Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

66
Chương 1: tổng quan về hải quan Câu1: Hải quan là gì? Ra đời dựa trên cơ sở kinh tế nào? Kn : - Hải quan là cơ quan do Nhà nước thiết lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép Hàng hóa, tiền tệ…qua biên giới - Theo công ước Kyoto, ‘‘Hải quan là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Luật hải quan, thu thuế hải quan và thu thuế khác. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật lệ khác có liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển hay lưu kho hàng hóa ’’. Hải quan ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước . ra đời cùng với sự phát triểm của trao đổi hàng hóa tiền tệ với kinh tế quốc tế. Chú ý : câu hỏi trắc nghiệm : hải quan là cơ quan trực thuộc ? ( bộ tài chính ) Câu 2: Chức năng nhiệm vụ của hải quan - Hải quan có 9 chức năng: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển hải quan Việt Nam 2. Ban hành tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan 3. Hướng dẫn thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan 4. Quy định về tổ chức hđ hải quan 5. Đào tạo và bồi dưỡng xây dựng đội ngũ công chức hải quan 6. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phương pháp quản lý hải quan hiện đại

Transcript of Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Page 1: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Chương 1: tổng quan về hải quan

Câu1: Hải quan là gì? Ra đời dựa trên cơ sở kinh tế nào?

Kn : - Hải quan là cơ quan do Nhà nước thiết lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép Hàng hóa, tiền tệ…qua biên giới 

- Theo công ước Kyoto, ‘‘Hải quan là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Luật hải quan, thu thuế hải quan và thu thuế khác. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật lệ khác có liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển hay lưu kho hàng hóa ’’.

Hải quan ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước . ra đời cùng với sự phát triểm của trao đổi hàng hóa tiền tệ với kinh tế quốc tế.

Chú ý : câu hỏi trắc nghiệm : hải quan là cơ quan trực thuộc ? ( bộ tài chính)

Câu 2: Chức năng nhiệm vụ của hải quan

- Hải quan có 9 chức năng:1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển hải quan Việt

Nam2. Ban hành tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan3. Hướng dẫn thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan4. Quy định về tổ chức hđ hải quan5. Đào tạo và bồi dưỡng xây dựng đội ngũ công chức hải quan6. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phương pháp quản lý hải

quan hiện đại7. thống kê nhà nước về hải quan8. thanh tra kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật9. hợp tác quốc tế- Nhiệm vụ hải quan : 5 nhiệm vụ 1. Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải2. Phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới3. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu 4. Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt

động XK,NK, xuất cảnh nhập cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu

5. Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Chú ý : phần này để thi trắc nghiệm

Page 2: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Câu 3: Hoạt động chủ yếu của hải quan ? HĐ nào là quan trọng nhất? tại sao?

Kn : - Hải quan là cơ quan do Nhà nước thiết lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép Hàng hóa, tiền tệ…qua biên giới 

- Theo công ước Kyoto, ‘‘Hải quan là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Luật hải quan, thu thuế hải quan và thu thuế khác. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật lệ khác có liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển hay lưu kho hàng hóa ’’.

- Thực hiện thủ tục hải quan- Kiểm tra hải quan- Giám sát hải quan- Tổ chức thực hiện thu thuế hải quan- Thống kê hải quan- Quản lý nhà nước về hải quan

Trong các hđ trên hđ nào là quan trọng nhất( ở Vn)? vì sao?

Trong các hđ trên hđ nào cũng quan trọng nhưng do tính chất của mỗi quốc gia mà sẽ đặt ra hđ nào là quan trọng nhất. Và ở vn thì hoạt động tổ chức và thực hiện thu thuế hải quan là quan trọng nhất. Vì:

Đối với các nước đang pt như vnam thì thuế hải quan là một bộ phận quan trọng trong tổng thu quốc gia, là công cụ để nhà nước quản lý hải quan đối với một bộ phận hàng hóa XK-NK. Khi đó thuế hải quan ở một khía cạnh nào đó cũng tham gia thúc đẩy các cs tmại chính phủ,chống gian lận thương mại, buôn bán hàng hóa qua biên giới. Đồng thời, nó còn là một cánh cửa của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy việc kiểm tra tính thuế hải quan chiếm vị c=trí quan trọng trong toàn bộ quy trình thủ tục hải quan. Tuy nhiên, với đk tmai quốc tế tăng nhanh, công việc kiểm tra tính thuế hải quan ngày càng là gánh nặng cho hải quan nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Từ đó làm cho việc gian lận thương mại, trốn thuế,… càng trở nên nhiều hơn, công chức HQ ko thể kiểm soát đc hết. Do đó, hoạt động tổ chức thực hiện thu thuế HQ trong ngành HQ rất quan trọng.

Page 3: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Chương 2 : thủ tục hải quan

Câu 1: khái niệm thủ tục hải quan và mối quan hệ pháp lý

- Theo công ước Kyoto: Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà các bên liên quan và Hải quan thực hiện nhằm bảo đảm tuân thủ Luật Hải quan.

- Theo luật hải quan việt nam: Thủ tục hải quan là công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa phương tiện vận tải

* giải thích khái niệm:- người khai hải quan : theo khoản 7 điều 4 luật hải quan 2005 người khai

hải quan bao gồm chủ hàng hoá, phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hóa chủ phương tiện vận tải ủy quyền

- cơ quan hải quan hay công chức hải quan: là những người được tuyển dụng đào tạo và sử dụng trong hệ thống cơ quan hải quan theo đúng quy định của pháp luật về cán bộ công chức hải quan( điều 14 luật hải quan)

* mối quan hệ giữa người khai hải quan và công chức hải quan: + mối quan hệ pháp lý + mối quan hệ quản lý + mqh nghiệp vụ + mqh cộng đồng

* phân tích mối quan hệ

1. Mối quan hệ pháp lý- Khi thực hiện thủ tục hải quan cả người khai và công chức hải quan đều chịu

sự điều chỉnh của pháp luật cụ thể là pháp luật hải quan- Mặc dù tư cách pháp lý khác nhau nhưng trong quá trình thực hiện thủ tục

hải quan người khai hải quan và công chức đều tuân thủ quy định của pháp luật và đều phải chịu trách nhiệm pháp lý

+ đối với người khai hải quan: chịu trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính nếu vi phạm còn ở mức cấu thành tội thì truy cứu hình sự

+ đối với công chức hải quan : với tư cách là người thi hành công vụ nhà nước công chức sẽ chịu trách nhiệm kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây ra thiệt hại cho chủ hàng

Page 4: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

2. Mối quan hệ quản lý- Quan hệ giữa công chức và người khai hải quan khi thực hiện thủ tục hải

quan thực chất là mqh giữa chủ thể quản lý và đối tượng quan lý- Công chức thực hiện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thực tế , ra quyết định thong

quan với tư cách là công chức nhà nc đang thực hiện hành vi quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan

- Người khai hải quan: với tư cách là chủ thể bị quản lý phải thực hiện các yêu cầu : khai nộp tờ khai hải quan, xuât trình chứng từ hồ sơ hải quan ….theo yc của công chức hải quan có thẩm quyền

3. Mối quan hệ nghiệp vụ- Công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan thực hiện trong

quá trình làm thủ tục hải quan thực chất là thực hiện các nghiệp vụ cụ thể trong 1 dây chuyền nghiệp vụ khép kín

- Dây chuyền nghiệp vụ khép kín được bắt đầu bằng khai và nộp tờ khai hải quan của người khai và kết thúc bằng nghiệp vụ thông quan

4. Mối quan hệ cộng đồng:- Đó là quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu

hàng hóa với cơ quan công quyền nhà nước Câu 2: Quy trình thủ tục hải quan- KN : Quy trình thủ tục hải quan là trình tự các bước công việc mà công chức

hải quan cần thực hiện để thông quan hải quan theo đúng quy định của pháp luật hải quan.

- Quy trình gồm 6 bước :1. Tiếp nhận , đăng ký hồ sơ hải quan2. Kiểm tra hồ sơ hải quan3. Kiểm tra thực tế hàng hóa4. Thu thuế, phí, lệ phí5. Quyết định thông quan6. Phúc tập hồ sơ- Nội dung của quy trình thủ tục hải quan:+ Xác định trình tự các bước công việc mà công chức hải quan phải thực thi tiến

hành thông quan hàng hóa , phương tiện vận tải+ Xác định trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ công chức hải quan ở từng bước

từng khâu khi thực hiện thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải

Page 5: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

+ Hướng dẫn các thao tác nghiệp vụ cho công chức hải quan ở từng bước từng khâu cụ thể trong việc thông quan

Câu 3: Tính chất cơ bản của thủ tục hải quan? Tính chất nào quan trọng I’?

- Tính chất hành chính bắt buộc : thủ tục hải quan là thủ tục hành chính vì thực hiện thủ tục hải quan chính là thực hiện quyền hành pháo trong lĩnh vực hải quan do cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện mà cụ thể là cơ quan hải quan

- Tính trình tự và liên tục : nói đến thủ tục hải quan là phải nói đến trình tự của nó. Tức là việc nào, bước nào thực hiện trước việc nào bước nào thực hiện sau? Kết quả của bước trước là tiền đề căn cứ là cơ sở để thực hiện bước sau. Bước sau phải là kết quả của bước trc, đươc thực hiện trên cơ sở bước trc. Bước sau kiểm tra lại bước trước . thủ tục hải quan phải đảm bảo liên tục ko được ngắt quãng

- Tính thống nhât : được thể hiện thủ tục hải quan phải thống nhất từ hệ thống văn bản phải thống nhất . thống nhất trong tất cả các chi cục, cục hải quan trong cả nước thống nhất ở tất cả các địa điểm làm thủ tục hải quan

- Tính công khai minh bạch và quốc tế hóa: thông tin về thủ tục hải quan là công khai trên các phương tiện thông tin

Trong các tính chất trên thì tính chất quan trọng nhất là tính công khai minh bạch. Vì thủ tục hải quan là công việc mà người khai hải quan và công thức hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Do vậy việc thực hiện ảnh hưởng lớn đến giao lưu thương mại quốc tế theo đó muốn pt ktế, muốn hội nhập quốc tế phải hài hòa thủ tục hải quan và mang tính chất quốc tế hóa. => tính công khai minh bạch là tính chất quan trọng nhất.

