Chuyên đề nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, FREE, năm 2018

7

Click here to load reader

Transcript of Chuyên đề nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, FREE, năm 2018

Page 1: Chuyên đề nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, FREE, năm 2018

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời

sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới.

Số lượng người tham gia vào chuyến đi du lịch quốc tế tăng lên rất nhanh. Nếu

như năm 1996, thế giới có khoảng 592 triệu lượt người ra nước ngoài du lịch thì

đến năm 2010 thế giới có khoảng 937 triệu người đi du lịch và đến năm 2020 sẽ

lên khoảng 1,6 tỷ người. Cũng theo WTO thì nguyên nhân khiến du lịch đi xa hơn

trong 25 năm tới chính là sự hấp dẫn của danh lam thắng cảnh.

Du lịch là một ngành kinh tế siêu lợi nhuận, nhiều nước trên thế giới đã

xem đây là mũi nhọn kinh tế. Nhưng riêng về điều kiện phát triển du lịch, đất nước

Việt Nam ta với những cảnh thiên nhiên hoang dã, những di tích mang tính đặc

thù của nền văn hóa dân tộc qua nhiều thời đại mà chúng ta còn lưu giữ, bảo tồn...

là những lợi thế rất mạnh của ta, có thể thu hút mạnh mẽ khách du lịch trên toàn

thế giới.

Ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành

khác như vận tải, bưu điện, thương nghiệp, tài chính, các hoạt động phục vụ sinh

hoạt cá nhân, các dịch vụ phục vụ nhu cầu giải trí, các hoạt động văn hoá thể

thao...Mặt khác, hoạt động du lịch còn có tác dụng tăng cường các mối quan hệ xã

hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia.

Với hiệu quả như vậy, nhiều nước chú trọng phát triển du lịch, coi du lịch

là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của

mình.

Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, du lịch Việt Nam, trong những

năm gần đây, ngày càng được cải thiện về mọi mặt. Việt Nam được xem là vùng

đất an toàn, thân thiện và là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn trên thế giới.

Với bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống cùng với những lợi thế do thiên nhiên

ban tặng, những món ăn hấp dẫn, các làng nghề truyền thống, lễ hội văn hóa đặc

Page 2: Chuyên đề nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, FREE, năm 2018

sắc, những bãi biển đẹp… đã thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến với

Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch trong cả nước, Thừa Thiên

Huế được đánh giá là một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du

lịch. Được thiên nhiên ưu đãi, mảnh đất Huế với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp

như: sông Hương, núi Ngự, các bãi tắm Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương, Vườn

quốc gia Bạch Mã…Bên cạnh đó, với vị trí địa lý nằm giữa khúc ruột miền Trung

và là nhịp cầu nối giữa hai miền Nam Bắc, cố đô Huế đóng vai trò quan trọng

trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.

Trong quá khứ Huế đã từng là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của dân tộc với

nhiều di tích lịch sử có giá trị đến ngày nay như: Kinh thành Huế, hệ thống lăng

tẩm, chùa chiền, bảo tàng cổ vật… Chính vì vậy ngày 11/12/1993, Huế đã vinh dự

được UNESCO chính thức công nhận “Quần thể di tích Cố đô Huế” là di sản Văn

hóa thế giới.

Ngày 07/11/2003, thêm một vinh dự nữa đến với Huế là UNESCO đã chính

thức công bố việc công nhận Âm nhạc cung đình Huế, Nhã nhạc là kiệt tác di sản

văn hóa Phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại bởi sự độc đáo, tinh tế và những

giá trị to lớn về phương diện lịch sử lẫn nghệ thuật. Sự kiện này mở ra một cơ hội

nữa cho du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển lớn mạnh.

Trong các định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 –

2015, định hướng trọng tâm về việc phát triển triệt để lợi thế du lịch văn hoá được

coi là mấu chốt để tìm ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của Cố đô, trong đó có

vấn đề phát triển các loại hình du lịch văn hoá phi vật thể.

