BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

21
Chương 7: MỘT SỐ SÂU HẠI CÂY TRỒNG CHỦ YẾU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TÌM HIỂU VỀ : NHÓM SÂU ĐỤC THÂN LÚA Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nguyễn Hồng Nhung Lớp: SP Sinh-KTNN k16 Trường: CĐSP Hà Nam

Transcript of BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

Page 1: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

Chương 7: MỘT SỐ SÂU HẠI CÂY TRỒNG CHỦ YẾU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

TÌM HIỂU VỀ: NHÓM SÂU ĐỤC THÂN LÚA

Người thực hiện: Nguyễn Thị ThanhNguyễn Hồng Nhung

Lớp: SP Sinh-KTNN k16Trường: CĐSP Hà Nam

Page 2: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

Mục đích lớn nhất trong làm nông nghiệp và cụ thể là trồng lúa nước là tạo ra những mùa màng bội thu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng trong quá trình chăm sóc không thể tránh khỏi việc cây trồng bị phá hoại bởi các loài sâu bệnh. Một trong những loài sâu có ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa cao nhất là nhóm sâu đục thân.Trong nhóm sâu đục thân ở nước ta phổ biến 4 loài:+ Sâu đục thân hai chấm.+ Sâu đục thân năm vạch đầu nâu.+ Sâu đục thân năm vạch đầu đen.+ Sâu đục thân cú mèo.

Page 3: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

1. Sâu đục thân hai chấm.

- Loài sâu này gây hại phổ biến ở vùng trồng lúa nhiệt đới và á nhiệt đới như: Nhật Bản, Philippin, Inddonexxia, Mianma…- Ở nước ta, loài sâu này có mặt trên tất cả các vùng trồng lúa.- Sâu đục thân hai chấm chỉ phá hại trên lúa.

Bướm sâu đục thân hai chấm

Page 4: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

1.1. Đặc điểm hình thái

- Trưởng thành: là loại ngài cỡ nhỏ, toàn cơ thể có màu vàng nhạt. Giữa mỗi cánh trước có một chấm đen nhỏ nổi rất rõ. Chiều dài thân khoảng 8-13mm.

- Trứng: có hình bầu dục, dài khoảng 0,8-0,9mm, được xếp thành từng ổ, mỗi ổ khoảng 50-150 trứng.

- Sâu non đẫy sức: dài khoảng 21mm, màu trắng sữa hay vàng nhạt, đầu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển.

- Nhộng: Có màu vàng nâu nhạt, hình thon, dài khoảng 10-15mm.

Page 5: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

Sâu đục thân hai chấm

Page 6: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

1.2. Đặc điểm sinh vật

- Trưởng thành:+ Vũ hóa về đêm, ban ngày ẩn nấp ở các khóm lúa hay cỏ dại ven bờ.+ Thời gian hoạt động mạnh nhất từ 8-11 giờ đêm.+ Có xu tính dương với ánh sáng đèn có bước sóng ngắn.+ Sau khi vũ hóa, ngài có thể giao phối và đêm sau bắt đầu đẻ trứng. Mỗi bướm cái mỗi đêm đẻ một ổ, liền trong 5-6 đêm- Trứng: Được đẻ thành từng ổ ở phía ngọn lá, giữa phiến lá.- Sâu non: Khi mới nở, sâu non gặm phá chất keo và lông phủ

bên ngoài để chui ra. Khi mới nở thường bò quanh ổ sau đó mới phân tán xuống thân hoặc sang cây khác đục vào thân gây hại.

Page 7: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

Ở giai đoạn mạ hoặc lúa con gái, sâu đục vào phần non và gây hiện tượng nõn héo.Lúa ở giai đoạn làm đòng đến trước trỗ bông thì sâu đục vào phần cuống bông và gây hiện tượng bông bạc. Khi ăn ht thức ăn ở cây này, sâu di chuyển sang cây khác.Sâu non thường có 5 tuổi, khi sắp hóa nhộng, sâu chui xuống phía gốc để hóa nhộng trong gốc cây

Hiện tượng bông bạc do sâu đục thân

Thân lúa bị sâu đục thân phá hại

Page 8: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

1.3. Quy luật phát sinh gây hại

- Trong một năm sâu đục thân hai chấm có từ 5-7 lứa.- Yếu tố thời tiết khí hậu có liên quan chặt chẽ với hoạt động

sống của sâu.- Điều kiện để:+ Sâu hoạt động tốt: Độ ẩm cao, ấm áp, sâu phát dục nhanh, tích lũy nhiều, sinh trưởng nhanh và gây hại nặng.+ Sâu hoạt động kém: Mưa nhiều, bão lớn lúc bướm ra rộ sẽ làm số lượng sâu giảm, mức độ gây hại nhẹ.- Ngoài yếu tố thời tiết khí hậu cần chú ý đến yếu tố thời vụ: thời vụ gieo trồng các giống lúa càng tập trung càng gọn và thời gian chuyển tiếp từ vụ này sang vụ sau càng dài thì số lượng sâu ở vụ sau sẽ giảm, gây hại ít và ngược lại.

