CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

48
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN LỚP DA13CNTP BÀI BÁO CÁO CÔNG TI CỔ PHẦN Nhóm SV thực hiện: 1.Nguyễn Văn Hoàng 2.Thạch Thị Yến Nhu 3.Phạm Mỹ Hảo 4.Thạch Thị Sakani 5.Huỳnh Thị Hoa 6.Nguyễn Duy Khanh 7.Huỳnh Minh Thiện 8. V Thảo Dương 9.Cao Văn Hậu

Transcript of CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Page 1: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN

LỚP DA13CNTP BÀI BÁO CÁO

CÔNG TI CỔ PHẦN Nhóm SV thực hiện: 1.Nguyễn Văn Hoàng 2.Thạch Thị Yến Nhu 3.Phạm Mỹ Hảo 4.Thạch Thị Sakani 5.Huỳnh Thị Hoa 6.Nguyễn Duy Khanh 7.Huỳnh Minh Thiện 8. Vo Thảo Dương9.Cao Văn Hậu

Page 2: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

I) Nội dung: 1. Khái niệm: 2. Đặc điểm. 3. Cách bước thành lập công ty. 4. Nội dung. 5. Giải thể,phá sản. 6. Vốn điều lệ,vốn phát định. 7. Tư cách pháp nhân. 8. Điều kiện thành lập. 9. Cách thức đặc tên doanh nghiệp. 10. Các cuộc họp thường lệ,bất thường.

Page 3: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

1. Khái niệm.

Công ti cổ phần là loại hình đặc trưng của công ti đối vốn, vốn của công ti được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ti cho đến hết giá trị cổ phần họ sở hữu.

Page 4: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

2. Đặc điểm. - Thứ nhất, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều

phần bằng nhau và được gọi là cổ phần (điềm a khoản 1 điều 77 _ Luật DN 2005). Một trong những điểm khác biệt có tính chất cơ bản giữa công ty cổ phần với các loại hình doanh nghiệp khác chính là ở đặc trưng này.

Page 5: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Ở công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau, các nhà đầu tư khi tham gia góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được xác định là nắm giữ bao nhiêu cổ phần của công ty chứ không xác định là nắm giữ số vốn bao nhiêu, chiếm bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ như ở các loại hình doanh nghiệp khác.

Page 6: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

- Thứ hai, công ty cổ phần là doanh nghiệp có số lượng thành viên tối thiểu là ba và không giới hạn số lượng thành viên tối đa ( điểm b khoản 1 điều 77_ Luật 2005). Như vậy, công ty cổ phần là loại doanh nghiệp mà pháp luật

đòi hỏi số lượng thành viên tối thiểu lớn nhất trong số các loại hình doanh nghiệp đang tồn tại theo qui định của pháp luật Việt Nam.Trước đây, Luật công ty năm 1990 đòi hỏi số lượng thành viên tối thiểu của công ty cổ phần là 7 còn Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ yêu cầu là 3. Điểm mới này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư khi muốn kinh doanh dưới hình thức pháp lý này.

Page 7: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

- Thành viên của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chỉ phải chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp (điểm c khoản 1 điều 77 _ Luật DN 2005). Đặc trưng này của công ty cổ phần xác định sự tách bạch về mặt tài sản của nhà đầu tư – thành viên với tài sản công ty.

Page 8: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

- Thứ ba, công ty cổ phần là một pháp nhân kể từ ngày đựơc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ( khoản 2 điều 77_Luật DN 2005).

- Thứ tư, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo qui định của pháp luật về chứng khoán ( cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo qui định của pháp luật và Điều lệ công ty) (theo khoản 1 điều 88 Luật Doanh nghiệp 2005). Trong khi, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân bị cấm phát hành tất cả các loại chứng khoán còn công ty TNHH ( cả một thành viên và từ hai thành viên trở lên) chỉ được quyền phát hành các loại chứng khoán không phải là cổ phiếu thì công ty cổ phần có thể phát hành tất cả các loại chứng khoán mà pháp luật có thừa nhận. Điều này thể hiện tính đại chúng của công ty cổ phần.

Page 9: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

3. Cách thức thành lập.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Đây là bước rất quan trọng vì hồ sơ phải được chuẩn bị đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật thì quá trình thành lập công ty cổ phần mới diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

- Các hồ sơ mà cần phải chuẩn bị khi tiến hành thành lập công ty cổ phần bao gồm:

Page 10: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

+ Giấy để nghị đăng ký kinh doanh (điền theo mẫu có sẵn của Sở kế hoạch đầu tư, lưu ý khi tiến hành soạn hồ sơ thì trong mục các ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải ghi đúng mã ngành cấp 4 và ghi theo hướng dẫn của Điều 4 Thông tư 01/2013/TT – BKHĐT của Bộ kế hoạch đầu tư).