Câu 4 : Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan? Nguyên tắc nào là quan trọng nhất? tại sao?

- Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan là những tư tưởng chỉ đạo mà người khai hải quan và công chức hải quan phải tuân thủ khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa & phương tiện vận tải

- Các nguyên tắc :

Page 6: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

1. Các đối tượng chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan đều phải làm thủ tục hải quan. Tại khoản 1 điều 15 luật hải quan quy định: “ hàng hóa xuất nhập khẩu quá cảnh phương tiện vận tải xuất cảnh , nhập cảnh , quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự giám sát hải quan”

2. Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan. Quản lý rủi ro là việc áp dụng có hệ thống các thủ tục & thông lệ trong quản lý nhằm cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin cần thiết để xử lý các lô hàng hoặc sự di chuyển của hàng hóa có rủi ro Quản lý rủi ro là phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại được hải quan các

nước trên thế giới áp dụng và chứng tỏ được hiệu quả to lớn của mình Việt nam hiện nay cũng đang áp dụng quản lý rủi ro : áp dụng thử nghiệm

chương trình quản lý Vnaccs/Vcis3. Đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất

khẩu nhập khẩu.việc thực hiện thủ tục hải quan phải hướng tới 2 mục tiêu cơ bản là 1 đảm bảo quản lý chặt chẽ và có hiệu quả của nhà nước trong lĩnh vực hải quan 2 là tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu nhập khẩu hay nói cách khác là cho hoạt động thương mại quốc tế

4. Đối tượng làm thủ tục hải quan được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan.tại khoản 3 điều 15 luật hải quan quy định: “hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan”

5. Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng , thuận tiện và theo đúng quy đinh của pháp luật

Nguyên tắc 5 là nguyên tắc quan trọng nhất. Vì mục tiêu cơ bản nhất của thủ tục hải quan là hàng hóa, phương tiện vẩn tại được thông quan nhanh chóng đúng quy định của pháp luật. Như vậy sẽ giúp cho hàng hóa lưu thông, DN tốn ít chi phí đạt được phương trâm của ngành hải quan: minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả.

Câu 5: Quyền và nghĩa vụ( trách nhiệm) của người khai hải quan? Trách nhiệm nào quan trọng nhất? Tại sao?

- Theo công ước kyoto: Người khai hải quan là người tiến hành khai báo về hàng hóa hoặc nhân danh người đó thực hiện khai báo.

Page 7: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

- Theo điều 4, Luật Hải quan VN: Người khai hải quan bao gồm chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền

Tại điều 23 luật hải quan quy định: Quyền- Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan

đối với hàng xnk, quá cảnh, phương tiện vận tải- Xem trước hàng hóa , lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải

quan trước khi khai hải quan để đảm bảo việc khai hải quan được chính xác- Đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra nếu

không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan

- Khiếu nại tố cáo việc làm trái pháp luật của cơ quan , công chức hải quan - Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan, công chức hải quan gây ra theo

quyết định của pháp luật - Sử dụng hồ sơ hải quan điện tử để thông quan hàng hóa- Yêu cầu cơ quan hải quan xác nhận bằng văn bản khi có yêu cầu xuất trình ,

bổ sung xuất trình , bổ sung hồ sơ chứng từ ngoài hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật về hải quan Nghĩa vụ- Khai hải quan và thực hiện đúng các quy định do pháp luật quy định- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của những gì khai báo- Thực hiện các quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan , công chức hải

quan trong việc làm thủ tục hải quan- Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xnk đã được thông quan trong thời

hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, lưu giữ sổ sách & các chứng từ liên quan

- Bố trí người phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hóa , ptvt- Nộp thuế &thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp

luật ( quan trọng nhất)- Không được thực hiện hành vi buôn lậu gian lận vi phạm pháp luật, các hành vi hối lộ.

Nộp thuế &thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật là quan trọng nhất. Vì Thuế hải quan là bộ phận quan trọng trong tổng thu quốc

Page 8: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

gia, mặt khác khi người khai thuế quan thực hiện Nộp thuế &thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật thì đồng thời các nghĩa vụ khác của người Hải quan cũng sẽ được làm đúng theo yêu cầu của pháp luật và làm cho hoạt động thông quan được diễn ra nhanh chóng => tiết kiệm được chi phí, thời gian=> đem lại được hiệu quả lớn.

Câu 6: Trách nhiệm vụ quyền hạn của công chức hải quan? Trách nhiệm nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Theo điều 27 luật hải quan sửa đổi 2005- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật , quy trình nghiệp vụ hải quan và chiu

trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình- Hướng dẫn người khai hải quan khi có yêu cầu- Xác nhận = văn bản khi yêu cầu xuất trình , bổ sung hồ sơ chứng từ ngoài hồ

sơ chứng từ theo quy định của pháp luật - Thực hiện kiểm tra ,giám sát hải quan: trong trường hợp phát hiện có dấu

hiệu vi phạm có quyền yêu cầu kiểm tra khám xét hàng hóa phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật

- Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hàng hóa

- Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin chứng từ liên quan đến hàng hóa phương tiện vận tải để xác định đúng mã số, giá trị hàng hóa phục vụ việc thu thuế và các khoản khác theo quy định của pháp luật

- Giám sát việc đóng, chuyển tải , xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xnk

- Yêu cầu người chỉ huy ,người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường dừng đúng nơi quy định

- Các nhiệm vụ & quyền hạn # theo quy định pháp luật

Trách nhiệm “Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật , quy trình nghiệp vụ hải quan và chiu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình” là trách nhiệm quan trọng nhất. Vì: công chức HQ phải luôn luôn chấp hành đúng PL làm đúng quy trình nghiệp vụ có như vậy thì thủ tục HQ mới được diễn ra nhanh chóng đúng quy định, việc đưa hàng hóa vào lưu thông đơn giản và dễ dàng hơn=> đem lại nhiều lợi ích cho đất nước .

Page 9: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

CHƯƠNG 3 : KHAI HẢI QUANCâu 1 :thông tin về khai hải quana) KN: Khai HQ là việc người khai HQ cung cấp cho cơ quan HQ các thông

tin, dữ liệu về đối tượng làm thủ tục HQ bằng các hình thức được pháp luật quy định

b) Hình thức khai HQ là những cách thức mà người khai HQ được sử dụng để cung cấp các thông tin, dữ liệu về đối tượng khai HQ cho cơ quan HQ theo quy định của PL

Khai HQ được thực hiện chủ yếu theo 3 hình thức: - Khai miệng là hình thức khai không được công nhận bằng chứng từ, không

được xác lập và lưu trữ thành hồ sơ ( áp dụng với đối tượng là hành lý xách tay của hành khách xuất, nhập cảnh, ngoại trừ hành lý được hưởng chế độ ưu đãi hải quan)

- Khai viết là hình thức khai bằng chữ viết trên những tài liệu do cơ quan hải quan quy định. Có 2 loại hình thức khai viết: Khai bằng tờ khai HQ là việc người khai HQ kê khai những thông tin về đối

tượng làm thủ tục HQ trên tờ khai HQ theo mẫu do cơ quan HQ phát hành( áp dụng cho loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) Khai bằng chứng từ có sẵn là việc người khai HQ kê khai những thông tin

về đối tượng làm thủ tục HQ bằng những chứng từ sẵn có( áp dụng cho phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh)

- Khai điện tử là hình thức khai HQ bằng việc sử dụng công nghệ thông tin. Gồm: Khai trên hệ thống mạng máy tính của cơ quan HQ Khai trên mạng máy tính của DN có kết nối mạng với mạng máy tính của

cơ quan HQ Đơn vị gửi file có chứa thông tin khai báo về đối tượng cho cơ quan HQc) Thời hạn khai và nộp tờ khai HQ là khoảng thời gian quy định mà người

khai HQ phải hoàn thành công việc và nộp tờ khai HQ cho cơ quan HQ. Luật HQVN quy định như sau:

- HH nhập khẩu: Thực hiện trước ngày HH đến cửa khẩu, hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HH đến cửa khẩu, tờ khai HQ có giá trị làm thủ tục HQ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký

Page 10: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

- HH xuất khẩu: thực hiện trước khi hậm nhất 8h trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh, tờ khai HQ có giá trị làm thủ tục HQ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký

- Hành lý mang theo của người xuất cảnh, nhập cảnh (PTVT bằng hàng không) : thực hiện ngay khi PTVT đến cửa nhập khẩu và đến khi PTVT chấm dứt thủ tục nhận hành Thực hiện ngay khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập, và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hành khách lên PTVT xuất cảnh. Hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh được thực hiện tương tự như hàng nhập khẩu.

- HH, PTVT quá cảnh: ngay trước khi HH, PTVT đến cửa nhập khẩu đầu tiên và trước khi HH,PTVT qua của xuất khẩu cuối cùng.( PTVT đường sắt, đường bộ, đường sông xuất nhập cảnh)

- HH, PTVT quá cảnh: Thực hiện chậm nhất 2h khi PTVT đến vị trí đón trả hoa tiêu và 1h trước khi PTVT xuất cảnh

d) Địa điểm khai hải quan : là nơi người khai hải quan nộp tờ khai cho cơ quan hải quan & ở đó cơ quan hải quan tiếp nhận & đăng ký tờ khai hải quan. Cụ thể:

- Trụ sở HQ ngoài cửa khẩu: địa điểm làm thủ tục HQ cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục HQ ngoài cửa khẩu

- Trụ sở HQ cửa khẩu: cảng biển quốc tế, cảng song quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ.

- Ngoài ra còn 1 số TH là do Tổng cục Hải quan quy định

Câu 2 : Các chứng từ của hồ sơ hải quan - KN: Hồ sơ HQ là hồ sơ bao gồm các chứng từ liên quan đến các đối tượng

chịu sự kiểm tra, giám sát HQ mà người khai HQ phải nộp cho cơ quan HQ theo quy định của PLHQ.

