DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi...

51
Y BAN NHÂN DÂN TNH NINH THUN SGIAO THÔNG VN TI DÁN ĐIU CHNH QUY HOCH PHÁT TRIN NGÀNH GIAO THÔNG VN TI TNH NINH THUN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 837GT1 COÂNG TY COÅ PHAÀN TÖ VAÁN THIEÁT KEÁ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI PHÍA NAM ÑC: 92 Nam Kyø Khôûi Nghóa, Quaän 1, TP Hoà Chí Minh; ÑT: 38299988, 38242089; Fax: (848)38292661; Email:tedisouth@hcm.vnn.vn; http://www.tedisouth.com

Transcript of DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi...

Page 1: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

DỰ ÁN

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN

NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

837GT1

COÂNG TY COÅ PHAÀN TÖ VAÁN THIEÁT KEÁ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI PHÍA NAMÑC: 92 Nam Kyø Khôûi Nghóa, Quaän 1, TP Hoà Chí Minh; ÑT: 38299988, 38242089;Fax: (848)38292661; Email:[email protected]; http://www.tedisouth.com

Page 2: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÍA NAM

DỰ ÁN

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN

NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Chủ nhiệm lập quy hoạch : Hoàng Thị Niệp

QLCL : Nguyễn Ngọc Lân Phòng Tuyến - Ga : Mạc Đăng Tùng XNTVTK CTGT Sắt Bộ : Phạm Quang Huy

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÍA NAM

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 09 NĂM 2017

Page 3: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 1

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 4 

1.1 TÊN DỰ ÁN QUY HOẠCH 4 

1.2 SỰ CẦN THIẾT, TÍNH CẤP BÁCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA QUY HOẠCH 4 

1.2.1 Sự cần thiết, tính cấp bách của quy hoạch .................................................................. 4 

1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn của quy hoạch ................................................................................. 5 

1.3 CĂN CỨ PHÁP LÝ 6 

1.4 PHẠM VI, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH 7 

1.5 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH 7 

1.5.1 Mục tiêu ....................................................................................................................... 7 

1.5.2 Nhiệm vụ quy hoạch ................................................................................................... 8 

PHẦN 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT VÀ BẾN THỦY NỘI ĐỊA TỈNH NINH THUẬN 9 

2.1 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN 9 

2.1.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 9 

2.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội ......................................................................................... 10 

2.2 HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT VÀ BẾN THỦY NỘI ĐỊA TỈNH NINH THUẬN 13 

2.2.1 Tổng quan về hệ thống giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận ..................................... 13 

2.2.2 Hiện trạng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt .......................... 14 

2.2.3 Hiện trạng mạng lưới bến thủy nội địa ..................................................................... 14 

2.2.4 Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải ...................................................................... 15 

2.2.5 Tình hình trật tự an toàn giao thông .......................................................................... 18 

2.2.6 Đánh giá chung .......................................................................................................... 19 

2.2.7 Những khó khăn, hạn chế .......................................................................................... 20 

Page 4: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 2

PHẦN 3: DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỘNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 21 

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 21 

3.1.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ...................................................................... 21 

3.1.2 Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội. ............................................................... 22 

3.1.3 Các quy hoạch, chiến lược có liên quan. ................................................................... 23 

3.2 DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI CHI TIẾT CHO VẬN TẢI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỘNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 26 

3.2.1 Căn cứ lập dự báo ...................................................................................................... 26 

3.2.2 Mô hình dự báo, phương pháp dự báo. ..................................................................... 26 

3.2.3 Dự báo nhu cầu vận tải hành khách hệ thống xe buýt . ............................................ 26 

PHẦN 4: ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 30 

4.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 30 

4.1.1 Quan điểm phát triển ................................................................................................. 30 

4.1.2 Mục tiêu phát triển .................................................................................................... 30 

4.2 ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 31 

4.2.1 Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ......... 31 

4.2.2 Quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ xe buýt, .............................................. 39 

4.2.3 Quy hoạch bến thủy nội địa ...................................................................................... 40 

4.2.4 Nhu cầu quỹ đất ......................................................................................................... 41 

4.2.5 Nhu cầu vốn đầu tư ................................................................................................... 41 

4.2.6 Bảo vệ môi trường trong quy hoạch .......................................................................... 42 

PHẦN 5: CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 46 

Page 5: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 3

5.1 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 46 

5.1.1 Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe buýt, bến thủy nội địa: ........................................................................................................ 46 

5.1.2 Đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông: ............................................ 46 

5.1.3 Tăng cường, nâng cao chất lượng dịch vụ: ............................................................... 46 

5.1.4 Tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng đối với đơn vị tham gia: .............. 47 

5.1.5 Giải pháp về thông tin truyền thông: ......................................................................... 47 

5.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 47 

5.2.1 Sở Giao thông Vận tải: .............................................................................................. 47 

5.2.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư và sở Tài Chính: .................................................................. 48 

5.2.3 UBND các huyện, thành phố: ................................................................................... 48 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 

Page 6: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 4

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÍA NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------oOo------- --------oOo-------

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 9 năm 2017

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 TÊN DỰ ÁN QUY HOẠCH

Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.

1.2 SỰ CẦN THIẾT, TÍNH CẤP BÁCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA QUY HOẠCH

1.2.1 Sự cần thiết, tính cấp bách của quy hoạch

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía đông giáp Biển Đông.

Hệ thống GTVT là một bộ phận cấu thành quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng. Với chức năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách phục vụ cho sự phát triển của các ngành kinh tế - xã hội và của nhân dân, GTVT giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội mà còn là yếu tố quan trọng để đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng.

Quy hoạch phát triển GTVT là một cơ sở, căn cứ quan trọng và được coi là yêu cầu tất yếu khách quan để Nhà nước quản lý vĩ mô đối với toàn bộ hoạt động của ngành GTVT trong sự cân đối với các ngành kinh tế khác. Ngoài ra, nó còn phục vụ cho quá trình xây dựng các chương trình, kế hoạch trung hạn và ngắn hạn của ngành, định hướng cho các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành lập dự án đầu tư, là cơ sở triển khai các dự án hợp tác quốc tế, khu vực, thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT từ bên ngoài.

Page 7: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 5

UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 02/7/2013 về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành GTVT tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 2944/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các tuyến đường giao thông trong Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm từng bước tạo ra một hệ thống GTVT đồng bộ và liên thông có khả năng thỏa mãn bền vững, nhanh chóng, thuận tiện và đạt hiệu quả cao nhu cầu vận chuyển ngày càng gia tăng và đa dạng hóa phục vụ chiến lược phát triển về kinh tế - xã hội của Ninh Thuận là tỉnh “Nông nghiệp – Ngư nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ, du lịch” có mức tăng trưởng tiên tiến trong cả nước, đảm bảo kết hợp giữa kinh tế với an ninh và quốc phòng, chú trọng vùng sâu, miền núi, vùng kinh tế sản xuất, phát triển du lịch.

Hiện nay, kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, do đó nhu cầu đi lại để sinh hoạt, lao động hàng ngày của nhân dân ngày càng tăng cao, nhất là từ trung tâm tỉnh lỵ đến các huyện và các trung tâm công nghiệp đang hình thành. Tuy nhiên, đa số người dân đang sử dụng các phương tiện mô tô cá nhân, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn và tốn kém cho cá nhân và xã hội. Vì vậy, rất cần có một quy hoạch phát triển mạng lưới hàng khách công cộng trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ sự đi lại thuận tiện, an toàn, với chi phí thấp, từ trung tâm tỉnh đến các huyện cũng như nội thành Phan Rang – Tháp Chàm, hạn chế phương tiện cá nhân.

Về quy hoạch bến thủy nội địa, với chiều dài 105 km, tỉnh rất có điều kiện để phát triển một số cảng, bến thủy nội địa để hòa vào hệ thống giao thông của tỉnh. Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch của tỉnh có bước tăng trưởng cao, lượng du khách đến tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng đông, trong đó nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải thủy trên các vùng biển gần bờ để phục vụ du khách ngắm san hô, câu cá, thưởng thức các món ăn hải sản trên biển, … phát triển nhanh. Trước nhu cầu của thực tiễn, để hoạt động thủy nội địa trên địa bàn tỉnh vào nề nếp, đúng quy định và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động thủy nội địa, đồng thời làm cơ sở định hướng cho việc phát triển dịch vụ vận tải thủy nội địa đồng bộ, hiệu quả, khoa học, cần thiết bổ sung quy hoạch tổng thể các bến thủy nội địa.

1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn của quy hoạch

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Page 8: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 6

Nâng cao năng lực, chất lượng của hệ thống giao thông vận tải đáp ứng được nhu cầu đi lại cũng như nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

1.3 CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH 12 ngày 13/11/2008);

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/6/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

- Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

- Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung đến năm 2020;

- Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;

- Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;

- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch giao thông đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 3446/QĐ-BGTVT ngày 04/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020;

- Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 02/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2944/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các tuyến đường giao thông trong Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 12/4/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt danh mục dự án quy hoạch năm 2017;

- Quyết định 1221/QĐ-UBND của tỉnh Ninh Thuận ngày 23/6/2017 về Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án điều chỉnh

Page 9: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 7

quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản xuất chủ yếu;

- Thông tư liên tịch số 02/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc Hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp Tỉnh.

- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu.

- Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 7/11/2014 của Bộ GTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô đường bộ;

- Công văn số 4428/UBND-KT ngày 01/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh;

- Công văn số 5131/UBND-KT ngày 19/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc bổ sung quy hoạch bến thủy nội địa và tham mưu quy định quản lý hoạt động nhà hàng nổi trên địa bàn tỉnh.

1.4 PHẠM VI, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH

- Phạm vi: Trên địa bàn thành tỉnh Ninh Thuận.

- Thời kỳ lập quy hoạch: Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

1.5 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH

1.5.1 Mục tiêu

- Phát triển hợp lý mạng lưới giao thông vận tải.

- Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.

- Phân kỳ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.

- Phát triển mạng lưới vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, vận tải hànhkhách công cộng bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi.

- Xây dựng các nhóm giải pháp quản lý hệ thống giao thông vận tải.

Page 10: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 8

- Đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.

1.5.2 Nhiệm vụ quy hoạch

- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện giao thông khác (nếu có).

- Điều tra về cơ cấu các loại phương tiện vận tải, tỷ trọng đáp ứng nhu cầu trong hiện tại.

- Điều tra về nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách.

- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu các điều kiện, định hướng phát triển và dự báo nhu cầu vận tải hành khách.

- Nghiên cứu đề xuất phương án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và bến thủy nội địa vào Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030.

- Đề xuất các cơ chế, giải pháp để triển khai thực hiện quy hoạch phù với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

Page 11: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 9

PHẦN 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT VÀ BẾN THỦY NỘI ĐỊA TỈNH NINH THUẬN

2.1 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía đông giáp biển Đông.

Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện. Tp.Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp.Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách Tp.Nha Trang 105 km và cách Tp.Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.

2.1.1.2 Đất đai và địa hình

Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 1.825 ha; đất làm muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng.

Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam, với 3 dạng địa hình: Núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

2.1.1.3 Khí hậu và thủy văn

Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700-800 mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100 mm ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2. Tổng lượng nhiệt 9.500-10.000oC. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12-8 năm sau.

Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước.

Page 12: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 10

2.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Địa giới hành chính

Ninh Thuận đã tăng lên 7 đơn vị hành chính trực thuộc (1 thành phố: Phan Rang

– Tháp Chàm và 6 huyện: Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Thuận Nam, với 65 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 phường, 3 thị trấn và 47 xã).

