ hóa, bởi lẽ các thể chế như vậy sẽ trở thành trụ cột để phát triển quốc gia. Hơn nữa, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của dân chủ hóa là đảm bảo tính độc lập, tự chủ của tất cả các thể chế trong xã hội, bao gồm các thể chế khoa học, không để cho các quan hệ chính trị làm méo mó, biến dạng. Ở các quốc gia văn minh, hoạt động của các chính trị gia cũng bị giám sát chặt chẽ và bị chỉ trích rất mạnh. Không có chuyện những người này muốn làm gì thì làm. Ông Trần Anh, do vậy, không thể lấy các mục tiêu chính trị để biện minh cho mình.

Những khó khăn mà ISVE đang gặp phải có thể do không chọn đúng thời điểm để thành lập hiệp hội khi chưa có đủ nhân lực có trình độ cao. Nếu đúng vậy, ISVE có thể tạm ngừng hoạt động 5-10 năm để chờ chiêu nạp đủ nhân sự chứ không thể tùy tiện đặc cách cho những người như Trần

Page 4: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

Anh. Trên thực tế, hành vi của ISVE tương tự như việc tiếp tay cho sự giả mạo bằng cấp: tự bỏ phiếu chứng nhận cho những người không có bằng PhD kinh tế là nhà kinh tế để đưa lên làm lãnh đạo. Trước đây từng có người tố cáo một số tổ chức khoa học trong nước thông đồng với nhau để đưa những người không xứng đáng vào ban lãnh đạo. Việc làm của ISVE cũng tồi tệ không kém như vậy.

Hơn thế, ISVE đã tự rước lấy sự nguy hiểm cho ngành kinh tế Việt nam, chẳng khác nào các nhà lãnh đạo Việt nam để cho một chuyên gia Trung Quốc chui vào Bộ Chính Trị với niềm tin ngây thơ rằng dù sao đi nữa người Việt vẫn chiếm đa số trong Bộ này.

Ông Trần Anh không phải là nhà kinh tế đúng nghĩa, không đủ tư cách ứng cử vào ban lãnh đạo ISVE cho nên mọi kết quả bầu cử đối với ông ta ngay lập tức vô giá trị. (Điều này tương tự như Hoa hậu Hoàn Vũ là cuộc cuộc thi dành cho phụ nữ độc thân cho nên mọi kết quả bầu chọn đối với những phụ nữ có chồng trà trộn vào cuộc thi sẽ bị hủy ngay lập tức sau khi bị phát hiện). Là quản trị kiêm kỹ thuật viên website của ISVE[2], ông Trần Anh phải tự xóa tên khỏi ban lãnh đạo ISVE ngay lập tức, đồng thời phải xóa ngay những hội thảo và liên kết của ngành chính sách công, thực chất là quảng cáo cho cá nhân ông ta, trên website của ISVE, bởi đấy không phải là những hội thảo và liên kết của ngành kinh tế.

Nội dung

Cuối năm 2014, chúng tôi đã thông báo với Hiệp hội kinh tế Mỹ (AEA) về những biểu hiện thao túng ngành kinh tế Việt nam của ông Trần Ngọc Anh. Cụ thể, chúng tôi thông báo rằng Trần Anh không phải là nhà kinh tế (tốt nghiệp tiến sỹ về chính sách công, đồng thời đang làm việc ở Trường Hành chính Công và Môi trường, đại học Indiana, nghĩa là cả bằng cấp lẫn nghề nghiệp đều không phải là kinh tế). Tuy nhiên, bằng cách nào đó ông ta đã chui vào ban lãnh đạo của hiệp hội kinh tế ISVE [1]. Không những vậy, ông này còn là người tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia ISVE, đăng ký chủ trì cả hai Vietnam Event tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Kinh tế Mỹ năm 2014 và 2015. Ngoài ra, Trần Anh còn tự ý thành lập facebook group “U.S. and worldwide network of Vietnam economists”, tự đặt ra tiêu chí là người tham gia nhóm đó phải có “strong interest in economic research”, nhưng lại cho phép nhiều người tốt nghiệp thạc sỹ ngành chính sách công của ông ta, thậm chí từ ngành báo chí tham gia. Chúng tôi cũng thông báo rằng, ông Trần Anh đang là giảng viên thỉnh giảng của trường Hành chính Công Kennedy, Harvard chứ không phải của một cơ sở nghiên cứu kinh tế.

Cần phải nói thêm rằng AEA là hiệp hội kinh tế uy tín nhất thế giới hiện nay với hơn 70% số người được giải Nobel kinh tế thuộc về thành viên của hội. Hội nghị thường niên của AEA là hội nghị quan trọng nhất của ngành kinh tế thế giới. Hội nghị này chủ yếu dành cho các nhà kinh tế chứ không phải cho giới chính sách công như Trần Anh, bởi đã có một hội nghị tương tự cho ngành chính sách công của ông ta do APPAM tổ chức, hoặc hội nghị cho toàn ngành khoa học chính trị do APSA tổ chức.

AEA đã phản hồi bằng cách: (i) loại bỏ Vietnam Event trong khuôn khổ hội nghị thường niên của AEA 2015 do Trần Anh đăng ký, đồng thời (ii) xóa bỏ hoàn toàn phần giới thiệu ISVE trên

Page 5: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

trang web của AEA. Đến nay, trang web của AEA chỉ còn giới thiệu link của The Vietnam Economics Network của GS Nguyễn Tiến Triển, (một nhà kinh tế ở Canada), là một mạng lưới hoàn toàn khác với ISVE. [3] Hành động của AEA là hoàn toàn dễ hiểu bởi thành viên của các Ủy ban của AEA đều có bằng PhD. Ngoài ra không ai trong số đó vừa không có bằng PhD kinh tế, vừa không làm việc trong ngành kinh tế (kiểu như Trần Anh).

Tuy nhiên đến giờ phút này, nghĩa là sau nhiều lần bị phản đối mạnh mẽ, ông Trần Anh vẫn không chịu ra khỏi ban lãnh đạo ISVE, đồng thời vẫn là quản trị kiêm kỹ thuật viên website của ISVE. [2] Dưới sự quản lý của Trần Anh, website của hiệp hội kinh tế ISVE hiện giống như một mớ hỗn độn giữa kinh tế và chính sách công, chứ không thuần túy là kinh tế. Cụ thể, trang Home có 2 sự kiện thì 1 sự kiện (Vietnam Development Symposium Policy Choices) là sự kiện của ngành chính sách của ông ta, nói chính xác hơn là sự kiện do ông ta tổ chức, quảng cáo cho cá nhân ông ta, chứ không phải là một sự kiện của ngành kinh tế. Phần Conference có 4 cái thì 1 hội thảo, AEA meeting 2004 do ông ta nhân danh ban lãnh đạo ISVE tổ chức một cách phi pháp, 1 cái nữa, VDS 2015, chính là sự kiện chính sách Vietnam Development Symposium Policy Choices kể trên. Phần link quảng cáo cho Vietnam initiative, là một nhóm tự phát do ông ta tự nhận làm giám đốc. Nói vắn tắt, Trần Anh đã lạm dụng website của một hiệp hội kinh tế để quảng cáo cho bản thân và ngành chính sách công của ông ta.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến những sự ngang ngược kể trên: (i) sự khiếm nhã của Trần Anh, (ii) lý lịch và đặc thù nghề nghiệp của ông ta, và (iii) sự bất cẩn của những người khởi xướng ISVE.