- Hồ sơ HQ bao gồm 6 loại chứng từ sau:A. Thứ 1 chứng từ hải quan:- Chứng từ hải quan :là những chứng từ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

cấp hoặc phát hành mà theo chế độ hải quan chủ hàng phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan khi hàng hóa ra vào lãnh thổ hải quan của 1 quốc gia

- Chứng từ hải quan bao gồm:

Page 11: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

+ tờ khai hải quan ( là chứng từ người khai hải quan không được nợ khi đăng ký khai hải quan)

+ giấy phép xk-nk : do bộ công thương cấp+ giấy chứng nhận kiểm dịch & giấy chứng nhận vệ sinh+ giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật + giấy chứng nhận kiểm dịc động vật+ giấy chứng nhận xuât xứ+ hóa đơn lãnh sựB. Thứ 2 là chứng từ hàng hóa :- Chứng từ hàng hóa là chứng từ do bên bán ( bên xuất khẩu ) phát hành nói

rõ về đặc điểm về trị giá , chất lượng , sản lượng của hàng hóa- Chứng từ hàng hóa bao gồm:+ hóa đơn thương mai: hóa đơn chính thức; hóa đơn chiếu lệ; hóa đơn chi

tiết;hóa đơn xác nhận, hóa đơn hải quan+ bảng kê chi tiết + phiếu đóng gói + giấy chứng nhận phẩm chất+ giấy chứng nhận sản lượng + giấy chứng nhận trọng lượng C. Thứ 3 chứng nhận vận tải- Các loại vận đơn đường biển , sắt , hàng khôngD. Thứ 4 chứng nhận bảo hiểm - Bao gồm : đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểmE. Thứ 5 :hợp đồng thương mại quốc tếF. Thứ 6 :chứng từ kho hàng : biên lai kho hàng , chứng chỉ lưu kho Trong 6 chứng từ nói trên chứng từ hải quan là chứng từ cơ bản nhất và tờ

khai hải quan là chứng từ quan trọng nhất của bộ hồ sơ hải quan

Câu 3: Tại sao tờ khai hải quan lại là chứng từ quan trọng nhất của bộ hồ sơ hải quan?

Tờ khai hải quan lại là chứng từ quan trọng nhất của bộ hồ sơ hải quan vì:- Thứ 1:Xuất phát từ chức năng của tờ khai hải quan+ là tài liệu dung để khai những thông tin về chủ thể và đối tượng chịu sự kiểm

tra giám sát hải quan+ là chứng từ pháp lý trong việc kt hải quan

Page 12: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

+ là chứng từ kế toán đối với chủ hàng+ là cơ sở để thống kê hải quan- Thứ 2: tờ khai hải quan là nơi phản ánh , ghi nhận tất cả thông tin dữ liệu

liên quan đến lô hàng XNK mà ngươi khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan

- Thứ 3:tờ khai hải quan là chứng cứ để rang buộc trách nhiệm pháp lý của người khai hải quan và cán bộ côg chức hải quan khi thực hiện các nd của thủ tục hq

- Thứ 4:tờ khai hải quan là nơi phản ánh , ghi nhận kết quả kiểm tra của cơ quan hq đối với từng lô hàng Do vậy mà nếu thiếu tờ khai hq thì cơ quan hq ko thể tiến hành làm thủ tục

hq cho lô hàng được. vì vậy tờ khai hq là là chứng từ pháp lý bắt buộc trong bộ hồ sơ hq

Câu4: Hồ sơ hải quan đối với XK và NK thương mạiKn: Hồ sơ HQ là hồ sơ bao gồm các chứng từ liên quan đến các đối tượng chịu

sự kiểm tra, giám sát HQ mà người khai HQ phải nộp cho cơ quan HQ theo quy định của PLHQ.

A. Hàng xuất khẩu thương mại :-tờ khai hải quan: 2 bản chính :là hồ sơ bắt buộc. 01 bản chính nộp cho CQHQ

quản lý, 01 bản chính lưu tại người khai hải quan.- bảng kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính và 01 bản sao đối với trrường hợp HH

có nhiều chủng loại or đóng gói không đồng nhất- giấy phép xuất khẩu : 1 bản( là bản chính nếu XK 1 lần hoặc bản sao nếu XK

nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu) đối với TH hàng XK phải có giấy phépXK

- bản định mức sử dụng nguyên liệu của mỗi mã hàng : đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa gia công , hàng hóa được sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu

- các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan: 01 bản chính

B. Hàng nhập khẩu thương mại:- Tờ khai hải quan: 2 bản chính - Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương

hợp đồng: 01 bản sao ( trừ TH NK nhằm thực hiện mục đích thương mại của tổ

Page 13: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

chức nhưng không phải thương nhân, của cá nhân; HH NK để thực hiện HĐ gia công vs Thương nhân nc ngoài; NK Kdoanh theo hình thức NK biên giới)

- Hóa đơn thương mai: 01 bản chính, 01 bản sao ( trừ TH TH NK nhằm thực hiện mục đích thương mại của tổ chức nhưng không phải thương nhân, của cá nhân)

- Vận tải đơn ( trừ TH NK Kdoanh theo loại hình XNK biên giới): 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ copy

Bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứng từ sau tùy theo từng trường hợp:

- Bảng kê chi tiết hàng hóa : nếu hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chính, 01 bản sao

- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng( TH hh thuộc diện phải ktra nhà nước về chất lượng) : 01 bản chính

- Chứng thư giám định ( TH HH đc giải phóng hàng trên cơ sỏ kết quả giám định) : 01 bản chính

- Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu(TH HH thuộc diện phải khai tờ khai trị giá) 01 bản chính

- Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: 01 bản - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( th chủ hàng có yêu cầu được hưởng

thuế ưu đãi đặc biệt) 01 bản gốc và 01 bản sao thứ 3- Các chứng từ có kien quan khác: 01 bản chínhCâu 5: Yêu cầu của bộ hồ sơ hải quan:

- KN: Hồ sơ HQ là hồ sơ bao gồm các chứng từ liên quan đến các đối tượng chịu sự kiểm tra, giám sát HQ mà người khai HQ phải nộp cho cơ quan HQ theo quy định của PLHQ. Yêu cầu về nội dung- Thứ 1: các thông tin dữ liệu của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan phải

đảm bảo tính đầy đủ tính pháp lý theo đúng quy định. Tài liệu liên quan nào do nhà nước quy định thì bắt buộc phải là chứng từ đó do cơ quan đó ban hành

- Thứ 2 các chứng từ trong bộ hồ sơ phải đảm bảo cung cấp được các thông tin, dữ liệu mang tính nghiệp vụ , cụ thể phải phản ánh được các nghiệp vụ kt-tchinh đã phát sinh

Page 14: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

- Thứ 3: hồ sơ hải quan phải đảm bảo các yếu tố cần thiết để người khai hq tính thuế và cơ quan hq thực hiện việc kiểm tra tính thuế và thu thuế tránh thất thu ngân sách nhà nước , đồng thời còn để thống kê hải quan

- Thứ 4 hồ sơ hq phải chính xác để làm tài liệu ghi sổ kế toán của doanh nghiệp. Nếu ko chính xác thì KT phản ánh các nghiệp vụ kte tchinh sai hoặc thiếu, ko phản anh đúng tình hình Nk của DN và có thể dẫn đến hê quả DN hđkd ảo Yêu cầu về hình thức của hồ sơ hải quan- Thứ 1 các chứng từ trong hồ sơ hải quan phải được sắp xếp theo 1 trât tự

nhất định- Thứ 2 những chứng từ nào trong bộ hồ sơ hq đã có mẫu do bộ tài chính và

tổng cục hq ban hành thì những chứng từ đó phải tuân theo đúng quy định- Thứ 3 các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan phải được kê khai theo hướng

dẫn của cơ quan hải quan - Thứ 4: các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan không được phép tẩy xóa sửa

đồi. nếu cần bổ sung hoặc sửa đổi nội dung nào phải theo đúng quy định của pháp luật hoặc phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền

Câu 6 : vai trò của hồ sơ hải quan:- KN: Hồ sơ HQ là hồ sơ bao gồm các chứng từ liên quan đến các đối tượng

chịu sự kiểm tra, giám sát HQ mà người khai HQ phải nộp cho cơ quan HQ theo quy định của PLHQ.

Hồ sơ Hải quan gồm có 7 vai trò, bao gồm:- Thứ 1: hồ sơ hải quan là cơ sở pháp lý ban đầu để công chức HQ thực hiện

hành vi tiếp nhận , đăng ký hồ sơ HQ cho Doanh nghiệp. Nếu không có thì công chức không được phép mở tờ khai hải quan cho DN, việc thực hiện xuất khẩu , nhập khẩu gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính cũng như uy tín của DN.

- Thứ 2: Hồ sơ HQ là căn cứ để kiểm tra thực tế hàng hóa bởi thực chất kiểm tra thực tế hàng hóa là việc đối chiếu thực trạng hàng hóa với những khai báo trên tờ khai HQ. Khi kiểm tra công chức phải dụa trên các thôing tin có trên tờ khai HQ để kiểm tra thực tế hàng hóa, bao bì, nhã mác…..

- Thứ 3 : Hồ sơ HQ là căn cứ để phát hiện gian lận thương mại. Căn cứ vào hồ sơ HQ có thể phát hiện các trường hợp khai sai về số lượng, chất lượng, trọng lượng, áp sai hàng hóa…. Hay làm giả hồ sơ để khai khống hàng. Qua

Page 15: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

đó, giúo các nhà hoạch định chính sách, các nhà xây dựng pháp luật, các nhà quản lý đưa ra biện pháp ngăn chặn và có biện pháp xử lý .

- Thứ 4: Hồ sơ HQ ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện thủ tục hải quan đó là người khai HQ và công chức HQ.

- Thứ 5: Hồ sơ HQ là căn cứ xử phạt vi phạm hàng chính trong lĩnh vực HQ, là chứng từ để cơ quan HQ thu đòi nợ thuế đối với các doanh nghiệp XNK đang nợ thuế

- Thứ 6: Hồ sơ HQ là cơ sở dữ liệu quan trọng cung cấp thông tin cần hiết phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan.

- Thứ 7: Hồ sơ HQ cung cấp thông tin dữ liệu cho cơ quan HQ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan mà cụ thể là quản lý nhà nước về hàng hóa XNK.

