CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho...

511
CHUYÊN ĐỀ 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở XÃ BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ cấu đồng bộ để thực hiện các chức năng của nhà nước. Bộ máy nhà nước ta bao gồm: - Quốc hội Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. - Chủ tịch nước Chủ Tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. - Chính phủ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước. Chính phủ gồm: Thủ tướng, các phó Thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác với Quốc hội, Chủ tịch nước; lãnh đạo công tác của chính 1

Transcript of CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho...

Page 1: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

CHUYÊN ĐỀ 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở XÃ

BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCI. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1. Bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ cấu đồng bộ để thực hiện các chức năng của nhà nước. Bộ máy nhà nước ta bao gồm: - Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. - Chủ tịch nước

Chủ Tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. - Chính phủ

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước.

Chính phủ gồm: Thủ tướng, các phó Thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác với Quốc hội, Chủ tịch nước; lãnh đạo công tác của chính phủ, các thành viên của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. - Hệ thống cơ quan xét xử

Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự và toà án khác là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chức năng cơ bản của Toà án là bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. - Hệ thống cơ quan Kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện kiểm sát quân sự là những cơ quan kiểm sát của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1

Page 2: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Chức năng cơ bản của các cơ quan kiểm sát là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra xét xử. Thực hiện quyền công tố, cùng với toà án bảo vệ pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Chính quyền địa phương + Hội đồng nhân dân (HĐND)

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân nhân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Trên cơ sở các quy phạm pháp luật Hội đồng nhân đề ra nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh…ở địa phương. HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Uỷ ban nhân dân, toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND, việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang và của công dân ở địa phương. + Uỷ ban nhân dân (UBND)

UBND mỗi cấp do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật qui định, UBND ra những quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.2. Khái niệm, nguyên tắc, hình thức quản lý hành chính nhà nước 2.1 - Khái niệm: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. 2.2. Nguyên tắc, hình thức quản lý hành chính nhà nước

- Quản lý hành chính cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:+ Nguyên tắc Đảng lãnh đạo+ Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào

quản lý Nhà nước+ Nguyên tắc tập trung dân chủ.+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa+ Nguyên tắc kết hợp tốt giữa quản lý theo lãnh thổ và quản lý theo

ngành.+ Nguyên tắc phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về

kinh tế và chức năng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế.

2

Page 3: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Hình thức quản lý hành chính nhà nước.Có 3 hình thức quản lý nhà nước : + Ban hành văn bản + Hội nghị

+ Tổ chức trực tiếp. II. VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm, các hình thức của văn bản quản lý nhà nước * Khái niệm

Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định.

Văn bản quản lý hành chính nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, công dân. * Các hình thức văn bản quản lý hành chính nhà nước

Văn bản quản lý nhà nước (Theo Nghị định 110/2004/NĐ - CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư) bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính; văn bản chuyên ngành và văn bản của các tổ chức.

- Văn bản quy phạm pháp luật+ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó các quy tắc xử sự chung được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay: ngoài các văn bản do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành thì các văn bản do địa phương ban hành gồm:

. Văn bản của HĐND các cấp, gồm: Nghị quyết

. Văn bản của UBND các cấp, gồm: Quyết định . * Văn bản hành chính - Văn bản cá biệt (quyết định, chỉ thị cá biệt) Văn bản cá biệt là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

nhằm giải quyết những công việc cụ thể. Văn bản cá biệt gồm quyết định, chỉ thị cá biệt- Văn bản thông thường: Văn bản thông thường là những văn bản chỉ mang chức năng trao đổi

thông tin, hướng dẫn công việc, hoặc để tổng kết, trình bày các dự án công tác, giao dịch....

3

Page 4: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Các loại văn bản thông thường gồm: thông cáo, thông báo, báo cáo, tờ trình, chương trình, kế hoạch, phương án, biên bản, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển...

* Văn bản chuyên ngành:Văn bản chuyên ngành là những văn bản mang tính chất chuyên môn

nghiệp vụ của ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ nội vụ.2. Nguyên tắc xây dựng, thể thức văn bản quản lý nhà nước 2.1 Nguyên tắc xây dựng

- Đảm bảo đúng thẩm quyền;- Hình thức văn bản phải tuân theo đúng quy định của pháp luật;- Đảm bảo tính thống nhất về mặt pháp chế văn bản;- Đảm bảo phạm vi hiệu lực của văn bản.

2.2. Thể thức của văn bản* Khái niệm Thể thức của văn bản là toàn bộ các yếu tố cấu thành văn bản được sắp

xếp theo một trật tự nhất định nhằm đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lý và thuận tiện trong quá trình sử dụng.

* Thể thức chung của văn bản Thể thức chung của văn bản bao gồm: - Quốc hiệu: gồm dòng chữ:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập- Tự do- Hạnh phúc

Tên cơ quan ban hành: bao gồm tên cơ quan ban hành và tên cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp. (trừ trường hợp đối với các Bộ, văn phòng Quốc hội, HĐND và UBND)

Tên cơ quan ban hành phải ghi đầy đủ theo tên gọi chính thức theo văn bản thành lập. Có thể viết tắt các cụm từ thông dụng như: UBND, HĐND

- Số và kí hiệu của văn bản+ Văn bản quy phạm pháp luật: Số của các văn bản quy phạm pháp luật (trừ các văn bản của các cơ quan

của Quốc hội): gồm số thứ tự đăng kí được đánh theo từng loại văn bản do cơ quan ban hành trong một năm, năm ban hành văn bản đó. Số được ghi bằng chữ ả rập bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm; các số dưới 10 phải thêm số 0 ở đằng trước.

4

Page 5: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Kí hiệu: là chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.

. Số và ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật có cơ cấu như sau:

. Số:...../ năm ban hành/ viết tắt tên loại văn bản - viết tắt tên cơ quan ban hành

Ví dụ: Số: 110/2004/NĐ-CP. Số và ký hiệu của văn bản cá biệt:Số:......../ viết tắt tên loại văn bản- viết tắt tên cơ quan ban hành.Ví dụ : Số : 01/QĐ - UB. Số và ký hiệu của văn bản hành chính:-> Văn bản có lên loại:Số:....../viết tắt tên loại văn bản - viết tắt tên cơ quan ban hành-> Văn bản không có tên loại (công văn):Số :..../ viết tắt tên cơ quan ban hành - viết tắt tên đơn vị soạn thảo.- Địa danh; ngày, tháng, năm ban hành văn bản

+ Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cơ quan đóng trụ sở. Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan cấp huyện: là tên của huyện quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Cấp xã: là tên của xã, phường, thị trấn+ Ngày, tháng, năm ban hành:

Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc Hội, UB thường vụ Quốc Hội, HĐND là ngày, tháng năm văn bản được thông qua. Đối với các văn bản khác là ngày văn bản được ký ban hành. Phải ghi đầy đủ ngày, tháng năm bằng chữ ả rập. Nếu ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 đằng trước.

- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản+ Tên loại là tên của từng loại văn bản do cơ quan ban hành (trừ công

văn). Tất cả các văn bản đều phải ghi tên loại. + Trích yếu nội dung là câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái

quát nội dung chủ yếu của văn bản.- Nội dung văn bản Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản. Trong đó các quy

phạm pháp luật hoặc các quy định được đặt ra, các vấn đề, sự việc được trình bày. Bố cục, nội dung văn bản phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định.

- Chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền+ Trường hợp ký thay mặt tập thể lãnh đạo phải ghi chữ viết tắt “TM” vào

5

Page 6: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

trước tên tập thể lãnh đạo .+ Trường hợp ký thay người đứng đầu phải ghi chữ “KT” vào trước chức

vụ của người đứng đầu. + Trường hợp ký thừa lệnh phải ghi chữ “TL” vào trước chức vụ của

người đứng đầu.Chức vụ ghi trên văn bản là chức danh lãnh đạo chính thức.- Dấu của cơ quan - Nơi nhận Nơi nhận là những cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản và các mục

đích cụ thể: để kiểm tra, giám sát, giải quyết, thi hành....- Dấu chỉ mức độ mật, khẩn- Các thành phần thể thức khácĐịa chỉ cơ quan, số điện thoại, số Fax, chỉ dẫn và phụ lục kèm theo. * Thể thức bản sao- Hình thức sao: + Sao y bản chính; + Trích sao;+ Sao lục.- Tên cơ quan tổ chức sao văn bản .- Số ký hiệu bản sao: được đánh chung cho các loại bản sao do cơ quan

thực hiện và chữ viết tắt tên bản sao. Số ghi bằng chữ ả rập từ số 01 ngày đầu năm đến ngày 31 tháng 12.

- Các thành phần thể thức khác ghi tương tự như văn bản chính3. Soạn thảo một số văn bản hành chính 3.1. Trình tự soạn thảo và những yêu cầu chung

* Chuẩn bị : xác định mục đích ,yêu cầu của văn bản cần soạn thảo, xác định đối tượng tiếp nhận văn bản, thu thập xử lý các thông tin cần thiết, lựa chọn hình thức văn bản.

* Soạn đề cương:Trình bày theo nội dung và thể loại văn bản, văn bản có thể có phần căn

cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc phân chia thành các mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định.

+ Quyết định cá biệt: điều, khoản, điểm; các quy chế, quy định ban hành kèm theo quyết định theo chương, mục, điều, khoản, điểm.

+ Các loại khác: Phần, mục, khoản, điểm.

6

Page 7: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

* Viết thành văn:- Khi soạn thảo văn bản phải sử dụng văn phong hành chính. Văn phong

hành chính là phong cách viết văn trong văn bản hành chính. Văn phong hành chính có những đặc điểm sau:

+ Tính khách quan của nội dung hay sự việc được nói đến và cách trình bày trực tiếp không thiên vị (vì đây là tiếng nói của cơ quan không phải là tiếng nói riêng của cá nhân).

+ Tính chất ngắn gọn, chính xác của các thông tin đưa vào văn bản và tính đầy đủ thông tin cần thiết cho vấn đề hoặc sự việc mà văn bản nói đến (không dài dòng nhưng phải đầy đủ thông tin).

+ Tính khuôn mẫu, điển hình và tiêu chuẩn hoá các thuật ngữ được sử dụng và cách diễn đạt trong sáng. Các thuật ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác và chỉ được hiểu theo một nghĩa. Trong trường hợp phải sử dụng từ đa nghĩa, từ chuyên môn phải có sự giải thích. Không dùng những từ ngữ màu mè, hình tượng.

+ Tính chất rõ ràng, cụ thể của các quan điểm, vấn đề và lối truyền đạt phổ thông đại chúng.

+ Tính cân đối với sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong một văn bản.- Cách xưng hô trong văn bản:+ Tự xưng.. Văn bản gửi cấp trên: phải nêu đầy đủ tên cơ quan mình..Văn bản gửi cấp dưới: chỉ cần nêu tên cấp, bậc chủ quản..Văn bản gửi cơ quan ngang cấp thêm từ “chúng tôi” sau tên cơ quan gửi

văn bản.+ Gọi tên cơ quan cá nhân nhận văn bản:. Cơ quan nhận là cấp dưới trực thuộc có thể nêu tên cụ thể hoặc tổng quát . Cơ quan nhận là cấp trên: chỉ cần nêu cấp chủ quản. Cơ quan nhận là cơ quan ngang cấp hoặc không cùng hệ thống: ghi đầy

đủ tên cơ quan đó.. Văn bản gửi cho cá nhân: nam gọi là Ông, nữ gọi là Bà.* Kiểm tra bản thảo:Khi soạn xong bản thảo nhất thiết phải kiểm tra lại. Cần phải soát lại nội

dung; câu, từ; lỗi chính tả.Nội dung văn bản phải đảm bảo các yêu cầu sau:- Phù hợp và hình thức văn bản được sử dụng;- Phù hợp và đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.- Các quy phạm, các quy định sự việc phải được trình bày ngắn gọn, rõ

ràng, chính xác.

7

Page 8: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Sử dụng ngôn ngữ viết cách diễn đạt đơn giản dễ hiểu.- Dùng ngôn ngữ phổ thông, không dùng từ địa phương và từ nước ngoài

nếu không thực sự cần thiết. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản.

- Không viết tắt những cụm từ không thông dụng. Đối với những cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu cụm từ phải được đặt trong ngoặc đơn ngay sau cụm từ đó.

- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan phải ghi đầy đủ tên loại; trích yếu nội dung; số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản và tên cơ quan ban hành văn bản (trừ luật, pháp lệnh), trong các lần viện dẫn tiếp theo có thể ghi tên loại; số, ký hiệu.

* Kĩ thuật trình bày Mẫu chữ và chi tiết trình bày thể thức văn bản và thể thức bản sao

(Theo thông tư liên tịch số 55/2005/ TTLT- BNV- VPVB, ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội Vụ và Văn phòng Chính phủ)

3.2. Soạn thảo Báo cáo* Khái niệmBáo cáo là văn bản được dùng để trình bày, phản ánh các kết quả hoạt

động của một cơ quan, đơn vị, địa phương, đánh giá kết quả công tác, rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, đề xuất những vấn đề cần bổ sung cho chủ trương chính sách hoặc phản ánh những sự việc bất thường xảy ra để xin ý kiến, phương hướng xử lý.

- Có nhiều loại báo cáo khác nhau và mỗi loại đều có những đặc thù riêng, như báo cáo định kỳ; báo cáo sơ kết, tổng kết; báo cáo bất thường. Nhưng bất luận thế nào báo cáo cũng không phải là văn bản suy luận mà là văn mô tả. Người viết báo cáo không được phép sáng tạo mà chỉ được đánh giá, nhận định dựa trên kết quả đã khảo sát, mô tả.

* Cách viết một báo cáoKhi soạn thảo báo cáo cần tuân theo những quy định chung; trong đó cần

chú ý một số vấn đề: - Chuẩn bị + Xác định rõ mục đích,yêu cầu của báo cáo: có thể căn cứ vào mục đích

yêu cầu mà cấp trên đề ra cho đơn vị hoặc từ thực tế công tác đang tiến hành cần báo cáo.

+ Thu thập các tài liệu, số liệu để đưa vào nội dung báo cáo. Cần phải xác định đúng giá trị các tài liệu, số liệu vì đó là phần minh hoạ không thể thiếu đối với mỗi loại báo cáo.

+ Sắp xếp, tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập được theo một hệ thống nhất định để đưa vào báo cáo.

8

Page 9: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Cách viết một báo cáo+ Hình thức: phải đúng, đủ các thể thức văn bản theo quy định chung+ Nội dung: tuỳ theo các báo cáo khác nhau mà người soạn thảo có thể

xây dựng một bố cục thích hợp. Một bản báo cáo thông thường phần nội dung thường có hai phần:

Phần thứ nhất: phần nói về tình hình công việc hoặc là phần mô tả sự việc đã xảy ra trong thực tế; hoặc giới thiệu những nét chung tiêu biểu về tình hình, đặc điểm cơ quan, địa phương; về những thành tích đã đạt được, phân tích kết quả, đánh giá, rút ra những kinh nghiệm trong chỉ đạo, lãnh đạo, xác định các vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục giải quyết.

Phần thứ hai: phần trình bày những phương hướng lớn để tiếp tục giải quyết vấn đề hoặc những kiến nghị, đề nghị trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Trong mỗi phần nêu trên có thể có nhiều mục và nhiều cách phân chia khác nhau dựa theo đối tượng báo cáo. Việc phân tích kết quả đạt được có thể phân tích một cách tổng quát các hoạt động, từng mặt hoạt động.

+ Cách trình bày và hành văn:Báo cáo có thể viết bằng lời, dùng chữ số để minh hoạ, trình bày theo lối

biểu mẫu, sơ đồ, các bảng đối chiếu nếu xét thấy cần thiết.Hành văn của báo cáo phải mạch lạc, không nên dùng lối hành văn cầu

kỳ. Khi đánh giá tình hình cần thực sự khách quan và công bằng. Không nên dùng các từ mang tính chất chủ quan, một chiều hoặc khoa trương vì điều đó làm tổn hại cho giá trị của báo cáo. Báo cáo chuyên đề có thể kèm theo phần phụ lục gồm những số liệu liên quan đến nội dung báo cáo. Phần phụ lục cũng có thể là các bảng thống kê, các biểu mẫu so sánh v.v ... 3.3. Biên Bản

* Khái niệm Biên bản là bản ghi chép tại chỗ về một sự việc, một hoạt động diễn ra

trong một giới hạn thời gian ngắn mà không có hiệu lực pháp lý để dẫn đến tình trạng mới của quá trình quản lý.

Hoạt động quản lý nhà nước ở cấp xã thường sử dụng các loại biên bản sau: biên bản hội nghị; biên bản bàn giao, kiểm kê; biên bản ghi chép một sự cố, một vụ vi phạm pháp luật…

* Cách viết một biên bản- Hình thức: tuỳ thuộc vào tính chất của từng sự việc, thể thức của biên bản

không hoàn toàn giống nhau, thông thường có: tên nước, tên cơ quan ban hành, số, ký hiệu, tên loại, trích yếu nội dung, nội dung văn bản; riêng phần chức vụ, họ tên chữ ký của người có thẩm quyền được thay bằng chữ ký của những người liên quan.

Biên bản không cần cần ghi nơi nhận; trong trường hợp biên bản làm việc giữa các cơ quan thì không cần ghi tên cơ quan ban hành, số và ký hiệu.

9

Page 10: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Nội dung: tuỳ theo từng loại hình biên bản mà bố cục cho thích hợp. Thông thường các biên bản có ba phần:

+ Phần 1: ghi thời gian, địa điểm, thành phần chứng kiến xảy ra sự kiện.+ Phần 2: ghi diễn biến sự kiện.+ Phần 3: ghi những kết luận.- Cách ghi chép khi làm biên bản, có hai cách ghi chép khi làm biên bản:+ Cách thứ nhất là ghi chi tiết và đầy đủ mọi biểu hiện có liên quan đến sự

kiện.Ví dụ: biên bản cuộc họp, theo cách này biên bản được ghi lại đầy đủ nguyên

văn lời nói của tất cả các cá nhân tham gia hội nghị. Cách này là bắt buộc đối với các biên bản bàn giao, biên bản kiểm tra, biên bản cuộc họp quan trọng.

+ Cách thứ hai là ghi tổng hợp: theo cách này, trong biên bản những chi tiết quan trọng mới ghi đầy đủ, còn những chi tiết xét thấy thể tóm tắt thì không cần ghi đầy đủ. 3.4. Tờ trình

* Khái niệmTờ trình là văn bản mà nội dung chủ yếu đề xuất và cơ quan cấp trên xem xét

quyết định, phê chuẩn một chủ trương, một phương án công tác, một chính sách, chế độ, một phương sán xây dựng, hoặc sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách

* Những yêu cầu của tờ trình- Trình bày và phân tích mặt tích cực, tiêu cực của tình hình, lý giải được

nhu cầu bức thiết qua tờ trình.- Nêu và phân tích được những ý nghĩa của đề nghị mới.- Phân tích thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện đề nghị mới.Khi thảo tờ trình cần lưu ý:- Cần nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và có xác định rõ bản chất của

vấn đề.- Có lập luận sắc bén khi đưa ra các đề nghị mới, sử dụng số liệu có chọn

lọc, chính xác.* Cách viết một tờ trình- Hình thức: Phải đúng và đủ các thể thức văn bản theo quy định chung.- Nội dung: Thông thường bố cục của một tờ trình được chia thành ba

phần:- Phần 1: nêu lý do đưa ra tờ trình, nhận định tình hình chung, những mặt

tiêu cực, tích cực của tình hình. Phần này cần trình bày khách quan, cụ thể.- Phần 2: nêu nội dung vấn đề cần đề xuất và cơ quan cấp trên. Phần này

cần viết rõ ràng, sáng sủa, có tính thuyết phục cao, lập luận chặt chẽ. Các số liệu được sử dụng một cách chọn lọc, chính xác

10

Page 11: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Phần 3: ý nghĩa, tác dụng của đề nghị mới. Phần này cần trình bày gọn, toàn diện, tránh chủ quan. Tóm tắt nội dung đề xuất với cấp trên, đề nghị cơ quan cấp trên xem xét sớm có quyết định đối với vấn đề được trình bày. 3.5. Quyết định

* Khái niệm- Quyết định là hình thức văn bản để các cơ quan nhà nước, các nhà chức

trách thực hiện thẩm quyền của mình trong việc quy định các vấn đề chế độ, chính sách, về tổ chức bộ máy, về nhân sự về các công việc khác.

- Yêu cầu của quyết định là phải đảm bảo tính pháp lý; tính khoa học; tính hiệu quả; tính khả thi.

* Cách viết một quyết định- Hình thức: đảm bảo đúng, đủ thể thức theo quy định chung.- Nội dung: quyết định thường chia làm hai phần+ Phần thứ nhất: căn cứ ra quyết định.Phần này không chia thành các đề mục, nhưng mỗi căn cứ phải gạch đầu

dòng, phần căn cứ thường bao gồm căn cứ pháp lý (tức văn bản của cơ quan cấp trên làm cơ sở cho những quyết định cụ thể ở phần quyết định) và cơ sở thực tiễn để ban hành quyết định (theo đề nghị hoặc để tăng cường...).

+ Phần hai: là nội dung quyết định.Phần nội dung quyết định thường được viết dưới dạng các điều. Tuỳ thuộc

nội dung quyết định để thể hiện. 3.6. Soạn thảo thông báo

- Thông báo là văn bản được sử dụng chủ yếu để truyền đạt nội dung một quyết định, một quyết định của một cuộc họp hoặc những nhiệm vụ cụ thể được cấp trên giao cho, dùng để đưa các thông tin về hoạt động quản lý.

- Cách viết một thông báo+ Hình thức: phải đúng, đủ thể thức theo quy định chung.+ Nội dung: tuỳ theo từng nội dung cần thông báo mà bố trí bố cục cho

thích hợp.. Đối với các thông báo truyền đạt nội dung nghị quyết, quyết định thì nội

dung của thông báo phải nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt.. Đối với các thông báo về các cuộc họp cần ghi tóm tắt hội nghị họp ngày

nào, ai chủ trì, thành phần dự họp, nội dung cuộc họp và các ý kiến kết luận hội nghị, các Nghị quyết của hội nghị.

. Đối với các thông báo về nhiệm vụ được giao cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ nhiệm vụ và các yêu cầu, biện pháp tổ chức thực hiện.

. Đối với thông báo về thông tin trong hoạt động quản lý cần ghi rõ nội dung, lý do, thời gian.

11

Page 12: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

. Chú ý: Nếu thông báo dài và có nhiều vấn đề, cần được chia thành các mục để dễ

theo dõi. Phần mở đầu thông báo không cần trình bày lý do như các văn bản khác mà giới thiệu trực tiếp nội dung cần thông báo. Phần kết thúc nhắc lại nội dung chính cần thông báo.

III. VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC ĐỊA CHÍNH – MÔI TRƯỜNG XÃ

1. Vị tríCán bộ địa chính – môi trường xã là cán bộ chuyên môn giúp uỷ ban nhân

dân thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi địa phương của mình.

Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Thông tư 03/2010/TTLT-BNV- BTC- BLĐTB&XH ngày 27 tháng 05 năm 2010 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, cán bộ địa chính cấp xã là công chức chuyên môn được hưởng chế độ theo ngạch, bậc chuyên môn được đào tạo. 2. Nhiệm vụ

Theo thông tư 03/2008/TTLT – BTNMT – BNV ngày 15 tháng 07 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về môi trường thuộc uỷ ban nhân dân các cấp. Công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Vị trí, chức năng: công chức địa chính – môi trường là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã, tham mưu giúp uỷ ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Công chức địa chính – môi trường có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã về quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất cấp xã, về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; triển khai, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện sau khi cấp có thẩm quyền quyết định.

- Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp xã việc cho thuê đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

12

Page 13: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính ; thống kê, kiểm kê đất đai; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ; thực hiện quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới hành chính trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện thống kê, theo dõi, giám sát tình hình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; tham gia công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra trên địa bàn xã.

- Thực hiện việc đăng ký và kiểm tra các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện cam kết bảo vệ môi trường theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Triển khai thực hiện kế hoạch và các nhiệm vụ cụ thể về giữ gìn vệ sinh môi trường đối với các khu dân cư, hộ gia đình và các hoạt động bảo vệ môi trường nơi công cộng trên địa bàn theo phân công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo công tác về lĩnh vực tài nguyên và môi trường và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

BÀI 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAII. KHÁI QUÁT CHUNG 1.Một số khái niệm

- Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

- Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

- Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.

- Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.

- Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

13

Page 14: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hành vi của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai nhằm duy trì và phát triển các quan hệ đất đai theo trật tự pháp luật quy định.

Như vậy quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai: đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai; trong việc phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng theo chủ trương của Nhà nước; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước đối với đất đai liên quan đến cấp xã

- Luật Đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004;

- Nghị định số 181/2004/NĐ -CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, có hiệu lực từ ngày 16/11/2004;

- Nghị định số 182/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Quyết định số 24/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 24/10/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

- Quyết định số 216/2005/QĐ -TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

- Quy định Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2005/QĐ -BTNMT ngày 16/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (có hiệu lực kể từ ngày 17/01/2006) về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc.

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMTngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng.

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. - Các văn bản hướng dẫn về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và một số các văn bản quy phạm pháp luật khác.3. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai

Theo Hiến pháp, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Điều 7 Luật Đất đai năm 2003, đã qui định trách nhiệm, quyền hạn của

14

Page 15: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Quốc hội, Chính phủ, và chính quyền địa phương trong quản lý đất đai; trong đó xác định:

- Chính phủ thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước.- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong

việc quản lý nhà nước về đất đai.- HĐND các cấp thực hiện quyền giám sát thi hành pháp luật đất đai tại

địa phương.- UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản

lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định.Như vậy HĐND và UBND cấp xã là cơ quan có trách nhiệm quản lý đất

đai tại địa phương theo sự phân cấp. II. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Theo quy định tại Khoản 1 điều 6 chương I của Luật Đất đai 2003, nội dung quản lý nhà nước về đất đai gồm:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

dụng đất;- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất;- Thống kê, kiểm kê đất đai;- Quản lý tài chính về đất đai;- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất

động sản;- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng

đất;- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai

và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm

trong việc quản lý và sử dụng đất đai;- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và

15

Page 16: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật đất đai tại địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai.III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

1. Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất* Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây.+ Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất ;+ Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất

nông nghiệp;+ Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất

nông nghiệp;+ Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng

đất hợp pháp của mình;+ Được quyền khiếu tố về những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.* Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất + Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về

sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;

+ Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;+ Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi

ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;+ Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;+ Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết hạn sử

dụng đất. 2. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê:

+ Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;+ Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường,

thị trấn và hộ gia đình, cá nhân khác;+ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp chuyển nhượng có

16

Page 17: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

điều kiện theo quy định của Chính phủ;+ Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước

ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;+ Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc

hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì

quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; Nếu không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

+ Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cho cộng đồng dân cư, tặng cho nhà trình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

+ Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất, khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai năm 2003 quy định:

+ Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;+ Được bán, để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền

với đất thuê; người mua, người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất;

+ Thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để vay vốn sản xuất, kinh doanh;

+ Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 1/7/2004

Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/7/2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê trong thời hạn đã trả tiền thuê đất, trừ quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn và hộ gia đình, cá nhân khác.

17

Page 18: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Trong trường hợp có nhu cầu chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất trừ đi tiền thuê đất đã trả và có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê.

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp.

Hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp thì có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất.

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê khácHộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

không thuộc trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất còn có các quyền và nghĩa vụ như sau:

+ Trường hợp chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì có một số các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê;

+ Trường hợp chọn hình thức thuê đất thì có một số các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê.

- Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đấtKhi tham gia sử dụng đất các cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng

đất có các quyền và nghĩa vụ sau:+ Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;+ Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử

dụng đất; không được thế chấp; bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước sử dụng đất

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:

+ Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;+ Không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế

chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;+ Riêng tổ chức kinh tế được giao đất không thu tiền sử dụng đất để xây

dựng các công trình không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì có quyền bán tài sản; thế chấp; bảo lãnh; góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn

18

Page 19: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

liền với đất. Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục giao đất không thu tiền sử dụng đất.

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất:

+ Trường hợp tiền sử dụng đất mà tổ chức kinh tế đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có các quyền và nghĩa vụ sau:

. Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;

. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất;

. Cho thuê quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất;

. Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cho cộng đồng dân cư, tặng cho nhà trình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

. Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để vay vốn theo quy định của pháp luật;

. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp tiền sử dụng đất mà tổ chức kinh tế đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước có các quyền và nghĩa vụ như sau:

. Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;

. Không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

. Tổ chức kinh tế nếu xây dựng công trình không bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thì có quyền bán tài sản, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có các quyền và nghĩa vụ

sau đây:. Có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất;. Thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất

thuê để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;. Bán tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất

thuê. Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất;. Cho thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường

hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng;+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày1/7/2004 mà đã

trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều

19

Page 20: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm thì có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong thời hạn đã trả tiền thuê đất.

+ Tổ chức kinh tế thuê lại đất trong khu công nghiệp có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất.

+ Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê không thuộc trường hợp thuê lại đất trong khu công nghiệp thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

+ Trường hợp tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì các tổ chức này có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

+ Trường hợp tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tổ chức này có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng đất:+ Trường hợp tiền sử dụng đất đã trả cho việc chuyển mục đích sử dụng

đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mà tổ chức kinh tế sử dụng đất chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

+ Trường hợp tiền sử dụng đất đã trả cho việc chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mà tổ chức kinh tế sử dụng đất chọn hình thức thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước cho thuê đất, trừ trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày1/7/2004 đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm.

+ Trường hợp tiền sử dụng đất đã trả cho việc chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì có các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.4. Điều kiện, thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất4.1 Điều kiện chung

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền tuỳ theo từng đối tượng sử dụng đất cụ thể và phải có các điều kiện sau:

20

Page 21: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;- Đất không có tranh chấp;- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;- Trong thời hạn sử dụng

4.2. Chuyển đổi quyền sử dụng đấtHộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất

hoặc do nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, các thủ tục về chuyển đổi quyền sử dụng đất được quy định đơn giản và dễ thực hiện, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người muốn chuyển đổi.

Điều 147 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được chia thành hai trường hợp:

- Trường hợp chuyển đổi theo chủ trương chung về “dồn điền đổi thửa” thì các hộ gia đình, cá nhân tự thoả thuận và nhau bằng văn bản, nộp văn bản thoả thuận kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003 đến UBND cấp xã nơi có đất, UBND cấp xã lập phương án chuyển đổi chung cho toàn xã rồi chuyển đến phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra và chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và trình UBND cùng cấp quyết định; UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký giấy chứng nhận đối với các thửa đất chuyển đổi và gửi cho phòng Tài nguyên và Môi trường;

- Trường hợp việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hai hộ gia đình, cá nhân thì hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp nộp một bộ hồ sơ gồm hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về đất quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003; trong thời gian không quá 2 ngày UBND cấp xã có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trong thời hạn không quá 3 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm trích sao hồ sơ địa chính, chỉnh lý giấy chứng nhận hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. 4.3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

* Điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực

21

Page 22: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử

dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi có các điều kiện sau:

. Mục đích sử dụng diện tích đất nhận chuyển nhượng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt.

. Được UBND cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

. Phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luậtĐối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp mà người sử dụng đất đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 16/11/2004 nhưng trong quyết định xét duyệt dự án hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chưa xác định thời hạn sử dụng đất thì thời hạn sử dụng đất là 50 năm kể từ ngày quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất có hiệu lực.

* Hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện:

+ Hộ gia đình, cá nhân đã được nhà nước giao đất lần đầu đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất mà đã chuyển nhượng và không còn đất sản xuất, không còn đất ở, nếu được Nhà nước giao đất lần thứ hai đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất thì không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trong thời hạn 10 năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai.

+ Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng chưa có điều kiện chuyển ra khái phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.

+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

* Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

+ Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

22

Page 23: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước

+ Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng; trong khu vực rừng phòng hộ nếu không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất: người sử dụng đất phải lập hồ sơ, trong đó hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chứng nhận của công chứng nhà nước; nếu là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp xã nơi có đất.

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại UBND cấp xã nơi có đất để chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND cấp xã có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

4.4. Thừa kế quyền sử dụng đấtLuật Đất đai năm 2003 và Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thừa kế

quyền sử dụng đất như sau:+ Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử

dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật;

+ Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng đó thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.

Trình tự, thủ tục thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất như sau: Hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất gồm: Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật;(trong trường hợp tặng, cho là văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định của tổ chức có chứng thực của UBND cấp xã nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng

23

Page 24: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

nhà nước); giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất đất quy định tại các khoản1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; trong trường hợp tặng, cho là văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định của tổ chức có chứng thực của UBND cấp xã nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước;

Trường hợp người được nhận thừa kế là người duy nhất thì hồ sơ thừa kế gồm đơn đề nghị và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại UBND cấp xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:thẩm tra hồ sơ; thực hiện các thủ tục theo qui định. Trường hợp bên nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho bên nhận quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính;

Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, người nhận quyền sử dụng đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ .

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND cấp xã có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.4.5. Cho thuê, cho thuê lại; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Để thực hiện các quyền cho thuê, cho thuê lại; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải lập hồ sơ đăng ký; trong đó. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất có chứng nhận của công chứng nhà nước; nếu là hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã nơi có đất.

Hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhận sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại UBND cấp xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký theo qui định của pháp luật.

Bài 3: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNHVỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệmMôi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh

con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

24

Page 25: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tê, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.

Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên.

2. Mục tiêu, đối tượng và nguyên tắc chung của công tác quản lý môi trường

2.1. Mục tiêu của công tác quản lý môi trườngMục tiêu của quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sự

cân bằng giữa phát triển kinh tê xã hội và bảo vệ môi trường. Hay nói một cách khác, phát triển kinh tế, xã hội tạo ra tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia.

Mục tiêu cơ bản của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:

* Về Quan điểm- Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là

nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

- Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta.

- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống.

- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các

25

Page 26: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

* Về mục tiêu- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi

trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bề vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết là những nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

- Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường.

* Về nhiệm vụ- Các nhiệm vụ chung + Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trườngBảo đảm yêu cầu về môi trường ngay từ khâu xây dựng và phê duyệt các

qui hoạch, dự án đầu tư; không cho đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Kiểm soát chặt chẽ việc gia tăng dân số cơ học, hình thành hệ thống các đô thị vệ tinh nhằm giảm áp lực về dân số, giao thông, môi trường lên các thành phố lớn. Tập trung bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm; chủ động phòng tránh thiên tai; hạn chế và khắc phục xói lở ven biển và dọc các sông phù hợp với quy luật của tự nhiên; quan tâm bảo vệ môi trường biển.

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn; chú trọng quản lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ y tế, nghiên cứu khoa học. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất bảo quản nông sản, thức ăn và thuốc phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Chú trọng bảo vệ môi trường không khí, đặc biệt là ở các khu đô thị, khu dân cư tập trung. Tích cực góp phần hạn chế tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì sản phẩm không gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường; tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế. Từng bước áp dụng các biện pháp buộc các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải thu hồi và xử lý sản phẩm đã qua sử dụng do mình sản xuất, nhập khẩu.

+ Khắc phục các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoáiƯu tiên phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, các

hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng. 26

Page 27: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các khu dân cư do chất thải trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Từng bước khắc phục các khu vực bị nhiễm độc do hậu quả chất độc hoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh.

+ Điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học.

Chủ động tổ chức điều tra cơ bản để sớm có đánh giá toàn diện và cụ thể về các nguồn tài nguyên thiên nhiên và về tính đa dạng sinh học ở nước ta.

Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng và thực hiện các hình thức khoán thích hợp cho cá nhân, hộ gia đình, tập thể bảo vệ và phát triển rừng.

Bảo vệ các loài động vật hoang dã, các giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng; ngăn chặn sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường. Bảo vệ và chống thất thoát các nguồn gen bản địa quý hiếm.

Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải bảo đảm tính hiệu quả, bền vững và phải gắn với bảo vệ môi trường trước mắt và lâu dài.

+ Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trườngHình thành cho được ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xoá bỏ các phong tục,

tập quán lạc hậu, các thói quen, nếp sống không văn minh, không hợp vệ sinh, các hủ tục trong mai táng.

Xây dựng công sở, xí nghiệp, gia đình, làng bản, khu phố sạch, đẹp đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường.

Đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho nhân dân.

Quan tâm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường. Thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.

+ Đáp ứng yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tếXây dựng và hoàn thiện chính sách và tiêu chuẩn môi trường phù hợp với

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngăn chặn việc lợi dụng rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng hoá làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh. Hình thành các cơ chế công nhận, chứng nhận phù hợp với điều kiện trong nước và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.

Tăng cường năng lực kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi chuyển chất thải, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường vào nước ta.

- Nhiệm vụ cụ thể

27

Page 28: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Đối với vùng đô thị và vùng ven đô thị Chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi

trường vào các sông, kênh, rạch, ao, hồ; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường các lưu vực sông, trước hết là đối với sông Nhuệ, sông Đáy, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Hương, sông Hàn

Thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng các phương pháp thích hợp, trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp, nhất là với các đô thị thiếu mặt bằng làm bãi chôn lấp.

Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời đối với những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu dân cư nhưng không có giải pháp khắc phục có hiệu quả.

Hạn chế hợp lý mức độ gia tăng các phương tiện giao thông cá nhân, quy định và thực hiện các biện pháp giảm khí độc, khói, bụi thải từ các phương tiện giao thông và trong thi công xây dựng công trình.

Khắc phục tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng bằng cách bảo đảm các điều kiện về nơi vệ sinh, phương tiện đựng rác ở những nơi đông người qua lại và xử lýý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tăng lượng cây xanh dọc các tuyến phố và các công viên, hình thành các thảm cây xanh trong đô thị và vành đai xanh xung quanh đô thị.

Trong công tác quy hoạch, xây dựng các khu đô thị mới hoặc chỉnh trang đô thị với quy mô lớn, cần chú ý bố trí diện tích đất hợp lý cho các nhu cầu về cảnh quan môi trường và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho công tác bảo vệ môi trường.

+ Đối với vùng nông thôn Hạn chế sử dụng hoá chất trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ

sản; thu gom và xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hoá chất sau khi sử dụng.

Bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, đặc biệt là đối với các khu rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn; hạn chế đến mức thấp nhất việc mở đường giao thông và các hoạt động gây tổn hại đến tài nguyên rừng; đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc và khôi phục rừng ngập mặn; phát triển kỹ thuật canh tác trên đất dốc có lợi cho bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn tình trạng thoái hoá đất và sa mạc hoá đất đai.

Nghiêm cấm triệt để việc săn bắt chim, thú trong danh mục cần bảo vệ; ngăn chặn nạn sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ, hải sản; quy hoạch phát triển các khu bảo tồn biển và bảo tồn đất ngập nước.

Phát triển các hình thức cung cấp nước sạch nhằm giải quyết cơ bản nước sinh hoạt cho nhân dân ở tất cả các vùng nông thôn trong cả nước; bảo vệ chất

28

Page 29: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

lượng các nguồn nước, đặc biệt chú ý khắc phục tình trạng khai thác, sử dụng bừa bãi, gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Khắc phục cơ bản nạn ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, các cơ sở công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp đi đôi với hình thành các cụm công nghiệp bảo đảm các điều kiện về xử lý môi trường; chủ động có kế hoạch thu gom và xử lý khối lượng rác thải đang ngày càng tăng lên.

Hình thành nếp sống hợp vệ sinh gắn với việc khôi phục phong trào xây dựng “ba công trình vệ sinh” của từng hộ gia đình phù hợp với tình hình thực tế; chú ý khắc phục tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng đang diễn ra tại nhiều vùng ven biển.

Trong quá trình đô thị hoá nông thôn, quy hoạch xây dựng các cụm, điểm dân cư nông thôn phải hết sức coi trọng ngay từ đầu yêu cầu bảo vệ môi trường.

2.2. Đối tượng của công tác quản lý môi trường* Theo phạm vi quản lý có thể chia ra các loại:- Quản lý môi trường khu vực;- Quản lý môi trường theo ngành kinh tế;- Quản lý tài nguyên.* Theo tính chất của công tác quản lý môi trường có thể phân loại:- Quản lý chất lượng môi trường: ban hành và kiểm tra các tiêu chuẩn, quy

chuẩn về chất lượng không khí, chất lượng nước, môi trường đất, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại.

- Quản lý kỹ thuật môi trường: quản lý hệ thống quan trắc, giám định, đánh giá chất lượng các thành phần môi trường, các trạm phân tích và các phòng thí nghiệm phân tích chất lượng môi trường, thẩm định chất lượng của máy và thiết bị, lưu trữ và cung cấp các dịch vụ thông tin dữ liệu môi trường.

- Quản lý kế hoạch môi trường: quản lý việc xây dựng và thực thi các kế hoạch bảo vệ môi trường, hình thành và quản lý quỹ môi trường ở Trung ương, các ngành, các cấp địa phương.

- Trong quá trình thực hiện, các nội dung quản lý trên sẽ tạo thành một hệ thống đan xen với nhau phục vụ công tác bảo vệ môi trường

Mặt khác có thể hiểu đối tượng của quản lý môi trường bao gồm các lĩnh vực quản lý Nhà nước về môi trường ở các ngành và địa phương hiện nay bao gồm:

- Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn- Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp - Quản lý môi trường đất ngập nước ven biển- Quản lý môi trường các điểm du lịch- Kiểm soát ô nhiễm

29

Page 30: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Quản lý rác thải- Quản lý chất thải nguy hại- Quản lý hoá chất bảo vệ thực vật- Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm- Bảo vệ đa dạng sinh học- Quản lý môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi- Thanh tra và xử phạt vi phạm môi trường- Kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi trường- Giáo dục môi trường- Truyền thông môi trường- Quản lý xung đột môi trường- Quản lý môi trường các dự án di dân nội bộ

2.3. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trườngTiêu chí chung của công tác quan lý môi trường là đảm bảo quyền được

sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần gìn giữ môi trường chung của loài người trên Trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:

- Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường.

- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường.

- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp.

- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường.

- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.

3. Các nội dung, chức năng của quản lý Nhà nước về môi trường- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi

trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế

hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường.

30

Page 31: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. - Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi

trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường. - Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.Trong Luật bảo vệ môi trường 2005, nội dung quản lý Nhà nước về môi

trường thể hiện cụ thể trong từng vấn đề môi trường: chính sách môi trường; tiêu chuẩn môi trường; đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược; bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ môi trường nước sông, quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; thuế và phí môi trường, ký quỹ môi trường; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại về môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các cấp; Cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 121, 122 và 123.

4. Tổ chức công tác quản lý môi trườngTheo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà

nước về bảo vệ môi trường trong cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện bảo vệ môi trường trong ngành và các cơ sở trực thuộc quản lý trực tiếp. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.

Hệ thống cơ quan quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương gồm:- Bộ   Tài nguyên và Môi trường   - Tổng cục Môi trường- Cơ quan quản lý môi trường của các Bộ- Các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh

31

Page 32: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Các   Chi cục Bảo vệ   Môi trường các tỉnh, thành phố - Các Phòng Tài nguyên và Môi trường của các quận, huyện, thị xãII. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Một số văn bản về bảo vệ môi trường- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12 tháng 12 năm 2005;

- Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số: 21/2008/NĐ-CP V/v sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

- Nghị định 65/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/6/2010 về Quy đinh chi tiết và hướng dân thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/7/2010.

- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/1/2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

- Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 50/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Tài nguyên.

- Nghị định 113/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 18/01/2011

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

- Nghị định 74/2011/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

- Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường.

- Quyết định 2418/QĐ-BTNMT Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011 - 2015

32

Page 33: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Thông tư liên tịch số: 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc ủy ban nhân dân các cấp.

- Thông tư liên tịch 197/2010/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

- Thông tư 42 quy định Quy chuẩn Quốc gia về môi trườngThông tư số 42/2010/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ

TN&MT Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ban hành kèm Thông tư này là 3 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: 1. QCVN 34:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ; 2. QCVN 35:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển; 3. QCVN 36:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2010

- Thông tư 43 quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trườngThông tư số 43/2010/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ

TN&MT Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.Ban hành kèm Thông tư này là 3 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: 1. QCVN 31:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu; 2. QCVN 32:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu; 3. QCVN 33:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/04/2010.

- Thông tư 41 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trườngThông tư số 41/2010/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2010 về Quy định

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Bộ TN&MT. QCVN 30:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư này.Thông tư có hiệu lực bắt đầu từ ngày 15/02/2010

- Thông tư 39/2010/TT-BTNMT Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ TN&MT Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.Ban hành kèm Thông tư này là 3 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: 1. QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; 2. QCVN

33

Page 34: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; 3. QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế; 4. QCVN 29: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2010.

- Thông tư 07/2009/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.

- Thông tư 19/2010/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật về lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

2. Thẩm quyền và trách nhiệm của ủy ban nhân dân xãTheo điều 122 Luật Bảo vệ môi trường quy định trách nhiệm quản lý Nhà

nước về bảo vệ môi trường của UBND các cấp như sau:Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo

vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:- Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi

trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia đình văn hóa;

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;

- Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;

- Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải;

- Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường được quy định tại:

- Luật Bảo vệ môi trường 2005. - Nghị định Số: 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá tác động môi trường

chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.- Nghị định số: 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ

về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2005.

34

Page 35: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Nghị định số: 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2005.

1. Đánh giá tác động môi trường * Đánh giá tác động môi trường được quy định tại Luật Bảo vệ môi

trường 2005 như sau:Tại Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định đối tượng phải lập báo

cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm:1) Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu

bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;

d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;

đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô

lớn;g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.2) Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác

động môi trường.Điều 19. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường1) Chủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo

đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.2) Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo

cáo nghiên cứu khả thi của dự án.3) Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh

giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4) Trường hợp có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo báo đánh giá tác động môi trường bổ sung.

5) Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết.

35

Page 36: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Điều 20. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường1) Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy

mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án.

2) Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.

3) Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xú hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.

4) Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phũng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

5) Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình.

6) Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

7) Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án.

8) Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

9) Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá. Điều 23. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung

trong báo cáo đánh giá tác động môi trường 1) Chủ dự án có trách nhiệm sau đây:a) Báo cáo với Uỷ ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết

định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;b) Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải,

công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát;

c) Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

d) Thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

đ) Chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

36

Page 37: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình hoặc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án;

b) Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Theo Nghị định 29/2011 Điều 14. Tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 15. Cách thức tiến hành và yêu cầu về việc thể hiện kết quả tham vấn ý kiến trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã như sau:

Điều 14. Tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này) phải tổ chức tham vấn ý kiến:

a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi thực hiện dự án.

b) Đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án.2. Chủ dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc

lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phù hợp với quy hoạch ngành nghề trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt phải tham vấn ý kiến của cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

3. Các trường hợp sau đây không phải thực hiện việc tham vấn ý kiến:a) Dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng với điều kiện dự án đó phải phù hợp với quy hoạch ngành nghề trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt.

b) Dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định được cụ thể trách nhiệm quản lý hành chính củaỦy ban nhân dân cấp xã;

c) Dự án đầu tưcó yếu tố bí mật quốc gia.Điều 15. Cách thức tiến hành và yêu cầu về việc thể hiện kết quả tham

vấn ý kiến trong báo cáo đánh giá tác động môi trường

37

Page 38: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

1. Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án được thực hiện theo cách thức sau đây:

a) Chủ dự án gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án kèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tưchính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án xin ý kiến tham vấn;

b) Trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập đại diện của tổ chức, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án, thông tin cho chủ dự án biết về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia buổi đối thoại, cùng chủ dự án chủ trì tổ chức buổi đối thoại trong thời hạn chậm nhất là mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn của chủ dự án;

c) Kết quả đối thoại giữa chủ dự án, cơ quan được tham vấn và các bên có liên quan được ghi thành biên bản, trong đó có danh sách đại biểu tham gia và phản ảnh đầy đủnhững ý kiến đã thảo luận, ý kiến tiếp thu hoặc không tiếp thu của chủ dự án; biên bản có chữ ký (ghi họ tên, chức danh) của đại diện chủ dự án và đại diện các bên liên quan tham dự đối thoại;

d) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời chủ dự án bằng văn bản và công bố công khai để nhân dân biết. Quá thời hạn này, nếu cơ quan được tham vấn không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ dự án thì được xem là cơ quan được tham vấn đã nhất trí với kế hoạch đầu tư của chủ dự án;

đ) Ý kiến tán thành, không tán thành của tổ chức, cá nhân được tham vấn phải được tổng hợp và thể hiện trung thực trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Các văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan được tham vấn, biên bản cuộc đối thoại phảiđược sao và đính kèm trong phần phụ lục của báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định biểu mẫu tham vấn ý kiến các bên liên quan.

Điều 21. Chứng thực và gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Tại Khoản 1, 2c và 3 Điều này quy định:

Khoản 1. Sau khi ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan phê duyệt phải chứng thực vào mặt sau của trang bìa hoặc trang phụ bìa của báo cáo đánh giá tác động môi trường về việc đã phê duyệt báo cáo này và gửi đến các cơ quan liên quan theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Khoản 2. Việc gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chứng thực, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:

38

Page 39: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ dự án một (01) bản; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây được gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi thực hiện dự án một (01) bản; gửi quyết định phê duyệt cho Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án; gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường một (01) bản khi được yêu cầu.

Khoản 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sao lục quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi đến và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án.

2. Cam kết bảo vệ môi trườngTại Điều 24, 25, 26, 27 Luật Bảo vệ môi trường quy định:Điều 24. Đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trườngCơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng

không thuộc quy định tại Điều 14 và Điều 18 của Luật này phải có bản cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 25. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường 1) Địa điểm thực hiện. 2) Loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên liệu, nhiên

liệu sử dụng.3) Các loại chất thải phát sinh.4) Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ

các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.Điều 26. Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường1) Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết

bảo vệ môi trường; trường hợp cần thiết, có thể ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký.

2) Thời hạn chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường là không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản cam kết bảo vệ môi trường hợp lệ.

3) Đối tượng quy định tại Điều 24 của Luật này chỉ được triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 27. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường

1) Tổ chức, cá nhân cam kết bảo vệ môi trường có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.

2) Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.

39

Page 40: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Theo Nghị định số 29/2011 tại Điều 32 Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, Điều 33. Quy trình đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, Điều 34. Gửi bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký. Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền và nghĩa vụ như sau:

Điều 32. Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký bản

cam kết bảo vệ môi trường.2. Trong các trường hợp sau đây, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy

quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:

a) Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn một (01) xã, không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi);

b) Dự án đầu tư nằm trên địa bàn một (01) xã, không phát sinh chất thải trong quá trình triển khai thực hiện.

3. Đối với dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh được thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi thuận lợi nhất cho chủ dự án, chủ cơ sở.

4. Đối với dự án đầu tư thực hiện trên vùng biển chưa xác định được cụ thể trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ dự án thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký xử lý, thải bỏ chất thải của dự án. Trường hợp dự án không có chất thải phải đưa vào đất liền để tái chế, tái sử dụng, xử lý, thải bỏ, chủ dự án không phải thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 33. Quy trình đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường1. Việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy

trình sau đây:a) Chủ dự án, chủ cơ sở gửi hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định này;b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan

có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dựán, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường. Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu thông báo về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận hồsơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 34. Gửi bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký 1. Trường hợp bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký tại Ủy ban

nhân dân cấp huyện: Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi chủ dự án, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp huyện và

40

Page 41: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mỗi nơi một (01) bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; trường hợp dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, phải gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.

2. Trường hợp bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã: Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi chủ dự án, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp huyện mỗi nơi một (01) bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký.IV. HỆ THỐNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

1. Khái niệmThông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi

trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.2. Nội dung

Thông tin môi trường có thể mô tả hiện trạng của môi trường, mô tả những nhân tố bên ngoài có thể gây ra những thay đổi hay biến đổi với môi trường, hoặc giúp người sử dụng hiểu được các hệ quả của các hành động ảnh hưởng đến môi trường hay bị môi trường ảnh hưởng.

Thông tin môi trường có thể xuất hiện trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường, các đánh giá nghiên cứu, sách thống kê, trong các báo cáo chính sách và chương trình của các tổ chức trong khu vực công cộng cũng như tư nhân.

Thông tin môi trường có thể được trình bày dưới nhiều dạng và sử dụng các phương tiện khác nhau, chủ yếu trong các báo cáo, các bản tin truyền hình, băng video, các hội nghị và hội thảo, trong các tạp chí khoa học và chuyên đề báo cáo.

Tại Điều 102, 103, 104 Luật Bảo vệ môi trường quy định:Điều 102. Thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường1) Số liệu về môi trường từ các chương trình quan trắc môi trường phải

được thống kê, lưu trữ nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường.2) Việc thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường được quy định như sau:a) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về

thống kê ở trung ương để xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường quốc gia;b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thống kê, lưu trữ số liệu

về môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý;c) Uỷ ban nhân dân các cấp thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường tại địa

phương; d) Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm thống kê, lưu trữ số liệu

41

Page 42: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

về các tác động đối với môi trường, về các nguồn thải, về chất thải từ hoạt động của mình.

3) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng hệ thống thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu trữ và áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường.

Điều 103. Công bố, cung cấp thông tin về môi trường1) Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,

chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

2) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường cấp xã nơi cơ sở hoạt động và công bố thông tin về môi trường để cộng đồng dân cư được biết.

3) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.

4) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm định kỳ cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về thống kê ở trung ương thông tin về môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý.

Điều 104. Công khai thông tin, dữ liệu về môi trường1) Thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây, trừ các thông tin thuộc danh

mục bí mật nhà nước, phải được công khai:a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo

đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Cam kết bảo vệ môi trường đó đăng ký; c) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây

hại tới sức khoẻ con người và môi trường;d) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc

biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; đ) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải; e) Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi

trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia.2) Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có

liên quan tiếp nhận thông tin.

42

Page 43: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

3) Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.3. Truyền thông môi trường

Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường.

a/ Các cách tiếp cận và một số phương pháp truyền thông môi trường- Các cách tiếp cận truyền thông môi trường+ Tiếp cận cá nhân: là cách tiếp cận truyền thông dựa trên các quan hệ cá

nhân với nhau. Hình thức tiếp cận này bao gồm: đến nhà, đến cơ quan, gọi điện thoại, gửi thư,…

+ Tiếp cận nhóm: cách tiếp cận dựa trên mối quan hệ đa dạng hơn giữa các cá nhân với nhau trong một nhóm, giữa cá nhân với nhóm. Hình thức của cách tiếp cận này gồm: tổ chức hội thảo, lớp học, học nhóm, tổ chức tham quan, khảo sát…

+ Tiếp cận truyền thông đại chúng: đây là cách tiếp cận được sử dụng phổ biến trong các chương trình truyền thông cộng đồng. Hình thức của cách tiếp cận này bao gồm: báo chí; tivi, đài; pano, áp phích, tờ rơi; chiếu phim…

+ Tiếp cận truyền thống dân gian: hình thức của cách truyền thông này bao gồm: biểu diễn lưu động; tham gia hội diễn, chiến dịch; tham gia lễ hội, các ngày kỷ niệm…

- Một số phương pháp truyền thông môi trường+ Phương pháp truyền thông một chiều: là phương pháp truyền thông đơn

giản, người gửi chỉ gửi hoặc truyền thông điệp tới người nhận mà người nhận không có điều kiện trao đổi hoặc phản hồi thông tin lại với người gửi một cách trực tiếp. Phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Hinh 1: Mô hinh truyền thông một chiều+ Phương pháp truyền thông hai chiều: là loại truyền thông có thảo luận và

phản hồi giữa người nhận và người gửi (người phát thông điệp). Đây là phương pháp truyền thông có hiệu quả lớn, phù hợp với các cấp dự án và góp phần giải quyết các vấn đề của địa phương và cộng đồng.

43

Người nhận

Thông điệp

Người gửi Kênh truyền

Page 44: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Hinh 2: Truyền thông hai chiều+ Phương pháp truyền thông đa chiều: phương pháp truyền thông này về cơ

bản giống với truyền thông hai chiều, nhưng ở đây người gửi thông điệp bắt đầu với quá trình bằng việc thu thập và phân tích đặc điểm của người nhận, rồi sau đó gửi thông điệp đi.

Phương pháp này có ba quá trình:Quá trình 1: phân tích đối tượng hay còn gọi là quá trình nạp vàoQuá trình 2: gửi thông điệp tới người nhận hay còn gọi là quá trình đưa raQuá trình 3: thu thập ý kiến hay là quá trình phản hồiTrong đó, quá trình nạp vào thường được thực hiện thông qua công tác

nghiên cứu, khảo sát cơ sở. Quá trình đưa ra thực hiện bằng các phương pháp truyền thông đại chúng và quá trình phản hồi thực hiện thông qua sự giám sát và đánh giá.

(1) (2) Đưa ra

(3)

Hinh 3: Truyền thông đa chiêub/ Kỹ năng và công cụ thường sử dụng khi làm việc với cộng đồng- Kỹ năng thuyết trình: trong công việc cũng như mọi hoạt động khác, kỹ

năng thuyết trình đóng một phần quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân cũng như tập thể. Trong lĩnh vực truyền thông có được kỹ năng thuyết trình tốt, người gửi sẽ dễ dàng truyền tải được thông điệp, ý tưởng và mong muốn của mình tới người nghe. Để đạt được điều đó việc nắm vững nội dung thuyết trình chưa đủ, chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt không chỉ về mặt nội dung mà còn cả hình thức.

44

Người nhận

Thông điệp

Người gửi Kênh truyền

Phản hồi

Người gửi Kênh truyền Người nhận

Nạp vào

Phản hồi

Page 45: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Kỹ năng thúc đẩy: khi làm việc với cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế – xã hội, các truyền thông viên phải thực hiện một số nhiệm vụ từ các khâu tổ chức các cuộc họp, giúp đỡ nhóm trong quá trình thảo luận, ra quyết định hoặc hỗ trợ kỹ thuật. Do vậy, để làm được những điều này, bên cạnh các kiến thức về mặt chuyên môn, người làm truyền thông cần phải thành thạo kỹ năng thúc đẩy. Thúc đẩy có thể hiểu là tạo điều kiện thuận lợi giúp người khác tự giải quyết bằng cách chỉ cần sự có mặt của người đó, lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của mọi người, hoặc hỗ trợ các cá nhân, nhóm tổ chức trong quá trình có sự tham gia.

- Kỹ năng thuyết phục: để giải quyết tốt một công việc nào đó, chúng ta thường cần sự giúp đỡ, sự hợp tác của người khác. Điều này đòi hỏi giữa chúng ta và họ phải có sự thông nhất về quan điểm, lập trường, về cách giải quyết công việc. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta thường gặp trường hợp trong đó người khác không cùng chung ý kiến, quan điểm với chúng ta. Thuyết phục là đưa ra tình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích làm cho người khác thấy hay mà tin theo, làm theo.

- Công cụ làm việc nhóm: PRA (Participatory/ Rapid Rural Appraisal – PRA/RRA) là quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân trong cộng đồng cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thực tế của họ để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện.V. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG1. Khái niệm

Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.2. Nội dung

Nội dung của công tác quan trắc môi trường gồm: đo đạc, quan trắc, ghi nhận, kiểm soát

+ Đo đạc: đo các thông số, thu thập số liệu ngoài hiện trường+ Quan trắc: quan trắc sự thay đổi các thông số của môi trường về trạng

thái, khuynh hướng thay đổi của các thông số đó.+ Ghi nhận: ghi chép những số liệu thu thập được qua việc đo đạc và quan

trắc các thông số môi trường+ Kiểm soát: dự báo tác động, xu thế diễn biến của các tác động đến môi

trường để đề xuất các phương án kiểm soát.Mạng lưới quan trắc môi trường của Việt Nam bao gồm các thành phần

sau: - Mạng lưới quan trắc môi trường, gồm quan trắc môi trường nền và quan

trắc môi trường tác động được xây dựng dựa trên cơ sở duy trì, nâng cấp các

45

Page 46: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

trạm, điểm quan trắc môi trường hiện có và xây dựng bổ sung các trạm, điểm quan trắc mới:

+ Mạng lưới quan trắc môi trường nền đến năm 2020 gồm 8 điểm quan trắc môi trường nền không khí, 60 điểm quan trắc môi trường nền nước sông, 6 điểm quan trắc môi trường nền nước hồ, 140 điểm quan trắc môi trường nền nước dưới đất và 12 điểm quan trắc môi trường nền biển ven bờ và biển khơi;

+ Mạng lưới quan trắc môi trường tác động đến năm 2020 gồm 34 đơn vị quan trắc với cơ sở vật chất, trang thiết bị quan trắc hiện đại; 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khu công nghiệp quan trắc tác động môi trường không khí; 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khu công nghiệp quan trắc tác động môi trường nước mặt lục địa; 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan trắc mưa axit; 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan trắc môi trường đất. Thực hiện quan trắc môi trường biển ở 48 cửa sông, 14 cảng biển, 11 bãi tắm, 7 vùng nuôi trồng thuỷ sản, 160 điểm ngoài khơi; quan trắc môi trường phóng xạ ở 120 mỏ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quan trắc chất thải rắn ở 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tập trung cho các khu công nghiệp, làng nghề); quan trắc đa dạng sinh học ở 49 vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

- Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước, gồm quan trắc tài nguyên nước mặt và quan trắc tài nguyên nước dưới đất:

+ Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước mặt đến năm 2020 gồm 348 trạm, trong đó có 270 trạm quan trắc lượng nước sông, 116 trạm quan trắc chất lượng nước sông, hồ và 1580 điểm đo mưa. Các trạm, điểm quan trắc này đã được lồng ghép tại các trạm, điểm thuộc mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn;

+ Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất được xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp 39 trạm, 286 điểm và 661 công trình quan trắc hiện có và bổ sung các trạm, điểm còn thiếu đưa tổng số trạm, điểm quan trắc đến năm 2020 là 70 trạm, 692 điểm và 1331 công trình quan trắc.

- Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, gồm quan trắc khí tượng, quan trắc thủy văn và quan trắc khí tượng hải văn:

+ Mạng lưới quan trắc khí tượng được xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp 174 trạm khí tượng bề mặt, 29 trạm khí tượng nông nghiệp, 19 trạm khí tượng cao không (6 trạm rađa thời tiết, 3 trạm thám không vô tuyến, 7 trạm pilot, 3 trạm ôdôn - bức xạ cực tím) và 764 điểm đo mưa hiện có, đồng thời bổ sung các trạm, điểm còn thiếu, đưa tổng số trạm, điểm quan trắc đến năm 2020 là 231 trạm khí tượng bề mặt, 79 trạm khí tượng nông nghiệp, 50 trạm khí tượng cao không (15 trạm rađa thời tiết, 11 trạm thám không vô tuyến, 11 trạm pilot, 4 trạm ôzôn - bức xạ cực tím, 9 trạm định vị sét) và 1.580 điểm đo mưa;

+ Mạng lưới quan trắc thủy văn được xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp 248 trạm hiện có và bổ sung một số trạm còn thiếu, đưa tổng số trạm quan trắc đến năm 2020 là 347 trạm;

46

Page 47: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Mạng lưới quan trắc khí tượng hải văn được xây dựng trên cơ sở duy trì, nâng cấp 17 trạm hiện có và bổ sung một số trạm còn thiếu, đưa tổng số trạm đến năm 2020 là 35 trạm.

Điều 97. Chương trình quan trắc môi trường1) Chương trình quan trắc môi trường bao gồm chương trình quan trắc hiện

trạng môi trường và chương trình quan trắc tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế - xã hội. Chương trình quan trắc môi trường phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ.

2) Chương trình quan trắc hiện trạng môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Định kỳ lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí;

b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, trạng thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

c) Theo dõi diễn biến chất lượng, số lượng, thành phần, trạng thái các hệ sinh thái, loài sinh vật và nguồn gen.

3) Chương trình quan trắc tác động môi trường bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động xấu lên môi trường;

b) Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải rắn, khí thải, nước thải;

c) Phát hiện, đánh giá các tác động xuyên biên giới đến môi trường trong nước.

4) Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường.3. Vai trò của quan trắc môi trường trong quản lý môi trường

- Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường ở quy mô quốc gia, phục vụ cho công tác xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.

- Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của các vùng trọng điểm đã được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Cảnh báo tức thời các diễn biến bất thường, các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lữu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin từng vùng trong phạm vi quốc gia hoặc từng nước trong khu vực hay toàn cầu.

47

Page 48: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

VI. CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG1. Khái niệm

Kinh tế môi trường là công cụ kinh tế được sử dụng để nghiên cứu môi trường và điều đó cũng có nghĩa là trong tính toán kinh tế phải xét đến các vấn đề môi trường.

Các vấn đề này nằm giữa kinh tế và các hệ tư nhiên nên rất phức tạp, do đó có thể coi kinh tế môi trường là một ngành phụ trung gian giữa các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Những điểm cần ghi nhớ khi xem xét kinh tế môi trường: + Tài nguyên không tái tạo như dầu mỏ, than đá, khí đốt có thể bị cạn kiệt.

Do đó, con người phải tìm tài nguyên thay thế hoặc tìm công nghệ sử dụng các loại năng lượng được coi là vĩnh cửu (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, v.v...).