Ðơn vị hành chính cấp Huyện

Thành phố

Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện

Phan Rang - Tháp Chàm

Bác Ái Ninh Hải

Ninh Phước

Ninh Sơn

Thuận Bắc

Thuận Nam

Diện tích (km²)

78,9 1.030,90 215,25 341,03 770,58 319.93 564,53

Dân số(người)

161.730 24.304 89.420 135.146 71.432 37.769 54.768

Mật độ dân số (người/km²)

2050 24 415 396 93 118 97

Số đơn vị hành chính

15 phường và 1 xã

9 xã 1 thị trấn và 8 xã

1 thị trấn và 8 xã

1 thị trấn và 7 xã

6 xã 8 xã

Năm được công nhận

2007 2000 1992 1992 1992 2005 2009

Nguồn: Website tỉnh Ninh Thuận

2.1.2.2 Dân số

Dân số trung bình năm 2016 có 601,32 ngàn người. Mật độ dân số trung bình 169 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 78%, dân tộc Chăm chiếm 12%, dân tộc Răglây chiếm 9%, còn lại là các dân tộc khác.

Dân số trong độ tuổi lao động có 365.700 người, chiếm khoảng 64%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 40%. Cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 51,99% , công nghiệp xây dựng chiếm 15%, khu vực dịch vụ chiếm 33,01%.

Với nguồn lao động dồi dào trên sẽ đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Page 13: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 11

2.1.2.3 Hiện trạng kinh tế - xã hội

Theo cục thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2016, hiện trạng kinh tế - xã hội của tỉnh như sau:

Về kinh tế

Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì ổn định, một số ngành, lĩnh vực đạt kết quả đáng ghi nhận; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 1.990 tỷ đồng, tăng 7,6% kế hoạch; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 80,2 triệu USD; 4/6 chỉ tiêu không đạt: tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,6%; thu nhập bình quân đầu người 30,3 triệu đồng; cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,6%, công nghiệp-xây dựng chiếm 20,4%, dịch vụ chiếm 41%và tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 8.320 tỷ đồng.

Nông lâm, ngư nghiệp, trọng tâm chỉ đạo công tác chống hạn đạt mục tiêu đề ra. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 8.994 tỷ đồng, tăng 6,2%, trong đó nông, lâm nghiệp tăng 3,2%, thủy sản tăng 9,3%; sản xuất nông nghiệp được phục hồi và có tăng trưởng, tổng diện tích gieo trồng 78.593 ha, vượt 1,6% kế hoạch, tăng 11,9% cùng kỳ; chuyển đổi 2.038 ha đất lúa sang các cây trồng cạn, tiêu thụ ít nước, vượt 32,7% kế hoạch. Trong năm đã xảy ra 33 vụ, làm cháy 24,34 ha rừng, thiệt hại không đáng kể; phát hiện 1.073 vụ vi phạm lâm luật, tăng 23,8%, đã xử lý 968 vụ, tịch thu 334,7m3 và 357 phương tiện các loại, nộp ngân sách hơn 2.491 triệu đồng. Trồng mới 94 ha rừng tập trung; chăm sóc 868,7 ha và giao khoán, bảo vệ 67.081 ha rừng. Về thủy sản, sản lượng khai thác tăng cao, đạt 83.800 tấn, tăng 11% so cùng kỳ; sản xuất tôm giống được phục hồi, sản lượng ước đạt 21,8 tỷ con, tăng 11,8% so cùng kỳ.

Công nghiệp - xây dựng: Sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, tăng trưởng thấp, giá trị sản xuất ước đạt 86,2% kế hoạch, tăng 4,2% so cùng kỳ.

Các ngành Dịch vụ: Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 8.450 tỷ đồng, tăng 11,9% so cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 15.731 tỷ đồng, tăng 13,3% so cùng kỳ. Lượng du khách đến tỉnh tăng khá, đã thu hút trên 1,7 triệu lượt khách, tăng 13,3% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế tăng khá. Dịch vụ vận tải hành khách công cộng được duy trì, năng lực vận tải được đầu tư mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân; khối lượng luân chuyển hành khách tăng 19%, luân chuyển hàng hóa tăng 15%.

Page 14: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 12

Hoạt động xuất khẩu chuyển biến tích cực, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 80,2 triệu USD, vượt 14,6% kế hoạch, tăng 33,4% so cùng kỳ, trong đó xuất khẩu hạt nhân điều tăng mạnh, ước đạt 43,73 triệu USD, tăng 68,1%, thủy sản đạt 35,16 triệu USD, tăng 18% cùng kỳ, nhờ giá tiêu thụ tăng, thị trường ổn định và có nhiều hợp đồng mới.

Thu, chi ngân sách và hoạt động ngân hàng: Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 2.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,2% cùng kỳ, trong đó thu nội địa ước đạt 1.990 tỷ đồng, vượt 7,6% kế hoạch năm và tăng 16,4% cùng kỳ, hầu hết các khoản thu đều đạt và vượt kế hoạch.

Đầu tư phát triển: Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 8.320 tỷ đồng, bằng 94,8% cùng kỳ, trong đó ngân sách nhà nước đạt 2.780 tỷ đồng, chiếm 33,4%, vốn các thành phần kinh tế và dân cư đạt 5.540 tỷ đồng, chiếm 66,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể: Hoạt động doanh nghiệp và kinh tế tập thể tiếp tục có chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tăng khá; đã chuyển đổi 15 hợp tác xã, nâng tổng số 60/60 hợp tác xã đang hoạt động đã hoàn thành việc chuyển đổi;giải quyết 184 hồ sơ doanh nghiệp đăng ký qua mạng, đạt 12,7% số hồ sơ đăng ký, vượt 2,7% so với chỉ tiêu Chính phủ quy định.

Về xã hội

Đào tạo nghề cho 8.572 lao động; mức giảm tỷ lệ sinh ước 0,2%; mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ước 1%; giải quyết việc làm mới 16.040 lao động; tỷ lệ hộ nghèo đạt mục tiêu đề ravà tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 79,5%.

Giáo dục và Đào tạo: Năm học 2015-2016, quy mô học sinh các cấp được duy trì; kết quả tốt nghiệp hệ THPT và giáo dục thường xuyên đều tăng. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì, có 63/65 xã, phường (96,9%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 63/65 xã phường và 5/7 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn mầm non cho trẻ 5 tuổi. Năm học mới 2016-2017 quy mô học sinh các cấp được ổn định; huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 98,7%. Tổ chức đào tạo nghề cho 8.572 học viên, tăng 5,6%; trong đó, trung cấp nghề và cao đẳng nghề 947 học viên, sơ cấp và dạy nghề thường xuyên 7.625 học viên; đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.622 người, bằng cùng kỳ năm trước; các trường Trung cấp chuyên nghiệp đang đào tạo 1.033 học viên, trường Cao đẳng sư phạm đào tạo 1.061

Page 15: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 13

giáo sinh và Phân hiệu Đại học Nông lâm đang đào tạo 976 sinh viên, trong đó tuyển mới 119 sinh viên.

Lao động, việc làm và các chính sách xã hội: Công tác giải quyết việc làm triển khai đạt kết quả, đã giải quyết việc làm mới cho 16.040 lao động, đạt 103,5% kế hoạch, trong đó lao động làm việc ngoài tỉnh 9.543 người, chiếm 59,4%. Xuất khẩu lao động tuy có chuyển biến mạnh, có 103 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 85,8% kế hoạch năm và tăng hơn 2 lần so cùng kỳ. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm, đã tổ chức tặng 71.034 suất quà/1,9 tỷ đồng cho trẻ em, trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật và trao 417 suất học bổng/338 triệu đồng cho các em học sinh nghèo vượt khó.

2.2 HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT VÀ BẾN THỦY NỘI ĐỊA TỈNH NINH THUẬN

2.2.1 Tổng quan về hệ thống giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có các phương thức vận tải sau: vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường biển. Trong đó vận tải đường bộ chiếm 98%, vận tải đường sắt và đường biển chiếm 2% vận tải toàn tỉnh.

Mạng lưới giao thông tỉnh Ninh Thuận trong những năm gần đây đã dần được hoàn chỉnh, các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 27 đã có đường tránh xuyên tâm vào thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Tổng quan về mạng lưới giao thông tỉnh Ninh thuận:

Đường bộ:

- Đường quốc lộ: có 3 tuyến đi qua là quốc lộ 1A, quốc lộ 27, quốc lộ 27B với chiều dài 174,5km;

- Đường tỉnh: gồm 10 tuyến từ (701 – 710) với chiều dài là 322,54km;

- Đường đô thị: gồm có 191 tuyến với chiều dài 143,836km;

- Đường huyện: gồm 25 tuyến với tổng chiều dài 214,134km;

- Đường GTNT: có tổng chiều dài 345,134km.

Đường sắt: có trục đường sắt thống nhất chạy qua với chiều dài 67km và có 5 ga: Ca Rôm, Phước Nhơn, Tháp Chàm, Hòa Trinh, Cà Ná.

Đường biển:gồm có 3 cảng cá, Đông Hải với cầu tàu dài 265m, Cà Ná dài 200m, cảng Ninh Chữ với cầu tàu dài 120m và bến cá Mỹ Tân. Các cảng

Page 16: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 14

này đều dùng để phục vụ tàu đánh bắt cá và tàu du lịch, các cảng đều có quy mô nhỏ không đủ khả năng đón nhận tàu có công suất lớn.

2.2.2 Hiện trạng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

2.2.2.1 Mạng lưới xe buýt

Hiện nay công ty TNHH vận tải Lộc Phát đã được UBND tỉnh cho phép thực hiện đầu tư khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên 04 tuyến gồm:

- Tuyến số 01: Phan Rang – Ninh Sơn 07 xe.

- Tuyến số 03: Phan Rang – Vĩnh Hy 03 xe.

- Tuyến số 04: Phan Rang – Cà Ná 04 xe.

- Tuyến số 06: Phan Rang – Phước Dinh 01 xe.

Phương tiện tham gia hoạt động bằng xe buýt tính đến nay gồm có 16 xe trong đó 15 xe hoạt động và 1 xe dự phòng.

Tổng số chuyến xe chạy của các tuyến trong ngày như sau:

- Tuyến số 01: 21 chuyến/ ngày so với Đề án 30 chuyến/ ngày.

- Tuyến số 03: 09 chuyến/ ngày so với Đề án 16 chuyến/ ngày.

- Tuyến số 04: 08 chuyến/ ngày so với Đề án 20 chuyến/ ngày.

- Tuyến số 06: 05 chuyến/ ngày so với QĐ 16 chuyến/ ngày.

2.2.2.2 Vận tải

Các tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ yếu vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại từ các huyện như huyện Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Phước... vào thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và ngược lại. Trước khi rời thành phố đi tới các huyện, lộ trình các tuyến đều đi qua các tuyến đường chính và các điểm thu hút lớn trong thành phố như bệnh viện Phan Rang, chợ Phan Rang... để gom khách. Tuy nhiên do không được trợ giá từ nhà nước, giá vé cao, phương tiện xuống cấp và do đường xá xấu... nên lượng hành khách sử dụng xe buýt ngày càng giảm, không thu hút người dân đi xe buýt, có chuyến chỉ có khoảng từ 7 đến 10 hành khách trên xe. Trong năm 2016 tất cả các tuyến vận chuyển được 1.903.503 hành khách chỉ mới đáp ứng được 1% nhu cầu đi lại ở khu vực thu hút.

