Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT...

236
304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊ HỌC THUYẾT KINH LẠC 1. Khái niệm. Cũng như học thuyết âm dương ngũ hành, tạng tượng, học thuyết về doanh vệ khí huyết, tinh, thần, tân, dịch; học thuyết kinh lạc là cơ sở lý luận và là một bộ phận cấu tạo nên hệ thống lý luận của YHCT phương Đông, một học thuyết có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong sinh lý, bệnh lý, trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh tật. Khi thực hành châm cứu, tuyến quân y đơn vị không thể không nắm vững hệ thống kinh lạc . Kinh lạc (meridian) là đường liên tục thông suốt của khí huyết, kinh là đường thẳng đi khắp cơ thể, lạc là đường liên lạc giữa các kinh, tạo thành màng lưới thấu suốt trong ngoài, quán triệt trên dưới, liên hệ với các cơ quan tạng phủ với các tổ chức của cơ thể (không đâu mà không tới). Trong kinh lạc có kinh khí vận hành: khí là cơ sở vật chất, là kết quả của quá trình chuyển hóa các chất đạm, đường, mỡ; khi khí hoá cho ra năng lượng thúc đẩy hoạt động của các tạng phủ; khí quan hệ chặt chẽ với huyết (là cơ sở vật chất) vì vậy chức năng của kinh lạc là vận chuyển khí huyết dinh dưỡng, duy trì hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể sống. Sự hoạt động của hệ kinh lạc có tính quy luật tuỳ theo bệnh lý từ trong ra hay từ ngoài vào, đều có biểu hiện bất thường của hệ kinh lạc. Thầy thuốc phải nắm vững quy luật chuyển hóa của kinh lạc để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh tật. 2. Sơ bộ cấu tạo của hệ thống kinh lạc. - Mười hai kinh mạch chính: + 12 kinh biệt. +12 kinh cân. + 12 khu da bì bộ. - Tám mạch kỳ kinh (kỳ kinh bát mạch)

Transcript of Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT...

Page 1: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

304

Chương I

ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ

HUYỆT VỊ

HỌC THUYẾT KINH LẠC

1. Khái niệm.

Cũng như học thuyết âm dương ngũ hành, tạng tượng, học thuyết về

doanh vệ khí huyết, tinh, thần, tân, dịch; học thuyết kinh lạc là cơ sở lý luận và

là một bộ phận cấu tạo nên hệ thống lý luận của YHCT phương Đông, một

học thuyết có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong sinh lý, bệnh lý, trong chẩn

đoán, điều trị và dự phòng bệnh tật. Khi thực hành châm cứu, tuyến quân y

đơn vị không thể không nắm vững hệ thống kinh lạc.

Kinh lạc (meridian) là đường liên tục thông suốt của khí huyết, kinh là

đường thẳng đi khắp cơ thể, lạc là đường liên lạc giữa các kinh, tạo thành

màng lưới thấu suốt trong ngoài, quán triệt trên dưới, liên hệ với các cơ quan

tạng phủ với các tổ chức của cơ thể (không đâu mà không tới).

Trong kinh lạc có kinh khí vận hành: khí là cơ sở vật chất, là kết quả của quá

trình chuyển hóa các chất đạm, đường, mỡ; khi khí hoá cho ra năng lượng thúc đẩy

hoạt động của các tạng phủ; khí quan hệ chặt chẽ với huyết (là cơ sở vật chất) vì vậy

chức năng của kinh lạc là vận chuyển khí huyết dinh dưỡng, duy trì hoạt động sinh lý

bình thường của cơ thể sống.

Sự hoạt động của hệ kinh lạc có tính quy luật tuỳ theo bệnh lý từ trong

ra hay từ ngoài vào, đều có biểu hiện bất thường của hệ kinh lạc. Thầy thuốc

phải nắm vững quy luật chuyển hóa của kinh lạc để phục vụ cho chẩn đoán,

điều trị và dự phòng bệnh tật.

2. Sơ bộ cấu tạo của hệ thống kinh lạc.

- Mười hai kinh mạch chính:

+ 12 kinh biệt. +12 kinh cân.

+ 12 khu da bì bộ.

- Tám mạch kỳ kinh (kỳ kinh bát mạch)

Page 2: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

305

- Mười lăm biệt lạc

- Huyệt:

Huyệt trên 12 kinh chính, huyệt trên mạch nhâm và mạch đốc, huyệt

ngoài kinh và một số huyệt mới (tân huyệt).

3. Cách gọi tên của 12 kinh mạch chính.

- Ba kinh âm ở tay.

Thủ thái âm phế kinh, gọi tắt là kinh phế.

Thủ thiếu âm tâm kinh, gọi tắt là kinh tâm.

Thủ quyết âm tâm bào lạc kinh, gọi tắt là kinh tâm bào.

- Ba kinh dương ở tay.

Thủ dương minh đại trường kinh, gọi tắt là kinh đại trường.

Thủ thái dương tiểu trường kinh, gọi tắt là kinh tiểu trường.

Thủ thiếu dương tam tiêu kinh, gọi tắt là kinh tam tiêu.

- Ba kinh âm ở chân.

Túc thái âm tỳ kinh, gọi tắt là kinh tỳ.

Túc thiếu âm thận kinh, gọi tắt là kinh thận.

Túc quyết âm can kinh, gọi tắt là kinh can.

- Ba kinh dương ở chân.

Túc dương minh vị kinh, gọi tắt là kinh vị.

Túc thiếu dương đởm kinh, gọi tắt là kinh đởm.

Túc thái dương bàng quang, gọi tắt là kinh bàng quang.

4. Sự vận hành và chủ trị của kinh lạc.

4.1. Khái quát chung.

- Mười bốn kinh mạch đều có vị trí tuần hành nhất định. Trừ haii kinh

nhâm và đốc mạch, còn 12 kinh lạc phân bố đối xứng nhau hai bên chi thể và

có sự liên tiếp theo thứ tự nhất định.

Page 3: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Đại trường kinh (LI)

Phế kinh (LU)

Đởm kinh (GB) Can kinh (LR) Tỳ kinh (Sp) Vị kinh(St)

Tâm bào kinh (PC) Tam tiêu(TE) Tâm kinh (HT) T.T kinh (SI)

Thận kinh (KI)

Bàng quang kinh (BL)

4.2. Đại cương về sự tuần hành và chủ trị của 12 kinh chính và 2 mạch nhâm,

đốc.

+ Ba kinh âm ở tay.

Bắt đầu từ ngực đi lên trên xuất ra mặt trước trong tay và liên tiếp với 3 kinh

dương ở tay. Các chứng bệnh ở vùng ngực có thể lấy huyệt của ba âm kinh ở tay để

điều trị.

- Thủ thái âm phế kinh.

+ Thuộc phế, liên lạc với đại trường, đi ra ngoài chỗ xương đòn, thuộc huyệt

trung phủ vòng ra mặt ngoài chi trên đi xuống dưới, dừng ở mé ngón tay cái nơi

huyệt thiếu thương rồi liên tiếp v

ới kinh thủ dương minh đại trường.

+ Chủ trị: các chứng bệnh ở vùng phế, ngực, hầu, họng, chứng sốt cao, tự

hãn, tiêu khát, có thể chỉ định các huyệt mà kinh đi qua.

- Thủ quyết âm tâm bào kinh.

Page 4: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Thuộc tâm bào, liên lạc với tam tiêu, ra ngoài nơi đầu vú (nơi huyệt thiên trì) đi

chính giữa mặt trong chi trên và xuống dưới dừng ở đầu ngón tay giữa (nơi huyệt trung

xung) và liên tiếp với kinh thủ thiếu dương tam tiêu kinh.

+ Chủ trị: các bệnh thuộc vùng tâm, vị, ngực, các bệnh thần chí, suy nhược

thần kinh, nhược não, hen suyễn, sốt rét và điều trị các chứng bệnh theo vùng kinh

đi qua.

- Thủ thiếu âm tâm kinh.

+ Thuộc tâm, liên hệ với tiểu trường, đi ra ngoài nơi hõm nách (huyệt cực

tuyền) theo mặt trước ngoài chi trên xuống dưới, dừng ở huyệt thiếu xung, mé ngoài

ngón tay áp út, tiếp nối với kinh thủ thái dương tiểu trường.

+ Chủ trị: các chứng bệnh ở phần tâm và ngực, bệnh thần chí, phát dục chậm,

thần kinh suy nhược, trúng phong, thất ngôn và điều trị các chứng bệnh theo vùng

mà kinh đi qua.

- Ba kinh dương ở tay.

+ Ba kinh dương ở tay đều bắt đầu từ tay đi lên trên hành ở phía dưới chi

trên và liên tiếp với ba kinh dương ở trên. Nói chung khi điều trị các chứng bệnh ở

đầu, trán, mặt, mắt, tai, mũi, hầu, họng và sốt cao đều lấy huyệt ở ba kinh dương

tay.

- Thủ dương minh đại trường kinh.

+ Thuộc đại trường, liên lạc với phế, bắt đầu từ ngón tay trỏ (nơi huyệt

thương dương) men theo phía sau ngoài của chi trên, lên bả vai, cổ và phần xương

hàm bắt chéo ở huyệt nhân trung, dừng ở cánh mũi bên đối diện (nơi huyệt nghinh

hương) và liên tiếp với kinh dương minh vị ở huyệt thừa khấp.

+ Chủ trị: các chứng bệnh vùng trước đầu, mặt, răng, mắt, tai, mũi, hầu,

họng, các bệnh vùng ngực, bệnh phát sốt, phong chẩn, cao huyết áp và điều trị các

chứng bệnh nơi mà đường kinh đi qua.

- Thủ thiếu dương tam tiêu kinh.

+ Thuộc tam tiêu liên lạc với tâm bào. Bên ngoài kinh bắt đầu từ ngón tay vô

danh nơi huyệt quan xung đi lên trên chính giữa phần dưới mặt sau chi trên đến vai,

phía ngoài cổ vào tai, qua thái dương và dừng ở đuôi mắt nơi huyệt ty trúc không,

tiếp nối với kinh túc thiếu dương đởm nơi huyệt đồng tử liêu.

+ Chủ trị: các bệnh vùng đầu, tai, mắt, hầu, các chứng bệnh nhực sườn, sốt

cao, phong chẩn, tiện bế và điều trị các chứng bệnh ở vùng kinh đi qua.

- Thủ thái dương tiểu trường kinh.

Page 5: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Kinh thuộc tiểu trường, liên lạc với tâm bên ngoài kinh bắt đầu từ ngón tay út nơi

huyệt thiếu trạch, đi lên theo mặt duỗi thành trụ lên trên vai, cổ đến hàm, dừng ở trước tai,

nơi huyệt thính cung và liên tiếp với kinh túc thái dương bàng quang.

+ Chủ trị: các chứng bệnh vùng bả vai, cổ, đầu, mắt, tai, hầu, họng, bệnh thần chí,

phát sốt, đau lưng và điều trị các chứng bệnh theo vùng mà kinh đi qua.

- Ba kinh âm ở chân: đều bắt đầu từ chân đi lên trên theo mặt trong chi dưới,

lên bụng, ngực, nói tiếp với 3 kinh âm ở tay. Nói chung các chứng bệnh ở vùng tiết

niệu, sinh dục và phần bụng có thể lấy huyệt ở 3 kinh âm ở chân để điều trị.

- Túc thái âm tỳ kinh: thuộc tỳ, liên lạc với vị. Bên ngoài kinh bắt đầu từ

ngón chân cái, nơi huyệt ẩn bạch theo mặt trong chân đến mé trong sau xương đùi

lên tiểu khung vào tủy cùng và tủy sống rồi lên trước ngoài ngực và bụng, dừng lại

ở dưới nách nơi huyệt đại bao (gian sườn 6 trên đường giữa nách) liên tiếp với thủ

thiếu âm tâm kinh.

+ Chủ trị: bệnh vị trường, bệnh tiết niệu, sinh dục và các vị trí bị bệnh mà kinh đi

qua, ngoài ra kinh còn có tác dụng điều trị chảy máu, thiếu máu, mất ngủ, phù…

- Túc quyết am can kinh: thuộc can liên hệ với đởm, tuần hành ở mặt ngoài

cơ thể bắt đầu từ mé ngoài ngón cái (huyệt đại đôn) theo mặt trong chân vaò thành

trong tiểu khung và thành bụng, dừng lại ở gian sườn sáu dưới vú, nơi huyệt kỳ

môn, liên tiếp với kinh thủ thái âm phế.

+ Chủ trị: các chứng bệnh thuộc can đởm bao gồm; bệnh cao huyết áp, đau

đầu, mất ngủ, hay mê… các bệnh thuộc hệ thống sinh dục, tiết niệu và các chứng

bệnh ở nơi mà kinh đi qua.

- Túc thiếu âm thận kinh: thuộc thận, liên hệ với bàng quang, bên ngoài kinh bắt

đầu từ giữa lòng bàn chân nơi huyệt dũng tuyền, theo mé sau trong cổ chân lên thành trong

đùi vào bụng ngực, hai bên của đường trắng giữa dừng lại ở giữa dưới xương đòn (huyệt

du phủ) liên tiếp với kinh thủ quyết âm tâm bào.

+ Chủ trị: các bệnh thuộc hệ thống nội tiết và hệ thống sinh dục, tiết niệu,

thần kinh suy nhược, bệnh ở hầu, ngực, vùng lưng và điều trị các chứng bệnh theo

vùng mà kinh đi qua.

- Ba kinh dương ở chân: đều xuất phát từ vùng đầu xuống ngực bụng và đi

xuống mặt trước ngoài chân liên tiếp với 3 kinh âm ở chân. Nói chung các chứng

bệnh ở đầu, mặt, phát sốt và bệnh thần chí đều dùng các huyệt ở 3 kinh dương ở

chân để điều trị.

- Túc dương minh vị kinh: kinh thuộc vị, liên lạc với tỳ, bên ngoài từ dưới mi mắt,

nơi huyệt thừa khấp theo gò má đến quanh môi, mồm, vào xương hàm dưới tới góc hàm

phân thành hai nhánh, một nhánh lên trước tai tới góc trán nơi huyệt đầu duy, nhánh khác

Page 6: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

ra phía ngoài xương hàm đi xuống dưới hố thượng đòn xuống trước ngực bụng và trước

chi dưới, dừng lại ở mé ngoài ngón chân thứ hai nơi huyệt lệ đoài.

+ Chủ trị: các chứng bệnh thuộc vùng hầu, họng, răng, mồm, mặt, đầu, bệnh

ở vị trường, thần chí, cao huyết áp, thiếu máu, chứng bạch cầu giảm và điều trị bệnh

ở các cơ quan mà kinh đi qua.

- Túc thiếu dương đởm kinh: thuộc đởm, liên lạc với can, bên ngoài bắt đầu

từ ngoài đuôi mắt (nơi huyệt đồng tử liêu) quanh phía trước tai vòng lên thái dương,

sau đó tới thành ngoài ngực bụng, mạn sườn và hạ chi, dừng lại ở mé ngoài đầu

ngón chân thứ tư, nơi huyệt túc khiếu âm tiếp nối với kinh quyết âm can.

+ Chủ trị: các chứng bệnh vùng đầu, mắt, tai, ngực, sườn, bệnh thuộc can

đởm, bệnh thần chí, sốt cao, các chứng tiện bế, phù thiếu B1 (cước khí) ngoài ra

kinh còn có tác dụng điều trị bệnh tật theo vùng mà kinh đi qua.

- Túc thái dương bàng quang kinh: kinh thuộc bàng quang, liên lạc với thận,

bên ngoài bắt đầu từ khoé mắt trong nơi huyệt tình minh đi lên đỉnh đầu và vùng

chẩm, xuống phía sau cổ, đi 2 bên cột sống xuống mặt sau chi dưới và phía sau

ngoài cổ chân theo mé ngoài, dừng lại ở ngón út bàn chân nơi huyệt chí âm rồi liên

tiếp với kinh túc thiếu âm thận.

+ Chủ trị: các chứng bệnh vùng thắt lưng, cột sống lưng, vùng sau cổ, chẩm,

mắt… ngoài ra còn điều trị các chứng bệnh theo vùng mà kinh lạc đi qua.

Tóm lại: - Thủ tam âm liên tiếp thủ tam dương.

- Thủ tam dương liên tiếp túc tam dương.

- Túc tam dương liên tiếp túc tam âm.

- Túc tam âm liên tiếp với thủ tam âm.

- Nhâm mạch.

Bắt đầu từ giữa tầng sinh môn (giữa hậu môn và cơ quan sinh dục – nơi

huyệt hội âm) đi lên phía trước giữa bụng, dừng lại ở giữa rãnh môi hàm dưới nơi

huyệt thừa tương, tương giao với kinh đốc mạch. Nhâm mạch có tác dụng tổng quản

các kinh âm của cơ thể là: “âm kinh chi hải”

+ Chủ trị: bệnh hệ thống sinh dục, tiết niệu, các chứng bệnh vị trường, phế

hầu, họng, bệnh về thần chí, thân thể hư nhược, ngoài ra còn điều trị bệnh ở các cơ

quan thuộc kinh lạc chi phối.

- Đốc mạch.

+ Bắt đầu từ xương cùng nơi huyệt trường cường, đi lên chính giữa lưng, qua

gáy tới trước đầu mũi và dừng lại ở huyệt nhân trung, liên kết với kinh nhâm mạch.

Page 7: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

đốc mạch có tác dụng tổng đốc các kinh dương của toàn thân “đốc mạch vi dương

kinh chi hải”.

+ Chủ trị: các bệnh vùng đầu, mặt, hầu, họng, bệnh thuộc tâm, phế, vị

trường, bệnh sinh dục, tiết niệu, sốt cao, bệnh thần chí “não phát dục bất toàn”,

giảm bạch cầu, toàn thân hư nhược, suy nhược thần kinh, ngoài ra còn điều trị các

chứng bệnh ở vùng mà kinh đi qua.

4.3. Quy luật phân bố 12 kinh ở ngoài cơ thể.

- Phần đầu mặt:

+ Ba kinh dương tay, chân, đều phân bố ở đầu, mặt. Người xưa cho rằng

”Thủ vi giả dương chi hội”. Thủ túc dương minh kinh ở mặt trước và ở trước đầu.

Thủ túc thiếu dương kinh ở mặt bên thủ thái dương kinh phân bố mặt bên thái

dương, túc thái dương kinh phân bố ở sau đầu, trước trán và đỉnh chẩm.

- Phần thân người.

+ Ba kinh âm ở tay, chân đều phân bố ở mặt trước, ba kinh âm chân phân bố

ở ngực, bụng; ba kinh âm tay phân bố ở ngực. Trong ba kinh dương chân, kinh túc

dương minh phân bố ở ngực bụng, túc thiếu dương kinh phân bố ở mặt bên thân

người, kinh túc thái dương phân bố ở măt lưng.

+ Chi trên: ba kinh âm phân bố ở mặt gấp, kinh thái âm ở trước, kinh thiếu

âm ở sau, kinh quyết âm ở giữa. Ba kinh dương ở tay phân bố mặt duỗi, kinh dương

minh ở trước, kinh thái dương ở sau, kinh thiếu dương ở giữa.

+ Chi dưới: ba kinh âm phân bố ở mặt trong, thứ tự phân bố giống như chi

trên, chỉ là giao hoán vị trí của huyết âm và thái âm, túc dương minh phân bố ở

trước, kinh túc thiếu dương phân bố ở ngoài, kinh túc thái dương phân bố ở sau.

Lưu ý vị trí các kinh không nói theo giải phẫu mà nói theo hình người ở tư thế đứng

hai tay giơ cao, lòng bàn tay theo hướng trước trong.

Cần phải nắm vững qui luật phân bố của kinh lạc vì nó có ý nghĩa trong việc

chẩn đoán và bệnh tật.

4.4. Qui luật biểu lý của 12 kinh.

Mười hai kinh mạch phân bố ở tạng phủ, kinh âm thuộc tạng (liên lạc với

phủ) là lý, kinh dương thuộc phủ (liên lạc với tạng) là biểu. Do mối liên hệ của kinh

lạc tuần hành bên trong cơ thể mà tạo nên quan hệ biểu lý, âm dương của kinh lạc

và tạng phủ. Hai kinh biểu và lý liên tiếp thông nhau qua lạc mạch tương hỗ, vì vậy

vì phương diện sinh lý và bệnh lý của hai kinh biểu lý đều là mối quan hệ tương hỗ

và ảnh hưởng tương hỗ. Nắm vững qui luật này, trong điều trị thường vận dụng

cách lấy huyệt trên các kinh có liên quan biểu lý để phối hợp nhằm làm tăng hiệu

quả điều trị.

Page 8: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

5. Huyệt là vị trí chuyển hóa của khí (Vital energy) thường ở phần da của cơ

thể.

- Tác dụng sinh lý của huyệt là chuyển hóa năng lượng (khí) cũng là nơi xâm

nhập của tà khí, vì vậy huyệt có tác dụng chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh tật.

5.1. Các loại huyệt

Học thuyết kinh lạc chia 3 loại huyệt.

- Kinh huyệt: các huyệt nằm trên 12 kinh chính và mạch nhâm, mạch đốc.

Kinh huyệt còn chia ra: huyệt nguyên, huyệt lạc, huyệt du, huyệt mộ, huyệt ngũ du

(tỉnh, huỳnh, du, kinh, nguyên, hợp), huyệt Khích, 8 huyệt hội, huyệt giao hội…

- Huyệt ngoài kinh, gọi là kinh ngoại kỳ huyệt: là huyệt không nằm trên

đường kinh chính (14 đường kinh) và cũng có thể nằm trên đường đi của kinh

nhưng không phải huyệt của kinh đó. Một số nhà châm cứu hậu sinh đã phát hiện

khoảng 200 huyệt ngoài kinh mặc dù theo tổ chức y tế thế giới (Malina, 1991) xác

định có 48 huyệt ngoài kinh.

- Huyệt ở chỗ đau, gọi là a thị huyệt. Số lượng huyệt là tùy theo nhiều hay í t

chỗ đau.

5.2. Qui luật chủ trị của huyệt ở 14 kinh.

- “ Kinh lạc sở quá chủ trị sở tại” tức là kinh lạc tuần hành qua đâu thì có tác

dụng điều trị bệnh ở nơi đó. Nói chung các huyệt vùng mặt phần lớn có tác dụng

điều trị cục bộ, nhưng cũng có một số huyệt có tác dụng điều trị bệnh toàn thân:

bách hội, nhân trung, tố liêu, phong phủ.

- Các huyệt hợp ở vùng thân người: không những có tác dụng điều trị tại chỗ

mà còn có tác dụng điều trị các tạng phủ trong cơ thể. Ví dụ: huyệt vị vùng bụng,

ngực đều có tác dụng điều trị bệnh tại chỗ, bệnh nội tạng cấp tính. Huyệt phần lưng

điều trị bệnh tại chỗ, bệnh nội tạng, bệnh mãn tính như huyệt đản trung, quan

nguyên, khí hải, đại chùy, mệnh môn, thận du đều có thể điều trị bệnh toàn thân.

+ Ba kinh dương tay chân: huyệt ở tay hoặc ở chân lên đều có tác dụng điều

trị bệnh ở đầu, mặt, ngũ quan, phát sốt, bệnh thần chí. Huyệt ở trên và thành trước

tiểu khung đều điều trị bệnh ở tạng phủ bao gồm ngực, bụng, lưng, thắt lưng. Còn

ba kinh dương tay đa số điều trị các chứng bệnh đầu, mặt, cổ, lưng, vai.

+ Ba kinh âm tay chân: phân bố ở tay và chân, điều trị bệnh ở phế ngực, hầu,

họng và bệnh thần chí; riêng phần huyệt ba kinh âm ở chân có thể điều trị bệnh hệ

thống sinh dục, tiết niệu và bệnh can, tỳ, thận. Huyệt ba kinh âm ở tay chủ trị thuộc

bệnh tâm phế, tâm bào là chính. Huyệt ba kinh âm ở chân trị bệnh can, tỳ, thận là

chủ, còn lại phần lớn điều trị cục bộ.

- Ngoài việc điều trị bệnh cho tạng hoặc phủ mà kinh chi phối, kinh lạc còn

điều trị các chứng và bệnh ở các tạng phủ có liên quan biểu lý với nó.

Page 9: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

6. Sinh lý và bệnh lý của kinh lạc.

- Tác dụng sinh lý của kinh lạc là: hành khí huyết, dưỡng (doanh) âm dương,

nhu cân cốt và lợi khớp xương (lợi quan tiết). Kinh lạc liên hệ khắp toàn thân, từ

trong tạng phủ đến các cơ khớp và chi thể, thấu suốt trong ngoài để vận hành khí

tiết, duy trì mọi chức năng sinh lý bình thường của các tổ chức, cơ quan trong cơ

thể. Mọi cơ quan, tổ chức của ngũ quan, của khiếu, da, cơ, cân cốt, tứ chi, lục phủ,

ngũ tạng của cơ thể đều phải dựa vào sự nhu dưỡng của khí huyết và sự liên hệ của

kinh lạc. Luôn phát huy chức năng sẵn có và hiệp đồng tương hỗ, kinh lạc tạo thành

một thể hữu cơ hoàn chỉnh.

- Khi bệnh lý: kinh lạc có liên quan chặt chẽ tới phát sinh và phát triển

(chuyển biến) của bệnh tật.

- Nếu như tà khí xâm phạm vào cơ thể mà tác dụng bảo vệ của kinh lạc (kinh

khí bên ngoài thất thường thì thông qua kinh lạc bệnh tà chuyển vào tạng phủ. Ví

dụ: phong tà xâm phạm cơ biểu rồi chuyển vào trong cơ thể xuất hiện triệu chứng

của phế, khái thấu; khạc đàm, ngực tức, ngực đau; do phế và đại trường tương quan

biểu lý nên có khi còn xuất hiện triệu chứng của đại trường; đau bụng, ỉa lỏng hoặc

tiện bế.

- Ngược lại, khi có bệnh ở tạng phủ cũng thông qua kinh lạc có liên quan sẽ phản

ảnh qua các vùng da, cơ tương ứng. Ví dụ: bệnh ở can thường xuất hiện đau sườn, bệnh ở

thận thường đau lưng, bệnh ở phế thường đau vai lưng (kiên bối) vùng liên bả. Nhưng nói

chung chỉ là tương đối, quan trọng là xem bệnh tà (tính chất mạnh yếu) so với sự thịnh suy

của chính khí, của cơ thể để quyết định điều trị được tốt.

7. ứng dụng học thuyết kinh lạc trên lâm sàng.

7.1. ứng dụng trong chẩn đoán: (Kinh lạc chẩn)

- Dựa trên đường đi của kinh lạc ta có thể đoán biết được vị trí khi tạng phủ

bị bệnh hoặc khi kinh khí tụ lại, thường xuất hiện các phản ứng cảm giác đau khi ấn

hoặc co cứng ở dưới tay khi sờ nắn, vì vậy có thể hỗ trợ thêm cho chẩn đoán bệnh ở

tạng phủ và ở kinh lạc.

- Ví dụ: phế có bệnh có điểm đau ở phế du hoặc trung phủ. Vị có bệnh thì tỳ

du hoặc vị du ấn đau, khi viêm ruột thừa thấy đau khi ấn huyệt lan vĩ, khi viêm túi

mật ấn huyệt điểm túi mật thấy đau.

+ Căn cứ vào sự phân bố của kinh lạc có thể chẩn đoán bệnh trên đường kinh, ví

dụ: kinh đởm phân bố ở ngoài cơ thể, khi kinh đởm hoặc đởm bị bệnh thì thường bệnh

nhân có triệu chứng đau sườn, miệng khô, mắt hoa, tai điếc. Người xưa còn dựa vào sự

phân bố của 14 đường kinh để chẩn đoán: ví dụ đau đầu trước trán liên quan đến kinh

dương minh, đau thành bên liên quan đến kinh thiếu dương, đau vùng chẩm gáy liên

quan đến kinh dương minh, thái dương, đau vùng đỉnh đầu liên quan đến kinh túc quyết

âm can hoặc kinh đốc mạch.

Page 10: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Ứng dụng kinh lạc để lựa chọn tác dụng của thuốc.

Một số thuốc đối với tạng phủ kinh lạc có tác dụng chọn lọc (tác dụng ưu tiên). Vì

thế việc nghiên cứu lý luận qui kinh của dược vật sẽ có tác dụng chỉ đạo nhất định trong

việc dùng thuốc trên lâm sàng.

Ví dụ: cùng là thuốc trị đau đầu, nhưng cảo bản vào kinh thái dương trị đau đầu do

bệnh của kinh thái dương. Bạch chỉ vào kinh dương minh trị bệnh đau đầu do bệnh của

kinh dương minh, tử hồ vào kinh thiếu dương trị đau đầu do bệnh của kinh thiếu dương.

Ngoài ra một số thuốc không những chỉ ưu tiên để vào kinh nào đó mà nó còn có

tác dụng hướng dẫn các thuốc khác đi vào các kinh khác nhau. Ví dụ: khương hoạt là

thuốc dẫn vào kinh thái dương bàng quang…

7.2. ứng dụng kinh lạc trong điều trị.

Trong những năm gần đây dựa trên cơ sở kết hợp giữa y học hiện đại với y

học cổ truyền, lý luận châm cứu và kinh lạc được phát triển hoàn thiện hơn, vì vậy

việc ứng dụng các thủ thuật, thủ pháp tác động trên huyệt ngày càng phong phú và

đa dạng: thủy châm, điện châm, chôn chỉ, châm lase, châm sóng ngắn, gài viên từ sẽ

lần lượt được giới thiệu các phương pháp này trong thực hành điều trị.

Một số tư liệu nghiên cứu hiện đại liên quan đến kinh lạc huyệt vị.

7.3. Những nghiên cứu thực chất về hệ kinh lạc.

Khi châm đắc khí có thông điện thấy tê chướng nặng thường thường lan theo

đường kinh gọi là hiện tượng kinh lạc vận hành, vậy cơ sở vật chất của kinh lạc là

gì ? Thực chất kinh lạc là thế nào ? Hiện nay còn chưa được giải thích rõ ràng

nhưng sơ bộ có 3 hướng giải thích về kinh lạc.

- Hướng thứ nhất: người ta cho rằng thực chất của hệ kinh lạc là hệ thần

kinh, những ý kiến về mặt này đều thông qua nghiên cứu về giải phẫu học của huyệt

vị thấy rõ phân bố của huyệt ở tứ chi rất gần với đường đi của thần kinh nên khi

kích thích kim châm vào huyệt làm biến đổi chức năng của các cơ quan thuộc thần

kinh chi phối nhưng nói chung chưa được rõ ràng.

Từ kích thích tiếp nhận truyền vào và truyền ra đều có sự tham gia của thần

kinh (bao gồm dây thần kinh và mặt đoạn thần kinh thành huyết quản) quá trình này

có liên quan mật thiết với thần kinh trung ương.

Thực nghiệm đã chứng minh: hiện tượng kinh lạc có thể bị cắt đứt (dập tắt)

hoặc hiện tượng tê biến mất hoặc giảm yếu khi dẫn truyền thần kinh bị cản trở. Ví

dụ: châm huyệt túc tam lý của thỏ có thể dẫn đến tăng nhu động của ruột non,

nhưng nếu cắt đứt thần kinh hông to và thần kinh đùi thì phản ứng tăng nhu động

ruột của ruột non không có nữa, điều này chứng tỏ kích thích truyền vào và dây thần

kinh có quan hệ khăng khít. Hoặc giả sau khi phá hủy hoàn toàn tủy sống cũng lại

cho châm huyệt túc tam lý phản ứng trên ở ruột non cũng không có, rõ ràng phản

Page 11: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

ứng này còn có vai trò tham gia của tủy sống. Khi gây tê thắt lưng rồi châm túc tam

lý không thấy có cảm giác tê tức, sau khi lưng hết tê cảm giác tê tức lại hồi phục,

sau khi phóng bế thần kinh giao cảm, rồi châm các huyệt vùng mặt không thấy cảm

ứng kích thích. Sau khi gây mê vỏ đại não, châm huyệt đài trùy thấy hiệu ứng hạ sốt

rõ ràng, nếu như lại phong bế thần kinh giao cảm và phó giao cảm thấy hiệu ứng hạ

sốt không xuất hiện lại.

Những năm gần đây khi nghiên cứu châm tê, các tác giả quan sát huyệt hợp

cốc có thể làm cho mức đau của toàn cơ thể nâng cao, sau khi dùng novocain phóng

bế cả lớp nông và lớp sâu của huyệt hoặc chỉ phóng bế tổ chức ở lớp sâu thì mức

đau không chỉ tăng cao trở lại huyệt hợp cốc (phần tổ chức sâu) của vùng huyệt do

dây thần kinh trụ chi phối, nếu như kích thích điện riêng huyệt hợp cốc có thể ghi

được sự biến đổi thông điện ở phía trên khớp khuỷu vì kích điện truyền theo vùng

da thuộc thần kinh trụ chi phối, cùng thấy sự biến đổi điện độ tương tự khi châm

kích thích tam âm giao, túc tam lý ở chân sau của mèo.

Tóm lại: căn cứ vào kết quả quan sát trên động vật thực nghiệm và lâm sàng

cho phép ta suy đoán thực chất của kinh lạc là thần kinh.

- Hướng thứ hai: các tác giả cho rằng thực chất của kinh lạc là công năng

điều tiết tổng hợp tứ thần kinh đến thể dịch. Kinh lạc được lưu thông, ngoài nhờ

đường thần kinh ra còn có sự điều tiết dịch thể nội tại, có khi ngừng kích thích điện

lâu hiệu ứng điện thế vẫn duy trì trong một thời gian dài. Thực nghiệm cũng chứng

minh khi viêm ruột thừa cấp, châm có thể làm cho hàm lượng kích tố bì chất trong

huyết dịch tăng cao. Châm còn có thể súc tiến thùy trước tuyến yên tiết kích thích tố

noãn bào và sinh thành tố thể vàng, ảnh hưởng đến bài noãn.

- Hướng thứ ba: nhóm này cho rằng thực chất của kinh lạc có thể là hiện

tượng điện sinh vật. Các tác giả thông qua nghiên cứu thông điện và điện trở đã

phát hiện nhiều điểm dẫn điện, điểm dẫn điện và huyệt vị của kinh lạc rất gần nhau.

Kết quả nghiên cứu của cả ba hướng đều đã chứng minh khách quan sự tồn

tại của hệ kinh lạc, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của các tác giả vẫn chưa được

thống nhất.

Nghiên cứu về hệ kinh lạc có nhiều tài liệu rất phong phú và các tác giả đều

thống nhất; kinh lạc có cơ sở vật chất. Kinh lạc và hệ thống thần kinh có liên quan

tương đối mật thiết, kinh lạc thông qua hệ thống nội tiết điều tiết công năng hoạt

động của toàn cơ thể, đó là vai trò của hệ thần kinh và thần kinh thể dịch. Châm các

huyệt có tác dụng tới hoạt động của hệ thống nội tiết, hệ thống huyết quản. Quy luật

hoạt động của hệ thống thần kinh cho tới nay còn nhiều điều chưa rõ, do vậy dựa

theo lý luận về thần kinh không thể giải thích hoàn toàn hoạt động của hệ kinh lạc.

Page 12: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Học thuyết kinh lạc một trong những lý luận cơ bản của y học cổ truyền, nó

có ý nghĩa chỉ đạo các khoa châm cứu lâm sàng. Ngày nay trên thực tế đã khẳng

định hiệu quả của phương pháp châm cứu chữa bệnh. Nhiều công trình nghiên cứu

trên thế giới đã chứng minh tác dụng giảm đau, chống viêm và điều hòa cơ thể của

phương pháp châm cứu chữa bệnh cho nên châm cứu ngày càng được khẳng định là

có tác dụng điều trị tốt được nhiều chứng và bệnh thường gặp trên lâm sàng.

Có nhiều thuyết giải thích về hiệu quả của châm cứu: những thuyết về thần

kinh (Neurological theories), những thuyết về thần kinh thể dịch (thuyết dẫn truyền

thần kinh) - Humoral theories - Neurotransmitter theories. Đáng chú ý thuyết giải

phóng Endorphin của Bruce Pomeranz, 1976, tại Đại học Toronto (Canada), thuyết

này cho rằng: dưới tác dụng của châm điện, châm tê kích thích tuyến yên sản xuất

ra Endorphin là một proteine có nhiều axit amin ghép lại do tuyến yên tiết ra để có

thể tự bảo vệ để chống lại sự đau đớn. Chất này có tác dụng ức chế các nơrol nhận

tín hiệu đau (Guillemin đã tách ra được 3 loại Endorphin là 3 lạoi proteine:

Endorphin có 16 a.m, Endorphin 31 a.m, Endorphin có 17 a.m trong đó E có

tác dụng chấn đau mạnh nhất).

Thí nghiệm được tiến hành thứ tự: tiêm lượng nhỏ E cho chuột không có cảm giác

đau, tiêm liều cao gây trạng thái hưng phấn khẩn trương (Catatonique) kéo dài trong 3 giờ

(sau khi bị co giật trong vài giây chuột cứng đờ như gỗ).

Dùng chất Naxolon tiêm cho chuột có trạng thái (catatonique) chuột trở về

trạng thái bình thường nhanh. Theo Guillemin thì ba chất Endorphin là ba khúc của

lypôtroopin (một protein lớn) chất lypôptrôpin này bình thường không có tác

dụng chấn đau nhưng khi bị kích thích bởi các men thích hợp lypôtroopin phân

cắt thành các chất Endorphin có hoạt tính chấn đau lypôtroopin là chất dự trữ sẵn

ở não người, có thể huy động nó khi cần.

Pomeranz cho rằng: khi kim châm kích thích thần kinh, xung động truyền đến

tuyến yên, kích thích tuyến yên sản xuất (giải phóng) chất Endorphin, chất này có tác

dụng ức chế tế bào não dạng đáp ứng lại kích thích đau.

Pomenranz đã thí nghiệm: ghi lại hoạt động điện của các tế bào thần kinh

đáp ứng đau. Sau đó châm huyệt gây tê để ức chế và dập tắt hoạt động điện não của

nơrol kia. Pomenranz cắt bỏ tuyến yên con vật và làm thí nghiệm châm thấy không

còn tác dụng với các loại tế bào tiếp nhận đau đớn. Mặt khác tiêm Naxolon cũng

làm mất hiệu lực chấn đau của Endorphin.

Bác sỹ Pavid JMayer (Đức) cũng làm xét nghiệm tương tự: khi kích thích tủy

răng gây đau, trái lại khi làm ám thị thôi miên để loại trừ đau đớn thấy hiệu lực

chấm đau không hề bị Naxolon thủ tiêu giảm thấp. Cuối cùng Pomeranz đã chứng

Page 13: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

minh chặt chẽ cơ chế chấn đau của Endorphin trong máu trước, trong và sau khi

châm tê.

7.4. Nghiên cứu giải phẫu học liên quan đến huyệt vị.

Chủ yếu là liên quan huyệt vị với thần kinh và mạch máu.

Từ quan sát trên giải phẫu đến các huyệt châm của 12 kinh mạch, số nửa

phân bố gần thần kinh lớn và trên thần kinh, ngoài ra nằm gần thần kinh hoặc thông

qua thần kinh. Dưới kính hiển vi thấy trong vùng huyệt các mạt đoạn thần kinh rất

phong phú ngoài ra còn có các thụ cảm thể thần kinh và các cấu kết khác của huyệt.

Phân bố huyệt có liên quan mật thiết với thần kinh ở da và tổ chức dưới da,

không ít huyệt nằm trên thần kinh bì hoặc chỗ phân nhánh giao nhau của thần kinh.

Do đó châm có quan hệ với bì thần kinh và kinh lạc tuần hành ở tứ chi. Phế kinh

hướng đi theo thần kinh giữa, kinh bàng quang hướng theo thần kinh hông to, trên

cơ bản là thống nhất. Huyệt lạc (lạc mạch) nơi tiếp giữa hai đường kinh đều có sự

tiếp nối giữa hai nhánh của thần kinhVí dụ: giữa kinh phế và kinh đại trường huyệt lạc

là liệt khuyết nơi tiếp nối giữa thần kinh quay và thần kinh cơ bì cẳng tay. Huyệt công tôn

tiếp nối giữa kinh vị và kinh tỳ (huyệt lạc) liên quan thần kinh hiển và thần kinh mác trước.

Phân bố huyệt vị cũng liên quan với các mạch máu rất mật thiết. Một số ít

huyệt nằm ngay trên các mạch máu, khoảng 50% huyệt nằm cạnh các huyết quản..

Qua động vật thực nghiệm người ta thấy rằng xung động thần kinh do kích thích

huyệt được truyền tới trung khu thông qua thần kinh ở thành các huyết quản.

8. Qui định của tổ chức Y tế thế giới về mã số các đường kinh, huyệt vị và một

số huyệt thường dùng giảng dạy.

Tổ chức y tế thế giới (Manila - Philippines, 1991) qui định mã số tên gọi của

các đường kinh mạch, các huyệt và qui định một số huyệt thường dùng trong giảng

dạy như sau:

8.1. Thuật ngữ tiêu chuẩn của các đường kinh và các huyệt trên kinh:

Thuật ngữ tiêu chuẩn của các đường kinh:

STT Alphabetical code Name of meridian

1. LU Lung Meridian (kinh Phế).

2. LI Large intestine Meridian (kinh Đại trường).

3. ST Stomach Meridian (kinh Vị ).

4. SP Spleen Meridian (kinh Tỳ).

5. HT Heart Meridian (kinh Tâm).

Page 14: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

6. SI Small intestine Meridian (kinh Tiểu trường).

7. BL Bladder Meridian (kinh Bàng quang).

8. KI Kidney Meridian (kinh Thận).

9. PC Pericardium Meridian (kinhTâm bào).

10. TE (SJ) Triple energizer Meridian (kinh Tam tiêu).

11. GB Gallblader Meridian (kinh Đởm).

12. LIV Liver Meridian (kinh Can).

13. GV Governor Vessel (kinh Đốc mạch).

14. CV (Ren) Concepption Vessel (kinh Nhâm mạch).

- Cách ghi huyệt theo mã số: mã số huyệt được ghi sau kí hiệu đường kinh,

ghi bằng số ấn độ theo thứ tự từ đầu đến cuối đường kinh. Ví dụ:

- LU1 là huyệt thứ nhất trên đường kinh Phế tức là huyệt Trung phủ.

- BL 67 là huyệt cuối cùng trê đường kinh Bàng quang, tức là huyệt Chí âm.

8.2. Thuật ngữ tiêu chuẩn của các huyệt ngoài kinh (Standard nomenclature of

extra points):

Tổ chức y tế thế giới đã công nhận 48 huyệt ngoài kinh (Malina, Philippines,

1991). Mã số của các huyệt được ghi theo vùng thân thể:

Vị trí huỵêt theo vùng thân thể Ký hiệu

Huyệt vùng đầu và cổ (Points of head and neck) HN

Huyệt vùng ngực bụng (Points of chest and abdomen) CA

Huyệt vùng lưng (Points of back) B

Huyệt vùng chi trên (Points of upper extremities) UE

Huyệt vùng chi dưới (Points of lower extremities) LE

8.3. Một số huyệt thường dùng theo qui định của tổ chức y tế thế giới

(Standard Acupuncture nomenclature).

- Các huyệt thường dùng trên kinh phế ( LU).

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Trung phủ LU 1 Thái uyên LU 9

Xích trạch LU 5 Ngư tế LU 10

Page 15: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Liệt khuyết LU 7 Thiếu thương LU 11

- Các huyệt thường dùng của thủ dương minh đại trường kinh ( LI)

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Thương dương LI 1 Khúc trì LI 11

Tam gian LI 3 Tý nhu LI 14

Hợp cốt LI 4 Kiên ngung LI 15

Dương khí LI 5 Phù đột LI 18

Thiên lịch LI 6 Khẩu hạ liêu LI 19

Ôn lưu LI 7 Nghinh hương LI 20

Thủ tam lý LI 10

- Một số huyệt thường dùng của túc dương minh vị kinh ( ST).

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Thừa khấp ST 1 Bế quan ST 31

Tứ bạch ST 2 Phục thỏ ST 32

Cự liêu ST 3 Lương khâu ST 34

Địa thương ST 4 Độc tỵ ST 35

Đại nghinh ST 5 Túc tam lý ST 36

Giáp xa ST 6 Thượng cự hư ST 37

Hạ quan ST 7 Điều khẩu ST 38

Đầu duy ST 8 Phong long ST 40

Nhũ căn ST 18 Giải khê ST 41

Lương môn ST 21 Xung dương ST 42

Thiên khu ST 25 Nội đình ST 44

Đại cư ST 27 Lệ đoài ST45

Quy lai ST 29

- Một số huyệt thường dùng của túc thái âm tỳ kinh ( SP).

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Page 16: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Ẩn bạch SP 1 Địa cơ SP 8

Đại đô SP 2 Âm lăng tuyền SP 9

Thái bạch SP 3 Huyết hải SP 10

Công tôn SP 4 Ân môn SP 11

Thương khâu SP 5 Đại hoành SP 15

Tam âm giao SP 6

- Một số huyệt thường dùng của thủ thiếu âm tâm kinh ( HT).

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Thiếu hải HT 3 Thần môn HT 7

Thông lý HT 5 Thiếu phủ HT 8

Âm khích HT 6 Thiếu xung HT 9

- Một số huyệt thường dùng của thủ thái dương tiểu trường kinh ( SI).

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Thiếu trạch SI 1 Thiên tông SI 11

Hậu khê SI 3 Bình phong SI 12

Uyển cốt SI 4 Kiên ngoại du S1 14

Dương cốc SI 5 Thiên cốc SI 17

Dưỡng lão SI 6 Quyền liêu SI18

Kiên trinh SI 9 Thính cung SI19

Nhu du SI 10

- Một số huyệt thường dùng của túc dương bàng quang ( BL).

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Tình minh BL 1 Thượng liêu BL 31

Toản trúc BL 2 Thứ liêu BL 32

Thông lý BL 7 Trung liêu BL 33

Thiên trì BL 10 Hạ liêu BL 34

Đại trữ BL 11 Thừa phù BL 36

Phong môn BL 12 uỷ trung BL 40

Page 17: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Phế du BL 13 Cao hoang BL 43

Tâm du BL 15 Chí thất BL 52

Cách du BL 17 Trật biên BL 54

Can du BL 18 Thừa sơn BL 57

Đởm du BL 19 Phi dương BL 58

Tỳ du BL 20 Côn lôn BL 60

Vị du BL 21 Thân mạch BL 62

Tam tiêu du BL 22 Kinh cốt BL 64

Khí hải du BL 23 Thúc cốt BL 65

Đại trường du BL 25 Thông cốc BL 66

g quang du BL 28 Chí âm BL67

- Một số huyệt thường dùng của kinh thận (KI)

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Dũng tuyền KI 1 Chiếu hải KI 6

Nhiên cốc KI 2 Phục lưu KI 7

Thái khê KI 3 Trúc tân KI 9

Thuỷ tuyền KI 5 Âm cốc KI 10

- Một số huyệt thường dùng trên kinh tâm bào (PC).

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Khúc trạch PC 3 Đại lăng PC 7

Khích môn PC 4 Lao cung PC 8

Giản sử PC 5 Trung xung PC 9

Nội quan PC 6

- Một số huyệt thường dùng trên kinh đởm (GB).

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Page 18: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Đồng tử liêu GB 1 Thính hội GB 31

Thính hội GB 2 Hàm yếm GB 33

Triếp cân GB 8 Huyền lư GB 34

Ngũ xu GB 12 Xuất cốc GB 37

Cự liêu GB 14 Phù bạch GB 39

Dương giao GB 20 Khiếu âm GB 40

Ngoại khâu GB 21 Hoàn cốt GB 41

Quang minh GB 22 Bản thần GB 42

Huyền chung GB 24 Dương bạch GB 43

Khâu khư GB 25 Thủ lâm khấp GB 44

Túc khiếu âm GB 29

- Một số huyệt thường dùng trên kinh can (LR).

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Đại đô LR 1 Lãi câu LR 5

Hành gian LR 2 Khúc tuyền LR 8

Thái xung LR 3 Chương môn LR 13

Trung phong LR 4 Kỳ môn LR14

- Một số huyệt thường dùng trên đốc mạch (GV).

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Trường cường GV 1 Á môn GV 15

Yêu dương quan GV 3 Phong phủ GV 16

Mệnh môn GV 4 Bách hội GV 20

Chí dương GV 9 Thượng tinh GV 23

Thân trụ GV 12 Tố liêu GV 25

Đào đạo GV 13 Thủy câu GV 26

Đại truỳ GV 14

Page 19: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Một số huyệt thường dùng trên nhâm mạch (CV).

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Trung cực CV 3 Thượng quản CV 13

Quan nguyên CV 4 Cự quyết CV 14

Thần khuyết CV 8 Chiên trung CV17

Thuỷ phân CV 9 Thiên đột C22

Hạ quản CV 10 Liêm tuyền CV 23

Trung quản CV 12 Thừa tương CV24

- Một số huyệt ngoài kinh thường dùng

Tên huyệt Mã số Tên huyệt Mã số

Tứ thần thông EX - HN 1 Nội tất nhãn EX - LE 4

Ấn đường EX - HN 3 Định suyễn EX - B 1

Ngư yêu EX - HN 4 Giáp tích EX - B 2

Thái dương EX - HN 5 Yêu thống điểm EX - UE 7

Bát tà EX - UE 9 Túi mật EX - LE 6

Tứ phùng EX - UE10 Lan vĩ EX - LE 7

Thập tuyên EX - UE11 Bát phong EX - LE 10

PHÂN LOẠI NGŨ DU HUYỆT

1. Khái niệm.

Page 20: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Huyệt ngũ du là 5 huyệt du từ khuỷu tay và gối trở xuống đến ngón chi, y học cổ

truyền cho rằng kinh khí vận hành trong kinh lạc như dòng nước chảy, chỗ đi xa là tỉnh,

trôi chảy là huỳnh, dồn lại là du, đi qua là kinh, nhập vào là hợp.

2. Vị trí tên gọi.

- Tỉnh (như cái giếng), huỳnh (là dòng chảy), du (dồn tới nơi sâu hơn), kinh

(là xuyên qua), hợp (là dồn lại đi sâu vào tạng phủ). Khích huyệt phần nhiều dùng

để điều trị các bệnh cấp tính (khám ấn các điểm khích huyệt đau hay không đau).

Huyệt ngũ du liên quan đến ngũ hành.

Huyệt ngũ Kinh âm Kinh dương

Huyệt tỉnh Mộc Kim

Huyệt huỳnh Hỏa Thủy

Huyệt du Thổ Mộc

Huyệt kinh Kim Hỏa

Huyệt hợp Thủy Thổ

- Tỉnh → huỳnh du → kinh → hợp (theo quy luật tương sinh của ngũ hành)

- Huyệt nguyên: nơi tập trung nguyên khí điều trị bệnh của đường kinh và

tạng phủ tương ứng.

- Huyệt bản: tên gọi huyệt có cùng hành với tạng phủ tương ứng.

3. Vận dụng các huyệt ngũ du trong điều trị lâm sàng.

Dựa vào triệu chứng của bệnh để chọn huyệt ngũ du.

- Huyệt tỉnh: dùng để điều trị các chứng; căng, nặng, đau tức vùng tim, trạng

thái hôn mê và sốt cao.

- Huyệt huỳnh: điều trị bệnh nhiệt ôn và sốt cao.

- Huyệt du: điều trị tạng phủ tương ứng khi có bệnh.

- Huyệt kinh: điều trị ho, hen suyễn, nóng lạnh, hàn nhiệt vãng lai.

- Huyệt hợp: điều trị các triệu chứng khí nghịch, nôn, nấc, ợ hơi, ỉa chảy.

3. Dựa theo kinh bị bệnh và tạng phủ tương ứng sử dụng huyệt bản của

kinh có bệnh.

Kinh Huyệt Huyệt

Page 21: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Bổ Tả (ngũ du cùng hành)

Thận Phục lưu Dũng tuyền Âm cốc

Bàng quang Chi âm Khúc cốt Thông cốc

Phế Thái uyên Xích trạch Kinh cử

Đại trường Khúc trì Nhị gian Thương dương

Can Khúc tuyển Hành gian Đại đôn

Đởm Hiệp khê Dương phụ Túc lâm khấp

Tâm Thiếu xung Thần môn Thiếu phù

Tiểu trường Hậu khê Tiểu hải Dương cốc

Tâm bào lạc Trung xung Đại lăng Lao cung

Tam tiêu Trung trữ Thiên tỉnh Chi câu

Tỳ Đại đô Lương khâu Thái bạch

Vị Giải khê Lệ đoài Túc tam lý

5. Cách vận dụng huyệt ngũ du.

“Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con” theo quy luật ngũ hành tương sinh chọn

huyệt ngũ du theo quan hệ mẹ con trên cùng một đường kinh. Ví dụ: phế thực

(kim), tả con (kim sinh thủy), tả xích trạch (xích trạch thuộc thủy), phế hư bổ mẹ,

bổ thái uyên (thái uyên thuộc thổ), không hư không thực dùng huyệt nguyên của

kinh phế, huyệt thái uyên bình bổ, bình tả.

Chọn huyệt ngũ du ở đường kinh khác có quan hệ biểu lý với đường kinh bị

bệnh, theo nguyên tắc sinh khắc, nếu bệnh ở kinh âm chọn huyệt ngũ du kinh dương

có quan hệ biểu lý với nó, nếu kinh dương có bệnh chọn huyệt ngũ du ở kinh âm có

quan hệ biểu lý với nó.

Chọn huyệt ngũ du ở đường kinh mẹ đối với đường kinh con có bệnh phế hư

bổ tỳ, phế thực tả thận.

Chọn huyệt nơi đường kinh trên và đường kinh dưới của kinh có bệnh.

Ví dụ: trung quản - túc tam lý - công tôn.

Chữa nấc: chí dương - cách du - cách quan (I)

Page 22: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Hồn môn - y xá - cách quan - chi thấn (II)

Bệnh phế: chương môn, phế du, tình minh, thái uyên, cao hoang, đồng tử

liêu, thiên lịch, phế du, trung phủ.

Bàng quang: bàng quang du, trung cực, dạ dày, tỳ du, vị du, trung quản.

Chọn huyệt theo nhóm huyệt: có một số huyệt liên kết các kinh âm với kinh

dương gọi là huyệt nhóm. Có bốn huyệt nhóm

- Giản sử (thủ tham âm) - Tam dương lạc (thủ tam dương)

- Huyền chung (túc tam dương) - Tam âm giao (túc tam âm)

Một số huyệt có tác dụng đặc hiệu.

+ Khu phong: phong trì, phong môn, phong thị, trung phong, phong thủ, á

môn, liêm tuyền, thiên đột.

+ Chảy máu cam, viêm nhiễm: hợp cốc, khúc trì (hạ sốt, chống dị ứng)

+ Chống dị ứng: khúc trì, huyết hải, bát phong, bát toàn, giải khê, dương trì.

+ Dong kinh, dong huyết: ẩn bạch, đại đôn. Trừ đàm dùng huyệt phong long,

huyệt huyền chung điều trị vẹo cổ cơ năng ở bên đau, điêu khẩu, điều trị liệt khớp

vai bên đau, cao huyết áp, tiền đình, đau mắt đỏ cấp tính, dùng huyệt thái xung,

dương lăng tuyền, thiếu dương, tình minh, hợp cốc…

Huyệt lạc và ý nghĩa lâm sàng 15 lạc mạch.

Thủ tam âm: liệt khuyết, nội quan, thông lý.

Thủ tam dương: thiên lịch, ngoại quan, chi chính.

Túc tam âm: công tôn, lãi câu, đại chung.

Túc tam dương: phong long, quang minh, phi dương.

Nhâm mạch - cưu vĩ.

Đốc mạch - trường cường.

Đại lạc mạch tỳ - đại bao (tổng lạc)

Dùng huyệt lạc vừa có tác dụng điều trị của kinh có huyệt đó lại vừa có thể

điều trị các bệnh của kinh có quan hệ biểu lý với kinh có huyệt.

Tám hội huyệt.

- Hội của tạng: chương môn. - Hội của phủ: trung quản

- Hội của khí: chiên trung. - Hội của huyết: cách du.

- Hội của cân: dương lăng tuyền - Hội của mạch: thái khê

- Hội của tủy: huyền chung (tuyệt cốt) - Hội của cốt: đại trữ

Page 23: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Khi một loại tổ chức nào đó trong cơ thể bị bệnh, có thể dùng huyệt hội của

nó để điều trị.

- Bát mạch kỳ kinh giao huyệt hội.

Chân: Công tôn Tay: Nội quan

Thân mạch Ngoại quan

Chiếu hải Liệt khuyết

Túc lâm khấp Hậu khê

+ Tổng huyệt: có 6 huyệt

- Hợp cốc - ủy trung - Liệt khuyết - túc tam lý.

- Nội quan - tam âm giao.

- Huyệt hội có ý nghĩa lâm sàng, châm một huyệt nhưng có tác dụng trên

nhiều kinh. Ngoài ra còn có huyệt ngoài kinh (kinh ngoại kỳ huyệt). Huyệt ngoài

kinh là huyệt không nằm trên đường kinh chính (14 đường kinh) và cũng có thể

nằm trên đường đi của kinh nhưng không phải huyệt của kinh đó. Một số nhà châm

cứu hậu sinh đã phát hiện khoảng 200 huyệt ngoài kinh mặc dù theo tổ chức y tế thế

giới (Malina, 1991) xác định có 48 huyệt ngoài kinh.

- A thị huyệt, người xưa còn thường lấy chỗ đau làm huyệt gọi là thống điểm hoặc

thiên ứng điểm. A thị huyệt có tác dụng giảm đau tại chỗ tốt do lưu thông khí huyết.

- Chú ý: cách vận dụng các huyệt ngũ du theo quy luật ngũ hành tương sinh

tương khắc (xem bảng phụ lục 3 và 4. Cách vận dụng các huyệt mộ, huyệt khích,

huyệt lạc, huyệt nguyên theo thứ tự tuần hành của kinh khí và thời gian khí thịnh

(xem bảng phụ lục 4 và 5).

Chương II

MƯỜI BỐN KINH MẠCH, KINH CÂN VÀ HUYỆT

THƯỜNG DÙNG

KINH PHẾ , KINH ĐẠI TRƯỜNG, KINH TỲ, KINH VỊ

1. Kinh thủ thái âm phế (LU).

1.1. Đường đi.

Page 24: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Từ huyệt trung phủ (khoang liên sườn II cắt rãnh đen ta ngực), xuống mặt trước

ngoài cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay, qua cổ tay và ô mô cái gan tay, tận cùng ở góc ngoài

chân móng ngón tay cái.

1.2. Liên quan.

- Tương quan biểu lý với đại trường,

liên quan đến mũi họng.

- Đại trường và phế cùng liên quan tiết

đoạn C6. → C7 cùng mé đầu ngón tay

1.3. Chỉ định điều trị.

Đau thần kinh liên sườn, đau các khớp cổ

tay, khớp khuỷu, khớp vai, đau thần kinh quay,

đau đám rối thần kinh cánh tay…

Ho tắc ngạt mũi, ho hen khó thở, viêm

mũi dị ứng, cảm mạo có sốt, đầy chướng

bụng, rối loạn tiểu tiện.

1.4. Các huyệt thường dùng.

1.4.1. Xích trạch (LU5):

- Vị trí: nằm trên lằn chỉ khuỷu tay, sát

bờ ngoài gân cơ nhị đầu.

- Huyệt vừa có tác dụng tại chỗ, vừa có tác

dụng toàn thân (như tác dụng của kinh phế).

Kinh thủ thái âm phế

1. Trung phủ 2. Vân môn

3. Xích trạch 4. Liệt khuyết

5. Thái uyên 6. Ngư tế

7. Thiếu thương

1.4.2. Liệt khuyết (LU 7).

- Vị trí: trên lằn chỉ cổ tay 1,5 thốn, huyệt ở bờ ngoài gân cơ ngửa dài.

- Ngoài tác dụng tại chỗ và toàn thân, huyệt còn được dùng nhiều trong châm

tê phẫu thuật, nhất là trong phẫu thuật mổ tuyến ức và bướu cổ.

1.4.3. Thái uyên (LU9).

- Vị trí: nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi tiếp giáp giữa đầu dưới xương trụ và

xương thuyền.

- Huyệt có tác dụng tại chỗ vừa có tác dụng toàn thân.

1.4.4. Thiếu thương (LU11).

- Vị trí: cách góc ngoài nền móng tay ngón cái 2 ly.

- Ngoài tác dụng chung huyệt còn có tác dụng chữa sốt cao, choáng, truỵ

mạch (cảm gió), say nắng, say nóng.

2. Kinh thủ dương minh Đại trường - LI

Page 25: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

2.1. Đường đi.

Từ góc ngoài chân móng ngón tay trỏ, qua khe giữa xương bàn tay 1 - 2, vào

hố lào, rồi lên dọc phía sau ngoài cẳng tay, khuỷu tay, cánh tay, lên trước mỏm

cùng vai, tới gáy hội với các kinh dương tại huyệt đại chùy, rồi vòng ra trước hõm

vai, tới cổ - mặt, vòng môi trên. Hai kinh phải trái bắt chéo ở huyệt nhân trung và

tận cùng ở cạnh cánh mũi bên đối diện.

2.2. Liên quan.

- Liên quan biểu lý với kinh phế, cùng tiết đoạn C6.

- Là kinh đa khí, đa huyết, hai đường kinh giao chéo nhau ở huyệt nhân trung

(đốc mạch) nên các huyệt trên kinh vị được sử dụng để chữa các bệnh bên đối diện.

2.3. Chỉ định điều trị.

- Tại chỗ: đau khớp cổ tay, bàn tay, khuỷu, vai, thần kinh quay; liệt chi trên

và các chứng đau thuộc mũi, răng, hàm, miệng.

- Toàn thân: hạ sốt, mắt mờ, thị lực giảm.

3. Huyệt vị thường dùng.

3.1. Thương dương (L I2).

- Vị trí: nằm cách góc ngoài nền móng tay ngón trỏ 2 ly.

- Tác dụng: điều trị tại chỗ theo kinh; tác dụng toàn thân hạ sốt, trúng gió,

hôn mê, cấm khẩu.

3.1.1. Hợp cốc (L I4).

- Vị trí: nằm giữa hai xương bàn tay 1 và 2, ngang chỗ tiếp nối giữa đầu và thân

xương bàn tay ngón 2.

Page 26: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Tác dụng tại chỗ: là tác dụng theo kinh.

- Tác dụng toàn thân: trúng gió, sốt cao

không ra mồ hôi, đau đầu, bế kinh. Hợp cốc

thường được phối hợp với liệt khuyết trong

châm tê phẫu thuật; phối hợp với đại truỳ,

khúc trì trong điều trị hạ sốt cao, dị ứng mề

đay.

3.1.2. Dương khê (LI5).

- Vị trí: nằm trên hố lào giữa hai gân cơ

duỗi ngắn và dạng ngón cái.

- Tác dụng điều trị: hạ sốt cao, đau răng,

đau mắt đỏ, tai ù, tai điếc, khó thở, đầy tức

ngực, đau đầu.

3.1.3. Thủ tam lý (LI 10).

- Vị trí: dưới huyệt khúc trì 2 thốn trên

đường từ khúc trì đến dương khê

Điều trị tại chỗ theo kinh: liệt vận động cảm

giác của thần kinh quay, liệt chi trên; tác dụng

toàn thân: hạ sốt, hội chứng cổ vai cánh tay, đầy

chướng bụng, buồn nôn.

3.1.4. Khúc trì (LI11)

- Vị trí: nằm tận cùng phía ngoài lằn chỉ

khuỷu tay (khi cẳng tay vuông góc với cánh tay).

Kinh thủ dương minh

Đại trường

1. Thương dương

2. Hợp cốc

3. Dương khê

4. Khúc trì

5. Kiên ngung

6. Nghinh hương

- Tác dụng điều trị: liệt chi trên, đau nhức khớp khuỷu, viêm họng; sốt cao,

nổi mề đay, dị ứng, mụn nhọt, eczema. Chữa dị ứng thường kết hợp với huyệt thái

xung, huyết hải.

3.1.5. Kiên ngung (LI15).

- Vị trí: chính giữa cơ đen ta, giáp mỏm cùng vai và mấu động lớn trên

xương cánh tay.

Chữa đau khớp vai, viêm quanh khớp vai, liệt thần kinh mũ; phối hợp huyệt

kiên tỉnh phục hồi động tác giang và giơ cánh tay lên cao.

Page 27: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

3.1.6. Nghênh hương (LI20).

- Vị trí: ở giao điểm giữa đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi mồm.

- Điều trị liệt thần kinh VII ngoại vi, viêm mũi dị ứng, đau thần kinh V.

4. Kinh túc dương minh vị - ST

4.1. Đường đi.

Từ huyệt thừa khấp ở bờ dưới ổ mắt, xuống cạnh mép, vòng quanh môi dưới và

giao với mạch nhâm, rồi đi tới trước góc hàm dưới, tại đây chia 2 nhánh.

- Nhánh 1: từ góc hàm lên trước tai và góc trán tận cùng ở huyệt đầu duy.

- Nhánh 2: từ góc hàm, xuống cổ,

hố thượng đòn, qua núm vú, xuống dọc

bụng cách mạch nhâm 2 thốn, xuống

bẹn, đùi, dọc theo cơ thẳng trước đùi,

xuống cẳng chân dọc phía ngoài xương

chày, xuống cổ chân, dọc mu bàn chân,

tận cùng ở góc ngoài chân móng ngón

chân 2.

4.2. Liên quan.

- Ở mặt liên quan thần kinh V,

VII; cổ liên quan tiết đoạn C4; ngực

bụng liên quan D1 - D12; đùi liên

quan tiết đoạn L1 - L3; cẳng chân,

mu chân liên quan đến L5.

- Quan hệ biểu lý với kinh tỳ,

luôn luôn liên quan đến tiêu hóa.

4.3. Chỉ định điều trị.

- Tại chỗ: liệt thần kinh VII,

đau thần kinh V, thần kinh liên

sườn, thần kinh đùi, thần kinh hông

to, đau các khớp thái dương hàm,

khớp háng, khớp đầu gối, cổ chân,

bàn chân, chắp lẹo mắt, viêm màng

tiếp hợp, viêm tuyến vú, viêm cơ

đáy chậu, chảy máu cam, chảy máu

răng.

Kinh túc

dương minh vị

1. Thừa khấp

2. Địa thương

3. Giáp xa

4. Đầu duy

5. Thiên khu

6. Qui lai

7. Lương khâu

8. Độc tỵ

9. Túc tam lý

10. Phong long

11. Giải khê

Page 28: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Toàn thân: hạ sốt, các bệnh về tiêu hóa, bổ dưỡng kiện tỳ nâng cao sức đề kháng.

4.4. Huyệt vị thường dùng.

4.4.1. Thừa khấp (ST1): huyệt hội của kinh dương minh ở chân với mạch

dương kiểu và mạch nhâm.

- Vị trí: điểm gặp nhau ở bờ dưới của hố mắt và đường thẳng từ con ngươi

xuống (dưới con ngươi 0,7 thốn).

- Điều trị các bệnh về mắt: đau mắt đỏ, sưng mắt, chảy nước mắt, quáng gà,

liệt mặt, giật mi mắt.

- Cách châm (không cứu): dùng một ngón tay đặt lên mi dưới, đẩy nhãn cầu

lên trên, châm mũi kim chếch xuống dưới dựa theo bờ dưới mắt, châm sâu 0,2 - 0,3

thốn, không vê kim.

- Chú ý: tránh châm vào nhãn cầu hoặc vào mạch máu khu mi dưới vì dễ gây

tụ máu dưới da.

4.4.2. Tứ bạch (ST2).

- Vị trí: thẳng từ đồng tử xuống 1 thốn, tại chỗ lõm của xương gò má.

- Điều trị: đau mắt đỏ, máy mắt, hoa mắt, liệt mặt.

- Cách châm: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn. Không nên cứu, khi cần có thể cứu 5 -

10 phút tránh gây bỏng.

4.4.3. Địa thương (ST4): hội của kinh dương minh ở chân, tay, mạch dương kiểu.

-Vị trí: cách mép 0,4 thốn ở điểm gặp nhau của rãnh mũi mép và đường

ngang qua hai mép.

- Điều trị liệt mặt, chảy rớt dãi, môi run; đau thần kinh sinh ba, viêm lợi,

chốc mép.

- Cách châm cứu: chữa liệt mặt thì châm luồn kim dưới da hướng mũi kim về

phía huyệt Giáp xa, châm sâu 0,7 thốn. Chữa bệnh khác thì châm thẳng, sâu 0,2 -

0,3 thốn. Cứu 10 - 20 phút (tránh gây bỏng).

4.4.4. Giáp xa (ST6).

- Vị trí: cách trước góc hàm dưới khoảng chiều ngang 1 ngón tay.

- Điều trị: liệt mặt, cứng hàm, đau răng, quai bị.

- Cách châm: chữa liệt mặt, châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng về phía

huyệt địa thương. Chữa đau răng, mũi kim hướng về phía răng đau. Chữa bệnh

khác: châm thẳng sâu 0,3 - 0,4 thốn. Cứu 10 - 20 phút. Ôn châm cùng với huyệt địa

thương và tình minh bên bệnh để chữa liệt mặt ngoại biên.

Page 29: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

4.4.5. Hạ quan (ST7): huyệt hội của kinh dương minh và thiếu dương ở chân.

- Vị trí: Trước bình tai chiều ngang một ngón tay, chỗ lõm giữa bờ dưới

xương gò má và bờ trước lồi cầu xương hàm dưới.

- Điều trị: ù tai, viêm tai giữa, miệng méo, mắt lệch, đau răng, viêm lợi, trật

khớp hàm, đau cứng khớp hàm.

- Cách châm cứu: châm thẳng 0,2 - 0,3 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.4.6. Nhũ căn (ST18)

- Vị trí: bờ trên xương sườn VI, thẳng đầu núm vú xuống (đẩy vú lên để lấy huyệt).

- Điều trị: vú căng đau tức ngực, thiếu sữa, tắc tia sữa, ho, hen suyễn.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn (không châm sâu) vì có thể vào

tim và phổi gây tai biến nguy hiểm). Cứu 5 - 10 phút.

4.4.7. Thiên khu (ST25): huyệt mộ của đại tràng.

- Vị trí: từ rốn ngang ra 2 thốn.

- Điều trị: đau bụng quanh rốn, sôi bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn, táo

bón, ỉa chảy, lỵ.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,7 - 1 thốn (có thai nhiều tháng không châm

sâu). Cứu 5 - 10 phút.

4.4.8. Túc tam lý (ST36): huyệt hợp thuộc thổ.

- Vị trí: ở bờ dưới xương bánh chè đo xuống 3 thốn, cách mào chày chiều

ngang 1 ngón tay.

- Điều trị:

+ Đau khớp gối, sưng khớp gối, co duỗi khớp gối khó, liệt chân do di chứng

trúng phong hay di chứng bại liệt.

+ Đau dạ dày, ăn không tiêu, táo bón, sôi bụng, ỉa chảy. Tắc tia sữa, viêm

tuyến vú, đau mắt, sốt.

Là huyệt phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Kết hợp với trung

quản, nội quan, thái xung chữa viêm loét dạ dày. Kết hợp với Hợp cốc, thiên khu,

quan nguyên chữa tiêu hóa không tốt.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.4.9. Giải khê (ST41): huyệt kinh thuộc hỏa.

