De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

19
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮC LẮC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHOA XÃ HỘI – NHÂN VĂN ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH Chương trình đào tạo: Cử nhân Cao đẳng Người biên soạn GV. Nguyễn Duy Xuân

description

De cuong bai giang

Transcript of De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

Page 1: De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮC LẮCTRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

KHOA XÃ HỘI – NHÂN VĂN

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCTIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Chương trình đào tạo: Cử nhân Cao đẳng

Người biên soạnGV. Nguyễn Duy Xuân

BUÔN MA THUỘT – 9/2009

Page 2: De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

Nguyễn Duy Xuân * Đề cương bài giảng * Tiếng Việt thực hành

UBND TỈNH DAKLAK CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CĐSP ĐẮCLẮC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCTIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Trường Cao đẳng Sư phạm Đắc LắcKhoa: Xã hội – Nhân vănTổ bộ môn: Ngữ Văn1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN

1.1. Họ tên giảng viên 1: Nguyễn Duy XuânChức danh, học hàm, học vị: CN, Giảng viên Thời gian, địa điểm làm việc: Thứ 2. Tại: Văn phòng Khoa Xã hội – Nhân văn, Trường CĐSP Đắc Lắc, số 349 Lê

Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc.Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Duy Xuân, Bộ môn Ngữ Văn, Khoa Xã hội – Nhân

văn, Trường CĐSP Đắc Lắc, số 349 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc.Điện thoại: CQ: 05003 852678; NR: 05003 812249; DĐ: 0907730415Email: Email:[email protected] Blog:http://nguyenduyxuan.blogspot.com/ 1.2. Họ tên giảng viên 2Chức danh, học hàm, học vị:

2. THÔNG TIN VỀ MÔN HỌCa. Tên môn học: Tiếng Việt thực hànhb. Mã số môn học: c. Số tín chỉ: 2d. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:- Nghe giảng lý thuyết: 20 giờ tín chỉ- Bài tập: 04 giờ tín chỉ (tích hợp trong giờ dạy lí thuyết)- Thảo luận: 06 giờ tín chỉ (tích hợp trong giờ dạy lí thuyết)- Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ tín chỉđ. Yêu cầu đối với môn học: Giảng đường, máy chiếu...

3. Mục tiêu môn học: 3.1. Kiến thức: - Nắm vững các kiến thức cơ bản về tiếng Việt: văn bản, xây dựng văn bản, từ, câu, chính tả.3.2. Kĩ năng: - Kĩ năng tạo lập, phân tích văn bản, kĩ năng dùng từ đặt câu, kĩ năng viết chính tả.- Làm việc theo nhóm, tự học và tự nghiên cứu.3.3.Thái độ: - Tiếp thu kiến thức một cách chủ động bằng việc tích cực tham dự bài giảng, tự tìm và đọc tài liệu, cập nhật thông tin, chuẩn bị và tham gia các thảo luận chuyên đề.- Yêu quí, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.4. Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần gồm hai chương.

2

Page 3: De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

Nguyễn Duy Xuân * Đề cương bài giảng * Tiếng Việt thực hành

Chương I: Rèn kĩ năng xây dựng văn bản, kĩ năng phân tích, thuật lại văn bản, chủ yếu là văn bản khoa học, gắn với hoạt động dạy học và nghiên cứu của sinh viên hiện nay cũng như sau này khi ra trường công tác. Chương này gồm 5 bài:

Bài mở đầu: Tiếng Việt và bộ môn Tiếng Việt thực hành Bài 1: Khái quát về văn bản

Bài 2: Phân tích một tài liệu khoa họcBài 3: Thuật lại nội dung tài liệu khoa họcBài 4: Xây dựng một tài liệu khoa học

Chương II: Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu, kĩ năng viết chính tả, nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Chương này gồm 3 bài:

Bài 1: Chữa các lỗi thông thường về câuBài 2: Chữa các lỗi thông thường về từBài 3: Chính tả và phiên âm tiếng nước ngoài