Page 9: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa
Page 10: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

2. Sâu đục thân năm vạch.

- Có hai loại sâu đục thân năm vạch là sâu đục thân năm vạch đầu nâu và sâu đục thân năm vạch màu đen

- Phổ biến khá rộng: có ở các nước ôn đới, nhiệt đới và á nhiệt đới.

- Ngoài lúa, sâu còn phá hoại trên ngô, mía, sả, cao lương…

Bướm sâu đục thân năm chấm

Page 11: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

2.1. Đặc điểm hình thái

- Trưởng thành: Ngài màu nâu xám nhạt, mép ngoài cánh trước có 7-9 chấm đen nhỏ, chiều dài thân từ 10-15mm.

- Trứng: Hình bầu dục dẹt, mới đẻ có màu trắng, sau chuyển dần sang nâu và lúc sắp nở có màu đen.

- Sâu non: Có màu nâu hồng hoặc nâu nhạt. Trên thân có năm vạch dọc màu nâu sẫm

Page 12: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

Sâu đục thân năm vạch

Page 13: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

2.2. Đặc điểm sinh vật

- Ngài thường vũ hóa vào buổi chiều tối, thích ánh sáng đèn, có tập tính giống sâu đục thân hai chấm.

- Mỗi ngài cái thường đẻ từ 4-5 ổ trứng, mỗi ổ 40-80 quả.- Ở sâu non trứng thường nở vào buổi sáng. Sau khi nở sâu

non bò xuống phía dưới đục vào thân cây lúa gây hại. - Lúa có hiện tượng nõn héo, bông bạc, thối nhũn bẹ lá lúa

khi bị loài sâu này tấn công phá hoại.- Sâu non thường có 5 tuổi và làm nhộng trong thân cây lúa.

Hóa nhộng ở nơi cao hơn mặt nước 7-13cm

Page 14: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

2.3. Quy luật phát sinh, gây hại.

Quá trình sinh trưởng phát dục của sâu non thuận lợi ở nhiệt độ 20-30˚C. Nếu nhiệt độ cao hơn 30˚C, sâu thường bị chết. Vì thế loài sâu này phá hoại lúa chiêm xuân nhiều hơn lúa mùa.Vòng đời sâu dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào thời tiết từng vùng khoảng 34-65 ngày.

Page 15: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

3. Sâu đục thân cú mèo

- Loài sâu này phân bố hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới như: Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật bản, Việt Nam…

- Ngoài lúa ra còn phá hoại nhiều loại cây khác như ngô, mía, đậu…

3.1. Đặc điểm hình thái- Trưởng thành: Bướm ngài có màu nâu vàng, cánh sau màu

trắng bạc. Đầu có lông xù, mặt giống mặt chim cú mèo.- Trứng: hình bánh bao dẹt, đỉnh hơi lõm. Trứng được xếp

thành ổ trong bẹ lá lúa.- Sâu non: đầu màu nâu đậm hay đỏ vàng, mình có màu tím

hồng, dài 30-35mm- Nhộng: màu cánh dán

Page 16: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

Ngài đục thân cú mèo

Page 17: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

3.2. Đặc điểm sinh vật

- Trưởng thành: Có xu tính ánh sáng dương nhưng kém hơn sâu đục thân hai chấm và năm vạch. Sau khi giao phối hai ngày, bướm cái đẻ trứng.

- Trứng: Đẻ trong bẹ lá, mỗi con đẻ trung bình từ 200-250 quả.

- Sâu non: Vì trứng được đẻ trong bẹ lá nên tỷ lệ nở rất cao. Sâu đục thân cú mèo gây hiện tượng héo nõn, bông bạc.

- Sâu non có 5 tuổi, khi đẫy sức sâu làm nhộng ngay trong bẹ lá hoặc trong thân lúa

Page 18: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

Các biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa

Biện pháp phòng trừ bằng kỹ thuật canh tác- Cày lật đất, gốc rạ, làm dầm và cho nước vào trước khi gieo cấy.- Thu hoạch lúa phải cắt sát gốc, phơi khô đốt.- Dọn sạch cỏ, phát quang bờ, cắt bỏ bớt lá mạ trước khi cấy.- Điều chỉnh thời vụ để lúa trỗ lệch thời gian trưởng thành ra rộ của sâu.- Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và bón đạm kéo dài.- Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm nước để diệt nhộng- Bảo vệ thiên địch sâu đục thân 2 chấm: như các loài ong ký sinh trứng: Tricchogramma japonicum; Tri. Dendrolimi mats; Tri.Chilonis…

Page 19: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

Phòng trừ bằng bẫy đèn: Cần theo dõi, điều tra, dự tính, dự báo để phát hiện chính xác các đợt bướm ra rộ.

Page 20: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

Dùng thuốc hóa học

- Cần sử dụng thuốc hóa học theo dự báo và ngưỡng phòng trừ.- Việc tiến hành phun thuốc phòng trừ nên làm kép 2-3 lần mới có hiệu quả.- Khi phun thuốc hóa học cần chú ý bảo vệ thiên địch, ký sinh.

Page 21: BVTV - C7.Sâu đục thân lúa

Một số thuốc hóa học được sử dụng để phòng trừ sâu đục thân