+ Dự thảo điều lệ (Đây là tài liệu rất quan trọng không chỉ là thủ tục để hoàn thiện việc thành lập công ty cổ phần mà dự thảo điều lệ còn quy định cách thức tổ chức và hoạt động của công ty trong quá trình công ty hoạt động. Vì vậy, một bản điều lệ chặt chẽ và ro ràng sẽ góp phần không nhỏ đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và tránh những tranh chấp, rủi ro không đáng có).

+ Danh sách cổ đông sáng lập (lưu ý các thông tin của các cổ đông phải ghi chính xác, cụ thể)

Page 11: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

- Các giấy tờ khác

+ Bản sao CMT của các cổ đông sáng lập còn hiệu lực;

+ Nếu cổ đông là tổ chức thì phải có bản sao giấy chứng nhận, trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).

+ Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 

Page 12: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Bước 2: Nộp hồ sơ

- Sau khi bạn đã chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.Bộ phận một cửa sẽ kiểm tra hồ sơ thành lập công ty cổ phần của bạn đã đủ chưa để nhận hồ sơ. Nếu chưa đủ hoặc chưa đúng theo quy định thì nhân viên bộ phận một cửa sẽ hướng dẫn bạn về làm lại. Sau khi đã chấp nhận hồ sơ, nhân viên sẽ giao cho bạn một giấy hẹn ngày trả kết quả.

Page 13: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

- Hồ sơ của bạn sẽ được chuyển lên cho chuyên viên xem xét và kiểm tra, đánh giá xem hồ sơ đã đúng theo quy định của pháp luật hay chưa. Nếu đúng thì 7 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn nếu hồ sơ bị sai hoặc thiếu thì chuyên viên sẽ ra thông báo và yêu cầu bạn sửa hồ sơ (trong vòng 7 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ ở bộ phận một cửa bạn sẽ nhận được thông báo). Sau khi nhận được thông báo và sửa theo yêu cầu của chuyên viên, bạn nộp hồ sơ đã sửa ở bộ phận một cửa và quy trình lại diễn ra như trên (tức là 7 ngày sau sẽ nhận được kết quả nếu hồ sơ đúng còn nếu không sẽ nhận thông báo để tiếp tục sửa).

Page 14: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Bước 3: Nhận kết quả và làm dấu.

- Căn cứ vào giấy hẹn trả kết quả, bạn quay lại bộ phận trả kết quả của bộ phận một cửa để nhận kết quả thành lập công ty cổ phần. Kết quả doanh nghiệp nhận được sẽ là 01 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản chính và 03 bản sao. Lưu ý khi nộp hồ sơ thì chủ doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Tuy nhiên, khi nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người đại diện theo pháp luật phải là người trực tiếp đến lấy.

Page 15: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Sau khi đã nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp bắt đầu tiến hành khắc dấu. Doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên làm dấu 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nhận 01 giấy hẹn. Sau 04 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành thủ tục khắc dấu thì doanh nghiệp sẽ đến bộ phận trả dấu của cơ quan công an để lấy dấu doanh nghiệp. Lưu ý khi đến lấy dấu của doanh nghiệp thì người đại diện của công ty phải đến lấy dấu không thể ủy quyền cho người khác, khi đến lấy dấu người đại diện theo pháp luật phải mang theo CMND bản gốc và bản gốc giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần

Page 16: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Bước 4:  Khai báo thuế và đóng thuế môn bài

- Chậm nhất là vào cuối cùng của tháng mà công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty phải tiến hành nghĩa vụ về thuế cụ thể là thuế môn bài đối với Nhà nước để đi vào hoạt động. Mức thuế môn bài được quy định cụ thể so với vốn điều lệ của công ty đăng ký khi thành lập.- Sau khi nộp xong thuế môn bài, công ty cổ phần có thể đi vào hoạt động kinh doanh bình thường.Nếu còn vấn đề chưa hiểu hoặc gặp khó khăn trong việc thành lập công ty cổ phần, bạn hãy liên lạc ngay với Luật Gia trịnh để được tư vấn và giải đáp kịp thời. 

 

Page 17: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt
Page 18: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

4.Nội dung• Nguyên tắc cơ cấu

Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán

Page 19: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả.

Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban Kiểm soát.