5. Tài liệu học tập. 1. Tiếng Việt thực hành, Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh, NXBGD 20032. Tiếng Việt thực hành, Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, NXBGD – 19983. Tiếng Việt, tập 1,2,3, NXBGD - 19984. Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm, NXBGD – 20005. Rèn luyện ngôn ngữ, tập 1,2, Phan Thiều, NXBGD - 19986. Hình thức tổ chức dạy học:6.1. Lịch trình chung

BÀI NỘI DUNG BÀI TẬP THẢO LUẬN SỐ TIẾTChươn

g I Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản

02 03 20

Mở đầu Tiếng Việt và bộ môn Tiếng Việt thực hành

01

Bài 1 Khái quát về văn bản 03Bài 2 Phân tích một tài liệu khoa học 03Bài 3 Thuật lại nội dung tài liệu khoa

học03

Bài 4 Xây dựng một tài liệu khoa học 04Kiểm tra 01

Chương II

Rèn luyện kĩ năng đặt câu-dùng từ-chính tả

02 03 10

Bài 1 Chữa các lỗi thông thường về câu

02

Bài 2 Chữa các lỗi thông thường về từ

02

Bài 3 Chính tả và phiên âm tiếng nước ngoài

01

TOÀN MÔN 04 06 30

6.2. Lịch trình tổ chức dạy cụ thể

Hình thứcThời gian, địa điểm

Nội dung chínhSinh viên chuẩn bị

Lí thuyết MỞ ĐẦU - Sinh viên

3

Page 4: De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

Nguyễn Duy Xuân * Đề cương bài giảng * Tiếng Việt thực hành

Hình thứcThời gian, địa điểm

Nội dung chínhSinh viên chuẩn bị

1 giờ TIẾNG VIỆT VÀ BỘ MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

I. Khái quát về tiếng Việt1. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt(Kinh), đồng thời cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt nam.2. Tiếng Việt đã và đang đảm nhiệm các chức năng xã hội trọng đạiII. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt1. Truyền thống quí trọng và bảo vệ, phát triển tiếng nói của ông cha.2. Chúng ta ngày nay phải có tình cảm yêu quí và thái độ trân trọng tiếng nói và chữ viết của dân tộc.3. Sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực và sáng tạo.4. Tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố ngôn ngữ bên ngoàiIII. Mục tiêu và nhiệm vụ của môn TVTH

đọc các tài liệu: 1,2, 3,4

Lí thuyết3 giờ

Lí thuyết3 giờ

CHƯƠNG I: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VĂN BẢNBài 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢNI. Văn bản là gì 1. Khái niệm văn bản 2. Khái niệm đoạn vănII. Những yêu cầu khi tạo lập văn bản 1. Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc và liên kết 2. Văn bản phải có mục đích giao tiếp thống nhất 3. Văn bản phải có một kết cấu rõ ràng 4. Văn bản phải có một phong cách ngôn ngữ nhất định

Bài 2: PHÂN TÍCH MỘT TÀI LIỆU KHOA HỌCI. Tìm ý chính của một đoạn văn 1. Thế nào là ý chính 2. Phương pháp tìm ý chínhII. Tìm hiểu cách lập luận trong đoạn văn 1. Khái niệm lập luận 2. Các kiểu lập luận trong đoạn văn

