CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 409 - 5147 THỨ BẢY, NGÀY 29/9/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở XEM TIẾP TRANG 2 Có quyết tâm và đam mê không bao giờ là muộn 9 1 TUẦN CON SỐ 2,5 tỷ đồng là tổng kinh phí được sử dụng để đầu tư, hỗ trợ 7 hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh xây dựng kho bảo quản và xưởng sơ chế nông sản. Nguồn: UBND tỉnh Người sống hai lần 5 TRANG 8 TRANG 6 S au gần 3 năm triển khai thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) “về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Lâm Đồng đã đạt kết quả trên nhiều phương diện, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển KT-XH địa phương. Theo Tỉnh ủy Lâm Đồng: Qua thực hiện Kết luận 120-KL/TW, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra - giám sát” được các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tôn trọng và thực hiện nghiêm túc. Trong tỉnh đã phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, huy động nhiều nguồn lực để phát triển hạ tầng, phục vụ dân sinh, nâng cao dân trí. Dân chủ trong sinh hoạt Đảng, trong quản lý và điều hành của bộ máy Nhà nước các cấp không ngừng được phát huy. Bầu không khí dân chủ trong xã hội, trong sinh hoạt cộng đồng được cởi mở. Hoạt động của chính quyền các cấp có sự chuyển biến mạnh, cải cách thủ tục hành chính có tiến bộ; niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (QCDCƠCS) vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là: Công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng và các quy định của pháp luật về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa thường xuyên. Hoạt động của ban chỉ đạo ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn hình thức, chất lượng chưa cao. Việc niêm yết, công khai các nội dung để dân biết chưa đầy đủ, kịp thời, thiếu cụ thể nên chưa tạo thuận lợi cho người dân khi tiếp cận thông tin. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thực hiện tốt QCDCƠCS... Chuyện núi Sepung xứ Blao 7 Cách mạng công nghiệp 4.0 trên nền tảng Lâm Đồng 3 Xây dựng đội ngũ trí thức ở huyện nghèo 4 Thuê môi trường rừng đặc dụng làm du lịch Những tác phẩm tiêu biểu từ trại sáng tác văn học đề tài Đà Lạt 125 năm Đà Lạt luôn là nguồn cảm hứng trong sáng tác của giới văn nghệ sỹ. Ảnh: Vy Phương

Transcript of CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH...

Page 1: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201809/28817_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.9.2018.pdf · Bầu không khí dân chủ trong

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 409 - 5147THỨ BẢY, NGÀY 29/9/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

XEM TIẾP TRANG 2

Có quyết tâm và đam mê không bao giờ là muộn

9

1 TUẦN CON SỐ

2,5 tỷ đồng là tổng kinh phí được sử dụng để đầu tư, hỗ trợ 7 hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh xây dựng kho bảo quản và xưởng sơ chế nông sản. Nguồn: UBND tỉnh

Người sống hai lần5

TRANG 8

TRANG 6

Đồi trà Bảo Lộc để trải nghiệm cũng là lựa chọn của du khách. Ảnh: Mai Văn Bảo

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) “về tiếp tục đẩy mạnh,

nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Lâm Đồng đã đạt kết quả trên nhiều phương diện, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển KT-XH địa phương.

Theo Tỉnh ủy Lâm Đồng: Qua thực hiện Kết luận 120-KL/TW, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra - giám sát” được các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tôn trọng và thực hiện nghiêm túc. Trong tỉnh đã phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, huy động nhiều nguồn lực để phát triển hạ tầng, phục vụ dân sinh, nâng cao dân trí. Dân chủ trong sinh hoạt Đảng, trong quản lý và điều hành của bộ máy Nhà nước các cấp không ngừng được phát huy. Bầu không khí dân chủ trong xã hội, trong

sinh hoạt cộng đồng được cởi mở. Hoạt động của chính quyền các cấp có sự chuyển biến mạnh, cải cách thủ tục hành chính có tiến bộ; niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (QCDCƠCS) vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là: Công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng và các quy định của pháp luật về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa thường xuyên. Hoạt động của ban chỉ đạo ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn hình thức, chất lượng chưa cao. Việc niêm yết, công khai các nội dung để dân biết chưa đầy đủ, kịp thời, thiếu cụ thể nên chưa tạo thuận lợi cho người dân khi tiếp cận thông tin. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thực hiện tốt QCDCƠCS...

Chuyện núi Sepung xứ Blao

7

Cách mạng công nghiệp 4.0 trên nền tảng Lâm Đồng

3

Xây dựng đội ngũ trí thức ở huyện nghèo

4

Thuê môi trường rừng đặc dụng làm du lịch

Những tác phẩm tiêu biểu từ trại sáng tác văn học đề tài Đà Lạt 125 năm

Đà Lạt luôn là nguồn cảm hứng trong sáng tác của giới văn nghệ sỹ. Ảnh: Vy Phương

Page 2: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201809/28817_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.9.2018.pdf · Bầu không khí dân chủ trong

THỨ BẢY 29 - 9 - 2018 CUỐI TUẦN2 KINH TẾ - XÃ HỘI

Đẩy mạnh tuyên truyền,... TIẾP TRANG 1

... Tình trạng doanh nghiệp còn nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động nhưng chưa có biện pháp đủ mạnh để xử lý. Hoạt động giám sát và phản biện của MTTQ, các đoàn thể nhân dân ở một số địa phương, cơ sở còn lúng túng, hiệu quả thấp. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư ở cộng đồng ở một số nơi hiệu quả chưa cao, còn mang tính hình thức.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 120-KL/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Công văn số 2868-CV/TU, ngày 19/9/2018 yêu cầu các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các sở, ban, ngành, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, đáng chú ý là: Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về dân chủ và thực hành dân chủ. Đẩy mạnh công tác

tuyên truyền, phổ biến, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện QCDCƠCS. Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tiễn, từng vùng, từng đối tượng, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước để người dân hiểu, tự giác thực hiện... Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh thực hiện các nội dung của “Năm Dân vận chính quyền” trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Thực hiện có hiệu quả cơ chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. Lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, những bức xúc trong nhân dân, nhất là những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài.

Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lãnh đạo thực hiện QCDCƠCS. Nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, xây dựng phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức trong giao tiếp, ứng xử với nhân dân trong giải quyết các công việc theo yêu cầu nhiệm vụ được giao, xem đây là tiêu chí để đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, đảng viên hàng năm.

Một nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nữa được đặt ra là: Phải tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng giám sát của HĐND các cấp, hiệu quả quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nước; thực hành tiết kiệm, quyết liệt trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Gắn thực hiện QCDCƠCS với việc phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tiếp tục nâng cao trình độ dân trí, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

LAN HỒ

ĐẠ HUOAI: Cấp chứng nhận VietGAP cho 87,5 ha sầu riêng

Đến thời điểm này, huyện Đạ Huoai đã hoàn thành công tác hỗ trợ chuyển đổi cây

trồng năm 2018, với tổng diện tích hỗ trợ là 206 ha cho 501 hộ đăng ký, kinh phí hỗ trợ

trên 680 triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện còn hỗ trợ mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao “3 trong 1” đó là: Tưới nước, bón phân,

phun thuốc cho cây sầu riêng chất lượng cao, trong đó Nhà nước hỗ trợ 30%, nhân dân đối

ứng 70%.Đặc biệt, huyện đầu tư kinh phí hỗ trợ sản

xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP cho 3 tổ hợp tác và 1 hợp tác xã nông nghiệp và

đã cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 87,5 ha sầu riêng. Đồng thời, xây dựng hoàn thiện kế hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ

cao trên địa bàn huyện, với tổng diện tích 300 ha cây trồng có giá trị kinh tế cao.

ĐẶNG DŨNG

Đoàn Kinh tế Quốc phòng Lâm Đồng xây dựng nhà tình thương và nhà tình nghĩa Vừa qua, Đoàn Kinh tế Quốc phòng

Lâm Đồng đã tổ chức lễ khởi công xây dựng 1 căn nhà tình thương và 1 căn nhà tình nghĩa tại xã Phi Liêng và Đạ K’nàng, huyện Đam Rông. Theo đó, căn nhà tình thương được xây dựng cho ông K’Tuấn, ở thôn Bób Lé, xã Phi Liêng với tổng nguồn vốn hơn 200 triệu đồng, trong đó, Đoàn Kinh tế Quốc phòng và Tổng Công ty Tây Nam hỗ trợ 60 triệu đồng, số tiền còn lại do gia đình đóng góp. Căn nhà của ông Bùi Văn Liên, ở thôn Đạ K’nàng, xã Đạ K’nàng được xây dựng trên diện tích hơn 85 m2, với số tiền ước tính 191 triệu đồng, trong đó, Đoàn Kinh tế Quốc phòng Lâm Đồng và Tổng Công ty Đông Hải, Quân khu 7 hỗ trợ 70 triệu đồng, số tiền còn lại được gia đình vay mượn từ người thân.

Dự kiến 2 căn nhà này được xây dựng và bàn giao vào dịp kỷ niệm 74 năm

Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2018. VĂN TÂM

Tổ chức xây dựng nhà tình nghĩa cho ông Bùi Văn Liên, ở thôn Đạ K’nàng, xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông.

Tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệpThực hiện Dự án “Nâng cao năng suất,

chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020” đã tạo bước chuyển biến về năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực của địa phương.

Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Lâm Đồng cho biết: Sau 2 năm, đến nay đơn vị đã thông báo đến 227 doanh nghiệp trong tỉnh các nội dung của dự án; tiếp nhận, thực hiện khảo sát và hỗ trợ 28 doanh nghiệp đăng ký tham gia dự án…

Dự án chú trọng đến nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về năng suất, chất lượng, từ đó tích cực xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến, giải thưởng chất lượng, tạo dựng phong trào thi đua lao động sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Theo đó, từ nay đến năm 2020, mục tiêu của dự án đặt ra là: 100% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực của tỉnh tham gia

thực hiện dự án; xây dựng mô hình điểm thông qua hỗ trợ 75 lượt doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng phù hợp; hỗ trợ xây dựng 50 tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh; chứng nhận 50 sản phẩm hợp quy và 10 sản phẩm hợp chuẩn; xây dựng 1 sản phẩm chủ lực đạt quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hướng dẫn, tư vấn cho 8 doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng dự giải thưởng chất lượng quốc gia.

D.THƯƠNG

BẢO LỘC: 75 doanh nghiệp thành lập mới

UBND thành phố Bảo Lộc cho biết: Từ đầu năm 2018 đến nay, thành phố Bảo Lộc

đã có thêm 75 doanh nghiệp được thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký khoảng

430 tỷ đồng.Từ các doanh nghiệp này đã góp phần

nâng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Bảo Lộc là 1.260 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký kinh doanh

gần 28.500 tỷ đồng. Các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Bảo Lộc chủ yếu trên

lĩnh vực chế biến cà phê nhân, chế biến trà, vật liệu xây dựng, lắp ráp điện tử, xe tơ dệt

lụa và may mặc…Nhìn chung các dự án của các doanh

nghiệp sau khi được đầu tư và đi vào hoạt động đã góp phần đáng kể vào hoạt động phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, địa phương đã có nhiều cơ chế, chính sách, thông thoáng, cởi mở, để

mời gọi thu hút đầu tư, thông qua việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện

các chính sách miễn giảm thuế, tiền thuê đất. SONG AN

Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá có thể bị phạt tiền đến 10 triệu đồngTại dự thảo Nghị định quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế đã đề xuất xử phạt vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá có thể bị phạt tiền đến 10 triệu đồng.

Cụ thể, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi: hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm (trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng); bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm

được phép hút thuốc lá.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến

5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá; không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình; không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá: không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá; không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát; không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Ngoài ra, hành vi trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá; bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật cũng có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. TỨ KIÊN

ĐÀ LẠT: Nhiều lĩnh vực tỷ lệ giải quyết hồ sơ chưa đảm bảo mục tiêu

Ngành chức năng Đà Lạt cho biết, từ đầu năm đến nay, tỷ lệ giải quyết hồ sơ

thủ tục hành chính nhiều lĩnh vực chưa đúng hạn 100% như mục tiêu đặt ra.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của thành phố tiếp nhận tổng cộng 14.297 hồ sơ, trong

đó đã giải quyết được 13.256 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt 97,03%. Tuy nhiên, có những lĩnh vực tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng

hạn thấp hơn tỷ lệ chung này. Chẳng hạn, tỷ lệ giải quyết đúng hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền

với đất chỉ đạt 94,63%; cấp phép xây dựng chỉ đạt 88,27%.

UBND thành phố Đà Lạt đã yêu cầu cần xác định rõ nguyên nhân, trách

nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính trễ hạn; tăng

cường hoạt động của bộ phận một cửa thành phố và kiểm soát việc giải quyết thủ tục hành chính, có biện pháp xử lý đối với những trường hợp giải quyết thủ tục hành

chính chậm, trễ hạn; yêu cầu các đơn vị có hồ sơ trễ hạn phải báo cáo, đồng thời tham mưu UBND thành phố có văn bản xin lỗi.

VIẾT TRỌNG

Page 3: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201809/28817_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.9.2018.pdf · Bầu không khí dân chủ trong

3 THỨ BẢY 29 - 9 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Cách mạng công nghiệp 4.0 trên nền tảng Lâm ĐồngDIỄM THƯƠNG

Đón đầu cách mạng công nghiệp sốÔng Đỗ Minh Ngọc - Phó Giám

đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng cho biết: Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, có tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, làm thay đổi mạnh mẽ từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh đến cách thức tiêu dùng, giao tiếp, thậm chí làm thay đổi sinh hoạt con người. CMCN 4.0 hình thành và phát triển thông qua quá trình tích hợp của hàng loạt công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây... Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc tạo ra bước phát triển nhảy vọt của nhân loại, xóa bỏ dần các giới hạn truyền thống về khan hiếm nguồn lực, làm thay đổi không gian kinh tế - xã hội theo hướng hòa trộn giữa không gian vật lý và không gian số.

Tư liệu sản xuất chính sẽ chuyển từ chủ yếu là vật chất sang phi vật chất, mà trong đó, hệ thống mô phỏng tích hợp các loại công nghệ, môi trường số, kết nối vạn vật và không gian mạng sẽ trở thành công cụ sản xuất chủ yếu. Dữ liệu, thông tin sẽ trở thành nguyên liệu có giá trị nhất, có sức mạnh nhất và có thể được sử dụng không hạn chế về quy mô, không gian và thời gian. Lao động trí tuệ, lao động đa kỹ năng sẽ ngày càng trở thành lực lượng lao động chi phối. Trí tuệ nhân tạo, người máy

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang là “từ khóa” được nhiều người quan tâm. Và trên nền tảng hiện có của Lâm Đồng, CMCN 4.0 được nhận diện với 3 “trụ cột” mà tỉnh đang triển khai đó là: Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh, chính quyền điện tử và nông nghiệp thông minh.

sẽ thay thế con người trong rất nhiều lĩnh vực, làm cho năng lực và tiềm năng phát triển được mở rộng không giới hạn. Sớm nhận thức được việc thay đổi và bắt kịp xu thế, tỉnh Lâm Đồng đã bắt đầu xây dựng chính quyền điện tử, lập đề án xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh và tiếp cận nông nghiệp thông minh. Với nền tảng sẵn có, 3 đề án lớn này đã được tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ hơn 3 năm qua và đạt được nhiều kết quả nhất định, sẵn sàng hòa nhập vào sân chơi lớn.

Ông Nguyễn Viết Vân - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền

thông tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: Thật ra không phải là vấn đề quá mới, Lâm Đồng đã sớm bắt tay vào xây dựng một nền tảng vững chắc cho mình với nhiều đề án lớn tiếp cận công nghệ thông tin. Phải hiểu là, yếu tố nền tảng khi thực hiện cách mạng công nghiệp số gồm 4 vấn đề: Đột phá về thể chế; phát triển và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; phát triển nguồn nhân lực.

Sớm nhận thức và xây dựng chiến lược từ các yếu tố then chốt đó, Chính quyền điện tử đã được tỉnh Lâm Đồng xây dựng từ hơn

3 năm qua. Ở đề án phê duyệt xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng phiên bản 1.0 mà tỉnh đang triển khai từ nay đến năm 2019, Lâm Đồng sẽ tiến hành nâng cấp, triển khai nhân rộng hệ thống một cửa liên thông và dịch vụ hành chính công tỉnh Lâm Đồng đến 50% các đơn vị UBND cấp xã. Phát triển các dịch vụ công mức độ 3 và 4, đảm bảo cung cấp 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 10% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Xây dựng hệ thống xử lý nghiệp vụ nội bộ phục vụ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công việc. Đồng thời,

Trồng rau thủy canh - một thành phần trong nông nghiệp 4.0 từ lâu đã được thực hiện tại Lâm Đồng. Ảnh: Diễm Thương

duy trì và nâng cấp hệ thống thư điện tử công vụ hiện tại của tỉnh, tăng dung lượng lưu trữ và nâng cấp hệ thống máy chủ, hệ thống bảo mật email, đảm bảo cung cấp hộp thư điện tử cho 98% cán bộ, công chức nhà nước các cấp. Nâng cấp một số ứng dụng đáp ứng kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng về ứng dụng Quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo; Quản lý kế toán tài chính; Quản lý tài sản. Triển khai hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bao gồm máy tính, mạng LAN, mạng WAN, các giải pháp an toàn, an ninh thông tin, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho 70% UBND cấp xã.

Tạo động lực phát triểnThực tế, vị trí của Việt Nam

trong bản đồ CMCN 4.0 toàn cầu đã được các chuyên gia đánh giá, nhận định. Theo TS Vũ Trường Sơn - Học viện Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo phân tích rằng: Nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam phần lớn đang chưa hoàn thành trạng thái 2.0 người điều khiển máy đơn dùng và chưa có trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó, ở một số hoạt động lại có những hệ máy tiến lên 3.0 nhưng không phải do chủ động về công nghệ mà do sự du nhập trong toàn cầu hóa và tính bắt buộc phải có dẫn dắt theo dây chuyền sản xuất của thế giới. Do vậy, nền sản xuất của chúng ta trở nên phân mảnh, đứt gãy và tạo sản phẩm đầu ra nhiều khiếm khuyết và hàng hóa không có sức cạnh tranh...

XEM TIẾP TRANG 11

Xã Đông Thanh, Lâm Hà, bên cạnh trồng chủ lực cây cà phê nay có thêm một hướng đi mới, trồng cây dược liệu quý đan sâm.

DIỆP QUỲNH

Anh Nguyễn Văn Hải, thôn Trung Hà, xã Đông Thanh, người đã trồng đan sâm từ

3 năm nay chia sẻ, cây đan sâm rất hợp với vùng đất cao nguyên màu mỡ như Đông Thanh. Với một sào đất, tùy mức độ chăm sóc có thể cho thu hoạch từ 1,3 tới 2 tấn củ/vụ. Vụ đan sâm kéo dài 10 tháng, trồng vào tháng 11 năm trước, thu hoạch vào tháng 10 năm sau. Với giá bán 35 ngàn/kg rễ tươi, lợi nhuận thu được xấp xỉ 35-40 triệu đồng, nhà chăm tốt có thể đạt 50 triệu đồng/năm. Anh Hải cho biết, cây đan sâm ưa ẩm nhưng không úng, khi trồng cần lên luống để thoát nước tốt và có không gian cho cây tạo củ. Khi thu hoạch cần dùng nĩa xới, đào củ lên một cách cẩn thận, tránh làm đứt rễ. Có thể rửa củ đan sâm bằng vòi xịt gia đình, rửa hết đất bùn bám trên thân củ.

Cây đan sâm giữa đất cà phê

Không chỉ có nhà anh Hải, nhiều gia đình tại Đông Thanh đã trồng thành công cây đan sâm như gia đình anh Nguyễn Xuân Doãn, anh Đào Minh Hương, ông Trần Ngọc Huần, ông Nguyễn Thế Trực… Chăm sóc tốt, nhiều củ đan sâm đạt trọng lượng trên 1 kg, vỏ rễ màu đỏ nhạt rất đẹp. Nếu so với cà phê, trồng đan sâm cho thu hoạch tốt hơn, lợi nhuận cao hơn. Thêm vào đó, do là cây dược liệu, trồng cây đan sâm cũng cần chú

trọng tới việc sử dụng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật đúng kỹ thuật nên đan sâm trồng an toàn, đảm bảo chất lượng củ phù hợp với tiêu chuẩn dược liệu.

Anh Nguyễn Văn Diện, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, người trực tiếp thực hiện một số mô hình thử nghiệm trồng cây đan sâm tại Đông Thanh cho biết, cây đan sâm là dược liệu quý, thường được sử dụng để chữa các bệnh tim mạch.

Tại Việt Nam, đan sâm không mọc trong tự nhiên nhưng đã được nhân giống thành công và trồng thử nghiệm tại một số vùng ở trong nước. Vì vậy, với mục tiêu mở rộng diện tích một loài cây dược liệu quý cho thu nhập tốt về với nông dân, Trung tâm đã thực hiện một số mô hình trồng đan sâm tại Đông Thanh là vùng có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng được đánh giá là hợp với cây dược liệu và đã có nhiều hộ đang trồng thành công. Sau 10 tháng trồng và ghi chép, đánh giá chất lượng củ, Trung tâm xác định cây đan sâm phù hợp với vùng đất Đông Thanh. Đặc biệt, Trung tâm đã lấy mẫu củ đan sâm Đông Thanh đi phân tích hoạt chất Tanshinon IIA, hoạt chất chính trong củ đan sâm được kết quả đạt từ 0,48% tới 0,72%, cao hơn quy định trong Dược điển Việt Nam là từ 0,2% trở lên. Thời gian thu hoạch củ tốt nhất là được trên 10 tháng. Kết quả thử nghiệm cho thấy hoạt chất quý trong củ đan sâm trồng tại Đông Thanh khá cao, đáp ứng được nhu cầu chế biến và sử dụng của ngành dược.

Điều quan trọng để phát triển cây đan sâm là chuyện tiêu thụ. Hiện

tại một số công ty đang thu mua rễ đan sâm ở dạng tươi như Công ty Hải Tám, HTX dược liệu Biết Lộc Thành. Tuy nhiên, lượng thu mua không nhiều mà hầu hết các công ty chỉ mua theo định lượng hàng ngày khiến nông dân khó khăn trong thu hoạch. Ông Trần Văn Kỷ, Chủ tịch UBND xã Đông Thanh cho biết, người dân trong xã trồng đan sâm khá nhiều nhưng chưa dám mở rộng diện tích lớn do vấn đề đầu ra. Để giải quyết đầu ra cho cây đan sâm, ông Nguyễn Văn Diện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, hầu hết nông dân bán đều là dạng củ tươi, đào lên bán liền. Tuy nhiên, các công ty dược đều yêu cầu nông dân cần có biện pháp chế biến, làm khô trước khi bán để đảm bảo chất lượng dược liệu và thuận lợi trong khâu bảo quản. Vì vậy, Trung tâm xác định sẽ đầu tư cho bà con một máy sấy dược liệu để giúp bà con sấy củ đan sâm cũng như nhiều dược liệu cần sấy khô khác, để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị thu mua. Đây cũng là cách làm giải quyết được vấn đề thu hoạch trong mùa mưa, không thể phơi khô dược liệu bằng ánh nắng tự nhiên.

Vườn đan sâm của anh chị Đào Minh Hương, thôn Đông Hà, xã Đông Thanh. Ảnh: D.Q

Page 4: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201809/28817_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.9.2018.pdf · Bầu không khí dân chủ trong

4 THỨ BẢY 29 - 9 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

N. NGÀ

Đưa Nghị quyết vào cuộc sốngNgay sau khi Nghị quyết 27

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa” đươc ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Chương trình hành động số 66. Đó là cơ sở để Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông tổ chức quán triệt Nghị quyết đến toàn thể cán bộ chủ chốt trên toàn huyện. Qua đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể cũng như các đảng viên, đoàn viên, hội viên đã nhận thức được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức trước yêu cầu đổi mới của địa phương và đất nước.

Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông xác định, đội ngũ trí thức là nguồn nhân lực chủ chốt cho sự phát triển của huyện, nên trên cơ sở các chính sách của Nhà nước, huyện đã cụ thể hóa cơ chế, chính sách hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này. Huyện đã hoàn thiện môi trường thuận lợi cho hoạt động của trí thức thông qua việc ban hành các nghị quyết chuyên đề về đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kế hoạch quy hoạch cán bộ…Đây là những văn bản cụ thể hóa nhiều lĩnh vực liên quan đến đội ngũ trí thức, tạo điều kiện cho lực lượng này có cơ hội tham gia vào bộ máy chính quyền. Theo đó, nhiều cán bộ đã được cử đi học các lớp chính trị. Huyện phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và các trường đại học như Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm TP. HCM, Đại học Luật… để mở các lớp học cần thiết trên địa bàn, tạo điều kiện cho con em tham gia học tập. Đặc biệt, để tạo nguồn trí thức tại chỗ, trong 10 năm qua, Đam Rông đã cử 59 người tham gia học cử tuyển tại các trường Đại học. Trong đó, tập trung vào các ngành địa phương đang cần như: Kế toán, Luật, Lâm sinh, Khoa học cây trồng… Song song với đó, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo huyện thực hiện tốt chính sách huy động đội ngũ trí thức trẻ về công tác và tham gia một số dự

Xây dựng đội ngũ trí thức ở huyện nghèoTrí thức trẻ là nguồn nhân lực có chất lượng cao, là lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển đội ngũ trí thức tại chỗ hoặc thu hút trí thức là một hướng đi mới góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

án ở huyện; điều động một số trí thức từ xã lên huyện, từ khối Đảng sang khối Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, có chính sách hỗ trợ đối với trí thức ở địa phương khác về công tác trên địa bàn. Huyện cũng đã thành lập hội khuyến học cấp huyện và cấp xã để tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư cho con em học tập, xây dựng các quỹ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, cho sinh viên vay vốn trong thời gian học. Đồng thời, thành lập Hội Cựu giáo chức của huyện nhằm tập hợp đội ngũ giáo viên đã nghỉ hưu tham gia các hoạt động, góp phần phát triển giáo dục trên địa bàn.

Những chuyển biến căn bảnTrong công tác đào tạo, bồi

dưỡng trí thức đã có những chuyển biến căn bản. Đơn cử như việc trong hai nhiệm kỳ 2010 - 2015 và 2015 - 2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tiến hành quy hoạch cán bộ. Trong đó, chú trọng đến đội ngũ trí thức trẻ để có kế hoạch bồi

dưỡng cả chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị.

Theo thống kê của Ban Tổ chức Huyện ủy Đam Rông, từ năm 2008 đến nay, đã có 455 đồng chí được cử đi học các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị. 248 người được đi đào tạo chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các lớp đào tạo ngắn hạn được tổ chức thường xuyên qua các năm để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trẻ… Cùng với đó, các chính sách đãi ngộ, thu hút trí thức… đã tạo môi trường thuận lợi để trí thức phát triển về số lượng và chất lượng, từng bước nâng cao trình độ và năng lực sáng tạo, góp phần trực tiếp cổ vũ, khích lệ, tạo niềm tin và động lực cho đội ngũ trí thức cống hiến.

Ông Lơ Mu Ha Póh - Chủ tịch UBND xã Đạ Long là cán bộ từ Dự án 600 (dự án đưa trí thức trẻ, có trình độ đại học về làm phó chủ tịch UBND các xã đặc biệt khó khăn ở các huyện nghèo trong cả nước) cho biết: “Nhờ các chính sách của Trung ương cũng như địa phương trong việc phát triển đội

ngũ trí thức nên con em trên địa bàn có nhiều thuận lợi trong học tập cũng như trở về cống hiến cho địa phương. Lực lượng này ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng. Những nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao của họ đã đóng góp cho sự phát triển của địa phương”.

Nếu như trước năm 2008 đội ngũ trí thức của huyện vừa thiếu, vừa yếu thì sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, đội ngũ trí thức của Đam Rông đã đủ về số lượng, cơ bản đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ. Cụ thể, đội ngũ trí thức của Đam Rông hiện có 1.599 người. Trong đó, trí thức là người đồng bào DTTS chiếm 213 người, đạt trên 13%.

Theo đánh giá của lãnh đạo huyện này, hiện nay, đội ngũ trí thức công tác ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện luôn phát huy tốt vai trò và năng lực chuyên môn. Lực lượng này góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị, thúc đẩy việc chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã

hội trên địa bàn. Nhiều trí thức trẻ thể hiện tính năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với kinh tế thị trường, hội nhập.

Ông Nguyễn Văn Huy - Phó Bí thư Thường trực xã Đạ Tông là cán bộ trẻ từ chính sách thu hút 30a. Phó Bí thư Thường trực xã Đạ Tông tâm sự: “Tốt nghiệp đại học, ra trường lăn lộn làm nhiều nghề vì không xin được việc làm. Nhờ có chính sách thu hút, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức trẻ về công tác trên địa bàn huyện Đam Rông nên đã thu hút nhiều trí thức về làm cán bộ ở các địa phương trên địa bàn. Huyện đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi nên các trí thức có thêm động lực phấn đấu gắn bó và nỗ lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Nghị quyết 27 về trí thức - Đúng và trúng nhưng gian nan thực hiện nhất là trên địa bàn nghèo, đông đồng bào DTTS và ở vùng sâu vùng xa như Đam Rông. Thực tế, qua 10 năm, đội ngũ trí thức của huyện vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định như số lượng đông nhưng chưa mạnh. Cơ cấu đội ngũ trí thức còn những mặt bất hợp lý về ngành nghề, độ tuổi, giới tính…Đội ngũ kế cận còn yếu. Trình độ của đội ngũ trí thức còn nhiều hạn chế về năng lực sáng tạo, khả năng thực hành và ứng dụng, ngoại ngữ… Còn một số trí thức xem việc công tác tại huyện là tạm thời để làm bàn đạp chuyển đi các địa phương khác… Vẫn còn không ít trí thức, nhất là trong vùng đồng bào DTTS mang mặc cảm tự ti, ít có phấn đấu vươn lên…

Trước sự phát triển không ngừng của cuộc sống, nên đầu tư cho trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững. Bởi vậy, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra đối với địa phương hiện nay là cần tiếp tục quan tâm đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. Trong đó, tập trung phát triển đội ngũ trí thức trẻ; khuyến khích sự sáng tạo, mạnh dạn trong đề xuất, nghiên cứu; tạo môi trường thuận lợi cho trí thức có cơ hội cống hiến. Thực hiện hiệu quả chính sách đãi ngộ, trọng dụng đối với trí thức, kịp thời tôn vinh những trí thức có đóng góp lớn cho địa phương.

65% đội ngũ trí thức trên địa bàn huyện Đam Rông tập trung trong giáo dục. Ảnh: N.N

Huyện Di Linh sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chếSau khi có sự chỉ đạo của

Tỉnh ủy, huyện Di Linh đã xây dựng và triển khai, thực hiện các kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Để đảm bảo đến năm 2021

giảm ít nhất 10% so với biên chế được giao năm 2015, thời gian qua, Ban Tổ chức Huyện ủy Di Linh đã tham mưu cho Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo UBND huyện và các cơ quan, đơn vị triển khai xây dựng đề án thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cụ thể: Hiện nay, Khối Đảng - Đoàn thể có 60/69 biên chế; các phòng ban

chuyên môn thuộc huyện có 117/122 biên chế (giảm 5 biên chế). Đến nay, huyện Di Linh đã thực hiện nhất thể hóa chức danh Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng Chính trị; kế toán Huyện ủy kiêm kế toán Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị; sáp nhập 2 cơ quan Đài TT-TH huyện với Trung tâm VH-TT huyện thành Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Di Linh (đã có Quyết định của

UBND tỉnh); sáp nhập Trường TH Tân Lâm I và Tân Lâm II thành Trường TH Tân Lâm; các xã, thị trấn đã triển khai thực hiện xong việc phân công Ủy viên BTV Đảng ủy xã, thị trấn kiêm nhiệm các chức danh Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận và kết quả giảm được 57 người; có 10/19 xã, thị trấn đã bố trí công chức Văn phòng HĐND - UBND kiêm Văn phòng Đảng ủy xã, thị trấn; đã sáp nhập 116 thôn, TDP chưa đủ

tiêu chuẩn theo quy định (còn 151/207 thôn, TDP) và đã có 1 thôn triển khai, thực hiện mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn và 3 thôn thực hiện mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận.

Hiện Ban Tổ chức Huyện ủy đang xây dựng đề án trình lên Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét việc sáp nhập một số trường học trên địa bàn xã Đinh Trang Thượng và Gia Bắc.

NDONG BRỪM

Page 5: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201809/28817_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.9.2018.pdf · Bầu không khí dân chủ trong

5 THỨ BẢY 29 - 9 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Ghi chép: CHU BÁ NAM

Hơn 20 năm trước, một ông đầm đậm người, mắt sáng có dáng vẻ chững chạc của lớp

cán bộ lão thành cầm tập bản thảo dày đến Văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng với ý định gửi cho Tạp chí Lang Bian. Đó là bản dịch tiểu thuyết Pháp “Máu của người khác” nhưng lại qua tiếng Đức. Nhìn tên người dịch trên bản thảo mới biết đó là Nguyễn Tùng Châu, ông Giám đốc Sở Công nghiệp Lâm Đồng mới về hưu được vài năm đã từng tu nghiệp ở Cộng hòa Dân chủ Đức.

Đọc lướt vài trang bản thảo, tôi trả lại ông và ái ngại nói: “Rất tiếc là tạp chí không in truyện dài. Anh viết truyện ngắn đi, anh chấm câu hay lắm”. Và thế là ông bắt đầu gửi đến những truyện ngắn đầu tay: “Day dứt”, “Vàng”, “Trớ trêu”, “Kim Huê”, “Thần dân”, “Bến vắng”… Truyện ngắn của ông thường xuyên xuất hiện trên trang Văn hóa - nghệ thuật của Báo Lâm Đồng vào những

Người sống hai lần

Hội nghị lần thứ 21 của Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) diễn ra tại TP Huế (Thừa Thiên - Huế) từ ngày 23 đến 28/9/2018.

Hội nghị IPPA là hội nghị lớn nhất trên thế giới dành riêng cho khảo cổ học ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hội nghị lần thứ 21 diễn ra tại Huế thu hút hơn 700 nhà nghiên cứu và sinh viên sau đại học đến từ 35 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam tham dự. Đây là sự kiện khoa học lớn nhất và quan trọng nhất của giới khảo cổ học trên toàn thế giới, là cơ hội tốt để các nhà nghiên cứu gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin và kết quả nghiên cứu của mình, cũng như thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới.

Tại phiên khai mạc, Tân Chủ tịch IPPA, TS. Phan Thanh Hải (Trung tâm Bảo

Hội nghị khảo cổ học lớn nhất khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương được tổ chức tại Huế

Các đại biểu quan tâm đến những phát hiện mới về khảo cổ (nguồn netcodo.com.vn)

Trong tháng 9, ba bộ phim của điện ảnh Việt Nam vừa giành được tổng cộng bốn giải thưởng tại Liên hoan phim (LHP) Toronto (Ca-na-đa) và LHP châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam tham dự LHP châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 58 tổ chức ở Ðài Loan (Trung Quốc) với năm bộ phim, gồm: Ðảo của dân ngụ cư, Cô Ba Sài Gòn, Em chưa 18, Cô gái đến từ hôm qua và Khi con là nhà. Trong đó, bộ phim Ðảo của dân ngụ cư của nữ đạo diễn Hồng Ánh đoạt hai giải thưởng, gồm: Giải “Best Story - Câu chuyện sáng tạo nhất” và diễn viên nữ chính Ngọc Thanh Tâm nhận “Giải Ðặc biệt của Ban Giám khảo” dành cho diễn viên xuất sắc; bộ phim Cô Ba Sài Gòn của đạo diễn Trần Bửu Lộc và Kay Nguyễn giành giải “Trang phục đẹp nhất”. Tại LHP Toronto lần thứ 43, bộ phim Người vợ ba của nữ đạo diễn Nguyễn Phương Anh được trao giải “Phim châu Á hay nhất”. TS tổng hợp

(theo nhandan.com.vn)

Việt Nam giành bốn giải thưởng liên hoan phim quốc tế trong tháng 9

tồn di tích Cố đô Huế) trình bày “Di sản văn hóa Huế và công tác bảo tồn” và TS. Nguyễn Giang Hải (Viện Khảo cổ học) trao đổi về “Những nghiên cứu gần đây

của khảo cổ học Việt Nam”. Hội nghị với hàng trăm chủ đề báo

cáo khác nhau, bao gồm quá khứ khảo cổ học từ các địa điểm xưa nhất của con người sống trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương đến các mốc thời gian gần đây hơn. Các tham luận đề cập đến các phương pháp lý thuyết mới và vấn đề kỹ thuật cao trong nghiên cứu thực địa và phân tích tại phòng thí nghiệm. Các tham luận khác thảo luận các vấn đề quan trọng trong bảo vệ di sản văn hóa, bao gồm những cách tiếp cận sáng tạo chiến lược giáo dục và khuyến khích cộng đồng trong bảo tồn di sản.

Sau Hội nghị lần thứ 21 của IPPA kết thúc vào ngày 28/9, tại TP Huế tiếp tục diễn ra Hội nghị thông báo những phát hiện mới của khảo cổ học Việt Nam lần thứ 53 trong hai ngày 29 và 30/9/2018.

Đường đến với văn chương của mỗi người thật khác nhau. Cái tất yếu là trong đầu họ phải nung nấu một cái gì đó muốn nói ra, muốn được chia sẻ với người đời, song bước chập chững vào nghề, mà nghĩ lại là cái nghiệp của mình ấy thì có phần ngẫu nhiên, như cái duyên của người cầm bút vậy.

số cuối tuần và Tạp chí Lang Bian của Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng. Cái tên Nguyễn Tùng Châu đã được giới văn chương biết đến. Ông được kết nạp vào Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng 1995. Từ đấy giao lưu với văn nghệ sĩ nhiều hơn và ngòi bút càng thêm sắc sảo. Tập truyện ngắn đầu tay “Tiếng vọng” ra đời năm 2000 với sự tài trợ của Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng, rồi tiểu thuyết “Một thời” năm 2004. “Sóng biển vẫn vỗ bờ” ra đời năm 2009 gồm 40 truyện ngắn và vài bút ký, hồi ký. Tám mươi tuổi Nguyễn Tùng Châu vẫn tiếp tục sáng tác với bút lực dồi dào. Vốn sống phong phú và đầu óc minh mẫn, hình như cứ cầm bút là tình tiết kéo đến. Nguyễn Tùng Châu viết rất nhanh, tư duy khoa học khúc chiết nên câu văn mặc dù không bóng bẩy nhưng trong sáng. Nghĩ kỹ khi đặt bút nên bản thảo viết tay gửi đến Ban Biên tập Tạp chí Lang Bian bao giờ chữ cũng đẹp và sáng sủa, không làm khổ các cô đánh máy như bản thảo của một số cộng tác viên cao tuổi khác.

Quá nửa đời làm lãnh đạo nên nhân vật của ông cũng “hay làm” giám đốc, hoặc người có quyền chức trong xã hội. Ông đi guốc trong óc các sếp thời mở cửa làm ăn hội nhập với những mánh khóe của họ. Thời ông làm cán bộ là lo cho người dưới. Kế hoạch 3, làm thêm, làm ngoài giờ, công đoàn chia tiền cho ông nhiều hơn nhưng ông bắt chia đều, trách nhiệm mình chịu. Mọi việc đều công khai minh bạch nên đôi khi dám cự lại cả cấp

trên, rất ghét chuyện nịnh nọt lèm nhèm. Nhưng có người nghĩ rằng cái thời coi sự vun vén cho cá nhân mình là đáng xấu hổ và tình dục là vấn đề đạo đức chứ không phải tác phong sinh hoạt đã qua rồi. Ông đối chiếu họ với ngày xưa của mình để phê phán. Một số người bảo sao ông hay bêu riếu các giám đốc, thực ra sự tha hóa của nhiều cán bộ lãnh đạo trong nền kinh tế thị trường là có thật, nó được phản ánh rất sinh động trong nhiều truyện ngắn của ông. Có lúc buồn vì thấy mình không còn hợp thời, lạc lõng. Đây chính là thành công của tác giả Nguyễn Tùng Châu. Ông dụng công nhào nặn chất liệu đời sống có được từ các nguyên mẫu, chịu khó thêu dệt, hư cấu để điển hình hóa nâng lên thành hình tượng nghệ thuật. Song hiếm thấy dừng lại việc mô tả để xen vào những lời bình định hướng cho người đọc, truyền tải thông điệp đến độc giả một cách hữu hiệu hơn. Lời văn đẹp hẳn khi nhắc đến những kỷ niệm yêu đương thời trai trẻ của các nhân vật gắn liền với cuộc sống đầy biến động trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cả sau này.

Nguyễn Tùng Châu không phải là người khắc kỷ nhưng sống có nguyên tắc, đúng mực và cởi mở, khác hẳn rất nhiều nghệ sĩ không chứng nọ thì tật kia. Tập kết ra Bắc năm 1954 ông có thời gian sang Trung Quốc học tiếng Hoa và từng là phiên dịch rồi mới quay về học Đại học Giao thông Hà Nội. Sau tốt nghiệp công tác ở Ty Đăng kiểm tàu thủy Hải Phòng rồi mới đi Đức tu nghiệp

cơ khí chính xác và dụng cụ quang học tại Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Dân chủ Đức. Ông ít nói về mình, thì ra ông đến với nghệ thuật rất sớm, ông được đi dự “Đại hội văn nghệ tập huấn toàn quân Liên khu 5” ba tháng tổ chức tại Rừng Xanh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi năm 1948 cùng các bậc đàn anh: Nguyên Ngọc, Lưu Trùng Dương, Tế Hanh, Khương Hữu Dụng, Phan Huỳnh Điểu… Nguyễn Tùng Châu ở tổ văn thơ, ông sáng tác kịch và đóng vai biểu diễn luôn. Hiện đã 70 tuổi Đảng - vốn sống khiến nhiều trang viết của ông, cứ nhắc đến một thời hồ hởi đi làm cách mạng là ngòi bút lại bay nhảy khiến người đọc cũng náo nức theo.

“Một thời”, 260 trang, Nhà Xuất bản Văn hóa Dân tộc - Hà Nội (2004) là một tiểu thuyết đĩnh đạc, không phải là lát cắt giải phẫu tính cách một nhân vật mà miêu tả khung cảnh xã hội Việt Nam từ chiến tranh phá hoại ở miền Bắc đến xây dựng đất nước sau ngày thống nhất, xoay quanh cuộc tình tay ba đầy trắc trở giữa Nguyễn Tùng và hai cô gái Thanh Hà, Lan Anh. Các nhân vật được thả vào những hoàn cảnh điển hình nhất trong chiến tranh và hòa bình để tính cách được bộc lộ. Yêu say mê, sống và cống hiến hết mình, đó là một thời để yêu, để nhớ, sống đơn giản hết lòng vì người khác, một thời con người sống bằng tình thương chứ không phải bạc tiền. Cái tình, cái nghĩa nổi lên hàng đầu, sống trong chuẩn mực đạo đức mà vẫn đắm say, nên thơ dẫu cuộc tình có đi đến đâu thì

vẫn để lại trong nhau những xúc cảm, rung động đẹp đầy vị tha.

Huy động vốn sống cả đời để viết, cho nên nói cái gì mà chẳng thấp thoáng bóng tác giả. Sống đẹp thì viết hay, viết là trải lòng mình trên trang giấy, khi tái hiện cuộc sống đã qua là ta đang sống lại đời mình, Nguyễn Tùng Châu được sống hai lần là vì lẽ đó.

Giờ đây ông vào tuổi 90, bệnh trọng nằm giường nhưng mắt vẫn sáng, minh mẫn với nụ cười hồn nhiên. Không thể đến quán cà phê quen thuộc, điểm hẹn của bạn bè cao tuổi. Sự chính xác về thời gian của ông khiến người ta đôi khi phát sợ. Đến chậm vài phút đã thấy ông đợi ở đó. Rút kinh nghiệm ngồi vào quán hãy gọi. Họp Chi hội Văn học, tôi yêu cầu mỗi hội viên chỉ được phát biểu không quá 5 phút, ông xin nói một phút, nhưng chỉ dùng hết 30 giây: “Năm nay có in Kỷ yếu không?”. Điều chất vấn này, được biết hiện Hội VHNT tỉnh đang có dự án thực thi đáp ứng điều mong mỏi chính đáng ấy.

Tập truyện ngắn “Sóng biển vẫn vỗ bờ” 384 trang, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn - 2009 mới đầu không định in, ông viết di chúc nhờ tôi chỉnh sửa bản thảo và in sau khi qua đời, nhưng ngoài 80 tuổi vẫn khỏe mạnh nên ông tự làm việc này. Có bản thảo một truyện ngắn mang tên “Tình để lại”, tôi đùa: “Thôi, tình mang đi, tiền để lại (!)”, vì tôi thừa biết ông liêm khiết lấy đâu ra tiền.

Che Guevara, nhà cách mạng Mỹ Latinh nói một câu rất hay về ý nghĩa đời người: Sinh được một đứa con, dựng được một ngôi nhà, trồng được một cái cây, viết được một cuốn sách. Với quan niệm ấy, Nguyễn Tùng Châu có thể bằng lòng về mình, mặc dầu ông chưa xây được một ngôi nhà.

Nhà văn Nguyễn Tùng Châu.Ảnh: Trịnh Chu

Page 6: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201809/28817_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.9.2018.pdf · Bầu không khí dân chủ trong

6 THỨ BẢY 29 - 9 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

NGUYỄN THANH ĐẠM

Với tâm thế của người cầm bút gắn bó với thành phố Đà Lạt xinh đẹp, giàu tiềm năng, 20

hội viên tham dự Trại đã thực sự say mê tìm hiểu những vấn đề trọng tâm, xuyên suốt, nóng bỏng mà trong quá trình vận động, phát triển hướng tới một thành phố thông minh đã và đang đặt ra. Qua thực tế, Trại đã sáng tác được trên 70 tác phẩm văn học (hơn 50 bài thơ và gần 20 truyện ngắn, ký, ghi chép). Bình quân mỗi hội viên đã sáng tạo trên 3 tác phẩm. Đặc biệt, sau khi được Ban Tuyên giáo Thành ủy thông tin, định hướng rõ nét về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, học tập và làm theo Bác, các trại viên không chỉ dừng lại ở những tác phẩm hiện có mà trên cơ sở đời sống thực tế tiếp nhận được - đây chính là nguồn “quặng” quý hiếm, các văn nghệ sĩ sẽ tiếp tục nung nấu, thai nghén và tiếp tục tiếp xúc các điển hình, nhân tố mới, người tốt việc tốt để sáng tạo nhiều tác phẩm chất lượng cao về Đà Lạt 125 năm, Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành...

Bám vào chủ đề, tình yêu và niềm tự hào, tinh thần trách nhiệm mang tính xây dựng đối với Đà Lạt - Lâm Đồng..., có thể nói tác phẩm tham dự Trại đã phản ánh cơ bản những nét đẹp, nét đặc trưng và những vấn đề mà Đà Lạt đang trở trăn, hướng tới.

Về thơ, trước hết ghi nhận các hội viên có nhiều tác phẩm (từ 6-10 bài) như: Nguyễn Thị Thanh Toàn, Nguyễn Mộng Sinh, Phan Hữu Giản, Nguyễn Tấn On, Lê Bá Cảnh, Lê Mưu, Trương Trổ... Với tâm hồn nghệ sĩ, với trách nhiệm công dân - các văn nghệ sĩ đã có những tứ thơ, hình tượng thơ giàu cảm xúc về thành phố Festival Hoa. Đà Lạt đẹp mà dung dị, Đà Lạt cũng rất quấn quyện với thân phận mỗi con người và cảnh vật thiên nhiên xứ đào nguyên khiến con người lạc quan hơn trong cuộc sống. Đó là cảm xúc của nhà thơ Trương Trổ khi anh viết: “Một chút nắng một chút mưa/ Một chút heo may lành lạnh/ Phố hiền hòa nhè nhẹ bước vào xuân./ Nếu chưa kịp thấy mai anh đào khoe sắc/ Thì đâu biết mình thêm tuổi xuân”. Đà Lạt là xứ sở ngàn hoa. Hoa chính là tâm hồn người Đà Lạt sống hiền hòa, chan hòa với thiên nhiên, mang lại nét thi vị cho du khách như cánh hoa rừng mà nhà thơ Mưu Lê xúc cảm: “Bạch Lan ơi em thanh khiết đến chạnh lòng!/ Bao du khách ngẩn ngơ chùng bước lạ/ Phấn thông rơi phủ đầy trên màu má/ Em nhẹ nhàng khoe sắc giữa triền thông”. Với đất trời Nam Tây Nguyên hùng vĩ, thấm đẫm sử thi, nhà thơ Thanh Toàn đã vẽ khá sinh động chân dung những cô gái miền sơn cước Lang Bian trong cuộc sống mới: “... Qua bao mùa mưa nắng/

Những tác phẩm tiêu biểu từ trại sáng tác văn họcđề tài Đà Lạt 125 năm

Nhân dịp tiến tới kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (1893-2018), được sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Đà Lạt, Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng vừa tổ chức thành công Trại sáng tác Văn học phản ánh về quá trình phát triển, những thành quả to lớn trên các lĩnh vực mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đạt được trong quá trình đổi mới của đất nước, của Đà Lạt - Lâm Đồng; đồng thời cũng đặt ra những vấn đề Đà Lạt cần quan tâm giải quyết trong tương lai.

Em không sợ gian khổ/... Hái nấm, hái măng, nhặt rau rừng.../ Lấy lá rừng sâu, ủ men rượu cần/ Rượu ngon của buôn làng em!... Em cầm dao lên nương, rẫy.../ Đung đưa ru con ngủ trên lưng/ Gieo trồng và dệt vải/ Những tấm vải yêu thương theo du khách mọi miền...”. Nhà thơ Nguyễn Tấn On với những câu thơ giàu suy tưởng đã chấm phá hình tượng sương Đà Lạt thật sinh động: “bàn tay nào chậm rãi/ chạm bầu trời xanh/ chạm vào bản thánh ca/ chạm vào đóa tường vy/ chạm vào ta và em/ trên đôi môi nũng nịu/ Đà Lạt sương”. Là người sẻ chia, am hiểu và nhiều ước muốn tốt lành về quê hương thứ hai, nhà thơ Phan Hữu Giản đã khái quát tâm hồn, ý chí Đà Lạt qua những câu thơ giàu cảm xúc nhiệt thành: “Trải qua mấy cuộc hồi sinh đớn đau/ Cùng đất nước qua cơn bão lửa/ Thông đứng dậy như chàng dũng sĩ/ Dáng thanh cao sáng đẹp núi rừng/ Gió gửi cung đàn xanh sắc xuân.../ Cây thông ấy/ Bước vào đời hăm hở/ Có bao nhiêu việc làm cho xứ sở”. Nhà thơ Nguyễn Vĩnh cùng với tản văn “Tình xóm nhỏ” khắc họa những hình ảnh đi cùng đời người, đi cùng tuổi thơ Đà Lạt thật giản dị, đầm ấm, gần gũi, thân thương của một xóm nhỏ đầy tình người lớn lao còn có bài thơ Leo núi rất đời thực và cũng rất triết lý: “Khăn, giày, ba lô, gậy.../ Ta chinh phục đời mình/ Nhẹ dần ta xuống dốc/ Gậy cùng chân vẫn run”.

Với tư duy một nhà khoa học, gắn bó và nhiều trách nhiệm trở trăn với Đà Lạt, nhà thơ Nguyễn Mộng Sinh nhân dịp đi thực tế xã ngoại thành Xuân Trường có câu thơ rút ruột về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: “Đất nước nhớ các chị các anh/ Không chỉ bằng “Ngày Thương binh Liệt sĩ”/ Chúng tôi nhớ trong từng ý chí/ Từng khoảng khắc thời gian, từng lối rẽ cuộc đời/... Trong ráng đỏ bình minh

chiếu sáng tim người/ Và trong bài ca không quên của thế hệ chúng tôi”. Đồng thời, trước xu thế phát triển và hội nhập, trước những câu hỏi đặt ra của công luận, dư luận về sự đổi mới tất yếu “Hình như Đà Lạt đã khác xưa”, hay “Nhà cao, cao thế che khuất núi”, tác giả đã lý giải một cách biện chứng và với niềm tin dạt dào khi nhận ra bản chất quy luật vận động của thiên nhiên vĩnh hằng: “Sao nhà thơ lại bi quan thế/ Có ưu, có khuyết - chuyện thường tình”. Tự vấn mình và nhà thơ tìm câu trả lời: “Rồi ra Đà Lạt quy hoạch lại/ Bớt đi nhà bạt trắng lưng đèo/ Thảm hoa lại nở ven triền núi/ Thông lại đắm mình trong gió reo/ ... Con người - Thiên nhiên hòa hợp sống/ Thân thiện môi trường chốn yêu thương”. Cũng trong mạch cảm xúc này, bên cạnh chùm thơ phê phán những hiện tượng chưa mỹ quan do mặt trái của tốc độ phát triển, nhà thơ Lê Bá Cảnh mong muốn: “Nhà cao tầng sáng lạn/ Nhưng thiếu hẳn màu xanh/ Càng hấp nhiệt nắng hanh/ Còn đâu tranh diễm lệ!/ Hãy làm điều có thể/ Cho xứ sở hoa hồng/ Cho xanh mãi ngàn thông/ Muôn triệu lòng ao ước”.

“Mùa vàng” của thơ là vậy, còn với văn xuôi thì sao? Hòa mình với hiện thực đời sống và với sự trải nghiệm cuộc đời, lĩnh vực văn xuôi có nhiều tác phẩm ký, ghi chép gắn liền với cuộc sống như: Chuyện xóm Lèo (Võ Trần Phú) viết về sự thay đổi tích cực của một vùng đất xưa vốn nghèo khó của Phường 11; Người phụ nữ hết lòng vì Đảng, vì dân (Đinh Minh Đảng) ca ngợi tấm gương bà Nguyễn Thị Kính - Chủ tịch Hội Người cao tuổi Phường 1 - Đà Lạt tận tụy, giàu trách nhiệm với công tác xã hội; Tình yêu Đà Lạt với Trung tá cảnh sát giao thông giàu trách nhiệm vì hình ảnh một thành phố “Hiền hòa, thanh lịch, mến khách” (Đặng Thanh Liễu);

Hoa và người trồng hoa ở Đà Lạt của nhà báo, nhà văn Nguyễn Mậu Siệc tôn vinh người và nghề canh nông làm đẹp và hữu ích cho đời. Phản ánh chiều sâu với những vấn đề trọng tâm, thời sự chủ lưu của thành phố, nhà báo - nhà thơ Thanh Dương Hồng có 3 tác phẩm ký và ghi chép về văn hóa, văn hóa ứng xử, phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt và những vấn đề đặt ra. Hoặc như nhà văn Thái Bi có tác phẩm nặng trăn trở về “Thăng trầm hồ sinh thái trên cao nguyên Lang Bian”... Cùng với thể loại ký, các nhà thơ Phạm Quốc Ca, nhà văn Chu Bá Nam đã dày công nghiên cứu, khắc họa chân dung các văn nghệ sĩ nổi danh ở Đà Lạt như nhạc sĩ Hoàng Nguyên, nhà văn Nguyễn Tùng Châu - nguyên Giám đốc Sở Công nghiệp Lâm Đồng đầu thập niên thế kỷ trước...

Về văn xuôi, có các truyện ngắn khá thành công như: Góc khuất làng hoa (Kim Chung) dựng một mối tình đẹp mà dang dở. Từ đó, phản ánh những mặt trái trong thời kinh tế thị trường, tuy nhiên, qua đó lại toát lên chân dung thế hệ trẻ Đà Lạt tự tin, bản lĩnh và nhiều khát vọng cống hiến cho đời. Truyện ngắn Cuộc đời nàng Kiều của nhà văn Thái Bi viết về thân phận người phụ nữ dường như bị đẩy xuống tận cùng nấc thang xã hội. Với ý chí thay đổi số mệnh, đã rời quê hương yêu dấu lên đất lành Đà Lạt làm lại cuộc đời. Cô Kiều lên cao nguyên được những tấm lòng nhân ái của người Đà Lạt từ trăm miền đất nước hội tụ về đã tự vẽ lại cho cuộc đời mình một bức tranh tươi sáng. Nhà văn Nguyễn Thanh Đạm với truyện ngắn Hãy nghiêng đời xuống... với vốn sống khá phong phú, có bề dày trải nghiệm đã khắc họa mối tình giàu tính nhân văn của hai tâm hồn nghệ sĩ ở Đà Lạt. Đó cũng là hình ảnh con người Đà

Lạt “thân thiện, hiền hòa, mến khách”. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định lại một quan niệm sáng tạo văn học nghệ thuật là hãy bớt đi những suy lý rườm rà, phức tạp, trìu tượng, khó hiểu... Hãy nghiêng đời mình xuống để chia sẻ, đồng cảm với đời sống nhân quần thì mới có tác phẩm hướng tới Chân - Thiện - Mỹ thuyết phục lòng người.

Thành quả của Trại sáng tác Văn học vẫn không dừng lại ở những con số trên mà sẽ tiếp tục mở ra những trang thơ, trang văn mới phản ánh chân thật quá trình vận động, đổi mới của Đà Lạt thật sinh động và giàu sức thuyết phục, cổ vũ đối với công chúng văn chương. Tuy nhiên, công chúng vẫn đòi hỏi các văn nghệ sĩ cần thực sự hòa mình, gắn bó nhiều hơn nữa với mạch đập chủ đạo của trái tim thành phố để có những tác phẩm đời thường hơn, mang tính khái quát cao hơn.

Ghi chép: NINH THẾ HÙNG

Đất Blao xưa, thành phố Bảo Lộc ngày nay là một cao nguyên khá bằng phẳng, chung quanh

bao bọc bởi các ngọn núi của phần cực nam dãy Trường Sơn, trừ phần phía đông, được chia cắt với cao nguyên lớn Di Linh bởi các dãy đồi thấp của ngọn Serlung, ngọn núi mà mọi người thường gọi trại ra là núi Xà Lùng, ba phía còn lại có các núi cao như Bùm Trao, Pàng Per ở phía bắc; bnom Doi, bnom Sang Lú, bnom Sang Loh ở phía tây; bnom Sin Say ở phía tây nam và đặc biệt ngọn Sepung ở phía nam, làm cho Bảo Lộc có dáng dấp một thành phố núi. Buổi chiều tà vào mùa thu, mùa xuân, những áng mây lãng đãng trôi che khuất đỉnh núi như sà xuống tận mái nhà của cư dân trong phố. Còn vào mùa đông, mỗi sáng, màn sương bạc che mờ ngọn núi mãi gần trưa mới tan hẳn cùng cái lành lạnh nhẹ nhàng của đất trời làm cho thành phố Bảo Lộc mang vẻ huyền ảo, lung linh khó tả.

Ngọn núi thiêng của người Mạ bản địaTrong Yan Yau của người Mạ

bản địa xứ Blao có truyền thuyết về một trận hồng thủy, trận lụt đó nước dâng cao đến mức các núi cao trong vùng chỉ còn một chút trên đỉnh:

... Bnom R’Lá đờng đùng.Bnom Sepung đờng khèn.Bnom Pàng Per đờng chinhBnom Blinh đờng rtongBnom B’Toong đờng rnayBnom Sinsay play lợu…Có nghĩa là:

… Núi R’Lá còn bằng cái nia.Núi Sepung còn như cái khiên.

Trăng Đà Lạt.Ảnh: Vy Phương

Page 7: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201809/28817_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.9.2018.pdf · Bầu không khí dân chủ trong

7 THỨ BẢY 29 - 9 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Một miền ký ức da diết thẳm sâu mãi đi về tươi nguyên trong tâm

tưởng. Nỗi hoang hoải với muôn vàn biến ảo của những phiên chợ đời trong vòng quay ly - hoàn số phận. Tâm hồn mẫn cảm bộc lộ những khao khát trong veo dù từng cho và nhận biết bao đúng - sai - tốt - xấu trong khoảng sáu vòng con giáp tuổi người đi qua. Có điều gì hoài niệm và tiếc nuối, có điều gì bất ổn và hoảng hốt. Phản quang bằng thi hứng với nghịch lý hiện thực, nhưng cái đẹp lung linh đằm sâu trong ngôn từ, cấu tứ của Trần Gia Thái. Tôi cảm nhận một không gian chơi vơi trong tâm hồn thi sĩ sinh thành từ xứ nước bạc đồng chiêm Hà Nam. Ông từng là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Giám đốc - Tổng Biên tập Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội...

UÔNG THÁI BIỂU giới thiệu

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

Chơi vơi trong không gian thơ Trần Gia TháiChiếc gương cổ giũ bụiBám đuổi thành côngTiếng chạm cốc như chuông như nhạcTụng ca tuôn trào suối nướcNước làm tôi suýt đuối một phần đời

Sau ồn ào là dịu êmSau dịu êm là ngọt ngào mê hoặcMưa axítMấy ai đã biếtNước mắt em bào mòn tôiLòng kiêu hãnh vỡ vụnTôi bật dậy giữa bốn bề súng đạnCả gươm đao giáo mác cung tênTiếng gào thét đòi đức tinNồi lẩu vũ khí đang bốc khói

Bỗng nhiên bốn bề câm lặngU u minh minh không rõ ở kiếp nàoChỉ có tiếng thở dài của chiếc gương cổ đang giũ bụiỪ nhỉ sao không soi xem thất bại màu gì?

Thì ra chửi rủa và tụng ca là hai trong mộtKhi tụng ca chúng đeo mặt nạ cườiCòn chửi rủa nguyên hình là mặt thật.

Hoa muộnMùa xuân không ngoái lạiLộc chồi thôi non tơ Cuối cành chùm hoa nhỏNở một mình bơ vơ

Có một người xa xứTuổi xanh rơi quê ngườiÁo cơm ngày bạt gióTrước vườn nhà chơi vơi

Tìm ai… ai còn mấtNền cũ bóng nhà hoangCây vườn xưa cớm nắngKhói cay hay lệ giàn?

Chiều xuôi theo nắng nguộiTóc loang cùng mây bayChỉ chùm hoa ở lạiNở cho người không may.

Thăm vị trưởng lãoBụi phủ dầy điện thoạiPhất trần màng nhện chăngÔng một thời thét lửaGiờ đang ngồi xây lưng

Trước mặt pho tượng đáBên hông cửa khép hờTrên bàn chồng báo cũTrong tay trang sách mờ

Góc giường đài rỉ rảMách chuyện gần chuyện xaVừa dứt tin cáo phóĐã réo rắt dân ca

Chợt vai rung tiếng nấcÔng khóc mà như cườiVới tay vặn chiết ápNgoài thềm hoa nắng rơi.

(Rút từ tập “Biển giờ không còn mặn”của Trần Gia Thái, Nhà Xuất bản Phụ Nữ, 2018)

Núi Pàng Per chỉ như cái chiêng.Núi Blinh còn như miếng cótNúi B’Toong còn bằng cái cốiNúi Sin Say giống như quả dưaCác ngọn núi được nêu tên trong

bài Yan Yau đều là các ngọn núi thiêng của người bản địa Blao, trong đó núi Pàng Per ở phía tây bắc Bảo Lộc là núi Ông, còn núi Sepung ở phía nam là núi Bà.

Trong xã hội đang chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ như người Mạ, thì người phụ nữ là gốc rễ của dòng tộc, nên núi Bà là núi thiêng của các ngọn núi thiêng, là núi thiêng hàng đầu trong xứ Blao.

Ngọn núi thiêng Sepung của người Mạ bản địa chính là núi Đại Bình mà người Kinh đang gọi hiện nay.

Dưới chân ngọn núi Sepung có con sông nhỏ, phát nguồn từ dãy núi đèo Bảo Lộc, chảy quanh co từ phía tây sang phía đông Bảo Lộc, để hợp lưu với sông Dà Rgna ở địa phận xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm. Con sông đó người bản địa gọi là sông Dà Bin, người Kinh gọi là sông Đại Bình.

Nhưng chẳng biết từ bao giờ, người Kinh gọi luôn ngọn núi sát con sông là núi Đại Bình, thế là tên sông trở thành tên núi - núi Đại Bình.

Thực ra núi Sepung là một dãy núi gồm có ba ngọn Bnom Sepung, Bnom Kon Klang và Bnom Kon Krim, là dãy núi nhô ra xa nhất về phía bắc của các dãy núi dọc theo bờ bắc sông La Ngà, trong đó ngọn Sepung có sáu đỉnh, đỉnh cao nhất cao 1.244 m.

Trước khi người Pháp và người Kinh đến đất Blao, phần đỉnh các ngọn của núi Sepung là rừng thiêng của người bản địa, là nơi hàng năm các buôn chung quanh núi đến cúng Yang Bri (Giàng rừng). Không có ai đến phá rừng làm rẫy, không ai lấy

Chuyện núi Sepung xứ Blao

các sản vật từ rừng thiêng này về dùng trong gia đình, trong buôn làng cả. Ngay cả khi có việc, mà thường là cả buôn cùng đi, vào rừng thiêng trên núi để làm lễ cúng, cũng không có ai to tiếng, cười đùa hay nói tục tĩu. Người ta vào rừng như vào một nơi linh thiêng, huyền bí, đầy sức mạnh của thần linh vậy.

Núi Sepung, ngọn núi trung tâm xứ BlaoCác dãy đồi chung quanh ngọn

núi, là phần rừng để ăn của nhiều buôn làng. Phía nam, giáp với trảng Dà Rngao là rừng của bon B’Ngor Dà Trang, phía tây nam là của buôn Dà Rngao, phía Bắc thuộc buôn Blao S’re và buôn BLao Kon Hền Dà, phía đông thuộc buôn Blao Kon Teh S’re Pong. Các buôn du canh, du cư trên phần rừng thuộc buôn mình, ít khi xâm phạm sang rừng của buôn khác. Các buôn chỉ phát rẫy trên những khu rừng thưa thứ sinh, vừa phục hồi sau một thời gian hoang hóa, nhờ đó, đất rừng lại có lớp mùn xốp dày, sẽ làm cho

lúa mẹ, lúa con tươi tốt trong mùa rẫy mới. Cạnh những cánh rừng để phát rẫy đó, còn có những khu rừng dầu, phần lớn là cây dầu lông, lá rất dày, to như cái quạt, mọc trên những quả đồi thấp với thảm cỏ tranh dày. Những khu rừng dầu đó, không ai phát rừng làm rẫy bao giờ, một phần vì tốn công chặt hạ những cây dầu to một, hai vòng tay ôm, mà chặt xuống rồi cũng không đốt cháy được, vả lại, loại đất mà cây dầu lông mọc thường là đất ít màu mỡ, lại toàn cỏ tranh, không có cây trồng nào sống được, vì vậy, quanh núi Sepung có rất nhiều những đồi dầu cổ thụ.

Rừng trên núi Sepung là rừng già nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý như Kiền kiền, Sao, Dổi, Vàng tâm, Huỳnh đàn, Trắc, Cẩm lai... nhưng không hiểu vì sao, sườn phía bắc của núi lại có nhiều mỏm đồi trọc, chỉ có cỏ tranh mọc là chính, thỉnh thoảng mới có một vài cây me rừng, loại cây có quả tròn tròn to như ngón tay cái, ăn vào có vị vừa chua, vừa chát, vừa đắng hòa trộn rất lạ, hoặc

vài cây cà chí khẳng khiu, đen đúa vì đã trải qua nhiều trận lửa cháy đồng cỏ. Những đồi trọc đó, vào dịp cuối năm, hoa cỏ tranh nở trắng, dập dờn trong gió núi, như được phủ bởi lớp tuyết của vùng hàn đới vậy. Trong các thung lũng ở mạn sườn phía nam và tây nam của núi Sepung, có một loại cây họ kè, gọi là cây mbu, người bản địa thường đốn những cây to khoảng một người ôm chặt khúc đem về, đẽo thành dăm, ngâm nước, giã nhỏ, sau đó để lắng, lọc lấy bột, đem nấu cháo hay nặn thành bánh đem luộc, có thể ăn thay cơm, nhưng ăn lâu ngày thì đôi chân yếu hẳn, đi đường núi rất khó khăn, nên người bản địa chỉ dùng làm lương thực khi thiếu đói.

Ngọn núi Sepung cũng là nơi giao thoa của nhiều dân tộc bản địa, buôn Blao Kon Teh là buôn người Mạ lai với người K’Ho S’re, buôn B’ Ngơr Dà Trang là buôn của người Ta La lai với người Mạ, buôn Dà Rngao của người K’Ho Ta La, còn buôn Blao S’re và buôn Blao Kon Hền Dà là các buôn người Mạ. Trước đây, khoảng cuối thế kỷ XIX, gần buôn Kon Teh, ở các dãy đồi ven sông Dà Bin còn có một buôn tên Kon N’ho, là một buôn người Mạ. Vì trong vùng có nhiều cọp, thường bắt người của buôn, nên già làng đã đổi phần đất của buôn mình cho buôn Blao S’re lấy 10 ché Rlung là một loại ché cổ rất quí, sau đó dời buôn về mạn sông Dà Lai.

Chung quanh núi Sepung có các con đường giao thương từ miền núi với vùng đồng bằng và ven biển.

Phía đông núi, con đường từ dãy Bum Trao - Pàng Per đến buôn Blao Kon Hền Đăng, sang buôn Blao Kon Teh, vượt ngang sông Dà Bin ở chân núi Sepung rồi theo bờ phải

sông Dà Rnga sang vùng người Ta La, qua La Dày La Dạ xuống vùng người Ka Yon, rồi từ đó xuống đồng bằng ven biển. Cũng chính theo con đường này, thế kỷ XIV - XV, người Chăm đã đem quân lên chinh phục các buôn làng vùng núi Blao và chỉ bị chặn lại ở buôn Blao Kon Hền của người Mạ vùng này. Vì sống khá lâu dưới sự cai trị của người Chăm nên người S’re, người Ta La, người Ka Yon chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Chăm Pa, còn người Mạ vẫn giữ được tự chủ nên ít bị ảnh hưởng hơn và tên gọi tộc người cũng không có từ K’Ho ở trước. Ngày nay, Quốc lộ 55 từ Ngã ba Đại Bình đến Nhà máy Thủy điện Dà Mi sau đó rẽ sang đường đi Phan Thiết ở Ngã ba La Dạ hiện nay là theo con đường mòn giao thương ngày xưa ấy.

Phía tây, con đường đến buôn Blao Kon Hền Đăng, rẽ về hướng tây nam qua buôn Blao Kon Hền Dà, sang buôn Blao S’re, theo ngọn suối Dà L’Giang sang suối Dà Xị, theo triền núi Sin Say sang buôn Tô Noh của người Ta La rồi từ đó qua đèo Tà Pứa sang Me Pu, Măng Tố, La Ngâu rồi xuống miền đồng bằng ven biển. Người Chăm, khi chinh phục miền núi theo hướng này, đã bị các buôn làng người Mạ liên minh với người Ta La chặn lại ở đỉnh đèo Tà Bứa. Chuyện cổ ở buôn B’Sar kể rằng, khi người Chăm lên đến buôn Tô Noh, thì bị người miền núi chặn lại ở ven suối Dà Xị, người Chăm đã để lại nhiều xác chết khi rút chạy. Đến nỗi sau này, người đi rừng còn gặp nhiều hàm răng hàm dưới của người chết rơi ra từ các đầu lâu, bị nước mưa cuốn xuống ven suối, nên con nước có tên là Dà Xị, nghĩa là suối hàm răng người.

(CÒN NỮA)

Núi Sepung. Ảnh: N.T.H

Page 8: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201809/28817_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.9.2018.pdf · Bầu không khí dân chủ trong

8 THỨ BẢY 29 - 9 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Để giữ được rừng và nuôi rừng phát triển, cần nhiều giải pháp, trong đó mô hình hoạt động du lịch sinh thái thông qua thuê môi trường rừng (MTR) ở Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà là điều đáng để khuyến khích. Dĩ nhiên, vấn đề đặt ra cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về bảo tồn đa dạng sinh học và văn hóa rừng.

MINH ĐẠO

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặtGiám đốc Vườn Quốc gia

Bidoup - Núi Bà (Vườn) Lê Văn Hương cho biết về Dự án thuộc Công ty TNHH GBQ thuê với hơn 216 ha MTR của Vườn để hoạt động du lịch sinh thái: Căn cứ các quy định, chủ trương, chính sách của trung ương và tỉnh, Vườn đã làm tờ trình và Đề án gửi UBND tỉnh vào đầu tháng 6/2018. Sau đó Sở NN&PTNT thẩm định, đề xuất và UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt. Mục tiêu đặt ra là thu hút nguồn lực dần thay thế nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tham gia và hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch sinh thái; tăng thu ngân sách địa phương.

Trong tổng diện tích được thuê, hơn 44 ha thuộc Tiểu khu 75B và gần 172 ha thuộc Tiểu khu 103, dự án nằm trên địa bàn xã Lát, huyện Lạc Dương và xã Đạ Tông, huyện Đam Rông. Tiểu khu 75B thuộc phân khu hành chính dịch vụ còn Tiểu khu 103 thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (theo Quyết định số 1738/QĐ-TTg ngày 30/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Căn cứ Quyết định 2691/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2013-2020 thì khu lập Đề án chủ yếu thuộc đối tượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và một phần diện tích thuộc quy hoạch ngoài lâm nghiệp. Hiện tại, khu vực cho thuê chủ yếu đất có rừng với 212,7 ha; chỉ 3,27 ha đất lâm nghiệp không có rừng. Tổng trữ lượng gỗ 47.698 m3, gồm rừng lá rộng và rừng thông. Đặc biệt, trạng thái rừng lá rộng chiếm diện tích rất lớn: có trữ lượng rất giàu (IIIb) 46,11 ha; có trữ lượng giàu (IIIa3) 80,70 ha và có trữ lượng trung bình (IIIa2) 40,37 ha. Ngoài ra, còn có rừng thông các trạng thái: trung niên nhỏ, trung niên nhỏ hỗn giao lá rộng, thông rải rác, thông trồng…

Theo phê duyệt, thời gian thuê MTR không quá 50 năm; giá thuê ban đầu 2% doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái và các hoạt động kinh doanh khác có hưởng lợi từ MTR (điều chỉnh 5 năm một lần)...

Ưu tiên số 1 bảo tồnvà phát triển rừng Một trong những nguyên tắc

thuê MTR UBND tỉnh đưa ra

Thuê môi trường rừng đặc dụng làm du lịch

đối với nhà đầu tư là “không làm ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn và phát triển”. Còn nguyên tắc tổ chức du lịch sinh thái “không làm ảnh hưởng đến diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thái, đời sống tự nhiên của các loài động - thực vật hoang dã, cảnh quan thiên nhiên...”. Mặt khác, hoạt động du lịch sinh thái chỉ thực hiện ban ngày, không sử dụng phương tiện

cơ giới để vận chuyển, di chuyển; không tổ chức các hoạt động kinh doanh, bán hàng dưới mọi hình thức trong rừng; giao thông sử dụng đường mòn có sẵn, không mở thêm...

Ngày 25/9, chúng tôi trao đổi với đại diện nhà đầu tư (Công ty TNHH GBQ), đơn vị đang tổ chức hoạt động du lịch tại Làng Cù Lần, ông Văn Tuấn Anh rất hào hứng

đã và đang rất thu hút các nhà thực vật học thế giới.

Ông Văn Tuấn Anh cho biết thêm, trước mắt, nhà đầu tư cũng phối hợp với Vườn kết hợp các trường học tổ chức hoạt động thể thao. Thông qua hoạt động này, nhằm giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường thiên nhiên, nhất là thế hệ trẻ. Lợi thế Vườn có những kinh nghiệm về tổ chức hoạt động giáo dục môi trường sinh thái và Làng Cù Lần tổ chức thành công các tour du lịch sinh thái (năm 2017 có 480 khách tham gia), mô hình này sẽ giúp du khách có điều kiện mở rộng tầm nhìn về thế giới thiên nhiên. Ông Tuấn Anh cam kết: Hoạt động này sẽ tách rời với Làng Cù Lần và Làng sẽ là nơi xuất phát cũng như nơi tập kết trong ngày của tour. Đơn vị tuân thủ nghiêm những quy định của Đề án như không xây dựng nhà, không hoạt động ban đêm trong phạm vi đã thuê. Chỉ làm mấy chòi để áo mưa, dù, thuốc men... “Vì là rừng giàu nên đơn vị mới xin bảo vệ để giữ cho được những cánh rừng. Thông điệp mà chúng tôi muốn đưa đến du khách nói riêng, cộng đồng nói chung là phải bảo vệ được diện mạo của cánh rừng!”, ông Văn Tuấn Anh khẳng định. Bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, quảng bá tài sản thiên nhiên quý giá và phát triển du lịch sinh thái, cũng là định hướng mà Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt từng nhấn mạnh trong những lần làm việc về Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà và Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang.

Thông hai lá dẹt sẽ hấp dẫn đặc biệt đối với du khách tham gia tour đi bộ. Ảnh: M.Đạo

sơ bộ mấy nội dung triển khai của Đề án. Theo ông, ưu thế của khu vực thuê MTR vừa gần Làng Cù Lần, vừa thảm thực vật rất phong phú, cảnh quan rất đẹp. Vì vậy, đơn vị quyết định kết hợp với Vườn xin tỉnh thuê MTR tổ chức hoạt động du lịch sinh thái. Việc tổ chức đã có toàn bộ cơ sở vật chất về du lịch - tham quan ở Làng Cù Lần. Lợi thế này giúp đơn vị không bỏ vốn đầu tư mới, đặc biệt tuân thủ được các nguyên tắc từ Quyết định phê duyệt của tỉnh, cũng như chỉ đạo từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 “về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020”.

Ông Văn Tuấn Anh cho biết: Trên cơ sở Làng Cù Lần đã tham gia tour đi bộ ở Sa Pa (hình thành mấy năm nay) và tour du lịch sinh thái ở Đà Nẵng, đơn vị quyết định trước mắt tổ chức tour đi bộ trong rừng tại khu vực thuê MTR. Ông tự hào khẳng định: Cảnh quan, khí hậu ở Sa Pa không có nhiều ưu điểm như ở Lâm Đồng; tour đi bộ trong rừng của Công ty GBQ tổ chức sẽ đem đến cho du khách những cảm nhận và trải nghiệm về sự phong phú về đa dạng sinh học của rừng ở Lâm Đồng. Đặc biệt, trong đó có những cánh rừng thông hai lá dẹt (Pinus krempfii Lecomte), thông Sré (cách gọi của người địa phương). Được biết, đây là loài thông cổ với đặc trưng có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, trên thế giới chỉ độc nhất ở Việt Nam và có phân bố hẹp ở tỉnh Lâm Đồng,

Tour đi bộ trong khu vực thuê môi trường rừng tại Làng Cù Lần. Ảnh: M.Đạo

Page 9: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201809/28817_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.9.2018.pdf · Bầu không khí dân chủ trong

9 THỨ BẢY 29 - 9 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

đầu với mức giá cố định, ông Kiểm tự tin có thể có thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng.

“Dẫu biết là mình khá liều nhưng ngay từ đầu tôi cũng đã xác định rằng để có thể trồng hoa công nghệ cao thì phải hội tụ nhiều yếu tố. Đầu tiên là vấn đề tài chính bởi để làm được như thế này, vốn đầu tư ban đầu khá lớn, hai nữa là thị trường đầu ra cho sản phẩm. Bản thân tôi cũng đã phải đi đến một số chợ đầu mối tại TP Hồ Chí Minh để làm quen, chào hàng. Và quan trọng là phải kiểm soát kỹ thuật, nhân công để đảm bảo cây hoa không sâu bệnh...” - ông Kiểm cho biết thêm.

Từ trồng hoa nhà kính, ông Kiểm cũng đang tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động người địa phương với mức thu nhập ổn định. Ông Kiểm hiện cũng là Tổ trưởng Tổ hợp tác rau, hoa công nghệ cao của xã Tân Văn. Tuy nhiên, dường như vẫn chưa muốn dừng lại ở đây, người cựu chiến binh này vẫn còn nhiều dự định mang tính táo bạo hơn trong tương lai.

Hiện nay, mô hình trồng hoa nhà kính của ông là một trong những mô hình thường xuyên được Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã Tân Văn và huyện Lâm Hà chọn để giới thiệu, tham quan học hỏi. Ông Trần Thanh Oai, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Văn nhận xét: Ông Kiểm là một trong những cựu chiến binh ở địa phương đi đầu trong việc mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế ở địa phương. Đây cũng là một trong những tấm gương để từ đó khích lệ, động viên tinh thần các cựu chiến binh trong hội.

Cựu chiến binh đi đầu làm kinh tế

Trở thành tân sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt gần 2 tháng, cô thủ khoa người Đà Lạt - Hà Thị An Giang luôn tự tin khi truyền cảm hứng đến bè bạn bằng suy nghĩ “nếu có quyết tâm và đam mê thì không bao giờ là muộn...”.

TUẤN HƯƠNG

Ấn tượng của cô Đỗ Thị Loan - Trưởng bộ phận Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học

Yersin Đà Lạt về tân sinh viên Hà Thị An Giang không phải khi thông báo cho Giang biết em trở thành thủ khoa đầu vào của trường năm 2018. Cô vẫn còn nhớ rõ như in hình ảnh một nữ sinh trung học bật khóc trong buổi tư vấn hướng nghiệp do Đại học Yersin tổ chức tại trường của An Giang. “Hôm ấy, An Giang đã đứng lên xúc động chia sẻ về những vướng mắc tâm lý khi chưa định hướng được rõ ràng nghề nghiệp của mình. Và sau khi được tư vấn, bạn ấy khẳng định mình sẽ đăng ký nguyện vọng 1 vào Đại học Yersin. Tuy mới trở thành sinh viên gần 2 tháng, nhưng An Giang đã thể hiện được bản lĩnh trong học tập cũng như hoạt động phong trào, em quyết tâm và đặt mục tiêu rõ ràng cho bản thân. Đó cũng là tiền đề của sinh viên xuất sắc Trường Đại học Yersin”, cô Loan cho hay.

Đối với thủ khoa trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018 của Trường Đại học Yersin Đà Lạt - Hà Thị An Giang thì sau buổi tư vấn hướng nghiệp ấy, Giang đã tìm ra con đường mình cần đi. “Tuy không

Có quyết tâm và đam mê không bao giờ là muộnmình. Chị Hà Thị Thanh - mẹ của An Giang vẫn còn nguyên sự phấn khởi khi con gái út trở thành tân sinh viên: “Tôi thấy cháu rất quyết tâm, dù học lực khá tốt ở những năm phổ thông nhưng cháu vẫn miệt mài ôn luyện để đậu vào đại học. Khi biết Giang trở thành thủ khoa, gia đình vui và tự hào lắm”.

Vì điều kiện gia đình nên những năm học phổ thông An Giang không tham gia nhiều hoạt động của trường, lớp. Nhưng Giang đặc biệt thích các hoạt động tình nguyện. Năm lớp 11, Giang đã đăng ký tham gia Hành trình đỏ với niềm vui khi giúp đỡ được nhiều người. Và khi trở thành tân sinh viên Trường Đại học Yersin, An Giang liền đăng ký ngay vào Câu lạc bộ Tình nguyện. Không những vậy, cô thủ khoa lại trở thành người tích cực, năng động và đi đầu trong nhiều phong trào của khoa, của trường. An Giang cũng là người truyền cảm hứng để nhiều tân sinh viên “cởi bỏ” sự rụt rè, mạnh dạn hòa mình vào môi trường mới. “Vì mới nhập học nên em khá bỡ ngỡ, không dám tham gia các hoạt động của trường, của lớp. Chính sự năng động của bạn An Giang đã khuấy động phong trào, khiến em và nhiều bạn thấy tự tin hơn để hòa nhập với mọi người”, Lưu Thu Phương - sinh viên năm nhất Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Yersin Đà Lạt cho biết.

Quyết tâm ban đầu đã thực hiện được, Hà Thị An Giang đang đặt rất nhiều mục tiêu trên con đường học tập của mình. Theo học ngành Quản trị Kinh doanh, An Giang mong muốn sẽ rộng mở về cơ hội việc làm để có thể giúp đỡ gia đình. Và cô thủ khoa vẫn ngày ngày nỗ lực trên con đường mới để viết tiếp ước mơ của mình.

xác định ngành học, trường học được sớm như nhiều bạn, nhưng khi đã chọn thì em quyết tâm đặt mục tiêu sẽ cố gắng đậu vào Đại học Yersin và giành học bổng để giảm bớt áp lực cho gia đình. Mặt khác, em tìm hiểu và thấy Đại học Yersin đào tạo rất chú trọng kỹ năng cho sinh viên, môi trường học tập thân thiện và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa”, An Giang chia sẻ.

Sự quyết tâm của cô học trò có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn, bố là thương binh, mẹ làm vườn đã được đền đáp xứng đáng. Với 25,95 điểm, An Giang trở thành thủ khoa của Đại học Yersin. Niềm vui nhân lên khi Giang giành được nhiều suất học bổng để yên tâm học tập và cha mẹ không phải vất vả lo cho

Đạt thủ khoa, tân sinh viên Hà Thị An Gianggiành được nhiều học bổng trang trải việc học tập.

Ảnh: T.Hương

Thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm từ việc chuyển đổi đất trồng cà phê sang trồng hoa công nghệ cao đã minh chứng cho lựa chọn đúng đắn của cựu chiến binh Giáp Mạnh Kiểm (xã Tân Văn, huyện Lâm Hà).

HỒNG THẮM

Dẫn chúng tôi đi thăm 5 sào nhà kính trồng hoa cúc trắng đang chờ thu hoạch, cựu chiến binh Giáp Mạnh Kiểm không khỏi tự

hào: Con cháu trong nhà đều nói mình liều. Nhưng biết đâu cứ “ở liều gặp lành” như thế này thì sao.

Từ quê hương Bắc Giang, cũng như bao người khác, ông tìm đến Lâm Hà, Lâm Đồng với mong muốn một cuộc sống đỡ vất vả hơn trên quê hương mới. Lý giải về lý do chọn mảnh đất này, ông chỉ cười và bảo rằng khi ấy, sau chuyến thăm người thân là ông liền quyết định đưa cả gia đình trở lại. Bởi khi đó, đất đai màu mỡ lại rộng rãi chính là niềm ao ước của ông để bắt đầu những dự định lâu nay còn ấp ủ.

Vậy là năm 1994, ông đưa cả vợ và 2 cô con gái vào định cư trên mảnh đất Tân Văn. Ông bảo chắc nhờ trời thương nên mọi thứ đều khá thuận lợi. Đất đai mua rẻ, lại màu mỡ nên chẳng phụ mồ hôi, tấm lòng con người. Và ông cũng chọn gắn bó đời mình với cây cà phê đặc trưng của mảnh đất Tây Nguyên. Hơn chục năm gắn bó, cây cà phê

giúp ông lập nghiệp và nuôi dạy các con khôn lớn. Dẫu vậy, trong tâm khảm người cựu chiến binh vẫn luôn khao khát làm được những điều mới mẻ. Trước gợi ý của người thân và một số cán bộ xã, huyện, ông đi học hỏi các mô hình trồng hoa phát triển kinh tế ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng. “Phải nói thật là trên cùng một diện tích nhưng trồng hoa đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần trồng cà phê. Dù tiếc khi phá bỏ từng cây cà phê mình dồn bao công chăm bón nhưng nếu không mạnh dạn thử nghiệm thì đã không có được thành công như bây giờ”, ông Kiểm chia sẻ.

Năm 2015, sau khi tham khảo ở nhiều nơi, ông mạnh dạn vay vốn đầu tư hơn 300

triệu đồng để chuyển đổi 2.000 m2 cà phê sang làm nhà kính trồng hoa cát tường. Nhận thấy hiệu quả cao, một năm sau ông tiếp tục mở rộng thêm 3.000 m2. Bên cạnh đó, ông cũng trồng thêm một số loại hoa ngoài trời như lay ơn, hướng dương, thạch thảo... Ông Kiểm cho biết, năm 2017, riêng 5.000 m2 trồng hoa cát tường trong nhà kính đã giúp ông có thu nhập trên 1,1 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, ông có lợi nhuận trên 800 triệu đồng. Đầu năm nay, theo gợi ý của một số mối quen biết, ông Kiểm chuyển toàn bộ diện tích sang trồng hoa cúc trắng (dạng cành) theo hợp đồng với một công ty ở Đà Lạt để xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Với việc liên kết bao tiêu sản phẩm từ ban

Ông Kiểm đang hướng dẫn công nhân bọc lưới bông hoa cúc trong vườn. Ảnh: H.Thắm

Hội Golf Lâm Đồngtặng nhà cho các hộđồng bào DTTS

Vừa qua, Hội Golf Lâm Đồng đã phối hợp với UBND huyện Lạc Dương tổ chức bàn giao 5 căn nhà cho 5 hộ dân tộc thiểu số (DTTS) còn khó khăn về nhà ở tại thôn Đông Mang, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương. Mỗi căn nhà được Hội Golf hỗ trợ 50 triệu đồng. Ngoài số tiền được hỗ trợ, các hộ dân đã vay mượn thêm của họ hàng làm được những căn nhà khang trang, trong đó có hộ đã xây dựng được căn nhà trị giá 100 triệu đồng.

Tại buổi lễ bàn giao, ông Trần Đình Kháng - Chủ tịch Hội Golf Lâm Đồng hết sức phấn khởi vì số tiền hỗ trợ của Hội đã đến với những hộ đồng bào DTTS còn khó khăn về nhà ở xã Đạ Chais, góp phần nâng cao đời sống cho bà con. Đồng thời, Chủ tịch Hội Golf Lâm Đồng mong muốn trong thời gian tới, các hộ được hỗ trợ làm nhà tích cực lao động sản xuất để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

Nhân dịp bàn giao nhà, Hội Golf Lâm Đồng đã tặng 5 gia đình mỗi hộ 1 tivi, 1 bộ bàn ghế với tổng giá trị 14.250.000 đồng; UBND huyện Lạc Dương cũng đã tặng 5 hộ 5 phần quà. LHT

Page 10: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201809/28817_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.9.2018.pdf · Bầu không khí dân chủ trong

10 THỨ BẢY 29 - 9 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Tình hình bọ xít muỗi gây hại trên cây cà phê ở huyện Lạc Dương diễn biến khá phức tạp, nếu không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu, năng suất cà phê ở đây có thể bị ảnh hưởng đến 70%.

HOÀNG YÊN

Hơn 2.000 habị nhiễm bệnhPhần lớn người dân canh tác

cà phê chè tại Lạc Dương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn về kinh tế nên chưa chủ động áp dụng các biện pháp hóa học để phòng trừ do đó bọ xít muỗi có cơ hội phát triển nhanh và mạnh.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Dương cho biết, mặc dù UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khuyến cáo bà con nhân dân kỹ thuật tỉa cành, canh tác, triển khai các biện pháp phòng bệnh bọ xít muỗi gây hại trên cây cà phê ngay từ đầu mùa mưa nhưng đến nay tình hình bị bệnh vẫn khá phức tạp, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu trái của cây cà phê. Đặc biệt, giai đoạn này cây cà phê đang hình thành trái gây lo lắng cho người nông dân, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê. Hiện nay, huyện Lạc Dương có hơn 4.000 ha cà phê, tập trung tại 6 xã và thị trấn. Tổng diện tích cà phê kinh doanh đạt 3.581 ha. Trong tháng 7 và tháng 8/2018, do thời tiết mưa nhiều, mưa liên tục kéo dài, độ ẩm cao tạo thuận lợi cho bọ xít muỗi phát triển và gây hại cho cà phê trên địa bàn huyện. Sau khi phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV kiểm tra thì tổng diện tích bị gây hại 3.370,15 ha, trong đó diện tích bị nặng là 791 ha; diện tích

Bọ xít muỗi đang gây hại hàng ngàn ha cà phê

Gia đình ông Kră Jan Joon cho biết năng suất cà phê của gia đình có thể chỉ còn 40%. Ảnh: H.Yên

Thực hiện nhiềugiải pháp đồng bộTrước tình hình đó, để ngăn

chặn kịp thời tình trạng bọ xít muỗi lây lan gây thiệt hại cho người nông dân, đồng thời góp phần ổn định sản xuất tại địa phương, ông Nguyễn Duy Hưng cho biết, phải huy động mọi nguồn lực, sử dụng nhiều biện pháp để cứu cà phê cho bà con, để thương hiệu cà phê Arabica Langbiang vẫn đứng vững trên thị trường.

Huyện Lạc Dương cũng đã xây dựng 4 mô hình điểm về phòng trừ dịch hại trên cây cà phê, đến nay các vườn cà phê không xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là bọ xít muỗi. Ông Liêng Hót Ha Chú, thôn Lán Tranh, xã Đưng K’Nớ - một trong các hộ tham gia mô hình phòng trừ dịch hại cà phê cho biết, gia đình có 5 sào cà phê, được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn các biện pháp, cắt tỉa cành tăm, cành vô hiệu, các chồi non, đọt non đã bị bọ xít muỗi đẻ trứng, gây hại. Mặt khác, vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trong vườn cà phê, phát quang bụi rậm quanh vườn; vào đầu mùa khô thu gom

vật Lâm Đồng dự kiến sẽ tổ chức ra quân đồng loạt diệt bọ xít muỗi, bởi bọ xít muỗi là đối tượng di cư từ vườn này sang vườn khác nên nếu không triển khai phun thuốc phòng trừ đồng loạt thì sẽ giảm hiệu quả.

Việc tổ chức ra quân phòng, trừ bọ xít muỗi trên cây cà phê phải có sự vào cuộc và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và đặc biệt là sự chủ động, tích cực của bà con nhân dân. Qua đó, tất cả lực lượng khuyến nông viên và cộng tác viên khuyến nông, cán bộ nông - lâm - thủy sản cấp xã đều được huy động tham gia trực tiếp vào chiến dịch. Mỗi thôn, tổ dân phố thành lập 1 tổ thực hiện việc hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, hỗ trợ người dân phun xịt. Dự kiến tổng diện tích phun thuốc phòng trừ là 2.286 ha với tổng 4.114,8 lít thuốc Victory 585EC, kinh phí gần 1 tỷ đồng.

Biện pháp tiến hành tỉa cắt cành tăm, cành vô hiệu, các chồi non, đọt non đã bị bọ xít muỗi đẻ trứng gây hại; vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trong vườn cà phê, phát quang bụi rậm quanh vườn,... cũng là một trong những biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của bọ xít muỗi gây bệnh.

Tại hội nghị trực tuyến với các sở, ngành và địa phương để đánh giá thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2018 của tỉnh mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt yêu cầu các địa phương, không chỉ huyện Lạc Dương mà ngay các huyện là vùng trọng điểm cà phê của tỉnh cũng phải rà soát dịch bệnh trên cây cà phê để có biện pháp xử lý kịp thời. Chủ tịch Đoàn Văn Việt cũng nhấn mạnh, nếu dịch bệnh xảy ra phải sớm ngăn chặn không để gây thiệt hại trên cây trồng, không để lây lan diện rộng và có thể trích nguồn kinh phí dự phòng hỗ trợ dập dịch.

Sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 2390 ngày 21/10/2017 về việc phê duyệt “Dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 725” (các đoạn qua huyện Bảo Lâm và Đạ Tẻh), với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng, Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng - Chủ đầu tư Dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư, dự kiến khởi công vào đầu tháng 9/2018 và hoàn thành vào năm 2021.

Ngày 20/8/2018, Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng đã có Văn bản số 1111 gửi UBND huyện Đạ Tẻh về việc “triển khai thực hiện Dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 725” (đoạn qua 2 huyện Bảo Lâm và Đạ Tẻh). Văn bản đề nghị UBND huyện Đạ Tẻh xem xét, phối hợp chỉ đạo một số nội dung liên quan như: Chỉ đạo các phòng ban chức năng của huyện, các xã Mỹ Đức, Hà Đông và thị trấn Đạ

Cần phối hợp để Dự án sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 725 triển khai đúng tiến độ

Tẻh hỗ trợ cho đơn vị điều hành Dự án là Trung tâm Tư vấn Quản lý Dự án và Kiểm định (thuộc Sở GTVT) trong việc chuẩn bị mặt bằng để triển khai Dự án; thông báo cho nhân dân trong phạm vi

Dự án để tạo điều kiện cho Dự án triển khai đúng tiến độ…

Tuy nhiên, khi chủ đầu tư tiến hành triển khai thực hiện Dự án thì bị vướng đến hệ thống điện, cấp nước trên Tỉnh lộ 725 cần phải

di dời. Để Dự án triển khai đúng tiến độ, Ngày 25/9/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1937 về việc “phê duyệt thiết kế và dự toán di dời hệ thống điện, hệ thống cấp nước” trên Tỉnh lộ 725 (đoạn qua 2 huyện Bảo Lâm và Đạ Tẻh). Công trình có tổng mức đầu tư 5,059 tỷ đồng. Đây là công trình thuộc Dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 725 (đoạn từ km 132 + 420 - km 134 + 920 huyện Bảo Lâm và đoạn từ km 167 + 220 - km 175 + 270 huyện Đạ Tẻh).

Ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh cho biết: Để đảm bảo Dự án triển khai đúng tiến độ, huyện sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với chủ đầu triển khai thi hành Quyết định 1937 về việc “phê duyệt thiết kế và dự toán di dời hệ thống điện, hệ thống

cấp nước” theo chủ trương của UBND tỉnh. Tuy nhiên, về phía huyện cũng mong muốn chủ đầu tư cần phối hợp với địa phương để có phương án giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và những vấn đề liên quan khác.

Thực trạng cho thấy, Tỉnh lộ 725 (đoạn qua các xã Mỹ Đức, Hà Đông và thị trấn Đạ Tẻh) đã và đang bị xuống cấp rất nghiêm trọng. Hiện tại, đoạn đường này có tổng chiều dài khoảng 8 km chi chít “ổ gà”, “ổ voi”, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông qua lại làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, khi xảy ra mưa lớn, hàng trăm “ổ gà”, “ổ voi” tạo thành những cái “bẫy” tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn đối với người tham gia giao thông.

HẢI ĐƯỜNG - ĐÔNG ANH

bị hại trung bình là 1.495 ha; diện tích bị nhẹ là 1.084 ha. Tổng diện tích nhiễm trung bình và nặng là 2.286 ha.

Ông Kră Jan Joon, một nông dân trồng cà phê tại thị trấn Lạc Dương hiện đang có vườn cà phê bị bọ xít muỗi gây hại cho biết, vườn cà phê của gia đình bị bọ xít muỗi gây hại từ tháng 7/2018, do chủ quan nên ông không xịt thuốc phòng ngừa, đến nay diện tích 5 sào của gia đình đã bị nhiễm khá nặng. Ông cho biết thêm, bọ xít muỗi là loại côn trùng di trú nên chuyển hết từ vườn này sang vườn khác, sinh đẻ nhanh nên tỉ lệ gây hại ngày càng tăng. Nếu vào đầu mùa mưa thì chắc chắn bọ xít muỗi sẽ phát triển hơn rất nhiều vì vào mùa này cà phê đâm chồi non và phân hóa chồi non rất mạnh. Nhìn vườn cà phê đang chuẩn bị cho thu hoạch bị nhiễm bệnh mà đau lòng, bọ xít muỗi gây hại trên lá, đọt non của cây và quả. Cố gắng vớt vát ông tự mình mua thuốc về xịt để trừ bệnh hy vọng được trái nào hay trái đó. Nhìn vườn nếu cứu chữa kịp thì chắc cũng thu được 40% năng suất.

tàn dư cây trồng, đốt hun khói để xua đuổi bọ xít muỗi vào buổi chiều. Đồng thời bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên sẵn có trên vườn cà phê như nhện lớn bắt mồi, chuồn chuồn kim, ong ký sinh,... để hạn chế sự gây hại của bọ xít muỗi... nên dịch bệnh do bọ xít muỗi gây ra lan nhanh và diễn biến phức tạp trên địa bàn huyện nhưng vườn cà phê của gia đình vẫn phát triển tốt. Ngoài ra, Trung tâm Nông nghiệp huyện đã tổ chức hơn 20 lớp với hơn 1.000 hộ dân tham gia về phòng trừ dịch hại trên cây trồng, trong đó có bọ xít muỗi gây ảnh hưởng nặng nề nhất.

Riêng đợt này, tình trạng bọ xít muỗi gây hại nhiều trên cây cà phê tại huyện Lạc Dương đã được phát hiện từ tháng 8/2018, đây là giai đoạn cà phê đang chuẩn bị cho trái chín nên các vườn cà phê có thể bị ảnh hưởng, giảm đến 65 - 70% năng suất.

Để ngăn chặn tình trạng bọ xít muỗi hiện nay, UBND huyện Lạc Dương đã phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực

Tỉnh lộ 725 (đoạn qua huyện Đạ Tẻh) bị xuống cấp nghiêm trọng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Page 11: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201809/28817_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.9.2018.pdf · Bầu không khí dân chủ trong

11 THỨ BẢY 29 - 9 - 2018CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Cách mạng công nghiệp 4.0... TIẾP TRANG 3

... Bên cạnh những cơ hội lớn đang mở ra thì khó khăn, thách thức cho Việt Nam đang ở mức nhiều hơn, phải làm sao để mọi lĩnh vực, ngành nghề trong nước đều xác định rõ trọng điểm đầu tư và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực công nghệ, tức là có tri thức công nghệ, có khả năng làm chủ công nghệ, có thể thực hiện các hoạt động trong môi trường công nghệ cao là điều có thể làm với năng lực hiện tại.

Đối với tỉnh Lâm Đồng, trong xu thế chung thì cần tận dụng những cơ hội, nền tảng sẵn có và nguồn đầu tư để tận dụng CMCN 4.0 làm động lực phát triển.

Mà lợi thế kinh tế hiện hữu tại

Lâm Đồng là nền nông nghiệp công nghệ cao đang dẫn đầu cả nước. Từ nông nghiệp công nghệ cao đến nông nghiệp thông minh là tương lai mà nền kinh tế Lâm Đồng đang hướng đến. Theo TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Nền nông nghiệp thông minh chính là cách tiếp cận thực tế nhất của địa phương với CMCN 4.0, với chủ trương xây dựng Lâm Đồng thành một trong những địa phương mạnh trong CMCN 4.0, vì nền tảng nền nông nghiệp công nghệ cao đã trở thành một “bệ phóng” để tiến đến nông nghiệp thông minh. Nằm trong chiến lược nông nghiệp để hội nhập quốc tế, nông nghiệp Lâm

Đồng đang đứng đầu cả nước về nông nghiệp công nghệ cao và dẫn đầu nhóm địa phương thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thành phần nông nghiệp 4.0 gồm 7 yếu tố: Công nghệ quản trị, kinh doanh tài chính; robot nông nghiệp; thiết bị bay không người lái; tế bào quang điện; công nghệ nhà kính, thủy canh, khí canh; công nghệ đèn led và thiết bị cảm biến IoT. Trong 7 thành phần này, Lâm Đồng đã tiếp cận công nghệ nhà kính, rau thủy canh, khí canh, công nghệ đèn led và thiết bị cảm biến IoT; còn trong chiến lược phát triển nông nghiệp mà tỉnh đã đặt ra, các thành phần tiếp theo cũng đang

được cố gắng tiếp cận. Ngoài ra, CMCN 4.0 trên nền

tảng Lâm Đồng còn phải kể đến Đề án Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh mà tỉnh là 1 trong 3 địa phương trên cả nước được chọn thực hiện. Đề án vừa được thông qua tháng 7/2018, đặt ra mục tiêu xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện hiệu quả hoạt động của chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đến năm 2025, thành phố

Đà Lạt cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại của Việt Nam.

Với 3 “trụ cột” mà tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng để tạo nền tảng tiếp cận cuộc CMCN 4.0 đang mở ra cho địa phương nhiều cơ hội, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Với những định hướng, chiến lược và các hoạt động mà tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện, tiếp cận CMCN 4.0 đang hiện hữu đơn giản trong đời sống kinh tế - xã hội của mọi người dân, doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng, một tương lai sáng đang mở ra cho Lâm Đồng trong quá trình tiếp cận cuộc cách mạng lần thứ 4.

Đi sâu vào Nam Cực, nhiệt độ có thể giảm xuống gần -90 độ C trong lúc gió có khi đạt vận tốc 322 km/giờ.

Bên dưới lớp băng tuyết tại Nam Cực - lục địa lạnh nhất thế giới -

hàng trăm người có thể đã bị chôn vùi mãi mãi. Mỗi nạn nhân kể một câu chuyện về mối quan hệ giữa nhân loại với lục địa khắc nghiệt này.

Bí ẩn xương người ChileLà vùng đất ảm đạm và gần

như nguyên sơ ở rìa trái đất, Nam Cực vẫn bị xem là mối đe dọa chết người ngay cả khi nhân loại nắm đầy đủ công nghệ và kiến thức về những hiểm họa ở đó. Đi sâu vào bên trong lục địa này, nhiệt độ có thể giảm xuống gần -90 độ C. Ở một số nơi, gió có thể đạt vận tốc 322 km/giờ.

Theo đài BBC, nhiều thi thể các nhà khoa học và thám hiểm đã nằm lại vĩnh viễn tại đây, không thể thu hồi. Một số thi thể được tìm thấy nhiều thập kỷ hoặc hơn một thế kỷ sau đó. Đằng sau những cái chết bí ẩn là không ít câu chuyện chưa có lời giải đáp.

Cách đây 175 năm, một hộp sọ và xương đùi người được phát hiện trên bờ biển đảo Livingston, ngoài khơi bán đảo Nam Cực. Đây là những bộ phận cơ thể người lâu đời nhất từng được tìm thấy ở khu vực này. Các nhà nghiên cứu Chile xác định chúng thuộc về một phụ nữ tử vong khi mới 21 tuổi, đến từ miền Nam Chile, cách đảo Livingston khoảng 1.000 km. Kết quả phân tích xương cho thấy cô thiệt mạng giai đoạn 1819-1825.

Câu hỏi đặt ra là người phụ nữ đến đó bằng cách nào bởi những chiếc thuyền truyền thống của người Chile bản xứ không thể vượt qua một quãng đường dài như vậy. Nhà tư vấn về di sản Nam Cực Michael Pearson cũng khẳng định người phụ nữ không thể thực hiện cuộc hành trình chỉ bằng một chiếc thuyền làm từ vỏ cây.

Theo giải thích ban đầu của các nhà nghiên cứu Chile, người phụ nữ có thể là một hướng dẫn viên bản xứ cho những người đi từ bán cầu Bắc đến các đảo ở Nam Cực mới được nhà thám hiểm William Smith phát hiện vào năm 1819. Tuy nhiên, người ta hầu như không biết gì về chuyện phụ nữ tham gia thám hiểm đến Nam Cực trong thời gian đó.

Dù sao đi nữa, việc phát hiện những mảnh xương của người phụ nữ Chile này đã đánh dấu sự khởi đầu hoạt động của con người tại Nam Cực và những tổn thất khó tránh trong nỗ lực chinh phục lục địa giá băng này.

Những chuyến đi tử thầnNhóm thám hiểm người Anh

do ông Robert Falcon Scott đứng đầu đến Nam Cực vào ngày 17/1/1912. Tại đây, ông Scott và hơn 60 thành viên trong nhóm phải đối mặt nhiều khó khăn, nổi bật là thời tiết khắc nghiệt. Tất cả họ mắc kẹt trong lều do những trận bão tuyết dữ dội. Sau khoảng 1 tháng, thành viên Edgar Evans qua đời, sau đó tới lượt một người khác là Lawrence Oates.

Thi thể 2 người này không bao giờ được tìm thấy nhưng thi thể

Dấn thân vào hiểm họa Nam Cực

Hiểm họa luôn rình rập người thám hiểm ở Nam Cực. Ảnh: BBC

Ông Robert Falcon Scott. Ảnh: WIKIPEDIA

của ông Scott cùng 2 thành viên Edward Wilson và Henry Bowers được một nhóm tìm kiếm phát hiện vài tháng sau khi họ qua đời vào ngày 29/3/1912, theo nhật ký của ông Scott để lại.

Bi thảm không kém là chuyến đi của một nhóm nghiên cứu do ông John Ross đứng đầu từ ngày 14/10/1965. Chiếc xe kéo Muskeg chở 3 người gồm Jeremy Bailey, David Wild và John Wilson bị rơi xuống một khe nứt sâu khoảng 30 m khiến họ thiệt mạng gần dãy núi Heime Front, phía Đông Nam Cực.

Nhà thám hiểm Rod Rhys Jones đã thắc mắc liệu nhóm của ông Ross có được huấn luyện đầy đủ để đương đầu với những nguy hiểm ở Nam Cực hay không. Họ đều còn trẻ, mới tốt nghiệp đại học, ít có kinh nghiệm hoạt động trong điều kiện khí hậu cực đoan. Phần lớn thời gian họ chuẩn bị cho cuộc thám hiểm Nam Cực là học cách sử dụng các thiết bị khoa học cần thiết chứ không phải cách tránh tai nạn trên băng.

Bất chấp những người thám hiểm sau này ngày càng được huấn luyện bài bản, một số

người vẫn gặp phải kết cục bi thảm. Trong chuyến thám hiểm đảo Petermann ở Nam Cực vào tháng 8/1982, 3 người đàn ông Ambrose Morgan, Kevin Ockleton và John Coll đã bị mắc kẹt do bão lớn. Trong chiếc lều mà họ trú ẩn có đủ thức ăn trong hơn 1 tháng. Vì tín hiệu vô tuyến được truyền theo lịch trình định sẵn nên việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài của nhóm bị hạn chế.

Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi họ bị tiêu chảy do thức ăn để lâu ngày. Những người đàn ông đành giết thịt chim cánh cụt để có thêm năng lượng, duy trì sự sống. Ngày 13/8/1982, nhóm nghiên cứu nhìn thấy băng biển tái hình thành, mở ra hy vọng giúp họ rời khỏi hòn đảo. Nhưng một cơn bão lớn xuất hiện, đánh tan mọi hy vọng trở về của 3 người đàn ông. Thi thể của họ vẫn chưa được tìm thấy cho đến bây giờ.

Đối với những người có đồng nghiệp và bạn bè nằm lại ở Nam Cực, đó là một điều khó có thể chịu đựng, nhất là khi thi thể các nạn nhân không thể tìm thấy. “Khi bạn chờ đợi và chờ đợi nhưng không nhận được gì, bạn thấy tuyệt vọng” - nhà địa vật lý người Anh Clifford Shelley chia sẻ sau khi bị mất 3 người bạn leo núi Geoffrey Hargreaves, Michael Walker và Graham Whitfield trong một trận lở tuyết năm 1976.

Trong khi đó, ông Ron Pinder, quản lý một đài phát thanh ở quần đảo South Orkney, không thể nào quên được cái chết của người bạn Roger Filer trên đảo Signy vào năm 1961. Người này trượt khỏi vách đá khi thám hiểm tại đó và thi thể được chôn ngay trên hòn đảo.

Những cái chết nói trên khiến người ta thay đổi cách làm việc ở Nam Cực, nhờ đó chúng ta hiện có thể sống an toàn hơn tại lục địa nguy hiểm và biệt lập này. Mặc dù mối đe dọa vẫn còn đó nhưng con người ít nhiều đã rút ra được bài học từ những cái chết trong quá khứ.

Theo NLD.COM.VN

Page 12: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201809/28817_BLD_cuoi_tuan_ngay_29.9.2018.pdf · Bầu không khí dân chủ trong

THỨ BẢY 29 - 9 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Góc ảnh đẹp

THỂ THAO

Đà Lạt sương. Ảnh: Nguyễn Thanh Bình

GIA KHÁNH

Ngày hội TDTT ở cơ sởLà một sự kiện lớn diễn ra 4 năm

một lần và đây đã là lần thứ tư Cát Tiên tổ chức Đại hội TDTT các cấp nên theo ông Lưu Văn Lịch, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Cát Tiên, huyện đã chuẩn bị rất kỹ ngay từ đầu năm 2018.

Huyện theo ông Lịch, đã tuyên truyền sâu rộng đến người dân trên địa bàn thông tin về Đại hội cũng như chương trình các môn thi đấu thông qua các hình thức cổ động trực quan như băng rôn, cờ phướn, áp phích… cũng như trên phương tiện truyền thông đại chúng của huyện.

Gia Viễn là xã đầu tiên của huyện được chọn để tổ chức điểm Đại hội TDTT cấp cơ sở trong tháng 3/2018, sau đó lần lượt 10 xã, thị trấn còn lại (Cát Tiên có 11 xã, thị trấn trên địa bàn) đều tổ chức Đại hội cấp cơ sở, xã cuối cùng của huyện tổ chức đại hội là xã Tư Nghĩa trong cuối tháng 4/2018

Theo yêu cầu của huyện, các xã, thị trấn tổ chức thi đấu từ 5 môn trở lên, đây là những môn thể thao phổ biến tại địa phương mình, nhiều người chơi, ai cũng chơi được như việt dã, bóng đá mini, bóng chuyền da hoặc bóng chuyền hơi nam nữ, thêm các môn truyền thống như cờ tướng, kéo co, đẩy gậy...

Dù kinh phí cấp khá ít, mỗi xã, thị trấn 15 triệu đồng, đơn vị làm điểm được thêm 5 triệu đồng; nhưng hầu hết các xã theo ông Lịch, do có chuẩn bị nên tổ chức rất tốt, phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Nhiều địa phương như xã Phước Cát 2, xã Mỹ Lâm… còn huy động được nguồn đóng góp thêm từ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để làm phong phú chương trình, tăng tiền

Nỗ lực của thể dục thể thao huyện vùng sâu Cát Tiên Dù là huyện vùng sâu còn nhiều khó khăn nhưng Cát Tiên trong năm nay đã tổ chức rất tốt Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) các cấp.

thưởng khích lệ tinh thần cho VĐV.Một ước tính, đã có hàng nghìn

người dân đến cổ vũ các môn thi đấu và tham gia khai mạc đại hội cơ sở ở mỗi xã, có nơi lên đến trên 2 nghìn người, chưa kể khoảng 150 VĐV tham gia thi đấu.

“So với những lần trước thì Đại hội TDTT cấp cơ sở tại huyện năm nay đã có những chuyển biến rất tích cực” - ông Lịch đánh giá. Cụ thể, các xã, thị trấn trong huyện theo ông, đều có kế hoạch, có chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị trang thiết bị phục vụ thi đấu, đều tổ chức khai mạc và bế mạc đại hội bài bản hơn. Tất cả các xã, thị trấn đều huy động được các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và người dân trên địa bàn tích cực tham gia vào các hoạt động tại đại hội.

Cùng đó, các môn thi đấu và số lượng VĐV tham gia cấp cơ sở trong năm nay đều tăng cả về số lượng lẫn chất lượng so với những lần đại hội trước; nhiều xã, thị trấn tổ chức khai mạc và bế mạc đại hội lẫn các giải đấu vào dịp các ngày lễ kỷ niệm của đất nước và địa phương, tạo nên không khí sôi nổi, được người dân chờ đón. “Đại hội TDTT cấp cơ sở đã thực sự là ngày hội TDTT của đông đảo người dân từng xã, thị trấn” - ông Lịch nhấn mạnh.

Bài bản ở cấp huyện Dù lễ khai mạc Đại hội TDTT

cấp huyện diễn ra trong tháng 6/2018 nhưng các môn thi đấu cấp huyện đã được Cát Tiên tổ chức dần từ giữa tháng 1/2018.

Tổng cộng có 8 môn với 9 nội dung thi đấu được Cát Tiên tổ chức trong khuôn khổ Đại hội TDTT cấp huyện lần thứ IV - 2018 năm nay, bao gồm bi da, cờ tướng, việt dã, bóng bàn, bóng chuyền hơi nữ, bóng chuyền nam, bóng đá mini, kéo co nam nữ. Đây là những môn tương đối có người chơi đông tại huyện lâu nay được huyện chọn để phát triển phong trào địa phương với tổng cộng trên 1.200 lượt VĐV tham gia thi đấu.

Và cũng như Đại hội TDTT cấp cơ sở, khi tiến hành thi đấu các môn thể thao trong đại hội, huyện cũng thường chọn tổ chức vào các dịp lễ, ngày kỷ niệm của đất nước và địa phương nên đã huy động

đông đảo người dân địa phương đến tham dự, cổ vũ.

Riêng lễ khai mạc Đại hội TDTT cấp huyện trong tháng 6/2018 đã có trên 1.500 cán bộ, công chức, viên chức, người dân, học sinh các trường học, lực lượng vũ trang và khối doanh nghiệp tại huyện tham gia với các bài đồng diễn của Hội Người cao tuổi huyện, đồng diễn võ thuật, đồng diễn xếp hình của học sinh.

Đặc biệt, bên cạnh 480 triệu đồng được cấp từ ngân sách cho công tác tổ chức đại hội cấp huyện, Cát Tiên trong năm nay còn vận động thêm 40 triệu đồng từ nguồn tài trợ xã hội hóa cho các hoạt động của mình.

Kết thúc Đại hội, Ban tổ chức đã trao 12 bộ huy chương cho các nội dung thi đấu; trong đó, thị trấn Cát Tiên giành giải nhất toàn đoàn; Đức Phổ giải nhì toàn đoàn; 3 địa phương gồm xã Phước Cát 2, Công

Diễu hành tại Lễ khai mạc Đại hội TDTT huyện Cát Tiên lần thứ IV - 2018. Ảnh: V.Trọng

an huyện và thị trấn Phước Cát đồng giải ba.

Như đánh giá của Ban tổ chức, Đại hội TDTT huyện Cát Tiên lần thứ IV - 2018 đã diễn ra một cách bài bản theo đúng kế hoạch của huyện, tạo ra sức hút lớn, vận động được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia cổ vũ, thi đấu, tạo một không khí vui tươi trên địa bàn.

“Các địa phương, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, khối doanh nghiệp rất tích cực trong việc huy động, chuẩn bị các điều kiện tham gia diễu hành biểu dương lực lượng tại lễ khai mạc đại hội. Hầu hết VĐV trong các môn thi đấu đều chấp hành tốt các quy định của điều lệ giải và các quy định của Ban Tổ chức, công tác điều hành các giải cũng rất tốt, góp phần lớn vào thành công của Đại hội TDTT cấp huyện năm nay” - ông Lịch nhận định.

Bên cạnh cử các đoàn VĐV tham gia thi đấu các môn tại Đại hội TDTT cấp tỉnh năm nay, huyện trong thời gian đến theo ông Lịch, sẽ tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trên địa bàn, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” lâu nay nhằm phát triển phong trào TDTT rộng khắp trong nhân dân; nâng số người và số gia đình tham gia tập luyện TDTT lên cao hơn; xây dựng xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị vững mạnh về TDTT.

Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, Cát Tiên cũng sẽ đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, kêu gọi các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân có nguồn nhân lực, kinh phí tài trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện TDTT tại địa phương này.

THÔNG BÁOSở Giao thông vận tải Lâm Đồng có nhận hồ sơ đề nghị cấp

đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng của Công ty TNHH XDGT Tiến Thành, địa chỉ: 109 Lý Thường Kiệt, P9, Đà Lạt, Lâm Đồng nhưng do chủ phương tiện không có đầy đủ hồ sơ gốc của các phương tiện theo danh sách dưới đây:

Loại xe: Máy đào bánh xích; nhãn hiệu: Komatsu PC220LC-5; số máy: 6D95-75771; số khung: PC220LC-5-36226; màu sơn: Vàng

Vậy, Sở Giao thông Vận tải thông báo sau 7 ngày kể từ ngày đăng thông báo này nếu các xe máy chuyên dùng trên không có tranh chấp, Sở Giao thông Vận tải sẽ tiến hành đăng ký cấp biển số cho các xe máy chuyên dùng trên.