CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH...

12
Xã hội hóa không gian thưởng lãm hoa Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 355 - 4877 THỨ BẢY, NGÀY 16/9/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng Có một “Làng đô thị xanh” Đa Lộc TRANG 4 1 TUẦN CON SỐ TRANG 8 XEM TIẾP TRANG 2 Khám phá rau khí canh ở Langbiang Farm 3 NƯỚC HỒ ĐAN KIA - SUỐI VÀNG VƯỢT NGƯỠNG AN TOÀN: Nguy cơ Đà Lạt không còn nước sạch sử dụng? 10 Không gian hoa quanh hồ Xuân Hương tại các kỳ Festival Hoa luôn tạo sức hút mạnh mẽ với đông đảo công chúng. Ảnh: Q.U Chiếc cặp mới 5 Truyện ngắn: NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN 37,3 triệu USD là kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 từ các mặt hàng của địa phương. Nguồn: UBND tỉnh Đ ại hội XI của Đảng khẳng định: “Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng có đổi mới. Coi trọng hơn nhiệm vụ xây dựng đạo đức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung chỉ đạo có kết quả bước đầu Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chủ động hơn trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, bác bỏ các quan điểm sai trái, luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch… Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển của đất nước. Tư tưởng tích cực vẫn là xu hướng chủ đạo trong đời sống xã hội”. Tuy nhiên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng còn không ít hạn chế, bất cập cả về nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành, từ đó dẫn đến những hạn chế, yếu kém, thậm chí là sự suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Để giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh nhận thức đúng đắn, đầy đủ, toàn diện về vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là tính cấp thiết của nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, kiên trì thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XI) về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành hướng dẫn đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng sẽ có hiệu quả hơn khi nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên được truyền tải bằng những hình thức, phương pháp và mức độ thích hợp. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần có sự phối hợp và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền giáo dục chính trị,...

Transcript of CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH...

Xã hội hóa không gian thưởng lãm hoa

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 355 - 4877THỨ BẢY, NGÀY 16/9/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng

Có một “Làng đô thị xanh” Đa LộcTRANG 4

1 TUẦN CON SỐ

TRANG 8

XEM TIẾP TRANG 2

Khám phá rau khí canh ở Langbiang Farm

3

NƯỚC HỒ ĐAN KIA - SUỐI VÀNG VƯỢT NGƯỠNG AN TOÀN:

Nguy cơ Đà Lạt không còn nước sạch sử dụng?

10

Không gian hoa quanh hồ Xuân Hương tại các kỳ Festival Hoa luôn tạo sức hút mạnh mẽ với đông đảo công chúng. Ảnh: Q.U

Chiếc cặp mới5Truyện ngắn:

NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN

37,3 triệu USD là kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 từ các mặt hàng của địa phương.

Nguồn: UBND tỉnh

Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng có đổi mới. Coi trọng hơn nhiệm vụ xây dựng

đạo đức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung chỉ đạo có kết quả bước đầu Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chủ động hơn trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, bác bỏ các quan điểm sai trái, luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch… Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển của đất nước. Tư tưởng tích cực vẫn là xu hướng chủ đạo trong đời sống xã hội”. Tuy nhiên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng còn không ít hạn chế, bất cập cả về nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành, từ đó dẫn đến những hạn chế, yếu kém, thậm chí là sự suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.

Để giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh

nhận thức đúng đắn, đầy đủ, toàn diện về vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là tính cấp thiết của nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, kiên trì thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XI) về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành hướng dẫn đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng sẽ có hiệu quả hơn khi nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên được truyền tải bằng những hình thức, phương pháp và mức độ thích hợp.

Các cấp ủy, tổ chức đảng cần có sự phối hợp và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền giáo dục chính trị,...

2 THỨ BẢY 16 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Ngày 12/9, tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam), Bộ VH-TT-DL đã tổ chức hội nghị giao ban cụm khu vực

Nam Trung bộ và Tây Nguyên về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) 6 tháng đầu năm. Các đồng chí Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Trung ương UBMTTQ Việt Nam và lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam đồng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 11 tỉnh, thành phố trong khu vực.

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Thời gian qua, việc thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH được Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc, kịp thời ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo các cấp phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan thành viên và giao chỉ tiêu cho các cơ quan, đơn vị thực hiện. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động, kiện toàn bộ máy của Ban Chỉ đạo các cấp, kịp thời tham mưu đề xuất hoàn thiện các văn bản quản lý nhà nước về xét, công nhận các danh hiệu văn hóa, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy trình bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa, nhất là gia đình văn hóa, làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Bên cạnh những kết quả đạt được, tại một số địa phương, phong trào phát triển chưa đồng đều, kết quả chưa toàn diện, chưa thực sự bền vững. Việc phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật nâng cao ý thức người dân về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Công tác nắm bắt, dự báo tình hình còn hạn chế, chưa kịp thời tham mưu đề xuất các cấp lãnh đạo đề ra kế hoạch, biện pháp nhằm ngăn chặn những biểu hiện về buông lỏng quản lý trong kiểm tra, giám sát thực hiện

Giao ban cụm khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 6 tháng đầu năm 2017

các nội dung hoạt động phong trào, dẫn tới bình xét một số danh hiệu văn hóa chưa chặt chẽ, thiếu công khai minh bạch, thiếu dân chủ, gây bức xúc trong dư luận.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Lâm Đồng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: Phong trào TDĐKXDĐSVH ở Lâm Đồng được triển khai đồng đều, phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu. Trong đó, phong trào xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến gắn chặt với các phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được các cấp, các ngành quan tâm. Qua đó, tạo ra những cách làm hay, có sức thuyết phục lan tỏa, cổ vũ mọi người tham gia thực hiện phong trào. Cùng với phong trào TDĐKXDĐSVH, những năm gần đây, xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch về đời sống vật chất và tinh thần giữa thành thị với nông thôn. Ban Chỉ đạo phong trào tham mưu, chỉ đạo lồng ghép triển khai phong trào gắn với xây dựng nông thôn

mới và đô thị văn minh. Toàn tỉnh hiện có 107/117 thiết chế văn hóa xã, đạt tỷ lệ 91,45%; trong đó 93 xã có nhà văn hóa đạt chuẩn; 868/986 thôn có nhà văn hóa, đạt tỷ lệ 88%; trong đó có 648 thôn có nhà văn hóa cơ bản đạt chuẩn theo quy định; 54/117 xã có sân vận động, 815 cơ sở luyện tập và CLB thể dục, thể thao.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào TDĐKXDĐSVH, chủ trì hội nghị đã nhấn mạnh một số công tác trọng tâm trong những tháng cuối năm 2017. Theo đó, Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ: Tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa hoàn thiện dự thảo Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng đời sống văn hóa; Xây dựng Kế hoạch triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Tổ chức các hội nghị chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội và chương trình bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân; Tổ chức, hướng dẫn khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư gắn với tổng kết, biểu dương khen thưởng “Gia đình văn hóa”, khu dân cư văn hóa…

ĐAN THANH

Toàn cảnh hội nghị.

... tư tưởng cho cán bộ, đảng viên bằng nhiều hình thức, phương pháp cả trực tiếp, gián tiếp, cả nơi làm việc, học tập và nơi cư trú, từ sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, tổ chức đảng đến những sinh hoạt, hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị và phong trào của các đoàn thể chính trị - xã hội; gắn công tác giáo dục chính trị, tư tưởng với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, nhiệm vụ của các đoàn thể quần chúng… nhằm tạo sức mạnh tổng hợp nâng cao nhận thức, lập trường tư tưởng chính trị, quyết tâm và thái độ chính trị tích cực cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện các nghị quyết của Đảng.

Đổi mới hình thức, phương pháp học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng sao cho vừa nghiêm túc, vừa khoa học, hiệu quả. Để thực hiện được yêu cầu này, các cấp ủy đảng cần đổi mới thực sự cách thức tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết theo hướng vừa chuẩn hóa, vừa đa dạng hóa, khoa học và cụ thể hóa, tránh nhận thức một cách giản đơn rằng việc phổ biến, quán triệt nghị quyết của Đảng chỉ là thông tin một chiều những nội dung cơ bản của nghị quyết đến cán bộ, đảng viên, hoặc coi tổ chức được hội nghị quán triệt nghị quyết là xong nhiệm vụ của cấp ủy. Mỗi lần học

tập, quán triệt nghị quyết phải được coi là đợt sinh hoạt học tập quan trọng, là đợt sinh hoạt tư tưởng lớn đối với cán bộ, đảng viên; học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng là trách nhiệm và quyền lợi của đảng viên. Chính vì vậy, mỗi đợt học tập, quán triệt nghị quyết phải được chuẩn bị chu đáo cả nội dung, phương pháp truyền đạt. Các cấp ủy đảng cần coi tinh thần, thái độ học tập, quán triệt nghị quyết tập trung tại chi bộ, đảng bộ là một tiêu chí đánh giá ý thức trách nhiệm, thái độ của đảng viên đối với tổ chức đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức rằng qua mỗi lần học tập, quán triệt nghị quyết là dịp nâng cao nhận thức, tư tưởng, củng cố thêm niềm tin, đề cao ý thức trách nhiệm, chủ động, tự giác thực hiện nghị quyết của Đảng.

Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ, đảng bộ sao cho thiết thực, tạo sự hứng khởi và sự tham gia tích cực của đảng viên. Sinh hoạt Đảng phải đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu. Bên cạnh các buổi sinh hoạt thường kỳ, các đảng bộ, chi bộ cần tăng cường các hình thức sinh hoạt chuyên đề về học tập, sinh hoạt khoa học, đấu tranh tư tưởng, chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tự phê bình và phê bình, gắn với những yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức

đảng trong từng thời điểm cụ thể. Chú trọng làm tốt việc nêu gương

những người tốt, việc tốt; lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực; đồng thời phê phán, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, vô trách nhiệm, vụ lợi cá nhân, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, lối sống...

Thực tế hiện nay cho thấy, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chỉ có hiệu quả thiết thực khi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu tiền phong, gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn tư cách, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gần dân, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân, kịp thời thông tin, giải đáp những nhu cầu chính đáng của nhân dân. Chỉ như vậy, những lời nói, những bài viết của họ mới thấm và thuyết phục được đảng viên và quần chúng. Và, cũng chỉ như vậy, mới ngăn chặn có hiệu quả những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, khối đoàn kết thống nhất trong Đảng được củng cố, chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả chống âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

LAN HỒ

Đổi mới công tác tuyên truyền... TIẾP TRANG 1

Agribank Lâm Đồng tặng 132 căn nhà tình nghĩa

Thông tin từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lâm Đồng

(Agribank Lâm Đồng) cho biết, từ năm 2012 tới nay, ngân hàng đã tài trợ xây tặng

132 căn nhà tình nghĩa, tình thương, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà nhân ái, nhà đồng

đội với tổng số tiền 6,685 tỷ đồng. Ngoài xây tặng nhà, Agribank Lâm Đồng còn tài trợ cho hoạt động y tế gồm tặng trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng và Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch, tặng giường tủ bệnh cho Bệnh viện

Nhi Lâm Đồng với tổng số tiền 1,355 tỷ đồng. Ngân hàng còn dành số tiền 1,967 tỷ đồng tài trợ học bổng, phần thưởng, trang thiết bị tin học cho các trường học trên địa bàn và gần 500 triệu đồng hỗ trợ các quỹ

đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo… Tổng cộng, trên 10 tỷ đồng đã được Agribank Lâm

Đồng chia sẻ với cộng đồng, góp phần thúc đẩy hoạt động an sinh xã hội, chia sẻ với

những đối tượng khó khăn trong cuộc sống.D.Q

Khai thác 3.000 m3 cát nguyên khối/năm tại các lòng suối Lâm Hà

Công ty TNHH Liên Trường Phước (Phú Hội, Đức Trọng) vừa được cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng cấp phép khai thác

3.000 m3 cát nguyên khối/năm tại lòng suối các xã Đạ Đờn, Đạ K’Nàng và Phúc Thọ,

thuộc huyện Lâm Hà, thời hạn 20 năm. Theo đó, trên diện tích khu vực khai

thác hơn 2 ha (tương đương gần 1.800 m chiều dài lòng suối) ở các xã nói trên, trữ

lượng cát được phép đưa vào thiết kế khai thác hơn 58.540 m3, Công ty TNHH Liên Trường Phước áp dụng phương pháp khai

thác lộ thiên, mức sâu từ 2,7 m - 2,8 m. Trách nhiệm của Công ty TNHH Liên

Trường Phước phải thực hiện đúng và đầy đủ quy trình kỹ thuật an toàn công trình mỏ, các biện pháp phòng chống sạt lở, bảo đảm

giao thông trong vận chuyển khoáng sản. Đồng thời triển khai hiệu quả phương án

cải tạo, phục hồi và bảo vệ môi trường sau khai thác đã được cơ quan thẩm quyền Lâm

Đồng phê duyệt…MẠC KHẢI

ĐỨC TRỌNG: Xây dựng mô hình điểm chăn nuôi bò thịt lai cao sản

Trung tâm Nông nghiệp huyện, chủ đầu tư xây dựng 1 mô hình điểm chăn nuôi bò thịt lai cao sản giống Red Angus và BBB

tại xã Đạ Quyn và hỗ trợ 9 con bò cái giống lai Zêbu cho 9 hộ thuộc các xã: N’Thol Hạ (1 hộ), Đà Loan (1 hộ), Tà Năng (1 hộ), Đạ Quyn (4 hộ), Tà Hine (2 hộ). Phát triển diện tích trồng cỏ, cây thức ăn thô xanh với diện tích 0,5 ha tại các xã Tà Hine, Đà Loan, thị

trấn Liên Nghĩa.Mô hình do nhân dân và Nhà nước cùng thực hiện, trong đó Nhà nước hỗ trợ xây

dựng 1 mô hình chăn nuôi bò cao sản với quy mô 10 bò cái lai Zêbu/ mô hình, hỗ trợ 180 triệu đồng/mô hình; hỗ trợ không quá

50% giá trị bò cái; mức hỗ trợ 15 triệu đồng/con/hộ; hỗ trợ 100% giống cỏ.

Tổng mức đầu tư 665.350.000 đồng, trong đó ngân sách tỉnh 315.000 đồng; ngân sách huyện 31.080.000 đồng (gồm hỗ trợ giống cỏ, quản lý mô hình từ nguồn chi phí thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản đã được giao trong dự toán năm 2017

của Trung tâm Nông nghiệp huyện); vốn do nhân dân đóng góp 319.270.000 đồng.

AN NHIÊN

3 THỨ BẢY 16 - 9 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

DIỄM THƯƠNG

Theo báo cáo của Bộ NN và PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản

tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 6/2017 ước đạt 283 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2017, chiếm 84,7% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả. Trong 5 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hàng rau quả tăng mạnh là Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (96,3%), Nga (67,2%), Nhật Bản (56,1%), Trung Quốc (50,5%), Hoa Kỳ (23,5%), Hàn Quốc (14,9%) và Thái Lan (12,5%).