+ Con người có thể kiểm soát được khả năng phục hồi tài nguyên tái tạo và khả năng hấp thụ của môi trường.

+ Nâng cao trách nhiệm đối với thiên nhiên (vai trò quản lý môi trường). + Tìm cách kiểm soát dân số. 2. Nguyên tắcCác nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm: - Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh

tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường. - Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân

cư trong việc quản lý môi trường. - Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ

tổng hợp thích hợp. - Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu

tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường. - Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường

gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.

3. Các loại công cụ kinh tế trong quản lý môi trườngCông cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: công cụ

điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v... và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường. Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường.

48

Page 49: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm: Thuế và phí môi trường; Giấy phép xả thải; Ký quỹ môi trường; Trợ cấp môi trường; Nhãn sinh thái.

* Thuế và phí môi trường.Thuế và phí môi trường là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá

nhân sử dụng môi trường đóng góp. Khác với thuế, phần thu về phí môi trường chỉ được chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

Tại điều 112 và 113 Luật Bảo vệ môi trường quy định:Điều 112. Thuế môi trường1) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm

gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường.

2) Chính phủ trình Quốc hội quyết định danh mục, thuế suất đối với các sản phẩm, loại hình sản xuất, kinh doanh phải chịu thuế môi trường.

Điều 113. Phí bảo vệ môi trường 1) Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh

nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.2) Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau đây:a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối

với môi trường;b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.3) Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với

điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường của từng giai đoạn phát triển của đất nước.

4) Toàn bộ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường.

5) Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Chính phủ quy định các loại phí bảo vệ môi trường.

Thuế và phí môi trường được quy định dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể phân ra các loại sau:

Thuế và phí chất thải. Thuế và phí rác thải. Thuế và phí nước thải. Thuế và phí ô nhiễm không khí.

49

Page 50: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Thuế và phí tiếng ồn. Phí đánh vào người sử dụng. Thuế và phí đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử

dụng gây ra ô nhiễm (ví dụ thuế sunfua, cacbon, phân bón...). Thuế và phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp

phép, giám sát và quản lý hành chính đối với môi trường.Phí dịch vụ môi trường là một dạng phí phải trả khi sử dụng một số dịch vụ

môi trường. Mức phí tương ứng với chi phí cho dịch vụ môi trường đó. Bên cạnh đó, phí dịch vụ môi trường còn có mục địch hạn chế việc sử dụng quá mức các dịch vụ môi trường.

Có hai dạng dịch vụ môi trường chính và theo đó 2 dạng phí dịch vụ môi trường là dịch vụ cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và dịch vụ thu gom chất thải rắn. Đối với một số nước nông nghiệp, dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có chính sách áp dụng phù hợp.

- Phí dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải Vấn đề cần quan tâm là mức phí dịch vụ cung cấp nước sạch phải được đặt

ra như thế nào để sử dụng nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Đối tượng của loại hình dịch vụ này bao gồm các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và một số ít các nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ. Nội dung của dịch vụ bao gồm cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước của thành phố.

Tuỳ theo mức độ đô thị hoá khác nhau, phí dịch vụ cung cấp nước sạch có khác nhau, nhưng thường được quy định trên một nguyên tắc tương đối chung, đó là: Tổng các nguồn phí thu được phải đủ chi trả cho dịch vụ cung cấp nước và xử lý nước thải (trừ chi phí xây dựng cơ bản). Mức phí có thể gồm hai thành phần: mức cơ bản cộng với một khoản dịch vụ để điều tiết chi phí của dịch vụ.

Mức phí cơ bản là khoản chi phí cơ bản cho việc cung cấp một đơn vị nước sạch đủ để xử lý lượng nước thải phát sinh khi các hộ gia đình sử dụng một đơn vị nước sạch đó.

Mức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành cung cấp nước sạch và xử lý nước thải. ở đây, người ta căn cứ vào mức độ tiêu thụ nước sạch để có thể xây dựng các trạm cố định hoặc chuyển tiếp xử lý nước thải để chi phí xử lý nước thải là thấp nhất, tránh tác động tiêu cực đến giá dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải.

- Phí dịch vụ thu gom chất thải rắn và rác thải Chất thải rắn ở đây được hiểu là rác thải sinh hoạt, rác thải dịch vụ thương

mại, kể cả chất thải đô thị độc hại. Dịch vụ liên quan đến chất thải rắn sẽ có tác dụng tích cực không chỉ riêng cho môi trường mà cho cả phát triển kinh tế. Chính vì thế việc xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải

50

Page 51: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

rắn phải được nghiên cứu, xem xét kỹ trên cơ sở vừa đảm bảo bù đắp được chi phí thu gom, vận chuyển xử lý vừa gián tiếp khuyến khích các hộ gia đình giảm thiểu rác thải.

Việc xác định mức phí của dịch vụ môi trường có thể thuận lợi khi cân nhắc, phân tích các chi phí cần thiết và dựa trên trọng lượng hoặc thể tích của rác thải.

Nếu tiếp cận theo khối lượng rác thải thì các hộ gia đình phải có thùng đựng rác riêng đặt ở một vị trí cố định và việc trả phí phải hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở khối lượng rác thải sản sinh ra hàng ngày hoặc hàng tuần.

Còn một cách tiếp cận khác là theo số lượng người trong một gia đình, căn cứ vào số người, ví dụ 3 người một suất phí dịch vụ môi trường v.v... để xác định mức phí dịch vụ môi trường phải nộp. Theo cách này có thể không được công bằng nhưng thuận lợi hơn, tuy nhiên không khuyến khích được các hộ gia đình giảm thiểu rác thải.

* Giấy phép xả thải (Cota ô nhiễm)Côta gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển

nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v... được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường.

Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là côta gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải.

Khi có mức phân bổ côta gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền mua và bán côta gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất: mua côta gây ô nhiễm để được phép thải chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép. Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với việc mua côta gây ô nhiễm thì họ sẽ bán lại côta gây ô nhiễm cho những người gây ô nhiễm có mức chi phí cho xử lý ô nhiễm cao hơn.

Như vậy, sự khác nhau về chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm sẽ thúc đẩy quá trình chuyển nhượng côta gây ô nhiễm. Thông qua chuyển nhượng, cả người bán và người mua côta gây ô nhiễm đều có thể giảm được chi phí đầu tư cho mục đích bảo vệ môi trường, đảm bảo được chất lượng môi trường.

* Ký quỹ môi trườngKý quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ

gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.

51

Page 52: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ động khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái ra môi trường đúng như cam kết, thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời với việc đóng cửa doanh nghiệp.

Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích xí nghiệp hoạt động bảo vệ môi trường. Xí nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.

Tại Điều 114 và 115 Luật Bảo vệ môi trường quy địnhĐiều 114. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác

tài nguyên thiên nhiên 1) Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên phải thực hiện ký quỹ

cải tạo, phục hồi môi trường theo các quy định sau đây:a) Trước khi khai thác phải thực hiện việc ký quỹ tại tổ chức tín dụng trong

nước hoặc quỹ bảo vệ môi trường của địa phương nơi có khai thác tài nguyên thiên nhiên; mức ký quỹ phụ thuộc vào quy mô khai thác, tác động xấu đối với môi trường, chi phí cần thiết để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác;

b) Tổ chức, cá nhân ký quỹ được hưởng lãi suất phát sinh, được nhận lại số tiền ký quỹ sau khi hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường;

c) Tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường hoặc thực hiện không đạt yêu cầu thì toàn bộ hoặc một phần số tiền ký quỹ được sử dụng để cải tạo, phục hồi môi trường nơi tổ chức, cá nhân đó khai thác.

2) Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể mức ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại hình tài nguyên và việc tổ chức thực hiện quy định tại Điều này.

Điều 115. Quỹ bảo vệ môi trường1) Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương,

ngành, lĩnh vực, địa phương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác thành lập quỹ bảo vệ môi trường.

2) Vốn hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường quốc gia, quỹ bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực, địa phương được hình thành từ các nguồn sau đây:

a) Ngân sách nhà nước;b) Phí bảo vệ môi trường;c) Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường đối với Nhà nước;d) Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;đ) Các khoản hỗ trợ, đóng góp, uỷ thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước.

52

Page 53: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

3) Thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ môi trường được quy định như sau:a) Thủ tướng Chính phủ quy định việc tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ

môi trường quốc gia, quỹ bảo vệ môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổng công ty nhà nước;

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường địa phương;

c) Tổ chức, cá nhân thành lập quỹ bảo vệ môi trường của mình và hoạt động theo điều lệ của quỹ.

* Trợ cấp môi trườngTrợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rất nhiều

nước châu Âu thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trợ cấp môi trường gồm các dạng sau:

Trợ cấp không hoàn lại. Các khoản cho vay ưu đãi. Cho phép khấu hao nhanh. Ưu đãi thuế.

Chức năng chính của trợ cấp là giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện, khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc phải xử lý ô nhiễm môi trường. Trợ cấp này chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể dẫn đến phi hiệu quả kinh tế, vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

* Nhãn sinh tháiNhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không

gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó.

Được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Do đó, rất nhiều nhà sản xuất đang đầu tư để sản phẩm của mình được công nhận là "sản phẩm xanh", được dán "nhãn sinh thái" và điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (nhựa, cao su,...), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó ảnh hưởng tốt đến môi trường.

Như vậy, việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác động tích cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự

53

Page 54: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường của quốc gia.

Bài 4: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO VÙNG MIỀN NÚI – DÂN TỘC

I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG CÁC XÃ MIỀN NÚI – DÂN TỘC1. Khu vực miền núi – dân tộc Việt Nam

Vùng núi nước ta có 14 tỉnh hoàn toàn thuộc khu vực miền núi và 23 tỉnh có huyện, xã là vùng đồi núi. Số dân chiến khoảng 1/3 dân số cả nước, trong đó chiến tỷ lệ lớn là đồng bào dân tộc ít người; những người đang phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng trong quá trình phát triển. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của các dân tộc, song quá trình phát triển còn rất chậm, đặc trưng bởi sự nghèo đói, dân số tăng nhanh, suy thoái môi trường, phân hóa xã hội và phụ thuộc kinh tế. Đặc trưng cơ bản vùng núi là địa hình núi cao, suối sâu, địa hình cắt xẻ mạnh, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và môi trường tự nhiên bị phân hóa mạnh. Một số dạng tài nguyên quan trọng nhất là: tài nguyên rừng, khoáng sản, đất đai và tiềm năng du lịch. Đây cũng là những trở ngại lớn cho việc canh tác, phát triển giao thông, thông tin và tiếp nhận tiến bộ khoa học, kỹ thuật.

Vùng núi nước ta là mái nhà chung của đất nước, cũng là nguồn phát sinh của nhiều vấn đề môi. Quá trình di cư, chuyển cư lên miền núi, dân số tăng, mật độ dân số ngày càng cao; đó là nguyên nhân cơ bản gây ra vấn đề suy thoái môi trường.

Sự phân hóa dân tộc, dân số vùng miền núi là một nguyên nhân nữa của sự phát triển chậm. Rất nhiều nhóm dân cư trong nông thôn miền núi nghèo, đói, ít học. Tỷ lệ người biết chữ tương đối cao ở một số nhóm dân tộc như Kinh, Tày, Mường, Thái; nhưng vẫn còn rất thấp ở những nhóm dân tộc khác. Ở đây không những có sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc mà còn có khoảng cách về giới. Có đến 10 dân tộc, tỷ lệ phụ nữ chưa bao giờ đến trường chiếm từ 70% trở lên. Với trình độ học vấn như vậy, nên việc tiếp thu khoa học tiên tiến, khả năng quy hoạch, tổ chức sản xuất hợp lý là rất hạn chế. Lao động ở vùng nông thôn miền núi nói chung vẫn trong tình trạng lạc hậu, năng suất thấp.2. Vai trò, chức năng của môi trường

Theo khái niệm mới của Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 ở điều 3 “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

Từ khái niệm về môi trường trong Luật bảo vệ môi trường có thể thấy theo chức năng môi trường phân thành các loại sau:

54

Page 55: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Môi trường tự nhiên.- Môi trường xã hội.- Môi trường nhân tạo.* Môi trường là không gian sống của con người Không gian cho sự tồn tại của con người và sinh vật đòi hỏi phải có một

tiêu chuẩn nhất định về yếu tố hoá học, sinh học, vật lý và cảnh quan xã hội. Chức năng không gian sống có thể phân thành các dạng sau:- Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian;- Chức năng vận tải: theo 3 tuyến đường bộ đường thuỷ và đường hàng

không;- Chức năng sản xuất: gồm mặt bằng và các phương tiện cho sản xuất;- Chức năng giải trí của con người;* Môi trường là nguồn tài nguyên của con ngườiMôi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên vật liệu, năng lượng

cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Một số dạng tài nguyên chủ yếu:- Tài nguyên đất;- Tài nguyên nước;- Tài nguyên khoáng sản;- Tài nguyên sinh vật;- Tài nguyên rừng;- Tài nguyên khí hậu.* Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hoá chất thảiTrong môi trường, nhờ các quá trình phân huỷ của vi sinh vật hay các quá

trình biến đổi lý hoá (pha loãng, phản ứng hoá học hấp thụ), sinh hoá có thể biến đổi chất thải thành dạng ban đầu theo các chu trình sinh địa hoá. Nhưng sự làm sạch này phải nằm trong một giới hạn nhất định của môi trường (ngưỡng môi trường). Ứng dụng tính chất này trong việc xử lý chất thải - tính chất tự cân bằng của môi trường.

* Môi trường lưu trữ và cung cấp thông tin - Môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến

hoá của sinh vật trong đó có cả lịch sử tiến hoá của loài người.- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính báo hiệu sớm.- Cung cấp và lưu trữ các nguồn gen, các cảnh quan, các hệ sinh thái tự

nhiên và nhân tạo.

55

Page 56: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

3. Dân số, tài nguyên và môi trường các xã miền núi – dân tộcViệt Nam vừa có vùng núi, vùng đồng bằng, vùng biển rộng lớn; từ đó dẫn

tới sự đa dạng của môi trường tự nhiên, sinh thái và các vấn đề xã hội. Khoảng 80% dân số đất nước sống ở vùng nông thôn. Nông thôn, miền núi, biển và hải đảo cũng là những nơi có tốc độ tăng dân số hàng năm cao nhất. Có thể nói, Việt Nam là một quốc gia biển, một quốc gia nông nghiệp và một Việt Nam núi rừng. Chúng ta đã, đang và sẽ phải đối mặt với quá nhiều vấn đề môi trường thuộc các lĩnh vực nông thôn, miền núi, biển và ven bờ. Đây là các lĩnh vực môi trường bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ và là tổng thể những vấn đề môi trường đặc trưng nhất của Việt Nam.

Đối với vùng miền núi – dân tộc, rừng là nguồn tài nguyên sinh vật quý giá nhất, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Năm 1943 nước ta có khoảng 14.325.000 ha rừng với độ che phủ 43,70%. Đến năm 1990 chỉ còn lại 9.175.600 ha với độ che phủ 28% diện tích đất trong cả nước. Cho đến năm 2000, nhờ những nỗ lực to lớn trong công tác phục hồi rừng và trồng rừng, độ che phủ đã lên tới 33,20% với tổng diện tích 10.915.292 ha (Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương, 2001). Tính đến cuối năm 2009, toàn quốc có gần 13,259 triệu ha rừng (hơn 10,339 triệu ha rừng tự nhiên và hơn 2,919 triệu ha rừng trồng). Độ che phủ rừng tăng mạnh từ 37% năm 2005 lên 39,1% năm 2009, năm 2010 đạt khoảng 39,5%, bình quân tăng mỗi năm tăng 0,5%. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, đây là kết quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của nước ta, bởi thực tế ở nhiều nước trên thế giới độ che phủ rừng đang suy giảm.

Dù cho diện tích rừng che phủ có tăng nhưng chất lượng rừng vẫn ngày càng giảm sút, còn xa mức ổn định và chưa đạt hiệu quả bảo vệ môi trường. Những quan trắc nhiều năm qua cho thấy thoái hóa đất là xu thế chung đối với các vùng nông thôn miền núi. Hiện tượng thiếu đất canh tác đang rất phổ biến, ảnh hưởng đến an toàn lương thực và đe dọa sự phát triển bền vững ở vùng núi.

Khoảng 50% diện tích đất có các sườn dốc trên 20 độ. Đất đai bị xói mòn mạnh, ước lượng hàng năm đất mất đi từ 150-350 tấn/ha. Phần lớn đất bị phong hóa mạnh, nghèo chất dinh dưỡng, suy thoái mạnh, các chất vi lượng hạn chế đối với cây trồng và thậm chí cả đối với người, gây nên bệnh bướu cổ - một bệnh đặc thù ở địa phương do thiếu iốt. Ước tính có tới 48% phụ nữ và 23% nam giới ở các vùng cao phía bắc có dấu hiệu của bệnh bướu cổ.Nhiều báo cáo cho rằng, bên cạnh chương trình phân bố lại dân cư từ năm 1960 bằng cách đưa trên 2 triệu người chuyển cư lên vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên thì nạn di cư tự do cũng làm tăng mật độ dân số miền núi lên 75 người/km2 (quá cao khi diện tích đất trồng có hạn) tạo nên cạnh tranh đất đai (bình quân đất nông nghiệp trên đầu người dưới 1000 m2), đẩy một bộ phận dân lùi sâu vào rừng và hậu quả là rừng lại tiếp tục bị tàn phá. Rừng hiện nay nghèo, ít cây gỗ quí, cây có giá trị kinh tế cao trở nên khan hiếm và tốc độ chặt phá rừng không thể kiểm soát nổi. Mất rừng dẫn đến mất dần đa dạng sinh học, các loài thực vật, đồng thời cũng mất đi nơi sinh cư (habitat) cho hàng nghìn loài động vật rừng.

56

Page 57: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Thoái hóa đất trồng là một vấn đề ở vùng núi do xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng. Độ mầu mỡ của đất trên khắp vùng núi cao bị giảm sút. Năng suất lúa nương thấp. Có thể nói, sự gia tăng dân số, nạn phá rừng và suy thoái môi trường đã gây ra một cuộc khủng hoảng thực sự trong nông nghiệp vùng cao. Trên thực tế, trừ người Kinh, còn lại tất cả các dân tộc khác đều canh tác nương rẫy với năng suất lúa nương thấp. Khai thác các mỏ khoáng sản, trong đó có vàng ở qui mô nhỏ không chỉ lãng phí tài nguyên, còn gây thêm các khó khăn cho quản lý môi trường. Các chất thải rắn và nước thải từ khai mỏ đã ảnh hưởng vào môi trường nước sông, suối miền núi một lượng nhất định các chất gây ô nhiễm; trong đó có asen, các hợp chất gốc xianua và một số kim loại nặng khác. Ngoài ra, các sự cố nứt đất, lũ quét, lũ bùn đá đã xảy ra với tần xuất nhiều hơn ở vùng núi nước ta đã đưa đến những hậu quả môi trường và kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Nhiều đoạn sông suối bị nông hóa, lấp đầy, xói mòn đất gia tăng, sụt và trượt lở tăng, tăng độ đục của các dòng sông gây ảnh hưởng nặng nề tới các hệ sinh thái ven bờ và nghề cá biển.II. QUẢN LÝ MỘT SỐ HỆ SINH THÁI ĐIỂN HÌNH 1. Hệ sinh thái nông nghiệp khu vực miền núi – dân tộc

Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của hệ sinh thái, vì mục đích thỏa mãn nhu cầu trên nhiều mặt ngày càng tăng của con người.

Trong hệ sinh thái nông nghiệp thành phần chủ yếu là thực vật (đồng cỏ) hay cây trồng. Thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời , đất và chất dinh dưỡng từ đất tổng hợp nên chất hữu cơ, tạo thành năng suất sơ cấp của hệ sinh thái nông nghiệp. Chất hữu cơ này một phần chô động vật (kể cả con người) hay vi sinh vật sử dụng để tạo ra năng suất sơ cấp.

Một số loại cây trồng chính vùng trung du miền núi Bắc Bộ:Lúa (lúa nước, lúa nương), sắn, chè và lạc là những cây trồng chủ lực của

vùng. Hệ thống nông nghiệp thay đổi theo địa hình bao gồm lúa nước, lạc và đậu tương ở vùng thấp hoặc lúa nương, sắn, chè, cây ăn quả trên vùng đất dốc. Một hình thức sử dụng đất khác rất phổ biến ở vùng trung du miền núi Đông Bắc là chăn nuôi các loài gia súc của địa phương, các mảnh rừng nằm liền với đất ruộng trên các sườn đồi và đỉnh đồi và các cây mọc rải rác trên cánh đồng. Tại các vùng trung du cây ngô được trồng nhiều, ở đây có những bãi chăn thả trâu bò, những đồi cọ. Vùng miền núi trung du Đông Bắc là nơi có sự đa dạng cao cây ăn quả, đặc biệt cây có múi như cam sành Hà Giang, quýt đỏ Lạng Sơn, bưởi Đoan Hùng, chuối Phú hộ, v.v.

Trong hệ sinh thái nông nghiệp, dòng năng lượng bức xạ mặt trời chuyển đổi qua hoạt động chức năng của vi sinh vật chỉ theo một chiều không quay vòng trở lại.

Đối với hệ sinh thái nông nghiệp, con người luôn tìm mọi cách để có năng xuất cao. Tuy nhiên, trong thực tiễn của hoạt động sản xuất, con người cũng cố

57

Page 58: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

gắng làm già hóa một số quá trình nhưng không làm thoát ly mục tiêu để đạt được năng xuất cao và tăng tính ổn định.

- Độc canh thay bằng phương pháp luân canh cây trồng đã làm cho hệ sinh thái nông nghiệp thêm phong phú, mặc dù sự phong phú này theo mùa vụ, thời gian ngắn.

- Việc sử dụng phân bón hữu cơ để tăng hoạt tính sinh học của đất, việc trồng chọt kết hợp với chăn nuôi để tăng tính phức tạp trong chuỗi thức ăn.

- Sử dụng mối quan hệ sinh học trong quần thể để nâng cao năng suất và tính ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp như sử dụng cây họ đậu, dung các giống chống chịu sâu bệnh, dung biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật.

Hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng muốn tăng năng suất cao nên xu hướng chung là phải đơn giản, chuyên canh, độc canh, sử dụng các giống có năng suất cao, đồng nhất về di truyền. Làm như vậy hệ sinh thái nông nghiệp thường ít có tính ổn định.

2. Hệ sinh thái rừngTrong quá trình tồn tại và phát triển, con người có nhiều tác động tiêu cực

đến hệ sinh thái rừng dưới các hình thức khác nhau. Chính những tác động này đã dẫn đến quá trình diễn thế thứ sinh của hệ sinh thái rừng nguyên sinh. Do vậy, những quần thể rừng thứ sinh hình thành dưới tác động của con người được gọi là kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Tác động của con người đến rừng có thể có ba hình thức sau đây :

- Đốt rừng làm rẫy trồng cây nông nghiệp.- Khai thác lâm sản làm thay đổi tổ thành loài cây, phá vỡ cấu trúc hình thái

quần thể ban đầu.- Chiến tranh, chất độc hoá học v.v…Nếu tác động phá hoại của con người không được ngăn chặn mà vẫn tiếp

tục đốt rừng làm rẫy và khai thác lâm sản quá mức lặp lại nhiều lần thì không chỉ thành phần thực vật bị xáo trộn mà đất rừng cũng bị thoái hoá, cằn cỗi làm cho rừng không thể tồn tại được và biến thành trảng cây bụi, trảng cỏ. Những hệ sinh thái này không chỉ chịu sự tác động trực tiếp của con người mà còn chịu tác động của điều kiện thổ nhưỡng thoái hoá.

2.1. Các nguyên lý quản lý rừng bền vữngNguyên lý thứ nhất là: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài

nguyên rừng: Cuộc sống con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Theo định nghĩa thì phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng được các nhu cầu của họ”. Vấn đề chìa khoá để bảo đảm nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong quản lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo

58

Page 59: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

này. Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là tỷ lệ sử dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng.

Nguyên lý thứ hai là: trong quản lý tài nguyên rừng bền vững, sự phòng ngừa, nó được hiểu là: ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy thoái về môi trường.

Nguyên lý thứ ba là: sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ : Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại.

Nguyên lý thứ tư: là tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái.

2.2. Những chính sách quản lý rừng bền vững của Việt NamTrong khoảng 10 năm trở lại đây quản lý rừng bền vững được Nhà nước

cũng như các ngành hết sức quan tâm. Những quan tâm này được thể hiện trong các văn bản pháp luật, các chỉ thị nghị quyết của Chính phủ cũng như trong các quy chế, quy trình, quy phạm của ngành.

Các văn bản của Nhà nước* Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004Trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các vấn đề về quản lý rừng bền

vững, đã được đề cập đến như: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương;

* Luật Bảo vệ môi trườngTrong Luật Bảo vệ môi trường, vấn đề quản lý rừng bền vững được hết sức

quan tâm. Cụ thể:- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật

hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển và các hệ sinh thái.- Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn,

phương pháp và bằng công cụ, phương tiện đã được quy định, bảo đảm sự khôi phục về mật độ và giống, loài sinh vật; không làm mất cân bằng sinh thái.

- Việc khai thác rừng phải theo đúng quy hoạch và các quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước có kế hoạch tổ chức cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để mở rộng nhanh diện tích của rừng, bảo vệ các vùng đầu nguồn sông,suối.

- Việc sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải đăng ký với Uỷ ban nhân dân địa phương được

59

Page 60: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

giao trách nhiệm quản lý hành chính khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên nói trên.

- Việc khai thác đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất, bảo đảm cân bằng sinh thái. Việc sử dụng chất hóa học, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học khác phải tuân theo quy định của pháp luật.

- Nghiêm cấm các hành vi đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái (9);

- Cấm khai thác, kinh doanh các loài thực vật, động vật quý, hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ và cấm sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.

* Luật Đất đaiTrong Luật Đất đai, đất lâm nghiệp được xếp vào một trong các loại đất

nông nghiệp mà không để mục đất lâm nghiệp riêng như trước đây và được phân loại như sau:

Đất rừng sản xuất;Đất rừng phòng hộ;Đất rừng đặc dụng;Cách phân loại này làm cho đất lâm nghiệp bị hòa đồng với các loại đất

khác nên trong Luật ít có những quy định riêng, mang tính đặc thù cho đất lâm nghiệp. Đây là một hạn chế của luật này vì đất lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong quỹ đất của quốc gia và nó có ý nghĩa lớn đối với kinh tế - xã hội và môi trường, đặc biệt đối với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.

- Về nguyên tắc sử dụng đất: việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh….

Về các văn bản dưới luật.- Nghị định số 139/2004-NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Nghị định số 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ. Trong đó quy định 16 loài thực vật (nhóm IA), 56 loài động vật (nhóm IB) nghiêm cấm khai thác sử dụng và 26 loài thực vật (nhóm IIA), 51 loài động vật (nhóm IIB) hạn chế khai thác sử dụng.

- Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự

60

Page 61: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

nhiên. Trong đó quy định về phân loại, về tổ chức quản lý; về bảo vệ, xây dựng và sử dụng các loại rừng nói trên. Riêng đối với rừng sản xuất quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng, điều kiện đưa rừng vào sản xuất kinh doanh, đối tượng rừng đưa vào khai thác, các thủ tục tiến hành khai thác.

- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam đến năm 2010. Trong đó nêu lên những nguyên tắc, phương pháp, hành động của chiến lược như: quy hoạch; xây dựng khung pháp lý; tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; đổi mới hệ thống tổ chức quản lý; đổi mới cơ chế thiết lập, đầu tư và cung cấp tài chính, đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác thông tin-giáo dục-truyền thông và thu hút cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường hợp tác quốc tế.

2.3. Những chủ trương lớn của Nhà nước* Thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.Đây là dự án lớn của quốc gia, được khởi động từ năm 1998 và kết thúc

vào năm 2010. Theo quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án có 3 mục tiêu phù hợp với quản lý rừng bền vững, cụ thể: Một là về môi trường: đến năm 2010 độ che phủ tăng lên 43%, góp phần bảo đảm an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học. Hai là về xã hội: giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh… Ba là về kinh tế: cung cấp gỗ làm nguyên liệu để chế biến, đáp ứng nhu cầu gỗ củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng và xuất khẩu, đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng…

* Giảm lượng khai thác rừng tự nhiên.Để nâng cao chất lượng rừng, Nhà nước có chủ trương thực hiện một giải

pháp tình thế là hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên được thực hiện từ năm 1990, giải pháp này bao gồm:

- Giảm số lâm trường khai thác rừng tự nhiên từ 265 lâm trường (năm 1993) xuống còn 114 lâm trường (năm 2004);

- Giảm số tiểu khu khai thác từ 562 tiểu khu (năm 1993) xuống còn 179 tiểu khu (năm 2004);

- Giảm diện tích khai thác từ 31.000 ha (năm 1993) xuống còn 6.706ha (năm 2004);

- Giảm trữ lượng từ 1.081.000 m3 (năm 1990) xuống còn 200.000 m3 (năm 2004), 150.000 m3 (năm 2005);

61

Page 62: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Trữ lượng 150.000 m3/năm sẽ còn được duy trì ít nhất trong thời gian 3 năm, thậm chí có thể đến năm 2010.

Nhìn chung các văn bản của Nhà nước là tương đối đầy đủ để bảo đảm quản lý bảo vệ rừng theo hướng bền vững, góp phần tích cực vào cải thiện môi trường sinh thái, phát triển kinh tế, xã hội khu vực miền núi - dân tộc Việt Nam.

BÀI 5: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

- Nguồn nước: là chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng tuyết và các dạng tích tụ nước khác.

- Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.- Nước dưới đất: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.- Nước sinh hoạt: là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người.- Nước sạch: là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của Tiêu

chuẩn Việt Nam.- Nguồn nước sinh hoạt: là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt

hoặc nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.- Phát triển nguồn nước: là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai

thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên nước.

- Bảo vệ nguồn nước: là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.

- Khai thác nguồn nước: là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước.

- Sử dụng tổng hợp nguồn nước: là sử dụng hợp lý, phát triển tiềm năng của một nguồn nước và hạn chế tác hại do nước gây ra để phục vụ tổng hợp nhiều mục đích.

- Ô nhiễm nguồn nước: là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.

- Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước.

Nước là tài nguyên có hạn, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng có thể gây tai hoạ cho môi trường.

Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý,

62

Page 63: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

đây là điều kiện hết sức quan trọng để nhà nước quản lý tốt nguồn tài nguyên có hạn này phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Quản lý nhà nước về tài nguyên nước là hoạt động tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hành vi của các chủ thể tham gia vào việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả và tác hại do nước gây ra nhằm duy trì và phát triển các quan hệ pháp luật về tài nguyên nước theo trật tự pháp luật quy định.II. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

- Luật tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998.

- Nghị định số 179/1999/ NĐ - CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.

- Nghị định số 149/2004/ NĐ - CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

- Nghị định số 162/2003/NĐ - CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

- Thông tư số 02/2005/TT - BTNMT ngày 24/6/2005 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/ NĐ - CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

- Nghị định số 34/2005/NĐ - CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

- Thông tư số 05/2005/TT - BTNMT ngày 22/7/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ - CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.III. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC – NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. Trách nhiệm quản lý tài nguyên nướcChính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước và mọi hoạt

động bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong phạm vi cả nước.

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; phòng chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước tại địa phương.

63

Page 64: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2. Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nướcCơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân

có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước. Tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước phải tuân theo các quy định về phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước các chất thải độc hại, nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép theo qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Uỷ ban nhân dân các cấp qui định vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt; có kế hoạch tổ chức thực hiện việc xử lý nước thải ở đô thị, khu dân cư tập trung trong phạm vi địa phương.

Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo vệ các công trình thuỷ lợi thuộc phạm vi địa phương; xây dựng kế hoạch chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư và các điều kiện cần thiết khác để xử lý khi lũ lụt xẩy ra. 3. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước

Theo quy định tại Điều 57 Luật Tài nguyên nước năm 1998 thì nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước bao gồm:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về tài nguyên nước;

- Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự báo khí tượng thuỷ văn, cảnh báo lò, lụt, hạn hán và tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước;

- Cấp thu hồi giấy phép về tài nguyên nước;- Quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để

phòng, chống, khắc phục hậu quả lò lụt, hạn hán, xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và tác hại khác do nước gây ra;

- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp, khiếu tố về các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước;

- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực hiện điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

- Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước.

64

Page 65: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

IV. CẤP PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. Đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải xin phépTổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải được phép của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ các trường hợp sau:* Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải xin giấy

phép: - Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nước dưới đất và quy mô nhỏ trong

phạm vi gia đình cho sinh hoạt;- Khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất và quy mô nhỏ để sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thuỷ điện và cho các mục đích khác trong phạm vi gia đình;

- Khai thác, sử dụng nguồn nước biển và quy mô nhỏ để sản xuất muối và nuôi trồng hải sản trong phạm vi gia đình;

- Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt, nước biển trong phạm vi diện tích đã được giao, được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật;

- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không nhằm mục đích kinh doanh phục vụ các hoạt động lâm nghiệp, giao thông thuỷ; nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học;

- Khai thác nước dưới đất từ các công trình thay thế có quy mô không lớn hơn và mực nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép đã được xác định trong giấy phép, nằm trong khu vực đã được cấp phép.

* Xả nước thải vào nguồn nước và quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình không phải xin phép.

* Khai thác, sử dụng nước dưới đất và quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình không phải xin phép nhưng phải đăng ký trong các trường hợp sau:

- Khai thác, sử dụng nước dưới đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong vùng mà tổng lượng nước khai thác vượt quá tổng lượng dòng ngầm trung bình mùa kiệt;

- Chiều sâu giếng khai thác vượt quá mức quy định.UBND cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên

nước, xả nước thải vào nguồn nước trong phạm vi gia đình không phải xin phép; vùng khai thác nước dưới đất phải đăng ký, chiều sâu giếng phải đăng ký.2. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép về tài nguyên nước

Theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 149/2004/NĐ -CP của Chính phủ và khoản 5 mục I của Thông tư số 02/2005/TT - BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ - CP của Chính phủ thì thẩm quyền cấp giấy phép về tài nguyên

65

Page 66: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

nước như sau:- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh

nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng

quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.+ Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ

3000 m3/ngày đêm trở lên.+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và lưu lượng từ

2m3/giây trở lên.+ Khai thác sử dụng nước mặt để phát điện và công suất lắp máy từ 2000

kw trở lên.+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác và lưu lượng từ

50.000 m3/ngày đêm trở lên+ Xả nước thải vào nguồn nước và lưu lượng từ 5000 m3/ngày đêm trở

lên.- UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung,

đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép trong các trường hợp không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường và không thuộc các trường hợp không phải xin phép theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chỉ có Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh mới có thẩm quyền cấp giấy phép về tài nguyên nước, UBND cấp huyện và UBND cấp xã không có thẩm quyền cấp giấy phép về tài nguyên nước.V. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC BẢO VỆ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Sau khi được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật tài nguyên nước.

- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có những quyền sau đây:

+ Được quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, phát điện, giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

+ Được hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước; được chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp tài sản đầu tư vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phát triển tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

66

Page 67: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước bị thu hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật.

+ Khiếu nại, khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác.

+ Được Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên nước có những nghĩa vụ sau:

+ Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.+ Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả.+ Cung cấp thông tin để kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước khi có yêu cầu.+ Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài

nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.+ Bảo vệ tài nguyên nước đang được khai thác, sử dụng.+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính, bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong

khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các trường hợp

phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định ở trên, còn phải thực hiện các quy định ghi trong giấy phép.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải

Sau khi được cấp giấy phép xả nước thải, tổ chức cá nhân có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19 Luật Tài nguyên nước như sau:

- Tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải vào nguồn nước có những quyền sau đây:

+ Được đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải thay đổi vị trí hoặc rút ngắn thời hạn cho phép xả nước thải.

+ Khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm quyền xả nước thải và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải vào nguồn nước có những nghĩa vụ sau:

+ Thực hiện việc xử lý nước thải để đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào nguồn nước; nếu vi phạm những quy định về việc xả nước thải mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

+ Nộp lệ phí cấp phép, phí xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.

67

Page 68: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

3. Quyền và nghĩa vụ của chủ giấy phép về tài nguyên nước- Quyền của chủ giấy phép:+ Được thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào

nguồn nước theo quy định của giấy phép.+ Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp quy định trong giấy phép.+ Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu

hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật.

+ Được quyền yêu cầu, tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của mình về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.

+ Đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định.

+ Trả lại giấy phép theo quy định.+ Khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của

mình trong hoạt động tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.+ Sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định hiện hành.+ Chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản

đầu tư vào việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của chủ giấy phép:+ Chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và trong giấy

phép.+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính về tài nguyên nước theo quy định của pháp

luật.+ Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài

nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.+ Bảo vệ nguồn nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên

nước, xả nước thải vào nguồn nước.+ Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại

khu vực mà mình thăm dò, khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; báo cáo kịp thời và cơ quan cấp giấy phép để có biện pháp xử lý thích hợp.

+ Có biện pháp giám sát quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

68

Page 69: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Không được tự ý tháo dời, phá huỷ các công trình, thiết bị thuộc sở hữu toàn dân liên quan đến thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép chấm dứt hiệu lực; trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình, của các bên có liên quan ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; phục hồi môi trường và đất đai theo quy định của pháp luật.

+ Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân mà cơ quan quản lý nhà nước cho phép thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra, đánh giá nguồn nước tại khu vực đã được cấp phép của mình.

+ Thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

BÀI 6: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢNI. KHÁI NIỆM

1. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.2. Nước khoáng là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ trên mặt đất, có thành phần, tính chất và một số hợp chất có hoạt tính sinh học đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam.3. Nước nóng thiên nhiên là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ trên mặt đất, luôn có nhiệt độ tại nguồn đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam.4. Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan để đánh giá tổng quan tiềm năng khoáng sản làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động thăm dò khoáng sản.5. Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.6. Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.7. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Quản lý nhà nước về khoáng sản là hoạt động, tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động khoáng sản nhằm bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ vì lợi ích chung.

Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản được trình bày ở phần này dựa

69

Page 70: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

trên cơ sở:- Luật Khoáng sản đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến khoáng sản.II. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN

1 - Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:

+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản;

+ Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản; lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản theo phân công của Chính phủ;

+ Khoanh định và công bố các khu vực khoáng sản theo thẩm quyền; khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền;

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản;

+ Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;

+ Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;

+ Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa chất, khoáng sản;

+ Công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;

+ Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia;

+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.

- Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước, trong đó có việc lập và trình phê duyệt quy

70

Page 71: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

hoạch về khoáng sản theo phân công của Chính phủ; đồng thời phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản.

2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Uỷ ban nhân dân các cấp

* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: - Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương; - Khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền; - Lập, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của địa phương theo quy định của Chính phủ; - Công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép; - Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền; - Giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản; - Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở trung ương về tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền. * Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: - Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;

71

Page 72: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.III. CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN VÀ BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC

1. Chiến lược, qui hoạch khoáng sản Chiến lược khoáng sản được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20

năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ khác và các địa phương có liên quan lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản.

* Quy hoạch khoáng sản bao gồm: - Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; - Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước; - Quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước; - Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chính phủ phân công các bộ tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các loại quy hoạch theo quy định; quy định việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.2 Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác 2.1. Trách nhiệm chung về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác (kể cả khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa), thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.2.2. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân * Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm: Khi thăm dò khoáng sản phải đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ các loại khoáng sản phát hiện được trong khu vực thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; Khi khai thác khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho cơ

72

Page 73: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; quản lý, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng hoặc khoáng sản chưa thu hồi được. * Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm: bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; không được tự ý khai thác khoáng sản, trừ trường hợp theo quy định Luật Khoáng sản. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn khi trình phê duyệt quy hoạch phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khai thác khoáng sản. 2.3. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân các cấp

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: + Ban hành theo thẩm quyền hoặc hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản để thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương; + Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; + Tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;

+ Huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: + Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản tại địa phương; + Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.

- Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.IV. THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

1.Thăm dò khoáng sản - Chỉ có các tổ chức các nhân có đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật mới được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. - Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây: + Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò;

73

Page 74: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản; + Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận; + Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này; + Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản; + Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; + Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Quyền khác theo quy định của pháp luật. - Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây: + Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; + Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận; + Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán; + Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra; + Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện; + Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; + Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật này; + Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. Khai thác khoáng sản

- Tổ chức cá nhân khai thác khoáng sản phải xin phép: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo pháp luật, hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản có đủ các điều kiện theo qui định của luật khoáng sản được cấp phép khai thác khoáng sản.

-Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây: + Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác; + Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;

74

Page 75: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;

+ Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;

+ Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;

+ Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

+ Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;

+ Quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:

+ Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;

+ Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;

+ Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;

+ Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;

+ Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;

+ Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;

+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

75

Page 76: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

3. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường - Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm: + Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; + Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam; + Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam; + Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa keramzit), đá magma (trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam; + Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%; + Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại; + Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam; + Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam. - Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây: + Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó. Tổ chức, cá nhân khai thác phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

76

Page 77: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; + Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó. 4. Thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. - Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp trên. - Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản. 5. Quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến - Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. -Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm: + Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật; + Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật; + Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan; + Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản. - Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan.

77

Page 78: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

CHUYÊN ĐỀ 2: QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT; GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT

Bài 1: QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1. Khái niệm, ý nghĩa của quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch là việc tổ chức, sắp xếp một hiện tượng kinh tế xã hội theo một trật tự hợp lý trong một khoảng thời gian.

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất (gọi là mối quan hệ đất đai). Việc tổ chức sử dụng đất đai chính là một hiện tượng kinh tế xã hội.

Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức quản lý và sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc bố trí, sắp xếp toàn bộ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng, đáp ứng nhu cầu về đất cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Hệ thống biện pháp của nhà nước bao gồm: biện pháp kỹ thuật, biện pháp kinh tế, biện pháp pháp chế và một số biện pháp khác nhằm xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất.

- Tính đầy đủ trong quy hoạch: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định.

- Tính hợp lý: đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích đất phù hợp và yêu cầu và mục đích sử dụng

- Tính khoa học: áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến.

- Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành

các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững, mang lại lợi ích cao nhất thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất và môi trường.

Việc lập QHSDĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà còn lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ QHSDĐ được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập QHSDĐ chi tiết của mình. Xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Làm cơ sở để tiến hành giao đất và đầu tư phát triển sản xuất,

78

Page 79: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh - văn hoá - xã hội.Mặt khác QHSDĐ còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức

lại việc sử dụng đất đai, hạn chế việc chồng chéo gây lãng phí sử dụng đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích sử dụng đất tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp.

Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực: tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất và gây ra những hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là giai đoạn của nền kinh tế đang chuyển dịch sang kinh tế thị trường.

- Quy hoạch sử dụng đất chi tiết là quy hoạch sử dụng đất cấp xã; yêu cầu quy hoạch phải thể hiện nội dung quy hoạch cụ thể chi tiết đến từng thửa đất. 1.2. Khái niệm, ý nghĩa của kế hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống công việc dự định làm về bố trí sử dụng đất đai trong một khoảng thời gian và mục tiêu, cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành để thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Như vậy kế hoạch sử dụng đất là những bước đi để thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất cấp xã còn được gọi là kế hoạch sử dụng đất chi tiết.

Kế hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu đất cho từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. 2. Các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

- Luật Đất đai năm 2003 quy định về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Mục 2, Chương IIvới 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30)

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, hướng dẫn về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Chương III với 18 điều, từ Điều 12 đến Điều 29.

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (có hiệu lực từ ngày 01/10/2009).

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (có hiệu lực từ ngày 17/12/2009, thay thế Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT);

- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (thay thế Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT

79

Page 80: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

ngày 24 tháng 10 năm 2005) và có hiệu lực từ ngày 01/5/2010.- Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.3. Những quy định chung về quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất3.1. Nguyên tắc của quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 21 - Luật Đất đai năm 2003 việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phù hợp và chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp và quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp và quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.

- Quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới.

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.- Dân chủ và công khai.- Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét

duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.3.2. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 22 - Luật Đất đai năm 2003.

* Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất- Chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,

an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương.- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhu cầu của thị trường.

80

Page 81: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất.- Định mức sử dụng đất.- Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.* Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất - Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết

định xét duyệt.- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Nhà nước.- Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.- Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.

3.3. Nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtNội dung lập quy hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 23 - Luật Đất

đai năm 2003.* Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã

hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai.- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã

hội, quốc phòng an ninh. - Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, các dự án.- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường - Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất .* Nội dung lập kế hoạch sử dụng đất- Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.- Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho các nhu cầu xây

dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp dịch vụ, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, quốc phòng an ninh.

- Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp.

- Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích để sử dụng vào các mục đích khác. - Cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất 5 năm đến từng năm.- Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.* Theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính

81

Page 82: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

phủ quy định cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất cho cấp xã như sau:

- Xác định diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện;

- Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của xã, bao gồm: đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã; đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý; đất sông suối; đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác;

- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của xã;

- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã;

- Giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

3.4. Cơ quan lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

Điều 25 - Luật Đất đai năm 2003 quy định cơ quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

- Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

- Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn thuộc huyện.

Uỷ ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

- Uỷ ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

* Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể việc tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 8 như sau:

1. Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm đề xuất nhu cầu sử dụng đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất khu bảo tồn thiên nhiên và phân bổ đến từng tỉnh, thành phố trên cơ sở quy hoạch của ngành;

82

Page 83: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định nhu cầu sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh, thành phố;

c) Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm đề xuất nhu cầu sử dụng đất các công trình có tầm quan trọng quốc gia phân bổ đến từng tỉnh trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển của Bộ, ngành mình;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành xác định nhu cầu sử dụng đất theo lĩnh vực của từng Bộ, ngành tại địa phương;

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng đất quy định tại điểm a, b, c, d khoản này và phân bổ đến từng tỉnh.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

3. Đối với các địa phương không có tổ chức Hội đồng nhân dân thì Ủy ban nhân dân có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

* Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT hướng dẫn việc tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp tại khoản 2 Điều 2 như sau:

Việc tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới được thực hiện trong thời gian tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp.

Cấp trên trực tiếp phải xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cần phân bổ để làm cơ sở cho cấp dưới lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3.5. Trình tự, nội dung lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp xã

Trình tự lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp xã được quy định tại Điều 15,16,17 Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009.

* Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp xã

1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã:

a) Việc điều tra, phân tích, đánh giá các thông tin, dữ liệu của xã để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu được thực hiện theo nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;

b) Thu thập các thông tin, dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được xét duyệt;

c) Thu thập thông tin, dữ liệu về bản đồ địa chính và các loại bản đồ khác của xã;

83

Page 84: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

d) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, biến đối khí hậu tác động đến việc sử dụng đất của xã theo quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.

2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

a) Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất đối với giai đoạn mười (10) năm trước gồm:

- Nhóm đất nông nghiệp, đánh giá cụ thể đối với đất lúa nước, đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất khu bảo tồn thiên nhiên; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối và đất nông nghiệp khác;

- Nhóm đất phi nông nghiệp, đánh giá cụ thể đối với đất đô thị; đất khu dân cư nông thôn; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất phát triển hạ tầng; đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất phi nông nghiệp khác;

- Nhóm đất chưa sử dụng, đánh giá cụ thể đối với đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.

b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;- Đánh giá mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những tồn tại

trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. c) Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.3. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng

đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất:a) Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của xã;

trong đó làm rõ nhu cầu sử dụng đất phục vụ các mục tiêu công ích và chính sách xã hội;

b) Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được cấp huyện phân bổ;

c) Xác định khả năng đáp ứng về đất đai cho nhu cầu sử dụng đất đã được xác định tại điểm a và điểm b khoản này;

d) Xác định diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của xã, phương án quy hoạch sử dụng đất cần xác định cụ thể: diện tích đất lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nông nghiệp khác, đất trụ sở cơ

84

Page 85: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

quan, công trình sự nghiệp của xã, đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã quản lý, đất sông, suối, đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác;

đ) Đối với mỗi mục đích sử dụng đất quy định tại điểm b và điểm d khoản này cần xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất, diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong kỳ quy hoạch;

e) Xác định diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của xã;

g) Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp;

h) Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã.5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế,

xã hội:a) Đánh giá hiệu quả thu, chi từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối

với phương án quy hoạch sử dụng đất; đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã; tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn;

b) Đánh giá việc giải quyết quỹ đất ở, khả năng giải quyết đất sản xuất nông nghiệp, mức độ thu nhập đối với xã vùng nông thôn không thuộc khu vực phát triển đô thị;

Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đối với các xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.

c) Đánh giá việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn xã; đánh giá việc bảo tồn bản sắc dân tộc đối với các xã thuộc khu vực dân tộc thiểu số.

6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu:a) Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích đất

phải chuyển mục đích sử dụng, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối;

b) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đã được xác định tại điểm a khoản này được phân bổ cụ thể đến từng năm;

c) Xác định danh mục các công trình, dự án có tầm quan trọng cấp xã trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.

7. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu theo quy định tại khoản 7 Điều 6 của Thông tư này và các giải pháp để xác định ranh giới ngoài thực địa đối với diện tích đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cấp quốc gia do cấp trên phân bổ xuống.

85

Page 86: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

SƠ ĐỒ: TRÌNH TỰ, NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU CỦA CÁC CẤP

(Các nội dung trên sẽ được cập nhật và xử lý để bổ sung, hoàn thiện Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp)

* Trình tự, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp xã 1. Điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu:a) Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế,

xã hội của xã phục vụ cho việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối;86

1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

7. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã

hội, môi trường

4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

3. Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn

2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết

quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Page 87: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

b) Thu thập các thông tin, dữ liệu về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu;

c) Thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất của xã.2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước:a) Đánh giá về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, gồm:- Chỉ tiêu do cấp huyện phân bổ;- Chỉ tiêu do cấp xã xác định.b) Đánh giá mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân tồn tại trong việc

thực hiện kế hoạch sử dụng đất.3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối:a) Xác định tổng chỉ tiêu sử dụng đất cần thực hiện cho kế hoạch sử

dụng đất kỳ cuối theo nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 13 của Thông tư này;

b) Tổng hợp các chỉ tiêu quy định tại điểm a khoản này mà có khả năng thực hiện để bố trí trong kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.

Xác định các chỉ tiêu không có khả năng thực hiện, các chỉ tiêu cần điều chỉnh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Đất đai thì phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;

c) Chỉ tiêu sử dụng đất của kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối được phân bổ cụ thể đến từng năm;

d) Xác định danh mục các công trình, dự án có tầm quan trọng cấp xã trong kỳ kế hoạch.

4. Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối theo quy định tại khoản 7 Điều 6 của Thông tư này.

* Trình tự, nội dung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất:a) Điều tra, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi

cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của xã đã được xét duyệt;b) Xây dựng phương án điều chỉnh phân bổ quỹ đất trong thời gian còn lại

của kỳ quy hoạch sử dụng đất đối với các mục đích sử dụng đất quy định các điểm d, đ và e khoản 4 Điều 15 của Thông tư này;

c) Xây dựng bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.2. Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất:a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tính đến thời

điểm điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của xã theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 của Thông tư này;

87

Page 88: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

b) Xác định phần chỉ tiêu chưa thực hiện đối với diện tích đất được phân bổ cho các nhu cầu sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng tính đến thời điểm điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất;

c) Tổng hợp chỉ tiêu trong phương án điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu quy định tại điểm b khoản này và các chỉ tiêu khác cần điều chỉnh;

d) Xác định các chỉ tiêu quy định tại điểm c khoản này mà có khả năng thực hiện để bố trí trong thời gian còn lại của kỳ kế hoạch; các chỉ tiêu không có khả năng thực hiện thì điều chỉnh cho kỳ kế hoạch sau hoặc công bố huỷ bỏ;

đ) Chỉ tiêu sử dụng đất của phương án điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất được phân bổ cụ thể cho từng năm còn lại của kỳ kế hoạch;

e) Xác định danh mục các công trình, dự án có tầm quan trọng cấp xã trong thời gian còn lại của kỳ kế hoạch;

g) Đề xuất các giải pháp quy định tại khoản 7 Điều 6 của Thông tư này.3.6. Kỳ quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

- Kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là mười năm.

- Kỳ kế hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là năm năm.3.7. Phương pháp lập dự toán

Dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí (chi phí trong đơn giá và chi phí ngoài đơn giá) để hoàn thành các công việc theo Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005.

- Chi phí trong đơn giá được xác định trên cơ sở đơn giá dự toán và quy mô diện tích đối với cả nước hoặc điều chỉnh theo các hệ số quy định trong định mức; đơn giá dự toán được tính trên cơ sở Định mức kinh tế-kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT- BTNMT ngày 15 tháng 03 năm 2010 và cơ cấu chi phí theo quy định.

- Chi phí ngoài đơn giá được xác định theo tỷ lệ % trên chi phí trong đơn giá và phải lập dự toán chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện; quyết toán theo chứng từ chi thực tế hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội (qui mô diện tích, mật độ dân số, số đơn vị hành chính trực thuộc, loại đô thị, GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế...) của địa bàn cần lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đơn giá được ban hành và các mức chi phí ngoài đơn giá nêu trên, đơn vị lập dự toán kinh phí dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phương pháp lập dự toán (chi tiết tham khảo Thông tư số 06/2010/TT- BTNMT ngày 15 tháng 03 năm 2010 ).

88

Page 89: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Phương pháp lập dự toán

TT Khoản mục chi phí Kết quả1 Đơn giá dự toán: A = A.1+A.2

1.1 Chi phí trực tiếp A.1= a+b+c+d+e

A Chi phí nhân công: (Đơn giá ngày công x Số công lao động) theo chế độ theo định mức

a

B Chi phí vật liệu: (Đơn giá vật liệu x Định mức vật liệu) b

C Chi phí công cụ, dụng cụ:(Đơn giá công cụ-dụng cụ x số ca sử dụng theo định mức) Số tháng sử dụng theo định mức x 26 ca

c

D Chi phí khấu hao thiết bị: (Nguyên giá x Số ca sử dụng theo định mức)(Số năm sử dụng từng loại thiết bị) x (250 ca hoặc 400 ca)

d

E Chi phí năng lượng vận hành thiết bị(Đơn giá Nhà nước qui định x Định mức tiêu hao) e

1.2 Chi phí chung A.2Quy ho¹ch, kÕ ho¹ch sö dông ®Êt c¶ níc, vïng Ngo¹i nghiÖp Néi nghiÖp

25% A.120% A.1

Quy ho¹ch, kÕ ho¹ch sö dông ®Êt c¸c cÊp tØnh, huyÖn, x· Ngo¹i nghiÖp Néi nghiÖp

20% A.115% A.1

2 Chi phí trong đơn giá B

89

Page 90: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước(Đơn giá dự toán x qui mô diện tích)

B = A x DT

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các vùng và cấp tỉnh, huyện, xã(Đơn giá dự toán x hệ số điều chỉnh theo định mức)

B = A x hệ số K

3 Chi phí khác ngoài đơn giá C = g+h+i+k

3.1 Chi phÝ kh¶o s¸t lËp, thÈm ®Þnh vµ xÐt duyÖt dù ¸n¸p dông møc chi phï hîp quy ®Þnh trong Th«ng t

g = %B

3.1 Chi phÝ thÈm ®Þnh, xÐt duyÖt s¶n phÈm dù ¸n¸p dông møc chi phï hîp quy ®Þnh trong Th«ng t

h = %B

3.3 Chi phÝ c«ng bè ¸p dông møc chi phï hîp quy ®Þnh trong Th«ng t

i = %B

3.4 Chi phÝ qu¶n lý dù ¸n ®Çu t¸p dông møc chi phï hîp quy ®Þnh trong Th«ng t

k = %B

4 Tổng dự toán D= (B + C)

3.8. Quy định về thẩm định, nội dung thẩm định và xét duyệt quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

* Cơ quan xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Điều 26 - Luật Đất đai 2003 quy định thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước (cấp quốc gia) do Chính phủ trình.

2. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.

4. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã quy định tại khoản 4 Điều 25 của Luật này.

90

Page 91: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thẩm định và được thông qua hội đồng nhân dân cùng cấp.

“ Đối với các địa phương không có tổ chức Hội đồng nhân dân thì Ủy ban nhân dân có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt” - Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP".

* Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 9 như sau:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các xã không thuộc khu vực phát triển đô thị.

5. Cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định hoặc lấy ý kiến các tổ chức, các chuyên gia, các nhà khoa học.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

6. Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất:- Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất;- Mức độ phù hợp của các phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến

lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;

- Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường;- Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.7. Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất:- Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất;- Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội năm (05) năm và hàng năm của Nhà nước;- Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.

91

Page 92: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

8. Trường hợp đặc biệt phải chuyển đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.II. LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU CẤP XÃ

1. Khảo sát lập dự án 1.1. Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ việc xây dựng dự án lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp xã

Chuẩn bị là chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý và biện pháp tổ chức để triển khai công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu. Sản phẩm của công tác chuẩn bị là: dự án lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu và các tài liệu điều tra ban đầu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, các điều kiện kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và các tài liệu khác có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ gồm:+ Các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã

hội, tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai.+ Hiện trạng và dự báo phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và của huyện.+ Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ điều tra ban đầu + Rà soát các thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ cho chính xác làm cơ sở để

xây dựng dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu. 1.2. Xây dựng dự án

Xây dựng dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc đề xuất công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Cần phải Tiến hành các hoạt động:

+ Xác định căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án. + Đánh giá khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý; sử dụng đất đai của xã.

+ Xác định các điều kiện cần thiết cho việc tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu của xã.

+ Xác định trình tự nội dung công việc, phương pháp thực hiện và xác định sản phẩm của dự án 1.3. Lập dự toán kinh phí dự án

Việc xác định tổng dự toán của dự án và dự toán chi tiết cho từng hạng mục của dự án. 1.4. Hội thảo

Sau khi xây dựng dự án và lập dự toán kinh phí xong phải nhân sao tài liệu tổ chức hội thảo, tiếp thu ý kiến đóng góp, chỉnh sửa trước khi trình thẩm định và xét

92

Page 93: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

duyệt.1.5. Thẩm định và xét duyệt dự án

Sau khi chỉnh sửa và hoàn thiện tài liệu, dự án sẽ được trình đến các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt Dự án đầu tư.

Cấp có thẩm quyền sẽ lập Hội đồng thẩm định và xét duyệt.2. Thực hiện dự án 2.1. Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ

Điều tra cơ bản là quá trình điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

Yêu cầu của điều tra cơ bản là: tài liệu, số liệu điều tra phải đầy đủ, kịp thời, chính xác và đảm bảo tính hệ thống.

Trình tự, nội dung thực hiện:* Công tác nội nghiệpNghiên cứu hệ thống biểu mẫu điều tra: mục đích nghiên cứu hệ thống

biểu mẫu điều tra để khi tập hợp số liệu thuận tiện cho việc nhập và xử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch.

Điều tra, thu thập các loại thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ: - Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lí, địa hình địa mạo, khí hậu thời tiết, thuỷ văn, nguồn nước… - Các nguồn tài nguyên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nhân văn… - Cảnh quan môi trường: đặc điểm điều kiện cảnh quan, thực trạng môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí,…

- Kinh tế - xã hội + Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dân số, lao động, việc làm, mức sống. + Thực trạng phân bố và mức độ phát triển các khu dân cư

- Tình hình quản lý đất đai.- Hiện trạng sử dụng đất: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông

nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng; hiện trạng sử dụng đất trong khu dân cư.- Biến động của đất đai của thời kỳ trước trong vòng 5 năm, 10 năm.- Tiềm năng đất đai, chất lượng đất đai: bản đồ đánh giá đất, bản đồ phân

hạng đất thích nghi,…- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch của các ngành

đã được xét duyệt có liên quan đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã.

93

Page 94: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của kỳ trước. - Định hướng phát triển của các ngành, các lĩnh vực, phương hướng phát

triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã.

Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập được. Xác định những nội dung, địa bàn cần điều tra khảo sát thực địa. Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát bổ sung, chỉnh lý thông tin, tài liệu,

số liệu, bản đồ.* Công tác ngoại nghiệp (khảo sát thực địa) Mục đích khảo sát thực địa để: chỉnh lý, bổ sung tài liệu, số liệu, bản đồ

cho phù hợp và thực tế, đảm bảo tính chính xác của tài liệu, số liệu đã điều tra.Mặt khác, thông qua khảo sát thực địa, có thể khái quát được đặc điểm,

phân bố của các loại đất, sự phù hợp, có hiệu quả cao hay thấp của việc sử dụng đất hiện tại để chuẩn bị cho một phương án hợp lý, hiệu quả hơn về quản lý sử dụng đất trong tương lai.

- Nội dung của khảo sát thực địa- Điều tra bổ sung thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ.- Chỉnh lý bổ sung thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ.* Tổng hợp xử lý các loại tài liệu, chuẩn xác hoá các thông tin, tài liệu,

số liệu, bản đồ- Tổng hợp, lựa chọn, thống nhất các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.- Chuẩn hoá các tài liệu số liệu, bản đồ đã thu thập và điều tra bổ sung- Xác định cơ sở pháp lý của các số liệu, bản đồ.* Lập báo cáo đánh giá thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.* Hội thảo thống nhất số liệu, tài liệu điều tra.* Đánh giá, nghiệm thu kết quả điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu

và bản đồ. 2.3. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai.

Mục đích là phân tích, đánh giá những lợi thế, hạn chế về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường và áp lực của thực trạng kinh tế xã hội đối với việc sử dụng đất đai. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai qua các thời kỳ, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch của kỳ trước để làm cơ sở cho việc xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Sản phẩm của bước 3 là báo cáo chuyên đề đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai, bản đồ hiện trạng sử

94

Page 95: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

dụng đất, các sơ đồ, bản đồ chuyên đề về thổ nhưỡng, bản đồ phân hạng đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

* Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất

- Vị trí địa lý: các lợi thế, hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất đai.

- Đặc điểm địa hình địa mạo: những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sử dụng đất đai, trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Về khí hậu - thời tiết: nhiệt độ, nắng, mưa, độ ẩm, gió, giông, bão, lũ, lụt, sương muối, sương mù, v.v... ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và sử dụng đất đai.

- Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước: hệ thống lưu vực, mạng lưới thuỷ văn, chế độ thuỷ văn, nguồn nước ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước, khả năng thoát nước, khả năng giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản…

- Tài nguyên đất: nguồn gốc phát sinh, đặc điểm phân bố, tính chất đặc trưng, khả năng thích nghi sử dụng, mức độ khai thác sử dụng các loại đất chính, mức độ xói mòn, ô nhiễm, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn.

- Tài nguyên nước: nguồn nước mặt, nước ngầm, chất lượng nước và khả năng khai thác sử dụng.

- Tài nguyên rừng: khái quát chung về tài nguyên rừng, các loại rừng, đặc điểm, thảm thực vật, động vật rừng, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử dụng.

- Tài nguyên khoáng sản: các loại khoáng sản vị trí phân bố, trữ lượng, khả năng khai thác sử dụng…

- Tài nguyên biển, ven biển: chiều dài bờ biển, các ngư trường, vòng vịnh, nguồn lợi biển, yêu cầu bảo vệ và khả năng khai thác sử dụng.

- Tài nguyên nhân văn: di tích lịch sử văn hoá dân tộc, tôn giáo, các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống, ngành nghề truyền thống khả năng khai thác và phát triển...

- Đặc điểm điều kiện cảnh quan, thực trạng môi trường sinh thái. Điều kiện cảnh quan thiên nhiên, khả năng khai thác tiềm năng du lịch. Tình hình môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, thực trạng ô nhiễm, các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

+ Ngành nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi, diện tích năng suất, sản lượng một số cây trồng chính, số lượng gia súc gia cầm, thuỷ sản, lâm sản… + Ngành công nghiệp: số lượng cơ sở, ngành nghề, sản lượng, loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, diện tích chiếm đất và thực trạng sử dụng

95

Page 96: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Ngành dịch vụ: số lượng cơ sở, hình thức kinh doanh, loại hình dịch vụ, diện tích chiếm đất và thực trạng sử dụng.

+ Mức sống và thu nhập bình quân đầu người- Đặc điểm về dân số và lao động : Hiện trạng, cơ cấu dân số và lao động, tỷ lệ tăng dân số (tăng tự nhiên,

tăng cơ học) đặc điểm phân bố và dịch chuyển dân cư, lao động. Chất lượng lao động, tình trạng thừa thiếu lao động. Vấn đề định canh, định cư, tập quán sinh hoạt sản xuất.

- Thực trạng phát triển và phân bố các khu dân cư: Số lượng, quy mô diện tích, số dân, số hộ, đặc điểm phân bố, phân loại

theo khả năng phát triển các điểm dân cư, mức độ phù hợp và sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: Xây dựng cơ bản, giao thông, thuỷ lợi, các công trình y tế, du lịch, dịch

vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục, thể thao, thực trạng phát triển số lượng công trình, khả năng khai thác sử dụng, mức độ thiếu đủ về diện tích so với tiêu chuẩn quy định, sự phù hợp về vị trí v.v...

* Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất- Đánh giá trình hình quản lý đất đai:Phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục

trong công tác quản lý nhà nước về đất đai theo các nội dung: + Việc thực hiện các văn bản Quy phạm Pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai. + Việc xác định địa giới hành chính, phối hợp lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính. + Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

+ Thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. + Thực hiện quản lý việc giao đất, cho thuê đất chuyển mục đích sử dụng

đất, thu hồi đất + Thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ điạ chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai. + Thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai.

+ Việc quản lý phát triển thị trường, quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

+ Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

96

Page 97: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Thực hiện phối hợp về công tác thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành các quy định của Pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm Pháp luật về đất đai.

+ Việc giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

+ Việc phối hợp quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.- Phân tích đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất:

+ Đánh giá diện tích các loại đất, cơ cấu sử dụng các loại đất, mức độ thích hợp so và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các loại đất, mức độ khai thác tiềm năng đất đai, những mâu thuẫn trong sử dụng đất. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất. Những tác động đến môi trường đất trong quá trình khai thác, sử dụng đất như thoái hoá đất, ô nhiễm đất, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục; những kinh nghiệm về sử dụng đất. + Trình hình biến dộng đất đai, xu thế biến động đất đai, nguyên nhân biến động đất đai và các giải pháp khắc phục. + Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng đất: hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. . Tỉ lệ sử dụng đất : được tính bằng công thức sau S - Sc Đ = x 100 (%) S Trong đó : Đ : Tỉ lệ sử dụng đất (%) S : Tổng diện tích tự nhiên (ha). Sc : Diện tích đất chưa sử dụng (ha) Đ càng lớn càng tốt vì Đ lớn chứng tỏ đất được sử dụng đầy đủ hơn. . Tỉ lệ sử dụng các loại đất : Si K = x 100 S Trong đó : K : Tỉ lệ sử dụng một loại đất (%) Si : Diện tích loại đất sử dụng cho mục đích i (ha) S : Tổng diện tích tự nhiên (ha). K thể hiện cơ cấu sử dụng đất cho một mục đích sử dụng.

K chỉ ra một ngành kinh tế chủ yếu của một đơn vị sử dụng đất.

97

Page 98: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

. Hệ số sử dụng đất : d H = D Trong đó : H : Hệ số sử dụng đất (lần) . Đối với đất nông nghiệp d : Diện tích gieo trồng (ha) D : Diện tích canh tác (ha) H chỉ ra trình độ canh tác của nhân dân, H càng lớn hệ số quay vòng càng nhiều và hiệu quả sử dụng đất càng lớn.

. Đối với đất xây dựng: d : Diện tích sàn

D : Diện tích khu đất H càng lớn khả năng tiết kiệm đất càng cao, hiệu quả sử dụng đất càng

cao trong xây dựng . Độ che phủ đất : Sr + Sq P = x 100 S Trong đó : P : Độ che phủ đất (%) Sr : Diện tích đất lâm nghiệp có rừng (ha) Sq : Diện tích đất cây lâu năm (ha) P xác định hiệu quả môi trường khi sử dụng đất, P càng lớn hiệu quả môi trường càng cao. - Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất :

Đánh giá khái quát chung về tiềm năng đất đai theo các ngành chủ đạo, các mục đích đặc thù.

Đánh giá về diện tích, vị trí phân bố, khả năng mở rộng, chuyển đổi mục đích sử dụng của từng loại đất.

- Nhóm đất nông nghiệp: đánh giá tính thích nghi, sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, khả năng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp đã được xác định.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: đánh giá tính phù hợp hoặc không phù hợp

98

Page 99: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

của việc sử dụng đất ở trong khu dân cư, sử dụng đất để xây dựng các khu hành chính, các công trình công nghiệp, khu dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, quốc phòng an ninh,…

- Nhóm đất chưa sử dụng: đánh giá tiềm năng khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp.

* Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.Phân tích đánh giá kết quả (số lượng, chất lượng) thực hiện các chỉ tiêu

quy hoạch kỳ trước.- Đánh giá kết quả về chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất.- Đánh giá chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích.- Đánh giá tổng hợp những mặt tích cực, tồn tại chủ yếu trong việc quản

lý, sử dụng, biến động đất đai, thực hiện quy hoạch sử dụng đất, những nguyên nhân tồn tại yếu kém trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.- Đánh giá kết quả về chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất.- Đánh giá chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích.- Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng đất, kết quả thu hồi đất,

việc xử lý tình trạng quy hoạch treo.- Đánh giá tổng hợp những mặt tích cực, tồn tại chủ yếu trong việc quản

lý, sử dụng biến động đất đai, thực hiện kế hoạch sử dụng đất những nguyên nhân tồn tại yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất

* Xử lý và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất* Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu sử

dụng đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng * Xây dựng các báo cáo phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã

hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai

* Xử lý và hoàn thiện bản đồ chuyên đề đã có (bản đồ địa hinh, bản đồ mạng lưới cơ sở hạ tầng …).

* Hội thảo * Đánh giá, nghiệm thu.

2.3. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đấtMục tiêu: xác định phương hướng, mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý, tiết

kiệm, hiệu quả toàn bộ quỹ đất đến năm định hình quy hoạch; xây dựng phương

99

Page 100: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

án quy hoạch sử dụng đất chi tiết phù hợp, đáp ứng nhu cầu về đất để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn xã trong kỳ quy hoạch. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, các biện pháp sử dụng, bảo vệ , cải tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Sản phẩm của bước 4 là báo cáo chuyên đề về phương án quy hoạch sử dụng đất (kèm theo các biểu đồ, sơ đồ, bản đồ thu nhỏ, các bảng biểu số liệu); bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tổng hợp.

Trình tự, nội dung được thực hiện như sau:* Thu thập thông tin về phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

của xã trong kỳ quy hoạch. Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu phát triển theo ngành, lĩnh vực, các chỉ tiêu về dân số, lao động làm cơ sở để xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.

* Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch* Tổng hợp dự kiến nhu cầu sử dụng đất

- Tổng hợp dự kiến nhu cầu sử dụng đất của các bộ, ngành trung ương, của tỉnh, huyện trên địa bàn xã và các ngành, lĩnh vực, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở địa phương.

- Tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch theo các mục đích sử dụng.

+ Lựa chọn và thống nhất định mức sử dụng đất cụ thể theo điều kiện thực tế của xã trên cơ sở định mức sử dụng đất đã được ban hành cho các mục đích

+ Xác định nhu cầu đất cho các mục đích sử dụng đất: nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và đất nông nghiệp khác); đất phi nông nghiệp: đất ở; đất chuyên dùng (đất trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quốc phòng- an ninh; các loại đất phi nông nghiệp khác). Xác định nhu cầu khai thác đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích.

* Dự báo nhu cầu sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp: Dự báo nhu cầu sử dụng đất khu dân cư nông thôn Đất khu dân cư nông thôn là đất được xác định chủ yếu để xây dựng nhà ở

và các công trình phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn. Đất của một hộ gia đình ở nông thôn bao gồm đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ đời sống ở gia đình.

Căn cứ dự báo nhu cầu đất khu dân cư nông thôn:- Số hộ gia đình tồn đọng chưa có đất ở- Số hộ gia đình mới phát sinh trong quy hoạch

100

Page 101: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Số hộ giải toả do Nhà nước thu hồi đất.- Số hộ có khả năng tự dãn, số hộ có khả năng thừa kế đất ở.- Định mức đất ở cho mỗi hộ gia đình - Diện tích đất giành để xây dựng các công trình công cộng ở nông thôn

(đường đi, điện, cấp thoát nước, cây xanh, nhà trẻ, khu văn hoá v.v...).Dự báo nhu cầu đất khu dân cư nông thôn được tiến hành như sau :+ Dự báo dân số năm định hình quy hoạch: Nt = N0 ( 1 + k +p)t Trong đó :

Ntl : Số dân năm định hình quy hoạch N0: Số dân hiện tại k : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm (%).

p: Tỷ lệ dân số di chuyển theo cơ học bình quân hàng năm (%). Nếu tỷ lệ dân số di chuyển tăng (+); Nếu tỷ lệ dân số di chuyển giảm (- )

t : Số năm quy hoạch. Số năm quy hoạch theo quy định của khoản 1 điều 24 Luật Đất đai năm

2003 là 10 năm. + Tính số dân tăng lên trong kỳ quy hoạch:

Ntl = Nt - NoTrong đó : Ntl : Số dân tăng lên trong quy hoạch

+ Tính số hộ tăng lên trong kỳ quy hoạch Htl = Ntl/no

Trong đó: Htl : số hộ tăng lên (hộ) n0: bình quân số người cho một hộ + Tính số hộ có nhu cầu đất ở mới trong quy hoạch

Hnc = Htd + Htl + Hg - Hx - Hk Trong đó: Hnc: Số hộ có nhu cầu đất ở trong kỳ quy hoạch

Htd: Số hộ tồn đọng chưa có đất ở Hg: Số hộ giải toả do Nhà nước thu hồi đất Hx : Số hộ có khả năng tự dãn Hk : Số hộ có khả năng thừa kế (hộ).

+ Tính diện tích đất ở mới trong kỳ quy hoạch Sm = Hnc x D

Trong đó: Sm: diện tích đất ở mới trong quy hoạch 101

Page 102: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

D: định mức đất ở mới cho một hộ (m2/hộ)Định mức đất ở cho mỗi hộ gia đình do UBND cấp tỉnh quy định nhưng

không vượt quá 400 m2

+ Tính diện tích đất công cộng trong khu dân cư nông thôn dựa vào một số chỉ tiêu xây dựng như sau:

Đất để xây dựng các công trình công cộng: 8-10 m2/ngườiĐất giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật 6-10 m2/ngườiĐất trồng cây xanh công cộng: 2-3 m2/người+ Diện tích quy hoạch điểm dân cư bao gồm diện tích đất ở và diện tích

đất công cộng. Dự báo nhu cầu sử dụng đất trụ sở cơ quan, các công trinh sự nghiệp,

ytế, giáo dục. Các công trình công cộng dự báo nhu cầu diện tích đất căn cứ vào chỉ tiêu

định mức của Nhà nước quy định về quỹ đất đai của địa phương để điều chỉnh. Các công trình công cộng dự báo nhu cầu diện tích đất căn cứ vào chỉ tiêu

định mức sử dụng đất quy định trong TCVN và quỹ đất đai của địa phương để điều chỉnh trong khoảng cho phép.

. Trụ sở UBND: nơi làm việc của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các tổ chức chính trị, xã hội trong xã. Quy mô phụ thuộc vào đặc điểm của từng vùng, số dân của xã diện tích: 1200- 1500m2.

. Khu văn hoá thể thao: nhà văn hoá: 2000m2, phòng truyền thống: 200-250m2, thư viện: 200m2 , sân bãi thể thao diện tích từ 4.000-5.000m2.

. Trường học: xác định theo quy mô, số lượng lớp học hay số lượng học sinh. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 3978 diện tích và phân khu trường học như sau:

Diện tích trường học tính theo số lớp học và số học sinh

Số lớp học 5 9 12 18 24 27 >30

Số lượng học sinh

200 360-430

530-680 720-860

900-1000

1080-1300

1440-1700

Diện tích đất 0,5 1,2 1,5 2,0 2,8 3,0 3,7

Cần đảm bảo diện tích cây xanh có tỷ lệ 40-50% diện tích toàn khu (bao gồm diện tích thảm cỏ, dải cây ngăn cách và điểm bảo vệ

Tiêu chuẩn này cho phép tăng hoặc giảm 10% đối với những nơi đất rộng hoặc đất hẹp.

102

Page 103: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

. Trạm y tế: căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể có phải điều trị tại chỗ hay không, căn cứ vào số dân nhiều hay ít diện tích: 500-700 m2, nếu có kết hợp với vườn cây thuốc nam diện tích từ 1.200-1.500m2. Dự báo các loại đất phi nông nghiệp khác. + Đối với các công trình đường dài (giao thông, thuỷ lợi, đường ống, điện....) Diện tích được xác định căn cứ vào thiết kế của ngành, tuỳ theo vị trí phân bố của tuyến, bề rộng tuyến (kể cả chiều rộng hành lang an toàn bảo vệ), chiều dài tuyến công trình.

+ Đất sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: dự báo nhu cầu đất cho các khu công nghiệp được xác định căn cứ vào quy hoạch của ngành, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cần kiểm tra định mức sử dụng đất theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước hiện hành, điều chỉnh cân đối chung quỹ đất phát triển công nghiệp và đất cho các mục đích sử dụng khác.

+ Các loại đất khác còn lại: căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng loại đất và chức năng phục vụ của nó mà xác định diện tích cho phù hợp trên nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm.

* Dự báo nhu cầu sử dụng nhóm đất đất nông nghiệp.Hiện trạng hiện nay đất nông nghiệp luôn có xu hướng giảm do :- Chuyển sang làm đất ở- Chuyển sang mục đích chuyên dùng - Đất nông nghiệp bị suy thoái. Do trước đây sử dụng không hợp lý nên bị

xói mòn, bạc mầu, ô nhiễm, bị bác hoá. Vì vậy khi dự báo nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp phải xem xét thận trọng

việc chuyển diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích khác, phải khai thác tiềm năng, thế mạnh đất nông nghiệp để có một cơ cấu đất hợp lý, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời đẩy mạnh khai hoang, phục hoá đa vào sản xuất nông nghiệp bù vào diện tích chuyển sang mục đích khác nhằm đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao đêi sống cho lao động nông nghiệp.

- Diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp được dự báo theo công thức sau: Snq = Snh - Snc + Snk Trong đó: Snq: Diện tích đất nông nghiệp trong quy hoạch (ha)

Snh : Diện tích đất nông nghiệp hiện có (ha) Snc: Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích khác (ha) Snk: Diện tích đất nông nghiệp do khai hoang phục hoá (ha)- Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp được dự báo căn cứ vào khả năng thích

nghi của đất, nhu cầu tăng diện tích của từng loại cây đặc biệt là những loại cây trồng, gia súc chính và tiềm năng phát triển ngành nông lâm nghiệp.

- Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất theo hệ thống biểu nhu cầu sử dụng đất.

103

Page 104: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Xác định khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho các nhu cầu đất của các ngành các lĩnh vực, cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

+ Khả năng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng+ Khả năng chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất.+ Khả năng chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ từng loại đất.

* Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. Phân bổ quỹ đất cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh

của xã.- Xác định vị trí, diện tích không thay đổi mục đích sử dụng so và hiện

trạng sử dụng đất. - Xác định vị trí diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng giưã các loại đất.- Xác định vị trí diện tích phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.- Xác định vị trí, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích.

Thể hiện lên bản đồ địa chính các khu vực sử dụng đất theo từng phương án quy hoạch.

Xử lý chồng chéo những bất hợp lý, điều chỉnh, thống nhất các chỉ tiêu sử dụng đất.

* Lập hệ thống bảng biểu số liệu, phân tích, sơ đồ, biểu đồ* Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất- Việc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất và nội dung bản đồ theo quy

định tại quy phạm và ký hiệu bản đồ quy hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất trên nền bản đồ địa chính của xã đối với xới xã đã có bản đồ địa chính. Đối với xã chưa có bản đồ địa chính thì xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất trên nền bản đồ đã sử dụng để lập sổ mục kê đất đai hoặc bản đồ khác phù hợp nhất hiện có tại địa phương.

- Xây dựng bản đồ tổng hợp quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở kết quả tổng hợp từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng các biểu đồ minh hoạ về diện tích, cơ cấu đất đai, sơ đồ chu chuyển đất đai.

* Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất- Xác định nhu cầu sử dụng các loại đất trong mỗi kỳ kế hoạch 5 năm.- Phân bổ, cân đối quỹ đất đai cho từng kỳ kế hoạch.+ Phân chia chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng trong từng kỳ kế hoạch.+ Xác định vị trí, diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại

đất trong từng kỳ kế hoạch.+ Xác định diện tích phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án trong

104

Page 105: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

từng kỳ kế hoạch.+ Chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào mục đích sử dụng trong từng kỳ

kế hoạch.+ Cân đối quỹ đất cho từng kỳ kế hoạch sử dụng đất chi tiết, trong kỳ kế

hoạch sử dụng đất chi tiết.* Các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; các giải pháp

tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất- Các biện pháp sử dụng, bảo vệ cải tạo đất đảm bảo sử dụng hiệu quả

theo phương án quy hoạch.+ Biện pháp chống rửa trôi, xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn, chua phèn;

trồng cây chắn sóng, chắn cát; chống ô nhiễm môi trường đất; nâng cao độ phì của đất; khôi phục mặt bằng sử dụng đất.

+ Biện pháp sử dụng đất tiết kiệm diện tích bề mặt, khai thác triệt để không gian và chiều sâu, phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị sử dụng đất.

+ Khai hoang, phục hoá, lấn biển đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững+ Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi

tái sinh rừng để tăng độ che phủ của rừng.+ Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng.- Các giải pháp kinh tế:+ Huy động các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình

dự án.+ Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tỏi định cư khi Nhà nước thu hồi

đất để thực hiện các công trình dự án.- Các giải pháp hành chính:+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt.+ Kiểm soát chặt chẽ trình trạng tự phát chuyển đổi đất trồng lúa sang đất

trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác không theo quy hoạch.

Thực hiện tốt việc đào tạo nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động đối với người có đất bị thu hồi.

- Các giải pháp khác:+ Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật

nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp và nhu cầu thị trường.

+ Tiết kiệm cao nhất diện tích đất trồng lúa phải chuyển sang sử dụng

105

Page 106: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

mục đích phi nông nghiệp.+ Bảo đảm cho đồng bào dân tộc miền núi có đất canh tác và đất ở; tổ

chức tốt việc định canh định cư; ổn định đời sống cho người dân được giao rừng, khoán rừng.

+ Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, có liên quan tới sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

* Xây dựng báo cáo phương án quy hoạch sử dụng đất * Hội thảo* Đánh giá, nghiệm thu

2.4. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầuMục tiêu xây dựng kế hoach sử dụng đất kỳ đầu phù hợp và phương

hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của kỳ kế hoạch 5 năm, quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Sản phẩm của bước 5 là: báo cáo chuyên đề về kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu; biểu bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ kèm theo báo cáo. Trình tự và nội dung của bước 5 được thực hiện như sau:

* Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm trong kỳ kế hoạch.

- Các chỉ tiêu phát triển kinh tế: Các chỉ tiêu tổng hợp; Các chỉ tiêu phát triển theo ngành, lĩnh vực.

- Các chỉ tiêu về dân số, lao động của xã: Tổng dân số; Tổng số lao động.* Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến

từng năm Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng

Xác định diện tích và cụ thể hoá đến từng năm các loại đất trong kỳ kế hoạch chi tiết kỳ đầu:

- Nhóm đất nông nghiệp+ Đất sản xuất nông nghiệp+ Đất lâm nghiệp+ Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác- Nhóm đất phi nông nghiệp+ Đất ở+ Đất chuyên dùng: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc

phòng an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng.

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng đất phi nông nghiệp khác.

- Nhóm đất chưa sử dụng.

106

Page 107: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Kế hoạch diện tích đất cần phải thu hồi trong kỳ kế hoạch. Xác định và cụ thể hoá đến từng năm diện tích đất phải thu hồi trong kỳ

kế hoạch.- Nhóm đất nông nghiệp+ Đất sản xuất nông nghiệp+ Đất lâm nghiệp+ Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác- Nhóm đất phi nông nghiệp+ Đất ở+ Đất chuyên dùng: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng

an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng.+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối và

mặt nước chuyên dùng đất phi nông nghiệp khác. Kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Xác định và cụ thể hoá đến từng năm diện tích đất chuyển đổi mục đích

sử dụng trong kỳ kế hoạch.- Nhóm đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp.- Nhóm đất phi nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất chuyển sang có

thu tiền sử dụng đất.- Nhóm đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở

Kế hoạch đưa diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích sử dụng.Xác định và cụ thể hoá diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho

các mục đích:- Chuyển vào nhóm đất nông nghiệp- Chuyển vào nhóm đất phi nông nghiệp

* Xác định danh mục các công trinh, dự án quan trọng cấp xã trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

* Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.Theo các nội dung của các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

* Lập hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ* Xây dựng báo cáo kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu* Hội thảo* Đánh giá, nghiệm thu2.5. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy

107

Page 108: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

hoạch, kế hoạch sử dụng đất- Xây dựng và hoàn chỉnh các tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất- Thông qua và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất - Đánh giá, nghiệm thu - Công bố quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

III. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI CẤP XÃ 1. Căn cứ điều chỉnh

* Căn cứ điều chỉnhViệc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các

trường hợp sau:- Có sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng, an

ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;

- Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;

- Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất của cấp mình.

- Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương. * Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết- Điều tra, phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay

đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.- Xây dựng các phương án điều chỉnh phân bổ quỹ đất trong thời gian còn

lại của kỳ quy hoạch sử dụng đất, nội dung điều chỉnh bao gồm: + Bổ sung, điều chỉnh hoặc huỷ bỏ các công trình, dự án trong kỳ quy

hoạch, kế hoạch.+ Thay đổi cơ cấu các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp, thay đổi vị trí

diện tích các khu đất đã khoanh định theo chức năng trong nhóm đất phi nông nghiệp, thay đổi chỉ tiêu đất chưa sử dụng vào sử dụng.

+ Thay đổi tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng đất nhanh hơn hoặc chậm hơn từ 3 năm trở lên so và kế hoạch sử dụng đất đã đất đã được xét duyệt.

+ Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.- Lựa chọn phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết hợp lý.- Xây dựng bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết theo phương

án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết được lựa chọn.2. Khảo sát lập dự án

- Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ việc xây

108

Page 109: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

dựng dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp xã.

- Xây dựng dự án.- Lập dự toán kinh phí dự án.- Hội thảo.- Thẩm định và xét duyệt dự án.

3. Thực hiện dự án3.1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu và bản đồ; đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu, bản đồ có liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.

- Đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất.

- Phân tích, đánh giá bổ sung về tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng báo cáo đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Xử lý và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất.- Hội thảo thống nhất số liệu, tài liệu điều tra. - Đánh giá, nghiệm thu.

3.2. Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất- Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo phương án điều chỉnh.- Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; các giải.

pháp tổ chức thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.- Xây dựng báo cáo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.- Hội thảo. - Đánh giá, nghiệm thu.

3.3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối- Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. - Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối đến

từng năm. - Xác định danh mục các công trình, dự án quan trọng cấp xã trong kế hoạch

sử dụng đất kỳ cuối.

109

Page 110: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.- Lập hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.- Xây dựng báo cáo kế hoạch sử dụng đất.- Hội thảo. - Đánh giá, nghiệm thu.

3.4. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Xây dựng và hoàn chỉnh các tài liệu điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông qua và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. - Đánh giá, nghiệm thu. - Công bố quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

IV. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI CẤP XÃ 1. Khảo sát lập dự án

- Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ việc xây dựng dự án lập kế hoạch sử dụng đất cấp xã.

- Xây dựng dự án.- Lập dự toán kinh phí dự án.- Hội thảo.- Thẩm định và xét duyệt dự án.

2. Thực hiện dự án2.1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu và bản đồ; đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

- Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu, bản đồ liên quan phục vụ lập kế hoạch sử dụng đất

- Đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu tác động đên việc sử dụng đất

-  Phân tích, đánh giá bổ sung về tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Xây dựng báo cáo đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước

- Hội thảo thống nhất số liệu, tài liệu điều tra - Đánh giá, nghiệm thu.

2.2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất

110

Page 111: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm - Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối đến

từng năm - Xác định danh mục các công trình, dự án quan trọng cấp xã trong kế hoạch

sử dụng đất- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất - Lập hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ - Xây dựng báo cáo kế hoạch sử dụng đất - Hội thảo - Đánh giá, nghiệm thu.

2.3. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố kế hoạch sử dụng đất

- Xây dựng và hoàn chỉnh các tài liệu kế hoạch sử dụng đất- Thông qua và xét duyệt kế hoạch sử dụng đất- Đánh giá, nghiệm thu - Công bố kế hoạch sử dụng đất.

V. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP XÃ 1. Căn cứ điều chỉnh

* Căn cứ điều chỉnh Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều

chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc khi có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

* Nội dung thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chi tiết- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tính đến thời

điểm điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của xã.- Xác định phần chỉ tiêu chưa thực hiện đối với diện tích đất được phân bổ

cho các nhu cầu sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng tính đến thời điểm điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của xã.

- Xác định tổng chỉ tiêu trong phương án điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và các chỉ tiêu cần điều chỉnh.

- Xác định các chỉ tiêu có khả năng thực hiện để bố trí trong thời gian còn lại của kì kế hoạch; các chỉ tiêu không có khả năng thực hiện thì điều chỉnh cho kỳ kế hoạch sau hoặc công bố huỷ bỏ.

- Cụ thể hoá các chỉ tiêu sử dụng đất của phương án điều chỉnh cho từng năm còn lại của kì kế hoạch.

- Điều chỉnh dự kiến thu ngân sách từ việc đấu giá đất nông nghiệp vào mục đích công ích của xã và các chi phí cho quản lý đất đai tại xã.

111

Page 112: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện phương án điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chi tiết. 2. Khảo sát lập dự án

- Điều tra khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ việc xây dựng dự án điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp xã.

- Xây dựng dự án.- Lập dự toán kinh phí dự án.- Hội thảo.- Thẩm định và xét duyệt dự án.

3. Thực hiện dự án 3.1. Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu và bản đồ; đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến thời điểm điều chỉnh

- Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, dữ liệu, bản đồ có liên quan đến việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất

- Đánh giá bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất

- Phân tích, đánh giá bổ sung về tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến thời điểm điều chỉnh

- Xây dựng báo cáo đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến thời điểm điều chỉnh

- Hội thảo thống nhất số liệu, tài liệu điều tra - Đánh giá, nghiệm thu.

3.2. Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất- Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ kế hoạch sử dụng đất.- Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất đến từng năm. - Xác định danh mục các công trình, dự án quan trọng cấp xã trong kế

hoạch sử dụng đất.- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.- Lập hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.- Xây dựng báo cáo điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất.- Hội thảo. - Đánh giá, nghiệm thu.

3.3. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố kế hoạch sử dụng đất

- Xây dựng và hoàn chỉnh các tài liệu điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất

112

Page 113: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Thông qua và xét duyệt kế hoạch sử dụng đất - Đánh giá, nghiệm thu - Công bố kế hoạch sử dụng đất.

VI. CÔNG BỐ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

* Tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải công bố- Quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyết định xét

duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; báo cáo

thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.* Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.Được quy định tại Điều 28 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 27 của Nghị

định số 181/2004/NĐ-CP.Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt, quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất phải được công bố công khai theo quy định sau:

+ Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở Uỷ ban nhân dân.

+ Việc công bố công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân được thực hiện suốt thời gian kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu lực.2. Quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Khi phát hiện những trường hợp sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố thì xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm chính về việc không ngăn chặn, không xử lý kịp thời để xảy ra trình trạng sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ Địa chính xã tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương, phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Hàng năm Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm báo cáo kết qủa thực hiện kế hoạch sử dụng đất của địa phương đến ngày 31/12 lên Uỷ ban nhân dân huyện trước ngày 15/1 năm sau.

113

Page 114: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Báo cáo kết qủa thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm cuối của kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ kế hoạch sử dụng đất.

- Báo cáo kết qủa thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm cuối của kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ cuối và báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ quy hoạch. 3. Lưu trữ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất3.1. Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải lưu trữ

- Quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyết định xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (bản in trên giấy và bản dạng số);

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (bản in trên giấy và bản dạng số);

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (bản in trên giấy và bản dạng số);- Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, thông qua Hội

đồng nhân dân, trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.3.2. Số lượng và nơi lưu trữ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã

Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được lưu trữ một (01) bộ tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; một (01) bộ tại Sở Tài nguyên và Môi trường; một (01) bộ tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện; một (01) bộ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường; một (01) bộ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có quy hoạch.

Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được lưu trữ một (01) bộ tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, một (01) bộ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường; một (01) bộ tại Uỷ ban nhân dân xã.

Bài 2: GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT

1. Khái niệm, mục đích của giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất1.1. Khái niệm, mục đích giao đất

* Khái niệm giao đất Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc

biệt. đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Như vậy các tổ chức, hộ gia đình cá nhân không có quyền sở hữu về đất đai, khi có nhu

114

Page 115: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

cầu thì được nhà nước trao quyền sử dụng đất thông qua hình thức giao đất và cho thuê đất.

Vậy giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Từ khái niệm trên cho ta thấy giao đất đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, quyền hạn trong việc giao đất. Mặt khác người được nhận đất phải làm đúng, đầy đủ mọi thủ tục, hồ sơ xin giao đất theo quy định của pháp luật. * Mục đích của giao đất - Đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích, có hiệu quả.

Giao đất là một nội dung quản lý nhà nước về đất đai, công nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích ghi trong hồ sơ xin giao đất. Tính hợp pháp của quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho chủ sử dụng yên tâm đầu tư vốn, công sức nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai cải tạo đất, phát triển sản xuất, thực sự coi đất như tài sản của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất . - Làm căn cứ pháp lý để Nhà nước giải quyết mọi quan hệ đất đai đúng pháp luật. Nhà nước giao đất cho người sử dụng đấtlà căn cứ pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý đất đai theo pháp luật, mọi quan hệ về đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật về đất đai.

- Là căn cứ pháp lý để người sử dụng đất thực hiện các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng

đất theo Pháp luật, phù hợp với sự vận động vốn có của quan hệ đất đai trong thực tiễn cuộc sống.1.2. Khái niệm, mục đích của cho thuê đất

* Khái niệm cho thuê đất: Đất đai là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt, nó chỉ sinh lời khi tham gia vào sản xuất kinh doanh. Cùng với giao đất cho người sử dụng, Nhà nước thực hiện việc cho thuê đất

Cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sủ dụng đất.

* Mục đích cho thuê đất - Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các đối tượng trong và ngoài nước - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước

115

Page 116: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Thu hút mạnh vốn đầu tư từ nước ngoài, các cơ sở hạ tầng, các cơ sở kinh tế được nhanh chóng xây dựng, tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng. - Góp phần sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đai, thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai.

Như vậy cho thuê đất, quản lý nhà nước về thuê đất chắc chắn đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, đạt hiệu quả cao hơn.1.3. Khái niệm, mục đích của thu hồi đất

* Khái niệm của thu hồi đất Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý theo quy định của Luật Đất đai hiện hành. * Mục đích thu hồi đất:

- Đảm bảo cho mọi diện tích đất đai sử dụng hợp pháp, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, khắc phục tình trạng tuỳ tiện trong quản lý sử dụng đất

- Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ lợi ích quốc gia Đất đai được sử dụng vào mục đích nhất định, nhưng mục đích sử dụng trên từng khu đất sẽ thay đổi khi những điều kiện tác động tương ứng thay đổi và phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng đất của nhà nước khi cần thiết, như sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Trong những trường hợp cần thiết cho dù đất đã đã giao hợp pháp vẫn có thể thu hồi để giao lại cho đối tượng khác sử dụng. 2. Căn cứ và thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất2.1. Căn cứ

* Căn cứ để giao đất, cho thuê đất- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy

hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất. - Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin thuê đất. - Ngoài ra khi cho thuê đất phải căn cứ vào việc chấp hành tốt pháp luật về đất đai của người xin thuê đất trước đó.

* Căn cứ để thu hồi đất Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:- Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc

gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế:- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà

nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân

116

Page 117: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

- Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

- Đất chưa sử dụng bị lấn chiếm; cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

- Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;- Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn

khi hết thời hạn;- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai

tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền;

- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án, đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đã cho phép.2.2. Thẩm quyền

* Giao đất, cho thuê đất - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất,cho thuê đất đối với tổ chức, giao đất đối với cơ sở tôn giáo, giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã , thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân, giao đất đối với cộng đồng dân cư. - UBND xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. - Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất không được uỷ quyền. * Thẩm quyền thu hồi đất - Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; quyết định thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn để

117

Page 118: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Lưu ý: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất quy định theo các nội dung trên không được uỷ quyền 3. Các văn bản Quy phạm pháp luật về công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất

- Luật Đất đai năm 2003 - Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003;

- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003;

- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định 198/NĐ-CP;

- Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định 142/NĐ-CP;

- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/NĐ-CP;

- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đât, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ_Cpngày 25 thán 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đât, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đât, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT 1. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân 1.1. Giao đất đất trồng cây hàng năm, đất làm muối

118

Page 119: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Việc giao đất trồng cây hàng năm, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, làm muối được thực hiện theo phương án do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất lập và trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt. Trình tự, thủ tục giao đất được thực hiện theo quy định sau:

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập phương án giải quyết chung cho tất cả các trường hợp được giao đất tại địa phương; lập Hội đồng tư vấn giao đất của địa phương gồm có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng, đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện của Hội Nông dân, trưởng các điểm dân cư thuộc địa phương và cán bộ địa chính (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn giao đất) để xem xét và đề xuất ý kiến đối với các trường hợp được giao đất;

- Căn cứ vào ý kiến của Hội đồng tư vấn giao đất, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoàn chỉnh phương án giao đất, niêm yết công khai danh sách các trường hợp được giao đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc và tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân; hoàn chỉnh phương án giao đất trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (qua Phòng Tài nguyên và Môi trường) xét duyệt;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định phương án giao đất; chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính; trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thời gian thực hiện các bước công việc quy định tại điểm này không quá năm mươi (50) ngày làm việc kể từ ngày Phòng Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.1.2. Giao đất, cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất,đất rừng phòng hộ, đất vùng đệm của rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác

Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn xin giao đất, thuê đất tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; trong đơn phải ghi rõ yêu cầu về diện tích đất sử dụng.

- Đối với trường hợp xin giao đất, thuê đất để nuôi trồng thuỷ sản thì phải có dự án nuôi trồng thuỷ sản được cơ quan quản lý thuỷ sản cấp huyện thẩm định và phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường;

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin giao đất, thuê đất về nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp đủ điều kiện và gửi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường;

119

Page 120: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm xem xét lại hồ sơ; làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra các trường hợp xin giao đất, thuê đất xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được thuê đất. Thời gian thực hiện không quá năm mươi (50) ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 1.3. Trình tự, thủ tục giao đất làm nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn không thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất

- Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất để làm nhà ở nộp đơn xin giao đất tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

- Việc giao đất được quy định như sau: + Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương đã được xét duyệt, lập phương án giao đất làm nhà ở gửi Hội đồng tư vấn giao đất của xã xem xét, đề xuất ý kiến; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc và tổ chức tiếp nhận ý kiến đãng góp của nhân dân; hoàn chỉnh phương án giao đất, lập hồ sơ xin giao đất gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ được lập hai (02) bộ gồm tờ trình của Ủy ban nhân dân xã về việc giao đất làm nhà ở; danh sách kèm theo đơn xin giao đất làm nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; ý kiến của Hội đồng tư vấn giao đất của xã;

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm xem xét lại hồ sơ; làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ địa chính; xác minh thực địa; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Căn cứ vào quyết định giao đất, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm tổ chức bàn giao đất trên thực địa.

- Thời gian thực hiện các công việc không quá bốn mươi (40) ngày làm việc (không kể thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng và người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

120

Page 121: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2. Trình tự, thủ tục đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

- Người thuê đất có nhu cầu chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: + Đơn đăng ký chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. + Hợp đồng thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Việc chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất được quy định như sau: + Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra; đối với trường hợp đủ điều kiện thì làm trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm hồ sơ đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; + Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất kết hợp với chuyển mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trước khi thực hiện thủ tục chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.3. Tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính và tiền cho thuê đất3.1. Tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính

* Tiền sử dụng đất - Khái niệm tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, đối với diện tích đất được giao. - Cách tính tiền sử dụng đất + Trường hợp giao đất ổn định lâu dài (dự án có thời hạn sử dụng đất 70 năm):

Tsdd = S .GTsdd : là tiền sử dụng đất phải nộp (triệu đồng); S: là diện tích đất giao (m2)G: (triệu đồng/m2) là giá đất theo mục đích sử dụng của loại đất được giao

do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ hoặc giá trúng đấu giá.

+ Trường hợp giao đất có thời hạn sử dụng đất dưới 70 năm thì giảm thu tiền sử dụng đất của mỗi năm không được giao đất sử dụng là 1,2% của mức thu 70 năm.

Công thức để tính thu tiền sử dụng đất trong trường hợp này như sau:

121

Page 122: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Tiền sử dụng đất của thời hạn giao đất (n năm)

=Tiền sử dụng đất của thời hạn 70 năm

- [Tiền sử dụng đất của thời hạn 70 năm

x (70 - n) x 1,2% ]

Trong đó: n là thời hạn giao đất tính bằng năm.Ví dụ: Tổ chức A được giao 2.000 m2 đất phi nông nghiệp làm mặt bằng

sản xuất kinh doanh có thời hạn sử dụng 50 năm. Tại thời điểm này giá đất phi nông nghiệp làm mặt bằng sản xuất kinh doanh là 5 triệu đồng/m2. Tiền sử dụng đất phải nộp được xác định như sau:

+ Tiền sử dụng đất của thời hạn 70 năm là:5 triệu đồng/m2 x 2.000m2 = 10.000 triệu đồng

+ Tiền sử dụng đất của thời hạn 50 năm được xác định như sau:Tiền sử dụng đất của thời hạn giao đất 50 năm

=10.000 triệu đồng

- [10.000 triệu đồng x (70 - 50) x 1,2%] =7.600 triệu đồng

+ Trường hợp người được giao đất thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thì được trừ số tiền đã bồi thường đất, hỗ trợ đất vào tiền sử dụng đất phải nộp, nhưng mức được trừ không vượt quá tiền sử dụng đất phải nộp.

+ Trường hợp đất được chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất mà trước đã người sử dụng đất đã chi trả tiền bồi thường về đất và nộp trước tiền thuê đất thì đượpc trừ chi phí bồi thường về đất và tiền thuê đất nộp trước (của thời gian còn lại) vào tiền sử dụng đất phải nộp.

- Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất+ Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm tiền sử dụng

đất chỉ được miễn hoặc giảm một lần trong trường hợp: được Nhà nước giao đất để làm nhà ở hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khác sang làm đất ở hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

+ Trong hộ gia đình có nhiều thành viên thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất thì được cộng các mức giảm của từng thành viên thành mức giảm chung của cả hộ, nhưng mức giảm tối đa không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp trong hạn mức đất ở.

+ Trong trường hợp một hộ gia đình hoặc một người thuộc đối tượng được hưởng cả miễn và giảm tiền sử dụng đất thì được hưởng miễn tiền sử dụng đất; nếu một người thuộc đối tượng được hưởng giảm tiền sử dụng đất mà có nhiều mức giảm khác nhau thì được hưởng mức cao nhất.

+ Không áp dụng miễn, giảm tiền sử dụng đất trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất; chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh.

122

Page 123: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Nộp tiền sử dụng đất + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của

cơ quan thuế, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường phải gửi thông báo đã nhận đến tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính.

+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp đủ số tiền sử dụng đất tại địa điểm nộp tiền theo đúng thông báo. + Căn cứ vào thông báo của cơ quan thuế do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường gửi tới, cơ quan (Kho bạc) trực tiếp thu tiền sử dụng đất phải thu, nộp ngay vào Kho bạc Nhà nước khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất.

* Lệ phí địa chính - Khái niệm: Lệ phí địa chính là khoản tiền người sử dụng đất phải nộp

vào ngân sách Nhà nước khi làm thủ tục giấy tờ một số công việc trong công tác địa chính.

- Đối tượng phải nộp lệ phí địa chínhTất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không phân biệt được nhà nước

giao đất hay không giao đất khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết một trong những công việc địa chính sau đây đều phải nộp lệ phí địa chính:

+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cả giấy hợp thức hoá quyền sử dụng đất)

+ Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai, bao gồm: chứng nhận thay đổi chủ sử dụng đất, thay đổi hình thể, diện tích thửa đất, thay đổi về mục đích sử dụng đất.

+ Trích lục hồ sơ địa chính (gồm trích lục bản đồ hoặc các văn bản trong hồ sơ địa chính theo yêu cầu của người sử dụng đất)

- Mức thu lệ phí địa chính đối với từng công việc địa chính. Mức thu lệ phí địa chính do UBND cấp Tỉnh quy định thu cho từng nội dung công việc trên cơ sở quy định của Chính phủ. - Thu nộp và quản lý sử dụng lệ phí địa chính

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thu lệ phí địa chính phải thực hiện:

+ Tổ chức thu, nộp lệ phí địa chính theo đúng quy định . Thông báo hoặc niêm yết công khai mức thu lệ phí địa chính tại cơ quan thu lệ phí. Khi thu phải cấp biên lai thu lệ phí cho người nộp tiền .

+ Mở sổ kế toán theo dõi thu nộp tiền lệ phí theo đúng chế độ kế toán thống kê hiện hành.

123

Page 124: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Cơ quan thu lệ phí địa chính được trích để lại 10% tổng số tiền lệ phí địa chính để trích quỹ khen thưởng và phúc lợi cho cán bộ .

+ Tổng số tiền lệ phí thu được sau khi trừ số được trích để lại theo tỷ lệ quy định, số còn lại (90%) cơ quan thu phải nộp vào ngân sách theo quy định.

+ Cơ quan thuế trực tiếp quản lý có nhiện vụ kiểm tra tờ khai, đối chiếu số liệu biên lai đã phát hành, đã sủ dụng để xác định chính xác số tiền lệ phí đã thu, số phải nộp vào, thông báo cho đơn vị thu lệ phí địa chính thực hiện thanh toán với ngân sách Nhà nước theo số lệ phí đã nộp do cơ quan thuế thông báo.3.2. Tiền cho thuê đất * Căn cứ tính tiền cho thuê đất - Căn cứ vào diện tích đất cho thuê (m2) - Căn cứ vào đơn giá thuê đất (nghìn đồng/m2/năm)

Giá đất thuê theo mục đích sử dụng do UBND tỉnh ban hành căn cứ vào khung giá đất theo quy định của Chính phủ. Đơn giá thuê đất một năm tính bằng 0,5- 2% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê.

- Đối với đất đô thị hoặc trung tâm thương mại nơi có khả năng sinh lợi đặc biệt đơn giá có thể tăng so với quy định nhưng không quá 4 lần so với cách tính trên.

- Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn cần khuyến khích đầu tư, mức giá cho thuê thấp hơn (thấp nhất bằng 0,25 lần mức giá tính ở trên).

- Trường hợp đấu giá, đấu thầu đơn giá là đơn giá trúng đấu giá đất thuê. Trường hợp này người nộp tiền thuê đất không được trừ chi phí bồi thường, hỗ trợ đất vào tiền thuê đất phải nộp.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành phần trăm để tính đơn giá cho thuê đối với từng loại đất, từng loại đô thị, loại xã, khu vực, đường phố, vị trí, hạng đất

- Căn cứ đơn giá đó giám đốc sở tài chính quyết định đơn giá thuê đất cho từng dự án cụ thể đối với trường hợp tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định đơn giá cho từng dự án đối với hộ gia đình, cá nhân thuê đất. - Căn cứ vào những điều khoản về nghĩa vụ tài chính ghi trong hợp đồng thuê đất, những chế độ, chính sách theo pháp luật quy định mà Người thuê đất được hưởng. * Cách tính tiền thuê đất phải nộp

- Trường hợp nộp tiền thuê đất hàng năm. + Trường hợp không được giảm tiền thuê đất

124

Page 125: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Tiền thuê đất phải nộp 01 năm

= Đơn giá thuê đất x Diện tích đất

thuê -Tiền bồi thường đất, hỗ trợ đất phân bổ cho 01 năm

Năm nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước tính theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm. + Trường hợp được giảm tiền thuê đất theo quy định

Tiền thuê đất phải nộp

=

Tiền thuê đất phải nộp 01 năm

- Số tiền thuê đất được giảm

- Tiền bồi thường đất, hỗ trợ đất phân bổ cho 01 năm

- Đơn giá thuê đất được ổn định trong 5 năm sau đó được điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh mục đích sử dụng đất thì đơn giá được điều chỉnh theo mục đích mới (không áp dụng cho trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần).

- Trường hợp chuyển từ giao đất nông nghiệp sang thuê đất phi nông nghiệp được trừ đi giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp tính theo giá đất nông nghiệp vào tiền thuê đất; hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp sang thuê đất thì được trừ đi giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất của mục đích sử dụng nhưng mức trừ không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp.

- Trường hợp nộp tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê đấtSố tiền thuê đất phải nộp một lần để được sử dụng đất được tính bằng số

tiền sử dụng đất phải nộp như trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất có cùng mục đích sử dụng đất và cùng thời hạn sử dụng đất. * Miễn, giảm tiền thuê đất

- Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất + Đất thuê để thực hiện dự án đầu tư thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất thì được thực hiện theo từng dự án đầu tư.

+ Trong trường hợp đất thuê thuộc đối tượng được hưởng cả miễn và giảm tiền thuê đất thì chỉ được hưởng miễn tiền thuê đất trường hợp được hưởng nhiều mức giảm tiền thuê đất khác nhau thì được hưởng mức giảm cao nhất.

+ Không áp dụng miễn, giảm tiền thuê đất trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê đất.

+ Miễn, giảm tiền thuê đất, theo quy định chỉ được thực hiện trực tiếp với đối tượng được thuê và tính trên số tiền thuê đất phải nộp.

- Thẩm quyền quyết định miễn, giảm tiền thuê đất

125

Page 126: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Cơ quan thuế căn cứ vào hồ sơ địa chính kèm theo giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định để xác định số tiền thuê đất, phải nộp, số tiền thuê đất được miễn, giảm.

Cục trưởng Cục thuế quyết định miễn, giảm tiền thuê đất đối với tổ chức kinh tế; tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất.

Chi cục trưởng Chi cục thuế quyết định miễn, giảm tiền thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân thuê đất.

- Nộp tiền thuê đất + Hồ sơ địa chính về thuê đất do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

hoặc cơ quan Tài nguyên và Môi trường gửi đến cơ quan thuế để cơ quan thuế xác định số tiền thuê đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan thuế phải kiểm tra hồ sơ, xác định số tiền thuê đất, viết thông báo gửi cho người có nghĩa vụ phải nộp, ghi rõ số tiền phải nộp một lần hoặc hàng năm, thời gian nộp (nếu hồ sơ chưa đủ cơ sở thì sau 10 ngày cơ quan thuế phải thông báo để bổ sung)

+ Việc nộp tiền thuê đất quy định như sau: Theo thông báo của cơ quan thuế gửi đến, cơ quan tài nguyên và môi

trường gửi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất nộp tiền thuê đất. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp tiền thuê đất theo đúng quy định tại thông báo của cơ quan thuế.

+ Trường hợp nộp tiền thuê đất hàng năm: Sau năm đầu tiên nộp tiền thuê, các năm tiếp theo cơ quan thuế thông báo

trực tiếp cho người nộp tiền thuê đất. Tiền thuê nộp mỗi năm 2 kỳ, kỳ thứ nhất trước ngày 01 tháng 4, kỳ thứ hai

trước ngày 01 tháng 10 hàng năm. - Trách nhiệm của cơ quan thuế, tài nguyên và môi trường, kho bạc và của người nộp tiền thuê đất

+ Cơ quan thuế: Xác định tiền thuê đất thông báo cho người nộp theo quy định Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra mọi tổ chức, cá nhân nộp tiền thuê đất vào ngân

sách nhà nước theo đúng thời gian quy định Giải thích những thắc mắc cho người nộp tiền thuê đất; giải quyết khiếu nại

về tiền thuê đất.+ Cơ quan kho bạc: Thu đủ số tiền thuê vào Kho bạc Nhà nước theo thông báo nộp tiền thuê

đất. Không được chuyển việc thu tiền sang ngày hôm sau khi đã nhận đủ thủ tục

nộp tiền của người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính. Không được từ chối thu với bất cứ lý do gì.

126

Page 127: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Cơ quan Tài nguyên và Môi trường: Xác định đúng địa điểm, vị trí, diện tích, loại đất được thuê. Chịu trách nhiệm về sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ làm căn cứ xác định

đơn giá thuê, tiền thuê đất. Xác nhận và ghi đầy đủ các chỉ tiêu làm căn cứ xác định đơn giá thuê, tiền

thuê đất.+ Trách nhiệm của người thuê đất. Nộp tiền thuê đất theo đúng phương thức, thời hạn ghi trong Hợp đồng thuê

đất. Quá thời hạn nộp tiền thuê đất theo thông báo của cơ quan thuế mà không

nộp đủ tiền thuê đất thì phải chịu phạt chậm nộp theo quy định. III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT1. Trình tự thu hồi đất sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế 1.1. Xác định, công bố chủ trương thu hồi đất; chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi

* Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất- Việc xác định chủ trương thu hồi đất (đối với trường hợp thu hồi đất

theo quy hoạch) hoặc ra văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư (đối với trường hợp thu hồi đất theo dự án) được thực hiện dựa vào các căn cứ sau đây:

+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của pháp luật;

+ Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng;

Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì nhu cầu sử dụng đất được xác định theo quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền; đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thì nhu cầu sử dụng đất được xác định theo văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; đối với dự án xây dựng cơ sở tôn giáo thì nhu cầu sử dụng đất được xác định theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản về chủ trương thu hồi đất hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư theo quy định.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm chỉ đạo phổ biến rộng rãi chủ trương thu hồi đất, các quy định về thu hồi đất, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm niêm yết công khai chủ trương

127

Page 128: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

thu hồi đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi, thông báo rộng rãi trên hệ thống đài truyền thanh cấp xã (ở những nơi có hệ thống truyền thanh).

* Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi- Căn cứ vào văn bản của Ủy ban nhân dân, cơ quan Tài nguyên và Môi

trường chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện (đối với nơi chưa có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) việc chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi theo quy định sau đây:

+ Chỉnh lý bản đồ địa chính cho phù hợp với hiện trạng và làm trích lục bản đồ địa chính đối với những nơi đã có bản đồ địa chính chính quy hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính chính quy;

+ Hoàn chỉnh và trích sao hồ sơ địa chính (sổ địa chính) để gửi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

+ Lập danh sách các thửa đất bị thu hồi với các nội dung: số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, tên người sử dụng đất, diện tích của phần thửa đất có cùng mục đích sử dụng, mục đích sử dụng đất.

- Đối với khu đất phải trích đo địa chính thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất thuộc khu vực phải thu hồi đất về việc đo địa chính. Người sử dụng đất có trách nhiệm chấp hành, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo đạc xác định hiện trạng thửa đất.

- Kinh phí chi cho việc chỉnh lý bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính do chủ đầu tư dự án chi trả đối với trường hợp thu hồi đất theo dự án, do Tổ chức phát triển quỹ đất chi trả đối với trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch.

1.2. Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư) lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là phương án tổng thể) trên cơ sở số liệu, tài liệu hiện có do cơ quan Tài nguyên và Môi trường cung cấp và nộp một (01) bộ tại sở Tài chính hoặc phòng Tài chính (gọi chung là cơ quan Tài chính) để thẩm định. Phương án tổng thể có các nội dung chính sau:

+ Các căn cứ để lập phương án;

+ Số liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông nghiệp, số tờ bản đồ, số thửa; giá trị ước tính của tài sản hiện có trên đất;

+ Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi đất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định cư;

128

Page 129: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, diện tích đất khu vực tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, phương thức tái định cư;

+ Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyển đổi ngành nghề;

+ Danh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời;

+ Số lượng mồ mả phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời;

+ Dự toán kinh phí thực hiện phương án;

+ Nguồn kinh phí thực hiện phương án;

+ Tiến độ thực hiện phương án.

- Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được phương án tổng thể, cơ quan Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm định phương án và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xét duyệt.

- Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan Tài chính, Ủy ban nhân dân đã có chủ trương thu hồi đất hoặc chấp thuận về địa điểm đầu tư có trách nhiệm xem xét, ký quyết định xét duyệt phương án tổng thể.

1.3. Thông báo về việc thu hồi đất; quyết định thu hồi đất; giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất

* Thông báo về việc thu hồi đất- Sau khi phương án tổng thể được xét duyệt, Tổ chức làm nhiệm và bồi

thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất; dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; thời gian di chuyển và bàn giao đất bị thu hồi được nêu trong phương án tổng thể.

- Người sử dụng đất có quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để nhận xét, đề đạt hoặc yêu cầu tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng giải thích về những nội dung đã được thông báo.

* Quyết định thu hồi đất- Việc ra quyết định thu hồi đất được thực hiện như sau:+ Sau hai mươi (20) ngày, kể từ ngày thông cơ quan Tài nguyên và Môi

trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất;+ Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận

được tờ trình của cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm xem xét, ký quyết định thu hồi đất;

129

Page 130: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Trường hợp khu đất bị thu hồi vừa có thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, vừa có thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi chung đối với toàn bộ các thửa đất trên khu đất và ra quyết định thu hồi đối với từng thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của mình;

+ Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi chung của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi từng thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của mình.

- Quyết định thu hồi đất bao gồm:+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành về việc thu hồi

chung đối với toàn bộ các thửa đất của khu đất có nội dung bao gồm tổng diện tích đất thu hồi, tên, địa chỉ của người sử dụng đất và danh sách các thửa đất bị thu hồi;

+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền ban hành về việc thu hồi đất đối với từng thửa đất có nội dung bao gồm tên, địa chỉ người bị thu hồi đất; số tờ bản đồ hoặc số của bản trích đo địa chính, số thửa, loại đất, diện tích (tính theo hồ sơ địa chính hoặc số liệu diện tích chính thức được xác định lại trong quá trình lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng).

+ Quyết định thu hồi đất phải được gửi đến người có đất bị thu hồi và được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi trong suốt thời gian kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được quyết định đến thời điểm kết thúc việc thu hồi.

* Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục

thực hiện quyết định thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng thực hiện quyết định thu hồi đất; cơ quan nhà nước đã ban hành quyết định thu hồi đất phải có quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có). Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là đúng pháp luật thì người có đất bị thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất.1.4. Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai

Sau khi có quyết định thu hồi đất, tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thực hiện việc kê khai, kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất và xác định nguồn gốc đất đai theo trình tự, thủ tục sau đây:

- Người bị thu hồi đất kê khai theo mẫu tờ khai do tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng phát và hướng dẫn; tờ khai phải có các nội dung chủ yếu sau:

+ Diện tích, loại đất (mục đích sử dụng đất), nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng, loại giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có;

130

Page 131: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Số lượng nhà, loại nhà, cấp nhà, thời gian đã sử dụng và các công trình khác xây dựng trên đất; số lượng, loại cây, tuổi cây đối với cây lâu năm; diện tích , loại cây, năng suất, sản lượng đối với cây hàng năm; diện tích , năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản, làm muối;

+ Số nhân khẩu (theo đăng ký thường trú, tạm trú dài hạn tại địa phương), số lao động chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất gây ra (đối với khu vực nông nghiệp là những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trên thửa đất bị thu hồi; đối với khu vực phi nông nghiệp là những người có hợp đồng lao động mà người thuê lao động có đăng ký kinh doanh); nguyện vọng tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp (nếu có);

+ Số lượng mồ mả phải di dời.- Tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc

kiểm tra xác định nội dung kê khai và thực hiện kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất, xác định nguồn gốc đất đai theo trình tự sau:

+ Kiểm tra tại hiện trường về diện tích đất đối với trường hợp có mâu thuẫn, khiếu nại về số liệu diện tích; kiểm đếm tài sản bị thiệt hại và so sánh với nội dung người sử dụng đất đã kê khai. Việc kiểm tra, kiểm đếm tại hiện trường phải có sự tham gia của đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và người có đất bị thu hồi. Kết quả kiểm đếm phải có chữ ký của người trực tiếp thực hiện kiểm đếm tại hiện trường, người bị thu hồi đất (hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật), người bị thiệt hại tài sản (hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật), cán bộ địa chính cấp xã, đại diện của Phòng Tài nguyên và Môi trường, đại diện của lãnh đạo Tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng;

+ Làm việc với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để xác định nguồn gốc sử dụng đất; xác định các trường hợp được bồi thường, được hỗ trợ, được tái định cư.1.5. Lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của đại diện chủ đầu tư và đại diện của những hộ có đất bị thu hồi) có trách nhiệm lập và trình phương án cô thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là phương án bồi thường) theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục sau đây:

* Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:- Trong thời hạn không quá sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày hoàn thành

việc đo đạc, kiểm đếm, tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm:+ Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;

131

Page 132: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Diện tích, loại đất, hạng đất (đối với đất nông nghiệp), vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;

+ Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;

+ Số tiền bồi thường, hỗ trợ; + Việc bố trí tái định cư; + Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn

giáo, của cộng đồng dân cư;+ Việc di dời mồ mả.* Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:- Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở

Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến;

- Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi;

- Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đãng góp ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.

* Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:- Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm nhiệm và bồi

thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh và gửi phương án đã hoàn chỉnh kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp đến cơ quan Tài chính để thẩm định;

- Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan Tài chính thẩm định.

* Thẩm định và trinh duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:- Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được

phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cơ quan Tài chính có trách nhiệm thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;

- Trường hợp cần tiếp tục hoàn chỉnh thì Tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm hoàn thiện phương án bồi thường và gửi lại cho cơ quan Tài chính. Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày, kể từ

132

Page 133: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

ngày nhận lại phương án bồi thường, cơ quan Tài chính có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

* Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:- Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được Tờ

trình của cơ quan Tài chính, Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định phê duyệt phương án bồi thường.

- Trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt mà trong đó giá đất bồi thường, hỗ trợ cao hoặc thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chỉ được phê duyệt phương án bồi thường sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá đất.1.6. Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư

*Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cưTrong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt, tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng.

* Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư- Sau năm (05) ngày, kể từ ngày gửi văn bản thông báo về phương án bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư đến người có đất bị thu hồi, tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ. Trường hợp người được bồi thường, hỗ trợ ủy quyền cho người khác nhận thay thì người được bồi thường, hỗ trợ phải làm giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp bố trí tái định cư thì tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm bàn giao nhà ở hoặc đất ở và giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở cho người được bố trí tái định cư trước khi giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp có thoả thuận giữa tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng và người được bố trí tái định cư về việc nhận nhà ở, đất ở tái định cư sau khi giải phóng mặt bằng thì thực hiện theo văn bản thoả thuận có chữ ký của cả hai bên.

- Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền chi trả về bồi thường, hỗ trợ, không nhận nhà hoặc đất tái định cư thì tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng chuyển khoản tiền chi trả vào tài khoản riêng mở

133

Page 134: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

tại ngân hàng và giữ nguyên nhà hoặc đất tái định cư để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại sau này (nếu có).

- Phát sinh về giá đất thu hồi (nếu có) sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xử lý như sau:

+ Trường hợp đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước ngày Nghị định số 197/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hoặc không điều chỉnh theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP;

+ Trường hợp do chậm chi trả hoặc chậm nhận tiền bồi thường, hỗ trợ được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP;

+ Trường hợp đã có quyết định phê duyệt trước ngày Nghị định số 197/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà sau đã giá đất cao hơn giá đất đã phê duyệt thì thực hiện điều chỉnh giá đất theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP. 1.7. Bàn giao đất đã bị thu hồi; cưỡng chế thu hồi đất; giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất

* Bàn giao đất đã bị thu hồiTrong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày tổ chức làm nhiệm và bồi

thường, giải phóng mặt bằng thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo phương án đã được xét duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng.

* Cưỡng chế thu hồi đất- Việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật

Đất đai chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:+ Thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư. + Đã quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất mà người

có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng;

+ Sau khi đại diện của tổ chức làm nhiệm và bồi thường, giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước;

+ Có quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã có hiệu lực thi hành;

+ Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi

134

Page 135: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi.

- Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế mà người bị cưỡng chế không bàn giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

* Giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất

Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định 69/2009/NĐ-CP và các quy định về giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP. 2. Trình tự thủ tục thu hồi đất khi người sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai và một số trường hợp khác2.1.Trình tự thủ tục thu hồi đất khi người sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai

Việc thu hồi đất với các trường hợp khi người sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai như sau:

- Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết luận của thanh tra cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết; trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất. - Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho cơ quan Tài nguyên và môi trường trực thuộc quyết định thu hồi đất chỉ đạo xử lý để xác định giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc giá trị gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật.2.2. Trình tự, thủ tục thu hồi đất đối với một số trường hợp khác * Việc thu hồi đất đối với trường hợp cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế được thực hiện như sau:

- Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố mất tích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và văn bản xác nhận không có người thừa kế của ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực tế, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất;

- Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho Phòng Tài nguyên và Môi trường quyết định thu hồi đất.

* Việc thu hồi đất đối với trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn (Khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai) được thực hiện như sau:

135

Page 136: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn sử dụng đất, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất;

- Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho cơ quan tài nguyên và môi trường trực thuộc quyết định thu hồi đất.

* Việc thu hồi đất của tổ chức tự nguyện trả lại đất được thực hiệ: - Trường hợp người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam

định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì gửi văn bản trả lại đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất; trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất;

- Trong thời hạn không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản trả lại đất, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa trong trường hợp xét thấy cần thiết; trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất;

- Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường trực thuộc quyết định thu hồi đất.

* Thu hồi đất đối với trường hợp sử dụng đất do Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế giao lại hoặc cho thuê

Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế có trách nhiệm thu hồi đất đã giao lại hoặc cho thuê theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 và Khoản 2 Điều 92 của Luật Đất đai trong các trường hợp sau đây:

- Người sử dụng đất được Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế giao lại đất hoặc cho thuê đất mà đã hết thời hạn sử dụng đất nhưng không được gia hạn sử dụng đất.

- Tổ chức sử dụng đất bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất theo quy định tại Khoản 8 Điều 38 của Luật Đất đai.

- Người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 9, 11 và 12 Điều 38 của Luật Đất đai.

* Thu hồi đất hoặc gia hạn sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 38 của Luật Đất đai

- Trong thời hạn không quá sáu (06) tháng kể từ ngày hết thời hạn theo quy định tại khoản 12 Điều 38 của Luật Đất đai, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

136

Page 137: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

phải quyết định thu hồi đất đối với trường hợp không được gia hạn sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, kể cả Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế, chỉ được cho phép gia hạn sử dụng đất khi được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý đầu tư đối với đất đã được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm theo quy định tại Khoản 12 Điều 38 của Luật Đất đai trong trường hợp nhà đầu tư gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế tài chính và các nguyên nhân bất khả kháng khác làm ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ triển khai dự án.

* Thu hồi đất trong trường hợp đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

* Thu hồi đất trong trường hợp người đang sử dụng đất không có các quyền chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Trường hợp dự án đầu tư thuộc diện chủ đầu tư phải thỏa thuận với người đang sử dụng đất về việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà người đang sử dụng đất không có các quyền chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi để giao hoặc cho nhà đầu tư thuê.

*Thu hồi đất trong trường hợp đất thuộc diện Nhà nước thu hồi mà nhà đầu tư đã chủ động đề nghị và được phép thỏa thuận nhưng không đạt được sự thoả thuận với người sử dụng đất

- Đất dự án phát triển kinh tế thuộc diện Nhà nước thu hồi mà nhà đầu tư đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho thực hiện theo phương thức tự thoả thuận với những người sử dụng đất thuộc phạm vi dự án để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhưng sau một trăm tám mươi (180) ngày, kể từ ngày có văn bản chấp thuận mà còn người sử dụng đất không đồng thuận với nhà đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi diện tích đất mà nhà đầu tư chưa thoả thuận được với người sử dụng đất; việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất hoặc cho nhà đầu tư thuê đất đối với diện tích đã thu hồi.

- Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

137

Page 138: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Tranh chấp hợp đồng thỏa thuận về quyền sử dụng đất giữa người sử dụng đất và nhà đầu tư do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự;

+ Khiếu nại của người sử dụng đất đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định 69/2009/NĐ-CP và quy định giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ .IV. BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT1. Những quy định chung * Bồi thường, hỗ trợ Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ những người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.

Bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định như sau:

- Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi.- Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí

đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi.- Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi

nghề và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất . - Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư. * Tái định cư

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở đến nơi ở mới gọi là tái định cư.

Người sử dụng đất khi tái định cư thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:

- Bồi thường bằng nhà ở.- Bồi thường bằng giao đất ở mới.- Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.

2. Bồi thường đất 2.1. Nguyên tắc bồi thường

138

Page 139: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định của Pháp luật thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ.

- Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch được thực hiện thanh toán bằng tiền.

- Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước.

- Nhà nước điều tiết một phần lợi ích từ việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các khoản hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi.2.2. Giá đất để tính bồi thường và cách tính chi phí đầu tư vào đất còn lại

- Giá đất để tính bồi thường quy định tại Điều 11 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP là giá đất theo mục đích đang sử dụng của loại đất bị thu hồi, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.

Trường hợp giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho cơ quan chức năng xác định lại giá đất cụ thể để quyết định giá đất tính bồi thường cho phù hợp và không bị giới hạn bởi quy định về khung giá các loại đất.

