Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

67
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG -2-

Transcript of Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Page 1: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

BÀI GIẢNG

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

-2-

Đà Nẵng, 2010

Page 2: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

BÀI MỞ ĐẦU

ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ

PHÁP LUẬT

-2-

Page 3: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

1.NGUỒN GỐC,BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC.

Nguồn gốc và sự ra đời của Nhà Nước.

Những quan điểm phi Mác-xít lý giải về nguồn gốc Nhà Nước

Theo thuyết “Thần học”: Nhà nước do thượng đế sáng tạo ra

Theo thuyết “Khế ước”: Nhà nước ra đời là kết quả cuỷa moọt

kheỏ ửụực ủửục kyự keỏt giửừa nhửừng con ngửụứi soỏng trong trng

thaựi tử nhiẽn khng coự nhaứ nửụực

Thuyết bạo lực : NN xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị

tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng “nghĩ ra”

một hệ thống cơ quan đặc biệt ( Nhà Nước ) để nô dịch kẻ chiến bại

Thuyết tâm lý : NN xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người

nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh , giáo sĩ

Có thể thấy rằng các học thuyết này chưa có cách giải thích hợp lý mang tính

chất thuyết phục và khoa học để có thể giải thích một cách rõ ràng tại sao NN

lại ra đời .

Quan điểm Mác-Lênin về nguồn gốc Nhà Nước

Xã hội cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc bộ lạc

Xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ không có Nhà Nước và Pháp

Luật.Mọi người cùng sống chung với nhau, bình đẳng trong lao động và

hưởng thụ.Xã hội không phân biệt kẻ giàu, người nghèo, không có sự phân

chia thành giai cấp.

Thị tộc là một tổ chức lao động sản xuất, một bộ máy kinh tế xã hội.Do sự

phát triển của xã hội cộng cới các yếu tố tác động khác đòi hỏi thị tộc phải

mở rộng quan hệ với các thị tộc khác đã dẫn đến sự xuất hiện của các bào

tộc và bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc hợp thành.

Sự phân hóa giai cấp trong xã hội và Nhà Nước xuất hiện

Sau ba lần phân công lao động xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện đã phân chia

xã hội thành kẻ giàu người nghèo, hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và

nô lệ:Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

3

Page 4: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

+Lần phân công lao động thứ nhất: Ngành chăn nuôi ra đời, tách khỏi ngành

trồng trọt.

+ Lần phân công lao động thứ hai: Thủ công nghiệp tách ra khỏi nông

nghiệp.

+ Lần phân công lao động thứ ba: Nền sản xuất đã tách ra thành các ngành

sản xuất riêng; làm xuất hiện nhu cầu trao đổi và sản xuất hàng hóa ra đời.

Nền sản xuất hàng hóa xuất hiện thì đồng thời thương nghiệp cũng phát

triển.Đó là đặc điểm lớn nhất của lần phân công này. Đồng tiền xuất hiện, sự

phân hóa kẻ giàu, người nghèo, mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ diễn ra gay

gắt.

Xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức để dập tắt cuộc xung đột công

khai giữa các giai cấp ấy,hoặc cùng lắm là để cho cuộc đấu tranh giai cấp

diễn ra trong lĩnh vực kinh tế,dưới một hình thức gọi là hợp pháp,đó là Nhà

nước.

Như vậy, Nhà Nước đã xuất hiện một cách khách quan,nó là sản phẩm của

xã hội đã phát trển đến một giai đoạn nhất định.

Khái niệm,bản chất,đặc điểm của Nhà Nước.

Khái niệm Nhà Nước:

Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt do giai cấp thống trị tạo ra nhằm bảo

vệ lợi lợi ích của giai cấp thống trị.Thực hiện chức năng quản lý xã hội theo

ý chí của giai cấp thống trị

Đặc điểm,bản chất của Nhà Nước

Đặc điểm:

+ Nhà Nước thiết lập một “quyền lực công đặc biệt”.

+ Nhà Nước “phân chia dân cư theo lãnh thổ”

+Nhà nước có “chủ quyền quốc gia”

+ Nhà nước “ban hành pháp Luật”

Bản chất:

Nhà nước mang hai bản chất cơ bản,đó là:tính giai cấp và tính xã hội Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

4

Page 5: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

+Tính giai cấp:

Nhà nước là một bộ máy đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền.Giai

cấp cầm quyền sử dụng Nhà nước để duy trì sự thống trị của mình đối với

toàn xã hội,trên cả 3 mặt:chính trị,kinh tế và tư tuởng

+Tính xã hội:

Nhà nước phải phục vụ những nhu cầu mang tính chất công cho xã hội như:

xây dựng bện viện,trường học,đường xá v.v…

Chức năngcủa Nhà nước:

Khái niệm:

“Chức năng Nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước

nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra cho Nhà nước”.

Phân loại chức năng:

Căn cứ vào phạm vi hoạt động,chức năng của Nhà Nước được chia thành

chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng:

Nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác

nhau,trong đó có ba hình thức hoạt động chính là:

+Lập Pháp(xây dựng pháp luật)

+Hành pháp(tổ chức thực hiện pháp luật)

+Tư pháp(bảo vệ pháp luật).

Các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng của Nhà nước cũng

rất đa dạng,nhưng nhìn chung có hai phương pháp chính là thuyết phục và

cưỡng chế.