1. Sự khiếm nhã của Trần Anh

Dưới đây là một số bằng chứng về sự khiếm nhã của Trần Anh:

1.1. Không tôn trọng ngành kinh tế

Tháng 12/2013, ông Trần Anh, nhân danh là sáng lập viên ISVE, thông báo trên facebook group VietPhd về việc tổ chức và chủ trì sự kiện Vietnam Event 2014 trong khuôn khổ AEA Meeting 2014, một sự kiện chủ yếu dành cho các tiến sỹ và ứng viên tiến sỹ kinh tế Việt nam, nằm trong khuôn khổ hội nghị thường niên của Hiệp hội kinh tế Mỹ (AEA), chứ không dành cho dân chính sách công như ông ta, bởi đã có một hội nghị tương tự cho dân chính sách công do APPAM tổ chức.

Tôi đã phản đối ngay lập tức và giải thích: (i) ít ra phải là joint professor với khoa kinh tế thì mới được làm như vậy, (ii) ngành Chính sách Công khác với ngành Tài chính bởi Tài chính là một ngành trong trường Kinh tế, trong khi Chính sách Công thì không, mà thuộc Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia, (iii) các nhà kinh tế Việt nam không cần cuộc gặp gỡ do ông ta tổ chức. Ngoài ra tôi còn chất vấn: nếu một nhà kinh tế muốn tổ chức sự kiện này thay ông ta thì sẽ thế nào? Trần Anh không trả lời được, nhưng vẫn cố đấm ăn xôi tổ chức Vietnam Event 2014, rồi ngay sau đó lại thành lập trang facebook “U.S. and worldwide network of Vietnam economists”, tự đặt ra tiêu chí là những người tham gia nhóm đó phải có “strong interest in economic

Page 6: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

research”, nhưng lại cho nhiều người ngoài ngành kinh tế tham gia. Tiếp theo, ông ta lại đăng ký tổ chức Vietnam Event 2015 trong khuôn khổ AEA Meeting 2015.

1.2 Khôn lỏi và hãnh tiến

Là một người được đào tạo ở Mỹ, sống và làm việc ở Mỹ, được hưởng rất nhiều bổng lộc ở Mỹ, xăng xái đăng ký tổ chức cả hai sự kiện Vietnam Event 2014, 2015 trong khuôn khổ hội nghị thường niên của Hiệp hội Kinh tế Mỹ (AEA), nhưng Trần Anh từ chối áp dụng mô hình AEA cho ISVE, bởi theo mô hình đó, ông ta không thể có chân trong ban lãnh đạo.

Trốn hết các thử thách của ngành kinh tế, thăng tiến theo một con đường hoàn toàn khác, được hưởng nhiều bổng lộc, danh vọng từ một ngành hoàn toàn khác, nhưng Trần Anh quay lại đòi ăn trên ngồi trốc, đòi lãnh đạo những người đã nỗ lực phấn đấu theo các tiêu chí của ngành kinh tế.

Không có kiến thức (bậc PhD) lẫn kinh nghiệm làm việc trong ngành kinh tế. Bằng cấp PhD và kinh nghiệp đều không nằm trong phạm vi hoạt động của ISVE (economics, management, finance), nhưng Trần Anh khăng khăng không chịu từ bỏ vị trí trong ban lãnh đạo ISVE, một vị trí ít nhiều mang tính danh dự, và đòi hỏi hiểu biết sâu rộng về ngành này.

1.3 Sẵn sàng gây hại cho ngành kinh tế

Trần Anh hiện là người quản lý và kỹ thuật viên website của ISVE. [2] Dưới sự quản lý của Trần Anh, website của hiệp hội kinh tế này đã biến thành một mớ hỗn độn giữa Kinh tế và Chính Sách Công, chứ không thuần túy là Kinh tế, và đặc biệt quảng cáo cho cá nhân ông ta. Cộng thêm với việc thành lập trang facebook “U.S. and worldwide network of Vietnam economists”, tự đặt ra tiêu chí “strong interest in economic research”, nhưng lại cho nhiều người ngoài ngành kinh tế tham gia, đủ thấy ông ta không phải là một nhà khoa học nghiêm túc, và sẵn sàng gây hại cho ngành kinh tế một khi không vừa ý.

Cần nói thêm rằng, Trần Anh là một giảng viên của ĐH Indiana, một đại học lớn của Mỹ, đã đạt được một số thành công nhất định trong nghề nghiệp, được hưởng rất nhiều bổng lộc và hỗ trợ trong ngành của ông ta. Nghĩa là không phải là một người nghèo túng, chật vật kiếm sống, chật vật tìm kiếm cơ hội phát triển, vì quá khó khăn cho nên phải làm bậy.

Nói tóm lại ông Trần Anh là một người khiếm nhã: không tôn trọng các nhà kinh tế, không có tố chất của một nhà khoa học nghiêm túc, và sẵn sàng gây hại cho ngành kinh tế vì mục đích cá nhân.

2. Lý lịch và đặc thù nghề nghiệp của ông Trần Anh

Theo một bài báo trên báo Tiền phong và website của ĐH Indiana[4][5], Trần Anh tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế từ một trường ngoài top 100 của thế giới, và không có bằng chứng về những

Page 7: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

phẩm chất được ưa chuộng trong ngành kinh tế như thành tích học tập xuất sắc hoặc năng lực toán học. Với lý lịch ấy nếu xin học PhD kinh tế trường top 30 ở Mỹ cũng là điều khó. Trong khi đó Trần Anh lại có bằng chứng về tiềm năng chính trị (trước khi đi Mỹ học chính sách công ở Harvard, ông ta có 3 năm làm chuyên viên ban nghiên cứu của thủ tướng), một yếu tố chính trị rất được ưa thích trong ngành của ông ta. Cần lưu ý rằng, ngành chính sách công rất chú trọng tuyển người có tiềm năng/năng lực chính trị, thậm chí đề cao hơn cả năng lực nghiên cứu hay học vấn. Trường Harvard Kennedy nơi ông ta theo học là trường thiên về khoa học chính trị và tinh thần lãnh đạo. Trường này tuyển chọn sinh viên dựa trên tiềm năng phục vụ các lợi ích công. [6][7] Học bổng Vietnam Young Leaders Awards dành cho bậc master và PhD về chính sách công học tại ĐH Indiana (ĐH thuộc top 3 về chính sách công) rõ ràng đề cao năng lực lãnh đạo hơn các năng lực khác, thể hiện ngay từ cái tên học bổng. Các giảng viên chính sách công cũng thường tham gia các hoạt động chính trị. Chẳng hạn các giảng viên trường Harvard Kennedy tích cực tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, cố vấn chính phủ, và hỗ trợ các thể chế lớn. Và họ đem những kinh nghiệm đó giảng dạy ở trường. (The faculty is actively engaged - shaping public policy, advising governments, and helping to run major institutions. The learning in our classrooms reflects this reality).[8] Những điều đó rất khác với ngành kinh tế: coi trọng năng lực toán học, năng lực nghiên cứu, và thành tích học tập khi tuyển sinh. Rất ít giảng viên kinh tế tham gia các hoạt động chính trị, và những hoạt động đó nói chung không phản ánh hình ảnh của các nhà kinh tế.

Trần Anh là một người chuyên nghiên cứu về Việt nam. Trong số 9 bài báo ông ta đã và sắp xuất bản, bao gồm cả chính trị và chính sách kinh tế, có 7 bài nghiên cứu về Việt nam, trong khi chỉ có 2 bài gần đây nhất là sử dụng confidential data của Mỹ (là loại data đặc biệt, có nhiều lợi thế khi xuất bản). Ngành chính sách công của ông ta là một ngành đặc thù quốc gia, nghĩa là có nhiều vi trí nghiên cứu và việc làm không phải là cạnh tranh bình đẳng quốc tế như ngành kinh tế, mà có tính đến đặc thù quốc gia (xem phụ lục).

