CHẨN ĐOÁN CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MỜ MẮT · 2017-12-29 · + Mờ mắt và mất thị...

25
CHẨN ĐOÁN CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MỜ MẮT

Transcript of CHẨN ĐOÁN CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MỜ MẮT · 2017-12-29 · + Mờ mắt và mất thị...

CHẨN ĐOÁN CÁC NGUYÊN

NHÂN GÂY MỜ MẮT

Trước một bệnh nhân mờ mắt cần phải: - Hỏi xem mờ mắt xảy ra như thế nào? - Mờ mắt từ từ hay đột ngột? - Tiền sử bệnh nhân và gia đình. - Xác định tính chất và mức độ mờ mắt. Nếu thị lực giảm

cần phải thử kính lổ để xem có tật khúc xạ hay không. - Xác định nguyên nhân dựa vào lựa chọn các xét

nghiệm sau: + Đo thị trường + Đo điểm mù, tìm ám điểm trung tâm + Soi ánh đồng tử và soi đáy mắt + Siêu âm chẩn đoán, điện võng mạc…

Phân hai nhóm chính :

* Mờ mắt có đỏ mắt và đau nhức (bài đỏ mắt)

* Mờ mắt không kèm theo đau nhức và đỏ mắt :

chia 2 dạng từ từ & đột ngột.

Mờ từ từ

1. Tật khúc xạ: cận thị, viễn thị, loạn thị

RỐI LOẠN ĐIỀU TIẾT

1. Lão thị:

2. Dùng thuốc liệt điều tiết

Bệnh ở các môi trường trong suốt :

- Giác mạc: + Sẹo giác mạc: do hậu quả của viêm loét giác mạc do chấn thương, lông quặm, khô mắt do suy dinh dưỡng…Thị lực giảm nhiều hay ít tuỳ theo vị trí, kích thước và độ dày của sẹo giác mạc + Giác mạc hình chóp: giác mạc trong nhưng nhô ra trước, bán kính cong giác mạc nhỏ, thị lực giảm rất nhiều do mắt bị loạn thị nặng - Đục thủy tinh thể ở người già: thường ở 2 mắt, mờ mắt từ từ ngày càng tăng dần, không đau nhức, không đỏ mắt - Đục dịch kính (đục thủy tinh dịch) bệnh nhân có cảm giác có vật gì nằm ở phía trước như ruồi bay…do sinh lý ở người lớn tuổi, hay bệnh lý như viêm màng bồ đào

Bệnh ở đáy mắt và thị thần kinh :

- Bệnh hoàng điểm và võng mạc:

+ Bệnh vùng hắc võng mạc trung tâm gây mờ mắt nhiều, có thể có loạn

sắc, thường có ám điểm trung tâm. Soi đáy mắt thấy vùng hoàng điểm cương

tụ, xuất tiết, mờ ánh trung tâm…

+ Viêm võng mạc sắc tố: biểu hiện quáng gà, thu hẹp thị trường

và dần dần mờ hẳn. Do sự phát triển của các tế bào sắc tố và

thoái hóa dần các tế bào cảm thụ quang võng mạc.

Bệnh của gai thị:

- tùy thuộc mức độ tổn thương sẽ gây mờ mắt,

điểm mù sinh lý to ra, có thể có ám điểm trung

tâm.

Bệnh của thị thần kinh:

- Những trường hợp viêm thị thần kinh hậu nhãn

cầu, khi soi đáy mắt không quan sát được tổn

thương ở đáy mắt, nhưng gây mờ mắt.

Lác mắt:

• Thường lác cơ năng hay gây ra mờ mắt vì khi

bị lác trục thị giác của một trong hai mắt sẽ thay

đổi, trục thị giác bị lệch vào trong hoặc ra ngoài

làm cho ảnh ở mắt lác không rơi đúng hoàng

điểm dần dần sẽ bị loại bỏ khỏi sự nhìn và gây

mờ.