2.2.3 Hiện trạng mạng lưới bến thủy nội địa

Với chiều dài 105 km bờ biển, tỉnh rất có điều kiện để phát triển một số cảng, bến thủy nội địa để hòa vào hệ thống giao thông của tỉnh, hệ thống giao thông

Page 17: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 15

đường thủy đã được đề cập nhiều lần nhưng vẫn chưa có điều kiện đầu tư phát triển nên hầu như chưa thấy sự phát triển.

Tại khu vực Vĩnh Hy: Hiện có 03 cầu tàu nổi (trong đó có 01 cầu tàu làm bằng gỗ đã xuống cấp với chiều dài 40m, rộng 1m do Doanh nghiệp tự xây dựng và 02 cầu tàu bê tông cốt thép với chiều dài khoảng 50m, rộng 1.5m do Công ty Phát Hoàng Long và Vườn Quốc gia Núi Chúa xây dựng, quản lý) phục vụ cho việc neo đâu tàu thuyền (tàu đáy kính, tàu tuần tra, tàu cá, …) và khách du lịch tham quan Vịnh Vĩnh Hy.

Tại khu vực Bãi Kinh: Hiện có 01 đường dẫn tạm (đường đất, đá) do Công ty TNHH Thành Trung thực hiện (chiều dài khoảng 70m, rộng 8m, tọa lạc ngay trước khu vực Trạm Biên phòng Bãi Kinh), công trình thực hiện chưa hoàn thiện nên chưa đưa vào khai thác sử dụng để phục vụ cho việc neo đậu tàu thuyền.

Về hệ thống cảng, bến thủy nội địa hiện nay trên toàn tỉnh Ninh Thuận có 4 cảng chỉ phục vụ cho việc đánh bắt thủy sản, trong đó Cảng cá Ninh chữ (Khánh hội) đang xin cấp lên cảng hàng hóa. Ngoài ra, còn có 1 cảng vận chuyển hàng hóa – cảng muối Cà Ná do cục trưởng cục hàng hải Việt Nam ra Quyết định công bố, 01 Bến thủy nội địa mới hình thành của công ty TNHHTM & DL Hoàn cầu và được sở GTVT cấp phép hoạt động, chủ yếu phục vụ khách du lịch tham quan trong vùng Vịnh dọc biển Vĩnh Hy. Sông suối Ninh Thuận ít lại hay bị hạn không có nước nên không có bến sông, cũng như bến khách ngân sông.

2.2.4 Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải

2.2.4.1 Hoạt động khai thác vận tải đường bộ

Từ Ninh Thuận giao lưu được với các tỉnh phía Nam và các tỉnh miền trung, miền bắc bằng đường quốc lộ 1, có thể giao lưu với tỉnh Lâm Đồng, với Tây Nguyên bằng quốc lộ 27 và có quốc lộ 27B nối Ninh Thuận với Khánh Hòa.

Mạng lưới tuyến xe khách nội tỉnh và liên tỉnh của tỉnh Ninh Thuận được trình bày cụ thể ở bảng dưới

Vận tải hành khách: đặc điểm nổi bật của các tuyến xe khách nội tỉnh cũng như liên tỉnh của tỉnh Ninh Thuận là đều xuất phát tại trung tâm của tỉnh là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Tổng khối lượng vận chuyển hành khách của tỉnh trong năm 2016 là: 2.615.000 hành khách với lượng luân chuyển là 366.572.000 HK.km

Page 18: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 16

Vận tải hàng hóa: đoàn phương tiện vận tải đường bộ của Ninh Thuận chủ yếu là ô tô. Trong những năm qua ô tô tải có xu hướng tăng về số lượng để đáp ứng nhu cầu vận chuyên hàng hóa ngày một tăng của tỉnh.

Vận tải bằng ô tô là một ưu thế hơn hẳn cá phương thức vận tải khác đó là vận chuyển một cách triệt để, có thể vận chuyển từ cửa đến cửa, từ kho đến kho nên mạng lưới vận tải bằng ô tô rộng khắp, ở đâu có đường cho ô tô chạy là ở đó phương thức vận tải bằng ô tô được sử dụng.

Đặc điểm nổi bật nhất của công tác vậnt ải hàng hóa của tỉnh Ninh Thuận là hầu hết hàng hóa vận chuyển trong tỉnh do các phương tiện vận tải đường bộ đảm nhận, so với các phương thức vận tải khác trên thế giới nhu vận tải đường biển hay vận tải đường sắt thì sản lượng của phương tiện vận tải ô tô không cao. Theo thống kê năm 2011 khối lượng vận chuyển hàng hóa của ngành là 1.667.000 tấn hàng hóa các loại, với 332.680.000 tấn km

2.2.4.2 Vận tải thủy nội địa

Do địa hình của tỉnh có chiều rộng hẹp từ Tây sang Đông nên độ dóc lớn, hầu hết các sông suối của tỉnh đều không có khả năng sử dụng trong giao thông vận tải thủy. Tuy nhiên lại có bờ biển dài 105km có tiềm năng để phát triển giao thông thủy nội địa ven biển.

Qua điều tra thống kê cho thấy, hiện nay trong tỉnh một số doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động kinh doanh vận tải thủy nội địa phục vụ du lịch và đã hình thành bến thủy nội địa đi vào hoạt động nhưng còn nhiều hạn chế.

1) Các phương tiện hoạt động đường thủy nội địa a. Khu vực Vịnh Vĩnh Hy Có 16 tàu du lịch đủ điều kiện hoạt động (có đầy đủ giấy tờ theo đúng quy

định của pháp luật). Có 12 ca nô hoạt động (trong đó có 08 không có đủ giấy tờ theo quy định của

pháp luật. Cụ thể - Công ty Phát Hoàng Long: 01 chiếc. - Châu Thanh Hồng – Vĩnh Hy – Vĩnh Hải – Ninh Hải: 02 chiếc. - Đào Văn Kháng – Vĩnh Hy – Vĩnh Hải – Ninh Hải: 02 chiếc. - Châu Thanh Mỹ - Vĩnh Hy – Ninh Hải: 01 chiếc. - Nông Việt Nam – Vĩnh Hy – Vĩnh Hải – Ninh Hải: 01 chiếc. - Nguyễn Tấn Nguyện – Vĩnh Hy – Vĩnh Hải – Ninh Hải: 01 chiếc.

b. Khu vực tiếp giáp Bãi Kinh/Ninh Thuận và Bình Hưng/Khánh Hòa

Page 19: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 17

Tại khu vực tiếp giáp Bãi Kinh và Bình Hưng có 41 phương tiện (24 tàu gỗ và 17 tàu vỏ Composite), trong đó có 27 phương tiện (10 tàu gỗ và 17 tàu vỏ Composite) thường xuyên hoạt động chở người dân, người thân của đại phương và khách từ Bình Hưng sang Bãi Kinh; các chủ phương tiện trên đều là người dân của tỉnh Khánh Hòa. Trong số 27 phương tiện không đủ điều kiện hoạt động (không có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật), 03 phương tiện đủ điều kiện hoạt động (có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật).

Khu vực Bãi Kinh không có bến thủy nội địa nên các phương tiện không được phép hoạt động. Đơn vị tiếp tục tuyên truyền vận động các chủ bè, phương tiện và nhân dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật. Tuy nhiên do khách du lịch đến khu vực Bãi Kinh và Bình Hưng tăng có ngày cao điểm từ 2.500 đến 3.000 người nhất là trong dịp lễ, ngày nghỉ và dịp hè; do vậy tình trạng đưa đón người dân và khách từ các khu vực khác như Bãi Chuối, Bình Tiên, Bình Lập... sang Bè và thôn Bình Hưng vẫn lén lút hoạt động.

c. Khu vực Cà Ná Tại khu vực Cà Ná, có 02 phương tiện thuyền thúng hoạt động đưa đón học

sinh và công nhân qua lại tại khu vực bến tàu. Hiện tại có 01 thuyền thúng của hộ bà Huỳnh Thị Phượng còn hoạt động, nhưng thuyền thúng này chưa được cấp phép hoạt động.

2) Bến thủy nội địa

Trên khu vực Vịnh Vĩnh Hy có 3 bến thủy nội địa: 1 bến của Vườn quốc gia Núi Chú; 01 bến của Công ty Phát Hoàng Long; 01 bến của Công ty TNHH du lịch Vĩnh Hy Dicovery. Hiện nay 2 bến thủy nội địa Vườn Quốc Gia Núi Chúa và Công ty Phát Hoàng Long đã được phép hoạt động, riêng bến thủy nội địa của Công ty TNHH du lịch Vĩnh Hy Dicovery không được phép hoạt động (không đầy đủ giấy tờ theo quy định).

2.2.4.3 Vận tải đường sắt

Hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có một tuyến đường sắt hoạt động và chưa có số liệu thống kê cụ thể về sản lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường sắt của tỉnh.

Tuyến đường sắt thống nhất đi qua địa phận tỉnh Ninh Thuận với chiều dài 67 km, có 5 ga: Cà Rôm, Phước Nhơn, Tháp Chàm, Hòa Trinh, Cà Ná.

- Vận tải khách chỉ có ga Tháp Chàm đón và trả khách;

Page 20: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 18

- Vận tải hàng hóa ga Tháp Chàm và ga Cà Ná, các ga còn lại chủ yếu phục vụ tránh tàu.

Một khối lượng hàng hóa tương đối lớn của tỉnh được vận chuyển bằng đường sắt là các loại hàng: nước mắm, muối, nông hải sản, phân bón, xăng dầu, vật liệu xây dựng...

Tính đến năm 2011 thì khối lượng vận chuyển hàng hóa của tỉnh Ninh Thuận đạt được:

- Về vận tải hàng hóa: số tấn xếp dỡ hàng đạt được năm 2011 là 164.198 tấn với mức tăng trưởng trung bình 5%/năm.

- Về vận tải hành khách: số lượng hành khách năm 2011 là 104.730 hành khách tăng 3,6%/năm, số lượng tấn hành lý: năm 2011 là 605 tấn tăng khoảng 3,5%/năm.

2.2.5 Tình hình trật tự an toàn giao thông

6 tháng đầu năm, lực lượng Công an đã triển khai đồng bộ các biện pháp nên đã kiềm chế sự gia tăng của tội phạm; trật tự, an toàn xã hội có chuyển biến tích cực (tội phạm về trật tự xã hội giảm 3,66% so với cùng kỳ năm 2016). Đã điều tra, khám phá 20.595 vụ, bắt, xử lý 42.785 đối tượng (đạt 79,67%), cao hơn 1,2% so với 6 tháng đầu năm 2016; triệt phá 843 băng, nhóm tội phạm... Phát hiện, xử lý 9.391 vụ phạm tội về kinh tế, tham nhũng, chức vụ; 2.053 vụ buôn lậu; 3.160 vụ sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, phát hiện, xử lý 11.324 vụ, bắt 17.210 đối tượng về ma túy, thu 379,423 kg heroin; 759,131 kg + 436.115 viên ma túy tổng hợp; 251,306 kg cần sa. Giải quyết, xử lý tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 90,93%. Bắt, vận động đầu thú, thanh loại 4.163 đối tượng truy nã...

Tình hình trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm. Nhiều kế hoạch, phương án tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, ừn tắc gian thông, kiểm soát tải trọng phương tiện và xử lý xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn đăng kiểm, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường được triển khai quyết liệt 6 tháng đầu năm 2017. Tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí (giảm 4,66% số vụ; giảm 2,85% số người tử vong; giảm (14,43% số người bị thương)... Đã tổ chức lực lượng cứu hộ, cứu nạn 1.809 vụ; trong đó 1.167 vụ cứu hộ, cứu nạn trong đám cháy, trực tiếp cứu được 256 người, hướng dẫn thoát nạn cho hàng nghìn người.