Về chất lượng nghiên cứu, Trần Anh có hai bài đã xuất bản thuộc dạng top field trên tạp chí kinh tế, trong vòng 6 năm sau khi tốt nghiệp PhD (top field là các bài báo sử dụng vào các việc quan trọng như xét biên chế ở Mỹ trong ngành kinh tế). Trong hai bài này, một bài sử dụng confidential data (là dạng data được hưởng nhiều lợi thế khi xuất bản). Bài kia làm với Zeckhauser, một ông trùm về xuất bản. (Zeckhauser đã có 20 bài báo thuộc dạng top general ngành kinh tế, cho nên xuất bản bài báo top field với ông không phải là điều quá khó. Ông này từng là giáo sư khoa kinh tế ĐH Harvard, nhưng đã chuyển sang Trường Hành Chính Công Kennedy hơn 40 năm, hẳn phải chấp nhận rằng những tiêu chí của một ngành chính trị sẽ rất khác với một ngành phi chính trị như kinh tế). Để so sánh, một số trường thuộc rank 75-100 kinh tế của Mỹ cũng yêu cầu 3 bài thuộc dạng top field đã xuất bản trong vòng 5 năm, để được xét biên chế. Có những người trong ngành kinh tế có bài top general với hệ số trích dẫn rất cao cũng rất vất vả mới kiếm được một công việc ở một trường thiên về giảng dạy chứ không được ở trường nghiên cứu ở Mỹ. Chưa kể, các nghiên cứu của Trần Anh trên các tạp chí kinh tế có thể xếp vào nhóm Chính sách Kinh tế chứ không chắc đã là Kinh tế. Ngoài ra, ngành chính sách công ít quan tâm đến kinh tế lý thuyết, theo giải thích của GS Mankiw, trưởng khoa kinh tế ĐH Harvard. Trong khi kinh tế lý thuyết là phần trọng tâm của các chương trình PhD kinh tế. (Đa số giải Nobel kinh tế được trao cho kinh tế lý thuyết).

Page 8: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

Nói tóm lại, năng lực học vấn lẫn thành tích nghiên cứu liên quan đến kinh tế của Trần Anh đều không đặc sắc và có nghi vấn nhận được những hỗ trợ đặc biệt nhờ ngành chính sách công của ông ta, vốn là một ngành chính trị, và dựa vào những đặc thù Việt nam. Nếu theo học PhD kinh tế ngay từ đầu, mất hết lợi thế Việt nam, lợi thế trường top ivy, lợi thế của một ngành chính trị, không có gì đảm bảo ông ta sẽ kiếm được một vị trí nghiên cứu ở Mỹ dù chỉ ở một khoa thứ hạng rất thấp.

Tôi không có ý định vơ đũa cả nắm, bởi tôi biết một số người tốt nghiệp chính sách công ứng xử lịch lãm và tôn trọng ngành nghề của người khác. Tuy nhiên, tôi không thể ngừng liên hệ hành vi của Trần Anh với đặc thù nghề nghiệp của ông ta: đề cao năng lực chính trị. Phải chăng ông ta cố bám lấy vị trí trong ban lãnh đạo ISVE bởi điều đó đem lại nhiều lợi lộc cho cá nhân??

3. Sự bất cẩn của những người khởi xướng ISVE

3.1. Sự phi logic của ISVE

Trước tiên phải kể đến sự phi logic trong việc mời Trần Anh tham gia sáng lập rồi trở thành lãnh đạo của ISVE. Phần Membership of ISVE và Mission Statement của tổ chức này nêu rõ phạm vi hoạt động của ISVE là Economics, Management và Finance. Cộng với việc không ai chỉ có bằng master hoặc PhD về chính sách công là thành viên ISVE, đủ thấy ngành chính sách công không nằm trong phạm vi hoạt động của ISVE theo chính quan điểm của tổ chức này.

Trong khi đó, điều 2 và 3 của Mission Statement, không khó để thấy, để thực hiện những nhiệm vụ đó, đặc biệt ở vị trí lãnh đạo ISVE, cần phải có trình độ PhD về một trong các ngành Economics, Management hoặc Finance, hoặc ít ra là có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ấy.

Thật ra, phạm vi hoạt động của ISVE hoàn toàn phù hợp với định nghĩa của NAFOSTED về Khối Kinh tế và định nghĩa của Bộ Giáo dục Việt nam về khối Kinh tế-Quản Trị Kinh doanh. Hai khối này đều không có ngành chính sách công. Quan điểm trên cũng phù hợp với quan niệm của giới truyền thông về ngành kinh tế và với cấu trúc của các trường kinh tế trên thế giới. Ngành chính sách công theo quan niệm của cả Việt nam và thế giới thuộc khối ngành chính trị. Ở Mỹ, ngành này thường nằm ở trường riêng, hoặc trong trường hành chính công, hoặc ở trường khoa học chính trị. Ở Việt nam, ngành chính sách công thuộc Học viện Chính Trị và Hành chính Quốc gia, chứ không nằm trong các trường kinh tế. Theo phân loại nghiên cứu thì chính sách công/hành chính công thuộc nhóm ngành Triết học, Xã hội học, và Chính trị học.

3.2 Quan điểm của giới kinh tế quốc tế

Tôi được biết, ông Trần Anh được GS Lê Văn Cường mời tham gia thành lập ISVE do ông ta có một số bài báo đăng trên các tạp chí kinh tế. Sau đó, ông ta trúng cử vào ban lãnh đạo ISVE, trong một cuộc bầu cử mà “cũng có bầu, nhưng dựa trên sự tự nguyện là chính, bởi không ai muốn làm” (theo ý kiến của một voting member của ISVE). Nghĩa là kết quả cuộc bầu cử đó không có nhiều ý nghĩa lắm. Bản thân GS Cường là người tốt nghiệp PhD ngành Toán, chuyển

Page 9: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

sang làm việc trong ngành kinh tế, không phải là nhà kinh tế gốc gác, cho nên có lẽ không có đủ sự nhạy cảm về sự tự tôn nghề nghiệp và về sự cần thiết phải bảo vệ ngành kinh tế. Ngoài ra, những người khởi xướng và các thành viên của ISVE có lẽ đã không tìm hiểu kỹ lưỡng về nguyên tắc thành lập hiệp hội. Ví dụ, họ không biết rằng Hiệp hội Kinh tế Mỹ không có ai vừa không có bằng PhD kinh tế, vừa không làm việc trong ngành kinh tế, kiểu như Trần Anh tham gia ban điều hành.

Giống như mọi tạp chí tôn trọng tự do tư tưởng, bài báo trên tạp chí kinh tế “chỉ thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của tòa báo” và do vậy không phải là bằng chứng chứng minh tác giả là nhà kinh tế. Minh chứng sống động của điều này là trường hợp bà Ostrom. Trước khi được giải Nobel về Khoa học Kinh tế, bà Ostrom đã có nhiều bài trên các tạp chí kinh tế, trong đó có cả các tạp chí thuộc dạng second tier top general như Journal of Economic Perspectives và Economic Journal, hay tạp chí thuộc dạng top field như Games and Economic Behavior và đương nhiên có nhiều đóng góp rất quan trọng cho khoa học kinh tế.[9] Tuy nhiên, chính Ủy ban Nobel Kinh tế gọi bà này là political scientist để phân biệt với các nhà kinh tế và nói rằng phương pháp nghiên cứu của bà khác với hầu hết các nhà kinh tế.[10] Trên thực tế, giới nghiên cứu kinh tế không gọi bà là nhà kinh tế và không ai cho rằng bà là nữ kinh tế gia đầu tiên đoạt giải Nobel kinh tế. Sau này bà Ostrom là joint professor với khoa kinh tế của ĐH Indiana, và có thêm 2 bài trên American Economic Review (top general). Tuy nhiên, trong thông báo về việc bà qua đời năm 2012, New York Times vẫn xếp bà vào nhóm Non-economist cùng với mấy ông Nobel khác như Kahneman (tâm lý), Nash (toán học), Hurwirz (luật). [11] Cáo phó của ĐH Indiana, nơi bà làm việc, cũng không gọi bà là nhà kinh tế, chỉ nhấn mạnh công việc của bà tại khoa hành chính công, và có ý phân biệt bà với nhà kinh tế Williamson[12].

Lĩnh vực nghiên cứu Public Finance and Economics của trường hành chính công Indiana, nơi bà Ostrom làm việc, có 19 người, nghĩa là số lượng bằng một khoa kinh tế trung bình ở Mỹ. Hầu hết những người này đều có một vài bài báo thuộc dạng top field trở lên trên các tạp chí kinh tế. Thế nhưng, rõ ràng là giới kinh tế quốc tế không công nhận trường hành chính công Indiana là một cơ sở nghiên cứu kinh tế cho nên bà Ostrom mới không được công nhận là nhà kinh tế. Dĩ nhiên không chỉ có bà Ostrom. Giới kinh tế quốc tế không tùy tiện sử dụng từ Economist cho những người ngoài ngành được giải Nobel về Khoa học Kinh tế như ông Kahneman, Hurwirz, Aumann, Nash…trong các văn bản chính thức.

Bà Ostrom không được coi là nhà kinh tế thì ông Trần Anh, trình độ kém bà hàng vạn lần, đương nhiên cũng vậy, bởi họ cùng làm việc ở trường hành chính công Indiana. Bằng thạc sỹ kinh tế của ông Trần Anh chỉ đủ để cho ông ta trở thành thành viên bình thường của ISVE. Nếu như không có bằng đấy thì tốt nhất ông ta cũng không nên tham gia ISVE.

Ở Mỹ, những người như Trần Anh không được phép giảng dạy kinh tế cho sinh viên cao học kinh tế. Không được phép hướng dẫn sinh viên kinh tế với tư cách giáo sư kinh tế mà chỉ được phép tham gia hội đồng hướng dẫn về chính sách công nếu có sinh viên làm nghiên cứu liên quan đến chính sách công. Không được một cơ sở nghiên cứu kinh tế nào trên thế giới coi là người của họ và không được phép tham gia vào công việc nội bộ của bất kỳ cơ sở nghiên cứu kinh tế nào.

Page 10: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

Nói tóm lại việc mời Trần Anh rõ ràng thể hiện sự bất cẩn của những người khởi xướng ISVE, do không phù hợp với thông lệ quốc tế.

3.3 Sự phá hoại ngành kinh tế

Tôi được biết thời gian vừa qua ông Trần Anh đã đạt được một số thành tích tốt, được trường Hành Chính Công Indiana đánh giá cao. Đây thực sự là những điều đáng mừng đối với cá nhân ông ta. Nhưng phải chăng đấy cũng là lý do khiến ông ta xông vào ngành kinh tế lộng hành phách lối, không coi ai ra gì?

Điều nguy hại là với những thành tích ấy, một khi chui vào ban lãnh đạo ISVE, mức độ phá hoại đối với ngành kinh tế của ông ta sẽ lớn hơn, và tinh vi hơn. Kinh tế là ngành phi chính trị, trong khi chính sách công là ngành chính trị. Việc Trần Anh vì “cái tôi” hay vì mục đích chính trị cố gắng nhồi nhét, truyền bá những đặc trưng (thế giới quan, kiến thức, phương pháp, văn hóa, và giá trị) của ngành chính sách công vào ngành kinh tế, như những gì ông ta đang làm, rõ ràng là sự phá hoại ngành kinh tế. Sự phá hoại này là tinh vi, khó giải quyết bởi sẽ có nhiều người e ngại thế lực của ông ta, e ngại những hợp tác tương lai với ngành chính sách công, nên không dám phản đối. Đơn cử như việc ông ta biến website của hiệp hội ISVE thành mớ hỗn độn giữa kinh tế và chính sách công, đồng thời quảng cáo cho cá nhân ông ta, toàn bộ ban lãnh dạo ISVE thực sự không thấy có vấn đề gì hay họ nể nang, ngần ngại không dám có ý kiến???

Đấy là chưa kể, việc để cho người ngoài ngành lộng hành trong ngành kinh tế với vai trò lãnh đạo đương nhiên sẽ làm tổn hại sự tự tôn của các nhà kinh tế. Vụ Trần Anh đã được đưa lên một topic trên diễn đàn lớn nhất của các nhà nghiên cứu kinh tế (Econ Job Rumors). Trong topic đó, có người đề nghị không tham gia cuộc gặp gỡ và nhóm do ông ta tổ chức để dạy cho ông ta một bài học. Một người khác tố cáo Trần Anh biển thủ công quỹ. (“Here's what I'd do. Not attend his meetings and not join his group. That will teach him.”, “I heard Anh Ngoc Tran is embezzling money as well. Not ok.”). Việc biển thủ công quỹ chưa được kiểm chứng, nhưng dù có hay không, rõ ràng là người ta không ưa ông ta cho nên mới nói như vậy. Một số nhà nghiên cứu tài năng cũng thể hiện sự không đồng tình bằng cách này hay cách khác. Tiếc rằng tôi không thể tiết lộ tên của họ. Để tóm tắt quan điểm của giới nghiên cứu kinh tế đối với người ngoài ngành, tôi xin nhắc lại phát biểu của GS Levitt, chủ nhân của huy chương Clark, nói về giải Nobel của bà Ostrom: “Giới kinh tế ghét giải thưởng cho Ostrom thậm chí hơn cả dân cộng hòa ghét giải Nobel hòa bình cho Obama”. [13] Phân biệt ngành nọ với ngành kia không phải là vấn đề của riêng ngành kinh tế mà còn của nhiều ngành khác. Trong cuốn “The Pleasure of Finding Things Out”, GS Richard Feynman viết rằng điều thường xuyên ám ảnh các nhà vật lý trong Viện Hàn Lâm Khoa Học Mỹ là các nhà vật lý cần hợp lực với nhau để đối phó với việc các nhà hóa học đang giành nhiều ghế hơn trong viện này. (Mặc dù Viện Hàn Lâm Khoa Học Mỹ là viện chung cho nhiều ngành). Mỗi ngành có những đặc trưng riêng và các chuyên gia của ngành đã bỏ nhiều thời gian, công sức để xây dựng và phát triển. Chúng ta, những nhà nghiên cứu đến từ các nước kém phát triển, có nghĩa vụ trân trọng những nỗ lực của những người đi trước, bảo vệ và phản ánh trung thực những đặc trưng ấy.