- Chi phí đầu tư vào đất còn lại quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP là các chi phí thực tế hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng theo mục đích được phép sử dụng mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được. Các khoản chi phí đầu tư vào đất phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thực tế chứng minh.

Chi phí đầu tư vào đất còn lại được xác định bằng (=) tổng chi phí thực tế hợp lý tính thành tiền đã đầu tư vào đất trừ (-) đi số tiền đầu tư phân bổ cho thời gian đã sử dụng đất. Các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm:

+ Tiền sử dụng đất của thời hạn chưa sử dụng đất trong trường hợp giao đất có thời hạn, tiền thuê đất đã nộp trước cho thời hạn chưa sử dụng đất (có chứng từ hóa đơn nộp tiền);

+ Các khoản chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất được giao, được thuê và phù hợp với mục đích sử dụng đất. Trường hợp thu hồi đất mà đã được bồi thường về đất thì không được bồi thường chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất;

+ Các khoản chi phí khác có liên quan.

139

Page 140: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc xác định khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại đối với các trường hợp không có hồ sơ, chứng từ về chi phí đã đầu tư vào đất cho phù hợp với thực tế tại địa phương.2.3. Bồi thường đối với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp (trừ đất ở) của hộ gia đình, cá nhân

- Bồi thường đất nông nghiệpBồi thường đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thực hiện

theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, một số nội dung được quy định cụ thể như sau:

+ Đất nông nghiệp được bồi thường gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

+ Đối với đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hợp đồng khoán thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường về cây trồng trên đất. Mức bồi thường tương đương với mức phân chia sản phẩm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng.

+ Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng vượt hạn mức thì việc bồi thường được thực hiện như sau:

+ Trường hợp diện tích đất vượt hạn mức do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng từ người khác, tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được bồi thường;

+ Diện tích đất vượt hạn mức của các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

+ Trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì không được bồi thường về đất, người thuê đất công ích của xã, phường, thị trấn được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất

140

Page 141: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

+ Đất nông nghiệp sử dụng chung của nông trường, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, nếu chi phí này là tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

- Bồi thường đất phi nông nghiệp+ Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở đã được giao sử dụng ổn định lâu dài hoặc có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá đất ở.

+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp có thời hạn do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho hoặc do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp; trường hợp sử dụng đất do Nhà nước hoặc do Uỷ ban nhân dân cấp xã cho thuê theo thẩm quyền thì khi Nhà nước thu hồi chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.2.4. Bồi thường đối với đất ở

+ Người bị thu hồi đất ở được bồi thường bằng việc giao đất ở mới hoặc bằng nhà ở tái định cư hoặc bằng tiền theo giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.

+ Diện tích đất bồi thường bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thu hồi cao nhất bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương; trường hợp đất ở bị thu hồi có diện tích lớn hơn hạn mức giao đất ở thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất của địa phương và số nhân khẩu của hộ gia đình bị thu hồi đất, xem xét, quyết định giao thêm một phần diện tích đất ở cho người bị thu hồi đất, nhưng không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi. 2.5. Bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn

Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước không thu hồi đất quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

- Trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất:+ Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp

không phải là đất ở, từ đất ở sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng (=) chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp nhân (x) với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng;

+ Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng (=) chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) với giá đất nông nghiệp nhân (x) với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng.

141

Page 142: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình) nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế. Mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

- Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định. 3. Bồi thường tài sản 3.1. Nguyên tắc bồi thường tài sản

- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì được bồi thường.

- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đã thuộc đối tượng không được bồi thường thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.

- Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường.

- Nhà, công trình gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì không được bồi thường.

- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường.

- Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt; mức bồi thường do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tế ở địa phương.

3.2. Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất- Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân,

được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ.

- Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được bồi thường như sau:

142

Page 143: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình;

Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.

Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.

- Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.

- Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đang sử dụng thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật cùng cấp theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường.

Trong trường hợp công trình hạ tầng thuộc dự án phải di chuyển mà chưa được xếp loại vào cấp tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc sẽ nâng cấp tiêu chuẩn kỹ thuật thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư dự án để xác định cấp tiêu chuẩn kỹ thuật để bồi thường.3.3. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:

- Khoản 1 Điều 21 quy định về phần diện tích nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp được coi là hợp pháp khi được cơ quan ra quyết định phân nhà hoặc cơ quan quản lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại địa phương cho phép.

- Khoản 2 Điều 21 quy định về người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà tại nơi tái định cư; trường hợp không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới, mức hỗ trợ bằng 60% trị giá đất và 60% trị giá nhà đang thuê; trường hợp có nhà tái định cư để bố trí mà người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không có nhu cầu thuê thì không được hỗ trợ bằng tiền.3.4. Bồi thường về di chuyển mồ mả

143

Page 144: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền bồi thường được tính cho chi phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể về mồ mả cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương. 3.5. Bồi thường đối với công trình văn hoá, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu

Đối với các dự án khi thu hồi đất có các công trình văn hoá, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chựa, am, miếu trong trường hợp phải di chuyển thì việc bồi thường cho việc di chuyển các di tích lịch sử, công trình văn hoá, nhà thờ, đình, chựa, am, miếu do Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với công trình do trung ương quản lý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với công trình do địa phương quản lý.3.6. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi

Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:

- Mức bồi thường đối với cây hàng năm bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một (01) vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của một (01) vụ thu hoạch được tính theo năng suất cao nhất trong ba (03) năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.

- Cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 74-CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây, giá trị này không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau:

+ Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương;

+ Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);

+ Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (ví dụ như cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa…) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);

+ Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.

144

Page 145: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ quy định tại khoản này được tính thành tiền theo mức chi phí trung bình tại địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối với từng loại cây.

- Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).

- Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) được bồi thường theo quy định sau:+ Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch

thì không phải bồi thường; + Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu

hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế. 4. Chính sách hỗ trợ

Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:- Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở;- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và

tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp;- Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không

được công nhận là đất ở;- Hỗ trợ khác.

4.1. Hỗ trợ di chuyển- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở

thì được hỗ trợ kinh phí để di chuyển.- Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất

hợp pháp khi Nhà nước thu hồi mà phải di chuyển cơ sở sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ kinh phí để tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt.

- Người bị thu hồi đất ở mà không còn chỗ ở khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.4.2. Hỗ trợ tái định cư

145

Page 146: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.

Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.

- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung trường hợp đã được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư quy định tại khoản 1 Điều này.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương quy định về suất tái định cư tối thiểu và mức hỗ trợ theo quy định.4.3. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao và đất nông nghiệp) thì được hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định sau đây:

- Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng;

- Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;

- Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.

- Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh, thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận.

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình,

146

Page 147: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng tiền. Mức hỗ trợ cao nhất bằng giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

- Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả hỗ trợ cho phù hợp với thực tế tại địa phương.4.4. Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở

- Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn được hỗ trợ bằng 30% – 70% giá đất ở của thửa đất đó; diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương.

- Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 20% – 50% giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi theo quy định trong Bảng giá đất của địa phương; diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ hỗ trợ, diện tích đất được hỗ trợ và giá đất ở trung bình để tính hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.4.5. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp như sau:

+ Hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

+ Hỗ trợ một lần bằng một suất đất ở hoặc một căn hộ chung cư hoặc một suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Việc áp dụng theo hình thức này được thực hiện đối với các địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ nhà ở và người được hỗ trợ có nhu cầu về đất ở hoặc căn hộ chung cư hoặc đất sản xuất,

147

Page 148: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

kinh doanh phi nông nghiệp mà giá trị được hỗ trợ theo quy định lớn hơn hoặc bằng giá trị đất ở hoặc căn hộ chung cư hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; phần giá trị chênh lệch được hỗ trợ bằng tiền.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể hình thức hỗ trợ và mức hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương.

- Trường hợp người được hỗ trợ theo quy định có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được miễn học phí đào tạo cho một khóa học đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động.

Kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các đối tượng chuyển đổi nghề nằm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo nghề, tạo việc làm cho các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp.

Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề.

- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất nông nghiệp theo quy định.4.6. Hỗ trợ khác

- Ngoài việc hỗ trợ căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sống chính từ sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng mà không đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ phù hợp với thực tế của địa phương.5. Tái định cư5.1. Các trường hợp được bố trí tái định cư

Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở thì được bố trí tái định cư trong các trường hợp sau:

- Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).

- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

148

Page 149: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

- Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư.5.2. Bố trí tái định cư

Việc bố trí tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:

- Công khai phương án bố trí tái định cư; đối với dự án đã có khu tái định cư thì hộ gia đình, cá nhân được tái định cư được xem nơi dự kiến tái định cư trước khi chuyển đến.

- Giá đất tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Giá bán nhà tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở suất đầu tư nhà ở và thực tế tại địa phương. Giá cho thuê nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù với thực tế tại địa phương.

Hộ gia đình, cá nhân được giao đất, mua nhà, thuê nhà tại nơi tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà, tiền thuê nhà theo quy định của pháp luật và được trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ; nếu có chênh lệch thì thực hiện thanh toán bằng tiền phần chênh lệch đó theo quy định, trừ trường hợp được hỗ trợ tái định cư quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. - Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư

+ Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.

+ Khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án. + Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải

được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. - Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở

Quyền:+ Đăng ký đến ở nơi tái định cư bằng văn bản;+ Được ưu tiên đăng ký hộ khẩu cho bản thân, các thành viên khác trong

gia đình về nơi ở mới và được ưu tiên chuyển trường cho các thành viên trong gia đình trong độ tuổi đi học;

+ Được từ chối vào khu tái định cư nếu khu tái định cư không đảm bảo các điều kiện như đã thông báo và niêm yết công khai;

149

Page 150: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí. Nghĩa vụ:+ Thực hiện di chuyển vào khu tái định cư theo đúng thời gian theo quy

định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;+ Xây dựng nhà, công trình theo đúng quy hoạch và thực hiện các nghĩa vụ

khác theo quy định của pháp luật;+ Nộp tiền mua nhà ở hoặc tiền sử dụng đất theo quy định của

5.3. Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư* Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư- Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một nội dung

của dự án đầu tư do nhà đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án đầu tư; trường hợp dự án đầu tư không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất có trách nhiệm xem xét, chấp thuận về phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giúp nhà đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Nội dung phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:+ Diện tích các loại đất dự kiến thu hồi;+ Tổng số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất;+ Dự kiến số tiền bồi thường, hỗ trợ; + Việc bố trí tái định cư (dự kiến về nhu cầu, địa điểm, hình thức tái định cư);+ Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng.- Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêngViệc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng

và tổ chức thực hiện độc lập được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:

+ Thời điểm tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng là thời điểm xét duyệt hoặc chấp thuận dự án đầu tư.

+ Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau khi phê duyệt được thực hiện độc lập nhưng phải đảm bảo yêu cầu về tiến độ của dự án đầu tư.

- Thẩm định và ủy quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.Việc thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

được thực hiện theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, một số nội dung được quy định cụ thể như sau:

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:

150

Page 151: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã hoàn chỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP;

+ Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi.- Hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gửi đến Sở Tài nguyên và Môi

trường đối với trường hợp thu hồi đất có liên quan từ hai (02) quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên; gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thu hồi đất trong phạm vi một (01) đơn vị hành chính cấp huyện.

- Nội dung thẩm định gồm:+ Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;+ Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối

lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;+ Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi

thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;

+ Số tiền bồi thường, hỗ trợ; + Việc bố trí tái định cư; + Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn

giáo, của cộng đồng dân cư;+ Việc di dời mồ mả.- Kinh phí lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

của dự án được sử dụng từ khoản kinh phí chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.

- Căn cứ vào thực tế tại địa phương và tính chất, quy mô của dự án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, đảm bảo việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được nhanh chóng và hiệu quả.

- Việc thuê thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng Việc thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện các dịch vụ về

bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại khoản 3 Điều 25 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được thực hiện như sau:

- Các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm có:+ Đo đạc, lập bản đồ hiện trạng; trích lục bản đồ, trích sao hồ sơ địa chính

(trường hợp chưa có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính đã bị biến động không còn phù hợp với hiện trạng thì trích đo, lập hồ sơ thửa đất);

+ Lập phương án về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;+ Lập và thực hiện dự án xây dựng khu tái định cư;+ Dịch vụ khác về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

151

Page 152: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Trường hợp thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thì việc thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định sau:

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng;

- Doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.5.4. Chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế thu hồi đất

- Dự toán chi phí cho công tác thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và công tác cưỡng chế thu hồi đất

- Dự toán chi phí cho công tác thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập bao gồm các nội dung sau:

+ Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định thu hồi đất và quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức vận động các đối tượng thực hiện quyết định thu hồi đất và khảo sát, điều tra về tình hình kinh tế, xã hội, về thực trạng đất đai, tài sản thuộc phạm vi dự án;

+ Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản thực tế bị thiệt hại bao gồm: phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; đo đạc diện tích đất, kiểm kê số lượng và giá trị nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác;

+ Chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: lập phương án bồi thường từ khâu ban đầu tính toán các chỉ tiêu bồi thường, phê duyệt phương án bồi thường, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

+ Chi cho việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;+ Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện quy định về bồi thường, giải quyết

những vướng mắc trong công tác bồi thường và tổ chức thực hiện chi trả bồi thường;

+ Thuê văn phòng và trang thiết bị làm việc của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và cơ quan thẩm định (nếu có);

+ Chi in ấn và văn phòng phẩm;+ Chi phí trả lương, bảo hiểm xã hội cho việc thuê nhân công thực hiện

công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

152

Page 153: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường thực hiện phê duyệt dự toán và quyết định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.

- Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định. Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được tính vào vốn đầu tư của dự án.- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có thể ứng trước kinh phí tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo quy định của pháp luật

CHUYÊN ĐỀ 3: SỬ DỤNG VÀ CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Bài 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

I. CÁC ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG TRONG ĐO ĐẠC

1. Đơn vị đo chiều dàiTrong đo đạc đơn vị cơ bản dùng để đo chiều dài là mét (viết tắt là m).

153

Page 154: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Bội số của mét gồm decamet (dam); hectomet (hm) và kilomet (km), trong đó : 1 dam = 10m; 1 hm = 100 m ; 1 km = 1000 m. Trong thực tế chỉ thường dùng đơn vị để chỉ chiều dài là mét hoặc kilomét.

Ví dụ 1: Đoạn thẳng AB dài 7565 m hoặc đoạn thẳng đó dài 7,565 km.Ví dụ 2: Đoạn thẳng CD dài 4,168 km hoặc đoạn thẳng đó dài 4168 m . Ước số của mét gồm decimet (dm); centimet (cm) và milimet (mm), trong

đó : 1 m = 10 dm; 1 dm = 10 cm; 1 cm = 10 mm.Ví dụ 3: Chiều dài cạnh của bàn làm việc bằng 2,15 m khi đổi ra dm bằng

21,5 dm, khi đổi ra cm bằng 215 cm , còn khi đổi ra mm bằng 2150 mm Ví dụ 4: Chiều dài thước bằng 1000 mm khi đổi ra cm bằng 100 cm, đổi ra

dm bằng 10 dm và khi đổi ra m thì bằng 1m. 2. Đơn vị đo diện tích

Đơn vị cơ bản dùng để do diện tích là mét vuông (m2).Bội số của mét vuông gồm có a, hecta (ha) và ki lô mét vuông (km2), trong

đó : 1 a = 100 m2; 1 ha = 10.000 m2; 1 km2 = 1.000.000 m2.Ước số của mét vuông gồm có decimet vuông (dm2); centimet vuông (cm2)

và milimet vuông (mm2).Trong đó : 1m2 = 100 dm2; 1dm2 = 100 cm2; 1 cm2 = 100 mm2.ở Việt nam ngoài đơn vị đo diện tích theo đơn vị quốc tế qui định thì còn

có đơn vị đo diện tích theo phong tục tập quán của từng vùng. Ở Bắc bộ có mẫu, sào, thước Bắc bộ.

Trong đó : 1 mẫu = 10 sào; 1 sào = 15 thước. Quy định 1 sào = 360 m2,1 thước = 24 m2 .

ở Trung bộ cũng dùng mẫu, sào, thước nhưng 1 sào được qui định = 500 m2, 1 thước = 33 m2.

ở Nam bộ thì đơn vị cơ bản thường dùng là công đất. 1 công = 1000 m2.Ví dụ 1: Đổi 1,5 km2 ra các đơn vị ha; a; m2 ?

1,5 km2 = 150 ha1,5 km2 = 1 5000 a1,5 km2 = 1 500 000 m2

Ví dụ 2: Đổi 1,5 m2 ra các đơn vị dm2, cm2 , mm2 ? 1,5 m2 = 150 dm2

1,5 m2 = 15 000 cm2

1,5 m2 = 1500 000 mm2

Ví dụ 3: Đổi 1 ha ra mẫu, sào, thước bắc bộ, trung bộ và công ?

154

Page 155: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Bắc bộ: 1ha = 2 mẫu, 7 sào,1 thước

Trung bộ:1ha = 2 mẫu

Nam bộ :1 ha = 10 công.

3. Đơn vị đo góc Trong đo đạc hiện nay có 2 hệ thống đơn vị dùng để đo góc là hệ thống độ

và hệ thống grát. Nhưng chủ yếu thường dùng là hệ thống độ.

Một độ là góc ở tâm của đường tròn chắn 1 cung = 3601 đường tròn.

Độ có ký hiệu là (o); nhỏ hơn độ có phút và giây, trong đó : 1 độ = 60 phút, phút ký hiệu là (') ; 1 phút = 60 giây, giây ký hiệu là (").

Như vậy : 1o = 60'; 1' = 60 ".Ví dụ 1: Đổi 136' ra độ ?

136 ' : 60' = 2o16'Ví dụ 2: Đổi 990'' ra phút ta được: 990'': 60'' = 16'30''

II. ĐO CHIỀU DÀI BẰNG THƯỚC DÂY1. Thao tác đo chiều dài bằng thước dây1.1. Giới thiệu các loại thước dây

Trong đo đạc thước dây thường dùng để đo chiều dài là thước thép, thước vải. a. Thước thép

Thước thép được làm bằng thép dát mỏng có chiều rộng 1cm đến 1, 5cm; dày 0,2mm; có chiều dài 10m, 20m, 30m hoặc 50m. Trên hai mặt thước được khắc vạch và ghi số. Giá trị khoảng chia nhỏ nhất bằng 1cm, cứ 10cm ghi số dm và 10dm ghi số m. Vạch đầu của thước có giá trị bằng 0, vạch cuối cùng của thước có giá trị bằng chiều dài thước (hình 1).

Trên hình vẽ: - Số 0, 30 tượng trưng cho số m- Số 1, 9 tượng trưng cho dm của các m

Hình 1

155

Page 156: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

b. Thước vảiChiều dài của thước vải dùng trong đo đạc thường là 20m, 30m hoặc 50m.

Thước vải cũng được khắc vạch và ghi số 2 mặt, có giá trị khoảng chia nhỏ nhất bằng 1cm, 10 cm ghi số dm và 10dm ghi số m. Vạch đầu của thước có giá trị bằng 0, vạch cuối cùng của thước có giá trị bằng chiều dài thước (hình 2).

1.2. Thao tác đoHiện nay trong công tác địa chính thường dùng loại thước vải 30m.Để phục vụ cho chiều dài bằng thước dây cần có bộ que dấu, que dấu làm

bằng sắt = 6mm hoặc = 8mm, dài 20cm - 30cm. Một đầu nhọn, 1 đầu uốn vòng để thuận tiện cho việc vận chuyển (hình 3).

Khi điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng hoặc độ dốc 10o thì dùng thước dây để đo chiều dài.

Cách tiến hành: Tổ, nhóm đo thước dây 2- 3 người, dụng cụ: 1 thước dây, 1 bộ que dấu (6 que hoặc 11 que).

Giả sử đo chiều dài đoạn thẳng AB (hình 4). Một người cầm đầu thước dây và 1 que dấu đứng tại điểm A gọi là người sau; 1 người cầm cuối thước dây và (n-1) que dấu đi về phía điểm B gọi là người trước. Sau khi người trước đi về phía B đến khi căng thước, người sau hô dừng lại, người sau điều chỉnh cho người trước cắm que dấu sao cho que dấu nằm trên đường thẳng AB và vào vạch cuối của thước. Quá trình điều chỉnh như vậy được gọi là dóng hướng đường thẳng. Sau khi dóng hướng và cắm được điểm 1, người sau nhổ que dấu tại A, người trước để que dấu 1 lại và kéo thước đi về phía B. Đến khi người sau đến 1, thước dây kéo căng thì người trước dừng lại, người sau dóng hướng cho người trước cắm que 2, cứ tiến hành tương tự như vậy cho đến điểm B.

Chú ý: Trong quá trình đo nếu chiều dài đoạn thẳng lớn, thì sau khi người trước cắm hết (n - 1) que dấu, người sau chuyển (n - 1) que dấu cho người trước và phải ghi sổ 1 lần trao que. Đo đến điểm cuối cùng còn lại có chiều dài nhỏ hơn chiều dài thước gọi là đoạn lẻ. Sau khi đo xong tính toán theo công thức.

SAB = i ( n - 1)l + m.l + r (1)

Hình 2

?? ? ? ? ?Hình 3

156

Page 157: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

trong đó: SAB : Khoảng cách ngang giữa 2 điểm A, B.

i : Số lần trao que của người sau cho người trước. n : Số que của bộ que.

l : chiều dài thước. m : Số que người sau cầm khi kết thúc đo . r : Chiều dài đoạn lẻ.

A 1 2 3 ........ n B Hình 4 2. Cách tính toán Các số liệu đo ở thực địa được ghi vào sổ và tính toán theo công thức (1).

Ví dụ 1: Đo chiều dài đoạn AB, khi dùng thước dây 30m; bộ que dấu 6 que.Sau khi đo xong đoạn thẳng thì số que dấu ở người sau cầm là 4 que và chiều dài đoạn lẻ bằng 18,26 m. Tính chiều dài đoạn thẳng AB ?

Theo công thức (1 ) ở đây l = 30 m ; n = 6 que; i = 0; m = 4; r =18,26 m . Thay các số trên vào công thức tính ta có:

SAB = 0 ( 6 - 1). 30m + 4. 30m + 18,26m = 138,26m Ví dụ 2: Đo chiều dài đoạn thẳng CD khi dùng thước dây 20 m, bộ que dấu 6 que. Khi đo người sau trao que cho người trước 1 lần, sau khi đo kết thúc người sau cầm 3 que và chiều dài đoạn lẻ bằng 10, 47 m. Tính chiều dai đoạn thẳng CD ?

Ở đây l = 20 m; n = 6 que; i =1; m = 3; r = 10,47 m.Thay các số liệu trên vào công thức tính được: SCD = 1 ( 6 - 1). 20m + 3. 20m + 10,47m = 170,47mVí dụ 3: Đo chiều dài đoạn thẳng EF khi dùng thước dây 30 m , bộ que dấu

6 que. Khi đo người sau trao que cho người trước 2 lần và chiều dài đoạn lẻ đo được bằng 13,55 m. Tính chiều dài đoạn thẳng EF ?

Ở đây l = 30 m; n = 6 que; i =2; m = 0; r = 13,55 m.Thay các số liệu trên vào công thức tính được: SEF = 2 ( 6 - 1). 30m + 0. 30m + 13,55m = 313,55m

l r

157

Page 158: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

III. BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH1. Khái niệm về bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã, là tài liệu quan trọng của hồ sơ địa chính; trên bản đồ phải thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và loại đất của từng thửa theo chủ sử dụng; đáp ứng yêu cầu của nhà nước ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương.

Bản đồ địa chính có vai trò quan trọng trong ngành địa chính nói riêng và các ngành liên qua khác nói chung.

Bản đồ địa chính là cơ sở pháp lý cung cấp các số liệu, các thông tin đầy đủ, chính xác cho các công tác đăng ký, thống kê đất đai, qui hoạch phân bổ sử dụng đất, thanh tra kiểm tra, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Để thể hiện đầy đủ và chính xác yếu tố phục vụ cho công tác quản lý đất đai, bản đồ địa chính được xây dựng theo hệ thống toạ độ thống nhất và được đo vẽ ở các tỷ lệ từ 1: 500 đến 1: 10.000; 1: 25.000. Trong đó ở vùng đồng bằng trung du đo vẽ tỷ lệ 1: 1000; 1: 2000; 1: 5000, ở vùng đô thị vẽ 1: 500, ở vùng núi đo vẽ tỷ lệ 1: 10.000; 1: 25.000.

Bản đồ địa chính phải có nội dung thể hiện đầy đủ các yếu tố, chỉ tiêu phù hợp với nội dung thống kê địa chính trong từng giai đoạn, nhằm phục vụ cho công tác thống kê đất đai, giao đất, thu hồi đất, xác định ranh giới sử dụng đất, ranh giới hành chính, cải tạo bảo vệ đất.... đồng thời là tư liệu pháp lý trong hồ sơ địa chính.2. Nội dung của bản đồ địa chính2.1. Nội dung bản đồ địa chính

- Ranh giới hành chính: Ranh giới quốc gia, tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, quận, thị xã, xã, phường, thị trấn.

- Ranh giới lãnh thổ sử dụng: Nông, lâm trường, nhà máy, xí nghiệp, doanh trại quân đội...

- Điểm dân cư : Làng, xóm, ấp, khu kinh tế...- Loại ruộng đất theo chỉ tiêu thống kê: 1 Lúa, 2 Lúa, màu, cây công

nghiệp... - Địa hình: Điểm độ cao, đường bình độ, ...

- Điểm khống chế về địa vật độc lập: Điểm toạ độ Nhà nước, điểm địa chính, mốc ranh giới, các địa vật độc lập quan trọng có ý nghĩa lấy hướng...2.2. Cách biểu thị các yếu tố nội dung

- Yếu tố thửa đất: Thửa đất là yếu tố chính của tờ bản đồ địa chính được biểu thị theo dạng đường viền và khép kín. Khi đo vẽ phải đảm bảo đúng vị trí, hình dạng, kích thước của thửa đất.

Mỗi thửa đất đều phải thể hiện đầy đủ ba yếu tố: Diện tích, số thửa, loại ruộng đất.

158

Page 159: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Ví dụ :

- Các yếu tố dạng điểm: biểu thị tất cả các điểm toạ độ địa chính và điểm mốc địa giới hành chính các cấp.

- Các yếu tố dạng hình tuyến: Bao gồm hệ thống thuỷ văn, đường giao thông, đường ranh giới hành chính.

Khi đo vẽ các yếu tố dạng tuyến phải theo các qui định.- Mạng lưới thuỷ văn, thuỷ lợi: khi biểu thị hệ thống sông ngòi, kênh

mương, ao hồ phải thể hiện hướng nước chảy và tên gọi: Biểu thị ranh giới hành chính cấp nào cao nhất tại ranh giới đó.Biểu thị chính xác mốc ranh giới đó:- Khu dân cư: thể hiện chính xác đường viền khu dân cư, các hộ trong đó

đúng các vị trí hình thể và diện tích.-Dáng địa hình: đối với vùng đồng bằng dùng phương pháp ghi chú độ

cao, đối với vùng đồi núi, dùng phương pháp đường bình độ.- Địa vật độc lập và địa vật lấy hướng.

Các địa vật quan trọng cần phải thể hiện bằng ký hiệu phi tỉ lệ, tâm đúng vị trí với tâm ở thực địa. Các địa vật lấy hướng như ống khói, tháp chuông, cây độc lập thì dùng ký hiệu bằng hình vẽ để biểu thị.

Bài 2: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

I. TỶ LỆ BẢN ĐỒ1. Khái niệm tỷ lệ bản đồ

Tất cả mọi vật thể trên mặt đất mà ta thường thấy như nhà cửa, đường sá, sông ngòi, cầu cống… hình dáng và kích thước đều rất lớn. Trong việc ứng dụng đo vẽ bản đồ lên mặt phẳng, để thể hiện các yếu tố đó ta không thể biểu thị nguyên dạng được, mà phải thu nhỏ nhiều lần với một quy định thống nhất. Mức độ thu nhỏ hình dáng kích thước của các yếu tố, nội dung từ thực địa lên bản đồ được gọi là tỷ lệ bản đồ.1.1. Định nghĩa và công thức tính tỷ lệ bản đồ

Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa khoảng cách đo được trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng nằm ngang của nó ngoài thực địa. Công thức tính tỷ lệ bản đồ

Tỷ lệ bản đồ = (2)

 : là khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ.L : là khoảng cách giữa 2 điểm tương ứng nằm ngang ngoài thực địa.

159

Page 160: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Người ta chỉ dùng được bản đồ khi biết tỷ lệ của nó, do đó mỗi bản đồ đều phải ghi rõ tỷ lệ. Để thuận tiện cho việc sử dụng bản đồ được biểu thị dưới dạng phân số có tử số là 1 và mẫu số là số lần thu nhỏ từ thực địa lên bản đồ.

Tỷ lệ bản đồ có ký hỉệu là Ll

M

1 , trong đó M là mẫu số của tỷ lệ bản đồ và là

mức độ thu nhỏ từ thực địa lên bản đồ.

Ta có : Ll

M1

(3)

Tỷ lệ bản đồ không phải tỷ số toán học đơn thuần, mà nó có tác dụng quy định nội dung cho bản đồ.

Với các bản đồ tỷ lệ lớn thì phạm vi thể hiện nhỏ, cho nên có thể hiện các yếu tố từ thực địa lên bản đồ một cách chi tiết còn bản đồ tỷ lệ nhỏ do phạm vi thể hiện lớn nên chỉ thể hiện ở mức độ khái quát. Trong đo đạc do mục đích sử dụng, do yêu cầu công việc mà quy định tỷ lệ bản đồ ở tỷ lệ bao nhiêu cho phù hợp. Theo quy định tỷ lệ bản đồ được biểu thị bằng một phân số có tử số luôn luôn là 1, còn mẫu số là một số nguyên chẵn chục, chẵn trăm, chẵn ngàn...

Ví dụ 1: ;5000

1;2000

1;1000

1…..

Hoặc có thể viết: 1:1000; 1:2000; 1:5000…. Tỷ lệ bản đồ cho biết các độ lớn kích thước các đối tượng trên bản đồ nhỏ hơn các độ lớn, kích thước các vật thể tương ứng ở thực địa là bao nhiêu lần.

Ví dụ 2: Bản đồ tỷ lệ 1:2000 có nghĩa là nếu khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ đo được là 1cm thì khoảng cách tương ứng nằm ngang giữa hai điểm đó ở ngoài thực địa là 2000cm = 20m, nói một cách khác tỷ lệ 1:2000 có nghĩa là giá trị ở thực địa gấp 2000 lần giá trị tương ứng trên bản đồ.1.2. Mảnh 1:1000

Được chia từ mảnh 1:2000 làm 4 phần. Như vậy, mảnh 1:1000 là khung ô vuông có kích thước thực tế là 0,5km x 0,5km, diện tích đo vẽ là 0,25km2 = 25ha. Giới hạn khung mảnh vẽ là 50cm x 50cm.

Số thứ tự mảnh vẽ được đánh theo a, b, c, d từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Tên 1:1000 là tên mảnh 1:2000 chứa nó với số thứ tự của mảnh qua gạch nối.

Ví dụ:

c

a b

d

Mảnh 345 125 - 9

160

Page 161: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Hình 7345 125 – 9 – a345 125 – 9 – b345 125 – 9 – c345 125 – 9 – d

1.3. Mảnh 1:500

Mảnh 1:500 được chia từ mảnh 1:2000 làm 16 phần. Như vậy, mảnh bản đồ 1:500 là khung ô vuông là kích thước thực tế là 0,25km x 0,25km , diện tích đo vẽ là 0,625km2 = 6,25ha, giới hạn khung mảnh vẽ 50cm x 50cm. Số thứ tự ô vuông được đánh từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Tên mảnh 1:500 là tên mảnh 1:2000 chứa nó, tiếp theo là gạch nối và số thứ tự của mảnh trong ngoặc đơn.

Ví dụ:345 125 – 9 - (1)345 125 – 9 - (2)……………..345 125 – 9 - (16)

2. Tác dụng của tỷ lệ bản đồ Khi biết tỷ lệ bản đồ, biết chiều dài 2 điểm trên bản đồ thì tính được khoảng cách tương ứng nằm ngang ngoài thực địa

Ví dụ 1: Trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đo được chiều dài giữa 2 điểm bằng 2 cm . Tính chiều dài nằm ngang của đoạn thẳng đó ở thực địa ?

ở đây M = 2000; ab = l = 2cm Tìm khoảng cách tương ứng AB = L =? Từ công thức (3)

L = l x MThay l = 2cm; M = 2000, thì:

10

1 3

12

Mảnh 345 125 - 9

2

5 6

4

7 8

9

13 14

11

15 16

Hình 8

161

Page 162: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

L=2cm x 2000 =4000cm = 40mKhoảng cách nằm ngang giữa hai điểm A và B ngoài thực địa là 40m.Khi biết tỷ lệ bản đồ, biết khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm ngoài thực

địa, ta cũng tìm được khoảng cách của 2 điểm đó cần đưa lên bản đồ.Ví dụ 2: Khi tỷ lệ bản đồ địa chính 1: 5000; Khoảng cách nằm ngang giữa 2

điểm A và B ngoài thực địa đo được 75m, tìm khoảng cách của 2 điểm tương ứng a và b trên bản đồ.

Theo công thức (3), có:

Ll

M

1 hoặc: MLl

Thay các giá trị L = 75m; M=5000 vào (b), thì:

cmml 5,1500075000

500075

Như vậy khoảng cách giữa 2 điểm a và b cần đưa lên bản đồ là 1,5cm.3. Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ

Khi tiến hành đo vẽ bản đồ, tuỳ theo yêu cầu về mức độ chi tiết, về độ chính xác để biểu thị các yếu tố tề mặt đất lên bản đồ và xác định tỷ lệ bản đồ.

Các yếu tố trên mặt đất có nhiều thể loại, đa dạng, kích thước lớn, bé khác nhau, nếu cứ biểu thị tất cả lên bản đồ sẽ dày đặc, chồng chéo lên nhau, khi sử dụng bản đồ sẽ khó đọc, khó phân biệt, có nhiều yếu tố khi thể hiện lên bản đồ chỉ là một dấu chấm nhỏ. Do vậy khi đo vẽ bản đồ cần phải dựa vào mục đích sử dụng, yêu cầu độ chính xác để lựa chọn tỷ lệ bản đồ cho thích hợp.

Qua thí nghiệm cho thấy mắt người chỉ có thể phân biệt được 2 điểm khác nhau với khoảng cách nhỏ nhất là 0,1mm, nếu <0,1mm thì sẽ nhìn thấy chúng là 1 điểm. Dựa trên cơ sở đó trong đo đạc người ta quy định mức độ thu nhỏ nhất của các yếu tố từ thực địa lên bản đồ là 0,1mm và được gọi là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ.

Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ là khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa ứng với 0,1mm trên bản đồ theo tỷ lệ bản đồ đó.

Nếu gọi L là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ, thì : L = 0,1mm x M (4)

Ví dụ: Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 1: 1000 là: L = 0,1mm x1000 = 100mm = 0,1mĐộ chính xác của tỷ lệ bản đồ 1:2000 là:L= 0,1mm x 2000 = 200mm = 0,2m

Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ 1:5000 là:

162

Page 163: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

L =0,1mm x 5000 = 500mm = 0,5mQua đó ta thấy khi bản đồ có tỷ lệ khác nhau, thì độ chính xác của tỷ lệ

bản đồ đó cũng khác nhau; Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì độ chính xác càng cao và ngược lại.

Ví dụ: khi đo khoảng cách đối với bản đồ tỷ lệ 1:1000 ta cần đọc số đo khoảng cách ngoài thực địa đến 0,1m; còn bản đồ tỷ lệ 1:5000 khi đo khoảng cách ngoài thực địa chỉ cần đọc số đo khoảng cách đến 0,5m.4. Thước tỷ lệ

Việc biểu thị tỷ lệ bản đồ dưới dạng phân số M1

trong đó M là độ thu nhỏ

giữa thực địa so với bản đồ là gọn, đơn giản và dễ hiểu.Song khi sử dụng bản đồ, khi đo vẽ bản đồ để có giá trị , L ta phải thông

qua tính toán mất nhiều thời gian và dễ bị nhầm lẫn. Để khắc phục các nhược điểm này người ta biểu thị tỷ lệ bản đồ bằng dạng hình vẽ trên giấy, trên tấm nhựa, trên kim loại và gọi là thước tỷ lệ.

Thước tỷ lệ gồm 2 loại:Thước tỷ lệ thẳng.Thước tỷ lệ xiênỞ đây chỉ giới thiệu cách vẽ và cách sử dụng thước tỷ lệ thẳng.

4.1. Cấu tạo (cách vẽ) thước tỷ lệ thẳngThước tỷ lệ thẳng có thể vẽ trên giấy, trên nhựa, hoặc trên kim loại như

sau:Vẽ một hình chữ nhật dài 6 đến 8cm, rộng 2 đến 5mm (nằm ngang). Chia

hình chữ nhật đó làm nhiều phần bằng nhau, mỗi phần bằng 1cm hoặc 2cm bởi các vạch. Độ dài mỗi phần được gọi là một đơn vị cơ bản của thước.

Trên đơn vị cơ bản đầu tiên (bên trái thước) chia thành 10 phần hoặc 20 phần( khi đơn vị cơ bản bằng 2cm) bằng nhau, giá trị mỗi phần là 1/10 hoặc 1/20 của đơn vị cơ bản và bằng 1mm, và được gọi là đơn vị chia nhỏ nhất của thước (hình 8). Sau khi chia xong thực hiện ghi số trên thước tỷ lệ thẳng như sau:

Tại vạch bên phải của đơn vị cơ bản đầu tiên ghi số 0, còn các vạch khác của các đơn vị cơ bản ghi độ dài nằm ngang ngoài thực địa ứng với các đơn vị cơ bản tính từ vạch 0.

10 0 10 20 30 40m

Đơn vị cơ bản đầu tiên Một đơn vị cơ bản Hình 8

163

Page 164: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Ví dụ : Vẽ thước tỷ lệ thẳng tỷ lệ 1: 1000; có đơn vị cơ bản bằng 1cm (hình 8).

Tương tự như vậy khi vẽ thước tỷ lệ thẳng 1: 2000, nếu 1 đơn vị cơ bản bằng 2cm thì ta vẽ các đoạn thẳng có giá trị = 2cm; đoạn đầu tiên chia 20 phần bằng nhau, vạch bên phải đơn vị cơ bản đầu tiên ghi số 0, vạch bên trái ghi số 40 (vì tỷ lệ bản đồ 1: 2000, 1cm trên bản đồ ứng với 20m ngoài thực địa), còn các vạch bên phải vạch 0 lần lượt ghi 40, 80, 120…4.2. Sử dụng thước tỷ lệ thẳng

Khi có tỷ lệ thẳng, nếu biết khoảng cách giữa 2 điểm trên bản đồ thì tìm được khoảng cách tương ứng nằm ngang ở ngoài thực địa ngay ở trên thước tỷ lệ thẳng đó.

Ví dụ 1: Có thước tỷ lệ thẳng 1: 1000 (như hình 8); trên bản đồ tỷ lệ 1:1000 có 2 điểm a và b đo được 1,5cm, cần tìm khoảng cách nằm ngang tương ứng của 2 điểm đó ở ngoài thực địa.

Ta tiến hành như sau:Dùng Compa đo, mở khẩu độ compa đúng bằng khoảng cách giứa 2 điểm

a và b trên bản đồ, giữ nguyên khẩu độ compa đặt mũi compa bên phải rơi đúng vào một trong những vạch khắc ở bên phải vạch 0 của thước tỷ lệ thẳng (vào vạch 10, 20, 30…), còn mũi compa bên trái phải nằm trong đơn vị cơ bản đầu tiên, vì đơn vị cơ bản đầu tiên có tác dụng để xác định những giá trị nhỏ hơn đơn vị cơ bản một cách chính xác (đọc số chính xác đến 1/10 đơn vị chia nhỏ nhất trên thước).

Theo ví dụ trên ta có mũi compa bên phải trùng với vạch ghi số 10 (bên phải vạch 0 đơn vị cơ bản) mũi compa bên trái cách vạch 0 của đơn vị cơ bản đầu tiên 2 phân khoảng và cắt giữa phân khoảng thứ 3 của đơn vị cơ bản đầu tiên.

Như vậy khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm A và B ở thực địa là 10m+2 phân khoảng x 1m + 0,5 phân khoảng x 1m =12,5m

Tóm lại khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa bằng tổng giá trị đọc được trên thước tỷ lệ thẳng tại 2 mũi compa bên phải và bên trái.

Chú ý: Khi đọc số ở mũi compa bên trái (trên đơn vị cơ bản đầu tiên) thì đọc chính xác đến 1/10 đơn vị chia nhỏ nhất trên thước (chính xác đến 1/10mm).

Hình 9

164

Page 165: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Khi biết tỷ lệ bản đồ và đo được khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm ngoài thực địa, cần chuyển khoảng cách đó lên bản đồ, thì tiến hành như sau:

Phân tích khoảng cách nằm ngang đo bằng tổng 2 số, số thứ nhất bằng tổng số chẵn của bội số đơn vị cơ bản; số thứ hai nhỏ hơn giá trị của đơn vị cơ bản.

Ví dụ 2: Có thước tỷ lệ thẳng 1: 1000; khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa giữa 2 điểm bằng 26m, cần đưa khoảng cách này lên bản đồ có tỷ lệ 1: 1000

Gọi L là khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm = 26m. L = 26m = 20m + 6m(20m là bội số của hai đơn vị cơ bản: 6m có giá trị nhỏ hơn 10m ứng với 1 đơn vị cơ bản).

Để chuyển giá trị này lên bản đồ, dùng compa bên đặt mũi compa bên phải trùng vạch 20 trên thước tỷ lệ thẳng, mũi compa bên trái đúng vạch thứ 6 của đơn vị cơ bản đầu tiên (vì vạch thứ 6 = 6mm ứng với 6m ngoài thực địa khi tỷ lệ 1: 1000).

Giữ nguyên khẩu độ compa và đặt lên bản đồ theo vị trí và hướng của 2 điểm cần xác định.II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH DIỆN TÍCH THỬA ĐẤT TRÊN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Tính diện tích thửa trên bản đồ thường áp dụng khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, khi tính diện tích thửa có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để tính, tuỳ thuộc vào yêu cầu độ chính xác và điều kiện kỹ thuật có.

Khi tính diện tích thửa trên bản đồ địa chính hiện nay thường áp dụng 3 phương pháp sau:

- Phương pháp phân chia thửa đất ra các hình tam giác.- Phương pháp đếm ô.- Phương pháp toạ độ. Phương pháp phân thửa ra các hình tam giác, phương pháp đếm ô được áp

dụng nhiều khi tính diện tích các thửa trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 và nhỏ hơn (1/2000 ; 1/5000; 1/10 000), còn phương pháp tính theo toạ độ các điểm của góc thửa dùng cho bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 và lớn hơn.1. Phương pháp phân chia thửa đất ra các hình tam giác

Bản đồ địa chính có tỷ lệ từ 1/1000 và nhỏ hơn khi các thửa có kích thước lớn , số lượng cạnh ít thì thường dùng phương pháp phân chia thửa đó ra các hình tam giác, tiến hành tính diện tích cho từng hình tam giác, sau đó lấy tổng diện tích của các hình tam giác đó thì được diện tích của thửa cần tính.

Công thức tính diện tích hình tam giác như sau:S = 1/2(a.ha) = 1/2(b.hb) = 1/2(c.hc) … (5)

165

Page 166: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Trong đó a, b, c là 3 cạnh của tam giác; ha, hb, hc là đường cao của tam giác hạ xuống các cạnh tương ứng.

Để tính diện tích các tam giác trên bản đồ ta dùng thước milimet đo chiều dài các cạnh đáy a, b, c chú ý khi đo đọc số trên thước đến 0,1 mm; để xác định đường cao dùng êke vuông góc có 2 cạnh khắc đến mm, đặt cạnh vuông góc đó lên đáy tam giác trượt êke đến khi cạnh góc vuông kia trùng lên đỉnh tam giác đọc số trên cạnh thước êke từ đáy đến đỉnh tam giác và cũng đọc đến 0,1 mm (hình 10).

Ví dụ 1: Trên hình 11 đo được BC = a = 20 mm; ha = 16,5 mm khi thửa ABC nằm trên bản đồ tỷ lệ 1/1000 thì ta có diện tích ngoài thực địa là:

SABC = 1/2a.ha.M2 Trong đó a = 20 mm; ha = 16,5 mm; M là mẫu số tỷ lệ bản đồ = 1000Thay vào ta có:SABC = 1/2.20 mm.16,5 mm.10002 = 165000000 mm2 = 165 m2.Hoặc theo tỷ lệ bản đồ tính cạnh đáy và đường cao tương ứng với thực địa

sau đó mới thay vào công thức để tính diện tích.Khi tỷ lệ 1/1000, a đo trên bản đồ bằng 20 mm thì tương ứng thực địa là

20 m; ha = 16,5 mm thì tương ứng thực địa = 16,5 m do đó diện tích tam giác ABC ngoài thực địa là:

SABC = 1/2.20m.16,5m = 165 m2

Hình 11

A

BC

a

ha

Hình 10

a b

c

h1

h2

a(I)

(II)

166

Page 167: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Ví dụ 2: Giả sử có thửa đất ABCD ngoài thực địa đã được đo vẽ tỷ lệ 1/2000 lên bản vẽ là abcd như hình 11 để tính diện tích thửa đất ABCD ta tiến hành tính diện tích thửa đất đó trên bản đồ như sau:

Dùng thước mm đo được cạnh đáy của 2 tam giác I và II là a = 20,4 mm; đường cao h1 = 8,2 mm; đường cao h2 = 15,7 mm. Ta có: SABCD = Sabcd.M2

Thay các số liệu đo được của cạnh đáy và các đường cao vào công thức trên ta được:

SABCD = 1/2.20,4mm(8,2mm + 15,7mm).20002 SABCD = 975120000mm2 = 975,12 m2

Hoặc tính theo cách khi đo trên bản đồ được bao nhiêu căn cứ vào tỷ lệ bản đồ tính khoảng cách tương ứng ở thực địa. Theo số liệu trên có a đo được trên bản đồ =20,4 mm theo tỷ lệ 1/2000 ứng với thực địa = 40,8m; h1= 8,2mm ứng với thực địa = 16,4m; h2= 15,7mm ứng với thực địa = 31,4 m.

Diện tích thửa đất đó là: SABCD = 1/2. 40,8m ( 16,4m + 31,4m ) = 975,12m2 . 2. Phương pháp đếm ô2.1. Cấu tạo lưới ô vuông

Lưới ô vuông có kích thước 10 cm x 20 cm, được chia làm 200 ô vuông mỗi ô bằng 1 cm2 (1cm x 1cm) và được gọi là một ô lớn. Một ô lớn được chia làm 25 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông nhỏ có cạnh 2mm x 2mm và được gọi là một ô nhỏ. Mỗi ô nhỏ dọc theo chiều ngang được chia đôi bằng nét đứt có kích thước ô là 2mm x 1mm. Như vậy tương ứng với mỗi loại tỷ lệ bản đồ lưới ô vuông sẽ ứng với diện tích ngoài thực địa khác nhau.

Với bản đồ tỷ lệ 1/1000 thì:1 ô lớn (1cm x 1cm) tương ứng với thực điạ là 10m x 10m = 100 m2

1 ô nhỏ (2mm x 2mm) tương ứng với thực địa là 2m x 2m = 4 m2.1 nửa ô nhỏ (2mm x 1mm) tương ứng với thực địa 2m x 1m = 2 m2.Với bản đồ tỷ lệ 1/2000 thì:1 ô lớn (1cm x 1cm) tương ứng với thực điạ là 20m x 20m = 400 m2

1 ô nhỏ (2mm x 2mm) tương ứng với thực địa là 4m x 4m = 16 m2.1 nửa ô nhỏ (2mm x 1mm) tương ứng với thực địa là 4m x 2m = 8 m2.Với bản đồ tỷ lệ 1/5000 thì:1 ô lớn (1cm x 1cm) tương ứng với thực điạ là 50m x 50m = 2500 m2

1 ô nhỏ (2mm x 2mm) tương ứng với thực địa là 10m x 10m = 100 m2.1 nửa ô nhỏ (2mm x 1mm) tương ứng với thực địa là 10m x 5m = 50 m2.

167

Page 168: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2.2 Cách sử dụng

Dùng lưới ô vuông đặt lên thửa cần tính sao cho một cạnh của hình cần tính trùng với nét đậm của lưới ô, xê dịch lưới ô sao cho các cạnh của thửa cần tính chứa được nhiều ô lớn nhất (hình 12).

Sau đó lần lượt đếm có bao nhiêu ô lớn nằm trong ranh giới thửa và đếm số ô nhỏ nằm trong ranh giới thửa còn các ô nhỏ bị cắt thì ước lượng để bù trừ nhau chuyển thành các ô nhỏ. Lấy các ô đếm được nhân với giá trị tương ứng mỗi loại ô theo tỷ lệ bản đồ ở thực địa.

Ví dụ : Trên bản đồ tỷ lệ 1/2000 đếm được 9 ô lớn 15,5 ô nhỏ.Theo tỷ lệ bản đồ 1/2000 thì 1 ô lớn ứng với thực địa là 400 m2; 1 ô nhỏ

ứng với thực địa là 16 m2;Vậy thửa đất trên có diện tích là:SThựcđịa = 400 m2 x 9 + 16 m2 x 15,5 =3848 m2

Tỷ lệ bản đồDiện tích thực địa (m2)

1 ô lớn (1cm x 1cm) 1 ô nhỏ (2mm x 2mm)

1/1000 100 4

1/2000 400 16

1/5000 2500 100

1/10000 10000 400

Để thuận tiện cho việc tính toán diện tích trên bản đồ địa chính theo phương pháp đếm ô, phương pháp phân thửa ra các hình tam giác thì căn cứ vào bảng sau đây :3. Phương pháp tính diện tích theo toạ độ

a

b

c

d

Hình 12

168

Page 169: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Hình 13

Giả sử có thửa ABCD:A ( XA; YA) ; B(XB; YB)C (XC; YC); D(XB; YD)

Để tính diện tích chính xác cho thửa ABCD, thì sử dụng công thức tính diện tích theo toạ độ như sau:

SABCD =

Vậy công thức tổng quát viết ở dạng

(6)

4. Một số quy định trong tính toán diện tíchĐể đảm bảo chính xác diện tích phải tính trên bản vẽ gốc, trường hợp

không có bản gốc mới tính trên bản đồ.Mỗi thửa tính diện tích phải tính hai lần riêng biệt (hai người tính), kết

quả hai lần tính phải có chênh lệch nằm trong hạn sai cho phép, thì lấy kết quả trung bình của hai lần tính làm kết quả chính thức. Nếu hai lần tính có số chênh lớn hơn hạn sai cho phép thì phải tính thêm lần 3, lấy lần 3 so sánh với lần 1 hoặc lần 2, lần nào có số chênh nhỏ hơn hạn sai cho phép thì lấy trung bình của chúng làm kết quả. Nếu lần 3 so với lần 1 và 2 có sai số lớn hơn hạn sai cho phép thì tính lại hai lần mới.

Sai số cho phép tính diện tích giữa hai lần được tính theo công thức:

(7)

Trong đó: SCP : Là sai số cho phép giữa hai lần tính diện tích. M : Là mẫu số tỷ lệ bản đồ.

A(XA, YA)

B(XB, YB)

C(XC, YC)

D(XD, YD)

169

Page 170: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

S : Là diện tích trung bình của hai lần tính (đơn vị m2).Ví dụ : Trên bản đồ tỷ lệ 1:2000 có thửa đất dùng phim tính đếm được :- Lần 1 : 5 ô lớn 16,5 ô nhỏ- Lần 2 : 5 ô lớn 15,0 ô nhỏTính diện tích thửa đất trên.Gọi S1 là diện tích lần 1

S1 = 5 ô lớn x 400 m2 + 16,5 ô nhỏ x 16 m2

S1 = 2264 m2

Gọi S2 là diện tích lần 2 S2 = 5 ô lớn x 400 m2 + 15 ô nhỏ x 16 m2

S2 = 2240 m2

Sai số giữa 2 lần tính được là : S tính = 2264 m2 - 2240 m2 = 24 m2

Tính sai số diện tích cho phép theo công thức (7) ta có :

S cp = 1000

200004,0 mx m2252 2

S cp = 0,8 m m2252 2 = 38 m2

So sánh : tính < Scp

Vậy thửa đất trên có diện tích là 2252 m2

III. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1. Đọc bản đồ và định hướng tờ bản đồ 1.1. Đọc bản đồ

Đọc bản đồ là quá trình chuyển những nội dung biểu thị trên bản đồ thành các yếu tố cụ thể tương ứng ngoài thực địa thông qua ký hiệu qui ước và các ghi chú trên bản đồ.

Ví dụ : Trên bản đồ địa chính của xã, ngôi sao vàng là trụ sở của UBND xã; dấu + là trung tâm y tế , còn trong các thửa đất có ghi loại ruộng đất, số thửa và diện tích của thửa đó.

Căn cứ vào ký hiệu biết được thửa đất đó sử dụng làm gì, thứ tự số thửa là bao nhiêu và có diện tích là bao nhiêu.

170

Page 171: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Ví dụ như hình 14 : 2L : Thửa đất trồng hai vụ lúa trong một năm.7: Số thứ tự của thửa đất là thửa số 7

450: Diện tích của thửa đất là 450 m2

1.2. Sử dụng bản đồ địa chính ngoài trờiKhi mang bản đồ địa chính ra thực địa cần phải định hướng tờ bản

đồ.Định hướng bản đồ là đặt bản đồ nằm ngang trên mặt đất sao cho phương hướng trên bản đồ trùng với phương hướng tương ứng.

Hình 15Để định hướng bản đồ có thể dung:

+ Định hướng bằng địa bàn: đặt bản đồ tại khu vực tương ứng, đặt mép hộp địa bàn trùng với đường khung tây hoặc khung đông tờ bản đồ. Xoay tờ bản đồ đến khi kim địa bàn chỉ song song với mép hộp địa bàn hoặc kim chỉ trùng vạch 0 - 0 của địa bàn thì dừng lại và đã định hướng bản đồ xong. (hình 15).

+ Định hướng theo địa vật đã biết: Đặt bản đồ nằm ngang, điều chỉnh cho điểm trên bản đồ trùng với điểm tương ứng của nó trên thực địa, xoay bản đồ. Cho điểm địa vật lấy hướng có trên bản đồ trùng hướng với địa vật tương ứng ở ngoài thực địa. Địa vật thường dùng để định hướng như tháp chuông, cột ống khói nhà máy, cấp độc lập .... (hình 16).

2L7

450

Hình 14

B

171

Page 172: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2. Chuyển khoảng cách từ thực địa lên bản đồTrường hợp này thường dùng khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính hoặc

khi chỉnh lý bản đồ địa chính có biến động ở thực địa. Tiến hành đo chiều dài nằm ngang của đoạn thảng cần đo ở thực địa, căn cứ vào tỷ lệ tính khoảng cách cần đưa lên bản đồ.

Ví dụ: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm AB đo được ở thực địa bằng 56,4m. khoảng cách cần đưa lên bản đồ là bao nhiêu?

Theo công thức Ll

M

1 hoặc

MLl ở đây M =2000, LAB = 56,4m , thay

vào có : mmmmmlab 2,282000

564002000

4,56

Như vậy khi đoạn thẳng AB có khoảng cách ngang ở thực địa bằng 56,4m.thì biểu thị lên bản đồ tỷ lệ 1/2000 sẽ được khoảng cách là 28,2mm.3. Tính khoảng cách từ bản đồ ra thực địa

Căn cứ vào tờ bản đồ địa chính đã có, khi cần tính khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa giữa 2 điểm bất kỳ nào đó có trên bản đồ địa chính, thì dùng thước thẳng có khắc vạch mm và đo chiều dài giữa 2 điểm đó (đọc ước lượng đến 1/10mm), sau đó dựa vào tỷ lệ bản đồ để tính. Cách tính là lấy chiều dài đo được trên bản đồ nhân với mẫu số của tỷ lệ bản đồ đó.

Ví dụ: Dùng thước nhựa thẳng có khắc vạch mm và đo chiều dài giữa 2 điểm ab trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 bằng 25,3 mm. Tính khoảng cách nằm ngang của đoạn thẳng đó ở ngoài thực địa ?

Theo công thức L AB=lab x M, thay các giá trị vào thì có: LAB= 25,3mmx 2000 = 50600mm =50,6m .

Hình16

172

Page 173: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

4. Tính diện tích thửa đất trên bản đồ địa chính Khi cần tính diện tích thửa đất trên bản đồ địa chính thì áp dụng các

phương pháp tính diện tích đã được giới thiệu ở phần 2, đó là dùng phương pháp phân tích thửa ra các hình tam giác hoặc dùng phương pháp đếm ô bằng phim tính diện tích. Chú ý các phương pháp này dùng cho tính diện tích thửa trên bản đồ địa chính khi có tỷ lệ bản đồ từ 1/1000 và nhỏ hơn. Khi tính diện tích thửa phải tính hai lần riêng biệt nếu kết quả hai lần tính đó có giá trị chênh lệch nằm trong hạn sai cho phép (theo công thức 7) thì lấy kết quả trung bình của 2 lần tính làm diện tích chính thức cho thửa đó.

Ví dụ: Tính diện tích thửa đất ABCD là bao nhiêu m2 , khi dùng phím tính đếm được trên tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 là:

- Lần 1: 3 ô lớn 10,5 ô nhỏ- Lần 2: 3 ô lớn 8,8 ô nhỏ

Để tính diện tích thửa đất ABCD tiến hành như sau: Khi bản đồ địa chính có tỷ lệ 1/2000 thì ứng với 1 ô lớn trên bản đồ bằng

400m2 ở thực địa , 1 ô nhỏ ứng với 16 m2 ở thực địa.Diện tích lần 1 tính được là : S1= 3 ô lớn x400m2 + 10,5 ô nhỏ x 16m2 = 1368m2

Diện tích lần 2 tính được là : S2= 3 ô lớn x400m2 + 8,8 ô nhỏ x 16m2 = 1341m2 Chênh lệch giữa hai lần tính:Stính = S1 – S2 = 1368m2-1341m2 = 25m2

Sai số cho phép tính diện tích giữa hai lần:

2

10004,0 mSxMxS TBcp

)(8,01355100020004,0 22 mSxmxxS TBcp = 0,8x37(m2) = 30m2.

So sánh: Stính<Scp ( 25m2<30m2)Diện tích thửa đất ABCD ở thực địa là 1355m2

Bài 3: CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH1. Mục đích

Trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ranh giới, hình thể thửa đất có sự thay đổi. Chỉnh lý bản đồ địa chính là đảm bảo cho hình thể có trên bản đồ luôn phù hợp với hình thể có ngoài thực địa, vì thế phải theo dõi và chỉnh lý kịp thời, thường xuyên.

173

Page 174: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2. Yêu cầuYêu cầu của chỉnh lý bản đồ địa chính là phải chỉnh lý kịp thời và thường

xuyên.Tài liệu phục vụ cho chỉnh lý bao gồm: bản đồ gốc, bản đồ can, các loại

sổ mục kê, sổ địa chính, biểu thống kê đất đai.Đối với các bản đồ đo vẽ từ lâu, công tác chỉnh lý không thường xuyên thì

trước khi chỉnh lý phải kiểm tra đánh giá chất lượng tài liệu. Qua kiểm tra nếu thay đổi hình thể nhỏ hơn 30%, các điểm chi tiết không lệch quá 0,5mm trên bản đồ gốc hoặc không quá 1mm trên bản can thì mới được chỉnh lý.

Các dụng cụ dùng để đo và chỉnh lý gồm thước dây, Êke, thước đo độ, thước tỷ lệ, tẩy chì, bút mực đỏ.II. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHI TIẾT 1. Khái niệm điểm chi tiết

Điểm chi tiết của các địa vật là những điểm đặc trưng cơ bản cho các địa vật được đo từ thực địa lên bản đồ. Ví dụ như các góc nhà, góc ruộng, các điểm ngã ba, ngã tư.... 2. Phương pháp giao hội cạnh (giao cung)

Phương pháp giao hội cạnh còn được gọi là phương pháp giao cung, phương pháp này thường dùng để bổ sung một số điểm chi tiết hoặc đo vẽ trong khu dân cư (hình 17).

Giả sử có ba điểm A, B, C ngoài thực địa đã được đưa lên bản vẽ cần bổ sung điểm D từ thực địa lên bản vẽ ta tiến hành như sau:

Dùng thước dây đo khoảng cách ở thực địa từ A đến D; từ B đến D; từ C đến D. Trên bản vẽ căn cứ vào các điểm a, b, c lấy làm tâm quay các cung có bán kính lần lượt bằng khoảng cách AD; BD; CD đã thu theo tỷ lệ bản đồ. Ba cung cắt nhau tại một điểm trên bản vẽ đó là điểm d. Tương tự như vậy căn cứ từ ba điểm đã biết đo đến một điểm cần xác định, dựa vào tỷ lệ bản đồ quay các cung ta được điểm cần xác định lên bản vẽ. 3. Phương pháp đường thẳng hàng

Phương pháp đường thẳng hàng áp dụng xác định những điểm chi tiết mới phát sinh mà cùng nằm trên một đường thẳng đã được đưa lên bản vẽ (hình 18).

C

A B

D dc

a b

Hình 17

174

Page 175: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Giả sử có thửa đất ABCD ngoài thực địa đã được đưa lên bản vẽ là abcd, nay thửa đất đó được chia làm hai phần (hình 18a). Như vậy ngoài thực địa mới phát sinh hai điểm I, II. Điểm I nằm trên đoạn thẳng AB; điểm II nằm trên đoạn thẳng CD. Để đưa điểm I, II từ thực địa lên bản vẽ, tiến hành như sau:

Dùng thước dây hoặc máy kinh vĩ đo khoảng cách từ A đến I; đo kiểm tra từ I đến B. Đo khoảng cách từ C đến II; đo kiểm tra từ II đến D. Trên bản vẽ lấy a làm tâm bấm một đoạn bằng AI đo được ở thực địa thu theo tỷ lệ bản đồ lên ab; đo kiểm tra 1b trên bản đồ so với IB ngoài thực địa.

Tương tự như vậy ta bấm được điểm 2 lên bản vẽ, nối 1 với 2 ta được thửa đất abcd thành hai thửa (hình 18b). III. CHUYỂN CÁC BIẾN ĐỘNG TẠI THỰC ĐỊA LÊN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Để chỉnh lý biến động thì tài liệu phải có: Bản đồ gốc, bản đồ can, các loại sổ sách mục kê, sổ địa chính, biểu bảng thống kê, bản đồ dùng để chỉnh lý phải được kiểm tra đánh giá chất lượng, sai số xác định vị trí điểm kiểm tra trên bản đồ gốc 0,5 mm; trên bản đồ can 1 mm.1. Xác định vị trí điểm biến động tại thực địa

Khi chỉnh lý bản đồ thường dùng các phương pháp giao cung (giao hội cạnh); phương pháp đường thẳng hàng. Chọn các điểm làm gốc phải là những điểm rõ nét có trên bản đồ địa chính và tương ứng của chúng ở ngoài thực địa (các góc thửa đất).

Phương pháp giao cung: đo từ 3 điểm đã biết có trên bản đồ tới điểm cần xác định để đưa điểm đó lên bản đồ (hình 17).

Phương pháp đường thẳng hàng: Các điểm cần xác định nằm trên đường thẳng đã biết đã biết, nên chỉ cần đo chiều dài các đoạn nằm trên đường thẳng đó (hình 18).

Khi chỉnh lý bản đồ đối với trường hợp thửa ở thực địa bị thay đổi thì sau khi mang bản đồ ra thực địa đối chiếu, đánh dấu thửa thay đổi, xem xét sự thay đổi để dùng phương pháp chỉnh lý nào cho thích hợp.2. Chuyển nội dung biến động lên bản đồ địa chính

Sau khi đã đo được khoảng cách của các đoạn thẳng có liên quan cần phải đưa lên bản đồ. Căn cứ vào khoảng cách đo được và tỷ lệ bản đồ địa chính dùng thước tỷ lệ, com pa, thước thẳng tiến hành đưa các đoạn thẳng lên bản đồ.

B

C

A

D

I

II

b

c

a

d 2

1

Hình 18 a) Ngoài thực địa b) Trên bản đồ

175

Page 176: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

3. Ví dụ Theo hình vẽ 19 thửa ABCD ở thực địa được phân thành 2 thửa, nhưng

trên bản đồ địa chính vẫn chỉ là một thửa, do đó cần phải đo bổ sung 3 điểm chi tiết I, II, III từ thực địa để đưa lên bản vẽ.

Trong đó điểm I, III chỉnh lý bằng phương pháp đường thẳng hàng, còn điểm II chỉnh lý bằng phương pháp giao cung.

Cụ thể: dùng thước dây đo đoạn AI, ID, CIII, IIIB và các đoạn AII, DII và CII. Căn cứ vào khoảng cách các đoạn đo được ở thực địa và dựa vào tỷ lệ bản đồ tiến hành thu các đoạn AI đưa lên ad đánh dấu được điểm 1, thu đoạn CIII đưa lên CB được điểm 3, lấy a làm tâm quay một cung có bán kính bằng AII thu nhỏ, lấy d làm tâm quay một cung bằng DII thu nhỏ, lấy c làm tâm quay một cung bằng CII thu nhỏ. Ba cung này cắt nhau tại một điểm được điểm 2. Nếu 3 cung cắt nhau tạo thành tam giác sai số thì cạnh lớn nhất của tam giác sai nhỏ hơn hoặc bằng 0,5mm thì lấy điểm giữa của tam giác làm điểm 2.