Câu 7: Đăng ký tờ khai hải quan 1 lần:1.KN: Đăng ký tờ khai hải quan 1 lần là việc đăng ký tờ khai và nộp hồ sơ hải quan 1 lần đối với mặt hàng xuất khẩu ,nhập khẩu nhất định, trong 1thời gian nhất định cuả cùng 1 hợp đồng, qua cùng 1 cửa khẩu để làm thủ tục hải quan XK-NK mặt hàng đó nhiều lần trong 1 khoảng thời gian giao hàng quy định trong hợp đồng.

2. Điều kiện đăng ký tờ khai hải quan 1 lần:- Người khai hải quan phải thường xuyên xuất khẩu –Nhập khẩu đối

với 1 mặt hàng nhất định.- Trong cùng 1 thời gian nhất định.- Cùng một hợp đồng.- Qua cùng một cửa khẩu.

3. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký tờ khai hải quan 1 lần và Thành phân số lượng hồ sơ:

Trình tự thủ tục ( Đối với thương nhân ) :1) Thủ tục đăng ký tờ khai một lần:

Người khai hải quan phải khai vào tờ khai hải quan và sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Một số tiêu chí trên tờ khai tương ứng với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu (chứng từ vận tải, phương tiện vận tải...) thì không phải khai khi đăng ký tờ khai một lần.

2) Thủ tục khi xuất khẩu, nhập khẩu từng lần:

Page 16: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Người khai hải quan nộp các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ những giấy tờ đã nộp khi đăng ký tờ khai); xuất trình tờ khai hải quan đã đăng ký, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

3) Thủ tục thanh khoản tờ khai:- Chậm nhất mười lăm ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hết hiệu lực, doanh

nghiệp phải làm thủ tục thanh khoản tờ khai hải quan với Chi cục Hải quan.- Nộp hồ sơ thanh khoản gồm: tờ khai hải quan, sổ theo dõi hàng hoá xuất

khẩu hoặc nhập khẩu.

Thành phần số lượng hồ sơ:1. Thành phần hồ sơ gồm: Giấy tờ phải nộp gồm:- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 02 bản chính.- Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp

đồng: nộp 01 bản sao;- Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm

quyền (đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật): nộp 01 bản sao hoặc nộp 01 bản chính (nếu hàng hoá khai trên tờ khai một lần là toàn bộ hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu ghi trên giấy phép);

- Sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 02 quyển (theo mẫu của Tổng cục Hải quan).

Giấy tờ phải xuất trình gồm:- Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm

quyền (đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật): bản chính

2. Số lượng hồ sơ: - Hồ sơ Hải quan: 01 bộ- Sổ và Phiếu theo dõi hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu: 02 quyển.

Page 17: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Câu 8: Sửa chữa tờ khai , khai bổ sung hồ sơ hải quan Khái niệm:

- Sửa chữa tờ khai hải quan là việc người khai hải quan cung cấp lại thông tin sai sót trên tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan tiếp nhận đăng ký- Bổ sung tờ khai Hải quan là việc người khai Hải quan cung cấp thêmcac thông tin, dữ liệu cho cơ quan hải quan đối với những hồ sơ đã nộp cho cơ quan HQ.

Thông thường việc sửa chữa tờ khai HQ và khai bổ sung hồ sơ HQ phải được thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước khi quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Sửa chữa , bổ sung hồ sơ hải quan trong các trường hợp :+ Việc sửa chữa tờ khai HQ và khai bổ sung hồ sơ HQ phải được thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước khi quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các nội dung sai sót không gây ảnh hưởng tới số thuế phải nộp.+ Khai bổ sung hồ sơ hq phải được thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước khi quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; hoặc khai bổ sung trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ksy tờ khai hải quan đối với nội dung sai sót gây ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu :1) Sai sót do người nộp thuế , người khai hq tự phát hiện, tự giác khai báo với cơ quan hải quan.2) Thời điểm khai báo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai HQ nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.3) Có sai sót về tính toán số tiền thuế phải nộp, sai sót về trị giá, xuất xứ, mã số thuế, mức thuế suất, số tiền thuế phải nộp trên hồ sơ HQ đã nộp cho cơ quan HQ.4) Người khai HQ và người nộp thuế phải cơ sở chứng minh và cơ quan hải quan có đủ cơ sở đk kiểm tra, xác định tính trung thực chính xác và hợp pháp của việc khai bổ sung.

Nội dung sữa chữa khai bổ sung:1) Khai bổ sung thông tin làm cơ sở xác đinh các yếu tố , căn cứ tính thuế hoặc xác định đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế , hoàn thuế không thu thuế.

Page 18: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

2) Khai bổ sung số tiền thuế phải nộp , số tiền thuế đã nộp, số tiền thuế chênh lệch còn phải nộp hoặc số tiền thuế chênh lệch nộp thừa nếu có, số tiền phạt nộp chậm thuế của số tiền thuế khai bổ sung...3) Sửa chữa, khai bổ sung thông tin khác trên tờ khai HQ.

Câu 9: Thay tờ khai hải quan:- KN: Thay tờ khai Hải quan là việc tờ khai hải quan đã được cơ quan hải

quan tiếp nhận đăng ký được thay thế bởi 1 tờ khai khác.- Thời điểm: Thay tờ khai HQ chỉ thực hiện khi thay đổi loại hình XK-NK và

phải thực hiện trước thời điểm quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.- Thủ tục thay tờ khai hải quan:

1) Người khai HQ có văn bản gửi chi cục HQ nơi đăng ký tờ khai giải trình lý do đề nghị thay tờ khai hq khác.

2) Lãnh đạo chi cục xem xét lý do , giải trình của người khai nếu thấy hợp lý và ko phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai HQ, phân công công chức HQ thực hiện:- Thu hồi tờ khai đã đăng ký.- Thực hiện hủy tờ khai đã đăng ký.- Đăng ký tờ khai HQ mới.- Ghi chú lên hệ thống.- Lưu tờ khai HQ được huy, văn bản đề nghị thay thế tờ khai HQ của người

khai theo thứ tự số đăng ký tờ khai HQ.

Page 19: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Câu hỏi Tình huống: 1. Ngày 20/02/2011 Công ty Xuất nhập khẩu thực phẩm Thanh Sơn có nhập

khẩu một lô hàng là:- Thịt bò lọc xương ( ướp đông) : MS: 02023000 , Thuế suất: 20%- Thịt heo mông, vai không có xương (ướp đông) : MS: 02032900,

Thuế suất 30%.- Thịt gà chặt mảnh( ướp đông): MS: 02071409 (gà thuộc loài Galus

Domesticus), 02072500(gà tây), Thuế suất: 20%.2. Thủ tục Hải quan: Khi làm hồ sơ Hải quan công ty kê khai Hồ sơ HQ bao

gồm các giấy tờ sau:- Tờ khai Hải Quan: 02 bản chính.- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương

hợp đồng: 01 bản sao.- Hóa đơn vận tải: 01 bản chính và 01 bản sao.- Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các vận

tải đơn có ghi chữ copy.

Các tờ khai thực hiện theo đúng quy định của Luật Hải quan.

Hỏi: Công chức Hải quan khi xử lý hồ sơ HQ của côngty có chấp nhận bộ Hồ sơ Hải quan trên không?

Trả lời:

Ko. Vì thiếu :

- Bảng kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính- Giấy đăng kí miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy

chứng nhận kiểm dịch động vật và giấy chứng nhận vệ sinh : 01 bản chính- Giấy phép nhập khẩu : 01 bản chính ( nếu NK 1 lần) hoặc 01 bảnsao ( khi

NK nhiều lần và phải có bản chính để đối chiếu)

Page 20: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)
Page 21: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Chương 4 : Kiểm tra hải quan

Câu 1: Nội dung chính của nghiệp cụ kiểm tra hải quan-Khái niệm:

- Theo công ước Kyoto: Kiểm tra hải quan được hiểu là các biện pháp do Hải quan áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan

- Theo luật hải quan VN: kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan (gồm tờ khai và các chứng từ liên quan) và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện

Nội dung chính:

-Kiểm tra tư cách pháp lý của ng làm thủ tục hải quan

-Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ hải quan

-Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa và chứng từ kèm theo

-Kiểm tra quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng

Câu 2: Đặc trưng của kiểm tra hải quan

- KN: Theo luật hải quan VN: kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan (gồm tờ khai và các chứng từ liên quan) và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện

Đặc trưng của kiểm tra hải quan:

- một là : đối tượng cuả kiểm tra hải quan là tất cả các hàng hóa xnk, quá cảnh, ptvt xuất cảnh , nhập cảnh , quá cảnh

- 2 là chủ thể thực hiện kiểm tra hải quan là : cơ quan hải quan- 3 là phương thức kiểm tra: trước thông quan, trong thông quan và sau thông

quan- 4 phương tiện , công cụ kiểm tả hải quan: kiểm tra trực tiếp bằng người bởi

các cán bộ kiểm tả của cơ quan hq, bằng trang thiết bị khoa học - 5 là mục đích của kiểm tra hải quan là thẩm định lại tính trung thực, chính

xác hành vi khai hải quan của người khai hải quan

Page 22: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Câu 3: nguyên tắc kiểm tra hải quan- KN: Theo luật hải quan VN: kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải

quan (gồm tờ khai và các chứng từ liên quan) và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện

Nguyên tắc kiểm tra hải quan:

- NT1: kiểm tra hải quan được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau thông quan

- NT2 :việc kiểm tra hải quan phải được giới hạn ở mức độ cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan

- NT3:hình thức kiểm tra , mức độ kiểm tra hải quan do công chức hải quan có thẩm quyền quyết định

Câu 4: Đối tượng kiểm tra hải quan:

- Khái niệm: Theo luật hải quan VN: kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan (gồm tờ khai và các chứng từ liên quan) và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện

Đối tượng kiểm tra hải quan

- Một là hàng hóa :- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Hàng hoa chịu sự kiểm tra , giám

sát hải quan có các dấu hiệu cơ bản sau:+ là động sản+ có mã sô theo danh mục HS+ có tên gọi theo quy định của pháp luật+ được XK, NK quá cảnh hoặc lưu hành trong địa bàn hoạt động hải quan