Những năm qua, du lịch Thừa Thiên Huế đã tập trung khai thác loại hình du

lịch văn hoá phi vật thể, trong đó tập trung nhiều vào các vấn đề như lễ hội truyền

thống, phát triển du lịch làng nghề và đặc biệt là khai thác các giá trị nghệ thuật

biểu diễn truyền thống như ca múa cung đình, Nhã nhạc, hay các giá trị văn hoá

dân gian.

Page 3: Chuyên đề nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, FREE, năm 2018

Do đó, luận văn xin được đề cập đến khía cạnh văn hoá phi vật thể “Nhã

nhạc Cung đình Huế” của du lịch Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung đánh giá

thực trạng của việc thu hút khách du lịch quốc tế của Di sản văn hóa phi vật thể

“Nhã nhạc Cung đình Huế”. Qua đó, đề ra các Giải pháp nhằm nâng cao khả

năng thu hút khách du lịch quốc tế của di sản Văn hóa Phi vật thể “Nhã nhạc

Cung đình Huế” .

Page 4: Chuyên đề nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, FREE, năm 2018

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách quốc tế trong du lịch, đề tài

đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế

của Di sản Văn hóa Phi vật thể “Nhã nhạc Cung đình Huế”, từ đó đề xuất một

số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách quốc tế đối với Di sản Văn

hóa Phi vật thể này.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiễn về những vấn đề liên quan đến

hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế trong hoạt động kinh doanh du lịch.

- Đánh giá thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế và các yếu tố

ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Di sản Văn hóa Phi

vật thể “Nhã nhạc Cung đình Huế”.

- Phân tích sự khác biệt trong cách đánh giá của du khách quốc tế về hoạt

động thu hút của Di sản Văn hóa Phi vật thể “Nhã nhạc Cung đình Huế” phân

theo đặc điểm cá nhân (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, quốc

tịch).

- Qua những thực trạng, từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp

nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế của Di sản Văn hóa Phi

vật thể “Nhã nhạc Cung đình Huế”.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Khách du lịch quốc tế.

- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Thành phố Huế

Phạm vi thời gian: Quá trình điều tra, thu thập ý kiến của du khách được thực

hiện vào tháng 2, 3 năm 2011.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đó là phương pháp

Page 5: Chuyên đề nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, FREE, năm 2018

nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận động và có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau. Nó cho phép phân tích tổng hợp một cách khách quan

các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách

du lịch của Di sản Văn hóa Phi vật thể “Nhã nhạc cung đình Huế”.

4.2 Phương pháp chuyên gia.

Sử dụng phương pháp chuyên gia với những nhận định mang tính định

hướng; những đánh giá định tính, chuyên sâu nhưng chưa đủ nguồn số liệu để

phân tích định lượng. Phương pháp được phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia là các

cán bộ đầu ngành thuộc các cơ quan quản lý nhà nước có kinh nghiệm trong lĩnh

vực văn hóa và du lịch: Sở văn hóa thông tin, Sở văn hóa thể thao và du lịch,

Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Các ý kiến chuyên gia được sử dụng làm

định hướng phân tích, đánh giá và xây dựng các giải pháp.

4.3 Phương pháp thu thập tài liệu, điều tra và phỏng vấn

4.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Là nguồn số liệu đã được tính toán, công bố từ các cơ quan thống kê, Sở văn

hóa thể thao và du lịch, các tạp chí... Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được

tổng hợp từ các báo cáo, kết quả hoạt động.

Ngoài ra, số liệu còn thu thập từ: Sách, báo, internet, một số khóa luận

nghiên cứu các vấn đề có liên quan của các khóa trước.

4.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Để có sự đánh giá đúng về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Di

sản văn hóa Phi vật thể “Nhã nhạc cung đình Huế”, làm cơ sở cho việc đề xuất các

giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế của Nhã nhạc.

Ngoài việc thu thập số liệu thứ cấp còn sử dụng số liệu sơ cấp, thông qua việc điều

tra du khách bằng phiếu phỏng vấn.

4.3.3 Phương pháp thống kê tổng hợp và phân tích bằng phần mềm

SPSS

Số liệu được tổng hợp và phân tích dựa trên việc ứng dụng phần mềm SPSS

15.0.

