Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

38
10/02/2015 1 LOGO TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ThS TRẦN THỊ MINH TRÂM CHƯƠNG II: LÃI SUẤT CẤU TRÚC RỦI RO VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT PHÂN LOẠI LÃI SUẤT KHÁI NIỆM LÃI SUẤT CẤU TRÚC CHƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM 2 TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU LÃI SUẤT Các quyết định: chấp thuận đầu một dự án, từ chối không cấp một khoản tín dụng cho KH, thay thế một hệ thống sản xuất này bằng một hệ thống sản xuất khác, mua hay bán một tài sản tài chính... Tất cả những quyết định này đều phải được đưa ra dựa trên một căn cứ, đó lợi ích thu về. Để cụ thể hóa lợi ích thu về đó, khái niệm thường xuyên được sử dụng lãi suất (interest) tỷ suất sinh lợi (rate of return). 3

description

tai lieu khoa hoc

Transcript of Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

Page 1: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

1

LOGO

TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ThS TRẦN THỊ MINH TRÂM

CHƯƠNG II: LÃI SUẤT

CẤU TRÚC RỦI RO VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT

PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

KHÁI NIỆM LÃI SUẤT

CẤU TRÚC CHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT

CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM

2

TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU LÃI SUẤT

• Các quyết định: chấp thuận đầu tư một dự án, từ chối

không cấp một khoản tín dụng cho KH, thay thế một

hệ thống sản xuất này bằng một hệ thống sản xuất

khác, mua hay bán một tài sản tài chính...

Tất cả những quyết định này đều phải được

đưa ra dựa trên một căn cứ, đó là lợi ích thu về.

• Để cụ thể hóa lợi ích thu về đó, khái niệm thường

xuyên được sử dụng là lãi suất (interest) và tỷ suất

sinh lợi (rate of return).

3

Page 2: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

2

KHÁI NIỆM LÃI SUẤT

• Lãi suất là chi phí mà người đi vay phải trả

cho người cho vay để có quyền sử dụng quỹ

tiền của người cho vay trong khoảng thời

gian đã thỏa thuận.

Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng

vốn vay trong một khoảng thời gian nhất

định.

Lãi suất là chi phí của người đi vay, là khoản

lợi tức thu được của người cho vay.

4

Khái niệm lãi suất

• Lãi suất được biểu hiện bằng tỉ lệ % so

sánh giữa số tiền lãi (lợi tức) thu được/phải

trả với số vốn cho vay phát ra, trong một

kỳ nhất định.

• Ký hiệu: r (rate of return) hoặc i (interest rate)

• Công thức:

Lãi suất = Tiền lãi / Tiền gốc

5

Ví dụ 2.1:

• Bạn cho vay 10 triệu VND hôm nay và một năm sau

nhận về 11 triệu đồng.

• Chênh lệch 1 triệu VND là sự bồi thường cần thiết để

phải nhận lại tiền trong một năm nữa.

• Tỷ lệ lãi suất chính là khoản bồi thường cần thiết:

%101,010

1i

6

Khái niệm lãi suất

Page 3: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

3

TỶ LỆ LÃI SUẤT – NHỮNG CÁCH NHÌN KHÁC NHAU

• Tỷ lệ lợi tức yêu cầu (required rate of return): là tỷ

lệ lợi tức tối thiểu mà một nhà đầu tư cần nhận được

để chấp nhận đầu tư.

• Tỷ lệ chiết khấu (discount rate): là tỷ lệ dùng để

chiết khấu một khoản tiền trong tương lai để tìm

được giá trị hiện tại của nó.

• Chi phí cơ hội (opportunity cost): là giá trị mà nhà

đầu tư phải từ bỏ để chấp nhận một khoản đầu tư.

7

Tỷ lệ lãi suất – Những cách nhìn khác nhau

Trong Ví dụ 2.1:

1 triệu/ 10 triệu = 10%

• Là tỷ lệ bồi thường cần thiết mà nhà đầu tư đồng ý

cho khoản đầu tư của ông ta.

• Là tỷ lệ mà tại đó chúng ta chiết khấu 11 triệu trong

tương lai (1 năm sau) để tìm ra giá trị hiện tại của nó.

• Nếu nhà đầu tư không cho vay 10 triệu mà sử dụng

số tiền này, ông ta có thể phải từ bỏ một khoản lãi

10% trên khoản tiền đó.

8

Phân biệt các khái niệm

• Lãi, lãi suất, tiền gốc

Tiền gốc: số tiền cho vay ban đầu

Lãi: số tuyệt đối phải trả thêm

Lãi suất: tỷ lệ % (số phải trả thêm/ số gốc ban đầu)

• Lãi suất & tỷ suất lợi tức:

Lãi suất = Tiền lãi / Tiền gốc

Tỷ suất lợi tức = (Toàn bộ tiền thu được – Tiền

gốc)/Tiền gốc

-> Tỷ suất lợi tức phản ánh đầy đủ hơn thu nhập của nhà đầu tư so

với lãi suất, do không phải lúc nào thu nhập đầu tư cũng hình

thành từ khoản lãi mà còn từ sự thay đổi giá của các công cụ đầu

tư.

9

Page 4: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

4

Lãi suất & tỷ suất lợi tức

• Ví dụ 2.2: Lãi suất & tỷ suất lợi tức

Một trái phiếu coupon có mệnh giá bằng 100 triệu,

lãi suất coupon 10%, được mua với giá 100 triệu,

được năm giữ 1 năm và sau đó được bán với giá

120 triệu. Trái phiếu đem lại lợi tức bao nhiêu?

10

Lời giải 2.2:

• Khoản tiền mà người chủ thu được gồm:

Khoản thanh toán coupon hàng năm 10 triệu

Sự thay đổi giá của nó 20 triệu (=120-100)

• Lợi tức của người chủ trong thời gian nắm giữ trái

phiếu này là:

• (khác với lợi suất đáo hạn ban đầu là 10%)

Lợi tức thu được từ một trái phiếu không nhất

thiết phải bằng lãi suất thu được từ trái phiếu đó. 11

%303,0100

30

100

2010

Lãi suất & tỷ suất lợi tức

Lãi suất & tỷ suất lợi tức

• Công thức tổng quát xác định tỷ suất lợi tức thu được

từ việc năm giữ trái phiếu trong khoảng thời gian từ t

tới t+1:

Trong đó:

C:

12

t

t1t

tt

t1t

P

PP

PP

PP

CC

r

Page 5: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

5

LỢI SUẤT ĐÁO HẠN

• Theo Mishkin, khái niệm chính xác nhất để phản

ánh lãi suất là Lợi suất đến ngày đáo hạn (lợi suất

đáo hạn) – YTM (Yield to maturity).

• YTM là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của

tất cả các khoản thu nhập trong tương lai từ

một khoản đầu tư tính tới khi đáo hạn với giá trị

hiện tại của khoản đầu tư đó.

YTM và IRR?

13

Lợi suất đáo hạn

• Cách tính lợi suất đáo hạn YTM của các công cụ thị

trường tín dụng khác nhau:

Cho vay đơn

Cho vay với mức thanh toán cố định

Trái phiếu coupon

Trái phiếu chiết khấu

14

Lợi suất đáo hạn – cho vay đơn

• Cho vay đơn: Người cho vay cung cấp cho người đi

vay một lượng vốn (gọi là vốn gốc); số vốn gốc này

phải được hoàn trả cho người cho vay vào ngày đáo

hạn cùng với một số tiền tăng thêm gọi là tiền lãi.

• Ví dụ: cho vay thương mại đối với các Doanh nghiệp...