- Vị trí: giữa nếp gấp cổ chân, giữa gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi

dài ngón cái.

Page 30: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Điều trị: đau cổ chân, teo cơ cẳng chân, đầy bụng, đau đầu, đau mắt, mặt

sưng nề, đau răng, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, đại tiện khó, điên cuồng.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.4.10. Xung dương (ST42): huyệt nguyên.

- Vị trí: nối hai huyệt giải khê và nội đình; huyệt ở chỗ xương nổi cao nhất ở

mu chân, sờ thấy mạch đập, trước huyệt giải khê 1,5 thốn

- Điều trị: bàn chân sưng đau, đau bụng, đau răng, liệt mặt, điên cuồng

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn (tránh châm vào động mạch mu

chân - Y học dân tộc gọi là mạch xung dương). Cứu 5 - 10 phút.

4.4.11. Nội đình (ST44): huyệt huỳnh thuộc thủy.

- Vị trí: kẽ ngón chân 2 và 3 phía mu chân ngang chỗ nối thân xương và đầu

sau xương đốt 1 ngón chân.

- Điều trị: đau bụng, đau sưng hàm trên, đau họng, liệt mặt, đau sưng bàn

chân, chảy máu cam. Lỵ, ỉa chảy, sốt không có mồ hôi; không muốn ăn, bí trung

tiện (kết hợp với túc tam lý).

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.4.12. Lệ đoài (ST45): huyệt tỉnh thuộc kim.

- Vị trí: ở phía ngoài góc móng chân ngón 2 (cách gốc móng 0,2 thốn), trên

đường tiếp giáp da gan chân và mu chân)

- Điều trị:

+ Đầy bụng, đau bụng, đau răng, chảy máu cam, liệt mặt, chân lạnh.

+ Không muốn ăn, mộng mị, sốt không có mồ hôi, điên cuồng.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,1 thốn. Cứu 5 - 6 phút.

Page 31: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

KINH TÚC THÁI ÂM TỲ - SP

1. Đường đi.

Từ góc trong chân móng ngón chân cái, dọc theo đường tiếp giáp da gan và mu

chân, tới đầu sau xương bàn chân I, qua bờ trước mắt cá trong, lên cẳng chân chạy dọc

phía sau trong xương chày, qua gối, chạy dọc phía trước trong đùi, qua bẹn.

Lên dọc bụng cách mạch nhâm 4 thốn, đi chếch

ra ngoài lên dọc ngực cách mạch nhâm 6 thốn, tới bờ

trên xương sườn IV, thì quặt xuống dưới nách, tận cùng

ở bờ trên xương sườn VII (huyệt đại bao).

2. Liên quan.

- Liên quan tiết đoạn L3 - L4 - L5.

- Tương quan biểu lý với kinh vị và liên quan

chặt chẽ với kinh đởm.

3. Chỉ định điều trị.

- Điều trị chung: các chứng bệnh ở dạ dày,

ruột, sinh dục tiết niệu.

- Ngoài ra còn điều trị đau khớp ngón cái, cổ

chân, gối, liệt chi dưới, thống phong (Goutte), đau

thần kinh chày sau, dị ứng, ngứa, nổi mề đay.

4. Huyệt vị thường dùng.

4.1. ẩn bạch (SP1): huyệt tỉnh thuộc mộc.

- Vị trí: cách gốc móng ngón chân cái về phía trong

0,2 thốn, trên đường tiếp giáp da gan và mu bàn chân.

- Điều trị:

+ Liệt do di chứng trúng phong, đầy bụng, chân

lạnh.

Không muốn ăn, nôn, ỉa chảy, băng lậu, điên

cuồng, mạn kinh phong. Kết hợp với huyết hải, khí

hải, tam âm giao chữa kinh nguyệt quá nhiều.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,1 - 0,2 thốn. Cứu

5 - 10 phút.

Kinh túc thái âm tỳ

1. Ẩn bạch

2. Thái bạch

3. Công tôn

4. Tam âm giao

5. Âm lăng tuyền

6. Huyết hải

7. Đại bao

Page 32: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

4.2. Thái bạch (SP3): huyệt nguyên, huyệt du thuộc thổ.

- Vị trí: ở chỗ lõm trên đường tiếp giáp da gan chân và da mu chân, ngang

chỗ tiếp nối thân xương và đầu trước xương bàn chân 1.

- Điều trị:

+ Đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn, kiết lỵ, táo bón, thổ tả.

+ Người nặng nề khó chịu, sốt không có mồ hôi, đau sưng bàn chân.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn, luồn kim dưới xương mũi kim

hướng vào lòng bàn chân. Cứu 5 - 10 phút.

4.3. Công tôn (SP4): huyệt lạc với kinh vị .

- Vị trí: trên đường tiếp giáp da gan chân và mu chân, ngang chỗ tiếp nối

thân xương và đầu sau xương bàn chân 1.

- Điều trị:

+ Đau hoặc nóng gan bàn chân đau bụng dưới, đau dạ dày.

+ Không muốn ăn, nôn, động kinh. Kết hợp với túc tam lý, nội quan, nội

đình để chữa chảy máu đường tiêu hóa.

- Châm sâu 0,5 - 0,8 thốn, luồn dưới xương. Cứu 5 - 10 phút.

4.4. Thương khâu (SP5): huyệt kinh thuộc kim.

- Vị trí: chỗ lõm sát khe khớp xương sên và xương thuyền, thẳng dưới bờ

trước mắt cá trong.

- Điều trị

+ Đau mặt trong đùi: đau sưng mắt cá trong, cứng lưỡi.

+ Lách to, đầy bụng, đau bụng, ăn không tiêu, nôn, ỉa lỏng, táo bón, hoàng

đản, trẻ em bị kinh phong.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.5. Tam âm giao (SP6): huyệt hội của ba kinh âm ở chân.

- Vị trí: từ đỉnh mắt cá trong đo thẳng lên 3 thốn, nằm giữa bờ sau xương

chày và gân gót Acill.

- Điều trị: đau do thoát vị, sưng đau cẳng chân, bàn chân đau nhức nặng nề,

mất ngủ.

- Tiêu hóa kém, đầy bụng không muốn ăn, nôn, ỉa chảy; rối loạn kinh nguyệt,

bế kinh, di tinh, đau dương vật, đái khó.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

Page 33: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

4.6. Âm lăng tuyền (SP9): huyệt hợp thuộc thủy.

- Vị trí: điểm gặp nhau tại chỗ lõm ở bờ sau trong đầu trên xương chày với

đường ngang qua chỗ lồi cao nhất của củ cơ cẳng chân trước xương chày.

- Điều trị: đau chân, đau sưng khớp gối; sườn căng, ngực tức.

- Lạnh trong bụng, không muốn ăn, cổ chướng, di tinh, đau dương vật, đái

không tự chủ, đái khó, đái dầm.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.7. Huyết hải (SP10).

- Vị trí: lấy ở trên góc trong xương bánh chè 2 thốn, trong khe lõm giữa cơ

may và cơ rộng trong.

- Điều trị: đau mé trong đùi, kinh nguyệt không đều, rong kinh. Kết hợp với

khúc trì, phong thị chữa mẩn ngứa dị ứng.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.8. Đại hoành (SP15): huyệt hội của kinh thái âm ở chân và mạch âm duy.

- Từ rốn ngang ra 4 thốn, phía ngoài cơ thẳng bụng.

- Điều trị: đau bụng dưới, rối loạn tiêu hóa, táo bón, kiết lỵ.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn (có thai nhiều tháng không châm

sâu). Cứu 5 - 10 phút.

4.9. Đại bao (SP21): huyệt đại lạc của kinh tỳ.

- Vị trí: giao điểm của đường nách giữa và bờ trên xương sườn 7.

- Điều trị: đau tức ngực sườn, hen suyễn, khó thở, đau mỏi, nặng nề khắp

người, đau các khớp tay chân, yếu sức.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn (không châm sâu vì dễ gây tổn

thương phổi). Cứu 5 - 10 phút.

Page 34: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

KINH TÂM, TIỂU TRƯỜNG, BÀNG QUANG, THẬN

KINH THỦ THIẾU ÂM TÂM - HT

1. Đường đi.

Từ đỉnh hõm nách xuống dọc

phía trong cánh tay, khuỷu tay,

cẳng tay, qua ô mô út gan tay, dọc

mé trước ngoài ngón út, tận cùng

góc ngoài chân móng ngón tay út.

2. Liên quan.

- Tương quan biểu lý với kinh

tiểu trường, cùng chung tiết đoạn

C8.

- Kinh tâm chi phối họng, mắt

“Tâm nhiệt thiệt can”: tâm nhiệt

họng khô, mắt đỏ, “Tâm di nhiệt

vu Tiểu trường”: tâm nhiệt thì

nước tiểu đỏ.

3. Chỉ định điều trị chung của

đường kinh.

Đau thần kinh, đau khớp chi

trên (cổ tay, bàn tay, khuỷu, vai),

rối loạn chức năng thần kinh tim,

thiểu năng tuần hoàn vành, mất

ngủ (an thần, hạ sốt).

4. Huyệt thường dùng.

4.1. Cực tuyền (HT1)

- Vị trí: huyệt ở đỉnh hõm nách,

sau gân cơ Nhị đầu và cơ qua cánh

tay, trước động mạch nách (bảo bệnh

nhân giơ ngang cánh tay để lấy

huyệt).

Kinh thủ thiếu âm tâm

1. Cực tuyền 2. Thiếu hải

3. Thông lý 4. Thần môn

5. Thiếu xung

Page 35: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Điều trị: đau ngực sườn, đau tim, tay lạnh đau, cánh tay không giơ được,

lao hạch.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn (không vê kim để tránh tổn thương

bó mạch thần kinh nách). Cứu 5 - 10 phút.

4.2. Thiếu hải (HT3).

- Vị trí: cách khúc trạch 1 thốn, ở chỗ lõm trước mỏm ròng rọc xương cánh

tay.

- Điều trị:

+ Đau nhức khuỷu tay, đau thần kinh trụ, tay bị tê liệt, ngón tay co .

+ Đầu váng, mắt hoa, hay quên, chứng cuồng, bệnh tràng nhạc.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 0,7 thốn. Cứu 5 - 10 phút (không cứu ở

người có tổn thương dây thần kinh trụ vì dễ gây bỏng).

4.3. Thần môn (HT7): huyệt du thuộc thổ, huyệt nguyên.

-Vị trí: ở đầu mút lằn chỉ cố tay phía ngón út, chỗ lõm sát ngoài xương đậu.

- Điều trị: đau vùng tim, tim đập mạnh, hồi hộp, lòng bàn tay nóng. Mất ngủ

hay quên, ngớ ngẩn, động kinh.

Kết hợp huyệt tâm du, nội quan, dương lăng tuyền chữa nhịp tim không đều.

Kết hợp thần môn, nội quan, tam âm giao chữa mất ngủ.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.4. Thiếu xung (HT9): huyệt tỉnh thuộc mộc.

- Vị trí: ở mé ngoài góc móng ngón tay út (cách 0,2 thốn).

- Điều trị: đau vùng tim, đau mạn sườn, tim đập mạnh, hồi hộp, cấp cứu

trúng phong, sốt cao, vui giận thất thường.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,1 thốn (khi cấp cứu châm nặn 1 giọt máu). Cứu

3 - 5 phút.

Page 36: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

KINH THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG - SI

1. Đường đi.

Từ góc trong chân móng ngón tay út, dọc theo đường tiếp giáp da gan và da mu của

bờ trong ngón út và bàn tay, qua cổ tay, cẳng tay, khuỷu tay, đi dọc phía sau trong cánh

tay, lên sau khớp vai, đi ngoằn ngoèo sau vai, rồi lên cổ, đi chếch ra trước góc hàm, lên

mặt gò má, và tận cùng tại huyệt thính cung trước bình nhĩ.

2. Liên quan.

Chủ yếu tiết đoạn C8 và D1,

tương quan biểu lý với kinh Tâm.

3. Chỉ định điều trị chung.

Đau khớp thái dương hàm, sốt,

đau liệt chi trên, đau các khớp chi

trên, đau thần kinh trụ, rối loạn

chức năng thần kinh tim. Là kinh

đa khí đa huyết chịu trách nhiệm về

tân dịch nên còn điều trị sốt cao,

viêm tuyến vú và các chứng thiếu

sữa.

4. Huyệt vị thường dùng.

4.1. Thiếu trạch (SI1): huyệt

tỉnh thuộc kim.

- Vị trí: ở góc móng tay út về

phía trong (cách 0,2 thốn).

- Điều trị: cứng gáy, cứng lưỡi,

đau họng, đau mắt, đau đầu, chảy

máu mũi. Cấp cứu ngất, hôn mê,

sốt cao không ra mồ hôi, sốt rét,

viêm tuyến vú, thúc sữa.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,1

thốn (khi cấp cứu châm nặn ra một

giọt máu). Cứu 5 - 10 phút.

Kinh thủ thái dương tiểu trường

1. Thiếu trạch 2. Hậu khê

3. Uyển cốt 4. Thiên tông

5. Quyền liêu 6. Thính cung

Page 37: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Chỗ lõm trên lằn chỉ cổ tay, nơi tiếp giáp đầu dưới xương trụ và xương móc.

4.2. Dương cốc (SI5): huyệt kinh thuộc hoả.

- Điều trị: đau cổ tay, đau phía sau trong cánh tay, đau cổ gáy, ù tai, điếc tai.

- Sốt không ra mồ hôi, điên cuồng, trẻ em bại liệt, cứng lưỡi, trẻ không bú được.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.3. Thiên tông (SI11)

- Vị trí: chính giữa xương bả vai (vạch một đường thẳng xuyên qua điểm cao

nhất gai sống vai và một đường qua D4, chỗ gặp nhau là huyệt.

- Điều trị: đau nhức vai, đau nhức mặt sau cánh tay.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.4. Quyền liêu (SI18): hội của các kinh thái dương, thiếu dương ở tay.

- Vị trí: ở chỗ lõm dưới góc trước dưới của xương gò má (sờ tìm chỗ thấp

nhất của vòng cung xương gò má).

- Điều trị: liệt thần kinh VII ngoại biên, giật mi mắt, đau răng, đau mắt.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn. Khi cứu tránh gây bỏng.

4.5. Thính cung (SI19): hội của các kinh thái dương ở tay, thiếu dương ở tay

và chân.

- Vị trí: ở điểm chính giữa chân bình tai, sau lồi cầu xương hàm dưới (bảo

bệnh nhân há miệng để sờ rõ chỗ lõm mà lấy huyệt, ấn vào huyệt trong tai có tiếng

động).

- Điều trị: ù tai, điếc tai, nặng tai, đau tai. Kết hợp ế phong, hợp cốc để điều

trị viêm tai giữa.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,7 thốn. Khi cứu tránh gây bỏng.

Page 38: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG

1. Đường đi.

- Từ khóe mắt trong lên trán, đỉnh đầu ra sau gáy, đến huyệt thiên trụ chia thành hai

nhánh chạy song song với cột sống:

+ Nhánh 1: từ huyệt thiên trụ xuống lưng, cách đường giữa sống lưng (mạch đốc)

1,5 thốn, qua mông ra mặt sau đùi tới khoeo.

+ Nhánh 2: từ thiên trụ xuống lưng, cách đường giữa sống lưng (mạch đốc) 3 thốn,

qua mông tới mặt sau đùi tới khoeo và hợp với nhánh 1 tại huyệt ủy trung.

Từ khoeo đi xuống dọc giữa mặt sau cẳng chân, rồi đi phía sau mắt cá ngoài, dọc

theo bờ ngoài mu bàn chân, tận cùng ở góc ngoài chân móng ngón út.

2. Liên quan.

Mắt liên quan dây thần kinh V,VII;

Cổ: C4; lưng D2 - D12; mông S1-S2;

Cẳng chân liên quan S1.

Tương quan biểu lý với kinh thận.

3. Chủ trị.

3.1. Tại chỗ và theo đường kinh.

- Đau dây thần kinh hông to, đau khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân.

- Liệt dây VII, bệnh về mắt, đau vai gáy, đau lưng.

- Các du huyệt chữa bệnh các tạng phủ tương ứng.

3.2. Toàn thân: chữa cảm mạo, hạ sốt; chữa đau cứng gáy nhức đầu.

4. Huyệt thường dùng.

4.1. Tình minh (BL1): huyệt hội của 2 kinh thủ, túc thái dương, túc dương

minh, dương kiểu, âm kiểu.

- Vị trí: cách khoé trong mi mắt 0,1 thốn.

- Điều trị: viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến lệ, chắp, lẹo; liệt dây thần kinh

VII.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,1 thốn, hướng mũi kim về phía mũi (tránh châm

vào nhãn cầu), không vê kim.

Page 39: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

4.2. Toản trúc (BL2)

- Vị trí: chỗ lõm đầu trong lông mày.

- Điều trị: nhức đầu hoa mắt, viêm

tuyến lệ, chảy nước mắt, giật mi, đau xoang

trán.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 thốn, luồn

kim dưới da.

4.4. Đại trữ (BL11): huyệt hội của

xương (cốt), biệt lạc của mạch đốc, huyệt

hội của các kinh thái dương ở chân tay,

thiếu dương ở chân tay.

- Vị trí: giữa khe liên gai sau C7 - D1

đo ra 1,5 thốn.

- Điều trị: đau đầu. Đau cứng vai

gáy. Cảm sốt, ho, sốt không có mồ hôi,

nhức xương.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5

thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.5. Phong môn (BL12): nhiệt phủ:

huyệt hội của kinh thái dương ở chân, mạch

đốc.

- Vị trí: mỏm gai sau D2 đo ra 1,5

thốn.

- Điều trị: đau lưng, vai gáy, đầu.

Cảm sốt do ngoại tà, ho, nóng vùng ngực.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,5

thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.6. Phế du (BL13): huyệt du của phế.

- Vị trí: gai sau D3 đo ra 1,5 thốn .

- Điều trị: đau lưng, cứng gáy, vẹo cổ,

ho, khó thở, hen suyễn, chắp, lẹo.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5

thốn. Cứu 5 - 15 phút.

Kinh túc thái dương bàng

quang

1. Tình minh 2. Toản trúc

3. Đại trữ 4. Phế du

5. Đốc du 6. Tâm du

7. Cách du 8. can du

9. Tỳ du 10. Vị du

11. Tam tiêu du 12. Thận du

13. Đại trường du 14. Bàng quang du

15. Thứ liêu 16. Thừa phù

17. Uỷ dương 18. Uỷ trung

19. Y hy 20. cách quan

21. Thừa sơn 22. Côn lôn

Page 40: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

4.7. Đốc du (BL16).

- Vị trí: mỏm gai sau D6 đo ra 1,5 thốn.

- Điều trị: đau lưng, cứng gáy, vẹo cổ, khó thở, tức ngực.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 5 – 15 phút.

4.8. Cách du (BL17): huyệt hội của huyết.

- Vị trí: gai sau D8 đo ra 1,5 thốn.

- Điều trị: đau lưng, đau thắt lưng. Nôn, nấc, ăn không tiêu, khó thở, triều

nhiệt, sốt không có mồ hôi, huyết hư, huyết nhiệt.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.9. Can du (BL18): huyệt du của can.

- Vị trí: ngang sau D9 đo ra 1,5 thốn.

Page 41: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Điều trị: đau mạng sườn, đau lưng, chảy máu cam, động kinh, cao huyết áp,

mắt đau, cơn đau dạ dày.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.10. Đởm du (BL19): huyệt du của đởm.

- Vị trí: gai sau D10 đo ra 1,5 thốn.

- Điều trị: hoàng đản, miệng đắng, đau ngực sườn, hàn nhiệt vãng lai, đầy bụng.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.11. Tỳ du (BL20): huyệt du của tỳ.

- Vị trí: gai sau D11 đo ra 1,5 thốn.

- Điều trị: đầy bụng, không muốn ăn, cơn đau dạ dày, hoàng đản, kinh phong

ở trẻ em, phù thũng.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.12. Vị du (BL21): huyệt du của vị.

- Vị trí: gai sau D12 đo ra 1,5 thốn.

- Điều trị: cơn đau dạ dày, lạnh bụng, không muốn ăn, ăn không ngon miệng,

đầy bụng, nôn mửa.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.13. Thận du (BL23): huyệt du của thận.

- Vị trí: gai sau L2 đo ra 1,5 thốn.

- Điều trị: di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, đau lưng, ù tai, điếc tai,

đái dầm, viêm đường tiết niệu.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.14. Đại trường du (BL25): huyệt du của đại trường.

- Vị trí: gai sau L4 đo ra 1,5 thốn.

- Điều trị: táo bón, ỉa chảy, đau lưng, đau thần kinh tọa.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.15. Tiểu trường du (BL27): huyệt du của tiểu trường.

- Vị trí: gai sau S1 đo ra 1,5 thốn.

- Điều trị: di tinh, di niệu, rối loạn tiểu tiện, lỵ.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.16. Bàng quang du (BL28): huyệt du của bàng quang.

Page 42: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Vị trí: gai sau S2 đo ra 1,5 thốn.

- Điều trị: bí đái, di niệu, đau đám rối thần kinh cùng, đau xương cùng, đau hông.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.17. Bạch hoàn du (BL30).

- Vị trí: gai sau S4 đo ra 1,5 thốn.

- Điều trị: đau thắt lưng, di tinh, kinh nguyệt không đều, trĩ, sa trực tràng.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.18. Bát liêu: gồm 4 huyệt.

- Vị trí:

+ Thượng liêu (BL31): lỗ cùng 1.

+ Thứ liêu (BL32): lỗ cùng 2.

+ Trung liêu (BL33): lỗ cùng 3.

+ Hạ liêu (BL34): lỗ cùng 4.

- Điều trị: đau thắt lưng cùng, sa sinh dục, bí tiểu tiện

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.19. Uỷ trung (BL40): huyệt hợp thuộc thổ.

- Vị trí: điểm giữa trám khoeo (giữa nếp gấp của khoeo chân).

- Điều trị: đau khoeo chân. Đau lưng, đau thần kinh hông. Cam thử, thổ tả.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn. Nếu chữa thổ tả hoặc huyết ứ thì

trích nặn máu.

4.20. Cách quan (BL46).

- Vị trí: giữa khe liên gai sau D8 đo ra 3 thốn.

- Điều trị: đau lưng, nôn, nấc, ăn uống không được.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,4 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.21. Chí thất (BL52).

- Vị trí: mỏm gai sau L2 đo ra 3 thốn.

- Điều trị:đau cứng vùng thắt lưng, di tinh, liệt dương, đái dắt.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4..22. Trật biên (BL54).

- Vị trí: Mỏm gai sau S4 đo ra 3 thốn.

- Điều trị: đau thần kinh tọa, đau thắt lưng cùng, trĩ, liệt chi dưới.

Page 43: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.23. Thừa sơn (BL56).

-Vị trí: giữa bắp chân, đỉnh góc giữa cơ sinh đôi ngoài và trong (bệnh nhân

kiễng chân lên sẽ thấy chỗ lõm trên bắp chân)

- Điều trị: chuột rút bắp chân, đau sưng mỏi bắp chân. Đau thần kinh hông,

đau thắt lưng, trĩ, lòi dom, thổ tả.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.24. Phi dương (BL58): huyệt lạc nối với kinh thận.

- Vị trí: tận cùng của cơ sinh đôi ngoài, trên huyệt côn lôn 7 thốn.

- Điều trị: đau cẳng chân, chân lưng yếu mỏi, đau đầu hoa mắt, chảy mũi,

chảy máu cam. Đau nhức cơ khớp, sốt không có mồ hôi.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.25. Côn lôn (BL60): huyệt kinh thuộc hỏa.

- Vị trí: Chỗ trũng sau lồi mắt cá ngoài 0,5 thốn.

- Điều trị: đau thắt lưng, đau thần kinh hông, đau cổ chân, cứng cổ gáy, đau

đầu. Kinh giật trẻ em, đẻ khó, rau bong chậm.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.26. Chí âm (BL67): huyệt tỉnh thuộc kim.

- Vị trí: cách góc ngoài chân móng ngón út 2 ly trên chỗ tiếp giáp giữa da mu

bàn chân và gan bàn chân.

- Điều trị: nóng gan bàn chân. Đau đầu, mắt có màng, ngạt mũi, chảy máu

mũi. Tâm phiền, đẻ khó, di tinh, sót rau, đái khó.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,1 thốn. Cứu 3 - 5 phút.

KINH TÚC THIẾU ÂM THẬN - KI

Page 44: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

1. Đường đi.

Từ góc trong chân móng ngón chân út, (đi dưới

lòng bàn chân), chạy chếch về bờ trong bàn chân, tới

sau mắt cá trong thì vòng xuống gót chân, rồi lên

cẳng chân (giao với kinh can, tỳ ở huyệt tam âm

giao) và chạy dọc theo bờ sau trong xương chày, qua

phía trong khoeo, đùi, lên bụng, ngực và tận cùng bờ

dưới xương đòn (huyệt du phủ).

2. Liên quan.

- Cẳng chân: L4; đùi L4,3,2; ngực D3 - D8;

bụng D9 - D12, L3 – 2.

- Huyệt ở chân, bụng, đùi liên quan tiết đoạn

L2 - L4 chữa các bệnh về tiết niệu sinh dục .

- Các huyệt liên quan D9 - D12 chữa các

bệnh tiêu hóa .

- Các huyệt liên quan đến D3 - D8 chữa

bệnh về hô hấp, tim mạch.

- Thận liên quan biểu lý với kinh bàng

quang. Thận có liên lạc với can (can, thận đồng

nguyên) thận nạp khí (liên quan đến phế); tâm,

thận thường giao nhau nếu tâm thận lưỡng hư

sinh chứng tâm thận bất giao.

Kinh túc thiếu âm thận

1. Dũng tuyền 4. Âm cốc

2. Thái khê 5. Hoang du

3. Chiếu hải 6. Du phủ

3. Chỉ định điều trị chung.

- Đau các khớp gối, cổ chân, bàn chân; liệt chi dưới, đau thần kinh hông

khoeo trong.

- Toàn thân: các chứng bệnh sinh dục, tiết niệu: di tinh, hoạt tinh, đái dắt, đái

buốt, đái són; ho hen, táo bón hoặc ỉa chảy; bệnh và hội chứng suy nhược thần kinh;

cao huyết áp…

4. Huyệt vị thường dùng.

4.1. Dũng tuyền (KI1): huyệt tỉnh thuộc mộc.

- Vị trí: điểm giữa 1/3 trên và 2/3 dưới của đoạn thẳng nối đầu ngón chân 2

với điểm giữa bờ sau gót chân.

- Điều trị:

Page 45: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Đau mặt trong đùi, nóng hoặc lạnh gan bàn chân. Thoát vị, đau sưng họng,

đánh trống ngực, nục huyết, bí đái sau đẻ…

+ Cấp cứu chết đuối, hôn mê, hội chứng tiền đình, đau đỉnh đầu, chứng “âm

hư hỏa vượng” , kinh giật ở trẻ em…

- Cách châm cứu: châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

4.2. Nhiên cốc (KI2): huyệt huỳnh thuộc hỏa.

- Vị trí: giữa bờ dưới xương thuyền nơi tiếp giáp giữa da mu chân và gan bàn chân.

- Điều trị:

+ Đái đục, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, ngứa âm hộ, đau bụng,

khí hư… đau sưng khớp bàn chân, cổ chân.

+ Trẻ em kinh phong, cấm khẩu, khái huyết, sốt rét, tiêu khát, tự hãn, đạo

hãn, tai ù, điếc…

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 0,8 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.3. Thủy tuyền (KI15): huyệt Khích.

- Vị trí: dưới huyệt thái khê 1 thốn, ngang sau đỉnh mắt cá trong 0,5 thốn.

- Điều trị: đau sưng mặt trong gót chân, kinh nguyệt không đều, đau bụng

kinh, đái dắt…

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.4. Chiếu hải (KI6): giao hội của kinh thận với mạch âm kiểu.

- Vị trí: dưới đỉnh mắt cá trong 1 thốn, trước thủy tuyền 1 thốn (chỗ lõm

thẳng phía dưới mỏm mắt cá trong xương chày 1 thốn).

- Điều trị: đau sưng mắt cá trong, rối loạn kinh nguyệt, táo bón, đau bụng do

thoát vị, ngứa sinh dục ngoài, khô họng, sa dạ con, điên giản, mất ngủ, giảm thị

lực…Kết hợp với Cự khuyết, nội quan, phong long chữa động kinh ban đêm.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.4. Phục lưu (KI7): huyệt kinh thuộc kim

- Vị trí: chỗ lõm ở phía sau trên mắt cá trong xương chày 2 thốn.

- Điều trị:

+ Đái dắt, lưỡi và mồm khô. Liệt, teo cơ, lạnh cẳng chân.

+ Sôi bụng, phù thũng, đạo hãn, cảm hàn không có mồ hôi, bụng chướng…

kết hợp với thận du, túc tam lý, ế phong chữa cổ chướng.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 7 - 15 phút.

4.5. Thông cốc (KI20): huyệt hội của kinh thận với mạch xung.

Page 46: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Vị trí: ở dưới huyệt u môn 1 thốn, cách đường trắng giữa 0,5 thốn (từ

thượng quản đo ngang ra 0,5 thốn).

- Điều trị: tức ngực, buồn nôn, ăn không tiêu.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn (có thai gần ngày đẻ không châm

sâu). Cứu 5 - 7 phút.

4.6. U môn (KI21): huyệt hội của kinh thận với mạch xung.

- Vị trí: ở cách hai bên huyệt cự khuyết 0,5 thốn.

- Điều trị: đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, tức ngực, bồn chồn.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 0,8 thốn (không châm sâu, không kích thích mạnh

vì có thể làm tổn thương gan). Cứu 5 - 7 phút.

4.7. Linh khư (KI24)

- Vị trí: ở chỗ lõm dưới huyệt thần tàng 1,6 thốn, cách đường giữa ngực 2

thốn (từ ngọc đường đo ngang ra 2 thốn).

- Điều trị: ho suyễn, đầy tức ngực, đau vú, không muốn ăn.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn (không châm sâu, không kích thích

mạnh vì có thể gây tổn thương tim, phổi).

Page 47: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

KINH TÂM BÀO, TAM TIÊU, KINH ĐỞM, KINH CAN

KINH THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO

1. Đường đi.

Từ núm vú ra 1 thốn (bờ trên xương sườn V,

phía ngoài đường giữa đòn 1 thốn), ra cạnh sườn tới nách, rồi dọc theo giữa mặt trước cánh, khủy,

cẳng, cổ, bàn và ngón tay, tận cùng ở đầu chót

ngón tay giữa.

2. Liên quan.

- Liên quan tiết đoạn: ngực D3 - D4 - D2 và

C4; cẳng cánh tay C7.

- Tâm bào lạc và tam tiêu có tương quan

biểu lý (trong tạng và đầu ngón tay 5), tiết đoạn

C7 liên quan với rối loạn chức năng thần kinh

tim.

3. Chỉ định điều trị chung:

- Tại chỗ: đau thần kinh liên sườn, đám rối

thần kinh cánh tay, khớp cổ tay, bàn tay, khuỷu;

liệt chi trên, liệt đau thần kinh giữa.

- Toàn thân: mất ngủ, rối loạn chức năng

thần kinh tim, điều trị các cơn đau nội tạng.

4. Huyệt vị thường dùng.

4.1. Thiên trì (PC1): hội của kinh quyết âm ở

tay, chân, kinh thiếu dương ở chân.

- Vị trí: ở trước ngực, ngoài núm vú 1 thốn, ở bờ

trên xương sườn 5.

- Điều trị: tức ngực, bồn chồn, đau sườn, nách

sưng đau, tràng nhạc.

Kinh thủ quyết âm tâm bào

1. Khúc trạch

2. Nội quan

3. Đại lăng

4. Lao cung

5. Trung xung

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn (không châm sâu và không kích

thích mạnh vì có thể gây tổn thương phổi).

4.2. Thiên tuyền (PC2)

Page 48: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Vị trí: ở đầu dưới nếp nách trước 2 thốn, giữa khe phần ngắn, phần dài cơ

nhị đầu cánh tay (hơi co khuỷu tay để xác định phần ngắn phần dài của cơ nhị đầu

cánh tay).

- Điều trị: đau mặt trong cánh tay, đau vùng trước tim, đau ngực.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 0,7 thốn. Cứu 5 - 7phút.

4.3. Khúc trạch (PC3): huyệt hợp thuộc thủy.

- Vị trí: ở chính giữa lằn chỉ khuỷu tay, nằm sát bờ trong gân cơ nhị đầu

cánh tay.

- Điều trị: sưng đau khuỷu tay, đau cẳng tay, cánh tay, đau vùng tim. Miệng

khô, phiền táo, ra mồ hôi ở đầu, nôn do cảm hàn hay thai nghén, thổ tả.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 10phút.

4.4. Khích môn (PC4): huyệt hích

- Vị trí: từ lằn chỉ cổ tay (huyệt đại lăng) đo lên 5 thốn. Huyệt nằm giữa gân

cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé (gấp bàn tay nghiêng vào trong sẽ rõ).

- Điều trị: đau vùng trước tim có nôn mửa, tim đập hồi hộp, ngũ tâm phiền nhiệt

(hai lòng bàn chân, hai lòng bàn tay, vùng trước tim phiền nhiệt), tinh thần uể oải.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 10phút.

4.5. Giản sử (PC5): huyệt kinh thuộc kim.

- Vị trí: trên nếp gấp cổ tay 3 thốn, giữa hai gân cơ gan tay lớn và bé.

- Điều trị: đau cánh tay, nóng gan bàn tay, bệnh nhiệt có tâm phiền, đau vùng

tim, hồi hộp. Trúng phong đờm dãi nhiều, nôn, khản tiếng, điên cuồng, sốt rét.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 10phút.

4.6. Nội quan (PC6): huyệt lạc nối kinh tam tiêu, huyệt hội của kinh quyết âm

tay, mạch âm duy.

- Vị trí: từ Đại lăng đo lên 2 thốn, giữa khe của gân cơ gan tay lớn và bé.

- Điều trị: đau cẳng tay, đau vùng tim, đau sườn ngực, tâm phiền, hồi hộp.

Nôn, đầy chướng bụng, tiêu hóa kém, điên cuồng.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn (không nên kích thích mổ cò, có

thể làm tổn thương dây thần kinh Giữa). Cứu 5 - 10phút.

4.7. Đại lăng (PC7): huyệt nguyên.

- Vị trí: chính giữa lằn chỉ cổ tay (giữa hai gân cơ Gan tay lớn và bé)

- Điều trị: khuỷu tay co, đau cổ tay, lòng bàn tay nóng. Đau sườn ngực, đau

vùng tim, tâm phiền. Đau bụng nôn, dễ sợ hãi, cười vô cớ (cười mãi không hết). Kết

Page 49: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

hợp với Nhân trung, hợp cốc để chữa it - tê - ri. Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3

thốn. Cứu 5 - 7phút.

4.8. Trung xung (PC9): huyệt tỉnh thuộc mộc.

- Vị trí: chính giữa đầu mút ngón tay giữa (cách bờ tự do móng tay 2 ly, là

một trong huyệt thập tuyên).

- Điều trị: lòng bàn tay nóng. Cứng lưỡi, đau vùng tim, tâm phiền, trúng

phong, bất tỉnh, hôn mê, sốt không ra mồ hôi.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,1 thốn (khi chữa bệnh cấp nặn ra một ít máu).

Cứu 2 - 3phút.

Page 50: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU - TE

1. Đường đi.

Từ góc trong chân móng ngón tay 4, dọc theo bờ ngón 4, lên mu bàn tay đi giữa

xương bàn tay 4 -5, qua cổ tay, lên mặt sau cẳng tay, đi giữa hai xương trụ và xương quay,

qua khuỷu tay, lên mặt sau ngoài cánh tay, qua vai, lên cổ, rồi vòng quanh tai, đi sâu vào

tai và tận cùng ở đuôi mắt, nơi huyệt đổng tử liêu.

2. Liên quan.

- Bàn tay, cổ tay, cánh tay: C7 - C8; vai: C3

- C4; Tai: C2.

Biểu lý với tâm bào lạc (chữa bệnh ở đầu

mặt tai cùng bên).

3. Chỉ định điều trị chung.

- Tại chỗ: đau khớp vai, khuỷu, cổ tay; đau

thần kinh mũ, đau cơ thang, đau vai gáy.

- Toàn thân: chữa cảm mạo, sốt, bệnh ở

tai, mũi, đầu, mắt; một số triệu chứng tiêu hóa

và tiết niệu.

4. Huyệt vị thường dùng.

4.1. Trung trữ (TE3): huyệt du thuộc mộc

- Vị trí: ở khe gian đốt xương bàn tay 4 và 5,

ngang chỗ tiếp nối đầu và thân xương bàn tay 4

- Điều trị: ngón tay co duỗi khó khăn, đau

cánh tay, sưng họng, ù tai, điếc tai, đau đầu,

mắt có màng. Sốt không có mồ hôi.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn.

Cứu 3 - 7 phút.

Kinh thủ thiếu dương

tam tiêu

1. Dương trì

2. Ngoại quan

3. ế phong

4. Nhĩ môn

5. Ty trúc không

4.2. Ngoại quan (TE5): huyệt lạc nối với kinh tâm bào, huyệt hội của kinh

thiếu dương ở tay với mạch dương duy.

Page 51: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Vị trí: từ khe giữa xương trụ và xương quay trên nếp cổ tay (phía mu tay)

đo lên 2 thốn.

- Điều trị: bàn tay không nắm duỗi được, run bàn tay, đau cẳng tay, đau

khuỷu tay; ù điếc tai, đau đầu, sốt ngoại cảm, tràng nhạc.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn (tránh làm tổn thương dây thần

kinh giữa). Cứu 5 - 10 phút.

4.3. Kiên liêu (TE14).

- Vị trí: ở chỗ lõm phía sau dưới mỏm cùng vai.

- Điều trị: đau vai, đau quanh khớp vai, đau cánh tay.

- Châm sâu 0,7 - 1 thốn xuôi theo xương cánh tay. Cứu 5 - 15 phút.

4.4. ế phong (TE17): hội của kinh thiếu dương chân và tay.

- Vị trí: chỗ lõm sau mỏm nhọn nhất của dái tai, sau góc xương hàm dưới, sát

bờ trước cơ ức đòn chũm.

- Điều trị: ù điếc tai, ngễnh ngãng, quai bị, liệt mặt.

- Chữa bệnh tai: châm sâu 1 - 1,5 thốn sát sau góc xương hàm; chữa bệnh

khác: châm 0,3 - 0,5 thốn, mũi kim hướng về nơi có bệnh.

4.5. Nhĩ môn (TE21).

- Vị trí: chỗ lõm trước rãnh trên bình tai, từ đầu trên bình tai ngang ra.

- Điều trị:ù điếc tai, viêm tai giữa, đau răng.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 7 phút.

KINH TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM - GB

1. Đường đi.

Từ khóe mắt ngoài (huyệt đồng tử liêu) lên góc trán, vòng xuống sau tai, rồi

vòng trở lại đầu, trán (huyệt dương bạch), lại vòng qua đầu sang gáy (huyệt phong

trì), đi dọc cổ xuống vai, nách, cạnh sườn bụng, qua mấu chuyển lớn, xuống dọc

mặt ngoài đùi, qua bờ ngoài khớp gối, xuống cẳng chân dọc theo xương mác,

xuống mu chân dọc theo khe giữa xương bàn chân 4-5, tận cùng ở góc ngoài chân

móng ngón chân 4.

Page 52: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Dương bạch (GB14): huyệt hội của kinh thiếu dương ở chân và kinh dương

minh, mạch dương duy.

+ Vị trí: phía trên cung mày, từ chính giữa mắt lên 1 thốn.

+ Điều trị: đau đầu, đau mắt, sụp mi, máy cơ, mắt không nhắm được, loạn

thị.

+ Cách châm cứu: châm luồn kim dưới da sâu 0,3 - 0,5 thốn, mũi kim hướng

xuống lông mày. Cứu 5 - 10 phút.

- Phong trì (GB20): huyệt hội của kinh thiếu dương ở tay, chân và mạch dương

duy.

+ Vị trí: chỗ lõm chân tóc gáy (sờ xác định đáy hộp sọ, huyệt ở chỗ lõm tạo

bởi bờ ngoài cơ thang và bờ sau cơ ức - đòn - chũm.

+ Điều trị:đau cứng cổ gáy, đau đầu, ù tai, đau vai, sốt, trúng phong.

+ Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 0,8 thốn, mũi kim hướng về phía nhãn cầu

bên đối diện. Cứu 15 phút.

- Kiên tỉnh (GB21): huyệt hội của kinh thiếu dương ở tay, chân; kinh dương

minh ở chân và mạch dương duy.

+ Vị trí: chỗ lõm trên vai (huyệt ở điểm giữa đường nối huyệt đại chùy với

huyệt kiên ngung).

+ Điều trị: đau vai gáy, đau đầu, viêm tuyến vú, tắc tia sữa, trúng phong

+ Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 0,7 thốn (không châm sâu vì có thể tổn

thương đỉnh phổi). Cứu 5 - 15 phút.

- Nhật nguyệt (GB24): huyệt mộ của đởm, huyệt hội của kinh thiếu dương với

kinh thái âm ở chân và mạch dương duy.

+ Vị trí: ở khoang liên sườn 7, sát bờ trên xương sườn 8 trên đường thẳng

qua giữa xương đòn.

+ Điều trị: ngực sườn đầy tức, đau vùng gan, mật, ợ chua, chướng bụng, nôn mửa.

+ Cách châm cứu: châm nghiêng sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

- Kinh môn (GB25): huyệt mộ của thận.

+ Vị trí: ở đầu xương sườn cụt 12.

+ Điều trị: đau mạn sườn, sôi bụng, ỉa chảy lúc canh năm (ngũ canh tả).

+ Cách châm cứu: châm nghiêng sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

- Hoàn khiêu (GB30): huyệt hội của kinh thiếu dương và thái dương ở chân.

Page 53: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Vị trí: huyệt ở chỗ lõm, điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong trên đường từ đỉnh

mấu chuyển lớn đến mỏm gai S4.

+ Điều trị:đau khớp háng, đau thần kinh hông to, liệt 1/2 người.

+ Cách châm cứu: châm sâu 1,5 - 2,5 thốn. Cứu 20 - 40 phút.

- Phong thị (GB31): huyệt hội của kinh thiếu dương và thái dương ở chân.

+ Vị trí: mặt ngoài đùi, trên khe khớp gối 7 thốn (chân duỗi thẳng, tay xuôi

áp sát vào người; huyệt ở vị trí đầu ngón tay giữa chấm vào đùi).

+ Điều trị: trúng phong, liệt 1/2 người, liệt chân, mẩn ngứa. Kết hợp với âm

thị, dương lăng tuyền để chữa yếu chân, liệt chân, đau khớp gối.

+ Cách châm cứu: châm sâu 0,8 - 1 thốn. Cứu 10 - 15 phút.

- Dương lăng tuyền (GB34): huyệt hợp thuộc thổ, hội của cân.

+ Vị trí: ở chỗ lõm phía trước điểm nối đầu và thân xương mác (dối diện với

âm lăng tuyền).

+ Điều trị: đau sưng khớp gối, đau thần kinh hông khoeo ngoài, liệt 1/2

người, đau tức ngực sườn, đau nửa đầu. Sốt rét…

+ Cách châm cứu: châm sâu 0,8 - 1 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

- Quang minh (GB37): huyệt lạc nối với quyết âm can.

+ Vị trí: trên mắt cá ngoài 5 thốn, sát bờ trước xương mác.

+ Điều trị:đau cẳng chân, đau mắt. Sốt không có mồ hôi.

+ Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

- Huyền chung (GB39): huyệt hội của tỳ, huyệt lạc của ba kinh dương ở chân.

+ Vị trí: trên mắt cá ngoài 3 thốn, sát bờ trước xương mác (đối diện với tam

âm giao).

+ Điều trị: đau cẳng chân, đau khớp gối, liệt 1/2 người, vẹo cổ, đau nhức

trong xương.

+ Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5thốn. Cứu 5 - 10 phút.

- Túc lâm khấp (GB41): huyệt du thuộc mộc, huyệt hội với mạch đới.

+ Vị trí: ở khoảng gian đốt bàn chân 4,5 (lấy huyệt ở chỗ lõm sau gân duỗi

ngón 5, cách khe ngón 4 - 5 khoảng 1,5 thốn).

+ Điều trị: sưng đau bàn chân, đau cẳng chân, đau mạng sườn, đau đầu, đau mắt.

+ Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

- Túc khiếu âm (GB44): huyệt tỉnh thuộc kim.

Page 54: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Vị trí: ở đầu ngón chân 4 về phía ngón út, cách góc móng chân 0,2 thốn.

+ Điều trị: đau ngực sườn, đau đầu, đau mắt, tai ù, mất tiếng, sốt không có

mồ hôi.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,1 thốn. Cứu 3 - 5 phút.

KINH TÚC QUYẾT ÂM CAN - LR

Page 55: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

1. Đường đi.

Từ chòm lông sau móng ngón chân cái dọc

theo khe giữa xương bàn chân 1 - 2, phía mu bàn

chân, đến trước mắt cá trong, lên dọc theo mặt

trước trong cẳng chân, giao với kinh tỳ và thận ở

huyệt tam âm giao, rồi lên bờ trong khoeo chân,

lên dọc phía trong đùi qua nếp bẹn lên bụng tới

đầu xương sườn 11 (chương môn), rồi lên ngực

tận cùng ở giao điểm của bờ trên xương sườn 7

với đường thẳng dọc qua giữa xương đòn (kỳ

môn).

2. Liên quan.

- Mu chân, cổ chân: L5; cẳng chân, đùi: L4;

bụng: D11,D12; ngực: D6.

- Quan hệ biểu lý với đởm.

3. Chỉ định điều trị chung.

- Tại chỗ: đau thần kinh liên sườn D4, D6;

thần kinh tọa, thần kinh chày trước, đau khớp cổ

chân, bàn chân, đầu gối, bệnh lý tầng sinh môn.

- Toàn thân: rối loạn chức năng sinh dục, tiết

niệu, thống kinh, rong kinh, đái dầm, di tinh. Một số

triệu chứng tiêu hoá, gan mật, hội chứng đau dạ

dày, đau đầu vùng đỉnh, cao huyết áp, hội chứng

suy nhược thần kinh…

4. Huyệt vị thường dùng.

4.1. Đại đôn (LR1): huyệt tỉnh thuộc mộc.

- Vị trí: ở mé trong ngón chân cái, cách gốc

móng 0,2 thốn.

- Điều trị: băng huyết, sa dạ con, sưng tinh

hoàn, tạng táo (ít tê ri).

- Cách châm cứu: châm sâu 0,1 thốn. Cứu 5 - 10

phút.

Kinh túc quyết âm can

1. Hành gian 3. Chương môn

2. Thái xung 4. Kỳ môn

4.2. Hành gian (LR2): huyệt huỳnh thuộc hỏa.

- Vị trí: khe ngón 1 - 2 (ép 2 ngón chân, huyệt ở đầu của nếp kẽ ngón chân).

Page 56: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Điều trị: đau ngón chân, đau dương vật, đau ngực sườn, đau mắt đỏ, đau

đầu, chóng mặt, mất ngủ, động kinh.

- Cách châm cứu: châm nghiêng sâu 0,5 - 0,7 thốn.

4.3. Thái xung (LR3): huyệt nguyên, huyệt du thuộc thổ.

- Vị trí: khe giữa xương bàn chân 1,2; trên huyệt hành gian 2 thốn (huyệt ở

chỗ lõm của góc tạo bởi đầu trên của 2 xương bàn 1 và 2.

- Điều trị: đau bàn chân, các rối loạn về kinh nguyệt, tiểu tiện, kinh phong ở

trẻ em, huyễn vựng.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 7 phút.

4.4. Chương môn (LR13): huyệt hội của tạng, huyệt mộ của tỳ, huyệt hội của

các kinh thiếu dương và quyết âm ở chân.

- Vị trí: đầu mút xương sườn 11.

- Điều trị: đau tức ngực sườn, đau bụng, đày bụng, kém ăn, chậm tiêu, nôn, nấc.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn (không châm quá sâu, nhất là ở

người có gan lách to). Cứu 5 - 10 phút.

4.5. Kỳ môn (LR14): huyệt mộ của can, huyệt hội của kinh quyết âm ở chân,

kinh thái âm ở chân, mạch âm duy.

- Vị trí: khe liên sườn 6,7; trên đường giữa đòn.

- Điều trị: đau tức ngực sườn, đầy bụng, ợ chua, mờ mắt, đau mắt. Kết hợp

châm cách du, can du để chữa đau dây thần kinh gian sườn.

- Cách châm cứu: châm nghiêng sâu 0,3 - 0,5 thốn.

MẠCH ĐỐC - GV

Page 57: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

1. Đường đi.

Từ huyệt hội âm qua đầu xương cụt (huyệt trường cường), dọc theo đường giữa

cột sống, lên đỉnh đầu, dọc xuống giữa trán, sống mũi, tận cùng ở huyệt ngân giao.

2. Liên quan.

Là kinh chỉ huy toàn bộ các kinh

dương; liên quan tất cả các tiết đoạn.

3. Chỉ định điều trị chung.

Điều trị các chứng dương hư, ỉa chảy

kéo dài, di tinh, liệt dương, sợ lạnh, chân tay

lạnh. Chữa các bệnh thuộc tạng, phủ nơi

đường kinh đi qua. điều trị đau cột sống, đau

lưng.

4. Huyệt vị thường dùng.

4.1. Đại truỳ (GV14): hội của mạch đốc và

6 kinh dương.

- Vị trí: chỗ lõm dưới gai sau đốt sống cổ 7.

- Điều trị: đau cứng cổ gáy, đau cứng

lưng. Sốt rét, sốt cao, cảm cúm, ho nhiều đờm

rãi, ứ tiết dịch phế quản.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn.

Cứu 10 - 15 phút.

4.2. á môn (GV15): hội của mạch đốc với

mạch dương duy.

Mạch đốc

1. Trường cường 2. Mệnh môn

3. Đại trùy 4. Bách hội

5. Tín hội 6. Nhân trung

- Vị trí: giữa hai gân lớn sau gáy, dưới huyệt phong phủ 5 phân (chỗ lõm dưới gai

sau dốt sống cổ 1)

- Điều trị: nhức đầu, đau vùng gáy, chảy máu cam, uốn ván, cứng lưỡi, mất

tiếng đột ngột, câm, điên cuồng

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,4 thốn (không châm mạnh, châm sâu quá

tránh nguy hiểm).

4.3. Bách hội (GV20): hội của mạch đốc với 6 kinh dương.

- Vị trí: ở đỉnh đầu ngay giữa thóp sau (điểm gặp của đường từ chóp 2 vành

tai kéo lên thẳng góc với đường đi của mạch đốc.

- Điều trị: đau đầu, mất ngủ, ngạt mũi, sa tử cung, sa trực tràng, trúng phong,

điên cuồng, run sợ, hay quên.

Page 58: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn, luồn kim dưới da từ phía trước ra

sau. Cứu 10 - 20 phút.

4.4. Thượng tinh (GV23).

- Vị trí: ngay ở đường chính giữa đầu, từ chỗ chân tóc, trán, thẳng lên 1 thốn.

- Điều trị: nhức đầu, đau mắt, ngạt mũi, chảy máu mũi, điên cuồng.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn.

4.5. Nhân trung (GV26): hội của mạch đốc với các kinh dương minh ở tay và chân.

- Vị trí: trong rãnh môi trên, ở điểm 1/3 trên nối với 2/3 dưới.

- Điều trị: méo mồm, máy môi trên, cảm giác kiến bò ở môi. Cấp cứu hôn

mê, điên giản, cuồng, trúng phong, kinh giật ở trẻ em.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn hoặc châm kim tam lăng chích ra

một ít máu.

Page 59: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

MẠCH NHÂM - CV

1. Đường đi .

Từ huyệt hội âm (giữa nút đáy chậu: chỗ hội tụ

của các nếp gấp da chạy từ hậu môn, phần sinh dục

ngoài và hai bên háng) qua khớp mu, lên dọc đường

thẳng giữa, bụng, ngực, lên cổ và tận cùng chỗ lõm

dưới cơ vòng môi dưới.

2. Liên quan.

Hội 3 mạch nhâm, xung, đốc.

3. Chỉ định điều trị chung.

Các chứng bệnh ở bộ phận sinh dục tiết niệu;

bụng; ngực; thanh quản; trợ dương khí.

Mạch

1. Hội âm

3. Quan nguyên

5. Thần khuyết

7. Đản trung

Nhâm

2. Trung cực

4. Khí hải

6. Trung quản

8. Thiên đột

9. Thừa tương

4. Huyệt vị thường dùng:

4.1. Hội âm (CV1): hội của mạch nhâm, đốc, xung.

- Vị trí: ở chính giữa hậu âm và tiền âm.

- Điều trị: kinh nguyệt không đều, cửa mình sưng đau, di tinh. Điên cuồng,

chết đuối.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 10 - 15 phút.

4.2. Khúc cốt (CV2): hội của mạch nhâm với kinh quyết âm can.

- Vị trí: sát bờ trên xương mu, trên đường trắng giữa.

- Điều trị: bí đái, són đái, rong kinh, bế kinh, khí hư, di tinh, liệt dương, viêm

tinh hoàn.

Page 60: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 1 thốn (không châm sâu vì vào Bàng

quang). Cứu 20 - 45 phút.

4.3. Trung cực (CV3): huyệt mộ của bàng quang, hội của mạch nhâm với 3

kinh âm ở chân.

- Vị trí: trên đường từ khúc cốt đến rốn, cách rốn 4 thốn (để bệnh nhân nằm

ngửa lấy huyệt).

- Điều trị: di tinh, liệt dương, ngứa âm hộ, âm đạo, bạch đới, thống kinh, rối

loạn kinh nguyệt, rối loạn tiểu tiện.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 1 thốn. Cứu 20 - 30 phút.

4.4. Quan nguyên (CV4): huyệt mộ của tiểu trường, hội của mạch nhâm với 3

kinh âm ở chân.

- Vị trí: dưới rốn 3 thốn.

- Điều trị: rối loạn kinh nguyệt, ỉa chảy, lỵ, cơ thể suy nhược. Cấp cứu chứng

thoát, bổ các chứng hư tổn.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 0,8 thốn (không châm sâu vì vào bàng

quang). Cứu 20 phút trở lên, trong cấp cứu chứng thoát (kết hợp với khí hải, thần

khuyết).

4.5. Khí hải (CV6).

- Vị trí: dưới rốn 1,5 thốn.

- Điều trị: tiêu hóa kém, đau bụng, ỉa lỏng, đầy bụng, bệnh hệ sinh dục, tiết

niệu của nữ. Chân khí, ngũ tạng khí hư, quyết lãnh.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn (không châm sâu vì vào bàng

quang). Cứu 20 - 60 phút.

4.6. Trung quản (CV12): huyệt mộ của vị, hội của phủ, hội của mạch nhâm

với kinh thiếu dương ở tay, kinh dương minh ở chân.

-Vị trí: trên rốn 2 thốn.

- Điều trị: đau dạ dày, tá tràng, nấc, ăn không tiêu, đầy hơi. Kiết lỵ, ỉa chảy.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 15 - 30 phút.

4.7. Chiên trung (Đản trung) (CV17): huyệt mộ của tâm bào, hội của khí, hội

của mạch nhâm với kinh thái dương ở tay và kinh thái âm, thiếu âm ở chân.

- Vị trí: giao điểm của đường nối hai đầu vú (liên sườn 4 - 5) với đường giữa

xương ức.

- Điều trị: ít sữa, đau ngực, ho, hen suyễn.

Page 61: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn (luồn kim dưới da). Cứu 10 - 20 phút.

4.8. Thiên đột (CV22): hội của mạch nhâm và âm duy.

- Vị trí: dưới yết hầu, giữa chỗ lõm trên xương ức, giữa hai đầu trong xương đòn.

- Điều trị: khó thở, ho, đờm khò khè trong họng, mất tiếng, khản tiếng.

4.9. Liêm tuyền (CV23): hội của mạch nhâm và âm duy.

- Vị trí: chỗ lõm giữa bờ trên xương Móng (cách lấy huyệt mới) hoặc chính

giữa khe xương móng - sụn giáp trạng (cách lấy huyệt cũ).

- Điều trị: sưng viêm dưới lưỡi, nói khó, khí nghịch, ho sốc lên, chảy dãi

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,5 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

4.9. Thừa tương (CV24): hội của mạch nhâm với kinh dương minh ở chân tay

và mạch đốc.

- Vị trí: chính giữa chỗ lõm rãnh môi dưới.

- Điều trị: liệt mặt, đau răng lợi, chảy dãi, điên cuồng.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn. Cứu 5 - 15 phút.

5. Một số huyệt ngoài kinh - EX.

5.1. Thập tuyên (EX - UE 11)

- Vị trí: ở mười đầu ngón tay, cách đầu móng 1 phân.

- Chủ trị: ngất, choáng, bất tỉnh, sốt cao, viêm amyđan cấp.

- Cách châm cứu: bảo bệnh nhân chúm các ngón tay lại để châm, châm lần

lượt từng huyệt, châm sâu khoảng 0,1 thốn, vê mạnh, ngừng một lát rồi rút kim, đến

khi bệnh nhân tỉnh thì thôi.

5.2. Thái dương (EX - HN5)

- Vị trí: ở chỗ lõm phía ngoài đuôi mắt 1 thốn (điểm gặp nhau của đường kéo

dài đuôi mắt và đuôi lông mày).

- Chủ trị: đau thái dương, đau nặng đầu, bệnh mắt.

- Cách châm cứu: châm 0,2 - 0,3 thốn hoặc trích nặn máu.

5.3. ấn đường (EX - HN 3)

- Vị trí: chỗ lõm giữa hai đầu trong lông mày.

- Chủ trị: đau đầu vùng trán, nặng đầu, nhức mỏi mắt, trẻ em kinh phong.

Page 62: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Cách châm cứu: châm hướng kim xuống dưới, sâu 0,1 - 0,2 thốn hoặc trích

nặn máu.

5.4. Lan vĩ (EX - LE7)

- Vị trí: từ túc tam lý kéo thẳng xuống 3 tấc (ấn thấy chỗ đau nhất là huyệt)

- Chủ trị: là huyệt gần như đặc hiệu chữa viêm ruột thừa cấp thể đơn thuần

khi chưa có điều kiện mổ (kết hợp túc tam lý và khúc trì) để chuyển bệnh nhân đến

cơ sở ngoại khoa.

- Cách châm cứu: châm 1 - 1,5 thốn. Có thể lưu châm 2 giờ, cách 10 phút lại

vê kim tả 1 lần.

5.4. Bát phong.

- Vị trí: khoảng giữa kẽ xương của 5 ngón chân.

- Chủ trị: cước khí, ngón chân co quắp, bàn chân sưng nề.

- Cách châm cứu: châm 0,1 - 0,2 thốn (nếu chân sưng nề: có thể nặn một

chút máu sau khi rút kim). Cứu 5 - 10phút.

5.5. Bát tà.

- Vị trí: khoảng giữa kẽ xương của 5 ngón tay.

- Chủ trị: mu bàn tay sưng đỏ, ngón tay co quắp.

- Cách châm cứu: châm sâu 0,1 - 0,2 thốn. Cứu 5 - 10phút.

5.6. Định suyễn (EX - B1).

- Vị trí: từ huyệt đại chùy đo ra 0,5 thốn. Có 7 huyệt định suyễn:

Định suyễn 1: huyệt nằm trên khe liên gai sau C7 D1

Định suyễn 2: huyệt nằm trên khe liên gai sau D1 D2

Định suyễn 3: huyệt nằm trên khe liên gai sau D2 D3

Định suyễn 5: huyệt nằm trên khe liên gai sau D4D5

Định suyễn 4: huyệt nằm trên khe liên gai sau D5D6

Định suyễn 6: huyệt nằm trên khe liên gai sau D6D7

Định suyễn 7: huyệt nằm trên khe liên gai sau D7D8

- Chủ trị: hen phế quản, ho, đau cột sống lưng, rối loạn thần kinh thực vật.

- Châm sâu 0,1 - 0,2 thốn. Cứu 5 - 10 phút.

6. Vận dụng huyệt trong điều trị.

6.1. A thị huyệt.

Người xưa còn thường lấy chỗ đau làm huyệt gọi là thống điểm hoặc thiên ứng

điểm. A thị huyệt có tác dụng giảm đau tại chỗ tốt do lưu thông khí huyết.

Page 63: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Chú ý: cách vận dụng các huyệt ngũ du theo quy luật ngũ hành tương sinh

tương khắc (xem bảng phụ lục 3 và 4. Cách vận dụng các huyệt mộ, huyệt khích,

huyệt lạc, huyệt nguyên theo thứ tự tuần hành của kinh khí và thời gian khí thịnh

(xem bảng phụ lục 4 và 5).

Page 64: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

6.2. Chọn huyệt cục bộ hoặc lân cận.

Mỗi huyệt đều có tác dụng điều trị bệnh ở vùng lân cận hoặc ngay ở vị trí

trực tiếp. Vì vậy nên khi bệnh lý trước tiên chọn huyệt tiếp cận chỗ bị bệnh, bệnh

mắt chọn huyệt vùng mắt, bệnh tai chọn huyệt vùng tai gọi là lấy huyệt cục bộ.

Bệnh mắt lấy huyệt phong trì, bệnh mũi lấy huyệt ấn đường, thượng tinh, đau

gối lấy huyệt dương lăng tuyền gọi lấy huyệt lân cận. Nếu như vùng lân cận không

có huyệt phân bố có thể chọn điểm đau nhất là huyệt gọi là “A thị huyệt”

6.3. Chọn huyệt từ xa (viễn cách thủ huyệt).

Có mấy loại chọn huyệt từ xa gọi là tuần kinh thủ huyệt (chọn huyệt theo kinh).

Ví dụ: phần trước đầu có kinh dương minh phân bố, khi vùng này có bệnh nếu

kết hợp phương pháp chọn huyệt tại chỗ với lấy huyệt trên kinh thủ dương minh là huyệt

hợp cốc hoặc là huyệt nội đình trên kinh vị.

Phần tai có kinh thiếu dương minh phân bố, nếu bệnh ở tai có thể chọn huyệt

trung trữ trên kinh thủ thiếu dương tam tiêu hoặc huyệt dương lăng tuyền trên kinh

túc thiếu dương đởm, tương tự như vậy đau vùng thắt lưng lấy huyệt ủy trung hoặc

huyệt ân môn trên thái dương bàng quang. Bệnh ở hệ tiết niệu sinh dục có thể lấy

huyệt tam âm giao…

- Chọn huyệt trên kinh có quan hệ với tạng phủ: (bệnh ở tạng phủ nào thì lấy

huyệt trên kinh đi qua tạng phủ đó), ví dụ: khái thấu, khái huyết có thể chọn huyệt

thái uyên, liệt khuyết, khổng tối, ngư tế, xích trạch…

- Vị quản thống ách nghịch chướng đầy có thể lấy huyệt lương môn, thượng

cự hư, nội đình, túc tam lý của kinh vị. Bệnh tạng can, đau vàng da có thể lấy huyệt

chương môn, kỳ môn, trung phong, thái xung của kinh can đều có hiệu quả điều trị

tương đối tốt.

- Chọn huyệt dựa theo tạng phủ và mối liên hệ của các tổ chức khác với tạng

phủ. Ví dụ: can khai khiếu ở mắt, khi bệnh ở mắt có thể chọn huyệt thái xung, hành

gian là huyệt thuộc kinh can và can du (huyệt của kinh bàng quang). Thận khai

khiếu ở tai, khi tai bị bệnh có thể lấy huyệt thái khê, thủy tuyền trên kinh thận và

huyệt du trên kinh bàng quang. Tỳ chủ cơ nhục khi chi liệt không co duỗi được, cơ

vô lực có thể lấy huyệt thái bạch, âm lăng tuyền trên kinh tỳ và tỳ du trên kinh bàng

quang. Phế chủ bì mao, phế âm hư dẫn đến tự hãn có thể chọn huyệt ngư tế trên

kinh phế và bệnh phế du trên kinh bàng quang.

- Chọn huyệt trên kinh lạc có quan hệ biểu lý: bệnh ở một đường kinh

thường dùng huyệt trên kinh thứ hai có quan hệ biểu lý với nó để điều trị. Ví dụ: ho

ra máu thường dùng huyệt khổng tối phối hợp với huyệt hợp cốc. Đau bụng ỉa lỏng

thường dùng huyệt túc tam lý phối hợp với huyệt công tôn trên kinh tỳ.

Page 65: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

6.4. Phương pháp chọn huyệt độc đáo.

Dựa trên tác dụng đặc thù của một số huyệt.

6.4.1. Chọn huyệt du và huyệt du mộ.

Huyệt du là huyệt truyền vận tinh khí của tạng phủ ở vùng lưng.

Huyệt mộ là huyệt tập trung (tụ tập) kinh khí ở vùng bụng. Nói chung bệnh ở

tạng hoặc là mới mắc hoặc là bệnh tái phát (thời kỳ tiến triển) người xưa hay dùng huyệt

du còn bệnh ở phủ hoặc điều trị lâu không khỏi bệnh ở trạng thái tiềm tàng hoặc ổn đị nh

hay dùng huyệt mộ. Sự khác nhau của huyệt du và mộ là tương đối, cả hai đều có tác

dụng điều chỉnh chức năng tạng phủ. Vì vậy khi điều trị bệnh nội tạng thường dùng thay

đổi giữa huyệt du và huyệt mộ. 6.4.2. Phương pháp chọn huyệt nguyên, khích và lạc.

Trên 12 kinh mỗi kinh có một huyệt nguyên phân bố ở tứ chi là nơi tập trung

nhiều nguyên khí ở lưu trú. Dùng huyệt ngư tế điều trị bệnh tạng phế thường đạt kết

quả tốt. Huyệt khích là nơi kinh khí hội tập đặc trị trong các bệnh cấp tính, huyệt lạc

có quan hệ đến 2 kinh biểu lý nên khi chọn huyệt lạc sẽ có tác dụng điều trị bệnh tốt

trên cả hai kinh, có thuyết châm một huyệt mà điều trị bệnh hai kinh.

6.4.3. Phương pháp chọn huyệt hội (tám huyệt hội).

Tám huyệt có quan hệ đặc thù:

Chương môn - hội tạng Dương lăng tuyền - huyệt hội cân

Trung quản - hội phủ Đại trữ - huyệt hội cốt

Đản trung (chiên trung) - hội khí Huyền chung - huyệt hội của tỳ

Cách du - hội huyết Thái uyên - huyệt hội của mạch.

Dùng tám huyệt hội điều trị bệnh mãn tính thường hiệu quả tương đối tốt. Ví dụ:

Lấy chương môn điều trị các chứng bệnh của ngũ tạng (chủ yếu là can tỳ).

Trung quản điều trị lục phủ (vị và đại trường là chủ).

Chiên trung điều trị hô hấp khó khăn, hen suyễn, ngực đầy tức, nôn ái khí,

cách du điều trị ho ra máu, máu cam, băng lậu, đái máu, ỉa máu.

Dương lăng tuyền điều trị bán thân bất toại, liệt, co duỗi khó khăn, đại trữ

điều trị xương khớp đau.

Huyền chung điều trị chi dưới khó khăn, liệt.

Thái uyên điều trị chứng vô mạch và bệnh tâm phế.

6.4.4. Có thể phối hợp du, mộ, khích, lạc, nguyên với tám huyệt hội trong điều trị.

Khi điều trị bệnh mãn tính đều có thể phối hợp du mộ hoặc nguyên lạc kết

quả tốt.

6.4.5. Lấy huyệt kinh nghiệm.

Page 66: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Chọn một số huyệt đặc thù gọi là huyệt kinh nghiệm.

Người xưa tổng kết bài ca 4 huyệt: “đỗ phúc tam lý lưu (túc tam lý), yêu bối

ủy trung cứu, hàm đầu hậu liệt khuyết, khẩu diện hợp cốc thu” nghĩa là dùng một

huyệt tại biểu. Nếu đau bụng dùng huyệt túc tam lý, bệnh phần thắt lưng và lưng lấy

huyệt ủy trung, phần đầu và thái dương hàm lấy huyệt liệt khuyết, phần mặt lấy

huyệt hợp cốc tất cả đều có hiệu quả điều trị tốt.

Một số huyệt như cao hoang, đại chùy, mệnh môn, tỳ du, thận du, hợp cốc,

tam túc lý, quan nguyên đều có tác dụng với các bệnh mãn tính và thể chất hư

nhược: phong trì đối với chứng can phong huyễn vựng tương đối tốt, phong môn

thường dùng cảm mạo phong hàn - phong nhiệt, phong thị dùng trong phong thấp,

phong chẩn, liệt hạ chi, phế du, ngư tế, hợp cốc, phục lưu điều trị tự hãn và đạo hãn.

Chú ý: trên lâm sàng thường phải phối hợp huyệt thành phương không nên

một lúc dùng quá nhiều huyệt. Nên phối hợp huyệt tại chỗ với huyệt toàn thân. Ví

dụ: mất ngủ có thể dùng thần môn trái, nên phối hợp nội quan phải. Các huyệt

thường phải thay đổi không nên dùng quá dài một huyệt để tránh hiện tượng kích

ứng ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả điều trị.

7. Một số huyệt có tác dụng đặc hiệu.

+ Khu phong: phong trì, phong môn, phong thị, trung phong, phong thủ, á

môn, liêm tuyền, thiên đột.

+ Chảy máu cam, viêm nhiễm: hợp cốc, khúc trì (hạ sốt, chống dị ứng)

+ Chống dị ứng: khúc trì, huyết hải, bát phong, bát toàn, giải khê, dương trì.

+ Rong kinh, dong huyết: ẩn bạch, đại đôn. Trừ đàm dùng huyệt phong long,

huyệt huyền chung điều trị vẹo cổ cơ năng ở bên đau, điêu khẩu, điều trị liệ t khớp

vai bên đau, cao huyết áp, tiền đình, đau mắt đỏ cấp tính, dùng huyệt thái xung,

dương lăng tuyền, thiếu dương, tình minh, hợp cốc…

8. Chọn huyệt nơi đường kinh trên và đường kinh dưới của kinh có bệnh.

Ví dụ: trung quản - túc tam lý - công tôn.

Chữa nấc: chí dương - cách du - cách quan (I)

Hồn môn - y xá - cách quan - chi thấn (II)

Bệnh phế: chương môn, phế du, tình minh, thái uyên, cao hoang, đồng tử

liêu, thiên lịch, phế du, trung phủ.

Bàng quang: bàng quang du, trung cực, dạ dày, tỳ du, vị du, trung quản.

9. Chọn huyệt theo nhóm huyệt:

Có một số huyệt liên kết các kinh âm với kinh dương gọi là huyệt nhóm. Có

bốn huyệt nhóm

- Giản sử (thủ tham âm) - Tam dương lạc (thủ tam dương)

Page 67: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Huyền chung (túc tam dương) - Tam âm giao (túc tam âm)

10. Huyệt lạc và ý nghĩa lâm sàng 15 lạc mạch.

Thủ tam âm: liệt khuyết, nội quan, thông lý.

Thủ tam dương: thiên lịch, ngoại quan, chi chính.