1.4.Kiểu và hình thức Nhà Nước:

Kiểu Nhà Nước:

Khái niệm:

“Kiểu Nhà Nước là tổng thể những dấu hiệu(đặc điểm)cơ bản,đặc thù của

Nhà Nước thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển

của Nhà Nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định”.Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

5

Page 6: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Các kiểu Nhà Nước:

Kiểu NN chủ nô

Kiểu NN phong kiến

Kiểu NN tư sản

Kiểu NN xã hội chủ nghĩa

Hình thức Nhà Nước:

Là cách tổ chức quyền lực NN cùng với các phương pháp thực hiện quyền

lực đó. Hình thöùc nhaø nöôùc bao goàm 3 yeáu toá:

Yếu tố1: Hình thöùc chính theå: tối cao và bên cạnh đó còn có

một cơ quan quyền lực khác(ví dụ:nghị viện trong Nhà nước tư sản có

chính thể quân chủ)

Yếu tố2: Hình thöùc caáu truùc nhaø nöôùc: laø söï toå

chöùc nhaø nöôùc thaønh caùc ñôn vò haønh chính – laõnh

thoå vaø xaùc laäp moái quan heä ở trung ương tới địa phương.

Yếu tố3 : Cheá ñoä chính trò: laø tổng thể các phương

pháp,caùch thöùc,phương tiện mà cơ quan NN sử dụng để thöïc hieän

quyeàn löïc NN.

NGUỒN GỐC SỰ RA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT.

Nguồn gốc sự ra đời của Pháp Luật:

Những quan điểm phi Mác-xít lý giải về nguồn gốc Pháp Luật.

Quan điểm Mác-Lênin về nguồn gốc Pháp Luật.

Pháp luật và Nhà nước là hai hiện tượng cùng xuất hiện,tồn tại,phát triển và

tiêu vong gắn liền với nhau

Nguyên nhân hình thành Nhà nước cũng là nguyên nhân hình thành Pháp

luật : sự tư hữu,giai cấp và đấu tranh giai cấp

Khái Niệm:Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

6

Page 7: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

“Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà

Nước ban hành và đảm bảo thực hiện,thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội,tạo lập trật tự,ổn định cho sự phát triển

xã hội”.

Bản chất của Pháp Luật:

Tính giai cấp của Pháp Luật:

Theo học thuyết Mac-Lênin,Pháp Luật chỉ phát sinh tồn tại và phát triển

trong xã hội có giai cấp.Bản chất của Pháp Luật thể hiện ở tính giai cấp của

nó.

Tính xã hội của Pháp Luật:

Pháp Luật còn là công cụ, phương tiện để tổ chức đời sống xã hội.Vì vậy

Pháp Luật phải thể hiện ý chí và lợi ích của các giai tầng khác trong Xã Hội

ở những mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của Nhà Nước đó.

Pháp Luật của các Nhà Nước đặt ra để điều chỉnh phần lớn các quan hệ xã

hội.

Như vậy,Pháp Luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể

hiện tính xã hội.Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Tính quy phạm của Pháp Luật:

Tính Nhà Nước của Pháp Luật:

Ngoài ra Pháp Luật còn có các mối quan hệ mật thiết với kinh tế,chính trị,

đạo đức và Nhà Nước.

Mối quan hệ giữa Nhà nước với kinh tế,Chính trị,Đạo đức và Nhà nước:

Đối với kinh tế:

Đối với chính trị:

Đối với đạo đức:

Đối với NN:

Kiểu Pháp Luật:

Khái niệm:

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

7

Page 8: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

“Kiểu Pháp luật là tổng thể những dấu hiệu cơ bản,đặc thù của pháp

luật ,thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của

Pháp luật trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định”

Tương ứng với các hình thái kinh tế xã hội có giai cấp và có NN thì có các

kiểu Pháp Luật

Kiểu Pháp Luật chủ nô

Kiểu Pháp Luật Phong Kiến

Kiểu Pháp Luật Tư sản

Kiểu Pháp Luật Xã hội chủ nghĩa

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

8

Page 9: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

CHƯƠNG I:

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ QUY

PHẠM PHÁP LUẬT

1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Khái niệm

“Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ

tồn tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật,

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

9

Page 10: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành

theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định”

Hệ thống cấu trúc của pháp luật

- Là cơ cấu bên trong của pháp luật, được quy định một cách khách

quan bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, biểu hiện ở sự phân chia hệ thống

pháp luật thành các bộ phận cấu thành phù hợp với đặc điểm, tính chất của

các QHXH.

Hệ thống pháp luật -> Ngành luật --> Chế định pháp luật -> Quy phạm

pháp luật.

Căn cứ để phân chia ngành luật: đối tượng và phương pháp điều chỉnh.

Ở nước ta hiện nay có các ngành luật chủ yếu sau đây: Luật Nhà

Nước(Luật Hiến Pháp), Luật hành chính, Luật tài chính, Luật Ngân hàng,

Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Hôn Nhân và Gia đình, Luật

Hình Sự, Luật Tố Tụng Hình Sự, Luật Tố Tụng Dân Sự, Luật Kinh Tế, Công

Pháp Quốc Tế và Tư Pháp Quốc Tế.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành

hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo

luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được

Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định

hướng XHCN”.

Đặc điểm

- Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đúng với

hình thức, tên loại theo luật định;

- Được ban hành theo đúng thủ tục, trình tự do pháp luật quy định;

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

10

Page 11: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

- Có chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, đối

với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi toàn

quốc hoặc từng địa phương;

- Được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng các biện pháp như tuyên

truyền, giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế,

trong trường hợp cần thiết thi Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt

buộc thi hành và quy định chế tài đối với người có hành vi vi phạm.

Phân loại văn bản quy phạm pháp luật

Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, các văn bản QPPL

được chia thành hai loại là: văn bản luật và văn bản dưới luật.

Hiệu lực của văn bản QPPL:

Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật chính là sự giới hạn việc tác

động của văn bản đó về mặt thời gian, không gian và đối tượng áp dụng.

- Hiệu lực theo thời gian

- Hiệu lực theo không gian

2. QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Khái niệm

QPPL là quy tắc xử sự chung do NN ban hành và bảo đảm thực hiện,thể

hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm để điều chỉnh quan hệ xã hội tạo lập

trật tự ổn định cho sụ phát triển xã hội.

Đặc điểm

- Do NN đặt ra và được NN đảm bảo thực hiện.

- Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được hiểu là bắt buộc đối

với tất cả mọi chủ thể nằm trong hòan cảnh, điều kiện mà QPPL đó quy

định.

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

11

Page 12: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

- Được thực hiện nhiều lần trong cuộc sống cho đến khi bị sửa đổi, hủy

bỏ.

- Nội dung QPPL chỉ rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia

QHXH mà nó điều chỉnh.

Cấu trúc QPPL

Giả định:

Giả định là bộ phận nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện, tình tiết có thể

xảy ra trong cuộc sống

Quy định:

Quy định là phần nêu rõ cách xử sự phải theo khi gặp trường hợp nói ở

phần giả định, nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.Chứa đựng mệnh

lệnh NN.

Chế tài:

Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện

pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể nào không

thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở phần quy định của quy

phạm pháp luật.

cao nhất của biện pháp tác động

Trong thực tế 1 QPPl không phải bao giờ cũng có đủ các bộ phận trên.Vì

vậy trong thực tế phải vận dụng đồng thời 1 số QPPL liên quan với nhau.

Những cách thức thể hiện QPPL trong các điều Luật:

-1 QPPL có thể trình bày trong 1 điều luật

-Trong 1 điều luật có thể có nhiều QPPL

-Trật tự các bộ phận của QPPL có thể bị đảo lộn

-Không nhất thiết phải có đủ 3 bộ phận trong 1 QPPL

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

12

Page 13: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

13

Page 14: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

CHƯƠNG II

QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Khái niệm và đặc điểm

Khái niệm

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

14

Page 15: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

“QHPL là quan hệ giữa người với người (quan hệ xã hội) được các

QPPL điều chỉnh biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các

bên, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế NN”.

Đặc điểm

- Quan hệ pháp luật là loại quan hệ tư tưởng của kiến trúc thượng tầng.

- Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí và được thể hiện:

- Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở của quy phạm pháp luật. - Cấu

trúc của Quan hệ pháp luật

*Chủ thể

Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức dựa trên cơ sở

của quy phạm pháp luật, có thể trở thành các bên tham gia quan hệ pháp luật.

Pháp luật quy định có 3 loại chủ thể cơ bản sau đây:

+ Chủ thể là cá nhân

Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật phải là người đang sống và có

năng lực pháp luật, đôi khi phải có cả năng lực hành vi.

+ Chủ thể là Nhà nước:

Nhà nước nói chung (không phải là từng cơ quan nhà nước riêng biệt) là

chủ thể của các quan hệ pháp luật trong luật Hiến pháp, quan hệ pháp luật

thuộc công pháp quốc tế, quan hệ pháp luật hình sự v.v.. ..

+ Chủ thể là pháp nhân:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

- Được thành lập hợp pháp;

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm

bằng tài sản đó;

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

*Nội dung

Nội dung của QHPL bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ

thểPháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

15

Page 16: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

- Quyền của chủ thể: quyền của chủ thể là khả năng xử sự của chủ thể

được PL cho phép trong QHPL.

- Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể: là cách xử sự mà NN bắt buộc chủ thể

phải tiến hành theo quy định của PL nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của

chủ thể khác.

Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý là thống nhất đi liền nhau. Chủ thể

này có quyền thì đồng thời cũng có nghã vụ đối với các quyền tương ứng của

chủ thể kia và ngược lại.

*Khách thể

-Khách thể của quan hệ pháp luật là những gì mà các bên chủ thể mong

muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

2. CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI HOẶC CHẤM DỨT QUAN

HỆ PHÁP LUẬT

Muốn làm phát sinh, thay đổi, hoặc đình chỉ quan hệ pháp luật cần 3

điều kiện: Quy phạm PL(1); Chủ thể(2); Sự kiện pháp lý(3).

Sự kiện pháp lý:

Khái niệm:

Sự kiện pháp lý là điều kiện, tình huống thực tế mà sự xuất hiện hay mất

đi được QPPL gắn với sự nảy sinh,thay đổi hay chấm dứt QHPL.

Phân loại:

Sự kiện pháp lý được phân làm 2 loại: Sự kiện pháp lý phi ý chí(Sự

biến) và Sự kiện pháp lý có ý chí (Hành vi).

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

16

Page 17: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

CHƯƠNG III

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM

PHÁP LUẬT, TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Khái niệm

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

17

Page 18: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

“Thực hiện PL (THPL) là một quá trình hoạt độngcó mục đích làm cho

những quy định của PL đi vào cuộc sống,trở thành những hành vi thực tế

hợp pháp của các chủ thể PL”.

Các hình thức thực hiện pháp luật:

Tuân thủ pháp luật

Là một hình thức thực hiện PL, trong đó các chủ thể PL kiềm chế không

tiến hành những hoạt động mà PL ngăn cấm.

Thi hành pháp luật

Là một hình thức thực hiện PL,trong đó các chủ thể PL thực hiện các

nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.Những PPL bắt buộc

được thực hiện ở hình thức này.

Sử dụng pháp luật

Là hình thức thực hiện những qui định về quyền chủ thể của pháp luật,

trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện

hay không thực hiện điều mà pháp luật cho phép.

Áp dụng pháp luật

Là một hình thức thực hiện PL, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có

thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện

những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui

định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay

chấm dứt một quan hệ pháp luật.

2 . VI PHẠM PHÁP LUẬT

Khái niệm

“Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người trái với các quy

định của pháp luật do lỗi cố ý hoặc vô ý của người có năng lực trách nhiệm

pháp lý thực hiện”.

2.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật

*Mặt khách quan của vi pham PL: là những biểu hiện bên ngoài của

VPPL,nó bao gồm các dấu hiệu: hành vi trái PL; hậu quả(thiệt hại về vật Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

18

Page 19: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

chất và tinh thần mà xã hội gánh chịu); quan hệ nhân quả giữa hành vi trái

PL và hậu quả; thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm…

*Mặt chủ quan của vi pham PL:

- Lỗi của người vi phạm PL dưới hình thức cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố

ý gián tiếp) hoặc vô ý (vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả), động cơ,

mục đích vi phạm.