• Cơ cấu thể chếKhái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó. Quy định trong một số bộ luật, trong đó có Luật Việt Nam ghi rõ công ty cổ phần cần có tối thiểu 3 cổ đông, bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân

Page 20: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Tuy nhiên, các quy định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông lớn hơn nhiều. Các quy định cụ thể của cả 6 sàn chứng khoán Hoa Kỳ đều cho thấy điều này, từ các sàn sơ khai như Pink Sheet, OTCBB, NASDAQ, NYSE; trong đó OTCBB yêu cầu công ty ít nhất có 40 cổ đông, còn NYSE lại yêu cầu công ty phải có ít nhất 2.000 cổ đông.Cơ quan tối cao của các công ty cổ phần là Đại hội đồng Cổ đông. Các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị với Chủ tịch Hội đồng Quản trị, các Phó Chủ tịch và thành viên (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm). Sau đó, Hội đồng quản trị sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) và/ hoặc Giám đốc điều hành

Page 21: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Hội đồng này cũng có thể tiến hành thuê, bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) hoặc ủy quyền cho Ban Giám đốc (công ty) làm việc này.Quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty. Quan hệ giữa Ban giám đốc và cấp dưới, người lao động nói chung là quan hệ quản lý. Xung quanh vấn đề quan hệ giữa các chủ sở hữu là cổ đông của công ty và những ngườ quản lý thông thường cần được tách bạch và kể cả các đại cổ đông cũng không nhất nhất là được hay có thể tham gia quản lý công ty. Để đảm bảo khách quan, nhiều công ty đã quy định chặt chẽ về điều này.

Page 22: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

• Ưu điểm

Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty;Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần;Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.

Page 23: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

• Nhược điểm

Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp;

Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém;

Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;

Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định

Page 24: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

(trích Luật Doanh nghiệp 2005)Theo điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005 (của Việt

Nam), công ty cổ phần được định nghĩa như sau: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng

nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ

đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Page 25: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Page 26: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Các loại cổ phầnTheo điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005 (của Việt Nam), các loại cổ phần bao gồm:Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.

Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: o Cổ phần ưu đãi biểu quyết;o Cổ phần ưu đãi cổ tức;o Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định

Page 27: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Trong các loại cổ phần ưu đãi trên thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chịu một số ràng buộc như:

Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.Các cổ phần còn lại (ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và ưu đãi khác) thường tuân theo các quy tắc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Page 28: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Ngoài ra, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi; trong khi cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Page 29: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt
Page 30: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

5.Điều lệ-pháp định của công ti cổ phần: Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên trong công ty về thành lập và hoạt động công ty. Theo Điều 15 - Luật Doanh nghiệp Điều lệ công ty phải có các nội dung chủ yếu sau đây:1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);2. Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;3. Vốn điều lệ;4. Họ tên, địa chỉ của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; tên, địa chỉ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; tên, địa chỉ của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; 5. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, số cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần;6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;7. Cơ cấu tổ chức quản lý;8. Người đại diện theo luật pháp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần;9. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

Page 31: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

10. Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

11. Các loại quỹ và mức giới hạn từng loại quỹ lập tại công ty; nguyên tắc phân chia lợi nhuận, trả cổ tức, chịu lỗ trong kinh doanh;

12. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

13. Thể thức, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;14. Chữ ký của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

của người đại diện theo pháp luật hoặc tất cả thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của người đại diện theo pháp luật hoặc tất cả các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.

Các nội dung khác của Điều lệ công ty do thành viên, cổ đông thỏa thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Page 32: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với một số ngành, nghề. Doanh nghiệp có thể tham khảo chi tiết danh sách các ngành nghề cần vốn pháp định tại đây ngành nghề kinh doanh.

 Quy định của pháp luật về vốn pháp định và vốn điều lệ từ năm 2000 đến năm 2005

Theo quy định Luật công ty được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/06/1999 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2000, và luật Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì:

• Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn áp dụng quy định về vốn pháp định với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào. Vốn pháp định là vốn ban đầu của công ty được ghi trong điều lệ của công ty. Trong quá trình hoạt động, công ty không được giảm vốn pháp định. Việc tăng vốn pháp định đăng ký tại Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư.

Page 33: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

• Đối với các công ty trong nước quy định về vốn pháp định chỉ còn áp dụng cho một số ngành nghề kinh doanh nhất định. Mức vốn pháp định đối với các ngành nghề khác nhau thì được áp dụng theo các quy định khác nhau của pháp luật chuyên ngành.

Ví dụ:• Đối với ngành nghề kinh doanh bất động sản mức vốn pháp định là 6 tỷ đồng;• Đối với ngành nghề kinh doanh sản xuất phim mức vốn pháp định là 1tỷ đồng Quy định của pháp luật về vốn pháp định và vốn điều lệ từ năm 2005 đến nay  Quy định của pháp luật về vốn pháp định và vốn điều lệ từ năm 2005 đến nay