Sau khi chỉnh lý xong lên bản đồ cần phải tính lại diện tích cho các thửa mới, ghi lại số thửa, vào số sách có liên quan.IV. CHUYỂN CÁC BIẾN ĐỘNG TỪ BẢN ĐỒ RA THỰC ĐỊA 1. Xác định biến động trên bản đồ địa chính

Đối với trường hợp do lý do cần thay đổi theo một thiết kế cho trước như thiết kế kênh mương, đường, chia đất thổ cư. Đối với những trường hợp này được thiết kế sẵn trên bản đồ, từ bản đồ chuyển các điểm thiết kế đó ra thực địa .

Phương pháp chuyển các điểm thiết kế ra thực địa thường dùng phương pháp giao cung, phương pháp thẳng hàng. Chú ý ở đây biết khoảng cách trên bản đồ, tỷ lệ bản đồ cần tính khoảng cách tương ứng chuyển ra thực địa theo công thức L=l.M2. Chuyển biến động từ bản đồ ra thực địa

Căn cứ vào các khoảng cách đo được trên bản đồ đã tính ra tương ứng với thực địa theo tỷ lệ của bản đồ, ra thực địa dùng thước dây và các phương pháp giao cung hoặc đường thẳng hàng để bố trí các điểm.3. Ví dụ

Trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 có thửa đất hình chữ nhật abcd tương ứng với ngoài thực địa ABCD có diện tích 500m2 (chiều dài AB = 25m; chiều

A B

D C

a b

cd

II

I III1

23

Hình 19

176

Page 177: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

rộng AD = 20m), cần tách một thửa đất có diện tích 150m2. Trước tiên đo chiều dài, chiều rộng thửa đất trên bản đồ,dựa vào tỷ lệ bản đồ tính khoảng cách tương ứng nằm ngang ở thực địa, sau đó lấy chiều dài hay chiều rộng làm chuẩn để tính cạnh của thửa đất mới cần tách. Nếu gọi cạnh thửa đất mới cần cấp là L1 thì L1 bằng diện tích thửa đất mới chia cho chiều dài hoặc chiều rộng của thửa ABCD.

Cụ thể nếu lấy chiều dài làm chuẩn thì chiều rộng l1 bằng diện tích của thửa đất mới chia cho chiều dài, còn nếu lấy chiều rộng làm chuẩn thì lấy diện tích của thửa đất mới chia cho chiều rộng.

Trường hợp 1: Khi lấy chiều dài cạnh AB làm chuẩn thì:

Ngoài thực địa trên cạnh AD từ A dùng thước dây đo một đoạn bằng 6m đóng cọc được điểm I, trên cạnh BC từ B đo một đoạn bằng 6m đóng cọc được điểm II. Nối I với II được bờ I-II.

Trường hợp 2: khi lấy chiều rộng cạnh AD làm chuẩn thì:

A B

CD

I II6m

25m

Hình 20

25mA B

CD II

I

7,5m Hình 21

20m

177

Page 178: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

V. ĐO VÀ VẼ TRÍCH THỬA 1. Mục đích

Trong thực tế hiện nay công tác đo trích thửa được sử dụng nhiều trong công tác địa chính nhất là phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đo trích thửa là thể hiện riêng từng thửa lên tờ giấy trích đo. Tuỳ theo kích thước thửa thực tế mà qui định tỷ lệ trích đo là bao nhiêu cho thích hợp. Thường tỷ lệ trích đo thửa là 1: 500 hoặc 1: 200.2. Phương pháp đo và vẽ trích thửa

Trích đo là tiến hành đo bằng thước dây tất cả các cạnh của thửa cần trích đo tại thực địa, đo đến cm.

Khi chuyển vẽ thửa lên tờ trích đo lấy các góc của thửa trên bản đồ địa chính để dựng hình, lấy cạnh đo trực tiếp bằng thước dây ở thực địa thu theo tỷ lệ bản đồ.

Trên tờ trích đo phải ghi đầy đủ hướng bắc, chiều dài các cạnh đến cm, ghi chú các đặc điểm giáp biên của thửa trích đó, như giáp thửa nào, nếu là thổ cư ghi rõ tên chủ hộ (hình 22).

VI. MỐC RANH GIỚI1. Cắm mốc ranh giới

Hình 22

B

Ông Bồng 178

Page 179: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Ranh giới của xã, phường, thị trấn có thể là ranh giới cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. Vì vậy khi cắm mốc ranh phải chọn ranh giới cấp cao nhất để cắm mốc theo cấp đó. Các mốc ranh giới được làm bằng bê tông, có tên, có số thứ tự. Mốc ranh giới sau khi cắm xong ở thực địa, có sơ đồ ghi lại và có ít nhất là 3 khoảng cách từ mốc ranh giới đó đến các điểm địa vật cố định, ổn định và lâu dài, ghi tên địa vật có điểm đó cụ thể (hình 23).2. Phục hồi mốc ranh giới bị mất

Đối với những trường hợp mốc ranh giới bị mất, cần phải phục vụ hồi, tiến hành như sau, dựa trên sơ đồ mốc ranh giới đã cắm trước dây, căn cứ vào các địa vật cố định đã được ghi tên trên sơ đồ, dùng thước dây đo các cung từ các điểm đó, tìm điểm cắt nhau đo từ 3 điểm đến theo khoảng cách đã ghi trên sơ đồ, được điểm mốc ranh giới. Dùng mốc mới chôn tại điểm vừa xác định.3. Quản lý bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản phục vụ cho ngành quản lý đất đai trong các công tác như đăng ký thống kê đất đai, quy hoạch phân bổ sử dụng đất, thanh tra – kiểm tra đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Vì vậy bản đồ địa chính phải được quản lý chặt chẽ, có hệ thống. Đối với cấp xã bản đồ địa chính là các bản sao, để bảo quản lâu dài phải có tủ đựng bản đồ. Bản đồ phải được sắp xếp theo thứ tự phân mảnh, theo khu vực. Các tờ bản đồ nên đánh từ số nào đến số nào để thuận tiện khi tra cứu.

PHẦN THỰC HÀNHĐể phục vụ cho phần thực hành cho môn học sử dụng và chỉnh lý bản

đồ địa chính yêu cầu: 1- VỀ DỤNG CỤ

- Thước dây vải 30m- Thước nhựa thẳng dài 30cm- Bộ que dấu (6 que) - Bút chì, bút mực đỏ

2- TỔ NHÓM THỰC HÀNH Một nhóm có từ 3 đến 4 học viên, mỗi nhóm được trang bị 1 thước dây, 1

thước nhựa thẳng, 1 bộ que dấu, 1 bút chì và 1 bút mực đỏ. 3- GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Chuẩn bị sẵn một số bài tập thực hành. Hướng dẫn cụ thể chi tiết, thao tác làm mẫu. 4- HỌC VIÊN THỰC HÀNH

Học viên làm theo các công việc do giáo viên hướng dẫn và yêu cầu.

179

Page 180: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH:Bài tập 1: Dùng thước dây đo chiều dài 3 đến 5 đoạn thẳng, tính kết quả đo và đánh giá độ chính xác.Bài tập 2 : Sử dụng thước tỷ lệ thẳng để tính khoảng cách từ thực địa đưa lên bản đồ và tính từ bản đồ ra thực địa từ 5 đến 10 đoạn thẳng.Bài tập 3: Tính diện tích 10 đến 15 thửa đất có trên bản đồ theo phương pháp phân thửa ra các hình tam giác và phương pháp đếm ô khi theo tỷ lệ 1/1000; 1/2000; 1/5000 và 1/10000.Bài tập 4: Định hướng tờ bản đồ địa chính theo hướng đã biết hoặc theo địa vật.Bài tập 5: Đo và vẽ trích thửa từ 5 đến 10 thửa theo tỷ lệ 1/500; 1/1000; 1/2000 và 1/5000.Bài tập 6: Chuyển các thửa đất có biến động ngoài thực lên bản đồ địa chính (chỉnh lý từ 5 đến 10 thửa) theo các số liệu khác nhau.Bài tập 7: Chuyển các thửa đất có biến động trên bản đồ địa chính ra thực địa (chỉnh lý từ 3 đến 5 thửa ) theo các số liệu khác nhau.

180

Page 181: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

CHUYÊN ĐỀ 4: ĐĂNG KÝ, THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI VÀ QUẢN LÝHỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

Bài 1. ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LẦN ĐẦU - LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1. Đối tượng đăng ký, cấp Giấy chứng nhận 1.1. Những trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất

* Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu:Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu là việc đăng ký quyền sử dụng đất

thực hiện đối với thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (kể cả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành theo Quyết định 201/QĐ-ĐC và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, và quyền sử dụng đất ở tại đô thị ban hành theo Nghị định 60/CP). Như vậy theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Nghị định số 181/ 2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Thửa đất đang có người sử dụng mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng.Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu có đặc điểm sau đây:Về tính chất công việc: nhà nước xem xét công nhận quyền sử dụng đất

đối với trường hợp đang sử dụng đất, hoặc chính thức xác lập quyền của người sử dụng đất đối với đất được Nhà nước giao, cho thuê. Vì vậy quá trình thực hiện thủ tục đăng ký lần đầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thẩm tra xác định nguồn gốc sử dụng đất và căn cứ vào các quy định của pháp luật về đất đai để công nhận và xác định chế độ sử dụng đối với thửa đất (xác định rõ diện tích được quyền sử dụng, thời hạn sử dụng, hình thức giao hay cho thuê).

Kết quả đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được ghi vào hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đủ điều kiện.

* Đăng ký biến động về sử dụng đấtĐăng ký biến động về sử dụng đất được thể hiện đối với thửa đất đã

được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi về việc sử dụng đất trong các trường hợp sau:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Nghị định số 181/ 2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, đăng ký biến động về sử dụng được thực hiện đối với các trường hợp:

181

Page 182: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Người sử dụng đất được phép đổi tên; - Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất;

- Chuyển mục đích sử dụng đất; - Có thay đổi thời hạn sử dụng đất; - Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà

nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; - Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất; - Nhà nước thu hồi đất. Đặc điểm của đăng ký biến động về sử dụng đất là thực hiện đối với

một thửa đất đã được xác định chế độ sử dụng cụ thể; sự thay đổi bất kỳ nội dung nào có liên quan đến việc sử dụng đất hay chế độ sử dụng của thửa đất đều phải phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó tính chất công việc của đăng ký biến động xác nhận sự thay đổi của nội dung đăng ký theo quy định của pháp luật.

Vì vậy quá trình thực hiện đăng ký biến động phải xác lập căn cứ pháp lý của sự thay đổi theo quy định của pháp luật (lập hợp đồng, tờ khai thực hiện các quyền, quyết định chuyển mục đích hoặc gia hạn sử dụng đất, quyết định đổi tên tổ chức; biên bản hiện trường sạt lở đất...). Trên cơ sở đó thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ địa chính và chỉnh lý hoặc thu hồi Giấy chứng nhận.1.2. Tài sản chứng nhận quyền sở hữu

- Việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản chỉ thực hiện khi chủ sở hữu có nhu cầu và tài sản trên thửa đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Tài sản chứng nhận quyền sở hữu bao gồm: nhà ở, công trình xây dựng; rừng sản xuất là rừng trồng; cây lâu năm.

- Tài sản không chứng nhận quyền sở hữu: theo quy định tại khoản 12- Điều 6 của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì những trường hợp tài sản gắn liền với đất không thể hiện trên Giấy chứng nhận gồm:

+ Nhà ở, công trình xây dựng tạm thời và các công trình phụ trợ ngoài phạm vi công trình chính (ví dụ: lán trại, tường rào, nhà để xe, sân, giếng nước, bể nước, cột điện, ...);

+ Tài sản gắn liền với đất đã có quyết định hoặc thông báo giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Nhà ở, công trình xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng hoặc thời điểm công bố quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng

182

Page 183: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

mà không phù hợp với quy hoạch tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận; lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng;

+ Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó không thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước;+ Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp được chứng nhận

quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP.1.3. Người chịu trách nhiệm đăng ký

- Cá nhân sử dụng đất, sở hữu tài sản trực tiếp làm thủ tục đăng ký; - Người đại diện theo pháp luật thực hiện đăng ký.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 và Điều 2 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì người chịu trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất là người chịu trách nhiệm trước nhà nước đối với việc sử dụng đất của người sử dụng đất đó. Bao gồm:

+ Người đứng đầu của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài sử dụng đất; + Thủ trưởng đơn vị quốc phòng, an ninh; + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với đất do Ủy ban nhân dân cấp

xã đăng ký; + Chủ hộ gia đình sử dụng đất; + Cá nhân, người Vịêt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử

dụng đất; + Người đại diện của cộng đồng dân cư sử dụng đất được Ủy ban nhân

dân cấp xã chứng thực; + Người đứng đầu cơ sở Tôn giáo sử dụng đất; + Người đại diện cho những người có quyền sử dụng chung thửa đất. - Người được ủy quyền thực hiện đăng ký Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 và khoản 2, khoản 3 Điều 115 của

Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì người chịu trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất nói trên được uỷ quyền cho người khác thực hiện đăng ký khi có các điều kiện sau: + Việc uỷ quyền phải lập thành văn bản; đối chủ hộ gia đình, cá nhân, giấy tờ uỷ quyền phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người uỷ quyền hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước; đối với tổ chức giấy tờ ủy quyền phải có dấu của cơ quan và chữ ký của người ủy quyền;

+ Người được ủy quyền phải có đủ năng lực hành vi dân sự.

183

Page 184: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2. Nội dung đăng kýNội dung đăng ký quyền sử dụng đất gồm các thông tin về thửa đất liên

quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Căn cứ vào nội dung đăng ký của người sử dụng đất và quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định nội dung thể hiện vào Giấy chứng nhận và hồ sơ địa chính theo quy định sau: 2.1. Yêu cầu về nội dung đăng ký 2.1.1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản

Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gồm tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản, thông tin phụ trợ, địa chỉ.

- Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh và số giấy chứng minh nhân dân (nếu có), địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng.

- Trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng thì ghi tên cho từng người sử dụng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.

- Trường hợp thừa kế chưa xác định: trong trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà khi cấp Giấy chứng nhận chưa phân chia thừa kế cho từng người thì ghi tên người đại diện được ủy quyền đăng ký đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế. Việc cử người đại diện ghi đăng ký phải thể hiện bằng văn bản thỏa thuận của những người được thừa kế đã xác định (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật). 2.1.1. Thông tin thửa đất

- Vị trí thửa đất Vị trí thửa đất là thông tin pháp lý để tra cứu thửa đất trên hồ sơ địa

chính và xác định vị trí trên thực địa. Yêu nội dung thể hiện về vị trí thửa đất bao gồm:

+ Mã thửa đất Mã thửa đất (MT) được xác định duy nhất đối với mỗi thửa đất, là một

bộ gồm ba (03) số được đặt liên tiếp nhau có dấu chấm (.) ngăn cách (MT=MX.SB.ST); trong đó số thứ nhất là mã số đơn vị hành chính cấp xã (MX) theo quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam, số thứ hai (SB) là số thứ tự tờ bản đồ địa chính (có thửa đất) của đơn vị hành chính cấp xã được đánh số liên tiếp từ số 01 trở đi theo nguyên tắc từ tỷ lệ nhỏ đến tỷ lệ lớn và từ trái sang phải, từ trên xuống duới đối với các bản đồ có cùng tỷ lệ, số thứ ba (ST) là số thứ tự thửa đất trên tờ bản đồ địa chính được đánh số liên tiếp từ số 1 trở đi theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống duới.

184

Page 185: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Địa chỉ thửa đất hay còn gọi là địa danh thửa đất (thôn, bản, ấp, xứ đồng...)

+ Nhận quyền sử dụng đất từ quyền sử dụng chung của hộ gia đình (hoặc của nhóm người sử dụng chung thửa đất) + Nhận quyền sử dụng đất theo bản án (hoặc theo quyết định của toà án nhân dân);

- Ranh giới thửa đất Ranh giới thửa đất được xác định bằng các thông tin bao gồm: hình

thể, kích thước các cạnh thửa, toạ độ đỉnh thửa. + Hình thể thửa đất là thông tin định dạng ranh giới thửa đất và ảnh hưởng

đến độ chính xác diện tích thửa đất. Hình thể thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (bằng nét liền). + Kích thước cạnh thửa: kích thước cạnh thửa đất ảnh hưởng đến độ chính xác về diện tích của thửa đất; làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước đối với đất đai trong việc giao đất, thu hồi đất, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đât đai. Kích thước cạnh thửa đất được thể hiện trên Giấy chứng nhận và sơ đồ kèm theo bản đồ; đơn vị thể hiện là (m), được làm tròn đến hai chữ số thập phân;

+ Toạ độ đỉnh thửa: toạ độ đỉnh thửa là thông tin toán học để định vị các đỉnh và cạnh thửa trên bản đồ, toạ độ đỉnh thửa liên quan đến độ chính xác về diện tích của thửa đất, có ý nghĩa pháp lý định vị thửa đất ở thực địa (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính).

- Diện tích thửa đất Diện tích thửa đất là thông tin định lượng về quy mô thửa đất, làm cơ

sở để định lượng về các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Diện tích thửa đất hiện là (m2), làm tròn số đến một chữ số thập phân và được xác định rõ: diện tích sử dụng “riêng” hay “chung”; diện tích theo từng mục đích sử dụng (thửa đất gồm cả đất ở, vườn, ao).

- Cộng đồng dân cư: tên cộng đồng,, địa chỉ đơn vị hành chính nơi cộng đồng cư trú; - Nguồn gốc sử dụng đất

Nguồn gốc sử dụng đất là cơ sở để xác định chế độ sử dụng đất (giao đất hay thuê, hình thức trả tiền); xác định quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất và thể hiện lịch sử chuyển dịch đất đai (từ Nhà nước, chuyển quyền).

Thông tin về nguồn gốc sử dụng đất phải thể hiện rõ: - Nhà nước giao đất không (hoặc có) thu tiền sử dụng đất - Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần (hoặc hàng năm) - Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì thể hiện: nhà nước công

nhận quyền sử dụng đất như nhà nước giao đất không (hoặc có) thu tiền; nhà

185

Page 186: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

nước công nhận quyền sử dụng đất như nhà nước cho thuê trả tiền một lần (hoặc hàng năm);

- Trường hợp nhận chuyển quyền: thể hiện nguồn gốc của bên chuyển quyền lần đầu và ghi (*), tiếp theo ghi thông tin:

+ Nhận quyền sử dụng đất do chuyển đổi quyền sử dụng đất, + Nhận quyền sử dụng đất do chuyển nhượng quyền sử dụng đất, + Nhận quyền sử dụng đất do thừa kế quyền sử dụng đất, + Nhận quyền sử dụng đất do tặng cho quyền sử dụng đất, + Nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan thi hành án; + Nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành; + Nhận quyền sử dụng đất theo quyết định hành chính giải quyết khiếu nại

(hoặc theo tố cáo) về đất đai; + Nhận quyền sử dụng đất theo hợp đồng thế chấp, bảo lãnh để xử lý nợ; + Nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đấu giá quyền sử dụng đất; - Mục đích sử dụng đất Mục đích sử dụng đất là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng đất theo quy định của pháp luật, đồng thời làm căn cứ để quản lý việc sử dụng đất theo quy hoạch.

Thông tin mục đích sử dụng đất phải thống nhất với mục đích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ địa chính, mục kê đất và bản đồ địa chính. Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì thể hiện cả mục đích chính và mục đích phụ.

Mục đích sử dụng đất được thể hiện bằng tên gọi và mã (kí hiệu): thể hiện bằng tên gọi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bằng ký hiệu trên hồ sơ địa chính theo hướng dẫn tại các trang đầu mỗi quyển sổ.

- Thời hạn sử dụng đất Thời hạn sử dụng đất là thông tin định lượng về thời gian mà người sử dụng

đất được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Thời hạn sử dụng đất được thể hiện trên hồ sơ địa chính và trên Giấy chứng nhận như sau:

+ Sử dụng đất có thời hạn thì ghi "ngày-tháng-năm" hết hạn sử dụng + Sử dụng đất ổn định lâu dài ghi "Lâu dài"; - Nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện

Nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện là căn cứ xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất phải thực hiện. Yêu cầu thể hiện nội dung thông tin này như sau:

- Các khoản nghĩa vụ chưa thực hiện phải thể hiện: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế chuyển quyền, lệ phí trước bạ;

186

Page 187: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Loại nghĩa vụ tài chính được chậm nộp hoặc được nợ; khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với khoản tiền chưa thực hiện thì thể hiện: đã nộp nghĩa vụ tài chính.2.1.3. Tài sản gắn liền với đất

Tài sản gắn liền với đất được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ địa chính. Nội dung thông tin về tài sản thể hiện như sau: - Đối vớí nhà ở: ghi " loại nhà, diện tích xây dựng (chiếm đất)", các thông tin khác có liên quan ( diện tích sàn, kết cấu, cấp hạng, số tầng, năm hoàn thành...)".

- Công trình xây dựng khác: gồm tên công trình, tên từng hạng mục và diện tích xây dựng, kết cấu, năm hoàn thành xây dựng, cấp công trình...

- Cây rừng: diện tích có cây, nguồn gốc tạo lập2.1.4. Những hạn chế về quyền sử dụng đất và ghi chú Những hạn chế về quyền sử dụng đất là thông tin hạn chế một phần về quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. - Những trường hợp có hạn chế về quyền sử dụng đất phải thể hiện gồm:

+ Đất thuộc quy hoạch sử dụng vào mục đích khác; + Đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình; + Có hạn chế diện tích xây dựng; + Hạn chế khác. - Yêu cầu thông tin phải thể hiện gồm: + Phạm vi hạn chế: toàn bộ thửa đất hoặc ranh giới (vị trí, hình thể,

kích thước), diện tích phần đất có hạn chế quyền sử dụng đất; + Nội dung hạn chế: thuộc quy hoạch sử dụng đất phải thu hồi, hoặc

thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, hoặc không được xây dựng, hoặc tường (lối đi) chung.

- Khi có thay đổi yêu cầu về hạn chế: phải thể hiện lại phù hợp với sự thay đổi đó.2.2. Nội dung kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu

Nội dung kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu gồm: - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản - Thông tin về thửa đất: + Số hiệu thửa, diện tích: căn cứ theo kết quả đo đạc;+ Nội dung khác: mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử

dụng, thời điểm sử dụng...Trường hợp không có giấy tờ thì kê khai theo hiện trạng sử dụng, thời

điểm sử dụng.

187

Page 188: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính:- Tài sản gắn liền với đất (kê khai nếu có nhu cầu).Chú ý: không kê khai thông tin về ranh giới thửa đất; hạn chế về quyền sử

dụng đất.II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN1. Một số quy định chung1.1. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký được thực hiện theo quy định tại Điều 121 của Nghị định số 181/ 2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Nguyên tắc chung: thời gian thực hiện thủ tục đăng ký là thời gian làm việc hành chính, không kể thời gian luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể cho từng loại thủ tục, từng cơ quan giải quyết.

- Khung thời gian tối đa: + Cấp Giấy chứng nhận lần đầu: 50 ngày;+ Cấp lại, cấp bổ sung tài sản: 30 ngày;+ Đăng ký biến động: 15 ngày; + Đăng ký thế chấp: 01 ngày+ Cấp Giấy chứng nhận cho người trúng đấu giá, đấu thầu dự án: 15 ngày:+ Chuyển thuê đất sang giao đất có thu tiền: 8 ngày;+ Chuyển mục đích sử dụng đất (đăng ký 18 ngày; phải xin phép là 30 ngày);+ Gia hạn sử dụng đất: 20 ngày;+ Tách thửa, hợp thửa: 15 ngày.- Các trường hợp được tăng thêm thời hạn+ Đối với địa phương thuộc khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa

thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai có thể được tăng thêm nhưng không qúa mười lăm (15) ngày làm việc đối với mỗi trường hợp.

+ Trường hợp phải trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính khi thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính có thể được tăng thêm nhưng không qúa hai mươi (20) ngày làm việc đối với mỗi trường hợp. 1.2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký

- Văn phòng đăng ký thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

Văn phòng đăng ký thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trao Giấy chứng nhận đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, cơ sở Tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư

188

Page 189: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường+ Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách

nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trao Giấy chứng nhận đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại phường.

+ Đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại xã, thị trấn nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận; cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất). Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian không quá hai mươi (20) ngày , Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm kiểm tra xác nhận vào đơn; thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất (đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính); công bố công khai kết quả đăng ký; chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm sao y bản chính (đóng dấu của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) đối với Giấy chứng nhận có nội dung chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng để gửi cho cơ quan có liên quan để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của từng ngành. 1.3. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận1.3.1. Chứng nhận quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất được chứng nhận quyền sử dụng đất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 49 của Luật Đất đai năm 2003. Cụ thể:

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật Đất đai 2003 (quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

189

Page 190: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.

- Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; - Người mua nhà ở gắn liền với đất ở;

1.3.2. Chứng nhận quyền sở hữu nhà 1.3.2.1. Hộ gia đinh, cá nhân trong nước

Đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có một trong các loại giấy tờ sau:

- Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

- Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; - Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ

mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI “về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991”, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991”;

- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

- Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ hợp pháp mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó;

190

Page 191: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ hợp pháp về nhà ở thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật; trường hợp nhà ở xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006.1.3.2.2. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở

Trường hợp chủ sở hữu nhà ở (hộ gia đình, cá nhân) nhưng không đồng thời là người sử dụng đất ở thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại mục 1.3.2.1 thì phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.1.3.3. Chứng nhận quyền sở hữu công trinh xây dựng 1.3.3.1. Hộ gia đinh, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư

Đối với Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư, để được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng phải có một trong các loại giấy tờ sau:

- Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng;

- Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân;

- Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ hợp pháp, mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 (ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành) có chữ ký của các bên có liên quan và được Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên xác nhận; trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp

191

Page 192: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

giấy chứng nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó;

- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy hợp pháp về quyền sở hữu công trình xây dựng thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, không có tranh chấp về quyền sở hữu và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; trường hợp công trình được xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về công trình xây dựng không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004.1.3.3.2. Trường hợp chủ sở hữu công trinh xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất

Đối với trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu công trình theo quy định, phải có văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.1.3.4. Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

Chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được chứng nhận quyền sở hữu rừng nếu vốn để trồng rừng, nhận chuyển nhượng rừng, được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và phải có một trong các giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng; - Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế

đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật;

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ hợp pháp nêu trên, trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp về quyền sở hữu rừng; - Trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ hợp pháp về sở hữu tài sản, phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng đã được công chứng hoặc chứng thực và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất.

192

Page 193: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

1.4. Thẩm quyền được cấp Giấy chứng nhận* Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyệnỦy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân;

người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở; cộng đồng dân cư* Ủy ban nhân dân cấp tỉnhỦy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước; tổ

chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư sử dụng đất tại Việt Nam* Uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài trong các trường hợp sau:

- Người sử dụng đất đó có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; có quyết định giao lại đất hoặc hợp đồng thuê đất của Ban quản lý khu công nghệ cao, Ban quản lý khu kinh tế; có văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; có kết quả hoà giải tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận; có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sát nhập tổ chức; có văn bản về việc chia tách hoặc sát nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật; có thoả thuận về xử lý quyền sử dụng đất đó thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật; có quyết định hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, có bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định của cơ quan thi hành án.

- Người sử dụng đất thực hiện đăng ký biến động về sử dụng đất khi hợp thửa, tách thửa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP mà thửa đất trước khi hợp thửa, tách thửa đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Người sử dụng đất được cấp lại hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 5 Điều 41 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.

- Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp theo pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 quy định tại khoản 6 Điều 41 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.

* Điều kiện ủy quyền cấp Giấy chứng nhận Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp

Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và đóng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường khi có các điều kiện sau:

193

Page 194: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có bộ máy, cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cấp đổi, cấp lại, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận2.1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại xã2.1.1. Trường hợp thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của chủ khác

* Hồ sơ đăng ký - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; - Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản

1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có); - Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về

đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có). * Trinh tự thực hiện - Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

cấp huyện hoặc nộp tại Uỷ ban nhân dân xã. - Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã: Trường hợp người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã thì Uỷ

ban nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: + Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng

tranh chấp quyền sử dụng đất; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt.

Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện xác nhận phải thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất;

+ Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã (thời hạn công khai là 15 ngày); xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai;

+ Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất. - Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện:

194

Page 195: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả (đối với trường hợp người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện);

+ Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

+ Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Giấy chứng nhận và ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;

+ Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, trường hợp nộp hồ sơ tại xã thì gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân xã để trao cho người được cấp Giấy chứng nhận.2.1.2. Trường hợp tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất

* Hồ sơ đăng ký - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; - Một trong các loại giấy tờ theo quy định liên quan đến quyền sở hữu về

nhà ở hoặc công trình xây dựng hoặc rừng sản xuất là rừng trồng. - Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo

quy định của pháp luật (nếu có); - Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ

chứng minh quyển sở hữu đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng). * Trinh tự thực hiện. - Chủ sở hữu tài sản nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

cấp huyện hoặc nộp tại Uỷ ban nhân dân xã (đối với trường hợp người sử dụng đất, là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại xã)

- Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã Trường hợp người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã thì Uỷ

ban nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: + Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng

tranh chấp quyền sở hữu tài sản; + Kiểm tra, xác nhận vào sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng; + Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã (thời

hạn công khai là 15 ngày); xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai;

+ Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. - Trách nhiệm của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện:

195

Page 196: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả (đối với trường hợp người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện);

+ Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác định đủ điều kiện hay không đủ điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản và xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Chú ý: Trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp huyện. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

+ Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Giấy chứng nhận;

+ Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, trường hợp nộp hồ sơ tại xã thì gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân xã để trao cho người được cấp Giấy chứng nhận.

2.1.3. Trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở, công trinh xây dựng

* Hồ sơ đăng ký

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);

- Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Nghị định 88/2009/NĐ-CP đối với trường hợp tài sản là nhà ở;

- Giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định 88 đối với trường hợp tài sản là công trình xây dựng;

- Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);

- Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).

* Trinh tự thực hiện

(Trình tự thực hiện trong trường hợp này tương tự như đối với trường hợp quy định tại mục 2.1.1 và mục 2.1.2).

196

Page 197: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2.1.4. Trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

* Hồ sơ đăng ký - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; - Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản

1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 (nếu có); - Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu rừng cây theo quy định tại các

khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 10 của Nghị định 88/2009/NĐ-CP; - Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo

quy định của pháp luật (nếu có). * Trinh tự thực hiện

(Trình tự thực hiện trong trường hợp này tương tự như đối với trường hợp quy định tại mục 2.1.1 và mục 2.1.2).2.2. Thủ tục cấp đổi, cấp lại, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận2.2.1. Thủ tục cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận

* Trường hợp cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận - Việc cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện trong các trường

hợp Giấy chứng nhận bị ố, nhòe, rách, hư hỏng hoặc do đo đạc lại. - Người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của

Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 mà có yêu cầu xác nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp.

* Hồ sơ đăng ký - Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận; - Giấy chứng nhận đã cấp - Hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản (đối với trường hợp xác nhận

bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) * Trinh tự thực hiện - Người có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận nộp đơn đề nghị cấp đổi

giấy chứng nhận kèm theo Giấy chứng nhận đã cấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận; trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận.

- Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp mà có yêu cầu bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với hoặc trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 mà có yêu cầu xác nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp thì thực hiện theo quy định tại mục 2.1.2.

197

Page 198: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2.2.2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất * Hồ sơ đăng ký - Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận; - Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an xã nơi mất giấy; - Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về việc đã niêm yết thông báo

mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã. * Trinh tự thực hiện - Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng

ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận. - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ; trình cơ quan

nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời cấp lại Giấy chứng nhận mới; trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất3.1. Khái niệm

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) là chứng thư pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản.3.2. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận

- Giấy chứng nhận được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó.

- Thửa đất có nhiều người sử dụng đất, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất, từng chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

- Giấy chứng nhận được cấp cho người đề nghị cấp giấy sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp Giấy chứng nhận, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; trường hợp Nhà nước cho thuê đất thì Giấy chứng nhận được cấp sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất và đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đã ký.3.3. Nội dung Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận gồm những nội dung chính sau:- Quốc hiệu, Quốc huy, tên của Giấy chứng nhận "Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất"; 198

Page 199: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;- Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận

3.4. Mẫu Giấy chứng nhận - Giấy chứng nhận (GCN) là chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có

thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất làm cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản.

Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây:

+ Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường; + Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; + Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận";

+ Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.

- Nội dung và hình thức cụ thể của Giấy chứng nhận được thể hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT- BTNMT.III. LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

1. Khái niệm hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính là các tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách, trong đó chứa

đựng những thông tin cần thiết về tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý của đất đai, được thiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký biến động về sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.

Hồ sơ địa chính gồm Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

199

Page 200: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 2.1. Điều kiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội dung

thông tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định tại Thông tư 09/2009/TT-BTNMT;

- Từ cơ sở dữ liệu địa chính in ra được: + Giấy chứng nhận; + Bản đồ địa chính theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định; + Sổ mục kê đất đai và Sổ địa chính theo mẫu quy định tại Thông tư

09/2009/TT-BTNMT; + Biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợp kết quả cấp Giấy

chứng nhận và đăng ký biến động về đất đai theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;

+ Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc một khu đất (gồm nhiều thửa đất liền kề nhau);

+ Tìm được thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụng đất, tìm được thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất; tìm được thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất khi biết vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính, tìm được vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính khi biết thông tin về thửa đất, người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất;

- Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị trí, kích thước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành và số vào Sổ cấp Giấy chứng nhận;

- Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu địa chính được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.2.2. Yêu cầu phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu địa chính

Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu địa chính phải bảo đảm các yêu cầu: - Bảo đảm nhập dữ liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ

dữ liệu địa chính theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lâp, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

200

Page 201: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu địa chính trên nguyên tắc chỉ được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và chỉ do người được phân công thực hiện; bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy nhập thông tin trong cơ sở dữ liệu;

- Bảo đảm yêu cầu về an toàn dữ liệu; - Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến

động về sử dụng đất trong lịch sử; - Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất

đai dưới các hình thức tra cứu trên mạng; trích lục bản đồ địa chính đối với từng thửa đất; trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất; tổng hợp thông tin đất đai; sao thông tin đất đai vào thiết bị nhớ;

- Bảo đảm tính tương thích với các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu khác, phần mềm ứng dụng đang sử dụng phổ biến tại Việt Nam.3. Nguyên tắc, trách nhiệm lập và cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính3.1. Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính

Việc lập hồ sơ địa chính phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

- Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự thủ tục, hình thức, quy cách đối với mỗi loại tài liệu.

- Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải bảo đảm chính xác nội dung thông tin thửa đất với Giấy chứng nhận và với hiện trạng sử dụng đất. Cụ thể:

+ Thống nhất giữa bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động; + Thống nhất giữa giữa bản gốc và các bản sao của hồ sơ địa chính; + Thống nhất giữa giữa các loại tài liệu địa chính với Giấy chứng nhận

và hiện trạng sử dụng đất.3.2. Trách nhiệm lập, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đầu tư và chỉ đạo việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính.

- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đo vẽ bản đồ địa chính và chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính ở địa phương.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

+ Tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính; + Chỉnh lý dữ liệu bản đồ địa chính và cập nhật, chỉnh lý dữ liệu thuộc

tính địa chính đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận của cấp tỉnh;

201

Page 202: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ In Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng;

+ Trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính trên giấy và sao hai (02) bộ, một (01) bộ gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, một (01) bộ gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trườngchịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

+ Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính đối với cỏc trường hợp thuộc thẩm quyền cấp mới hoặc chỉnh lý Giấy chứng nhận của cấp huyện;

+ Trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên giấy theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT.

- Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa chính trên giấy đang quản lý đối với tất cả các trường hợp biến động về sử dụng đất. 4. Quy định về lập hồ sơ địa chính4.1. Lập sổ mục kê đất4.1.1. Khái niệm, mục đích lập sổ

- Khái niệm sổ mục kê đất đai Sổ mục kê đất đai là sổ dung để ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm

đất nhưng không có ranh giới khép kín trên bản đồ. - Mục đích lập sổ Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin thửa đất

và làm cơ sở để thống kê, kiểm kê đất đai.4.1.2. Nguyên tắc lập sổ

- Nội dung thông tin thửa đất thể hiện trên Sổ mục kê đất đai gồm số thứ tự thửa, tên người sử dụng đất hoặc người được giao quản lý đất, mã loại đối tượng sử dụng đất hoặc đối tượng quản lý đất, diện tích, mục đích sử dụng đất (bao gồm mục đích sử dụng đất theo Giấy Chứng nhận đã cấp, mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, mục đích sử dụng đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai, mục đích sử dụng đất chi tiết theo yêu cầu thống kê, kiểm kê của từng địa phương).

- Nội dung thông tin về đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất thể hiện trên Sổ mục kê đất đai gồm mã đối tượng chiếm đất, tên người được giao quản lý đất, mã loại đối tượng quản lý đất và diện tích của từng đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất trên mỗi tờ bản đồ.

202

Page 203: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Sổ được lập cùng với việc lập bản đồ địa chính hoặc được in ra từ cơ sở dữ liệu địa chính. Thông tin thửa đất và các đối tượng chiếm đất khác trên Sổ phải phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận mà có thay đổi nội dung thông tin so với hiện trạng khi đo vẽ bản đồ địa chính thì phải được chỉnh sửa cho thống nhất với Giấy chứng nhận.

- Sổ mục kê đất đai được lập chung cho các tờ bản đồ địa chính theo trình tự thời gian lập bản đồ. Thông tin trên mỗi tờ bản đồ được ghi vào một phần gồm các trang liên tục trong Sổ. Khi ghi hết Sổ thì lập quyển tiếp theo để ghi cho các tờ bản đồ còn lại và phải bảo đảm nguyên tắc thông tin của mỗi tờ bản đồ được ghi trọn trong một quyển. Đối với mỗi phần, các trang đầu được sử dụng để ghi thông tin về thửa đất theo số thứ tự thửa, tiếp theo để cách số lượng trang bằng một phần ba (1/3) số trang đã vào Sổ cho tờ bản đồ đó rồi ghi thông tin về các công trình theo tuyến, các đối tượng thủy văn theo tuyến, các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên tờ bản đồ.

- Trường hợp trích đo địa chính thửa đất hoặc sử dụng sơ đồ, bản đồ không phải là bản đồ địa chính thì lập riêng Sổ mục kê đất đai để thể hiện thông tin về thửa đất theo tờ trích đo địa chính, sơ đồ, bản đồ đó; thứ tự thể hiện trong Sổ theo thứ tự số hiệu của tờ trích đo, số hiệu tờ bản đồ, sơ đồ; số hiệu của tờ trích đo được ghi vào cột “Số thứ tự thửa đất”, ghi số “00” vào cột “Số thứ tự tờ bản đồ”, ghi “Trích đo địa chính” vào cột “Ghi chú”. Nội dung thông tin về thửa đất và thông tin về các công trình theo tuyến và các đối tượng thủy văn theo tuyến được ghi như quy định đối với bản đồ địa chính.4.1.3. Cách ghi sổ

4.1.3.1. Thửa đất

Thửa đất được ghi vào sổ mục kê đất đai theo quy định sau:

* Dòng Số thứ tự tờ bản đồ: ghi số thứ tự của tờ bản đồ địa chính trong phạm vi mỗi xã theo quy định tại Quy phạm thành lập bản đồ địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

* Cột Số thứ tự thửa đất: ghi số thứ tự thửa đất từ số 01 đến số cuối cùng trên mỗi tờ bản đồ địa chính.

* Cột Tên người sử dụng, quản lý: (cách ghi cụ thể theo hướng dẫn ở phần viết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)

* Cột Đối tượng sử dụng, quản lý: ghi đối tượng sử dụng đất bằng mã (ký hiệu) là "GDC" đối với hộ gia đình, cá nhân; "UBS" đối với Ủy ban nhân dân cấp xã; "TKT" đối với tổ chức kinh tế trong nước; "TKH" đối với tổ chức khác trong nước (bao gồm cả cơ sở tôn giáo); "TLD" đối với doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; "TVN" đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; "TNG" đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; "TVD" đối với doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; "CDS" đối với cộng đồng dân cư và ghi đối tượng được Nhà nước giao đất để quản lý bằng ký hiệu là "UBQ" đối với

203

Page 204: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Ủy ban nhân dân cấp xã; "TPQ" đối với Tổ chức phát triển quỹ đất; "TKQ" đối với tổ chức khác; "CDQ" đối với cộng đồng dân cư.

* Cột Diện tích: ghi diện tích của thửa đất theo đơn vị mét vuông (m2) làm tròn đến một (01) chữ số thập phân.

- Trường hợp thửa đất do nhiều người sử dụng nhưng xác định được diện tích sử dụng riêng của mỗi người thì ghi diện tích sử dụng riêng đó vào dòng tương ứng với tên người sử dụng đất đã ghi ở cột Tên người sử dụng, quản lý.

- Đối với đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận có diện tích nhỏ hơn diện tích thửa đất thì ghi mục đích sử dụng tương ứng vào cột mục đích sử dụng; trường hợp nhiều người sử dụng chung thửa đất đó thì ghi diện tích cửa từng mục đích sử dụng xuống các dòng dưới kế tiếp và ghi mục đích sử dụng tương ứng với từng người sử dụng ghi ở cột Tên người sử dụng, quản lý.

* Cột Mục đích sử dụng gồm bốn cột Cấp GCN, Quy hoạch, Kiểm kê, Chi tiết.

Mục đích sử dụng tại các cột Cấp GCN, Quy hoạch, Kiểm kê, được ghi bằng mã (ký hiệu) theo quy định tại thông tư 08/2007/TT- BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Cột Cấp GCN: ghi theo mục đích đã ghi trên GCN quyền sử dụng đất. - Cột Quy hoạch: ghi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.. - Cột Kiểm kê: mục đích sử dụng đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai được

thể hiện bằng mã thống nhất với bản đồ địa chính + Cột Chi tiết: ghi cụ thể loại cây trồng trên thửa đất, theo yêu cầu của từng

địa phương như; (Cà phê, Chè, Xoài, Tôm...) Bảng ký hiệu (mã) mục đích sử dụng ghi vào cột "Cấp GCN" và cột

"Kiểm kê"

Mục đích sử dụng Mã ghi trên cột Cấp GCN

Mã ghi trên cột Kiểm kê

Nhóm đất nông nghiệp- Đất trồng lúa LUA+ Đất chuyên trồng lúa nước LUC+ Đất trồng lúa nước còn lại LUK+ Đất trồng lúa nương LUN-Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC COC- Đất trồng cây hàng năm khác HNK+ Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK+ Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK- Đất trồng cây lâu năm CLN+ Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC+ Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ

204

Page 205: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Mục đích sử dụng Mã ghi trên cột Cấp GCN

Mã ghi trên cột Kiểm kê

+ Đất trồng cây lâu năm khác LNK- Đất rừng sản xuất RSX+ Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN+ Đất có rừng trồng sản xuất RST+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK+ Đất trồng rừng sản xuất RSM- Đất rừng phòng hộ RPH+ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN+ Đất có rừng trồng phòng hộ RPT+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ RPK+ Đất trồng rừng phòng hộ RPM- Đất rừng đặc dụng RDD+ Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN+ Đất có rừng trồng đặc dụng RDT+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng RDK+ Đất trồng rừng đặc dụng RDM-Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS+ Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn TSL+ Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN- Đất làm muối LMU LMU- Đất nông nghiệp khác NKH NKHNhóm đất phi nông nghiệp- Đất ở tại nông thôn ONT ONT- Đất ở tại đô thị ODT ODT- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của Nhà nước TSC TSC- Đất trụ sở khác TSK TSK- Đất quốc phòng CQP CQP- Đất an ninh CAN CAN- Đất khu công nghiệp SKK SKK- Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC SKC- Đất cho hoạt động khoáng sản SKS SKS- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX SKX- Đất giao thông không kinh doanh DGT DGT- Đất thuỷ lợi không kinh doanh DTL DTL- Đất công trình năng lượng DNL DNL- Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV DBV- Đất cơ sở văn hóa không kinh doanh DVH DVH- Đất cơ sở y tế DYT DYT- Đất cơ sở giáo dục DGD DGD

205

Page 206: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Mục đích sử dụng Mã ghi trên cột Cấp GCN

Mã ghi trên cột Kiểm kê

- Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT DTT- Đất cơ sở nghiên cứu khoa học DKH DKH- Đất cơ sở dịch vụ xã hội DXH DXH- Đất chợ được giao không thu tiền DCH DCH- Đất có di tích, danh thắng DDT DDT- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA DRA- Đất tôn giáo TON TON- Đất tín ngưỡng TIN TIN- Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD NTD- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON SON- Đất có mặt nước chuyên dùng MNC MNC- Đất phi nông nghiệp khác PNK PNKNhóm đất chưa sử dụng ( ghi trên cột kiểm kê)- Đất bằng chưa sử dụng BCS- Đất đồi núi chưa sử dụng DCS - Núi đá không có rừng cây NCS

Bảng 1- 1 - Cột Ghi chú ghi chú thích trong các trường hợp về; + Loại bản đồ, sơ đồ hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa đo

vẽ bản đồ địa chính; + Ghi số thứ tự của các thửa đất mới đối với trường hợp tách thửa hoặc

hợp thửa; + Ghi loại thông tin đã thay đổi nh: trường hợp thay đổi mục đích sử

dụng đất thì ghi thêm ký hiệu “KKE-“ đối với mục đích sử dụng theo kiểm kê, “GCN-“ đối với mục đích sử dụng theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, “QHO-" đối với mục đích sử dụng theo quy hoạch, sau đó ghi nội dung thông tin thay đổi trong trường hợp có biến động về sử dụng đất mà không tạo thành thửa đất mới. Nội dung tại cột Ghi chú về loại đối tượng sử dụng, quản lý, mục đích sử dụng của thửa đất và nội dung ghi chú về thửa đất được ghi bằng mã (ký hiệu. Nội dung ghi chú được ghi liên tục từ dòng đầu trong cột Ghi chú theo thứ tự biến động của thửa đất trong cùng trang sổ mục kê đất đai.4.1.3.2. Các đối tượng chiếm đất

Đối với đất giao thông, hệ thống thuỷ lợi, các công trình không theo tuyến mà có sử dụng đất hoặc có hành lang bảo vệ an toàn công trình theo tuyến được ghi theo quy định sau:

206

Page 207: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Cột Số thứ tự thửa đất : ghi số thứ tự từ số 01 trở đi đối với từng loại đối tượng như: đường giao thông; hệ thống thủy lợi; sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thuỷ văn khác theo tuyến; đất chưa sử dụng.

- Cột Tên người sử dụng đất ghi tên tổ chức được giao quản lý đối với từng công trình được nhà nước giao cho quản lý như: giao thông, hệ thống thuỷ lợi, công trình khác theo tuyến... Khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín thuộc mỗi tờ bản đồ địa chính (trường hợp chưa giao cho tổ chức quản lý thì ghi "UBND xã"); ghi loại đối tượng được giao, quản lý vào cột Đối tượng sử dụng, quản lý; Ghi tên từng đối tượng (nếu có) vào cột ghi chú.

- Cột Diện tích: ghi diện tích của phần đường giao thông, phần hệ thống thuỷ lợi, phần công trình khác theo tuyến, phần sông ngòi, kênh rạch, suối và đối tượng thuỷ văn khác theo tuyến, phần khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên phạm vi của mỗi tờ bản đồ.

- Cột mục đích sử dụng: ghi bằng ký hiệu quy ước đối với từng loại đối rượng (theo hướng dẫn quy định)4.2. Lập sổ địa chính4.2.1. Khái niệm, mục đích và nguyên tắc lập sổ

* Khái niệm: sổ địa chính là sổ được in từ cơ sở dữ liệu địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã để thể hiện thông tin về người sử dụng đất và thông tin về sử dụng đất của người đó đối với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận.

* Mục đích lập sổ: sổ địa chính được lập để thể hiện kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các tổ chức, cơ sở tông giáo, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam địng cư ở nước ngoài.

* Nguyên tắc lập sổ - Sổ địa chính có 3 phần. + Phần một bao gồm người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người

Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc trường hợp mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, tổ chức và cá nhân nước ngoài.

+ Phần hai bao gồm người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, tổ chức và cá nhân nước ngoài.

+ Phần ba bao gồm người sử dụng đất là người mua căn hộ trong nhà chung cư;

- Thứ tự của người sử dụng đất trong Sổ địa chính được sắp xếp theo thứ tự cấp Giấy chứng nhận đối với Giấy chứng nhận đầu tiên của người đó;

- Mỗi người sử dụng đất hoặc người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc mỗi chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được lập một (01) trang sổ riêng để thể hiện thông tin về các thửa đất, các tài sản gắn liền

207

Page 208: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

với đất của người đó trong phạm vi xã, phường, thị trấn; trường hợp lập một trang ghi không hết các thửa đất, các tài sản gắn liền với đất của người đó thì lập nhiều trang để ghi; cuối trang thứ nhất ghi số của trang tiếp theo, đầu trang tiếp theo ghi số của trang trước; trường hợp trang tiếp theo ở quyển khác thì ghi thêm số hiệu quyển sau số hiệu trang tiếp theo.

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có tên trên Sổ Địa chính thì ghi tiếp thông tin về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào trang sổ đã lập của người đó.4.2.2. Cách ghi sổ địa chính

Các thông tin chính được ghi trong Sổ địa chính gồm: * Mục I- Người sử dụng đất ghi theo thông tin ghi trên Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất (GCN). * Mục II- Thửa đất ghi thông tin về thửa đất phù hợp với thông tin trên

GCN theo quy định sau: - Cột Ngày tháng năm vào sổ: ghi cụ thể ngày, tháng, năm đăng ký thửa

đất vào trang sổ địa chính. - Cột Số thứ tự thửa đất: ghi số thứ tự thửa đất theo số thứ tự tờ bản đồ. - Cột Số thứ tự tờ bản đồ: ghi số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất

hoặc ghi “00” đối với trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính (nơi chưa có bản đồ địa chính); ghi số hiệu của tờ bản đồ, sơ đồ đối với trường hợp sử dụng bản đồ, sơ đồ khác;

- Cột Diện tích sử dụng: ghi diện tích của thửa đất theo đơn vị mét vuông (m2) làm tròn số đến một (01) chữ số thập phân theo quy định sau:

+ Trường hợp người sử dụng đất được quyền sử dụng toàn bộ thửa đất thì ghi diện tích của thửa đất đó vào cột Riêng và ghi "không" vào cột Chung,

+ Trường hợp người sử dụng đất gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng chung thửa đất thì ghi diện tích của thửa đất đó vào cột Chung và ghi "không" vào cột Riêng,

+ Trường hợp thửa đất có phần diện tích thuộc quyền sử dụng chung của nhiều người và có phần diện tích thuộc quyền sử dụng riêng của từng người thì ghi diện tích đất sử dụng chung vào cột Chung, diện tích đất sử dụng riêng vào cột Riêng,

+ Đối với thửa đất có vườn, ao gắn với nhà ở trong khu dân cư mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích thửa đất thì ghi tổng diện tích thửa đất, sau đó ghi diện tích đất ở, diện tích đất còn lại thuộc nhóm đất nông nghiệp phù hợp với hiện trạng sử dụng đất vào các dòng dưới kế tiếp và ghi mục đích sử dụng tương ứng vào cột Mục đích sử dụng;

- Cột Mục đích sử dụng: ghi mục đích sử dụng đất theo quyết định giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; ghi mục đích sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng đất được công nhận đối với trường hợp cấp giấy

208

Page 209: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định (Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất).

+ Một thửa đất được sử dụng vào mục đích chính và kết hợp với nhiều mục đích phụ khác phù hợp với pháp luật thì ghi mục đích chính và ghi các mục đích phụ vào dòng dưới kế tiếp.

+ Mục đích sử dụng đất được ghi bằng hệ thống ký hiệu thống nhất với sổ mục kê đất đai và GCN.

- Cột Thời hạn sử dụng: ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; ghi thời hạn theo quy định của Luật Đất đai đối với trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

+ Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi "Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)";

+ Trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi "Lâu dài"; - Cột Nguồn gốc sử dụng: ghi thống nhất với giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất theo hệ thống mã (ký hiệu) quy định. + Trường hợp cấp Giấy chứng nhận lần đầu mà Nhà nước đã có quyết

định giao đất, cho thuê đất, có hợp đồng thuê đất hoặc phải chuyển sang thuê đất thì ghi như sau:

“DG-KTT” đối với trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; “DG-CTT” đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;

“DT-TML” đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần (kể cả trường hợp được Ban quản lý cho thuê đất trả tiền một lần trong khu công nghệ cao, khu kinh tế và trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất);

“DT-THN” đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm (kể cả trường hợp được Ban quản lý cho thuê đất trả tiền hàng năm trong khu công nghệ cao, khu kinh tế và trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất);

+ Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với người đang sử dụng đất mà trước đó không có quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất, không thuộc đối tượng phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước thì ghi “CNQ”;

+ Trường hợp thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, bao gồm cả trường hợp thuê, thuê lại quyền sử dụng đất đối với đất để xây dựng nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao trong khu công nghệ cao; thuê, thuê lại quyền sử dụng đất trong khu phi thuế quan và khu công nghiệp, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch trong khu thuế quan của khu kinh tế (gọi chung là khu công nghiệp) thì ghi “DT-KCN”;

+ Trường hợp sở hữu căn hộ nhà chung cư thì ghi “SH-NCC”;

209

Page 210: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất thì thể hiện bằng hệ thống mã bao gồm: mã nguồn gốc như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu trước khi chuyển mục đích, mã mục đích sử dụng trước khi chuyển được ghi trong ngoặc đơn (.), mã hình thức trả tiền khi được chuyển mục đích sử dụng (KTT- không thu tiền sử dụng đất, CTT- thu tiền sử dụng đất, TML- trả tiền thuê đất một lần, THN- trả tiền thuê đất hàng năm, kể cả trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính), mã mục đích sử dụng đất sau khi chuyển được ghi trong ngoặc đơn (.);

+ Trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước công nhận QSDĐ thì tại cột Nguồn gốc sử dụng được ghi “CN-KTT” nếu được Nhà nước công nhận QSDĐ theo chế độ giao đất không thu tiền; ghi “CN-CTT” nếu được Nhà nước công nhận QSDĐ theo chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất.

+ Trường hợp tách thửa, hợp thửa, nhận chuyển quyền sử dụng đất (gồm các trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho quyền sử đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới, chia tách QSDĐ của hộ gia đình hoặc nhóm người sử dụng đất, chia tách,hoặc sát nhập tổ chức, đấu giá QSDĐ của người đang sử dụng đất hợp pháp, xử lý nợ theo hợp đồng thế chấp, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai) và trường hợp cấp đổi hoặc cấp lại GCN đã cấp lần đầu chưa ghi nguồn gốc sử dụng đất hoặc ghi khác với quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT thì nguồn gốc sử dụng đất đã cấp lần đầu được xác định lại để ghi theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT.

+ Trường hợp thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả trường hợp thuê, thuê lại quyền sử dụng đất đã có hoặc để xây dựng nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao trong khu công nghệ cao; thuê, thuê lại quyền sử dụng đất trong khu phi thuế quan và khu công nghiệp, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch trong khu thuế quan của khu kinh tế (gọi chung là khu công nghiệp) thì ghi "DT-KCN";

+ Trường hợp sở hữu căn hộ nhà chung cư thì ghi "SH-NCC".... + Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất thì Nguồn gốc sử dụng

được ghi "DG-CTT" đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích; ghi "DT-TML" đối với trường hợp phải chuyển sang thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê; ghi "DT-THN" đối với trường hợp phải chuyển sang thuê đất trả tiền thuê hàng năm sau khi chuyển mục đích sử dụng đất; trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc không phải chuyển sang thuê đất thì ghi nguồn gốc như trước khi chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Trường hợp thửa đất gồm nhiều phần diện tích có nguồn gốc sử dụng khác nhau thì thể hiện nguồn gốc sử dụng đối với từng phần diện tích tương ứng với nguồn gốc sử dụng.

- Cột Số phát hành GCN QSDĐ: ghi theo số phát hành trên trang bìa của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

210

Page 211: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Cột Số vào sổ cấp GCN QSDĐ: Số vào sổ cấp GCN được ghi bằng chữ số Ả Rập gồm 5 chữ số theo số thứ tự vào sổ cấp GCN và ghi thêm chữ "CH" vào trước chữ số đó đối với trường hợp cấp GCN thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc ghi thêm chữ "CT" vào trước chữ số đó đối với trường hợp cấp GCN thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

* Mục III - Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú để ghi số thứ tự thửa đất, ngày tháng năm đăng ký vào sổ, nội dung ghi chú về quyền sử dụng đất hoặc nội dung biến động về sử dụng đất đối với thửa đất đó.

- Cột Số thứ tự thửa đất: ghi số thứ tự của thửa đất cần ghi chú hoặc có biến động, trường hợp tại Mục II có hai thửa đất cùng số thứ tự thì ghi thêm số thứ tự tờ bản đồ vào vị trí trước số thứ tự thửa đất có dấu chấm (.) ngăn cách giữa hai số.

- Cột Ngày tháng năm: ghi ngày… /… /… đăng ký vào sổ. - Cột Nội dung ghi chú hoặc biến động và căn cứ pháp lý ghi thông tin theo

quy định sau: + Ghi chú về quyền sử dụng đất được ghi theo các thông tin về nội dung

ghi chú và văn bản pháp lý làm căn cứ để ghi chú (tên văn bản, số hiệu văn bản, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành) bao gồm các trường hợp sau:

+ Chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với thửa đất thì ghi "Chưa nộp tiền sử dụng đất (hoặc chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính khác về đất đai) theo Nghị định số … /… ngày …/…/… của Chính phủ (hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác)";

+ Chưa có bản đồ địa chính thì ghi "Diện tích thửa đất chưa được đo đạc chính xác";

+ Giá đất của thửa đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định được ghi "Giá đất năm ... là ... đ/m2"; đối với các năm tiếp theo khi giá đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh thì ghi tiếp vào dòng đó; khi hết chỗ ghi trên dòng đó thì ghi vào dòng mới;

+ Thông tin về nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện tại mục III của trang sổ địa chính như sau:

. Đối với nhà ở hoặc các loại nhà khác thì ghi: "Nhà ở riêng lẻ (hoặc Nhà xưởng, Nhà kho,…); địa chỉ: … (ghi địa chỉ của nhà nếu khác với địa chỉ thửa đất); diện tích xây dựng:… m2 (ghi diện tích chiếm đất của nhà); diện tích sàn:… (ghi tổng diện tích sàn xây dựng của các tầng nếu có ), trong đó sở hữu riêng:…m2 (ghi diện tích sàn thuộc sở riêng), sở hữu chung:…m2

(ghi diện tích sàn thuộc sở hữu chung); kết cấu: …(ghi loại vật liệu xây dựng các kết cấu chủ yếu gồm tường, khung, mái, sàn của nhà. Ví dụ 1: khung gỗ, tường gạch, mái ngói; VD2: tường, khung, sàn bê tông cốt thép, v.v. ); cấp (hạng):…; tổng số tầng:… (ghi số tầng); năm hoàn thành xây dựng:…; thời hạn được sở hữu:…";

211

Page 212: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

. Đối với công trình xây dựng khác thì ghi: "Tên công trình…diện tích xây dựng:… m2 (ghi diện tích chiếm đất của công trinh); công suất:… (ghi công suất của công trinh); hình thức sở hữu: … (ghi riêng hoặc chung); kết cấu: …(ghi loại vật liệu xây dựng các kết cấu chủ yếu của công trinh); cấp công trình:…; năm hoàn thành xây dựng:…; thời hạn được sở hữu:…".

Trường hợp công trình có nhiều hạng mục khác nhau lần lượt ghi tên từng hạng mục và các thông tin chi tiết của từng hạng mục đó;

. Đối với rừng cây thì ghi "Rừng sản xuất là rừng trồng, diện tích … m2 (ghi diện tích có rừng); nguồn gốc tạo lập:… (ghi Được Nhà nước giao có thu tiền hay Được Nhà nước giao không thu tiền hay Tự trồng), theo hồ sơ giao rừng số:…(ghi số của hồ sơ giao rừng sản xuất là trồng của ngành lâm nghiệp lập đối với trường hợp được giao rừng); hình thức sở hữu ….(ghi riêng hoặc chung)".

- Trường hợp thửa đất có tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì lập một (01) trang cho người sử dụng đất và một (01) trang cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trên trang sổ của người sử dụng đất chỉ ghi thông tin về thửa đất thuộc quyền sử dụng của người đó; tại cột "Nội dung ghi chú hoặc biến động và căn cứ pháp lý" mục III của trang sổ địa chính được ghi “…. (ghi tên tài sản gắn liền với đất) thuộc quyền sở hữu của …(ghi tên và địa chỉ của Chủ sở hữu tài sản), đăng ký tại trang …quyển …” nếu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký vào sổ địa chính.

Trên trang sổ của chủ sở hữu tài sản chỉ ghi thông tin về tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ đó tại mục III của trang sổ địa chính (không ghi thông tin thửa đất), tiếp theo ghi "Sở hữu tài sản trên thửa đất số ..., do thuê (hoặc mượn, ...) của ... (ghi tên tổ chức, hộ gia đinh, cá nhân đã cho thuê, mượn, ... đất)”.

- Trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng đất, nhiều chủ cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất thì lập trang sổ riêng cho từng người sử dụng đất, từng chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Tại mục III (cột "Nội dung ghi chú hoặc biến động và căn cứ pháp lý") của trang sổ được ghi "Cùng sử dụng đất (hoặc Cùng sở hữu tài sản) với những người khác đã đăng ký tại trang…/quyển).

- Trường hợp thay đổi về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên sổ địa chính thì thể hiện như sau: + Trường hợp chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tại mục III trang sổ của Bên bán được gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thông tin về tài sản đã chuyển quyền và cuối mục này ghi “Bán (hoặc tặng cho,…) … (ghi tên tài sản được bán và diện tích kèm theo nếu bán một phần tài sản đó) cho …(Ghi tên bên mua) theo hồ sơ số……(ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ đăng ký chuyển quyền)”. Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư bán căn hộ đợt đầu thì tiếp theo ghi “Toàn bộ diện tích thửa đất đã chuyển sang hình thức sử dụng chung”; mỗi lần bán căn

212

Page 213: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

hộ được ghi “Đã bán căn hộ số ...”. Tài sản gắn liền với đất chuyển quyền sở hữu được ghi vào trang sổ của bên nhận chuyển quyền theo đúng quy định;

+ Trường hợp chuyển nhà ở thành công trình xây dựng hoặc ngược lại thì ghi "Nhà ở (công trình xây dựng) đã chuyển thành … (ghi công năng sử dụng mới của nhà, công trinh đó) theo hồ sơ số…( ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ đăng ký thay đổi công năng nhà, công trinh xây dựng)";

+ Trường hợp thay đổi thông tin về diện tích xây dựng, diện tích sàn nhà (hoặc công suất công trình), hình thức sở hữu, số tầng, kết cấu, cấp (hạng), thời hạn sở hữu; thay đổi diện tích có rừng, nguồn gốc tạo lập rừng thì ghi "….(ghi tên loại tài sản và thông tin của tài sản có thay đổi) theo hồ sơ số…(ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ đăng ký thay đổi về tài sản gắn liền với đất) ";

+ Trường hợp nhà ở hoặc công trình xây dựng đã ghi trên Giấy chứng nhận được xây dựng lại thì ghi "Nhà ở (hoặc công trình hoặc hạng mục công trình) đã xây dựng lại: ….. (ghi các thông tin của Nhà ở, công trinh hoặc hạng mục công trinh đã xây dựng lại).