Tắc động mạch trung tâm võng mạc:

- Là một cấp cứu nhãn khoa tối cấp - Nguyên nhân: Có thể do bệnh tim, nhiễm khuẩn gây huyết khối di chuyển đến động mạch trung tâm võng mạc gây tắc nghẽn. - Lâm sàng : + Mắt mờ đột ngột và nhiều + Võng mạc phù trắng thiểu dưỡng, hoàng điểm đỏ anh đào - Điều trị: dùng thuốc dãn mạch, sau đó tìm nguyên nhân

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc :

- Nguyên nhân: bệnh tim mạch, tăng huyết áp,

nhiễm khuẩn, viêm thành tĩnh mạch.

- Lâm sàng :

+ Mắt mờ nhanh trong 1 - 2 ngày

+ Tĩnh mạch đầu trên chỗ tắc dãn to, đầu dưới

chỗ tắc mất đoạn và xuất huyết, võng mạc đỏ

tươi, có thể có kèm xuất tiết.

Viêm gai thị cấp:

- Nguyên nhân: thường do nhiễm khuẩn đặc biệt

từ các xoang sàng xoang bướm gây viêm thị thần

kinh cấp và viêm gai thị cấp.

- Lâm sàng:

+ Thị lực sụt nhanh và nhiều

+ Đáy mắt: phù và xuất tiết ở gai thị có khi lan

ra võng mạc lân cận.

. Bong võng mạc:

- Nguyên nhân: cận thị nặng, chấn thương, bệnh nội khoa. - Lâm sàng: + Chớp sáng trước mắt; + Mờ mắt và mất thị trường tương ứng vùng bong, hình bị bẻ cong. + Soi đáy mắt: ánh đồng tử tương ứng vùng bong chuyển thành màu trắng đục hoặc xám, vùng võng mạc bong có màu xám nhạt, nhô về phía dịch kính, rung rinh khi mắt liếc, mạch máu bị bẻ cong chổ mép vùng bong .

Bệnh Eales:

Xuất huyết dịch kính tái phát ở người trẻ do

viêm thành tĩnh mạch

- Nguyên nhân: nhiễm khuẩn, lao, dị ứng...

- Lâm sàng:

+ Ánh đồng tử giảm

+ Có thể gây ra viêm võng mạc, tăng nhãn áp

thứ phát

Mờ mắt nhanh không kèm theo tổn thương đáy mắt :

1. Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu cấp:

- Nguyên nhân gây viêm cực xa nhãn cầu

- Lâm sàng:

+ Thị lực giảm nhanh, nhiều kèm ám điểm trung tâm

+ Không gây ra tổn thương ở đáy mắt

2. Mờ mắt do Hysteria: thường gặp ở phụ nữ trẻ học tập, làm việc ở tập trung

như: công trường, xí nghiệp, trường học. Bệnh gây mờ mắt thường ở hai bên, phản xạ

đồng tử đối với ánh sáng còn nhạy. Nếu một mắt mờ, mắt còn lại sẽ bị thu hẹp thị

trường, thấy các vật biến hình.

KHÁM, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ:

1. Tuyến không chuyên khoa: Trình tự khám đơn giản chủ yếu phát hiện bệnh nhân có mờ mắt và chuyển đến khám ở tuyến chuyên khoa vì tuyến không chuyên khoa không thể chẩn đoán chính xác và dễ bỏ sót các bệnh kết hợp. - Hỏi bệnh. - Đo thị lực bằng bảng để đánh giá mức độ mờ. - Thử kính lỗ : + Nếu thị lực tăng: có thể là tật khúc xạ, tiếp đó phải thử kính xác định . + Nếu thị lực không tăng: không phải tật khúc xạ. - Khám thực thể sơ bộ từ mi mắt vào trong và soi đáy mắt. - Đưa ra chẩn đoán sơ bộ. - Chuyển bệnh nhân đến tuyến chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. 2. Tuyến chuyên khoa: Bệnh nhân được thăm khám kỷ hơn, được làm các test và các xét nghiệm để hổ trợ chẩn đoán như: đo ám điểm, thị trường, sắc giác, nhãn áp, điện võng mạc, CT-Scan, MRI, X quang . . .từ đó đưa ra quyết định điều trị đúng và kịp thời.