- Hành lý, ngoại hối, tiền việt nam của người xuất cảnh, nhập cảnh , quá cảnh- Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh , nhập cảnh quá cảnh- Kim khí quý, đá quý, cổ vật , văn hó phẩm, bưu phẩm các tài sản khavs XK,

NK quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan- Hai là phương tiện vận tải : phương tiện vận tải phải làm thủ tục hải quan

bao gồm:- Tàu bay xuất cảnh , nhập cảnh, quá cảnh- Tàu biển xuất cảnh , nhập cảnh, quá cảnh- Tàu biển, tàu bay chuyển cảng - Tàu liên vận quốc tế xuất cảnh , nhập cảnh, quá cảnh- Ô tô xuất cảnh , nhập cảnh, quá cảnh- Các phương tiện vận tải khác

Page 23: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Câu 5: Kiểm tra hồ sơ hải quan- Kiểm tra hồ sơ hải quan là việc của quan hải quan kiểm tra tờ khai hải quan

và các chứng từ đi kèm tờ khai hải quan- Kiểm tra hồ sơ hải quan là một quá trình được thực hiện trước thông quan ,

trong thông quan và sau thông quan- Cụ thể:

+ kiểm tra nội dung khai cuả người khai hải quan trên tờ khai hq+ kiểm tra các chứng từ đi kèm tờ khai hải quan + đối chiếu nội dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hq+ kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định hiện hành

- Quy trình kiểm tra+ kiểm tra sơ bộ : nội dung khai báo, kiểm đếm số lượng các chứng từ hải quan phải có của bộ hồ sơ hq+ sau khi đã tiếp nhận cơ quan hq tiến hành kiểm tra chi tiết

- Phương thức kiểm tra :+ kiểm tra hồ sơ trc khi hàng đến : kiểm tra hồ sơ do người khai hq nộp trước, kiểm tra bản lược khai hàng hóa của chủ hàng , chủ ptvt gửi đến+ kiểm tra hồ sơ trong quá trình thông quan:kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, số lượng hh, xuất xứ hàng hóa, kiểm tra thuế+ kiểm tra hồ sơ sau thông quan:kiểm tra trên cơ sở kiểm toán

- Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan1 kiểm tra tên hàng , mã số hàng hóa2 kiểm tra về khai số lượng hàng hóa3 kiểm tra xuất xứ hàng hóa : kiểm tra C/O4 kiểm tra tính thuế5 kiểm tra hợp đồng mua bán hàng hóa6 kiểm tra vận đơn7 kiểm tra hóa đơn thương mại8 kiểm tra giấy phép xnk9 kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng và các chứng từ khác

Page 24: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Câu 6 : kiểm tra thực tế hàng hóa- Kn: kiểm tra thưc tế hàng hóa là việc cơ quan hq kiểm tra thực trạng hàng

hóa đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan- Mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa

+ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa : thường được áp dụng với chủ hàng tuân thủ pháp luật 1 cách tự nguyện và đối với hàng hóa ko phải chịu thuế xk , những hàng hóa được miễn thuế nk, hoặc phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng + kiểm tra theo tỷ lệ %: được thực hiện theo 2 mức 5%, 10% và được áp dụng trong các trường hợp sau:. hàng NK-XK thuộc diện miễn kt thực tế , nhưng cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. hàng hóa xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan+ kiểm tra toàn bộ lô hàng : áp dụng trong trường hợp có độ rủi ro cao , chủ hàng có ý thức chấp hành pháp luật kém , xuất xứ hàng hóa ko rõ rang , hồ sơ nhiều sai lệch

- Nội dung kiểm tra thực tế hàng hóa:+ kiểm tra về tên , mã hàng+kiểm tra lượng hàng hóa và chất lượng hàng hóa+ kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Câu 7 : kiểm tra sau thông quan:- Kn : kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan

nhằm thẩm định tính chính xác , trung thực của nôi dung chứng từ mà người khai hq đã khai , nộp, xuất trình với cơ quan hq đối với hàng hóa xk nk đã được thông quan

- Kiểm tra hải quan mang tính tất yếu khách quan do:+ thứ nhất xuất phát từ yêu cầu ứng dụng pp quản lý rủi ro trong kiểm tả hàng hóa xnk cũng như thực hiện chức năng của cơ quan hải quan+ thứ 2: do yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế trong khi khả năng kiểm soát của hq có hạn+ thứ 3 : do yêu cầu thực hiện các cam kết ,điều ước quốc tế ..+ thứ 4 do yêu cầu tiếp cận kỹ thuật nghiệp vụ tiên tiến về hải quan

- Vai trò của kiểm tra sau thông quan:

Page 25: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

+ Là 1 trong biện pháp nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hq: thực hiện chống gian lận thương mại, tạo đk thông quan nhanh, góp phần cải thiện môi trường đầu tư…..

+ Góp phần đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả luật hải quan. Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cộng đồng doanh ngiệp

+ Đảm bảo ngăn chặn tình hình thất thu ngân sách , giảm chi phí về quản lsy hải quan, giảm thiêu các rủi roc ho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật hq

+ Kiểm tra sau thông quan tác động tích cực trở lại hệ thống quản lý hq thông qua việc nhận biết và xử lý các rủi ro tiềm ẩn của hệ thống

+ Thông qua kiểm tra hải quan có thể dẫn tới mở rộng phạm vi kiểm tra tiếp theo khi cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác

+ Là 1 công cụ hiệu quả đối với công tác kiểm tra giám sát hải quan

+ Kiểm tra sau thông quan cho phép cơ quan hải quan áp dụng đơn giản hóa các biện pháp giám sát , quản lý trên cơ sở hiện đại hóa hải quan nhưng vẫn đảm bảo chức năng ql nhà nước về hq

- Nội dung kiểm tra sau thông quan:+ kiểm tra hồ sơ hải quan+ kiểm tra chứng từ sổ sách kế toán , báo cáo tài chính, chứng từ thanh toán quốc tế, chứng từ vận tải, bảo hiểm…+ kiểm tra thực tế hàng hóa xk nk đã được thông quan nếu hàng hóa đó còn đang được lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc cơ quan hải quan

- Kiểm tra sau thông quan giải mã được các vấn đề :+ tính nhất quán giữa chủng loại hàng hóa chủ hàng đã khai trên tờ khai để áp thuế với các chứng từ có liên quan+ tính đúng đắn của số lương hàng hóa +tính hợp lệ, hợp lý, nhất quán về các chi phí mà chủ hàng đã trả hoặc phải trả cho các bên liên quan với mục trị giá hải quan mà trước đó chủ hàng đã khai báo+ sự nhất quán giữa các chứng từ được cập nhập trên sổ sách kế toán với những chứng từ mà chủ hàng trước đó đã khai với cơ quan hq+số thuế mà chủ hàng đã nộp là đủ hay thiếu?

Page 26: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)
Page 27: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Chương 5: kiểm tra tính thuế và thu thuế hải quan

Câu 1: Nội dung kiểm tra tính thuế hải quan

KN: Kiểm tra tính thuế hải quan là hoạt động của cơ quan hải quan nhằm kiểm tra tính chính xác của công việc tính toán và thu nộp thuế HQ của người khai HQ theo qui định của PL

Mục đích của kiểm tra tính thuế hải quan

+ kiểm tra tính trung thực trong khai báo của chủ hàng

+ ktra việc áp dụng các chế độ, chính sách để có hướng dẫn kịp thời, cụ thể.

Nội dung của kiểm tra tính thuế hải quan:

+ quy trình ktra thu thuế hq diễn ra ở 2 khâu: trong khi làm thủ tục hq và sau khi giải phóng hàng.

+ cơ quan hải quan ktra hồ sơ khai thuế:

- nếu hồ sơ chưa đầy đủ, thiếu nd hoặc ko đảm bảo thể thức pháp lý theo quy định, CQHQ thông báo cho đối tượng nộp thuế biết để khai bổ sung hồ sơ

- nếu hồ sơ đã đầy đủ và đúng thể thức pháp lý, cqhq thực hiện kt theo các bước:

1. kt các căn cứ để xác định hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế trong TH ng khai hq hàng hóa k thuộc đối tượng chịu thuế xk, nk hoặc thuế GTGT, TTĐb.

2. kt các căn cứ để xác định hàng hóa thuộc đối tg miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế trong trường hợp người khai hq khai hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế.

3. kt các căn cứ tính thuế để xđ số thuế phải nộp trong trường hợp hàng hóa xk, nk thuộc đối tượng chịu thuế. Nội dung kt bao gồm:

a. kt kê khai của ng khai hq về số lượng trọng lượng, đơn vị của hàng hóa xk, nk

b. kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan

c. kt kê khai của ng khai hq về mức thuế suất thuế xk, nk, thuế gtgt, ttđb; chênh lệch giá (nếu có)

Page 28: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

d. kt kê khai của ng khai hq về tỷ giá tính thuế

e. kt kết quả tính thuế do ng khai hq kê khai bao gồm kt phép tính số học, số thuế phải nộp của từng mặt hàng theo từng sắc thuế, tổng số thuế phải nộp của cả tờ khai hq

f. kt điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật thuế.

Câu 2:thủ tục miễn thuế hải quan:

Kn : miễn thuế là việc đối tượng nộp thuế không phải nộp 1 khoản thuế hải quan mà lẽ ra người đó phải nộp khi xk, nk hàng hóa nào đó

Đối tượng không chịu thuế :

- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới VN

- Hàng viện trợ nhận đạo , hàng hóa viện trợ ko hoàn lại của các chính phủ , các tổ chức quốc tế , tc phi chính phủ,các tc kinh tế cá nhân nước ngoài cho VN nhằm phát triển kinh tế xã hội.....

- Hàng từ khu phi thuế quan xk ra nước ngoài,hàng nk từ nc ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu pi thuế quan. Hàng từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác

- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyen của nhà nước khi xuất khẩu

Thủ tục miễn thuế đối với các đối tượng không chịu thuế:

- Người khai hải quan khai báo hàng hóa xk, nk lên tờ khai hq và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ lq. Trên tờ khai hq vẫn khai báo đây đủ số lượng, mã số thuế, trị giá nhưng ko phải tính thuế cho hàng hóa

- Thực hiện kiểm tra tính thuế đối với lô hàng cơ quan hq sẽ làm thủ tục xk-nk sẽ đối chiếu khai báo với các chứng từ chứng minh với quy định hiện hành để phê chuẩn việc không tính thuế hàng hóa

Đối tượng được miễn thuế : Theo điều 100 thông tư 128 /btc/2013:

Page 29: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

- hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để tham dự hội chợ triển lãm , giới thiệu sản phẩm ; máy móc , thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc như :hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học , thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật , khám chữa bệnh..

- hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức cá nhân Việt Nam hoặc người nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định

- Hàng hóa xnk của cá nhân tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam

- Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng gia công đã ký

- Hàng hóa xnk trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh – nhập cảnh

- Hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế xnk trong định mức

- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu

- Giống cây trồng vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm , ngư nghiệp

- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hoạt động dầu khí

- Hàng hóa của cơ sở đóng tàu được miễn thuế xk đối với các sản phẩm tàu biển xuất khẩu và thuế nhập khẩu đối với :các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định cho các cơ sở đóng tàu ; phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ là tài sản cố định của cơ sở đóng tàu…

- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học , phát triển công nghệ

- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu vật tư phục vụ trực tiếp sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được

Page 30: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

- Máy móc thiết bị, ptvt của các nhà thầu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo hình thức tạm nhập tái xuất để thực hiện dự án ODA ở việt nam được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập và thuế xk khi tái xuất ( riêng ô tô 24 chỗ không áp dụng hình thức tạm nhập tái xuất)

- Hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định

Thủ tục miễn thuế

- Người khai báo hải quan khai báo trên tờ khai hải quan và chuẩn bị hồ sơ hải quan đầy đủ:

+ danh mục hàng hóa xnk

+ bằng chứng chứng minh hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế ( nếu là người nhập khẩu ủy thác phải có hợp đồng ủy thác xnk)

- Căn cứ vào danh mục hàng hóa được miễn thuế và cs thuế tại thời điểm xnk cơ quan hải quan sẽ xác nhận trên tờ khai hải quan

Câu 3 : Đối tượng được xét miễn thuế và quy trình thủ tục xét miễn thuế

KN: Xét miễn thuế là việc đối tượng nộp thuế được xem xét để hưởng miễn thuế do đạt được những điều kiện cụ thể, nhất định tùy theo từng thời kỳ và mcụ đích quản lý của chính phủ.

Theo điều 104 thông tư 128/2013-btc

Đối tượng được xét miễn thuế :

Theo điều 104 thông tư 128/2013-btc, đối tượng được xét miễn thuế bao gồm:

1. Hàng hóa nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng theo kế hoạch cụ thể

2. Hàng hóa nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học

3. Hàng hóa nhập khẩu là chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục đào tạo

Page 31: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

4. Hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu làm quà biếu , quà tặng , hàng mẫu

5. Hàng hóa miễn thuế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Hồ sơ xét miễn thuế (Theo điều 105 thông tư 128) bao gồm:

1 hồ sơ hải quan

2 các giấy tờ tùy theo từng trường hợp :

- Công văn yêu cầu xét miễn thuế của tổ chức , cá nhân sử dụng hàng hóa xuất khẩu , nhập khẩu trong đó ghi rõ loại hàng hóa, trị giá , số tiền thuế, lý do xét miễn thuế …

- Công văn yêu cầu xét miễn thuế của bộ quốc phòng, bộ công an hoặc các đơn vị được bộ quốc phòng, bộ công an ủy quyền phân cấp

- Hợp đồng ủy thác nhập khẩu

- Quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học và danh mục hàng hóa cần nhập khẩu để thực hiện đề tài

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị và danh mục hàng hóa

- Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Thủ tục trình tự xét miễn thuế :

- Chủ hàng nộp hồ sơ xét miễn thuế cho lô hàng bằng cách gửi công văn và các hồ sơ theo quy định tới cơ quan hải quan

- Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ đối chiếu với các quy định tại thời điểm xnk để ra quyết định miễn thuế

- Trên cơ sở quyết định miễn thuế cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thanh khoản số tiền miễn thuế đóng dấu trên tờ khai hải quan gốc lưu tại đơn vị và tờ khai gốc do người khai lưu : hàng hóa được miễn thuế theo quyết định…

Page 32: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Câu 4 : thủ tục giảm thuế

Kn: giảm thuế là việc nhà nước cho phép đối tượng nộp thuế được giảm một khoản tiền thuế trong số thuế đáng ra phải nộp cho hàng hóa xk, nk.

Các trường hợp xét giảm thuế : hàng hóa xnk đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng mất mát được cơ quan hải quan tổ chức có thẩm quyền chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế

Hồ sơ xét giảm thuế :

1 Hồ sơ hải quan

2 Công văn yêu cầu xét giảm thuế của người nộp thuế trong đó nêu rõ loại hàng hóa số lượng trị giá, số tiền thuế , lý do xét giảm thuế

3 Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị tổn thất

4 Hợp đồng bảo hiểm

5 Hợp đồng / biên bản thỏa thuận đền bù tổn thất ( tổn thất do bên vận tải gây ra)

6 Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ xét giảm thuế

Quy trình xét giảm thuế :

- Chủ hàng nộp hồ sơ xét giảm thuế cho lô hàng bằng cách gửi công văn và các hồ sơ theo quy định tới cơ quan hải quan

- Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ đối chiếu với các quy định tại thời điểm xnk để ra quyết định giảm thuế

- Trên cơ sở quyết định giảm thuế cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thanh khoản số tiền giảm thuế đóng dấu trên tờ khai hải quan gốc lưu tại đơn vị và tờ khai gốc do người khai lưu : hàng hóa được giảm thuế theo quyết định…

Page 33: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Câu 5 : thủ tục hoàn thuế

Kn: hoàn thuế hq là việc cq hq ra quyết định hoàn trả lại một số tiền nhất định (1 phần/ toàn bộ) trong số thuế hq mà chủ hàng đã nộp khi làm thủ tục xk, nk hàng hóa.

Các trường hợp được xét hoàn thuế:

1) Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho lưu bãi tại cửa khẩu và đag chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài

2) hàng hóa xk, nk đã nộp thuế xk, nk nhưng thực tế không xk, nk

3) hàng hóa đã nộp thuế xk, nk nhưng thực tế xk, nk ít hơn

4) hàng hóa nhập khẩu để giao , bán hàng cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam

5) Hàng hóa nk đã nộp thuế nk để sản xuất hàng hóa xk ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu

6) hàng hóa đã nộp thuế XNK nhưng được xem xét miễn thuế nên được hoàn lại số thuế đã nộp

7) hàng hóa thuộc đối tượng tạm thời phải nộp thuế khi làm thủ tục nk và được hoàn thuế sau khi đã hoàn thành những điều kiện nhất định ….

Quy trình thủ tục hoàn thuế:

- Chủ hàng có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hoàn thuế theo yêu cầu tương ứng với đối tượng được xem xét hoàn thuế. Chủ hàng yêu cầu cơ quan hải quan hoàn thuế hải quan

- Cơ quan hải quan tiếp nhậ hồ sơ . xem xét và ra quyết định hoàn thuế

- Việc hoàn thuế có thể thực hiện bằng 2 cách :

+ chủ hàng trực tiếp nhận

+ cấn trừ số thuế được hoàn cho số tiền thuế hq phải nộp cho 1 hoặc nhiều lô hàng xk, nk phát sinh sau đó

Page 34: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)
Page 35: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Chương 6: Thông quan hải quan Câu 1: thông quan hải quan và trách nhiệm pháp lý về thông quan- Thông quan là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hóa được xuất khẩu,

nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh nhập cảnh Thông quan là khâu nghiệp vụ cuối cùng trong toàn bộ quy trình thủ tục hải

quan- Thuật ngữ trách nhiệm pháp lý về thông quan được hiểu theo nghĩa tích cực.

theo nghĩa này trách nhiệm pháp lý về thông quan hải quan được hiểu là nghĩa vụ , là chức trách , công việc được giao , nó bao gồm cả quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định cho cơ quan và công chức hải quan khi thực hiện nghiệp vụ thông quan hải quan

- Như vậy nói đến trách nhiệm pháp lý về thông quan hải quan là nói đến trách nhiệm của cơ quan hải quan và công chức hải quan trước nhà nước và pháp luật khi thực hiện nghiệp vụ thông quan

- Thông quan ràng buộc trách nhiệm pháp lý của cơ quan hải quan và trách nhiệm pháp lý của công chức hải quan

Câu 2: điều kiện thông quan:

- Đk 1: đối tượng được thông quan phải là những hàng hóa được phép xk, nk , các phương tiện vận tải được phép xuất cảnh nhập cảnh

- Đk 2: các kết quả của từng công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện để thông quan phải được thể hiện đầy đủ trên tờ khai hải quan hoặc chứng từ khai báo hải quan

- Đk 3: chủ hàng hóa , ptvt và công chức hải quan thực hiện xong thủ tục hải quan và cơ quan hải quan đã đóng dấu nghiệp vụ : “ đã làm thủ tục hải quan” vào tờ khai hải quan

- Đk 4: quyết định thông quan trong từng trường hợp cụ thể phải căn cứ vào căn cứ thông quan do pháp luật quy định.

- Đối với hàng miễn kiểm tra thực tế: căn cứ vào khai báo của người khai hải quan hoặc kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước.

- Đối với hàng phải kiểm tra : kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan.

- Đối với hàng nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lương hàng hóa: phải có giấy xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa

Page 36: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

của tổ chức giám định hoặc thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp

- Đối với hàng hóa phải giám định là: kết quả phân tích, giám định- Đối với hàng xk, nk không thuộc diện chịu thuế, hàng được miễn thuế,

hàng gia công, hàng đặc biệt khác, được thông quan ngay khi có xác nhận của cơ qua hải quan trên tờ khai về kết quả kiểm tra thực tế về hàng hóa.

- Đối với hàng hóa xk, nk thuộc diện chịu thuế thì đk thông quan sau khi nộp thuế, nếu là hàng hóa có tg ân hạn thuế thì đk thông quan ngay sau khi có bảo lãnh của tổ chức tín dụng

- Đk 5: thông quan phải thực hiện trong thời gian quy định + Đối với hàng không thuế: thông quan ngay sau khi cơ quan hải quan kết thúc việc kiểm tra thực tế hàng hóa.+ Với hàng có thuế:

đối với hàng phải nộp thuế ngay( hàng tiêu dùng) : tq ngay sau khi nộp thuế

hồ sơ còn thiếu 1 số giấy tờ theo quy ddingj nhưng được cơ quan đồng ý cho nộp chậm.

