CHƯƠNG III

23
CHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM, DỊCH VỤ Việc xác định chi phí sản xuất là nội dung vô cùng quan trọng cho các nhà kế toán ở mọi loại hình doanh nghiệp. Mục đích của việc xác định chi phí sản xuất nhằm cung cấp thông tin để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ. Thông thường, các doanh nghiệp hay vận dụng một trong hai phương pháp xác định chi phí sau: phương pháp xác định chi phí theo công việc (theo đơn đặt hàng) và phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất (theo công nghệ). 3.1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THEO CÔNG VIỆC (ĐƠN ĐẶT HÀNG) 3.1.1. Đối tượng vận dụng Các doanh nghiệp vận dụng phương pháp này thường là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng (ví dụ: các xưởng cơ khí gia công theo từng đơn đặt hàng của khách hàng) hay các doanh nghiệp có quy trình công nghệ khép kín (như các lò đúc sản phẩm). Để áp dụng phương pháp này, sản phẩm cần có đặc điểm sau: - Sản phẩm mang tính chất đơn chiếc.

Transcript of CHƯƠNG III

Page 1: CHƯƠNG III

CHƯƠNG III

CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

Việc xác định chi phí sản xuất là nội dung vô cùng quan trọng cho các nhà

kế toán ở mọi loại hình doanh nghiệp. Mục đích của việc xác định chi phí sản xuất

nhằm cung cấp thông tin để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ. Thông

thường, các doanh nghiệp hay vận dụng một trong hai phương pháp xác định chi

phí sau: phương pháp xác định chi phí theo công việc (theo đơn đặt hàng) và

phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất (theo công nghệ).

3.1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THEO CÔNG VIỆC (ĐƠN ĐẶT

HÀNG)

3.1.1. Đối tượng vận dụng

Các doanh nghiệp vận dụng phương pháp này thường là doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng (ví dụ: các xưởng cơ khí gia công theo từng

đơn đặt hàng của khách hàng) hay các doanh nghiệp có quy trình công nghệ khép

kín (như các lò đúc sản phẩm).

Để áp dụng phương pháp này, sản phẩm cần có đặc điểm sau:

- Sản phẩm mang tính chất đơn chiếc.

- Sản phẩm có giá trị cao: tàu biển, máy bay…

- Giá bán sản phẩm được định trước khi sản xuất.

- Sản phẩm thường có kịch thước lớn: các công trình xây dựng.

3.1.2. Trình tự quá trình tập hợp chi phí theo công việc

- Sau khi dựa vào nhu cầu của khách hàng về đơn đặt hàng, doanh nghiệp sẽ dự

toán chi phí sản xuất cũng như giá bán sản phẩm cho phù hợp. Thông thường mỗi

sản phẩm thường ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân

công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

- Dựa vào các chứng từ kế toán, kế toán sẽ tập hợp ba khoản mục chi phí trên để

làm căn cứ tính tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.

Page 2: CHƯƠNG III

- Căn cứ để tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các phiếu xuất kho hay các

chứng từ, hóa đơn mua nguyên vật liệu về sản xuất ngay không qua kho. Đối với

chi phí nhân công trực tiếp, dựa vào bảng chấm công hoặc phiếu giao nhận sản

phẩm, hợp đồng giao khoán công việc để tính toán. Còn chi phí sản xuất chung,

nếu liên quan đến nhiều sản phẩm, nhiều đơn đặt hàng thì phải phân bổ chi phí sản

xuất chung cho từng đơn đặt hàng. Khi phân bổ chi phí sản xuất chung cần phải

lựa chọn tiêu thức phân bổ cho phù hợp.