*Chủ thể của vi phạm pháp luật phải có năng lực hành vi.

*Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội đang được PL

bảo vệ nhưng lại bị hành vi VPPL xâm hại tới.tính chất của khách thể phản

ánh mức độ nguy hiểm của hành vi VPPL.

3. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Khái niệm

Là một loại QHPL đặc biệt giữa NN với chủ thể VPPL.Trong đó chủ thể

VPPL phải gánh chịu những hậu quả bất lợi và những biện pháp cưỡng chế

của NN đựoc quy định ở chế tài các QPPL.

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

19

Page 20: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

CHƯƠNG IV

LUẬT HIẾN PHÁP

1. KHÁI NIỆM HIẾN PHÁP

Đối tượng điều chỉnh

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

20

Page 21: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp là những quan hệ xã hội cơ

bản,quan trọng nhất, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh

tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ

chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến Pháp là cách thức, biện pháp mà

Nhà nước sử dụng để tác động các QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của

Luật Hiến pháp.

Vị trí của Luật Hiến Pháp trong hệ thống PLVN

Luật Hiến pháp là một ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt

Nam

* Định nghĩaLuật Hiến Pháp :

Luật Hiến pháp là một ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt

Nam, do NN hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân

tham gia, trong đó quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của

chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công

dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, thể hiện một cách tập trung phát

triển mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền hoặc liên minh

giai cấp cầm quyền.

2. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN

PHÁP NĂM 1992

Khái niệm

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến

địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống

nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

của nhà nước.

Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước

*Chủ tịch nước

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

21

Page 22: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

*Quốc hội

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền

lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ủy ban thường vụ Quốc Hội:

Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có:

- Chủ tịch Quốc hội;

- Các Phó Chủ tịch Quốc hội;

- Các ủy viên

* Chính phủ:

Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao

nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ

- Các cơ quan thuộc Chính phủ

* Tòa án nhân dân

Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án

quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

cơ bản:

*Viện Kiểm sát nhân dân:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các

hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm

chỉnh và thống nhất.

+ Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự

thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi

trách nhiệm do luật định.

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

22

Page 23: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

* Hội đồng nhân dân:

- Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho nhân dân địa

phương; đảm bảo thi hành pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng

của địa phương.

*Ủy ban nhân dân

- Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành

của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu

trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà

nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

3.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN:

Khái niệm

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụ cơ

bản nhất, quan trọng nhất, thiết yếu nhất của công dân được Hiến pháp ghi

nhận và bảo vệ.

Hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

- Trong lĩnh vực chính trị

- Trong lĩnh vực kinh tế

- Trong lĩnh vực xã hội

- Trong lĩnh vực tự do cá nhân

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

23

Page 24: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

CHƯƠNG V

LUẬT HÀNH CHÍNH

1. KHÁI NIỆMĐối tượng điều chỉnh

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

24

Page 25: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội cùng loại,phát sinh trong

hoạt động quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định.

Có ba nhóm đối tượng:

Nhóm 1: đây là nhóm quan trọng nhất và chủ yếu nhất. Đó là những

quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan,các chủ thể quản lý

hành chính nhà nước thực hiện. Hoạt động hành chính nhà nước trên tất cả

các lĩnh vực của đời sống xã hội,bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,

an ninh quốc phòng, ngoại giao.

Nhóm 2: là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan

NN thực hiện hoạt động quản lý HC nội bộ. Mục đích hoạt động quản lý HC

nội bộ nhằm ổn định nội bộ cơ quan trước khi thực hiện các hoạt động quản

lý thuộc chức năng quản lý.

Nhóm 3: là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan cá

nhân tổ chức được trao quyền quản lý HCNN trong những trường hợp Luật

định.

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính:

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam là cách thức,

phương thức mà Nhà nước sử dụng để tác động vào hành vi xử sự của các

bên tham gia quan hệ quan hệ hành chính.

Ðặc trưng của phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là tính

mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ quyền uy - phục tùng giữa một

bên có quyền nhân danh nhà nước và ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với

bên có nghĩa vụ phục tùng.

quan HC xem xét hồ sơ -> chứng nhận kết hôn hoặc không nếu không

đủ điều kiện.

Ngoài ra, có những trường hợp phương pháp thoả thuận được áp dụng

trong quan hệ pháp luật hành chính, còn gọi là "quan hệ pháp luật hành chính

theo chiều ngang".

Khái niệm Luật Hành chính:Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

25

Page 26: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Luật Hành chính Việt Nam là tổng thể những quy phạm pháp luật điều

chỉnh những QHXH phát sinh trong quá trình cơ quan HCNN quản lý hành

chính trên tất cả các lĩnh vực; trong quá trình các cơ quan NN thực hiện

quản lý hành chính nội bộ; trong quá trình các cá nhân, tổ chức được trao

quyền quản lý HC theo quy định của pháp luật trên cơ sở phương pháp mệnh

lệnh phục tùng.

2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH - TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH - XỬ

LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Vi phạm hành chính

Khái niệm

Vi phạm HC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý

hoặc vô ý vi phạm các quy định của PL về quản lý NN mà không phải là tội

phạm, theo quy định của PL phải bị xử phạt HC.

Cấu thành của vi phạm hành chính

Cấu thành của vi phạm HC bao gồm: mặt chủ quan, mặt khách quan,

chủ thể và khách thể.