Túc tam âm: công tôn, lãi câu, đại chung.

Túc tam dương: phong long, quang minh, phi dương.

Nhâm mạch - cưu vĩ.

Đốc mạch - trường cường.

Đại lạc mạch tỳ - đại bao (tổng lạc)

Dùng huyệt lạc vừa có tác dụng điều trị của kinh có huyệt đó lại vừa có thể

điều trị các bệnh của kinh có quan hệ biểu lý với kinh có huyệt.

11. Đại cương ngũ du huyệt (Points introduction of the five elements).

11.1. Khái niệm.

Huyệt ngũ du là 5 huyệt du từ khuỷu tay và gối trở xuống đến ngón chi, y

học cổ truyền cho rằng kinh khí vận hành trong kinh lạc như dòng nước chảy, chỗ

đi xa là tỉnh, trôi chảy là huỳnh, dồn lại là du, đi qua là kinh, nhập vào là hợp.

11..2. Vị trí tên gọi.

- Tỉnh (như cái giếng), huỳnh (là dòng chảy), du (dồn tới nơi sâu hơn), kinh

(là xuyên qua), hợp (là dồn lại đi sâu vào tạng phủ). Khích huyệt phần nhiều dùng

để điều trị các bệnh cấp tính (khám ấn các điểm khích huyệt đau hay không đau).

Huyệt ngũ du liên quan đến ngũ hành.

Huyệt ngũ Kinh âm Kinh dương

Huyệt tỉnh Mộc Kim

Huyệt huỳnh Hỏa Thủy

Huyệt du Thổ Mộc

Huyệt kinh Kim Hỏa

Huyệt hợp Thủy Thổ

- Tỉnh → huỳnh → du → kinh → hợp (theo quy luật tương sinh của ngũ hành)

- Huyệt nguyên: nơi tập trung nguyên khí điều trị bệnh của đường kinh và

tạng phủ tương ứng.

- Huyệt bản: tên gọi huyệt có cùng hành với tạng phủ tương ứng.

Page 68: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

11.3. Vận dụng các huyệt ngũ du trong điều trị lâm sàng.

Dựa vào triệu chứng của bệnh để chọn huyệt ngũ du.

- Huyệt tỉnh: dùng để điều trị các chứng; căng, nặng, đau tức vùng tim, trạng thái

hôn mê và sốt cao.

- Huyệt huỳnh: điều trị bệnh nhiệt ôn và sốt cao.

- Huyệt du: điều trị tạng phủ tương ứng khi có bệnh.

- Huyệt kinh: điều trị ho, hen suyễn, nóng lạnh, hàn nhiệt vãng lai.

- Huyệt hợp: điều trị các triệu chứng khí nghịch, nôn, nấc, ợ hơi, ỉa chảy.

Chọn huyệt ngũ du trên một đường kinh: “Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con”

theo quy luật ngũ hành tương sinh chọn huyệt ngũ du theo quan hệ mẹ con trên

cùng một đường kinh. Ví dụ: phế thực (kim), tả con (kim sinh thủy), tả xích trạch

(xích trạch thuộc thủy), phế hư bổ mẹ, bổ thái uyên (thái uyên thuộc thổ), không hư

không thực dùng huyệt nguyên của kinh phế, huyệt thái uyên bình bổ, bình tả.

Chọn huyệt ngũ du ở đường kinh khác có quan hệ biểu lý với đường kinh bị

bệnh: theo nguyên tắc sinh khắc, nếu bệnh ở kinh âm chọn huyệt ngũ du kinh dương

có quan hệ biểu lý với nó, nếu kinh dương có bệnh chọn huyệt ngũ du ở kinh âm có

quan hệ biểu lý với nó.Chọn huyệt ngũ du ở đường kinh mẹ đối với đường kinh con

có bệnh phế hư bổ tỳ, phế thực tả thận.

Dựa theo kinh bị bệnh và tạng phủ tương ứng sử dụng huyệt bản của kinh có bệnh.

Kinh Huyệt Huyệt

(ngũ du cùng hành) Bổ Tả

Thận Phục lưu Dũng tuyền Âm cốc

Bàng quang Chi âm Khúc cốt Thông cốc

Phế Thái uyên Xích trạch Kinh cử

Đại trường Khúc trì Nhị gian Thương dương

Can Khúc tuyển Hành gian Đại đôn

Đởm Hiệp khê Dương phụ Túc lâm khấp

Tâm Thiếu xung Thần môn Thiếu phù

Tiểu trường Hậu khê Tiểu hải Dương cốc

Tâm bào lạc Trung xung Đại lăng Lao cung

Tam tiêu Trung trữ Thiên tỉnh Chi câu

Page 69: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Tỳ Đại đô Lương khâu Thái bạch

Vị Giải khê Lệ đoài Túc tam lý

Page 70: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Chương III

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

KHÔNG DÙNG THUỐC

PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU CHỮA BỆNH

Châm là dùng kim châm vào huyệt, cứu là dùng sức nóng cứu trên huyệt để

gây kích thích đạt tới sự phản ứng của cơ thể nhằm đạt mục đích chữa bệnh.

Muốn đạt hiệu quả điều trị, cần phải nắm vững chỉ định, chống chỉ định và

kỹ thuật châm, cứu.

1. Châm - cứu.

1.1. Châm.

1.1.1 Chỉ định.

- Một số bệnh cơ năng và triệu chứng của một số bệnh:

- Thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, đau các dây thần kinh ngoại biên...

- Tuần hoàn: tim đập nhanh, cao huyết áp, huyết áp thấp....

- Tiêu hoá: cơn đau dạ dày, nôn mửa, táo bón, ỉa lỏng...

- Tiết niệu: bí đái, đái dầm...

- Sinh dục: rong kinh, rong huyết, thống kinh, di tinh...

- Một số bệnh do viêm nhiễm: viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến vú, chắp, lẹo...

1.1.2. Chống chỉ định.

Không nên giữ để chữa các bệnh thuộc diện cấp cứu bằng châm đơn thuần.

- Các cơn đau bụng cần theo dõi ngoại khoa.

- Người sức khoẻ yếu, thiếu máu, mắc bệnh tim mạch, trạng thái tinh thần

không ổn định. Cơ thể không ở trạng thái bình thường: vừa lao động nặng nhọc, mệt

quá, đói quá...

Cấm châm các huyệt ở vị trí rốn, đầu vú.

Không được châm sâu các huyệt: phong phủ, á môn, liêm tuyền...

1.1.3. Kỹ thuật châm.

Dụng cụ:

- Tất cả đều phải dược vô trùng đúng qui định.

- Kim châm các loại.

- Cồn sát trùng: cồn 70o, cồn iod, bông, panh kẹp kim.

Page 71: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Khay đựng dụng cụ.

Tiến hành châm:

- Thầy thuốc ở tư thế thuận lợi nhất. Bệnh nhân ở tư thế thoải mái chịu đựng được

lâu, bộc lộ dược vùng cần châm, dù ở tư thế nằm hay ngồi cũng cần có điểm tựa.

- Thầy thuốc xác định huyệt, đánh dấu huyệt, vô trùng; châm kim qua da

nhanh, tiến kim tới huyệt, sau khi đạt "đắc khí”, tùy theo chỉ định mà áp dụng thủ

thuật bổ - tả (đơn giản) cho phù hợp:

+ Châm bổ: lưu kim từ 20 - 30 phút, không vê kim, rút kim nhanh, bịt lỗ

châm kim.

+ Châm tả: lưu kim từ 15 - 20 phút, khoảng 5 phút vê kim lại 1 lần, rút

nhanh không bịt lỗ châm kim.

1.1.4. Những hiện tượng bất thường xảy ra khi châm và cách giải quyết.

Vựng châm:

Do bệnh nhân quá yếu, trạng thái cơ thể không bình thường (đói, sau lao

động nặng...), thiếu máu.

- Triệu chứng: tái da, toát mồ hôi, tim đập nhanh, mạch yếu...

- Cách giải quyết: rút kim ngay, để bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái nơi

thông khí, nới lỏng quần áo, đắp ấm cho bệnh nhân, giải thích cho bệnh nhân yên

tâm, trợ tim ... nếu cần thiết.

- Cách đề phòng: chỉ định đúng trước châm. Khi châm cho bệnh nhân lần đầu

phải giải thích cho bệnh nhân biết, chọn châm ít huyệt và kích thích nhẹ.

Chảy máu:

Do chọc kim vào mạch máu.

Cách sử trí: lấy bông khô ấn chặt nơi bị chảy máu, sau đó dùng bông cồn

day nhẹ chỗ chảy máu cho máu bầm tan bớt.

Gãy kim: do kim cong, gỉ hoặc thủ thuật quá mạnh hoặc sau khi châm kim

lại để bệnh nhân vận động làm các cơ co kéo...

- Sử trí: dùng kẹp kẹp lôi kim ra.

- Đề phòng: trước khi châm phải kiểm tra kim, không châm lút cán kim,

không để bệnh nhân co cơ nhiều khi châm hoặc vận cơ nhiều sau châm.

Page 72: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

1.2. Cứu.

1.2.1. Chỉ định và chống chỉ định.

Giống như châm nhưng theo các nguyên tắc hư hàn thì cứu, thực nhiệt thì châm.

- Không được cứu trong các trường hợp thực nhiệt (có sốt cao...)

- Không nên cứu ở các vùng có nhiều gân, da sát xương, vùng mặt ..vì có thể gây

bỏng nhất là khi cứu cho những vùng bị mất cảm giác của bệnh nhân.

1.2.2. Kỹ thuật cứu.

- Dụng cụ: mồi ngải hoặc điếu ngải, gừng tươi thái lát mỏng khoảng 2mm, lửa.

- Tiến hành: đốt cháy mồi ngải hoặc điếu ngải rồi đặt hoặc hơ lên huyệt.

- Mức độ nóng: không động viên bệnh nhân chịu đựng nóng tối đa.

- Thời gian: trung bình 15 phút. Người già và trẻ em thời gian cứu ít hơn.

1..2.3. Tai nạn xảy ra khi cứu.

- Bỏng: thường gây bỏng độ I. Điều trị: dùng thuốc mỡ bôi và dán băng tránh

nhiễm trùng.

- Cháy: do mồi ngải rơi khỏi người bệnh nhân vướng vào quần áo hoặc chăn

đệm gây cháy.

1.3. Phối hợp châm và cứu.

- Có 2 cách phối hợp châm và cứu:

- Trên một bệnh nhân cùng lúc vừa có huyệt châm và huyệt cứu.

+ Ôn châm: ôn châm là vừa châm vừa cứu trên cùng một huyệt. Có thể dùng

ba cách làm nóng kim để ôn châm:

Xuyên kim qua mồi ngải cứu gián tiếp trên huyệt.

Lồng một đoạn điếu ngải vào chuôi kim rồi đốt.

Hơ điếu ngải gần cán kim cho kim nóng lên, sức nóng theo kim truyền vào sâu.

NHĨ CHÂM CHỮA BỆNH (CHÂM Ở LOA TAI)

1. Sơ lược lịch sử.

Phương pháp phòng và chữa bệnh bằng cách châm kim vào loa tai ra đời từ

thời đại nào đến nay chưa được khẳng định chắc chắn.

Page 73: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Theo tài liệu "Nhĩ châm" xuát bản 1972 của Trung quốc: khoảng thế kỷ 2 - 3,

Trương trọng Cảnh đã dùng nước Hẹ đổ vào tai để cấp cứu chết đột ngột. Tôn tư

Mạc (thế kỷ 6 - 7) châm cứu vùng đối vành tai (ngang với lỗ tai) để chữa bệnh vàng

da. Giữa đời Đường , Trần tạng Khí dùng xác Rắn nút lỗ tai chữa sốt rét. đời

Nguyên, cứu mạch máu sau tai để chữa kinh phong trẻ em. đời Minh, cứu mỏm tai

để chữa mắt có màng. Trong Khí công có phương pháp ép lỗ tai, gõ trống trời, bật

vành tai để bảo vệ tai và nâng cao sức khoẻ chung.

P.Nogier (Pon - no - gi - e) người Pháp (ông không tham khảo các tài liệu cổ

của Trung Quốc?), đã có công quan sát kỹ lưỡng sự liên hệ giữa loa tai và các bộ

phận bên trong cơ thể, xây dựng thành công sơ đồ loa tai (1957), đã áp dụng vào

lâm sàng có hiệu quả làm cho châm loa tai có bước tiến nhảy vọt.

Từ 1962, Trung Quốc cho xuất bản tài liệu tập hợp các báo cáo về các

phương pháp châm loa tai; năm 1972 xuất bản tiếp tài liệu "Nhĩ châm" và là nước

đầu tiên dùng một số huyệt trên loa tai để gây tê trong phẫu thuật.

Việt nam, từ năm 1960 Viện nghiên cứu Đông y đã tìm hiểu và nghiên cứu

phương pháp chữa bệnh này.

2. Giải phẫu loa tai.

2.1. Các bộ phận của loa tai.

Vành tai: bộ phận viền ngoài cùng của loa tai.

Chân vành tai: bộ phận của vành tai đi vào nằm nổi ngang ở trong xoắn tai: chỗ

ranh giới của vành tai và chân vành tai là đường kéo dài của thành sau ống tai ngoài.

Lồi củ vành tai: chỗ hơi lồi lên ở chỗ trên sau của tai.

Đuôi vành tai: chỗ ranh giới của đoạn cuối vành tai và dái tai.

Đối vành tai: bộ phận nổi lên ở phía trong và đối xứng với vành tai, phía trên

chia làm 2 nhánh.

Chân trên đối vành tai: nhánh phía trên của đối vành tai.

Chân dưới đối vành tai: nhánh phía dưới của đối vành tai.

Hố tam giác: chỗ lõm hình tam giác giữa chân trên đối vành tai và chân dưới

đối vành tai.

Thuyền tai: rãnh lõm giữa vành tai và đối vành tai.

Bình tai: chỗ nổi lên như bình phong phía trước loa tai.

Đối bình tai: phần nổi lên ở phía dưới đối vành tai, đối xứng với bình tai.

Rãnh trên bình tai: chỗ lõm giữa vành tai và bờ trên bình tai.

Rãnh bình tai: chỗ lõm giữa bình tai và đối bình tai.

Page 74: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Dái tai: phần không có sụn ở phần dưới cùng của loa tai.

Xoắn tai trên: phần trên chân vành tai của xoắn tai

Xoắn tai dưới: phần dưới chân vành tai của xoắn tai.

Lỗ tai: ở trong xoắn tai.

2.2. Thần kinh chi phối.

- Phần lớn vành tai, đối tai, thuyền tai do thần kinh tai to chi phối; phần còn

lại (chủ yếu phần trên cao) do thần kinh chẩm nhỏ chi phối.

- Hố tam giác có thần kinh tai thái dương, tai to và chẩm nhỏ; chúng hợp

thành đám rối thần kinh dưới hố tam giác.

- Thần kinh phân bố ở xoắn tai trên và dưới là thần kinh phế vị, nhánh sau

tai của dây thần kinh mặt, dây V, dây thần kinh tai to cũng chi phối một phần nhỏ ở

đây. Các dây thần kinh này hợp thành đám rối thần kinh ở dưới da xoắn tai.

- Dái tai có các dây thần kinh tai - thái dương và dây tai to.

Mặt sau loa tai 1/3 trên có dây thần kinh chẩm nhỏ; 2/3 dưới có dây thần

kinh tai to và nhánh sau tai của dây thần kinh mặt chi phối. Rãnh hạ áp ở mặt sau

loa tai do dây phế vị chi phối.

2.3. Mạch máu nuôi dưỡng.

- Động mạch thái dương nông có 3 - 4 nhánh đến trước tai, hố tam giác dái tai.

- Động mạch sau tai có 2 nhánh: nhánh động mạch tai sau và nhánh động mạch

tai trước. Nhánh động mạch sau tai đi cùng với dây thần kinh mặt, dây tai to, xuyên qua

dái tai đến mặt trước loa tai, nuôi dưỡng 2/3 dưới của thuyền tai, đối vành tai, đỉnh của

hố tam giác, xoắn tai trên và một phần vành tai.

- Các tĩnh mạch nhỏ của mặt trước loa tai cũng đổ vào tĩnh mạch thái dương nông;

3 - 5 tĩnh mạch nhỏ ở mặt sau loa tai cũng đổ vào tĩnh mạch sau tai.

2.4. Phân vùng ở loa tai.

Theo Nogier (Nô - gi - ê), loa tai đại biểu cho hình thái của bào thai lộn

ngược ở trong tử cung người mẹ đầu chúc xuống dưới, chân ở trên.

Vị trí khái quát của các vùng đại biểu đó sắp xếp như sau: thuyền tai; vùng

chi trên. Đối vành tai: vùng của thân và chi dưới chân ở trên. Dái tai: vùng đầu. Bờ

của đối vành tai: cột sống. Xoắn tai trên: tạng ở bụng. Xoắn tai dưới: tạng ở ngực.

Diện tích đi từ ống tai ngoài đến bao quanh bờ trên và bờ dưới của chân vành tai:

ống tiêu hóa từ mồm đến ruột già. Chân vành tai: cơ hoành.

Cụ thể phân bố như sau:

Page 75: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Chi trên:

Chủ yếu ở thuyền tai. Từ trên xuống lần lượt là: ngón tay, bàn tay, cổ tay,

cẳng tay, khuỷu tay, khớp vai, xương đòn.

Chọn một số vị trí làm mốc. Cổ tay ngang với lồi củ vành tai, vai ngang với

rãnh trên bình tai, xương đòn ngang với chỗ đối vành tai và đối bình tai giao nhau.

Chi dưới:

Chủ yếu ở trên hai chân đối vành tai.

Chân trên đối vành tai: lần lượt từ trên xuống là ngón chân, bàn chân, cẳng

chân, đầu gối.

Chân dưới đối vành tai sau từ sau ra trước có mông và điểm dây thần kinh hông.

Bụng, ngực, sống lưng:

Bụng ngực nằm trên đoạn hợp nhất của hai chân đối vành tai, bụng ở trên

ngang với bờ dưới của chân dưới đối vành tai, ngực ở dưới ngang với chân vành tai.

Sống lưng chạy suốt từ bờ dưới chân dưới đối vành tai vòng xuống hết đối

vành tai:

L5 - L1 tương ứng bờ dưới của chân dưới đối vành tai.

D12 - D1 tương ứng bờ trong của đoạn chạy thẳng của đối vành tai.

C1 - C7 tương ứng bắt đầu từ chỗ tiếp giáp với đối bình tai lên đến đoạn nối

với đốt sống lưng (D1).

Đầu:

Trán: phía trước và dưới đối bình tai. Chẩm: phía sau và trên đối bình tai.

Mắt giữa dái tai. Mũi: phần bờ bình tai thuộc xoắn tai dưới. Mồm: bờ ngoài

ống tai.

Nội tạng:

Xoắn tai trên: đại trường, tiểu trường. Dạ dày lần lượt nằm sát phía trên chân

vành tai (dạ dày bao vòng chỗ tận cùng của chân vành tai); giữa đại trường, tiểu

trường là ruột thừa, bàng quang. Thận ở phía trên song song với đại - tiểu trường;

sau thận là tụy (loa tai trái) hoặc túi mật (loa tai phải); gan ở sau dạ dày và dưới gan

là lách.

Xoắn tai dưới: tâm vị, thực quản nằm sát bờ chân dưới vành tai, phía trước

dạ dày. Tim, phổi nằm ở giữa lòng xoắn tai dưới.

Page 76: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Vùng dưới vỏ:

Thành trong của đối bình tai. Thần kinh giao cảm: đoạn che kín của chân

dưới đối vành tai đi đến vành tai.

Sinh dục ngoài, niệu đạo, trực tràng:

Trên vành tai tương đương với chân dưới đối vành tai, xếp từ trên xuống.

Tử cung (tinh cung):

Trong hố tam giác, vùng giữa bờ phía vành tai của hố tam giác.

Vị trí các vùng trên loa tai, đại biểu cho các đại biểu trên thân thể, hệ thống

lại theo cách này là hợp lý và đã được thực tiễn kiểm định nên độ tin cậy khá hơn.

Chú ý: các huyệt mới được bổ xung sau này do chưa được lâm sàng xác minh đầy

đủ nên chỉ để tham khảo.

2.5. ứng dụng loa tai trong điều trị

Trong phương pháp châm kim ở loa tai (nhĩ châm) để chữa bệnh, người ta

dùng ba cách sau:

- Một là dùng huyệt a thị (cũng có thầy thuốc vừa châm kim ở các huyệt của

14 đường kinh của thân thể vừa châm vào huyệt a thị ở loa tai).

- Hai là châm kim vào các vùng ở loa tai được quy ước là có quan hệ với nơi

đang có bệnh. Ví dụ: bệnh dạ dày châm vào vùng dạ dày. Bệnh ở vùng đầu gối

châm vào vùng đầu gối; đau thần kinh hông châm vùng thần kinh hông. Cách này

tuy chưa đầy đủ, nhưng đơn giản dễ áp dụng.

- Ba là dùng các điểm phản ứng trên loa tai theo lý luận YHHĐ và YHCT.

Thực tế chỉ rõ cách này đem lại kết quả tốt. Ví dụ: đau mắt đỏ cần châm vùng gan,

mắt để bình can giáng hỏa (theo lý luận YHCT). Tắc tia sữa châm vùng tuyến vú,

nội tiết để thông sữa (theo YHHĐ), hành kinh đau bụng châm vùng tử cung, thận,

giao cảm, nội tiết (kết hợp YHCT và YHHĐ ).

Các thầy thuốc ngày càng có xu hướng kết hợp cách thứ ba với huyệt a thị

tìm thấy trên loa tai trong một công thức điều trị.ẩn đoán.

Điểm phản ứng bệnh lý xuất hiện tại các vùng đại biểu ở loa tai của các cơ

quan, nội tạng bị bệnh, trong khá nhiều trường hợp giúp cho thầy thuốc hướng chẩn

đoán, xác định cơ quan tạng phủ bị bệnh. Ví dụ: điểm ấn đau giữa vùng đại trường

và tiểu trường trong bệnh viêm ruột thừa cấp, điểm ấn đau ở vùng dạ dày trong cơn

đau dạ dày cấp…., điểm ấn đau có điện trở thấp tại vùng gan, thận trong một số

trường hợp huyết áp cao.

Nói chung, sự thay đổi ở loa tai đến nay mới giúp vào chẩn đoán vị trí bệnh. Trong

công trình gần đây của mình, Nôgiê có giới thiệu một phương hướng tìm tòi thông qua sự

Page 77: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

đáp ứng của các điểm phản ứng bệnh lý trên loa tai đối với kích thích nóng lạnh để xác

định trạng thái hàn nhiệt và hư thực của bệnh. Nhưng phải biết đánh giá và chọn dùng

những điểm phản ứng tiêu biểu. Thông thường các thầy thuốc kết hợp những dấu hiệu

bệnh lý xuất hiện trên loa tai, các dấu hiệu trên các đường kinh, hoặc các biểu hiện về

mạch chứng khác để chẩn đoán toàn diện và chính xác.Kỹ châm c trên loa tai

Cách châm kim ở loa tai: loa tai chủ yếu là trên da dưới sụn, một vài chỗ c ó

vài cơ dẹt mỏng, vì vậy châm ở loa tai khác với châm ở thân thể:

Có thể châm theo hai hướng: châm thẳng góc với da sâu 0,1 - 0,2 cm, không

châm xuyên qua sụn hoặc châm chếch 30 - 400 .

Khi cần có thể châm luồn dưới da xuyê n vùng này qua vùng khác.

Vô trùng kim và sát trùng vị trí châm: châm ở loa tai cũng như ở thân thể đều

phải lưu ý đến vô trùng kim hoặc dụng cụ khác, sát trùng tay người thầy thuốc trước

khi châm và nơi định châm.

Cảm giác "đắc khí" đạt được khi châm: khi châm huyệt a thị ở loa tai, bệnh

nhân thường có cảm giác đau buốt, nóng bừng và đỏ ửng trên tai châm (châm tả)

thường là khi cảm giác này càng rõ rệt thì tác dụng cắt cơn bệnh cấp, cơn đau, cơn

hen càng rõ rệt, khi châm những vùng đại biểu không có điểm ấn đau bệnh nhân

thường có cảm giác căng tức (bình bổ bình tả). Trường hợp này châm phát huy tác

dụng điều chỉnh là chính.

Cài kim: muốn kéo dài tác dụng của mũi châm, người ta dùng hoàn châm

hay còn gọi là nhĩ hoàn (thân kim thẳng độ 3ly mét, đốc kim cuộn vòng) để châm và

lưu lại tại nơi mình muốn lưu.

Kỹ thuật lưu kim: tuỳ theo mục đích chữa bệnh:

Khi dùng để cắt cơn đau, cơn bệnh cấp thì lúc hết đau hoặc cơn bệnh đã giảm

nhiều hoặc hết có thể rút kim. Nếu muốn duy trì tác dụng có thể lưu kim từ 24 - 48h

đến cả tuần lễ, trong thời gian này nếu cơn bệnh, hoặc đau lại xuất hiện; người bệnh

tự day vào kim để khống chế cơn bệnh. Cần lưu ý phải giữ sao cho nơi châm kim

không bị viêm nhiễm.

Chỉ nên lưu kim ở các vị trí có tính chất tiêu biểu cho trạng thái bệnh lý,

không nên để nhiều kim làm cho bệnh nhân khó chịu.

Cứu trên loa tai: thường ít khi cứu vì khó và cũng không bức thiết, khi cần

thì dùng ôn châm, hơ hương hoặc điếu ngải vào đốc kim, nhiệt sẽ theo đốc kim

truyền vào nơi định cứu.

Bổ, tả: trong châm ở loa tai, vấn đề bổ tả được quan niệm và thực hiện đơn

giản hơn trong châm kim thường (hào châm).

Page 78: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Khi dùng châm ở loa tai để chống đau, nhất là đau cấp, người ta hay kích

thích mạnh (châm tả) với ý định thông qua kích thích cường độ lớn để khống chế ổ

hưng phấn bệnh lý.

Nếu chỉ muốn điều chỉnh mất cân bằng của tạng, phủ thôi thì dùng thủ thuật

bình bổ bình tả. Sau khi châm kim vào vùng định châm, xoay và lay nhẹ mấy giây

cho bệnh nhân có cảm giác căng, tức, nặng là đủ. Muốn đạt tác dụng điều bổ, dùng

thủ pháp ôn châm.

Liệu trình: theo kinh nghiệm của nhiều tác giả, nên ước định mỗi liệu trình

khoảng 10 lần châm. Nếu thấy bệnh tiến triển tốt, có thể thêm một liệu trình nữa;

giữa hai liệu trình nên nghỉ vài ba hôm.

Trong chữa bệnh cấp tính không cần thiết phải kéo dài, nếu chỉ định đúng

châm một đôi lần là đã có hiệu quả; khi kết quả không rõ nên kết hợp hoặc thay

phương pháp khác.

Khi cần điều trị dự phòng nên 7 ngày hoặc 10 ngày một lần (như trong hen

suyễn chẳng hạn).

5. Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp châm ở loa tai.

5.1. Chỉ định.

Tác dụng chống đau được xếp hàng đầu, do đó chỉ định thông dụng là: chống

đau, giảm đau cấp khi bệnh đã được xác định. Cũng dùng để ngăn cơn đau tái phát.

Châm ở loa tai còn dùng để điều chỉnh những rối loạn chức năng của cơ thể.

Tuỳ trạng thái cơ thể lúc châm mà tác dụng này hoặc tác dụng kia trở thành nổi bật.

Gần đây còn dùng châm ở loa tai để gây tê để mổ, cả các ca mổ nhỏ, vừa và lớn.

Có thể dùng để kết hợp với châm ở thân thể, đầu, mặt hoặc với các phương

pháp khác để điều trị, phòng bệnh, châm tê.

5.2. Chống chỉ định: trong các cơn đau bụng cấp ngoại khoa khi chưa xác

định chẩn đoán không nên dùng châm ở loa tai để chống đau, vì có thể làm mờ triệu

chứng ảnh hưởng đến chẩn đoán.

6. Một số công thức điều trị châm ở loa tai có chữa nhiều bệnh, có thể

dùng cho các khoa: nội ngoại, sản phụ, nhi, lây, thần kinh…ện trên loa Bệnh ở

bộ phận x không có hoặc có nhiều điểm phản ứng bệnh lý ở nhiều vùng trên loa tai:

vận dụng lý luận để xử lý. Ví dụ:

Đái dầm: châm vùng bàng quang, thận.

Cảm sốt: (khi còn ở kinh thái dương) châm vùng bàng quang, phổi.

Cơn đau dạ dày: châm vùng gan, dạ dày.

Tắc tia sữa: châm vùng vú, nội tiết.

Page 79: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Thấp tim:

Huyệt chính: tim, nội tiết, giao cảm, thần môn.

Huyệt phụ: dưới vỏ não, tiểu trường.

Loạn nhịp tim: Huyệt chính: giao cảm, tim, thần môn.

Huyệt phụ: dưới vỏ não.

Huyết áp tăng: Huyệt chính: điểm hạ áp, giao cảm, thần môn, tim.

Huyệt phụ: rãnh hạ áp (xuất huyết).

Huyết áp hạ: Huyệt chính: giao cảm, tim, tuyến thượng thận.

Vẹo cổ: Huyệt chính: khớp vai, vai, thần môn.

Viêm quanh khớp vai: Huyệt chính: khớp vai, vai, thần môn.

Huyệt phụ: xương đòn, tuyến thượng thận.

Liệt mặt: Huyệt chính: má, chẩm, mắt 1 và 2

Huyệt phụ: hàm trên, hàm dưới.

Di chứng viêm não: Huyệt chính: não, chẩm, thần môn, tim.

Huyệt phụ: dạ dày, dưới vỏ não.

Nhức 1/2 đầu: Huyệt chính: chẩm, trán, thần môn, dưới vỏ não.

Suy nhược thần kinh: Huyệt: tim, thận, thần môn, chẩm, dạ dày.

ĐIỆN CHÂM, THUỶ CHÂM CHỮA BỆNH.

Các nhà y học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã sử dụng thành tựu của

khoa học kỹ thuật hiện đại vào châm cứu cổ truyền, hình thành nhiều phương pháp

châm mới (tân châm). Gồm có: điện châm, thủy châm, chỉ châm (chôn chỉ tại

huyệt), Laser châm, từ châm.... trong đó điện châm và thuỷ châm là hai thủ thuật

thường được sử dụng trên lâm sàng; dựa trên cơ chế tác dụng của huyệt vị và cơ chế

tác dụng của dòng xung điện hoặc của thuốc thủy châm lên huyệt, có tác dụng hỗ

trợ tích cực trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.

1. Định nghĩa.

Điện châm là phương pháp cho tác động một dòng điện nhất định lên huyệt

để phòng bệnh và chữa bệnh; khi đó người bệnh nhận được 2 loại kích thích: tác

dụng của huyệt và tác dụng của dòng điện kích thích.

Page 80: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

2. Chỉ định và chống chỉ định.

Giống như hào châm, đặc biệt điện châm thường được dùng trong châm để

giảm đau và châm tê để phẫu thuật.

3. Một số vấn đề cần nắm vững khi sử dụng điện châm điều trị.

3.1. Chọn huyệt để châm điện.

Thường dùng một trong hai cách sau:

Cách 1: chọn huyệt theo lý luận YHCT.

Cách 2: chọn theo học thuyết thần kinh:

Các bộ phận nhận cảm của thần kinh phân bố ở huyệt là cơ sở để tiếp thu

những kích thích vào huyệt. Kích thích từ huyệt và những vùng bệnh lý được dẫn

truyền về tuỷ sống và não ; ở đó 2 kích thích này sẽ tác động qua lại với nhau, sinh

ra những xung động điều chỉnh để chuyển từ trạng thái bệnh lý về trạng thái sinh

lý. Trên cơ sở đó nhiều nhà châm cứu đã vận dụng cách chọn huyệt có cùng một tiết

đoạn thần kinh hoặc huyệt ở trên đường đi của dây thần kinh chi phối cơ quan bị

bệnh .

Trong châm cứu cổ truyền có khi chọn khá nhiều huyệt nhưng khi điều trị

bằng điện châm, số kim được chọn để truyền kích thích điện thường ít. Do các máy

chuyên dùng hiện nay, phần lớn dùng các dòng điện có hướng; cho nên sẽ có sự huỷ

hoại tổ chức ở chỗ cắm kim và làm cho kim mau hỏng do hiện tượng điện phân; vì

vậy chỉ nên chọn một số huyệt để kích thích. Cụ thể:

- Đối với đau nhức: huyệt cơ bản là á thị; loại huyệt thứ 2 có thể là:

- Ở phía đối diện sao cho dòng điện đi qua nơi đau; ví dụ đau lưng lấy á thị

và thận du, vẹo cổ lấy á thị và đại chùy, đau dạ dày lấy á thị và vị du.

- Ở trên đường kinh đi qua nơi đau. Ví dụ, đau mặt trước trong cánh tay lấy

á thị và nội quan.

+ Đối với viêm nhiễm, phù nề: chọn một huyệt ở tại chỗ hoặc sát cạnh chỗ

viêm nhiễm phù nề. Huyệt thứ 2 cũng chọn như với đau nhức.

+ Đối với bại liệt chi: hoặc chọn huyệt theo kinh hoặc chọn huyệt có tác

dụng lâm sàng tốt; hoặc chọn một huyệt trên điểm vận động của cơ bị liệt. Huyệt

thứ 2 chọn dọc theo cơ bị liệt để kích thích co cơ tốt hơn (thường chọn ở kinh

dương minh).

3.2. Chọn dòng điện kích thích.

Chỉ được phép dùng một điện áp rất nhỏ kích thích qua kim để cho qua cơ

thể một dòng điện từ 10 - 200 microA

Page 81: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

3.3. Chọn tần số dòng xung điện, nhịp kích thích và hình dạng xung.

- Khi cần chữa các bệnh cấp tính: có thể dùng tất cả xung hình gai nhọn, hình

chữ nhật, hình sin, hình lưỡi cày... vì mới mắc bệnh các tổ chức chưa tổn thương

nghiêm trọng, có thể đáp ứng với độ dốc sườn xung lên nhanh.

- Khi cần chữa đau nhức, viêm tấy phù nề hay tụ máu do chấn thương: nên

chọn các dòng xung điện có tần số 80 - 100 Hec/ giây và có nhịp độ kích thích liên

tục không có khoảng nghỉ (để gây được phản ứng mạnh hơn); ở tần số này thần

kinh cảm giác bị ức chế nên giảm đau nhanh, đồng thời vẫn làm tăng tuần hoàn dinh

dưỡng có ảnh hưởng tốt đến viêm tấy phù nề, tụ máu.

- Khi cần chữa các bệnh mạn tính, kích thích và phục hồi dinh dưỡng tổ

chức: có thể dùng dòng điện hình lưỡi cày hoặc hình sin (có độ dốc từ từ) để kích

thích các tổ chức đã bị tổn thương lâu. Đồng thời dùng tần số thấp từ 10 - 50

Hec/giây (trung bình từ 20 - 30 Hec/giây) để tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng,

chuyển hoá và điều hoà trương lực thần kinh.

- Khi cần chữa teo và liệt, có phản ứng thoái hoá: nên chọn dòng xung điện

hình lưỡi cày, hay hình sin cho kích thích gián đoạn (để cơ có lúc co lúc nghỉ nên

không bị mệt); tần số xung từ 20 - 30 Hec/giây, nhịp độ gián đoạn từ 10 - 15

lần/mỗi phút, thời gian ngừng kích thích cho cơ nghỉ bằng 1/2 - 1/3 tổng thời gian

điều trị (nhịp độ và tần số này phù hợp với sinh lý bình thường của tổ chức).

3.4. Thời gian mỗi lần kích thích điện.

- Thời gian mỗi lần kích thích điẹn lên huyệt phụ thuộc vào sự tiếp thu

phương pháp điều trị này của từng bệnh nhân, trong từng bệnh.

+ Căn cứ vào tình trạng tiếp thu kích thích của bệnh nhân: nếu bệnh nhân

tiếp thu kích thích tốt: trong lúc cho điện kích thích dễ chịu, thoải mái; sau đó thấy

bệnh giảm rõ ràng, không có phản ứng phụ như mệt mỏi, nặng đầu, mất ngủ... thì

lần điều trị sau có thể giữ nguyên thời gian đó. Nếu lúc kích thích điện bệnh nhân

thấy dễ chịu, về nhà bệnh giảm rõ rệt nhưng lại mệt mỏi, nặng đầu, mất ngủ thì lần

sau cho giảm thời gian kcíh thích. Nếu sau khi cho kích thích điện một lát, người

bệnh đã cảm thấy người có vẻ mệt mỏi, váng đầu, nặng đầu... thì không nên kích

thích tiếp; lần kích thích sau sẽ cho thời gian ngắn hơn.

+ Đối với những bệnh có đau nhức: có thể lấy diễn biến của đau làm tiêu chuẩn

định thời gian: nếu đau nhức giảm chậm thì kéo dài thời gian kích thích; nếu đau nhức

giảm nhiều, không cần kéo dài thời gian kích thích nữa. Nếu đau nhức hết rồi trở lại nhanh,

lần sau nên tăng thời gian kích thích lên hoặc kích thích 2 lần/ngày.. nếu đau nhức không

giảm mà lại tăng là kích thích điện không thích hợp. Tuỳ theo diễn biến của đau, thời gian

có thể kéo dài từ 15 phút đến 3 - 4 giờ liền; nói chung có thể để khoảng 30 phút; khi kích

thích lâu phải dùng biện pháp chống quen.

Page 82: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Khi chữa các bệnh khác: nên thử lần đầu kích thích khoảng 10 - 15 phút,

rồi hôm sau tuỳ diễn biến của bệnh mà quyết định thời gian kích thích là bao lâu.

3.5. Liệu trình điện châm.

Khi người bệnh đã tiếp thu được phương pháp kích thích điện lên huyệt, cần

thiết phải đặt ra đợt điều trị. Trước hết giữa hai đợt điều trị có một khoảng cách nghỉ

để tránh "quen" với kích thích, chuẩn bị cho cơ thể tiếp thu đợt kích thích sau tốt

hơn. Sau nữa khoảng cách nghỉ để xem xét khả năng chống đỡ với bệnh tật của cơ

thể như thế nào, bệnh diễn biến ra sao ? để quyết định đợt điều trị sau nên duy trì

kích thích như đợt trước hay là phải đổi phương pháp điều trị hoặc chỉ cần điều trị

củng cố hay nghỉ điều trị.

Nên thực hiện điều trị 10 - 15 ngày rồi lại tiếp đợt điều trị khác. Nếu sau 3

đợt điều trị vẫn không kết quả cần thiết phải đổi phương pháp khác.

4. Qui trình điện châm.

- Chuẩn bị dụng cụ:

+ Bàn châm cứu, ga, gối, bàn để dụng cụ, máy điện châm, kim châm cứu,

kìm Kocher, bông cồn...

+ Vận hành máy điện châm: mở máy kiểm tra an toàn, đưa các nút điều

chỉnh tần số, cường độ về số “O”.

+ Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân được giải thích chu đáo, vệ sinh sạch sẽ,

nằm trên giường ở tư thế thoải mái, bộc lộ được vùng châm.

+ Tiến hành châm kim vào huyệt: đạt đến cảm giác "đắc khí": xem phần kỹ

thuật châm.

+ Nối các đôi dây điện cực vào đốc kim: chú ý nối trên cùng 1 đường kinh,

cùng bên cơ thể, tránh dòng xung điện chạy qua cột sống, chạy qua tim.

+ Điều chỉnh tần số, cường độ, dạng xung, chế độ kích thích: thích hợp với

từng bệnh nhân và theo yêu cầu điều trị. Chú ý: không được động viên bệnh nhân

chịu đựng đau và giật mạnh tại chỗ châm.

+ Thời gian duy trì kích thích: tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân, thường duy trì

15 - 20 phút.

+ Kết thúc:

- Vặn các nút điều chỉnh về số “O”, tắt máy.

- Tháo các đôi dây điện cực.

- Rút kim, sát trùng da tại huyệt châm.

Page 83: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

5. Tai biến và cách sử trí.

Tai biến do dòng điện: nếu máy điện châm sử dụng nguồn điện thì khi châm

phải hết sức phòng tránh tai nạn điện giật cho cả thày thuốc và bệnh nhân. Cần kiểm

tra an toàn nguồn điện và an toàn máy trước khi châm. Nếu có tai nạn điện giật thì

phải ngay lập tức:

- Cắt nguồn điện ra khỏi máy điện châm.

- Sử trí cấp cứu như khi cấp cứu người bị điện giật (tham khảo tài liệu Hồi

sức cấp cứu).

6. Thủy châm.

6.1. Định nghĩa.

Thủy châm là tiêm thuốc vào huyệt. Đây là phương pháp chữa bệnh phối hợp

tác dụng chữa bệnh của châm với tác dụng chữa bệnh của thuốc và khối lượng

thuốc tác động lên huyệt.

6.2. Chỉ định.

Một số bệnh mãn tính như viêm khớp, hội chứng thắt lưng hông, hội chứng

cổ vai cánh tay, di chứng tai biến mạch máu não, liệt thần kinh ngoại vi, hội chứng

suy nhược thần kinh, hội chứng dạ dày tá tràng, hen phế quản...

Chỉ định thuốc dùng cho thuỷ châm cần đảm bảo chế độ kê đơn an toàn hợp

lý, phù hợp với bệnh nhân.

6.3. Chống chỉ định.

- Gồm có chống chỉ định của thuốc và chống chỉ định của châm đối với từng

cơ thể người bệnh.

- Không dùng thuốc mà bệnh nhân bị phản ứng, thuốc chống chỉ định tiêm

bắp, các thuốc có tác dụng kích thích gây xơ cứng, hoại tử vùng châm.

6.4. Quy trình thủy châm.

6.4.1. Chuẩn bị dụng cụ.

- Giường châm cứu, ga, gối...

- Thuốc thuỷ châm, bơm tiêm, bông, cồn, kìm Kocher...

- Phòng thủ thuật cần có bộ đồ cấp cứu choáng do tiêm thuốc theo như qui

định của Bộ y tế.

6.4.2. Chuẩn bị bệnh nhân: như mục (2.5.4)

- Thực hiện ba tra năm chiếu:

- Thao tác:

Page 84: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Xác định huyệt theo YHCT.

- Sát trùng tay thầy thuốc, sát trùng huyệt châm.

- Lấy thuốc vào bơm tiêm, đâm nhanh kim qua da, tiến kim từ từ thăm dò

cảm giác “Đắc khí”. Chú ý : nếu không tìm thấy cảm giác “Đắc khí” thì vẫn bơm

thuốc vào huyệt, không được cố tìm cảm giác “Đắc khí” vì sẽ làm tổn thương mạch

máu - thần kinh.

- Rút Pit ton kiểm tra xem kim có đâm vào lòng mạch không.

- Bơm thuốc bơm từ từ, số lượng thuốc 0,5 - 2ml.

- Rút kim nhanh qua da - sát trùng huyệt tiêm

6.4.3. Liệu trình.

- 1 đợt thủy châm 7 - 10 ngày.

- Nên thay đổi huyệt, không nên thủy châm liên tục 1 huyệt.

6.4.4. Tai biến và sử trí.

Tai biến do thuốc: khi bị phản ứng thuốc phải rút kim ngay, cho bệnh nhân

nằm tư thế thoải mái. Nếu không đỡ thì sử trí như phác đồ cấp cứu choáng do dị

ứng thuốc.

Vựng châm, tai biến do kim tiêm gây ra: gãy kim, gây tổn thương dây thần

kinh, chảy máu và tụ máu. Sử trí như mục (2.1.4.)

Áp xe nơi tiêm: xử lý như điều trị một ổ áp xe.

6.4.5. Một số tư liệu nghiên cứu hiện đại liên quan đến cơ chế tác dụng của châm

cứu.

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 1958, Trung Quốc và một số

nước trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tác dụng của châm cứu

trong điều trị.

7. Nghiên cứu liên quan tác dụng huyệt với cơ thể.

7.1. Về tiêu hóa.

Khi châm huyệt: thiên đột, chiên trung, cự khuyết, hợp cốc có thể tăng

cường nhu động thực quản do đó chống được tắc nghẽn và các phản xạ co thắt thực

quản khi nuốt.

Châm huyệt trung quản, vị du, túc tam lý có thể làm tăng nhu động của tiểu

trường và vị làm cho dạ dày tăng cường co bóp, vì vậy khi châm cứu các huyệt trên

ở thể điều trị tốt chứng rối loạn về tiêu hóa.

Page 85: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Châm huyệt: túc tam lý, tam âm giao, đại trường du, nội quan, thiên khu, chi

câu có thể làm biến đổi nhu động của Trực tràng, vì vậy có thể làm thông đại tiện

khi đại tiện bế tắc, giảm đau bụng và cầm ỉa lỏng.

Châm các huyệt: túc tam lý, phong trì, đại trữ, tứ phùng có thể ảnh hưởng

đến bài tiết dịch vị. Khi châm huyệt dương lăng tuyền làm cho túi mật co bóp mạnh

và tăng cường bài tiết dịch mật.

7.2. Về hệ thống tuần hoàn.

Khi châm các huyệt: nhân nghênh, khúc trì, thái xung, phong trì, túc tam lý

có thể làm hạ huyết áp, trái lại khi châm các huyệt Nhân trung, thập tuyên, hợp cốc,

túc tam lý, bách hội làm cho huyết áp tăng lên.

Châm huyệt nội quan, thần môn, khích môn, tâm du làm cho tim co bóp

mạnh và biến đổi tần số co bóp.

Châm túc tam lý làm cho thư giãn các mạch máu, tăng cường lưu thông huyết mạch.

7.3. Về hệ thống hô hấp.

Châm các huyệt Chiên trung, thiên đột, phế du, định suyễn làm giãn các cơ trơn

ở thành phế quản, làm giảm co thắt vì vậy cắt được cơn hen phế quản.

7.4. Về hệ thống huyết dịch.

Châm các huyệt túc tam lý, dương lăng tuyền, khúc trì, đại trùy có thể làm

tăng bạch cầu, tăng tác dụng thực bào.

Châm túc tam lý, cao hoang, tứ phùng làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố.

7.5. Về sinh dục tiết niệu.

Châm các huyệt thận du, phục lưu, chiếu hải có tác dụng lợi niệu rất rõ.

Châm các huyệt quan nguyên, trung cực, khúc cốt, thận du, bàng quang du,

dương lăng tuyền, tam âm giao làm biến đổi co bóp của bàng quang nên có thể điều

trị được bí đái, đái són. Châm các huyệt tam âm giao, hợp cốc làm tăng cường co

bóp tử cung và có thể thúc đẻ.

7.6. Về phương diện nội tiết.

Châm các huyệt hợp cốc, khúc trì, thiên đột có thể ức chế hoặc thúc đẩy hoạt

động của tuyến Giáp trạng, có thể tăng cường hoạt động của tuyến thượng thận làm

cho vỏ tuyến thượng thận tăng sinh và tăng cường tiết kích tố đường bì chất.

Châm thiếu trạch, hợp cốc hoặc đản trung có tác dụng lợi sữa; vì vậy có thể

điều trị thiếu sữa do thiếu kích tố nội tiết tố sinh sữa.

Page 86: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

7.7. Về hệ thống thần kinh.

Châm có tác dụng kích thích thân não, kích thích hệ thống lưới làm cho các

bệnh có tổn thương hệ thống lưới hồi phục bình thường.

Châm có tác dụng trên tuyến thượng thận, tuyến yên làm cho tăng cường các

tiết tố thượng thận và tăng cường bài tiết các nội tiết tố vỏ thượng thận, tăng cường

khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể.

Châm góp phần cải thiện sự mất cân bằng giữa hai quá trình hưng phấn và ức

chế thần kinh, duy trì mọi hoạt động bình thường của cơ thể làm cho cơ thể cường

tráng hơn. Ví dụ: châm huyệt túc tam lý, hợp cốc, thiếu hải có thể làm tăng hoạt

động của hệ thần kinh giao cảm, trái lại châm các huyệt tỳ du, thái bạch làm cho

tuyến thượng thận, hệ thống giao cảm giảm hoạt động. Vì vậy châm cứu có thể chỉ

định rộng rãi trong điều trị các chứng và bệnh thuộc hệ thống thần kinh.

Căn cứ vào phần lớn các tài liệu nghiên cứu về sinh lý thực nghiệm người ta

cho rằng tác dụng của huyệt vị đối với “mọi phương diện” hoạt động của cơ thể có

tính chất độc đáo. Nhưng tác dụng của không ít huyệt vị hiện nay chưa rõ, có một số

ít huyệt vị có tác dụng nhiều mặt như huyệt hợp cốc, túc tam lý hoặc trong cấp cứu

dùng huyệt tố liêu lại thấy đồng thời có tác dụng tổng hợp (vừa có tác dụng với hoạt

động của các hệ thống nội tiết, thần kinh lại vừa có tác dụng với hệ thống tuần hoàn

và hưng phấn hô hấp) đã nêu ở trên.

8. Những nghiên cứu về cơ chế tác dụng của châm cứu

Ngày nay trên thực tế đã khẳng định hiệu quả của phương pháp châm cứu

chữa bệnh. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tác dụng giảm

đau, chống viêm và điều hòa cơ thể của phương pháp châm cứu chữa bệnh cho nên

châm cứu ngày càng được khẳng định là có tác dụng điều trị tốt được nhiều chứng

và bệnh thường gặp trên lâm sàng.

Có nhiều thuyết giải thích về hiệu quả của châm cứu: những thuyết về thần

kinh (Neurological theories), những thuyết về thần kinh thể dịch (thuyết dẫn truyền

thần kinh) - Humoral theories - Neurotransmitter theories...

Đáng chú ý thuyết giải phóng Endorphin của Bruce Pomeranz, 1976, tại Đại

học Toronto (Canada), thuyết này cho rằng: dưới tác dụng của châm điện, châm tê

kích thích tuyến Yên sản xuất ra Endorphin là một proteine có nhiều axit amin ghép

lại do tuyến Yên tiết ra để có thể tự bảo vệ để chống lại sự đau đớn. Chất này có tác

dụng ức chế các nơ ron nhận tín hiệu đau (Guillemin đã tách ra được 3 loại

Endorphin là 3 loại proteine: Endorphin có 16 a.m, Endorphin 31 a.m,

Endorphin có 17 a.m trong đó E có tác dụng chấn đau mạnh nhất). Thí nghiệm

được tiến hành thứ tự:

Page 87: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Tiêm lượng nhỏ E cho chuột không có cảm giác đau, tiêm liều cao gây

trạng thái hưng phấn khẩn trương (Catatonique) kéo dài trong 3 giờ (sau khi bị co

giật trong vài giây chuột cứng đờ như gỗ).

- Dùng chất Naxolon tiêm cho chuột có trạng thái (catatonique) chuột trở về

trạng thái bình thường nhanh.

Theo Guillemin thì ba chất Endorphin là ba khúc của lypotroopin (một

protein lớn) chất lypoptropin này bình thường không có tác dụng chấn đau nhưng

khi bị kích thích bởi các men thích hợp lypotropin phân cắt thành các chất

Endorphin có hoạt tính chấn đau lypotropin là chất dự trữ sẵn ở não người, có thể

huy động nó khi cần. Pomenranz cho rằng: khi kim châm kích thích thần kinh, xung

động truyền đến tuyến Yên, kích thích tuyến Yên sản xuất (giải phóng) chất

Endorphin, chất này có tác dụng ức chế tế bào não dạng đáp ứng lại kích thích đau.

Ông đã thí nghiệm: ghi lại hoạt động điện của các tế bào thần kinh đáp ứng đau, sau

đó châm huyệt gây tê để ức chế và dập tắt hoạt động điện não của nơron kia. Ông

lại cắt bỏ tuyến Yên của con vật và làm thí nghiệm châm như trên thấy không còn

tác dụng với các loại tế bào tiếp nhận đau đớn nữa. Mặt khác tiêm Naxolon cũng

làm mất hiệu lực chấn đau của Endorphin. Cuối cùng Pomenranz đã chứng minh

chặt chẽ cơ chế chấn đau của Endorphin trong máu trước, trong và sau khi châm tê.

Bác sỹ Pavid JMayer (Đức) cũng làm xét nghiệm tương tự: khi kích thích tủy

răng gây đau, trái lại khi làm ám thị thôi miên để loại trừ đau đớn thấy hiệu lực chấn

đau không hề bị Naxolon thủ tiêu .

XOA BÓP BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH

1. Xoa bóp bấm huyệt.

1.1. Đại cương.

1.1.1. Khái niệm.

Xoa bóp bấm huyệt là một thủ thuật chữa bệnh không dùng thuốc có từ lâu

đời trong YHCT dân tộc, thủ thuật đơn giản, tiện sử dụng lại có hiệu quả trong điều

trị và dự phòng bệnh tật. Khác với môn vật lý trị liệu của YHHĐ, thủ thuật xoa bấm

dựa trên cơ sở biện chứng luận trị theo y lý YHCT.

Page 88: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

1.1.2. Tác dụng.

- Tác dụng của xoa bấm theo YHHĐ chủ yếu là những kích thích cơ học trên các

thụ cảm thể thần kinh, điều chỉnh thần kinh thực vật và thần kinh trung ương thông qua

đường thần kinh, thần kinh thể dịch, làm giãn mạch, tăng tuần hoàn ở da và cơ, giải phóng

sự co cơ, giảm đau khớp, đau cơ, đau thần kinh và các cơn đau nội tạng.

- Tác dụng của xoa bấm theo YHCT lại theo cơ chế: xoa bấm làm thông kinh

hoạt lạc, tăng cường lưu thông kinh khí, tăng hoạt huyết tiêu ứ trệ, điều chỉnh chức

năng tạng phủ kinh lạc, điều hòa âm dương.

1.1.3. Chỉ định và chống chỉ định.

- Chỉ định của xoa bấm: thường được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng nội và

ngoại khoa: co cơ cấp tính trong luyện tập, hội chứng cổ vai cánh tay, hội chứng

thắt lưng hông, đau do co thắt dạ dày, đại tràng, rối loạn thần kinh chức năng các

thể, liệt thần kinh trung ương và ngoại vi ... gần đây còn được chỉ định rộng rãi

trong SNTK, đái tháo nhạt, tiểu đường và bệnh béo phì.

- Chống chỉ định xoa bấm: những bệnh thuộc cấp cứu ngoại khoa, bệnh ưa

chảy máu, truyền nhiễm, nhiễm trùng, bệnh ngoài da nặng. Không làm thủ thuật xoa

bấm tại vùng da đang viêm nhiễm. Thận trọng khi phụ nữ có thai và người già có

bệnh tim mạch nặng.

Thủ thuật bổ tả: tuỳ theo trạng thái cơ thể hư hay thực, tuỳ theo vị trí bị bệnh

của bệnh nhân mà linh hoạt áp dụng thủ thuật bổ hay tả. Thông thường xoa bấm

nhẹ, đều, chậm thuộc bổ; nặng, nhanh, không đều thuộc tả.

1.2. Những thủ thuật xoa bấm cơ bản.

Xát: cả bàn tay, ô mô cái hoặc ô mô út trượt ấn nhẹ theo đường thẳng trên da

người bệnh.

Xoa: bàn tay nghiêng, đặt ô mô cái hoặc ô mô út lên da bệnh nhân xoa tròn,

tập trung khu trú vùng đau.

Day: dùng ô mô cái hoặc ô mô ngón út, cổ tay mềm mại ấn mạnh đẩy tiến

đẩy lùi nhanh trên da người bệnh, da bênh nhân rung theo tay thày thuốc.

Bấm: dùng một ngón tay hoặc các ngón tay bấm nhịp nhàng trên da người

bệnh, cường độ bấm liên tục tăng dần đều.

Gõ: dùng các đầu ngón tay gõ trên da bệnh nhân. Có các thủ thuật: gõ đều,

gõ đơn, gõ kép, gõ đồng pha, gõ lệch pha.

Cào: các đầu ngón tay cào trên mặt da (móng tay không chạm da) là động tác

xát trên diện hẹp.

Vuốt: dùng vân các ngón tay vuốt nhẹ nhàng, chậm đều trên da bệnh nhân.

Page 89: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Ấn: dùng vân ngón cái, ô mô út, ô mô cái hoặc cổ tay gập, cổ tay duỗi ấn vào

huyệt vị hoặc vùng đau, cường độ tăng dần từ nông đến sâu.

Miết: dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh theo đường thẳng

lên xuống hoặc sang bên. Tay thầy thuốc di động, trượt lên da bệnh nhân ấn sâu và

kéo căng da người bệnh. Thủ thuật này dùng được ở toàn thân; hay dùng ở đầu, vai,

lưng, bụng. Có hai loại miết: miết đơn và miết kép tùy theo mục đích điều trị.

Phân: dùng các ngón tay hoặc ô mô ngón út, vân ngón 1 của 2 tay, từ cùng

một chỗ tẽ ra hai bên theo hướng ngược nhau. Tay thầy thuốc có thể dính vào hoặc

trượt trên da người bệnh. Thường dùng ở đầu, mặt, bụng, ngực, lưng.

Hợp: dùng vân các ngón tay hoặc ô mô ngón tay út, vân ngón 1 của hai tay

thầy thuốc từ hai phía khác nhau đi ngược chiều và cùng đến 1 nơi trên da bệnh

nhân. Thường dùng ở đầu, mặt, bụng, ngực, lưng.

Cuộn: dùng đốt 2 ngón tay cái, đốt 3 ngón trỏ và ngón giữa kẹp, kéo da

người bệnh lên, ngón cái đẩy ngón 2 và 3 kéo liên tiếp làm cho da luôn bị cuộn ở

giữa các ngón tay thầy thuốc.Thường dùng ở bụng, trán, lưng.

Bấm: dùng đầu ngón tay cái hoặc khuỷu tay ấn hoặc điểm tác động thẳng góc

với mặt da có thể dùng đốt 1 và 2 ngón cái vuông góc để bấm vào vị trí cần tác

động. Là động tác chính của bấm huyệt, là thủ thuật tả. Gồm có: bấm đơn, bấm kép,

bấm bật, bấm móc.

Điểm: dùng đầu ngón tay cái (các đốt thẳng có thể hỗ trợ cho cứng ngón cái

bằng cách nắm tay kẹp ngón cái chặt vào đốt 1 - 2 ngón trỏ) hoặc dùng đầu khớp

đốt 1 và 2 ngón trỏ hoặc giữa hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt

hoặc vị trí cần tác động, thường dùng ở mông, lưng, thắt lưng, tứ chi.

Bóp: dùng các ngón tay cái và các ngón tay kia bóp cơ hoặc gân nơi bệnh lý.

Có thể bóp bằng 2, 3, 4 hoặc cả 5 ngón tay. Vừa bóp vừa hơi kéo da, cơ của bệnh

nhân lên, không để gân cơ trượt dưới tay, dùng đốt thứ 3 của các ngón để bóp,

không nên dùng đầu ngón.

Đấm: nắm tay tự nhiên dùng mô út đấm vào chỗ bị bệnh, thường dùng ở chỗ

nhiều cơ; tần số, cường độ tuỳ yêu cầu điều trị. Có thể đấm đơn, đấm kép, đấm

đồng pha, đấm lệch pha, đấm giảm xung, đấm nhấn.

Chặt: dùng ô mô út hoặc cạnh ngoài ngón 3 chặt vào da người bệnh, cường

độ chặt tuỳ theo từng vùng của cơ thể, có thể chặt được khắp toàn thân (trừ vùng

hẹp).

Giật: dùng ngón cái, đốt 2, 3 của ngón trỏ kẹp chặt vào da, tóc người bệnh

kéo lên đột ngột, thường phát ra tiếng kêu là tốt, áp dụng ở vùng xương sát da, tổ

Page 90: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

chức liên kết lỏng lẻo: cột sống, trán, trước trong xương chày, tai, đầu, khớp cổ

chân…

Véo: dùng ngón cái, đốt 2, 3 của ngón trỏ kẹp da người bệnh kéo lên và hơi

xoắn nhẹ (không kẹp cơ) . áp dụng cho toàn thân.

Rung: dùng một tay nắm ngọn, một tay cố định gốc chi hoặc dùng 2 tay nắm

ngọn chi người bệnh hơi dùng sức vừa kéo ra, vừa rung theo biên độ nhỏ, nhanh, có

thể di chuyển theo các hướng chức năng của chi thể. áp dụng cho ở tứ chi, đặc biệt

hay dùng với khớp vai.

Bẻ: dùng 2 bàn tay, hai khuỷu tay phối hợp tay chân, hoặc ngón 1 và ngón 2

của thầy thuốc bẻ, vặn các khớp (phát ra tiếng kêu là tốt), thường áp dụng làm thủ

thuật này ở cổ và thắt lưng, ngón tay.

Vận động: một tay cố định phía trên khớp cần vận động, tay kia vận động

đầu chi của khớp theo chức năng sinh lý của khớp, chú ý luôn phải kéo dãn khớp.

Thường áp dụng các động tác: xoay tròn, mở khớp, gập, duỗi tối đa, bửa khớp. áp

dụng cho khớp vai, cổ, cổ chân, cổ tay, khớp háng…

1.3. Một số động tác áp dụng cho người bệnh tuổi trẻ.

- Đứng thẳng người, hai bàn tay bằng vai hai tay xuôi, từ từ giơ hai tay lên

cao đưa hết sức ra sau, mắt nhìn theo tay, ưỡn lưng tối đa.

- Đứng thẳng người, hai bàn chân bằng vai, từ từ cúi đưa 2 ngón tay giữa

chạm ngón chân cái, đầu gối vẫn thẳng.

- Đứng thẳng người, hai bàn chân bằng vai, hai tay chống trên xương chậu.

Lần lượt giơ từng tay đánh mạnh lên đầu qua bên đối diện.

- Đứng thẳng người, hai chân thẳng, đầu gối khuỷu tay luôn luôn thẳng, gập

lưng, chân nọ tay kia chạm nhau ở phần đầu chi rồi hất ngược thật mạnh ra phía sau,

lần lượt đổi bên.

- Đứng thẳng người, hai bàn chân bằng vai, khớp khuỷu thẳng, quay cánh tay

vòng tròn, có đảo chiều, quay theo chiều ngược lại, có thể quay một bên, dùng bàn

tay đối diện giữ chỏm vai rồi đổi bên.

- Đứng thẳng người, hai tay bắt chéo sau lưng, quay cổ hết cỡ ra trước, sang

bên và ra sau theo hai chiều thuận và ngược lại.

- Hai bàn tay đan các ngón và bắt chặt vào nhau, xoay cổ tay vòng tròn theo hai

chiều thuận và ngược lại, gấp cổ tay nọ thì duỗi hết mức cổ tay kia và ngược lại.

- Đứng thẳng người, hai bàn chân bằng vai, hai tay chống thành trên xương

chậu, đánh xương chậu lần lượt ra sau sang bên ra trước, làm hết mức, theo cả hai

chiều thuận và ngược lại.

Page 91: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Đứng thẳng người, trùng một chân, xoay khớp cổ chân.

- Hai bàn chân chụm nhau, hai bàn tay chụp lấy hai xương Bánh chè, đảo

khớp gối theo vòng tròn.

2. Động tác áp dụng cho bệnh nhân tuổi cao (luyện ở tư thế tĩnh).

(không nói ở phần này)

2.1. Một số điều cần chú ý khi làm thủ thuật xoa bóp bấm huyệt.

+ Chuẩn bị buồng thủ thuật.

Rộng, thoáng, nhiệt độ điều hòa, vừa đủ sáng, có chỗ tập bổ trợ cho bệnh

nhân.

Có giường cứng (cao 0,6m), ghế tựa.

Bàn dụng cụ: khay cồn xoa bóp, bột tan, ống xoa bóp, khăn lau… có ghế chờ

cho bệnh nhân.

+ Chuẩn bị bệnh nhân:

Bệnh nhân được vệ sinh da cơ thể sạch sẽ, ở tư thế thuận lợi để thao tác các

thủ thuật, không thao tác trong lúc quá đói hoặc quá no.

Thầy thuốc.

- Khám xét kỹ, xác định chẩn đoán.

- Dự kiến số bệnh nhân cần xoa bấm, chuẩn bị sức hợp lý.

- Có sổ thống kê, theo dõi và tự đánh giá kết quả hoặc phải chuyển phương

pháp kịp thời.

Thời gian xoa bóp bấm huyệt: tuỳ thuộc vào chỉ định xoa bấm và trạng thái

cơ thể của bệnh nhân, cần tự đánh giá kết quả sau mỗi lần bấm.

CHÍCH LỂ CHỮA BỆNH

1. Khái niệm.

- Chích lể (thích lể) là một thủ thuật châm, thầy thuốc dùng kim châm nhanh

vào huyệt, thường là nơi có ban điểm ứ huyết gây đau nhức, sau châm máu ứ tự trào

ra hoặc thầy thuốc nặn thêm máu ra để đưa tà khí ra ngoài theo máu gọi là “lưu

Page 92: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

huyết khứ ứ” làm cho kinh mạch được lưu thông tăng cường vận hành kinh khí,

dinh dưỡng tạng phủ.

- Đặc điểm của môn chích lể: đơn giản, tiện áp dụng, thường có hiệu quả

nhanh, cho nên phạm vi ứng dụng rộng rãi; khác với châm chữa bệnh là Thích lể

thường dùng kim Tam lăng (loại kim 3 cạnh), để nặn được nhiều máu tụ (ứ trệ) nên

đòi hỏi phải vô trùng tuyệt đối.

2. Chọn huyệt điểm thực hành chích lể.

- Điểm tụ huyết: thường là điểm, ban, chấm, nốt, có thể là hai hay ba hoặc

một đám nhỏ màu đỏ tím hoặc đen tím, màu rỉ sắt.

- Điểm ứ huyết: là đoạn tắc nghẽn của một tĩnh mạch ngoại vi nhỏ màu tím

đỏ, tím xanh hình giun kim, một vòng tròn hoặc nửa vòng tròn.

- Điểm đau nhức: trên điểm đau nhức có điểm tụ huyết, ứ huyết cũng có thể

ở sâu trong các cơ gây co cứng cơ.

- Điểm xuất huyết: là do thành mạch máu không bền vững, huyết thoát ra

ngoài hoặc thẩm thấu ra ngoài thành đám màu tím đen hoặc màu rỉ sắt.

- Điểm đọng huyết: do chấn thương, máu thoát ra ít hoặc nhiều có thể thành

điểm, thành đám, thành bọc gây đau nhức.

- Điểm ngưng dịch: là nơi thành những nốt phồng trong có dịch làm đau

nhức nặng nề, khó chịu.

- Điểm sưng lở: là nơi bị nhiễm trùng, nhiễm độc thành các mụn lở, có thể là 1,2

mụn sưng lở hoặc thành từng đám (không có chỉ định chích lể trực tiếp).

- Điểm đông đặc: là một cục, u, túi, nang bọc trong đó có chất dẻo như keo

có thể gây đau hay không đau.

Điểm chỉ định là những điểm cố định trên cơ thể, thầy thuốc cần biết để chỉ

định, có thể những điểm chỉ định không trùng với điểm đau nhưng trùng với huyệt,

trùng với tiết đoạn thần kinh chi phối vùng tê mỏi đau nhức.

3. Chỉ định chích lể.

+ Chỉ định trong cấp cứu:

Trúng phong cấm khẩu (TBMMN) Say nắng, say nóng.

Bất tỉnh do trúng hàn, cảm mạo, hen phế quản.

+ Các chỉ định khác:

- Đau đầu cơ năng, tăng huyết áp, hội chứng thắt lưng hông, hội chứng cổ vai

cánh tay. ..

Page 93: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Ngoài ra còn chỉ định rộng rãi: đau khớp, đau cơ, đau thần kinh, giãn tĩnh

mạch nông nói chung...

4. Kỹ thuật chích lể.

+ Dụng cụ chích lể: phải được vô trùng tuyệt đối.

Khay dụng cụ vô trùng.

Kim chích: kim tam lăng các cỡ.

Lọ đựng bông, cồn 700, cồn iod.

+ Xác định vị trí và điểm chích lể: sát trùng rộng vùng chích lể hai lần (cồn

iod trước, cồn 700 sau), đánh dấu điểm huyệt chích.

+ Kỹ thuật tiến hành: tay trái căng da, tay phải châm nhanh qua da, rút kim

máu tím xanh phụt ra theo là tốt, dùng bông vô trùng đệm tay nặn hết máu ứ, sát

trùng, nếu nhiều mũi chích trong diện rộng cần đắp gạc hoặc băng tránh nhiễm

khuẩn vết chích.

+ Liệu trình một đợt chích lể: từ 3 - 7 ngày, nghỉ 5 ngày, có thể tiến hành

điều trị từ 1 - 2 liệu trình.

KHÍ CÔNG LIỆU PHÁP (PHƯƠNG PHÁP

TỰ CHỮA BỆNH)

1. Vài nét về lịch sử.

Khí công là một di sản quí của đông y nói chung và y học Việt nam nói riêng.

- Trong Nội kinh (bộ sách cổ nhất của đông y) đã ghi “Trái nắng trở trời có

thể làm ta mắc bệnh, cần phải luôn luôn chú ý và thích ứng với nó”

- Muốn giữ được sức khoẻ con người phải trong lòng thoải mái (không có

dục vọng), yên tĩnh (không thấy sợ), chức năng điều hoà (tinh thần thanh tịnh)

(không tham lam của cải của người khác)

Những người như vậy để thích ứng với hoàn cảnh họ không suy bì tỵ nạnh,

ham danh vọng phú quí, dễ hoà với phong tục tập quán ở nơi họ đến. Họ trở thành

những người chân chính. Do tinh thần được yên tĩnh cho nên tất cả những dục vọng

không làm tôi được mắt họ, dâm dục không làm mềm yếu lòng họ… cho nên họ là

người biết cách sống. Vì vậy biết cách sống nên họ có thể sống được trên 100 tuổi

mà bước đi vẫn chưa suy yếu.

“Nhớ từ năm trước tuổi thơ ngây

Thấp thoáng già nua đã tới ngày

Page 94: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Mái tóc đen trùm đã lốm đốm

Hàm răng chiếc rụng chiếc lung lay

Bước đi cao thấp sao mờ tỏ

Rượu ngon vài hớp dở tỉnh say”

Quan niệm người xưa: giữ gìn 3 của quí tinh, khí, thần (tam bảo).

- Tinh là cơ sở vật chất để cơ thể sinh trưởng phát dục và sinh đẻ.

- Khí tương đương với khí trời và chức năng sinh lý của cơ thể (năng lượng)

- Thần hoạt động thần kinh

Tìm mọi cách giữ gìn 3 của quí đó bằng mọi cách

Dưỡng sinh (luyện nội tạng cơ thể)

Điều tâm (luyện hoạt động tinh thần)

Điều tức (luyện thở)

Trong xã hội trước:

+ Phật giáo: - Yoga (ấn độ)

- Lục diệu pháp (Trung Quốc)

+ Đạo giáo: - Đạo chu thiên

- Tiêu chu thiên

Tĩnh toạ hô hấp pháp.