- Quá trình xử lý đơn đặt hàng, sản xuất và tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành

theo công việc được thực hiện theo trình tự như sau:

- Dưới đây là sơ đồ hạch toán chi phí theo công việc:

Đơn đặt hàng

Lệnh sản xuất

Phiếu xuất kho vật liệuTậphợp Phiếu theo dõi lao độngchi phí Mức phân bổ chi phí sản xuất chung

Phiếu tính giá thành

theo công việc

TK 621

TK 622

TK 155

TK 627

TK 154

TK 632

Kết chuyển chi phí sản xuất chung

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

Giá thành SP hoàn thành nhập kho

Giá vốn hàng bán xuất bán thẳng không qua kho

Giá vốn hàng bán

Page 3: CHƯƠNG III

Sơ đồ 3.1: Hạch toán chi phí và tính giá thành theo công việc

(Phương pháp kê khai thường xuyên)

Sơ đồ 3.2: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo công việc

(Phương pháp kiểm kê định kỳ)

3.1.3. Quá trình phản ánh chi phí theo công việc vào tài khoản

- Phương pháp tập hợp chi phí theo công việc sử dụng các tài khoản sau để phản

ánh chi phí sản xuất từ khi phát sinh cho đến khi hoàn thành.

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Chi phí nhân công trực tiếp.

+ Chi phí sản xuất chung.

+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

+ Thành phẩm.

+ Giá vốn hàng bán.

- Về nguyên tắc, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và

mức phân bổ chi phí sản xuất chung được hạch toán trực tiếp vào tài khoản “ Sản

TK 621

TK 622

TK 154

TK 627

TK 631

TK 632

Kết chuyển chi phí sản xuất chung

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

Giá thành SP hoàn thành

Chi phí SXDD cuối kỳ

Page 4: CHƯƠNG III

phẩm dở dang”. Đồng thời các khoản chi phí này cũng được phản ánh vào các

phiếu công việc tương ứng.

- Chú ý: Đối với tài khoản chi phí sản xuất chung, do bên Nợ phản ánh chi phí

thực tế phát sinh (chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ…) và

bên Có phản ánh chi phí sản xuất chung được phân bổ đầu kỳ theo chi phí ước

tính, do vật thường có chênh lệch vào lúc kết chuyển kết chuyển cuối kỳ. Khi phát

sinh chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có của tài khoản chi phí sản xuất chung, ta

làm như sau:

+ Nếu Số phát sinh bên Nợ lớn hơn Số phát sinh bên Có, tức là chi phí sản xuất

chung thực tế nhiều hơn chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ, số Dư nợ đã

phản ánh thiếu. Nếu số thiếu này nhỏ thì ta phân bổ thẳng vào tài khoản “Giá vốn

hàng bán” của kỳ đó. Nếu số chênh lệch là lớn thì ta phân bổ vào tài khoản “Sản

phẩm dở dang” và tài khoản “Giá vốn hàng bán” theo chi phí phát sinh của các tài

khoản đó.

+ Nếu số phát sinh bên Nợ nhỏ hơn Số phát sinh bên Có, tức là chi phí sản xuất

chung trong kỳ đã bị phân bổ thừa. Cũng tương tự trường hợp trên, số chênh lệch

nếu nhỏ thì ta hạch toán thẳng vào tài khoản “Giá vốn hàng bán”. Nếu số chênh

lệch lơn, ta phải phân bổ số chênh lệch vào cả hai tài khoản “Sản phẩm dở dang”

và “Giá vốn hàng bán” theo chi phí phát sinh của tài khoản đó.

3.2. PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ THEO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

3.2.1. Đối tượng áp dụng

Phương pháp này thường được vận dụng trong các doanh nghiệp sản xuất theo

quy trình công nghệ sản xuất liên tục qua nhiều bước chế biến. Sản phẩm được tập

hợp chi phí theo quá trình sản xuất thường có đặc điểm sau:

- Sản phẩm thường có tính đồng nhất, được sản xuất đại trà với khối lượng

lớn nên tất cả sản phẩm có cùng hình thái, kích thước. Sản phẩm thường

được snr xuất theo quy luật số lớn của nhu cầu xã hội. Thí dụ như doanh

nghiệp may, giầy dép, xi măng…

Page 5: CHƯƠNG III

- Sản phẩm thường có trị giá không cao, thí dụ: đường, sữa, tập vở học

sinh…

- Gia sản phẩm được xác định sau khi sản xuất, do sản phẩm được doanh

nghiệp tự nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.

Trong phương pháp tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất, người ta không

tính giá thành sản phẩm theo lô sản xuất, mà thay vào đó là tính theo từng công

đoạn sản xuất hay từng phân xưởng khác nhau.