Page 11: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

Ngoài ra một nhân vật như Trần Anh có thể sẽ cản trở một cách tinh vi sự đóng góp của các nhà kinh tế tài năng cho ISVE và cho ngành kinh tế Việt nam nói chung. Tôi xin nêu lên một nghi vấn: anh Phan Toàn, một nhà kinh tế đúng nghĩa, một thành viên ban lãnh đạo của ISVE, và là một người năng nổ nhiệt tình với các hoạt động phong trào. Anh này có báo cáo tại hội nghị thường niên của AEA 2015 cho nên chắc chắn phải đến tham dự hội nghị đó. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì, anh Toàn không phải là người đăng ký tổ chức Vietnam Event 2015 tại hội nghị thường niên AEA 2015, cuộc gặp gỡ dành cho các ứng viên tiến sỹ kinh tế, mà lại là Trần Anh. Hơn nữa, sau khi Vietnam Event 2015 bị hủy, Trần Anh vẫn cố đấm ăn xôi tổ chức hội nghị Vietnam Development Symposium Policy Choices của ngành ông ta ở thành phố Boston, nơi diễn ra hội nghị AEA 2015 vào đúng hôm kết thúc AEA 2015 để mời các nhà kinh tế sang tham dự, trong khi hoàn toàn có thể để giới kinh tế Viêt nam tổ chức một cuộc gặp gỡ phi chính thức bên lề hội nghị AEA 2015. Tôi xin nêu một giả định, không nhất thiết xảy ra trong thực tế, nhưng cũng đáng để suy ngẫm: Trần Anh có thể dựa vào tuổi tác, mối quan hệ lâu năm với các nhà kinh tế trẻ tài năng, khiến cho những người này hiểu ISVE là chỗ “làm ăn” của ông ta, để ngăn cản họ tham gia vào ISVE, hoặc có tham gia nhưng không thể có những đóng góp tích cực cho ISVE và ngành kinh tế Việt nam.

Các giáo sư tiền bối khởi xướng ISVE dường như đã quên mất thời họ mới tốt nghiệp PhD, chật vật kiếm việc làm, và chật vật khẳng định tên tuổi trong ngành kinh tế. Họ dường như không thực sự hiểu tâm lý của các nhà nghiên cứu trẻ. Trên thực tế, những người càng tài năng càng muốn công chúng hiểu bản thân mình là đặc biệt và duy nhất. Với việc để cho Trần Anh tham gia ban lãnh đạo, ISVE đã tạo điều kiện cho công chúng thiếu hiểu biết có cơ hội so sánh một cách lố bịch những nhân vật ngoại đạo như ông ta với người trong ngành. Ngoài ra cũng phải tính đến sự tự tôn của nhà kinh tế khác.( Nhiều người trong số họ có năng lực học vấn và IQ cao hơn Trần Anh nhiều lần). Dù lựa chọn con đường nghiên cứu hay không, họ cũng đang nỗ lực đem kiến thức kinh tế áp dụng vào sự phát triển quốc gia. Họ không đáng phải chịu sự xúc phạm lớn đến như vậy.

Sẽ có những người thắc mắc cũng có một số nhà kinh tế làm nghiên cứu chính sách. Tuy nhiên, làm chính sách từ thế giới quan của các nhà kinh tế vẫn rất khác với thế giới quan của giới chính sách công. Quan trọng hơn cả, những người trong ngành kinh tế tốt nghiệp trường nào ra, làm việc ở đâu đều có cùng thang đo, có thể so sánh được với nhau. Thế nên họ tham gia bất kỳ hoạt động gì cũng không làm thay đổi uy tín học thuật của họ. Trong khi đó, những người ngoài ngành thăng tiến theo những thang đo hoàn toàn khác. Việc để họ bon chen vào vị trí lãnh đạo của các hiệp hội kinh tế sẽ tạo ra những sự ức chế phi lý đối với người trong ngành.

Anh Phạm Công, ĐH Deakin, từng bày tỏ quan ngại trên facebook rằng mối quan hệ giữa ngành kinh tế và ngành chính sách công sẽ bị ảnh hưởng sau vụ này. Trên thực tế, chính ông Trần Anh đã phá hoại mối quan hệ đó bằng những hành vi ngang ngược như đã nêu. Ông Trần Anh hãy thể hiện sự tôn trọng các nhà kinh tế bằng cách ra khỏi ban lãnh đạo ISVE ngay lập tức thì mọi sự sẽ tốt đẹp trở lại.

Việc để Trần Anh tham gia ban lãnh đạo ISVE không những là sự phá hoại ngành kinh tế mà còn là ẩn họa tiềm tàng cho tương lai. Điều này tương tự như việc các nhà lãnh đạo Việt nam để cho một chuyên gia Trung Quốc chui vào Bộ Chính Trị với niềm tin ngây thơ rằng dù sao đi nữa người Việt vẫn chiếm đa số trong Bộ này.

Page 12: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

4. Triết lý xây dựng và phát triển của ISVE

Mỗi thể chế khoa học có một triết lý tổ chức và hoạt động hoàn toàn khác nhau. Một hiệp hội thì khác với một quỹ giải thưởng, và cũng khác với một khoa/viện/trường/trung tâm. Một số người nghĩ đơn giản rằng giải Nobel Khoa học Kinh tế có thể được trao cho người ngoài ngành thì hiệp hội kinh tế cũng có thể có nhiều người ngoài ngành tham gia lãnh đạo. Trên thực tế, giải thưởng Nobel Khoa học Kinh tế trao cho những người có thành tích đặc biệt trong quá khứ cho khoa học kinh tế nói chung chứ không phải cho riêng ngành kinh tế. Chính vì vậy nhiều người ngoài ngành có thể được trao giải. Trong khi đó chọn ban lãnh đạo cho một hiệp hội kinh tế là chọn những người có đủ tố chất để phục vụ sự phát triển của ngành kinh tế, bảo tồn và phát huy những đặc trưng (thế giới quan, kiến thức, phương pháp, văn hóa và giá trị) của ngành kinh tế trong tương lai.

Trên thực tế, trình độ của các thành viên các Ủy ban của Hiệp hội kinh tế Mỹ (AEA) rất dàn trải. Có người được giải Nobel, Clark, trong khi có người chỉ là giảng viên của các trường ngoài top 100. Tuy nhiên AEA không mời những người ngoài ngành từng được giải Nobel kinh tế như ông Kahneman, ông Hurwirz, hay ông Nash, bà Ostrom lúc sinh thời vào các Ủy ban, đương nhiên không phải vì những người này kém cỏi, mà vì họ không đảm bảo bảo tồn và phát huy những đặc trưng của ngành kinh tế. Mỗi thành viên của các Ủy ban của AEA có chức năng khá hạn chế. Ví dụ thành viên của Ủy ban Giáo Dục chỉ phụ trách phần việc của Ủy ban đó, và không đảm nhiệm các công việc của Ủy ban Vinh Danh và Khen Thưởng. Tôi đồng ý rằng số lượng nhà kinh tế Mỹ rất đông cho nên có thể phân chia công việc như vậy. Với quy mô của ngành kinh tế Việt nam, mỗi thành viên trong ban lãnh đạo có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Nhưng cách tổ chức như vậy cũng nguy hiểm khi những người ngoại đạo trà trộn được vào ban lãnh đạo, lấy danh nghĩa của ISVE đi làm nhiều điều chướng tai gai mắt như những gì Trần Anh đã làm.

Tôi được biết ISVE chủ trương đề cao nghiên cứu. Đây là một chủ trương hoàn toàn phù hợp với các hiệp hội khoa học trên thế giới. GS Lê Văn Cường cho biết ISVE có khoảng 60 GS, PSG trong và ngoài nước có lý lịch khoa học ngang tầm quốc tế (?) [14] Thật ra đấy là số lượng khá nhỏ để có thể bầu ra một ban lãnh đạo hiệu quả với 16 người. Bởi lẽ kinh tế là ngành phi chính trị. Các nhà nghiên cứu kinh tế thường coi lãnh đạo hiệp hội là công việc “vác tù và hàng tổng”, chẳng đem lại lợi ích gì đáng kể cho nên họ ngại tham gia, hoặc có tham gia thì cũng không tích cực. Tôi không ngạc nhiên khi cuộc bầu cử của ISVE xảy đến tình trạng “có bầu, nhưng dựa trên tinh thần tự nguyện là chính, bởi không ai muốn làm”. Tôi cũng không ngạc nhiên khi trên thực tế có nhiều nhà nghiên cứu kinh tế tài năng đã không tham gia ISVE, hoặc có tham gia nhưng không ứng cử vào ban lãnh đạo, hoặc đã từng là thành viên sáng lập nhưng không trở thành thành viên chính thức.