+ Trong y giới: - Phóng tùng công (tập giãn cơ thể)

- Tĩnh công (tập yên tĩnh)

- Tĩnh toạ hô hấp pháp

Khí công được lưu truyền từ đời này qua đời khác với mục đích khác nhau:

- Phật giáo → thành phật

- Đạo giáo → tiên (trường sinh bất tử)

- Y giới → giữ gìn sức khoẻ (phòng bệnh và chữa bệnh)

- 1956 Trung Quốc có khí công (nội dưỡng công, cường tráng công, bảo kiện

công…)

- Châu âu: nghiên cứu Yoga (ấn độ) thở theo ý muốn

- Việt Nam: thế kỷ XIV đã đề ra:

“Bế tinh dưỡng khí tôn thần

Thanh tâm quả dục thủ trân luyện hình”

Page 95: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Phương pháp phòng bệnh và điều trị rất cơ bản

- Hoàng Đôn Hoà XVI “Tĩnh công quyết yếu” (thập nhị đoạn cẩm)

- Đào Công Chính (thế kỷ XVII) “dưỡng sinh đạo dẫn”

- Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) thế kỷ XVIII trong vệ sinh quyết yếu

diễn ca:

“Cần lao thân thế khang cường

Tinh thần vui vẻ gân xương chuyển đều

Và nhàn cơ ủ rũ tinh thần

Nằm nhiều khí huyết kém phần lưu thông”

1960 Viện nghiên cứu đông y Hà Nội mở các lớp khí công

- Nguyễn Khắc Viện

- Thế Trường kết quả tốt

Tóm lại: khí công có lịch sử lâu đời là phương pháp tự luyện tập để nâng cao

thể chất giữ sức khoẻ phòng bệnh và chữa bệnh tương đối hoàn chỉnh và toàn diện.

Nội dung khí công bao gồm 2 phần:

- Luyện ở tư thế tĩnh - Luyện ở tư thế động

2. Đặc điểm khí công.

- Tương đối toàn diện, tiêu hao ít năng lượng mang lại hiệu quả cao

- Luyện sự nghỉ ngơi yên tĩnh là chính.

- Điều chỉnh sự mất cân bằng của hệ thần kinh và thần kinh thực vật.

- Vừa chữa bệnh tật vừa chữa người bệnh.

- Là phương pháp tự tập luyện.

3. Cơ sở khoa học.

- Nguyên nhân bên trong (nội nhân)

- Nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân)

Khâu quyết định là trạng thái chức năng của cơ thể

+ Lưu thông khí huyết (luyện hình, luyện nội tạng) (thông bất thống, thống

bất thông)

+ Qua kiểm tra:

Ngoại nhân Cơ thể Bệnh lý

Page 96: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Điện não: tăng cường quá trình ức chế.

- Điện thế ở da rút ngắn khi ngủ.

- Bài tiết nước bọt tăng.

- Nhu động ruột dạ dày tăng.

+ Tăng cường chức năng các tạng phủ chủ yếu là điều hoà.

4. Nội dung

- Luyện ở tư thế tĩnh.

+ Tư thế (nằm, ngồi, đứng)

+ Luyện ý: luyện hoạt động của vỏ não (2 qui trình hưng phấn và ức chế)

+ Luyện chí (có tư duy)

- Chính niệm - Ác niệm

- Tạp niệm

Yếu lĩnh của luyện ý: tập trung canh giữ một vùng của cơ thể.

Các cách luyện ý: làm giãn cơ thể.

+ Luyện thở:

- Phương pháp thở sâu, thở tự nhiên, thở có nín thở.

Yếu lĩnh: êm, nhẹ, đều.

Sâu: chậm - sâu - dài, hít vào bụng phồng lên.

Yêu cầu: tập trung tư tưởng, nghe thấy, nhìn thấy, theo dõi.

Chương I

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ BỆNH THƯỜNG

GẶP Ở DÃ NGOẠI

ĐIỀU TRỊ SAY NÓNG SAY NẮNG

1. Đại cương.

Page 97: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

1.1. Định nghĩa.

Say nóng, say nắng là tình trạng mất nước kèm theo rối loạn trung khu điều

hoà thân nhiệt cấp tính.

1.2. Điều kiện thuận lợi.

- Say nắng: bộ đội hành quân lao động buổi trưa hoặc xế chiều không có

bóng râm, ánh nắng chiếu thẳng, trung khu điều hoà nhiệt bị kích thích trực tiếp, tia

nắng chiếu trực tiếp vào gáy cổ đầu chủ yếu là tia tử ngoại (buổi trưa)

- Say nóng: thời tiết lao động trong hầm lò, tia hồng ngoại chiếu vào trung

khu điều hoà thân nhiệt, tác nhân nhiệt không kích thích trực tiếp vào trung khu

điều hoà thân nhiệt mà tác động vào toàn cơ thể. Say nắng thường nặng hơn say

nóng.

2. Lâm sàng điều trị.

2.1. Lâm sàng.

- Sốt, da nóng vã mồ hôi nhiều. - Niêm mạc mắt đỏ, lưỡi đỏ.

- Nước tiểu vàng xẫm, tiểu ít. - Mạch phù nhược.

- Người mệt lả, phiền nhiệt bứt rứt khó chịu.

+ Pháp điều trị: bổ âm thanh nhiệt kết hợp giải biểu.

- Nếu nặng gọi là trúng nắng trúng nóng, bệnh nhân đột ngột ngất xỉu, mê

man, sốt cao vã mồ hôi như tắm, thở dốc, rối loạn nhịp thở, mạch tế nhược.

+ Pháp điều trị: bổ khí thanh nhiệt giải thử.

2.2. Điều trị.

- Chủ yếu dự phòng là chính: cải tạo môi trường thoáng khí, mặc thoáng mát,

đội mũ nón.

- Khi đã say nắng say nóng đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi thoáng mát có

bóng râm, nới rộng khuyu áo khuyu quần.

+ Châm hoặc day bấm: huyệt nhân trung; châm nặn máu huyệt thập tuyên,

thập nhị tỉnh, hoặc châm tả huyệt đại truỳ, khúc trì, hợp cốc, túc tam lý.

+ Thuốc: hương phụ 20g, cát căn 20g, tích tuyết thảo (rau má tươi) 40g, lá

tre 20g.. Dùng 400ml nước sắc còn 200ml chia hai lần uống, có thể sắc từ một đến

hai thang, nếu chuyển biến chậm sắc thêm thang thứ hai.

- Hương nhu 20g, rau má 30g, sâm bố chính 15g, đậu ván trắng 20g, hậu

phác 20g, rễ đinh lăng lá nhỏ 40g. Dùng 600ml sắc còn 300ml chia hai đến 4 lần

uống/24h. Sau đó sơ cứu bệnh nhân tỉnh táo nhưng mệt mỏi do rối loạn nước và

điện giải cần phải đưa nạn nhân hoặc thương binh về cơ sở y tế đơn vị để theo dõi

và điều trị tiếp.

ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN

Page 98: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

1. Đại cương.

1.1. Khái niệm.

Hen phế quản được trung y mô tả trong phạm vi háo suyễn, tương đương

chứng háo; phát bệnh đột ngột, khó thở, ngực tức, khí thô, suyễn tức không nằm

ngửa được, có khi phải ngồi dậy để thở.

1.2. Bệnh nhân bệnh lý (nguyên nhân bệnh lý)

- Đa phần thuộc về thể chất quá mẫn, cảm phải ngoại tà hoặc ăn uống không

hợp, tình chí thất thường, mệt mỏi quá độ.

- Bệnh háo suyễn có liên quan mật thiết đến phế thận; phế chủ khí thận nạp

khí, khí thở ra ở phế nhưng lại bắt nguồn ở thận; phế chủ khí thận nạp khí, khí thở

ra ở phế nhưng lại bắt nguồn ở thận.

Nếu phế và thận chức năng thất thường, gặp phải nhân tố thuận lợi thì gây

rối loạn sự thăng giáng xuất nạp của khí cơ mà sinh ra khó thở, khó thở còn liên

quan đến thịnh suy của thận khí. Mức độ bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc rất lớn vào

thận khí. Ngoài ra đàm cũng là yếu tố rất quan trọng. Bệnh khởi phát hay tái phát đa

phần đều có đàm ẩm ở trong. Có ba yếu tố chính sinh ra đàm.

Một là do tỳ hư vận hoá thuỷ cốc tinh vi thất thường.

Hai là thận dương hư suy, thuỷ khí bất hoá sinh đàm.

Ba là phế khí bất túc không thông giáng tốt cũng sinh ra đàm, đàm thấp tích

tụ, khí đạo bất thông, hô hấp trở ngại sinh ra khó thở hoặc hen suyễn.

Tóm lại: nguyên nhân chính là bản tạng quá mẫn lại cảm phải ngoại tà; thận

khí suy thịnh liên quan đến nặng nhẹ. Đàm liên quan đến khí và 3 tạng; tỳ, phế khí

và thận dương.

1.3. Biện chứng phương trị.

Hen phế quản một loại bệnh mạn tính hay tái phát, nhưng cũng có khi ổn

định kéo dài, bệnh tái phát phần nhiều thuộc thực chứng hoặc hư chứng hiệp thực.

Thực hoặc cấp tính phải điều trị triệu chứng (chữa tiêu), phải trọng dụng các loại

thuốc trừ tà bình suyễn là chính phải dùng thuốc tân dược kết hợp với châm cứu để

cắt cơn. Ngoài cơn cần phải phân biệt rõ trạng thái thiên hàn hay thiên nhiệt. Nếu

thiên hàn phải dùng thuốc ôn hoá thông phế, nếu thiên nhiệt phải dùng thuốc thanh

hoá thông phế. Trên lâm sàng trạng thái hàn thường gặp ngoài cơn khó thở. Điều trị

ngoài cơn hen thường phải phù chính bổ hư là chủ các thể thường gặp là; dương hư

hoặc âm dương lưỡng hư. Trong cơn thường dùng các thuốc tân dược kết hợp thuỷ

châm vào một huyệt; phế du, định suyễn…

Page 99: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

2. Các thể lâm sàng.

2.1. Thể bệnh thiên hàn.

- Tay chân thường lạnh, sắc mặt trắng bủng, đởm trong lỏng có bọt không có

cảm giác khát, thích uống nước ấm nóng, tiểu tiện trong nhiều, đại tiện lỏng nát.

Lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch huyền tế. Nếu trạng thái hàn có kết hợp phong hàn

biểu chứng thường thấp; sợ lạnh, sợ gió, phát sốt, không có mồ hôi, nặng đầu, đau

mình và chi thể, mạch phù khẩn.

+ Pháp điều trị: ôn phế tàn hàn, trừ đàm bình suyễn.

+ Phương thuốc điều trị: “tô tử giáng khí thang”

- Tô tử 12g, đương qui 12g, chế bán hạ 12g, nhục quế 2g (uống ngoài), hậu

phác 8g, sinh khương 12g, cam thảo 4g, trần bì 4g.

- Nếu hư hàn không nhiều thì bỏ nhục quế thêm trầm hương, phế khí hư

thêm đẳng sâm 12g, ngũ vị tử 8 - 10g; nếu kèm theo phong hàn biểu chứng phải

dùng bài “xạ can ma hoàng thang”

- Xạ can 12g, ma hoàng 8 - 12g, sinh khương 12g, tế tân 8g, tử uyển, khoản

đông hoa, chế bán hạ mỗi thứ đều 12g, đại táo 5 quả, ngũ vị tử 4 - 8g. Tác dụng giải

biểu tán hàn, trừ đàm bình suyễn.

2.2. Thể bệnh thiên nhiệt.

- Mặt môi hồng, tay chân ấm, đàm đặc dính tròn mà vàng, miệng khát, thích

uống mát, tiểu tiện ít vàng, đại tiện táo. Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch

hoạt sác. Nếu kèm theo phong nhiệt biểu chứng thường thấy; phát sốt, tự hãn.

+ Phương pháp điều trị: thanh phế nhiệt, hoá đàm định suyễn.

+ Phương thuốc: “định suyễn thang”

Bạch quả nhục 21 quả sao vàng, ma hoàng 12g, tô tử 8g, khổ hạnh nhân 6g,

khoản đông hoa 12g, tang bạch bì 12g, chế bán hạ 12g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần uống. Nếu sốt cao thêm kim ngân hoa,

liên kiều mỗi thứ 12g, khát nhiều thêm thiên hoa phấn 15g. Đàm dính khó khạc

thêm hải nhũ thạch, hải cáp sác, mỗi thứ đều 12g, nếu đa đàm thêm đình lịch tử,

xuyên bối mẫu mỗi thứ 12g. Nếu kèm theo phong nhiệt biểu chứng thêm kim ngân

hoa, liên kiều mỗi thứ 12g, xạ can, xuyên bối mẫu mỗi thứ 12g hoặc thêm đại thanh

diệp 16g, thạch vĩ 12g. Sau đợt viêm cấp thường ho nhiều đàm phải dùng pháp trừ

đàm giáng khí.

+ Bài thuốc thường dùng: “nhị trần thang”, chế bán hạ, trần bì, phục linh, cam

thảo; nếu đàm nhiều màu trắng mà dính, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoạt phải gia

Page 100: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

thêm: tô tử, tử uyển, hậu phác; đàm vàng mà tròn, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác gia

thêm tang bạch bì, tiền hồ, khổ hạnh nhân mỗi thứ 12g.

2.3. Thể phế hư.

- Sợ lạnh tự hãn, khái thấu khí đoản, đàm nhiều trong loãng, âm thanh nhỏ

yếu, lười nói, sắc mặt mệt mỏi, hay khó thở, trước khi phát bệnh thường tắc mũi

ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch nhu hoãn vô lực

thuộc về phế khí hư, nếu như khái thấu khí đoản, đàm ít hoặc vô đàm, miệng khô

họng ráo, lòng bàn tay bàn chân ấm, sốt về chiều, gò má đỏ, chất lưỡi nhợt hồng ít

rêu hoặc không rêu, mạch tế sác thuộc phế âm hư.

+ Pháp điều trị: bổ phế cố biểu, ích khí định suyễn.

+ Phương thuốc: “ngọc bình phong tán” gia hải nhũ thạch, tô tử mỗi thứ 12g

hoặc dùng” quế chi gia hoàng kỳ thang” (Quế chi thang thêm hoàng kỳ 15 - 20g)

thêm nga quản thạch 32g, mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống. Nếu phế khí hư rõ

thêm đẳng sâm 12 - 15g, ngũ vị tử 9g; phế âm hư có thể thêm sinh mạch tán gia sa

sâm 12g, ngọc trúc 8g, bối mẫu 9g.

2.4. Thể tỳ hư.

+ Pháp điều trị: bổ tỳ ích khí hoặc ôn trung kiện tỳ.

+ Phương thuốc dùng: “trần hạ lục quân tử thang” mỗi ngày 1 thang sắc chia

2 lần uống.

2.5. Thể thận hư.

+ Pháp điều trị: ôn thận nạp khí, tư âm bổ thận hoặc âm dương cùng bổ.

+ Phương thuốc thường dùng: “kim quĩ thận khí hoàn” mỗi lần uống 12g,

ngày uống 2 lần.

3. Thuốc nghiệm phương.

- “Tam ảo thang” bài thuốc thích hợp khi bệnh tái phát vào mùa thu đông có

thể dùng tam ảo thang gia giảm.

- “Tứ kim đan” mỗi lần uống 5 - 6 viên, mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần.

- “Ngọc tiêu đan” mỗi lần uống 2g, mỗi ngày uống từ 2 lần.

- Chỉ định châm cứu: huyệt chính; đản trung, định suyễn, trung suyễn”.

- Huyệt phối hợp: ho nhiều châm khích môn, xích trạch, thiên đột; đàm nhiều

châm huyệt phong long; đau tức ngực châm huyệt nội quan, sốt nhiều châm huyệt

đại truỳ, khúc trì. Khi lên cơn phải chọn châm huyệt định suyễn. Mỗi lần chọn 1 - 2

huyệt. Nếu hư hàn dùng phương pháp cứu hoặc ôn châm.

Page 101: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Nhĩ châm các điểm: thần môn, giao cảm, dưới vỏ, nội tiết, thận phế và điểm

bình suyễn.

Page 102: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ RẮN ĐỘC CẮN

1. Đại cương.

- Khái niệm: rắn độc cắn là tình huống bất ngờ, nạn nhân hoặc thương binh

lâm vào thế bị động nên phải tuỳ theo hoàn cảnh nạn nhân phải chủ động tự cấp cứu

và cấp cứu là chính.

- Tình trạng nặng nhẹ phụ thuộc vào loại rắn, liều độc, giờ độc liên quan đến

đặc điểm sinh lý của từng loại rắn. Hiện nay tỷ lệ tử vong do rắn độc cắn còn rất

cao. Theo thống kê của trung tâm cấp cứu rắn độc cắn tại Tây nguyên tỷ lệ tử vong

khoảng 8 – 10% tổng số nạn nhân bị rắn độc cắn.

- Triệu chứng lâm sàng có biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào từng loại rắn.

+ Ở Việt Nam có khoảng 35 loài rắn, riêng rắn độc chiếm 1/4 và được xếp

theo hai họ.

- Rắn nước (ao, hồ, biển) có Elappidae, Hydrophidae.

- Rắn lục: Vipéredae và rắn đuôi kêu Crotalidae.

+ Trung Quốc có khoảng 50 loại, trong đó chủ yếu có 10 loài hay gặp là: kim

hoàn sà, ngân hoàn sà, đại nhãn ảnh sà (nhãn gương sà), ngũ bội sà, qui xác hoa sà,

túc diệp thanh, hải sà, diệt sà và phúc sà, các tỉnh có nhiều rắn độc; Quảng Đông,

Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam, Quí Châu, Tứ Xuyên, Giang Tây, Triết Nam, Hồ

Nam, Hồ Bắc và nhiều tỉnh ở Bắc Trường Giang.

+ Nguyên tắc điều trị chung: ngăn chặn nọc độc, loại bỏ độc tố và ức chế độc tố.

2. Lâm sàng và điều trị.

2.1. Rắn ao hồ và rắn biển Elappidae, Hydrophidae.

- Tại chỗ: thoảng qua triệu chứng nghèo nàn; đau nhẹ, phù nề là chính.

- Toàn thân rầm rộ và nhiều khi rất nặng, nặng ngay từ giờ đầu, ngày đầu

biểu hiện:

+ Lâng lâng khoái cảm không tự chủ.

+ Nôn và buồn nôn, vã mồ hôi nếu không điều trị kịp thời nhanh chóng đi vào rối

loạn nhịp thở, rối loạn cơ vòng và hôn mê, ngừng tim, ngừng thở, tử vong.

2.2. Rắn lục: Vipéredae và rắn đuôi kêu Crotalidae.

Page 103: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Tại chỗ: đau dữ dội nhức buốt, phù nề sưng to, da biến màu tím đen, dịch

thẩm lậu nhiều, đỏ hồng hoặc đỏ vàng, không điều trị kịp sẽ hoại tử sau 12h, thường

da phồng rộp 2 - 3 ngày hoại thư nhiễm khuẩn loét nát.

- Toàn thân: Shock nếu không được điều trị tổn thương nhiều tạng phủ, sốt

cao vật vã, rối loạn tiêu hoá, vô niệu, nặng hôn mê và chết.

3. Điều trị .

- Điều quan trọng trước hết và trên hết là dự phòng đi giầy, mặc quần áo dài

tay đi tất nhất là khi đi công tác ban đêm và địa hình rậm rạp mang theo hộp sơ cứu

cá nhân.

- Khi đã bị rắn cắn trước hết phải bình tĩnh bóp chặt chỗ bị rắn cắn nhờ đồng

đội hoặc bản thân dùng ga rô cá nhân buộc chặt trên chỗ rắn cắn nhằm ngăn chặn

nọc độc không cho nhiễm vào tim và cơ thể.

+ Loại trừ nọc độc: rạch rộng vết thương do rắn cắn 0,3 - 0,6cm, nặn máu,

sát trùng tại chỗ vết thương hoặc phải giác hút liên tục, nếu có chỉ định dùng huyết

thanh chống nọc rắn, tiêm dưới da quanh chỗ vết thương 1- 2 ống. Nếu hơn 20 phút

từ khi bị rắn cắn phải tiêm 30 - 60ml vào dưới da bụng hoà lẫn với Hyalurodinaza.

- Trợ tim trước khi nới ga rô, cứ 15 phút nới ga rô 1 lần, mỗi lần nới 15”.

- Phải phóng bế Novocain gốc chi.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân về trung tâm hồi sức cấp cứu tim mạch hoặc cấp cứu rắn

độc cắn.

+ Sau đó có thể dùng những phương thuốc hoặc cây thuốc không đặc hiệu.

- Các cây thuốc mát: rau má, khoai lang, sắn dây, lá phèn đen, hoạt thạch giã

nát uống với đường.

- Thải độc bằng các thuốc tả hạ hoặc lợi niệu thông lâm; đại hoàng, mang tiêu, chút

chít, kim ngân hoa, rễ cỏ tranh, râu mèo, cỏ lưỡi rắn, rễ dứa dại 200 - 500g/24h.

+ Bột thải nọc độc: hoạt thạch 45%, râu ngô 45%, bột gừng 10% trộn đều,

50g/24h + 1lít thay nước uống hàng ngày, uống liền trong 2 ngày.

Hộp sơ cứu rắn độc cắn.

4. Thuốc chữa rắn cắn nghiệm phương.

- Theo tài liệu “Trung thảo dược thư sách” bộ đội Quảng Châu Trung Quốc (1974).

+ Bài 1: lưỡng diện châm dùng lá 20g, hồng bì diệp 20g, quỉ châm thảo 30g, điền

cơ hoàng 60g, hổ trượng 20g, tiểu diệp mãi ma đăng 20g. Mỗi ngày 1 thang sắc uống, chia

làm hai lần; cũng có thể giã nát đắp vào quanh vết thương.

Page 104: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Bài 2: bán liên chi 60g, bạch hoa xà thiệt thảo 60g, nhất chi hoàng hoa 60g, độc

cước kê bá (viêm diệp thiên kim đằng) 20g. Mỗi ngày 1 thang sắc uống, sáng uống 1thang,

tối uống 1 thang.

+ Bài 3: thất diệp nhất chi hoa 12g, chám hạch liên 30g, bán chi liên 30g,

bạch hoa xà thiệt thảo 30g. Mỗi ngày 1 - 2 thang, sắc nước uống.

ĐIỀU TRỊ CẢM VÀ CÚM

1. Định nghĩa.

Cảm mạo theo y học cổ truyền là “thương phong cảm mạo” triệu chứng chủ

yếu; ho, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi.

Lưu hành tính cảm mạo y học cổ truyền gọi “thời hành cảm mạo” thường có

triệu chứng như cảm mạo nhưng nặng hơn truyền nhiễm lây lan rất mạnh một loại

bệnh lây truyền theo đường hô hấp, phần nhiều phát bệnh vào mùa đông xuân.

2. Nguyên nhân bệnh lý.

Do công năng ngoại vệ không kiên cố, phong xâm phạm phế vệ mà phát

bệnh. Bệnh tà xâm nhập mồm mũi kinh phế gây chảy mũi hoặc tắc mũi, hắt hơi khái

thấu (ho), do phế hợp với bì mao (phế chủ bì mao) nên khi bệnh tà phạm vệ làm cho

phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, tự hãn hoặc vô hãn là triệu chứng vệ mất điều hoà.

3. Biện chứng phương trị.

Do bệnh tà có phong hàn, phong nhiệt và thể chất cơ thể có tạng hàn, tạng

thiên nhiệt khác nhau nên có biểu hiện lâm sàng theo hai loại khác nhau.

3.1. Thể phong hàn.

- Phát sốt, sợ lạnh rõ, sợ gió, đau đầu vô hãn, mũi tắc thanh nặng, hắt hơi,

chảy nước mũi, ngứa họng ho nhiều, đờm trong lỏng, đau xương khớp, miệng

không khát, tiểu tiện trong dài, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

+ Pháp điều trị: tân ôn giải biểu.

- Nếu bệnh nhẹ dùng thông đậu thang gia thêm tô diệp 12g.

- Nếu bệnh nặng dùng kinh phòng giải biểu thang.

Kinh giới 30g (sắc sau), khương hoạt 12g, chỉ xác 12g, cam thảo 8g, phòng

phong 12g, tiền hồ 12g, cát cánh 12g.

- Nếu đau đầu nhiều thêm bạch chỉ 12g, ho nhiều thêm khổ hạnh nhân 12g,

bạch tiền 12g, đàm nhiều gia bán hạ 12g.

Page 105: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Nếu tức ngực nôn mửa hoặc phúc tả ngại ăn nhạt miệng, rêu lưỡi trắng

nhờn, mạch phù hoãn là kiêm có thấp. Thuốc phải gia thêm bán hạ chế, phục linh

đều 12g, hậu phác 8g, hoắc hương 12g, bỏ cam thảo, cát cánh.

- Nếu phát sốt, sợ gió, đau đầu, hãn xuất, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch hoãn

phải dùng quế chi thang.

Quế chi 10g, cam thảo 4g, đại táo 12g, bạch thược 12g, sinh khương 12g.

3.2. Thể phong nhiệt.

- Sốt cao, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu tự hãn, tắc mũi hoặc hơi chảy nước, hầu

họng sưng đau, ho nhiều đờm tròn vàng, đau các khớp xương, miệng khát, tiểu tiện

vàng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch phù xác.

+ Pháp điều trị: tân lương giải biểu.

+ Phương thuốc: ngân kiều tán gia giảm.

Kinh giới 12g, kim ngân hoa 15g, đạm trúc diệp 12g, ngưu bàng tử 12g, lô căn 20g,

bạc hà 4g (sắc sau), liên kiều 12g, đạm đậu xị 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g.

- Nếu sốt cao thêm hoàng cầm 12g hoặc chi tử 12g, nếu miệng khát nhiều

thêm chi mẫu, thiên hoa phấn đều 12g, nếu tỵ nục bỏ kinh giới, đậu xị thêm bản lam

căn 12g, thực trệ gia thần khúc.

- Nếu không cao, ho giảm có thể dùng bài tang cúc ẩm, ngoại cảm mùa hè

thường kèm theo thử thấp; sốt tương đối cao, trung tâm phiền nhiệt, gầy gò đa hãn,

miệng khát muốn uống, tiểu tiện ngắn vàng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.

Điều trị phải thanh thử hoá thấp dùng “tân gia lương nhu ẩm”. Nếu đa hãn bỏ hương

nhu gia tây qua bì 20g, nhiệt thịnh gia hoàng liên hoặc hoàng cầm, miệng khát

nhiều bỏ hậu phác thêm mạch môn, thiên hoa phấn đều 12g.

- Nếu thể phong nhiệt (bệnh cúm nặng) phải thêm thuốc thanh nhiệt giải độc

như thanh đại diệp, bản lam căn; thể phong hàn gia thêm thuốc tân ôn giải biểu;

kinh phòng bại độc tán, cần phải chú ý đề phòng phế viêm.

4. Châm cứu liệu pháp.

Ngoại cảm phong hàn; đại truỳ - liệt khuyết, kích thích nhẹ, sau mạnh. Ngoại

cảm phong nhiệt; hợp cốc, đại truỳ thiếu thương (thích xuất huyết).

Tả pháp cũng có thể thuỷ châm: phong trì, định suyễn.

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ BỆNH SỞI

1. Khái niệm.

Page 106: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Ma chẩn còn gọi là sa chẩn, ma sa là chỉ một bệnh có nhiễm lây theo đường

hô hấp rất mạnh hay phát bệnh về mùa đông và mùa xuân tuổi trẻ em từ 1 - 5 tuổi,

thường bị một lần có miễn dịch suốt đời, miễn dịch lâu bền.

2. Nguyên nhân bệnh lý.

Bệnh từ ngoài mồm mũi thông qua kinh phế vị vào cơ thể và các tạng phủ khác.

Tà độc phạm phế vệ: sốt cao tắc mũi hoặc chảy mũi khái thấu (ho)

Giai đoạn biến chứng 3 - 4 ngày.

Sau 3 - 4 ngày tà độc chuyển vào khí phạm cơ thể tiếp tục sốt cao hoặc triều

nhiệt, xuất huyết dưới da (biểu hiện tà khí giao tranh) trong vòng 3 ngày sởi mọc

hết và biến dần các nốt xuất huyết khoảng 5 - 7 ngày sởi bay hất, các triệu chứng

cũng hết dần là sởi thuận thường là tam tê tứ thấu ngũ lui, thất tranh là quá trình

phát triển thuận. Nếu sức đề kháng cơ thể yếu hoặc tà độc quá mạnh, hoặc do điều

trị không tích cực, độc tố sởi nhiễm vào trong gây nên triệu chứng sởi nghịch và rất

nặng do rối loạn vận mạch.

Ví dụ: độc tố sởi vào phế lại cảm phải ngoại tà phong hàn, hoặc phong nhiệt

độc tà lưu lại ở phế không thứ phát ra ngoài gây nên ho, khó thở, chính khí suy yếu

độc tà tích thịnh gây nên sốt cao, khó thở, ho, hoặc hạ lỵ độc tố đi vào doanh huyết,

can tâm sốt kéo dài phiền táo không yên, nguy kịch gây mê man co giật là âm kiệt

dương thoát.

3. Biện chứng phương trị.

- Nguyên tắc điều trị sởi thuận là phát nhiệt thấu biểu, thanh nhiệt giải độc

làm mọc nhanh các nốt ban chẩn, thời kỳ sởi bay phải dưỡng âm kèm theo thanh

nhiệt giải độc, chế độ ăn uống hộ lý bệnh sẽ qua khỏi thuận lợi.

- Sởi nghịch bệnh nặng tà độc nội bế, nội công trội ẩn mà dẫn đến đa phần có

biến chứng nặng phải vận dụng chính xác trị liệu thấu chẩn trước khi sởi mọc, chú ý

nâng cao chính khí không nên dùng thuốc quá hàm lượng hoặc quá cay táo làm tổn

thương chính khí.

- Chú ý: trạng thái toàn thân để phân biệt sởi thuận hay nghịch chủ yếu là nốt

ban chẩn có mọc không hình, sắc, mật độ là vấn đề quan trọng; sắc tươi hồng sáng

nhuận, ban chẩn cao gợn tròn, sờ dưới tay không thưa, không dày là sởi thuận; trái

lại nốt ban chẩn màu tím tía xanh xám, nổi lờ mờ không rõ quá thưa quá dày là

chứng nặng sởi nghịch. Sắc chẩn nhợt hồng mà nhuận trạch nổi không cao là nhiệt

độc nhẹ, sắc chẩn nhợt xám, sởi mọc quá chậm phần nhiều là chính khí bất túc hoặc

ngoại cảm phong hàn mà dẫn đến sắc vẩn khô sáp, ám đen bì chẩn đột nhiên lặn mất

là chính khí hư nhược, tà độc nội ẩm.

3.1. Thời kỳ tiền sởi.

Page 107: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Tinh thần mệt mỏi, ho, sốt, chảy nước mũi, mặt đỏ, phù nề mi mắt, ăn kém,

tiểu vàng, môi miệng khô, có thể thấy các ban điểm màu trắng ở niêm mạc miệng,

họng đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, chỉ văn hồng nhuận, mạch phù xác.

+ Phương pháp điều trị: tân lương tuyên thấu.

+ Thuốc: thăng ma 6g, kinh giới 6g, cát căn 12g, liên kiều 12g, kim ngân hoa

20g, ngưu bàng tử 6g. Sắc nước ngày 1 thang chia 2 lần uống.

3.2. Thời kỳ sởi mọc.

- Sốt tăng cao, phiền táo không yên, ho cơn liên tục, môi khô miệng khát,

tiểu ngắn đỏ, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng, chỉ văn hồng tía, mạch huyền xác, vị trí ban

chẩn mọc dày có thể thấy cả sau tai, mặt, gò má, thái dương, sắc ban hồng hoặc đỏ

tươi là tốt; khoảng 2 - 3 ngày sởi mọc tự trên xuống dưới từ nửa bên ra toàn thân

không có biến chứng thì sốt giảm dần và sởi bay.

- Nếu có sốt cao không giảm, ban chẩn xám tía, đau đầu, mắt đỏ, môi dáo,

họng khô, khát nhiều thích uống, thở hơi nóng, đại tiện táo nát, tiểu ít đỏ là nhiệt

độc tích thịnh.

+ Phương pháp điều trị: giải độc tuyên thấu.

Thăng ma 8g, kim ngân hoa 20g, bối mẫu 6g, cam thảo 6g, cát căn 20g, cát

cánh 8g, thanh đại diệp 12g, tử thảo 12g.

- Nếu nhiệt độc tích thịnh nhiều thêm điều trị phải tuyên thanh nhiệt giải độc:

hoàng liên 8g, lá thanh đại 20g, kim ngân hoa 20g, hoàng cầm 12g, sinh thạch cao

30 - 40g, cam thảo 6g. Sắc nước uống ngày 1 thang chia 2 lần.

- Nếu cảm mạo phong hàn (phong hàn ngoại bế), sởi không mọc hết thì mình

nóng sốt cao, sợ lạnh đau đầu vô hãn (không có mồ hôi) ban chẩn lờ mờ không rõ

sắc hồng nhợt xám tía chính là thời kỳ sởi đang bay lại cảm lạnh, phong hàn làm khí

huyết ngưng trệ cố biểu tắc điều trị phải giải biểu thấu chẩn. Tô diệp 12g, bạch

thược 10g, kinh giới tuệ 6g, ngưu bàng tử 6g, thăng ma 6g, cát căn 12g, phòng

phong 8g, cam thảo 6g. Sắc nước uống ngày 1 thang chia 2 lần.

3.3. Thời kỳ sởi bay.

- Sau 3 ngày sởi mọc, ban chẩn mờ dần, sốt giảm, tinh thần sảng khoái, ăn

khá hơn, ho giảm, nếu như không có bội nhiễm, các triệu chứng hết, bệnh khỏi, có

thể thấy da bóng vẩy, sắc lục khi sởi lui.

+ Thuốc: sa sâm mạch môn đông gia vị.

Sa sâm 12g, ngọc trúc 12g, cam thảo 6g, mạch đông 8g, thạch hộc 8g. Sắc

nước uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Page 108: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Nếu chưa hết sốt hẳn thêm địa cốt bì 8 - 12g, hạn liên thảo 8 - 12g. Ăn kém thêm

sơn tra 6 - 8g, kê nội kim 6 - 10g, sa tiền thảo 8 - 12g, mạch nha 4 - 8g, hoả ma nhân 6 -

12g. Sắc nước uống, nếu không có bội nhiễm chi tân điều hoà tỳ vị, ăn uống.

4. Biến chứng.

4.1. Phế viêm.

- Phế bế, hay gặp thời kỳ tiền sởi; sốt cao, khát châu, mũi khô suyễn gấp

không có nước mũi, đau ngực chướng bụng, nói khàn, mặt má môi miệng khô sáp

nên kèm thêm sợ gió, khí thô mà suyễn, lưỡi hồng rêu trắng mỏng hoặc hơi vàng,

chỉ văn hồng, mạch phù sác là “phong nhiệt bế phế” nên sợ lạnh vô hãn, suyễn,

nước mũi trong hay chảy, lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng mỏng chỉ văn sắc xanh,

mạch phù khẩn là “phong hàn bế phế”, nếu khó thở mũi khô, khò khè, đau ngực, đại

tiện táo, chất lưỡi hồng, rêu dày nhờn là đàm nhiệt bế phế.

+ Pháp điều trị: giải biểu tuyên phế hóa đàm.

+ Thuốc: phong nhiệt trở phế dùng tuyên phế thang.

Bạc hà 6g (sắc sau), cát cánh 8g, liên kiều 12g, thanh đại diệp 12g, tiền hồ

8g, hạnh nhân 12g, kim ngân hoa 12g, hoàng cầm 8g, tử thảo 8g, lô căn tươi 20g.

- Phong hàn trở phế phải tuyên phế thang bỏ kim ngân hoa, liên kiều, hoàng

cầm gia thêm đạm đậu xị 8g, kinh giới 6g, phòng phong 8g.

- Đàm nhiệt bế phế phải dùng hâm táo tán hoặc ngọc khu đan thêm; ngưu bàng tử

12g, ma hoàng 6g, ngọc quán thạch 20g, đại táo 8g, tang bạch bì 12g, xuyên bối mẫu 8g,

đông qua nhân 12g. Sắc nước uống, nếu sốt cao thêm sinh thạch cao 16 - 24g.

- Nhiệt độc tích thịnh: đa phần hay gặp ở thời kỳ sởi bay.

- Đặc điểm: sốt cao liên tục hoặc lúc sốt lúc không, phiền táo bất định, ho

khó thở, sắc chẩn hồng thẫm hoặc xám tía, ban chẩn dày thành đám, thở hôi, loét

môi miệng, đau răng (nha cam) kèm theo loạn ngôn tiện bế hoặc là tị nục khái

huyết, tiện huyết, lưỡi hồng, rêu vàng bẩn, chỉ văn hồng tía, mạch hoạt sác.

+ Pháp điều trị: tuyên phế thanh nhiệt lương huyết giải độc.

+ Phương thuốc: ma hạnh thạch cam thang thêm tử thảo 12g, bản lam căn

12g hoặc thanh nhiệt lương huyết (nếu sởi đã bay hết) dùng hoá ban thang thêm

hồng hoa 6g, đào nhân 10g, đan bì 12g, xích thược 12g, nếu loét mồm tắc mũi răng

đau, đại tiện táo, loạn ngôn là phế vị nhiệt thịnh phải tuyên thanh nhiệt giải độc phải

dùng hoàng liên giải độc thang sinh: thạch cao 20 - 30g, tử thảo 12g, mang tiêu 8g,

hoàng liên 8g, thanh đại 4g, hồng hoa 8g, sinh địa 12g (sắc sau), hàn thuỷ thạch 8g,

thuỷ phiến 2g.

Page 109: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Có thể tán nhỏ chia 3 - 4 lần uống trong ngày, nếu nặng dùng tê giác địa

hoàng thang để thanh nhiệt lương huyết giải độc hoặc dùng ôn thanh bại độc ẩm (tê

giác có thể thay thuỷ ngưu giác 30g).

- Thể âm dương hư thoát: thấy ở các giai đoạn môi xạnh chi lạnh, thở yếu,

lưỡi khô họng dáo, chất lưỡi hồng nhợt hoặc tím, chỉ văn nhợt hồng xanh xám,

mạch vi tế hoặc phù tế vô lực.

+ Pháp điều trị: bổ thận âm hoặc hồi dương cứu nghịch.

Bổ thận âm dùng tam giáp phục mạch thang gia cát lâm sâm, nếu nguy kịch

còn kết hợp với tây y điều trị cấp cứu.

4.2. Biến chứng ỉa chảy: dùng bạch đầu ông thang.

4.3. Viêm họng: dùng thanh yết lợi ích thang.

Hoàng liên 4g, sơn chi tử 4g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 8g, cát cánh 12g,

kim ngân hoa 8g, sinh đại hoàng 10g (sắc sau), hoàng cầm 4g, liên kiều 4g, bạc hà

6g, phòng phong 8g, cam thảo 8g, huyền sâm 15g, huyền minh phấn 8g. Xung

phục, ban chẩn đã bay hết bỏ đại hoàng, huyền minh phấn.

4.4. Viêm não.

- Thần chí bất thạch, loạn ngôn, phiền táo hoặc hôn mê, kinh quyết, co giật

co cứng, răng cắn chặt hoặc tứ chi mềm, mắt trợn, miệng há, lưỡi dáng, rêu vàng,

chỉ văn hồng tía, mạch hồng hoạt xác.

+ Pháp điều trị: thanh doanh tuyên khiếu tức phong, tiềm dương.

+ Thuốc: nếu thần hôn loạn ngôn, lưỡi giáng dung thanh doanh thang thêm

tử thảo 12g, tử tuyết đan hoặc linh dương câu đằng ẩm để trấn kinh tức phong…

VIÊM NÃO MÀNG NÃO

1. Khái niệm.

Viêm não màng não là bệnh truyền nhiễm cấp tính theo đường hô hấp

thường được trung y mô tả trong phạm trù “bệnh ôn dịch, bệnh ôn” triệu chứng đặc

trưng là phát sốt, đau đầu, nôn mửa, cứng gáy hôn mê gặp ở lứa tuổi nhưng tuổi nhi

đồng hay gặp hơn thường phát bệnh nhiều vào đông xuân, cao điểm từ tháng 2 - 4

hàng năm. Người xưa thường luận trị chứng bệnh này trong phạm trù xuân ôn,

phong ôn.

2. Nguyên nhân bệnh lý.

Page 110: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Thường do vệ khí không kiêm cố, tà khí ôn dịch xâm nhập vào mồm mũi, y

học hiện đại chia quá trình diễn biến bệnh 3 thời kỳ, tuy nhiên giới hạn hạn giữa các

thời kỳ không rõ ràng.

2.1. Thời kỳ khởi phát.

Sợ lạnh phát sốt, miệng khô họng đau, đau đầu, biến chứng do chính tà giao

tranh ở phần vệ, gần như triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp trên, nếu sức đề

kháng cơ thể tốt thì tà đứng ở phần vệ, không chuyển vào trong.

2.2. Nếu sức đề kháng cơ thể giảm sút lại gặp điều kiện không thuận lợi.

Bệnh tà chuyển vào lý: khí, doanh, huyết thường có biểu hiện vệ khí đồng

bệnh, khí doanh (huyết) cường phạp gây nên chứng lý thực nhiệt do chính thịnh, tà

thực tương ứng thời kỳ toàn phát, nếu tà độc hoá hỏa, hỏa nhiệt thương xung; sốt

cao đau đầu dữ dội, cứng gáy, tà độc phạm vị thấy nôn khan hoặc nôn mửa, độc

thịnh thường công doanh huyết, nhiễu tâm phiền táo, ban chẩn toàn thân; nhiệt nhập

tâm bào phát sinh thần hôn loạn ngôn, lưỡi cứng không linh hoạt, dương khí hư suy

tà độc nội ẩn, sắc mặt bạch sang, chi lạnh, sợ lạnh, mạch vi muốn tuyệt.

2.3. Sốt cao kéo dài dẫn đến can phong nội động.

Triệu chứng: đau đầu, nôn mửa, cứng gáy, nặng dần tay chân giá lạnh, co

giật, hôn mê, rối loạn nhịp thở tương ứng thời kỳ viêm não màng não.

3. Biện chứng phương trị.

Một bệnh cấp tính, diễn biến phức tạp, trong biện chứng phải phân biệt nặng

nhẹ để có phương pháp điều trị sớm và tích cực.

3.1. Thể bệnh về khí đồng bệnh (thể thông thường).

- Đau họng, đau đầu, nôn mửa, cứng gáy, thần chí chưa lẫn hoặc phiền táo,

sắc mặt hồng nhợt hoặc hồng tía, ban điểm xuất huyết, chất lưỡi hồng, rêu trắng

mỏng hoặc vàng, mạch hoạt sác

+ Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc.

+ Phương thuốc: cát căn 20g, liên kiều 20g, bản lam căn 30g, cam thảo 6g,

bạc hà 6g (sắc sau), kim ngân hoa 20g, đại thanh diệp 20g, hoắc hương 4g, thư cúc

hoa 12g. Sắc nước uống mỗi ngày 2 - 3 thang, nếu có sốt cao phiền táo thêm sinh

thạch cao 3 - 5g.

3.2. Thể khí doanh (huyết).

Sốt cao liên tục, đau đầu, nôn mửa, tâm phiền táo nhiễu, thần hôn loạn ngôn,

ban chẩn mọc nhiều, sắc mặt xám xạm hoặc hồng tía, môi lưỡi hồng khô, rêu lưỡi

vàng khô, mạch hồng đại hoặc hoạt sác.

+ Pháp điều trị: thanh doanh giải độc.

Page 111: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Phương thuốc: thanh doanh thang gia giảm.

Sinh địa 16g, đạm trúc diệp 12g, tê giác 6g, bản lam căn 30g, địa long khô

20g, huyền sâm 16g, liên kiều 20g, đại thanh diệp 33g, câu đằng 20g, sinh thạch cao

30g. Sắc nước uống mỗi ngày 2 - 3 lần.

+ Gia giảm: đại tiện bế thêm đại hoàng 12g, bụng chướng thêm chỉ thực 12g,

đàm nhiều thêm triết bối mẫu 4g, trúc lịch 20g, sốt cao hôn mê gia âm can ngưu

hoàng hoàn, người lớn 1 viên, 3 - 5 tuổi 1/2 viên, 1 - 2 tuổi 1/4 viên.

- An cung ngưu hoàng.

Ngưu hoàng 33g, tê giác 33g, chu sa 33g, chân châu 20g, hùng hoàng 33g,

xạ hương 10g, uất kim 33g, hoàng liên 33g, thuỷ phiến (long não) 10g, sơn chi tử

33g, hoàng cầm 33g. Tất cả tán bột mịn hoàn mật ong (trộn mật ong làm hoàn).

+ Công dụng bài thuốc: khai khiếu chấn kinh, thanh nhiệt giải độc hoặc dùng

tử tuyết đan; người lớn 2g, trẻ con 1 - 2g, mỗi ngày 2 lần khi thần chí bình thường

thì ngừng thuốc.

+ Tử tuyết đan (hoà tễ cục phương) hoạt thạch một phiến, thạch cao một

phiến, hàn thuỷ thạch một phiến, từ thạch hai phiến (sắc trước); sắc sau linh dương

giác 150g, thanh mộc hương 150g, tê giác 150g, trầm hương 150g, đinh hương 33g,

thăng ma 1 thang, huyền sâm 1 thang, chích thảo 150g, 8 vị thuốc này trộn với các

vị thuốc trên.

3.3. Thể nội bế ngoại thoát.

- Bệnh nguy cấp thời gian ngắn, sắc mặt bạch, ban chẩn tăng nhanh thành

đám mảng, tím tái khó thở, tay chân lạnh, vã mồ hôi, mạch tế hoặc vi, thở yếu, tụt

huyết áp có thể vong dương.

+ Pháp điều trị: cứu thoát khai bế.

+ Phương thuốc: nếu có vong dương mà nội bế phải châm ngay dũng tuyền,

túc tam lý hoặc nhĩ châm; dưới vỏ, tuyến thượng thận, nội tiết (đối chứng trị liệu)

có thể cho uống trước; quế lâm sâm 12g, chí ngọc đan hoặc tô hợp hương hoàn, nếu

tứ chi hơi ấm, khí túc (thở nhanh) miệng khát là khí âm lưỡng thương, có thể dùng

sinh mạch tán, uống nhiều lần để ích khí sinh tân, nếu như bệnh nặng phải tích cực

cấp cứu đến khi bình thường tiếp tục điều trị theo biện chứng.

3.4. Thể nhiệt thịnh phong động (thể viêm màng não).

Đột nhiên sốt cao đau đầu dữ dội, nôn mửa liên tục, chân tay co giật, hôn mê, gáy

cổ cứng, hô hấp khó khăn, chất lưỡi hồng dáng, rêu nhờn, mạch huyền hoạt mà sác.

+ Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc, lương doanh tức phong.

+ Phương thuốc: thanh ôn bại độc ẩm gia giảm.

Page 112: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Thạch cao 33g, sinh địa 15g, chi tử 12g, câu đằng 12g, bản lam căn 33g, tri

mẫu 12g, huyền sâm 12g, liên kiều 12g, đại thanh diệp 33g, tê giác 2g (có thể thay

bằng thuỷ ngưu giác 2 lượng).

Nếu bệnh nhân hôn mê thì dùng an cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan hoặc

trí ngọc đan, nếu đoản khí khó thở, khò khè, đờm đặc khó khạc dùng cát lâm sâm

12g, sắc nước uống kết hợp với long não 10g hoặc xạ hương 20g.

Nếu có phù não, cứng gáy nhiều thì trọng dụng ngưu tất 20g, sa tiền thảo

24g, liên kiều 12g, hạnh nhân 12g, bạch mao căn 33g, đại xiết thạch 24g, đại thanh

diệp 30g. Sắc nước uống (nếu nặng thì mỗi ngày uống 2 thang sau đó thì dùng quay

lại các phương trên).

4. Thuốc nam nghiệm phương.

4.1. Theo tài liệu của Học viện Trung y tỉnh Hồ Bắc dung dịch tiêm truyền

phục phương liên kiều.

- Thành phần: bản lam căn 5000g, sinh thạch cao 5000g, long đờm thảo

5000g, câu đằng 5000g, cam thảo 1500g, quán chúng 5000g, liên kiều 2500g, hoàng

liên 5000g, tri mẫu 2500g.

Tổng cộng 44000g, tất cả cho vào sắc cất cách thuỷ trải qua quá trình chế

biến thành 14666ml dịch truyền.

+ Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết hoá ban, chấn kinh tức

phong. Bài thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn song cầu khuẩn, viêm màng não rõ

rệt. Phạm vi sử dụng rộng rãi, rất ít tác dụng phụ. Đối với thể viêm não thông

thường chỉ cần dùng một phương thuốc trên cũng có kết quả tốt. Đối với thể viêm

não nặng thì phải phối hợp với tây để điều trị. Thể nhẹ mỗi ngày chia ra 4 lần, tiêm

bắp mỗi lần 6 - 9ml và sau đó thì giảm liều.

4.2.Theo tài liệu của Học viện y Hà Nam dung dịch thanh nhiệt giải độc được

tổ chức như sau:

- Thành phần: sinh thạch cao 15600g, long đởm thảo 1550g, bản lam căn

1550g, tri mẫu 1250g, hoàng cầm 1550g, tử hoa địa đinh 1550g, huyền sâm 2500g,

liên kiều 1550g, kim ngân hoa 3125g, mạch đông 1250g, sơn chi tử 1550g, sinh địa

hoàng 1875g.

Cộng: 34900g chế biến cùng 150% dung dịch thuốc diệt khuẩn chế thành 23266ml

dịch truyền, công năng thanh nhiệt giải độc lương huyết, sử dụng cho thể nhẹ.

1 - 6 tuổi, mỗi lần dùng 2 - 4ml; 7 - 12 tuổi mỗi lần dùng 4 - 6ml; 12 tuổi trở

lên mỗi lần dùng 6 - 8ml, cứ 6h tiêm một lần bắp thịt, mỗi đợt điều trị 3 - 5 ngày.

Page 113: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Vô hoạn tử căn 33g, chám hạnh liên 20g, thương nhĩ thảo 20g, thanh đại

diệp 33g, thư cúc hoa 33g, sinh thạch cao 30 - 60g. Sắc nước uống mỗi ngày từ 1 - 2

thang dùng đối với thể nhẹ.

- Bồ công anh 33g, bản lam căn 33g, cẩu can lai 32g, thư cúc hoa diệp 20g,

bạch mao căn 33g, đáo gia thảo 32g, kim ngân hoa diệp 20g, đạm trúc diệp 20g. Sắc

nước uống mỗi ngày 2 thang chia 4 lần dùng cho thể nhẹ.

4.3. Đối chứng trị liệu.

Nếu sốt cao châm cứu đại truỳ, khúc trì, hợp cốc, nôn mửa châm nội quan,

túc tam lý, phiền táo co giật châm nội quan, đại truỳ, thần môn, thập tuyên, nếu

không tỉnh thì tiêm dung dịch địa long. Nếu bụng chướng châm quan nguyên, khí

hải, túc tam lý. Nếu bí đái thì châm trung cực, khúc cốt, phục lưu, thuý tuyền, tam

âm giao.

Đổ máu cam, chảy máu đường tiêu hoá thì dùng bột điền thất, bột bạch thược

vân nam và các thuốc nam để chỉ huyết cầm máu. Nếu suy tuần hoàn thì châm dũng

tuyền, túc tam lý, có thể dùng nhĩ châm các huyệt; dưới vỏ, thượng thận, tuyến nội

phân tiết. Bắt đầu kích thích mạnh, sau khi huyết áp tăng lên rồi kích thích nhẹ kéo

dài giãn cách, sau khi huyết áp ổn định thì lưu châm một thời gian sau đó rút kim,

nếu bệnh nhân diễn biến nặng thì phối hợp với nhĩ châm, khi cần thiết thì kết hợp

cứu bách hội. Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần châm nhân trung hoặc cứu đản trung

hoặc châm sâu huyệt hội âm.

VIÊM PHẾ QUẢN

1. Khái niệm.

Viêm phế quản thường được trung y mô tả trong phạm trù khái thấu đàm ẩm.

Triệu chứng chính là; ho, khạc đờm, bệnh có thể phát quanh năm nhưng thường

nhiều hơn là đông xuân, gặp cả trẻ em và người lớn, nếu bệnh tái phát kéo dài

không khỏi thì chuyển sang mạn tính.

2. Nguyên nhân bệnh lý.

Bản chất bệnh bao gồm hai mặt. Nguyên nhân chủ yếu là cảm phải tà khí lục dâm;

phong hàn, nhiệt làm cho phế khí không tuyên thông, hô hấp thất thường, khái thấu đa

đàm, nếu cảm phải hoả táo tân dịch của phế bị hao tổn có thể dẫn đến họng khô ngứa và ho

khan. Nguyên nhân chủ yếu là do 3 tạng phế, tỳ, thận hư lao mà dẫn đến.

Nhìn chung hàn thấp thì thương tỳ, tỳ tổn thương thì sinh đàm sinh ẩm,

trường vị tích nhiệt, nhiệt trưng ở phế, phế thận âm hư sinh ra khí tân lưỡng thương

Page 114: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

đều có thể phát sinh ra khái thấu. Khái thấu lâu ngày kéo dài không khỏi sẽ phát

sinh ra ho háo suyễn hoặc khí phế thũng.

3. Biện chứng phương trị.

Trước tiên biện chứng về cấp tính và mãn tính, cấp tính đa phần là do ngoại

cảm, ngoại cảm thì chú ý phân ra hàn nhiệt táo thấp.

Mãn tính đa phần là nội thương, chú ý về tình trạng 3 tạng tỳ, phế, thận; cần

phải kết hợp chính tà song phương, hư thực luận trị.

Nói chung: pháp trị phải tuyên phế chỉ khái hoá đàm. Nhưng cũng phải chú ý

đến bổ hư khi có yếu tố nội thương.

3.1. Viêm phế quản cấp tính.

3.1.1. Thể phong hàn.

- Khái thấu, đàm lỏng trắng (bạc) dễ khạc đờm hoặc có thể phát sốt, sợ lạnh,

vô hãn, đầu thống, mũi ngạt thanh nặng, chảy nước mũi, ngứa họng, không khát,

rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hpù khẩn hoặc huyền.

+ Pháp điều trị: ôn tán phong hàn, tuyên phế hoá đàm.

+ Phương thuốc: hạnh tô tán.

Nếu ho nhiều thì dùng chỉ khái tán, nếu thấp nặng ngực bụng tức đau, rêu

lưỡi trắng nhờn thì dùng hạnh tô tán gia hậu phác 8g, thương truật 8g, nếu mà thực

trệ đau bụng lười ăn thì gia thêm sơn tra 12g, mạch nha 15g, lai phục tử 12g, nếu

cảm mạo phong hàn bên trong có ôn nhiệt ở trong sẽ thấy triệu chứng sợ lanh, phát

sốt, tắt mũi, khái thấu mất tiếng, đàm đặc khó khạc, miệng khát hầu đau, rêu lưỡi

trắng hoặc vàng, mạch phù sác thậm chí khí nghịch thành suyễn. Điều trị phải tán

hàn thanh nhiệt phải dùng chỉ khái tán bỏ bạch tiền, quất hồng gia hoàng cầm 12g,

sơn chi tử 12g, lô căn 20g, nếu khí nghịch thành suyễn gia thêm ma hạnh thạch cam

thang gia vị.

+ Bài thuốc chỉ khái tán: kinh giới 8 - 12g, tử uyển 8 -16g, bạch tiền 8 - 12g,

cam thảo 4g, cát cánh 4 - 8g, bách bộ 12g, trần bì 8 - 12g.

+ Bài thuốc ma hạnh thạch cam thang: ma hoàng 4 - 12g, hạnh nhân 12g, thạch

cao 30 - 60g, cam thảo 4g. Nếu thay thạch cao bằng quế chi thì thành tam ảo thang.

3.1.2. Thể phong nhiệt.

- Khái thấu, đờm vàng tròn khó khạc dính, miệng khô, họng đau hoặc có thể

phát sốt sợ gió, đau đầu, đầu lưỡi hồng, rêu trắng mỏng hoặc vàng, mạch phù sác.

+ Pháp điều trị: sơ phong thanh nhiệt tuyên phế chỉ khái.

+ Phương thuốc: tang cúc ẩm.

Page 115: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Nếu bệnh phát về mùa hè, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu sác thì tang cúc

ẩm gia hương nhu 8g, hoạt thạch 20g, VD: dưa hấu 20g để thanh nhiệt trừ thấp. Nếu

bệnh phát vào mùa thu thì thanh táo thương phế, tân dịch hư lao, ho khan vô đàm,

đầu lưỡi hồng, rêu vàng ẩm, mạch phù sác, phải tuyên thanh phế nhuận táo. Dùng

bài thuốc tang hạnh thang gia tiền hồ 8g, cát cánh 12g, cam thảo 4g, hoặc thanh táo

cứu phế thang. Thể phong nhiệt có thể phát triển thành hoả thương âm bên trong có

tích nhiệt tổn thương phế có triệu chứng ho khan đàm phế hoặc ho có máu đi với

đàm đau ngực, chất lưỡi hồng, rêu vàng khô mạch sác. Điều trị phải thanh phế giáng

hoả, phải dùng tả bạch tán gia thêm sơn chỉ 20g, bạch mao căn 30g, hoàng cầm 30g,

đạt thanh diệp 20g.

- Nếu rêu lưỡi vàng dày khô, đại tiện táo kết có thể dùng tả bạch tán bỏ ngạnh mễ

gia sinh đại hoàng 12g (sắc sau), mang tiêu 8g, xung phục, đông qua nhân 30g.

+ Bài thuốc: tả bạch tán.

Địa cốt bì 8 - 12g, sinh cam thảo 4 - 6g, tang bạch bì 8 - 12g, ngạnh mễ 20g.

3.2. Viêm phế quản mạn tính.

3.2.1. Thể đàm thấp.

- Khái thấu đa đàm, sắc trắng dính dễ long đờm, bụng ngực đầy tức, ăn kém,

gầy gò, miệng nhạt, chất lưỡi bình thường, rêu lưỡi nhờn, mạch hoạt.

+ Pháp điều trị: táo thấp hoá đàm.

+ Bài thuốc: nhị trần thang gia hạnh nhân 12g, thương truật 8g, bạch truật

12g, ngực bụng đầy tức gia chỉ xác 12g; đàm nhiều gia bạch giới tử 8g. Nếu như

mệt mỏi kém ăn tứ chi vô lực ho ít đàm nhiều, lưỡi nhợt mềm, rêu trắng nhuận,

mạch hư đại là tỳ hư rất nặng, chế thấp bất năng vận hoá mà sinh đàm phải dùng nhị

trần thang gia đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, tử uyển 12g, bạch tiền 8g. Nếu tỳ thận

dương hư thiên hàn sẽ ho nhiều đàm ngực sườn chướng đầy hoặc nôn mửa ra nước

trong “đàm diên” miệng khát mà không muốn uống, uống nước vào thì dễ nôn, cảm

giác lạnh ở vùng cổ lưng, đầu nặng, mắt hoa, khí đoản tâm quí, lưỡi bệu mềm, rêu

trắng nhuận (trơn) hoặc xám nhợt, mạch huyền hoạt.

- Điều trị phải ôn dương lợi thuỷ trừ đàm có thể dùng linh quế truật cam thang.

Nếu nôn mửa đầu choáng tâm quí gia bán hạ chế 15g, sinh khương 15 phần; lưng giá

lạnh, lưng gối vô lực gia phụ tử 15g, sinh khương, bạch thược 20g.

3.2.2. Thể thuỷ ẩm.

- Khái thấu suyễn tức không nằm ngửa được khi bệnh giảm thì phù thũng phải xem

xét nhiều mặt: đa đàm sắc trắng hoặc lỏng hoặc đặc khái thấu liên tục là thuộc về hàn, sợ

lạnh, phát sốt, suyễn mãn, khái thổ ho lâu vùng thắt lưng , đau mỏi, lưỡi bệu nhợt nhuận,

rêu trắng nhờn, mạch phù huyền hoặc huyền khẩn hoặc huyền hoạt.

Page 116: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Pháp điều trị: thanh biểu phát biểu ôn lý, tả phế trục ẩm.

+ Phương thuốc: tiểu thanh long thang, nếu như ngoại hàn nội ẩm, kèm theo có

nhiệt xuất hiện phiền táo miệng khát, đầu lưỡi hoặc rìa lưỡi có những ban điểm màu

hồng dùng tiểu thanh long gia thạch cao 20 - 30g. Nếu mà suyễn xúc khi vận động thì

nặng thêm, mệt mỏi là biểu hiện của chứng hàn, mạch trầm tế đó là thuỷ ẩm do thận hư

bất năng nạp khí, phải ôn thận nạp khí, phải dùng thận khí hoàn gia chế bán hạ 12g, ngũ

vị tử 8g. Ngoài ra viêm phế quản mạn tính có đợt tiến triển cấp cần phải tham khảo điều

trị viêm phế quản cấp.

VIÊM GAN TRUYỀN NHIỄM.

1. Định nghĩa.

Viêm gan truyền nhiễm.là một bệnh được trung y mô tả trong phạm trù

hoàng đản, huyết thống tích tụ là một bệnh truyền nhiễm chủ yếu theo đường tiêu

hoá, bao gồm các triệu chứng như sau: vàng da hay không vàng da, đau sườn phải,

gan to, ăn kém, bệnh có thể mắc quanh năm, quá trình phát triển bệnh là lây lan;

thường gặp ở lứa tuổi là nhi đồng và thanh niên.

2. Nguyên nhân gây bệnh.

Bản chất bệnh là chính khí của tỳ vị bất túc, sức đề kháng cơ thể giảm sút,

thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể phát sinh ra bệnh tật, thấp nhiệt uất kết ở tỳ vị ảnh

hưởng đến sự lưu thông của dịch mật; dịch mật ứ đọng ở bì phu nên sinh ra vàng da

(hoàng đản); nếu như tà khí yếu sức đề kháng cơ thể mạnh hoặc thấp nhiệt ảnh

hưởng đến sự lưu thông của mật không đáng kể thì sẽ không có vàng da mà chỉ có

những triệu chứng chủ yếu: đau sườn, ăn kém, sợ mỡ (gọi là viêm gan thể ẩn). Nếu

như ngoại tà mạnh mẽ sức đề kháng cơ thể giảm sút hoặc là điều trị không kịp thời,

không đúng lúc thì bệnh sẽ tiến triển kéo dài không khỏi và chuyển sang mãn tính;

bệnh lâu ngày tạng phủ mất điều hoà mạch lạc bị trở ngại huyết không hành sẽ dẫn

đến tích tụ mà sinh ra gan lách to (can thì thũng đại).

3. Biện chứng phương trị.

Page 117: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Trước tiên cần phải phân biệt có vàng da hay không vàng da, nếu có vàng da

thì củng mạc mắt và da sắc vàng rõ rệt giống như là màu vàng của quả quất thì gọi

là “dương hoàng” bệnh chủ yếu thuộc về thấp nhiệt thực chứng; nếu như sắc vàng

và sáng tối không rõ rệt không được vàng tươi thì thuộc về âm hoàng, phần nhiều

thuộc về chứng hàn thấp, nếu như bệnh phát triển cấp tính hoàng đản phát triển

nhanh và nặng: phát sốt, phiền táo, loạn ngôn thậm chí hôn mê thì được gọi là “cấp

hoàng”.

- Điều trị hoàng đản thường dùng nhân trần là quân dược, điều trị dương

hoàng phải căn cứ vào tình trạng thấp nhiệt nặng hay nhẹ để phối hợp thuốc thanh

nhiệt trừ thấp nhiều hay ít, trái lại điều trị âm hoàng thì phải phối hợp với thuốc ôn

hoàng trừ thấp; điều trị cấp hoàng thì phải phối hợp các thuốc thanh nhiệt giải độc,

trừ thấp, thông khiếu, khi cần thiết cần phải phối hợp với tây y để cấp cứu thời kỳ

cấp tính không hoàng đản, tuy nhiên đa phần thuộc về tính thấp nhiệt nhưng thuốc

dùng chủ yếu thì lại là bản lam căn và thanh đại diệp, có thể phối hợp thêm thuốc

trừ thấp và thuốc thư can, thời kỳ giai đoạn mạn tính diễn biến của bệnh tương đối

phức tạp, triệu chứng chủ yếu thuộc về khí huyết rối loạn, thấp nhiệt đã thanh bế bất

giải, hư thực lẫn lộn cho nên trong biện chứng cần phải vận dụng kiện tỳ hoá trọc

trừ thấp (ví dụ: phong lan, phục linh, sơn dược); hoặc giải uất thư can thanh nhiệt

(ví dụ: khoản đông hoa, trúc nhự, uất kim) hoặc là hoạt huyết khư ứ thông lạc (ví

dụ: đan sâm, xích thược, bồ hoàng, miết giáp) hoặc là dưỡng huyết nhu can bổ ích

(ví dụ: nữ trinh tử, hà thủ ô, tang thầm, kỷ tử).

Nói chung nguyên tắc dùng thuốc và điều trị là không thái quá.

- Bổ tỳ bất khả thái ủng. - Trừ thấp bất khả thái táo.

- Thanh nhiệt bất khả thái hàn - Khư ứ bất khả thái phá

- Dưỡng âm bất khả thái nhờn. - Sơ can bất khả thoái quá.

Đây là 6 nguyên tắc quan trọng, quyết định thành công hay thất bại trong

chăm sóc về gan. Khi điều trị nhất thiết phải lưu ý đến chính tà song phương không

thể công thái quá cũng không thể bổ thái quá mà phải chú ý đến bảo vệ và phục hồi

công năng của tạng can.

4. Thể bệnh thường gặp trên lâm sàng.

4.1. Thời kỳ cấp tính.

4.1.1. Thể thấp nhiệt hoàng đản (dương hoàng).

- Toàn thân da vàng, vàng sáng rõ rệt nhất là niêm mạc mắt, phát sốt, đau

sườn, buồn nôn mà không nôn, ăn uống kém, sợ mỡ, nếu mà nhiệt nặng có thể là táo

hay lỏng, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền và sác. Nếu mà thấp nặng

thì phát sốt ít hay không sốt; toàn thân mệt mỏi, nặng đầu, ngực tức, bụng chướng,

Page 118: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

khát mà không muốn uống, tiểu tiện bất lợi, đại tiện nát, lưỡi nhuận trơn, rêu dày

nhờn, mạch hoãn.

+ Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng.

+ Phương thuốc: nhân trần thang gia giảm.

- Nếu nhiệt nặng gia thêm hoàng cầm 12g, bản lam căn 20g.

- Nếu sốt cao gia thêm kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g.

- Nếu thấp nhiệt nhiều thêm trư linh 20g, phục linh 16g, trạch tả 12g.

- Nếu ăn kém thì kèm thêm kê nội kim 12g, mạch nha 12g.

4.1.2. Thể thấp nhiệt không vàng da.

- Mệt mỏi vô lực, sườn bụng chướng đau, ngại ăn, chán ăn, sợ mỡ, tiểu tiện

vàng, đại tiện hoặc táo hoặc lỏng, rêu lưỡi trắng nhờn hay vàng nhờn, mạch huyền

và hoạt sác.

+ Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp.

+ Phương thuốc: ngũ hư tán gia giảm.

Phục linh 12g, trư linh 12g, trạch tả 12g, bản lam căn 12g, đại thanh diệp 12g.

- Nếu sườn đau thêm hương phụ 12g, xuyên luyện tử 12g.

- Nếu bụng chướng thì thêm chỉ sác 8g, sa nhân 12g, đại phúc bì 12g.

4.1.3. Thể cấp hoàng.

Có thể gọi là thể uẩn hoàng thường là nhiệt độc tích thịnh tổn hại đến tâm

huyết, nếu nặng là tà ẩn tâm bào (thể này tương đương với thể viêm gan hoại tử)

cần phải điều trị kết hợp với tây y vì bệnh diễn biến nhanh gây tử vong, nếu như

bệnh tình nguy cấp gây vàng da nhanh chóng nặng; sắc da vàng thẫm, sốt cao,

miệng khát, miệng hôi, phiền táo bất an, loạn ngôn, nếu nặng thì hôn mê bất tỉnh

thường có tỵ nục, các ban điểm xuất huyết hoặc là tiện huyết, tiểu tiện ngắn và đỏ,

đại tiện đa phần là táo, mạch huyền sác.

+ Pháp điều trị: thanh nhiệt lương huyết, giải độc thông khiếu.

+ Phương thuốc: hoàng liên giải độc thang gia vị.

Nhân trần 32g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 12g, thạch xương bồ 8g, chi tử

12g, hoàng bá 12g, bản lam căn 35g, sinh đại hoàng 8g.

- Nếu sốt cao phiền táo loạn ngôn thì thêm chí ngọc đan, tử tuyết đan (đều dùng 2 -

4g) hoặc an cung ngưu hoàng hoàn (mỗi lần dùng một hoàn) để thanh tâm khai khiếu cũng

có thể dùng tê giác 2g (có thể dùng thuỷ ngưu giác 100 - 120g để thay thế hoặc là dùng

linh dương giác 3g), có thể dùng sơn dương giác 30 - 60g để thay thế, dùng những loại

thuốc trên sắc trước, nếu xuất huyết nặng thì gia thêm sinh địa 20g, bạch mao căn 30g, say

Page 119: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

bột tam thất 4 - 6g (hoà nước sôi uống), tiên cước thảo 20g, nếu hôn mê mà sốt không rõ

vàng thì dùng tô hợp hương hoàn (1 hoàn), để phương hương giải uất khai khiếu.

4.2. Thời kỳ mãn tính.

4.2.1. Thể can uất tỳ hư.

- Đau hai bên mạn sườn rõ rệt, ngực tức, bụng chướng, đắng miệng ăn kém, mệt

mỏi vô lực, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.

+ Pháp điều trị: sơ can kiện tỳ.

+ Phương thuốc: tiêu giao tán gia giảm uất kim 12g, sườn đau nhiều thêm

xuyên luyện tử, diên hồ sách đều 12g, nếu như nghiêng về tỳ hư thì tứ quân tử thang

gia thủ ô 12g, xuyên tỳ giải 20g, hồng bì diệp 12g, nếu như dìa lưỡi có ban điểm ứ

huyết thì thêm đan sâm 16g.

4.2.2. Thể khí trệ huyết ứ.

- Sắc mặt sáng tối, thân thể gầy gò, sườn đau, bụng chướng hoặc là đau từng

cơn, đau không cố định, quản phúc chướng đầy, ăn kém, gan to hoặc gan lách đều

to, bàn tay son (sao mạch ở gan bàn tay và ô mô cái hoặc là có các sao mạch vùng

ngực), đại tiện táo hoặc lỏng, tiểu tiện vàng, chất lưỡi hồng hoặc xám tía hoặc là

ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng hoặc trắng nhợt, mạch huyền hoặc sác.

+ Pháp điều trị: thư can lý khí hoạt huyết hoá ứ.

+ Phương thuốc: đào hồng tứ vật thang gia giảm.

- Sài hồ 12g, đào nhân 12g, xích thược 12g, đương qui 12g, đan sâm 12g,

hương phụ 12g, diên hồ sách 12g, hồng hoa 8g.

- Nếu như can tỳ thũng đại (gan lách đều to) phải gia thêm tam lăng, nga

truật đều 12g, can tỳ thì gia thêm miết giáp, mẫu lệ nung 20 - 30g.