Quy trình sản xuất ở các doanh nghiệp thường được tổ chức theo hai quy trình

công nghệ: quy trình sản xuất liên tục và quy trình sản xuất song song.

Sơ đồ 3.3: Mô hình sản xuất liên tục

* Quy trình sản xuất song song

Với quy trình sản xuất song song, quá trình diễn ra đồng thời tại các phân xưởng

tạo ra các chi tiết sản phẩm, sau đó mới lắp ráp ở phân xưởng cuối cùng tạo ra

thành phẩm.

Nguyên vật liệu chính

Phân xưởng 1

Phân xưởng 2

Phân xưởng 3

Thành phẩm

Phân xưởng 1

Phân xưởng 2

Phân xưởng n

Xưởng lắp ráp Thành phẩm

…………….

Các chi phí sản xuất phát sinh

Page 6: CHƯƠNG III

Sơ đồ 3.4: Mô hình sản xuất song song

* Quy trình sản xuất hỗn hợp

Sơ đồ 3.5: Mô hình sản xuất hôn hợp

3.2.2. Trình tự quá trình tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất

3.2.3. Quá trình phản ánh chí phí theo trình tự sản xuất vào tài khoản

Các tài khoản kế toán sử dụng trong việc tập hợp chi phí theo trình tự sản xuất

cũng giống như các tài khoản tập hợp chi phí theo công việc. Cụ thể, bao gồm các

tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản

xuất chung, tài khoản sản phẩm dở dang…

Nguyên vật liệu cơ bản

Phân xưởng 1

Phân xưởng 3

Phân xưởng 2

Phân xưởng m

Phân xưởng n

Thành phẩm

Thành phẩm

Page 7: CHƯƠNG III

Sơ đồ tóm tắt trình tự hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh cơ bản như sau

3.3. BÁO CÁO SẢN XUẤT

Báo cáo sản xuất là báo cáo tổng hợp các hoạt động diễn ra trong từng phân xưởng

sản xuất, mỗi phân xưởng phải lập một báo cáo sản xuất riêng để báo cáo cho các

cấp có thẩm quyền. Mục đích của báo cáo sản xuất là tóm tắt toàn bộ hoạt động

diễn ra liên quan đến tài khoản sản phẩm dở dang của phân xưởng trong một chu

kỳ cho nhà quản lý.

Báo cáo sản xuất thường được chia làm ba phần:

+ Phần 1: Kiểm kê và xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành và khối lượng sản

phẩm hoàn thành tương đương.

+ Phần 2: Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị.

+ Phần 3: Cân đối chi phí.

Sau đây là các bước lập báo cáo sản xuất theo hai phương pháp: phương pháp bình

quân và phương pháp nhập trước xuất trước.

TK 621

TK 622

TK 627 TK 154 - PX 1 TK 154 – PX2

TK 154 - PX n

TK Thành phẩm

Page 8: CHƯƠNG III

3.3.1. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân

* Phần 1: Kiểm kê, xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành và khối lượng sản

phẩm hoàn thành tương đương.

Mục đích kiểm kê nhằm xác định khối lượng vật chất đi qua phân xưởng và xác

định khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Theo phương pháp này, khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương (hay còn

gọi là khối lượng tương đương) sẽ chỉ bao gồm khối lượng sản phẩm hoàn thành

và khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ là

khối lượng quy đổi cho khối lượng dở dang đó căn cứ trên tỉ lệ hoàn thành của

từng yếu tố chi phí so với thành phẩm trong phân xưởng đó. Như vậy, khối lượng

tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ chính là lượng chi phí sản xuất đã kết

tinh trong đó.

Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương

đương=

Khối lượng hoàn thành

trong kỳ+

Khối lượng tương đương của sản phẩm

dở dang cuối kỳ

* Phần 2: Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị

Mục đích nhằm xác định tổng chi phí phải tính trong kỳ của từng phân xưởng. Từ

đó tính giá thành đơn vị cho sản phẩm hoàn thành và cho sản phẩm dở dang.

Đối với việc tổng hợp chi phí, ta có:

Chi phí tổng hợp bao gồm: chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ

( DD đầu kỳ + CP trong kỳ).