Ông Huỳnh Ngọc Hải - Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng cho biết: Riêng đối với Lâm Đồng, từ đầu năm đến nay xuất khẩu có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản. Theo đó, quý I/2017, xuất khẩu toàn tỉnh tăng cả về số lượng lẫn giá trị mặt hàng. Trong đó, các mặt hàng rau, quả đạt 2.087 tấn, trị giá 50,8 triệu USD, tăng 11,6% về lượng và tăng 8,1% về giá trị; chè chế biến đạt 2.756 tấn, trị giá 5,9 triệu USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 1,82% về giá trị; đặc biệt cà phê xuất khẩu đạt hơn 23.242 tấn, trị giá 50,8 triệu USD, tăng 33,3% về lượng và tăng 67,8% về giá trị…

Hướng tới XK bền vững, mới đây, Thủ

Hướng đến xuất khẩu nông nghiệp bền vữngĐề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu (XK) của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành kỳ vọng sẽ giúp nhóm nông lâm sản có giá trị xuất khẩu tăng trong đó có nông sản Lâm Đồng.

tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng XK của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng các mặt hàng đang có lợi thế XK; giá trị gia tăng của các mặt hàng nông - thủy sản XK chủ lực tăng bình quân 20% so với hiện nay. Tăng dần tỷ trọng XK nông - thủy sản vào thị trường các nền kinh tế phát triển (EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…); phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng XK hàng hóa bình quân 8%/năm thời kỳ 2016 - 2020. Để hoàn thành mục tiêu này, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng chính sách hỗ trợ DN đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm sản xuất các sản phẩm đạt

chất lượng, tiêu chuẩn của các thị trường; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm nhanh chóng chuyển sang phương thức sản xuất và quản trị tiên tiến theo hướng phát triển của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Ông Nguyễn Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết: Xác định các sản phẩm nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là mũi nhọn để tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu, tỉnh cũng đã xác định nhiều chiến lược để đón đầu những thời cơ khi mà Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng XK được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt là vấn đề khuyến

khích, hỗ trợ DN xây dựng chiến lược XK hàng hóa phù hợp với từng thị trường và năng lực của DN; tham gia vào mạng lưới sản xuất, phân phối ở nước ngoài và các chuỗi giá trị toàn cầu. Tạo thuận lợi cho DN tăng cường các mối liên kết giữa DN cung ứng nguyên phụ liệu với DN sản xuất sản phẩm cuối; giữa các khâu sản xuất - vận chuyển - chế biến - bảo quản - tiêu thụ; giữa nhà nông - DN - nhà nước - nhà khoa học (trong nông nghiệp) và giữa DN trong nước với DN nước ngoài… Hỗ trợ DN thông tin về thị trường, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Cùng trao đổi, ông Đinh Minh Quý - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng cũng cho rằng: Sản xuất nông nghiệp đang dần hướng theo những tín hiệu của thị trường để hàng hóa có thể tiêu thụ và đem lại giá trị cao hơn cho người nông dân. Doanh nghiệp là cầu nối để sản xuất thực sự gắn được với thị trường, tuy nhiên, DN muốn chuyên tâm lo việc thương mại thì cần có một môi trường pháp lý vững chắc, đặc biệt đối với các ngành hàng nông sản vốn nhiều rủi ro. Và để thực sự thúc đẩy được DN thì chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp cũng cần có sự rõ ràng, nhất quán hơn.

Với đề án trên, giải pháp xuyên suốt được nêu lên thực hiện là tổ chức lại phương thức sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới cả thiết bị, công nghệ và thủ tục hành chính.

Trước những thuận lợi và thách thức khi các mặt hàng nông sản Lâm Đồng đang dần giành được chỗ đứng trong danh mục hàng xuất khẩu, tăng về lượng lẫn giá trị xuất khẩu chính là những gì mà Lâm Đồng đang từng bước hướng đến.

Sản xuất hoa xuất khẩu. Ảnh: D.Thương

VĂN VIỆT

Rau xanh lá, rễ lơ lửng trong không khíDừng lại bên đường phố Xô Viết Nghệ

Tĩnh, Đà Lạt, khách tôi bước lên mấy chục bậc cấp ngập đầy sắc xanh của rau, hoa nhà kính canh tác địa canh, thủy canh rồi dành lâu hơn thời gian khám phá rau khí canh trên diện tích 500 m2 nhà kính của Trang trại Langbiang Farm. Anh Trần Thế Vũ, hướng dẫn viên của trang trại đưa khách tôi đến từng luống rau khí canh với nhiều chủng loại mới lạ và nhiều tuổi gieo trồng khác nhau.

Với chiều rộng khoảng 1,5 m, chiều dài khoảng 8 m, từng luống rau khí canh được lắp đặt cách ly mặt đất khoảng 1 m. Rau được trồng trong rọ nhựa có chứa viên nén xơ dừa đường kính khoảng 4 cm, chiều cao khoảng 5 cm, đặt trong từng ô tròn bố trí trên bề mặt máng canh tác khí canh. Bên dưới máng là một khoang máng trống chứa không khí hấp thu dinh dưỡng phun sương để nuôi bộ rễ. Hướng dẫn viên Vũ mở chiếc máng lên trên, “phát lộ” ra những chùm rễ cây trắng vàng tua tủa, rồi nói: “Cây giống rau đưa vào trồng khí canh chừng tuần sau là rễ phát triển thành từng chùm bên dưới máng; bên trên máng thì cây đã phát triển đủ những bộ lá, đường kính đo cả gang tay. Tùy

Khám phá rau khí canh ở Langbiang FarmTrên sườn dốc tọa lạc mặt đường phố Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Lạt có Trang trại Langbiang Farm hàng ngày tươi xanh những luống rau khí canh, khách địa phương và khách du lịch tự quảng bá với nhau tìm đến tham quan, khám phá nhiều điều thú vị bất ngờ.

theo thời điểm sinh trưởng của cây, trang trại cài đặt chế độ phun sương dinh dưỡng trong không khí nuôi bộ rễ lưu dẫn lên hấp thu vào thân, lá rau phát triển tươi tốt, có thể cách nhau từ 1 - 5 phút phun sương một lần, phun theo chu kỳ trong 24 giờ hàng ngày. Như vậy giúp cây vừa đủ thức ăn, nước uống và ngập đầy không khí để phát triển theo từng giây, từng phút…”.

Lúc này đang vào thời điểm tháng 9/2017, vườn rau khí canh nhà kính 500 m2 của

Trang trại Langbiang Farm có hơn 10 loại rau đang sinh trưởng trên 25 luống, hàng tuần đều có sản phẩm thu hoạch cuốn chiếu. Thu hoạch đến đâu xuống giống tái canh đến đó. Tất cả đều thực hành theo quy trình khép kín tại chỗ từ phối trộn nén viên giá thể, ươm gieo cây giống, xuống giống và đóng gói sản phẩm chuyển đi tiêu thụ… Trung bình một lứa rau khí canh xuống giống, chăm sóc và thu hoạch trong vòng 25 ngày. Hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo

vệ thực vật và phân bón hóa học. Trên bề mặt luống rau thủy canh treo từng hàng bẫy dính để dẫn dụ, tiêu diệt côn trùng. Bộ rễ bên dưới cách ly nhau trong không khí nên gần như ít xảy ra vi khuẩn lây nhiễm bệnh theo nguồn nước từ cây này sang cây khác như rau thủy canh.

Ông Trần Huy Đường, chủ nhân Trang trại Langbiang Farm tính toán: “Nếu trừ thời gian làm vệ sinh máng, rọ nhựa, kiểm tra bảo dưỡng đường ống phun sương, hệ thống bơm nước từ giếng ngầm… sau khi thu hoạch, trong năm vừa qua, Trang trại Langbiang Farm đã trồng thành công 12 lứa rau khí canh, cung cấp cho thị trường siêu thị các tỉnh phía Nam, giá ổn định bán ra trung bình 25.000 đồng/kg. Mỗi năm nhân với tổng sản lượng 400 tấn/ha, thành tổng doanh thu 10 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi nhuận 25-30%, thành tiền 2,5-3 tỷ đồng/ha/năm”.

Khí canh “bù đắp” cho thủy canhCó được Trang trại Langbiang Farm trồng

rau khí canh diện tích 500 m2 nhà kính, chủ nhân Trần Huy Đường đã thực hành gần một năm thực nghiệm, bổ sung và hoàn chỉnh quy trình. Còn trước đó, ông Đường dành nhiều thời gian tham quan, nghiên cứu, tập huấn kỹ thuật trồng khí canh từ châu Âu, Nhật Bản… về Đà Lạt áp dụng trên một vài luống rau nhỏ, sau đó mới từng bước chọn ra những giải pháp kỹ thuật phù hợp nhân rộng đến nay... XEM TIẾP TRANG 11

Rau khí canh ở Trang trại Langbiang Farm Đà Lạt với bộ rễ lơ lửng trong không khí.Ảnh: V.Việt

4 THỨ BẢY 16 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Bộ VH-TT-DL vừa có Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đối với ba di tích gồm: Di tích lịch sử Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên); Di tích lịch sử Ðịa điểm diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại Phú Yên (Phường 8 và Phường 9, TP Tuy Hòa); Di

tích kiến trúc nghệ thuật đình An Ðịnh (xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi).

Theo quyết định, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng trong hồ sơ; UBND các cấp nơi có di tích, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Xếp hạng thêm ba Di tích quốc gia

MINH ĐẠO

Bền vững và tăng trưởng xanhMục tiêu chung xây dựng

mô hình thí điểm LĐTX lần đầu tiên này nhằm tạo ra cơ sở nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các đô thị vệ tinh theo định hướng Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014. Đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu trên hai trụ cột: bền vững và tăng trưởng xanh. Cùng đó là các mục tiêu khác như: Nghiên cứu, đề xuất mô hình cư trú đạt tiêu chuẩn đô thị, kết hợp sản xuất nông nghiệp xen giữa đô thị và nông thôn, để cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân, phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và xây dựng hình ảnh nông thôn mới trong lòng đô thị, kết hợp phát triển loại hình du lịch canh nông, homestay…; Tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với dịch vụ xử lý sau thu hoạch, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, nhằm nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Đặc điểm chính hình thành mô hình LĐTX là một phân khu đặc trưng của đô thị; có quy mô hợp lý và kết cấu phức hợp của một đô thị; sử dụng tối đa các đặc điểm và tiềm lực của địa phương; sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là phát triển nông - lâm - công nghiệp, gắn với điều kiện văn hóa bản địa, nhằm nâng cao đời sống người dân, kết hợp khai thác du lịch sinh thái...

Với LĐTX Đa Thọ, trên cơ sở những lợi thế và đặc điểm về địa hình, dân cư, kinh tế, xã hội..., những định hướng đã được hoạch định rõ. Quy mô phạm vi quy hoạch trực tiếp là 180 ha (trong đó quy hoạch chi tiết khu dân cư tập trung có quy mô khoảng 54 ha) và phạm vi nghiên cứu quy hoạch là 40 ha. Về quy hoạch xây dựng và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được phát triển đồng bộ. Ví dụ, toàn bộ mạng lưới giao thông nội vùng và tuyến đường chính kết nối Quốc lộ 20; trong đó mật độ đất giao thông/đất quy hoạch là 10,5 ha. Nâng cấp công suất và hoàn chỉnh mạng lưới cấp điện hiện có, đảm bảo phục vụ sinh hoạt và sản xuất theo quy mô của Làng; lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng công cộng sử dụng bằng đèn LED, sử dụng năng lượng mặt trời và thân thiện với môi trường. Đồng thời, lắp đặt đồng

Có một “Làng đô thị xanh” Đa LộcSau một năm rưỡi với những đóng góp ý kiến xác đáng của các nhà khoa học, nhà quản lý từ các đơn vị, ngành từ trung ương đến địa phương, Đề án xây dựng mô hình thí điểm “Làng đô thị xanh” (Green Village) chính thức được Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt trong tháng 9/2017. “Làng đô thị xanh” (LĐTX) được chọn triển khai tại thôn Đa Lộc, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt và cũng là mô hình đầu tiên ở Việt Nam.

bộ hệ thống hạ tầng viễn thông với hạ tầng đô thị đồng bộ với các hệ thống cấp nước (trong đó nước sinh hoạt 2.025 m3/ngày đêm; nước dùng cho sản xuất nông nghiệp khoảng 126 ha); hệ thống thoát nước; quy hoạch về vệ sinh, môi trường; công viên, cây xanh; hạ tầng thủy lợi; cơ sở hạ tầng xã hội...

Nhân dân - chủ thể thụ hưởng Kinh tế trong LĐTX Đa Thọ

chủ yếu phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, lực lượng sản xuất, trình độ sản xuất, cũng như trình độ áp dụng công nghệ hiện nay của địa phương để tổ chức sắp xếp lại theo hướng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiêu chuẩn an toàn, tăng giá trị trên mỗi diện tích canh tác. Theo đó sẽ phát triển du lịch canh nông; du lịch nghỉ dưỡng theo mô hình homestay tại nhà vườn...

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án 943,4 tỷ đồng với các nguồn: ngân sách nhà nước, ODA, viện trợ quốc tế, nhà đầu tư, đóng góp của người dân,… Đề án cũng đã cụ thể hóa những nhiệm vụ chủ yếu và lộ trình thực hiện đối với từng đơn vị, trong đó chủ trì chính là Sở Xây dựng Lâm Đồng về thẩm định, phê duyệt quy hoạch; tổ chức thi công xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tổ chức quản lý, vận hành và bàn giao khu vực đã được đầu tư hạ tầng cho cơ quan quản lý nhà nước... Bên cạnh đó, là nhiệm vụ của các sở liên quan với chức năng của mình như: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại

và du lịch tỉnh... và UBND thành phố Đà Lạt.

Làm việc với các sở, ngành, địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt đã khẳng định: Về chủ thể, đối tượng thụ hưởng của Đề án, trước hết là nhân dân thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án; các sở, ngành có liên quan, UBND thành phố Đà Lạt, các tổ chức chính trị - xã hội thôn Đa Lộc có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích để nhân dân hiểu biết được đầy đủ mục tiêu, lợi ích của Đề án trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, phát huy được tiềm năng, lợi thế của khu vực, đồng thời thu hút đầu tư từ bên ngoài cùng với nhân dân xây dựng Làng đô thị theo mục tiêu đã đề ra,... để tạo sự đồng thuận của nhân dân ngay từ đầu của quá trình triển khai thực hiện Đề án. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: “LĐTX là mô hình mới, khi thực hiện đề án thí điểm cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trong các khâu lập, thẩm định và phê duyệt đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong quá trình thực hiện”.

Ngày 12/9, chúng tôi trao đổi trực tiếp với Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ, ông Ngô Văn Dũng cho biết: Đến nay, cơ bản nhân dân địa phương đã được tuyên truyền và có nhận thức cũng như ủng hộ cao. Các bộ phận chức năng của xã đã được quán triệt và sẵn sàng phối hợp. “Chúng tôi đang chờ văn bản chỉ đạo của UBND thành phố Đà Lạt để triển khai thực hiện”, ông Dũng nói.

Tại buổi tổng kết ngành Xây dựng năm 2016, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh nhấn mạnh: Đà Lạt có nhiều ưu thế để xây dựng thí điểm mô hình LĐTX, vì vậy Bộ rất mong sớm trở thành hiện thực để làm

Truyện ngắn: NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN

1.- Thảm gớm chưa, có cái quần

cũng thiếu phéc - mơ - tuya!- Ai biểu đầu thai vô nhà

đấy chi?Lại nghe những lời xì xầm khi

người ta thấy nó lểnh thểnh trên đường. Mỗi lần đi qua chỗ đông người, nó lấy tay kéo tà áo trước xuống, cúi gằm mặt mà đi, ra bộ không nghe không thấy. Người lớn đôi khi cũng nhiễu sự thiệt, cứ chăm chăm vô chỗ đau của người khác mà bàn tán cho đã miệng, như thể họ bắt nó phải vênh mặt lên thách thức mới chịu được vậy. Gì mà cứ thấy nó là hằn học, đay nghiến bảo ba mẹ làm nó khổ. Làm gì có, bốn tuổi nó đã không còn ba mẹ rồi thì làm gì mà nó chẳng khổ. À, ý họ là tại mẹ dính vòng lao lí, rồi ba lao lực chết nên nó mới bầm dập thế này chớ gì? Hiểu rồi! Nhưng ngoại nói, chuyện thân bại danh liệt của mẹ là sai lầm phải trả giá đắt, mẹ nó một phần nhẹ dạ cả tin, phần không biết nhiều về luật rồi bị người ta xúi bậy cũng làm nên sự thể nó mới tanh bành ra thế. Còn chuyện một hai bảo nhà nó ngày xưa giàu nứt đố đổ vách, chó ăn kĩ hơn người? Trời ơi! Giờ nói với nó chuyện đó thì cũng giống như kể về những món sơn hào hải vị để giày vò cái bao tử của kẻ khốn cùng sắp chết đói vậy. Ngày xưa ngày xửa nào nó không biết, không nhớ, chỉ biết bây giờ, nó nghèo tới mức khạc ra tro, ho ra bụi.