15

Page 6: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

6

Lợi suất đáo hạn – cho vay đơn

• Một khoản cho vay PV, cho vay trong n năm, với lãi suất 1

năm là i, số tiền nhận được cuối cùng là:

FV=PV(1+i)n

• Để có số tiền FV nói trên sau n năm, hiện tại phải bỏ ra số

tiền PV với lợi suất đáo hạn là i*

• Ta có:

Lợi suất đáo hạn bằng lãi suất công bố của khoản

vay.

16

ii

i

iPV

i

FVPV

n

n

n

*

** )1(

)1(*

)1(

Lợi suất đáo hạn – cho vay đơn

Ví dụ 2.3

• Khoản cho vay 1 năm, giá trị hiện tại (tiền gốc) là 100

triệu, số tiền cả gốc và lãi thu được sau 1 năm là 110

triệu (10 triệu tiền lãi).

• Lợi suất đáo hạn là i* => Giá trị hiện tại của các khoản

thanh toán trong tương lai (110 triệu, gồm 100 triệu

gốc và 10 triệu lãi) phải bằng giá trị hiện tại của số tiền

cho vay (100 triệu).

17

*1

110100

i %10

100

100110*

PV

PVFVi

Lợi suất đáo hạn – cho vay trả góp

• Cho vay với mức thanh toán cố định (còn gọi là cho

vay trả góp): Người cho vay cấp cho người đi vay một

số vốn nhất định; sau đó người đi vay phải hoàn trả tiền

vay bằng cách thanh toán số tiền như nhau trong mỗi

thời kỳ (chẳng hạn tháng), trong đó có cả vốn gốc và

tiền lãi quy định cho một số năm.

• Ví dụ: bạn vay 1 tỷ VND theo hình thức cho vay trả góp,

thì hợp đồng cho vay có thể yêu cầu bạn trả mỗi năm

126 triệu trong 25 năm.

• Các khoản cho vay trả góp như cho vay để mua ô tô,

cho vay cầm cố... thường thuộc loại này.

18

Page 7: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

7

Lợi suất đáo hạn – cho vay trả góp

• Món tiền phải trả chính là một phần vốn gốc (PV) và lãi

được chia thành những phần bằng nhau (C).

• Trong đó:

PV là số tiền cho vay

C là số tiền hoàn cố định theo định kỳ

n là số kỳ hạn của khoản vay

i* là lợi suất đáo hạn

19

n

n

ii

C

i

C

i

C

i

C

i

CPV

)1(

11*

)1(.....

)1()1(1

**

*3*2**

Lợi suất đáo hạn – cho vay trả góp

Ví dụ 2.4:

• Khoản cho vay cầm cố 1 tỷ, với lãi suất cố định và

mức thanh toán hàng năm cố định là 126 triệu trong

25 năm tới.

• Lợi suất đáo hạn i* là:

• Giải phương trình trên ta có i* =12% (sử dụng Excel

hoặc máy tính tài chính)

20

25*2** )1(

126.....

)1(

126

1

1261000

iii

Lợi suất đáo hạn - Trái phiếu coupon

• Trái phiếu coupon: Các trái phiếu coupon đem lại

cho người chủ của trái phiếu một số tiền lãi (tiền

thanh toán coupon) nhất định hàng năm cho tới ngày

đáo hạn, khi một số tiền nhất định cuối cùng (bằng

mệnh giá, tức giá trị ghi trên trái phiếu) được hoàn

trả.

• Ví dụ: Nếu bạn nắm giữ một trái phiếu coupon có

mệnh giá 100 triệu, với lãi suất coupon 10%/năm thì

bạn sẽ nhận được số thanh toán coupon 10 triệu mỗi

năm trong 10 năm, và vào ngày đáo hạn bạn nhận lại

mệnh giá của nó là 100 triệu.

21

Page 8: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

8

• Khoản tiền nhận được định kỳ hàng năm (C) và

mệnh giá nhận vào năm cuối cùng khi đáo hạn (F):

• Trong đó:

PV là giá hiện thời của trái phiếu

C là tiền coupon hàng năm

F là mệnh giá trái phiếu

n là kỳ hạn trái phiếu

i* là lợi suất đáo hạn

22

nn

n

i

F

ii

C

i

FC

i

C

i

C

i

CPV

)1()1(

11*

)1(.....

)1()1(1

***

*3*2**

Lợi suất đáo hạn - Trái phiếu coupon

Ví dụ 2.5:

• Trái phiếu coupon có mệnh giá 100 triệu, 10 năm

đáo hạn với lãi suất coupon hàng năm là 10 triệu.

• Lợi suất đáo hạn i* là:

• Giải phương trình trên ta có i* =10%

23

10*2** )1(

10010.....

)1(

10

1

10100

iii

Lợi suất đáo hạn - Trái phiếu coupon

• Khi trái phiếu coupon được định giá bằng mệnh giá của nó, lợi

suất đáo hạn bằng lãi suất coupon.

• Giá của trái phiếu coupon và lợi suất đáo hạn có mối quan hệ

tỷ lệ nghịch với nhau; nghĩa là lợi suất đáo hạn tăng, giá trái

phiếu giảm và ngược lại.

• Lợi suất đáo hạn lơn hơn lãi suất coupon khi giá trái phiếu thấp

hơn mệnh giá của nó.

Tại sao lợi suất đáo hạn tỷ lệ nghịch với giá trái phiếu?

24

Lợi suất đáo hạn - Trái phiếu coupon

Giá trái phiếu (triệu) Lãi suất đáo hạn (%)

120 7,13

110 8,48

100 10

90 11,75

80 13,81

Page 9: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

9

Lợi suất đáo hạn - Trái phiếu chiết khấu

• Trái phiếu chiết khấu: Là trái phiếu được mua, bán

với giá thấp hơn mệnh giá của nó (tức với một mức

chiết khấu nhất định) và mệnh giá được hoàn trả vào

ngày đáo hạn.

Khác với trái phiếu coupon, trái phiếu chiết khấu không đem lại

một đồng thanh toán lãi suất nào (còn gọi là trái phiếu coupon

0).

• Ví dụ: một trái phiếu chiết khấu với mệnh giá 100 triệu

có thể được mua với giá 90 triệu. Sau một năm, người

chủ sẽ được hoàn trả lại mệnh giá là 100 triệu.

• Tín phiếu Kho bạc, trái phiếu tiết kiệm, trái phiếu

coupon 0 dài hạn... là những ví dụ về trái phiếu chiết

khấu.

25

• Ta có công thức đối với trái phiếu chiết khấu 1 năm:

• Trong đó:

P là giá hiện hành của trái phiếu

F là mệnh giá của trái phiếu

i là tỷ lệ chiết khấu trên giá mua

i* là lợi suất đáo hạn

26

Lợi suất đáo hạn - Trái phiếu chiết khấu

P

PFi

i

FP

*

*1

Ví dụ 2.6:

• Chúng ta hãy xem xét một loại trái phiếu chiết khấu

là Trái phiếu Kho bạc Mỹ 1 năm; trái phiếu này

hoàn trả $1000 trong khoảng thời gian là 1 năm, giá

mua hiện hành là $900.

• Lợi suất đáo hạn i* là:

• Giải phương trình trên ta có i* =11,1%

27

*1

1000900

i

Lợi suất đáo hạn - Trái phiếu chiết khấu

Page 10: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

10

CÁC CHỈ TIÊU KHÁC VỀ LÃI SUẤT

• Lợi suất đáo hạn là chỉ tiêu chính xác nhất về lãi suất.

Nó chính là điều các nhà kinh tế ám chỉ khi họ sử dụng

thuật ngữ lãi suất.

Nếu không nói gì thêm, thì 2 thuật ngữ lãi suất và lợi suất đáo

hạn thường được sử dụng với nghĩa như nhau.

• Tuy nhiên, do lợi suất đáo hạn đôi khi khó tính toán,

nên các chỉ tiêu ít chính xác hơn về lãi suất cũng

thường được sử dụng trên thị trường trái phiếu.