Chi phí

đơn vị=

Tổng chi phí=

DD đầu kỳ + CP trong kỳ

Khối lượng tương đương Khối lượng tương đương

* Phần 3: Cân đối chi phí

Page 9: CHƯƠNG III

Mục đích nhằm xác định chi phí thực tính trong kỳ (nguồn chi phí – đầu vào), và

xác định chi phí đã tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang (phân bổ

chi phí – đầu ra).

Theo phương pháp này, nguồn chi phí - đầu vào bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ

và chi phí phát sinh trong kỳ. Phân bổ chi phí - đầu ra cho các đại lượng chi phí

của khối lượng hoàn thành trong kỳ (không cần tính theo từng khoản mục chi phí)

và chi phí của khối lượng dở dang cuối kỳ tính theo từng yếu tố chi phí.

Chi phí của khối lượng hoàn thành trong kỳ

=Khối lượng hoàn thành

trong kỳx

Chi phí đơn vị phân xưởng

Chi phí của khối lượng dở dang cuối kỳ tính theo

từng yếu tố chi phí=

Khối lượng tương đương của khối lượng dở dang cuối kỳ theo từng yếu tố chi phí

xChi phí đơn vị

theo từng yếu tố chi phí

3.3.2. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước

* Phần 1: Kiểm kê, xác định khối lượng hoàn thành và khối lượng hoàn thành

tương đương.

- Theo phương pháp này, khối lượng hoàn thành tương đương (khối lượng tương

đương) bao gồm:

+ Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ.

+ Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Chú ý: Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ là khối lượng quy

đổi cần phải tiếp tục chế biến để hoàn thành khối lượng dở dang đó.

Khối lượng tương đương

=Khối lượng tương đương của SP dở

dang đầu kỳ+

Khối lượng mới đưa vào sản xuất

và hoàn thành trong kỳ

+

Khối lượng tương đương

của SP dở dang cuối kỳ

Khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ

=Khối lượng hoàn thành trong kỳ

-Khối lượng dở dang

đầu kỳ

Page 10: CHƯƠNG III

* Phần 2: Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị

Khi sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước, tổng hợp chi phí trong kỳ là toàn

bộ chi phí phát sinh trong kỳ.

Chi phí đơn vị theo phương pháp này được xác định như sau:

Chi phí đơn vị (Giá thành sản xuất phân xưởng) theo yếu tố chi phí

=

Tổng chi phí tổng hợp trong kỳ (theo yếu tố chi phí)

Khối lượng tương đương (theo yếu tố chi phí)

* Phần 3: Cân đối chi phí

Cân đối chi phí theo phương pháo nhập trước, xuất trước cũng nhằm mục đích xác

định chi phí thực tính trong kỳ và xác định chi phí tính cho sản phẩ hoàn thành và

sản phẩm dở dang. Nhưng theo phương pháp này, nguồn chi phí - đầu vào và phân

bổ chi phí - đầu ra được xác định như sau:

- Nguồn chi phí – đầu vào bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát

sinh trong kỳ.

- Phân bổ chi phí – đầu ra bao gồm các chi phí sau:

Chi phí của khối lượng dở dang đầu kỳ theo yếu tố

chi phí=

Khối lượng tương đương của khối lượng dở dang

đầu kỳ theo yếu tố chi phíx

Chi phí đơn vị theo yếu tố chi

phí

Chi phí của khối lượng mới sản xuất và hoàn

thành trong kỳ=

Khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn

thành trong kỳx

Chi phí đơn vị phân xưởng

Chi phí của khối lượng dở dang cuối kỳ theo yếu tố

chi phí=

Khối lượng tương đương của khối lượng dở dang cuối kỳ theo

yếu tố chi phí

xChi phí đơn vị

theo từng yếu tố chi phí

Page 11: CHƯƠNG III

Ví dụ: Giả sử một công ty sản xuất sản phẩm A, quy trình công nghệ phải trải

qua 3 giai đoạn chế biến liên tục. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bỏ từ đầu, 1 lần