Mà không cần ho cũng có bụi. Hai bà cháu rúc trong căn nhà xiêu quẹo, nền đất lở lói, trong nhà chỗ nào cũng có một lớp bụi.

cơ sở đúc kết kinh nghiệm phát triển mô hình này tại các địa phương khác trên đất nước. Rõ ràng phát triển LĐTX là một trong những hướng đi tối ưu, có tính khả thi cao, để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đô thị hóa của thành phố, hướng tới xây dựng thành phố Đà Lạt tăng trưởng xanh bền vững cho tương lai.

Nơi đây sẽ là “Làng đô thị xanh” trong tương lai ở Đa Thọ, Xuân Thọ. Ảnh: M.Đạo

Tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) vừa tổ chức tọa đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức lễ hội Chọi trâu Ðồ Sơn”. Lễ hội này là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của quốc gia; được phục hồi năm 1990 và liên tục tổ chức đến nay; đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân; góp phần quảng bá hình ảnh vùng đất, con người và đóng góp vào sự phát triển chung của Ðồ Sơn, Hải Phòng. Tuy nhiên, lễ hội cũng phát sinh nhiều biểu hiện thương mại hóa, như mổ thịt trâu chọi bán giá quá cao, nâng giá vé xem hội vô tội vạ cùng các tệ nạn đi kèm như

cá độ... Đặc biệt là bị dư luận lên án sau sự cố trâu húc chết chủ vừa qua. Những biểu hiện tiêu cực đang làm sai lệch hồ sơ di sản đã được phê duyệt, cần điều chỉnh để đưa lễ hội trở về ý nghĩa nhân văn ban đầu và tổ chức chặt chẽ hơn, bảo đảm an toàn cho những người tham gia.

Tại tọa đàm, các ý kiến thống nhất tiếp tục tổ chức lễ hội Chọi trâu Ðồ Sơn nhưng cũng đề nghị phải điều chỉnh cho phù hợp; cơ quan chức năng cần góp sức với nhân dân để có phương án tổ chức, quản lý hiệu quả; tránh được sự cố đáng tiếc và hạn chế các yếu tố lợi dụng lễ hội để trục lợi, thương mại hóa...

Tiếp tục tổ chức lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn

5 THỨ BẢY 16 - 9 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Chiếc cặp mới

sung túc luôn. Áo quần xênh xang, ăn uống thừa mứa, chi tiêu không dòm ngó. Ba nó là chủ một cửa hàng lớn. Mẹ nó là cán bộ trên huyện, kiêm chủ huê (bí mật). Chơi huê hụi, tính toán làm sao không biết, đang phong lưu xa xỉ thì ầm một cái vỡ nợ. Nhà cửa bị tịch thu, mẹ ngồi tù, ba phệch phạc đi cuốc cỏ gấu kiếm ăn. Đâu được một hai tháng thì ông mất ngoài đồng cỏ giữa trưa. Một năm sau, có người tới nhà báo với ngoại, mẹ

các phòng học, nó ước mình được ngồi bàn thứ hai, dãy bàn từ cửa lớp tính vào. Nó nhỏ con, ngồi như thế để nhìn bảng cho rõ, để nghe thầy cô giảng bài thật chăm chú.

Nghĩ như vậy rồi nó khóc. Nó muốn tâm sự quá, nó đi thẳng đến nhà cô Luyến.

Đến nhà cô rồi. Nó không bước vào tìm cô liền mà dừng trước gian hàng của cô. Lúc định đi đến nhà cô để tâm sự nó đã không nghĩ tới tình huống này. Ai đời muốn tâm sự nỗi thèm đi học mà đi thẳng tới nhà cô giáo trước cửa nhà có gian hàng bán đồ dùng học tập. Thật là ngốc! Nó ngẩn ngơ đứng nhìn những quyển vở thơm mùi giấy, thèm thuồng sờ cây bút, lấy tay lật quyển sách, tròn mắt ngắm nghía chiếc cặp, ngoài bìa có in hình một con chim tung cánh. Nó không thể rời mắt khỏi chiếc cặp đó, bỗng nó khựng người quay lại khi nghe giọng nói quen thuộc:

- Con gái thích chiếc cặp đó hả? Cô Luyến đi lại chỗ chiếc cặp,

đưa tay tháo xuống, nó ấp úng nói:- Đừng cô! Em chỉ nhìn con

chim thôi!- Chuẩn bị khai giảng rồi, đằng

nào em cũng cần cặp để đi học mà. Nè, cô tặng em! - Cô vừa nói, vừa ấn dúi chiếc cặp vào tay nó. Không biết làm sao, nó đưa tay đỡ cái cặp và đẩy về phía cô:

- Em… em không đi học nữa!... - Nó ngập ngừng nói, giọng nghe đã nghèn nghẹn.

- Sao thế?- Ngoại bệnh mà em thì không

có tiền…Cô vò đầu nó rồi đứng yên nghĩ

ngợi. Một lát sau cô bỗng đổi giọng vui tươi, chỉ vào bìa cặp:

- Em có biết, đây là con gì không? - Dạ, con gà.- Không phải.- Con công.- Cũng không phải luôn.- Thế đó là con gì hả cô?- Con phượng hoàng.- Em không biết nó?!- Phượng hoàng có cái đầu của

con gà, có chiếc cổ cao của chim hạc, và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công. Theo truyền thuyết, một con phượng hoàng có thể tồn tại hơn 500 năm. Khi đã quá mệt mỏi, phượng hoàng thu nhặt những nhánh cây thơm và chất thành một cái tổ lớn ở nơi cao đến mức không ai có thể đến được. Nằm trong cái tổ ấy và phượng hoàng sẽ nổi lửa, tự thiêu chính mình. Ba ngày sau, phượng hoàng sẽ tái sinh từ đống tro tàn.

- Câu chuyện hay quá, em chưa được nghe những điều hay ho như thế!

- Ừ, đi học nữa, em sẽ biết được những điều mới lạ khác.

- Nhưng…- Mọi chuyện cứ để cô lo!- Bằng cách nào ạ?- Có cách hết, em chỉ cần

học giỏi.Cô nói xong thì đẩy chiếc cặp

vào tay nó. Ban đầu nó có vẻ hoài nghi, không biết cô sẽ lo bằng cách nào nhưng nhìn vào mắt cô thì nó hoàn toàn tin tưởng nên đưa tay ôm chặt chiếc cặp.

nó trong tù không bệnh nhưng ngủ rồi ngủ luôn.

Bà ngoại bảo, trời cũng thương bà cháu nó, may có người họ xa cho ở nhờ căn nhà bỏ hoang bị dột nát. Hồi nó còn bế trên tay thì bà cũng còn chút sức để chăm cháu, trồng rau trồng bí trong vườn kiếm tiền lẻ. Nó càng lớn thì bà càng yếu, lúc đầu thì ráng lướt bệnh để làm, làm miết rồi giờ gần như nằm một chỗ. Cứ hình dung một con bé lớp 6 vừa đi học, mót mì, ăn xin, (ba trong

một) thì mới thấy hết nỗi thống khổ của nó.

Thấy tình cảnh nó như vậy nên mấy cô mấy bác trong xóm thường cho chén cơm, trái chuối, gói mì tôm… Có người vừa cho vừa lầm bầm những lời cũ rích, “đời cha ăn mặn đời con khát nước!”. Nó tỉnh bơ hỏi:

- Ăn mặn là sao, khát nước là sao?

- Là cha mầy ăn muối nhiều quá nên giờ mầy không được ăn mà chỉ lo uống nước cho đỡ khát chứ sao?

- Ba khát mắc mớ gì con uống?!- Tối quá!!Tối đâu mà tối, nó hỏi vặn vậy

là cố tình làm khó cho người nói thôi chứ nó đi học được thầy cô khen sáng bụng sáng dạ mà. Nó hỏi không có nghĩa nó quan tâm những lời đó đâu. Nó rảnh đâu mà nghĩ chuyện đời cha đời con, nó bây giờ chỉ có duy nhất một ý nghĩ là không biết ngày mai có xin được cái gì bỏ vào mồm không. Mì thì mót vui mấy bữa mùa thôi chứ giờ người ta xuống giống rồi còn đâu mà mót. Còn đi xin ăn nhọc lắm, không dễ gì xin được đồng tiền lẻ đâu, cũng tại bây giờ ăn xin thành nghề rồi. Dưới phố có hẳn một đội ngũ xin ăn mà đâu phải ai cũng nghèo ho ra bụi như nó nên người ta cũng cẩn trọng khi cho tiền. Mới nghĩ đến ngày mai ăn gì thì cái bụng đã réo lên, ôi dào, cái bao tử nhà nghèo làm việc cực kì mẫn cán, nhiều khi nó ước, giá chỉ cần uống nước cũng đủ no.

À, không phải lo lắng viễn vông nữa! - Nó tự nói. Ngày mai không xin được thì cứ ghé lại nhà cô Luyến. Cô ấy thiệt là tốt bụng, lúc nào cũng tiếp đón nó rất nồng hậu, y như nó là con cháu của cô vậy. Nó nhớ, lần nào tới nhà cũng được cô ép ăn ép uống và cho thêm mang về. Cô luôn gọi nó là “con gái”. Vì cô tận tình mà nó đâm ra ngại… Đừng hỏi vì sao, nó có nhiều nỗi ngại lắm. Phần ngại vì cứ xách mỏ tới nhà cô ăn, (mỗi lần nó nói ăn chực đều bị cô cốc đầu), nhưng nỗi ngại ấy không bằng nỗi ngại tới nhà cô là nó muốn khóc, nó thèm đi học.

3.Nếu không có gì thay đổi thì

năm nay nó thành học trò lớp 7. Nhưng đã có một sự thay đổi lớn, dạo này ngoại bệnh nặng hơn nên chuyện nó vào lớp 7 như một lẽ đương nhiên lại thành chuyện trong giấc mơ.

Thiệt là buồn, chỗ nó với bà ngoại ở sát trường, mỗi chiều đi qua trường nó đều đưa mắt vào cánh cổng đang khép kín. Nhìn vói vào bên trong, thấy cây phượng chỉ xót lại một vài chùm cuối mùa. Cánh hoa chao chao trong gió, sắp vào năm học mới rồi, nó rầu rĩ đem chiếc cặp cũ cất vào xó nhà. Không nỡ vứt, nó muốn để ở góc nhà cho giống những đứa trẻ khác, đứa trẻ nào ở tuổi nó mà chẳng có cái cặp trong nhà.

Chưa hết đâu, nó thường đeo khăn quàng, mang chiếc cặp cũ lảng vảng ở sân trường giữa trưa. Đứng ngoài cửa nhìn vào

Minh họa: Phan Nhân

Giường chõng, xoong nồi chén bát, đặc biệt là bộ đồ nó mặc, chắc là thảm hại nhất, không phải phủ bụi mà là… bùn. Ôi chao là đất đỏ, chiếc áo nó mặc cũ kĩ còn hơn cái giẻ lau chân của nhà người ta. Đồ người ta càng mặc càng mỏng còn nó thì càng mặc càng dày. Không thế sao được, đồ dính đầy đất cát mà bỏ vào chiếc thau nhôm, đổ nước rồi dậm dậm đem phơi, càng giặt càng dày, đem phơi nắng thì đơ ra như bánh tráng sượng, mặc vào còn rơi vãi đất cát. Nhìn bộ dạng nó bần cùng không tả nổi. Đầu tóc chơm bơm, tóc bết thành cục. Bàn tay lúc nào cũng có mủ cây mủ củ. Tóm lại, với nó, tắm gội bằng xà phòng bột giặt là chuyện gì đấy rất ư xa xỉ…

2.Bà ngoại bị bệnh gì không

rõ, chỉ biết đêm nào cũng nghe bà rên rỉ, những cơn đau chắc khủng khiếp lắm, tiếng bà ư ử nghe thiệt là tội, nó chỉ chực khóc theo những cơn đau khi thấy bà quằn lên nhức nhối. Một đứa nhỏ chỉ biết bấu vào bà, bà lại hay đau, nó thật không biết làm gì ngoài mếu...

Những lúc hiếm hoi, cơn đau lặn xuống, bà kể chuyện hôm qua. Bà xác nhận ngày xưa ba mẹ nó sống rất đủ đầy. Trên cả

Bộ VH-TT- DL vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý việc chứng nhận, tôn vinh của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Thời gian qua, một số tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp đã tổ chức các hoạt động liên quan đến lĩnh vực văn hóa, di sản văn hóa, như: Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam;

Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam)…

Việc vinh danh và cấp bằng công nhận, chứng nhận danh hiệu của các tổ chức này chưa được pháp luật quy định; có hiện tượng

thu tiền của đơn vị, cá nhân được chứng nhận, tôn vinh dưới hình thức hỗ trợ kinh phí. Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp chấn chỉnh hoạt động trái pháp luật này.

TS tổng hợp (theo nhandan.com.vn và baovanhoa.vn)

Kiến nghị chấn chỉnh việc vinh danh trái pháp luật

Gần 3.400 tác phẩm dự thi của 358 tác giả trong cả nước đã tham dự cuộc thi sáng tác ảnh flycam đầu tiên ở Việt Nam với chủ đề “Việt Nam nhìn từ trên cao”. Cuộc thi do Công ty Lịch Xuân Phương Nam và Hội Nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Giải nhất được trao cho tác phẩm Mũi Cà Mau của tác giả Nguyễn Vinh Hiển (Vĩnh Long), hai giải nhì thuộc về tác phẩm Cánh đồng muối của Nguyễn Tiến Dũng (Bình Định) và Màu phù sa của Nguyễn Hoàng Nam (An Giang). Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao ba giải ba và mười giải khuyến khích cho các tác phẩm có giá trị.

Triển lãm ảnh “Việt Nam nhìn từ trên cao”

Tác phẩm đoạt giải nhất Mũi Cà Mau của tác giả Nguyễn Vinh Hiển.

6 THỨ BẢY 16 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

NGUYỄN THANH MỪNG

Thinh không là gì, điều đó hẳn làm bận lòng bao nhiêu người, từ đấng cứu thế đến kẻ thường

dân, tất nhiên trong đó không thể không kể đến bao nhiêu thế hệ các nhà thơ. Thì ra, cái chốn không trung, nơi hoàn toàn vắng lặng, tưởng không nhìn thấy gì cả, lại là điểm tựa của tầm nhìn, của sự lắng nghe, của cửa mở giác quan con người và tạo vật. Mà phàm những gì thuộc về thế giới thi sĩ thì biến ảo khôn lường, đôi khi họ chìm đắm vào ố ái hỉ nộ của đời sống để tìm kiếm một thinh không và nhiều lúc họ chìm đắm vào thinh không để bì bõm giữa bao nhiêu sáng tối đắng ngọt của kiếp người!

