ChuDe02-Nhom13

32
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHỦ ĐỀ 2 HỌC KẾT HỢP (BLENDED-LEARNING) GVHD: LÊ ĐỨC LONG SVTH: THÀNH CÔNG NHIỀU ĐOÀN VĂN HƯNG BLENDED LEARNING 1

Transcript of ChuDe02-Nhom13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CHỦ ĐỀ 2

HỌC KẾT HỢP (BLENDED-LEARNING)

GVHD: LÊ ĐỨC LONG

SVTH: THÀNH CÔNG NHIỀU

ĐOÀN VĂN HƯNGBLENDED LEARNING 1

NỘI DUNG

I. Cơ sở lý thuyết cho mô hình dạy học trực tuyến

II. Học kết hợp (blended- learning)

III. Hiện trạng học Đại học tại Việt Nam

BLENDED LEARNING 2

I.Cơ sở lý thuyết cho mô hình dạy học trực tuyến

Các học thuyết dạy học

Công nghệ thông tin và truyền thông

Mô hình TPCK

Ngữ cảnh dạy học ở việt nam

BLENDED LEARNING 3

I.Cơ sở lý thuyết cho mô hình dạy học trực tuyến

Các học thuyết dạy học

BLENDED LEARNING 4

Thuyết nhận thức

Thuyết kiến tạo

Thuyết hành vi

Các học thuyết dạy học

Thuyết hành vi

Nội dung: học tập là quá trình thay đổi hành vi

Đặc điểm:

- Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát được.

- Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học tập đơn giản, trong đó bao

gồm các hành vi cụ thể với trình tự được quy định sẵn. Những hành vi phức tạp được xây dựng thông

qua sự kết hợp các bước học tập đơn giản

- GV hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, tức là sắp xếp việc học tập sao cho

người học đạt được những hành vi mong muốn và sẽ được phản hồi trực tiếp (khen thưởng và công

nhận).

BLENDED LEARNING 5

Thông tin đầu vào Học sinh Giáo viên kiểm tra

- GV thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát tiến bộ học tập và

điều chỉnh kịp thời những sai lầm.

Ứng dụng trong dạy học: Thuyết hành vi được ứng dụng đặc biệt trong dạy học bằng máy

vi tính và huấn luyện thao tác. Trong đó nguyên tắc quan trọng là phân chia nội dung học

tập thành những đơn vị kiến thức nhỏ, tổ chức cho học lĩnh hội tri thức, kĩ năng theo một

trình tự và thường xuyên kiểm tra kết quả đầu ra để điều chỉnh quá trình học tập

BLENDED LEARNING 6

Thuyết nhận thức:

Nội dung: Học tập là quá trình thay đổi cải tạo nhận thức kiến thức mới từ kiến thức cũ

BLENDED LEARNING 7

Đặc điểm:

- Mục đích của việc dạy học là tạo ra những khả năng để người học hiểu thế giới thực (kiến

thức khách quan). Vì vậy, để đạt được mục tiêu học tập, không chỉ kết quả học tập mà cả

quá trình học tập và quá trình tư duy là đều quan trọng

- Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến

khích các quá trình tư duy, học sinh cần được tạo cơ hội hoạt động và tư duy tích cực

- Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy.

- Các phương pháp học tập có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh

- Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng cường những khả năng

về mặt xã hội.

- Cần có sự kết hợp thích hợp những nội dung do giáo viên truyền đạt và những nhiệm vụ tự

lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của học sinh

BLENDED LEARNING 8

Ứng dụng trong dạy học: Thuyết nhận thức được ứng dụng rộng rãi trong

dạy học. Các phương pháp, quan điểm dạy học được đặc biệt chú ý là dạy học

giải quyết vấn đề, dạy học định hướng hành động, dạy học khám phá, dạy học

theo nhóm

BLENDED LEARNING 9

Thuyết kiến tạo:

Nội dung: con người xây dựng kiến thức của riêng họ và thể hiện kiến thức

của riêng mình. Việc học tập không phải diễn ra nhờ quá trình chuyển thông tin

từ giáo viên hay giáo trình đến bộ não của học sinh, thay vào đó mỗi người học

tự xây dựng hiểu biết hợp lý mang tính cá nhân của học

BLENDED LEARNING 10

Đặc điểm:

• Tri thức được lĩnh hội trong học tập là một quá trình và sản phẩm kiến tạo

theo từng cá nhân thong qua tương tác giữa người học và nội dung học tập.

• Dạy học phải định hướng theo các lĩnh vực và vấn đề phức hợp gần với cuộc

sống, thực tế được khảo sát một cách tổng thể.

• Việc học tập chỉ có thể thực hiện trong hoạt động tích cực của người học, vì

chỉ từ những kinh nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay

đổi và cá nhân hóa những kiến thức kĩ năng đã có.

• Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng, thông qua tương tác xã hội trong

nhóm góp phần cho người học tự điều chỉnh sự học tập của bản thân.

• Nội dung học tập cần định hướng vào hứng thú người học vì có thể học hỏi dễ

nhất từ những nội dung mà người ta thấy hứng thú hoặc có tính thách thức

• Thuyết kiến tạo không chỉ giới hạn ở những khía cạnh nhận thức của việc dạy

và học. Sự học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lý

chí mà cả mặt tình cảm, thái độ, giao tiếp.

BLENDED LEARNING 11

Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT- Information and

Communication Technologies )

• ICT mang lại triển vọng tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục. Nó đại

diện cho một chiến lược bình đẳng hóa đầy tiềm năng cho các nước đang

phát triển.

• ICT hỗtrợrất lớn cho việc nắm bắt và thu nhận kiến thức, tạo ra những cơ

hội chưa từng có cho các nước đang phát triển đẩy mạnh hệthống giáo dục

I.Cơ sở lý thuyết cho mô hình dạy học trực tuyến

BLENDED LEARNING 12

ICT giúp mở rộng đường đến với giáo dục như thế nào?

ICT là một công cụmạnh mẽ, tiềm năng để mở rộng các cơ hội giáo dục, cả chính thức và không

chính thức, cho cư dân những vùng sâu, vùng xa và nông thôn vốn vẫn không được học hành vì

các lý do xã hội, văn hóa như người thiểu số, nữ giới, người tàn tật, người già cũng như cho tất

cả những người vì lý do kinh tế hay do eo hẹp về thời gian đã không thể đăng ký đến học ở

trường

Bất cứ nơi nào, bất cứ ở đâu: Có người đã định nghĩa đặc trưng của ICT là khả năng vượt thời

gian và không gian. ICT khiến việc học không cần thiết phải đồng bộ, hay đào tạo có thểkhông

cần thiết trùng khớp vềthời gian giữa giảng và nghe giảng của học viên.

BLENDED LEARNING 13

Tiếp cận những tài nguyên đào tạo từ xa:Giáo viên và học sinh đã không còn phải

phụ thuộc hoàn toàn vào sách và các tài liệu in trong các thưviện với số lượng hạn

chế nữa. Với Internet và World Wide Web, một tài nguyên giáo trình học về hầu hết

các môn học và trên các phương tiện khác nhau có thể tiếp cận được bất cứ ở đâu,

bất cứ lúc nào trong ngày với số lượng người không hạn chế. Điều này đặc biệt có ý

nghĩa đối với nhiều trường học ở các nước đang phát triển, và thậm chí một số

trường ởcác nước phát triển, những nước chỉ có nguồn thư viện không được cập nhật

với số lượng hạn chế. ICT cũng tạo điều kiện tiếp cận với những nguồn tài nguyên

con người- những chuyên gia, nhà nghiên cứu, giáo sư, lãnh đạo doanh nghiệp, và

các bạn bè ở khắp thế giới.

Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng: Một trong những lý do phổbiến nhất cho

việc sử dụng ICT trong các lớp học là để chuẩn bị tốt hơn cho thế hệ học sinh hiện

tại, khi họ làm việc trong môi trường ICT, đặc biệt là máy tính, Internet và các công

nghệ liên quan, ngày càng trở nên phổ biến. Kiến thức cơ bản về công nghệ hoặc khả

năng sử dụng ICT một cách có hiệu quả vì thế đã được xem như là một lợi thế cạnh

tranh trong thị trường công việc đang ngay càng toàn cầu hóa

BLENDED LEARNING 14

BLENDED LEARNING 15

Kĩ năng cần thiết cho

công việc tương lai

Mô hình dạy học TPCK

I.Cơ sở lý thuyết cho mô hình dạy học trực tuyến

BLENDED LEARNING 16

Đặc điểm lịch sử giáo dục và con người

- Đặc điểm con người:cần cù, chịu khó, sáng tạo…

- Thói quen học tập: ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học

đến đầu đến đuôi nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra học tập

không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam.