Page 21: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 19

Công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác phối hợp giữa Bộ Công an với các bộ, ban, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) ngày càng mở rộng, hiệu quả hơn. Bộ Công an chủ động phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các bộ, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội triển khai các giải pháp huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, chú trọng làm tốt công tác dân vận trong CAND.

Cùng với đó, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về ANTT, nhất là chỉ đạo xây dựng hoàn thiện Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015 vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ hợp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của lực lượng CAND đạt được những kết quả quan trọng. Chủ động thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác trên tất cả các lĩnh vực công tác Công an với các đối tác đi vào chiều sâu; thực chất, ổn định và hiệu quả hơn.

2.2.6 Đánh giá chung

2.2.6.1 Về tiềm năng, lợi thế:

Ninh Thuận là một đầu mối giao thông của khu vực Nam Trung Bộ và là cửa ngõ của một số tỉnh Tây Nguyên, từ trung tâm hành chính của tỉnh (thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) tới sân bay quốc tế Cam Ranh chỉ có 50 km. Có tuyến quốc lộ 1° đi qua địa bàn qua trung tâm hành chính tỉnh và các vùng đồng bằng ven biển, tuyến Quốc lộ 27 nối Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng và thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắc Lắc, tuyến đường sắt Thống Nhất có ga Tháp Chàm là ga chính trên tuyến đã tạo điều kiện rất thuận lợi để tỉnh Ninh Thuận hòa nhập chung vào mạng lưới giao thông quốc gia và giao lưu với một số vùng phát triển trọng điểm của miền Trung, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Với chiều dài 105km bờ biển, Ninh Thuận có điều kiện để phát triển một số cảng hàng hóa và tuyến giao thông biển để hòa vào với hệ thống cảng biển quốc gia.

Page 22: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 20

Giao thông đường bộ nội tỉnh đã có bước phát triển khá, năm 2004 tổng chiều dài đường bộ là 894,77 km với mật độ đạt 0,27km/km2 và 1,6km/1000 dân và cho đến năm 2011, tổng số km đường hiện có là 1.200,344km; mật độ đạt 0,36km/km2 và 2,1km/1000 dân đã góp phần phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hệ thống giao thông của tỉnh dần trở thành hệ thống liên hoàn gắn kết giữa các vùng, miền với nhau. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm; chất lượng kết cấu mặt đường và cầu cống các loại đã được cải thiện rõ rệt, bộ mặt giao thông đô thị có phát triển và khởi sắc, đã góp phần vào việc đưa thị xã Phan Rang – Tháp Chàm trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

2.2.7 Những khó khăn, hạn chế

Mật độ giao thông của tỉnh còn thấp so với một số tỉnh lân cận và cả nước, giao lưu với bên ngoài tương đối thuận lợi nhưng giao thông nội tỉnh còn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt với các tuyến miền núi như Bác Ái.

Mạng lưới đường bộ trong tỉnh có phát triển mở rộng, đều khắp nhưng chiều rộng nền đường đa số chưa vào cấp, mặt đường đầu tư chắp vá, manh mún nên chất lượng phục vụ vận tải và đi lại chưa được đầu tư đồng bộ nên chất lượng sử dụng thấp, cảnh quan xấu.

Phương tiện vận tải hàng hóa và hành khách tuy có phát triển về số lượng nhưng việc sửa chữa lớn các phương tiện cũng gặp khó khăn. Hệ thống công trình phục vụ vận tải (bến xe, nhà ga, bến tàu...) cũ kỹ, nhỏ hẹp, chưa được cải tạo nâng cấp.

Hệ thống giao thông thủy nội địa đã được đề cập nhiều lần nhưng vẫn chưa có điều kiện đầu tư phát triển nên hầu như chưa có gì đáng kể.

Page 23: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 21

PHẦN 3: DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỘNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

3.1.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

3.1.1.1 Các chỉ tiêu về kinh tế

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh năm 2020 đạt 10-11%/năm, trong đó giá trị gia tăng các ngành: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5-6%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 14-15%/năm; dịch vụ tăng 11- 12%/năm;

- GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 58-60 triệu đồng/người;

- Giá trị sản xuất các ngành: Nông, lâm, thủy sản tăng 6-7%; Công nghiệp - xây dựng tăng 15-16% và dịch vụ tăng 12-13%;

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản chiếm 28-29%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 30-31%; dịch vụ chiếm 39-40% GRDP vào năm 2020;

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 đạt 2.800-3.000 tỷ đồng;

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2020 là 150 triệu USD;

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt 51-55 nghìn tỷ đồng.

3.1.1.2 Các chỉ tiêu về xã hội

- Số lượng lao động được tạo việc làm mới cho 15,5 nghìn lao động/năm; lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 60%, trong đó đào tạo nghề đạt 45%;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5-2%/năm (theo chuẩn mới);

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 còn 1,12%, quy mô dân số trung bình đến năm 2020 đạt 640 nghìn người;

- Đạt 10 bác sỹ/1 vạn dân và 70% trạm y tế xã, phường có bác sỹ; 90% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 13% vào năm 2020;

Page 24: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 22

- Đến năm 2020 có 50% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, 80% số học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày; 20% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;

- Có 90% số thôn; khu phố và 100% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn về văn hóa hàng năm;

- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 20m2 sàn/người vào năm 2020;

- Phấn đấu đến năm 2020, có 50% số xã và từ 1-2 huyện đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

3.1.1.3 Các chỉ tiêu về môi trường

- Nâng độ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2020;

- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%; số hộ nông thôn có nhà vệ sinh đạt 85%;

- Tỷ lệ thu gom rác thải đô thị đạt 95%.

3.1.1.4 Các chỉ tiêu về quốc phòng an ninh

- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện đạt từ 70% trở lên;

- Dân quân, tự vệ đạt từ 1,4-1,5% so với dân số;

- Tỷ lệ đảng viên trong dân quân tự vệ đạt 22% trở lên;

- Có 85% xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp đạt loại khá trở lên về an toàn, an ninh, trật tự.

3.1.2 Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai; phát triển theo mô hình “tăng trưởng kinh tế gia tốc” dựa trên 4 giải pháp trụ cột là nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, phát triển thương hiệu và tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh.

- Xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có tính cạnh tranh cao, có môi trường sống tốt, thân thiện với môi trường, tăng cường khả năng ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung triển khai có hiệu quả chương trình phát triển nguồn năng lượng sạch, góp phần thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ và Chương trình nghị sự toàn cầu về môi trường.

Page 25: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 23

- Phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh bảo đảm tính cân đối chung giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững; giữa đô thị hóa nhanh với đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới; bảo đảm kết hợp đan xen giữa tính hiện đại với phát huy văn hóa truyền thống.

- Ưu tiên phát triển 04 Chương trình kinh tế trọng điểm:

+ Phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của cả nước, trung tâm sản xuất muối lớn nhất cả nước.

+ Phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành trọng điểm của Quốc gia và khu vực, với chất lượng cao, là điểm đến sang trọng, thu hút khách du lịch thuộc tầng lớp giàu có của Việt Nam và du khách quốc tế.

+ Phát triển mạnh ngành sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống, có thương hiệu mạnh và được ưa chuộng trên thế giới và khu vực Châu Á.

+ Xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm đào tạo có chất lượng cao về giáo dục khoa học - công nghệ, tập trung vào lĩnh vực năng lượng sạch.

3.1.3 Các quy hoạch, chiến lược có liên quan.

3.1.3.1 Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2020 theo quyết định duyệt số 3446/QĐ-BGTVT ngày 04/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải

- Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt theo hướng tiện nghi, an toàn, nhanh chóng với chi phí hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

- Đảm bảo tính kết nối của VTHKCC bằng xe buýt với các loại hình vận tải hành khách khác và các đầu mối vận tải. Tái cơ cấu mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt theo hướng mở rộng phạm vi phục vụ, giảm hệ số trùng tuyến và phân loại chức năng phục vụ từng loại tuyến cụ thể.

- Hình thành các tuyến VTHKCC bằng xe buýt để thay thế các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định (nội tỉnh, liên tỉnh).

- Phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại các địa phương theo hướng đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường.

Page 26: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 24

- Đảm bảo 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy hoạch và hoạt động VTHKCC bằng xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

- Tăng cường tỷ lệ đảm nhận của VTHKCC bằng xe buýt, trong đó tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của người dân: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt từ 10% ÷ 15%; các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ đạt từ 5% ÷ 10%; các tỉnh, thành phố còn lại đạt từ 1% ÷ 5%.

- Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành, khai thác hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.

3.1.3.2 Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 02/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

- Xác lập mục tiêu, quan điểm và hoạch định các chính sách, giải pháp phát triển ngành GTVT của tỉnh mang tính chiếm lược, tầm nhìn đến năm 2030 để làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch triển khai chi tiết.

3.1.3.3 Đồ án quy hoạch phát triển dải ven biển tỉnh Ninh Thuận theo quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 17/4/2013 của tỉnh Ninh Thuận

- Phát triển kinh tế bền vững;

- Đô thị hóa sinh thái;

- Bảo tồn thiên nhiên và di sản;

- Năng lượng sạch và tin cậy;

- Khả năng ứng phó biến đổi khí hậu.

Khu vực ven biển như một địa điểm chiến lược:

- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên độc đáo tạo ra tiềm năng cho các cụm kinh tế có giá trị cao và người dân trong các khu vực dọc theo bờ biển;

- Tính đa dạng sinh thái, lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản qua việc nghiên cứu và phát triển kiến thức là một nền tảng sinh thái chắc chắn cho việc phát triển công nghiệp sạch và tăng trưởng kinh tế;

- Một điểm đến đầy hấp dẫn về mặt kinh doanh và du lịch với nhiều cơ hội trong ngành sản xuất sạch, sản xuất năng lượng và công nghiệp lương thực thực phẩm;

Page 27: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 25

- Hai Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ được xây dựng ở bờ biển của tỉnh và sẽ lôi cuốn đầu tư đáng kể vào tỉnh. Điều này sẽ đóng vai trò quảng bá của quốc gia trong sản xuất năng lượng, tạo cơ hội để mở rộng sang lĩnh vực công nghệ năng lượng gió, mặt trời và sinh học thúc đẩy tỉnh trở thành một trung tâm quốc gia sản xuất năng lượng tái tạo;

- Khu vực ven biển của tỉnh Ninh Thuận có thể tự thiết lập thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, đóng vai trò nòng cốt trong “Tam Giác Vàng” du lịch - Đà Lạt - Phan Rang - Tháp Chàm và Nha Trang, là nút du lịch thứ ba trong khu vực.

- Tận dụng các vịnh ven biển tuyệt đẹp của Ninh Thuận với đặc điểm là cảnh quan núi non rộng lớn với các vịnh cát trù phú và các dòng nước trong bằng cách tối đa hóa giá trị qua sự phát triển thu hút và hoạt động, hòa hợp với các đặc điểm thiên nhiên và văn hóa của tỉnh.

3.1.3.4 Kế hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo quyết định số 3133/QĐ-UBND tỉnh Ninh Thuận ngày 15/12/2016.

- Việc phát triển số lượng xe taxi, số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi theo từng năm, trên từng địa bàn phải đảm bảo không vượt quá số lượng xe taxi, số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe taxi.