4.2.3. Thể can âm bất túc.

- Đầu choáng, tâm quý, mất ngủ hay mê, ngực sườn đau tức, mệt mỏi vô lực,

phiền táo cáu gắt, thư túc tâm liệt, chất lưỡi hồng ít rêu, mạch huyền tế sác.

+ Pháp điều trị: tư âm dưỡng can.

+ Phương thuốc: nhất quán tiễn gia giảm.

- Sa sâm 12g, bạch thược 12g, mạch môn 12g, hà thủ ô 12g, nữ trinh tử 12g,

sinh địa 20g, kỷ tử 12g. Nếu mất ngủ nhiều thêm dạ giao đằng 20g, toan táo nhân

12g. Nếu sốt cao thêm thạch cao 8g, đại cốt bì 20g.

4.2.4. Thể hàn thấp khốn tỳ.

- Bụng chướng quặn tức, ăn kém, đầu nặng, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, lưỡi

nhợt, rêu dày nhờn, mạch hoãn, nếu như hàn thấp rất lâu toàn thân và niêm mạc mắt

Page 120: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

màu vàng sắc sáng tối hình hàn chi lạnh, tiểu tiện vàng, rêu dày nhờn, mạch trầm

hoãn được gọi là âm hoàn.

+ Pháp điều trị: táo thấp kiện tỳ.

+ Phương thuốc: bình vị tán gia bạch truật, phục linh đều 12g, những trường

hợp thuộc về âm hoàn thường dùng nhân trần tứ vị thang.

5. Thuốc nam kinh nghiệm.

5.1. Giai đoạn cấp.

Ngư tinh thảo 20g hoặc bạch măo căn 30g, hy thiêm thảo 12g, sa tiền tử 12g,

sắc uống.

Điền cơ hoàng 20g, thổ nhân trần, tích thuyết thảo, sơn chi tử đều 20 - 30g,

đại kế 10 - 30g, bạch mao căn 30 - 60g, cam thảo 8g, sắc nước uống ngày 1 thang

chia 2 lần uống.

5.2. Giai đoạn mạn tính.

Đan sâm 30g, đường đỏ 20g, sắc nước uống ngày 1 thang, loại thuốc này tốt

với thể men chuyển amin huyết tăng .

Bạch bối diệp căn 60g, sắc nước uống ngày 1 tễ đối với cơ thể u rê huyết cao

rất có hiệu quả (bạch bối diệp căn là cây dã đồng hoặc rễ cây bùng bục ở Việt

Nam).

- Cương can hoàng: đương qui 12g, đan sâm 30g, hoàng kỳ 20 - 30g, bạch

thược 12 - 20g, uất kim 12 - 20g, đẳng sâm 20g, trạch tả 12 - 20g, sơn tra 12 - 15g,

hoài sơn 20g, bản lam căn 20g, nhân trần 12 - 30g, hoàng tinh 20g, thần khúc 12g,

sinh địa 20g, tần cửu 12g, cam thảo 8 - 12g.

Tán bột nhỏ chế thành hoàn, mỗi lần uống 12g, mỗi ngày uống 2 lần, 6 ngày

nghỉ 1 ngày, 6 - 8 tuần là một liệu trình cũng có thể dùng liều lượng thích hợp sắc

uống ngày 1 thang.

- Nếu đơn thuần men chuyển amin tăng cao thêm long đờm thảo, chi tử, bạch

truật, phục linh đều 12g. Nếu viêm gan nặng tiêm truyền dung dịch “6912” 50%

nghiên cứu viện Trung y (nhân trần 500g, hoàng cầm, hoáng bá, sơn chi tử đều 15g,

hoàng liên, đại hoàng 75g) chế thành 40 - 80ml, dùng đường dung dịch nồng độ 4 -

8%, mỗi ngày 1 - 2 lần tiêm tĩnh mạch.

- Nên uống đồng thời dùng tiêu hoàng thang: nhân trần 60g, hoàng liên 12g,

chỉ thực 12g, đại hoàng 12g, toàn qua lâu 30g, hoàng cầm 20g, hoàng bá 20g, sơn

chi tử 20g, chế bán hạ 12g.

Nếu men gan tăng cao kéo dài quỉ châm thảo 30 - 40g, sắc nước uống mỗi

ngày 1 tễ.

Page 121: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Giáng men SGOT, SGPT thang 1: nhân trần 20g, kim ngân hoa 20g, tử

thảo 8g, bản lam căn 20g, bồ công anh 20g, hoàng cầm 12g.

- Giáng men thang 2 thêm: sơn đậu căn 20g, phục linh 8g, hoạt thạch 8g, sài

hồ 8g, mộc thông 8g.

- Cũng có thể kết hợp châm, thuỷ châm điều trị triệu chứng.

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

1. Đại cương.

1.1. Khái niệm.

VTPM là sự mất toàn vẹn của da tổ chức dưới da do một tác nhân nào đó.

Khi sự toàn vẹn của da và tổ chức dưới da bị phá vỡ thì sự liền vết thương là hậu

quả tự nhiên.

1.2. Đặc điểm sinh học của quá trình liền vết thương.

Bình thường với vết thương nhỏ gọn sạch được xử lý đúng, kịp thời trên cơ

sở trạng thái người bệnh còn khoẻ mạnh, vết thương không bị nhiễm khuẩn, hoại tử,

Page 122: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

không có khoang hở giữa hai bờ vết thương thì vết thương sẽ liền ngay ở kỳ đầu

trong 6 - 8 ngày. Nhưng vết thương này thường là vết thương nhỏ sạch hoặc vết mổ.

Còn đa số các vết thương khi tổn thương thường mất nhiều tổ chức, các bớ

mép vết thương cách xa nhau, nhiễm khuẩn kết hợp thì quá trình liền vết thương sẽ

diễn ra qua 3 giai đoạn (còn gọi là 3 pha).

- Pha I (pha dỉ dịch - pha viêm): kéo dài khoảng 72h từ lúc bắt đầu bị tổn thương,

đặc điểm của pha này là rối loạn tuần hoàn tại chỗ, vết thương xung huyết, phù nề, xuất

tiết, thoát dịch qua thành mạch dẫn đến ứ dịch → biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Mục

đích đầu tiên của sửa chữa sinh học là chấm dứt mất máu.

- Trong giai đoạn này, đại thực bào, bạch cầu đa nhân thu hút đến vết thương

→ dọn hoại tử và chống vi khuẩn, các bạch cầu đã phân giải kết hợp với dịch vết

thương → lắng đọng mủ. Vì vậy hiện tượng mủ là hiện tượng thường xuyên ở các

vết thương (đông y gọi là hủ, nùng là chất hoại tử).

Đại thực bào có chức năng dọn sạch chất hoại tử, kích thích sự tăng sinh

trong vết thương như lympho, nguyên bào sợi, tế bào nội bộ, tế bào sừng… và tiết

ra các yếu tố tăng trưởng.

- Pha tăng sinh: đây là giai đoạn tăng sinh của mô liên kết, các mầm mao

mạch → tổ chức hạt → thu nhỏ vết thương.

Hiện tượng biểu mô hoá từ tế bào biểu bì tăng sinh sẽ lan toả dần phủ kín vết

thương để tạo thành sẹo. Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương sẽ làm cho mô hạt

chậm phát triển, mô hạt xơ hoá làm cho quá trình liền vết thương chậm lại, thậm chí

có thể biến thành vết loét lâu liền.

- Pha sửa chữa tái tạo tổ chức: đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình liền vết

thương, trong giai đoạn này quá trình sản xuất mô liên kết là quan trọng nhất.

1.3. Các yếu tố gây chậm liền vết thương.

- Yếu tố tại chỗ: nhiễm khuẩn là yếu tố tại chỗ chủ yếu gây chậm liền vết thương.

Nhiễm khuẩn vết thương là điều tất yếu nhất là đối với vết thương bẩn. Nồng độ vi

khuẩn 105 VK/g mô mối gây nhiễm khuẩn. Nếu nồng độ đạt 107 - 109 VK/1gmô →

gây nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn toàn thân.

Vi khuẩn hay gặp nhất là tụ cầu vàng (Staplulococus aureus); trực khuẩn mủ xanh

(Pseudomonus alrugenosa), Ecoli, liên cầu… trong đó tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ

xanh hiện nay đã kháng lại hầu hết các kháng sinh đang sử dụng trên lâm sàng.

- Yếu tố toàn thân:

+ Thiếu Protein. + Thiếu Vitamin

- Một số thuốc ảnh hưởng đến giai đoạn liền vết thương.

Page 123: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Glucorticoid. + Thuốc ức chế tế bào.

+ ChoLchicine.

1.4. Quan điểm và biến chứng của y học cổ truyền.

YHCT gọi tổn thương vết thương phần mềm sang thương chỉ những tổn thương

rách đùi, dập nát da, co mạch máu… cũng như YHHĐ, YHCT cho rằng sang thương là

tổn thương tại chỗ là cơ bản nhưng có ảnh hưởng đến toàn thân nhất là khí huyết.

Khi bì phu bị tổn thương do một tác nhân nào đó, làm mất đi sự toàn vẹn của

nó, tấu lý sơ hở, ngoại là thừa tà xâm nhập gây ứ trệ kinh lạc, khí huyết tại chỗ,

huyết mạch bị tổn thương gây xuất huyết và ứ huyết gây sưng, nóng, đỏ, đau. Khi

vết thương nhiễm khuẩn YHCT coi đó là nhiễm phải độc tà. Độc tà xâm nhập vào

vết thương gây thối rữa tạo thành nùng, hủ và gây tổn thương đến khí huyết, nặng

gây nhiễm độc toàn thân.

2. Điều trị VTPM.

2.1. Điều trị tại chỗ.

Dùng các thuốc rửa, rắc, đắp vào vết thương kết hợp với chích rạch và châm

cứu giảm đau, có rất nhiều cây thuốc đã được nghiên cứu để điều trị vết thương

phần mềm . Các cây thuốc này đều có tác dụng chung là chống viêm, kìm và diệt vi

khuẩn gây nhiễm khuẩn tại vết thương, khử mùi hôi tại vết thương kích thích đào

thải mủ, tổ chức hoại tử ra khỏi vết thương, kích thích tổ chức hạt phát triển, làm

nhanh quá trình biểu mô hoá vết thương nên có tác dụng làm nhanh liền vết thương.

Tiêu biểu như các cây bạch đồng nữ, mỏ quạ, cỏ lào, niệt gió, cây hoa cứt lợn, ráy

dại, thòng bong, lân tơ uyn, sến, rau má… có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp các

cây thuốc trên đun nước rửa vết thương hoặc cô đặc tẩm gạc đắp vào vết thương.

Nếu vết thương tổn thương nhiều, nhiều ngóc ngách, nhiều tổ chức hoại tử thì dùng

dung dịch nước sắc nhỏ liên tục lên vết thương.

Ngoài ra còn có thể cô đặc thành cao, kem hoặc tán thành bột để đắp rắc lên

vết thương. Hiện nay đã có một số chế phẩm như cao cỏ lào, cao lá mỏ quạ và bạch

đồng nữ, cao rau má, cao sinh cơ, cao thống nhất, bột song bá tài, tiêu xưng tán, tử

hoàng tán… để đắp bôi hoặc rắc lên vết thương.

+ Thành phần cao sinh cơ: bạch yến 10g, nhũ hương 10g, nghệ khô 8g, tóc

rối (đốt tồn tính) 8g, qui vĩ 10g, hoàng liên 4g, bạch cập 10g, phòng phong 8g, bạch

chỉ 16g, một dược 8g, dầu mè vừa đủ nấu thành cao.

+ Thành phần cao thống nhất: bột cúc tần 8 phần, quế chi 1/6 phần, sáp ong 2

phần, ngải cứu 4 phần, đại hồi 1/8 phần, dầu mè vừa đủ nấu thành cao.

Page 124: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Bột song bá tán: trắc bá diệp, đại hoàng, hoàng bá, trạch lan liều bằng

nhau, tán nhỏ thành bột mịn.

+ Bột tử hoàng tán: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đại hoàng liều bằng

nhau tán nhỏ thành bột mịn.

- Đối với vết thương có nhiều ngóc ngách, nhiều tổ chức hoại tử, cần kết hợp

chích rạch, cắt lọc tổ chức hoại tử để loại bỏ môi trường thuận lợi của vi khuẩn và

tạo điều kiện cho các thuốc bôi đắp tại chỗ phát huy tốt hiệu quả.

- Khi vết thương đã bớt nhiễm khuẩn, tổ chức hạt phát triển tốt thì tùy từng

trường hợp cụ thể mà có biện pháp xử lý thích hợp.

Nếu vết thương nhỏ có thể để tự liền.

Nếu vết thương lớn mất nhiều tổ chức da, cơ nên tiến hành xử lý vết thương

kỳ 2 như vá da, chuyển vạt da hoặc khâu kín vết thương.

2.2. Điều trị toàn thân.

+ Đối với vết thương nhỏ, mất ít tổ chức tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ thì chỉ

dùng thuốc điều trị tại chỗ cho kết quả tốt.

Nhưng đối với những vết thương lớn, mất nhiều tổ chức, nhiều ngóc ngách,

nhiều tổ chức hoại tử, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng thì ngoài việc tích cực

điều trị tại chỗ phải dùng thuốc điều trị toàn thân.

Khi vết thương ứ huyết nhiều, biểu hiện sưng to, đỏ, đau thì phải dùng pháp

hoạt huyết hoá ứ, có thể dùng tứ vật đào hồng gia một số vị hành khí hoạt huyết

hoặc tiêu sang ẩm.

• Bài “Tiêu sang ẩm”

Qui vĩ 15g Bối mẫu 10g Phòng phong

10g

Xích thược 12g Tạo giác thích 15g Trần bì 8g

Nhũ hương 4g Cam thảo 6g Một dược 4g

Kim ngân 20g Bạch chỉ 10g Thiên hoa phấn

12g

Xuyên sơn giác 4g (tán nhỏ hoà uống)

- Khi vết thương tiết nhiều dịch mủ, nhiều tổ chức hoại tử, mùi hôi thì phải

dùng pháp thanh nhiệt lợi thấp kết hợp với thác độc bài nùng có thể dùng bài long

đởm tả can thang kết hợp với thấu nùng tán.

• Bài “long đởm tả can thang”

Long đởm thảo 12g Sinh địa 15g Chi tử 10g

Page 125: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Trạch tả 15g Sài hồ 10g Cam thảo 6g

Mộc thông 12g Đương qui 12g Hoàng liên 8g

Sa tiền tử 12g

• Bài “thấu nùng tán”

Xuyên sơn giác 8g tán nhỏ Sinh hoàng kỳ 16g

Tạo giác thích 6g Qui vĩ 12g

Xuyên khung 8g

- Nếu vết thương có nhiễm khuẩn nặng gây phát sốt, sưng nề, đau nhức thì phải

dùng pháp thanh nhiệt giải độc có thể dùng bài ngũ vị tiêu độc ẩm gia hoàng kỳ.

• Bài “Ngũ vị tiêu độc ẩm”

Kim ngân hoa 20g Bồ công anh 20g Dã cúc hoa 20g

Thiên hoa phấn 12g Tử hoa địa đinh 20g

- Khi vết thương chậm liền, tổ chức hạt phát triển xấu, chậm phát triển thì

dùng pháp dưỡng khí, ích huyết, sinh cơ dùng bài bát trân thang gia vị.

• Bài “Bát trân thang”

Đương qui 15g Xuyên khung 8g Thục địa 15g

Bạch thược 12g Đẳng sâm 15g Bạch truật 12g

Bạch linh 10g Cam thảo 6g

- Pháp nhuyễn kiên tán kết dùng trong giai đoạn liền sẹo nhất là đối với tổn

thương ở vùng cơ khớp, ảnh hưởng đến chức năng vận động.

Page 126: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Chương II

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ MỘT SỐ BỆNH NỘI KHOA

CHỨNG TÝ

1. Khái niệm.

Chứng tý là chứng kinh mạch bị bế tắc (tý là bế tắc) do ngoại tà xâm phạm

làm khí huyết vận hành trong kinh mạch bị trở ngại gây cho bì phu cân cốt, cơ nhục,

khớp xương đau nhức, bệnh nặng thì khớp sưng nóng cử động khó khăn.

2. Nguyên nhân.

- Nguyên khí hư yếu.

- Phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập vào kinh lạc làm bế tắc khí huyết trong

kinh lạc. Phong hàn thấp tà uất lâu hoá nhiệt, hoặc kinh lạc tích nhiệt lại có phong

hàn thấp tà xâm nhập mà gây nên phong thấp nhiệt.

3. Phân loại.

Có 5 chứng tý: cân tý, cốt tý, cơ nhục tý, mạch tý, bì tý.

Bệnh có liên quan theo mùa:

- Mùa đông bị bệnh thường là cốt tý.

- Mùa xuân bị bệnh thường là cân tý.

- Mùa hạ bị bệnh thường là mạch tý.

- Mùa trưởng hạ bị bệnh thường là cơ tý.

- Mùa thu bị bệnh thường là bì tý.

Bệnh liên quan đến các tạng:

- Nếu cốt tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào thận.

- Nếu cân tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào can.

- Nếu mạch tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào tâm.

- Nếu nhục tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào tỳ.

Page 127: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Nếu bì tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào phế.

Người ta có thể phân loại tổng quat theo nguyên nhân gây bệnh thì chia làm

hai loại:

- Phong hàn thấp tý. - Phong thấp nhiệt tý.

Trong đó tuỳ theo nguyên nhân của tà khí nào là chủ yếu mà chia thành các

thể nhỏ như:

- Phong là chủ yếu gọi là phong tý hay hành tý.

- Hàn là chủ yếu gọi là hàn tý hay thống tý.

- Thấp là chủ yếu gọi là thấp tý hay trước tý.

Đối chiếu với y học hiện đại thì các bệnh thấp khớp cấp, viêm khớp dạng

thấp, goutte (thống phong), viêm cột sống dính khớp, đau nhức cơ khớp đều nằm

trong phạm vi chứng tý.

4. Biện chứng luận trị.

Lâm sàng biện chứng luận trị thường dùng phân loại là hai thể chính:

- Phong hàn thấp tý. - Phong thấp nhiệt tý.

4.1. Phong hàn thấp tý.

- Triệu chứng: đau ê ẩm các khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân,

khuỷu, gối và các khớp khác liên quan đến mùa, khi thay đổi thời tiết đau tăng

thường thể này không sưng nóng đỏ.

- Nếu sợ gió, đau di chuyển là phong thắng gọi là phong tý hay hành tý.

- Nếu đau tại chỗ, sợ lạnh, gặp nóng dễ chịu là hàn thắng gọi là hàn tý hay

thống tý.

- Nếu đau các khớp với tính chất nặng nề, vận động khó khăn là thấp thắng

gọi là thấp tý hay trước tý.

+ Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.

+ Phương thuốc chung: quyên tý thang.

Khương hoạt 8g, phòng phong 8g, đương qui 16g, xích thược 12g, hoàng kỳ

16g, khương hoàng 12g, cam thảo 4g, sinh khương 5 lát.

+ Nếu phong thắng (hành tý) dùng bài: phòng phong thang:

Phòng phong 12g, cát căn 8g, khương hoạt 8g, quế chi 6g, tần giao 8g,

đương qui 12g, hạnh nhân 8g, cam thảo 6g, xích thược 12g, sinh khương 5 lát.

+ Nếu hàn thắng dùng bài ngũ tích tán:

Page 128: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Bạch chỉ 120g, quế chi 120g, can khương 160g, ma hoàng 240g, thương truật

560g, cát cánh 408g, đương qui 120g, xích thược 120g, phục linh 120g, chỉ xác

240g, bán hạ 120g, trần bì 240g, chích thảo 120g, hậu phác 160g.

Hậu phác, quế chi tán thô để riêng, các vị khác tán thô sao nhỏ lửa đến khi

vàng nguội, sau đó cho bột quế và hậu phác trộn đều. Mỗi lần dùng 12 - 20g cho

vào 200ml nước đun sôi cho thêm 3 lát gừng uống lúc còn nóng.

+ Nếu thấp thắng (trước tý) dùng bài trừ thấp quyên tý thang.

Trạch tả 12g, trần bì 8g, phục linh 12g, thương truật 8g, phòng kỷ 12g, ý dĩ

nhân 20g. Hoặc dùng bài hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang.

Hoàng kỳ 120g, quế chi 120g, thược dược 120g, sinh khương 240g, đại táo

12 quả. Sắc uống, dùng tốt cho thể thấp mà cơ nhục tê dại, giảm cảm giác.

+ Nếu phong hàn thấp tý kèm huyết hư mà pháp điều trị: khu phong, tán hàn,

trừ thấp, thông kinh lạc, bổ ích can thận.

+ Bài thuốc: độc hoạt tang ký sinh thang.

Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, tần giao 12g, ngưu tất 20g, quế chi 8g, tế tân 4g,

đỗ trọng 12g, phòng phong 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g, xuyên

khung 12g, đương qui 12g, thục địa 20g, bạch thược 12g. Sắc uống.

+ Nếu kiêm khí huyết đều hư dùng bài tam tý thang.

Độc hoạt 12g, phòng phong 12g, tần giao 12g, tế tân 4g, ngưu tất 12g, nhục

quế 4g, đỗ trọng 12g, tục đoạn 12g, hoàng kỳ 12g, đẳng sâm 12g, bạch linh 12g,

bạch thược 12g, sinh địa 8g, xuyên khung 10g, đương qui 12g, cam thảo 8g.

4.2. Phong thấp nhiệt tý.

- Triệu chứng: một hoặc nhiều khớp sưng, nóng, đỏ, đau, vận động đau, lạnh

dễ chịu, sốt, khát, bồn chồn, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch hoạt sác.

+ Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc, sơ phong thông lạc.

+ Phương thuốc: bạch hổ quế chi thang gia vị.

- Thạch cao 30g, tri mẫu 8g, quế chi 8g, cam thảo 6g, ngạnh mễ 6g gia kim

ngân hoa 20g, uy linh tiên 12g, hoàng bá 12g, tang chi 20g, đơn bì 12g.

+ Nếu tân dịch hao tổn gia sinh địa 12g, huyền sâm 12g, mạch môn 20g.

+ Nếu vị âm kém gia thạch hộc 12g, thiên hoa phấn 12g, mạch môn 20g, tri

mẫu 12g.

+ Nếu thấp nhiệt hạ tiêu gia: thương truật 12g, hoàng bá 12g.

Page 129: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Nếu đang ở dạng phong hàn thấp tý (không sưng nóng) chuyển sang đau sưng

khớp, rêu lưỡi vàng là tà hoá nhiệt dùng bài: quế chi thược dược chi mẫu thang. Tác

dụng của bài thuốc: giải biểu hàn kèm thanh tý nhiệt, thông lạc.

- Quế chi 8g, cam thảo 8g, bạch truật 12g, phòng phong 12g, sinh khương 8g,

thược dược 12g, ma hoàng 8g, tri mẫu 12g, phụ tử chế 8g. Sắc uống.

5. Điều trị bằng châm cứu.

5.1. Huyệt chung cho các thể.

- Phong trì, phong môn (khu phong)

- Túc tam lý (tam âm giao) trừ thấp.

- Huyết hải, can du (hoạt huyết)

5.2. Huyệt tương ứng vùng khớp đau.

- Kiên ngung, kiên trinh (khớp vai)

- Khúc trì, giản sử, dương khê (chi trên)

- Hoàn khiêu, uỷ trung, trật biên, độc tỵ (chi dưới)

- Bát phong, bát tà (bàn tay, bàn chân)

- Giáp tích và các du huyệt tương ứng cột sống.

+ Sử dụng điện châm, hào châm trong các thể phong hàn thấp nhiệt.

+ Sử dụng cứu và ôn châm trong các thể phong hàn thấp.

TÂM QUÝ

1. Định nghĩa.

Tâm quý là chứng hồi hộp, trống ngực thông thường chia thành 2 loại kinh

quý và chính xung.

Kinh quý là chứng rối loạn nhịp tim mà bệnh tình còn nhẹ, toàn thân tương

đối tốt.

Chính xung là chứng hồi hộp trống ngực nhiều, hay giật mình lo sợ, bệnh

tình nặng, tình trạng toàn thân kém.

Sách Hồng Lô điểm tuyết ghi “Quý là tim đột nhiên động không yên, kinh là

tim đập mạnh và kinh sợ, chính xung là tim đập thình thịch không yên như có người

muốn bắt mình”. Như vậy kinh quý là bệnh nhẹ còn chính xung là bệnh ở mức độ

nặng hơn.

Page 130: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

2. Nguyên nhân.

2.1. Tâm huyết hư (tâm huyết bất túc)

Đó là nguyên nhân của các bệnh mãn tính mất máu, âm huyết hư, suy nghĩ quá độ,

lao lực quá độ… gây nên huyết hư. Huyết hư không dưỡng được tâm gây nên tâm quý.

2.2. Tâm thần không yên (tâm thần bất an), (kinh khủng nhiễu tâm)

Đây là các nguyên nhân nội nhân (thất tình) chủ yếu là kinh, khủng (kinh

sợ). Kinh gây khí loạn, sợ thì khí xuống làm cho tâm không giữ được thần gây nên

chứng tâm quý.

2.3. Âm hư hoả vượng.

Do âm hư bệnh lâu ngày gây thận thuỷ kém (bệnh nhiệt làm hao tổn tân dịch gây

thận âm hư), thận âm hư gây mất quân bình âm dương làm cho tâm hoả vượng xuất hiện

chứng hồi hộp, buồn bực, ít ngủ, váng đầu, ù tai, hoa mắt, đó là chứng tâm quý.

2.4. Thuỷ ẩm, thuỷ khí lăng tâm.

Do dương khí yếu, thuỷ ẩm ứ đọng chèn vào tâm (thuỷ khí lăng tâm) tương

ứng như tràn dịch màng ngoài tim gây tâm quý.

2.5. Phong thấp xâm nhập vào mạch.

Do phong thấp gây bệnh tý, bệnh tý không được chữa khỏi, phong thấp xâm

nhập vào mạch làm huyết mạch bị bế tắc, huyết mạch là nguồn nuôi dưỡng tâm, khi

bị tắc thì tâm không được nuôi dưỡng gây tâm quý.

3. Biện chứng luận trị.

Căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh ở trên cho thấy tâm quý liên quan đến

khí, huyết, tâm, tỳ, thận. Trong đó tâm là tạng đóng vai trò quan trọng nhất.

Tạng tâm đứng đầu các tạng (tâm quân chi quan) có thêm tạng phụ tâm bào

lạc bảo vệ bên ngoài, phụ trách hoạt động về thần chí. Tâm chủ huyết mạch, tâm

khai khiếu ra lưỡi, biểu hiện ra ở mặt. Tâm là nơi cư trú của thần “tâm tàng thần”.

Khi tâm huyết không đầy đủ sẽ xuất hiện các chứng như: hồi hộp, mất ngủ, hay mê,

đó là tâm quý.

Tỳ ở trung tiêu chủ vận hoá, chủ cơ nhục, thống nhiếp huyết, khai khiếu ra

miệng vinh nhuận ở môi, tỳ quan hệ rất mật thiết với tâm. Trong lâm sàng hay gặp

chứng tâm tỳ hư: biểu hiện các triệu chứng trống ngực hồi hộp, ngủ kém, hay mê,

mệt mỏi, vô lực. Điều trị dùng phép bổ ích tâm tỳ.

Thận tàng tinh, chủ cốt tuỷ, phụ trách về sinh dục và phát dục của cơ thể, chủ

nạp khí, chủ thuỷ khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm, vinh nhuận ra tóc, thận giữ một

vai trò quan trọng trong cơ thể là nơi góp phần điều hoà thuỷ hoả. Thận có thận âm,

Page 131: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

thận dương giữ cho cơ thể phát triển bình thường. Về quan hệ với tạng tâm thì tâm

ở trên thuộc hỏa, thận ở dưới thuộc thuỷ. Tâm thận tương giao là thứ quân bình sinh

lý. Nếu thận thuỷ không đầy đủ, không chế ước được tâm hoả sẽ gây nên chứng

“tâm thận bất giao” gồm các triệu chứng: hồi hộp, mất ngủ, trống ngực hay quên,

hoa mắt ù tai, tiểu tiện ngắn đỏ. Đó chính là triệu chứng của tâm quý.

Lâm sàng tâm quý có 5 thể thường gặp là:

3.1. Thể tâm huyết hư.

- Tâm huyết hư, tâm huyết không đủ để dưỡng tâm gây ra các triệu chứng:

tim hồi hộp, nhịp không đều, đầu váng, sắc mặt không tươi nhuận, móng tay nhợt,

chân tay yếu, lưỡi nhợt.

+ Pháp điều trị: ích khí, bổ huyết, dưỡng tâm, an thần.

+ Phương thuốc 1:

Bố chính sâm (sao gừng) 20g Củ mài (hoài sơn sao) 16g

Hạt sen (liên nhục ) sao 16g Long nhãn 20g

Táo nhân sao đen 12g Hà thủ ô đỏ chế 20g

Cam thảo dây 8g Rau má (liên tiền thảo sao) 20g

+ Ý nghĩa: sâm, củ mài, hạt sen, long nhãn, cam thảo để ích khí, hà thủ ô, rau

má để dưỡng huyết, táo nhân để an thần.

+ Phương thuốc 2: qui tỳ thang

Hoàng kỳ 20g Đẳng sâm 20g Cam thảo 6g

Bạch truật 20g Mộc hương 5g Táo nhân 12g

Long nhãn 12g Phục thần 12g Đương quy 12g

Viễn trí 6g

+ Ý nghĩa: sâm, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo để ích khí, kiện tỳ bổ cái gốc

sinh huyết (bổ khí, sinh huyết) đương quy, long nhãn để dưỡng huyết. Phục thần,

táo nhân, viễn trí để an thần, mộc hương để hành khí.

- Nếu có mạch kết đại, chứng tỏ ngoài tâm huyết bất túc còn tâm dương

không phấn chấn, huyết tuần hoàn không thông thoát.

+ Pháp điều trị: ích khí hoà tâm, bổ huyết, phục mạch hoặc dưỡng tâm thông mạch.

+ Phương thuốc 3: chích cam thảo thang (phục mạch thang)

Cam thảo chích 16g Sinh khương 12g Nhân sâm 8g

Sinh địa 20g Quế chi 12g A giao 8g

Mạch môn 16g Đại táo 12g

Page 132: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Ý nghĩa: cam thảo, nhân sâm, đại táo để ích khí của tâm tỳ. Sinh địa, mạch

môn, a giao để dưỡng tâm, bổ huyết, nhuận phế, sinh tân. Sinh khương, quế chi để

thông dương phục mạch.

3.2. Thể tâm thần bất an hay còn gọi là kinh khủng nhiễu tâm.

- Bệnh nhân thường hay sợ hãi tim hồi hộp trống ngực, giật mình, ngủ hay

mộng, hoảng sợ, mạch hư.

+ Pháp điều trị: trấn tâm an thần.

+ Phương thuốc: an thần định chí hoàn.

Nhân sâm Viễn trí Phục linh

Xương bồ Phục thần Long xỉ

+ Ý nghĩa: sâm, long xỉ để bổ khí, trấn kinh, phục linh, phục thần, viễn trí có

thêm mẫu lệ, toan táo nhân, bá tử nhân để tăng tác dụng trấn kinh an thần. “Tuệ tĩnh

dùng bá tử nhân, hương nhu, toan táo nhân lượng bằng nhau, mỗi lần uống 2 đồng cân

với nước sắc mạch môn để chữa chứng kinh sợ hồi hộp”.

- Nếu lại có đờm nhiều, lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác thì dùng.

+ Pháp điều trị: trấn kinh ôn đởm.

+ Phương thuốc: ôn đởm thang.

Thổ phục linh 16g Bán hạ sao gừng 12g Đại táo 12g

Trần bì 12g Tinh tre 12g Cam thảo 8g

Can khương 4g Chỉ thực sao 12g

+ Ý nghĩa: bán hạ dùng để giáng nghịch hoà vị, táo thấp hóa đờm. Tinh tre

thanh nhiệt hoá đờm trừ phiền. Chỉ thực hành khí tiêu đờm. Trần bì để lý khí hoá

thấp, phục linh để kiện tỳ trừ thấp, can khương, đại táo, cam thảo để ích khí hoà vị.

Đờm hóa được thì tâm an được và bớt tim đập hồi hộp, có thêm táo nhân để giúp an

thần. Nếu tâm hoả thịnh có thể thêm hoàng liên, chi tử để thanh tâm hoả.

3.3. Thể âm hư hoả vượng.

- Do thận âm hư cho nên hoả vượng động gây nên triệu chứng: tim đập hồi

hộp, bứt rứt không yên (ngực đầy tức) váng đầu, ù tai, thắt lưng mỏi, lưỡi đỏ, mạch

tế sác.

+ Pháp điều trị: tư thuỷ chế hoả (tư âm thanh nhiệt)

+ Phương thuốc 1: tư âm thanh nhiệt thang.

Thiên môn sao 12g Huyền sâm sao 12g Thục địa 16g

Hạt sen (liên tử ) sao 12g Mạch môn sao 12g Thạch hộc 12g

Page 133: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Táo nhân sao đen 12g Bố chính sâm sao 12g Bá tử nhân sao 12g

+ Ý nghĩa: thiên môn, mạch môn, thạch hộc, thục địa, huyền sâm để tư thuỷ

chế hoả, bố chính sâm, hạt sen, ích khí để yên tâm vị, bá tử nhân, táo nhân để ninh

tâm, an thần.

+ Phương thuốc 2: hoàng liên, a giao thang.

Hoàng liên 12g A giao 8g Hoàng cầm 12g

Kê tử hoàng 1 quả Bạch dược 20g

+ Ý nghĩa: phương thuốc này nghiêng về dưỡng tâm, thanh hoả. Hoàng liên,

hoàng cầm để thanh tâm hoả, a giao, bạch thược, kê tử hoàng để dưỡng tâm huyết

có thể thêm đan sâm để giúp an thần định quý.

+ Phương thuốc 3: thiên vương bổ tâm đơn

Sinh địa 16g Đan sâm 20g Bạch linh 20g

Viễn trí 20g Quy thân 40g Mạch môn 40g

Toan táo nhân 40g Nhân sâm 20g Huyền sâm 20g

Ngũ vị tử 40g Cát cánh 20g Thiên môn

40g

Bá tử nhân sao 40g Chu sa (làm áo)

Tán bột mịn luyện mật ong làm hoàn, dùng chu sa làm áo ngoài, ngày uống

12g chia 2 lần.

+ Ý nghĩa: snh địa để bổ thủy chế hoả, dưỡng huyết nhuận tân dịch, huyền

sâm, thiên môn, mạch môn để thanh hư hoả, tư âm. Đương quy, đan sâm để bổ

huyết, nhân sâm, bạch linh để ích khí, toan táo nhân, ngũ vị tử để liễm tâm khí an

thần, bá tử nhân, viễn trí, chu sa để dưỡng tâm an thần.

- Phương này dùng trong trường hợp âm hư hỏa vượng để tư âm dưỡng

huyết ích khí sinh tân, dưỡng tâm an thần.

3.4. Thể thuỷ ẩm, thuỷ khí lăng tâm.

- Triệu chứng: tim đập hồi hộp, chóng mặt, khát không muốn uống, nước tiểu ít.

+ Pháp điều trị: lợi thuỷ hành khí hoà trung.

+ Phương thuốc: phục linh cam thảo thang.

Phục linh 40g Quế chi 20g Sinh khương

20g

Cam thảo chích 20g

Page 134: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Ý nghĩa: phục linh để kiện tỳ thẩm thấp khử đờm hóa ẩm, quế chi để ôn

thông kinh mạch trợ khí hóa bàng quang, giúp lợi thuỷ. Cam thảo để giúp bồi thổ

hoà trung. Sinh khương để giúp ôn trung hành thuỷ - thuỷ hành được không lăng

tâm nữa thì hết tim đập hồi hộp.

- Nếu tim đập hồi hộp, không khát, buồn nôn thì dùng phép điều trị: giáng

nghịch hành thuỷ.

+ Phương thuốc: tiểu bán hạ phục linh thang.

Bán hạ 30g Sinh khương chấp 50ml Phục linh 20g

+ Ý nghĩa: bán hạ để táo thấp hoà đờm, phục linh để kiện tỳ thẩm thấp lợi

thuỷ, vừa để trừ đờm đã có, vừa để trừ đờm tận gốc, sinh khương chấp để giảm độc

của bán hạ và để ôn hoá đờm ẩm lợi thuỷ.

- Nếu thấy đập ở vùng rốn, đầu váng, mắt hoa đó là do thuỷ khí muốn xung

lên gây nên thì dùng phép điều trị: lợi thuỷ trấn nghịch

+ Phương thuốc: phục linh, quế chi, cam thảo, đại táo thang.

Phục linh 40g Cam thảo 20g Quế chi 20g

Đại táo 20g.

+ Ý nghĩa: phục linh để kiện tỳ thẩm thấp, khử đờm, hóa ẩm, quế chi để ôn

dương hoà khí để hóa ẩm lợi thuỷ bình khí thương xung giáng nghịch. Cam thảo,

đại táo để ích khí hoà trung.

- Nếu thấy tim đập hồi hộp không yên, ngực đầy tức, khó thở, người lạnh,

chân tay lạnh, đái khó, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch vi tế hoặc kết đại. Đó là do thuỷ

khí xung lên, dương khí ở ngực bất túc gây nên.

+ Pháp điều trị: ôn dương hành thuỷ giáng nghịch.

+ Phương thuốc: chân vũ thang.

Phụ tử chế 12g Bạch linh 12g Sinh khương 12g

Bạch truật 12g Bạch thược 12g

+ Ý nghĩa: phụ tử, sinh khương để ôn dương tán hàn, phục linh, bạch truật để

kiện tỳ lợi thuỷ, bạch thược để liễm âm hoãn cấp, gia thêm nhục quế, trạch tả, sa

tiền tử để trợ ôn dương hành thuỷ.

3.5. Thể phong thấp nhập vào mạch.

- Đây là thể phong thấp tý mà không trừ hết tà, nên tà nhập vào tâm làm tâm

bị trở tắc.

Page 135: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Triệu chứng: tim đập hồi hộp, thở ngắn hơi, ngực đầy hoặc đau thắt, gò má

đỏ, nếu nặng thì môi, móng tay tím, ho ra máu, khạc máu, lưỡi nhợt xanh hoặc có ứ

huyết, mạch tế hoặc kết đại.

+ Pháp điều trị: hoạt huyết hoá ứ, trợ dương thông mạch, trừ phong thấp.

+ Phương thuốc: đào nhân hồng hoa tiễn khứ sinh địa.

Đan sâm 30g Đào nhân 10g Hương phụ 10g

Thanh bì 10g Xuyên khung 10g Xích thược 20g

Hồng hoa 10g Diên hồ sách 12g Đương qui 12g

+ Ý nghĩa: đào nhân, hồng hoa, đan sâm, đương quy để hoạt huyết hoá ứ,

diên hồ sách, xuyên khung, hương phụ hỗ trợ thêm tác dụng hoạt huyết, hoá ứ. Bỏ

sinh địa vì không thích hợp với hoạt huyết hoá ứ, thanh bì để lý khí, hỗ trợ hoạt

huyết thêm quế chi, cam thảo để thông dương ở tâm, mẫu lệ để trấn tâm an thần.

- Nếu có khạc máu bỏ xuyên khung, hương phụ thêm tô tử, trầm hương, tam

thất để thuận khí, chỉ huyết.

4. Nghiệm phương.

- Chứng tâm quý như được mô tả ở trên tương ứng với các trường hợp loạn

nhịp tim của y học hiện đại.

- Trong loạn nhịp tim nói chung thì loạn nhịp ngoại tâm thu thất (NTTT) là loại hay

gặp nhất và cũng là loại loạn nhịp gây nhiều biến chứng nguy hiểm cần được kịp thời phát

hiện và điều trị. Tại Bệnh viện 103 trong đề tài nghiên cứu điều trị loạn nhịp tim NTTT

bằng bài thuốc y học cổ truyền. Chúng tôi đã nghiên cứu trên 125 bệnh nhân NTTT ở các

thể và các nguyên nhân khác nhau bằng bài thuốc TNCC (thuỷ xương bồ, ngưu tất, cây

xấu hổ, củ bình vôi) với kết quả đã được nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng năm 2000 là:

- Thuốc không xác định được LD50 bằng đường uống ở mức liều tối đa mà

động vật thí nghiệm có thể uống được điều này chứng tỏ thuốc rất ít độc.

- Thuốc không gây ảnh hưởng gì lên các cơ quan tạo máu gan, thận của động

vật cũng như bệnh nhân.

- Hiệu quả xóa ngoại tâm thu thất là 65,26% trong đó NTTT mức độ nhẹ đạt

tỷ lệ 93,33%, mức độ trung bình là 65%, nặng là 62,5%.

VỊ QUẢN THỐNG

1. Định nghĩa.

Page 136: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Vị quản thống hay vị thống là chứng bệnh đau vùng thượng vị kèm theo có ợ

hơi, ợ chua, nôn ra thức ăn, có khi nôn ra máu, đi ngoài phân đen kèm theo người

mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, gầy sút.

2. Liên hệ với Y học hiện đại.

Vị quản thống chủ yếu là bệnh lý thuộc hội chứng dạ dày tá tràng như viêm dạ dày

tá tràng, loét dạ dày tá tràng hoặc viêm loét dạ dày hành tá tràng. Có thể là viêm dạ dày

cấp; viêm dạ dày mạn; loét non, loét xơ chai hay chảy máu dạ dày tá tràng.

3. Nguyên nhân theo quan điểm của Y học cổ truyền.

Nguyên nhân phát sinh vị thống thường thấy gồm có hàn tà xâm phạm vào vị; ăn

uống những thức ăn ôi thiu, nóng lạnh thất thường; do can khí phạm vị hoặc bản thân tỳ vị

hư hàn gây nên. Những nguyên nhân trên dẫn tới khí cơ của vị trở trệ, vị khí mất chức

năng hóa giáng; do không lưu thông gây nên đau (bất thông tắc thống). Bệnh tỳ vị nhưng

liên quan chặt chẽ với can và tỳ.

4. Phân loại.

Căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng thường chia thành 2 thể chính:

- Can khí phạm vị (can khắc tỳ, can vị bất hoà).

- Tỳ vị hư hàn.

5. Biện chứng luận trị.

5.1. Thể can khí phạm vị.

Thể này thường chia thành 3 thể nhỏ.

5.1.1. Thể khí trệ, hay còn gọi là khí uất.

+ Triệu chứng: đau bụng vùng thượng vị thành cơn thường có chu kỳ, đau

lan ra mạn sườn và ra sau lưng, có những bệnh nhân chỉ có triệu chứng đau lưng.

Bụng đầy chướng, ấn tức, ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

+ Pháp điều trị: sơ can lý khí hoà vị.

+ Phương thuốc: sài hồ sơ can thang gia giảm.

Sài hồ 12g Chỉ xác 12g Bạch thược 20g

Cam thảo 6g Xuyên khung 10g Hương phụ 8g

Uất kim 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu bệnh nhân đau nhiều gia thêm xuyên luyện tử 10g, củ bình vôi 8g.

- Nếu ợ hơi, ợ chua nhiều gia ô tặc cốt 20g.

- Bài thuốc kinh nghiệm.

Page 137: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Đơn số 12 (Bệnh viện 103)

+ Thành phần: khương hoàng, nga truật, cam thảo, ô tặc cốt, minh phàn, khô

phàn, trần bì, kê nội kim, hương phụ, Belladon, Glucoza.

Dạng bột mịn đóng gói 3g ngày 2 - 3 gói.

- Châm cứu: châm tả các huyệt; thái xung, tam âm giao, túc tam lý, trung

quản, thiên khu, can du, tỳ du, vị du.

5.1.2. Thể hoả uất.

+ Triệu chứng: đau thượng vị với tính chất nóng rát, đau cự án, miệng khô

họng đắng, ợ chua nhiều, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác, đại tiện

táo, tiểu vàng nóng.

+ Pháp điều trị: sơ can tiết nhiệt hoà vị.

+ Phương thuốc: hoá can tiễn gia giảm.

Chi tử 12g Đơn bì 10g Bạch thược 20g

Trần bì 6g Thanh bì 10g Hoàng liên 10g

Bồ công anh 30g Cam thảo 6g Ngô thù du 6g

Hoặc bài nghiệm phương: sài hồ công anh thang.

Sài hồ 12g Bạch thược 20g Chỉ thực 12g

Bồ công anh 30g Chế bán hạ 10g Hoàng cầm 10g

Cam thảo 6g Sa nhân 6g (cho sau)

Sắc uống ngày 1 thang.

- Châm cứu: châm tả: thái xung, tam âm giao, túc tam lý, hợp cốc, nội quan.

5.1.3. Thể huyết ứ.

- Triệu chứng: đau dữ dội vùng thượng vị, cự án, thể này có 2 loại thực

chứng và hư chứng.

+ Thực chứng: nôn ra máu, ỉa phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

+ Hư chứng: sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, chất lưỡi bệu

có điểm ứ huyết; mạch nhu hoãn hoặc nhu tế.

+ Pháp điều trị:

- Với thực chứng: lương huyết chỉ huyết.

+ Phương thuốc: thất tiêu tán gia giảm.

Bồ hoàng 12g Đan sâm 15g Mộc

hương 6g

Page 138: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Ngũ linh chi 12g Sa nhân 6g Bình vôi 8g

Tam thất 6g Hương phụ 10g Cam thảo 6g

Bạch cập 15g

- Bài thuốc kinh nghiệm.

Sinh địa 40g Hoàng cầm 12g Cam thảo 6g

Bồ hoàng 12g Chi tử 8g

A giao 12g (sắc thuốc xong hoà a giao vào uống)

Trắc bách diệp sao đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Thể hư chứng dùng phép bổ huyết chỉ huyết.

+ Phương thuốc: điều doanh liễm can ẩm gia giảm.

Đương qui 12g Xuyên khung 10g A giao 12g

Ngũ vị tử 6g Táo nhân 8g Bạch thược 20g

Phục linh 12g Mộc hương 6g Kỷ tử 12g

Can khương 6g Trần bì 6g Đại táo 12g

Sắc uống ngày 1 thang.

- Hoặc bài hoàng thổ thang gia giảm.

Hoàng thổ (gói trong vải) 40g A giao 12g Bạch truật 20g

Phụ tử chế 12g Cam thảo 8g Hoàng cầm 12g

Đẳng sâm 20g Thục địa 12g

Sắc uống ngày 1 thang.

- Bài nhất quán tiễn gia giảm.

Sa sâm 15g Mạch môn 12g Sinh địa 15g

Kỷ tử 12g Đương qui 12g Bạch thược 20g

Xuyên luyện tử 10g Cam thảo 6g Can khương 6g

Châm cứu:

- Thực chứng: châm tả; can du, tỳ du, thái xung, huyết hải, hợp cốc.

- Hư chứng: cứu các huyệt; can du, tỳ du, cao hoang, cách du, tâm du.

5.2. Thể tỳ vị hư hàn.

+ Triệu chứng: đau thượng vị liên tục thường không có chu kỳ, hay nôn và buồn

nôn, người mệt mỏi, thích xoa bóp chườm nóng, sợ lạnh, chân tay lạnh, đại tiện thường

phân nát, cũng có khi táo, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.

Page 139: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Pháp điều trị: ôn trung kiện tỳ.

+ Phương thuốc: hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm.

Hoàng kỳ 20g Bạch thược 20g Quế chi 10g

Bạch truật 20g Đẳng sâm 20g Can khương

6g

Mộc hương 6g (sắc sau) Đại táo 12g.

Sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu đầy bụng ợ hơi nhiều gia thêm chỉ xác 6g.

- Nếu bụng đầy óc ách có nôn bỏ quế chi gia bán hạ chế 8g, phục linh 8g.

- Nếu có thiểu toan thì dùng bài ô mai hoàn.

Ô mai 10 quả Phụ tử chế 8g Quế chi 6g

Tế tân 6g Đẳng sâm 20g Hoàng bá 12g

Hoàng liên 10g Can khương 6g Đương qui 12g

Sa tiền tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Châm cứu: cứu các huyệt; trung quản, thiên khu, tỳ du, vị du, quan nguyên,

khí hải, túc tam lý.

THỦY THŨNG

1. Định nghĩa.

Thủy thũng là bệnh ứ nước lại trong cơ thể tràn ra ngoài tổ chức như dưới da,

các màng cơ và thanh mạc gây nên đầu, mặt, mi mắt, chân tay, bụng lưng thậm chí

toàn thân phù thũng.

2. Nguyên nhân.

2.1. Ngoại cảm phong tà.

Phong tà tác động vào phế làm phế khí không tuyên thông, phế khí không

giáng thì không điều hoà được đường tuần hoàn của nước ở thượng tiêu, nước

không xuống được bàng quang, ứ lại tràn ra thành thũng.

2.2. Thuỷ thấp

Page 140: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Như ở nơi ẩm thấp, dầm mưa dầm nước lâu, thấp xâm nhập vào cơ thể ở

trung tiêu, làm cho tỳ bị bao vây ảnh hưởng chức năng vận hoá thấm thấp, nước ứ

lại tràn ra mà gây nên phù thũng.

2.3. Nội thương.

Do độc tố xâm phạm các cơ quan chủ yếu là phế, tỳ, thận làm cho chúng

không vận hóa, khí hóa được thuỷ dịch ứ lại gây phù thũng.

2.4. Ăn uống.

Ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng hoặc không hấp thu được do

tỳ vị hư nhược, tỳ không vận hóa được làm cho thuỷ dịch đình lại, nếu bị nặng ảnh

hưởng đến thận khí, khi thận khí bị tổn thương thì khai hạp không bình thường, thận

không khí hóa được thủy dịch xuống bàng quang nên thủy dịch bị rối loạn tràn ra

ngoài gây phù thũng.

3. Phân loại.

Có nhiều cách phân loại khác nhau, tuy vậy có hai cách phân loại được nhiều

người ứng dụng là cách phân loại ở tài liệu Kim Quĩ yếu lược và Chu Đan Khê.

3.1. Theo Kim Quĩ yếu lược: chia làm 8 thể.

- Phong thủy: cảm phải phong tà gây phù, sợ gió, mạch phù, không khát.

- Chính thủy: phù gây khó thở mạch trầm trì.

- Thạch thủy: phù nhiều ổ bụng, bụng chướng mạch trầm nhưng không khó thở.

- Tâm thủy: phù mà phiền táo, đoản khí đoản hơi.

- Can thủy: bụng cổ chướng, sườn đau mạch huyền.

- Phế thủy: phù mà đái khó, đại tiện lỏng nhưng ít.

- Tỳ thủy: bụng to, chân tay phù nặng nề, đái ít.

- Thận thủy: lưng và thắt lưng đau, bí đái, chân tay lạnh buốt.

3.2. Theo Chu Đan Khê: chia làm 2 thể, đây là phân loại thường dùng hiện nay.

- Dương thuỷ: chủ yếu do ngoại tà như phong tà, thủy thấp tác động vào phế,

tỳ thường bệnh nhẹ điều trị có hiệu quả nhanh.

- Âm thuỷ: do nội thương, ẩm thực, cơ thể mệt mỏi nhiều làm cho tỳ thận khí

hư thường là bệnh kéo dài, điều trị gặp nhiều khó khăn.

Như vậy thủy thũng liên quan chặt chẽ chủ yếu đến 3 tạng phế, tỳ, thận, do

ngoại tà thủy thấp thường gây nên thể dương thuỷ, phép điều trị thường là tả pháp

thanh trừ thấp nhiệt lợi niệu tả hạ là chủ yếu. Nếu do nội thương ẩm thực thường

gây nên âm thủy, phép điều trị lấy ôn làm chủ.

Page 141: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Liên hệ y học hiện đại (YHHĐ) ta biết rằng phù do nhiều nguyên nhân: phù

do viêm thận, phù do xơ gan, phù do suy tim, phù do thiểu dưỡng, phù do dị ứng, ta

còn gặp ở đầu, mặt, chân tay, lưng bụng và phù cả bên trong như tràn dịch màng

ngoài tim, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, mào tinh hoàn, tràn dịch đa

màng… ngoài ra phù còn có các nguyên nhân khác như: do lao, do ung thư…

Khi gặp chứng phù thũng ta phải biết kết hợp YHHĐ với y học cổ truyền

(YHCT) để chẩn đoán thể loại, chẩn đoán nguyên nhân, cần biết mức độ nặng nhẹ,

ảnh hưởng của từng phương pháp mà vận dụng YHCT đơn thuần hay kết hợp

YHCT với YHHĐ, để đạt được kết quả cao nhất.

4. Biện chứng luận trị.

4.1. Dương thủy.

- Dương thủy chủ yếu do ngoại tà phong và thấp tác động vào phế tỳ gây nên

có 2 thể:

4.1.1. Thể phong thuỷ lan tràn.

+ Triệu chứng: do ngoại cảm phong tà gây ra các triệu chứng sốt nóng, sợ

gió, sợ lạnh, đau đầu, tay chân mỏi mệt, thường có ho, họng đỏ sưng đau, rêu lưỡi

trắng mỏng, mạch phù sác. Kèm theo có phù mi mắt xuất hiện đầu tiên sau đó bệnh

phát triển nhanh phù ra toàn thân, tiểu ít khó đi.

+ Pháp điều trị: phát hãn, tuyên phế lợi thủy.

- Phương thuốc 1: việt tỳ thang gia giảm

Ma hoàng 10g Thạch cao 30g Cam thảo 6g

Sinh khương 12g Phục linh 15g Bạch mao căn

20g

Kim ngân hoa 20g

+ Ý nghĩa bài thuốc: ma hoàng, thạch cao để thanh nhiệt tuyên phế, sinh

khương để sơ tán ngoại tà; phục linh, mao căn để trừ thấp lợi niệu; kim ngân hoa,

cam thảo để giải độc.

- Nếu ho nhiều gia cát cánh 12g, tô tử 12g

- Nếu phong hàn thịnh thì bỏ thạch cao gia phòng phong, tô diệp, quế chi,

hạnh nhân mỗi vị 12g.

+ Phương thuốc 2:

Lá tía tô 20g Cam thảo đất 20g Hành tăm 12g

Lá chanh 12g Lá tre 12g Cát căn 12g

Sinh khương 12 Bông mã đề 20g

Page 142: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Sắc uống ngày 1 thang.

4.1.2. Thể thủy thấp.

+ Triệu chứng: phù toàn thân, phù nhiều ở bụng và chi dưới, phù ấn lõm rõ,

người nặng nề, mệt mỏi, ăn kém, ngực sườn đầy tức, tiểu ít, rêu lưỡi trắng bẩn hoặc

vàng bẩn, chất lưỡi bệu nhợt, mạch nhu tế, bệnh thường phát triển từ từ kéo dài.

+ Pháp điều trị: thông dương, hóa thấp, lợi thủy.

+ Phương thuốc: ngũ linh tán hợp ngũ bì ẩm gia giảm.

Phục linh 30g Trư linh 15g Bạch truật 15g

Tang bạch bì 15g Đại phúc bì 12g Quế chi 12g

Sinh khương bì 12g Trạch tả 12g Trần bì 6g

Thương truật 10g Hậu phác 10g Cam thảo 6g

Sắc uống ngày 1 thang.

+ Ý nghĩa bài thuốc: phục linh, trư linh, trạch tả để kiện tỳ lợi thủy thẩm

thấp. Bạch truật, thương truật để kiền tỳ hoá thấp. Quế chi để giải biểu trợ giúp qúa

trình khí hoá của bàng quang. Sinh khương bì để tán thủy ẩm, tang bạch bì để túc

phế giáng khí thông thủy đạo, đại phúc bì, trần bì, hậu phác để hành khí thông tiêu

đầy chướng, hoá thấp trọc, cam thảo để giải độc điều hòa vị thuốc.

- Nếu thấp thắng, dương khí yếu, người lạnh, sợ lạnh, chân tay lạnh, mạch

trầm trì thì gia thêm phụ tử chế 12g, can khương 12g để trợ dương hóa khí giúp cho

hành thủy trừ thấp.

4.2. Âm thủy.

4.2.1. Thể tỳ dương hư suy.

- Triệu chứng: phù nặng từ thắt lưng trở xuống, bụng căng đầy, ăn kém, đại

tiện lỏng, sắc mặt vàng xạm, chân tay lạnh, người mệt mỏi, tiểu ngắn ít, chất lưỡi

bệu bệch, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm hoãn.

- Phép điều trị: ôn bổ tỳ dương, lợi thủy.

- Phương thuốc: thực tỳ ẩm gia giảm.

Bạch truật 12g Phục linh 15g Phụ tử

chế 10g

Can khương 6g Đẳng sâm 20g Hậu phác 12g

Page 143: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Mộc qua 20g Đại phúc bì 12g Quế chi 10g

Thảo quả 10g Chích cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Ý nghĩa bài thuốc: đẳng sâm, bạch truật, phục linh, phụ tử chế, can khương

để ôn bổ tỳ dương, trừ thấp lợi thủy. Hậu phác, mộc qua, đại phúc bì, quế chi, thảo

qủa để hạ khí đạo trệ, hóa thấp hành thủy, cam thảo để giải độc điều hòa vị thuốc.

- Một số bài thuốc nghiệm phương.

+ Hoàng kỳ ích mẫu thảo thang.

Hoàng kỳ 60g Ích mẫu thảo 90g Bạch biển đậu

20g

Khiếm thực 20g Đẳng sâm 15g Bạch truật 15g

Phúc bồn tử 15g Phá cố chỉ 10g Phụ tử chế 10g

Trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Ích khí hoạt huyết hóa thấp thang.

Hoàng kỳ 12g Đẳng sâm 12g Đan sâm 12g

Đương qui 12g Ích mẫu thảo 12g Ý dĩ nhân 12g

Sắc uống ngày 1 thang.

4.2.2. Thể thận khí hư.

- Triệu chứng: phù toàn thân, phù nặng từ thắt lưng trở xuống, phù ấn lõm

lâu lên; đau mỏi nhiều vùng thắt lưng, chân tay và vùng bụng dưới lạnh, người mệt

mỏi, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu, mạch trầm tế.

+ Pháp điều trị: ôn thận hóa khí lợi thủy.

+ Phương thuốc: chân vũ thang gia vị.

Phụ tử chế 12g Phục linh 15g Trư linh 15g

Bạch truật 15g Bạch thược 15g Nhục quế 6g

Ba kích 12g Trạch tả 12g Sinh khương 10g

Sắc uống ngày 1 thang.

+ Ý nghĩa bài thuốc: phụ tử chế, nhục quế để ôn thận trợ dương, sinh khương

giúp phụ tử ôn dương tán hàn, ba kích để bổ thận trợ dương, bạch truật, phục linh,

trư linh, trạch tả để kiện tỳ trừ thấp, bạch thược để dưỡng âm tiếp dương. Hoặc

dùng bài thận khí hoàn (bát vị quế phụ + sa tiền tử ngưu tất).

- Bài thuốc kinh nghiệm:

Thổ phục linh 20g Tỳ giải 12g Hoài sơn 12g

Page 144: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Đại hồi 10g Nhục quế 6g Tiểu hồi 8g

Sa tiền tử 20g Đậu đỏ sao 20g Cỏ

xước 20g

Đậu đen sao 10g Can khương 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

5. Chế độ ăn.

- Đảm bảo cho bệnh nhân một lượng calo đủ và cân bằng, ít nhất phải đạt 35

Kcalo/kg/24h. Khi suy thận có urê máu cao chỉ nên dùng thức ăn dạng bột: gạo, mì ,

khoai (nên dùng 100g gạo/ ngày)

- Phải đảm bảo đủ Protit nhất là các axit amin cần thiết. Nếu bệnh nhân mất

nhiều Protit thì phải bù thêm. Trung bình cho Protit là 1g/kg/24h với bệnh nhân có

hội chứng thận hư (đái >3.5g/lit/ngày), trẻ em cho 2g/kg/24h.

- Bệnh nhân suy thận nặng chỉ cho 20g Protit/ngày tốt nhất là trứng và sữa.

- Chế độ ăn nhạt thực hiện khi bệnh nhân có phù, cao huyết áp, suy tim.

- Uống nước: lượng nước vào = nước uống + ăn canh + nước sinh ra do

chuyển hóa (300ml), lượng nước ra gồm: nước tiểu + lượng nước mất qua mồ hôi

và hơi thở (600ml/24h ở nhiệt độ bình thường) + mất qua phân (100 – 150ml/24h)

- Nếu có sốt, ỉa chảy thì lượng nước mất nhiều hơn, như vậy lượng nước vào

ra phải cân bằng.

- Nếu bệnh nhân phù, tiểu ít, suy tim cần hạn chế nước, lượng nước vào ít

hơn lượng nước ra.

- Nếu bệnh nhân đái nhiều, mất nước thì lượng vào phải nhiều hơn ra.

Các bệnh nhân suy thận phải ăn theo chế độ giảm đạm và nhiều calo và cần

được bổ xung thêm các loại Vitamin (đa sinh tố) có thể dùng nước ép hoa quả giàu

sinh tố, các loại rau sạch như rau bầu, bí, mướp…

LAO PHỔI

Bản chất bệnh được y học cổ truyền mô tả trong “phế lao” triệu chứng chủ

yếu: khái thấu, khái huyết, triều nhiệt, tự hãn, gầy gò, sút cân.

1. Nguyên nhân bệnh lý.

Page 145: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Chính khí bất túc hoặc tinh khí hao tổn thưởng qúa nặng; bệnh tà thừa cơ

xâm phạm vào tạng phế. Tuy nhiên bệnh lý tại phế, nhưng tỳ là sinh hoá chi nguyên

tỳ hư làm cho thủy cốc tinh vi (tinh khí) không thể chuyển lên phế; phế tân bất túc,

không thể tư dưỡng làm cho phế âm nhiệt hư; thận vi thiên thiên chi bản, thận tinh

hoa tổn, hư hỏa thượng nhiễu phế tâm bị can làm cho phế khí hóa nguyên bất túc, vì

vậy bệnh phát sinh và phát triển đều có liên quan mật thiết đến tỳ thận.

- Bệnh thường bắt đầu từ phế, phế âm bất túc, âm hư hoả vượng dẫn đến phế

thận đồng bệnh; cuối cùng âm tổn cập dương nguyên khí hao tổn xuất hiện tỳ thận

dương hư hoặc tỳ thận âm dương lưỡng hư nhưng quá trình bệnh quan trọng vẫn là

âm hư là chủ.

2. Biện chứng phương trị.

- Đa phần phát bệnh từ từ nhưng cũng có thể phát triển nhanh đến cấp tính và

ác tính hoá. Điều trị phải xem xét tới 3 tạng; phế tỳ thận lấy tư âm giáng hỏa là chủ

kết hợp điều bổ khí huyết, bồi bổ tỳ thận, bổ ích tinh huyết cũng có thể kết hợp tây

y điều trị chống lao.

2.1. Thể phế âm hư.

- Mệt mỏi gầy gò, toàn thân vô lực, sốt cao về chiều, 2 gò má đỏ (lưỡng

quyền) ho khan ít đờm hoặc trong đờm có dây máu, họng khô miệng dáo, đầu lưỡi

hồng, rêu vàng mỏng, ít tân, mạch tế sác.

+ Pháp điều trị: tư âm nhuận phế, chỉ khái hóa đàm.

+ Phương thuốc: nguyệt hoa hoàn gia giảm.

Thiên đông 12 - 16g, sinh địa 12 - 16g, bách bộ 12g, xuyên bối mẫu 12g, phục

linh 12g, mạch đông 12 - 16g, sơn dược 16g, sa sâm 12g, a giao 12g.

Trong đàm có máu thêm tam thất 5g hoà nước uống, bạch cập 12g, đàm đặc vàng

khó khạc thêm qua lâu bì 12g, đau ngực thêm diên hồ sách 12g hoặc uất kim 12g.

2.2. Thể thận âm hư.

- Triệu chứng: cốt trưng tư hãn, thủ túc tâm liệt, thất miên, đa mộng, tâm

phiền dễ lộ khái thấu khí xúc hung hiếp đông thống, nam thì di tinh, nữ kinh nguyệt

không đều, chất lưỡi hồng giáng, mạch tế sác.

+ Pháp điều trị: tư âm giáng hỏa, nhuận phế chỉ khái.

+ Phương thuốc: bách hợp cố kim thang gia giảm, nếu cốt trưng có thể gia

thêm; địa cốt bì 12g, ngân sài hồ 12g, miết giáp 20g, thanh táo 6g.

- Nếu tự hãn hay đạo hãn thêm phù tiểu mạch 20g, long cốt thán 20 - 30g, mẫu lệ

nung 20 - 30g. Nếu mất ngủ đa mộng thêm toan táo nhân sao 12g, bá tử nhân 12g.

2.3. Thể phế tỳ lưỡng hư.

Page 146: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Phát sốt về chiều, khí thấu, khái huyết có thể thấy đoản khí, đoản hơi, gầy

gò vô lực, ăn kém không muốn ăn, mệt mỏi bơ phờ, đại tiện lỏng nát, hai bên rìa

lưỡi hồng sáng, mạch tế sác vô lực.

+ Pháp điều trị: bổ tỳ ích khí, tư âm nhuận phế.

+ Phương thuốc: tứ quân tử thang gia hạ liên thảo 12 - 20g, bách hợp 20 -

30g, xuyên bối mẫu 8g, ngũ vị tử 4 - 8g, tử uyển 12 - 15g.

- Nếu chất lưỡi mềm hồng, mạch hư tế sác là tỳ hư, đột xuất thì có thể dùng

bổ trung ích khí thang giảm; nếu mạch trầm trì thì gia thêm phụ tử chế 8g, nếu hàn

nhiều thì gia thêm can khương 8g, khái huyết nhiều thêm a giao 12g, ngải diệp 8g.

2.4. Thể thận dương hư.

- Bệnh thường là lâu ngày không khỏi, sắc mặt trắng bủng, hình hàn sợ lạnh,

thư túc bất ôn, khái suyễn khí đoản, tự hãn, chán ăn, ăn kém, tiểu tiện trong, đại tiện

lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch hư nhược hoặc trầm trì.

+ Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận.

+ Phương thuốc: thừa dương lý lao thang gia giảm.

- Đẳng sâm 12g, bạch truật 8g, câu kỷ tử 8g, hoàng kỳ 24g, chích cam thảo

8g, bột nhục quế 3g (xung phục). Sắc nước uống.

- Nếu lưỡi đỏ và khô, mạch vi tế muốn tuyệt là âm dương đều hư hoặc là dương

hư thoát thì phải tuyên bổ tinh huyết điều lý tỳ vị phải dùng phương bảo trân thang.

- Đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, câu kỷ tử 12g, cam thảo 8g, ngũ vị tử 6g, địa

cốt bì 12g, đương qui 12g, thục địa 12g, hoàng bá 12g, hoàng kỳ 16g, thiên đông

12g, tri mẫu 12g, phục linh 15g, mạch đông 12g, trần bì 4g, sinh địa 12g, bạch thược 12g, đại táo 3 quả hoặc là trọn dùng miết giáp 12g, đông trùng hạ thảo 12g.

Đồng thời uống kết hợp bột nhau thai nhi để nâng đỡ cơ thể trong khi dùng các

phương thuốc trên có thể phối hợp với thuốc chống lao thảo mộc hoặc tân châm liệu

pháp để phối hợp điều trị.

3. Thuốc nam nghiệm phương.

3.1. Chung thảo dược.

- Điều trị lao phổi đơn thuần, đơn phương luật thảo, tử hà sa, mã xỉ hiện, hạ khô thảo, ngư tinh thảo, thai thỏ, mật tươi, hoàng tinh, bách bộ, hoàng liên, bạch

cập, linh linh thảo (họ thạch trúc), tử kim ngưu, phương thuốc trên có tác dụng bổ

hư diệt khuẩn, thanh nhiệt. Nói chung dùng cho lao phổi các giai đoạn (luật thảo là

một vị thuốc có thể thu hái quanh năm).

+ Phương thuốc chung: tử kim ngưu 33g, hạ liên thảo 20g, cẩu cúc 20g, ngư

tinh thảo 20g, thập đại công 20g, nữ trinh tử 20g. Sắc nước mỗi ngày 1 thang chia 2

lần uống.

- Phục phương thương nhĩ thảo thang: thương nhĩ thảo 20g, mả nam bị lệ

20g, lục nguyệt tuyết 20g, bịa nhậm 20g. Sắc nước mỗi ngày 1 thang chia 2 lần

uống.

Page 147: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Trám hạch liên 20g, thập đại công lao 20g, ngưu đại lực 8g, xuyên phá

thạch 8g, thiết bao kim 12g. Sắc nước mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống.

- Bạch cập, mẫu lệ, bách bộ, xuyên sơn giáp tán bột làm hoàn, mỗi lần uống

8g, ngày uống 3 lần.

- Bạch cập bổ phế hoàn: bạch cập 2 lượng, bách bộ 2 lượng, đẳng sâm 1

lượng, hoàng cầm 1 lượng, long cốt 1 lượng, mẫu lệ 1 lượng, tán bột làm hoàn mỗi

hoàn 10g, mỗi tối uống 2 hoàn trước khi đi ngủ.

- Xuyên liên bạch cập hoàn: hoàng liên 28g, bách bộ 100g, huyết kiệt 30g,

toàn yết 120g, a giao 60g, huyền sâm 60g, bạch cập 100g, trạch tả 60g, ngô công

120 con, đông trùng hạ thảo 30g, miết giáp 60g, hạ thủ ô 30g. Luyện mật ong chế

viên bằng hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.

+ Phương thuốc chỉ huyết: bạch cập, tiên cước thảo, trắc bá diệp, dhuyết dư

tán, thổ đại hoàng. Ngoài ra thường dùng đơn phương “thập khôi tán” chỉ huyết tán,

trắc diệp tam thất thang.

3.2. Châm cứu trị liệu.

Đại chùy xuyên huyệt kết thạch, phế du, thiên trụ, đản trung xuyên ngọc

đường, xích trạch, túc tam lý, ngày một lần, 30 ngày là một liệu trình.

- Cứu cách gừng: cách du, đởm du, cứu ngải, túc tam lý, tam âm giao.

Chương 3

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ THŨNG LƯU

Page 148: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

(CHUYÊN ĐỀ MIỄN DỊCH VÀ UNG THƯ)

UNG THƯ VÀ ĐIỀU TRỊ THEO YHHĐ

1. Đại cương theo YHHĐ.

1.1. Ung thư .

Ung thư là một nhóm tế bào phản loạn phát triển vô tổ chức trở thành vật

ngoại lai, ức chế và phá hủy tế bào bình thường của cơ thể. Ngày nay, nhờ những

thành tựu nghiên cứu của miễn dịch học , của sinh học phân tử và kỹ nghệ sinh

học, người ta hy vọng sẽ điều trị ung thư bằng miễn dịch trị liệu.

Sự phát sinh, phát triển ung thư thường đi đôi với suy giảm và thiếu hụt miễn

dịch. Khả năng miễn dịch của cơ thể suy sụp còn có thể do dùng các thuốc ức chế

miễn dịch quá lâu, hoặc do phản ứng qúa mẫn muộn. Số lượng tế bào tăng sinh

nhưng chức năng của tế bào B và T đều bị rối loạn ( chủ yếu là tế bào T).