Khái niệm “thinh không” ấy hình như thi sĩ Đào Đức Tuấn bắt gặp tự nhiên nhi nhiên từ một điều gì đại loại như “vô thường”, một “sắc sắc không không” Đà Lạt:

sáng ra Đà Lạt là sươngai đi chợ sớm dưới đường chiêm

bao thân ta rủng rỉnh ba đàothương câu hát đợi lạnh vào

rừng thôngCái thân sinh viên thì ngụ cư

ở 5 năm đèn sách thành phố cao nguyên Lang Bian, còn cái thân “rủng rỉnh ba đào” thì nhập hộ khẩu ở khoảng “đường chiêm bao”. Vậy còn chốn sinh thành, nhà thơ không phải sắm vai nhà từ điển cũng buột miệng cho ra một định nghĩa đau đáu:

quê hương là tiếng hu huơđành lòng phải nói vẩn vơ giang

hồKhông phải là tiếng hô trước khi

xung trận của những chiến binh Scotland, cũng không phải là khẩu hiệu thương mại mà đây có thể coi là slogan đời thơ:

một nửa trinh nguyênnửa kia hoang dạiMãnh liệt đến cạn cùng:yêu người yêu đến độcứ muốn vò nát cả nơi trăng

nằmNhư nhiều các nhà thơ cùng

Đào Đức Tuấn xa giá thinh không(*)

thế hệ, bước ra khỏi mái ấm Văn khoa, Đào Đức Tuấn hăm hở với cuộc lập thân chữ nghĩa bằng việc làm báo. Độc giả báo chí từ ngỡ ngàng đến quen thuộc, rồi đôi lúc xôn xao về một nhà báo xông xáo, đa năng, có mặt trên nhiều tờ báo rộng hẹp lớn nhỏ, với đủ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và đủ loại bút danh... Một gã trai giang hồ vặt và giang hồ thiên lý, có mặt khắp... những nơi cần có mặt, từ chốn con sò huyết hí hóp thở dưới đáy đầm Ô Loan đến nơi đàn hải âu tung cánh giữa trời nước chủ quyền Trường Sa, từ mỏm núi Đá Bia bồng bềnh mây trắng đến vòm lá sấu bên hồ Thiền Quang... Tất nhiên, với cái nghề và cái nghiệp như Đào Đức Tuấn bây giờ đi khắp nước Việt cũng không khó (cho dù cũng không dễ), tuy nhiên khó nhất là dấu ấn của mỗi chuyến đi hiện lên đậm nhạt trong con chữ. Ở góc độ hoạt động này, lần theo những trang thơ đắm đuối nhân tình, đôi khi lại bắt gặp một nhà báo tung tẩy và lần theo những trang báo thời sự nóng hổi, đôi khi lại bắt gặp Đào Đức Tuấn thi sĩ.

Hơn một lần Tuấn đã định nghĩa quê hương, rồi suốt hành trình thơ, quê hương Xứ Nẫu đeo đẳng Tuấn trên từng dấu vết ngôn từ, những “thâu tui dìa”, những “trở lại làm

ngừ” và lan sang cả những “âu” “hà nậu”... Cái kiểu “ưng hổng ưng thì thâu nói dứt phát” của người Xứ Nẫu có thể là thứ gia vị đá nổi rong chìm, không phải là không gây “xóc ốc”, nhưng dư vang đậm đà luôn là điểm đến của nó.

Tự giới thiệu với cố đô thơ mộng:

tui gã trai sông ba Xứ Nẫulang bạt tóc timđời chẳng đậu đìnhsáng hương giang bừng hoa

bươm bướm rồi phải chằng phải cột lại nhauhỡi những nàng tiên cánh mỏngbiết nơi đâu là thiên đàng địa

ngụcBỗ bã với Hội An di sản:đeo Hội An một bênkhông phải cổ nào cũng kínhKý họa tục lụy:ân ái phu phenbản thể xửng cồTự hát (không phải karaoke)

trong đêm:dòng sông sao không buông trôiđường đi sao không buông xuôingày qua sao không buông thacòn ta sao không buông tayNỗi niềm (“văn hóa phi vật thể”

lẫn cùng “văn hóa vật thể”):tương tư chấm với tương càđể nghe trong bụng xót xa mịt

mùTự kiểm:

mình ta dài rộng mình tadại gì bó hẹp vào ba chuyện trờiCái “không” bên cạnh cái “có”:em tươi hương thành thụcta cắn vào hư vôCái “có” bên cạnh cái “không”:có gì mà quẫy loi thoimà mê quỷ dữmà đòi thiên thuTrong cuộc thơ lẫm liệt ấy, Đào

Đức Tuấn tự thấy cần đầu tư vào “dự án”:

phải quy hoạch lại hồn ta thôibừa bộn niềm đau bừa bộn nỗi

cườiTrước Thinh không (2017), Đào

Đức Tuấn đã cho ra mắt tập thơ Chiều chậm (2005) và tập thơ thiếu nhi Ôm tròn trái đất (2010), những tập thơ mà ngay từ cái nhan đề đã tạo cho người đọc hướng về một cảm thức về thời gian và không gian. Dù báo chí hay thơ ca, và dù thơ cho người lớn hay tuổi thơ, tâm ý của Tuấn là viết một cái gì rất riêng, rất khác. Ngay cái cảm thức thuộc về lẽ muôn đời của ngàn muôn thi sĩ ấy, ở Tuấn là:

thời gian vô tìnhvô tựmỏi mong bụi bờxa giá thinh khôngthinh khôngthinh khôngthinh khôngCái mệnh đề “xa giá thinh

không” giàu ý nghĩa lắm, hay nói cách khác, đây là những dòng kê khai cho bản lý lịch đời và thơ của đôi chân khát vọng và một tâm hồn tự do! Thinh không đối với nhà thơ Xứ Nẫu Đào Đức Tuấn vừa là niềm đam mê vừa là chốn giãi bày, vừa là nơi chất vấn, vừa là nguồn an ủi trong cuộc phiêu bồng bụi bặm… Hơn bốn thập kỷ đời người trong đó có ngót hai thập kỷ vừa an trầm vừa bươn bả cùng trường văn trận bút, khóc cười với một thế gian tĩnh lặng và biến động, dường như Đào Đức Tuấn đã gieo ít nhiều hồn nhiên giữa cuộc phong ba và ít nhiều phong ba giữa cuộc hồn nhiên…

(*) Đọc tập thơ Thinh Không của Đào Đức Tuấn (NXB Hội Nhà văn, 2017).

Khái niệm “thinh không” ấy hình như thi sĩ Đào Đức Tuấn bắt gặp tự nhiên nhi nhiên từ một điều gì đại loại như “vô thường”, một “sắc sắc không không”.

PHƯƠNG LAN

Như để cho tâm lọc bớt bụi trần, hồn lùi về quá vãng, lão võ sư cùng chúng tôi

thong thả khỏa chân bên bến Trường Trầu man mác gió, nơi các thủ lĩnh nông dân xưa từng ngược đò lên miền Tây Sơn thượng nhóm binh trong buổi đầu khởi nghĩa; rồi ướm bước theo đường tre xào xạc, băng qua xóm Rèn vẫn nhặt khoan tiếng búa như thời chiến trận luyện mài binh khí; lướt ngang xóm Đậu còn ấm nồng khói bếp thủa chế biến quân lương… trước khi cúi đầu bước qua cổng Tây Sơn Điện.

Huyền thoại miền đất võVẳng trong không gian linh thiêng

tĩnh mặc là khúc khởi đầu rộn rã của bài nhạc lễ “Đả thập nhị cổ”. Hôm nay là ngày hiệp kỵ Tây Sơn Tam Kiệt - ngày tưởng nhớ những anh linh lẫm liệt của miền đất võ. Chắp tay bái vọng tiền nhân, trong khói hương thành kính, tiếng trống trận rền vang như vọng về từ cơn binh lửa hơn hai trăm năm trước…

Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt ngày nay chính là khu gia trang của gia đình ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ - những người anh hùng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn xưa, những trang anh kiệt đã cùng dân tộc viết nên trang sử oanh liệt, chói ngời, đánh đuổi 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, đem lại độc tự do cho Đại Việt vào cuối thế kỷ XVIII.

Vẫn còn đây dấu vườn xưa, với

Một sớm giữa đông, lão võ sư Đinh Tuấn đã ngoại thất tuần, dắt đám môn sinh chúng tôi lội dọc mép sóng Kôn giang đầy ắp phù sa, hành hương về đất võ Bình Định Tây Sơn hạ, quê hương của ba vị anh hùng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ …

HẠNH NHI

Có một lúc, tôi thấy mình chừng như lơ lửng lắm. Cái lơ lửng không phải do tâm thức,

mà vì cả một không gian lênh loang và choáng ngợp đến là dịu dàng bởi sương, bởi gió và cả bởi nắng nữa. Rồi thốt nhiên nhận ra, mùa đã chuyển khi lá mỏng đầy thềm.

Nắng đúng là ươm vàng, và cứ mênh lên trên tầng không. Không phải màu của xa xót mà là màu của níu kéo và bịn rịn. Như có điều gì đó dùng dằng lắm. Như là không gian của những tiếng thì thầm. Như là màu mắt của những chiều xa vắng. Như là thương nhớ bủa vây.

Có những ngày, tôi dường như chỉ có thể cảm nhận được khúc giao mùa trên những gam vàng của quả, trên nồng thắm của hoa và một chút gió đã se sắt về vào mỗi sớm mai trên con đường dài. Có những bận thấy cũng muốn nhao đi lắm khi bạn bè rủ nhau ra Bắc đón thu về, cứ như là mùa thu chỉ có ở đó. Nhưng trong một ngày mà mọi thứ chừng như đều rất khẽ khàng và mảnh mai, tôi nhận ra, mùa thu đã lơ lửng bên mình rồi.

Bước giao mùa

Ngày 13/9, tin từ UBND huyện Lạc Dương cho biết đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai biện pháp xử lý để chấm dứt ngay tình trạng vận chuyển hành khách tham quan “chui” bằng ghe, thuyền; cắm trại lưu trú qua đêm; cũng như các phương tiện đào, vận chuyển thảm cỏ trái phép tại khu vực hồ Đankia - Suối Vàng...

Cũng theo văn bản này, UBND huyện Lạc Dương giao Trưởng Công an huyện chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, nghiên cứu, đề xuất biện pháp

xử nghiêm các hành vi nêu trên. Đồng thời giao UBND thị trấn Lạc Dương cắt cử cán bộ theo dõi, kịp thời báo cáo tình hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong khu vực và đề xuất hướng xử lý. UBND huyện Lạc Dương cũng đề nghị Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà duy trì lực lượng, thường xuyên kiểm tra việc đào, vận chuyển thảm cỏ trong khu vực đi nơi khác, làm ảnh hưởng đến mỹ quan tự nhiên trong khu vực.

Theo lãnh đạo UBND huyện Lạc Dương, hồ Đankia - Suối Vàng là công trình đa mục tiêu, sử dụng tưới tiêu cho nông nghiệp,

cung cấp nước thủy điện và là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho cư dân Đà Lạt và một phần của huyện Lạc Dương nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khu vực này cũng là một danh thắng nên người dân, du khách đều có thể đến thưởng ngoạn nhưng phải giữ gìn vệ sinh chung, không được xả rác, đốt lửa, cắm trại qua đêm. Đặc biệt, huyện sẽ xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức đưa khách tham quan, cắm trại trái phép, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây mất mỹ quan tự nhiên ở khu vực này.

Liên quan đến vụ việc, trước

đó cơ quan chức năng của huyện Lạc Dương và Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà cũng đã tạm giữ một ô tô mang biển số xanh của một công ty môi trường Đà Lạt về hành vi khai thác, vận chuyển thảm cỏ trái phép tại khu vực hồ Đankia - Suối Vàng. Riêng việc sử dụng thuyền đưa khách tham quan “chui” như Báo Lâm Đồng đã thông tin, cơ quan chức năng huyện Lạc Dương cũng đã lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động đối với chủ thuyền đưa khách tham quan trái phép ở hồ Đankia - Suối Vàng.

THỤY TRANG

VỤ DU THUYỀN CHỞ KHÁCH THAM QUAN “CHUI” Ở HỒ ĐANKIA - SUỐI VÀNG

Xử lý nghiêm các hoạt động du lịch trái phép

7 THỨ BẢY 16 - 9 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Hồn thiêng đất võ

giếng nước đá ong và cây me cổ thụ 300 năm tuổi. Suốt hơn 1 thế kỷ, từ sau khi nhà Tây Sơn mất, nhà Nguyễn lên ngôi, nơi này bị tàn phá, những người có liên quan đến triều Tây Sơn đều bị nhà Nguyễn truy sát, trả thù tàn khốc. Phái võ Tây Sơn lừng danh cũng phải dấu thân ẩn tích. Võ sư Đinh Tuấn kể: Sư tổ ông là Đinh Văn Nhưng, thầy dạy võ của ba anh em Tây Sơn, người ở đất Bằng Châu, nổi tiếng khắp vùng với tục danh “ông Chảng”. Chuyện rằng: ông Chảng là sư tổ của phái võ vườn, tức là môn tự vệ của những người nông dân quanh năm lấm lem cùng cuốc cày ruộng rẫy. Ngày Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế có mời thầy vào triều để phong tước, ông chỉ lắc đầu cười: “bùng binh chi tướng, uýnh cướng chi quan, bộn bàng chi chức, Chảng Chảng ngang thiên”, rồi về. Từ đó, Tây Sơn có câu: Ngang như ông Chảng! Và cũng từ đó, võ Tây Sơn còn được gọi là võ vườn. Ngày Tây Sơn thất thế, ông cùng môn phái, dòng họ ẩn danh, đổi sang họ Đào, mật ước khi chết sẽ trở lại họ Đinh. Ngày nay, oán thù đã cởi, hậu duệ của ông Chảng là võ sư Đinh Tuấn đã tìm về được với họ gốc từ thủa sinh thời. Nhưng có một bảo vật môn phái cũng quan trọng không kém phần gốc gác họ Đinh, đã thất biến lúc loạn ly, giờ võ sư Đinh Tuấn vẫn đang lãnh sứ mệnh kiếm tìm. Võ Tây Sơn có bốn môn cơ bản: côn, quyền, kiếm, cổ. Ba môn côn, quyền, kiếm vẫn đang lưu dụng, còn cổ là môn luyện võ bằng trống, còn gọi là môn võ nhạc, nay đã mờ dấu vết, không biết còn có ai tường.

Tấu khúc của niềm tưởng vọng Hai thập kỷ sau khúc quanh bi

tráng của nhà Tây Sơn, những người dân đất võ chưa bao giờ dứt lòng ngưỡng vọng về triều vua cũ, đã dựng lên một ngôi đình lớn ngay trên nền nhà xưa Tam Kiệt. Tiếng là để thờ thành hoàng làng, nhưng thực chất, chính là nơi hương khói cho vương triều đã khuất. Trăm năm sau, những bà mẹ đất này vẫn ru con bằng câu ca bùi ngùi khắc khoải:

Cây me cũ, bến trầu xưaDẫu không nên tình nghĩa, cũng

đón đưa cho trọn niềm…Trong các kỳ cúng tế nhà Tây

Sơn ở đình Kiên Mỹ thời ẩn tích, phần khấn cáo bao giờ cũng chỉ là mật niệm, bởi để lộ việc nhắc đến vương triều cũ là mang trọng tội. Cứ mỗi dịp húy kỵ, dân làng

Kiên Mỹ lại mượn bản nhạc lễ cổ truyền “Tam luân cửu chuyển” để tưởng vọng triều vua cũ. Đó là cách thức để hậu nhân vừa có thể bày tỏ chính kiến, lại vừa che giấu được thân phận một cách an toàn trong buổi loạn ly. Trải qua bao thế hệ nhạc công, vẫn những nhạc cụ ngũ cung truyền thống gồm: trống, kèn, chiêng, nhị, mõ, bạt..., nhưng ở mỗi thời kỳ, người chơi nhạc lễ lại thêm thắt, biến thể các khúc thức, tiết tấu, làm cho bản nhạc thêm dày dặn, sống động.