- Bố trí điểm đỗ xe taxi trên cơ sở chiều rộng của từng tuyến đường, phương án điểm đỗ xe taxi cho từng khu vực có thể phân thành các nhóm điểm đỗ

- Việc kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải bảo đảm số lượng phương tiện thuộc quyền sử dụng hợp pháp, đảm bảo chất lượng và niên hạn sử dụng phương tiện theo quy định và phù hợp với hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

- Thông tin công khai về chất lượng dịch vụ xe taxi trên địa bàn tỉnh và thiết lập hệ thống thông tin phản hồi; ban hành quy trình quản lý chất lượng dịch vụ và an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

- Ưu tiên xét chọn cấp phép hoạt động đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi sử dụng xe taxi dùng năng lượng mặt trời,

Page 28: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 26

điện và nhiên liệu sạch (LPG, CNG, LNG,...); taxi có khoang tách riêng giữa hành khách và lái xe để bảo vệ sự an toàn của lái xe; đầu tư xe taxi có trang thiết bị hỗ trợ hành khách là người khuyết tật; sử dụng xe taxi mới.

3.2 DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI CHI TIẾT CHO VẬN TẢI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỘNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

3.2.1 Căn cứ lập dự báo

- Hiện trạng vận tải tuyến xe buýt hiện nay trong tỉnh Ninh Thuận;

- Hiện trạng bến thủy nội địa hiện nay trong tỉnh Ninh Thuận;

- Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2020 theo quyết định duyệt số 3446/QĐ-BGTVT ngày 04/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải;

- Quy hoạch hệ thống vận tải hành khách công cộng của các tỉnh có tính chất tương tự.

3.2.2 Mô hình dự báo, phương pháp dự báo.

Trên cơ sở kế thừa kết quả dự báo nhu cầu vận tải hành khách trong “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải năm 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030” và thị phần đảm nhận vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tham khảo Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2020 theo quyết định duyệt số 3446/QĐ-BGTVT ngày 04/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải. Mặt khác, để dự báo nhu cầu vận tải của từng tuyến trong nội tỉnh tư vấn tính toán trên cơ sở xác định dân số vùng ảnh hưởng của từng tuyến (phạm vi ảnh hưởng của từng tuyến với bán kính là 1km sang mỗi bên).

3.2.3 Dự báo nhu cầu vận tải hành khách hệ thống xe buýt .

3.2.3.1 Nhu cầu vận tải hành khách sử dụng xe buýt nội tỉnh

Theo báo cáo “Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải năm 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030”, lượng hành khách nội tỉnh của tỉnh Ninh Thuận các năm tương lai như sau:

Nhu cầu đi lại nội tỉnh năm 2020, 2030

Page 29: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 27

Nhu cầu Năm 2020

(Hành khách/ngày) Năm 2030

(Hành khách/ngày)

Toàn tỉnh 1.133.132 1.202.808

Tp. Phan Rang - Tháp Chàm

324.343 344.285

Huyện Bắc Ái 48.764 51.764

Huyện Ninh Sơn 143.250 152.060

Huyện Ninh Hải 179.326 190.351

Huyện Ninh Phước 252.062 267.562

Huyện Thuận Bắc 75.764 80.425

Huyện Thuận Nam 109.624 116.364

Vãng Lai 196.629 30.137

Theo Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2020 theo quyết định duyệt số 3446/QĐ-BGTVT ngày 04/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải, tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong nội tỉnh tỉnh Ninh thuận chiếm từ 1% - 5%, tư vấn đề xuất tỷ lệ đảm nhận xe buýt là 5% đến năm 2020.

Giai đoạn 2020 – 2030: tham khảo quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của tỉnh Bình Thuận, tỷ lệ đảm nhận phương thức vận tải xe buýt của tỉnh Ninh Thuận là 10% cho giai đoạn này.

Trên cơ sở tỷ lệ đảm nhận và lượng hành khách nội tỉnh, tính toán lưu hành khách công cộng đi lại bằng xe buýt như sau:

Nhu cầu đi lại bằng xe buýt nội tỉnh của tỉnh Ninh Thuận

Nhu cầu Năm 2020

(Hành khách/ngày) Năm 2030

(Hành khách/ngày)

Toàn tỉnh 56.657 120.281

Tp. Phan Rang - Tháp Chàm 16.217 34.429

Huyện Bắc Ái 2.438 5.176

Huyện Ninh Sơn 7.163 15.206

Huyện Ninh Hải 8.966 19.035

Page 30: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 28

Nhu cầu Năm 2020

(Hành khách/ngày) Năm 2030

(Hành khách/ngày)

Huyện Ninh Phước 12.603 26.756

Huyện Thuận Bắc 3.788 8.043

Huyện Thuận Nam 5.481 11.636

Vãng Lai 9.831 3.014

3.2.3.2 Dự báo nhu cầu vận tải hành khách cho từng tuyến trong tỉnh (tuyến cũ và tuyến mới quy hoạch)

Để dự báo nhu cầu hành khách sử dụng xe buýt của từng tuyến, tư vấn tính toán trên cơ sở số liệu dân số vùng ảnh hưởng của từng tuyến được xác định trong phạm vi bán kính ảnh hưởng 1km tính từ tim tuyến sang mỗi bên của từng hành lang tuyến.

Dân số vùng ảnh hưởng của từng phạm vi tuyến như sau:

Tuyến xe buýt Diện tích vùng ảnh

hường (m2) Dân số vùng ảnh hưởng (người)

Tuyến số 1 58.158.763 24.144

Tuyến số 2 10.831.032 10.325

Tuyến số 3 58.634.841 36.144

Tuyến số 4 35.586.367 19.523

Tuyến số 5 40.000.000 81.992

Tuyến số 6 27.597.735 17.899

Phan Rang - Bắc Ai 68.000.000 38.075

Ninh Sơn - Phước Đại 56.000.000 2.288

Phước Thuận - Ninh Phước 74.000.000 29.325

Ninh Sơn - Tà Nôi 80.000.000 7.416

Phước Đại - Du Long 52.000.000 20.607

Tuyến vành đai Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

90.000.000 20.486

Tổng 650.808.738 308.226

Page 31: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 29

Lưu lượng hành khách đi lại trên từng tuyến

Tuyến xe buýt Năm 2020

(khách/ngày Năm 2030

(khách/ngày

Tuyến số 1 4.438 9.422

Tuyến số 2 1.898 4.029

Tuyến số 3 6.644 14.105

Tuyến số 4 3.589 7.619

Tuyến số 5 15.071 31.996

Tuyến số 6 3.290 6.985

Phan Rang - Bắc Ai 6.999 14.858

Ninh Sơn - Phước Đại 421 893

Phước Thuận - Ninh Phước 5.390 11.444

Ninh Sơn - Tà Nôi 1.363 2.894

Phước Đại - Du Long 3.788 8.042

Tuyến vành đai Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

3.766 7.995

Tổng 56.657 120.281

Page 32: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 30

PHẦN 4: ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

4.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

4.1.1 Quan điểm phát triển

Triển khai quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và bến thủy nội địa đảm bảo tính thống nhất với quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030.

Tạo ra một lực lượng vận tải xe buýt và bến thủy nội địa hiện đại, tiện nghi, tiếp cận dần với phương tiện vận tải hoàn thiện trên thế giới, hạn chế tối đa ảnh hưởng hoạt động của phương tiện tới môi trường đô thị, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong tỉnh với độ tin cậy cao, chất lượng phục vụ ở mức tốt nhất, để gắn kết với mạng lưới vận tải hành khách bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, tạo điều kiện phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ với chi phí vận tải hợp lý, phù hợp với đa số người dân, là cơ sở để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vận tải khách bằng xe buýt và bến thủy nội địa trong thời gian tới tại địa phương tỉnh Ninh Thuận.

4.1.2 Mục tiêu phát triển

Triển khai quy hoạch vận tải hành khách bằng xe buýt và bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhằm hoạch định kế hoạch phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng nói chung và vận tải bằng xe buýt và bến thủy nội địa nói riêng phù hợp với quy định, lộ trình của quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh vận tải tại địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, củng cố và từng bước phát triển vận tải xe buýt và bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Page 33: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 31

4.2 ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

4.2.1 Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

4.2.1.1 Nguyên tắc quy hoạch

Quy hoạch mạng lưới các tuyến xe buýt phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Mạng lưới tuyến đi trên các trục giao thông chính cảu tỉnh phải đảm bảo tính kết nối với điểm tập trung dân cư chính, trên các hành lang vận tải quan trọng;

- Các tuyến được quy hoạch phù hợp với Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030;

- Phù hợp với Chiếm lược, quy hoạch ngành có liên quan khác;

- Mạng lưới tuyến phải hợp lý và khoa học tránh lãng phí nguồn lực của các doanh nghiệp; sử dụng hiệu quả phương tiện, đảm bảo hệ số sử dụng sức chứa cao, đảm bảo an toàn giao thông.

Quy hoạch mạng lưới các tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt được tiến hành theo các bước sau:

- Điều tra, phân tích, dự báo luồng hành khách, xác định nhu cầu đi lại của hành khách đến các điểm thu hút chính trong tỉnh;

- Lựa chọn cấu trúc mạng lưới tuyến đến các huyện trong tỉnh phùhợp với nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh dựa trên những điều tra nhu cầu đi lại một cách cẩn thận và khoa học;

- Đề xuất các phương án tuyến trên cơ sơ điều tra phân tích nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh;

- Xác lập mạng lưới tuyến hợp lý trên cơ sở rà soát các tuyến hiện tại đang khai thác và đề xuất các phương án tuyến mới trong tương lai.

4.2.1.2 Các chỉ tiêu xây dựng mạng lưới xe buýt

- Phát triển hợp lý mạng lưới tuyến vận tải hành khách xe buýt có sự kết nối dễ dàng với các phương thức vận tải khác, đáp ứng nhu cầu phát triển

Page 34: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 32

kinh tế xã hội dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh, định hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh.

- Chỉ tiêu về phương tiện vận chuyển và chất lượng dịch vụ vận tải: xây dựng quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách xe buýt sử dụng những phương tiện mới, chất lượng tốt và phù phợp với năng lực vận chuyển trên tuyến, người khuyết tật dễ dàng tiếp cận, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.

- Chỉ tiêu về tổ chức vận tải và khai thác tuyến: Có nhu cầu đi lại của hành khách ổn định theo chu kỳ thời gian.