1.2. Kháng nguyên gây ung thư:

+ Kháng nguyên ghép (Ludwig - Gross, 1943).

+ Kháng nguyên bào thai: do các tế bào ác tính trưởng thành sản xuất ra (bản

chất là protein do tế bào bào thai tiết ra).

- AFP ( - feto - protein) do gan bào thai sản xuất. Trong K gan nguyên phát,

lượng AFP rất cao (50mg/l ). Hiện nay, AFP được nhiều nước (Trung Quốc - Mỹ -

Việt Nam) dùng để chẩn đoán đánh giá giai đoạn và tiên lượng của ung thư gan.

+ Kháng nguyên vi rút.

Ngoài ra, gần đây người ta phát hiện 1 số kháng nguyên do gen qui định,

kháng nguyên tự phát, kháng nguyên là glycolipid gặp ở u melanoma, carcinoma

bàng quang và một số kháng nguyên là nhóm máu bị biến chất.

1.3. Kháng thể.

+ Tương ứng với kháng nguyên có các kháng thể đặc hiệu do limphoT gây

độc và limphoB tiết ra.

+ Các chất không đặc hiệu do limphoK (Killer: diệt) tiết ra như tế bào NK

(Natural Killer).

+ Đại thực bào, limphoT gây độc (TC) xuất hiện trong miễn dịch tế bào. Đồng

thời có sự hiện diện của một chất hòa tan Interleukin2 do limpho cảm ứng tiết ra.

LimphoT có hai loại dưới nhóm, liên quan với nhau:

- Nhóm1: lim pho T giúp đỡ, cảm ứng (giúp tế bào B sản xuất kháng thể và

cảm ứng tế bào ức chế).

Page 149: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Nhóm 2: lym pho T ức chế, gây độc (ức chế tế bào B sản xuất kháng thể và

trung gian cho gây độc tế bào).

Nhóm 1/nhóm 2 là CD4 /CD8 tạo thành thế cân bằng và điều hoà miễn dịch.

+ Lim pho B được gọi là miễn dịch dịch thể. Trên thực nghiệm của Ge’rald

(973 ) tìm thấy 3 típ với cơ chế hủy hoại K:

- Phá vỡ tế bào đích bằng bổ thể làm tan CDL (complement dependent lysis).

- Kháng thể gây độc tế bào.

- Bất động tế bào.

+ Lympho K còn gọi là tế bào Null, kháng thể đóng vai trò trung gian giữa tế

bào K và tế bào đích.

+ Tế bào NK tự nhiên là tế bào diệt tự nhiên có trong miễn dịch tự nhiên; nó phản

ứng với nhiều loại tế bào K, tiêu diệt tế bào đích, chịu ảnh hưởng của Interferon gamma và

Prostaglandin E2. NK được coi như cơ chế đề kháng rất quan trọng.

+ Đại thực bào là loại tế bào đơn nhân từ tủy xương trưởng thành tung vào

máu, có ở nhiều tổ chức cơ quan khác nhau. Đại thực bào diệt tế bào đích bằng cách

tiết các men tiêu đạm (phosphataza a xit, tetaglycoronidaza).

1.4. Điều trị K bằng miễn dịch trị liệu.

Người ta dùng kháng thể đơn (clôn), Interferon, Interleukin2 và một số

limphokin khác.

+ Interferon là protein do đáp ứng miễn dịch vi rút tiết ra, có Interferon tự

nhiên và tái tổ hợp 3 loại , và nhưng Interferon được áp dụng nhiều hơn.

+ Interleukin 2 là loại limphokin do limpho bào T tiết ra, là yếu tố tăng

trưởng tế bào T (T - cell growth factor), loại kháng thể này có vai trò quan trọng là:

- Công kích tế bào đích.

- Kích thích limpho B.

- Kích thích tế bào NK, tế bào diệt tự nhiên. Cả hai loại Interleukin2 tự nhiên

và tái tổ hợp đều đã được dùng trong điều trị AIDS nhưng chưa thấy hiệu qủa.

2. Theo quan niệm YHCT.

+ Y học cổ truyền thường mô tả ung thư trong các phạm trù “ nham chứng,

nhú thạch, thạch thư”. Người xưa cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh lý “nham

chứng” là do sự uất kết - tích tụ của 4 yếu tố: khí, huyết, đàm và thực. Trong đó,

khí huyết uất kết là nguyên nhân chủ yếu. Bốn yếu tố trên có thể phối hợp có thể

xen kẽ hoặc riêng lẻ. Ví dụ: tử cung nham chủ yếu là liên quan đến nguyên nhân

huyết ứ; phế nham chủ yếu là liên quan đến khí trệ; hạch nham chủ yếu liên quan

Page 150: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

đến “đàm”; phúc nham chủ yếu liên quan đến thực tích - huyết ứ. Vì vậy trên lâm

sàng điều trị nham chứng thường tập trung điều trị bản chất của bệnh: huyết ứ thì

hoạt huyết tiêu ứ, khí trệ thì hành khí kiện tỳ, đàm uất thì trừ đàm giải uất, thực tích

thì tiêu thực đạo trệ. Nếu có bội nhiễm là nhiệt độc thì phải thêm thuốc thanh nhiệt

giải độc. Tuy nhiên, vấn đề căn bản là nâng cao chính khí tức là tăng cường sức đề

kháng của cơ thể. Ngoài ra tùy thuộc vào trạng thái cơ thể của người bệnh mà kết

hợp các thuốc nhuyễn kiên - tán kết.

+ Gần đây các nhà YHCT Trung Quốc đều cho rằng: điều trị nham chứng cần

phải kết hợp giữa Đông y với Tây y theo nguyên tắc chung như sau:

- Phải điều trị sớm và tích cực.

- Phải kết hợp hoá học trị liệu hoặc phóng xạ trị liệu hoặc phẫu thuật trị liệu.

- Tùy theo tạng phủ bị bệnh và thời gian mắc bệnh dài hay ngắn mà quyết

định điều trị phẫu thuật sớm và triệt để, sau phẫu thuật thì kết hợp dùng thuốc thảo

mộc hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.

PHẾ NHAM

(UNG THƯ PHẾ QUẢN)

1. Đại cương.

+ Bệnh nguyên phát, bệnh biến tại phế; biểu hiện triệu chứng chủ yếu là: nội

phế kết độc, độc thành khối u lưu, hữu hình, hữu chứng, khái thấu, suyễn tức, khí

đoản, khái đàm trệ huyết, hung thống phát sốt; kèm theo đau xương khớp, ngón tay

biến dạng, bì phu cơ nhục cải biến hoặc phiền khát đa niệu, nam giới vú to lên, thời

kỳ sau gầy gò; cổ, nách nhiều hạch (thành đám hoặc kết hòn hoặc xâm lấn dần vào

cơ quan hoặc lưu chuyển đến tạng phủ khác để xuất hiện các triệu chứng tương ứng.

+ Nguyên nhân phế nham bệnh: có ngoại cảm tà độc, có nội thương thất tình,

có phiêu phong dị thường.

+ Chủ bệnh là: khí cơ không thông, đàm độc nội kết, ứ huyết thương lạc.

+ Về biện chứng phương trị loại trừ nguyên nhân sinh bệnh là thứ yếu, chủ

yếu là biện chứng về tà chính hư thực, tiêu bản hoãn cấp, cứu nguy kéo dài đời sống

là cơ bản.

- Phế nham đột xuất phải phối hợp Tây y với Y học cổ truyền để điều trị trong thời

kỳ đầu; thời kỳ giữa phải phẫu thuật phối hợp với xạ trị, hóa liệu, Trung y dược biện

chứng, biện bệnh, phù chính - trừ tà, điều lý diệt độc sẽ nâng cao hiệu qủa điều trị. Sau

Page 151: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

khi điều trị bằng phóng xạ, hóa chất, phẫu thuật phối hợp với Trung y dược trị sẽ hạn chế

phần nào được di căn, tái phát và kéo dài thêm đời sống cho bệnh nhân.

- Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc Tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc

Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm

tương đối dài.

2. Biện chứng luận trị.

2.1. Chứng trị ưu điểm.

Phế nham là loại thũng lưu cao độ ác tính, phát triển nhanh, biến hóa nhanh,

tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, tỷ lệ điều trị khỏi rất thấp, chỉ có kết hợp trung - Tây y,

kết hợp phẫu thuật sớm với tia xạ, hoá chất và kế theo là thuốc thảo mộc thì tỷ lệ tử

vong sớm sẽ được cải thiện, hiệu qủa điều trị sẽ được nâng cao. Phải xuất phát từ

tình hình thực tế trên mỗi người bệnh, biện chứng luận trị chặt chẽ, kết hợp với

chọn các thuốc thảo mộc có tác dụng kháng nham phối hợp với thuốc phù chính -

trừ tà, điều hòa miễn dịch thì mới hy vọng kéo dài đời sống cho bệnh nhân. Trước

mắt, ứng dụng thuốc thảo mộc trong một số phương diện sau:

+ Thời kỳ đầu (nguyên lập nham) chưa hình thành kết hạch có thể dùng đơn

thuần thuốc thảo mộc.

+ Đối với 1 số bệnh nhân trong thời kỳ đầu không có ý nguyện, họ không tiếp

thu phương pháp điều trị Tây y hoặc là ở thời kỳ sau Tây y đã điều trị mà không

hiệu qủa, nên dùng điều trị đơn thuần thuốc Trung y (thuốc Đông y).

+ Phối hợp phẫu thuật sớm, xạ trị, hóa chất trị, phù chính điều lý, giảm độc để

tăng hiệu qủa sau phẫu thuật; điều trị củng cố bằng hóa dược hoặc xạ trị. Nguyên

tắc điều trị tổng hợp của Trung - Tây y là kết hợp giữa biện chứng với biện bệnh

vận dụng tổng hợp châm cứu khí công liệu pháp, nắm chắc quan hệ giữa tà khí và

chính khí để trừ tà phù chính. Kết hợp nghiên cứu hiện đại các phương thuốc truyền

thống với các thuốc thảo mộc có tác dụng kháng nham có hiệu qủa, phải trị phế là

chủ yếu. Ngoài ra còn phải phối hợp mối liên quan phế với các tạng phủ khác theo

quan điểm biện chứng trị luận trị chỉnh thể.

2.2. Chứng trạng phương trị.

2.2.1. Sau phẫu thuật.

- Phế nham thời kỳ đầu, phần phế nham đã được cắt bỏ, bệnh lý chứng thực

đã được loại trừ bằng phẫu thuật, không nhất thiết phải điều trị phóng xạ hoặc hóa

dược (hoá chất) mà có thể chọn dùng các thuốc Trung y có tác dụng phù chính - trừ

tà điều hòa miễn dịch phối hợp với các thuốc kháng nham thảo mộc.

- Biện chứng đặc trưng: thời kỳ đầu sau phẫu thuật, đa số khí hư, âm hư là

chủ, số ít có ứ nhiệt, sau hồi phục đa phần là hư chứng ở mức độ khác nhau.

Page 152: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Phương pháp trị liệu:

- Sau phẫu thuật: ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt hoạt huyết.

- Khi hồi phục: ích khí dưỡng âm, hóa ứ tán kết.

+ Phương thuốc thường dùng:

- Sau phẫu thuật: sinh mạch ẩm, sa sâm, mạch đông thang, “bổ phế a giao

thang” gia giảm.

- Khi hồi phục: “Sinh mạch ẩm” gia vị.

2.2.2. Phế nham thời kỳ tiến triển.

- Là chỉ bệnh có triệu chứng thũng lưu cấp nham rõ rệt, nhưng hình thể còn

mập, sinh hoạt thể lực hoạt động, ăn uống chưa có trở ngại, tức là “Tà khí thịnh mà

chính khí dương xung”, là thời kỳ chính tà giao tranh.

+ Phương trị: giải độc tán kết, hóa ứ hành khí, hoạt huyết, chỉ huyết, công

trục đàm ẩm liễm ngoan khí âm.

+ Phương thuốc:

- Hoàng liên giải độc thang, đạo đàm thang, huyết phụ trục ứ thang.

- Đình lịch đại táo tả phế thang, đại hãm hung thang, ngưu hoàng thang.

2.2.3. Phế nham thời kỳ muộn.

- Chỉ khối u phát triển lan rộng xâm lấn nhiều, toàn thân suy sụp, gầy gò, mệt

mỏi, vô lực, ăn kém, hoạt động sinh hoạt khó khăn, diễn biến phức tạp đa dạng, tà

độc nội thịnh gây "chứng hư tà thực" rõ rệt. Vì vậy, thời kỳ này chỉ cần giảm nhẹ

triệu chứng, cải thiện chất lượng sự sống, kéo dài sự sống là rất quí.

+ Phương pháp trị liệu: ích khí dưỡng âm - kiện tỳ - bổ thận - chỉ khái - hoá

đàm - bình suyễn - chỉ thống - chỉ huyết - khai vị...

+ Phương thuốc: “ Bát chân thang”, “nhân sâm dưỡng vinh thang”, “bổ phế

thang”, “ sinh mạch ẩm”, “đô khí hoàn”, “đương qui bổ huyết thang”, “sa sâm mạch

đông thang”, “qui tỳ thang”, “tả qui hoàn”, “hữu qui hoàn”, “đại bổ âm hoàn”, “tam

giác phục mạch thang”.

2.2.4. Y học cổ truyền kết hợp với xạ trị.

Người ta cho rằng, tác dụng phụ của xạ trị thuộc “Nhiệt độc chi tà” khi dùng kéo dài

dễ thương âm hao khí, nên thường phối hợp các phương thuốc: “sinh mạch ẩm”, “thanh

táo cứu phế thang”, “dưỡng âm thanh phế thang” và “bách hợp cố kim thang”.

2.2.5. Thuốc Y học cổ truyền kết hợp với điều trị hóa chất.

Page 153: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Trung y cho rằng, điều trị thuốc hóa chất đa số thuộc hàn lương, số ít có tính

ôn nhiệt (thiên về ôn nhiệt) nên sau điều trị thường bị khí - huyết lưỡng thương kèm

theo chứng trạng hư hàn, thiểu số có chứng hư nhiệt. Thường sau đợt điều trị hóa

chất có phản ứng tiêu hóa, tủy xương bị ức chế, chức năng tâm can thận bị tổn hại,

công năng miễn dịch giảm thấp, một số thuốc hóa chất còn gây sốt, xơ hóa phổi, tổn

thương các mạt đoạn thần kinh cảm giác. Khi phối hợp với thuốc Trung thảo dược

thường khắc phục được tồn tại trên, hạn chế tác dụng phụ và hiệu qủa điều trị được

nâng cao.

+ Phương pháp trị liệu: ích khí dưỡng huyết - kiện tỳ bổ thận là chủ, chống

phản ứng đường tiêu hóa phải lấy hòa vị giáng nghịch - lý khí tiêu trướng , kết hợp

kiện tỳ chỉ tả. Chống tủy xương bị ức chế phải thêm thuốc bổ khí huyết; chống chức

năng gan bị tổn thương phải xơ can - lợi đởm; chống chức năng tạng tâm bị tổn hại

phải dưỡng tâm - an thần; mạt đoạn thần kinh tổn thương phải dưỡng huyết - tức

phong; miễn dịch bị ức chế phải lấy thuốc phù chính là chủ.

+ Phương thuốc thường dùng: “Sinh huyết thang”, “kiện tỳ bổ thận phương”,

“nhân sâm dưỡng vinh thang”, “quất bì trúc nhự thang”, “qui tỳ thang”, “kiện tỳ

hoàn”, “khai vị tiêu thực thang”, “hương sa lục quân tử thang” và “sâm linh bạch

truật hoàn”.

2.3. Phương thuốc kinh nghiệm chữa phế nham.

+ Phương thuốc thường dùng:

Ngư tinh thảo 20g Trư phục linh 15g

Sa sâm 5g Mạch đông 10g

Qua lâu 20g Ngân hoa 10g

Xuyên bối mẫu 10g Tử uyển 10g

Tiên cước thảo 30g Đông hoa 10g

Thảo tử sâm 20g Nhân sâm 6g

Bạch mao đằng 30g Bạch hoa xà thiệt thảo 20g.

+ Tham khảo phương thuốc trên phải chú ý một số vị thuốc ở Việt Nam sẵn

có để trộn thay thế:

Hạ khô thảo 15g Bạch hoa xà thiệt thảo 40g

Thổ bối mẫu 20g Thổ phục linh 30g

Long quí 30g Tiên cước thảo 20g.

CAN NHAM

Page 154: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

(UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT)

1. Đại cương.

- Can nham tính nguyên phát là chỉ 1 loại u (thũng lưu) ác tính nguyên phát

tại tạng can. Bệnh có thể phát ở mọi lứa tuổi từ trẻ 2 tháng tuổi đến người già 80

tuổi; tuổi trung bình là 43,7; tỷ lệ cao nhất vào tuổi 40 - 49; nam nhiều hơn nữ. Ở

Trung Quốc và Việt Nam, can nham chiếm tỷ lệ tương đối cao. Tỷ lệ tử vong do

bệnh này đứng vào hàng thứ 3 so với tử vong các bệnh tiêu hóa. Nguyên nhân phát

bệnh chưa rõ, đặc điểm lâm sàng thời kỳ đầu không điển hình, thường lẫn trong

triệu chứng của bệnh đường tiêu hoá. Thời kỳ 3 đột nhiên tiến triển nhanh, diễn

biến nặng không quá 6 tháng. Thời kỳ 4 có tỷ lệ tử vong rất cao. Về điều trị, hiện

nay còn gặp nhiều khó khăn, điều trị hóa chất hiệu qủa chưa tiên lượng được, thời

kỳ giữa có thể kết hợp điều trị phóng xạ điều trị can nham bằng miễn dịch liệu pháp

đến nay được coi là biện pháp hỗ trợ.

- Theo YHCT:

+ YHCT thường mô tả can nham trong tổng hợp các chứng: huyết thống, vị

quản thống, tiết tả, hoàng đản, cổ trướng, thổ huyết, tiện huyết, hư lao, tích tụ, nội

thương phát nhiệt.

+ Bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy

“Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ. Hiện nay trên lâm

sàng thường kết hợp cả hai phương pháp trên với mục đích kéo dài thời gian sống

và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Chẩn đoán bệnh dựa vào.

- Chẩn đoán giải phẫu bệnh lý, tổ chức học xác định là can nham nguyên

phát.

- Chẩn đoán lâm sàng:

+ Triệu chứng của can nham; FP (+) hoặc phóng xạ miễn dịch 500 mg/ml

kéo dài.

+ Biểu hiện lâm sàng của can nham: phúc thủy (cổ trướng) hoặc là tìm thấy tế

bào ung thư trong dịch cổ trướng .

- Phân nhóm lâm sàng:

+ Thể đơn thuần: kiểm tra lâm sàng và hóa nghiệm gan xơ không rõ ràng.

+ Nhóm xơ hóa: lâm sàng và hóa nghiệm về xơ gan khá rõ.

+ Thể viêm thì bệnh tiến triển nhanh, đa số có sốt cao hoặc là SGPT tăng cao.

- Chẩn đoán phân biệt dựa vào:

Page 155: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ FP dương tính còn cần phải loại trừ u ác của hoài thai và ung thư tuyến

sinh dục, ung thư tiền liệt tuyến, viêm gan mãn tính và cấp tính, xơ gan, ung thư dạ

dày, ung thư tụy.

+ FP dương tính cũng phải loại trừ ung thư gan thứ phát, xơ gan, áp xe gan,

ung thư kết tràng

3. Biện chứng luận trị.

3.1. Chứng trị ưu điểm .

Trong bệnh can nham, những đặc điểm cơ bản là bản hư, tiêu thực hoặc từ hư

đến thực hoặc từ thực đến hư mà dẫn đến hư thực thác tạp. Trên lâm sàng hoặc lấy

thực là chủ hoặc lấy hư là chủ. Nếu lấy thực là chủ thì đa phần phải dùng thuốc hoạt

huyết hóa ứ, thuốc thanh nhiệt - giải độc, thuốc nhuyễn kiên tán kết kèm theo pháp

ích khí dưỡng huyết. Nếu lấy hư là chủ thì trên lâm sàng phải dùng thuốc bổ khí

dưỡng huyết, thuốc tư bổ can thận. Ngoài ra còn căn cứ vào bệnh hoãn hay cấp: nếu

cấp thì trị tiêu là chính; nếu là hoãn thì phải trị bản là chính.

3.2. Chứng trị phương pháp.

3.2.1. Can khí uất kết tỳ thất kiện vận (thể đơn thuần).

- Vùng gan chướng, đau liên tục, đau tăng lên khi ấn gõ, ăn kém, không muốn

ăn, vị quản chướng đầy hoặc chướng đau, toàn thân vô lực, sắc mặt vàng bủng, đại

tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt hoặc bệu to, rìa lưỡi có hằn răng, mạch hư nhược hoặc

tế nhược hoặc huyền tế vô lực.

+ Phương pháp điều trị: sơ can lý khí - kiện tỳ hóa vị.

+ Phương thuốc: “Sài hồ sơ can tán” gia giảm.

3.2.2. Thể huyết ứ nội trở, can lạc bất thông (nhóm xơ gan):

- Đau nhói vùng gan, cự án, bệnh ngày nhẹ đêm nặng, miệng khô, không

muốn ăn, sắc mặt sạm đen, hình thể gầy gò, đa số có kỳ nhiệt, da cơ khô, móng

chân móng tay khô sác, có thể có bàn tay son, có sao mạch rõ, nôn ra máu, ỉa ra

máu, rêu lưỡi xám tía có ban điểm ứ huyết, mạch huyền hoặc là tế nhược.

+ Phương pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ - thông kinh hoạt lạc.

+ Phương thuốc thường dùng: “Huyết phụ trục ứ thang” gia giảm.

3.2.3. Thể ứ độc nội trở, ngoan tụ bất tán (thể viêm).

- Vùng gan đau kịch liệt, đau mỗi ngày 1 tăng hoặc đau chướng là chính, có

lúc sốt cao, có lúc không sốt, bệnh tình tiến triển tăng; thường khoảng 50% các

trường hợp có vàng da, vàng mắt; có phúc thủy (cổ chướng), tiểu tiện vàng đỏ; chất

lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhờn; mạch hoạt sác.

+ Phương pháp điều trị: thanh nhiệt - giải độc, tiêu ứ kháng nham.

Page 156: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Phương thuốc điều trị: “Bạch xà lục vị phương” gia giảm.

3.2.4. Khí âm song hao, chính bất thắng tà (giai đoạn cuối).

- Sắc mặt xám đen hoặc xám bệch, thiểu khí phạp lực, loạn ngôn, tư hãn,vùng

gan ẩn thống, khí nghịch ẩu thổ, đại tiên lỏng nát, lông tóc khô cứng, móng tay và

móng chân khô ráp, mất rêu lưỡi, lưỡi không có hằn răng, mạch tế nhược.

+ Phương pháp điều trị: ích khí dưỡng âm - phù chính kháng nham.

+ Phương thuốc thường dùng: “Lục vị địa hoàng hoàn” gia giảm.

NHŨ NHAM

(UNG THƯ VÚ)

1. Khái niệm theo YHCT.

Do khí - huyết bất túc ảnh hưởng tới thận, thận sinh cốt tủy, tủy sinh huyết, ứ

đọng lại thành thũng lưu.

Đàm thấp bất hòa. Nếu không điều trị kịp thời sẽ tụ lại thành nhũ nham, cũng

có thể do độc tà từ ngoài xâm phạm vào kết hợp giữa phục tà và tâm cảm mà phát

sinh bệnh; làm cho tạng phủ hư hao mà chủ yếu là can, thận; liên quan tới thất tình,

giận dữ, phẫn nộ.

2. Các Thể bệnh.

2.1. Thể can uất khí trệ.

- Hay cáu gắt giận dữ, tinh thần u uất, ăn kém, ợ hơi, đầy chướng; quanh

quầng vú có khối u rắn ấn đau, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền tế.

+ Phương pháp điều trị: thư can - giải uất - nhuyễn kiên - tán kết.

+ Phương thuốc: “Tiêu giao tán” gia giảm.

+ Trọng dụng: sài hồ tẩm giấm, hương phụ, uất kim, mỗi thứ 12g; bạch

thược, bạch linh, thanh bì, qua lâu, mỗi thứ 15g; qui 10g, bạch truật 20g.

- Nếu táo bón nhiều thì gia thêm mang tiêu 15 - 16g.

+ Nghiệm phương: rễ hẹ 12g, hạ khô thảo 20g.

- Nếu bụng đầy chướng (vị hàn) thì thay hạ khô thảo bằng:

Hải tảo 12g Côn bố 12g

Đào nhân 10g Thất diệp nhất chi hoa 10g

Page 157: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Nga truật 20g.

2.2. Tỳ hư đàm thấp trở trệ.

- Sắc mặt vàng tối, tinh thần mệt mỏi, chi giá lạnh, ngực tức, bụng trướng, đại

tiện lỏng nát, rêu lưỡi trắng dính nhớt, chất lưỡi nhợt, mạch huyền hoạt.

+ Phương pháp điều trị: kiện tỳ - hóa đàm - tán kết - giải độc.

+ Phương thuốc: “Hương sa lục quân” gia thêm cỏ lưỡi rắn 40g, cốc tinh thảo 12g.

2.3. Thể độc ứ.

- Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều

ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác, tiểu tiện vàng đỏ.

+ Pháp chữa là hoạt huyết - hóa ứ - thanh nhiệt - giải độc.

- Nếu bệnh nhân hay cáu gắt giận dữ, tinh thần u uất, ăn kém, ợ hơi, đầy chướng,

quanh quầng vú có khối u rắn, ấn đau, rêu lưỡi vàng mỏng mạch huyền tế là can khí uất kết.

+ Phương pháp điều trị: thư can - giải uất - nhuyễn kiên - tán kết.

+ Phương thuốc: “Tiêu giao tán” gia giảm.

+ Trọng dụng:

Sài hồ tẩm giấm 12g Thanh bì 15g

Hương phụ 12g Qua lâu 15g

Uất kim 12g Đương qui 10g

Bạch thược 15g Bạch truật 20g.

Bạch linh 15g

+ Gia giảm:

- Nếu táo bón nhiều thì gia thêm mang tiêu 15 - 16g.

- Nghiệm phương: rễ hẹ 12g, hạ khô thảo 20g.

- Nếu bụng đầy chướng (vị hàn) thay hạ khô thảo bằng:

Hải tảo 12g Hạ khô thảo 20g

Côn bố 12g Nga truật 20g.

Đào nhân 10g Long cốt 15g

Mẫu lệ 15g Ý dĩ 20g

Thất diệp nhất chi hoa 10g

- Bài thuốc: “đào hồng tứ vật” gia giảm:

Đào nhân 12g Tử hà sa 15g

Page 158: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Hồng hoa 12g Sơn đậu căn 15g

Nhũ hương 12g Kim ngân hoa 20g

Xích thược 15g Bồ công anh 40g.

Đan sâm 15g

2.4. Khí - huyết tổn thương.

- Sắc mặt trắng bệch, tinh thần mệt mỏi ủ rũ, tiều tụy, bi quan, hồi hộp, ăn

không tiêu, u vú sùi lở loét, đau kịch liệt liên tục, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch trầm tế.

+ Phương pháp điều trị: bổ khí - dưỡng huyết - giải độc.

+ Phương thuốc: “đương qui bổ huyết thang” hợp “ích khí định vị thang”:

Đẳng sâm 12g Xuyên bối mẫu 12g

Xuyên khung 12g Phục linh 20g

Bạch thược 12g Đan sâm 20g

Hương phụ 12g Cỏ lưỡi rắn 30g

Đương qui 12g Cam thảo 6g

Sinh địa 12g Trần bì 8g.

- Nếu có sốt bội nhiễm thì giải độc tiêu viêm:

Hạ khô thảo 20g Xuyên bối mẫu 10g

Hải tảo 20g Bồ công anh 12g

Sơn đậu căn 20g Xuyên bối mẫu 10g

Qua lâu 12g B án hạ chế 8g

Bạch truật 15g ý dĩ 16g.

- Nếu tâm hoả quá thịnh - tân dịch hao tổn làm khí - huyết bất túc, tỳ - vị bất

hoà, độc tà phạm tạng phủ.Khi điều trị phải dùng:

Sâm 12g Long nhãn 12g

Qui 12g Bạch cập 12g

Thục 12g A giao 12g

Kê huyết đằng 12g Sinh địa 15g

Tử hà sa 12g Hoàng kỳ 20g.

Qui bản 12g

+ Thuốc nghiệm phương thường dùng: a giao, qui bản liều cao tán bột hoặc

ngâm rượu uống liên tục kết hợp với thuốc sinh tân - nhuận táo:

Page 159: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Sinh địa 20g Thạch hộc 15g

Đẳng sâm 40g Lô căn 15g

Mạch môn 15g Thiên hoa phấn 15g.

Gần đây nhiều tác giả Trung Quốc dùng vị thuốc có tên là “bạch hoa xà thiệt

thảo”chỉ định liều từ 20- 30 gam khô trong các giai đoạn ung thư vú, đề nghị cân

được nghiên cứu thêm .

BÌ PHU NHAM

(UNG THƯ DA)

1. Đại cương.

Ung thư da là một bệnh thũng lưu ác tính ở biểu bì.

Bệnh thường dễ phát hiện, cho nên có lợi cho dự phòng và điều trị sớm. Sau

điều trị thường kéo dài đời sống 5 năm trở lên khoảng 90%. Gần đây, người ta cho

rằng: bệnh thường khởi phát từ bệnh da mãn tính: bệnh sắc tố da khô hoặc là loét

da lâu liền và những yếu tố kích thích hóa học, lý học. Điều kiện thuận lợi là bệnh

nhân tiếp xúc với: tia phóng xạ, tia tử ngoại, tia X... YHCT thường mô tả ung thư

da thuộc các phạm trù "Thạch đinh, nhũ can, thạch can".

Bì phu nham phát sinh và phát triển chủ yếu là do hỏa độc ngoại xâm tỳ trệ

mất kiện vận, thấp trọc nội sinh dẫn đến khí trệ hỏa uất, thấp trọc trở ở cơ phu lâu

ngày sẽ tổn thương khí - huyết, cơ phu mất nuôi dưỡng mà dẫn đến bệnh.

2. Biện chứng luận trị về thể bệnh.

Theo biện chứng luận trị Đông y, chủ yếu là vận dụng thuốc hoạt huyết - hóa

ứ, thuốc lợi thấp - giải độc, thuốc ích khí - huyết; quan trọng là phải chọn dùng các

phương thuốc điều trị có hiệu qủa.

2.1. Thể can uất huyết ứ.

- Biểu hiện lâm sàng là da nổi cục, rắn; sau khi vỡ loét thì khô liền miệng,

xung quanh bờ nổi cộm, sắc hồng xám. Bệnh tính cấp táo, bệnh nhân dễ giận dữ,

cáu gắt, ngực sườn chướng đau, rêu lưỡi trắng hoặc là vàng mỏng, chất lưỡi có điểm

ban ứ huyết, mạch huyền hơi hoạt.

+ Phương pháp điều trị: sơ can - lý khí - thông kinh - hoạt lạc - hóa ứ - tán

kết.

+ Phương thuốc:

Sài hồ 15g Hậu phác 10g

Page 160: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Nga truật 10g Tử thảo 9g

Xà mẫu 15g Uất kim 15g

Ty qua lạc 10g Tam lăng 10g

Hương phụ 15g Hồng hoa 10g

Xích thược 10g Xuyên luyện tử 15g

Bạch hoa xà thiệt thảo 30 - 40g

2.2. Thể thấp độc.

- Biểu hiện lâm sàng: tổn thương da thành bờ cộm lở loét nhưng khô dính,

người gầy gò, vô lực, đại tiện nát, hay chảy nước mũi và tắc mũi, mạch hoạt sác,

chất lưỡi hồng xám, lưỡi bệu, rêu lưỡi dày nhờn.

+ Phương pháp điều trị: giải độc lợi thấp, khư ứ tiêu thũng.

+ Phương thuốc:

Thổ phục linh 30g Khổ sâm 15g

Đan bì 15g Phượng vỹ thảo 30g

Địa long 15g Thanh đại diệp 9g

Tử thảo căn 30g Cương tàm 15g

Trư linh 30g.

2.3. Thể tỳ hư.

- Hòn khối rắn lồi trên mặt da, tổn thương da bị loét trợt, chung quanh lồi cao,

rắn, xơ như dạng hóa, sờ có máu. Toàn thân mệt mỏi, ăn kém, vô lực, gầy gò, chất

lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoãn.

+ Phương pháp điều trị: lấy kiện tỳ lợi thấp - nhuyễn kiên hóa đàm.

+ Phương thuốc:

Bạch hoa xà thiệt thảo 30g.

Bạch truật 10g Biển đậu 10g

Trư linh 10g Thổ phục linh 30g

Hạ khô thảo 10g Thảo hà sa 10g

Bạch cương tàm 10g Hoài sơn dược 15g

Qua lâu 10g Sinh ý dĩ nhân 10g

Page 161: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

VỊ NHAM

(UNG THƯ DẠ DÀY)

1. Đại cương.

Vị nham là một loại u ác tính, phát sinh ở lớp tuyến thượng bì của niêm mạc dạ dày.

Đặc điểm lâm sàng: ở thời kỳ đầu thường là triệu chứng và thể bệnh không rõ

ràng; ở thời kỳ giữa thường xuất hiện đầy đủ các triệu chứng, do vị trí dạ dày không

cố định, di chuyển nhiều cho nên triệu chứng lâm sàng cũng khác nhau theo vị trí.

Điều trị có những khó khăn nhất định. Hiện nay YHHĐ phần nhiều xử trí

bằng phẫu thuật thì có thể ổn định về lâm sàng 90%; ở thời kỳ giữa sau phẫu thuật

cần phải phối hợp với hóa chất hoặc phóng xạ trị liệu. Tuy nhiên những phương

pháp này đều có chống chỉ định và có tác dụng phụ nhất định.

Quan điểm YHCT thường mô tả vị nham trong các phạm trù “Vị quản thống, tích

tụ...”.

Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải

kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống và nâng cao chất

lượng cuộc sống cho người bệnh. Việc phối hợp dùng thuốc thảo mộc với phương

pháp điều trị bằng hóa chất chẳng những nâng cao hiệu qủa điều trị mà còn giảm

được nhiều tác dụng phụ do hóa chất gây nên, nâng cao công năng tạng phủ, công

năng miễn dịch của cơ thể và nâng cao hiệu qủa điều trị.

2. Biện chứng luận trị.

2.1. Những điểm chú ý trong biện chứng.

Đặc điểm của bệnh vị nham là “ Bản hư tiêu thực”. Tùy theo sự phát triển

của bệnh có thể dẫn hư đến thực hoặc nhận thực dẫn đến hư hoặc hư - thực thác tạp.

Trên lâm sàng không đơn thuần ở một thể hư chứng hay thực chứng. Khi điều trị,

nguyên tắc cơ bản là phù chính - trừ tà hỗ tương kết hợp.

+ Phù chính bao gồm: kiện tỳ hòa vị, tu bổ can thận, bổ ích khí - huyết.

+ Trừ tà bao gồm: thanh nhiệt - giải độc, nhuyễn kiên tán kết, hoạt huyết hóa ứ.

Cần vận dụng linh hoạt hoặc bổ hư là chủ, phối hợp thêm 1 số thuốc trừ tà;

hoặc trừ tà là chủ và chọn dùng thêm một số thuốc bổ hư, phù chính hoặc là tiêu bản

đồng trị.

Page 162: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

2.2. Biện chứng và phương pháp điều trị.

2.2.1. Can vị bất hòa.

- Hay gặp ở vị nham giai đoạn I và giai đoạn II (thời kỳ sớm). Vị quản khi

đau, khi chướng đầy, khí uất bất thư tắc đông thống nặng thêm, chất lưỡi nhợt hồng,

rêu lưỡi bạc trắng, mạch trầm huyền hoặc huyền tế.

+ Phương pháp điều trị: sơ can hòa vị, giáng nghịch chỉ thống.

+ Phương thuốc thường dùng: “Sài hồ thư can thang” hợp “bình vị tán” gia giảm.

2.2.2. Tỳ vị hư hàn.

- Gặp ở vị nham, giai đoạn I, II. Vị quản đau âm ỉ liên tục, thích ấm, thiện án, đói thì

đau nặng, hơi sốt, ăn kém, có khi nôn ra nước trong, gầy gò vô lực, nặng thì tay chân lạnh

hoặc đại tiện nát, lưỡi bệu nhợt có hằn răng, mạch hư nhược hoặc trì hoãn.

+ Phương pháp điều trị: ôn trung kiện tỳ.

+ Phương thuốc: “Hoàng kỳ kiến trung thang”.

- Nếu như hàn nặng, đau kịch liệt, bụng lạnh, nôn mửa có thể dùng “đại kiến trung

thang” hoặc “lý trung hoàn”. Sau khi đau giảm có thể dùng “hương sa lục quân” để điều

lý.

2.2.3. Nội trở độc ứ.

- Thường gặp ở vị nham giai đoạn III, IV. Vị quản đau chói, hạ tâm hòn khối (bĩ) ấn

đau hoặc nôn ra máu, đại tiện sắc đen, da khô sác, chất lưỡi xám tía hoặc có ban điểm ứ

huyết, tĩnh mạch dưới lưỡi căng đầy máu xám tía, mạch trầm tế hoặc sáp.

+ Phương pháp điều trịị: giải độc hóa ứ.

+ Phương thuốc: hợp phương “thất tiếu tán” và “đan sâm ẩm” gia giảm. Nếu

chính khí bất túc có thể dùng “ điều doanh liễm can ẩm” gia giảm.

2.2.4. Vị âm hao hư.

- Thường gặp ở vị nham thời kỳ muộn. Vị quản đau, miệng khô lưỡi ráo, sau

khi ăn thì đau nặng hơn, đại tiện khô táo, lưỡi đỏ ít tân, mạch tế sác.

+ Phương pháp điều trị: dưỡng âm tư vị.

+ Phương thuốc: hợp phương “nhất quán tiễn” và “thược dược cam thảo

thang” gia giảm.

2.2.5. Khí - huyết song hư.

- Thường gặp ở vị nham thời kỳ muộn, tổn thương phạm vi rộng (đau lan

tỏa). Vị quản đau kịch liệt, hình thể gày gò, diện sắc vô hoa; má, mắt và mặt hư

thũng, toàn thân vô lực, tâm quí khí đoản, đầu choáng, mắt hoa, ăn ít, không muốn

Page 163: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

ăn, thượng vị hòn khối, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế vô

lực hoặc kết hư đại.

+ Phương pháp điều trị: bổ khí dưỡng huyết.

+ Phương thuốc: “Bát chân thang” hoặc “thập toàn đại bổ ” gia giảm.

2.3. Biện chứng về pháp điều trị giai đoạn phản vị.

2.3.1. Tỳ vị hư hàn.

- Sau khi ăn, quản phúc chướng đầy, buồn nôn hoặc nôn mửa; khi nôn thì dễ

chịu, gầy gò vô lực, diện sắc thiểu hoa, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế vô lực.

+ Phương pháp điều trị: kiện tỳ hòa vị, ôn dương tán hàn.

+ Phương thuốc: đinh hương thấu cách tán gia giảm.

2.3.2. Tỳ thận dương hư.

- Ăn vào là nôn, không ăn được, sắc mặt xám trắng, tứ chi lạnh, lưỡi nhợt rêu

trắng, mạch trầm tế.

+ Phương pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận.

+ Phương thuốc: “Phụ tử lý trung (thang) hoàn” gia thêm: ngô thù du, đinh

hương, nhục quế (sau phẫu thuật K dạ dày). Nếu có triệu chứng nôn (phản vị) cũng

điều trị như trên. Điều trị sau phẫu thuật K dạ dày thường chú ý:

- Kiện tỳ hoà vị: dùng “lục quân tứ thang” gia vị, có thể dùng sau hoặc kết

hợp với hóa trị liệu để điều trị K dạ dày.

- Ích khí kiện tỳ dưỡng bổ can thận, thuốc “bát chân thang” gia giảm.

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

(CỔ TỬ CUNG NHAM)

1. Đại cương.

Là một loại thũng lưu ác tính ở cơ quan sinh dục nữ giới. Đặc điểm lâm sàng

,thời kỳ đầu thường triệu chứng nghèo nàn, bệnh nhân thường không có cảm giác gì

đặc biệt, chỉ khi thũng nham phát triển đến mức độ nhất định thì triệu chứng mới rõ,

chủ yếu là bài xuất dịch ở âm đạo, sau kỳ kinh thấy âm đạo xuất huyết.

Thời kỳ đầu xuất huyết là do tiếp xúc, hoặc xuất huyết không theo qui tắc nào. Khi

lượng máu mất nhiều, đau dữ dội, âm đạo ra máu liên tục là diễn biến nặng.

Hiện nay, theo YHHĐ điều trị bệnh này chủ yếu là dùng xạ trị hoặc hóa học

trị liệu, thủ thuật trị liệu, hoặc là điều trị tổng hợp. Tuy nhiên, tất cả phương pháp trị

Page 164: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

liệu trên đều có phạm vi thích ứng nhất định và đều có phản ứng phụ của thuốc,

bệnh nhân thường không muốn áp dụng.

1.1. Chẩn đoán theo YHHĐ.

- Ung thư cổ tử cung thời đầu khu trú ở lớp cơ, quan sát mắt thường không

phân biệt được, cần phải khám phụ khoa kết hợp kiểm tra xét nghiệm toàn thân, xét

nghiệm tế bào, sinh thiết, kiểm tra tổ chức học, soi âm đạo để chẩn đoán sớm, biết

được phạm vi của khối u.

+ Triệu chứng chủ yếu là âm đạo chảy máu, âm đạo xuất tiết dịch và đau

nhức buốt, mức độ nặng hay nhẹ liên quan đến thời gian sớm hay muộn.

+ Các giai đoạn lâm sàng: (tiêu chuẩn của Hội nghị phụ khoa Quốc tế, 1985

đến năm 1988 bắt đầu sử dụng ) chia làm 5 giai đoạn:

- Giai đoạn 0: nham nguyên vị tẩm thấm tiền nham.

- Giai đoạn I: xác định sinh thiết (tổn thương phát triển đến thân tử cung).

- Giai đoạn II: tổn thương vượt quá cổ tử cung lan đến <1/3 âm đạo.

- Giai đoạn III: u phát triển đến thành xương chậu (xâm phạm đến 1/3 âm đạo).

- Giai đoạn IV: u phát triển khắp tử cung và lan đến các cơ quan khác.

- Giai đoạn tiền nham thường có: loét cổ tử cung, ban đỏ kết hạch lồi ra hoặc

loét nát.

- Dựa vào mức độ phát triển người ta chia làm 3 mức:

+ Nhóm ngoài sinh dục, thể tựa như dạng hoa.

+ Nhóm trong sinh dục, nhóm kết hạch.

+ Nhóm loét mụn.

1.2. Theo quan niệm YHCT.

Bệnh cổ tử cung nham thường được mô tả trong các phạm trù, “băng lậu”

“đới hạ” “tạp sắc đới”. Nguyên nhân chủ yếu là do 3 tạng: can, tỳ, thận bị tổn

thương làm cho thấp nhiệt - nhiệt độc ngưng tụ ở bào cung. YHCT cho rằng: “ bệnh

thuộc về bản hư, tiêu thực”.

Điều trị bệnh vừa phối hợp thuốc uống trong, vừa phối hợp dùng ngoài, nâng

cao chức năng miễn dịch của cơ thể, phù chính, bồi bản, tiêu lưu kháng nham, bảo

tồn chức năng sinh dục và chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Ngoài ra, có

thể phối hợp hóa trị liệu, xạ trị để giảm bớt tác dụng phụ, cải thiện chứng trạng,

nâng cao hiệu qủa, kéo dài đời sống cho bệnh nhân.

Page 165: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Hiện nay, điều trị ung thư cổ tử cung phải dựa vào giai đoạn lâm sàng của

YHHĐ với biện chứng luận trị Trung y.

Ví dụ: thể “can thận âm hư” đa phần thuộc thấp nhiệt hạ trú, khí âm lưỡng

thương; thể kết hạch đa phần thuộc khí trệ huyết ứ. Hiện nay, người ta dùng đơn

thuần thuốc Trung dược có thể điều trị khỏi nham chứng trước khi có biến chứng di

căn.

Muốn đạt hiệu quả phải kết hợp hóa trị liệu, phóng xạ trị liệu hoặc điều trị kết

hợp với phẫu thuật, vận dụng thuốc thảo mộc có thể giảm được các biến chứng

phản ứng của đại tràng ,bàng quang, trực tràng. Tùy theo từng thời kỳ mà vận dụng

thuốc uống trong, thuốc dùng ngoài hay kết hợp cả hai.

2. Biện chứng luận trị.

+ Những điểm trọng yếu biện chứng:

Đặc điểm bệnh sinh của cổ tử cung nham là bản hư tiêu thực, hoặc hư thực

phối hợp nhưng phần nhiều là chứng hư. Vì vậy phải bổ ích xung nhâm, bồi bổ can

thận tỳ là phép tắc chủ yếu:

- Kiện tỳ ích khí, tư bổ can thận, phù dương cố thể (bản) chi pháp.

- Khí - huyết ứ trệ, nhiệt độc trệ lưu, hình thành tích tụ là tiêu thực.

- Ứng dụng lý khí hoạt huyết, hóa ứ nhuyễn kiên, trừ thấp giải độc, kháng

nham tiêu lưu.

+ Phương pháp điều trị:

Phải nắm vững tà chính thịnh - suy; chọn dùng trước công, sau bổ, công bổ

kiêm trị (thường thời đầu phải công, thời kỳ sau phải bổ). Nhìn chung không kể

sớm hay muộn đều phải chọn các vị thuốc kháng nham.

2.1. Biện chứng phương trị giai đoạn đầu.

2.2.1. Thể khí uất thấp khốn.

- Ức uất thương can, can khí uất kết, uất lâu thương tỳ, thủy thấp lâu thương

tỳ, thủy thấp nội đình uẩn kết xung nhâm dẫn đến bệnh. Nhìn chung hệ thống thần

kinh trung ương thất điều, chức năng của hệ thần kinh thực vật bị rối loạn là chủ

yếu, tình chí uất ức phiền táo; ngực, sườn chướng đầy, bất thử, tức nhiều, ăn kém

(nạp ngại), đới hạ bất chỉ, đục hoặc hồng, mạch huyền; lưỡi hơi xám, rêu trắng

mỏng hoặc vàng mỏng.

+ Phương pháp điều trị: sơ can lý khí, lợi thấp giải độc.

+ Phương thuốc thường dùng: “tiêu giao tán” gia thêm: bạch hoa xà thiệt

thảo, bán chi liên, sinh ý dĩ nhân, sơn đậu căn.

2.2.2. Thể khí - huyết ứ trệ

Page 166: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Tại chỗ tẩm thấm là chính thuộc kết hạch, triệu chứng toàn thân nghèo nàn,

đa phần do quá tổn thương thất tình, uất nộ ưu tư, khí trệ huyết ứ lâu ngày thành

kết, thường thấy đới hạ không nhiều cát hữu thấp hạ; tại chỗ bệnh lý cổ tử cung rắn

chắc, mạch huyền hoặc tế, đầu lưỡi hoặc rìa lưỡi có ban điểm ứ huyết, rêu trắng

mỏng.

+ Phương pháp điều trị: hoạt huyết - hóa ứ, nhuyễn kiên - tán kết.

+ Phương thuốc: “hoạt huyết kháng nham thang”, “kháng nham tán”.

Đương qui Trạch lan

Hổ trượng Ô dược

Bạch thược Xích thược

Hương phụ Đan sâm

Phục linh Trạch tả

Bạch mao đằng Bạch hoa xà thiệt thảo.

2.2.3. Thể thấp nhiệt ứ độc.

- Thấp uẩn hóa nhiệt, lâu mà kết độc, ứ trở bào lạc mà thành; đa phần ung thư

cổ tử cung do viêm nhiễm, đới hạ lượng nhiều, vàng trắng xen lẫn chất dính có màu

sắc như Socola; khí tắc nếu kiêm huyết ứ thành cục, lưng mỏi, bụng chướng đau,

miệng khô đắng, tiểu vàng, đại tiện táo, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng dày nhờn, mạch

huyền sác hoặc huyền hoạt sác.

+ Phương pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp - giải độc hóa ứ.

+ Phương thuốc: “bát chính tán hoá nhiệt”, “giải độc kháng nham thang”.

2.2. Biện chứng phương trị giai đoạn sau.

2.2.1. Thể tỳ thận dương hư.

- Lịch sử bất tiết, đa sản thương thân, xung nhâm khí - huyết trở trệ, nội kết ứ

độc; bệnh lâu ngày đới hạ băng lậu tiêu hao nhất định, toàn thân suy kiệt. Lâm sàng

phần nhiều đới hạ như nước, kinh nguyệt băng trung trọc hạ thần quyện (mệt mỏi,

vận động khí đoản), tứ chi không ấm, nạp ngại tiện lỏng, niệu trong dài, mạch tế,

lưỡi nhợt bệu mềm, rêu trắng mỏng nhờn.

+ Phương pháp điều trị: bổ thận kiện tỳ - ôn hóa thủy thấp - cố sáp chỉ đới.

+ Phương thuốc: “Nội bổ hoàn”, “sâm linh bạch truật tán”, “kháng nham phù

chính đan”, hoàng kỳ, khuẩn linh chi, ô tặc cốt, sao tây thảo căn, tử hà sa, a giao,

giác phiêu giao, lộc giác xương, huyết dư thán, sinh mẫu lệ, tang phiêu tiêu.

2.2.2. Thể can thận âm hư

Page 167: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Do thấp nhiệt uất kết, ứ độc trong cơ thể lâu ngày gây tổn thương phần âm,

can thận hao tổn xuất hiện triệu chứng nhiễm độc. Lâm sàng thấy âm đạo xuất huyết

không theo qui tắc, đới hạ vàng trắng, đầu choáng, tai ù, lưng đau mỏi, miệng khát,

tự hãn (mồ hôi trộm), tiểu tiện sáp đau, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ rêu sáng hoặc vàng

nhờn, mạch tế sác, huyền tế sác.

+ Phương pháp điều trị: tư dưỡng can thận - giải độc tán tích.

+ Phương thuốc: “bổ trung ích khí thang” gia thêm thuốc kháng nham.

- Giai đoạn sau của bệnh cổ tử cung nham diễn biến phức tạp, tà chính tương

tranh, phải kết hợp công bổ kiêm trị, tham khảo thêm các bài thuốc nghiệm phương,

để biện chứng luận trị.

+ Nếu kết hợp xạ trị và hoá dược trị thì phải chú ý các biến chứng phụ thường gặp.

- Phản ứng trực tràng: khi xạ trị nhiệt độc đều tổn thương trung tiêu thấp nhiệt

trở trệ, tỳ hư khí nhược, huyết mất thống nhiếp.

- Phản ứng lúc đầu: lỵ cấp hậu trọng ngày tới 10 lần hoặc hơn, phân lẫn niêm

dịch hoặc ra máu tươi, có khi tiện lỏng như nước, lưỡi có gai hồng, rêu vàng nhờn,

mạch tế sác. Điều trị phải thanh nhiệt - giải độc, kiện tỳ hóa thấp thường dùng

“bạch đầu ông thang” gia vị, giai đoạn sau phải dùng “sinh mạch tán” hợp với “bạch

đầu ông thang” gia vị (bạch đầu ông, tần bì, hoàng liên, hoàng bá).

- Phản ứng bàng quang: phải dùng “tri bá địa hoàng thang” gia thêm: biển

xúc, mộc thông, sa tiền tử. Nếu niệu huyết phải hợp phương “Tiêu kế ẩm tử” hợp

“nhị chí hoàn” (nữ trinh tử, hạn liên thảo).

- Biến chứng bạch cầu giảm:

Dương hư: phải ôn thận kiện tỳ, ích khí dưỡng huyết; thường dùng “qui tỳ

thang”, “bổ trung ích khí hoàn”, “du thang” (thục địa, đương qui, đẳng sâm, bạch

thược, xuyên khung, hoàng kỳ).

Âm hư: phải tư âm thanh nhiệt, ích khí sinh tân, thường dùng “tri bá địa

hoàng thang” + “sâm mạch tán”.

Nếu tâm phiền, thất miên thì thêm: hoàng liên, bá tử nhân, dạ giao đằng, thủ ô

đằng.Nếu tiểu đỏ đau thì thêm: đại kế, hoàng bá, ích nguyên tán; đại tiện táo thêm qua lâu

nhân.

Page 168: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Chương III

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ HƯ LAO

(SUY NHƯỢC CƠ THỂ) VÀ NGẢI TƯ BỆNH (HIV/AIDS)

HƯ LAO (SUY NHƯỢC CƠ THỂ)

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa.

Trung y mô tả suy nhược thần kinh trong phạm trù “ Bất mi “,“Kinh quí “,

“Kiện vong “mất ngủ hay mê. Triệu chứng chủ yếu là đau đầu nặng nề, trí nhớ

giảm, tâm quí, di tinh, suy nhược cơ thể, sức đề kháng giảm sút; gặp nhiều ở người

lao động trí óc, phát bệnh từ từ.

1.2. Nguyên nhân bệnh lý.

Suy nghĩ quá độ, tinh thần quá căng thẳng, do mắc một số bệnh mạn tính kéo

dài, chức năng tạng phủ mất điều hoà, tâm chủ thần khí, tâm khí hư tổn, tâm huyết

bất túc thận chủ tàng tinh, thận khí hư tổn, thận tinh bất túc.

Có thể thấy: kinh quí, kiện vong thất miên, đầu choáng, tai ù, đau lưng, di

tinh, lo lắng hại tỳ, tỳ hư huyết thiếu, ăn kém, mệt mỏi, tâm quí, mặt tiều tụy, kém

sắc, thấu chí không thư thái, làm cho can đởm khí uất và âm hư dương vượng, làm

ngực sườn đầy tức, miệng đắng, mất ngủ, đầu choáng, mắt hoa. Bệnh chủ yếu lệ

thuộc 4 tạng (tâm, tỳ, can, thận) bị mất điều hòa.

1.3. Biện chứng phương trị.

Tìm hiểu nguyên nhân phát bệnh, động viên tư tưởng người bệnh được tốt sẽ phát

huy tính tích cực giữa y sinh và bệnh nhân, quyết tâm chiến thắng bệnh tật; kết hợp điều

trị với lao động và thể dục liệu pháp; ăn uống sinh hoạt làm việc hợp lý. Lâm sàng chủ

Page 169: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

yếu dựa vào tình trạng hư hay thực của tạng phủ, chú ý đến bổ âm - dương và khí -

huyết.

2. Lâm sàng và thể bệnh.

2.1. Âm hư dương vượng.

- Đau đầu choáng váng, mắt hoa, tai ù, trí nhớ giảm (kiện vong), sức chú ý

không tập trung dễ phiền táo, tâm quí bất định, thắt lưng đau mỏi, chi gầy vô lực,

họng khô, miệng ráo, tiểu tiện vàng đỏ, đầu lưỡi ít rêu hoặc rêu vàng mỏng, mạch

huyền sác hoặc tế sác.

+ Phương pháp điều trị: tư âm giáng hoả - bình can tiềm dương.

+ Phương thuốc: “kỷ cúc địa hoàng hoàn” gia giảm (thang).

Thục địa 12g Sinh địa 12g

Sơn thù 12g Kỷ tử 10g

Cúc hoa 10g Sa sâm 10g

Toan táo nhân 10g Bá tử nhân 10g

Sắc uống ngày 1 thang. Nếu nhịp tim nhanh, tâm phiền mất ngủ, hay quên, di

tinh, tai ù, lưng và gối đau mỏi, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, đầu lưỡi đỏ, mạch

tế sác là chứng tâm thận bất giao; điều trị phải dùng “lục vị địa hoàng hoàn” gia

thêm: ngũ vị tử 8g, toan táo nhân 20g, bán hạ chế 6g, hoàng liên 4 - 6g.

2.2. Đởm hư đàm nghịch.

- Hư phiền thất miên, kinh quí hoặc đau đầu ẩu thổ, đại tiện lỏng nát, rêu lưỡi

trắng hoặc nhờn, mạch huyền hoặc sác hoặc kết.

+ Phương pháp điều trị: ôn đởm trừ đàm.

+ Phương thuốc: “ôn đởm thang”.

+ Gia giảm:

- Nếu đàm tụ thì gia thêm: viễn trí 8g, đởm nam tinh 12g.

- Nếu khí hư mạch kết thì gia thêm: đẳng sâm 16g.

- Nếu hư nhiệt đầu lưỡi đỏ thì gia thêm: thiên hoa phấn, bách hợp mỗi thứ đều 12g.

- Nếu rìa lưỡi có ban điểm ứ huyết, mạch súc thì gia thêm: đan sâm 16g, đào

nhân 12g, hồng hoa 8g.

2.3. Tâm tỳ lưỡng hư.

- Tâm quí kiên vong, huyền vựng, sắc mặt gầy bệch, khí đoản gầy gò, ngủ

hay mơ, dễ tỉnh giấc, ăn không ngon miệng, hoặc bụng đau tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu

trắng, mạch tế nhược.

Page 170: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Phương pháp điều trị: kiện tỳ dưỡng tâm - bổ huyết ích khí.

+ Phương thuốc: “qui tỳ thang gia giảm”.

Bạch truật 12g Đương qui 8g

Đẳng sâm 8g Hoàng kỳ 12g

Toan táo nhân 12g Phục thần 8g

Viễn trí 6g Long nhãn nhục 8g

Chích cam thảo 4g.

Nếu tinh thần ủy mị, đầu choáng, mắt hoa, hư phiền tâm qúi, tư hãn, mồm

lưỡi sinh nhọt, kinh nguyệt không đều, chất lưỡi hồng nhợt, rêu trắng mỏng, mạch

tế sác là tâm huyết bất túc thì dùng “bổ tâm hoàn”.

2.4. Thận dương hư.

- Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt nhợt trắng, lưng đau, chân mỏi, thân thể giá

lạnh, chi lạnh, dễ tỉnh giấc, đái đêm nhiều, tiểu tiện trong, liệt dương, táo tiết hoặc

di tinh, rêu lưỡi nhợt trắng, mạch trầm tế hoặc hư vô lực.

+ Phương pháp điều trị: ôn bổ thận dương.

+ Phương thuốc: “kim quĩ thận khí hoàn” hoặc “hữu qui ẩm”.

- Nếu mắt hoa, phát thoát (rụng tóc), lưng gối lạnh giá, di tinh, lưỡi mềm bệu

nhợt, rêu trắng mạch hư đại hoặc trì, tinh hư huyết thiếu, dương khí suy nhược thì

phải tuyên bổ âm - dương, dùng quế chi, long cốt, mẫu lệ thang.

3. Thuốc nam nghiệm phương.

3.1. Bài thuốc.

- Rễ của cây táo chua bỏ vỏ lụa 35g, đan sâm 16g; sắc nước 1 - 2h, chia 2 lần

uống trước khi ngủ trưa và trước khi đi ngủ buổi tối.

- Hy thiêm thảo 35g, ngũ vị tử 8g, hàm tu thảo 30g; sắc nước uống.

3.2. Châm cứu.

- Huyệt chính: an miênII, thần môn, nội quan (bình bổ, bình tả) ngày 1 lần

châm trước khi đi ngủ; có thể gia giảm thêm: ế minh, túc tam lý, tam âm giao.

- Huyệt phối hợp: an miênI, an miênII kích thích mạnh, không lưu châm, mỗi

ngày 1 lần trước khi đi ngủ, 7 - 10 ngày là 1 liệu trình.

NGẢI TƯ BỆNH

Page 171: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

(HIV, AIDS)

1. Đại cương.

1.1. Theo YHHĐ.

Theo YHHĐ, AIDS là tổng hợp các triệu chứng gây ra bởi sự suy giảm hệ

thống miễn dịch, đặc biệt do độc tố ngải tư bệnh (HIV).

Năm 1981, người ta phát hiện ra bản chất của bệnh là một loại bệnh truyền

nhiễm phạm vi rộng, lan truyền nhanh, bệnh biến đa dạng, phòng và điều trị đều

không kết quả rõ, bệnh phát triển toàn cầu, tỷ lệ tử vong cao ảnh hưởng rất lớn đến

kinh tế xã hội.

Trên lâm sàng, HIV gây tổn hại chủ yếu ở hệ thống miễn dịch của cơ thể,

xuất hiện tính chất đặc thù liên tục sự suy tổn miễn dịch tế bào, từ đó dẫn đến nhiều

cơ quan, tạng phủ phát sinh điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng và ác tính hóa.

Trong lâm sàng, người ta có thể chia ra 4 loại: thể phế, thể thần kinh trung ương, thể

vị trường, thể phát sốt không rõ nguyên nhân.

Cơ chế bệnh sinh của ngải tư bệnh là cơ thể người sau khi đã cảm nhiễm HIV thì

hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc khuyết hãm độc tố HIV và HIV thừa cơ xâm lấn tế

bào T hỗ trợ (TH, TCD4) tạo thành một lượng lớn tế bào T bị cảm nhiễm và phá hoại (vỡ

hạt); nghiêm trọng hơn là làm tổn hại đến công năng miễn dịch của cơ thể, làm cho sức đề

kháng của cơ thể giảm sút đối với tất cả các tác nhân gây bệnh( nhiễm trùng, vi khuẩn, ký

sinh trùng); từ đó phát sinh bệnh cơ hội do viêm nhiễm và thũng lưu (ác tính hóa).

1.2. Theo Y học cổ truyền.

Trung y căn cứ vào đặc điểm bệnh biến qui về các phạm trù chứng bệnh

“Thấp ôn “, “Ôn dịch “, “Hư tổn “. Nguyên nhân gây bệnh là người bệnh lao động

quá sức, ham muốn quá độ dẫn đến tổn thương thận tinh, dịch độc tà khí tự xâm

nhập vào cơ thể; hoặc tỳ vị bất kiện, sinh hóa chi nguyên, khí - huyết bất túc, dịch

độc cũng có thể thừa cơ mà nhập. Thời kỳ đầu chính hư tà thực, phần nhiều biểu

hiện triệu chứng của tà phạm phế; tiếp sau là tà khí vào sâu có thể thấy vệ khí,

doanh khí đồng bệnh, thậm chí là tà hãm tâm doanh. Do ở dịch độc thao liệt chính

khí tiêu hao lớn, khí - huyết tân dịch đều bất túc nên có thể xuất hiện các loại thực

chứng của: thận hư, tỳ hư, phế hư khác nhau.

Chính khí hư dễ dẫn đến ngoại tà, tà độc phục cảm và dẫn đến chính hư tà

thực thì bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

2. Chẩn đoán.

2.1. Dựa vào bệnh sử:

Có tiếp xúc với người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc có quan hệ tình dục với người bị

nhiễm HIV/AIDS hoặc là có dùng các dụng cụ truyền máu, truyền dịch, dịch thay thế máu.

Page 172: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

2.2. Những triệu chứng chính khi cảm nhiễm cấp tính.

Có phát sốt, bất thích, bì chẩn, đau khớp và toàn thân nổi hạch limpho. Sau

đó triệu chứng biến mất, bệnh nhân chuyển thành trạng thái vô chứng trạng, kháng

thể kháng HIV dương tính. Thời kỳ này có thể kéo dài 2 - 10 năm, trong đó

khoảng 25% người bệnh có thể phát sinh ngải tư bệnh với biểu hiện là phát sốt, thể

trạng giảm sút, mệt mỏi vô lực, giữa đêm tự hãn, ho khái thấu, ỉa chảy mãn tính

khoảng 1 tháng trở lên, miệng có mụn lở loét, toàn thân phát hạch sưng to, bì chẩn

(nổi mụn ngoài da), nghiêm trọng hơn là vỡ mủ lở loét. Xét nghiệm máu thấy: tế

bào limpho giảm thấp, tế bào bạch cầu giảm thấp, thiếu máu... thời kỳ sau, gọi là

thời kỳ toàn phát, có thể xuất hiện tất cả các triệu chứng nói trên tạo điều kiện thuận

lợi cho những viêm nhiễm và những u ác tính phát triển.

2.3. Kiểm tra xét nghiệm kháng thể kháng HIV trong huyết thanh.

- Tế bào limpho số lượng thấp, tỉ lệ CD4 / CD8 < 1.

- Xét nghiệm miễn dịch gắn men ELISA (+) (enzyme linked immunosorbert

assay).

- Western Blot (+) phát hiện nhiều loại kháng nguyên khác nhau do trọng

lượng phân tử (P24, gp41, gp120/160).

- Tế bào CD4 giảm thấp, hạch limpho sưng to ở toàn thân, triệu chứng bệnh lý

của hệ thống thần kinh biểu hiện rõ, xuất hiện giảm sút về trí tuệ và năng lực, chức

năng vận động của hệ thần kinh bị trở ngại.

3. Biện chứng và phương trị.

3.1. Tà phạm vệ khí.

- Triệu chứng chính là phát sốt, đau đầu, nôn khan hoặc là nôn mửa, ăn kém,

mệt mỏi, vô lực, đau họng khái thấu, ỉa chảy, phúc tả lưỡi nhợt, rêu trắng nhờn,

mạch phù hoạt sác.

+ Phương pháp điều trị: thanh nhiệt - giải độc - kiện tỳ lợi thấp.

+ Phương thuốc: “Ngân kiều tán” + “cam lộ tiêu độc đan” gia giảm.

Kim ngân hoa 15g Liên kiều 10g

Kinh giới 9g Bạch khấu nhân 10g

Cát cánh 6g Bán hạ 9g

Trúc diệp tâm 6g Hạnh nhân 9g

Hậu phác 6g Đạm đậu xị 12g

Page 173: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Hoắc hương 9g Sinh cam thảo 6g

Đồng thời cho uống “cam lộ tiêu độc đan” gia giảm (9g chia 2 lần: sáng, tối).

Nếu ăn uống kém hoặc là sau khi ăn không tiêu hóa được thì thêm: sơn tra, mạch

nha, cốc nha, mỗi thứ đều 10g. Nếu ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khát nửa đêm về

sáng, sốt giảm thì có thể dùng “uy tiên thang” gia giảm.

3.2. Khí doanh (huyết) lưỡng phạp.

- Bệnh nhân sốt cao liên tục không lui, khái huyết, nôn ra máu, hoặc là phát

ban lờ mờ, đầu thống, choạng vạng, phiền táo, thất miên; hoặc là mệt mỏi, vật vã,

đại tiện lỏng nát; hoặc là ỉa ra máu hoặc là tiện bế, lưỡi dáng, rêu vàng khô hoặc là

xám đen, mạch huyền sác.

+ Phương pháp điều trị: khí doanh lưỡng thanh - lương huyết giải độc.

+ Phương thuốc: “Thanh ôn bại độc ẩm” gia giảm, hợp dụng “Tử tuyết đan”.

Sơn chi 10g Hoàng cầm 10g

Hoàng liên 6g Chi mẫu 10g

Sạ can 10g Sinh địa 5g

Đan bì 10g Xích thược 10g

Huyền sâm 0g Liên kiều 12g

Trúc diệp 5g Cam thảo 5g

Thủy ngưu giác phấn ( bột sừng trâu ) 3g , hoà với nước sôi uống.

Sinh thạch cao 60g , sắc trước.

“Tử tuyến đan” dùng thêm 0,5g uống trong một ngày.

- Nếu như thần chí không minh mẫn hoặc là lúc tỉnh, lúc mê hoặc là loạn ngôn, nói

sảng, co giật có thể dùng thêm “An cung ngưu hoàng hoàn phối hợp với “câu đằng ẩm”.

+ Bài thuốc “câu đằng ẩm” có các vị thuốc sau:

Câu đằng 10g Địa long 10g

Đan bì 10g Toàn yết 10g

Đẳng sâm 15g Thiên ma 10g

Bản lam căn 15g Xích thược 10g

Linh dương giác 0,10g dạng bột uống ngoài. Mỗi ngày sắc một thang chia

làm hai lần uống.

- Ngoài ra có thể uống thêm “An cung ngưu hoàng hoàn” dùng từ 1 - 2 viên

một lần, mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần.

3.3. Phế khí âm lưỡng hư.

Page 174: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Biện chứng: phát sốt, ho khan, vô đàm hoặc đàm có máu khí đoản, hung

thống, khẩu can hầu thống, tư hãn, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc hóa lục hoặc không

rêu, mạch tế sác.

+ Phương pháp điều trị: bổ khí ích âm.

+ Phương thuốc: “Sinh mạch tán” gia vị.

Thái tử sâm 30g Mạch đông 15g

Ngũ vị tử 10g Thiên hoa phấn 10g

Hạnh nhân 10g Sinh địa 15g

A giao 12g (hoà vào nước uống).

+ Gia giảm:

- Nếu sợ lạnh, đau đầu thì gia thêm: sài hồ 10g, cát căn 15g.

- Khí đoản ngực bĩ nặng thì gia thêm: sơn dược 10g, qua lâu vỏ 10g.

- Ho nhiều thì gia thêm: hắc chi ma 20g, tri mẫu 10g.

- Nếu tiếp tục kỳ nhiệt thì gia thêm : tri mẫu 10g, địa cốt bì 15g.

- Nếu loa lịch ác hạch thì gia thêm: hạ khô thảo 10g, huyền sâm 10g, hoàng

dược tử 10g, miêu qua thảo 15g, mẫu lệ 15g.

3.4. Tỳ hư huyết hao.

- Triệu chứng: phúc tả ỉa lỏng nước hoặc dịch nhày là niêm dịch, nôn mửa

nôn khan, diện sắc bạch trắng vô hoa, gầy gò vô lực, bụng đau, ăn kém, khí đoản,

lưỡi nhợt hình bệu, rêu trắng mỏng, mạch tế nhược.

+ Phương pháp điều trị: bổ khí dưỡng huyết - kiện tỳ chỉ tả.

+ Phương dược: hợp pháp “qui tỳ thang” và “tứ quân tử thang”.

Sinh tây sâm 10g Bạch truật 10g

Vân linh 15g Hoàng kỳ 15g

Đương qui 15g Sơn dược 15g

Sao bạch thược 12g Khiếm thực 15g

Hồng táo 9 quả Khương bán hạ 10g

Sao biển đậu 10g Sinh cam thảo 6g

+ Gia giảm:

- Nếu tiết tả lâu ngày thì gia thêm: kha tử nhục 10g, liên tử 15g, nhục đậu khấu 10g.

- Nôn mửa nhiều thì gia thêm: trúc nhự 10g.

Page 175: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Nếu ho nhiều, khí đoản, gầy gò là phế tỳ lưỡng hư thì dùng thêm “lục quân

tử thang” và “sinh mạch tán” gia giảm.

- Nếu trên cơ sở tỳ hư lại kèm thêm thận tinh bất túc thì phải hợp phương “tứ

quân tử thang”, “tứ thần hoàn” đồng thời “kim quỹ thận khí hoàn” hoặc “thập toàn

đại bổ”.

3.5. Thận tinh hao tổn.

- Tiếp tục kỳ nhiệt hoặc triều nhiệt, gầy gò vô lực, khái thấu khí đoản, tự hãn, miệng

khô lưỡi ráo, lưng gối đau mỏi, đàm ho có máu, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác.

+ Phương pháp điều trị: tư âm giáng hỏa.

+ Phương thuốc: “Tri bá địa hoàng thang” gia giảm.