2 trong số các đại lượng này là

Lợi suất hiện hành

Lợi suất chiết khấu.

28

Lợi suất hiện hành

• Công thức xác định lợi suất hiện hành:

Trong đó:

C là mức thanh toán coupon hàng năm,

P là giá trái phiếu coupon.

• Đặc điểm:

Lợi suất hiện hành gần sát với lợi suất đáo hạn hơn khi: giá trái

phiếu gần sát với mệnh giá hơn & thời gian đáo hạn dài hơn.

Lợi suất hiện hành cũng có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá trái

phiếu.

Cho dù lợi suất hiện hành có phải là con số gần đúng tốt hay gần

đúng kém cho lợi suất đáo hạn hay không, thì sự thay đổi trong lợi

suất hiện hành luôn luôn là tín hiệu cho sự thay đổi theo cùng một

hướng của lợi suất đáo hạn.

29

P

CiC

Lợi suất chiết khấu

• Công thức xác định lợi suất chiết khấu:

Trong đó:

F là mệnh giá của trái phiếu chiết khấu

P là giá mua của trái phiếu chiết khấu ; M là ngày đáo hạn.

• Đặc điểm:

Lợi suất chiết khấu luôn luôn đánh giá thấp lợi suất đáo hạn và

sự đánh giá thấp này trở nên nghiêm trọng hơn khi ngày đáo

hạn của trái phiếu chiết khấu dài hơn.

Lợi suất đáo hạn cũng có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá trái phiếu

giống lợi suất đáo hạn.

Cho dù lợi suất chiết khấu là một chỉ tiêu sai lầm đôi chút về lãi

suất, song lợi suất chiết khấu cũng luôn luôn chỉ ra sự thay đổi cùng

chiều của lợi suất đáo hạn.

30

MF

PFidb

360*

Page 11: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

11

Lợi suất chiết khấu

Quay trở lại ví dụ 2.6:

• Trái phiếu 1 năm, giá bán $900 và mệnh giá $1.000:

• Trong khi kết quả tính ở ví dụ 2.6, lợi suất đáo hạn là 11,1%

31

%9,9099,0365

360*

900

9001000360*

MF

PFidb

PHÂN LOẠI LÃI SUẤT

• Căn cứ vào phương pháp ghép lãi

• Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được

• Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng

• Căn cứ vào thời hạn tín dụng

• Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất

• Căn cứ vào sự quản lý của nhà nước

Lãi suất có thể âm không? Nếu có thì khi nào và tại sao?

32

Căn cứ vào phương pháp ghép lãi

• Lãi suất đơn (simple interest rate)

• Lãi suất ghép (compound interest rate)

33

Page 12: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

12

Lãi suất đơn (simple interest rate)

• Là lãi suất chỉ tính trên khoản tiền gốc ban đầu

• Thường được sử dụng để tính cho những khoản vay có kỳ hạn thấp hơn 1 năm và có 1 kỳ thanh toán.

• Công thức tính tổng số tiền thu được trong tương lai của

một khoản tiền hiện tại:

FVn = PV . (1 + n . i)

Trong đó:

FVn là số tiền gốc và lãi sau n năm (khi đến hạn)

PV là số tiền vay (số tiền gốc ban đầu)

n là số năm

i là lãi suất

34

Lãi suất đơn (simple interest rate)

Ví dụ 2.7:

• Ông A đi vay 100 triệu VND, lãi suất 12%/năm, lãi suất áp dụng là lãi suất đơn trong vòng 2 năm. Tính phần lãi và phần gốc trả?

Lời giải:

• Khoản lãi vay trong năm 1 là: 0,12 *100 tr = 12 tr

• Khoản lãi vay trong năm 2 là: 0,12 * 100 tr = 12 tr

• Khoản gốc trả trong năm 2 là: 100 tr

• Tổng số tiền phải trả sau 2 năm là:

FV= PV * (1 + n*i) = 100 * (1 + 2 * 0,12) =124 tr

35

Lãi suất đơn (simple interest rate)

Lưu ý:

• Lãi suất thường được công bố là lãi suất tính theo năm, nếu không có giải thích gì khác.

• Lãi suất đơn thường được sử dụng để tính lãi suất cho các kỳ hạn thấp hơn 1 năm.

• Ví dụ:

Lãi suất đơn là 12%/năm

Lãi suất hàng tháng: 12%/12=1%/tháng

Lãi suất kỳ hạn 3 tháng: 12%/4=3%

Lãi suất kỳ hạn 6 tháng: 12%/2=6%

36

Page 13: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

13

Lãi suất ghép (compounding interest rate)

• Là loại lãi suất mà tiền lãi của kỳ trước được ghép vào

gốc của kỳ trước thành gốc mới cho kỳ sau (còn gọi là

“lãi mẹ đẻ lãi con”).

• Cơ chế của lãi suất ghép là: thu nhập lãi của kỳ trước

sẽ được tái đầu tư ở kỳ sau để tạo thêm lãi mới.

• Công thức:

FVn = PV . (1 + i)n

Trong đó:

FVn là số tiền lãi và gốc sau n năm (khi đến hạn)

PV là số tiền vay (số tiền gốc)

n là số năm

i là lãi suất

37

Lãi suất ghép (compounding interest rate)

Ví dụ 2.8:

• Ông A đi vay 100 triệu VND, lãi suất 12%/năm, lãi suất áp dụng là lãi suất ghép, trong vòng 2 năm, kỳ ghép lãi là 1 năm 1 lần. Tính phần lãi và phần gốc trả?

Lời giải:

Khoản đầu tư ban đầu (tiền gốc) 100 triệu

Lãi của năm 1 (100 tr * 0,12) 12 triệu

Lãi của năm 2 trên tiền gốc (100 tr * 0,12) 12 triệu

Lãi của năm 2 trên khoản lãi của năm 1 (12 tr * 0,12) 1,44 triệu

Tổng lãi và gốc sau 2 năm (100*(1+0,12)*(1+0,12) 125,44 triệu

38

Lãi suất ghép (compounding interest rate)

Tần suất ghép lãi (kỳ ghép lãi)

• Lãi suất thường được công bố theo năm (ia) nhưng

việc ghép lãi lại theo kỳ (m)

Với lãi ghép bao giờ cũng phải quan tâm tới tần suất ghép lãi

(compounding frequency) hoặc kỳ ghép lãi, là khoảng cách

giữa hai lần ghép lãi của hợp đồng vay.

• Lãi suất của kỳ: i=ia /m với m=360/ số ngày trong kỳ

Nếu ghép lãi 1 năm 1 lần: m=1

Nếu ghép lãi 6 tháng 1 lần: m=2

Nếu ghép lãi theo quý: m=4

Nếu ghép lãi theo tháng: m=12

39

Page 14: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

14

Lãi suất ghép (compounding interest rate)

Tần suất ghép lãi (kỳ ghép lãi)

• Với tần suất ghép lãi lớn hơn 1 mỗi năm: giá trị số

tiền trong tương lai có thể được miêu tả bằng công

thức:

Trong đó:

FVN: số tiền gốc và lãi sau n năm (khi đến hạn)

PV: số tiền vay (số tiền gốc ban đầu)

i: lãi suất năm

m: tần suất ghép lãi (số lần lãi được trả trong một năm)

n: số năm

nm

nm

iPVFV *)1(*

40

Lãi suất ghép (compounding interest rate)

• Ví dụ 2.9:

Một KH gửi tiền vào ngân hàng ABC, số tiền 100 triệu

đồng, lãi suất tiền gửi công bố là 12%/ năm, kỳ ghép

lãi là 3 tháng một lần. Thời hạn gửi là 2 năm. Tính số

tiền KH sẽ nhận được vào cuối thời hạn gửi.