4.2.1.3 Quy hoạch mạng lưới xe buýt

Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển VTHKCC bằng xe buýt theoĐề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2020 theo quyết định duyệt số 3446/QĐ-BGTVT ngày 04/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải là xây dựng mạng lưới xe buýt hợp lý, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của người dân theo hướng phát triển tuyến xe buýt đến trung tâm các huyện, thị xã và các khu công nghiệp thuộc tỉnh, thành phố. Đồng thời, đảm bảo mật độ bao phủ của mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt đạt tiêu chí trong phạm vi 500 m người dân có thể tiếp cận sử dụng xe buýt.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 02/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; Vận tải xe buýt ở Ninh Thuận tuy mới phát triển trong vài năm gần đây nhưng đã đáp ứng nhu cầu đi lại cấp bách của một bộ phận người dân, được người dân chấp nhận. Tuy nhiên, số lượng người dân đi chưa nhiều và cự ly đi lại ngắn do vậy số lượng xe buýt phát triển không nhanh như ở một số đô thị khác. Nhưng với sự phát triển chung của nền kinh tế, mức sống sẽ tăng lên thì nhu cầu đi lại bằng xe buýt sẽ tăng lên. Chắc chắn trong tương lai vận tải xe buýt sẽ tăng lên nhanh chóng. Hiện nay toàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu đi lại. Từ đó ta thấy lực lượng xe buýt ở Ninh Thuận rất nhỏ, sự phát triển chậm này la do nhu cầu thực tế, mà nhu cầu này còn phụ thuộc vào mức sống của người dân. Với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội đến 2020 và định hướng tới 2030 và mục tiêu đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Bộ Giao thông Vận tải, dự án quy hoạch đề xuất mạng lưới xe buýt như sau:

Giai đoạn đến năm 2020

Page 35: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 33

- Tuyến số 01: Phan Rang – Ninh Sơn

+ Điểm đầu: Bến xe Ninh Thuận (khi có bến xe mới sẽ điều chỉnh điểm đầu về bến xe mới);

+ Điểm cuối: Km 224+800 QL 27 (Lâm Sơn); trước nhà máy điện Đa Nhim;

+ Lộ trình:Bến xe tỉnh Ninh Thuận - đường Lê Duẩn - đường 21tháng 8 - Quốc lộ 27 và ngược lại.

+ Địa điểm tuyến đi qua: Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm; xã Nhơn Sơn, xã Mỹ Sơn, xã Quảng Sơn, thị trấn Tân Sơn, xã Lương Sơ, xã Lâm Sơn – huyện Ninh Sơn.

+ Chiều dài tuyến: 49Km.

+ Tần suất hoạt động:

Giờ cao điểm: (5h30-7h; 11h-13h; 16h-17h30): 20 phút/xe xuất bến;

Giờ bình thường: 35 phút/ xe xuất bến;

Tổng số chuyến xe trong ngày: 30 chuyến;

Số lượng xe hoạt động trên tuyến: 10 xe hoạt động; 02 xe dự phòng.

- Tuyến số 03: Phan Rang – Vĩnh Hy:

+ Điểm đầu: Bến xe Ninh Thuận (khi có bến xe mới sẽ điều chỉnh điểm đầu về bến xe mới);

+ Điểm cuối: Km 40+000 Đường tỉnh 702 – Vĩnh Hy;

+ Lộ trình:chiều đi: Bến xe tỉnh Ninh Thuận - đường Lê Duẩn - đường Trần Phú - Thống Nhất – Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận - Văn Hải - ngã tư Ninh Chữ - trường Sư phạm - ngã ba Tri Hải - Tân An - Khánh Hội - Khánh Tường - ngã ba Mỹ Tân - ngã ba Thái An - Vĩnh Hy; chiều về: Vĩnh Hy - ngã ba Thái An - ngã ba Mỹ Tân - Khánh Tường - Khánh Hội - Tân An - ngã ba Tri Hải - trường Sư phạm - ngã tư Ninh Chữ - Văn Hải - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự - Thống Nhất – Trần Phú - đường Lê Duẩn - đường Bến xe tỉnh Ninh Thuận.

Page 36: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 34

+ Địa điểm tuyến đi qua: thành phố Phan Rang – Tháp Chàm; trị trấn Khánh Hải, xã Trí Hải, xã Nhơn Hải, xã Thanh Hải, xã Vĩnh Hải, thôn Vĩnh Hy – huyện Ninh Hải.

+ Chiều dài tuyến: 40Km.

+ Tần suất hoạt động:

Giờ cao điểm: (5h30-7h; 11h-13h; 16h-17h30): 40 phút/xe xuất bến;

Giờ bình thường: 60 phút/ xe xuất bến.

Tổng số chuyến xe trong ngày: 16 chuyến;

Số lượng xe hoạt động trên tuyến: 04 xe hoạt động; 01 xe dự phòng.

- Tuyến số 04: Phan Rang – Cà Ná:

+ Điểm đầu: Bến xe Ninh Thuận (khi có bến xe mới sẽ điều chỉnh điểm đầu về bến xe mới);

+ Điểm cuối: Km 1589+250 Quốc lộ 1A – Cà Ná;

+ Lộ trình: Bến xe tỉnh Ninh Thuận - đường Lê Duẩn - đường Trần Phú - đường Thống Nhất - chợ Phan Rang - chợ Long Bình - Bầu Trúc - chợ Phú Quý - ngã ba Phước Nam - khu công nghiệp Phước Nam - Phước Minh - làng Cà Ná - Khách sạn Hải Sơn và ngược lại.

+ Địa điểm tuyến đi qua: thành phố Phan Rang – Tháp Chàm; xã An Hải, thị trấn Phước Dân – huyện Ninh Phước; xã Phước Nam, xã Phước Minh, xã Cà Ná – huyện Thuận Nam.

+ Chiều dài tuyến: 33Km.

+ Tần suất hoạt động:

Giờ cao điểm: (5h30-7h; 11h-13h; 16h-17h30): 35 phút/xe xuất bến;

Giờ bình thường: 50 phút/ xe xuất bến.

Tổng số chuyến xe trong ngày: 20 chuyến;

Số lượng xe hoạt động trên tuyến: 05 xe hoạt động; 02 xe dự phòng.

- Tuyến số 06: Phan Rang – Phước Dinh:

+ Điểm đầu: Bến xe Ninh Thuận (khi có bến xe mới sẽ điều chỉnh điểm đầu về bến xe mới);

+ Điểm cuối: Km15+000 ĐH Văn Lâm - Sơn Hải;

Page 37: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 35

+ Hướng tuyến: chiều đi: Bến xe tỉnh Ninh Thuận - đường Lê Duẩn - đường Trần Phú - đường Thống Nhất - chợ Phan Rang - đường mới (cách ngã ba Từ Tâm 20m rẽ trái) – Hòa Thạnh - Từ Thiện – ĐT 701 - Ngã 4 Sơn Hải - UBND xã Phước Dinh; chiều về: UBND xã Phước Dinh - Ngã 4 Sơn Hải – ĐT 701- Từ Thiện – Hòa Thạnh - đường mới (ĐH An Long - Trại tôm giống An Hải, cách ngã ba Từ Tâm 20m rẽ phải) - chợ Phan Rang - đường Lê Hồng Phong - đường 21/8 – Ngã Năm Phủ Hà - đường Lê Duẩn - Bến xe tỉnh Ninh Thuận.

+ Chiều dài tuyến: 33Km.

+ Tần suất hoạt động:

Giờ cao điểm: (5h30-7h; 11h-13h; 16h-17h30): 35 phút/xe xuất bến;

Giờ bình thường: 50 phút/ xe xuất bến.

Tổng số chuyến xe trong ngày: 20 chuyến;

Số lượng xe hoạt động trên tuyến: 05 xe hoạt động; 02 xe dự phòng.

Giai đoạn đến năm 2030:

Trên cơ sở kết quả khai thác các tuyến buýt giai đoạn I, tiến hành đánh giá và điều chỉnh những bất hợp lý (nếu có) của các tuyến buýt hiện có.

Nâng cao chất lượng phục vụ, hạ tầng bến bãi, điểm đỗ, dừng; hình thành trung tâm trung chuyển và điều hành, quản lý tập trung hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.

Mở mới các tuyến vận tải cố định kiểu buýt nội tỉnh, gồm các tuyến:

- Tuyến 02: Phan Rang – Thuận Bắc

+ Điểm đầu: Bến xe Ninh Thuận (khi có bến xe mới sẽ điều chỉnh điểm đầu về bến xe mới);

+ Điểm cuối: Km 1526+300 Quốc lộ 1A – Du Long.

+ Hướng tuyến: Bến xe Phan Rang - nội đô Thành phố Phan Rang Tháp chàm - Quốc lộ 1A - xã Hộ hải - xã Tân hải - xã Bắc phong - xã Lợi hải - xã Công hải.

+ Địa điểm tuyến đi qua: Bênh Viện Tỉnh (Cũ) - Chợ Phan Rang - Ngã 3 Từ Tâm - Phú Thọ - Từ Thiện - Vĩnh Trường (Hộ) - Sơn Hải

+ Chiều dài tuyến: 28 km.

Page 38: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 36

+ Tần suất hoạt động:

Giờ cao điểm: (5h30-7h; 11h-13h; 16h-17h30): 20 phút/xe xuất bến;

Giờ bình thường: 45 phút/ xe xuất bến;

+ Tổng số chuyến xe trong ngày: 24 chuyến;

+ Số lượng xe hoạt động trên tuyến: 05 xe hoạt động; 02 xe dự phòng.

- Tuyến 05: nội thành Phan Rang

+ Điểm đầu: Bến xe Ninh Thuận (khi có bến xe mới sẽ điều chỉnh điểm đầu về bến xe mới);;

+ Điểm cuối: Bến xe Ninh Thuận (khi có bến xe mới sẽ điều chỉnh về bến xe mới).

+ Hướng tuyến: Bến xe tỉnh Ninh Thuận – QL 1A – đường 21/8 – đường 16/4 – đường Yên Ninh – Trường Chinh – Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự - Thống Nhất -QL 1A - Bến xe tỉnh Ninh Thuận

+ Địa điểm tuyến đi qua: nhà thiếu nhi tỉnh Ninh Thuận – trung tâm y tế dự phòng – công viên 16/4 – công viên biển Bình Sơn – Trường THPT Ninh Hải – Công viên Ninh Hải – bênh viện tỉnh Ninh Thuận

+ Chiều dài tuyến: 20 km.

+ Tần suất hoạt động:

Giờ cao điểm: (5h30-7h; 11h-13h; 16h-17h30): 30 phút/xe xuất bến;

Giờ bình thường: 45 phút/ xe xuất bến.

Tổng số chuyến xe trong ngày: 18 chuyến;

Số lượng xe hoạt động trên tuyến: 03 xe hoạt động; 01 xe dự phòng.

- Tuyến 07: Phan Rang – Bắc Ái:

+ Điểm đầu: Bến xe Ninh Thuận (khi có bến xe mới sẽ điều chỉnh điểm đầu về bến xe mới);

+ Điểm cuối: bến xe buýt xã Phước Đại

+ Hướng tuyến: Bến xe tỉnh Ninh Thuận – QL 1A – ĐT 705 – ĐH 01 - ĐH 02 – Ql 27B.

+ Địa điểm tuyến đi qua: Xã Xuân Hải - Đông Hải - Phước Trung – Phước Chính – Phước Đại

Page 39: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 37

+ Chiều dài tuyến: 39 Km

+ Tần suất hoạt động:

Giờ cao điểm: (5h30-7h; 11h-13h; 16h-17h30): 40 phút/xe xuất bến;

Giờ bình thường: 60 phút/ xe xuất bến.

Tổng số chuyến xe trong ngày: 16 chuyến;

Số lượng xe hoạt động trên tuyến: 04 xe hoạt động; 01 xe dự phòng.

- Tuyến 08: Ninh Sơn – Phước Đại

+ Điểm đầu: UBND xã Tân Sơn

+ Điểm cuối: bến xe buýt xã Phước Đại

+ Hướng tuyến: ĐT 705 – QL 27 – Ql 27B

+ Địa điểm tuyến đi qua: xã Nhơn Sơn – xã Hòa Sơn – Cây xăng Hoa Sơn –Quảng Sơn – Tân Sơn – Phước Tiến– Phước Đại

+ Chiều dài tuyến: 28 Km

+ Tần suất hoạt động:

Giờ cao điểm: (5h30-7h; 11h-13h; 16h-17h30): 20 phút/xe xuất bến;

Giờ bình thường: 45 phút/ xe xuất bến;

+ Tổng số chuyến xe trong ngày: 24 chuyến;

+ Số lượng xe hoạt động trên tuyến: 05 xe hoạt động; 02 xe dự phòng.