Tri mẫu 15g Sinh địa 15g

Sơn thù 10g Đan bì 10g

Hoàng bá 10g Ngũ vị tử 10g

Sơn dược 15g Phục linh 15g

Trạch tả 10g Mạch đông 10g

+ Gia giảm:

- Nếu lưỡi nhợt rêu trắng mỏng, mạch trầm tế thì gia thêm: bột tử hà sa 3g,

thỏ ty tử 15g, nhục dung 10g.

- Nếu triều nhiệt tư hãn nặng thì thêm: tần cửu 10g, trích miết giáp 10 (sắc trước).

- Nếu bì phu nổi mụn ngứa, lở loét thì gia thêm: địa phụ tử 10g, thổ phục linh 10g.

- Lạnh giá, co giật thì gia thêm: linh dương giác 2g (xung).

3.5. Nghiệm phương.

- Tử hoa địa đinh 30g, hãm trà uống. Chỉ định dùng cho những người xét

nghiệm huyết thanh có HIV1 (+).

- Bản lam căn 50g, hạ khô thảo 30g, sắc hãm thay trà. Chỉ định dùng cho

người xét nghiệm có HIV huyết thanh (+) mà chưa phát bệnh AIDS.

- “Hoàng kỳ chích cam thảo thang”: hoàng kỳ 20g, cam thảo 10g, tử thảo

15g, đan sâm 15g. Sắc nước uống, mỗi ngày một thang.

4. Tinh hoa lâm sàng (chọn lọc).

4.1. Theo Mag - Wolia Goh (Mỹ).

Tác giả đã cho 130 bệnh nhân AIDS uống thuốc thảo mộc dạng “trà thuốc”,

trong đó: 43 bệnh nhân uống trong thời gian dưới 3 tháng; 33 bệnh nhân uống từ 3 -

5 tháng, 27 bệnh nhân uống từ 6 - 24 tháng (có 19 bệnh nhân bỏ thuốc). Số bệnh

Page 176: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

nhân còn lại tiến triển tốt: tỷ lệ viêm nhiễm giảm thấp, trọng lượng tăng; tỷ lệ tế bào

CD4/CD8 tăng lên (bình thường CD4/CD8 = 1,91); số lượng hồng cầu tăng rõ rệt.

4.2.Theo báo cáo của Migamoto - Koji (tác giả Mỹ, 1996) :

Dùng bài thuốc “Tiểu sài hồ” điều trị cho 40 bệnh nhân đồng tính luyến ái bị

nhiễm HIV (không có triệu chứng lâm sàng 30 bệnh nhân, có triệu chứng tương tự

AIDS 4 bệnh nhân, AIDS 6 bệnh nhân) thấy có hiệu quả 65%. Các tác giả cho rằng:

dùng “tiểu sài hồ thang” có thể điều trị rộng rãi cho bệnh nhân nhiễm HIV trước khi

phát bệnh (tài liệu của Ngô Bá Bình - Mỹ Quốc dùng thuốc thảo mộc điều trị AIDS

tiến triển).

4.3. Biện chứng luận trị aids bằng thuốc Trung y.

- Theo báo cáo của Vương Kỳ - tạp chí Trung y (Thượng Hải, 4/1995), từ

tháng 2 năm 1992 đến 9 năm 1993, tác giả ứng dụng thuốc Trung y để điều trị 5000

lần cho bệnh nhân AIDS đã thu được kết quả nhất định. Tác giả cho rằng: thuốc

Trung y điều trị AIDS có những ưu thế rõ ràng.

- Phương pháp:

- Hư tắc bổ chi hoãn trị kỳ bản, lấy bổ khí kiện tỳ là chủ dùng bổ tỳ ích khí

phục phương (xung tế); uống dạng tễ; mỗi ngày 1 tễ, chia 3 lần, uống trong 3 tháng.

- Thực tắc tả chi, cấp trị kỳ tiêu tuỳ chứng chọn phương.

- Bổ hư tả thực, tiêu bản kiêm trị. Đối với hư thực thác tạp dùng pháp tiêu bản

đồng trị, dùng ích khí thanh nhiệt kiêm táo thấp, hoạt huyết lương huyết phục

phương chi trị đã thu được hiệu qủa nhất định.

+ Theo báo cáo của Tô Kỳ, dùng thuốc Trung y điều trị cho 30 bệnh nhân

AIDS tại một số nước Phi châu. Sau khi bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định

bằng lâm sàng và xét nghiệm, trong đó triệu chứng tương đương trùng hợp 6 bệnh

nhân, phát bệnh AIDS 24. Căn cứ vào biện chứng YHCT tác giả chia số bệnh nhân

làm 4 nhóm:

- Nhóm phế vị âm hư: 11 bệnh nhân; chọn dùng “sâm linh bạch truật tán”,

“bách hợp cố kim thang” gia giảm hoặc dùng “phù chính hợp tễ” gia giảm.

- Nhóm tỳ vị hư tổn: 7 bệnh nhân; chọn dùng “bổ trung ích khí thang”, “tiểu

sài hồ thang”, “ôn đởm thang” gia giảm và đều có thể dùng thêm “hương sa quân

lục hoàn” và “nhân sâm qui tỳ hoàn”.

- Nhóm tỳ thận lưỡng hao: 10 bệnh nhân; chọn dùng “tứ quân tử thang”, “tứ

thần hoàn” gia giảm hoặc “phù chính hợp tễ” gia giảm.

- Nhóm nhiệt thịnh đàm ẩm: 2 bệnh nhân; chọn dùng “an cung ngưu hoàng

hoàn”, “câu đằng ẩm” gia giảm.

Page 177: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Tất cả các bệnh nhân trên đều được ngừng thuốc tân dược. Hoàn toàn điều trị

theo biện chứng YHCT hoặc cho dạng thuốc sắc nâng cao chính khí phối hợp thành

phần chủ yếu của bài thuốc là: nhân sâm 12g, hoàng kỳ 20g, cam thảo 12g; nếu

nhấn mạnh chữa triệu chứng phải thêm: sài hồ 12g, cương tà 12g, phòng phong 15g.

Tuỳ chứng gia giảm mỗi ngày 1 thang sắc lấy 200ml nước chia 2 lần uống (sáng,

chiều).

- Kết quả: dùng từ 6 - 230 ngày, triệu chứng một số bộ phận được cải thiện,

máu thường qui chuyển biến tốt.

- Tác giả cho rằng: thời kỳ đầu của bệnh chính hư tà thực kết hợp phù chính

và trừ tà, căn cứ vào thể chất, có thể lấy trừ tà làm chủ hoặc phù chính là chủ.

- Nếu bản chất bệnh diễn biến phức tạp không thể nhất pháp nhất phương

được thì phải ứng dụng linh hoạt tùy theo biện chứng phương trị.

- Thời kỳ đầu và thời kỳ giữa thường có triệu chứng: phúc tả khái thấu, nga

khẩu sang, phát sốt.

- Giai đoạn này quan trọng là phải khống chế triệu chứng: phế kết hạch,

ngược tật, nga khẩu sang, bần huyết (thiếu máu).

Tóm lại: đánh giá bản chất bệnh thường dựa vào mạch; dựa vào biểu hiện ở

lưỡi. Tuy nhiên, viêm nhiễm là hội chứng thường gặp và cũng thường là nguyên

nhân dẫn đến tử vong. Vì vậy trên lâm sàng cần phân biệt giai đoạn bệnh hoãn hay

cấp, cấp chữa “ tiêu” ( triệu chứng ); hoãn chữa “bản” ( bổ chính khí ). Cần phải cân

nhắc và tiên lượng nặng nhẹ, điều trị kịp thời nhằm kéo dài đời sống hoặc nâng cao

chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. (Theo tài liệu Tô Thanh Luyện, Trung y tạp

chí Thượng Hải, 1990; 27).

ĐIỀU TRỊ CHỨNG CẢM SỐT, TRUYỀN NHIỄM

CẢM SỐT

1. Cảm mạo phong hàn.

- Triệu chứng: người gai rét, sợ lạnh, sợ gió, sốt nhẹ, đau vai gáy, đau đầu,

đau khắp người, mệt mỏi, hắt hơi sổ mũi, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng,

mạch phù.

+ Pháp điều trị: phát tán phong hàn.

Page 178: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Thuốc xông: bạc hà, kinh giới, tía tô, lá bưởi, lá chanh, lá sả, cúc tần. Mỗi

thứ một nắm rửa sạch đun sôi để xông, xông song lau sạch mồ hôi, ăn cháo hành

nóng, đắp chăn kín.

+ Thuốc uống:

Tía tô 10g, kinh giới 10g, địa liền 6g, bạc hà 10g, vỏ quýt 6g, bạch chỉ 6g,

gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang trong 3 ngày.

- Hào châm:

+ Huyệt chính: Phong trì, khúc trì, hợp cốc. Châm tả.

+ Huyệt phối hợp: Bát tà, bát phong. Châm bình bổ bình tả.

2. Cảm mạo phong nhiệt.

- Triệu chứng: sốt cao, sợ nóng, sợ gió, mặt đỏ, đau đầu, ra mồ hôi, khát

nước, chảy nước mũi đặc, ho đờm vàng, miệng khô đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi

vàng, mạch phù sác.

+ Pháp điều trị: phát tán phong nhiệt.

+ Thuốc uống:

Bạc hà 12g, bạch chỉ 4g, cỏ màn trầu 12g, địa liền 8g, cát căn 12g, cây cối

xay 10g, cam thảo đất 8g. Mỗi lần sắc cho vào 600ml sắc còn 300ml chia làm 2 lần

uống, ngày uống 1 thang. Khi đạt hiệu quả thì ngừng thuốc.

Hoặc dùng bài: địa liền 20g, cát căn 30g, bạch chỉ 50g. Dùng bột hoặc viên

ngày uống 2 lần mỗi lần 5g, uống trước bữa ăn.

- Châm: thường dùng hào châm:

+ Huyệt chính: hợp cốc, liệt khuyết, ngoại quan, khúc trì.

+ Huyệt phối hợp: châm tả các huyệt dương lăng tuyền, huyền chung, bát tà,

bát phong.

+ Nếu sốt cao có thể châm nặn máu trung xung 2 bên.

3. Say nắng, say nóng.

- Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, nới rộng khuy áo, quần.

- Châm chích nặn máu huyệt thập tuyên (có thể chỉ châm 2 huyệt trung

xung); hoặc dùng hào châm châm tả nhân trung, thừa tương.

- Khi bệnh nhân đã tỉnh, châm: đại truỳ, khúc trì, hợp cốc hoặc châm tả bát

tà, bát phong.

- Có thể cho uống thuốc thanh nhiệt giải thử kết hợp thanh nhiệt tả hoả giải

độc hoặc dưỡng âm sinh tân tuỳ theo trạng thái của bệnh nhân.

Page 179: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

ỈA CHẢY

1. ỉa chảy cấp tính.

1.1. ỉa chảy do phong hàn.

- Triệu chứng: bệnh nhân nóng rét, đau đầu, đau mình mẩy, bụng đầy đau, ỉa

chảy phân nhiều nước lổn nhổn, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

- Điều trị: tân ôn giải biểu, cầm ỉa chảy

- Thuốc: hương phụ 20g, búp ổi 20g, búp sim 20g, vỏ quýt 10g, củ sả 10g,

gừng tươi 8g. Sắc uống ngày 2 lần, mỗi lần 200ml, ngày 1 thang.

- Theo dõi sát bệnh nhân nếu mất nước phải kết hợp với Tây y.

- Cứu cách gừng huyệt thiên khu, lương môn, cứu hai huyệt thay đổi 15 - 2

phút, liệu trình 3 - 5 ngày.

1.2. ỉa chảy do thấp nhiệt.

- Triệu chứng: bụng đau phải đi ngoài ngay, phân màu vàng, hậu môn nóng

đỏ, tiểu tiện ít, màu đỏ, khát nước, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

- Điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, cầm ỉa chảy

- Thuốc: cát căn 20g, rau má sao10g, cam thảo dây 10g, mã đề sao 20g. Sắc

uống ngày 1 thang.

Nếu bệnh nhân có đau quặn bụng do co thắt đại tràng, có thể hào châm: thiên

khu, dương lăng tuyền, túc tam lý, địa cơ.

1.3. ỉa chảy do nhiễm độc thức ăn

- Triệu chứng: đau bụng, sau đại tiện thì đỡ đau, phân nặng mùi, rêu lưỡi

nhợt, mạch hoạt sác.

- Điều trị: tiêu thực đạo trệ.

- Thuốc: hương phụ 12g, củ sả 6g, vỏ quýt 6g, khổ sâm 16g, gừng khô 8g.

Sắc uống ngày 1 thang, uống khi thuốc còn ấm.

Nếu bệnh nhân có đau quặn bụng do co thắt đại tràng, có thể hào châm: thiên

khu, dương lăng tuyền, túc tam lý, địa cơ.

Page 180: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

2. ỉa chảy do tỳ vị hư hàn.

- Triệu chứng: sắc mặt nhợt, ăn kém, mệt mỏi, bụng đầy chướng sau khi ăn,

đại tiện lỏng, sống phân, chân tay lạnh, sợ lạnh, chất lưỡi bệu nhợt, rêu lưỡi trắng

mỏng, mạch trầm.

- Điều trị: ôn bổ tỳ vị, cầm ỉa chảy.

- Thuốc: bố chính sâm 12g, củ mài 12g, trần bì 6g, ý dĩ 12g, hương phụ 10g,

gừng khô 8g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống khi thuốc

còn ấm.

HỘI CHỨNG LỴ

1. Lỵ cấp tính.

- Triệu chứng: bệnh phát đột ngột, sốt cao, hoặc không sốt, mót rặn, đại tiện

nhiều lần, phân ít hoặc không có phân, phân có nhiều máu mũi, thường do lỵ trực

khuẩn hoặc đợt cấp của lỵ Amibe.

- Điều trị: thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết chỉ huyết.

Rau sam 15g, lá mơ lông 15g, khổ sâm 15g, cỏ sữa 12g. Sắc uống ngày một

thang: đổ 3 bát (600ml) nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống. Tiếp tục dùng cho

đến khi khỏi.

2. Lỵ mãn tính.

- Triệu chứng: đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện phân lúc táo lúc lỏng có máu

mũi, có thể gây ra trĩ, sa trực tràng.

- Điều trị: kiện tỳ hành khí, hoạt huyết trừ thấp.

Bố chính sâm 12g, ý dĩ 12g, trần bì 6g, rau má sao 15g, củ mài 12g, cỏ sữa

12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.

SỐT RÉT CƠN

- Triệu chứng: sốt rét run thành từng cơn hàng ngày hoặc cách nhật, sau sốt

vã mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù sác.

- Thuốc:

Page 181: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Bài 1: đại bi (đại phong ngải) 12g, rễ cây chàm mèo12g, hồng bì diệp (lá

quất hồng bì)12g, tía tô 12g. Mỗi ngày một thang sắc uống (600 ml sắc còn 300 ml)

cách uống như trên, uống thay trà có tác dụng phòng sốt rét.

+ Bài 2: đáo gia thảo (cây cỏ xước) 40g, mã tiên thảo (cỏ roi ngựa) 20g

Đổ 600ml nước sắc còn 300 ml chia uống thay nước trà, uống liền trong ba

ngày có tác dụng trị phòng sốt rét (ngược tật).

+ Bài 3: cóc mẳn (cúc mẳn, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo) 120g. Mỗi ngày

một thang sắc uống trước khi phát sốt 1 giờ (đổ 300 ml sắc còn 200 ml chia 3 lần

uống).

+ Bài 4: diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 80 - 120 gam. Đổ 300 ml sắc còn

150 ml chia 3 lần uống với 30 ml rượu trắng trước khi phát sốt 2 - 3 giờ.

- Châm: (I): túc tam lý, dương lăng tuyền, hợp cốc.

(II): địa cơ, khúc trì, ngoại quan.

Hai nhóm huyệt thay đổi; sốt rét tiên phát: điện châm 3 giờ châm 1 lần,

thường châm trước khi phát sốt 1 giờ.

DỰ PHÒNG VIÊM NÃO, MÀNG NÃO DO VI RÚT

- Triệu chứng: sốt cao kéo dài, đau đầu, buồn nôn, nếu nặng vật vã, co giật.

- Thuốc:

+ Bài 1: kim ngân hoa 100 - 120g, bạch hoa xà thiệt thảo 30 - 40g, lá ba chạc

(khô) 8 - 12g , rễ hoặc cành cây quán chúng, 6 - 8g. Cho vào 300ml sắc còn 150 ml

chia làm 3 lần uống hoặc uống thay nước trà, mỗi ngày 1 thang uống từ 5 - 7 ngày

tới khi hết sốt.

+ Bài 2: rễ cây quán chúng 6 - 8g, lá nhãn tươi 120 - 200g, lá hồng bì 120 -

200g, cam thảo bắc 15 - 20g. Cách sắc và uống như bài 1.

- Châm: (I): túc tam lý, bát phong.

(II): khúc trì, bát tà.

Hai nhóm thay đổi, có thể dùng điện châm hoặc hào châm ngày một lần, 10

lần châm là một liệu trình.

MỘT SỐ BÀI THUỐC DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Page 182: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

HBV, HIV VÀ AIDS

- Theo Bạch Vĩnh Ba và Vu Quân Ngọc (Bắc kinh ,1994), Mỹ Quốc Phong

(Thượng hảI, 1998) và theo kinh nghiệm của chúng tôi.

+ Bài 1: thiên hoa phấn (rễ cây qua lâu) 40g, hoàng kỳ 40g, xuyên tâm liên

20g, kim ngân hoa 40g, đan sâm 30g.

+ Bài 2: bạch hoa xà thiệt thảo 40 - 60g, rễ cà gai leo 20 - 30g, diệp hạ châu

(chó đẻ răng cưa) 30 - 40g, hoàng liên 8 - 12g.

+ Bài 3: (ngoài tác dụng như trên, còn có tác dụng cai nghiện ma tuý)

Kim tinh thảo 20g (thay bằng đại hoàng sắc kỹ liều 4g), đan sâm 30g, chỉ

thực 12g, ngải tượng 8g, hương phụ 12g, bạch thược 40g, hoài sơn 40g,

thiên hoa phấn 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 50g.

+ Bài 4: hổ trượng 20g, thanh đại diệp 30g, bạch truật 30g, ngư tinh thảo

40g. Cách sắc và cách uống như trên.

+ Bài 5: hoàng kỳ 40g, kim ngân hoa 40g, cam thảo 15g, cát sâm 30g, bạch

hoa xà thiệt thảo 40g, ngải tượng 6g.

Cách sắc của 5 bài thuốc trên đều mỗi ngày uống 1 thang, mỗi thang sắc 3

lần, mỗi lần cho vào 1000 ml - 1200 ml sắc còn 300 ml chia 3 lần uống, uống trong

7 - 10 ngày là một liệu trình, nếu đại tiện lỏng nát nhiều phải cho thêm 4 lát gừng

khô tương đương 12 - 15g. Cai nghiện ma tuý phải uống một liệu trình sau củng cố

3 thang / tháng.

ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH THẦN KINH

ĐAU THẦN KINH CHẨM LỚN DO LẠNH.

- Triệu chứng: đau đầu dữ dội vùng gáy lan lên đỉnh đầu, không nôn và

không buồn nôn, huyết áp không tăng.

- Điều trị:

- Thuốc: bài thuốc hạch tâm: bạch chỉ 12g, sinh khương 15g, ngải tượng 6g,

xấu hổ 20g. Sắc uống ngày một thang: cho 600ml nước sắc còn300ml, chia 3 lần.

- Châm:

Page 183: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Nhóm huyệt chính: phong trì: châm bổ, an miên II (từ phong trì đo ra trước

5 thốn và lui xuống dưới 0,5 thốn)

+ Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, xuất cốc, huyền chung, đại trữ.

Châm tả: kim dài châm xuyên tiếp cận với thần kinh và cơ. Có thể kết hợp

dùng cao sao vàng xoa bấm vào các huyệt trên, châm, xoa bấm đều 2 lần trong

ngày; liệu trình 5 – 7 ngày.

ĐAU THẦN KINH HỐC MẮT (CHỦ YẾU THẦN KINH SỐ

V NHÁNH MẮT.)

- Triệu chứng; đau đầu dữ dội vùng trán, vùng thái dương, không nôn, huyết

áp không tăng.

- Châm:

+ Huyệt chính: châm tả: đầu duy xuyên thái dương, dương bạch

+ Nhóm huyệt phụ: hợp cốc, thái xung (châm bổ).

Liệu trình và cách châm như (mục 2.1.).

VẸO CỔ CẤP (CO CỨNG CƠ THANG, CƠ ỨC ĐÒN CHŨM,

ĐAU ĐÁM RỐI THẦN KINH CỔ NÔNG)

- Bài thuốc: bạch chỉ 12g, sinh khương 15g, ngải tượng 6g, xấu hổ 20g, bạch

thược 15 - 20g, hy thiêm thảo 20 - 30g, rễ bạch hoa xà 20g. Sắc uống ngày một

thang: cho 1000ml nước sắc còn 300ml, chia 3lần uống. Nếu bệnh nhân không có

bệnh dạ dày - hành tá tràng có thể cho thêm thiên niên kiện 12g.

- Châm cứu:

+ Nhóm huyệt chính: phong trì, đại trữ xuyên phong môn, can du xuyên thận

du (châm tả).

+ Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, huyền chung (châm bổ).

Page 184: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Có thể dùng cao sao vàng, xoa bấm điểm kết hợp. Liệu trình và thủ thuật

châm như (2.1).

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY DO

THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ.

- Thuốc: sơn tra 6g, dây đau xương 12g, bạch hoa xà 20g, thần khúc 12g, rễ

cỏ xước 30g, chỉ xác 12g, thiên niên kiện 12g, ngải tượng 4g.

Cho vào 1000ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống sau bữa ăn.

- Châm cứu:

+ Nhóm huyệt chính: phong trì, kiên tỉnh, đại trữ xuyên phong môn, đại trữ,

kiên trinh.

+ Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, huyền chung, can du, tỳ du.

Nếu bệnh nặng ảnh hưởng đến vận động chi trên châm thêm kiên ngung

xuyên tý nhu, khúc trì xuyên thủ tam lý, ngoại quan xuyên nội quan.

Châm ngày một lần, có thể hào châm hoặc điện châm; liệu trình 7 ngày.

HỘI CHỨNG THẮT LƯNG HÔNG (ĐAU CÁC RỄ

THẦN KINH THẮT LƯNG).

- Thuốc: sơn tra 6g, dây đau xương 12g, bạch hoa xà 20g, thần khúc 12g, rễ

cỏ xước 30g, chỉ xác12g, thiên niên kiện12g, ngải tượng 4g, độc hoạt 15g, cốt khí

củ 20g, cẩu tích 20g, cát sâm 20g. Cho vào 1000ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần

uống sau bữa ăn.

- Châm cứu:

+ Nhóm huyệt chính: thận du xuyên đại trường du.

+ Nhóm huyệt phụ: châm giáp tích từ L1 – S1.

Nếu đau các rễ thần kinh thắt lưng cùng châm thêm bạch hoàn du, bát liêu,

nếu đau thần kinh cơ mông lớn châm trật biên.

Page 185: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Nếu đau thần kinh đùi, cơ bì đùi châm huyệt phong thị, cấp mạch (huyệt nằm

trên cùng đùi sát ngoài động mạch đùi), lương khâu, huyết hải).

Nếu đau rễ S1 châm huyệt uỷ trung, thừa sơn, tam âm giao.

Nếu đau rễ L5 châm huyệt dương lăng tuyền, túc tam lý, giải khê.

VIÊM BÌ THẦN KINH

- Thuốc: xấu hổ 20g, thương truật 12g, bạch hoa xà 20g, ngũ vị tử 6g, thiên

hoa phấn 20g, hoàng kỳ 30g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 8g. Cho vào 1000ml nước, sắc

còn 300ml, chia 3 lần uống sau bữa ăn.

- Châm cứu:

+ Huyệt chính: phế du, phong môn, cách du.

+ Huyệt phối hợp: khúc trì, hợp cốc, túc tam lý.

Viêm bì thần kinh thuộc thần kinh quay châm huyệt hậu tý nhu, khúc trì, liệt

khuyết, ngoại quan.

Viêm bì thần kinh mặt trước ngoài cẳng chân châm dương lăng tuyền, hạ

dương lăng tuyền, túc tam lý, phong long, giải khê.

Viêm bì thần kinh mặt trước đùi châm huyết hải, lương khâu, cấp mạch.

Phải chú ý đến chức năng phế khí và sự liên quan đến tiết đoạn thần kinh với

vùng da bị bệnh. Ngày châm từ 1 - 2 lần, 10 lần châm là 1 liệu trình.

LIỆT THẦN KINH VII NGOẠI VI.

- Bài thuốc như (2.4 và 2.1) kết hợp. Tuỳ theo nguyên nhân mà gia giảm:

Nếu do nhiễm trùng nhiễm độc thêm Kim ngân hoa 20 - 30g.

Nếu do chấn thương thêm đan sâm 20g, xuyên khung 06g, huyết giác 20g.

- Châm cứu:

+ Nhóm huyệt chính: hậu thính cung xuyên ế phong, hợp cốc đối diện.

+ Nhóm huyệt phụ: dương bạch xuyên thái dương.

- Quyền liêu xuyên hòa liêu

- Thừa khấp xuyên nghênh hương

- Giáp xa xuyên thừa tương hoặc địa thương.

Page 186: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Châm kim tiếp cận với thần kinh số VII, tác động 2 nhóm cơ vòng mi và

vòng môi. Có thể hào châm hoặc điện châm (cường độ và tần số từ thấp rồi tăng

dần).

LIỆT 1/2 NGƯỜI DO DI CHỨNG TBMMN.

- Thuốc: đan sâm 20g, cát sâm 20g, hoàng kỳ 30g, ngũ vị tử 8g, sa sâm 15g,

mạch môn 15g, bạch thược 20g, bạch truật 20g, đảng sâm 15g, mộc hương 08g.

- Châm:

+ Nhóm huyệt chính:

Chi trên: khúc trì xuyên thủ tam lý, ngoại quan xuyên dương trì, bát tà, trung

trữ thay đổi.

Chi dưới: túc tam lý xuyên thượng cự hư, huyền chung; giải khê xuyên hãm

cốc, bát phong, thái xung, túc lâm khấp thay đổi.

+ Nhóm huyệt phụ:

Chi trên: kiên ngung xuyên tý nhu; kiên tiền xuyên kiên hậu, kiên trinh, xích

trạch, tiểu hải.

Chi dưới: dương lăng tuyền, hạ dương lăng tuyền, huyết hải, lương khâu thay

đổi, thường kết hợp xoa bấm các huyệt trên.

RỐI LOẠN THẦN KINH CHỨC NĂNG

- Bài thuốc chung cho các thể:

Ngải tượng 4g, bạch thược 20g, hương phụ 12g, bạch truật 20g, chỉ xác

15g, đảng sâm 15g, đan sâm 20g, mộc hương 8g, xương bồ 12g.

Thể nấc, nôn, thêm: thảo quả 04g, đinh hương 04g, thị đế 08g, ngưu tất 20g.

Thể câm, điếc, liệt: tăng liều đan sâm, xương bồ, thêm hoàng kỳ, ngũ vị tử.

- Châm cứu: thái xung hoặc hành gian, tam âm giao.

+ Thể mất tiếng nói: châm huyệt thái uyên, liêm tuyền, hợp cốc.

+Thể nấc thêm túc tam lý, dương lăng tuyền hoặc cách du, cách quan.

+ Thể điếc châm nhĩ môn thính cung, hậu thính cung xuyên ế phong.

Page 187: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+Thể liệt, ngất lịm: nội quan, thần môn hoặc địa cơ, âm lăng tuyền.

ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH HỆ XƯƠNG, KHỚP,

CHỨNG PHONG THẤP

1. Đợt cấp của viêm đa khớp dạng thấp.

- Triệu chứng: phát bệnh đột ngột, khớp sưng nóng đỏ đau, sốt, khát, táo bón,

bứt rứt khó chịu, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, mạch phù sác.

- Điều trị: khu phong thanh nhiệt, trừ thấp hoạt huyết.

- Thuốc: thổ phục linh 12g, hy thiêm 16g, tỳ giải 12g, ké đầu ngựa 12g,

cành dâu 12g, ngưu tất 16g, lá lốt 10g, cà gai leo 12g.

Cách sắc: đổ 3 bát nước sắc còn lưng bát (200ml) ngày sắc uống 2 lần, sau

khi ăn. Ngày 1 thang.

- Châm cứu:

+ Chi trên: hợp cốc, khúc trì, ngoại quan, liệt khuyết.

+ Chi dưới: túc tam lý, âm lăng tuyền, tam âm giao.

Kết hợp á thị huyệt, hào châm hoặc điện châm 3 giờ một lần.; ngày có thể

châm 2 - 3 lần; 7 ngày là một liệu trình.

2. Loại mãn tính.

- Triệu chứng: đau nhức các khớp, đau tăng khi thay đổi thời tiết, đôi khi

khớp sưng nhẹ nhưng không nóng đỏ, cử động khó khăn, lâu ngày dẫn đến teo cơ

cứng khớp, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng, mạch trầm hoãn.

- Điều trị: khu phong, trừ thấp, hoạt huyết.

- Bài thuốc: thổ phục linh 16g, rễ lá lốt 12g, mã đề sao 16g, cành dâu 16g, ngưu tất

16g, đỗ đen sao 16g, sinh địa 16g, ý dĩ 16g. Cách sắc, uống như trên.

- Châm cứu: như (3.1.1.) cách ngày một lần, 10 lần là một liệu trình.

3. Đau khớp gối.

- Nhóm huyệt chính: lương khâu, huyết hải, độc tỵ, tất nhãn.

- Huyệt phối hợp: Cốc mạch, phong thị, túc tam lý, tam âm giao, châm ngày

từ 1- 2 lần, 10 ngày là một liệu trình.

Page 188: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Có thể phối hợp chích lể các điểm ngưng dịch, tụ huyết, huyết ứ, 2 ngày 1

lần; liệu trình châm 7 - 10 ngày.

4. Viêm quanh khớp vai.

- Nhóm huyệt chính: kiên tỉnh xuyên kiên ngung; kiên ngung xuyên tý nhu;

trung phủ xuyên vân môn.

- Huyệt phối hợp: huyền chung, dương lăng tuyền, khúc trì, ngoại quan, ngày

châm 1 lần, 7 - 10 ngày là một liệu trình.

5. Viêm khớp cùng chậu.

- Nhóm huyệt chính: bát liêu, khúc trì, túc tam lý.

- Huyệt phối hợp: bạch hoàn du, uỷ trung (bát liêu châm tả, khúc trì, túc tam

lý châm bổ) ngày châm từ 1 - 2 lần, 10 ngày là một liệu trình.

ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH HỆ HÔ HẤP

1. Ho.

1.1. Do phong hàn (cảm mạo do lạnh).

- Triệu chứng: đột ngột ho có đờm trắng loãng, phát sốt, sợ lạnh, đau đầu

ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

- Điều trị: tán phong hàn, giảm ho.

- Thuốc: tía tô 12g, trần bì 8g, bạch chỉ 6g, xạ can 10g, bách bộ 12g, húng chanh

10g, gừng tươi 3 lát. Cách sắc cho nước vào ngập thuốc, đun sôi nhanh 30 phút, chắt

khoảng 300ml uống khi còn nóng, ngày uống 2 lần sau khi ăn.

1.2. Do phong nhiệt.

- Triệu chứng: phát sốt, ho khạc đờm màu vàng, rát họng, tức ngực, môi khô,

chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

- Điều trị: sơ phong thanh nhiệt, giảm ho.

Lá dâu 15g, bạc hà 10g, cúc hoa 10g, kim ngân 12g, ngải cứu 12g, xạ can

10g. Cách sắc đổ 600ml nước sắc còn 200ml ngày sắc 2 lần uống sau khi ăn, sắc

uống ngày 1 thang, ngày uống 2 lần cho đến khi khỏi.

Page 189: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

1.3. Do phế âm hư (viêm phế quản mãn)

- Triệu chứng: ho khạc đờm trong nhiều năm liền, cũng có khi chỉ ho khan,

mỗi năm ho 3 tháng, thỉnh thoảng có những đợt bội nhiễm, người gầy sút, sốt nhẹ,

chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.

- Điều trị: tư âm, thanh phế, tiêu đàm, giảm ho.

- Thuốc: mạch môn 16g, rau má 20g, trần bì 6g, vỏ rễ dâu 16g, bách bộ

10g, bán hạ chế 6g. Sắc uống ngày 2 lần, 1 thang/ngày.

Nếu ho ra máu thì dùng: thiên môn 12g, mạch môn 15g, vỏ rễ dâu 12g, chi tử

12g, cúc hoa 12g, sinh địa 12g, cỏ nhọ nồi 15g, trắc bách diệp sao cháy 12g. Sắc

uống ngày 2 lần, 1 thang / ngày.

- Châm cứu: thể hàn thì cứu, nhiệt thì châm:

+ Huyệt chính: thông tỵ xuyên nghênh hương, hợp cốc, khúc trì.

+ Huyệt phối hợp: liêm tuyền, thiên đột. Có thể xoa cao sao vàng vào các

huyệt Tăng âm, thiên đột, thượng liêm tuyền. Ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

2. Bài thuốc điều trị nhiễm vi rút đường hô hấp trên.

Bạch hoa xà thiệt thảo (cỏ lưỡi rắn) 40 - 60g, kim ngân hoa 20 - 40g, ngũ

chỉ mao đào (rễ cây vú bò) 20 - 40g, ngưu đại lực (cát sâm) 20 - 30g. Mỗi ngày sắc

1 thang (mỗi thang sắc 3 lần, mỗi lần cho vào 1000 ml nước sắc còn 300 ml chia 3

lần uống).

3. Viêm họng

- Bài 1: bạc hà 8g, tô hạ hương (cây sau sau) 30g, thương nhĩ tử (ké đầu

ngựa) 20g. Mỗi ngày sắc uống một thang (cách sử dụng như trên).

- Bài 3: nga bất thực thảo (cây cóc mẳn) 30g, can dầu (glycerin) 70 ml, tất cả

trộn đều nhỏ, đặt hoặc tra mũi ngày 2 lần đến khi khỏi bệnh.

- Bài 4: nga bất thực thảo 15g, lá ba chạc 5g. Tất cả tán bột mịn thêm thủy

phiếm 5g tán bột, sau khi trộn đều tra vào mũi nhiều ít tùy điều kiện.

- Châm cứu:

+ Huyệt chính: thông tỵ xuyên nghênh hương, hợp cốc, khúc trì.

+ Huyệt phối hợp: liêm tuyền, thiên đột. Có thể xoa cao sao vàng vào các huyệt

tăng âm, thiên đột, thượng liêm tuyền. Ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

4. Viêm mũi dị ứng.

- Thuốc: ké đầu ngựa 20g, kim ngân hoa 20g, thiên văn thảo 15g, tô tử 12g,

bạch chỉ 10g, kinh giới tuệ 20g, xuyên khung 6g, bạch hoa xà 20g. Cho vào 600ml

nước, sắc còn 400ml nước , chia 2 lần uống trong ngày.

Page 190: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Châm:

+ Huyệt chính: thông tỵ xuyên nghênh hương, hợp cốc, khúc trì.

+ Huyệt phối hợp: liêm tuyền, thiên đột. Có thể xoa cao sao vàng vào các huyệt

tăng âm, thiên đột, thượng liêm tuyền. Ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

5. Viêm phế quản thể hen.

- Thuốc: tô tử 12g, cát cánh 8g, hoàng kỳ 20g, ma hoàng 12g, xuyên bối

mẫu 6g, bạch truật 20g, hạnh nhân 8g, cát sâm 20g, viễn trí 8g, cam thảo 8g, đỗ

trọng 15g, mạch môn 15g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 20g.

- Châm:

+ Huyệt chính: phong môn, phế du, hợp cốc, khúc trì.

+ Huyệt phối hợp: túc tam lý, huyết hải, xích trạch.

Hào châm hoặc điện châm ngày 1 lần, 7 ngày là một liệu trình.

6. Hen phế quản hỗn hợp.

Phối hợp: trung phủ, phong môn, phế du, chiên trung, thận du. Ngày châm từ

1- 2 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

ĐIỀU TRỊ CHỨNG BỆNH HỆ TIM MẠCH

1. Rối loạn chức năng thần kinh tim.

Phòng kỷ 20g, hoàng kỳ 30g, xích thược 20g, ngải tượng 4g, xương bồ 15g,

mẫu lệ nung 30g, kỷ tử 12g, thạch quyết minh 20g.

- Bài thuốc điều trị nhịp tim chậm:

Đan sâm 30g, bạch thược 20g, nhục quế 04g, xương bồ 15g, hoàng liên 8g,

ngũ vị tử 8g, hoàng kỳ 30g, ngải tượng 4g, cát sâm 30g. Sắc uống ngày 1 thang:

cho vào 1000ml nước sắc còn 300ml, chia 3 lần uống. Mười ngày là một liệu trình.

Page 191: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Châm cứu:

+ Nhóm huyệt chính: nội quan, thần môn hoặc tâm du, can du.

Nếu nhịp nhanh châm thêm tam âm giao, địa cơ, thái xung.

Nếu nhịp chậm châm thêm Giáp tích D12 - L1 → L5 - S1 hoặc Giáp tích D1 - D7.

Thường dùng hào châm, châm bổ, ngày châm từ 1 - 2 lần, 10 ngày là một liệu

trình.

2. Huyết áp thấp thứ phát hoặc tiên phát.

+ Huyệt chính: nội quan, thần môn, phong trì, bách hội, công tôn, lương

khâu hoặc giản sử, thần môn, xích trạch.

+ Huyệt phối hợp: túc tam lý, tam âm giao, dương lăng tuyền.

Có thể phối hợp với cứu ngải điếu kiểu chim mổ các huyệt trên, liệu trình

hào châm ngày 2 lần, 10 ngày là một liệu trình.

+ Nhĩ châm: thăng áp điểm, thượng thận và hạ nhĩ căn.

3. Choáng trụy mạch do huyết áp thấp thứ phát.

- Thuốc:

+ Bài 1: đảng sâm 30g, cát sâm 20g, can khương 12g, nhục quế 4 - 6g, đan

sâm 20g, xương bồ 15g. Sắc uống ngày một thang: Cho vào 600ml nước sắc còn

300ml chia 3 lần uống. Có thể tán bột mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần, hoà với

nước sôi, uống lúc thuốc còn ấm.

+ Bài 2: đảng sâm 30g, can khương 12g, ngô thù du 8g. Có thể tán bột hãm

trà uống ngày một thang, chia 4 - 6 lần uống, cứ 3 giờ uống một lần.

- Châm:

+ Nhóm huyệt chính: châm bổ thần môn, nội quan, công tôn, nhân trung

+ Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, hành gian. Liệu trình châm như trên.

4. Tăng huyết áp.

- Thuốc: ngưu tất 30g, kim ngân hoa 20g, ngải tượng 8g, trạch tả 20g, đại

hoàng 6g, đan sâm 30g, chỉ xác 20g, phòng kỷ 20g, bá tử nhân 15g. Sắc uống ngày

một thang: cho vào 1000ml sắc còn 300ml chia 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 3 giờ.

Một liệu trình: 7 - 10 ngày.

- Châm

+ Huyệt chính: thái xung hoặc hành gian, tam âm giao, dương lăng tuyền.

+ Huyệt phối hợp: phong trì, đầu duy, giản sử, âm khích, thần môn.

Page 192: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Nếu mắt mờ châm thêm can du, quang minh 4, nếu đau ngực châm như mục

(3.1); nếu liệt 1/2 người châm như (2.4).

5. Cơn đau thắt ngực.

- Thuốc: kỷ tử 12g, huyền sâm 20g, kim ngân hoa 30g, đan sâm 40g, xuyên

qui 15g, xích thược 20g, ngải tượng 6g, ngũ vị tử 8g, hoàng kỳ 30g, cát căn 20g,

nhục quế 8g, xuyên khung 6g. Cách sắc và uống như (5.4).

- Châm cứu:

+ Huyệt chính: nội quan hoặc giản sử, thần môn, xích trạch.

+ Huyệt phối hợp: tâm du, tam âm giao, địa cơ hoặc hợp cốc, nội quan, an

miên II.

Ngày châm 1 lần hoặc vào lúc có cơ đau, 10 ngày là 1 liệu trình.

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH HỆ TIÊU HÓA

1. Cơn đau dạ dày tá tràng.

- Bài thuốc cho thể đa toan:

Mẫu lệ nung 30g, hoàng liên 8g, ô tặc cốt 12g, ngô thù du 4g, bạch

thược20g, cam thảo 10g, bá tử nhân 12g.

- Bài thuốc cho thể thiểu toan:

Tạo giác tử 4g, hồi đầu thảo15g, sơn tra 4g, ngải tượng 6g, mộc hồ điệp (hạt

quả Núc nác)12g. Sắc uống ngày một thang: cho vào 600ml nước sắc còn 300ml,

chia 3 lần, uống trước bữa ăn

- Châm cứu: trung quản, lương môn, hoà liêu, thái xung.

- Phối hợp: can du, tỳ du, lương khâu, túc tam lý, tam âm giao.

Có thể kết hợp cứu ngải điếu nếu trạng thái bệnh nhân thuộc hư hàn, ngày

châm 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

2. Cơn đau quặn gan do sỏi ống mật chủ, túi mật.

- Thuốc: huyền sâm 20g, hoàng cầm 10g, hải kim sa 30g, kim ngân hoa 20g,

kim tiền thảo 30g, ngưu tất 20g, thạch vĩ 30g, mộc hương 10g, đại hoàng 4g, chỉ

thực 12g, râu mèo (mưu tu thảo) 30g. Sắc uống ngày một thang: cho vào 1000ml

nước sắc còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày.

- Châm:

+ Nhóm huyệt chính: nhật nguyệt, kỳ môn.

Page 193: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, túc tam lý. Có thể phối hợp với

chườm nóng tại chỗ.

+ Có thể phối hợp nhĩ châm: điểm túi mật, giao cảm, thần môn.

3. Cơn đau do co thắt đại tràng.

- Bài 1: cát căn 20g, rau má sao 10g, cam thảo dây 10g, mã đề sao 20g.

Sắc uống ngày 1 thang

- Bài 2: hương phụ 12g, củ sả 6g, vỏ quýt 6g, khổ sâm 16g, gừng khô 8g. Sắc

uống ngày 1 thang, uống khi thuốc còn ấm.

- Châm: thiên khu, chương môn, đại trường du, khí hải du, can du.

- Phối hợp: tam âm giao, địa cơ, chiếu hải có thể áp dụng cứu cách gừng trên

các nhóm huyệt thay đổi luân phiên:

- Nhóm 1: thiên khu, chương môn, tam âm giao.

- Nhóm 2: đại trường du, can du, khí hải du, chiếu hải hoặc địa cơ.

Có thể châm hoặc cứu thay đổi ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

4. Viêm đường dẫn mật.

- Huyệt chính: kỳ môn, nhật nguyệt, đởm du, can du.

- Huyệt phối hợp: dương lăng tuyền, túc tam lý, thái xung, duy đạo.

- Nếu sốt cao rét run châm thêm đại chùy, khúc trì, hợp cốc.

Hào châm hoặc điện châm đều dùng tả pháp, nếu sốt cao ngày châm 1 - 2

lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

5. Thuốc điều trị trĩ.

- Thuốc:

+ Bài 1: quyển bá (móng lưng rồng) 20 - 30g. Mỗi ngày 1 thang sắc chia 2

lần uống (thích ứng với trường hợp trĩ chảy máu)

+ Bài 2: quả xộp (vương bất lưu hành) 30g, trắc bách diệp 60g. Thêm vào 2

lít nước sắc còn 1 lít, lấy ra 200ml nước sắc chia làm 2 lần uống, nước còn lại

(800ml) hoà thêm nước lạnh vừa đủ ấm ngâm hậu môn ngày 2 lần.

- Châm:

(I): bát liêu, tỳ du, can du

(II): túc tam lý, dương lăng tuyền, tam âm giao.

Điện châm ngày một lần, hai nhóm huyệt luân phiên nhau. Liệu trình 7 ngày.

6. Bài thuốc điều trị sa trực tràng (thoát giang)

Page 194: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Thuốc uống: ngũ chỉ mao đào (cây vú bò) 40g, cát sâm (ngưu đại lực) 30g,

đẳng sâm 20g, chỉ xác (vỏ quả chanh già) 10g, đại hoàng (có thể thay rễ cây chút

chít) 6g. Sắc ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống.

- Thuốc ngâm: quả xộp, trắc bách diệp.

Châm: bách hội, túc tam lý, dương lăng tuyền, yêu du, bát liêu.

Châm thường hoặc điện châm ngày một lần, 7 lần châm là một liệu trình

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH HỆ TIẾT NIỆU

1. Viêm, sỏi đường tiết niệu.

- Thuốc:

+ Bài 1: kim tiền thảo 30g, sa tiền thảo 20g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 20g,

ngưu tất 20g, kim ngân hoa 30g, diệp hạ châu 30g. Sắc ngày 1 thang, chia làm 2 lần

uống, 7 - 10 ngày 1 liệu trình.

+ Bài 2: kim tiền thảo (lá mắt trâu) 60g, sa tiền thảo 40g, dương đề thảo (hạ

diệp hồng, ô căn) 30g, hải kim sa đằng (dây thòng bong) 40g, cây rau má, lá rau

muống, cuống rau răm 40g. Ngày sắc 1 thang chia làm 2 lần uống.

- Châm cứu: có thể hào châm kết hợp điện châm ngày 1 - 2 lần, 10 ngày là 1

liệu trình.

+ Huyệt chính: tam âm giao, duy đạo xuyên qui lai.

+ Huyệt phối hợp: túc tam lý, huyết hải, khí hải du, thận du, bàng quang du.

- Nếu có cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản, châm ngày 2 lần hoặc châm

vào cơn đau, liệu trình 7 ngày, thêm các huyệt:

+ Nhóm huyệt chính: duy đạo xuyên qui lai 2 bên, châm tả (có thể dùng điện

châm ) kim châm tiếp cận thần kinh hạ vị.

+ Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, tam âm giao (tả pháp),

2. Bí đái sau chấn thương.

- Bài thuốc: trắc bá diệp sao đen 20g, đan sâm 30g, bạch đầu ông 20g, lô căn

sao đen 30g, huyết giác 20g, hoàng bá 12g, xuyên khung 8g, thòng bong 30g, sa

nhân 12g, ngô thù du 4g, thạch vĩ 20g. Sắc uống ngày một thang: cho vào 1000ml

nước sắc còn 300ml chia 3 lần uống/ngày.

- Châm:

Page 195: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Nhóm huyệt chính: duy đạo xuyên qui lai (châm tả); trung cực xuyên khúc cốt.

+ Nhóm huyệt phụ: tam âm giao, thủy tuyền, địa cơ.

+ Kỹ thuật châm huyệt duy đạo: kim phải tiếp cận thần kinh hạ vị. Liệu trình

châm như trên.

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH HỆ SINH DỤC.

1. Hành kinh đau bụng (thống kinh).

- Thuốc: nga truật 12g, hồng hoa 10g, đan sâm 20g, ích mẫu thảo 20g, hương

phụ chế 12g, can khương 12g, ngưu tất 15g, bạch thược 20g. Sắc uống ngày một

thang: cho vào 600ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống. Nếu đại tiện táo thêm

Sinh địa 20g, qui thân 15g.

- Châm:

+ Huyệt chính: duy đạo xuyên qui lai; trung cực xuyên khúc cốt.

+ Huyệt phối hợp: thận du, bát liêu, yêu du, hành gian, thái xung.

Ngày châm hoặc cứu 1 lần, 7 ngày là một liệu trình.

2. Rối loạn kinh nguyệt.

2.1. Thể thực chứng.

- Lâm sàng: kinh nguyệt không đều, kinh trước kỳ, lượng nhiều, sắc hồng

hoặc tím bầm, hoặc có máu cục, mùi hôi, hành kinh kéo dài, có khí hư màu vàng,

lượng nhiều. Toàn thân: sắc mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

- Điều trị: lương huyết hoạt huyết, hành khí trừ thấp nhiệt.

- Thuốc: hương nhu 12g, ích mẫu 20g, cỏ nhọ nồi 12g, sinh điạ 12g, ngưu tất

12g, rau má 15g. Đổ 600ml sắc còn 200ml, uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống

trong ngày.

- Châm: châm tả tam âm giao, địa cơ, thái xung hoặc nhĩ châm điểm tử cung,

thượng thận, dưới vỏ.

2.2. Thể hư chứng.

- Triệu chứng: kinh trước kỳ lượng ít, hoặc nhiều, kinh kéo dài (rong kinh),

sắc nhạt màu loãng, khí hư trắng loãng.

- Toàn thân: mệt mỏi, ăn kém, đau vùng hạ vị, mất ngủ, chất lưỡi bệu, rêu

trắng, mạch trầm.

Page 196: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Điều trị: bổ khí, hoạt huyết điều kinh.

- Thuốc: hương nhu 8g, ngải cứu 10g, ích mẫu 15g, củ gai 12g, đỗ đen sao

12g, sinh địa 12g, lá mơ trắng 10g, bố chính sâm 12g. Cách sắc như trên.

Châm bổ túc tam lý, dương lăng tuyên, huyết hải. Nếu không đỡ có thể châm

bát liêu, yêu du. Châm bình bổ bình tả, ngày từ 1 - 2 lần. Một liệu trình là 7 ngày.

3. Viêm phần phụ.

- Thuốc: hải phiêu tiêu chế 12g, thanh đại diệp 20g, hoàng bá 10g, đỗ trọng

12g, thương truật 8g, kỷ tử 12g, bạch đầu ông 15g, ngô thù du 6g.

- Nếu đại tiện táo thêm hoàng liên 10g, thiên hoa phấn 20g.

Sắc ngày một thang: cho vào 600ml sắc còn 200ml chia 2 lần uống.

- Châm:

+ Huyệt chính: duy đạo xuyên qui lai, âm lăng tuyền, huyết hải.

+ Huyệt phối hợp: kỳ môn, nhật nguyệt, thận du, đại trường du, túc tam lý,

khúc trì.

- Nếu khí hư xích đới châm khúc trì, tam âm giao, túc tam lý.

- Nếu khí bạch đới châm thận du, can du, tỳ du.

4. Thuốc điều trị viêm tuyến vú.

- Thuốc:

+ Bài 1: tiên nhân trưởng (xương giồng bà) bỏ vỏ xanh, cắt nhỏ liều lượng

thích hợp, giã nát trộn thêm rượu trắng vừa đủ đắp vào nơi sưng đau, ngày đắp 1

lần.

+ Bài 2: bồ công anh 40g, cát sâm (ngưu đại lực) 30g, thài lài trắng (đạm trúc

diệp giả) 60g. Sắc uống ngày 1 thang, cách sắc như trên.

- Châm: châm tả hợp cốc, chiên trung, hạ nhĩ căn. Phối hợp túc tam lý, lương

khâu, thái xung. Châm ngày 1-2 lần. Một liệu trình là 7 ngày châm.

5. Viêm tinh hoàn.

- Thuốc: bản lam căn 12g, cỏ lưỡi rắn 20g, bạch đầu ông 15g, cát sâm 30g, bạch

thược 20g, xuyên qui 15g, hoàng kỳ 20g, cam thảo 8g, hạ khô thảo 30g, lệ chi hạch 12g.

Sắc uống ngày một thang: cho vào 600ml nước sắc còn 200ml uống trong ngày.

- Châm:

+ Huyệt chính: thái xung, dương lăng tuyền, túc tam lý.

+ Huyệt phối hợp: kỳ môn, nhật nguyệt, khúc trì, tam âm giao.

Hào châm hoặc điện châm ngày 2 lần sáng, chiều, 10 ngày là 1 liệu trình.

Page 197: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

6. Thiểu năng sinh dục do giảm hoặc mất khả năng cương.

- Thuốc: bạch thược 20g, đỗ trọng 12g, xích thược 20g, kỷ tử 12g, hoàng kỳ

nam 40g, ba kích thiên 12g, chỉ xác 20g, thạch hộc 20g, sa sàng tử 6g, viễn chí 8g,

ích trí nhân 10g, tiên mao (sâm cau) 30g.

Nếu đại tiện táo thêm bá tử nhân, thỏ ty tử. Nếu đại tiện lỏng thêm phá cố chỉ

6g, xuyên tiêu 4g, cam thảo 12g.

- Châm: huyệt chính: yêu du, bát liêu.phối hợp: dương lăng tuyền, thái xung,

tam âm giao, thận du, khí hải du, tỳ du, can du.

Kỹ thuật châm: bình bổ bình tả thường phối hợp với thuỷ châm Vitamin

nhóm B ngày châm 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần, 10 lần châm là 1 liệu trình.

7. Thiểu năng sinh dục do thiểu năng tinh trùng.

- Thuốc: thục địa 15g, thạch hộc 20g, ích trí nhân 12g, sơn thù 8g, kỷ tử

15g, cáp giới (bột) 4g, hoài sơn 20g, nhục quế 8g, trạch tả 15g, đỗ trọng 12g, hoàng

kỳ 30g, phục linh 12g, cam thảo 12g, ngải tượng 6g.

Sắc uống ngày một thang: cho 1000ml nước sắc còn 300ml chia 3 lần uống.

Nếu đại tiện lỏng thêm Sa nhân, can khương. Một liệu trình uống liên tục 30 ngày.

- Châm: huyệt chính: thận du, quan nguyên du, mệnh môn, phối hợp: tam âm

giao, túc tam lý, âm lăng tuyền.

Có thể chỉ định kết hợp xoa bấm huyệt vùng lưng chủ yếu là thận du, đại

trường du, dương quan, mệnh môn kết hợp với thủy châm Vitamin nhóm B vào

huyệt yêu du, bát liêu.

Châm hoặc thủy châm đều cách ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NGOÀI DA

1. Một số bài thuốc chữa bệnh ngoài da.

1.1. Thuốc dùng ngoài.

Tất cả các cây thuốc trong mhóm chữa bệnh ngoài da đều có thể sắc đặc lấy

nước hoặc giã tươi hoặc nấu thành cao tẩm gạc đắp lên vết thương.

Page 198: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Bài 1: bồ công anh 200g, trầu không 200g, phèn phi 20g. Đổ 2 lit nước sắc

còn 1/4 lít rửa vết thương, vết loét.

+ Bài 2: Ckeam Hn 20% là cao của cây bạch đồng nữ và cây mỏ quạ, liều

bằng nhau, đun cô đặc thành cao.

+ Bài 3: “Tứ hoàng tán: hoàng liên 100g, hoàng bá 100g, hoàng cầm 300g,

đại hoàng 100g. Tán bột rắc lên vết thương sau khi đã rửa sạch bằng nước muối

sinh lý hoặc sắc lấy nước rửa vết thương.

+ Bài 4: “Cao thống nhất”:

Bột cúc tần 8 phần, ngải cứu 4 phần, quế chi 1/6 phần, đại hồi 1/8 phần, sáp

ong 2 phần, dầu hoè vừa đủ. Nấu thành cao đắp vết thương kích thích tổ chức hạt

phát triển làm nhanh liền vết thương.

+ Bài 5: “Cao sinh cơ”:

Thạch cao 100g, khinh phấn 100g, xích thược 1 đ/c, hoàng đơn 3 đ/c, long

cốt 3 đ/c, nhũ hương 3 đ/c, một dược 3 đ/c. Nấu cao, đắp vết thương có tác dụng

tăng sinh cơ làm vết thương nhanh liền.

+ Bài 6: lá mỏ quạ: lá mỏ quạ tươi rửa sạch bỏ cọng giã nhỏ đắp vào vết

thương. Nếu vết thương xuyên thì phải đắp cả hai bên băng lại, mỗi ngày rửa và

thay băng một lần.

+ Bài 7: lá trầu không nấu với nước sôi để nguội thêm vào 8g phèn phi.

Dùng để rửa vết thương. Trường hợp vết thương tiến triển tốt nhưng lại đầy

thịt thì thêm lá Thòng bong liều bằng nhau hoặc thêm lá hàn the, tất cả giã nát đắp

vết thương.

1.2. Thuốc uống trong.

+ Bài 1: “ Ngưu bàng giải cơ thang”:

Ngưu bàng 8g, bạc hà 8g, kinh giới 12g, hạ khô thảo 15g, huyền sâm 12g,

liên kiều 8g, chi tử 8g, đan bì 8g. Sắc uống chữa vết thương nhiễm khuẩn, lở loét.

+ Bài 2: “Thấu nùng tán”:

Xuyên sơn giáp 3g, hoàng kỳ (sống) 40g, tạo giác 30g, đương qui 12g, xuyên

khung 10g. Sắc uống có tác dụng “khứ hủ, bài nùng” rất tốt, dùng cho vết thương

nhiễm khuẩn có nhiều dịch mủ, tổ chức hoại tử.

+ Bài 4: rau má tươi (tích tuyết thảo) 40g, đạm trúc diệp 20g, cóc mẳn (nga

bất thực thảo) 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 50g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2

lần uống, cách sắc như trên.

Page 199: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Bài 5: hoàng liên qui (thích hoàng liên) 20g, kim ngân hoa (ngân bất hoán)

20g, xuyên tâm liên (nhất kiến hỷ) 20g, cúc hoa dại (thư cúc hoa) 12g, thất

diệp nhất chi hoa (cây bảy lá một hoa) 10g. Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 2 lần

uống, cách sắc như trên.

+ Bài 6:" Ngũ vị tiêu độc ẩm":

Kim ngân hoa 20g, địa đinh 10g, cúc hoa 12g, thiên hoa phấn 15g, bồ công

anh 20g. Sắc uống ngày một thang có tác dụng điều trị tốt cả trường hợp viêm da

mủ, mụn nhọt lở loét ngoài da.

+ Bài 7: "Giải độc hoạt huyết thang":

Liên kiều 10g, đương qui 12g, lô căn 15g, chỉ xác 10g, xích thược 12g, hồng

hoa 10g, đào nhân 10g, cam thảo 6g, sài hồ 12g.

Sắc uống ngày một thang , có tác dụng điều trị các sẩn ngứa ngoài da do côn

trùng đốt hoặc sẩn ngứa do huyết nhiệt.

Ngoài ra có thể dùng các bài thuốc có tác dụng bổ khí huyết để nâng cao sức

đề kháng, làm vết thương mau lành.

2. Mụn nhọt.

- Triệu chứng:

- Tại chỗ: sưng nóng đỏ đau, sưng hạch bạch huyết lân cận. Vài ngày sau

mưng mủ, vỡ mủ hoặc khỏi thành sẹo hoặc lây sang nơi khác.

- Toàn thân: sốt cao, mất ngủ, táo bón, nước tiểu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng,

mạch sác.

- Điều trị: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, tiêu viêm.

- Thuốc đắp tại chỗ:

Khi mụn nhọt đang sưng tấy: lá cúc hoa trắng giã nát cho một chút muối, đắp

lên chỗ đau, ngày đắp 2 lần cho tới khi khỏi. Khi đã làm mủ: dùng gai bồ kết, lá

xoan và muối giã nhỏ đắp ngày 2 lần.

- Thuốc uống:

+ Giai đoạn viêm tấy:

Kim ngân 20g, sài đất 12g, ngưu tất 12g, bồ công anh 15g, vòi voi 10g, hạ

khô thảo 12g, ké đầu ngựa 12g, sinh địa 12g, cam thảo đất 8g. Một thang sắc ngày 2

lần, 1 lần uống 200ml, sau khi ăn.

+ Giai đoạn làm mủ và vỡ mủ:

Page 200: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Kim ngân 20g, sài đất 12g, ý dĩ 12g, bồ công anh 15g, thổ phục linh 12g,

khổ sâm 12g, ngưu tất 12g, cam thảo đất 6g, bạch chỉ 6g. Sắc uống ngày 1 thang,

ngày uống 2 lần.

+ Nếu mụn nhọt kéo dài, dùng lương huyết hoạt huyết.

Sinh địa 12g, vòi voi 12g, mạch môn 12g, kim ngân 12g, cỏ nhọ nồi 12g, sài

đất 12g, ngưu tất 12g, hạ khô thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, ngày uống 2 lần,

mỗi lần uống 200ml cho đến khi khỏi.

Châm: tả túc tam lý, huyết hải, tỳ du, vị du, hợp cốc, thiên ứng điểm.

Ngày châm 1 - 2 lần, 7 ngày là một liệu trình.

3. Trứng cá bọc do nội tiết.

- Thuốc: hải tảo 20g, côn bố 12g, phá cố chỉ 10g, xấu hổ tía 30g, bạch đầu

ông 12g, sa sâm 15g, cát sâm 30g, kim ngân hoa 20g, chỉ xác 15g, cẩu tích 30g,

hoài sơn 40g, viễn chí 10g .

Nếu là bệnh nhân nữ: thêm hải phiêu tiêu, hoàng bá, hương phụ, thiên trúc

hoàng, hạ khô thảo, nga truật, thạch vĩ.

- Châm:

+ Huyệt chính: châm xuyên nhĩ môn đến giáp xa, kim tiếp cận tới thần kinh

V. Hậu thính cung xuyên xuống ế phong, kim tiếp cận thần kinh VII

+ Huyệt phối hợp: hợp cốc, ngoại quan 2 bên hoặc túc tam lý, tam âm giao 2

bên. Các nhóm huyệt luân lưu thay đổi ngày châm từ 1- 2 lần.

- Liệu trình: 10 lần châm .

4. Bệnh lý tổ đỉa á sừng.

- Thuốc: thiên môn15g, xuyên qui 15g, thiên hoa phấn 20g, xích thược 20g,

xấu hổ tía 30g, kim ngân hoa 30g, kinh giới tuệ 15g, rau má 40g, bạch hoa xà 20g.

- Châm:

+ Huyệt chính: phế du, can du.

+ Huyệt phối hợp: túc tam lý, huyết hải, khúc trì.

- Nếu ở lòng bàn tay châm nội quan, giản sử, khúc trạch.

- Ở lòng bàn chân: tam âm giao, chiếu hải, công tôn, âm lăng tuyền.

+ Ở mu bàn tay châm ngoại quan xuyên dương trì; khúc trì xuyên thủ tam lý

và kết hợp với châm bát tà.

+ Ở mu bàn chân châm giải khê, túc lâm khấp, nội đình, bát phong.

Page 201: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

ĐIỀU TRỊ BỆNH NGŨ QUAN KHOA

1. Điều trị mắt đỏ sưng đau, viêm kết mạc cấp tính (bạo phát hoả nhãn)

- Thuốc:

+ Bài 1: dương đề thảo (diệp hạ hồng, cây rau má, lá rau muống, cuống rau

răm ) 60 - 100g dùng tươi rửa sạch bỏ rễ, lọc kỹ, tẩm gạc đắp lên mắt mỗi ngày từ 2

- 3 lần cho đến khi khỏi. Có thể đem sắc uống ngày 1 thang chia ngày 2 lần, mỗi lần

200ml.

+ Bài 2: dương đề thảo 4g, hạn liên thảo 4g, diệp hạ châu 8g, rau má

4g. Tất cả rửa sạch giã nát trộn thêm nước sắc vỏ Đại, lượng thích hợp đắp lên mắt

trước khi đi ngủ, đắp ngày 1 lần cho đến khi khỏi, bài thuốc còn có thể điều trị loét

giác mạc.

+ Bài 3: tang diệp (lá dâu) 12g, cúc hoa dại 16g, mộc tặc 40g, thảo quyết

minh 20g, kim ngân hoa đằng 30g. Mỗi ngày 1 thang: cho 600ml sắc còn 300ml

chia 2 lần uống.

- Châm cứu:

+ Huyệt chính: hợp cốc, thái dương, thái xung.

+ Huyệt phối hợp: đầu duy, dương bạch, dương lăng tuyền, hào châm hoặc

điện châm, ngày 1 - 2 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

2. Chắp lẹo mắt.

- Thuốc: xích thược 20g, thanh đại diệp 15g, hà thủ ô 20g, bạch đầu ông 2g,

kim ngân hoa 20g, hoàng liên 8g, hạ khô thảo 30g.

- Châm:

+ Huyệt chính: phế du, tỳ du, can du.

+ Huyệt phối hợp: hợp cốc, ngoại quan, thái xung, túc tam lý, dương lăng tuyền.

+ Huyệt tại chỗ: dương bạch, đầu duy xuyên thái dương; thừa khấp xuyên

nghênh hương.

3. Viêm thị thần kinh giảm thị lực.

- Thuốc: bài thuốc trên thêm cát cánh, huyền sâm, hoàng kỳ, ngũ vị tử, đan

sâm, xương bồ , cát sâm. Nếu có táo bón thêm kỷ tử, cúc hoa, cỏ lưỡi rắn.

- Châm:

Page 202: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Huyệt chính: dương bạch xuyên ngư yêu; đầu duy xuyên thái dương.

+ Huyệt phối hợp: thái xung, dương lăng tuyền, can du, tâm du.

+ Huyệt tại chỗ: huyệt tăng minh 1,2,3,4 (những huyệt này phải châm ở

những nơi có chuyên khoa sâu).

4. Cận thị học đường.

- Thuốc: cỏ lưỡi rắn 30g, phù bình 15g, kỷ tử 15g, thiên hoa phấn 30g, xích

thược 20g, đan sâm 20g, kinh giới tuệ 15g, bạch thược 15g, ngũ vị tử 8g, hà thủ ô

20g, kim ngân hoa 30g.

- Châm:

+ Huyệt chính: toán trúc, thừa khấp, quang minh, phong trì, can du, thận du.

+ Huyệt phối hợp: túc tam lý, tam âm giao, dương lăng tuyền. Hào châm

bình bổ bình tả, ngày 1 lần, lưu châm 30’, 10 lần là 1 liệu trình.

5. Điều trị viêm tai giữa hóa mủ.

- Thuốc:

+ Bài 1: trần bì 4g, minh phàn (sao) 10g. Cả hai tán bột mịn hoà dung dịch

15% để lau tai hoặc thổi bột vào tai tùy lượng thích hợp.

+ Bài 2: minh phàn (sao): 8g. Tán bột mịn cho vào túi mật lợn (mật tươi)

phơi gió (âm can) cho khô, tán bột mịn thổi vào tai hoặc lau tai (hoà thành dung

dịch 10%, nhỏ vào tai hoặc lau tai, ngày 2 lần).

- Châm:

+ Huyệt chính: nhĩ môn, hậu thính cung, hợp cốc .

+ Huyệt phối hợp: tam âm giao, túc tam lý, khúc trì, thận du.

Hào châm hoặc điện châm. Ngày châm 2 lần lưu châm 30 phút, 7 ngày là

một liệu trình.

6. ù tai giảm thính lực.

- Thuốc: hà thủ ô 20g, xuyên khung 8g, cẩu tích 20g, sinh địa 20g, đan sâm

30g, kim ngân hoa 30g, thạch hộc 20g, xương bồ 15g, thiên trúc hoàng 10g, trạch tả

15g, hoàng kỳ 20g, ngải tượng 4g.

Nếu ỉa lỏng: thêm nhục quế, sa nhân, ích trí nhân.

Sắc uống ngày một thang: cho 1000ml sắc còn 400ml chia 4 lần uống trong

ngày. Mỗi ngày một thang, 30 ngày là một liệu trình.

- Châm:

+ Huyệt chính: hợp cốc, xích trạch, quan xung, thái khê, chiếu hải, ngư tế.

Page 203: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Huyệt phối hợp: ngoại quan, nội đình, tam âm giao.

Các nhóm huyệt có thể luân lưu thay đổi, ngày châm 1 lần, lưu châm 30

phút, 10 ngày là 1 liệu trình.

7. Điều trị viêm mũi dị ứng.

- Thuốc:

+ Bài 1: thương nhĩ tử (ké đầu ngựa) 20g, tô hạ hương (câysau sau) 30g, bạc

hà 8g. Mỗi ngày sắc uống một thang (cách sử dụng như trên).

+ Bài 2: nga bất thực thảo (cây cóc mẳn) 30g, can dầu (glycerin) 70 ml.

Tất cả tán bột nhỏ, đặt hoặc tra mũi ngày 2 lần đến khi khỏi bệnh.

+ Bài 3: nga bất thực thảo (cóc mẳn) 15g, lá ba chạc 5g. Tất cả tán bột mịn

thêm thủy phiếm 5g, tán bột trộn đều tra vào mũi nhiều ít tùy điều kiện.

- Châm:

+ Huyệt chính: thượng tinh, suất cốc, thông tỵ xuyên nghênh hương.

+ Phối hợp: phong trì, hợp cốc, khúc trì, hợp cốc, liệt khuyết. Ngày châm 1-2

lần, một liệu trình 7 ngày.

8. Điều trị chứng chảy máu cam.

- Thuốc:

+ Bài 1: trắc bá diệp 16g, hạn liên thảo 20g, bạch mao căn 30g. Sao vàng sắc

mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần uống, mỗi lần đổ 600 ml sắc còn 200 ml chia 2 lần

uống, ngày sắc 2 lần

+ Bài 2: sơn chi tử (hạt dành dành) 16g, trắc bá diệp 12g, đạm trúc diệp (lá

trúc cảnh) 12g. Sao vàng, cách sắc và uống như bài thuốc trên.

- Châm: tả túc tam lý, công tôn, hợp cốc. thường cứu 2 huyệt ẩn bạch. Ngày

châm 1-2 lần, liệu trình 7 ngày.

9. Điều trị viêm amydan cấp tính.

- Thuốc:

+ Bài 1: vô hoạn tử căn (rễ cây bồ hòn) 30g, xỉ mai căn (Ilex asprella champ)

30g, hoả khôi màu (cây thồm lồm) 20g, sơn đại đao (cửu tiết mộc, bời lời)15g.

Dùng tươi hoặc phơi âm can, mỗi ngày sắc uống 1 thang: đổ 1000 ml sắc còn 300

ml chia 2 lần uống, mỗi thang sắc 2 lần. Uống liền trong 5 - 7 ngày đến khi khỏi

mới ngừng thuốc.

+ Bài 2: nhất kiến hỷ (xuyên tâm liên) 20g, kim ngân hoa 30g, mộc hồ diệp

(quả cây núc nác) 8g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang: đổ 600 ml sắc còn 300 ml chia 2

lần uống trong ngày.

Page 204: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Có thể phơi khô hoặc sấy khô tán bột mỗi ngày dùng 6 - 10g hoà với nước

sôi: ngậm 2 - 3 phút rồi uống .

- Châm: hợp cốc, tăng âm, liêm tuyền. Phối hợp: túc tam lý, xích trạch,

khổng tối. Ngày châm 1 - 2 lần, 7 ngày là một liệu trình.

10. Điều trị viêm họng mạn tính.

- Thuốc:

+ Bài 1: liễu ca vương căn (cây niệt gió dùng rễ) 10g, lưỡng diện châm căn

12g, lá ba chạc 20g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang: đổ 600 ml sắc còn 200 ml, đun sôi

nhỏ lửa trong 3 giờ còn 100 ml chia 2 lần uống.

+ Bài 2: vô hoạn tử căn (rễ cây bồ hòn) 35g, lưỡng diện châm căn 12g, bạc hà 4g,

cam thảo 8g, thổ ngưu tất 12g, ngân bất hoán (hoàng đằng chân vịt) 20g. Mỗi ngày sắc

uống một thang: đổ 1000ml sắc còn 300ml, chia 3 lần uống. Uống 5 - 7 ngày.

- Châm: hợp cốc, liêm tuyền, nhân nghinh, phù đột. Phối hợp túc tam lý, xích

trạch, hợp cốc, khúc trì. Cách ngày châm 1 lần, 10 lần châm là một liệu trình.

11. Điều trị loét môi miệng.

- Thuốc:

+ Bài 1: sơn chi tử 20g, đạm trúc diệp 12g, mao căn (rễ cỏ tranh) 40g, diệp

hạ châu 40g. Sắc uống ngày một thang: cho vào 600 ml nước sức lấy 150 ml chia 3

lần uống, ngày sắc 2 lần. Có thể dùng dương đề thảo phơi hoặc sấy khô tán bột mịn

chấm hoặc rửa vào vết loét ngày 1 - 2 lần.

+ Bài 2: xỉ mai căn (Ilexaspaella champ) 20g, lá cây ba chạc 20g, thảo long

(toàn cây nụ đinh, đinh nam) 20g - 30g. Sắc uống ngày 1 thang: đổ vào 600ml nước

sắc lấy 200ml chia 2 lần uống, ngày sắc 2 lần.

- Châm cứu:

+ Huyệt chính: địa thương, hợp cốc, lao cung, liêm tuyền, thông lý, chiếu

hải.

+ Huyệt phối hợp: tam âm giao, thần môn, thất miên.

Nếu đau nhiều có thể áp dụng chích lể ngoại kim tân, ngoại ngọc dịch, châm

bình bổ bình tả ngày 1 lần lưu châm 30 phút, 10 ngày là 1 liệu trình.

12. Điều trị bệnh về răng (nha can, nha thống, nha chu viêm).

- Thuốc: lưỡng diện châm căn (rễ cây lưỡng diện châm) 120g, liễu ca vương

căn (rễ liễu ca vương) 30g, thêm 50% rượu trắng (500ml) ngâm trong 1 tuần sau

Page 205: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

chắt thuốc ra dùng tăm bông (bông cầu) chấm thuốc vào chỗ đau (lưu ý thuốc độc

không được uống).

- Châm: quyền liêu, liệt khuyết, hợp cốc, nhĩ môn xuyên thính hội.

- Phối hợp tam âm giao, địa cơ, thận du, tỳ du, vị du. Ngày châm 1 - 2 lần, 7

ngày là một liệu trình.

VẸO CỔ CẤP (CO CỨNG CƠ THANG, CƠ ỨC ĐÒN CHŨM,

Page 206: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

ĐAU ĐÁM RỐI THẦN KINH CỔ NÔNG)

- Bài thuốc: bạch chỉ 12g, sinh khương 15g, ngải tượng 6g, xấu hổ 20g, bạch

thược 15 - 20g, hy thiêm thảo 20 - 30g, rễ bạch hoa xà 20g. Sắc uống ngày một

thang: cho 1000ml nước sắc còn 300ml, chia 3lần uống. Nếu bệnh nhân không có

bệnh dạ dày - hành tá tràng có thể cho thêm thiên niên kiện 12g.

- Châm cứu:

+ Nhóm huyệt chính: phong trì, đại trữ xuyên phong môn, can du xuyên thận

du (châm tả).

+ Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, huyền chung (châm bổ).

Có thể dùng cao sao vàng, xoa bấm điểm kết hợp. Liệu trình và thủ thuật

châm như (2.1).

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY DO

THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ.

- Thuốc: sơn tra 6g, dây đau xương 12g, bạch hoa xà 20g, thần khúc 12g, rễ

cỏ xước 30g, chỉ xác 12g, thiên niên kiện 12g, ngải tượng 4g.

Cho vào 1000ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống sau bữa ăn.

- Châm cứu:

+ Nhóm huyệt chính: phong trì, kiên tỉnh, đại trữ xuyên phong môn, đại trữ,

kiên trinh.

+ Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, huyền chung, can du, tỳ du.

Nếu bệnh nặng ảnh hưởng đến vận động chi trên châm thêm kiên ngung

xuyên tý nhu, khúc trì xuyên thủ tam lý, ngoại quan xuyên nội quan.

Châm ngày một lần, có thể hào châm hoặc điện châm; liệu trình 7 ngày.

VIÊM BÌ THẦN KINH

Page 207: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Thuốc: xấu hổ 20g, thương truật 12g, bạch hoa xà 20g, ngũ vị tử 6g, thiên

hoa phấn 20g, hoàng kỳ 30g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 8g. Cho vào 1000ml nước, sắc

còn 300ml, chia 3 lần uống sau bữa ăn.

- Châm cứu:

+ Huyệt chính: phế du, phong môn, cách du.

+ Huyệt phối hợp: khúc trì, hợp cốc, túc tam lý.

Viêm bì thần kinh thuộc thần kinh quay châm huyệt hậu tý nhu, khúc trì, liệt

khuyết, ngoại quan.

Viêm bì thần kinh mặt trước ngoài cẳng chân châm dương lăng tuyền, hạ

dương lăng tuyền, túc tam lý, phong long, giải khê.

Viêm bì thần kinh mặt trước đùi châm huyết hải, lương khâu, cấp mạch.

Phải chú ý đến chức năng phế khí và sự liên quan đến tiết đoạn thần kinh với

vùng da bị bệnh. Ngày châm từ 1 - 2 lần, 10 lần châm là 1 liệu trình.

ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Page 208: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

1. Đợt cấp của viêm đa khớp dạng thấp.

- Triệu chứng: phát bệnh đột ngột, khớp sưng nóng đỏ đau, sốt, khát, táo bón,

bứt rứt khó chịu, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, mạch phù sác.

- Điều trị: khu phong thanh nhiệt, trừ thấp hoạt huyết.

- Thuốc: thổ phục linh 12g, hy thiêm 16g, tỳ giải 12g, ké đầu ngựa 12g,

cành dâu 12g, ngưu tất 16g, lá lốt 10g, cà gai leo 12g.

Cách sắc: đổ 3 bát nước sắc còn lưng bát (200ml) ngày sắc uống 2 lần, sau

khi ăn. Ngày 1 thang.

- Châm cứu:

+ Chi trên: hợp cốc, khúc trì, ngoại quan, liệt khuyết.

+ Chi dưới: túc tam lý, âm lăng tuyền, tam âm giao.

Kết hợp á thị huyệt, hào châm hoặc điện châm 3 giờ một lần.; ngày có thể

châm 2 - 3 lần; 7 ngày là một liệu trình.

2. Loại mãn tính.

- Triệu chứng: đau nhức các khớp, đau tăng khi thay đổi thời tiết, đôi khi

khớp sưng nhẹ nhưng không nóng đỏ, cử động khó khăn, lâu ngày dẫn đến teo cơ

cứng khớp, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng, mạch trầm hoãn.

- Điều trị: khu phong, trừ thấp, hoạt huyết.

- Bài thuốc: thổ phục linh 16g, rễ lá lốt 12g, mã đề sao 16g, cành dâu 16g, ngưu tất

16g, đỗ đen sao 16g, sinh địa 16g, ý dĩ 16g. Cách sắc, uống như trên.

- Châm cứu: như (3.1.1.) cách ngày một lần, 10 lần là một liệu trình.

3. Đau khớp gối.

- Nhóm huyệt chính: lương khâu, huyết hải, độc tỵ, tất nhãn.

- Huyệt phối hợp: Cốc mạch, phong thị, túc tam lý, tam âm giao, châm ngày

từ 1- 2 lần, 10 ngày là một liệu trình.

- Có thể phối hợp chích lể các điểm ngưng dịch, tụ huyết, huyết ứ, 2 ngày 1

lần; liệu trình châm 7 - 10 ngày.

4. Viêm quanh khớp vai.

- Nhóm huyệt chính: kiên tỉnh xuyên kiên ngung; kiên ngung xuyên tý nhu;

trung phủ xuyên vân môn.

- Huyệt phối hợp: huyền chung, dương lăng tuyền, khúc trì, ngoại quan, ngày

châm 1 lần, 7 - 10 ngày là một liệu trình.

5. Viêm khớp cùng chậu.

Page 209: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Nhóm huyệt chính: bát liêu, khúc trì, túc tam lý.

- Huyệt phối hợp: bạch hoàn du, uỷ trung (bát liêu châm tả, khúc trì, túc tam

lý châm bổ) ngày châm từ 1 - 2 lần, 10 ngày là một liệu trình.

Page 210: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH HỆ HÔ HẤP

1. Ho.

1.1. Do phong hàn (cảm mạo do lạnh).

- Triệu chứng: đột ngột ho có đờm trắng loãng, phát sốt, sợ lạnh, đau đầu

ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

- Điều trị: tán phong hàn, giảm ho.

- Thuốc: tía tô 12g, trần bì 8g, bạch chỉ 6g, xạ can 10g, bách bộ 12g, húng chanh

10g, gừng tươi 3 lát. Cách sắc cho nước vào ngập thuốc, đun sôi nhanh 30 phút, chắt

khoảng 300ml uống khi còn nóng, ngày uống 2 lần sau khi ăn.

1.2. Do phong nhiệt.

- Triệu chứng: phát sốt, ho khạc đờm màu vàng, rát họng, tức ngực, môi khô,

chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

- Điều trị: sơ phong thanh nhiệt, giảm ho.

Lá dâu 15g, bạc hà 10g, cúc hoa 10g, kim ngân 12g, ngải cứu 12g, xạ can

10g. Cách sắc đổ 600ml nước sắc còn 200ml ngày sắc 2 lần uống sau khi ăn, sắc

uống ngày 1 thang, ngày uống 2 lần cho đến khi khỏi.

1.3. Do phế âm hư (viêm phế quản mãn)

- Triệu chứng: ho khạc đờm trong nhiều năm liền, cũng có khi chỉ ho khan,

mỗi năm ho 3 tháng, thỉnh thoảng có những đợt bội nhiễm, người gầy sút, sốt nhẹ,

chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.

- Điều trị: tư âm, thanh phế, tiêu đàm, giảm ho.

- Thuốc: mạch môn 16g, rau má 20g, trần bì 6g, vỏ rễ dâu 16g, bách bộ

10g, bán hạ chế 6g. Sắc uống ngày 2 lần, 1 thang/ngày.

Nếu ho ra máu thì dùng: thiên môn 12g, mạch môn 15g, vỏ rễ dâu 12g, chi tử

12g, cúc hoa 12g, sinh địa 12g, cỏ nhọ nồi 15g, trắc bách diệp sao cháy 12g. Sắc

uống ngày 2 lần, 1 thang / ngày.

- Châm cứu: thể hàn thì cứu, nhiệt thì châm:

+ Huyệt chính: thông tỵ xuyên nghênh hương, hợp cốc, khúc trì.

+ Huyệt phối hợp: liêm tuyền, thiên đột. Có thể xoa cao sao vàng vào các

huyệt Tăng âm, thiên đột, thượng liêm tuyền. Ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

2. Bài thuốc điều trị nhiễm vi rút đường hô hấp trên.

Page 211: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Bạch hoa xà thiệt thảo (cỏ lưỡi rắn) 40 - 60g, kim ngân hoa 20 - 40g, ngũ

chỉ mao đào (rễ cây vú bò) 20 - 40g, ngưu đại lực (cát sâm) 20 - 30g. Mỗi ngày sắc

1 thang (mỗi thang sắc 3 lần, mỗi lần cho vào 1000 ml nước sắc còn 300 ml chia 3

lần uống).

3. Viêm họng

- Bài 1: bạc hà 8g, tô hạ hương (cây sau sau) 30g, thương nhĩ tử (ké đầu

ngựa) 20g. Mỗi ngày sắc uống một thang (cách sử dụng như trên).

- Bài 3: nga bất thực thảo (cây cóc mẳn) 30g, can dầu (glycerin) 70 ml, tất cả

trộn đều nhỏ, đặt hoặc tra mũi ngày 2 lần đến khi khỏi bệnh.

- Bài 4: nga bất thực thảo 15g, lá ba chạc 5g. Tất cả tán bột mịn thêm thủy

phiếm 5g tán bột, sau khi trộn đều tra vào mũi nhiều ít tùy điều kiện.

- Châm cứu:

+ Huyệt chính: thông tỵ xuyên nghênh hương, hợp cốc, khúc trì.

+ Huyệt phối hợp: liêm tuyền, thiên đột. Có thể xoa cao sao vàng vào các huyệt

tăng âm, thiên đột, thượng liêm tuyền. Ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

4. Viêm mũi dị ứng.

- Thuốc: ké đầu ngựa 20g, kim ngân hoa 20g, thiên văn thảo 15g, tô tử 12g,

bạch chỉ 10g, kinh giới tuệ 20g, xuyên khung 6g, bạch hoa xà 20g. Cho vào 600ml

nước, sắc còn 400ml nước , chia 2 lần uống trong ngày.

- Châm:

+ Huyệt chính: thông tỵ xuyên nghênh hương, hợp cốc, khúc trì.

+ Huyệt phối hợp: liêm tuyền, thiên đột. Có thể xoa cao sao vàng vào các huyệt

tăng âm, thiên đột, thượng liêm tuyền. Ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

5. Viêm phế quản thể hen.

- Thuốc: tô tử 12g, cát cánh 8g, hoàng kỳ 20g, ma hoàng 12g, xuyên bối

mẫu 6g, bạch truật 20g, hạnh nhân 8g, cát sâm 20g, viễn trí 8g, cam thảo 8g, đỗ

trọng 15g, mạch môn 15g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 20g.

- Châm:

+ Huyệt chính: phong môn, phế du, hợp cốc, khúc trì.

+ Huyệt phối hợp: túc tam lý, huyết hải, xích trạch.

Hào châm hoặc điện châm ngày 1 lần, 7 ngày là một liệu trình.

6. Hen phế quản hỗn hợp.

Page 212: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Phối hợp: trung phủ, phong môn, phế du, chiên trung, thận du. Ngày châm từ

1- 2 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

ĐIỀU TRỊ CHỨNG BỆNH HỆ TIM MẠCH

1. Rối loạn chức năng thần kinh tim.

Phòng kỷ 20g, hoàng kỳ 30g, xích thược 20g, ngải tượng 4g, xương bồ 15g,

mẫu lệ nung 30g, kỷ tử 12g, thạch quyết minh 20g.

- Bài thuốc điều trị nhịp tim chậm:

Đan sâm 30g, bạch thược 20g, nhục quế 04g, xương bồ 15g, hoàng liên 8g,

ngũ vị tử 8g, hoàng kỳ 30g, ngải tượng 4g, cát sâm 30g. Sắc uống ngày 1 thang:

cho vào 1000ml nước sắc còn 300ml, chia 3 lần uống. Mười ngày là một liệu trình.

- Châm cứu:

+ Nhóm huyệt chính: nội quan, thần môn hoặc tâm du, can du.

Nếu nhịp nhanh châm thêm tam âm giao, địa cơ, thái xung.

Nếu nhịp chậm châm thêm Giáp tích D12 - L1 → L5 - S1 hoặc Giáp tích D1 - D7.

Thường dùng hào châm, châm bổ, ngày châm từ 1 - 2 lần, 10 ngày là một liệu

trình.

2. Huyết áp thấp thứ phát hoặc tiên phát.

+ Huyệt chính: nội quan, thần môn, phong trì, bách hội, công tôn, lương

khâu hoặc giản sử, thần môn, xích trạch.

+ Huyệt phối hợp: túc tam lý, tam âm giao, dương lăng tuyền.

Có thể phối hợp với cứu ngải điếu kiểu chim mổ các huyệt trên, liệu trình

hào châm ngày 2 lần, 10 ngày là một liệu trình.

+ Nhĩ châm: thăng áp điểm, thượng thận và hạ nhĩ căn.

Page 213: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

3. Choáng trụy mạch do huyết áp thấp thứ phát.

- Thuốc:

+ Bài 1: đảng sâm 30g, cát sâm 20g, can khương 12g, nhục quế 4 - 6g, đan

sâm 20g, xương bồ 15g. Sắc uống ngày một thang: Cho vào 600ml nước sắc còn

300ml chia 3 lần uống. Có thể tán bột mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần, hoà với

nước sôi, uống lúc thuốc còn ấm.

+ Bài 2: đảng sâm 30g, can khương 12g, ngô thù du 8g. Có thể tán bột hãm

trà uống ngày một thang, chia 4 - 6 lần uống, cứ 3 giờ uống một lần.

- Châm:

+ Nhóm huyệt chính: châm bổ thần môn, nội quan, công tôn, nhân trung

+ Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, hành gian. Liệu trình châm như trên.

4. Tăng huyết áp.

- Thuốc: ngưu tất 30g, kim ngân hoa 20g, ngải tượng 8g, trạch tả 20g, đại

hoàng 6g, đan sâm 30g, chỉ xác 20g, phòng kỷ 20g, bá tử nhân 15g. Sắc uống ngày

một thang: cho vào 1000ml sắc còn 300ml chia 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 3 giờ.

Một liệu trình: 7 - 10 ngày.

- Châm

+ Huyệt chính: thái xung hoặc hành gian, tam âm giao, dương lăng tuyền.

+ Huyệt phối hợp: phong trì, đầu duy, giản sử, âm khích, thần môn.

Nếu mắt mờ châm thêm can du, quang minh 4, nếu đau ngực châm như mục

(3.1); nếu liệt 1/2 người châm như (2.4).

5. Cơn đau thắt ngực.

- Thuốc: kỷ tử 12g, huyền sâm 20g, kim ngân hoa 30g, đan sâm 40g, xuyên

qui 15g, xích thược 20g, ngải tượng 6g, ngũ vị tử 8g, hoàng kỳ 30g, cát căn 20g,

nhục quế 8g, xuyên khung 6g. Cách sắc và uống như (5.4).

- Châm cứu:

+ Huyệt chính: nội quan hoặc giản sử, thần môn, xích trạch.

+ Huyệt phối hợp: tâm du, tam âm giao, địa cơ hoặc hợp cốc, nội quan, an

miên II.

Ngày châm 1 lần hoặc vào lúc có cơ đau, 10 ngày là 1 liệu trình.

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH HỆ TIÊU HÓA

Page 214: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

1. Cơn đau dạ dày tá tràng.

- Bài thuốc cho thể đa toan:

Mẫu lệ nung 30g, hoàng liên 8g, ô tặc cốt 12g, ngô thù du 4g, bạch

thược20g, cam thảo 10g, bá tử nhân 12g.

- Bài thuốc cho thể thiểu toan:

Tạo giác tử 4g, hồi đầu thảo15g, sơn tra 4g, ngải tượng 6g, mộc hồ điệp (hạt

quả Núc nác)12g. Sắc uống ngày một thang: cho vào 600ml nước sắc còn 300ml,

chia 3 lần, uống trước bữa ăn

- Châm cứu: trung quản, lương môn, hoà liêu, thái xung.

- Phối hợp: can du, tỳ du, lương khâu, túc tam lý, tam âm giao.

Có thể kết hợp cứu ngải điếu nếu trạng thái bệnh nhân thuộc hư hàn, ngày

châm 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

2. Cơn đau quặn gan do sỏi ống mật chủ, túi mật.

- Thuốc: huyền sâm 20g, hoàng cầm 10g, hải kim sa 30g, kim ngân hoa 20g,

kim tiền thảo 30g, ngưu tất 20g, thạch vĩ 30g, mộc hương 10g, đại hoàng 4g, chỉ

thực 12g, râu mèo (mưu tu thảo) 30g. Sắc uống ngày một thang: cho vào 1000ml

nước sắc còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày.

- Châm:

+ Nhóm huyệt chính: nhật nguyệt, kỳ môn.

+ Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, túc tam lý. Có thể phối hợp với

chườm nóng tại chỗ.

+ Có thể phối hợp nhĩ châm: điểm túi mật, giao cảm, thần môn.

3. Cơn đau do co thắt đại tràng.

- Bài 1: cát căn 20g, rau má sao 10g, cam thảo dây 10g, mã đề sao 20g.

Sắc uống ngày 1 thang

- Bài 2: hương phụ 12g, củ sả 6g, vỏ quýt 6g, khổ sâm 16g, gừng khô 8g. Sắc

uống ngày 1 thang, uống khi thuốc còn ấm.

- Châm: thiên khu, chương môn, đại trường du, khí hải du, can du.

- Phối hợp: tam âm giao, địa cơ, chiếu hải có thể áp dụng cứu cách gừng trên

các nhóm huyệt thay đổi luân phiên:

- Nhóm 1: thiên khu, chương môn, tam âm giao.

- Nhóm 2: đại trường du, can du, khí hải du, chiếu hải hoặc địa cơ.

Page 215: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Có thể châm hoặc cứu thay đổi ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

4. Viêm đường dẫn mật.

- Huyệt chính: kỳ môn, nhật nguyệt, đởm du, can du.

- Huyệt phối hợp: dương lăng tuyền, túc tam lý, thái xung, duy đạo.

- Nếu sốt cao rét run châm thêm đại chùy, khúc trì, hợp cốc.

Hào châm hoặc điện châm đều dùng tả pháp, nếu sốt cao ngày châm 1 - 2

lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

5. Thuốc điều trị trĩ.

- Thuốc:

+ Bài 1: quyển bá (móng lưng rồng) 20 - 30g. Mỗi ngày 1 thang sắc chia 2

lần uống (thích ứng với trường hợp trĩ chảy máu)

+ Bài 2: quả xộp (vương bất lưu hành) 30g, trắc bách diệp 60g. Thêm vào 2

lít nước sắc còn 1 lít, lấy ra 200ml nước sắc chia làm 2 lần uống, nước còn lại

(800ml) hoà thêm nước lạnh vừa đủ ấm ngâm hậu môn ngày 2 lần.

- Châm:

(I): bát liêu, tỳ du, can du

(II): túc tam lý, dương lăng tuyền, tam âm giao.

Điện châm ngày một lần, hai nhóm huyệt luân phiên nhau. Liệu trình 7 ngày.

6. Bài thuốc điều trị sa trực tràng (thoát giang)

- Thuốc uống: ngũ chỉ mao đào (cây vú bò) 40g, cát sâm (ngưu đại lực) 30g,

đẳng sâm 20g, chỉ xác (vỏ quả chanh già) 10g, đại hoàng (có thể thay rễ cây chút

chít) 6g. Sắc ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống.

- Thuốc ngâm: quả xộp, trắc bách diệp.

Châm: bách hội, túc tam lý, dương lăng tuyền, yêu du, bát liêu.

Châm thường hoặc điện châm ngày một lần, 7 lần châm là một liệu trình

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH HỆ TIẾT NIỆU

1. Viêm, sỏi đường tiết niệu.

- Thuốc:

Page 216: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Bài 1: kim tiền thảo 30g, sa tiền thảo 20g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 20g,

ngưu tất 20g, kim ngân hoa 30g, diệp hạ châu 30g. Sắc ngày 1 thang, chia làm 2 lần

uống, 7 - 10 ngày 1 liệu trình.

+ Bài 2: kim tiền thảo (lá mắt trâu) 60g, sa tiền thảo 40g, dương đề thảo (hạ

diệp hồng, ô căn) 30g, hải kim sa đằng (dây thòng bong) 40g, cây rau má, lá rau

muống, cuống rau răm 40g. Ngày sắc 1 thang chia làm 2 lần uống.

- Châm cứu: có thể hào châm kết hợp điện châm ngày 1 - 2 lần, 10 ngày là 1

liệu trình.

+ Huyệt chính: tam âm giao, duy đạo xuyên qui lai.

+ Huyệt phối hợp: túc tam lý, huyết hải, khí hải du, thận du, bàng quang du.

- Nếu có cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản, châm ngày 2 lần hoặc châm

vào cơn đau, liệu trình 7 ngày, thêm các huyệt:

+ Nhóm huyệt chính: duy đạo xuyên qui lai 2 bên, châm tả (có thể dùng điện

châm ) kim châm tiếp cận thần kinh hạ vị.

+ Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, tam âm giao (tả pháp),

2. Bí đái sau chấn thương.

- Bài thuốc: trắc bá diệp sao đen 20g, đan sâm 30g, bạch đầu ông 20g, lô căn

sao đen 30g, huyết giác 20g, hoàng bá 12g, xuyên khung 8g, thòng bong 30g, sa

nhân 12g, ngô thù du 4g, thạch vĩ 20g. Sắc uống ngày một thang: cho vào 1000ml

nước sắc còn 300ml chia 3 lần uống/ngày.

- Châm:

+ Nhóm huyệt chính: duy đạo xuyên qui lai (châm tả); trung cực xuyên khúc cốt.

+ Nhóm huyệt phụ: tam âm giao, thủy tuyền, địa cơ.

+ Kỹ thuật châm huyệt duy đạo: kim phải tiếp cận thần kinh hạ vị. Liệu trình

châm như trên.

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH HỆ SINH DỤC.

1. Hành kinh đau bụng (thống kinh).

- Thuốc: nga truật 12g, hồng hoa 10g, đan sâm 20g, ích mẫu thảo 20g, hương

phụ chế 12g, can khương 12g, ngưu tất 15g, bạch thược 20g. Sắc uống ngày một

Page 217: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

thang: cho vào 600ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống. Nếu đại tiện táo thêm

Sinh địa 20g, qui thân 15g.

- Châm:

+ Huyệt chính: duy đạo xuyên qui lai; trung cực xuyên khúc cốt.

+ Huyệt phối hợp: thận du, bát liêu, yêu du, hành gian, thái xung.

Ngày châm hoặc cứu 1 lần, 7 ngày là một liệu trình.

2. Rối loạn kinh nguyệt.

2.1. Thể thực chứng.

- Lâm sàng: kinh nguyệt không đều, kinh trước kỳ, lượng nhiều, sắc hồng

hoặc tím bầm, hoặc có máu cục, mùi hôi, hành kinh kéo dài, có khí hư màu vàng,

lượng nhiều. Toàn thân: sắc mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

- Điều trị: lương huyết hoạt huyết, hành khí trừ thấp nhiệt.

- Thuốc: hương nhu 12g, ích mẫu 20g, cỏ nhọ nồi 12g, sinh điạ 12g, ngưu tất

12g, rau má 15g. Đổ 600ml sắc còn 200ml, uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống

trong ngày.

- Châm: châm tả tam âm giao, địa cơ, thái xung hoặc nhĩ châm điểm tử cung,

thượng thận, dưới vỏ.

2.2. Thể hư chứng.

- Triệu chứng: kinh trước kỳ lượng ít, hoặc nhiều, kinh kéo dài (rong kinh),

sắc nhạt màu loãng, khí hư trắng loãng.

- Toàn thân: mệt mỏi, ăn kém, đau vùng hạ vị, mất ngủ, chất lưỡi bệu, rêu

trắng, mạch trầm.

- Điều trị: bổ khí, hoạt huyết điều kinh.

- Thuốc: hương nhu 8g, ngải cứu 10g, ích mẫu 15g, củ gai 12g, đỗ đen sao

12g, sinh địa 12g, lá mơ trắng 10g, bố chính sâm 12g. Cách sắc như trên.

Châm bổ túc tam lý, dương lăng tuyên, huyết hải. Nếu không đỡ có thể châm

bát liêu, yêu du. Châm bình bổ bình tả, ngày từ 1 - 2 lần. Một liệu trình là 7 ngày.

3. Viêm phần phụ.

- Thuốc: hải phiêu tiêu chế 12g, thanh đại diệp 20g, hoàng bá 10g, đỗ trọng

12g, thương truật 8g, kỷ tử 12g, bạch đầu ông 15g, ngô thù du 6g.

- Nếu đại tiện táo thêm hoàng liên 10g, thiên hoa phấn 20g.

Sắc ngày một thang: cho vào 600ml sắc còn 200ml chia 2 lần uống.

- Châm:

Page 218: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Huyệt chính: duy đạo xuyên qui lai, âm lăng tuyền, huyết hải.

+ Huyệt phối hợp: kỳ môn, nhật nguyệt, thận du, đại trường du, túc tam lý,

khúc trì.

- Nếu khí hư xích đới châm khúc trì, tam âm giao, túc tam lý.

- Nếu khí bạch đới châm thận du, can du, tỳ du.

4. Thuốc điều trị viêm tuyến vú.

- Thuốc:

+ Bài 1: tiên nhân trưởng (xương giồng bà) bỏ vỏ xanh, cắt nhỏ liều lượng

thích hợp, giã nát trộn thêm rượu trắng vừa đủ đắp vào nơi sưng đau, ngày đắp 1

lần.

+ Bài 2: bồ công anh 40g, cát sâm (ngưu đại lực) 30g, thài lài trắng (đạm trúc

diệp giả) 60g. Sắc uống ngày 1 thang, cách sắc như trên.

- Châm: châm tả hợp cốc, chiên trung, hạ nhĩ căn. Phối hợp túc tam lý, lương

khâu, thái xung. Châm ngày 1-2 lần. Một liệu trình là 7 ngày châm.

5. Viêm tinh hoàn.

- Thuốc: bản lam căn 12g, cỏ lưỡi rắn 20g, bạch đầu ông 15g, cát sâm 30g, bạch

thược 20g, xuyên qui 15g, hoàng kỳ 20g, cam thảo 8g, hạ khô thảo 30g, lệ chi hạch 12g.

Sắc uống ngày một thang: cho vào 600ml nước sắc còn 200ml uống trong ngày.

- Châm:

+ Huyệt chính: thái xung, dương lăng tuyền, túc tam lý.

+ Huyệt phối hợp: kỳ môn, nhật nguyệt, khúc trì, tam âm giao.

Hào châm hoặc điện châm ngày 2 lần sáng, chiều, 10 ngày là 1 liệu trình.

6. Thiểu năng sinh dục do giảm hoặc mất khả năng cương.

- Thuốc: bạch thược 20g, đỗ trọng 12g, xích thược 20g, kỷ tử 12g, hoàng kỳ

nam 40g, ba kích thiên 12g, chỉ xác 20g, thạch hộc 20g, sa sàng tử 6g, viễn chí 8g,

ích trí nhân 10g, tiên mao (sâm cau) 30g.

Nếu đại tiện táo thêm bá tử nhân, thỏ ty tử. Nếu đại tiện lỏng thêm phá cố chỉ

6g, xuyên tiêu 4g, cam thảo 12g.

- Châm: huyệt chính: yêu du, bát liêu.phối hợp: dương lăng tuyền, thái xung,

tam âm giao, thận du, khí hải du, tỳ du, can du.

Kỹ thuật châm: bình bổ bình tả thường phối hợp với thuỷ châm Vitamin

nhóm B ngày châm 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần, 10 lần châm là 1 liệu trình.

7. Thiểu năng sinh dục do thiểu năng tinh trùng.

Page 219: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Thuốc: thục địa 15g, thạch hộc 20g, ích trí nhân 12g, sơn thù 8g, kỷ tử

15g, cáp giới (bột) 4g, hoài sơn 20g, nhục quế 8g, trạch tả 15g, đỗ trọng 12g, hoàng

kỳ 30g, phục linh 12g, cam thảo 12g, ngải tượng 6g.

Sắc uống ngày một thang: cho 1000ml nước sắc còn 300ml chia 3 lần uống.

Nếu đại tiện lỏng thêm Sa nhân, can khương. Một liệu trình uống liên tục 30 ngày.

- Châm: huyệt chính: thận du, quan nguyên du, mệnh môn, phối hợp: tam âm

giao, túc tam lý, âm lăng tuyền.

Có thể chỉ định kết hợp xoa bấm huyệt vùng lưng chủ yếu là thận du, đại

trường du, dương quan, mệnh môn kết hợp với thủy châm Vitamin nhóm B vào

huyệt yêu du, bát liêu.

Châm hoặc thủy châm đều cách ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NGOÀI DA

1. Một số bài thuốc chữa bệnh ngoài da.

1.1. Thuốc dùng ngoài.

Tất cả các cây thuốc trong mhóm chữa bệnh ngoài da đều có thể sắc đặc lấy

nước hoặc giã tươi hoặc nấu thành cao tẩm gạc đắp lên vết thương.

+ Bài 1: bồ công anh 200g, trầu không 200g, phèn phi 20g. Đổ 2 lit nước sắc

còn 1/4 lít rửa vết thương, vết loét.

+ Bài 2: Ckeam Hn 20% là cao của cây bạch đồng nữ và cây mỏ quạ, liều

bằng nhau, đun cô đặc thành cao.

+ Bài 3: “Tứ hoàng tán: hoàng liên 100g, hoàng bá 100g, hoàng cầm 300g,

đại hoàng 100g. Tán bột rắc lên vết thương sau khi đã rửa sạch bằng nước muối

sinh lý hoặc sắc lấy nước rửa vết thương.

+ Bài 4: “Cao thống nhất”:

Bột cúc tần 8 phần, ngải cứu 4 phần, quế chi 1/6 phần, đại hồi 1/8 phần, sáp

ong 2 phần, dầu hoè vừa đủ. Nấu thành cao đắp vết thương kích thích tổ chức hạt

phát triển làm nhanh liền vết thương.

+ Bài 5: “Cao sinh cơ”:

Page 220: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Thạch cao 100g, khinh phấn 100g, xích thược 1 đ/c, hoàng đơn 3 đ/c, long

cốt 3 đ/c, nhũ hương 3 đ/c, một dược 3 đ/c. Nấu cao, đắp vết thương có tác dụng

tăng sinh cơ làm vết thương nhanh liền.

+ Bài 6: lá mỏ quạ: lá mỏ quạ tươi rửa sạch bỏ cọng giã nhỏ đắp vào vết

thương. Nếu vết thương xuyên thì phải đắp cả hai bên băng lại, mỗi ngày rửa và

thay băng một lần.

+ Bài 7: lá trầu không nấu với nước sôi để nguội thêm vào 8g phèn phi.

Dùng để rửa vết thương. Trường hợp vết thương tiến triển tốt nhưng lại đầy

thịt thì thêm lá Thòng bong liều bằng nhau hoặc thêm lá hàn the, tất cả giã nát đắp

vết thương.

1.2. Thuốc uống trong.

+ Bài 1: “ Ngưu bàng giải cơ thang”:

Ngưu bàng 8g, bạc hà 8g, kinh giới 12g, hạ khô thảo 15g, huyền sâm 12g,

liên kiều 8g, chi tử 8g, đan bì 8g. Sắc uống chữa vết thương nhiễm khuẩn, lở loét.

+ Bài 2: “Thấu nùng tán”:

Xuyên sơn giáp 3g, hoàng kỳ (sống) 40g, tạo giác 30g, đương qui 12g, xuyên

khung 10g. Sắc uống có tác dụng “khứ hủ, bài nùng” rất tốt, dùng cho vết thương

nhiễm khuẩn có nhiều dịch mủ, tổ chức hoại tử.

+ Bài 4: rau má tươi (tích tuyết thảo) 40g, đạm trúc diệp 20g, cóc mẳn (nga

bất thực thảo) 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 50g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2

lần uống, cách sắc như trên.

+ Bài 5: hoàng liên qui (thích hoàng liên) 20g, kim ngân hoa (ngân bất hoán)

20g, xuyên tâm liên (nhất kiến hỷ) 20g, cúc hoa dại (thư cúc hoa) 12g, thất

diệp nhất chi hoa (cây bảy lá một hoa) 10g. Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 2 lần

uống, cách sắc như trên.

+ Bài 6:" Ngũ vị tiêu độc ẩm":

Kim ngân hoa 20g, địa đinh 10g, cúc hoa 12g, thiên hoa phấn 15g, bồ công

anh 20g. Sắc uống ngày một thang có tác dụng điều trị tốt cả trường hợp viêm da

mủ, mụn nhọt lở loét ngoài da.

+ Bài 7: "Giải độc hoạt huyết thang":

Liên kiều 10g, đương qui 12g, lô căn 15g, chỉ xác 10g, xích thược 12g, hồng

hoa 10g, đào nhân 10g, cam thảo 6g, sài hồ 12g.

Sắc uống ngày một thang , có tác dụng điều trị các sẩn ngứa ngoài da do côn

trùng đốt hoặc sẩn ngứa do huyết nhiệt.

Page 221: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Ngoài ra có thể dùng các bài thuốc có tác dụng bổ khí huyết để nâng cao sức

đề kháng, làm vết thương mau lành.

2. Mụn nhọt.

- Triệu chứng:

- Tại chỗ: sưng nóng đỏ đau, sưng hạch bạch huyết lân cận. Vài ngày sau

mưng mủ, vỡ mủ hoặc khỏi thành sẹo hoặc lây sang nơi khác.

- Toàn thân: sốt cao, mất ngủ, táo bón, nước tiểu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng,

mạch sác.

- Điều trị: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, tiêu viêm.

- Thuốc đắp tại chỗ:

Khi mụn nhọt đang sưng tấy: lá cúc hoa trắng giã nát cho một chút muối, đắp

lên chỗ đau, ngày đắp 2 lần cho tới khi khỏi. Khi đã làm mủ: dùng gai bồ kết, lá

xoan và muối giã nhỏ đắp ngày 2 lần.

- Thuốc uống:

+ Giai đoạn viêm tấy:

Kim ngân 20g, sài đất 12g, ngưu tất 12g, bồ công anh 15g, vòi voi 10g, hạ

khô thảo 12g, ké đầu ngựa 12g, sinh địa 12g, cam thảo đất 8g. Một thang sắc ngày 2

lần, 1 lần uống 200ml, sau khi ăn.

+ Giai đoạn làm mủ và vỡ mủ:

Kim ngân 20g, sài đất 12g, ý dĩ 12g, bồ công anh 15g, thổ phục linh 12g,

khổ sâm 12g, ngưu tất 12g, cam thảo đất 6g, bạch chỉ 6g. Sắc uống ngày 1 thang,

ngày uống 2 lần.

+ Nếu mụn nhọt kéo dài, dùng lương huyết hoạt huyết.

Sinh địa 12g, vòi voi 12g, mạch môn 12g, kim ngân 12g, cỏ nhọ nồi 12g, sài

đất 12g, ngưu tất 12g, hạ khô thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, ngày uống 2 lần,

mỗi lần uống 200ml cho đến khi khỏi.

Châm: tả túc tam lý, huyết hải, tỳ du, vị du, hợp cốc, thiên ứng điểm.

Ngày châm 1 - 2 lần, 7 ngày là một liệu trình.

3. Trứng cá bọc do nội tiết.

- Thuốc: hải tảo 20g, côn bố 12g, phá cố chỉ 10g, xấu hổ tía 30g, bạch đầu

ông 12g, sa sâm 15g, cát sâm 30g, kim ngân hoa 20g, chỉ xác 15g, cẩu tích 30g,

hoài sơn 40g, viễn chí 10g .

Nếu là bệnh nhân nữ: thêm hải phiêu tiêu, hoàng bá, hương phụ, thiên trúc

hoàng, hạ khô thảo, nga truật, thạch vĩ.

Page 222: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Châm:

+ Huyệt chính: châm xuyên nhĩ môn đến giáp xa, kim tiếp cận tới thần kinh

V. Hậu thính cung xuyên xuống ế phong, kim tiếp cận thần kinh VII

+ Huyệt phối hợp: hợp cốc, ngoại quan 2 bên hoặc túc tam lý, tam âm giao 2

bên. Các nhóm huyệt luân lưu thay đổi ngày châm từ 1- 2 lần.

- Liệu trình: 10 lần châm .

4. Bệnh lý tổ đỉa á sừng.

- Thuốc: thiên môn15g, xuyên qui 15g, thiên hoa phấn 20g, xích thược 20g,

xấu hổ tía 30g, kim ngân hoa 30g, kinh giới tuệ 15g, rau má 40g, bạch hoa xà 20g.

- Châm:

+ Huyệt chính: phế du, can du.

+ Huyệt phối hợp: túc tam lý, huyết hải, khúc trì.

- Nếu ở lòng bàn tay châm nội quan, giản sử, khúc trạch.

- Ở lòng bàn chân: tam âm giao, chiếu hải, công tôn, âm lăng tuyền.

+ Ở mu bàn tay châm ngoại quan xuyên dương trì; khúc trì xuyên thủ tam lý

và kết hợp với châm bát tà.

+ Ở mu bàn chân châm giải khê, túc lâm khấp, nội đình, bát phong.

ĐIỀU TRỊ BỆNH NGŨ QUAN KHOA

1. Điều trị mắt đỏ sưng đau, viêm kết mạc cấp tính (bạo phát hoả nhãn)

- Thuốc:

+ Bài 1: dương đề thảo (diệp hạ hồng, cây rau má, lá rau muống, cuống rau

răm ) 60 - 100g dùng tươi rửa sạch bỏ rễ, lọc kỹ, tẩm gạc đắp lên mắt mỗi ngày từ 2

- 3 lần cho đến khi khỏi. Có thể đem sắc uống ngày 1 thang chia ngày 2 lần, mỗi lần

200ml.

+ Bài 2: dương đề thảo 4g, hạn liên thảo 4g, diệp hạ châu 8g, rau má

4g. Tất cả rửa sạch giã nát trộn thêm nước sắc vỏ Đại, lượng thích hợp đắp lên mắt

trước khi đi ngủ, đắp ngày 1 lần cho đến khi khỏi, bài thuốc còn có thể điều trị loét

giác mạc.

Page 223: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Bài 3: tang diệp (lá dâu) 12g, cúc hoa dại 16g, mộc tặc 40g, thảo quyết

minh 20g, kim ngân hoa đằng 30g. Mỗi ngày 1 thang: cho 600ml sắc còn 300ml

chia 2 lần uống.

- Châm cứu:

+ Huyệt chính: hợp cốc, thái dương, thái xung.

+ Huyệt phối hợp: đầu duy, dương bạch, dương lăng tuyền, hào châm hoặc

điện châm, ngày 1 - 2 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.

2. Chắp lẹo mắt.

- Thuốc: xích thược 20g, thanh đại diệp 15g, hà thủ ô 20g, bạch đầu ông 2g,

kim ngân hoa 20g, hoàng liên 8g, hạ khô thảo 30g.

- Châm:

+ Huyệt chính: phế du, tỳ du, can du.

+ Huyệt phối hợp: hợp cốc, ngoại quan, thái xung, túc tam lý, dương lăng tuyền.

+ Huyệt tại chỗ: dương bạch, đầu duy xuyên thái dương; thừa khấp xuyên

nghênh hương.

3. Viêm thị thần kinh giảm thị lực.

- Thuốc: bài thuốc trên thêm cát cánh, huyền sâm, hoàng kỳ, ngũ vị tử, đan

sâm, xương bồ , cát sâm. Nếu có táo bón thêm kỷ tử, cúc hoa, cỏ lưỡi rắn.

- Châm:

+ Huyệt chính: dương bạch xuyên ngư yêu; đầu duy xuyên thái dương.

+ Huyệt phối hợp: thái xung, dương lăng tuyền, can du, tâm du.

+ Huyệt tại chỗ: huyệt tăng minh 1,2,3,4 (những huyệt này phải châm ở

những nơi có chuyên khoa sâu).

4. Cận thị học đường.

- Thuốc: cỏ lưỡi rắn 30g, phù bình 15g, kỷ tử 15g, thiên hoa phấn 30g, xích

thược 20g, đan sâm 20g, kinh giới tuệ 15g, bạch thược 15g, ngũ vị tử 8g, hà thủ ô

20g, kim ngân hoa 30g.

- Châm:

+ Huyệt chính: toán trúc, thừa khấp, quang minh, phong trì, can du, thận du.

+ Huyệt phối hợp: túc tam lý, tam âm giao, dương lăng tuyền. Hào châm

bình bổ bình tả, ngày 1 lần, lưu châm 30’, 10 lần là 1 liệu trình.

5. Điều trị viêm tai giữa hóa mủ.

Page 224: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Thuốc:

+ Bài 1: trần bì 4g, minh phàn (sao) 10g. Cả hai tán bột mịn hoà dung dịch

15% để lau tai hoặc thổi bột vào tai tùy lượng thích hợp.

+ Bài 2: minh phàn (sao): 8g. Tán bột mịn cho vào túi mật lợn (mật tươi)

phơi gió (âm can) cho khô, tán bột mịn thổi vào tai hoặc lau tai (hoà thành dung

dịch 10%, nhỏ vào tai hoặc lau tai, ngày 2 lần).

- Châm:

+ Huyệt chính: nhĩ môn, hậu thính cung, hợp cốc .

+ Huyệt phối hợp: tam âm giao, túc tam lý, khúc trì, thận du.

Hào châm hoặc điện châm. Ngày châm 2 lần lưu châm 30 phút, 7 ngày là

một liệu trình.

6. ù tai giảm thính lực.

- Thuốc: hà thủ ô 20g, xuyên khung 8g, cẩu tích 20g, sinh địa 20g, đan sâm

30g, kim ngân hoa 30g, thạch hộc 20g, xương bồ 15g, thiên trúc hoàng 10g, trạch tả

15g, hoàng kỳ 20g, ngải tượng 4g.

Nếu ỉa lỏng: thêm nhục quế, sa nhân, ích trí nhân.

Sắc uống ngày một thang: cho 1000ml sắc còn 400ml chia 4 lần uống trong

ngày. Mỗi ngày một thang, 30 ngày là một liệu trình.

- Châm:

+ Huyệt chính: hợp cốc, xích trạch, quan xung, thái khê, chiếu hải, ngư tế.

+ Huyệt phối hợp: ngoại quan, nội đình, tam âm giao.

Các nhóm huyệt có thể luân lưu thay đổi, ngày châm 1 lần, lưu châm 30

phút, 10 ngày là 1 liệu trình.

7. Điều trị viêm mũi dị ứng.

- Thuốc:

+ Bài 1: thương nhĩ tử (ké đầu ngựa) 20g, tô hạ hương (câysau sau) 30g, bạc

hà 8g. Mỗi ngày sắc uống một thang (cách sử dụng như trên).

+ Bài 2: nga bất thực thảo (cây cóc mẳn) 30g, can dầu (glycerin) 70 ml.

Tất cả tán bột nhỏ, đặt hoặc tra mũi ngày 2 lần đến khi khỏi bệnh.

+ Bài 3: nga bất thực thảo (cóc mẳn) 15g, lá ba chạc 5g. Tất cả tán bột mịn

thêm thủy phiếm 5g, tán bột trộn đều tra vào mũi nhiều ít tùy điều kiện.

- Châm:

+ Huyệt chính: thượng tinh, suất cốc, thông tỵ xuyên nghênh hương.

Page 225: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

+ Phối hợp: phong trì, hợp cốc, khúc trì, hợp cốc, liệt khuyết. Ngày châm 1-2

lần, một liệu trình 7 ngày.

8. Điều trị chứng chảy máu cam.

- Thuốc:

+ Bài 1: trắc bá diệp 16g, hạn liên thảo 20g, bạch mao căn 30g. Sao vàng sắc

mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần uống, mỗi lần đổ 600 ml sắc còn 200 ml chia 2 lần

uống, ngày sắc 2 lần

+ Bài 2: sơn chi tử (hạt dành dành) 16g, trắc bá diệp 12g, đạm trúc diệp (lá

trúc cảnh) 12g. Sao vàng, cách sắc và uống như bài thuốc trên.

- Châm: tả túc tam lý, công tôn, hợp cốc. thường cứu 2 huyệt ẩn bạch. Ngày

châm 1-2 lần, liệu trình 7 ngày.

9. Điều trị viêm amydan cấp tính.

- Thuốc:

+ Bài 1: vô hoạn tử căn (rễ cây bồ hòn) 30g, xỉ mai căn (Ilex asprella champ)

30g, hoả khôi màu (cây thồm lồm) 20g, sơn đại đao (cửu tiết mộc, bời lời)15g.

Dùng tươi hoặc phơi âm can, mỗi ngày sắc uống 1 thang: đổ 1000 ml sắc còn 300

ml chia 2 lần uống, mỗi thang sắc 2 lần. Uống liền trong 5 - 7 ngày đến khi khỏi

mới ngừng thuốc.

+ Bài 2: nhất kiến hỷ (xuyên tâm liên) 20g, kim ngân hoa 30g, mộc hồ diệp

(quả cây núc nác) 8g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang: đổ 600 ml sắc còn 300 ml chia 2

lần uống trong ngày.

Có thể phơi khô hoặc sấy khô tán bột mỗi ngày dùng 6 - 10g hoà với nước

sôi: ngậm 2 - 3 phút rồi uống .

- Châm: hợp cốc, tăng âm, liêm tuyền. Phối hợp: túc tam lý, xích trạch,

khổng tối. Ngày châm 1 - 2 lần, 7 ngày là một liệu trình.

10. Điều trị viêm họng mạn tính.

- Thuốc:

+ Bài 1: liễu ca vương căn (cây niệt gió dùng rễ) 10g, lưỡng diện châm căn

12g, lá ba chạc 20g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang: đổ 600 ml sắc còn 200 ml, đun sôi

nhỏ lửa trong 3 giờ còn 100 ml chia 2 lần uống.

+ Bài 2: vô hoạn tử căn (rễ cây bồ hòn) 35g, lưỡng diện châm căn 12g, bạc hà 4g,

cam thảo 8g, thổ ngưu tất 12g, ngân bất hoán (hoàng đằng chân vịt) 20g. Mỗi ngày sắc

uống một thang: đổ 1000ml sắc còn 300ml, chia 3 lần uống. Uống 5 - 7 ngày.

Page 226: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

- Châm: hợp cốc, liêm tuyền, nhân nghinh, phù đột. Phối hợp túc tam lý, xích

trạch, hợp cốc, khúc trì. Cách ngày châm 1 lần, 10 lần châm là một liệu trình.

11. Điều trị loét môi miệng.

- Thuốc:

+ Bài 1: sơn chi tử 20g, đạm trúc diệp 12g, mao căn (rễ cỏ tranh) 40g, diệp

hạ châu 40g. Sắc uống ngày một thang: cho vào 600 ml nước sức lấy 150 ml chia 3

lần uống, ngày sắc 2 lần. Có thể dùng dương đề thảo phơi hoặc sấy khô tán bột mịn

chấm hoặc rửa vào vết loét ngày 1 - 2 lần.

+ Bài 2: xỉ mai căn (Ilexaspaella champ) 20g, lá cây ba chạc 20g, thảo long

(toàn cây nụ đinh, đinh nam) 20g - 30g. Sắc uống ngày 1 thang: đổ vào 600ml nước

sắc lấy 200ml chia 2 lần uống, ngày sắc 2 lần.

- Châm cứu:

+ Huyệt chính: địa thương, hợp cốc, lao cung, liêm tuyền, thông lý, chiếu

hải.

+ Huyệt phối hợp: tam âm giao, thần môn, thất miên.

Nếu đau nhiều có thể áp dụng chích lể ngoại kim tân, ngoại ngọc dịch, châm

bình bổ bình tả ngày 1 lần lưu châm 30 phút, 10 ngày là 1 liệu trình.

12. Điều trị bệnh về răng (nha can, nha thống, nha chu viêm).

- Thuốc: lưỡng diện châm căn (rễ cây lưỡng diện châm) 120g, liễu ca vương

căn (rễ liễu ca vương) 30g, thêm 50% rượu trắng (500ml) ngâm trong 1 tuần sau

chắt thuốc ra dùng tăm bông (bông cầu) chấm thuốc vào chỗ đau (lưu ý thuốc độc

không được uống).

- Châm: quyền liêu, liệt khuyết, hợp cốc, nhĩ môn xuyên thính hội.

- Phối hợp tam âm giao, địa cơ, thận du, tỳ du, vị du. Ngày châm 1 - 2 lần, 7

ngày là một liệu trình.

Page 227: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

{1}. Võ Văn Chi.

Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB y học 1997; 440 - 441; 1067 - 1068.

{2}. Ngô Quyết Chiến

Y học cổ truyền, biện chứng luận trị cơ bản. HVQY - 1997.

{3}. Phạm Văn Cự

Bệnh THA và các vấn đề liên quan.

[4]. Lê Văn Trí.

Dị ứng thường gặp. Xuất bản y học Hà Nội, 1996.

[5]. Bộ môn dị ứng Đại học y khoa Hà Nội.

Chuyên đề dị ứng học tập I, II. Xuất bản y học Hà Nội, 1997.

[6]. Bộ môn mô phôi.

Mô học, Học viện quân y, 1988.

[7]. Bộ môn sinh lý bệnh trường Đại học Y Hà Nội.

Bài giảng sinh lý bệnh. Nhà xuất bản y học Hà Nội, 1986.

[8]. Viện châm cứu Việt Nam.

Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học về châm cứu (1967 -1997).

[9]. Ngô Quyết Chiến.

Giáo trình bệnh học nội khoa y học cổ truyền. Nhà xuất bản Quân đội nhân

dân, 2002.

[10]. Học viện quân y.

Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học (1990-1998).

Tập I và II nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 1998.

[11]. Đặng Đắc Trạch, Nguyễn Đình Hường, Phạm Mạnh Hùng.

Pondman K và CS: Miễn dịch học. University of Amsterdam September.

1984.

[12]. Vũ Tân Trào, Hoàng Thuỷ Long, Phạm Mạnh Hùng:

Page 228: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Từ điển miễn dịch Anh-Viêt và Việt - Anh. Xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.

[13]. Đỗ Tất Lợi.

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản y học Hà Nội, 1999.

Tếng Trung Quốc

{14}. Vương Miên Chi

Phương tễ học. NXB Khoa học kỹ thuật, Quảng Châu, 1992.

{15}. Vương Hồng Đồ

Nghiên cứu Hoàng Đế - Nội kinh của Hoàng Thành. Bắc Kinh, 1997.

{16}. Vương Miên Hồng

Sổ tay tân biên Trung dược thường dùng. Khoa hoc - kỹ thuật, Thượng hải.

{17}. Đặng Văn Long

Dược lý Trung y và ứng dụng. Nhà xuất bản vệ sinh nhân dân, 1998

{18}. Giang Khắc Minh.

Đông minh phương tễ từ điển. NXB khoa học Thượng Hải, 1995

{19}. Vu quân Ngọc

Trung y chẩn liệu học bệnh hiện đại nan trị. Bắc Kinh, 1993.

{20}. Thiên Triệu Vĩ

Lâm sàng Trung y và ứng dụng phương dược tâm đắc. NXB Vệ sinh nhân dân,

2000.

{21}. Mỹ Quốc Phong.

Trung y trị liệu bệnh miễn dịch. Đại học Trung y dược, Thượng Hải, 1998.

{22}. Lý Trung Phác.

Nghiên cứu bì phu bệnh. Y viện Trung Sơn - Đại học y khoa, Thượng Hải,

1998.

{23}. Tôn Vân Hán – Trần Đạo minh

Nghiên cứu thăm dò tác dụng trên hệ thống miễn dịch ở chuột của đông

trùng hạ thảo và trùng thảo nhân tạo.

Tạp chí Miễn dịch học Trung Quốc, 1995.

{24}. Vương Sơn Ô - Mỹ Toa Phần.

Page 229: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

ảnh hưởng tới interleukin 2 của đông trùng hạ thảo nhân tạo.

Miễn dịch học Trung Quốc, 1990.

{25}. Trần Mậu Nhân

Tâm tạng bệnh học.

Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Sơn Tây, Trung Quốc, 1997.

{26}. ĐặngQuốc Khánh

Nghiên cứu lâm sàng viêm teo dạ dày do huyết ứ.

Đại học Trung y dược - Bắc Kinh, 2001.

{27}. Lưu Kiên – Chu Tích Cơ.

Trung y bổ dương tập thành.

Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Giang Tây, Trung Quốc, 11/1999.

{28}. Điền Đức Lộc

Trung y nội khoa học .

Nhà xuấn bản Vệ sinh nhân dân, Trung Quốc, 2002.

{29}. Nhóm nghiên cứu lý luận Trung y cơ sở.

Sổ tay phương tễ lâm sàng. NXB hoa học - kỹ thuật Thượng Hải, 1974

{30}. Nhóm nghiên cứu lý luận Trung y cơ sở

Tân biên trung y học khái luận. NXB Vệ sinh nhân dân, 1974

{31}. Học viện Trung y quảng Châu - Viện nghiên cứu Trung y Trung Quốc

Trung y đại từ điển. NXB Vệ sinh nhân dân, 1995.

{32}. Bộ đội quảng Châu - Trung Quốc

Trung thảo dược thường dùng NXB Vệ sinh nhân dân quảng Châu, 1970.

{33}. Khang Thế Cầu.

Ngô thù du đắp ngoài phối hợp với tân dược điều trị 48 trường hợp cao HA

nguyên phát độ trung bình và nặng. Tạp chí lâm sàng Trung y An Vi, 2000.

{34}. Ly Đông Liêu, Cao Hồng Xuân, Vương Toạ lan.

Quan sát 44 trường hợp cao HA nguyên phát độ trung bình và nặng được điều trị

bằng phiến thuốc dán “bình can giáng áp”. Luận văn quốc gia, 2001.

{35}. Đặng Hy Lâm, Đặng Lương Ngọc, Triệu Pháp Vận.

Mã tiền tử đắp ngoài điều trị 30 BN cao HA. Tạp chí Trung y liễu ninh, năm

1996.

Page 230: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

{36}. Ngô Ngọc Tô, Chương Tuyết Vương.

Ngô thù du đắp ngoài điều trị 36 BN cao HA. Học báo đại trong Trung y

dược Bắc Kinh, 1998.

{37}. Nghiêm Thanh, Bồ Lợi Lợi.

Mật linh dán đắp ngoài huyệt “dũng tuyền” điều trị 24 BN cao HA Trung y

Thiểm Tây, 1997.

{38}. Lê Kiệm.

Liệu pháp dán châm điều trị 136 BN cao HA. Trung y Thiểm Tây, 1999.

{39} Căn Ngư, Lý Quân.

Phân tích hiệu quả điều trị 430 BN cao HA điều trị bằng ngoại trị pháp. Báo

Học viện Trung y Thiểm Tây, 1995.

{40} Vương Tư Hữu, Giai Chí Phóng.

Nghiên cứu lưu huyết động lực học của BN cao HA điều trị bằng ngoại trị

phương pháp đắp dán huyệt vị. Tạp chí châm cứu Thượng Hải 1999.

{41}. Bối Truyền Xuân.

Điều trị bệnh cao HA bằng pháp ngoại trị trung dược, liệu pháp dân gian

Trung Quốc, 1999.

{42} Lưu Cái Mai.

Ngô thù du đắp dán huyệt “dũng tuyền” điều trị 30 BN cao HA. Tạp chí

ngoại trị trung y, 1995.

{43}. Mã Công Chừng

Bột ngô thù du đắp ngoài huyệt “dũng tuyền” điều trị 44 BN cao HA do thận,

tạp chí trung trị ngoại, 2001.

{44}. Phương Chinh, Xuân Mai.

Quan sát lâm sàng 48 BN cao HA tuổi già được điều trị bằng “hắc tiêm pháp

ngoại dụng, báo học viện Trung y học Trường Xuân, 1999.

{45}. Vương Thọ Pha.

Trung dược bao túc liệu pháp điều trị 66 BN cao HA. Tạp chí thực dụng

Trung tây y kết hợp, 1997.

{46} Đinh Nguyên Khánh.

Giới thiệu phương pháp nghiệm phương trị ngoài. Tạp chí ngoại trị Trung y, 1997.

{47} Cao Lâm Cao.

Page 231: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Quan sát hiệu quả trị liệu bệnh cao HA bằng liệu pháp “dược dục túc bộ”.

Tạp chí ngoại trị Trung y, 1995.

{48}. Cái Lương Phàn.

Thạch thang ngoại trị cao HA. Tạp chí Trung y, 1998.

{49}. Chương Bảo Ngọc.

Điều trị cao HA nguyên phát bằng ngoại dụng lược túc hạ áp thang, Trung y,

1995.

{50}. Ngô Hoàn Lâm, Lưu Tranh Căn.

Quan sát lâm sàng điều trị 32 BN cao HA bằng “dục túc phương” của GS

Đặng Thích Thọ, Tân trung y, 2001.

{51}. Lưu Hội Thanh.

Phối hợp phương thuốc ích khí hoạt huyết với dục túc pháp điều trị 32 BN

cao HA nguyên phát. Tân Trung y, 2001.

{52} Mậu Cương, An Tịnh.

So sánh hiệu quả điều trị bệnh cao HA bằng liệu pháp phổ thông với “Trung

dược bao túc”, Tạp chí y học thực dung, 1999.

{53}. Hồ Lưu Hằng.

Tổng kết 102 BN cao HA điều trị bằng liệu pháp đắp dốn bọc thuốc thiên

nhiên Hán Cổ. Tạp chí Trung y Hồ Nam, 1995.

{54} Thẩm Long, Mã Bội Phần.

Phân tích hiệu quả điều trị lâm sàng 195 BN cao HA bằng bao thuốc dùng

ngoài. Trung thành dược, 1997.

{55}. Trần Hỷ Sinh.

Áp nhĩ châm kỳ huyệt phối hợp đắp thuốc điều trị 32 BN cao HA ngoan cố.

Liệu pháp dân gian Trung Quốc, 1998.

{56}. Thú Điền, Chu Ngọc Thấu.

Thuốc “Quất tử bì” chẩn điều trị cao HA. Tạp chí ngoại trị Trung y, 1998.

{57}. Lý Cấm

Điều trị 300 BN cao HA bằng điểm thuốc hạ áp. Tạp chí ngoại trị Trung y, 2001.

{58}. Vương Đức Đình

Điều trị cao HA bằng “phục khang thẩm trung dược khang phục hiện đại, 1999.

{59}. Tương Vệ Dân.

Page 232: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Khái quát nghiên cứu thuốc Trung y cao HA. Trung y Giang Tô, 1998.

{60}. Vương Nhân.

Pháp hoạt huyết hoá ứ và nghiên cứu phát triển phương dược của nó điều trị

bệnh cao HA. Học báo đại học Trung y dược Bắc Kinh, 1999.

{61}. Quí Quang Tiên, Chu Khắc Kiểm.

Quan sát bệnh học chứng hậu lâm sàng thường gặp của bệnh cao HA. Tạp

chí Trung y, 1999.

{62} Lưu Diệc Tiên.

Phân tích qui luật điều trị 1239 BN cao HA nguyên phát. Tân Trung y, 1993.

{63}. Chương Trung Chiến.

Từ điều trị bệnh lý cao HA không ngừng phát huy ức chế thuốc Trung y. Tân

Trung y, 1986.

{64}. Chương Tôn Tuyền, Lưu Bá Viêm.

Nghiên cứu phát triển điều trị lâm sàng bệnh cao HA của thuốc Trung y. Tạp

chí Trung y Hồ Nam, 1996.

{65}. Toàn Lê Minh.

“Thiên ma câu đằng ẩm” ứng dụng lâm sàng. Báo khoa học. Học viện Trung

y Trường Xuân, 1996.

{66}. Mã Chấn Phong, Lý Phúc Dân

“Thiên ma câu đằng ẩm” điều trị 30 BN cao HA huyễn vựng. Thông tấn hàm

thụ Trung y, 1995.

{67}. Ngô Ngọc Sinh, Cao Thấu Phân, Lý sĩ Lâm.

Ý nghĩa CGRP, ET trong điều trị cao HA nguyên phát của Thiên ma câu

đằng ẩm. Tạp chí Trung y Liễu Ninh, 1998.

{68}. Quí Truyền Gia, Giải Liên Khánh.

Nghiên cứu lâm sàng điều trị 60 BN cao HA nguyên phát bằng thiên ma câu

đằng ẩm. Tuần báo y dược Trung Quốc, 1999.

{69}. Chí Hoán Kiệt, Lưu Thâu Bình.

Ứng dụng thiên ma câu đằng ẩm kết hợp với liều nhỏ manili điều trị cao HA

đái tháo đường. Báo dược học Trung y, 1998.

{70}. Lưu Bảo Ngọc, Bạch Ngọc Ngân, Toàn Hải Pháp.

Page 233: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

Ảnh hưởng của ET, PRA, AngII trong huyết tương của BN cao HA thể âm

hư dương khang được điều trị bằng thiên ma câu đằng ẩm gia vị. Báo y học Trung

Quốc năm 2000.

{71}. Vương Thọ Phúc, Lý Thu Phong, Vương Tiến Quốc.

Nhận xét lâm sàng điều trị cao HA bằng kết hợp thuốc tân dược với “đan

thược thiên ma câu đằng ẩm”. Báo y sinh học Trung Quốc, 1998.

{72}. Mễ Thâu Hoa.

“Thiên ma câu đằng ẩm” điều trị 67 BN cao HA. Báo dược học Trung y, 2000.

{73}. Triệu Chí Cường, chu Trọng Anh.

Nghiên cứu động lực học hiệu ứng của thuốc trên lâm sàng đối với tác dụng

lưu huyết não trên BN có chứng bệnh can dương thượng khang. Lâm sàng và dược

lý Trung dược, 1999.

{74}. Phan Khắc Anh, Tôn Giang Kiều.

Nghiên cứu so sánh điều trị cao HA bằng phương pháp uống thuốc thiên ma

câu đằng ẩm và phương phaps châm huyệt túc tam lý trên chuột cống trắng thực

nghiệm. Nghiên cứu Trung y, 1999.

{75}. Đoạn Phú Tân, Bạch cương.

Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng dược lý của “Thiên ma câu đằng ẩm”.

Thông tấn dược lý lâm sàng và tân dược Trung y năm 1991.

{76}. Đỗ Quán Hữu.

Ảnh hưởng o xy hoá tổ chức mỡ của dịch sắc “Thiên ma câu đằng ẩm”. Tạp

chí Trung dược Trung Quốc, 1991.

{77}. Bộ y tế nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Nguyên tắc chỉ đạo tân dược, trung dược trên lâm sàng. Bắc Kinh, 1993.

{78}. Đinh Điện Huân, Triệu Văn Thọ.

Biến đổi digitoxingenin, ET, renin và angiotension ở huyết tương BN cao

HA. Báo cấp cứu y học Trung Quốc, 1992.

{79}. Cổ Thiệu Bân, Trần Thu Lan, Lý Hải Toàn.

Biến đổi hàm lượng Bradikinin ở huyết quản trên BN cao HA và ý nghĩa lâm

sàng. Tạp chí bệnh tạng tâm huyết quản Trung Hoa, 1998.

{80}. Hoàng Lực, Xú Diệc Tiên.

Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh cao HA và biện chứng luận trị. Y sinh lâm

sàng Trung Quốc, 1999.

Page 234: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

{81}. Ngô Kiều Minh, Tôn Song Đan.

Ảnh hưởng của ET, AngII đối với sự tăng sinh tế bào cơ tim và tế bào cơ

trơn huyết quản. Báo khoa học Trung Quốc 1992.

Tiếng anh

[82]. Chen-GS; Chen-GL; Sun - T; et al

Effects of Cordyceps Sinensis (LS) on murine T lynphocyte subsets. Institute

of combined Western and traditional Chinese medicine human medical university,

changsha, 1991.

[83]. Chung - Kuo - Chung - Yao - Tsa - Chih:

Influence of cordyceps Sinensis (Berk) sacc and rat Serum containing same

medicine on IL.I, IFN and TNF produced by rat kuffere cells. 1996. Jun

[84]. Cosman - D:

Colony stimulating factors in vivo and an vitro immunology today. 1988.

[85]. Liu - C; Lu - S; Ti-Mr:

Effect of Cordyceps Sinensis (CS) on in vitro natural killer cells, reseach unit

of haematology huashan hospital. 1992.

[86]. Zhou P. Siev M.C Berbett et al - IL - 2 prevents mortality in mice infected

with histoplasma capsulatum through induction of IFN. The Journal of

immunology, 1995.

[87]. World Health Qrganization regional office for the western pacific Manilam

Philippines.

Standard Acupuncture nomenclature part 1,2 revised edition. 1991.

[88]. Anton Jayasurjya:

Clinical acupuncture. Indian, 1993.

[89]. Afetra A; Amoroso A; Ferri G.M et al:

Invivo effects of RU. 41.740 in aged humans.

Evalutationsome immunological parameters immunologia clinica aids

allergy and clinical immunology, 1998.

[90]. W. F A.S. Congress of the world federation of Acupuncture - Moxibustion

societies.

Hanoi - Vietnam, november 9-11th, 1999.

{91}. Yanagisawa M, Kurihara H, Kimura S. et al. A novel potent.

Vasconstrictor peptide produced by vascular endothelin cell, Nature 1988;

332 :411.

Page 235: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

{92}. Levine LR. Endothelins, N Engl J Med, 1995, 333:356.

{93}. Tamirisa P, Frishman WH, Kumar A. Endothelin and endothelin antagonism:

Roles in cardiovascular health and disease. Am Heart J, 1995, 130 (3, pt 1): 601.

{94}. Hyanes WS, webb DJ. Endothelium – dependent modulation of responses to

endothelin – 1 in human veins, Clin Sci, 1993, 84 (4): 427.

{95}. Wolfgang K et al. Endothelin induced vascoconstriction in man: Different

inhibition by EDRF, Sodium Nitroprusside and calium antagonists, circulation,

1990; 82 (suppl – II): - 225.

{96}. Yasujima M et al. Antihypertensive effect of captopril and analapril in

endothelin – infused rats. Tohoku J Exp Med, 1991; 163 (3):219.

{97}. Kawaguchi H et al. Endothelin stimulates angiotension I to angiotension II

conversion in cultured pulmonary artery endothelial cells. J Mol cell cardiol, 1990;

22 (8): 839.

{98}. Furchgott RF, Zawadsk dv. The obligatory role of endothelial cells in the relaxation

of arterial smooth muscle by acethylcholine, Nature, 1980; 288 : 373.

{99}. Palmer RMJ, Terrige AG, Moncade S. NitricOxide release accounts for the

biological activity of endothelium – derived relaxing factor, Nature, 1987, 328: 524.

{100}. Myers PR. Vasorelaxant properties of the endothelium derived relaxing factor more

closely resembl enitrosocysteine than nitric oxide. Nature 1990; 345: 161.

{101}. Garthwaite, d, Glutamate, nitric oxide and cell – signalling in the nervous

system, Trends Neurosei, 1991; 14 (2): 60.

{102}. Lowenstein Cd, Solomon HS. Nitric Oxide A novel biologic messenger. cell

1992; 70 (5 – 6): 705.

{103}. Luscher TF, Raij L, Vanhautte PM.Endothelium – dependant responses in

normotensive and hypertensive Dahi rats. Hypertens, 1987; 9:157.

{104}. Vanhoutte PM, Boulanger CM, Mombouli JV. Endothelium derived

relaxing factors and converting enzyme inhibition Am J cardiol 1995; 76: 3E.

{105}. Erlnge D, Edvinson L, Brunkwall J et al. Human neuropeptide receptor

antisense oligodeoxynucleotide spectifically inhibits neuropeptide fevoked va –

soconstnetion. Eur J Pharmacol, 1993, 240:77 – 80.

{106}. Goodfriend TL, et al: Drug therapy:angiotensin receptors and their

antagonists. New Engl J Med 1996; 334: 1649 – 1654.

{107}. Messerli FH et al: Angiotension II receptor inhhitior. Arch Intern Med 1996;

156: 1957 – 1965.

Page 236: Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH LẠC, PHÂN LOẠI MÃ HOÁ HUYỆT VỊcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Hoc-thuye_636713220658557539.pdf · 304 Chương I ĐẠI CƯƠNG KINH

{108}. Kawasaki H. Takasaki K. Calcitonin gene – related peptide and neural

control of vasculartone. Nippon Yakurigaku Zasahi, 1993. 101: 1 – 3.

{109}. Greenberg B, Kurihara H, Sugiyama T, et al. Calcitonin gene – related

peptide is a potent non – endothelium – dependent inhibitor of coronary vasmotor.

Br J Pharmacol, 1987, 92: 789.