ở phân xưởng 1. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung bỏ dần theo

mức độ chế biến. Số liệu về chi phí sản xuất và khối lượng sản phẩm thực hiện

trong tháng ở phân xưởng 1 như sau:

1. Chi phí sản xuất (ĐVT: 1000 đ)

Khoản mục chi phíDở dang đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

31.000 251.000

Chi phí nhân công trực tiếp 15.200 359.400Chi phí sản xuất chung 20.800 564.600

Cộng 67.000 1.175.000

2. Khối lượng sản phẩm thực hiện trong tháng như sau:

Chỉ tiêuKhối lượng

Tỉ lệ hoàn thànhChi phí

nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Khối lượng SP dở dang đầu kỳ

5.000 100% 40% 40%

Khối lượng mới đưa vào sản xuất trong kỳ

33.000

Khối lượng hoàn thành trong kỳ

34.000

Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

4.000 100% 50% 50%

Yêu cầu: Xác định chi phí, lập báo cáo sản xuất cho phân xưởng 1 theo phương

pháp bình quân và phương pháp nhập trước xuất trước.

Page 12: CHƯƠNG III

BÁO CÁO SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP BÌNH QUÂN

Chỉ tiêuKhối lượng

Khối lượng tương đươngNVL TT NC TT SXC

A. Kê khối lượng và khối lượng tương đương (sp)- Khối lượng hoàn thành (1)

34.000 34.000 34.000 34.000

- Khối lượng dở dang cuối kỳ (2)

4.000 4.000 2.000 2.000

Cộng (3) 38.000 36.000 36.000B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị (1000đ)- Chi phí dở dang đầu kỳ 67.000 31.000 15.200 20.800- Chi phí phát sinh trong kỳ

1.175.000 251.000 359.400 564.600

Cộng chi phí (4) 1.242.000 282.000 374.600 585.400- Chi phí đơn vị (5 = 4:3) 34,088 7,4211 10,4056 16,261C. Cân đối chi phí- Nguồn chi phí (đầu vào)+ Chi phí dở dang đầu kỳ 67.000 31.000 15.200 20.800+ Chi phí phát sinh trong kỳ

1.175.000 251.000 359.400 564.600

Cộng 1.242.000 282.000 374.600 585.400- Phân bổ chi phí (đầu ra)+ Chi phí khối lượng hoàn 1.158.992 252.318 353.790 552.874

Page 13: CHƯƠNG III

thành trong kỳ (5 x 1)+ Chi phí dở dang cuối kỳ (5 x 2)

83.018 29.685 20.811 32.522

. NVL trực tiếp 29.685

. Nhân công trực tiếp 20.811

. Sản xuất chung 32.522Tổng cộng 1.242.000 282.003 374.601 585.396

BÁO CÁO SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP FIFO

Chỉ tiêuKhối lượng

Khối lượng tương đươngNVL TT NC TT SXC

A. Kê khối lượng và khối lượng tương đương (sp)- Khối lượng dở dang đầu kỳ (1)

5.000 - 3.000 3.000

- Khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ (2)

29.000 29.000 29.000 29.000

- Khối lượng dở dang cuối kỳ (3)

4.000 4.000 2.000 2.000

Cộng (4) 33.000 34.000 34.000B. Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị (1000đ)- Chi phí phát sinh trong kỳ (5)

1.175.000 251.000 359.400 564.600

- Chi phí đơn vị (6 = 5:4) 34,7826 7,6061 10,5706 16,6059C. Cân đối chi phí- Nguồn chi phí (đầu vào)+ Chi phí dở dang đầu kỳ 67.000 31.000 15.200 20.800+ Chi phí phát sinh trong kỳ 1.175.000 251.000 359.400 564.600Cộng 1.242.000 282.000 374.600 585.400

Page 14: CHƯƠNG III

- Phân bổ chi phí (đầu ra)+ Chi phí dở dang đầu kỳ 148.529,5. Kỳ trước 67.000 31.000 15.200 20.800. Kỳ này 81.529,5. Chi phí nhân công trực tiếp 31.711,8. Chi phí sản xuất chung 49.817.7+ Chi phí khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ

1.008.695,4 220.576,9 306.547,4 481.571,1

+ Chi phí dở dang cuối kỳ 84.777,2. NVL trực tiếp 30.424,4. Nhân công trực tiếp 21.141,2. Sản xuất chung 33.211,8

Tổng cộng 1.242.065

CÂU HOI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP

CÂU HOI

1. Trình bày phương pháp kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành theo công

việc.