Hơn một thế kỷ sau, khi ông vua cuối cùng của triều Nguyễn thoái vị, thì đình làng Kiên Mỹ mới được công khai thờ cúng ba vị anh hùng và đổi tên thành Điện thờ Tây Sơn Tam kiệt. Từ đây, bài nhạc lễ trang nghiêm nơi đền, miếu dần được biến chuyển sang hình thức diễn

tấu mới rộn ràng, khai mở. Số nhạc cụ trống trong dàn nhạc cũng được bổ sung từ 1 chiếc lên 3 chiếc, 6 chiếc, 9 chiếc và 12 chiếc. Bài nhạc lễ “Tam luân cửu chuyển” đã vượt khỏi không gian mật niệm hồi nhớ, để đến với công chúng trong các dịp hội hè, lễ tết. Khi bước ra sân khấu từ nơi thờ tự, nó trở thành bài diễn tấu mang tên “Đả thập nhị cổ”.

Võ công đặc dị từ vành tre nơi góc vườn bí mậtVõ sư Đinh Tuấn còn nhớ: ở xứ

võ Tây Sơn, khi thời kỳ che giấu thân phận đã qua, người dân luôn náo nức mỗi khi xem biểu diễn bài 12 trống, bởi một lý do rất đặc biệt: bản nhạc mà người nghệ sỹ biểu diễn tung hoành bên dàn trống, vận dụng cả tứ pháp và thế, bộ của võ thuật rất uyển chuyển, liên hoàn ấy không chỉ gợi lại hào khí một thời mà như còn vương vất hình hài của một môn võ đã thất truyền ngay trên quê hương của nó: môn võ trống. Vị võ sư già vẫn không quên lúc thiếu thời, khi còn thọ giáo ba vị võ sư nổi danh làng võ là Đinh Hề, Hồ Ngạnh và Ấm Hổ, ông đã từng được các thầy chỉ dạy cho chiêu luyện tứ pháp bằng mấy chục cái…mô hình trống uốn bằng vành tre treo nơi góc vườn. Thầy dạy: môn luyện võ bằng trống ngày xưa coi những chiếc trống xung quanh mình là đối thủ, khi xoay trở, thủ, công là phải vận dụng linh hoạt tứ pháp gồm: thân pháp, thủ pháp, bộ pháp và nhãn pháp, cùng phương châm: túc bất ly địa, thủ bất ly thân. Khi trò luyện võ, người thầy chỉ cần lắng nghe tiếng trống là lượng được võ công của người học. Cách luyện võ này được coi là đặc dị, nhưng không kém phần vi diệu bởi công

năng tuyệt vời của nó. Khi nhà Tây Sơn cùng môn phái võ vườn lui vào bóng tối, việc luyện võ bằng trống cũng phải rút bước âm thầm để bảo toàn cho môn phái, bằng cách sử dụng những vành tre không phát ra tiếng động. Võ sư Đinh Tuấn đã có lúc luyện võ với 45 cái vành tre như thế, tuy hạn chế nhiều mặt, nhưng cũng vẫn vô cùng hiệu quả.

Bản hùng ca mang hồn chiến trậnLớp tiền bối cũng có vài người

từng gắn mình với dàn nhạc trống. Ông Tám Nga và con trai là NSƯT Văn Bá Anh ở Đoàn tuồng Liên khu 5, lúc sinh thời đều là những người từng biểu diễn rất thành công bài nhạc 12 trống vào thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám. Sau năm 1954, khi tập kết ra miền bắc, NSƯT Văn Bá Anh đã từng đem 12 trống đi biểu diễn ở các nước Đông Âu. Ông đã ký âm lại bản nhạc dành cho 12 trống và từng hướng dẫn cho một số nhạc công biểu diễn. Sau năm 1975, nhạc sỹ Đào Duy Kiền ở Nhà hát tuồng Đào Tấn là người tiếp tục ký âm, phát triển thêm một lần nữa bài nhạc trống đặc biệt này.

Khi được nhiều thế hệ nghệ nhân tham gia biểu diễn và bồi đắp, sáng tạo thêm, khúc nhạc lễ cổ truyền đã phát triển lên một tầm cao mới. Bài nhạc lễ ba hồi chín đoạn xưa, chỉ có 1 trống cùng dàn khí nhạc, nay được phối âm cho 12 trống và chia thành 5 khúc thức, đặt tên theo nội dung tiết tấu từng phần gồm: tập binh, hành quân, xung trận, phá thành và khải hoàn. Bản nhạc mang kết cấu như một vở nhạc kịch, mô tả không khí chiến trận với sự kết hợp khéo léo giữa bộ hơi và bộ gõ,...

XEM TIẾP TRANG 11

Một sớm giữa đông, lão võ sư Đinh Tuấn đã ngoại thất tuần, dắt đám môn sinh chúng tôi lội dọc mép sóng Kôn giang đầy ắp phù sa, hành hương về đất võ Bình Định Tây Sơn hạ, quê hương của ba vị anh hùng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ …

Nhà thờ vua Quang Trung trên đất võ Tây Sơn. Ảnh: P.L

LÊ ĐÌNH TRỌNG

Trước tượng đài cha(Kính tặng Thân sinh nhân mùa Vu Lan 2017)

Một chút men say… trong ngày giỗ mẹCon chẳng nhớ đã vô tình

nói điều gì sai nên khiến cha buồnChợt ngộ lời cổ nhân đã dạy“Còn cha gót đỏ như son”!

Chẳng phải đòn roi như thời còn tấm béMà sao… con bật khóc ngon lànhXin quỳ trước tượng đài cha sám hối! Bây giờ… con đã hiểu cao xanh. Thương cha những năm tháng dài vắng mẹSớm hôm thui thủi một mìnhTám mươi tuổi vẫn ra đồng thăm mẹThủy chung - nguyên vẹn - một chữ tình!

Giấu nỗi niềm riêng vào trong ngựcMượn câu thơ nói hộ tấm lòngCầu xin Trời, Phật ban cho cha trăm tuổiĐể cháu con còn được về thăm.

Đừng làm cha khóc… Ai ơi!Câu Kinh sám hối nối lời tiền nhân.

Bước giao mùaCó những điều gì đó, giống như

là màu của hạnh phúc trên sông một chiều ngược dòng, là bến bãi xanh hiền và những con thuyền như không muốn trôi. Tôi đã hít hà hết thảy những gì có thể ùa vào lồng ngực mình mùi rơm ngòn ngọt bên con đường nhỏ. Nhiều nơi ở đó, lúa vẫn còn vàng trên cánh đồng thơm. Hương của đồng quê, lành và nhu mì bên những lưng áo đẫm ướt. Mùa về bên những rổ quả chín như nắng hanh người ta bày bán bên đường. Đang mùa xanh, những triền tràm hoa vàng tha thẩn chở gió, chở cả tiếng ong bay trên suốt quãng dài. Chúng tôi cũng đã đến đó, nơi không biết vì sao mà người ta gọi bằng cái tên là Khe Đầy, dù nước chỉ lưng lửng trên mấy ghềnh đá và trong vắt tiếng cười của những người trẻ. Những cánh hoa mua cuối mùa sót lại trên vạt đồi cũng không còn rưng rức tím nữa. Trông chúng cứ như là thiếu nữ giữa những chùm quả líu chíu…

Trong khoảnh khắc ghi lại được bằng những khuôn hình khi chạy về biển lúc sớm mai, tôi nhận ra màu vàng sẫm sóng sánh đến ma mị của ngọn sóng dưới ánh mặt trời. Cái

màu làm say y như khi có trên tay mình một ly brandy màu hổ phách, ấm và cay ngọt trong một tối đã xa thẳm. Cả những ngọn sóng đuổi nhau hoài mãi ngoài xa kia, chúng có biết mình đang cuốn đi những thương yêu về nơi không bờ, mù lấp và mênh mông?

Mùi đồng quê, mùi bùn và lũ trâu xám nhánh mướt lên đang thong dong trên một vùng cỏ rộng cứ như là một phân cảnh khác khi chúng tôi chọn một ngã rẽ, trong một ngẫu hứng tình cờ về phía Tam Giang. Nhưng chắc chắn đó không phải là ngẫu nhiên khi cô nhỏ vuốt mái tóc có phần bối rối trong gió và thảng thốt xuýt xoa về một sự đẹp. Đó

đương nhiên là một bức họa đồng quê với những ngôi nhà đổ bóng xuống dòng sông nhỏ, vài con thuyền lúp xúp, những đóa sen nở muộn sót lại trong hồ và hoa bèo tím loang bên triền nước. Ngước lên một chút sẽ nghe rõ hơn tiếng uuuu…kéo dài của dải phi lao trên đồi cát, rồi chúng lại lang thang đâu đó trong một ngày thu giữa vùng trời không.

Trễ nải và lặng lẽ. Khát khao mà dịu dàng. Âm thầm trong diệu vợi. Khô gầy cho xanh thắm... những xúc cảm mùa thu với tôi cứ như một ly cocktail nồng nàn và nồng nàn hơn trong mỗi lần chạm môi, với dư vị đủ để da diết khi biết còn ai đó mênh mông trong đời...

8 THỨ BẢY 16 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

QUỲNH UYỂN

Còn hơn 3 tháng nữa Festival Hoa Đà Lạt mới diễn ra, nhưng ngay từ bây giờ một không

gian rực rỡ sắc hoa đã được định hình - ông Nguyễn Thanh Sang, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, Chủ trang trại hoa lan YSA Orchid cho biết. Chính vì cái “hồn” làm nên lễ hội mà ngay sau khi được giao là đơn vị tổ chức chương trình Không gian hoa quanh hồ Xuân Hương, Hiệp hội Hoa Đà Lạt đã lên kế hoạch chuẩn bị cụ thể. Theo đó, quanh hồ Xuân Hương sẽ được xây dựng 30 tiểu cảnh hoa bố trí tại 3 khu chính đối diện Quảng trường Lâm Viên và khu vực đường Bà Huyện Thanh Quan. 30 tiểu cảnh được thiết kế với những nét đặc sắc, màu sắc khác nhau, vẻ đẹp riêng biệt, không trùng lắp. Mỗi tiểu cảnh được sắp đặt trong không gian riêng rộng 200 m2, diện tích mỗi tiểu cảnh 20 - 40 m2. Tùy thuộc vào ý tưởng thực hiện của từng

Xã hội hóa không gian thưởng lãm hoaTrong các chương trình hoạt động chính thức của Festival Hoa Đà Lạt, Không gian hoa quanh hồ Xuân Hương luôn là điểm nhấn, là không gian mở hướng đến công chúng, là “hồn vía” làm nên lễ hội được Hiệp hội Hoa Đà Lạt thực hiện xã hội hóa.

đơn vị, các tiểu cảnh đảm bảo tính hài hòa, được thiết kế, bài trí theo nghệ thuật sắp đặt giữa hoa với các loại chất liệu: gỗ, tre nứa, gốm sứ, đá sỏi... và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên xung quanh.

Để làm nên những tiểu cảnh hoa đẹp, đến nay Hiệp hội Hoa Đà Lạt

Không gian hoa quanh hồ Xuân Hương tại các kỳ Festival Hoaluôn tạo sức hút mạnh mẽ với đông đảo công chúng. Ảnh: Q.U

đã phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ Lâm Đồng vận động 20 doanh nghiệp sản xuất hoa và 10 doanh nghiệp trẻ tham gia. Các thành viên trong Hiệp hội đều thống nhất: Nguyên liệu chính làm nên không gian hoa là 100% các sản phẩm hoa, cây cảnh và lá trang trí đặc trưng của Đà Lạt - Lâm Đồng.

Khung sườn tạo tiểu cảnh bằng các vật liệu: tre nứa, gỗ, sắt... hài hòa gần gũi với thiên nhiên hoa lá. Không gian hoa sẽ chú trọng việc trưng bày các loài hoa mới lạ, đa dạng về mẫu mã, màu sắc. Với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, các đơn vị sẽ đem những loài hoa đẹp nhất, được canh tác bằng ứng dụng công nghệ hiện đại nhất, là thành quả của óc sáng tạo và sự tài hoa của con người giới thiệu với công chúng. Để tạo nên không khí thi đua sôi nổi, tránh những tiểu cảnh không có ý tưởng độc đáo, qua loa, Hiệp hội Hoa sẽ lồng ghép tổ chức hội thi “Không gian hoa đẹp” để tạo sự “cạnh tranh’ giữa các đơn vị, doanh nghiệp tham gia và sẽ vinh danh, trao giải thưởng cho các đơn vị có tiểu cảnh hoa đẹp.

Kinh phí cho không gian hoa rộng lớn quanh hồ Xuân Hương không phải là nhỏ, dự tính khoảng 9,55 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1 tỷ đồng để chi cho chi phí giám

sát, thiết kế, thi công, hỗ trợ mua nguyên vật liệu, tổ chức hội thi, trao giải thưởng. 30 đơn vị, doanh nghiệp sản xuất hoa sẽ tự mình đóng góp các loài hoa, lá đặc trưng của Đà Lạt thực hiện xã hội hóa khoảng 8,55 tỷ đồng trị giá nguyên vật liệu sản phẩm hoa, chi phí vận chuyển, bảo dưỡng cây hoa, lắp đặt hệ thống điện và tiền điện, thuê bảo vệ để làm nên một không gian hoa ấn tượng.

Ngay từ bây giờ, Hiệp hội đã có danh sách thành viên tham gia xây dựng tiểu cảnh hoa quanh hồ Xuân Hương. Nhiều thiết kết, maket các tiểu cảnh với những ý tưởng mới lạ, độc đáo đã được hình thành gửi về Hiệp hội để góp ý, điều chỉnh. Các thiết tiểu cảnh sẽ được UBND TP Đà Lạt phê duyệt trước khi thực hiện phải vừa đảm bảo tthẩm mỹ, vừa đảm bảo diện tích cho nhân dân và du khách đi lại thuận tiện trong việc thưởng lãm hoa và chụp hình lưu niệm. Đây là dịp để quảng bá thương hiệu, đồng thời là trách nhiệm, là niềm tự hào của các doanh nghiệp mang vẻ đẹp của hoa Đà Lạt giới thiệu cho du khách và phục vụ nhu cầu thưởng lãm cái đẹp của công chúng.

Tập hợp ảnh: TIỂU VÂN

Thác Đạ Sar (thuộc xã Đạ Sar - huyện Lạc Dương), nằm sâu trong rừng cách

trục lộ 723 khoảng 8 km. Khu vực thác Đạ Sar là nơi rất thích hợp để tổ chức du lịch sinh thái bởi thác cao, dài hơn 200 m, nước sạch và trong. Con thác xinh xắn nằm giữa rừng vắng lặng, chỉ có tiếng ầm ào của nước đổ. Thêm vào đó, thác được cây cối bao phủ kín xung quanh, cách biệt hoàn toàn với đời sống dân cư, nên không khí trong lành, mát rượi. (Ảnh 1)

Thác Đạ Sar có nhiều cấp, tạo thành các điểm dừng và áp lực xả nước khác nhau của dòng chảy, chính là điều kiện thuận lợi để thực hiện hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm (DLTTMH). Tour DLTTMH đu dây vượt thác tại thác Đạ Sar là sản phẩm mới do Công ty Tắc Kè Xinh hợp đồng khai thác độc quyền, gồm 5 chặng tại 5 tầng nước đổ. (Ảnh 2)

Mỗi tour kéo dài từ sáng đến chiều, tùy vào đặc điểm và điều kiện thể lực mà người chơi sẽ chọn các tầng nước. Hai tầng cao 36 m, 65 m yêu cầu phải có thể lực rất tốt, sức khỏe dẻo dai, vì còn phải leo núi ngược lên đầu thác, cho nên các mức 28 m, 32 m thường phù hợp với phần đông người chơi hơn. (Ảnh 3)

Bắt đầu vào cuộc chơi, du khách luôn được khuyến khích đu dây ở tầng thấp nhất (8 m) để làm quen với nhiệt độ nước, thực hiện các thao tác kỹ thuật đu dây, leo vách đá, thả dây, bơi lội… trước khi

Khám phá cảm xúc mạo hiểm tại thác Đạ Sar

thực sự trải nghiệm cảm giác mạo hiểm “vượt thác”.

Ông Lê Trọng Tín (Công ty TNHH Tắc Kè Xinh) cho biết: Sau 2 năm liên kết thực hiện tour DLTTMH tại thác Đạ Sar an toàn, hiệu quả, tạo được sức hấp dẫn nhất định, Công ty chính thức được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện tổ chức hoạt động DLTTMH tại thác Đạ Sar và đang nỗ lực hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị cho các hoạt động trekking, vượt thác ướt, đu vách khô và bơi lội ở vực nước sâu. Ông Tín nhấn mạnh, sức hấp dẫn riêng có mà DLTTMH ở thác Đạ Sar có được một phần rất quan trọng là người chơi tuân thủ chỉ dẫn của hướng dẫn viên trong suốt hành trình để có một cuộc trải nghiệm, khám phá thác Đạ Sar an toàn và ngập tràn cảm xúc. (Ảnh 4)

1 2

3 4

9 THỨ BẢY 16 - 9 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

ĐỨC TÚ

Chúng tôi có dịp vào thôn Cổng Trời khi tiếng ve gọi hè đã ngớt, một mùa tựu trường mới, tiếng ê

a con chữ và những phép toán lại vang lên trong lớp học. Phân hiệu thôn Cổng Trời thuộc Trường Tiểu học Hang Hớt năm nay có 5 lớp học với 72 học sinh. 5 giáo viên chủ nhiệm, 4 giáo viên chuyên trách vừa đảm nhiệm công việc dạy học vừa như những người bạn tâm tình của các em học sinh. Họ say sưa nói về các em học sinh, nói về việc dạy và học nhưng lại rất ngại nói về bản thân mình. Trong số những thầy cô giáo ở đây, thầy Hiển là người được chú ý nhiều nhất, bởi lẽ, ngoài sức trẻ, thầy còn là người rất nhiệt tình và năng nổ. Trong mắt của Già làng M Bon Ha Jum (đã ngoài 80 tuổi), thầy Hiển không chỉ gieo con chữ mà còn gieo vào lòng con trẻ sự ham học, ham tập luyện thể dục thể thao. Già bảo: Ngoài giờ lên lớp, Hiển còn cho các em chơi bóng để rèn sức khỏe. Nhưng cái quan trọng nhất là vui chơi để được gần gũi, để hiểu các cháu hơn mà dạy học cho tốt.

Hàng ngày, già M Bon Ha Jum vẫn thường xuyên lui tới trường để thăm các thầy cô giáo và nhắc các cháu học. Trong trí nhớ của già, giấc mơ con chữ dường như là điều xa vời với bà con nơi đây.

Giấc mơ gieo chữ nơi Cổng TrờiViệc chuyển tải con chữ, xóa dần khoảng cách về văn hóa và giao tiếp cho trẻ em ở thôn Cổng Trời (xã Mê Linh, huyện Lâm Hà) là cả một vấn đề. Chính những thầy cô giáo trẻ với bầu nhiệt huyết của mình đã và đang từng bước thêu dệt những giấc mơ cho tương lai của các em.

“Những người lớn tuổi như già và cả bố mẹ của tụi nhỏ đã bao giờ được đến trường, được học con chữ đâu. Thế mà hôm nay, cháu chắt của già, con cháu của thôn Cổng Trời này ngồi ngay ngắn trên ghế, miệng đọc ê, a với vở sạch, chữ đẹp, phấn trắng và bảng đen. Hạnh phúc đến thế là cùng. Tiền thì mùa cà phê, khoai sắn ta có thể kiếm được nhưng con chữ thì khó lắm, phải nhờ đến các thầy giáo, cô giáo thôi”.

Trở lại với thầy Hiển, thầy cũng “thạo làm hơn thạo nói” như các thầy cô giáo ở đây. Sinh năm 1991, sau khi tốt nghiệp

một trường sư phạm tại Hà Nội, Hoàng Xuân Hiển trở về vùng đất quê hương Lâm Hà để viết tiếp ước mơ đứng trên bục giảng của mình. Khi mới về vào năm ngoái, Hiển dạy tại điểm trường chính, đến năm học này, Hiển được cấp ủy, lãnh đạo trường phân công vào giảng dạy tại phân hiệu thôn Cổng Trời với hy vọng sức trẻ sẽ xung kích trên mọi công tác, nhất là việc vận động, đưa các em đến trường. Ngay buổi đầu tiên vào trường, thử thách đầu tiên của thầy không phải là việc dạy học nơi khó khăn mà là phải làm sao để đưa các em đến trường, các em

chịu học. Em Ha Dân là một học sinh quá tuổi so với các bạn cùng trang lứa ở lớp 4 mà em đang theo học. Em bỏ học, thầy Hiển đến nhà thì em thẳng thừng bảo “thầy giáo về đi, em không đi học đâu”. Nói chuyện với em, thầy mới hiểu ra rằng em tự ti về thân hình to lớn hơn các bạn cùng trang lứa nên ngại đến trường, vì sợ các bạn trêu chọc. Thầy Hiển nhớ như in lời nói của Ha Dân: “Thầy về đi, em còn phải lên nương rẫy giúp cha mẹ, em lớn rồi, em không đi học”. Nghe thế, thầy Hiển bảo: “Đi học không phân biệt tuổi tác hay thân hình đâu em, ai cũng phải học cả, đến ngay cả thầy lớn như thế này mà cũng phải đi học, để có kiến thức dạy các em chứ. Ngay trong thôn mình, cha mẹ của các em ngày thì lên nương tối đến lại tập trung với nhau để học chữ đó, người ta gọi là xóa mù chữ. Em cứ nghĩ đi, bây giờ em có thể học, vài năm nữa em lớn rồi thì phải lo công việc, lo vợ con, muốn học cũng khó lắm em à”. Nghe xong lời giải thích của thầy Hiển, Ha Dân chạy đi bỏ lại tiếng gọi của thầy, hướng về những cánh rừng. Thầy Hiển chờ mãi cho đến chiều tối nhưng Ha Dân vẫn không về. Có lẽ vì thấu hiểu tình cảm của thầy giáo trẻ, Ha Dân nhờ một bạn gái trong thôn đến bảo với thầy Hiển rằng thầy hãy về đi, trời sắp tối rồi, mai Ha Dân sẽ đến trường.

Đảm đương cương vị là giáo viên chủ nhiệm lớp 4C của phân hiệu, thầy giáo Hiển luôn dồn sức lực, mang tất cả kiến thức và kinh nghiệm sư phạm được đào tạo của mình để truyền dạy đến các em. Thầy tâm sự rằng đa phần gia đình các em đều nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, chính vì vậy ngoài sự học ra giáo viên cần tìm hiểu hoàn cảnh từng em một để có thể giúp đỡ một cách hiệu quả nhất. Ví dụ như thấy các em không đến trường, đến lớp thì nhất thiết có hai nguyên nhân, một là theo cha mẹ lên nương rẫy, hai là các em bị đau ốm. Khi đó, mình sẽ nói chuyện cùng cha mẹ các em, hay nhờ sự can thiệp của già làng, người có uy tín trong thôn. Không chỉ làm thầy giáo, mình phải kiêm luôn nhiệm vụ của thầy thuốc để chăm lo sức khỏe cho các em, nếu nhẹ thì mình đến nhà thuốc mua thuốc, nặng hơn thì nhất thiết phải đưa đến trạm xá, bệnh viện.

Ông Đào Xuân Dũng, Chủ tịch UBND xã Mê Linh, cho biết: “Toàn xã có 10 thôn thì có 4 thôn là đồng bào dân tộc thiểu số với 341 hộ dân, chiếm 1/3 dân số. Thời gian qua, điều kiện sống, cơ sở vật chất của thôn Cổng Trời, nơi có 100% đồng bào dân tộc thiểu số, được cải thiện một cách rõ rệt. Trong đó, vấn đề giáo dục được quan tâm một cách sát sao. Thành công bước đầu hôm nay nhờ một phần không nhỏ của đội ngũ giáo viên ở phân hiệu này, trong đó sức trẻ, tính xung kích như thầy giáo Hiển rất được chính quyền địa phương ghi nhận”.

Thầy giáo Hiển hướng dẫn thêm các phép toán cho học sinh lúc ngoài giờ. Ảnh: Đ.T

Ký sự: TRỊNH CHU

Đặc sắc canh nòng nọcTiết trời ở Tây Nguyên thời

điểm này rất khó đoán định. Thế nên, việc quyết định theo chân một nhóm người K’Ho, ở xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đi xúc nòng nọc của tôi xem ra có phần lừng khừng.

Thấy vậy, chị Ka Phin giục: “Suy nghĩ dứt điểm đi! Giờ trời đang sửng nắng. Chần chừ mãi nó trút nước xuống thì hết đường đi xúc nòng nọc!”.

Thế là tôi có một trải nghiệm khá thú vị xung quanh con nòng nọc.

* Sau khi luồn lách qua rất nhiều

con đường đất sũng ướt giữa bạt ngàn rẫy đồi cà phê bằng xe máy, chúng tôi tấp vào chòi canh rẫy của người quen, vì không thể di chuyển tiếp bằng phương tiện này, gửi xe ở đấy và chuyển sang cuốc bộ, cách duy nhất để thâm nhập địa bàn cư trú của loài lưỡng thê. “Ngoài ao, hồ, suối... là môi sinh

Món ăn làm từ ấu trùng loài lưỡng thêTừ chỗ chỉ là món ăn thuần túy biểu thị nền kinh tế tự cung tự cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, trải qua thời gian, món ăn ấy dần trở thành nét văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa được làm từ ấu trùng loài lưỡng thê của người K’Ho nơi đại ngàn Tây Nguyên.

chủ yếu của loài lưỡng thê, cứ nhắm những nơi thấp trũng, nước đọng thành từng vũng mà kiếm, thể nào cũng bắt được nòng nọc”, anh K’Hùng vừa băng băng về phía có tiếng suối đang chảy róc rách vừa hào hển nói.

Thì ra tiếng suối chảy lúc nãy chúng tôi nghe thấy không phải phát ra từ con suối tự nhiên mà là con mương nhỏ do người dân đào để lấy nước phục vụ nhu cầu tưới tắm cây cà phê. Trong khi anh K’Hùng và anh K’Tân đang tìm cách buộc 2 đầu mảnh lưới vào 2 cây gỗ nhỏ (2 cây gỗ này dùng để làm điểm tì tay cho việc kéo lưới), thì chị Ka Phin đã thi triển kỹ năng xúc nòng nọc bằng rổ. Buộc chắc chiếc giỏ nhỏ được đan rất kỳ công bên hông, chị Ka Phin thoăn thoắt rảo bước, hai tay liên tục chao đưa chiếc rổ vục sát mặt bùn để bắt nòng nọc. Sau mỗi lần chao rổ, chị Ka Phin lại ngừng tay bắt những con nòng nọc bỏ vào giỏ. Theo chị Ka Phin, nòng nọc có nhiều loại. Tuy vậy, người K’Ho chỉ sử dụng 2 loại chính để

làm thực phẩm, là nòng nọc sinh sống ở khe suối và nòng nọc sinh sống ở đồng ruộng. Mỗi loại trên

có những đặc trưng riêng. Thời điểm xuất hiện của chúng cũng rất khác nhau. Nòng nọc sinh sống

ở đồng ruộng có thân hình bằng hạt đậu đỏ. Nòng nọc ruộng chủ yếu xuất hiện vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 6 - tháng 7 âm lịch. Nòng nọc sống ở khe suối có thân hình bằng ngón tay cái, chủ yếu xuất hiện vào cuối mùa khô, khoảng tháng 10 - tháng 11 âm lịch. “Đối với nòng nọc sống ở ruộng nước, việc xúc bắt dễ dàng hơn rất nhiều so với việc xúc bắt nòng nọc sống ở suối. Nguyên nhân là vì, thời điểm loại nòng nọc này xuất hiện trùng với thời gian người K’Ho làm đất chuẩn bị cho vụ gieo trồng mới. Trong lúc cày bừa chuẩn bị đất cho vụ gieo trồng mới, môi sinh của loài lưỡng thê bị xáo trộn, là thời điểm thích hợp để đi bắt chúng về chế biến thành những món ăn ngon. Đặc biệt, vào những ngày trời nắng nhiều, nước ruộng đục lại nóng, buộc loại này phải hoạt động liên tục, nhờ đó mà người đi xúc dễ dàng phát hiện và bắt được nhiều nòng nọc hơn. Một nguyên nhân nữa, nước ở ruộng cạn và không chảy xiết như nước ở suối”, chị Ka Phin cho biết.

“Tùy vào môi sinh của loài lưỡng thê, người K’Ho sẽ có cách bắt phù hợp...

XEM TIẾP TRANG 11

Mặc dù kinh tế của nhiều gia đình người K’Ho đã trở nên khá giả,nhưng canh nòng nọc vẫn là món ăn được người dân nơi đây yêu thích. Ảnh: T.C

10 THỨ BẢY 16 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9,

TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383

Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà

Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM

ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988.

Ngân hàng Công thương chi nhánh Lâm Đồng - VietinBank.

PHÒNG BẠN ĐỌC

HOÀNG YÊN

Nguồn nước vượt ngưỡng an toànHiện có 2 nhà máy nước đang hoạt động

khai khác là Nhà máy nước Đankia và Nhà máy nước Đankia II cung cấp nước chủ yếu cho thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Hồ Đankia có lưu vực rộng 12.698 ha, diện tích mặt nước 245 ha. Trong những năm gần đây, kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước hồ Đankia có xu hướng thay đổi mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh vật có chiều hướng gia tăng nhẹ. Có thể thấy rằng nước hồ Đankia đang bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng.

Theo chân Ông K’Ten (49 tuổi, thôn Đan Kia, thị trấn Lạc Dương) đi đến hàng chục điểm tập kết rác thải với lượng lớn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, các chất thải sinh hoạt, bao ni lông cũng nằm la liệt trên mặt hồ. Các điểm tập kết rác dày hơn nửa mét, ngoài trôi nổi trên mặt hồ còn nằm la liệt trên bờ. Cách trạm bơm của Nhà máy Đan Kia 2 khoảng 100 mét, có thể thấy chai lọ, bao bì thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trôi dạt... Ông K’Ten người đã gắn bó với mảnh đất này từ nhỏ từng chứng kiến bao thay đổi của vùng đất cũng như sự biến đổi không ngừng của hồ Đan Kia - Suối Vàng cho biết: “Sau những đợt mưa lũ, bùn đất cũng như rác thải nông nghiệp từ các ngọn đồi, nhánh suối từ thị trấn Lạc Dương, Phước Thành (TP Đà Lạt) cuốn đổ vào hồ. Ngày xưa tắm nước hồ này rất mát mẻ, người dân thường ra hồ để lấy nước về sinh hoạt, nhưng những năm gần đây khi sản xuất nông nghiệp phát triển, người dân chưa ý thức cao, sử dụng xong là vứt lung tung những loại rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật trôi xuống lòng hồ, kể cả xác động thực vật gây ô nhiễm nghiêm trọng”.

Đánh giá của Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, hồ Đan Kia nhiễm E.coli vượt ngưỡng, chất lượng nguồn nước suy giảm ở mức thấp nhất, xếp loại C. Trong khi 2 nhà máy nước đang khai thác nước từ hồ Đan Kia - Suối Vàng cung cấp cho người dân sử dụng, vì lượng nước ô nhiễm nên lượng hóa chất xử lý nước tăng gấp 10 lần so với thời điểm trước đây, công suất giảm

NƯỚC HỒ ĐAN KIA - SUỐI VÀNG VƯỢT NGƯỠNG AN TOÀN:

Nguy cơ Đà Lạt không còn nước sạch sử dụng?10 năm nữa thành phố Đà Lạt sẽ không có nước sạch để sinh hoạt. Đó là lời cảnh báo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đưa ra bởi nhiều chỉ số nước thô tại hồ Đan Kia - Suối Vàng vượt ngưỡng an toàn nhiều lần nếu không có biện pháp giải quyết căn cơ ngay từ bây giờ.

khiến nhiều khu vực Đà Lạt thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt.

Ông Lê Quang Hòa, Trưởng Phòng Hành chính Nhà máy nước Đan Kia 2 cho biết, hiện nay, chất lượng nước hồ vẫn đáp ứng nhu cầu sản xuất nước phục vụ người dân (cơ bản đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT mức A2). Tuy nhiên, công tác vận hành máy móc thiết bị để xử lý nước sinh hoạt đạt quy chuẩn cho phép phải đầu tư chi phí cao. Đối với nhà máy sử dụng công nghệ thu nước trên bề mặt nên mặc dù có ảnh hưởng của rác thải nhưng không nhiều. Hằng tháng, nhà máy thuê Y tế dự phòng để kiểm tra nguồn nước. Ngoài ra, Nhà máy Đan Kia 2 không bơm trực tiếp nước để lọc mà bơm vào một hệ thống bể lắng, một phần chất cặn bã sẽ lắng xuống bể, sau đó nhà máy mới đưa qua hệ thống xử lý nước. Hiện nay, chất lượng nước sau xử lý vẫn đảm bảo an toàn, tuy nhiên về lâu về dài, tình trạng bồi lắng, sản xuất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều.

Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xác định được một số nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ Đankia - Suối Vàng như: Sản xuất nông nghiệp xung quanh lưu vực hồ (diện tích sản xuất đã lâu năm) với diện tích khoảng 1.700 ha gây ô nhiễm từ phân bón hữu cơ, vô cơ,

bao bì thuốc bảo vệ thực vật; hoạt động du lịch tự phát quanh hồ với ý thức kém của khách du lịch đã làm phát sinh một lượng rác thải xung quanh hồ; hồ là nguồn tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của người dân chưa qua xử lý từ một phần thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương; các hoạt động chăn nuôi gia súc (bò, ngựa) trong lưu vực hồ cũng chất thải động vật xuống hồ.

Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộÔng K’Ten cho biết, Nhà nước cũng vận

động nhân dân đi nhặt rác, nhưng việc thu gom không thấm vào đâu so với lượng rác thải xả ra, diện tích đất canh tác ngày càng mở rộng. Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp cho biết, hiện nay, do quá trình mở rộng diện tích trồng trọt của người dân, đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cà phê sang rau màu, kéo theo đó là lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gia tăng. Trường hợp mưa lớn là rác thải đổ về, không thu gom kịp thời sẽ là nguồn độc hại cho nước uống của Đà Lạt và Lạc Dương. Chức năng nhiệm vụ của Chi cục được phân định rõ, chủ yếu là tập trung tuyên truyền, làm sao cho khâu trồng trọt hạn chế sử dụng hóa chất thải ra môi trường; nâng cao ý thức của người dân đồng

thời mở các lớp tập huấn về phòng trừ dịch hại tổng hợp bằng các loại thuốc sinh học để hạn chế tác hại của thuốc hóa học, có hướng giảm thiểu việc xả những chất độc hại ra môi trường. Năm 2017, Chi cục tập trung vào một số mô hình sản xuất phòng trừ dịch hại tổng hợp, các thuốc sinh học, dược liệu; tập huấn cho nông dân về tiêu hủy bao bì thuốc; khuyến khích người dân sử dụng tối thiểu thuốc hóa học, tập huấn hàng tuần, có bài học liên quan đến quản lý bao thuốc bảo vệ thực vật. Những học viên được tập huấn sẽ tuyên truyền cho những nông dân trong vùng cùng nhau thực hiện.

Ông Nguyễn Bá Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác Thủy lợi cho biết, sau khi tiếp nhận lòng hồ Đan Kia - Suối Vàng vào tháng 4/2017, rác thải, đặc biệt là rác nông nghiệp trong lòng hồ là rất lớn, trung tâm đã thuê đơn vị trục vớt rác với khối lượng 40 xe rác, mỗi xe 4-5 tấn. Để giải quyết căn cơ vấn đề ô nhiễm ở hồ Đan Kia - Suối Vàng, các cơ quan chức năng liên quan cần vào cuộc đồng bộ, hằng năm tổ chức tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ làm công tác quản lý, khai thác. Tổ chức các lớp tập huấn quản lý khai thác chuyên sâu để nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ; phổ biến rõ những hậu quả do ô nhiễm môi trường cho người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... Bên cạnh đó, sẽ có các biện pháp công trình, nghiên cứu một số vị trí đặt lưới chắn rác, hố thu gom rác (phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ) hợp lý, xe thu gom rác ra vào được; xây dựng hồ lắng phía thượng lưu hồ để giảm thiểu tối đa lượng rác vào hồ; xử lý nước ô nhiễm nước mặt bằng phương pháp tự nhiên như nuôi trồng thủy sản, các loại thực vật thủy sinh... Đặc biệt, khu vực thượng lưu nguồn và xung quanh hồ, chuyển đổi cây trồng từ hoa màu sang cây trồng lâu năm, cây dược liệu ít sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, những chỗ có điều kiện thì chuyển sang trồng rừng.

Vì nguồn nước của hồ phục vụ nước sinh hoạt cho người dân nên Trung tâm đặc biệt quan tâm tới chất lượng nguồn nước. Trong thời gian tới, Trung tâm có kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh cấp một phần kinh phí từ việc sử dụng nước để phục vụ vận hành lòng hồ, trong đó có việc kiểm định an toàn nguồn nước hàng tuần, hàng tháng có thể thuê Viện Nghiên cứu Hạt nhân kiểm định để người dân yên tâm sử dụng.

Rác thải nông nghiệp ngập hồ Đan Kia. Ảnh: H.Y

Để bà K’Nha có thêm sinh lực sốngBà Cơ Liêng K’Nha sinh năm 1964, thường trú tại thôn Mê Ka (xã Đạ Tông, huyện Đam

Rông, tỉnh Lâm Đồng). Cuộc sống gia đình bà K’Nha đang lâm vào cảnh khốn cùng vì gia cảnh éo le và thân mang trọng bệnh.

Vợ chồng bà K’Nha có 3 người con, nhưng một đứa mắc bệnh tâm thần. Cách đây 2 năm, chồng bà - lao động chính trong nhà cũng “bỏ” bà mà đi. Mẹ góa, con côi, thân mang trọng bệnh, giờ đây mọi sinh hoạt phí trong gia đình đều trông chờ vào tiền công làm mướn của cậu con trai cả (con trai thứ mắc bệnh tâm thần và cậu con út đang học THCS). “Công việc của anh cả phụ thuộc vào mùa vụ nên nhiều lúc gia đình phải đi xin gạo và thức ăn của hàng xóm, cả nhà thường xuyên chịu cảnh bữa đói bữa no” - bà K’Nha trăn trở.

Cách đây mấy năm, bà K’Nha đã cảm thấy đau vùng ngực nhưng do gia đình không có điều kiện nên bà không đi khám. Và mãi tới khi (ngày 17/12/2016) có đoàn y - bác sĩ Chi hội Thiện Đức (TP. HCM) đến khám bệnh từ thiện cho bà con 3 xã Đầm Ròn thì bà mới phát hiện bị ung thư vú. Gần đây (tháng 7/2017), bệnh phát nặng, bà K’Nha xuống Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) khám và được chuẩn đoán Carcionoma tuyến vú, chỉ định mổ lập tức nhưng gia đình không có tiền để thực hiện ca phẫu thuật nên đã đưa bà về. Hiện tại, ở 2 bầu vú đã xuất hiện các vết lở loét và rỉ máu, hàng ngày bà phải tự rửa vết thương tại nhà.

Rất mong quý bạn đọc gần xa, các nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ gia đình bà K’Nha trong lúc khốn khó này, để bà K’Nha có thêm sinh lực sống.

Bà Cil K’ Yông - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đạ Tông đên thăm bà Cơ Liêng K’Nha.

11 THỨ BẢY 16 - 9 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... “Trồng rau khí canh và thủy canh với cùng cơ chế cung cấp dinh dưỡng trực tiếp đến bộ rễ cây. Nhưng khác nhau là rau thủy canh có bộ rễ ngập trong nước; rau khí canh với bộ rễ phát triển trong môi trường khí oxy tổng hợp. Nhờ vậy phương pháp khí canh bù đắp hạn chế của phương pháp thủy canh là ngăn chặn gần như tuyệt đối các mầm bệnh xâm nhập bộ rễ, lây lan trong dung dịch hồi lưu. Mỗi năm sản xuất rau khí canh tăng hơn 2 lứa với đa dạng chủng loại cao cấp hơn so với

sản xuất rau thủy canh. Giá trị đầu tư thiết bị, dây chuyển sản xuất rau khí canh cũng thấp hơn rau thủy canh từ 5 - 10%...”, chủ nhân Trần Huy Đường đúc kết ban đầu.

Ngoài ra, nếu so ngược về rau địa canh thì rau khí canh ở Trang trại Langbiang Farm ước tính tăng sản lượng gầp 2 lần và rút ngắn thời gian canh tác đến 1,5 lần. Đây một giải pháp sản xuất khả quan mới áp dụng cho vùng rau Đà Lạt và các huyện phụ cận trong trước mắt cũng như lầu dài.

Khám phá... TIẾP TRANG 3

THÔNG BÁO V/v chuyển nhượng QSDĐ không lập thủ tục

theo quy định pháp luật tại xã Đinh Trang Hòa

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoÔng (bà) Nguyễn Văn Nhất được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng

nhận QSDĐ số H 010135 ngày 21/10/1996 vào sổ theo dõi số 202/QSDĐ, chi tiết như sau:

Thửa đất số 67, tờ bản đồ số 13, xã Hòa Ninh, diện tích 4.619 m2 (400 m2 ONT + 4.219 m2 CLN), thời hạn sử dụng lâu dài đối với đất ở (ONT), đến 15/10/2043 đối với đất CLN.

Năm 1999, ông Nguyễn Văn Nhất chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Trần Văn Tường thường trú tại thôn 12, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định pháp luật và ông Nguyễn Văn Nhất đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Trần Văn Tường.

Hiện nay ông (bà) Nguyễn Văn Nhất ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Trang Hòa hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất (hoặc chỉnh lý trang 4 GCN) cho ông (bà) Trần Văn Tường theo quy định pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

... Đối với nòng nọc sinh sống ở những vũng nước trũng giữa rừng, hay như vũng trâu đằm giữa ruộng chẳng hạn, người K’Ho không dùng rổ xúc trực tiếp mà căn cứ theo địa thế rồi dùng xà bấc (một loại cuốc của người K’Ho) rạch thành rãnh nước, sau đó dùng rổ để hứng. Bằng cách làm này mới không để sót nòng nọc, vì trong khi di chuyển theo rãnh nước chúng bị nước cuốn trôi tuột hết vào rổ. Còn ở những nơi có nước sâu và rộng như ao, hồ, người K’Ho lại dùng lưới để kéo”, bà Ka Phêm, một người biết xúc nòng nọc từ thuở nhỏ giờ đã gần bước sang tuổi 60, nói thêm.

Mới vừa kéo xong một vài mẻ lưới ở cái ao bên cạnh, anh K’Hùng và anh K’Tân tạm dừng tay, góp chuyện: “Nhưng khó kiếm nhất vẫn là loại nòng nọc sinh sống ở các con suối trong rừng sâu. Nòng nọc ở đấy có những con to bằng ngón tay cái. Bắt được nòng nọc loại này về chế biến thành món ăn, chả khác nào ăn món sườn non béo ngậy”. Bà Ka Phêm cho rằng, muốn bắt được nòng nọc suối, nhất thiết phải có tuyệt kỹ. Tuyệt kỹ đầu tiên phải kể đến là kỹ năng phát hiện nơi có nhiều nòng nọc trú ẩn. Một khi phát hiện nơi có nòng nọc trú ẩn, người đi bắt dùng đất đá

làm đập ở phía trên để ngăn dòng chảy. Chờ cho nước rút bớt, người đi bắt mới dùng rổ xúc nòng nọc. Tiếp theo mới đòi hỏi kỹ năng xúc nòng nọc. “Công việc bắt nòng nọc suối có cái khó là địa hình nhiều hốc đá. Mặc dù dòng chảy lúc này đã được con đập ngăn làm giảm bớt nhưng thấy mặt nước có động lập tức nòng nọc lẩn dưới hốc đá và bùn để trốn. Vì vậy, nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng thì mới bắt được nòng nọc loại này”, bà Ka Phêm chỉ rõ.

Nòng nọc loại to bằng ngón tay trỏ (nòng nọc ở suối) sau khi bắt về được người K’Ho dùng dao lam mổ bỏ ruột rồi rửa sạch với nước muối. Nòng nọc loại nhỏ (nòng nọc ở ruộng) thì người K’Ho không mổ bụng, chỉ ngâm với muối rồi rửa sạch bằng nước. Sau đó, người K’Ho để cho ráo nước, rồi mang đi chế biến thành các món ăn yêu thích. Thường thì từ nòng nọc, người K’Ho chế biến ra nhiều món ăn đơn giản, như: kho, xào, nấu canh... Trong số những món ăn kể trên, canh nòng nọc là món phổ biến nhất. Nguyên liệu để nấu canh nòng nọc cũng hết sức đơn giản, gồm: nòng nọc, lá hẹ hoặc lá hành tăm, ớt, bột ngọt và một số gia vị khác. Nòng nọc đem ướp gia vị cho ngấm. Hành tăm hoặc lá hẹ được rửa sạch sẵn. Ớt

xanh để nguyên trái. Trong lúc chờ đợi nòng nọc ngấm gia vị, người nấu lấy một lượng nước vừa phải vào xoong, tùy theo số lượng nòng nọc ít hay nhiều, rồi bắc lên bếp và nổi lửa. Trông chừng thấy nồi nước sủi tăm, tức gần sôi, người nấu mới thả nòng nọc đã ướp gia vị vào xoong, tiếp tục nổi lửa nấu cho tới chín, khuấy thật đều và múc ra thưởng thức. Trước đó, người nấu đã kịp bỏ lá hành tăm hoặc lá hẹ vào nồi canh cũng như nêm nếm các gia vị cho vừa miệng. “Món ăn chỉ đơn giản vậy đó! Nhưng vì số lượng bắt được ít và không phải lúc nào cũng có để bắt nên canh nòng nọc là đặc sản của người bản địa K’Ho”, anh K’Tân khẳng định.

Món ăn trở thành văn hóaTheo ông K’Tôn, việc đi bắt nòng

nọc rồi đem về chế biến những món ăn của người K’Ho đã có từ rất lâu rồi. Nó xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm cái ăn hàng ngày, khi mà cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu còn tự cung tự cấp. Thế nhưng, trải qua thời gian dài, người K’Ho giờ đây không những có của ăn mà còn có thêm của để dành, nhiều người đã xây cất được nhà lầu và mua sắm được xe hơi, thì việc đi xúc bắt nòng nọc vẫn tồn tại. Nó tồn

tại như một khế ước văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Do vậy, không quá bất ngờ nếu chúng ta bắt gặp những người K’Ho giàu có, ở nhà lầu, đi xe hơi vẫn lội suối, băng rừng xúc nòng nọc. “Bởi, đây không đơn thuần là công việc kiếm thực phẩm nữa, mà người K’Ho xem đó là một thú vui, một nét văn hóa”, ông K’Tôn lý giải.

Trước kia cũng như bây giờ, người K’Ho chẳng ai bảo ai nhưng tất cả đều ngầm hiểu và có cách hành xử rất văn minh, chỉ đánh bắt số lượng nòng nọc vừa đủ cho một bữa ăn trong ngày, để bảo vệ loài động vật lưỡng thê này. Mọi hình thức tích trữ không tồn tại trong suy nghĩ của người K’Ho. Người K’Ho còn tự ý thức cao độ trong việc giữ gìn nguồn cung cấp nòng nọc, tuyệt đối tránh kiểu khai thác tận diệt. Vì vậy, nếu có đi săn bắt bố mẹ nòng nọc (ếch, ễnh ương, chẫu chuộc, nhái bén...), người K’Ho cũng chỉ kiếm đủ cơ số một bữa ăn. Và điều đó phản ảnh thực tế từ xưa đến nay, có lẽ do cuộc sống quá phụ thuộc vào tự nhiên đã giúp người K’Ho trở nên thông tỏ tự nhiên một cách trực giác. Chính nhờ chân lý giản đơn ấy, người K’Ho luôn tự biết cách giữ cho hệ sinh thái cân đối.

Món ăn làm từ ấu trùng... TIẾP TRANG 9

... tạo nên sự đa tầng, đa dạng trong phối âm, đưa nội dung thể hiện ngày càng đến gần với sự hoàn mỹ. Từ một bản nhạc tế chỉ tấu lên mỗi dịp vọng linh xưa, ngày nay bài “Đả thập nhị cổ” đã được nhiều thế hệ tham gia sáng tạo, biến thể thành một tác phẩm mang dáng dấp sử thi, như một bản anh hùng ca, với cách thức biểu diễn hòa quyện giữa chất võ và chất hội, đem đến cho người xem những cảm thức đặc biệt và mới lạ. Hiện nay bài nhạc mang nhiều tên gọi: “Trống trận Quang Trung”, “Bài 12 trống”, hay đơn giản chỉ gọi là bài “Nhạc võ”. Không rõ từ đâu các hướng dẫn viên du lịch khi giới thiệu với khách tham quan màn diễn tấu tại Bảo tàng Quang Trung đều đưa ra những thông tin võ đoán và sai lệch về nguồn gốc của bài nhạc võ. Hầu hết đều cho rằng dàn diễn tấu gồm cả trống, kèn, chiêng, mõ, chập chõa… này, xưa kia đã theo Quang Trung ra trận, để khích lệ tinh thần binh sỹ. Và dàn nhạc ngũ cung cùng trống này có nguồn gốc từ môn… võ trống. Trong mắt những khán giả mới đến đất võ lần đầu, nhạc võ, võ nhạc cứ đan xen, lẫn lộn với nhau là vậy.

Gia tài ký ứcỞ Bảo tàng Quang Trung, nghệ nhân

Nguyễn Thị Thuận là người biểu diễn thành công nhất bản nhạc trống mang hồn chiến trận. Chị không phải là võ sư, cũng không phải là cháu chín đời của người đánh trống trận Quang Trung xưa như người ta đồn thổi. Chị chỉ là một nông dân làng Kiên Mỹ, con gái của người chơi nhạc lễ ở Đền Tây Sơn Tam Kiệt xưa. Năm mươi năm trước, khi không gian tế lễ còn là chốn cấm kỵ với đàn bà con gái, cha chị vì không có con trai nối dõi nên đã cùng người bạn trong ban nhạc lễ truyền nghề cho đứa con gái út mới lên 6 tuổi. Có thể

lúc đó, ông đã hồi nhớ về lịch sử oanh liệt của đất Tây Sơn, vì ngưỡng mộ năm vị nữ tướng được mệnh danh Ngũ Phụng Thư, từng oai phong lẫm liệt chỉ huy mấy ngàn nữ binh chiến đấu dưới ngọn cờ đào của Tây Sơn Tam Kiệt, nên ông đã không ngại ngần khi đặt vào tay cô con gái bé nhỏ đôi dùi, với sứ mệnh làm người lưu giữ ký ức hào hùng của quê hương qua tiếng trống. Bây giờ, dường như chị đã đi gần hết cuộc đời cùng sứ mệnh được trao truyền ấy. Chị đang gắng truyền nghề cho hai nữ võ sinh trẻ trong Đội diễn võ Bảo tàng Quang Trung. Một trong hai thiếu nữ ấy là con gái chị. Cũng thật hay, cái nghề này thời trước chỉ chuyên dành cho nam giới, nay lại vượng theo cách mẹ truyền con nối. Âu cũng là chuyện bình thường ở đất võ, nơi gái cũng như trai thông thạo từng ngọn roi, nét thảo.

Lão võ sư Đinh Tuấn suốt một đời dâng mình cho nghiệp võ. Ông đã từng làm Phó Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam, từng nhiều lần ra nước ngoài phổ biến võ Việt cho hàng ngàn môn sinh trên khắp thế giới. Ông cũng là tác giả của nhiều đầu sách viết về y võ và thuật võ Tây Sơn. Những năm cuối đời ông dành nhiều tâm huyết cho việc khôi phục bài luyện võ với 45 trống mà ông từng được sư phụ chỉ dạy với những vành tre trong góc vườn bí mật. Mong muốn của ông thật đơn giản: lưu lại bài võ cổ cho quê hương trước khi ông nhắm mắt. Ông đã gõ cửa nhiều nơi, và đợi cũng nhiều năm nhưng chưa tìm ra người giúp mua bộ trống. Ông ước: khi có trống sẽ gọi đám môn sinh quây quần để trao hết những ngón nghề của môn võ trống. Ký ức của ông về võ trống như một thứ di sản quý báu mà bao năm ông đã giữ gìn, nhưng ông không muốn mang theo nó trong hành trình xa xăm về với đất.

Hồn thiêng đất võ... TIẾP TRANG 7

THỨ BẢY 16 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Nhìn những mùa thu đi. Ảnh: Trương Ngọc Thụy

GIA KHÁNH

Bắt đầu đại hội TDTT cấp xã - thị trấnSáng 19/8/2017 vừa qua, thị

trấn Di Linh đã long trọng tổ chức lễ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) cấp thị trấn năm 2017. Đông đảo người dân từ các khu phố, học sinh các cấp của các trường học trên địa bàn thị trấn đã đến dự và cổ vũ cho các trận đấu thể thao trong một số môn diễn ra sau đó.

Vì là đại hội TDTT điểm cấp cơ sở của huyện Di Linh nên thị trấn Di Linh trong đợt này đã tổ chức thi đấu đến 10 môn thể thao với hầu hết các môn trong Đại hội TDTT cấp huyện tổ chức từ bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, cờ tướng, kéo co, việt dã… đến thể dục thể hình, Taekwondo… Các môn thể thao này sẽ được tổ chức lần lượt từ nay đến đầu năm 2018, khi kết thúc thị trấn sẽ chọn thành viên để thành lập đội tuyển trong từng môn để tham gia Đại hội TDTT cấp huyện được tổ chức trong năm 2018.

Trước đó, xã Tân Nghĩa trong huyện cũng đã khai mạc Đại hội TDTT cấp xã và bắt đầu cho thi đấu các môn thể thao trong chương trình đại hội. So với thị trấn Di Linh thì số môn thi đấu của xã vùng sâu Tân Nghĩa không “hoành tráng” bằng vì chỉ có 5 môn theo đúng qui định cho cấp cơ sở gồm bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng, kéo co và nhảy bao bố.

Nhiều xã trong huyện dù chưa làm lễ khai mạc nhưng đã lần lượt tổ chức thi đấu trước một số bộ môn cho kịp thời gian như xã Hòa Ninh đã cho thi đấu giải bóng

Nhiều địa phương tại huyện Di Linh đến thời điểm này đã khai mạc đại hội TDTT cấp cơ sở đồng thời tiến hành thi đấu các môn thể thao trong chương trình đại hội nhằm chuẩn bị lực lượng tốt nhất cho đại hội TDTT cấp huyện trong năm 2018.

chuyền cấp xã với 16 đội của 16 thôn tham gia; xã Tân Thượng tổ chức giải bóng đá với 7 đội của các thôn, chia bảng đá vòng tròn; gần đây có xã Liên Đầm cũng tổ chức giải bóng đá nam cấp xã.

Theo ông Lê Hùng Mẫn - cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin Di Linh, trong tháng 9 này và tháng 10 đến, thời điểm cuối mùa mưa và bắt đầu mùa khô đến, tất cả các xã còn lại trong tổng số 19 xã, thị trấn trên địa bàn sẽ đều lần lượt khai mạc Đại

hội TDTT cấp cơ sở và bắt đầu cho thi đấu các môn trong khuôn khổ Đại hội.

Vận động xã hội hóaTrong tháng 3/2017, UBND

huyện Di Linh đã ban hành kế hoạch tổ chức Đại hội TDTT các cấp tiến tới Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII - 2018.

Với chu kỳ 4 năm /lần, Đại hội TDTT các cấp lần này như Di Linh xác định, nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của các cấp,

Di Linh tổ chức đại hội TDTT cấp cơ sởcác ngành và toàn xã hội về lợi ích, vai trò của TDTT trong nâng cao sức khỏe, góp phần phát triển con người toàn diện. Đại hội cũng là dịp để xây dựng và phát triển phong trào TDTT quần chúng ở địa phương, giữ gìn và phát huy các môn thể thao dân tộc truyền thống, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho tập luyện, thi đấu thể thao, nâng cao năng lực quản lý, công tác tổ chức điều hành các giải thể thao của đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài, qua đó đánh giá kết quả phát triển TDTT các cấp của huyện cho giai đoạn 4 năm từ 2014 - 2018.

Di Linh cũng yêu cầu cấp cơ sở và cấp huyện tổ chức đại hội một cách thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, an toàn, đúng luật và điều lệ, chống mọi biểu hiện tiêu cực. Các cấp cần nỗ lực tuyên truyền, vận động, thu hút mọi tầng lớp người dân trong huyện cùng tham gia các hoạt động TDTT trên địa bàn dịp này.

Theo yêu cầu của huyện, 19 xã, thị trấn của huyện đều phải tổ chức đại hội với quy mô phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội và mức độ phát triển TDTT của địa phương; gắn liền với các hoạt động văn hóa để chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Thời gian tổ chức đại hội cấp cơ sở được quy định trong khoảng quý III và quý IV năm 2017, tuy nhiên theo ông Mẫn, huyện cũng khuyến khích các xã nên tổ chức sớm để tránh cập rập, huyện có thời gian hỗ trợ về mặt chuyên môn, ít nhất đến hết tháng 12 năm nay phải tổ chức lễ khai mạc và hoàn tất thi đấu một số môn trong đại hội,

đồng thời chuẩn bị lực lượng thi đấu tại Đại hội TDTT cấp huyện.

Đến thời điểm này, hầu hết các xã tại Di Linh đều đã đưa ra danh sách thi đấu của 5 môn quy định cho cấp cơ sở căn cứ vào phong trào tại địa phương, hầu hết đều chọn bóng đá và bóng chuyền - 2 môn thể thao phổ biến nhất trên địa bàn, một số xã tổ chức thêm các môn trong hệ thống thi đấu cấp huyện như việt dã, cầu lông, các môn được chọn còn lại là kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố.

Theo kế hoạch, đại hội TDTT cấp huyện của Di Linh sẽ được tổ chức trong tháng 5/2018 với 10 môn gồm bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, quần vợt, thể dục thể hình, cầu lông, cờ tướng, Taekwondo, việt dã và kéo co. Theo yêu cầu của huyện, các xã, thị trấn và các đơn vị phải tham gia từ 5 nội dung thi đấu trở lên mới được xếp hạng toàn đoàn.

Do kinh phí tổ chức Đại hội TDTT cấp cơ sở cho các xã còn nhiều hạn chế nên dịp này, theo ông Mẫn, Di Linh cũng khuyến khích các xã, thị trấn trên địa bàn tăng cường công tác vận động tài trợ, xã hội hóa để làm phong phú hơn cho các hoạt động TDTT trong khuôn khổ đại hội cấp cơ sở. “Toàn huyện hiện nay có đến 19 sân cỏ nhân tạo do tư nhân đầu tư, những nơi có sân cỏ nhân tạo huyện cũng khuyến khích xã vận động để các đơn vị này có thể hỗ trợ xã trong việc tổ chức giải bóng đá cấp xã chẳng hạn, vừa phát triển phong trào, vừa tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người dân trên địa bàn” - ông Mẫn cho biết.

Riêng 3 xã vùng sâu là Sơn Điền, Gia Bắc và Đinh Trang Thượng theo ông Mẫn huyện sẽ hỗ trợ tối đa để các xã này tổ chức thành công Đại hội.

Thi đấu bóng chuyền. Ảnh: V.T

Góc ảnh đẹp

Để tiến đến Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII - 2018, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị, địa phương trong tỉnh tiến hành tổ chức đại hội TDTT các cấp, ngành ở cơ sở theo lịch sau: - Đại hội TDTT cấp xã, phường, thị trấn tổ chức thi đấu từ 5 môn trở lên, kết thúc vào tháng 4/2018.- Đại hội TDTT 12 huyện, thành trong tỉnh và 3 ngành ( Công an, Quân đội và Giáo dục ) tổ chức thi đấu từ 8 môn trở lên, kết thúc vào tháng 7/2018- Đại hội TDTT cấp tỉnh tổ chức từ tháng 8-10/2018.Các địa phương phải tiến hành đại hội TDTT điểm, cấp xã hoàn thành trong năm 2017, cấp huyện hoàn thành trước tháng 5/2018.Các địa phương và 3 ngành phải tham gia thi đấu 8 nội dung trở lên trong đại hội TDTT cấp tỉnh trong đó có 5 môn bắt buộc (bóng đá, việt dã, võ cổ truyền, cờ tướng, kéo co) mới được xếp hạng toàn đoàn.

THÔNG BÁO V/V CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

“Hiện nay Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt đang lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông, bà Nguyễn Văn Hùng - Mai Thị Hoa tại thửa đất số 180, tờ bản đồ số 6, Phường 9, thành phố Đà Lạt, với nguồn gốc sang nhượng của ông Nguyễn Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T 285912 cấp ngày 30/9/2002. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt thông báo sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng Đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông, bà Nguyễn Văn Hùng - Mai Thị Hoa. Mọi thắc mắc khiếu nại về sau, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt không chịu trách nhiệm giải quyết.