41

Lãi suất ghép (compounding interest rate)

• Lời giải:

Do ghép lãi 3 tháng/ lần: m=12/3=4

PV=100 triệu

i=0,12

• Số tiền KH sẽ nhận được sau 2 năm là:

nm

nm

iPVFV *)1(*

42

677,12626677,1*10003,1*100)4

12,01(*100 82*4 nFV

Page 15: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

15

So sánh Lãi suất đơn và Lãi suất ghép

43

Năm Số tiền đầu năm

Lãi đơn Lãi của lãi

Lãi ghép Số tiền cuối năm

1 100.00 10 0 10 110.00

2 110.00 10 1 11 121.00

3 121.00 10 2.1 12.1 133.10

4 133.10 10 3.31 13.31 146.41

5 146.41 10 4.64 14.64 161.05

Tổng 50 11.05 61.05

Lãi suất công bố và lãi suất hiệu quả

• Lãi suất công bố APR (Annual Percentage Rate): là mức lãi suất được tính theo %/năm của một khoản vay nợ.

• Lãi suất hiệu quả EAR (Effective Annual Rate hoặc Effective Rate): khi kỳ ghép lãi không phải là một năm một lần thì thước đo phù hợp cho lãi suất của khoản vay là lãi suất hiệu quả.

Trong đó:

APR: lãi suất công bố theo năm

EAR: lãi suất hiệu quả thực tế

m: số lần ghép lãi trong năm

1)1( m

m

APREAR

44

Lãi suất công bố và lãi suất hiệu quả

• Với ví dụ 2.9, nếu kỳ ghép lãi là 6 tháng một lần:

• Kỳ hạn của hợp đồng sẽ là 2 (lần 6 tháng) chứ không phải 1 (năm).

• Lãi suất của mỗi kỳ là: 12%*(6/12)=6%

• Số tiền phải trả là 112,36 triệu chứ không phải 112 triệu (lãi mẹ đẻ lãi con với tần suất dày hơn).

• Tương đương với lãi suất 12,36%/năm nếu ghép lãi một lần mỗi năm.

45

Thời điểm ghép lãi 0 1 2

Giá trị 100 106 112,36

Page 16: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

16

Lãi suất công bố và lãi suất hiệu quả

• Kỳ ghép lãi được hiểu là bao nhiêu lâu tiền lãi được ghép vào gốc một lần để tính thành tiền gốc cho kỳ tính lãi tiếp theo.

• Kỳ ghép lãi càng nhiều, EAR càng cao so với APR.

• Khi khoảng cách giữa 2 lần ghép lãi đạt tối thiểu, số lần ghép lãi trong năm là +∞ và EAR đạt tới ngưỡng tối đa, đó là ghép lãi liên tục (continuous compounding).

• Khi ghép lãi liên tục với lãi suất công bố APR trong n năm thì lãi suất hiệu quả là:

1)1(lim

APRm

m em

APREAR

46

47

Tần suất ghép lãi

r/m m*n Giá trị tương lai sau 1 năm của 1 đồng

1 lần/năm 8%/1=8% 1x1=1 1.00(1.08)=1.08

2 lần/năm 8%/2=4% 2x1=2 1.00(1.04)2 =1.081600

3 lần/năm (hàng quý)

8%/4=2% 4x1=4 1.00(1.02)4 =1.082432

12 lần/năm (hàng tháng)

8%/12=0.6667% 12x1=12 1.00(1.006667)12 =1.083000

Hàng ngày 8%/365=0.0219% 365x1=365 1.00(1.000219)365 =1.083278

Liên tục 1.00(e)0.08(1) =1.083287

Lãi suất công bố và lãi suất hiệu quả

• Với khoản đầu tư ban đầu là 1 đồng, APR = 8% nhưng kỳ ghép lãi khác nhau:

Lãi suất công bố và lãi suất hiệu quả

Ví dụ 2.10:

Giả sử bạn đầu tư 1 đồng với lãi suất ghép liên tục 10% (APR=10%) trong 1 năm (n=1). Giá trị cuối năm là e0,1=(2,718)0,1=1,105

Nói cách khác, đầu tư với lãi suất 10%/năm ghép lãi liên tục đúng bằng đầu tư với lãi suất 10,5% và ghép lãi hàng năm (1 năm 1 lần)

48

Page 17: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

17

Lãi suất công bố và lãi suất hiệu quả

Ví dụ 2.11:

• Bạn đang có nhu cầu gửi 100 triệu VND vào NH trong thời hạn 1 năm. 3 NH A, B, C đều đồng ý vay số tiền trên với lãi suất 12%/năm nhưng kỳ ghép lãi khác nhau. Bạn sẽ chọn gửi tiền NH nào nếu:

NH A ghép lãi 1 năm 1 lần

NH B ghép lãi 1 năm 2 lần (6 tháng 1 lần)

NH C ghép lãi 1 năm 3 lần (4 tháng 1 lần)

49

Lãi suất công bố và lãi suất hiệu quả

Lời giải:

• 3 NH có lãi suất công bố như nhau, nhưng lãi suất hiệu quả khác nhau.

• NH A:

• NH B:

• NH C:

Như vậy, bạn nên chọn gửi tiền vào NH C

1)1( m

m

APREAR

%1212,01)1

12,01( 1 AEAR

%36,121236,01)2

12,01( 2 BEAR

%49,12124864,01)3

12,01( 3 CEAR

50

Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được

• Lãi suất danh nghĩa (norminal interest rate): là mức lãi suất được quy định trong hợp đồng (mức lãi suất của khoản cho vay khi chưa tính đến yết tố lạm phát).

• Lãi suất thực tế (real interest rate): là mức lãi suất danh nghĩa đã điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.

• ►

51

Page 18: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

18

Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được

• Phương trình Fisher: iR = iN – π

Trong đó:

iR là lãi suất thực

iN là lãi suất danh nghĩa

π là tỷ lệ lạm phát

• Lưu ý: đây chỉ là công thức xấp xỉ gần đúng, và chỉ

nên sử dụng trong điều kiện lạm phát thấp.

• Công thức đúng:

iR = (iN – π) \ (1 + π)

(lưu ý nếu dùng tỷ lệ % thì phải thay 1 bằng 100%)

52

Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được

53

Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được

Chứng minh

• Giả sử tại thời điểm hiện nay, một khoản vay có giá trị ban

đầu là PV. Với lãi suất danh nghĩa iN cho trước, khoản vay

này sẽ đem lại một giá trị tương lai FV1=PV(1+iN). (1)

• Lạm phát của năm nay là π, khiến cho khoản tiền FV1 có

sức mua tương đương với một khoản tiền là FV1’=FV1/(1+

π) ở thời điểm hiện nay (2).

• Kết hợp (1) và (2), để loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát, ta

có thể coi như khoản tiền PV đang được cho vay với một

lãi suất thực iR nào đó để thu về FV1’, hay là :

PV(1+iR)=FV1/(1+ π)

• Do đó, mối liên hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

của một khoản vay là: iR = (iN – π) \ (1 + π ) • ►

54

Page 19: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

19

Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được

Ví dụ 2.12:

• Bạn thực hiện một khoản cho vay đơn trong 1 năm với lãi suất 5% (i=5%) và dự kiến mức giá sẽ tăng thêm 3% trong năm (π =3%).

Vào cuối năm, khoản cho vay này chỉ đem lại cho bạn lãi suất 2% nếu tính bằng chỉ tiêu thực tế hay hiện vật, tức bằng lượng hàng hóa và dịch vụ mà bạn có thể mua.

55

Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được

• Ví dụ 2.13:

A cho B vay 100 triệu, thời hạn 1 năm, lãi suất

12%/năm.

Số tiền lãi mà A nhận được sau 1 năm là:

100*12%=12 triệu.

Tuy nhiên, nếu tỉ lệ lạm phát là 8% trong năm vừa

rồi, lãi suất thực mà A thu được chỉ là 4% (=12%-

8%), tức là số tiền lãi 12 triệu chỉ có sức mua

tương đương: 100*4%=4 triệu ở thời điểm 1 năm

sau.