Bài 2: ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG SAU KHI CÂP GIẤY CHỨNG NHẬNI. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Các trường hợp biến động 1.1. Trường hợp biến động được cấp Giấy chứng nhận

- Hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất mới; hợp nhiều tài sản gắn liền với đất của nhiều chủ sở hữu thành tài sản của một chủ sở hữu;

- Hình thành thửa đất mới trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, Nhà nước thu hồi một phần thửa đất, người sử dụng đất đề nghị tách thửa đất thành nhiều thửa mà pháp luật cho phép;

- Những biến động đối với toàn bộ hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; chia tách hoặc sát nhập các tổ chức có sử dụng đất; thực hiện việc xử lý nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp; thực hiện quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; thực hiện văn bản công nhận kết quả đấu giá đất, tài sản phù hợp pháp luật; thực hiện việc chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chung của hộ gia đình hoặc của nhóm người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất;

- Nhận chuyển quyền sử dụng toàn bộ hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất bằng các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho

- Thay đổi thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính; - Giấy chứng nhận đã cấp bị hư hỏng hoặc bị mất;

213

Page 214: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 (ngày Thông tư 17/2009/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành);

- Các trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được phép đổi tên; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; người sử dụng đất đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp; thay đổi thông tin về số hiệu thửa, tên đơn vị hành chính nơi có thửa đất, tài sản gắn liền với đất; chuyển mục đích sử dụng đất; thay đổi diện tích, nguồn gốc tạo lập, hồ sơ giao rừng sản xuất là rừng trồng; đính chính nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót do việc in hoặc viết Giấy chứng nhận mà người được cấp Giấy chứng nhận đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới.1.2. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận

- Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được phép đổi tên; - Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; - Người sử dụng đất đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với

đất vào Giấy chứng nhận đã cấp; - Thay đổi thông tin về số hiệu thửa, tên đơn vị hành chính nơi có thửa

đất, tài sản gắn liền với đất; - Chuyển mục đích sử dụng đất; - Thay đổi thời hạn sử dụng đất, thời hạn sở hữu tài sản; - Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được

Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; - Thay đổi về hạn chế quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản

gắn liền với đất; - Thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện; - Thay đổi diện tích, nguồn gốc tạo lập, hồ sơ giao rừng sản xuất là rừng

trồng; - Đính chính nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót do việc

in hoặc viết Giấy chứng nhận; - Giấy chứng nhận đã cấp có nhiều thửa đất mà người sử dụng đất chuyển

quyền sử dụng một hoặc một số thửa đất.2. Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký biến động sau khi cấp giấy chứng nhận

- Văn phòng đăng ký thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

Văn phòng đăng ký thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trao Giấy chứng nhận đối với trường hợp người sử dụng đất,

214

Page 215: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, cơ sở Tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư

- Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường + Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách

nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trao Giấy chứng nhận đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại phường.

+ Đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại xã, thị trấn nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận; cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất). Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian không quá hai mươi (20) ngày, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm kiểm tra xác nhận vào đơn; thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất (đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính); công bố công khai kết quả đăng ký; chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm sao y bản chính (đóng dấu của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) đối với Giấy chứng nhận có nội dung chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng để gửi cho cơ quan có liên quan để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của từng ngành.

Chú ý: trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).

- Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài cho hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

215

Page 216: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).

3. Cơ quan thực hiện xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận và cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp, đồng thời chỉnh lý, cập nhật thay đổi vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp, đồng thời chỉnh lý hồ sơ địa chính đang quản lý, cập nhật thay đổi vào cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam.II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG

1. Thủ tục chuyển nhượng, thừa kê, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất 1.1. Hồ sơ đăng ký

* Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

- Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho);

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại

216

Page 217: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai và một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP).

* Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

- Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất (hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho);

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai);

* Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sở hữu tài sản gán liền với đất

- Văn bản giao dịch về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho);

- Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP);

+ Trường hợp bên chuyển nhượng, tặng cho là chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất thì phải có văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho tài sản gắn liền với đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

1.2. Trình tự thực hiện

- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau:

+ Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã cấp giấy chứng nhận

217

Page 218: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

nhưng chưa có sơ đồ thửa đất hoặc trường hợp chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất;

+ Thực hiện thủ tục trình cấp Giấy chứng nhận và trao cho người được cấp đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.

2. Thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất2.1. Hồ sơ đăng ký

Bên cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc bên cho thuê tài sản gắn liền với đất nộp một bộ hồ sơ theo quy định sau đây:

* Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hồ sơ gồm có:

- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (như đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất). Cụ thể:

+ Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng; di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất; văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho);

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai và một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP).

* Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, hồ sơ gồm có:

- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất (như quy định đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất).

* Trường hợp cho thuê tài sản gắn liền với đất, hồ sơ gồm có:

- Hợp đồng cho thuê tài sản gắn liền với đất;

218

Page 219: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (như quy định đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sở hữu tài sản gán liền với đất).

- Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cho thuê tài sản gắn liền với đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất.2.2. Trình tự thực hiện

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau:

- Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận ở nơi chưa có bản đồ địa chính;

- Đăng ký việc cho thuê vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính - Thực hiện thủ tục trình cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp

Giấy chứng nhận - Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Uỷ ban nhân dân

xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại xã.3. Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất3.1. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép

* Hồ sơ đăng ký - Tờ khai đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất; - Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất

được quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50/LĐĐ năm 2003 (nếu có). * Trinh tự thực hiện - Người sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký tại Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc nộp nộp tại Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất tại khu vực nông thôn; nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đối với đối với tổ chức.

- Trường hợp nộp tại xã thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường

- Trách nhiệm của Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trường hợp đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Đất đai thì trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do; trường hợp đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Đất đai (trường hợp chuyển mục đích sử đất không phải xin phép thì

219

Page 220: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

xác nhận vào tờ khai đăng ký và chuyển hồ sơ đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp để chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Cơ quan Tài nguyên và Môi trường trường có trách nhiệm chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chú ý: Người sử dụng đất chỉ được chuyển mục đích sử dụng đất sau 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ mà không có thông báo của VPĐK không được chuyển mục đích do không thuộc trường hợp chuyển mục đích không phải xin phép. 3.2. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép:

* Hồ sơ đăng ký - Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất; - GCN hoặc một trong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều

50/LĐĐ năm 2003 (nếu có). - Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài. * Trình tự thực hiện

- Người sử dụng đất nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ (tương tư như trường hợp thuộc mục 3.1.)

- Trường hợp nộp tại xã thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Trách nhiệm của Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất + Thẩm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đăng ký chuyển mục đích sử dụng

đất (về tính đầy đủ, rõ ràng, chính xác của hồ sơ và điều kiện chuyển mục đích; nếu không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do). + Chuyển hồ sơ đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp để chỉnh lý GCN.

- Trách nhiệm của cơ quan Tài nguyên và Môi trường + Thẩm tra hồ sơ, (về tính đầy đủ, rõ ràng, chính xác của hồ sơ; sự phù

hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất); + Chỉ đạo VPĐK trực thuộc thực hiện: trích sao hồ sơ địa chính; gửi số

liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; trường hợp phải cấp mới GCN thì lập trích lục bản đồ hoặc trích đo.

+ Trình UBND cùng cấp ký quyết định chuyển mục đích; Ký cấp GCN đối với trường hợp phải cấp mới.

+ Chỉnh lý GCN theo quyết định của UBND cùng cấp; + Ký lại Hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất + Trao GCN cho người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính;

220

Page 221: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Gửi bản lưu GCN và toàn bộ hồ sơ đã giải quyết cho VPĐK trực thuộc để lưu;

+ Đối với Phòng TNMT phải gửi thông báo cho VPĐK cấp tỉnh để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.

- Lưu ý: Tổng thời gian thực hiện thủ tục đối với trường hợp phải xin phép là không quá ba mươi (30) ngày làm việc. Tổng thời gian thực hiện thủ tục đối với trường hợp không phải xin phép là không quá 18 ngày.4. Thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa4.1. Hồ sơ đăng ký

- Trường hợp tách thửa, hợp thửa đất do người sử dụng đất có nhu cầu thực hiện các quyền đối với một phần thửa đất. Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin tách thửa hoặc hợp thửa; + GCN hoặc một trong các giấy tờ được quy định tại khoản 1, khoản 2 khoản

và khoản 5 Điều 50/LĐĐ năm 2003 (nếu có); - Trường hợp tách thửa, hợp thửa do thu hồi một phần thửa đất; hoà giải

thành đối với tranh chấp đất đai; xử lý nợ theo hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; theo Bản án hoặc Quyết định của toà án, quyết định của cơ quan thi hành án; đấu giá quyền sử dụng đất; thoả thuận chia tách QSDĐ của hộ gia đình hoặc nhóm người sử dụng đất. Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản có liên quan đến việc thay đổi ranh giới thửa đất; + GCN hoặc một trong các giấy tờ được quy định khoản 1, khoản 2 khoản

và khoản 5Điều 50/LĐĐ năm 2003 (nếu có); 4.2. Trình tự thực hiện

- Người sử dụng đất hoặc cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, công nhận hoà giải, giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo, cơ quan thi hành án, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến cơ quan Tài nguyên Môi trường cùng cấp.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc Cơ quan Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm:

+ Thu hồi GCN đã cấp hoặc một trong các giấy tờ về QSDĐ. + Trình UBND cùng cấp ký GCN hoặc ký GCN (nếu được uỷ quyền). - Trong thời hạn bảy (7) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

do cơ quan Tài nguyên Môi trường cùng cấp gửi đến UBND cấp có thẩm quyền thực hiện thủ tục ký cấp GCN và gửi kết quả đăng ký cho cơ quan Tài nguyên Môi trường để chuyển về cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để trao cho người sử dụng đất và lưu trữ hồ sơ theo quy định.

221

Page 222: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

5. Thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do đổi tên; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi hạn chế về quyền; thay đổi nghĩa vụ tài chính; thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà, công trình; thay đổi thông tin về quyền sở hữu rừng cây5.1. Hồ sơ đăng ký

- Đơn đề nghị đăng ký biến động; - Các giấy tờ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nội dung

biến động phải được phép của cơ quan có thẩm quyền; - Một trong các loại giấy chứng nhận đã cấp có nội dung liên quan đến

việc đăng ký biến động.5.2. Hồ sơ đăng ký

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm Kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau:

- Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

- Trường hợp thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng phải xin phép xây dựng nhưng trong hồ sơ đăng ký biến động không có giấy phép xây dựng thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quản lý về nhà ở, công trình xây dựng. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

- Xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới Giấy chứng nhận; cập nhật biến động vào cơ sở dữ liệu địa chính; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn sau khi người được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có). III. CHỈNH LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 1. Căn cứ cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính lưu ở cấp xã

Việc cập nhật chỉnh lý Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện căn cứ vào Thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và bản Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (ở nơi chưa có bản đồ địa chính) của thửa đất hoặc khu vực các thửa đất có biến động về ranh giới thửa (trong đó có thể hiện nội dung thay đổi của thửa đất) do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp gửi đến.

222

Page 223: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2. Chỉnh lý số mục kê2.1. Các trường hợp chỉnh lý sổ mục kê

- Có chỉnh lý bản đồ địa chính;- Người sử dụng đất chuyển quyền hoặc đổi tên;- Thay đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và hiện trạng.

2.2. Quy định về chỉnh lý sổ mục kê - Trường hợp thửa đất có thay đổi diện tích mà không tạo thửa đất mới,

thay đổi số thứ tự thửa đất, thay đổi tên người sử dụng, quản lý, thay đổi loại đối tượng sử dụng, quản lý, thay đổi mục đích sử dụng (ghi trong bốn cột Cấp GCN, Quy hoạch, Kiểm kê, Chi tiết) thì gạch bằng mực đỏ vào nội dung đã thay đổi (trừ trường hợp thay đổi về người sử dụng đất nhưng chưa chỉnh lý hoặc cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và ghi nội dung mới vào cột Ghi chú của trang sổ.

- Trường hợp tách thửa thì gạch ngang bằng mực đỏ vào toàn bộ dòng ghi thửa đất cũ; ghi "Tách thửa:", sau đó ghi số thứ tự của các thửa đất mới tách (ngăn cách bằng dấu phẩy) vào cột Ghi chú, đồng thời ghi nội dung thông tin về các thửa đất mới tách vào dòng trống kế tiếp trên trang sổ cho tờ bản đồ địa chính.

- Trường hợp hợp thửa thì gạch ngang bằng mực đỏ vào toàn bộ dòng ghi các thửa đất cũ; ghi "Hợp thửa:", sau đó ghi số thứ tự của thửa đất mới vào cột Ghi chú, đồng thời ghi nội dung thông tin của thửa đất mới vào dòng trống kế tiếp trên trang sổ cho tờ bản đồ địa chính.

- Trường hợp thay đổi số hiệu của tờ bản đồ địa chính mà không thay đổi số thứ tự các thửa đất thì gạch bằng mực đỏ số thứ tự cũ của tờ bản đồ và ghi số hiệu mới của tờ bản đồ vào vị trí kế tiếp bên phải của số hiệu cũ đã gạch. Trường hợp thay đổi số hiệu của tờ bản đồ địa chính mà làm thay đổi số thứ tự của các thửa đất thì gạch bằng mực đỏ các trang sổ mục kê đất đai đã ghi cho tờ bản đồ đó và lập trang sổ mục kê đất đai mới cho tờ bản đồ đó.

- Trường hợp các đối tượng có chiếm đất mà không hình thành thửa đất như đường giao thông; hệ thống thủy lợi; các công trình khác theo tuyến; sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến; khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín đã ghi trên sổ mục kê đất đai có thay đổi tên, thay đổi loại đối tượng quản lý, thay đổi ranh giới tính diện tích thì gạch bằng mực đỏ vào nội dung đã thay đổi và ghi nội dung mới vào cột Ghi chú. 3. Chỉnh lý sổ địa chính3.1. Các trường hợp chỉnh lý sổ địa chính

- Người sử dụng đất chuyển quyền hoặc đổi tên; - Người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn

bằng quyền sử dụng đất;

223

Page 224: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành chính nơi có đất;

- Có thay đổi mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng; - Chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất; - Có thay đổi những hạn chế về quyền sử dụng đất; - Có thay đổi về giá đất theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính phải thực hiện; - Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3.2. Quy định về chỉnh lý sổ địa chính3.2.1. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất

- Nếu người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã có tên trong sổ địa chính thì ghi các thông tin của thửa đất được giao, được thuê vào dòng trống kế tiếp trên Mục II thuộc trang sổ của người đó.

- Nếu người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chưa có tên trong sổ địa chính thì lập trang mới trong sổ địa chính cho người đó và ghi các thông tin được giao, được thuê theo quy định về cách ghi sổ địa chính.3.2.2. Trường hợp người sử đất cho thuê, cho thuê lại, thế chấp quyền sử dụng đất

- Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất (trừ trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp) thì ghi mã loại biến động là “CT” và nội dung biến động được ghi: “Cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) …(ghi tên và các thông tin khác về người thuê hoặc thuê lại đất) thuê đất (hoặc thuê lại đất) theo hồ sơ số… (ghi chỉ số tra cứu hồ sơ cho thuê, cho thuê lại đất)”;

- Trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất hoặc thế chấp bằng quyền sử dụng đất cho người khác vay tiền (bảo lãnh) và trường hợp thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất thì ghi mã loại biến động là “TC" và nội dung biến động được ghi như sau:

+ Trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất thì ghi “Thế chấp bằng quyền sử dụng đất với Ngân hàng (hoặc ông, bà, tổ chức kinh tế khác) …(ghi tên và các thông tin khác về người nhận thế chấp) theo hồ sơ số …(ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thế chấp)”;

+ Trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất cho người khác vay tiền thì ghi “Thế chấp bằng quyền sử dụng đất cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức …(ghi tên và các thông tin khác về người vay tiền) với Ngân hàng (hoặc ông, bà, tổ chức kinh tế khác) … (ghi tên và các thông tin khác về người nhận thế chấp) theo hồ sơ số …(ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thế chấp)”;

224

Page 225: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Trường hợp thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất thì ghi “Thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất với …(ghi tên và các thông tin khác về người nhận thế chấp) theo hồ sơ số …(ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thế chấp)”;

+ Trường hợp thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất cho người khác vay tiền thì ghi “Thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) …(ghi tên và các thông tin khác về người vay tiền) với Ngân hàng (hoặc ông, bà, tổ chức kinh tế khác) … (ghi tên và các thông tin khác về người nhận thế chấp) theo hồ sơ số … (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thế chấp)”.3.2.3. Trường hơp xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất không thuộc khu công nghiệp: ghi loại mã biến động là “XT”, xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất thì ghi mã loại mã biến động là “XC”, xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không hình thành pháp nhân mới thì ghi loại mã biến động là “XV” và nội dung biến động và căn cứ pháp lý được ghi “Đã xóa đăng ký cho thuê (hoặc cho thuê lại, thế chấp, góp vốn) ngày …/ …/ … theo hồ sơ số … (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ xin xóa đăng ký)”;3.2.4. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất: trên trang sổ của người sử dụng đất chỉnh lý như sau: 3.2.4.1. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất đối với cả thửa đất

- Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã chuyển quyền tại Mục II trên trang sổ của người chuyển quyền sử dung đất.

- Tai Mục III trên trang sổ của người chuyển quyền sử dụng đất ghi số thứ tự thửa đất; ngày tháng năm đăng ký vào sổ; hình thức biến động, nội dung biến động. Nội dung biến động và mã của loại hình biến động được thể hiện đối với từng trường hợp biến động như sau:

+ Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng cả thửa đất thì ghi loại mã biến động là “CD" và nội dung biến động được ghi “Chuyển đổi cho ông (hoặc bà, hộ gia đình) … (ghi tên và các thông tin khác về người nhận chuyển đổi) theo hồ sơ số … (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ chuyển đổi)”;

+ Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng cả thửa đất thì ghi loại mã biến động là “CN” và nội dung biến động được ghi “Chuyển nhượng cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế) … (ghi tên và các thông tin khác về người nhận chuyển nhượng) theo hồ sơ số …(ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ chuyển nhượng)”;

+ Trường hợp để thừa kế quyền sử dụng cả thửa đất thì ghi loại mã biến động là “TK” và nội dung biến động được ghi “Để thừa kế cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức)… (ghi tên và các thông tin khác về người nhận thừa kế) theo hồ sơ số… (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thừa kế)”.

Trường hợp để thừa kế quyền sử dụng đất cho nhiều người cùng sử dụng đất thì ghi tên của tất cả những người nhận thừa kế; trường hợp để thừa kế quyền sử dụng đất cho nhiều người và tại thời điểm đăng ký vẫn chưa xác định được đầy đủ tên của những người đó thì ghi tên của tất cả những người nhận

225

Page 226: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

thừa kế đã được xác định, sau đó ghi “và một số người thừa kế khác chưa được xác định;

+ Trường hợp tặng cho quyền sử dụng cả thửa đất thì ghi loại mã biến động là “TA” và nội dung biến động được ghi “Tặng cho cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức)… (ghi tên và các thông tin khác về người được tặng cho) theo hồ sơ số… (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ tặng cho)”;

+ Trường hợp hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận thì ghi loại mã biến động là “GT” và nội dung biến động được ghi “Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức)… (ghi tên và các thông tin khác về người được nhận quyền sử dụng đất) theo hồ sơ số… (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ hòa giải tranh chấp đất đai)”;

+ Trường hợp chuyển quyền sử dụng cả thửa đất theo quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì ghi loại mã biến động là “GK” và nội dung biến động được ghi “Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức)… (ghi tên và các thông tin khác về người được nhận quyền sử dụng đất) theo hồ sơ số… (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo)”;

+ Trường hợp chuyển quyền sử dụng cả thửa đất theo bản án, quyết định của tòa án; quyết định của cơ quan thi hành án thì ghi loại mã biến động là “GA” và nội dung biến động được ghi “Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức)… (ghi tên và các thông tin khác về người được nhận quyền sử dụng đất) theo hồ sơ số … (ghi chỉ số tra cứu của hồ s ơ chuyển quyền)”;3.2.4.2. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất đối với một phần thửa đất

- Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã chuyển quyền tại Mục II trên trang sổ của người chuyển quyền sử dung đất và ghi thông tin về thửa đất mới là phần diện tích còn lại không chuyển quyền của thửa đất cũ vào dòng trống kế tiếp tại Mục II trên trang sổ đó.

- Tai Mục III trên trang sổ của người chuyển quyền sử dụng đất ghi số thứ tự thửa đất; ngày tháng năm đăng ký vào sổ; hình thức biến động, nội dung biến động. Nội dung biến động và mã của loại hình biến động được thể hiện đối với từng trường hợp biến động được ghi theo quy định như đối với các trường hợp tại mục 3.2.4.3.2.5. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất * Trường hợp Nhà nước thu hồi cả thửa đất

- Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã thu hồi tại Mục II - Tai Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi số thứ tự thửa đất;

ngày tháng năm đăng ký vào sổ; hình thức biến động, nội dung biến động. Ghi mã loại hình biến động là “TH” và nội dung biến động được ghi “Nhà nước thu hồi đất theo hồ sơ số … (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thu hồi đất)”.

* Trường hợp Nhà nước thu hồi một phần thửa đất - Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã thu hồi tại Mục II

226

Page 227: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Tai Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi số thứ tự thửa đất; ngày tháng năm đăng ký vào sổ; hình thức biến động, nội dung biến động. Ghi mã loại hình biến động là “TH” và nội dung biến động được ghi “Nhà nước thu hồi đất diện tích...m2 theo hồ sơ số … (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thu hồi đất)”; phần đất còn lại là thửa đất số... diện tích...3.2.6. Trường thay đổi diện tích do sạt lở tự nhiên

* Trường hợp sạt lở tự nhiên cả thửa- Gạch mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã sạt lở tại Mục II trên trang sổ của

người sử dụng đất.- Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi số thứ tự thửa đất;

ngày tháng năm đăng ký vào sổ; hình thức biến động, nội dung biến động. Ghi mã loại hình biến động là “SL” và nội dung biến động được ghi " Sạt lở tự nhiên cả thửa đất theo hồ sơ số"... ( ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ sạt lở).

* Trường hợp sạt lở tự nhiên đối với một phần thửa đất:

- Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi số thứ tự thửa đất; ngày tháng năm đăng ký vào sổ; hình thức biến động, nội dung biến động. Ghi mã loại hình biến động là “SL” và nội dung biến động được ghi " Sạt lở tự nhiên ...m2 đất theo hồ sơ số"... ( ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ sạt lở); phần đất còn lại là thửa đất số... diện tích...

- Ghi thông tin về thửa đất mới là phần diện tích còn lại không bị sạt lở của thửa đất cũ vào Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất

3.2.7. Trường hợp tách thửa, hợp thửa* Trường hợp hợp nhiều thửa đất thành một thửa - Gach bằng mực đỏ vào dòng ghi các thửa đất cũ sẽ hợp thành thửa mới

tại Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất.- Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi số thứ tự thửa đất;

ngày tháng năm đăng ký vào sổ; hình thức biến động, nội dung biến động. Nội dung biến động được ghi " Hợp các thửa đất số...;..." (ghi số thứ tự các thửa đất cũ hợp thành thửa đất mới) thành thửa đất số... ( ghi số thứ tự thửa đất mới hợp thành) theo hồ sơ số...

- Ghi thông tin về thửa đất mới hợp thành vào Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. Trường hợp thửa đất cũ có ghi chú về thửa đất hoặc QSDĐ thì gạch ghi chú đó bằng mực đỏ và ghi lại theo số thứ tự thửa đất mới tại Mục III trên trang sổ đó.

* Trường hợp tách một thửa đất thành nhiều thửa - Gach bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất cũ sẽ tách thành các thửa đất

mới tại Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. - Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi số thứ tự thửa đất;

ngày tháng năm đăng ký vào sổ; hình thức biến động, nội dung biến động. Nội

227

Page 228: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

dung biến động được ghi " Tách thửa đất số... " (ghi số thứ tự thửa đất cũ sẽ thành các thửa đất mới) thành các thửa đất số...;...;... ( ghi lần lượt số thứ tự thửa đất mới tách từ thửa cũ) theo hồ sơ số... (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ tách thửa).

- Ghi thông tin về các thửa đất mới tách ra từ thửa đất cũ vào Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. Trường hợp thửa đất cũ có ghi chú về thửa đất hoặc QSDĐ thì gạch ghi chú đó bằng mực đỏ và ghi lại theo số thứ tự thửa đất mới tại Mục III trên trang sổ đó.3.2.7. Trường hợpcấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận

- Khi người sử dụng khai báo giấy chứng nhận bị mất thì ghi vào Mục III “Khai báo Giấy chứng nhận bị mất ngày …/…/…”;

- Gạch bằng mực đỏ vào cột " Số phát hành GCNQSDĐ, Số vào sổ cấp GCN QSDĐ" của dòng ghi của thửa đất tại Mục II.

- Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi số thứ tự thửa đất; ngày tháng năm đăng ký vào sổ; hình thức biến động, nội dung biến động. Nội dung biến động được ghi cụ thể như sau:

+ Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất thì ghi: “Cấp lại GCN QSDĐ do bị mất, số phát hành là…, số vào sổ là… theo hồ sơ số… (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ cấp lại GCN)”;

+ Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận thì ghi “Cấp đổi GCN QSDĐ do bị rách nát (hoặc bị ố nhòe hoặc đo đạc lại), số phát hành là …, số vào sổ là … theo hồ sơ số … (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ cấp đổi GCN)”.4. Sổ theo dõi biến động đất đai4.1. Mục đích, nguyên tắc lập sổ

- Mục đích lâp sổ: sổ được lập để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất và làm cơ sở để thống kê diện tích đất đai hàng năm.

- Nguyên tắc lập sổ: + Sổ ghi đối với tất cả các trường hợp đã được chỉnh lý trên sổ địa chính + Thứ tự ghi vào sổ theo thứ tự thời gian đăng ký biến động.

+ Nội dung thông tin vào sổ được ghi theo nội dung đã chỉnh lý trên sổ địa chính.4.2. Nội dung và cách ghi sổ4.2.1. Nội dung sổ

Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai gồm các thông tin: - Tên và địa chỉ của người đăng ký biến động - Thời điểm đăng ký biến động

- Số hiệu thửa đất có biến động - Nội dung đăng ký biến động.

228

Page 229: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

4.2.2. Cách ghi sổ theo dõi biến động đất đai Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai được ghi theo quy định sau: * Cột Số thứ tự: ghi số thứ tự theo trình tự thời gian đăng ký biến động

về sử dụng đất; số thứ tự được ghi liên tục từ số 01 đến hết trong mỗi năm. * Cột Tên và địa chỉ của người đăng ký biến động: - Trường hợp người sử dụng đất trực tiếp đăng ký biến động về sử dụng

đất thì ghi họ và tên, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người sử dụng đất;

- Trường hợp người đăng ký biến động về sử dụng đất là người đại diện cho người sử dụng đất thì ghi họ và tên, số chứng minh nhân dân của người đăng ký "đại diện cho" và ghi tên, địa chỉ của người sử dụng đất vào dòng dưới kế tiếp.

* Cột Thời điểm đăng ký biến động: ghi ngày tháng năm đăng ký biến động theo dạng "ngày … / … / … " và ghi giờ phút đăng ký biến động theo dạng "… (ghi giờ) g … (ghi phút)" vào dòng tiếp theo.

* Cột Thửa đất biến động: - Tại cột Tờ bản đồ số ghi số thứ tự của tờ bản đồ địa chính. - Tại cột Thửa đất số ghi số thứ tự của thửa đất trước khi có biến động

về sử dụng đất hoặc số thứ tự của thửa đất mới được tạo thành.

* Cột Nội dung biến động: ghi thông tin biến động về sử dụng đất theo quy định sau:

- Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi "được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất" hoặc "được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất"... và ghi mục đích được giao, được thuê theo quyết định giao đất, cho thuê đất.

- Trường hợp người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất không thuộc khu công nghiệp; thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không hình thành pháp nhân mới thì ghi như sau:

+ Trường cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất ghi: "Cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức)... (ghi tên người thuê hoặc thuê lại đất) cả thửa đất (hoặc diện tích... m2 đất)".

+ Trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất: "Thế chấp bằng cả thửa đất (hoặc diện tích … m2 đất) với Ngân hàng (hoặc ông, bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế khác) … ( ghi tên người nhận thế chấp)".

+ Trường hợp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất thì ghi: "Bảo lãnh cả thửa đất (hoặc diện tích … m2 đất) cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên người được bảo lãnh) với Ngân hàng (hoặc ông, bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế khác) … (ghi tên người nhận bảo lãnh)".

+ Trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất (không hình thành pháp nhân mới) ghi: "Góp vốn bằng cả thửa đất (hoặc diện tích … m2 đất) với Công

229

Page 230: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

ty (hoặc ông, bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế khác) … (ghi tên người nhận góp vốn)".

- Trường hợp xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất không thuộc khu công nghiệp ghi: "Đã xoá đăng ký cho thuê (hoặc cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn)".

- Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất đối với cả thửa đất thì ghi như sau:

+ Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất: "Chuyển đổi cho ông (hoặc bà, hộ gia đình) … (ghi tên người nhận chuyển đổi)".

+ Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất: "Chuyển nhượng cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế) … (ghi tên người nhận chuyển nhượng)".

+ Trường hợp để thừa kế quyền sử dụng đất: "Để thừa kế cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên người nhận thừa kế)".

+ Trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất: "Tặng cho cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên người được tặng cho)".

+ Trường hợp chuyển quyền theo bản án, quyết định của toà án; quyết định của cơ quan thi hành án: "Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên người được nhận quyền sử dụng đất) theo bản án (hoặc quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan thi hành án)".

+ Trường hợp chuyển quyền theo thỏa thuận xử lý nợ trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh: "Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên người được nhận quyền sử dụng đất) theo thoả thuận xử lý nợ trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh".

+ Trường hợp chuyển quyền theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận: "Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) ... theo kết quả hòa giải tranh chấp đất đai".

+ Trường hợp chuyển quyền theo quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền: "Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) ... theo quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai".

- Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì ghi như sau:

+ Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất: "Chuyển đổi diện tích … m2

đất cho ông (hoặc bà, hộ gia đình) … (ghi tên người nhận chuyển đổi); thửa đất còn lại số: … ; thửa đất đã chuyển quyền số: … (ghi số thứ tự các thửa đất tương ứng)". + Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất: "Chuyển nhượng diện tích … m2 đất cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế) … (ghi tên người

230

Page 231: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

nhận chuyển nhượng); thửa đất còn lại số: … ; thửa đất đã chuyển quyền số: … (ghi số thứ tự các thửa đất tương ứng)".

+ Trường hợp để thừa kế quyền sử dụng đất: "Để thừa kế diện tích … m2 đất cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (tên người nhận thừa kế); thửa đất còn lại số: … ; thửa đất đã chuyển quyền số: … (ghi số thứ tự các thửa đất tương ứng)".

+ Trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất: "Tặng cho diện tích … m2 đất cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên người được tặng cho); thửa đất còn lại số: … ; thửa đất đã chuyển quyền số: … (ghi số thứ tự các thửa đất tương ứng)".

- Trường hợp tách thửa đất thành nhiều thửa đất (tách thửa) thì ghi "thửa đất tách ra thành … thửa (ghi số lượng thửa đất tách ra), trong đó thửa 1 có số thứ tự: … với diện tích … m2; thửa 2 có số thứ tự: … với diện tích … m2; thửa 3 có số thứa tự: … với diện tích … m2; … (ghi số thứ tự và diện tích các thửa đất hợp thành thửa đất mới)".

- Trường hợp hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất (hợp thửa) thì ghi theo thửa đất mới hợp thành với nội dung "thửa đất hợp thành từ … thửa (ghi số lượng thửa đất hợp thành thửa đất mới) gồm các thửa có số thứ tự là …, ..., ... (ghi số thứ tự các thửa đất hợp thành thửa đất mới)".

- Trường hợp Nhà nước thu hồi đất cả thửa đất thì ghi "Nhà nước thu hồi đất"; trường hợp Nhà nước thu hồi đất một phần thửa đất thì ghi "Nhà nước thu hồi diện tích … m2 đất (ghi diện tích đất bị thu hồi); thửa đất còn lại số … có diện tích … m2 (ghi số hiệu và diện tích thửa đất còn lại sau khi thu hồi)".

- Trường hợp Nhà nước trưng dụng đất thì ghi "Nhà nước trưng dụng đất (hoặc trưng dụng ... m2 đất"; trường hợp Nhà nước trả lại đất sau khi hết trưng dụng thì ghi "Nhà nước trả lại đất (hoặc ... m2 đất) sau khi hết trưng dụng".

- Trường hợp thửa đất sạt lở tự nhiên thì ghi "Sạt lở tự nhiên cả thửa đất (hoặc diện tích … m2 đất)".

- Trường hợp người sử dụng đất đổi tên thì ghi "Người sử dụng đất được đổi tên là … (ghi tên mới của người sử dụng đất)".

- Trường hợp cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ghi "Cấp lại Giấy CN QSDĐ do bị mất có số phát hành là … (hoặc Cấp đổi Giấy CN QSDĐ do bị rách nát (hoặc bị ố nhoè) có số phát hành là … ".

- Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang giao đất có thu tiền thì ghi "Mục đích sử dụng sau khi thay đổi là … (hoặc Thời hạn sử dụng sau khi thay đổi là … hoặc Chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền)".

231

Page 232: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Bài 3: THỐNG KÊ - KIỂM KÊ ĐẤT ĐAII. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI

1. Các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ bao gồm: - Diện tích đất theo mục đích sử dụng và người sử dụng, người quản lý

đất theo quy định của Luật đất đai, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và được cụ thể hóa tại thông tư này;

- Số lượng người sử dụng đất theo các mục đích sử dụng đất.Các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai này được áp dụng thống nhất đối

với các cấp hành chính và vùng địa lý tự nhiên - kinh tế; trường hợp các tỉnh cần có các chỉ tiêu chi tiết hơn phục vụ yêu cầu quản lý của địa phương thì được phép bổ sung nhưng kết quả gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường phải tuân theo các chỉ tiêu được quy định tại Thông tư 08/2007/TT-BTNMT1.1. Chỉ tiêu diện tích đất theo mục đích sử dụng1.1.1. Tổng diện tích đất tự nhiên

Tổng diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính bao gồm toàn bộ diện tích các loại đất thuộc phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính đó trong đường địa giới hành chính đã được xác định theo Chỉ thị 364/CT ngày 6 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã và theo những quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của Nhà nước.

Đối với các đơn vị hành chính có biển thì diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính đó bao gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo, quần đảo trên biển tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm. Đất mặt nước ven biển ngoài đường triều kiệt trung bình trong nhiều năm mà đang được sử dụng thì được thống kê riêng trong kiểm kê đất đai. 1.1.2. Diện tích đất theo mục đích sử dụng

Diện tích đất theo mục đích sử dụng được xác định và thể hiện như sau: - Diện tích đất theo mục đích sử dụng là diện tích của phần đất có cùng

mục đích sử dụng trong phạm vi của đơn vị hành chính; - Mục đích sử dụng đất có tên gọi và mã (ký hiệu) duy nhất; - Theo yêu cầu của quản lý, mục đích sử dụng đất được phân chia từ khái

quát đến chi tiết, được phân lớp và giải thích cách xác định trong Bảng 1: Mục đích sử dụng đất. (quy định trong thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 về Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất)

232

Page 233: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2. Chỉ tiêu đất khu dân cư nông thôn và đất đô thị - Đất khu dân cư nông thôn là đất chủ yếu để xây dựng nhà ở, xây dựng

các công trình công cộng, đất nông nghiệp gắn liền với nhà ở và các loại đất khác thuộc phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn trong địa giới hành chính các xã.

Ranh giới của khu dân cư nông thôn được xác định theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, các điểm dân cư tương tự hiện có.

Đối với trường hợp dân cư sinh sống dọc theo kênh, mương, đường giao thông hoặc dân cư ở riêng lẻ thì chỉ thống kê diện tích thửa đất có nhà ở và vườn, ao gắn liền với nhà ở; trường hợp dân cư sinh sống riêng lẻ mà không xác định được phạm vi ranh giới thửa đất ở và vườn, ao gắn liền thì chỉ thống kê diện tích đất ở đã được công nhận, trường hợp thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Đất đô thị bao gồm các loại đất nằm trong phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn.II. NỘI DUNG THỰC HIỆN THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 1. Biểu thống kê, kiểm kê đất đai và việc lập biểu Việc thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện trên các biểu mẫu Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bao gồm:1.1. Biểu 01-TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất nông nghiệp

Biểu này chỉ áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các mục đích sử dụng đất chi tiết thuộc nhóm đất nông nghiệp. Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính;1.2. Biểu 02-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp

Biểu này áp dụng cho cả thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các mục đích sử dụng đất chi tiết thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính;1.3. Biểu 03-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai

Biểu này áp dụng cho cả thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các mục đích sử dụng đất chủ yếu thuộc các nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, các loại đất chi tiết thuộc nhóm đất chưa sử dụng và đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích. Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính;

233

Page 234: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

1.4. Biểu 04-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê người sử dụng đất Biểu này áp dụng cho cả thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp về số

lượng người sử dụng đất vào một số mục đích chủ yếu;1.5. Biểu 05-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê về tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng

Biểu này áp dụng ở cấp xã để thu thập, tổng hợp số liệu về tăng, giảm diện tích đất theo các mục đích sử dụng từ thời điểm thống kê, kiểm kê đất đai kỳ trước đến thời điểm thống kê, kiểm kê đất đai kỳ này trên cơ sở số liệu từ hồ sơ địa chính trong kỳ thống kê đất đai (có kiểm tra thực địa đối với các trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện); trên cơ sở số liệu điều tra thực địa, đối chiếu với hồ sơ địa chính trong kỳ kiểm kê đất đai;1.6. Biểu 06-TKĐĐ: Phân tích tình hình tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng

Biểu này áp dụng cho thống kê và kiểm kê đất đai, đối với cấp huyện được tổng hợp từ Biểu 05-TKĐĐ của các xã trực thuộc, đối với cấp tỉnh được tổng hợp từ Biểu 06-TKĐĐ của các huyện trực thuộc, đối với cả nước được tổng hợp từ Biểu 06-TKĐĐ của các tỉnh.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm in kết quả của Biểu 06-TKĐĐ cho từng xã trực thuộc (chỉ in biểu rút gọn đối với các mục đích sử dụng đất có trên địa bàn xã đó);1.7. Biểu 07-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính

Biểu này áp dụng cho cả thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp số liệu từ Biểu 03-TKĐĐ của các đơn vị hành chính trực thuộc; 1.8. Biểu 08-TKĐĐ: Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất

Biểu này áp dụng cho thống kê và kiểm kê đất đai; mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất tính cơ cấu theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất của Biểu 03-TKĐĐ;1.9. Biểu 09-TKĐĐ: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng

Biểu này áp dụng cho cả thống kê và kiểm kê đất đai để tính toán sự tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng đất do chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Biểu 06-TKĐĐ;1.10. Biểu 10-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai theo mục đích được giao, được thuê, được chuyển mục đích nhưng chưa thực hiện

Biểu này áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai; diện tích đất trong biểu được tổng hợp đối với các trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng

234

Page 235: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất theo mục đích mới. Mục đích sử dụng đất trong biểu được tổng hợp theo mục đích sử dụng được giao, được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất;1.1.1. Biểu 11-TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất đai có sử dụng kết hợp vào mục đích phụ

Biểu này áp dụng trong kiểm kê đất đai; diện tích trong biểu được tổng hợp đối với các trường hợp đất sử dụng vào các mục đích chính (gồm đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất ở, đất quốc phòng, đất an ninh, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng) có sử dụng kết hợp vào mục đích phụ (sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp) đã được ghi trên hồ sơ địa chính.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp và vùng địa lý tự nhiên - kinh tế.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập năm (05) năm một lần gắn với kiểm kê đất đai; nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải bảo đảm phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm báo cáo và có đầy đủ cơ sở pháp lý.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có cùng tỷ lệ với tỷ lệ bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Căn cứ vào quy mô diện tích tự nhiên, quy mô diện tích đất theo mục đích sử dụng để chọn tỷ lệ bản đồ hợp lý, thuận tiện cho công tác quản lý đất đai của địa phương.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo quy định của Quy phạm, Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.3. Thẩm quyền xác nhận biểu thống kê đất đai và công bố kết quả thống kê đất đai

- Biểu thống kê đất đai của cấp xã do cán bộ địa chính lập và ký, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp ký xác nhận và ký báo cáo kết quả thống kê đất đai gửi Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

- Biểu thống kê đất đai của cấp huyện và cấp tỉnh do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp lập, phải có chữ ký của người lập biểu và được Thủ trưởng Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ký tên, đóng dấu; Thủ trưởng cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp ký xác nhận (trường hợp không có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thì chỉ Trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận).

235

Page 236: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký báo cáo kết quả thống kê đất đai của địa phương gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký báo cáo kết quả thống kê đất đai của địa phương gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Biểu thống kê đất đai của vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và của cả nước do cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường lập, phải có chữ ký của người lập biểu và được Thủ trưởng cơ quan chuyên môn ký tên, đóng dấu; Thủ trưởng cơ quan có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về thống kê, kiểm kê đất đai ký xác nhận.

Kết quả thống kê đất đai của cả nước được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xét duyệt, công bố.III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Trình tự thực hiện thống kê đất đai- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc việc

thực hiện thống kê đất đai tại địa phương vào nửa đầu tháng 11 hàng năm.- Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo

thực hiện thống kê đất đai trên địa bàn huyện vào nửa đầu tháng 12 hàng năm.- Từ ngày 01 tháng 01 hàng năm (trừ năm kiểm kê đất đai), Uỷ ban nhân

dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện thống kê đất đai và nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 năm đó; việc thống kê đất đai được thực hiện theo quy định sau:

+ Đối với xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính thì căn cứ vào hồ sơ địa chính (chủ yếu là sổ mục kê đất đai và sổ theo dõi biến động đất đai) và số liệu thống kê đất đai kỳ trước để thu thập và tổng hợp số liệu thống kê;

+ Đối với xã, phường, thị trấn không thuộc trường hợp quy định tại tiết a của điểm này thì căn cứ vào các tài liệu quản lý đất đai hiện có và số liệu thống kê đất đai kỳ trước để thu thập và tổng hợp thống kê;

+ Việc thống kê đất đai của cấp xã được thực hiện trên các mẫu Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 05-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, và Biểu 10-TKĐĐ.

- Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc thống kê đất đai của địa phương và nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 năm đó.

Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp huyện được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo các mẫu Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ và Biểu 10-TKĐĐ; đồng thời in Biểu 06-TKĐĐ đối với địa bàn từng xã trực thuộc để gửi cho các xã đó.

236

Page 237: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc thống kê đất đai của địa phương và nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 15 tháng 02 năm đó.

Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp tỉnh được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo các mẫu Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ và Biểu 10-TKĐĐ.

- Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện việc thống kê đất đai của các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế, cả nước và gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15 tháng 3 năm đó.

Việc tổng hợp số liệu đất đai của của các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo các mẫu Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ và Biểu 10-TKĐĐ.2. Trình tự thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thủ trưởng cơ quan có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về thống kê, kiểm kê đất có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

+ Trước thời điểm kiểm kê đất đai mười tám (18) tháng phải tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm kê đất đai trình Bộ trưởng để trình Chính phủ;

+ Trước thời điểm kiểm kê đất đai chín (09) tháng phải tổ chức xây dựng dự án kiểm kê đất đai trình Bộ trưởng để trình Chính phủ phê duyệt;

+ Trước thời điểm kiểm kê đất đai sáu (06) tháng phải xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức tập huấn;

+ Trước thời điểm kiểm kê đất đai ba (03) tháng phải chỉ đạo việc chuẩn bị bản đồ nền của các tỉnh, vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước;

+ Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai kiểm kê đất đai của các tỉnh. - Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: + Trước thời điểm kiểm kê đất đai năm (05) tháng phải xây phương án

kiểm kê đất đai của các cấp hành chính tại địa phương; + Trước thời điểm kiểm kê đất đai ba (03) tháng phải xây dựng các văn

bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tập huấn; + Trước thời điểm kiểm kê đất đai một (01) tháng phải chuẩn bị các biểu

mẫu kiểm kê và bản đồ nền của cấp huyện, cấp xã; + Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai kiểm kê đất đai của các đơn vị

hành chính trực thuộc. - Trước thời điểm kiểm kê đất đai hai (02) tháng, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có

trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện.

237

Page 238: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Trong thời gian một (01) tháng trước thời điểm kiểm kê đất đai, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai kiểm kê đất đai trên địa bàn xã.

Từ ngày 01 tháng 01, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 30 tháng 4 năm đó; việc kiểm kê đất đai được thực hiện theo quy định sau:

+ Đối với xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính thì căn cứ vào hồ sơ địa chính (chủ yếu là sổ mục kê đất đai) và số liệu kiểm kê kỳ trước, số liệu thống kê của các năm giữa hai kỳ kiểm kê, đối soát với thực địa để thu thập và tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

+ Đối với xã, phường, thị trấn không thuộc trường hợp quy định tại tiết a của điểm này thì căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu về quản lý đất đai hiện có, bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước, tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tư liệu ảnh hàng không, ảnh viễn thám, các tài liệu bản đồ khác để điều tra, khoanh vẽ, đo diện tích trên bản đồ và số liệu kiểm kê đất đai kỳ trước để thực hiện kiểm kê diện tích đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

+ Việc kiểm kê đất đai của cấp xã được thực hiện trên các mẫu Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 05-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, Biểu 10-TKĐĐ và Biểu 11-TKĐĐ.

- Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc tổng hợp kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã; nộp báo cáo lên Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 năm đó.

Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp huyện được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo các mẫu Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, Biểu 10-TKĐĐ và Biểu 11-TKĐĐ; đồng thời in Biểu 06-TKĐĐ đối với địa bàn từng xã trực thuộc để gửi cho các xã đó.

- Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện; nộp báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường chậm nhất vào ngày 15 tháng 8 năm đó.

Việc tổng hợp số liệu đất đai của cấp tỉnh được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo mẫu Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, Biểu 10-TKĐĐ và Biểu 11-TKĐĐ.

- Sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện việc tổng hợp

238

Page 239: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

số liệu kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng lãnh thổ và cả nước; xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 năm đó.

Việc tổng hợp số liệu đất đai của các vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước được thực hiện trên máy tính điện tử, kết quả được in ra theo mẫu Biểu 01-TKĐĐ, Biểu 02-TKĐĐ, Biểu 03-TKĐĐ, Biểu 04-TKĐĐ, Biểu 06-TKĐĐ, Biểu 07-TKĐĐ, Biểu 08-TKĐĐ, Biểu 09-TKĐĐ, Biểu 10-TKĐĐ và Biểu 11-TKĐĐ.

IV. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ĐỂ LẬP CÁC BIỂU THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI

1. Phương pháp thống kê trực tiếp

Phương pháp thống kê trực tiếp là phương pháp hình thành nên các số liệu về thống kê đất đai dựa trên kết quả đo đạc, lập bản đồ và đăng ký đất đai.

Như vậy điều kiện để thống kê trực tiếp là phải có các hồ sơ địa chính, các căn cứ và cơ sỏ để thực hiện thhống kê là các bản đồ và hồ sơ địa chính được hình thành ở cấp cơ sở, nên công việc thống kê phải được tiến hành trình tự từ cấp xã trở lên.1.1. Phương pháp thu thập số liệu hồ sơ địa chính1.1.1. Phương pháp thu thập số liệu từ sổ mục kê

Ở các xã đã thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các dữ liệu phục vụ thống kê đất coi như đã có đầy đủ. Cơ sở để thực hiện thống kê là Sổ mục kê đất đai đã được kiểm tra và nghiệm thu. Căn cứ vào nội dung các trang sổ mục kê đất đai, tiến hành lập các biểu trung gian và tổng hợp thành số liệu phù hợp với các thông tin theo yêu cầu trong các biểu thống kê, kiểm kê đất đai.

* Điều kiện thực hiện Phương pháp thu thập số liệu trực tiếp từ sổ mục kê áp dụng cho những

đơn vị hành chính cấp xã đã thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính (hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính), lập hồ sơ địa chính theo kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc kết quả dồn điền đổi thửa để khắc phục tình trạng manh mún đất đai.

* Trinh tự thực hiện : - Kiểm tra tài liệu.

Kiểm tra đối soát giữa sổ mục kê và bản đồ địa chính, nếu bản đồ địa chính thành lập trước thời điểm thống kê một thời gian mà có một số biến động sảy ra hoặc bản đồ có phần chưa phù hợp với thực địa thì phải tiến hành chỉnh sửa sau đó mới đưa số liệu vào để thực hiện việc thống kê. - Lập các biểu trung gian.

239

Page 240: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Căn cứ vào dữ liệu trong sổ mục kê, trước hết phải tổng hợp số liệu có trên từng trang sổ mục kê và sau đó tổng hợp số liệu trong phạm vi toàn xã thông qua các biểu trung gian sau: + Tổng hợp diện tích trên từng trang sổ mục kê

Biểu 01: Tổng hợp diện tích trên từng trang sổ mục kê Trang sổ mục kê số: Đơn vị tính : m2

Loại mục đích SD

Tổng DT

GDC UBS TKT …Số hộ

DT(ha)

SốT C

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

LUCLUK…Cộng

Biểu 3 - 1 + Tổng hợp diện tích toàn xã: căn cứ vào số liệu tổng hợp ở các biểu " tổng

hợp diện tích trên từng trang sổ mục kê" để tổng hợp diện tích trong phạm vi toàn xã theo mục đích và đối tượng sử dụng, quản lý.

Biểu 02: Tổng hợp diện tích theo mục đích và đối tượng sử dụng, quản lý đấtMục đích sử dụng đất : ............ Đơn vị tính: ha

Trang số

Tổng diện tích

GDC UBS TKT …

Số hộ

DT(ha)

Số TC DT(ha) Số

TC DT(ha) Số TC DT(ha)

Trang 1Trang 2…Cộng

Biểu 3 - 2 - Đưa số liệu vào biểu thồng kê: căn cứ vào số liệu ở các biểu "Tổng

hợp diện tích theo mục đích và đối tượng sử dụng, quản lý đất", tiến hành ghi số liệu vào các biểu 01-TKĐĐ; 02-TKĐĐ; 03-TKĐĐ và các biểu khác theo đúng nguyên tắc lập biểu.

Trường hợp các xã chỉnh lý bản đồ nhưng vẫn sử dụng sổ mục kê cũ thì thay việc tổng hợp các biểu trung gian bằng việc tổng hợp lại phần cuối các trang sổ mục kê. Căn cứ vào kết quả tổng hợp cuối các trang sổ mục kê, tiến hành tổng hợp diện tích chung cho toàn xã . Đồng thời chuyển đổi từ chỉ tiêu cũ sang chỉ tiêu mới và đưa số liệu tổng hợp vào các biểu thống kê theo đúng nguyên tắc lập biểu.

240

Page 241: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

1.1.2. Phương pháp thu thập số liệu từ kết quả đăng ký biến động đất đai thường xuyên

Phương pháp thu thập số liệu từ kết quả đăng ký biến động đất đai thường xuyên là cách thức tổng hợp số liệu về diện tích các loại đất biến động xảy ra giữa hai kỳ báo cáo của từng đối tượng sử dụng, quản lý để lạp các biểu báo cáo thống kê, kiểm kê diện tích đất đai theo định kỳ hàng năm. Căn cứ trực tiếp để thống kê diện tích biến động về đất đai là sổ theo dõi biến động về đất đai của xã.

* Điều kiện thực hiện Phương pháp này được thực hiện đối với các đơn vị hành chính xã đã thực

hiện việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và thực hiện tốt công tác quản lý biến động đai thường xuyên, vào sổ theo dõi biến động.

* Căn cứ thực hiện Căn cứ thực hiện phương pháp này là dựa vào sổ theo dõi biến động

đất đai giữa hai kỳ báo cáo (Từ 01/01/năm trước đến 01/01/năm báo cáo) và các biểu thống kê, kiểm kê kỳ trước.

* Trinh tự tiến hành - Kiểm tra tài liệu: rà soát, kiểm tra tất cả các trường hợp biến động xảy

ra trong năm thống kê nhằm khắc phục những sai sót (nếu có) về nội dung ghi trong sổ theo dõi biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, bổ sung các trường hợp biến động mà chủ sử dụng đất chưa làm thủ tục đăng ký.

- Lập biểu thống kê diện tích biến động (biểu trung gian)+ Căn cứ để lập biểu thống kê diện tích biến động là dựa vào sổ theo dõi

biến động đất đai trong khoảng thời gian từ 01/01/năm trước đến ngày 01/01/năm báo cáo và dựa vào các biểu thống kê, kiểm kê kỳ trước.

+ Cách ghi biểu: từ cột 1 đến cột 4 căn cứ số liệu trong sổ theo dõi biến động đất đai. Cụ thể|

Cột 1 ghi loại đối tượng sử dụng, quản lý đất có biến động trong kỳ báo cáo;

Cột 2 ghi loại đất có biến động tương ứng với từng loại đối tượng sử dụng, quản lý;

Cột 3 ghi diện tích từng trường hợp tăng tương ứng với loại đất của từng loại đối tượng có biến động;

Cột 4 ghi diện tích từng trường hợp giảm tương ứng với loại đất của từng loại đối tượng có biến động;

Cột 5 ghi cân đối tăng giảm từng trường hợp biến động (lấy diện tích tăng trừ diện tích giảm, nếu diện tích tăng lớn hơn diện tích giảm. Hoặc ngược lại);

Cột 6 ghi diện tích có đầu kỳ báo cáo (số liệu lấy ở các biểu 01- TKĐĐ; biểu 02- TKĐĐ; biểu 03- TKĐĐ);

Cột 7 Ghi diện tích có cuối kỳ báo cáo. Cột 7 bằng số liệu cột 6 cộng hoặc trừ số liệu cột 5.

241

Page 242: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Thống kê diện tích biến động đất đaiTừ 01/01/...đến 01/01/...

Đơn vị tính: m2

Đối tượng có biến động

Loại đất biến động

Diện tích tăng(+)

Diện tích giảm(-)

Cân đối tăng, giảm (+; -)

Diện tích có đầu kỳ báo cáo

Diện tích có cuối kỳ

báo cáo

1 2 3 4 5 6 7

GDC LUC + 2000 - 1000

+ 3000 - 2000

+ 5000 - 3000 +2000 215.000 217.000

LUK 0 - 2000 -2000 20000 18000

BHK + 2000 0 +2000 30000 32000

TSN + 3000 0 - 3000 25000 22000

UBS BCS 0 -5000 -5000

Cộng +9.000 -9.000 0 290.000 290.000Biểu 3 - 3- Lập các biểu thống kê

Trên cơ sở số liệu ở cột 7 của biểu thống kê diện tích biến động trong kỳ, tiến hành ghi các số liệu diện tích mới này vào các ô tương ứng của biểu 01-TKĐĐ (đối với đất nông nghiệp) và biểu biểu 02-TKĐĐ(đối với đất phi nghiệp). Các chỉ tiêu không biến động ghi theo các ô tương ứng của biểu cũ (biểu thống kê, kiểm kê kỳ trước). Sau khi ghi đủ số liệu vào các ô chỉ tiêu cấu thành, tiến hành cộng chỉ tiêu tổng hợp và cân đối biểu sẽ được biểu 01-TKĐĐ, biểu 02-TKĐĐ của năm báo cáo. Sau đó chuyển số liệu từ biểu 01-TKĐĐ và biểu 02-TKĐĐ mới sang biểu 03-TKĐĐ theo các chỉ tiêu tương ứng, chỉ tiêu đất chưa sử dụng lấy ở cột 7 của biểu thống kê diện tích biến động (nếu có biến động), trường hợp không biến động thì lấy số liệu ở biểu 03-TKĐĐ cũ để chuyển sang biểu 03-TKĐĐ mới và cân đối biểu. Tổng hợp số đối tượng sử dụng đất trên các trang sổ mục kê để vào biểu 04-TKĐĐ. 1.2. Phương pháp thu thập số liệu từ thực địa

Phương pháp thu thập số liệu từ thực địa là cách thu thập số liệu dựa vào khảo sát thực địa, có đối chiếu với hồ sơ địa chính để xác định tổng diện tích các thửa đất theo từng mục đích sử dụng đối với từng loại đối tượng sử dụng, quản lý đất để điền vào các biểu 01-TKĐĐ, 02-TKĐĐ.

Phương pháp này áp dụng trong các kỳ kiểm kê đất đai nhằm xác định diện tích theo đúng hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai. Trình tự tiến hành như sau:

242

Page 243: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Xác định khoảnh đất là việc xác định đường bao trên bản đồ địa chính đối với những thửa đất liền nhau có cùng mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng, quản lý. Việc xác định khoảnh đất trong kiểm kê đất đai vừa là cơ sở để tổng hợp diện tích đất theo mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng, quản lý đất; vừa làm cơ sở để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đây cũng là một nội dung của công tác kiểm kê đất đai.

- Tổng hợp khoanh đấtTrên cơ sở các khoảnh đất đã được xác định trên bản đồ địa chính, tiến

hành lập bảng tổng hợp khoảnh đất theo từng mục đích và đối tượng sử dụng đất, kết hợp với thu thập số liệu về người sử dụng, quản lý như sau:

Biểu 01: Tổng hợp diện tích khoảnh đất theo mục đích sử dụng(Loại mục đích.....)

Số thứ tự tờ bản đồ ...... Xã...... Huyện...... Tỉnh.........

Stt khoanh

đất

Số thứ tự thửa

đất

Tổng DT(m2)

GDC UBS TKT …

Số hộ

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

....CộngBiểu 3 -4 - Tổng hợp diện tích theo mục đích và theo đối tượng sử dụng, quản lý đất

Trên cơ sở diện tích đất theo mục đích theo mục đích và theo đối tượng sử dụng quản lý sử dụng đất đã được tổng hợp theo từng khoảnh đất trên từng tờ bản đồ, tiến hành tổng hợp diện tích theo mục đích và theo đối tượng sử dụng, quản lý đất cho toàn xã như sau:Biểu 02: Tổng hợp diện tích theo mục đích theo đối tượng sử dụng, quản lý đất(Loại mục đích sử dụng đất.....) Xã...... Huyện...... Tỉnh.........

Số thứ tự tờ

bản đồ

Tổng DT(m2)

GDC UBS TKT …

Số hộ

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

Số TC

DT(ha)

...

CộngBiểu 3 -5

243

Page 244: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Lấy kết quả tổng hợp từ biểu "Tổng hợp diện tích theo mục đích theo đối tượng sử dụng, quản lý đất" để đưa vào các biểu biểu 01-TKĐĐ, 02-TKĐĐ và 03-TKĐĐ (phương pháp thực hiện tương tự như phương pháp tổng hợp số liệu từ sổ mục kê).2. Phương pháp gián tiếp

Phương pháp thống kê gián tiếp là phương pháp dựa vào các nguồn số liệu trung gian sẵn có để tính toán ra các số liệu thống kê đất đai.

* Điều kiện thực hiện: phương pháp này chỉ áp dụng tạm thời ở các đơn vị tống kê chưa có điều kiện đo đạc lập bản đồ địa chính, nhưng vẫn phải lập các biểu báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của nhà nước.

* Nguồn số liệu tổng hợp:Các nguồn số liệu có thể sử dụng làm căn cứ tính toán tổng hợp gồm:- Các biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của kỳ báo cáo trước. Nguồn

số liệu này thường được làm căn cứ gốc để tính toán. Trên cơ sở số liệu gốc, căn cứ vào các số liệu biến động của từng loại đất để chỉnh lý số liệu gốc thành số liệu của kỳ báo cáo.

- Nguồn số liệu bổ sung để chỉnh lýTuỳ điều kiện cụ thể ở địa phương mà nguồn số liệu có thể bổ sung để

chỉnh lý gồm: số liệu giao đất, giao rừng; số liệu thống kê, kiểm kê rừng; số liệu thu thuế sử dụng đất; số liệu giao đất ở, các loại đất phi nông nghiệp khác; số liệu về diện tích đất khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; các nguồn số liệu khác có liên quan có liên quan đến quỹ đất đai các loại.

* Nguyên tắc khai thác thông tin từ các nguồn số liệu: phương pháp thống kê gián tiếp phải sử thông tin từ nhiều nguồn số liệu khác nhau. Nguyên tắc chung trong việc khai thác thông tin từ các nguồn số liệu này là:

- Phải kiểm tra hoàn thiện số liệu để loại bỏ các số liệu bất hợp lý, các số liệu không đủ độ tin cậy, các số liệu mâu thuẫn giữa các nguồn số liệu khác nhau.

- Ưu tiên sử dụng các nguồ số liệu có chất lượng cao, có độ tin cậy và được đa số các ngành tin dùng.

- Phải khống chế và cân đối các loại đất đai trong vùng bằng tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính vẫn sử dụng từ trước đến nay, hoặc diện tích tính được dựa trên bản đồ địa giới hành chính.

* Tổng hợp số liệu: Sau khi thu thập được các nguồn số liệu về biến động diện tích các loại đất đai trong kỳ, tiến hành lập biểu thống kê diện tích biến động và tính toán diện tích đất đai các loại của kỳ báo cáo.

244

Page 245: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

CHUYÊN ĐỀ 5: THANH TRA, KIỂM TRA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CƠ SỞ

Bài 1. THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU TỐ VỀ ĐẤT ĐAI Ở CƠ SỞ

I. THANH TRA, KIỂM TRA ĐẤT ĐAI Ở CƠ SỞ

1. Khái niệm chung về thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở 1.1. Khái niệm thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở

Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở chủ yếu tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của chính quyền cơ sở và sử dụng đất của người sử dụng đất ở địa phương.

Thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở là việc xem xét tại chỗ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai và việc quản lý, sử dụng đất của người sử dụng đất. Qua đó nhằm rút ra những nhận xét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát

245

Page 246: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

huy những ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai và hiệu quả sử dụng đất đai ở cơ sở. 1.2. Mục đích, phạm vi hoạt động

- Mục đích Thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở là chức năng thiết yếu của công tác quản lý đất đai của chính quyền xã, qua đó mà biết được kết quả tác động của cơ quan quản lý nhà nước đối và đối tượng quản lý tốt hay chưa tốt để khắc phục mặt chưa tốt, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ cương trong quản lý đất đai ở địa phương. Vì vậy thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai nhằm mục đích: + Bảo đảm cho đất đai được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. + Đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với đất đai của UBND xã và của người sử dụng đất trên địa bàn xã;

+ Phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai ở cơ sở.

+ Thông qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội. - Phạm vi hoạt động Theo quy định của Luật Đất đai 2003, thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở là thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực đất đai tại địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong phạm vi cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra đất đai ở địa phương mình.

Cán bộ địa chính, xây dựng, nông nghiệp xã có trách nhiệm giúp UBND xã thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất ở địa phương mình.

1.3. Đối tượng, nôi dung thanh tra, kiểm tra đất đai 1.3.1. Đối tượng kiểm tra, thanh tra đất đai

Đối tượng thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở bao gồm cán bộ công chức xã tham gia quản lý đất đai ở xã và người sử dụng đất trong địa bàn xã quản lý. - Cán bộ công chức tham gia quản lý về đất đai ở xã, bao gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã; công chức địa chính, xây dựng, nông nghiệp xã, trưởng các thôn, làng, bản, ấp, bun, phum, sóc ... - Người sử dụng đất trong địa bàn xã bao gồm:

+ Các tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất ở xã ; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất ở xã;

246

Page 247: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Hộ gia đình, cá nhân trong xã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc được công nhận quyền sử dụng đất;

+ Cộng đồng dân cư trong xã gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, bản, ấp, bun, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự cùng phong tục tập quán hoặc có chung dòng họ được nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất;

+ Cơ sở Tôn giáo trong xã gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất ( nếu có);

+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhà nước giao đất, cho thuê đất tại xã ( nếu có);

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hóa, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được nhà nước giao đất, cho đất, được mua nhà ở gắn liền và quyền sử dụng đất ở tại xã (nếu có);

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được nhà nước Việt Nam cho thuê đất tại xã (nếu có).

1.3.2. Nội dung kiểm tra, thanh tra đất đaiNội dung thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở bao gồm: + Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất

đai của chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã và cán bộ, công chức địa chính, xây dựng, nông nghiệp và cán bộ, công chức xã khác được giao nhiệm vụ liên quan tới việc giải quyết các thủ tục về đất đai ở cơ sở.

+ Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại xã.

1.4. Trình tự thanh tra đất đai Tùy theo quy mô, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng linh hoạt, song nói chung khi thanh tra đất đai thường tiến hành theo trình tự các bước sau:

- Ra quyết định thanh traQuyết định thanh tra là văn bản pháp lý do thủ trưởng cơ quan có thẩm

quyền ban hành (nếu ở xã là chủ tịch ủy ban nhân xã ban hành), là thủ tục hành chính bắt buộc khi tiến hành thanh tra, là căn cứ pháp lý để đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra phải thực hiện.

Nội dung Quyết định thanh tra phải ghi rõ nội dung, yêu cầu, phạm vi thanh tra; thời hạn, thời gian thanh tra; quyền, trách nhiệm của đoàn thanh tra; quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra.

- Chuẩn bị thanh tra- Tiến hành thanh tra

247

Page 248: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Là bước tiếp xúc và đối tượng thanh tra để thực hiện nội dung thanh tra. Vì vậy yêu cầu của bước này là cần phải nắm vững các nguyên tắc thanh tra để tiến hành xác minh tài liệu, số liệu một cách chính xác làm căn cứ pháp lý cho việc kết luận.

Trong quá trtrình tiến hành thanh tra cần chú ý kiểm tra tài liệu, hồ sơ đất đai của đối tượng được thanh tra; các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đát và các tài liệu khác có liên quan.; kiểm tra thực tế hiện trạng sử dụng đất của đối tượng thanh tra; xác minh chứng cứ tại các cơ quan , tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức đối thoại, chất vấn đối tượng thanh tra.