*Mặt chủ quan: gồm những dấu hiệu bên ngoài có thể nhìn thấy được,

nghe thấy được, nhận biết được, bao gồm:

*Mặt khách quan: gồm những dấu hiệu bên trong thể hiện thái độ tâm

lý của người vi phạm đối với hành vi trái PL nguy hiểm cho xã hội mà họ

thực hiện và với hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội. Các dấu hiệu bao

gồm: lỗi, động cơ và mục đích vi phạm.

*Chủ thể: bao gồm cá nhân, tổ chức

*Khách thể: là những quan hệ xã hội được PL bảo vệ và bị vi phạm HC

xâm hại tới. Đó là trật tự quản lý NN trên các lĩnh vực, là quyền và lợi ích

hợp pháp của cá nhân.

Trách nhiệm hành chính

Khái niệm

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

26

Page 27: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

- Theo nghĩa rộng: trách nhiệm HC là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

thực hiện đúng đắn các quyền hạn nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ trong quản

lý HCNN do Luật HC quy định.

- Theo nghĩa hẹp: trách nhiệm HC là là hậu quả mà các tổ chức cá

nhân phải gánh chịu khi thực hiện vi phạm HC đối với các cá nhân ,tổ chức

đó theo trình tự thủ tục do PL quy định bởi cơ quan NN, cán bộ công chức có

thẩm quyền.

Các hình thức xử phạt chính:

- Cảnh cáo:

- Phạt tiền:

- Trục xuất:

Hình thức xử phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm HC gây

ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi

trường,lây lan dịc bệnh do vi phạm HC gây ra.

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ VN hoặc buộc tái xuất hành hóa,vật

phẩm,phương tiện.

- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người,vật nuôi,cây

trồng,văn hóa phẩm độc hại.

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính:

- Mọi vi phạm HC phải đựơc phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ

ngay.Việc xử lý vi phạm HC phải được tiến hành nhanh chóng,công

minh,triệt để,mọi hậu quả do vi phạm HC gây ra được khắc phục theo đùng

quy định của PL.

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

27

Page 28: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

- Cá nhân,tổ chức bị xử phạt HC khi có vi phạm HC do PL quy định.Và

chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý HC khác nếu thuộc một trong các đối

tượng quy định trong Pháp lệnh 2002.

- Việc xử lý vi phạm HC phải được người có thẩm quyền tiến hành theo

đúng Luật định.

- Mỗi vi phạm HC chỉ bị xử phạt 1 lần. Nhiều người cùng thực hiện

hành vi vi phạm Hc thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực

hiện nhiều vi phạm HC thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

- Việc xử lý vi phạm HC phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi

phạm,nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ,tăng nặng để

quyết định hình thức,biện pháp xử lý thích hợp.

Không xử lý vi phạm HC trong các trương hợp thuộc tình thế

cấp thiết,phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm HC trong khi

đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức

hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

28

Page 29: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

CHƯƠNG VI

LUẬT DÂN SỰ - TỐ TỤNG DÂN SỰ

1. KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ

“LDS là một ngành luật độc lập trong hệ thống PL của nước cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: tổng hợp các quy phạm PLDS điều chỉnh

các quan hệ tài sản mang tính chất hành hóa tài sản và một số quan hệ khác

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

29

Page 30: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

thuộc quan hệ nhân thân trên cơ sở quyền tự địn đoạt,sự bình đẳng độc lập

giữ các chủ thể tham gia quan hệ đó”

Quan hệ Luật Dân Sự

Khái niệm :

“Quan hệ Luật DS là những quan hệ xã hội phát sinh từ những lợi ích vật

chất nhân thân được các quy phạm PLDS điều chỉnh.Trong đó,các bên

tham gia đều bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý.Quyền và nghĩa vụ

tương ứng của các bên được NN bảo đảm thực hiện”

Thành phần quan hệ PLDS:

Thành phần quan hệ pháp luật DS bao gồm : chủ thể , khách thể , nội dung .

Chủ thể :

Chủ thể QHPLDS là “người” tham gia vào quan hệ đó . Phạm vi “người”

tham gia vào PLDS bao gồm : cá nhân(công dân,người nước ngoài,người

không quốc tịch),pháp nhân ,hộ gia đình , tổ hợp tác và trong nhiều trường

hợp nhà nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với tư cách

là chủ thể đặc biệt của QHPLDS.

Khách thể :

“Khách thể là là cái mà các bên mong muốn đạt được khi

tham gia vào QHPLDS”

Nội dung QHPLDS:

“Nội dung QHPLDS là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của

các bên tham gia vào các quan hệ đó”

Căn cứ làm phát sinh.thay đổi,chấm dứt QHPLDS: là sự kiện pháp lý.

“ Sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của

chúng được PL gắn với sụ hình thành , thay đổi hoặc chấm dứt QHPLDS”

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

30

Page 31: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Phân loại : có 2 loại

+ Căn cứ vào thực định ( Điều 13,BLDS 2005)

+ Căn cứ vào khoa học pháp lý

2.MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ:

* Quyền sở hữu:

Khái niệm : “quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và

quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.”.

Nội dung của quyền sở hữu:

Quyền chiếm hữu : (Điều 182,BLDS2005)

- “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”.

Quyền sử dụng :

-Theo điều 192,BLDS 2005 quy định : “Quyền sử dụng là quyền khai thác

công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”

-Theo điều 193,BLDS 2005 quy định phần hạn chế của chủ sở hữu , đó là :

“nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà

nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”

Quyền định đoạt :

“Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ

bỏ quyền sở hữu đó.”(Điều 195,BLDS2005)

- Hạn chế quyền định đoạt : (Điều 199,BLDS 2005): năng lực hành vi của

chủ sở hữu không phù hợp hoặc tài sản đem bán là di tích lịch sử,văn hóa

NN có quyền ưu tiên mua.

2.1.3.Các hình thức sở hữu :

Theo quy định của BLDSVN2005 thì việc sở hữu có ba hình thức sau :

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

31

Page 32: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Sở hữu NN: là sở hữu mà trong đó NN là chủ sở hữu đối với

các tư liệu quan trọng của Quốc gia .