56

Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng

• Lãi suất huy động hoặc lãi suất nhận gửi (bid rate):

Là lãi suất đầu vào, áp dụng đối với lãi mà các định chế tài chính

phải trả cho các khoản tiền gửi của KH

Có nhiều mức khác nhau, tuỳ thuộc vào: loại tiền, loại tài khoản,

loại thời hạn, quy mô tiền gửi, thoả thuận rút trước hạn...

• Lãi suất cho vay (ask rate):

Là lãi suất mà KH phải trả khi vay tiền của định chế nhận gửi.

Cũng có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào loại tiền, thời hạn,

phương thức, mục đích vay tiền, mức độ quan hệ giữa NH và

KH.

• Lãi suất liên ngân hàng (interbank rate):

Là mức lãi suất mà các ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho

nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

57

Page 20: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

20

Căn cứ vào thời hạn tín dụng

• Lãi suất không kỳ hạn: Các NH thường áp dụng cho các khoản tiền gửi không kỳ hạn

• Lãi suất ngắn hạn: dành cho khoản vay có thời hạn dưới 1 năm.

• Lãi suất trung và dài hạn: dành cho khoản vay có thời hạn trên 1 năm.

58

Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất

• Lãi suất cố định: là lãi suất được quy định chính xác trong suốt thời gian hợp đồng.

Ví dụ: khung lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cố định của ngân hàng.

• Lãi suất thả nổi: là lãi suất của hợp đồng được neo vào một lãi suất nào đó trên thị trường, lên xuống theo lãi suất này trong thời gian hợp đồng.

Ví dụ: quy định lãi suất hợp đồng tín dụng mỗi 6 tháng là LS LIBOR 6 tháng cùng kỳ cộng 5bps.

59

Căn cứ vào sự quản lý của nhà nước

• Lãi suất trần/sàn: là mức lãi suất cao nhất/ thấp nhất

mà các ngân hàng được áp dụng.

• Lãi suất cơ bản: là mức lãi suất do nhà nước ấn định

để các NHTM tham khảo để đặt lãi suất cho riêng

mình.

• Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất mà NHTW áp dụng

cho các định chế nhận gửi khi họ vay tiền từ cửa sổ

chiết khấu của NHTW.

• Lãi suất tái cấp vốn: là một biến tướng của lãi suất tái

chiết khấu tại VN, theo đó NHTW cho các tổ chức tín

dụng vay tiền thông qua việc tái cấp vốn các hợp đồng

tín dụng đã ký kết.

60

Page 21: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

21

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT

• Để phân tích xem Lãi suất được xác định như thế nào và những yếu tố nào tác động tới sự thay đổi của nó, chúng ta nghiên cứu:

Ảnh hưởng của cung, cầu quỹ tín dụng (quỹ cho vay)

Mô hình thị trường vốn vay (còn gọi là lý thuyết về cầu tài sản)

Ảnh hưởng của cung, cầu tiền tệ

Mô hình ưa thích thanh khoản

61

MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY

• Mô hình thị trường vốn vay xác định lãi suất cân bằng thông qua việc sử dụng cung và cầu về trái phiếu, hoặc mở rộng ra là cung và cầu về vốn vay.

62

MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG VỐN VAY

• Các yếu tố quyết định về cầu tài sản

• Lý thuyết về cầu tài sản/ Mô hình thị trường vốn vay

Thiết lập đường cầu tài sản

Thiết lập đường cung tài sản

Khái niệm trạng thái cân bằng thị trường

Lý giải những thay đổi trong lãi suất cân bằng

63

Page 22: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

22

Các yếu tố quyết định về cầu tài sản

• Tài sản là vật sở hữu có tác dụng cất giữ giá trị; tất cả các vật như tiền, trái phiếu, cổ phiếu, tác phẩm nghệ thuật, đất đai, nhà cửa...đều được coi là tài sản.

64

Các yếu tố quyết định về cầu tài sản

• Các yếu tố lưu ý khi quyết định nên mua hay nắm giữ một loại tài sản nào đó:

Của cải, tức tổng nguồn lực thuộc sở hữu của một cá nhân, bao gồm tất cả các tài sản.

Lợi tức dự kiến, tức lợi tức mà mọi người dự kiến, mong muốn thu được từ một tài sản trong thời kỳ tiếp theo (so với các tài sản khác).

Rủi ro, tức mức độ bất định gắn với lợi tức của một tài sản (so với các tài sản khác).

Tính thanh khoản, tức mức độ dễ dàng và tốc độ chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản (so với các tài sản khác).

Tác động của từng yếu tố đối với lượng cầu về tài sản?

65

Lý thuyết về cầu tài sản

66

Biến số Sự thay đổi trong biến số

Sự thay đổi của lượng cầu

Của cải ↑ ↑

Lợi tức dự kiến ↑

Rủi ro ↑

Tính thanh khoản ↑

Page 23: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

23

Lý thuyết về cầu tài sản

Mô hình mô tả quá trình xác định lãi suất qua Ví dụ về cung và cầu trái phiếu

Đường cầu BD, đường cung BS và Trạng thái cân bằng thị trường

Xu hướng tiến tới trạng thái cân bằng trên thị trường

67

BS BD

PE = 80

Giá trái phiếu,

triệu VND Lãi suất i%

iE = 10

QE

A

20

3 120

65

B D

E C

Mô hình thị trường vốn vay

Điểm giao nhau giữa đường tổng cung và tổng cầu quỹ cho vay chính là điểm xác định lãi suất cân

bằng của nền kinh tế iE

68

BD=SL (cung về vốn vay)

BS=DL (cầu về vốn vay)

iE= 10

Lãi suất i%

Lượng trái phiếu QE =SL (lượng vốn vay)

3

20

Lý giải những thay đổi trong lãi suất cân bằng

Cung vốn tín dụng

• Khoản tiết kiệm của cá nhân

• Tiền nhàn rỗi của các DN

• Thặng dư NSNN

• Nguồn vốn của các chủ thể nước ngoài: chính phủ, DN và dân cư

69

Page 24: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

24

Lý giải những thay đổi trong lãi suất cân bằng

Các yếu tố ảnh hưởng tới cung vốn tín dụng

70

Yếu tố Yếu tố

thay đổi

Cung

vốn thay

đổi

Sự dịch

chuyển

đường cung

Lãi suất

thay đổi

Thu nhập ↑ ↑ Sang phải ↓

Rủi ro của khoản vay ↑ ↓ Sang trái ↑

Lợi tức của khoản vay ↑ ↑ Sang phải ↓

Tính thanh khoản ↑ ↑

Sang phải ↓

Lý giải những thay đổi trong lãi suất cân bằng

Cầu vốn tín dụng

• Cầu của hộ gia đình

• Cầu của DN

• Cầu của chính phủ

• Cầu của người nước ngoài

71

Lý giải những thay đổi trong lãi suất cân bằng

Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu vốn tín dụng

72

Yếu tố Yếu tố

thay đổi

Cầu vốn

thay đổi

Sự dịch

chuyển

đường

cầu

Lãi suất

thay đổi

Lạm phát dự tính ↑ ↑ Sang phải ↑

Lợi tức có được

khi đầu tư

↑ ↑ Sang phải ↑

Thâm hụt NSNN ↑ ↑

Sang phải ↑

Page 25: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

25

MÔ HÌNH ƯA THÍCH THANH KHOẢN

• Mô hình ưa thích thanh khoản do J.M.Keynes phát triển xác định lãi suất cân bằng dựa trên cung cầu về tiền.

Keynes giả định có hai loại tài sản được mọi người sử dụng để cất giữ của cải: Tiền và trái phiếu;

Bởi vậy tổng tài sản trong nền kinh tế bằng tổng khối lượng trái phiếu cộng (B) với khối lượng tiền tệ (M):

BS + MS = BD + MD

BS – BD = MD - MS

Điểm lãi suất cân bằng khiến cung cầu trái phiếu bằng nhau chính là điểm khiến cung cầu tiền bằng nhau.

73

Mô hình ưa thích thanh khoản

Mô hình mô tả quá trình xác định lãi suất qua Ví dụ về cung và cầu tiền tệ

Đường cầu, đường cung và Trạng thái cân bằng thị trường

Xu hướng tiến tới trạng thái cân bằng trên thị trường

74

MS

MD

Lãi suất i%

Lượng tiền M

i* =15%

i =25%

i =5%

A

200 300 400

B

C

D

E

Lý giải những thay đổi trong lãi suất cân bằng

Các yếu tố ảnh hưởng tới cung và cầu tiền

• Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu tiền:

Thu nhập thực tế

Mức giá cả

(tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng lạm phát)

• Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung tiền:

Chính sách tiền tệ của NHTW (mở rộng, nới lỏng)

Sự độc lập hay phụ thuộc của NHTW đối với CP

Chế độ tỷ giá hối đoái (cố định hay thả nổi)

Độ mở của nền kinh tế (vốn, lãi suất quốc tế...)

75

Page 26: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

26

Lý giải những thay đổi trong lãi suất cân bằng

Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung và cầu tiền

76

Yếu tố Yếu tố

thay

đổi

Cầu tiền hoặc

cung tiền thay

đổi

Lãi

suất

thay

đổi

Sự dịch

chuyển của

MD, MS

Thu nhập ↑ MD tăng ↑

MD lên trên

Mức giá ↑ MD tăng ↑

MD lên trên

Cung tiền ↑ MS tăng

MS sang phải

MỞ RỘNG CỦA MÔ HÌNH ƯA THÍCH THANH KHOẢN

•M

ilto

n F

rie

dm

an

: p

hả

n ứ

ng

th

eo

th

ời g

ian

đố

i v

ới s

ự g

ia

tăn

g t

ron

g t

ốc

độ

ng

tiề

n.

77

TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI

SUẤT

• Tóm lại các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất:

Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư

Lạm phát dự tính

Mức độ rủi ro

Tính lỏng của các công cụ nợ

Mức thâm hụt NSNN và chính sách tài khóa của chính phủ (thuế và chi tiêu)

Chính sách tiền tệ của NHTW (dự trữ bắt buộc, chính sách tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở...)

Các yếu tố kinh tế xã hội khác (sự cạnh tranh giữa các NHTM, tâm lý...)

78

Page 27: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

27

CẤU TRÚC RỦI RO VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT

• Nghiên cứu cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất giúp giải thích vì sao các tài sản nợ khác nhau có lãi suất khác nhau. Cấu trúc rủi ro của lãi suất: Hai trái phiếu có

cùng kỳ hạn, nhưng khác nhau về người phát hành hoặc có các đặc điểm khác nhau, tại sao lãi suất của chúng lại khác nhau?

Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất: Hai trái phiếu có cùng người phát hành, cùng các đặc điểm, nhưng có thời hạn khác nhau, tại sao lãi suất của chúng lại khác nhau?

79

CẤU TRÚC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT

Các thành phần của lãi suất

80

Lãi suất danh nghĩa

Các phần bù rủi ro & lạm phát

Lãi suất thực phi

rủi ro

Cấu trúc rủi ro của lãi suất

• Với mỗi công cụ nợ khác nhau, các thành phần của lãi suất là khác nhau nên mức lãi suất khác nhau.

• Các yếu tố về rủi ro tác động đến lãi suất: Rủi ro vỡ nợ

Rủi ro tính lỏng

Phần điều chỉnh do thuế

81

Page 28: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

28

Rủi ro vỡ nợ (default risk)

• Rủi ro vỡ nợ của công cụ nợ xảy ra khi người phát hành không còn khả năng hoặc không có thiện chí trả nợ gốc và lãi.

• Mức độ rủi ro vỡ nợ của các công cụ nợ khác nhau là khác nhau; mức rủi ro càng lớn thì lãi suất càng cao.

Mức lãi suất thấp nhất trên thị trường là lãi suất của trái phiếu phi rủi ro (zero risk hoặc risk free rate). Đó là các công cụ nợ ngắn hạn của chính phủ (Tín phiếu kho bạc).

Chênh lệch giữa lãi suất của các tài sản tài chính có rủi ro với lãi suất của tài sản tài chính phi rủi ro gọi là phần bù rủi ro (risk premium).

• Hoạt động xác định rủi ro chuyên nghiệp được thực hiện bởi các công ty xếp hạng tín dụng như Standard and Poors, Moody’s.

82

Rủi ro thanh khoản (liquidity)

• Một tài sản được xem là thanh khoản khi tài sản đó có thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng với chi phí thấp.

• Mức độ thanh khoản của các công cụ nợ khác nhau là khác nhau; tính thanh khoản càng cao thì lãi suất càng thấp.

Công cụ nợ có độ rủi ro vỡ nợ cao hơn thì tính thanh khoản cũng sẽ thấp hơn do kém hấp dẫn.

Trái phiếu chính phủ thuộc loại có tính thanh khoản cao nhất trong các loại trái phiếu có kỳ hạn dài.

Trái phiếu công ty có rủi ro vỡ nợ cao hơn, thanh khoản thấp hơn nên luôn có phần bù rủi ro cao hơn. Phần bù này nói một cách chính xác là phần bù cho rủi ro và thanh khoản.

83

Phần điều chỉnh do thuế

• Một số trái phiếu bị đánh thuế thu nhập.

Ví dụ: ở Mỹ, trái phiếu chính quyền địa phương không bị đánh thuế thu nhập trên lãi từ trái phiếu; nhưng trái phiếu liên bang sẽ chịu thuế thu nhập trên lãi của trái phiếu.

Để giá trị thu nhập ròng sau thuế của hai loại trái phiếu là tương đương, trái phiếu liên bang cần phải được cộng thêm một phần bù về thuế trong lãi suất.

• Thuế suất thuế thu nhập đối với các công cụ nợ khác nhau là khác nhau; thuế thu nhập càng cao thì lãi suất càng cao.

84

Page 29: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

29

CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT

• Mối quan hệ giữa các lãi suất với kỳ hạn khác nhau được thể hiện qua đường cong lợi suất.

• Lãi suất có xu hướng cao hơn khi thời hạn của công cụ nợ dài hơn.

• Lãi suất của một kỳ hạn dài có xu hướng bằng trung bình các lãi suất ngắn hạn nối tiếp nhau trong kỳ hạn đó.

85

Đường cong lợi suất

• Đường cong lợi suất là một đường cong tập hợp tất cả các mức lãi suất tại một thời điểm nhất định của các kỳ hạn vay nợ từ ngắn hạn tới dài hạn.

Đường cong lợi suất (đường lợi suất hoàn vốn – yield maturity curve) là một công cụ mô tả lãi suất bằng hình ảnh trực quan, giúp hình dung về diễn biến lãi suất theo kỳ hạn tốt hơn.

Hình dạng phổ biến nhất của đường cong lợi suất là đường cong bình thường (normal curve).

86

Đường cong lợi suất

87

Page 30: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

30

Đường cong lợi suất

• Ví dụ: đường cong lợi suất của các chứng khoán kho bạc: mô tả lợi suất tới ngày đáo hạn của tín phiếu, trái phiếu kho bạc

Trục tung: các mức lãi suất

Trục hoành: ngày đáo hạn

88

CÂU HỎI TÌM HIỂU

Tại sao:

1. Lãi suất của các công cụ nợ có kỳ hạn khác nhau biến động cùng chiều với nhau theo thời gian. Và lãi suất dài hạn có xu hướng bằng trung bình của các lãi suất ngắn hạn trong thời kỳ đó.

2. Khi lãi suất ngắn hạn thấp thì đường cong lợi suất có hướng đi lên. Khi lãi suất ngắn hạn cao thì đường cong lợi suất có hướng đi xuống.

3. Đường cong lợi suất luôn có xu hướng là đường dốc lên.

89

Các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất

• Các lý thuyết đã được đưa ra để lý giải cấu trúc kỳ

hạn của lãi suất:

Lý thuyết kỳ vọng đơn thuần

(Pure expectation theory)

Lý thuyết thị trường phân mảnh

(Segmented market theory)

Lý thuyết phần bù tính lỏng

(Liquidity Premium)

Lý thuyết môi trường ưu tiên

(Preferred habitats theory)

90

Page 31: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

31

Lý thuyết kỳ vọng đơn thuần

Nhận định rằng:

Hình dạng của đường cong lãi suất tại mỗi thời điểm chỉ phụ thuộc vào kỳ vọng về diễn biến lãi suất trong tương lai.

91

Lý thuyết kỳ vọng đơn thuần

Trả lời cho câu hỏi 1:

Ví dụ:

LS trái phiếu năm nay là 5%, dự tính LS năm sau tăng lên là 7%. LS trái phiếu tương tự có kỳ hạn 2 năm là 6,5%.

Với 100 nghìn:

• PA 1: mua 2 trái phiếu kỳ hạn 1 năm Sau năm 1: nhà đầu tư sẽ có 105 nghìn

Sau năm 2: nhà đầu tư sẽ có 107 nghìn

Tổng cộng 2 năm (bỏ qua giá trị thời gian của tiền): 212 nghìn

• PA 2: mua 1 trái phiếu kỳ hạn 2 năm Sau 2 năm: nhà đầu tư sẽ có: 213 nghìn

Tất cả các nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu kỳ hạn 2 năm

Để cân bằng thị trường, lãi suất trái phiếu 2 năm phải bằng trung bình của 2 trái phiếu 1 năm.

92

Lý thuyết kỳ vọng đơn thuần

• Mối liên hệ giữa lãi suất 2 năm và 2 lãi suất 1 năm:

• Mối liên hệ giữa lãi suất 3 năm và 3 lãi suất 1 năm:

• Tổng quát mối liên hệ giữa lãi suất NH và DH:

là lãi suất hiện tại với thời hạn n năm

là lãi suất dự kiến bắt đầu sau x năm và kéo dài y năm

• Đây chính là công thức thể hiện mối quan hệ trung bình nhân giữa lãi suất DH và các lãi suất NH trong suốt thời kỳ đó.

93

)1)(1()1( 1110

2

20 iii

nm

mnmt

m

mt

n

nt iii

)1()1()1(nt i

2

2110

3

30 )1)(1()1( iii

)1()1()1( 12

2

20

3

30 iii

)1)(1)(1()1( 121110

3

30 iiii

yxt i

Page 32: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

32

Lý thuyết kỳ vọng đơn thuần

Trả lời cho câu hỏi 2:

• Giả sử đường cong lợi suất ban đầu là đường nằm ngang. Lãi suất của kỳ tiếp theo được dư báo sẽ tăng lên.

• Khi đó: Người cho vay: muốn cho vay ngắn hạn nhiều hơn để có cơ hội

cho vay mới với lãi suất mới cao hơn.

Người đi vay: muốn đi vay dài hạn nhiều hơn, để tránh sự gia tăng chi phí lãi suất.

• Kết quả: Ngắn hạn: cung ngắn hạn tăng, cầu ngắn hạn giảm, lãi suất cân

bằng ngắn hạn giảm.

Dài hạn: cung dài hạn giảm, cầu dài hạn tăng, lãi suất cân bằng dài hạn tăng.

Đường cong lợi suất đang nằm ngang, do áp lực kéo xuống trong ngắn hạn và kéo lên trong dài hạn nên nó trở thành đường dốc lên do kỳ vọng lãi suất tăng lên trong tương lai.

94

Lý thuyết kỳ vọng đơn thuần

Không trả lời được câu hỏi 3:

Tuy nhiên, LS thị trường có thể biến đổi nhiều chiều: nếu LS dự kiến giảm, đường cong LS sẽ dốc xuống; LS dự kiến không đổi, đường cong LS sẽ nằm ngang -> không trả lời được câu hỏi 3

95

Lý thuyết thị trường phân mảnh

• Nhận định rằng:

Cái duy nhất được quan tâm là kỳ hạn của khoản đầu tư; Nhà đầu tư lựa chọn kỳ hạn dài hay ngắn hoàn toàn phụ thuộc vào dự báo về dòng tiền trong tương lai của mình.

96

Page 33: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

33

Lý thuyết thị trường phân mảnh

• Giả định của lý thuyết thị trường phân mảnh hoàn toàn đối lập với lý thuyết kỳ vọng.

• Nếu như ở lý thuyết kỳ vọng, cái mà nhà đầu tư quan tâm là lãi suất có hấp dẫn hay không thì ở lý thuyết thị trường phân mảnh, cái duy nhất được quan tâm là kỳ hạn của khoản đầu tư:

nhà đầu tư lựa chọn kỳ hạn dài hay ngắn hoàn toàn phụ thuộc vào dự báo về dòng tiền trong tương lai của mình.

• Nói cách khác: quan hệ cung cầu đối với các công cụ NH và DH là riêng biệt, không liên quan tới nhau; nhà đầu tư sẽ không dịch chuyển vốn từ phân khúc thị trường này sang phân khúc thị trường khác khi có sự biến động về lãi suất.

97

Lý thuyết thị trường phân mảnh

Trả lời cho câu hỏi 3:

• Nói chung công cụ nợ DH không được ưa thích bằng công cụ nợ NH.

• Trên thực tế:

Nguồn cung quỹ tín dụng chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình, mang tính ngắn hạn.

Nguồn cầu vốn tín dụng chủ yếu là các DN, phần lớn có cầu dài hạn.

• Trong điều kiện kinh tế điển hình:

Ngắn hạn: cung cao, cầu thấp.

Dài hạn: cung thấp, cầu cao.

-> Đường cong lợi suất có xu hướng dốc lên.

98

Lý thuyết thị trường phân mảnh

Không trả lời được câu hỏi 1:

• Nhà đầu tư không quan tâm tới lãi suất, không bao giờ có arbitrage, vì vậy, không cần phải có mối liên hệ giữa lãi suất dài hạn và lãi suất ngắn hạn.

99

Page 34: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

34

Lý thuyết phần bù tính lỏng

• Lý thuyết này dung hòa 2 thái cực của 2 lý thuyết trên, đưa ra quan điểm có tính thực tiễn hơn.

• Vẫn dựa trên quan điểm của lý thuyết kỳ vọng, lý thuyết phần bù tính lỏng bổ sung thêm một quan điểm quan trọng: các công cụ có kỳ hạn dài không hấp dẫn bằng các công cụ có kỳ hạn ngắn, kể cả khi lãi suất bằng nhau, vì kỳ hạn càng dài tính lỏng càng kém.

• Các công cụ dài hạn vì vậy cần được bổ sung một phần bù tính lỏng (Liquidity Premium) để có tính hấp dẫn.

100

Lý thuyết phần bù tính lỏng

• Mối liên hệ giữa lãi suất các kỳ hạn – lý thuyết phần bù

tính lỏng:

• Trong đó:

là lãi suất hiện tại với thời hạn n năm

là lãi suất dự kiến bắt đầu sau x năm và kéo dài y

năm

LPn là phần bù tính lỏng (Liquidity Premium)

101

n

nm

mnmt

m

mt

n

nt LPiii

)1()1()1(

nt i

yxt i

Lý thuyết môi trường ưu tiên

• Cũng nhằm dung hòa 2 lý thuyết ban đầu, nhưng nghiêng hơn về lý thuyết thị trường phân mảnh.

• Xuất phát từ lý thuyết thị trường phân mảnh, nhưng bổ sung bằng việc thừa nhận các nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn một thị trường, gọi là môi trường ưu tiên (Preferred habitat): thông thường nhà đầu tư sẽ ưu tiên môi trường ngắn hạn vì ít rủi ro hơn; nếu họ chuyển sang môi trường dài hạn thì cần bổ sung một phần bù kỳ hạn.

102

Page 35: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

35

Mối quan hệ giữa các lý thuyết

103

Lãi suất, int

0 Kỳ hạn đến hạn, n năm

Đường lãi suất lý thuyết kỳ vọng đơn thuần

Đường lãi suất lý thuyết phần bù tính

lỏng/lý thuyết môi trường ưu tiên Phần bù tính

lỏng/Phần bù

kỳ hạn/Phần bù

rủi ro

CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT

Chính sách lãi suất là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ.

Tùy thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, NHNN áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế.

104

CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT

Một số chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường:

• Chính sách lãi suất cố định

• Chính sách lãi suất trần

• Chính sách tự do hóa lãi suất

• Chính sách lãi suất ưu đãi

105

Page 36: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

36

CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM

• Chính sách lãi suất thực “âm” 1988-5/1992

• Chính sách lãi suất thực “dương” 6/1992-1995

• Chính sách lãi suất “trần” 1/1996-7/2000

• Chính sách lãi suất cơ bản 8/2000-5/2002

• Chính sách tự do hóa lãi suất hoàn toàn 6/2002-11/2006

• Chính sách lãi suất linh hoạt 2007-nay

106

Chính sách lãi suất thực “âm” 1988-5/1992

• Trước 1988: Ấn định lãi suất không theo quy luật cung cầu. NHNN đã thực thi chính sách lãi suất thấp, bao cấp, phù hợp với cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung

• 26/3/1988: Nghị định 53/HĐBT đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử NH VN, từ hệ thống NH một cấp sang hệ thống NH hai cấp.

• 3/1989-5/1992:

NHNN thực hiện chính sách lãi suất “âm” theo đó, lãi suất tiền gửi được quy định cao hơn tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay, góp phần chống khủng hoảng và kiềm chế lạm phát phi mã;

Có sự phân biệt lãi suất tiền gửi và cho vay giữa các thành phần kinh tế như khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh... gây ra tình trạng bất bình đẳng trong nền kinh tế.

107

Chính sách lãi suất thực “dương” 6/1992-1995

• 6/1992-1995: NHNN bỏ chính sách lãi suất “âm”, chuyển sang chính sách lãi suất “thực dương”.

Quy định mức “sàn” lãi suất tiền gửi và “trần” lãi suất cho vay, còn mức lãi suất cụ thể sẽ do các NHTM tự quyết định trên cơ sở cung cầu về vốn.

Công bố lãi suất tái cấp vốn (lãi suất chiết khấu).

Thực hiện chính sách lãi suất bình đẳng đối với tất cả các thành phần trong nền kinh tế.

Xuất hiện thị trường liên ngân hàng, NHNN quy định lãi suất cho vay tối đa giữa các NH là 2,3%/tháng (đến 9/1993 giảm xuống còn 2,1%/tháng).

1992: NHNN bắt đầu hoạch định và điều chỉnh lãi suất ngoại tệ. 12/1993: NHNN bãi bỏ việc quy định lãi suất tiền gửi ngoại tệ, chỉ khống chế mức lãi suất cho vay ngoại tệ tối đa của các TCTD đối với nền kinh tế.

108

Page 37: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

37

Chính sách lãi suất “trần” 1/1996-7/2000

• 1/1996-7/2000:

Từ 1/1996, NHNN điều chỉnh một bước chính sách lãi suất theo hướng thị trường bằng việc bỏ việc quy định “sàn” lãi suất tiền gửi, chỉ quy định “trần” lãi suất cho vay.

Khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân của các TCTD là 0,35%/tháng.

Bổ sung lãi suất tái chiết khấu: thấp hơn 0,05%/tháng so với lãi suất tái cấp vốn.

Điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu phù hợp với hướng “nới lỏng” tiền tệ, nhằm giảm thiểu phát và kích cầu.

7/2000: đưa vào sử dụng nghiệp vụ thị trường mở; lãi suất thị trường mở được hình thành qua các phiên giao dịch.

109

Chính sách lãi suất cơ bản 8/2000-5/2002

• 8/2000- 5/2002:

Từ 8/2000, NHNN bỏ cơ chế “trần” lãi suất cho vay chuyển sang thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản.

LS cho vay ≤ LS cơ bản + biên độ 0,3%/tháng với cho vay ngắn hạn

0,5%/tháng với cho vay trung và dài hạn

Điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu phù hợp với CSTT “nới lỏng thận trọng”.

6/2001: NHNN bãi bỏ lãi suất cho vay USD tối đa, các TCTD được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ ở trong nước.

Nội dung và yêu cầu của lãi suất cơ bản?

110

Chính sách lãi suất cơ bản 8/2000-5/2002

Lãi suất cơ bản

• “Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh”. (Luật NHNN)

• Nội dung: lãi suất cơ bản gồm lãi suất thực

tỉ lệ lạm phát

tỉ lệ chi phí bình quân cho hoạt động ngân hàng.

• Yêu cầu: phải phản ánh được cung cầu tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế;

phải thể hiện được chính sách của nhà nước thông qua lãi suất để tác động đến tình hình kinh tế và tiền tệ;

phải có sự hợp lý với lãi suất của các nước trong khu vực và trên thế giới để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

• Lựa chọn làm lãi suất cơ bản: LS tái cấp vốn (tái chiết khấu)

LS tiền gửi tối đa

LS cho vay tối đa

LS cho vay trên thị trường liên ngân hàng. 111

Page 38: Chuong 2.2 - Lai Suat - Sv1.0

10/02/2015

38

Chính sách tự do hóa lãi suất hoàn toàn 6/2002-11/2006

• 6/2002-2006:

6/2002: NHNN bỏ quy định việc TCTD ấn định lãi suất cho vay theo lãi suất cơ bản, chuyển sang cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận mà theo đó, các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

NHNN tiếp tục công bố lãi suất cơ bản với mục đích phát tín hiệu và định hướng lãi suất TTTT.

NHNN công bố lãi suất cho vay qua đêm áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Áp dụng mô hình hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng.

112

Chính sách lãi suất linh hoạt 2007-nay

• Giai đoạn 1: cuối 2007-9/2008 -> thắt chặt tiền tệ để đối phó với tăng trưởng nóng và lạm phát cao.

5/2008: tái áp dụng LS trần; LS cho vay không vượt quá 150% LS cơ bản.

• Giai đoạn 2: 9/2008-2/2009 -> nới lỏng tiền tệ để kích cầu nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế.

• Giai đoạn 3: cuối 2009-nay -> chính sách lãi suất linh hoạt, thận trọng nhằm kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2010: bỏ trần lãi suất.

2011: áp lại trần lãi suất.

2012: bỏ một phần trần lãi suất.

113

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trái phiếu giữ đến ngày đáo hạn có rủi ro lãi suất không?

2. Phân tích vì sao lãi suất thu được từ các chứng khoán khác nhau có xu hướng biến động cùng nhau?

3. Phân tích vì sao các chứng khoán khác nhau lại có lãi suất khác nhau?

4. Tại sao thông thường chúng ta thấy các đường lợi suất dốc lên, nhưng đôi khi chúng cũng có các hình dạng khác?

5. Tại sao các đường lợi tức có hình dạng khác nhau tại các thời điểm khác nhau?

114