- Kết thúc thamh traCăn cứ vào mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra đề ra, sau khi đã có đầy đủ

chứng cứ pháp lý và xem xét các ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra, đoàn thanh tra ra văn bản chính thức, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý của mình. 2. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất

2.1. Thanh tra, kiểm tra tính pháp lý về quyền sử dụng đấtKhi tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng

đất ở cơ sở thì việc đầu tiên cán bộ địa chính - xây dựng ở cơ sở phải quan tâmđó là tính pháp lý về quyền sử dụng đất.

Người sử dụng đất hợp pháp là người phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Đất đai và có tên trong hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính...Trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai 2003.

Người sử dụng đất hợp pháp có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đất đai.2.2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất Theo điều 106 Luật Đất đai 2003 quy định người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Người sử đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, tặng, cho quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất. Khi thanh tra nội dung này cần chú ý xem xét điều kiện để thực hiện các

248

Page 249: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

quyền của người sử dụng đất; trình tự, thủ tục thực hiện; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính; mục đích, thời hạn sử dụng đất sau khi chuyển quyền. 2.3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất - Thanh tra, kiểm tra mục đích sử dụng đất. Đối với người sử dụng đất phi nông nghiệp như đất ở, đất sản xuất, kinh doanh; đối và đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp như sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất tròng cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất...

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ làm tăng khả năng sinh lợi của đất.

Kiểm tra các biện pháp bảo vệ đất chống xói mòn; các biện pháp làm tăng giá trị sử dụng đất: - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. + Kiểm tra việc nộp tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất,.nội dung thanh tra, kiểm tra các đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất bao gồm việc kê khai và cung cấp cho cơ quan thuế những tài liệu liên quan đến việc xác định tiền sử dụng đất,việc nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Nếu người sử dụng đất không thực hiện các thủ tục kê khai, không nộp đủ tiền sử dụng đất thì không được giao đất, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép chuyển mục đích và phải xử lý theo quy định của pháp luật. + Việc nộp thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí địa chính: Kê khai nộp thuế, mức nộp thuế và nơi nộp thuế. + Thanh tra, kiểm tra việc đền bù thiệt hại cho người có đất bị thu hồi giao cho mình. Tập trung vào nội dung thanh tra , kiểm tra việc đền bù thiệt hại về đất xem xét giá đất đền bù (nếu tính bằng tiền); diện tích loại đất đền bù có đúng và diện tích, giá đất, loại đất trước khi thu hồi hay không; xem xét việc đền bù thiệt hại về tài sản, bao gồm công trình kiến trúc, cây trồng, vật nuôi, các tài sản khác gắn liền và đất và xem xét đền bù có đúng giá trị còn lại của tài sản không; việc ổn định chỗ ở và sản xuất cho người có đất bị thu hồi. -Thanh tra, kiểm tra việc giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi

- Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục hành chính khi chuyển quyền sử dụng đất như thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất...3. Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai của người sử dụng đất ở cơ sở

3.1. Vi phạm pháp luật đất đai-Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi của các chủ thể tham gia vào các quan

hệ đất đai vi phạm pháp luật đất đai xâm phạm đến các quan hệ được pháp luật đất đai bảo vệ, gây thiệt hại cho nhà nước hoặc các chủ thể khác tham gia quan hệ đất đai.

249

Page 250: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm vi phạm pháp luật đối với người quản lý đất đai và vi phạm pháp luật đối với người sử dụng đất đai. - Đối tượng bị xử lý vi phạm đối với người quản lý bao gồm:

+ Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai;

+ Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai;

+ Người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức được Nhà nước giáo đất để quản lý mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý.

- Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm cá nhân trong và ngoài nước, người Việt nam định cư ở nước ngoài; cơ quan tổ chức trong và ngoài nước; hộ gia đình; cơ sở tôn giáo có hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai hoặc trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi cố ý hoặc vô ý của người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân có liên quan, tổ chức hoạt động dịch vụ về đất đai vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà chưa đến mức bị Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Hành vi của cán bộ, công chức cấp xã, gồm vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính; vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; vi phạm về quy định thu hồi đất; trưng dụng đất; vi phạm quy định về quản lý đất được nhà nước giao để quản lý; vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.

Hành vi vi phạm của người sử dụng đất là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn quản lý của UBND xã, gồm sử dụng đất không đúng mục đích; lấn, chiếm đất; huỷ hoại đất; gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác; chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, gúp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện g thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối và đất không đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất; cố ý đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất; chậm thực hiện bồi thường; chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép; cố ý gây cản trở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất; mốc chỉ Giới hành lang an toàn của công trình; làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất.

3.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

250

Page 251: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Hiện nay việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 105/2009/ NĐ –CP, ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, gồm một số nội dung chính sau đây:

3.2.1. Các hinh thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả Khi áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả chính

quyền cơ sở cần chú ý nắm vững những quy định sau đây:- Các hình thức xử phạt chính, gồm: cảnh cáo; phạt tiền.

- Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề định giá; cấm hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về đất đai là buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm; buộc khắc phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tịch thu lợi ích có được do vi phạm; buộc phải thực hiện đúng Thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra. Hình thức, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất có các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất được quy định tại các điều từ Điều 8 đến Điều 24 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Tuỳ theo hành vi vi phạm và thẩm quyền của chính quyền cơ sở mà áp dụng các biện pháp xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả cho phù hợp. 3.2.2. Thời hiệu xử phạt

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hai (02) năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

- Đối và cá nhân đó bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục Tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba (03) tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

- Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính mà hành vi vi phạm hành chính chưa bị xử phạt thì người có thẩm quyền không thực hiện xử phạt vi phạm hành chính mà áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

- Trong thời hạn được quy định trong thời hiệu xử phạt mà người có hành vi vi phạm lại có hành vi vi phạm hành chính mới hoặc cố trình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm có hành vi vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản

251

Page 252: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

trở việc xử phạt. 3.2.3. Nguyên tắc xử phạt - Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời;

việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công khai; triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của của pháp luật.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền thực hiện. - Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì từng

người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về

từng hành vi vi phạm. - Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập; hình thức xử phạt bổ

sung, biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối và những hành vi vi phạm hành chính có quy định hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu theo quy định của pháp luật

- Hình thức, mức độ xử phạt được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, nhân thân của người có hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

- Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của mức xử phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có trình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống mức thấp hơn, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của mức xử phạt; nếu hành vi vi phạm có trình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn, nhưng không được vượt quá mức tối đa của mức xử phạt.

3.2.4. Xác định mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính - Mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định theo

nguyên tắc quy đổi Giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất đó quy định và chia thành bốn (4) mức sau đây:

+ Mức một (1): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới ba mươi triệu (30.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, dưới một trăm năm mươi triệu (150.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;

+ Mức hai (2): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ ba mươi triệu (30.000.000) đồng đến dưới tám mươi triệu (80.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ một trăm năm mươi triệu (150.000.000) đồng đến dưới bốn trăm triệu (400.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;

+ Mức ba (3): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ tám mươi triệu (80.000.000) đồng đến dưới hai

252

Page 253: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

trăm triệu (200.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ bốn trăm triệu (400.000.000) đồng đến dưới một tỷ (1.000.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;

+ Mức bốn (4): trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ hai trăm triệu (200.000.000) đồng trở lên đối với đất nông nghiệp, từ một tỷ (1.000.000.000) đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp. + Đối với các loại đất chưa được xác định giá mà phải xác định giá để tính mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính gây ra thì việc xác định giá thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Căn cứ vào quy định về mức độ hậu quả của hành vi, các quy định của pháp luật và hành vi thực tế vi phạm của người sử dụng đất, chính quyền cơ sở quyết định mức xử phạt cho phù hợp với thẩm quyền của mình.

3.2.5. Thẩm quyền xử phạt của chính quyền cơ sở a. Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

+ Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến hai triệu (2.000.000) đồng; + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có

giá trị đến hai triệu (2.000.000) đồng; + Buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm; buộc

khắc phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đấ; tịch thu lợi ích có được do vi phạm có giá trị đến hai triệu (2.000.000) đồng; buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

Chủ tịch Uỷ bân nhân dân xã, phường, thị trấn có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

b. Những hành vi vi phạm về pháp luật đất đai thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

+ Sử dụng đất không đúng mục đích mức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ hai trăm nghìn ( 200.000) đồng đến năm trăm nghìn ( 500.000) đồng nếu hậu quả hành vi thuộc mức một ( 1); phạt tiền từ năm trăm nghìn ( 500.000) đồng đến hai triệu ( 2.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2) mà không thuộc trường hợp chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, chuyển đất trồng cây lâu năm đất ao, hồ, đầm, nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nước mặn mà không được Uỷ ban nhân sân cấp có thẩm quyền cho phép;

253

Page 254: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác mà không được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép; chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không thu Tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp theo quy định phải nộp tiền sử dụng đất hoặc chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở mà không được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép; sử dụng đất để xây dựng công trình, đầu tư bất động sản thuộc khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế trái với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được công bố. Ngoài ra còn buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm.

+ Lấn, chiếm đất phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu ( 2.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một ( 1) mà không thuộc các trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, đất thuộc khu vực đô thị, đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ; lấn, chiếm đất quốc phòng, an ninh. Ngoài ra còn buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm.

+ Làm suy giảm chất lượng đất hoặc làm biến dạng địa hình gây hậu quả làm cho đất giảm hoặc mất khả năng sử dụng theo mục đích sử dụng đã được xác định thì bị phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một ( 1).

+ Hộ gia đình, cá nhân có hành vi gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến một triệu (1.000.000) đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu ( 2.000.000) đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật liệu khác lên thửa đất của người khác hoặc lên thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác. Ngoài ra còn tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính; buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm.

+ Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định thì phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ năm trăm nghìn ( 500.000) đồng đến năm triệu (5.000.000) đồng tại khu vực đô thị. Ngoài ra còn buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định.

+ Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai.

254

Page 255: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến một triệu (1.000.000) đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng tại khu vực đô thị đối với hộ gia đình, cá nhân có hành vi không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất, không đăng ký gia hạn sử dụng đất khi đến hạn sử dụng đất mà đang sử dụng đất.

+ Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng đối với hành vi không có mặt tại địa điểm để bàn giao đất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng.

+ Phạt tiền năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng đối với hộ gia đình, cá nhân có hành vi không trả lại đất đúng thời hạn theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Phạt tiền năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng đối với hành vi tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình, mốc địa giới hành chính.

+ Phạt tiền năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp tẩy xoá, sửa chữa giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng đối với hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm quá thời hạn mười hai (12) tháng liền; không sử dụng đất trồng cây lâu năm quá thời hạn mười tám (18) tháng liền; không sử dụng đất trồng rừng quá thời hạn hai bốn (24) tháng liền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến một triệu (1.000.000) đồng đối với hộ gia đình, cá nhân có hành vi chậm cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra về đất đai.

+ Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng đối với hộ gia đình, cá nhân có hành vi không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra về đất đai;

Ngoài việc xử phạt quy định trên còn buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

+ Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng đối với hành vi cung cấp dữ liệu đất đai không đúng với quy định của pháp luật về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu đất đai.

255

Page 256: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

3.2.6. Trinh tự, thủ tục xử phạt * Thủ tục đơn giản

Xử phạt theo thủ tục đơn giản được là trường hợp xử phạt, theo đó người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ, những trường hợp xử phạt theo thủ tục xử phạt đơn giản bao gồm:

Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt tại chỗ. Việc xử phạt tại chỗ không phải lập biên bản, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trong trường hợp người chưa thành niên bị phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt cảnh cáo còn được gửi cho cha mẹ, người giám hộ của người đó hoặc nhà trường nơi người chưa thành niên vi phạm đang học tập.

Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt phải giao biên lai thu tiền phạt cho người bị xử phạt.

* Lập biên bản vi phạm hành chính về đất đai- Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý đất đai, người

có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

- Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.

Trong trường hợp người vi phạm hành chính cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không có mặt tại địa điểm xảy ra vi phạm thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

- Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng

256

Page 257: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

- Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.

* Ra quyết định xử phạt - Đối và việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh

thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá mười (10) ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính. - Đối với vụ vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính. Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để điều tra xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn bằng văn bản, thời hạn gia hạn không quá 30 ngày. Quá thời hạn trên người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vấn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành theo quy định của pháp luật.

Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Khi ra quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối và tưng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.

- Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định xử phạt; họ, tên, chức vụ của ngườ ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm, hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ việc vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng ; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt, chữ ký của người ra quyết định xử phạt.

Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyên chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

- Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

257

Page 258: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Quyết định xử phạt phải được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba (03)ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

* Thủ tục phạt tiền-Việc phạt tiền trên 200.000 đồng phải lập biên bản và ra quyết định xử

phạt theo đúng quy định. - Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành

chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

- Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

- Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.

- Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước.

* Nơi nộp tiền phạt- Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử

phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền tại Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ và những trường hợp ở vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính.

Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt và người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc nhà nước trong thời hạn không quá bay (07) ngày kể từ ngày thu tiền phạt, đối với các trường hợp khác là không quá hai (02) ngày.

Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt quyết định. Trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần, việc quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt. theo quy định của Chính phủ.

* Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai - Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải chấp

hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định khác.

258

Page 259: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Quá thời hạn quy định trên mà người bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:

+ Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập hoặc khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

+ Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;+ Các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.- Việc hoãn chấp hành quyết định xử phạt tiền thực hiện theo quy định:+ Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết

định xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị được Uỷ ban nhân dân cấp xã nới ngời đó cư trú hoặc tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận.

+ Thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền không quá ba tháng, kể từ khi có quyết định hoãn.

+ Người ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định hoãn chấp hành quyết định phạt tiền đó.

+ Người được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được nhận lại giấy tờ,tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định của pháp luật.

- Quá thời hạn được quy định ở trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ra quyết định cưỡngchế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 4. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với chủ tịch UBND và cán bộ công chức địa chính, môi trường xã

4.1. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với chu tịch UBND xã - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ

quản lý đất đai theo sự phân cấp.- Hình thức kỷ luật, biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất đối với người

quản lý đất đai.+ Các hình thức kỷ luật bao gồm: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; hạ

ngạch; cách chức; buộc thôi việc.

259

Page 260: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Các biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất bao gồm: buộc bồi thường cho Nhà nước, cho người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra; buộc hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

- Hành vi vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với người quản lý đất đai:+ Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính: .Có hành vi vi phạm là làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn

giao mốc địa giới hành chính do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch;

.Có hành vi vi phạm cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.

 + Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất . Không công bố hoặc chậm công bố quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế

hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt; không công bố hoặc chậm công bố việc điều chỉnh hoặc huỷ bỏ kế hoạch sử dụng đất; làm mất, làm sai lệch bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;

. Cắm mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất chi tiết sai vị trí trên thực địa; hoặc để xảy ra việc xây dựng, đầu tư bất động sản trái quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt. Do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.

  - Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên

thực địa do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc;

. Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; do cố ý thì bị cách chức; tái phạm do cố ý thì bị buộc thôi việc.

 - Vi phạm quy định về thu hồi đất

260

Page 261: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

. Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 39 của Luật Đất đai; không công khai phương án bồi thường, tái định cư do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch;

.Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường cho người có đất bị thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức, tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc;

.Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ ngạch; cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức; tái phạm do cố ý thì bị buộc thôi việc. - Vi phạm quy định về trưng dụng đất

. Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương, tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;

. Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc. 

-Vi phạm quy định về quản lý đất được Nhà nước giao để quản lý . Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời

mà sử dụng đất sai mục đích thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo; tái phạm thì bị hạ bậc lương;

. Sử dụng đất sai mục đích thì bị cảnh cáo; tái phạm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức.

. Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; tái phạm thì bị hạ ngạch hoặc cách chức.

4.2. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ công chức địa chính, xây dựng, nông nghiệp xã

- Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính, xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.

- Hành vi vi phạm và hình thức xử lý về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất

+ Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi; hoặc giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin

261

Page 262: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

làm thủ tục hành chính do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;

+Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính; hoặc từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật đã đủ điều kiện để thực hiện do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc;

+ Giải quyết thủ tục hành chính chậm trễ so với thời hạn quy định do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo; cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch hoặc cách chức;

+Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền; hoặc quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân thì bị cảnh cáo hoặc hạ ngạch; tái phạm thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc;

+ Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ do thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách hoặc cảnh cáo; tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo hoặc hạ bậc lương; cố ý thì bị hạ ngạch; tái phạm do cố ý thì bị cách chức hoặc buộc thôi việc.

Người quản lý đất đai và cán bộ, công chức địa chính xây dựng các cấp ngoài việc xử lý các vi phạm theo quy định trên còn bị áp dụng biện phá xử lý trách nhiệm vật chất theo quy định tại Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.

II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở CƠ SỞ

1. Khái niệm chung về tranh chấp đất đai 1.1. Khái niệm Trên một khu đất cụ thể các chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai có những mâu thuẫn, những bất hoà, họ tranh giành nhau về quyền quản lý và quyền sử dụng trên khu đất đó. Mỗi bên đều cho rằng quyền quản lý và quyền sử dụng phải thuộc về mình mới đúng pháp luật. Thực chất của việc tranh giành nhau về quyền quản lý, quyền sử dụng trên khu đất đó là tranh giành nhau về thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trên khu đất cụ thể. Vì vậy họ không thể cùng nhau tự giải quyết mà phải yêu cầu cơ quan cơ có thẩm quyền phân xử (giải quyết). Vậy tranh chấp đất đai là sự tranh giành nhau giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng trên một khu đất cụ thể

1.2. Các dạng tranh chấp đất đai và nguyên nhân

262

Page 263: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Theo quy định tại điều 136 và điều 137 luật đất đai năm 2003, có các loại hình tranh chấp đất đai sau đây tranh chấp về quyền sử dụng đất; tranh chấp về tài sản gắn liền và quyền sử dụng đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh).

Trong thực tế những hình thức tranh chấp đai thường gặp bao gồm: tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng; tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất; tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất đai; tranh chấp về thừa kế sử dụng đất; tranh chấp bồi thường thiệt hại về đất. tranh chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp tài sản gắn liền và đất. 2. Hòa giải tranh chấp đất đai 2.1. Khái niệm, ý nghĩa - Khái niệm: hòa giải là một thủ tục bắt buộc và rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, đó là cách thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng chính sự thoả thuận của các bên đương sự. Đây là một thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp đất đai theo quy đinh tại Điều 135 Luật đất đai “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.

Vậy hoà giải tranh chấp đất đai ở cơ sở là việc Uỷ ban nhan dân xã hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật đất đai và tranh chấp đất đai nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật đất đai, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Hoà giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hoà giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân.

Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động hoà giải, các hình thức hoà giải ở cộng đồng dân cư.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước hữu quan, động viên nhân dân trong việc xây dựng, củng cố Tổ hoà giải và các tổ chức hoà giải khác của nhân dân trong cộng đồng dân cư; giúp đỡ, tạo điều kiện cho hoạt động hoà giải ở cơ sở; tham gia hoà giải theo quy định của pháp luật. - Ý nghĩa của việc hòa giải

Việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở là một thủ tục, là nguyên tắc bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, bởi việc hòa giải tranh chấp đất đai có ý nghĩa xã hội rất quan trọng.

+ Góp phần trực tiếp giải quyết ngay, giải quyết kịp thời những vi phạm, những vụ tranh chấp đất đai trong nhân dân , không để việc nhỏ biến thành việc lớn, vụ việc đơn giản biến thành phức tạp, ngăn ngừa mầm mống

263

Page 264: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

phát sinh tội phạm hình sự và tranh chấp phức tạp về dân sự, giữ gìn trật tự, an toàn ở cơ sở

+ Góp phần tăng cường, phát huy truyền thống đoàn kết, đạo đức dân tộc trong cộng đồng dân cư;

+ Góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân gây lãng phí thời gian, công sức, tiền của của nhà nước và của các bên tranh chấp;

+ Thông qua công tác hòa giải ở cơ sở góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết về pháp luật đất đai trong nhân dân. 2.2. Nguyên tắc hòa giải các tranh chấp đất đai

Việc hoà giải các tranh chấp đất đai được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

- Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân;

- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hoà giải;

- Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

- Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải. 2.4 Trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai ở cơ sở

2.4.1. Hoạt động hoà giải ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố - Việc hoà giải do các tổ viên Tổ hoà giải tiến hành hoặc tổ chức tiến hành

trong các trường hợp sau đây :+ Tổ viên Tổ hoà giải chủ động tiến hành hoà giải hoặc mời người ngoài

Tổ hoà giải thực hiện việc hoà giải theo sáng kiến của mình trong trường hợptrực tiếp chứng kiến hoặc biết về việc tranh chấp; + Theo phân công của Tổ trưởng Tổ hoà giải;

+ Theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; + Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp.- Thời gian, địa điểm tiến hành việc hoà giải+ Việc hoà giải được tiến hành vào thời gian mà các đương sự yêu cầu hoặc

theo sáng kiến của tổ viên Tổ hoà giải. Việc hoà giải có thể được tiến hành theo sáng kiến của tổ viên Tổ hoà giải

ngay tại thời điểm xảy ra tranh chấp, nếu tổ viên Tổ hoà giải là người chứng kiến và xét thấy cần thiết phải hoà giải ngay.

+ Tổ viên Tổ hoà giải lựa chọn địa điểm thuận lợi cho việc hoà giải, phù hợp với nguyện vọng của các bên.

264

Page 265: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Người tiến hành hoà giải+ Việc hoà giải có thể do một hoặc một số tổ viên Tổ hoà giải tiến hành. + Tổ viên Tổ hoà giải có thể mời người ngoài Tổ hoà giải thực hiện việc

hoà giải hoặc cùng tham gia hoà giải. Người được mời có thể là người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội và có uy tín đối với các bên tranh chấp. Trong từng trường hợp cụ thể, người được mời có thể là người thân thích, bạn bè, người hàng xóm của một hoặc các bên, người cao tuổi, người biết rõ nguyên nhân tranh chấp.

+ Tổ viên Tổ hoà giải không tiến hành việc hoà giải nếu họ là người có liên quan đến vụ việc cần được hoà giải hoặc vì những lý do cá nhân khác mà không thể bảo đảm hoà giải được khách quan hoặc không đem lại kết quả.

Trong trường hợp không thể tiếp tục tiến hành hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Tổ trưởng và bàn giao công việc cho tổ viên khác được Tổ trưởng phân công.

- Hoà giải tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khác nhauTrong trường hợp các bên tranh chấp ở các cụm dân cư có các tổ hoà giải

khác nhau, thì các tổ hoà giải đó phối hợp để thực hiện việc hoà giải. Việc phối hợp hoà giải do:

+ Tổ trưởng hoặc người được Tổ trưởng phân công hoà giải thực hiện.+ Các tổ viên là người thực hiện việc hoà giải có thể trực tiếp phối hợp với

nhau, nhưng phải báo cáo ngay với Tổ trưởng về việc phối hợp thực hiện việc hoà giải.

- Kết thúc việc hoà giải+ Việc hoà giải được kết thúc khi các bên đã đạt được thoả thuận và tự

nguyện thực hiện thoả thuận đó. Trong trường hợp việc thực hiện thỏa thuận có khó khăn, thì tổ viên Tổ

hoà giải động viên, thuyết phục các bên thực hiện thoả thuận và có thể đề nghị Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố hoặc kiến nghị với ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tạo điều kiện để các bên tự nguyện thực hiện thoả thuận.

+ Trong trường hợp các bên không thể đạt được thoả thuận và việc tiếp tục hoà giải không thể đạt kết quả, thì tổ viên Tổ hoà giải hướng dẫn cho các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Đối với tranh chấp phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt, có thể gây hậu quả ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trong địa bàn dân cư, thì tổ viên Tổ hoà giải kịp thời báo cáo cho Tổ trưởng Tổ hoà giải để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp giải quyết.

2.4.2. Trinh tự, thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai ở xãTrình tự hòa giải một vụ tranh chấp đất đai ở cấp xã cần phải tiến hành

theo trình tự các bước như chuẩn bị hòa giải; tổ chức hội nghị hòa giải; hoàn tất thủ tục sau hội nghị hòa giải.

265

Page 266: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

* Chuẩn bị hòa giải- Sau khi tiếp nhận yêu cầu giải quyết của một trong các bên tranh chấp,

cán bộ địa chính xã phải chủ động giúp chủ tịch UBND cùng cấp thu thập các tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung tranh chấp; làm việc và các bên tham gia tranh chấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập các thông tin cần thiết nhằm làm sáng tỏa nguồn gốc, diễn biến quá trtrình sử dụng diện tích đất tranh chấp cũng như các vấn đề lợi ích có liên quan; đối chiếu và quy định của pháp luật để xác định quyền sử dụng đất tranh chấp, lợi ích có liên quan đến sử dụng đất của từng bên. Trên cơ sở đó đề xuất hướng giải quyết.

- Bố trí lịch tổ chức hội nghị hòa giải* Tổ chức hội nghị hòa giải- Thành phần hội nghị hòa giảiTùy theo tính chất, mức độ phức tạp. đối tượng tham gia tranh chấp của

từng vụ việc để xác định thành phần tham dự hội nghị hòa giải. Song những thành phần bắt buộc phải có mặt bao gồm lãnh đạo ủy ban nhân dân cấp xã; cán bộ Địa chính; các bên tranh chấp; những người có quyền lợi, lợi ích và nghĩa vụ có liên quan đến khu đất tranh chấp.

Ngoài ra tùy thuộc đối tượng tranh chấp là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nào đó mà có thể mời đại diện của tổ chức đó tham dự.

- Trình tự và nội dung hội nghị hòa giải.+ Người chủ trì hội nghị hòa giải tóm tắt sự việc tranh chấp; giới thiệu

thành phần tham dự hội nghị; nêu quyền và nghĩa vụ các bên tham gia tranh chấp; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

+ Các bên tham gia tranh chấp phát biểu trình bày những chứng cứ, lập luận của mình.

+ Cán bộ địa chính nêu kết quả xác minh vụ việc và các quy định của pháp luật có liên quan; phân tích quyền sử dụng đất thuộc về ai, quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên theo quy định của pháp luật; gợi ý hướng hòa giải để các bên tham gia tranh chấp tự thoả thuận.

+ Đại diện các tổ chức, đoàn thể phát biểu ý kiến.+ Các bên nêu ý kiến chấp thuận hay không chấp thuận về nội dung hòa

giải do ủy ban nhân dân xã đề xuất.+ Lãnh đạo ủy ban nhân xã kết luận hội nghị.Hội nghị hòa giải phải lập thành biên bản. Nội dung biên bản phải ghi đầy

đủ trình tự của hội nghị, chú ý phải ghi cụ thể ý kiến của các bên tham gia tranh chấp; kết quả hòa giải thành hay không thành. Biên bản phải có chữ ký của các bên tham gia tranh chấp và xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại ủy ban nhân

266

Page 267: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.* Hoàn tất thủ tục sau hội nghị hòa giảiSau hội nghị hòa giải cần tiếp tục theo dâi diễn biến tư tưởng của các bên,

tránh để kẻ xấu lợi dụng kích động, lôi kéo. Đồng thời sau hội nghị hòa, nếu các bên tranh chấp không có ý kiến gì khác và ý kiến tại biên bản hòa giải thành thì UBND xã ra quyết định công nhận thoả thuận.

Trường hợp hòa giải thành mà có sự thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối và trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và nhau; hoặc gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối và các trường hợp tranh chấp đất đai khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh Giới thửa đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nếu hòa giải không thành công cần tiếp tục theo dõi, vận động thuyết phục. Nếu các bên không thay đổi ý kiến thì hướng dẫn họ đến đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Chú ý: Thời hạn thụ lý và kết thúc hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn, quá thời hạn trên mà người có trách nhiệm tổ chức hòa giải không tiến hành hòa giải thì phải bị xét, xử lý kỷ luật.

2.5. Căn cứ pháp lý hoà giải các tranh chấp đất đaiViệc hòa giải phải căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm 1992; Luật Đất đai năm 1987, năm 1993, năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; Pháp lệnh hoà giải ở cơ sở năm 1998 và văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh và các chủ trương đường lối của Đảng về điều chỉnh các quan hệ đất đai.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Trong trường hợp các tranh chấp đất đai mà ở cấp xã không hoà giải được thì chính quyền cơ sở và cán bộ công chức xây dựng cấp xã hướng dẫn các bên tranh chấp làm thủ tục để chuyển lên cấp có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai như sau:

* Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân các cấpTranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan hành chính để được giải quyết theo quy định sau:

- Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối và tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và nhau.

Trường hợp không đồng ý và quyết định giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì các bên tranh chấp có

267

Page 268: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.

- Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết đối và tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư. Trường hợp không đồng ý và quyết định giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

* Thẩm quyền của tòa án. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền và đất thì do Toà án nhân dân giải quyết. * Thẩm quyền của Chính phủ và Quốc hội Các tranh chấp đất đai có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính, do ủy ban nhân dân các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc tự giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết quy định như sau:

- Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa Giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội quyết định.

- Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa Giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn do Chính phủ quyết định.

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết và phối hợp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến địa Giới hành chính.III. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI Ở CƠ SỞ

1. Giải quyết khiếu nại về đất đai1.1. Khái niệmKhiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công

chức theo thủ tục do pháp luật quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết

268

Page 269: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Giải quyết khiếu nại về đất đai là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại về đất đai.

1.2. Thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết khiếu nại về đất đai của chính quyền cơ sở

* Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại trong lĩnh vực

quản lý đất đai, gồm: - Các quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại. Các quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm

Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quyết định về gia hạn thời hạn sử dụng đất.

- Các hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại Các hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của

cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi thực hiện các quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng tái định cư; quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định về gia hạn thời hạn sử dụng đất.

* Trách nhiệm giải quyết khiếu nại về đất đai của chính quyền cơ sởKhi có những vấn đề nảy sinh do những quyết định quản lý đất đai của

chính quyền xã nếu vi phạm đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của công dân thì đều có thể bị khiếu nại.

Ở cơ sở, Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính về đất đai của cấp mình, khiếu nại đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp mà nội dung khiếu nại liên quan đến phạm vi quản lý đất đai. Cụ thể, các khiếu nại đối với cán bộ công chức địa chính, xây dựng, cán bộ nhân viên có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền cấp xã đều do Chủ tịch giải quyết.

Còn việc giám sát, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND xã do cấp trên trực tiếp và Ban thanh tra nhân dân thực hiện

* Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch ủy ban nhân dân xãChủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

269

Page 270: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Khi giải quyết các khiếu nại về đất đai chủ tịch UBND xã có quyền:+ Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hoặc việc làm bị

khiếu nại.+ Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền.Đây là trường hợp khi công dân khiếu nại, Chủ tịch xã đã giải quyết nhưng

người khiếu nại đòi khiếu nại tiếp lên thanh tra cấp huyện xem xét. Chánh thanh tra cấp huyên có thể ra quyết định bác lại đơn của người khiếu nại, khẳng định sự đúng đắn của trong việc giải quyết của Chủ tịch xã hoặc ra quyết định bác bỏ quyết định giải quyết của Chủ tịch xã. Cả hai trường hợp trên, chánh thanh tra cấp huyện phải gửi quyết định giải quyết cho đương sự ( người khiếu nại) và cho Chủ tịch xã( người bị khiếu nại). Trong trường hợp khi nhận được quyết định giải quyết của Chánh thanh tra cấp huyện mà Chủ tịch xã không đồng tình thì có quyền khiếu nại với chủ tịch UBND cấp huyện xem xét lại quyết định của cơ quan đã giải quyết.

- Cùng với quyền hạn trên, khi giải quyết khiếu nại Chủ tịch xã có nghĩa vụ:+ Xem xét lại quyết định hoặc việc làm bị khiếu nại của mình và trả lời cho

người khiếu nại bằng văn bản.+ Giải trình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như thanh tra hoặc Chủ

tịch UBND cấp huyện hoặc một cơ quan có thẩm quyền nào khác thì khi được yêu cầu.Sau khi kiến nghị hoặc giải trình mà cơ quan có thẩm quyền vẫn quyết

định thì dù đồng ý hay không, Chủ tịch xã có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai của chính quyền cơ sở - Người khiếu nại gửi đơn hoặc trực tiếp trình bày với UBND xã. UBND xã có trách nhiệm nhận đơn và trả lời đương sự.

+ Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

+Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên.

+Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ có trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định ở trên, có chữ ký của người khiếu nại.

+Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định.

270

Page 271: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.

Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Tổ chức Thanh tra nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiếp nhận thông tin, phản ánh của nhân dân về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở xã, cơ quan, đơn vị cơ sở; kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở giải quyết kịp thời, đúng pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết đó.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở cótrách nhiệm thông báo cho tổ chức Thanh tra nhân dân biết việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và xem xét, giải quyết kiến nghị của tổ chức Thanh tra nhân dân.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã và không thuộc một trong các trường hợp không được giải quyết theo quy định, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết lần đầu.

Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.

- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

- Sau khi đã giải quyết, Chủ tịch xã phải gửi cho người khiếu nại quyết định giải quyết.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu

271

Page 272: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật; đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày. 2. Giải quyết tố cáo về đất đai 2.1. Khái niệm

Những tố cáo thường gặp ở xã bao gồm những việc làm trái pháp luật về quản lý sử dụng đất đai, nhà cửa, tài sản nhà nước, về thực hiện chính sách lao động- xã hội, về các biểu hiện vi phạm dân chủ, những hành vi tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, trù dập, ức hiếp nhân dân của cán bộ có chức quyền, về việc sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, vỡ nợ, vỡ tín dụng, hụi, họ và những biểu hiện lừa gạt khác để chiếm dụng, biển thủ tiền và tài sản của Nhà nước, tập thể, việc phân chia đất đai, tài chính đất đai không đúng pháp luật... 2.2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo về đất đai của chính quyền cơ sở

- Phạm vi trách nhiệm giải quyết tố cáo. Theo tinh thần Luật khiếu nại - tố cáo và Luật Đất đai 2003 thì Chủ tịch

UBND xã có trách nhiệm giải quyết tố cáo về đất đai: + Các tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ nhân viên

thuộc UBND xã mà nội dung tố cáo đó có liên quan đến trách nhiệm quản lý về đất đai của UBND xã, như gây phiền hà sách nhiễu nhân dân khi làm các thủ tục hành chính về đất đai của cán bộ, công chức xây dựng xã; đòi tham ô, hối lộ của cán bộ nhân viên trong xã khi giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai...

+ Các tố cáo về những hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức mà nội dung tố cáo liên quan đến chức năng quản lý nhà nước về đất đai của UBND xã giao đất không đúng thẩm quyền, đúng đối tượng gây thiệt hại cho nhà nước, xác định đối tượng, số lượng đất và tài sản không đúng với thực tế để bồi thường về đất và tài sản cho người sử dụng đất khi thu hồi đất....

+ Những tố cáo cán bộ nhân viên của UBND xã về những hành vi vi phạm hành chính về đất đai mà thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đất đai thuộc về xã, phường, thị trấn.

Nhưng điều cần chú ý là nếu tố cáo Chủ tịch xã về các hành vi trái pháp luật nêu trên thì thẩm quyền không thuộc chủ tịch xã mà thuộc Chủ tịch UBND cấp huyện.

+ Nếu tố cáo những hành vi phạm tội thì do cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân giải quyết.

- Tiếp nhận tố cáo.+ Người tố cáo có quyền gửi đơn hoặc trực tiếp trình bày với cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền, có quyền yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình, yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật đất đai.

272

Page 273: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo của công dân. Nếu người tố cáo trình bày trực tiếp thì phải ghi rõ nội dung tố cáo, họ tên, địa chỉ người tố cáo, người bị tố cáo, trong trường hợp cần thiết có thể ghi âm lời tố cáo.

Nếu người tố cáo cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo thì cơ quan Nhà nước có trách nhiệm bảo quản chu đáo. Bản ghi nội dung tố cáo, băng ghi lời tố cáo phải cho đương sự đọc hoặc nghe lại, yêu cầu họ cùng cán bộ tiếp nhận ký tên xá nhận.

Những đơn tố cáo không ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể có cơ sở để thẩm tra xác minh, thì tuỳ tính chất sự việc mà thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định xem xét hoặc không xem xét.

- Giải quyết các tố cáo về đất đai+ Nếu tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của xã thì chậm nhất là

trong thời hạn 10 ngày, phải chuyển đơn tố cáo và những tài liệu, chứng cứ có liên quan cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cao biết nếu họ yêu cầu.

Trong trường hợp cấp thiết đe doạ gây thiệt hại tính mạng và tài sản của công dân, lợi ích của Nhà nước, của tập thể thì tuy tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình nhưng cơ quan nhận đơn tố cáo phải báo ngay để cơ quan chức năng có biện pháp kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, chứ không phải thời hạn 10 ngày.

+ Những tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo, phải ra quyết định thụ lý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, đối với việc phức tập thì cấp trên có thể gia hạn nhưng không quá 90 ngày. Trong trường hợp phải tiến hành thanh tra thì thời hạn tiến hành theo quy định của pháp luật về thanh tra.

+ Nếu quá thời hạn kể trên mà Chủ tịch UBND xã không giải quyết hoặc giải quyết không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo với chủ tịch UBND cấp huyện để ra quyết định buộc cấp dưới phải giải quyết.

+ Trong quá trình giải quyết tố cáo, chủ tịch UBND xã phải thu thập tài liệu, chứng cứ lập thành hồ sơ và ra văn bản kết luận, quyết định giải quyết. Nếu phải tiến hành thanh tra thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo hoặc nhận được hồ sơ, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản

273

Page 274: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

về việc xử lý cho cơ quan, tổ chức đó biết; trường hợp tố cáo có nội dung phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày.

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết luận hoặc quyết định giải quyết tố cáo, Chủ tịch xã phải có thông báo cho người tố cáo biết nếu họ yêu cầu. Nội dung quyết định hoặc quyết định giải quyết tố cáo phải nêu rõ căn cứ, xác định rõ đúng, sai, biện pháp xử lý, thời hạn thi hành và người phải thi hành. Trường hợp chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát thì phải ghi rõ.

Việc giải quyết tố cáo của Chủ tịch xã phải có kết luận, quyết định bằng văn bản, không giải quyết bằng miệng.

2.3. Trình tự giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai Việc giải quyết đơn khiếu nại tố cáo về đất đai phải theo trình tự sau : - Nghiên cứu đơn khiếu nại, tố cáo Nghiên cứu đơn là công việc bước đầu của nghiệp vụ xét khiếu tố. Vì vậy phải phân tích, tổng hợp hệ thống các sự việc và nắm chắc các sự việc do đương sự khiếu tố và yêu cầu giải quyết. Đơn của đương sự có nhiều loại, mỗi loại có nhiều sự việc phức tạp, từ cách đặt vấn đề, yêu cầu giải quyết đến tâm tư thái độ từng người diễn biến thế nào đều bộc lộ trong đơn. Do đó khi nghiên cứu đơn phải có thái độ trung thực, khách quan, kiên nhẫn đọc kỹ đơn để khai thác, xem xét các vấn đề xảy ra trong hoàn cảnh, điều kiện nào ? Đối tượng bị khiếu nại, bị tố cáo, người có liên quan, tính chất mức độ vụ việc, phát hiện mâu thuẫn, tìm nguyên nhân, chuẩn bị các nội dung để tiếp xúc các bên đương sự. Đồng thời xác định các văn bản pháp luật có liên quan làm căn cứ để giải quyết. - Gặp đương sự Gặp các bên đương sự là một yêu cầu không thể thiếu được trong việc xem xét giải quyết đơn khiêú nại tố cáo về đất đai để đương sự bổ sung hoặc viết đơn bổ sung những vấn đề trong đơn không rõ đồng thời yêu cầu họ cung cấp những tài liệu để làm chứng cứ cho việc xét giải quyết đồng thời làm cho đương sự thấy được chính sách về vấn đề họ khiếu nại, tố cáo. Mỗi lần gặp đương sự cần lập biên bản ghi nhận nội dung (có chữ ký xác nhận của đương sự). Cần chú ý khi gặp đối tượng bị tố cáo không được tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích... của người tố cáo mà chỉ thông báo nội dung tố cáo để yêu cầu trình bày, cần khéo léo dẫn dắt, động viên họ tự giác, nghiêm túc đi vào những vấn đề chính mà mình cần phải nắm. - Điều tra xác minh làm sáng tỏ sự việc + Bước này rất quan trọng, bởi lẽ thực tế đã chỉ rõ chỉ khi nào sự việc được điều tra xác minh rõ ràng có chứng lý đầy đủ thì mới có cơ sở pháp lý đẻ kết luận và hai bên đương sự, đó là cái gốc trong việc xét giải quyết khiếu nại tố cáo nói chung và khiếu nại tố cáo về đất đai nói riêng. Biện pháp chủ yếu trong công tác điều tra xác minh là liên hệ và quần chúng

274

Page 275: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

hiểu biết sự việc, yêu cầu họ cung cấp những tài liệu chứng cứ, những điều mắt thấy tai nghe, những ý kiến khác nhau được xác thực. Điều tra xác minh sự việc là phải làm rõ nhiều mặt : chủ quan, khách quan, các mối liên hệ liên quan, đi sâu thu thập tài liệu, chứng cứ để qua đó mà xác định rõ bản chất sự việc . Yêu cầu chứng cứ là phải rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, đúng nguyên tắc thủ tục pháp lý. Phải trực tiếp gặp các bên đương sự, những người hiểu biết sự việc để thu thập tài liệu, chứng cứ. Quá trình điều tra xác minh, gặp các đối tượng đều phải xác định cho các đối tượng thấy rõ trách nhiệm để trình bày trung thực đầy đủ sự việc. + Kiểm tra lại các chứng lý, tổng hợp phân tích chuẩn bị viết báo cáo kết luận Sau khi xác minh phải kiểm tra lại các tài liệu chứng cứ cho chính xác, rõ ràng, chặt chẽ. Nếu thấy gì chưa hợp lệ, hợp pháp, chưa thống nhất thì bổ sung cho hoàn chỉnh. Nếu làm không chặt chẽ sẽ tạo chỗ hở cho người khiếu nại, tố cáo hoặc người bị khiếu nại, bị tố cáo vin vào đó để phản ứng lại kết luận . + Thăm dò hai bên đương sự, tham khảo ý kiến các cơ quan hữu quan. Khi đã sơ bộ có nhận xé kết luận các điều sai, đúng cần tiến hành thăm dò hai bên đương sự và tham khảo ý kiến các cơ quan chức năng hữu quan để biết chiều hướng tư tưởng, quan điểm của họ để chuẩn bị cho việc viết báo cáo kết luận. Công tác này đòi hỏi phải có phương pháp làm tế nhị, đương nhiên phải coi trọng ý kiến của họ nhưng không phải là một động tỏc thụ động nói sao nghe vậy. Việc thăm dò đương sự còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của từng vấn đề khiếu nại tố cáo, điều kiện và trình độ của các bên đương sự mà quyết định nên thăm dò thái độ của mỗi bên hay cả hai bên sao cho thuận lợi cho việc giải quyết . + Viết báo cáo kết quả điều tra xác minh Báo cáo kết quả xác minh là một trong những văn bản gốc của hồ sơ giải quyết một vụ khiếu nại tố cáo về đất đai Báo cáo phải nêu rõ trình tiết, nêu rõ các vấn đề mâu thuẫn của hai bên cần giải quyết, nêu lên những dự kiến về cách giải quyết, chỉ ra trách nhiệm của người đã gây ra sai lầm và ai có trách nhiệm giải quyết hậu quả đó . Báo cáo phải trình bày gọn, rõ ràng, mạch lạc, chính xác, chặt chẽ và mang tính pháp lý Hình thức báo cáo có thể chia ra làm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu khái quát nhân thân của người khiếu nại (trường hợp giải quyết đơn khiếu nại); tóm tắt nội dung đơn khiếu nại hoặc tố cáo và yêu cầu giải quyết; cách đặt vấn đề giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Phần 2: Nêu kết quả thẩm tra xác minh từng nội dung khiếu nại, tố cáo, các chứng cứ thu thập được; nêu rõ sự việc đúng sai của hai bên đương sự. Phần 3: Nhận xét kết luận, quy trách nhiệm và kiến nghị biện pháp giải quyết. - Mở hội nghị xét giải quyết

275

Page 276: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Mục đích của hội nghị là xác định, phân biệt rõ các việc phải trái, quy kết trách nhiệm trên cơ sở vận dụng chính sách chế độ có lý, có trình nhằm đấu tranh thuyết phục hai bên đương sự đi đến thống nhất các vấn đề cụ thể như đã đựơc xem xét kết luận . Tuỳ theo nội dung tính chất của sự việc và mức độ rõ ràng của chứng lý mà quyết định mêi các thành phần có liên quan dự họp. Trong giải quyết đơn khiếu nại và tranh chấp đất đai nhất thiết phải có hai bên đương sự và đại diện cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề đó, trong giải quyết đơn tố cáo thì người tố cáo không dự hội nghị nà. Phương pháp làm việc của hội nghị là cơ quan địa chính báo cáo trước hội nghị các việc đã xác minh; các bên đương sự phát biểu ý kiến, chứng minh sự việc của mình; đại diện các cơ quan tham dự hội nghị góp ý nêu nhận xét, cuối cùng là đại diện cơ quan chủ trì hội nghị kết luận, nêu rõ ý kiến giải quyết và hgai bên đương sự . Cần chú ý hội nghị phải có người ghi biên bản để lưu vào hồ sơ. - Ban hành quyết định giải quyết Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm giải quyết đơn khiếu tố, ra quyết định xử lý gửi cho đương sự. Quyết định và kiến nghị xử lý của cơ quan có thẩm quyền là những văn bản mang tính chất pháp lý. Đó là cái mốc để chấm dứt, giải quyết một đơn khiếu tố, thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước qua công tác xét đơn Khi đã có quyết định hay kiến nghị, vì lý do nào đó mà chưa có hiệu lực thi hành thì cơ quan địa chính phải theo dâi đôn đốc việc thi hành. Trường hợp đương sự không chịu chấp hành thì báo cáo lên cấp lãnh đạo trực tiếp của mình giải quyết - Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu hồ sơ Hồ sơ vụ việc khiếu nại tố cáo là văn bản bản có giá trị pháp lý và lịch sử của một vụ việc khiếu nại tố cáo sau khi đã xem xét kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là cơ sở để xem xét, phúc tra lại khi đương sự còn khiếu nại, tố cáo hoặc để chuyển giao tiếp sang cơ quan pháp luật .

Nội dung hồ sơ bao gồm đơn khiếu nại hoặc tố cáo về đất đai; các tài liệu, biên bản trình bày bổ sung của đương sự; các tài liệu chứng cứ thu thập được trong điều tra xác minh; các biên bản thẩm tra xác minh; báo cáo kết quả xác minh; Quyết định giải quyết vụ việc; các tài liệu khác có liên quan . Hồ sơ phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo đúng quy định của pháp luật.

276

Page 277: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Bài 2: THANH TRA, KIỂM TRA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CƠ SỞI. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THANH TRA, KIỂM TRA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CƠ SỞ

1. Khái niệmThanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường ở cơ sở là việc xem xét tại chỗ việc

thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đối với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và những hoạt động bảo vệ môi trường tức là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.

Qua đó nhằm rút ra những nhận xét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy những ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cơ sở. 2. Đối tượng, trách nhiệm thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường ở cơ sở 2.1. Đối tượng

Đối tượng thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường ở cơ sở là các tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài hoạt động trên địa bàn xã, phường, thị trấn có sử dụng thành phần môi trường; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuộc địa bàn quản lý của xã, phường, thị trấn. 2.2. Trách nhiệm

- Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

+ Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia đình văn hóa;

+ Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;

+ Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;

+ Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải;

+ Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn

277

Page 278: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra việc bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp cần thiết, thanh tra bảo vệ môi trường các cấp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.

Uỷ ban nhân dân và cán bộ địa chính – xây dựng xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với thanh tra bảo vệ môi trường trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong trường hợp có yêu cầu.

Số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất là hai lần trong năm đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó bị tố cáo là đã vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 3. Nhiệm vụ, nội dung thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường ở cơ sở 3.1. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường ở cơ sở là: - Thanh tra, kiểm tra để xác định trách nhiệm phải xử lý về môi trường

của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong xã mà có gây sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường.

- Thanh tra, kiểm tra để giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường.

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 3.2. Nội dung

Nội dung kiểm tra về bảo vệ môi trường ở cơ sở bao gồm:- Kiểm tra về việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết

bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Trong đó cần chú ý đối với các đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường trong địa bàn quản lý của xã, phường, thị trấn

- Kiểm tra việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và trong bản cam kết bảo vệ môi trường của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn. Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải.

- Kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở về bảo vệ môi trường; thực hiện

278

Page 279: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo phạm vi trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong địa bàn xã, phường, thị trấn.

- Kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường trên địa bàn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý.

- Phối hợp với thanh tra môi trường cấp trên để thanh tra, kiểm tra các tổ chức vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở địa bàn xã, phường, thị trấn. 4. Trình tự thủ tục thực hiện thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường ở cơ sở

Công tác thanh tra kiểm tra bảo vệ môi trường là công việc thường xuyên của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền xã, phường, thị trấn theo yêu yều quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường thì chính quyền cơ sở phải thực hiện theo trình tự thủ tục sau đây:

- Chuẩn bị tiến hành thanh tra, kiểm tra- Tiến hành thanh tra, kiểm tra- Kết thúc thanh tra, kiểm tra- Xây dựng, lưu trữ và cung cấp thông tin về kết quả thanh tra bảo vệ môi

trường.Tuỳ theo từng nội dung, đối tượng cần thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi

trường mà Uỷ ban nhân dân và cán bộ địa chính xây dựng xã sẽ tiến hành công tác chuẩn bị, thực hiện các nội dung thanh tra kiểm tra và viết báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra và sau đó xây dựng dữ liệu lưu trữ về kết quả thanh tra, kiểm tra.II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Khái quát chung về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định tại Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:

- Các hành vi vi phạm các quy định về lập, thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (sau đây gọi chung là báo cáo đánh giá tác động môi trường), đề án bảo vệ môi trường;

- Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;- Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;- Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động

nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu;

279

Page 280: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;

- Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và các hành vi vi phạm các quy định khác về bảo vệ môi trường.

- Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không trực tiếp quy định trong Nghị này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các Nghị định khác có liên quan. 2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

2.1. Những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính:+ Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi

chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó;

+ Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

- Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị áp dụng hình thức xử lý tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động theo quy định.

- Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

+ Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: cảnh cáo; phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 500.000.000 đồng.

+ Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: tước quyền sử dụng đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là giấy phép, chứng chỉ hành nghề); tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

280

Page 281: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Ngoài các hình thức xử phạt quy định trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+ Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

+ Buộc phục hồi môi trường; buộc thực thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, lây lan dịch bệnh và các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phế liệu, vật phẩm và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường;

+ Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; sinh vật ngoại lai xâm hại; sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng;

+ Buộc thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường;

+ Buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường; buộc xây lắp công trình xử lý môi trường; buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường xây không đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường;

+ Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư;

+ Buộc chấm dứt các hoạt động trái phép, di dời ra khỏi khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người; buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

+ Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định.+ Buộc thực hiện đúng quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và

bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường;+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành

chính gây ra; + Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II Nghị

định này.- Hình thức xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi

trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có

hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định

281

Page 282: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

này. Ngoài ra, cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn bị áp dụng một trong các hình thức xử lý sau:

+ Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết;

+ Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường;

+ Cấm hoạt động;+ Bị công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo

vệ môi trường trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Báo Tài nguyên và Môi trường và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

+ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện; nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt, nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

+ Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

+ Trong thời hạn quy định ở trên mà cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định đó. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp trên được tính lại, kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc kể từ thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

+ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm

282

Page 283: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

hành chính và mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường bao gồm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường xung quanh.

+ Số lần vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được xác định trên cơ sở lấy kết quả quan trắc, giám sát có giá trị cao nhất của một trong các thông số môi trường theo quy định của tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi chung là tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật).

2.2. Hành vi vi phạm, hinh thức và mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quảt thuộc thẩm quyền của chính quyền cơ sở

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp xây dựng, xây dựng không đúng, không vận hành, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường đã cam kết trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

+ Không có văn bản báo cáo cơ quan đã xác nhận đề án bảo vệ môi trường về việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

Ngoài ra còn buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đối với trường hợp vi phạm quy định ở trên. Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm gây ra.

- Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 2 lần thì xử phạt như sau:

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày (24 giờ);

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10m3/ngày (24 giờ) đến dưới 50 m3/ngày (24 giờ);

Ngoài ra còn buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm gây ra.

- Vi phạm về thải khí, bụi283

Page 284: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thải mùi hôi thối, mùi khó chịu vào môi trường.

+ Đối với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần thì bị xử phạt như sau: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500m3/giờ;

Ngoài ra buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm của mình gây ra.

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, chất thải không che chắn hoặc để rơi vãi trong khi tham gia giao thông.

Ngoài ra còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định của mình gây ra; và phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm của mình gây ra.

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:

+ Không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng;+ Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom

chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;+ Không có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong

phạm vi quản lý theo quy định. Ngoài ra còn buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật; phải thực hiện

các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định của mình gây ra.

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt không bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định.

Ngoài ra còn buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật; phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định của mình gây ra.

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên.

Ngoài ra còn buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi viphạm của mình gây ra.

- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường như sau:

284

Page 285: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền phí chậm nộp đối với hành vi chậm nộp phí;

+ Phạt 10% số tiền phí thiếu đối với hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền phí phải nộp;

+ Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền phí đối với hành vi trốn nộp phí. Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật về phí, ký quỹ cải tạo, phục

hồi môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với hành vi vi phạm của mình.

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường.

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Gây cản trở việc khai thác, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường;+ Trồng cây làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình

bảo vệ môi trường.Ngoài ra còn buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định

trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải tháo dỡ, di dời công trình, cây trồng Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định của mình gây ra.

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái theo quy định.

Ngoài ra còn buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm trên.

Hành vi vi phạm và mức xử phạt của các hành vi mà tính chất mức độ nguy hiểm cao hơn không thuộc thẩm quyền của chính quyền cơ sở mà thuộc thẩm quyền của các cơ quan và cá nhân khác. Nhưng khi chính Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phát hiện các vi phạm đó phải báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

2.3. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt của UBND xã- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến

2.000.000 đồng; Ngoài ra tuỳ theo từng hành vi vi phạm mà Chủ tịch UBND xã, phường, thị

trấn còn áp dụng các biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,

285

Page 286: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận; buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường; buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính+ Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

được áp dụng theo các quy định tại Chương VI Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thể ủy quyền cho phó Chủ tịch thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Việc uỷ quyền phải theo quy định của pháp luật

+ Người có thẩm quyền xử phạt khi quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả phải căn cứ vào quy định của pháp luật, mức độ thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Cá nhân, tổ chức bị áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả phải thi hành các hình thức xử phạt đó trong thời hạn mười ngày sau khi được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp không thi hành sẽ bị cưỡng chế trong thời gian quy định. Chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế do cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chịu trách nhiệm.

Trong trường hợp các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường phải tịch thu hoặc tiêu hủy thì khi thi hành phải lập biên bản có chữ ký của người quyết định, người bị phạt, người làm chứng và xử lý tang vật vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật

Bài 3: THANH TRA, KIỂM TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀKHOÁNG SẢN Ở CƠ SỞ

I. THANH TRA, KIỂM TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở CƠ SỞ

1. Khái niệm chungNước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống

và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường

286

Page 287: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Vì vậy cần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

Tài nguyên nước có vị trí rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. Hiện nay nguồn tài nguyên nước ngọt của nước ta là rất có hạn, cho nên việc quản lý tốt nguồn tài

nguyên nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Tài nguyên nước bao gồm nước mưa, nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất. Nước biển, nước khoáng và nước nóng thiên nhiên được điều chỉnh bằng pháp luật khác2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý tài nguyên nước

- Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước;

- Hòa giải và tham gia giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tình hình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn.

Như vậy trách nhiệm và thẩm quyền của UBND xã về tài nguyên nước là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.Thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có trách nhiệm trong công tác quản lý tài nguyên nước.Thực hiện thống kê, theo dõi, giám sát tình hình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn; tham gia công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra trên địa bàn. Tham gia hòa giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; phát hiện các trường hợp vi phạm hoạt động tài nguyên nước, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Tổ chức niêm yết, công khai danh mục giếng phải trám lấp, nhận thông báo, kết quả trám lấp của chủ giếng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các trình tự, thủ tục trám lấp giếng đúng quy định. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình quản lý tài nguyên nước trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. 3. Đối tượng, nội dung thanh tra, kiểm tra tài nguyên nước ở cơ sở 3.1. Đối tượng thanh tra, kiểm tra tài nguyên nước

Đối tượng thanh tra, kiểm tra tài nguyên nước là tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn do UBND xã quản lý.

287

Page 288: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

3.2. Nội dung thanh tra, kiểm tra tài nguyên nước Khi phát hiện vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn, chính

quyền cơ sở có trách nhiệm báo cáo với cấp trên. Sở Tài nguyên và Môi trường phối kết hợp với chính quyền cơ sở kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định ghi trong giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn xã, tỉnh.

- Nội dung thanh tra, kiểm tra đối với giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước:

+Địa điểm thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

+ Kiểm tra thực tế về số lượng, chất lượng nước, quy mô thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

+ Thiết bị đo mực nước, lưu lượng khai thác, xả thải; sổ sách ghi chép tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

+ Các nội dung khác ghi trong giấy phép;+ Nghĩa vụ thuế tài nguyên nước đối với Nhà nước.- Đối với giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất:+ Trang thiết bị sử dụng trong hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất;+ Năng lực chuyên môn kỹ thuật của cán bộ, công nhân viên của tổ chức,

cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phù hợp với quy mô hành nghề;+ Việc thực hiện các nội dung ghi trong giấy phép;+ Nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản và phải được người đại diện của cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, tổ chức hoặc cá nhân được kiểm tra và đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường cùng ký. Nếu không ký thì ghi rõ lý do vào biên bản.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan để xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.4. Trình tự thanh tra, kiểm tra tài nguyên nước Về trình tự, thủ tục kiểm tra tài nguyên nước:

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan thống nhất kế hoạch kiểm tra;

- Quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra;

288

Page 289: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Thông báo cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra biết trước ba (03) ngày về kế hoạch làm việc của Đoàn Kiểm tra;

- Tiến hành thực hiện kiểm tra, thanh tra.- Kết thúc thanh tra, kiểm tra

5. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước 5.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 34/2005/ NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

5.2. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước ở cơ sở

5.2.1. Những vấn đề chung- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước:+ Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi

phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP và các nghị định khác có liên quan. Trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

+ Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

+ Cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ có liên quan đến quản lý tài nguyên nước mà có hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước thì không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này mà xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

- Nguyên tắc xử phạt theo quy định tại Điều 3; các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước + Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

là (1) một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP.

+ Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong trường hợp này thời hiệu xử phạt vi phạm hành

289

Page 290: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

chính là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng.

+ Trong thời hạn quy định ở trên mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực tài nguyên nước hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu đó; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 7 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.

- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả+ Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước,

cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: cảnh cáo; phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 100.000.000 đồng.

Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó; mức trung bình của khung phạt tiền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 24 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.

Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm đó.

Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm đó.

+ Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc hai hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

. Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;

. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.+ Ngoài hình thức xử phạt được quy định ở trên, cá nhân, tổ chức vi phạm

hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

.Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy;

. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng của nguồn nước do vi phạm hành chính gây ra;

290

Page 291: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

. Buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép;

. Buộc cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Cá nhân, tổ chức vi phạm nếu không tự nguyện thực hiện các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Việc cưỡng chế thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

5.2.2. Hành vi vi phạm và hinh thức xử phạt thuộc thẩm quyền của chính quyền cơ sở

- Vi phạm trong việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:

Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét;

Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy dưới 50 kW;

Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,2 m3/giây;

Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm;

Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm. + Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu

từ 50 mét trở lên; Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50 kW

đến dưới 300 kW; Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ

0,2 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây; Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ

3.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm; Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến

dưới 400 m3/ngày đêm.- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:

291

Page 292: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 80 mét;

Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 300 kW đến dưới 700 kW;

Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;

Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;

Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm này là tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

- Vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: không báo cáo kết quả thăm dò theo quy định; cản trở quyền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu; không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định trong trường hợp không có giấy phép (Điều 8) trong Nghị định số 34/2005/NĐ-CP. Ngoài ra còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại này là buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước; buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép. - Sử dụng giấy phép đã quá hạn

+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã quá hạn dưới ba mươi (30) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.

+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn

292

Page 293: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định

+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.

- Vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất + Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không

thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về khoan thăm dò, khoan khai thác theo quy định.

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Tiếp tục hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn; Thi công các giếng khoan không theo đúng quy trình, thiết kế kỹ thuật đã

được phê duyệt gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nước dưới đất; Không lấp lỗ khoan theo quy định;Thi công thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân

không có giấy phép. Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Gây hư hại các phương tiện, công trình, thiết bị trong hệ thống lưới trạm điều tra cơ bản tài nguyên nước

+Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ tại các đài, trạm, vườn quan trắc, đo đạc, thu thập các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm hành lang an toàn kỹ thuật trên không, mặt nước, dưới nước và dưới đất gây cản trở, sai lệch các kết quả đo đạc, quan trắc, thu thập dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

- Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước

293

Page 294: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi gây cản trở việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không tuân thủ các quy định về xử lý dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước; Cung cấp dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước không đúng chức năng,

không đúng thẩm quyền.+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xâm

nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước. + Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp

không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định của cấp có thẩm quyền.

- Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước + Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở

hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra, đánh giá nguồn nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành tại khu vực đã được cấp phép.

- Các vi phạm khác trong lĩnh vực tài nguyên nước+ Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi khai thác

nước dưới đất quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình thuộc diện phải đăng ký nhưng không làm các thủ tục đăng ký.

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Ngâm tre, nứa, lá, gỗ, đay, tràm; cắm đăng, đáy hoặc các vật khác gây cản trở dòng chảy sông, ngòi và gây ảnh hưởng xấu đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cá nhân, tổ chức khác;

Đổ vào sông, ngòi, ao, hồ, đầm công cộng các chất phế thải, đất, đá với khối lượng dưới 2 m3;

Khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện thô sơ trờn sụng, ngũi gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đổ vào sông, ngòi, ao, hồ, đầm công cộng các chất phế thải, đất, đá với khối lượng từ 2 m3 đến dưới 10 m3.

Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm này là buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.

294

Page 295: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

5.2.3. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt của chính quyền cơ sở- Thẩm quyền xử phạtTheo quy định tại Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12, ngày

02/04/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”

- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về tài nguyên nước+ Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước,

người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, đồng thời lập biên bản về hành vi vi phạm; biên bản lập theo đúng mẫu quy định của pháp luật và tiến hành xử phạt theo thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được gửi đến người có thẩm quyền xử phạt.

+Trình tự, thủ tục xử phạt được thực hiện như sau:.Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt

tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ; Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên,

nghề nghiệp, địa chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản;

Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt; cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt theo quy định;

. Khi phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Biên bản phải được lập ít nhất hai bản, đồng thời trong biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm; ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt; tình trạng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); ký xác nhận của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; ký xác nhận của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại phải ghi rõ họ, tên, nghề nghiệp, địa chỉ.

295

Page 296: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai ghi tiền phạt.

Trong trường hợp việc xử phạt vi phạm hành chính xảy ra tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền không nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt.

Trường hợp tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm tài nguyên nước, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản ghi rõ tên, chủng loại, số lượng, tình trạng hàng hoá, vật phẩm bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến. Trường hợp cần niêm phong hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm tài nguyên nước thì phải tiến hành có mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.

. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Thủ tục và thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

- Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép+ Khi áp dụng hình phạt tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan,

giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, người có thẩm quyền xử phạt phải ghi trong quyết định xử phạt và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết.

Quyết định xử phạt phải ghi rõ tên, loại, số giấy phép, ngày cấp giấy phép; thời hạn tước quyền sử dụng.

Trường hợp tước quyền sử dụng giấp phép có thời hạn thì khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép đó cho cá nhân, tổ chức sử dụng.

+ Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành lập biên bản và thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.

+ Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện và xử lý tang vật, phương tiện

296

Page 297: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Khi áp dụng các hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các thủ tục quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính áp dụng theo Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 32 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.II. THANH TRA, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KHOẢNG SẢN Ở CƠ SỞ

1. Khái niệm chung - Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể

rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.Thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản ở cơ sở là việc xem xét tại chỗ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đối với việc điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thăm dò, khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua đó nhằm rút ra những nhận xét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy những ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản ở cơ sở.

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản tại địa phương;Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban

nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.

Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.

- Đối tượng thanh tra, kiểm tra về hoạt động khoáng sản tại cơ sở là các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn xã, phường, thị trấn quản lý.

Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm: doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản

297

Page 298: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2. Nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản ở cơ sởUỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cùng cán bộ công chức địa chính

xây dựng có trách nhiệm kiểm tra các đối tượng hoạt động khoáng sản tại địa phương nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trong thì phải báo cáo với cấp trên. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện và chính quyền cơ sở tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động khoáng sản tại địa bàn xã, khi tiến hành kiểm tra thì thực hiện theo các nội dung sau:

- Nội dung thanh tra, kiểm tra đối với giấy phép hoạt động khoáng sản:Giấy phép hoạt động khoáng sản gồm Giấy phép thăm dò ,Giấy phép khai

thác, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và giấy phép chế biến khoáng sản. Khi kiểm tra cấn chú ý các nội dung sau:

+ Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;+ Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;+ Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;+ Thời hạn khai thác khoáng sản;+ Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.

- Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ của chủ giấy phép khai thác khoáng sản, gồm.

+ Nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;

+ Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;

+ Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;

+ Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;

+ Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động

nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;+ Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác

khoáng sản chấm dứt hiệu lực;

298

Page 299: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.- Kiểm tra việc bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh lao động:+ Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, người làm việc tại mỏ phải thực

hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.+ Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ban hành nội quy lao động

của mỏ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.+ Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ

phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân xảy ra sự cố.+ Khi xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp

dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố; cấp cứu, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm; kịp thời báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hỗ trợ việc cấp cứu và khắc phục hậu quả sự cố về an toàn lao động.

+ Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật. - Kiểm tra việc bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.

+ Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường. Giải pháp, chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ.

- Kiểm tra việc bảo đảm quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác

+ Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật; kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng

299

Page 300: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật; ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan; cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.

+ Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan.

Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản và phải được người đại diện của cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, tổ chức hoặc cá nhân được kiểm tra và đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường cùng ký. Nếu không ký thì ghi rõ lý do vào biên bản.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan để xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.3. Trình tự thủ tục thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản

Khi có yêu cầu về quản lý nhà nước hoặc nếu phát hiện thấy có hiện tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản, thì sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với chính quyền cơ sở thực hiện trình tự, thủ tục kiểm tra tài khoáng sản:

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan thống nhất kế hoạch kiểm tra;

- Quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra;- Thông báo cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra biết trước ba (03) ngày về

kế hoạch làm việc của Đoàn Kiểm tra;- Tiến hành thực hiện kiểm tra, thanh tra.- Kết thúc thanh tra, kiểm tra

4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản4.1. Vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sảnVi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là những hành vi vi phạm

các quy định của pháp luật về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản (bao gồm lập bản đồ địa chất, nghiên cứu chuyên đề địa chất và đánh giá tiềm năng khoáng sản); khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản do tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm mà không phải là tội phạm nhưng theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

4.2. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản ở cơ sở.

300

Page 301: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

a. Những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản ở cơ sở thực hiện theo quy định tại Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản.

- Đối tượng bị xử phạt là Tổ chức, cá nhân trong nước có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện, nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt nhưng bị áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

- Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là một năm, kể từ ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành xong quyết định xử phạt mà không tái phạm.

- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

+ Mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau đây: cảnh cáo; phạt tiền.

+ Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây: tước giấy phép; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

+ Ngoài các hình thức xử phạt quy định trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng; buộc nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; buộc san lấp công trình; thực hiện đầy đủ yêu cầu bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường theo quy định; buộc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản; buộc thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin của Nhà nước về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản; buộc lập thiết kế mỏ; bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ theo quy định.

b. Hành vi vi phạm và mức xử phạt thuộc thẩm quyền của UBND xã.

301

Page 302: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Ngoài ra còn buộc đăng ký kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo quy định đối với hành vi vi phạm đó.

- Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch thăm dò với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Buộc thông báo kế hoạch thăm dò theo quy định đối với hành vi vi phạm này;

- Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch khai thác, không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu hoạt động sản xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả gây ra do hành vi vi phạm theo quy định

- Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với việc không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo sai số liệu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Ngoài ra còn bị tước giấy phép chế biến khoáng sản đối với hành vi vi phạm quy định ở trên khi có tình tiết tăng nặng theo quy định.

- Phạt tiền từ 400.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tiến hành hợp pháp các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát, thăm dò khoáng sản.

c. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sảncủa chính quyền cơ sở

- Theo quy định tại Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12, ngày 02/04/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

- Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12, ngày 02/04/2008 của UBTV Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

- Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt.

- Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt theo quy định tại Điều 54và Điều 58 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

- Khi áp dụng hình thức tịch thu khoáng sản, tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng quy định tại Điều 60 và khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

302

Page 303: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh thi hành quyết định xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn quy định. Nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt không thi hành quyết định xử phạt hoặc cố ý trốn tránh thi hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

- Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, cơ quan, người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Bài 4: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢI QUYẾT CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CƠ SỞ

I. TÀI NGUYÊN ĐẤT, TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN

1. Xử lý một số tình huống trong lĩnh vực tài nguyên đất1.1. Trường hợp đòi lại đất đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp

pháp:a. Tinh huống 1. Nhiều gia đình ở xã, phường, thị trấn sau khi xây dựng gia

đình cho con trai, hoặc gả chồng cho con gái, đã chuyển nhượng một phần đất thổ cư của minh cho con làm nhà ở. Một thời gian sau, do không may, con trai hoặc con gái bị chết, do đó con dâu đi bước nữa, con rể đi lấy vợ khác, gia đình nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ đòi lại số đất đã chuyển nhượng, dẫn đến sự tranh chấp, đề nghị UBND xã, phường, thị trấn giải quyết.

* Yêu cầu và giải pháp giải quyết- Uỷ ban nhân dân xã cử cán bộ địa chính- xây dựng đến xem xét một cách

đầy đủ diễn biến của sự việc. Chú ý là phải ghi đầy đủ lời trình bày của các bên.- Kiểm tra lịa toàn bộ hồ sơ giấy tờ pháp lý có liên quan đến diện tích đất

đang tranh chấp.- Mời các bên tranh chấp lên trụ sở UBND xã để giải quyết. Việc giải

quyết trước hết trên tinh thần hoà giải. Dựa vào pháp luật và chính sách của Nhà nước về đất đai để giải quyết theo các bước sau đây:

+ Nếu đất chuyển nhượng quyền sử dụng đã được hợp thức hoá theo đúng quy định của pháp luật đất đai thì gia đình của nhà chồng hoặc vợ trước không được quyền đòi lại đấtở trên – áp dụng Điều 10 Luật Đất đai 2003.

+ Nếu đất đã được chuyển nhượng quyền sử dụng trên thực tế từ lâu nhưng về mặt văn bản giấy tờ chưa tiến hành làm thì UBND xã phải tiến hành các thủ tục theo đúng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho vợ hoặc chồng của người quá cố.

+ Nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai mới chỉ thoả thuận bằng miệng, người được chuyển nhượng chưa nhận đất và giấy tờ thủ tục chưa làm theo đúng quy định của pháp luật thì UBND xã phải xem xét điều chính đất đai

303

Page 304: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

một cách hợp lý bảo đảm cho mọi người có đất để sản xuất nông nghiệp và có đất để ổn định nhà ở theo đúng chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

a. Tinh huống 2. Bố mẹ bán nhà và đất ở cho người khác nhưng không cho con cái biết hoặc con cái không đồng ý bán. Sau khi bố mẹ mất con cái đòi lại đất do bố mẹ mình đã chuyển quyền sử dụng cho người khác, dẫn đến sự tranh chấp, đề nghị UBND xã giải quyết.

Yêu cầu và giải pháp giải quyết- UBND xã cử cán bộ địa chính, xây dựng đến nắm lại một cách đầy đủ,

chính xác việc mua bán chuyển nhượng nhà và đất giữa các bên.- Nắm tình hình dư luận của quần chúng nhân dân xung quanh về việc mua

bán chuyển nhượng giữa các bên trước đây, đặc biệt là thu thập nghe ý kiến của những người già trong gia tộc.

- Ghi lời khai của một số người biết rõ sự việc để làm tài liệu tham khảo trong khi giải quyết.

- Áp dụng các biện pháp nhăn chặn không để xảy ra tình trạng tranh chấp, xô xát như giải thích, động viên các bên tự kiềm chế, bình tĩnh chờ giải quyết, dùng người có uy tín trong gia tộc để khuyên can.

- Mời các bên lên trụ sở UBND xã để hoà giải, tạo điều kiện cho các bên bàn bạc, dàn xếp với nhau. Nếu không tự hoà giải được thì UBND xã, phường, thị trấn căn cứ vào thẩm quyền đã được quy định phân cấp tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 để giải quyết.

1.2. Trường hợp không thi hành quyết định thu hồi đất để xây dựng các công trinh phúc lợi công cộng và phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

Tinh huống Khi cải tạo, xây dựng mới các công trình công cộng như đường xá, trường

học, trạm xá, nhà văn hoá; các dự án phát triển nhà ở; xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế..., đòi hỏi phải thu hồi đất đai, di chuyển, sắp xếp lại các cụm dân cư. Có gia đình không chịu di chuyển với những lý do khác nhau. UBND xã phải giải quyết.

Yêu cầu và giải pháp giải quyết- UBND xã xem lại cơ sở pháp lý của việc xây dựng mới, cải lại:+ Đã có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, Nghị

quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh về xây dựng cải tạo lại các công trình, dự án đó và Nghị quyết đó đã giao cho UBND cùng cấp tổ chức thực hiện chưa ?

+ Đã có văn bản đề nghị của UBND xã và được cơ quan cấp trên có thẩm quyền chuẩn y về việc cải tạo, xây dựng mới các công trình đó chưa?

- Tổ chức kiểm tra lại toàn bộ tính hợp lý, hợp pháp của các công trình, dự

304

Page 305: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

án như: các tài liệu giấy tờ pháp lý có liên quan đến toàn bộ công trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; vị trí, quy mô của công trình, dự án. Nếu phát hiện thấy có vấn đề chưa thật hợp lý, hợp pháp thì cần phải đề nghị hoàn chỉnh bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

- Tổ chức gặp mặt các hộ phải di chuyển để tìm hiểu, giải thích thêm và trực tiếp nghe những ý kiến đề xuất và những nguyên nhân dẫn đến việc không chấp hành của họ. Từ đó đưa ra các giải pháp cho từng trường hợp. Sau cuộc họp đó, tình hình có thể dẫn đến các khả năng như sau:

+ Các hộ không di chuyển do việc đền bù không thoả đáng. Đối với trường hợp này, UBND cần tiến hành thêm các bước sau đây:

Thứ nhất: Tính toán xem xét lại việc đền bù, nếu việc tính toán lại thấy đã hợp lý thì giải thích cho họ rõ. Nếu tính toán trước đây chưa hợp lý thì điều chỉnh cho hợp lý với tinh thần bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân.Thứ hai: Công khai việc tính toán đền bù và có thể tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của quần chúng- nếu đưa ra tranh thủ lấy ý kiến của qùân chúng thì phải chuẩn bị kỹ các mặt: danh mục các khoản tiền đền bù, những quy định của Đảng và Nhà nước về vấn đề này, đặc biệt là Luật đất đai 2003 và Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất...

Thứ ba: Sau khi tính toán lại và tham khảo ý kiến quần chúng nếu thấy cần thiết thì điều chỉnh mức đền bù và thông báo đến từng người có trách nhiệm và phải thực hiện việc di chuyển. Nội dung thông báo phải nói rõ: mức đền bù theo mới hoặc bổ sung thêm, thời hạn cuối cùng phải di chuyển, trách nhiệm của họ phải chịu nếu như tiến độ công trình bị chậm lại do khâu di chuyển không đảm bảo thời gian.

Tất cả các bước tiến hành đều nghi văn bản và lưu hồ sơ.+ Không di chuyển do yếu tố tâm lý tác động như: nhà cửa, vườn tược do

cha ông để lại, nhà đang làm ăn phát đạt, đất ở mới không thích hợp do xa đường lớn, xa trường học, xa chợ, địa thế không đẹp, đất xấu, đất nguyên là vườn bỏ hoang...

Đối với trường hợp này thì UBND xã cần tiến hành các bước sau:. Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch xã trực tiếp gặp gỡ, giải thích, động viên họ

305

Page 306: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

đến chỗ ở mới vì lợi ích chung trong đó có bản thân họ.. Bố trí những người trong gia tộc, đặc biệt là những người cao tuổi có uy

tín trong gia tộc để thuyết phục, động viên.. UBND xã xem xét lại nơi ở của họ chuyển đến có vấn đề nào chưa hợp

lý. Nếu cần thiết và có thể theo đề nghị của họ thì chuyển cho họ địa điểm khác, nhưng vẫn phải trên cơ sở tuân thủ sự quy định của Luật Đất đai và các chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

. Sau khi đã tiến hành thêm các bước cần thiết, xác định trách nhiệm của họ nếu không chấp hành quyết định của UBND có thẩm quyền.

+ Không di chuyển do sự kích động xúi dục của kẻ xấu có thể ở trong hoặc ngoài diện phải di dời. Trong trường hợp này phải tiến hành các bước sau:

. Tuyên truyền, giải thích cho quần chúng thấy rõ chủ trương đúng đắn của Hội đồng nhân và của các cấp chính quyền, vì lợi ích chung.

. Phó Chủ tịch kiêm trưởng công an xã, trực tiếp nắm tình hình, phát hiện các phần tử kích động, xúi dục. Khi phát hiện được phải củng cố tài liệu, chứng cứ để đua ra đấu tranh công khai trước quần chúng nhân dân.

Nếu kẻ xúi dục kích động nằm trong số phải di dời thì tập thể UBND xã, phường, thị trấn xem xét kỹ, cân nhắc các mặt và có thể chọn ngay những hộ đó làm trọng điểm và áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết trước.

. Đối với các hộ đã tự giáo di dời thì phải nhanh chóng giải phóng mặt banừg, tập kết vật liệu và tiến hành khởi công công trình gây khí thế chung.

. Sau khi đã tiến hành các bước công tác trên mà một số vẫn cố tình không chấp hành quyết định của chính quyền, cố tình chống đối cản trở việc thực hiện quyết định thì UBND xã, phường, thị trấn hoặc các cấp chính quyền cấp trên tiến hành sử dụng các biện pháp cưỡng chế.

* Khi tiến hành biện pháp cưỡng chế cần chú ý làm tốt các bước công tác sau:+ Họp thảo luận, thống nhất chủ trương trong tập thể UBND, có thể mời

các ban, ngành, đoàn thể quần chúng tham gia.+ Báo cáo với cơ quan cấp trên xin ý kiến chỉ đạo cụ thể và xin tăng cường

lực lượng giúp địa phương.+ Tổ chức lực lượng thực hiện biện pháp cưỡng chế.+ Tuyên truyền, giải thích để quần chúng hiểu và ủng hộ khi tiến hành

cưỡng chế.+ Tổ chức tốt việc thông tin liên lạc với UBND, công an, ban chỉ huy quân

sự cấp trên để thông báo tình hình và xin ý kiến, xin tăng cường lực lượng khi cần thiết.

+ Tiến hành hoạt động cưỡng chế. Trong khi tiến hành cưỡng chế, nếu có hành động tụ tập, chống đối lại người thi hành nhiệm vụ thì lập hồ sơ xử lý như trường hợp vi phạm về an ninh chính trị và trật tư an toàn xã hội.

306

Page 307: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Sau khi tiến hành cưỡng chế tiếp tục làm công tác tư tưởng để ổn định tình hình. Đồng thời tiếp tục nắm chắc diễn biến tình hình phát hiện kịp thời kẻ xấu kích động quần chúng chống lại chính quyền, có biện pháp đấu tranh ngăn chặn, không để gây hậu quả xấu xảy ra.

c. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất trái phép.- UBND xã, phường, thị trấn nắm tình hình cụ thể, chính xác việc chuyển

quyền sử dụng đất trái phép giữa các bên thông qua người bán, người mua, người biết sự việc mua bán để nắm tình hình về diện tích đất mua bán, diễn biến của việc mua bán...

- Nếu việc mua bán chưa xong thì đình chỉ việc mua bán.- Nếu việc mua bán đã xong thì lập biên bản về sự việc đó.- UBND xã, phường, thị trấn yếu cầu các đương sự về trụ sở UBND và giải

quyết như sau:+ Làm các thủ tục đề nghị thu hồi đất đã mua bán trái phép.+ Xoá bỏ hợp đồng mua bán đất đai.+ Xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi chuyển quyền sử dụng

trái phép sau khi đã xem xét, cân nhắc kỹ các mặt.d. Trường hợp giao đất sai thẩm quyền dẫn đến tranh chấp đất đai.Mặc dù Điều 37 Luật Đất đai 2003 đã quy định rõ thẩm quyền giao đất,

cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, song do không nắm vững pháp luật hoặc do động cơ cá nhân, một số cán bộ xã, phường, thị trấn đã ký quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đich, bao gồm cả việc giao đất cho những nhười chưa đủ điều kiện được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, việc làm đó đã dẫn đến tranh chấp đất đai, gây mất ổn định ở địa phương.

Yêu cầu và giải pháp giải quyếtSau khi nhận được đơn của các đương sự đề nghị giải quyết, UBND xã cần

tiến hành một số việc sau đây:- UBND xã họp để xem xét và tự kiểm điểm về việc giao đất, cho thuê đất,

cho phép chuyển mục đich sử dụng đất sai ở những khâu nào: thẩm quyền, thủ tục, xác định đối tượng..... xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong việc ký quyết định giao đất không đúng thẩm quyền và xử lý kỷ luật thích đáng những người vi phạm.

- Mời những người có quyết định được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đến trụ sở UBND xã giải thích và nhận thiếu sót về việc giao đất sai, cho thuê đất sai, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sai và thu lại quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, hoặc quyết định cho phép chuyển mục đich sử dụng đất. Đồng thời UBND cũng xác định trách nhiệm hoàn tất hồ sơ gửi lên cấp có thẩm quyền để xin giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho những người có đủ điều kiện được giao đất, cho thuê

307

Page 308: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.- UBND xã thông báo những quyết định trên cho toàn thể nhân dân biết.- Thu hồi toàn bộ số đất trên để sử dụng theo đúng quy định của nhà nước.- Yêu cầu các hộ tháo dỡ bỏ nhà, lều quán... đã làm trên đất được cấp sai.

Nếu họ không tự giác chấp hành thì áp dụng biện pháp cưỡng chế, sau khi đã giải thích, thuyết phục đầy đủ.

- Đối với những trường hợp không có quyết định được giao đất những chiếm đất làm nhà làm lều quán thì yêu cầu họ dỡ bỏ ngay. Nếu không chấp hành thì áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất để sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

e. Trường hợp lấn, chiếm đất công dưới mọi hinh thứcTrong thời gian qua, tình trạng lấn, chiếm đất dưới các hình thức như phá,

lấn đường, lấn ao, hồ, mương máng thoát nước... để làm nhà, lều quán, canh tác...đã làm ảnh hưởng đến giao thông đi lại và vệ sinh môi trường. Do việc lấn chiếm đó, nhiều nơi đã dẫn đến tình trạng tranh cấp, xô xát gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến trật tư, an toàn của xã hội.

Yêu cầu và giải pháp giải quyếtKhi nhận được các thông tin, báo cáo trên, UBND xã cần tiến hành các

bước sau:- UBND xã cử cán bộ địa chính - xây dựng xuống để xem xét tại thực địa

và lập biên bản về việc lấn, chiếm trên.- Đối chiếu kiểm tra giữa thực địa và bản đồ của xã để đảm bảo chính xác,

khách quan.- Mời các hộ có hành vi lấn, chiếm đất lên trụ sở UBND xã để truyền đạt

những nội dung sau:+ Nói rõ hành vi của họ đã vi phạm pháp luật đất đai và vi phạm bộ luật

hình sự nước CHXHXN Việt Nam.+ Nói rõ tác hại của việc lấn chiếm đất đai của họ như đã làm cản trở giao

thông, làm mất lối thoát nước, gây ứ đọng, làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.

+ Tiến hành các biện pháp xử lý đối với những người có hành động trên như sau:

. Cảnh cáo về những hành vi vi phạm.

. Yêu cầu khôi phục lại phải được tiến hành dứt diểm trong một thời gian cụ thể như việc định thời gian phải dựa trên khối lượng công việc, khả năng lao động, điều kiện thời tiết... để đảm bảo khả năng thực tế trong việc hoàn thành khối lượng công việc.

308

Page 309: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Nếu những hộ nào không có khả năng để khôi phục các công trình thì xã, phường, thị trấn huy động xã viên làm và hộ đó chịu mọi phí tổn. Cần chú ý đến hoàn cảnh cụ thể nếu đúng thực tế là họ không thể có khả năng để khôi phục lại các công trình thì địa phương có sự xem xét miễn giảm một phần chi phí này cho họ.

+ Đối với hộ dây dưa, cố tình chống lại thì địa phương áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất và khôi phục công trình. Khi tiến hành các biện pháp cưỡng chế cần lưu ý:

. Phải có sự bàn bạc thống nhất cao trong UBND xã, phường, thị trấn, có thể mời đại diện các ban, ngành, đoàn thể quần chúng cùng tham dự, bàn bạc và thống nhất chủ trương.

. Tổ chức lực lượng để tiến hành cưỡng chế thật chu đáo và phải đề ra nhiều phương án đảm bảo tính chủ động.

. Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của cơ quan cấp trên, phải đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên với UBND cấp huyện, công an và Ban chỉ huy quân sự cấp trên.

. Làm tốt công tác tuyên truyền cho quần chúng trước khi tiến hành cưỡng chế để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng.

. Nắm chắc tình hình diễn biến của các đối tượng bị cưỡng chế, trước khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

+ Sau khi tiến hành cưỡng chế, UBND xã cần họp rút kinh nghiệm và tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng để đảm bảo ổn định tình hình.

g. Thu hồi đất và giao đất trong việc xây dựng chua.Trong thời gian gần đây ở nhiều địa phương, nhiều dòng họ tổ chức xây

dựng nhà thờ, trong đó không ít trường hợp sử dụng cả đất canh tác để xây dựng. Một số nhà thờ họ được xây dựng từ lâu và chiếm một diện tích rất lớn gây lãng phí trong sử dụng đất, gây thắc mắc giữa các dòng họ.

Đây là vấn đề rất nhạy cảm, động chạm đến quyền tự do tín ngưỡng, đến tâm linh của con người, vì vậy khi giải quyết các trường hợp này phải thật khéo léo, tránh sự phản ứng của quần chúng, tránh mọi sơ hở để kẻ xấu lợi dụng. Mặt khác, việc giải quyết các trường hợp này phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Yêu cầu và giải pháp giải quyết- UBND xã cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống kiểm tra xem xét tình

hình thực địa đối với các nhà thờ đã xây dựng từ lâu để làm cơ sở cho việc giải quyết. Nắm só liệu chính xác về diện tích sử dụng của nhà thờ từ trước như diện tích xây nhà thờ, vườn, sân, diện tích canh tác để chi dùng vào việc Họ. Nếu diện tích quá nhiều cần thu hồi thì báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không được tự tiện xử lý.

- Đối với các trường hợp xin đất để xây dựng mới nhà thờ của dòng họ thì

309

Page 310: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

UBND xã phải giải thích rõ, theo quy định của pháp luật đất đai: Nhà nước ta không quy định về giao đất để làm nhà thờ của dòng họ và do vậy, dòng họ nào cần đất có nhà thờ để thờ cóng thì chỉ được xây dựng trên đất ở của mình đã có mà thôi. Việc xây dựng đó chỉ được tiến hành sau khi đã báo cáo và được cấp có thẩm quyền đồng ý.

h. Xử lý trường hợp sử dụng đất không đúng mục đíchTrong quá trình sử dụng đất được giao, một số người đã tuỳ tiện sử dụng

đất vào mục đích khác để phục vụ cho nhu cầu hoặc kiểm lời trước mắt như tự chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, đất cho tư nhân thuê đất canh tác dọc các trục đường quốc lộ để mở quán dịch vụ kinh doanh , bán đất cho tư nhân làm nhà dưới hình thức khác nhau lấy tiền lập quỹ riêng. Việc làm đó đã vi phạm chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đai, gây bất bình trong nhân dân. Trước tình hình đó đòi hỏi UBND xã phải có những biện pháp tích cực để thu hồi lại số đất trên, trả lại cho nhà nước.

Yêu cầu và giải pháp giải quyết- UBND xã, phường phải cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống hiện trường

để kiểm tra xem xét, nghiên cứu tình hình thực tế việc chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và sau đó lập biên bản vi phạm.

- Mời những hộ gia đình, cá nhân vi phạm lên UBND xã và tổ chức cuộc họp gồm những người vi phạm, đại diện UBND xã, cán bộ địa chính – xây dựng và đại diện các đoàn thể. Trong cuộc họp đó UBND xã phải giải thích cho những người vi phạm thấy rõ việc vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai mà nguyên nhân do họ gây ra.Yêu cầu các hộ tự giáo tháo dỡ lều quán, tháo dỡ nhà đã làm, san lập trảo lại mặt bằng của đất cho nhà nước, chi phí cho việc tháo dỡ trên do hộ gia đình, cá nhân vi phạm gánh chịu.

- UBND xã thông báo về những quyết định của mình như sau:+ Xác định việc làm sai của hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý và sử

dụng đất.+ Yêu cầu các hộ đã làm nhà, lều quán trái phép phải khẩn trường tháo dỡ,

san lấp trả lại mặt bằng của đất canh tác, ghi rõ thời hạn cuối cùng phải thực hiện xong.

+ Những hộ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật Đất đai và UBND xã, phường, thị trấn tổ chức lực lượng tháo dỡ. Chi phí cho việc tháo dỡ do chủ hộ phải chịu thanh toán.

+ Khi lực lượng tháo dỡ đang làm việc nếu ai có hành vi chống đối sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

- UBND xã chuẩn bị lực lượng và kế hoạch để thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.

Để làm tốt công tác này cần chú ý các khâu công tác sau:

+ Tổ chức nắm tình hình diễn biến của công việc tháo dỡ, thái độ của các

310

Page 311: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

hộ phải tháo dỡ nhất là các biểu hiện tiêu cực.

+ Tổ chức lực lượng để thực hiện biện pháp cưỡng chế: người, phương tiện, lực lượng hỗ trợ của ban chỉ huy quân sự, công an, phòng thương binh xã hội ( nếu đối tượng vi phạm có thương binh, gia đình liệt sỹ)

+ Tổ chức thông tin liên lạc với cấp trên.

2. Vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước2.1. Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn

nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật

Thực tế hiện nay do nhu cầu sử dụng nước vào các mục đích khác nhau,

các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã tổ chức thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn quản lý của UBND xã, phường, thị trấn nhưng không có giấy phép. Khi nhận được phản ánh của nhân dân, UBND xã phải giải quyết.

Yêu cầu và giải pháp giải quyết

- UBND xã cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống hiện trường để kiểm tra, sau đó lập biên bản ghi nhận sự việc.

- Mời tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải lên UBND xã, phường, thị trấn để giải quyết. UBND xã mời cán bộ các ban ngành, phó Chủ tịch phụ trách công an, cán bộ địa chính – xây dựng đến dự. Trong cuộc họp đó UBND xã phải phân tích, giải thích cho đối tượng đó về những quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

+ Nếu thuộc trường hợp bắt buộc phải có giấy phép theo quy định của pháp luật thì yêu cầu dừng ngay việc thăm dò, khai thác, sử dụng và xả nước thải. Xử lý theo thẩm quyền quy định, nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên để có biện pháp xử lý. Đồng thời yêu cầu nếu có nhu cầu thì phải xin giấy phép hoạt động về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

+ Nếu thuộc trường hợp không phải xin Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước thì cho tổ chức cá nhân đó tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước. Nhưng yêu cầu phải thông báo cho UBND xã biết về mục đích, vị trí, nhu cầu, lưu lượng nước cần sử dụng để UBND xã thường xuyên kiểm tra và hoạt động đúng vị trí mà quy hoạch về tài nguyên nước đã được phê duyệt.

2.2. Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xă nước thải vào nguồn nước không đúng với nội dung ghi trong giấy phép.

- UBND xã cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống hiện trường để kiểm tra, sau đó lập biên bản ghi nhận sự việc.

311

Page 312: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- Mời tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải lên UBND xã để giải quyết. UBND xã mời cán bộ các ban ngành, phó Chủ tịch phụ trách công an, cán bộ địa chính – xây dựng đến dự. Trong cuộc họp đó UBND xã phải phân tích, giải thích cho đối tượng đó về những quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

+ UBND xã kiểm tra nội dung giấy phép sau đó so sánh với thực tế hoạt động của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để chỉ ra những hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép. Yêu cầu dừng ngay việc thăm dò, khai thác, sử dụng và xả nước thải không đúng ghi trong giấy phép.

+ UBND xã tiến hành xử lý theo thẩm quyền quy định, nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên để có biện pháp xử lý.

+ Trong trường hợp đối tượng cố tình không thực hiện quyết định của UBND xã thì dùng biện pháp cưỡng chế.

2.3. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, hộ gia đinh, cá nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Thực tế hiện nay do nhu cầu của đời sống, sản xuất, tổ chức, hộ gia đình đã sử dụng nguồn nước để ngâm tre, nứa, lá, gỗ, đay, tràm; cắm đăng, đáy hoặc các vật khác gây cản trở dòng chảy sông, ngòi và gây ảnh hưởng xấu đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cá nhân, tổ chức khác; khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện thô sơ trên sông, ngòi gây ô nhiễm nguồn nước. Khi nhận được phản ánh của nhân dân, UBND xã phải giải quyết.

Yêu cầu và giải pháp giải quyết- UBND xã cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống hiện trường để kiểm tra,

sau đó lập biên bản ghi nhận sự việc.- UBND xã mời tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan lên UBND xã

để giải quyết. UBND xã mời cán bộ các ban ngành, phó Chủ tịch phụ trách công an, cán bộ địa chính – xây dựng đến dự.

Trong cuộc họp đó UBND xã phải phân tích, giải thích cho đối tượng đó về những quy định của pháp luật về tài nguyên nước và những vi phạm pháp luật về tài nguyên nước của các đối tượng. Yêu cầu các đối tượng dừng ngay các hoạt động và giải quyết các hậu quả do vi phạm của mình gây ra.

- UBND xã ra thông báo về những quyết định của mình như sau:+ Xác định việc làm sai của hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý, khai

thác và sử dụng và bảo vệ nguồn nước.+ Yêu cầu các hộ đã ngâm tre, nứa, lá, gỗ, đay, tràm; cắm đăng, đáy hoặc

các vật khác gây cản trở dòng chảy sông, ngòi và gây ảnh hưởng xấu đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cá nhân, tổ chức khác; khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện thô sơ gây ô nhiễm nguồn nước phải khẩn trương tháo dỡ, san lấp trả lại mặt bằng thông thoáng của nguồn nước, ghi rõ thời hạn cuối cùng phải thực hiện xong.

312

Page 313: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

+ Những hộ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước và UBND xã tổ chức lực lượng tháo dỡ. Chi phí cho việc tháo dỡ do chủ hộ phải chịu thanh toán.

+ Khi lực lượng tháo dỡ đang làm việc nếu ai có hành vi chống đối sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

- UBND xã chuẩn bị lực lượng và kế hoạch để thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.

Để làm tốt công tác này cần chú ý các khâu công tác sau:+ Tổ chức nắm tình hình diễn biến của công việc tháo dỡ, thái độ của các

hộ phải tháo dỡ nhất là các biểu hiện tiêu cực.+ Tổ chức lực lượng để thực hiện biện pháp cưỡng chế như người, phương

tiện, lực lượng hỗ trợ của ban chỉ huy quân sự, công an, phòng thương binh xã hội ( nếu đối tượng vi phạm có thương binh, gia đình liệt sỹ)

+ Tổ chức thông tin liên lạc với cấp trên.3. Vi phạm trong hoạt động khoáng sảnDo nhu cầu của đời sống, sản xuất, hiện nay nhiều tổ chức, hộ gia đình đã

sử dụng đã tổ chức khai thác tài nguyên khoáng sản như khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản không xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây o nhiễm môi trường; làm mất trật tự, trị an trong thôn, bản và trong toàn xã. Khi nhận được phản ánh của nhân dân, UBND xã phải giải quyết.

Yêu cầu và giải pháp giải quyết- UBND xã cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống hiện trường để kiểm tra,

sau đó lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo tình hình với cấp trên để phối hợp giải quyết.

- UBND xã mời tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện thô sơ gây ô nhiễm nguồn nước và những hộ gia đình, cá nhân có liên quan lên UBND xã để giải quyết. UBND xã mời cán bộ các ban ngành, phó Chủ tịch phụ trách công an, cán bộ địa chính – xây dựng đến dự.

Trong cuộc họp đó UBND xã phân tích, giải thích cho đối tượng đó về những quy định của pháp luật về tài nguyên khoáng sản. Yêu cầu các đối tượng dừng ngay các hoạt động và giải quyết các hậu quả do vi phạm của mình gây ra.

- UBND xã ra thông báo về những quyết định của mình như sau:+ Xác định việc làm sai của hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý và sử

dụng và bảo vệ nguồn nước.+ Yêu cầu các hộ phải khẩn dừng ngay việc khái thác khoáng sản, trả lại

mặt bằng thông thoáng nh ban dầu, ghi rõ thời hạn cuối cùng phải thực hiện xong.

+ Những hộ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về khoáng sản và UBND xã tổ chức lực lượng cưỡng chế nếu xét thấy cần thiết.

313

Page 314: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

- UBND xã chuẩn bị lực lượng và kế hoạch để thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.

Để làm tốt công tác này cần chú ý các khâu công tác sau:+ Tổ chức nắm tình hình diễn biến của công việc tháo dỡ, thái độ của các

hộ phải tháo dỡ nhất là các biểu hiện tiêu cực.+ Tổ chức lực lượng để thực hiện biện pháp cưỡng chế: người, phương

tiện, lực lượng hỗ trợ của ban chỉ huy quân sự, công an, phòng thương binh xã hội ( nếu đối tượng vi phạm có thương binh, gia đình liệt sỹ)

+ Tổ chức thông tin liên lạc với cấp trên.II. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Hiện nay nhiều tổ chức, hộ gia đình, và cá nhân đã tổ chức tập kết rác thải rắn không đúng nơi quy định, mà dổ đầu nơi khu dân cư đã hoặc xả nước thái chăn nuôi hoặc nước thải của các cơ sở sản suất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường khu dân cư. Khi nhận được phản ánh của nhân dân, UBND xã phải giải quyết.

Yêu cầu và giải pháp giải quyết- UBND xã cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống hiện trường để kiểm tra,

sau đó lập biên bản ghi nhận sự việc. - UBND xã mời tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan lên UBND xã

để giải quyết. UBND xã mời cán bộ các ban ngành, phó Chủ tịch phụ trách công an, cán bộ địa chính – xây dựng đến dự.

Trong cuộc họp đó UBND xã phải phân tích, giải thích cho đối tượng đó về những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Yêu cầu các đối tượng dừng ngay các hoạt động và giải quyết các hậu quả do vi phạm của mình gây ra.

- UBND xã ra thông báo về những quyết định của mình như sau:+ Xác định việc làm sai của tổ chức hộ gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ

môi trường. Yêu cầu các hộ phải khẩn trương dừng ngay việc đổ rác, xả nước thải không đúng nơi quy định, ghi rõ thời hạn phải thực hiện xong việc giải quyết hậu quả.

+ Những hộ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, khi cán bộ xử phạt mà người vi phạm có hành vi chống đối sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

PHẦN PHỤ LỤC BIỂU MẪU(Các biểu mẫu dùng trong công tác thanh tra xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, môi trường)Mẫu số 1

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Xã…………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

314

Page 315: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Số: /BB-VPHC ……, Ngày ……tháng…….năm……

BIÊN BẢNVi phạm hành chính về lĩnh vực.........................

-----------------------------------------Hôm nay, vào hồi……giờ ……phút, ngày…..tháng……năm.........

Tại……………………………………………………………………………. Chúng tôi gồm: I. Đại diện bên lập biên bản:- Ông (bà)……………………………………………………………………..- Ông (bà)…………………………………………………………………….. II. Đại diện bên vi phạm:- Ông (bà)……………………………………………………………………..- Ông (bà)…………………………………………………………………….. Lập biên bản sự việc sau:Ông (bà) hoặc tổ chức:……………………………đã vi phạm quy định tại:- Điều…………..Khoản……… ……Điểm………………………………….- Điều…………..Khoản……… ……Điểm………………………………….Của Nghị định số ................ Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực .................... Trong điều kiện, hoàn cảnh:…………………………………………… - Tình tiết giảm nhẹ:…………………………………………………….. - Tình tiết tăng nặng:……………………………………………………. Biên bản kết thúc hồi……giờ… phút, ngày…tháng…..năm……, đã thông qua mọi thành viên trong buổi làm việc cùng nghe, nhất trí với nội dung ghi trong biên bản. Biên bản được lập thành…..bản, đánh số thứ tự từ 01 đến…………….. ĐẠI DIỆN BÊN VI PHẠM ĐẠI DIỆN BÊN LẬP BIÊN BẢN

Mẫu số 2UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xã…………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: .......... ……, Ngày ……tháng…….năm…..

315

Page 316: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

QUYẾT ĐỊNHXử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật..........

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN....- Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/20003- Căn cứ Pháp lệnh số 44/2002/ PL- UBTVQH10 ngày 16/7/2002 của Uỷ

ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/PL- UBTVQH12, ngày 02/4/2008 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

- Căn cứ Nghị định số... ngày... tháng... năm...của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực ... - Theo đề nghị của …………………………………………………................ - Xét nội dung, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính,

QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Xử phạt đối và ông, bà (hoặc tổ chức): ……………………............. Địa chỉ:………………………………………………………………....... Ngành nghề:…………………………………………………………...... Vì đã có hành vi vi phạm luật đất đai: 1. …………………………………………………………………......... quy định tại Điều…………..Khoản………………Điểm……………….........

2. ………………………………………………………………….......... quy định tại Điều…………..Khoản………………Điểm……………….........của Nghị định số........................ của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực .................

Những hành vi vi phạm trên có những tình tiết giảm nhẹ: …….……..Những tình tiết tăng nặng: …………………………………………….Hình thức xử phạt tiền tổng cộng là (viết bằng số): ………………….Viết bằng chữ: ………………………………………………………Biện pháp xử lý hành chính khác: ……………………………………..

Điều 2 : Ông, bà ( hoặc tổ chức): …………………………………………………………….. có trách nhiệm đến cơ quan Kho bạc Nhà nước…Nộp tiền phạt và thi hành nghiêm chỉnh các biện pháp hành chính tại Điều

1 quyết định này, trong thời hạn ….. ngày kể từ ngày……………….Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu

không tự thi hành, sẽ bị cưỡng chế thi hành, trừ trường hợp buộc tháo dì công

316

Page 317: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

trình xây dựng trái phép.Ông, bà (hoặc tổ chức): ……………………………………………….

có quyền khiếu nại đến ……………………………. trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được quyết định xử phạt. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ….. tháng ….. năm 200….Nơi nhận:

- …….CHỦ TỊCH

(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 3 UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Xã…………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BB- UBND ……….., ngày…. tháng ….năm 20

BIÊN BẢNVề việc hoà giải tranh chấp...................

- Thi hành Điều … Luật Đất đai đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 26/011/2003

- Căn cứ đơn của ông (bà) : …………………………………………..........Địa chỉ: ……………………………………………………………………......I. Thành phần hội nghị

1.Đại diện cho UBND xã ……………… có:- Ông (bà):………………………………………………………………..- Ông (bà):……………………………… Cán bộ địa chính xã.

2. Và sự tham gia của:- Ông (bà):……………………………, Đại diện mặt trận Tổ quốc.- Ông (bà):……………………………, Trưởng thôn.

3. Chủ sử dụng đất có:- Ông (bà):………………………………………………………………..- Ông (bà):………………………………………………………………..

4. Thành phần có liên quan được mời dự có:- Ông (bà):………………………………………………………………..- Ông (bà):………………………………………………………………..

Đã tiến hành hoà giải về việc tranh chấp đất đai giữa hộ ông (bà) …317

Page 318: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Và hộ ông (bà) …………………thống nhất lập biên bản như sau:II. Diễn biến và nội dung của hội nghị:

Hội nghị đã tiến hành và các nội dung sau: - Ông (bà):………………………….. thay mặt UBND xã ………………công bố lí do hội nghị, nội dung vụ việc tranh chấp đồng thời giải thích về quyền và nghĩa vụ của các thành viên tham dự hội nghị.

- Ông (bà):………………………… cán bộ địa chính xã thông báo nguồn gốc, diễn biến quá trình sử dụng đất của hai bên theo hồ sơ lưu giữ tại xã, giải thích một số quy định của Pháp luật Đất đai có liên quan.

- Hai bên đương sự trình bày diễn biến quá trình sử dụng đất và giấy tờ sử dụng đất hiện có, lý do tranh chấp và nguyện vọng của mình.

- Đại diện các đoàn thể phát biểu ý kiến phân tích.- Ông (bà):…………………………………đại diện UBND xã phân tích

đúng sai, gợi ý cho hai bên hoà giải.- Hai bên đương sự tiến hành thảo luận.- Hội nghị thống nhất kết quả.

Dưới đây là nội dung chi tiết: ……………………………………………………………………………………III. Kết luận chung của hội nghị (kết quả hòa giải)

(Ghi rõ ý kiến chung của hội nghị,nếu hai bên thoả thuận và nội dung hoà giải thì ghi rõ các nội dung thoả thuận. Nếu có hoạch định tranh chấp đất đai thì phải vẽ sơ đồ mô tả kèm theo và ghi rõ sau 15 ngày nếu 2 bên không có ý kiến gì khác thì UBND xã sẽ ra quyết định công nhận hoà giải thành. Nội dung hiệu lực có hiệu lực thi hành. Nếu hai bên không nhất trí được và nhau thì ghi rõ nội dung không nhất trí, nguyên nhân). Biên bản này đã đọc lại cho mọi người cùng nghe , nhất trí và cùng kí tên dưới đây. Biên bản này lập thành … bản gửi cho hai bên đương sự, UBND xã giữ một bản, gửi cho………………………………………………..

HAI BÊN ĐƯƠNG SỰ CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA T/M UBND XÃ..

Mẫu số 4UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xã…………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QĐ-CT …………., ngày…. tháng ….năm 20

QUYẾT ĐỊNH

318

Page 319: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Về việc công nhận hoà giải tranh chấp.............

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ ( phường, thị trấn)

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 - Căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai năm 2003. - Căn cứ biên bản hội nghị hoà giải tranh chấp đất đai ngày …./…./…..của UBND xã ( phường, thị trấn):…………………………………………..giữa hộ ông (bà) :…………………………..địa chỉ………………………..với hộ ông (bà):……………………………..địa chỉ…………………………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Quyết định công nhận hoà giải thành về tranh chấp đất đai giữahộ ông (bà) …………………………và hộ ông (bà)……………………….và nội dung như sau:(có biên bản hội nghị hoà giải kèm theo)

Kể từ ngày…../……./…….nội dung thoả thuận giữa hai bên có hiệu lực thi hành. Hai bên có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh thoả thuận. Điều 2. Giao cho ông cán bộ địa chính xã lập thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất cho hai bên theo đúng nội dung thoả thuận. Đôn đốc thực hiện các nội dung thoả thuận khác, báo cáo kết quả với UBND xã. Điều 3. Các ông uỷ viên văn phòng xã, cán bộ địa chính xã, các ông (bà) có tên ở Điều 1 chiụ trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:

-.......CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, họ tên)Mẫu số 5

Tên CƠ QUAN CHỦ QUẢNTên CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

Số:… /QĐ-XPHC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

........, ngày....... tháng........ năm........

QUYẾT ĐỊNH

319

Page 320: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC PHẠT TIỀN(Theo thủ tục đơn giản)

 - Căn cứ Pháp lệnh số 44/2002/ PL - UBTVQH10 ngày 16/7/2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/PL - UBTVQH12, ngày 02/4/2008 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. - Căn cứ Điều................. Nghị định số... ngày...tháng...năm...của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực................. ;

Xét hành vi vi phạm do................. Thực hiện;Tôi, .................          Chức vụ:............; Đơn vị............ ,

QUYẾT ĐỊNH :  Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với:

Ông (bà)/tổ chức :................;Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):........................;Địa chỉ: ....................................;Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD............;Cấp ngày ............          tại ....................................;

 Bằng hình thức phạt tiền và mức phạt là: ........................ Đồng

(Ghi bằng chữ....................................).

Lý do:

- Đó có hành vi vi phạm hành chính:............

Hành vi của Ông (bà)/tổ chức............ Đó vi phạm quy định tại điểm ............ Khoản............ Điều... Của Nghị định số............ Ngày ............ Tháng ............ Năm quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực .........

Những trình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức............ phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ... tháng ... năm ... Trừ trường hợp ... Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức .....cố trình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc tại điểm thu phạt số... của Kho bạc Nhà nước ....... trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt

Ông (bà)/tổ chức........................ Có quyền khiếu nại, khởi kiện đối và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

 Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

320

Page 321: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Quyết định này được giao cho :

1. Ông (bà)/tổ chức: ........................để chấp hành;

2. Kho bạc ............ Để thu tiền phạt;

Quyết định này gồm ............ trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu số 6Tên CƠ QUAN CHỦ QUẢN

Tên CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH Số: /QĐ-XPHC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

........, ngày.......tháng........năm........

QUYẾT ĐỊNHXỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC

PHẠT CẢNH CÁO(Theo thủ tục đơn giản)

 - Căn cứ Pháp lệnh số 44/2002/ PL - UBTVQH10 ngày 16/7/2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/PL - UBTVQH12, ngày 02/4/2008 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

- Căn cứ Điều.......... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực .......... ;

Xét hành vi vi phạm hành chính do .......... thực hiện;Tôi, ..........     Chức vụ: .......... ; Đơn vị.......... ,

QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối và:

Ông (bà)/tổ chức: .......... ;Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .......... ; Địa chỉ:.................... ;Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD.......... ;Cấp ngày .......... .......... Tại .......... ;Lý do:- Đó có hành vi vi phạm hành chính:.......... Quy định tại điểm.......... Khoản.......... Điều.......... Của Nghị định số..........

321

Page 322: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Ngày........ Tháng.......... Năm quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực.......

Những trình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được gửi cho:1. Ông (bà)/tổ chức.......... Để chấp hành;2. .......... .Quyết định này gồm .......... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang. 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu số 7 

Tên CƠ QUAN CHỦ QUẢNTên CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

 Số: /BB-TG-VPHC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

........, ngày....... tháng........ năm........

BIÊN BẢNTẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 - Căn cứ Pháp lệnh số 44/2002/ PL- UBTVQH10 ngày 16/7/2002 của Uỷ

ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/PL- UBTVQH12, ngày 02/4/2008 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Căn cứ Điều... Nghị định ngày... tháng...năm... của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực................;

Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số...ngày... tháng... năm do ................ Chức vụ ................ ký;

Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính,

Hôm nay, hồi.... giờ... ngày... tháng....năm....... tại............,Chúng tôi gồm: 1. ................. Chức vụ: ................ ;2. ................. Chức vụ: ................ ;....................................................,Người vi phạm hành chính là:

322

Page 323: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Ông (bà)/tổ chức:................ ;Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ................ ;Địa chỉ: ................ ;Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...;Cấp ngày................Tại .................;Và sự chứng kiến của:1...............                                          Nghề nghiệp:.....................;     Địa chỉ thường trú:............................;Giấy chứng minh nhân dân số:........; Ngày cấp: ...........;Nơi cấp:.............;2. ................                 Nghề nghiệp:........;      Địa chỉ thường trú:....................;Giấy chứng minh nhân dân số:.............. Ngày cấp:........... Nơi cấp:.............;Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính,

gồm:          

STTTên tang vật,

phương tiện bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhóm hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật,

phương tiện

Ghi chú

 Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản được giao cho cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm.

Biên bản này gồm .......... Trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cựng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

ý kiến bổ sung khác (nếu có) NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 8

Tên CƠ QUAN CHỦ QUẢNTên CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

323

Page 324: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

 Số: /QĐ-KPHQ ........, ngày....... tháng........ năm........

QUYẾT ĐỊNHÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH

GÂY RA TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG XỬ PHẠT VỀ.... 

- Căn cứ Pháp lệnh số 44/2002/ PL- UBTVQH10 ngày 16/7/2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/PL- UBTVQH12, ngày 02/4/2008 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

- Căn cứ Điều............... Nghị định số... của Chính phủ ngày ... tháng... năm...quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực............... ;

Vì............... nên không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính;Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,Tôi, ...............            Chức vụ:............... ;Đơn vị............... ,

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối

và Ông (bà)/tổ chức: ............... ;Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):............... ; Địa chỉ: ............... ;Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...............;Cấp ngày............... Tại............... ;Lý do:- Đó có hành vi vi phạm hành chính:...............Quy định tại điểm............... Khoản ............... Điều............... Của...............Những trình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: ............... .Lý do không xử phạt vi phạm hành chính: ............... .Hậu quả cần khắc phục là:Biện pháp để khắc phục hậu quả là:Điều 2. Ông (bà)/tổ chức............... Phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết

định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là ngày............... Tháng............... Năm............... Trừ trường hợp............... quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức............... Cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Ông (bà)/tổ chức............... Có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày....... Tháng....... Năm.......

324

Page 325: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Quyết định này gồm... Trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:1. Ông (bà)/tổ chức:.…........ Để chấp hành;2. .…........;

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 9

Tên CƠ QUAN CHỦ QUẢNTên CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

Số: /QĐ-CC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

......ngày.......tháng........năm........

 QUYẾT ĐỊNH

CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ...

 - Căn cứ Pháp lệnh số 44/2002/ PL- UBTVQH10 ngày 16/7/2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/PL- UBTVQH12, ngày 02/4/2008 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về........ Số......... ngày........... tháng........... năm ........... của...........;

Tôi,......................... ; Chức vụ: ........... ; Đơn vị:....................... ,QUYẾT ĐỊNH:

 Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số........... Ngày........... Tháng........... Năm ........... Của........... Về...........

Đối với: ........... ;Ông (bà)/tổ: ........... ...........;Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ........... ; Địa chỉ:.................................;Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ...........;Cấp ngày........... Tại......................* Biện pháp cưỡng chế

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức:........... Phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

 Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...........

325

Page 326: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

Quyết định có........... Trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức........... Để thực hiện. Quyết định này được gửi cho: 1. ........... Để ........... ; 2. ........... Để ...........

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu )

Mẫu số 10

Tên CƠ QUAN CHỦ QUẢNTên CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

Số: /QĐ-TGTVPT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

........, ngày....... tháng........năm........

QUYẾT ĐỊNHTẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh số 44/2002/ PL- UBTVQH10 ngày

16/7/2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/PL- UBTVQH12, ngày 02/4/2008 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Căn cứ Điều............. Nghị định số... ngày... tháng... năm... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực.............;

Xét ............. ;Tôi,.............      ; Chức vụ:............. ; Đơn vị............. ,

QUYẾT ĐỊNH :  Tạm giữ : Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của

 Ông (bà)/tổ chức: ....; Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):............. ; Địa chỉ: ............. ;Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD............. ;Cấp ngày............. Tại ............. ;Lý do:- Đó có hành vi vi phạm hành chính:...Quy định tại điểm............. Khoản............. Điều............. Nghị định

số............. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực............. .Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản

326

Page 327: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

(kèm theo Quyết định này).Quyết định này được gửi cho:1. Ông (bà)/tổ chức: ............. Để chấp hành;2.............. Quyết định này gồm............. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang. 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH(Ký, ghi rõ họ tên)

Ý KIẾN THỦ TRƯỞNG CỦA NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ

MỤC LỤC

CHUYÊN ĐỀ 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở XÃ..........1

BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC................1I. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC..............................1

1. Bộ máy nhà nước......................................................................................................1

327

Page 328: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2. Khái niệm, nguyên tắc, hình thức quản lý hành chính nhà nước..............................2II. VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.......................................................3

1. Khái niệm, các hình thức của văn bản quản lý nhà nước.........................................32. Nguyên tắc xây dựng, thể thức văn bản quản lý nhà nước.......................................43. Soạn thảo một số văn bản hành chính.......................................................................6

III. VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC ĐỊA CHÍNH – MÔI TRƯỜNG XÃ..........121. Vị trí........................................................................................................................122. Nhiệm vụ.................................................................................................................12

BÀI 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI................................................................13I. KHÁI QUÁT CHUNG..................................................................................................13

1.Một số khái niệm.....................................................................................................132. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước đối với đất đai liên quan đến cấp xã...................................................................................................................143. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai..........................................................................................................................14

II. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI..................................................15III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT...........................................16

1. Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất...................................................162. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất........163. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước sử dụng đất.........................................184. Điều kiện, thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất..............................20

BÀI 3: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH.......................................24VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG............................................................................................24

I. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG............................................................................................241. Khái niệm................................................................................................................242. Mục tiêu, đối tượng và nguyên tắc chung của công tác quản lý môi trường..........253. Các nội dung, chức năng của quản lý Nhà nước về môi trường.............................304. Tổ chức công tác quản lý môi trường.....................................................................31

II. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.............................................321. Một số văn bản về bảo vệ môi trường....................................................................322. Thẩm quyền và trách nhiệm của ủy ban nhân dân xã.............................................34

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. .341. Đánh giá tác động môi trường................................................................................352. Cam kết bảo vệ môi trường.....................................................................................39

IV. HỆ THỐNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG................................................................411. Khái niệm................................................................................................................412. Nội dung..................................................................................................................413. Truyền thông môi trường........................................................................................43

V. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG.....................................................................................451. Khái niệm................................................................................................................452. Nội dung..................................................................................................................453. Vai trò của quan trắc môi trường trong quản lý môi trường...................................47

VI. CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG........................................481. Khái niệm................................................................................................................482. Nguyên tắc..............................................................................................................483. Các loại công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.................................................48

BÀI 4: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO VÙNG MIỀN NÚI – DÂN TỘC..................54I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG CÁC XÃ MIỀN NÚI – DÂN TỘC..........................54

1. Khu vực miền núi – dân tộc Việt Nam...................................................................542. Vai trò, chức năng của môi trường.........................................................................543. Dân số, tài nguyên và môi trường các xã miền núi – dân tộc................................56

II. QUẢN LÝ MỘT SỐ HỆ SINH THÁI ĐIỂN HÌNH......................................................57

328

Page 329: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

1. Hệ sinh thái nông nghiệp khu vực miền núi – dân tộc............................................572. Hệ sinh thái rừng.....................................................................................................58

BÀI 5: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC..........................................62I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM..................................................................................................62II. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC.....63III. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC – NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC......................................................................63

1. Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước.....................................................................632. Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước......................................................................643. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước.....................................................64

IV. CẤP PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC....................................651. Đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải xin phép................................652. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép về tài nguyên nước..............................................................65

V. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC BẢO VỆ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC........................................................66

1. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước. 662. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép xả nước thải..........................673. Quyền và nghĩa vụ của chủ giấy phép về tài nguyên nước.....................................68

BÀI 6: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN.....................................................69I. KHÁI NIỆM..................................................................................................................69II. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN....................................70

1 - Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ.................................................................................................................................702. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Uỷ ban nhân dân các cấp........71

III. CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN VÀ BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC.....................................................................................................................72

1. Chiến lược, qui hoạch khoáng sản..........................................................................722 Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác......................................................72

IV. THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN..................................................................731.Thăm dò khoáng sản................................................................................................732. Khai thác khoáng sản..............................................................................................743. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường....................................764. Thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản...................................775. Quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến. 77

CHUYÊN ĐỀ 2: QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT; GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT...........................................................................................78

BÀI 1: QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...................................................78I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.................................................................................................78

1. Khái niệm, ý nghĩa của quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất.....................................782. Các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất.....................................................................................................................................793. Những quy định chung về quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất................................80

II. LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU CẤP XÃ...911. Khảo sát lập dự án...................................................................................................912. Thực hiện dự án......................................................................................................92

III. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI CẤP XÃ.........................................................................................................107

1. Căn cứ điều chỉnh.................................................................................................1072. Khảo sát lập dự án.................................................................................................108

329

Page 330: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

3. Thực hiện dự án....................................................................................................108IV. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI CẤP XÃ...........................................110

1. Khảo sát lập dự án.................................................................................................1102. Thực hiện dự án....................................................................................................110

V. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP XÃ..............................................1111. Căn cứ điều chỉnh.................................................................................................1112. Khảo sát lập dự án.................................................................................................1113. Thực hiện dự án....................................................................................................112

VI. CÔNG BỐ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT................................................................................................................................112

1. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...........................................................1122. Quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất............................................1133. Lưu trữ hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...................................................113

BÀI 2: GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT.........................................114I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT.........114

1. Khái niệm, mục đích của giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất..........................1142. Căn cứ và thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất................................1163. Các văn bản Quy phạm pháp luật về công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất...................................................................................................................................117

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT............................................1181. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân...................1182. Trình tự, thủ tục đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất...................................................................................................1203. Tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính và tiền cho thuê đất.........................................121

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT...................................................................1261. Trình tự thu hồi đất sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế...................................................................1262. Trình tự thủ tục thu hồi đất khi người sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai và một số trường hợp khác........................................................................................................134

IV. BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT....1371. Những quy định chung..........................................................................................1372. Bồi thường đất.....................................................................................................1383. Bồi thường tài sản.................................................................................................1414. Chính sách hỗ trợ..................................................................................................1445. Tái định cư............................................................................................................148

CHUYÊN ĐỀ 3: SỬ DỤNG VÀ CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH..............................153

BÀI 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH......................................................................................................................153I. CÁC ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG TRONG ĐO ĐẠC................................................153

1. Đơn vị đo chiều dài...............................................................................................1532. Đơn vị đo diện tích................................................................................................1533. Đơn vị đo góc........................................................................................................154

II. ĐO CHIỀU DÀI BẰNG THƯỚC DÂY.....................................................................1541. Thao tác đo chiều dài bằng thước dây..................................................................1542. Cách tính toán.......................................................................................................156

III. BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH..............................................................................................1571. Khái niệm về bản đồ địa chính.............................................................................1572. Nội dung của bản đồ địa chính.............................................................................157

BÀI 2: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.......................................................................158I. TỶ LỆ BẢN ĐỒ..........................................................................................................158

1. Khái niệm tỷ lệ bản đồ.........................................................................................158

330

Page 331: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

2. Tác dụng của tỷ lệ bản đồ.....................................................................................1603. Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ...............................................................................1614. Thước tỷ lệ............................................................................................................162

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH DIỆN TÍCH THỬA ĐẤT TRÊN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.......................................................................................................................................164

1. Phương pháp phân chia thửa đất ra các hình tam giác..........................................1652. Phương pháp đếm ô..............................................................................................1663. Phương pháp tính diện tích theo toạ độ................................................................1684. Một số quy định trong tính toán diện tích.............................................................168

III. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH...........................................................................1691. Đọc bản đồ và định hướng tờ bản đồ....................................................................1692. Chuyển khoảng cách từ thực địa lên bản đồ.........................................................1713. Tính khoảng cách từ bản đồ ra thực địa................................................................1714. Tính diện tích thửa đất trên bản đồ địa chính.......................................................172

BÀI 3: CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.....................................................................172I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.............................172

1. Mục đích...............................................................................................................1722. Yêu cầu.................................................................................................................173

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHI TIẾT..............................................1731. Khái niệm điểm chi tiết.........................................................................................1732. Phương pháp giao hội cạnh...................................................................................1733. Phương pháp đường thẳng hàng...........................................................................173

III. CHUYỂN CÁC BIẾN ĐỘNG TẠI THỰC ĐỊA LÊN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH...........1741. Xác định vị trí điểm biến động tại thực địa...........................................................1742. Chuyển nội dung biến động lên bản đồ địa chính.................................................174

IV. CHUYỂN CÁC BIẾN ĐỘNG TỪ BẢN ĐỒ RA THỰC ĐỊA....................................1751. Xác định biến động trên bản đồ địa chính............................................................1752. Chuyển biến động từ bản đồ ra thực địa...............................................................175

V. ĐO VÀ VẼ TRÍCH THỬA.........................................................................................1771. Mục đích...............................................................................................................1772. Phương pháp đo và vẽ trích thửa..........................................................................177

VI. MỐC RANH GIỚI……………………………………………………………………………………………….177

1. Cắm mốc ranh giới................................................................................................1772. Phục hồi mốc ranh giới bị mất..............................................................................1783. Quản lý bản đồ địa chính......................................................................................178

CHUYÊN ĐỀ 4: ĐĂNG KÝ, THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI VÀ QUẢN LÝ.............................180

HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH.............................................................................................................180

BÀI 1. ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LẦN ĐẦU - LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN....................................................................................180

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.........................1801. Đối tượng đăng ký, cấp Giấy chứng nhận............................................................1802. Nội dung đăng ký.................................................................................................183

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN...............................1871. Một số quy định chung.........................................................................................1872. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cấp đổi, cấp lại, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận................................................................................................................1933. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.....................................................................197

III. LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH........................................................................................1981. Khái niệm hồ sơ địa chính....................................................................................1982. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.........................................................................199

331

Page 332: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

3. Nguyên tắc, trách nhiệm lập và cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính..................2004. Quy định về lập hồ sơ địa chính...........................................................................201

BÀI 2: ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG SAU KHI CÂP GIẤY CHỨNG NHẬN.................212I. QUY ĐỊNH CHUNG..................................................................................................212

1. Các trường hợp biến động.....................................................................................2122. Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký biến động sau khi cấp giấy chứng nhận 2133. Cơ quan thực hiện xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận và cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính...............................................................................................................215

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG......................................................2151. Thủ tục chuyển nhượng, thừa kê, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.......................................................................................................................2152. Thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất...................................................................................................................................2173. Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.....................................................2184. Thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa...........................................................................2205. Thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do đổi tên; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên..........................................................................220

III. CHỈNH LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH..............................................................................2211. Căn cứ cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính lưu ở cấp xã........................................2212. Chỉnh lý số mục kê...............................................................................................2213. Chỉnh lý sổ địa chính............................................................................................2224. Sổ theo dõi biến động đất đai................................................................................227

BÀI 3: THỐNG KÊ - KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI....................................................................230I. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI............................................................230

1. Các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai..................................................................2302. Chỉ tiêu đất khu dân cư nông thôn và đất đô thị...................................................231

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT...............................................................................232

1. Biểu thống kê, kiểm kê đất đai và việc lập biểu...................................................2322. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất..............................................................................2333. Thẩm quyền xác nhận biểu thống kê đất đai và công bố kết quả thống kê đất đai...................................................................................................................................234

III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT...............................................................................234

1. Trình tự thực hiện thống kê đất đai.......................................................................2342. Trình tự thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất...235

IV. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ĐỂ LẬP CÁC BIỂU THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI........................................................................................................................237

1. Phương pháp thống kê trực tiếp............................................................................2372. Phương pháp gián tiếp..........................................................................................242

CHUYÊN ĐỀ 5: THANH TRA, KIỂM TRA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CƠ SỞ...........................................................................................................................................244

BÀI 1. THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP,...........................244KHIẾU TỐ VỀ ĐẤT ĐAI Ở CƠ SỞ.............................................................................244

I. THANH TRA, KIỂM TRA ĐẤT ĐAI Ở CƠ SỞ..........................................................2441. Khái niệm chung về thanh tra, kiểm tra đất đai ở cơ sở......................................2442. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất.......2463. Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai của người sử dụng đất ở cơ sở.....................2484. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với chủ tịch UBND và cán bộ công chức địa chính, môi trường xã.................................................................................................258

II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở CƠ SỞ...................................................261

332

Page 333: CHUYÊN ĐỀ 1©nh... · Web viewMức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành

1. Khái niệm chung về tranh chấp đất đai.................................................................2612. Hòa giải tranh chấp đất đai...................................................................................2613. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai............................................................266

III. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI Ở CƠ SỞ................................2671. Giải quyết khiếu nại về đất đai.............................................................................2672. Giải quyết tố cáo về đất đai...................................................................................270

Bài 2: THANH TRA, KIỂM TRA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CƠ SỞ.....................275I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THANH TRA, KIỂM TRA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CƠ SỞ..................................................................................................................................275

1. Khái niệm..............................................................................................................2752. Đối tượng, trách nhiệm thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường ở cơ sở...............2753. Nhiệm vụ, nội dung thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường ở cơ sở....................2764. Trình tự thủ tục thực hiện thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường ở cơ sở............277

II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.......2771. Khái quát chung về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường...................................2772. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường...........................278

BÀI 3: THANH TRA, KIỂM TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ...................................285KHOÁNG SẢN Ở CƠ SỞ...............................................................................................285

I. THANH TRA, KIỂM TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở CƠ SỞ......................................2851. Khái niệm chung...................................................................................................2852. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý tài nguyên nước. . .2853. Đối tượng, nội dung thanh tra, kiểm tra tài nguyên nước ở cơ sở........................2864. Trình tự thanh tra, kiểm tra tài nguyên nước........................................................2875. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước...............................287

II. THANH TRA, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KHOẢNG SẢN Ở CƠ SỞ........................2951. Khái niệm chung...................................................................................................2952. Nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản ở cơ sở.................................2963. Trình tự thủ tục thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản...................................2984. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản......................................298Bài 4: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢI QUYẾT CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CƠ SỞ........................................................301

I. TÀI NGUYÊN ĐẤT, TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN................................301II. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...........................................................................................312

333