đối với hàng có ân hạn thuế: sau khi ra thông báo thuế đối với hàng chờ kết quả giám đinh: chủ hàng dưa về nơi bảo quản khi

đã đk cho phép và thỏa mãn điều kiện về quan sát hải quan hành vi vi phạm hành chính: sau khi nộp tiền phạt hoặc có bão lãnh

của ngân hàng hàng phục vụ yêu cầu khản cấp: thông quan trước khi nộp tờ khai hải

quan và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Câu 3: Các điều kiện được giải phóng hàng( thông quan ) ngay cả khi chưa hoàn thành xong thủ tục hải quan:

Theo công ước tokyo quy định cho phải giải phóng hàng hóa nếu thỏa mãn:

- Người khai hải quan xuất trình được các chứng từ thể hiện các thông tin cơ bản của hàng hóa đảm bảo sẽ hoàn thành các thủ tục và nộp đầy đủ các khoản thuế có phát sinh

Page 37: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

- Người khai hải quan có đảm bảo về nghĩa vụ thuế và hàng háo không thuộc đối tượng hạn chế xuất , nhập khẩu.

- Người khai hải quan nộp đủ hoặc đảm bảo nộp đủ thuế, hàng hóa không vi phạm ở mức đọ phải tịch thu, đền bù hay phải lưu giữ để làm vật chứng cho các giai đoạn xử lý sau này

Theo luật Hải quan Việt Nam doanh nghiệp được giải phóng hàng trước khi hoàn thành xong thủ tục hải quan khi doanh nghiệp đã hoàn hành 1 lượng thủ tục tối thiểu và nộp đảm bảo cho các nghĩa vụ kinh tế ( thuế, lệ phí…) đối với hải quan.

Câu 4: cơ sở thông quan hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

KN: Thông quan hải quan là các chứng từ pháp lý , dựa vào đó để công chức hải quan có thẩm quyền quyết định thông quan.

Cơ sở thông quan bao gồm:

(1)Bộ hồ sơ hải quan(2)Giấy xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa hoặc giấy thông báo

miễn kiểm tra do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền( do chi cục tiêu chuẩn Đo Lường Chất Lượng tiến hành) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.

(3)Giấy xác nhận kết quả giám định đối với hàng hóa có yêu cầu giám định.(4)Chứng từ nộp thuế(5)Chứng từ bảo lãnh của cơ quan có thẩm quyền.

Một số trường hợp hàng hóa vẫn được thông quan khi đáp ứng những những điều kiện riêng:

- Hàng hóa chưa hoàn thành các thủ tục hải quan , còn thiếu một hoặc một số chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan sẽ được thông quan nếu cơ quan hải quan cho phép nộp chậm chứng từ trong 1 tg nhất định.

- Hàng hóa chưa hoàn thành xong thủ tục hải quan, chưa nộp thuế thì đuợc thông quan nếu có bảo lãnh từ tổ chức tín dụng đối với số thuế phải nộp.

- Hàng hóa vi phạm các quy định về hải quan , pahir nộp phạt vi phạm hành chính được thông quan sau khi nộp xong hoặc khoản phạt được bảo lãnh số tiền phạt đó.

Page 38: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

- Hàng háo chờ kết quả giám định để xác định có được xuất, nhập khẩu hay không, nếu có yêu cầu thì được đưa về nơi bảo quản tại địa điểm mà cơ quan hải quan có thể giám sát được, hàng hóa phương tiện phải được lưu giữ trong phương tiện có thể niêm phong hải quan.

- Hàng hóa chưa xác định được số thuế phải nộp phải nộp số thuế trên cơ sở do người khai hải quan tự khai và cam kết haonf thành số thuế khi đã xác định được số thuế chính thức.

Câu 5: nội dung nghiệp vụ thông quan hải quan?

KN: Thông quan hải quan là các chứng từ pháp lý , dựa vào đó để công chức hải quan có thẩm quyền quyết định thông quan

Nội dung nghiêp vụ thông quan hải quan là những công việc mà công chức hải quan có thẩm quyền thông quan phải thực hiện khi thông qan hàng hóa, phương tiện vận tải. cụ thể:

- Thực hiện biện pháp kiểm tra kết quả cụ thể của các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan đã thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan.

- Ghi ngày, tháng, năm ký rõ họ tên tại nơi quy định trên tờ khai hải quan hay chứng từ khai báo hải quan về đói tượng đó

- Đóng dấu nghiệp vụ “ đã làm thủ tục hải quan”- Trả cho người khai hải quan một bộ tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục

hải quan để nộp thuế và thông quan hải quan.

Câu 6: các điều kiện tạm dừng thông quan

Tạm dừng thông quan chủ yếu áp dụng đối với hàng hóa xk, nk trrong trường hợp có yêu cầu bảo vệ quyền sỡ hữu trí tuệ.

Khi muốn yêu cầu cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xk, nk , chủ sỡ hữu quyền sỡ hữu trí tuệ hoặc ng đk ủy quyền phải:

- Có đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan gửi chi cục trưởng hải quan nơi hàng hóa làm thủ tục xk, nk.

- Nộp 1 khoản tiền tạm ứng bằng 20% giá trị lô hàng theo giá trị ghi trong hợp đồng vào tài khoản tạm gửi của cơ quna hải quan tại kho bạc Nhà Nước

Page 39: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

hoặc chứng từ bảo lãnh. Để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại cho chủ hàng và thanh táo các chi phát sinh do yêu cầu tạm dừng không đúng gây ra.

- Xuất trình cho sơ quan hải quan văn bằng bảo hộ hoặc tài liệu chứng minh sở hữu hợp pháp quyền sỡ hữu trí tuệ.

- Đưa ra chứng cứ ban đầu về việc nghi ngờ hàng hóa xk, nk vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình.

- Giấy ủy quyền nộp đơn yêu cầu tạm dừng theo quy định của pháp luật.

Câu 7: thủ tục tạm dừng thông quan?

- Khi người yêu cầu tạm dưng thông quan đã đáp ứng đầy dduur các đk đề nghị tạm dừng thông quan thì chi cục Trưởng Hải quan qđ tạm dừng làm thủ tục thông quan. Qđ tạm dừng phải ghi rõ lý do và tg tạm dừng để các bên có liên quan đk biết và thực hiện.

- Tg tạm dừng là 10 ngày kể từ ngày có qđ tạm dừng.- Nếu trước ngày quyết định tạm dừng hết hạn ng yêu cầu tạm dừng có đơn

xin kéo dài thời gian tạm dừng thì chi cục trưởng hải quan sẽ ra qđ nếu đồng ý thì tg kéo dài không quá 10 ngày kể từ ngày quyết định tạm dừng hết hạn. Ng yêu cầu phải nộp bổ sung 1 khoản tiền tạm ứng tiếp theo.

- Kết thúc tg tạm dừng hoặc thời hạn tạm dừng bổ sung tiếp theo: Người yêu cầu không đưa ra bằng chứng hay kết luận của cơ quan có

thẩm quyền chứng minh lô hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không có cơ quan NN có thẩm quyền hoặc tòa án có văn bản yêu cầu cơ quan HQ bàn giao HH đang bị tạm dừng làm thử tục giải quyết thì Chi cục trưởng chi cục HQ đc quyết định:

+ làm thủ tục thông quan cho lô hàng.+ buộc người yêu cầu tạm dừng phải bồi hoàn cho ng nk, xk mọi thiệt hại trực tiếp do việc yêu cầu tạm dừng k đúng gây ra. Thanh toán các khoản cphi phát sinh: cp lưu kho bãi, cp bảo quản, cp cho cơ quan hq, và cá nhân , tổ chức có liên quan.+ Làm thủ tục hoàn trả số tiền còn thừa cho người yêu cầu tạm dừng thông quan sau khi bồi thường, thanh toán và các cp có liên quan cho người xuất nhập khẩu và các cá nhân tổ chức có liên quan. Nếu số tiền tạm ứng ban đầu k đủ thì phải bổ sung thêm số tiền còn thiếu.

Page 40: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Nếu ng yêu cầu tạm dừng tìm ra bằng chứng chủ hàng vi phạm quyền sở hữu của mình thì :

+ chủ hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường thiệt hại cho chủ quyền sở hữu, thanh toán chi phí do tạm dừng gây ra+ Cq hải quan trả lại tiền tạm ứng cho ng yêu cầu tạm dừng.+ hàng hóa nếu vi phạm quyền sỡ hữu thì hàng hóa đó sẽ bị tiêu hủy hoặc hoạt đông từ thiện, k vì mục đích lợi nhuận (do cơ quan có thẩm quyền quyết định)

Chương 7 : giám sát hải quan Câu 1 : khái niệm , nguyên tắc , mục tiêu giám sát :

KN: giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan

Nguyên tắc giám sát hải quan : gồm 5 nguyên tắc 1 : giám sát hải quan phải được thực hiện trong suốt quá trình từ khi hàng hóa

xk, nk, ptvt xuất cảnh nhập cảnh , quá cảnh được đặt trong địa bàn hải quan cho đến khi hàng hóa , ptvt được thông quan

2 : giám sát hải quan phải được tiến hành bình đẳng với tất cả hàng hóa , ptvt không phân biệt xuất xứ, quốc tịch

3 : giám sát hải quan phải được tiến hành một cách công khai minh bạch : các cơ quan hải quan phải công khai các văn bản pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng , cơ quan hải quan tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc , khiếu nại liên quan đến hoạt đông giám sát

4 :các quy định liên quan đến hoạt động giám sát phải đảm bảo tính nhất quán , hợp pháp và theo hướng phù hợp với xu hướng hiện đại hóa hải quan.tính nhất quán thể hiện trong việc ban hành các quy định và thực thi các quy định liên quan đến giám sát

5 : hoạt động giám sát phải tạo thuận lợi cho hoạt động giao lưu thương mại quốc tế và đảm bảo mục đích thực hiện chức năng quản lý của cơ quan hải quan

Mục tiêu giám sát : 4 mục tiêu :

Page 41: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

1 Giám sát đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu quá cảnh, ptvt xuất cảnh nhập cảnh, quá cảnh

2 Giám sát hải quan nhằm mục đích ngăn ngừa , phát hiện để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật che giấu tang trữ hàng hóa ,ptvt hoạt động buôn lậu , gian lận thương mại

3 Giám sát có hiệu quả là tiền đề cho việc thực hiện thủ tục hải quan , kiểm tra hải quan, tính thuế và các vấn đề khác

4 Hoạt động giám sát phải tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xnk nhưng vẫn đảm bảo chức năng quản lý nhà nước về hải quan

Câu 2 : các phương thức giám sát hải quan ( thi trắc nghiệm)

Có 3 phương thức giám sát hải quan :

1 : niêm phong hải quan2 : giám sát trực tiếp của công chức hải quan3 : giám sát bằng thiết bị kỹ thuật : (6) gs bằng gương; gs bằng máy đếm; gs

bằng camera; gs bằng máy soi; gs bằng chip và phương pháp định vị GPSCâu 3: Tại sao phải áp dụng pp giám sát hải quan bằng thiết bị kỹ thuật:

Áp dụng phương pháp này vì các lý do sau(1)Số lượng hàng hóa tham gai hoạt động thương mại quốc tế ngày càng

tăng, đa dạng chủng loại. mà lực lượng hải quan thì có hạn => giảm quá tải cho cơ quan hải quan.

(2)Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, năng cao hiệu quả hoạt động của hải quan, tại thuận lợi tối đa cho thương mại.

(3)Là cách thức phôi hợp và chia sẽ thông tin giữa cơ quan hải quan và các đơi vị đối tượng có lien quan đến các đối tượng đang thuộc sự quản lý của cơ quan hải quan.

Page 42: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Câu 4: Ưu nhược điểm của các phương pháp giám sát hải quan bằng thiết bị kĩ thuật:

GS bằng gương : sử dụng gương cầu lồi để giám sát hoạt động đi lại của hành khách xuất nhập cảnh và phương tiện vận chuyển HH XNK trong địa bàn GSHQ

- Ưu điểm: đơn giản, tiện lợi, chi phí thấp. dùng ở cửa khẩu ít hoạt động xk,nk.

- Nhược điểm: phải có ng trực tiếp quan sát, k lưu giữ được hình ảnh nên chỉ kiểm soát được ngay tại thời điểm đó

GS bằng máy đếm:

- Ưu điểm: chính ác số lượng ptvt hoặc hành khách đi qua nơi cần kiểm soát.- Nhược điểm : chỉ đếm được số lượng hoặc số hành khách xuất cảnh, nhập

cảnh, k lưu được hình ảnh. Thường được sử dụng tại nơi chỉ có 1 đường duy nhất cho phương tiện vận tải đi qua.

GS bằng camera:

- Ưu điểm: tiện lợi, hiện đại, lưu được hình ảnh, có thể dùng phân tích bất cứ khi nào cần. vùng quan sát rộng, kết hợp với các thiết bị cảnh báo để giám sát.

- Nhược điểm: đòi hỏi sự đồng bộ cao, con ng phải có trình độ kỹ thuật nhất định, chi phí lớn

GS bằng máy soi

- Ưu điểm: giám sát được hàng trong các thùng và container=> Sử dụng ở sân bay, cảng biển quốc tế.

- Nhược điểm: tốc độ kiểm tra chậm vì thế kéo dài thời gian thông quan và không soi được các thùng chứa hàng hớn

GS bằng chip và phương pháp định vị GPS

- Ưu điểm: giám sát được phương tiện vận tải ở nơi xa như ở rừng, biển. giám sát lộ trình phương tiện, chống trộm,…

- Nhược điểm: đòi hỏi thiết bị đồng bộ và con người phải có trình độ cao.

Page 43: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Chương 9: Quản lý nhà nước về Hải quan.

Câu1: Khái niệm – Vai trò Quản lý nhà nước về hải quan:- KN:Quản lý nhà nước về hải quan là sự quản lý của nhà nước đối với tổ chức ,

hoạt động của cơ quan hải quan và các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu , xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các tổ chức cá nhân nhằm hướng các hoạt động đó phát triển theo những mục tiêu định hướng nhất định.

- Quản lý nhà nước về hải quan được thể hiện trên các phương diện :+ Quản lý nhà nước đối với tổ chức hoạt động của cơ quan hải quan+ Quản lý nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu , xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các tổ chức cá nhân.+ Quản lý nhà nước đối với các tổ chức và hoạt động của cơ quan HQ.

- Vai trò :+ Góp phần nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước trong xã hội.+ Đảm bảo sự minh bạch công khai, tăng cường cho hoat động thu thuế hải quan của nhà nước.+ Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của hoạt động thương mại và của nền kinh tế.+ Đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của ngành Hải quan trong xu thế hội nhập quốc tế.

- Đặc điểm:+ Quản lý nhà nước về Hải quan là quản lý vĩ mô: quản lý mang tính định hướng trên cơ sở chiến lược, kế hoạch phát triển HQ và pháp luật HQ.+ Quản lý nhà nước về Hải quan là quản lý hành chính: đó là việc thực thi các quyền hành pháp trong HQ.+ Quản lý nhà nước về Hải quan mang tính tổ chức và điều hành: thực hiện thông qua 1 hệ thống các cơ quan nhà nước.+ Quản lý nhà nước về Hải quan mang tính chất quyền lực nhà nước: đây là sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực HQ.+ Quản lý nhà nước về Hải quan thuộc lĩnh vự quản lý hết sức nhạy cảm: liên quan tới các hoạt động kinh tế,…. Của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Page 44: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Câu 2: Nội dung quản lý nhà nước về hải quan:- KN: Nội dang quản lý nhà nước về HQ là những phương diện hoạt động chủ

yếu của nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về HQ.- Quản lý nhà nước về Hải quan bao gồm các Nội dung cơ bản sau:

1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hải quan Việt Nam.

2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan.

3) Hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền pháp luật hải quan.4) Quy định về tổ chức và hoạt động của hải quan.5) Đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức Hải quan.6) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng KH-KT, phương pháp quản lý hải quan

hiện đại.7) Thống kê nhà nước về Hải quan.8) Thanh tra kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật

về Hải quan.9) Hợp tác quốc tế về Hải quan.

Page 45: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Chương 1: tổng quan về hải quanCâu1: Hải quan là gì? Ra đời dựa trên cơ sở kinh tế nào? 1Câu 2: Chức năng nhiệm vụ của hải quan 1Câu 3: Hoạt động chủ yếu của hải quan ? HĐ nào là quan trọng nhất? tại sao? 2Chương 2 : thủ tục hải quanCâu 1: khái niệm thủ tục hải quan và mối quan hệ pháp lý 3Câu 2: Quy trình thủ tục hải quan 4Câu 3: Tính chất cơ bản của thủ tục hải quan? Tính chất nào quan trọng I’? 5Câu 4 : Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan? Nguyên tắc nào là quan trọng nhất? tại sao? 5Câu 5: Quyền và nghĩa vụ( trách nhiệm) của người khai hải quan? Trách nhiệm nào quan trọng nhất? Tại sao? 6Câu 6: Trách nhiệm vụ quyền hạn của công chức hải quan? Trách nhiệm nào là quan trọng nhất? Tại sao? 8Chương 3: Khai hải quanCâu 1 :thông tin về khai hải quan 9Câu 2 : Các chứng từ của hồ sơ hải quan 10Câu 3: Tại sao tờ khai hải quan lại là chứng từ quan trọng nhất của bộ hồ sơ hải quan? 11Câu4: Hồ sơ hải quan đối với XK và NK thương mại 12Câu 5: Yêu cầu của bộ hồ sơ hải quan 13Câu 6 : vai trò của hồ sơ hải quan 14Câu 7: Đăng ký tờ khai hải quan 1 lần 15Câu 8: Sửa chữa tờ khai , khai bổ sung hồ sơ hải quan 17Câu 9: thay tờ khai hải quan 18Câu hỏi Tình huống 19Chương 4 : Kiểm tra hải quanCâu 1: Nội dung chính của nghiệp cụ kiểm tra hải quan 21Câu 2: Đặc trưng của kiểm tra hải quan 21Câu 3: nguyên tắc kiểm tra hải quan 22Câu 4: Đối tượng kiểm tra hải quan 22Câu 5: Kiểm tra hồ sơ hải quan 23Câu 6 : kiểm tra thực tế hàng hóa 24Câu 7 : kiểm tra sau thông quan 24- 25Chương 5: kiểm tra tính thuế và thu thuế hải quanCâu 1: Nội dung kiểm tra tính thuế hải quan 27Câu 2: Thủ tục miễn thuế hải quan 28Câu 3 : Đối tượng được xét miễn thuế và quy trình thủ tục xét miễn thuế 30Câu 4 : thủ tục giảm thuế 32Câu 5 : thủ tục hoàn thuế 33

Page 46: Đề Cương Môn Hải Quan Cơ Bản (1)

Chương 6: Thông quan hải quan Câu 1: thông quan hải quan và trách nhiệm pháp lý về thông quan 35Câu 2: điều kiện thông quan 35Câu 3: Các điều kiện được giải phóng hàng( thông quan ) ngay cả khi chưa hoàn thành xong thủ tục hải quan 37Câu 4: cơ sở thông quan hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 37Câu 5: nội dung nghiệp vụ thông quan hải quan? 38Câu 6: các điều kiện tạm dừng thông quan 38Câu 7: thủ tục tạm dừng thông quan? 39Chương 7 : giám sát hải quan Câu 1 : khái niệm , nguyên tắc, mục tiêu giám sát 40Câu 2 : các phương thức giám sát hải quan ( thi trắc nghiệm) 41Câu 3: Tại sao phải áp dụng pp giám sát hải quan bằng thiết bị kỹ thuật 41Câu 4: Ưu nhược điểm của các phương pháp giám sát hải quan bằng thiết bị kĩ thuật 42Chương 9: Quản lý nhà nước về Hải quan.Câu1: Khái niệm – Vai trò Quản lý nhà nước về hải quan 43Câu 2: Nội dung quản lý nhà nước về hải quan 44