Sở hữu tập thể : là hình thức sở hữu của các hợp tác xã , các

tổ chức kinh tế tập thể khác được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự nguyện ,

dân chủ ,bình đẳng , cùng hưởng lợi , cùng chịu trách nhiệm.

Sở hữu tư nhân : là hình thức sở hữu cá nhân đối với tư liệu

sinh hoạt và thu nhập hợp pháp

Sở hữu chung : là sở hữu của nhiều người đối với tài sản

hoặc 1 khối tài sản chung.

Các loại hình thức sở hữu khác : Sở hữu của tổ chức chính

trị, tổ chức chính trị - xã hội; Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề

nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

* Quyền thừa kế :

Khái niệm :

-Quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm PL quy định trình tự dịch chuyển

tài sản của người chết cho nngười còn sống ( Theo nghĩa rộng)

Những quy định chung của PL về thừa kế :

Người để lại di sản : là những những cá nhân có quyền sở hữu

hợp pháp đối với tài sản và sau khi qua đời tài sản đó được dịch chuyển cho

những người còn sống theo ý chí của cá nhân hoặc theo ý chí của nhà làm

Luật. Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân.

Người thừa kế : là những người có quyền nhận di sản của

người chết để lại theo di chúc hoặc theo PL nếu họ đáp ứng được những

điều kiện để hưởng thừa kế ( người : cá nhân ,tổ chức…)

Di sản : là tài sản của người chết để lại cho người thừa kế sau

khi đã trừ đi nợ của người chết.

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

32

Page 33: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Người quản lý di sản : Người quản lý di sản là người được chỉ

định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.( khoản 1 ,

Đ638,BLDS05) . Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản là được quy

định cụ thể tại Đ638 ,639,640 ,BLDS05.

* Hợp đồng Dân Sự , trách nhiệm hợp đồng Dân Sự :

Hợp Đồng Dân Sự :

Khái niệm Hợp Đồng Dân Sự :

Theo Điều 388,BLDS 2005 quy định : “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận

giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân

sự.”

* Các loại hợp đồng thông dụng :(Sv tự nghiên cứu thêm)

1. Hợp đồng mua bán tài sản;( Điều 428-462,BLDS 2005)

2. Hợp đồng trao đổi tài sản ;( Điều 463-464, BLDS 2005)

3. Hợp đồng tặng cho tài sản; (Đ 465-470,BLDS 2005)

4. Hợp đồng vay tài sản; ( Đ 471- 479, BLDS 2005)

5. Hợp đồng thuê tài sản; ( Đ 480- 511, BLDS 2005)

6. Hợp đồng mượn tài sản; ( Đ 512 – 517, BLDS 2005)

7. Hợp đồng dịch vụ; ( Đ518 – 526, BLDS 2005)

8. Hợp đồng vận chuyển hành khách ; ( Đ527 – 546, BLDS 2005)

9. Hợp đồng gia công; (Đ547 – 558, BLDS 2005)

10. Hợp đồng gửi giữ tài sản; ( Đ 559 – 566, BLDS 2005)

11. Hợp đồng bảo hiểm; ( Đ567 – 580, BLDS 2005)

12. Hợp đồng uỷ quyền. ( Đ581 – 589, BLDS 2005).

Trách nhiệm DS do vi phạm hợp đồng :

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

33

Page 34: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

“Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ

việc không thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Người không thực

hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ đã được giao kết mà gây thiệt hại

cho người cùng giao kết, thì phải bồi thường thiệt hại cho người sau này.”

3.LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ :

Khái niệm Luật Tố tụng DS :

-“Luật tố tụng Ds là một ngành Luật độc lập trong hệ thống PLVN, bao gồm

tổng thể các quy phạm PL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa

án với những người tham gia tố tụng DS trong quá trình tòa án giải quyết

các vụ án DS”

3.2.Trình tự thủ tục giải quyết các vụ kiện DS :

* Khởi kiện-Khởi tố và thụ lý án DS

*Lập hồ sơ vụ án DS

*Hòa giải vụ án DS

* Xét xử sơ thẩm

*Xét xử phúc thẩm

*Thi hành án DS

* Giám đốc thẩm và tái thẩm

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

34

Page 35: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

CHƯƠNG VII :

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1.KHÁI NIỆM LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH :

Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình:

“Luật hôn nhân&gia đình là tổng thể những quy phạm về PL điều chỉnh các

quan hệ xã hội ( quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản )phát sinh trong lĩnh

vực hôn nhân và gia đình.

Những nguyên tác cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình :

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

35

Page 36: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Theo Điều 2 của PL Hôn nhân và gia đình quy định về những nguyên tắc cơ

bản của Luật Hôn nhân và gia đình gồm có :

1) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2) Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa

người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam

với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3) Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia

đình.

4) Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con

có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính

trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa

vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

5) Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con,

giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài

giá thú.

6) Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp

đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

2.NỘI DUNG PL HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH :

Kết hôn

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp

luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn (Luật hôn nhân và gia đình năm

2000 Điều 8 khoản 2).

Kết hôn thực sự là một giao dịch pháp lý long trọng mà việc xác lập phải

tuân theo những điều kiện được pháp luật quy định một cách chặt chẽ, chi tiết.

Quan hệ PL giữa vợ và chồng :

- Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau,

cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền

vững.

Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồngPháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

36

Page 37: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Quan hệ PL giữa cha mẹ và con:

- Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:(Điều 34,Luật HN&GĐ2000)

- Nghĩa vụ và quyền của con: ( Điều 35,luật HN&GĐ2000)

Con nuôi:

“ Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con

nuôi và người được nhận làm con nuôi , bảo đảm cho người đựơc nhận làm

con nuôi được trông nom , nuôi dưỡng , chăm sóc , giáo dục phù hợp với đạo

đức xã hội”(Đ67,Luật HN&GĐ2000)

Ly hôn :

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) ngay trong lúc

cả vợ và chồng đều còn sống”. Đây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép

thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng

hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác.

3.QUAN HỆ PL HÔN NHÂN GIA ĐÌNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Vấn đề này được quy định riêng trong Chương XI của luật HN&GĐ 2000 về

các vấn đề :

- Thẩm quyền giải quyết vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài

- Ly hôn có yếu tố nước ngoài

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

37

Page 38: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

CHƯƠNG VIII ( IX )

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

1.ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT

LAO ĐỘNG :

Đối tượng điều chỉnh của Luật lao động bao gồm hai nhóm quan hệ xã hội :

Quan hệ lao động , Các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động (phát sinh

trong quá trình sử dụng lao động).

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

38

Page 39: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

- Quan hệ lao động : là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao

động phát sinh trong quá trình tuyển chọn và sử dụng sức lao động của người

lao động.

- Các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động (phát sinh trong quá trình sử

dụng lao động).

Ngoài quan hệ lao động làm công ăn lương là quan hệ chủ yếu, Luật lao

động còn điều chỉnh một số quan hệ xã hội khác có liên quan chặt

chẽ với quan hệ lao động. Những quan hệ đó bao gồm :

+ Quan hệ về việc làm;

+ Quan hệ học nghề;

+ Quan hệ về bồi thường thiệt hại;

+ Quan hệ về bảo hiểm xã hội;

+ Quan hệ giữa người sử dụng lao động với tổ chức Công đoàn, đại diện của

tập thể

người lao động;

+ Quan hệ về giải quyết các tranh chấp lao động và các cuộc đình công;

+ Quan hệ về quản lý lao động.

* Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động :

- Nguyên tắc bảo vệ người lao động :

- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động:

- Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

2.NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG :

Việc làm :

Điều 13 : “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị

pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.

Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có

cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và

toàn xã hội”.

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

39

Page 40: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Học nghề :

“Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với

nhu cầu việc làm của mình.

Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp

luật được mở cơ sở dạy nghề . Chính phủ ban hành quy định về việc mở

các cơ sở dạy nghề”(Đ 20 – Luật Lao Động)

Hợp đồng lao động :

‘Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người

sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và

nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”(Đ 26- Luật lao Động)

Thoả ước lao động tập thể

“Thoả ước lao động tập thể (gọi tắt là thoả ước tập thể) là văn bản

thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều

kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong

quan hệ lao động.

Thoả ước tập thể do đại diện của tập thể lao động và người

sử dụng lao động thương lượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình

đẳng và công khai.

Nội dung thoả ước tập thể không được trái với các quy định của

pháp luật lao động và pháp luật khác.

Nhà nước khuyến khích việc ký kết thoả ước tập thể với những quy

định có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao

động.”(Đ 44- Luật Lao động )

Tiền lương :

“Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng

lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

40

Page 41: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối

thiểu do Nhà nước quy định.”( Đ 55 – Luật Lao Động )

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc được chuyển vào tài khoản của người

lao động. Không được trả bằng sản phẩm thay cho tiền.

Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi :

- Thời giờ làm việc :

Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành

lao động theo quy định của pháp luật, theo thoả ước lao động tập thể hoặc

theo hợp đồng lao động.

- Thời giờ làm thêm, thời giờ làm việc ban đêm :

Thời gian làm thêm giờ là do có yêu cầu của người sử dụng lao động

mà số thời gian làm việc vượt quá số giờ tiêu chuẩn đã được ấn định.

- Thời giờ nghỉ ngơi :

Thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian người lao động không phải thực hiện

nghĩa vụ lao động của mình

Bảo hiểm xã hội :

Bảo hiểm xã hội là một chế định bảo vệ người lao

động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử

dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật

chất cho người được bảo hiểm trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập

bình quân do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi

lao động hoặc khi chết và suy yếu sức khỏe theo quy định của Pháp Luật

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

41

Page 42: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

CHƯƠNG IX Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

42

Page 43: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

LUẬT HÌNH SỰ - TỐ TỤNG HÌNH

SỰ

1. KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ

Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát

sinh giữa Nhà Nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.

Phương pháp điều chỉnh

Luật hình sự sử dụng phương pháp quyền uy để điều chỉnh các quan hệ

pháp luật hình sự.

Định nghĩa:

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

43

Page 44: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), bao gồm hệ thống

những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi

nguy hiểm cho xã hội nào bị coi là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt

đối với những tội phạm ấy.

2. TỘI PHẠM

Định nghĩa

“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS

do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý

xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc xâm

phạm chế độ chính trị (thay chế độ XHCN), chế độ kinh tế nền văn hoá quốc

phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ

chức, xâm phạm tính mạng sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các

quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân xâm phạm những lĩnh vực khác

của trật tự pháp luật XHCN”

Đặc điểm của tội phạm

Từ định nghĩa, tội phạm có những đặc điểm sau :

Tính nguy hiểm cho xã hội

Tính có lỗi .

Tính trái PLHS

Tính phải chịu hình phạt

Phân loại tội phạm

Tại K2, Điều 8 BLHS chia tội phạm thành 4 loại:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng

+ Tội phạm nghiêm trọng

+ Tội phạm rất nghiêm trọng

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Cấu thành tội phạm :

*Định nghĩa :Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

44

Page 45: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Cấu thành tội phạm là những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho 1

loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật HS

* Các yếu tố cấu thành tội phạm :

- Khách thể của tội phạm

- Mặt khách quan của tội phạm

- Chủ thể của tội phạm

- Mặt chủ quan của tội phạm

3.HÌNH PHẠT VÀ CÁC LOẠI HÌNH PHẠT

Khái niệm :

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước

nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.

Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định.