Cá nhân tôi cho rằng đề cao nghiên cứu là một chủ trương tốt đẹp, nhưng kết hợp với thực lực ngành kinh tế Việt nam hiện nay sẽ khiến sự ra đời của ISVE trở nên không đúng thời điểm (quá sớm), và tạo cơ hội để các đối tượng ngoài ngành trà trộn chui vào kiếm chác, gây hại cho ngành kinh tế. Ngành toán, ngành vật lý ở Việt nam đã phát triển trước ngành kinh tế nửa thế kỷ và có

Page 13: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

số lượng học giả đạt trình độ quốc tế đông gấp 5-10 lần ngành kinh tế. Vậy mà họ vẫn chưa nghĩ đến việc thành lập một hiệp hội quốc tế nào kiểu như ISVE.

Trong phụ lục gửi kèm theo đây, tôi đã trình bày một cách khắc phục các nhược điểm của ISVE. Theo đó, những người không có bằng PhD kinh tế cần phải có ít nhất 3.5 năm thâm niên làm việc tại các cơ sở nghiên cứu kinh tế để được coi là đủ điều kiện ứng cử vào ban lãnh đạo một hiệp hội kinh tế. (3.5 là thời gian trung bình một nhà nghiên cứu phải trải qua tại khoa kinh tế, trước khi lấy được bằng PhD, không tính thời gian học kiến thức). Những người ngoài ngành cần phải có thâm niên này để có đủ thời gian làm quen và thẩm thấu các đặc trưng của ngành kinh tế. Thâm niên làm việc này cũng có thể được rút xuống 2 năm nếu những người này vào được các khoa kinh tế xếp hạng cao, ví dụ top 20 của thế giới, hoặc 6 tháng đến 1 năm nếu vào được top 10. Những người là joint professor với các cơ sở nghiên cứu kinh tế cần phải có thâm niên ít nhất 7 năm làm công việc joint này.

Ngoài Ban Nghiên Cứu dựa trên cơ sở ban lãnh đạo ISVE hiện có (trừ ông Trần Anh hoàn toàn không đủ tư cách), ISVE cũng có thể thành lập thêm Ban Giảng Dạy & Phát triển để các nhà kinh tế khác có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về giảng dạy và phát triển ngành có thể tham gia. Không nên lo lắng rằng các thành viên của ban này ít nghiên cứu chất lượng cao. Về lâu về dài, nghĩa là sau khoảng 40-50 năm, khi số lượng nhà nghiên cứu kinh tế đạt trình độ quốc tế của Việt nam tăng lên đáng kể và với tinh thần đề cao nghiên cứu, chất lượng nghiên cứu của những người được bầu vào ban này cũng sẽ tăng cao, theo kịp các quốc gia phát triển.

Thật ra, cũng cần cảnh giác với những vị trí joint professor của những ngành nghề mà đặc trưng của nó quá khác với ngành kinh tế. Tôi xin nêu một giả định, không nhất thiết có thật: các tiến sỹ chính sách công gốc Việt tham gia các hoạt động vận động chính sách, cải cách cơ chế ở Việt nam có thể làm lợi cho nước Mỹ nhiều chục triệu đô la. Do vậy, giới chính trị Mỹ có thể bỏ ra vài chục đến vài trăm nghìn đô la để lobby cho họ một chân joint professor với khoa kinh tế nào đó, nhằm trà trộn vào và thao túng ngành kinh tế Việt nam để khuếch trương ảnh hưởng. Nghĩa là họ vẫn hoạt động chủ yếu ở khoa chính sách công, trong khi vị trí joint professor chỉ trên danh nghĩa. Với vị trí ấy, họ hoàn toàn có thể biến các hiệp hội như ISVE trở thành công cụ phục vụ những mục đích chính trị của họ và làm méo mó, biến dạng các đặc trưng của ngành kinh tế, không còn là ngành kinh tế đúng nghĩa.

Tôi không nói rằng các hoạt động chính trị, (vận động chính sách, cố vấn chính phủ, cải cách thể chế) là không quan trọng. Tuy nhiên, đã là nhà khoa học thì phải đặt lợi ích và tính chuẩn xác của khoa học lên hàng đầu. Thật ra mục tiêu tối hậu của cải cách cơ chế và dân chủ hóa cũng nhằm tạo ra các thể chế, bao gồm các thể chế khoa học, hoàn toàn độc lập tự chủ, không bị các mối quan hệ chính trị làm méo mó, biến dạng. Ở các quốc gia phát triển, hoạt động của các chính trị gia cũng bị giám sát hết sức chặt chẽ và bị chỉ trích rất mạnh, chứ không phải là họ muốn làm gì thì làm. ISVE là một hiệp hội của một ngành phi chính trị với nòng cốt là các nhà nghiên cứu ở hải ngoại, nghĩa là không phải chịu bất kỳ áp lực chính trị nào. Không có lý do gì tổ chức này phải nhân nhượng mục tiêu khoa học vì bất kỳ mục đích nào khác.

Page 14: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

5. Lời kết

Việc ISVE để cho ông Trần Anh tham gia vào ban lãnh đạo là hành vi không tôn trọng thông lệ quốc tế, thông lệ của nhà nước Việt nam, tự mâu thuẫn với phạm vi hoạt động của chính hiệp hội này, đồng thời là hành vi phá hoại ngành kinh tế và xúc phạm cộng đồng đông đảo các nhà kinh tế Việt nam. Bản thân ông Trần Anh là một người bất lịch sự, không tôn trọng các nhà kinh tế, không có những phẩm chất của một nhà khoa học chân chính, và sẵn sàng gây hại cho ngành kinh tế vì mục đích cá nhân. Với năng lực học vấn lẫn năng nghiên cứu đều không đặc sắc và cá tính như trên, ông ta sẽ là một nguy cơ cho ngành kinh tế Việt nam.

Không một cơ sở nghiên cứu kinh tế nào trên thế giới coi Trần Anh là người của họ, và không cho phép ông ta tham gia vào công việc nội bộ, thì không có lý gì ông ta được phép tham gia vào công việc nội bộ của ngành kinh tế Việt nam với tư cách một lãnh đạo.

Ông Trần Anh không phải là nhà kinh tế đúng nghĩa, không đủ tư cách ứng cử vào ban lãnh đạo ISVE, cho nên mọi kết quả bầu cử đối với ông ta ngay lập tức vô giá trị. (Điều này tương tự như Hoa hậu Hoàn Vũ là cuộc cuộc thi dành cho phụ nữ độc thân cho nên mọi kết quả bầu chọn đối với những phụ nữ có chồng trà trộn vào cuộc thi sẽ bị hủy ngay lập tức sau khi bị phát hiện). Ông Trần Anh phải ra khỏi ban lãnh đạo ISVE ngay lập tức và chấm dứt việc phá hoại ngành kinh tế bằng cách xóa mọi thông tin hội thảo, liên kết, giới thiệu cho ngành chính sách công, thực chất là quảng cáo cho cá nhân ông ta trên website của ISVE. Phải chấm dứt ngay lập tức việc lấy danh nghĩa ban lãnh đạo ISVE trong mọi hoạt động trong nước lẫn quốc tế và trên website của ISVE. Phải xóa ngay lập tức thông tin về Vietnam Development Symposium Policy Choices trên trang nhất của ISVE bởi đấy không phải là hội thảo kinh tế và không xứng đáng được quảng cáo ở đó. Phải chấm dứt ngay lập tức việc nhân danh ISVE và giao cho một nhà kinh tế đúng nghĩa trong ISVE tổ chức Vietnam Event 2016 trong khuôn khổ hội nghị thường niên AEA 2016, bởi đây là cuộc gặp gỡ dành cho các ứng viên tiến sỹ kinh tế chứ không phải cho dân chính sách công như ông ta. Phải chấm dứt ngay lập tức việc chính trị hóa ngành kinh tế!!!

Tôi cũng hi vọng GS Lê Văn Cường, với tư cách là chủ tịch ISVE đồng thời là người mời Trần Anh khởi xướng ISVE, sẽ có câu trả lời chính thức và công khai trước công luận về vấn đề này. Một nhà khoa học chân chính không thể im lặng để những việc làm sai trái ảnh hưởng đến cả cộng đồng, đặc biệt là khi những việc sai trái ấy thuộc trách nhiệm của mình. Tôi cũng hi vọng các quý vị trong ban lãnh đạo ISVE sẽ nghĩ đến tiềm năng tầm cỡ quốc gia của hiệp hội, dẹp bỏ tự ái, đặt lợi ích của ngành kinh tế Việt nam và tính chuẩn xác của khoa học lên trên lợi ích cục bộ của ISVE. Nếu gặp khó khăn về nhân sự thì ISVE có thể tạm thời ngừng hoạt động 5-10 năm chờ chiêu mộ đủ người tài, chứ không thể cho phép những người như Trần Anh tham gia ban lãnh đạo.

Nguyễn K. DungTiến sỹ kinh tế

PS: Tôi sẽ cân nhắc việc tham gia ISVE bởi trong e-mail hồi đáp năm ngoái GS Lê Văn Cường có ý nhắc nhở rằng tôi chưa đăng ký làm thành viên của ISVE.

Page 15: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

Bài viết này sẽ được xóa nếu như ông Trần Anh tự nguyện rút khỏi ban lãnh đạo ISVE.

Phụ lục

PL1: Nhiều vị trí và công việc trong ngành chính sách công không phải là cạnh tranh bình đẳng quốc tế mà dựa trên đặc thù quốc gia

Đơn cử như Vietnam Young Leaders Awards của ĐH Indiana, thuộc dạng top 3 của Mỹ, nhưng dành riêng cho các lãnh đạo trẻ của Việt nam. Có ngành nào khác mà ĐH thuộc top 3 của Mỹ mà phải sang Việt nam tuyển người như vậy không?? Như đã nêu, tham gia các hoạt động chính trị là một phần việc quan trọng của các giảng viên chính sách công, bên cạnh các công việc nghiên cứu. Chẳng hạn các giảng viên trường Harvard Kennedy tích cực tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, cố vấn chính phủ, và hỗ trợ các thể chế lớn. Và họ đem những kinh nghiệm đó giảng dạy ở trường. [8] Trong khi đó, một giảng viên Brazil chẳng hạn không thể hoạt động chính trị hiệu quả ở Việt nam, bằng các giảng viên Việt nam do thiếu hiểu biết về môi trường chính trị, và đặc biệt là thiếu các mối quan hệ sâu sắc với các cơ quan công quyền. Chính vì vậy, nhiều vị trí và job không phải là cạnh tranh quốc tế như ngành kinh tế (vốn là ngành phi chính trị) mà có tính đến đặc thù quốc gia.

Trong ngành kinh tế, những người chuyên nghiên cứu về một quốc gia, ví dụ chuyên nghiên cứu về Việt nam, rất hiếm khi được đánh giá cao. Đây là điều rất khác với ngành chính sách công.

PL2: Bằng PhD chính sách công của trường hành chính công Harvard Kennedy School có phải là bằng cấp về kinh tế hay không?

Website của khoa kinh tế ĐH Harvard nêu rõ, chỉ có hai chương trình liên kết, một với trường Harvard Business School, một với Harvard Kennedy school do khoa kinh tế tham gia điều hành. Và cũng rất logic tên của hai chương trình đó đều có chứa chữ kinh tế: PhD in Business Economics và PhD in Political Economy and Government. Chỉ có hai chương trình này đáng được coi là kinh tế. [15] Chương trình PhD in Public Policy của Trần Anh hoàn toàn do trường Harvard Kennedy quản lý cho nên cần phải phân loại vào nhóm public policy như tất cả các nơi khác.

Có người thắc mắc chương trình Chính Sách Công, Kennedy School of Government có nhiều người kiếm được việc làm trong ngành kinh tế ngay sau khi tốt nghiệp PhD. Chương trình đấy có thể có nhiều người nghiên cứu về chính sách kinh tế (economic policy). Họ có lợi thế trường top Ivy, được tiếp cận nhiều giáo sư hàng đầu thế giới nên dễ xuất bản trên các tạp chí top field kinh tế. Chưa kể, là ngành chính trị nên trường đấy có quan hệ với chính phủ Mỹ và chính phủ các nước tốt hơn, kiếm được nhiều tài trợ, được truy cập nhiều dataset đặc biệt cho nên dễ xuất bản hơn. Cứ có xuất bản trên tạp chí top field kinh tế là có thể xin việc trong ngành kinh tế. Tuy nhiên Chính sách Kinh tế vẫn không phải là Kinh tế mà thuộc phân loại về ngành chính sách. Hơn nữa, không phải tất cả những người này đều nghiên cứu kinh tế cho nên bằng họ nhận được là PhD in Public Policy.

Page 16: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

PL3: Trường hợp ông Dale Jorgenson, tốt nghiệp PhD Kinh tế, Harvard năm 1959, đến năm 1964 đã trở thành thành viên của Council của American Statistical Association?

Trường hợp ông này xảy ra cách đây đã 56 năm, thời mà rất ít người đi học PhD. Blundell và Atkinson chỉ có bằng master cũng xuất bản được trên top journal kinh tế. Thế nên bằng PhD Kinh tế của Harvard của ông rất quý hiếm và không có gì lạ nếu như ông được ưu tiên. Hoàn cảnh hiện nay đã khác xa, bởi số lượng người học PhD rất đông. Hơn nữa, trước đó 2 năm, từ năm 1962, nghĩa là chỉ 3 năm sau khi tốt nghiệp PhD, ông đã được tuyển dụng làm Associate Editor của Journal of American Statistical Association, là một cơ quan hàn lâm uy tín cao của American Statistical Association. Điều đó chứng tỏ tài năng đặc biệt, đáng được đặc cách của ông ta. Thực tế đã chứng minh Jorgenson là một tài năng đặc biệt cho nên sau này được huy chương Clark.

PL4: Đề xuất cải tổ hiệp hội ISVE

Định nghĩa Kinh tế trong phần này tuân theo định nghĩa của ISVE, (bao gồm Economics, Management, Finance). Tôi cho rằng, với thực lực ngành kinh tế Việt nam hiện nay, một Hiệp hội Kinh tế cần phải tận dụng đóng góp của cả những người làm việc nghiên cứu, giảng dạy và hộ trợ phát triển ngành kinh tế, do vậy cần phải có ít nhất 2 ban: Ban nghiên cứu và Ban Giảng dạy & Phát triển.

Giống như một tổ chức hợp tác quốc tế khác, mỗi ban sẽ bao gồm hai nhóm: nhóm đại diện cho những người đang làm việc trực tiếp tại Việt nam (gọi là nhóm VN), và nhóm đại diện cho những người làm việc tại hải ngoại với vai trò cố vấn (gọi là nhóm HN). Nhóm làm việc trực tiếp ở VN giữ vai trò quyết định về sự phát triển của ngành tại VN, nơi điều kiện phát triển kém, nên tiêu chí có thể thấp hơn. Tuy nhiên nhóm cố vấn đến từ hải ngoại thì tiêu chí cần phải cao hơn, kiến thức và kinh nghiệm cần phải chuẩn mực, phải đúng là của ngành kinh tế. Chuyện này cũng khá phổ biến với mọi công việc hợp tác khác: trình độ trung bình của đối tác phía Việt nam thông thường kém hơn nhiều so với đối tác từ phía hải ngoại, (mặc dù cũng có một số cá nhân đạt trình độ quốc tế).

Những người không có bằng tiến sỹ Kinh tế muốn tham gia lãnh đạo ở nhóm Hải ngoại thì cần phải có ít nhất 3.5 năm thâm niên làm việc tại các cơ sở nghiên cứu kinh tế để đảm bảo thực sự có hiểu biết về ngành kinh tế. 3.5 năm là số năm trung bình ở mỗi tiến sỹ Kinh tế phải làm nghiên cứu tại các khoa kinh tế ở các nước phát triển, không tính thời gian học kiến thức. Nếu làm việc bán thời gian (v.d. joint professor) thì cần phải có ít nhất 7 năm, hoặc lâu hơn tùy vào bản chất của công việc, bởi lẽ nhiều chức vụ adjunct hay fellow chỉ là danh nghĩa, không có hoạt động gì đáng kể vào công việc của cơ sở nghiên cứu kinh tế. Thâm niên là cần thiết để những người như vậy hiểu rõ và thẩm thấu được các đặc trưng của ngành kinh tế. Đương nhiên thâm niên này có thể rút ngắn xuống 2 năm đối với những người vào được các khoa kinh tế xếp hạng cao, ví dụ top 20 của thế giới, hoặc rút xuống 6 tháng-1 năm, nếu vào được khoa kinh tế top 10 của thế giới.

Những người chỉ có xuất bản trên các tạp chí kinh tế, (không có bằng PhD Kinh tế đồng thời cũng không có thâm niên làm việc trong ngành kinh tế), thì chỉ được phép tham gia các hoạt

Page 17: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

động của ngành với tư cách khách mời. Những người này thiếu hụt trầm trọng kiến thức và phương pháp nghiên cứu và giảng dạy kinh tế bậc cao học và không có kinh nghiệm làm việc trong ngành kinh tế cho nên những thứ họ mang đến chỉ mang tính tham khảo, ít có giá trị.

Các yêu cầu cụ thể đối với ban lãnh đạo như sau:(+) Ban Nghiên Cứu: Những người tham gia Executive Board phải thỏa mãn một trong các yêu cầu dưới đây.– HN: (i) Có bằng PhD kinh tế của một cơ sở uy tín quốc tế và có xuất bản kinh tế chất lượng cao, hoặc (ii) Có bằng PhD khác của một cơ sở uy tín quốc tế + 3.5 năm làm nghiên cứu tại một cơ sở nghiên cứu kinh tế uy tín quốc tế và có xuất bản kinh tế chất lượng cao– VN: (i) Có bằng PhD và đảm nhiệm vị trí lãnh đạo nghiên cứu trong các cơ sở nghiên cứu kinh tế lớn tại VN, hoặc (ii) Có bằng PhD kinh tế và có xuất bản kinh tế chất lượng cao, hoặc (iii) có bằng PhD khác và 3.5 năm làm việc tại một cơ sở nghiên cứu kinh tế lớn tại VN và có nghiên cứu kinh tế chất lượng cao.(+) Ban Giảng Dạy & Phát triển: Những người tham gia Executive Board phải thỏa mãn một trong các yêu cầu dưới đây.– HN: (i) Có bằng PhD kinh tế từ các khoa kinh tế xếp hạng cao trên thế giới và đang làm công tác giảng dạy kinh tế ở bậc đại học trở lên, hoặc (ii) có bằng PhD và 3.5 năm làm công tác giảng dạy kinh tế tại các cơ sở nghiên cứu kinh tế xếp hạng cao trên thế giới.– VN: (i) Có bằng PhD kinh tế từ các khoa kinh tế xếp hạng cao trên thế giới và đang làm công tác giảng dạy kinh tế ở bậc đại học trở lên, hoặc (ii) có bằng PhD và đảm nhiệm vị trí lãnh đạo về giảng dạy kinh tế ở các cơ sở nghiên cứu kinh tế lớn ở VN, hoặc (iii) có bằng PhD kinh tế và giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển nghiên cứu và giảng dạy kinh tế ở VN và quốc tế.

Ban Nghiên Cứu sẽ phụ trách mọi vấn đề liên quan đến nghiên cứu và giảng dạy nghiên cứu sinh. Ban Giảng dạy và Phát triển sẽ phụ trách mọi vấn đề về nghiên cứu và giảng dạy từ bậc thạc sỹ trở xuống, các công việc gây quỹ, quảng bá và truyền thông, quan hệ với chính phù, giới thiệu, nhập khẩu, dịch các tài liệu giảng dạy kinh tế v.v…

Do hiện nay số lượng các nhà kinh tế Việt nam có xuất bản chất lượng cao (v.d. có bài top field) chưa nhiều, tất cả những người thỏa mãn các tiêu chuẩn làm lãnh đạo Ban Nghiên cứu và đồng ý tham gia các hoạt động của Hiệp hội có thể được mời vào thẳng ban lãnh đạo. Ban Nghiên cứu có thể tự bầu ra những người thường trực hoặc thực hiện cơ chế quay vòng để cử ra nhóm thường trực. Để khuyến khích sự tham gia của các nhà nghiên cứu trẻ có xuất bản tốt ở Hải ngoại, (những người đem đến những kiến thức mới mẻ), và giảm bớt gánh nặng trách nhiệm của họ trong hiệp hội, trong 5-10 năm đầu tiên, Ban Giảng Dạy và Phát triển có thể hỗ trợ phần lớn các sự kiện tổ chức ở VN của Ban nghiên cứu.

Nhóm voting members chỉ bầu người vào lãnh đạo Ban Giảng dạy và Phát triển, bởi số người ứng cử vào ban này tương đối đông, hoặc bình bầu các công việc khác.

Tài liệu tham khảo

[1] http://www.isve.info

Page 18: file · Web viewnếu có những nghiên cứu hay liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên. tuyệt đối không thể

[2] http://whois.domaintools.com/isve.info[3] https://www.aeaweb.org[4] http://www.tienphong.vn/Gioi-Tre/hay-la-net-ve-dep-trong-buc-tranh-lon-177248.tpo[5] https://spea.indiana.edu/faculty-research/directory/profiles/faculty/full-time/tran-anh.html[6] https://en.wikipedia.org/wiki/Public_policy[7] http://www.hks.harvard.edu/degrees/admissions/apply/frequently-asked-questions[8] http://www.hks.harvard.edu/about[9] http://ostromworkshop.indiana.edu/about/ostrome_cv.php[10] http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/economic-sciences/laureates/2009/ostrom-facts.html[11] http://www.nytimes.com/2012/06/13/business/elinor-ostrom-winner-of-nobel-in-economics-dies-at-78.html?module=Search&mabReward=relbias%3As%2C{%222%22%3A%22RI%3A17%22}&_r=1&[12] http://elinorostrom.indiana.edu/[13] http://freakonomics.com/2009/10/12/what-this-years-nobel-prize-in-economics-says-about-the-nobel-prize-in-economics/comment-page-2/[14] http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/236183/giao-su-danh-tieng-de-xuat-cai-to-dai-hoc.html[15] http://economics.harvard.edu/pages/admissions