- Tuyến 09: Ninh Sơn – Tà Nôi

+ Điểm đầu: bến xe TT Tân Sơn

+ Điểm cuối: bến xe xã Ma Nới

+ Hướng tuyến: Ql 27 - ĐT 709

+ Địa điểm tuyến đi qua: UBND xã Lâm Sơn – TT Tân Sơn – xã Quảng Sơn - xã Nhơn Sơn – xã Ma Nới

+ Chiều dài tuyến: 40 Km

+ Tần suất hoạt động:

Giờ cao điểm: (5h30-7h; 11h-13h; 16h-17h30): 40 phút/xe xuất bến;

Giờ bình thường: 60 phút/ xe xuất bến.

Tổng số chuyến xe trong ngày: 16 chuyến;

Page 40: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 38

Số lượng xe hoạt động trên tuyến: 04 xe hoạt động; 01 xe dự phòng.

- Tuyến 10: Phước Thuận – Ninh Phước

+ Điểm đầu: Bến xe Ninh Thuận (khi có bến xe mới sẽ điều chỉnh điểm đầu về bến xe mới);

+ Điểm cuối: bến xe TT Phước Dân

+ Hướng tuyến: Bến xe Ninh Thuận – ĐT 703 – ĐH 26

+ Địa điểm tuyến đi qua: QL 1A – Chùa An Lạc – ĐT 703 – Trường TH Phú Quý 2 – Trường TH La Chữ - Nhà thờ Nhị Hà

+ Chiều dài tuyến: 37 Km

+ Tần suất hoạt động:

Giờ cao điểm: (5h30-7h; 11h-13h; 16h-17h30): 30 phút/xe xuất bến;

Giờ bình thường: 45 phút/ xe xuất bến.

Tổng số chuyến xe trong ngày: 18 chuyến;

Số lượng xe hoạt động trên tuyến: 03 xe hoạt động; 01 xe dự phòng.

- Tuyến 11: vành đai thành phố Phan Rang – Tháp Chàm dài 45km.

+ Điểm đầu: trường TH Nam Cương;

+ Điểm cuối: UBND huyện Thuận Bắc.

+ Hướng tuyến: trường TH Nam Cương – TT Phước Dân – UBND xã Phước Thái – thôn Ba Tháp – UBND huyện Thuận Bắc

+ Địa điểm tuyến đi qua: trường TH Nam Cương – TT Phước Dân – UBND xã Phước Thái – thôn ba Tháp – thôn Bỉnh Nghĩa

+ Chiều dài tuyến: 45 Km

+ Tần suất hoạt động:

Giờ cao điểm: (5h30-7h; 11h-13h; 16h-17h30): 40 phút/xe xuất bến;

Giờ bình thường: 60 phút/ xe xuất bến

Tổng số chuyến xe trong ngày: 16 chuyến;

Số lượng xe hoạt động trên tuyến: 03 xe hoạt động; 01 xe dự phòng.

- Tuyến 12: Phước Đại - Du Long

+ Điểm đầu: bến xe buýt xã Phước Đại

+ Điểm cuối: bến xe buýt xã Lợi Hải

Page 41: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 39

+ Hướng tuyến: UBND huyện Thuận Bắc – KCN Du Long – Vành đai TP Phan Rang – ĐH 02 – ĐH 01 – Ql 27B

+ Địa điểm tuyến đi qua: Xã Lợi Hải – xã Bắc Phong - Phước Trung – Phước Chính – Phước Đại

+ Chiều dài tuyến: 42 Km

+ Tần suất hoạt động:

Giờ cao điểm: (5h30-7h; 11h-13h; 16h-17h30): 40 phút/xe xuất bến;

Giờ bình thường: 60 phút/ xe xuất bến.

Tổng số chuyến xe trong ngày: 16 chuyến;

Số lượng xe hoạt động trên tuyến: 04 xe hoạt động; 01 xe dự phòng.

4.2.2 Quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ xe buýt,

4.2.2.1 Bến xe, điểm đầu, điểm cuối

Các điểm đầu, điểm cuối tuyến trùng với các bến xe khách. Hiện nay, đầu tư xây dựng các bến xe theo quy hoạch của tỉnh diễn ra rất chậm. Vì vậy, để đạt được những mục tiêu đã đề ra trong quy hoạch cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cần phải thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình xây dựng các bến xe khách, có chính sách xã hội hóa, các cơ chế đặc thù, ưu đãi các doanh nghệp, tổ chức, cá nhân tham gia.

Dự kiến quy hoạch bến xe, điểm đỗ xe buýt đầu cuối như sau:

- Bến xe tại thị trấn Phước Dân 9 huyện Ninh Phước;

- Bến xe tại xã Vĩnh Hải và bến xe Vĩnh Hy, huyện Ninh Hải;

- Bến xe gần khu công nghiệp Du Long, huyện Thuận Bắc;

- Bến xe ở Cà Ná, huyện Thuận Nam;

- Bến xe tại xã Phước Đại, huyện Bắc Ái;

- Bến xe xã Mai Nới, huyện Ninh Sơn;

- Bến xe xã Phước hà, huyện Ninh Phước;

- Bến xe xã Phước Định, huyện Ninh Phước.

4.2.2.2 Điểm dừng, nhà chờ:

Đến năm 2030, trong số tuyến buýt trên địa bàn tỉnh sẽ xây dựng khoảng 540 điểm dừng đón trả khách (trong số này xây dựng khoảng 200 nhà chờ).

Page 42: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 40

4.2.3 Quy hoạch bến thủy nội địa

Hiện nay có 02 bến thủy nội địa tại vịnh Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải và bến xây bê tông của Vườn Quốc gia Chúa . Do nhu cầu phát triển du lịch dọc bờ biển của tỉnh Ninh Thuận hiện na, đồng thời nhằm đảm bảo cho việc neo đầu tàu thuyền phục vụ khách tham quan, du lịch và kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch dọc bờ biển, tư vấn sẽ đề xuất các vị trí quy hoạch bến thủy nội địa là điểm đến du lịch của tỉnh dọc bờ biển như sau:

4.2.3.1 Giai đoạn 2018 – 2020

Theo văn bản số 1490/SGTVT-QLVT của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Ninh Thuận ngày 31/10/2016 và báo cáo số 35/BC-UBND của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận ngày 17/2/2017, đề xuất phương hướng phát triển bến thủy nội địa như sau:

- Đối với các bến thủy nội địa hiện hữu: tiến hành đầu tư nâng cấp theo quy định để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch.

- Đầu tư mở mới 05 bến, cụ thể như sau: + 01 bến thủy nội địa tại khu vực Bãi Kinh, thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải,

huyện Ninh Hải: bến có chức năng vận chuyển hành khách; + 01 bến thủy nội địa tại khu vực Ninh Chữ, xã Khánh Hải, huyện Ninh

Hải: bến có chức năng vận chuyển hành khách; + 01 bến thủy nội địa tại khu vực Đông Hải, phường Đông Hải, thành

phố Phan Rang Tháp Chàm: bến có chức năng vận chuyển hành khách.

+ Đầu tư mở mới 02 bến thủy nội địa tại khu vực bãi Cóc trong và bãi Cóc ngoài thuộc xã Vĩnh Hải, Huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận: bến có chức năng vận chuyển hành khách.

4.2.3.2 Giai đoạn 2020 – 2030

Đầu tư bổ sung các bến thủy nội địa sau đây:

- Huyện Thuận Nam: + 01 bến thủy nội địa tại khu vực Cà Ná, bến có chức năng vận chuyển

hành khách; + 01 bến thủy nội địa tại khu vực Thương Diêm, bến có chức năng vận

chuyển hành khách;

Page 43: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 41

+ 01 bến thủy nội địa tịa khu vực Mũi Sửng Trâu, bến có chức năng vận chuyển hành khách;

+ 01 bến thủy nội địa tại khu du lịch Mũi Dinh Ecopark, bến có chức năng vận chuyển hành khách (Theo công văn số 149/PKTHT của phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận ngày 7/7/2017);

- Huyện Thuận Bắc: + 01 bến thủy nội địa tại khu vực dự án Bình Tiên, bến có chức năng

vận chuyển hành khách (Theo công văn số 2090/SKHĐT-TH của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Thuận ngày 7/7/2017).

- Huyện Ninh Hải: + 01 bến thủy nội địa tại khu du lịch Hòn Đỏ, bến có chức năng vận

chuyển hành khách.

4.2.4 Nhu cầu quỹ đất

Nhu cầu quỹ đất dành cho hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến xe buýt của tỉnh Ninh Thuận bao gồm:

- Nhu cầu quỹ đất dành cho xây dựng các bến xe buýt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Nhu cầu quỹ đất dành cho phương tiện đỗ xe, các trạm bảo dưỡng sửa chữa phương tiện chở khách, văn phòng, kho, nhà để xe .v.v.

- Nhu cầu đất xây dựng hệ thống dựng điểm dừng đón trả khách.

Thông thường diện tích trung bình đất dành cho một phương tiện xe khách đỗ (không bao gồm hệ thống diện tích kho bãi, bảo dưỡng sửa chữa trong bến xe) là 40m2.

TT Hạng mục Số lượng M2/1 vị trí Tổng

1 Xây dựng bến đầu, cuối 72 40 2.280

2 Diện tích trạm dừng xe buýt 540 2 1.080

3 Diện tích dành cho phương tiện đỗ xe, các trạm bảo dưỡng sửa

5 250 1.250

4 Tổng m2 4.610

4.2.5 Nhu cầu vốn đầu tư

Vốn đầu tư cho quy hoạch được xác định dựa trên việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đầu tư cho phương tiện, đầu tư phát triển nguồn nhân lực quản lý vận

Page 44: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 42

tải tại các cơ quan nhà nước quản lý về vận tải cũng như doanh nghiệp vận tải, đào tạo đội ngũ lái, phụ xe trong các doanh nghiệp và HTX vận tải. Trong quy hoạch này chỉ tính toán phần vốn đầu tư cho việc xây dựng bến xe, đầu tư mua sắm phương tiện mới.

Nhu cầu vốn đầu tư phương tiện theo các giai đoạn

Hạng mục Khối lượng

Đơn vị Đơn giá xe

(triệu đồng/đvt) Nhu cầu vốn đầu tư (triệu

Chi phí phương tiện 72 Cái 2.000 144.000

Chi phí xây dựng 4.610 m2 5 23.050

Tổng 167.050

4.2.6 Bảo vệ môi trường trong quy hoạch

Hoạt động GTVT nói chung và trong hoạt động GTVT đường bộ nói riêng gây ra những tác động xấu đến môi trường tự nhiên trong đó gây ô nhiễm nhiều nhất là môi trường không khí (chiếm 70%). Các phương tiện cơ giới đường bộ phát thải chủ yếu là các khí CO, VOC, NO2. Lượng phát thải các khí này sẽ tăng lên theo tốc độ tăng phương tiện hàng năm, đó chính là tác hại lâu dài mà ngành giao thông vận tải tác động đến môi trường tự nhiên. Các nguyên nhân gây tác động đến môi trường tự nhiên, thể hiện qua các yếu tố sau:

Ô nhiễm tiếng ồn: Hầu hết các loại phương tiện cơ giới đều phát tiếng ồn có âm lượng cao. Theo một số nghiên cứu, phương tiện giao thông đường bộ chiếm 70% tổng lượng ồn phát ra từ phương tiện GTVT. Khi lưu lượng giao thông gia tăng sẽ làm mức độ tiếng ồn càng cao, gây ảnh hưởng tới người tham gia giao thông và dân cư sống ven đường, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khoẻ khi mà tiếng ồn vượt qua mức cho phép.

Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm không khí là tác động môi trường cần phải quan tâm nhất trong phát triển KCHT và phát triển vận tải. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí là do nhiên liệu sử dụng chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch, chất lượng nhiên liệu thấp, thêm vào đó là tuổi phương tiện cơ giới đường bộ đang khai thác ở trong nước thường khá cao, chế độ duy tu và bảo dưỡng định kỳ chưa tốt và chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ. Ô nhiễm không khí do khí thải của phương tiện đang là vấn đề lớn tại hầu hết các bến xe trong khu đô thị có lưu lượng xe ra vào bến cao.

Page 45: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 43

Ô nhiễm đất và nước: Do quá trình tiêu thụ xăng dầu và sửa chữa sẽ làm rơi vãi hoặc thải ra một lượng dầu nhớt phế thải…, quá trình sửa chữa bảo dưỡng xe, rửa xe sẽ làm nước thải theo đường cống thoát nước chảy ra sông, ngấm vào đất. Tuy nhiên sẽ không gây tác động lớn.

Tác động môi trường của VTHK bằng xe buýt

Những tác động môi trường của hoạt động vận tải hành khách xe buýt bao gồm các hoạt động gây ô nhiễm khi hoạt động trên hành trình, gây ô nhiễm khi xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ hoạt động vận tải.

Các loại phương tiện hành khách xe buýt khi hoạt động trên đường sẽ gây tác động đến môi trường tự nhiên như tạo ra tiếng ồn, khí thải gây ô nhiễm không khí. Các phương tiện vận tải hành khách thường thải ra các khí NO2 và SO2 vào trong không khí. Ngoài ra phương tiện vận tải hành khách xe buýt phần lớn có độ tuổi từ 5 đến 10 năm, tần suất khai thác phương tiện cao, thời gian chạy liên tục của phương tiện trên hành trình lại gây ô nhiễm môi trường trên suốt hành trình phương tiện đi qua.

Theo báo cáo môi trường năm 2005, ô nhiễm không khí do khí thải của phương tiện cũng đang là vấn đề lớn tại hầu hết các bến xe trong khu đô thị do lưu lượng xe ra vào bến cao tạo ra lượng khí thải cũng cao hơn mức cho phép nhiều lần. Theo kết quả điều tra tại các bến xe cho thấy chất lượng không khí tại hầu hết các bến xe đều bị ô nhiễm NOx, SOx, bụi lơ lửng, vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 3-10 lần.

Kết quả đo mức ồn tương đương trung bình ngày ở cạnh hầu hết các quốc lộ, đường tỉnh, đường phố ở mức 75-78 dBA vượt quá giá trị tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực dân cư theo TCVN là 70 dBA. Nguyên nhân chính là do lưu lượng giao thông cao, ùn tắc giao thông, còi xe, tỷ lệ phương tiện cũ tham gia giao thông cao.

Hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ hoạt động vận tải hành khách bao gồm xây dựng mới; Cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường bộ, bến xe, điểm dừng đỗ. Các hoạt động này tùy thuộc và quy mô mà tác động ít, nhiều đến môi trường. Những tác động mang diện rộng, có tính xã hội cao, tác động đến cuộc sống của từng người dân đó là hoạt động giải phóng mặt bằng, di dời và tái định cư; Tác động xáo trộn sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng thu nhập kinh tế, việc làm, đi lại.

Page 46: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 44

Các hoạt động thi công xây dựng còn tác động đến chất lượng môi trường như: Không khí, tiếng ồn, rung, nước mặt, nước ngầm. Ảnh hưởng đến không khí rõ ràng nhất đó là ô nhiễm bụi vì bụi phát sinh từ các hoạt động đào, đắp đất đá, vận chuyển nguyên vật liệu, nồng độ ô nhiễm bụi thường biến thiên, không ổn định tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và tiến độ, khối lượng thực hiện.

Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng dự án giao thông đường bộ tác động đến môi trường nước bởi rác và phế thải tràn đổ hoặc bồi lắng, xói mòn do mưa. Không chỉ vậy, việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tác động rất lớn đến tài nguyên đất, rõ ràng nhất là chiếm dụng đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Những giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến tác động môi trường như nâng cao chất lượng phương tiện, tiết kiệm nhiên liệu trong việc sử dụng phương tiện vận chuyển mới có tiêu chuẩn khí thải cao.

Tác động đến môi trường xã hội

Ngoài những tác động đến môi trường tự nhiên như phân tích ở phần trên thì hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh theo tuyến cố định còn ảnh hưởng đến môi trường xã hội theo hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Ảnh hưởng tích cực đến môi trường xã hội là khi mạng lưới vận tải hành khách xe buýt phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện chất lượng dịch vụ vận tải, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, an toàn và thuận tiện sẽ giúp cho người dân có thu nhập trung bình và thấp dễ dàng tiếp cận phương thức vận tải này. Để thu hút hành khách hơn nữa thì mục tiêu phát triển của phương thức này là ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đổi mới phương tiện hiện đại và tiện nghi, đảm bảo an toàn giao thông.

Anh hưởng bao gồm như môi trường sống, công việc, đi lại, ảnh hưởng từ việc thu hồi đất phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.

Giải pháp hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do tác động của vận tải hành khách:

- Tăng cường hoạt động kiểm định phương tiện xe buýt về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Tăng cường quản lý, kiểm tra khí thải phương tiện xe buýt theo các tiêu chuẩn đã ban hành.

- Khuyến khích và có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phương tiện sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, thân thiện với môi trường. Sử dụng năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học, nhiên liệu thay thế nhiên liệu truyền thống (LPG,

Page 47: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 45

CLG, NLG,…) cho công trình GTVT và phương tiện, thiết bị giao thông cơ giới

- Doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện xe buýt, duy trì tình trạng kỹ thuật và hiệu quả sử dụng phương tiện, giảm lượng khí phát thải gây ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường nhân lực và trang thiết bị thu gom, xử lý rác thải, nước thải tại các bến xe buýt.

- Thực hiện nghiêm Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 28/12/2013 của Chính phủ về việc xử lý vi phạm trong vấn đề giữ gìn vệ sinh chung. Có cơ chế giám sát chặt chẽ và chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm tại các bến xe.

Page 48: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 46

PHẦN 5: CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

5.1 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

5.1.1 Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe buýt, bến thủy nội địa:

Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, địa phương trong công tác quản lý vận tải vận tải xe buýt và bến thủy nội địa;

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kết nối giữa các cơ quan quản lý, đơn vị vận tải và hành khách.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; giám sát thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt và bến thủy nội địa; kê khai, niêm yết giá vé; kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động trên tuyến; xây dựng chế độ hậu kiểm sau khi cấp phép với doanh nghiệp vềphương tiện và nhân lực theo định kỳ; triển khai xử lý các vi phạm (về tốc độ, về dừng, đỗ đón trả khách, phóng nhanh, vượt ẩu...) thông qua thiết bị giám sát hành trình và trên thực địa.

5.1.2 Đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông:

Ưu tiên bố trí quỹ đất, đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống bến xe, điểm đón, trả khách theo quyhoạch được phê duyệt để hỗ trợ người dân thuận tiện tiếp cận và tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác;

Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội hóa cũng như nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh.

5.1.3 Tăng cường, nâng cao chất lượng dịch vụ:

Thực hiện việc lựa chọn đơn vị tham gia khai thác căn cứ vào chất lượng, quy mô đơn vị vận tảivà lưu lượng vận tải trên tuyến;

Nghiên cứu ban hành quy định về xếp loại đơn vị kinh doanh vận tải và quy định phạm vi hoạt động đối với từng loại đơn vị để hạn chế và loại bỏ dần các đơn vị yếu kém, chất lượng dịch vụ thấp;

Các đơn vị tham gia phải đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải, công khai các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ và thiết lập hệ thống thông tin phản hồi giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Page 49: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 47

5.1.4 Tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng đối với đơn vị tham gia:

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã) tham gia kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải một cách bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi (nếu có).

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thuê, mua đất dài hạn sử dụng vào mục đích làm bãi đỗ xe, trụ sở.

Khuyến khích các đơn vị xây dựng thương hiệu doanh nghiệp theo hướng an toàn - văn minh - lịch sự;

Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phương tiện vận tải theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường;

Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý điều hành vận tải, giảm chi phí, xây dựng mức giá vé hợp lý;

Kịp thời khen thưởng, tuyên dương đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện tốt.

5.1.5 Giải pháp về thông tin truyền thông:

Công bố, niêm yết công khai Quy hoạch trên trang web của Sở Giao thông vận tải để các đơn vị kinh doanh vận tải biết và thực hiện.

Công bố, niêm yết công khai danh sách các doanh nghiệp đang khai kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn.

5.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

5.2.1 Sở Giao thông Vận tải:

Chịu trách nhiệm công bố quy hoạch theo quy định hiện hành, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nội dung theo quy hoạch; theo dõi, đôn đốc việc triển khai các dự án đầu tư, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị CHính phủ, các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án, công trình do Trung ương quản lý theo quy hoạch được duyệt, theo dõi, đề xuất kịp thời việc điều chỉnh bổ sung, quy hoạch đã được phê duyệt để đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả.

Page 50: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 48

5.2.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư và sở Tài Chính:

Có nhiệm vụ phối hợp cân đối vốn ngân sách theo kế hoạch 5 năm và hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ theo Quy hoạch giao thông vận tải được duyệt.

5.2.3 UBND các huyện, thành phố:

Tổ chức phổ biến nội dung quy hoạch đến các cơ quan có liên quan trên địa bàn, đến các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông và rộng rãi cho nhân dân. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai xây dựng các dự án giao thông vận tải theo thẩm quyền.

Page 51: DỰ ÁN tin bai/THUYET MINH...Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh ninh thuẬn sỞ giao thÔng vẬn tẢi dỰ Án ĐiỀu chỈnh quy hoẠch phÁt triỂn ngÀnh giao thÔng vẬn tẢi

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TEDISOUTH 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Ninh Thuận với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở điểm giao tiếp của 3 vùng kinh tế lớn của đất nước: Nam Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và gần với Miền Đông Nam Bộ có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế. Đặc biệt Nhà nước đầu tư xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh nên trong tương lai Ninh Thuận sẽ trở thành trung tâm năng lượng của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay Ninh Thuận so với cả nước vẫn thuộc một trong số ít tỉnh còn mức độ phát triển chưa cao, GDP bình quân đầu người còn thấp, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh chưa đáp ứng và phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Với hiện trạng mạng lưới giao thông hiện tại không thể đáp ứng cho định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai.

Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nghiên cứu trước, đề án điều chỉnh Quy hoạch này đã điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề mới hoặc còn thiếu so với yêu cầu phát triển chung của tỉnh, của vùng theo định hướng Điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

Bản đề án điều chỉnh Quy hoạch lần này sẽ tạo được “khung cơ bản” cho việc xây dựng, phát triển, đầu tư có trọng điểm các công trình quan trọng bức thiết mang tính đột phá đóng vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông sau này, thúc đẩy phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, bền vững, hiện đại đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân.