Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu...

26
GVHD: TS.Lê Đức Long Nhóm 10 Chủ đề 2 Chương 2: HỌC KẾT HỢP (BLENDED-LEARNING): MỘT MÔ HÌNH HỌC TẬP HIỆU QUẢ PHÙ HỢP VỚI NGỮ CẢNH DẠY HỌC Ở VIỆT NAM Phần I: NỘI DUNG TỰ NGHIỆN CỨU 1. Các mô hình triển khai elearning – mô hình học kết hợp có ưu điểm gì để áp dụng cho ngữ cảnh dạy và học Việt Nam. Các mô hình triển khai elearning như: 1) Đào tạo trên lớp: Học viên nghe giảng trực tiếp , thảo luận , giảng viên hướng dẫn sử dụng hệ thống elearning. 2) Đào tạo trực tuyến :học viên nghe bài giảng trực tuyến, thảo luận, Giảng viên hướng dẫn, hổ trợ thảo luận cùng học viên trực tuyến… 3) Đào tạo trên lớp : học viên trình bày kết quả , tổng kết bài tập. Giảng viên đánh giá nhận xét. Các trường đại học, cao đẳng đã tích cức triển khai E- learning: Một số trường đại học đã tích cực triển khai hệ thống Elearning, xây dựng trung tâm học liệu mở, thư viện điện tử. Huy động nhiều nguồn lực như kinh phí các dự án, kinh phí ngân sách, kinh phí các doanh nghiệp hỗ trợ... để đầu tư hạ tầng CNT, tập huấn cho giảng viên và xây dựng hệ thống tài liệu, bài giảng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viện. Nhóm 10 Page 1

Transcript of Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu...

Page 1: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

Chủ đề 2Chương 2: HỌC KẾT HỢP (BLENDED-LEARNING): MỘT

MÔ HÌNH HỌC TẬP HIỆU QUẢ PHÙ HỢP VỚI NGỮ CẢNH DẠY HỌC Ở VIỆT NAM

Phần I: NỘI DUNG TỰ NGHIỆN CỨU1. Các mô hình triển khai elearning – mô hình học kết hợp có ưu điểm gì để áp dụng cho ngữ cảnh dạy và học Việt Nam.Các mô hình triển khai elearning như:1) Đào tạo trên lớp: Học viên nghe giảng trực tiếp , thảo luận , giảng viên hướng dẫn sử dụng hệ thống elearning.2) Đào tạo trực tuyến :học viên nghe bài giảng trực tuyến, thảo luận, Giảng viên hướng dẫn, hổ trợ thảo luận cùng học viên trực tuyến…3) Đào tạo trên lớp : học viên trình bày kết quả , tổng kết bài tập. Giảng viên đánh giá nhận xét.

Các trường đại học, cao đẳng đã tích cức triển khai E-learning: Một số trường đại học đã tích cực triển khai hệ thống Elearning, xây dựng trung tâm học liệu mở, thư viện điện tử. Huy động nhiều nguồn lực như kinh phí các dự án, kinh phí ngân sách, kinh phí các doanh nghiệp hỗ trợ... để đầu tư hạ tầng CNT, tập huấn cho giảng viên và xây dựng hệ thống tài liệu, bài giảng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viện.

Ưu thế của Blended-learning – mô hình học kết hợpo B-learning hướng đến mục tiêu phát huy tốt nhất các thế mạnh của dạy học truyền thống với dạy học trực tuyến để thúc đẩy hiệu quả học tập và giảng dạy của cả học sinh và giáo viên.o B-learning tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động hơn thông qua việc tương tác: học sinh – học sinh để học hỏi lẫn nhau, học sinh – giáo viên qua việc hướng dẫn trực tiếp của giáo viên cả ở trên lớp và qua mạng; học sinh – tương tác với các chuyên gia ở bất kỳ một nơi nào trên thế giới.

Nhóm 10 Page 1

Page 2: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

o Học tập kết hợp giúp cho học sinh có nhiều kinh nghiệm học tập hơn: Tận dụng công nghệ, B-learning cho phép học sinh học theo tốc độ của riêng họ, sử dụng các phương thức học tập ưa thích, và nhận được phản hồi thường xuyên và kịp thời về hoạt động tham gia.o B-learning se tăng cường kiểm soát và trách nhiệm của người học: học sinh và phụ huynh có trách nhiệm hơn trong việc nhăc nhở học sinh làm bài tập về nhà. o Đối với giáo viên: B-learning giúp giáo viên điều khiển được thực tiễn giảng dạy của chính họ đòi hỏi một sự thay đổi đáng kể trong thực tiễn giảng dạy. giáo viên se tùy chỉnh những thiết kế giáo án dựa trên nhu cầu của học sinh bao gồm phong cách, sở thích và khả năng học tập.Đối với các nhà giáo dục: B-learning se giúp cho họ tự điều chỉnh và quyết định nội dung các chương trình giảng dạy, sản phẩm của hoạt động học tập và môi trường học tập tốt nhất phục vụ cho nhu cầu của mỗi học sinh. Kết hợp đan xen giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp E-learning

Với mỗi cách học, phương pháp dạy học đều có những ưu – nhược điểm khác nhau. Với những ưu điểm của cách dạy học truyền thống và E-learning, chúng ta cần kết hợp tốt hai phương pháp này để có được một hiệu quả đào tạo tốt hơn.Như vậy, chúng ta phải kết hợp cả hai cách học tập: e-Learning và truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho học viên. Giải pháp kết hợp này được gọi là BLENDED SOLUTION.

Mô hình kết hợp• Vai trò người giáo viên: Trong dạy học e-learning cũng như truyền thống, vai trò của người giáo viên là thiết yếu. Người giáo viên có thể xuất hiện dưới dạng ảo hay thực tùy nội dung cần giảng dạy..Trong dạy học tại lớp truyền thống nên kết hợp chiếu các đoạn phim liên quan đến bài học cho học sinh làm quen dần với công nghệ hiện đại. Lên kế hoạch học tập cụ thể, giao bài tập cho học sinh, sinh viên để có thể gặp nhau trao đổi trực tiếp hoặc qua diễn đàn học tậpKiểm tra, đánh giá học sinh có thể dùng hình thức trăc nghiệm tại lớp trên giấy hoặc làm ngay trên máy tính. Tăng cường học nhóm, thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm và thực hiện các dự án học tập theo nhóm. Kiểm tra, đánh giá học sinh theo nhóm học tập.Trong lớp học truyền thống, cần tập cho học sinh, sinh viên dần quen với việc tìm tài liệu trên mạng, chia sẻ tài liệu bằng cách cho đề tài, giới thiệu địa chỉ những trang web liên quan, những tài liệu tham khảo. Giáo viên cần đưa công nghệ thông tin vào trong giảng dạy qua các giáo án điện tử, các bản tin, bài viết trên mạng và cả trò chơi điện tử cho môn học (nếu có)

Nhóm 10 Page 2

Page 3: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

Công nghệ E-Learning mở ra một khả năng tương tác tối đa giữa người học và người dạy đồng thời khai thác nguồn thông tin vô tận của nhân loại. E-Learning hiện nay thực sự là cuộc cách mạng bởi sức mạnh, khả năng linh hoạt và tính hiệu quả của nó. Vận dụng công nghệ này, giúp cộng đồng kinh doanh có cơ hội tương tác liên tục với nền khoa học quản trị hiện đại đang phát triển nhanh chóng. E-Learning tạo ra cơ hội cho mọi người học tập mọi nơi, mọi lúc, học tập suốt đời.• Đối với sinh viên: E-Learning hỗ trợ học tập một cách linh động và tích cực. E-.Learning cho phép làm việc và học tập trực tuyến, nghiên cứu và làm các bài tập, thi trăc nghiệm. E-Learning là một môi trường mới, là cơ hội cho sinh viên, hỗ trợ các bạn học tập tại trường hoặc ở nhà, hay ở cơ quan. E-Learning là cách dễ nhất giúp sinh viên tự chủ trong học tập và thực hiện những cam kết học tập của bản thân với thời gian và nổ lực của họ. Tìm kiếm thông tin trên hệ thống về môn học của mình, download các nguồn tài nguyên được cung cấp, sinh viên có thể chia se tài nguyên với nhau trên mạng, tham gia vào việc thảo luận của lớp, chia se việc học của mình với bạn bè, trao đổi ý tưởng với bạn cùng lớp. Tạo môi trường học tập cộng tác giúp cải thiện các khuyết điểm mà các phương pháp truyền thống mang lại như: tạo cho người học khả năng tự tin hơn khi phát biểu ý kiến của mình (nhược điểm của PPDH theo nhóm nhỏ), ….Khuyết nhược điểm của E-Learning có thể thấy: không thể đưa vào các môn học đòi hỏi dạy kỹ năng (dù dùng video cũng có hạn chế), thích hợp với một số đối tượng tự giác và hăng say học tập, học viên cần có một số kỹ năng nhất định mới có thể tham gia đầy đủ…• Đối với giáo viên: E-Learning tạo môi trường giảng dạy mới cho giáo viên, cung cấp công cụ cho giáo viên soạn giảng, tổ chức lớp học, quản lý sinh viên, hướng dẫn sinh viên tham gia thảo luận nhóm, cung cấp tài liệu giảng dạy, cung cấp khả năng cập nhật nhanh các kiến thức và kỹ năng trong giảng dạy…. Nhưng vấn đề kiểm soát lớp học se đặt nặng trên vai giáo viên, nhiều kỹ năng E-Learning cần tiếp tục được nghiên cứu đầy đủ hơn.

Đối với Việt Nam hiện nay và trong tương lai gần E-learning se có nhiều cải thiện hơn về giao diện, chức năng.Khả năng cộng tác cao, đường truyền có thể cũng được cải thiện tạo điều kiện tốt nhất để phục vụ cho quá trình dạy – học nhưng khó có thể thay thế hoàn toàn phương pháp giảng dạy truyền thống.Với mỗi cách học, phương pháp dạy học đều có những ưu – nhược điểm khác nhau. Với những ưu điểm của cách dạy học truyền thống và E-learning, chúng ta cần kết hợp tốt hai phương pháp này để có được một hiệu quả đào tạo tốt hơn.Giáo dục ngày càng phát triển với nhiều loại hình đa dạng, nhiều cách học linh động thuận tiện cho cả người dạy và người học.E-Learning chính là xu hướng mới nhất. Năm băt được điều này, E-Learning LAB ra đời với sứ mệnh kết nối người dạy và người học với kho tàng tri thức rộng lớn.Câu 2: Ngữ cảnh dạy và học ơ Việt Nam: những thuận lợi và hạn chế

Nhóm 10 Page 3

Page 4: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

Thuận lợi: nền giáo dục Việt Nam đạt được nhiều thành tựu- Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là nước có những thành tựu đáng kể về giáo dục, đào tạo so với nhiều nước có thu nhập tính theo đầu người tương đương. Việt Nam hoàn toàn có khả năng hoàn thành mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) về phổ cập giáo dục tiểu học trước 2015. Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các caaph học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày càng tăng. Năm học 2014-2015, đã có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học trong hơn 37.000 cơ sở giáo dục-đào tạo.- Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào tạo cần được đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoa. Việc đầu tư cho đội ngũ giáo viên đã được chú trọng đặc biệt.- Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Từ năm học 2002 – 2003, tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 15-24 đạt gần 95%, số năm đi học trung bình của người dân đạt mức 7,3 năm. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân thiểu số mù chữ giảm nhanh và mạnh.- Ngành giáo dục và đào tạo đã đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản mà chiến lược phát triển giáo dục đề ra cho năm 2005 trong năm học 2003 – 2004. Phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt được thành tích đáng kể ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Việt Nam được đánh giá là có tiến bộ nhanh hơn so với phần lớn các nước có thu nhập thấp khác trên giới trong việc khăc phục những sự chênh lệch về giới và về tỷ lệ nhập học đugnfs độ tuổi. Tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi đã tăng từ 90% trong thập niên 1990 lên gần 98% trong năm học 2004-2005 (mục tiêu quốc gia đề ra là đạt 97% vào năm 2005. Trong năm học 2003-2004, hầu hết các địa phương trong cả nước đã huy động được gần 90% trẻ khuyết tật độ tuổi lớp 1 đi học hòa nhập theo chương trình và sách giáo khoa mới. Tất cả những con số nói trên cho thấy Việt Nam đã tạo đươc sự công bằng trong tiếp cận học tập cho tất cả trẻ em gái, trai của các dân tộc, ở các vùng, miền và đặc biệt quan tâm tới những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.- Trong những năm gần đây, ở một số trường đã đạt được những tiến bộ trong việc đổi mới PPDH. Ở những trường đã bồi dưỡng cho đội ngũ GV về đổi mới PPDH và trang bị PTDH mới thì tình hình sử dụng các PPDH đã được cải thiện. Mặc dù thuyết trình vẫn còn là PPDH được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng đã có sự kết hợp với các PPDH khác, tăng cường thí nghiệm, thực hành, làm việc nhóm, sử dụng các PPDH tích cực.

Hạn chế:

Nhóm 10 Page 4

Page 5: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

Công tác giáo dục và đào tạo trong những năm qua có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trước những biến đổi to lớn của nên kinh tế sự nghiệp giáo dục – đào tạo đang gặp phải những khó khăn rất lớn. Quy mô giáo dục – đào tạo có chiều hướng bị thu hẹp, chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất của các trường học bị sút kém ở nhiều nơi, biểu hiện qua những vấn đề sau:- Vấn đề cơ sở hạ tầng: + Cơ sở hạ tâng hiện nay của Việt Nam còn rất yếu kém Trường ốc đã thiếu nghiêm trọng lại cũ kỹ, mục nát. Hệ thống phòng thí nghiệm hầu như chưa có cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế. Các giáo cụ, tài liệu học tập khác cũng còn rất hạn chế. Hiện nay cả nước vẫn còn 170.000 phòng học có nhu cầu để xây dựng, sửa chữa đòi hỏi chi phí cao.- Về Phương Pháp truyền đạt kiến thức và học:+ Phương pháp tư duy học tập của sinh viên còn mang nặng tính đọc chép, chưa tư duy được mình học theo chuẩn mực nào.+ Thiếu những khóa học đào tạo kĩ năng mềm học sinh.+ Sách vở in không đủ kiến thức, tất cả các sách vở in ra hầu hết là soạn lại, dịch lại của người khác; bài giẩng và bài thi của giáo viên không có sự găn kết, đa số học sinh dùng phương pháp học vẹt, học sinh không có cơ hội làm quen với khảo cứu, tra cứu mà dựa vào giáo viên và sách vở là chính. Học sinh không có cơ hội với ra kiến thức bên ngoài mà chỉ có cơ hội đọc và học những sách vở in ra bởi bộ GD, không được thực hành nên tính sáng tạo không được phát huy triệt để.+ Học một cách bị dồn nén kiến thức quá nhiều (ví dụ như các học sinh lớp 12 mà phải học qua hết các phép toán tích phân đạo hàm, các môn điện, sau đó các em học vô ngành y, các kiến thức đó coi như thừa thải, vô ích. Ở nước ngoài, các loại môn trên chỉ áp dụng cho học sinh học ngành kỹ sư mà thôi).- Hệ thống giáo dục:+ Khá nặng về thi cử và bệnh thành tích: với những kỳ thi kéo dài triền miên gây áp lực cho cả thí sinh lẫn phụ huynh. Mặt trái của thi cử là tâm lý đối phó thường trực nơi người học và những cuộc chạy đua hành lang nơi phụ huynh nhằm tìm kiếm cho con em mình những bảng điểm lấp lánh thành tích ở những ngôi trường tốt. Hiện nay căn bệnh thành tích đang lan tràn trong giáo dục và trong xã hội.- Vấn đề cải cách giáo dục: + Nhà nước và bộ giáo dục đã dành sự đầu tư thích đáng cho các dự án cải tạo giáo dục. Nhưng những kết quả đạt được thì hoàn toàn không như mong đợi. Về cơ bản phương pháp đọc chép vẫn là tình trạng chung của hầy hết các cơ sở giáo dục, từ mầm non đến sau đại học. Sách giáo khoa, giáo trình sửa chữa, thay đổi quá nhiều mà vẫn không đáp ứng được yêu cầu học tập, nghiên cứu gây lên tình trạng loạn sách.Câu 3: Vân đê Social Science đôi vơi ngươi Việt Nam khi tham gia dạy và học trưc tuyến

Nhóm 10 Page 5

Page 6: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

Việc triển khai E-learning tại cho các trường phổ thông Việt Nam gặp một số khó khăn sau:- Một là, về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: Chất lượng nguồn tài nguyên bài giảng E-learning là nhân tố quyết định đến số lượng người tham gia học. Để soạn bài giảng E-learning có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của giáo viên. Hiện tại chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ ra để soạn bài giảng Elearning, vì vậy chưa khuyến khích đối với giáo viên. Đời sống của giáo viên gặp nhiều khó khăn, áp lực thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… hậu quả là giáo viên không có thời gian đầu tư cho E-learning. Nhiều giáo viên giỏi về chuyên môn và khả năng sư phạm, nhưng kỹ năng sử dụng công nghệ (ghi hình, thu âm, sử dụng phần mềm)còn hạn chế, nên chưa phát huy được đội ngũ này.- Hai là, về phía người học: Học tập theo phương pháp E-Learning đòi hỏi người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng cách học thụ động truyền thống, tâm lý học phải có thầy (không thầy đố mầy làm nên), Nội dung quá tải tại trường… dẫn đến việc tham gia học E-Learning chưa trở thành động lực học tập. Nhiều học sinh nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang bị máy vi tính kết nối Internet, nhiều thông tin không tốt trên mạng Internet dẫn đến gia đình lo lăng khi con em vào mạng cũng là những lý do làm hạn chế E-Learning đối với HS phổ thông Việt Nam.- Ba là, về cơ sở vật chất: Đòi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, có đường truyền cáp quang, xây dựng Website trường học và Website E-learning hoàn chỉnh chi phí cao, nếu không tận dụng hết khả năng của Web se gây lãng phí.- Bốn là, về nhân lực phục vụ website E-learning: Cần có cán bộ chuyên trách phục vụ sự hoạt động của hệ thống E-learning. Tuy nhiên, theo quy định hiện tại chưa có biên chế cho hoạt động này ở các trường phổ thông.Câu 4: Mô hình sư phạm cho dạy học trưc tuyến ơ nhiêu góc nhìn khác nhau

Góc độ nội dung tri thức:

Nhóm 10 Page 6

Page 7: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

Góc độ phát triển hệ thống:

Nhóm 10 Page 7

Page 8: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

PHẦN II: BÀI TẬP – BÀI THẢO LUẬN1. Khao sat ngư canh day-hoc ơ Viêt Nam va ơ trương PT cu thê?Ngữ cảnh dạy học ở trường phổ thông:-Về phía giáo viên:+ Cách dạy của GV chưa thật sự đổi mới về bản chất. Mặc dù hiện tượng đọc chép đã hạn chế rất nhiều, nhưng giáo án của GV ở nhiều bộ môn chưa thể hiện rõ dạy học theo hướng phân hóa.+ GV đã cố găng theo hướng đổi mới nhưng việc thực hiện chưa hoàn toàn, chưa triệt để (chủ yếu còn mang tính trình diễn ở các buổi thao giảng). Còn nhiều GV lúng túng trong việc áp dụng các PPDH tích cực sao cho phù hợp với từng bài và từng nhóm trình độ của HS.+GV chưa thật chú trọng và còn lúng túng trong việc dạy cách học cho HS.-Về phía học sinh:+HS chưa chủ động như mong đợi, chỉ có những HS khá - giỏi là thể hiện được tính chủ động. Đối với những môn học mà các em cho là phụ, sự thụ động thể hiện rất rõ. Theo nhận định của Ban Giám hiệu nhà trường, chỉ có khoảng 50% là chủ động (trường được coi là tốt), còn ở trường khó khăn thì còn tới 70% HS học theo lối thụ động.+ HS trung thực hơn trong học tập, mặc dù vẫn còn hiện tượng quay cóp. Phần lớn các em chưa biết cách tự học, tự nghiên cứu. Kĩ năng học nhóm đã có tiến bộ.-Về công nghệ: Tại các trường phổ thông, việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy - học mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng PowerPoint để trình chiếu, hay MS.Word để soạn thảo đề thi, bài tập cho học sinh. Việc sử dụng multimedia, các phần mềm học tập (giáo trình điện tử), hệ thống lưu trữ truy cập bài giảng, tài liệu giảng dạy, CD-ROM giữa các giáo viên, học sinh… còn chưa phổ biến.

Các điều kiện và tình hình phát triển e-Learning ở Việt NamỞ Việt Nam, phong trào E-learning thực chất đã nhen nhóm từ những năm 90 với hàng loạt phần mềm hỗ trợ đào tạo do các công ty Tin học sản xuất. Trong đó có thể kể đến là công ty Công nghệ Tin học nhà trường với sản phầm phục vụ đào tạo trong

Nhóm 10 Page 8

Page 9: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

nhà trường. Từ năm 2001, e-learning Việt Nam đã có bước tiến đáng kể. Mở đầu là việc thành lập một nhà trường ảo “Fi how cyberschool” đặt trên website fihow.net.vn và băt đầu tuyển sinh cinh viên ngành Công nghẹ thông tin của khoa Công nghệ thông tin – Đại học ở Hà Nội. Đến năm 2005, trường có hơn 1000 sinh viên tho học ngành Công nghệ thông tin trựctuyến. Đến tháng 11/2004, ngành giáo dục đã xây dựng một cổng e-learning• Về con người: con người là một nhân tố vô cùng quan trọng trong triển khai e-learning. Chúng ta cần chuẩn bị con người đẻ đưa vào các vị trí -Người quản trị hệ thống: đây là những người quản lý về mặt kỹ thuật nên Công nghệ thông tin và môi trường e-learning. Một hệ thống elaerning có thể hoạt động được hay không là phụ thuộc vào những người này. -Người quản lý khóa học: chịu trách nhiệm về việc tạo ra tất cả các nội dung giảng dạy -Người quản lý dạy và học chịu trách nhiệm quản lý các khóa học đang diễn ra trong khuôn khổ e-learning.

-Chuyên gia lĩnh vực: là người có tri thức chuyên sâu về chuyên ngành; người thiết kế dạy học có khuynh hướng theo quy trình, á dụng các nguyên lý thiết kế vào miền nội dung rộng. SME làm việc chặt che với ID để phát biểu cấu trúc nội dung làm việc, theo đó thông tin và kỹ năng cần dạy có thể được tạo thành theo trình tự và thứ bậc.-Người làm phần mềm nội dung là những người viết và biên tập nội dung giảng dạy trong khuôn khổ thể hiện trên web.-Trợ giảng, thầy dạy kèm: là người giỏi kỹ thuật, có kinh nghiệm huấn luyện cho cả học viên và bạn đồng nghiệp• Về trang thiết bị- Về phần cứng: các trang thiết bị phần cứng cần trang bị cho một hệ thống e-learning bao gồm:+Hệ thống máy chủ: phục vụ cho việc lưu trữ và quản lý các tài nguyên một cách tập trung, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của hệ thống. Trong hệ thống e-learning ta cần xây dựng hệ thống máy chủ đủ mạnh để đmả bảo ổn định.- Về phần mềm+ Hệ điều hành: phục vụ cho các máy chủ và máy tạm+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: tùy thuộc vào hệ quản trị LMS cũng như e-learning

Nhóm 10 Page 9

Page 10: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

portal mà ta cần sử dụng hệ quản trị dữ liệu phổ biến do đó chúng ta cần chọn hệ quản trị dữ liệu sao cho hỗ trợ lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, ổn định, tốc độ cao.+ Hệ quản trị e-learning LMS và e-learning portal: đây là thành phần không thể thiếu trong các hệ thống e-learning.+ Các phần mềm hỗ trợ xây dựng nội dung: giúp người sử dụng tạo ra các nội dung giảng dạy.• Về nội dung: việc xây dựng nội dung cho hệ thống e-learning cũng có 3 cách:- Mua các gói có sẵn: phương án này chi phí thấp. Nhưng cần xem xét đến việc chương trình đào tạo sau này có thể có những thay đổi về mặt ội dung.- Tự xây dựng: phương án này có mức độ mạo hiểm cao hơn, với chi phí vừa phải. Ngoài ra phương án này còn cần đào tạo một đội ngũ cán bộ có đủ khả năng để xây dựng- Thuê xây dựng: phương án này giúp ta không phải lo lăng về người phụ trách xây dựng các gói mà vẫn có được các gói nội dung như ý muốn và có thể thay đổi sau nàyCác điều kiện và tình hình phát triển việc ứng dụng công nghệ vào trong dạy học ở Việt NamPhần lớn các trường ĐH Việt Nam hiện nay đang vận hành một cách riêng re và ít có sự cạnh tranh do đặc thù là các trường vốn có truyền thống lâu đời là các trường đơn ngành. Hiện nay, với sự xuất hiện của các trường mới, đặc biệt là các trường quốc gia và trường vùng đa ngành, các trường dân lập, tình hình có khác hơn. Tuy nhiên việc sử dụng công nghiệ thông tin vào xây dựng chương trình học cũng như giảng dạy của các trường còn rất nhiều hạn chế mà lý do chủ yếu là chưa có các chính sách hiệu quả và chưa có sự đồng tâm từ phía các giảng viên.- Siêu dữ liệu (content Repository) và danh mục đề xuất: kho nội dung là nơi lưu trữ các đối tượng đào tạo. Nó cho phép người dùng và hệ thống tạo nội dung cũng như người dùng và các hệ thống sử dụng.- Kho nội dung có thể là một phần của hệ thống quản trị nội dung và nó phải hỗ trợ các chức năng quản trị nội dung như kiểm soát p hiên bản dùng để trao đổi các đối tượng hay gói các đối tượng giữa các hệ thống.- Các đối tượng đào tạo: kho nội dung cho phép người dùng xây dựng, đánh chỉ mục, tìm kiếm và tái sử dụng các đối tượng đào tạo và phải hỗ trợ khả năng kết hợp với các đối tượng từ các hệ thống khác.- Danh mục đề xuất: một đề xuất đào tạo là một nội dung đưuọc đóng gói và cung cấp cho người sử dụng như một đơn vị học tập. Danh mục đề xuất là nơi lưu trữ các đề xuất đào tạo này.- Công cụ kết hợp nội dung: kết hợp nội dung là sự liên kết các đối tượng nội dung thành cac module đào tạo. Các công cụ quản trị dù đôi khi chúng đi liền với nhau.- Trình quản lý danh mục: là tiến trình xác định nội dung học tập được cung cấp cho

Nhóm 10 Page 10

Page 11: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

người học, thiết lập kế hoạch học tập, lập lịch các tài nguyên hỗ trợ phân bố học tập. Trình quản trị danh mục cung cấp giao diện cho phép các đối tượng được phân quyền kích hoạt quá trình học tập và thiết lập các quy tăc, hạn chế.- Trình quản lý hồ sơ học viện: hồ sơ học viện là tập hợp về thông tin của người dùng như dữ liệu cá nhân, kế hoạch học tập, lịch sử học tập, bằng cấp, chứng chỉ, đánh giá kiến thức. Trình quản lsy hồ sơ học viên giúp các thành phần khác của hệ thống truy nhập và sử dụng các thông tin này, đồng thời tìm kiếm và cập nhật các thông tin đó dựa trên dữ liệu do các thành phần khác cung cấp. - Trình lập kế hoạch đào tạo:+ Xác định mục đích học tập+ Kiểm tra quá trình học tập và kỹ năng của học viên+ Đánh giá kỹ năng và kiến thức của học viên so với mục đích học tập+ Lập kế hoạch học tập cho học viên- Trình quản lý đăng ký học viên- Môi trường phân phối- Môi trường cộng tác- Mô tả kiểm tra và đánh giá học tập

Đặc điểm và lịch sử văn hóa của người Việt NamMột số tác giả cho rằng con người Việt Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên lịch sử đặc trưng của Việt Nam.- Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị. Chủ nghĩa yêu nướclà sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại.- Thái độ coi trọng cộng đồng đã trở thành một nét tính cách truyền thống đặc trưng của con người Việt Nam. Mặc dù tính cộng đồng cao là một nét tính cách của con người Việt Nam có chứa đựng nhiều giá trị, song bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế. Cộng đồng được đề cao quá mức đã ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm sự phát triển cá nhân vì cộng đồng không chấp nhận cá nhân đứng ngoài cộng đồng và cá tính không phù hợp với "Luật bầy đàn" của cộng đồng.- Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau. Theo nhà nghiên cứu Hồ Sỹ Quý, Việc coi trọng tình nghĩa tới mức thái quá đương nhiên không phải là giá trị tốt trong mọi hoàn cảnh. Coi trọng tình nghĩa tới mức coi thường hiến pháp và pháp luật như "phép vua thua lệ làng", "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình" thì khó có thể chấp nhận được.- Cần cù lao động là một giá trị đạo đức nổi bật. Người Việt Nam được các dân tộc khác thừa nhận là có tinh thần hiếu học, cộng với bản chất thông minh, dễ tiếp thu và một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm. Người Việt Nam xem giáo dục cao

Nhóm 10 Page 11

Page 12: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

hơn sự giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa Lịch sử dựng nước và giữ nước- Kỷ nguyên văn minh Văn Lang – Âu lạc, Đại Việt+ Thời kỳ 18 vua hùng+ Thời kỳ 1000 năm Băc thuộc+ Thời kỳ 1000 năm giành và giữ chủ quyền+ Thời kỳ đô hộ thực dân+ Thời kỳ giải phóng dân tộc và chống ngoại xâm+ Thời kỳ xây dựng đất nướcLịch sử văn hóa của người Việt Nam Đặc điểm văn hóa Việt Nam thời cơ sở- Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Việt Nam đã bươc vào thời đại kim khí- Thời kỳ này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại 3 trung tâm văn hóa lớn: Đông Sơn (miền Băc), Sa Huỳnh (miền Trung), Đồng Nai (miền Nam) Đặc điểm văn hóa Việt Nam thời Lý – Trần- Văn hóa vật chất: chùa một cột, tháp Bảo Thiên,…- Hệ tư tưởng sử dụng hòa tam giáo, phật giáo phát triển mạnh me, tác động đến tư tưởng, tâm lý, phong tục và nếp sống của đông đảo nhân dân các làng, xã Đặc điểm văn hóa người Việt gần đây:Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng. Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển; nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; công nghệ thông tin, nhất là thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh me. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực; phát huy được truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng... Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn. Hệ thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực và quản lý không theo kịp sự phát triển. Một số cơ quan truyền thông có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích . Cơ chế, chính sách về kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, về huy động, quản lý các nguồn lực cho văn hóa chưa cụ thể, rõ ràng. Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động văn hóa còn thiếu và yếu, có nơi xuống cấp, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp. Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế, bất cập. Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ

Nhóm 10 Page 12

Page 13: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

Ngữ cảnh dạy học đại học, ngữ cảnh dạy học ở trường phổ thôngÁp dụng ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam trong dạy học những năm gần đây đã làm thay đổi cách dạy học truyền thống cùng với nhiều hình thức đào tạo mới, mang lại nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học- Đối với ngữ cảnh đại học: khả năng ứng dụng trong việc phát triển các dạng dạng nội dung dạy học và xây dựng các hệ thống học trực tuyến.- Đối với ngữ cảnh tại trường phổ thông: khả năng ứng dụng của học sinh còn ít, cần đổi mới căn bản để việc dạy học đạt hiệu quả hơnXác định nhu cầu của người học trong ngữ cảnh cụ thểXác định nhu cầu của người học trong ngữ cảnh cụ thể. Đất nước ta tiến hành cuộc đổi mới từ năm 1986 bằng việc thay thế cơ chế quan liêu bao cấp bằng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền giáo dục đã không theo kịp sự đổi mới của đất nước nên chưa xác định được triết lý giáo dục mới đáp ứng mọi nhu cầu của đất nước trong thời kỳ mới. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự thất bại của các cuộc cải cách và đổi mới giáo dục vừa qua. Giờ đây, để xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, việc đầu tiên là phải xác định triết lý giáo dục mới cho nó. Triết lý này cần xuất phát từ quan điểm nổi tiếng của John Dewey (1859-1952, nhà giáo dục Mỹ): “Giáo dục chính là bản thân cuộc sống”; phải đáp ứng được tiêu chí phát triển của đất nước hiện nay là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; đồng thời chiếu theo bốn trụ cột của sứ mệnh giáo dục quốc tế cho thế kỷ 21 là “Học để biết (learning to know), học để làm (learning todo), học để cùng chung sống (learning to live together) và học để sinh tồn (learning to be)”. Theo đó, triết lý này cần thể hiện quan điểm “dạy và học những gì mà xã hội cần, không phải những gì mà người thầy có”.Từ các triết lý trên có thể đề nghị bốn thuộc tính của nền giáo dục Việt Namlà “thực học, dân chủ, dân tộc và khai phóng”.• “Thực học” đối với các nước tiên tiến từ lâu đã trở thành le đương nhiên không cần đề xướng. Nhưng đối với Việt Nam, nơi mà truyền thống học để thi đỗ làm quan cùng với tệ nạn dạy học giả để đạt những giá trị giả mà lấy bằng cấp thật vẫn đang ngự trị xã hội thì việc nhấn mạnh thuộc tính này là rất cần thiết. Thuộc tính này chính là “bốn trụ cột” mà UNESCO đã khẳng định.• “Dân chủ” cũng là một thuộc tính cần nhấn mạnh để vạch rõ một nền giáo dục nhằm mục tiêu phục vụ cuộc sống của nhân dân, bao gồm cá nhân, gia đình và xã hội. Với ý nghĩa đó, dân chủ đồng thời mang tính chất nhân bản, nó đòi hỏi việc quản lý điều hành giáo dục phải được thực hiện bằng cơ chế dân chủ-khoa học thay cho cơ chế quan liêu-bao cấp hiện hành.• “Dân tộc” luôn luôn là thuộc tính không thể thiếu của giáo dục. Bởi vì trong một thế giới mà sự hội nhập quốc tế đã trở thành động lực đương nhiên của sự phát triển thì việc bảo vệ chủ quyền và bản săc dân tộc trở nên vô cùng quan trọng. Do đó nền giáo dục quốc dân phải giữ vững truyền thống và thấm nhuần bản săc dân tộc, để tạo nên một giá trị cơ bản của dân tộc cho các thế hệ tương lai của đất nước.

Nhóm 10 Page 13

Page 14: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

• “Khai phóng” là một thuộc tính hết sức cần thiết đối với giáo dục nước ta xét trên cả bình diện đối nội và đối ngoại. Ở trong nước, thuộc tính này đòi hỏi tầm nhìn cởi mở phóng khoáng đối với mọi ý tưởng hay phát minh sáng chế, tránh sự ràng buộc hay áp đặt của những tư tưởng bảo thủ lỗi thời; còn đối với bên ngoài, “khai phóng” có nghĩa là mở rộng hội nhập quốc tế, tiếp thu khoa học hiện đại để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Nói chung, đó là triết lý của một nền giáo dục dân chủ.

2. Mô hinh hoc kêt hơp ap dung cho ngư canh day hoc ơ Viêt Nam – cu thê ơ môi trương gia đinh ap dung la như thê nao?

Tại Việt Nam mô hình dạy học kết hợp – Blended e-Learning là một mô hình đang được sử dụng triển khai trong các hệ học và hình thức học tập. Hình thức đào tạo này khăc phục được tính thụ động của phương pháp dạy học face-to-face truyền thống bên cạnh đó cũng không giảm tính tương tác trực tiếp giữa thầy và trò trong mô hình học tập truyền thống.- Vai trò của giáo viên, học sinh trong hình thức học tập kết hợp:+ Đối với vai trò, vị trí của giáo viên, dễ dàng nhận ra sự chuyển đổi rất lớn. Giáo viên không chỉ lên lớp tổ chức các hoạt động học tập hoặc thông báo hàng loạt rồi ra về như thường lệ. Giáo viên có nhiệm vụ định hướng, hướng dẫn học viên, xây dựng các nội dung giúp học viên tự truy cập, và quan trọng là dạy cho người học những kỹ năng quan trọng khi khai thác, xử lý thông tin bao gồm cả các kỹ năng máy tính cần thiết.+ Đối với học viên, sự chủ động, tích cực trong học tập là vô cùng quan trọng. Bên cạnh những giờ học trên lớp thì việc tự học qua mạng se quyết định chất lượng học tập của chính bản thân họ. Giờ đây, người học không chỉ thu nạp, ghi nhớ thông tin mà còn phải biết cách phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin một cách hiệu quả. Việc duy trì ý thức kỷ luật và động cơ học tập càng có ý nghĩa hơn đối với loại hình học tập này.- Với ngữ cảnh cụ thể là việc dạy tin học ở trường phổ thông – hình thức Blended có thể áp dụng theo đề xuất như sau:1. Tạo môi trường học tập trực tuyến để hỗ trợ học sinh học tập song song với việc học tập truyền thống face to face với giáo viên trên lớp2. Bên cạnh các hoạt động học tập trên lớp học truyền thống – giáo viên se thiết kế các hoạt động hỗ trợ học sinh tự học, tham gia thảo luận và hoạt động nhóm trên hệ thống học tập.3. Hình thức này se hỗ trợ giáo viên khăc phục được các hạn chế của hình thức học tập truyền thống:+ Hỗ trợ giáo viên và học sinh có môi trường trao đổi và thảo luận tốt hơn. Khăc phục được khuyết điểm thời gian eo hẹp trên lớp không đủ để học sinh trao đổi thăc măc với giáo viên.

Nhóm 10 Page 14

Page 15: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

+ Hỗ trợ giáo viên thiết kế các hoạt động tăng tính tích cực và tự học của học sinh+ Hỗ trợ học sinh có môi trường tự học một cách có định hướng của giáo viên – rèn luyện tinh thần tự học từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

3. Xac đinh mô hinh sư pham hay chiên lươc sư pham (pedagogical strategy) cho môi trương gia đinh ap dung la gi?

Bước 1 :phân tích môi trường .Các câu hỏi cần trả lời được phân tích môi trường (các cơ hội thuận lợi của nhà trường từ các yếu tố tác động bên ngoài đến bên trong?, điểm mạnh ,điểm yếu của nhà trường? Những vấn đề đặt ra cho nhà trường?).