2. Trình bày phương pháp kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành theo quá

trình sản xuất.

3. Trình bày phương pháp lập báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân.

4. Trình bày phương pháp lập báo cáo sản xuất theo phương pháp nhập trước

xuất trước.

5. So sánh 2 phương pháp lập báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân

và phương pháp nhập trước xuất trước.

BÀI TẬP

Bài tập 1: Có tài liệu về chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng 9/200X của công ty

Nam Phú như sau:

Page 15: CHƯƠNG III

Khoản mục chi phí Chi phí dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất trong kỳ

Chi phí NVL trực tiếp 40.000 200.0000Chi phí NC trực tiếp 5.000 32.000Chi phí sản xuất chung 10.000 62.000

Biết: Khối lượng dở dang cuối kỳ là 75 sản phẩm, mức độ hoàn thành là 40%.

Khối lượng dở dang đàu kỳ là 100 sản phẩm, hoàn thành 60%. Số lượng sản phẩm

hoàn thành nhập kho trong kỳ là 220 sản phẩm. Nguyên vật liệu sản xuất bỏ vào 1

lần trong quá trình sản xuất.

Yêu cầu: Lập báo cáo sản xuất của công ty Nam Phú theo phương pháp bình quân

và phương pháp nhập trước xuất?

Bài tập 2: Công ty X sản xuất sản phẩm A phải trải qua hai giai đoạn chế biến liên

tục là phân xưởng 1 và phân xưởng 2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bỏ vào 1

lần từ đầu ở phân xưởng 1, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

bỏ dần theo mức độ chế biến. Tài liệu về chi phí sản xuất và khối lượng thực hiện

trong tháng tại phân xưởng 1 như sau: (đvt: 1.000 đ).

1. Chi phí sản xuất:

- Chi phí dở dang đầu kỳ: 3.400, trong đó: nguyên vật liệu trực tiếp 1.600; nhân

công trực tiếp 720; sản xuất cung 1.080.

- Chi phí phát sinh trong tháng: 57.600, trong đó: nguyên vật liệu trực tiếp 12.600,

nhân công trực tiếp 17.280; sản xuất chung 27.720.

2. Khối lượng sản xuất thực hiện:

- Khối lượng dở dang đầu kỳ: 250 sản phẩm. (Ty lệ hoàn thành: 100% nguyên

liệu. 40% chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung).

- Khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ: 1.450 sản phẩm.

- Khối lượng hoàn thành trong kỳ: 1.700 sản phẩm.

- Khối lượng dở dang cuối kỳ: 200 sản phẩm.

(Ty lệ hoàn thành: 100% nguyên liệu, 50% chi phí nhân công và chi phí sản xuất

chung).

Page 16: CHƯƠNG III

Yêu cầu: Tính giá thành và báo cáo sản xuất cho phân xưởng 1 theo phương pháp

bình quân và phương pháp nhập trước xuất trước.

Bài tập 3: Có tài liệu về kết quả sản xuất tại 1 phân xưởng, sản xuất sản phẩm B, trong

tháng 6/200X như sau: (đvt: 1.000 đ)

Khoản mục chi phí Chi phí dở dang đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ

Chi phí NVL trực tiếp 1.500 12.500Chi phí NC trực tiếp 700 17.000Chi phí sản xuất chung 1.00 27.000

Cộng 3.200 56.500Khối lượng dở dang đầu kỳ: 300 sản phẩm. Mức độ hoàn thành của chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung lần lượt như sau:

100%, 60%, 60%.

Trong tháng 6, khối lượng nhập kho hoàn thành là 1.500 sản phẩm. Cuối kỳ

có 250 sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành của chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung lần lượt như sau: 100%, 50%, 50%.

Yêu cầu: Lập báo cáo sản xuất cho phân xưởng trên theo phương pháp bình quân

và phương pháp nhập trước xuất trước.