Các loại hình phạt cụ thể :

Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và

có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Các loại tội phạm cụ thể trong Luật HS ( tự tìm hiểu )

4.LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ :

Luật tố tụng HS là một ngành Luật độc lập trong hệ thống PLVN , bao

gồm tổng hợp các quy phạm PL điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa những

người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình khởi

tố , diều tra , truy tố và xét xử và chấp hành án hình sự

Các giai đoạn của tố tụng HS :

- Khởi tố vụ án

- Điều tra vụ án HS

- Xét xử sơ thẩm vụ án HS

- Xét xử phúc thẩm

- Thi hành bản án và quyết định của tòa án có hiệu lực PL

- Giám đốc thẩm , tái thẩm Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

45

Page 46: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

CHƯƠNG XPháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

46

Page 47: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT

QUỐC TẾ

1.KHÁI NIỆM LUẬT QUỐC TẾ :

Định nghĩa Luật QT:

LQT là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm PL , được các quốc gia và các

chủ thể khác của LQT thỏa thuận tạo dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình

đẳng , nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ

thể đó trong mọi lĩnh vực đời sống QT.

Chủ thể LQT :

Khoa học LQT xác định quốc gia là chủ thể truyền thống và phổ biến

của LQT . Trong quan hệ PLQT hiện đại , ngoài quốc gia là chủ thể chủ yếu

của LQT , còn có các chủ thể khác cũng được thừa nhận là chủ thể của LQT

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

47

Page 48: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

bao gồm : các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết

và các tổ chức QT liên quốc gia

2.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA LQT :

Vấn đề điều ước QT :

Điều ước QT là văn bản pháp lý QT do các chủ thể LQT thỏa

thuận hoặc xây dựng nên trên cơ sở bình đẳng nhằm để ấn định , thay đổi ,

chấm dứt các QHQT

Điều ước QT được coi là nguồn cơ bản của LQT vì tuyệt đại bộ

phận quy phạm của LQT đều nằm trong điều ước QT và do các quốc gia xây

dựng nên

Vấn đề lãnh thổ:

Có hai loại lãnh thổ : đó là lãnh thổ quốc gia , lãnh thổ QTvà lãnh thổ quốc

gia sử dụng QT

Vấn đề về dân cư :

Dân cư là tổng thể những người dân sống trên lãnh thổ 1 quốc gia nhất định

và phải tuân theo PL của chính quốc gia đó .

Vấn đề Luật ngoại giao và lãnh sự :

Đây là một ngành luật độc lập trong hệ thống PLQT gồm tổng thể những

nguyên tắc , quy phạm điều chỉnh quan hệ ngoại giao và lãnh sự phát sinh

giữa các chủ thể của Luật QT với nhau

Tổ chức Quốc Tế :

Tổ chức QT là thực thể liên kết các quốc gia và các chủ thể khác của

Luật QT , hình thành trên cơ sở điều ước QT , có quyền năng chủ thể của

LQT , có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng

mục đích , tôn chỉ của tổ chức đó

Các tổ chức QT :

Liên Hiệp Quốc :

- Liên Hiệp Quốc được thành lập trên cơ sở Hiến Chương Liên hợp

quốc ngày 24/10/1945 . có 191 nước thành viên . Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

48

Page 49: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

Tổ Chức thương mại TG ( WTO )

Tổ chức được thành lập ngày 1/1/1995 , là một tổ chức QT độc lập ,

tính đến 27/07/2007 thì tổ chức có 151 thành viên , Việt Nam là một trong

những thành viên của tổ chức này .

Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)

Hiệp hội được thành lập trên cơ sở tuyên bố Băng Cốc 8/8/1967 . Hiện

nay ASEAN có 10 thành viên

CHƯƠNG XIPháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

49

Page 50: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. KHÁI NIỆM PHÁP CHẾ

“Pháp chế là một chế độ pháp luật trong đó yêu cầu, đòi hỏi các cơ quan

nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, mọi

công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phải đấu

tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp

luật. Pháp chế là nguyên tắc trong tổ chức, hoạt động của mọi cơ quan, tổ

chức, là nguyên tắc trong hành vi xử sự của công dân. Ngắn gọn hơn, pháp

chế là một chế độ xã hội mà ở đó mọi chủ thể đều sống và làm việc theo pháp

luật”.

2. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA

- Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật.

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

50

Page 51: Bài Giảng Môn Pháp Luật Đại Cương

- Bảo đảm tính thống nhất của Pháp chế trên quy mô toàn quốc

- Bảo đảm và bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Các cơ quan xây dựng Pháp Luật , tổ chức thực hiện và bảo vệ Pháp

Luật phải hoạt động một cách tích cực , chủ động và có hiệu quả

- Không tách rời công tác xây dựng củng cố pháp chế với nâng cao trình

độ văn hoá cho toàn dân.

3. NHỮNG ĐẢM BẢO ĐỐI VỚI PHÁP CHẾ

- Một là, những bảo đảm kinh tế ngày càng phát triển theo hướng thống

nhất , năng suất lao động tăng , nâng cao mức sống , thỏa mãn nhu cầu vật

chất của nhân dân lao động .

- Hai là, những bảo đảm chính trị và các thể chế chính trị , sự lãnh đạo của

Đảng Cộng Sản đối với NN và hệ thống chính trị thống nhất

- Ba là, những bảo đảm tư tưởng đối với pháp chế , giúp ý thức pháp luật của

nhân dân ngày càng phát triển

- Bốn là, những bảo đảm pháp lý đối với pháp chế giúp nhân dân tham gia

vào công tác pháp chế ngày càng đầy đủ

- Năm là, hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước và tổ chức

xã hội

4. TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XHCN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN

NAY

- Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật

- Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật:

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật

- Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước và tư pháp:

- Sự lãnh đạo của Đảng nhằm tăng cường pháp chế XHCN

Pháp luật đai cương Giảng viên : Mai Phöông Thuùy

51