Page 6: Chuyên đề nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, FREE, năm 2018

- Đối với các vấn đề định tính được nghiên cứu trong đề tài, sử dụng thang đo

5 mức độ (thang điểm Likert) để lượng hóa các mức độ của du khách.

+ Khi đánh giá về trang phục của các nhạc công, mức độ thẫm mỹ của

khu vực biểu diễn, chất lượng của chương trình biểu diễn tôi sử dụng thang đo với

5 mức độ: 1= rất hài lòng, 2= hài lòng, 3= bình thường, 4= không hài lòng, 5= rất

không hài lòng.

+ Khi đánh giá về các giá trị của “Nhã nhạc cung đình Huế” sử dụng

thang đo với 5 mức độ: 1= rất hấp dẫn, 2= hấp dẫn, 3= bình thường, 4= không hấp

dẫn, 5= rất không hấp dẫn.

- Thống kê Frequency để thống kê tần suất và tỷ lệ phần trăm các ý kiến.

- Sử dụng Crosstabs để nghiên cứu xử lý chéo các thông tin và ý kiến của du

khách để đưa ra những kết quả tốt hơn, cụ thể hơn.

- Sử dụng kiểm định Independent Samples Test xem xét có sự khác biệt về

cách thức đánh giá của các nhóm du khách theo tiêu thức giới tính.

- Sử dụng kiểm định One-sample T Test, các giá trị trung bình được kiểm

định bằng kiểm định trung bình theo phương pháp One-Sample T Test để khẳng

định xem nó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.

- Sử dụng kiểm định ANOVA để xem xét có sự khác biệt về cách thức đánh

giá của các nhóm du khách theo các tiêu thức phân tích như: độ tuổi, nghề nghiệp,

trình độ, quốc tịch.

5. Kết cấu của khóa luận

Ngoài mở đầu, kết luận và phụ lục đề tài có 3 chương

Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Chương II: Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch quốc tế của Di sản Văn

hóa phi vật thể “Nhã nhạc Cung đình Huế”.

Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút

khách du lịch quốc tế của Di sản Văn hóa Phi vật thể “Nhã nhạc Cung đình

Huế”.

Page 7: Chuyên đề nâng cao khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, FREE, năm 2018

- Đối với các vấn đề định tính được nghiên cứu trong đề tài, sử dụng thang đo

5 mức độ (thang điểm Likert) để lượng hóa các mức độ của du khách.

+ Khi đánh giá về trang phục của các nhạc công, mức độ thẫm mỹ của

khu vực biểu diễn, chất lượng của chương trình biểu diễn tôi sử dụng thang đo với

5 mức độ: 1= rất hài lòng, 2= hài lòng, 3= bình thường, 4= không hài lòng, 5= rất

không hài lòng.

+ Khi đánh giá về các giá trị của “Nhã nhạc cung đình Huế” sử dụng

thang đo với 5 mức độ: 1= rất hấp dẫn, 2= hấp dẫn, 3= bình thường, 4= không hấp

dẫn, 5= rất không hấp dẫn.

- Thống kê Frequency để thống kê tần suất và tỷ lệ phần trăm các ý kiến.

- Sử dụng Crosstabs để nghiên cứu xử lý chéo các thông tin và ý kiến của du

khách để đưa ra những kết quả tốt hơn, cụ thể hơn.

- Sử dụng kiểm định Independent Samples Test xem xét có sự khác biệt về

cách thức đánh giá của các nhóm du khách theo tiêu thức giới tính.

- Sử dụng kiểm định One-sample T Test, các giá trị trung bình được kiểm

định bằng kiểm định trung bình theo phương pháp One-Sample T Test để khẳng

định xem nó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.

- Sử dụng kiểm định ANOVA để xem xét có sự khác biệt về cách thức đánh

giá của các nhóm du khách theo các tiêu thức phân tích như: độ tuổi, nghề nghiệp,

trình độ, quốc tịch.

5. Kết cấu của khóa luận

Ngoài mở đầu, kết luận và phụ lục đề tài có 3 chương

Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Chương II: Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch quốc tế của Di sản Văn

hóa phi vật thể “Nhã nhạc Cung đình Huế”.

Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút

khách du lịch quốc tế của Di sản Văn hóa Phi vật thể “Nhã nhạc Cung đình

Huế”.