Sinh viên đọc các tài liệu: 1,2,3,4

- Chuẩn bị bài tập, ý kiến để thảo luận

Đọc các học liệu 1,2,3,4

4

Page 5: De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

Nguyễn Duy Xuân * Đề cương bài giảng * Tiếng Việt thực hành

Hình thứcThời gian, địa điểm

Nội dung chínhSinh viên chuẩn bị

Lí thuyết3 giờ

Lí thuyết4 giờ

2 giờ

3giờ

1giờ

3. Các phương thức liên kết câu trong đoạn văn:III. Phân tích bố cục và lập luận của văn bản khoa học: 1. Bố cục của một tài liệu khoa học 2. Tái tạo lại đề cương văn bản khoa họcBài 3: THUẬT LẠI NỘI DUNG TÀI LIỆU KHOA HỌCI. Tóm tắt một tài liệu khoa học 1. Mục đích yêu cầu của việc tóm tắt tài liệu khoa học 2. Một số cách tóm tắt thường sử dụng 3. Một số nguyên tắc khi tóm tắtII. Tổng thuật các tài liệu khoa học 1. Mục đích yêu cầu 2. Phương pháp tổng thuậtIII. Trình bày lịch sử vấn đề 1. Mục đích yêu cầu 2. Cách trình bày phần lịch sử vấn đề nghiên cứuBài 4: XÂY DỰNG MỘT TÀI LIỆU KHOA HỌCI. Khái quát về xây dựng văn bảnII. Tạo lập văn bản – Một tài liệu khoa học 1. Định hướng văn bản 2-Lập đề cương nghiên cứu 3. Viết thành văn bản 4. Sửa chữa hoàn thiện văn bản III. Kỹ thuật trình bày một luận văn khoa học 1. Khái quát về luận văn khoa học 2. Phương pháp tiến hành luận văn khoa học- Bài tập: 02 giờ tín chỉ (tích hợp trong giờ dạy lí thuyết)- Thảo luận: 03 giờ tín chỉ (tích hợp trong giờ dạy lí thuyết)- Kiểm tra

- Chuẩn bị bài tập, ý kiến để thảo luận

Đọc các học liệu 1,2,3,4

- Chuẩn bị bài tập, ý kiến để thảo luận

Đọc các học liệu 1,2,3,4

- Chuẩn bị bài tập, ý kiến để thảo luận

Thực hành

Viết

Lí thuyết2 giờ

CHƯƠNG II: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐẶT CÂU-DÙNG TỪ-CHÍNH TẢBài 1: CHỮA CÁC LỖI THÔNG THƯỜNG VỀ CÂUI. Những yêu cầu về câu trong văn bản

5

Page 6: De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

Nguyễn Duy Xuân * Đề cương bài giảng * Tiếng Việt thực hành

Hình thứcThời gian, địa điểm

Nội dung chínhSinh viên chuẩn bị

Lí thuyết2 giờ

Lí thuyết1 giờ

1. Câu cần cấu tạo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt 2. Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa 3. Sử dụng dấu câu hợp lý 4. Câu cần có liên kết chặt chẽ với các câu khác trong văn bảnII. Một số lỗi câu sai thường gặp 1. Câu sai về cấu tạo ngữ pháp 2. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận 3. Câu sai về dấu câu 4. Câu sai về mạch lạc và liên kết câu trong văn bảnIII. Một số thao tác rèn luyện về câu 1. Mở rộng và rút gọn câu 2. Thay đổi trật tự và lựa chọn trật tự các từ, các thành phần câu 3. Chuyển đổi các kiểu câu và cách diễn đạtBài 2: CHỮA LỖI THÔNG THƯỜNG VỀ DÙNG TỪI. Hệ thống hoá những kiến thức về từ 1. Khái niệm về từ2. Các bình diện của từ3. Từ trong mối quan hệ với giao tiếp và văn bản

II. Những yêu cầu chung khi sử dụng từ trong văn bản

1. Đúng âm thanh và hình thức cấu tạo 2. Đúng về nghĩa 3. Đúng về đặc điểm ngữ pháp4. Thích hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản5. Đảm bảo tính hệ thống của văn bản6. Tránh lặp từ, thừa từ không cần thiết và bệnh sáo rỗng công thứcIII. Một số thao tác dùng từ và trau giồi vốn từ 1. Lựa chọn từ ngữ 2. Thay thế từ ngữ 3. Sáng tạo trongviệc sử dụng từ ngữBài 3: CHÍNH TẢ VÀ PHIÊN ÂM TIẾNG NƯỚC NGOÀII. Nguyên tắc chính tả tiếng Việt

Đọc các học liệu 1, 2, 3, 4, 5

- Chuẩn bị bài tập, ý kiến để thảo luận

Đọc các học liệu 1, 2, 3, 4, 5

- Chuẩn bị bài tập, ý kiến để thảo luận

6

Page 7: De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

Nguyễn Duy Xuân * Đề cương bài giảng * Tiếng Việt thực hành

Hình thứcThời gian, địa điểm

Nội dung chínhSinh viên chuẩn bị

2giờ

3giờ

1. Khái niệm chính tả2. Nguyên tắc chính tả tiếng ViệtII. Các cách rèn luyện và sửa chữa lỗi chính tả1. Ghi nhớ mặt chữ của từng từ2. Luyện phát âm đúng chuẩn3. Tìm hiểu và vận dụng các mẹo luật chính tả4. Sử dụng từ điển chính tảIII. Luyện chữa các lỗi chính tả thường gặp1. Các lỗi vi phạm các qui định trong hệ thống chữ Quốc ngữ2. Các lỗi do ảnh hưởng của phát âm địa phương3. Các lỗi vi phạm về qui tắc viết hoaIV. Qui định về viết hoa 1. Mục đích viết hoa 2. Quy tắc viết hoa tên riêngV. Viết các từ ngữ, thuật ngữ tiếng nước ngoài 1. Giữ nguyên dạng chữ viết ở ngôn ngữ gốc 2. Dịch nghĩa các thuật ngữ 3. Chuyển tự 4. Phiên âm- Bài tập: 02 giờ tín chỉ (tích hợp trong giờ dạy lí thuyết)- Thảo luận: 03 giờ tín chỉ (tích hợp trong giờ dạy lí thuyết)

Đọc các học liệu 1, 2, 3, 4, 5

- Chuẩn bị bài tập, ý kiến để thảo luận

Thực hành

7. Chính sách đối với môn học7.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định (không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).7.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ trách môn học. 7.3. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.7.4. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho toàn môn học.8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn họcNội dung kiểm tra, đánh giá Hình thức kiểm tra, đánh giá Phần trăm điểm

7

Page 8: De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

Nguyễn Duy Xuân * Đề cương bài giảng * Tiếng Việt thực hành

8.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:

1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

- Điểm danh- Kiểm tra chuẩn bị bài- Quan sát trên lớp

10% (1 điểm)

2. Bài tập và thảo luận - Bài tập tại lớp và bài tập về nhà- Thuyết trình, thảo luận…

10% (1 điểm)

8.2. Kiểm tra đánh giá định kì:

2. Kiểm tra giữa môn Bài viết 60 phút tại lớp 20% (2điểm)

3. Thi hết môn Thi viết60% (6 điểm)

Kết quả môn học 100%(10điểm)

9. Câu hỏi và bài tập9.1. Câu hỏi

CHƯƠNG I: Rèn luyện kỹ năng xây dựng văn bản 1. Khái niệm văn bản. Tính mạch lạc của văn bản được thể hiện qua đề tài và chủ đề như thế nào ? 2. Nêu các phương thức liên kết câu trong đoạn văn. Cho ví dụ minh hoạ.3. Nêu khái niệm các kiểu lập luận trong đoạn văn. 4. Mục đích yêu cầu của việc tóm tắt một tài liệu khoa học ?5. Các dạng tóm tắt một tài liệu khoa học ?6. Tại sao trong một đề tài khoa học phải trình bày Lịch sử vấn đề ? Những yêu cầu của việc trình bày Lịch sử vấn đề ? 7. Hãy nêu các định hướng cơ bản khi xây dựng một văn bản ?8. Hãy nêu các bước để tạo lập một văn bản khoa học.9. Nếu được giao làm một luận văn khoa học, anh/chị hãy xác định các bước để thực hiện luận văn đó. CHƯƠNG II: Rèn luyện kỹ năng dùng từ - đặt câu - chính tả10. Nêu tóm tắt những yêu cầu chung của việc dùng từ trong văn bản.11. Nêu tóm tắt các thao tác cơ bản khi sử dụng từ trong văn bản.12. Lí giải nguyên nhân nào dẫn đến các lỗi sai về dùng từ ?13. Khi viết, câu cần đảm bảo những yêu cầu gì ?14. Các thao tác mở rộng câu. Tác dụng của việc mở rộng câu. Cho ví dụ minh hoạ.15. Có thể chuyển đổi trật tự các yếu tố, các thành phần trong câu; chuyển đổi kiểu câu được không ? Việc chuyển đổi như vậy có ý nghĩa gì ?16. Chính tả tiếng Việt dựa trên những nguyên tắc nào ? Tại sao phát âm địa phương lại ảnh hưởng đến việc viết chính tả ?17. Qui định về viết dấu thanh trong tiếng Việt. Phân biệt cách viết các phụ âm ng hoặc ngh khi đứng trước các nguyên âm ?18. Mục đích của viết hoa là gì ? Tên riêng Việt Nam được qui định viết hoa như thế nào ?

8

Page 9: De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

Nguyễn Duy Xuân * Đề cương bài giảng * Tiếng Việt thực hành

9.2. Bài tậpCHƯƠNG I: Rèn luyện kỹ năng xây dựng văn bản

1. Viết một đoạn văn ngắn có kết cấu diễn dịch tả cảnh trường Mầm non nơi anh chị công tác.2. Viết một đoạn văn ngắn có kết cấu qui nạp tả cảnh vui chơi của các bé trường Mầm non nơi anh chị công tác.3. Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tuỳ chọn có kết cấu tổng - phân - tổng.4. Viết một đoạn văn ngắn sử dụng các phương tiện liên kết câu (phương thức trật tự, phương thức nối, phương thức thế) tả giờ tan học của trường Mầm non nơi anh chị công tác.5. Phân tích cách lập luận trong các đoạn văn dưới đây: a- Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa. b- Cùng trên một mảnh vườn sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như mít, lời cây chanh chua…Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất. Đất nuôi dưỡng cây bằng sữa của mình. Đất truyền cho cây sắc đẹp mùa màng. Chính đất là mẹ của các loài cây.6. Phân tích cách lập luận của đoạn văn sau: Những người tù biết trời mưa khi vừa bị lùa ra khỏi hầm. Họ đón lấy giọt mưa với nỗi sung sướng thầm lặng. Ngót một năm rồi, họ bị nhốt kín, họ thèm ánh mặt trời, thèm mưa, thèm cỏ cây. Họ khao khát mọi thứ tầm thường nhất mà xưa nay thiên nhiên vẫn rộng lòng ban phát cho một người. 7. Phân tích lỗi liên kết chủ đề của các đoạn văn sau: Ðọc tác phẩm Tắt đèn, chúng ta thấy: người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến đã bị áp bức, hành hạ hết sức tàn tệ. Gia đình chị Dậu không một ai là không bị hành hung. Anh Dậu đang ốm liệt giường, liệt chiếu cũng bị trói, bị đánh đập dã man. Cái Tí bé bỏng cũng bị roi đòn. Tên lí trưởng còn bắt dân nộp lễ vật khi đến xin con dấu vào đơn.8. Phân tích lỗi liên kết chủ đề của các đoạn văn sau: Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu của thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thơ ông chủ yếu ca ngợi, nêu cao tinh thần người chiến sĩ trong giai đoạn này. Họ là những người bảo vệ biên giới Lào, Việt. Sống trong rừng sâu núi thẳm, ăn mặc thiếu thốn nhưng họ vẫn kiên cường bất khuất. Quang Dũng là con gia đình nhà nho nghèo lớn lên ông theo đoàn lính Tây Tiến. Khi chuyển đi nơi khác công tác Quang Dũng nhớ lại những hình ảnh của người lính Tây Tiến nên đã sáng tác bài thơ Tây Tiến.9. Phân tích lỗi liên kết lôgíc của các đoạn văn sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. 10. Xác định lỗi liên kết hình thức của các đoạn văn sau:a. Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, tác giả dựng lên một cảnh đời bất hạnh của Chí Phèo. Họ không chỉ chịu áp bức về vật chất mà tinh thần của họ cũng không kém phần khốn khổ. Chí Phèo muốn được làm người lương thiện nhưng không được...b. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông sáng tác thơ là chính. Nhưng trong giai đoạn này thơ ông bộc lộ tâm trạng rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống, nhưng đồng thời lại cũng rất chán nản, cô đơn và hoài nghi.

9

Page 10: De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

Nguyễn Duy Xuân * Đề cương bài giảng * Tiếng Việt thực hành

CHƯƠNG II: Rèn luyện kỹ năng dùng từ - đặt câu - chính tả11. Phân tích lỗi sai về dùng từ trong các câu sau:a. Tất cả mọi hành động, suy nghĩ của mình, chị Út đều dồn vào tương lai của đàn con. b. Trái lại, lũ quan lại dưới triều đình chỉ biết hợp tác với nhau, dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để bóc lột nhân dân.12. Hãy phát hiện lỗi sai về cách sử dụng từ và sửa lại cho đúng:a. Oanh rủ Hương đi hội chùa Hương. Hương bảo để Hương về hỏi ý kiến mẹ đã.b. Đền Hùng rất vinh dự được một lần đón Bác Hồ về thăm.13. Phân tích cơ sở của sự sáng tạo trong việc dùng từ ở các câu thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)14. Phân biệt nghĩa của từ “chạy” trong các trường hợp sau:a. Mỗi sáng tôi chạy nửa giờ.b. Chạy ăn từng bữac. Anh ấy chạy xe khách tuyến Buôn Ma Thuột-TP Hồ Chí Minh.d. Hàng cây chạy dọc ven đường.15. Trong Di chúc, Bác Hồ đã lựa chọn từ “lớp” thay cho từ “hạng” trong câu sau: “Năm nay tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người xưa nay hiếm…” Hãy giải thích ý nghĩa của sự lựa chọn đó.16. Đặt 2 câu có từ “đánh” với 2 nghĩa đã được chuyển đổi so với nghĩa gốc (nghĩa gốc của từ đánh: dùng tay hoặc vật khác làm cho đau) 17. Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ “xuân” trong các ngữ cảnh sau:a. “Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội.” (Bài ca xuân 61-Tố Hữu)b. “Ôi những nàng xuân rất dịu dàng Hát câu quan họ chuyến đò ngang.” (Xuân sớm - Tố Hữu)18. Tìm 2 thành ngữ cho mỗi nhóm, đặt câu với một trong số các thành ngữ của nhóm đó:a. Chỉ sự chịu đựng gian lao vất vảb. Chỉ các mối quan hệ xã hội19. Tìm 5 từ láy cho mỗi nhóm:a. Láy âmb. Láy vầnc. Chỉ tâm trạngd. Tượng hình20. Phân tích lỗi của các câu sau: a. Xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc. b. Bên cạnh lời dặn dò đó, còn chỉ ra cho chúng ta thấy giá trị tinh thần của đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.21. Phân tích lỗi của các câu sau: a. Việt Nam, đất nước của những con người anh hùng, của những bài ca bất diệt, những điệu hát câu hò thắm đượm tình quê.b. Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu làng xóm, quê hương tha thiết, với tinh thần xả thân vì đại nghĩa.22. Phân tích lỗi của các câu sau:

10

Page 11: De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

Nguyễn Duy Xuân * Đề cương bài giảng * Tiếng Việt thực hành

a. Trước khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta, mở đầu cho một trăm năm đô hộ. b. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với tinh thần đoàn kết một lòng chống ngoại xâm của nghĩa quân. 23. Phân tích lỗi của các câu sau: a. Ðể làm nổi bật lên hình ảnh cao quý và đẹp đẽ của người Nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. b. Vậy mà khi người con gái đẹp nhất làng đã cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu, rủ cậu bỏ làng ra đi liều !24. Phân tích lỗi của các câu sau: a. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vì triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, hèn nhát. b. Mặc dù chị Sứ bị giặc bắt, bị chúng hành hạ tra tấn dã man. 25. Phân tích lỗi của các câu sau:a. Tác giả đã cho chúng ta thấy nỗi khổ nhục của mẹ con người ăn mày không dám nhìn ai mà chỉ biết cúi đầu tủi hổ cho số phận mình. b. Trong tác phẩm Tắt đèn cũng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến. 26. Phân tích lỗi của các câu sau:a. Qua thơ văn yêu nước giai đoạn này đã làm nổi bật lên hình ảnh người chiến sĩ đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. b. Qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã cho ta thấy vẻ đẹp hào hùng của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.27. Chỉ ra lỗi sai và viết lại cho đúng các câu sau:a. Xin cảm ơn phần biểu diễn của ca sĩ Mĩ Linh.b. Báo chí đưa tin tấp nập về biến động giá cả tiêu dùng mấy ngày qua.c. Chúng ta hãy nâng li chúc cô dâu chú rể đời đời hạnh phúc!d. Bố tôi gặp mẹ tôi ở Buôn Ma Thuột và kết duyên với nhau.28. Khôi phục dấu câu trong đoạn văn sau: Sống chen chúc ở nơi trần trụi không có chiếc áo giáp sinh học che chở người kẻ chợ bị cắt đứt mối quan hệ sống còn trực tiếp với cây xanh trở thành nạn nhân của mọi thứ ô nhiễm môi trường giữa bê tông cốt thép nặng nề bị cách biệt với thiên nhiên xanh diụ hiền tươi đẹp thì người thị dân không thể có nhận thức đúng đắn về giá trị vạn năng cực kỳ quý báu của thế giới cây và rừng.29. Hãy xác định lỗi và chữa lỗi chính tả trong phần văn bản dưới đây:Các cơ quan tổ chức và chức danh Nhà nước dưới đây được dùng con giấu có hình Quốc huy:a. Uy ban thường vụ quốc hội, hội đồng dân tộc và các ủy ban của quốc hội, văn phòng quốc hội, đoàn đại biểu quốc hội các tỉnh, thành phố chực thuộc Trung ương;b. Chủ Tịch Nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ;c. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc chính phủ;ñ. Văn phòng Chủ Tịch Nước;đ. Viện kiểm sát Nhân dan Tối cao, các Viện kiểm sát Nhân dân Địa phương, các Viện kiểm sát quân sự;30. Hãy xác định lỗi và chữa lỗi chính tả trong phần văn bản dưới đây:a. Thủ tướng chính phủ dao bộ Nội vụ chủ trì, trình ủy ban Thường Vụ quốc hội ban

11

Page 12: De Cuong TC TVThuc Hanh CD 2

Nguyễn Duy Xuân * Đề cương bài giảng * Tiếng Việt thực hành

hành nghị quyết sửa đổi, bổ xung bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004.b. Đến thăm đại tướng Võ nguyên Giáp nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện biên Phủ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "chính phủ tiếp thu và nghiên cứu những ý kiến của đại tướng về dự án bô-xít Tây nguyên. Bộ chính Trị cũng rất quan tâm đến vấn đề này".

Buôn Ma Thuột, ngày 30-9-2009 Người biên soạn

Nguyễn Duy Xuân

XÁC NHẬN CUA TỔ CHUYÊN MÔN XÁC NHẬN CUA KHOA

DUYỆT CUA HIỆU TRƯỞNG

12