I.Cơ sở lý thuyết cho mô hình dạy học trực tuyến

BLENDED LEARNING 17

Đặc điểm lịch sử giáo dục và con người

Học tập truyền thống:

- Thầy giữ vị trí trung tâm, là người đạo diễn

kiêm diễn viên thầy giảng trò nghe

- Học sinh học theo kiểu bắt trước, thụ động

tiếp thu kiến thức và cố gắng mô phỏng lại

những gì mà thầy đã dạy

- kiến thức được lĩnh hội dưới dạng có sẵn

Cách học tập truyền thống không còn phù

Hoàn cảnh xã hội và con người hiện tại

Học tích cực là cách học tập phù hợp với

Hiện tại, đáp ứng sự thay đổi về nhận thức tiến

Bộ của con người thế kỉ 21BLENDED LEARNING 18

Học tích cực:

- Giáo viên là đạo diễn, tổ chức cho học sinh

tự mình khám phá tri thức

- Học sinh là trung tâm, chủ động tìm hiểu

tri thức qua sự hướng dẫn của giáo viên

- Kiến thức được học sinh tiếp nhận qua

quá trình hoạt động giải quyết vấn đề do giáo

viên đề ra

- Công nghệ thông tin được ứng dụng trong

giảng dạy và học tập

BLENDED LEARNING 19

Học tích cực trong thế kỉ 21 không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ thông

tin trong giảng dạy và học tập trong một không gian và thời gian nhất định nữa

học tích cực là không hạn chế về thời gian và không gian,mọi người có thể

học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, có thể giao tiêp trao đổi với nhau từ nhiều nơi

trên thế giới E-learning ( đào tạo điện tử hay đào tào từ xa) chính là mô

hình học tập mới đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng phong phú của con người

BLENDED LEARNING 20

Tình Hình Phát Triển E-learning Tại Việt Nam

Từ năm 2003 việc nghiên cứu e-learning ở Việt Nam đã được các đơn vị quan

tâm nhiều hơn; nhiều hội thảo, hội nghị về e-learning được tổ chức

Nhiều trường Đại học đã nghiên cứu và triển khai thành công hệ thống e-

learning như: Đại học Công nghệ- ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại

học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông,

Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP HCM…

Một số công ty phần mềm đã tung ra thị trường các sản phẩm hỗ trợ đào tạo

Giảng viên và sinh viên đã dần làm quen được với hình thức học tập trực

tuyến, khả năng ứng dụng CNTT cũng dần được cải thiện

BLENDED LEARNING 21

BLENDED LEARNING 22

Những Dạng Khác Nhau Của E-learning

II. Học Kết Hợp

a) Học kết hợp (blended learning) là gì?

-BLEND được định nghĩa như sau “to combine different things in a way that produces an

effective or pleasant result” (kết hợp nhiều thứ khác nhau theo một cách nào đó để tạo ra

kết quả tốt hơn, dễ chịu hơn) (theo từ điền Longman Online)

- kết hợp (v) là gắn với nhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau; tích hợp (v) là lắp ráp, nối kết

các thành phần của một hệ thống để tạo nên một hệ thống đồng bộ; hỗn hợp (a) gồm có

nhiều thành phần, trong đó mỗi thành phần vẫn giữ được tính chất riêng của mình (Theo

định nghĩa của từ điển tiếng Việt trên http://vlsp.vietlp.org:8080/demo)

Blended Learning xét về bản chất của nó sẽ được hiểu là mô hình học tập kết hợp, qua

đó việc học trên lớp và việc học trực tuyến được tiến hành trong sự kết hợp và bổ trợ cho

nhau.

BLENDED LEARNING 23

b) Đặc điểm của học kết hợp

• Sự thay đổi phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm thay vì giáo

viên như trước đây, học sinh sẽ trở nên năng động hơn

• Tăng sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với học sinh,

giữa học sinh với nội dung kiến thức và giữa học sinh với nguồn tri thức bên

ngoài

II. Học Kết Hợp

BLENDED LEARNING 24

b) Đặc điểm của học kết hợp

• Linh hoạt về không gian và thời gian diễn ra các hoạt động dạy và học, sao

cho phù hợp với từng nội dung, khả năng tổ chức vì việc học vừa diễn ra trên

lớp vừa diễn ra thông qua mạng máy tính.Thời gian học được thay đổi sao

cho phù hợp với khả năng của cá nhân học sinh

• Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến hiện nay, phù hợp với nội dung dạy,

tương thích với từng đối tượng và khả năng của học sinh

• Tối ưu hóa việc sử dụng phương tiện

BLENDED LEARNING 25

c) Lợi ích của học kết hợp

• Tiếp cận với các nội dung chất lượng tốt hơn, liên quan nhiều hơn, khớp

hơn theo nhiều dạng

• Các giờ học trên lớp và cấu trúc chương trình linh hoạt hơn

• Đáp ứng được nhu cầu của học sinh

• Học sinh có thể tiếp cận với nhiều nguồn hướng dẫn, đánh giá và các công

cụ kiểm tra giúp điều chỉnh tốc độ và cách học của họ

• Tiềm lực của giáo viên đáp ứng nhu cầu hướng dẫn và giới thiệu để đảm

bảo sự tiến bộ và thành thạo cho tất cả học sinh, dành sự lưu tâm cho các

học viên yếu hơn

BLENDED LEARNING 26

Mô hình học kết hợp

II. Học Kết Hợp

BLENDED LEARNING 27

II. Học Kết Hợp

Những hình thức kết hợpBLENDED LEARNING 28

III.Hiện Trạng Học Đại Học Tại Việt Nam

• Sự kém hiệu quả về công tác giảng dạy và học tập ở bậc đại học, sự

lạc hậu và thiếu thực tế của chương trình đào tạo và các môn học,

không xác định đúng đắn được chuẩn đầu ra của sinh viên tốt

nghiệp và đánh giá hiệu quả đào tạo của trường, thiếu các kĩ năng

nghiên cứu và thực hành hiện đại đối với giảng viên, thiếu các kĩ

năng nghề nghiệp và kĩ năng mềm đối với sinh viên, …

• Điều kiện học tập và quá trình lịch sử học tập chênh lệch ở các

vùng/miền

• Hệ thống giáo dục phổ thông chưa khai thác và sử dụng hiệu quả

công cụ ICT trong việc học tập

• Văn hóa truyền thống Á đông: xem nặng hình thức hơn là chất

lượng thật sự.

BLENDED LEARNING 29

III.Hiện Trạng Học Đại Học Tại Việt Nam

Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vao các bai thuyết trình va ít sử dụng các kỹ năng

học tích cực i t sự tương tác giữa sinh viên va giảng viên trong va ngoai lớp học.

Quá nhấn mạnh vao ghi nhớ kiến thức (theo kiểu thuộc lòng) ma không nhấn mạnh vao việc học khái niệm

hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích va tổng hợp) học hời hợt thay vì học chuyên sâu.

Sinh viên học một cách thụ động (nghe trình bay , ghi chép, nhớ lại thông tin đã học).

Đa số sĩ số ở các lớp đại học quá đông.

Quá nhiều sinh viên không đến lớp.

Sinh viên mất quá nhiều thời gian học ở lớp mỗi ngay va học quá nhiều môn trong một học kỳ ma không có

thời gian để tiếp thu tai liệu (không có học va hiểu sâu).

Sau giờ học, hầu hết sinh viên đi lam thêm, do đó họ không có thời gian để lam bai tập có thể được cho về

nha lam.

Thiếu hiểu biết về sự khác biệt giữa giáo dục (sự chuân bị chung cho việc học cá nhân va nghề nghiệp lâu

dài) va đao tạo (sự chuân bị cụ thể để hoan tất công việc).

Thiếu nhấn mạnh đến sự phát triển các kỹ năng thông thường va nghề nghiệp (lam việc nhóm, khả năng

giao tiếp hoặc viết, phương pháp GQVĐ, sáng kiến, học lâu dai, …)BLENDED LEARNING 30

Chương Trình Đào Tạo

- Chương trình đào tạo đại học yêu cầu quá nhiều môn học (6-8) và số tín chỉ(khoảng 25) trong

một học kỳ kết quả là sinh viên không có kiến thức sâu.

- Thường không có sự liên kết giữa các môn học có liên quan. Ngoài ra trình tựsắp xếp chưa rõ

trong toàn bộ chương trình đào tạo đại học.

- Nhiều môn học trong chương trình đào tạo không liên quan đến ngành học và chuyên ngành.

- Nội dung của từng môn học và toàn bộ chương trình đào tạo lạc hậu và khôngngang tầm với các

trường đại học thế giới (nhấn mạnh vào kỹ năng và lý thuyết).

- Các ứng dụng thực tiễn tập trung vào các bài tập mức độ thấp (lập trình và giảibài tập), hơn là

các khả năng tư duy như phân tích, tổng hợp, đánh giá và GQVĐ.

-Có sự mất cân đối giữa các môn học lý thuyết và các môn học thực hành.

- Các chương trình đào tạo đại học chưa trang bị đủ về tiếng Anh (viết, đọc,nghe, nói) rất quan

trọng trong giai đoạn hiện nay.

- Thiếu sự chuẩn bị cho các kỹ năng thông thường và nghề nghiệp như giao tiếpnói và viết, kỹ

năng thuyết trình, làm việc nhóm, GQVĐ, quản lý dự án, tư duy phêphán, và sự tự tin.BLENDED LEARNING 31

Tài liệu tham khảo

Elearning và ứng dụng trong dạy học [PGS.Lê Huy Hoàng-Giảng viên trường

ĐHSP HN]

Xây dựng mô hình học kết hợp và thử nghiệm với Sakai [Luận văn tốt nghiệp Nguyễn

Thị Diễm Hằng, Bùi Nguyễn Minh Hải ]

Giáo Trình Duc-Long, Le (2011)

BLENDED LEARNING 32