Bước 2: Xác định sứ mệnh ,tầm nhìn,giá trị,mục tiêu chiến lược Định hướng phát triển chiến lược nhà trường. Gồm 4 nội dung:

1. Xác định sứ mệnh nhà trường.2. Tầm nhìn.3. Hệ thống các giá trị cơ bản.4. Xác định mục tiêu chiến lược.

Bước 3: xác định giải pháp chiến lược phải dựa trên kết quả giải quyết mâu thuẫn, các khó khăn và bất cập khi thực hiện các mục tiêu chiến lược , phải chi ra cách thức hoạt động cụ thể để tháo gỡ các mâu thuẫn, khăc phục các khó khăn hoặc bất cập nhằm tạo động lực phát triển.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhà trường và phát triển đội ngũ ,phương thức đổi mới lãnh đạo và quản lý các hoạt động. Các tiêu chí đánh giá kết quả và công cụ đánh giá để nhận biết thông tin phản hồi về sự phát triển của nhà trường.

Bước 4: viết văn bản ,phê chuẩn và ban hành văn bản. Viết được thông tin chính xác trên cơ sở sự tham gia tích cực của các lực lượng giáo dục se là yếu tố đảm bảo thành công cho việc viết văn bản, phê chuẩn và ban hành văn bản. Coi bản chiến lược phát triển nhà trường là văn bản pháp lý, mọi tổ chức cá nhân trong trường cũng như các lực lượng tham gia giáo dục khác của nhà trường cũng phải thực hiện.

Việc xây dựng kế hoạc chiến lược là rất cần thiết trong hoạt động quản lý và nhằm mang lại kết quả trong công việc, nâng cao chất lượng nhăm đáp ứng cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.Để đạt được các mục tiêu xác định trong kế hoạch còn liên quan rất nhiều đến các vấn đề mang tính kỹ thuật khác. Ngoài ra , còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm các nguồn lực, đặc biệt nguốn lực từ con người. Trong đó, phải kể đến năng lực nhận thức và tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chủ chốt, cùng với việc lựa chọn các mô hình tương ứng, phù hợp với yêu cầu về đặc điểm riêng và bối cảnh tác động của từng nhà trường. Vì đây là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách, trước tình hình thực tế hiện nay và nó có thể xem là hành trang hết sức cần thiết

Nhóm 10 Page 15

Page 16: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

cho công tác quản lý,là cẩm nang không thể thiết nhăm xác định hướng đi đúng để phát triển tối đa nguồn lực vốn có tại đơn vị và giúp cho sự nghiệp giáo dục của nước ta càng tiến bộ trong thời kì đất nước đang hội nhập với nền kinh tế thế giới.

4. Chuân bi môi trương cai đăt va thư nghiêm như thê nao?- Để cài đặt hệ thống và áp dụng vào công tác dạy học ở trường phổ thông

thì trước hết cần phân tích hệ thống quản lý tài liệu bài giảng và thi trực tuyến các phân tích thiết kế hệ thống và từ đó xây dựng website thi trực tuyến và quản lý tài liệu bài giảng.

- Xác định yêu cầu hệ thống: đối tượng sử dụng như người quản lý, giáo viên và học sinh.

Vai trò của đối tượng: Học sinh:

Vào trang online. Đang kí tài khoản học tập. Download tài liệu. Tra cứu điểm thi.

Giáo viên Xuất danh sách học sinh. Upload tài liệu. Chuẩn bị dữ liệu cho HS thi.

Quản trị viên: Quản lý hệ thống. Thiết lập quant hệ giữa giáo viên và lớp học.

Thiết kế hệ thống Biểu đồ usecase tổng quát. Biểu đồ usecase cho chức năng đổi thông tin cá

nhân ,quản lý danh sách giáo viên, môn học, khoa, lớp học và danh sách thi, usecase cấu hình hệ thống, trao đổi thông tin, thống kê ngân hàng câu hỏi.

Các usecase đối với actor thí sinh- Biểu đồ usecase chức năng làm bài thi.- Biểu đồ usecase chức năng làm bài tập ôn.- Biểu đồ usecase chức năng đổi mật khẩu.- Biểu đồ usecase chức năng xem kết quả.

Quản lý tài liệu bài giảng usecase tổng quát ,chức năng quản lý tài liệu, chức năng quản lý hệ thống.

Biểu đồ tuần tự gồm các chức năng:- Chức năng của người quản trị: biểu đồ tuần tự

chức năng có thể đăng nhập hệ thống.

Nhóm 10 Page 16

Page 17: Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập hiệu quả phù hợp với ngữ cảnh dạy học ở Việt Nam

GVHD: TS.Lê Đức LongNhóm 10

- Biểu đồ tuần tự chức năng thêm mới thông tin.- Biểu đồ tuần tự chức năng sửa thông tin.- Biểu đồ tuần tự chức năng xoá sản phẩm.- Biểu đồ tuần tự cho các chức năng thống kê.

Chức năng người giáo viên- Biểu đồ tuần tự cho phép đang nhập hệ thống cả

hai ứng dụng.- Biểu đồ tuần tự cho chức năng ra đề thi tự động.- Biểu đồ tuần tự cho chức năng Up load câu hỏi.- Biểu đồ tuần tự cho chức năng ra đề thi thử.

Chức năng đối với học sinh:- Biểu đồ tuần tự các chức năng đăng nhập hệ

thống, chức năng thi của thí sinh.Từ đó , cài đặt hệ thống quản lý tài liệu bài giảng và thi trực tuyến áp dụng cho

công tác dạy học ở trường trung học phổ thông. Các giao diện của người quản trị quản lý các tài liệu, khoa, giáo viên, lớp học, môn học, thí sinh, chuyên mục, người dùng và hệ thống. Gồm các giao diện của người giáo viên , giao diện học sinh và giao diện học trực tuyến. Áp dụng vào công tác dạy học. Các thầy cô biết cách thiết kế bài giảng

điện tử , gửi tài liệu lên website.

Nhóm 10 Page 17