Theo quy định Luật công ty số 60/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006 và Luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 thì: Vốn pháp định chỉ còn áp dụng trong một số ngành nghề kinh doanh nhất định cho tất cả các loại hình công

ty

Page 34: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

5. Giải thể- phá sảnA)Phá sản (hay còn gọi bình dân là sập tiệm) là tình

trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản. Có hai loại phá sản: phá sản đơn và phá sản gian lận. Phá sản đơn là khi người chủ công ty bất cẩn, thiếu tính toán, quản lý tồi, vay mượn tuỳ tiện, kế toán không minh bạch, không tôn trọng những nghĩa vụ đã cam kết, không khai báo cho toà án hay cơ quan có thẩm quyền về tình hình ngừng chi trả theo đúng thời hạn luật pháp quy định. Phá sản gian lận là khi người chủ công ty có ý gian trá trong kế toán, che giấu bớt tài sản nơ

Page 35: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

khai tăng tài sản có. Phá sản gian lận bị phạt nặng hơn phá sản đơn.[1]

Việc phá sản có thể do chủ công ty tự nộp đơn xin phá sản, hay do một hoặc nhiều chủ nợ có đơn yêu cầu. Tài sản, tiền vốn của công ty có thể được mang bán đấu giá để thanh toán nợ. Một số quốc gia, cá nhân cũng có quyền tuyên bố phá sản.

B)Giải thể công ti: là việc công ti chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu mà các thương nhân khi kinh doanh đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp Luật. Hiện nay trên thực tế có rất nhiều những thương nhân sau khi đăng ký kinh doanh nhưng vì những lý do khác nhau đã không tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc đang kinh doanh nhưng không tiếp tục kinh doanh nữa không thông báo tạm ngừng hoạt  động hoặc không giải thể công ti do thủ tục giải thể phức tạp và mất nhiều thời gian.

Page 36: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt
Page 37: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

6.TƯ CÁCH PHÁP NHÂNĐiều 84 luật dân sự quy định một tổ chức

được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Ðược thành lập hợp pháp;2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức

khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ

pháp luật một cách độc lập.

Page 38: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Theo luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần, công ty TNHH , công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân còn doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân. Về cơ bản việc có tư cách pháp nhân sẽ tách bạch tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân là doanh nghiệp đó còn doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì không có sự tách bạch này. Vì vậy doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn còn doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì phải chịu trách nhiệm vô hạn

Page 39: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

. Có nghĩa khi doanh nghiệp phá sản thì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm giới hạn với phần vốn mà mình bỏ vào doanh nghiệp. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân ngoài khoản tiền đầu tư kinh doanh thì chủ sở hữu còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mình có. Doanh nghiệp tư nhân không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ cần đóng thuế thu nhập cá nhân của chủ doanh nghiệp đó là một lợi thế nhưng đổi lại thi nhiều rủi ro hơn.

Page 40: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

7. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP

Điều kiện riêng khi thành lập công ty cổ phần- Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ

đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa– Giám đốc/ Tổng giám đốc trong công ty cổ phần không là Giám đốc /Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

Điều kiện chung khi thành lập công ty cổ phần

- Điều kiện về tên công ty cổ phần: tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia.

Page 41: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Tức là đáp ứng các điều kiện theo quy định điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh nghiệpVề vấn đề tên khi thành lập công ty cổ phần luật sư tư vấn sẽ tra cứu sơ bộ, sau đó trên cơ sở tra cứu sẽ đưa ra các giải pháp cho khách hàng.– Điều kiện về trụ sở: khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể.

Page 42: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

– Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: khi thành lập công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, luật sư sẽ tư vấn các điều kiện cụ thể về từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

– Điều kiện về vốn điều lệ/ vốn pháp địnhVốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh ngiệp chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng. Luật sư tư vấn sẽ cụ thể cho doanh nghiệp.

Page 43: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dung với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.– Điều kiện về Cổ đông Công ty– Thành lập công ty cổ phần bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập– Các cổ đông phải thỏa mãn khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp

Page 44: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

8. Cách thức đặc tên doanh nghiệpQuy tắc đặt tên:Tên doanh nghiệp bằng tiếng việt:+ TÊN DOANH NGHIỆP phải viết được bằng các chữ cái trong

bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

TÊN DOANH NGHIỆP = “Loại hình doanh nghiệp” + “Tên riêng của doanh nghiệp”

+ Chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.  

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt:+ Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài được dịch từ tên

tiếng Việt tương ứng. Tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Page 45: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn1. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu

cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:

a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu "&"; ký hiệu "-" ; chữ "và";

c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký;

d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;

Page 46: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C,...) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;

e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước, hoặc “mới" ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ "miền Bắc", "miền Nam", "miền Trung", "miền Tây", "miền Đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;

h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Page 47: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

Lưu ý:1. “Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền quyết định

chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng”

(Khoản 3, Điều 16 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP)2. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực

lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Ví dụ: Không đặt tên như sau: ”Công ty TNHH Hội Cựu chiến binh Việt Nam” nếu chưa có sự chấp thuận của Hội Cựu chiến binh Việt Nam

3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

Page 48: CONG TY CO PHAN KOMI PHAM.ppt

CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE